You are on page 1of 16

BÀI 1: NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN

Câu 1: Các phương pháp phân biệt cấu trúc nhũ tương đơn:
phương pháp pha loãng, phương pháp nhuộm màu, phương pháp đo độ
dẫn điện.
+ Phương pháp pha loãng: Nhũ tương sẽ trộn lẫn dễ dàng với
bất kỳ chất lỏng nào có khả năng trộn lẫn với môi trường phân tán
do đó thường pha loãng với nước, nếu là nhũ tương D/N sẽ trộn lẫn
với nước, còn nhũ tương N/D thì không.
+ Phương pháp nhuộm màu: Dựa vào tính tan trong nước hay
trong dầu của các chất màu. Ví dụ khi cho sudan III (chất màu tan
trong dầu) vào một nhũ tương và quan sát dưới kính hiển vi nếu có
những giọt màu hồng phân tán trong môi trường thì đó là kiểu nhũ
tương D/N và ngược lại, nếu môi trường phân tán có màu hồng thì
là kiểu nhũ tương N/D.
+ Phương pháp đo độ dẫn điện: Nhũ tương có môi trường phân
tán thân nước sẽ có độ dẫn điện, ngược lại nhũ tương có môi
trường phân tán thân dầu không dẫn điện.

Câu 2: Hai phương pháp thường dùng để điều chế nhũ tương là
phương pháp keo ướt (thêm pha nội vào pha ngoại) và phương pháp keo
khô (thêm pha ngoại vào pha nội).
So sánh 2 phương pháp:
Keo ướt Keo khô
Chất nhũ hóa được
Chất nhũ hóa hòa tan trộn với pha nội, thêm
Nguyên tắc trong pha ngoại, rồi thêm 1 ít pha ngoại tạo nhũ
từ từ pha nội vào tương đậm đặc rồi cho
toàn bộ pha ngoại vào
Dụng cụ Máy khuấy Cối chày
Công nghiệp, phòng thí
Quy mô Phòng thí nghiệm
nghiệm
Chất nhũ Keo thân nước (chủ
Đa dạng
hóa yếu ở dạng bột)
Kiểu nhũ
D/N hoặc N/D D/N
tương

Câu 3: Nhũ tương parafin trong bài thực hành được điều chế bằng
phương pháp keo ướt.
Quy trình điều chế:
- Xử lý dụng cụ: Rửa sạch, tiệt trùng bằng cồn cao độ, để khô.
- Cân đong nguyên liệu:
Cân dầu parafin trong cốc có mỏ 100ml,
Cân Tween 80 trong cốc có mỏ 250ml,
Đong nước vào ống đong 100ml.
- Thực hiện điều chế theo phương pháp keo ướt:
+ Cho nước vào cốc đựng Tween 80 (cho ngay trước khi làm),
khuấy đều bằng máy khuấy với tốc độ 300 vòng/ phút.
+ Cho từ từ dầu parafin vào cốc trên và tăng tốc độ máy khuấy tới
1300 vòng/ phút, khuấy đều trong 4 phút.
- Đóng chai, dán nhãn thành phẩm, trên nhãn phải có dòng chữ
“LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”.
Câu 4: Tính chất và vai trò của dầu parafin, Tween 80 trong công
thức nhũ tương dầu parafin:
- Dầu parafin: là chất lỏng, trong, sánh, không màu, không mùi vị,
tỷ trọng 0,83 – 0,89. Không tan trong nước, ít tan trong alcohol, tan
trong các dung môi không phân cực.
Đóng vai trò là hoạt chất trong công thức, có tác dụng như chất làm
trơn, giúp nhuận tràng tẩy xổ, làm mềm phân dùng trong điều trị
chứng táo bón ở người lớn và trẻ em. Liều 15g giúp nhuận tràng,
còn >30g có tác dụng tẩy xổ.
- Tween 80: là chất nhũ hóa diện hoạt thân nước, thể chất lỏng,
sánh, màu vàng hoặc vàng nâu, mùi dễ chịu, nhưng có vị đắng, dễ
tạo bọt khi khuấy trộn. Có HLB = 15,0; tan được trong nước,
ethanol, không tan trong dầu béo.
Đóng vai trò là chất nhũ hóa, giúp hình thành nhũ tương dầu parafin
trong nước.
Câu 5: Từ 1 điểm cho trước trên giản đồ pha, xác định tỷ lệ % các
thành phần: tại điểm đã cho chiếu theo phương song song và theo
hướng tăng dần giá trị từng cạnh sẽ có được tỷ lệ của 3 pha trong nhũ
tương.
Ví dụ: Cho điểm A trên giản đồ sau
=> Tỷ lệ % các thành phần là: 70% dầu, 10% chất nhũ hóa: 20%

