You are on page 1of 35

ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC

1. Đại cương
Chính trị
Tôn giáo
Ý thức xã hội
Lịch sử
Đạo đức

Dân số, khí hậu, địa lý


Tồn tại xã hội
Phương thức sản xuất
1. Đại cương
+ ĐẠO là đường đi, đường sống của con người

+ ĐỨC là đức tính, nhân đức, là các nguyên tắc luân lý

• Theo khổng tử: sống đúng luân thường

• Theo lão tử: tu thân tới mức hợp nhất với trời đất, chan hoà
với mọi người

• Theo Hồ Chí Minh: đức là gốc của tài, hồng là gốc của
chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. Cây phải có gốc,
nước phải có nguồn, người cách mạng phải có đạo đức
1. Đại cương
+ Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là hệ thống
những nguyên tắc nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử
của con người trong quan hệ giữa con người với con
người, xã hội, tự nhiên trong quá khứ, hiện tại và tương
lai, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và
sức mạnh của dư luận xã hội

+ Đạo đức được xem là nguyên tắc cơ bản và phổ biến


mà mỗi người trong xã hội phải tuân theo
1. Đại cương
Trong tiếng Anh hai danh từ ``morality´´ và ``ethics´´ đều có nghĩa là
đạo đức
❖ Morality xuất phát từ tiếng la tinh Moralitas có nghĩa là tư cách cư xử
(behavioral Conduct) giúp phân biệt giữa cái đúng với cái sai trong ý
muốn, quyết định và hành động
❖ Ethics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Ethikos liên quan đến bản tính
(nature) hay tâm tính ( disposition) là khoa học về đức hạnh trong
hành vi con người (morals in human conduct)
Trong ngành y tế hay dùng từ đạo đức theo tiếng Hy lạp
1. Đại cương
Morality có 2 nhánh chính:
• Đạo đức học mô tả (descriptive morality):
Đề cập đến các giá trị cá nhân hay văn hoá, chuẩn mực của hành vi
giúp con người phân biệt giữa cái đúng với cái sai trong xã hội
Không khẳng định rõ ràng hay cụ thể mà chỉ đề cập đến cái được cho là
đúng hay sai bởi cá nhân hay nhóm người
• Đạo đức học qui chuẩn (normative morality):
Đề cập trực tiếp đến cái đúng và cái sai bất chấp suy nghĩ của cá nhân
ra sao
Xem như là hành vi của một người đạo đức lý tưởng (the conduct of the
ideal moral person) phải có trách nhiệm
1. Đại cương
Ethics có 5 nhánh chính
• Siêu đạo đức ( meta-ethics) nêu lên ý nghĩa lý thuyết cùng sự tham
khảo của các lời tuyên bố và cách xác định giá trị thực của chúng
• Đạo đức qui chuẩn (normative ethics): đề xuất các cách thức có tính
thực hành nhằm điều chỉnh hành vi đạo đức
• Đạo đức ứng dụng (applied ethics) xem xét hậu quả về đạo đức đối
với những tình huống chuyên biệt (phá thai…)
• Tâm lý đạo đức (moral psychology): sự giao thoa giữa đạo đức học
và tâm lý học, nghiên cứu về lý lẽ, trách nhiệm, tính cách đạo đức…
• Đạo đức mô tả (descriptive ethics): mô tả các giá trị đạo đức mà
người ta thực sự tuân theo.
Y đức theo từ gốc Hy Lạp (medical ethics) là hệ thống những nguyên
tắc đạo đức mà áp dụng những chuẩn mực và cách đánh giá trong
thực hành Y khoa. Như là một môn khoa học, y đức bao gồm lược sử lý
thuyết và những áp dụng thực tiễn trong lâm sàng
Y đức có 4 nguyên tắc căn bản
• Quyền tự quyết ( autonomy): bệnh nhân có quyền chọn sự chăm sóc
sức khoẻ cho mình, bác sĩ không thể áp đặt liệu pháp với bệnh nhân
• Lòng từ thiện (beneficence): cán bộ y tế phải đặt những quyền lợi
bệnh nhân lên trên hết
• Tính không hiểm ác (nonmaleficence): thực hiện một trong các lời
thề theo Hippocrates là ´ Trước tiên không làm tổn hại``
