You are on page 1of 13

Phần cô Diễm

Câu 1. Ý nào sau đây khong phải là ưu điểm của thuốc tiêm
A. Bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng
B. Tác dụng nhanh,hấp thu nhanh nên được dùng trong cấp
C. Dược chất dược hấp thu toàn bộ và trực tiếp
D. Tránh được sự phá hủy do men,pH dịch vị
E. Tránh được tác dụng phụ không mong muốn khi dùng đường uống
Câu 2. Vị trí để tiêm thuốc tiêm dầu
A. Chỉ được tiêm bắp,tuyệt đối không tiêm vào mạch máu
B. Chỉ được tiêm tĩnh mạch,tuyệt đối không được tiêm bắp
C. Chỉ được tiêm dưới da,tuyệt đối không được tiêm động mạch
D. Chỉ được tiêm mạch máu,tuyệt đối không được tiêm dưới da hay
tiêm bắp
E. Chỉ được tiêm trong da, không được tiêm dưới da
Câu 3. Dầu thực vật được dùng làm dung môi trog thuôc tiêm ,ngoại trừ
A. Dầu vừng
B. Dầu lạc
C. Dầu paraffin
D. Dầu silicon
E. Dầu parafin và dầu silicon
Câu 4. dd tiêm ưu trương được tiêm ở
A. Tiêm dưới da
B. Tiêm bắp
C. Tiêm độg mạch
D. Tiêm trog da
E. Tiêm tĩnh mạch liều nhỏ
Câu 5. Cho công thức thuốc tiêm Lidocain hydroclorid 2%
Rp: lidocain hdroclorid 2,00g
Dinatri phosphate 0,44g
Natri clorid 0,28g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 100ml
M.f.Inj Đóng ống 2ml
Công dụng của Dinatri phosphate trong đơn này là
A. Làm cho dd tiêm có pH gần trung tính
B. Để đẳng trương dd
C. Để hòa tan Lidocain hydroclorid
D. Làm chất oxy hóa
E. Làm chất xác khuẩn
Câu 6. Dựa theo hệ phân tán chia thuốc tiêm thành các loại, ngoại trừ
A. Thuốc tiêm dd
B. Thuốc tiêm nước
C. Thuốc tiêm hỗn dịch
D. Thuốc tiêm nhũ tương
E. Thuốc tiêm bột vô khuẩn
Câu 7. Để đánh giá độ tinh khiết hóa học của nước cất thương dựa vào
A. Độ trong
B. pH
C. Điện trở
D. B,C đung
E. A,B và C đúng
Câu 8. Nhược điểm cần lưu ý khi dùng PEG làm dung môi pha thuốc
tiêm
A. Ít làm tăng độ tan của dược chất
B. Không hạn chế được sự thủy phân hoạt chất
C. Gây kích ứng mạnh chỗ tiêm
D. Có thể bị phân hủy tạo ra formaldehyde
E. Cả 4 ý trên đều đúng

