You are on page 1of 23

TEST ĐƯỜNG DÙNG THUỐC:

Câu 1: có mấy đường dùng thuốc cơ bản:

A1

B2

C3

D4

Câu 2: Ưu điểm của các thuốc sử dụng đường uống:

(1) An toàn, dễ sử dụng

(2) Tính kinh tế

(3) Chuyển hóa qua gan lần đầu

(4) Không gây đau

A1 B2 C3 D4

Câu 3: Đường dùng thuốc được xác định dựa vào:

(1) Mục đích điều trị

(2) Tính chất của thuốc

(3) Tình trạng bệnh nhân

(4) Tính kinh tế

A1 B2 C3 D4

Câu 4: Nơi hấp thu tốt nhất vs các thuốc sử dụng đường uống:

A Dạ dày

B Ruột non

C Ruột già

D Trực tràng
Câu 5: Các thuốc thường sử dụng theo đường uống, TRỪ:

( 1) Các thuốc gây kích ứng niêm mạc đương tiêu hóa

(2) Các thuốc bị phá hủy bởi axit dịch vị

(3) Các thuốc có mùi vị khó chịu

(4) Các thuốc bị chuyển hóa qua gan lần đầu quá nhiều

A1 B2 C3 D4

Câu 6: Đường dùng có sinh khả dụng thất thường nhất:

A Đường tiêm bắp

B Đường đặt trực tràng

C Đường đặt dưới lưỡi

D Đường uống

Câu 7: Vị trí sử dụng của các thuốc áp má :

A Đặt dưới lưỡi

B Đặt giữa nướu và niêm mạc má

C Đặt trên lưỡi, ngay giữa khoang miệng

D Đặt vão khoảng trống giữa răng và niêm mạc má

Câu 8: Ưu điểm của đường dùng dưới lưỡi so vs đường uống:

(1) Tăng khả năng tiết nước bọt và nuốt

(2) Hấp thụ qua hệ TM dưới lưỡi vào thẳng hệ TH

(3) Chuyển hóa qua gan lần đầu

(4) Do pH trung tính của nước bọt

A1 B2 C3 D4

Câu 9: Có thể áp dụng viên đặt dưới lưỡi vs các TH bệnh nhân:
(1) Khó nuốt, buồn nôn

(2) Hôn mê, bất tỉnh

(3) Kém hấp thu

(4) Trẻ nhỏ

A1 B2 C3 D4

Câu 10: Thuốc sử dụng theo đường đặt dưới lưỡi là:

A Insullin

B Sabutamol

C Nitroglixeril

D Glicocorticoid

Câu 11: Hạn chế lớn nhất của đường đặt dưới lưỡi là:

A Diện tích hấp thu nhỏ

B Mùi vị khó chịu của thuốc

C Gây viêm loét liêm mạc miệng nếu sử dụng trong một thời gian dài

D Gây phản xạ tăng tiết nước bọt

Câu 12: Ý nào sau đây là sai về đường dùng dưới lưỡi:

A Thường áp dụng cho các nhóm thuốc tim mạch và hoocmon

B Thuốc có độ phân cực trung gian sẽ hấp thu tốt hơn

C Thuốc ít bị ion hóa ở pH nước bọt sẽ hấp thu kém hơn

D Các dạng bào chế chủ yếu là miếng dán hoặc viên rất dính

Câu 13: Đường đưa thuốc từ mũi vào dạ dày:

(1) Không cần phẫu thuật, không gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa

(2) Sử dụng trong các trường hợp lưu ống thời gian ngắn
(3) Dễ kiểm tra các phần còn lại của dạ dày

(4) Có thể gây viêm mũi, viêm thực quản

(5) Không thích hợp vs bệnh nhân rối loạn chứ năng dạ dày

A2 B3 C4 D5

Câu 14: Ưu điểm của đường đặt ống thong dạ dày- thành bụng, TRỪ:

A Không gây tổn thương đường tiêu hóa

B Không gây pư hầu họng

C Thích hợp vs các TH lưu ống trong thời gian ngắn

Câu 15: Các thuốc tan trong dầu thường đc dùng theo đường:

A Tiêm TM

B Tiêm bắp

C Tiêm trong da

D Tiêm dưới da

Câu 16: Thuốc dùng theo đường tiêm đòi hỏi

(1) Điều kiện vô khuẩn

(2) Không chưa các chất gây sốt

(3) Kĩ thuật xâm lấn

(4) Kiểm soát tốt liều lượng thuốc đưa vào cơ thể

A1 B2 C3 D4

Câu 17: VD về thuốc sử dụng đường tiêm TM là:

A Glucocorticoid

B Insullin

C Thuốc ức chế thần kinh cơ rocuronium


D Kali tiêm TM

Câu 18: Đường tiêm TM:

(1) Là đường dùng thuận lợi cho các thuốc gây kích thích khi dùng theo
đường khác vì thuốc được pha loãng bởi máu

(2) Gồm tiêm bolus và tiêm truyền TM

(3) Các thuốc tan trong dầu, kết tủa các thành phần máu hoặc gây tan máu
không thể dùng theo đường này

(4) Bất lợi do các thuốc đường này rất khó khắc phục

A1 B2 C3 D4

Câu 19: Các vị trí tiêm bắp:

A Cơ delta

B Cơ mông lớn

C Cơ bắp tay

D Cơ đùi ngoài

Câu 20: Ý nào sau đây là sai về đường tiêm bắp:

A Có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng Depot

B Tốc độ hấp thu của thuốc tỉ lệ thuận vs lưu lượng máu ở vị trí tiêm

C Tốc độ hấp thu ở cơ delta và cơ đùi ngoài nhanh hơn ở cơ mông lớn

D Tốc độ hấp thu ở cơ mông lớn của nữ là lớn hơn nam

Câu 21: Các thuốc chỉ định tiêm bắp, TRỪ:

A Các thuốc gây kích ứng sau tiêm dưới da

B Các thuốc chuyển hóa qua gan lần đầu

C Các thuốc tan trong lipit


D Các thuốc gây hoạt tử cơ

Câu 22: Đường tiêm gây đau nhất là:

A Tiêm TM

B Tiêm bắp

C Tiêm dưới da

D Tiêm trong da

Câu 23:

SC ở hình bên cho biết:

A Thuốc bán theo đơn

B Thuốc đã đăng kí bản quyền

C Dạng bào chế của thuốc

D Đường dùng thuốc

Câu 24: Các vị trí tiêm dưới da, TRỪ:

A Đùi

B Bụng

C Cánh tay

D Lưng

Câu 25: Thể tích tối đa có thể tiêm bắp là:

A 0.2ml

B 2ml

C 5ml

D 10ml
Câu 26: Vị trí của đường tiêm trong da:

A Lớp thượng bì của da

B Lớp nội bì da

C Mô liên kết dưới da

D Mô cơ dưới da

Câu 27: Mục đích chính của tiêm trong da:

A Giảm thiểu khả năng tan máu và huyết khối so vs đường tiêm TM

B Thử pư của thuốc

C Gây tê cục bộ

D Giảm đau khi chuyển dạ

Câu 28: Tiêm tủy sống là tiêm vào:

A Khoang màng cứng

B Khoang dưới nhện

C Màng não tủy

D Hàng rào máu não

Câu 29: Số ý đúng khi nói về tiêm vào khớp:

(1) Tiêm lặp lại nhiều lần có thể gây tổn thương sụn khớp

(2) Các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn cần được thực hiện nghiêm ngặt

(3) Ví dụ là tiêm hydrocortison trong viêm khớp dạng thấp

(3) Dùng để giảm đau khi chuyển dạ

A1 B2 C3 D4
Câu 30: Đường dùng thuốc tại chỗ:

(1) Không chuyển hóa qua gan lần đầu

(2) Các thuốc tại chỗ trên da thường dưới dạng miếng dán hoặc dạng
thuốc mềm( thuốc mỡ, kem, gel, bột nhão)

(3) Lớp biểu bì là yếu tố quyết định tốc độ hấp thu trên da

(4) Thuốc dùng trên da thẩm thấu tự do qua lớp hạ bì

Số ý đúng là:

A1 B2 C3 D4

Câu 31: Ví dụ về các thuốc tại chỗ trên da, TRỪ:

A Scopolamin trong say tàu xe

B Nitrat trong giảm đau co thắt ngực

C Nicotin trong cai thuốc lá

D β-timololvđiều trị tăng nhãn áp

Câu 32: Đường dùng thuốc tại chỗ qua niêm mạc mũi, TRỪ:

A Hấp thu tốt do niêm mạc mũi có nhiều mạch máu, rất xốp và dễ thấm
thuốc

B Diện tích bề mặt không lớn

C Có thể bị loại bỏ nhanh khi mũi tăng tiết dịch

D Hầu hết có tác dụng tại chỗ

Câu 33: Vị trí bôi thường gặp của các thuốc tại chỗ ở mắt:

A Dọc phía trong của mí mắt dưới

B Dọc phía ngoài mí mắt dưới

C Dọc phía trong mí mắt trên


D Dọc phía ngoài mí mắt trên

Câu 34: Đường dùng tại chỗ ở mắt:

A Tác dụng tại chỗ thường đòi hỏi sự hấp thu ở võng mạc

B Sự hấp thu có thể tăng lên khi nhiễm trùng hặc chấn thương

C Thuốc được dẫn lưu từ mắt theo ống lệ tỵ và gây ra tác dụng tại chỗ

D α- Timolol là ví dụ điển hình

Câu 35: Các thuốc hít tại phổi:

(1) Chỉ có 10% thực sự đi vào phổi,phần còn lại bị nuốt và có thể được hấp
thu theo đường tiêu hóa

(2) Máy khí dung tạo ra các giọt nước mịn trong không khí và có thể cung
cấp một lượng thuốc lớn trong các TH cấp cứu

(3) Do phổi có diện tích lớn, một số thuốc được hấp thu nhanh và gây ra
tác dụng toàn thân

(4) Có thể đạt được tác dụng vs các thuốc hấp thu kém như glucocorticoid

Số ý đúng là:

A1 B2 C3 D4

TEST VỀ CÁC DẠNG BÀO CHẾ THUỐC:

Câu 1: Đặc điểm của viên nén:

A Dược chất không ổn định, tuổi thọ thuốc ngắn

B Khó bảo quản

C Sinh khả dụng thất thường

D Thích hợp cho người già và trẻ nhỏ

Câu 2: Số ý đúng là:


(1) Quá trình sản xuất viên nén bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độ ẩm và
nhiệt độ

(2) Diện tích tiếp xúc của viên nén nhỏ hơn viên nang

(3) Trong viên nén phụ khoa tá dược độn chủ yếu là Lactose

(4) Viên nén phân tán trong miệng có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn
thân

A1 B2 C3 D4

Câu 3: Tá dược chủ yếu trong viên nén sủi bọt là:

A Tá dược không tan trong nước

B Tá dược tan trong nước

C Axit hữu cơ và các muối Cacbonat, Hidrocacbonat

D Lactose

Câu 4: Viên nén phụ khoa:

A Các tá dược chủ yếu là không tan

B Tá dược rã ra do hấp thu nhiệt độ cơ thể

C Tá dược rã ra do hấp thụ nước trong môi trường bảo quản

D Nên nhúng qua nước trước khi sử dụng

Câu 5: Đường sử dụng của thuốc nang:

(1) Đường uống

(2) Đường đặt

(3) Đường cấy dưới da

(4) Đường trực tiếp vào dạ dày

A1 B2 C3 D4
Câu 6: Đặc điểm của viên cấy dưới da:

A Thuốc giải phóng nhanh

B Có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân

C Điều kiện vô khuẩn

D Thuốc tránh thai là ví dụ điển hình

Câu 7: Việc sử dụng bao đối với viên nén:

(1) Tránh bị phá hủy do dịch vị tiêu hóa

(2) Dễ kích ứng niêm mạc dạ dày

(3) Giải phóng dược chất đúng đích

(4) Bảo vệ dược chất khỏi các tác nhân ánh sáng và độ ẩm

A1 B2 C3 D4

Câu 8: Nhược điểm của viên nag so vs viên nén:

A Sinh khả dụng thấp hơn

B Dễ sử dụng cho trẻ em và người già

C Kĩ thuật bào chế đơn giản hơn

D Dược chất kém bền

Câu 9: Dung dịch cồn thuốc là:

A Dược chất được hòa tan trong dd etanol

B Dùng etanol để tách chiết hoạt chất trong dược phẩm

C Dùng dược phẩm ngâm trong rượu trắng rồi gặn lấy phần trong

D Dược chất phân tán đồng đều trong etanol

Câu 10: Ý đúng về siro :

(1) Lượng đường từ 50-64%


(2) Dễ bị lên men bởi vi khuẩn

(3) Thích hợp với mọi đối tượng

(4) Nên pha loãng với nước ấm rồi mới uống

A1 B2 C3 D4

Câu 11: Độ cồn của rượu thuốc:

A 70-90

B 20-40

C >30

D <30

PHẦN TEST ĐƯỜNG DÙNG THUỐC VÀ CÁC DẠNG BÀO CHẾ

Câu 1: Thuốc viên đặt dưới lưỡi Nitrostat

a.Cơ chế hấp thu của thuốc là

A.Thuốc sẽ tan trong khoang miệng sau đó bệnh nhân nuốt cùng với
nước để đảm bảo dược chất được hấp thu đều vào ruột

B.Thuốc sẽ tan ra trong miệng sau đó được hấp thu vào hệ thống động
mạch dưới lưỡi

C.Thuốc sẽ tan ra trong miệng và sau đó hâp thu vào hệ thống tĩnh
mạch dưới lưới

D.Thuốc tan một phần rồi sau đó uống với nước để cho thuốc dễ qua
thanh quản
Câu 2: Trong các đặc điểm sau có bao nhiêu đặc điểm là nhược điểm
của đường dùng áp má

1.Mùi vị khó chịu của thuốc

2.Kích ứng niêm mạc

3.Giới hạn liều nhỏ

4.Tổn thương đến chức năng của răng và ảnh hưởng men rang

5.Gây cảm giác khó khan không thuận tiện trong lúc dùng thuốc

Số ý đúng là A.2 B.3 C.4 D.5

Câu 3: Giới hạn tiêm của đường tiêm bắp là

A.10ml B.20ml C.2ml D.12ml

Câu 4: Trong bốn dạng tiêm dạng tiêm nào gây cảm giác đau nhất

A.Tiêm tĩnh mạch

B.Tiêm bắp

C.Tiêm dưới da

D.Tiêm trong da

Câu 5: Viên nén giải phóng có điều chỉnh có tác dụng điều chỉnh
1.Tốc độ

2.Vị trí

3.nồng độ thuốc giải phóng

4.thời gian giải phóng dược chất

Số ý đúng là A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 6: Viên ngậm Habitrol là thuốc có

