You are on page 1of 437

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN

KHOA Y

Bài giảng:

Y HỌC CỔ TRUYỀN
(ĐẠI HỌC Y ĐA KHOA)

GV biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hà

Lưu Hành Nội Bộ

Hậu Giang, 2017


MỤC LỤC

ĐẠI CƢƠNG Y HỌC CỒ TRUYỀN....................................................................................................1


HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG..............................................................................................................6
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH............................................................................................................. 10
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN............................................................. 14
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ.............................................................................................................. 23
HỌC THUYẾT KINH LẠC VÀ CÁC ĐƢỜNG KINH CHÍNH ......................................................... 33
TỨ CHẨN........................................................................................................................................ 56
BÁT CƢƠNG................................................................................................................................... 59
BÁT PHÁP....................................................................................................................................... 60
CẢM CÚM....................................................................................................................................... 63
HỘI CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA ............................................................................................. 66
LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN NGUYÊN PHÁT ...................................................................................... 72
ĐIỀU TRỊ BỆNH YÊU THỐNG ( ĐAU THẮT LƢNG) ..................................................................... 77
ĐAU VAI GÁY ................................................................................................................................ 81
SUY NHƢỢC THẦN KINH.............................................................................................................. 84
DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO........................................................................................ 89
VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG............................................................................................ 96
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP ............................................................................................................ 100
HEN PHẾ QUẢN ........................................................................................................................... 104
HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT CỔ, NGỰC BỤNG, VAI LƢNG, HUYỆT CHI TRÊN VÀ CHI DƢỚI ... 108
KỸ THUẬT CHÂM........................................................................................................................ 141
KỸ THUẬT XOA BÓP – BẤM HUYỆT ......................................................................................... 150
KỸ THUẬT ĐÁNH GIÓ................................................................................................................. 159
ĐẠI CƢƠNG VỂ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN – CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – MỘT SỐ BÀI THUỐC
CỔ PHƢƠNG................................................................................................................................. 162
THUỐC CHỮA HO TRỪ ĐÀM, BÌNH CAN TỨC PHONG, AN THẦN, CỐ SÁP, KHU TRÙNG,
THUỐC TRỊ VỀ KHÍ – HUYẾT – THUỐC BỔ ............................................................................... 179
THUỐC TRỪ PHONG THẤP, TRỪ THẤP LỢI NIỆU, NHUẬN TRÀNG, TIÊU HÓA ..................... 390
Y Học Cổ Truyền

ĐẠI CƢƠNG Y HỌC CỒ TRUYỀN

MỤC TIÊU:
Trình bày được các thời kỳ xây dựng nền văn minh y học nước ta
NỘI DUNG
Việt Nam ta đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nƣớc. Trong nền Văn Minh Văn
Lang và Văn Minh Ðại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý
luận y học Phƣơng Ðông (Ðông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54
dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dƣợc liệu phong phú của đất
nƣớc trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống.
1. Thời Kỳ Dựng Nƣớc: (Thời Kỳ Hùng Vƣơng - 2900 năm Trƣớc Công Nguyên).
Thời kỳ này y học còn truyền miệng nhƣng đã biết dùng thức ăn trị bệnh: ăn trầu
cho ấm cơ thể, nhuộm răng để bảo vệ răng...
2. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ I (Năm 111 trƣớc Công nguyên).
Giao lƣu và tiếp thu nền y học Trung Quốc. Các vị thuốc đƣợc đƣa sang Trung
Quốc Trầm hƣơng, Tê giác... 1 số thầy thuốc Trung Quốc sang Việt Nam trị bệnh nhƣ :
Đổng Phụng, Lâm Thắng...
3. Thời kỳ Độc Lập Giữa Các Triều Đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ: (năm 939-
1406).
+Thời Nhà Lý: (1010-1224)
Tổ chức Ty Thái Y chăm lo bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều, có nhiều
thầy thuốc chuyên nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng
thuốc...
Phƣơng pháp trị bệnh bằng tâm lý phát triển: Lƣơng y Nguyễn Chí Thành dùng
tâm lý trị liệu trị cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh.
+Thời Nhà Trần: (1225-1399)
Ty Lƣơng Y đổi thành Viện Thái Y từ năm 1362.
Chủ trƣơng phát thuốc cho nhân dân ở các vùng có dịch bệnh.
Tổ chức trồng và thu hái thuốc dùng cho quân đội và nhân dân.
Thời kỳ này có Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) với tác phẩm Nam Dƣợc Thần Hiệu,
Hồng Nghĩa Giác Tƣ Y Thƣ, Chu Văn An với tác phẩm Y Học Yếu Giản Tập Chú Di
Biên
+Thời Nhà Hồ: (1400-1406)
Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng với tác phẩm Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca .
4. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II: (1407-1427)
Nhà Minh xâm lƣợc cƣớp hết các sách vở, thuốc và đem các danh y Việt Nam về
nƣớc ... do đó Y học không phát triển đƣợc.

1
Y Học Cổ Truyền

5. Thời Kỳ Độc Lập Dƣới Các Triều Đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn (1428-1876)
+Thời Nhà Hậu Lê: (1428-1788)
Bộ Luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề Y : trừng phạt thầy thuốc kém đạo đức,
ban hành quy chế pháp y khám án mạng tử thi...
Cấm phá thai, phổ biến phƣơng pháp vệ sinh phòng dịch, luyện tập giữ gìn sức
khỏe... Tác phẩm có Bảo Sinh Diên Thọ Toát Yếu của Đào Công Chính.
Ở triều đình có Thái Y Viện, ở các tỉnh có Tế Sinh Đƣờng lo chữa bệnh cho nhân
dân nhất là công tác chống dịch.
Mở các khóa thi tuyển lƣơng y, tổ chức khoa giảng dạy ở Thái y viện, đặt các học
chức ở phủ, huyện để dạy nghề thuốc. Soạn các tác phẩm: Y Học Nhập Môn Diễn Ca,
Nhân Thân Phú... Thời gian này có nhiều danh y: Nguyễn Trực với tác phẩm Bảo Anh
Lƣơng Phƣơng, Lê Hữu trác với tác phẩm Hải Thƣợng Y Tông Tâm Lĩnh 28 tập 66
quyển, Hoàng Đôn Hòa với tác phẩm Hoạt Nhân Toát Yếu bàn về tổ chức y tế quân đội.
+Thời Tây Sơn: (1788-1802)
Tổ chức đƣợc Cục Nam Dƣợc nghiên cứu thuốc trị bệnh cho quân đội và nhân dân.
Tác phẩm: Liệu Dịch Phƣơng Pháp Toàn Tập + Hộ Nhi Phƣơng Pháp của Nguyễn Gia
Phan, La Khê Phƣơng Dƣợc + Kim Ngọc Quyển của Nguyễn Quang Tuấn.
+Thời Nhà Nguyễn: (1802-1883)
Ở triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Ty Lƣơng y, có mở trƣờng dậy thuốc ở
Huế (1850).
Tác phẩm: Nam Dƣợc Tập Nghiệm Quốc Âm của Nguyễn Quang Lƣơng, Nam
Thiên Đức Bảo Toàn của Lê Đức Huệ...
6.Thời Kỳ Pháp Xâm Lƣợc: (1884-1945)
Giải tán các tổ chức y tế thời nhà Nguyễn, loại YHCT ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ,
đƣa nền y tế thực dân vào, thầy thuốc YHCT chỉ hoạt động nhỏ lẻ trong dân gian.
7. Thời kỳ việt nam dân chủ cộng hòa (1945-1976): Phục hồi nền YHCT.
Chủ trƣơng kết hợp YHCT & YHHĐ để phục vụ tốt sức khỏe cho nhân dân.
Ngày 10-12 - 1957 thành lập Hội Đông Y Việt Nam. Sau năm 1975 đến nay qua
nhiều lần đổi tên: Hội Y Học Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, Hội Y Học Cổ
Truyền, nay lấy lại tên cũ là Hội Đông y Việt Nam. Năm 1995 do hợp tác quốc tế Việt
Nam thành viên của Hiệp Hội Châm Cứu Thế Giới nên Hội Đông y tách ra thêm Hội
Châm Cứu Việt Nam. Phổ biến các phƣơng pháp trị bệnh không dùng thuốc.
Đến nay:
Đa số các phƣờng xã đều có các phòng, tổ chẩn trị YHCT.
Hệ thống hóa các Lƣơng Y vào các đoàn thể Hội Đông y, Hội Châm Cứu.
Thành lập các bộ môn giảng dạy YHCT tại các trƣờng trung học và đại học.
Đã có 1 học viện YHCT và 2 Viện YHCT ở miền Nam và Bắc.

2
Y Học Cổ Truyền

Dịch thuật, biên soạn nhiều loại sách Kinh Điển, sách chuyên đề, chuyên sâu phục
vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Tóm lại:
Nền Đông y Việt Nam đã đƣợc văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý). Thế kỷ
thứ XIII, nhà bác học Chu Văn An đã nêu đƣờng lối chữa bệnh không dùng mê tín dị
đoan. Thế kỷ XIV, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây con thuốc Việt Nam để chữa bệnh
(580 vị thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh). Thế kỷ XVIII đại
danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thƣợng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc "Y
TÔNG TÂM LỈNH" gồm 28 bộ có 66 tập sách nói về y đức, vệ sinh phòng bệnh, y lý cơ
bản, dƣợc lý, bệnh lý, các đơn thuốc có công hiệu, bệnh án, một số trƣờng hợp bệnh ...
Trong nền Văn Minh Ðại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ
truyền dân tộc đƣợc viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm.
Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên 200 tập sách có giá
trị về Đông y bằng tiếng Quốc ngữ.
Nền y học dân gian của 54 dân tộc trong cộng đồng Việt Nam gắn liền với sự sinh
sống từng vùng địa dƣ sinh thái và xã hội. Từng dân tộc trong quá trình tồn sinh và phát
triển đều tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm về sử dụng cây con thuốc có ở từng địa
phƣơng.
Ðông y Việt Nam với hệ thống lý luận chặt chẻ, với các phƣơng pháp phòng và
chữa bệnh có hiệu quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân
dân từ xƣa tới nay.
Trong nhiều năm qua Ðảng và Nhà nƣớc đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo
ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát
triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ nhằm xây dựng nền Y Dƣợc học Việt Nam
hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta dù bận trăm công nghìn việc
nhƣng Ngƣời vẫn quan tâm chỉ đạo việc "kết hợp thuốc đông y với tây y". Nhà nƣớc đã
cho thành lập Hội Ðông y, Viện Ðông y, Viện Châm cứu. Chính phủ, Thủ tƣớng Chính
phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ thừa kế,
nghiên cứu, phát triển dƣợc liệu, đào tạo cán bộ YDHCT, khám chữa bệnh ...
Hơn sáu mƣơi năm qua, kiên trì thực hiện đƣờng lối của Ðảng, ngành y tế đã đạt
đƣợc một số thành tựu quan trọng:
- Ðã đƣa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ thống tổ
chức từ Trung Ƣơng đến các địa phƣơng. Cả nƣớc có 5 Viện nghiên cứu; 56 bệnh viện
YHCT cấp tỉnh; Có khoa hoặc tổ YHCT ở 90% viện, bệnh viện YHHÐ cấp quận, huyện;
90% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên 30.000 cơ sở
YDHCT tƣ nhân.

3
Y Học Cổ Truyền

- Ðã đào tạo đƣợc đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ
gồm 45 tiến sĩ; 500 thạc sĩ; 600 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 1000 bác sĩ chuyên khoa cấp 1;
5000 bác sĩ y học cổ truyền; 10.000 cán bộ trung học YDHCT.
- Tổ chức kế thừa đƣợc nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lƣơng y trên
mọi miền đất nƣớc. Nhiều địa phƣơng nhƣ Lạng Sơn, Thanh Hoá, Sóc Trăng, Thái
Nguyên,... đã sƣu tầm và lƣu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của đồng
bào các dân tộc ít ngƣời; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, từng bƣớc
phát huy đƣợc tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
- Dƣợc liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết
yếu. Ðã điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật đƣợc sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ,
trong đó đại đa số là cây mọc tƣ nhiên. Về động vật, có 406 loài thuộc 22 lớp, 6 ngành
đƣợc sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật, thống kê đƣợc 70 loại khoáng vật có ở Việt Nam
đƣợc sử dụng làm thuốc.
Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng đƣợc nâng lên cả về chất lƣợng và số
lƣợng. Hiện nay, cả nƣớc có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT
(Nhà nƣớc, dân lập, tƣ nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm
thuốc YHCT đƣợc sản xuất lƣu hành trên thị trƣờng. Thuốc YHCT đã đa dạng về chủng
loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT
Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc nhƣ Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà
Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia,...
- Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhƣng số lƣợng bệnh nhân đến khám và
điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nƣớc đƣợc khám và điều
trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. YHCT đã góp
phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân.
- Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng đƣợc đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp
với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây
thuốc sẵn có ở địa phƣơng, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh
thông thƣờng, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lƣợc chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo và cải
thiện môi trƣờng.
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phƣơng pháp chữa bệnh của
YHCT Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có
quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nƣớc.
Nhìn lại chặng đƣờng phát triển của nền Y dƣợc Việt Nam nói chung và nền
YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau hơn mƣời lăm

4
Y Học Cổ Truyền

năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân
dân đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Ðƣờng lối kế thừa, bảo tồn và phát triển
YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ mà Ðảng và Nhà nƣớc ta đã vạch ra là hoàn toàn
đúng đắn. Nền y dƣợc học xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã thể hiện đƣợc tính ƣu việt của
chế độ tốt đẹp do Ðảng Cộng sản Việt Nam mang lại.

5
Y Học Cổ Truyền

HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG


MỤC TIÊU
1. Trình bày định nghĩa, nội dung và phân định âm dương.
2. Trình bày các quy luật âm dương.
3. Nêu ứng dụng của học thuyết âm dương trong y học.

I. ĐẠI CƢƠNG
1.1. Định nghĩa
Học thuyết âm dƣơng là triết học cổ đại phƣơng Đông, nghiên cứu sự vận độngvà
tiến hoá không ngừng của vật chất.
Học thuyết âm dƣơng giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu
vong của vạn vật.
Quá trình đó là do mối quan chất hệ giữa âm và dƣơng của vật bào chế thuốc và
dùng thuốc quyết định
Học thuyết âm dƣơng là nền tảng tƣ duy của các ngành học thuật. Phƣơng Đông
đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán cũng nhƣ trong điều trị, tất
cả đều dựa vào học thuyết âm dƣơng.
1.2.Nội dung:
Âm dƣơng là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của một sự vật, hai thái cực của một
quá trình vận động và 2 nhóm hiện tƣợng có một tƣơng quan biện chứng với
nhau.
Một số thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dƣới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu
hƣớng tích tụ.
Một số thuộc tính cơ bản của dƣơng là: ở bên trên, ở bên ngoài, hoạt động, có xu
hƣớng phân tán.
1.3.Phân định âm dương:
Dựa vào những thuộc tính cơ bản đó, ngƣời ta phân định tính chất âm dƣơng cho
các sự vật và các hiện tƣợng trong tự nhiên và trong xã hội nhƣ sau:
- Âm: Đất, nƣớc, bóng tối, nghỉ ngơi, đồng hoá, mát lạnh, vị đắng, chua, mặn, mùa
đông, nữ...
-Dƣơng: Trời, lửa, ánh sáng, hoạt động, dị hoá, nóng ấm, vị cay, ngọt, nhạt, mùa
hạ, nam...
*Chú ý: Âm dƣơng là quy ƣớc nên mang tính tƣơng đối. Thí dụ: ngực so
với lƣng thì ngực thuộc âm, nhƣng ngực so với bụng thì ngực thuộc dƣơng.

6
Y Học Cổ Truyền

2. Những quy luật âm dƣơng


2. 1. Âm dương đối lập:
Âm dƣơng mâu thuẫn, chế ƣớc lẫn nhau nhƣ ngày với đêm, nhƣ nóng với lạnh...Sự
đối lập có nhiều mức độ:
- Mức độ tƣơng phản: sống với chết; nóng với lạnh.
-Mức độ tƣơng đối: khoẻ với yếu, ấm với mát. Cần đƣa vào những mức độ đối lập
để có biện pháp thích hợp khi cần điều chỉnh âm dƣơng. Ví dụ: Sốt cao: pháp điều trị là
thanh nhiệt tả hoả. Sốt nhẹ: pháp điều trị là thanh nhiệt lƣơng huyết.
2.2. Âm dương hỗ căn:
Hỗ căn là sự nƣơng tựa lẫn nhau. Âm dƣơng cùng một cuội nguồn ,nƣơng
tựa giúp đỡ lẫn nhau mới tồn tại đƣợc nhƣ vật chất và năng lƣợng, có đồng hoá mới có
dịhoá, hay ngƣợc lại nếu không có dị hoá thì quá trình đồng hoá không tiếp tục đƣợc. Có
số âm mới có số dƣơng. Hƣng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ
não.“âm có trong dƣơng, dƣơng có trong âm”. Âm dƣơng không tách biệt nhau mà hoà
hợp thống nhất với nhau.
2.3. Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu là sự mất đi, trƣởng là sự phát triển. Âm dƣơng không cố định mà luôn biến động,
chuyển hoá lẫn nhau, khi âm tiêu thì dƣơng trƣởng và ngƣợc lại. Quá trình biến động
thƣờng theo một chu kỳ nhất định nhƣ sáng và tối trong một ngày, bốn mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông trong một năm. Khi sự biến động quá mức bình thƣờng thì có sự chuyển
hoá âm dƣơng. Âm cực tất sinh dƣơng, dƣơng cực tất sinh âm. Thí dụ: sốt cao (cơ
thể nóng cực độ) gây mất nƣớc, điện giải, mất nhiều nhiệt lƣợng dẫn đến truỵ mạch
(cơ thể giá lạnh).
2.4. Âm dương bình hành
Bình hành là sự cân bằng, đây là sự cân bằng sinh học chứ không phải là
cân bằng số học.“âm dƣơng bình hành trong sự tiêu trƣởng và tiêu trƣởng trong thế bình
hành. Nếu sự cân bằng âm dƣơng bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong”.
Ví dụ:quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá luôn đối lập nhau, nhƣng nƣơng tựa
vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau, và luôn phải giữ ở thế cân bằng thì cơ thể mới
phát triển bình thƣờng. Nếu đồng hoá quá mạnh thì sinh ra béo phì, nếu dị hoá quá mạnh
thì sinh ra gầy còm (Basedow)
3. Biểu tƣợng của học thuyết âm dƣơng
Ngƣời xƣa hình tƣợng hoá học thuyết âm dƣơng bằng biểu tƣợng một hình
tròn, biểu thị vật thể thống nhất bên trong có hai phần diện tích bằng nhau đƣợc
phân đôi bằng một đƣờng hình sin, thể hiện âm dƣơng đối lập, âm dƣơng hỗ căn, trong
âm có dƣơng và trong dƣơng có âm, âm dƣơng cân bằng trong sự tiêu trƣởng.
4.Ứng dụng của học thuyết âm dƣơng vào Y học

7
Y Học Cổ Truyền

Âm dƣơng là nền tảng tƣ duy và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Y học cổ
truyền phƣơng Đông, xuyên suốt các mặt từ lý luận đến thực tế lâm sàng, từ
phòng bệnh đến chữa bệnh, từ bào chế đến việc dùng thuốc trị bệnh.
4.1. Phân định tính chất âm dƣơng trong cơ thể
Âm Dƣơng
Dƣơng Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, -Các phủ: Tiểu trƣờng, Đởm, Vị, Đại
Thận trƣờng, Bàng quang
- Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết - Các kinh dƣơng: Dƣơng minh, Thái
âm, mạch Nhâm dƣơng, Thiếu dƣơng, mạch Đốc
- Tinh, huyết - Khí thần
- Phần lý: gồm các nội tạng bên trong - Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lông, tóc,
cơ thể, dinh, huyết, nửa ngƣời bên trái, móng, vệ khí, lƣng, nửa ngƣời bên phải.
tân dịch

Vì tính chất trong âm có dƣơng và trong dƣơng có âm cho nên mỗi tạng cũng có 2
phần âm dƣơng: thận thuỷ, thận hoả, tâm âm và tâm dƣơng.
4.2. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh
a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dƣơng trong cơ thể hoặc do một bên
quá mạnh: âm thịnh hoặc dƣơng thịnh gọi là sự thiên thắng.
+ Âm thịnh sinh nội hàn: ngƣời lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nƣớc
tiểu trong nhiều, chất lƣỡi nhợt, rêu lƣỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý thuộc
hàn.
+ Dƣơng thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, ngƣời nóng, chân tay nóng, khát nƣớc, nƣớc
tiểu đỏ đại tiện táo, chất lƣỡi đỏ, rêu vàng, mạch xác hữu lực, vì phần dƣơng cơ
thể thuộc biểu, thuộc nhiệt. Hoặc do một bên quá yếu: âm hƣ hoặc dƣơng hƣ gọi là sự
thiên suy.
+ Âm hƣ sinh nội nhiệt: gặp trong mất nƣớc, tân dịch giảm sút, gây khát
nƣớc, họng khô sốt nóng về chiều, nhƣng cặp nhiệt độ không cao (triều nhiệt), lòng bàn
tay, lòng bàn chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, chất lƣỡi đỏ, rêu ít
hoặc không có rêu, mạch tế xác.
+Dƣơng hƣ sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lƣỡi nhợt, rêu
trắng, mặt trầm (vì phần dƣơng khí ở bên ngoài bị giảm sút)
b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dƣơng
- Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đối lập
để xoá bỏ phần dƣ. Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dùng
thuốc mát lạnh. Nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến

8
Y Học Cổ Truyền

-Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để bù
vào chỗ thiếu hụt. Ví dụ: âm hƣ thì dùng thuốc bổ âm, huyết hƣ thì dùng thuốc bổ huyết.
Khi sự cân bằng đã đƣợc phục hồi thì phải ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây
nên sự mất cân bằng mới.
4.3.Bào chế thuốc
- Phân định nhóm thuốc:
Âm dƣợc: các vị thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn, hƣớng thuốc đi
xuống, nhƣ nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu chữa bệnh nhiệt thuộc dƣơng.
Dƣơng dƣợc: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hƣớng đi lên, nhƣ nhóm
thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu, chữa bệnh hàn thuộc âm. Bào chế
thuốc: có thể biến đổi một phần dƣợc tính bằng cách bào chế.Ví dụ: sinh địa tính hàn,
đem tẩm gừng, sa nhân rồi chƣng, sấy 9 lần sẽ đƣợc thục địa có tính ấm nóng.
4.4.Phòng bệnh
Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thể luôn
giữ đƣợc cân bằng âm dƣơng. Các phƣơng pháp tập luyện đều phải coi trọng cả về thể
chất (âm), lẫn tinh thần (dƣơng). Khi tiến hành tập cần tiến hành tập động (dƣơng) và tập
tĩnh (âm). Rèn luyện cân, cơ, khớp (biểu) kết hợp rèn luyện các nội tạng (lý).

9
Y Học Cổ Truyền

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH


MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, nội dung của học thuyết ngũ hành.
2. Trình bày được mối quan hệ của ngũ hành.
3. Nêu ứng dụng của học thuyết ngũ hành vào trong y học

I. ĐẠI CƢƠNG
1.1. Định nghĩa
Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại phƣơng Đông, nghiên cứu các mối quan hệ
giữa những vật chất trong quá trình vận động, bổ xung cho học thuyết âm dƣơng, giải
thích các cơ chế của sự tiêu trƣởng, hỗ căn, đối lập, thăng bằng của vật chất.
1.2.Nội dung
Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất. Mỗi nhóm có
những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật chất tiêu biểu cho nhóm đó. Năm
nhóm là: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ.
Ngƣời xƣa đã dựa vào những thuộc tính cơ bản của từng nhóm để sắp xếp các vật
chất và các dạng vận động vào 5 hành sau đây:
Bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vật chất Cây, gỗ Lửa Đất Kim loại Nƣớc
Màu Lục Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Mùa Xuân Hạ Trƣởng hạ Thu Đông
Hƣớng Đông Nam Trung ƣơng Tây Bắc
Quá trình phát triển Sinh Trƣởng Hóa Thu Tàng
Tạng Can Tâm, Tâm bào Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trƣờng, Vị Đại Bàng
Tam tiêu trƣờng quang
Ngũ thể Cân Mạch Nhục Bì mao Cốt tủy
Ngũ quan Mắt Lƣỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ

10
Y Học Cổ Truyền

2. Những mối quan hệ ngũ hành


2.1. Quan hệ tương sinh, tương khắc
2.1.1. Ngũ hành tương sinh:
Có nghĩa là giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Ví dụ: trong tự nhiên mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ,
thuỷ sinh mộc. Trong cơ thể can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận
sinh can. Mối quan hệ này còn gọi là mối quan hệ “mẹ, con”.
2.2.2. Ngũ hành tƣơng khắc:
Có nghĩa là giám sát, kiềm chế, điều tiết... để không phát triển quá mức.
Trong tự nhiên mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim,
kim khắc mộc. Trong cơ thể can khắc tỳ, tỳ khắc thận, thận khắc tâm, tâmkhắc phế, phế
khắc can.

2.2.Quan hệ tƣơng thừa, tƣơng vũ


2.2.1. Ngũ hành tương thừa:
Có nghĩa là khắc quá mạnh hoặc kiềm chế quá mức làm cho hành bị khắc không
hoàn thành đƣợc chức năng của mình.Ví dụ: tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá gây ra chứng
bệnh Vị quản thống (loét dạ dày hành tá tràng).
2.2.2. Ngũ hành tương vũ:
Có nghĩa là hành khắc quá yếu, để hành bị khắc chống đối lại.
Ví dụ: Bình thƣờng thổ khắc thuỷ,nếu thổ vếu quá thì thuỷ sẽ tƣơng vũ lại thổ.

11
Y Học Cổ Truyền

3.Ứng dụng của học thuyết ngũ hành vào Y học


3.1. Chẩn đoán bệnh
a. Màu da:
- Da xanh thuộc hành mộc, bệnh thuộc tạng Can, do phong.
-Da đỏ thuộc hành hoả, bệnh thuộc tạng Tâm, do nhiệt.
-Da xám đen thuộc hành thuỷ, bệnh thuộc tạng Thận, do hàn.
- Da trắng thuộc hành kim, bệnh thuộc tạng Phế, do táo.
-Da vàng thuộc hành thổ, bệnh thuộc tạng tỳ, do thấp.
b.Tính tình:
- Hay giận dữ bệnh thuộc tạng Can.
- Vui mừng cƣời nói quá mức bệnh thuộc tạng Tâm.
- Hay sợ hãi bệnh thuộc tạng Thận.
- Hay lo lắng, buồn phiền bệnh thuộc tạng Phế.
-Hay ƣu tƣ, lo nghĩ bệnh thuộc tạng Tỳ.
3.2. Tìm cơ chế sinh bệnh
Bệnh chứng xuất hiện ở một tạng nhƣng nguyên nhân có thể từ tạng khác gây ra.
Ví dụ chứng vị quản thống có hai nguyên nhân chính: có thể do bản thân Tỳ Vị hƣ yếu,
nhƣng cũng có thể do tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá, làm cho chức năng Tỳ vị hƣ yếu
sinh ra bệnh.
3.3.Chữa bệnh
a. Dựa vào quan hệ tương sinh:
Trên nguyên tắc “con hƣ bổ mẹ, mẹ thực tả con”.
- Tạng con hƣ thì bổ vào tạng mẹ: Ví dụ: Phế hƣ (lao phổi, viêm phế quản mạn...)
thì phải bổ vào tạng Tỳ để dƣỡng Phế.
-Tạng mẹ thực thì phải tả vào tạng con. Ví dụ: Hen phế quản (Phế thực) thì phải tả
vào tạng Thận vì “Thận là con của Phế”.
b. Dựa vào quan hệ tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh:
- Ví dụ 1: Can khí phạm vị (Can khắc Tỳ) thì phép chữa phải bình Can là chủ yếu,
kết hợp với kiện Tỳ.
-Ví dụ 2: trƣờng hợp Thuỷ vũ Thổ (phù do thiếu dinh dƣỡng), phƣơng
pháp chữa phải là kiện Tỳ là chủ yếu, kết hợp với lợi tiểu.
3.4. Bào chế thuốc
a. Căn cứ vào bảng quy loại ngũ hành:
Vị thuốc có quan hệ với tạng trong cùng hành đó. Ví dụ vị cay thuộc kim, tạng Phế
cũng thuộc kim. Thuốc có vị cay thƣờng quy vào kinh Phế, dùng nhiều vị cay thƣờng
hại đến tạng Phế. Cũng nhƣ vậy vị ngọt vào tạng Tỳ, vị mặn vào tạng Thận, vị chua vào
tạng Can, vị đắng vào tạng Tâm.

12
Y Học Cổ Truyền
b. Trong bào chế thuộc:
Muốn hƣớng cho thuốc vào kinh nào, thƣờng ta dùng vị thuốc quy cùng với kinh
đó để sao tẩm.
Ví dụ:
Muốn thuốc vào Phế, thƣờng sao tẩm với nƣớc gừng
Muốn thuốc vào Thận thƣờng sao tẩm với nƣớc muối nhạt.
Muốn thuốc vào Tỳ thƣờng sao tẩm với hoàng thổ, sao mật ngọt.
Muốn thuốc vào Tâm thƣờng sao tẩm với nƣớc đắng.
Muốn thuốc vào Can thƣờng sao tẩm với nƣớc dấm.

13
Y Học Cổ Truyền

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU
Trình bày được các nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền.

ĐẠI CƢƠNG
Xác định đƣợc nguyên nhân gây bệnh là 1 việc rất phức tạp, vì có nhiều yếu tố,
nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các nhân tố chính gây nên bệnh, Y học cổ truyền đã chia
ra làm mấy loại sau:
Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý…) ảnh hƣởng đến con ngƣời và thƣờng quy
vào 6 loại gọi chung là 6 khí: Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nóng), Thấp (ẩm ƣớt), Táo
(khô ráo), Hỏa (nhiệt) tức lục khí, lục Dâm gọi là nguyên nhân bên ngoài.
Hoàn cảnh gây ra những rối loạn Tâm sinh lý do 7 thứ tình chí (Vui, buồn, giận, lo,
nghĩ, kinh, sợ) gọi là nguyên nhân bên trong.
Các nguyên nhân khác nhƣ: đàm ẩm, chấn thƣơng, rắn cắn…
A. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN NGOÀI (NGOẠI NHÂN)
Sáu khí (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) của khí hậu, khi biến đổi bình thƣờng
thì cơ thể thích nghi dễ dàng. Tuy nhiên, khi khí hậu không bình thƣờng, thƣờng gọi là
trái gió… Trở trời… Thì lại là nguyên nhân gây bệnh gọi là Lục dâm, lục tà.
Các tà khí này, nhân cơ hội cơ thể suy yếu (chính khí hƣ) liền xâm nhập vào cơ thể
gây ra bệnh (tà khí thịnh).
Tà khí luôn quan hệ với thời tiết, gây bệnh vào 1 mùa thích hợp nhƣ: mùa xuân
hay gặp Phong tà, mùa hè hay gặp bệnh do Hỏa tà và Thử tà…
Mỗi tà khí, khi cảm nhiễm, thƣờng dễ làm tổn thƣơng Tạng phủ có quan hệ ngũ
hành nhƣ: Phong tà hay làm hại Can, Hàn tà hay làm hại Thận…
Mỗi bệnh có thể do nhiều tà khí nhiễm vào và phối hợp với nhau: Phong – Hàn,
Phong – Thấp…
Cần phân biệt có những trƣờng hợp bệnh do ngoại cảm: Phong, Hàn, Thử, Thấp…
Với trƣờng hợp cũng do Phong Hàn… Bên trong cơ thể gây ra: Nội Phong, Nội Nhiệt…
Tuy nhiên, mỗi loại tà khí đều có hội chứng riêng, cần phân tích kỹ chứng trạng bệnh để
tìm ra nguyên nhân.
1. PHONG
a) Phân loại
Có 2 loại phong là:
Ngoại Phong: thƣờng gặp vào mọi mùa nhƣng mùa xuân nhiều hơn cả. Thƣờng
gây bệnh đối với tạng Can, sách Nội kinh: Can ố Phong.

14
Y Học Cổ Truyền

Nội Phong: do rối loạn chức năng của Can gây nên, thƣờng gọi là „Can Phong Nội
Động‟.
b) Đặc tính
Phong mang đặc tính dƣơng, dƣơng thì động, do đó hay gây co rút, kinh giật.
Phong là gió, gió nhẹ nên hay bốc lên, do đó đầu mặt hay bị (miệng giật, miệng
méo, mắt xếch…) và đi ra ngoài gây ra sợ gió, gai rét…
Phong khí gắn với Mộc khí, chủ sự chuyển động, do đó, hay di chuyển chỗ này chỗ
khác, gọi là „Phong động‟, thƣờng gặp trong các chứng đau nhức khớp xƣơng. Ngoài ra,
Phong di động mau lẹ nên gây bệnh cũng nhanh và rút đi cũng nhanh, bệnh nặng đấy mà
cũng nhẹ đấy.
Sách „Y Tông Kim Giám‟: trên trời là Phong, dƣới đất là Mộc, ở ngƣời là Can…
Do đó, Can khí là Phong khí có liên hệ với nhau. Các bệnh về Phong khí, đều thuộc về
Can.
c) Bệnh chứng của Phong
Phong có thể kết hợp với các tà khí khác gây bệnh, chủ yếu là kết hợp với Hàn tà,
Nhiệt tà và Thấp tà.
c1: Phong hàn:
Do Phong tà và Hàn tà kết hợp với nhau, tuy nhiên trên thực tế lâm sàng, chứng
này do Hàn tà nhiều hơn.
Cảm lạnh: chảy nƣớc mũi, sợ lạnh (biểu hiện của Hàn) sợ gió, mạch phù (biểu hiện
của Phong).
Thời tiết lạnh (Hàn tà) làm đau dây thần kinh ngoại biên (Phong).
Dị ứng lạnh (hắt hơi, ban chẩn) và đau khớp do lạnh.
c2: Phong nhiệt
Kết hợp Phong tà và Nhiệt tà, chủ yếu là do nhiệt tà ảnh hƣởng đến phong tà:
Cảm sốt: sốt, họng viêm, nƣớc tiểu vàng, chất lƣỡi đỏ, rêu lƣỡi vàng (là dấu hiệu
của hỏa vƣợng), mạch Phù, sợ gió (dấu hiệu của Mộc).
Mắt (dấu hiệu của Can Mộc) viêm, đau, đỏ (dấu hiệu của Hỏa vƣợng).
C3. Phong thấp
Kết hợp giữa Phong tà và Thấp tà, do Thấp tà nhiều hơn gây ra:
Viêm khớp dạng Thấp (do máu huyết không thông bị ứ trệ, Tỳ ố thấp, Thấp khí
làm cho Tỳ suy, không thống đƣợc huyết, huyết bị đình trệ gây ra tê mỏi, đau nhức ở các
phần thần kinh ngoại biên.
C4. Nội phong:
Do Can bị rối loạn gây ra:
+Can chủ Cân, Can khí vƣợng lên, gây ra co giật.
+Can dƣơng vƣợng lên, gây ra nhức đầu, chóng mặt, huyết áp cao…

15
Y Học Cổ Truyền

+Can huyết hƣ không nuôi dƣỡng đƣợc gân cơ, sinh ra liệt, chân tay co quắp…
2. HÀN
a) Phân loại:
Hàn có 2 loại:
NGOẠI HÀN:
Khí lạnh, hơi lạnh, thƣờng gặp vào mùa đông, trời mƣa, về khuya. Hàn khí xâm
nhập vào cơ thể bằng 2 cách:
Thƣơng hàn: Hàn tà phạm vào phần Biểu bên ngoài.
Trúng hàn: Hàn tà nhập thẳng vào tạng phủ.
NỘI HÀN:
Do dƣơng khí trong cơ thể suy, không chống nổi hàn (dƣơng hƣ sinh ngoại hàn).
b) Đặc tính
a. Hàn là âm tà, do đó thƣờng làm hại dƣơng (trong cơ thể phần Biểu, ngoài da,
liên hệ đến Dƣơng), do đó, Hàn tà dễ xâm nhập vào da, cơ, vệ, khí của cơ thể. Hàn tà xâm
nhập vào Tỳ làm Tỳ dƣơng hƣ, không vận hóa đƣợc thức ăn gây ra tiêu chảy, chân tay
lạnh…
b. Hàn tà có tính cách ngƣng trệ, do đó khi xâm nhập vào cơ thể làm cho máu
huyết đình trệ, đau nhức…
c. Hàn có tính cách co rút do đó thƣờng gây ra chứng co rút các cơ, chuột rút, cổ
vẹo khó xoay trở…
Sách „Y Tông Kim Giám‟: Trên trời là Hàn, dƣới đất là Thủy, ở ngƣời là Thận…
Vì thế, Thận khí thông với Hàn khí, các bệnh gây nên bởi Hàn khí đều có liên hệ đến
Thận.
c) Bệnh chứng của hàn
Hàn thƣờng kết hợp với Phong và Thấp, gây ra Phong hàn và Hàn thấp, Hàn thấp
thƣờng biểu hiện: Tiêu chảy, nôn do lạnh, bụng đau âm ỉ.
Cần để ý: Hàn tà vào kinh mạch thì gân xƣơng đau nhức và co rút.
Hàn tà vào tạng phủ thì nôn ra nƣớc trong, tiêu lỏng, bụng đau, thích chƣờm nóng,
chân tay lạnh, mạch Trầm Trì.
d) Chứng nội hàn
Chứng Nội hàn hầu hết do dƣơng hƣ (Dƣơng hƣ sinh ngoại hàn), ngƣời dƣơng hƣ,
rất dễ bị cảm lạnh.
Trên lâm sàng thƣờng gặp các loại sau:
+Tỳ vị hƣ hàn: Tỳ dƣơng suy kém, không vận hóa đƣợc thức ăn, gây nên: ỉa chảy,
đầy bụng, ăn kém, bụng đau âm ỉ…
+Thận dƣơng hƣ: Thận ố hàn, Thận dƣơng hƣ sinh ra sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu
tiểu nhiều…

16
Y Học Cổ Truyền

+ Tâm dƣơng hƣ: Tâm chủ huyết, Tâm dƣơng hƣ, không chuyển đƣợc huyết, gây ứ
trệ, làm tắc động mạch vành…
Phế dƣơng hƣ: Phế chủ khí, Phế dƣơng hƣ, không thông đƣợc khí, gây khí nghịch
làm khó thở, hen suyễn…
3. Thử
Thử là Nắng, thƣờng gặp vào mùa Hè.
a) Đặc tính
Thử là dƣơng tà, cho nên mang đặc tính sốt viêm nhiệt.
Tính hay thăng tán, do đó dễ làm tiêu hao tân dịch… Vào mùa hè vào những ngày
nắng trời, ngƣời ta thƣờng mất nhiều mồ hôi, khát nóng sốt.
Thƣờng phối hợp với Thấp, nhất là cuối hè sang Thu, gây ra chứng Lị, tiêu chảy.
b) Chứng bệnh của Thử
Sốt cao, nhức đầu, khát nƣớc, ngƣời buồn bực khó chịu, có mồ hôi, mạch hồng sác,
chia làm 3 loại:
Âm thử còn gọi là Thƣơng thử: do mùa Hè, chỉ ở trong mát, ăn nhiều thức ăn sống
lạnh làm âm khí lấn át dƣơng khí gây ra: sốt cao, do đó sợ lạnh, đầu đau, bụng đau, thổ tả,
bản chất bệnh là Hàn.
Dƣơng thử còn gọi là trúng thử: do ở lâu ngoài nắng, bỗng ngã lăn ra mê man,
không biết gì, bản chất là Nhiệt.
Thử thấp: do mùa Hè lội nƣớc, dầm mƣa ở nơi ẩm thấp làm cho Thử hợp với Thấp
xâm phạm vào ruột gây ra Lị, hoặc thổ tả.
4. Thấp
a) Phân loại:
Có 2 loại Thấp:
Ngoại thấp: khí ẩm thấp, thƣờng gặp vào mùa Hè, thƣờng gặp ở những nơi có độ
ẩm thấp, đầm lầy…
Nội thấp: do Tỳ dƣơng hƣ, không vận hóa đƣợc thủy dịch, làm thủy dịch ứ đọng
lại gây bệnh.
b) Đặc tính của Thấp
Thấp chủ sự nặng nề, đình trệ, do đó các chứng có kèm thêm Thấp thƣờng thấy
tay chân nặng nề.
Thấp hay gây dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu khó.
Thấp bài tiết chất đục (trọc khí): đại tiện lỏng, nƣớc tiểu đục, huyết trắng…
Thấp là âm tà, thƣờng làm hại dƣơng khí gây trở ngại cho khí vận hành. Thí dụ:
Thấp làm dƣơng khí của Tỳ giảm sút, ảnh hƣởng đến sự vận hóa thủy dịch, gây phù
thũng, tiêu hóa kém…

17
Y Học Cổ Truyền

Sách „Y Tông Kim Giám‟: Trên trời là Thấp, dƣới đất là Thổ, ở ngƣời là Tỳ, Thấp
khí thông với Tỳ khí, vì vậy các bệnh gây nên bởi thấp khí đều thuộc về Tỳ.
c) Chứng bệnh của Thấp
Thấp khí kết hợp với các tà khí khác gây ra bệnh nhƣ: Phong thấp, Hàn thấp, Thử
thấp, Thấp nhiệt.
Thấp nhiệt là sự kết hợp giữa Nhiệt và Thấp, chủ yếu do Nhiệt: Kiết lị, nhiễm
khuẩn ở bộ phận sinh dục, tiết niệu…
d) Chứng nội Thấp
Do Tỳ hƣ không vận hóa đƣợc Thủy thấp.
Ở Thƣợng tiêu: gây ra đầu nặng, mắt hoa, ngực sƣờn đầy tức.
Ở Trung tiêu: gây bụng đầy trƣớng, kém ăn, chậm tiêu, miệng dính, chân tay nặng
nề.
Ở Hạ tiêu: gây phù chân, nƣớc tiểu ít, huyết trắng.
5. Táo
a) Phân loại:
Có 2 loại Táo:
Ngoại táo: là độ khô ráo, hay gặp vào mùa Thu, chia làm 2 loại: Ôn Táo và Lƣơng
Táo, thƣờng xâm phạm từ mũi, miệng, Phế và Vệ khí vào bên trong cơ thể.
Nội Táo: do tân dịch, khí huyết suy giảm gây nên.
b) Đặc tính:
Táo có tính cách khô ráo, do đó, hay làm tổn thƣơng tân dịch và thủy dịch trong cơ
thể gây ra: mũi khô, họng khô, da khô, đại tiện táo, nƣớc tiểu ít, ho khan, ít đờm.
Sách „Y Tông Kim Giám‟: Trên trời là Táo, dƣới đất là Kim, ở ngƣời là Phế, Táo
khí thông với Phế khí, vì thế các bệnh gây ra bởi Táo khí đều thuộc về Phế.
c) Bệnh chứng của táo
Lƣơng Táo: Cảm phải gió heo may hiu hắt của mùa Thu (còn gọi là Phong Táo)
gây ra: sốt, sợ lạnh. Đầu đau, ho khan, họng khô, mũi nghẹt, không có mồ hôi…
Ôn Táo: Cảm phải khí mùa Thu, lạnh lâu không mƣa gây nên (còn gọi là Nhiệt
Táo) gây nên: Sốt cao, ít sợ lạnh, đầu đau, ngực đau, mũi khô, miệng khát, trong ngƣời
bứt rứt, lƣỡi đỏ… Hay gặp trong các bệnh truyền nhiễm về mùa Thu nhƣ: Sốt xuất huyết,
Viêm não…
Ôn táo hay làm khô tân dịch, do đó dễ gây mất điện giải sinh ra nhiễm độc hệ thần
kinh và vận mạch: Hôn mê, vật vã, xuất huyết…
d) Chứng nội Táo
Do tân dịch khô kiệt, âm hƣ, dùng thuốc cay đắng và thuốc hạ lâu ngày làm da
nhăn nheo, môi nứt nẻ, móng tay chân khô, khát nhiều, táo kết…

18
Y Học Cổ Truyền

6. Hỏa
a) Phân loại:
Hỏa hay Nhiệt, thƣờng có 2 loại:
Hƣ Hỏa: do âm hƣ, không kềm chế nổi Hỏa, khiến Hỏa vƣợng lên, thƣờng gặp
trong các chứng Âm hƣ hỏa vƣợng.
Thực nhiệt: do Hỏa khí và nhiệt khí bên ngoài gây nên. Thí dụ: đi nắng hoặc đứng
gần lửa cháy, Hỏa khí trong ngƣời bị bùng theo lên gây ra nóng.
b) Đặc tính
Thiên „Âm Dƣơng Ứng Tƣợng Đại Luận‟ (TVấn 5) ghi: „Phƣơng Nam sinh nhiệt‟,
do đó Hỏa khí thƣờng gây sốt: sốt cao, họng đỏ, mặt đỏ…
Hỏa hay bốc lên (nhƣ hình dáng ngọn lửa bốc cháy) vì thế hay gây ra viêm nhiệt ở
phần trên. Thí dụ: Hỏa của Vị vƣợng, gây lở loét môi miệng, lợi răng… (Tỳ khai khiếu ở
miệng).
Hỏa của Can vƣợng gây nên mắt sƣng, mắt đau, mắt đỏ… (Can khai khiếu ở mắt).
Hỏa của Tâm vƣợng gây nên lƣỡi lở loét sƣng dộp… (Tâm khai khiếu ở lƣỡi).
„Tâm chủ huyết‟ do đó, Hỏa dễ gây chảy máu: chảy máu cam (hỏa của Phế
vƣợng), Tiểu ra máu (Hỏa của Thận vƣợng), Ói ra máu (Hỏa của vị vƣợng)…
Hỏa vƣợng lên, phản khắc lại Thủy, do đó thƣờng làm hao đốt tân dịch (thủy khí),
gây ra khát nƣớc, miệng khô, táo bón…
Sách „Y Tông Kim Giám‟: Trên trời là Hỏa, dƣới đất là Nhiệt, ở ngƣời là Tâm…
Hỏa khí thông với Tâm khí, do đó, các bệnh gây nên bởi Hỏa khí đều thuộc về Tâm.
c) Chứng bệnh của Hỏa
Hỏa sinh Nhiệt, nhiệt có thể kết hợp với các khí khác gây nên bệnh nhƣ: Phong
Nhiệt, Thấp Nhiệt, Thử Nhiệt, Táo Nhiệt…
Vào mùa Hè (Hỏa khí vƣợng), hay gây nên các bệnh nhiễm khuẩn: mụn nhọt, phổi
viêm, họng viêm… Nếu nhiệt quá độ, thành Hỏa, gây sốt rất cao, có khi mê sảng, phát
cuồng…
Gây các chứng bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát, có hoặc không có biến
chứng mất nƣớc, nhiễm độc thần kinh, chảy máu: Mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, tiểu ít,
đỏ, chảy máu cam, đại tiện ra máu…
d) Chứng hƣ Nhiệt:
Do Âm hƣ sinh nội nhiệt: gò má đỏ, trong lòng phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm…
Cũng do thất (7) tình gây nên: Giận quá, làm Can hỏa bốc lên, Phòng dục quá độ
làm Tƣờng hỏa động, buồn thƣơng quá làm Hỏa bốc lên Phế…
7. Dịch lệ
Cũng là 1 loại bệnh do tà khí lục dâm cảm nhiễm vào cơ thể gây nên, nhƣng có
tính chất lây lan thành những vụ dịch lớn, nhỏ nhƣ: cúm, sởi, quai bị…

19
Y Học Cổ Truyền

B. NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG (NỘI NHÂN)


Nguyên nhân bên trong chủ yếu do thất tình gây nên. Vui (hỷ), giận (nộ), buồn
(ai), thƣơng (ái), ghét (ố), sợ (cụ), muốn (dục). Bảy tình này kích thích quá độ hoặc kéo
dài, sẽ ảnh hƣởng đến sự tuần hoàn của khí huyết làm rối loạn chức năng của tạng phủ
gây nên bệnh: Tăng huyết áp, bao tử loét, thần kinh suy nhƣợc…
Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình: Can sinh ra giận dữ, Tâm
sinh ra vui mừng, Tỳ sinh ra nghĩ, Phế sinh ra lo, Thận sinh ra sợ…
Thất tình gây tổn thƣơng tinh, khí, huyết của cơ thể: giận quá hại Can (nộ thƣơng
can), mừng quá hại Tâm (hỷ thƣơng tâm), lo quá hại hại Tỳ (ƣu thƣơng tỳ), buồn quá hại
Phế (bi thƣơng phế), sợ quá hại Thận (khủng thƣơng thận).
Thất tình làm ảnh hƣởng đến sự thăng giáng khí của tạng phủ: sách Nội Kinh:
„Giận làm khí bốc lên, mừng làm khí hãm, buồn làm khí tiêu, sợ làm khí hạ, kinh làm khí
loạn, nghĩ làm khí kết… ‟.
Triệu chứng chung là: tính tình thay đổi, mừng giận buồn vui thất thƣờng, mất ngủ,
mộng nhiều, ăn kém, không biết đói, đầu đau, ngực tức, hay ngáp vặt, thở dài, mệt mỏi,
nặng hơn thì tinh thần hốt hoảng, dễ kinh sợ, nói năng sai lạc, điên dại, ngẩn ngơ… Kèm
theo những hội chứng rối loạn của tạng phủ nhƣ: tiểu nhiều (thận), thở mệt (phế)…
Thất tình thƣờng gây nhiều bệnh ở 3 tạng chính là Tâm, Tỳ và Can.
Tâm: ngực đau tức, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, cƣời nói huyên
thuyên, điên cuồng…
Can: hay cáu gắt, hông sƣờn đầy tức, kinh nguyệt không đều…
Tỳ: ăn uống kém, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…
Có thể hiểu nhƣ sau: thất tình, biểu hiện của âm chứng: buồn, lo… Âm sinh âm, do
đó, thƣờng làm cho phần âm của cơ thể bị tổn hại, phần âm của cơ thể giữa gặp nhất
chính là huyết. Ba tạng Tâm, Can và Tỳ liên hệ trực tiếp đến huyết (Tâm chủ huyết, Can
tàng huyết và Tỳ thông huyết, do đó 3 tạng này thƣờng chịu ảnh hƣởng nhiều của thất
tình.

C. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC (BẤT NỘI NGOẠI NHÂN)


Là tất cả những nguyên nhân khác, không do cảm nhiễm bởi tà khí lục dâm, cũng
không phải do thất tình làm cơ thể suy yếu mà sinh bệnh, cụ thể là:
1. Đàm ẩm
a) Đại cƣơng:
Đàm ẩm là chất đặc, ẩm là chất trong loãng. Đàm ẩm là 1 sản phẩm bệnh lý.

20
Y Học Cổ Truyền

b) Nguồn gốc:
Do tân dịch ngƣng tụ hóa thành. Chủ yếu do 3 tạng Tỳ, Phế và Thận không làm
đƣợc công năng vận chuyển thủy dịch gây nên, Tỳ vận hóa thủy thấp, đƣa lên phế, Phế
truyền xuống cho Thận thải ra ngoài. Nếu 1 trong 3 tạng trên bị suy kém, không vận hóa
đƣợc thủy dịch, thủy dịch đọng lại gây nên đàm ẩm.
c) Tác động:
Sau khi hình thành, đàm ẩm theo khí vận chuyển trong cơ thể, gây ảnh hƣởng đến
sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí, gây ra bệnh.
d) Bệnh chứng của đàm ẩm:
d1. Đàm:
+ Đàm đình trệ ở phế, gây hen suyễn, khạc đàm…
+ Đàm đình trệ ở tâm, che lấp làm tâm không khai thông đƣợc sinh ra điên cuồng,
lƣỡi cứng không nói đƣợc…
+ Đàm đình trệ ở ngực gây ra tức ngực, suyễn.
+ Đàm nghịch lên ở phía trên gây ra chứng huyền vựng (chóng mặt).
+ Đàm đình trệ ở kinh Thiếu dƣơng gây ra sốt rét.
d2. Ẩm:
+ Ẩm tràn ra cơ nhục gây phù thũng.
+ Ẩm tràn ra ngực sƣờn gây ho suyễn.
+ Ẩm vào Tỳ gây sôi bụng, đầy bụng, kém ăn…
e. Hội chứng bệnh do đàm ẩm gây ra:
+ Phong đàm: hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã qụy, khò khè, miệng méo, lƣỡi
cứng không nói đƣợc, thƣờng gặp nơi ngƣời Động kinh.
+ Nhiệt đàm: đầu mặt nóng, táo bón, họng đau, điên cuồng…
+ Hàn đàm: ho ra đàm lỏng, xƣơng đau dữ dội, mạch trầm trì…
+ Thấp đàm: ngƣời nặng nề, mệt mỏi…
+ Lao hạch: còn đƣợc gọi là Tràng nhạc, Loa lịch, hạch lao thƣờng ở cổ, bẹn
(háng) thành khối hạch, không nóng đau, khi vỡ hay loét ra chất bã đậu, khó lành miệng
vết thƣơng.
+ Huyền ẩm: mạn sƣờn đau, khó thở, thƣờng gặp trong chứng tràn dịch màng phổi
(phổi nƣớc).
+ Yêm ẩm: Yêm là tràn, do đó, ngƣời thƣờng thấy nặng nề, phù tay chân, không có
mồ hôi, sợ lạnh… Hen suyễn, mặt phù…
2. Ứ huyết
Là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết hoặc xuất huyết cục bộ.
Thƣờng do khí hƣ, khí trệ khiến cho huyết ngƣng trệ hoặc xuất huyết trong cơ thể.
Những biểu hiện của ứ huyết:

21
Y Học Cổ Truyền

Đau: Nội Kinh Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông‟ (Lƣu thông thì không
đau, đau là do không thông), đau ở đây thƣờng do xung huyết gây chèn ép, thƣờng đau cố
định 1 chỗ, ấn vào thấy đau hơn.
Sƣng: thành khối, hay gặp trong ngoại khoa là gẫy xƣơng, ngã, bong gân… Hoặc
ứ huyết ở các tạng phủ.
Xuất huyết nội: nhƣ đại tiện ra máu, rong huyết… Hoặc xuất huyết dƣới da nhƣ
trong trƣờng hợp sốt xuất huyết, ngộ độc…
3. Ăn uống
Số lƣợng thức ăn: ăn nhiều quá gây bội thực. Ăn ít quá không đủ năng lƣợng cho
cơ thể, gây mỏi mệt…
Chất lƣợng thức ăn: Thức ăn không cung cấp đủ lƣợng sinh tố cần thiết cho cơ thể,
gây suy dinh dƣỡng… Những thức ăn mốc, kém phẩm chất gây ngộ độc, ung thƣ… Thức
ăn chế biến không đúng quy cách, thí dụ: luộc rau quá nhừ làm mất sinh tố, chiên xào với
quá nhiều mỡ dễ gây ra chứng xơ mỡ động mạch. Rán nƣớng quá cháy dễ gây ung thƣ…
Ngoài ra cần để ý đến những yếu tố gây bệnh đối với từng tạng phủ: Thức ăn lạnh
quá, làm Tỳ vị hƣ hàn, thận suy yếu. Thức ăn cay, nóng gây táo bón…
4. Sang chấn, trùng thú cắn
Có những loại do té ngã, bị đâm chém, chấn thƣơng do té ngã, do bị súc vật cắn…
Tóm kết về nguyên nhân gây bệnh
Có ba loại nguyên nhân trên có liên hệ mật thiết với nhau. Nguyên nhân bên ngoài
khó xâm nhập vào cơ thể nếu cơ thể khỏe mạnh. Nguyên nhân bên trong cũng phát sinh
hoặc phát triển nặng hơn nhờ sự hỗ trợ của các nguyên nhân khác. Thí dụ: trong lòng
buồn phiền gặp thêm khung cảnh buồn bên ngoài càng làm buồn thêm, vì thế, Nguyễn
Du, trong „Đoạn Trƣờng Tân Thanh‟ đã ghi: „Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ‟.
Nhƣ vậy, một rối loạn cục bộ không thể không ảnh hƣởng đến toàn thân và sự suy
yếu toàn cơ thể không thể không ảnh hƣởng tới bệnh ở cục bộ.

22
Y Học Cổ Truyền

HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ


MỤC TIÊU
1. Trình bày được chức năng của ngũ tạng, lục phủ.
2. Trình bày mối quan hệ giữa tạng và phủ

ĐẠI CƢƠNG
Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần,
huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận.
Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận
các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị,
tiểu đƣờng, đại trƣờng, bàng quang và tam tiêu.
I. NGŨ TẠNG
Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần,
huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận.
1.1. Tâm
Tạng tâm đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài, phụ trách các hoạt
động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lƣỡi biểu hiện ra ở mặt.
1.1.1. Chủ về thần chí
Thần chí là các hoạt động về tinh thần, tƣ duy. Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt
động tinh thần, mà tâm lại chủ về huyết nên tâm cũng chủ về chí, tâm là nơi cƣ trú của
thần vì vậy nói là “tâm tàng thần”.
Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo. Tâm huyết không
đầy đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh nhƣ: hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên. Tâm
huyết có nhiệt thì có thể thấy mê sảng, hôn mê v.v…
1.1.2. Chủ về huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt
Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dƣỡng toàn thân. Nếu tâm khí đầy
đủ, huyết dịch vận hành không ngừng, toàn thân đƣợc nuôi dƣỡng tốt, biểu hiện ở nét
mặt hồng hào tƣơi nhuận, trái lại tâm khí bị giảm sút, sự cung cấp huyết dịch kém đi thì
sắc mặt xanh xao, có khi huyết dịch bị ứ trệ gây các chứng mạch sáp, kết lại, ứ huyết
v.v…
1.1.3. Khai khiếu ra lưỡi
Biệt lạc của tâm thông ra lƣỡi, khí huyết của tâm đi ra lƣỡi để duy trì hoạt động
của chất lƣỡi.
Trên lâm sàng xem chất lƣỡi để chẩn đoán bệnh ở tâm: nhƣ chất lƣỡi đỏ là tâm
nhiệt, chất lƣỡi nhạt là tâm huyết hƣ, chất lƣỡi xanh có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ v.v...

23
Y Học Cổ Truyền
1.1.4. Tâm bào lạc
Là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào tâm.
Trên thực tế lâm sàng các triệu chứng của bệnh của tâm và tâm bào lạc giống nhau:
nhƣ trong bệnh truyền nhiễm có sốt (ôn bệnh) chứng hôn mê đƣợc gọi là “nhiệt nhập tâm
bào” giống nhƣ chứng hôn mê của tâm nhiệt.
1.1.5. Ngoài ra người ta còn chú ý đến quan hệ sinh khắc, biểu lý với các tạng phủ
khác: tâm hoả sinh tỳ thổ, khắc phế kim, tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý
1.2. Can
Can chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra
móng tay, móng chân.
1.2.1. Chủ về tàng huyết
Tàng huyết là tàng trữ về điều tiết lƣợng máu trong cơ thể. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ
nhu cầu về huyết dịch ít, máu đƣợc tàng trữ ở can; trái lại lúc hoạt động, lao động nhu
cầu dinh dƣỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, can lại bài xuất khối lƣợng máu dự trữ để
cung cấp kịp thời.
Chức năng tàng huyết của can bị rối loạn sẽ ảnh hƣởng đến các tạng phủ và sinh
các triệu chứng bệnh: nhƣ can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay co
quắp, kinh nguyệt ít có thể bế kinh…Can khí bị xúc động, huyết đi lạc đƣờng, có thể
thấy các hiện tƣợng xuất huyết nhƣ nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong
huyết…
1.2.2. Chủ về sơ tiết
Sơ tiết là sự thƣ thái, thông thƣờng còn gọi là “điều đạt”. Can khí chủ về sơ tiết
giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ đƣợc dễ dàng, thông suốt, thăng giáng đƣợc
điều hoà. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu
hoá.
Về tình chí, ngoài tạng tâm đã nêu ở trên, còn do tạng can phụ trách. Can khí bình
thƣờng, thì khí huyết vận hành điề hoà, tinh thần thoải mái.Trái lại can huyết sơ tiết kém
sẽ gây tình trạng khí bị uất kết hay hƣng phấn quá độ. Can khí uất kết biểu hiện: ngực
sƣờn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh…Can khí xung thịnh
gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Về tiêu hoá: sự sơ tiết của can có ảnh hƣởng lớn đến sự thăng giáng của tỳ vị. Nếu
can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể thấy các triệu chứng đau cạnh sƣờn, đau
thƣợng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất
hoà”…
1.2.3. Chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân
Cân là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể. Nói
can chủ cân tức là can nuôi dƣỡng các cân bằng huyết của can (can huyết: can huyết đầy

24
Y Học Cổ Truyền

đủ, cân mạch đƣợc nuôi dƣỡng tốt, vận động tốt, trái lại can huyết hƣ sẽ gây các chứng tê
bại, chân tay run, co quắp, teo cơ, cứng khớp…Nếu sốt cao, huyết dịch hao tổn không
dƣỡng cân gây co giật, tay chân co quắp.
Móng tay móng chân là chỗ thừa của cân mạch, nên tình trạng thiếu đủ của can
huyết sẽ có những biểu hiện hồng nhuận cứng cáp hay nhợt tái thay đổi hình dạng (móng
tay uốn khum)
1.2.4. Khai khiếu ra mắt
Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhƣng chủ yếu là do
tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt
Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỏ, sƣng, đau; can huyết hƣ gây quáng
gà, giảm thị lực. Can phong nội động gây miệng méo, mắt lác..
1.2.5. Ngoài ra can mộc còn sinh tâm hoả, khắc tỳ thổ và có quan hệ biểu lý với đởm
1.3. Tỳ
Tạng tỳ ở trung tiêu, chủ về vận hoá nƣớc và đồ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ
chi, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi.
1.3.1. Chủ về vận hoá: tỳ chủ về vận hoá đồ ăn và thuỷ thấp
a. Vận hoá đồ ăn: là sự tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dƣỡng của đồ
ăn. Sau khi tiêu hoá, các chất tinh vi đƣợc tỳ hấp thu và chuyển vận lên phế, phế đƣa vào
tâm mạch để đi nuôi dƣỡng các tạng phủ, tứ chi, cân, não
Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh gọi là sự “kiện vận” thì sự hấp thu tốt trái
lại nếu tỳ mất “kiện vận” sẽ gây các chứng rối loạn tiêu hoá: ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi,
gầy…
b. Vận hoá thuỷ thấp: tỳ đƣa nƣớc đến các tổ chức cơ thể để nuôi dƣỡng, sau đó
chuyển xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài. Nhƣ vậy việc chuyển hoá chuyển hoá
nƣớc trong cơ thể do sự vận hoá của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hoá
của thận.
Sự vận hoá thuỷ thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm, khiến cho nƣớc tràn ra tứ
chi gây phù thũng, xuống đại trƣờng gây ỉa chảy, đến khoang bụng thành cổ trƣớng…
1.3.2. Thống huyết
Thống huyết hay còn gọi là nhiếp huyết có nghĩa là quản lý, khống chế huyết. Sự
vận hoá đồ ăn của Tỳ là nguồn gốc của khí và huyết, nhƣng Tỳ còn thống huyết. Tỳ khí
mạnh huyết sẽ đi trong mạch, đƣợc khí thúc đẩy đi nuôi dƣỡng cơ thể, trái lại tỳ khí hƣ
sẽ không thống đƣợc huyết, huyết sẽ ra ngoài gây các chứng xuất huyết nhƣ rong huyết,
đại tiện ra máu lâu ngày…
1.3.3. Chủ cơ nhục, chủ tứ chi
Tỳ đƣa các chất dinh dƣỡng của đồ ăn đến nuôi dƣỡng cơ nhục, nếu Tỳ khí đầy đủ
sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng linh hoạt; trái lại nếu Tỳ khí yếu sẽ làm

25
Y Học Cổ Truyền

thịt mềm, trƣơng lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây các chứng thoát vị: nhƣ sa trực
tràng, sa sinh dục, sa dạ dày…
1.3.4. Khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi
Khai thiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị
Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, nếu tỳ hƣ thì chán ăn, miệng nhạt
Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi: Tỳ
mạnh thì môi hồng thuận, Tỳ hƣ thì môi thâm xám, nhạt màu.
1.3.5. Tỳ còn sinh ra phế kim, khắc thận thuỷ có quan hệ biểu lý với vị
1.4. Phế
Phế chủ hô hấp, chủ khí, có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và
bên ngoài hợp với bì mao (da lông)
1.4.1. Chủ khí, chủ hô hấp
- Phế là nơi trao đổi khí: hít thanh khí, thải trọc khí nên nói phế chủ hô hấp
- Phế chủ khí, vì phế có liên quan đến tông khí. Tông khí đƣợc tạo thành bởi khí
của đồ ăn do tỳ khí đƣa tới kết hợp với khí trời do phế khí đƣa tới, tông khí đƣợc đƣa vào
tâm mạch đi toàn thân dinh dƣỡng tổ chức.
Phế khí bình thƣờng, đƣờng hô hấp thông, thì hơi thở điều hoà; trái lại phế khí hƣ
kém xuất hiện chứng khó thở, thở nhanh, tiếng nói nhỏ, ngƣời mệt mỏi không có sức…
1.4.2. Chủ về tuyên phát và túc giáng
a. Tuyên phát: có ý nghĩa là thúc đẩy sự tuyên phát của phế (gọi tắt là sự tuyên
phế) thúc đẩy, khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ,
kinh lạc, ngoài đi tới bì mao, cơ nhục, không nơi nào không đến. Nếu phế khí không
tuyên thì sẽ gây sự ủng trệ có các triệu chứng nhƣ tức ngực, ngạt mũi, khó thở…
b. Túc giáng là đƣa phế khí đi xuống: phế khí đi xuống là thuận, nếu phế khí
nghịch lên trên uất tại phế sẽ có các triệu chứng: khó thở, suyễn tức..
1.4.3. Phế chủ bì mao thông điều thuỷ đạo
a. Bì mao là phần ngoài cùng của cơ thể gồm da, lông, tuyến mồ hôi, là nơi tà khí
bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Tác dụng tuyên phát phế đem các chất dinh
dƣỡng cho bì mao.
Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại tà. Vì vậy khi có bệnh ở phần
biểu thƣờng thấy xuất hiện các chứng ở vệ và phế phối hợp với nhau nhƣ ngoại cảm
phong hàn: sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho…
Nếu phế khí hƣ yếu, không tuyên phát ra bì mao làm da lông khô sáp, lƣa thƣa đƣa
tới cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo…
b. Phế còn tác dụng thông điều thuỷ đạo. Nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng,
nƣớc trong ở cơ thể đƣợc bài tiết ra bằng đƣờng mồ hôi, hơi thở, đại tiện nhƣ chủ yếu là

26
Y Học Cổ Truyền

do nƣớc tiểu. Phế khí đƣa nƣớc tiểu xuống thận, ở thận nƣớc tiểu đƣợc khí hoá một phần
đƣa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài.
Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thuỷ (viêm cầu thận do lạnh) đƣợc chữa
bằng phƣơng pháp tuyên phế lợi niệu.
1.4.4. Khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói
Mũi là hơi thở của phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí. Phế khí
bình thƣờng thì sự hô hấp điều hoà, nếu phế khí trở ngại nhƣ ngoại tà xâm nhập thì gây
ngạt mũi, chảy nƣớc mũi, không ngửi thấy mùi, phƣơng pháp chữa bệnh vẫn lấy tuyên
phế là chính.
Phế còn chủ về tiếng nói và thông ra họng. Bệnh ở phế luôn thấy xuất hiện các
chứng ở họng và tiếng nói và thông ra họng gây mất tiếng…
1.4.5. Phế còn sinh thận thuỷ, khắc can mộc và có quan hệ biểu lý với đại trường
1.5. Thận
Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp
khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc
1.5.1. Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể
Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều đƣợc tàng trữ ở thận gọi là thận tinh.
Tinh biến thành khí nên còn có thận khí.
Thận tinh còn gọi là thận dƣơng, nguyên dƣơng, chân dƣơng, mệnh môn hoả. Thận
tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc nhỏ tới già nhƣ mọc
răng, tuổi trƣởng thành sinh con cái (gọi là thiên quý thịnh) và lão suy (thiên quý suy)
Nhƣ trong sách Nội kinh có nói: “con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay tóc
dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch nhâm thông với mạch xung, vì vậy lúc đó ngƣời con
gái thấy kinh. Thƣờng đời ngƣời con gái có 7 thiên quý ( 7x7 = 49) lúc đó mạch nhâm
yếu, mạch xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn, nên thân thể yếu đuối.
Con trai lúc 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay, 16 tuổi thận khí thịnh thiên quý
đến, tinh khí đầy 24 tuổi thận khí điều hoà, thân thể cƣờng tráng mạnh khoẻ, 64 tuổi thận
khí kém, tóc rụng, răng khô, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc,
ngƣời mệt mỏi…”
Thận âm và thận dƣơng, nƣơng tựa vào nhau, chế ƣớc lẫn nhau giữ thế bình quân
về âm dƣơng. Nếu thận hƣ không có hiện tƣợng hàn hay nhiệt thì gọi là thận tinh hƣ hay
thận khí hƣ. Nếu có hiện tƣợng nội nhiệt là do thận âm hƣ. Nếu có hiện tƣợng ngoại hàn
(sợ lạnh, tay chân lạnh) là do thận dƣơng hƣ.
1.5.2. Chủ về khí hoá nước.
Thận khí có chức năng khí hoá nƣớc tức là đem nƣớc do đồ ăn uống đƣa tới nƣớc
cho tổ chức cơ thể và bài tiết nƣớc ra ngoài.

27
Y Học Cổ Truyền

- Sự chuyển hoá nƣớc trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hoá hấp thu đƣa lên
phế, phế túc giáng xuống thận, ở thận đƣợc khí hoá những chất trong (có ích) đƣợc lên
phế phân bố đi toàn thân, những chất đục đƣợc đƣa xuống bàng quang thải ra ngoài.
Vì vậy trên lâm sàng, căn cứ vào vị trí trở ngại, ngƣời ta chữa chứng phù thũng ở
tỳ, ở phế hay ở thận.
1.5.3. Chủ về xương, tuỷ, thông với não và vinh nhuận ra tóc
Tinh đƣợc tàng trữ ở thận, tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xƣơng, nuôi dƣỡng xƣơng,
nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hƣ, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây
hiện tƣợng chậm mọc răng, chậm biết đi, xƣơng mềm yếu…
Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng
bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận hƣ (thƣờng do thiên nhiên) làm não không phát triển sinh
các chứng: trí tuệ chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém sự thông minh…
Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết,
đƣợc huyết nuôi dƣỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của thận có
quan hệ mật thiết với tóc nhƣ bẩm sinh thận khí bất túc thì tóc mọc thƣa thớt, thanh niên
khoẻ mạnh thì tóc tốt nhuận, ngƣời già thận khí yếu thì tóc bạc, rụng tóc….vì vậy nói:
thận vinh nhuận ra ở tóc.
1.5.4. Nạp khí
Không khí do phế hít vào đƣợc giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận
Nếu thận hƣ không nạp đƣợc phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen,
khó thở. Trên lâm sàng ngƣời ta chữa chứng hen suyễn, chứng ho ở ngƣời già, bằng
phƣơng pháp bổ thận nạp khí.
1.5.5. Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm
Tai do thận tinh nuôi dƣỡng, thận hƣ sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở ngƣời già thận khí,
thận tinh suy yếu nên hay gặp chứng tù tai, điếc.
Tiền âm là nơi bài tiết nƣớc tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí
hoá bài tiết nƣớc tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là thận chủ về hậu âm. Thận hƣ hay gặp
chứng đi tiểu luôn ở ngƣời già, chứng đái dầm ở trẻ em chứng di tinh, ra khí hƣ…
Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhƣng tỳ dƣơng đƣợc thận
khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hƣ hay
gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện ở ngƣời già.
Hậu âm và tiền âm thƣờng quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “thận chủ nhị
tiện”.
1.5.6. Ngoài ra, thận thuỷ còn sinh ra can mộc và khắc tâm hoả, có quan hệ biểu lý
với bàng quang

28
Y Học Cổ Truyền

II. LỤC PHỦ


Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận
các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị,
tiểu đƣờng, đại trƣờng, bàng quang và tam tiêu.
2.1. Đởm
Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chấp) do can bài tiết. Cổ nhân
nói: “khí thừa của can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp”. Mật giúp cho việc tiêu hoá
đồ ăn. Chất mật có màu xanh, vàng và vị đắng. Khi có bệnh ở đởm thƣờng xuất hiện
chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng.
Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đoán.
Can và đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mƣu lự, đởm chủ về quyết đoán là cơ
sở của lòng dũng cảm, tinh thần giám nghĩ giám làm. Các bệnh về can đởm hay phối hợp
với nhau.
2.2. Vị
Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đƣa xuống tiểu trƣờng. Tỳ và vị có liên quan biểu
lý với nhau, đều giúp cho sự vận hoá đồ ăn, nên gọi chung là “gốc của hậu thiên”.
Trên lâm sàng, công tác chẩn đoán và chữa bệnh đều rất chú trọng đến sự thình suy
của tỳ vị. Khí của tỳ vị gọi tắt là “vị khí” dùng để tiên lƣợng sự phát triển tốt hay xấu của
bệnh và dự kiến của kết quả công tác chữa bệnh, nên ngƣời xƣa có nói: “vị khí là gốc của
con ngƣời”, “còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết”. Bảo vệ vị khí là một nguyên tắc chữa
bệnh của YHCT.
2.3. Tiểu trƣờng
Tiểu trƣờng có nhiệm vụ phân thanh, giáng trọc. Thanh (chất trong) là chất tinh vi
của đồ ăn đƣợc hấp thụ ở tiểu trƣờng, qua sự vận hoá của tỳ đem đi nuôi dƣỡng toàn
thân, cặn bã sẽ đƣợc đƣa đến bàng quang để bài tiết qua ngoài. Trọc (chất đục) là cặn bã
của đồ ăn đựơc tiểu trƣờng đƣa xuống đại trƣờng.
Khi tiểu trƣờng có bệnh, việc phân thanh giáng trọc bị trở ngại gây các chứng:
sống phân, ỉa chảy, tiểu tiện ít v.v…
2.4. Đại trƣờng
Đại trƣờng chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã, có quan hệ biểu lý với phế.
2.5. Bàng quang
Bàng quang chứa đựng và bài tiết nƣớc tiểu thông qua sự khí hóa và phối hợp của
tạng thận.
Nếu sự hoá khí của thận không tốt sẽ gây bí tiểu tiện, đái dắt hoặc đái nhiều lần,
tiểu tiện không tự chủ v.v…
2.6. Tam tiêu

29
Y Học Cổ Truyền

Tam tiêu gồm thƣợng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Thƣợng tiêu từ miệng xuống tâm vị
dạ dày có tạng tâm và phế. Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị.
Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can và thận.
Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hoá và sự vận chuyển đồ ăn, ở thƣợng
tiêu: Phế chủ hô hấp, phân bố khí và chất dinh dƣỡng vào huyết mạch đƣợc tâm khí đƣa
đi toàn thân; ở trung tiêu tỳ vị vận hoá hấp thu đồ ăn và đƣa nƣớc lên phế, ở hạ tiêu có sự
phân biệt thanh trọc, tinh tàng trữ ở thận, các chất cặn bã đƣợc thải ra ngoài bằng đƣờng
đại tiện và tiểu tiện.
Ngƣời ta còn nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC TẠNG PHỦ
Mỗi tạng hay phủ có chức năng riêng biệt, nhƣng chúng có quan hệ với nhau theo
quy luật vừa đối lập vừa nƣơng tựa với nhau để tạo cho cơ thể thành một khối thống nhất
về cấu tạo và chức năng.
3.1. Quan hệ giữa tạng với tạng
3.1.1. Tâm và phế
Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Tâm và phế phối hợp làm khí huyết vận hành duy trì
các hoạt động cơ thể. Khí thuộc dƣơng, huyết thuộc âm, khí thúc đẩy huyết vận hành,
huyết đi kéo theo khí, nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngừng lại gây ứ huyết, nếu không
có huyết, khí mất chỗ dựa phân tán mà không thu lại đƣợc.
Trên lâm sàng có các chứng bệnh:
a. Phế khí hư nhược tông khí trong tâm mạch không đầy đủ gây ra tâm phế đều hƣ,
tâm khí không thúc đẩy âm huyết, gây ứ huyết, làm đau vùng ngực (hay gặp ở các bệnh
xơ cứng mạch vành).
b. Tâm khí không đầy đủ gây huyết ứ làm trở ngại đến phế mạch làm phế khí
không tuyên giáng gây chứng hen suyễn (nhƣ hen tim).
c. Tâm chủ về hoả tâm hoả vƣợng ảnh hƣởng đến phế âm một mặt xuất hiện các
chứng tâm phiền, mất ngủ…, một mặt xuất hiện các chứng ho, ho ra máu…
3.1.2. Tâm và tỳ
Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết. Nếu tỳ khí hƣ không vận hoá đƣợc thì tâm huyết sẽ
kém gây hiện tƣợng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh gọi là chứng tâm tỳ hƣ.
3.1.3. Tâm và can
Can tàng huyết, tâm chủ huyết. Cả hai tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của
huyết. Trên lâm sàng hay thấy xuất hiện chứng can, tâm âm hƣ hay can, tâm huyết hƣ:
hoảng hốt, hồi hộp sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay không nhuận.
Can chủ sơ tiết, tâm chủ về thần chí. Hoạt động tinh thần chủ yếu do hai tạng tâm
và can phụ trách, can và tâm do huyết nuôi dƣỡng, khi chúng có bệnh ngoài các chứng

30
Y Học Cổ Truyền

trạng về huyết kể trên còn có các chứng trạng về tinh thần nhƣ mất ngủ hay quên, hồi
hộp, sợ hãi, giận giữ…
3.1.4. Tâm và thận
Tâm ở trên thuộc hoả, thuộc dƣơng; thận ở dƣới thuộc thuỷ, thuộc âm. Hai tạng
giao nhau để giữ đƣợc thế quân bình gọi là “thuỷ hoả ký tế” hay “tâm thận tƣơng giao”.
Trên lâm sàng nếu thận thuỷ không đầy đủ, không chế ƣớc đƣợc tâm hoả gây các
chứng: hồi hộp, mất ngủ, nằm mê miệng lƣỡi lở loét gọi là chứng “tâm thận bất giao”
hay “âm hƣ hoả vƣơng”.
3.1.5. Phế và tỳ
Phế chủ khí, tỳ chủ khí hậu thiên, cả 2 tạng có liên quan với nhau mật thiết. Chứng
khí hƣ trên lâm sàng thƣờng xuất hiện: thở ngắn, gấp, nói nhỏ, lƣời nói (thuộc phế khí
hƣ), mỏi mệt, ăn kém, ỉa lỏng (thuộc tỳ khí hƣ).
3.1.6. Phế và thận
Phế chủ khí, thận nạp khí. Thận hƣ không nạp đƣợc phế khí gây chứng ho, hen
suyễn…
3.1.7. Can và tỳ
Can chủ về sơ tiết, tỳ chủ vận hoá, sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ đến sự sơ
tiết của can. Nếu sơ tiết của can bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của tỳ vị trở nên
bất thƣờng hay gây các chứng: ngực sƣờn đầy tức không muốn ăn, đầy bụng, ợ hơi…hay
gặp ở các bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng…
3.1.8. Thận và tỳ
Thận dƣơng hay thận khí giúp cho tỳ vận hoá đƣợc tốt, nếu thận dƣơng hƣ thì tỳ
dƣơng cũng hƣ gây các chứng ỉa chảy ở ngƣời già, viêm thận mạn tính (âm thuỷ).
3.1.9. Can và thận
Can tàng huyết, thận tàng tinh. Can huyết do thận kinh nuôi dƣỡng, nếu thận tinh
không đầy đủ sẽ làm can huyết giảm sút.
Thận có thận âm, thận dƣơng, can có can âm, can dƣơng. Nếu thận âm hƣ không
nuôi dƣỡng đƣợc can âm, thì can dƣơng vƣợng lên nhƣ trong bệnh cao huyết áp xuất
hiện các chứng: Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mặt đỏ…
3.2.Quan hệ giữa tạng và phủ.
3.2.1. Tâm và tiểu trƣờng.
Tâm và tiểu trƣờng có liên quan biểu lý đến nhau, trên lâm sàng nếu tâm nhiệt (sốt
cao) thƣờng gây các chứng đái ít, đái đỏ, nƣớc tiểu nóng….Phƣơng pháp chữa là thanh
tâm lợi tiểu.
3.2.2. Tỳ và vị.
Tỳ và vị là hai cơ quan giúp cho sự vận hoá đồ ăn. Tỳ chủ vận hoá, vị chủ thu nạp,
tỳ ƣa táo ghét thấp, vị ƣa thấp ghét táo, tỳ lấy thăng làm thuận, vị lấy giáng làm hoà. Nhƣ

31
Y Học Cổ Truyền

vậy tính chất của tỳ vị đối lập nhau giữa táo và thấp, giữ thăng và giáng nhƣng lại thống
nhất với nhau, bổ sung cho nhau để giúp việc tiêu hoá đƣợc bình thƣờng.
Khi tỳ vị có bệnh, sự thăng giáng có thể đảo nghịch: nhƣ tỳ khí đáng lẽ đƣa thanh
khí (trong) lên trên, lại đƣa xuống dƣới gọi là chứng tỳ hƣ hạ hãm gây các bệnh ỉa chảy,
sa sinh dục, sa trực tràng, băng huyết, rong huyết…tỳ khí đáng lẽ đƣa trọc khí (đục) đi
xuống, lại đƣa lên trên gây các chứng nôn mửa, nấc…
Tỳ vị có bệnh gây nên sự đảo lộn về thấp và táo. Tỳ ghét thấp nhƣng do tỳ hƣ
không vận hoá đƣợc thuỷ thấp làm thuỷ thấp đình lại gây các chứng mệt mỏi, phù thũng,
ỉa lỏng. Vị ghét táo nhƣng do vị hoả quá mạnh làm tân dịch bị khô gây nên vị âm hƣ có
các chứng táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng…
3.2.3. Thận và bàng quang
Sự khí hoá ở bàng quang tốt hay xấu đều dựa vào thận khí thịnh hay suy. Nếu thận
kém sẽ gây chứng di niệu, tiểu tịên không tự chủ, đái dầm…

32
Y Học Cổ Truyền

HỌC THUYẾT KINH LẠC VÀ CÁC ĐƢỜNG KINH CHÍNH

MỤC TIÊU
1. Nêu tên các đường kinh ở tay và chân.
2. Trình bày chức năng sinh lý của đường kinh.
3. Trình bày đường tuần hoàn của 12 đường kinh.
4. Trình bày khí huyết trong đường kinh.
5. Nêu được đặc tính của 12 kinh chính.

I. ĐẠI CƢƠNG
Mƣời hai kinh chính là phần chính của học thuyết Kinh lạc, gồm:
- Ba kinh âm ở tay:
+ Kinh thủ thái âm Phế
+ Kinh thủ thiếu âm Tâm
+ Kinh thủ quyết âm Tâm bào.
- Ba kinh dƣơng ở tay:
+ Kinh thủ dƣơng minh Đại trƣờng
+ Kinh thủ thiếu dƣơng Tam tiêu
+ Kinh thủ thái dƣơng Tiểu trƣờng.
- Ba kinh âm ở chân:
+ Kinh túc thái âm Tỳ
+ Kinh túc quyết âm Can
+ Kinh túc thiếu âm Thận.
- Ba kinh dƣơng ở chân:
+ Kinh túc thái dƣơng Bàng quang
+ Kinh túc thiếu dƣơng Đởm
+ Kinh túc dƣơng minh Vị.
Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng
phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên
trong.
Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ có quan hệ biểu (ngoài nông) - lý
(trong sâu), cho nên mỗi đƣờng kinh đều có những phân nhánh để nối liền với kinh có
quan hệ biểu lý với nó (ví dụ nối giữa phế và đại trƣờng, giữa can và đởm... )
II. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA ĐƢỜNG KINH
Về chức năng, kinh mạch là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dƣỡng toàn thân
để duy trì hoạt động bình thƣờng của cơ thể, làm trơn khớp, nhuận gân xƣơng (Linh khu -

33
Y Học Cổ Truyền

Bản tạng luận). “Kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí nhi dinh âm dƣơng, nhu cân cốt, lợi
quan tiết giả dã”.
Đồng thời, kinh mạch cũng là con đƣờng mà tà khí bệnh tật theo đó xâm nhập vào
trong cũng nhƣ là con đƣờng mà bệnh tật dùng để biểu hiện ra ngoài khi công năng của
tạng phủ tƣơng ứng bị rối loạn.
Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọng. Thiên Kinh mạch, sách Linh khu có
câu: “Tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thƣờng, sự thay đổi
bệnh lý của cơ thể; mặt khác có thể dựa vào đó để quyết đoán sự sống chết, để chẩn đoán
mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hƣ thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng cho nên kinh
mạch không thể không thông đƣợc”. “Kinh mạch giả, sở dĩ năng quyết tử sinh, xử bách
bệnh, điều hƣ thực, bất khả bất thông”.
III. ĐƢỜNG TUẦN HOÀN CỦA 12 KINH CHÍNH
Một cách tổng quát, đƣờng tuần hoàn khí huyết trong 12 kinh chính nhƣ sau:
- Ba kinh âm ở tay: đi từ bên trong ra bàn tay.
- Ba kinh dƣơng ở tay: đi từ bàn tay vào trong và lên đầu.
- Ba kinh dƣơng ở chân: đi từ đầu xuống bàn chân.
- Ba kinh âm ở chân: đi từ bàn chân lên bụng ngực.
Chiều của các đƣờng kinh đƣợc xác định dựa vào 2 lý thuyết:
Lý thuyết âm thăng (đi lên trên) dƣơng giáng (đi xuống).
Lý thuyết con ngƣời hòa hợp với vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân.

Khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trƣớc và tạo thành một
đƣờng tuần hoàn kín đi khắp cơ thể theo sơ đồ dƣới đây:

34
Y Học Cổ Truyền

IV. KHÍ HUYẾT TRONG CÁC ĐƢỜNG KINH


1. Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau:
- Kinh thái dƣơng, kinh quyết âm: huyết nhiều, ít khí.
- Kinh thiếu dƣơng, kinh thiếu âm, kinh thái âm: huyết ít, khí nhiều.
- Kinh dƣơng minh: huyết nhiều, khí nhiều.
2. Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày:
- Trƣơng Cảnh Nhạc dẫn lời của Cao Võ (khi bàn luận về thủ thuật châm cứu) nói
rằng: “Nghênh có nghĩa là gặp lúc khí lai (đến) (ví dụ: dần thời, khí lai chú vào phế; mão
thời, khí lai chú vào đại trƣờng). Bấy giờ là lúc mà khí của phế và đại trƣờng vừa thịnh,
phải dùng lúc đoạt để châm tả...”.
- Sự thịnh suy của khí huyết trong từng đƣờng kinh trong ngày:
+ Từ 3 giờ đến 5 giờ: giờ dần (giờ của Phế).
+ Từ 5 giờ đến 7 giờ: giờ mão (giờ của Đại trƣờng).
+ Từ 7 giờ đến 9 giờ: giờ thìn (giờ của Vị).
+ Từ 9 giờ đến 11 giờ: giờ tỵ (giờ của Tỳ).
+ Từ 11 giờ đến 13 giờ: giờ ngọ (giờ của Tâm).
+ Từ 13 giờ đến 15 giờ: giờ mùi (giờ của Tiểu trƣờng) .
+ Từ 15 giờ đến 17 giờ: giờ thân (giờ của Bàng quang).
+ Từ 17 giờ đến 19 giờ: giờ dậu (giờ của Thận).
+ Từ 19 giờ đến 21 giờ: giờ tuất (giờ của Tâm bào).
+ Từ 21 giờ đến 23 giờ: giờ hợi (giờ của Tam tiêu).
+ Từ 23 giờ đến 1 giờ: giờ tý (giờ của Đởm).
+ Từ 1 giờ đến 3 giờ: giờ sửu (giờ của Can).
V. MƢỜI HAI KINH CHÍNH
1. KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ
1.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ trung tiêu (vị) vòng xuống đại trƣờng, vòng lên dạ dày (môn vị, tâm vị),
xuyên qua cách mô lên Phế. Từ Phế tiếp tục lên khí quản, thanh quản, họng, rẽ ngang
xuống để xuất hiện ngoài mặt da tại giao điểm khe liên sƣờn 2 và rãnh delta - ngực, rồi đi
ở mặt trƣớc ngoài cánh tay, xuống khuỷu ở bờ ngoài tấm gân cơ nhị đầu, tiếp tục đi ở mặt
trƣớc cẳng tay đến rãnh động mạch quay (ở bờ trong trƣớc đầu dƣới xƣơng quay). Tiếp
tục xuống bờ ngoài ngón tay cái (ngƣ tế) và tận cùng ở góc ngoài móng tay cái.
Phân nhánh: từ huyệt Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía lƣng bàn tay đến góc
ngoài góc móng tay trỏ để nối với kinh đại trƣờng.