Chất nhũ hóa


Dầu

Nước
nước.
Câu 6: Cho công thức nhũ tương gồm ….% dầu, ….% chất nhũ
hóa, ….% nước. Xác định vị trí của công thức qua điểm B trên giản
đồ pha: Vẽ các đường thẳng song song với 1 cạnh và hướng theo chiều
giá trị tăng dần sao cho cắt 1 cạnh thành phần tại tỷ lệ đề bài yêu cầu,
giao điểm của 3 đường thằng chính là vị trí của điểm B cần xác định.
Ví dụ: Cho công thức 50% dầu, 20% chất nhũ hóa, 30% nước

Chất nhũ hóa Dầu


B
Câu 7: Cho công thức nhũ tương gồm ….g dầu, ….g chất nhũ hóa,
….g nước. Xác định vị trí của công thức qua điểm B trên giản đồ
pha.
Nước
Đổi khối lượng các thành phần ra tỷ lệ % rồi tìm điểm B trên giản
đồ giống câu 1.6.
Câu 8: Cho công thức nhũ tương gồm ….% dầu, ….% chất nhũ
hóa, ….% nước. Xây dựng công thức điều chế nhũ tương từ ….g
dầu.
Ví dụ: Cho công thức nhũ tương 15% dầu, 30% chất nhũ hóa, 55%
nước. Xây dựng công thức điều chế nhũ tương từ 35g dầu.
Ta có 15% - 35g
1% -> 2,33g
 Lượng chất nhũ hóa là 2,33 x 30 = 70g
 Lượng nước là 2,33 x 55 = 128,33g
Vậy công thức hoàn chỉnh gồm:.......Dầu 35g
Chất nhũ hóa70g
Nước. 128,3 ml
Câu 9: Yêu cầu chất lượng về cảm quan của nhũ tương: Khi quan sát
bằng mắt thường nhũ tương đặc phải mịn và đồng nhất giống như kem;
nhũ tương lỏng phải đục, trắng và đồng nhất giống như sữa.
Nhũ tương được coi như đã bị hỏng khi 2 tướng lỏng đã tách riêng
và bằng cách khuấy lắc cũng không thể khôi phục lại trạng thái phân
tán đồng nhất nữa.
Câu 10: Nhũ tương dầu parafin là kiểu nhũ tương D/N. Vì chất nhũ
hóa sử dụng là Tween 80 có HLB = 15,0 thuộc nhóm chất nhũ hóa D/N,
tan được trong nước và theo quy tắc Bancroft thì chất nhũ hóa tan trong
pha nào thì pha đó sẽ trở thành tướng ngoại.
Các chất nhũ hóa có thể thay thế mà vẫn giữ nguyên kiểu nhũ tương
D/N: Các chất nhũ hóa có HLB khoảng từ 8 – 18 như Methyl
cellulose, Myrj 45, Triethanolamin oleat.

