You are on page 1of 24

1.

Theo DĐVN : “Nhũ tương thuốc gồm các dạng thuốc lỏng hoặc mềm dùng để uống, dùng ngoài, được điều
chế bằng cách dùng tác dụng của các………… thích hợp để trộn đều 2 chất lỏng ………”. Hãy chọn từ thích
hợp
A. Chất nhũ hóa, không đồng tan
B. Chất diện hoạt, không đồng tan
C. Chất nhũ hóa, không phân cực
D. Chất diện hoạt, không phân cực
2. Khi kích thước pha phân tán khoảng 50μm thì hệ phân tán là
A. Dị thể thô
B. Vi dị thể
C. Đồng thể
D. Vi dị thể hay keo
3. Nhũ tương thô có kích thước giọt khoáng
A. 0,001-0,1 μm
B. 0,1-50 μm
C. 50-100 μm
D. >100 μm
4. Đặc điểm đễ nhận biết 1 thuốc lỏng có cấu trúc hỗn dịch, nhũ tương
A. Trạng thái cảm quan
B. Trạng thái pha phân tán
C. Kích thước pha phân tán
D. Sức căng bề mặt
5. Xem hình và hãy cho biết cấu trúc
A. Nhũ tương
B. Hỗn dich
C. Vi nhũ tương
D. Nhũ tương kép
6. Khi dùng Tween 80 (HLB 15) và Span (HLB 4,3) để nhũ hóa 20g dầu paraffin (RHLB 10,5) vào nước
thì tỉ lệ Tween 80 trong hỗn hợp chất nhũ hóa là
A. 58%
B. 42%
C. 60%
D. 40%
E. 56%
7. Gôm xanthan thường được sử dụng với vai trò
A. Chất nhũ hóa tạo nhũ tương
B. Chất gây treo cho hỗn dịch lỏng
C. Chất gây thấm cho dược chất trong hỗn dịch
D. Chất nhũ hóa tạo nhũ tương, chất gây treo cho hỗn dịch lỏng
E. Chất gây treo cho hỗn dịch lỏng, chất gây thấm cho dược chất trong hỗn dịch
8. Bentonit tạo kiểu nhũ tương phụ thuộc vào
A. Cấu trúc hóa học của bentonit
B. Tỉ lệ sử dụng trong công thức
C. Trình tự phối hợp
D. Cấu trúc hóa học và tỉ lệ sử dụng
E. Tỉ lệ sử dụng và trình tự phối hợp
9. Cho công thức: dầu lạc thô 5g, nước vôi nhì 5g. cấu trúc của dạng bào chế này là
A. Dung dịch
B. Nhũ tương D/N
C. Nhũ tương N/D
D. Hỗn dịch
E. Dung dịch, nhũ tương
10. Cho công thức: dầu lạc thô 5g, nước vôi nhì 5g. để điều chế công thức này cần
A. Khuấy trộn
B. Thêm Tween
C. Thêm Span
D. Thêm cồn saponin
E. Thêm ethanol
11. Cho công thức: dầu khoáng 50ml, siro đơn 10ml, vanillin 4mg, nước tinh khiết vđ 100ml. để điều chế
công thức này cần phải thêm
A. Gôm Arabic
B. Bentonit
C. Gôm Arabic, ethanol
D. Tween 80
E. Gelatin, acid tartric
12. Phương pháp áp dụng để nhận biết kiểu nhũ tương kép
A. Pha loãng
B. Đo độ dẫn điện
C. Đo zeta
D. Quan sát dưới kính hiển vi
E. Pha loãng hoặc đo độ dẫn điện
13. Sự kết dính của các tiểu phần trong 1 nhũ tương có thể thúc đẩy nhanh bằng cách
A. pha loãng
B. ly tâm
C. sốc nhiệt
D. ly tâm hoặc sốc nhiệt
E. kết dính hoặc kết tinh
14. Sự đồng nhất về kích thước của các tiểu phân (sự phân bố kích thước tiểu phân) trong hỗn dịch,
nhũ tương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng
A. tách lớp
B. kết dính
C. kết bông
D. kết tinh
E. kết dính hoặc kết tinh
15. Cho công thức: Bromoform 2ml, Na benzoate 4g, codein phosphate 0,2g, siro đơn 20g, Nước cất vđ
100ml. dạng bào chế và cấu trúc của công thức
A. potio nhũ tương
B. Nhũ tương N/D
C. Elixir
D. siro nhũ tương
E. lotio nhũ tương
16. Cho công thức: Bromoform 2ml, Na benzoate 4g, codein phosphate 0,2g, siro đơn 20g, Nước cất vđ
100ml. sản phẩm trên có nhược điểm
A. hạn dùng ngắn
B. dễ tách lớp
C. kích ứng niêm mạc
D. có tủa của codein phosphate
E. không dùng cho trẻ em
17. Cho công thức: Bromoform 2ml, Na benzoate 4g, codein phosphate 0,2g, siro đơn 20g, Nước cất vđ
100ml. cần thêm vào công thức trên
A. dầu lạc, gôm Arabic
B. dầu khoáng, gôm Arabic
C. dầu thầu dầu, tween 80
D. dầu dừa, gôm Arabic
18. Cho công thức: dầu paraffin 500ml, gôm Arabic 50g, hôm adragan 2,5g, thạch 7,5g, tinh dầu chanh 1ml,
vanillin 0,2g, Na benzoate 1,5g, glycerol 50ml, nước vđ 1000ml. công thức trên có thể được điều chế bằng
phương pháp
A. keo ướt
B. keo khô kết hợp với keo ướt
C. keo khô hoặc keo ướt
D. keo khô kết hợp với keo ướt hoặc keo ướt
19. Cho công thức: dầu paraffin 500ml, gôm Arabic 50g, hôm adragan 2,5g, thạch 7,5g, tinh dầu chanh 1ml,
vanillin 0,2g, Na benzoate 1,5g, glycerol 50ml, nước vđ 1000ml. cách phối hợp không hợp lý khi điều chế
công thức này
A. hòa tan tinh dầu chanh vào dầu paraffin
B. phối hợp dầu paraffin với hỗn hợp gôm Arabic, adragan và thạch rồi thêm nước vào trộn thành nhũ tương
đậm đặc
C. hòa tan vanillin vào glycerol
D. thêm dung dịch vanillin vào nhũ tương trước khi điều chỉnh thể tích
E. ngâm thạch trong nước đến trương nở hoàn toàn
20. Cho công thức: dầu paraffin 500ml, gôm Arabic 50g, hôm adragan 2,5g, thạch 7,5g, tinh dầu chanh 1ml,
vanillin 0,2g, Natri benzoate 1,5g, glycerol 50ml, nước vđ 1000ml. vai trò của Natri benzoate trong công thức

A. hoạt chất
B. điều vị
C. tạo màu
D. tạo kết bông
E. bảo quản
21. Ý nào không đúng trong điều chế nhũ tương lỏng
A. dược chất dễ tan trong pha nào thì hòa tan trong pha đó
B. các hoạt chất độc phải được hòa loãng trước khi phối hợp
C. các thành phần tan trong pha nội phải được hòa tan trong pha nội trước khi tiến hành nhũ hóa
D. trong trường hợp có gia nhiệt, nhiệt độ của pha nước cao hon pha dầu
E. phải cho pha nước vào pha dầu
22. Tá dược ít sử dụng trong công thức bột cốm pha hỗn dịch
A. chất gây treo
B. chất gây thấm
C. chất điều chỉnh pH
D. chất tạo sự kết bông
E. chất bảo quản
23. Đối với hỗn dịch chất gây thấm cần thiết trong trường hợp
A. dược chất có bề mặt sơ nước
B dược chất có bề mặt thân nước
C. dược chất có bề mặt khó thấm chất dẫn
D. dược chất có tỉ trọng nhẹ
E. dược chất có tỉ trọng khá cao so với chất dẫn
24. Các hỗn dịch trị đau dạ dày theo cơ chế kháng acid có ưu điểm
A. dễ uống
B. tác dụng kéo dài
C. dễ bảo quản
D. diện tích tiếp xúc với niêm mạc dạ dày lớn
E. dễ uống và tác dụng kéo dài
25. Lotio calamine có công thức gồm calamine 15g, kẽm oxid 5g, bentonit 3g, Natri citrate 0,5g, phenol
nước 0,5ml, glycerol 5ml, nước cất vừa đủ 100ml. vai trò của Natri citrate
A. chất tạo kết bông
B. chất điều chỉnh pH D. chất gây treo
C. chất gây thấm E. chất bảo quản
