You are on page 1of 31

ĐỀ CƯƠNG BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC 1

I – Đại cương
Câu 1: Sinh khả dụng in vitro: thiết bị, cách đánh giá, ý nghĩa.
 Thiết bị ( diss. tester)
- Kiểu giỏ quay dùng để thử hòa tan nang cứng và viên nén có tỉ trọng
thấp, rã chậm để tránh mẫu thử nổi lên trên bề mặt môi trường thử hòa
tan.
- Kiểu cánh khuấy dùng thử hòa tan các viên nén.
- Gồm 3 bộ phận chính:
+ 1 cốc đáy bán cầu, dung tích 1 lít chứa môi trường hòa tan, có nắp
đậy để hạn chế bay hơi nước.
+ 1 bể điều nhiệt có máy khuấy và giỏ quay.
+ 1 giỏ quay chứa mẫu thử gắn với mô tơ quay.
 Môi trường:
- Nước cất, hệ đệm có pH được điều chỉnh như hệ đệm
phosphate pH 4-8 hoặc acid hydrocloric loãng (0,001-0,1N).
- Thể tích: 500 – 1000ml
- Nhiệt độ: 37C ± 0,5C
 Thời gian thử: thường là 30-60p (± 2 %) với lượng dược chất hòa
tan nằm trong giới hạn 70-80%. Lâu hơn với dạng bào chế kéo dài.
 Tốc độ khuấy: 50, 75, 100 vòng/phút.
 Điểm lấy mẫu: giữa từ mặt trên của cánh khuấy tới mặt nước trong
cốc, cách thành cốc không dưới 1 cm.
 Phương pháp định lượng: phương pháp đo quang phổ hấp thụ
UV – VIS hoặc HPLC.
 Cách đánh giá:
- Tiêu chuẩn dược điển quy định giới hạn hòa tan dược chất tối thiểu
sau mỗi khoảng thời gian nhất định ( 30, 45, 60 phút).
 DĐVN V qui định thử trên 6 viên, không được viên nào giải
phóng thấp hơn 70% lượng dược chất quy định. Nếu có 1 viên
không đạt thử tiếp lần 2 với 6 viên khác và 6 viên này đều
phải đạt yêu cầu.
 Dược điển Mỹ qui định thử giai đoạn đầu với 6 viên, nếu
không đạt thì thử tiếp giai đoạn 2 với 6 viên khác và tính kết
quả trên 12 viên. Nếu giai đoạn 2 vẫn chưa đạt thì thử giai
đoạn 3 và tính kết quả trên 24 viên.
- Tiêu chuẩn nhà sản xuất: khi đăng ký thuốc, nhà sản xuất thường
xây dựng đồ thị hòa tan dược chất theo thời gian. Việc dùng đồ thị
cho phép đánh giá cụ thể hơn tốc độ hòa tan dược chất và sự đồng
nhất giữa các viên thử.
 Ý nghĩa:
- Chưa phải là sinh khả dụng của thuốc.
- Công dụng để kiểm soát chất lượng, đảm bảo tính đồng nhất của lô
sản phẩm.
- Công cụ để xây dựng công thức, thiết kế dạng thuốc.
- Công cụ sàng lọc, thay thế sinh khả dụng in vivo.
- Thay thế cho SKD của in vivo khi có sự tương quan đồng biến giữa
SKD của in vitro và in vivo.
Câu 2: Sinh khả dụng in vivo: các thông số dược động học cần
xem xét, ý nghĩa.
 Các thông số DĐH cần xem xét:
- Diện tích dưới đường cong (AUC) biểu thị mức độ hấp thu của
dược chất từ chế phẩm, có thể tính theo phương pháp phân tích
hoặc có thể tính đơn giản theo quy tắc hình thang.
- Nồng độ cực đại (Cmax): phản ánh cường độ tác dụng của thuốc.
Thuốc được hấp thu nhiều và nhanh thì nhanh đạt nồng độ cực đại.
Nồng độ này phải vượt qua nồng độ tối thiểu có tác dụng thì thuốc
mới thể hiện được đáp ứng lâm sàng. Nếu vượt quá nồng độ an toàn
tối thiểu thì thuốc dễ gây tác dụng không mong muốn.
- Thời gian đạt nồng độ cực đại (tmax): biểu thị tốc độ hấp thu dược
chất từ dạng thuốc, tmax càng ngắn tức là thuốc được hấp thu càng
nhanh và càng chóng đạt nồng độ điều trị.
 Ý nghĩa
- Phản ánh được hiệu quả điều trị của thuốc. Nâng cao SKD chính là
nâng cao hiệu lực tác dụng của chế phẩm.
- Trong lâm sàng, đánh giá SKD in vivo thực chất là xác định TĐSH
giúp cho thầy thuốc lựa chọn đụng chế phẩm thay thế.
- Đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm, buộc nhà sản xuất nâng cao
chất lượng thuốc.
- Đánh giá SKD thể hiện bước tiến về chất của kỹ thuật bào chế, đánh
dấu sự chuyển từ bào chế quy ước sang bào chế hiện đại.
II – Dung dịch thuốc
Câu 1: Nguyên tắc của phương pháp sử dụng hỗn hợp
dung môi làm tăng độ tan dược chất ít tan khi xây
dựng công thức dung dịch thuốc uống. Cho ví dụ
minh họa.
 Nguyên tắc: Phương pháp hòa tan này sử dụng hỗn hợp dung môi của
nước và những dung môi thân nước khác ( ethanol, glycerin, propylen
glycol…) làm tăng độ tan của dược chất khó tan trong nước do thay đổi
độ phân cực của dung môi về gần với độ phân cực của dược chất khó tan.
 Các dung môi thường dùng là:
- Các monoalcol như ethanol, isopropanol, alcol benzylic…
- Các polyalcol như glycerin, propylen glycol, butylen glycol,
polythylene glycol…
- Các dẫn chất như amin như ethylendiamin, diethylaminoethanol…
 Dùng các hỗn hợp glycerin – alcol – nước để hòa tan một số alkaloid,
glycosid; hỗn hợp alcol – nước để hòa tan camphor.
Dung dịch digitatin 0,1% có thành phần dung môi là ethanol- glycerin-
nước; dung dịch bromoform có thành phần bromoform – glycerin –
ethanol, tỷ lệ 1 : 3 : 6.
 Một số dung dịch sử dụng hỗn hợp dung môi, ngoài vai trò làm tăng độ
tan , còn tăng độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc như:
- Dung dịch phenobarbital 0,3% ( hỗn hợp dung môi ethanol-
glycerin-nước).
- Dung dịch paracetamol 2,4% ( hỗn hợp dung môi ethanol-propylen
glycol-nước).
VD:
Elixir paracetamol
Paracetamol : 24g
Ethanol 96 độ : 100ml
PE : 100ml
Cồn chlorform: 20ml
Siro đơn: 275ml

Chất màu chất rắn thơm vđ


Glycerin vđ 1000ml
Paracetamol là dược chất ít tan trong nước dễ bị thủy phân trong
nước nên trong bào chế người ta sử dụng hỗn hợp dung môi EtOH,
PG, cồn chloroform, glycerin để làm tăng độ tan của dược chất ít
tan và làm tăn độ ổn định của dược chất trong dung dịch thuốc.
Câu 2: Nguyên tắc của phương pháp sử dụng hỗn hợp
dung môi làm tăng độ tan dược chất ít tan khi xây
dựng công thức dung dịch thuốc tiêm. Cho ví dụ minh
họa.
 Nguyên tắc: Phương pháp hòa tan này sử dụng hỗn hợp dung môi của
nước và những dung môi thân nước khác ( ethanol, glycerin, propylen
glycol…) làm tăng độ tan của dược chất khó tan trong nước do thay đổi
độ phân cực của dung môi về gần với độ phân cực của dược chất khó tan.
 Các dung môi thường dùng là:
- Các monoalcol như ethanol, isopropanol, alcol benzylic…
- Các polyalcol như glycerin, propylen glycol, butylen glycol, polythylene
glycol…
- Các dẫn chất như amin như ethylendiamin, diethylaminoethanol…
 Dùng các hỗn hợp glycerin – alcol – nước để hòa tan một số alkaloid,
glycosid; hỗn hợp alcol – nước để hòa tan camphor.
Dung dịch digitatin 0,1% có thành phần dung môi là ethanol- glycerin-
nước; dung dịch bromoform có thành phần bromoform – glycerin – ethanol,
tỷ lệ 1 : 3 : 6.
 Một số dung dịch sử dụng hỗn hợp dung môi, ngoài vai trò làm tăng độ
tan , còn tăng độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc như:
- Dung dịch phenobarbital 0,3% ( hỗn hợp dung môi ethanol-
glycerin-nước).
- Dung dịch paracetamol 2,4% ( hỗn hợp dung môi ethanol-propylen
glycol-nước).
VD
Dung dịch tiêm Natri Diclofenac
Natri Diclofenac: 2,5mg
PG: 30ml
Ethanol tuyệt đối : 10ml
Natri adetat: 0,04g
Alcol benzylic: 2ml
Dung dịch NaOH vđ pH= 8 đến 9
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
Natri Diclofenac là dược chất ít tan và dễ bị thủy phân trong môi trường
nước vì vậy trong quá trình điều chế người ta sử dụng hỗn hợp dung môi
PG, EtOH, nước để làm tăng độ tan và hạn chế thủy phân chất này.

Câu 3: Nguyên tắc của phương pháp sử dụng chất


diện hoạt làm tăng độ tan dược chất ít tan khi xây
dựng công thức dung dịch thuốc uống. Cho ví dụ
minh họa.
