You are on page 1of 7

ĐỀ ÔN THI CUỐI KỲ BÀO CHẾ 2

Câu 1: Phương pháp sản xuất viên nén nào dưới đây còn gọi là “dập kép”?
A. Xát hạt khô B. Dập trực tiếp C. Xát hạt ướt D. Xát hạt từng phần
Câu 2: Đơn vị thể tích dùng trong sản xuất nang mềm có mối liên hệ sau:
A. 1 minim = 16,23 ml B. 1 ml = 16,23 minim C. 1 minim = 23,16 ml D. 1 ml = 23,16 minim
Câu 3: Tá dược nào sau đây được gọi là tá dược "siêu rã"?
A. Aerosil B. Avicel C. Pregelatin starch D. Natri starch glycolat
Câu 4: Tá dược nào sau đây có thể làm tá dược dính trong viên nén?
A. Titan dioxid B. Cyclodextrin
C. Gôm Arabic D. Starch sodium octenyl succinate
Câu 5: Ưu điểm của khí hóa lỏng so với khí nén khi dùng làm chất đẩy trong thuốc phun mù là:
A. Ít gây phản ứng với dược chất B. Bình thuốc có thể tích gọn nhỏ
C. Dễ triển khai sản xuất D. Giữ được áp suất hằng định trong quá trình sử dụng
Câu 6: Các hệ phân tán nào dưới đây mà môi trường phân tán ở dạng lỏng?
A. Hỗn dịch, Nhũ tương, Adsorbate B. Hỗn dịch, Nhũ tương, Dry spray
C. Hỗn dịch, Nhũ tương, Wet spray D. Hỗn dịch, Nhũ tương, Foam
Câu 7: Tá dược độn chính thông dụng để tạo cốm bằng máy sấy phun là:
A. Lactose B. Bột talc C. Glucose D. Bột ngũ cốc
Câu 8: Để đánh giá sinh khả dụng của thuốc viên, thiết bị nào sau đây là thích hợp?
A. Máy thử độ hòa tan B. Máy thử độ rã và độ mài mòn
C. Máy thử độ cứng và độ mài mòn D. Máy thử lưu tính cốm và máy thử độ cứng
Câu 9: Yêu cầu đặt ra trong bài thuốc đạn đã được thực hành là:
A. Tính lượng tá dược các loại PEG cần dùng B. Tính lượng hoạt chất ZnO cần dùng
C. Tìm hệ số thay thế D. Tính lượng tá dược bơ ca cao cần dùng
Câu 10: Thuốc được xem là "Phóng thích kéo dài" khi làm giảm tối thiểu … tần số dùng thuốc:
A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần
Câu 11: Tá dược được ưa chuộng dùng để bào chế viên nén dùng để ngậm là:
A. Lactose B. Manitol C. Sorbitol D. Glucose
Câu 12: Trong sản xuất thuốc phun mù, quá trình đóng nạp chất đẩy … với quá trình đóng gói hoàn chỉnh
tạo bình thuốc kín đòi hỏi thiết bị phức tạp.
A. Sau B. Trước C. Ngăn cách D. Cùng lúc
Câu 13: Trong bài thực hành đóng nang bằng thiết bị cơ học, cỡ nang được dùng là:
A. Nang số 00 B. Nang số 0 C. Nang số 1 D. Nang số 2
Câu 14: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về nhũ tương N/D?
A. Sữa tươi là một ví dụ cho nhũ tương dạng này trong thiên nhiên.
B. Các chất diện hoạt ion hóa thường được sử dụng cho loại nhũ tương này để giúp nhũ tương được bền vững.
C. Để tạo thành nhũ tương bền, Span 80 hoặc Lecithin từ lòng đỏ trứng gà có thể được sử dụng làm chất diện
hoạt.
D. Pha liên tục có thể là nước hoặc hỗn hợp nước và ethanol.
Câu 15: Trong phân cấp đưa thuốc đến mục tiêu, thuốc tiêm trực tiếp vào khớp, tiêm vào tuỷ sống, tiêm vào
cơ tim được phân thành:
A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4
Câu 16: Cho hỗn hợp chất nhũ hóa gồm 3 thành phần sau đây: Tween 80 (HLB 15) 40%; Span 80 (HLB 4,3)
40%; Lecithin (HLB 10) 20%. Trị số HLB của hỗn hợp này là bao nhiêu?
