You are on page 1of 31

TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

Số tín chỉ: 2
Số tiết: 30 tiết ( lý thuyết )
Thời gian : Tối t6,t7,cn
Hình thức thi:
1 cột điểm chuyên cần
1 cột 45 phút
Thi kết thúc học phần: 60phút,
Email: vituong.1223@gmail.com
Sđt : 0388462842
LỊCH SỬ
Y HỌC
MỤC TIÊU

Trình bày được sự phát Phân tích được sự phát


triển của y học thế giới triển của y học VN qua
qua các thời kỳ các giai đoạn
KHÁI NIỆM
LỊCH SỬ Y HỌC

Là 1 khoa học nghiên cứu sự


hình thành, phát triển của các hoạt
động và tri thức y học trong mối quan
hệ mật thiết với sự phát triển của các
chế độ kinh tế xã hội và lịch sử văn
hoá nhân loại
Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào các văn bản để lại

Truyền thuyết, ca dao, tục ngữ

Căn cứ vào khảo cổ học

Sự phát triển của các KH khác...


Y HỌC
THẾ GIỚI
LỊCH SỬ Y HỌC THẾ GIỚI
❖Y học là một ngành khoa học liên quan đến chữa bệnh,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho con người.
❖Lịch sử nền Y học thế giới có những giai đoạn hình
thành và phát triển riêng biệt.
❖Lịch sử y học thế giới trải qua 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn Y Học Tâm Linh (Spiritism Medicine)
- Giai đoạn Y Học Kinh Nghiệm (Empiric Medicine)
- Giai đoạn Y Học Khoa Học (Scientific Medicine)
hay Y Học Thực Nghiệm (Experimental Medicine)
- Giai đoạn Y Học Hiện Đại
Giai đoạn Y Học Tâm Linh
(Spiritism Medicine)

❖Thế giới quan Y học của con người còn ở dạng rất sơ khai,
phần lớn đều theo các quan điểm đều mang nặng tính duy
tâm, siêu hình.
❖Y học trong giai đoạn tâm linh phát triển một cách vô cùng
mơ hồ
❖Tiến bộ Y học trong giai đoạn này gần như không có,
những di tích về Y học chỉ toàn là những bức tượng không
rõ hình thù.
❖Nền Y học giai đoạn Tâm linh là một nền Y học khá mê tín
và dị đoan.
Giai đoạn Y Học Kinh Nghiệm
(Empiric Medicine)
❖Thầy thuốc bắt đầu xuất hiện
❖Thầy thuốc tích lũy kinh nghiệm và chữa bệnh dựa vào kinh
nghiệm cá nhân hoặc được truyền lại.
❖Giai đoạn này phát triễn mạnh mẻ ở vùng Trung - Ấn.
❖Y Học kinh nghiệm được ghi nhận từ lâu, trong nhiều nền văn minh
cổ như Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp hay Trung Hoa.
Giai đoạn Y Học Kinh Nghiệm
(Empiric Medicine)

Y học thời cổ Ai Cập:


- Đã tổ chức thành các chuyên khoa theo các bộ phận cơ thể
Y học cổ vùng Lưỡng Hà:
- Ở thời kỳ này người ta đã biết một số bệnh do muỗi truyền
- Dược phẩm được dùng ở thời kỳ này là tỏi, hạt cải, mướp đắng, lưu huỳnh và cà độc dược.
Y học cổ Trung Quốc: Y học châm cứu đã được hình thành và phát triển với sự ra đời của thuyết âm
dương, ngũ hành
- Nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thần nông bản thảo và Hoàng đế nội kinh..
- Hoa Đà (145-208), Thần y nổi tiếng được xem là một trong những ông tổ của Đông Y, người khai sinh ra
phương pháp bắt mạch.
Y học cổ La Mã, Hy Lạp:
- Galien (131 - 205 SCN) có nhiều đóng góp cho NC giải phẫu, ông bắt đầu xây dựng các học thuyết giải
thích về chức năng, cơ chế hoạt động của từng bộ phận trên cơ thể con người, sự hoạt động của tim,
tĩnh mạch, sự tuần hoàn của máu.
- Galien, ông đưa ra những dẫn chứng, nghiên cứu giải thích sự hoạt động của các cơ, mô, xương khớp,
thần kinh…..
🡪Giai đoạn Y Học kinh nghiệm phát triển khắp nơi trên thế giới, mạnh nhất là ở phương đông, vùng
Trung-Ấn, nên thường được gọi là Đông Y
Giai đoạn Y Học Khoa Học
(Scientific Medicine)