26. Lotio calamine có công thức gồm calamine 15g, kẽm oxid 5g, bentonit 3g, Na citrate 0,5g, phenol nước
0,5ml, glycerol 5ml, nước cất vừa đủ 100ml. Vai trò phenol
A. chất tạo kết bông
B. chất điều chỉnh pH
C. chất gây thấm
D. chất gây treo
E. chất bảo quản
27. Cho công thức lưu huỳnh 2g, camphor 0,5g, glycerol 20g, nước cất vừa đủ 100ml. để điều chế công thức
này cần phải thêm tá dược
A. gây thấm, bảo quản
B. gây thấm, ethanol 90%
C. nhũ hóa, bảo quản
D. gây thấm, gây treo
E. nhũ hóa, gây treo
28. Cho công thức lưu huỳnh 2g, camphor 0,5g, glycerol 20g, nước cất vừa đủ 100ml. tính chất nào của
camphor có liên quan đến việc lựa chọn dạng bào chế
A. dễ bay hơi
B. dễ tan trong ethanol
C. không tan trong nước
D. chất rắn, không tan trong nước
E. chất lỏng không tan trong nước
29. Cho công thức lưu huỳnh 2g, camphor 0,5g, glycerol 20g, nước cất vừa đủ 100ml. phương pháp điều chế
A. trộn đều đơn giản
B. phân tán cơ học
C. trộn đều nhũ hóa
D. phân tán cơ học kết hợp ngưng kết
E. trộn đều đơn giản + trộn đều nhũ hóa
30. Cho công thức: cồn kép opi-benzoic 20g, siro đơn 20g, nước cất vđ 100ml. hãy chọn cách phối họp đúng
khi điều chế
A. cho cồn kép opi-benzoic vào 20ml nước cất, trộn đều. thêm từ từ siro đơn điều chỉnh thể tích
B. cho từ siro đơn vào cồn kép opi-benzoic, trộn đều. điều chỉnh thể tích
D. trộn cồn kép opi-benzoic với siro đơn. Cho từ từ hỗn hợp này vào 50ml nước, trộn đều. điều chỉnh thể tích
E. cho cồn kép opi-benzoic vào 50ml nước cất, trộn đều. thêm từ từ siro đơn, điều chỉnh thể tích
31. Cho công thức terpin hydrat 4g, gôm Arabic 2g, Na benzoate 4g, siro codein 30g, nước cất vđ 150ml. sản
phẩm của công thức có cấu trúc
A. dung dịch
B. hỗn dịch D. dung dịch, nhũ tương
C. nhũ tương E. dung dịch, hỗn dịch
32. Cho công thức terpin hydrat 4g, gôm Arabic 2g, Na benzoate 4g, siro codein 30g, nước cất vđ 150ml. vai
trò gôm Arabic
A. hoạt chất
B. chất nhũ hóa
C. chất gây thấm
D. chất gây treo
E. chất tạo kết bông
33. Cho công thức terpin hydrat 4g, gôm Arabic 2g, Na benzoate 4g, siro codein 30g, nước cất vđ 150ml.
chọn trình tự phối hợp (cho biết X gồm 4g Na benzoate hòa tan trong khoảng 15ml nước, Y là hỗn hợp terpin
hydrat và gôm Arabic)
A. cho vào Y 1 lượng nước vđ, trộn kỹ. thêm lần lượt nước, X, diều chỉnh thể tích
B. cho X vào Y, trỗn kỹ, thêm siro codein, diều chỉnh thể tích
C. cho vào Y 1 lượng vđ siro codein, trộn kỹ. thêm lần lượt nước, X, diều chỉnh thể tích
D. cho vào Y 1 lượng nước vđ, trộn kỹ. thêm lần lượt X, siro codein, điều chỉnh thể tích
E. cho Y vào X, trộn kỹ, thêm siro codein, điều chỉnh thể tích
34. Trong công thưc hỗn dịch Ibuprofen (bài thực tập) tá dược có ảnh hưởng nhiều nhất đến tiêu chuẩn đồng
đều thể tích phân liều của chế phẩm là
A. tween 80
B. saccarose và sorbitol
C. acid citric
D. Na benzoate
E. gôm xanthan
35. Trong công thưc hỗn dịch Ibuprofen (bài thực tập) tá dược có ảnh hưởng nhiều nhất đến tiêu chuẩn đồng
đều hàm lượng của chế phẩm
A. tween 80
B. saccarose và sorbitol
C. acid citric
D. Na benzoate
E. gôm xanthan
36. Cho công thức magnei sulfat 300g, NaOH 100g, nước cất vđ 1000ml. cho biết dạng bào chế và phương
pháp điều chế
A. nhũ tương keo ướt
B. hỗn dịch phân tán cơ học
C. nhũ tưỡng keo khô
D. hỗn dịch ngưng kết
E. hỗn dịch ngưng kết + phân tán cơ học
37. Thiết bị tạo sự đồng nhất về kích thước tiểu phần của nhũ tương hoặc hỗn dịch là
A. cối chày
B. máy khuấy kiểu chân vịt
C. máy lắc
D. máy xay keo
E. thiết bị siêu âm
38. Ý nào không đúng với các thiết bị khuấy cơ học để điều chế nhũ tương
A. điều chế các nhũ tương có độ nhớt thấp, trung bình, hơi cao
B. làm gia tăng nhiệt độ khi phân tán
C. tạo nhiều bọt khí
D. chỉ sử dụng ở qui mô phòng thí nghiệm
E. có thể kết hợp với các cách phụ…….
39. Nhược điểm lớn nhất của vaselin
A. khả năng nhũ hóa kém
B. thể chất chịu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản
C. độ bền vững
D. khả năng phối hợp với dược chất không phân cực
E. khó rửa
40. Đối với yêu cầu của thuốc mỡ ý nào sai
A. thể chất mềm mịn màng
B. không được tan chảy ở thân nhiệt
C. dễ bám thành lớp mỏng khi bôi lên da và niêm mạc
D. không gây kích ứng, dị ứng trên da và niêm mạc
E. bền vững hóa học trong quá trình bảo quản
41. Trong các ưu điểm của tá dược nhũ tương ý nào sau đây không đúng
A. Hình thức đẹp, mịn màng và hấp dẫn
B. Dễ phối hợp với nhiều hoạt chất
C. Phóng thích hoạt chất nhanh nhất
D. Không cản trở sự bình thường của da
E. Có khả năng dẫn thuốc thấm sâu, nhất là tá dược nhũ tương kiểu N/D
42. Dung môi nào dưới đây không có tính làm giảm đối kháng lớp sừng
A. Glycerin
B. Acid oleic
C. PEG 400
D. Isopropyl myristat
E. Dimethylsulfoxid
43. Các phương pháp nào dưới đây không phù hớp để làm tăng SKD thuốc mỡ
A. Tạo muối dễ tan
B. Giảm kích thước tiểu phân họat chất
C. Sử dụng chất diện hoạt thích hợp
D. Giải phóng hoạt chất kém
E. Đưa thuốc thấm sâu lớp trung bì
44. Tính chất nào không đúng đối với nhóm dầu mỡ
A. Trơn nhờn, kỵ nước, gây bẩn
B. Gây cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da
C. Dễ ôi khét dẫn đến gây kích ứng da và làm biến hoạt chất
D. Giải phóng hoạt chất kém
E. Đưa thuốc thấm sâu tới lớp trung bì
45. Đặc điểm nổi bật của alcol cetylic khi phối hợp với vaselin là
A. Do khi đun chảy có thể hòa tan trong vaselin
B. Điều chỉnh thể chất của vaselin
C. Có tính bền vững
D. Có khả năng nhũ hóa
E. Làm tăng khả năng hút nước của vaselin
46. Đưa thêm chất diện hoạt vào trong công thức thuốc mỡ liên quan đến yếu tố nào sau đây
A. Tốc độ khuếch tán của hoạt chất
B. Hệ số khuếch tán của phân tử thuốc trong màng
C. Hệ số phân bố của thuốc giữa màng và môi trường khuếch tán
D. Diện tích bề mặt của lớp khuếch tán tức diện tích của da bôi thuốc
E. Chênh lệch nồng độ giữa hai bên màng (2 bên tố chức da)
47. Việc làm tăng nhiệt độ da tại nơi bôi thuốc liên quan đến yếu tố nào dưới đây