• Tính công bằng (justice): tất cả bệnh nhân đều được chữa trị bình
đẳng và không thiên vị
2. Y học và y đức tây phương
❖ Bắt đầu với Lời thề Hippocrates vào cuối thế kỷ thứ 5 trước Công
nguyên
• 1794, bác sĩ Thomas Percival người Anh công bố các chuẩn mực đạo
đức trong Y học
• 1847, Hiệp hội Y học Mỹ (AMA: American Medical Association) kế thừa
các chuẩn mực đạo đức nêu trên, có sửa đổi (1980 và 2001)
• Sau chiến tranh thế giới II, văn kiện quốc tế đầu tiên về đạo đức
trong nghiên cứu là Điều lệ Nuremberg
• 1948, Hiệp hội Y học thế giới (WMA: World Medical Association) ra
Tuyên ngôn Geneva vì Lời thề Hippocrates bất cập và không toàn diện
• 1964, WMA cho ra Tuyên ngôn Helsinki với 22 nguyên tắc về Y đức
• Nội dung của bản Tuyên ngôn Helsinki đã liên tục được sửa đổi và
hoàn thiện qua nhiều năm; là cơ sở của Hướng dẫn Thực hành tốt
Lâm sàng.
2. Y học và y đức tây phương
❖ Hippocrates:
• Người sáng lập ra nền Y học hiện đại, thầy thuốc vĩ đại nhất trong
thời đại bấy giờ
• Thực hành Y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên
cứu cơ thể con người
• Tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được,
bác bỏ những quan niệm cho rằng bệnh do các sức mạnh siêu nhiên
và do những ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh
❖ Lời thề Hippocrates
• Quan niệm truyền thống cho rằng do chính ông soạn thảo để hướng
dẫn Y sinh của mình trên con đường hành nghề thầy thuốc. Một số
khác cho rằng lời thề này do các môn đồ của Pythagoras soạn
• Thời điểm xuất hiện: cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên
• Trong nền Y học hiện đại ngày nay, lời thề này có những điểm
không còn phù hợp (ví dụ không chấp nhận phá thai) tuy nhiên ý
nghĩa lịch sử và tính thiêng liêng vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng
1
0
➢ Lời thề Hyppocrate
“Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculapius thần Y học,
trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các
nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn
lời thề và cam kết
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi
Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng
những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột
thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề Y thì tôi sẽ dạy cho họ không
lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ
những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết
của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các
môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật
mà không truyền cho một ai khác
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và
sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công
➢ Lời thề Hyppocrate
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và
cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không
trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành
công việc đó cho những người chuyên
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh
mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và
thiếu niên tự do hay nô lệ
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc
hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ
cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được
hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự
quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay
tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại”.

