You are on page 1of 20

HỖN DỊCH

1. Khi thêm chất gây thấm vào giai đoạn nào


a. Nghiền khô b. Nghiền ướt c. Phân tán vào chất dẫn d. Giai đoạn cuối
2. Giai đoạn nào quyết định độ min và chất lượng của hỗn dịch
a. Nghiền khô b. Nghiền ướt c. Phân tán vào chất dẫn d. Giai đoạn nào cũng vậy
3. Các phương pháp điều chế hỗn dịch
a. Phân tán cơ học b. Ngưng kết c. Phân tán và ngưng kết d. Cả 3 ý trên
4. Tá dược gây treo nào sau đây phù hợp với hỗn dịch
a. Carbomer b. Methyl cellulose c. Thạch d. Na CMC
5. Chất gây thấm cần thiết khi nào
a. Dược chất tan trong nước
b. Dược chất sơ nước
c. Dược chất không sơ nước
d. Luôn cho nào hỗn dịch
6. Cách khác phụ sự cố đóng bánh
a. Điều chỉnh kích thước tiểu phần phân tán
b. Tăng tỉ trọng và độ nhớt của chất dẫn
c. KIểm tra lại thế zeta
d. Cả 3 ý trên
7. Tá dược nào thường gặp trong hỗn dịch đa liều
a. Tất cả các ý b. Dược chất c. Chất gây treo d. Chất bảo quản
8. Bột hay cốm pha hỗn dịch thường là dạng bào chế của dược chất
a. Không bền vững trong môi trường nước
b. Bền vũng trong môi trường nước
c. Bền với nhiệt
d. Không bền với nhiệt
9. Tá dược ít được sử dụng trong hỗn dịch
a. Gây treo b. Gây thấm c. Chất màu d. Tá dược rã
10. Sức căng liên bề mặt ảnh hưởng gì đến chất rắn và chất lỏng
a. Không ảnh hưởng gì
b. Càng lớn thì càng khó thấm
c. Càng lớn càng dễ thấm
d. Không câu nào đúng
11. Những chất khi cho vào làm giảm SCLBM giữ pha rắn và pha lỏng là
a. Chất gây thấm b. Chất gây treo c. Chất độn d. Các câu trên sai
12. Thành phần hỗn dịch
a. Dược chất b. Chất dẫn c. Chất phụ d. Cả 3 ý trên
13. Chất diện hoạt có HLB bao nhiêu được chọn là chất gây thấm
a. 7-9 b. 3-5 c. 1-4 d. 5-7
14. Sử dụng chất diện hoạt nên sử dụng tỉ lệ như thế nào
a. Cao b. Thấp c. Tỉ lệ nào cũng được d. Không câu nào đúng
THUỐC MỠ
1. Phân loại thuốc mỡ thành: Thuốc thuộc hệ phân tán đồng thể và thuốc thuộc hệ phân tán dị thể là kiểu phân
loại theo:
A. DĐVN IV B. Thể chất C. Cấu trúc D. Mục đích sử dụng
2. Từ ngoài vào trong, thứ tự các lớp cấu tạo biểu bì là:
A. Màng chất béo bảo vệ -> Lớp sừng -> Lớp niêm mạc -> Vùng hàng rào Rein
B. Màng chất béo bảo vệ -> Lớp sừng -> Vùng hàng rào Rein -> Lớp niêm mạc
C. Lớp sừng -> Màng chất béo bảo vệ -> Lớp niêm mạc -> Vùng hàng rào Rein
D. Lớp sừng -> Màng chất béo bảo vệ -> Vùng hàng rào Rein -> Lớp niêm mạc
3. Lớp nào của da bắt đầu có mao mạch, tại đó thuốc có thể được hấp thu?
A. Nội bì B. Thượng bì C. Hạ bì D. Biểu bì
4. Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Da khô sẽ hấp thu tốt các thuốc mỡ có tá dược thân nước hoặc ở dạng nhũ tương nhất là nhũ tương kiểu
D/N
B. Khi da ẩm, mức độ hydrat hóa cao, các tế bào biểu bì trương nở ra, gây khó khăn cho các tiểu phân hoạt
chất thấm qua, khả năng hấp thu thuốc giảm
C. Nhiệt độ của da tại nơi bôi thuốc tăng sẽ làm giảm độ nhớt của tá dược trong thuốc, do vậy làm giảm khả
năng thấm của hoạt chất
D. Loại bỏ màng chất béo bao phủ trên bề mặt da giúp tăng cường sự thấm và hấp thu thuốc
5. Lanolin khan thường được phối hợp với chất nào sau đây để điều chỉnh thể chất?
A. Vaselin B. Spermaceti C. Glycerin D. Dầu vaselin
6. Glyceril mono stearat phối hợp với chất nào sẽ tăng khả năng nhũ hóa và thích hợp cho thuốc mỡ nhũ
tương D/N có pH < 7,8?
A. Kali stearat B. Natri lauryl sulfat C. Tween 80 D. Acid stearic
7. Cho công thức: EDTA ............................ 0,05 g
Acid salicylic ................. 2 g
Carbopol 940 .................. 4 g
Nước cất ......................... vđ 100 g
Chất nào sau đây thêm vào công thức là hợp lí nhất?