A. Tốc độ khuếch tán của hoạt chất
B. Hệ số khuếch tán của phân tử thuốc trong màng
C. Hệ số phân bố của thuốc giữa màng và môi trường khuếch tán
D. Diện tích bề mặt của lớp khuếch tán tức diện tích da bôi thuốc
E chênh lệch nồng độ giữa hai bên màng
48. Sử dụng urê trong công thức thuốc mỡ nhằm
A. Làm hydrat hóa lớp sừng
B. Giảm tính đối kháng do làm biến tính protein
C. Giúp làm tăng độ tan của hoạt chất
D. A và B
E. A,B và C
Xem công thức sau đây để trả lời câu 49- câu 52
Cholesterol 30g
Sáp ong trắng 80g
Alcol stearilic 50g
Vaselin 860g
49. Đây là thuốc mỡ
A. Kiểu dung dịch
B. Kiểu nhũ tương
C. Đóng vai trò tá dược nhũ tương
D. Đóng vai trò tá dược nhũ hóa
E. A và D
50. Cholesterol
A. Cấu tạo bởi este của acid béo và glycerin
B. Là chất phân lập từ lanolin
C. Alcol béo cao
D. Là chất nhũ hóa D/N
E. cấu tạo bởi este của acid béo và alcol béo no
51. Acol stearilic
A. Alcol béo cao
B. Có khả năng nhũ hóa mạnh kiểu N/D
C. Có khả năng làm tăng khả năng hút nước của vaselin
D. A và B
E. A và C
52. Ý nào sau đây không phải là tính chất của tá dược nhũ hóa
A. Có khả năng hút mạnh các chất lỏng phân cực
B. Bền vững trong môi trường bảo quản
C. Dễ bám thành lớp mỏng trên các niên mạc ướt
D. Thường được chế sẵn để tiện phan chế
E. Trơn nhờn, khó rữa

Xem công thức sau để trả lời câu 53- câu 56


Acid stearic 24g
Glycerin 13g
Triethanolamin 1g
Nước tinh khiết 62g
53. Đây là thuốc mỡ
A/ Có tác dụng bảo vệ niên mạc
B/ Có tác dụng làm mềm da
C/ Có tác dụng chống côn trùng cắn
D/ Đóng vai trò là tá dược nhũ tương kiểu D/N
E/ Đóng vai trò là tá dược nhũ tương kiểu N/D
54. Phương pháp điều chế là
A/ Hòa tan
B/ Trộn đều nhũ hóa
C/ Trộn đều đơn giản
D/ Nhũ hóa trực tiếp
E/ Kết hợp 2 phương pháp A và B
55. Cho cách pha chế đúng
A/ Hòa tan nóng triethanolamin trong nước, thêm glycerin vào, cho dung dịch còn nóng này vào acid stearic
đã đun chảy, vừa khuấy cho đến nguội
B/ Hòa tan nóng triethanolamin trong nước, cho dung dịch còn nóng này vào acid stearic đã đun chảy, vừa
khuấy cho đến nguội , thêm glycerin vào khuấy đều.
C/ Hòa tan nóng triethanolamin trong nước, cho dung dịch còn nóng này vào acid stearic, vừa khuấy đều cho
đến nguội. Thêm glycerin vào khuấy đều
D/ Hòa tan nóng triethanolamin trong nước, cho glycerin vào, cho dung dịch còn này vào acid stearic đã đun
chảy, vừa khuấy cho đến nguội
E/ Hòa tan nóng triethanolamin trong nước, cho vào acid stearic đã đun chảy, vừa khuấy cho đến nguội. Thêm
glycerin vào khuấy đều
56. Chất nhũ hóa trong thuốc này là
A/ Triethanolamin stearat
B/ Muối kiềm của acid béo
C/ Triethanolamin
D/ Acid stearic
E/ Không có, phải cho thêm vào
Xem công thức sau đây để trả lời từ câu 57-câu 60
Lidocain hydroclorid 3g
Carboxy methyl cellolose 5g
Nipagin 0,1g
Propylen glycol 25g
Nước cất vđ 100g
57. Đây là dạng
A/ Dung dịch dùng ngoài
B/ Thuốc mỡ mềm
C/ Kem bôi da
D/ Gel thân nước
E/ Gel thân dầu
58. Cấu trúc kiểu:
A/ Dung dịch
B/ Hỗn dịch
C/ Nhũ tương D/N
D/ Nhũ tương N/D
E/ Nhiều pha
59. Vai trò của propylen glycol là:
A/ giúp hydrat hóa lớp sừng
B/ giúp hòa tan carboxymetyl cellolose
C/ Giúp hòa tan hoạt chất
D/ A và B
E/ A,B và C
60. Đối với các gel thân nước, thuốc thấm sâu được là do:
A/ Do sử dụng những chất có khả năng làm giảm tính đối kháng của lớp sừng
B/ Do sử dụng những chất làm tan hydrat hóa lớp sừng
C/ do sử dụng những chất tăng thấm
D/ A và B
E/ A, B và C
Xem công thức sau đây để trả lời từ câu 61- câu 66
Kẽm oxyd mịn 150g
Lanolin 50g
Parafin rắn 50g
Alcol cetostearil 50g
Vaselin 850g
61. Đây là thuốc mỡ kiểu
A/ Bột nhão
B/ Hỗn dịch
C/ Nhũ tương D/N
D/ Nhũ tương N/D
E/ Nhiều pha
62. Phương pháp đều chế là:
A/ Hòa tan
B/ Trộn đều nhũ hóa
C/ Trộn đều đơn giản
D/ Nhũ tương trực tiếp
E/ Kết hợp 2 phương pháo A và B
63. Tá dược trong công thức trên là
A/ Tá dược đưa thuốc tác dụng trên bề mặt da
B/ Tá dược hút
C/ Tá dược nhũ tương
D/ Tá dược đưa thuốc thấm sâu đến lớp trung bì
64. Lanolin thuộc nhóm tá dược cấu tạo bởi este của acid béo với:
A/ Glycein
B/ Alcol nhân steroid
C/ Alcol béo cao
D/ Glycerol
E/ B và C
65. Tính chất nào không đúng với lanolin
A/ Có khả năng thấm cao
B/ Tá dược có thêm vai trò nhũ hóa
C/ Hút nước
D/ Có khả năng bám thành lớp mỏng lên da và niêm mạc
E/ Dễ bị ôi khét do bị thủy phân
66.Trong các phương pháp điều chế thuố mỡ này, công đoạn quyết định thuốc mỡ là giai đoạn
A/ Làm bột kép
B/ Xử lý tá dược
C/ Tăng tác nhân phân tán
D/ Điều chế thuốc mỡ đặc
E/ Cán mịn thuốc mỡ
Xem công thức sau để trả lời câu 67 – câu 68
Methyl cellulose 5g
Glycerin 10g
Dung dịch thủy ngân phenyl borat 2% 0.5g
Nước cất vđ 10g
67. Đây là thuốc mỡ câu trúc
A/ Dung dịch
B/ Hỗn dịch
C/ Nhũ tương
D/ Kem thuốc
E/ Gel
68. Đây là thuốc mỡ
A/ Bảo vệ niêm mạc
B/ Có tác dụng chống nhiễm khuẩn tại mắt
C/ Có tác dụng sát trùng ngoài da
D/ Có tác dụng làm mềm da
E/ Đóng vai trò tá dược (chưa có hoạt chất)
69. Lớp biểu bì do bản chất cấu tao, không cho đi qua các chất sau:
A/ Các vitamin B1, B6
B/ Alcaloid
C/ Các nội tiết tố
D/ Các acid béo
E/ C và D
70. Đề kháng histamin, hoạt chất phải thấm tới
A/ Bề mặt da
B/ Lớp sừng
C/ Hàng rào rein
D/ Lớp niêm mạc
E/ Trung bì
71. Thử nghiệm nào sau đây không liên quan đến việc xác định thể chất thuốc mỡ
A/ Độ xuyên sâu
B/ Độ dính
C/ Độ dàn mỏng
D/ Khả năng chảy ra khỏi tuýp
E/ Khuếch tán qua gel
Xem công thức sau để trả lời từ câu 72 đến cân 76
Cho công thức
Methyl salicylat 500g
Sáp ong trắng 250g
Lanolin 250g
72. Phân loại theo thể chất, đây là
A/ Thuốc mỡ mềm
B/ Thuốc mỡ đặc
C/ Bột nhão bôi ngoài da
D/ Gel
E/ Kem bôi da (cream)
73. Sáp ong trong công thức này
A/ Chỉ nhằm điều chỉnh thể chất thuốc mỡ
B/ Là este của aid béo với alcol cao
C/ Tăng khả năng nhũ hóa của lanolin
D/ A và B đúng
E/ Cả A, B và C
74. Đây là thuốc mỡ kiểu:
A/ Kiểu dung dịch