35
Y Học Cổ Truyền

1.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Phế:


Có tất cả 11 huyệt của đƣờng kinh phế.
1.Trung phủ 2.Vân môn 3.Thiên phủ 4.Hiệp bạch 5.Xích trạch 6.Khổng tối 7.Liệt khuyết
8. Kinh cừ 9.Thái uyên 10. Ngƣ tế 11. Thiếu thƣơng.
1.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 2, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho phế bị trƣớng mãn, ngực căng ứ lên thành
suyễn, ho; giữa Khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì 2 tay phải bắt chéo nhau mà cảm
thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết. Nếu là bệnh thuộc Sở sinh của phế sẽ gây
thành bệnh ho, thƣợng khí, suyễn, hơi thở thô, phiền tâm, ngực bị đầy thống quyết ở mép
trƣớc phía trong từ cánh tay đến cẳng tay, trong lòng bàn tay bị nhiệt. Khí thịnh hữu dƣ
thì vai và lƣng bị thống; bị phong hàn, mồ hôi ra; trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít. Khí
hƣ thì vai và lƣng bị thống hàn, thiểu khí đến không đủ để thở; màu nƣớc tiểu bị biến…”.
“Thị động tắc bệnh phế trƣớng mãn bành bành nhi suyễn khái. Khuyết bồn trung
thống thậm tắc giao lƣỡng thủ nhi mậu. Thử vi tý quyết. Thị chủ Phế sở sinh bệnh giả.
Khái thƣơng khí suyễn khát, phiền tâm hung mãn, nao tý nội tiền liêm thống quyết
chƣởng trung nhiệt. Khí thịnh hữu dƣ tắc kiên bối thống, phong hàn hạn xuất, trúng
phong tiểu tiện sổ nhi khiếm, khí hƣ tắc kiên bối thống, hàn thiểu khí bất túc dĩ tức niệu
sắc biến vi thử chƣ bệnh”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Ngực đầy trƣớng.
+ Ho và khó thở.
+ Đau nhiều ở hố thƣợng đòn.
+ Trong trƣờng hợp nặng: bệnh nhân ôm lấy ngực (với 2 tay chéo nhau), ngƣời
phiền loạn (tý quyết).

36
Y Học Cổ Truyền

- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:


+ Ho và khó thở.
+ Khí nghịch.
+ Khát nƣớc, lo lắng.
+ Đau mặt trong cánh tay.
+ Cảm giác nóng trong lòng bàn tay.
- Bệnh thực.
+ Đau vai lƣng.
+ Phát sốt.
+ Sợ lạnh, ra mồ hôi (phong hàn).
+ Tiểu nhiều lần mà ít (trúng phong).
+ Đau đầu, nghẹt mũi, đau hố trên đòn, đau ngực hoặc bả vai, cánh tay lạnh nhức.
- Bệnh hƣ:
+ Đau vai lƣng, lạnh đau tăng.
+ Sợ lạnh.
+ Ho suyễn, đoản hơi.
+ Nƣớc tiểu trong.
2. KINH (THỦ DƢƠNG MINH) ĐẠI TRƢỜNG
2.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc ngoài gốc móng trỏ, chạy dọc theo bờ ngón trỏ, đi qua kẽ giữa 2
xƣơng bàn tay 1 và 2 (Hợp cốc), chạy tiếp vào hố tam giác. Đi dọc bờ ngoài cẳng ngoài
nếp khuỷu (Khúc trì). Đến phía trƣớc mỏm vai (Kiên ngung) đi theo bờ sau vai giao hội
với kinh (Thái dƣơng)
Tiểu trƣờng ở huyệt Bỉnh phong và với Đốc mạch ở huyệt Đại chùy. Trở lại hố
trên đòn, tiếp tục đi lên cổ, lên mặt vào chân răng hàm dƣới rồi vòng môi trên. Hai kinh
giao nhau ở nhân trung và kinh bên phải tận cùng ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái
tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải.
Từ hố thƣợng đòn, có nhánh ngầm đi vào trong liên lạc với Phế, qua cơ hoành đến
Đại trƣờng.

37
Y Học Cổ Truyền

2.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Đại trƣờng:


Có tất cả 20 huyệt trên đƣờng kinh Đại trƣờng.
1.Thƣơng dƣơng 2.Nhị gian 3.Tam gian 4.Hợp cốc 5.Dƣơng khê 6.Thiên lịch 7.Ôn lƣu 8.
Hạ liêm 9.Thƣợng liêm 10.Thủ tam lý 11.Khúc trì 12.Trửu liêu 13.Thủ ngũ lý 14.Tý nhu
15. Kiên ngung 16.Cự cốt 17.Thiên đảnh 18.Phù đột 19.Hòa liêu 20.Nghinh hƣơng
2.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 3, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động sẽ làm cho đau răng, cổ sƣng thũng. Vì là chủ tân
dịch cho nên nếu bệnh thuộc Sở sinh sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, cổ
họng (hầu) bị tý, cánh tay trƣớc vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không
làm việc đƣợc. Khi nào khí hữu dƣ, thì những nơi mà mạch đi qua sẽ bị nhiệt và sƣng
thũng. Khi nào khí hƣ sẽ làm cho bị hàn run lên, không ấm trở lại đƣợc.
“Thị động tắc bệnh xỉ thống, cảnh thũng. Thị chủ tân dịch Sở sinh bệnh giả, mục
hoàng khẩu can, cừu nục, hầu tý, kiên tiền nao thống, đại chỉ thứ chỉ thống. Khí hữu dƣ
tắc dƣơng mạch sở quá giả nhiệt thũng. Hƣ hắc hàn lật, bất phục…”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:

38
Y Học Cổ Truyền

+ Đau nhức răng.


+ Viêm đau nƣớu răng.
+ Cổ họng sƣng đau.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Mắt vàng.
+ Họng khô.
+ Chảy máu mũi.
+ Sƣng đau họng (hầu).
+ Đau mặt trƣớc vai, cánh tay, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức không làm việc
đƣợc.
- Bệnh thực:
+ Phát sốt.
+ Cảm giác nóng vùng mà đƣờng kính đi qua.
- Bệnh hƣ: sợ lạnh, lạnh run.
3. KINH (TÖC DƢƠNG MINH) VỊ
3.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Khởi đầu từ chỗ lõm ở hai bên sống mũi lên khóe mắt trong (giao với kinh Bàng
quang ở huyệt Tình minh), chạy tiếp đến dƣới hố mắt (đoạn này đƣờng kinh đi chìm).
Đoạn nổi bắt đầu từ giữa dƣới hố mắt, đi dọc theo ngoài mũi, vào hàm trên, quanh môi,
giao chéo xuống hàm dƣới giữa cằm, đi dọc theo dƣới má đến góc hàm (Giáp xa). Tại đây
chia hai nhánh:
- Một nhánh qua trƣớc tai, qua chân tóc lên đỉnh trán (Đầu duy).
- Một nhánh đi xuống cổ đến hố thƣợng đòn. Từ hố thƣợng đòn đƣờng kinh lại
chia làm hai nhánh nhỏ (chìm và nổi).
+ Nhánh chìm: đi vào trong đến Tỳ Vị, rồi xuống bẹn để nối với nhánh đi nổi bên
ngoài.
+ Nhánh nổi: đi thẳng xuống ngực theo đƣờng trung đòn. Đến đoạn ở bụng, đƣờng
kinh chạy cách đƣờng giữa bụng 2 thốn và đến nếp bẹn.
Hai nhánh nhỏ này hợp lại ở nếp bẹn, đƣờng kinh chạy xuống theo bờ ngoài đùi,
đến bờ ngoài xƣơng bánh chè. Chạy xuống dọc bờ ngoài cẳng chân đến cổ chân (Giải
khê), chạy tiếp trên lƣng bàn chân giữa xƣơng bàn ngón 2 và 3 và tận cùng ở góc ngoài
gốc móng ngón 2.

39
Y Học Cổ Truyền

3.2. Các huyệt trên đƣờng kinh vị:


Có tất cả 45 huyệt trên đƣờng kinh.
1.Thừa khấp 2.Tứ bạch 3.Cự liêu. 4.Địa thƣơng 5.Đại nghinh 6.Giáp xa 7.Hạ quan 8.Đầu
duy 9.Nhân nghinh 10.Thủy đột 11.Khí xá 12.Khuyết bồn 13.Khí hộ 14.Khố phòng 15.ốc
ế 16.Ƣng song 17.Nhũ trung 18.Nhũ căn 9.Bất dung 20.Thừa mãn 21.Lƣơng môn 22.
Quan môn 23.Thái ất 24.Hoạt nhục môn 25.Thiên xu 26.Ngoại lăng 27.Đạicự 28.Thủy
đạo 29.Quy lai 30.Khí xung 31.Bễ quan 32. Phục thỏ 33.Âm thị 34.Lƣơng khâu 35.Độc tỵ
6.Túc tam lý 37.Thƣợng cự hƣ 38.Điều khẩu 39.Hạ cự hƣ 40.Phong long 41.Giải khê 42.
Xung dƣơng 43.Hãm cốc 44.Nội đình 45.Lệ đoài
3.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 4, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ bị chấn hàn một cách ngấm ngầm, hay than thở
(rên rỉ), ngáp nhiều lần, sắc mặt đen. Khi bệnh đến thì ngại gặp ngƣời và lửa, mỗi lần
nghe tiếng động của mộc (gỗ) sẽ bị kinh sợ, tâm muốn đập mạnh, muốn đóng kín cửa lớn

40
Y Học Cổ Truyền

và cửa sổ lại để ngồi một mình. Khi nào bệnh nặng thì bệnh nhân muốn leo lên cao để ca
hát, muốn trút bỏ quần áo để chạy rong. Trƣờng vị bị kêu sôi lên, bụng bị trƣớng lên.
Ta gọi đây là chứng can quyết. Vì là chủ huyết nên nếu là bệnh thuộc Sở sinh sẽ bị
chứng cuồng ngƣợc, ôn khí quá dâm (nhiều) sẽ làm cho mồ hôi ra, chảy máu mũi, miệng
méo, môi lở, cổ sƣng thũng, cuống họng bị tý, phần đại phúc (bụng trên) bị thủy thũng,
đầu gối bị sƣng thũng, đau nhức.
Suốt đƣờng đi từ ngực vú xuống tới huyệt khí nhai, về huyệt Phục thỏ, dọc mép
ngoài xƣơng chày đến trên mu bàn chân đều đau nhức, ngón chân giữa không cử động
đƣợc. Nếu khí thịnh thì phía trƣớc thân đều bị nhiệt.
Khi khí hữu dƣ ở vị làm tiêu cốc khí, dễ bị đói, nƣớc tiểu màu vàng. Nếu khí bất
túc thì phía trƣớc thân đều lạnh. Nếu trong vị bị hàn thì sẽ bị trƣớng mãn.
“Thị động tắc bệnh sái chấn hàn, thiện thân, sổ khiếm, nhan hắc; bệnh chí tắc ố
nhân, dữ hỏa, văn mộc thanh tắc dịch nhiên nhi kinh tâm, dục động, độc bế hộ, tắc dũ nhi
xử, thậm tắc dục thƣớng cao nhi ca, khí y nhi tẩu, bí hƣởng, phúc trƣớng, thị vị cán quyết.
Thị chủ huyết Sở sinh bệnh giả cuồng ngƣợc, ôn dâm, hạn xuất, cừu nục, khẩu oa, thần
chẩn, cảnh thũng, hầu tý, đại phúc thủy thũng, tất tẫn thủy thống, tuần ƣng nhũ khí nhai
cổ phục thỏ, cán ngoại liêm túc phụ thƣợng giai thống, trung chỉ bất dụng.
Khí thịnh tắc thân dĩ tiền giai nhiệt. Kỳ hữu dƣ vu vị tắc tiêu cốc thiện cơ, niệu sắc
hoàng. Khí bất túc tắc thân dĩ tiền giai hàn lật. Vị trung hàn tắc trƣớng mãn…”.
- Bệnh do ngoại nhân gây nên:
+ Lạnh run.
+ Hay than thở (rên rỉ), ngáp nhiều lần.
+ Sắc mặt đen.
+ Ngại gặp ngƣời và lửa.
+ Nghe tiếng động của gỗ sẽ bị kinh sợ, tim đập mạnh. Muốn đóng kín cửa lớn,
cửa sổ lại để ngồi một mình.
+ Trong những trƣờng hợp bệnh nặng: bệnh nhân muốn leo lên cao để ca hát,
muốn trút bỏ quần áo để chạy rong, trƣờng vị bị kêu sôi lên, bụng bị trƣớng lên. Ta gọi
đây là chứng can quyết.
- Bệnh do nội nhân gây nên:
+ Sốt cao, ra mồ hôi.
+ Phát cuồng, nói sảng.
+ Đau mắt, mũi khô, chảy máu cam, lở môi miệng, đau họng sƣng cổ, méo miệng,
đau ngực, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
+ Bụng trên bị sƣng trƣớng.
+ Đầu gối bị sƣng thũng, đau nhức.

41
Y Học Cổ Truyền

+ Đau dọc đƣờng kinh đi: suốt đƣờng kinh đi từ ngực vú xuống tới huyệt Khí nhai,
về huyệt Phục thỏ, dọc mép ngoài xƣơng chày đến trên mu bàn chân đều đau nhức, ngón
chân giữa không cảm giác.
- Bệnh thực:
+ Thƣờng xuyên có cảm giác đói.
+ Nƣớc tiểu vàng.
- Bệnh hƣ:
+ Cảm giác lạnh phần trƣớc thân.
+ Trƣớng bụng, đầy hơi, khó tiêu (khi vị có hàn).
4. KINH (TÚC THÁI ÂM) TỲ
4.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc trong gốc móng chân cái, chạy dọc theo đƣờng nối da mu bàn chân
và da gan bàn chân đến trƣớc mắt cá trong, lên cẳng chân dọc theo bờ sau xƣơng chày,
lên mặt trong khớp gối, chạy tiếp ở mặt trong đùi. Lộ trình ở bụng, đƣờng kinh chạy cách
đƣờng giữa bụng 4 thốn. Lộ trình ở ngực, đƣờng kinh chạy theo đƣờng nách trƣớc rồi đến
tận cùng ở liên sƣờn 6 đƣờng nách giữa (Đại bao).
Đƣờng kinh Tỳ có nhánh liên lạc với mạch Nhâm (đƣờng giữa bụng) ở bụng dƣới
(ở huyệt Trung cực, Quan nguyên) và ở bụng trên (Hạ quản). Đoạn đƣờng kinh ở bụng
trên có nhánh chìm đến Tỳ Vị, xuyên qua cơ hoành đến Tâm, tiếp tục đi lên dọc hai bên
thanh quản đến phân bố ở dƣới lƣỡi.

42
Y Học Cổ Truyền

4.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Tỳ:


Có tất cả 21 huyệt trên đƣờng kinh.
1.Ẩn bạch 2.Đại đô 3.Thái bạch 4.Công tôn 5.Thƣơng khâu 6.Tam âm giao 7.Lậu
cốc 8. Địa cơ 9.Âm lăng tuyền 10.Huyết hải 11.Kỳ môn 12.Xung môn 13.Phủ xá 14.Phúc
kết 15.Đại hoành 16.Phúc ai 17.Thực độc 18.Thiên khê 19.Hung hƣơng 20.Chu vinh
21.Đại bao.
4.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 5, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng cuống lƣỡi cứng, ăn vào thì ói
ra. Vị hoãn đau, bụng bị trƣớng, hay ợ, mỗi lần đại tiện thì đồng thời chuyển cả khí ra
theo phân.
Sau đó thân ngƣời tiến tới suy kiệt rất nhanh chóng, thân thể đều nặng nề. Nếu là
bệnh thuộc Sở sinh của Tỳ sẽ làm cho cuống lƣỡi bị đau, thân thể không lay động đƣợc,
ăn không xuống, phiền tâm.
Tâm hạ bị cấp thống, chứng đƣờng hà tiết, thủy bế, hoàng đản, không nằm đƣợc,
ráng đứng lâu bị nội thũng và quyết ở đùi vế, ngón chân cái không còn cảm giác.
“Thị động tắc bệnh thiệt bản cƣờng, thực tắc ẩu, vị hoãn thống, phúc trƣớng, thiện
ái, đắc hậu dữ khí tắc khoái nhiên nhƣ suy, thân thể giai trọng. Thị chủ tỳ Sở sinh bệnh,
thiệt bản thống, thể bất năng động dao, thực bất há, phiền tâm. Tâm hạ cấp thống, đƣờng
hà tiết, thủy bế, hoàng đản, bất năng ngọa cƣỡng lập, cổ tất nội thũng quyết, túc đại chỉ
bất dụng”.
- Bệnh do ngoại nhân gây nên:
+ Cứng lƣỡi.
+ Ói mửa sau khi ăn.
+ Đau vùng thực quản, bụng trƣớng hơi, hay ợ.
+ Trung tiện nhiều khi đi cầu.
+ Thân thể nặng nề và đau nhức.
- Bệnh do nội nhân gây nên:
+ Đau ở cuống lƣỡi, ngƣời có cảm giác cứng khó cử động.
+ Ăn kém, cảm giác thức ăn bị chặn, ăn không xuống.
+ Đau thƣợng vị, tiêu chảy hoặc muốn đi cầu mà không đi đƣợc (giống nhƣ lỵ).
+ Hoàng đản.
+ Không nằm đƣợc, đứng lâu bị phù và có cảm giác lạnh ở mặt trong đùi.
+ Ngón chân cái không cử động đƣợc.
5. KINH (THỦ THIẾU ÂM) TÂM
5.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ Tâm phân làm 3 nhánh:

43
Y Học Cổ Truyền

- Một nhánh qua cơ hoành liên lạc với Tiểu trƣờng.


- Một nhánh dọc cạnh thanh quản, cổ họng thẳng lên mắt.
- Một nhánh đi ngang ra đáy hố nách để xuất hiện ngoài mặt da (Cực tuyền). Đi xuống
dọc bờ trong mặt trƣớc cánh tay đến nếp gấp trong nếp khuỷu (Thiếu hải). Dọc theo mặt
trong cẳng tay, dọc mặt lòng bàn tay giữa xƣơng bàn ngón 4 và 5. ở cổ tay, đƣờng kinh đi
ở bờ ngoài gân cơ trụ trƣớc. Kinh Tâm đến tận cùng ở góc ngoài gốc móng tay thứ 5
(Thiếu xung).

5.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Tâm:


Có tất cả 9 huyệt trên đƣờng kinh Tâm.
1.Cực tuyền 2.Thanh linh 3.Thiếu hải 4.Linh đạo 5.Thông lý 6.Âm khích 7.Thần môn 8.
Thiếu phủ 9.Thiếu xung.
5.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 6, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ làm cho cổ họng bị khô, tâm thống, khát muốn
uống nƣớc, gọi đây là chứng tý quyết. Nếu là bệnh Sở sinh do Tâm làm chủ sẽ làm cho
mắt vàng, hông sƣờn thống; mép sau phía trong của cánh tay và cẳng tay bị thống, quyết;
giữa gan bàn tay bị nhiệt, thống.
“Thị động tắc bệnh ách can, tâm thống, khát nhi dục ẩm, thị vi tý quyết. Thị chủ
tâm Sở sinh bệnh giả, mục hoàng, hiếp thống, nao tý nội hậu liêm thống quyết, chƣởng
trung nhiệt thống”.
- Bệnh do ngoại nhân gây nên:
+ Cổ họng khô.
+ Đau vùng tim, khát muốn uống nƣớc.
+ Tý quyết (xem kinh Phế).
- Bệnh do nội nhân gây nên:
+ Vàng mắt.
+ Đau vùng hông sƣờn.

44
Y Học Cổ Truyền

+ Đau và có cảm giác lạnh ở mặt trong cánh tay, cẳng tay.
+ Nóng lòng bàn tay.
6. KINH (THỦ THÁI DƢƠNG) TIỂU TRƢỜNG
6.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc trong gốc móng ngón tay thứ 5, chạy dọc theo đƣờng nối da lƣng và
da lòng bàn tay, lên cổ tay đi qua mỏm trâm trụ, chạy dọc theo mặt trong cẳng tay đến
rãnh ròng rọc, tiếp tục đi ở bờ trong mặt sau cánh tay đến nếp nách sau, lên mặt sau khớp
vai đi ngoằn ngoèo ở trên và dƣới gai xƣơng bả vai (có đoạn nối với kinh Bàng quang và
mạch Đốc), đi vào hố trên đòn rồi dọc theo cổ lên má. Tại đây chia thành 2 nhánh:
- Một nhánh đến đuôi mắt rồi đến hõm trƣớc nắp bình tai.
- Một nhánh đến khóe mắt trong (Tình minh) rồi xuống tận cùng ở gò má (Quyền
liêu).
Đoạn đƣờng kinh chìm: từ hố thƣợng đòn có nhánh ngầm đi vào trong đến tâm,
qua cơ hoành đến vị rồi liên lạc với tiểu trƣờng.

6.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Tiểu trƣờng:


Có tất cả 19 huyệt trên đƣờng kinh Tiểu trƣờng.
1. Thiếu trạch2. Tiền cốc3. Hậu khê4. Uyển cốt5. Dƣơng cốc6. Dƣỡng lão7. Chi
chính8. Tiểu hải9. Kiên trinh10. Nhu du11. Thiên tông12. Bỉnh phong13. Khúc viên14.
Kiên ngoại du15. Kiên trung du16. Thiên song 17. Thiên dung18. Quyền liêu19. Thính
cung.
6.3. Biểu hiện bệnh lý:

45
Y Học Cổ Truyền

Đoạn 7, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:


Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng đau cổ, hàm sƣng thũng, không
ngoái lại sau đƣợc, vai đau nhƣ nhổ rời, cánh tay đau nhƣ gãy ra. Nếu là bệnh thuộc Sở
sinh vì chủ về dịch sẽ làm cho tai bị điếc, mắt vàng, má sƣng, cổ, hàm, vai, cánh tay,
khuỷu tay, mép sau phía ngoài cẳng tay, tất cả đều đau.
“Thị động tắc bệnh ách thống, hàm thũng bất khả dĩ cố kiên tự bạt, nao tự chiết.
Thị chủ dịch Sở sinh bệnh giả, nhĩ lung, mục hoàng, giáp thũng, cảnh, hàm, kiên, nao,
trửu, tý ngoại hậu liêm thống”
- Bệnh do ngoại nhân gây nên:
+ Đau cổ, không ngoái lại phía sau đƣợc.
+ Hàm sƣng.
+ Đau mặt sau vai và cánh tay nhƣ bị gãy.
- Bệnh do nội nhân gây nên:
+ Điếc tai, vàng mắt.
+ Sƣng má và góc hàm.
+ Đau cổ, hàm, mặt sau vai, cánh tay, khuỷu tay, mép sau trong cẳng tay.
7. KINH (TÖC THÁI DƢƠNG) BÀNG QUANG
7.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ khóe mắt trong (Tình minh), chạy lên trán, vòng từ trƣớc trán ra sau gáy
(ở đoạn này đƣờng kinh có nhánh giao hội với Đốc mạch ở đầu, tách một nhánh ngang đi
từ đỉnh đầu đến mỏm tai và một nhánh vào não). Từ đấy chia làm 2 nhánh:
- Nhánh 1 chạy xuống lƣng cách đƣờng giữa lƣng 1,5 thốn, chạy tiếp xuống mông,
mặt sau đùi rồi vào giữa khoeo chân.
- Nhánh 2 chạy xuống lƣng cách đƣờng giữa lƣng 3 thốn, chạy tiếp ở phía ngoài
mặt sau đùi đến hợp với nhánh thứ 1 ở giữa khoeo chân (Ủy trung).
Đƣờng kinh tiếp tục chạy xuống mặt sau cẳng chân, xuống phía sau mắt cá ngoài
(tại huyệt Côn lôn) rồi chạy dọc bờ ngoài mu bàn chân đến tận cùng ở góc ngoài gốc
móng chân thứ 5.
Đƣờng kinh Bàng quang ở vùng thắt lƣng có nhánh ngầm đi vào thận rồi đến Bàng
quang.

46
Y Học Cổ Truyền

7.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Bàng quang:


Có tất cả 67 huyệt trên đƣờng kinh Bàng quang.
1. Tình minh2. Toản trúc3. Mi xung 4. Khúc sai5. Ngũ xứ6. Thừa quan7. Thông
thiên8. Lạc khƣớc9. Ngọc chẩm10. Thiên trụ11. Đại trữ12. Phong môn13. Phế du14.
Quyết âm du15. Tâm du16. Đốc du17. Cách du18. Can du 19. Đởm du20. Tỳ du21. Vị
du22. Tam tiêu du23. Thận du24. Khí hải du25. Đại trƣờng du26. Quan nguyên du27.
Tiểu trƣờng du28. Bàng quang du29. Trung lữ du30. Bạch hoàn du31. Thƣợng liêu32.
Thứ liêu33. Trung liêu34. Hạ liêu35. Hội dƣơng36. Thừa phù37. Ân môn38. Phù
khích39. Ủy dƣơng40. Ủy trung41. Phụ phân42. Phách hộ43. Cao hoang44. Thần đƣờng
45. Y hy 46. Cách quan47. Hồn môn48. Dƣơng cƣơng49. Ý xá50. Vị thƣơng51. Hoang
môn52. Chí thất53. Bào hoang54. Trật biên55. Hợp dƣơng56. Thừa cân57. Thừa sơn58.
Phi dƣơng 59. Phụ dƣơng60. Côn lôn61. Bộc tham62. Thân mạch63. Kim môn64. Kinh
cốt65. Thúc cố66. Thông cốt67. Chí âm.
7.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 8, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng “xung đầu thống”, mắt đau nhƣ
muốn thoát ra ngoài, cổ gáy nhƣ bị gãy rời ra, cột sống bị đau, thắt lƣng nhƣ gãy, mấu

47
Y Học Cổ Truyền

chuyển lớn không thể co lại đƣợc, khoeo chân nhƣ kết lại, bắp chuối nhƣ nứt ra, ta gọi
đây là chứng “khỏa quyết”.
Đây là chứng “Sở sinh bệnh” chủ về cân: trĩ ngƣợc, cuồng điên tật, giữa đỉnh đầu
bị đau nhức, mắt vàng, chảy nƣớc mắt, chảy máu cam; tất cả từ cổ, gáy, lƣng, thắt lƣng,
xƣơng cùng, khoeo chân, chân đều đau nhức; ngón út không còn cảm giác.
“Thị động tắc bệnh xung đầu thống, mục tự thoát hạng nhƣ bạt, tích thống, yêu tự
chiết, bễ bất khả dĩ khúc, quắc nhƣ kết thuyện nhƣ liệt. Thị vi Khỏa quyết. Thị chủ cân Sở
sinh bệnh giả trĩ ngƣợc cuồng điên tật, đầu tín đỉnh thống, mục hoàng, lệ xuất, cừu nục,
hạng bối yêu cừu quắc thuyện cƣớc giai thống, tiểu chỉ bất dụng”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
Cảm giác nhƣ khí thƣợng nghịch gây nên đau đầu, mắt đau nhƣ muốn thoát ra
ngoài, cổ gáy nhƣ bị gãy rời ra, bị xoay vặn, đau cột sống, thắt lƣng đau nhƣ bị gãy,
không gập đƣợc gối, đau nhƣ bị đè nén ở hố nhƣợng chân, đau bắp chân nhƣ bị nứt, xé.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
Trĩ, sốt và lạnh run, điên cuồng, giữa đỉnh đầu bị đau nhức, mắt vàng, chảy nƣớc
mắt, chảy máu cam. Tất cả từ cổ, gáy, lƣng, thắt lƣng, xƣơng cùng, khoeo chân, chân đều
đau nhức, không cử động đƣợc ngón chân út.
8. KINH (TÚC THIẾU ÂM) THẬN
8.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ lòng bàn chân (Dũng tuyền), đi dọc dƣới xƣơng thuyền phía trong bàn
chân (Nhiên cốc) đến sau mắt cá trong rồi ngƣợc lên bắp chân đến khoeo chân giữa gân
cơ bán gân và gân cơ bán màng (Âm cốc). Đi tiếp lên mặt trong đùi. Ở bụng, đƣờng kinh
Thận chạy cách đƣờng giữa 1/2 thốn, ở ngực chạy cách đƣờng giữa 2 thốn và tận cùng ở
dƣới xƣơng đòn (Du phủ).
Từ nếp bẹn, kinh Thận có nhánh ngầm vào cột sống đoạn thắt lƣng, đến Thận rồi
đến Bàng quang. Từ Thận chạy tiếp đến Can, qua cơ hoành lên Phế dồn vào Tâm, chạy
tiếp theo họng, thanh quản và tận cùng ở cuống lƣỡi.

48
Y Học Cổ Truyền

8.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Thận:


Có tất cả 27 huyệt trên đƣờng kinh Thận.
1. Dũng tuyền2. Nhiên cốc3. Thái khê4. Đại chung5. Thủy tuyền6. Chiếu hải7.
Phục lƣu8. Giao tín9. Trúc tân10. Âm cốc11. Hoành cốt12. Đại hách 13. Khí huyệt14. Tứ
mãn15. Trung chú 16. Hoang du17. Thƣơng khúc 18. Thạch quan 19. Âm đô20. Thông
cốc21. U môn 22. Bộ lang23. Thần phong24. Linh khu 25. Thần tàng26. Hoắc trung27.
Du phủ
8.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 9, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng đói mà không muốn ăn, mặt
đen nhƣ dầu đen, lúc ho nhổ nƣớc bọt thấy có máu, suyễn nghe khò khè, ngồi xuống lại
muốn đứng lên, mắt lờ mờ nhƣ không thấy gì.
Tâm nhƣ bị treo lên, lúc nào cũng nhƣ đang bị đói. Khi nào khí bất túc thì sẽ dễ bị
sợ sệt …Tâm nhƣ hồi hộp, nhƣ sợcó ngƣời đang đến để bắt mình, ta gọi đây là chứng cốt
quyết.
Nếu bị bệnh Sở sinh chủ về Thận thì sẽ làm cho miệng bị nhiệt, lƣỡi bị khô, yết bị
sƣng thũng, bị chƣớng khí, cổ họng bị khô và đau nhức, bị phiền tâm, tâm bị thống, bị
hoàng đản, trƣờng phích, mép sau của vế trong và cột sống bị đau, chứng nuy quyết, thích
nằm, dƣới chân bị nhiệt và thống”.

49
Y Học Cổ Truyền

“Thị động tắc bệnh cơ bất dụng thực, diện nhƣ tất sài, khái thóa tắc hữu huyết, ới
ới nhi suyễn, tọa nhi dục khởi, mục hoang hoang nhƣ vô sở kiến. Tâm nhƣ huyền, nhƣợc
cơ trạng. Khí bất túc tắc thiện khủng. Tâm dịch dịch nhƣ nhân tƣơng bộ chi. Thị vi cốt
quyết. Thị chủ Thận Sở sinh bệnh giả, khẩu nhiệt thiệt can, yết thũng thƣớng khí ách can
cập thống, phiền tâm, tâm thống, hoàng đản, trƣờng phích, tích cổ nội hậu liêm thống,
nuy quyết, thị ngọa, túc hạ nhiệt nhi thống”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
Đói mà không muốn ăn, mặt đen nhƣ dầu đen, ho nhổ nƣớc bọt thấy có máu, thở
nhanh, khò khè, ngồi xuống lại muốn đứng lên, mắt mờ. Nếu Thận khí bất túc thì sẽ dễ bị
sợ sệt, hồi hộp, trống ngực … Ta gọi đây là chứng cốt quyết.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Họng nóng, khô lƣỡi, đau họng.
+ Lo lắng, đau vùng tim, hoàng đản, lỵ.
+ Đau lƣng, đau mặt trong đùi.
+ Chứng nuy quyết (chi bị liệt và lạnh).
+ Thích nằm, lòng bàn chân nóng và đau.
9. KINH (THỦ QUYẾT ÂM) TÂM BÀO
9.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ tâm bào xuyên qua cơ hoành đến liên lạc với tam tiêu (thƣợng tiêu,
trung tiêu, hạ tiêu). Từ Tâm bào đi ra cạnh sƣờn đến xuất hiện ngoài mặt da dƣới nếp
nách 3 thốn (tại huyệt Thiên trì: liên sƣờn 4, từ đƣờng giữa ra5 thốn), chạy vòng lên nách,
chạy xuống theo mặt trƣớc cánh tay giữa 2 kinh Phế và Tâm, đến bờ trong tấm gân cơ 2
đầu ở nếp khuỷu tay (Khúc trạch), chạy xuống cẳng tay giữa gân cơ gan bàn tay lớn và
gan bàn tay bé, chạy trong lòng bàn tay giữa xƣơng bàn ngón 3 và 4 và đến tận cùng ở
đầu ngón tay giữa.

50
Y Học Cổ Truyền

9.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Tâm bào:


Có tất cả 9 huyệt trên đƣờng kinh Tâm bào.
1. Thiên trì2. Thiên tuyền3. Khúc trạch4. Khích môn5. Giản sử6. Nội quan7. Đại
lăng8. Lao cung9. Trung xung.
9.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 10, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ làm cho lòng bàn tay bị nhiệt, cẳng tay và
khuỷu tay co quắp, nách bị sƣng.
Nếu bệnh nặng sẽ làm cho ngực và hông sƣờn bị tức đầy, trong tâm đập thình
thịch, mặt đỏ, mắt vàng, mừng vui cƣời không thôi.
Nếu là bệnh thuộc Sở sinh, chủ về mạch sẽ làm cho bị phiền tâm, tâm bị thống,
giữa gan bàn tay bị nhiệt.”
“Thị động tắc bệnh thủ tâm nhiệt, tý trửu luyến cấp, dịch thũng, thậm tắc hung hiếp
chi mãn. Tâm trung đạm đạm đại động, diện xích, mục hoàng, hỉ tiếu bất hƣu. Thị chủ
mạch sở sinh bệnh giả, phiền tâm, tâm thống, chƣởng trung nhiệt”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Lòng bàn tay nóng, cẳng tay và khuỷu tay co quắp, vùng nách bị sƣng.
+ Trƣờng hợp bệnh nặng: đau tức ngực và hông sƣờn, trống ngực, mặt đỏ, mắt
vàng, hay cƣời không thôi.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Lo lắng, đau vùng trƣớc tim, lòng bàn tay nóng.

10. KINH (THỦ THIẾU DƢƠNG) TAM TIÊU


10.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc trong gốc móng ngón tay thứ 4, đi dọc lên lƣng bàn tay giữa xƣơng
bàn ngón tay 4 và 5 lên cổ tay, đi giữa hai xƣơng quay và trụ lên cùi chỏ, đi dọc mặt sau
ngoài cánh tay lên vai rồi vào hố trên đòn. Từ hố trên đòn lên gáy đến sau tai, vòng dọc
theo rìa tai từ sau ra trƣớc tai rồi đến tận cùng ở đuôi lông mày (Ty trúc không).
Từ hố thƣợng đòn có nhánh ngầm đi vào Tâm bào và liên lạc với Tam tiêu. Từ sau
tai có nhánh ngầm đi vào trong tai rồi ra trƣớc tai.

51
Y Học Cổ Truyền

10.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Tam tiêu:


Có tất cả 23 huyệt trên đƣờng kinh Tam tiêu.

1. Quan xung2. Dịch môn3. Trung chữ4. Dương trì5. Ngoại quan6. Chi câu7. Hội
tông8. Tam dương lạc9. Tứ độc10. Thiên tỉnh11. Thanh lãnh uyên12. Tiêu lạc13.
Nhu hội14. Thiên liêu15. Kiên liêu16. Thiên dũ17. Ế phong18. Khế mạch19. Lư
tức20. Giác tôn21. Nhĩ môn22. Hòa liêu23. Ty trúc không.
10.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 11, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ làm cho tai điếc một cách ù ù, cổ họng sƣng
(thực quản), cổ họng tý (thanh quản). Nếu là bệnh thuộc Sơ sinh, chủ về khí sẽ làm cho
bệnh đổ mồ hôi, khoé mắt ngoài đau, má bị đau, phía sau tai, vai, cánh tay, khuỷutay, mặt
ngoài cánh tay đều đau nhức. Ngón tay áp út, phía ngón út không cảm giác”.
“Thị động tắc bệnh nhĩ lung, hồn hồn thuần thuần, ách thũng, hầu tý. Thị chủ khí
Sở sinh, mục nhuệ tý thống, giáp thống, nhĩ hậu, kiên, nao, trửu tý ngoại giai thống, tiểu
chỉ, thứ chỉ bất dụng”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Ù tai, điếc tai, sƣng đau họng.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Hay đổ mồ hôi, khoé mắt ngoài đau, má bị đau, đau ở góc hàm.
+ Phía sau tai, vai, cánh tay, cùi chỏ, mặt ngoài cánh tay đều đau nhức.
+ Khó cử động ngón tay áp út và ngón út.
11. KINH (TÚC THIẾU DƢƠNG) ĐỞM
11.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ đuôi mắt, lên góc trán vòng xuống sau tai, vòng từ sau đầu ra trƣớc trán,
vòng trở lại gáy đi dọc cổ xuống mặt trƣớc vai vào hố trên đòn rồi xuống nách, chạy

52
Y Học Cổ Truyền

xuống theo vùng hông sƣờn đến mấu chuyển lớn, tiếp tục đi xuống theo mặt ngoài đùi,
đến bờ ngoài khớp gối, xuống cẳng chân chạy trƣớc ngoài xƣơng mác, trƣớc mắt cá
ngoài, chạy tiếp trên lƣng bàn chân giữa xƣơng bàn ngón 4 và 5 và tận cùng ở góc ngoài
gốc móng thứ 4.
Từ đuôi mắt có nhánh ngầm đi xuống hố thƣợng đòn, vào trong ngực liên lạc với
Can - Đởm rồi xuống tiếp vùng bẹn để đến nối với nhánh bên ngoài ở mấu chuyển lớn.

11.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Đởm:


Có tất cả 44 huyệt trên đƣờng kinh Đởm.
1. Đồng tử liêu 2. Thính hội3. Thượng quan 4. Hàm yến5. Huyền lư 6. Huyền ly 7.
Khúc tân 8. Suất cốc 9. Thiên xung 10. Phù bạch 11. Khiếu âm 12. Hoàn cốt 13. Bản
thần14. Dương bạch 15. Đầu lâm khấp 16. Mục song17. Chính doanh18. Thừa linh 19.
Não không20. Phong trì 21. Kiên tỉnh 22. Uyên dịch23. Trấp cân24. Nhật nguyệt 25. Kinh
môn26. Đới mạch27. Ngũ xu28. Duy đạo29. Cự liêu30. Hoàn khiêu 31. Phong thị 32.
Trung độc33. Tất dương quan34. Dương lăng tuyền35. Dương giao 36. Ngoại khâu37.
Quang minh 38. Dương phụ39. Tuyệt cốt40. Khâu khư41. Túc lâm khấp 42. Địa ngũ
hội43. Hiệp khê44. Túc khiếu âm.
11.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 12, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ làm cho miệng đắng, thƣờng hay thở mạnh,
tâm và hông sƣờn đau, khó xoay trở. Nếu bệnh nặng hơn thì mặt nhƣ đóng lớp bụi mỏng,
thân thể không nhuận trơn, phía ngoài bàn chân lại nóng. Đây gọi là chứng dƣơng quyết.
Nếu là bệnh thuộc Sở sinh chủ về cốt sẽ làm cho đầu nhức, hàm nhức, khoé mắt ngoài
nhức, vùng khuyết bồn bị sƣng thũng và đau nhức, dƣới nách bị sƣng thũng, chứng ung

53
Y Học Cổ Truyền

thƣ mã hiệp anh, mồ hôi ra, sốt rét, chấn hàn; ngực hông sƣờn, mấu chuyển lớn, phía
ngoài đầu gối cho đến cẳng chân, phía ngoài xƣơng tuyệt cốt, mắt cá ngoài và các đốt
xƣơng, tất cả đều bị đau nhức. Ngón chân áp út không còn cảm giác.
“Thị động tắc bệnh khẩu thổ, thiện thái tức. Tâm hiếp thống, bất năng chuyển trắc,
thậm tắc diện vi hữu trần, thể vô cao trạch, túc ngoại phản nhiệt, thị vi dƣơng quyết. Thị
chủ cốt Sở sinh bệnh giả, đầu thống, hàm thống, mục nhuệ tý thống, khuyết bồn trung
thũng thống, dịch hạ thũng, mã đao hiệp anh, hạn xuất chấn hàn ngƣợc, hung hiếp lặc bễ
tất ngoại chí hình tuyệt cốt ngoại khỏa tiền cập chƣ tiết giai thống. Tiểu chỉ, thứ chỉ bất
dụng‟‟.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Miệng đắng, thƣờng hay thở dài.
+ Vùng ngực và hông sƣờn đau, khó xoay trở.
+ Trƣờng hợp bệnh nặng: mặt nhƣ đóng lớp bụi mỏng, da khô mất nƣớc, thân thể
không nhuận trơn, cảm giác nóng ở mặt ngoài chân, đây gọi là chứng dƣơng quyết.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Đau đầu nhức, đau vùng dƣới cằm, đau khoé mắt ngoài, hố trên đòn sƣng và đau
nhức, vùng dƣới nách sƣng đau, hạch nách.
+ Hay ra mồ hôi, sốt rét.
+ Đau vùng ngực, hông sƣờn.
+ Đau ở mấu chuyển lớn xƣơng đùi, đau phía ngoài đầu gối cho đến phía ngoài
cẳng chân, đau mắt cá ngoài.
+ Không cử động đƣợc ngón chân áp út.
12. KINH (TÚC QUYẾT ÂM) CAN
12.1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc ngoài gốc móng chân cái, chạy dọc trên lƣng bàn chân giữa xƣơng
bàn ngón 1 và 2 rồi đến trƣớc mắt cá trong, lên mặt trong cẳng chân giao với kinh Tỳ rồi
bắt chéo ra sau kinh này, lên mặt trong khoeo chân bên ngoài gân cơ bán màng, chạy tiếp
lên mặt trong đùi đến nếp bẹn, vòng quanh bộ sinh dục ngoài lên bụng dƣới và tận cùng ở
hông sƣờn (Kỳ môn).
Từ đây có nhánh ngầm đi vào trong đến Can Đởm rồi vào Phế, xuyên cơ hoành lên
phân bố ở cạnh sƣờn, đi dọc theo sau khí quản, thanh quản rồi lên vòm họng, lên nối với
quanh mắt rồi chia làm 2 nhánh:
+ Một nhánh lên hội với Đốc mạch ở giữa đỉnh đầu (Bách hội).
+ Một nhánh xuống má vào vòng trong môi.

54
Y Học Cổ Truyền

12.2. Các huyệt trên đƣờng kinh Can:


Có tất cả 14 huyệt trên đƣờng kinh Can.
1. Đại đôn2. Hành gian3. Thái xung4. Trung phong5. Lãi câu6. Trung đô 7. Tất
quan8. Khúc tuyền9. Âm bao10. Túc ngũ lý11. Âm liêm12. Cấp mạch 13. Chương môn14.
Kỳ môn.
12.3. Biểu hiện bệnh lý:
Đoạn 13, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:
“Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ làm cho đau lƣng đến không cúi ngửa ra đƣợc.
Ở đàn ông sẽ có chứng đồi sán; ở đàn bà sẽ có chứng thiếu phúc bị sƣng thũng. Nếu bệnh
nặng sẽ làm cho cổ họng bị khô, mặt nhƣ đóng lớp bụi và thất sắc. Nếu là bệnh thuộc Sở
sinh thuộc can sẽ làm cho ngực bị đầy, ói nghịch, xôn tiết, hồ sán, đái dầm, bí đái”.
“Thị động tắc bệnh yêu thống, bất khả dĩ phủ ngƣỡng. Trƣợng phu đồi sán, phụ
nhân thiếu phúc thũng, thậm tắc ách can, diện trần thoát sắc. Thị can Sở sinh bệnh giả,
hung mãn ẩu nghịch, xôn tiết, hồ sán, di niệu, bế lung”.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài:
+ Đau lƣng không cúi ngửa đƣợc, đàn ông sẽ có chứng đồi sán (co thụt và sa bìu);
đàn bà sẽ có chứng bụng dƣới bị sƣng thũng.
+ Trƣờng hợp bệnh nặng: cổ họng khô, mặt nhƣ đóng lớp bụi và thất sắc.
- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong:
+ Ngực bị tức đầy, ói mửa, cảm giác nhƣ khí nghịch lên trên.
+ Tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.
+ Co thụt và sa bìu.
+ Đái dầm, bí đái, đái khó.

55
Y Học Cổ Truyền

TỨ CHẨN
MỤC TIÊU
Trình bày được các phương pháp chẩn đoán bệnh theo YHCT.

ĐẠI CƢƠNG
Chẩn đoán học đông y gồm 2 phần chính: khai thác triệu chứng bệnh bằng 4
phƣơng pháp vọng văn vấn thiết gọi là tứ chẩn, quy nạp các triệu chứng thành 8 hội
chứng bệnh chính gọi là bát cƣơng. Từ những tƣ liệu của 2 phần trên triển khai sâu hơn đi
tới các chẩn đoán bệnh danh, kinh lạc, tạng phủ, khí huyết..
1. Vọng chẩn:
Vọng chẩn là trông ngƣời chẩn đoán, khác với quan sát, nhìn, thấy…vọng chẩn là
hình thức nhìn có tƣ duy cao, cái nhìn có so sánh, đánh giá nhƣng không bị mặc định,
định kiến để tìm hiểu bản chất của bệnh tật. Vọng chẩn chủ yếu bằng mắt.
Vọng thần cho biết trạng thái tinh thần ngƣời bệnh, thần cho giá trị tiên lƣợng. Thần
tốt tiên lƣợng khả quan, thần xấu tiên lƣợng kém, dè dặt. Thần biểu hiện ở phong độ, đi
lại, dáng đứng, bƣớc đi, khả năng tỉnh táo trong giao tiếp, độ cảm ứng và phản ứng với
hoàn cảnh. "Thần xuất ta mắt, nhắm mắt vào thần nhập vào tâm", nên vọng thần chú ý
vào con mắt, sự lanh lợi của con ngƣơi. Con ngƣời sáng, ánh mắt linh động, con ngƣơi
linh hoạt là thần tốt, ngƣợc lại là thần kém.
Vọng sắc: Màu sắc da bất thƣờng cho biết định hƣớng bệnh, màu vàng bệnh tạng
tỳ, màu xanh bệnh tạng can, màu đỏ bệnh tạng tâm, màu đen bệnh tạng thận, màu trắng
bệch bệnh tạng phế.
Hình dáng gầy thƣờng nhiệt, béo phì nhiều đàm, hay ngồi lâu hại khí, hay đứng lâu
hại thận, nằm lâu khí huyết không lƣu thông, dáng đi tập tễnh có tật chân, dáng đi vạt tép
do liệt nửa thân đang phục hồi…
Chất lƣỡi: Chất lƣỡi màu đỏ rực là nhiệt mạnh, đỏ bóng là âm hƣ cực độ nguy cơ
vong âm vong dƣơng. Chất lƣỡi màu nhạt bệch là hiện tƣợng thiếu máu và hƣ hàn.
Rêu lƣỡi: Rêu lƣỡi màu vàng là nhiệt, vàng ƣớt thấp nhiệt, vàng khô thực nhiệt,
vàng bẩn nhiệt độc. Rêu lƣỡi màu trắng hƣ hàn, trắng dày hàn nhiều trắng mỏng hàn ít,
không rêu là vị âm hƣ. Lƣỡi đen dù ƣớt hay khô đều tiên lƣợng dè dặt.
Môi nhợt nhạt là kém ăn, thiếu máu, môi miệng bị viêm nhiệt là do phủ vị bị
nhiệt…
Run chân tay là can huyết hƣ, đi đứng không vững là can thận suy yếu, ăn hai uể
oải là tỳ hƣ…
2. Văn chẩn là nghe ngửi:
Nghe âm thanh phát ra bởi ngƣời bệnh nhƣ tiếng bƣớc đi, tiếng nói, ho, tiếng thở,
tiếng rên, tiếng nôn mửa, tiếng cựa mình, tiếng trung đại tiện…để định thực hƣ.

56
Y Học Cổ Truyền

Ngửi mùi ngƣời bệnh, mùi gƣờng bệnh, mùi các chất thải để tiên lƣơng tốt xấu.
3. Vấn chẩn là hỏi bệnh:
Hỏi ngày bị bệnh nắng hay mƣa, ẩm hay khô, nhiều gió không, có lạnh không để
định hƣớng bệnh hàn hay nhiệt, táo hay thấp…
Hỏi bệnh cũ, hỏi thổ ngơi, sinh hoạt khởi cƣ…
Hỏi hàn nhiệt: ƣa nóng ấm hay mát lạnh, có dùng quạt không, có đắp chăn bông
không, đắp chăn có thò chân ra ngoài không…
Hỏi thức ăn: ƣa ăn thức ăn nóng hay ăn nguội, ăn đò nóng nhƣ gừng cay, ớt, hạt
tiêu hay thích hoa quả mát.
Hỏi mồi hôi: tự ra mồi hôi là tự hãn dƣơng khí hƣ, ra mồ hôi trộm là đạo hãn do
âm hƣ, ra mồi hôi nhƣ tắm là vong dƣơng, ra mồi hôi nhiều, dính nhớt là vong âm.
Hỏi đau: Đau đầu trƣớc trán là kinh dƣơng minh, đau thái dƣơng là thiếu dƣơng,
đau sau gáy là kinh thái dƣơng, đau đỉnh đầu là kinh can, đau bó thắt quanh đầu là kinh
tỳ. Đau trƣớc ngực là húng tý tâm thống, đau mạng sƣờn là kinh can, mụn nhọt dau lƣng
là hậu bối..
Hỏi sức ăn: đói không ăn đƣợc là do vị, ăn đƣợc nhƣng không muốn ăn là do tạng
tỳ, ăn mau đói là vị nhiệt, lâu đói, ăn kém là tỳ hƣ.
Hỏi giấc ngủ: ngủ giạt mình do can, mê man, nói mơ do tâm, ngủ kém bồn chồn
thổn thức là tâm âm hƣ nội nhiệt…rối loạn giấc ngủ chủ yếu do tâm hoặc biểu hiện ở tâm.
Hỏi đại tiện: Phân nát nhƣ phân vịt là tỳ hƣ hàn, đại tràng thấp hàn, phân táo bón
kéo dài là âm hƣ, ngồi nhiều ít vận động táo bón là khí hƣ, ngƣời già yếu dƣơng hƣ cũng
có thể táo bón hoặc ỉa chảy.
Hỏi tiểu tiện: Đái đêm nhiều lần là thận dƣơng hƣ, thận khí kém, đái lắt nhắt là
thấp nhiệt, đái đục là trọc lâm do dƣỡng chấp hoặc do sỏi tiết niệu.
Hỏi sinh lý tình dục: xuất tinh sớm, di mộng tinh là thận âm hoặc thận dƣơng hƣ,
liệt dục hoàn toàn thƣờng do thận dƣơng tổn thƣơng, lãnh cảm nữ do tâm thần hoặc do
thận suy hƣ.
Hỏi thêm về tai nạn, sinh đẻ, tiểu sản, kinh nguyêt. Kinh nguyệt muộn kỳ có thể có
thai hay huyết hƣ, kinh huyết cục tím bầm do huyết nhiệt, sắc kinh loãng đen hàn thịnh,
hành kinh đau bụng, căng ngực là can uất…
4. Thiết chẩn: Thiết chẩn là xem mạch, có nhiều vị trí xem mạch nhƣng thông dụng nhất
là xem mạch thốn khẩu.
Thốn khẩu năm trên rãnh động mạch quay, đƣợc chia thành 3 bộ là thốn, quan,
xích.
Xác định vị trí của 3 bộ:
Ngang với mỏm trâm xƣơng trụ là bộ quan, lui về phía bàn tay là bộ thốn , lui về
phía cẳng tay là bộ xích. Khoảng cách giữ các bộ tùy tùy theo tay của ngƣời dài hoặc
ngắn, nói chung là cách nhau một khoát ngón tay.

57
Y Học Cổ Truyền

Ý nghĩa từng bộ vị:


+ Tay phải thuộc khí, tay trái thuộc huyết.
+ Bộ thốn phải quan hệ Phế - Đại trƣờng.
+ Bộ quan phải quan hệ Tỳ- Vị.
+ Bộ xích phải quan hệ Thận dƣơng.
+ Bộ thốn trái quan hệ Tâm - Tiểu trƣờng
+ Bộ quan trái quan hệ Can - Đởm
+ Bộ xích trái quan hệ Thận âm.
Mạch phù chạy nổi ngay dƣới da, đặt nhẹ tay đã thấy, ấn sâu mạch nhƣ yếu dần,
nhấc tay lên mạch lại mạnh dần. Mạch phù chủ bệnh ở biểu.
Mạch trầm ấn sát xƣơng mới thấy mạch đập, trầm chủ bệnh ở lý, trầm có lực là lý
thực, trầm vô lực là lý hƣ.
Mạch trì mạch chậm < 60 lần/phút, mạch trì chủ chứng hàn.
Mạch sác trên 80 lần / phút, sác chủ chứng nhiệt
Mạch hoạt đi lại trơn tru lƣu lợi, hoạt chủ chứng có thai.
Mạch sáp đi lại sáp sít nhƣ có sƣ cản trở, trì trệ, sáp chủ về khí trệ huyết ứ.
Ngoài ra còn sờ nắn, xem xét ngực bụng, khối u, tình trạng phù thũng…

58
Y Học Cổ Truyền

BÁT CƢƠNG
MỤC TIÊU

Trình bày được các phương pháp chẩn đoán bệnh theo YHCT.
NỘI DUNG

Là sự quy về hội chứng từ các tài liệu thu đƣợc qua tứ chẩn.
1. Hai cƣơng biểu lý:
Biểu chứng là chỉ chứng bệnh còn lƣu trú tại biểu hoặc bệnh mới mắc do ngoại tà
với biểu hiện mạch phù sơ gió, sợ lạnh…
Lý chứng là chỉ bệnh đã ở trong sâu của cơ thể nhƣ nội tạng, rối loạn cấu tạo máu,
rối lọan cấu trúc của cơ thể, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn phát, biến chứng…
2. Hai cƣơng hàn nhiệt:
Hàn chứng biểu hiện của nguyên nhân bệnh do nội hàn hoặc ngoại hàn, hoặc do
dƣơng hƣ sinh hàn: Sợ lạnh, rêu lƣỡi trắng, tay chân lạnh, phân lỏng nát, tiểu nhiều trong,
thời tiết lạnh bệnh tăng, mạch trì.
Nhiệt chứng: Biểu hiện bệnh do nội nhiệt, ngoại nhiệt: Sợ nóng, rêu lƣỡi vàng,
phân táo bón, tiểu ít đỏ, trời nóng bệnh tăng, mạch sác.
3. Hai cƣơng thực hƣ:
Thực chứng ngƣời bệnh còn khỏe mạch có lực, bệnh mới mắc trên những ngƣời có
thể chất tốt.
Hƣ chứng ngƣời bệnh đuối sức, mạch vô lực, bệnh mắc đã lâu trên ngƣời già, thể
chất yếu.
4. Hai cƣơng âm-dƣơng:
Âm chứng thƣờng do lý hƣ hàn hình thành
Dƣơng chứng do biểu thực nhiệt mà thành.
5. Những trƣờng hợp bất thƣờng cần lƣu ý:
Bán biểu bán lý do bệnh chƣa vào hẳn trong phần lý nhƣng cũng không còn ở biểu,
gây triệu chứng hàn nhiệt vãng lai.
Thƣợng hàn hạ nhiệt, thƣợng nhiệt hạ hàn gây khó khăn trong chẩn đoán.
Chân nhiệt giả hàn, chân hàn giả nhiệt cần có phân biệt bản chất và hiện tƣợng.
Thực hƣ thác tạp trong thực có hƣ, trong hƣ có thực, điều trị cần công bổ kiêm thi.

59
Y Học Cổ Truyền

BÁT PHÁP
MỤC TIÊU
Trình bày được tám cương lĩnh dùng chẩn đoán trong YHCT

NỘI DUNG
Bát pháp là 8 phƣơng pháp dùng thuốc uống trong y học cổ truyền gồm: Hản, Thổ,
Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ.
1. HÃN PHÁP: (Làm cho ra mồ hôi).
Là phƣơng pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi đƣa các tác nhân
gây bệnh ra ngoài, khi bệnh còn ở biểu phận. Trên lâm sàng hay dùng để chữa các bệnh
ngoại cảm do phong hàn thấp nhiệt.
+ Phát tán phong hàn
+ Phát tán phong nhiệt
+ Phát tán phong thấp.
Chống chỉ định: khi bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mất máu, mùa hè không nên cho ra
mồ hôi nhiều.
2. THỔ PHÁP: (Gây nôn).
Dùng các vị thuốc để gây nôn khi ngộ độc thức ăn, thức uống, thuốc độc.v.v.. Lúc
bệnh còn ở thƣợng tiêu.
Phƣơng pháp này ít dùng trên lâm sàng.
3. HẠ PHÁP: (Tẩy xổ, nhuận trƣờng).
Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trƣờng để đƣa các chất ứ động ra
ngoài bằng đƣờng đại tiện nhƣ : phân táo, huyết ứ, đàm ứ.v.v..
Chỉ dùng phƣơng này khi bệnh thuộc về thực chứng. Gồm có các cách:
+ Ôn hạ: Dùng các vị thuốc xổ có tính cay ấm nhƣ bả đậu để tẩy hàn tích.
+ Nhuận hạ: Dùng các vị thuốc có tính chất xổ nhẹ nhuận trƣờng nhƣ: mồng tơi,
rau muống.
+ Hàn hạ: Dùng các vị thuốc có tính lạnh nhƣ : Ðại hoàng, phát tiêu để tẩy nhiệt
tích.
+ Công hạ: Dùng các vị thuốc có tính chất xổ mạnh nhƣ : lƣ hội, tả diệo để trừ thực
tích hạ tiêu.
+ Phù chính công hạ: Cũng dùng thuốc xổ mạnh nhƣng vì tỳ vị hƣ yếu nên phai
phối hợp với thuốc kiện tỳ.
Chống chỉ định : khi bệnh còn ở biểu, sốt mà không táo, ngƣời già yếu, phụ nữ có
thai hay sản hậu.

60
Y Học Cổ Truyền

4. HOÀ PHÁP: (Hoà hoãn)


Dùng chữa các bệnh ngoại cảm còn bán biểu bán lý. Hàn nhiệt vãng lai không giải
biểu đƣợc không thanh lý đƣợc, các bệnh rối loạn sự tƣơng sinh tƣơng khắc của Tạng
Phủ, một số bệnh do sang chấn tinh thần.
Trên lâm sàng thƣờng dùng chữa một số bệnh nhƣ: Cảm mạo, lúc nóng lúc lạnh,
rối loạn chức năng Can Tỳ, rối loạn kinh nguyệt.
Chống chỉ định: Không dùng khi bệnh còn ở biểu hay vào lý.
5. THANH PHÁP: ( Làm cho mát ).
Dùng các vị thuốc mát để làm hạ sốt khi tà khí đã vào lý phận. Trên lâm sàng
thƣờng dùng 3 cách:
+ Thanh nhiệt lƣơng huyết: Dùng các vị thuốc mát huyết nhƣ: Huỳnh liên, huỳnh
bá, huỳnh cầm.
+ Thanh nhiệt tả hoả: Dùng các vị thuốc để trừ hoả nhiệt nhƣ: Huyền sâm, sinh địa,
thạch cao.
+ Thanh nhiệt giải độc: Dùng các vị thuốc để giải nhiệt độc nhƣ: Kim ngân hoa,
Bồ công anh, Chi tử, Nhân Trần.
Chú ý: Dùng thận trọng trong trƣờng hợp Tỳ Vị hƣ hàn, tiêu chảy kéo dài.
6. ÔN PHÁP: ( Làm ấm nóng )
Dùng các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hƣ hàn, quyết lảnh hồi dƣơng cứu
nghịch. Trên lâm sàng thƣờng dùng các vị thuốc nhƣ: Nhân sâm, Phụ tử, Nhục quế, Sanh
cƣơng.
7. TIÊU PHÁP: ( Làm cho tan )
Dùng để phá tan các chứng ngƣng trệ, ứ đọng do hiện tƣợng ứ huyết. Ứ nƣớc do
khí trệ gây ra. Trên lâm sàng thƣờng dùng các cách nhƣ :
+ Tiêu đạo: Dùng Hƣơng phụ, Sa nhân để chữa đầy hơi, khí uất.
+ Tiêu thũng: Dùng các vị nhƣ:Ý dỉ, Phục linh, Mã đề, Mộc thông để lợi tiểu khi bị
thuỷ thũng .
+ Tiêu ứ: Dùng các vị thuốc nhƣ: Ðơn sâm, Hồng hoa, Tô mộc, Ðào nhơn để trị
các chứng ứ huyết.
+ Tiêu tích: Dùng các vị thuốc nhƣ: Miết giáp, Tạo giác thích, để trị các chứng ung
nhọt, kết hạch.
Chống chỉ định : Không nên dùng trong trƣờng hợp ngƣời có thai. Vì đây là
phƣơng pháp chữa triệu chứng nên cần phối hợp với các vị thuốc chữa nguyên nhân.
8. BỔ PHÁP: ( Bồi dƣỡng cơ thể )
Dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị
giảm sút gọi là chính khí hƣ. Nhằm mục đích nâng cao thể trạng và giúp cho cơ thể thắng
đƣợc tác nhân gây bệnh.

61
Y Học Cổ Truyền

Trên lâm sàng thƣờng sử dung 4 nhóm chính :


+ Bổ Âm: Thƣờng dùng thang Lục vị hoàn để chữa chứng Thận âm hƣ.
+ Bổ dƣơng: Thƣờng dùng thang Bát vị hoàn để chữa chứng Thận dƣơng hƣ.
+ Bổ Khí: Thƣờng dùng thang Tứ quân để chữa hội chứng suy nhƣợc toàn thân.
+ Bổ huyết: Thƣờng dùng thang Tứ vật để chữa các chứng: Bần huyết, mất huyết.
Ngoài bốn phƣơng thức trên ngƣời ta còn dùng phép bổ trực tiếp các tạng phủ nhƣ:
Phế hƣ bổ Phế, Tỳ hƣ bổ Tỳ hoặc Tâm hƣ bổ Tâm hoặc theo phƣơng thức bổ mẹ sinh con

62
Y Học Cổ Truyền

CẢM CÚM
MỤC TIÊU
1. Trình bày các thể lâm sàng, phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng
thuốc của Cảm cúm.
2. Nêu được các phương pháp phòng bệnh.
I.ĐẠI CƢƠNG
Cảm cúm Đông y gọi thƣơng phong. Nguyên nhân chính là do bộ máy hô hấp kém
khả năng lọc sạch không khí, nên vi khuẩn, virut trong không khí thâm nhập cơ thể khi
sức đề kháng sút kém hoặc bị viêm niêm mạc mũi, họng, amidan... mà xuất hiện cảm
cúm. Để chữa cảm cúm, trong Đông y có nhiều phƣơng pháp nhƣ xoa bóp, đánh gió,
xông hơi, trích máu, châm cứu...
Theo y học hiện đại cảm là một chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến, nguyên nhân do
cảm nhiễm các loại virut khác nhau; cảm có thể chia ra cảm thông thƣờng và cúm. Cảm
thông thƣờng là một chứng bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đƣờng hô hấp trên, thƣờng do
virut gây ra. Những biểu hiện lâm sàng bao gồm: hắt hơi, ngạt mũi và chảy nƣớc mũi, khô
rát họng sau đó đau họng, khản tiếng, ho khan, mệt mỏi...
Cúm là do virut cúm gây, là bệnh viêm nhiễm cấp tính rất hay lây. Biểu hiện ngƣời
ớn lạnh đột ngột rồi sốt cao 39 0C hoặc kèm theo nhức đầu nhiều, đau mỏi tứ chi, đau
lƣng, toàn thân mệt mỏi...
II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đông y chia cảm thành hai thể: cảm hàn (phong hàn) và cảm nhiệt (phong nhiệt).
Tùy biểu hiện mà dùng bài thuốc hay phƣơng pháp thích hợp.
1.Cảm hàn (phong hàn):
Triệu chứng: sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu
lƣỡi trắng mỏng.
Bài thuốc: tía tô (cả lá và cành) 12g, trần bì (vỏ quýt) 6g, hƣơng phụ 12g, gừng 6g,
cam thảo nam 6g. Đổ 400ml nƣớc, sắc còn 200ml, uống lúc nóng cho ra mồ hôi. Uống từ
1 đến 3 thang.
Nếu có đầy bụng, buồn nôn cho thêm hoắc hƣơng 12g, hậu phác 12g. Trẻ em uống
1/3 - 2/3 liều ngƣời lớn, tùy tuổi.
Châm cứu: Nghinh hƣơng, Ấn đƣờng, Thái dƣơng, Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc.
2.Cảm nhiệt (phong nhiệt):
Triệu chứng: sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô, ra mồ hôi, ho có
đờm, đau lƣng, miệng khô, khát, nƣớc tiểu vàng, rêu lƣỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.

63
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc: bạc hà 8g, kim ngân hoa 12g, lá tre 20g, cam thảo nam 12g, kinh giới
12g. Đổ 400ml nƣớc sắc còn 200ml để nguội rồi uống. Uống 1 - 3 thang.
Châm cứu: Nhƣ trên
Phƣơng pháp xông hơi (nồi lá xông): Dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt,
nguyên liệu gồm có: lá bƣởi, cúc tần, hƣơng nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ 1
nắm bằng nhau cho vào nồi đổ ngập nƣớc, đậy vung thật kín, đun sôi vài phút rồi xông.
Khi xông trùm chăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh
nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì thôi, không đƣợc kéo dài; sau khi xông nên ăn
cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt.
Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ
dƣới 7 tuổi, ngƣời già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt, ngƣời mất máu, mất
nƣớc nặng.
Phƣơng pháp đánh gió: dùng cho cả cảm hàn và cảm nhiệt. Phƣơng pháp đánh gió
có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chƣa tổn thƣơng tạng phủ nghĩa là bệnh còn ở
biểu. Nguyên liệu dùng để đánh gió có thể lựa chọn nhƣ sau:
+ Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc.
+ Gừng tƣơi (củ) + tóc rối + rƣợu 40o.
+ Lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa).
Kỹ thuật đánh: bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, ngƣời đánh gió đứng bên cạnh hay
phía sau ngƣời bệnh.
Nguyên liệu đánh gió chọn một trong các nguyên liệu trên tùy theo trong nhà sẵn
có.
Gừng tƣơi 50g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng
bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rƣợu, sau đó chà xát hai bên
cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lƣng và thắt lƣng, rƣợu
khô lại tẩm tiếp và xát nhƣ vậy khoảng 10 - 20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi
đỏ).
Hoặc: Trứng gà luộc chín bóc bỏ vỏ rồi lấy lòng trắng trứng cho bấm bạc (đồng
bạc) vào giữa, (lòng trắng bọc xung quanh), ngoài cùng bọc vải mỏng hoặc khăn mùi xoa
rồi tiến hành đánh nhƣ trên. Phƣơng pháp này hay dùng đánh gió cho trẻ em.
Lá trầu không và dầu hoả cũng làm nhƣ trên.
Phƣơng pháp xoa bóp: Dùng cho thể bệnh nhẹ.
+ Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa vuốt từ giữa trán
sang hai bên đến tận huyệt thái dƣơng, làm 30 lần.
+ Vuốt ấn đƣờng: dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ và ngón giữa vuốt từ ấn
đƣờng lên đỉnh trán 30 lần.

64
Y Học Cổ Truyền

+ Day huyệt nghinh hƣơng: dùng hai đầu ngón tay giữa day vào huyệt nghinh
hƣơng khoảng 50 lần. Day huyệt thái dƣơng: dùng 2 ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào
huyệt thái dƣơng. Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt, day đi day lại, không
để móng tay sắc tránh tổn thƣơng da.
+ Day huyệt phong trì: dùng 2 ngón tay cái day ấn vào huyệt phong trì 15 lần.
+ Day huyệt khúc trì: dùng ngón cái tay phải day huyệt khúc trì ở tay trái rồi đổi
tay trái để day huyệt bên tay phải, mỗi bên 30 lần.
+ Bấm huyệt hợp cốc: dùng ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa tay phải bấm vào
huyệt hợp cốc ở tay trái rồi đổi tay trái bấm hợp cốc ở tay phải.
Chú ý: Khi bấm, động tác tay bấm theo nhịp một mạnh, một nhẹ, lực bấm vừa
phải, từ nhẹ đến mạnh. Dù là day bấm hay vuốt vào huyệt vị, nếu cảm thấy rát, sƣng, đau,
tê thì dừng lại. Ngoài ra ngƣời bệnh cần đƣợc nghỉ ngơi, uống đủ nƣớc và uống thuốc
cảm.
Phòng bệnh:
Bệnh hay mắc khi thời tiết thay đổi nhất là khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì vậy để
phòng cần giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang khi đi ra đƣờng để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở
có dịch cúm cần phòng bệnh bằng cách:
+ Uống rƣợu tỏi: 100g tỏi giã nát ngâm với nửa lít rƣợu 60 độ, ngâm trong 2 ngày,
lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20 - 30 giọt với nƣớc lọc. Không dùng cho
trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
+ Nhỏ mũi bằng nƣớc tỏi: nƣớc sôi để nguội hoà với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha từ
10 - 15 giọt nƣớc), lọc nƣớc trong, nhỏ vào mũi. Không dùng cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên
cho ngửi).

65
Y Học Cổ Truyền

HỘI CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA


MỤC TIÊU

1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân gây bệnh hội chứng đau thần kinh tọa.
2. Trình bày triệu chứng chẩn đoán và điều trị hội chứng đau thần kinh tọa theo
YHCT.
3. Nêu các phương pháp phòng bệnh.

I. ĐẠI CƢƠNG
Đau dây thần kinh tọa đƣợc định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm
chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân
thƣờng do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Đau dây thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là do những tổn
thƣơng ở cột sống thắt lƣng. Năm 1928, một nguyên nhân mới đã đƣợc phát hiện đã làm
thay đổi hẳn khái niệm về nguyên nhân gây bệnh, đó là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lƣng.
II. DỊCH TỄ HỌC
Bệnh thƣờng gặp ở lứa tuổi 30 - 60.
Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần.
Đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhƣng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm
(chiếm 60 - 90% theo nhiều tác giả, 75% theo Castaigne. P).
III. NGUYÊN NHÂN
3.1. Theo y học hiện đại
Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Để dễ vận dụng trong thực hành,
ngƣời ta sắp xếp:
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nhóm nguyên nhân thƣờng gặp nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất
trong các loại nguyên nhân khác.
Các bất thƣờng cột sống thắt lƣng cùng :
+ Mắc phải: viêm nhiễm tại chỗ (do bị lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc nhƣ chì, tiểu
đƣờng …), di căn cột sống (K tiền liệt tuyến, K vú, u vùng chậu nhỏ, u buồng trứng…).
+ Bẩm sinh: nhiều tác giả cho rằng trƣớc khi chẩn đoán nguyên nhân đau dây thần
kinh tọa do các dị tật bẩm sinh, cần phải loại trừ thoát vị đĩa đệm và chỉ xem các dị tật chỉ
là yếu tố thuận lợi.
Các nguyên nhân trong ống sống: U tủy và u màng tủy, viêm màng nhện tủy khu
trú, abcès ngoài màng cứng vùng thắt lƣng.

66
Y Học Cổ Truyền

Một số nguyên nhân hiếm: Khó chẩn đoán, thƣờng chỉ xác định đƣợc sau phẫu
thuật nhƣ dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng, rễ
thần kinh thắt lƣng L5 hoặc cùng S1 to hơn bình thƣờng.
3.2. Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã đƣợc mô tả trong các
bệnh danh “Tọa điến phong”, “Tọa cốt phong”, “Phong” trong hội chứng bệnh lý này
nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.
Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên hội
chứng đau dây thần kinh tọa có thể đƣợc tìm hiểu thêm trong phạm trù của chứng “Tý”
hoặc “Thống” (tùy theo nguyên nhân gây bệnh).
Nguyên nhân gây bệnh:
+ Ngoại nhân: Thƣờng là phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt thừa lúc tấu lý
sơ hở xâm nhập vào các kinh Bàng quang và Đởm.
+ Bất nội ngoại nhân: Những chấn thƣơng (vi chấn thƣơng) ở cột sống (đĩa đệm)
làm huyết ứ lại ở 2 kinh trên.
Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh Bàng quang và Đởm bị cản
trở hoặc bị tắc lại, gây nên đau (không thông thì đau). Tùy theo bản chất của nguyên nhân
gây bệnh mà biểu hiện của đau sẽ khác nhau.
Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến chức năng hoạt động của Can và Thận.
IV.TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA.
4.1. Theo y học hiện đại
a. Triệu chứng:
Đau lƣng lan dọc xuống chi dƣới 1 hay 2 bên. Đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Đau lan theo 2 kiểu:
+ Từ thắt lƣng xuống mông, xuống mặt mgoài đùi, mặt ngoài cẳng chân tới lƣng
bàn chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5).
+ Hoặc từ thắt lƣng xuống mông, xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân tới gót
lòng bàn chân, tận cùng ở ngón út (rễ S1).
Có thể kèm theo dị cảm (tê, nóng, đau nhƣ dao đâm, cảm giác kiến bò bên chi
đau).
Quan sát bệnh nhân khi đi hoặc đứng: ½ ngƣời bên lành hạ thấp (vẹo ngƣời về bên
lành). Khi đứng, chân bên đau hơi co lên, tay chống vào mạn sƣờn hoặc đầu gối bên đau.
Quan sát khi bệnh nhân nằm: xem cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân có teo không ?
Làm những nghiệm pháp căng dây thần kinh tọa:
+ Nghiệm pháp Lasègue: Bệnh nhân nằm ngữa, hai chân duỗi thẳng, nâng gót
chân bệnh nhân lên cao khỏi giƣờng. Chân bình thƣờng nâng cao đƣợc tới 90o, chân đau

67
Y Học Cổ Truyền

chỉ lên tới 30o - 60o là bệnh nhân than đau lan tơi thắt lƣng. Đây là dấu hiệu rất quan
trọng, gần nhƣ lúc nào cũng có, còn dùng để theo dõi diễn tiến của bệnh.
Nghiệm pháp Bonnet: Bệnh nhân nằm ngữa. Gập gối về phía bụng và xoay khớp háng
vào trong. Nếu gây đau, Bonnet (+).
+ Nghiệm pháp Néri: Bệnh nhân đứng thẳng, giữ thẳng 2 gối, từ từ gập ngƣời để
cố chạm 2 tay xuống đất. Nếu bệnh nhân than đau và không thể thực hiện động tác này
(gập gối bên đau), Néri (+).
+ Nghiệm pháp làm tăng áp lực dịch não tủy: Nghiệm pháp Naffziger: đè vào
tĩnh mạch cổ 2 bên. Nếu bệnh nhân than đau thốn từ cột sống lan xuống chân, nghiệm
pháp (+). Có thể phối hợp với việc bảo bệnh nhân ho.
Nghiệm pháp gây đau bằng cách ấn vào lộ trình của dây thần kinh tọa:
+ Dấu ấn chuông: ấn vào ngang gai sống L4 - L5 hoặc L5 - S1 sẽ gây đau lan dọc
theo lộ trình dây thần kinh tọa tƣơng ứng.
+ Thống điểm Valleix: ấn những điểm trên lộ trình dây thần kinh tọa (nhất là
vùng dây thần kinh tọa đi gần xƣơng) sẽ gây đau theo rễ.
Khám dấu cảm giác: Có thể giảm cảm giác ở vùng cơ thể tƣơng ứng với rễ thần
kinh bị tổn thƣơng.
Khám dấu vận động:
+ Bệnh nhân đứng, nếp mông bên bệnh xệ thấp hơn bên đối diện.
+ Cơ bắp chân nhão.
+ Ấn mạnh vào gân gót ghi nhận bên bệnh lõm nhiều hơn bên lành.
+ Yếu cơ (tùy theo rễ bị tổn thƣơng): nếu L5, xuất hiện yếu các nhóm cơ cẳng chân
trƣớc, duỗi các ngón, bệnh nhân không đứng bằng gót đƣợc và có dấu hiệu bàn chân rơi.
Nếu S1, xuất hiện yếu các nhóm cơ ở mặt sau cẳng chân, bệnh nhân không đứng bằng
ngón chân đƣợc.
Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ (tƣơng ứng với rễ bị tổn thƣơng).
Dấu hiệu tại cột sống: co cơ phản ứng. Cột sống mất đƣờng cong sinh lý, có thể có
vẹo cột sống tƣ thế.
b. Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng) và
chọc dò dịch não tủy trong trƣờng hợp đau thần kinh tọa không điển hình và có nghi ngờ
đến khối u trong ống sống…
X quang cột sống quy ước:
+ Nếu có hình ảnh bản lề thắt lƣng - cùng bình thƣờng, cũng không cho phép loại
trừ thoát vị đĩa đệm.
+ Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm: xẹp đĩa đệm biểu hiện chiều cao của khe gian đốt
hẹp hơn so với khe gian đốt trên và dƣới.

68
Y Học Cổ Truyền

+ Dấu hiệu có giá trị lớn: hình hẹp hoặc hở 1 bên đĩa đệm. Trên phim thẳng, hở 1
bên có giá trị hơn hẹp 1 bên. Nếu trên phim chụp nghiêng, hình ảnh hở 1 bên đĩa đệm vẫn
không mất đi thì rất có giá trị.
Chụp điện toán cắt lớp (CT- scan): là phƣơng tiện hiện đại nhất đƣợc vận dụng để
chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
4.2. Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền phân làm 2 thể lâm sàng chủ yếu:
a. Thể cấp (Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):
Đau:
Đau lƣng lan xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa.
Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.
Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giƣờng cứng.
Giảm đau với chƣờm nóng.
Rêu lƣỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).
Lƣỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ).
Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc nhƣ kim châm ở bờ ngoài bàn chân
chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1).
Khám lâm sàng:
Triệu chứng ở cột sống: cơ lƣng phản ứng co cứng, cột sống mất đƣờng cong sinh
lý.
Triệu chứng đau rễ: dấu hiệu Lasègue (+), Bonnet (+), Néri (+).
b. Thể mạn (Thể phong hàn thấp / Can thận âm hƣ):
Đây là loại thƣờng gặp trong đau dây thần kinh tọa do các bất thƣờng cột sống thắt
lƣng cũng nhƣ thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh.
Đặc điểm lâm sàng:
Bệnh kéo dài. Đau âm ỉ với những đợt đau tăng. Chƣờm nóng, nằm nghỉ dễ chịu.
Thƣờng đau 2 bên hoặc nhiều rễ.
Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi. Mạch nhu hoãn, trầm nhƣợc.
V. ĐIỀU TRỊ
5.1. Thể cấp. Giai đoạn cấp và các đợt cấp của thể mạn tính (Thể phong hàn phạm
kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):
Nằm yên trên giƣờng cứng, kê 1 gối nhỏ dƣới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại.
Tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển.
Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:
Áp thống điểm (thƣờng là các Giáp tích L4 - L5, L5 - S1.Hoàn khiêu.Ủy trung.
Kinh cốt, Đại chung (nếu đau dọc rễ S1).
Khâu khƣ, Lãi câu (nếu đau dọc rễ L5).

69
Y Học Cổ Truyền

Kích thích kim mạnh, có thể sử dụng điện châm kết hợp với cứu nóng. Thời gian lƣu kim
cho 1 lần châm là 25 - 30 phút.
Bài thuốc sử dụng:
Bài thuốc Trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu) gồm Lá lốt 12g, Cà gai leo 12g, Quế
chi 10g, Thiên niên kiện 12g, Cỏ xƣớc 10g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 12g, Hà thủ ô 16g,
Sinh địa 16g.
5.2. Thể mạn (Thể phong hàn thấp / Can thận âm hƣ):
Tuy mức độ đau ít hơn nhƣng thƣờng đáp ứng điều trị chậm. Giai đoạn này cần
chú trọng thêm xoa bóp và tập luyện. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lƣng,
nhóm cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên, phải tập từ từ và theo sức của bệnh nhân. Ở
giai đoạn đầu, chỉ cho tập gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có
đề kháng.
Ngoài ra, kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.
Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:
Công thức huyệt nhƣ trên, gia thêm:
Thận du.
Thái khê.
Phi dƣơng.
Tam âm giao.
Kích thích kim nhẹ hoặc vừa. Thời gian lƣu kim cho mỗi lần châm là 20 - 30 phút.
Những bài tập vận động trị liệu đau dây thần kinh tọa:
Người bệnh nằm ngữa:
+ Gồng cơ tứ đầu đùi.
+ Tập cổ chân.
+ Động tác ƣỡn lƣng.
+ Động tác tam giác và tam giác biến thể.
Người bệnh nằm ngữa, háng và gối gập:
+ Tập gồng cơ bụng.
Người bệnh nằm sấp:
+ Gồng cơ mông.
+ Ngẩng đầu lên, xoay đầu.
+ Nhấc từng chân lên, hạ xuống.
+ Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc.
+ Tập để sau gáy, nhấc đầu và vai lên.
Người bệnh quỳ (chống 2 tay và 2 gối):
+ Đƣa từng chân lên, hạ xuống.
+ Động tác chào mặt trời.

70
Y Học Cổ Truyền

+ Ngƣời bệnh ngồi duỗi thẳng 2 chân. Hai tay và thân mình vƣơn tới bàn chân, đầu
ngón tay cố chạm vào đầu ngón chân.
Chú ý khi tập:
Bắt đầu từ động tác dễ, nhẹ (gồng cơ) tiến dần đến các động tác nặng, khó hơn.
Khi bắt đầu tập một động tác mới, ngƣời thầy thuốc phải có mặt để theo dõi, đánh
giá, trợ giúp cho ngƣời bệnh, tránh tình trạng quá sức.
Bài thuốc:
Trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu) gồm Lá lốt 12g, Cà gai leo 12g, Quế chi 10g,
Thiên niên kiện 12g, Cỏ xƣớc 10g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 12g, Hà thủ ô 16g, Sinh địa
16g.
Độc hoạt tang ký sinh gia giảm gồm Độc hoạt 12g, Phòng phong 8g, Tang ký sinh
12g, Tế tân 6g, Quế chi 6g, Ngƣu tất 12g, Đỗ trọng 8g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g,
Cam thảo 6g, Bạch thƣợc 12g, Đƣơng quy 12g, Thục địa 12g, Đại táo 12g.
Bài thuốc bao gồm những dƣợc liệu có chứa tinh dầu, có tính nóng, ấm, có tác
dụng chống viêm, giảm đau. Đồng thời có những vị thuốc nâng đỡ tổng trạng, bổ dƣỡng.
5.3. Điều trị phẫu thuật đƣợc đặt ra trong 4 trƣờng hợp
Thể liệt và teo cơ: Là chỉ định phẫu thuật sớm, tránh tàn phế cho bệnh nhân.
Thể ngoan cố đặc biệt là loại đau dữ dội: Sau điều trị tích cực nhiều tháng (thƣờng
là 3 tháng) mà tiến triển vẫn không ổn định.
Thể tái phát nhiều lần và ngày càng gần làm ảnh hƣởng sinh hoạt của bệnh nhân.
Thể phức tạp nhƣ kèm hội chứng chùm đuôi ngựa.
5.4. Phòng bệnh
Đau dây thần kinh tọa tuy có nhiều nguyên nhân nhƣng phần lớn là xung đột giữa
đĩa đệm và rễ thần kinh. Đây là điểm quan trọng cần chú ý để phòng ngừa.
Trong lao động chân tay, cần chú trọng trong các động tác phải cúi để bốc vác một
trọng lƣợng lớn. Luôn cố gắng giữ cột sống thẳng khi bê vác.
Tập thể dục để rèn luyện cơ lƣng và tăng sự mềm mại của cột sống.
Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống có giá trị tích cực phòng bệnh trong
đau dây thần kinh tọa.

71
Y Học Cổ Truyền

LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN NGUYÊN PHÁT


MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh.
2. Nêu được chẩn đoán Theo YHHĐ và YHCT.
3. Nêu được phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc theo YHCT.

I. ĐỊNH NGHĨA
Liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ ½ bên mặt, nguyên nhân chƣa rõ,
có khởi đầu đột ngột và đa phần có tiên lƣợng tốt.
II. DỊCH TỄ
Liệt mặt nguyên phát là thể bệnh thƣờng gặp nhất trong các loại liệt mặt ngoại
biên, còn đƣợc gọi là liệt Bell‟s (Bell‟s palsy).
Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 23/100.000/năm hay 1/60-70 ngƣời trong suốt cuộc đời
của họ.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
3.1. Theo y học hiện đại
Giải phẫu học:
Nhân dây thần kinh mặt (số 7) bắt đầu từ phần thấp của cầu não. Sau khi vòng qua
nhân dây thần kinh vận nhãn ngoài (số 6), dây thần kinh mặt chui ra khỏi thân não (ở rãnh
cầu - hành não).
Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg (dây 7 bis,
chịu trách nhiệm về cảm giác), động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xƣơng đá
trong một ống xƣơng: vòi Fallope (aquedue de Fallope).
Ống xƣơng này có hình của lƣỡi lê cắm đầu súng. Vì thế, đoạn dây thần kinh mặt
đƣợc chia ra làm 3 phần. Hạch gối (đoạn thần kinh nằm giữa đoạn 1 và 2) là nơi nhận
những sợi cảm giác của dây phụ Wrisberg, đồng thời cũng là nơi xuất phát sợi thần kinh
đá nông lớn. Ở đoạn thứ 3 của dây thần kinh mặt, xuất phát thừng nhĩ (chorda tympani).
Sợi này sau khi chạy xuyên qua hộp nhĩ, sẽ nối với dây thần kinh lƣỡi.
Dây thần kinh mặt chui ra khỏi xƣơng đá ở lỗ chẫm, tiếp tục đi vào vùng mang tai
và phân thành 2 nhánh tận cùng phân bố cho các cơ vùng mặt.
Sinh lý học: Chức năng của dây thần kinh mặt bao gồm:
Chức năng vận động: Dây thần kinh mặt phân bố đến tất cả cơ ở mặt (trừ các cơ
thái dƣơng, cơ nhai và cơ chân cánh bƣớm) và có ảnh hƣởng đến thính giác với việc tham
gia vào vận động cơ của xƣơng đe.