Hyppocrate (460-377 TCN) là người sáng lập ra y học thực chứng, là ông tổ ngành y.
• Ông cũng được ghi nhận như người đầu tiên thành lập trường y khoa, cũng là người soạn ra lời thề
Hippocrates
• Tách rời tôn giáo và y học, xây dựng y học dựa vào dấu hiệu bệnh, bệnh tật là một hiện tượng tự
nhiên của cơ thể, không có ma lực huyền bí gì gây nên.
• Nguyên tắc cơ bản để chữa bệnh chủ yếu là do sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
• Ông đề ra thuyết môi trường.
• Vai trò của người thầy thuốc phải tạo điều kiện thuận lợi cho tự nhiên, cho cơ thể chống lại bệnh
tật, việc ăn uống đã được ông nghiên cứu rất kỹ.
• Hyppocrate là một nhà phẫu thuật, đã mổ và chữa gẫy xương, nắn sai khớp, chữa vết thương đầu
• Về thuốc: dùng thuốc phiện, cà độc dược, thuốc ngủ, an thần, muối chì, muối acid, muối đồng,
thuốc mỡ để điều trị.
🡪Giai đoạn Y Học Khoa Học hay Y Học Thực Chứng phát triển mạnh mẻ ở các nước phương tây nên
thường được gọi là Tây Y.
Nguyên văn lời thề Hippocrates
Nguyên văn lời thề Hippocrates:
• “Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả
các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:
• Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ
tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.
• Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi và không bao giờ làm
hại ai.
• Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như
vậy. Tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai.
• Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.
• Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này. Tôi sẽ dành việc
giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.
• Mỗi căn nhà tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám
dỗ, đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.
• Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người mà không nên để lộ ra
ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.
• Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi,
được mọi người kính trọng mãi mãi. Nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ
đến với tôi”.
Giai đoạn Y Học Hiện Đại
• Đây là giai đoạn Y học phát triển mạnh nhất ở phương Tây.
• Các nhà Y học đã bắt đầu lý giải những nguyên nhân gây nên các bệnh, bắt đầu định nghĩa cho các
bệnh
• Trong giai đoạn này, các Bác Sĩ đã dám áp dụng giải phẫu trên cơ thể con người. Thuật ngữ “phẫu
thuật” theo đó mà được ra đời.
• Các học thuyết chăm sóc sức khỏe được xây dựng, các trường Đại học Y khoa bắt đầu được hình
thành
• Thời đại Y học Khoa học đã bắt đầu lý giải các hiện tượng Y học theo hướng khoa học,
•  Thiết lập quy trình chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất bằng phương pháp "xét duyệt có hệ thống"
(systematic review) và "phân tích gộp" (meta-analysis) theo thống kê.
• Y Học Chứng Cứ (YHCC - Evidence Based Medicine-EBM) là một cách tiếp cận trong thực hành y khoa
trong đó người thầy thuốc lâm sàng quan tâm đến những chứng cứ hỗ trợ cho việc thực hành lâm
sàng và giá trị của những chứng cứ đó
• Y học chứng được định nghĩa như là một phương pháp thực hành y khoa dựa vào các dữ liệu y học
một cách sáng suốt và có ý thức, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