B/ Kiểu hổn dịch
C/ Kiểu nhũ tương D/N
D/ Kiểu nhũ tương N/D
E/ Nhiều pha
75. Đây là thuốc mỡ
A/ Có tác dụng giảm đau
B/ Có tác dụng giảm đau và làm tăng lớp sừng
C/ Có tác dụng giảm đau và sát trùng
D/ A và B
E/ A,B và C
76. Vai trò của lanolin trong công thức
A/ Làm tá dược ( môi trường phân tán) thuốc mỡ
B/ Giúp thấm sâu
C/ Đóng vai trò chất nhũ hóa
D/ Tăng khả năng hút nước của thuôc mỡ
E/ cả A và B
77. Thuốc được hấp thu qua âm đạo có những đặc điểm nào sau đây
A/ Thuốc chỉ có tác dụng tại chổ và không được hấp thu vào máu
B/ Thuốc được hấp thu hoàn toàn nếu được điều chế với mục đích toàn thân
C/ Thuốc được hấp thu vào máu và bị chuyển hóa lần đầu qua gan
D/ Thuốc được hấp thu vào máu và không bị chuyển hóa lần đầu qua gan
E/ Tránh được sự ngộ độc do thuốc không được hấp thu vào máu
78. Khi dùng thuốc qua trực tràng, nồng độ thuốc tối đa trong máu quyết định bởi
A/ Lưu lượng máu qua niêm mạc trực tràng
B/ Lượng dịch tràng
C/ pH của dịch tràng
D/ Tính tan của dược chất
E/ Vị trí thuốc trong trực tràng
79. Sự hiện diện của chất diện hoạt trong thành phần công thức thuốc đặt
A/ Có thể làm chậm sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng
B/ Có thể làm tăng sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng
C/ làm tăng độ tan của dược chất
D/ Làm tăng sự khuếch tán dược chất trên bề mặt niêm mạc trực tràng
E/ Tất cả các ý trên đều đúng
80. Đối với những chất gây nghiện và tạo ảo giác được khuyên nên điều chế dưới dạng thuốc đạn vì
A/ Những chất thuộc nhóm này dẽ bị phân hủy trong môi trường ống tiêu hóa
B/ Những chất thuộc nhóm này hấp thu kém qua niêm mạc dạ dày và đoạn ruột trên
C/ Cho tác dụng nhanh tương đương thuốc tiêm
D/ Để hạn chế việc lạm dụng thuốc
E/ Để giảm liều sử dụng
81. Vai trò của tá dược thuốc đặt:
a. giúp viên có hình dạng và kích thước đạt yêu cầu.
b. giúp viên đạt độ bền cơ học.
c. Quyết định cơ chế phóng thích hoạt chất.
d. quyết định sự phóngthích và hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng hoặc âm đạo
e. tất cả
82. Tính chất nào sau đây không yêu cầu tá dược thuốc đặt:
a. nhiệt độ chảy thấp hơn 36,5
b. có khoảng nóng chảy thích hợp.
c. cho thuốc thấm sâu để có tác dụng toàn thân.
d.không kích ứng nơi đặt thuốc.
e. ổn định về mặt lý hóa.
83. Khi được hấp thu, hoạt chất từ dạng thuốc đặt được hấp thu:
a. tương đương thuốc dạng ddịch dùng đườg uống.
b. tương đương thuốc bột dùng đường uống.
c. tương đương dạng thuốc viên dùng đường uống.
d. tương đương thuốc tiêm tĩnh mạch.
e. tương đương thuốc tiêm bắp.
84. Ưu điểm chính của thuốc đặt so với thuốc dùng đường uống:
a. thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn
b. ít bị phân hủy bởi dịch và men tiêu hóa.
c. có thể cho tác dụng tại chổ hoặc toàn thân tùy mục đích
d. thuốc không bị chuyễn hóa lần đầu qua gan.
e. người bệnh tuân thủ điều trị cao.
85. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng không bị ảnh hưởng bởi:
a. đặc tính của tá dược đượcdùng
b. hệ số phân bố D/N của hoạt chất
c. sự hiện diện của chất diện hoạt trong tphần
d. dạng hóa học của hoạt chất
e. hình dạng tiểu phân của hoạt chất.
86. Tá dược thuốc đạn và thuốc trứng nếu thuộc nhóm thân dầu thì phải có chỉ số iod:
a. < 1,5
b. < 3
c. < 5
d. < 7
e. < 10
87. Chỉ số iod của tá dược thân dầu biểu thị mức độ:
a. dễ bị thủy phân của tá dược
b. dễ bị oxy hóa của tá dược
c. dễ bị khử của tá dược
d. dễ bị đông đặc của tá dược
e. dễ nóng chảy của tá dược
88. Thời gian rã theo qui định của thuốc đạn được điều chế với hỗn hợp sáp ong và dầu lạc:
a. không quá 15 phút
b. không quá 30 phút
c. không quá 45 phút
d. không quá 60 phút
89. Để xác định khả năng giaỉ phóng hoạt chất in vitro của thuốc đạn có thể áp dụng phương pháp:
a. hòa tan trực tiếp
b. khuyếch tán keo
c. khuyếch tán qua màng
d. ngoại suy từ kquả đlượng hoạt chất
e. a. và c. đúng
90. Thuốc được hấp thu tốt qua niêm mạc trực tràng phụ thuộc chủ yếu váo:
a. vị trí viên thuốc trong trực tràng
b. khối lượng viên thuốc.
c. phương pháp điều chế
d. kiểu cấu trúc của dạng thuốc
e. đặc tính lý hóa của hoạt chất và tá dược được dùng.
91. Thuốc đặt được điều chế với tá dược witepsol giaỉ phóng hoạt chất theo cơ chế là:
a. chảy lỏng ờ thân nhiệt
b. hòa tan trong niêm dịch
c. hút niêm dịch và rã ra
d. vừa chảy lỏng vừa hòa tan trong niêm dịch
e. vừa chảy lỏng vừa hút niêm dịch
92. Tá dược PEG dùng điều chế thuốc đặt thuộc nhóm tá dược:
a. dầu mỡ hydrogen hóa
b. glycerid bán tổng hợp
c. tá dược nhủ hóa.
d. keo thân nước tổng hợp
e. keo thân nước thiên nhiên
93. Điều chế thuốc đặt cần lưu ý đến hệ số thay thế khi:
a. hoạt chất có tỷ trọng lớn hơn tá dược
b. hoạt chất có tỷ trọng nhỏ hơn tá dược
c. tỷ trọng của hoạt chất khác tá dược
d. hoạt chât không tan trong tá dược
e. hoạt chất tan trong tá dược
94. Hệ số thay thế nghịch của 1 chât so với tá dược là:
a. lượng hoạt chất chiếm thể tích tương đươg 1g tá dược
b. lượng tá dược chiếm thể tích tương đươg 1g hoạt chất.
c. hàm lượng hoạt chất trong 1 viên thuốc đặt
d. hệ số hoạt chất được hấp thu khi được điều chế với tá dược đó
e. hệ số thanh thải của hoạt chất khi được điều chế với tá dược đó
95. Hệ số thay thế có ý nghĩa trong phương pháp điều chế:
a. nặn bằng tay
b. ép bằng máy
c. đun chày đổ khuôn thủ công
d. đun chày đổ khuôn tự động
e. tất cả…
96. Dược chất khô giòn, ở quy mô nhỏ nên dùng dụng cụ:
a. cối chày d. rây
b. thuyền tán c. máy nghiền có cánh quạt
e. a. hoặc c.
97. Cho biểu đồ thể hiện AUC khi sử dụng 1 liểu đơn thuốc bột uống, hãy lựa chọn
kích thước tiểu phân hoạt chất của A, B, C cho phù hợp:
a. A mịn 500mg, B siêu mịn 500mg, C siêu mịn 250mg
b. A mịn 500mg, B siêu mịn 250mg, C siêu mịn 500mg
c. A siêu mịn 500mg, B siêu mịn 250mg, C mịn 500mg
d. A siêu mịn 250mg, B siêu mịn 500mg, C mịn 250mg
e. không có câu trả lời phù hợp.