A.Tác dụng tại chỗ

B.Tác dụng toàn thân

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng về dạng siro

A.Chứa một tỉ lệ đường khoảng từ 46-54%

B.Điều chế bằng cách hòa tan dược chất trong chất tạo gel

C.Điều chế bằng cách hòa tan siro đơn trong nước

D.Dùng để tiêm truyền

Câu 8: Cồn thuốc và dung dịch cồn khác nhau trên những phương diện
nào

1.Dung môi

2.Vai trò của dung môi


3.Đường dùng

Số ý đúng là A.0 B.1 C.2 D.3

Câu 9: Nồng độ Ethanol trong rượu thuốc là

A.Nhỏ hơn 30%

B.Lớn hơn 30%

C.Lớn hơn 45%

D.Nhỏ hơn 45%

Câu 10: loại nhũ tương nào sau đây có thể dùng trong thuốc tiêm

A.Nhũ tương dầu trong nước

B.Nhũ tương nước trong dầu

Câu 11: Tá dược của thuốc đặt trực tràng là

A.Bơ ca cao

B.gelatin

C.Dầu thực vật

D.Dầu dừa

Câu 12: Thuốc nhỏ mắt dùng cho phẫu thuật ở mắt có thể

A.Thêm chất sát khuẩn


B.Thêm chất oxy hóa

C.Thêm chất màu

D.Chỉ được đóng gói một liều

Câu 13: Câu nào sau đây đúng về tá dược của viên nén phụ khoa

A.Để đảm bảo vệ sinh nên đưa vào tá dược không tan

B.Tá dược dính hay dùng là lactose

C.Tá dược tạo môi trường acid để hạn chế sự phát triển của nấm

D.Thường dùng tá dược không hút nước để tránh gây rát âm đạo

Câu 14: Đặc điểm của chất được bào chế dưới dạng bao tan trong ruột

1.Bị acid dịch vị phá hủy

2.Kích ứng niêm mạc

3.Thời gian bán thải nhanh

Số ý đúng là A.1 B.2 C.3 D.0

Câu 15: yêu cầu của viên nén không bao rã nhanh trong miệng là rã
trong vòng

A.3p B.4p C.2p D.1p

Câu 1: Có bao nhiêu ý là ưu điểm của thuốc dạng viên nén

(I). Dược chất ổn định, tuổi thọ thuốc dài hơn dạng thuốc khác

(II).Có thể che giấu mùi vị khó chịu của thuốc

(III). Phân liều chính xác, dễ sản xuất hàng loạt, giá thành sản phẩm thấp
(IV). Có thể in chữ và khắc rãnh trên viên thuốc nên người bệnh dễ nhận biết

(V). Là dạng bào chế rắn, khó dùng cho trẻ em

(VI). Không phải dược chất nào cũng có thể bào chế thành viên nén

Câu 2:Đường dùng thuốc nào có sinh khả dụng cao nhất

A. Tiêm tĩnh mạch


B. Đường đặt âm đạo
C. Đường uống
D. Đường hô hấp

Câu 3: 5 đúng khi dùng thuốc, ngoại trừ

A. Đúng thuốc
B. Đúng liều
C. Đúng người bệnh
D. Đúng sinh khả dụng

Câu 4: Ưu điểm của đường uống là

A. An toàn, dễ sử dụng
B. Sinh khả dụng không ổn định
C. Kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa
D. Tác dụng chậm trong cấp cứu

Câu 5: Thuốc dùng trong đường uống có dạng bào chế là dạng rắn, ngoại trừ

A. Viên nén
B. Viên nang
C. Thuốc bột
D. Siro

Câu 6: Thuốc ngậm trong má được hấp thu qua:

A. Niêm mạc má
B. Niêm mạc tử cung
C. Niêm mạc mũi
D. Trực tràng

Câu 7: Những nguyên tắc đưa thuốc vào cơ thể ngoại trừ:

A. Lựa chọn đường dùng thích hợp với bệnh nhân


B. Lựa chọn đường dùng phù hợp với mục đích điều trị
C. Lựa chọn đường dùng phù hợp với dạng bào chế
D. Lựa chọn sinh khả dụng cao

Câu 8: Case (8-9): Bé gái 20 tháng tuổi sốt, ho, quấy khóc nhiều, dùng paracetamol
Đường dùng thuốc là gì?
A. Đường uống
B. Đặt trực tràng
C. Đường tiêm
D. Đường đặt dưới lưỡi

9. Dạng thuốc sử dụng:


A. Viên nang uống
B. Dung dịch thuốc
C. Viên đặt trực tràng
E. Viên đặt dưới lưỡi
Câu 10: Insulin chỉ được dùng với đường dùng:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Thuốc uống
C. Đặt trực tràng
D. Đặt hậu môn
Câu 11: Đối với dạng cồn thuốc, nồng độ ethanol là bao nhiêu
A. > 30o
B. ¿ 30o
C. 10 độ
D. 0 độ
Câu 12: Phân loại theo thể chất, dạng cao thuốc có bao nhiêu dạng
A. 3

B. 4

C. 5

D.2

Câu 13: Viên nén dùng trong khoang miệng được đặt ở đâu:

A. Đặt giữa nướu và niêm mạc má


B. Đặt trực tràng
C. Đặt dưới da
Câu 14: Cơ chế rã thuốc của viên đặt âm đạo:
A. Hút niêm dịch 
B. Tan do thân nhiệt
Câu 15:Thuốc tra mắt không điều chế ở dạng nào?
A. Dung dịch dầu
B. Dung dịch cồn
C. Dung dịch nước
D. Hỗn dịch