A. Triethanolamin B. Natri benzoat C. Natri CMC D. Natri alginat
8. Công thức sau đây có cấu trúc gì?
Acid salicylic ................. 30 g
Acid benzoic .................. 60 g
Tá dược nhũ hóa ............ 910 g
A. Dung dịch B. Hỗn dịch C. Nhũ tương D. Dung dịch - nhũ tương
9. Công thức sau đây có cấu trúc gì?
Đồng sulfat ..................... 0,3 g
Kẽm sulfat ...................... 0,5 g
Nước ............................... 30 g
Lanolin ........................... 50 g
Vaselin ........................... 100 g
A. Dung dịch B. Hỗn dịch C. Nhũ tương kiểu D/N D. Nhũ tương kiểu N/D
10. Yêu cầu chất lượng chung đối với thuốc mỡ theo DĐVN IV bao gồm các chỉ tiêu sau đây, ngoại trừ:
A. Độ đồng nhất B. Độ đồng đều khối lượng C. Thử vô khuẩn D. Các yêu cầu kỹ thuật khác
11. Thuốc mỡ đơn sau đây có kiểu cấu trúc là gì:
Lanolin 10 phần
Vaselin 90 phần
A. Nhũ dịch B. Hỗn dịch C. Dung dịch D. Hỗn nhũ dịch
12. Thuốc mỡ Dalibour có cấu trúc kiểu gì:
A. Dạng nhũ tương B. Hỗn dịch C. Dung dịch D. Hỗn nhũ dịch
13. Thuốc mỡ bạc keo có cấu trúc kiểu gì:
A. Nhũ dịch B. Hỗn dịch C. Dung dịch D. Tất cả đều sai
14. Tá dược nào sau đây có thể vừa hòa tan các chất không tan trong nước, các chất không tan trong dầu:
A. Carbopol B. PEG C. Vaselin+ Lanolin D. Gôm Arabic
15. Chất nào sau đây thu được từ hốc đầu cá voi và cấu tạo chủ yếu bởi ester acid béo với các alcol béo cao:
A. Lanolin B. Dầu cá C. Spermaceti D. Carpobol
16. Chọn phát biểu sai:
A. Chức năng rào chắn chủ yếu của biểu bì là do lớp sừng
D. Lớp sừng chỉ cho các chất thân dầu dễ tan trong dầu thấm qua do bản chất cấu tạo.
C. Muốn thuốc thấm sâu được trong da ta nên điều chế dạng nhũ tương N/D
D. Lớp turng bì chỉ cho các chất thân nước thâm qua dễ dàng
17. Chất nào thu được bằng cách hòa tan các polyetylen có phân tử lượng khoảng 21000 với tỷ lệ 5% trong
dầu vaselin ở 130 độ rồi làm lạnh đột ngột để kết tinh và tạo dạng gel?
A. Lanolin B. Gel Carbomer C. Plastibase D. Vaselin
18. Cho công thức:
Acid oleic 5g
Dầu lạc 320 g
Lanolin 80g
Dung dịch Calci hydroxyd vđ 1000g
Đây là tá dược loại gì?
A. Tá dược nhũ hóa
B. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh N/D
C. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh D/N
D. Tá dược thân dầu
19. Cho công thức:
Acid stearic 240g
Dung dịch NaOH 30% 30g
Glycerin 280g
Nước tinh khiết 550 ml
Đây là tá dược loại gì?
A. Tá dược thân nước
B. Tá dược nhũ hóa
C. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh N/D
D. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh D/N
20. Cho công thức thuốc mỡ:
Ketoprofen 2,5g
Propyle glycol 15g
Nipagin 0,1g
Tá dược gel vừa đủ 100g
Thuốc mỡ trên dược điều chế bằng phương pháp gì?
A. Phương pháp hòa tan
B. Phương pháp trộn đều đơn giản
C. Phương pháp trộn đều nhũ hóa
D. PP Trộn đều nhũ hóa trực tiếp
THUỐC ĐẶT
1. Điều nào sau đây đúng về thuốc đạn
A. Chỉ có tác dụng tại chỗ
B. Chỉ có tác dụng toàn thân
C. Tùy vào mục đích sử dụng mà thuốc có tác dụng tại chỗ hay toàn thân
D. Sinh khả dụng thấp hơn đường uống
2. Điều nào sau đây đúng về thuốc niệu đạo.
A. Chỉ có tác dụng tại chỗ
B. Chỉ có tác dụng toàn thân
C. Tùy vào mục đích sử dụng mà thuốc có tác dụng tại chỗ hay toàn thân
D. Sinh khả dụng thấp hơn đường uống

Cho công thức sau Paracetamol 0,3g