 Chất diện hoạt: Là những chất khi tan trong dung môi có khả năng làm
giảm SCBM phân cách pha. Cấu tạo gồm 2 phần: phần thân nước và
phần thân dầu. Ở nồng độ thấp các chất diện hoạt có thể phân tán dưới
dạng phân tử trong nước để tạo thành các dung dịch thật. Nếu nồng độ
tăng lên tới một giới hạn nào đó, các phân tử chất diện hoạt tập hợp thành
các micelle và dung dịch trở thành dung dịch keo. Nồng độ này được gọi
là nồng độ micelle tới hạn.
 Nguyên tắc làm tăng độ tan là: chất tan được hấp thụ vào micelle tạo bởi
các chất diện hoạt. Cần phải sử dụng chất diện hoạt với lượng đủ lớn tạo
nồng độ lớn hơn nồng độ micelle tới hạn. Dung dịch thu được ngoài cấu
trúc là dung dịch thật còn là dung dịch keo.
Dung dịch Tween 20 từ 2-5% có thể hòa tan các dược chất khó tan trong
nước như phenol, iod, hormon steroid, các vitamin tan trong dầu, các kháng
sinh (cloramphenicol, griseofulvin…), các sulfamid, các barbituric… Còn
được dùng để hòa tan tinh dầu trong nước để diều chế hương thơm, với 1
lượng Tween gấp 5 lần lượng tinh dầu có thể điều chế dung dịch tinh dầu 1-
2% trong nước, trong suốt và ổn định lâu dài. Điều cần chú ý là trong các
dung dịch thuốc uống, không nên dùng quá 3% Tween vì chế phẩm có vị
khó chịu, có thể ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của dược chất và có độc
tính nhất định.
VD
Dung dịch cloroxylenol 5%
Dung dịch cloroxylenol 50g
Kali hydroxyd 13,6g
Acid oleic 7,5g
Dầu thầu dầu 63g
Terpineol 100ml
Ethanol 96% 200ml
Nước tinh khiết vđ 1000ml
Cloroxylenol rất khó tan / H2O ( độ tan 1:3000). Xà phòng kali ricinoleat
được tạo thành từ KOH và dầu thầu dầu có vai trò là chất diện hoạt làm tăng
độ tan.
Câu 4: Nguyên tắc của phương pháp sử dụng chất diện hoạt
làm tăng độ tan dược chất ít tan khi xây dựng công thức dung
dịch thuốc dùng ngoài. Cho ví dụ minh họa.
 Chất diện hoạt: Là những chất khi tan trong dung môi có khả năng làm giảm
SCBM phân cách pha. Cấu tạo gồm 2 phần: phần thân nước và phần thân dầu.
Ở nồng độ thấp các chất diện hoạt có thể phân tán dưới dạng phân tử trong
nước để tạo thành các dung dịch thật. Nếu nồng độ tăng lên tới một giới hạn
nào đó, các phân tử chất diện hoạt tập hợp thành các micelle và dung dịch trở
thành dung dịch keo. Nồng độ này được gọi là nồng độ micelle tới hạn.
 Nguyên tắc làm tăng độ tan là: chất tan được hấp thụ vào micelle tạo bởi các
chất diện hoạt. Cần phải sử dụng chất diện hoạt với lượng đủ lớn tạo nồng độ
lớn hơn nồng độ micelle tới hạn. Dung dịch thu được ngoài cấu trúc là dung
dịch thật còn là dung dịch keo.
Dung dịch Tween 20 từ 2-5% có thể hòa tan các dược chất khó tan trong
nước như phenol, iod, hormon steroid, các vitamin tan trong dầu, các kháng
sinh (cloramphenicol, griseofulvin…), các sulfamid, các barbituric… Còn
được dùng để hòa tan tinh dầu trong nước để diều chế hương thơm, với 1
lượng Tween gấp 5 lần lượng tinh dầu có thể điều chế dung dịch tinh dầu 1-
2% trong nước, trong suốt và ổn định lâu dài. Điều cần chú ý là trong các
dung dịch thuốc uống, không nên dùng quá 3% Tween vì chế phẩm có vị khó
chịu, có thể ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của dược chất và có độc tính
nhất định.
VD
Dung dịch cloroxylenol 5%
Dung dịch cloroxylenol 50g
Kali hydroxyd 13,6g
Acid oleic 7,5g
Dầu thầu dầu 63g
Terpineol 100ml
Ethanol 96% 200ml
Nước tinh khiết vđ 1000ml
Cloroxylenol rất khó tan / H2O ( độ tan 1:3000). Xà phòng kali ricinoleat
được tạo thành từ KOH và dầu thầu dầu có vai trò là chất diện hoạt làm tăng
độ tan.
Câu 5: Nguyên tắc của phương pháp sử dụng muối dễ tan làm
tăng độ tan dược chất ít tan khi xây dựng công thức dung dịch
thuốc tiêm. Cho ví dụ minh họa.
Nguyên tắc: dược chất là các acid yếu hoặc kiềm yếu, có thể làm tăng độ tan
bằng các kiềm mạnh hoặc acid mạnh để chuyển dược chất sang dạng muối tan
tốt hơn trong dung môi.
VD
Thuốc tiêm lidocaine hydroclorid 20mg/ml
Lidocaine hydroclorid: 2g
Dinatri hydrophosphat khan: 0,087g
Natri dihydrophosphat khan: 0,019g
Natri clorid: 0,4g
Nước cất pha tiêm vđ: 100ml
Lidocaine là dược chất khó tan/ H2O, bản chất là 1 base yếu, vì vậy trong bào
chế người ta chuyển thành dạng muối kết hợp với acid mạnh (HCl) để được
dạng dược dụng là muối dễ tan trong nước, thuận lợi bào chế dung dịch thuốc
tiêm.
Câu 6: Nguyên tắc của phương pháp sử dụng muối dễ tan làm
tăng độ tan dược chất ít tan khi xây dựng công thức dung dịch
thuốc nhỏ mắt. Cho ví dụ minh họa.
Nguyên tắc: dược chất là các acid yếu hoặc kiềm yếu, có thể làm tăng độ tan
bằng các kiềm mạnh hoặc acid mạnh để chuyển dược chất sang dạng muối tan
tốt hơn trong dung môi.
VD
Dung dịch nhỏ mắt Natri Diclofenac
Natri dilofenac: 0,1g
Dinatri edetat: 0,05g
Dinatri hydrophosphat khan: 0,3g
Natri clorid: 0,45g
Benzalkonium clorid: 0,005g
Nước cất pha tiêm vđ: 100ml
Diclofenac là một dược chất ít tan trong nước, bản chất là một acid khá mạnh,
vì vậy trong bào chế, người ta chuyển thành dạng muối kết hợp với kiềm
mạnh (NaOH) hoặc carbonat kim loại kiềm (Na2CO3) để được dạng dược
dụng là muối natri dễ tan trong nước, thuận lợi bào chế dung dịch thuốc nhỏ
mắt.
Câu 7: Nguyên tắc điều chế, tiêu chuẩn chất lượng và phạm vi
sử dụng của nước thẩm thấu ngược trong bào chế - sản xuất
thuốc.
 Nguyên tắc điều chế:Màng bán thấm chỉ cho nước qua từ dung dịch nước có
nồng độ ion chất tan thấp sang dung dịch có nồng độ ion cao. Khi tác động
một áp suất khá mạnh (140 kf/cm2) lên ngăn chứa dung dịch đậm đặc nhất sẽ
làm đảo ngược lại: nước đi qua màng bán thấm từ dung dịch có nồng độ cao
sang dung dịch có nồng độ thấp.
 Tiêu chuẩn chất lượng: tinh khiết về mặt lý, hóa, vi sinh do có thể loại được
80-98% các ion hòa tan, loại hoàn toàn các vi sinh vật và chí nhiệt tố.
 Phạm vi sử dụng: làm dung môi trong pha chế thuốc uống, thuốc dùng ngoài;
tráng rửa ống tiêm và điều chế nước cất.
Câu 8: Nguyên tắc điều chế, tiêu chuẩn chất lượng và phạm vi
sử dụng của nước cất trong bào chế - sản xuất thuốc.
 Nguyên tắc điều chế: điều chế từ nước sinh hoạt bằng phương pháp cất, nước
được đun sôi và hóa hơi, sau đó ngưng tụ bằng cách làm lạnh thu được nước
cất.
Điều chế nước cất gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xử lý nguồn nước trước khi cất: nước sinh hoạt
- Loại tạp cơ học: phèn, lắng gạn
- Loại tạp hữu cơ: thuốc tím. Thường người ta thêm kali permanganat vào nước
cho đến khi có màu hồng bền vững. Khuấy đều, để yên nước trong 6-12h. Sau
đó lọc và đem cất.
- Loại tạp bay hơi (amoniac): phèn, đun sôi
- Loại tạp vô cơ ( CaHCO3, MgHCO3): để làm mềm nước, người ta thêm vào
nước một lượng calci hydroxyd và natri carbonat đã được tính sẵn, tùy theo
độ cứng của nước.
Giai đoạn 2: Cất nước: thiết bị điều chế nước cất
- Nồi cất thường gồm 3 bộ phận: nồi bốc hơi, bộ phận ngưng tụ có ống sinh hàn,
bình hứng nước cất bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ.
 Tiêu chuẩn chất lượng: đạt độ tinh khiết về lý, hóa học và vi sinh vật theo tiêu
chuẩn Dược Điển.
 Phạm vi sử dụng: làm dung môi pha chế các dạng thuốc thông thường như
thuốc uống, thuốc dùng ngoài… và các dạng thuốc vô khuẩn như thuốc tiêm,
thuốc tiêm truyền và thuốc nhãn khoa; dùng để rửa tráng bao bì và dụng cụ
pha chế.