A, Dạng bào chế và đường dùng thuốc


Câu 1 : Viên nén được hiểu là gì ?
Dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt, …
Một vỏ rỗng để đựng thuốc, gắn liền với thuốc và đưa vào cơ thể cùng với thuốc.
Dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, tiêm, ngậm,…
Câu 2 : Đặc điểm của viêm đặt dưới lưỡi là ?
Bị tác động nhiều bởi hệ tiêu hóa, làm giảm thời gian tác dụng, giảm sinh khả dụng cúa thuốc so với
đường uống.
Phân rã nhanh, mịn, tránh gây cảm giác sạn cho bệnh nhân, nhưng hiệu quả thuốc chậm.
Tránh được tác động bất lợi của đường tiêu hóa và phát huy nhanh tác dụng, nâng cao được sinh khả
dụng của thuốc so với đường tiêm.
Tránh được tác động bất lợi của đường tiêu hóa và phát huy nhanh tác dụng, nâng cao được sinh khả
dụng của thuốc so với đường uống.
Câu 3 : Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là ?
Viên ngậm có tác dụng tại chỗ, hấp thu qua niêm mạc dưới lưỡi, giải phóng từ từ, dễ chịu.
Viên đặt dưới lưỡi gồm viên sử dụng trong co thắt mạch vành và viên sử dụng trong huyết áp thấp quá
mức.
Viên nhai để tăng diện tích tiếp xúc của dược chất.
Viên nén sủi bọt có đặc điểm đưa vào trong nước để tan hết, không sử dụng cho bệnh nhân kiêng Na.
Câu 4 : Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng là ?
Có thể bảo quản siro bằng cách cho vào tủ lạnh.
Cồn thuốc là chế phẩm lỏng có chứa ethanol được điều chế bằng cách dùng methanol để chiết xuất các
hoạt chất từ dược liệu thảo mộc, động vật hoặc cao thuốc.
Cao thuốc được cô đặc đến độ đậm đặc hoặc thể chất nhất định từ các dịch thảo mộc hoặc động vật với
dung môi thích hợp.
Câu 5 : Phát biểu đúng là ?
Để truyền tĩnh mạch thì nhũ tương dùng là nhũ tương nước trong dầu.
Thuốc tiêm có thành phần dung môi là nước có thể dùng để tiêm tất cả các đường.
Thuốc tiêm có thành phần dung môi là dầu thì có thể dùng tiêm tĩnh mạch.
Câu 6 : Khi nói về đường uống, các phát biểu sai là ?
Là đường đưa thuốc phổ biến nhất trong điều trị. Khi uống, thuốc sẽ qua miệng, thực quản tới dạ dày và
ruột.
Thuốc dùng đường uống sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như pH dịch vị, hệ men và hệ vi khuẩn trong
đường tiêu hóa.
Có tính kinh tế, an toàn, dễ sử dụng và không gây đau.
Sinh khả dụng không ổn định, mùi vị khó chịu của thuốc có thể làm BN khó chịu, tác dụng nhanh trong
cấp cứu.
Câu 7 : Khi nói về đường uống và đường dưới lưỡi, phát biểu nào sau đây đúng ?
Đường uống bị chuyển hóa qua gan lần đầu, tuy nhiên có thể dùng một lượng thuốc lớn.
Đường dưới lưỡi có thể tự sử dụng và bị chuyển hóa qua gan, ảnh hưởng bởi dịch bị dạ dày.
Đường dưới lưỡi hấp thu qua niêm mạc bên trong hai má của BN.
Câu 8 : Khi nói về đường tiêm, phát biểu nào sau đây sai ?
Tiêm tĩnh mạch có sinh khả dụng cao, không bị chuyển hóa qua gan lần đầu, thích hợp với BN hôn mê,
nôn
Tiêm bắp khởi phát tác dụng nhanh, chỉ tiêm được 10ml, tuy nhiên đau và áp xe tại chỗ viêm.
Tiêm dưới da là cách dùng bơm kim tiêm đưa một lượng dung dịch thuốc vào tổ chức mô liên kết dưới
da của bệnh nhân.
Tiêm dưới da có tốc độ hấp thu thay đổi đáng kể, phụ thuộc vào đặc tính sinh lý của thuốc và da tại vị trí
tiêm.
Câu 9 : Phát biểu sai là ?
Đường hít là thuốc đưa vào đường hô hấp bằng dụng cụ hít hoặc máy phun khí dung.
Đường dùng trong mũi chỉ có tác dụng toàn thân, thuốc được hấp thu qua niêm mạc mũi.
Đường dùng trên mắt sử dụng để điều trị các bệnh lý tại mắt hoặc các cấu trúc xung quanh mắt.
Khi sử dụng đường qua tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải được thực hiện cẩn thận để tránh tổn thương
cho các cấu trúc nhạy cảm của tai.
Câu 10 : Đường âm đạo có các đặc điểm gì cần lưu ý ?
Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tại chỗ và giảm đau âm đạo; ngứa.
Có các dạng bào chế : viên đạn, viên nang, viên nén,…
Khi sử dụng viên đặt âm đạo có thể gây rát âm đạo vì viên thuốc đặt hút nước rất mạnh.
Cả 3 đáp án trên.