Phần cô Thùy
Câu 1. Khi phân loại các dạng bào chế theo hệ phân tán, các dung dịch
thuốc được xếp vào hệ phân tán
A. Đồng thể
B. Dị thể
C. Siêu vi dị thể
D. Dị thể và siêu vi dị thể
E. Dị thể thô
Câu 2. Loại dung dịch nào sau đây có tính chất tán xạ ánh sáng
A. Dung dịch thật
B. Dung dịch keo
C. Dung dịch cao phân tử
D. Dung dịch keo và Dung dịch cao phân tử
E. Dung dịch dầu
Câu 3. Dạng dd nào sau đây có thể chuyển tử thể gel sang thể sol,và
ngược lại
A. Dung dịch thật
B. Dung dịch keo
C. Dung dịch cao phân tử
D. Dung dịch keo và Dung dịch cao phân tử
E. Dung dịch dầu
Câu 4.Dầu nào ít tan trog ethanol,tan trong ether,chloroform và ether
dầu hỏa
A. Dầu lạc
B. Dầu thầu dầu
C. Dầu oliu
D. Dầu hướng dương
E. Dầu vừng
Câu 5. Dầu tan theo bất cứ tỷ lệ nào trong ethanol thuyệt đối và trong
acid acetid loãng
A. Dầu lạc
B. Dầu thầu dầu
C. Dầu oliu
D. Dầu hướng dương
E. Dầu vừng
Câu 6. Muốn điều chế nước thơm cần hàm lượng tinh dầu cao cần
A. Cất kéo dược liệu có tinh dầu với nước
B. Dùng bột talc để phân tán tinh dầu vào nước
C. Dùng chất diện hoạt để hòa tan tinh dầu
D. Dùng ethanol để hòa tan tinh dầu
E. Dùng hỗn hợp dung môi để hòa tan
Câu 7. Alkaloid ko dùng để pha dd thuốc là
A. Ethanol
B. Methanol
C. Propylene glycol
D. Isopropanol
E. Methanol và Isopropanol
Câu 8. Nước khử khoáng ko dùng thay thế nước cất trong dạng bào chế
nào sau đây
A. Dd thuốc tiêm
B. Dd thuốc dùng ngoài
C. Dd thuốc uống
D. Thuốc điều chế bằng pp chiết xuất
E. Hỗn dịch thuốc uống
Câu 9. Khi pha dd cồn iod 5% phải thêm dd kali iodid để
A. Làm tăng độ tan của iod
B. Làm cho dd ổn định
C. Làm tăng tác dụng của iod
D. Làm tăng tác dung của chế phẩm
E. Làm giảm kích ứng của iod
Câu 10. Điểm khác nhau giữa Elixir và Potio
A. Có thể pha chế hàng loạt
B. Có tỉ lệ lớn alcol
C. Có độ ổn định cao
D. Có sinh khả dụng tốt hơn
E. Có chứa chất làm ngọt

Phần thầy Ánh


câu 1.Phương pháp keo khô còn được gọi là phương háp 4:2:1 là muốn lưu ý tỷ lệ:
A. Dầu gôm nước
B. Nước gôm dầu
C. Gôm nước dầu
D. Nước dầu gôm
E. Dầu nước gôm
câu 2.chất nhũ hóa nào sau đây thuộc nhóm protein:
A. Tween
B. Span
C. Lecithin
D. Cholesterol
E. Casein
câu 3.Để một nhũ tương bền thì:
A. Kích thước của tiểu phân tướng nội phải nhỏ
B. Hiệu số tỷ trọng của 2 tướng phải lớn
C. Môi trường phân tán phải có độ nhớt thấp
D. Kích thước tiểu phân phân tán phải lớn
E. Sức căng liên bề mặt hai tướng phải lớn
câu 4.Phương pháp xà phòng hóa điều chế nhữ tương có đặc điểm:
A. Chất nhũ hóa ở dạng dịch thể
B. Chất nhũ hóa được tạo ra trong quá trình điều chế
C. Được sử dụng từ lâu đời
D. Chất nhũ hóa là xà phòng có sẵn trong công thức
E. Chất có tác dụng là xà phòng
câu 5.chất nào sau đây vừa là chất sát khuẩn vừa là chất diện hoạt có tác dụng làm
tăng tính thấm của giác mạc đối với dược chất trong thuốc nhỏ mẳt:
A. Clorobutanol
B. Benzalkonium clorid
C. Các paraben
D. Thiomersal
E. Alcol benzylic
câu 6.Chất diện hoạt dùng trong hòa tan chiết xuất nhằm mục đích
A. Tăng độ nhớt dung môi
B. Tăng sự thấm dung môi
C. Tăng khuếch tán tự do
D. Tăng tốc độ khuếch tán nội
E. Tăng sự hòa tan chọn lọc
câu 7.Sự hydrat hóa là kết quả của:
A. Sự tương tác giữa các phân tử chất tan
B. Sự tương tá giữa các ion chất tan
C. Sự tương tác giữa các phân tử dung môi và ion chất tan
D. Sự tương tác giữa các phân tử chất tan và nước
E. Sự tương tác giữa các ion chất tan và dung môi
câu 8.Với cùng một liều dược chất, dạng vô định hình có thể cho sinh khả dụng
cao hơn dạng kết tinh là do:
A. Dễ giải phóng khỏi dạng thuốc
B. ổn định hơn trong quá trình bảo quản
C. dễ hấp thu
D. ít bị tác động trong quá trình bào chế
E. dễ hòa tan
câu 9.kiểu nhũ tương được quyết định chủ yếu bởi
A. lượng chất nhũ hóa đã dùng
B. sức căng bề mặt
C. kích thước tiểu phân tướng nội
D. bản chất của chất nhũ hóa
E. chênh lệch tỷ trọng giữa 2 tướng
câu 10. nhũ tương bị phá vỡ hoàn toàn và không hồi phục được khi
A. có sự kết bông
B. có sự hấp phụ các tiểu phân
C. có sự nổi kem
D. vừa nổi kem vừa kết bông
E. có sự kết dính
câu 11. khi lựa chon chất diện hoạt cho thuốc nhỏ mắt,loại nào nên được ưu
tiên nhất
A. cation
B. loại hữu cơ
C. loại vô cơ
D. loại không ion hóa
E. anion