Witepsol vđ 2g
Liều như vậy điều chế 24 viên thuốc đạn. E = 1,26
3. Tính lượng tá dược mà không cần dùng đến hệ số thay thế
A. 40,3g
B. 48g
C. 42,5g
D. 7,2g
4. Tính lượng tá dược cần dùng sau khi tính theo hệ số thay thế E
A. 40,3g
B. 48g
C. 42,5g
D. 7,2g
5. Thuốc được hấp thu qua niêm mạc âm đạo có đặc điểm nào sau đây
A. Thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ và không hấp thu được vào máu
B. Thuốc dễ gay khó chịu khi được sử dụng
C. Thuốc có thể được hấp thu vào máu và được chuyển hóa lần đầu qua gan
D. Tuốc có thể hấp thu vào máu và không bị chuyển hóa lần đầu qua gan
E. TRánh được sự ngộ độc do thuốc không hấp thu vào máu
6. Sự hiện diện của chất diện hoạt trong thành phần công thức thuốc đặt
A. Có thể làm chậm sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng
B. Có thể làm tăng sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng
C. Làm tăng độ tan của dược chất
D. Làm tăng sự khếch tán dược chất trên bề mặt niêm mạc trực tràng
E. các câu trên đều đúng
7. Về mặt cấu trúc hóa lý, thuốc đạn và thuốc trứng có thể có dạng
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ tương
D. Tất cả các ý trên điều đúng
8. Các yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc qua đường trực tràng là
A. Lưu lượng máu qua trực tràng, dịch ruột, pH của dịch ruột, sự vận động của trực tràng, lớp chất nhầy.
B. Lưu lượng máu qua ống tiêu hóa, dịch tràng, pH của ruột, sự vận động của trực tràng, lớp chất nhầy
C. Lưu lượng máu qua ống tiêu hóa, dịch tràng, pH của dich ruột, sự vận động của trực tràng, lớp chất nhầy
D. Lưu lượng máu qua trực tràng, dịch tràng, pH của dịch tràng, sự vận động của trực tràng, lớp chất
nhầy
9. Ưu điểm của thuốc đạn so với thuốc uống
A. Có thể được điều chế ở quy mô nhỏ lẫn quy mô công nghiệp
B. Tá dược phong phú đa dạng
C. Dễ bảo quan, sử dụng
D. Có thể sử dụng cho bệnh nhân bị hôn mê
E. Các ý trên đều đúng
10. Thời gian ra theo qui định của thuốc đạn điều chế với tá dược PEG là
A. Không quá 15p
B. Không quá 30p
C. Không quá 60p
D. Không quá 45p
E. Không có qui định
11. Thuốc được hấp thu tốt qua niêm mạc trực tràng phụ thuộc chủ yếu vào
A. Đặc tính lý hóa của hoặc chất và tá dược được dùng
B. Vị trí viên thuốc trong trực tràng
C. Kiểu cấu trúc của dạng thuốc
D. Phương pháp điều chế
E. A và C đúng
12. Thuốc đặt được điều chế với tá dược witepsol giải phóng hoạt chất theo cơ chế là
A. Chảy lỏng ở thân nhiệt
B. Hòa tan trong niêm dịch
C. Hút niêm dịch và rã ra
D. Vừa chảy lỏng vừa hòa tan trong niêm dịch
E. Vừa chảy lỏng vừa hút niêm dịch
13. Tá dược PEG dùng trong điều chế thuốc đặt thuộc nhóm tá dược
A. Dầu mỡ hydrogen hóa
B. Glycerid bán tổng hợp
C. Tá dược nhũ hóa
D. Keo thân nước tổng hợp
E. Keo thân nước thiên nhiên
14. Hệ số thay thế nghịch của 1 chất so với tá dược là
A. Lượng hoạt chất chiếm thể tích tương đương 1g tá dược
B. Lượng tá dược chiếm thể tích tương đương 1g hoạt chất
C. Hàm lượng hoạt chất trong 1 viên thuốc đặt
D. Hệ số hoạt chất được hấp thu khi được điều chế với tá dược đó
15. Cho công thức
Colargol 0,2g
Witepsol vđ 1viên
Cấu trúc này là cấu trúc gì
A. Nhũ tương D/N
B. Nhũ tương N/D
C. Dung dịch
D. Hỗn dịch
THUỐC BỘT, THUỐC CỐM
1. Độ ẩm của bột không được quá:
a. 3% b. 5% c. 9% d. 15%
2. Biện pháp nào sẽ không làm tăng độ trơn chảy của khối bột:
a. Giảm kích thước tiểu phân b. Giảm độ ẩm
c. Chuyển dạng tiểu phân hình cầu d. Thêm tá dược trơn
e. Thêm lực tương tác tĩnh điện
3. Nguyên tắc trộn bột nào không đúng?
a. Lượng cho vào bằng lượng bột có trong cối
b. Chất có tỷ trọng lớn cho vào trước
c. Chất có màu cho vào trước
d. Tinh dầu cho vào sau
e. Dược chất độc phải được lót cối
4. Tá dược nào có trong thuốc cốm nhưng không có trong thuốc bột
a. Độn b. Dính c. Trơn d. Tạo mùi e. Tạo mùi vị
5. Công thức thuốc bột có chứa: Lưu huỳnh kết tủa, ZnO2, dầu parafin, bột Talc. Cho biết nên thêm tá dược
nào?
a. Lactose
b. PVP
c. MgCO3
d. Mg stearat
e. Na crosscarmellose
6. Cho công thức thuốc bột gồm: NaSO4 dược dụng và MgSO4 dược dụng, cần lưu ý điều gì với công thức
này?
a. Cần thêm NaHCO3
b. Cần thêm bột Talc
c. Cần thay thế dạng muối kết tinh ngậm nước bằng dạng muối khan
d. Cần thêm dầu parafin
e. Cần pha chế dạng bột nồng độ (bột mẹ) trước khi tiến hành pha chế
7. khi nghiền chất có tính oxy hóa mạnh nên chọn:
a. Cối thủy tinh
b. Cối đá mã não
c. Cối sứ có tráng men
d. Cối kim loại
e. Cối sứ không tráng men (lòng cối nhám)
8. Máy nghiền có hòn bị nặng thực hiện việc nghiền tán chất rắn theo cơ chế
a. Va đập
b. Nghiền
c. Nén, ép