B, Thuốc cổ truyền
Câu 1 : Đặc điểm nào của thuốc thang là sai ?
Được cấu tạo từ các vị thuốc cổ truyền và được bào chế bằng cách nấu với nước sạch ở 100 độ C.
Thông dụng, phù hợp với nhiều thể bệnh, lứa tuổi, dễ hấp thu.
Dễ uống, có thể che giấu được mùi vị một cách dễ dàng.
Được ứng dụng để chữa trị bệnh cấp hoặc mạn tính.
Câu 2 : Đâu là các phát biểu đúng về thuốc tán ?
Là dạng thuốc rắn hình cầu được bào chế từ bột thuốc, dịch chiết thuốc và tá dược dính theo quy định.
Là dạng thuốc bột khô tơi được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc bằng cách trộn đều.
Thuốc tán cứng, khó hòa tan và hấp thu kém.
Câu 3 : Cao thuốc là chế phẩm thuốc được chiết hoàn toàn từ dược liệu và cô đặc đến thể chất nhất
định, phát biểu đúng về cao thuốc là ?
Cao mềm có chứa độ ẩm từ 20-25%.
Cao đặc có độ ẩm < 5%.
Được ứng dụng cho BN mắc bệnh cấp tính.
Có thể che giấu được mùi vị một cách dễ dàng,
Câu 4 : Phát biểu đúng là ?
Rượu thuốc là những chế phẩm lỏng được bào chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu với rượu
trắng hoặc nước.
Trà thuốc là dạng thuốc rắn, gồm một hay nhiều loại dược liệu đã được chế biến cổ truyền, phân chia
đến mức độ nhất định và sử dụng dưới dạng nước hãm.
Thuốc mỡ được bào chế từ bột thuốc hay dịch chiết dược liệu để tạo thành các viên.
Cốm thuốc là dạng thuốc lỏng được bào chế từ bột dược liệu, dịch chiết dược liệu và tá dược dính để
tạo thành hạt cốm theo kích thước nhất định.
Câu 5 : Phát biểu sai là ?
Cốm thuốc có ưu điểm là dễ sử dụng, dễ phân liều.
Trè tan có ưu điểm là khả năng hấp thu tốt tuy nhiên không thể che giấu được mùi vị.
Trè nhúng được dễ làm, tiện sử dụng nhưng hiệu quả điều trị lại thấp.
Rượu thuốc thường được dùng cho đối tượng như phụ nữ, trẻ em, bệnh tiêu hóa và bệnh tim mạch.
C, Thuốc phóng xạ
Câu 1 : Đối với kiểm tra chất lượng thuốc phóng xạ, kiểm tra an toàn sinh học có các đặc điểm gì ?
Xử lý vô trùng bằng phương pháp lọc vô trùng, bằng nhiệt,…
Hấp phụ lên chất giá oxyd nhôm : phương pháp so màu với dung dịch nhôm chuẩn.
Đo liều lượng hoạt tính phóng xạ trước khi phân phát để tiêm cho BN hoặc cho BN uống.
Câu 2 : Phát biểu nào sau đây đúng ?
Cơ chế vận chuyển tích cực được xảy ra với tuyến giáp : vận chuyển I-131.
Cơ chế chuyển hóa được dùng trong ghi hình não với Tc-DTPA.
Cơ chế lắng đọng xảy ra với các chất có trọng lượng phân tử nhỏ, sau đó tiêm vào bao hoạt dịch để điều
trị viêm bao hoạt dịch.
Câu 3 : Phát biểu nào sau đây sai ?
Cơ chế đào thải được dùng bằng thuốc phóng xạ thải qua gan, thận; sau đó chẩn đoán chức năng gan,
thận.
Cơ chế thực bào khi có chất lạ xâm nhập vào gian bào, tế bào liên võng giữ chất lạ, ăn theo cơ chế tự
tiêu.
Cơ chế chỉ lưu thông trong máu, tuần hoàn được ghi hình các khối u máu, các khoang, vũng máu lớn,…
kể cả u ngoài mạch không phải mạch máu.