Câu 13. Chất nhũ hóa nào sau đây thuộc nhóm phosphor lipid cho nhũ tương D/N

A. Span
B. Lanosterol
C. Tween
D. Lecithin
E. Cholesterol
câu 12. Hệ thức Stockes không nêu được yếu tố nào sau đây
A. Độ nhớt của môi trường phân tán
B. Kích thước của tướng phân tán
C. Gia tốc trọng trường
D. Tỷ trọng của tướng phân tán
E. Sức căng liên bề mặt
câu 13. Kiểu nhũ tương chừng mực nhất định cũng phụ thuộc vào
A. Kích thươc của tiểu phân pha nội
B. Sự khác biệt tỷ trọng 2 tướng
C. Sự khác biệt sức căng bề mặt giữa 2 tướng
D. Tỷ lệ thể tích giữa 2 tướng
E. Độ nhớt của tướng ngoại
câu 14. Một nhũ tương D/N, có nghĩa là
A. Pha liên tục là nước
B. Pha liên tục là dầu
C. Pha ngoại là dầu
D. Pha nội là nước
E. Môi trường phân tán là dầu
câu 15. Khi điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học, giai đoạn
quan trọng nhất là
A. Nghiền và lắng gạn
B. Pha loãng hỗn dịch bằng chất dẫn
C. Phối hợp chất gây thấm
D. Nghiền ướt
E. Nghiền khô
câu 16. Để điều chế hỗn dịch có hoạt chất là chì clorid, phương pháp nên lựa
chọn là
A. Ngưng kết do thay đổi dung môi
B. Ngưng kết nhờ phản ứng hóa học
C. Phân tán cơ học kết hợp với ngưng kết
D. Phân tán cơ học kết hợp với lắng gạn
E. Phân tán cơ học
câu 17. Trong các chất rắn sau, dược chất nào khi điều chế hỗn dịch không
cần dùng chất gây thấm
A. Kẽm oxyd
B. Lưu huỳnh
C. Long não
D. Cloramphenicol
E. Terpin hydrat
câu 18. Hệ phân tán trong thuốc tiêm truyền là
A. Nhũ tương D/N, N/D
B. Nhũ tương D/N
C. Dung dịch nước, nhũ tương D/N
D. Dung dịch nước, hỗn dịch nước
E. Dung dịch nước, nhũ tương D/N, N/D
câu 19. Trạng thái cảm quan thường có của một hỗn dịch thô là:
A. Trong suốt, có thể có màu
B. Đục, có thể có lắng cặn
C. Trắng đục, không có lắng cặn
D. Trong suốt, không màu
E. Đục, không chấp nhận sự lắng cặn
câu 20. Khi trong công thức nhũ tương chỉ có 1 chất nhũ hóa là gôm Arabic
với pha dầu ở trạng thái lỏng thì phương pháp bào chế nên chọn là
A. Phương pháp thêm tướng ngoại vào tướng nội
B. Phương pháp keo ướt
C. Phương pháp phối hợp có nhiệt độ
D. Phương pháp dùng dung môi chung
E. Phương pháp thêm tướng nội vào tướng ngoại
câu 21. Dạng thuốc nào là dạng thuốc có sinh khả dụng cải tiến
A. Dung dịch
B. Siro
C. Thuốc tiêm
D. Viên nén
E. Thuốc tác dụng kéo dài
câu 22. Nhũ tương thuốc tiêm truyền có công dụng
A. Tái lập cân bằng kiềm toan