72
Y Học Cổ Truyền

Chức năng cảm giác: Dây thần kinh mặt nhận cảm giác của loa tai và ống tai
ngoài, vùng sau tai, vòi Eustache và 2/3 trƣớc lƣỡi.
Chức năng giác quan: Dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm vị giác của 2/3 trƣớc
của lƣỡi (thông qua dây thần kinh lƣỡi và thừng nhĩ).
Chức năng vận mạch và bài tiết: Dây thần kinh đá nông lớn phân bố đến các tuyến
lệ (thông qua trung gian của hạch Gasser). Thừng nhĩ chịu trách nhiệm việc bài tiết nƣớc
bọt của hạch hàm dƣới và dƣới lƣỡi.
Cơ chế bệnh sinh của liệt mặt nguyên phát chƣa rõ ràng.
Trƣớc đây, vai trò của lạnh đƣợc đề cập đến qua:
Cơ chế mạch máu: Do co thắt những động mạch chạy theo dây VII trong vòi
Fallop dẫn đến phù và viêm phản ứng của dây VII. Phù nề làm dây bị chèn ép trong
khung xƣơng của vòi Fallop.
Cơ chế nhiễm trùng: Vì nhận thấy có vẻ trong vài trƣờng hợp liệt mặt nguyên phát
có liên quan đến nhiễm virus. Đây là trƣờng hợp tổn thƣơng viêm trực tiếp dây VII và vai
trò của lạnh đƣợc cho là tạo thuận lợi cho sự phát triển của virus xâm nhập từ vùng họng
hầu lên vùng Fallop. Tuy nhiên, những giải phẫu tử thi của những công trình nghiên cứu
sau này cho thấy không có những thay đổi đáng ghi nhận, không có những phản ứng viêm
nhƣ thƣờng giả định trƣớc đây.
3.2. Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên đã đƣợc mô tả trong những bệnh danh
“Khẩu nhãn oa tà”, “Trúng phong”, “Nuy chứng”.
Nguyên nhân gây bệnh:
Ngoại nhân: Thƣờng là phong hàn, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào
các kinh dƣơng ở đầu và mặt.
Bất nội ngoại nhân: Do chấn thƣơng ở vùng đầu mặt, gây huyết ứ lại ở các lạc trên.
Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của lạc mạch vùng đầu, mặt bị cản trở
hoặc bị tắc lại, gây nên chứng Nuy (yếu liệt), có thể kèm theo tê và đau (không thông thì
đau).
IV. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán theo y học hiện đại
Bệnh khởi phát đột ngột, triệu chứng liệt xuất hiện hoàn toàn thƣờng trong vòng 48
giờ.
Có thể đau sau tai trƣớc đó 1 - 2 ngày, có thể kèm ù tai. Thƣờng chảy nƣớc mắt
sống.
Liệt toàn bộ cơ mặt một bên, mất nếp nhăn trán, mất nếp má mũi. Ảnh hƣởng đến
tiếng nói, ăn uống.
Mắt nhắm không kín: Charles - Bell (+).

73
Y Học Cổ Truyền

Mặt trở nên trơ cứng. Mặt bị lệch về bên lành.


Mất vị giác 2/3 trƣớc lƣỡi.
Mất những phản xạ có sự tham gia của cơ vòng quanh mắt nhƣ phản xạ giác mạc
(cảm giác của giác mạc vẫn giữ nguyên).
4.2. Chẩn đoán theo y học cổ truyền
Dựa vào nguyên nhân và cơ chế gây bệnh nêu trên, y học cổ truyền xếp thành 3 thể
bệnh chủ yếu sau đây:
a. Phong hàn phạm kinh lạc
Thể bệnh lâm sàng thƣờng xuất hiện trong những trƣờng hợp liệt mặt do lạnh.
Triệu chứng nhƣ trên (phần y học hiện đại).
Kèm theo ngƣời gai lạnh, sợ lạnh.
Hoàn cảnh khởi phát bệnh ít nhiều có liên quan đến yếu tố thời tiết lạnh nhƣ sau
khi gặp mƣa, mùa lạnh…
Rêu lƣỡi trắng mỏng, mạch phù.
b. Phong nhiệt phạm kinh lạc
Thể bệnh lâm sàng thƣờng xuất hiện trong những trƣờng hợp liệt mặt do nguyên
nhân viêm nhiễm.
Triệu chứng nhƣ trên (phần y học hiện đại).
Kèm theo ngƣời sốt, sợ gió, sợ nóng.
Rêu lƣỡi trắng dày. Mạch phù sác.
c. Huyết ứ ở kinh lạc
Thể bệnh lâm sàng thƣờng xuất hiện trong những trƣờng hợp liệt mặt do nguyên
nhân chấn thƣơng hoặc khối choáng chỗ.
Triệu chứng nhƣ trên (phần y học hiện đại).
Luôn có kèm dấu đau.
Xuất hiện sau một chấn thƣơng hoặc sau mổ vùng hàm, mặt, xƣơng chũm.
4.3. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với những trƣờng hợp liệt mặt ngoại biên thứ phát sau:
Chấn thƣơng sọ não: Có tiền căn chấn thƣơng đầu, có chảy máu ở tai cùng bên liệt.
Di chứng sau giải phẫu vùng hàm, mặt, xƣơng chũm.
Zona hạch gối: kèm đau nhức trong tai và ½ bên mặt. Xuất hiện các nốt nƣớc nhỏ
ở vùng Ram say - Hunt.
U tuyến mang tai: Khối u vùng tuyến mang tai, không mất vị giác 2/3 trƣớc lƣỡi.
U dây thần kinh số 8: Dấu tổn thƣơng thính giác và tiền đình. Không mất vị giác
2/3 trƣớc lƣỡi.
Viêm dây thần kinh trong hội chứng Guillain-Barré: Thƣờng liệt mặt cả 2 bên,
kèm những triệu chứng dị cảm của viêm đa dây thần kinh, rối loạn dịch não tủy.

74
Y Học Cổ Truyền

V. ĐIỀU TRỊ
Do cơ chế gây bệnh chƣa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng.
5.1. Điều trị bằng thuốc
Thể Phong hàn phạm kinh lạc:
Phép trị:
Khu phong, tán hàn, hoạt lạc.Hoạt huyết, hành khí.
Bài thuốc sử dụng:
Gồm Ké đầu ngựa 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Bạch chỉ 8g, Kê huyết đằng
12g, Ngƣu tất 12g, Uất kim 8g, Trần bì 8g, Hƣơng phụ 8g.
Thể Phong nhiệt phạm kinh lạc:
Phép trị:
Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt).
Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
Bài thuốc sử dụng:
Gồm Kim ngân hoa 16g, Bồ công anh 16g, Thổ phục linh 12g, Ké đầu ngựa 12g,
Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngƣu tất 12g.
Thể Huyết ứ kinh lạc:
Phép trị:
Hoạt huyết hành khí.
Bài thuốc sử dụng:
Gồm Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngƣu tất 12g, Tô mộc 12g, Uất kim 8g, Chỉ
xác 6g, Trần bì 6g, Hƣơng phụ 6g.
5.2. Điều trị bằng châm cứu
Có thể nói phần lớn những trƣờng hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần áp dụng phƣơng
pháp trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp và tập luyện cơ đã đạt kết quả cao.
Công thức huyệt gồm:
Toản trúc, Ấn đƣờng, Thái dƣơng, Dƣơng bạch, Nghinh hƣơng, Giáp xa, Hạ quan,
Địa thƣơng. Đây là những huyệt tại chỗ trên mặt (thay đổi theo ngày).
Ế phong, Phong trì: khu phong.
Hợp cốc bên đối diện: đặc trị.
Kỹ thuật:
Phần lớn là ôn châm (vì đa số trƣờng hợp liệt mặt là do lạnh). Ôn châm cũng đồng
thời đƣợc chỉ định trong trƣờng hợp huyết ứ (do sang chấn). Nếu thuộc thể phong nhiệt
phạm lạc mạch, kỹ thuật sử dụng là châm tả.
Tránh sử dụng điện châm do nguy cơ gây co thắt phối hợp ở mặt và co cứng mặt
về sau. Nếu sử dụng điện trị liệu, chỉ dùng dòng điện galvanic (dòng điện một chiều) ngắt
đoạn.

75
Y Học Cổ Truyền

5.3. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng


Bao gồm những nội dung:
Bảo vệ mắt trong lúc ngủ.
Xoa bóp và chƣờm nóng cơ mặt vùng liệt
Tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng.
Kỹ thuật:
Xoa bóp:
Ngƣời bệnh nằm ngữa, đầu kê trên gối mỏng.
Thầy thuốc đứng ở phía đầu ngƣời bệnh.
Vuốt từ dƣới cằm lên thái dƣơng và từ trán hƣớng xuống tai.
Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ.
Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các đầu ngón tay.
Tập luyện cơ:
Ngƣời bệnh cố gắng thực hiện các động tác:
Nhắm 2 mắt lại.
Mỉm cƣời.
Huýt sáo và thổi.
Ngậm chặt miệng.
Cƣời thấy răng và nhếch môi trên.
Nhăn trán và nhíu mày.
Hỉnh 2 cánh mũi.
Phát âm những âm dùng môi nhƣ b, p, u, i…

76
Y Học Cổ Truyền

ĐIỀU TRỊ BỆNH YÊU THỐNG ( ĐAU THẮT LƢNG)


MỤC TIÊU
1. Trình bày triệu chứng, pháp trị, phương dược và phương huyệt các thể lâm sàng
của đau thắt lưng.
2. Trình bày biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng

I.ĐẠI CƢƠNG
Thống là đau thắt lƣng, mà thắt lƣng là phủ của thận nên đau thắt lƣng có liên quan
mật thiết với thận. Đau thắt lƣng có thể đau một bên hoạc đau cả hai bên, thƣờng gặp ở
lứa tuổi trung niên và cao niên nhất là đối với nhân viên văn phòng và tài xế vì phải ngồi
nhiều nên ngƣời ta gọi là “bệnh nghề nghiệp”. Ngoài ra, bệnh của những cơ quan nội tạng
vùng bụng, hố chậu nhƣ viêm đại tràng, viêm phần phụ (buồng trứng, vòi tử cung, dây
chằng rộng), u xơ tử cung, u nang buồng trứng… đều có thể gây đau thắt lƣng.
Thận ố hàn (sợ lạnh) nên những ngƣời bị bệnh đau thắt lƣng do thận hƣ hàn không
nên uống nƣớc đá và nƣớc trong tủ lạnh.
II. TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1.Do phong thấp:
Triệu chứng chính là “đau cứng lưng, lúc đau chỗ này lúc đau chỗ khác”, đƣợc chia
làm 2 thể bệnh nhƣ sau:
1.1. Phong hàn thấp:
Triệu chứng: Vùng thắt lƣng đau nhiều khi gặp lạnh, trở mình khó khăn, thân lƣỡi
bệu, rêu trắng dày, mạch trầm trì có lực.
Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp chỉ thống
Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang (Thiên kim phƣơng)
Độc hoạt 16g Tang ký sinh 12g
Tần giao 12g Phòng phong 08g
Tế tân 04g Xuyên khung 12g
Đƣơng quy 12g Thục điạ 12g
Bạch thƣợc 12g Quế tâm 06g
Phục linh 12g Đỗ trọng 12g
Ngƣu tất 12g Đảng sâm 12g
Cam thảo 08g
Ý nghĩa xử phƣơng: Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong, Tế tân, Quế tâm, Phục linh
để tán hàn, trừ phong thấp; Đƣơng quy, Bạch thƣợc, Xuyên khung, Thục địa để hoạt

77
Y Học Cổ Truyền

huyết, thông lạc, chỉ thống; Cam thảo, Đảng sâm để bổ khí; Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngƣu
tất để ích thận, dƣỡng gân, khỏe lƣng gối.
Phƣơng huyệt:
Châm tả: A thị, Phong môn, Âm lăng tuyền, Ủy trung.
Châm bổ: Mệnh môn, Thận du, Yêu dƣơng quan, Thái khê.
Ý nghĩa dùng huyệt: Phƣơng huyệt có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ
thận chỉ thống.
1.2. Phong thấp nhiệt:
Triệu chứng: Vùng thắt lƣng đau kèm theo sƣng tấy, nóng đỏ hoặc có cảm giác
nóng bứt rứt, tiểu tiện ít, đỏ. Rêu lƣỡi vàng dày, mạch nhu, sác..
Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp chỉ thống
Bài thuốc: Gia vị Nhị diệu tán (Đơn Khê tâm pháp)
Thƣơng truật 32g Hoàng bá 16g
Đƣơng quy 16g Ngƣu tất 16g
Phòng phong 12g Tỳ giải 12g
Quy bản 12g
Ý nghĩa xử phƣơng: Thƣơng truật, Hoàng bá thanh thấp nhiệt; Phòng kỷ, Tỳ giải
lợi thấp; Đƣơng quy, Ngƣu tất hoạt huyết giảm đau.
Phƣơng huyệt:
Châm tả: A thị, Phong môn, Đại chùy, Ủy trung.
Châm bổ: Mệnh môn, Thận du, Yêu dƣơng quan, Thái khê.
Ý nghĩa dùng huyệt: Phƣơng huyệt có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, bổ thận chỉ thống.
2.Do thận suy:
Triệu chứng chính là “đau, mỏi ê ẩm kéo dài, lúc mệt đau tăng, nằm nghỉ thì đỡ
đau”, đƣợc chia làm 2 thể bệnh nhƣ sau:
2.1. Thận âm suy:
Triệu chứng: Đau thắt lƣng, nhức trong xƣơng, sốt về chiều về đêm, ngƣời gầy, da
khô, mặt hốc hác, mồ hôi trộm, lòng bàn chân, bàn tay nóng, cầu táo, tiểu vàng. Lƣỡi
thon, đỏ; mạch tế sác.
Phép trị: Bổ thận tƣ âm, chỉ thống.
Bài thuốc: Tả quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thƣ)
Sinh địa 16g Hoài sơn 16g
Sơn thù 12g Thỏ ti tử 12g
Câu kỷ tử 12g Ngƣu tất 12g
Lộc giác giao 12g Quy bản giao 12g
Ý nghĩa xử phƣơng: Sinh địa, Hoài sơn Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử, Lộc giác
giao, Quy bản giao tƣ âm bổ thận; Ngƣu tất hoạt huyết cƣờng tráng gân cốt.

78
Y Học Cổ Truyền

Phƣơng huyệt:
Châm bổ: Mệnh môn, Thận du, Yêu dƣơng quan. Ủy trung, Thái khê.
Ý nghĩa dùng huyệt: Phƣơng huyệt có tác dụng tƣ âm bổ thận, chỉ thống.
2.2. Thận dƣơng suy:
Triệu chứng: Đau thắt lƣng, ngƣời mệt mỏi, chân tay lạnh, huyết áp thấp, đái
nhiều, liệt dƣơng, hoạt tinh, tiêu chảy lúc gần sáng (ngũ canh tả). Lƣỡi trắng, bệu; mạch
trầm trì.
Phép trị: Bổ thận tráng dƣơng, chỉ thống.
Bài thuốc: Hữu quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thƣ)
Thục địa 16g Hoài sơn 16g
Sơn thù 12g Thỏ ti tử 12g
Câu kỷ tử 12g Đỗ trọng 12g
Lộc giác giao 12g Đƣơng quy 12g
Phụ tử 04g Nhục quế 04g
Ý nghĩa xử phƣơng: Phụ tử, Quế nhục, Lộc giác giao ôn bổ thận dƣơng; Thục địa,
Hoài sơn, Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử, Đỗ trọng tƣ âm ích thận, dƣỡng can, bổ tỳ;
Đƣơng quy bổ huyết, dƣỡng can.
Phƣơng huyệt:
Cứu: Mệnh môn, Thận du, Yêu dƣơng quan, Ủy trung, Thái khê, Dũng tuyền.
Ý nghĩa dùng huyệt: Phƣơng huyệt có tác dụng bổ thận dƣơng, chỉ thống.
3. Do chấn thƣơng:
Triệu chứng: Do bị va chạm mạnh vào lƣng, bị té ngã hoặc bƣng bê vật nặng sai tƣ
thế làm cho lƣng có điểm ứ huyết gây “đau nhói dữ dội một chỗ không di chuyển, mạch
sáp”.
Phép trị: Hành khí, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống.
Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác)
Sinh địa 12g Xuyên khung 12g
Đƣơng quy 16g Xích thƣợc 12g
Đào nhân 16g Kiết cánh 08g
Sài hồ 12g Ngƣu tất 12g
Chỉ xác 08g Hồng hoa 12g
Cam thảo 08g.
Ý nghĩa xử phƣơng: Đƣơng quy, Đào nhân, Hồng hoa , Xuyên khung, Xích thƣợc
hoạt huyết hóa ứ là chủ dƣợc; Sinh địa phối hợp Đƣơng quy dƣỡng huyết hòa âm; Ngƣu
tất hoạt huyết thông mạch; Sài hồ, Chỉ xác, Kiết cánh sơ thông khí trệ giúp thông mạch,
hoạt lạc; Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không đƣợc dùng.

79
Y Học Cổ Truyền

Phƣơng huyệt:
Châm tả: A thị, Ủy trung, Cách du – sau đó chích nặn máu.
Ý nghĩa dùng huyệt: Phƣơng huyệt có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ thống.
Lƣu ý: Nếu bị trƣợt đĩa đệm (thoát vị đĩa đệm) qua bên trái thì cột sống sẽ cong
qua bên phải và đĩa đệm trƣợt qua bên phải thì cột sống sẽ cong qua bên trái. Vùng thắt
lƣng từ L1 đến L5 là dễ bị nhất.
Cách chữa trị: Để bệnh nhân nằm sấp, hai tay nắm chặt đầu giƣờng (mặt phẳng
cứng). Phụ tá nắm hai chân bệnh nhân kéo mạnh ra. Thầy thuốc cùng lúc đó dùng ngón
tay cái ấn mạnh đĩa đệm vào. Phải phối hợp nhịp nhàng để làm từ 3 – 5 lần thì mới có KQ
III. PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU THẮT LƢNG
Để phòng ngừa bệnh đau thắt lƣng chúng ta cần phải tạo cho mình tƣ thế làm việc
cũng khi nằm ngủ sao cho hợp lý.
1. Đối với những ngƣời làm công việc văn phòng vì phải ngồi nhiều nên chú ý tƣ
thế ngồi đúng; thực hiện những động tác thể dục nhẹ nhàng nhƣ vƣơn vai, gập thắt lƣng
về trƣớc, ra sau, qua trái, qua phải khi nghỉ giữa giờ.
2. Khi ngủ: tốt nhất là các bạn nên nằm trên phản, giƣờng cứng, không nằm đệm
hoặc võng. Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa là tử thế tốt nhất cho giấc ngủ.
3. Vì công việc bắt buộc phải thực hiện trong tƣ thế không tốt thì khi nghỉ giữa giờ
cần tạo ra một số động tác ngƣợc lại với tƣ thế làm việc nhằm làm cân bằng cho cơ thể.
Ví dụ: ngƣời làm việc phải thƣờng xuyên khom lƣng thì nên duỗi thẳng lƣng; ngƣời làm
việc xoay hƣớng bên phải thì trong lúc nghỉ giữa giờ nên làm động tác xoay hƣớng về bên
trái và thực hiện từ từ, không đƣợc thay đổi đột ngột.
4. Nâng vật nặng: cần ở vị trí gần vật, rồi dang rộng chân hơn vai tạo ra một thế
vững chắc, cong đầu gối, căng cơ bụng, nâng bằng cơ cẳng chân giống nhƣ tƣ thế đứng.
Không nên cố gắng nâng một vật quá nặng hoặc vật có kích thƣớc lớn.
5. Bê vật nặng: cần bê vật nặng di chuyển thì bạn nên cho vật ấy tựa vào ngƣời để
di chuyển. Không nên cong thắt lƣng.
6. Thƣờng xuyên tập thể dục hoặc đi bộ và tốt nhất là tập đi lùi, khi tập luyện cần
phải chọn nơi bằng phẳng, rộng rãi, nên tập ở những nơi có nhiều ngƣời cùng tập luyện.
Trong quá trình tập luyện luôn đòi hỏi phải có sự kiên trì và phải tập trong một thời gian
dài. Mức độ và thời gian tập luyện còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi ngƣời, cần
tiến hành tuần tự từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, không nên ép sức hay cố kéo dài thời
gian để thực hiện những động tác quá sức chịu đựng của bản thân.
7. Luôn giữ thân hình cân đối. Nếu bạn quá nặng, các cơ sẽ ở trạng thái không tốt,
đồng thời cột sống luôn chịu một tải trọng quá tải do tình trạng thừa cân của bạn.
8. Không ham muốn tình dục thái quá cũng nhƣ uống nƣớc đá quá nhiều sẽ gây
đau thắt lƣng trầm trọng.

80
Y Học Cổ Truyền

ĐAU VAI GÁY


MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhân đau vai gáy theo Y học cổ truyền.
2. Trình bày được các thể bệnh và phương pháp điều trị đau vai gáy cấp tính.
3. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị đau vai gáy
mạn tính.

ĐẠI CƢƠNG
Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy (lạc chẩm) thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên
nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở nên phong hàn thấp thừa cơ xâm
nhập, bì phu kinh lạc làm tắc trệ mà gây ra đau (ngoại nhân).
Hoặc do ngƣời già can thận bị hƣ hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn
đến can thận bị hƣ, thận hƣ không chủ đƣợc cốt tủy, can huyết hƣ không nuôi dƣỡng đƣợc
cân cơ mà gây bệnh (nội nhân).
Hoặc do khi ngủ gối đầu cao bất thƣờng (bất nội ngoại nhân)

A. ĐAU VAI GÁY CẤP TÍNH


1. Đau vai gáy cấp thể Phong hàn tý:
Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau, quay cổ khó. Ấn vào khối cơ vùng cổ
đau, cứng hơn so với bên lành. Sợ gió, sợ lạnh, rêu lƣỡi trắng, mạch phù.
Pháp: Khu phong tán hàn thông kinh lạc
Phƣơng dƣợc:
Bài 1: Bài thuốc kinh nghiệm:
Quế chi 8g, Kê huyết đằng 12g
Tang chi 12g, Ý dĩ 12g
Gừng 4g, Uất kim 8g
Bạch chỉ 8g, Thiên niên kiện 8g
Bài 2: Ma hoàng quế chi thang gia giảm:
Quế chi 8g, Phòng phong 8g
Tang chi 12g, Cam thảo 6g
Gừng 4g, Đại táo 12g,
Bạch chỉ 8g, Trần bì 8g, Uất kim 10g
Bài 3: Quyên tý thang gia giảm:
Khƣơng hoạt 8g, Khƣơng hoàng 12g
Phòng phong 8g, Trích thảo 6
Xích thƣợc 12g, Đại táo 12g

81
Y Học Cổ Truyền

Đƣơng quy 12g, Sinh khƣơng 4g


Hoàng kỳ 16g, Trần bì 10g
Ôn châm hoặc cứu: Phong trì, kiên tỉnh, thiên tông, kiên ngung, cự cốt, đại trữ, phế
du. Ngoài ra có thể châm tả Tuyệt cốt vừa châm vừa bảo bệnh nhân vận động cổ.
Xoa bóp bấm huyệt: dùng các thủ thuật xát, xoa, lăn, day, bóp, bấm, vận động.
Bấm huyệt Lạc chẩm bảo bệnh nhân tự vận động cổ.
Thủy châm: Vitamin B1, B6, B12 và huyệt bên vai gáy bị đau, mỗi huyệt 0,5 –
1ml
Chiếu đèn hồng ngoại 15 phút vùng vai gáy cứng đau
2. Đau vai gáy cấp do Huyết ứ
Triệu chứng: Sau khi ngủ dậy hoặc sau khi lao động thấy vai gáy đau, vận động
cổ khó, cơ vùng cổ co cứng, mạch phù khẩn
Pháp: hoạt huyết hành khí, thông kinh lạc
Phƣơng dƣợc: Tứ vật đào hồng gia giảm
Thục địa 12g, Đào nhân 8g
Xuyên khung 12g, Hồng hoa 8g
Đƣơng quy 12g, Trần bì 8g
Bạch thƣợc 12g, Chỉ xác 8g
Châm cứu: châm Phong trì, kiên tỉnh, thiên tông, kiên ngung, cự cốt, đại trữ, phế
du. Ngoài ra có thể châm tả Tuyệt cốt vừa châm vừa bảo bn vận động cổ. Thêm cách du.
Xoa b p bấm huyệt: dùng các thủ thuật xát, xoa, lăn, day, bóp, bấm, vận động.
Bấm huyệt Lạc chẩm bảo bệnh nhân tự vận động cổ. Dùng ngải cứu sao với muối hoặc
rƣợu chƣờm tại chỗ đau.
Thủy châm: Vitamin B1, B6, B12 và huyệt bên vai gáy bị đau, mỗi huyệt 0,5 –
1ml
B. ĐAU VAI GÁY MẠN TÍNH
1. Nguyên nhân
Đau vai gáy mạn tính theo YHCT thƣờng do can thận dƣơng hƣ kết hợp với phong
hàn thấp tý gây ra. Do chức năng can thận suy, do tuổi tác, do lao động cực nhọc, do ăn
uống không đầy đủ, sinh hoạt không điều độ làm cho chức năng can thận suy yếu. Thận
chủ cốt tủy, thận suy yếu làm cho cốt tủy không đƣợc nuôi dƣỡng tốt. Cộng thêm Phong
hàn thấp thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào các kinh Bàng quang, Đởm, Tam tiêu,
Tiểu trƣờng….làm cho khí huyết không lƣu thông tốt gây ra đau mỏi kèm theo tê.
2. Triệu chứng
Mỏi vai gáy kéo dài, đau âm ỉ, trời trở lạnh đau tăng kéo dài nhiều tháng, nhiều
năm, xen kẽ với đợt đau cấp tính với đầy đủ các triệu chứng của đau vai gáy cấp tính.
Thƣờng kèm theo triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não: đau đầu, rối loạn giấc ngủ,

82
Y Học Cổ Truyền

suy giảm trí nhớ, cốt hóa nhân cách… Một số nhỏ có biểu hiện của đau thần kinh đám rối
cánh tay: đau, tê bì cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay, phản xạ gân xƣơng có thể tăng nhẹ
Chụp X-quang đốt sống cổ có giá trị chẩn đoán cao: trên phim thấy hình ảnh mỏ xƣơng,
gai xƣơng, viêm sụn viền, viêm khớp cổ sau hoặc trƣợt, xẹp đốt sống. Chú ý phân biệt với
lao đốt sống cổ gây phá hủy cung trƣớc, ung thƣ đốt sống cổ gây phá hủy cung sau
Pháp : Ôn bổ can thận, khu phong trừ thấp, tán hàn
Phƣơng dƣợc :
Dùng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang Hoặc Tam tý thang
Độc hoạt 12g, Phòng phong 12g
Bạch thược 16g, Đỗ trọng 16g
Phục linh 16g, Tang ký sinh 24g
Tế tân 8g, Xuyên khung 12g
Ngưu tất 16g, Chích thảo 4g
Tần giao 12g, Đương qui 16g
Địa hoàng 24g, Đảng sâm 16g, Quế chi 10g
Phân tích: Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, dƣỡng huyết hòa vinh, hoạt
lạc thông tý là chủ dƣợc.
Ngƣu tất, Đỗ trọng, Thục địa bổ ích can thận, cƣờng cân tráng cốt.
Xuyên khung, Đƣơng qui, Thƣợc dƣợc bổ huyết, hoạt huyết.
Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong
thấp.
Quế chi ôn Can kinh. Tần giao, Phòng phong phát tán phong hàn thấp.
Có thể gia thêm các vị thuốc bổ thận dƣơng : Thỏ ty tử, Ba kích, Đỗ trọng,…
Cứu là chính vào các huyệt bổ thận nhƣ Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm
giao,… Tại chỗ châm bổ , thủy châm Vitamin B1, B6, B12 vào các huyệt tại khớp đau và
vùng lân cận
Kết hợp xoa bóp bấm huyệt làm mềm cơ, lƣu thông khí huyết vùng cổ vai gáy

83
Y Học Cổ Truyền

SUY NHƢỢC THẦN KINH


MỤC TIÊU

1. Trình bày đƣợc nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của suy nhƣợc thần kinh.
2. Trình bày đƣợc triệu chứng lâm sàng các thể bệnh theo y học cổ truyền.
3. Trình bày đƣợc nguyên tắc và phép trị từng thể lâm sang.
I.ĐỊNH NGHĨA
Do mắc bệnh lâu ngày (nội thƣơng), làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dƣơng
suy. Thận âm suy hƣ hỏa bốc lên. Thận dƣơng suy chân dƣơng nhiễu loạn ở trên.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Theo y học cổ truyền:
Hội chứng suy nhƣợc mạn tính biểu hiện lâm sàng rất phong phú. Những triệu
chứng thƣờng gặp trong hội chứng này nhƣ mệt mỏi, khó tập trung tƣ tƣởng, đau đầu, đau
nhức cơ khớp, dễ cáu gắt, nóng trong ngƣời, khó ngủ, sút cân …
Những biểu hiện nói trên đƣợc thấy trong Tâm căn suy nhƣợc của y học cổ truyền.
Nhƣ vậy, có thể tóm tắt các triệu chứng cơ năng thƣờng gặp trong hội chứng suy
nhƣợc mạn gồm:
Mệt mỏi: y học cổ truyền xếp vào chứng Hƣ gồm Khí hƣ, Huyết hƣ, Âm hƣ,
Dƣơng hƣ.
Hoa mắt, chóng mặt: y học cổ truyền xếp vào chứng Huyễn vậng hay còn gọi là
Huyễn vựng.
Đau đầu: y học cổ truyền xếp vào chứng Đầu thống, Đầu trọng, Đầu trƣớng dựa
vào những biểu hiện khác nhau của nó.
Những rối loạn tâm thần nhƣ hay quên, hoạt động trí óc giảm sút: y học cổ truyền
xếp vào chứng Kiện vong.
Nóng trong ngƣời, cơn nóng phừng mặt: y học cổ truyền xếp vào chứng Phát nhiệt.
Đánh trống ngực, hồi hộp: y học cổ truyền xếp vào chứng Tâm quý, Chính xung.
Khó ngủ: y học cổ truyền xếp vào chứng Thất miên.
Đau ngực gọi là Tâm thống, hoặc kèm khó thở thì đƣợc gọi là Tâm tý, Tâm trƣớng.
Qua việc phân tích cơ chế bệnh sinh toàn bộ các chứng trạng thƣờng gặp của y học
cổ truyền trong hội chứng suy nhƣợc mạn.
Nguyên nhân của bệnh lý này theo y học cổ truyền có thể là:
Do thất tình (nội nhân) nhƣ giận, lo sợ gây tổn thƣơng 3 tạng Tỳ, Can, Thận.
Do mắc bệnh lâu ngày (nội thƣơng), làm cơ thể suy yếu, Thận âm, Thận dƣơng
suy. Thận âm suy hƣ hỏa bốc lên. Thận dƣơng suy chân dƣơng nhiễu loạn ở trên.
Do cơ địa yếu (Tiên thiên bất túc - không đầy đủ).

84
Y Học Cổ Truyền

III. LÂM SÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


Y học cổ truyền đã phân thành 4 thể lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng cũng
gồm nhức đầu, khó tập trung tƣ tƣởng, mất ngủ, đau nhức mình mẩy…Tuy nhiên, tính
chất của những triệu chứng sẽ quyết định thể lâm sàng y học cổ truyền:
1.Thể Âm hƣ hỏa vƣợng
Ở thể này, các triệu chứng thể hiện quá trình hƣng phấn tăng, ức chế bình thƣờng.
Đau đầu trong thể này có tính chất từng cơn, đau dữ dội, đau căng nhƣ mạch đập,
thƣờng đau ở đỉnh hoặc một bên đầu.
Ngƣời cáu gắt, bứt rứt, nóng trong ngƣời, mặt đỏ, đại tiện thƣờng táo. Rêu lƣỡi
khô. Mạch huyền, tế sác.
Bệnh nhân khó dỗ giấc ngủ, hay lăn trở trên giƣờng, khó nằm yên.
Ngƣời bệnh dù vẫn còn làm việc đƣợc tốt nhƣng khả năng tập trung đã bắt đầu sút
giảm.
2.Thể Can Thận âm hƣ
Tƣơng đƣơng với quá trình hƣng phấn bình thƣờng, ức chế giảm.
Đau đầu thƣờng âm ỉ, khó xác định tính chất và vị trí, thƣờng đau cả đầu.
Ngƣời mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. Bệnh nhân thƣờng cảm thấy mệt nhiều hơn về
chiều, dễ cáu gắt, bứt rứt, hoảng hốt.
Khả năng tập trung tƣ tƣởng giảm sút nhiều. Thƣờng có kèm di tinh.
Rêu lƣỡi khô. Mạch tế.
3.Thể Tâm Tỳ lƣỡng hƣ
Tƣơng đƣơng với quá trình ức chế thần kinh giảm, kèm theo suy nhƣợc nhiều, ăn
kém.
Đau đầu thƣờng âm ỉ, khó xác định tính chất và vị trí, thƣờng đau cả đầu.
Ngƣời mệt mỏi, sụt cân.
Ngủ ít, dễ hoảng sợ. Hồi hộp, trống ngực.
Khả năng tập trung tƣ tƣởng giảm sút nhiều. Hai mắt thâm quầng.
Rêu lƣỡi trắng. Mạch nhu, tế, hoãn.
4.Thể Thận dƣơng hƣ
Tƣơng đƣơng với sự suy giảm cả 2 quá trình. Dấu chứng suy nhƣợc trở nên trầm
trọng.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân còn có thêm triệu chứng sợ lạnh, liệt
dƣơng, hoạt tinh, mạch trầm nhƣợc.
Phần lớn bệnh nhân vẫn còn có khả năng cân bằng và thích ứng đƣợc với những
yêu cầu công việc, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cũng có không ít những trƣờng hợp mà
ngƣời bệnh có cảm giác không còn khả năng làm việc. Cuối cùng, tình trạng tự cô lập,
tình trạng thất bại trong công việc thƣờng là dấu ấn cuối của bệnh lý mạn tính này (dấu

85
Y Học Cổ Truyền

chứng này rất thƣờng thấy trong thể lâm sàng Thận dƣơng hƣ). Ngƣời bệnh thƣờng nổi
giận với thầy thuốc vì đã không giúp đƣợc nhiều cho tình trạng khốn khó của họ.
IV. ĐIỀU TRỊ
Trách nhiệm cơ bản của ngƣời thầy thuốc khi phải đối mặt với hội chứng suy
nhƣợc mạn tính là phải tìm ra nguyên nhân bằng cách khai thác bệnh sử thật kỹ lƣỡng,
khám lâm sàng toàn diện, sử dụng khôn ngoan những xét nghiệm cận lâm sàng và trong
suốt quá trình khảo sát ấy phải luôn luôn thực hiện việc chẩn đoán phân biệt. Sau khi đã
loại bỏ đƣợc những bệnh lý khác, thì những nguyên tắc trị liệu sau đây phải đƣợc xem xét
trong việc chăm sóc lâu dài hội chứng suy nhƣợc mạn tính.
1.Nguyên tắc điều trị
Giải thích cặn kẽ tình trạng bệnh tật cho bệnh nhân:
Bệnh nhân phải đƣợc giải thích đầy đủ về bệnh và cơ chế bệnh, về ảnh hƣởng của
nó trên những mặt thể chất, đời sống tâm lý và xã hội. Bệnh nhân thƣờng cảm thấy dễ
chịu khi những khó chịu của họ đƣợc quan tâm một cách nghiêm túc.
Tái khám định kỳ:
Việc tái khám định kỳ rất hữu ích trong việc tìm ra những bệnh tật còn ẩn dấu
(chƣa phát hiện đƣợc trong những lần khám trƣớc đó).
Điều trị triệu chứng:
Việc làm giảm một triệu chứng trong bệnh lý này (dù nhỏ) cũng tạo nên một khác
biệt rất lớn đối với ngƣời bệnh.
Hƣớng dẫn ngƣời bệnh thay đổi cách sống - sinh hoạt:
Tránh những bữa ăn tối nặng nề. Tránh dùng những chất kích thích về đêm.
Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Nên thực hiện ngay những bài tập Dƣỡng sinh đã
đƣợc chứng minh có hiệu quả đối với những trƣờng hợp suy nhƣợc, mất ngủ nhƣ thƣ
giãn, các động tác tập luyện ở tƣ thế nằm. Đã có nhiều trƣờng hợp cụ thể về việc cải thiện
tình trạng bệnh nhân (nhƣ tình trạng sức khỏe thể xác và tinh thần, những triệu chứng đau
nhức toàn thân, tính tình cáu gắt, mất ngủ, tiểu đêm) sau những khóa học Dƣỡng sinh.
Nên có chế độ làm việc thật sự cụ thể, thực tế cho từng trƣờng hợp cụ thể, nhƣng
nói chung là làm việc nhẹ và tăng dần cƣờng độ cần đƣợc khuyến khích.
2.Điều trị bằng y học cổ truyền
2.1.Thể Âm hƣ hỏa vƣợng:
Do tính chất đa dạng của bệnh mà việc điều trị cũng rất phong phú. Thông thƣờng,
trong thể này dấu chứng dƣơng xung (hỏa bốc) là quan trọng. Dấu chứng này thƣờng xuất
hiện ở hệ thống Can và Tâm.
Phép trị:
Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần.
Tƣ âm, giáng hỏa, tiềm dƣơng, an thần.

86
Y Học Cổ Truyền

Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:


Bài thuốc Đơn chi tiêu dao gia giảm gồm Sài hồ 12g, Chi tử 12g, Bạc hà 8g, Sinh
khƣơng 6g, Bạch thƣợc 10g, Đƣơng quy (rửa rƣợu) 10g, Phục linh 12g, Đơn bì 12g, Bạch
truật (sao đất) 8g, ± Thiên ma 12g, ± Câu đằng 12g, ± Thạch quyết minh 12g, ± Cúc hoa
12g.
Bài Kỷ cúc địa hoàng thang gồm Bạch cúc hoa 120g, Phục linh 120g, Thục địa
320g, Câu kỷ tử 120g, Hoài sơn 160g, Trạch tả 120g, Đơn bì 120g, Sơn thù 160g. Tán
bột, làm hoàn, ngày dùng 8 - 16g.
Châm cứu:
Châm tả lƣu kim 15 phút: Thái dƣơng, Bách hội, Đầu duy, Phong trì, Thái xung,
Quang minh.
2.2.Thể Can Thận âm hƣ:
Phép trị:(tùy thuộc vào triệu chứng chủ yếu).
Bổ Thận âm, bổ Can huyết, an thần.
Bổ Thận âm, bổ Can huyết, cố tinh.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia Quy thƣợc gồm: Thục địa 32g, Hoài sơn 16g,
Sơn thù 8g, Đơn bì 12g, Phục linh 12g, Trạch tả 6g, Đƣơng quy 12g, Bạch thƣợc 8g. Bài
thuốc này thƣờng đƣợc sử dụng khi tăng huyết áp có kèm triệu chứng đau ngực, đau vùng
tim.
Bài thuốc Bổ Can Thận gồm: Hà thủ ô 10g, Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Đƣơng
quy 12g, Trạch tả 12g, Sài hồ 10g, Thảo quyết minh 10g.
Bài thuốc Kim tỏa cố tinh hoàn gồm Khiếm thực 80g, Liên tử 80g, Mẫu lệ 40g, Liên tu
80g, Long cốt 40g, Sa uyên tật lê 80g.
Châm cứu:
Châm bổ lƣu kim 30 phút: Thái dƣơng, Bách hội, Đầu duy, Phong trì (A thị huyệt),
Thái xung, Quang minh, Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phi dƣơng, Phục lƣu ±
Thần môn, Nội quan, Bá hội.
2.3.Thể Tâm Tỳ hƣ:
Phép trị:
Kiện Tỳ, an thần (Bổ Tâm Tỳ).
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài thuốc Quy tỳ: gồm Bạch Phục linh 8g, Hoàng kỳ 10g, Nhân sâm 10g, Bạch
truật 10g, Long nhãn 10g, Toan Táo nhân 4g, Cam thảo 2g, Mộc hƣơng 2g, Viễn chí 4g,
Đƣơng quy 4g.

87
Y Học Cổ Truyền

Bài Phục mạch thang gồm A giao 8 - 12g, Mạch môn 8 - 12g, Ma nhân 8 - 16g, Chích
thảo 12 - 20g, Nhân sâm 8 - 12g, Sinh địa 16 - 20g, Đại táo 10 quả, Quế chi 8 - 12g, Sinh
khƣơng 3 - 5 lát.
Châm cứu: Châm bổ lƣu kim 30 phút: A thị huyệt, Tâm du, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý,
Cách du, Tam âm giao, Thần môn, Nội quan, Thái bạch, Phong long.
2.4.Thể Thận dƣơng hƣ:
Phép trị:
Ôn Thận dƣơng, bổ Thận âm, an thần, cố tinh.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài thuốc Thận khí hoàn gồm: Bạch phục linh 120g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g,
Đơn bì 120g, Quế chi 40g, Trạch tả 120g, Phụ tử 40g, Sơn dƣợc 160g. Tán bột, ngày
uống 8 - 12g.
Châm cứu: Cứu bổ hoặc ôn châm: Thái dƣơng, Bách hội, Đầu duy, Phong trì, Thái
xung, Quang minh. Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phi dƣơng, Mệnh môn,
Trung cực, Quan nguyên, Khí hải.
Những phƣơng pháp tập luyện dƣỡng sinh
Thƣ giãn.
Thở sâu, thở 4 thời có kê mông và giơ chân.
Hƣớng dẫn thái độ tâm thần trong cuộc sống. Cách sinh hoạt này không những có
giá trị trong điều trị bệnh mà còn có ý nghĩa đối với những ngƣời khỏe mạnh.

88
Y Học Cổ Truyền

DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO


MỤC TIÊU

1. Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh theo y học cổ truyền của xuất huyết não và
nhũn não.
2. Trình bày được biện chứng luận trị, triệu chứng lâm sàng, phương pháp điều trị
của xuất huyết não và nhũn não theo y học cổ truyền.
I.ĐẠI CƢƠNG
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách “Nội kinh” nói: “Đại
nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên”, và “huyết khí cùng thƣợng nghịch”, phía
trên là chỉ não là một trong những phủ kỳ hằng.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
A. XUẤT HUYẾT NÃO
Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhƣng hình thành bệnh là một quá trình.
Theo y học cổ truyền, sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:
Phong: Tức “Can phong”, lâm sàng có triệu chứng hoa mắt váng đầu, chân tay run
giật do can thận âm hƣ, thủy không dƣỡng mộc, can dƣơng thịnh hóa phong => sinh bệnh.
Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận
dữ kích động can hỏa, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa đều dẫn đến Can
phong nội động.
Hỏa: Can dƣơng thịnh, trƣờng vị nhiệt kết thƣờng biểu hiện mặt đỏ, bứt rứt dễ cáu
gắt, đại tiện táo kết.
Đàm: Thƣờng do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rƣợu, tỳ vị tích trệ, tân
dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ƣu tƣ nhiều quá khí trệ sinh đờm cũng là nguyên nhân
thƣờng gặp. Trên lâm sàng biểu hiện ngực tức buồn nôn, khạc ra đờm dãi, thân mình hoặc
tay chân tê dại hoặc có những cơn hoa mắt váng đầu.
Ứ huyết: Nguyên nhân huyết ứ thƣờng là do khí trệ, ngoài ra âm hƣ huyết ít, khí
hƣ vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ.
Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh
hƣởng lẫn nhau và là nguyên nhân của nhau.
Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất khí hƣ tà khí thực mà trong giai
đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhƣng do chính khí vốn hƣ nên tà khí dễ làm hao
tổn nguyên khí → dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hƣ thoát (dƣơng hƣ, âm hƣ hoặc
khí âm hƣ, âm dƣơng đều hƣ). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đã bị
đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí) nhƣng chính khí hƣ tổn là
chính chủ yếu là khí âm hƣ mà huyết ứ vẫn còn tồn đọng tại kinh mạch, cho nên trong
điều trị biện chứng cần lƣu ý:

89
Y Học Cổ Truyền

III. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


Biện chứng luận trị chủ yếu theo 3 giai đoạn lâm sàng:
1. Giai đoạn cấp tính:
Thƣờng trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời
gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lƣợng bệnh càng kém. Do thể chất ngƣời bệnh,
tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh:
chứng bế và chứng thoát.
a. Chứng bế:
Triệu chứng chủ yếu: hôn mê, liệt nửa ngƣời, méo mồm, mắt trợn ngƣợc, mặt đỏ,
ngƣời nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nƣớc rãi nhiều, họng khò khè, thở thô, mũi
ngáy, tay chân co cứng, tiêu tiểu không thông, chất lƣỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền hoạt
sác, gọi là chứng “dƣơng bế” thƣờng gặp trong giai đoạn cấp.
Phép chữa: Khai bế tỉnh não, hoạt huyết chỉ huyết.
Huyệt châm: Chích nặn máu các huyệt: Trung xung, Bách hội, Tứ thần thông
(hoặc dùng 12 huyệt tĩnh) kết hợp chích Nhân trung, Thừa tƣơng, Phong trì, Phong phủ,
Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm
giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, ngày 1 đến 2 lần, không lƣu kim cho đến
khi tỉnh và tùy tình hình bệnh thay đổi chọn huyệt.
Thuốc thƣờng dùng “An cung ngƣu hoàng hoàn” “Chí bảo đơn” hoặc “Tứ tuyết
đơn” (1-2 g x 2-4 lần/ngày). “An cung ngƣu hoàng hoàn” và “Chí bảo đơn” mỗi lần uống
2 - 4 g, ngày 2 - 4 lần, tán nhỏ, hòa nƣớc sôi, uống hoặc bơm bằng sonde.
Hoạt huyết chỉ huyết dùng bài “Tê giác địa hoàng thang” (bột sừng trâu 20g, Sinh
địa 16-20 g, Xích thƣợc 12-16 g, Đơn bì 12-16 g).
Đối với chứng dƣơng bế (nhiệt bế) có thể dùng bài thuốc sau có tác dụng thanh
nhiệt giải độc, bình can tức phong, an thần hoạt huyết:
Sinh địa 10-15g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g, Toàn qua lâu 15-20g, Mang tiêu 10g, Bột
sừng trâu 15-25g, Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 15g, Xích thƣợc 15g, Đơn sâm 15g,
Tam thất bột 6g, Chích thảo 3g, Trúc lịch (nƣớc) 30ml. Ngày sắc uống thang, tùy chứng
gia giảm.
Đối với chứng âm bế (thƣờng gặp ở bệnh nhân vốn dƣơng hƣ đàm thịnh hàn đàm
làm bế tắc thanh khiếu) dùng phép chữa: Ôn thông khai khiếu.

Bài thuốc: “Tô hợp hƣơng hoàn” mỗi lần uống 2-4 g, 1-2 lần uống với nƣớc Tế tân
3g, Gừng tƣơi 3-5 lát.
Trƣờng hợp triệu chứng dƣơng hƣ nặng (sắc mặt tái nhợt, tự ra mồ hôi, chân tay
lạnh, mạch vị hoặc phù tế mà huyền) gia Phụ tử, Hoàng kỳ, gia thêm Xuyên khung, Tô
mộc, Đƣơng quy, Bạch cƣơng tàm, Ngƣu tất, Tế tân để hoạt huyết thông lạc.

90
Y Học Cổ Truyền

Trƣờng hợp hôn mê cấm khẩu, đờm thịnh, chính khí dục thoát cần dùng bài “Tam
sinh ẩm” (Sinh nam tinh, Sinh bán hạ, Sinh phụ tử mỗi thứ 10g) gia Nhân âm 15-30g, sắc
uống cấp, chống hƣ thoát. Lúc này châm thêm Nhân trung, Hợp cốc, Túc tam lý, Dũng
tuyền để hồi dƣơng cứu nghịch.
b. Chứng thoát:
Triệu chứng chủ yếu: Đột nhiên ngã quỵ hoặc do chứng bế chuyển thành, có triệu
chứng hôn mê bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, mắt nhắm, mồm há, hơi thở ngắn gấp hoặc có lúc
ngƣng thở, tay buông thõng, tứ chi lạnh, toàn thân ƣớt lạnh, tiêu tiểu không tự chủ, chân
tay liệt mềm, lƣỡi rút ngắn, mạch vi dục tuyệt hoặc hƣ đại vô căn, huyết áp hạ.
Thƣờng chứng thoát là âm dƣơng, khí huyết đều hƣ hoặc do bệnh nhân nguyên khí
vốn rất hƣ đột quỵ là xuất hiện chứng thoát, hoặc là diễn tiến xấu đi của chứng bế, cho
nên trong quá trình cấp cứu chứng bế nếu phát hiện 1, 2 triệu chứng của chứng thoát, cần
chuyển hƣớng chữa cấp cứu kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.
Phép chữa chủ yếu: Hồi dƣơng cứu thoát.
Bài thuốc cơ bản: “Sâm phụ thang” (Nhân sâm, Phụ tử mỗi thứ 15-30 g).
Trƣờng hợp ra mồ hôi không dứt gia Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 30-60 g.
Âm dƣơng đều thoát, dùng “Sinh mạch âm hợp sâm phụ thang” gia Sơn thù, Bạch thƣợc,
Long cốt, Mẫu lệ.
Đây là trƣờng hợp cấp cứu trụy tim mạch, không thể dùng thuốc uống đƣợc mà
phải tiêm truyền bằng đƣờng tĩnh mạch. Ở Trung quốc dùng thuốc chích Sâm mạch
(Nhân sâm, Mạch môn) mỗi lần 4-10 ml gia vào dung dịch Glucose 5% 20 ml chích tĩnh
mạch 2-3 lần, sau đó tiếp tục dùng dịch Sâm mạch 10-20 ml cho vào dung dịch Glucose
10% 250-500 ml nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi trạng thái choáng đƣợc cải thiện, huyết
áp ổn định. Và sau đó tiếp tục dung dịch Sâm phụ mỗi lần 40-100 ml gia vào 10%
Glucose 250-500 ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần tùy tình hình bệnh mà duy trì dùng
trong 7-10 ngày. Ta chƣa có thuốc tiêm Sâm mạch nên phải cấp cứu chứng thoát theo
phƣơng pháp y học hiện đại.
Kết hợp châm cứu: Chủ yếu cứu các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Thần khuyết,
Dũng tuyền.
2. Giai đoạn hồi phục:
Sau thời gian cấp tính khoảng 1-2 tuần và kinh qua điều trị tích cực chứng bế hoặc
chứng thoát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bệnh lý chủ
yếu ở giai đoạn này là chứng hƣ kiêm huyết ứ đàm trệ ở kinh lạc mà phần lớn là thể khí
hƣ huyết ứ.
Triệu chứng chủ yếu: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng xạm, liệt nửa ngƣời, chất
lƣỡi xám nhợt hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế nhƣợc hoặc tế sáp hoặc hƣ đại, huyết áp
thƣờng không cao hoặc không cao.

91
Y Học Cổ Truyền

Phép chữa: Bổ khí hóa ứ, thông lạc.


Bài thuốc: “Bổ dƣơng hoàn ngũ thang”.
Sinh Hoàng kỳ 30-60g, Xích thƣợc 8-12g, Đƣơng quy 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân
8g, Hồng hoa 8g, Địa long 6-8g. Sắc uống.
Gia giảm:
Thận hƣ gia Can địa hoàng, Sơn thù, Nhục thung dung, Ngƣu tất, Tang ký sinh, Đỗ
trọng.
Huyết áp cao gia Thanh mộc hƣơng, Thảo quyết minh, Phòng kỷ.
Chân tay hồi phục chậm gia Đơn sâm, Xuyên giáp hoạt huyết, Quất hồng, Thanh
bì hóa đàm thông lạc.
Một số bài thuốc khác nhƣ:
Dịch thông mạch sơ lạc gồm: Hoàng kỳ, Xích thƣợc, Xuyên khung, Đơn sâm dùng
truyền tĩnh mạch.
Cố bản phục nguyên thang gồm: Hoàng kỳ, Đơn sâm, Kê huyết đằng, Hoàng tinh,
Hải tảo, Huyền sâm, thích hợp với thể âm hƣ. Ngoài ra bệnh viện Bắc kinh có chế bài
thuốc uống gồm có độc vị Thủy điệt (con đỉa) dùng có kết quả.
Đối với thể âm hƣ dƣơng thịnh (liệt nửa ngƣời, sắc mặt đỏ, đau đầu chóng mặt, bứt
rứt, chất lƣỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch huyền sác …) có thể dùng bài “Kỷ cúc địa hoàng
hoàn” gia Thạch quyết minh, Câu đằng, Đơn sâm, Xích thƣợc để tƣ âm tiềm dƣơng, hoạt
huyết thông lạc.
3. Giai đoạn di chứng:
Thƣờng sau 6 tháng, sự hồi phục chức năng cơ thể ngƣời bệnh tuy vẫn tiếp tục
nhƣng chậm lại và thƣờng để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình
thƣờng.
Bệnh lý ở giai đoạn này cơ bản là giống giai đoạn hồi phục chủ yếu là hƣ chứng
(tùy từng bệnh nhân mà biểu hiện thiên về khí hƣ, huyết hƣ, âm hƣ hoặc dƣơng hƣ) kiêm
khí huyết ứ trệ hoặc đàm thấp trở lại, nên phép chữa vẫn cần chú ý bổ ích khí huyết, tƣ âm
tiềm dƣơng, hành khí hóa ứ, sơ thông kinh lạc.
Đối với giai đoạn này cũng nhƣ giai đoạn hồi phục, ngoài việc dùng thuốc ra, kết
hợp các phƣơng pháp luyện tập dƣỡng sinh, xoa bóp, châm cứu là rất quan trọng có vai
trò quyết định sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. Ba mặt
điều trị tối quan trọng đối với ngƣời bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: tự tạo
cho mình một tinh thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống
thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng
thƣờng xuyên đều đặn là những vấn đề thiết yếu (có thể gọi là “tam pháp bảo”) để bảo vệ
sức khỏe, làm tăng sức khỏe và chống tái phát đối với bệnh nhân.
B. NHŨN NÃO

92
Y Học Cổ Truyền

Nhũn não là một trạng thái bệnh lý do sự hình thành huyết khối ở não làm tắc động
mạch não → tổ chức não thiếu máu nuôi dƣỡng mà sinh ra nhũn não. Sự hình thành huyết
khối trong động mạch não là do động mạch não vốn bị xơ cứng, lòng mạch hẹp, máu chảy
chậm lại, huyết khối hình thành và làm tắc nghẽn động mạch nuôi dƣỡng não. Triệu
chứng chủ yếu là liệt nửa ngƣời.
1. Triệu chứng lâm sàng:
Ngƣời bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Phát bệnh bất kỳ lúc nào, có
khi đang nghỉ ngơi, đang lao động, có nhiều ngƣời ngủ dậy phát hiện liệt nửa ngƣời.
Thƣờng lúc phát bệnh, tinh thần tỉnh táo, huyết áp bình thƣờng hoặc hơi cao, đối với một
số ngƣời bệnh khởi phát từ từ, trƣớc đó có triệu chứng đau đầu chóng mặt, trí nhớ giảm
sút, chân tay tê hoặc yếu, nói hơi khó … sau 1-2 ngày mới thấy liệt nửa ngƣời. Do bệnh lý
ở bộ phận mạch máu não khác nhau mà triệu chứng lâm sảng cũng khác nhau. Bệnh nặng
và thƣờng đến từ từ, có thể ý thức vẫn tỉnh táo. Chứng nhũn não cũng thƣờng có tiền sử
xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Ngƣời trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa
ngƣời, nói khó hoặc không nói đƣợc xuất hiện từ từ.
Nếu có điều kiện chụp mạch máu não, làm điện não đồ và kiểm tra CT não giúp
xác định chẩn đoán.
3. Phân tích cơ chế bệnh theo y học cổ truyền:
Ngƣời lớn tuổi thƣờng nguyên khí suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí cho
nên khí hƣ → lực đẩy kém → huyết dễ ứ trệ → huyết ứ → tắc mạch. Mặt khác, do can
thận âm hƣ, can dƣơng thịnh sẽ sinh đàm sinh phong, can phong động gây co mạch, thuận
lợi cho huyết khối làm tắc nghẽn khiến huyết mạch không lƣu thông.
Hoặc ngƣời bệnh vốn béo mập đàm thịnh dẫn đến ứ kết cũng làm mạch lạc không
thông. Bệnh cơ chính là do khí hƣ, huyết khối hình thành làm tắc nghẽn mạch, huyết
mạch không thông sinh bệnh.
4. Biện chứng luận trị
Trên lâm sàng thƣờng gặp 2 thể bệnh:
a. Khí hư huyết ứ: là thể bệnh thường hay gặp.
Triệu chứng chủ yếu: phần lớn bệnh nhân thể chất khí hƣ, sắc mặt tái nhợt, hơi
ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu phân lỏng, chất lƣỡi nhợt, rìa lƣỡi có dấu răng, trên
mặt hoặc dƣới lƣỡi có điểm hoặc nốt ứ huyết, một bộ phận chân tay tê dại, liệt nửa ngƣời
hoàn toàn hoặc yếu, mồm méo, nói khó hoặc không nói đƣợc, mạch vi tế hoặc hƣ đại, tinh
thần tỉnh táo.
Phép chữa: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.
Bài thuốc: “Bổ dƣơng hoàn ngũ thang”.

93
Y Học Cổ Truyền

Có thể dùng bài “Thông lạc hóa ứ” gồm bột Sâm Tam thất, Thủy điệt, Ngô công
trộn đều theo tỷ lệ 2:2:1, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần để tăng cƣờng hóa ứ thông lạc.
Gia giảm:
Trong trƣờng hợp bệnh nhân béo mập gia thuốc hóa đàm nhƣ Bào Nam tinh, sao
Bạch giới tử, Trúc lịch, nƣớc gừng tƣơi.
Trƣờng hợp có nhiệt chứng nhƣ váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lƣỡi
đỏ, rêu vàng khô, mạch huyền sác gia Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết
minh, Thảo quyết minh, Bạch thƣợc, Cúc hoa, Hắc Chi tử để thanh nhiệt bình can.
b. Can thận âm hư:
Triệu chứng chủ yếu: Bệnh nhân da khô nóng, thƣờng hay hoa mắt váng đầu, tim
hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lƣng đau gối mỏi, tiêu bón, bàn chân tay tê dại, thân lƣỡi thon,
rìa lƣỡi đỏ, rêu dày nhớt, liệt nửa ngƣời, mồm méo, tiếng nói không rõ, mạch huyền tế sác
hoặc huyền hoạt. Huyết áp cao hoặc bình thƣờng.
Phép trị: Tƣ âm tức phong, hóa đờm tán ứ, thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc: “Mạch vị địa hoàng hoàn hợp Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm”
Mạch môn 12g, Ngũ vị 4-6g, Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12g, Ngƣu tất 12g, Ích mẫu thảo
12g, Tang ký sinh 12-16g, Đơn sâm 12g, Hồng hoa 8-12g, Thạch xƣơng bồ 12g, Viễn chí
6g. Sắc uống.
Nói chung tai biến mạch não thƣờng có 2 thể bệnh: xuất huyết não và nhũn não có
nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng.
Xuất huyết não thƣờng khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ
dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu, càng kéo dài thì tử vong càng cao).
Nhũn não thƣờng phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứng, ít có hôn mê,
tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửa ngƣời, rối loạn ngôn ngữ, bệnh cảnh lâm
sàng nhẹ hơn, dễ hồi phục hơn, nhƣng cũng có những trƣờng hợp nhất là những trƣờng
hợp huyết khối từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh
cũng đột ngột và cũng có những trƣờng hợp hôn mê nặng, cần lƣu ý lúc chẩn đoán.
5. Kết hợp điều trị bằng phƣơng pháp y học hiện đại:
Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân cần đƣợc:
Bảo đảm thông khí đƣờng hô hấp: hút đờm giải, thở oxy.
Bảo đảm đủ chất dinh dƣỡng: mỗi ngày ít nhất 1.500 calo. Truyền dung dịch ngọt
ƣu trƣơng xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trƣơng.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tim mạch nhƣ thiếu máu cơ tim, nhồi
máu cơ tim…
Chống loét (cần thay đổi tƣ thế) và chống nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh).
Chống phù não: Lasix (Furosemide) 20 mg x 1 ống TM, dun dịch ngọt ƣu trƣơng
30% 40-100 ml, Glycérol MgSO4.

94
Y Học Cổ Truyền

Cân bằng nƣớc, điện giải…ổn định huyết áp. Đối với bệnh nhân không hôn mê,
huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.
6. Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm điều trị tai biến mạch não:
Địa long đơn sâm thang:
Công thức: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thƣợc 15g, Hồng hoa 15g, Một dƣợc
10g. Sắc nƣớc uống.
Tác dụng: Hoạt huyết tức phong thông lạc. Chủ trị chứng trúng phong.
Gia giảm:
Âm hƣ dƣơng thịnh gia Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g.
Đàm thấp thịnh gia Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g.
Trúng phong tinh thần hợp tế:
Công thức:
Uất kim, Xƣơng bồ đều 5g theo tỷ lệ 1:1 chƣng lấy nƣớc cất, đóng ống 10 ml.
Câu đằng, Tang ký sinh đều 20g, Hoàng cầm, Địa long đều 10g, tán bột mịn đóng
gói 15g.
Bột sừng trâu 1,5g, Ngƣu hoàng nhân tạo 1,3g tán bột thật mịn.
Cách chế và dùng: Trƣớc hết sắc (2) 15 phút sau cho (1) và (3) vào trộn đều uống,
nếu nuốt khó cho vào đƣờng mũi, mỗi ngày 3 lần: sáng, trƣa và tối.
Tác dụng: Bình can tức phong, thanh tâm khai khiếu. Chủ trị tai biến mạch não cấp.
Gia giảm:
Trƣờng hợp sốt cao: uống Cam lộ thối nhiệt tán (Kim ngân hoa, sinh Thạch cao,
Hạ khô thảo đều 20g, Chi tử 5g, tán bột mịn, đóng gói 15g/gói) bỏ vào sắc cùng với (2).
Đàm nhiều gia bài thuốc trừ đàm (Đờm tinh 6g, Viễn chí 10g, Quất hồng 10g, tán bột thô)
sắc cùng (2).
Đào hồng thông mạch phương:
Công thức: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xuyên sơn giáp, Quế chi, Địa
long, Bạch thƣợc đều 10g, Sinh hoàng kỳ, Đơn sâm đều 15g, chế thành thuốc bột, hòa
uống, lƣợng trên thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần ¼ gói.
Trƣờng hợp nặng và bệnh lâu ngày, mỗi ngày 1 gói, chia 2-3 lần, uống.
Tác dụng: Hoạt huyết thông mạch.
Chủ trị: nhũn não giai đoạn hồi phục và di chứng.

95
Y Học Cổ Truyền

VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG


MỤC TIÊU
1. Trình bày cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.
2. Trình bày chẩn đoán và điều trị theo y học cổ truyền.

I. CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


Bệnh loét dạ dày tá tràng với biểu hiện lâm sàng là đau vùng thƣợng vị cùng với
một số rối loạn tiêu hóa, đƣợc xếp vào bệnh lý của Tỳ Vị với bệnh danh là Vị quản thống
mà nguyên nhân có thể là:
+ Những căng thẳng tâm lý kéo dài nhƣ giận dữ, uất ức khiến cho chức năng sơ tiết
của tạng Can mộc bị ảnh hƣởng, từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.
+ Những căng thẳng tâm lý kéo dài nhƣ lo nghĩ, toan tính quá mức cũng nhƣ việc
ăn uống đói no thất thƣờng sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng Tỳ và ảnh
hƣởng xấu tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.
Trên cơ sở đó, thời tiết lạnh hoặc thức ăn sống lạnh mà y học cổ truyền gọi là Hàn
tà sẽ là yếu tố làm khởi phát cơn đau. Trong giai đoạn đầu, chứng Vị quản thống thƣờng
biểu hiện thể Khí uất (trệ), Hỏa uất hoặc Huyết ứ, nhƣng về sau do khí suy huyết kém
chứng Vị quản thống sẽ diễn tiến theo thể Tỳ Vị hƣ hàn.
II. CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Chứng Vị quản thống đƣợc chia làm 4 thể lâm sàng sau đây:
1.Thể Khí uất (trệ)

96
Y Học Cổ Truyền

Với triệu chứng đau thƣợng vị từng cơn lan ra 2 bên hông sƣờn kèm ợ hơi, ợ chua,
táo bón.
Yếu tố khởi phát cơn đau thƣờng là nóng giận, cáu gắt. Tính tình hay gắt gỏng.
Rìa lƣỡi đỏ, rêu vàng nhày, mạch huyền hữu lực.
2.Thể Hỏa uất
Với tính chất đau dữ dội, nóng rát vùng thƣợng vị, nôn mửa ra thức ăn chua đắng.
Hơi thở hôi, miệng đắng.
Lƣỡi đỏ sẫm, mạch hồng sác.
3.Thể Huyết ứ
Đau khu trú ở vùng thƣợng vị, cảm giác châm chích.
Chất lƣỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch hoạt.
Nặng hơn thì đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu bầm.
4.Thể Tỳ Vị hƣ hàn
Hay gặp ở loét dạ dày tá tràng mạn tính, tái phát nhiều lần hoặc ở ngƣời già với
triệu chứng đau vùng thƣợng vị mang tính chất âm ỉ liên tục hoặc cảm giác đầy trƣớng
bụng sau khi ăn.
Yếu tố khởi phát thƣờng là mùa lạnh hoặc thức ăn tanh lạnh làm đau tăng.
Lƣỡi nhợt bệu, rêu trắng dày nhớt. Mạch nhu hoãn vô lực.
III. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.Thể Khí uất (trệ)
Phép trị: Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần.
Với mục đích: an thần, chống co thắt cơ trơn tiêu hóa và chống tiết HCl dịch vị
hoặc trung hòa acid.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài thuốc Sài hồ sơ can thang (Tân biên Trung y kinh nghiệm phƣơng) gồm Sài hồ
12g, Xích thƣợc 8g, Xuyên khung 6g, Trần bì 12g, Hƣơng phụ 12g, Chỉ xác 8g, Cam thảo
bắc 4g.
Bài thuốc Tiêu dao gia Uất kim gồm Sài hồ 8g, Bạch thƣợc 8g, Phục linh 10g,
Đƣơng quy 8g, Bạch truật 8g, Sinh cam thảo 8g, Uất kim 6g.
Nếu bệnh nhân lo lắng, gắt gỏng nên bội thêm Sài hồ, Phục linh hoặc gia thêm
Toan táo nhân (sao đen) 10g.
Nếu cơn đau mang tính chất quặn thắt kéo dài, nên bội thêm Bạch thƣợc, Cam
thảo.
Nếu có triệu chứng lợm giọng, buồn nôn, bội thêm Bạch truật. Nếu có cảm giác
nóng rát, cồn cào bội thêm Đƣơng quy, gia Đại táo 3 quả, bỏ Uất kim.

97
Y Học Cổ Truyền

Nếu bệnh nhân đau nhiều bội thêm Hƣơng phụ 16g. Nếu đau kèm theo cảm giác
nóng rát thì bội Mã đề 20g. Nếu có cảm giác đầy chƣớng, ợ hơi, ợ chua bội thêm Xƣơng
bồ 12g.
Phƣơng huyệt: Trung quản, Túc tam lý, Lãi câu, Hành gian, Thiếu phủ, Thái xung,
Thần môn ± Nội quan.
Kỹ thuật: bình châm Trung quản 15 phút, châm tả Lãi câu, Hành gian, Thái xung,
Thần môn 5 phút.
Động tác phình thót bụng của phƣơng pháp Dƣỡng sinh.
2.Thể Hỏa uất
Phép trị: Thanh hỏa trừ uất.
Với mục đích: chống co thắt, chống tiết HCl, kháng sinh, kháng viêm bằng cơ chế
bền thành mạch hoặc ức chế Leucotrien.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài thuốc Hƣơng cúc bồ đề nghệ gồm Hƣơng phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã đề 12g,
Xƣơng bồ 8g, Nghệ vàng 6g. Nhƣng tăng liều Mã đề 20g hoặc gia thêm Bối mẫu 16g,
Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Bồ công anh 20g.
Phƣơng huyệt nhƣ trong thể Khí uất (trệ), nhƣng châm tả thêm Hợp cốc, Nội đình
1 phút.
3.Thể Huyết ứ
Phép trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ huyết.
Với mục đích: chống xung huyết và cầm máu ngoài tác dụng chống co thắt và
chống tiết HCl dạ dày.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài thuốc Hƣơng cúc bồ đề nghệ gồm: Hƣơng phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã đề 12g,
Xƣơng bồ 8g, Nghệ vàng 6g. Gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
Bài thuốc Tiêu dao gia Uất kim gồm: Sài hồ 8g, Bạch thƣợc 8g, Phục linh 10g,
Đƣơng quy 8g, Bạch truật 8g, Sinh cam thảo 8g, Uất kim 6g. Gia Cỏ mực, Trắc bá diệp
sao đen.
Bài Tứ vật đào hồng gồm: Đƣơng quy, Bạch thƣợc, Xuyên khung, Sinh địa, Đào
nhân, Hồng hoa gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
Cụ thể trong chứng Vị quản thống thể Huyết ứ nên dùng bài Tiêu dao gia Uất kim
hoặc Hƣơng cúc bồ đề nghệ nhƣng tăng liều Uất kim hoặc Khƣơng hoàng 12g, Cỏ mực
(sao đen) 12g, Trắc bá diệp (sao đen) 12g.
Về phƣơng huyệt nên châm tả Thái xung, Huyết hải, Hợp cốc. Nếu bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa có kèm rối loạn huyết động nên xử trí cấp cứu bằng y học hiện đại.
4.Thể Tỳ Vị hƣ hàn
Phép trị: Ôn trung kiện tỳ.

98
Y Học Cổ Truyền

Với mục đích: kích thích tiết dịch vị, điều hòa nhu động dạ dày ruột, cải thiện tuần
hoàn niêm mạc dạ dày và kích thích tổng hợp Glucoprotein và Prostaglandine E2, I2.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài Hoàng kỳ kiến trung thang (Kim quỹ yếu lƣợc) gồm Hoàng kỳ 10g, Can
khƣơng 6g, Cam thảo chích 8g, Bạch thƣợc 8g, Hƣơng phụ 8g, Cao lƣơng khƣơng 8g,
Đại táo 3 quả. Gia Đại hồi 4g, Ích trí nhân 8g, Bạch đậu khấu 4g, Thảo quả 6g.
Nếu bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, lợm giọng bội Hoàng kỳ 16g, Cam thảo chích
12g. Nếu bệnh nhân đầy chƣớng bụng, tiêu sệt bội thêm Can khƣơng 8g, Cao lƣơng
khƣơng 8g.
Phƣơng huyệt: gồm Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Thái bạch, Phong long, Tỳ
du, Đại đô, Thiếu phủ. Ôn châm hoặc cứu các huyệt nói trên.
Dƣỡng sinh: phƣơng pháp Xoa trung tiêu.

99
Y Học Cổ Truyền

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP


MỤC TIÊU
1. Nêu đƣợc bệnh danh và quan niệm theo YHCT.
2. Trình bệnh đƣợc nguyên nhân và bệnh sinh, dự hậu và tiên lƣợng bệnh.
3. Các phƣơng pháp điều trị theo YHCT.
4. Trình bày phƣơng pháp điều trị duy trì đề phòng bệnh tái phát

I.BỆNH DANH VÀ QUAN NIỆM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


Triệu chứng bệnh lý của viêm khớp dạng thấp theo y học hiện đại nêu trên cũng
đƣợc mô tả trong phạm vi các bệnh chứng của y học cổ truyền nhƣ:
Chứng tý: Tam tý, Ngũ tý, Chu tý.
Lịch tiết phong, hạc tất phong.
Chứng tý là một trong những chứng chủ yếu của y học cổ truyền, Tý đồng âm với
Bí, tức bế tắc lại không thông. Tý vừa đƣợc dùng để diễn tả biểu hiện của bệnh nhƣ là
tình trạng đau, tê, mỏi, nặng, sƣng, nhức, buốt … ở da thịt, khớp xƣơng, vừa đƣợc dùng
để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự bế tắc không thông của kinh lạc, khí huyết.
II.NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH
Chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân Ngoại cảm và Nội thƣơng:
Nhóm Ngoại cảm đơn thuần do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp lẫn lộn đến xâm
nhập vào cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn sự vận hành khí huyết, làm cho khí huyết bế
tắc, lƣu thông không điều hòa mà sinh bệnh. Các tà khí này lại bị tắc lƣu lại ở kinh lạc
hoặc tạng phủ gây sƣng, đau, nhức, tê buồn, nặng, mỏi ở một vùng cơ thể hay các khớp
xƣơng.
Nhóm Ngoại cảm phối hợp với Nội thƣơng gây bệnh: Điều kiện để 3 khí tà Phong,
Hàn, Thấp gây bệnh đƣợc là cơ thể có Vệ khí suy yếu, hoặc có sẵn Khí huyết hƣ, hoặc
tuổi già có Can thận hƣ suy.
Ngoài ra, điều kiện thuận lợi để 3 tà khí xâm nhập gây bệnh cho cả 2 thể loại trên
là sống và làm việc trong môi trƣờng ẩm thấp, ngâm tẩm thƣờng xuyên dƣới nƣớc, ăn
uống thiếu chất dinh dƣỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mƣa rét thƣờng xuyên.
III.DỰ HẬU VÀ TIÊN LƢỢNG
Nguyên nhân gây ra các chứng nêu trên đều do 3 tà khí Phong, Hàn, Thấp. Trời có
6 thứ khí, mà bệnh lý khớp xƣơng đã bị 3 thứ khí làm bệnh, tất nhiên là bệnh nan trị, vì
Phong thì đi nhanh, Hàn thì vào sâu, mà Thấp thì ƣớt đẫm và ứ đọng.
Tà khí còn ở ngoài bì phu thì bệnh còn nhẹ, dễ phát tán, thuộc phần dễ trị.
Tà khí đã thâm nhập vào nội tạng làm cho tạng khí suy kiệt, thuộc phần bất trị.
Tà khí vào khoảng gân xƣơng, không còn ngoài bì phu cũng chƣa vào nội tạng, thuộc
phần khó trị.

100
Y Học Cổ Truyền

Theo sách Tố Vấn Nội kinh: chứng Tý phạm thẳng vào Tạng sẽ chết, nếu lƣu niên
ở gân xƣơng thì lâu khỏi, nếu chỉ ở khoảng bì phu thì chóng khỏi.
IV.ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp tính:
Phép trị: Thanh nhiệt khu phong, hóa thấp.
Bài Bạch hổ quế chi thang gia vị gồm Thạch cao 40g, Quế chi 6g, Tri mẫu 12g,
Hoàng bá 12g, Thƣơng truật 8g, Kim ngân 20g, Tang chi 12g, Phòng kỷ 12g, Ngạnh mễ
12g, Cam thảo 8g.
Nếu có nốt thấp hoặc sƣng đỏ nhiều gia thêm Đan bì 12g, Xích thƣợc 8g, Sinh địa
20g. Bạch hổ thang vốn là bài thuốc thanh nhiệt ở khí phận, nhiệt tà thịnh ở kinh Dƣơng
minh. Dƣơng minh thuộc Vị, quan hệ với Tỳ chủ cơ nhục bên ngoài, nên có biểu hiện:
sốt, phiền táo khát, mồ hôi ra nhiều, các khớp xƣơng cơ nhục sƣng nóng đỏ, mạch phù
hoạt.
Nên dùng bài thuốc này là lúc bệnh đại nhiệt, lấy mạch hồng sác hoặc phù hoạt,
còn nếu có kèm theo sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc sốt mà không khát, hoặc ra mồ hôi
mà sắc mặt trắng bệch, hoặc mạch tuy hồng đại mà ấn sâu thấy hƣ, thì không dùng bài
thuốc này, hoặc nếu dùng phải gia thêm các thuốc Dƣỡng âm.
Bài Quế chi thƣợc dƣợc tri mẫu thang gồm Quế chi 8g, Ma hoàng 8g, Bạch thƣợc
12, Phòng phong 12g, Tri mẫu 12g, Kim ngân 16g, Bạch truật 12g, Liên kiều 12g, Cam
thảo 6g.
Nếu các khớp sƣng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô lƣỡi đỏ, mạch tế
sác. Đó là thấp nhiệt thƣơng âm, thì phƣơng pháp chính là bổ âm thanh nhiệt, mà phụ là
khu phong trừ thấp. Vẫn dùng các bài thuốc nêu trên, bỏ Quế chi gia thêm các vị thuốc
dƣỡng âm thanh nhiệt nhƣ Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp, Thạch
hộc…
Dùng thuốc đắp bó ngoài khớp sƣng: Ngải cứu, Dây đau xƣơng, Lƣỡi hổ. Giã nát,
sao lên với dấm đắp hoặc bó ngoài khớp sƣng. Hoặc Ngải cứu, Râu mèo, Gừng. Giã nát
sao với rƣợu đắp lên khớp sƣng.
Châm cứu: Châm các huyệt quanh hoặc lân cận khớp sƣng đau. Toàn thân: châm
Hợp cốc, Phong môn, Huyết hải, Túc tam lý, Đại chùy.
2.Viêm khớp dạng thấp đợt mạn tính
Các khớp còn sƣng đau, nhƣng hết đỏ, hết sốt. Các khớp dính, cứng khớp hoặc
biến dạng, teo cơ.
Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, tán hàn.
Bài Độc hoạt tang ký sinh thang gồm Độc hoạt 12g, Ngƣu tất 12, Phòng phong
12g, Đỗ trọng 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Tế tân 8g, Thục địa 12g, Tần giao 8g,
Bạch thƣợc 12g, Đƣơng quy 8g, Cam thảo 6g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g.

101
Y Học Cổ Truyền

Châm cứu:
Tại chỗ, châm các huyệt quanh hoặc lân cận khớp sƣng đau. Toàn thân: Hợp cốc,
Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy.
Xoa bóp:
Tại các khớp bằng các thủ thuật ấn, day, lăn, véo các khớp và cơ quanh khớp.
Vận động: vừa xoa bóp vừa tập vận động khớp theo các tƣ thế cơ năng từng bƣớc,
động viên bệnh nhân chịu đựng và tập vận động tăng dần.
3.Viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm
Chƣa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp chƣa quá 6
tháng. Khớp có viêm, có sƣng, có đau nhức nhƣng không nóng đỏ. Trên lâm sàng, nếu
triệu chứng bệnh lý khớp thiên về Phong, về Hàn hay về Thấp mà có cách dùng thuốc
khác nhau.
3.1.Thể Phong tý:
Đau nhiều khớp, đau di chuyển chạy từ khớp này sang khớp khác. Sợ gió, rêu lƣỡi
trắng, mạch phù.
Phép trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, kèm hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc: Phòng phong thang gia giảm gồm Phòng phong 12g, Bạch thƣợc 12g,
Khƣơng hoạt 12g, Đƣơng quy 12g, Tần giao 8g, Cam thảo 6g, Quế chi 8g, Ma hoàng 8g,
Phục linh 8g.
Có bài không dùng Khƣơng hoạt mà lại dùng Độc hoạt và Ma hoàng.
Bài Quyên tý thang gồm Khƣơng hoạt 20g, Phòng phong 16g, Khƣơng hoàng 12g, Chích
thảo 10g, Đƣơng quy 16g, Xích thƣợc 16g, Hoàng kỳ 16g.
Khƣơng hoạt để khu phong thấp ở trên, Phòng phong để khu phong, Khƣơng
hoàng để phá ứ thông kinh lạc phong tý, đau vai tay. Đƣơng quy, Xích thƣợc để dƣỡng
huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc. Hoàng kỳ cố vệ, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Hợp lại có tác dụng: Ích khí hòa doanh, khu phong thắng thấp, thông kinh hoạt lạc.
Châm cứu: Tại chỗ: châm các huyệt tại khớp sƣng hoặc tại huyệt lân cận. Toàn
thân: Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du.
3.2.Thể Hàn tý:
Đau dữ dội ở một khớp cố định, không lan, trời lạnh đau tăng, chƣờm nóng đỡ đau.
Tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu trắng. Mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.
Phép trị: Tán hàn là chính. Khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc: gồm Quế chi 8g, Ý dĩ 12g, Can khƣơng 8g, Phụ tử chế 8g, Xuyên
khung 8g, Thiên niên kiện 8g, Ngƣu tất 8g, Uy linh tiên 8g.
Châm cứu:
Cứu Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao.
Ôn châm các huyệt tại chỗ và lân cận khớp đau.

102
Y Học Cổ Truyền

3.3.Thể Thấp tý:


Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ cố định, tê bì, đau các cơ có tính cách trì nặng
xuống, co rút lại, vận động khó khăn. Miệng nhạt, rêu lƣỡi trắng dính, mạch nhu hoãn.
Phép trị: Trừ thấp là chính. Khu phong, tán hàn là phụ, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm gồm Ý dĩ 16g, Thƣơng truật 12g, Ma hoàng
8g, Ô dƣợc 8g, Quế chi 8g, Huỳnh kỳ 12g, Khƣơng hoạt 8g, Cam thảo 6g, Độc hoạt 8g,
Đảng sâm 12g, Phòng phong 8g, Xuyên khung 8g, Ngƣu tất 8g.
Châm cứu:
Tại chỗ, châm các huyệt quanh khớp sƣng đau và lân cận. Toàn thân: Túc tam lý,
Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải.
V. ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ ĐỀ PHÒNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TÁI PHÁT
Bệnh do các yếu tố Phong, Hàn, Thấp nhân lúc Vệ khí hƣ mà xâm nhập, trong cơ
thể có sẵn âm hƣ mà gây bệnh. Khi bệnh đã phát ra, tình trạng âm hƣ huyết nhiệt càng
nhiều, Can Thận hƣ không nuôi dƣỡng cân, xƣơng đƣợc tốt là điều kiện để Phong, Hàn,
Thấp xâm nhập mà gây tái phát bệnh. Nên khi bệnh tạm ổn, nên tiếp tục dùng phép Bổ
can thận, lƣơng huyết, khu phong trừ thấp.
Bài Độc hoạt tang ký sinh thang gia Phụ tử chế (xem viêm khớp dạng thấp đợt
mạn) gồm Độc hoạt 12g, Ngƣu tất 12g, Phòng phong 12g, Đỗ trọng 12g, Tang ký sinh
12g, Quế chi 8g, Tế tân 8g, Thục địa 12g, Tần giao 8g, Bạch thƣợc 12g, Đƣơng quy 8g,
Cam thảo 6g, Đảng sâm 12g, Phụ tử chế 6g, Phục linh 12g.
Phụ phƣơng: Bài Tam tý thang là bài Độc hoạt tang ký sinh thang bỏ vị Tang ký
sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn và Gừng tƣơi, để dùng chữa viêm khớp dạng thấp biến
chứng cứng khớp, chân tay co quắp.
Châm cứu: Tại chỗ: châm các huyệt tại khớp sƣng hoặc tại huyệt lân cận. Toàn
thân: Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du.

103
Y Học Cổ Truyền

HEN PHẾ QUẢN


MỤC TIÊU
1. Trình bày các thể lâm sàng theo YHCT của Hen Phế Quản.
2. Trình bày phương pháp điều trị, phương dược của từng thể.
NỘI DUNG
Hen phế quản dị ứng (90% ở tuổi < 30, 50% tuổi > 40). Do hít phải nấm, bụi nhà:
ở Việt Nam nguyên nhân do bụi chiếm tới 60% trong số các nguyên nhân.
I. ĐẠI CƢƠNG
Theo Y học Cổ truyền
Y học cổ truyền mô tả bệnh trong các phạm trù “háo chứng, suyễn chứng, ẩm
chứng”; đa phần do đàm túc ở trong (nội túc đàm yếm ở phế), phục tà, tân ngoại cảm lục
dâm, tình chí nội thƣơng, ẩm thực hoặc lao quyện làm cho tà tụ ở phế, phế khí thƣợng
nghịch mà dẫn đến bệnh.
Dựa vào căn nguyên gây bệnh, y học cổ truyền chia ra làm 3 loại:
+ Hợp tà nội ngoại: đàm trọc nội yếm, phục thụ ngoại cảm, nội ngoại hợp tà, tụ tắc
khí đạo, phế mất tuyên giáng dẫn đến khí cấp suyễn súc.
Phế tỳ khí hƣ, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, phế khí bất tuyên đàm trọc tụ
phế dẫn đến suyễn súc khí cấp.
+ Thận phế dƣơng hƣ: thận dƣơng hƣ tắc mệnh môn hỏa suy, bất năng thƣợng phế
vu tâm, (thủy hoả ký tế) tắc tâm - dƣơng thụ lụy. Phế hƣ bất năng trị tiết, tắc khí - huyết
vận hành thất điều mà dẫn đến thoát.
II.CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với các nguyên nhân: với phấn hoa, bụi nhà hoặc có viêm
nhiễm đƣờng hô hấp trên và có liên quan đến thời tiết (đa số phát bệnh vào mùa xuân
thu).
Chứng trạng và bản chứng có tam lãm “Tam chứng” rõ, hô hấp khó khăn, khó thở,
nghe phổi có tạp âm bệnh lý.
III. BIỆN CHỨNG PHƢƠNG TRỊ
A.Thời kỳ phát bệnh cấp tính
1.Hàn háo:
Hô hấp khí súc, trong họng khò khè, hung cách bí mãn nhƣ tắc, ho khạc nhiều,
đàm ít khó khạc; sắc mặt xanh bủng, miệng không khát hoặc khát, thích uống nƣớc ấm;
trời lạnh và cảm lạnh dễ phát bệnh; hình hàn, sợ lạnh; chất lƣỡi nhợt hồng, rêu lƣỡi trắng
nhờn; mạch huyền khẩn hoặc phù khẩn.
Pháp điều trị: ôn phế tán hàn - hoá đàm bình suyễn.
Phƣơng thuốc: “xạ can ma hoàng thang” gia giảm:

104
Y Học Cổ Truyền

Xạ can 12g Chích ma hoàng 10 g.


Tế tân 6g Chế bán hạ 12g.
Tử uyển 10g Khoản đông hoa 12g.
Ngũ vị tử 6g Quế chi 10g.
Hạnh nhân 10g Sinh cam thảo 6g.
Sinh khƣơng 2 -3 lát.
Gia giảm:
Nếu đàm thông suyễn nghịch thì gia thêm: đình lịch tử 15g, tô tử 12g, bạch giới tử
10g.
Nếu thuộc chứng lý ẩm biểu hàn, dịch đàm xanh lỏng nhiều bọt thì gia thêm: tế tân
10g, can khƣơng 12g.
Nếu thƣợng, thực hạ hƣ thì gia thêm: trầm hƣơng 10g, toàn phúc hoa 10g (bào sắc).
2.Nhiệt háo:
Thở thô khò khè, hung bĩ, khí súc, đờm đặc màu vàng dính đục, khó khạc; phiền
táo bất an; hãn xuất mặt đỏ, họng khô, miệng đắng, khát, thích uống nƣớc mát; đại tiện bí
kết; chất lƣỡi hồng, rêu lƣỡi vàng trắng xen kẽ nhờn; mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt tuyên phế hoá đờm định suyễn.
Phƣơng thuốc: “định suyễn thang” gia giảm:
Bạch quả 10g Chích ma hoàng 6g.
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g.
Tang bạch bì 10g Chế bán hạ 10g.
Tô tử 10g Khoản đông hoa 10g.
Sinh cam thảo 5g.
Gia giảm:
Đàm nhiều, không ho khạc đƣợc thì gia thêm: toàn qua lâu 12g, đởm nam tinh 12g.
Tức ngực nhiều thì gia thêm: chỉ xác 12g , hậu phác 12g.
Nếu phế nhiệt nặng phải gia thêm: thạch cao 20 - 30g (sắc trƣớc), ngƣ tinh thảo 20g.
Đại tiện bí kết thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g (bào thang xung phục).
3.Suyễn thoát:
Suyễn nghịch nặng, khó thở không nằm ngủ đƣợc; đàm ứ trở, tâm quí, phiền táo
bất an, tức ngực; mặt môi xanh tím, hãn xuất chi lạnh; mạch phù đại vô căn, thậm chí
mạch vi muốn tuyệt.
Phƣơng trị: hồi dƣơng cứu nghịch bình suyễn cố thoát.
Phƣơng thuốc: “ sâm phụ long mẫu thang” hợp “hắc duyên đan” gia giảm.
Nhân sâm 15 - 20g.
Thục phụ phiến (trƣớc) 20 - 30g.
Sơn thù du 30g.