• Y học chứng cứ đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng dữ liệu y học một cách “sáng suốt và có ý thức”
• Nghiên cứu y học được công bố trên các tập san nghiên cứu y khoa thường rất đa dạng
Y Học Chứng Cứ
(YHCC - Evidence Based Medicine-EBM)
Theo y học thực chứng, các nghiên cứu sau đây có giá trị khoa học xếp theo tứ tự cao nhất đến thấp
nhất:
1. Textbook
2. Phân tích tổng hợp hay phân tích gộp (Meta-analysis).
3. Nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled clinical trial - RCT). Nghiên cứu
HOPE: một nghiên cứu RCT tiêu biểu
4. Nghiên cứu theo thời gian (longitudinal studies hay prospective study)
5. Nghiên cứu tiêu biểu một thời điểm (cross-sectional studies)
6. Nghiên cứu bệnh chứng (case-control study)
7. Báo cáo trường hợp lâm sàng (case reports)
8. Nghiên cứu cơ bản (basic research)
9. Ý kiến cá nhân và điểm báo, xã luận
Y HỌC
VIỆT NAM
Y HỌC VIỆT NAM
Nhìn một cách tổng quát, y tế Việt Nam đã biến đổi một cách sâu sắc ở tất cả các
mặt từ nhận thức tư tưởng, bộ máy tổ chức, phương thức hoạt động, chiến lược phát
triển.
❖Y học cổ Việt Nam
❖Y học Việt Nam trong xã hội phong kiến
❖Y học Việt Nam từ khi Pháp vào Đông Dương
❖Y học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
❖Y học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Y học cổ Việt Nam
• Vệ sinh và phòng bệnh cũng đã xuất hiện 
•  Một số tục lệ : cắt tóc, mặc áo chui đầu, nhuộm răng,
ăn trầu...
• Biết ăn gừng với cá cho khối tanh và dễ tiêu
• Uống nước lá vối, nụ vối và chè xanh để giải khát và
giúp tiêu hoá.
• Y dược học Việt Nam giao lưu với y học Trung Quốc
• Đến thế kỷ II TCN có hàng trăm vị thuốc được phát hiện
• Ngoài ra còn dùng cách xoa bóp, ấn huyệt để điều trị
bệnh.
Y học Việt Nam trong xã hội phong kiến
Chủ yếu chữa bệnh bằng thuốc nam và đông y, chỈ Lê Hữu Trác viết tài liệu liên quan đến vệ sinh phòng
bệnh.
- Thời nhà Lý:
• Năm 1010 - 1026, Triều đình nhà Lý thành lập Ty thái y.
• Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên năm 1075 tại Quốc Tử Giám.
• Trong nước đã có thầy thuốc chuyên nghiệp và có nhiều nhà sư kiêm thầy thuốc
- Thời nhà Trần:
• Từ năm 1226 - 1339 Nhà Trần nâng Ty thái y lên Viện thái y và mở khoa thi để tuyển lương y.
• 1304 Chu Văn An đỗ tiến sỹ và được cử làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám, sau đó ông về làm
thuốc và có viết cuốn sách Y học diễn giải tập chú dịch biên, cuốn này nói lên một số bệnh tật.
• Tuệ Tĩnh là một nhà sư chuyên làm thuốc chữa bệnh giúp dân - Ông tổ ngành Dược Việt Nam - Đề ra
khẩu hiệu thuốc Nam chữa người Nam – Để lại một pho sách y thư có giá trị là Nam dược thần liệu, Hồng
nghĩa giác tư y thư.
- Thời nhà Lê:
• Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác (1720 - 1791)) là một nhà y, dược học nổi tiếng,
• Viết cuốn Y tông tâm tĩnh gồm 28 tập, 66 quyển. Tập sách nói về đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh, về
chẩn đoán và dược học; các loại bệnh án nội, ngoại, sản, nhi.
• Về đạo đức ông luôn thể hiện là một người thầy thuốc mẫu mực, tận tuỵ và nhiệt tình với mọi người.
Y học Việt Nam từ khi Pháp
vào Đông Dương
• Năm 1888 Pháp lập ra sở y tế ở Đông Dương - là cơ quan
chỉ đạo công tác y tế ( y tế quân đội viễn chinh, các bệnh
viện, thanh tra y tế - dịch tễ...)