Câu 9: Kể tên các dung môi thường dùng trong bào chế thuốc.
 Nước
- Nước cất
- Nước khử khoáng
- Nước thẩm thấu ngược
 Dung môi phân cực thân nước:
- Alcol: alcol ethylic, isopropylic, benzylic, thể chất lỏng, mùi đặc
biệt, bay hơi, dễ cháy, hòa tan rất tốt dược chất ít tan.
- Glycerin ( glycerol): chất lỏng sánh, nhớt, không mùi, vị ngọt nhẹ,
trộn với nước theo mọi tỷ lệ, dung môi hòa tan tốt với DC ít tan, háo ẩm.
- Propylen glycol: tương tự glycerin nhưng độ nhớt kém hơn, khả
năng hòa tan tốt hơn glycerin.
- Polyethylen glycol: thường dùng PEG 200-400, thể chất lỏng, sánh,
hòa tan rất tốt DC ít tan.
 Dung môi thân dầu:
- Dầu thực vật: là hỗn hợp các glycerid của acid béo bậc cao no ( acid palmitic,
stearic…) và không no ( acid oleic, linoleic…)
Điều chế từ phương pháp ép hoặc chiết từ hạt, quả, vỏ quả của một số loài
thực vật như: olive, hạnh nhân, lạc, vừng, đậu tương, thầu dầu, thuốc phiện,
bông, dừa…
Câu 10: Giải thích tại sao nước cất, nước thẩm thấu ngược là 2
loại nước tinh khiết được dùng nhiều trong bào chế thuốc.
Giải thích:
- Đạt các tiêu chuẩn của nước tinh khiết về Ph từ 5 đến 7 hàm lượng các ion như:
amoni, nitrat, clorid,… hàm lượng các chất oxy hóa, kim loại nặng, độ nhiễm
khuẩn và độc tố trong giới hạn cho phép.
- Dễ điều chế, thiết bị đơn giản.
- Giá thành rẻ.
- Tận dụng được nguồn nước sinh hoạt.
III – Hỗn dịch thuốc – Nhũ tương thuốc
Câu 1: Nguyên tắc, kỹ thuật bào chế hỗn dịch theo phương
pháp phân tán.
 Nguyên tắc: dược chất rắn không tan trong dẫn chất được phân tán vào chất
dẫn bằng các phương pháp cơ học như: nghiền, xay, khuấy, trộn… hoặc dùng
siêu âm.
 Kỹ thuật:
Ở quy mô bào chế nhỏ với các phương tiện thủ công thô sơ như cối chày được
thực hiện qua 3 bước:
- Nghiền khô: nghiền các DC rắn trong cối đến độ mịn tối đa có thể đạt được.
Nếu lượng DC rắn tương đối lớn, sau khi nghiền phải rây qua 2 cỡ rây thích
hợp để thu được bột mịn có kích thước tiểu phân tương đối đồng nhất.
- Nghiền ướt: nghiền ướt các dược chất rắn để tạo thành một khối nhão, đặc,
mịn. Có 2 trường hợp:
+ Nếu DC rắn dễ thấm chất dẫn ( chất dẫn là nước, dược chất là chất thấm
nước) thì thêm vào bột dược chất một lượng chất dẫn vừa đủ để tạo thành một
khối nhão đặc và tiếp tục nghiền kỹ cho tới khi thu được một khối nhão thật
mịn. Lượng chất dẫn dùng trong giai đoạn này thường chỉ bằng ½ lượng bột.
+ Nếu DC rắn khó thấm chất dẫn (chất dẫn là dầu, dược chất là chất sơ nước)
thì thêm vào bột dược chất một lượng dịch thể chất gây thấm hoặc một lượng
bột gây thấm và một lượng chất dẫn vừa đủ tạo với bột thành một khối nhão,
đặc và tiếp tục nghiền kĩ cho tới khi thu được một khối nhão thật mịn.
- Phân tán các dược chất rắn vào dẫn chất:
Thêm dần từng lượng nhỏ chất dẫn vào khối bột mịn nhão nói trên, vừa thêm
vừa nghiền khuấy, để yên hỗn hợp trong 1-2 phút, gạn lớp chất lỏng đục ở
trên vào chai.Tiếp tục nghiền kĩ cặn còn lại trong cối, rồi lại thêm một lượng
chất dẫn vào nghiền và lắng gạn như trên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đã
dùng hết lượng chất dẫn để chuyển bột dược chất thành hỗn dịch. Không đóng
thuốc đầy chai, chỉ đóng vơi và thêm nhãn phụ “ lắc trước khi dùng”.
Nếu chất dẫn có độ nhớt thấp và DC là chất có tỷ trọng lớn, để đảm bảo thu
được các tiểu phân DC rắn với kích thước tương đối đồng đều trong khâu
phân tán DC vào chất dẫn nên kết hợp nghiền và lắng gạn.
Ở quy mô sản xuất lớn có các thiết bị cơ khí hóa thường tiến hành nghiền
dược chất rắn đến độ mịn xác định, sau đó rây qua 2 cỡ rây thích hợp để được
dạng hạt đồng đều. Cuối cùng cho hỗn hợp thu được chạy qua máy xay keo để
làm mịn.
Câu 2: Nguyên tắc, kỹ thuật bào chế hỗn dịch theo phương
pháp ngưng kết.
 Nguyên tắc: dựa trên cơ sở của quá trình kết hợp các tiểu phân kích thước bé
như các ion, phân tử, micell thành các tiểu phân lớn hơn có kích thước đặc
trưng cho các tiểu phân của hệ phân tán hỗn dịch (đường kính >0,1pm) .
 Kỹ thuật:
- Ngưng kết do thay đổi dung môi:
Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do có một số dược chất bị thay đổi
dung môi và kết tủa khi đem pha chế hỗn hợp với chất dẫn phải trộn trước
dung dịch dược chất sẽ kết tủa với dịch thể của một chất thân nước rồi phối
hợp từ từ từng ít một hỗn hợp này vào toàn bộ lượng chất dẫn, trong quá trình
phối hợp phải luôn quấy trộn.
VD
Rp. Dung dịch natri bromid 6% 200ml
Cồn convallaria 8g
Cồn valerian 8g
Hai loại cồn thuốc có trong đơn được điều chế bằng phương pháp chiết xuất
dùng cồn 70. Các hợp chất tan trong cồn 70 có trong dược liệu, ít tan trong
nước, khi phối hợp với dung dịch natri bromid sẽ kết tủa tạo thành hỗn dịch
đục.
- Ngưng kết do phản ứng hóa học tạo tủa:
Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do các chất phản ứng trao đổi với
nhau, tạo thành các chất mới không hòa tan trong chất dẫn, phải dùng toàn bộ
lượng chất dẫn có trong công thức hoặc đơn thuốc để hòa tan riêng từng chất
thành dung dịch thật loãng rồi mới phối hợp dần dần với nhau, đồng thời
khuấy trộn để phân tán đều.
VD
Rp. Kẽm sulfat 0,25g
Chì acetat 0,25g
Nước cất 180ml
Là chế phẩm có tác dụng sát khuẩn và làm sạch đường tiết niệu. Khi phối
hợp dung dịch 2 muối trên sẽ xảy ra phản ứng trao đổi tạo thành kẽm acetat
tan trong nước và chì sulfat kết tủa rất mịn:
ZnSO4 + Pb(CH3COO)2 - PbSO4 + Zn(CH3COO)2
Câu 3: Ảnh hưởng của sức căng bề mặt phân cách pha, chất
nhũ hóa đến sự hình thành và ổn định của nhũ tương.
 Sức căng bề mặt phân cách pha:
ɛ=σ.s
chất diện hoạt trong hệ sẽ phân bố trên bề mặt phân cách pha, làm giảm σ , do
đó giảm ɛ, vì vậy nhũ tương bền hơn.
 Chất nhũ hóa:
Tạo màng mỏng liên tục trên bề mặt phân cách pha, bao lấy các giọt pha PT,
giúp cho NT hình thành và bền vững.
Một số CNH còn làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán làm tăng độ bền
của nhũ tương.
IV – Thuốc tiêm, tiêm truyền, nhỏ mắt
Câu 1: Phân tích ưu, nhược điểm của dạng thuốc tiêm so với
dạng thuốc dùng theo đường uống.
 Ưu điểm:
- Có thể thiết kế với khả năng giải phóng dược chất rất đa dạng:
+ Cho đáp ứng sinh học tức thì.
+ Khu trú tác dụng của thuốc tại nơi tiêm nhằm tăng cường tác dụng tại đích
và hạn chế hoặc tránh tác dụng độc đối vơi toàn thân.
+ Cho phép kéo dài thời gian tác dụng.
- Là dạng thuốc thích hợp đối với nhiều dược chất có tính thấm kém hoặc bị phá
hủy trong đường tiêu hóa, dược chất khi gidùng theo đường uống gây ra
những tác dụng phụ không mong muốn như gây nôn, buồn nôn.
- Là dạng bào chế thích hợp dùng trong các trường hợp người bệnh bất tỉnh,
không tự kiểm soát được bản thân, không muốn cộng tác với thầy thuốc hoặc
không thể dùng theo đường uống.
- Giúp thiết lập lại sự mất cân bằng về nước và các chất điện giải của cơ thể
nhanh nhất.
- Cho phép kiểm soát được liều lượng chính xác hơn, dự đoán được mức độ và
độ lặp lại của quá trình hấp thu dược chất hơn so với thuốc dùng theo đường
uống.
 Nhược điểm:
- Thường gây đau tại nơi tiêm.
- Phải là những chế phẩm vô khuẩn, tinh khiết để tránh gây tai biến cho người
dùng thuốc.