105
Y Học Cổ Truyền

Sinh long cốt (trƣớc) 30g.


Hắc duyên đan 5 - 9g.
Sinh mẫu lệ (trƣớc) 30g.
Bột cáp giới (thôn phục) 5g (cáp giới tán bột hoà vào nƣớc muối uống).
B.Thời kỳ mãn tính hoà giải
1.Phế khí hao hƣ:
Tự hãn, sợ gió, thƣờng dễ cảm mạo, bệnh tái phát khi thời tiết thay đổi. Trƣớc khi
lên cơn thƣờng chảy nƣớc mũi trong, lỏng; tắc mũi; khí đoản, âm thanh nhỏ, nói khàn,
trong hầu thƣờng có “thuỷ kế thanh” mức độ nhẹ, ho khạc đờm trắng, sắc mặt trắng sáng,
chất lƣỡi nhợt hồng, rêu lƣỡi trắng mỏng; mạch tế nhƣợc hoặc là hƣ nhuyễn.
Phƣơng pháp điều trị: bổ phế - ích khí cố biểu.
Phƣơng thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp phƣơng “sinh mạch tán” gia giảm.
Hoàng kỳ 30 - 60g Bạch truật 12g.
Phòng phong 10g Đẳng sâm 15g.
Mạch đông 10g Ngũ vị tử 10g.
Bắc sa sâm 15g Bách hợp 15g.
Gia giảm:
Nếu sợ gió, sợ lạnh thì gia thêm: quế chi 10g, sinh khƣơng 3 - 5 lát, đại táo 7 qủa.
Nếu biểu hƣ tự hãn thì gia thêm: phù tiểu mạch 12g, mẫu lệ 30g (trƣớc).
2.Tỳ khí hƣ hao:
Ăn kém, bụng chƣớng, đại tiện lỏng hoặc ăn chất dầu, chất nhờn dễ bị đi lỏng,
thƣờng nhân khi ăn uống bất thƣờng mà dẫn đến phát cơn; mệt mỏi, thiếu lực, khí đoản
bất túc, ngôn thanh nhỏ yếu; chất lƣỡi nhợt hoặc hình thể lƣỡi bệu to, rêu lƣỡi nhờn trắng
nhuận; mạch hƣ nhƣợc.
Phƣơng trị: kiện tỳ hóa đàm.
Phƣơng thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm:
Trần bì 10g Chế bán hạ 10g Đẳng sâm 15 - 30g Bạch truật 12g Phục linh Sinh
khƣơng 3 - 5 lát Đại táo: 7 qủa
Gia giảm:
Nếu đàm nhiều, thấp nặng thì gia thêm: ý dĩ nhân 20g, thƣơng truật 10g.
Nếu quản bĩ, nạp ngai (ăn kém) thì gia thêm: mộc hƣơng 10g, sa nhân 10g (sắc sau).
3.Thận khí hƣ hao.
Tự nhiên khí đoản tức súc, vận động thì bệnh tăng lên; tâm hoả, huyễn vựng, tai ù,
lƣng gối đau mỏi; sau lao luỵ dễ tái phát hen suyễn; sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, sắc mặt
trắng sáng; lƣỡi nhợt, thể lƣỡi bệu mềm rìa lƣỡi có hằn răng; mạch trầm tế hoặc huyền
hồng.Nếu tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, lƣỡi đỏ ít rêu ; mạch sác vô lực là khí - thận lƣỡng
hƣ.

106
Y Học Cổ Truyền

Pháp điều trị: bổ thận nhiếp nạp.


Phƣơng thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” hợp phƣơng “nhân sâm cáp giới tán” gia
giảm.
Chế phụ phiến (trƣớc) 12g Nhục quế 10g Thục địa 15g Sơn thù du 12g Hoài sơn
dƣợc 20g Phục linh 15g Đan bì 6g Trạch tả 10g Hồng sâm 10g Bột cáp giới 5g.
Gia giảm:
Nếu dƣơng hƣ rõ thì gia thêm: bổ cốt chỉ 10g, tiên linh tỳ 15g, lộc giác phiến 5g. .
Nếu thận âm hao hƣ nặng thì bỏ đi các vị thuốc ôn bổ; gia thêm: mạch môn đông 30g,
đƣơng qui 10g, qui bản 10g.
Phƣơng pháp điều trị khác:
*Châm cứu thể châm
Thƣờng dùng các huyệt: định suyễn, đản trung, phế du, đại truỳ, hợp cốc. Nếu phế
hƣ sợ lạnh thì thêm: túc tam lý, thận du.
Nếu đàm nhiều thì thêm huyệt phong long; ho nhiều thêm huyệt thiên đột.
Mỗi ngày châm 1 -2 lần, mỗi lần 1 - 2 huyệt , 10 - 15 ngày là 1 liệu trình cắt cơn
hen.
*Nhĩ châm
Dùng các huyệt: bình suyễn, tuyến thƣợng thận, giao cảm. Có thể dùng vƣơng bất
lƣu hành tử để áp huyệt.
*Cấy chỉ
Dùng các huyệt: định suyễn, 2 huyệt phế du, 2 huyệt phong long, đản trung. Mỗi
lần 1- 2 huyệt có tác dụng khống chế cơn hen tái phát, dự phòng có hiệu quả nhất định.

107
Y Học Cổ Truyền

HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT CỔ, NGỰC BỤNG, VAI LƢNG,


HUYỆT CHI TRÊN VÀ CHI DƢỚI

MỤC TIÊU
1. Mô tả đƣợc vị trí huyệt.
2. Trình bày đƣợc tác dụng của huyệt
I/ ĐẠI CƢƠNG VỀ HUYỆT
Châm cứu là một phƣơng pháp chữa bệnh tiện lợi, đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả,
phạm vi chữa bệnh tƣơng đối rộng, có thể thực hiện tại các cơ sở y tế từ xã đến trungƣơng
và tại gia đình. Để đạt đƣợc hiệu quả chữa bệnh bằng châm cứu, cần nắm vững vị trí, tác
dụng các huyệt, thực hiện kỹ thuật châm thành thạo, chỉ định và chống chỉ định của
phƣơng pháp chữa bệnh bằng châm cứu.
1. Định nghĩa:
Huyệt là nơi thần khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể. Nó đƣợc phân
bố khắp phần ngoài cơ thể, nhƣng không phải hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xƣơng.
Huyệt có liên quan chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý của các tạng
phủ trong cơ thể. Là nơi giúp cho việc chẩn đoán, áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh
và phòng bệnh một cách tích cực.
Tên chung của các loại huyệt gọi là du huyệt (huyệt là chỗ trống không, du là sự
vận chuyển).
2. Phân loại chung của du huyệt (3 1oại)
Huyệt nằm trên đƣờng kinh (kinh huyệt): gồm các du huyệt nằm trên 12 đƣờng
kinh chính và 2 đƣờng kinh phụ tổng số có 690 huyệt.
Huyệt nằm ngoài đƣờng kinh (kinh kỳ ngoại huyệt): gồm các huyệt không nằm
trên 12 đƣờng kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc, có tất cả trên 200 huyệt, các huyệt này
có vị trí cố định và tác dụng nhất định. Ngày nay ngƣời ta còn tìm ra nhiều huyệt mới.
Á thị huyệt: các huyệt này không có vị trí cố định, không tồn tại mãi mãi , nó chỉ
xuất hiện ở những chỗ thấy đau, vì thế sách Nội kinh có viết “lấy nơi đau làm du huyệt”.
3. Phương pháp tìm vị trí huyệt
3.1. Phương pháp đo để xác định huyệt
* Cách chia đoạn từng phần cơ thể (cất độ pháp):
Ngƣời xƣa dùng các mốc để xác định, chia đầu, chân, tay mình ra làm nhiều phần,
mỗi phần chia ra làm nhiều đoạn bằng nhau, mỗi đoạn là 1 tấc dài ngắn tuỳ theo ngƣời. Ví
dụ: từ chân tóc trán đến chân tóc sau gáy chia làm 12 tấc (thốn).
* Cách xác định huyệt bằng thốn đồng thân: áp dụng cho ngƣời lớn, trẻ em ở các
lứa tuổi cao thấp khác nhau. Đông Y dùng đơn vị thốn.

108
Y Học Cổ Truyền

- Thốn là gì? ngƣời bệnh co đầu ngón giữa và ngón cái tạo thành một vòng tròn,
đoạn thẳng tận cùng giữa hai nếp gấp đốt 2 ngón giữa là 1 thốn. Hoặc thốn bằng bề ngang
của ngón tay cái lấy ngang qua gốc chân móng tay.
Chiều ngang của 4 khoát ngón tay (trỏ, giữa, nhẫn, út) bằng độ dài 3 thốn

* Dựa theo trong ngoài, lấy theo mô hình châm cứu cổ điển, ngón cái của tay và
chân thuộc phía trong, ngón út của tay và chân thuộc phía ngoài.
3.2. Lấy huyệt theo mốc giải phẫu và hình thể tự nhiên
Dựa vào các cấu tạo cố định nhƣ tai, mắt, mũi, miệng, lông mày. Ví dụ: Nghinh
hƣơng, Tình minh: cách lấy huyệt này dựa vào bộ phận cấu tạo và hình dáng cố định nên
xác định huyệt chính xác.
Dựa vào nếp nhăn của da ví dụ: Đại lăng, Thái uyên
Dựa vào đặc điểm xƣơng làm mốc lấy huyệt nhƣ: Dƣơng Khê, Đại chùy, Tam âm
giao. Cách lấy huyệt này tƣơng đối chính xác vì xƣơng là bộ phận ít thay đổi vị trí.
Dựa vào đặc điểm cơ gân làm mốc. Ví dụ: Thừa sơn, Nội quan

3.3. Lấy huyệt theo tư thế hoạt động của cơ thể :


Ngƣời bệnh phải thực hiện một số động tác nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ mới
xác định đƣợc huyệt, ví dụ: Khúc trì, Thiếu hải, Phong thị
II. NỘI DUNG
A. HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT CỔ
1. Đầu duy (kinh Vị)
Vị trí: Nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0,5 thốn, trên đƣờng khớp đỉnh trán, từ huyệt
Thần Đình đo ra 4 thốn.

109
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng:Khu phong, tiết hỏa, trấn thống.


Chủ trị: Trị nửa đầu đau (Migraine), thần kinh trƣớc trán đau, mí mắt rung giật.
Cách châm cứu : Châm xiên dƣới da 0, 5 - 1 thốn - Không cứu
2. Dƣơng bạch (kinh Đởm)
Vị trí:Trƣớc trán, trên đƣờng thẳng qua chính giữa mắt, và phía trên lông mày cách
1 thốn.
Tác dụng: Khu phong, tiết hoả , tuyên khí, minh mục.
Chủ trị: Trị liệt mặt, đầu và vùng trán đau, bệnh về mắt (loạn thị, quáng gà, đau
thần kinh vành mắt).
Châm cứu: Châm xiên thấu Ngƣ Yêu hoặc Toản Trúc, Ty Trúc Không. Ôn cứu 3 -
5 phút.

3. Nhân trung (mạch Đốc)


Vị trí:Tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dƣới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh.
Tác dụng: Khai khiếu, thanh nhiệt, thanh định thần chí, khu phong tà, tiêu nội
nhiệt, lợi vùng lƣng và cột sống, điều hòa nghịch khí của Âm Dƣơng.
Chủ trị: Trị miệng méo, môi trên co giật, cảm giác nhƣ kiến bò ở môi trên, lƣng và
thắt lƣng đau cứng, cấp cứu ngất, hôn mê, động kinh, điên cuồng, trụy tim mạch.
Châm cứu: Châm thẳng 0,2 - 0,3 thốn hoặc châm xiên mũi kim hƣớng lên trên sâu
0,5 - 1 thốn.
Khi điều trị chứng chảy nƣớc miếng thì trƣớc hết châm mũi kim hƣớng lên trên
xong rút kim ra đến dƣới da, rồi châm qua bên trái bên phải, gọi là „Tam Thấu Pháp‟.
Cứu 5 - 10 phút nhƣng cứu ít hiệu qủa hơn châm.
4. Địa thƣơng (kinh Vị)
Vị trí: Cách khóe miệng 0,4 thốn, hoặc trên đƣờng ngang qua mép và rãnh mép
mũi, nơi đan chéo của cơ vòng môi, cơ gò má lớn.

110
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng:Khu phong tà, thông khí trệ.


Chủ trị: Trị liệt mặt, dây thần kinh tam thoa đau, chảy nƣớc dãi.
Châm cứu: Châm xiên.
+ Châm trị mặt liệt: luồn kim tới huyệt Giáp Xa.
+ Trị thần kinh tam thoa đau: châm mũi kim hƣớng tới huyệt Nghênh Hƣơng.
Ôn cứu 5 - 10 phút.
5. Bách hội (mạch Đốc)
Vị trí: Gấp 2 vành tai về phía trƣớc, huyệt ở điểm gặp nhau của đƣờng thẳng dọc
giữa đầu và đƣờng ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy 1 khe xƣơng lõm xuống.
Tác dụng: Khai khiếu, định thần, bình Can, tức phong, thăng dƣơng, hồi dƣơng cố
thoát, tiềm Can dƣơng, thanh thần chí, tiết nhiệt nung nấu ở các kinh dƣơng.
Chủ trị: Trị đỉnh đầu nhức, trực tràng sa, mũi nghẹt, đầu nặng, hay quên, điên
cuồng, hôn mê, lạnh ngƣời, tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ.
Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da sâu 0,2 - 1 thốn. Cứu 10 - 20 phút.
6. Toản trúc
Vị trí:Chỗ lõm đầu trong chân mày, thẳng trên góc mắt trong.
Tác dụng:Khứ phong, minh mục.
Chủ trị:Trị đầu đau, mắt đau, liệt mặt.
Cách châm cứu:Châm thẳng, sâu 0,3 - 0,5 thốn.
Trị bệnh về mắt, châm xiên hƣớng xuống đến huyệt Tinh Minh.
Trị đầu đau, mặt liệt, châm xuyên đến huyệt Ngƣ Yêu.
Trị thần kinh hố mắt trên đau, châm xiên hƣớng mũi kim ra phía ngoài.
Trị đau ở trƣớc Ấn Đƣờng, châm luồn kim dƣới da, 2 thân kim chéo nhau ở giữa
Ấn Đƣờng.
Không cứu.
7. Ấn đƣờng (Kỳ huyệt)
Vị trí:Tại chính giữa đƣờng nối 2 đầu lông mày và đƣờng thẳng giữa sống mũi.
Tác dụng: Định thần chí, khu phong nhiệt.
Chủ trị: Trị đầu đau, mũi nghẹt, cảm, động kinh, sốt cao co giật, chóng mặt, ói
mửa, mất ngủ, xoang mũi viêm, chảy máu cam, mắt đau, xƣơng chân mày đau.
Châm cứu: Châm xiên từ trên xuống. Khi châm, bóp 2 bên huyệt Toàn Trúc lại để
châm xuống hoặc hƣớng kim về bên phải hoặc trái hoặc xuyên thẳng xuống huyệt Tinh
Minh. Hoặc châm nặn máu. Ôn cứu 3 – 5 phút.
8. Quyền liêu (kinh Tiểu trƣờng)
Vị trí:Huyệt ở dƣới xƣơng gò má, giao điểm của đƣờng chân cánh mũi kéo ngang
ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống, dƣới huyệt là bờ trƣớc cơ cắn, nơi bám vào
xƣơng gò má.

111
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị:Trị liệt mặt, cơ mặt co giật, răng đau, dây thần kinh sinh ba đau.
Châm cứu:Châm thẳng 0, 3 - 0, 5 thốn hoặc châm xiên 0, 5 - 1 thốn - Không cứu.
9. Nghinh hƣơng (kinh Đại trƣờng)
Vị trí: Điểm gặp nhau của đƣờng ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng.
Tác dụng: Thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt.
Chủ trị: Trị các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII),
giun chui ống mật.
Cách châm:Châm xiên hoặc luồn dƣới da.
Trị giun chui ống mật: mũi kim hƣớng đến huyệt Tứ Bạch.
Bệnh ở mũi: mũi kim hƣớng đến huyệt Tỵ Thông.
10. Thừa tƣơng (mạch Nhâm)
Vị trí: Ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dƣới môi dƣới, trên đƣờng bổ dọc giữa hàm
dƣới.
Tác dụng: Điều hòa khí Âm Dƣơng thừa nghịch, sơ phong tà ở răng, mặt, mắt.
Chủ trị: Trị miệng méo, mặt sƣng, răng đau, lợi răng sƣng, chảy nƣớc miếng, đột
nhiên mất tiếng, điên cuồng.
Châm cứu: Châm thẳng 0, 2 - 0, 5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

11. Thái dƣơng (Kỳ huyệt)


Vị trí:Ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đƣờng mạch xanh của Thái dƣơng.
Hoặc phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ƣớc 1 tấc, nơi chỗ hõm sát
cạnh ngoài mỏm ổ mắt xƣơng gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu
nổi lên.
Tác dụng: Sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục.
Chủ trị: Trị đầu đau, nửa đầu đau, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt, thần kinh sinh ba
đau.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.

112
Y Học Cổ Truyền

Trị Thiên đầu thống có thể châm ngang, luồn mũi kim ra đến huyệt Suất Cốc dài 1
– 2 thốn, khi châm có cảm giác căng tức lan đến 2 mang tai.
Trị liệt dây thần kinh 7 (liệt mặt) có thể hƣớng mũi kim xuống huyệt Giáp Xa, sâu
chừng 3 thốn, có cảm giác căng tức có khi lan tới vùng lƣỡi.
Khi điều trị viêm kết mạc cấp tính hoặc nhức đầu có thể châm nặn ra một ít máu.
12. Suất cốc (kinh Đởm)
Vị trí:Gấp vành tai, huyệt ở ngay trên đỉnh vành tai, trong chân tóc 1,5 thốn.
Chủ trị:Trị nửa đầu đau, chóng mặt, hoa mắt.
Cách châm:Châm luồn dƣới da 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
13. Nhĩ môn (kinh Tam tiêu)
Vị trí: Ở ngay phía trƣớc rãnh trên bình tai, đầu trên chân bình tai, nơi cơ tai
trƣớc.
Tác dụng: Khai nhĩ khiếu, sơ tà nhiệt, thông khí cơ.
Chủ trị: Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm.
Cách châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, khi châm, há miệng ra hƣớng mũi kim
xuống. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
14. Thính cung (kinh Tiểu trƣờng)
Vị trí: Khi há miệng, huyệt ở chỗ lõm phía trƣớc bình tai, sau lồi cầu xƣơng hàm
dƣới.
Tác dụng: Tuyên nhĩ khiếu, định thần chí.
Chủ trị: Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, tai ngoài viêm.
Cách châm: Hơi há miệng, châm thẳng, sâu 0,8 - 1,5 thốn. Cứu 1- 3 tráng, Ôn cứu
5 - 10 phút.
15. Ế phong (kinh Tam Tiêu)
Vị trí: Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dƣới và gai xƣơng chũm, sau
mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trƣớc cơ ức đòn chũm.
Tác dụng: Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.
Chủ trị: Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc hƣớng mũi kim về phía mắt đối diện.
Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
16. Giáp xa (kinh Vị)
Vị trí: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trƣớc góc hàm và ở trên bờ dƣới xƣơng hàm dƣới
1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
Tác dụng: Sơ phong, hoạt lạc, lợi răng khớp.
Chủ trị: Trị răng đau, liệt mặt, cơ nhai co rút, khớp hàm dƣới viêm, tuyến mang tai
viêm.

113
Y Học Cổ Truyền

Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn hoặc xiên tới huyệt Địa Thƣơng (trị mặt
liệt), hoặc hƣớng mũi kim lên trên (trị cơ nhai bị co rút) hoặc hƣớng mũi kim về phía răng
đau (trị răng đau), ôn cứu 5 - 10 phút.
17. Thính hội (kinh Đởm)
Vị trí: Phía trƣớc rãnh bình tai, ở chỗ lõm khi há miệng, bờ sau tuyến mang tai,
dƣới huyệt Thính Cung.
Tác dụng: Thanh tiết thấp hoả của Can Đởm, khai nhĩ khiếu.
Chủ trị: Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, liệt mặt, khớp hàm dƣới viêm.
Châm cứu: Hơi há miệng, châm thẳng, mũi kim hơi hƣớng xuống dƣới, sâu 0,5 - 1
thốn. Ôn cứu 3 - 5 phút.
18. Hạ quan (kinh Vị)
Vị trí: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trƣớc tai, dƣới xƣơng gò má, nơi
góc phía trƣớc của mỏm tiếp xƣơng thái dƣơng và lồi cầu xƣơng hàm dƣới.
Tác dụng: Sơ phong, hoạt lạc.
Chủ trị: Trị răng đau, liệt mặt, thần kinh tam thoa đau, khớp hàm dƣới viêm.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, Ôn cứu 5 - 10 phút.
+ Trị dây thần kinh tam thoa đau: hƣớng mũi kim xuống dƣới.
+ Trị khớp hàm viêm: châm xiên, hƣớng mũi kim ra phía trƣớc hoặc sau.
+ Trị răng đau: châm dọc theo xƣơng hàm hƣớng về phía răng đau.
+ Trị tai giữa viêm: châm luồn kim hƣớng về bên phải cho có cảm giác lan đến tai.
+ Trị cơ nhai co rút: châm xiên dƣới da
19. Đồng tử liêu (kinh Đởm)
Vị trí: Cách góc ngoài mắt 0,5 thốn, chỗ lõm sát ngoài đƣờng khớp của mỏm ngoài
ổ mắt.
Tác dụng: Khu phong, tiết nhiệt, chỉ thống, minh mục.
Chủ trị: Trị đầu đau, liệt mặt, các bệnh về mắt.
Châm cứu: Châm xiên dƣới da 0,3 - 0,5 thốn, hƣớng mũi kim tới huyệt Thái
Dƣơng. Ôn cứu 3 - 5 phút.

114
Y Học Cổ Truyền

20. Phong trì (kinh Đởm)


Vị trí: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy
hộp sọ.
Tác dụng: Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí.
Chủ trị: Trị đầu đau, cổ gáy cứng, cảm mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp
cao, các bệnh ở não.
Châm cứu: Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hƣớng xuống dƣới, hƣớng mũi kim
về mắt bên kia, sâu 0,5 - 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong Trì bên kia.
21. Thiên trụ (kinh Bàng quang)
Vị trí: Ở vùng gáy, dƣới u lồi chẩm phía ngoài, ngang huyệt Á Môn ra 1,3 thốn, ở
bờ ngoài cơ thang.
Chủ trị: Trị sau đầu đau, gáy đau, cổ vẹo, mất ngủ, thanh quản viêm.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn - Ôn cứu 3-5 phút.
Ghi Chú:
Không châm sâu quá hoặc hƣớng mũi kim lên trên vì có thể làm tổn thƣơng hành
tuỷ.
Khi cần cứu không đƣợc gây bỏng.
Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra chung quanh.
22. Đại chùy (mạch Đốc)
Vị trí: Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dƣới cổ nổi lên từ 1-3 u xƣơng
tròn, đặt lên mỗi u xƣơng 1 ngón tay rồi bảo ngƣời bệnh quay đầu qua lại về bên phải,
bên trái, cúi ngửa, u xƣơng tròn nào cao nhất động đậy dƣới ngón tay nhiều là đốt sống cổ
7, huyệt ở chỗ lõm ngay dƣới đầu mỏm gai của đốt này.
Tác dụng: Giải biểu, thông dƣơng, thanh não, định thần, sơ biểu tà ở 3 đƣờng kinh
dƣơng, thông dƣơng khí toàn thân, thanh Tâm, định thần, giáng Phế, điều khí, nâng cao
sức đề kháng cơ thể.

115
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị: Trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi, sốt rét, cảm cúm, ho, sƣờn đau, ngực tức,
ngực đau, đờm dãi nhiều, phế quản tiết ứ dịch.
Châm cứu: Châm chếch lên, luồn kim dƣới mỏm gai, hƣớng vào khoảng gian đốt
sống cổ 7 - lƣng 1, sâu 0,5 - 1 thốn. Tùy yêu cầu, có thể làm cho cảm giác lan lên đầu
hoặc sang 2 bên vai. Cứu 10-15 phút.
Ghi Chú:
Không nên châm sâu quá.
Nếu có cảm giác nhƣ điện giật thì rút kim ra, đừng dùng cách „Đề Tháp‟ hoặc vê
kim nữa.
Trong điều trị chứng phế quản tiết ứ dịch, khi vê kim để kích thích, nếu ngƣời
bệnh có phản ứng thở dội lên thì thƣờng có kết qủa tốt (Châm Cứu Học Việt Nam).

23. Thần đình (mạch Đốc)


Vị trí: Ở sau chân tóc trán 0,5 thốn. Nơi ngƣời trán hói, lấy ở huyệt Ấn Đƣờng
thẳng lên 3,5 thốn.
Chủ trị: Trị đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, động kinh, tim đập hồi hộp, mắt
đau đỏ, chảy nƣớc mắt, mắt có màng.
Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da, sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
24. Thƣợng tinh (mạch Đốc)
Vị trí: Trên đƣờng dọc giữa đầu, chính giữa đoạn nối huyệt Bá Hội và Ấn Đƣờng.
Chủ trị: Trị đầu đau, chảy nƣớc mũi, chảy máu cam, điên cuồng, mắt đỏ đau
Châm cứu:Châm luồn kim dƣới da sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Không nên châm vào xƣơng. Không cứu nhiều vì có thể làm cho Hoả bốc lên
đầu gây mờ mắt (Minh Đƣờng)
25. Hậu đỉnh (mạch Đốc)
Vị trí: Tại giữa huyệt Cƣờng Gian và huyệt Bá Hội, sau Bá Hội 1,5 thốn.
Chủ trị: Trị đầu đau, điên cuồng, kinh giật, choáng váng.

116
Y Học Cổ Truyền

Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da, sâu 0,2 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Tránh châm vào xƣơng.
26. Tiền đỉnh (mạch Đốc)
Vị trí: Trên đƣờng dọc giữa đầu, phía trƣớc huyệt Bá Hội 1,5 thốn.
Tác dụng: Bình Can, tiềm dƣơng, thanh não, minh mục.
Chủ trị: Trị đỉnh đầu đau, váng đầu, chảy nƣớc mũi, kinh giật, hoa mắt.
Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da sâu 0,2 – 0,8 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
27. Cƣờng gian (mạch Đốc)
Vị trí: Giữa đoạn nối huyệt Phong Phủ (dƣới chẩm) và huyệt Bá Hội (đỉnh giữa
đầu).
Chủ trị: Trị đầu đau, gáy cứng, điên cuồng.
Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da sâu 0,2 - 1 thốn. Ôn cứu 5 - 10 phút.
28. Phong phủ (mạch Đốc)
Vị trí: Chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn. Giữa khe của xƣơng chẩm
và đốt sống cổ thứ I. Khi cúi đầu, gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, khi ngửa
đầu, chỗ khe xƣơng lõm xuống, có thể sờ đƣợc đáy hộp sọ, huyệt ở chỗ lõm giữa 2 cơ
thang, ngang với đáy hộp sọ.
Tác dụng: Khu phong tà, lợi cơ quan, thanh thần chí, tiết khí hoả .
Chủ trị: Trị đầu đau, gáy cứng đau, lòi dom, tƣ? cung sa, mũi nghẹt, trúng phong,
hay quên, tai ù, mắt hoa, điên cuồng, ngƣời lạnh toát, tim đập hồi hộp.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn, không cứu.
Ghi Chú: Không châm kim sâu và chếch lên phía trên vì phía trƣớc là hành tủy, châm
chạm vào hành tuỷ có thể gây ngừng hô hấp và ngừng tim.
29. Não hộ (mạch Đốc)
Vị trí: Chỗ lõm ngay trên ụ chẩm ngoài, trên huyệt Phong Phủ 1,5 thốn.
Chủ trị: Trị cổ gáy đau cứng, chóng mặt, điên cuồng, cận thị.
Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da sâu 0,2 - 0,8 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Tránh châm vào xƣơng.
Sách Giáp Ất ghi cấm cứu.
Nếu châm lầm, gây ra nhức đầu, nên dùng huyệt Bá Hội để giải, châm kim (Bá
Hội) hơi xiên xuống phía dƣới, lắc nhẹ kim hoặc hơi xoay kim ra 4 phía.
30. Tố liêu (mạch Đốc)
Vị trí: Ở cuối (chỗ đầu nhọn) của sống mũi.
Tác dụng: Thăng dƣơng, cứu nghịch, khai khiếu, thanh nhiệt.
Chủ trị: Trị mũi nghẹt, mũi chảy máu, mũi viêm, thịt dƣ ở mũi.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,1 - 0,2 thốn. Không cứu. Có thể châm xiên mũi kim
từ chóp mũi chếch lên trên sâu 0,5 - 1 thốn.

117
Y Học Cổ Truyền

Ghi Chú: Châm đắc khí, có cảm giác tê đau hƣớng lên gốc mũi, vùng xoang mũi.
B. HUYỆT VÙNG NGỰC BỤNG
1. Khuyết bồn (kinh Vị)
Vị trí: Ở chỗ lõm sát bờ trên xƣơng đòn, ngay đầu ngực thẳng lên, dƣới huyệt là hố
trên đòn.
Chủ trị: Trị thần kinh liên sƣờn đau, họng đau, suyễn.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú:
Tránh mạch máu, châm sâu quá làm ngƣời bệnh thở dồn (Giáp Ất Kinh).
Có thai không châm (Loại Kinh Đồ Dực).
2. Đảng trung (mạch Nhâm)
Vị trí: Ở điểm gặp nhau của đƣờng dọc giữa xƣơng ức với đƣờng ngang qua 2 đầu
núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xƣơng ức thứ 5 (đàn bà).
Tác dụng: Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đàm, thông ngực, lợi cách (mô).
Chủ trị: Trị ngực đau, hen suyễn, thở kém, nấc, sữa ít, màng ngực viêm, thần kinh
liên sƣờn đau
Châm cứu: Châm luồn kim dƣới da, hƣớng lên huyệt Hoa Cái để trị suyễn, xiên
ngang trị bệnh về vú, sâu 0,3 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 20 phút.
Ghi Chú:
Xƣơng ức rất mềm, nhất là trẻ nhỏ vì vậy khi châm không đƣợc để thẳng góc kim
với mặt da vì có thể xuyên qua xƣơng vào bên trong nội tạng. Châm vào xƣơng sẽ gây cả
m giác đau buốt.
Châm huyệt này nếu xẩy ra tai biến: lạnh chân tay, bất tỉnh, châm giải bằng cách
châm huyệt Thiên Đột, vừa vê kim vừa dùng Thủ pháp „Đề Tháp‟ (nâng lên, ấn xuống) 3
lần, mỗi lần vê kim chừng 9 lần. Chừng 10 giây thì rút kim.

118
Y Học Cổ Truyền

3. Nhũ căn (kinh Vị)


Vị trí: Ở giữa gian sƣờn 5, thẳng dƣới đầu vú, cách đƣờng giữa ngực 4 thốn.
Chủ trị: Trị sữa thiếu, tuyến vú viêm, ngực đau.
Cách châm cứu: Châm xiên 0,3 - 0,8 thốn, Ôn cứu 5 - 10 phút.
4. Kỳ môn (kinh Can)
Vị trí: Huyệt nằm trên đƣờng thẳng ngang qua đầu ngực, trong khoảng gian sƣờn
(của sƣờn) thứ 6-7.
Tác dụng: Thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, tiêu ứ, bình can,
lợi khí.
Chủ trị: Trị màng ngực viêm, gan viêm, ngực đau, thần kinh liên sƣờn đau.
Châm cứu: Châm xiên hoặc luồn kim dƣới da, sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-7 tráng,
Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì dƣới là gan (bên phải) và kết trƣờng ngang, đáy dạ dầy
(bên trái)
5. Trung quản (kinh Vị)
Vị trí: Lỗ rốn thẳng lên 4 thốn hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn - và
đƣờng gặp nhau của 2 bờ sƣờn.
Tác dụng: Hòa Vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng.
Chủ trị: Trị dạ dầy đau, ợ chua, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi, bụng trƣớng, kiết
lị, tiêu chảy, huyết áp cao, thần kinh suy nhƣợc.
Châm cứu:Châm thẳng sâu 0.5 - 2 thốn, có thể hƣớng mũi kim xuyên sang 4 huyệt
quanh đó bằng cách luồn kim dƣới thịt. Cứu 10 - 30 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào ổ bụng.
Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy sâu vào trong bụng hoặc xuyên ra
sau lƣng (Vị Du) hoặc tê vòng quanh kim.
Nếu ngƣời bệnh Gan và Lách đang sƣng lớn, không nên châm xiên ra 4 chung
quanh.
6. Thần khuyết (mạch Nhâm)
Vị trí: Chính giữa lỗ rốn.
Tác dụng: Ôn dƣơng, cố thoát, kiện vận Tỳ Vị ôn thông nguyên dƣơng, vận khí cơ
của trƣờng vị, hóa hàn thấp tích trệ.
Chủ trị: Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh hệ sinh dục ngoài, bệnh về kinh nguyệt,
ruột viêm cấp và mạn, kích ngất vì ruột dính, trực trƣờng sa, trúng phong thể thoát, tay
chân lạnh toát, bất tỉnh, bệnh thuộc hƣ hàn, chân dƣơng hƣ (cứu có tác dụng hồi dƣơng).
Châm cứu: Cấm châm.
Thƣờng cứu cách muối, cách gừng hoặc thuốc tán (đã chế sẵn) 20 - 200 phút. Trƣờng hợp
cần cấp cứu hồi dƣơng thì cứu cho đến khi nào thấy chân tay ấm mới thôi.

119
Y Học Cổ Truyền

Ghi Chú:
Theo sách Giáp Ất: không đƣợc châm, châm sẽ dễ sinh lở nguy hiểm. Nếu ngộ
châm làm cho dịch hoàn đau dữ dội, cứu huyệt Mệnh Môn (Đốc 4) để giải, cứu đến khi
thấy hết đau thì thôi.
7. Khí hải (mạch Nhâm)
Vị trí :Lỗ rốn thẳng xuống 1, 5 thốn.
Tác dụng: Điều khí, ích nguyên, bồi Thận, bổ hƣ, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn
hạ tiêu, khử thấp trọc.
Chủ trị: Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh về sinh dục, đƣờng tiểu, kinh nguyệt,
tiểu dầm, tiểu nhiều, chân khí hƣ, ngũ tạng hƣ, tay chân quyết lạnh, hƣ thoát, thần kinh
suy nhƣợc.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1,5 thốn. Cứu 15 - 30 phút hoặc nhiều hơn.
Ghi Chú: Tiểu bí không châm sâu.Có thai không châm.
8. Quan nguyên (mạch Nhâm)
Vị trí: Thẳng dƣới rốn 3 thốn, trên bờ xƣơng mu 2 thốn.
Tác dụng: Bồi Thận, cố bản, bổ khí, hồi dƣơng, ôn điều huyết thất, tinh cung, khử
hàn thấp, âm lãnh, phân thanh biệt trọc, điều nguyên tán tà, tăng sức, phòng bệnh.
Chủ trị: Trị bệnh về kinh nguyệt, đới hạ, vô sinh, di mộng tinh, liệt dƣơng, bụng
dƣới đau, tiêu chảy, kiết l, tiểu gắt, buốt, tiểu bí, choáng, ngất, nâng cao sức đề kháng, bồi
bổ cơ thể, bổ các chứng hƣ tổn, suy nhƣợc toàn thân.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 2 thốn. Cứu 10 hơn 20 phút trở lên.
Ghi Chú:
Bảo ngƣời bệnh đi tiểu trƣớc khi châm.
Bí tiểu không châm sâu.
Có thai không châm sâu.
Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy xuống bộ sinh dục ngoài.
9. Khúc cốt (mạch Nhâm)
Vị trí: Ở trên xƣơng mu, dƣới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính
giữa bờ trên xƣơng mu.
Chủ trị: Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, kinh nguyệt không đều, tiểu khó,
tiểu bí.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 1,5 thốn. Cứu 10 - 45 phút.
Ghi Chú:
Trƣớc khi châm, bảo ngƣời bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang.
Bí tiểu không châm sâu.
Có thai không châm sâu.

120
Y Học Cổ Truyền

10. Trung cực (mạch Nhâm)


Vị trí: Thẳng dƣới rốn 4 thốn hoặc trên bờ xƣơng mu 1 thốn.
Tác dụng: Điều huyết thất bào cung, ôn tinh cung, lợi bàng quang, trợ khí hóa, lý
hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.
Chủ trị: Trị kinh không đều, thống kinh, di tinh, tiểu dầm, tiểu bí, liệt dƣơng, xuất
tinh sớm, bạch đới, hố khung chậu viêm, đƣờng tiểu viêm nhiễm, sinh dục viêm nhiễm,
phù, thần kinh tọa đau, thận viêm.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 2 thốn. Cứu 15 - 20 phút.
Ghi Chú:
Trƣớc khi châm bảo ngƣời bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang.
Khi bí tiểu không châm sâu.
Có thai không châm sâu.
Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy xuống bộ sinh dục ngoài.
11. Thiên khu hoặc Thiên xu (kinh Vị)
Vị trí: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn.
Tác dụng: Sơ điều Đại Trƣờng, hóa thấp, lý khí, tiêu trệ.
Chủ trị: Trị trƣờng Vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đƣờng
ruột, ruột thừa viêm, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lị, táo bón.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 10 - 20 phút.
Ghi Chú: Có thai nhiều tháng, không châm.
12. Trung phủ (kinh Phế)
Vị trí: Dƣới cuối ngoài xƣơng đòn gánh khoảng 01 thốn, hoặc giữa xƣơng sƣờn 1
và 2, cách đƣờng giữa ngực 06 thốn.
Tác dụng: Thanh tuyên thƣợng tiêu, sơ điều Phế khí.
Chủ trị: Trị ho, hen suyễn, ngực đau, vai, lƣng đau, viêm khí quản, lao phổi.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên hƣớng kim ra ngoài, lên trên, sâu 0,5 - 1 thốn.
Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
13. Thiên đột (mạch Nhâm)
Vị trí: Giữa chỗ lõm trên bờ trên xƣơng ức.
Tác dụng: Tuyên Phế, hóa đờm, lợi yết (hầu), khai âm (thanh), điều khí.
Chủ trị: Trị họng đau, mất tiếng đột ngột, ợ, nấc, ho suyễn.
Châm cứu: Châm kim qua da 0,2 - 0,5 thốn rồi hƣớng mũi kim theo mặt sau xƣơng
ức - Cứu 5 - 15 phút.
Ghi Chú:
Châm thẳng góc dễ vào khí Quản gây ho.
Châm đắc khí tại chỗ có cả m giác căng tức cổ nhƣ nghẹt.

121
Y Học Cổ Truyền

14. Cự khuyết (mạch Nhâm)


Vị trí: Rốn thẳng lên 6 thốn.
Tác dụng: Hóa thấp trệ ở trung tiêu, thanh tâm, định thần, điều khí, lý khí, thông ở
bên trong, hòa Vị, lợi cách.
Chủ trị: Trị bụng đau, nấc, nôn mửa, ợ chua, giữa ngực đau, điên cuồng, tim đập,
kinh giật, hay quên.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 2 thốn. Cứu 5 - 45 phút.
Ghi Chú: Châm sâu dễ vào gan gây chảy máu bên trong.
15. Chƣơng môn (kinh Can)
Vị trí: Ở đầu xƣơng sƣờn tự do thứ 11.
Tác dụng: Hóa tích trệ ở trung tiêu, trợ vận hóa, tán hàn khí ở ngũ tạng.
Chủ trị: Trị vùng hông sƣờn đau, tiêu hóa kém, tiêu chảy, gan viêm, lách viêm.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10
phút.
Ghi Chú:
Không châm sâu vì có thể vào gan và lách.
Ngƣời có bệnh huyết áp cao, bấm vào huyệt Chƣơng Môn và Kinh Môn thƣờng
thấy đau.
C. HUYỆT VÙNG VAI LƢNG
1. Đại trữ (kinh Bàng quang)
Vị trí: Huyệt là điểm gặp nhau của đƣờng ngang qua mỏm gai đốt sống lƣng 1 và
đƣờng thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Tác dụng: Khu phong tà, thƣ cân, giải nhiệt ở phần biểu.
Chủ trị: Trị cổ vẹo, cổ gáy cứng, cơ vai lƣng đau và co rút, ho, sốt.

122
Y Học Cổ Truyền

Cách châm cứu: Châm xiên, hƣớng mũi kim về phía đốt sống sâu 0,5 - 0,8 thốn -
Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
2. Phế du (kinh Bàng quang)
Vị trí: Dƣới gai đốt sống lƣng 3, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Điều Phế, lý khí, thanh hƣ nhiệt, bổ hƣ lao, hòa vinh huyết.
Chủ trị: Trị lao phổi, phổi viêm, khí Quản viêm, suyễn, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm.
Châm cứu: Châm xiên về phía cột sống 0,3 - 0,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 -
10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
3. Tâm du (kinh Bàng quang)
Vị trí: Dƣới gai sống lƣng 5, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Dƣỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí.
Chủ trị: Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt, động kinh, thần kinh suy nhƣợc.
Châm cứu: Châm xiên về cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10
phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.

4. Cách du (kinh Bàng Quang)


Vị trí: Dƣới gai đốt sống lƣng 7, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Lý khí, hóa ứ, bổ hƣ lao, thanh huyết nhiệt, hòa Vị khí, thƣ giãn vùng
ngực
Chủ trị: Trị các bệnh có xuất huyết, máu thiếu, nấc cụt, nôn mữa do thần kinh, co
thắt cơ hoành, thắt lƣng đau, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, kém ăn.
Châm cứu: Châm xiên về cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10
phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

123
Y Học Cổ Truyền

5. Can du (kinh Bàng Quang)


Vị trí: Dƣới gai sống lƣng 9, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Điều khí trệ, bổ vinh huyết, lợi Can Đởm.
Chủ trị: Trị các bệnh về mắt mạn tính, mộng thịt ở mắt, mắt sƣng đau, hoa mắt,
mắt có màng, hoàng đản, túi mật viêm, gan viêm, lƣng đau, cuồng, chảy máu mũi.
Châm cứu: Châm xiên về cột sống 0,5-0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10
phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
6. Tỳ du (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Dƣới gai sống lƣng 11, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Trợ vận hóa, điều Tỳ khí, trừ Thuỷ thấp.
Chủ trị: Trị dạ dày viêm loét, dạ dầy đau, tiêu chảy mạn tính, gan viêm, sốt sét,
bệnh xuất huyết mạn tính, phong ngứa, cơ bụng liệt.
Châm cứu: Châm xiên về cột sống 0,5- 0,8 thốn ; Cứu 5-7 tráng ; Ôn cứu 10 - 20
phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng gan và thận.
7. Vị du (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Dƣới gai sống lƣng 12, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Điều Vị khí, hóa thấp, tiêu trệ.
Chủ trị: Trị dạ dày đau, dạ dày viêm, dạ dày loét, dạ dày sa, no hơi, nôn mửa, tiêu
chảy mạn tính, cơ bụng liệt.
Châm cứu: Châm xiên về phía cột sống, sâu 0,5 – 0,8 thốn ; Cứu 3-5 tráng ; Ôn
cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu.
8. Thận du (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Dƣới gai sống thắt lƣng 2, đo ngang ra 1,5 thốn.
Tác dụng: Ích thủy, tráng hoả, điều Thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ.
Chủ trị:Trị Thận viêm, tiểu dầm, thắt lƣng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh
nguyệt rối loạn, liệt dƣơng, di mộng tinh.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Cứu 5-7 tráng - Ôn cứu 10 - 20 phút.
9. Đại trƣờng du (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Dƣới gai sống thắt lƣng 4, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Yêu Dƣơng
Quan.
Tác dụng: Điều Trƣờng Vị, lý khí, hóa trệ.
Chủ trị:Trị lƣng đau, các cơ vùng lƣng co giật, tiêu chảy, tiêu hóa kém, táo bón,
chi dƣới liệt, thần kinh tọa đau.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.

124
Y Học Cổ Truyền

Trị thần kinh tọa đau: hƣớng mũi kim xiên ra bên ngoài.
Trị khớp chậu, háng đau: mũi kim hƣớng về huyệt Tiểu Trƣờng Du.
10. Trật biên (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Ngang lỗ xƣơng cùng thứ 4, cách Đốc Mạch 3 thốn.
Chủ trị: Trị thần kinh tọa đau, chi dƣới liệt và tê đau, bệnh ở phần hậu môn, sinh
dục.
Châm cứu: Thẳng khi trị dây thần kinh hông đau.
Thẳng, hƣớng mũi kim ra ngoài thấu huyệt Hoàn Khiêu hoặc Khiêu Dƣợc trị cơ
mông yếu hoặc teo. Cứu 3-7 tráng - Ôn cứu 5-15 phút.
11. Hoàn khiêu (kinh Đởm)
Vị trí: Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dƣới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3
ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xƣơng đùi và khe
xƣơng cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Tác dụng: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.
Chủ trị: Trị chi dƣới liệt, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cƣớc khí.
Châm cứu: Châm thẳng 2-3 thốn hoặc hƣớng mũi kim qua 2 bên. Cứu 5 - 10 tráng
- Ôn cứu 10 - 15 phút.
12. Trƣờng cƣờng (mạch Đốc)
Vị trí: Ở chỗ lõm sau hậu môn và trƣớc đầu xƣơng cụt 0,3 thốn.
Tác dụng: Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trƣờng phủ.
Chủ trị: Trị trực tràng sa, trĩ, tiêu ra máu, cột sống đau, tiểu đục, tiểu khó, điên
cuồng.
Châm cứu: Châm thẳng vào bờ giữa xƣơng cụt và trực tràng, sâu 0,3 – 1 thốn. Cứu
10 – 30 phút.
13. Dƣơng quan (mạch Đốc)
Vị trí: Chỗ lõm dƣới mỏm gai đốt sống thắt lƣng 4 - 5, ngang với mào chậu.
Tác dụng: Ôn huyết thất, ôn tinh cung, điều Thận khí, lợi vùng lƣng và gối, khứ
hàn thấp ở hạ tiêu.
Chủ trị: Trị vùng thắt lƣng cùng đau nhức, liệt chi dƣới, kinh nguyệt không đều, di
tinh, liệt dƣơng, ruột viêm mạn, hai bên hông đau, thần kinh hông đau.
Châm cứu: Châm kim chếch lên, luồn dƣới mỏm gai, hƣớng về khoảng gian đốt
thắt lƣng 4 - 5, sâu 0,3 - 1,5 thốn. Cứu 10 - 20 phút.
Ghi Chú: Châm sâu quá có cảm giác tê nhƣ điện giật lan xuống 2 chân.
14. Mệnh môn (mạch Đốc)
Vị trí: Ở chỗ lõm dƣới đầu mỏm gai đốt sống thắt lƣng 2.
Tác dụng: Bồi nguyên, bổ Thận, cố tinh, chỉ trệ, thƣ cân, hòa huyết, sơ kinh, điều
khí, thông lợi vùng lƣng và cột sống.

125
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị: Trị vùng thắt lƣng đau, yếu, cứng, đầu đau, lƣng đau, lạnh từ ống chân trở
xuống (chân dƣơng (hoả ) hƣ), di mộng tinh, liệt dƣơng, đái hạ, sốt không ra mồ hôi, đái
đục, trẻ nhỏ lên cơn co giật, phong đòn gánh.
Châm cứu: Châm kim chếch lên, luồn dƣới mỏm gai, hƣớng vào khoảng gian đốt
sống thắt lƣng 2 - 3, sâu 0, 3 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
15. Phong môn (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Dƣới mỏm gai đốt sống lƣng 2, ra ngang 1,5 thốn.
Tác ụng: Khu phong tà, giải biểu.
Chủ Trị: Trị Cảm mạo, phế Quản viêm, vùng lƣng và vai đau, cổ gáy vẹo.
Châm cứu: Châm xiên về phía cột sống 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 -
10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Bên Trái gọi là Phong Môn, bên phải gọi là Nhiệt Phủ (Tuần Kinh).
D. HUYỆT VÙNG CHI TRÊN
1. Kiên tỉnh (kinh Đởm)
Vị trí:Tại giao điểm của đƣờng thẳng ngang qua đầu ngực với đƣờng ngang nối
huyệt Đại Chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xƣơng đòn, ấn vào có cảm giác ê tức
Chủ trị: Trị vai lƣng đau, cổ gáy cứng, tuyến vú viêm, rong kinh cơ năng, lao hạch
cổ, bại liệt do trúng phong.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Không châm quá sâu. Khi châm Kiên Tỉnh, cần châm Túc Tam Lý để làm cho
khí điều hòa.
2. Kiên ngung (kinh Đại trƣờng)
Vị trí: Dang cánh tay thẳng, huyệt ở chỗ lõm, phía trƣớc và ngoài khớp, mỏm cùng
- xƣơng đòn.
Tác dụng: Thanh tiết hoả khí ở Dƣơng Minh, khu phong, trục thấp, giải nhiệt.
Chủ trị: Trị cánh tay và vai đau, khớp vai đau, cơ đau do phong thấp, bán thân bất
toại, bệnh ngoài da.
Châm cứu: Châm thẳng 0, 5 - 1,5 thốn hoặc giơ tay lên cho ngang với vai, châm
thẳng tới huyệt Cực Tuyền (hố nách).
Trị bệnh ở cơ bó đòn và bó cùng: xuôi tay xuống, châm mũi kim giữa khớp xƣơng
cánh tay và khớp vai, sâu 0,5 - 1 thốn, khi đắc khí rồi thì hƣớng mũi kim ra 2 bên (mỗi
bên sâu 2 - 3 thốn) cho đến khi có cảm giác nhƣ điện giật xuống vùng cánh tay.
Trị tay lệch ra ngoài thì châm luồn kim dƣới da, hƣớng kim về phía cơ tam giác.
Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
Ghi Chú: Huyệt này nên châm sâu và kích thích mạnh mới có hiệu quả

126
Y Học Cổ Truyền

3. Tý nhu (kinh Đại trƣờng)


Vị trí: Huyệt ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, trên đƣờng nối huyệt Khúc Trì
và Kiên Ngung .
Tác dụng: Thông lạc, minh mục
Chủ trị: Trị vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, bệnh mắt.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc châm vào bờ sau - trƣớc xƣơng cánh tay, sâu 1 - 1,5
thốn. Khi bị bệnh về mắt, hƣớng mũi kim xiên lên phía giữa cơ Delta.
Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

4. Thiên tỉnh (kinh Tam Tiêu)


Vị trí: Chỗ lõm trên đầu mỏm khuỷu xƣơng trụ, trên khớp khuỷ 1 thốn, nơi gân cơ
tam đầu cánh tay.
Tác dụng: Hóa đờm thấp ở kinh lạc.
Chủ trị: Trị khớp khuỷu tay và tổ chức phầm mềm quanh khớp bị viêm, tim đau.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
5. Chi Câu (kinh Tam Tiêu)
Vị trí: Trên lằn cổ tay 3 thốn, giữa khe xƣơng trụ và xƣơng quay, trên huyệt Ngoại
Quan 1 thốn.
Tác dụng: Thanh Tâm hỏa, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết.
Chủ trị: Trị chi trên liệt, vai lƣng đau, thần kinh gian sƣờn đau, họng đau, sốt cao,
táo bón.
Cách châm cứu: Châm thẳng 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
6. Hợp cốc (kinh Đại Trƣờng)
Vị trí:
+ Ở bờ ngoài, giữa xƣơng bàn ngón 2.
+ Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ
ngón cái.

127
Y Học Cổ Truyền

+ Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón
tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón
cái lên mu bàn tay giữa 2 xƣơng bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào
có cảm giác ê tức.
Tác dụng: Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trƣờng Vị, phát biểu, giải
nhiệt, khu phong.
Chủ trị: Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau,
liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dƣới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bƣớu giáp đơn
thuần, làm co bóp tử cung.
Cách châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng. Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Có thai không châm.
7. Thiên tông (kinh Tiểu Trƣờng)
Vị trí: Dƣới hố giữa xƣơng gai bả vai hoặc kéo đƣờng ngang qua mỏm gai đốt
sống lƣng 4 gặp chỗ kéo đƣờng dày nhất của gai sống vai.
Tác dụng: Giải tà ở Thái Dƣơng kinh, tuyên thông khí trệ ở sƣờn ngực.
Chủ trị: Trị bả vai đau, cánh tay đau.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên ra 4 phía, sâu 0,5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn
cứu 5 - 10 phút.
8. Kiên trinh (kinh Tiểu Trƣờng)
Vị trí: Đặt cánh tay lên hông sƣờn, huyệt ở mặt sau vai, từ đầu chỉ nếp nách thẳng
lên 1 thốn hoặc chỗ lõm ở giao điểm đƣờng dọc từ Kiên Ngung xuống và đƣờng ngang
qua lằn sau nách cách tuyến giữa lƣng 6 thốn.
Chủ trị: Trị quanh khớp vai và tổ chức phần mềm quanh khớp vai đau, cánh tay
đau, chi trên liệt, mồ hôi nách ra nhiều.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
9. Ngoại quan (kinh Tam Tiêu)
Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xƣơng quay và xƣơng trụ, ở mặt giữa sau
cánh tay.
Tác dụng: Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.
Chủ trị: Trị chi trên liệt, thần kinh gian sƣờn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng,
sốt, cảm mạo.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn
cứu 5 - 10 phút.
10. Dƣơng trì (kinh Tam Tiêu)
Vị trí: Ở chỗ lõm trên lằn ngang khớp xƣơng cổ tay, khe giữa gân cơ duỗi chung
ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ, khe giữa đầu dƣới xƣơng quay và xƣơng trụ.
Tác dụng: Thƣ cân, thông lạc, giải nhiệt ở bán biểu, bán lý.

128
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị: Trị khớp cổ tay và tổ chức mềm chung quanh viêm.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Châm trị bịnh ở khớp cổ tay, hƣớng mũi
kim qua 2 bên. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

11. Xích trạch (kinh Phế)


Vị trí: Gấp nếp khủy tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ
trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trƣớc.
Tác dụng: Thanh nhiệt thƣợng tiêu, giáng nghịch khí, tiêu trừ độc trong máu, tiết
Phế viêm.
Chủ trị: Trị khủy tay đau, cánh tay sƣng đau, ho, suyễn, họng viêm, amiđan viêm,
ho ra máu.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Nếu cứu, không đƣợc cứu bỏng thành sẹo sẽ làm hạn chế cử động.
12. Liệt khuyết (kinh Phế)
Vị trí: Dƣới đầu xƣơng quay nối với thân xƣơng, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1, 5
thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay tro? và ngón tay cái của 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm
ngay dƣới đầu ngón tay trỏ.
Tác dụng: Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.
Chủ trị: Trị cổ tay đau sƣng, đầu đau, cổ gáy cứng, ho, suyễn, liệt mặt.
Châm cứu: Châm xiên, hƣớng mũi kim vào khớp cùi chỏ, sâu 0,5 - 1 thốn, Ôn cứu
5 - 10 phút.
13. Thái uyên (kinh Phế)
Vị trí: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dƣới huyệt
là rãnh mạch tay quay.
Tác dụng: Khu phong, hóa đàm, lý phế, chỉ khát.

129
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị: Trị ngực đau, lƣng và vai đau, quanh khớp cổ tay đau, ho suyễn.
Châm cứu: Châm thẳng, từ mặt trong lòng bàn tay, hƣớng mũi kim tới mặt phía
lƣng bàn tay, sâu 0,3 - 0,5 thốn, Ôn cứu 3 - 5 phút.
Ghi Chú: Tránh châm vào động mạch và xƣơng.
14. Giản sử (kinh Tâm Bào)
Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay 3 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Tác dụng: Định thần, hòa Vị, khứ đờm, điều Tâm khí.
Chủ trị: Trị hồi hộp, vùng trƣớc tim đau, sốt rét, động kinh, tâm thần phân liệt.
Châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
15. Nội quan (kinh Tâm Bào)
Vị trí: Trên cổ tay 2 thốn, dƣới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn
và bé.
Tác dụng: Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào.
Chủ trị: Trị hồi hộp, vùng trƣớc tim đau, vùng ngực và hông sƣờn đau, dạ dày đau,
nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria.
Châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
+ Trị bệnh đau ở phần trên, mũi kim hƣớng lên.
+ Trị các ngón tay tê dại, mũi kim hơi hƣớng xuống 1 bên tay quay.
+ Trị thần kinh suy nhƣợc + mất ngủ, có thể châm xiên qua Ngoại Quan.
16. Đại lăng (kinh Tâm Bào)
Vị trí: Ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc gấp các
ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu, đó là
huyệt.
Tác dụng: Thanh Tâm, định thần, lƣơng huyết.
Chủ trị: Trị cổ tay đau, khớp cổ tay viêm, hồi hộp, động kinh, mất ngủ.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Trị khớp xƣơng cổ tay thì châm xiên. Cứu
1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.
17. Lao cung (kinh Tâm Bào)
Vị trí: Huyệt ở trên đƣờng văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón
vô danh (ngón 4) chạm vào đƣờng văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu
ngón tay giữa chạm vào đƣờng nếp gấp giữa lòng bàn tay (đƣờng tâm đạo) ở đâu thì đó là
huyệt.
Tác dụng: Thanh Tâm Hoả, an thần, trừ thấp nhiệt.
Chủ trị: Trị mồ hôi tay, eczema ở vùng bàn tay, vùng tim đau, động kinh, nấc,
xoang miệng viêm.
Châm cứu: Châm thẳng từ lòng bàn tay hƣớng về phía lƣng bàn tay đối diện 0,3 -
0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, ôn cứu 5 - 10 phút.

130
Y Học Cổ Truyền

18. Thần môn (kinh Tâm)


Vị trí: Ở phía xƣơng trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ
trụ trƣớc và góc ngoài bờ trên xƣơng trụ.
Tác dụng: Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa, lƣơng vinh, điều khí nghịch.
Chủ trị: Trị hay mơ, mất ngủ, hồi hộp, động kinh, Hysteria, hay quên.
Châm cứu: Châm thẳng, hơi chếch qua phía xƣơng trụ (ngón út), sâu 0,3 - 0,5
thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.

19. Khúc trì (kinh Đại Trƣờng)


Vị rí: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu.
Tác dụng: Sơ tà nhiệt, Giải biểu, Khu phong, Trừ thấp, Thanh nhiệt, Tiêu độc, Hòa
vinh, Dƣỡng huyết.
Chủ trị: Trị khuỷ tay đau, cánh tay đau, chi trên liệt, vai đau, sốt, cảm cúm, dị ứng,
ngứa, da viêm, huyết áp cao.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn hoặc xuyên tới Thiếu hải, sâu 2 - 2,5 thốn-
Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút..
Ghi Chú: Trong trƣờng hợp châm chữa chi trên liệt, châm mũi kim hơi hƣớng xuống mặt
cong của khớp khuỷ (có cảm giác nhƣ điện giật xuống ngón tay).
20. Ngoại quan (kinh Tam Tiêu)
Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xƣơng quay và xƣơng trụ, ở mặt giữa sau
cánh tay.
Tác dụng: Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.
Chủ trị: Trị chi trên liệt, thần kinh gian sƣờn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng,
sốt, cảm mạo.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn
cứu 5 - 10 phút.
21. Dƣơng khê (kinh Đại Trƣờng)

131
Y Học Cổ Truyền

Vị trí: Nghiêng bàn tay, đƣa ngón tay thẳng về mu bàn tay để hiện rõ hố lào giữa
gân cơ duỗi và dạng ngón cái, huyệt ở sát đầu mỏ trâm xƣơng quay.
Tác dụng: Khu phong tiết hoả, sơ tán nhiệt ở kinh Dƣơng Minh.
Chủ trị: Trị cƣờm tay, bàn tay đau, bàn tay viêm, đầu đau, răng đau, mắt đau, tai ù,
điếc, trẻ nhỏ tiêu hóa kém, sốt.
Châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,3 - 0,5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
22. Thiên lịch (kinh Đại Trƣờng)
Vị trí: Cách huyệt Dƣơng Khê 3 thốn, trên đƣờng nối huyệt Dƣơng Khê và Khúc
Trì .
Tác dụng: Thanh Phế khí, điều thuỷ đạo.
Chủ trị: Trị cẳng tay đau, cánh tay đau, amydale viêm, liệt mặt, chảy máu cam.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
23. Khổng tối (kinh Phế)
Vị trí: Ở bờ ngoài cẳng tay, trên cổ tay 7 thốn, nơi gặp nhau của bờ trong cơ ngửa
dài hay bờ ngoài của cơ gan tay to với đƣờng ngang trên khớp cổ tay 7 thốn, trên đƣờng
thẳng nối huyệt Xích Trạch và Thái Uyên.
Tác dụng: Nhuận Phế, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải biểu, điều giáng Phế khí.
Chủ trị: Trị tay và khuỷu tay đau, ho, suyễn, amygdale viêm, phổi viêm, ho ra
máu.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5- 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
24. Kinh cừ (kinh Phế)
Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay 1 thốn, ở mặt trong đầu dƣới xƣơng quay.
Chủ trị: Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên 0,3 - 0,5 thốn - Ôn cứu 3 - 5 thốn.
Ghi Chú: Tránh châm sâu vào xƣơng và động mạch.
Không cứu vì có thể ảnh hƣởng đến thần kinh.
25. Ngƣ tế (kinh Phế)
Vị trí: Ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xƣơng bàn ngón tay cái, nơi phần
tiếp giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào
chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
Tác dụng: Thanh Phế nhiệt, sơ Phế, hòa Vị, lợi vùng họng.
Chủ Trị: Trị sốt, ho suyễn, bụng đau, lao phổi.
Châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
26. Thiếu thƣơng (kinh Phế)
Vị trí: Tại bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0,1 thốn về phía tay quay.
Hoặc huyệt nằm ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan - mu tay và đƣờng ngang qua góc chân
móng ngón tay cái.

132
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng: Sơ tiết hỏa xung nghịch của 12 kinh khí, thanh Phế nghịch, thông kinh
khí, thông lợi vùng họng.
Chủ trị: Trị sốt, amydale viêm, trúng gió, hôn mê, động kinh, khó thở.
Châm cứu: Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm xiên hoặc dùng kim tam lăng
châm nặn ra máu.
Ghi Chú: Đàn bà có thai cần cẩn thận khi cứu.
Trị mắt đỏ, họng đau nên châm nặn ra máu.
Trị chứng tâm thần phân liệt nên ôn cứu hơn châm.
E. HUYỆT CHI DƢỚI
1. Phong thị (kinh Đởm)
Vị trí: Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi,
huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp nhƣợng chân 7 thốn, giữa gân cơ nhị đầu
đùi và cơ rộng giữa.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết.
Chủ trị: Trị chi dƣới liệt, vùng lƣng và chân đau, thần kinh tọa đau.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút
2. Lƣơng khâu (kinh Vị)
Vị trí:Ở chỗ lõm trên bờ trên ngoài xƣơng đầu gối 2 thốn, thẳng trên huyệt Độc Tỵ.
Tác dụng:Thông điều Vị khí, khu phong, hóa thấp.
Chủ trị: Khớp gối viêm, tuyến vú viêm. dạ dày đau, dạ dầy co cứng.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
3. Độc tỵ (kinh Vị)
Vị trí: Ngồi co đầu gối, huyệt ở chỗ lõm dƣới góc dƣới - ngoài xƣơng bánh chè và
ở ngoài gân cơ tứ đầu đùi.
Chủ trị: Trị khớp gối viêm, bệnh thuộc tổ chức phần mềm quanh khớp gối.
Châm cứu: Châm hƣớng về giữa đầu gối, sâu 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng, Ôn cứu
5 - 10 phút.

133
Y Học Cổ Truyền

4. Dƣơng lăng tuyền (kinh Đởm)


Vị trí: Ở chỗ lõm phía trƣớc và dƣới đầu nhỏ của xƣơng mác, nơi thân nối với đầu
trên xƣơng mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.
Tác dụng: Thƣ cân mạch, thanh thấp nhiệt, khu phong tà.
Chủ trị: Trị khớp gối viêm, lƣng đùi đau, thần kinh gian sƣờn đau, túi mật viêm,
chóng mặt, hoa mắt, nôn chua, ợ chua, liệt nuẳ ngƣời.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
5. Túc tam lý (kinh Vị)
Vị trí: Dƣới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xƣơng mác khoảng 1 khoát ngón tay,
nơi cơ cẳng chân trƣớc, khe giữa xƣơng chầøy và xƣơng mác.
Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xƣơng ống chân
(xƣơng chày), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Dƣới lõm ngoài xƣơng bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.
Tác dụng: Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi
nguyên, bổ hƣ nhƣợc, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
Chủ trị: Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dƣới yếu
liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhƣợc, thần kinh suy nhƣợc.
6. Phong long (kinh Vị)
Vị trí: Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 thốn hoặc lấy huyệt ở điểm giữa nếp kheo
chân và mắt cá chân ngoài.
Tác dụng: Hòa Vị khí, hóa đờm thấp.
Chủ trị: Trị ho đờm, chóng mặt, suyễn, khó thở, ngực trƣớng, chi dƣới tê liệt, cƣớc
khí, đầu đau.
Châm cứu: Châm thẳng, mũi kim hƣớng về phía trong, sâu 1-1,5 thốn - Cứu 5-7
tráng - Ôn cứu 5-15 phút.

134
Y Học Cổ Truyền

7. Giải khê (kinh Vị)


Vị trí: Ở chỗ lõm trên nếp gấp trƣớc khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trƣớc
và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.
Tác dụng: Hóa thấp trệ, thanh Vị nhiệt, trợ Tỳ khí, định thần chí.
Chủ trị: Trị tổ chức mềm quanh khớp cổ chân bị viêm, cơ cẳng chân teo, não thiếu
máu, thận viêm.
Châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn, Ôn cứu 3 - 5 phút.
8. Hành gian (kinh Can)
Vị trí: Ép ngón chân cái sát vào ngón thứ 2, huyệt nằm ngay trên đầu kẽ của 2
ngón chân, về phía mu chân.
Tác dụng: Tiết hoả, thanh Hoả, lƣơng huyết nhiệt, thanh hạ tiêu, sơ khí trệ, trấn
phong dƣơng.
Chủ trị: Trị vùng gian sƣờn đau, mắt sƣng đỏ, đái dầm, tử cung viêm, kinh nguyệt
rối loạn, động kinh, huyết áp cao, mất bgủ .
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Trị mất bgủ, châm trƣớc khi đi ngủ 1 - 2 giờ.
9. Thái xung (kinh Can)
Vị trí: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên
bởi 2 đầu xƣơng ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xƣơng bàn chân 1,
tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xƣơng bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này.
Tác dụng: Bình Can, lý huyết, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh Can Hoả, tức Can
dƣơng.
Chủ Trị: Trị đầu đau, chóng mặt, động kinh, đau do thoát vị, băng lậu, tuyến vú
viêm, các bệnh về mặt, phù thũng.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn, có thể châm thấu Dũng Tuyền - Cứu 3-5 tráng,
Ôn cứu 5-10 phút.
10. Thái khê (kinh Thận)
Vị trí: Tại trung điểm giữa đƣờng nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót,
khe giữa gân gót chân ở phía sau.
Tác dụng: Tƣ Thận Âm, tráng Dƣơng, thanh nhiệt, kiện gân cốt.
Chủ trị: Trị răng đau, họng đau, chi dƣới liệt, kinh nguyệt rối loạn, Bàng quang
viêm, Thận viêm, tiểu dầm, di tinh.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn hoặc có thể thấu tới Côn Lôn.
+ Khi trị bệnh ở gót chân thì hƣớng mũi kim xuống.
+ Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

135
Y Học Cổ Truyền

11. Tam âm giao (kinh Tỳ, nơi gặp nhau của 3 kinh Can, Tỳ, Thận)
Vị trí: Ở sát bờ sau - trong xƣơng chày, bờ trƣớc cơ gấp dài các ngón chân và cơ
cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
Tác dụng: Bổ Âm, kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can,
ích Thận.
Chủ trị: Trị cẳng chân và gót chân sƣng đau, thần kinh suy nhƣợc, liệt nửa ngƣời,
tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dƣơng, kinh nguyệt rối loạn, bụng
trƣớng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.
Châm cứu: Châm thẳng 1- 1,5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 10-20 phút.
Có thể châm xuyên sang huyệt Tuyệt Cốt.
Trị bệnh ở chân: hƣớng mũi kim ra phía sau.
Trị bệnh toàn thân: hƣớng mũi kim lên phía trên.
Ghi Chú: Có thai không Châm Cứu.
12. Thƣợng cƣ hƣ (kinh Vị)
Vị trí: Dƣới mắt gối ngoài (Độc Tỵ) 6 thốn, phía ngoài xƣơng mác 1 khoát ngón
tay, dƣới huyệt Túc Tam Lý 3 thốn.
Tác dụng: Lý trƣờng, hòa Vị, thanh thấp nhiệt, tiêu trệ, điều khí.
Chủ trị: Trị bụng đau, tiêu chảy, ruột thừa viêm, liệt chi dƣới.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn, Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
Ghi Chú: Trong bệnh ruột dƣ viêm, có điểm đau tƣơng ứng ở vùng huyệt Thƣợng Cự
Hƣ, ruột dƣ hết đau thì điểm đau này cũng hết.
13. Âm lăng tuyền (kinh Tỳ)
Vị trí: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xƣơngchày với đƣờng ngang
qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trƣớc xƣơng chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón
tay lần theo bờ trong xƣơng ống chân, đến ngay dƣới chỗ lồi xƣơng cao nhất, đó là huyệt.
Tác dụng: Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.
Chủ trị: Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trƣớng,
tiểu không thông, tiểu dầm.
Cách châm cứu: Châm thẳng (theo mé bờ sau xƣơng ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu
3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
14. Huyết hải (kinh Tỳ)
Vị trí: Mặt trƣớc trong đùi, từ xƣơng bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn, huyệt nằm
trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức. Hoặc ngồi đối
diện với bệnh nhân, bàn tay phải của thầy thuốc, đặt trên xƣơng bánh chè bên trái của
bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.
Tác dụng: Điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ tiêu.
Chủ trị:Trị kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết, phong ngứa, da viêm.

136
Y Học Cổ Truyền

Cách châm cứu: Châm thẳng, sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Nếu ngộ châm hoặc châm quá sâu, làm cho ngƣời bệnh chóng mặt, ngất xỉu:
rút kim ra ngay, rồi châm huyệt Túc Tam Lý để Giải cứu. Châm sâu 0,5 - 0,8 thốn, vê kim
qua bên trái, bên phải (qua bên trái 10 giây, qua phải 30 giây), nghỉ 5 giây, rồi dùng thủ
pháp „Chấn Thiên‟, rút kim ra thì tỉnh. Nếu châm huyệt Túc Tam Lý mà nghỉ quá lâu
hoặc vì 1 lý do nào đó mà ngƣời bệnh run cả ngƣời lên thì nên châm huyệt Khúc Trì bên
ngƣợc lại để Giải cứu, hoặc dùng ngón tay bấm mạnh và xoa huyệt Tiểu Hải thì sẽ tỉnh và
hết run.
15. Túc lâm khấp (kinh Đởm)
Vị trí: Chỗ lõm phía trƣớc khớp xƣơng bàn - ngón chân thứ 4- 5.
Tác dụng: Hóa đờm nhiệt, khu phong, thanh hoả .
Chủ trị: Trị sữa ít, tuyến vú viêm, kinh nguyệt rối loạn, bàn chân đau, tai ù, điếc.
Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1-3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
16. Hoàn khiêu (kinh Đởm)
Vị trí: Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dƣới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3
ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xƣơng đùi và khe
xƣơng cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.
Tác dụng: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.
Chủ trị: Trị chi dƣới liệt, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cƣớc khí.
Châm cứu: Châm thẳng 2-3 thốn hoặc hƣớng mũi kim qua 2 bên. Cứu 5 - 10 tráng
- Ôn cứu 10 - 15 phút.
17. Côn lôn (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đƣờng kéo từ nơi cao nhất của mắt
cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trƣớc gân gót
chân, ở sau đầu dƣới xƣơng chầy.
Tác dụng: Khu phong, thông lạc, thƣ cân, hóa thấp, bổ Thận, lý huyết trệ ở bào
cung.
Chủ trị: Trị khớp mắt cá và tổ chức mềm chung quanh bị sƣng đau, thần kinh tọa
đau, lƣng đau, chi dƣới liệt, nhau thai không xuống.
Châm cứu:
+ Châm thẳng tới Thái Khê hoặc 1 bên ngoài mắt cá, sâu 0,5-1 thốn.
+ Khi trị tuyến giáp sƣng, châm xiên hƣớng mũi kim đến huyệt Phụ Dƣơng.
+ Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Có thai không châm.
18. Huyền chung (kinh Đởm)
Vị trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn, giữa bờ sau xƣơng mác và gân cơ mác bên
dài, cơ mác bên ngắn.

137
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng: Tiết Đởm hoả, khu phong tà.


Chủ trị: Trị khớp gối và tổ chức mềm chung quanh bị viêm, cổ gáy đau cứng, chi
dƣới liệt.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

19. Thừa phù (kinh Bàng Quang)


Vị trí: Điểm giữa nếp lằn chỉ mông.
Chủ trị: Trị thần kinh tọa đau, chi dƣới liệt.
Châm cứu: Châm thẳng 1-2 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
20. Ân môn (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Dƣới nếp mông 6 thốn, mặt sau xƣơng đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân
và cơ nhị đầu đùi.
Chủ trị: Trị lƣng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dƣới liệt.
Châm cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn - Ôn cứu 5 - 15 phút.

138
Y Học Cổ Truyền

21. Ủy trung (kinh Bàng Quang)


Vị trí: Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhƣợng chân.
Tác dụng: Thanh huyết, tiết nhiệt, thƣ cân, thông lạc, khu phong thấp.
Chủ trị: Trị khớp gối viêm, cơ bắp chân co rút, vùng lƣng và thắt lƣng đau, thần
kinh tọa đau, chi dƣới liệt, trúng nắng.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn - khi trị chấn thƣơng cấp ở vùng thắt lƣng,
dùng kim tam lăng chích nặn ra máu.
Ghi Chú: Không kích thích mạnh quá vì có thể làm tổn thƣơng thần kinh và mạch máu.
22. Thừa sơn (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Ở giữa đƣờng nối huyệt Uỷ Trung và gót chân, dƣới Uỷ Trung 8 thốn, ngay
chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
Tác dụng: Thƣ cân lạc, lƣơng huyết, điều phu? khí.
Chủ trị: Trị cơ bắp chân co rút, thần kinh tọa đau, chi dƣới liệt, gót chân đau, trĩ,
trực trƣờng sa.
Châm cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
23. Chí âm (kinh Bàng Quang)
Vị trí: Ở bờ ngoài ngón út, cách góc chân móng 0,2 thốn, trên đƣờng tiếp giáp da
gan chân - mu chân.
Tác dụng: Sơ phong ở đỉnh sọ, tuyên khí cơ hạ tiêu, hạ điều thai sản.
Chủ trị: Trị ngón chân thứ 5 đau, đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, thai bị lệch
(cứu).
Châm cứu: Châm xiên lên trên sâu 0,1-0,2 thốn, hoặc châm nặn ra ít máu - Cứu 3-
5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.

139
Y Học Cổ Truyền

24. Dũng tuyền (kinh Thận)


Vị trí: Dƣới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trƣớc với 3/5 sau của đoạn đầu
ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dƣới bàn chân.
Tác dụng: Giáng Âm hoả, thanh Thận nhiệt, định thần chí.
Chủ trị: Trị gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ, đỉnh
đầu đau, họng đau, nôn mửa, Hysteria.
Châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

140
Y Học Cổ Truyền

KỸ THUẬT CHÂM

Mục tiêu:
1. Trình bày được Châm là gì, nêu được các loại kim châm.
2. Nêu được các tư thế của bệnh nhân, xác định chính xác huyệt và thao tác khi châm
kim.
3. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định và tai biến xảy ra khi châm cứu.
4. Trình bày được định nghĩa cứu, phương pháp cứu, chỉ định, chống chỉ định, tai
biến và đề phòng tai biến xảy ra khi cứu.

I/ Định nghĩa châm


Châm là dùng kim châm vào những điểm trên cơ thể gọi là huyệt, nhằm mục đích
phòng và trị bệnh.
II/ Các loại kim châm
Thời thƣợng cổ ngƣời xƣa đã dùng đá mài nhọn để châm (biếm thạch). Sau đó cùng
với sự phát triển, vật liệu để châm không ngừng thay đổi, từ đá mài đến đồng, sắt, vàng,
bạc và ngày nay là thép không gỉ.
Sách Linh khu đã ghi lại 9 loại kim có hình dáng, kích thƣớc và cách dùng khác nhau.
Chín loại kim cổ ấy là: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm, Phi châm, Viên lợi
châm, Hào châm, Trƣờng châm và Đại châm.
Ngày nay, trong châm cứu ta thường dùng 5 loại kim chính gồm:
+ Kim nhỏ (hào châm): hình dáng giống hào châm cổ, nhƣng kích thƣớc hơi khác, có
nhiều loại dài ngắn khác nhau. Đây là loại kim thƣờng đƣợc dùng nhất hiện nay.
+ Kim dài (trƣờng châm): hình dáng giống nhƣ trƣờng châm cổ nhƣng ngắn hơn,
thƣờng dùng để châm huyệt Hoàn khiêu (ở mông).
+ Kim ba cạnh: tƣơng tự nhƣ kim phong châm cổ. Kim có 3 cạnh sắc, dùng châm
nông ngoài da và làm chảy máu.
+ Kim cài loa tai (nhĩ hoàn): là loại kim mới chế tạo, dùng để găm vào da và lƣu lâu ở
loa tai.
+ Kim hoa mai: cũng là một loại kim mới, dùng để gõ trên mặt da.
Những nội dung cần chú ý khi châm cứu
1. Thái độ của thầy thuốc:
Cũng nhƣ trong các phƣơng pháp điều trị khác, thái độ của thầy thuốc trong châm cứu
rất quan trọng.
Cần phải tranh thủ đƣợc lòng tin của bệnh nhân: lòng tin là một yếu tố tâm lý quan
trọng sẽ đóng góp tích cực vào quá trình chữa bệnh và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

141
Y Học Cổ Truyền

Thầy thuốc cần lƣu ý: sự hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng ngƣời bệnh cùng với
thao tác châm thuần thục sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và do đó bệnh nhân sẽ hợp tác tốt
với thầy thuốc trong việc chữa bệnh.
Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trƣớc những thủ thuật châm,
giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm, tạo điều kiện tốt cho châm
cứu phát huy tác dụng của nó.
2. Tƣ thế bệnh nhân:
Chọn tƣ thế bệnh nhân đúng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình châm.
* Các nguyên tắc khi chọn tư thế người bệnh:
Chọn tƣ thế sao cho vùng đƣợc châm đƣợc bộc lộ rõ nhất.
Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lƣu kim (vì nếu không thoải
mái, ngƣời bệnh sẽ phải thay đổi tƣ thế làm cong kim, gãy kim hoặc đau vì kim bị co kéo
trái chiều).
* Tư thế ngồi: có 7 cách ngồi:
+ Ngồi ngửa dựa ghế: để châm những huyệt ở trƣớc đầu, mặt, trƣớc cổ, ngực, trƣớc
vai, mặt ngoài và mặt sau tay, mu bàn tay, mặt ngoài và mặt trƣớc chân, mu bàn chân.
+ Ngồi chống cằm: để châm những huyệt ở đầu, trƣớc mặt, gáy lƣng, sau vai, mặt
ngoài cánh tay, mặt trong và mặt sau cẳng tay và tay, bờ trong và mu bàn tay.
+ Ngồi cúi sấp: để châm những huyệt ở đỉnh và sau đầu, gáy, mặt bên cổ, mặt sau vai,
lƣng, mặt bên ngực, mặt bên bụng, mặt sau và mặt ngoài cánh tay, mặt sau và mặt ngoài
khuỷu tay.
+ Ngồi cúi nghiêng: để châm những huyệt ở một bên đầu, một bên tai, một bên cổ,
sau vai, lƣng, mặt bên mình, mặt ngoài và mặt sau một bên tay, mặt sau một bên cẳng tay
và cổ tay, mu bàn tay và bờ trong bàn tay.
+ Ngồi thẳng lƣng: để châm những huyệt ở đầu, mặt, cổ, gáy, tai, lƣng, vai, mặt bên
hông, mặt ngoài và mặt sau cánh tay, mặt ngoài và mặt sau khuỷu tay.
+ Ngồi duỗi tay: để châm những huyệt ở đầu, mặt, cổ, gáy, tai, lƣng, vai, mặt bên
ngực và bụng; mặt ngoài, mặt trƣớc và mặt trong cánh tay; mặt ngoài, mặt trƣớc và mặt
trong khuỷu; mặt ngoài, mặt trƣớc và mặt trong cẳng tay; mặt ngoài, mặt trƣớc và mặt
trong cổ tay, hai bờ bàn tay, mặt trƣớc và mặt bên các ngón tay.
+ Ngồi co khuỷu tay, chống lên bàn: để châm những huyệt ở đầu, mặt, cổ, gáy, tai,
lƣng, vai, ngực, mặt ngoài mặt trƣớc và mặt sau cánh tay, mặt ngoài và mặt sau khuỷu,
cẳng tay và cổ tay, bờ ngoài bàn tay, mu bàn tay, mặt sau các ngón tay.
* Tư thế nằm: có 3 tư thế nằm:
+ Nằm nghiêng: để châm những huyệt ở nửa bên đầu, nửa bên mặt, nửa bên cổ và
gáy, mặt bên và mặt trƣớc ngực - bụng, lƣng, mặt ngoài, mặt trƣớc và mặt sau của tay và
chân, mặt bên mông.

142
Y Học Cổ Truyền

+ Nằm ngửa: để châm những huyệt ở trƣớc đầu, mặt, ngực, bụng, cổ, mặt trƣớc và
mặt ngoài vai, mặt trƣớc, mặt trong và mặt ngoài tay - chân, mu và lòng bàn tay - bàn
chân.
+ Nằm sấp: để châm những huyệt ở sau đầu gáy, lƣng, mông, mặt sau và mặt bên vai,
mặt bên thân, mặt sau, mặt ngoài, mặt trong tay - chân, lòng bàn chân.
Tùy vùng huyệt định châm mà chọn tƣ thế thích hợp. Tƣ thế nằm thƣờng đƣợc chọn
vì giúp bệnh nhân thoải mái và ít bị tai biến choáng do châm.
3. Xác định chính xác vị trí huyệt:
Các nhà châm cứu thời xƣa đã sáng tạo ra bốn phƣơng pháp xác định chính xác vị trí
huyệt.
* Phương pháp đo để lấy huyệt:
Phƣơng pháp này sử dụng các quy ƣớc về các loại thốn. Thốn là đơn vị chiều dài của
châm cứu. Có 2 loại thốn:
Thốn phân đoạn (bone proportional - cun), nên còn gọi là thốn B.
Thốn ngón tay (finger - cun), nên còn gọi là thốn F.
Thốn B đƣợc sử dụng trong những vùng đã đƣợc phân đoạn.

Số thốn theo tài Số thốn


Vùng cơ liệu cổ hiện nay
thể Mốc đo đạc (Linh Khu)
ĐẦU Giữa hai gốc tóc trán (Đầu duy) 9 9
Giữa hai cung lông mày đến chân tóc trán 3 3
Giữa chân tóc trán đến chân tóc gáy 12 12
NGỰC Bờ trên xƣơng ức đến góc 2 cung sƣờn 9 9
BỤNG Góc hai cung sƣờn đến rốn 8 8
Giữa rốn đến bờ trên xƣơng vệ 6.5 5
LƢNG Đƣờng giữa lƣng (nối các gai sống) đến bờ trên 3 3
xƣơng bả vai
CHI Ngang đầu nếp nách trƣớc đến ngang nếp gấp 9 9
TRÊN khuỷu tay
Nếp gấp khuỷu tay đến nếp gấp cổ tay 12.5 12
CHI Mấu chuyển lớn đến ngay khớp gối 19 19
DƢỚI Nếp khoeo chân đến ngang lồi cao nhất mắt cá 16 16
ngoài
Bờ dƣới mâm xƣơng chày đến ngang lồi cao 13 13
nhất mắt cá trong

143
Y Học Cổ Truyền

Thốn F thƣờng đƣợc dùng cho các huyệt ở mặt, bàn tay, bàn chân, ...Thốn F đƣợc quy
ƣớc bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể ngƣời ấy (đồng thân thốn).
Theo công trình nghiên cứu của Viện Đông y Hà Nội, ở một ngƣời cao 1,58m với cách
tính 1 thốn = 1/75 chiều cao cơ thể, thì chiều dài của thốn trung bình của ngƣời Việt Nam
là 2,11cm.
* Phương pháp dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ,...)
để lấy huyệt.
Nói chung huyệt thƣờng ở vào chỗ lõm cạnh một đầu xƣơng, một ụ xƣơng, giữa khe
hai xƣơng giáp nhau, giữa khe hai cơ hoặc hai gân giáp nhau, trên nếp nhăn của da hoặc ở
cạnh những bộ phận của ngũ quan. Ngƣời xƣa đã lợi dụng những đặc điểm tự nhiên này
để làm mốc xác định vị trí huyệt (ví dụ: huyệt Tình minh ở gần khoé mắt trong, huyệt
Thái xung ở khe giữa 2 xƣơng bàn ngón 1 và 2).
* Phương pháp lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận:
Phƣơng pháp lấy huyệt này đòi hỏi ngƣời bệnh phải làm một số động tác đặc biệt để
ngƣời thầy thuốc xác định huyệt (ví dụ nhƣ bệnh nhân co khuỷu tay để xác định huyệt
Khúc trì).
* Phương pháp lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay đè và di chuyển trên
da:
Sau khi xác định vùng huyệt bằng 3 phƣơng pháp trên, muốn tìm vị trí chính xác để
châm kim, các nhà châm cứu thƣờng dùng ngón tay ấn mạnh trên vùng huyệt và di
chuyển ngón tay trên mặt da vùng huyệt. Mục đích của thao tác này nhằm phát hiện: hoặc
bệnh nhân có cảm giác ê, tức, có cảm giác nhƣ chạm vào dòng điện hoặc ngƣời thầy
thuốc cảm nhận đƣợc dƣới da có một bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh.
4. Thao tác châm kim:
* Chọn kim:
Chọn độ dài kim tùy thuộc độ dày cơ vùng định châm.
Kiểm tra lần cuối cùng xem kim châm có đảm bảo yêu cầu không? Loại bỏ kim quá
cong, rỉ sắt hoặc móc câu.
* Sát trùng da áp dụng kỹ thuật vô trùng trong bệnh viện.
* Châm qua da:
Yêu cầu khi châm kim qua da bệnh nhân, không đau hoặc ít đau. Muốn vậy thao tác
châm phải nhanh, gọn, dứt khoát.
Để đạt đƣợc yêu cầu trên, cần phải chú ý đến các nội dung sau:
Cầm kim thật vững: cầm bằng 3 hoặc 4 ngón tay ở đốc kim.
Cầm thẳng kim.
Lực châm phải tập trung ở đầu mũi kim.
Thực hiện động tác phụ trợ để châm qua da nhanh:

144
Y Học Cổ Truyền

Căng da ở những vùng cơ dày.