• Ngày 27/2/1902 toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã
lập trường thuốc ở Hà Nội. Trường thuốc chỉ có một thư
viện và một bệnh viện 40 giường bệnh. Hiệu trưởng đầu
tiên của trường là Yersin.
• Trường này được gọi là trường y sỹ - Khung chương trình
đào tạo thời gian 3 năm. Đến năm 1914 đổi tên thành
trường y dược. Các bệnh viện thực tập của trường là
bệnh viện Bạch Mai, Viện Giải phẫu, Viện Phủ Doãn
(Việt Đức ngày nay).
Y học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
• Ngày 15/11/1945 Trường DH Y HN khai giảng do GS. Hồ Đắc Di
làm hiệu trưởng đã đánh dấu sự phát triển của ngành y tế
• BS. Tôn Thất Tùng giữ chức GĐ BV Phủ Doãn
• BS. Phạm Ngọc Thạch giữ chức bộ Trưởng BYT đầu tiên của
nước VN dân chủ cộng hoà
• 1956 tách ra thành Vụ Chữa bệnh và Vụ Vệ sinh phòng dịch. Năm
1963 thành lập các trạm vệ sinh phòng dịch ở các xã, phường.
Đội phòng chống sốt rét đã ra đời vào năm 1957 ở các quận,
huyện. 
• Năm 1961 nước ta lần đầu tiên sản xuất được váccin Sa bin
phòng bệnh bại hệt, BCG🡪 nền móng có sự phát triển của y học
dự phòng, vệ sinh phòng bệnh.
Y học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
• Phương châm hoạt động hiện nay là đa dạng hoá các hoạt động
của ngành, XHH công tác y tế nên ngành y tế cũng đã đáp ứng
được nhu cầu CSSK của ND với số lượng và chất lượng ngày càng
tăng
• Hệ thống y tế cả NN và tư nhân đều phát triển mạnh
• Công tác xã hội hoá y tế hệ thống y học dự phòng đã phát triển
đến tận thôn bản
• Công tác khám chữa bệnh phát triển không ngừng
• Hệ thống trang thiết bị trong bệnh viện ngày càng hiện đại
• Các công nghệ mũi nhọn của y học TG cũng được áp dụng vào
VN như ghép tạng, mổ nội soi, mổ tim mạch, mổ tách trẻ song
sinh, …
Ngày thầy thuốc Việt Nam
(Ngày 27/2)
Cách đây 68 năm, ngày 27/2/1955, hội nghị cán bộ y tế
được tổ chức tại Hà Nội.
Vì bận việc không đến dự được, Bác Hồ đã gửi một bức
thư tới hội nghị. Bức thư ngắn gọn, súc tích, chỉ có 368 từ, ý
kiến chỉ đạo của Bác.
• Bác dặn dò cán bộ y bác sĩ là phải thật thà đoàn kết.
• Thương yêu người bệnh, cán bộ cần phải thương yêu săn
sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau
đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu"
• Điều thứ ba Bác nhắn nhủ trong thư là xây dựng nền y học
của nước ta; nghiên cứu phối hợp thuốc “đông” với
thuốc “tây”. Với ý nghĩa sâu sắc của bức thư
🡪 6/2/1985,Chính phủ quyết định lấy ngày 27/2
hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam.
Trong suốt 68 năm qua, lời dạy của Bác vẫn còn
nguyên giá trị và làm kim chỉ nam cho ngành y tế.
Những kết luận rút ra từ lịch sử
Y học phát triển qua các giai đoạn LS,
dù ở phương thức SX XH nào đều gắn liền với
thực tiễn SX và đời sống con người

Những hoạt động và kiến thức phòng bệnh là ND


không tách rời y học từ buổi sơ khai cho đến giai
đoạn hiện tại và tương lai
Lịch sử y học là lịch sử của chủ nghĩa nhân đạo

Y học không chỉ phục vụ cho một số người mà phục


vụ cho toàn bộ xã hội

Ước mơ của con người là mạnh khỏe.


Y học đã sử dụng các thành tựu của các
ngành KH càng ngày càng đi sâu khám phá
nguyên nhân gây nên bệnh, tức nhằm mục
đích ngăn ngừa bệnh tật, chữa bệnh không
chịu khuất phục trước bệnh tật đem lại cuộc
sống hạnh phúc cho con người

You might also like