You are on page 1of 12

B/ Đun nóng chảy lanolin và vaselin, lọc, để nguội (2)

C/ Trộn đều dung dịch họạt chất (1) với lanolin (3)
D/ Trộn đều (1) vào (2)
15. Để điều chế công thức trên theo phương pháp trộn đều nhũ hóa, ý nào không đúng
A/ Hòa tan đồng và kẽm sulfat vào nước, ta thu được (1)
B/ Đun nóng chảy lanolin và vaselin, lọc, để nguội (2)
C/ Trộn đều dung dịch họạt chất (1) với lanolin (3)
D/ Thêm dần vaselin vào (3) đến đồng nhất
Cho công thức sau để trả lời cho câu 16-18
Dầu lạc 100g Acid stearic 140g
Tween 80 20g Glycerin 280g
Nước tinh khiết vđ 1000g
16. Công thức trên có cấu trúc
A/ Dung dịch B/ Hỗn dịch C/ Nhũ tương N/D D/ Nhũ tương D/N
17. Chọn ý sai khi nói về vai trò tá dược
A/ Dầu lạc là thành phần của pha dầu B/ Glycerin để giữ ẩm trong công thức
C/ Acid stearic đóng vai trò là chất nhũ hóa
D/ Chất nhũ hóa chưa có sẵn, sinh ra khi điều chế
18. Cần thêm tá dược nào vào công thức trên
A/ Chất chống oxy hóa B/ Chất bảo quản sát khuẩn C/ Tá dược điều hương
D/ Tá dược điều chỉnh thể chất
Cho công thức sau để trả lời cho câu 19-21
Acid benzoic xg
Acid salicylic yg
Tá dược nhũ hóa vđ 100g
19. Công thức trên có cấu trúc
A/ Dung dịch B/ Nhũ tương D/N C/ Nhũ tương N/D D/ Hỗn dịch
20. Phương pháp điều chế công thức trên
A/ Trộn đều nhũ hóa B/ Hòa tan đơn giản C/Trộn đều đơn giản
D/ Kết hợp trộn đều đơn giản và trộn đều nhũ hóa
21. Các bước điều chế công thức trên không bao gồm
A/ Nghiền mịn hoạt chất
B/ Đun chảy, trộn đều tá dược nhũ hóa, lọc, để nguội
C/ Trộn đều nhũ hóa hoạt chất vào trong hỗn hợp tá dược
D/ Trộn đều hoạt chất vào trong hỗn hợp tá dược
22. Chọn ý sai khi đề cập tá dược nhóm silicon
A/ Sử dụng tá được cho tá dược thuốc mềm tra mắt B/ Bền vững về mặt hóa học
C/ Bền vững với nhiệt D/ Không kích ứng da
23. Chất nào sau đây không làm thay đổi mức độ hydrat hóa lớp sừng
A/ Glycerin B/ Dimethyl sulfoxid C/ Ure D/Poly vinyl pyrrolidone
24. Yêu cầu về giới hạn kích thước các phần tử đối với thuốc mềm tra mắt
A/ Không nhỏ hơn 70 µm B/ Không quá 70 µm
C/ Không nhỏ hơn 75 µm D/ Không quá 75 µm
25. Chức năng chủ yếu của lớp trung bì là
A/ Nâng đỡ và đàn hồi B/ Bảo vệ
C/ Là lớp nối da với môi trường trong cơ thể D/ Dự trữ
26. Khi dùng thuốc qua đường trực tràng, nồng độ thuốc tối đa trong máu được quyết định bởi
A/ lưu lượng máu qua niêm mạc trực tràng B/ vị trí viên thuốc trong trực tràng
C/ pH của dịch tràng D/ tính tan của dược chất
27. Chất diện hoạt (nếu có ) trong thành phần công thức thuốc đặt thường làm tăng tốc độ và mức
độ hấp thu
A/ làm tăng độ tan của hoạt chất, tăng sự khuếch tán, tăng sự co bóp của trực tràng
B/ làm tăng lượng dịch tràng, tăng độ tan của hoạt chất, tăng sự khuếch tán
C/ làm tăng độ tan của hoạt chất, tăng sự khuếch tán, sạch lớp chất nhầy