Véo da ở vùng cơ mỏng hoặc ít cơ.
Khi làm căng da hoặc véo da cần lƣu ý không chạm tay vào chỗ sẽ cắm kim để tránh
nhiễm trùng nơi châm.
Khi châm, cần lƣu ý góc đo của kim khi châm (của kim so với mặt da).
Góc 60 - 90°: vùng cơ dày.
Góc 15 - 30°: vùng cơ mỏng.
Cần kết hợp các điều kiện trên để châm đạt yêu cầu.
Ví dụ:
Vùng cơ dày: chọn kim dài, châm thẳng, sâu kết hợp với căng da; vùng cơ mỏng:
chọn kim ngắn, châm xiên 15 - 30° kết hợp với véo da.
* Vê kim:
Vê kim để đƣa kim tiến tới hay lui dễ dàng và tìm cảm giác đắc khí.
Sau khi châm xong dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ (hoặc ngón tay cái và ngón 2 - 3) để
vê kim, cứ khi đẩy ngón cái tiến ra trƣớc thì lùi ngón trỏ (hoặc ngón 2 - 3), khi ngón trỏ
tiến thì ngón cái lùi. Động tác này đƣợc thực hiện đều đặn, linh hoạt, nhịp nhàng.
* Cảm giác đắc khí:
Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm.
Theo Đông y, khi châm đạt đƣợc cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân đƣợc
huy động đến thông qua mũi châm - đạt kết quả tốt.
Nếu châm mà không tìm đƣợc cảm giác đắc khí chứng tỏ "khí" của bệnh nhân đã suy
kém - không áp dụng châm để điều trị.
Có thể hiểu đây là đáp ứng của ngƣời bệnh, thông qua hệ thần kinh đối với kích thích
của mũi châm.
Có thể xác định khi châm có cảm giác đắc khí bằng một trong hai cách:
+ Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung
quanh nhiều hoặc ít.
+ Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim nhƣ bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có
sức cản (cảm giác tƣơng tự khi châm vào cục gôm tẩy).
Các cách thƣờng dùng để tạo cảm giác đắc khí:
+ Búng kim: búng vào cán kim nhiều lần.
+ Vê kim: ngón cái và trỏ vê đốc kim theo hai chiều nhiều lần. Cách này thƣờng
dùng.
+ Tiến, lui kim: vừa vê kim vừa kéo kim lên xuống.
* Rút kim:
Khi hết thời gian lƣu kim, ngƣời thầy thuốc có thể rút kim theo hai cách:
+ Nếu kim lỏng lẻo: cầm kim rút lên nhẹ nhàng.

145
Y Học Cổ Truyền

+ Nếu kim còn vít chặt: vê kim nhẹ trƣớc khi rút lên sau đó sát trùng chỗ châm.
Sau khi rút kim, sát trùng da chỗ kim châm.
Một số trƣờng hợp sau khi rút kim chỗ châm vẫn còn cảm giác khó chịu (thƣờng do
kích thích quá mức trong khi châm) thì có thể xử lý bằng 2 cách: hoặc dùng ngón tay day,
vuốt xung quanh hoặc cứu thêm lên trên huyệt thì cảm giác khó chịu sẽ dịu đi.
III/ Chỉ định và chống chỉ định của châm cứu
1. Chỉ định:
Trong các chứng đau cấp và mạn tính: đau do đụng giập, chấn thƣơng, đau sau mổ,
đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau bụng do rối loạn tiêu hóa, đau trong các
bệnh lý về thần kinh...
Điều chỉnh các rối loạn cơ năng của cơ thể: rối loạn chức năng thần kinh tim, mất ngủ
không rõ nguyên nhân, kém ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng,
nấc,...
Còn chỉ định trong một số bệnh lý thực thể nhất định.
2. Chống chỉ định:
Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm.
Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa...
3. Các tai biến khi châm và cách phòng chống
* Kim bị vít chặt không rút ra đƣợc:
Thƣờng do cơ tại chỗ co lại khi châm hoặc do sợi cơ xoắn chặt thân kim.
Xử trí: ấn nắn, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh để làm giãn cơ hoặc vê nhẹ kim, rút ra
từ từ.
* Kim bị cong, không vê kim đƣợc:
Xử trí: lựa chiều cong rút ra, vuốt thẳng kim lại.
Phòng ngừa: cầm kim đúng cách hoặc để bệnh nhân ở tƣ thế thích hợp.
*Gãy kim:
Do kim gỉ sắt hoặc gấp khúc nhiều lần.
Xử trí: giữ nguyên tƣ thế ngƣời bệnh khi kim gãy.
Nếu đầu kim gãy thò lên mặt da: rút kim ra.
Nếu đầu kim gãy sát mặt da: dùng hai ngón tay ấn mạnh hai bên kim để đầu kim ló
lên, dùng kẹp rút ra.
Nếu đầu kim gãy lút vào trong da: mời ngoại khoa.
Phòng ngừa: kiểm tra kỹ mỗi cây kim trƣớc khi châm.
* Say kim (choáng do châm, còn gọi là vƣợng châm):
Tai biến xảy ra nhanh, không chừa một ai và bất cứ lúc nào.
Biểu hiện:

146
Y Học Cổ Truyền

+ Nhẹ: mặt nhợt, vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, có thể buồn nôn.
+ Nặng: ngất, tay chân lạnh.
* Xử trí:
Nhẹ: rút hết kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp.
Nặng: rút kim, nằm đầu thấp; bấm day huyệt Nhân trung, Hợp cốc, có thể trích nặn
máu 10 đầu ngón tay (nhóm huyệt Thập tuyên) hoặc hơ nóng: Khí hải, Quan nguyên,
Dũng tuyền.
* Phòng ngừa: không châm kim khi đói quá hoặc no quá, mới đi xa đến còn mệt, quá
sợ.
* Rút kim gây chảy máu hoặc tụ máu dƣới da:
Xử trí: dùng bông vô trùng chặn lên lỗ kim, day nhẹ.
Phòng ngừa: rút bớt kim lên, đổi chiều khi xuất hiện cảm giác đau buốt dƣới da vì
kim đã châm trúng mạch máu.
* Châm trúng dây thần kinh:
Thƣờng có cảm giác tê nhƣ điện giật theo đƣờng thần kinh.
Xử trí: tƣơng tự khi châm trúng mạch máu.
Lƣu ý: nếu đã châm trúng dây thần kinh mà vẫn tiếp tục vê kim có thể làm tổn thƣơng
sợi thần kinh.
*Châm phạm vào cơ quan nội tạng:
Những báo cáo gần đây cho thấy có những tai biến tràn khí màng phổi sau châm cứu.
IV/ Kỹ thuật cứu
1. Định nghĩa cứu
Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể,
nhằm mục đích phòng và trị bệnh.
Tăng hiệu quả của cứu:
* Thái độ của ngƣời thầy thuốc:
Cũng nhƣ châm, thái độ của ngƣời thầy thuốc góp phần làm tăng kết quả của cứu.
Cần ôn hòa, nhã nhặn, giải thích cho bệnh nhân hiểu về phƣơng pháp cứu để tránh cho
bệnh nhân lo lắng vô ích.
* Chọn tƣ thế ngƣời bệnh:
Nguyên tắc để chọn tƣ thế ngƣời bệnh:
Huyệt đƣợc cứu phải hƣớng lên trên, mặt da nằm ngang.
Tƣ thế đƣợc chọn phải tạo đƣợc sự thoải mái cho ngƣời bệnh trong suốt thời gian cứu.
Phƣơng tiện
Thƣờng dùng ngải nhung (phần xơ của lá cây ngải cứu đã phơi khô, vò nát, bỏ cuống
và gân lá). Có 2 cách cứu khi dùng ngải nhung: điếu ngải và mồi ngải.
Điếu ngải: dùng ngải nhung quấn thành điếu lớn đốt rồi hơ trên huyệt.

147
Y Học Cổ Truyền

Mồi ngải: dùng 3 ngón tay chụm và ép chặt một ít ngải cứu cho có hình tháp, đặt trực tiếp
hay gián tiếp lên huyệt và đốt từ trên xuống. Cách này ít dùng.
Những thầy thuốc châm cứu ngày nay còn sử dụng đèn hồng ngoại để cứu ấm
(thƣờng một vùng với nhiều huyệt).
+ Cứu bằng điếu ngải:
Có 3 cách cứu trực tiếp với điếu ngải và một cách cứu gián tiếp (cứu nóng).
* Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm):
Đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi ngƣời bệnh thấy nóng thì cách
xa dần ra, đến mức nào ngƣời bệnh thấy nóng ấm và dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách
đó cho đến khi vùng da đƣợc cứu hồng lên là đƣợc (thƣờng khoảng 10 - 15 phút). Khi cứu
nên dùng ngón tay út, đặt lên da làm điểm tựa để cố định khoảng cách đầu điếu ngải với
da.
Cách cứu này dùng cho mọi chỉ định của cứu.
* Cứu xoay tròn:
Đặt điếu ngải cách da 1 khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo
vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi ngƣời bệnh thấy nóng đều vùng định cứu là đƣợc. Thƣờng
kéo dài khoảng 20 - 30 phút. Cách cứu này hay dùng để chữa các bệnh ngoài da.
* Cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò):
Đƣa đầu điếu ngải lại gần sát da (ngƣời bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu
ngải xa ra, làm nhƣ thế nhiều lần, thƣờng cứu trong khoảng 2 - 5 phút.
Cách cứu này thƣờng dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em.
* Cứu nóng:
Cứu nóng còn gọi là cứu gián tiếp bằng điếu ngải: hơ điếu ngải lên vùng da thông qua
một lát gừng, lát tỏi hoặc một nhúm muối trên da.
+ Cứu bằng mồi ngải:
Cứu bằng mồi ngải có hai phƣơng pháp khác nhau: cứu trực tiếp và cứu gián tiếp.
* Cứu trực tiếp: gồm 2 loại:
Cứu bỏng: hiện nay ít đƣợc dùng.
Cứu ấm: thƣờng dùng mồi ngải to.
Đặt mồi ngải vào huyệt và đốt. Khi mồi ngải cháy đƣợc 1/2, ngƣời bệnh có cảm giác
nóng ấm thì nhấc ra và thay bằng mồi ngải thứ 2, thứ 3 theo y lệnh.
Sau khi cứu xong, chỗ cứu thấy ấm và có quầng đỏ.
* Cứu gián tiếp:
Đây là cách cứu có dùng lát gừng, lát tỏi,....đặt vào giữa da và mồi ngải, thƣờng đƣợc
dùng trong cách cứu ấm. Cách cứu này thƣờng dễ gây biến chứng bỏng hơn cách cứu trực
tiếp, cần chú ý để phòng tránh.

148
Y Học Cổ Truyền

Khi mồi ngải cháy đƣợc 2/3 thì thay mồi ngải khác lên mà cứu, cho đến khi da chỗ
cứu hồng nhuận lên thì đạt.
Hình thức cứu này (theo y học cổ truyền) là hình thức phối hợp hai tác dụng điều trị
với nhau (tác dụng của châm cứu và tác dụng dƣợc lý của dƣợc vật sử dụng kèm nhƣ
gừng, tỏi, muối...). Do đó tùy theo bệnh mà chọn loại này hay loại khác để lót mồi ngải.
V/ Chỉ định và chống chỉ định của cứu
1. Chỉ định
Các bệnh lý hoặc rối loạn thuộc thể "Hàn" theo Đông y.
Thƣờng hay sử dụng trong những trƣờng hợp huyết áp thấp, tiêu chảy kèm ói mửa,
tay chân lạnh, các trƣờng hợp đau nhức tăng khi gặp thời tiết lạnh.
2. Chống chỉ định
Các bệnh lý hoặc rối loạn thuộc thể "Nhiệt" của Đông y.
Cần đặc biệt chú ý khi cứu những vùng liên quan đến thẩm mỹ, đến hoạt động chức
năng nhƣ vùng mặt, các vùng gần khớp (sợ làm bỏng sẽ gây sẹo co rút).
3.Tai biến và cách phòng chống
Bỏng: tổn thƣơng bỏng trong cứu thƣờng nhẹ (độ I hay độ II).
Xử trí: tránh không làm vỡ nốt phồng.
Phòng ngừa: để tay thầy thuốc gần chỗ cứu để biết mức độ nóng.

149
Y Học Cổ Truyền

KỸ THUẬT XOA BÓP – BẤM HUYỆT

I. MỤC TIÊU

1- Mô tả được 19 động tác xoa bóp trong Y học cổ truyền.


2- Lựa chọn được một số động tác thích hợp để điều trị 6 chứng bệnh thường gặp tại
cộng đồng.
II. NỘI DUNG
1. Nguồn gốc và tác dụng của xoa b p
1.1. Nguồn gốc :
- Xoa bóp là một phƣơng pháp chữa bệnh ra đời sớm nhất, đƣợc phát triển trên cơ sở
những kinh nghiệm tích luỹ đƣợc trong đấu tranh bảo vệ sức khoẻ cho con ngƣời. Xoa
bóp của Y học cổ truyền đƣợc lý luận Y học cổ truyền chỉ đạo, xoa bóp của Y học hiện
đại đƣợc lý luận của Y học hiện đại chỉ đạo và các phƣơng tiện hiện đại hỗ trợ.
Xoa bóp trong Y học cổ truyền đƣợc coi là một phƣơng pháp phòng bệnh và chữa
bệnh, ngƣời ta chỉ dùng thao tác của bàn tay, ngón tay tác động lên da thịt của bệnh nhân
để đạt mục đích phòng và chữa bệnh. Phƣơng pháp xoa bóp có thể thực hiện đƣợc tại gia
đình cộng đồng phƣờng, xã, huyện, tỉnh và tuyến trung ƣơng. Mỗi một thành viên đặc biệt
là bệnh nhân nếu đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, đều có thể tự xoa bóp điều trị và phòng bệnh
cho bản thân.
Những thao tác đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả, phạm vi chữa bệnh tƣơng đối rộng, chữa
bệnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào không bị các phƣơng tiện khác chi phối, đã giải quyết
đƣợc một số bệnh cấp tính và mạn tính thông qua một số tác dụng sau:
1.2. Tác dụng của xoa bóp:
1.2.1. Tác dụng đối với hệ thần kinh:
Xoa bóp có ảnh hƣởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật nhất là đối với hệ giao
cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động của nội tạng và mạch máu.
Xoa bóp có thể gây nên những thay đổi điện não. Kích thích nhẹ thƣờng gây hƣng phấn,
kích thích mạnh thƣờng gây ức chế.
1.2.2. Tác dụng đối với da :
Có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hƣởng đến toàn thân và cục bộ.

Ảnh hƣởng toàn thân: có tác dụng tăng cƣờng hoạt động của thần kinh, nâng cao
quá trình dinh dƣỡng và năng lực cơ thể.

150
Y Học Cổ Truyền

Ảnh hƣởng cục bộ: xoa bóp làm cho mạch máu giãn, làm hô hấp của da tốt hơn, có
lợi cho việc dinh dƣỡng ở da, làm cho da co giãn tốt hơn có tác dụng tốt đối với chức
năng bảo vệ cơ thể. Mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt độ của da tăng lên.
1.2.3. Tác dụng đối với cơ, gân, khớp:
Xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ và tăng dinh dƣỡng cho cơ thể vì
vậy có khả năng chống teo cơ.
Xoa bóp có khả năng tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy
việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp, dùng chữa bệnh khớp.
1.2.4. Tác dụng đối với tuần hoàn
Tác dụng đối với động lực máu: xoa bóp làm giãn mạch, làm giảm gánh nặng cho
tim và giúp máu trở về tim tốt hơn.
Xoa bóp giúp cho tuần hoàn máu nhanh và tốt hơn, bạch cầu đến nhanh hơn, do đó
có tác dụng tiêu viêm.
Xoa bóp làm thay đổi số lƣợng hồng cầu, bạch cầu. Sự thay đổi nhất thời này có tác
dụng tăng cƣờng sự phòng vệ của cơ thể.
1.2.5. Tác dụng đối với các chức năng khác
Đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực,
phản xạ thần kinh gây nên, do đó dùng xoa bóp để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn
sự suy sụp của chức năng thở.
Đối với tiêu hoá: xoa bóp có tác dụng tăng cƣờng nhu động của dạ dày, của ruột,
cải thiện chức năng tiêu hoá và tiết dịch của dạ dày và ruột.
Đối với quá trình trao đổi chất: xoa bóp làm tăng lƣợng nƣớc tiểu bài tiết ra nhƣng
không thay đổi độ axít trong máu, xoa bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dƣỡng khí 5 -
10%, đồng thời cũng tăng lƣợng bài tiết thán khí.
2. Nội dung cơ bản:
* Yêu cầu đối với thủ thuật xoa bóp:
Thủ thuật phải dịu đàng, song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm đƣợc lâu và có
sức.
* Tác dụng bổ tả của thủ thuật:
Thƣờng làm chậm rãi, nhẹ nhàng, thuận đƣờng kinh, có tác dụng bổ, làm mạnh
nhanh, ngƣợc đƣờng kinh có tác dụng tả.
2.1. Các thủ thuật:
2.1.1. Xát
Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da theo hƣớng
thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái).
Toàn thân chỗ nào cũng xát đƣợc. Nếu da khô hoặc ƣớt cần dùng dầu hoặc bột tan
bôi để làm trơn da.

151
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cất, lý khí, làm hết đau, hết sƣng, khu phong tán
hàn , kiện Tỳ Vị, thanh nhiệt.
2.1.2. Xoa :
Là thủ thuật mềm mại, thƣờng dùng ở bụng hoặc nơi có sƣng đỏ.
Dùng gốc gan bàn tay, vân ngón tay, hoặc mô ngón tay út, mô ngón tay cái xoa tròn
lên da chỗ đau.
Tác dụng: lý khí, hoà trung (tăng cƣờng tiêu hoá), thông khí huyết làm hết sƣng
giảm đau.
2.1.3. Day:
Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái, hơi dùng sức ấn xuống da
ngƣời bệnh và di chuyển theo đƣờng tròn , da ngƣời bệnh di động theo tay thầy thuốc,
thƣờng làm chậm, còn mức độ nặng nhẹ tùy tình trạng bệnh lý. Là thủ thuật mềm mại hay
làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ.
Tác dụng: làm giảm sƣng, hết đau, khu phong thanh nhiệt, giúp tiêu hoá.
2.1.4.Ấn:
Dùng ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái ấn vào huyệt
hay một nơi nào.
Tác dụng thông kinh lạc, thông chỗ bị tắc, tán hàn, giảm đau...
2.1.5. Miết:
Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da ngƣời bệnh rồi miết theo hƣớng lên hoặc
xuống, sang phải, sang trái. Tay thầy thuốc di động và kéo căng da của ngƣời bệnh, hay
dùng làm ở vùng đầu, vùng bụng.
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình Can giáng hoả (làm sáng mắt), trẻ em ăn không
tiêu.
2.1.6. Phân
Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ cùng một chỗ tẽ ra hai
bên theo hƣớng trái ngƣợc nhau, tay của thầy thuốc làm nhƣ sau:
Có thể chạy trên da ngƣời bệnh khi hai tay phân ra và đi cách xa nhau.

Có thể dính vào da ngƣời bệnh, da ngƣời bệnh bị kéo căng hai hƣớng ngƣợc nhau
khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm. Hay làm ở các vùng đầu, bụng, ngực, lƣng
Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình Can, giáng hoả.
2.1.7. Hợp:
Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón út của hai bàn tay từ hai chỗ khác nhau đi
ngƣợc chiều và cùng đến một chỗ tay của thầy thuốc nhƣ ở thủ thuật phân. Hay làm ở các
vùng đầu, ngực, bụng, lƣng.
Tác dụng: bình can, Giáng hoả, nâng cao chính khí, giúp tiêu hoá.

152
Y Học Cổ Truyền

2.1.8. Véo:
Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc đốt thứ hai của ngón cái với đốt thứ ba của các
ngón trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp làm cho da ngƣời bệnh luôn luôn nhƣ bị
cuốn ở giữa ngón tay của thầy thuốc. Có thể dùng ở toàn thân, hay dùng ở vùng lƣng,
trán.
Tác dụng: bình can, giáng hoả, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, lý trung , nâng cao
chính khí.
2.1.9. Bấm:
Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ bấm vào vị trí nào đó hoặc vào huyệt. Hay
dùng vùng đầu, mặt, Nhân trung, tứ chi.
Tác dụng : làm tỉnh ngƣời
2.1.10. Điểm:
Dùng ngón tay cái, đất thứ hai ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc
vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp. Căn cứ vào tình
trạng bệnh hƣ hay thực mà dùng sức cho thích hợp. Thƣờng dùng ở mông, tứ chi, thắt
lƣng.
Tác đụng: khai thông chỗ bế tắc, tán hàn giảm đau.
2.1.11. Bóp:
Dùng ngón tay cái và các ngón khác bóp vào thịt hoặc gần nơi bị bệnh.
Có thể xoa bóp bằng hai ngón tay, ba, bốn, năm ngón tay, vừa bóp vừa hơi béo thịt
lên. Không nên để thịt hoặc gân trƣợt dƣới tay vì làm nhƣ vậy gây lên đau. Dùng ở vùng
cổ, gáy vai, nách, tứ chi.
Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong tán hàn, thông kinh lạc.
2.1.12. Đấm:
Nắm chặt tay lại, dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh thƣờng dùng ở nơi nhiều cơ
nhƣ lƣng, mông , đùi.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.

2.1.13. Chặt:
Duỗi tay: dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh thƣờng dùng ở nơi nhiều
thịt.
Nếu dùng ở đầu thì xòe tay: dùng ngón út chặt vào đầu ngƣời bệnh, khi chợt ngón út
đập vào ngón nhẫn, ngón nhẫn đập vào ngón giữa, ngón giữa đập vào ngón trỏ tạo thành
tiếng kêu.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
2.1.14. Lăn:

153
Y Học Cổ Truyền

Dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn và ngón tay hoặc dùng các
khớp ngón tay, vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lƣợt lẫn trên
da thịt bệnh nhân, thƣờng lăn ở nơi nhiều cơ và nơi đau.
Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, làm lƣu thông khí huyết, do đó
giảm đau, làm khớp vận động đƣợc dễ dàng.
Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay đƣợc
dùng trong tất cả các trƣờng hợp xoa bóp.
2.1.15. Phát:
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát
từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh, khi phát da đỏ lên do áp lực không khí trong lòng bàn
tay thay đổi gây nên, chứ không có vết lằn cả ngón tay nhƣ khi để thẳng ngón tay phát.
Thƣờng dùng ở vai, tứ chi, thắt lƣng, bụng
* Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.
2.1.16. Rung:
Ngƣời bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng ngƣời về phía bên kia.
Thầy thuốc đứng, hai tay nắm cổ tay ngƣời bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ
đến nặng chuyển động nhƣ làn sóng từ tay lên vai, vừa rung vừa đƣa tay bệnh nhân lên
xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. Động tác này dùng ở tay là chính.
Tác dụng: làm trơn khớp, giảm nhiệt, mềm cơ, giảm mệt mỏi.
2.1.17. Vê:
Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hƣớng thẳng, thƣờng dùng ở ngón tay, ngón
chân và các khớp nhỏ.
Tác dụng làm trơn khớp, thông khí huyết.
2.1.18. Vờn:

Hai bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí rồi chuyển động ngƣợc chiều kéo theo cả da
thịt ngƣời bệnh chỗ đó chuyển động theo. Chú ý dùng sức phải nhẹ nhàng, vờn từ trên
xuống dƣới, từ dƣới lên trên. Thƣờng dùng ở tay, chân, vai, lƣng, sƣờn.
Tác dụng: bình Can giải uất, thông kinh lạc, điều hoà khí huyết.
2.1.19. Vận động:
Một tay cố định phía trên khớp cần vận động, một tay vận động khớp theo phạm vi
hoạt động bình thƣờng của mỗi khớp. Nếu khớp hoạt động bị hạn chế, cần kéo khớp giãn
ra trong khi vận động và phải hết sức chú ý đến phạm vi hoạt động của khớp lúc đó , làm
từ từ tăng dần, tránh làm quá mạnh gây đau cho ngƣời bệnh.
Khớp đốt sống cổ: một tay để ở cầm, một tay để ở chẩm hai tay vận động ngƣợc
chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục.

154
Y Học Cổ Truyền

Các khớp cột sống lƣng: bệnh nhân nằm nghiêng, chân dƣới duỗi thẳng, chân trên co
tay phía dƣới để trƣớc mặt, tay phía trên để quặt sau lƣng, một cẳng tay thầy thuốc để ở
mông , một cẳng tay để rãnh den ta ngực, hai tay vận động ngƣợc chiều nhau một cách
nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra tiếng kêu khục.
Tác dụng: thông lý, mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi.
Mỗi lần xoa bớp chỉ dùng một số thủ thuật, tùy tình trạng bệnh, tùy nơi bị bệnh mà
chọn thủ thuật cho thích hợp. Hay dùng nhất là xoa, rung, đấm, bóp , ấn, vờn, lăn, vận
động.
2.2. Ứng dụng xoa bóp điều trị 7 chứng bệnh thường gặp ở cộng đồng
2.2.1. Xoa bóp điều trị đau đầu.
Là triệu chứng thƣờng gặp của bệnh ngoại cảm (cảm mạo), hoặc nội thƣơng (tâm
căn suy nhƣợc).
* Cách chữa:
Xoa bóp vùng đầu
Nếu do ngoại cảm thêm xoa bóp cổ gáy
Nếu do nội thƣơng (tâm căn suy nhƣợc): thêm xoa bóp lƣng
*Thủ thuật xoa bóp đầu:
Dùng các huyệt: Ấn đƣờng, Thái đƣơng, Bách hội, Phong trì, Phong phủ, Đầu duy.
Dùng các thủ thuật véo hoặc phân, hợp, day, ấn, miết, bóp, vờn, chặt.
Tƣ thế ngƣời bệnh: có thể nằm hoặc ngồi tuỳ tình trạng ngƣời bệnh, ngồi dễ làm
hơn.
Véo hoặc miết hoặc phân vùng trán:

Dùng thủ thuật véo: véo dọc trán từ ấn đƣờng lên chân tóc rồi lần lƣợt véo hai bên từ
ấn đƣờng toả ra nhƣ nan quạt cho hết trán 3 lần.
Dùng thủ thuật miết: hai ngón tay miết từ ấn đƣờng toả ra hai bên thái dƣơng, làm
sát lông mày trƣớc rồi dồn lên cho hết trán 3 lần.
Dùng thủ thuật phân hợp: dùng hai ngón tay cái phân hợp cả vùng trán một lúc 3
1ần.
Véo lông mày từ ấn đƣờng ra hai bên 3 lần. Nếu thấyda cứng đau hơn chỗkhác tác
động thêm để da mềm trở lại.
Chú ý: ngƣời bệnh thấy đau nhiều, có thể chảy nƣớc mắt vẫn làm, chỉ cần động tác
dịu dàng, sau đó véo nhẹ huyệt ấn đƣờng.
Day huyệt Thái dƣơng 3 lấn, miết từ Thái dƣơng lên huyệt Đầu duy rồi miếtqua tai ra sau
gáy 3 lầnVỗ đầu: hai tay để đối diện, vỗ quanh đầu theo hai hƣớng ngƣợc nhau, vỗ hai
vòng.
Gõ đầu: dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay, gõđầu ngƣời bệnh.

155
Y Học Cổ Truyền

Bóp đầu: hai bàn tay bóp dần theo hƣớng ra trƣớc, lên trên, ra sau.
Ấn Bách hội, Phong phủ
Bóp Phong trì, bóp gáy.
Bóp vai và vờn vai
2.2.2. Xoa bóp điều trị đau vai gáy:
Nguyên nhân: do gối đầu cao, do lạnh, do sang chấn...
* Cách chữa:
Xoa bóp vùng cổ gáy
Phƣơng pháp bật gân
* Kỹ thuật xoa bóp vùng cổ gáy:
Dùng huyệt: Phong phủ, Phong trì, Đại chùy, Kiên tỉnh, Phế du, Đốc du.
Thủ thuật: lăn, day, bóp, ấn, vận động, vờn...
* Trình tự thao tác xoa bóp:
Bệnh nhân ngồi:
Day vùng cổ gáy, đau một bên thì dùng một tay day bên đau. Đau hai bên thì dùng
hai tay để day, động tác nhẹ, dịu dàng.
Lăn vùng Phong trì, Đại chùy, Kiên tỉnh, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ ngƣời
bệnh.
Ấn các huyệt Phong phủ, Phế du, Đốc du. Khi ấn Phong phủ phải để một tay ở giữa
trán ngƣời bệnh, một tay ấn.
Vận động cổ có nhiều cách:

Quay cổ: một tay để ở cằm, một tay để ở xƣơng chẩm ngƣời bệnh, hai tay di
chuyển trái chiều nhẹ nhàng, từ từ, đột nhiên làm mạnh một cái, lúc đó có thể gây tiếng
kêu ở khớp.
Ngửa cổ: cẳng tay để sau gáy ngƣời bệnh, tay kia để ở trán, ngửa cổ, cúi cổ ngƣời
bệnh vài lần rồi đột nhiên ngửa mạnh ra sau, có thể gây tiếng kêu ở cổ.
Tổng hợp các động tác ở cổ: đứng sau ngƣời bệnh một tay để dƣới cắm một tay
để ở vùng chẩm, dùng sức nhấc đầu lên và vận động cổ (quay nghiêng, ngửa, cúi) vài lần.
Chú ý: khi vận động cổ, ngƣời bệnh phải kết hợp chặt chẽ với thầy thuốc, không lên
gân, không kháng cự, nhƣ vậy thủ thuật mới đạt kết quả.
Bóp huyệt Phong trì và gáy
Bóp vai, vờn vai
Phƣơng pháp bật gân:
Thầy thuốc xác định huyệt Đốc du (nằm ngang với D6, chỗ cuối cùng của cơ
thang, cách mỏm gai đốt sống 2 thốn). Ấn vào ngƣời bệnh cảm thấy nhức và xuyên lên
vai là đúng.

156
Y Học Cổ Truyền

Dùng đầu ngón tay cái ấn vào chỗ gân đó, đƣa về phía xƣơng sống, rồi lại bật ra
ngoài sau đó day 1 phút, ngƣời bệnh sẽ quay cổ đƣợc. Nếu chƣa hết đau, bóp cơ ức đ òn
chũm.
2.2.3. Xoa bóp điều trị đau lưng:
Nguyên nhân thƣờng do phong hàn thấp, thận hƣ, do ngoại thƣơng.
Cách chữa: xoa bóp vùng lƣng đau, day những vùng huyệt đau, nếu do thận hƣ
động tác làm nhẹ nhàng hơn. Nếu do ngoại thƣơng làm từ ngoài chỗ đau sau mới vào nơi
đau, từ nhẹ đến mạnh.
Dùng huyệt: Đại trữ, Phế du, Cách du, Thận du, Mệnh môn.
Thủ thuật: Day, ấn, đấm, lăn, phân, hợp, véo, phát.
* Kỹ thuật:
Tƣ thế ngƣời bệnh: nằm sấp hai tay để ở tƣ thế nhƣ nhau, hoặc xuôi theo chân,
hoặc để lên đầu, đầu để trên gối. Nếu là viêm dính đốt sống thì ngực cần cách giƣờng 5 -
10 cm (lúc đó cần gối cao). Các trƣờng hợp khác ngực để sát giƣờng.
Day rồi đấm hai bên thắt lƣng
Lăn hai bên thắt lƣng và cột sống
Tìm điểm đau ở vùng lƣng, day từ nhẹ đến mạnh, ấn các huyệt Phế du, Can du,
Cách du.

Phân hợp hoặc véo hai bên thắt lƣng


Phát huyệt Mệnh môn 3 cái
Chú ý: đau lƣng do vận động mạnh gây nên thƣờng ấn đau ở huyệt Thận du, Cách
duhoặc xung quanh Mệnh môn.
2.2.4. Xoa bóp điều trị đau thần kinh hông:
Nguyên nhân do phong hàn và phong hàn thấp
Cách chữa: xoa bóp vùng lƣng và chi dƣới
Trình tự xoa bóp: Tƣ thế ngƣời bệnh nằm sấp
Day từ thắt lƣng dọc xuống đùi 3 lần
Lăn từ thắt lƣng xuống cẳng chân 3 lần
Bóp từ thắt lƣng xuống cẳng chân 3 lần
Bấm các huyệt Hoa đà, Giáp tích ở L4 - L5, Thận du, Đại trƣờng du, Thƣợng liêu,
Thứ liêu, Hoàn khiêu, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn.
Uốn chân: một tay bấm sát cột sống, một tay nâng đầu chân đau lên.Vận động cột sống:
Bệnh nhân nằm ngửa, gấp duỗi đùi vào ngực 3 lần, đến lần thứ 3 khi duỗi ra giật
mạnh một cái.
Phát thắt lƣng 3 cái
2.2.5. Xoa bóp chữa liệt dây VII ngoại biên

157
Y Học Cổ Truyền

Nguyên nhân thƣờng do lạnh, do viêm nhiễm và do sang chấn.


* Cách chữa xoa bóp vùng mặt
Trình tự thao tác: Tƣ thế bệnh nhân nằm
Đẩy Toán trúc: dùng ngón tay cái miết từ Tình minh lên Toán trúc 10 lần.
Dùng ngón cái miết từ Toán trúc ra Thái dƣơng 10 lần.
Day vòng quanh mắt tránh day vào nhãn cầu 10 vòng.
Xát má 10 lần
Xát lên cánh mũi l0 lần
Phát Nhân trung và Thừa tƣơng 20 lần
Ấn day huyệt Toán trúc, Ngƣ yêu, Thái dƣơng, Nghinh hƣơng, Địa thƣơng, Giáp
xa, Hợp cốc bên đối diện.
2.2.6. Xoa bóp điều trị di chứng liệt nửa người
Nguyên nhân: do tai biến mạch máu não, bại liệt, viêm não.
* Cách chữa xoa bóp nửa ngƣời bên liệt
Trình tự:
- Ở vùng đầu: Tƣ thế nằm

Day huyệt Thái dƣơng 3 lần: miết từ Thái dƣơng lên Đầu duy rồi miết vòng qua
tai ra sau gáy 3-5 lần.
Ấn Bách hội, bóp Phong trì, bóp gáy.
Lăn vùng Phong trì, Đại truy, Kiên tỉnh 3 lần
- Ở vùng tay:
Day vùng vai, lăn vùng vai 3 lần
Bóp và lăn cánh, cẳng tay 3 lần
Ấn các huyệt Kiên tỉnh, Kiên ngƣng, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc
Vê các ngón tay rồi kéo dãn
Rung tay, phát Đại chùy
- Ở vùng chân:
Day đùi và cẳng chân (ở mặt trƣớc ngoài) 3 - 5 lần
Lăn đùi và cẳng chân 3- 5 lần. Bóp từ đùi đến cẳng chân 3- 5 lần
Ấn các huyệt Hoàn khiêu,Dƣơng lăng truyền, Túc tam lý, Huyền chung.
Phát từ đùi xuống cẳng chân 3 lần
Vê các ngón chân và kéo dãn

158
Y Học Cổ Truyền

KỸ THUẬT ĐÁNH GIÓ

MỤC TIÊU:
1. Nêu đƣợc các vị trí cạo gió.
2. Thực hiện đƣợc các thao tác cạo gió đúng kỷ thuật và một số lƣu ý khi cạo gió
NỘI DUNG
Cạo gió là một trong những phƣơng pháp chữa bệnh độc đáo và hiệu quả đƣợc lƣu
truyền trong dân gian. Tuy nhiên, cách cạo gió sao cho đúng kỹ thuật thì là điều mà không
phải ai cũng biết.
Cách cạo gió đúng kỹ thuật là phƣơng pháp chữa bệnh an toàn, đơn giản, hiệu quả
và rẻ tiền, đƣợc lƣu truyền trong dân gian. Phƣơng pháp này rất có ý nghĩa và đƣợc áp
dụng triệt để tại các nơi vùng sâu, vùng xa, những nơi còn thiếu thốn về điều kiện y tế.
Hiện tại, vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào để đánh giá đƣợc tác dụng của
phƣơng pháp chữa bệnh này tuy nhiên qua thực tế cho thấy, phƣơng pháp này vẫn đƣợc
duy trì, phát triển và có hiệu quả nhất định đối với các trƣờng hợp cảm mạo hoặc khi sức
khỏe giảm sút.
Lƣu ý: Mặc dù đây là phƣơng pháp chữa bệnh hiệu quả và đơn giản nhƣng ngƣời
bệnh vẫn cần đƣợc thăm khám và làm theo hƣớng dẫn điều trị của thuốc chuyên khoa.
I/ Vị trí cạo gió
Đối với từng loại bệnh khác nhau thì vị trí cũng khác nhau:
1. Cảm mạo, trúng gió:
Đây có lẽ là trƣờng hợp thƣờng gặp nhất khi cạo gió. Đối với trƣờng hợp này, bạn
cần cạo gió ở giữa sống lƣng và tỏa sang hai bên mạng sƣờn sao cho kín hết diện lƣng,
bắt gió ở giữa trán tại vị trí ấn đƣờng và chà sát hai bên mang tai (tại huyệt Thái Dƣơng).
2. Đau nhức, khó chịu:
Khi thời tiết thay đổi, nhiều ngƣời đặc biệt là ngƣời ở tuổi trung niên thƣờng cảm
thấy đau nhức khắp mình. Cách cạo gió đối với trƣờng hợp này nhƣ sau: bạn cạo hai bên
đƣờng tuyến từ trên vai xuống lƣng.
3. Nhức đầu, sốt nóng:
Trong trƣờng hợp ngƣời bệnh cảm thấy đầu đau nhƣ búa bổ và ngƣời nóng ran thì
bạn cạo gió ở hai bên đƣờng gân dƣới cổ, ngay dƣới gáy, tạo thành 2 đƣờng chéo ở hai
bên vai. Bạn cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt sống lƣng số 2, số 3 ra hai bên vai.
4. Ho:
Nếu ngƣời bệnh bị ho khan lâu ngày không hết, bạn có thể áp dụng cách cạo gió
để chữa bệnh. Bạn nên cạo gió ở hai vị trí là giữa sống lƣng và đƣờng thẳng trƣớc ngực.
5. Nôn ọe, đau bụng, đi ngoài:

159
Y Học Cổ Truyền

Bạn nên cạo gió ở vị trí giữa sống lƣng; từ trên hai bên mạng sƣờn xuống; cạo
trƣớc ngực từ lõm cổ xuống; cạo từ cánh tay đến các đầu ngón tay, cạo từ mặt ngoài chân
đến mu bàn chân; cạo từ sau gáy đên mặt sau cánh tay; cạo từ lƣng đến chân
II. Dụng cụ cạo gió
1. Cách cạo gió bằng đồng bạc và trứng gà:
Bạn luộc chín một quả trứng gà, tác đôi lòng trắng, lấy lòng đỏ ra để ăn sau khi
cạo gió giúp giữ dạ. Tiếp theo, bạn lấy một chiếc khăn mùi xoa (hoặc vải sạch, mỏng), đặt
nửa lòng trắng trứng hƣớng lên trên rồi cho đồng bạc vào (nếu có thể bạn cũng nên cho
thêm một ít tóc rối và một ít gừng tƣơi đập dập). Sau đó, bạn úp nửa lòng trắng trứng còn
lại lên trên rồi túm chặt khăn mùi xoa lại.
Tiếp theo, bạn nhúng chìm phần khăn mặt bọc lòng trắng trứng trong nƣớc vừa
luộc trứng cho nóng lên rồi lấy ra và vắt hết nƣớc ở khăn đi rồi bắt đầu thao tác cạo gió.
Lƣu ý: trong trƣờng hợp không có đồng bạc thì bạn có thể dùng vòng bạc, dây
chuyền bạc hoặc bông tai bạc đều đƣợc.
2. Cách cạo gió chỉ sử dụng đồng bạc:
Bạn có thể chỉ lấy đồng bạc hoặc bất cứ vật gì có cạnh hình cung tròn và tƣơng
đối nhẵn nhụi nhƣ thìa bạc, chén bạc... để cạo gió.
III/ Cách cạo gi đúng kỹ thuật
Khi cạo gió, ngƣời bệnh cần nằm ngay ngắn, thả lỏng cơ thể và hoàn toàn tĩnh
tâm. Tiếp theo, ngƣời cạo xoa dầu lên vùng cần cạo gió rồi miết từ trên xuống dƣới, từ
trong ra ngoài theo một chiều để ngƣời bệnh cảm thấy ấm nóng, thoải mái là đƣợc. Chú ý
là chỉ đƣợc đánh theo một chiều từ trên xuống dƣới, tuyệt đối không miết lại theo chiều
ngƣợc lên sẽ làm phản tác dụng. Nếu chỉ sử dụng đồng bạc hoặc thìa bạc, chén bạc để cạo
gió thì ngƣời cạo cần cầm vật cạo tạo thành một góc 90 độ hoặc 45 độ so với mặt phẳng
cạo.
Với mỗi bộ phần cổ, lƣng, bụng, chân và tay thì ngƣời cạo cạo từ trên xuống
dƣới, đối với ngực thì cạo từ trong ra ngoài. Trong khi cạo cần tác dụng lực thật đều và
miết thật dài. Với mỗi vị trí, ngƣời cạo chỉ cần cạo khoảng 5 phút là sẽ thấy phần da thịt
nổi vết đỏ tím tự nhiên, tuyệt đối không dùng lực cƣỡng bức để cố tình tạo ra vết này.
Không nên cạo quá 10 phút và phải cạo hết chỗ này mới chuyển sang chỗ khác.
Sau khi cạo xong, ngƣời bệnh cần đƣợc ủ ấm và nằm yên trên giƣờng chứ không
đƣợc ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh. Ngoài ra, ngƣời bệnh cũng nên uống một cốc nƣớc nóng
(trà gừng) và ăn phần lòng đỏ trứng (nếu cạo bằng trứng và đồng xu), trong vòng 30 phút
sau khi cạo tuyệt đối không tắm bằng nƣớc lạnh.
V/ Một số lƣu ý khi cạo gió
Không đƣợc cạo gió quá lâu và không ghì mạnh vào phần da thịt khiến ngƣời
bệnh bị đau, rát.

160
Y Học Cổ Truyền

Không nên cạo gió cho trẻ em, phụ nữ có thai, ngƣời mắc bệnh tim mạch, da
liễu, cao huyết áp. Nếu cần thiết phải cạo gió cho phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không
cạo phần bụng.
Không tùy tiện áp dụng cách cạo gió đối với các loại bệnh khác ngoài cảm mạo
phong hàn hay phong nhiệt, đau đầu, đau lƣng, sốt không ra mồ hôi.
VI/ Tại sao cạo gi lại giúp chữa bệnh?
Cảm là trạng thái con ngƣời bị gió độc thấm vào cơ thể qua lỗ chân lông, các khí
độc này thƣờng là hợp chất của lƣu huỳnh. Khi sử dụng bạc để cạo gió thì bạc (Ag) sẽ tác
dụng với khí lƣu huỳnh (S) có tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Khi đó, lƣợng khí
độc sẽ đƣợc bạc loại bỏ và cơ thể sẽ đƣợc phục hồi thể trạng.
Đối với cách cạo gió bằng lòng trắng trứng và đồng xu thì lòng trắng trứng có tác
dụng bịt các lỗ chân lông lại, ngăn cản khí độc tiếp tục xâm nhập vào cơ thể trong khi cạo
gió.

161
Y Học Cổ Truyền

ĐẠI CƢƠNG VỂ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN – CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC


– MỘT SỐ BÀI THUỐC CỔ PHƢƠNG

ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU
1. Trình bày đƣợc thế nào là âm dƣợc và dƣơng dƣợc.
2. Trình bày đúng tứ khí, ngũ vị, bổ tả, quy kinh và mối quan hệ giữa tính và vị của thuốc
YHCT.
3. Trình bày đƣợc sự tƣơng tác thuốc, phân loại thuốc và cấu tạo nên phƣơng thuốc
YHCT.
4. Trình bày đƣợc cách sắc thuốc, cách uống và kiêng kỵ của thuốc YHCT.
5. Trình bày đƣợc cách kê đợn thuốc và nêu một vài bài thuốc cổ phƣơng.

I. Sơ lƣợc về học thuyết âm dƣơng


Học thuyết âm dƣơng trong Y học cổ truyền (YHCT) có nguồn gốc từ học thuyết
triết học duy vật cổ đại phƣơng Đông. Thuyết âm dƣơng đã đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khoa học khác nhau nhƣ: thiên văn học, nông học, hóa học, toán học, YHCT. YHCT
vận dụng học thuyết âm dƣơng một cách khá nhuần nhuyễn và phong phú.
Theo lý luận YHCT, biểu hiện về âm dƣơng trong giới tự nhiên mang tính khái
quát khá cao:
+ Về trạng thái: động, hƣng phấn, nhiệt, sáng... thuộc dƣơng. Tĩnh, hàn, ức chế,
tối... thuộc âm.
+ Về không gian: trời thuộc dƣơng, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dƣơng, mặt trăng
thuộc âm.
+ Trong một không gian cụ thể: phía trên là dƣơng, phía dƣới thuộc âm, phía ngoài
thuộc dƣơng, phía trong thuộc âm.
+ Về thời gian: ngày thuộc dƣơng, đêm thuộc âm. Trong một ngày đêm thì từ 6 giờ
đến 12 giờ là dƣơng trong dƣơng. 12 giờ đến 18 giờ là âm trong dƣơng. 18 giờ đến 24 giờ
là âm trong âm. 24 giờ đến 6 giờ là dƣơng trong âm. Và âm dƣơng chuyển hóa liên tục
nhƣ vậy, đó cũng là biểu hiện tính tƣơng đối của âm dƣơng.
+ Về phƣơng hƣớng: phía Đông, phía Nam thuộc dƣơng; phía Bắc, phía Tây thuộc
âm.
+ Về thời tiết: mùa xuân thuộc dƣơng, tăng trƣởng tới mùa hạ (cực dƣơng). Mùa
thu thuộc âm, tăng dần tới mùa đông (cực âm) và cứ luân hồi âm dƣơng nhƣ vậy.

162
Y Học Cổ Truyền

II. Sự vận dụng học thuyết âm dƣơng trong YHCT


1. Tính vị của thuốc
Vị của thuốc thuộc âm, khí (còn gọi là Tính) của thuốc thuộc dƣơng.
Vị cay thuộc dƣơng; vị đắng thuộc âm; vị chua thƣờng mang tính âm, đồng thời
cũng lƣỡng tính tùy theo liều lƣợng sử dụng: liều thấp làm cho cơ thể mát mẻ (thiên về
âm), liều cao hơn hoặc dùng kéo dài sẽ thiên về nhiệt (dƣơng).
Khí của thuốc cũng có âm và dƣơng, khí hàn lƣơng thuộc âm, khí ôn nhiệt thuộc
dƣơng, phản ánh tính tƣơng đối về âm dƣơng của thuốc.
Trên cơ sở tính vị của thuốc, YHCT chia làm hai nhóm đông dƣợc chủ yếu là âm
dƣợc và dƣơng dƣợc.
1.1. Âm dƣợc
Là những vị thuốc có thể dùng để điều trị các bệnh thuộc chứng ôn nhiệt. Các vị
thuốc âm dƣợc thƣờng có vị đắng, mặn, chua, có tính lƣơng hoặc hàn, có công năng giải
biểu nhiệt, thanh nhiệt, bổ âm, phần lớn mang tính ức chế.
1.2. Dƣơng dƣợc
Là những vị thuốc có thể dùng để điều trị các bệnh thuộc chứng hàn. Dƣơng dƣợc
mang tính giải biểu, ôn trung tán hàn, phần lớn mang tính kích thích, hƣng phấn cục bộ
hay toàn bộ cơ thể.
Tuy nhiên, tính âm dƣơng của các vị thuốc mang tính chất tƣơng đối.
2 Tính vị quy kinh của thuốc
2.1. Tứ khí
Còn gọi là tứ tính gồm: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lƣơng (mát).
Hàn lƣơng thuộc âm; nhiệt ôn, thuộc dƣơng. Những thuốc hàn lƣơng còn gọi là âm
dƣợc dùng để thanh nhiệt hoả, giải độc, tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt, dƣơng
chứng. Những thuốc ôn nhiệt còn gọi là dƣơng dƣợc để ôn trung, tán hàn, tính chất thăng
phù để chữa chứng hàn, âm chứng.
2.2. Ngũ vị
Mỗi dƣợc liệu đƣợc đặc trƣng bởi một hay nhiều vị do cảm giác của lƣỡi đem lại;
có thể chỉ có một vị đắng nhƣ: Hoàng cầm, Hoàng bá, Xuyên tâm liên; có thể có 2 vị vừa
đắng vừa ngọt nhƣ: Địa cốt bì, Thảo quyất minh; hoặc vừa đắng vừa đắng vừa cay nhƣ:
Cát cánh; hoặc vừa cay vừa mặn nhƣ: Tạo giác...Cá biệt có tới 5 vị nhƣ: Ngũ vị tử (chua,
cay, đắng, mặn, ngọt). Trên thực tế, còn có hai vị nhạt và chát là những vị thứ yếu.
Vị cay (tân): có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn, hành khí, hành huyết giảm
đau. Thƣờng dùng thuốc có vị cay để trị cảm, đầy trƣớng, đau bụng. Thuốc vị cay có tính
chất khử hàn, ôn trung, chỉ thống... Vào tạng Phế
Vị đắng (khổ): có tác dụng thanh nhiệt (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt táo thấp),
chống viêm nhiễm, sát khuẩn, trị mụn nhọt hoặc côn trùng cắn. Các thuốc có tính độc

163
Y Học Cổ Truyền

thƣờng có vị đắng. Khi dùng lâu thƣờng gây táo cho cơ thể, gây ảnh hƣởng xấu đến thần
kinh vị giác làm ăn uống kém ngon. Vào tạng Tâm.
Vị chua (toan): hay thu liễm (làm săn da), cố sáp (làm chắc chắn lại), chống đau
dùng để chữa chứng ra mồ hôi (tự hãn), ỉa chảy, di tinh. Vào tạng Can.
Vị mặn (hàm): hay đi xuống, làm mềm nơi bị cứng hoặc các chất ứ đọng cứng rắn
(nhuyễn kiên), thƣờng dùng chữa táo bón, lao hạch, viêm hạch. Vào tạng Thận.
Vị ngọt (cam): có tác dụng hòa hoãn, giải co quắp cơ nhục, nhuận trƣờng, bồi bổ
cơ thể. Vào tạng Tỳ
Vị đạm (nhạt): hay thắng thấp, lợi niệu dùng chữa các chứng bệnh do thuỷ thấp
gây ra (phũ thũng).
Vị chát: có tác dụng thu liễm, cố sáp nhƣ vị chua. Thƣờng dùng các vị thuốc chát
để điều trị tiết tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt lở loét.
2.3. Mối quan hệ giữa khí và vị
Khí và vị kết hợp với nhau thành tính năng thuốc, không thể tách rời ra đƣợc.
Có những thứ thuốc một khí nhƣng kiêm mấy vị nhƣ: Quế chi tính ôn nhƣng vị
ngọt, cay; Sinh địa tính lạnh nhƣng vị đắng, ngọt.
Các vị thuốc có tính vị giống nhau thƣờng có tác dụng giống nhau hoặc gần giống
nhau: Hoàng bá, Hoàng cầm đều vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, chống
viêm.
Các vị thuốc có cùng tính nhƣng khác vị có tác dụng khác nhau: Hoàng liên, Sinh
địa đều có tính hàn, nhƣng Hoàng liên vị đắng có tác dụng táo thấp, Sinh địa hơi đắng nhẹ
có tác dụng tƣ âm, lƣơng huyết, sinh tân, chỉ khát.
3. Thăng giáng phù trầm của thuốc
Thăng giáng phù trầm là khái niệm chỉ bốn khuynh hƣớng tác dụng của thuốc
YHCT, nắm chắc khuynh hƣớng tác dụng của thuốc sẽ góp phần phát huy hiệu quả sử
dụng thuốc.
Thăng: Khuynh hƣớng của khí vị thuốc hƣớng lên thƣợng tiêu, dùng để trị các
bệnh có khuynh hƣớng sa giáng, để đƣa các tạng phủ đó về vị trí nguyên thủy. Các vị
thuốc chủ thăng thƣờng có tính chất kiện tỳ ích khí, thăng dƣơng khí nhƣ Hoàng kỳ, Đảng
sâm, Thăng ma, Sài hồ...
Giáng: Khuynh hƣớng của khí vị thuốc hƣớng xuống hạ tiêu, dùng để trị các bệnh
có khuynh hƣớng đi lên thƣợng tiêu. Các vị thuốc chủ giáng thƣờng có tính chất hạ khí,
giáng khí, bình suyễn: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cát cánh...
Phù: Khuynh hƣớng của khí vị thuốc hƣớng ra ngoài với mục đích trị các bệnh lấn
sâu vào phía trong. Các vị thuốc chủ phù thƣờng có tính chất phát hãn, phát tán giải biểu,
hạ nhiệt, chỉ thống nhƣ Quế chi, Cát căn, Cúc hoa..

164
Y Học Cổ Truyền

Trầm: Khuynh hƣớng của khí vị thuốc hƣớng vào trong dùng để trị các bệnh có xu
hƣớng phù nổi ra phía biểu. Các vị thuốc chủ trầm thƣờng có tính chất thẩm thấp, lợi niệ u
nhƣ Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Tỳ giải...
4. Bổ tả
Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí. Vì vậy
bệnh có hai mặt: hƣ và thực.
Nguyên tắc chữa bệnh: hƣ thì bổ, thực thì tả, do đó tính năng của thuốc căn cứ yêu
cầu chữa bệnh còn chia hai loại bổ và tả.
VD: Đào nhân và Bạch thƣợc đều vào huyết phần, Đào nhân có tác dụng hoạt
huyết chữa chứng huyết ứ là thuốc tả, bạch thƣợc bổ huyết chữa chứng huyết hƣ là thuốc
bổ.
Trên lâm sàng do tính chất phức tạp của bệnh chứng hƣ và chứng thực lẫn lộn nên
khi dùng thuốc phải vận dụng bổ tả cùng dùng để chữa bệnh..
5. Quy kinh
Quy kinh là tác dụng của các vị thuốc đối với các bộ phận khác nhau của cơ thể,
tuy tính chất dƣợc giống nhau nhƣng tác dụng chữa bệnh ở các vị trí cơ thể khác nhau.
VD: Bệnh nhiệt phải dùng thuốc hàn lƣơng nhƣng nhiệt ở phế, vị, đại trƣờng phải
sử dụng dạng thuốc khác nhau.
Quy kinh là khái quát hóa tác dụng của vị thuốc, nó dựa trên hệ kinh lạc và các
tạng phủ, lấy lí luận ngũ hành làm cơ sở, cụ thể là dựa trên màu sắc, mùi vị và tác dụng
của vị thuốc mà quy nạp vào kinh.
III. Tƣơng tác của thuốc YHCT
1. Đơn hành
Sử dụng riêng một vị thuốc cũng có tác dụng trị bệnh.
VD: Độc sâm thang chỉ dùng Nhân sâm có tác dụng bổ khí, nhất là khi cơ thể mệt
mỏi...
Một vị Kim ngân hoa có tác dụng trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
2. Tương tu
Hai vị thuốc có tính vị giống nhau, khi phối hợp thì có tác dụng điều trị tốt hơn.
VD: Kim ngân hoa phối hợp Liên kiều làm tăng tính thanh nhiệt giải độc dùng trị
các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
Sinh địa phối hợp Huyền sâm làm tăng tác dụng lƣơng huyết, chỉ huyết.
Đại hoàng phối hợp Mang tiêu tăng tác dụng tả hạ.
3. Tương úy
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế độc tính của vị kia.
VD: Bán hạ dùng chung Sinh khƣơng thì Sinh khƣơng làm mất tính kích thích
họng của Bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ gây buồn nôn, lợm giọng của Bán hạ.

165
Y Học Cổ Truyền

4. Tương ác
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này kềm chế tính năng của vị kia.
VD: Hoàng cầm dùng chung với Sinh khƣơng thì tính hàn của Hoàng cầm sẽ kềm
chế tính ấm của Sinh khƣơng
5. Tương sử
Hai vị thuốc có tính vị khác nhau, khi dùng chung thì tác dụng tăng lên.
VD: Liên kiều dùng chung với Ngô thù du thì tác dụng chỉ ẩu tăng lên do có khả
năng hạn chế tiết dịch nƣớc bọt và dịch vị, có thể dùng trị chứng ợ chua trong bệnh đau dạ
dày.
6. Tương sát
Khi phối hợp, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia.
VD: Phòng phong trừ độc của Thạch tín.
Đậu xanh trừ độc Ba đậu.
7. Tương phản
Khi dùng chung hai vị thuốc tƣơng phản sẽ gây những phản ứng xấu và gây thêm
độc tính cho cơ thể.
VD: Cam thảo phản Cam toại.
Tóm lại, khi tiến hành phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc cần lƣu ý tới bảy
tình huống nói trên. Cần khai thác mặt tốt của chúng vào mục đích trị bệnh và chế biến
thuốc, đồng thời cần phải tránh hết sức các trƣờng hợp tƣơng phản, tƣơng ác...để tránh
các hậu quả xấu đồng thời phát huy đƣợc hiệu quả điều trị của bệnh.
IV. Thành phần cấu tạo phƣơng thuốc
Các phƣơng thuốc YHCT đƣợc hình thành trong giai đoạn phong kiến. Do đó,
cách gọi các thành phần trong phƣơng cũng tuân thủ theo quy ƣớc về vị trí ngôi thứ của
chế độ phong kiến. Đó là Quân, Thần, Tá, Sứ.
Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phƣơng, có công năng chính, giải quyết
triệu chứng chính của bệnh
Thần: một hay nhiều vị thuốc có tác dụng hỗ trợ vị Quân để giải quyết triệu chứng
chính, đồng thời vị Thần cũng có tác dụng giải quyết một khía cạnh nào đó của bệnh. Có
thể có nhiều khía cạnh khác nhau.
Tá: một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của
bệnh, có thể có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng của bệnh. Chính
những vị Tá làm phong phú thêm tác dụng của phƣơng thuốc.
Sứ: vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh hoặc giải quyết một triệu chứng phụ
của bệnh, cũng có khi mang tính chất hòa hoãn sự mãnh liệt của phƣơng thuốc.
V. Liều lƣợng các vị thuốc trong phƣơng

166
Y Học Cổ Truyền

Vấn đề liều lƣợng có ý nghĩa quan trọng trong phƣơng thuốc. Liều trung bình của
từng vị trong phƣơng là 6, 8, 12g đối với thuốc không độc. Đối với vị thuốc có độc nhƣ
Phụ tử chế, liều lƣợng thấp hơn, thƣờng là 4-8g, khi dùng phải thận trọng. Những vị độc
mạnh nhƣ Cà độc dƣợc, Mã tiền chế... cần dùng liều chính xác và tuân thủ triệt để về liều
lƣợng theo quy định của Dƣợc điển Việt Nam. Ví dụ: lá Cá độc dƣợc dùng liều 0,3 -0,4g;
Ngô công, Toàn yết dùng liều 1 – 4g.
VI. Sắc thuốc
1. Dụng cụ sắc thuốc
Tốt nhất là dùng siêu đất, vì qua quá trình nung ở nhiệt độ cao các chất vô cơ và
hữu cơ bị phân hủy, tránh đƣợc các chất xúc tác có trong đất sẽ ảnh hƣởng đến hoạt chất
có trong thuốc. Siêu đất giữ nhiệt tốt hơn, nhƣng có nhƣợc điểm là dễ bị nứt vỡ.
Ấm nhôm, nồi nhôm cũng là dụng cụ sắc thuốc tốt. Tuy nhiên nhôm cũng ảnh
hƣởng đến một số hợp chất có trong thuốc, nhƣ flavonoit có tƣơng tác với nhôm.
Không nên dùng các dụng cụ sắc thuốc bằng đồng, gang và sắt. Vì nhiều hợp chất
có trong thuốc sẽ bị phá hủy. Ví dụ: hợp chất tanin kết hợp với sắt thành tanat sắt.
2. Thời gian sắc thuốc
Thuốc có tính hậu (đậm đà, nồng nặc) vị đạm (nhạt) không nên sắc lâu lửa to.
Thuốc giải biểu ôn trung thời gian sắc từ 10 – 15 kể từ lúc sôi.
Thuốc có tính đạm vị hậu có thể tiến hành sắc thời gian lâu hơn từ 40 phút đến 1
giờ kể từ lúc sôi và dùng lửa to.
3. Cách uống thuốc và kiêng kỵ
3.1. Cách uống thuốc và thời gian uống thuốc.
Bệnh ở Thƣợng tiêu uống thuốc sau ăn
Bệnh ở Trung, Hạ tiêu uống thuốc trƣớc ăn
Bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào sáng sớm lúc đói
Bệnh ở xƣơng tủy uống thuốc vào buổi tối sau ăn
Thuốc kích thích dạ dày, ruột uống sau ăn
Thuốc an thần uống trƣớc khi ngủ
Thuốc chữa sốt rét uống trƣớc cơn 2 giờ
Thuốc bổ uống trƣớc khi ăn
Thuốc tả uống lúc đói
Bệnh cảm hàn, trúng phong hàn thấp, cần uống thuốc nóng; bệnh nhiệt dùng thuốc
thanh nhiệt, cần uống lúc nguội. Các thuốc lý khí, lý huyết, nhuận hạ cần uống lúc ấm...
Thƣờng lấy bữa ăn làm thời điểm để tính thời gian uống thuốc.
Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Uống thuốc khi quá no sẽ làm
giảm hiệu quả của thuốc, uống thuốc lúc quá đói sẽ kích thích niêm mạc đƣờng tiêu hóa.
3.2. Kiêng kỵ

167
Y Học Cổ Truyền

Uống thuốc thanh nhiệt không nên sử dụng thức ăn có tính kích thích, vị cay nóng.
Uống thuốc ôn lý trừ hàn, tân lƣơng giải biểu, không nên ăn thực phẩm sống lạnh.
Uống thuốc dị ứng, không nên ăn cua cá biển, lòng trắng trứng...
Uống thuốc có kinh giới kiêng thịt gà.
Uống thuốc có Mật ong kiêng ăn Hành.
Uống thuốc thanh nhiệt kiêng ăn trứng.

CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC

BẢNG A
1. Ba đậu (hạt): hạt già phơi khô của cây Ba Đậu
2. Ban miêu (cả con): Con sâu
3. Hoàng nàn (sống): Vỏ thân, vỏ cành của cây Hoàng nàn
4. Mã tiền sống: hạt của quả cây Mã tiền
5. Ô đầu: củ mẹ chƣa có củ con của cây ô đầu
6. Phụ tử sống : củ con của cây ô đầu chƣa muối
7. Thạch tín
8. Thiềm tỏ: nhựa cóc, mủ cóc

BẢNG B
1. Ba đậu chế: bã của cây ba đậu
2. Hoàng Nàn chế: vỏ thân, vỏ cành
3. Hùng Hoàng
4. Khinh phấn
5. Mã tiền chế : hạt của cây Mã Tiền
6. Phụ tử muối: Củ con của cây Ô đầu
7. Thủy ngân
Đơn thuốc là khâu cuối cùng của ngƣời thầy thuốc. Trƣớc ngƣời bệnh sau khi đã
dùng tứ chẩn, bát cƣơng, chẩn đoán nguyên nhân tìm ra hội chứng bệnh tật, để ra phƣơng
pháp chữa bệnh và chọn phƣơng thuốc thích hợp chữa bệnh đó.
Đơn thuốc phải phản ánh đƣợc đầy đủ các yêu cầu của phƣơng pháp chữa bệnh đã
đề ra, chú ý đến toàn bộ triệu chứng các bệnh cảnh, nhiều bệnh trên một ngƣời bệnh để
điều hoà âm dƣơng đạt yêu cầu chữa bệnh tốt. Đơn thuốc Đông Y gồm nhiều vị thuốc
phối hợp với nhau nhƣng phải bảo đảm đƣợc vị trí quân thần tá sứ của các vị thuốc.
Kê đơn thuốc Đông Y cũng phải tuân theo đúng thủ tục đã quy định trong chế độ
kê đơn thuốc đảm bảo an toàn cho ngƣời bệnh. Việc gia giảm các vị thuốc biểu hiện tính

168
Y Học Cổ Truyền

chất biện chứng luận trị của Đông Y để phù hợp với bệnh cảnh ngƣời bệnh, nhƣng tránh
tuỳ tiện gây tai hại và lãng phí thuốc men.
Thƣờng có 3 cách kê đơn chính: Kê đơn theo lý luận Đông Y; kê đơn theo nghiệm
phƣơng; kê đơn theo toa căn bản.
Những điều cần chú ý khi kê đơn thuốc:
+ Liều lƣợng của đơn thuốc có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của điều trị, vì vậy khi
sử dụng liều lƣợng phải hết sức thận trọng.
+ Việc gia giảm các vị thuốc là biểu hiện tính chất biện chứng của Đông Y nhƣng
phù hợp với chẩn đoán và xu thế của bệnh.
+ Ví dụ: Hàn thì phải dùng thuốc nhiệt.
+ Việc phối hợp các vị thuốc là vô cùng quan trọng nhƣng phải chú ý phối hợp là
để tăng tác dụng hoặc do yêu cầu để giải quyết một mâu thuẫn nào trong khâu điều trị chứ
không phải là tuỳ tiện.
1. Kê đơn thuốc theo lý luận Đông Y
Điều cần thiết để kê đơn theo cách này là phải nắm vững lý luận Đông Y về sinh lý
tạng phủ, kinh lạc; biết cách chẩn đoán, tìm ra đƣợc hội chứng bệnh, đề ra phƣơng pháp
chữa thích hợp, nhớ đƣợc một số phƣơng thuốc và tính năng các vị thuốc đã học.
Kê đơn theo biện chứng luận trị có 2 cách:
+ Kê đơn theo cổ phƣơng gia giảm
Cổ phƣơng là những phƣơng thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt, đƣợc ngƣời xƣa
truyền lại. Thƣờng một hội chứng bệnh tật có một phƣơng thuốc tƣơng ứng. Vì bệnh cảnh
lâm sàng phức tạp, mỗi phƣơng thuốc cổ phƣơng chỉ thích ứng đƣợc với nguyên nhân,
tính chất và triệu chứng chính của bệnh nên tuỳ theo tình tình cụ thể về sức khoẻ và bệnh
tật ngƣời bệnh, ngƣời ta có thể thêm bớt điều chỉnh vị thuốc và liều lƣợng cho thích hợp.
Các dạng thuốc có nhiều, tuỳ theo sự cần thiết của việc chữa bệnh, ngƣời thầy
thuốc có thể dùng thuốc thang, thuốc tán, thuốc hoàn, rƣợu thuốc …
Ví dụ: Cảm mạo phong hàn biểu thực với các chứng sợ lạnh, phát sốt, đau đầu,
không có mồ hôi, ho, mạch phù khẩn dùng bài Ma hoàng thang (Ma hoàng 6g, Quế chi
4g, Hạnh nhân 8g, Cam thảo 4g). Nếu vật vã, phiền khát thêm Thạch cao để thanh lý
nhiệt gọi là Đại thanh long thang.
+ Kê đơn thuốc theo cách luận trị dùng cổ phƣơng gia giảm thể hiện đƣợc đầy đủ
tính chất biện chứng luận trị của Đông Y, tiếp thu đƣợc kinh nghiệm của đời xa, có hiệu
quả chữa bệnh tốt. Nhƣng điều đó cũng đòi hỏi ngƣời thầy thuốc phải nhờ nhiều phƣơng
thuốc. Trong điều kiện thiếu thuốc hiện nay việc thực hiện kê đơn thuốc gặp nhiều khó
khăn, một số ngƣời dễ vận dụng máy móc.
2. Kê đơn theo đối pháp lập phƣơng

169
Y Học Cổ Truyền

Sau khi đề ra đƣợc phƣơng pháp chữa bệnh, căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc
rồi kê đơn theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ và gia giảm tạo thành đơn thuốc.
Ví dụ: Bệnh thấp tim có sƣng đau các khớp, sốt, chất lƣỡi đỏ, nƣớc tiểu đỏ, mạch
phù sác.
Pháp điều trị là khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.
Phƣơng thuốc:
Thổ phục linh 16g Kê huyết đằng 12g
Phòng phong 8g Ngƣu tất 12g
Hy thiêm 12g Ý dĩ 12g
Ké đầu ngựa 16g Xa tiền tử 12g
Kim ngân hoa 16g Sài đất 12g
Ngoài ra, nếu bệnh nhân ăn kém thêm Hoài sơn 12g, Bạch truật 8g; ngủ ít thêm
Táo nhân 8g, Bá tử nhân 8g …
Kê đơn thuốc theo phƣơng pháp này đảm bảo đƣợc mọi mặt yêu cầu của việc chữa
bệnh theo nguyên tắc biện chứng luận trị; linh hoạt sử dụng các vị thuốc sẵn có trong tay;
dùng các vị thuốc có trong nƣớc; cán bộ Y học hiện đại học Đông Y dễ sử dụng, liên hệ
Y học hiện đại cũng dễ dàng; không phải nhớ quá nhiều phƣơng thuốc. Tuy vậy, cũng
phải nắm vững toàn bộ hệ thống lý luận, nắm vững tính năng và đặc điểm từng vị thuốc.
3. Kê đơn thuốc theo nghiệm phƣơng
Nhân dân ta thƣờng dùng thuốc theo kinh nghiệm từ lâu đời, đã lƣu truyền một số
phƣơng thuốc, phƣơng pháp điều trị cũng phong phú mà đơn giản chữa một số bệnh nhất
định, hay một số chứng bệnh nhất định.
Ví dụ: Dùng Bồ công anh 100g uống nƣớc, bã đắp tại chỗ chữa viêm tuyến vú.
Hiện nay, nhờ tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh và thử tác dụng dƣợc lý của thuốc,
nhiều phƣơng thuốc đã đƣợc bào chế sẵn và bán ngoài thị trƣờng.
Ví dụ: Viên K2 (Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa) chữa dị ứng, viên Tô mộc chữa ỉa
chảy, cốm Huyền sâm chữa viêm họng, bột Khung chỉ chữa cảm mạo …
Kê đơn và bào chế những phƣơng thuốc hay vị thuốc có kinh nghiệm dễ phổ biến,
những cán bộ y tế Y học hiện đại không học Đông y cũng sử dụng đƣợc. Tuy nhiên, ph-
ƣơng pháp dùng các phƣơng thuốc kinh nghiệm không đảm bảo đƣợc tính chất toàn diện
của phƣơng pháp chữa bệnh Đông Y, gặp nhiều khó khăn. Trƣớc những bệnh phức tạp,
dễ làm cho cán bộ y tế không đi sâu vào nghiên cứu.
4/ Kê đơn thuốc theo toa căn bản
Toa căn bản là phƣơng pháp bốc thuốc Đông Y đơn giản, thích hợp cho ngƣời mới
học Đông y hoặc hiểu biết Đông y còn hạn chế nhất định.
Trong toa căn bản thƣờng có hai phần:
+ Điều hoà cơ thể

170
Y Học Cổ Truyền

Nguyên tắc chung chia làm 2 loại


* Loại thực chứng:
Loại này thƣờng chỉ điều hoà là chủ yếu và thƣờng dùng 10 vị thuốc:
Nhuận gan Rau má
Nhuận huyết Cỏ nhọ nồi
Nhuận tiểu Cỏ tranh
Nhuận tràng Muồng trâu
Giải độc cơ thể Cam thảo đất
Ké đầu ngựa
Cỏ mần trầu
Kích thích tiêu hoá Trần bì
Sinh khƣơng
Củ sả
Khai khiếu Xƣơng bồ

10 vị thuốc này có thể gia giảm theo hàn nhiệt: Đi giải ít tăng liều lƣợng Rễ cỏ
tranh; táo bón tăng lƣợng Muồng trâu; hàn nhiều tăng các vị ấm.
* Loại hƣ chứng:
Thƣờng là ngƣời bệnh ở thể hƣ hàn hoặc hƣ nhiệt trong phần điều hoà toa căn bản
chủ yếu là dùng phƣơng pháp bổ.
Bổ khí Hoài sơn
Bổ tỳ Mộc hƣơng
Bổ vị Thổ phục linh
Tỳ giải
Bổ gan Hà thủ ô - rau má
Bổ thận Cẩu tích – tục đoạn
Bổ huyết Hà thủ ô - thục địa
* Tấn công bệnh
Có thể căn cứ vào từng triệu chứng hoặc theo chẩn đoán mà dùng các vị thuốc đặc
hiệu cho toa căn bản.
Ví dụ: Thuốc chữa phong thấp:
Khƣơng hoạt Ngũ gia bì Tần giao
Độc hoạt Hy thiêm

Thuốc lợi niệu:


Đăng tâm Trạch tả
Mã đề Thông thảo

171
Y Học Cổ Truyền

Mộc thông
Thuốc trừ ho:
Hà diệp Tiền hồ
Bách bộ Khoản đông hoa
Hạnh nhân
Thuốc bổ khí:
Đảng sâm Cam thảo
Bạch truật Đại táo
Thuốc lý khí:
Hƣơng phụ Hoắc hƣơng
Sa nhân Chỉ thực
Hậu phác
Thuốc an thần:
Toan táo nhân Chu sa
Phục thần Ngu hoàng
Viễn chí
Thuốc cầm ỉa chảy:
Ô mai Kha tử
Thạch lựu bì Nhục đậu khấu
Ƣu điểm của phƣơng pháp này: Kê đơn thuốc linh hoạt; đơn giản, dễ học. Tuỳ theo
hoàn cảnh dƣợc liệu ở địa phƣơng mà thay đổi các vị thuốc.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này: Quá đơn giản nên gặp bệnh phức tạp thì khó
khăn trong sử dụng.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CỔ PHƢƠNG

TỨ QUÂN TỬ THANG
Thành phần:
Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8 - 12g
Phục linh 12g
Bạch truật 8 - 12g
Chích thảo 4 - 8g
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g, sắc nƣớc uống. Có thể làm thuốc
thang.
Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, dƣỡng vị.
Giải thích bài thuốc:

172
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc này còn có tên gọi là "Tứ vị thang", "Kiện tỳ ích khí thang". Đây là bài
thuốc thƣờng dùng chữa chứng tỳ vị khí hƣ , trong bài:
Nhân sâm hoặc Đảng sâm tính ngọt ôn kiện tỳ, ích khí dƣỡng vị là chủ dƣợc.
Bạch truật vị đắng ôn kiện tỳ táo thấp.
Phục linh ngọt nhạt hợp với Bạch truật để kiện tỳ thẩm thấp, tăng cƣờng chức năng
vận hóa của tỳ vị.
Cam thảo ngọt ôn bổ trung hòa vị.
Các vị thuốc hợp lại tính dƣợc ngọt ôn có tác dụng ích khí kiện tỳ dƣỡng vị.
Ứng dụng lâm sàng:
Đây là bài thuốc để bổ trung khí kiện tỳ vị, nhiều bài thuốc chữa những rối loạn
tiêu hóa biểu hiện tỳ khí hƣ nhƣợc đều dùng bài thuốc này gia giảm.
Trƣờng hợp tỳ vị hƣ nhƣợc kiêm có khí trệ nhƣ: ợ hơi, vùng thƣợng vị đầy tức gia
thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN ( Tiểu nhi dƣợc chứng trực
quyết) thƣờng dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đầy bụng kết quả tốt.
Trƣờng hợp tỳ vị khí hƣ có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng
trong, khó thở, thƣờng gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm: Trần bì, Bán hạ chế
để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANG ( Y học chính truyền). Trƣờng hợp
viêm phế quản mạn tính gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền, Bối mẫu để giáng
khí hóa đàm chỉ khái.
Trƣờng hợp tỳ vị khí hƣ kiêm hàn thấp . Triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc
nôn, tiêu chảy, rêu lƣỡi trắng, dày nhớt gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hƣơng, Sa nhân để
hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƢƠNG SA LỤC QUÂN TỬ
THANG ( Hòa tể cục phƣơng). Trên lâm sàng thƣờng dùng chữa viêm lóet dạ dày hành tá
tràng thể hƣ hàn có hội chứng hàn thấp trệ ở trung tiêu có kết quả tốt.

SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN

Thành phần:
Đảng sâm 80g
Bạch linh 80g
Bạch truật 80g
Sơn dƣợc 80g
Chích Cam thảo 80g
Sao Biển đậu 40g
Liên nhục 40g
Ý dĩ nhân 40g
Sa nhân 40g

173
Y Học Cổ Truyền

Cát cánh 40g


Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nƣớc sôi nguội hoặc làm
thuốc thang sắc nƣớc uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm.
Chủ trị: Dùng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, ăn
kém tiêu chảy hoặc trƣờng hợp viêm cầu thận mạn thuộc thể tỳ hƣ hoặc trƣờng hợp lao
phổi, ho đàm nhiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hƣ, dùng bài thuốc này
đều có kết quả tốt.

TỨ VẬT THANG

Thành phần:
Thục địa hoàng 12 - 24g
Bạch thƣợc 12 - 16g
Đƣơng qui 12 - 16g
Xuyên khung 6 - 8g
Cách dùng: sắc nƣớc uống.
Tác dụng: Bổ huyết điều huyết, hoạt huyết điều kinh.
Giải thích bài thuốc:
Theo sách cổ đây là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh, trị chứng huyết hƣ
huyết ứ sinh ra đau kinh, kinh nguyệt không đều. Trong bài:
Thục địa tƣ thận bổ huyết dƣỡng bào cung là chủ dƣợc.
Đƣơng qui bổ dƣỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh.
Bạch thƣợc dƣỡng huyết hòa can.
Xuyên khung hoạt huyết hành khí sơ thông kinh mạch.
Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị
các chứng huyết hƣ huyết trệ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc đƣợc dùng nhiều chữa các chứng bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều,
đau kinh, tắt kinh cùng nhiều bệnh khác có hội chứng huyết hƣ.
Trƣờng hợp huyết hƣ kiêm khí hƣ gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết.
Trƣờng hợp có ứ huyết gia thêm Đào nhân, Hồng hoa ( là bài Đào hồng Tứ vật), để
hoạt huyết khu ứ.
Trƣờng hợp huyết có hàn gia Nhục quế, Bào khƣơng để ôn dƣỡng huyết mạch.
Nếu huyết hƣ sinh nội nhiệt gia Liên kiều, Hoàng cầm, Đơn bì dùng Sinh địa thay
Thục địa để thanh nhiệt lƣơng huyết.

174
Y Học Cổ Truyền

Trƣờng hợp huyết hƣ có chảy máu bỏ Xuyên khung gia A giao, Hoa hòe, Tông lƣ
than để chỉ huyết.
Trƣờng hợp huyết hƣ trệ, đau kinh gia Hƣơng phụ chế, Uất kim để hành khí giải
uất, điều kinh chỉ thống.
Trƣờng hợp huyết hƣ đau đầu, váng đầu gia Bạch chỉ, Cảo bản để khu phong chỉ
thống.
Trên lâm sàng có báo cáo dùng Tứ vật thang để chữa chứng mày đay, có kết quả
tốt.
BÁT TRÂN THANG
Thành phần:
Đƣơng qui ( tẩm rƣợu) 12g
Bạch thƣợc 12g
Bạch linh 12g
Xuyên khung 6 - 8g
Đại táo 2 quả
Đảng sâm 12g
Bạch truật ( sao) 12g
Thục địa 12g
Chích thảo 2 - 4g
Sinh khƣơng 2 - 3 lát
Cách dùng: sắc nƣớc uống.
Tác dụng: Ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc gồm 2 bài: " Tứ vật" và " Tứ quân" hợp lại thành một bài thuốc có tác
dụng song bổ khí huyết. Trong bài:
Tứ quân bổ khí.
Tứ vật bổ huyết.
Sinh khƣơng, Đại táo để điều hòa vinh vệ.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc đƣợc dùng để chữa chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhƣợc có
hội chứng bệnh lý khí hƣ và huyết hƣ.
Bài này gia thêm 2 vị Hoàng kỳ và Nhục quế gọi là bài THẬP TOÀN ĐẠI BỒ
THANG ( Y học phát minh), trị chứng khí huyết hƣ thiên về hƣ hàn.
Bài này bỏ Xuyên khung gia Hoàng kỳ, Nhục quế, Ngũ vị tử, Viễn chí, Trần bì,
Khƣơng, Táo gọi là bài NHÂN SÂM DƢỠNG DINH THANG ( Hòa tể cục phƣơng). Trị
bệnh giống nhƣ bài THẬP TOÀN ĐẠI BỒ có thêm tác dụng dƣỡng tâm an thần.

175
Y Học Cổ Truyền

TƢ BỒ KHÍ HUYẾT PHƢƠNG

Thành phần:
Thục địa 16g
Táo nhân 16g
Nhân sâm 12g
Ngƣu tất 12g
Mạch môn 12g
Đƣơng qui 6 - 12g
Nhục quế 2 - 3g
Ngũ vị 3g
Đại táo 2 quả
Gừng sống 3 lát
Cách dùng: sắc nƣớc uống.
Tác dụng: bổ khí huyết

LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN

Thành phần:
Thục địa 20 - 32g
Sơn thù 10 - 16g
Trạch tả 8 - 12g
Hoài sơn 10 - 16g
Phục linh 8 - 12g
Đơn bì 8 - 12g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 -
3 lần với nƣớc sôi nguội hoặc cho tí muối. Có thể làm thang sắc uống.
Tác dụng: Tƣ bổ can thận.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu Tƣ bổ thận âm. Trong bài:
Thục địa tƣ thận dƣỡng tinh là chủ dƣợc.
Sơn thù dƣỡng can sáp tinh.
Sơn dƣợc bổ tỳ cố tinh.
Trạch tả thanh tả thận hỏa giảm bớt tính nê trệ của Thục địa.
Đơn bì thanh can hỏa giảm bớt tính ôn của Sơn thù.
Bạch linh kiện tỳ trừ thấp giúp Hoài sơn kiện tỳ.

176
Y Học Cổ Truyền

Sáu vị thuốc hợp lại vừa bổ vừa tả giúp cho tác dụng bổ tốt hơn là một bài thuốc chủ yếu
tƣ bổ Can thận.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc đƣợc dùng nhiều trên lâm sàng để chữa bệnh mạn tính nhƣ suy nhƣợc
thần kinh, suy nhƣợc cơ thể, lao phổi, lao thận, bệnh tiểu đƣờng, viêm thận mạn tính,
cƣờng tuyến giáp, huyết áp cao, xơ mỡ mạch máu, phòng tai biến mạch máu não ở ngƣời
có tuổi ( bài thuốc có tác dụng giảm cholesterol trong máu) hoặc ở những bệnh xuất huyết
tử cung cơ năng, có hội chứng Can thận âm hƣ đều có thể gia giảm dùng kết quả tốt.
Những bệnh về mắt nhƣ viêm thần kinh thị, viêm võng mạc trung tâm, teo thần
kinh thị gia thêm Đƣơng qui, Sài hồ, Cúc hoa, Ngũ vị tử để chữa có kết quả nhất định.
Bài này gia Tri mẫu, Hoàng bá gọi là bài " TRI BÁ ĐỊA HOÀNG HOÀN" ( Y
tông kim giám) có tác dụng tƣ âm giáng hỏa mạnh hơn, dùng trong những trƣờng hợp
bệnh lao, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm có tác dụng tốt.
Nếu gia thêm Kỷ tử, Cúc hoa gọi là " KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG HOÀN" ( Y cấp).
Tác dụng chủ yếu tƣ bổ Can thận, làm sáng mắt tăng thị lực, dùng trong trƣờng hợp âm
hƣ can hỏa vƣợng sinh ra hoa mắt, mờ mắt, đau đầu chóng mặt, trong trƣờng hợp suy
nhƣợc thần kinh, cao huyết áp có kết quả tốt.
Nếu gia Ngũ vị tử, Mạch đông gọi là bài " MẠCH VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN" cũng
gọi là BÁT TIÊN TRƢỜNG THỌ HOÀN ( Y cấp) dùng chữa chứng Phế thận âm hƣ, ho
ra máu, sốt đêm, ra mồ hôi nhƣ trƣờng hợp lao phổi.
Nếu gia thêm Đƣơng qui, Bạch thƣợc, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch
quyết minh gọi là bài: " MINH MỤC ĐỊA HOÀNG HOÀN " có tác dụng tƣ bổ can thận,
tiêu tán phong nhiệt, làm sáng mắt. Chữa các chứng mắt khô, mờ mắt, quáng gà, chứng
huyết áp cao thể âm hƣ hỏa vƣợng.
Chú ý: không dùng bài Lục vị trong trƣờng hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

Thành phần:
Độc hoạt 8 - 12g
Phòng phong 8 - 12g
Bạch thƣợc 12 - 16g
Đỗ trọng 12 - 16g
Phục linh 12 - 16g
Tang ký sinh 12 - 24g
Tế tân 4 - 8g
Xuyên khung 6 - 12g

177
Y Học Cổ Truyền

Ngƣu tất 12 - 16g


Chích thảo 4g
Tần giao 8 - 12g
Đƣơng qui 12 - 16g
Địa hoàng 16 - 24g
Đảng sâm 12 - 16g
Quế tâm 4g
Cách dùng: Sắc nƣớc uống chia 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dƣỡng can thận, bổ khí huyết.
Giải thích bài thuốc:
Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, dƣỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông
tý là chủ dƣợc.
Ngƣu tất, Đỗ trọng, Thục địa bổ ích can thận, cƣờng cân tráng cốt.
Xuyên khung, Đƣơng qui, Thƣợc dƣợc bổ huyết, hoạt huyết.
Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong
thấp.
Quế tâm ôn Can kinh.
Tần giao, Phòng phong phát tán phong hàn thấp.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu, vừa trị bản, vừa phò
chính khu tà, là một phƣơng thƣờng dùng đối với chứng phong hàn thấp tý.
Ứng dụng lâm sàng:
Trƣờng hợp chứng hàn tý lâu ngày, dùng bài thuốc cần gia thêm Xuyên ô, Thiên
niên kiện, Bạch hoa xà để thông kinh lạc, trừ hàn thấp.
Trƣờng hợp viêm khớp mạn tính đau lƣng, đau khớp lâu ngày, đau thần kinh tọa
thuộc chứng thận hƣ, khí huyết bất túc dùng bài này gia giảm có kết quả tốt.

178
Y Học Cổ Truyền

THUỐC CHỮA HO TRỪ ĐÀM, BÌNH CAN TỨC PHONG, AN THẦN, CỐ


SÁP, KHU TRÙNG, THUỐC TRỊ VỀ KHÍ – HUYẾT – THUỐC BỔ

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc chữa ho trừ đàm.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc chữa ho trừ đàm.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc chữa ho trừ đàm.