A. 8,55 B. 8,96 C. 9,72 D. 10,11
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây là của máy dập viên tâm sai?
A. Ít rung và không ồn B. Lực nén nhỏ hơn máy xoay tròn
C. Phễu tiếp liệu chuyển động D. Mỗi lần dập chỉ cho được 1 viên nén
Câu 18: Cho hỗn hợp chất nhũ hóa gồm 3 thành phần sau đây: Tween 80 (HLB 15) 20%; Span 80 (HLB 4,3)
40%; Lecithin thiên nhiên (HLB 2,5) 40%. Hỗn hợp chất nhũ hóa này thuộc nhóm nào dưới đây?
A. Chất nhũ hóa D/N B. Chất nhũ hóa N/D
C. Chất phá bọt D. Chất trung gian hòa tan
Câu 19: Trong hệ thống phóng thích kiểu thẩm thấu, các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến tốc độ của dòng
nước vào viên, ngoại trừ:
A. Khả năng thấm B. Áp suất thẩm thấu được tạo ra
C. Diện tích bề mặt của màng D. Sự đồng đều về kích thước của lỗ phân phối
Câu 20: Avicel cần phối hợp bổ sung thêm tá dược nào để có đủ đặc tính của hệ tá dược dùng để dập viên?
A. Tá dược rã B. Tá dược dính C. Tá dược độn D. Tá dược trơn bóng
Câu 21: Loại bột thường dùng phối hợp với dịch bao tạo lớp bao nền trong viên bao đường là:
A. Glucose B. Talc C. Lactose D. Gelatin
Câu 22: Trong hệ thống phóng thích khuếch tán kiểu khung xốp (matrix devices), dược chất dạng hoà tan
hoặc tiểu phân rắn được:
A. Nung chảy với polyme. Sau khi để nguội khối rắn thu được có thể được xát hạt dập viên hoặc đóng vào nang.
B. Được tính theo phương trình Higuchi.
C. Hoà tan trong dung môi dễ bay hơi. Sau khi làm bốc hơi dung môi, khối rắn thu được có thể được xát hạt
dập viên hoặc đóng vào nang.
D. Phân tán đồng nhất trong khối polyme không tan thân nước hoặc thân dầu.
Câu 23: Vai trò của chất gây thấm trong hỗn dịch thuốc?
A. Giúp dược chất dễ phân tán vào môi trường do làm giảm sức căng liên bề mặt và giảm góc tiếp xúc giữa 2
pha.
B. Giúp hỗn dịch dạng keo thân nước được ổn định do làm tăng độ nhớt mội trường phân tán.
C. Thường dùng các chất diện hoạt ion hoá với HLB trong khoảng 7-10 ở khoảng nồng độ 0,05-5%.
D. Giúp hỗn dịch dạng keo thân nước được ổn định do làm tăng quá trình hydrat hoá tiểu phân dược chất.
Câu 24: Tá dược có kiểu phóng thích dược chất theo cơ chế hòa tan trong niêm dịch là: Tá dược thân nước
A. Carbomer trong thuốc dạng gel B. Witepsol trong thuốc đạn
C. Butyrol trong thuốc đặt D. Gelatin trong thuốc trứng
Câu 25: Chất bảo quản nào sau đây được khuyên dùng trong các sản phẩm dùng ngoài, trong đó có thuốc
mỡ do hạn chế tối đa nguy cơ gây kích ứng và ung thư da?
A. Nipagin M B. Triclosan C. Nipasol D. Phenoxyethanol
Câu 26: Phương pháp điều chế nang mềm phân liều viên rất chính xác là:
A. Phương pháp ép trên trụ B. Phương pháp nhỏ giọt
C. Phương pháp nhúng khuôn D. Phương pháp ép trên khuôn cố định
Câu 27: Các vật thể có khả năng mang dược chất đến đích, tác động một cách chọn lọc trong cơ thể và có các
bản chất sau đây thì được sử dụng làm chất mang thuốc đến mục tiêu:
A. Tạo được sự phóng thích có kiểm soát hoạt chất đến đích tác động.
B. Có nguồn gốc nội sinh, nhân tạo hoặc các chất trơ về sinh học.
C. Dễ dàng phân tán vào tuần hoàn chung.
D. Bảo vệ hoạt chất không bị biến đổi khi vượt qua chu trình biến đổi tại gan.
Câu 28: Thuốc xịt (spray, thuốc phun mù thô đại) khi phun ra cho các tiểu phân có kích thước:
A. > 50µm B. > 100µm C. > 150µm D. > 200µm
Câu 29: Thuốc phun mù (aerosol) khi phun ra cho các tiểu phân có kích thước:
A. < 20µm B. < 30µm C. < 40µm D. < 50µm
Câu 30: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về phân loại nhũ tương theo kích thước pha phân tán?