98. Thiết bị nghiền liên tục ở quy mô lớn có thể đưa về kích thước vài micromét là:
a. máy nghiền cắt
b. Máy xay mâm kiểu đứng
c. máy xay mâm kiểu nằm
d. máy nghiền dùng luồng không khí
e. máy nghiền có hòn bi
99.Đối với vật liệu có tính dính, nên tránh sử dụng thiết bị nghiền nào vì sẽ làm tăng kích thước tiểu
phân:
a. máy nghiền cắt
b. máy nghiền có búa
c. máy nghiền có đinh nhọn
d. máy nghiền có hòn bi
e. máy nghiền rung có bi.
100. DĐVN IV quy định cỡ rây nhỏ nhất là 45 micromet vì
a. đó là cở rây nhỏ nhất có thể chế tạo
b. đó là giới hạn dưới của bột rất mịn
c. tuân theo tiêu chuẩn ISO 565-1975
d, bột nhỏ hơn cở này sẽ bị kết dính do lực hút Val der quaals
e. a. và b. đúng
101. Thứ tự 2 phần điền khuyết trong phát biểu sau: DĐVN IV qui định “khi không dùng vào mục đích
rây phân tích, có thể dùng rây ………… có đường kính trong bằng 1,25 lần chiều rộng …………của rây
có cở tương ứng”
a. mắt tròn, mắt vuông
b.sợi tròn, sợi vuông
c. mắt vuông, mắt tròn
d. sợi vuông, sợi tròn
e. mắt tròn, sợi lưới rây.
102. Trong 1 đơn bột kép, khi nghiền bột đơn, phải bắt đầu nghiền từ dược chất:
a. khó nghiền mịn
b. có khối lượng nhỏ
c. có khối lượng lớn
d. dễ bay hơi
e. dễ hút ẩm
103. Lượng cồn thuốc, cao lỏng trong đơn thuốc bột được xem là ít, có thể điều chế như thường khi
không quá:
a. 1 giọt/2g
b.1 giọt/4g
c. 2 giọt/1g
d. 2 giọt/4g
e. 10% so với toàn bột trong cthức
104. Độ ẩm của thuốc bột không được quá:
a. 3%
b. 5%
c. 9%
d. 15%
e. 12%
105. Biện pháp nào sẽ không làm tăng độ trơn chảy của khối bột:
a. giảm kích thước tiểu phân
b. giảm độ ẩm
c. chuyển dạng tiểu phân hình cầu
d. thêm tá dược trơn
e. giảm lực tương tác tĩnh điện
106. Nguyên tắc trộn bột nào không đúng:
a. lượng bột cho vào bằng lg bột có trong cối
b. chất có tỷ trọng lớn cho vào trước.
c. chất có màu cho vào trước
d. tinh dầu cho vào sau
107. Với hỗn hợp bột có độ trơn chảy tốt, nên sử dụng thiết bị trộn:
a. thùng trộn
b. thùng trộn có cánh đảo
c. thùng trộn có đinh xoắn
d. a hoặc c
108. Tá dược nào có trong thuốc cốm nhưng không có trong thuốc bột:
a. độn
b. dính
c. trơn
d. tạo mùi
109. Thiết bị tạo cốm nào phù hợp với cốm nhai trẻ em:
a. tầng sôi
b. High shear wet granulation
c. phun sấy
d. ép đùn
e. a hoặc c
110. Công thức thuốc bột gồm lưu huỳnh kết tủa, ZnO2, dầu parafin, bột talc. Cho biết nên thêm tá
dược nào
a. lactose
b. PVP
c. MgCO2
d, Mg stearat
e. Cross carmellose
111. Cho cthức thuốc bột gồm NaSO4 dược dụng và MgSO4 dược dụng, cần lưu ý điều gì với công thức
này:
a. cần thêm NaHCO3
b. cần thêm bột talc
c. cần thay dạng muối kết tinh ngậm nước bằng dạng muối khan
d. cần thêm dầu parafin
e. cần pha chế dạng bột nồng độ (bột mẹ) trc khi tiến hành pha chế.
112. Dạng thuốc nào khi dùng qua đường uống, dược chất không bị chuyển hóa lần đầu qua gan:
a. viên sủi bọt
b. viên hòa tan trong miệng
c. viên đặt dưới lưỡi
d. viên nén rã nhanh trong miệng
e. viên hòa tan trong nước
113. Viên nào dưới đây cho tác dụng nhanh nhất.
a. đặt dưới lưỡi
b. đặt trong xoang miệng
c. hòa tan
d. sủi bọt
e. phân tán nhanh.
114. Viên bao phim paracetamol thuộc dạng viên nào dưới đây:
a. viên phóng thích tức thời
b. viên phóng thích trì hoãn
c. viên phóng thích kéo dài
d.viên phóng thích kéo dài kiểu nhắc lại
e. viên bao tan trong ruột
115. Viên pH8 thuộc dạng viên phóng thích nào dưới đây:
a. tức thời
b. chậm (trì hoãn)
c. kéo dài
d. kéo dài kiểu nhắc lại
e. tất cả đều sai
116. Viên nào dưới đây thường đượcsử dụng cho em bé:
a. đặt dưới lưỡi
b. đặt trong khoang miệng
c. sủi bọt
d. phân tán nhanh
e. nhai
117. Viên chứa Diclofenac trên thị trường được bao phim là nhằm:
a. giúp viên hấp thu nhanh
b. tan trong ruột
c. tránh các yếu tố môi trường
d. bảo vệ niêm mạc dạ dày
e. câu B và D
118. Viên nào sau đây cần bảo quản đặc biệt tránh ẩm:
a. ngậm
b. phụ khoa
c. sủi bọt
d. bao
e. tất cả
119. Dưới đây là ưu điểm của viên nén ngoại trừ:
a. an toàn hơn thuốc tiêm
b. thường không có chất bảo quản
c. dễ vận chuyển
d. hoạt chất ổn định
e. sinh khả dụng thấp hơn các dạng thuốc rắn khác.
120. Viên chứa nhiều loại cốm được điều chế nhằm tạo ra tác dụng:
a. trì hoãn
b. kéo dài kiểu liên tục
c. kéo dài kiểu nhắc lại
d. kết hợp tức thì và kéo dài
e. cả c. hoặc d.
121. Viên nhiều lớp có thể nhằm mục đích:
a. tránh tương kỵ giữa các thành phần
b. giúp tác dụng kéo dài
c. giảm số lần dùng trong ngày
d. bào đảm giới hạn nồng độ thuốc ổn định trong máu.
122. Dưới đây là ưu điểm của viên nén ngoại trừ:
a. an toàn hơn thuốc tiêm
b. thường không có chất bảo quản
c. dễ vận chuyển
d. hoạt chất ổn định
e. sinh khả dụng thấp hơn các dạng thuốc rắn khác.
123 Tính chất nào không đúng cho viên bao phim:
a. hình dạng tương tự viên nhân.
b. có thể duy trì các ký hiệu, logo của viên nhân
c. chỉ bao phim tan ở ruột
d. quá trình bao liên tục
e. dễ tự động hóa.