Câu 1: Đặc điểm của nhũ tương nước trong dầu là, ngoại trừ:
Có thể thêm chất điều hương vị
Tuổi thọ ngắn
Có thể tiêm tĩnh mạch khi cần
Chứa chất nhũ hóa
Câu 2: Corticoid đường bôi có đặc điểm là:
Bôi xong phải băng ép để giữ thuốc
Chỉ có tác dụng ngoài da
An toàn cho mọi lứa tuổi
Có thể hấp thu vào máu khi bôi diện rộng
Câu 3: Nhược điểm của khí dung là
Kỹ thuật sản xuất phức tạp
Hiệu quả điều trị thấp
Không dùng được cho trẻ em
Phân liều kém chính xác
Câu 4: Sự khác biệt  giữa thuốc bột và thuốc cốm là
Kích thước và hình dạng của hạt thuốc rắn
Tá dược khác  nhau
Giá thành
Màu sắc khác nhau
Câu 5: Ưu điểm của hỗn dịch là, ngoai trừ
Đường dùng phong phú hơn
Kéo dài thời gian tác dụng của thuốc
Giảm số lần dùng thuốc trong ngày
Dùng được đường truyền tĩnh mạch
Câu 6: Nhãn thành phẩm dạng bào chế nào luôn có chữ “Lắc kĩ trước khi dùng”
A. Hỗn dịch
B. Hỗn dịch, dung dịch
C. Hỗn dịch, nhũ tương
D. Dung dịch, nhũ tương
Câu 7: Hỗn dịch hay nhũ tương thuốc là một hệ phân tán:
A. Đồng thể
B. Dị thể thô
C. Keo
D. Vi dị thể
Câu 8: Thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc nhỏ mắt thuộc cách phân loại theo:
Nguồn gốc công thức
Thể chất
Cấu trúc hệ phân tán
Đường đưa thuốc vào cơ thể
Câu 9: Dung dịch thuốc, cao thuốc, thuốc đặt thuộc cách phân loại theo:
Đường đưa thuốc vào cơ thể
Cấu trúc hệ phân tán
Nguồn gốc công thức
Thể chất
Câu 10: Cồn thuốc nào sau đây điều chế bằng phương pháp hoà tan:
Cồn ô đầu
Cồn tỏi
Cồn mã tiền
Cồn gừng
Câu 11: Những đặc điểm nào sau đây không thuộc ưu điểm của thuốc tiêm:
Bảo quản không được lâu
Dược chất có tác dụng nhanh
Có tác dụng ở nơi theo ý muốn
Dùng trong cấp cứu rất hiệu quả
Câu 12: Kích thước hạt phân tán trong nhũ tương:
0.1 đến 100 μm
10 đến 100 μm
0.1 đến 100mm
10 đến 100mm
Câu 13: Những đặc điểm nào sau đây không thuộc nhược điểm của thuốc tiêm:
Chia liều kém chính xác hơn dạng thuốc rắn
Có thể gây phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân
Vì có tác dụng nhanh nên khi có nhầm lẫn rất khó chữa
Kĩ thuật pha chế phức tạp
Câu 14: Chọn câu sai. Ưu điểm của dạng thuốc hỗn dịch:
Làm cho dược chất có tác dụng nhanh hơn
Hạn chế được nhược điểm của một số dược chất mà khi hoà tan sẽ không bền vững hoặc mùi vị khó uống
Có thể chế được các dược chất rắn không hoà tan hoặc rất ít hoà tan trong các chất dẫn thông thường dưới
dạng thuốc lỏng
Hạn chế tác dụng tại chỗ của các thuốc sát khuẩn muối chì trên da hoặc trên niêm mạc nơi dùng thuốc
Câu 15: Thuốc tra mắt không điều chế ở dạng nào:
Dung dịch nước
Dung dịch cồn
Dung dịch dầu
Hỗn dịch

You might also like