A. Nano nhũ tương có thể chất trong suốt như dung dịch.
B. Nhũ tương thô có kích thước pha phân tán từ 0,01 - 50 μm.
C. Vi nhũ tương có kích thước pha phân tán nhỏ nhất.
D. Nhũ tương thô có thể chất trắng đục/trong mờ/ánh xanh.
Câu 31: Các kiểu cấu trúc nào có thể có trong thuốc đặt:
A. Dung dịch, hỗn dịch B. Hỗn dịch, nhũ tương
C. Nhũ tương, dung dịch D. Dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương
Câu 32: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về tá dược thuốc mỡ?
A. Các PEG là sản phẩm trùng hiệp cao phân tử của ethylen oxyd với phân tử lượng khác nhau và có thể chất
bán rắn giống như sáp, phù hợp cho điều chế nhiều dạng thuốc mỡ khác nhau.
B. Các PEG được dùng để alcol hóa các dầu thực vật giúp tạo tá dược có khả năng thấm cao và thích hợp cho
các thuốc mỡ dạng nhũ tương D/N.
C. Các tá dược thân nước giúp giải phóng hoạt chất nhanh, kể cả đó là hoạt chất thân dầu/thân nước/lưỡng cực.
D. Các tá dược thuốc mỡ được điều chế từ alginat được ứng dụng nhiều vì có giá thành rẻ và phù hợp với các
sản phẩm có dải pH rộng từ 2-11.
Câu 33: Trong phân cấp đưa thuốc đến mục tiêu, thuốc đưa đến tế bào ung bướu trong khối tế bào hoặc cơ
quan bình thường được phân thành:
A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4
Câu 34: Phương pháp sản xuất cho viên nang mềm không có vết hàn nối ở vỏ nang là:
A. Phương pháp nhúng khuôn B. Phương pháp ép trên trụ
C. Phương pháp ép khuôn cố định D. Phương pháp nhỏ giọt
Câu 35: Tá dược Diethyl phtalate trong viên bao có công dụng gì?
A. Chống nhiễm vi sinh vật B. Tăng độ dẻo lớp bao, chống nứt
C. Ngăn thấm ẩm vào nhân D. Chống oxy hóa từ môi trường ngoài
Câu 36: Trong viên bao đường, lớp bao có khối lượng lớn nhất là:
A. Lớp bao màu B. Lớp bao bóng C. Lớp bao nền D. Lớp bao cách ly
Câu 37: Người ta chiết xuất được Lanolin thường từ sản phẩm tự nhiên nào?
A. Lông cừu B. Mỡ heo C. Cây thầu dầu D. Sáp và tổ ong
Câu 38: Sử dụng máy ép trục lăn tạo phiến mỏng để sản xuất viên nén thuộc phương pháp nào sau đây?
A. Xát hạt tầng sôi B. Xát hạt khô C. Dập trực tiếp D. Xát hạt ướt
Câu 39: Ký hiệu (1) = Bao nền; (2) = Đánh bóng; (3) = Bao cách ly; (4) = Bao nhẵn; (5) = Bao màu. Trình
tự bao đường cho viên là:
A. (1), (2), (5), (4), (3) B. (1), (4), (5), (2), (3)
C. (3), (1), (4), (5), (2) D. (3), (4), (5), (1), (2)
Câu 40: Hệ thống trị liệu đưa thuốc đến mục tiêu có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Hệ thống được kiểm soát để hạn chế đến mức tối thiểu sự phân phối đến các cơ quan khác gây tác dụng
không mong muốn.
B. Hệ thống phóng thích có kiểm soát theo vị trí tác động.
C. Hệ thống được kiểm soát sao cho phần lớn tác nhân trị liệu được phân phối một cách chọn lọc đến đích tác
động.