d. Va đập và nén ép
e. Va đập và nghiền
9. Trong đơn thuốc bột dùng ngoài, nếu có tương kỵ eutecti chảy lỏng làm ẩm bột, khắc phục bằng cách
a. Thay chất gây tương kỵ bằng chất có tác dụng tương đương
b. Dùng bột trơ cách ly các chất gây tương kỵ
c. Để tương kỵ xảy ra rồi sấy khô
d. Sấy nóng cối chày trước khi nghiền trộn các chất
e. Điều chế nhanh, tránh ẩm và đóng vào bao bì kín
10. Nếu cồn thuốc, cao thuốc trong công thức bột quá nhiều thì có thể khắc phục bằng cách
a. Cô bớt dung môi
b. Thay cồn thuốc, cao lỏng bằng cao đặc hoặc cao khô
c. Thêm tá dược hút
d. Giảm bớt lượng cồn thuốc hoặc cao thuốc không cần tính toán
e. A và B đúng
12. Lượng chất lỏng (nếu có) trong thuốc bột không được quá
a. 10% so với lượng dược chất rắn
b. 9% so với lượng dược chất rắn
c. 7% so với lượng dược chất rắn
d. 5% so với lượng dược chất rắn
e. 3% so với lượng dược chất rắn
13. Lượng cồn thuốc, cao lỏng trong đơn thuốc bột được xem là ít, có thể điều chế như thường khi
a. Không quá 1 giọt/2g
b. Không quá 1 giọt/4g
c. Không quá 2 giọt/1g
d. Không quá 2 giọt/4g
e. ko quá 10% so với toàn bột công thức
14. Thuốc bột đơn liều
a. Được đóng thành từng liều một
b. Chỉ có 1 dược chất
c. Dùng trong (uốn hoặc tiêm)
d. Dùng 1 lần/ ngày
e. Dùng 1 liều duy nhất trong đợt điều trị
11. 5 lưu ý khi rây:
- Sấy khô bột trước khi rây nếu bột quá ẩm
- Không cho quá nhiều bột lên rây
- Lắc rây vừa phải
- Không chà xát mạnh lên mặt rây
- Dùng rây có nắp đậy khi rây dược chất độc hoặc gây kích ứng da, niêm mạc hô hấp
15. Các phương pháp điều chế thuốc cốm
- Xát hạt khô
- Xát hạt ướt
- Xát hạt tầng sôi
- Phun sấy
VIÊN NÉN
1. Phân loại viên nén theo cách dùng và đường sử dụng có:
a. Viên thông thường và viên đặc biệt
b. Viên uống và viên để tiêm
c. Viên uống và viên ngậm
d. Viên uống và viên đặt
2. Phân loại theo đặc tính phóng thích hoạt chất có:
a. Viên phóng thích hoạt chất tức thời
b. Viên phóng thích hoạt chất chậm
c. Viên phóng thích hoạt chất biến đổi
d. A và B
e. Cà A,B và C
3. Theo DĐ, thuốc viên thông thường, lượng thuốc hòa tan trong … phải đạt….lượng hoạt chất ghi trên nhãn:
a. 45 phút, nhiều nhất 70%
b. 45 phút, ít nhất 70%
c. 30 phút, ít nhất 70%
d. 30 phút, nhiều nhất 70%
4. Các hoạt chất ko bền trong mt acid, kích ứng dạ dày như: aspirin, diclofenac, men serrathiopeptidase
thường bào chế dưới dạng:
a. Viên phóng thích hoạt chất tức thời
b. Viên phóng thích hoạt chất chậm
c. Viên phóng thích hoạt chất biến đổi
d. Viên sủi bọt
e. Viên ngậm
5. Ưu điểm của thuốc viên nén, NGOẠI TRỪ:
a. Che dấu mùi vị khó chịu
b. Độ ổn định và tuổi thọ cao
c. Dễ vận chuyển, tồn trữ
d. Sinh khả dụng cao
6. Để hình thành viên nén đạt tiêu chuẩn chất lượng, 2 điều kiện quan trọng là
a. Tính dính của bột và lực dập của máy
b. Tính dính và trơn chảy của bột
c. Kích thước hạt và lực dập của máy
d. Tính đồng nhất và độ xốp của hạt
7. Yếu tố nào của hạt ảnh hưởng đến: tính dính, lưu tính, độ cứng và độ ổn định của viên:
a. Tính chịu nén
b. Độ xốp
c. tỉ trọng biểu kiến
d. Độ ẩm
8. Yếu tố nào của hạt ảnh hưởng đến độ đồng đều khối lượng, hàm lượng của viên nén:
a. Lưu tính
b. Phân bố kích thước hạt
c. Tỷ trọng biểu kiến
d. A và b
e. A và c
9. Trong quá trình hình thành viên, bột và hạt lần lượt trải qua 3 trạng thái nào
a. Đàn hồi, biến dạng, định hình
b. Biến dạng, đàn hồi, định hình
c. Định hình, biến dạng, đàn hồi
d. Định hình, đàn hồi, biến dạng
10. Phương pháp bào chế thích hợp cho CT viên sủi bọt Paracetamol – vit C là:
a. Xát hạt kết hợp
b. Xát hạt với dung môi khan
c. Xát hạt ướt
d. Dập thẳng
11. Độ rã của viên nén hòa tan hoặc phân tán nhanh là:
a. 15 phút
b. 5 phút
c. 3 phút
d. 10 phút
12. Tính chất nào là quan trọng, đặc trưng nhất của hạt để dập viên
a. Lưu tính
b. Tỷ trọng biểu kiến và độ xốp
c. Hình dạng, kích thước hạt
d. Tính chịu nén của hạt
13. Lý do dẫn đến bế mặt viên thuốc ko đều
a. Chày bị ăn mòn
b. Hạt quá ẩm
c. Màu của cốm và tá dược trơn bóng khác nhau
d. Cả 3
14. Ưu điểm của máy dập viên tâm sai, NGOẠI TRỪ:
a. Lực nén lớn
b. Công suất cao
c. Thuốc dễ đạt đồng đều khối lượng
d. Sản xuất viên sủi bọt, viên tạm thời trong xát hạt khô
15. Tá dược trơn hay trơn bóng, chia thành các nhóm chức năng:
a. Làm tá dược trơn chảy, chống dính
b. Làm trượt chảy, làm trơn, làm bóng
c. Làm trượt chảy, chống dính, làm bóng
d. Làm trượt chảy, chống dính, làm trơn.
16. Tá dược màu thường ưa chuộng sử dụng màu tan trong nước
a. Đúng
b. Sai
17. Lượng tinh dầu trong viên nén thường khoảng … phần trăm so với khối lượng viên:
a. 5%
b. 0,1%
c. 0,5%