D/ làm tăng độ tan của hoạt chất, tăng sự khuếch tán, tăng lưu lượng máu qua niêm mạc trực tràng
28. Đối với những chất gây nghiện và tạo ảo giác được khuyên nên điều chế dưới dạng thuốc đạn vì
A/ cho tác dụng nhanh tương đương thuốc tiêm B/ để hạn chế việc lạm dụng thuốc
C/ những chất thuộc nhóm này dễ bị phân hủy trong môi trường dịch tiêu hóa
D/ những chất thuộc nhóm này hấp thu kém qua niêm mạc dạ dày và đoạn ruột trên
29. Ưu điểm chính của thuốc đặt so với thuốc được dùng đường uống là
A/ thuốc hấp thụ nhanh và hoàn toàn B/ ít bị phân hủy bởi dịch và men tiêu hóa
C/ có thể cho tác dụng tại chỗ và toàn thân tùy mục đích sử dụng
D/ thuốc không bị chuyển hóa lần đầu qua gan
30. Thời gian rã theo quy định của thuốc đạn được điều chế với tá dược PEG là
A/ không quá 15 phút B/ không quá 30 phút
C/ không quá 45 phút D/ không quá 60 phút
31. Để xác định khả năng giải phóng họat chất in vitro của thuốc đạn có thể áp dụng phương pháp
A/ hòa tan trực tiếp hoặc ngoại suy từ kết quả định lượng họạt chất
B/ hòa tan trực tiếp hoặc khuếch tán keo
C/ khuếch tán qua màng hoặc ngoại suy từ kết quả định lượng họạt chất
D/ hòa tan trực tiếp hoặc khuếch tán qua màng
32. Thuốc đặt được điều chế với tá dược witepsol giải phóng hoạt chất theo cơ chế
A/ chảy lỏng ở thân nhiệt B/ hòa tan trong niêm dịch
C/ vừa chảy lỏng vừa hòa tan trong niêm dịch D/ vừa chảy lỏng vừa hút niêm dịch
33. Tá dược PEG dùng điều chế thuốc đặt thuộc nhóm tá dược
A/ keo thân nước thiên nhiên B/ glycerid bán tổng hợp
C/ tá dược nhũ hóa D/ keo thân nước tổng hợp
34. Điều chế thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn thủ công cần lưu ý đến hệ số thay thế
khi
A/ B/ hoạt chất được dùng ở thể rắn
C/ tỉ trọng của hoạt chất và tá dược khác nhau
D/ tỉ trọng của hoạt chất và tá dược tương đương
35. Hệ số thay thế thuận của 1 chất so với tá dược là
A/ lượng hoạt chất chiếm thể tích tương đương 1g tá dược
B/ lượng tá dược chiếm thể tích tương đương 1g hoạt chất
C/ hàm lượng hoạt chất trong viên thuốc đặt
D/ hệ số hoạt chất được hấp thu khi được điều chế với tá dược đó
36. Tá dược được dùng để bào chế thuốc (đặt/đạn) nếu thuộc nhóm thân dầu nên có
A/ chỉ số iod < 1,5 B/ chỉ số iod < 3 C/ chỉ số iod < 5 D/ chỉ số iod < 7
37. Chỉ số iod của tá dược thân dầu biểu thị
A/ mức độ dễ bị thủy phân của tá dược B/ mức độ dễ bị oxy hóa của tá dược
C/ mức độ dễ bị khử của tá dược D/ mức độ dễ đông đặc của tá dược
38. Khi bào chế thuốc đặt cần quan tâm dạng hóa học của hoạt chất vì
A/ ảnh hưởng mức độ hấp thu B/ ảnh hưởng đến cơ chế hấp thu thuốc
C/ ảnh hưởng độ hòa tan của thuốc
D/ ảnh hưởng sự khuếch tán của thuốc lên bề mặt hấp thu
39. Đối với thuốc đạn có cấu trúc kiểu hỗn dịch, paracetamol có nồng độ trong máu tốt nhất khi
