You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP THUỐC MỠ

1. Kể tên các phương pháp điều chế thuốc mỡ ứng với các cấu trúc bào chế.
2. Nêu phương pháp điều chế cao xoa, kem thuốc và hồ nước trong bài thực hành. Vì sao chọn phương
pháp này?
3. Cấu trúc bào chế của cao xoa, kem thuốc và hồ nước là gì? Vì sao?
4. Khi điều chế các sản phẩm với hoạt chất dễ bay hơi như tinh dầu và tá dược dạng rắn cần lưu ý điều
gì?
5. Nêu nguyên tắc đun nóg chảy các tá dược rắn có nhiệt độ nóng chảy khác nhau?
6. Trong phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng, cần lưu ý gì về nhiệt độ của pha nước và pha dầu.
Vì sao?
7. Nêu các nguyên nhân có thể dẫn đến thành phẩm kem bị tách lớp
8. Thế nào là hiện tượng eutecti? Cho ví dụ? Công thức nào trong bài thực tập xảy ra hiện tượng đó?
9. Cho công thức thuốc, tính lượng hoạt chất và tá dược ứng với lô thành phẩm lớn hơn với hao hụt cho
sẵn.
10. Cho công thức: Menthol 1,0 g; Long não 0,5 g; Tinh dầu tràm 0,5 mL; Tinh dầu quế 0,5 mL;
Paraffin rắn 1,5 g; Lanolin 1,5 g; Vaselin 1,5 g.
− Cấu trúc bào chế của công thức trên là gì? Vì sao?
− Cho biết vai trò của từng chất trong công thức.
− Tá dược nào ảnh hưởng đến thể chất của công thức trên.
− Khi nào thay đổi tỷ lệ của các tá dược trong công thức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thể chất
của công thức.
− Các tá dược trên thuộc nhóm tá dược nào?
− Trình bày ngắn gọn cách điều chế công thức trên.
11. Cho công thức: Methyl salicylate 10,0 g; Menthol 3,0 g; Dầu paraffin 7,0 g; Cetyl alcohol 15,0 g;
Sáp ong trắng 5,0 g; Propylenglycol 10,0 g; Benzyl alcol 0,1 g; Tween 80 15,0 g; Nước cất 35,0 g.

− Cấu trúc bào chế của kem thuốc là gì? Vì sao?


− Chất nào trong công thức thân dầu, thân nước?
− Tá dược nào ảnh hưởng đến thể chất của công thức trên.
− Khi nào thay đổi tỷ lệ của các tá dược trong công thức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thể chất
của công thức.
− Các tá dược trên thuộc nhóm tá dược nào?
− Có thể thay propylenglycol bằng chất khác được hay không? Vì sao?
− Trình bày ngắn gọn cách điều chế công thức trên.
12. Cho công thức: Kẽm oxid dược dụng 2,5 g; Glycerin 2,5 g; CaCO3 tỷ trọng nhẹ 2,0 g; Nước cất
3,0 g.

− Cấu trúc bào chế của hồ nước là gì? Vì sao?


− Nêu vai trò của từng chất trong công thức.
− Trình bày ngắn gọn cách điều chế công thức trên.
− Có thể thay thế CaCO3 tỷ trọng nhẹ bằng CaCO3 bột thô được hay không? Vì sao?
− Có thể thay thế CaCO3 tỷ trọng nhẹ bằng chất khác được hay không. Nếu có, cho ví dụ cụ thể
CÂU HỎI ÔN TẬP THUỐC CỐM

1. Nêu tên ít nhất 03 phương pháp bào chế thuốc cốm?

2. Dược điển Việt Nam V quy định thuốc cốm phải có độ ẩm như thế nào?

3. Nêu tên phương pháp bào chế thuốc cốm sẽ tiến hành trong bài thực tập?

4. Nêu tên ít nhất 2 loại tá dược dính thường dùng trong điều chế thuốc cốm?

5. Quá trình bào chế thuốc cốm trong bài thực tập có sử dụng 2 rây (rây 2000 và rây 1000). Hãy cho biết
mục đích sử dụng 02 rây này?

6. Quá trình bào chế thuốc cốm trong bài thực tập có sử dụng 2 rây (rây 2000 và rây 1000). Có thể sử dụng
2 rây này để xác định cỡ bột thuốc cốm thành phẩm hay không? Vì sao

7. Hãy cho biết vai trò của từng phần trong thuốc cốm bào chế trong bài thực tập

8. Thành phần một hỗn hợp bột gồm: Vitamin B1 100 mg; Vitamin B3 200 mg; Vitamin B6 100 mg;
Vitamin C 500 mg; Calci phosphate 500 mg; Saccharose 15 g. Hãy trình bày thứ tự và lượng các chất cho
vào cối theo quy tắc trộn đồng lượng.