B. Bù nước và điện giải
C. Cung cấp năng lượng
D. Cung cấp acid amin
E. Thay thế huyết tương
câu 23. Lượng gôm Arabic dùng để nhũ hóa 2,5 gam bromoform là
A. 2,5g
B. 5,0g
C. 15g
D. 10,0g
E. 7,5g
câu 24. Phương pháp phân tán điều chế hỗn dịch thuốc được áp dụng trong
trường hợp
A. Có dược chất lỏng không tan trong tá dược
B. Có dược chất răn không tan trong tá dược
C. Có dược chất lỏng không tan trong chất dẫn
D. Có dược chất rắn đồng tan với chất dẫn
E. Có dược chất rắn không tan trong chất dẫn
câu 25. Hỗn dịch tiêm thường có ưu điểm
A. Ít gây ngộ độc
B. Cho tác dụng nhanh
C. Không gây kích ứng nơi tiêm
D. Cho tác dụng tại chỗ vì DC không khuếch tán được
E. Thời gian tác dụng dài hơn so với dạng dung dịch
câu 26. Các tween thường có HLB trong khoảng
A. 14-15
B. 15-17
C. 17-19
D. 13-14
E. 19-20
câu 27. Phương pháp keo khô thường được áp dụng điều chế nhũ tương khi
A. Phương tiện gây phân tán là cối chày
B. Chất nhũ hóa ở dạng bột
C. Chất nhũ hóa là gôm Arabic
D. Có phương tiện gây phân tán tốt
E. Có thiết bị đồng nhất hóa nhũ tương
câu 28. Nhũ tương kiểu N/D có thể dùng trong dạng bào chế
A. Thuốc mỡ
B. Potio
C. Thuốc tiêm truyền
D. Siro
E. Potio hoặc siro
câu 29. Các chất nào sau đây có thể dùng làm chất nhũ hóa, chất gây thấm cho
cả 3 dạng uống, tiêm, dùng ngoài
A. các tween, lecithin
B. Các gôm Arabic, adragant
C. Các dẫn chất ammonium bậc 4
D. Các alcol có chứa saponin
E. Các dẫn chất cellulose
câu 30. Cồn saponin làm chất nhũ hóa
A. Trong nhũ tương uống, tiêm
B. Trong nhũ tương tiêm
C. Trong nhũ tương tiêm truyền
D. Trong nhũ tương dùng ngoài
E. Trong nhũ tương uống
câu 31. Điều nào không đúng với gôm Arabic
A. Có chứa men oxy hóa
B. Trương nở trong nước
C. Dùng ngoài
D. Có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt
E. Chất nhũ hóa ổn định
câu 32. Các chất nhũ hóa cho nhũ tương kiểu N/D là
A. Lecithin, lanolin
B. Tween, PEG
C. Span, cholesterol
D. Poloxame, carbopol
E. Xà phòng kim loại hóa trị II
câu 33. Hỗn hợp gồm 60% chất diện hoạt A (HLB=4) và 40% chất diện hoạt
B (HLB=16) sẽ tạo hỗn hợp A+B có HLB là
A. 10
B. 7.8
C. 9.8
D. 8.8
E. 20
câu 34. Nhũ dịch là
A. Tên khác của thuốc mỡ nhũ tương
B. Nhũ tương lỏng dùng ngoài
C. Nhũ tương lỏng dùng uống
D. Nhũ tương lỏng dùng tiêm
E. Nhũ tương lỏng nhỏ mắt
