You are on page 1of 5

Câu 1: Thuốc tiêm tĩnh mạch nhất thiết phải pha chế dưới dạng:

A. Dung dịch nước B.Dung dịch dầu C. Nhũ tương N/D


D. Hỗn dịch E. Hỗn-nhũ tương
Câu 2: Đường tiêm thuốc có thời gian tiềm tàng ngắn nhất là:
A. Tiêm trong da B. Tiêm dưới da
C. Tiêm bắp D. Tiêm tĩnh mạch
E. Tiêm trong da và tiêm dưới da
Câu 3: Đường tiêm thuốc có sinh khả dụng 100% là:
A. Tiêm trong da B. Tiêm dưới da
C. Tiêm bắp D. Tiêm tĩnh mạch
E. Tiêm trong da và tiêm dưới da
Câu 4: Đường tiêm cho phép khu trú tác dụng của thuốc tại cơ quan đích là:
A. Tiêm trong da B. Tiêm dưới da C. Tiêm bắp
D. Tiêm tĩnh mạch E. Tiêm động mạch
Câu 5: Nước cất không có oxy hòa tan được dùng để pha các thuốc tiêm có dược chất:
A. Có tính khử B. Có tính acid yếu C. Có tính base yếu
D. Dễ bị phân hủy bởi nhiệt
E. Dễ bị thủy phân
Câu 6: PEG nào có thể làm dung môi pha thuốc tiêm:
A. PEG 400 B. PEG 4000 C. PEG 1000
D. PEG 1540 E. PEG 4000 và 1000
Câu 7: Loại dầu nào sau đây không dùng làm dung môi pha tiêm:
A. Dầu vừng B. Dầu lạc C. Dầu parafin
D. Dầu thầu dầu E. Dầu vừng và dầu lạc
Câu 8: Nồng độ ethanol trong một hỗn hợp dung môi dùng để pha tiêm chỉ nên:
A. > 15% B. < 20%
D. < 30% E. > 18%
Câu 9: Nhược điểm lớn nhất của dầu thực vật dùng làm dung môi pha thuốc tiêm là:
A. Đông đặc vào mùa đông
B. không ổn định, dễ bị ôi khét
C. Khó rút thuốc vào bơm tiêm
D. Thời gian tiềm tàng dài
E. Gây đau
Câu 10: Cần loại khí carbonic hòa tan trong nước cất dùng để pha các thuốc tiêm có chứa
dược chất:
A. Có tính khử B. Có tính acid yếu C. Có tính base yếu
D. Dễ bị phân hủy bởi nhiệt E. Dễ bị thủy phân
Câu 11: Hệ đệm vừa có tác dụng điều chỉnh pH vừa có tác dụng hiệp đồng chống oxy hóa
dược chất trong thuốc tiêm là:
A. Acetic/acetat B. Boric/borat C. Citric/citrat
D. Glutamic/glutamat E. Hệ đệm phosphate
Câu 12: Hệ đệm không dùng để điều chỉnh pH trong các công thức thuốc tiêm là hệ đệm:
A. Acetic/acetat B. Boric/borat C. Citric/citrat
D. Glutamic/glutamat E. Acid phosphoric và muối
Câu 13: Muối sinh SO2 có tác dụng khóa oxy tốt nhất ở khoảng pH trung tính là:
A. Natri sulfit B. Natri bisulfit C. Natri dithionit
D. Natri metabisulfit E. Natri sulfit và Natri dithionit
Câu 14: Loại thuốc tiêm cần có thêm chất sát khuẩn là:
A. Thuốc tiêm truyền B. Thuốc tiêm vào dịch não tủy
C. Thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml
D. Thuốc tiêm gồm nhiều liều trong một đơn vị đóng gói
E. Thuốc tiêm truyền và thuốc tiêm vào dịch não tủy
Câu 15: Màng dùng để lọc vô khuẩn các dung dịch thuốc tiêm là màng lọc có kích thước
lỗ xốp lớn nhất là:
A. 0,15 µm B. 0,45 µm C. 0,30 µm
D. 0,32 µm E. 0,22 µm
Câu 16: Phương pháp tiệt khuẩn không áp dụng để tiệt khuẩn thuốc tiêm là:
A. Lọc loại khuẩn B. Nhiệt khô C. Nhiệt ẩm
D. Dùng khí ethylene oxyd E. Lọc loại khuẩn và nhiệt
khô
Câu 17: Phương pháp tiệt khuẩn thích hợp để tiệt khuẩn dầu làm dung môi cho thuốc
tiêm:
A. Hấp trong nồi hấp ở 1210 C trong 30 phút
B. Lọc loại khuẩn bằng màng lọc có kích thước lỗ xốp 0,22 µm
C. Sấy ở nhiệt độ 1600 C trong 1 giờ
D. Dùng khí ethylene oxyd
E. Lọc loại khuẩn bằng màng lọc có kích thước lỗ xốp 0,45 µm
Câu 18: Nhóm chất phụ nào không được thêm vào các công thức thuốc tiêm:
A. Chất màu B. Chất sát khuẩn
C. Chất làm tăng độ tan của dược chất
D. Chất chống oxy hóa E. Chất làm tăng độ nhớt
Câu 19: Vi sinh vật sinh chí nhiệt tố nhiều nhất và nguy hiểm nhất là:
A. Các vi khuẩn gram (+)
B. Các vi khuẩn gram (-)
C. Các siêu vi khuẩn
D. Các loại nấm men, nấm mốc
E. Các tụ cầu khuẩn
Câu 20: Không cần kiểm tra chất gây sốt đối với các chế phẩm:
A. Thuốc tiêm truyền B. Thuốc tiêm bắp
C. Thuốc tiêm vào nhãn cầu
D. Thuốc tiêm vào dịch não tủy
E. Thuốc tiêm tĩnh mạch liều trên 15ml
Câu 21: Dạng thuốc tiêm mà dược chất có khả năng hấp thu nhanh nhất là:
A. Dung dịch nước B. Dung dịch dầu C. Hỗn dịch dầu
D. Hỗn dịch nước E. Nhũ tương N/D
Câu 22: Dạng thuốc tiêm có khả năng kéo dài nhất quá trình hấp thu dược chất là:
A. Dung dịch nước B. Dung dịch dầu C. Hỗn dịch dầu
D. Hỗn dịch nước E. Nhũ tương D/N
Câu 23: Để chống oxy hóa dược chất và dung môi trong thuốc tiêm, trong nghiên cứu xây
dựng công thức cần làm các việc sau ngoại trừ:
A. Xác định và điều chỉnh pH của thuốc về khoảng pH thích hợp nhất
B. Thêm chất chống oxy hóa
C. Thêm chất hiệp đồng chống oxy hóa
D. Loại oxy ở đầu ống bằng khí trơ
E. Sử dụng hóa chất, dung môi có độ tinh khiết cao
Câu 24: Để chống oxy hóa dược chất và dung môi trong thuốc tiêm, trong pha chế - sản
xuất cần làm các việc sau ngoại trừ:
A. Loại oxy hòa tan trong nước cất bằng cách sục N2 hoặc đun sôi.
B. Thêm chất chống oxy hóa
C. Hòa tan nhanh, hòa tan kín
D. Loại oxy ở đầu ống bằng khí trơ
E. Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian cần thiết
Câu 25: Chất chống oxy hóa nào sau đây dùng cho thuốc tiêm dầu:
A. Acid ascorbic B. Natri sulfit C. Tocoferol
D. Dinatri edetat E. Rongalit
Câu 26: Dẫn chất amoni bậc 4 dùng làm chất sát khuẩn có các đặc tính sau, ngoại trừ:
A. Làm tăng tính thấm của dược chất qua màng tế bào
B. Có tính diện hoạt
C. Gây phá huyết
D. Bị màng lọc hấp phụ
E. Ít tương kỵ với một số anion
Câu 27: Khắc phục hiện tượng các tiểu phân bị lưu giữ sâu bên trong màng xốp, làm bẩn
và tắc phểu lọc bằng cách:
A. Ngâm dung dịch Natri hydrocarbonat.
B. Ngâm vào dung dịch kiềm đặc
C. Cho nước cất chảy qua phểu nhiều lần
D. Úp ngược phểu khi sấy khô
E. Ngâm phểu trong dung dịch acid mạnh
Câu 28: Chất gây sốt có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Tan trong nước
B. Khá bền vững với nhiệt
C. Bị phá hủy bởi các kiềm mạnh, acid mạnh
D. Bền vững với các chất oxy hóa mạnh
E. Bị hấp phụ bởi than hoạt
Câu 29: Hệ đệm boric/borat không dùng trong các công thức thuốc tiêm vì:
A. Gây đau B. Gây tương kỵ với nhiều dược chất
C. Gây vỡ hồng cầu rất nhanh
D. Không tiệt khuẩn được nhiệt độ cao
E. Làm giảm độ ổn định của chế phẩm
Câu 30: Chất sát khuẩn nào sau đây vừa có tác dụng sát khuẩn vừa có tác dụng giảm đau
tại chỗ tiêm:
A. Alcol benzylic B. Clorocresol C. Thiomersal
D. Acid phenic E. Merthiolat
Câu 31: Sau đây là các đặc điểm của các phenol khi dùng làm chất sát khuẩn cho thuốc
tiêm, ngoại trừ:
A. Tác dụng diệt khuẩn nhanh
B. Tác dụng tốt trong môi trường acid
C. Tan được cả trong nước và trong dầu
D. Tương kỵ với các muối sắt
E. Dễ bay hơi qua nút cao su

You might also like