THUỐC CHỮA HO TRỪ ĐÀM


I/ Đại cƣơng
1.Định nghĩa
Thuốc hóa đàm dùng trị các bệnh do đàm trọc gây ra.
Đông y quan niệm đàm là chất dịch nhớt và dính đƣợc tạo ra trong quá trình hoạt
động của lục phủ ngũ tạng. Chất dịch đó ngƣng đọng lại mà thành đàm. Đàm không
những ở phế mà còn xuất hiện ở tạng phủ. Nếu đàm ở phế thì sinh đàm rãi, gây bệnh cho
đƣờng hô hấp, nếu ở tỳ vị thì gây bệnh cho tỳ vị, làm ăn uống không tiêu, tích trệ.
2. Phân loại
2.1. Thuốc hóa đàm
Thuốc hóa đàm dùng khi đàm ẩm đình trệ, phạm vào phế khí, khiến phế khí bị trở
ngại, gây ho. Thuốc có tác dụng làm loãng đàm, trừ đàm. Ngoài tác dụng tại phế, thuốc
hóa đàm còn đƣợc dùng trong các bệnh phong đàm, hôn mê, trúng phong, kinh giản.
YHCT cho rằng đàm gây tắc các khiếu, nên thuốc hóa đàm có tác dụng thông khiếu.
Thuốc hóa đàm tính vị không giống nhau, tùy theo tính chất chia làm hai loại:
+ Thuốc ôn hóa đàm hàn: có vị cay, tính ấm, nóng, bản chất khô táo, dùng với
chứng đàm hàn, đàm thấp do tỳ vị dƣơng hƣ không vận hóa đƣợc thủy thấp, ứ lại thành
đàm, chất đàm lỏng, trong dễ khạc ra, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. Hàn đàm ứ lại ở phế
gây ho, ứ lại trong kinh lạc, cơ nhục gây đau nhức ê ẩm.
+ Thuốc thanh hóa đàm nhiệt: có tính hàn, lƣơng, dùng trị chứng đàm hóa thấp
nhiệt, uất kết gây ra ho, nôn ói ra đàm đặc vàng, có mùi hôi hoặc các chứng điên giản do
đàm ngƣng trệ.
2.2. Thuốc chỉ khái bình suyễn
Thuốc chỉ khái bình suyễn có tác dụng cắt hoặc giảm cơn ho, khó thở.
Nguyên nhân gây ho có nhiều, nhƣng phần lớn đều thuộc phế, vì vậy trị ho phải
lấy phế làm chính. Ho và đàm có quan hệ mật thiết với nhau, thuốc trị ho có tác dụng trừ

179
Y Học Cổ Truyền

đàm, thuốc trừ đàm có tác dụng làm giảm ho. Thuốc chỉ khái có tác dụng thanh phế,
nhuận phế, giáng khí nghịch ở phế, đồng thời cũng có tác dụng hóa đàm.
Thuốc chỉ khái dùng cắt cơn ho do nhiều nguyên nhân: đàm ẩm, nhiệt tà, phong tà
phạm phế khiến cho khí trở ngại gây ra ho. Thuốc còn có tác dụng trừ hen suyễn, trừ đàm.
Do nguyên nhân gây ho có tính chất hàn nhiệt khác nhau, nên thuốc chỉ khái bình
suyễn cũng đƣợc chia làm hai loại:
+ Thuốc ôn phế chỉ khái: có tính ôn dùng trị ho do hàn. Sử dụng khi nguyên nhân
gây ho là ngoại cảm phong hàn (kèm ngạt mũi), hoặc do nội thƣơng (thƣờng gặp ở ngƣời
già, dƣơng khí suy kém, ho nhiều khi trời lạnh. Dùng thuốc nhóm này khi bệnh nhân ho
ra đàm lỏng, mặt hơi phù, sợ gió, rêu lƣỡi trắng trơn, đàm lỏng.
+ Thuốc thanh phế chỉ khái: có tính hàn lƣơng dùng trị ho do nhiệt. Nhiệt tà làm
tổn thƣơng phế khí, đàm dính, hoặc ho khan, miệng khát, mặt đỏ, có sốt, khó thở, rêu lƣỡi
vàng, đại tiện táo bón...hay gặp trong các bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp hoặc các
bệnh điên giản, kinh phong có đàm ngƣng trệ.
3. Chý ý khi sử dụng
Ngƣời dƣơng hƣ không dùng thuốc thanh nhiệt hóa đàm.
Ngƣời âm hƣ không dùng thuốc ôn hóa đàm hàn, vì thuốc này có tính khô táo, dễ
gây mất tân dịch.
Các thuốc chỉ khái hay gây cảm giác chán ăn cho bệnh nhân nên chỉ sử dụng khi
cần thiết.
Các thuốc chỉ khái là nhóm thuốc điều trị triệu chứng, nên khi sử dụng tùy theo
nguyên nhân gây ho mà cần phối hợp nhƣ:
+ Thuốc phát tán phong hàn, phát tán phong nhiệt trong trƣờng hợp ho do ngoại
cảm.
+ Thuốc bổ âm khi ho do nội thƣơng âm hƣ, phế táo.
+ Thuốc kiện tỳ khi ho do đàm thấp.
Các thuốc chỉ khái loại hạt (Hạnh nhân, La bạc tử, Tô tử...) nên giã nhỏ trƣớc khi
sắc, loại thuốc có nhiều lông mịn (Tỳ bà diệp) cần phải bọc túi vải khi sắc.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc ôn hóa đàm hàn
1.1. BÁN HẠ (Rhizoma Pinelliae Ternatae)
Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại Bán hạ khác nhau đều thuộc họ
Ráy.
Cây Bán hạ Trung quốc mọc khắp nƣớc Trung quốc từ Bắc chí Nam, nhiều nhất
dọc các tỉnh dọc lƣu vực sông Trƣờng giang nhƣ Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tô.
Cây Bán hạ Việt nam cũng mọc khắp nơi trong nƣớc.

180
Y Học Cổ Truyền

Cây Bán hạ đào nhổ về, bỏ vỏ ngoài và rễ con, rửa sạch, phơi khô là Bán hạ sống
(sinh Bán hạ), Bán hạ sống có độc phải bào chế mới dùng.
Các cách bào chế:
Bán hạ sống ngâm nƣớc cho đến khi cắn chỉ có vị hơi tê cay rồi bỏ vào chỏ nấu với
gừng tƣơi và Bạch phàn cho đến nƣớc trong lấy ra phơi chỗ râm (âm can) cho khô cắt lát
gọi là Khƣơng Bán hạ. Cứ 1 kg Bán hạ cho thêm 50g phèn chua và 300g gừng tƣơi giã
nhỏ, thêm nƣớc vào cho ngập, ngâm trong 24 giờ lấy ra rửa sạch, đồ cho chín thái mỏng.
Lại tẩm nƣớc gừng (cứ 1kg Bán hạ thêm 150g gừng tƣơi giã nát thêm ít nƣớc), vắt lấy
nƣớc cho Bán hạ vào ngâm 1 đêm, lấy ra sao vàng để dùng. Nếu sinh Bán hạ sau khi
ngâm nhƣ Khƣơng Bán hạ, cho vào nƣớc sắc Cam thảo và Thạch Khôi trộn đều, ngâm
cho đến khi không còn ruột trắng, phơi khô chỗ râm (âm can) gọi là Pháp Bán hạ.
Lấy sinh Bán hạ ngâm cho đến khi cho vào miệng không thấy tê cay nữa, phơi khô
(âm can) rồi nấu với Bạch phàn, cắt lát phơi khô là Thanh Bán hạ.
Lấy Pháp Bán hạ tẩm Trúc lịch âm can gọi là Trúc lịch Bán hạ.
Lấy Bán hạ sống đã ngâm và phơi khô tán thành bột mịn trộn với nƣớc gừng và bột
mì cho đều để lên men chế thành Bán hạ khúc.
Tính vị quy kinh (TVQK): Bán hạ vị cay ấm có độc, qui kinh Tỳ Vị Phế.
Thành phần h a học (TPHH): Nicotine, aspartic acid, glutamic acid, arginine, beta-
sitosterol, cholesterol.
Tác dụng dƣợc lý (TDDL)
Theo Y học cổ truyền:
Bán hạ có tác dụng: táo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn (chỉ ẩu), tiêu bỉ tán
kết.
Chủ trị các chứng: thấp đàm, hàn đàm thƣợng xung gây động phong, đàm trọc
hung tý, hàn ẩm ẩu thổ, vị hƣ ẩu thổ, vị nhiệt ẩu thổ, nhâm thần ẩu thổ (nôn thai nghén),
chứng kết hung, mai bạch khí (chứng đau đầu tức ngực, chứng nhƣ vƣớng ở họng lúc
nuốt), chứng anh lựu đàm hạch, ung thƣ thũng độc.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thành phần độc của Bán hạ khó hòa tan trong nƣớc, còn thành phần có tác dụng
cầm nôn và giảm ho có thể hòa tan vào nƣớc nóng. Thành phần có độc không bị phá hủy
bởi nƣớc gừng đơn độc mà bị Bạch phàn làm hết độc.
Bán hạ chế thành hoàn và nƣớc sắc Bán hạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ,
bột Bán hạ (đã đƣợc chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhƣng Bán hạ sống
ngƣợc lại có tác dụng gây nôn.
Nƣớc sắc Bán hạ cho mèo đƣợc gây ho nhân tạo uống có tác dụng giảm ho nhƣng
kém codein. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nếu chích tĩnh mạch. Chế phẩm của Bán hạ
cho thỏ uống làm giảm bớt tiết nƣớc bọt do pilocarpine. Chế phẩm của thuốc cho chuột

181
Y Học Cổ Truyền

cống đƣợc gây bụi phổi (pneumosilicosis) uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh
thuốc có tác dụng làm chậm quá trình bệnh, cho thuốc càng sớm càng có kết quả tốt.
Bán hạ có tác dụng giải độc (antidotal) đối với nhiễm độc strychnine và acetylcholin.
Công năng chủ trị (CNCT):
Trị ho trong chứng cảm phong hàn:
Nhị trần thang (Hòa tễ cục phƣơng): Chế Bán hạ, Phục linh, Trần bì đều 10g, Cam
thảo 3g, sắc nƣớc uống.
Trị chứng rối loạn tiêu hóa: bụng đầy tức, sôi bụng, nôn tiêu chảy.
Bán hạ tả tâm thang (Thƣơng hàn luận): Bán hạ chế 10g, Can khƣơng 5g, Hoàng
cầm 10g, Hoàng liên 3g, Đảng sâm 10g, Chích thảo 3g, Đại táo 3 quả sắc uống.
Liều dùng (LD):
Liều: 5 - 10g sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán. Dùng ngoài lƣợng vừa đủ,
nhƣng cũng có học giả lúc cần dùng đến 60g.
Tùy từng loại Bán hạ chế mà chọn dùng đối với bệnh thích hợp:
+ Thanh Bán hạ: bớt táo cay chuyên hóa thấp đàm nên dùng cho bệnh nhân cơ thể
hƣ nhƣợc đàm nhiều, hoặc trẻ em thực tích đàm trệ, bệnh nhẹ.
+ Pháp Bán hạ: chuyên táo thấp hòa vị, dùng tốt cho bệnh nhân tỳ hƣ thấp trệ, tỳ vị
bất hòa.
+ Trúc lịch Bán hạ: tính ôn táo giảm rất nhiều, dùng tốt cho chứng nôn do vị nhiệt
hoặc do phế nhiệt do đàm vàng dính hoặc chứng hóa thấp kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả, nên
dùng trị chứng tỳ vị hƣ nhƣợc thấp trở thực trệ.
Bán hạ phản Ô đầu, không nên dùng chung.
Cấp cứu trúng độc Bán hạ: Ngoài việc theo các nguyên tắc cấp cứu nhiễm độc
thuốc, có thể dùng 1 - 2% tannic acid rửa bao tử, cho uống lòng trắng trứng gà, giấm
loãng hoặc nƣớc chè (trà) đậm. Cũng có thể dùng giấm loãng 30 - 60ml gia ít nƣớc gừng
uống hoặc ngậm nuốt từ từ. Cũng có thể dùng gừng tƣơi gia đƣờng sắc uống. Kết hợp các
phƣơng pháp cấp cứu triệu chứng.

182
Y Học Cổ Truyền

Bán hạ

1.2. CÁT CÁNH (Radix Platycodi Grandiflori)


Cát cánh còn có tên là Khổ cát cánh, Bạch cát cánh, Ngọc cát cánh là rễ khô của
cây Cát. Thuộc họ Hoa Chuông.
Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An huy, Giang tô và Sơn đông của Trung quốc.
Cây trồng bằng hạt đang đƣợc di thực vào nƣớc ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ,
bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nƣớc cắt lát dùng. Chích Cát cánh là Cát
cánh chế mật sao vàng.
TVQK: Cát cánh vị đắng cay, tính bình qui kinh Phế.
TPHH: Polygalain acid, stigmasterol, betulin, platycodonin, platycogenic acid, A,B,C
glucose.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết, bài nùng (phép chữa làm cho mủ
nhọt bài tiết ra), khai thông phế khí.
Chủ trị các chứng ho nhiều đàm, họng đau nói khàn, ngực đau phế ung (ápxe
phổi), viêm họng sƣng đau, chứng lị, tiểu tiện không thông lợi (tiểu tiện lung bế).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Saponin Cát cánh kích thích niêm mạc bao tử gây phản xạ niêm mạc khí quản tiết
dịch nên long đàm. Trên thực nghiệm cho chó và mèo đã gây mê uống nƣớc sắc Cát cánh,
sự tiết dịch tăng rõ rệt, chứng minh tác dụng long đờm (expectarant) của thuốc.
Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm và an thần, giảm đau giải nhiệt, chống
lóet bao tử, có tác dụng ức chế miễn dịch.
Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh so với saponin Viễn chí, mạnh gấp 2 lần,
nhƣng khi dùng đƣờng uống, thuốc bị dịch vị thủy phân không còn tác dụng tán huyết nên
thuốc không đƣợc dùng chích.
CNCT:
Trị phế ung (ápxe phổi):
Cát cánh thang: (Cát cánh bắt đầu 60g, giảm dần đến 20g, Cam thảo từ 30g giảm
đến 10g), tùy chứng gia giảm.
Cát cánh 120g, Hồng đằng 500g, Ý dĩ nhân 24g, Ngƣ tinh thảo 500g, Tử hoa địa
đinh 24g, chế thành tictura 450ml. Mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần.
Cát cánh 3g, Bạch mao căn 30g, Ngƣ tinh thảo 6g, Sinh Cam thảo 3g, Ý dĩ nhân
15g, Đông qua nhân 20g, Bối mẫu 6g, Ngân hoa đằng 10g, sắc uống.
Trị ho nhiều đàm đặc:
Cát cánh 6g, Tỳ bà diệp 10g, Tang diệp 10g, Cam thảo 3g, sắc uống, trị nhiệt khái.

183
Y Học Cổ Truyền

Cát cánh 6g, Hạnh nhân, Tử tô đều 10g, Bạc hà 3g, sắc uống. Uống liên tục 2 - 4
ngày. Trị hàn đàm lỏng.
Trị viêm họng amidale:
Cát cánh thang: Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống hoặc tán bột uống (liều 1
ngày).
Cát cánh 6g, Kim ngân hoa, Liên kiều đều 10g, Sinh Cam thảo 3g sắc uống. Trị
viêm amidale ngậm thuốc nuốt dần.
Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày:
Cát cánh 10g, Mộc hƣơng 5g, Trần bì, Hƣơng phụ đều 10g, Đƣơng qui 15g, sắc
nƣớc uống.
LD: Liều: 3 - 9g. Chích Cát cánh nhuận phế hóa đàm tốt hơn.
Trƣờng hợp ho lâu ngày âm hƣ hoặc ho ra máu không nên dùng hoặc dùng liều ít.

Cát cánh

1.3. BẠCH GIỚI TỬ (Semen sinapis Albae)


Bạch giới tử là hạt phơi hay sấy khô lấy ở quả chín của cây Cải canh (cải dƣa, cây
rau cải, giới tử). Thuộc họ Cải.
Cây Rau cải đƣợc trồng ở nƣớc ta để lấy rau ăn làm dƣa nhƣng chƣa lấy hạt làm
thuốc hoặc ép dầu, cho nên ta còn phải nhập của Trung quốc.
Hạt lấy ở những quả chín phơi hay sấy khô phải ở nhiệt độ thấp dƣới 50 độ C để
bảo vệ các men có tác dụng gọi là Bạch giới tử sống. Cho hạt Bạch giới tử sống vào chảo
sao vàng có mùi thơm gọi là Sao Bạch giới tử, lúc làm thuốc giã vụn để dùng.
TVQK: Bạch giới tử vị cay tính ôn, qui kinh phế.
TPHH: Sinalbin, sinapine, myrosin,
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bạch giới tử có tác dụng: ôn phế trừ đàm, lợi khí tán kết thông lạc chỉ thống.

184
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng: hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, âm
thƣ lƣu chú, loa lịch đàm hạch.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Men Myroxin thủy phân sinh ra dầu giới tử kích thích nhẹ niêm mạc bao tử gây
phản xạ tăng tiết dịch khí quản mà có tác dụng hóa đàm.
Có tác dụng kích thích tại chỗ ở da làm cho da đỏ sung huyết, nặng hơn gây phỏng
nóng rát.
Dung dịch nƣớc 1:3 có tác dụng ức chế nấm ngoài da.
CNCT:
Trị ho suyễn khó thở, đàm nhiều loãng:
Tam tử dƣỡng thân thang (Hàn thi Y thông): Bạch giới tử 3g, Tô tử, La bạc tử đều
10g sắc uống.
Trị đau các khớp do đàm trệ:
Bạch giới tử tán: Mộc miết tử 3g, Bạch giới tử, Một dƣợc, Quế tăm, Mộc hƣơng
đều 10g, tán bột mịn làm thuốc tán, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, uống với rƣợu ấm càng
tốt.
Trị lao hạch lâm ba:
Bạch giới tử, Hành củ lƣợng bằng nhau. Bạch giới tử tán bột trộn với Hành giã nát
đắp ngày 1 lần cho đến khi lành.
Trị nhọt sưng tấy (giai đoạn mới mắc chưa vỡ): Bạch giới tử tán bột trộn giấm đắp.
LD: Liều: 3 - 10g sắc uống, cho vào thuốc hoàn tán. Dùng ngoài lƣợng vừa đủ, trộn dấm
đắp.
Chú ý:
+ Thuốc tính cay tán, thận trọng đối với các bệnh nhân âm hƣ hỏa vƣợng.
+ Thuốc không nên sắc lâu vì giảm tác dụng.
+ Không nên dùng lƣợng nhiều vì dễ gây tiêu chảy. Vì thuốc tiếp xúc với nƣớc
sinh ra Hydroxyt lƣu huỳnh kích thích ruột làm tăng nhu động ruột.
+ Thuốc đắp ngoài gây bỏng nên không dùng cho ngƣời dị ứng ngoài da.

185
Y Học Cổ Truyền

Bạch giới tử

1.4. TẠO GIÁC (Fructus Gledisiae Sinensis)


Tạo giác tức là quả Bồ kết còn gọi là Tạo giáp, Chƣ nha tạo là quả khô của cây Bồ
kết. Thuộc họ Vang. Cây Bồ kết mọc hoang và đƣợc trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền Bắc
nƣớc ta. Riêng đảo Cát bà Hải phòng hằng năm sản xuất tới 40 tấn Bồ kết. Bồ kết cũng
mọc nhiều ở các tỉnh phía nam Trung quốc và các tỉnh khác nhƣ Hoa Bắc, Hoa đông,
Trung nam, Tứ xuyên, Quí châu.
Thƣờng vào mùa thu quả chín hái về rửa sạch phơi khô. Lúc dùng đập vụn, dùng
sống hoặc sao cháy. Cây Bồ kết còn cung cấp 2 vị thuốc khác là:
+ Gai Bồ kết là gai hái ở thân cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
+ Hạt Bồ kết lấy trong quả chín đã khô.
TVQK: Tạo giác vị cay tính ôn, có độc, qui kinh phế và đại tràng.
TPHH: Saponin triterpenoid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tạo giác có tác dụng trừ đàm, khai khiếu, tán kết tiêu thũng.
Chủ trị các chứng: hung trung đàm thịnh, khái nghịch thƣơng khí, trúng phong
hàm răng nghiến chặt, động kinh đàm nghịch, cấm khẩu, ung thƣ sang thũng (ung nhọt
sƣng lở).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Gleditschia saponin kích thích niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết đƣờng hô
hấp mà có tác dụng hóa đàm.
Thuốc cho uống, thành phần saponin không chỉ kích thích niêm mạc bao tử mà sau
10 phút gây nôn, tiêu chảy làm loét niêm mạc bao tử gây nhiễm độc.

186
Y Học Cổ Truyền

Tạo giác trong ống nghiệm có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lị,
trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả cùng các loại vi khuẩn gây bệnh đƣờng ruột Gram âm
và một số nấm ngoài da. Thuốc còn diệt trùng roi âm đạo.
Saponin Tạo giác có tác dụng tán huyết mạnh và kích thích niêm mạc tại chỗ. Nếu
uống quá liều nhiễm độc gây nên các triệu chứng tức đầy mõm ức, rát bỏng, buồn nôn,
nôn, bứt rứt, tiêu chảy, chân tay nhức tê mỏi. Đối với trung khu thần kinh lúc đầu gây
hƣng phấn sau ức chế, nặng có thể dẫn đến tê liệt trung khu hô hấp mà tử vong. Cấp cứu
theo các nguyên tắc chung và điều trị triệu chứng.
CNCT:
Hóa đàm:
Dùng cả quả Bồ kết (vỏ và nhân) sấy khô tán bột, mật ong luyện viên nặng 0,2g,
ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 3 viên; không dùng cho ngƣời yếu ho ra máu.
Trị viêm tuyến vú sau sanh:
Tạo giác tán bột trộn với cồn 75% hoặc rƣợu trắng, dùng 1 lớp gạc bọc thuốc thành
gói nhỏ nhét vào lỗ mũi cùng bên đau, 12 giờ sau lấy ra.
Trị trẻ em lười ăn:
Cho Tạo giác vào chảo, trƣớc to lửa sao nhỏ lửa để sao tồn tính, tán bột mịn cho
vào lọ để dùng, mỗi lần uống 1g, ngày 2 lần, trộn với đƣờng uống. Thƣờng từ 3 - 10 ngày,
trung bình 5 ngày có hiệu nghiệm.
Trị trúng phong cấm khẩu, hàm răng nghiến chặt:
Thông quan tán (Đan khê tâm pháp phụ dƣ): Tạo giác, Tế tân lƣợng bằng nhau.
Các vị tán bột mịn trộn đều lúc dùng thổi vào mũi. Trị Hysteri, động kinh thuộc chứng bế,
đàm quyết.
Trị táo bón:
Tạo giác tán: Đại tạo giác, sao tồn tính tán bột mịn, mỗi lần 3g, ngày 1 lần, uống
với nƣớc cơm.
Trị nhức răng sâu răng: Bồ kết tán mịn rắc bột vào chân răng, chảy nƣớc dãi nhổ đi.
Trị trẻ em chốc đầu rụng tóc: Bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa sạch vết chốc đắp Bồ
kết lên.
LD:
Liều 1,5 - 5g, sao cháy tồn tính tán bột mịn uống, mỗi lần 0,6 - 1,5g thƣờng dùng
uống Tạo giác sao cháy.
Chú ý: không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cơ thể khí âm hƣ. Uống không nên dùng
liều cao vì dễ gây nôn và tiêu chảy.

187
Y Học Cổ Truyền

Bồ kết

1.5. THIÊN NAM TINH (Rhizoma Arisaematis)


Bộ phận dùng: củ. Có củ cái chung quanh củ non; củ tròn ngoài xám đen, trong sắc
trắng. Thƣờng lấy củ cái to bằng quả trứng gà làm nam tinh và củ con bé hơn là Bán hạ.
Họ Ráy
Là củ chóc chuột chia làm 3 phần, phần lớn ở giữa, hai phần bên nhƣ 2 cánh xoè
ra. Chóc chuột thƣờng có ở khắp nơi nên trồng trọt và thu hái dễ hơn cây Chóc ri.
TVQK: vị cay, đắng, ngứa, tính ẩm, có độc. Vào kinh Phế, Can và Tỳ.
TDDL: giáng khí, tiêu đờm thấp. Nói chung giống nhƣ Bán hạ nhƣng mạnh hơn.
CNCT: trị ho, chỉ ẩu thổ thƣơng hàn, trị bạch đái, bạch trọc (nƣớc tiểu đục nhƣ sữa, nhƣ
nƣớc tƣơng, tiểu ra dƣỡng trấp).
Ho đờm ẩm biểu hiện nhƣ đờm nhiều, loãng và trắng và cảm giác tức ngực: dùng
Thiên nam tinh với Bán hạ, Trần bì và Chỉ thực trong bài Đạo Đờm Thang.
Nhiệt đờm ở Phế biểu hiện nhƣ ho có đờm nhiều, vàng và đặc và cảm giác tức
ngực: dùng Thiên nam tinh với Hoàng cầm và Thiên hoa phấn.
Đờm phong biểu hiện nhƣ hoa mắt, chóng mặt, khò khè, liệt mặt, co giật và cơn co
giật kiểu uốn ván: dùng Thiên nam tinh với Bán hạ, Thiên ma và Bạch phụ tử.
LD: 5-10g.
KK: Không dùng Thiên nam tinh cho phụ nữ có thai, ngƣời bị âm hƣ, đờm do táo.

188
Y Học Cổ Truyền

Thiên nam tinh


2. Thuốc thanh hóa nhiệt đàm
2.1. THIÊN MÔN ĐÔNG ( Tuber Asparagi Cochin Chinensis)
Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông, Minh thiên đông, Dây tóc tiên, là rễ
phơi khô của cây Thiên môn đông. Thuộc họ Hành tỏi.
Cây mọc hoang và đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta, nhiều nhất là các vùng Cao
bằng, Lạng sơn, Thanh hóa, Bắc thái, Hà nam ninh.
TVQK: Vị ngọt, đắng, tính rất lạnh, qui kinh Phế Thận.
TPHH:Asparagi cochinchinensis, smila-genin, 5-methoxy-methylfurfural, rhamnose.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng thanh phế giáng hỏa, tƣ âm nhuận táo. Trị các chứng ho hƣ lao,
phế táo, nhiệt bệnh thƣơng âm, tiêu khát, hầu họng sƣng đau, đại tiện táo bón.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc sắc Thiên đông có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, phế cầu khuẩn, tụ
cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu.
Có tác dụng ức chế Sarcoma-180 và tế bào bạch cầu ở chuột nhắt.
Thuốc có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cƣờng tráng.
CNCT:
Trị lao phổi, viêm phế quản ở người cao tuổi, khó khạc đờm, ho lâu ngày, phế hư
nhiệt: thƣờng phối hợp với Sinh địa, Xuyên bối mẫu, dùng bài:
Thiên môn đông hoàn ( Chứng trị chuẩn thằng): Thiên môn đông 60g, Bách hợp,
Tiền hồ, Xuyên bối, Bán hạ, Cát cánh, Tang bạch bì, Phòng kỷ, Tử uyển, Xích linh, Sinh
địa, Hạnh nhân mỗi thứ 30g, tán bột luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 10g, ngày
uống 2 - 3 lần với nƣớc gừng.
Trị chứng suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh nhiễm, sốt lâu ngày, dùng:
Cao Tam tài: Nhân sâm 4 - 8g, Thiên môn đông 10 - 20g, Thục địa 10 - 20g, sắc
uống.
Trị táo bón do âm huyết hư sinh táo bón, thường gặp ở người cao tuổi, cơ thể suy
nhược hoặc sau khi mắc bệnh nhiễm sốt lâu ngày tân dịch bị tổn thương, dùng bài:

189
Y Học Cổ Truyền

Thiên đông, Sinh địa, mỗi thứ 16g, Đƣơng qui, Huyền sâm, Ma nhân mỗi thứ 12g,
sắc uống.
Lở mồm lâu năm: dùng bài:
Thiên môn, Mạch môn đều bỏ lỏi, Huyền sâm lƣợng bằng nhau, tán nhỏ, luyện mật
viên bằng hạt táo, mỗi lần ngậm 1 viên.
Ho đờm thổ huyết, hơi thở ngắn: dùng bài:
Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, sắc thành cao luyện với mật uống, mỗi ngày
uống 4 - 5g.
LD: Liều 8 - 20g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán.
Cần thận trọng dùng thuốc với trƣờng hợp tiêu chảy do hƣ hàn và ho do ngoại cảm
phong hàn.

Thiên môn

2.2. MẠCH MÔN ĐÔNG ( Tuber Ophiopogonis)


Còn có tên là Thốn đông, Đại mạch đông, cây Lan tiên là rễ, củ phơi hay sấy khô
của cây Mạch môn đông. Thuộc họ Hành tỏi.
TVQK:Vị ngọt, hơi đắng, hơi hàn, qui kinh Tỳ, Vị, Tâm.
TPHH: Ophiopogonin, ruscogennin, - sitostorol, stigmastrol.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Mạch môn có tác dụng nhuận phế, dƣỡng âm, ích vị, sinh tân, thanh tâm trừ phiền,
nhuận tràng.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng tăng huyết lƣợng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ
tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn
có tác dụng an thần.

190
Y Học Cổ Truyền

Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nƣớc sắc Mạch môn: làm tăng đƣờng huyết,
nhƣng cũng có báo cáo nói hạ đƣờng huyết.
Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn
thƣơng hàn .
CNCT:
Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn, có hội chứng phế âm hư ho kéo
dài, ho khan: có thể phối hợp với Bán hạ, Đảng sâm, dùng bài:
Mạch môn đông thang ( Kim quỉ yếu lƣợc): Mạch môn 20g, Bán hạ chế 6g, Đảng
sâm 12g, Cam thảo 4g, Cánh mễ 20g, Đại táo 4 quả, sắc uống.
Mạch vị Đại hoàng hoàn ( Bát tiên trƣờng thọ hoàn): 8 - 10g x 2 lần/ngày.
Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, đại tiện táo bón, hư nhiệt, phiền khát: gia Sinh địa,
Huyền sâm. dùng bài:
Dƣỡng chính thang: Mạch môn 12g, Ngọc trúc 20g, Hà thủ ô 16g, Đƣơng qui 12g,
Thục địa 16g, Sinh địa 12g, Hoài sơn 16g, Phục linh 8g, Nữ trinh tử 12g, Thiên hoa phấn
8g, Bạch thƣợc 8g, Chích thảo 4g, sắc uống.
Trị suy tim có chứng hư thoát ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh huyết áp hạ. : phối hợp
Nhân sâm, Ngũ vị tử, dùng bài:
Sinh mạch tán ( Nội ngoại thƣơng biện hoặc luận): Mạch môn 16g, Nhân sâm hoặc
Đảng sâm ( lƣợng gấp đôi) 8g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống, để bổ khí âm.
Trƣờng hợp ra mồ hôi nhiều, bứt rứt khó chịu, dùng bài :Mạch môn 20g, Hoàng kỳ
8g, Đƣơng qui 8g, Ngũ vị tử 4g, Chích thảo 4g, sắc uống.
Trị táo bón do âm hư: dùng bài:
Tăng dịch thang: Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, sắc uống.
LD: Liều thƣờng dùng: 8 - 30g, dùng cho thuốc thang hoặc cao đơn hoàn tán, dùng cƣờng
tim liều cao hơn.
Thận trọng lúc dùng thuốc cho bệnh nhân tiêu chảy.

Mạch môn

191
Y Học Cổ Truyền

2.3. QUA LÂU (Fructus Trichosanthis)


Qua lâu nguyên có tên là Qua lâu thực, còn gọi là Dƣợc qua, là quả chín phơi hay
sấy khô của cây Qua lâu.
Nhân của quả chín gọi là Qua lâu nhân, vỏ quả gọi là Qua lâu bì, dùng cả nhân và
bì gọi là Toàn qua lâu. Cây Qua lâu còn cho vị thuốc Thiên hoa phấn tức rễ Qua lâu.
Cây Qua lâu ở nƣớc ta mới phát hiện có mọc ở Cao bằng. Các vị Qua lâu làm
thuốc phần lớn nhập của Trung quốc.
TVQK: Qua lâu vị ngọt tính hàn, qui kinh Phế, Vị, Đại tràng.
TPHH: Quả Qua lâu có saponin, triterponoid, acid hữu cơ, resin, chất đƣờng, sắc tố và
dầu béo.
Qua lâu nhân có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol.
Qua lâu bì có nhiều loại amino acid và chất giống alkaloid.
Trong rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn) có rất nhiều tinh bột.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Qua lâu bì có tác dụng: thanh phế hóa đàm, lợi khí khoang hung. Chủ trị chứng ho
do phế nhiệt, chứng hung tý, kết hung (ngực đau đầy tức, do khí kết tụ, có khi là do khối
u).
Qua lâu nhân có tác dụng: nhuận phế hóa đàm, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các
chứng táo bón do trƣờng táo, nhũ ung, trƣờng ung, ung thƣ thũng độc.
Toàn qua lâu đều có tác dụng và điều trị các chứng nhƣ trên.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Triterpenoid saponin có tác dụng khu đàm.
Qua lâu nhân có nhiều dầu béo nên có tác dụng gây xổ mạnh, Qua lâu bì tác dụng
nhẹ, Qua lâu sƣơng thì có tác dụng hòa hoãn hơn.
Thuốc có tác dụng giãn động mạch vành rõ rệt, gia tăng lƣu lƣợng máu của động
mạch vành, chống thiếu oxy và hạ mỡ máu.
Thuốc có tác dụng chống hoạt tính ung thƣ.
CNCT:
Trị viêm phế quản thể đàm nhiệt; ngực đau do đàm vàng hoặc ápxe phổi:
Tiểu hãm hung thang (Thƣơng hàn luận): Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng
liên 4g, sắc uống.
Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh
12g, sắc uống. Bài này trị ápxe phổi có kết hợp trụ sinh kết quả tốt.
Trị viêm tuyến vú cấp: sƣng nóng đỏ đau sốt.

192
Y Học Cổ Truyền

Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g sắc uống kết hợp rút ngắn thời
gian điều trị.
Trị táo bón:
Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g, sắc uống, có thể hòa thêm ít mật ong.
Trị da xạm: Thiên hoa phấn 16g giã nhỏ, thêm nƣớc đun sôi để nguội lọc nƣớc uống.
Trị trẻ em vàng da: Thiên hoa phấn giã nhỏ, cho nƣớc đun sôi để nguội gạn nƣớc uống.
Có thể thêm mật ong cho dễ uống.
Trị phụ nữ cho con bú ít sữa: Thiên hoa phấn đốt tồn tính tán nhỏ ngày uống 16 - 20g.
Trị viêm họng mất tiếng: Qua lâu bì, Bạch cƣơng tằm, Cam thảo đều 10g, Gừng tƣơi 4g,
nƣớc 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
LD: Liều: Toàn qua lâu: 10 - 20g; Qua lâu bì: 6 - 12g; Qua lâu nhân: 10 - 15g.
Chú ý: Qua lâu nhân có tác dụng nhuận tràng mạnh nên không dùng với ngƣời tỳ hƣ
thƣờng hay tiêu chảy.
Thuốc phản Ô đầu.

Qua lâu

2.4. BỐI MẪU (Bulbus Fritillariae)


Bối mẫu thƣờng đƣợc chia làm 2 loại:
Xuyên Bối mẫu: là tép dò khô của cây Xuyên bối mẫu. Cây Bối mẫu lá tím thẫm.
Bối mẫu Cam túc hoặc cây Bối mẫu, 3 loại trƣớc hình dạng khác nhau nên gọi là Tùng
bối hay Thanh bối, còn loại sau gọi là Lô bối. Xuyên bối chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Tứ
xuyên, Tây tạng, Cam túc, Thanh hải, Vân nam.
Triết bối mẫu: là tép dò khô của cây Triết bối mẫu. Nguyên sinh ở huyện Tƣợng
sơn tỉnh Triết giang nên còn gọi là Tƣợng bối, nhƣng hiện nay đã đƣợc chiết trồng tại

193
Y Học Cổ Truyền

nhiều nơi nhƣ Hàng châu, Giang tô, An huy, Hồ nam. Cho đến nay cây Bối mẫu chƣa có
ở Việt nam.
TVQK: Xuyên Bối mẫu vị đắng ngọt, tính hơi hàn. Qui kinh Phế, Tâm.
Triết Bối mẫu vị đắng hàn. Qui kinh Phế, Tâm.
TPHH:
Xuyên Bối mẫu có những alkaloid sau: peiminin, peimin, peimisin, peimidin,
peimitidin, fritimin.
Triết Bối mẫu có những alkaloid: peimin, peiminin, peimisin, peimiphin, peimidin,
peimitidin, propeimin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bối mẫu có tác dụng hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt tán kết.
Chủ trị các chứng: phế hƣ cửu khái, ngoại cảm phong nhiệt hoặc đàm hỏa uất kết,
loa lịch sang ung (lao hạch nhọt lở).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Bối mẫu có tác dụng giảm ho khu đàm. Xuyên bối còn có tác dụng hạ áp, chống co
giật, hƣng phấn tử cung cô lập (thỏ hoặc chuột cống). Tác dụng hạ áp chủ yếu là do friti.
Triết bối có tác dụng giảm ho, hạ áp, hƣng phấn tử cung, giãn đồng tử, chất chiết xuất của
Triết bối nồng độ thấp làm giãn cơ trơn khí quản, nồng độ cao thì gây co thắt (chủ yếu là
chất peimine nhƣng peimine không có tác dụng giảm ho).
Qua nghiên cứu thực nghiệm không chứng minh đƣợc Ô đầu phản Bối mẫu.
CNCT:
Trị lao hạch (chứng loa lịch):
Tiêu loa hoàn: Huyền sâm 12g, Bối mẫu 10g, Mẫu lệ 15g, tán bột mịn trộn đều,
luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, với nƣớc sôi nguội.
Trị viêm tuyến vú mới bắt đầu sưng tấy:
Bối mẫu, Thiên hoa phấn đều 10g, Bồ công anh 15g, Liên kiều, Đƣơng qui, Lộc
giác đều 10g, Thanh bì 6g, sắc nƣớc uống. Ngoài đắp Bồ công anh.
Trị viêm phế quản kéo dài thể âm hư phế táo:
Nhị mẫu tán: Tri mẫu 10g, Xuyên Bối mẫu 8g (tán bột hòa uống) gia gừng tƣơi 3
lát sắc nƣớc uống.
Bối mẫu tán: Bối mẫu 10g, Hạnh nhân 6g, Mạch môn, Tử uyển đều 10g, Trần bì
6g, Cam thảo sống 4g, sắc nƣớc uống.
Bối mẫu 8g, Cát cánh 3g, Cam thảo 2g, nƣớc 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống
trong ngày (Diệp quốc tuyền).
Ma hạnh thạch cam thang gia vị: Ma hoàng, Hạnh nhân đều 6 - 8g, Tiền hồ, Cát
cánh đều 8 - 10g, Thạch cao sống 12 - 20g (sắc trƣớc), Trần bì, Bối mẫu đều 6 - 8g, Cam

194
Y Học Cổ Truyền

thảo 3g, Xuyên bối mẫu tán bột hòa thuốc, tất cả các vị sắc uống chia 3 lần trong ngày.
Trị trẻ em viêm phế quản, ho, khó thở, sốt.
Trị phụ nữ có thai ho đàm:
Bối mẫu bỏ lõi sao vàng tán nhỏ, luyện với đƣờng phèn viên bằng hạt ngô ngậm
ngày 5 - 10 viên.
LD:
Liều: 3 - 10g tán bột hòa uống. Mỗi lần uống 1 - 2g, thƣờng uống với thuốc thang
hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
Theo Y học cổ truyền: Ô đầu phản Bối mẫu tuy thực nghiệm chƣa chứng minh
nhƣng dùng phải cần lƣu ý.

Bối mẫu

3. Thuốc ôn phế chỉ khái


3.1. HẠNH NHÂN (Semen Pruni Armeniacae)
Hạnh nhân tức là hạt khô của quả của cây Mơ, có nhiều loại có tên thực vật học
khác nhau, nhƣ cây Sơn hạnh, Hạnh Đông bắc đều thuộc họ Hoa Hồng. Hạnh nhân còn có
tên là Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân.
Cây Mơ mọc hoang và đƣợc trồng nhiều ở nƣớc ta, nhiều nhất là các tỉnh Hà sơn bình
(Mỹ đức), Hà nam ninh (huyện Kim bảng), Thanh hóa, Nghệ an, Hà tỉnh, Trung quốc,
Armenia, Nhật bản cũng có cây Mơ.
Cách chế biến: Mùa hè, hái quả chín về, bỏ hết thịt và vỏ của nhân, lấy nhân phơi
khô, lúc dùng đập vụn.
Khổ hạnh nhân là cho Hạnh nhân vào nƣớc sôi trong ít phút lấy ra ngâm nƣớc
lạnh, bỏ vỏ phơi khô.
Sao Hạnh nhân là bỏ Khổ Hạnh nhân vào nồi, cho lửa nhỏ sao vàng.

195
Y Học Cổ Truyền

Hạnh nhân sƣơng là dùng giấy thấm bọc ép cho lấy hết dầu.
TVQK: Hạnh nhân vị đắng hơi ôn, có độc ít, qui kinh Phế, Đại tràng.
TPHH: Nhân hạt mơ chứa: 35 - 40% chất dầu ( dầu Hạnh nhân), 3% amygdalin và men
emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.
Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo
bón do tràng táo.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu
hô hấp vì thế giảm ho suyễn.
Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác
dụng nhuận tràng.
Thuốc có tác dụng ức chế lãi đũa, lãi móc câu, lãi kim, trực khuẩn thƣơng hàn và
phó thƣơng hàn.
Độc tính: Sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và
mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.
Triệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lã, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng
thƣợng vị, huyết áp tăng, thở nhanh, nghiêm trọng hơn thở nông chậm, hôn mê, cứng
ngƣời, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Ngƣời lớn ăn 40 - 60 nhân, trẻ em10 - 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống
Anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở ngƣời lớn.
Thuốc đƣợc nấu lên và có cho đƣờng giảm bớt độc. Trƣờng hợp quá liều có thể cho uống
than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc.
CNCT:
Trị viêm phế quản mạn tính:
Dùng nhân có vỏ với cùng lƣợng đƣờng phèn trộn làm thành Hạnh nhân đƣờng.
Sáng tối mỗi lần uống 10g; 10 ngày là một liệu trình.
Chua me đất 5g, Lá chanh 4g, Cam thảo dây 5g, Lá tre 8g, Tô mộc 8g, Gừng sống 2g, Ô
mai 4g, nƣớc 500ml sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Trị ho lâu ngày khản
tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện) : Khổ hạnh nhân 6g, Tô diệp, Cát cánh, Chỉ xác,
Quất bì, Pháp Bán hạ, Sinh khƣơng đều 6g, Phục linh, Tiền hồ đều 10g, Đại táo 2 quả, sắc
uống.

196
Y Học Cổ Truyền

Hạnh nhân tiễn: Hạnh nhân ngọt (Điềm hạnh nhân) 100g, nƣớc gừng tƣơi 150g,
Tang bì, Bối mẫu, Mộc thông đều 40g, Tử uyển, Ngũ vị tử đều 30g, sắc cô thêm mật ong
thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần. Trị ho lâu ngày khàn giọng.
Trị táo bón:
Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Đƣơng qui đều 10g, Hỏa ma nhân 12g,
Sinh địa 12g, Chỉ xác 6g sắc uống.
Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Bá tử nhân đều 10g, sắc nƣớc uống. Trị táo bón ngƣời
cao tuổi và ngƣời sau sanh.
LD: Liều: 3 - 10g, thuốc sắc nên cho sau.
Sao Hạnh nhân trị ho không dùng trị táo bón.

Hạnh nhân

3.2. KHOẢN ĐÔNG HOA (Flos Tussilagi Farfarae)


Khoản đông hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây Khoản đông. Thuộc họa Cúc.
Cây Khoản đông mọc ở các tỉnh Hà nam, Cam túc, Sơn tây và Tứ xuyên Trung quốc.
Nƣớc ta chƣa có cây này, còn nhập của Trung quốc.
Vào tháng 12 mỗi năm hái hoa về rửa sạch phơi râm, để sống hoặc chích mật dùng.
TVQK: Khoản đông hoa vị cay, tính ôn, qui kinh Phế.
TPHH: Faradiol, rutin, hyperin, triterpenoid, saponin, taraxanthin, tanin. Gần đây phát
hiện 1 loại ancaloid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Khoản đông hoa có tác dụng nhuận phế giáng khí, chỉ khái hóa đàm.
Chủ trị chứng: ho do phế hàn, phế nhiệt, phế hƣ lao.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

197
Y Học Cổ Truyền

Thuốc sắc làm tăng tiết đƣờng hô hấp, làm giảm ho rõ. Còn có tác dụng hƣng phấn
trung khu thần kinh, hƣng phấn hô hấp. Thuốc có tác dụng hạ cơn suyễn trên súc vật thí
nghiệm. Trên mô hình cô lập súc vật thí nghiệm, liều nhỏ thuốc truyền dịch gây giãn phế
quản, liều lớn ngƣợc lại gây co thắt phế quản.
Thuốc gây co thắt mạch, làm tăng huyết áp, gây tăng áp do hƣng phấn trung khu
vận mạch.
CNCT:
Trị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi, âm hư ho khan:
Bách hoa hoàn: Khoản đông hoa, Bách hợp đều 120g tán bột mịn làm hoàn, mỗi
lần 10g, ngày 3 lần.
LD: Liều 5 - 10g.
Chích Đông hoa dùng nhuận phế tốt.

Khoản đông hoa

3.3. TỬ UYỂN (Radix Asteris Tatarici)


Tử uyển còn gọi là Thanh uyển, Dã ngƣu bàng là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô
của cây Tử uyển. Thuộc họ Hoa Cúc.
Cây Tử uyển mọc nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, An Huy, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc
Trung quốc. Cây Tử uyển Việt Nam thấy mọc ở miền Bắc Việt Nam nhƣ vùng Cao Bằng,
Lạng Sơn nhƣng chƣa hoặc ít đƣợc khai thác, ta còn phải nhập của Trung quốc.
Chế biến: Vào 2 mùa Xuân Thu đào về, bỏ đoạn thân rễ (thƣờng gọi là rễ mẹ) có
đốt và bùn cát, phơi khô. Các miếng Tử uyển cho mật và ít nƣớc trộn đều cho lửa nhỏ sao
cho đến khi không dính tay là đƣợc.
TVQK: Tử uyển vị đắng ngọt hơi ôn, qui kinh phế.
TPHH: Lachnophyllol acetate, aleic acid, aromatic acid.
TDDL:

198
Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền:


Tử uyển có tác dụng hóa đàm khí chỉ khái.
Chủ trị các chứng ho do phong hàn, do phế nhiệt, ho do phế hƣ lao.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có Sponin cho thỏ uống làm tăng chất tiết khí quản vì thế có tác dụng hóa
đàm.
Nƣớc sắc Tử uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhƣng chiết xuất chất ceton
Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho.
Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lị Shigella sonnei, trực khuẩn
thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả.
Trong thuốc có chiết xuất đƣợc thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thƣ.
Saponin Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch.
CNCT:
Trị ho do cảm mạo, viêm đường hô hấp trên:
Chỉ thấu tán ( Y học tâm ngộ): Tử uyển, Bách bộ, Bạch tiền đều 10g, Cát cánh,
Kinh giới đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g sắc uống.
Trị lao phổi do phế âm hư, ho đàm có máu:
Tử uyển thang ( y phƣơng tập giải): Tử uyển, Tri mẫu, A giao (hòa uống), Đảng
sâm, Phục linh đều 10g, Xuyên bối mẫu (tán bột hòa uống), Cát cánh đều 6g, Trần bì 5g,
Cam thảo 3g sắc uống.
LD: Liều : 5 - 10g.
Mật chích Tử uyển có tác dụng nhuận táo ích phế tốt, dùng trị ho lâu ngày do phế hƣ.

Tử uyển
3.4. BÁCH BỘ (Radix Stemonae)
Bách bộ là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Bách bộ. Thuộc họ Bách bộ.

199
Y Học Cổ Truyền

Cây Bách bộ mọc hoang khắp nơi ở nƣớc ta, nhiều ở các tỉnh Hà Sơn Bình, Bắc
Thái v.v..Mùa thu đông đào củ về rửa sạch phơi hay sấy khô. Tùy cách bào chế mà có tên
Phò Bách bộ, Chích Bách bộ, Chƣng Bách bộ.
TVQK: Bách bộ vị ngọt đắng, tính bình qui kinh Phế.
TPHH: Stemonine, stemonidine, Isostemonidine, paipunine, sinostemonine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bách bộ có tác dụng nhuận phế chỉ khái, diệt rận, sát trùng.
Chủ trị các chứng: thƣơng phong khái thấu, bách nhật khái (ho gà), phế lao, giun
kim, chấy rận, chàm lở.
Kết quả nghiên cƣu dƣợc lý hiện đại:
Bách bộ có tác dụng làm giảm hƣng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm
ho do ức chế phản xạ ho, còn chống histamin gây co giật tác dụng nhƣ aminophyllin
nhƣng hòa hoãn hơn và kéo dài.
Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lao ở ngƣời, phế cầu khuẩn, trực
khuẩn lị, thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng, virus cúm và nấm ngoài
da.
Dịch cồn hoặc nƣớc ngâm kiệt của thuốc có tác dụng sát trùng đối với ấu trùng
ruồi, muỗi, rận chấy, sâu quần áo, rệp.
CNCT:
Trị lao phổi: dùng Bách bộ 20g, Hoàng cầm, Đơn bì, Đào nhân đều 10g, sắc đặc còn
60ml, ngày 1 thang, 1 liệu trình 3 tháng, biện chứng gia giảm.
Trị ho gà: dùng Sirô Ho gà (1ml tƣơng đƣơng 1,5g thuốc sống), mỗi lần uống 15 ml,
ngày 3 lần.
Trị các loại ho (bao gồm ho do viêm họng, viêm phế quản, ho lao, ho gà.)
Bách bộ 12g, Kinh giới 10g, Bạch tiền, Cát cánh đều 10g sắc nƣớc uống, trị ho
ngoại cảm.
Bách bộ 10 - 15g sắc uống trị ho gà.
Bách bộ, Sa sâm đều 2 cân, cho nƣớc 10 cân sắc cô bỏ xác gia mật đƣờng 2 cân,
lửa nhỏ nấu thành cao, mỗi lần 1 thìa canh ngày 2 lần. Trị ho nhiệt và lao.
Bách bộ 20g, sắc 2 lần đƣợc 60ml, chia 3 lần uống trong ngày, có thể cho đƣờng
mật.
Trị chấy rận, ngứa do viêm da dị ứng, mề đay:
Bách bộ 100g, cồn 500ml, ngâm trong 24giờ, bôi vào chỗ ngứa có chấy rận (đầu,
ngƣời, âm hộ).
Bách bộ cắt lát mỏng xát vào vùng ngứa mỗi ngày nhiều lần trị ngứa dị ứng, viêm
da, mề đay, chàm lở, muỗi cắn.

200
Y Học Cổ Truyền

Bách bộ 15g, Bằng sa, Hùng hoàng đều 6g, Khổ sâm 10g, sắc nƣớc rửa trị mề đay.
LD:
Liều: 5 - 10g, dùng ngoài lƣợng vừa đủ. Mật chích Bách bộ tác dụng tốt để nhuận
phế chỉ khái, dùng trị ho lâu ngày, ho do phế táo, ho lao, trẻ em ho gà.
Bách bộ chƣng tính hòa hoãn ít nê trệ có thể dùng cho tất cả các chứng ho.
Thuốc có tác dụng hoạt trƣờng vị nên tỳ vị hƣ yếu, tiêu chảy không nên dùng.

Bách bộ

4. Thuốc thanh phế chỉ khái


4.1. TANG BẠCH BÌ (Cortex Mori Albae Radicis)
Tang bạch bì là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm. Thuộc họ Dâu tằm. Cây
Dâu tằm đƣợc trồng khắp nƣớc ta để nuôi tằm và làm thuốc.
Chế biến: Đào lấy rễ dâu cạo bỏ rễ thô nâu bên ngoài bóc lấy vỏ trắng rửa sạch
phơi hay sấy khô làm thuốc. Tang bạch bì tẩm mật sao là Tang bạch bì xé nhỏ tẩm mật
sao lửa nhỏ (văn hỏa) cho đến khi khô không dính tay là đƣợc, có tác dụng nhuận phế.
TVQK: Tang bạch bì vị ngọt tính hàn, qui kinh Phế.
TPHH: Theo sách Đỗ tất Lợi trong rễ dâu có: acid hữu cơ, tanin, pectin và beta-amyrin,
rất ít tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tang bạch bì có tác dụng: tả phế bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù. Trị chứng ho suyễn
do phế nhiệt, mắt mặt sƣng phù, thủy thũng thực chứng.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng giảm ho nhẹ, lợi niệu và gây tiêu chảy.
Thuốc sắc và chiết xuất của thuốc trong nhiều loại dung môi khác nhau đều có tác
dụng hạ áp.

201
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt và chống co giật nhẹ.
Thuốc sắc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thƣơng hàn, trực khuẩn lị
Flexner và nấm tóc. Thuốc chiết xuất nƣớc nóng có tác dụng ức chế (in vitro) chủng JTC-
28 tế bào ung thƣ tử cung khoảng 70%.
CNCT:
Trị ung thư thực quản và bao tử:
Dùng Tang bạch bì tƣơi không bỏ vỏ ngoài 30g gia giấm ăn 100g, nấu 1 giờ uống
hết 1 hoặc nhiều lần, nếu chua cho đƣờng.
Trị ho do nhiệt đàm:
Tả bạch tán (Tiểu nhi dƣợc chứng trực quyết): Tang bạch bì 12g, Đại cốt bì 12g,
Cam thảo 4g sắc uống.
Trị viêm phế quản mạn tính: Tang bạch bì, Tỳ bà diệp đều 10g, sắc uống.
Trị viêm cầu thận cấp phù nhẹ: Ngũ bì ẩm gồm: Tang bì, Trần bì, Sinh khƣơng bì, Đại
phúc bì đều 6 - 10g, Phục linh bì 12g sắc uống.
LD: Liều: 10 - 15g.
Chích Tang bì nhuận phế.

Tang bạch bì

4.2. HẠT CỦ CẢI (Semen Raphani Sativi)


Hạt củ cải có tên thuốc là La bạc tử hay Lai phục tử, là hạt của cây Cải củ. Thuộc
họ Cải phơi hay sấy khô.
Khắp đất nƣớc ta đều trồng đƣợc cải củ lấy củ và lá làm thức ăn, hạt già phơi hay
sấy khô làm thuốc (dùng sống hoặc sao lên có mùi thơm).
TVQK: Hạt củ cải vị cay ngọt, tính bình, qui kinh Tỳ, Vị, Phế.
TPHH:Erucid acid, oleic acid, linolenic acid, linoleic acid, glycerol sinapate, raphanin,
alkaloid, hợp chất phenol.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

202
Y Học Cổ Truyền

La bạc tử có tác dụng: tiêu thực trừ trƣớng đầy, giáng khí hóa đàm. Chủ trị các
chứng: thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đờm).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc chiết xuất của thuốc có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.
Bài thuốc " Cốt chất tăng sinh hoàn" (Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục thung dung, Dâm
dƣơng hoắc, Cốt toái bổ, La bạc tử) có tác dụng kháng viêm rõ, trong bài thuốc thành
phần kháng viêm là: Thục địa, Nhục thung dung, La bạc tử. Bài thuốc có tác dụng hƣng
phấn hệ tuyến yên, vỏ thƣợng thận; đó là cơ sở của tác dụng kháng viêm.
CNCT:
Trị chứng táo bón người cao tuổi:
La bạc tử cho lửa nhỏ sao vàng, 30 - 40g uống với nƣớc ấm, ngày 2 - 3 lần.
Trị bệnh cao huyết áp:
Lấy La bạc tử sắc nƣớc cô đặc nấu cao chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (tƣơng
đƣơng 30g thuốc sống) ngày uống 3 lần trị trong 1 tháng, đã dùng cho cao huyết áp giai
đoạn 1
Trị viêm phế quản mạn tính, ho khó thở nhiều đờm:
La bạc tử (sao), Tô tử (sao) đều 10g sắc uống.
La bạc tử (sao), Hạnh nhân đều 10g, Sinh Cam thảo 6g, sắc nƣớc uống. Trị viêm
phế quản mạn tính ho nhiều đờm.
Bài Tam tử dƣỡng thân thang (Hàn thị y thông): La bạc tử (sao) 10g, Tô tử (sao)
10g, Bạch giới tử (sao) 3g, Tất cả tán nhỏ cho vào túi vải thêm 500ml nƣớc sắc còn
200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Diệp Quất Tuyền).
Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích, bụng đầy, mồm hôi, tiêu bón, mót rặn:
La bạc tử (bột) 10g, Tỏi 1 củ (giã lấy nƣớc) hãm nƣớc sôi uống nóng. Trị đi tiêu
mót rặn.
La bạc tử (sao) 10g, Chỉ xác 6g, Tiêu thần khúc 12g, sắc nƣớc uống bụng đầy táo
bón.
Ngoài ra còn dùng La bạc tử phối hợp với Tiểu hồi hƣơng, Đại hoàng sắc uống. Trị
tắt ruột đơn thuần. Củ cải phơi hay sấy khô 10 - 15g mỗi ngày, lá củ cải khô 10 - 15g/
ngày sắc uống, trị phù, thông tiểu tiện.
LD:
Liều thƣờng dùng: 6 - 10g sắc nƣớc hoặc sao tán bột uống, hoặc cho vào thuốc
hoàn tán.
Thuốc nên sao lên để cho vào thuốc thang vì dùng sống dễ gây buồn nôn. Đối với
ngƣời khí huyết suy nhƣợc, nên thận trọng lúc dùng.

203
Y Học Cổ Truyền

Hạt củ cải

4.3. TIỀN HỔ (Radix Peucedani)


Tiền hồ còn có tên là Nham phong, Tín tiền hồ, Qui nam, Tử hoa tiền hồ, Thổ
đƣơng qui, Sạ hƣơng thái, là rễ phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ. Thuộc loại Hoa tán.
Tiền hồ mọc ở các tỉnh Triết Giang, Hồ Nam, An Huy (loại hoa trắng); ở Giang
Tây, Triết Giang (loại hoa tím). Ở nƣớc ta mới phát hiện có Tiền hồ gọi là Qui nam ở
Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Ở Trung quốc thƣờng ngƣời ta đào rễ cây Tiền hồ vào mùa đông hay mùa xuân,
rửa sạch bỏ rễ con phơi hay sấy khô làm thuốc hoặc luyện mật sao (lửa nhỏ cho đến khi
dính tay) gọi là Chích Tiền hồ.
Tiền hồ hoa trắng, ngƣời Trung Quốc quen gọi là Nham Phong. Tiền hồ mọc ở Tứ
xuyên gọi là Tín Tiền hồ.
TVQK: Tiền hồ vị đắng cay tính hơi hàn, qui kinh phế.
TPHH: Theo sách của Đỗ tất Lợi trong Tiền hồ có: chất glucosid, tinh dầu, tanin,
spongosterola.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tiền hồ có tác dụng: giáng khí trừ đàm, tuyên tán phong nhiệt. Chủ trị các chứng
đàm trọc ủng tắc ở phế gây nên chứng ho suyễn, ngoại cảm phong nhiệt.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng hóa đàm tốt nhƣng chƣa thấy tác dụng giảm ho.
Bạch hoa tiền hồ tố C có tác dụng tăng lƣu lƣợng máu của động mạch vành và các
học giả cho là một loại thuốc giãn động mạch vành có chọn lọc, thuốc còn có tác dụng ức
chế ngƣng tập tiểu cầu ở ngƣời.
Thuốc có tác dụng kháng virus cúm và hoạt tính của nấm. Có tác dụng an thần.
CNCT:

204
Y Học Cổ Truyền
Trị viêm phế quản thể nhiệt: ho đàm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở.
Tiền hồ tán (Chứng trị chuẩn thằng): Tiền hồ 10g, Tang bì 10g, Bối mẫu 6g, Mạch
môn 10g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g, Gừng tƣơi 3 lát, sắc uống.
Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidale .) thể phong nhiệt:
Tiền hồ, Bạc hà, Cát cánh đều 6g, Ngƣu bàng tử, Hạnh nhân đều 10g, sắc uống.
Tiền hồ, Kinh giới, Bạch chỉ đều 10g sắc uống trị cảm mạo đau đầu. Ngoài ra có ngƣời
dùng Tiền hồ tƣơi giã đắp, trị nhọt đang sƣng.
LD: Liều: 6 - 10g, chích mật Tiền hồ giảm bớt tính hàn mà tác dụng nhuận phế tốt.
Dùng trong trƣờng hợp ho lâu ngày, ho khan đàm ít.

Tiền hồ

4.4. TÔ TỬ (Fructus Perillae Frutescentis)


Tô tử là hạt của cây Tía tô. Thuộc họ Hoa môi.
Cây Tía tô đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta để lấy lá ăn, làm rau sống và làm thuốc.
Đến mùa thu quả chín hái về rửa sạch bỏ tạp chất phơi khô. Làm thuốc dùng Tô tử sống
hoặc sao Tô tử, chích Tô tử.
TVQK: Tô tử vị cay tính ôn, qui kinh Phế, Đại tràng.
TPHH: Hạt Tía tô có dầu lỏng 45 - 50% (gọi là dầu Tô tử), vitamin B1, amino acid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tô tử có tác dụng chỉ khái bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù.
Chủ trị các chứng đàm diên thịnh, khí nghịch ho suyễn, trƣờng táo tiện bí (tiêu bón
do đại trƣờng táo).
Kết quả nghiên cƣú dƣợc lý hiện đại:
Chƣa thấy có tài liệu nào ghi nhận gì.
CNCT:

205
Y Học Cổ Truyền
Trị ho kéo dài khó khỏi do viêm họng, viêm phế quản mạn, hen phế quản:
Tô tử giáng khí thang (Hòa tễ cục phƣơng): Tô tử, Trần bì, Tiền hồ, Chế Bán hạ,
Hậu phác đều 6 - 9g, Đƣơng qui 12g, Nhục quế 3g, Chích thảo 3g, Gừng tƣơi 3 lát, sắc
uống.
Trị lãi đũa: dùng hạt Tô tử giã nhỏ nhai uống, liều mỗi lần:
+ Trẻ từ 4 đến 10 tuổi: 20 - 50g/lần.
+ Ngƣời lớn: 50 - 70g, ngày 2 - 3 lần uống lúc đói, liên tục 3 ngày hoặc hơn.
LD:Liều: 5 - 10g.
Tô tử sao dƣợc tính hòa hoãn hơn. Chích Tô tử tác dụng nhuận phế tốt.

Tô tử

THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG, AN THẦN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc bình can tức phong,
an thần.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc bình can tức phong, an thần.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc bình can tức phong,
an thần.
I/ Đại cƣơng
1. Định nghĩa
Thuốc bình can tức phong, an thần có tác dụng trấn tâm, bình can, tiềm dƣơng, chỉ
kinh. Dùng trị các chứng sốt cao, kinh giật trúng phong bất tỉnh, mê sảng, buồn phiền, vật
vã, chóng mặt, ù tai...
2. Phân loại

206
Y Học Cổ Truyền

Theo đông y, thuốc này đƣợc chia làm 3 loại: bình can tức phong, thuốc an thần,
thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu. Khi sử dụng, tùy theo chứng trạng mà phối hợp với nhau
hoặc phối hợp với thuốc khác để phát huy tác dụng điều trị.
2.1. Thuốc bình can tức phong
Nguyên nhân gây chứng can phong quá nhiều:
+ Nếu nhiệt cực sinh phong, sẽ gây sốt cao co giật.
+ Nếu thận âm hƣ không nuôi dƣỡng đƣợc can âm, làm can dƣơng vƣợng, gây
nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
+ Nếu huyết hƣ, dẫn đến can huyết hƣ, không nuôi dƣỡng đƣợc cân mạch, làm tay
chân run, co giật...
Nhóm thuốc có tác dụng bình can, tiềm dƣơng, tức phong (làm hết phong), chỉ
kinh (ngừng kinh giản), dùng thích hợp với chứng can dƣơng cƣờng thịnh, can phong nội
động.
Trong điều trị cần chú ý phân biệt với chứng ngoại phong, kết hợp với hàn và nhiệt
thành chứng phong hàn và phong nhiệt.
2.2. Thuốc an thần
Là những thuốc có tác dụng dƣỡng tâm an thần, bình can, tiềm dƣơng. Dùng trong
các trƣờng hợp âm hƣ, huyết hƣ, tỳ hƣ, không nuôi dƣỡng đƣợc tâm, nên tâm không tàn
thần, hoặc âm hƣ không nuôi dƣỡng đƣợc can âm, can dƣơng vƣợng lên, khiến thần chí
không ổn định.
Thuốc an thần dùng thích hợp với những bệnh tim nhịp loạn, mất ngủ, cuồng
phiền, bệnh thƣờng do chức năng thần kinh, chức năng tạng tâm mất thăng bằng. Trong
khi dùng thuốc tùy theo tình hình cụ thể mà phối hợp với các thuốc khác cho ổn định
+ Nếu tâm hỏa cuồng thịnh thì phối hợp với thuốc tả hỏa.
+ Nếu đàm nhiều thì phối hợp với thuốc hóa đàm.
+ Âm hƣ huyết thiếu thì phối hợp với thuốc bổ huyết.
Các vị thuốc an thần có khuynh hƣớng trầm giáng, trấn nghịch nên còn gọi là thuốc trấn
kinh hay thuốc trọng trấn an thần.
Tùy theo cƣờng độ tác dụng, có thể chia thuốc an thần thành hai loại:
+ Dƣỡng tâm an thần: thƣờng là những thảo mộc có thể chất nhẹ, tác dụng dƣỡng
tâm, bổ can huyết, tạo giấc ngủ sinh lý, dùng cho chứng hƣ.
+ Trọng trấn an thần: thƣờng là các loại khoáng vật hoặc thực vật có tỷ trọng nặng,
tác dụng tiết giáng, trấn tĩnh, dùng cho chứng thực.
2.3. Thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu
Thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu có tác dụng tỉnh thần, thuốc thƣờng có mùi thơm,
vị cay, tác dụng phát tán, trừ đàm, làm thông các giác quan, thông các khiếu trên cơ thể,
dùng thích hợp với các chứng trúng phong, điên giản dẫn đến hôn mê, thần chí cấm khẩu,

207
Y Học Cổ Truyền

toàn thân bất tỉnh. Thuốc tác dụng theo các cơ chế trừ đàm thanh phế để khai thông hô
hấp, đồng thời trấn tâm (điều hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết.
3. Tác dụng chung
Thuốc bình can tức phong dùng trị các chứng:
+ Nhức đầu hoa mắt, chóng mặt, hỏa bốc do can dƣơng vƣợng, âm hƣ không nuôi
dƣỡng đƣợc can âm sinh ra, hay gặp trong các bệnh Tăng huyế áp, Suy nhƣợc thần kinh,
rối loạn tiền mãn kinh...
+ Co giật do sốt cao, sản giật, động kinh...vì tân dịch giảm sút, huyết hƣ.
+ Đau nhức khớp, đau dây thần kinh.
Thuốc dƣỡng tâm an thần có tác dụng dƣỡng tâm huyết và can huyết, hồi phục
chức năng tâm tàn thần, can định chí, dùng trị các chứng mất ngủ, hồi hợp, vật vã, hoảng
sợ, ra mồi hôi trộm...
4. Chú ý khi sử dụng
Tùy theo nguyên nhân gây nên chứng can phong mà phối hợp thuốc: nếu sốt cao
co giật phối hợp với thuốc bổ huyết; nếu âm hƣ khiến can dƣơng xung thịnh, phối hợp với
thuốc bổ âm.
Thuốc bình can tức phong có tính vị khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt của
nguyên nhân gây can phong, triệu chứng của bệnh mà sử dụng thuốc cho phù hợp.
Trong trƣờng hợp mất ngủ, tùy theo nguyên nhân mà cần phối hợp với các thuốc
trị nguyên nhân: nếu có sốt cao, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hỏa, lƣơng huyết;
nếu do can phong nội động, phong vƣợt lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, thì thêm
thuốc bình can tức phong; nếu do âm hƣ, huyết hƣ, tỳ hƣ, không nuôi dƣỡng đƣợc tâm
huyết thì thêm thuốc tƣ âm, bổ huyết, kiện tỳ.
Các thuốc có nguồn gốc khoáng vật không nên dùng lâu, khi dùng cần giã nhỏ và
sắc lâu.
Thần chí hôn mê có thể gặp trong bế chứng (thực) và trong cả thoát chƣng (hƣ),
cần chú ý phân biệt khi sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu không
dùng với thoát chứng, hƣ chứng.
Biểu hiện hôn mê của thoát chứng: đột quỵ, miệng há, tay xòe, khí sắc thất thần,
hơi thở yếu, mạch vô lực, đại tiểu tiện không tự chủ, ra mồ hôi nhiều...
Cần phân biệt bế chứng theo hàn nhiệt: nếu là nhiệt bế cần phối hợp thuốc phƣơng
hƣơng khai khiếu với thuốc thanh nhiệt; nếu là hàn bế, cần thêm thuốc khu hàn.
Thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu hầu hết điều có mùi thơm, hoạt chất dễ bay hơi ở
nhiệt độ cao, nên thƣờng sử dụng dạng thuốc hoàn, tán, không sắc chung với các thuốc
khác (trừ Thạch xƣơng bồ).
5. Cấm kỵ

208
Y Học Cổ Truyền

Những ngƣời âm hƣ, huyết hƣ cần thận trọng khi dùng thuốc bình can tức phong
có tính ôn, nhiệt, vì thuốc gây táo, làm mất thêm tân dịch.
Thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu có tính ấm, phát tán, dễ tổn thƣơng đến nguyên
khí do đó không nên dùng lâu.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc bình can tức phong
1.1. CÂU ĐẰNG (Ramulus Uncariae Cum Uncis)
Câu đằng là thân có gai móc câu của cây Câu đằng, phơi hay sấy khô. Thuộc họ Cà
phê.
Ở nƣớc ta, cây Câu đằng mọc hoang nhiều ở vùng thƣợng du Cao Bằng, Hoàng
Liên Sơn, chƣa đƣợc trồng.
TVQK: Vị ngọt hơi hàn, qui kinh Can, Tâm bào.
TPHH: Corynoxeine, Isocorynoxeine, corynantheine, nicotinic acid, hirsutine, hirsuteine.
TDDL:
Tác dụng hạ áp: các loại chế phẩm và chiết xuất của Câu đằng đều có tác dụng hạ
áp hòa hoãn và kéo dài. Thành phần chủ yếu có tác dụng hạ áp là chất kiềm Câu đằng.
Nguyên lý hạ áp chủ yếu là thuốc trực tiếp tác dụng và phản xạ tác dụng ức chế trung khu
thần kinh vận mạch và chẹn nút thần kinh giao cảm, làm giãn mạch ngoại vi nên lực cản
giảm và hạ áp. Nếu đun sôi quá 20 phút tác dụng hạ áp giảm cho nên không nên đun lâu.
Tác dụng an thần: nƣớc sắc Câu đằng và chiết xuất cồn thuốc trên súc vật thực
nghiệm đều có tác dụng an thần rõ nhƣng không gây ngủ. Cao ngâm rƣợu của thuốc có
tác dụng chống co giật trên chuột Hà lan thực nghiệm.
Câu đằng còn có tác dụng ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu cơn co thắt cơ trơn của
phế quản.
CNCT:
Trị huyết áp cao do can dương thịnh:
Câu đằng 12g, Kim ngân hoa 10g, Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Địa long 10g, nƣớc sắc
uống.
Câu đằng, Cúc hoa đều 10g, Thạch cao 20g, Mạch môn 10g, Trần bì 10g, Cam
thảo 3g sắc uống.
Câu đằng, Tang diệp, Cúc hoa đều 10g, Hạ khô thảo 16g, sắc nƣớc uống.
Huyền sâm, Bạch truật, Câu đằng (cho sau) đều 15g, Hoài ngƣu tất 12g, Đơn bì 10g, sắc
uống.
Trị co giật do phong nhiệt, trẻ em sốt cao co giật:
Câu đằng ẩm tử (Tiểu nhi dƣợc chứng trực quyết): Câu đằng 12g, Quảng tê giác
(sừng trâu) bột 10g, Thiên ma 10g, Toàn yết 5g, Mộc hƣơng 3g, Cam thảo 3g sắc uống.

209
Y Học Cổ Truyền

Câu đằng 10g, Thiên ma 6g, Cúc hoa 8g, Bạc hà 6g, Thuyền thoái 2g, Kinh giới
6g, sắc uống trị trẻ em lên sởi sốt cao.
Trị trẻ em uốn ván sốt:
Câu đằng 15g, Tang diệp 15g, Hoàng cầm 10g, Đởm nam tinh 6g, Thạch cao 60 - 100g,
Thuyền thoái 30g, Toàn yết, Bạch phụ tử mỗi thứ 10g, Ngô công 2 con, sắc nƣớc uống
ngày 1 thang
Trị trẻ em khóc đêm:
Câu đằng, Thuyền thoái đều 3g, Bạc hà 1g sắc uống, ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày.
LD:
Liều thƣờng dùng: 5 - 15g. Trong thang thuốc sắc nên cho sau vì theo kinh nghiệm
của cổ nhân thì thuốc sắc lâu ít hiệu lực và thực nghiệm cũng đã chứng minh, Câu đằng
sắc trên 20 phút thì thành phần hạ áp của thuốc bị phá hủy.

Câu đằng

1.2. BẠCH CƢƠNG TÀM (Bombyx Botryticatus)


Bạch cƣơng tàm còn gọi là Cƣơng tàm, Cƣơng trùng, Thiên trùng. Thuộc họ Tằm
bị bệnh do vi khuẩn làm chết cứng sắc trắng nhƣ vôi. Ở nƣớc ta có nhiều nơi nuôi tằm.
Ngƣời ta lấy những con tằm tự nhiên bị bệnh chết cho vào vôi sấy khô là đƣợc.
TVQK: Bạch cƣơng tàm vị mặn cay tính bình. Qui kinh Can, Phế.
TPHH: Phân tích chung thì trong Bạch cƣơng tàm có chừng: 67,44% chất protid; 4,38%
chất béo; 6,34% tro và 11,34% độ ẩm.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bạch cƣơng tàm có tác dụng: tức phong chỉ kinh (chống co giật), khu phong chỉ
thống (giảm đau), giải độc tán kết.

210
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng: đàm nhiệt kinh phong, động kinh co giật, trúng phong liệt mặt,
đau đầu mắt đỏ, cổ họng sƣng đau, phong trùng nha thống (đau răng), đàm hạch loa lịch
(lao hạch lâm ba), đinh nhọt đơn độc.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng gây ngủ đối với chuột nhắt và thỏ nhà, thuốc cho uống làm
giảm tỷ lệ chết của chuột bạch do strychnin gây co giật.
Con nhộng tằm có tác dụng chống co giật do strychnin mạnh hơn là Cƣơng tàm vì
thành phần ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn cho nên thành phần chống co
giật chủ yếu là ammonium oxalate.
Thực tiển lâm sàng chứng minh con tằm nhộng có tác dụng hạ sốt, chỉ khái hóa
đàm, an thần, chống co giật tiêu sƣng và điều tiết thần kinh, có tác dụng tham gia chuyển
hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cƣơng tàm nên có thể thay thế đƣợc.
CNCT:
Trị chứng phong nhiệt đau đầu co giật:
Gia vị Tang cúc ẩm: Cƣơng tàm 6g, Tang diệp 10g, Cúc hoa, Câu đằng, Hoàng
cầm đều 10g, sắc uống. Chu sa 1g hòa nƣớc thuốc uống.
Bạch cƣơng tàm tán: Cƣơng tàm 6g, Toàn phúc hoa 8g, Mộc tặc thảo 6g, Tế tân
3g, Tang diệp, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g sắc uống, hoặc tán bột mịn; mỗi lần 6 -
10g, ngày uống 2 - 3 lần.
Trị viêm hầu họng sưng đau, mất tiếng:
Bạch cƣơng tàm 6g, Khƣơng hoạt 10g, Xạ hƣơng 0,01 - 0,03g tán bột trộn với
nƣớc gừng uống.
Trị mặt đen sạm:
Bạch cƣơng tàm tán mịn hòa với nƣớc bôi vào chỗ sạm.
Trị đau nửa đầu (thiên đầu thống):
Cƣơng tàm tán nhỏ hòa với nƣớc chè uống. Có khi uống cùng với nƣớc lạnh.
LD:
Liều thƣờng dùng: 3 - 10g. Thuốc tán mỗi lần uống 1 - 1,5g. Tán phong nhiệt
thƣờng dùng sống, còn thƣờng thuốc đƣợc sao chế để dùng.
Bạch cƣơng tàm, Toàn yết, Ngô công đều là thuốc trị phong thƣờng dùng nhƣng
Cƣơng tàm tức phong kém hơn. Cho nên trên lâm sàng gặp trƣờng hợp phong do can
phong, nhẹ dùng phối hợp với Toàn yết, trƣờng hợp nặng nên thêm cả Ngô công và Toàn
yết phối hợp. Cƣơng tàm vừa trừ đƣợc nội phong vừa tán đƣợc ngoại phong và hóa đàm
tán kết nên dùng cho chứng phong đàm là thích hợp. Qua thực tiển lâm sàng có thể dùng
Cƣơng nhộng thay cho Bạch cƣơng tàm.

211
Y Học Cổ Truyền

Bạch cƣơng tàm


1.3. THIÊN MA(Rhizoma Gastrodiea Elatae)
Thiên ma còn gọi là Minh thiên ma, Xích tiễn, Định phong thảo là thân rễ phơi hay
sấy khô của cây Thiên ma. Họ Lan.
TVQK: Thiên ma vị ngọt tính bình, qui kinh Can.
TPHH: Gastrodin, gastrodioside, vannillyl, alcohol, vanillin, alkaloid, vitamin A.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng tức phong chỉ kinh, bình can tiềm dƣơng.
Chủ trị các chứng: kinh phong co giật, phá thƣơng phong (uốn ván), can dƣơng
thƣợng kháng đau đầu chóng mặt.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thiên ma có tác dụng an thần chống co giật.
Thuốc có tác dụng làm giảm đau, tác dụng giảm đau của loại mọc hoang mạnh hơn
loại trồng. Thuốc chích Thiên ma và loại do nhân tạo cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc
còn có tác dụng kháng viêm.
Thiên ma làm tăng cƣờng lƣu lƣợng máu ở tim và não, làm giảm lực cản của mạch
máu, làm dãn mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, nâng cao sức chịu
đựng thiếu oxy của động vật thí nghiệm.
Polysaccharide của Thiên ma có hoạt tính miễn dịch.
CNCT:
Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt:
Thiên ma hoàn: Thiên ma 15g, Xuyên khung 5g, chế thành hoàn, mỗi lần uống 3 -
6g, ngày 3 lần.
Trị đau khớp, chân tay tê dại:
Ngƣu tất 10g, Thiên ma 10g, Toàn yết 3g, Nhũ hƣơng 5g, tán bột mịn hồ làm hoàn
hoặc sắc uống.

212
Y Học Cổ Truyền

Thiên ma hoàn: Thiên ma, Đỗ trọng, Ngƣu tất, Tỳ giải, Phụ tử, Đƣơng qui, Sinh
địa đều 10g, Huyền sâm 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần
6g. Trị đau khớp do phong hàn thấp.
LD:
Liều thƣờng dùng: 3 - 10g. Tán bột uống 1 - 1,5g/lần.
Thiên ma là loại thuốc quí trên thị trƣờng nên có nhiều loại giả, lúc mua cần chú ý:
Thiên ma loại chất đặc bóng, hơi trong là thứ tốt (cho nên gọi là Minh Thiên ma). Chú ý
nhận mặt thuốc thật thƣờng là: chất cứng đặc, một đầu có nha bào khô màu đỏ nâu, một
đầu có rốn tròn thành sẹo, trên mặt có vân là thật. Đông ma nặng không có tâm rỗng, cắt
ngang trong suốt. Xuân ma phần nhiều chất nhẹ, cắt ngang tối xạm tâm rỗng, nên chất
lƣợng kém hơn.

Thiên ma

1.4. TOÀN YẾT (Buthus Martensi)


Toàn yết là con Bọ cạp còn gọi là Toàn trung, Yết vĩ, Yết tử dùng toàn con sấy
hoặc phơi khô làm thuốc.
Ở nƣớc ta có nhiều loại Bọ cạp nhƣng ít ai khai thác nên vẫn phải nhập Bọ cạp của
nƣớc ngoài.
TVQK: Bọ cạp vị cay tính bình có độc, qui kinh Can.
TPHH: Katsutoxin, trimethylamin, taurocholic acid, betain, palmitic acid, strearic acid,
cholesterol, lecithinum và các muối ammonium khác.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bọ cạp có tác dụng: tức phong chỉ kinh, giải độc tán kết, thông lạc chỉ thống (giảm
đau).

213
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng: cấp mạn kinh phong, liệt mặt do trúng phong, chứng phá
thƣơng phong (uốn ván), sang lở nhọt độc, lao hạch, đau đầu, phong thấp tý thống.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng chống co giật, yếu hơn Ngô công.
Thuốc có tác dụng hạ áp lâu dài. Nhiều học giả cho rằng chế phẩm Toàn yết ảnh
hƣởng đến chức năng vận mạch của trung khu thần kinh, làm giãn mạch, trực tiếp ức chế
hoạt động của tim và làm giảm tác dụng tăng áp của adrenalin.
Thuốc có tác dụng an thần giảm đau.
CNCT:
Trị chứng trúng phong bán thân bất toại, kinh phong co giật ở trẻ em:
Toàn yết (bỏ đầu chân) 3g, Địa long (rửa sạch sao vàng) 3g, Cam thảo 2g, tất cả
tán bột mịn trộn đều, chia 5 - 6 lần uống trong ngày với nƣớc nóng.
Toàn yết 3g, Ngô công 4,5g, Câu đằng 12g, Cƣơng tàm 6g, Chu sa 3g, Xạ hƣơng
10mg tán bột trộn đều. Uống 3g/lần x 2 - 3 lần mỗi ngày.
Toàn yết 1 con (có thể dùng đến 3 con), Cƣơng tàm 10g, Địa long 6g sắc uống. Trị
kinh phong trẻ em.
Trị viêm khớp mạn tính: thuốc có tác dụng thông lạc chỉ thống.
Toàn yết 3g, Xạ hƣơng 60mg, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 1,5g với rƣợu
ấm. Có thể dùng độc vị Toàn yết mỗi lần 1 - 1,5g với rƣợu.
Toàn yết Nhũ hƣơng tán: Chế Xuyên ô đầu 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g,
Nhũ hƣơng 5g, Thƣơng truật 10g, làm thuốc tán. Uống 6g/lần. Có thể dùng thuốc thang
hoặc thuốc đắp ngoài.
Trị ung nhọt, bệnh phong:
Toàn yết tiêu phong tán: Toàn yết 3g, Bạch chỉ, Đảng sâm đều 10g, tán bột mịn,
mỗi lần uống 6- 10g, ngày 2 - 3 lần. Trị bệnh phong.
Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần, cho vào dầu mè đun sôi cho sáp ong nấu thành cao
đắp lên mụn nhọt độc sƣng tấy hoặc lở lóet.
LD:
Liều thƣờng dùng: 2 - 5g. Uống bột nuốt mỗi lần 0,6 - 1g. Đuôi Bọ cạp độc hơn
chỉ dùng 1/3 liều toàn con. Liều độc thƣờng là 30 - 60g. Nhiễm độc của Bọ cạp nhƣ Rắn
chủ yếu là nhiễm độc thần kinh, nhƣng lƣợng sulfur ít nên thời gian ngắn. Triệu chứng
váng đầu, hồi hộp, huyết áp tăng, có thể chảy máu, nặng hơn, huyết áp hạ đột ngột, khó
thở , hôn mê, tử vong do liệt hô hấp.
Cấp cứu ngộ độc Toàn yết:
Huyền minh phấn 20g uống, tăng bài tiết chất độc.
Kim ngân hoa 30g, Bán biên liên 10g, Thổ phục linh 15g, Đậu xanh 15g, Cam
thảo 10g, sắc chia làm 2 lần uống.

214
Y Học Cổ Truyền

Atropin 0,5mg chích dƣới da.


Lactate calcium 0,3 - 0,6g, ngày 3 lần uống.
Truyền dịch, điều trị triệu chứng.

Toàn yết

1.5. NGÔ CÔNG (Scolopendra Subspinipes)


Ngô công còn có tên là con Rết, Thiên long, Bách túc trùng, Bách cƣớc, dùng toàn
thân phơi hay sấy khô.
Con Rết sống hoang khắp nơi ở nƣớc ta, tìm thấy nhiều ở dƣới các khúc gỗ mục,
hòn đá, mái nhà mục nát. Ở Trung Quốc và Triều Tiên ngƣời ta nuôi rết để dùng làm
thuốc và xuất khẩu. Chọn những con to béo chân đỏ nâu là tốt.
TVQK: Vị cay tính ấm có độc, qui kinh Can.
TPHH: Toàn con Rết có 2 loại nọc độc nhƣ nọc độc ong tức giống histamin và chất
protid tán huyết. Ngoài ra còn có delta-hydroxylysine taurin, acid amin, dầu mỡ,
cholesterol.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Ngô công có tác dụng: tức phong chỉ kinh (chống co giật), giải độc tán kết, thông
lạc chỉ thống (cầm đau).
Chủ trị các chứng: cấp mạn kinh phong, phong đòn gánh, trúng phong, động kinh,
sang độc, loa lịch ác sang, rắn độc cắn, đau đầu ngoan cố, phong thấp tý thống.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng chống co giật: Ngô công và Toàn yết cùng dùng với liều lƣợng
bằng nhau có tác dụng chống cơn co giật do strychnin trên chuột thực nghiệm.
Thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lao và nấm
ngoài da.
Thuốc có tác dụng kháng hoạt tính ung thƣ.

215
Y Học Cổ Truyền

Có tác dụng tiêu sƣng độc.


CNCT:
Trị trẻ em co giật, uốn ván, động kinh, liệt dây thần kinh mặt: dùng các bài:
Ngô công, Toàn yết, Chu sa lƣợng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 0,5 - 1,5g
với nƣớc ấm. Trị trẻ em quấy khóc, chân tay co giật.
Ngô công tán: Ngô công, Chế Nam tinh, Phòng phong, Bong bóng cá lƣợng bằng
nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 2 - 4g với rƣợu trị uốn ván.
Khƣơng hoạt, Xuyên khung, Đại hoàng, Bán hạ, Phòng phong, Chế Xuyên ô,
Cƣơng tàm, Chế Nam tinh, Bạch chỉ đều 10g, Ngô công 3 con, Xác ve 10g, Bạch phụ tử
12g, Toàn yết 10g, Thiên ma 10g, Cam thảo 10g, mỗi thang sắc còn 600ml. Ngoài ra Hổ
phách, Chu sa mỗi thứ 3g tán bột mịn chia làm 3 bao. Mỗi lần uống nƣớc sắc còn 200ml,
một bao thuốc bột, cách 6 - 8giờ uống một lần. Trị uốn ván.
Trị mụn nhọt:
Dầu rết: Rết sống 8 phần, muối ăn 2 phần, ngâm vào dầu vừng (mè) trong 2 tuần,
lấy dầu bôi mụn lở, trị trẻ em chốc đầu, bôi trị rắn cắn.
Cả con rết ngâm rƣợu 90 độ bôi mụn nhọt
Trị lao khớp:
Kết hạch tán: Ngô công 6g, Toàn yết 9g, Thổ miết (yếm ba ba) 9g, tán bột mịn,
mỗi lần uống 3g chƣng với trứng gà.
Trị ung thư:
Ngô công tán bột, mỗi lần uống 1,5 - 3g, chƣng với trứng gà. Trị ung thƣ gan sƣng
đau.
Ngô công 20 con, Hồng hoa 6g, rƣợu trắng 60 độ 500ml, ngâm 26 ngày uống với
nƣớc sôi nguội (tỷ lệ 6:4) hòa loãng. Trị ung thƣ dạ dày, thực quản.
LD: Liều 1 - 3g dạng bột uống, mỗi lần 0,6 - 1g.
Chú ý: thuốc có độc, trẻ em thiếu máu, phụ nữ có thai, cơ thể suy nhƣợc không dùng.
Thuốc có gây tán huyết, choáng dị ứng, lƣợng nhỏ hƣng phấn cơ tim, lƣợng lớn
gây liệt cơ tim, ức chế trung khu hô hấp.
Triệu chứng nhiễm độc: nôn, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, mỏi toàn thân mạch
chậm, hồi hộp, khó thở, thân nhiệt, huyết áp hạ, hôn mê.