- Cần phải đảm bảo đúng liều nếu không có thể gây tai biến nghiêm trọng.
- Nếu bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc thì có thể gây ra những
phản ứng dị ứng rất nhanh và dữ dội trong khi đó lại rất khó để đảo ngược tác
dụng của thuốc đã tiêm vào cơ thể.
- Chỉ có những người có trình độ chuyên môn y học nhất định mới được phép
tiêm thuốc cho người bệnh.
- Tốn nhiều thời gian.
- Giá thường cao.
Câu 2: Các biện pháp có thể áp dụng để làm tăng độ tan của
dược chất ít tan trong bào chế các dạng thuốc tiêm nước. Cho
ví dụ minh họa
 Việc lựa chọn dung môi đồng tan với nước để đưa vào công thức thuốc tiêm
nhằm mục đích làm tăng độ tan và độ ổn định của một số dược chất kém tan
hoặc kém ổn định trong dung môi nước.
1) Chọn 1 dung môi hoặc hỗn hợp dung môi có khả năng hòa tan tốt dược chất.
VD
Thuốc tiêm natri phenobarbital
Natri phenobarbital 20g
Dinatri edetat 0,02g
Hỗn hợp dung môi ( 90% PG và 10% nước cất pha tiêm) vđ 100ml
Natri phenobarbital tan tốt trong hỗn hợp dung môi và hầu như không bị thủy
phân khi tiệt khuẩn thuốc tiêm bằng nhiệt.
2) Thêm chất làm tăng độ tan
Vd
Thuốc tiêm cafein 7%
Cafein 7g
Natri benzoat 10g
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
Natri benzoat được thêm vào thành phần thuốc tiêm cafein để làm tăng độ tan
của cafein trong nước.
3) Tạo muối dễ tan
4) Kết hợp sử dụng hỗn hợp dung môi với điều chỉnh Ph
VD
Thuốc tiêm natri diclofenac
Natri diclofenac 75mg
Natri metabisulfit 9mg
Propylen glycol 600mg
Alcol benzylic 120mg
Natri hydroxyd vđ Ph 8-9
Nước cất pha tiêm vđ 3ml
5) Đối với các dược chất khi đã vận dụng mọi biện pháp mà vẫn không thể pha
dược dung dịch có nồng độ dược chất mong muốn, thì nên chuyển hướng thiết
kế công thức thuốc tiêm đó ở dạng thuốc tiêm hỗn dịch.
Câu 3: Mục đích điều chỉnh pH của thuốc tiêm dung môi
nước. Cho VD.
 Mục đích:
- Làm tăng độ tan của dược chất tương tự dung dịch thuốc uống.
Vd
Thuốc tiêm natri diclofenac
Natri diclofenac 2,5mg
Propylen glycol 30ml
Ethanol tuyệt đối 10ml
Natri edetat: 0,04g
Alcol benzylic 2ml
Natri hydroxyd vđ Ph 8-9
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
- Làm tăng độ ổn định của chế phẩm thuốc tiêm:
 Mỗi dược chất ổn định nhất trong dung dịch nước ở một khoảng giá trị pH
nào đó ( ít bị thủy phân, ít bị oxy hóa, không chuyển dạng kết tinh…)
VD: morphin trong dung dịch nước bị oxy hóa với tốc độ thấp nhất khi dung
dịch có pH từ 2-4,5 ; khi pH lớn hơn 5 tốc độ oxy hóa morphin tăng nhanh.
Mức độ oxy hóa của acid ascorbic trong dung dịch nước thấp nhất ở vùng pH
từ 5-7.
 pH của thuốc tiêm có thể bị thay đổi trong quả trình bảo quản chế phẩm. Do
đó cần phải duy trì pH của thuốc tiêm bằng cách dùng các hệ đệm với nồng độ
đủ để duy trì ph của dung dịch ổn định, đồng thời cho phép các hệ đệm sinh lý
trong các dịch của cơ thể dễ dàng điều chỉnh pH tại nơi tiêm thuốc về pH bình
thường của máu là 7,4.
 Tuyệt đối không dùng hệ đệm boric/borat trong các công thức tiêm vì acid
boric đi qua màng hồng cầu gây vỡ hồng cầu rất mạnh
- Làm giảm đau, giảm kích ứng và hoại tử tại nơi tiêm:
 Cơ thể có thể chịu đựng được các thuốc tiêm có Ph từ 4 đến 10 nhờ các hệ
đệm sinh lý tự nhiên trong các dịch gian bào.
 Thuốc tiêm quá acid ( ph<3) hay quá kiềm ( ph>10) sẽ gây kích ứng rất mạnh
và gây đau, thậm chí có thể gây hoại tử mô tại chỗ tiêm thuốc, nhất là khi tiêm
dưới da hay tiêm bắp, trừ khi tiêm tĩnh mạch chậm vì khi đó thuốc sẽ được
pha loãng và trung hòa bởi các hệ đệm của máu.
- Tăng sinh khả dụng của thuốc:
 DC có tính thân lipid sẽ dễ thấm qua màng sinh học hơn do màng sinh học
được cấu tạo bởi lớp phospholipid kép.
 Đối với các DC các acid yếu hay base yếu, mức độ thân lipid của chúng phụ
thuộc vào mức độ ion hóa của dược chất, trong đó dạng không ion hóa tan tốt
trong lipid hơn so với dạng ion hóa.
 Ta có thể điều chỉnh ph của dung dịch sao cho nồng độ dược chất ở dạng
không ion hóa chiếm ưu thế, từ đó giúp tăng khả năng hấp thu của DC qua
màng sinh học.
Câu 4: Nguyên nhân và các biện pháp cần áp dụng để hạn chế
quá trình OXH dược chất trong thuốc tiêm.
 Nguyên nhân
- Nhiều dược chất như adrenalin, morphin, vitamin C, diclofenac,… tự bản
thân chúng là các chất khử nên rất dễ bị oxy hóa, bị oxy hóa càng nhanh khi
pha thành dung dịch dẫn đến làm giảm hàm lượng dược chất bên trong chế
phẩm, làm giảm tác dụng điều trị, thậm chí có thể gây phản ứng độc khi
tiêm vào cơ thể.
- Bản chất của quá trình oxy hóa là sự tự oxy hóa, xảy ra theo phản ứng
chuỗi, được khởi đầu bởi một lượng rất nhỏ oxy hoặc gốc tự do, được thúc
đẩy nhanh hơn khi có vết ion kim loại nặng, pH không thích hợp, tia tử
ngoại và nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn.
 Các biện pháp
1. Khi thiết kế công thức
- Sử dụng dược chất, dung môi, chất hỗ trợ có độ tinh khiết cao, để hạn chế
sự có mặt của gốc tự do, ion kim loại nặng trong thành phần của thuốc.
- Điều chỉnh pH của chế phẩm đến một khoảng giá trị thích hợp, mà tại
khoảng Ph đó, tốc độ phản ứng oxh dược chất thấp nhất. Như vậy, để chọn
được khoảng Ph thích hợp cho 1 chế phẩm thuốc tiêm cần phải có thông tin
về độ ổn định của dược chất theo Ph của dung dịch dược chất đó.
- Thêm chất chống oxh: các chất chống oxh thường dùng là:
+ Các chất sinh SO2: các muối natri hay kali sulfit, bisulfit, metabisulfit và
dithionit là các chất chống oxh thường dùng trong các thuốc tiêm nước. Các
muối sulfit có tác dụng chống oxh do sinh SO2 và khóa oxy hòa tan trong
thuốc theo phản ứng SO2 + O2  SO3.
Khả năng chống oxh của các muối sulfit phụ thuộc vào nồng độ muối đưa
vào dung dịch và Ph của dung dịch thuốc tiêm. Muối sulfit tác dụng tốt
trong các thuốc tiêm có Ph cao, muối bisulfit tác dụng tốt trong trong các
thuốc tiêm có Ph thấp. Khi dùng muối sulfit cần chú ý sản phẩm của quá
trình oxh sẽ tạo ra muối sulfat, gốc sulfat kết hợp với các ion Ca++, Ba++ nhả
ra từ bao bì thủy tinh tạo thành các muối không tan, làm vẩn đục dung dịch
tiêm.
+ Các chất khử: Acid ascobic được dùng để chống oxh dược chất trong một
số thuốc tiêm, thường dùng với các chất chống oxh khác, vừa tăng hiệu quả
chống oxh vừa giảm được nồng độ của từng chất.
+ Một số hợp chất có lưu huỳnh như cystein cũng được dùng làm chất
chống oxh cho thuốc tiêm adrenalin.
+ Rongalit dùng để chống oxh cho nhiều thuốc tiêm, tác dụng tốt ở Ph cao
từ 9-11.
+ Thioure dùng chống oxh cho thuốc tiêm vitamin C.
- Thêm chất hiệp đồng chống oxh: thường dùng là dinatri edetat, acid citric,
acid tartic
- Các chất chống oxh cho thuốc tiêm dầu: tocoferol, BHT, BHA, các ester
của acid galic như propyl galat…
2. Trong quá trình pha chế
- Dùng nước cất để pha thuốc tiêm đã loại oxy hòa tan bằng cách
dùng nước đun sôi hoặc sục khí trơ như nitrogen, hay argon để pha
thuốc tiêm
- Thực hiện đúng quy trình tự pha chế
- Tiến hành pha chế nhanh hoặc thực hiện pha chế trong các thiết bị
hòa tan kín để có thể hạn chế mức thấp nhất thời gian tiếp xúc của
thuốc với không khí.