paracetamol có kích thước tiểu phân
A/ < 45 µm B/ < 150 µm C/ 2-3 µm D/ không xác định
40. Hoạt chất được hấp thu tốt qua niêm mạc trực tràng nên có tính
A/ acid yếu hoặc base mạnh; phân ly mạnh B/ acid mạnh hoặc base yếu; phân ly yếu
C/ acid yếu hoặc base yếu; phân ly yếu D/ acid yếu hoặc base yếu; phân ly mạnh
41. Viên nào sau đây cần bảo quản đặc biệt tránh ẩm
A/ Viên ngậm B/ Viên phụ khoa C/ Viên sủi bọt D/ Viên bao
42. Tốc độ chảy thích hợp của khối bột hạt sẽ giúp viên
A/ đạt độ đồng đều khối lượng B/ có độ phóng thích hoạt chất nhanh
C/ giữ được độ bền vững của họat chất D/ đạt được độ trơn láng trên bề mặt viên
43. Tá dược nào dưới đây được cho là tá dược đa năng
A/ Natri croscarmellose B/ Cellulose vi tinh thể
C/ Natri starch glycolat D/ Crospovidon
44. Tá dược độn thường dùng cho viên phụ khoa là
A/ Tinh bột biến tính B/ Avicel C/ Lactose D/ Glucose
45. Đối với viên nén, Dược điển VN không quy định kiểm tra
A/ Độ cứng B/ Độ rã C/ Độ hòa tan D/ Hàm lượng
46. Tính trơn chảy của hạt, bột không ảnh hưởng đến
A/ Sự phân liều được chính xác B/ Sự trượt của hạt trên bề mặt máy
C/ Bề mặt bóng đẹp của viên D/ Sự truyền lực nén đồng đều trong toàn khối
47. Khoảng độ cứng nào sau đây là thích hợp đối với viên nén trần?
A/ 1 – 2 kg/cm2 B/ 4 – 6 N C/ 4 – 6 kg/cm2 D/ 70 – 90 kN
48. Tá dược thường sử dụng để bao nền cho viên bao đường là
A/ Đường saccarose RE hoặc siro có nồng độ phù hợp
B/ aceto-phtalat cellulose, acetat cellulose C/ sellac hay gôm arabic
D/ Hỗn dịch kaolin, talc trong siro đơn hoặc trong dịch thể gelatin
49. Khi góc nghỉ α : 30 – 40 thì hỗn hợp cốm sẽ có lưu tính
A/ Rất tốt B/ Tốt C/ Cần cải thiện bằng cách thêm tá dược trơn
D/ Khó trơn chảy
50. Sau khi bao phim, chỉ tiêu Dược điển nào sau đây đã thay đổi so với viên nhân
A/ Độ đồng đều khối lượng B/ Độ rã
C/ Độ mài mòn D/ Độ đồng đều hàm lượng
51. Trong giai đoạn trộn hoàn tất trước khi dập viên, sư phối hợp các thành phần nào sau đây là
đúng
A/ Cốm sau sửa hạt + tá dược trơn bóng B/ Cốm sau khi sấy khô + tá dược rã ngoại
C/ Cốm sau sửa hạt + tá dược rã ngoại
D/ Cốm sau xát hạt + tá dược rã ngoại + tá dược trơn bóng
52. Hai điều kiện cần thiết để hình thành viên nén
A/ tính trơn chảy và tính đồng nhất của bột/hạt B/ tính trơn chảy và tính dính của bột/hạt
C/ tính dính của bột/hạt và lực dập của máy D/ tính xốp và tính trơn chảy của bột/hạt
53. Yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ hòa tan hoạt chất từ viên nén?
A/ Tăng kích thước hạt của thuốc B/ Giảm diện tích bề mặt của thuốc
C/ Sử dụng dạng ion hóa hoặc muối của hoạt chất
D/ Sử dụng bao đường cho viên nén trần
54. Điều nào sau đây không đúng với công thức của viên nén?
A/ Tá dược hút giúp tạo độ ẩm cho viên nén, từ đó làm viên cứng hơn
B/ Tá dược trơn chống lực ma sát giữa bề mặt viên với thành cối khi đẩy viên ra
C/ Tá dược trượt chảy thúc đẩy dòng chảy của hạt
D/ Tá dược chống dính được sử dụng để chống dính bột thuốc vào bề mặt phễu, chày và thành cối
55. Tá dược nào sau đây dùng làm tá dược bao phim tan trong ruột
A/ Eudragit E B/ Eudragit RL C/ Eudragit S D/ Eudragit RS
56. Việc sử dụng tá dược trơn bóng Magnesi stearat có thể làm cho viên
A/ B/ Tăng độ hòa tan C/ Tăng độ cứng D/ Tăng độ rã
57. Để có đủ khối lượng bột/hạt cần thiết để nén thành viên, tá dược nào sau đây thường được thêm
vào công thức viên nén?
A/ Tá dược trượt chảy B/ Tá dược độn C/ Tá dược dính D/ Tá dược rã
58. Để hoạt chất có thể thu qua được tiêu hóa, thì điều kiện tiên quyết đối với viên nén thông
thường
A/ độ mài mòn cao B/ hòa tan thành dung dịch
C/ rã thành từng mảnh nhỏ D/ giữ được trạng thái ban đầu
59. Ý nào không phải là đặc điểm của máy tâm sai
A/ Phễu tiếp liệu chuyển động tới lui B/ Cối cố định
C/ Áp suất nén lớn và phân bố đều hai bên bề mặt viên D/ Khi vận hành gây rung, ồn
62. Thời gian rã của viên nang cứng đang lưu hành trên thị trường, đặc biệt ảnh hưởng bởi nhiệt độ,
lý do là
A/ Cốm trong viên không dùng tá dược rã
B/ Khi đóng nang cần dùng nhiều tá dược trơn bóng
C/ Viên nang dễ dính vào nút chặn trong thiết bị thử
D/ Vỏ nang làm bằng gelatin
63. Hãy chọn 2 thành phần cơ bản thiết yếu của vỏ nang cứng
A/ Gelatin và màu B/ Gelatin và nước
C/ Gelatin và titan dioxid D/ Gelatin và natri lauryl sulphat
64. Để điều chế viên nang mềm có kích thước lớn, nên dùng loại gelatin nào?