1
2
➢ Bản tuyên ngôn Helsinki
❖ Năm 1964, Hiệp hội Y học thế giới (World Medical Association)
đã ra Tuyên ngôn Helsinki, đó là một văn bản cơ sở trong lĩnh
vực đạo đức nghiên cứu Y- Sinh và ảnh hưởng tới việc hình
thành hệ thống luật pháp của quốc gia, khu vực và quốc tế.
❖ Tuyên ngôn này được chỉnh lý nhiều lần, lần mới nhất vào năm
2008
−Sửa đổi lần 1 (1975)
−Sửa đổi lần 2-4 (1975-2000)
−Sửa đổi lần 5 (2000)
−Phân loại chủ đề 29, 30 (2002-2004)
−Sửa đổi lần 6 (2008)
3. Y học và y đức đông phương

❖ Y học và Y đức Đông phương lấy Y học Trung Quốc làm tiêu biểu
• Thời nhà Chu (1122-1221) trước Công nguyên Y học được xem là
một ngành nghề độc lập
• 770 – 221 trước Công nguyên đã có 7 trường Y được thành lập
với nhiều khoa. Các trường này và các nhóm đã hình thành các tổ
chức phi chính phủ, dẫn đến sự phát triển của Y đức
• Bian Que đã khởi xướng 6 điều cấm (The 6 Taboos). Y học
không nên tạo nên các cơ hội cho:
− Những người kiêu ngạo (arrogance) và buông thả (indulgence) quá
đáng
− Những người được xem là giàu sụ (riches more than life)
− Những người không hợp nhất thể xác và tâm hồn
− Những người thiếu sự hòa hợp Âm và Dương
− Những người quá yếu không dùng thuốc được
− Những người không tin Y học mà mê ma thuật (sorcery)
1
4
3. Y học và y đức đông phương
❖ Thời Trung Quốc ngày xưa, Y đức được xem là cơ sở để bảo vệ thầy
thuốc vì họ ít được độc lập. Nếu chữa bệnh thất bại, thầy thuốc có
thể bị hành hình. Vì thế các thầy thuốc chú trọng:
− Tiên lượng bệnh nhằm chọn trường hợp nào có thể điều trị và trường
hợp nào nên từ chối
− Tuân theo các chuẩn mực đạo đức để nếu thất bại thì cũng có nghĩa là
thầy thuốc đã làm hết sức, chỉ tại ngoài khả năng
❖ Ảnh hưởng của đạo Khổng thời nhà Hán: cốt lõi của đạo đức là lòng
nhân từ (benevolence), nhấn mạnh giá trị đạo đức về chăm sóc bệnh
nhân. Mỗi người đều có lương tâm (conscience) và thầy thuốc có 4 ý
thức (sense)
− Lòng trắc ẩn (pity): thương yêu bệnh nhân
− Sự xấu hổ (shame): không đặt lợi ích cá nhân trên quyền lợi bệnh nhân
− Sự tôn trọng (respect): không áp đặt liệu pháp với bệnh nhân
− Tính cân nhắc (right and wrong): không làm hỏng lợi ích của bệnh nhân
10
So sánh về y đức giữa phương đông và phương Tây
Các nguyên tắc Y đức (AMA 2001 sửa đổi) Tây phương Đông phương
Thầy thuốc nên tận tâm chăm sóc tốt về Hippocrates
Y khoa, với lòng thương yêu và tôn trọng Nuremberg Lòng trắc ẩn
nhân phẩm cũng như nhân quyền. Geneva Sự xấu hổ

Thầy thuốc nên nêu cao trình độ chuyên


môn, nghiệp vụ; thật thà trong tương tác Hippocrates Sự xấu hổ
nghề nghiệp, phấn đấu báo cáo năng lực Percival
Y khoa hạn chế...

Thầy thuốc cần tôn trọng luật pháp và có


trách nhiệm thay đổi các yêu cầu mà trái AMA ---
ngược với lợi ích cao nhất của bệnh
nhân.