- Đóng ống, hàn ống trong dòng khí trơ để thay thế không khí ở phần
đầu ống bằng khí trơ, thực hiện trên các máy đóng-hàn thuốc tiêm
tự động. Đây là biện pháp chống oxh có hiệu quả rất cao, đồng thời
giúp giảm thiểu nồng độ các chất chống oxh cần đưa vào thuốc mà
vẫn đạt được mục đích.
- Bảo quản thuốc tránh ánh sáng bằng cách đóng thuốc vào bao bì
thủy tinh màu hoặc tốt nhất dùng bao bì thứ cấp có tác dụng cản ánh
sáng.
- Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian cần thiết để hạn chế tác động
bất lợi của nhiệt.
Câu 5: Vì sao phải đẳng trương hóa thuốc tiêm? Phân biệt
đẳng trương với đẳng thẩm áp? 5 phương pháp tính lượng chất
cần thêm vào để đẳng trương hóa dung dịch tiêm.
 Phải đẳng trương hóa thuốc tiêm vì:
- Khi tiêm 1 thuốc không đẳng trương, do hiện tượng thẩm thấu, tế
bào mô tại nơi tiêm thuốc sẽ bị tổn thương, gây đau, thậm chí gây
hoại tử tổ chức tại nơi tiêm, gây phá máu và có thể gây rối loạn
điện giải. Vì vậy khi xây dựng công thức phải tính được lượng chất
tan sẽ thêm vào để đẳng trương hóa dung dịch thuốc tiêm.
- Trương hợp thuốc tiêm nhược trương, có thể tiêm dưới da, tiêm
bắp, tiêm tĩnh mạch với thể tích nhỏ.
- Trường hợp thuốc tiêm ưu trương, tuyệt đối không tiêm dưới da
hay tiêm bắp mà chỉ tiêm tĩnh mạch chậm với liều nhỏ, để thuốc
kịp pha loãng với máu, tránh các tai biến có thể xảy ra.
 Phân biệt đẳng trương với đẳng thẩm áp
- Dung dịch đẳng trương: dung dịch đó có astt là 7,4 atm, có độ hạ
băng điểm là -0,52C và không làm thay đổi thể tích và hình dạng
tế bào hồng cầu trong nghiệm pháp Hematocrit.
- Dung dịch thẩm áp: dung dịch đó có astt là 7,4 atm, có độ hạ băng
điểm là -0,52C và có thể làm thay đổi thể tích và hình dạng tế bào
hồng cầu trong nghiệm pháp Hematocrit.
 5 phương pháp tính lượng chất cần thêm vào để đẳng trương hóa
dung dịch tiêm
1. Dựa vào áp suất thẩm thấu
2. Dựa vào độ hạ băng điểm
3. Dựa vào đương lượng natri clorid của dược chất
4. Dựa vào chỉ số thể tích đẳng trương của chất tan.
5. Dựa vào miligam đương lượng (mEq)
Câu 6: So sánh 2 phương pháp tiệt khuẩn thuốc tiêm: dùng
nhiệt và lọc về
- Ưu, nhược điểm
- Điều kiện: Trang thiết bị, môi trường.
Tiệt khuẩn pp dùng nhiệt Tiệt khuẩn bằng pp lọc
bằng
Nhiệt khô Nhiệt ẩm Lọc qua màng lọc Lọc qua phễu
lọc thủy tinh
Ưu -Thích hợp - Thích hợp với -Thích hợp với -Thích hợp với
điểm với thuốc thuốc bền ở nhiệt dược chất không dược chất
tiêm dầu, độ cao, đóng bền ở nhiệt độ cao. không bền ở
bao bì đựng trong bao bì kín. - Hiệu suất lọc nhiệt độ cao.
thuốc bằng - Loại được vi cao.
thủy tinh, khuẩn, vsv, cgs - Vệ sinh tốt
dụng cụ
pha chế
bằng kim
loại hay
thủy tinh.
- Loại được
vi khuẩn,
vsv, cgs
Nhượ Không thích Không thích hợp Không loại được -Không loại
c điểm hợp với với dược chất vi khuẩn, vsv, cgs được vi khuẩn,
dược chất kém bền với nhiệt vsv, cgs
kém bền với -Các tiểu phân
nhiệt bị giữ sâu bên
trong màng
xốp, làm bẩn và
tắc phễu lọc.
Trang -Tủ sấy -Nồi hấp có dung -Màng lọc Phễu thủy tinh
thiết -Máy sấy tích thích hợp cellulose acetat gồm loại G4 và
bị -Lò sấy -Nồi hấp có van hay cellulose nitrat G5:
-Bộ phận xả, van an toàn, -Màng lọc PTFE + G4: kích
điều nhiệt và đồng hồ báo áp -Các thiết bị đồng thước lỗ xốp
hẹn giờ lực hơi. bộ bao gồm: máy 1,5-5m để lọc
nén khi không dầu trong dung
có màng lọc khí dịch.
hoặc máy hút chân + G5: kích
không. thước lỗ xốp 1-
1,5m để lọc
trong và lọc
loại khuẩn.
Môi Vô khuẩn Có sự tương quan Vô khuẩn Vô khuẩn
trường 180C-30p giữa áp suất hơi Áp suất cao Áp suất giảm
170C-60p và nhiệt độ: Áp suất giảm
160C-120p. 0atm -100C-60p
0,5atm-110C-30p
1,0atm - 121C-15p

Câu 7: So sánh dung dịch thuốc tiêm và dung dịch thuốc nhỏ
mắt về thành phần ( dược chất, tá dược), tiêu chuẩn chất
lượng.
 Giống nhau:
- Thành phần: 4 tp chính
 Dược chất: phải đạt độ tinh khiết (vật lý, hóa học và vsv) cao
hơn với cùng dược chất đó nhưng dùng trong các dạng thuốc
khác. Cần tập hợp đầy đủ các thông tin về: cấu trúc hóa học,
tính chất vật lý, tính chất hóa học và độ ổn định của dược chất.
 Dung môi: Nước cất pha tiêm
 Tá dược: đó là các chất chống oxh, các chất điều chỉnh Ph, các
chất tạo phức, các chất làm tăng độ tan, các chất diện hoạt và
các chất đẳng trương hóa. Các hóa chất này cũng phải là các
hóa chất đạt yêu cầu chất lượng để pha thuốc tiêm.
 Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
- Tiêu chuẩn chất lượng
 Thuốc phải đạt giới hạn ph như ghi trong chuyên luận. Xác
định bằng máy đo pH
 Dạng bào chế là hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải phân
tán đồng nhất ngay khi lắc nhẹ và phải giữ được sự phân tán
đồng nhất đó trong thời gian đủ để lấy được đúng liều thuốc.
 Định tính, định lượng: tiến hành theo chỉ dẫn trong từng
chuyên luận cụ thể.
 Thuốc phải vô khuẩn, nếu thuốc tiêm không vô khuẩn sẽ gây
ra những hậu quả rất nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tại chỗ,
nhiễm khuẩn máu,…thậm chí có thể tử vong. Có 2 pp thử là
pp màng lọc và pp cấy trực tiếp.
 Khác nhau:
Thuốc tiêm Thuốc nhỏ mắt
Dược -Nguồn gốc tự nhiên 1. Các thuốc dùng để điều trị nhiễm
chất -Nguồn gốc sinh học khuẩn: tùy theo tác nhân gây bệnh
-Nguồn gốc tổng hợp hóa học mà chọn thuốc kháng khuẩn cho
-Muốn pha thuốc tiêm vào thích hợp, cũng có thể dùng một
mạch máu, dược chất nhất hoặc kết hợp hai hay nhiều thuốc
thiết phải hòa tan hoàn toàn kháng khuẩn trong một công thức
trong nước. thuốc nhỏ mắt.
-Một dược chất có thể tồn tại 2. Các thuốc chống viêm tại chỗ:
dưới nhiều dạng khác nhau. thường dùng các corticosteroid,
-Các dạng khác nhau của cùng tùy theo vị trí viêm mà dùng các
một dược chất thường có độ corticosteroid có hoạt lực khác
tan khác nhau, độ ổn định nhau.
dưới tác động của môi trường 3. Các thuốc gây tê bề mặt: tetracain
cũng rất khác nhau. Do đó hydroclorid, cocain hydroclorid
phải chọn dược chất ở dạng được dùng khá phổ biến trong
vừa có độ tan thích hợp, vừa nhãn khoa khi tiến hành các thủ
ổn định trong dạng thuốc. thuật chẩn đoán hoặc là tiến hành
-Trong trường hợp dược chất các phẫu thuật nhỏ ở mắt. Dùng
không ổn định khi pha ở dạng các thuốc như pilocarpin,
dung dịch nước thì cần bào carbachol hoặc các thuốc khóa thụ
chế thuốc tiêm ở dạng bột vô thể p như betaxolol, timolol và
khuẩn bằng pp kết tinh vô bunolol có tác dụng giảm áp lực
khuẩn, phun sấy vô khuẩn trong mắt.
hoặc bào chế thành dạng thuốc 4. Thuốc giãn đồng tử: atropin,
tiêm đông khô. homatropin và scopolamin.
5. Một số vitamin như vtm A, B2, C
cũng được pha dưới dạng nhỏ mắt
riêng rẽ hoặc phối hợp với các
dược chất khác.
6. Thuốc dùng để chẩn đoán: natri
fluorescein được dùng tại chỗ
giúp chẩn đoán xước hoặc loét
giác mạc và các tổn thương ở
võng mạc.
Tá - Chất sát khuẩn - Chất sát khuẩn thường được sd
dược - Tuyệt đối không dùng hệ trong công thức nhỏ mắt.
đệm boric/borat do làm phá - Hay dùng hệ đệm Ph boric/borat
hủy hồng cầu để điều chỉnh Ph, sát khuẩn và ko
- Chất làm tăng độ tan gây kích ứng mắt.