d. 1%
18. Các nhóm tá dược chính luôn có mặt trong thành phần viên nén là:
a. Độn, rã, dính
b. Độn, dính, trơn
c. Dính, rã, trơn
d. Độn, dính, rã, trơn
19. Calci carbonat, magie carbonat, magie oxid, kaolin… thuộc nhóm tá dược đặc trưng nào:
a. Độn
b. Làm ẩm
c. Hút
d. Điều chỉnh pH
20. Kỹ thuật tinh vân hoa là kỹ thuật gì:
a. Xát hạt bằng nhiệt nóng chảy tá dược
b. Xát hạt bằng pp ngưng giọt, đông tụ
c. Xát hạt ướt
d. Xát hạt bằng sấy phun sương
VIÊN BAO
1. Cấu trúc viên bao:
a. Ba phần: hoạt chất, tá dược dính, tá dược màu
b. Một khối rắn định hình được bao phủ bằng màu thích hợp
c. Hai phần: viên nhân chứa hoạt chất và các lớp bao thường chỉ chứa tá dược
d. Hai phần: phần thuốc và vỏ bao có thể mở ra dễ dàng
e. Năm phần: hoạt chất, tá dược dính, độn, màu và tá dược làm bóng
2. Viên bao được bào chế bởi các kỹ thuật và thiết bị thông thường là:
a. Bao đường hoặc bao bột bằng nồi bao
b. Máy ép khuôn thuốc viên
c. Máy bao viên kiểu sấy tầng sôi
d. Máy dập viên thuốc đặc biệt
e. Máy đông khô
3. Độ dày lớp bao lớn nhất ở dạng thuốc:
a. Vi nang
b. Thuốc viên bao đường cổ điển
c. Thuốc viên tròn có lớp bao bằng cách lăn bột
d. Máy dập thuốc viên đặc biệt
e. Thuốc viên bao bột hay bao đường cải tiến
4. Độ dày lớp bao nhỏ nhất ở dạng thuốc:
a. Thuốc viên bao bằng cách nhúng parafin nóng chảy
b. Thuốc viên bao đường cổ điển
c. Thuốc viên tròn có lớp bao bằng cách lăn bột
d. Thuốc viên bao phim
e. Thuốc viên bao bột hay bao đường cải tiến
5. Viên nhân hầu như vẫn giữ được hình dạng và các dấu hiệu nếu dùng kỹ thuật thích hợp là:
a. Bao đường bằng nồi bao
b. Bao khô – bao bằng máy nén viên
c. Bao viên bằng cách nhúng parafin nóng chảy
d. Bao đường bằng nồi bao kết hợp sấy chân không
e. Bao phim bằng máy bao kiểu sấy tầng sôi
6. Viên bao tan trong ruột là viên:
a. Không tan ở dạ dày sau khi uống 15p
b. Không tan ở pH acid (≈ 1.2)
c. Chỉ tan trong ruột pH 6.8 – 8
d. Không có dấu hiệu tan ở dạ dày 2h sau khi uống
e. Không có dấu hiệu tan ở dạ dày sau 2h và tan ở ruột sau 60p
7. Trong các loại viên nén, viên phải có độ mài mòn nhỏ nhất, vd ≤0.2% là:
a. Viên nén ngậm tan trong miệng
b. Viên nén đặt dưới lưỡi
c. Viên nén để bao – viên nhân
d. viên nén sủi bọt
Viên nén phụ khoa
8. Tá dược tạo khung, nền cho viên bao đường hay dùng là:
a. Dẫn xuất cellulose như aceto-phtalat cellulose, acetat cellulose
b. Gelantin hoặc gelantin formol hóa
c. Kaolin, talc, tinh bột và các tá dược dính thích hợp
d. Đường saccarose RE hoặc siro có nồng độ thích hợp
e. Đường glucose hoặc các loại đường đơn
9. Giải pháp để khắc phục tác động của trọng lực gây sự bào mòn mặt viên và lớp bao kém đều có thể là:
a. Bao bằng nồi bao có đục lỗ để thông gió
b. Bao bằng nồi bao kết hợp sấy hút chân không
c. Bao bằng nồi bao có thiết bị hút bụi liên tục
d. Bao bằng nồi bao hình oval, đặt nghiêng 450
e. Bao màng mỏng với tá dược tan trong nước
10. Bao màng mỏng với tá dược tan trong nước hoặc hỗn hợp dung môi có nước nhằm:
a. Tạo màng phim nhanh
b. Giảm giá thành do dung môi hữu cơ đắt tiền, tránh độc hại và nguy cơ cháy nổ
c. Sử dụng được cho mọi nhóm tá dược bao phim
d. Màng phim bền vững hơn với môi trường ẩm
e. Tránh độc hại
11. Yêu cầu thử độ đồng đều khối lượng :
a. Viên bao đường
b. Viên bao phim
c. Cả a, b đúng
d. Cả a, b sai
12. Không yêu cầu thử độ rã đối với:
a. Viên bao phim
b. Viên bao để nhai
c. Viên bao tan trong ruột
d. Viên bao phóng thích kéo dài
e. Viên bao đường
13. Số giai đoạn trong quy trình bao đường :
a. 3 – bao cách ly, bao nền, bao màu
b. 4 – bao cách ly, bao nền, bao nhẵn, bao màu
c. 5 – bao cách ly, bao bảo vệ, bao nền, bao nhẵn, bao màu
d. 5 – bao bảo vệ, bao nền, bao nhẵn, bao màu, đánh bóng
e. 5 – bao cách ly, bao bảo vệ, bao nền, bao màu, đánh bóng
14. Bao phim cho viên nén có thể tương tự như kỹ thuật thực hiện ở giai đoạn:
a. Xát cốm khi cần tạo cốm khô, trơ để dập viên nén bao
b. Bao bảo vệ, chống ẩm với tá dược zein, cánh kiến đỏ trong bao đường
c. Bao màu trong quy trình bao đường
d. bao nền trong cho viên bao đường
e. Đánh bóng viên bao đường
15. Dập viên bao (bao khô) có thể dùng máy:
a. Máy dập viên tâm sai
b. Máy dập viên kiểu xoay tròn
c. Máy ép viên tròn
d. Máy dập viên kiểu nén kép, đặc dụng
e. Máy ép nang mềm
16. Màu dùng cho các viên bao là các loại màu:
a. Màu dùng trong xây dựng
b. Màu dùng trong mỹ thuật và in ấn
c. Màu hay dùng trong thực phẩm, thức uống
d. Màu được ngành Y tế cho phép
e. Màu bất kỳ nếu đạt được màu như ý
17. Áp dụng cho bao viên thuốc đạn, bao viên hoàn bằng sáp ong, parafin rắn:
a. Bao trong chân không
b. Bao tĩnh điện
c. Bao bằng cách nhúng
d. Bao bằng thiết bị sấy tầng sôi
e. Bao bằng cách nén
18. Thành phần dịch bao phim:
a. Chất tạo màng phim, dung môi
b. Chất tạo màng phim, dung môi, chất hóa dẻo
c. Chất tạo màng phim, chất hóa dẻo, chất phá bọt
d. Chất tạo màng phim, chất hóa dẻo, chất màu
e. Chất tạo màng phim, chất hóa dẻo, tá dược trơn bóng
19. Khả năng hòa tan và giải phóng hoạt chất của các loại viên bao, có thể khảo sát theo phương pháp áp dụng
cho:
a. Thuốc mỡ tra mắt
b. Viên nén, viên nhộng
c. Thuốc tiêm bột
d. Thuốc dán ngoài da
e. Thuốc mỡ hoặc kem dùng ngoài da
ĐIỀN NGẮN
1. Viên bao đường dùng tá dược bao chủ yếu là đường saccarose hoặc dd siro và một số tá dược thích hợp
khác
2. Nồi bao viên có 2 dạng chủ yếu là hình cầu và hình elip
3. Nồi bao viên được chế từ kim loại như inox và đồng thau
4. Dược điển Việt Nam 3, 2002 quy định: thời gian rã của viên bao phim (tan trong dạ dày) phải trong vòng
30p và của viên đường là 60p
5. khối lượng của viên bao đường, bao bột có khi tăng lên 70% so với viên nhân, nhưng viên bao phim(bao
bảo vệ) chỉ tăng khoảng 2-5% còn nếu bao tan ở ruột cũng chỉ tăng khoảng 5-15%
6. Quy trình bao màng mỏng thường tiến hành liên tục tới khi đạt yêu cầu
7. Thuốc viên bao là dạng thuốc rắn, phân liều tạo thành bằng cách bao phủ những lớp tá dược thích hợp lên
bề mặt viên nén
8. Viên bao tan trong dạ dày thì lớp bao có chức năng che dấu mùi vị và cải thiện cảm quan cho sản phẩm
9. Tá dược bảo vệ viên nhân trong bao đường: Dầu thầu dầu, PEG, Zein, DEP, gôm lac
VI NANG
1. Lợi ích nào sau đây không đúng với vi hạt
A. Kiểm soát tốc dộ phóng thích dược chất
B. Bảo vệ toàn vẹn sinh khả dụng cao hơn dạng bào chế thông thường
C. Kiểm soát vị trí phóng thích hoạt chất
D. Giúp giảm độc tính trên gan
E. Giúp bảo vệ tốt các chế phẩm sinh học
2. Phương pháp đông tụ phức tạo vi hạt thuộc nhóm phương pháp
A. Vật lý B. Hóa học C. Sinh học D. Lý hóa E. Lý sinh
3. Phương pháp tạo vi hạt nào có cấu trúc lõi (capsule)
A. Polyme hoá liên bề mặt và bay hơi dung môi
B. Phương pháp đông tụ đơn, đông tụ phức và bay hơi dung môi
C. Phương pháp đông tụ phức và bay hơi dung môi
D. Phương pháp bay hơi dung môi
E. Phương pháp đông tụ đơn, đông tụ phức và polymer hóa liên bề mặt
4. Phương pháp tạo vi hạt nào có cấu trúc khung (matrix)
A. Polymer hóa liên bề mật
B. PP đông tụ đơn
C. Phương pháp đông tụ phức
D. Phương pháp bay hơi dung môi
E. . Phương pháp đông tụ đơn và đông tụ phức
5. Phương pháp điều chế vi nang nào bắt đầu với monomer
A. Polymer hóa liên bề mật
B. Phương pháp đông tụ đơn
C. Phương pháp đông tụ phức
D. Phương pháp bay hơi dung môi
E. . Phương pháp đông tụ đơn và đông tụ phức
6. Các polimer sử sụng trong phương pháp đông tụ phải là loại
A. Thân dầu
B. Thân nước
C. Sơ dầu
D. Sơ nước
E. Vừa thân nước vừa thân dầu
7.Phương pháp bay hơi dung môi nuốn thực hiện giai đoạn đầu phải điều chế nhũ tương…(a)
….hoặc….(b)……Polimer tạo vỏ nang phải tan trong…..(c)…..
A. N/D, hỗn dịch chất rắn tan trong nước, nước
B. N/D, hỗn dịch chất rắn tan trong dầu, dmhc
C.D/N, hỗn dịch chất rắn tan trong dầu, dmhc
D. D/N hỗn dịch chất rắn tan trong nước, nước
8. Các phương pháp kiểm tra kích thước và tính chất của vi nang
A. PP rây
B. Kính hiển vi điện tử cắt lớp (SEM)
C. Dùng tia laze (LDS)
D. Quets nhiệt (DSC)
E. Tất cả các phương pháp trên
VIÊN NANG
1/ Độ Bloom được dùng để đánh giá tính chất gì của gel gelatin làm vỏ nang:
a. Độ cứng b. Độ đàn hồi c. Độ nhớt d. Độ liên kết polymer
2/ Chất nào dưới đây không sử dụng làm môi trường phân tán trong khối thuốc của viên nang mềm
a. Alcol etylic b. Hydrocarbon mạch thẳng c. Dầu đậu nành d. Các alcol phân tử cao
3/ Để tiến hành đóng nang mềm dạng hỗn dịch, nếu dược chất rắn sơ dầu nên sử dụng chất gây thấm là
a. Lecithin b. Tween c. PEG 4000 d. Monoglycerin stearat
4/ Trong phương pháp tạo nang mềm nhỏ giọt, có một giai đoạn không đúng là:
a. Điều chế dd gelatin
b. Tạo hình vỏ nang và cho thuốc vào nang trong thiết bị tạo bởi 2 ống tạo giọt đồng tâm
c. Làm lạnh viên nang trong nước lạnh 4oC
d. Sấy khô viên nang trong buồng sấy
5/ Hoạt chất dạng bột mịn thân dầu có thể đưa vào viên nang mềm dưới dạng:
a. Hỗn dịch trong dầu b. Dd dầu c. Nhũ tương D/N d. Nhũ tương N/D
6/ Khối thuốc trong nang mềm nên có pH khoảng:
a. 1 – 12 b. 2,5 – 10 c. 2,5 – 7 d. Trung tính
7/ Trong sản xuất vỏ nang cứng, để đảm bảo mức độ đồng nhất vỏ nang, có thể thêm vào dịch gelatin thành
phần nào:
a. Glycerin b. Natri lauryl sulfat c. Propyl paraben. d. Chỉ cần kiểm soát nồng độ và nhiệt độ
gelatin
8/ Nhược điểm của phương pháp ép trục tạo nang mềm là
a. Chỉ tạo được viên có hình cầu b. Hao phí gelatin nhiều
c. Viên có gờ bao quanh d. Tốc độ tạo viên chậm
9/ Tỷ lệ glycerin: gelatin rắn trong vỏ nang cứng là:
a. 0,4 : 1 b. 0,6 : 1 c. 0,8 : 1 d. 1 : 1
10/ Phương pháp nào sau đây không dùng điều chế viên nang
a. Phương pháp nhỏ giọt b. Phương pháp nhúng khuôn
c. Phương pháp phân tán d. Phương pháp ép trên trụ
11/ 1 ml tương ứng với
a. 1,623 minim b. 2,623 minim c. 16,23 minim d. 26,23 minim
12/ Vỏ nang gồm mấy thành phần chính:
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
13/ BAV là gì
a. Số gam dược chất chất cần thiết để trộn với 1 g dung môi để tạo thành 1 khối thuốc có độ chảy thích hợp để
đóng nang
b. Số gam chất lỏng cần thiết để trộn với 10 g dược chất để tạo thành 1 khối thuốc có độ chảy thích hợp để
đóng nang
c. Số gam dược chất chất cần thiết để trộn với 10 g dung môi để tạo thành 1 khối thuốc có độ chảy thích hợp
để đóng nang
d. Số gam chất lỏng chất cần thiết để trộn với 1 g dược chất để tạo thành 1 khối thuốc có độ chảy thích
hợp để đóng nang
14/ Hàm ẩm trung bình của vỏ nang mềm:
a. 10 - 20% b. 15 – 20% c. 6 – 10% d. 1 – 5%
15/ Khối lượng tối đa của nang mềm sản xuất bằng phương pháp nhỏ giọt là:
a. 0,4 g b. 0,6 g c. 0,75g d. 0,9 g e. 1 g
16/ Độ Bloom của gelatin dùng để điều chế nang mềm là:
a. 50 – 100 Bloom gam b. 100 – 200 Bloom gam c. 200 – 400 Bloom gam d. >= 400 Bloom g
17/ Trong kỹ thuật điều chế viên nang mềm bằng pp nhỏ giọt, khối thuốc bên trong nên có độ nhớt khoảng:
a. 1 – 230 cps b. 1 – 130 cps c. 1 – 330 cps d. 1 – 430 cps
18/ Phương pháp đóng nang mềm cho năng suất cao nhất là:
a. Phương pháp nhỏ giọt b. Phương pháp nhúng khuôn
c. Phương pháp ép trên khuôn d. Phương pháp ép trên trụ
19/ Phương pháp đóng nang nào chỉ sản xuất được nang mềm hình cầu
a. Phương pháp nhỏ giọt b. Phương pháp nhúng khuôn
c. Phương pháp ép trên khuôn d. Phương pháp ép trên trụ
20/ Chất hoá dẻo thường dùng trong sản xuất vỏ nang mềm là:
a. PEG, gelatin
b. Glycerol, gelatin
c. Glycerol, sorbitol
d. Sorbitol, gelatin
THUỐC KHÍ DUNG
1. Dạng thuốc mà hạt thuốc ở thể keo, lỏng, có độ nhớt cao:
A. Thuốc phun mù B. Thuốc phun sương C. Thuốc phun keo D. Thuốc khí dung.
2. Thuốc khí dung có chứa hoạt chất adrenalin thuộc dạng:
A. Thuốc phun mù B. Thuốc phun sương C. Thuốc phun keo D. Thuốc khí dung.
3. Thuốc khí dung có chứa hoạt chất hydrocortison thuộc dạng:
A. Thuốc phun mù B. Thuốc phun sương C. Thuốc phun keo D. Thuốc khí dung.
4. Thể sol - khí là:
A. Hạt thuốc ở thể rắn như hạt bụi trong không khí
B. Hạt thuốc ở thể lỏng hay dung dịch, giống kiểu hạt sương trong không khí
C. Hạt thuốc ở thể keo, lỏng, độ nhớt cao
D. Kiểu phân tán dị thể của vô số hạt mịn treo lơ lửng trong khí.
5. Thuốc hít:
A. Là dạng bào chế dạng rắn hoặc lỏng B. Chỉ có tác dụng tại chỗ
C. Kích thước tiểu phân càng nhỏ càng tốt D. Tất cả đều đúng.
6. Dạng thuốc lỏng trong bao bì kín, với khí đẩy ở áp suất cao thích hợp, trong đó có 1 lượng khí phân tán đều
trong môi trường lỏng tạo bọt, khi dùng bọt tự vỡ do khí thoát đi còn lại thuốc ở dạng mềm dễ bám dính là:
A. Thuốc bọt B. Thuốc bọt y tế C. Thuốc khí dung D. Thuốc mềm được điều chế đặc biệt.
7. Trạng thái 3 pha của thuốc khí dung:
A. Hình thành khi dùng khí nén hoá lỏng B. Hoạt chất hỗn hoà trong pha khí hoá lỏng
C. Thuốc ở dạng nhũ tương D/N D. Thuốc ở dạng nhũ tương N/D.
8. Thuốc khí dung thô:
A. Kích thước hạt rất mịn B. Sau khi ra khỏi bình chứa, hạt có tốc độ sa lắng chậm
C. Dùng trong điều trị bệnh đường hô hấp trên D. Hạt thuốc có kích thước > 0,1 mm.
9. Hoạt chất dùng trong dạng thuốc khí dung khô, ngoại trừ:
A. Oxytetracyclin B. Hydrocortison C. Streptomycin D. Theophylin.
10. Phân loại thuốc khí dung theo kĩ thuật tạo khí dung, dạng thuốc khí dung nào người bệnh không tự sử
dụng được mà phải đến cơ sở y tế?
A. Thuốc khí dung tạo bằng máy nén khí
B. Thuốc khí dung dùng khí nén đóng sẵn
C. Thuốc khí dung dùng piston
D. Hộp thuốc hít.
11. Thuốc khí dung có cấu trúc hỗn dịch/ dung dịch/ nhũ tương khi:
A. Sử dụng ở trạng thái động
B. Bảo quản ở trạng thái tĩnh
C. Kích thước hạt rất mịn
D. Kích thước hạt <0,5 micromet.
12. Thành phần của thuốc khí dung gồm có 3 phần:
A. Hoạt chất, tá dược, khí đẩy
B. Thuốc, bình chứa, khí đẩy
C. Hoạt chất & tá dược, đầu phun, khí đẩy
D. Thuốc, bình chứa & đầu phun, khí đẩy.
13. "Nén thuốc qua đầu phun, tạo hệ phân tán của hạt thuốc trong không khí" là vai trò của:
A. Tá dược
B. Bình chứa
C. Van
D. Khí đẩy.
14. Dạng khí dung hoàn chỉnh là:
A. Thuốc khí dung đã được đóng gói, dán nhãn đầy đủ
B. Thuốc khí dung đã được đóng gói
C. Thuốc khí dung đã đóng khí nén
D. Thuốc khí dung đã qua kiểm nghiệm chất lượng.
15. Bình chứa thuốc khí dung bằng nhôm, phải lưu ý:
A. Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh làm móp méo bình
B. Bình không chịu được áp suất cao
C. Tráng lớp vecni ở bề mặt phía trong để bảo vệ
D. Tráng lớp thuỷ minh mỏng ở bề mặt phía trong để tăng sự cứng chắc.
16. 2 đặc tính quan trọng nhất của khí đẩy:
A. Hoà tan tốt và tính kinh tế
B. Hoà tan tốt và tính an toàn
C. Giãn nở tốt và tính kinh tế
D. Giãn nở tốt và tính an toàn.
17. Khí hoá lỏng dùng trong thuốc khí dung:
A. CO2, N2, He
B. Bền vững nếu có sự hiện diện của nước
C. Các hợp chất hidrocarbon mạch dài
D. A và B đúng.
18. Vai trò của dimethyl ether trong khí đẩy:
A. Hạn chế khả năng gây cháy nổ
B. Thay thế các khí đẩy khác có khả năng gây độc
C. Tăng khả năng hoà tan hoạt chất thân nước
D. Tăng khả năng hoà tan hoạt chất thân dầu.
19. Khí đẩy gây phá huỷ tầng ozon:
A. CFCs
B. Propan
C. Các khí nén
D. Butan.
20. Điểm khác biệt của quy trình lạnh và quy trình áp suất cao - nhiệt độ cao:
A. Thứ tự 2 bước đặt van, đóng khí. Quy trình lạnh đặt van trước, quy trình nhiệt độ cao đóng khí trước.
B. Thứ tự 2 bước đặt van, đóng khí. Quy trình lạnh đặt van sau, quy trình nhiệt độ cao đóng khí sau.
C. Quy trình lạnh phải trải qua nhiều giai đoạn hơn
D. Quy trình nhiệt độ cao phải trải qua nhiều giai đoạn hơn.
TƯƠNG KỊ
1. Khi trong công thức thuốc bột có chứa Anesthesin, Sulfanilamid có tương kị xảy ra do:
A. Anesthesin làm tăng tác dụng của sulfanilamid do cơ chế hiệp lực.
B. Anesthesin làm giảm tác dụng của sulfanilamid do cơ chế tương tranh.
C. Anesthesin làm giảm tác dụng của sulfanilamid do thủy phân nối ester của chất này.
D. Sulfanilamid làm giảm tác dụng của anesthesin do cơ chế tương tranh.
> Sufamid có cấu trúc giống PABA nên có sự cạnh tranh sử dụng PABA và sulfamid, chất gây tê như
Anesthesin cũng có cấu trúc giống PABA nên cũng có sự cạnh tranh sử dụng với sulfamid làm giảm tác dụng
kìm khuẩn của sulfamid
2. Trong đơn thuốc nước có chưa Natri citrat, siro calci bromid có thể xảy ra tương kị do:
A. TKHH gây phản ứng thủy phân
B. TKHH gây phản ứng kết tủa
C. TKHH gây hản ứng tạo khí
D. TKHH gây hản ứng oxy hóa khử.
> muôi kim loại kiềm thổ tủa với 1 số anion như: carbonat, phosphat, sulfat, citrat
3. Trong đơn thuốc nước có chưa Natri citrat, siro calci bromid có thể xảy ra:
A. 1 tương kị hóa học
B. 1 tương kị dược lý
C. 1 tương kị hóa học và một tương kị dược lý
D. 2 tương kị hóa học
> TKHH tạo tủa calci citrat và một TK dược lý do đưa thêm ion Ca2+ vào gây đông vón sữa, cản trở tác động
chống đông vón sữa của Citrat
4. Trong đơn thuốc có sắt sulfat, siro quinquina loại tương kị nào sau đây có thể xảy ra:
A. TKHH gây phản ứng kết tủa
B. TKHH gây phản ứng thủy phân
C. TKHH gây hản ứng tạo khí
D. TKHH gây hản ứng oxy hóa khử
> Tanin (quinquina) tạo tủa với các muối của Ca, Zn, Pb, Hg, Fe
4. Trong công thức: Natri phenobarbital 10centigam
Amoni clorid 5g
Siro cam 30g
Nước cất 150ml Tương kị xảy ra là:
A. Tương kị hóa học B. Tương kị dược lý C. Tương kị vật lí D. Không xảy ra tương kị
> Lượng nước trong công thức đủ để hòa tan phenobarbital dạng acid không tan
5. Phương phá nên lựa chọn để giải quyết tương kị trong công thức dưới đây là:
A. salicylic 10 g
Dung dịch lugol 60 ml
A. Thay đổi dung môi B. Thay thế bằng dân chất dễ tan.
C. Điều chế dưới dạng hỗn dịch D. Dùng chất trung gian hòa tan
6. Tương kị gây kết tủa trong công thức: Ephedrin.HCl 1 g
Kali iođi 15 g
Cồn Lobelin 20 g
Cồn tiểu hồi amoniac 2 g
có thể được khắc phuc bằng cách thay thế:
A. Ephedrin.HCl B. Kali iodid C. Cồn Lobelin D. Cồn tiểu hồi amoniac
7. Công thức sau có sự tương kị nào: Calci bromid 5 g
Nhũ dịch dầu hạnh nhân 30 g
A.TKVL gây hiện tượng kết tủa B. TKVL gây biến đổi thể chất
C. TKVL gây hấp phụ D. TKVL gây phá hủy nhũ tương lớp
8. Cho công thức: Cao belladon 10 ctg
Papaverin 30 ctg
Than hoạt 0,5 g
Tương kị xảy ra là:
A. TKHH gây kết tủa B. TKVL gây kết tủa và tách lớp
C. TKVL gây hấp phụ D. TK dược lý
9. Cho công thức: Methyl salicylat 3 g
Dầu long não 10% 50 ml
Cồn 70o 50 ml
Tương kị trong công thức có thể khắc phục bằng cách:
A. Chọn 1 trong 2 dung môi B. Thay dung môi khác
C. Thêm nước vào công thức D. Tăng tỉ lệ 1 trong 2 dung môi
10. Trong các chất sau, chất nào có thể tương kị với menthol tạo hôn hợp eutectie:
A. Kaolin B. phenol C. MgO D. Talc

You might also like