D. Hệ thống có thể phóng thích dược chất tức thời hoặc phóng thích kéo dài đến vị trí tác động.
Câu 41: Mô tả nào sau đây không phù hợp với bao phim?
A. Thời gian bao kéo dài hơn B. Nồi bao thường kín
C. Có hệ thống phun khí nóng D. Dung môi pha dịch bao thường là độc hại, cháy nổ
Câu 42: Thông số nào của cốm ảnh hưởng trực tiếp đến độ đồng đều hàm lượng và khối lượng của viên nén?
A. Tính chịu nén B. Độ xốp của cốm C. Tỷ trọng biểu kiến D. Lưu tính
Câu 43: Tá dược PEG có trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường là:
A. PEG 400 B. PEG 600 C. PEG 3350 D. PEG 6000
Câu 44: Thuốc phóng thích kéo dài được thiết kế gồm hai phần:
A. Phần phóng thích nhanh chóng và phần phóng thích theo liều điều trị.
B. Phần phóng thích nhanh chóng và phần phóng thích có kiểm soát.
C. Phần phóng thích tức thời và phần phóng thích từ từ.
D. Phần phóng thích có kiểm soát và phần phóng thích kéo dài.
Câu 45: Phương thức dùng chất mang vận chuyển thuốc theo cơ chế chủ động là do hệ thống hoặc chất mang
có thể:
A. Đưa trực tiếp hệ thống đến các ngăn riêng trong cơ thể như các vùng khác nhau của hệ tràng vị, mắt, mũi,
âm đạo, ống hô hấp.
B. Gắn kết chất mang với dược chất.
C. Khi dùng toàn thân tiểu phân dễ dàng bị thực bào và bị lấy khỏi tuần hoàn huyết và theo đại thực bào định
vị ở các cơ quan của hệ nội mạc võng mô.
D. Nhận diện và tương tác với tế bào, mô hoặc cơ quan chuyên biệt của cơ thể.
Câu 46: Đối với cấu trúc kiểu bể chứa (reservoir devices), vật liệu làm màng bao nhân thuốc phải đáp ứng
yêu cầu:
A. Bảo vệ dược chất khỏi sự phân hủy bởi dịch vị của dạ dày.
B. Có tính xốp để khi tiếp xúc với dịch thể thì tạo thành các lỗ xốp trên màng.
C. Không tan và sự khuếch tán là cơ chế kiểm soát tốc độ phóng thích dược chất.
D. Kiểm soát được tốc độ phóng thích hoạt chất.
Câu 47: Tá dược nào sau đây là tá dược đa năng trong sản xuất viên nén?
A. Avicel B. Aerosil C. PEG monostearat D. Natri starch glycolat
Câu 48: Trộn chất nhũ hóa dạng bột với pha nội sau đó cho trộn đồng lượng với pha ngoại tạo nhũ tương
đặc rồi pha loãng bằng cách thêm pha ngoại là cách điều chế nhũ tương theo phương pháp nào?
A. Keo khô B. Keo ướt C. Thay đổi dung môi D. Xà phòng hóa trực tiếp
Câu 49: Trong hệ thống phóng thích kéo dài theo cơ chế khuyếch tán, tốc độ phóng thích của dược chất được
kiểm soát bởi quá trình khuếch tán:
A. Qua khối xốp hoặc màng xốp của polyme không tan trong dịch thể.
B. Qua đường tiêu hóa để vào tuần hoàn chung.
C. Qua đường tiêu hóa để duy trì nồng độ MEC trong máu.
D. Qua gan để hạn chế sự phân hủy lần đầu của dược chất.
Câu 50: Thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong tá dược Butyrol là:
A. Bơ ca cao B. Mỡ lợn C. Sáp ong D. Paraffin
TRẮC NGHIỆM SÁCH BÀO CHẾ 2
§1: HỖN DỊCH – NHŨ TƯƠNG
Câu 1: Nhũ tương là một hệ phân tán:
A. Hệ phân tán đồng thể B. Hệ phân tán siêu vi dị thể
C. Hệ phân tán vi dị thể D. Hệ phân tán dị thể thô đại
Câu 2: Nhũ tương gồm 2 pha:
A. Khí – Khí B. Khí – Lỏng C. Lỏng – Rắn D. Lỏng – Lỏng
Câu 3: Theo quy tắc Bancroft, chất nhũ hóa tan trong:
A. Pha nội B. Pha ngoại C. Pha phân tán D. Chất gây thấm
Câu 4: Nhũ tương cho dòng điện chạy qua là:
A. Nhũ tương N/D B. Nhũ tương D/N C. Nhũ tương kép D/N/D D. Cả 3 ý trên đều sai
Câu 5: Nhũ tương đặc có pha phân tán chiếm:
A. Dưới 2% B. Trên 2% C. Từ 2% đến 50% D. Lớn hơn 74%
Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhũ tương:
A. Sự kết tủa B. Sự kết tinh C. Sự lên bông D. Sự thủy phân
Câu 7: Chất diện hoạt là:
A. Trong phân tử có chứa nhóm thân nước B. Trong phân tử có chứa nhóm thân dầu
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Theo dõi tính ổn định của nhũ tương bằng cách, ngoại trừ:
A. Pha loãng.
B. Sốc nhiệt.
C. Ly tâm.
D. Quan sát sự lắng cặn, nổi kem, kết dính hay phân lớp theo thời gian.
Câu 9: Nhũ tương kép có thể được xác định bằng cách:
A. Pha loãng B. Quan sát dưới kính hiển vi
C. Nhuộm màu D. Các phương pháp trên đều đúng
Câu 10: Phương pháp keo ướt là:
A. Trộn đều, thêm chất gây dính vào.
B. Pha nước chiếm hơn 50%.
C. Thêm pha nội vào pha ngoại.
D. Thêm dung môi vào hoạt chất hòa tan trong dung môi nước.
Câu 11: Pha dầu bao gồm:
A. Các chất phân cực, tan trong dầu B. Các chất không phân cực, tan trong dầu
C. Các chất phân cực, tan trong nước D. Các chất không phân cực, tan trong nước
Câu 12: Chất nhũ hóa có tác dụng:
A. Làm tăng sức căng bề mặt giữa 2 pha B. Giúp nhũ tương ổn định trong quá trình bảo quản
C. Giúp phân chia 2 pha để tạo nhũ tương D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Các phương pháp nhận biết nhũ tương, ngoại trừ:
A. Dùng phương pháp ly tâm B. Nhuộm màu, quan sát trên lam kính
C. Đo độ dẫn điện của nhũ tương D. Pha loãng với nước, quan sát trên lam kính
Câu 14: Gôm arabic là, ngoại trừ:
A. Chất nhũ hóa thiên nhiên.
B. Có khả năng nhũ hóa nhanh.
C. Thường hòa tan hoàn toàn trong lượng nước gấp đôi lượng gôm.
D. Có độ nhớt thấp.
Câu 15: Nhũ tương càng bền khi:
A. Gia tốc trọng trường càng lớn B. Chênh lệch tỷ trọng của 2 pha càng nhỏ
C. Kích thước của pha phân tán càng lớn D. Môi trường phân tán có độ nhớt thấp

§2: THUỐC ĐẶT


Câu 1: Đường đặt trực tràng thích hợp nhất cho các dược chất nào sau đây?
A. Có độ tan thích hợp B. Kích ứng đường tiêu hóa
C. Dễ bị oxy hóa D. Không bền trong môi trường acid
Câu 2: Witepsol thuộc nhóm tá dược nào sau đây?
A. Nhũ hóa B. Dầu hydrogen hóa C. Chế phẩm từ bơ cacao D. Glycerid bán tổng hợp
Câu 3: Tá dược PEG thuộc nhóm tá dược nào sau đây?
A. Glycerid bán tổng hợp B. Dầu hydrogen hóa
C. Polymer thân nước tổng hợp D. Keo thân nước thiên nhiên
Câu 4: Trong việc đun chảy đổ khuôn để điều chế thuốc đạn, cần phải tính hệ số thay thế khi lượng dược
chất trong 1 viên thuộc khoảng nào sau đây?