- Chất làm tăng độ nhớt
Tiêu - Cảm quan - Cảm quan
chuẩn +không màu hoặc có màu  Với dung dịch thuốc nhỏ mắt:
chất của dược chất. phải trong suốt, không có các tiểu
lượng +thuốc tiêm nhũ tương phân không tan lơ lửng trong
không được có hiện tượng dung dịch, không màu hoặc có
tách lớp. Thuốc tiêm hỗn màu của dc.
dịch chứa các tiểu phân  Với hỗn dịch nhỏ mắt: giới hạn
phân tán có kích thước nhỏ kích thước của các tiểu phân dc
hơn 15pm. rắn nói chung phải <50pm để
- Thuốc tiêm bột đóng lọ phải thuốc không gây kích ứng niêm
đạt quy định về hàm ẩm: mạc mắt, không gây xước giác
thuốc phải nhanh chóng mạc và để dc hòa tan tốt hơn
chuyển sang dung dịch trong dịch nước mắt tạo thuận lợi
trong suốt hay hỗn dịch cho sự hấp thu dc qua niêm mạc
đồng nhất khi cho dung môi mắt, đảm bảo skd của thuốc.
vào lắc nhẹ. - Các chỉ tiêu khác: Ph, định tính,
- Thể tích hoặc khối lượng định lượng, độ nhớt, độ thẩm
+ sai số thể tích: thuốc tiêm thấu tiến hành theo chỉ dẫn trong
phải đóng với thể tích lớn các chuyên luận thuốc nhỏ mắt
hơn so với thể tích ghi trên cụ thể.
nhãn để có thể lấy được
đúng thể tích thuốc cần tiêm
+ độ đồng đều khối lượng:
phải đạt yêu cầu về thử độ
đồng đều kl theo qui định là
±10% so với kl trung bình.
- Chất gây sốt

Câu 8: Chất gây sốt trong công thức thuốc tiêm: khái niệm, tác
hại. bản chất, tính chất, nguyên tắc thử.
 Khái niệm: là các sản phẩm chuyển hóa do các vsv như vi khuẩn,
nấm mốc, nấm men, virus, sinh ra trong quá trình sống của chúng và
xác chết của các vsv tnày gây phản ứng sốt khi tiêm. Chất gây sốt do
các vk gram (-) sinh ra có tác động mạnh nhất.
 Bản chất hóa học và tính chất của cgs
- Chất gây là một phức hợp lipo- polysaccharid có khối lượng phân tử
khoảng 15000 đến 4000000 U.V.C
- Tan trong nước nên không loại được cgs bằng cách lọc, không bay hơi
nên loại được bằng cách cất nước
- Khá bền vững với nhiệt, chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ cao (250C / 30-
45p hoặc 180C / 3-4h). Có thể loại cgs khỏi các dụng cụ thủy tinh
hay kim loại bằng cách sấy ở 250C trong 45p.
- Bị phá hủy bởi các kiềm mạnh, acid mạnh và các chất oxh mạnh. Do đó
có thể loại triệt để cgs khỏi vỏ chai thủy tinh đóng dung dịch tiêm
truyền bằng cách tráng hoặc ngâm vỏ chai trong dung dịch acid
sulfocromic.
- Bị than hoạt hấp phụ không nên áp dụng tính chất này để loại bỏ cgs vì
các thành phần khác của thuốc cũng bị hấp phụ và đưa rất nhiều tạp
chất vào thuốc tiêm.
 Tác hại của cgs
- Tùy theo lượng cgs đã tiêm mà cơ thể có những phản ứng sinh học
khác nhau: rùng mình, rét run, đau nhức chân tay, đau đầu, khó
thở, trường hợp nặng gây tím tái, sốt cao và có thể gây tử vong.
Thuốc tiêm phải được tiệt khuẩn ngay sau khi pha.
 Kiểm tra cgs trong thuốc tiêm
- Tất cả các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml hoặc theo yêu
cầu quy định riêng đều phải kiểm tra chất gây sốt . Để kiểm tra
phát hiện cgs trong các chế phẩm thuốc tiêm, DĐVN III cũng như
dược điển các nước đều quy định thử phát hiện cgs trong thuốc
tiêm trên thỏ.
- Thỏ là động vật nhạy cảm nhất với cgs. Thỏ dùng thử nghiệm này
phải là thỏ đã trưởng thành, khỏe mạnh, đực hoặc cái không có
chửa, cân nặng từ 1,5 kg trở lên, chưa dùng vào thí nghiệm khác,
có thân nhiệt nằm trong giới hạn 38-39,3C. Tiêm thuốc cho 3 thỏ
theo đường tĩnh mạch vành tai, nếu không có qui định riêng thì
tiêm với liều 10ml thuốc cho 1 kg cân nặng. Đo thân nhiệt của thỏ
trước và sau khi tiêm thuốc, căn cứ mức tăng nhiệt độ của thỏ sau
khi tiêm thuốc để xác định thuốc có nhiễm cgs hay không.
Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa thuốc tiêm và thuốc tiêm
truyền về: thành phần, dạng bào chế và yêu cầu chất lượng.
Thuốc tiêm Thuốc tiêm truyền
Thành 1. Dược chất: đa dạng 1. Dược chất
phần -Nguồn gốc tự nhiên - Thường ko phối hợp nhiều dc
-Nguồn gốc sinh học - Ko chứa các dc có hoạt lực
-Nguồn gốc tổng hợp hóa mạnh (thuốc độc bảng A, B
học và các csk)
2. Dung môi: nước cất pha - Chủ yếu là chất bổ dưỡng, bổ
tiêm, các dm đồng tan với sung thiếu hụt chất cho cơ thể
nước (ethanol,glycerin…), 2. Dung môi: nước cất pha tiêm
các dm ko đồng tan với 3. Tá dược: không có csk, ko có
nước (dầu tv, ethyl oleat...) chất gây thấm, gây phân tán
3. Tá dược: csk, chất gây 4.Bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thấm, gây phân tán làm thuốc
tăng độ ổn định, kéo dài td
của thuốc.
4. Bao bì tiếp xúc trực tiếp
với thuốc: ống tiêm thủy
tinh được hàn kín sau khi
đóng thuốc. Có thể là hệ
bơm- kim tiêm đóng sẵn ở
trong.
Dạng Nhũ tương (N/D, D/N) Nhũ tương D/N
bào Hỗn dịch
chế Bột vô khuẩn
Yêu Chỉ tiêu cảm quan: Chỉ tiêu cảm quan:
cầu - Không màu hoặc có màu Các dung dịch thuốc tiêm
chất của dc truyền không được các tiểu
lượng - Thuốc tiêm NT không được phân phát hiện được bằng mắt
có biểu hiện tách lớp thường và chỉ cho phép có 1
- Thuốc tiêm hỗn dịch có thể lượng nhất định các tiểu phân
lắng cặn nhưng phải phân ko nhìn thấy (dược điển từng
tán đồng nhất ngay khi lắc nước có qui định riêng), xác
nhẹ và phải giữ được sự định bằng máy đếm tiểu phân tự
phân tán, đồng nhất trong động hoặc lọc và đếm bằng kính
thời gian đủ để lấy được hiển vi.
đúng liều thuốc. Thuốc tiêm
hỗn dịch chứa các tiểu phân
phân tán có kích thước nhỏ
hơn 15pm.
- Thuốc tiêm bột đóng lọ phải
đạt quy định về hàm ẩm:
thuốc phải nhanh chóng
chuyển sang dung dịch trong
suốt hay hỗn dịch đồng nhất
khi cho dung môi vào lắc
nhẹ.
- Thể tích hoặc khối lượng
+ sai số thể tích: thuốc tiêm
phải đóng với thể tích lớn
hơn so với thể tích ghi trên
nhãn để có thể lấy được
đúng thể tích thuốc cần tiêm
+ độ đồng đều khối lượng:
phải đạt yêu cầu về thử độ
đồng đều kl theo qui định là
±10% so với kl trung bình

Câu 10: Tác động của hệ thống nước mắt đến sinh khả dụng
của thuốc nhỏ mắt. Theo anh chị cần có những tác động gì
trong bào chế để nâng cao SKD của thuốc nhỏ mắt.
 Đặc điểm sinh lý của hệ thống nước mắt
- Nước mắt được tiết ra liên tục khoảng 1l trong 1 phút, tạo ra một
màng nước mắt bao phủ toàn bộ bề mặt của giác mạc và kết mạc.
Màng nước mắt này có tác dụng bảo vệ mắt chống nhiễm khuẩn,
giữ cho mắt không bị khô và được chứa ở túi cùng kết mạc khoảng
20-30l. Nước mắt là một dịch nước trong suốt có pH khoảng 7,4
có chứa các chất điện giải như Na+, K+, Ca++, HCO3- nên nước mắt
có khả năng đệm nhất định.
- Khi nhỏ một giọt thuốc vào vùng trước giác mạc, một phần ngoài
sức chứa của mắt sẽ trào ra bên ngoài, một phần được rút rất nhanh
theo ống mũi lệ để tự động thiết lập lại cân bằng thể tích sinh lý
cho mắt. Khi thể tích nước mắt trở lại bình thường thì nước mắt
vẫn tiếp tục tiết ra pha loãng lượng thuốc còn lại ở vùng trước giác
mạc, làm giảm nồng độ dược chất, giảm tốc độ và mức độ khuếch
tán dược chất qua giác mạc. Đặc biệt là khi thuốc nhỏ mắt có pH
không giống như pH của nước mắt thì sẽ gây kích ứng cho mắt.
Nước mắt tiết ra nhiều, thuốc sẽ bị rửa trôi càng nhiều hơn.