Thầy thuốc nên tôn trọng quyền của bệnh


nhân và đồng nghiệp, bảo vệ sự giải bày Hippocrates Sự tôn trọng
và riêng tư của bệnh nhân theo luật. 16
So sánh về y đức giữa phương đông và phương Tây
Thầy thuốc nên trao dồi kiến thức và Nuremberg
trình độ; thông tin thích đáng cho AMA Tự tu dưỡng
bệnh nhân và đồng nghiệp; tư vấn và
sử dụng kinh nghiệm
Nhằm phục vụ tốt cho bệnh nhân, thầy
thuốc nên tự do chọn bệnh nhân, Percival 6 điều cấm
người cộng tác và điều kiện điều trị
(trừ trường hợp cấp cứu)
Thầy thuốc có trách nhiệm tham gia
các hoạt động nhằm góp phần cải AMA Lòng nhân từ
thiện cộng đồng và ngành Y tế
Khi đang chăm sóc bệnh nhân, thầy Hippocrates Sự xấu hổ
thuốc nên xem trách nhiệm của mình Helsinski Sự tôn trọng
đối với bệnh nhân là tôi thượng
Hippocrates
Thầy thuốc nên tạo cơ hội được chăm Geneva Lòng nhân từ
sóc y tế cho tất cả mọi người.
4. Y học và y đức Việt Nam
❖ Y học và Y đức Việt Nam cổ truyền: ảnh hưởng của đạo Khổng và đạo
Phật mang màu sắc dân tộc độc đáo. Một số danh y thường trồng cây
thuốc, bốc thuốc chữa bệnh không lấy tiền người nghèo
− Phạm Công Bân (cuối TK13 - đầu TK 14): quê ở xã Tứ Minh, Cẩm
Giàng, Hải Dương; danh y nổi tiếng đời Trần Anh Tông
− Chu Văn An (1292 - 1370): quê ở làng Thanh liệt, Thanh Trì, Hà Nội;
thầy thuốc, thầy giáo có bản lĩnh, trong sáng, có đức độ và tài năng
− Tuệ Tĩnh (1330 - ?): quê ở làng Nghĩa Phú, Cẩm Giàng, Hải Dương;
người mở đầu cho nền Y Dược cổ truyền Việt Nam với các bộ sách
Nam Dược Thần hiệu và Hồng Nghĩa Giác tư Y thư
− Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791): quê ở làng Liêu Xá, Đường Hào,
Hải Dương; đại danh y đóng góp lớn cho nền y học dân tộc với Hải
Thượng Y tông Tâm lĩnh, Lĩnh Nam Bản thảo và Thượng kinh Ký sự
4. Y học và y đức Việt Nam
❖ Y học và Y đức Việt Nam cận đại: kế thừa truyền thống, phát huy
trên cơ sở tư tưởng và đạo đức cách mạng. Một số thầy thuốc
đã nêu cao Y đức Việt Nam, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ sức
khỏe nhân dân
− Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968): quê tại Quy Nhơn, Bình Định;
tốt nghiệp bác sĩ y khoa Paris 1934; Bộ trưởng Y tế đầu tiên của
Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thứ
trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế... hy sinh tại
chiến trường B2 năm 1968; thầy thuốc có tâm hồn và đạo đức
cao thượng, luôn suy nghĩ, nghiên cứu sáng tạo độc đáo
− Đặng Văn Ngữ (1910 - 1967): quê ở làng An Cựu, ngoại thành
kinh đô Huế là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại
Việt Nam. được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh
vực Y học
− Tôn Thất Tùng (1912 - 1982): quê ở Thanh Hóa và lớn lên ở
Huế; bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lãnh vực gan
và giải phẫu gan, được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện
sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô.
4. Y học và y đức Việt Nam
❖ Đạo đức trong trong Y học Việt Nam hiện đại có 3 đặc điểm chính:
− Giữ vững truyền thống tốt đẹp cao quý của Y đức dân tộc
− Tiếp thu các tinh hoa từ Đạo đức của 2 nền Y học lớn trên thế giới;
− Phát huy mạnh mẽ trên cơ sở của đạo đức học Mác-Lênin với tư
tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh
Định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam: “Y đức là phẩm chất tốt đẹp của
người làm công tác Y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm
cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh,
coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc
phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn
tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua
những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận”
❖12 điều y đức được BYT ban hành 1996
1.Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự
nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời
dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng
yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy
thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để
nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn
gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2.Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên
môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho
những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi
chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3.Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm
khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm
đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội.
Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có
thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho
người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám
bệnh, chữa bệnh.