124. Tá dược nào dưới đây được cho là tá dược đa năng:
a. Na Crosscarmellose
b. Cellulose vi tinh thể
c. Na Starch glycolat
d. Crospovidon
e. Na lauryl sulfat
125. tá dược nào dưới đây thường làm tá dược rã trong viên nén phụ khoa:
a. Na Crosscarmellose
b. Cellulose vi tinh thể
c. Na Starch glycolat
d. Crospovidon
e. Natri lauryl sulfat
126. vai trò của PEG 6000 trong công thức viên sủi là tá dược:
a. độn
b. rã
c. dính
d. trơn chảy
e. tăng độ tan
127. Tá dược độn thường dùng cho viên phụ khoa là
A. Tinh bột biến tính
B. Avicel
C. Lactose
D. Glucose
E. Manitol
128. Tá dược rã nào dưới đây được sử dụng cho viên nén rã nhanh trong miệng
A. Manitol
B. Saccharose
C. Avicel
D. Beta-cyclodextrin
E. Tinh bột biến tính
129. Tá dược trơn nào dưới đây không thuộc nhóm tan trong nước
A. Acid boric
B. Acrosil
C. Na lauryl sulfat
D. Natri benzoat
E. PEG 4000
130. Magnesi stearat là
A. Tá dược trơn bóng tan trong nước
B. Tá dược trơn bóng không tan trong nước
C. Tá dược trơn bóng thân nước
D. Tá dược trơn bóng sơ nước
E. Thuộc nhóm tá dược độn vô cơ
131. Shellac là tá dược
A. Bao film tan trong dạ dày
B. Bao film tan trong ruột
C. Bao film phóng thích kéo dài
D. Tạo khung matrix phóng thích kéo dài
E. Tạo lớp màng bảo vệ chống ẩm
132. Eudragit siro 100 là tá dược
A. Bao film tan trong dạ dày
B. Bao film tan trong ruột
C. Bao film phóng thích kéo dài
D. Tạo khung matrix phóng thích kéo dài
133. HPMC 604 cps là tá dược
A. Bao film tan trong dạ dày
B. Bao film tan trong ruột
C. Bao film phóng thích kéo dài
D. Tạo khung matrix phóng thích kéo dài
E. Tạo lớp màng bảo vệ chống ẩm
134. HPMC phtalat là tá dược
A. Bao film tan trong dạ dày
B. Bao film tan trong ruột
C. Bao film phóng thích kéo dài
D. Tạo khung matrix phóng thích kéo dài
E. Tạo lớp màng bảo vệ chống ẩm
135. Khi bao màng mỏng, viên nhân cầu có dạng
A. Dạng hai mặt lồi
B. Dạng hai mặt phẳng
C. Góc cạnh
D. Hình bầu dục
E. Dạng nào cũng được
136. Dung môi nào không sử dụng trong bao phim
A. Alcol ethylic
B. Aceton
C. Isopropanol
D. Nước
E. Các dung môi trên đều sử dụng được
137. Chất nào không sử dụng để làm chất hóa dẻo trong bao phim
A. PEG 400
B. Glycerol
C. Triethyl citrat
D. DEP
E. Simethicon
138. Chất nào được sử dụng để làm chất cản quang trong bao phim
A. Titan oxyd
B. Silic dioxyd
C. Talc
D. Magnesi stearat
E. Calci carbonat
139. Tá dược thường sử dụng để bao nền cho viên bao đường là
A. Đường saccarose hoặc siro có nồng độ phù hợp
B. Aceto-phtalat cellulose, acetat cellulose
C. Sellac hay gôm arabic
D. Hổn dịch kaolin, talc trong dịch thể gelatin
E. Hổn dịch kaolin, talc trong siro đơn hoặc trong dịch thể gelatin
140. Bao cách ly trong kỹ thuật bao đường có mục đích
A. Tránh ẩm xâm nhập vào nhân
B. Tránh các viên dính với nhau
C. Giúp bao màu được tốt
D. Giúp viên tròn đều
141. Khi xây dựng công thức, thông số nào dưới đây liên quan trực tiếp đến sự phù hợp
về khối lượng viên
A. Hàm lượng hoạt chất
B. Tỷ trọng biểu kiến
C. Thể tích biểu kiến
D. Phân bố kích thước hạt
142. Độ ổn định hoạt chất trong viên nén liên quan đến thông số nào dưới đây
A. Hệ số nén
B. Tỷ trọng biểu kiến
C. Độ ẩm
D. Nồng độ hoạt chất
E. Phân bổ kích thước hạt
143. Từ thể tích biểu kiến, tính dược
A. Độ xốp
B. Tỉ số Hausner
C. Tỷ trọng thật
D. Cả A và B
E. Cả A, B và C
144. Tạo hạt không giúp cải thiện được
A. Sự đồng đều hàm lượng hoạt chất trong các hạt
B. Tăng tính trơn chảy của hạt
C. Tăng lực liên kết của hạt
D. Tránh sự phân lớp
E. Tăng tính xốp của hạt
145. Khi thành lập công thức viên nén đặt phụ khoa, cần lưu ý đến yếu tố bảo vệ tự nhiên tại âm đạo là
A. Tạp khuẩn
B. Nấm candida albicans
C. Vi khuẩn Doderlein
D. Vi khuẩn Lactobacillus
E. pH kiềm thường trực tại âm đạo
146. Phân bố kích thước hạt không ảnh hưởng đến tính chất nào dưới đây
A. Phù hợp với khối lượng viên
B. Lưu tính
C. Khả năng chịu nén
D. Đông đều hàm lượng
E. Đều có ảnh hưởng
147. Khi góc nghỉ α: 30-40 thì hỗn hợp cốm
A. Chảy rất tốt
B. Chảy tốt
C. Cần thêm tá dược trơn
D. Khó chảy
148. Trong phương pháp dập trực tiếp, hỗn hợp đem dập nên có
A. Tỷ lệ hạt chiếm 100% là tốt nhất
B. Tỷ lệ hạt/bột mịn 70/30
C. Tỷ lệ hạt/bột mịn 60/40
D. Tỷ lệ hạt/bột mịn 50/50
E. Do có tá dược dập thẳng nên tỷ lệ nào cũng được
149. Viên chậm rã, có thể do các yếu tố sau
A. Dư tá dược dính
B. Nén quá cứng
C. Sử dụng tá dược trơn bóng sơ nước quá nhiều
D. Câu B, C đúng
E. Câu A, B, C đúng
150. Tá dược nào dưới đây không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc
A. Tá được dộn
B. Tá dược dính
C. Tá dược rã
D. Tá dược trơn
E. Các tá dược trên đều có ảnh hưởng
151. Liên quan đến sinh khả dụng của các dạng bào chế, thứ tự nào phù hợp
A. Nang mềm > bột > viên nén >viên nang cứng > viên bao
B. Nang mềm > bột > nang cứng > viên nén > viên bao phim
C. Nang mềm > bột > nang cứng > viên bao phim > viên nén
D. Bột > nang mềm > nang cứng > viên nén > viên bao phim
E. Bột > nang cứng > nang mềm > viên nén > viên bao phim
152. Khi tính đồng đều khối lượng viên, quy định về chênh lệch % của DĐVN là
A. Chênh lệch của từng viên so với khối lượng lý thuyết
B. Chênh lệch của từng viên so với khối lượng trung bình của 20 viên
C. Chênh lệch của từng viên so với khối lượng trung bình của 10 viên
D. Chênh lệch của khối lượng trung bình của 20 viên so với khối lượng lý thuyết
E. Chênh lệch của khối lượng trung bình của 10 viên so với khối lượng lý thuyết
153. Cho công thức 1 viên gồm Aspirin 325mg, lactose 100mg, tinh bột 40mg, Avicel pH102 18mg, talc
15mg. Xác định quy trình nào đúng ở giai đoạn dập viên lớn
A. Trộn đều aspirin, tất cả lượng lactose và tinh bột, 1/2 lượng Avicel, 1/2 lượng talc, dập viên lớn
B. Trộn đều aspirin, 1/2 lượng lactose, 1/2 lượng tinh bột, 1/2 lượng Avicel, 1/2 lượng talc, dập viên lớn
C. Trộn đều aspirin, 1/2 lượng lactose, tất cả lượng tinh bột, 1/2 lượng Avicel, 1/2 lượng talc, dập viên lớn
D. Trộn đều aspirin, tất cả lượng lactose, 1/2 lượng tinh bột, 1/2 lượng Avicel, 1/2 lượng talc, dập viên lớn
E. Trộn đều aspirin, lactose, tinh bột, 1/2 lượng Avicel, dập viên lớn
154. Dung tích nang cứng số 0 là
A. 0.95ml
B. 0.67ml
C. 0.48ml
D. 0.38ml
E. 0.28ml
155. Làm giảm tính sơ nước của hỗn hợp cốm/bột có thể dùng
A. Natri bezoat
B. Natri lauryl sulfat
C. Lactose
D. PEG 6000
E. Các chất trên đều không làm giảm tính sơ nước được
156. Tính chất nào sau đây không tốt cho khối bột đóng nang cứng bằng vít phân liều tự động (máy
đóng nang tự động)
A. Có tính chịu nén
B. Có tỉ trọng khối thấp
C. Có khả năng chống dính để không bám vào các bộ phân của máy
D. Có độ chảy tốt
E. Tất cả các tính chất trên đều cần thiết
157. Phương pháp đóng nang nào chỉ sản xuất được nang mềm hình cầu
A. phương pháp nhúng khuôn
B. phương pháp ép trên khuôn cố định
C. phương pháp nhỏ giọt
D. phương pháp ép trên trụ
E. phương pháp nhúng khuôn hoặc ép trên khuôn cố định