THUỐC ĐẠN PARACETAMOL


1.
2.
Câu 1: Tính chất, vai trò của Paracetamol trong công thức thuốc
đạn Paracetamol:
- Tính chất: Paracetamol là bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng,
hơi tan trong nước (độ tan 1:70 ở 25ºC), tan trong nước sôi nhưng bị
phân hủy mất hoạt tính, tan được trong PEG, dễ tan trong dung dịch
kiềm, ethanol 96%, khó tan trong chloroform, ether.
- Vai trò: là dược chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Câu 2: Tính chất, vai trò của PEG 4000 và PEG 400 trong công thức
thuốc đạn Paracetamol.
- Tính chất:
+ PEG 4000: Thể rắn, không màu, không vị, có mùi nhẹ, tan được
trong nước, cồn, aceton, benzene và các glycol, không tan tron
dầu béo, ether và các hydrocarcbon. Nhiệt độ nóng chảy 50 –
58ºC, nhiệt độ đông đặc 53 – 59ºC.
+ PEG 400: Chất lỏng, hút ẩm, trong suốt, không màu, nhớt, dễ
tan trong nước, aceton, ethanol, không tan trong dầu béo, dầu
khoáng. Có thể hòa tan được nhiều hoạt chất, có khả năng gây
thấm nhũ hóa. Nhiệt độ đông đặc: 4 - 8ºC.
- Vai trò: Là các tá dược thân nước được phối hợp với nhau theo tỷ
lệ thích hợp để làm tá dược thuốc đặt giúp phóng thích dược chất
theo cơ chế hòa tan trong niêm dịch.
Câu 3: Cách xử lý khuôn khi điều chế thuốc đạn Paracetamol theo
công thức trong bài:
Rửa sạch bằng nước → Tiệt trùng bằng cồn cao độ, để khô → Bôi
trơn bằng dầu parafin (lượng vừa đù) → Quấn khăn, úp ngược
khuôn → Làm lạnh khuôn trong tủ lạnh.
- Trường hợp không cần bôi trơn khuôn: Khi sử dụng tá dược co rút
có thể tích tốt.
Câu 3: Các phương pháp điều chế thuốc đạn và nguyên tắc của từng
phương pháp:
- Có 3 phương pháp điều chế thuốc đạn: phương pháp nặn, phương
pháp ép khuôn và phương pháp đun chảy đổ khuôn.
- Nguyên tắc:
+ Nguyên tắc của 2 phương pháp nặn và ép khuôn là dược chất
mịn được trộn đều vào tá dược rắn đã được xát nhỏ (không dùng
nhiệt). Sau đó, tạo viên có hình dạng, kích thước và khối lượng
thích hợp với nơi đặt thuốc.
+ Nguyên tắc của phương pháp đun chảy đổ khuôn: dược chất
được hòa tan hoặc phân tán trong tá dược đã được đun chảy, sau
đó đổ vào khuôn có thể tích nhất định ở nhiệt độ thích hợp.
Câu 4: Yêu cầu chất lượng thuốc đạn Paracetamol:
+ Tính chất, cảm quan: Bề mặt viên phải láng, mịn, không có vết
nứt, thể chất đồng nhất, không có hiện tượng đóng cục hay lắng
đọng dược chất.
+ Hàm lượng Paracetamol, C8H9NO2 từ 95,0% - 105,0% so với
hàm lượng trên nhãn.
+ Độ đồng đều khối lượng: Thử trên 20 viên, chênh lệch không
quá 5% so với khối lượng trung bình.
+ Độ rã: Thời gian rã không quá 60 phút.
+ Độ cứng.
+ Định tính theo DĐVN IV.
Câu 6: Định nghĩa HSTT thuận: HSTT thuận của một chất so với tá
dược là lượng chất đó chiếm 1 thể tích tương đương 1g tá dược khi đổ
khuôn.
- Trường hợp sử dụng HSTT: Trường hợp điều chế thuốc đạn
bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn, dược chất và tá dược có khối
lượng riêng khác nhau và lượng dược chất trong viên lớn hơn 0,05g
thì phải dựa vào HSTT để tính lượng tá dược nhằm đảm bảo cho
mỗi viên chứa đúng lượng dược chất theo yêu cầu.
Câu 7: Ưu điểm của PEG khi sử dụng làm tá dược thuốc đạn:
+ Không ảnh hưởng đến sinh lý (không gây nhuận tràng).
+ Bền vững, dễ bảo quản.
+ Có độ cứng và độ chảy cao nên có độ bền cơ học lớn hơn các tá
dược thuộc nhóm thân dầu  thích hợp với điều kiện nhiệt đới.
+ Có thể phối hợp với nhiều loại dược chất, thích hợp cho các
phương pháp điều chế thuốc đặt.
Câu 8: Nhược điểm của PEG khi sử dụng làm tá dược thuốc đạn:
+ Có tính hút nước cao  gây kích ứng trực tràng.
+ Độ cứng cao gây khó chịu tại nơi đặt thuốc.
+ Có thể trở nên giòn hơn trong quá trình bảo quản và làm lạnh
nhanh.
+ Giải phóng hoạt chất chậm do cơ chế hòa tan chậm trong niêm
dịch.
+ Có thể gây tương kỵ với 1 số chất như benzocain, penicillin,
plastic…

THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL


Câu 1. Nêu vai trò các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt
Cloramphenicol 0,4%?
Cloramphenicol: hoạt chất
Acid boric khan, Natri borat.10H2O: hệ đệm pH
Natri clorid: chất đẳng trương
Nipagin M: chất bảo quản
Nước cất: dung môi hòa tan
Câu 2. Trình bày (ngắn gọn) quy trình pha chế thuốc nhỏ mắt
Cloramphenicol 0,4%?
Xử lý chai thuốc nhỏ mắt
Xử lý dụng cụ pha chế
Cân đong nguyên liệu
Đun sôi 90% lượng nước đến sủi tăm, cho Nipagin M, Acid boric, Na
borat, NaCl vào hòa tan.
Để nước nguội đến khoảng 60 độ C cho Cloramphenicol vào hòa tan
đo pH dung dịch
Để nguội hoàn toàn, đo pH dung dịch, pH chuẩn 7,4
Bổ sung nước cất vừa đủ thể tích
Lọc trong qua giấy lọc xếp nếp hình quạt
Lọc vô khuẩn: hút thuốc vào xylanh đến 11 ml, đuổi bọt khí, gắn
màng lọc Milipore 0,20 µm bơm thẳng thuốc vào chai thành phẩm
Đóng chai 10ml, dán nhãn thành phẩm có dòng chữ “THUỐC NHỎ
MẮT”
Câu 3. Trình bày yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt
Cloramphenicol 0,4%?
- Hàm lượng: Cloramphenicol phải đạt hàm lượng 99,0% - 110,0%
so với hàm lượng ghi trên nhãn
- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Vô khuẩn, định tính, định lượng (DĐVN IV)
- pH: 7,0 – 7,5
- Giới hạn cho phép về thể tích: +10%

Câu 4. Nêu tính chất của Cloramphenicol?


Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng
Ít tan trong nước (1:400), dễ tan trong Ethanol 96%
Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 80 độ C, nồng độ từ 0,4% trở lên có tác
dụng diệt khuẩn, bền trong môi trường hơi acid hoặc trung tính, độ
tan tăng trong môi trường kiềm nhưng dễ bị phân hủy ở pH>7,5 làm
thuốc mất tác dụng
Sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Câu 5. Tính chất, vai trò của Nipagin M trong công thức TNM
cloramphenicol 0,4%, đề nghị chất thay thế phù hợp (giải thích)
Tính chất: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, dê
tan trong cồn, được sử dụng làm chất bảo quản, kháng khuẩn tốt hơn
kháng nâm, hoạt tính tối đa ở pH<6. Tỉ lệ dùng 0,05-0,1%
Vai trò: chất bảo quản
Chất thay thế: hỗn hợp Nipagin M và Nipagin P (Vì nipagin P kháng
nấm tốt hơn kháng khuẩn sẽ làm tăng tác dụng bảo quản)
Câu 6. Nêu tên, thành phần, vai trò của hệ đệm trong công thức
TNM cloramphenicol 0,4%
Tên: Hệ đệm Palitzsch
Thành phần: Acid boric – Natri borat
Vai trò: giữ pH ở khoảng 7,2 -7,4 để Cloramphenicol có thể hòa
tan hoàn toàn mà đồng thời giữ cho hoạt chất ổn định trong dung
dịch và không gây kích ứng mắt.

Câu 7. Khoảng pH phù hợp cho thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol


0,4% (giải thích) và các hệ đệm có thể sử dụng (ít nhất 3 hệ đệm)?
Khoảng pH phù hợp: 7,0 – 7,5. Vì hoạt chất cloramphenicol bền môi
trường hơi axit và trung tính. Môi trường kiềm tăng độ tan, nhưng nếu
pH >7,5 sẽ bị phân hủy. Nhưng nếu sử dụng pH từ 6 – 7 thì hoạt chất sẽ
không tan hết được.
Các hệ đệm có thể sử dụng:
Hệ đệm Gifford: Acid boric – Natri carbonat
Tỉ lệ Acid boric 0,2M : Na2CO3 khan 0,2M là 30:1 => pH: 7,23
30:1,5 =>pH: 7,42
Hệ đệm Acid boric – Natri acetat:
Tỉ lệ Natri acetat 2% : Acid boric 1,9% là 100:5 => pH 7,40

THUỐC TIÊM TRUYỀN ĐA ĐIỆN GIẢI


Câu 1. Nêu quy trình pha chế thuốc tiêm truyền đa điện giải?
Chuẩn bị phòng pha chế thuốc tiêm
Xử lý bao bì và dụng cụ pha chế
Pha chế: thực hiện trong phòng vô khuẩn
Cân đong nguyên liệu
Hòa tan các chất với khoảng 90% lượng nước
Kiểm tra pH sơ bộ
Bổ sung nước cất cho vừa đủ thể tích
Lọc trong bằng lọc chân không
Kiểm tra bán thành phẩm (độ trong)
Đóng chai 200ml
Tiệt khuẩn bằng nồi hấp ở 121 độ C trong 20 phút
Để nguội, soi kiểm tra độ trong
Dán nhãn thành phẩm có dòng chữ “DỊCH TRUYỀN TĨNH
MẠCH”.