câu 35. trong hỗn dịch thuốc nhỏ mắt, giới hạn kích thước của tiểu phân dược
chất rắn là:
A. ≤50μm
B. ≤25 μm
C. ≤20 μm
D. ≤10 μm
E. ≤5 μm
câu 36. Khi thực hiện ly tâm để thúc đẩy sự tách lớp tức là đã tác động lên
yếu tố nào sau đây của hệ thức Stockes
A. Kích thước tướng phân tán
B. Độ nhớt
C. Tỷ trọng của tướng phân tán
D. Gia tốc trọng trường
E. Tỷ trọng của môi trường phân tán
câu 37. RHLB dùng để chỉ
A. Mức độ phân cực của một chất diện hoạt
B. Mức dộ thân dầu của một chất diện hoạt
C. Mức độ thân nước của một chất diện hoạt
D. Nồng độ cần thiết của chất diện hoạt để tạo NT bền
E. HLB cần thiết để một dầu cho một kiểu nhũ tương ổn định
câu 38. Khi dược chất là long não (camphor), chất dẫn là nước cất, phương
pháp tốt nhất để thu được hỗn dịch mịn là
A. Phương pháp phân tán cơ học
B. Phương pháp ngưng kết do phản ứng hóa học
C. Phương pháp ngưng kết do thay đổi dung môi
D. Nghiền long não cho mịn với cồn cao độ
E. Tạo hỗn hợp eutectic với menthol
câu 39. Các dạng thuốc được xếp thứ tự có sinh khả dụng kém dần à
A. Dung dịch nước, viên nang, viên nén, bột, viên bao, hỗn dịch
B. Viên nang, viên nén, viên bao, bột, hỗn dịch, dung dịch nước
C. Dung dịch nước, hỗn dịch, bột, viên nang, viên nén, viên bao
D. Hỗn dịch, dung dịch nước, bột, viên nang, viên bao, viên nén
E. Dung dịch nước, hỗn dịch, viên nang, bột, viên bao, viên nén
câu 40. Áp dụng tỷ lệ 4:2:1 của phương pháp keo khô, khi:
A. Xây dựng công thức hoàn chỉnh
B. Tính toán lượng chất nhũ hóa thêm vào
C. Thực hiện giai đoạn điều chế nhũ tương đậm đặc
D. Thực hiện điều chế nhũ tương thành phẩm
E. Thực hiện giai đoạn pha loãng
câu 41. Chế phẩm đối chiếu đánh giá tương đương sinh học tốt nhất là nên
dùng
A. Chế phẩm tự sản xuất
B. Sản phẩm có uy tín trên thị trường
C. Sản phẩm bán chạy nhất trên thị trường
D. Thuốc gốc của nhà sáng chế
E. Sản phẩm có hình thức đóng gói giống chế phẩm đánh giá
Câu 43. Lotio là

A. Hỗn dịch tiêm


B. Hỗn dịch dùng xoa bóp
C. Hỗn dịch rà miệng
D. Hỗn dịch uống
E. Hỗn dịch dùng bôi xức

Câu 44 Khi nồng độ tướng phân tán từ …% trở lên, phải dùng chất nhũ hóa thì
nhũ tương mới bền vững

A. 1.0
B. 1.5
C. 2.0
D. 0.2
E. 0.5

Câu 45. Chất nhũ hóa nào sau đây có thể tạo được cả 1 kiểu nhũ tương tùy theo
phân tán vào tướng nào trước

A. Bentonit
B. Mg trisilicat
C. Nhôm oxyd
D. Than động vật
E. MgO

You might also like