158. Phát biểu nào về sinh khả dụng của viên nang cứng không đúng
A. pH dịch vị càng acid vỏ nang càng dễ rã
B. Tương tác dược chất-vỏ nang có thể ảnh hưởng đến thời gian rã của vỏ nang
C. Phương pháp đóng thuốc vào nang ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan của dược chất
D. Vỏ nang bao chống ẩm có thời gian rã lâu hơn thời gian thường
E. Tá dược trơn bóng làm giảm độ hòa tan của dược chât trong nang
159. Tiêu chuẩn quan trọng nhất của khối bột thuốc khi đóng nang bằng máy bán tự động
A. Thể tích biểu kiến phải phù hợp với kích thước vỏ nang
B. Phải có tính chịu nén tốt
C. Tính liên kết giữa bột hoặc hạt tốt
D. Khả năng chống ẩm cao
E. Cả 4 tiêu chuẩn đều quan trọng
160. Ưu điểm nào không đúng của viên nang
A. Hình dạng dễ uống
B. Che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
C. Dùng thử nghiệm đánh giá dược chất mới
D. Giá thành rẻ hơn viên nén
161. Nồng độ chất hóa dẻo trong điều chế vỏ nang mềm nên trong khoảng 20-30% (kl/kl) vì có thể ảnh
hưởng đến tính chất sau của vỏ nang
A. Độ cứng, độ dai của vỏ nang
B. Tính thấm oxy và độ ẩm của vỏ nang
C. Giữ màu vỏ nang mềm đồng nhất
D. Tăng sinh khả dụng vì làm vỏ nang hòa tan nhanh nhất
E. Hạn chế ảnh hưởng môi trường lên thời gian rã của vỏ nang
Câu 162: Độ Bloom được dùng để đánh giá tính chất gì của gel gelatin làm vỏ nang:
a/ Độ cứng
b/ Độ đàn hồi
c/ Độ nhớt
d/ Độ liên kết polyme
Câu 163: Chất nào dưới đây không sử dụng làm môi trường phân tán trong khối thuốc của viên nang
mềm:
a/ Alcol etylic
b/ Hydrocarbon mạch thẳng
c/ Các alcol phân tử lượng cao
d/ Dầu đậu nành
e/ Dầu parafin
Câu 164: Để tiến hành đóng nang mềm dạng hỗn dịch, nếu dược chất rắn sơ dầu, nên sử dụng chất gây
thấm là:
a/ Lecithin
b/ Tween
c/ PEG 400
d/ Natri laurylsulfat
e/ Monoglycerin stearat
Câu 165: Trong phương pháp tạo nang mềm nhỏ giọt, có một giai đoạn không đúng là:
a/ Điều chế dung dịch gelatin
b/ Tạo hình vỏ nang và cho thuốc vào nang trong thiết bị tạo bởi 2 ống tạo giọt đồng tâm
c/ Làm lạnh viên nang trong nước lạnh ở 4oC
d/ Rửa sạch viên nang bằng dung môi hữu cơ
e/ Sấy khô viên nang trong buồng sấy
Câu 166: Hoạt chất dạng bột mịn thân dầu có thể đưa vào viên nang mềm dưới dạng:
a/ Hỗn dịch trong dầu
b/ Dung dịch dầu
c/ Nhũ tương D/N
d/ Nhũ tương N/D
e/ Dạng hỗn dịch trong dầu hoặc nhũ tương N/D
Câu 167: Khối thuốc trong nang mềm nên có pH khoảng:
a/ 1 - 12
b/ 2,5 - 10
c/ 2,5 – 7
d/ 5 – 7
e/ Trung tính
Câu 168: Trong sản xuất vỏ nang cứng, để đảm bảo mức độ đồng nhất vỏ nang, có thể thêm vào dịch
gelatin thành phần nào:
a/ Glycerin
b/ Natri lauryl sulfat
c/ Propyl paraben
d/ Chất làm tăng độ nhớt
e/ Chỉ cần kiểm soát nồng độ và nhiệt độ gelatin
Câu 169: Nhược điểm của phương pháp ép trục tạo nang mềm là:
a/ Chỉ tạo được viên hình cầu
b/ Hao phí gelatin nhiều
c/ Viên có gờ bao quanh
d/ Chỉ tạo được viên nang co 1bề dày vỏ nang mỏng khoảng 0,6mm
e/ Tốc độ tạo viên chậm
Câu 170: Lợi ích nào sau đây không dúng với vi hạt:
a/ Kiểm soát tốc độ phóng thích hoạt chất
b/ Bảo vệ toàn vẹn sinh khả dụng cao hơn dạng bào chế thông thường
c/ Kiểm soát vị trí phóng thích hoạt chất
d/ Giúp giàm độc tính trên gan
e/ Giúp bảo vệ tốt các chế phẩm sinh học
Câu 171: Phương pháp đông tụ phức tạo vi hạt thuộc về nhóm phương pháp:
a/ Vật lý
b/ Hóa học
c/ Sinh học
d/ Lý hóa
Câu 172: Phương pháp tạo vi hạt nào có cấu trúc lõi (capsule)
a/ Polyme hóa liên bề mặt và bay hơi dung môi
b/ Phương pháp đông tụ đơn, đông tụ phức và bay hơi dung môi
c/ Phương pháp đông tụ phức và bay hơi dung môi
d/ Phương pháp bay hơi dung môi
e/ Phương pháp đông tụ đơn, đông tụ phức và Polyme hóa liên bề mặt
Câu 173: Phương pháp tạo vi hạt nào có cấu trúc khung (matrix)
a/ Polyme hóa liên bề mặt
b/ Phương pháp đông tụ đơn
c/ Phương pháp đông tụ phức
d/ Phương pháp bay hơi dung môi
e/ Phương pháp đông tụ đơn và đông tụ
Câu 174: Trong công thức thuốc viên có chứa kaolin, loại tương kỵ nào có thể xảy ra:
a/ Tạo thành hỗn hợp rắn
b/ Tạo thành hỗn hợp cutectie
c/ Tạo thành hỗn hợp ẩm
d/ Gây tương kỵ hấp phụ
e/ Không gây tương kỵ vật lý
Câu 175: Khi trong công thức thuốc viên bột có chứa CaCO3, loại tương kỵ nào có thể xảy ra:
a/ Tạo thành hỗn hợp rắn
b/ Tạo thành hỗn hợp Eutectie
c/ Tạo thành hỗn hợp ẩm
d/ Gây tương kỵ hấp phụ
Câu 176: Khi trong công thức thuốc mỡ có chứa long não, mentol, vaselin; Khắc phục tương kỵ xảy ra
bằng cách:
a/ Chia đôi lượng vaselin … riêng từng chất
b/ Thêm lanolinđể tạo hỗn hợp cutectie tạo thành
c/ Điều chế thuốc mỡ kiểu hỗn dịch
d/ Tỷ lệ sử dụng trong công thức không gây ra tương kỵ
e/ Có tương kỵ nhưng điều chế thuốc mỡ bình thường không phải khắc phục
Câu 177: Khi trong công thức thuốc nhỏ mắt có chứa dẫn chất của carboxy metyl cellulose, loại tương
kỵ nào dưới đây có thể xảy ra:
a/ Tạo thành hỗn hợp rắn
b/ Tạo thành hỗn hợp cutectie
c/ Tạo thành hỗn hợp ẩm
d/ Gây tương kỵ hấp ẩn
e/ Không gây tương kỵ vật lý
Câu 178: Trong dung dịch thuốc nước có chứa các muối NaBr, CaBr2, Papaverin.HCl; loại tương kỵ
nào dưới đây có thể xảy ra:
a/ Tạo thành hỗn hợp rắn
b/ Tạo thành hỗn hợp cutectie
c/ Tạo thành hỗn hợp ẩm
d/ Gây tương kỵ ẩn
e/ Không gây tương kỵ vật lý
Câu 179: Khi phối hợp Dietyl… với Glycerin loại tương kỵ nào cóo thể xảy ra:
a/ Tương kỵ do phản ứng tạo phức
b/ Tương kỵ gây kết tủa do thay đổi độ tan
c/ Tương kỵ ẩn
d/ Tương kỵ do hai chất không hỗn hòa
e/ Tương kỵ gây kết tủa do hiện tượng hóa muối
Câu 180: Trong công thức chứa cao Belladon, cao opi, glycerin, dầu hạnh nhân, loại tương kỵ nào dưới
đây có thể xảy ra:
a/ Tương kỵ do phản ứng tạo phức
b/ Tương kỵ gây kết tủa do thay đổi độ tan
c/ Tương kỵ ẩn
d/ Tương kỵ do hai chất lỏng không hỗn hòa
e/ Tương kỵ gây kết tủa do hiện tượng hóa muối
Câu 181: Trong đơn thuốc nước có chứa cồn thuốc dược liệu, loại tương kỵ nào sao đây có thể xảy ra:
a/ Tương kỵ do dược chất không tan
b/ Tương kỵ gây kết tủa do thay đổi độ tan
c/ Tương kỵ ẩn
d/ Tương kỵ do hai chất lỏng không hỗn hòa
e/ Tương kỵ gây kết tủa do hiện tượng hóa muối
Câu 182: Trong công thức thuốc có chứa ephedrine, eucalyptol, dầu lạc; loại tương kỵ nào dưới đây có
thể xảy ra:
a/ Tương kỵ do dược chất không tan
b/ Tương kỵ gây kết tủa do thay đổi độ tan
c/ Tương kỵ do hai chất không hỗn hòa
d/ Tương kỵ gây kết tủa do hiện tượng hóa muối
e/ Không có tương kỵ nào
Câu 183: Trong đơn thuốc có choramphenicol, dexamethasone, nước cất hãy nêu cách khắc phục hợp
lý cho tương kỵ xảy ra:
a/ Thay đổi dung môi
b/ Tahy thế bằng dẫn chất dễ tan
c/ Điều chế dưới dạng hỗn dịch
d/ Dùng chất trung gian hòa tan
184. Trong đơn thuốc có Ephedrin HCl, Kali Iodid, cồn tiểu hồi amoniac loại tương ki nào dưới đây có
thể xảy ra:
A/ Tương kỵ gây tủa do phản ứng của Acid mạnh đẩy Acid yếu
B/ Tương kỵ gây tủa do phản ứng của Kiềm mạnh đẩy Kiềm yếu
C/ Tương kỵ do phản ứng oxy hóa khử
D/ Tương kỵ do thủy phân theo cơ chế phân tử
E/ Không có tương kỵ nào.