9. Liệt kê ít nhất 5 yêu cầu kỹ thuật đối với thuốc cốm được quy định trong DĐVN V

10. Hãy cho biết vai trò của lactose và saccharose trong thành phần thuốc cốm có trong bài thực hành? Nếu
phải thay thế hai thành phần này thì có thể thay bằng nguyên liệu nào khác?

11. Liệt kê 3 loại tá dược chính trong điều chế thuốc cốm và cho ví dụ tương ứng với mỗi loại?

12. Các nguyên tắc trộn bột kép?


CÂU HỎI ÔN TẬP THUỐC VIÊN NÉN

Nêu tên các phương pháp bào chế viên nén. Trình bày các giai đoạn cơ bản trong sản xuất viên nén bằng
các phương pháp đó và mục đích của từng giai đoạn là gì?
Trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp dập thẳng trong sản xuất viên nén.
Kể tên loại máy dập viên sử dụng trong sản xuất viên nén phân chia theo nguyên lý hoạt động và cấu tạo.
Cho biết ưu nhược điểm của từng loại máy.
Kể tên các bộ phận chính của máy dập viên sử dụng trong sản xuất viên nén. Làm thế nào để điều chỉnh
độ cứng của viên, khối lượng viên, độ dày của viên.
Kể tên các chỉ tiêu kiểm nghiệm cốm bán thành phẩm và viên thành phẩm trong quá trình sản xuất viên
nén.
Khi nào cần phải kiểm chỉ tiêu đồng đều hàm lượng đối với viên nén.
Trình bày vai trò của các nhóm tá dược chính trong sản xuất viên nén và cho ví dụ đi kèm.
Nêu phương pháp điều chế viên nén trong bài thực tập và máy dập viên sử dụng trong giai đoạn dập viên.
Kể tên các sự cố về viên có thể gặp trong quá trình dập viên.
Kể tên 2 cơ chế rã đối với tá dược rã sử dụng trong sản xuất viên nén và cho ví dụ tá dược với cơ chế
tương ứng
Cho công thức viên nén như sau: vitamin B1 100 mg; Lactose 128 mg; Tinh bột bắp 45 mg; PVP K30 9
mg; Natri crosscarmelose 9 mg; Nước cất, ethanol 90% vđ; Magnesium stearate 9 mg. Tính lượng
nguyên liệu và trình bày cách pha dung dịch tá dược dính 25% cho lô viên nén 1000 viên, với dung môi
sử dụng là hỗn hợp cồn nước tỉ lệ 1:4. (2 điểm)
Cho công thức viên nén như sau: vitamin B1 100 mg; Lactose 128 mg; Tinh bột bắp 45 mg; PVP K30 9
mg; Natri crosscarmelose 9 mg; Nước cất, ethanol 90% vđ; Magnesium stearate 9 mg. Trình bày vai trò
của các tá dược trong công thức và tính toán lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất 2000 viên nén với
công thức như trên, cho biết lượng hao hụt trong sản xuất là 10%. (2 điểm)
CÂU HỎI ÔN TẬP VIÊN NANG
1. Trình bày phương pháp và cách đánh giá chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng của viên nang.
2. Trong trường hợp nào cần thực hiện phép thử “Độ đồng đều hàm lượng” đối với viên nang.
3. Trong quá trình xát hạt ướt tạo cốm vitamin C, nên sử dụng PVP trong nước thay vì PVP trong Cồn
70% hay không? Tại sao?
4. Cho biết các vấn đề có thể gặp phải khi điều chế viên nang vitamin C bằng phương pháp xát hạt ướt.
5. Trong trường hợp nào cần tiến hành xát hạt hoạt chất trước khi đóng nang?
6. Dựa vào đặc tính nào của bột hoạt chất để lựa chọn cỡ nang cho phù hợp?
7. Kể tên các phương pháp để xác định lưu tính của bột? Cách đáng giá theo từng phương pháp?
8. Cho biết tên phương pháp định lượng viên nang vitamin C theo Dược điển Việt Nam V?
9. Cho công thức viên nang, bột hoạt chất có tỷ trọng biểu kiến X g/ml.
- Tính toán cỡ nang phù hợp để bào chế viên có hàm lượng hoạt chất là Y mg/nang.
- Tính toán lượng tá dược độn cần thêm vào để đóng nang bằng cách gạt bằng (biết tá dược độn có tỷ
trọng biểu kiến là Z g/ml)
10. Xác định lưu tính của bột hoạt chất bằng cách xác định góc nghỉ, được chiều cao khối bột là h (cm)
và đường kính đáy của khối bột là d (cm). Xác định góc nghỉ và kết luận tính chất khối bột.

You might also like