4.Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ
niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo
niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho
người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ
biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của
người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị,
tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng
hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc
đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5.Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không
được đùn đẩy người bệnh.
6.Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc
hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh
thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ
bệnh.
7.Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí
kịp thời các diễn biến của người bệnh.
8.Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục
điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.
9.Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và
hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10.Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc
thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp
đỡ lẫn nhau
11.Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về
mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12.Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại
cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi
trường trong sạch.
❖ Khái niệm về dược đức
• 1999 Bộ Y tế nước ta ra quy định về “Đạo đức hành nghề
Dược” – đó chính là “Dược đức”.
• Trên thế giới, sau năm 1995 đã xuất hiện từ “Pharmacy
ethics” hay “Pharmaceutical ethics” trong một số sách hay tài
liệu chuyên ngành ở các nước phát triển như Anh, Mỹ....
• Dược đức cũng dùng từ gốc Hy-lạp “ethikos”, như Y đức
Từ “Dược” chưa thống nhất:
−Pharmacy ethics : nhiều người dùng
−Pharmaceutical ethics : ít người dùng
❖ Lược sử về Dược đức
• Nghề nghiệp của dược sĩ có 2 đặc điểm: vừa chuyên nghiệp
(professional) – đòi hỏi sự phán đán và tinh thông, vừa không
chuyên nghiệp (non-professional)- công việc lặp lại
• Ngày xưa, các dược sĩ ít khi trực tiếp ra các quyết định ban
đầu có liên quan đến Y đức nhưng gần đây đã chuyển sang
chăm sóc thuốc hay sức khỏe (pharmaceutical care, health
professionals)
• Các dược sĩ ở Khoa dược bệnh viện thường phải kiểm tra
xem: các yêu cầu đã được đáp ứng, thuốc được kê đơn đầy
đủ, không có khả năng tương tác thuốc, bệnh nhân được lời
khuyên hay thông tin rõ ràng...
Do đó, hiện nay có thể có sự xung đột trong hành nghề dược:
giữa nhu cầu cung cấp những lời khuyên cho bệnh nhân với
những thực hành thường nhật
Đối với cán bộ Y tế cần có hệ thống đạo đức chuyên nghiệp
(professional ethics) bởi các lý do:
−Hệ thống các chuẩn mực đạo đức sẽ giúp cho các quá trình ra
quyết định có hiệu quả hơn.
−Các cán bộ y tế đôi khi có thể cần những hướng dẫn nhằm định
hướng cho hành động chuyên môn của họ.
−Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Y tế có thể tạo nên các mẫu
mực mà khách hàng có thể tìm thấy ở các đồng nghiệp của họ.
Ở các nước phát triển, đạo đức chuyên nghiệp cho dược sĩ, gọi là
Dược đức đã được phát triển chính thức bởi Hội Dược, thí dụ: Hội
Dược sĩ Mỹ (1995)* và của Hội Dược Hoàng gia Anh (2000)**.
* American Pharmacists Association
** Royal Pharmaceutical Society of Great Britain
10 điều dược đức
1.Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.
2.Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho
người bệnh và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến
thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3.Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên
quan đến bệnh tật của người bệnh
4.Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định
chuyên môn; thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi
dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để
mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
5.Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên
quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động
nghề nghiệp.
6.Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn
trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến
thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