185. Trong đơn thuốc nước có glycerin, natri borat, natri hydrocarbonat, loại tương kỵ nào dưới đây có
thể xảy ra:
A/ Tương kỵ do phản ứng của Acid mạnh đẩy Acid yếu
B/ Tương kỵ gây tủa do phản ứng của Kiềm mạnh đẩy Kiềm yếu
C/ Tương kỵ do phản ứng oxy hóa khử
D/ Tương kỵ do thủy phân theo cơ chế phân tử
E/ Không có tương kỵ nào
186. Khi phối hợp Natri Nitrit, amoni clorid, kali iodid, nước cất, có sự biến đổi màu và xuất hiện tủa
do kết quả của loại phản ứng nào dưới đây :
A/ Phản ứng thủy phân theo cơ chế ion
B/ Phản ứng của acid mạnh đẩy acid yếu
C/ Phản ứng oxy hóa khử
D/ Do A & B
E/ Do A, B & C
187. Trong đơn thuốc nước có chứa Atropin sulfat & Acid boric loại tương kỵ nào có thể xảy ra :
A/ Tương kỵ do phản ứng thủy phân
B/ Tương kỵ do phản ứng trao đổi
C/ Tương kỵ do phản ứng kết hợp
D/ Tương kỵ do phản ứng kết tủa
E/ Không gây tương kỵ nào
188. Trong đơn thuốc nước có chứa Anesthesin, cồn tinh dầu tiểu hồi Ammoniac, siro đơn loại tương kỵ
nào dưới đây có thể xảy ra:
A/ Tương kỵ do phản ứng thủy phân theo cơ chế phân tử
B/ Tương kỵ do phản ứng thủy phân theo cơ chế ion
C/ Tương kỵ do phản ứng trao đổi
D/ Tương kỵ do phản ứng kết tủa
E/ Tương kỵ gây tủa do phản ứng kiềm mạnh đẩy kiềm yếu
189. Trong đơn thuốc nước có sắt sulfat, siro quiquina loại tương kỵ nào dưới đây có thể xảy ra:
A/ Tương kỵ hóa học do phản ứng thủy phân
B/ Tương kỵ hóa học do phản ứng trao đổi
C/ Tương kỵ hóa học do phản ứng kết hợp gây tủa
D/ Tương kỵ hóa học do phản ứng kết tủa
E/ Không gây tương kỵ nào
190. Trong đơn thuốc nước có chứa Natri citrat, siro calci bromid có thể xảy ra
A/ 01 tương kỵ hóa học
B/ 02 loại tương kỵ hóa học
C/ 01 loại tương kỵ dược lý
D/ 02 loại tương kỵ dược lý
E/ 01 loại tương kỵ hóa học và 01 loại tương kỵ dược lý
191. Khi trong công thức thuốc bột có chứa Anesthesin, Sulfanilamid có tương kỵ xảy ra do:
A/ Anesthesin làm tăng tác dụng của Sulfanilamid do cơ chế hiệp lực
B/ Anesthesin làm giảm tác dụng của Sulfanilamid do cơ chế tương tranh
C/ Sulfanilamid làm tăng tác dụng của Anesthesin do cơ chế hiệp lực
D/ Sulfanilamid làm giảm tác dụng của Anesthesin do cơ chế tương tranh
E/ Sulfanilamid làm giảm tác dụng của Anesthesin do thủy phân nối este của chất này
192. Thuốc nào dưới đây được xem tương đồng với thuốc khí dung:
A/ Thuốc bột y tế
B/ Thuốc/ nồi xong Đông Y
C/ Thuốc ống hít
D/ Thuốc gây mê qua đường hô hấp
E/ Thuốc xông với khí nén dùng đầu phun kiểu cột Vigreux
193. Nếu có hoạt chất kém ổn định trong công thức thuốc khí dung cần chọn khí đẩy là:
A/ Khí oxy tinh khiết
B/ Khí thường được lọc sạch và làm lạnh
C/ Khí thường được làm giàu khí oxy và làm lạnh
D/ Khí Heli
E/ Khí trơ
194. Thuốc khí dung Oxytoxin chỉ đượchấp thu và tạo hiệu quả trị liệu qua đường hô hấp nếu khi sử
dụng thuốc tạo được hạt sol có kích cỡ:
A/ Khoản 0,01-0,1 ϻm
B/ Khoản 3-10 ϻm
C/ > 10-50 ϻm
D/ > 50-100 ϻm
E/ >100-200 ϻm
195. Thuốc có thể phân liều bằng khí đẩy giống như thuốc khí dung là :
A/ Thuốc lỏng để uống (ví dụ siro thuốc)
B/ Thuốc viên nén
C/ Thuốc viên bao
D/ Thuốc nang để uống
E/ Thuốc chuyên khoa mắt
196. Thuốc thay thế cho cả đường uống, đường tiêm trong 1 số trường hợp
A/ Thuốc bột y tế
B/ Thuốc xông Đông Y
C/ Thuốc ống hít
D/ Thuốc khí dung tự động
E/ Thuốc xông qua mũi, hong với bơm nén khí dùng đầu phun kiểu cột Vigreux
197. Trạng thái phân tán dị thể duy nhất là hạt chứa hoạt chất trong khí chỉ đạt được khi dùng
A/ Thuốc bột y tế
B/ Thuốc/ nồi xong Đông Y
C/ Thuốc khí dung tự động
D/ Thuốc gây mê qua đường hô hấp
E/ Thuốc ống hít
198. Trạng thái phân tán đồng thể ( phân từ hoạt chất/ khí) chỉ đạt được khi dùng
A/ Thuốc bột y tế
B/ Thuốc ống hít
C/ Thuốc khí dung tự động
D/ Thuốc xông với khí nên dùng đầu phun kiểu màng lọc
E/ Thuốc xông với khí nên dùng đầu phun kiểu cột Vigreux
199. Để tạo khí đẩy cho thuốc khí dung tập thể, thực tế thường dùng
A/ Máy nén khí sạch với thông số kĩ thuật phù hợp
B/ Bình chứa hỗn hợp khí trơ ở áp suất cao
C/ Bình chứa khí Nito ở áp suất cao
D/ Bình chứa khí Carbon dioxyd (CO2) ở áp suất cao
E/ Bình chứa hỗn hợp khí Oxy và Nito ở áp suất cao
200. Trong quy trình bào chế thuốc khí dung với khí đẩy chưa hóa lỏng phải tuân thủ thứ tự nào sau đây:
A/ Đặt Van_ Xoay nắp bảo vệ
B/ Mở nắp bảo vệ_ đặt Van D/ Đặt van _ Nạp thuốc
C/ Đặt Van_ Đóng khí đẩy E/ Đóng khí đẩy_Nạp thuốc

You might also like