A/ Độ Bloom cao, độ nhớt cao B/ Độ Bloom thấp, độ nhớt thấp
C/ Độ Bloom cao, độ nhớt thấp D/ Độ Bloom thấp, độ nhớt cao
65. Cho hỗn hợp đóng nang mềm có BAV = 0,6; tỉ trọng là 1,6 g/ml. Hãy tính MG factor?
A/ 0,5 ml B/ 1 ml C/ 0,75 ml D/ 1,25 ml
66. Cho công thức nang mềm gồm vỏ gelatin, sorbitol, titan dioxid, màu vàng, nước. Hãy cho biết
vai trò của sorbitol là
A/ Chất tạo ngọt B/ Chất tạo độ đục C/ Chất hóa dẻo D/ Chất tạo độ nhớt
67. Cho biết cốm đóng nang có hàm lượng hoạt chất là 125mg, hoạt chất chiếm 40% khối lượng
cốm. Khối lượng riêng sau gõ của cốm là 0,7 g/ml. Hãy chọn cỡ nang phù hợp
A/ số 0 B/ số 1 C/ số 2 D/ số 3
68. Hãy cho biết độ Bloom thể hiện tính chất nào sau đây của gelatin?
A/ Độ bền gel B/ Độ nhớt C/ Độ cứng D/ Độ dẻo
69. Cho công thức dịch nhân viên nang mềm gồm: cao khô bạch quả (chiết nước), dầu cọ, sáp ong,
parafin lỏng. Hãy chọn một thành phần cần bổ sung vào công thức này
A/ Tween 80 B/ Parafin rắn C/ Cao khô đinh lăng D/ Lecithin
70. Hãy chọn nhược điểm của viên nang mềm
A/ Khó đồng đều thể tích B/ Vỏ nang khó bảo quản
C/ Không đóng được dịch nước D/ Không đóng được cao chiết dược liệu
71. Để thiết kế một loại thuốc khí dung có thể đưa thuốc tới nơi tác dụng, như trên da, tóc, niêm
mạc mũi họng, phổi… thì cần chú ý yếu tố nào sau đây
A/ Đầu phun B/ Kích thước tiểu phân thích hợp
C/ Cả A và B D/ Không câu nào
72. Thuốc phun mù là loại thuốc khí dung có hạt thuốc được phân tán ra ngoài ở thể
A/ Lỏng B/ Rắn C/ Keo D/ Hơi
73. Dạng khí dung cho tác dụng tại chỗ khi dùng cho
A/ đường phổi, hốc mũi, khoang miệng B/ đường phổi, khoang miệng và âm đạo
C/ khoang miệng và trực tràng D/ trên da, âm đạo và trực tràng
74. Trong sản xuất thuốc khí dung, phương pháp đóng chai ở nhiệt độ thấp được tiến hành như sau
A/ Nén sản phẩm đậm đặc được làm lạnh vào bình đựng thông qua van
B/ Sản phẩm đậm đặc và chất tạo lực đẩy được đổ vào bình đựng sau đó đóng nắp chân không
C/ Sản phẩm đậm đặc được làm lạnh sau đó đổ vào bình đựng sau đó bơm chất tạo lực đẩy vào bình đựng
D/ Sản phẩm đậm đặc và chất tạo lực đẩy được làm lạnh sau đó đổ vào bình đựng và đóng nắp chân
không
75/ Việc lựa chọn bình đựng cho sản phẩm khí dung không dựa trên
A/ Phương pháp sản xuất B/ Khả năng duy trì áp lực cần thiết
C/ Thiết kế, tính thẩm mỹ và chi phí D/ Van và đầu phun
76/ Thuốc khí dung được gọi là thuốc phun sương khi
A/ Hạt thuốc được phân tán ở thể lỏng hay dung dịch
B/ Hạt thuốc được phân tán ở dạng bột C/ Thuốc dưới dạng khí
D/ Thuốc được nén ở áp suất cao
77/ Khi cảnh báo trong việc sử dụng thuốc khí dung, cần ghi trên nhãn tránh phun vào
A/ Mắt B/ Mũi C/ Miệng D/ Da tay
78/ Khí dung trị bệnh phổi có tác dụng tương tự hoặc tốt hơn thuốc tiêm, nếu cỡ hạt sol đạt kích cỡ
A/ 50 – 100 µm B/ 30 – 50 µm C/ 10 – 30 µm D/ 3 – 10 µm
79/ Tính chất nào sau đây không phải là ưu điểm của thuốc khí dung
A/ Thuốc được phân phối chỉ bằng một cái nhấn
B/ Khi dùng thuốc khí dung cần phải có thiết bị phụ trợ
C/ Bình đựng cũng có thể bảo vệ thuốc tránh ánh sáng
D/ Kiểm soát liều lượng thuốc chính xác
80/ Loại khí đẩy nào sau đây được dùng để thay thế khí CFC
A/ Khí CO2 B/Khí N2 C/ Khí HFA D/ Khí propan
81/ Trong viên nén vitamin B1, Thiamin hydrobromid có thể xảy ra tương kỵ với tá dược nào có