- Dịch nước mắt có chứa xấp xỉ 0,7% protein như albumin, globulin
và lysozym nên rất có thể xảy ra liên kết tạo phức giữa dược chất
và protein, làm giảm hấp thu dược chất vào trong các niêm mạc
mắt và chỉ có dược chất ở dạng tự do mới hấp thu được.
 Những tác động trong bào chế để nâng cao SKD của thuốc nhỏ mắt
- Thêm chất làm tăng độ nhớt của thuốc để thuốc giữ lại ở mắt lâu
hơn.
- Điều chỉnh Ph của thuốc trong khoảng Ph mà mắt điều tiết được
- Đẳng trương thuốc nhỏ mắt để hạn chế thuốc bị rửa trôi giúp làm
tăng quá trình hấp thu dược chất ở mắt dẫn đến làm tăng sinh khả
dụng của thuốc.
- Kỹ thuật bào chế sẽ giúp lựa chọn dạng bào chế thích hợp với từng
loại dược chất phù hợp với mục đích sử dụng thuốc làm tăng quá
trình hấp thu dược chất làm tăng skd.
- Bao bì giúp đảm bảo chất lượng dược chất giúp cho quá trình hấp
thu là tốt nhất.
Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc
nhỏ mắt. Các biện pháp có thể áp dụng để tăng khả năng thấm
dược chất từ thuốc nhỏ mắt qua giác mạc.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt
- Các hàng rào sinh học ở mắt như hệ thống nước mắt, giác mạc, kết
mạc là các hệ thống làm cho dược chất bị giảm hấp thu dẫn đến
làm giảm skd của dược chất.
- Dược chất: phụ thuộc vào tính chất lý học – hóa học khác nhau mà
phải bào chế ra dạng chế phẩm cho skd cao nhất và an toàn nhất
đối với mắt.
- Tá dược là các chất làm tăng độ nhớt, điều chỉnh Ph, chống oxh,…
- Dịch nước mắt có chứa xấp xỉ 0,7% protein như albumin, globulin
nên rất có thể xảy ra liên kết tạo phức giữa dược chất và protein,
làm giảm hấp thu dược chất.
 Các biện pháp có thể áp dụng để tăng khả năng thấm dược chất từ thuốc
nhỏ mắt qua giác mạc
- Sử dụng chất tạo phức chelat với ion calci: chất hay được sử dụng
để tạo phức với Ca++ là dinatri edetat, ion Ca++ trên màng biểu
mô giác mạc bị khóa, làm rộng khoảng kẽ giữa các biểu mô giác
mạc nên các phân tử dược chất thấm qua dễ dàng hơn.
- Sử dụng chất diện hoạt: chất diện hoạt có tác động làm tăng tính
thấm của các phân tử dược chất qua đường kẽ tế bào do tác động
đến liên kết chặt chẽ giữa các tế bào. CDH cũng làm giảm SCBM
giúp cho thuốc phân tán nhanh hơn vào màng nước mắt, tiếp xúc
tốt hơn với giác mạc và kết mạc nên được hấp thu tốt hơn.
- Tăng tỷ lệ dược chất dạng không ion hóa: dạng không ion hóa của
dược chất dễ tan trong lipid do đó dễ thấm qua biểu mô giác mạc
và được hấp thu tốt hơn so với dạng ion hóa.
V – Các dạng bào chế bằng phương pháp chiết
xuất
1. Ảnh hưởng
a. Độ mịn:
- Chia nhỏ dược liệu làm tăng hiệu suất chiết suất do tăng diện tích tiếp xúc
dược liệu-dung môi; tăng hệ số chiết suất ở giai đoạn 1
- Tỷ lệ tạp trong dịch chiết tăng lên do màng tế báo có tính thẩm tích bị phá
vỡ nhiều, tạp chất hòa tan nhiều hơn vào dịch chiết, sản phẩm khó bảo quản
- Để đảm bảo chất lượng dịch chiết, tùy theo: bản chất dược liệu; bản chất
dung môi; phương pháp chiết
b. Tỷ lệ dược liệu và dung môi:
- Dùng ít dung môi thì không chiết kiệt hoạt chất
- Dùng quá nhiều dung môi, dịch chiết sẽ nhiều tạp
- Tùy từng công thức mà chọn tỷ lệ dược liệu-dung môi thích hợp
(nghiên cứu tối đa hóa quy trình chiết suất)
Ví dụ về tỷ lệ dược liệu/dung môi khi điều chế cồn thuốc: dược liệu
thường 1/5; dược liệu độc, quý hiếm 1/10
c. Độ pH:
- Chiết dịch có alcaloid cần acid hóa dung môi bằng acid tạo muối dễ tan
nhất: chiết canhkina dùng acid HCl; chiết cựa lõa mạch dùng acid tartric
- Chiết dược liệu có saponin thường kiềm hóa nước với NaHCO₃ 5-10%
để chuyển saponosid dạng acid sang dạng trung tính dễ tan hơn
- Chiết dược liệu có flavonoid như cam thảo kiềm hóa bằng NH₄OH để
chuyển sang dạng muối amoni dễ tan hơn
2. Ảnh hưởng
a. Chênh lệch nồng độ giữa các lớp khuếch tán
 Tăng cường khuấy trộn (phương pháp ngâm lạnh). Sử dụng siêu âm
tăng cường khuếch tán đối lưu
 Thay thế các lớp dịch chiết bằng các lớp dung môi mới (ngấm kiệt
ngược dòng)
b. Nhiệt độ
 Nhiệt độ làm tăng hiệu suất chiết suất do: giảm độ nhớt của dung môi;
khi đun sôi liên tục (phương pháp sắc) tạo ra khuếch tán đối lưu; làm tăng
độ tan và tốc độ khuếch tán chất tan vào dung môi
 Sử dụng nhiệt trong quá trình chiết suất có thể gây phân hủy hoạt chất;
tăng độ tan của một số tạp chất; dễ gây chá nổ với dung môi như ethanol,
ether,…
c. Thời gian chiết
 Hoạt chất thường có khối lượng phân tử nhỏ, khuếch tán nhanh chóng
đạt đến cân bằng. Nếu kéo dài thời gian chiết, hoạt chất không tăng nhưng
tỷ lệ tạp tăng
 Thời gian chiết tùy theo dược liệu, dung môi và phương pháp: dung
môi là ethanol có ngâm lạnh hàng tháng; dung môi nước dễ nhiễm vi sinh
vật, chiết ngắn hơn
3. Kỹ thuật ngâm trong chiết suất: nguyên tắc, cách tiến hành
a. Nguyên tắc: dùng dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp tiếp xúc
với dung môi trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó gạn, ép, lắng,
lọc để thu lấy dịch chiết
b. Cách tiến hành: tùy theo nhiệt độ
a. Cách tiến hành: tùy theo nhiệt độ
Nhiệt độ Thời gian Dược liệu Dung môi Hiệu quả
Ngâm Nhiệt độ Kéo dài Hoạt chất dễ bị phân Ethanol, Hiệu suất
phòng nhiều hủy do nhiệt độ nước tinh chiết thấp,
25℃ ngày, tuần, (cánh kiến trắng, vỏ khiết (cần hiệu quả
tháng, năm cam, gừng),dược có nắp để không cao
liệu có chất nhựa, tránh bay
các chất chiết chậm hơi)
hòa tan trong dung
môi (lô hội, cánh
kiến trắng)

Hầm Thấp Kéo dài Dược liệu có hoạt Dầu thực Hiệu quả
hơn hàng giờ chất ít tan ở nhiệt độ vật: lạc, hơn
nhiệt độ thường, dễ bị thủy vừng, phương
sôi phân ở nhiệt độ cao hướng pháp ngâm
50-60℃ dương (cần lạnh nhưng
có thiết bị vẫn thấp
điều nhiệt)
Hãm Rót 15-30 phút Dược liệu có cấu tạo Nước, Hoạt chất
nước thực vật mỏng ethanol, trong dược
sôi/ manh: hoa, lá…(lá Dụng cụ liệu được
dung chè, hoa cúc, hoa tráng men, bảo vệ
môi sôi nhài) tráng bạc không bị
vào giữ nhiệt phá hủy
dược tốt hơn Hiệu quả
liệu hơn 2
phương
pháp trước

Sắc Duy trì 30-60 phút Dược liệu rắn chắc: Nước Hiệu suất
nhiệt độ vỏ, rễ, gỗ, hạt Nồi sắc cần chiết cao
sôi Hoạt chất không bị có vỉ kim nhất so với
thủy phân ở nhiệt độ loại chống 3 phương
cao (bách bộ, cát cháy pháp còn
căn, mạch môn) lại
4. Kỹ thuật ngâm nhỏ giọt trong chiết suất: nguyên tắc,
cách tiến hành
 Nguyên tắc: dược liệu luôn được tiếp xúc với dung môi mới, luôn tạo sự
chênh lệch nồng độ hoạt chất cao do đó có thể chiết kiệt hoạt chất.
 Cách tiến hành: kỹ thuật ngâm nhỏ giọt bao gồm các giai đoạn
1. Chuẩn bị dược liệu
- Dược liệu được phân chia ở mức độ thích hợp, không nên chia quá nhỏ, vì
bộ phận dược liệu khi thấm dung môi dễ bị nén chặt dung môi khó đi qua
ngăn cản quá trình chiết xuất.
- Nếu dược liệu phân chia quá thô, với kích thước tiểu phân lớn làm giảm
diện tích tiếp xúc với dung môi, làm giảm hiệu suất chiết, không chiết kiệt
hoạt chất.