216
Y Học Cổ Truyền

Ngô công

2. Thuốc dƣỡng tâm an thần


2.1. TOAN TÁO NHÂN (Semen Ziziphi Spinosae)
Toan táo nhân là nhân phơi hay sấy khô của quả táo chua. Thuộc họ táo ta.
Cây Táo đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta để lấy quả ăn. Táo nhân thƣờng đƣợc sao
làm thuốc.
TVQK: Táo nhân vị ngọt tính bình. Qui kinh Tâm, Can.
TPHH: Betulin, betulic acid, ebelin lactone, một số saponin khác, vitamin C và nhiều loại
vitamin khác. Trong lá táo có rutin và quexetin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Nhân Táo chua có tác dụng dƣỡng tâm an thần, liễm hãn. Chủ trị các chứng huyết
hƣ tâm phiền, mất ngủ, ra mồ hôi (tự hãn và đạo hãn).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần gây ngủ,
thành phần có tác dụng là saponin Táo nhân.
Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Có tác dụng đối kháng với chứng cuồng
do Morphin.
Thành phần hòa tan trong nƣớc của Táo nhân có tác dụng hƣng phấn tử cung, phụ
nữ có thai cần thận trọng lúc dùng.
Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp tim.
Trên thực nghiệm súc vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng
chống choáng do bỏng và giảm phù nề vùng bỏng.
CNCT:
Trị chứng suy nhược thần kinh: váng đầu, hoa mắt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, bức rứt
hồi hộp, thuốc có tác dụng dƣỡng tâm, an thần dùng:

217
Y Học Cổ Truyền

Toan táo nhân thang: Sao Táo nhân 15 - 20g, Tri mẫu, Bạch linh đều 12g, Xuyên
khung, Cam thảo đều 6 - 8g, sắc uống.
Sao Táo nhân 16g, Chích Viễn chí, Xƣơng bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều
12g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống. Trị hay quên, mộng nhiều, ăn ít, mệt mỏi.
Trị chứng âm hư ra mồ hôi trộm:
Sao Táo nhân 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g tán bột, uống với nƣớc cơm hoặc
sắc uống.
Sao Táo nhân, Can địa hoàng đều 20g, Gạo tấm 40g, sắc uống trị bệnh lao phổi,
mất ngủ, sốt đêm ra mồ hôi trộm.
LD:
Liều thƣờng dùng: 10 -18g. Có thể dùng bột tán, hòa bột uống trƣớc lúc ngủ, mỗi
lần 1,5 - 3g. Cho vào thuốc thang sắc nên đập vụn.
Thuốc dùng sống tính mát, thích hợp cho bệnh nhân mất ngủ do âm hƣ. Táo nhân
sao tính ôn hợp với chứng tỳ vị lƣỡng hƣ, mất ngủ, ăn ít nhiều mồ hôi.
Lá Táo chua trị ho hen có kết quả nhất định, ngày uống 20 - 40g, dạng thuốc sắc.
Đắp ngoài chữa lở lóet ung nhọt.

Toan táo nhân

2.2. BÁ TỬ NHÂN (Semen Biotae Orientalis)


Bá tử nhân là nhân quả của cây Trắc bá. Thuộc họ Trắc bá. Vào đầu mùa đông quả
chín thu hái về giã bỏ vỏ lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên hoặc ép bỏ dầu. Cây
Trắc bá diệp đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta để làm cây cảnh và làm thuốc.
TVQK: Bá tử nhân vị ngọt tính bình, qui kinh Tâm, Thận, Đại trƣờng.
TPHH: Bá tử nhân có nhiều chất béo và ít tinh dầu. Trong tinh dầu có 1-borneol bomyl
acetat, camphor, sesquiterpen alcol, còn có chứa saponosid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bá tử nhân có tác dụng an thần dƣỡng khí, nhuận tràng thông tiện.

218
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng: huyết hƣ thất miên, kinh quí chính xung, trƣờng táo tiện bí (mất
ngủ, hồi hộp, tim đập mạnh, táo bón.).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc nhiều chất dầu béo nên có tác dụng nhuận tràng.
CNCT:
Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hồi hộp, trí nhớ giảm:
Bá tử dƣỡng tâm thang: Bá tử nhân 15g, Mạch đông, Kỷ tử, Đƣơng qui, Phục thần,
Huyền sâm đều 10g, Thục địa 15g, Cam thảo 3g, sắc uống.
Dƣỡng tâm thang: Bá tử nhân, Toan táo nhân đều 12g, Ngũ vị tử, Viễn chí đều 6g,
sắc uống.
Bá tử nhân, Đƣơng qui lƣợng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều luyện mật làm hoàn,
mỗi lần 6 -10g, ngày 2 lần (có 1 lần uống tối trƣớc khi ngủ, có thể trị rụng tóc).
Trị chứng âm hư ra nhiều mồ hôi:
Bá tử nhân hoàn: Bá tử nhân, Mạch phu (Cám lúa mạch) đều 12g, Bán hạ khúc,
Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật đều 10g, Ngũ vị 6g tất cả tán bột mịn viên
với Táo nhục hoặc sắc uống.
Trị táo bón ở người cao tuổi hoặc sau sanh âm hư táo bón:
Bá tử nhân, Tùng tử nhân, Hỏa ma nhân đều 10g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn
sắc uống.
Ngũ nhân hoàn (Thế y đắc hiệu phƣơng): Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Bá tử
nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 4g, Trần bì 8 - 12g. Tất cả tán bột mịn luyện mật
làm hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 lần hoặc uống 1 lần 6 - 8g, trƣớc khi ngủ.
LD:
Liều thƣờng dùng: 8 - 18g, lúc dùng đập nát. Bệnh nhân tiêu lỏng có thể dùng Bá
tử nhân sƣơng.
Chú ý: Tiêu lỏng dùng thận trọng.

219
Y Học Cổ Truyền

Bá tử nhân

2.3. VIỄN CHÍ (Radix Polygalae Tenuifoliae)


Viễn chí còn gọi là Tiểu thảo, Nam Viễn chí, Viễn chí nhục, Quan Viễn chí, Viễn
chí đồng là rễ khô của cây Viễn chí lá nhỏ.
Cây Viễn chí mới phát hiện ở miền Bắc tại các tỉnh Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao
Bằng nhƣng chƣa xác định đƣợc loài và chƣa đƣợc khai thác. Hiện nƣớc ta còn nhập Viễn
chí của Trung quốc có nhiều tại các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, Cát Lâm. Cây
Viễn chí thuộc họ Viễn chí.
Lúc Viễn chí còn tƣơi, chọn rễ to lấy tim bỏ đi gọi là Viễn chí đồng, phần rễ nhỏ
rạch bỏ tim gọi là Viễn chí nhục. Viễn chí sản xuất tại các tỉnh Sơn tây, Thiễm tây là nơi
gốc thì gọi là Quan Viễn chí (theo thói quen).
TVQK: Viễn chí vị cay đắng, tính hơi ôn, qui kinh Phế, Tâm.
TPHH: Theo sách Dƣợc liệu Việt nam (Bộ Y tế) thành phần hóa học có saponozit là
senegin và tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Viễn chí có tác dụng: ninh tâm an thần, khử đàm khai khiếu, tiêu ung thũng.
Chủ trị chứng hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động kinh,
hàn đàm khái thấu, ung nhọt sƣng, vú sƣng đau.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng hóa đàm rõ, thành phần hóa đàm chủ yếu là ở vỏ rễ. Cơ chế hóa
đàm của thuốc có thể do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế
quản.
Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật.
Chất senegin có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác
dụng hạ áp.
Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn, vì thế không nên dùng đối với
những bệnh nhân viêm lóet dạ dày.
CNCT:
Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồi hộp,
mộng nhiều: dùng các bài:
Định chí hoàn: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xƣơng bồ 3g, sắc nƣớc uống.
Viễn chí hoàn: Đảng sâm, Viễn chí, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đƣơng qui,
Bạch thƣợc, Sinh khƣơng, Đại táo đều 10g, Quế tăm 3g, sắc uống (Quế tăm tán bột hòa
uống).
Trầm trung đơn: Qui bản, Long cốt, Viễn chí đều 10g, Xƣơng bồ 3g, sắc uống.

220
Y Học Cổ Truyền
Trị viêm phế quản mạn, ho đờm nhiều:
Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống.
Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g sắc uống.
Trị viêm tuyến vú sưng đau: dùng bột Viễn chí hòa rƣợu uống hoặc chƣng cách thủy
uống, dùng một ít tẩm rƣợu đắp vùng sƣng đau.
Giải độc: Viễn chí có tác dụng giải độc Ô đầu, Phụ tử.
LD: Liều: 3 - 10g, dùng ngoài da vừa đủ.
Chú ý: Viễn chí sống khử đàm khai khiếu mạnh. Chích Viễn chí độc tính giảm, vị khí
kém dùng đƣợc. Thuốc tẩm mật sao tính nhuận, tác dụng an thần tốt. Thuốc tính ôn táo,
uống trong kích thích mạnh, trƣờng hợp đàm nhiệt thực hỏa, lóet dạ dày tá tràng cần thận
trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn.

Viễn chí

2.4. THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae Torae)


Bộ phận dung là Hạt khô chín của cây Thảo quyết minh. Còn có tên: Quyết minh
tử, Hạt Muồng.
TVQK: Vị ngọt đắng mặn, tính hơi hàn, qui kinh Can, Đởm.
TPHH: Trong hạt Muồng có altraglucozit, thủy phân sẽ cho emodin và glucoza, ngoài ra
còn có rein, crysophanola, các chất khác có chất nhày, protid, chất béo và sắc tố.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền, thuốc có tác dụng thanh can, ích thận, minh mục. Do có
chất antragluocozit, thuốc có tác dụng tăng sự co bóp của ruột ( thông tiện) mà không gây
đau bụng.
Có tác dụng diệt khuẩn.
Thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.
CNCT:

221
Y Học Cổ Truyền
Trị viêm màng tiếp hợp cấp: ( mắt đỏ sƣng đau, chảy nƣớc mắt) thuốc có tác dụng thanh
can hỏa, dùng bài:
Quyết minh tử tán: Quyết minh tử 16g, Thạch quyết minh 12g, Cúc hoa 12g, Mạn
kinh tử, Hoàng cầm, Bạch thƣợc mỗi thứ 12g, Thạch cao 20g, Xuyên khung 6g, Mộc tặc
12g, Khƣơng hoạt 8g, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị đau mắt đỏ, đau đầu do phong nhiệt.
Quyết minh tử thang: Quyết minh tử (sao vàng)12g, Sài hồ, Đạm trúc diệp, Cúc hoa mỗi
thứ 12g, Hoàng liên, Phòng phong mỗi thứ 8g, Thăng ma 4g, Tế tân 2g, Cam thảo 4g.
Quyết minh tử, Dã cúc hoa mỗi thứ 12g, Mạn kinh tử, Xuyên khung, Toàn yết mỗi thứ
8g, sắc uống trị chứng đau nửa đầu.
Trị đau đầu do huyết áp cao ( thể can dương thịnh):
Dùng độc vị Thảo quyết minh 20g, sắc uống hoặc gia thêm Câu đằng, Bạch tật lê
mỗi thứ 12g.
Trị cườm mắt thị lực giảm: do can thận bất túc, chứng quáng gà:
Quyết minh tử, Câu kỷ tử mỗi thứ 12g, Gan lợn 100 - 150g nấu chín ăn luôn gan trị
quáng gà.
Quyết minh tử, Sa tật lê, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Cốc tinh thảo, Cúc hoa mỗi thứ
12g, Sanh địa 16g, sắc uống trị cƣờm, giảm thị lực.
Trị táo bón:
Trƣờng hợp táo bón kinh niên có thể dùng hạt muồng thƣờng xuyên sắc uống thay
nƣớc chè, hoặc gia thêm Me chín (lấy cơm bỏ hạt) lƣợng bằng nhau, sấy khô tán bột mịn
trộn mật ong vừa đủ làm viên, mỗi lần uống 10 - 20g trƣớc lúc ngủ có tác dụng nhuận
tràng.
Trị hắc lào: nấm chàm trẻ em.
Thảo quyết minh 20g, rƣợu 40 - 50ml, giấm 5ml ngâm trong 10 ngày lấy nƣớc bôi
lên.
Có báo cáo dùng độc vị Thảo quyết minh trị cao huyết áp, viêm gan, táo bón kinh
niên có kết quả tốt.
LD: Liều thƣờng dùng: 12 - 20g, dùng độc vị lƣợng cao hơn.
Trƣờng hợp tiêu chảy không dùng.

222
Y Học Cổ Truyền

Thảo quyết minh

3. Trọng trấn an thần


3.1. CHU SA (Cinnabaris)
Chu sa là Đơn sa, cũng gọi là Thần sa (do thuốc gốc ở tỉnh Hồ nam, xƣa kia vùng
này gọi là Châu thần nên gọi là Thần sa).
Chu sa là khoáng chất có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ hình mảnh, sợi, cục, màu
đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng, rắn nhƣng rất giòn, thƣờng đƣợc tán thành
bột, chế biến thƣờng đƣợc thủy phi nên rất mịn, lấy ngón tay xát màu không ra tay là thứ
tốt. Chu sa thƣờng ở thể bột đỏ, Thần sa thƣờng ở thể cục thành khối óng ánh, màu đỏ tối
hay đỏ tƣơi, nâu hồng. Thuốc không tan trong nƣớc, cho vào ống nghiệm đun nóng,
chuyển thành Thủy ngân sulfua màu đen, rồi tiếp tục phân hủy ra khí lƣu huỳnh dioxit
bốc lên và kim loại thủy ngân bám vào thành ống.
Hiện nay ta còn phải nhập Chu sa của Trung quốc. Thuốc dạng thiên nhiên ở các
tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Vân Nam, Quí Châu, Hà Bắc; thứ sản xuất ở Thần
Châu là thứ tốt và gọi là Chu sa. Trên thị trƣờng có bán loại Chu sa nhân tạo (Vemilion),
nhƣng ngƣời ta cho là Chu sa thiên nhiên tốt hơn.
TVQK: Chu sa vị ngọt tính hàn, qui kinh Tâm.
TPHH: Thủy ngân sulfur (mercuric sulfide) chiếm khoảng 96%, oxyt sắt, phosphat,
selen, chất hữu cơ, đất.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Chu sa có tác dụng trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị các chứng: tâm hỏa thịnh, tâm thần bất an, kinh quí, điên giản (động kinh),
nhọt lở sƣng độc, yết hầu sƣng đau, mồm lƣỡi lở.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

223
Y Học Cổ Truyền

An thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thƣờng dùng nhƣ
Bromua.Tác dụng ở vỏ não không làm thay đổi nhịp tim và không chống đƣợc nôn do
apomorphin.
Theo các tạp chí nƣớc ngoài, một số hợp chất selen đƣợc dùng với những công
dụng nhƣ Chu sa, Thần sa. Một số hợp chất của selen (Anh, Aán độ) đƣợc dùng làm thuốc
an thần.
Thuốc có tác dụng giải độc, chống mốc thối. Dùng ngoài thuốc có tác dụng ức chế,
sát khuẩn ngoài da, ký sinh trùng. Hợp chất selen đƣợc các nhà nghiên cứu Liên xô cũ thí
nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm. Trị một số bệnh ngoài da. Hoạt chất chủ yếu phần
nhiều do muối selen.
Chu sa rất độc khi nung vào lửa vì lửa tách thủy ngân theo công thức:
HgS + O2 (lửa) Þ SO2 + Hg
CNCT:
Trị chứng suy nhược thần kinh, tinh thần bứt rứt, khó ngủ, tim hồi hộp:
Thần sa (tán mịn) 1g, tim lợn 1 cái. Cho Thần sa và giữa tim lợn, hấp chín, ăn mỗi
ngày 1 cái.
Chu sa an thần hoàn (Lam thất bí tàng): Chu sa 4g, Hoàng liên 6g, Sinh địa, Đƣơng
qui, Chích thảo đều 2g, Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn (theo tỷ lệ các vị
thuốc, có thể làm nhiều hay ít tùy nhu cầu). Mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2 lần ( 1 lần trƣớc
ngủ) với nƣớc ấm.
Trị trẻ em khóc đêm, ngủ hay giật mình:
Bột Chu sa (Thần sa) 0,3 - 1g dạng bột hay viên, uống với nƣớc sắc Thảo quyết
minh 10g trƣớc lúc ngủ.
Trị phụ nữ sau sanh chóng mặt, hoa mắt do mất máu:
Bột Chu sa ( Thần sa)1,5 - 3g, uống với giấm nóng hoặc nƣớc tiểu trẻ em. Đã trị 16
ca đều khỏi, thƣờng sau khi uống bệnh nhân tỉnh táo, hết chảy máu
Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc: Bột Chu sa 1g, hòa mật uống.
Trị di tinh: Chu sa ( thủy phi) 1 - 2g cho vào quả tim lợn lấy chỉ buộc, nấu hoặc chƣng
cách thủy, ăn mỗi tối trƣớc lúc ngủ.
Trị trẻ em sốt cao co giật hôn mê, nói sảng, dùng bài:
Ngƣu hoàng thanh tâm hoàn (Đậu chẩn thế y tâm pháp): Ngƣu hoàng 1g, Chu sa
6g, Sinh Hoàng liên 15g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Uất kim 8g. Tất cả tán bột mịn
làm hồ, mỗi lần uống 1 - 3g với nƣớc thang Đăng tâm.
LD: Liều: 0,3 - 1g, bột mịn hòa uống.
Uống trong có thể là thuốc hoàn tán có Chu sa. Chu sa uống với nƣớc sắc Phục
linh, Mạch môn, Đăng tâm, Thảo quyết minh làm tăng thêm tác dụng an thần. Chu sa

224
Y Học Cổ Truyền

dùng làm áo các loại thuốc hoàn không chỉ là tác dụng an thần mà còn có tác dụng chống
mốc của thuốc. Thuốc dùng ngoài lƣợng vừa đủ.
Chú ý lúc dùng Chu sa, Thần sa:
Uống trong không nên dùng quá liều và không dùng lâu để tránh nhiễm độc thủy
ngân.
Trƣờng hợp bệnh nhân chức năng thận gan kém, dùng phải hết sức thận trọng vì
thuốc có thể làm bệnh nặng hơn.
Chu sa chỉ đƣợc dùng sống không đƣợc nung lửa vì lửa sẽ làm cho Chu sa phóng
thích Thủy ngân rất độc. Lúc dùng với Chu sa phải mài tán với nƣớc (Thủy phi).

Chu sa

3.2. THẠCH QUYẾT MINH (Concha Haliotidis)


Thạch quyết minh còn gọi là Cửu khổng, Cửu khổng loa, Oác khổng, Bào ngƣ là
vỏ phơi khô của nhiều loại bào ngƣ
Bào ngƣ là một loại ốc vỏ cứng ở mép có từ 7 đến 13 lỗ (thƣờng có 9 lỗ gọi là Cửu
khổng). Bào ngƣ sống hải đảo hay ven biển có rạn đá ngầm, đƣợc khai thác nhiều ở miền
Bắc nƣớc ta nhƣ vùng các đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà và chân núi Đèo ngang
(Quảng Bình).
TVQK: Vị mặn tính hàn, qui kinh Can.
TPHH: Calcium carbonat (trên 90%), nhiều loại Amino acid, ít Magnesium, sắt, silicat,
phosphat, chlorid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng: bình can tiềm dƣơng, thanh can minh mục.
Chủ trị các chứng: can dƣơng thịnh hoặc âm hƣ dƣơng kháng, can hỏa bốc, can hƣ
mắt mờ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng an thần, dùng trị chứng mất ngủ có tác dụng nhất định.

225
Y Học Cổ Truyền

Thạch quyết minh nung có tác dụng thu liễm, giảm chua, giảm đau, cầm máu.
CNCT:
Trị chứng can dương thịnh, hoa mắt chóng mặt:
Thạch quyết minh, Sinh địa, Mẫu lệ đều 16g, Bạch thƣợc, Nữ trinh tử, Ngƣu tất
đều 12g, Cúc hoa 8g sắc uống.
Thạch quyết minh 20g, Đƣơng qui, Bạch thƣợc, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g,
Thiên ma, Câu đằng đều 8g, Hạ khô thảo 16g sắc uống.
Trị các chứng bệnh về mắt:
Thạch quyết minh tán: Thạch quyết minh 16g, Câu kỷ tử, Mộc tặc thảo, Tang diệp,
Cốc tinh thảo đều 12g, Bạch cúc hoa, Thƣơng truật, Kinh giới, Toàn phúc hoa đều 8g,
Thuyền thoái 2g, Cam thảo 3g, sắc uống trị mộng mắt hoặc thanh manh.
Thạch quyết minh 20g, Cúc hoa vàng 12g, Cam thảo 4g, sắc uống trị mắt đỏ.
Thạch quyết minh cạo sạch vỏ đen ngoài, tán nhỏ thủy phi 10g, dùng gan lợn hay
dê bổ đôi cho thuốc vào đun sôi chín để hơi xông mắt, lúc nguội ăn cả gan và nƣớc (kinh
nghiệm dân gian).
LD:
Liều thƣờng dùng: 15 - 30g. Cho vào thang thuốc nên đập vụn và sắc trƣớc 30
phút. Dùng sống, thuốc có tác dụng bình can tiềm dƣơng, thanh nhiệt minh mục. Thạch
quyết minh nung tác dụng thu liễm tốt dùng trị đau bao tử có tác dụng giảm toan, giảm
đau, cầm máu.
Chú ý: thịt của Bào ngƣ là một loại thức ăn quí có tác dụng dƣỡng can huyết, thành phần
có 24% protid, 0,44% lipid và nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus,
chống đông máu và ức chế miễn dịch.

Thạch quyết minh

4. Thuốc khai khiếu


4.1. THẠCH XƢƠNG BỔ (Rhizoma Acori Graminei)

226
Y Học Cổ Truyền

Thạch xƣơng bồ còn có tên Xƣơng bồ, Cửu tiết xƣơng bồ, là thân rễ phơi khô của
cây Thạch xƣơng bồ. Còn Thủy xƣơng bồ là thân rễ phơi khô của cây Thủy xƣơng bồ
Thạch xƣơng bồ cũng nhƣ Thủy xƣơng bồ mọc khắp nơi ở miền Trung và Bắc nƣớc ta.
Cây Xƣơng bồ thuộc họ Ráy.
TVQK: Thạch xƣơng bồ vị cay tính ôn, qui kinh Tâm, Vị
TPHH:
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam:
Thạch xƣơng bồ có chừng 0,5 - 0,8 tinh dầu, trong tinh dầu có chừng 86% asaron,
một ít chất phenol và acid béo.
Thủy xƣơng bồ có 1,5 - 3,5% tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu cũng là asaron
rồi đến asarylandehyt có glucozit đắng gọi là acorin và tanin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thạch xƣơng bồ có tác dụng khai khiếu ninh thần, hóa thấp hòa vị.
Chủ trị các chứng thần khí hôn mê, hoảng loạn do đàm trọc bế tắc (đàm trọc mông
tê), hay quên (kiện vong), ù tai, điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung), báng đầy do thấp (thấp trở bỉ
mãn), lị, cấm khẩu.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc sắc, thuốc sắc khử dầu đều có tác dụng an thần, tinh dầu có tác dụng gây
ngủ. Thuốc sắc còn có tác dụng chống co giật. Dầu bay hơi của Thạch xƣơng bồ làm giảm
vận động của chuột và làm giảm tác dụng kích thích của Ephedrin đối với hệ thần kinh
trung ƣơng. Thuốc sắc làm kéo dài tác dụng của thuốc barbiturate.
Thuốc sắc và tinh dầu của thuốc đều có tác dụng làm giảm co thắt của cơ trơn dạ
dày và ruột và làm tăng tiết đƣờng tiêu hóa.
Nƣớc sắc của thuốc hạ chế sự lên men quá mạnh của đƣờng tiêu hóa.
Tinh dầu của thuốc có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột trắng thí nghiệm.
Độc tính: liều lƣợng lớn của thuốc gây co giật ở chuột và dẫn đến chết.
CNCT:
Trị chứng hôn mê sốt cao do đàm mê tâm khiếu:
Xƣơng bồ uất kim phƣơng: Thạch xƣơng bồ tƣơi 3g, Uất kim 5g, Sơn chi (sao) 6g,
Liên kiều 10g, Cúc hoa 5g, Hoạt thạch 12g, Trúc diệp 10g, Đơn bì 6g, Ngƣu bàng tử 10g,
Trúc lịch 10g, Gừng tƣơi (giã lấy nƣớc) 6 giọt, Ngọc xu đơn (bột thành phẩm) 1,5g hòa
uống. Sắc nƣớc uống, bằng xông bao tử nếu cần.
Xƣơng dƣơng tả tâm thang: Xƣơng bồ, Hoàng cầm, Tô diệp, Hậu phác đều 6g,
Phán Bán hạ, Trúc nhự, Tỳ bà diệp đều 10g, Lô căn 15g, Hoàng liên 3g, sắc uống.
Trị đau đầy vùng thượng vị do trúng hàn khí trệ:
Thạch xƣơng bồ, Mộc hƣơng đều 6g, Chế hƣơng phụ 12g, sắc uống, ngày 1 lần.

227
Y Học Cổ Truyền
Trị lị cấm khẩu:
Khai cấm tán: Nhân sâm 2g, Xuyên Hoàng liên 5g, Thạch xƣơng bồ 6g, Thạch liên
tử 12g, Đơn sâm 12g, Phục linh, Trần bì, Trần mễ, Hà diệp đế (cuống lá sen) đều 12g,
Đông qua nhân 15g, sắc uống.
LD:
Liều thƣờng dùng uống: 5 - 10g cho vào thuốc thang hoặc hoàn tán. Dùng ngoài
lƣợng vừa đủ, tán bột đắp hoặc sắc rửa. Lƣợng tƣơi liều gấp đôi.
Chú ý: trƣờng hợp âm huyết hƣ, tinh hoạt, ra mồ hôi nhiều cần thận trọng

Thạch xƣơng bồ

4.2. XẠ HƢƠNG (Secretio Moschus Moschiferi)


Xạ hƣơng là chất tiết khô đựng trong túi thơm của con Chồn hƣơng ( Hƣơu xạ) đực
đã trƣởng thành. Thuộc họ Hƣơu. Túi thơm của Hƣơu xạ đực nằm ở bụng giữa rốn và cơ
quan sinh dục là một túi tròn hơi phồng, kích thƣớc 5 - 7cm x 3 x3 - 4cm, quanh túi có
lông mọc, phần giữa trụi có 2 lỗ thông. Túi chứa xạ hƣơng do các tuyến của thành túi tạo
ra. Ở hƣơu xạ trƣởng thành, túi chứa đầy chất xạ nặng có thể 60g hoặc hơn. Xạ hƣơng ở
hƣơu sóng quánh nhƣ mật ong, màu nâu đỏ, để khô chất xạ biến thành một khối lổn nhổn
màu nâu hung rồi xám lại dần dần.
Ta còn nhập Xạ hƣơng của Trung quốc vì ta ít khai thác.
TVQK: Xạ hƣơng vị cay, tính ôn, qui kinh Tâm, Can, Tỳ. Thuốc có đặc tính thơm xuyên
cho nên thuốc có thể thông suốt 12 kinh.
TPHH:
Xạ hƣơng có chất cholesterine, chất béo, một chất nhựa trắng, muối calci và
amoniac với tỷ lệ thay đổi, một tinh dầu có thành phần chủ yếu là một chất ceton gọi là
muscone, đây là hoạt chất thơm độc nhất của Xạ hƣơng
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

228
Y Học Cổ Truyền

Xạ hƣơng có tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, hoạt huyết tán kết, chỉ thống thôi sản.
Chủ trị các chứng: nhiệt nhập tâm bào lúc mắc bệnh ôn nhiệt, sang thƣơng thũng độc,
trung tích kinh bế, kinh phong, kinh giản trúng phong (chứng bế), bào y bất hạ (rau thai
không ra).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Đối với hệ thần kinh trung ƣơng: Liều nhỏ Xạ hƣơng và chất muscone ceton Xạ
hƣơng có tác dụng hƣng phấn hệ thần kinh trung ƣơng, nhƣng liều cao thì ức chế. Thuốc
làm giảm rõ phù não, tăng sự thích nghi của hệ thần kinh trung ƣơng đối với trạng thái
thiếu oxy, cải thiện tuần hoàn não. Nhờ các tác dụng trên mà thuốc có tác dụng khai khiếu
(tỉnh não).
Đối với hệ tuần hoàn - hô hấp: thuốc có tác dụng hƣng phấn tim cô lập. Thuốc Xạ
hƣơng 1mg/1ml tƣới vào tim cô lập của chuột lang làm cho lƣu lƣợng máu của động
mạch vành tăng gấp đôi Cetone của Xạ hƣơng nhân tạo hoặc thiên nhiên chích tĩnh mạch
cho mèo đƣợc gây mê tác dụng nâng huyết áp và tăng tần số hô hấp.
Tác dụng đối với tử cung: thuốc có tác dụng hƣng phấn rõ rệt đối với tử cung cô
lập của thỏ nhà, chuột đồng và chuột Hà lan, tác dụng hƣng phấn đối với tử cung có thai
càng mạnh hơn.
Tác dụng chống ung thƣ: thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thƣ, đối với các loại
ung thƣ thực quản, ung thƣ tuyến bao tử, ung thƣ đại tràng, ung thƣ bàng quang, nồng độ
cao tác dụng mạnh. Nhƣng đối với ung thƣ tâm vị lại không có tác dụng rõ rệt.
CNCT:
Trị bệnh mạch vành:
Xạ hƣơng nhân tạo làm thành viên lactose ngậm dƣới lƣỡi trị cơn đau thắt ngực.
Xạ hƣơng Ceton ( Muscone) chế thành thuốc phun sƣơng và ngậm dùng trị cho
đau thắt ngực, bệnh mạch vành.
Trị bệnh viêm gan mạn và xơ gan thời kỳ đầu:
Dùng dịch chích Xạ hƣơng 5% luân lƣu chích vào 2 huyệt Chƣơng môn, Kỳ môn 2
bên, mỗi lần 2 ml, 1 tuần 1 lần, 4 tuần là một liệu trình.
Trị nhau thai không ra, thai chết lưu:
Hƣơng quế tán: Xạ hƣơng 0,15g, Nhục quế 1,5g, tán bột mịn chia 2 lần uống với
nƣớc nóng.
LD: Liều uống: 0,06 - 0,1g nhiều đến 1g. Dùng ngoài lƣợng vừa đủ.
Chỉ cho vào thuốc hoàn tán, không cho vào thuốc thang.
Không nên dùng đối với bệnh nhân âm hƣ cơ thể suy nhƣợc, phụ nữ có thai.

229
Y Học Cổ Truyền

Xạ hƣơng

4.3. BĂNG PHIẾN (Borneol)


Băng phiến còn gọi là Long não hƣơng, Phiến não, Mai hoa não, Mai phiến, Ngãi
nạp hƣơng, Ngãi phiến, Từ bi. Băng phiến đƣợc chế từ 3 nguồn:
+ Gỗ cây Long não hƣơng. Thuộc họ Dầu hoặc họ Dong dực quả chƣa thấy có ở
nƣớc ta.
+ Cây Đại bi hay Từ bi hoặc Từ bi xanh. Thuộc họ Cúc, có mọc ở nƣớc ta.
+ Chế bằng phƣơng pháp hóa học.
Bài này chủ yếu giới thiệu loại Băng phiến chế từ gỗ cây Long não hƣơng.
TVQK: Băng phiến vị cay, đắng tính hơi hàn, qui kinh Tâm tỳ phế.
TPHH: Borneol ( có thể tổng hợp từ tinh dầu thông).
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Băng phiến có tác dụng khai khiếu, tịch uế chỉ thống.
Chủ trị chứng trúng phong đàm quyết, kinh giản, bụng ngực đau lạnh.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Đối với hệ thần kinh ngoại vi: thuốc có tác dụng kích thích nhẹ thần kinh cảm giác
ngoại vi, làm giảm đau thần kinh.
Thuốc đƣợc hấp thu nhanh qua màng ruột, tích tụ ở não thời gian tƣơng đối lâu với
lƣợng tập trung cao. Cho thuốc bằng đƣờng tĩnh mạch, thời gian thải nửa lƣợng thuốc
khoảng 2 - 8 phút, nếu cho uống thì thời gian thải nửa lƣợng khoảng 5,3 giờ. Những kết
quả thực nghiệm trên đây là căn cứ nói lên tác dụng khai khiếu của thuốc.
Tác dụng kháng khuẩn: Băng phiến có tác dụng ức chế đối với các loại tụ cầu
khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu phế viêm, trực khuẩn đại tràng và một số nấm gây bệnh
ngoài da.

230
Y Học Cổ Truyền

CNCT:
Trị bệnh nhiễm sốt cao hôn mê, co giật:
Chỉ bảo đơn (Hòa tể cục phƣơng): Nhân sâm, Xạ hƣơng, Thiên trúc hoàng, Băng
phiến, Hổ phách, Đại mao, Chu sa, Chế Nam tinh, Tê giác, Ngƣu hoàng, Hùng hoàng, An
tức hƣơng, liều lƣợng tham khảo sách, chế thành thuốc tán hoặc hoàn. Thuốc tán mỗi lần
uống 2 - 4g, ngày 1 - 2 lần, trẻ nhỏ giảm liều với nƣớc ấm.
An cung Ngƣu hoàng hoàn (Oân bệnh điều biện) Ngƣu hoàng, Uất kim, Tê giác,
Hoàng cầm, Hùng hoàng, Băng phiến, Trân châu, Chu sa, Hoàng liên, Sơn chi, Xạ hƣơng.
Tất cả tán bột mịn trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 4g (1 viên) ngày 2 lần, trẻ e m tùy
theo tuổi giảm liều.
Tinh não đơn: Băng phiến 6g, Chu sa 10g, Hùng hoàng 30g, Tạo phàn 60g, Hỏa
tiêu 250g. Tất cả tán bột mịn trộn đều, cất vào lọ kín. Mỗi lần dùng 0,03g điểm vào khóe
mắt trong (Nội Tinh minh), ngoài ra dùng 1g uống với nƣớc sôi nguội hoặc hòa tan cho
uống bằng sonde. Trị các chứng hôn mê do trọng thƣơng hoặc bạo bệnh.
Trị chứng họng lợi, mồm lóet đau:
Băng bằng tán: Băng phiến, Bằng sa, Nguyên minh phấn (Mang tiêu), Chu sa phối
hợp làm thuốc tán. Trị răng lợi sƣng đau, lóet mồm, nga khẩu sang (tƣa), có thể thổi thuốc
vào hoặc bôi vào, chảy nƣớc miếng thì sau vài phút nhổ đi.
Trị mắt đỏ có mộng thịt:
Băng phiến tán bột thật mịn điểm mắt.
Trị viêm họng mạn tính, viêm amidale:
Băng phiến 1g, Khô phàn (Phèn phi khô) 2g, Hoàng bá 2g, đốt thành than, Đăng
tâm 3g đốt than, tất cả tán nhỏ trộn đều, mỗi lần dùng 3 - 4g thổi vào họng.
LD:
Liều: uống 0,02 - 1g cho thuốc vào hoàn tán, không cho vào thuốc sắc. Dùng ngoài
lƣợng vừa đủ, tán bột khô bôi vào hoặc đắp.
Dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai, không cho vào lửa và nhiệt độ cao.

Băng phiến

231
Y Học Cổ Truyền

THUỐC CỐ SÁP

I/ Đại cƣơng
Thuốc cố sáp là những thuốc có tác dụng thu liễm mồ hôi, máu, tân dịch bài tiết
quá nhiều trong trƣờng hợp khí hƣ không cầm giữ đƣợc.
Thuốc cố sáp thƣờng có vị chua, chát, công năng thu liễm.
Tác dụng chủ yếu của thuốc cố sáp:
+ Thực biểu cố sáp: dùng trị các chứng biểu hƣ nhƣ ra mồ hôi, tự hãn, đạo hãn, ho
do phế hƣ khí suyễn.
+ Cố tinh sáp niệu: dùng khi thận hƣ hay di tinh, hoạt tinh, tiểu nhiều, băng lậu kéo
dài.
+ Sáp trƣờng chỉ tả: dùng khi tỳ hƣ gây tiêu chảy.
+ Còn dùng trong các trƣờng hợp bệnh lý lâu ngày, gây sa giáng tử cung, trực
tràng.
+ Sinh cơ chỉ huyết: dùng với các vết thƣơng khó lành miệng, chảy nƣớc lâu ngày,
thổ huyết, băng huyết do tỳ hƣ.
Có thể chia thuốc cố sáp làm 3 loại:
1. Thuốc cố biểu liễm hãn (cầm mồ hôi)
Dùng trong các trƣờng hợp tự hãn, đạo hãn, dƣơng hƣ không bảo vệ đƣợc bên
ngoài, âm hƣ không định đoạt đƣợc bên trong, nên mồ hôi ra nhiều, nếu nặng có thể gây
chứng vong dƣơng, hƣ thoát.
Khi dùng thuốc liễm hãn có thể dùng với thuốc trấn tâm an thần, thuốc bổ dƣơng
hoặc thuốc thanh nhiệt.
2. Thuốc cố tinh sáp niệu (cầm di tinh, di niệu)
Có tác dụng cũng cố tinh dịch trong cơ thể. Dùng trị chứng thận hƣ gây di tinh,
hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dƣơng ở ngƣời già; trẻ em hay nằm mê di niệu.
3. Thuốc sáp trƣờng chỉ tả (cầm tiêu chảy)
Thuốc này dùng trong trƣờng hợp tỳ vị hƣ nhƣợc lâu ngày, công năng tiêu hóa
kém, hấp thụ giảm sút, hoặc bị ngộ độc thức ăn...dẫn đến tiêu chảy lâu ngày không khỏi.
4. Lƣu ý khi dùng thuốc cố sáp
Thuốc cố sáp đƣợc dùng trong các trƣờng hợp hƣ chứng lâu ngày, không dùng
thuốc quá sớm khi ngoại tà chƣa giải. Do tính chất thu liễm của thuốc, có thể khiến cho tà
độc lƣu lại cơ thể.
Thuốc cố sáp chủ yếu dùng trị tiêu, trên lâm sàng cần biện chứng luận trị, kết hợp
với các thuốc trị bản để đạt kết quả tốt:

232
Y Học Cổ Truyền

+ Trong trƣờng hợp mồ hôi tuy ra nhiều, nhƣng biểu tà chƣa hết hoặc nhiệt tà chƣa
thanh trừ hết nên dùng thuốc dƣỡng âm thanh nhiệt là chính, gia thêm thuốc liễm hãn để
bổ trợ.
+ Nếu mồ hôi ra nhiều, gây khí suyễn, chân tay lạnh, mạch nhỏ, yếu, muốn thoát
dƣơng, phải dùng kèm thuốc liễm hãn với Nhân sâm, Phụ tử, Hoàng kỳ để bổ khí, hồi
dƣơng cứu nghịch.
+ Nếu tiêu chảy lâu ngày, thấp nhiệt chƣa hết thì phải kết hợp thuốc chỉ tả với các
thuốc thanh trƣờng.
Không dùng thuốc cố sáp trong các trƣờng hợp sau:
+ Biểu hƣ do nhiệt thịnh: không dùng thuốc liễm hãn.
+ Thận hƣ do dƣơng thịnh, thấp nhiệt: không dùng thuốc cố tinh sáp niệu.
+ Tiểu tiện nhiều lần, nhƣng không do bàng quang và thận khí hƣ mà do nhiệt
chứng: không dùng thuốc cố tinh sáp niệu.
+ Tiêu chảy, kiết lỵ do thực nhiệt: không dùng thuốc sáp trƣờng chỉ tả.
+ Không dùng thuốc cố sáp trong trƣờng hợp thấp nhiệt.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc cố biểu liễm hãn
1.1. NGŨ VỊ TỬ (Fructus Schisandrae Chinensis)
Ngũ vị tử có tên gọi là Ngũ vị tử vì thuốc có đủ 5 vị, còn có tên là Ngũ mai tử.
Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc Ngũ vị tử hoặc của cây Nam
Ngũ vị tử.
Bắc Ngũ vị tử là loại chính phẩm thuộc họ Ngũ vị. Ngũ vị tử hiện còn phải nhập
của Trung quốc.
TVQK: Vị ôn chua, qui kinh Phế, Thận, Tâm.
TPHH: Desoxyschysandrin, schizandrol, citral, stigmasterol, tinh dầu, acid hữu cơ,
vitamin C, vitamin E.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Ngũ vị tử có tác dụng: liễm phế tƣ thận, sinh tân liễm hãn, sáp tinh chỉ tả, định tâm
an thần.
Chủ trị các chứng hƣ suyễn cửu khái, tân dịch tổn thƣơng, mồm khát, tự hãn, đạo
hãn ( ra mồ hôi trộm), di tinh, hoạt tinh, tiêu chảy kéo dài, tim hồi hộp, mất ngủ, mộng
nhiều.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Đối với trung khu thần kinh: Thuốc có tác dụng làm cân bằng 2 quá trình hƣng
phấn và ức chế của vỏ não, đối với các cấp thần kinh trung ƣơng đều có tác dụng hƣng

233
Y Học Cổ Truyền

phấn. Thuốc có tác dụng nâng cao trí lực, hiệu suất và chất lƣợng công tác, schizandrin có
tác dụng giảm đau, an thần và giải nhiệt.
Nƣớc sắc Ngũ vị tử có tác dụng hƣng phấn hô hấp rõ, đồng thời có tác dụng hạ áp,
hóa đàm giảm ho.
Thuốc có giá trị nhƣ Nhân sâm có chất gây thích nghi ( adaptogen), có tác dụng
điều hòa các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cƣờng khả năng phòng vệ của cơ thể
đối với các kích thích không đặc hiệu. Thuốc có tác dụng tăng sức (kéo dài thời gian bơi
của súc vật thí nghiệm hoặc điều chỉnh acid dịch vị , tăng pH của dịch vị lúc acid cao và
giảm pH dịch vị lúc acid thấp). Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch tƣơng đƣơng với liều
corticoid trung bình. Nhƣng trên thực tế cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng chức
năng của tế bào miễn dịch, thuốc còn có tác dụng gia tăng quá trình tổng hợp và phân giải
glycogen, cải thiện sự hấp thu đƣờng của cơ thể.
Thuốc có tác dụng hạ áp nhƣng lúc suy tuần hoàn thuốc lại có tác dụng nâng áp,
nhƣ vậy là có tác dụng điều tiết huyết áp. Trên thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có
tác dụng giãn mạch và cƣờng tim.
Thuốc sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích đều trên tử cung cô lập của thỏ có thai
hay không, cũng nhƣ sau sanh. Tác dụng chủ yếu là làm mạnh nhịp co bóp của tử cung.
Thuốc có tác dụng tăng tiết mật. Thuốc có tác dụng điều tiết dịch vị ức chế nhu động bao
tử, có tác dụng phòng loét trên mô hình gây loét bao tử ở chuột lớn.
Dịch cồn ngâm kiệt Ngũ vị tử in vitro có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn nhƣ tụ
cầu vàng, trực khuẩn thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, cầu khuẩn viêm phổi, phẩy khuẩn tả,
tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với trực khuẩn mủ xanh. Trong cơ chế thuốc có tác dụng
kháng virut.
Gamma-Schizandrin có tác dụng ức chế sự hợp thành DNA của tế bào ung thƣ.
Thuốc sắc Ngũ vị tử có tác dụng tăng thị lực và thị trƣờng của những ngƣời bình thƣờng
tình nguyện và ở những ngƣời đau mắt. Thuốc có tác dụng tăng xúc giác.
CNCT:
Trị hội chứng Ménière:
Dùng Ngũ vị tử, Toan táo nhân, Đƣơng qui, Quế viên làm thuốc thang sắc uống.
Trị háo suyễn nặng:
Ngũ vị tử 30 - 50g, Địa long 9 -12g, Ngƣ tinh thảo 30 - 80g, ngâm nƣớc 2 - 4 giờ,
sau đó sắc đun nhỏ lửa (văn hỏa), sắc 2 lần còn đƣợc khoảng 250ml, chia uống 2 lần:
chiều 4 giờ và tối 8 giờ.
Trị chứng hư nhược ra nhiều mồ hôi (đạo hãn, tự hãn):
Bá tử nhân hoàn: Bá tử nhân, Bán hạ khúc đều 60g, Mẫu lệ, Nhân sâm, Ma hoàng
căn, Bạch truật, Ngũ vị tử đều 30g tán bột mịn trộn đều làm hoàn hoặc uống thuốc tán,
mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 lần.

234
Y Học Cổ Truyền
Trị ho suyễn do phế khí âm hư, phế thận âm hư do cảm hàn.:
Ngũ vị tử thang: Đảng sâm, Mạch đông, Tang phiêu tiêu đều 30g, Ngũ vị tử 5g,
sắc nƣớc uống.
Mạch vị Đại hoàng hoàn: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Đơn bì, Bạch
linh, Trạch tả đều 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị 4g. Trị chứng ho suyễn lâu ngày do phế
thận âm hƣ, ho ra máu, lao phổi. Bài này cũng gọi là Bát tiên trƣờng thọ hoàn (Sách Y
cấp) hay có tên Tiếp tục vô âm phƣơng (Hải thƣợng y tôn tâm lĩnh).
Tiểu thanh long thang (Thƣơng hàn luận): Ma hoàng 8g, Quế chi 6g, Bán hạ 8g, Tế
tân 4g, Bạch thƣợc 12g, Can khƣơng 8g, Chích thảo 6g, Ngũ vị tử 4g, sắc uống ấm chia 3
lần trong ngày. Trị chứng ho do cảm hàn.
Ngũ vị tử 80g, Túc xác tẩm với đƣờng sao qua 20g, 2 vị tán bột mịn luyện với kẹo
Mạch nha viên bằng quả táo, mỗi lần ngậm 1 viên (Sách Vệ sinh gia bảo). Trị ho lâu
ngày.
Ngũ vị tử, Bạch phàn lƣợng bằng nhau đều tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 12g,
lấy phổi lợn nƣớng chín chấm bột ăn với nƣớc nóng (Phổ tế phƣơng). Trị ho có đờm gây
khó thở.
Trị thận hư, hoạt tinh, liệt dương:
Tang phiêu tiêu hoàn: Tang phiêu tiêu, Long cốt, Phụ tử đều 10g, Ngũ vị tử 6g, sắc
nƣớc uống hoặc làm hoàn uống.
Ngũ vị tử 600g tán bột mịn, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần. Kiêng thịt lợn, cá, tỏi,
giấm. Uống hết đơn thì khỏe. Trị liệt dƣơng (theo Thiên kim phƣơng).
Trị chứng cảm nắng, mùa hè ra mồ hôi nhiều gây cương khí âm hư, mệt khát
nước: dùng bài:
Sinh mạch tán (Nội ngoại thƣơng biện hoặc luận) gồm: Nhân sâm, Mạch môn đều
10g, Ngũ vị 5g, sắc uống. Hiện các chuyên gia tim mạch của Trung quốc đã nghiên cứu
dùng bài thuốc này trị bệnh tim mạch nhƣ: nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, suy tim, .
có kết quả ( có tác giả dùng dạng thuốc chích hoặc truyền tĩnh mạch).
Trị tiêu chảy do tỳ thận hư hàn (Ngũ canh tả): dùng bài:
Tứ thần hoàn (Chứng trị chuẩn thằng): Bổ cốt chỉ (Phá cố chỉ) 16g, Nhục đậu khấu
8g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Ngô thù du 4g, theo tỷ lệ tán bột mịn trộn với nƣớc sắc gừng tƣơi và
Đại táo thêm ít bột mà làm hoàn. Mỗi lần uống 6 - 12g với nƣớc muối nhạt ấm trƣớc lúc
tối đi ngủ. Nhiều tác giả dùng bài thuốc này trị lao ruột hoặc viêm đại tràng mạn có hội
chứng tỳ thận hƣ hàn có kết quả.
LD: Cho vào thuốc sắc 2 - 6g, dùng bột: 1 - 3g/lần.
Độc tính: Liều độc cho uống ở chuột là khoảng 10 - 15g/kg. Biểu hiện độ độc quá liều là
hoảng hốt, buồn ngủ hoặc khó thở.

235
Y Học Cổ Truyền

Ngũ vị tử

1.2 MẪU LỆ (Concha Ostreae)


Mẫu lệ còn gọi là vỏ hàu, vỏ hà, tả Mẫu lệ (Trung quốc) là vỏ phơi khô của nhiều
loại hà. Con hàu sống hầu hết các cửa sông các tỉnh duyên hải miền Bắc Việt nam.
Vỏ hàu có thể thu hoạch quanh năm, đem về rửa sạch bỏ thịt phơi khô là đƣợc.
Mẫu lệ chế là Mẫu lệ đƣợc nung lên lửa trở thành màu xám trắng.
TVQK: Mẫu lệ vị mặn tính hơi hàn, qui kinh Can, Thận.
TPHH: Calcium carbonate, calcium phosphate, calcium sulfate, magnesium, aluminum,
oxyt sắt, silice.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Mẫu lệ có tác dụng: Bình can tiềm dƣơng, nhuyễn kiên tán kết, thu liễm cố sáp.
Chủ trị các chứng can dƣơng thƣợng kháng, nhiệt tà thƣơng âm, hƣ phong nội
động, kinh giản, loa lịch anh lựu, đàm hạch, cục sƣng, gan lách to, mồ hôi trộm, di tinh,
đái hạ, băng lậu.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại: ít có ghi nhận về nghiên cứu.
Thuốc có tác dụng nhất định trong điều trị loét dạ dày tá tràng.
Có ngƣời cho rằng thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch.
CNCT:
Trị mồ hôi trộm thường gặp trong bệnh lao, suy nhược cơ thể:
Nhất giáp tiễn: Mẫu lệ 40g sắc uống.
Nhị long cốt Mẫu lệ tán: Long cốt, Mẫu lệ đều 18g, Phụ tử, Bạch thƣợc, Bạch vi,
Sinh khƣơng đều 12g, Đại táo 3 quả, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị chứng hƣ dƣơng ngoại
việt sốt về chiều tối, mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.
Mẫu lệ 10g, Hoàng kỳ 4g, Ma hoàng căn 4g, Cám 10g, đổ 600ml nƣớc sắc còn
200ml, chia nhiều lần uống trong ngày.

236
Y Học Cổ Truyền
Trị chứng cao huyết áp có có triệu chứng đau đầu chóng mặt, ù tai, chân ta y tê dại do
can dương thịnh:
Trấn can tức phong thang: Sinh giả thạch 20g, Xuyên ngƣu tất 12g, Sinh Long cốt,
Sinh Mẫu lệ, Sinh Qui bản đều 12g, sinh Bạch thƣợc 20g, Huyền sâm 16g, Thiên môn
đông 12g, Xuyên luyện tử, Đƣơng qui, Sinh mạch nha, Nhân trần đều 12g, Cam thảo 4g,
sắc nƣớc uống.
Trị các chứng di tinh, đới hạ:
Cố tinh hoàn (Y phƣơng tập giải): Mẫu lệ, Long cốt, Kim anh tử, Sa uyển tật lê,
Liên tu, Khiếm thực, Liên nhục lƣợng bằng nhau, sao tán bột mịn làm hoàn hoặc sắc
uống. Trị di tinh.
Mẫu lệ hoàn: Mẫu lệ, A giao, Lộc giác giao, Qui thân, Tục đoạn đều 12g, Can
khƣơng 4g, Xích thạch chỉ 12g, Đại giá thạch 10g. Theo tỷ lệ các vị thuốc làm hoàn, mỗi
lần uống 6 - 8g, ngày 3 lần. Trị xích bạch đới.
Trị lao hạch, gan lách to: thuốc có tác dụng nhuyễn kiên, tán kết.
Tiêu hạch tán: Hải tảo, Mẫu lệ, Huyền sâm đều 120g, gạo nếp thứ tốt 240g sao
vàng, Cam thảo sống 30g, tán bột mịn làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 4g với nƣớc hoặc rƣợu
ấm. Trị lao hạch.
Mẫu lệ, Đào nhân đều 12g, Xuyên sơn giáp, Nhũ hƣơng, Một dƣợc đều 6g, Đơn bì,
Qui vĩ, Trạch lan đều 12g sắc uống. Trị gan lách to.
Trị loét dạ dày hành tá tràng:
Từ nguyên Xƣơng dùng thang Long mẫu gồm có: Mẫu lệ nung, Long cốt sống
hoặc nung mỗi thứ 30 - 50g. Đau nhiều gia thêm Diên hồ sách 10g; ngủ kém gia thêm Dạ
giao đằng 15g, sắc uống mỗi ngày chia 2 lần. Một liệu trình từ 10 đến 20 lần.
Trị còi xương:
Đồng Lợi Lệ dùng bài thuốc gồm: Mẫu lệ, Long cốt, Qui bản, Bạch truật, Hoàng
kỳ, Sơn dƣợc, Ngũ vị tử làm dạng bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g, một liệu trình 2
tháng.
LD:Liều: 15 - 30g. Đập vụn sắc trƣớc, dùng ngoài theo yêu cầu.
Dùng ngoài phối hợp với Hoàng đơn, Khô phàn tán bột trị sang lở lâu ngày không
khỏi.

237
Y Học Cổ Truyền

Mẫu lệ

1.3. NGŨ BỘI TỬ ( Galla Rhi Chinesis)


Ngũ bội tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu Ngũ bội tử, ký sinh trên
những cuống lá và cành của cây Muối hay Diêm phụ mộc có nhiều loại có tên thực vật
khác nhau. Thuộc họ Đào lộn hột.
Ở nƣớc ta, Ngũ bội tử chỉ mới phát hiện có ít tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Hoàng Liên Sơn, Lào Cai và một số vùng Tây bắc, vùng biên giới
Trung Việt. Ngũ bội tử cũng có tại Nhật Bản, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam, Phúc Kiến.)
Ngũ bội tử có tên gọi là Bầu bí, Mặc piết, Bơ pật (Thái), Văn cáp, Bách trùng
thƣơng ( Trung quốc).
TVQK: Vị chua sáp tính hàn, qui kinh Phế, Đại trƣờng, Thận.
TPHH: Thành phần chủ yếu là Tanin (tannic acid) còn gọi là galotanic acid, chiếm tỷ lệ
50 - 80%, resin 2 - 4%, chất béo, tinh bột.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Ngũ bội tử có tác dụng: liễm phế giáng hỏa, sáp tràng, cố tinh, liễm hãn chỉ huyết.
Chủ trị các chứng: Phế hƣ cửu khái, cửu tả cửu lị, thoát giang (lòi dom), di tinh, hoạt tinh,
tự hãn, đạo hãn, băng lậu hạ huyết.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có nhiều chất tanin gây kết tủa albumin nên có tác dụng thu liễm làm lành
các vết lóet ngoài da, niêm mạc. Chất tanin có thể kết hợp với một số kim loại, ancaloid,
glucozit hình thành các hợp chất không hòa tan cho nên có tác dụng giải độc tố đối với
các loại thuốc có thành phần nhƣ trên.
Tác dụng kháng khuẩn: nƣớc sắc Ngũ bội tử có tác dụng ức chế hoặc giết chết in
vitro nhiều loại vi khuẩn nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn

238
Y Học Cổ Truyền

thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, kiết lị, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, virus cúm, chủng
virus PR8.
Độc tính của thuốc: cho súc vật thí nghiệm uống nƣớc sắc 100% Ngũ bội tử với
liều 20g/kg không thấy có tác dụng gì biểu hiện. Nhƣng với cùng liều cho chích dƣới da,
sinh ra hoại tử tại chỗ, tinh thần kích động, khó thở và tử vong trong 24 giờ.
CNCT:
Trị di tinh:
Dƣơng Hiểu dùng bột mịn Ngũ bội tử trộn với nƣớc muối sinh lý thành hồ lỏng
phết vào miếng cao dán 3 x 4cm dán vào huyệt Tứ mãn (huyệt ở vị trí dƣới rốn 2 thốn
ngang ra mỗi bên 0,5 thốn), 3 ngày thay 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình.
Trị mồ hôi đêm:
Dùng bột Ngũ bội tử làm thành hồ đắp lên rốn bệnh nhân trƣớc lúc ngủ, đã trị cho
61 ca mồ hôi đêm đều bớt ở mức độ khác nhau (bệnh nhân lao hoặc lao biến chứng bụi
phổi).
Trị đau bụng tiêu lỏng:
Ngũ bội tử tán bột làm viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15 - 20 viên với nƣớc
Bạc hà.
Trị đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ thêm nƣớc thành hồ đắp vào rốn.
LD: Liều 1,5 - 6g, dùng ngoài tùy theo nhu cầu.

Ngũ bội tử

2. Thuốc cố tinh sáp niệu


2.1. KIM ANH TỬ ( Fructus Rosac Laevigatae)
Kim anh tử còn gọi là Thích Lê tử, Đƣờng quân tử là quả giả hoặc đế hoa chín
phơi hay sấy khô của cây Kim anh. Thuộc họ Hoa Hồng. Có tên Kim anh vì quả giả giống
cái chén màu vàng.

239
Y Học Cổ Truyền

Ở nƣớc ta cây mọc hoang ở đồi núi và là đặc sản của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.
Ở Trung Quốc cây mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hà Nam, Giang
Tô, Triết Giang , Hồ Nam , Hồ Bắc, Tứ Xuyên.
Quả thu hái vào mùa thu. Cạo sạch, bổ đôi, nạo hết hạt và lồng trắng ở trong, phơi
hoặc sấy khô để làm thuốc.
TVQK: Kim anh tử vị chua sáp, tính bình. Qui kinh Thận, Bàng quang, Đại tràng.
TPHH: Quả có saponin, citric acid, malic acid, frutose, sucrose, tanin, resin, vitamin C,
glucosid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Kim anh tử có tác dụng: cố tinh sáp niệu, sáp trƣờng chỉ tả. Chủ trị các chứng: hoạt
tinh, tiểu nhiều lần (niệu lần), bạch đới quá nhiều, cửu tả cửu lị.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng giảm xơ mỡ động mạch: trên thực nghiệm gây xơ mỡ mạch Thỏ bằng
chế độ ăn nhiều cholesterol đƣợc điều trị bằng Kim anh tử trong 2 - 3 tuần. Trong tất cả
các ca đều có giảm cholesterol máu và beta-lipoprotein có ý nghĩa so với lô chứng. Mỡ ở
tim và gan cũng nhƣ xơ mỡ mạch ở nhóm điều trị là ít hơn.
Tác dụng kháng khuẩn: nƣớc sắc Kim anh tử có tác dụng ức chế mạnh in vitro đối
với tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus) và E.Coli. Nƣớc của thuốc cũng có tác dụng ức
chế virus cúm.
CNCT:
Trị hoạt tinh, di tinh, khí hư bạch đới:
Kim anh tử 30 - 60g sắc uống hoặc nấu cao uống. Thuốc còn dùng trị suy nhƣợc
thần kinh, ra mồ hôi, bạch đới.
Thủy lục đơn: Kim anh tử, Khiếm thực lƣợng bằng nhau tán làm hoàn, mỗi lần
uống 6 - 8g với nƣớc cơm. Trị cả bạch đới (vì bài thuốc có 1 vị mọc ở trên đất, 1 vị mọc ở
dƣới nƣớc).
Trị sa tử cung, sa trực tràng:
Kim anh tử 30g, Ngũ vị tử 6g, sắc nƣớc uống. Trƣờng hợp sa tử cung lâu ngày có
thể kết hợp với bài thuốc bổ trung ích khí uống.
Trị chứng tả lị lâu ngày:
Kim anh tử 30g sắc nƣớc uống, hoặc phối hợp với thuốc bổ khí nhƣ Đảng sâm,
Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn làm thuốc thang sắc uống.
Hoa Kim anh, Quả Kim anh (bỏ hạt), lá Kim anh và Anh túc xác, lƣợng bằng nhau
tán nhỏ viên với nƣớc sắc vỏ quýt.
Trị trẻ em đái dầm, đái nhiều lần do thận hư: Kim anh tử lƣợng vừa đủ nấu thành cao
cho uống.

240
Y Học Cổ Truyền

LD: Liều 6 - 20g sắc uống, nấu cao hoặc chế thành viên.

Kim anh tử

2.2. KHIẾM THỰC (Semen Euryales Ferox)


Khiêm thực nguyên tên là Kê đầu thực, là hạt chín phơi hay sấy khô của cây
Khiếm thực. Thuộc họ Súng.
Cây Khiếm thực hiện chƣa thấy mọc ở Việt Nam. Cây đƣợc trồng ở các đầm ao
nhiều tỉnh của Trung Quốc giáp giới Việt Nam nhƣ Quảng Đông, Quảng Tây và Vân
Nam. Vào tháng 9, 10 quả chín hái về xay vỡ, sẩy lấy hạt rồi xay bỏ vỏ hạt lấy nhân làm
thuốc.
TVQK : Khiếm thực vị ngọt sáp tính bình, qui kinh Tỳ, Thận.
TPHH : Protid (4,4%), chất béo (0,2%), carbon hydrat (32%), calcium, phosphorus
thiamine, nicotinic acid, carotene, vitamine C, sắt.
TDDL :
Theo Y học cổ truyền:
Khiếm thực có tác dụng: bổ tỳ trừ thấp, ích thận cố tinh. Chủ trị các chứng cửu tả
cửu lị, hoạt tinh, di tinh, di niệu, bạch đới nhiều.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại: chƣa có tài liệu nghiên cứu dƣợc lý về Khiếm thực.
CNCT :
Trị tiêu chảy trẻ em do tỳ hư:
Bài Sâm linh Bạch truật tán gia giảm: Sơn dƣợc, Khiếm thực, Đảng sâm, Bạch
linh, Ý dĩ nhân, Trần bì đều 10g, Bạch truật, Trạch tả, Thần khúc đều 6g, Cam thảo 3g,
sắc uống.
Trị di mộng tinh: dùng bài Thủy lục đơn ( xem vị Kim anh tử).
Trị chứng bạch đới do thấp nhiệt:
Dị hoàng tán: Khiếm thực, Bạch quả, Xa tiền tử đều 10g, Sơn dƣợc 15g, Hoàng bá
6g, sắc uống hoặc làm thuốc tán.

241
Y Học Cổ Truyền

Phàn thanh hoàn: Khiếm thực, Bạch linh lƣợng vừa đủ tán bột mịn luyện mật làm
hoàn, mỗi lần uống 10g với nƣớc muối nhạt.
Trị tiểu đường: Khiếm thực 30g, gan heo 80 - 120g nấu chung ăn.
LD: Liều: 10 - 15g uống.

Khiếm thực

2.3. LIÊN TỬ ( Semen Nelumbinis Nuciferae)


Liên tử tức hạt sen là hạt chín bỏ vỏ của cây sen. Cây đƣợc trồng khắp nơi, ở nƣớc
ta mọc ở vùng ao đầm. Thu hái Sen vào các tháng 7 - 9, hái gƣơng sen về lấy quả, bỏ vỏ
phơi hay sấy khô làm thuốc.
TVQK: Hạt sen vị ngọt sáp, tính bình, qui kinh Tâm, Tỳ, Thận.
TPHH: Hạt sen có các thành phần: Hydrat Carbon, protid, lipid, calci, phosphor, sắt,
raffinose, oxoushinsunine, N-normepavine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Liên tử có tác dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận, cố tinh, dƣỡng tâm an thần. Chủ trị các
chứng Tỳ hƣ cửu tả, thận hƣ, di tinh, hoạt tinh, đới hạ, bứt rứt hồi hộp, mất ngủ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Chất oxoushinsunine trong hạt sen có khả năng ức chế ung thƣ mũi họng.
CNCT:
Trị tiêu chảy, lị mạn tính do tỳ hư:
Liên nhục 12g, Hoàng liên 5g, Đảng sâm 12g sắc uống.
Sâm linh Bạch truật tán ( Hòa tễ cục phƣơng): Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật,
Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục, Ý dĩ đều 10g, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì đều 6g, Cam
thảo 4g sắc uống hoặc làm thuốc hoàn tán uống.
Trị di tinh, hoạt tinh, băng lậu, đới hạ do thận hư:

242
Y Học Cổ Truyền

Liên thực hoàn: Liên nhục, Ba kích, Phụ tử, Bổ cốt chỉ, Sơn thù, Phúc bồn tử,
Long cốt lƣợng bằng nhau, tán bột mịn hồ làm hoàn, mỗi lần uống lúc đói 10g với nƣớc
muối nhạt.
Trị mất ngủ do suy nhược thần kinh thể tâm hỏa vượng:
Bài Táo nhân thang: Toan táo nhân, Liên tử, Viễn chí, Phục thần, Phục linh, Hoàng
kỳ, Đảng sâm đều 10g, Trần bì 5g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống.
LD: Liều thƣờng dùng: 6 - 15g.
Trƣờng hợp thực nhiệt và đại tiện táo bón không nên dùng.

Liên tử

2.4. SƠN THÙ DU ( Fructus Corni Officinalis)


Sơn thù du còn gọi là Sơn thù, Thù nhục, Táo bì là quả bỏ hột của cây Sơn thù du.
Nƣớc ta hiện đang còn phải nhập Sơn thù của Trung Quốc. Cây này mọc hoang hoặc
đƣợc trồng nhiều tại các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Triết Giang, Tứ
Xuyên.
Quả Sơn thù đƣợc hái về bỏ hạt phơi khô làm thuốc. Lúc bào chế, lấy 100kg Sơn
thù cho vào 20 kg rƣợu trộn đều chƣng khô đem phơi khô. Sơn thù du hình dáng nhƣ quả
táo nên gọi là Táo bì.
TVQK : Sơn thù vị chua, tính hơi ôn, qui kinh Can, Thận.
TPHH : Saponin ( 13%), verbenalin, ursolic acid, tanin, vitamin A.
TDDL :
Theo Y học cổ truyền:
Sơn thù du có tác dụng bổ ích can thận thu liễm cố sáp. Chủ trị các chứng: Can
thận hƣ tổn, huyễn vựng, dƣơng nuy, hoạt tinh di tinh, hƣ hãn ( mồ hôi trộm), băng lậu.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

243
Y Học Cổ Truyền

Nƣớc sắc Sơn thù in vitro có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lị thƣơng
hàn. Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng giết chết tế bào ung thƣ ở nƣớc bụng.
Trên súc vật thí nghiệm, thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ áp.
Thuốc có tác dụng hạ đƣờng huyết nhẹ.
CNCT :
Sơn thù nhục thƣờng dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị các chứng do cơ
thể hƣ nhƣợc nhƣ:
Trị chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do thận hư, biểu hiện liệt dương, di
tinh, váng đầu, ù tai, điếc tai, tiểu nhiều lần.
Thảo hoàn đơn: Sơn thù, Bổ cốt chỉ, Đƣơng qui đều 10g, Xạ hƣơng 0,1g, tán bột
mịn, luyện mật làm hoàn, uống với nƣớc muối nhạt.
Sơn thù, Thạch xƣơng bồ, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Hoàng bá, Ngũ vị tử lƣợng
bằng nhau 6g, sắc uống hàng ngày hay ngâm rƣợu uống, uống 15 ngày, nghỉ 10 ngày rồi
uống tiếp 3 - 5 lần.
Trị chứng ra mồ hôi trẻ em hoặc cơ thể suy nhược sau khi mắc bệnh:
Lai phục thang: Sơn thù, Đảng sâm đều 30g, Sinh Long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh
Bạch thƣợc đều 12g, Cam thảo 3g, sắc uống. Trị ra mồ hôi nhiều.
Sinh Mẫu lệ 10 - 15g (sắc trƣớc), Phù tiểu mạch 6 - 15g, Sơn thù nhục 6 - 10g sắc
uống. Trị chứng ra mồ hôi ở trẻ em còi xƣơng, suy dinh dƣỡng.
Trị phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều do cơ thể yếu hoặc do tiểu cầu giảm dùng bài:
Sơn thù du 30g, Nhân sâm 4 - 8g sắc uống (nếu huyết nhiệt không dùng).
Sơn thù nhục, Thục địa đều 15g, Đƣơng qui, Bạch thƣợc đều 12g, sắc uống.
Trị chứng tăng cholesterol máu: dùng bài:
Lục vị địa hoàng ( Tiểu nhi dƣợc chứng trực huyết): Thục địa 20g, Hoài sơn, Sơn
thù đều 10g, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì đều 8g, sắc uống.
LD: Liều thƣờng dùng: uống 6 - 12g, lúc cần có thể dùng 30g cho vào thuốc thang sắc
uống.

244
Y Học Cổ Truyền

Sơn thù du

3. Thuốc sáp trƣờng chỉ tả


3.1. Ô MAI ( Fructus Prunl Mume)
Ô mai còn gọi là Hạnh, Khổ hạnh nhân, với nguyên tên là Mai thực, là quả gần
chín của cây Mơ đƣợc gia công chế biến phơi hay sấy khô, cây Mơ thuộc họ Hoa Hồng.
Cây Mơ mọc hoang hay đƣợc trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc nƣớc ta nhƣ Sơn
Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Trung
Quốc, Acmenia cũng có cây Mơ.
TVQK: Ô mai vị chua, tính bình, qui kinh Can, Tỳ, Phế, Đại tràng.
TPHH: Citric acid, malic acid, succinic acid, sitosterol.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Ô mai có tác dụng liễm phế, sáp tràng, sinh tân, an hồi.
Chủ trị các chứng: ho lâu ngày do phế hƣ (phế hƣ cửu khái), chứng tiêu chảy và lị
kéo dài (cửu tả, cửu lị), mồm khát do hƣ nhiệt (hƣ nhiệt khẩu khát), chứng đau bụng do
lãi đũa (hồi quyết phúc thống).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Trên thực nghiệm súc vật chứng minh Ô mai làm tăng khả năng miễn dịch của cơ
thể.
Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của Thỏ. Cổ phƣơng Ô mai hoàn làm thƣ
giãn cơ Oddi và tăng tiết mật.
Nƣớc sắc Ô mai có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhƣ tụ cầu khuẩn
(tụ cầu vàng), liên cầu khuẩn viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn salmonella
typhi, shigella sonnei cùng nhiều loại trực khuẩn khác và một số nấm gây bệnh.
Tác dụng chống dị ứng: Trên súc vật thí nghiệm, nƣớc sắc Ô mai có tác dụng giảm
tỷ lệ tử vong của chuột lang gây choáng bằng chất albumin.
CNCT:
Trị trĩ nội:
Lục Đức Viêm dùng Ô mai chế thành thuốc chích (mỗi ml có hàm lƣợng 0,4g
thuốc sống, mỗi lần dùng 5 - 10ml, không quá 30ml tối đa), cho bệnh nhân nằm nghiêng,
gây tê vô trùng, cho búi trĩ ra ngoài hậu môn, chích vào trung tâm búi trĩ vào tầng dƣới
niêm mạc cho đến khi búi trĩ thay màu.
Trị viêm gan do virus :
Ô mai 40 - 50g (trẻ em giảm liều) gia 500ml nƣớc sắc đặc còn 250ml chia 2 lần
uống ngày 1 thang, đồng thời uống thêm vitamin C và B.
Trị tiêu chảy trẻ nhỏ: Mã nghiệp Canh dùng:

245
Y Học Cổ Truyền

+ Trẻ em dƣới 1 tuổi: Ô mai 1g, Bicarbonate Natri 0,25g.


+ Trẻ em trên 1 tuổi: Ô mai 1,5g, Bicarbonate Natri 0,25g.
Uống ngày 3 lần, mỗi lần liều lƣợng nhƣ trên, 3 ngày là 1 liệu trình.
Trị tiêu chảy khát nước:
Ngọc huyền hoàn (Cổ phƣơng): Ô mai, Thiên hoa phấn, Cát căn, Hoàng kỳ, Mạch
môn đều 10g, Cam thảo 3g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, hoặc sắc
nƣớc uống.
Trị ho lâu ngày:
Ô mai cao: Ô mai lƣợng vừa đủ nấu thành cao, mỗi tối uống với mật ong trƣớc khi
ngủ. Thuốc có tác dụng trị ho lâu ngày, ngƣời mệt mõi.
Nhất phục tán: Ô mai, Hạnh nhân, Bán hạ, A giao (hòa uống), Sinh khƣơng đều 10g, Cù
túc xác 5g, Tô diệp 6g, Cam thảo 3g, sắc uống.
Trị kiết lị:
Cố tràng hoàn: Ô mai, Nhục đậu khấu, Thƣơng truật, Phục linh, Đảng sâm đều
10g, Cù túc xác 5g, Mộc hƣơng 5g, Cam thảo 3g làm thành hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày
2 lần hoặc sắc uống. Trị kiết lî lâu ngày: Ô mai 2 - 3 quả thêm nƣớc vào đun sôi 15 phút,
dùng uống thay nƣớc trong ngày. Trị kiết lị, khát nƣớc.
Trị giun lãi: đau bụng hoặc nôn ra lãi đũa.
Ô mai hoàn (cổ phƣơng): Ô mai, Phụ tử, Đƣơng qui, Đảng sâm đều 10g, Hoàng
liên, Hoàng bá, Can khƣơng, Xuyên tiêu đều 5g, Quế chi 6g, Tế tân 3g, tán bột mịn luyện
mật làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống. Trị nôn ra lãi, lãi chui ống mật,
đau bụng do lãi đũa.
Ô mai, Binh lang, Khổ luyện căn bì, Sử quân tử đều 10g, sắc uống. Trị giun chui
ống mật.
Ô mai, Đại hoàng, Mang tiêu, Binh lang, Chỉ thực, Khổ luyện căn bì đều 10g, Mộc
hƣơng, Can khƣơng đều 5g, Tế tân 3g, sắc uống. Trị đau bụng do giun gây tắt.
Ô mai 2 qủa thêm 300ml nƣớc, đun sôi 15 phút, cho đƣờng đủ ngọt, uống tối trƣớc
lúc ngủ. Trị giun chui ra mồm mũi.
Trị băng huyết:
Ô mai 7 quả thiêu tồn tính, tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng nƣớc
cơm chiêu thuốc.
LD:
Liều thƣờng dùng: 10 - 30g cho vào thuốc sắc. Dùng ngoài theo yêu cầu, tán nhỏ
đắp ngoài. Trƣờng hợp dùng cầm máu, trị tiêu chảy, nên sao cháy.
Chú ý: thuốc có tác dụng thu liễm nên không dùng độc vị trong trƣờng hợp có thực nhiệt
tích trệ.

246
Y Học Cổ Truyền

Ô mai

3.2. KHA TỬ ( Fructus Terminaliae Chebulae)


Kha tử còn có tên là Kha lê lặc, Kha lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây Kha
tử. Thuộc họ Bàng.
Cây Kha tử hay Chiêu liêu mọc ở miền Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Miến Điện,
Thái Lan và miền Nam Trung Quốc. Vào tháng 9, 10, 11 quả chín hái về phơi khô làm
thuốc.
TVQK: Vị đắng, sáp, tính bình, qui kinh Phế, Đại tràng.
TPHH: Kha tử có hàm lƣợng Tanin 20 - 40%, quả thật khô có thể đến 51,3% gồm
acidelagic, acidgalic và acidluteolic, acidchebulinic ( 3 - 4%). Trong nhân còn có 36,7%
dầu vàng nhạt, trong.
TDDL:
Do thành phần chất Tanin cao thuốc có tác dụng thu liễm, cầm tiêu chảy.
Chế phẩm Kha tử có tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn nhƣ trực khuẩn mủ xanh,
trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu
khuẩn tán huyết.
Ngoài chất Tanin ra, thuốc còn có thành phần gây tiêu chảy nhƣ Đại hoàng trƣớc
gây tiêu chảy, tiếp theo lại có tác dụng thu liễm.
Chiết xuất cồn của thuốc có tác dụng chống co thắt tƣơng tự nhƣ papaverine.
CNCT:
Trị tiêu chảy trẻ em:
Tác giả Chu vĩnh Hậu dùng Kha tử, Phòng phong, Trần bì, Mạch nha đều 5 - 10g,
Cát căn, Sơn tra đều 5 - 20g. Thƣơng thực do ăn, bú cho thêm Kê nội kim 5 - 10g, Mộc
hƣơng 3 - 5g; thấp nhiệt nặng gia Hoàng cầm, Trần bì đều 5 - 10g; Tỳ hƣ gia Ô dƣợc 5 -
10g, Túc xác 3 - 5g.
Trị tiêu chảy, lị mạn tính:

247
Y Học Cổ Truyền

Kha lê lặc tán: Kha tử lƣợng vừa đủ, nƣớng giòn tán bột mịn, mỗi lần uống 4 - 6g,
ngày 2 lần với nƣớc cơm.
Kha tử tán: Kha tử 10g, Hoàng liên, Mộc hƣơng đều 5g làm thuốc tán, mỗi lần
uống 3 - 6g, ngày 3 lần với nƣớc sôi nguội.
Kha tử bì tán: Kha tử, Quất bì đều 10g, Cù túc xác 6g, Can khƣơng 5g, làm thuốc
bột mỗi lần uống 5 - 10g, ngày uống 3 lần với nƣớc sôi nguội. Trị chứng tả lî thiên hàn.
Kha tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nƣớng bỏ hạt sao vàng tán nhỏ. Nếu lị ra máu
dùng nƣớc sắc Cam thảo uống thuốc; nếu lị ra mũi dùng uống với nƣớc Chích thảo.
Trị ho lâu ngày mất tiếng:
Kha tử thanh ẩm thang: Kha tử, Cát cánh đều 10g, Cam thảo 6g sắc uống.
Kha tử, Đảng sâm đều 4g sắc với 400ml nƣớc cô đặc còn 200ml chia 3 lần uống
trong ngày.
Kha tử còn kết hợp với Nhân sâm, Ngũ vị, Cáp giới để trị chứng ho suyễn lâu ngày
do phế hƣ; trƣờng hợp kèm mất tiếng dùng Kha tử phối hợp với Cát cánh, Sinh Cam thảo,
Sơn đậu căn sắc uống.
LD: Liều 3 - 10g cho uống thuốc thang hoặc thuốc tán.
Trƣờng hợp dùng để trị tiêu chảy nên dùng Kha tử nƣớng, trƣờng hợp ho mất tiếng
nên dùng Kha tử sống, nếu là quả Kha tử xanh tác dụng càng hay.
Trƣờng hợp bệnh nhân có triệu chứng thấp nhiệt tích trệ không nên dùng độc vị
Kha tử

Kha tử (Chiêu liêu)

3.3. THẠCH LỰU BÌ (Pericarpium Punicae Granati)


Thạch lựu bì là vỏ quả cây Thạch lựu. Thuộc họ Lựu. Cây Lựu đƣợc trồng khắp
nơi ở nƣớc ta làm cảnh và lấy quả, Trung quốc cũng có nhiều. Vị thuốc còn có tên là
Thạch lựu xác, Toan lựu bì, Toan thạch lựu bì.
TVQK: Vị chua sáp, tính ôn, qui kinh Vị, Đại tràng.
TPHH:

248
Y Học Cổ Truyền

Thành phần có chất Tanin 10 - 21%, pelletierine,Isoquercitrin, Inulin, mannitol,


mallic acid, calcium oxalate.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng sáp tràng, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị chứng tả lị lâu ngày, lòi dom
(thoát giang). Trị lãi đũa và sán.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng chống ký sinh trùng: chất pelletierine trong Thạch lựu bì có tác dụng
mạnh đối với giun móc, Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng
còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các
chất alkaloit và làm tăng tác dụng của nó chống giun.
Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên
cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn ị, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây
bệnh. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm.
Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, liều cao của alkaloit trong thuốc làm cho súc vật
ngƣng thở và chết. Tác dụng phụ thƣờng gặp ở ngƣời là chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt
mỏi, giật đùi chân, run giật, cảm giác kiến bò. Liều cao dẫn đến giãn đồng tử, đau đầu,
nặng gây chóng mặt hoa mắt, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ.
CNCT:
Trị lị lâu ngày không khỏi: biến chứng sa trực tràng dùng bài:
Thạch lựu bì 15g, sắc lấy nƣớc gia lƣợng đƣờng đỏ vừa đủ uống nóng. Trị lị mạn
tính, cũng trị đƣợc băng lậu, bạch đới.
Hoàng liên thang: Thạch lựu bì, A giao ( hòa uống), Đƣơng qui đều 10g, Hoàng
liên, Hoàng bá đều 5g, Can khƣơng 5g, Cam thảo 3g sắc uống.
Trị giun đũa và giun kim:
Binh lang tán: Binh lang 15g, Thạch lựu bì 15g, sắc nƣớc uống trị giun chỉ.
Thạch lựu bì 10g, Sử quân tử 15g, Binh lang, Quán chúng đều 10g, sắc uống trị
giun kim.
Trị sán:
Thuốc trị sán theo Dƣợc thƣ của Pháp: Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g, nƣớc cất
750g. Ngâm bột trong 6 giờ, sắc còn 500ml gạn và lọc. Sáng sớm uống thuốc chia làm 2
hay 3 lần, cứ cách nửa giờ 1 lần, sau khi uống liều cuối đƣợc 2 giờ thì uống 1 liều thuốc
tẩy. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ, nhắm mắt cho đỡ mệt.
Vỏ rễ lựu 4g, Đại hoàng 4g, Hạt cau 4g, nƣớc 750ml, sắc còn 300ml. Tối hôm
trƣớc nhịn đói, sáng hôm sau uống thuốc chia làm 2 - 3 lần. Trong khi uống thuốc cần
nằm nghỉ, đợi khi nào thật buồn đi tiêu mới đi, mông nhúng hẳn vào chậu nƣớc ấm cho
sán ra hết.

249
Y Học Cổ Truyền

LD: Liều thƣờng dùng: uống 3 - 10g, dùng ngoài lƣợng vừa đủ, tán bột đắp hoặc nấu
nƣớc ngâm rửa.
Chứng tả lị mới phát không dùng độc vị Thạch lựu bì.
Có thể dùng vỏ thân, cành rễ Thạch lựu nhƣng thuốc có độc cần thận trọng. Những
ngƣời yếu, trẻ em nhỏ, phụ nữ có thai không nên dùng.

Thạch lựu bì

THUỐC KHU TRÙNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc chữa khu trùng.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc khu trùng.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc khu trùng.

I/ Đại cƣơng
Thuốc khu trùng là những thuốc có thể diệt trừ ký sinh trùng trong bụng.
Bệnh thƣờng biểu hiện chung là sắc mặt vàng bệch hoặc xanh hoặc trắng, bụng đau
cồn cào, lúc đau lúc không hoặc bụng đau nôn ra nƣớc trong, đau mà vẫn ăn đƣợc...
Khi sử dụng thuốc nên căn cứ vào tính chất bệnh, thể chất ngƣời bệnh yếu hay
khỏe.
Nếu bệnh thuộc hàn thì phải phối hợp với các vị thuốc ôn trung khử hàn nhƣ Can
khƣơng, Thục tiêu, Tế tân...
Nếu bệnh thuộc nhiệt thì phối hợp với các vị thuốc đắng hàn thanh nhiệt nhƣ Hồ
liên, Hoàng bá...

250
Y Học Cổ Truyền

Nếu hàn nhiệt lẫn lộn thì phối hợp với các vị hàn nhiệt nhƣ Hoàng liên, Hoàng bá,
Tế tân, Can khƣơng...
Nếu bệnh thế gấp rút thuộc thực thì thuốc khu trùng nên gia các vị công trục nhƣ
Đại hoàng, Hắc sửu...Bệnh thế từ từ thuộc hƣ phối hợp với các vị thuốc bổ dƣỡng.
Dƣợc vật khu trùng nhƣ các vị Khổ kuyện căn bì, Lôi hoàn, Hạt sắc, Quán chúng
đều có độc, khi sử dụng cần chú ý liều lƣợng. Đồng thời cách uống các bài thuốc khu
trùng, phần nhiều uống vào lúc đói, hiệu quả tốt hơn. Uống thuốc khu trùng mà trùng đã
ra rồi thì nên điều bổ tỳ vị, làm cho trùng hết mà chính khí không bị thƣơng.
Ngoài ra, hễ thấy chứng trạng có Ký sinh trùng, trƣớc hết có thể xét nghiệm phân,
nếu phát hiện thấy trứng, mới cho uống thuốc khu trùng.
Các vị thuốc khu trùng: Xuyên tiêu, Hải hoàn, Binh lang, Sử quân tử, Khổ kuyện
căn bì, Lôi hoàn, Hạt sắc, Quán chúng, Nha đảm tử...
II/ Một số vị thuốc tiêu biểu
1. SỬ QUÂN TỬ (Semen Quisqualis Indicae)
Sử quân tử còn gọi là Sứ quân tử, quả giun, quả nấc, Lƣu cầu tử là nhân chín của
quả cây Sử quân tử. Thuộc họ Bàng.
Cây Sử quân tử mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung nƣớc ta. Hàng
năm vào khoảng tháng 9 và 10 quả chín chuyển màu tím đen, hái về phơi khô bỏ vỏ lấy
nhân cho vào chảo đun lửa nhỏ sao đến lúc có mùi thơm để nguội làm thuốc.
TVQK: Sử quân tử vị ngọt tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị.
TPHH: Potassium quisqualata (quả vỏ đều có), dầu béo (20 - 27%), myristic acid, oleic
acid, palmitic acid, stearic acid, linoleic acid, đƣờng.
TDDL :
Theo Y học cổ truyền:
Sử quân tử có tác dụng: sát trùng tiêu tích.
Chủ trị chứng trùng tích, phúc thống, tiểu nhi cam tích.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Xổ lãi đũa: có báo cáo dùng Sử quân tử trị 194 ca, có 10 ca dùng thuốc sao thơm
tán bột làm viên, mỗi tuần uống 1g chia 2 lần uống có kết quả ra lãi 100%. Xổ lãi đũa là
chính. In vitro, thuốc còn có tác dụng ức chế mạnh lãi đũa ở heo, giun đất, đỉa. Thành
phần có tác dụng chủ yếu là Potassium quiqualata. Thuốc có tác dụng xổ lãi kim.
CNCT:
Trị lãi đũa:
Sử quân tử sao tán bột 500g gia mật 375g chế thành viên mật, mỗi tuần uống
1,75g, chia làm 2 lần uống trong ngày, liên tục trong 3 ngày
Sử quân tử nhục sao vàng, ngƣời lớn mỗi lần 10 - 20 hạt, trẻ em mỗi tuổi 1,5 hạt,
tổng liều không quá 20 hạt, nhai ăn trƣớc lúc ngủ, mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

251
Y Học Cổ Truyền
Trị lãi kim:
Sử quân tử sao chín, trƣớc lúc ăn 1 giờ nhai uống, trẻ em mỗi ngày 5 - 15 hạt, ngƣời lớn
mỗi ngày 15 - 30 hạt, chia 3 lần uống, 15 ngày là một liệu trình. Cách 1 tháng uống thêm
1 liệu trình. Trƣớc và sau uống thuốc đều kị nƣớc trà đặc. Sau 1 - 2 liệu trình hết triệu
chứng
Sử quân tử nhục, Đại hoàng, Hoàng cầm đều 6g, Thạch lựu bì, Binh lang đều 12g,
Cam thảo 3g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, trẻ em giảm liều.
Trị giun chui ống mật, đau bụng:
Sử quân tử, Binh lang, Chỉ xác, Khổ luyện bì đều 10g, Ô mai 3g, Quảng mộc
hƣơng 6g sắc uống.
Trị trùng roi đường ruột:
Sử quân tử sao vàng, ngƣời lớn nhai, trẻ em tán bột cho uống. Liều lƣợng:
+ Trẻ <1 tuổi: 3g mỗi ngày chia 1 - 2 lần uống.
+ Trẻ 1 - 3 tuổi: ngày uống 5g.
+ Ngƣời lớn: ngày uống 1 lần 15g, liên tục 3 - 5ngày.
Nếu chƣa khỏi, cách 3 - 5 ngày uống lại 1 - 2 liệu trình
Trị chứng cam tích trẻ em do Tỳ hư:
Sử quân tử tán: Sử quân tử, Kha tử đều 10g, Trần bì 5g, Hậu phác 6g, Cam thảo
3g, sắc nƣớc uống. Trị trẻ bụng đầy tiêu chảy biếng ăn.
Phì nhi hoàn: Sử quân tử, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 150g, Hoàng liên, Thần
khúc đều 300g, Mộc hƣơng 60g, Binh lang 20 hạt, tất cả tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần
uống 3g, ngày 2 lần (dƣới 1 tuổi giảm liều) uống với nƣớc sôi ấm.
Thuốc cam giun bổ tỳ: dùng cho trẻ em kém ăn, xanh xao, gầy còm, bụng ỏng,
miệng chảy nƣớc nƣớc bọt.
Thuốc Cam thác nghè (Thanh hóa): Sử quân tử (sao vàng) 3 phần, Bạch chỉ 5
phần, Hoàng cầm 2 phần, tất cả tán nhỏ, ngày uống 1 - 5 thìa cà phê chia 3 lần.
LD:
Liều 6 - 10g. Trẻ em mỗi tuổi 1,5 hạt, tổng liều 1 ngày không quá 20 hạt. Uống lúc
đói liên tục 2 - 3 ngày. Bỏ vỏ lấy nhân sắc hoặc sao uống.
Chú ý: Uống quá liều hoặc uống với trà dễ gây nấc cụt, nôn, váng đầu. Giảm nấc
có thể dùng nƣớc sắc Đinh hƣơng hoặc nhai Cam thảo.