A. Lớn hơn 0,1g B. Lớn hơn 0,5g C. Nhỏ hơn 0,5g D. Lớn hơn 0,05g
Câu 5: Nhiệt độ bảo quản thuốc đặt theo quy định là:
A. Từ 2 đến 8oC B. Từ 15 đến 20oC C. Dưới 30oC D. Không quá 15oC
Câu 6: Phối hợp hoạt chất Clorat hydrat vào tá dược Witepsol để điều chế thuốc đặt theo cách đổ khuôn bằng
phương pháp:
A. Hòa tan B. Trộn đều đơn giản C. Trộn đều nhũ hóa D. Nhũ hóa trực tiếp
Câu 7: Phối hợp hoạt chất paracetamol vào tá dược Witepsol bằng phương pháp:
A. Hòa tan B. Nhũ hóa trực tiếp C. Trộn đều đơn giản D. Trộn đều nhũ hóa

§3: THUỐC BỘT – THUỐC CỐM


Câu 1: Thuốc bột oresol là thuốc bột kép.
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Sorbitol là thuốc bột phân liều.
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Bột mẹ là bột dùng để pha loãng có nồng độ là 10%.
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Độ ẩm trong thuốc bột theo quy định không được vượt quá 9%.
A. Đúng B. Sai
Câu 5: Thuốc bột phân liều là:
A. Thuốc bột sau khi pha chế xong, được chia sẵn thành liều 1lần dùng để cấp phátcho người dùng.
B. Thuốc bột sau khi pha chế xong, không chia sẵn thành cấp phát cho người dùng, khi dùng theo sự chỉ dẫn
của thầy thuốc.
C. Câu A và B đúng.
D. Câu A và B sai.
Câu 6: Trong điều chế thuốc bột kép, dược chất độc nhỏ hơn bao nhiêu thì phải dùng bột mẹ:
A. Nhỏ hơn 50mg B. Nhỏ hơn 5g C. Nhỏ hơn 1g D. Nhỏ hơn 5%
Câu 7: Trong một đơn thuốc bột kép, khi nghiền bột đơn, phải bắt đầu nghiền từ dược chất:
A. Khó nghiền mịn B. Có khối lượng nhỏ C. Có khối lượng lớn D. Có tỷ trọng lớn
Câu 8: Nhược điểm phân liều thuốc bột theo cách ước lượng bằng mắt:
A. Độ chính xác không cao B. Qui mô sản xuất nhỏ
C. Áp dụng thuốc pha theo đơn D. Áp dụng với các thuốc không chứa chất độc
Câu 9: Khi pha chế thuốc bột, phải chú ý gì nếu trong công thức có chứa dược chất độc A, B với khối lượng
từ 50mg trở xuống?
A. Lót dưới cối 1 khối lượng dược chất khác B. Trộn bột theo phương pháp trộn bột kép
C. Cho dược chất độc A, B vào đầu tiên D. Sử dụng bột mẹ
Câu 10: Bột mẹ (Bột pha loãng) thường có nồng độ là:
A. 0,1% B. 0,5% C. 1% D. 10%
Câu 11: Tá dược dính trong diều chế thuốc cốm:
A. Siro, PVP, CMC B. Lactose, sacarose, CMC
C. Sacarose, PVP, CMC D. Tá dược rã, chất gây thắm
Câu 12: 6 giai đoạn trong phương pháp xát qua rây trong điều chế thuốc cốm:
A. Tạo khối ẩm, xát cốm, sấy cốm, sửa hạt, đóng gói bảo quản.
B. Trộn bột kép, tạo khối ẩm, xát cốm, sấy cốm, sửa hạt, đóng gói bảo quản.
C. Trộn bột kép, xát cốm, sấy cốm, sửa hạt, đóng gói bảo quản.
D. Trộn bột kép, tạo khối ẩm, sấy cốm, sửa hạt, đóng gói bảo quản.
Câu 13: Trong điều chế thuốc cốm, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn sấy cốm là khoảng nào?
A. 30 - 60oC B. 75 - 80oC C. 40 - 95oC D. 85 - 100oC
Câu 14: Độ ẩm của thuốc cốm theo quy định …
A. Không được quá 5% B. Dưới 5% C. Không đước quá 9% D. Dưới 9%
Câu 15: Mức giới hạn độ đồng đều khối lượng khi đóng gói của thuốc cốm là:
A. ± 4% B. ± 5% C. ± 6% D. ± 7%
Câu 16: Thuốc cốm được bảo quản trong chai lọ được làm bằng:
A. Chất dẻo B. PE C. Thủy tinh D. Tất cả đều đúng

You might also like