2. Làm ẩm dược liệu
- Cho dược liệu đã chia nhỏ đến độ mịn thích hợp vào dụng cụ thích hợp và
làm ẩm dược liệu bằng dung môi, đậy kín, để yên ở nhiệt độ phòng cho
dược liệu trương nở hoàn toàn, sau đó cho dược liệu vào bình ngấm kiệt.
- Nếu dược liệu không được làm ẩm trương nở hoàn toàn, khi tiếp xúc với
dung môi trong quá trình ngấm kiệt sẽ tiếp tục trương nở bịt kín các khe hở
giữa các tiểu phân dược liệu, dung môi không chảy qua và làm giảm hiệu
suất chiết.
- Khi dược liệu không được làm ẩm trương nở, rất khó thấm ướt dung môi
và khó đuổi hết không khí ra khỏi dược liệu, tạo ra các khoảng trống, trong
đó dược liệu không tiếp xúc với dung môi, làm giảm hiệu suất chiết.
- Thời gian để dược liệu trương nở từ 2-3h, lượng dung môi thấm ẩm tùy
theo khả năng thấm ẩm của dược liệu đối với dung môi cần dùng.
3. Cho dược liệu vào bình ngấm kiệt
- Lót một lớp bông thấm nước lên trên ống thoát dịch chiết để bột dược liệu
không gây tắc bình và lẫn vào dịch chiết. Sau đó đặt giấy lọc đã cắt vừa
vặn đáy bình hoặc đặt vải gạc, tấm kim loại đục lỗ lên trên.
- Cho từ từ bột dược liệu đã thấm ẩm vào bình, vừa cho vừa san đều và nén
nhẹ các lớp dược liệu.
- Cho dược liệu đến khoảng 2/3 thể tích bình, đặt giấy lọc và các vật đè trên
để tránh xáo trộn dược liệu khi đổ dung môi.
4. Đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh
- Mở khóa ống dịch chiết và đổ dung môi lên khối dược liệu tới khi có vài
giọt dịch chiết chảy ra, đóng khóa lại.
- Đổ tiếp dung môi cách mặt dược liệu 2-3cm. Ngâm lạnh trong một thời
gian xác định thích hợp, thông thường khoảng 24h.
5. Rút dịch chiết
- Hết thời gian ngâm lạnh, mở khóa cho dịch chiết chảy từng giọt vào
bình hứng. Chú ý thường xuyên thêm dung môi để ngập mặt dược liệu
2-3cm.
- Tốc độ rút dịch chiết phụ thuộc vào lượng dược liệu đem dùng
6. Kỹ thuật điều chế cồn thuốc. Cho vd
 Điều chế cồn thuốc bằng phương pháp ngâm lạnh
- Cho dược liệu đã quy định vào một bình đậy kín để ở nhiệt độ phòng.
Ngâm trong thời gian xác định; hàng ngày có khuấy trộn. Sau đó gạn
lấy dịch ngâm, ép bả để thu dịch ép. Trộn dịch ngâm và dịch ép lắc đều
để lắng, gạn, lọc lấy dịch trong. Dụng cụ ngâm lạnh luôn đậy kín tránh
bay hơi dung môi.
- Phương pháp ngâm lạnh thường được dùng điều chế cồn thuốc không
chứa hoạt chất độc mạnh. Ví dụ: cồn tỏi, cồn vỏ cam, vỏ quế, cồn
gừng, cồn cánh kiến, cồn hồi…
 Điều chế cồn thuốc bằng phương pháp ngấm kiệt
- Quá trình ngấm kiệt được tiến hành như đã trình bày ở phần kỹ thuật
chung. Khi rút dịch chiết có hai trường hợp:
 Nếu cồn thuốc quy định hàm lượng hoạt chất, khi thu được 3/4 tổng số
lượng dịch chiết quy định thì ngừng rút dịch chiết, ép bã. Trộn dịch chiết
với dịch ép. định lượng hoạt chất. Tùy theo kết quả định lượng, điều chỉnh
hàm lượng hoạt chất đúng quy định của Dược điển.
 Nếu cồn thuốc không quy định hàm lượng hoạt chất, khi thu được 4/5
tổng số khối lượng dịch chiết quy định sẽ ép bã thu dịch ép. Trộn dịch
chiết và dịch ép. Thêm dung môi vừa đủ khối lượng quy định.
- Phương pháp ngấm kiệt thường được dùng điều chế cồn thuốc có hoạt
chất độc mạnh. Ví dụ: cồn benladon, cồn ô đầu, cồn cà độc dược …
 Điều chế cồn thuốc bằng phương pháp hòa tan
- Hòa tan cao thuốc, hóa chất, tinh dầu vào ethanol có nồng độ thích
hợp, khi tan hoàn toàn lọc lấy dịch trong.
Ví dụ : cồn opi, cồn mã tiền, cồn opi kép, cồn opibenzoic, thành phần có
cao thuốc, hóa chất và tinh dầu (xem phần dung dịch cồn).
- Phương pháp hòa tan được áp dụng với những công thức đi từ dược liệu
có chứa tạp chất (nhựa, chất béo, v.v…) nên phải dùng cao thuốc, vì cao
thuốc đã loại tạp chất trong quá trình điều chế. Các cồn thuốc được điều
chế bằng phương pháp hòa tan bảo quản dễ dàng hơn. Tuy nhiên cồn
thuốc điều chế bằng phương pháp này có thành phần không hoàn toàn
giống như phương pháp ngấm kiệt.Khi điều chế cồn thuốc kép do thành
phần có những dược liệu khác nhau nên cần kết hợp các phương pháp nêu
trên.
7. Nguyên tắc điều chế dịch chiết và các biện pháp loại
tạp chất trong dịch chiết trong bào chế cao thuốc.
 Nguyên tắc điều chế dịch chiết:
- Chọn nguyên liệu:
 Phần lớn dịch chiết dùng điều chế cao thuốc là dược liệu thảo
mộc với các bộ phận khác nhau như hoa, lá, vỏ, rễ, gỗ… dược
liệu có thể tươi hoặc khô.
 Dược liệu thường được sấy khô và chia mịn tới độ mịn thích
hợp.
 Dung môi điều chế cao thuốc có thể là nước, ethanol, ethanol-
glycerin-nước, hoặc dùng dung môi ethanol trước, sau đó
dùng nước cho dịch chiết sau rồi gộp dịch chiết lại.
- Chọn phương pháp chiết xuất thích hợp:
 Phương pháp ngâm lạnh: với dung môi là nước có thể áp
dụng phương pháp ngâm lạnh, thường ngâm phân đoạn với
lượng dung môi 8-12 lần so với lượng dược liệu.
 Phương pháp hầm sắc: dụng cụ để hầm và sắc cần có vỉ bằng
kim loại để dược liệu không tiếp xúc với đáy, tránh bị cháy.
VD: cao bổ phế, cao hy thiêm, cao ích mẫu
 Phương pháp ngấm kiệt: hay được ứng dụng để điều chế cao
thuốc vì dịch chiết đầu đậm đặc để riêng không cần bốc hơi
hoặc bốc hơi ít nên hạn chế tác động của nhiệt tới hoạt chất,
thường dùng dung môi ethanol. Lượng dịch chiết đầu thường
bằng 80-100% lượng dược liệu đem dùng. Các dịch chiết sau
cô đặc đến thể cao mềm sau đó trộn với dịch chiết đầu.
Người ta có thể dùng phương pháp ngấm kiệt cải tiến để điều
chế cao thuốc không cần qua giai đoạn cô đặc
 Các biện pháp loại tạp:
- Với các tạp chất tan trong nước: gôm, chất nhày, pectin, tinh bột,
tanin có thể loại tạp bằng cách
 Dùng nhiệt: tiến hành cô nhỏ lửa dịch chiết còn ½ - ¼ thể
tích ban đầu, để lắng 2-3 ngày ở chỗ mát, sau đó gạn lọc.
 Dùng ethanol 90: cô dịch chiết còn ½ - ¼ thể tích ban đầu,
thêm đồng thể tích ethanol 90, khuấy trộn đều để lắng qua
đêm sau đó gạn lọc.
 Dùng sữa vôi: dịch chiết đã cô đặc cho sữa vôi vào để dịch
chiết có pH 12-14, phần lớn các hoạt chất và tạp chất sẽ tủa,
khi cho acid sulfuric vào để có pH 5-6 thì một số hoạt chất
tan trở lại còn hầu hết các tạp chất không tan do đó có thể
loại được tạp chất. Phương pháp này thường áp dụng với các
dịch chiết đi từ dược liệu flavonoid, alcaloid.
 Dùng chì acetat, chì kiềm để loại gôm, chất nhày, tanin. Loại
chì thừa bẳng natri sulfit.
- Với tạp chất tan trong ethanol: nhựa, chất béo, sáp…
 Dùng nước acid: cô dịch chiết đến thể cao mềm, sau đó thêm
nước đã acid hóa để hòa tan hoạt chất là những alcaloid. Đun
nóng đến 80C và để nguội. Tách riêng chất béo và chất
nhựa không tan. Có thể làm 2-3 lần như vậy với nước acid
hóa có 0,05% HCl hoặc 0,2% acid tartric.
 Dùng parafin: dịch chiết được cô đặc còn lại ½ - ¼ thể tích
ban đầu, sau đó thêm parafin vào dịch chiết nóng, khuấy kĩ
và để nguội. Parafin đông đặc kéo theo tạp chất tạo thành
một màng cứng trên mặt dịch chiết.
 Dùng bột talc: đối với trường hợp tạp chất là nhựa khó tan
hoặc ít tách lớp, cho bột talc vào dịch chiết khuấy trộn kỹ, để
yên lọc lấy dịch trong.
 Dùng ether, cloroform để loại chất béo và chất nhựa ra khỏi
dịch chiết nước.

You might also like