trong thành phần công thức sau đây
A/ Manitol B/ Calci carbonat C/ Mg stearate D/ B và C
82. Cho công thức viên nén: Thiamin hydrobromid, calci carbonat, tinh bột, talc, magnesi stearate.
Tương kỵ có thể xảy ra là
A/ Thiamin hydrobromid tạo phức với calci carbonat
B/ Thiamin hydrobromid giảm tác dụng do tương kỵ ẩn
C/ Tương kỵ gây hỗn hợp rắn khi để lâu
D/ Thiamin hydrobromid bị thủy phân trong môi trường kiềm
83. Cho đơn thuốc: Natri borat 5g, glycerin 60g, natri hydrocarbonat 3g, tương kỵ có thể xảy ra
A/ Tương kỵ gây phản ứng kết tủa B/ Tương kỵ gây phản ứng thủy phân
C/ Tương kỵ gây tỏa khí D/ Tương kỵ gây phản ứng oxy hóa khử
84. Cho công thức: Tanin 3g, gelatin 10g, nước cất 15g, glycerin 60g. Hiện tượng tương kỵ có thể
xảy ra là tạo
A/ Kết tủa do phản ứng thủy phân B/ Kết tủa do phản ứng kết hợp
C/ Kết tủa do phản ứng oxy hóa khử D/ Kết tủa do hiện tượng hóa muối
85. Khi pha chế một công thức thuốc chứa các thành phần có xảy ra tương kỵ, cần phải
A/ Khắc phục tương kỵ đó B/ Lợi dụng tương kỵ đó
C/ A hoặc B tùy trường hợp D/ Tất cả đều đúng
Câu 86 – 90
Cho công thức pha chế (X) (Y)
Calci bromid 6g 5g
Natri bromid 6g 2g
Papaverin.HCl Ba mươi centigam Ba mươi centigam
Siro đơn 30g 30 g
Nước cất vđ 150 ml 150 ml
86. Hãy cho biết công thức (X) ở trên sau khi pha chế xảy ra kiểu tương kỵ nào
A/ Tương kỵ vật lý, gây kết tủa phân lớp B/ Tương kỵ vật lý gây biến đổi thể chất
C/ Tương kỵ hóa học gây phản ứng kết tủa D/ Tương kỵ ẩn do phản ứng hấp phụ
87. Tương kỵ sau khi pha chế của công thức (X) xảy ra do
A/ Thay đổi độ tan sau khi phối hợp
B/ Phản ứng hóa học của alkaloid với các ion có trong công thức
C/ Hiện tượng hóa muối (salting out)
D/ Phản ứng trao đổi giữa caion và anion tạo tủa
88. Kết tủa tạo thành sau khi pha chế công thức (X) là
A/ Papaverin (base) B/ Papaverin.HCl C/ Papaverin bromid D/ Papaverin Calci
89. Khắc phục tương kỵ xảy ra của công thức (X) trên bằng cách
A/ Thay dung môi nước cất bằng cồn hay glycerin
B/ Thay calci bromid bằng calci citrate C/ Tăng lượng dung môi
D/ Tăng lượng dung môi và dùng thủ thuật pha chế phù hợp và tính lại liều
90. Với công thức (Y) sau khi pha chế tương kỵ xảy ra do
A/ Không tăng lượng dung môi B/ Không pha loãng papaverine.HCl trước khi phối hợp
C/ Hòa tan papaverin.HCl trong siro đơn trước
D/ Thủ thuật pha chế khi hòa tan muối natri bromid chưa phù hợp

You might also like