7.Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt
nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu
khoa học.
8.Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không
được vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi
của người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề
nghiệp
9.Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ
khoa học- công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt
các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
10.Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương
mẫu thực hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh
phòng chống tệ nạn xã hội
Dược đức theo Hội Dược sĩ Mỹ
1. Dược sĩ tôn trọng mối quan hệ ước định (covenantal
relationship) giữa bệnh nhân với dược sĩ.
−Giữa dược sĩ với bệnh nhân có mối quan hệ ước định vì về mặt
đạo đức dược sĩ có trách nhiệm với xã hội và xã hội đặt niềm
tin vào dược sĩ.
−Dược sĩ hứa hẹn sẽ giúp các bệnh nhân có lợi ích cao nhất đối
với sự chăm sóc sức khỏe và duy trì sự tin tưởng của họ.
2. Dược sĩ phát huy cái tốt của bệnh nhân theo tính cách chu đáo
(caring), vị tha (compassionate) và thân tín (confidential).
−Dược sĩ đặt sự quan tâm đến tình trạng khỏe mạnh của bệnh
nhân vào trọng tâm của sự chăm sóc sức khỏe.
−Muốn vậy dược sĩ cần xem xét các yêu cầu của bệnh nhân cũng
các biện pháp trong khoa học sức khỏe.
−Với thái độ chu đáo và tinh thần vị tha, dược sĩ phục vụ bệnh
nhân với cách thức kín
đáo và thân tín.
3. Dược sĩ tôn trọng quyền tự quyết (autonomy) và phẩm giá
(dignity) của mỗi bệnh nhân.
−Dược sĩ cổ cũ quyền tự quyết và nhìn nhận sự xứng đáng của bệnh
nhân bằng cách khuyến khích bệnh nhân than gia quyết định về
sự chăm sóc sức khỏe cho mình.
−Dược sĩ giao tiếp với bệnh nhân dưới dạng thấu hiểu; trong mọi
trường họp, dược sĩ phải tôn trọng sự khác biệt về tính cách và
văn hóa của các bệnh nhân.
4. Dược sĩ hành động với sự chân thật (honesty) và chính trực
(integrity) trong mối quan hệ nghề nghiệp.
−Dược sĩ có nhiệm vụ nói sự thật và làm việc có lương tâm.
−Dược sĩ nên tránh: sự phân biệt đối xử, thái độ hay điều kiện làm
việc mà có thể làm hỏng sự quyết định chuyên môn, hành động
thiếu thận tâm làm tổn các quyền lợi cao nhất của bệnh nhân.
5.Dược sĩ củng cố năng lực chuyên môn (professional
competence).
Dược sĩ có nhiệm vụ củng cố kiến thức và năng lực về: thuốc,
thiết bị/ dụng cụ và công nghệ mới; thông tin cập nhật về sức
khỏe.
6.Dược sĩ tôn trọng các giá trị và khả năng của những đồng
nghiệp hay cán bộ y tế khác.
−Khi có cơ hội, dược sĩ tranh thủ ý kiến của các đồng nghiệp hay
cán bộ y tế khác hoặc tham khảo bệnh nhân.
−Dược sĩ nên hiểu rằng các đồng nghiệp hay cán bộ y tế khác có
thể khác với mình về lòng tin và các giá trị trong việc chăm sóc
bệnh nhân.
7. Dược sĩ phục vụ cho cá nhân, cộng đồng hay các tổ chức xã hội.
−Thông thường, dược sĩ phục vụ cho cá nhân là bệnh nhân. Tuy
nhiên, có khi dược sĩ cũng phục vụ cho các cộng đồng hay tổ
chức xã hội.
−Trong bất kỳ lãnh vực hay tình huống nào, dược sĩ cần nhận
thức đầy đủ về trách nhiệm và hành động phù hợp.
8. Dược sĩ có phẩm chất công bằng (justice) khi phân phối các tài
nguyên để chăm sóc sức khỏe.
Dược sĩ nên làm việc công bằng và vô tư khi phân phối các tài
nguyên về chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và xã hội.
Nội dung Dược đức theo Hội Dược Hoàng gia Anh
Năm 2000, Hội Dược Hoàng gia Anh đã xuất bản quyển sách “Thuốc,
Đạo đức & Thực hành – Hướng dẫn cho Dược sĩ và Kỹ thuật viên
Dược”. Tài liệu trên bao hàm những quy định luật lệ nói chung và
những chuẩn mực đạo đức cho Dược sĩ và Kỹ thuật viên Dược, với cái
nhìn tổng quát:
− Luật lệ chỉ cho bạn những gì phải làm và không được làm
− Đạo đức giúp bạn quyết định về cái gì nên làm trong khi luật không nói
Quyển sách “Thuốc, Đạo đức & Thực hành” đã được sửa đổi hàng năm.
VD năm 2006 nhấn mạnh 7 vấn đề với Dược sĩ và Kỹ thuật viên Dược
− Quan tâm hàng đầu là chăm sóc bệnh nhân
− Phán đoán chuyên môn cần dựa trên lợi ích của bệnh nhân và cộng
đồng
− Tôn trọng mọi người
− Khuyến khích bệnh nhân tham gia việc quyết định về sự chăm sóc cho
họ
− Phát triển kiến thức và tài năng chuyên môn
− Thật thà và đáng tin cậy
− Có trách nhiệm với hoạt động thực hành của mình
Cám ơn sự theo dõi của các bạn

You might also like