Câu 2. Phân biệt thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền?


Thuốc tiêm Thuốc tiêm truyền
Lượng nhỏ Lượng lớn
IM, IC, SC, IV IV
xylanh Bộ tiêm truyền
Time ngắn Time dài
Tác dụng dược lý không quá
Tdụng dược lý cao
mạnh

Không yêu cầu đẳng trương Đẳng trương

Lỏng or rắn Dung dịch nước


Câu 3. Cách xử lý bao bì cấp 1 của dung dịch tiêm truyền đa điện
giải?
Ống và lọ thủy tinh, thể tích nhỏ: rửa sạch, sấy khô tiệt khuẩn ở
160oC/2h. Bảo quản, vận chuyển vô trùng.
Chai thủy tinh, thể tích lớn: rửa sạch, tiệt trùng bằng cách sấy khô
160oC/2h hay 250oC/1h hay tiệt trùng ướt: đóng nước cất khoảng 1/3
chai, đóng nút, hấp 121oC/15ph, tráng lại chai bằng nước cất pha tiêm
rồi đóng thuốc.
Chai, túi nhựa: súc rửa bằng nước cất, tiệt trùng bằng xông hơi oxid
ethylene ở 55-65oC, hay hỗn hợp ethylen bromic và metylbromic. Hoặc
ngâm dd hydro peroxide 3%, peracetic 0,01%, propiolacton 1%,…Cần
súc sạch hóa chất sát khuẩn bằng nước cất nóng, vô khuẩn trước khi
đóng thuốc.
Cũng có thể tiệt trùng bằng nhiệt ẩm 105-121oC, nhưng cần thiêt bị và
làm khô liên hoàn.
Chai thuốc tiêm truyền cũ (thủy tinh loại I): xử lý với dung dịch
sulfo-cromic 10%.
Nút cao su: rửa sạch, luộc 30ph, vớt, để ráo, sấy nhẹ ở 70 oC cho đến
khô. Có thể ngâm với chất tẩy rửa hoặc luộc với dung dịch Na 2CO3 5-
10%, để khử tạp nhả từ cao su.
Nắp nhôm: rửa sạch, sấy khô.
Câu 4. Nêu tiêu chuẩn phòng pha chế thuốc tiêm?
- Điều kiện sản xuất vô khuẩn
- Nơi ít ô nhiễm không khí, xa khu dân cư, thuận lợi giao thông, dễ
dàng cung cấp điện nước
- Sơ đồ Liên tục – Một chiều tránh ô nhiễm chéo, có nơi vệ sinh và
nghỉ ngơi cho nhân viên
- Bề mặt nhẵn bóng, dễ lau chùi
- Cung cấp đủ ánh sáng
- Nhiệt độ: 18-25oC
- Độ ẩm: 35-50%
Câu 5. Nêu cách nhận biết một dung dịch đẳng trương?
- Đo áp suất thẩm thấu: P = 7,4 atm
- Đo độ hạ bặng điểm: ∆t = -0,52oC
- Nghiệm pháp Hemacrip: thử dung dịch với máu, nếu hồng cầu
nguyên hình (không teo, không vỡ) thì dung dịch đó đẳng trương.
- Tinh toán nồng độ Osmol: 290 ± 15%
Câu 6. Trường hợp nào cần đẳng trương hóa một dung dịch. Nêu
cách tính nếu có.
Nếu dung dịch ban đầu ưu trương: pha loãng đến đẳng trương
Nếu dung dịch ban đầu nhược trương: thêm chất đẳng trương hóa
NaCl, Glucose,…
Tính toán bằng công thức Lumiere-Chevrotier, trị số Spowls,…
Câu 7. Trình bày các phương pháp tiệt khuẩn thuốc tiêm?
Tiệt trùng bằng nhiệt độ cao (Dạng bào tử chịu nhiệt tốt hơn dạng
sinh dưỡng)
Tiệt trùng bằng nhiệt ẩm (Phương pháp Tyndall: Áp dụng thuốc
tiêm không bền ở to cao, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch)
Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm trên 100 0C (Áp dụng dung môi, dung
dịch thuốc tiêm bền ở nhiệt độ cao)
Tiệt trùng bằng lọc (Áp dụng cho chế phẩm không bền ở to cao)
Tiệt khuẩn bằng bức xạ (Tiệt trùng bề mặt)
Tiệt trùng bằng hóa chất (Tiệt trùng các chế phẩm đóng gói sẵn,
các y cụ sử dụng một lần)

You might also like