252
Y Học Cổ Truyền

Sử quân tử

2. BINH LANG (Semen Arecae Catechu)


Binh lang tức hạt Cau là hạt quả chín của cây Cau. Thuộc họ Cau dừa.
Cây Cau đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta. Quả cau chín hái về bỏ vỏ phơi khô, khi
dùng thái phiến dùng sống. Nếu lấy miếng hạt cau bỏ vào chảo dùng lửa nhỏ sao cháy
vàng lấy ra để nguội dùng. Hạt cau còn gọi là Đại phúc tử.
TVQK: Hạt cau vị cay đắng tính ôn, qui kinh Vị, Đại tràng.
TPHH: Arecolin, areca red, arecaidine, guvacine, guvacolin, arecolidine, homoarecolin,
catechin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Binh lang có tác dụng: sát trùng, tiêu tích hành khí, lợi thủy.
Chủ trị các chứng sán lãi, nhiều loại ký sinh trùng đƣờng ruột, thực tích khí trệ,
bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù (thủy thũng), cƣớc khí sƣng đau.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng trục trùng chủ yếu là xổ sán (taeniasis) tác dụng đối với sán lợn tốt hơn
sán bò, tác dụng làm tê liệt thần kinh của sán kết hợp với bí đỏ (hạt) có tác dụng hợp đồng
tốt, nâng cao hiệu quả xổ sán. Thuốc đối với lãi kim cũng có tác dụng nhất định.
Tác dụng đối với hệ thần kinh: Arecolin có tác dụng nhƣ thần kinh phó giao cảm,
kích thích các thụ thể cholinergic, làm tăng trƣơng lực cơ trơn của trƣờng vị, tăng nhu
động ruột và gây tiêu chảy (cho nên xổ sán lãi không cần thuốc tẩy), làm chậm nhịp tim,
hạ huyết áp, tăng tiết nƣớc bọt và mồ hôi, dung dịch thuốc nhỏ mắt làm đồng tử nhỏ lại,
tăng co thắt túi mật và cơ trơn tử cung. Arecolin cũng có tác dụng hƣng phấn thụ thể
cholin biểu hiện hƣng phấn cơ vân, các tiết thần kinh và động mạch cảnh, còn đối với
trung khu thần kinh thì có tác dụng nhƣ cholin.
Binh lang có tác dụng kháng virus và nấm ngoài da.
CNCT:
Trị sán (taeniasis):

253
Y Học Cổ Truyền

Binh lang (cắt lát), Nam qua tử mỗi thứ 30g. Nam qua tử tán nhỏ. Binh lang sắc
nƣớc trộn uống. Có thể ăn hết hạt bí ngô rồi uống nƣớc sắc Binh lang.
Binh lang 60g, Sơn tra tƣơi 1000g (trẻ em giảm nửa, nếu dùng loại khô: ngƣời lớn
250g, trẻ em 120g). Rửa Sơn tra bỏ nhân, 3 giờ chiều bắt đầu ăn đến 10 giờ tối hết, tối
nhịn ăn. Sáng hôm sau sắc Binh lang còn 1 chén trà nhỏ, uống hết 1 lần nằm nghỉ. Lúc
buồn đi tiêu nín 15 phút rồi đi ngâm đít vào chậu nƣớc nóng cho ra hết sán.
Trị giun kim (oxyuriasis):
Binh lang 15g, Thạch lựu bì, Nam qua tử đều 10g sắc uống lúc đói trƣớc khi đi
ngủ.
Trị sán lá (fasciolopsiasis):
Binh lang 15g, Ô mai 10g, Cam thảo 5g, sắc uống vào lúc sáng sớm bụng đói.
Trị táo bón bụng đầy, do thực tích khí trệ:
Mộc hƣơng Binh lang hoàn (Đan khê tâm pháp): Mộc hƣơng, Binh lang, Thanh bì,
Trần bì, Nga truật, Hoàng liên đều 30g, Hoàng bá, Đại hoàng đều 100g, Hƣơng phụ sao,
Khiên ngƣu đều 120g, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần 6 - 10g, ngày 2 - 3 lần với nƣớc sôi
ấm.
Trị sốt rét:
Triệt ngƣợc thất bảo ẩm " Dƣơng thị gia tăng phƣơng":
Thƣờng sơn 3g, Thanh bì, Trần bì, Chích thảo, Binh lang, Thảo quả nhân đều 2g, sắc
nƣớc uống, có thể gia thêm tí rƣợu, uống trƣớc khi lên cơn 2 giờ.
LD:
Dùng uống trong và thuốc thang: 6 - 15g.
Nếu dùng độc vị trị Bạch thốn trùng và sán lá, có thể dùng đến 60-100g.
Thuốc tán bột cho vào hoàn tán.
Dùng ngoài rửa tùy yêu cầu (dùng nƣớc sắc hạt cau trị chốc đầu ở trẻ em (gội).
Phụ chú: ĐẠI PHÖC BÌ
Đại phúc bì là vỏ quả cau còn gọi là Binh lang bì, Đại phúc bì, Binh lang y. Vị cay
tính hơi ôn, qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng, Tiểu tràng. Có tác dụng hạ khí khoan trung, lợi
thủy tiêu thũng.
Dùng trị các chứng thấp trở khí trệ, vùng thƣợng vị đầy tức, phù, cƣớc khí.
Liều lƣợng thƣờng dùng: 3 - 10g.

254
Y Học Cổ Truyền

Binh lang

3. NHA ĐẢM TỬ (Fructus Brucae Javamiceae)


Còn có tên là cây Cứt dê, Khổ sâm cho hạt, Sầu đâu rừng, Sầu đâu cứt chuột, Xoan
rừng, Cứt cò (Vĩnh linh), Hạt bỉnh (Nghệ an), Khổ luyện tử.
Bộ phận làm thuốc là quả chín phơi khô của cây Sầu đâu rừng. Thuộc họ Thanh
thất.
TVQK: Vị đắng tính hàn, qui kinh Can và Đại tràng.
TPHH: Theo sách Đỗ Tất Lợi, trong quả Nha đảm tử có 23% dầu (hoặc 50%, nếu chỉ
tính đối với nhân), dầu lỏng màu trắng, có chất glucozit gọi là Kosamin, chất tanin, chất
men có thể là men thủy phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.
TDDL:
Tác dụng diệt amip dạng hoạt động (nguyên trùng), in vitro và in vivo đều có tác
dụng. Nhƣng đối với lị mạn tính và lị trực khuẩn tác dụng kém hơn. Thuốc có tác dụng
tẩy giun đũa, giun móc, sán, hấp huyết trùng, trùng roi trichomonas.
Tác dụng chống sốt rét: Trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế sự sinh
trƣởng của nguyên trùng sốt rét trong gà.
Tác dụng kháng virut: Thuốc có tác dụng ức chế virut cúm típ A PR8.
Tác dụng chống tế bào ung thƣ.
Nha đảm tử tƣơng đối độc, độc tính chủ yếu là phần đắng hòa tan trong nƣớc. Liều
dùng 50 của nƣớc sắc là 0,48g/kg. Thuốc dùng ngoài da dễ gây phản ứng, tại chỗ mạnh ở
da và niêm mạc. Thuốc uống thƣờng gây đau bụng, khó chịu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy,
đầy bụng, váng đầu, rã rời chân tay. Tỷ lệ gây nhiễm độc thuốc khoảng 78,3%, còn có thể
gây xung huyết nội tạng và xuất huyết, rối loạn hô hấp, khó thở. Thời gian dùng thuốc
kéo dài có tích lũy độc. Không nên dùng với ngƣời có bệnh đƣờng ruột, chức năng gan
thận giảm, phụ nữ có thai và trẻ em.
CNCT:
Trị lị amíp cấp:

255
Y Học Cổ Truyền

Dùng Nha đảm tử 12 cái bọc nhựa chia 3 lần uống trong ngày, đồng thời dùng 20
hạt ngâm trong 200ml nƣớc sau 2 giờ ( ngâm vào 200ml dung dịch 1% natri bicacbonat
sau 1 giờ đến 2 giờ thụt rửa đại tràng, mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là một liệu trình.
Trị sốt rét:
Dùng Nha đảm tử nhân đã khử dầu tán nát, mỗi lần 12 hạt viên bọc nhựa, ngày
uống 3 lần, uống trƣớc bữa ăn. Có tác dụng đối với các loại ký sinh trùng sốt rét, đối với
loại cách nhật là tốt hơn cả.
Theo GS Đỗ tất Lợi để chữa sốt rét ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1g quả sau bữa
ăn. Uống liều 4 - 5 ngày. Phụ nữ có thai vẫn dùng đƣợc.
Trị mụn cóc:
Dùng nhân Nha đảm tử tiệt trùng bằng cao áp nghiền nhỏ đắp (trƣớc khi đắp nên
rửa bằng cồn hoặc cồn iod, dùng dao vô trùng rạch nhẹ da chảy tí máu), dán băng kín
kiêng nƣớc, sau 8 ngày mở ra, nếu chƣa rụng bôi cao mềm acid boric.
Trị nốt ruồi:
Dùng Nha đảm tử cả vỏ (lƣợng 3 - 5g giã nát vụn bỏ vào lọ, cho vào một dung tích
cồn 75% bằng lƣợng thuốc ngâm một ngày đêm, thuốc thấm với tăm bông bôi vào nốt
ruồi, ngày 2 - 3 lần, kết quả tốt.
Trị chai chân:
Dùng 11 - 13 nhân Nha đảm tử giã nát trộn với 1,5g bột Salicylate cho đều, cho
thuốc vào băng keo, cắt thủng 1 lỗ bằng vùng bị chai một miếng băng keo khác dán lên
chỗ chai rồi dán thuốc vào, cứ 10 ngày thay một lần
LD:
Theo sách Trung dƣợc học: Mỗi lần 10 - 15 hạt (trị sốt rét), 10 - 30 hạt (trị lị), hoặc
1,5 - 2,0g bỏ vỏ dùng nhân. Thuốc rất đắng không nên cho vào thuốc sắc mà cho vào bọc
nhựa uống. Hoặc ép bỏ dầu chế thành hoàn hoặc viên. Dùng ngoài tùy yêu cầu. Liều trẻ
em 1 hạt cho mỗi tuổi.
Thuốc gây kích ứng dạ dày và ruột, hại gan thận, bệnh khỏi nên ngƣng thuốc ngay,
không đƣợc kéo dài. Không nên dùng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan, thận, có tiền sử
chảy máu ruột dạ dày, tỳ vị hƣ nhƣợc.
Cách dùng thuốc theo sách của GS Đỗ tất Lợi: Viên Nha đảm tử 5mg: Trẻ em 1
tuổi: ngày 2 - 4 viên. Trẻ 2 tuổi: ngày 3 - 6 viên. Trẻ 3 tuổi: ngày 4 - 8 viên. Trẻ 4 tuổi:
ngày 5 - 10 viên. Trẻ trên 4 tuổi dùng viên Nha đảm tử 20 mg, mỗi ngày 5 - 10 viên. Có
thể uống 15 - 20 viên chia nhiều lần uống, mỗi lần 1 - 2 viên.

256
Y Học Cổ Truyền

Nha đảm tử

4. KHỒ LUYỆN CĂN BÌ (Cortex Meliae Radicis)


Khổ luyện căn bì là vỏ thân hay vỏ rễ cây Sầu đâu (cũng gọi là cây Xoan).
Cây Xoan mọc hoang hoặc đƣợc trồng khắp nơi trong nƣớc ta. Khi làm thuốc nên
chọn những cây đến tuổi khai thác gỗ (6 - 7 năm tuổi). Vỏ phơi hay sấy khô, khi dùng sao
lên hơi vàng hết mùi hăng là đƣợc. Vỏ thân và vỏ rễ đều dùng đƣợc nhƣng rễ mạnh hơn.
TVQK: Vỏ Xoan vị đắng tính hàn, qui kinh Tỳ, Vị, Can. Thuốc có độc.
TPHH: Toosendanin, nimbolin A, nimbolin B, fraxinellone, meliantriol, resin, tannin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Khổ luyện căn bì có tác dụng: sát trùng, liệu tiên (diệt lãi, trị ghẻ lở).
Chủ trị các chứng lãi đũa, lãi kim, lãi móc, chốc đầu, ghẻ lở.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Xuyên luyện tố Toosendanin là thành phần chủ yếu diệt giun đũa, tác dụng chậm
hơn nhƣng kéo dài hơn Santonin. Nƣớc sắc vỏ Xoan đậm (25 - 50%), in vitro có tác dụng
làm tê liệt giun kim ở chuột. Vì thuốc có tác dụng ức chế một số nấm ngoài da.
Xuyên luyện tố có tác dụng điều trị rõ rệt đối với súc vật thí nghiệm bị nhiễm độc thịt độc
(độc tố thịt độc là loại độc tố mạnh nhất).
CNCT:
Trị lãi đũa:
Dùng nƣớc sắc cô đặc vỏ xoan 50%, mỗi lần uống 40 - 60ml, hoặc viên thuốc (mỗi
viên có 0,45g thuốc cao), mỗi lần uống 4 - 8 viên liên tục 2 - 3 ngày uống trƣớc lúc ngủ
và sáng sớm hôm sau lúc ngủ dậy.
Cách chế và dùng thuốc theo sách của GS Đỗ tất Lợi:
Thuốc bột Xoan: Vỏ xoan cạo bỏ lớp vỏ nâu ngoài, sao hơi vàng rồi tán nhỏ, đóng
gói 0,7 - 1g/gói. Liều dùng:
Trẻ 1 tuổi trở xuống: 0,15 - 0,2g/ngày.

257
Y Học Cổ Truyền

Trẻ 2 tuổi: 0,2 - 0,25g/ngày.


Trẻ 3 tuổi trở xuống: 0,25 - 0,35g/ngày.
Trẻ 4 tuổi trở xuống: 0,35 - 0,50g/ngày.
Trẻ 5 tuổi trở xuống: 0,7 - 1g/ngày.
Trẻ từ 10 tuổi trở xuống: ngày uống 1 - 1,5g/ngày.
Trẻ 15 trở xuống: 1,5 - 2g/ngày.
Cách chế Vỏ xoan nhƣ, sắc 4 lần cô thành dịch sắc 100%, cho thêm sirô đơn bằng
lƣợng thuốc sắc. Liều dùng:
Trẻ 1 - 2 tuổi: 20ml.
Trẻ 3 - 5 tuổi: 30ml.
Trẻ 6 - 9 tuổi: 40 ml.
Trẻ 16 - 19 tuổi: 65 ml.
Từ 19 tuổi trở lên: uống 75 - 80ml.
Uống vào lúc sáng sớm lúc đói, nhịn ăn tới trƣa thì ăn bình thƣờng. Thuốc trị đƣợc
giun kim.
Trị lãi kim:
Khổ luyện căn bì 75g, Bách bộ 150g, Ô mai 10g cho nƣớc 2 bát to sắc còn 1 bát to,
mỗi tối dùng thụt đại tràng 1 lần liên tiếp 2 - 4 tối.
Trị giun móc:
Sirô Khổ luyện Căn bì Binh lang: Khổ luyện căn bì tƣơi 24g, Binh lang 15g, sắc
nƣớc cho uống thêm ít mật ong uống vào buổi tối trƣớc lúc ngủ 1 lần (bụng đói). Uống
liên tục 2 tối, trẻ em giảm liều.
LD:
Thuốc khô: 6 - 15g, tƣơi 15 - 30g; sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
Thuốc tƣơi tốt hơn. Dùng ngoài lƣợng vừa đủ, sắc rửa hoặc tán bột đắp.
Thuốc rất độc, dùng phải hết sức thận trọng. Liều lƣợng trong các bài thuốc chỉ để
tham khảo sử dụng, phải tùy tình hình cụ thể của bệnh nhân nhƣng tuyệt đối không nên
dùng liều lƣợng quá cao và kéo dài.
Những ngƣời cơ thể hƣ yếu và những bệnh nhân gan thận không nên dùng.
Toàn bộ cây Xoan là có độc, quả là độc nhất, lá độc nhẹ nhất. Ăn 6 - 8 quả là có
thể ngộ độc gây đau đầu, váng đầu, nôn, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, run giật, ăn
nhiều sẽ tê mê, nặng mất hết cảm giác và tử vong.

258
Y Học Cổ Truyền

Khổ luyện căn bì

THUỐC LÝ KHÍ

I/ Đại cƣơng
Thuốc lý khí là thuốc có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, dùng để điều trị
các chứng bệnh về khí nhƣ can khí uất kết, tỳ vị khí trệ, phế khí trƣớng nghịch, thống khí,
có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau dạ dày, ho đàm, thoát vị, mệt
mỏi, vô lực.
Tùy theo công năng chủ trị, thuốc lý khí chia làm hai loại: thuốc hành khí và thuốc
bổ khí.
1. Thuốc hành khí
Là những thuốc có tác dụng thuận khí, giúp khí và huyết lƣu thông, dùng trị các
chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, bế chứng.
Tác dụng chủ yếu của thuốc hành khí là điều hòa sự vận hành của khí huyết, làm
khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau, kiện vị.
Tùy theo cƣờng độ tác dụng, có thể chia thuốc hành khí thành 3 nhóm: hành khí
giải uất, phá khí giáng nghịch, thông khí khai khiếu.
1.1. Hành khí giải uất
Là những thuốc dùng khi khí hành khó khăn, khiến huyết ứ gây đau đớn (vì khí
hành huyết, khí tắc huyết trệ, khí trệ gây đau).
Tác dụng chính của nhóm này là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau,
giải uất kết. Sử dụng khi tỳ vị yếu, khí trệ, gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, đại
tiện khó; can khí, đởm khí uất kết, khiến tinh thần uất kết, hay cáu gắt, thở dài, đau tức hạ
sƣờn; hoặc kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh.
1.2. Thuốc phá khí giáng nghịch

259
Y Học Cổ Truyền

Loại thuốc này dùng khi mức độ khí trệ lớn hơn. Khí huyết lƣu thông khó khăn,
thƣờng bị tích lại thành khối cục. Thuốc có tính chất mạnh hơn hành khí giải uất, đồng
thời có tác dụng hạ khí giáng nghịch.
Dùng trong trƣờng hợp phế khí không thông, gây ho suyễn, khó thở, tức ngực;
hoặc can khí phạm vị gây nôn nấc, đau vùng thƣợng vị, đầy chƣớng, ợ hơi; hoặc khí kết
không tan lâu ngày gây đầy trƣớng bụng ngực, co cứng thành bụng, đau nóng vùng
bụng...
1.3. Thuốc thông khí khai khiếu
Còn gọi là thuốc phƣơng hƣơng khai khiếu (xem bài thuốc bình can, tức phong, an
thần, khai khiếu).
Khi sử dụng thuốc hành khí, nên chú ý một số điểm sau:
+ Cần phân tích cụ thể hàn nhiệt, hƣ thực để phối hợp cho đúng. Ví dụ: nếu khí hƣ
kiêm khí trệ, cần dùng thêm thuốc bổ khí.
+ Thuốc hành khí thƣờng có vị cay, tính ôn, mùi thơm, khô táo, làm hao tổn tân
dịch, vì thế không nên dùng liều cao, kéo dài.
+ Những ngƣời khí hƣ, chân âm kém, dùng phải thận trọng. Những ngƣời âm hƣ
hỏa vƣợng không nên dùng thuốc hành khí.
+ Phụ nữ có thai không nên dùng các thuốc phá khí, giáng nghịch, thông khí khai
khiếu.
2. Thuốc bổ khí
Thuốc bổ khí dùng trong các trƣờng hợp khí hƣ, khí kém, cơ thể suy nhƣợc, yếu
mệt, mới ốm dậy, ngƣời già hoặc ngƣời bị chứng tỳ hƣ và phế hƣ.
Về thực chất, thuốc bổ khí là thuốc kiện tỳ và bổ phế. Khí là soái của huyết, cho
nên khí kém thƣờng dẫn đến huyết hƣ, vì vậy khi dùng thuốc bổ khí thƣờng dùng kèm với
thuốc bổ huyết, nhất là trong các trƣờng hợp khí huyết lƣỡng hƣ.
Các vị thuốc bổ khí sẽ đƣợc giới thiệu trong bài thuốc bổ dƣỡng.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc hành khí giải uất
1.1. Ô DƢỢC (Radix linderae strychnifoliae)
Ô dƣợc hay Thiên thai ô dƣợc là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên thai Ô dƣợc.
Thuộc họ Long não. Ngoài ra, ở nƣớc ta và Trung Quốc còn có loại Vệ châu Ô dƣợc.
Thuộc họ Tiết dê. Ở nƣớc ta Nam ô dƣợc mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất ở các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Hòa Bình, Sơn Tây.
TVQK: Vị cay, tính ôn. Qui kinh Phế, Tỳ, thận, Bàng quang.
TPHH: Chủ yếu gồm tinh dầu và các Ancaloit.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

260
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống, ôn thận tán hàn. Chủ trị chứng hàn uất khí
trệ, thuận dƣơng bất túc, bàng quang hƣ lãnh.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Ô dƣợc có tác dụng 2 mặt đối với cơ trơn bao tử và ruột, có tác dụng làm tăng nhu
động ruột, giúp ruột bài khí, đồng thời làm giảm trƣơng lực của ruột Thỏ cô lập. Ô dƣợc
có thể làm tăng tiết dịch ruột.
Bột Ô dƣợc khô có tác dụng rút ngắn thời gian tái canxi hóa của huyết tƣơng, rút
ngắn thời gian đông máu và có tác dụng cầm máu.
CNCT:
Trị đau bụng do trúng hàn khí trệ, đau bụng kinh:
Ô trầm thang: Ô dƣợc, Đảng sâm đều 10g, Trầm hƣơng 2g, Cam thảo 6g, Sinh
khƣơng 6g, sắc uống.
Ô dƣợc, Cao lƣơng khƣơng, Hồi hƣơng đều 6g, Trần bì 8g, sắc uống trị hàn, sán
khí, đau bụng dƣới.
Ô dƣợc thang ( Hiệu chú phụ nhân lƣơng phƣơng): Ô dƣợc 10g, Hƣơng phụ 8g,
Đƣơng qui 12g, Mộc hƣơng 8g, sắc uống. Thuốc có tác dụng lý khí hoạt huyết chỉ thống.
Trị tiểu nhiều lần hoặc đái dầm: do thận dƣơng bất túc, bàng quang hƣ hàn, dùng bài:
Súc tuyền hoàn ( Hiệu chú phụ nhân lƣơng phƣơng) gồm Ích trí nhân 16g, Ô dƣợc
10g, Sơn dƣợc 16g sắc uống.
Trị chứng rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn:
Hƣơng tô tán: Ô dƣợc, Hƣơng phụ lƣợng bằng nhau tán bột mịn hoặc làm hoàn,
mỗi lần uống 1 - 2g, ngày 2 lần với nƣớc sắc gừng táo.
LD: Liều 3 - 10g sắc uống hoặc cho vào thuốc thang, hoàn tán.
Trƣờng hợp khí huyết hƣ, nội nhiệt không nên dùng.

Ô dƣợc

1.2. HƢƠNG PHỤ (Rhizoma cyperi rotundi )

261
Y Học Cổ Truyền

Hƣơng phụ còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ
gấu. Thuộc họ Cói. Cây Củ gấu mọc khắp nơi trên đất nƣớc ta và nhiều nƣớc khác châu Á
nhƣ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Indonesia.
TVQK: Vị cay hơi đắng, hơi ngọt, tính bình. Qui kinh Can, Tam tiêu.
TPHH: Camphene, Cyperol, Isocyperon, Cyperolone, Rotundole, Kobusone,
Isokobusone, Glucose, Fructose.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Hƣơng phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống. Chủ trị các chứng: Can
khí uất trệ, sán khí thống, kinh nguyệt không đều, thống kinh, nhũ phòng trƣớng thống.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, gần nhƣ Đƣơng qui tố nhƣng yếu hơn. Tinh dầu
có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ. Vì thế mà Hƣơng phụ thƣờng dùng làm thuốc điều
kinh.
Cồn chiết xuất Hƣơng phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Có
tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.
Thuốc có tác dụng cƣờng tim và hạ áp. Cồn chiết xuất Hƣơng phụ có tác dụng ức
chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng.
Tinh dầu Hƣơng phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lị Sonner.
Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm.
CNCT:
Trị đau sườn ngực và đau bao tử cơ năng:
Tiểu ô trầm thang: Hƣơng phụ 8g, Ô dƣợc 10g, Cam thảo 4g sắc uống.
Lƣơng phụ hoàn: Hƣơng phụ, Lƣơng khƣơng đều 10g, sắc uống, trị vị hàn khí
thống. Dùng Hƣơng phụ 10g, Diên hồ sách 8g, sắc uống trị đau ngực sƣờn.
Trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt:
Tứ chế Hƣơng phụ hoàn: Hƣơng phụ 4 phần bằng nhau chế 4 cách khác nhau:
ngâm muối, giấm, rƣợu, đồng tiện, sao tán bột làm hoàn.
Hƣơng phụ, Ngải diệp, Trần bì đều 15g, Nguyệt quí hoa 2 đóa sắc uống hoặc
Hƣơng phụ 20g, Ích mẫu thảo 10g, sắc uống trị đau bụng kinh.
Trị rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon:
Hƣơng sa dƣỡng vị hoàn, thang: Hƣơng phụ 6g, Sa nhân 3g, Mộc hƣơng 5g, Chỉ
thực 6g, Đậu khấu nhân 5g, Hậu phác 10g, Hoắc hƣơng 5g, Bạch truật 10g, Trần bì 10g,
Phục linh 10g, Bán hạ 10g, Cam thảo 3g, Sinh khƣơng 10g, Táo 5 quả sắc uống trị tỳ vị
hƣ nhƣợc, ăn kém ngon, nôn, tiêu chảy, bụng đầy.
LD: Liều uống 6 -12g sắc hoặc cho vào thuốc cao, hoàn, tán. Dùng ngoài đắp tùy yêu
cầu.

262
Y Học Cổ Truyền

Chú ý: Không dùng cho bệnh nhân âm hƣ huyết nhiệt, khí hƣ . Không có khí trệ không
dùng.

Hƣơng phụ

1.2. TRẦN BÌ (Pericarpium Citri reticulatae)


Trần bì (Quất bì) là vỏ của trái chín của cây Quít.
Vỏ Quít đƣợc phơi hay sấy khô để càng lâu năm càng tốt nên gọi là Trần bì. Vị
thuốc còn có tên là Quảng trần bì, Tần hội bì.
Cây Quýt đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta và cũng có rất nhiều loại, nhiều nơi có
những loại quít khác nhau.
TVQK: Vị cay, đắng, tính ôn. Qui kinh Tỳ, Phế.
TPHH:Trong vỏ quít có khoảng 1,5 - 2% tinh dầu
Theo GS Đỗ tất Lợi vỏ quít còn tƣơi có chứa tinh dầu 3,8% (2.000 đến 2.50 0 quả
cho 1 lít tinh dầu), nƣớc và thành phần bốc hơi có 61,25% Besperidin, Vitamin A, B và
chừng 0,8% tro.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền thuốc c tác dụng:
Lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm.
Chủ trị các chứng: Tỳ vị khí trệ, khí hƣ, đầy bụng ăn không tiêu, đàm thấp ứ trệ,
phế khí mất tuyên thông.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột:
Tinh dầu của Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đƣờng tiêu hóa giúp cho
ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm
giãn cơ trơn dạ dày và ruột.
Tác dụng khu đàm bình suyễn:

263
Y Học Cổ Truyền

Thuốc kích thích niêm mạc đƣờng hô hấp làm tăng dịch tiết, làm loãng đàm dễ
khạc ra. Xuyên trần bì làm giãn phế quản hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với
nồng độ 0,02g (thuốc sống)/ml hoàn toàn ngăn chặn đƣợc cơn co thắt phế quản chuột lang
do histamin gây nên.
Kháng viêm, chống loét:
Thành phần humulene và anpha humulenol acetat có tác dụng nhƣ vitamin P.
Chích Humulene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 -25mg/kg có tác dụng làm giảm tính
thẩm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Chích 10mg Humulene vào ổ
bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng histamin, gây tăng tính thẩm thấu của
thành mạch. Anpha humulenol acetate có tác dụng chống lóet rõ và làm giảm tiết dịch vị
trên mô hình gây lóet dạ dày bằng cách thắt môn vị.
Tác dụng đối với hệ tim mạch:
Nƣớc sắc Trần bì tƣơi và dịch chiết cồn với liều lƣợng bình thƣờng có tác dụng
hƣng phấn tim, liều lƣợng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch
thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhƣng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó.
Tác dụng kháng khuẩn:
Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sinh trƣởng của tụ cầu khuẩn,
trực khuẩn dung huyết, ái huyết.
Những tác dụng khác:
Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung.
CNCT:
Trị chứng nôn do hàn: tiêu chảy thƣờng.
Quất bì thang: Quất bì 12g, Sinh khƣơng 8g: sắc uống.
Bình vị tán (Hòa tễ cục phƣơng): Trần bì, Cam thảo, Thƣơng truật, Hậu phác
lƣợng bằng nhau tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày uống 2 - 3 lần hoặc làm
thuốc thang uống trị ỉa chảy.
Dị công tán (Tiểu nhi dƣợc chứng trục quyết): Đảng sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch
linh 8g, Chích thảo 4g, Trần bì 4g: sắc nƣớc uống hoặc làm thuốc hoàn, tán dùng trị: rối
loạn tiêu hóa, trẻ suy dinh dƣỡng.
Thông tả yếu phƣơng (Cảnh nhạc toàn thƣ): Bạch truật (thổ sao) 12g, Phòng phong
(sao) 8g, Bạch thƣợc (sao) 8g, Trần bì (sao) 6g. Theo tỷ lệ này làm thuốc hoàn, tán mỗi
lần uống 4 - 6g, ngày 2 -3 lần, hoặc làm thuốc thang uống. Trị chứng tiêu chảy thƣờng có
kèm sôi bụng và đau bụng.
Trị chứng ho có đờm (do cảm hàn):
Nhị trần thang (Hòa tễ cục phƣơng): Bạch linh 12g, Trần bì 6g, Khƣơng bán hạ 6g,
Cam thảo 4g, Gừng tƣơi 2 lát sắc uống.

264
Y Học Cổ Truyền

Trần bì 6g, Cát cánh 6g, Tô diệp 6g, Cam thảo 4g: sắc nƣớc uống trị ho viêm họng,
viêm phế quản nhẹ.
Trần bì 12g, sắc với 200ml nƣớc còn 100ml thêm đƣờng đủ ngọt, chia uống nhiều
lần trong ngày. Trị ho mất tiếng.
Trị viêm phế quản mạn ho nhiều đờm:
Trần bì 6g, Bán hạ 6g, Bạch linh 10g, Đƣơng quy 20g, Cam thảo 6g, Gừng 3 lát,
tùy chứng gia giảm.
Trị bỏng:
Vỏ Quít thái nhỏ ( dùng vỏ quít tƣơi) cho vào lọ đậy kín để nát thành nƣớc hoặc hồ
bôi vào chỗ bỏng mỗi ngày nhiều lần trị 40 ca bỏng vật lý độ 1, 2. Thuốc có tác dụng tiêu
viêm, giảm đau, làm săn da.
LD: Uống: cho vào thuốc thang 3 -9g.
Dùng thận trọng đối với các trƣờng hợp sau: thực nhiệt, khí hƣ, âm hƣ, ho khan,
thổ huyết. Trần bì uống nhiều, dùng lâu có hại đến nguyên khí, cần chú ý. Trong Đông y,
đƣợc dùng nhiều trong các chứng bệnh thuộc về Phế và Tỳ

Trần bì

1.3. MỘC HƢƠNG (Radix saussureae lappae)


Mộc hƣơng là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hƣơng. Thuộc họ Cúc. Theo Đỗ tất
Lợi, hiện ta đã di thực đƣợc 2 loại Quảng mộc hƣơng và Thổ mộc hƣơng.
TVQK: Vị đắng , cay, tính ôn. Qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng, Đởm.
TPHH:Thành phần chủ yếu trong tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Mộc hƣơng có tác dụng điều trung hành khí chỉ thống.

265
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng tỳ vị khí trệ, tả lị do tích trệ, lý cấp hầu trọng, tỳ rối loạn vận
hóa, mất chức năng sơ tiết tỳ vị khí hƣ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Trên thực nghiệm, Mộc hƣơng có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm
giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt
phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng
sinh trƣởng.
CNCT:
Trị rối loạn tiêu hóa: bụng đầy đau, sôi bụng (do trúng hàn khí trệ).
Mộc hƣơng điều khí tán:Mộc hƣơng, Bạch đậu khấu, Đàn hƣơng, Cam thảo đều
4g, Đinh hƣơng 2g, Hoắc hƣơng diệp 10g, Sa nhân 5g, sắc uống.
Trị chứng tả lị bụng đau, lý cấp hậu trọng (do khí trệ ở đại trường):
Mộc hƣơng bình lang hoàn: Mộc hƣơng, Ngô thù đều 4g, Bình lang 10g, Thanh bì,
Chỉ xác, Trần bì, Tam lăng đều 6g, Hoàng bá 10g, Nga truật 6g, Đại hoàng, Hƣơng phụ,
Khiên ngƣu, Mang tiêu (hòa uống) đều 10g sắc uống.
Hƣơng liên hoàn: Mộc hƣơng 4g, Hoàng liên 6g, sắc uống. Theo cổ phƣơng thì
Hoàng liên sao với Ngô thù, xong bỏ Ngô thù gia Mộc hƣơng tán bột mịn hồ hoàn, mỗi
lần uống 3 - 6g; trị viêm đại trƣờng, kiết lị. Có thể dùng theo liều lƣợng trên sắc còn
100ml thụt lƣu trị viêm đại trƣờng mạn tính có kết quả.
LD: Liều uống 3 -10g.
Thận trọng khi dùng đối với bệnh nhân âm hƣ hỏa vƣợng.

Mộc hƣơng

1.4. HẬU PHÁC (Cortex Magnoliae Officinalis)


Hậu phác còn có tên là Liệt phác, Xích phác, Xuyên phác là vỏ thân hoặc vỏ rễ
phơi hay sấy khô của cây Hậu phác. Thuộc họ Mộc lan.

266
Y Học Cổ Truyền

Cây Hậu phác chƣa đƣợc phát hiện ở nƣớc ta.


Cây Hậu phác Trung Quốc mọc nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Triết Giang,
Quí Châu, Hồ Nam. Hậu phác Tứ Xuyên là tốt nhất gọi là Xuyên phác kế đến là Hậu phác
Triết giang gọi là Ôn phác.
Lúc chế Hậu phác ngƣời ta ngâm thuốc vào nƣớc đợi thấm đều, lấy ra cạo sạch vỏ
khô, rửa sạch thái nhỏ đem phơi khô.
Chế Khƣơng Hậu phác, ngƣời ta thái Gừng tƣơi sắc nƣớc rồi cho Hậu phác vào
cùng sắc cho ngấm hết nƣớc gừng, thái lát đem phơi (cứ 50kg Hậu phác dùng 5kg Gừng
tƣơi).
TVQK: Hậu phác vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị, Phế, Đại tràng.
TPHH: Trong Hậu phác có chừng 5% phenol gọi là magnolola, tetrahydromagnolola,
Isomagnolola, có 1% tinh dầu thành phần chủ yếu là machilola, ngoài ra còn có onokiol,
eudesmol, magnocurarine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Hậu phác có tác dụng hành khí tiêu tích, táo thấp, hạ khí tiêu đàm bình suyễn.
Chủ trị chứng tỳ vị tích trệ, thấp trở trung tiêu, tiết khái thấu khí suyễn.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa lóet dạ dày
trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch.
Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc
cũng có tác dụng hƣng phấn cơ trơn khí quản.
Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp.
Nƣớc sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng, trên thực nghiệm (in vitro) thuốc có
tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn lị
và những nấm gây bệnh thƣờng gặp.
CNCT:
Trị táo bón do trường vị thực nhiệt bụng đầy:
Hậu phác tam vật thang: Hậu phác, Đại hoàng đều 10g, Chỉ thực 6g, sắc uống.
Trị tiêu chảy do hàn thấp: tiêu lỏng, bụng đầy, rêu lƣỡi trắng dày.
Bình vị tán: Thƣơng truật 10g, Hậu phác 6g, Trần bì 6g, Chích thảo 3g, theo tỷ lệ
trong bài thuốc làm thành thuốc tán uống mỗi lần 4 - 8g, uống với nƣớc sắc gừng và táo,
ngày 2 lần. Hoặc cho thêm táo và gừng sắc thuốc thang, ngày uống 1 thang.
Trị rối lọan tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy, đau bụng do hàn:
Hậu phác ôn trung thang: Hậu phác, Xích phục linh đều 10g, Trần bì 6g, Can
khƣơng, Mộc hƣơng, Cam thảo đều 3g, Thảo khấu 5g, Sinh khƣơng, Đại táo đều 10g sắc
uống.

267
Y Học Cổ Truyền
Trị viêm phế quản mạn tính, hen suyễn:
Hậu phác Ma hoàng thang: Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Sinh Thạch cao 20g, Hạnh
nhân 10g, Khƣơng Bán hạ 10g, Ngũ vị tử 4g, Can khƣơng 3g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 12g,
sắc uống.
Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang: Quế chi, Bạch thƣợc, Sinh khƣơng, Đại táo,
Hậu phác, Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo 4g sắc uống. Trị ngực đầy ho suyễn ra mồ hôi.
Phụ chú: HOA HẬU PHÁC
Hoa Hậu phác vị cay tính ôn, khí thơm. Tác dụng hành khí hóa thấp nhƣ Hậu phác
nhƣng ít táo hơn, dùng cho trƣờng hợp khí trệ, thấp trở gây nên bụng trên đầy, ăn không
ngon.
LD: Liều: 3 - 10g cho vào thuốc thang hoặc hoàn tán. Hoa Hậu phác: 3 - 6g.
Trƣờng hợp âm hƣ táo không dùng. Cần dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai.

Hậu phác

2. Thuốc phá khí giáng nghịch


2.1. CHỈ THỰC (Fructus immaturus citri aurantii )
Chỉ thực là quả chƣa chín phơi hay sấy khô của nhiều loại cây khác nhau nhƣ cây
Hƣơng duyên; cây Câu quất; cây Toan đằng; cây Đại đại hoa và nhiều cây khác thuộc họ
Cam quýt. Những cây này mọc khắp nơi ở nƣớc ta và tại nhiều tỉnh của Trung Quốc nhƣ
Tứ Xuyên, Giang Tây, Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tô, Hồ Nam.
TVQK: Đắng cay hơi hàn. Qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng.
TPHH: Tinh dầu, Neohespendin, Naringin, Rhoifolin, Lonicerin, Vitamin c. Năm 1978,
hệ Dƣợc Viện Y học Bắc kinh Trung quốc tìm thấy: 0,09% Ancaloit; 20,49% Glucozit;
5,86% Saponin.
TDDL:
Theo y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng phá khí tiêu tích, hóa đàm trừ bỉ.

268
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng thực tích, bụng đau táo bón, tả lị, mót rặn (lý cấp hậu trọng),
đàm trọc trở trệ, bụng ngực đầy tức.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại
Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cƣờng tim, tăng huyết áp do thành phần chủ
yếu Neohesperidin, nhƣng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực
cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lƣợng cGMP của cơ tim và huyết
tƣơng chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lƣu lƣợng máu của động mạch vành, não
và thận, nhƣng máu của động mạch đùi lại giảm.
Chỉ thực và Chỉ xác sắc nƣớc đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột
nhắt, chuột lang và thỏ, nhƣng cho chó có gây dò bao tử và ruột thì thuốc lại có tác dụng
hƣng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và bao tử tăng, đó cũng là căn cứ dƣợc lý của
thuốc dùng để trị các chứng sa bao tử, giãn bao tử, lòi dom, sa ruột...
Chỉ thực có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng, Glucozit của Chỉ thực có tác dụng nhƣ
Vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch.
CNCT:
Trị táo bón:
Chỉ thực đạo trệ hoàn (Nội ngoại thƣơng biện luận): Chỉ thực, Bạch truật, Phục
linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng đều 10g, Hoàng liên 4g, Sinh khƣơng 8g, Hoàng
cầm 8g, tán bột làm hoàn hoặc sắc uống. Trị: trƣờng vị tích nhiệt, bụng đầy táo bón.
Tiểu thừa khí thang (Thƣơng hàn luận) Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng lƣợng bằng
nhau sắc uống hoặc tán bột làm hoàn. Trị: táo bón do nhiệt kết.
Chỉ kết hoàn (kinh nghiệm): Chỉ thực, Bồ kết đều 20g tán mịn viên bằng hạt ngô,
mỗi ngày uống 10 viên, tối trƣớc lúc ngủ.
Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích đầy bụng: dùng các bài:
Chỉ truật hoàn (Kim quỉ yếu lƣợc): Chỉ thực (mạch sao) 40g, Bạch truật 80g tán
bột làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g tùy tuổi với nƣớc cơm.
Khúc mạch chỉ truật hoàn (y học chính truyện): tức Chỉ truật hoàn gia Mạch nha,
Thần khúc lƣợng bằng Chỉ thực tăng tác dụng tiêu thực.
LD: Uống, cho vào thang: 3 - 10g, liều cao có thể 15g.
Thận trọng lúc dùng đối với ngƣời bệnh tỳ vị hƣ yếu, phụ nữ có thai.

269
Y Học Cổ Truyền

Chỉ thực

2.2. THANH BÌ (Pericarpium citri immaturi )


Thanh bì là vỏ quả quýt còn xanh của cây quýt. Thuộc họ Cam quýt. Các loại cây
quýt mọc khắp nơi ở nƣớc ta.
TVQK:Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh: Can, Đởm, Vị.
TPHH: Flavonoid, phần lớn thành phần tƣơng tự nhƣ Trần bì.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thanh bì có tác dụng: sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ.
Chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích
khí trệ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là
trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh
hơn. Tinh dầu của thuốc có tác dụng kích thích ôn hòa lên ruột làm tăng tiết dịch tiêu hóa
và bài khí tích trệ trong ruột.
Chích tĩnh mạch dịch Thanh bì hoặc nƣớc sắc thuốc bơm vào tá tràng làm tăng tiết
mật rõ rệt ở chuột cống, chứng minh thuốc có tác dụng lợi mật.
Tinh dầu của Thanh bì có tác dụng hóa đàm. Thanh bì có tác dụng kháng Histamin,
chống co thắt khí quản làm giảm cơn suyễn.
Thanh bì chích tĩnh mạch cho súc vật thực nghiệm làm tăng nhanh huyết áp và duy
trì thời gian dài, nhờ vậy mà thuốc có tác dụng chống choáng. Thuốc còn có tác dụng cải
thiện nhịp nhanh trên thất.
CNCT:
Trị các chứng đau: Thuốc có tác dụng sơ can chỉ thống, thƣờng dùng dùng phối hợp với
các vị thuốc khác nhƣ:

270
Y Học Cổ Truyền

Đau vùng mạn sƣờn kết hợp với Sài hồ, Uất kim, Hƣơng phụ, Miết giáp.
Đau vú căng tức hoặc có cục, dùng kết hợp với Sài hồ, Hƣơng phụ, Uất kim, Quất
diệp, Bồ công anh.
Đau sán khí, Cao hoàn sƣng đau kết hợp với Xuyên luyện tử, Hồi hƣơng, Ngô thù
du, Mộc hƣơng, Ô dƣợc để tán hàn lý khí chỉ thống.
Thanh bì tán: Độc vị Thanh bì tán bột mịn, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần trị đau do
khí uất nhƣ: Nhũ hạch, Nhũ thủng, đau sƣờn, đau bụng ...
Trị chứng rối loạn tiêu hóa do thực tích khí trệ (kém ăn, bụng đầy, đau ợ hơi, phân thối
khắm ...) dùng bài:
Thanh bì hoàn: Thanh bì, Sơn tra, Thần khúc đều 10g, Mạch nha 12g, Thảo quả 6g
sắc uống.
LD: Liều 3 - 10g sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
Dùng thận trọng đối với bệnh nhân khí hƣ ngƣời yếu.

Thanh bì

THUỐC LÝ HUYẾT
I/ Đại cƣơng
Thuốc lý huyết dùng trị các bệnh về huyết, đƣợc chia làm 3 loại:
+ Thuốc bổ huyết dùng trong trƣờng hợp huyết hƣ, huyết thiếu, da xanh xao, sắc
mặt, môi, niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể gầy yếu, đoản hơi, thƣờng gặp ở ngƣời mới ốm dậy,
sau khi mất nhiều máu do chấn thƣơng, phẫu thuật...
+ Thuốc hành huyết dùng trong các trƣờng hợp huyết ứ, huyết lƣu thông khó khăn
gây đau đớn.
+ Thuốc chỉ huyết nên dùng trong các trƣờng hợp xuất huyết, băng huyết, trĩ, chảy
máu cam, chảy máu chân răng
1. Thuốc bổ huyết

271
Y Học Cổ Truyền

Thuốc bổ huyết là những thuốc có tác dụng tạo huyết, dƣỡng huyết. Phần lớn các
thuốc này có màu đỏ, vị ngọt, tính ấm, thƣờng quy vào các kinh có liên quan đến huyết
nhƣ Tâm, Can, Tỳ.
2. Thuốc hành huyết
Thuốc hành huyết có tác dụng lƣu thông huyết mạch, dùng điều trị các chứng ứ do
sang chấn, viêm tắc, bế kinh, làm sƣng tấy, nóng đỏ, đau nhức, các bệnh sang lở, mụn
nhọt thời kỳ đầu. Dựa vào tính năng hành huyết ở mức độ mạnh yếu khác nhau, có thể
chia làm 2 loại:
+ Những dƣợc liệu hành huyết ở mức độ yếu gọi là thuốc hoạt huyết, loại này dùng
điều trị các chứng sƣng đau do huyết mạch lƣu thông kém (Ngƣu tất, Đơn đỏ, Xuyên
khung, Ích mẫu, Hồng hoa...)
+ Những vị thuốc hành huyết mạnh hơn gọi là thuốc phá huyết trục ứ, dùng điều trị
các chứng ứ huyết ở mức độ nặng hơn, gây đau đớn mãnh liệt. (Khƣơng hoàng, Nga truật,
Tô mộc..)
3. Thuốc chỉ huyết
Dùng điều trị các chứng xuất huyết phủ tạng nhƣ vị xuất huyết, phế xuất huyết gây
nôn ra máu, ho ra máu, trĩ xuất huyết.
Trong nhóm này có loại vừa làm chỉ xuất huyết vừa làm tiêu xuất huyết (Tam
thất), có thể đắp, rắc vào vết thƣơng, cầm máu bên ngoài.
Các vị thuốc chỉ huyết thƣờng có tính hàn lƣơng, để tăng tác dụng, trƣớc khi sử
dụng thƣờng chế biến bằng cách sao tồn tính hoặc sao cháy.
Sử dụng thuốc chỉ huyết thƣờng căn cứ vào các tạng có liên quan đến huyết (Can,
Tỳ, Tâm) và căn cứ vào chứng xuất huyết cụ thể để phối hợp cho thích hợp. Có thể chia
làm 4 nhóm thuốc chỉ huyết:
+ Lương huyết chỉ huyết: (Hòe hoa, Cỏ mực, Trắc bá diệp, Bạch mao căn, Tỳ bà
diệp...) là những dƣợc liệu có tính hàn lƣơng, điều trị xuất huyết do nhiệt tà nhập vào
huyết phần (chảy máu do sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây rối loạn thành mạch) gây xuất
huyết dƣới da, chảy máu cam, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Khi dùng phối hợp với các
thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết, hoạt huyết để phát huy hiệu quả của thuốc.
+ Khử ứ chỉ huyết: (Tam thất, Bạch cập, Bồ hoàng...) dùng điều trị các chứng chảy
máu do xung huyết, ứ huyết, trật đả, bầm tím, trĩ máu, viêm tắc động mạch, chảy máu
đƣờng tiết niệu do sỏi, khái huyết, thổ huyết...phối hợp với các thuốc hoạt huyết để tăng
tác dụng điều trị.
+ Thu liễm chỉ huyết: (Liên ngẫu, liên phòng,...) những dƣợc liệu có vị đắng, sáp,
bình, có tác dụng liễm sáp, dùng trị các chứng âm hƣ nội nhiệt, xuất huyết do hỏa làm tổn
thƣơng lạc, gây xuất huyết.

272
Y Học Cổ Truyền

+ Bổ ích chỉ huyết: có tác dụng đa dạng, dùng điều trị các chứng xuất huyết do hai
nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
* Trƣờng hợp tỳ hƣ không thống nhiếp huyết, biểu hiện sắc mặt vàng héo, ăn ít,
tiêu chảy, lƣỡi có vệt răng, kết hợp với các thuốc kiện tỳ ích khí.
* Trƣờng hợp huyết hƣ không thống nhiếp đƣợc huyết, biểu hiện sắc mặt trắng
bệch, đoản hơi, mệt mỏi...kết hợp với thuốc bổ khí nhiếp huyết (Nhân sâm, Hoàng kỳ,
Bạch truật). Nếu chảy máu nhiều, gây choáng, trụy tim mạch (thoát dƣơng) thì phải dùng
bổ khí loại mạnh (Nhân sâm).
4. Chú ý khi sử dụng
Cần phối hợp thuốc hành huyết với thuốc lý khí để tăng tác dụng, vì khí trệ thì
huyết trệ, khí hành thì huyết hành.
Thuốc hành huyết cần phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân:
+ Nếu ứ huyết do hàn ngƣng, cần phối hợp với thuốc khu hàn.
+ Nếu đau nhức do phong thấp tý, cần dùng thêm thuốc khu phong trừ thấp.
+ Nếu nhiệt làm tổn thƣơng doanh huyết, thì thêm thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết.
+ Nếu khí trệ gây ứ huyết, cần phối hợp với thuốc hành khí.
+ Nếu có khối u, cần phối hợp với thuốc hóa đàm nhuyễn kiên.
+ Nếu có hƣ chứng, phải dùng thêm các loại thuốc bổ.
Phụ nữ có thai không nên dùng các thuốc hành huyết, nếu cần dùng phải thận
trọng. Tuyệt đối không dùng các thuốc phá huyết trục ứ nhƣ Tam lăng, Nga truật...
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc hoạt huyết (hành huyết)
1.1. HỔNG HOA (Flos Carthami)
Hồng hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây Hoa hồng (có hoa màu đỏ) thuộc họ
Hoa cúc. Cây mọc nhiều ở Trung Quốc tại các tỉnh Hà Nam, Triết Giang, Tứ Xuyên, ở
Việt Nam mọc nhiều ở Hà Giang (Hà Tuyên). Khi hái phải đúng lúc hoa có màu hồng là
lúc hoa đủ tuổi, nhiều hoạt chất, phơi trong mát.
TVQK: Vị cay tính ôn, qui kinh Can, Tâm.
TPHH : Trong Hồng hoa có chừng 0,3 -0,6% chất gluxit gọi là cactamin (Carthamin)
C12H22011 (sắc tố màu hồng), một số sắc tố màu vàng có công thức C24H30015 tan
trong nƣớc và rƣợu. Dung dịch nƣớc rất chóng bị phân giải. Carthamin là một chất tinh
thể màu đỏ khi tác dụng với HCl lạnh sẽ cho Iso-Carthamin thủy phân sẽ cho glucoza và
Carthamindin (Hồng hoa tố).
TDDL :
Theo dƣợc lý cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh.

273
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng
trƣng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn.
Kết quả nghiên cƣú dƣợc lý hiện đại:
Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt, liều lƣợng nhỏ làm cho tử cung
co bóp đều, lƣợng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí làm rung cơ tử cung,
đối với tử cung của động vật có thai tác dụng làm tăng co bóp càng rõ. Đối với cơ trơn
của ruột, thuốc cũng có tác dụng hƣng phấn thời gian ngắn.
Thuốc có tác dụng hạ áp: làm tăng lƣu lƣợng máu dinh dƣỡng cơ tim và lƣu lƣợng
máu động mạch vành của chó đƣợc gây mê.
Thuốc có tác dụng ức chế sự ngƣng tập tiểu cầu. Thuốc còn có tác dụng bảo vệ
chống nhồi máu cơ tim trên mô hình thắt động mạch vành của chó hoặc gây thiếu máu cơ
tim trên chuột bạch lớn.
CNCT :
Trị bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau sinh máu xấu không ra hết, dùng
các bài:
Hồng hoa tửu: Hồng hoa 10g, sức với rƣợu chia 3 lần uống. Trị đau kinh.
Hồng hoa 5g, Xuyên khung, Đƣơng qui, Hƣơng phụ, Diên hồ sách đều 10g, sắc
nƣớc uống hoặc phối hợp với rƣợu Đƣơng qui uống, trị đau bụng kinh.
Hồng hoa 3g, Ích mẫu thảo 15g, Sơn tra 10g, cho đƣờng đỏ vừa đủ uống. Trị sau
sanh máu xấu không ra hết.
Trị đau sưng tấy do chấn thương ngoại khoa: dùng các bài:
Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đƣơng qui đều 10g, Đại hoàng 8g, rƣợu và nƣớc mỗi
thứ một nửa sắc uống.
Hồng hoa, Đào nhân, Đƣơng qui vĩ đều 120g, Chi tử 240g, tán bột mịn trộn đều
với giấm lƣợng vừa đủ đun nóng đắp chỗ đau.
Trị sở ban mọc không đều, ung nhọt:
Đƣơng qui - Hồng hoa ẩm: Đƣơng qui 6g, Hồng hoa 4g, Tử thảo, Đại thanh diệp,
Liên kiều, Ngƣu bàng tử đều 10g, Hoàng liên 5g, Cam thảo 3g, Cát căn 10g sắc nƣớc
uống.
Trị lóet hành tá tràng:
Dùng Hồng hoa 60g, Đại táo 12 quả cho nƣớc 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật
ong 60g trộn đều, mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang.
LD : Liều thƣờng dùng: 3 - 10g, cho vào thuốc thang sắc uống.
Trên lâm sàng hay dùng trị cơn đau thắt ngực, viêm tắc động mạch.

274
Y Học Cổ Truyền

Hồng hoa

1.2. ĐÀO NHÂN (Semen Persicae)


Đào nhân là nhân của quả chín cây đào hoặc cây Sơn đào. Cây Đào thuộc họ Hoa
hồng. Cây Đào có nhiều ở Việt Nam, nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc nhƣ Sapa, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang đƣợc thu hái vào tháng 7 hằng năm, lấy hạt về đập lấy nhân
phơi khô làm thuốc gọi là Đào nhân.
TVQK: Tính bình vị đắng, qui kinh Tâm, Can, Phế, Đại tràng.
TPHH : Đào nhân có glucozit khổ hạnh nhân, men đƣờng lactate, vitamin B1, tinh dầu và
dầu lipit, cholin và acetylcholin.
TDDL :
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng đau
kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh, trƣng hà tích tụ, chấn thƣơng ngã đau, phế ung, trƣờng
ung, đại tiện táo bón.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Đào nhân có tác dụng giãn mạch, tăng lƣu lƣợng máu, tăng mức cAMP trong tiểu
cầu, ức chế máu ngƣng tụ, có tác dụng co tử cung, cầm máu đối với sản phụ sanh con so.
Do thành phần dầu Lipit của thuốc chiếm 45% nên thuốc có tác dụng nhuận tràng.
Thuốc có tác dụng kháng viêm ở giai đoạn đầu trên súc vật thực nghiệm.
Thuốc có tác dụng giảm ho.
Glucoxit khổ hạnh nhân có tác dụng ức chế tế bào ung thƣ có chọn lọc.
CNCT :
Trị bệnh phụ khoa:
Đào nhân, Đƣơng qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nƣớc uống trị
chứng kinh bế do huyết ứ.

275
Y Học Cổ Truyền

Sinh hóa thang (Cảnh nhạc toàn thƣ): Đƣơng qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung
12g, Chích thảo 2g, Bào khƣơng 2g, sắc nƣớc uống hoặc ho thêm ít rƣợu sắc uống. Trị
chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho ngƣời mẹ.
Đào hồng tứ vật thang (Y tông kim giám): Đƣơng qui 12g, Sanh địa 16g, Xích
thƣợc 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nƣớc chia 2 lần uống. Trị
rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh do huyết ứ.
Trị táo bón:
Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Hỏa ma nhân, Đƣơng qui đều 10g, Sanh
địa 15g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc
sắc uống.
Ngũ nhân hoàn (Thế y đắc hiệu phƣơng): Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Bá tử
nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 1g, Trần bì 8g, Mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 -
8g. Trị chứng táo bón ở ngƣời già, phụ nữ sau sinh.
Trị viêm tắc động mạch:
Đào nhân, Hồng hoa, Đƣơng qui, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thƣợc, Ngƣu tất,
Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long
10g, Thủy điệt, Manh trùng, Sanh cam thảo đều 3g sắc uống.
LD: Liều thƣờng dùng 6 - 10g đập vụn.

Đào nhân

1.3. MỘT DƢỢC (Myrrha)


Một dƣợc là chất nhựa dầu lấy ở cây Một dƣợc. Thuộc họ Đào lộn hột.
TVQK:Vị đắng tính bình. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.
TPHH: Trong Một dƣợc có chất dầu keo, chất keo, tinh dầu .
TDDL:
Theo dƣợc lý cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, tiêu ung, bài nùng, chỉ thống, tiêu thủng, sinh
cơ; đồng thời có tác dụng bài nùng, hành khí.

276
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng: thống kinh, bế kinh, đau vùng thƣợng vị, chứng đau do phong
thấp tý, do chấn thƣơng ngã té sƣng, đau chứng trƣờng ung, chứng nhọt lở khó lành
miệng.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da và có tác dụng hạ mỡ
trong máu.
CNCT:
Trị các chứng đau: Đau sau sinh, đau kinh, đau do chấn thƣơng ngoại, sƣng tấy phù nề,
thuốc có tác dụng khu ứ chỉ thống.
Một dƣợc 5g, Diên hồ sách 10g, Hƣơng phụ 6g, Ngũ linh chi 6g, tán bột mịn trộn
đều, mỗi lần uống 8 -10 ngày, uống 2 - 3 lần với nƣớc nóng hoặc rƣợu nóng. Trị đau bao
tử, phụ nữ kinh bế, kinh đau.
Một dƣợc tán: Một dƣợc, Hồng hoa đều 5g, Diên hồ sách, Đƣơng qui đều 10g làm
thuốc tán, mỗi lần uống 6 - 10g ngày 2 lần với rƣợu nóng hoặc nƣớc ấm. Trị đau bao tử,
phụ nữ kinh bế, kinh đau.
Nhũ hƣơng - Một dƣợc tán: Một dƣợc, Nhũ hƣơng đều 5g, Bạch truật, Đƣơng qui,
Bạch chỉ đều 10g, Nhục quế 3g, Cam thảo 3g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 6 - 10g, ngày
3 lần với rƣợu. Trị té ngã sƣng đau.
Trị ung nhọt đau:
Bài thuốc: Nhũ hƣơng, Một dƣợc đều 5g, Xạ hƣơng 0.1g, Hùng hoàng 3g, làm
hoàn mỗi lần uống 3 - 6g, ngày 2 lần với nƣớc chín.
Hải phù tán: Nhũ hƣơng, Một dƣợc đều 10g làm thuốc tán đắp ngoài có tác dụng
làm sạch mủ sinh cơ chóng lành miệng.
Trị chấn thương đau lưng cấp:
Dùng Nhũ hƣơng, Một dƣợc lƣợng bằng nhau tán bột mịn, dùng 30% rƣợu chế
thuốc thành hồ, đắp vùng đau 1 - 2 lần/ ngày thƣờng 3 - 5 ngày khỏi
LD: Liều dùng thông thƣờng từ 3 - 5g. Dùng ngoài tùy theo yêu cầu.
Chú ý lúc dùng:
Dùng thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh bao tử.
Giảm liều lúc dùng chung với Nhũ hƣơng, hai vị thuốc có tác dụng tƣơng tự. Nhũ
hƣơng có tác dụng hoạt huyết mạnh gân trị chứng tý, nên thƣờng dùng Nhũ hƣơng trong
điều trị các chứng đau phong thấp, nên trong bài Quyên tý thang dùng Nhũ hƣơng mà
không dùng Một dƣợc ( Y học tâm ngộ, tập 3). Một dƣợc lại sở trƣờng về tán ứ, giảm đau
nên lúc trị chứng vị quản thống do khí trệ huyết ứ dùng Một dƣợc mà không dùng Nhũ
hƣơng nhƣ bài Thủ niêm tán.
Đối với trƣờng hợp xuất huyết dƣới da và xuất huyết đáy mắt có huyết ứ nên dùng
Nhũ hƣơng. Một dƣợc đƣợc kết hợp với thuốc cầm máu.

277
Y Học Cổ Truyền

Dùng Một dƣợc trị chứng té ngã sƣng đau nên uống thuốc với rƣợu để tăng tác
dụng thông ứ.
Nhũ hƣơng hoạt huyết, Một dƣợc tán huyết đều có tác dụng giảm đau tiêu sƣng
sinh cơ nên 2 vị thuốc nên dùng chung.

Một dƣợc

1.4. NHŨ HƢƠNG(Gummi Olibanum)


Nhũ hƣơng là chất nhựa dầu lấy ở cây Nhũ hƣơng. Thuộc họ Đào lộn hột. Còn có
tên là Hắc lục hƣơng, Thiên trạch hƣơng, Địa nhũ hƣơng.
TVQK: Vị cay đắng, tính ôn. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.
TPHH: Trong Nhũ hƣơng có 90% hỗn hợp acid mastixic C20H32O2, acid masticolic,
một ít masticaresen, có khoảng 2% tinh dầu mùi long não trong đó chủ yếu là dipinen.
TDDL:
Theo dƣợc lý cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, chủ trị các chứng đau kinh, tắt kinh, đau
vùng thƣợng vị, đau phong tê thấp, té ngã chấn thƣơng, trƣờng ung. Ngoài ra thuốc có tác
dụng tiêu phù sinh cơ trị các chứng nhọt lở lâu ngày khó lành miệng.
Theo dƣợc lý hiện đại: thuốc có tác dụng giảm đau.
CNCT:
Trên lâm sàng phạm vi ứng dụng của Nhũ hƣơng rất rộng.
Trị chứng kinh bế- đau kinh:
Phối hợp với thuốc Đƣơng qui, Đào nhân, Hồng hoa.
Trị đau vùng thƣợng vị phối hợp cùng thuốc hành khí nhƣ Xuyên luyện tử, Mộc
hƣơng, Trần bì.
Thuốc phối hợp với Khƣơng hoạt, Tần giao, Đƣơng qui, Hải phong đằng trị chứng
tý nhƣ bài Quyên tý thang (Y học tâm ngộ).
Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau: dùng các bài:

278
Y Học Cổ Truyền

Nhũ hƣơng định thống tán: Nhũ hƣơng, Một dƣợc, Xuyên khung đều 5g, Bạch chỉ,
Xích thƣợc, Đơn bì, Sinh địa đều 10g, Cam thảo 3g, tán bột mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2
lần với rƣợu hoặc nƣớc tiểu trẻ em chƣng lên.
Thất ly tán (Lƣơng phƣơng tập dịch) Nhũ hƣơng, Chu sa, Một dƣợc đều 5g, Huyết
kiệt, Hồng hoa đều 6g, Nhĩ trà 10g, Xạ hƣơng 2g, Băng phiến 3g, tán mịn trộn đều thành
thuốc tán. Mỗi lần uống 0,2g với rƣợu.
Trị ung nhọt sưng đau:
Nhũ hƣơng tiêu độc tán: Nhũ hƣơng, Một dƣợc đều 5g, Thiên hoa phấn, Đại
hoàng, Hoàng kỳ, Ngƣu bàng tử, Mẫu lệ đều 10g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 3g, sắc
nƣớc uống.
Những nhọt vỡ lâu ngày khó lành miệng, dùng Nhũ hƣơng, Một dƣợc tán mịn trộn
đều đắp ngoài có tác dụng tiêu sƣng, sinh cơ tốt (bài Hải phù tán trong Ngoại khoa trích
lục).
Trị viêm gan, vùng gan đau:
Dùng bài thuốc gồm: Nhũ hƣơng, Một dƣợc, Miết giáp, Ngũ linh chi, lƣợng bằng
nhau sắc đặc tẩm gạc đắp lên vùng đau lúc còn ấm.
Trị Nhũ hạch:
Dùng bài Nhũ một băng hoàng cao (Nhũ hƣơng, Một dƣợc, Hoàng bá, Đại hoàng)
tán bột mịn trộn đều cho Băng phiến cất vào lọ nâu. Lúc dùng lấy tròng trắng trứng trộn
thuốc cho vào gạc đắp lên vùng đau (gạc dày 1mm) chƣờm nóng ngoài càng tốt, cứ 24 giờ
thay thuốc cho tới khi tiêu hạch.
LD: Thuốc uống cho vào thuốc thang, liều dùng từ 3 - 10g.
Chú ý lúc dùng:
Thuốc cho vào thang làm nƣớc thuốc đục, uống dễ gây nôn, nên ngƣời đau bao tử
dùng lƣợng nhỏ hơn, và không dùng lâu.
Không dùng cho ngƣời bệnh có thai.

Nhũ hƣơng

279
Y Học Cổ Truyền

2. Thuốc chỉ huyết


2.1. Thuốc lƣơng huyết chỉ huyết
2.1.1. HOA HÒE (Flos Sophorae Japonica Immaturus)
Hoa hòe là hoa chƣa nở phơi hay sấy khô của cây. Thuộc họ Cánh bƣớm. Cây Hòe
mọc hoang và đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta.
TVQK: Vị đắng hơi hàn. Qui kinh Can, Đại tràng.
TPHH: Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lƣơng huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.
Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt
mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng cầm máu:
Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng
tăng.
Tác dụng với mao mạch:
Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch:
Chích tĩnh mạch chó đƣợc gây mê dịch Hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác
dụng hƣng phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo. Glucozit
vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố có
tác dụng làm giãn động mạch vành.
Tác dụng hạ mỡ trong máu:
Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động
mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.
Tác dụng chống viêm:
Đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng
kháng viêm.
Tác dụng chống co thắt và chống lóet:
Hòe bì tố có tác dụng giảm trƣơng lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng
chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động
bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt só ổ lóet của bao tử do thắt môn vị của chuột.
Tác dụng chống phóng xạ:
Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.
Tác dụng chống tiêu chảy:

280
Y Học Cổ Truyền

Nƣớc Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có
tác dụng làm giảm tiêu chảy.
CNCT:
Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết:
Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lị, băng lậu, niệu huyết, dùng bài:
Hoa hòe 12g, Bách thảo sƣơng ( nhọ nồi) 4g, tán bột mịn uống với nƣớc sắc rễ tranh. Trị
nôn ra máu.
Viên hoa hòe: Bột hoa hòe làm thành viên 0,07g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4
viên, ngoài chỉ định các chứng có xuất huyết, sách Dƣợc liệu còn ghi: " chữa đau mắt, đái
tháo đƣờng, phòng và chữa mao mạch dễ vỡ, huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Có thể
kết hợp uống với viên cỏ nhọ nồi, sinh tố C."
Trị Huyết áp cao:
Hoa hòe, Hy thiêm thảo đều 20 - 40g sắc nƣớc uống.
Trị bệnh Trĩ:
Hoa hòe tán: Hoa hòe 12g, Trắc bá than 12g, Kinh giới 8g, Chỉ xác 12g tán bột
mịn uống với nƣớc sôi nguội hoặc làm thang uống.
Hoa hòe tiêu trĩ thang: Hoa hòe, Hòe giác, Hoạt thạch đều 15g, Sinh địa, Ngân
hoa, Đƣơng qui đều 12g, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều 10g, Thăng ma, Sài hồ,
Chỉ xác đều 6g, Cam thảo 3g, tùy chứng gia giảm ngày 1 thang.
Trị vảy nến:
Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần,
dùng nƣớc sôi để nguội uống sau bữa cơm.
Trị mụn nhọt mùa hè:
Dùng Hoa hòe khô 30 - 60g cho nƣớc 1500ml sắc lấy nƣớc, lấy bông thấm nƣớc
rửa tại chỗ, nƣớc có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau.
Trị chứng can nhiệt:
Mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt ... thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống
nhƣ nƣớc trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.
LD: Uống cho vào thuốc thang: 10 - 15g, tán bột mịn uống có thể giảm liều.
Dùng ngoài lƣợng không hạn chế.
Trƣờng hợp trị cao huyết áp nên dùng Hoa hòe sống. Trƣờng hợp cầm máu nên
dùng sao thành than.
Hoa hòe có tên khác: Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe nhị.
Thận trọng đối với bệnh nhân hƣ hàn và phụ nữ có thai.

281
Y Học Cổ Truyền

Hòe hoa

2.1.2.ĐẠI KẾ (Herba seu Radix Cirsii Japonici)


Còn gọi là Ô rô, Thích kế, Thiết thích ngãi, Dã thích thái, Thích khải tƣ, Hồ kế, Mã
kế, Dã hồng hoa, Sơn ngƣu bàng, Hê hạng thảo. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây bao
gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ. Đại kế là một loài cỏ sống lâu năm, mọc hoang khắp
miền Bắc và miền Trung nƣớc ta, nhiều tỉnh ở Trung Quốc và Nhật Bản.
TVQK: Vị ngọt đắng, tính mát. Qui kinh Tâm, Can.
TPHH: Có alkloid, tinh dầu, taraxasteryl, acetate, stigmasterol, alpha amyrin beta-
amyrin, beta-sitosterol, pectolinarin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lƣơng huyết chỉ huyết, tán ứ tiêu ung.
Chủ trị các chứng: lạc huyết (khạc ra máu), nục huyết (chảy máu chân răng, máu
mũi), băng lậu, niệu huyết. Nói chung là các chứng huyết do nhiệt gây nên.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc thuốc ngâm kiệt rƣợu cồn và nƣớc đều có tác dụng hạ áp trên chó mèo và thỏ
thực nghiệm.
Rễ Đại kế sắc nƣớc hoặc toàn cây cất lấy nƣớc với nồng độ 1:4.000, ngâm cồn với
nồng độ 1:30.000 đều có tác dụng ức chế trực khuẩn bạch hầu 100% dịch rễ tƣơi hoặc lá
tƣơi đều có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A, trực khuẩn lị Flexner.
CNCT
Trị các loại xuất huyết: nhƣ chảy máu cam, thổ huyết, tiểu ra máu, đàn bà băng lậu
...dùng các bài:
Đại kế toàn cây 60 - 100g (hoặc dùng rễ 40 - 60g) sắc uống trị thổ huyết, áp xe,
phổi ra máu mủ thối.

282
Y Học Cổ Truyền

Thập khôi tán (Thập dƣợc thần thƣ) gồm: Đại kế, Tiểu kế, Trắc bá di hà diệp,
Thuyên thảo, Mao căn, Sơn chi, Đơn bì, Tông lữ bì, Đại hoàng lƣợng bằng nhau đốt tồn
tính tán bột mịn, mỗi lần uống 10 -15g, ngày 2 lần với nƣớc nguội. Trị thổ huyết tốt.
Trị các chứng mụn nhọt lở: thuốc có tác dụng tán ứ tiêu sƣng.
Thuyên thảo, Địa du, Ngƣu tất đều 10g, Kim ngân hoa sắc nƣớc, Lá Ô rô tƣơi 30 -
40g giã vắt nƣớc trộn với thuốc uống.
Dùng cả cây tƣơi lƣợng vừa đủ giã nát đắp ngoài.
LD:
Liều dùng: uống từ 10 đến 15g, liều cao có thể dùng 30g. Thuốc tƣơi dùng 30 -
60g, dùng ngoài không hạn chế. Dùng ngoài có thể dùng bột trộn mật ong đắp. Dùng tƣơi
giã nát đắp hoặc vắt nƣớc đắp có tác dụng tốt hơn khô. Thuốc sao cháy có tác dụng thu
liễm, cầm máu.
Trị cao huyết áp dùng rễ tốt hơn, dùng độc vị hoặc phối hợp với Hạ khô thảo, Hi
thiêm thảo.
Thận trọng lúc dùng với bệnh nhân tỳ vị hƣ hàn.

Đại kế
2.1.3. ĐỊA DU ( Radix san guisorbae Offcinalis)
Địa du là rễ phơi hay sấy khô của cây Địa du. Thuộc họ Hoa Hồng .
TVQK: Vị đắng chua, tính hơi hàn. Qui kinh: Can, Vị, Đại tràng.
TPHH: Glucoside Địa du I, II, Sanguisorbin A, B, E, Ursolic acid, arabinose, tannin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Lƣơng huyết chỉ huyết, giải độc liễm sang.
Chủ trị các chứng xuất huyết nhƣ nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, trĩ
huyết, huyết lị, băng lậu ... bỏng, thấp chẩn, lở loét ngoài da, ung nhọt sang độc.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

283
Y Học Cổ Truyền
Tác dụng cầm máu:
Dùng bột Địa du hoặc bột Địa du sao cháy bơm vào bao tử chuột nhắt, thời gian
chảy máu của chuột ở 2 lô thí nghiệm đều đƣợc rút ngắn là 21,9% và 45,5%, không có
khác biệt rõ rệt. Bơm thuốc sinh Địa du và than Địa du vào bao tử thỏ, thời gian đông
máu đều rút ngắn 25%.
Tác dụng đối với bỏng thực nghiệm:
Bột Địa du bôi vết bỏng của thỏ và chó thực nghiệm có kết quả nhất định. Hiệu
quả điều trị của chất Tannin không bằng Địa du cho nên có thể nói là tác dụng trị bỏng
của Địa du không phải chỉ do Tannin mà còn do các thành phần khác.
Tác dụng kháng khuẩn:
Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán
huyết B, Phế cầu, não cầu, các loại trực khuẩn lao, coli, mủ xanh, thƣơng hàn, phó thƣơng
hàn, kiết lị, bạch hầu và một số nấm gây bệnh, có thể do thuốc có chất acid tannic vì nếu
dùng cao áp tiệt trùng thuốc thì tác dụng kháng khuẩn giảm. Chất Tannin cũng có tác
dụng chống nấm.
Tác dụng kháng viêm:
Nƣớc hoặc cồn chiết xuất Địa du đều có tác dụng kháng viêm tiêu sƣng.
Những tác dụng khác:
Thuốc có tác dụng hạ áp nhẹ và tạm thời đối với thỏ gây mê. Thuốc có tác dụng
tăng cƣờng tiêu hóa chất anbumin rõ rệt. Dịch chích chế từ Địa du tƣơi nâng cao tác dụng
của bạch cầu. Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thƣ cổ tử cung loại JTC-26.
CNCT:
Trị các chứng xuất huyết: Thuốc có tác dụng lƣơng huyết chỉ huyết.
Địa du tán: Địa du, Thuyên thảo căn đều 10g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 3g, Phục
linh 10g, Sơn chi 6g sắc uống hoặc làm thuốc tán trị tiêu có máu
Địa du Cam thảo thang: Địa du 15g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống trị tiêu ra máu.
Trị lao phổi ho ra máu:
Bài thuốc gồm: Địa du sao 12g, Bạch mao căn 80g, Sanh cam thảo, Bách thảo
sƣơng đều 8g, cho nƣớc sắc chia uống nhiều lần trong 1 ngày
Trị băng lậu:
Cho uống độc vị Địa du 60g sắc với giấm và nƣớc, mỗi thứ một nửa cho uống
ngày một thang, 4 ngày sau hết chảy máu. Sau 4 ngày máu cầm, ăn uống khá hơn, dùng
tiếp 3 thang thì khỏi.
Trị bỏng nước sôi:
Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sao thành than tồn tính tán bột mịn, trộn dầu
mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, nhiều lần trong ngày.
LD: Liều uống: 10 - 15g, có thể dùng đến 30g.

284
Y Học Cổ Truyền

Thuốc hoàn tán 1,5 - 3g/lần.

Địa du
2.2. Khử ứ chỉ huyết
2.2.1. BỔ HOÀNG ( Pollen Typhae)
Bồ hoàng là phấn hoa sấy hay phơi khô của cây Hƣơng bồ hoặc Hƣơng bồ thảo,
còn gọi là Cỏ nến. Cây Cỏ nến mọc hoang ở những vùng đầm lầy miền Bắc nƣớc ta
nhƣng chƣa đƣợc khai thác. Ở Trung Quốc, cây Bồ hoàng mọc nhiều ở tỉnh Triết Giang,
Giang Tô, An Huy, Sơn Đông, Hồ Bắc.
TVQK: Vị ngọt, tính bình. Qui kinh Can, Tâm bào.
TDDL:
Theo dƣợc lý cổ truyền:
Hành huyết khứ ứ, thu sáp chỉ huyết, lợi tiểu.
Chủ trị các chứng tâm phúc thống, sau sinh đau do ứ huyết, đau kinh, các chứng
xuất huyết nhƣ: lạc huyết, nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu, chấn
thƣơng xuất huyết, chứng huyết lâm, tiểu đau, khó đi tiểu.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng đối với hệ tim mạch:
Thuốc có tác dụng tăng lƣu lƣợng máu của động mạch vành, cải thiện chuyển hóa,
có tác dụng giãn mạch, tăng lực co bóp của tim, cải thiện điện tâm đồ, làm giảm lực cản
ngoại vi, làm chậm nhịp tim. Cồn chiết xuất Bồ hoàng đối với tim cô lập của cóc, với
nồng độ thấp có tác dụng gia tăng sự co bóp tim, với nồng độ cao thì tác dụng ức chế.
Trên mô hình gây nhồi máu cơ tim cấp ở thỏ, thuốc có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn,
bảo vệ cơ tim, có thể hạn chế phạm vi nhồi máu cơ tim, chống sự ngƣng tập tiểu cầu.
Tác dụng phòng trị xơ mỡ động mạch:

285
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh rõ rệt, ức chế sự hấp thu Cholesterol
ngoại lai của niêm mạc ruột, hạ thấp tỷ lệ bám của tiểu cầu, nâng cao lipoprotein mật độ
cao. Thuốc làm cho tốc độ lƣu thông máu tăng nhanh, lƣợng máu động mạch vành tăng,
chuyển hóa tăng, nhờ đó mà thuốc có thể phòng trị chứng xơ mỡ động mạch. Có báo cáo
cho rằng những tác dụng trên là do bột phấn Bồ hoàng, còn cao lỏng không có những tác
dụng trên.
Tác dụng hạ áp:
Nƣớc sắc, cồn chiết xuất Bồ hoàng đều có tác dụng làm cho huyết áp của mèo,
chó, thỏ hạ và nhịp tim chậm. Chích vào ổ bụng chó cũng có tác dụng hạ áp, nhƣng liều
lƣợng điều trị thƣờng dùng thì không có tác dụng hạ áp.
Tác dụng đối với tử cung:
Nƣớc sắc Bồ hoàng dịch chiết bằng ête đều có tác dụng hƣng phấn đối với tử cung
cô lâïp của chuột Hà lan, chuột cống và chuột nhắt, liều lƣợng lớn gây co thắt, đối với tử
cung chƣa mang thai mạnh hơn với tử cung mang thai. Bồ hoàng có thể làm cho tử cung
sau sanh trƣơng lực tăng và co bóp tốt hơn. Dịch chiết Bồ hoàng có tác dụng dục sản đối
với chuột Hà lan và chuột bạch nhỏ.
Tác dụng đối với ruột:
Dịch chiết Bồ hoàng có tác dụng tăng nhu động ruột cô lâïp nhƣng bị Atropin phá
hủy.
Tác dụng kháng viêm:
Trên thực nghiệm chích nƣớc sắc Bồ hoàng vào ổ bụng và đắp thuốc vào chân
chuột trắng đƣợc gây bỏng và gây viêm khớp háng bằng protein huyết thanh, chứng minh
thuốc có tác dụng tiêu phù do thuốc có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn cục bộ và giảm bớt
tính thẩm thấu của mao mạch.
Tác dụng miễn dịch:
Thuốc có tác dụng ức chế chức năng của tế bào miễn dịch cũng nhƣ thể dịch miễn
dịch, thuốc làm teo rõ các cơ quan miễn dịch của chuột lớn, nhƣng không ảnh hƣởng đến
tổng số bạch cầu ngoại vi và khả năng thực bào của tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.
Với liều trung bình thuốc có tác dụng ức chế khả năng thực bào của đại cự bào, liều nhỏ
không ảnh hƣởng nhƣng liều cao lại có khả năng tăng cƣờng rõ rệt. Thuốc có xu hƣớng
làm tăng hàm lƣợng cAMP của lách và tuyến ức chuột.
TPHH: Pollen Typhae augustatae-isorhamnentin, pentacosane, alpha-citosterol, palmatic
acid,alpha typhasterol, tinh dầu, mỡ (10 - 30%).
CNCT:
Trị kinh bế, đau bụng kinh, bụng dưới đau, các chứng đau do huyết ứ.
Thất tiêu tán (Hòa tễ cục phƣơng): Bồ hoàng, Ngũ linh chi lƣợng bằng nhau tán
bột mịn, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày 2 lần, với rƣợu ấm.

286
Y Học Cổ Truyền

Bồ hoàng hắc thần tán: Bồ hoàng 10g, Hƣơng phụ 6g, Bào khƣơng thán 3g, Đậu
đen 15g, sắc uống trị đau bụng kinh, nƣớc ối ra không hết.
Bồ hoàng 15g, Đơn sâm 30g, Ngũ linh chi 15g, sắc nƣớc uống trị đau bụng kinh.
Trị các chứng xuất huyết do nhiệt:
Bồ hoàng thang: Bồ hoàng thán 10g, nƣớc và rƣợu mỗi thứ một nửa sắc uống. Trị
các chứng ho ra máu, chảy máu cam, tiêu tiểu có máu, xuất huyết tử cung.
Than Bồ hoàng, than Ngó sen đều 15g sắc uống. Nếu ngƣời bệnh yếu gia thêm
Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 25g. Trị xuất huyết tử cung cơ năng.
Bồ hoàng tán: Bồ hoàng, Đông quỳ tử đều 10g, Sinh địa 15g, sắc uống trị tiểu ra
máu.
LD: Uống 3 - 20g, bọc lúc cho vào thuốc thang. Bồi đắp ngoài tùy theo yêu cầu.
Phụ nữ có thai không dùng (Bồ hoàng sống có tác dụng co tử cung).
Không có triệu chứng ứ huyết không dùng (Sách Bản thảo kinh sơ).

Bồ hoàng

2.2.2.SÂM TAM THẤT (Panax notoginseng)


Sâm tam thất còn có tên khác là Kim bất hoán, Điền thất, Sơn thất, Nhân sâm tam
thất, là rễ phơi khô của cây Tam thất. Thuộc họ Ngũ gia bì .
TVQK: Vị ngọt hơi đắng, ôn. Qui kinh Can, Vị.
TPHH: Saponin Tam thất tƣơng tự nhƣ saponin của Nhân sâm, chủ yếu có saponin Nhân
sâm Rb1, Rd, Re, Rg1 , Rg2, Rh1 và saponin Tam thất C3, D1 ,D2, E2,R1,R2,R3,R4,.Hoạt chất
cầm máu trong Tam thất là chất Decichine.
Ngoài ra còn có alkaloit, protid, saccharide, lipid, tinh dầu, các acid amin tự do,
caroten và calci.
TDDL:
Theo y học cổ truyền:

287
Y Học Cổ Truyền

Hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết định thống. Chủ trị các chứng xuất huyết ngoài và bên
trong nội tạng, té ngã ứ huyết sƣng đau.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng cầm máu: nƣớc sắc uống của rễ Tam thất, bột Tam thất và dịch chiết
Tam thất đều có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu và thời gian prothrombin có tác
dụng ức chế ngƣng tập tiểu cầu (theo Đoàn thị Nhu, Vũ thị Tâm và Nguyễn thị Nho,
Thông báo Dƣợc liệu 1977,4:14-20, Hà nội); rễ Tam thất có kháng năng kháng lại hiện
tƣợng giảm prothrombin trong máu thỏ và giảm khả năng máu đông gây thực nghiệm với
dicumarol.
Ảnh hƣởng của thuốc đối với trung khu thần kinh: Loại Saponin Rg có tác dụng
hƣng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc
và chân tay, nhƣng loại Saponin nhƣ Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu
hiện an thần gây ngủ. Bộ phận trên mặt đất của Tam thất nhƣ lá hoa có nhiều loại Saponin
Rb nên có tác dụng ức chế trung khu là chính còn bộ phận rễ thì hƣng phấn là chủ yếu.
Tất cả các loại tổng Saponin của rễ cũng nhƣ tổng Saponin của lá Sâm Tam thất đều có
tác dụng giảm đau rõ rệt.
Ảnh hƣởng của thuốc đối với hệ tim mạch: Dịch tiêm Tam thất đối với chó gây mê
có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, tăng lƣu lƣợng máu động mạch vành, giảm lực cản
của động mạch mạch vành. Tổng saponin rễ Tam thất có tác dụng rõ rệt hạ huyết áp động
mạch và giảm lực cản mạch máu ngoại vi, tăng lƣợng máu xuất của tim và làm chậm nhịp
tim, giảm thấp lƣợng tiêu hao oxy của tim. Chất chiết xuất rễ nhung của Tam thất có tác
dụng đối kháng với kích thích tố thùy sau tuyến yên (oxytoxin và vasopressin) và độ rung
tim gây nên thiếu máu động mạch vành.
Ảnh hƣởng của thuốc đối với chuyển hóa: bột Tam thất có tác dụng làm hạ
cholesterol, lƣợng triglycerid trong máu. Saponin Tam thất C1 có tác dụng điieù tiết hai
chiều đối với glycogen tổng hợp và phân giải. Tổng Saponin của Tam thất có tác dụng
thúc đẩy quá trình tổng hợp protein huyết thanh của gan, tăng hàm lƣợng cAMP và làm
giảm hàm lƣợng cGMP của tế bào cơ tim chuột nhắt, do đó làm tăng rõ rệt tỷ lệ
cAMP/cGMP nhƣng Tam thất nếu đƣợc chế biến với nhiệt độ cao ngƣợc lại làm tăng cao
cholesterol huyết thanh, Triglycerid, betalipoprotein và làm giảm alpha lipoprotein.
Ảnh hƣởng đến chức năng miễn dịch: cũng nhƣ Nhân sâm, sâm Tam thất có tác
dụng hồi phục lại bình thƣờng phản ứng miễn dịch quá thấp hoặc quá cao không làm ảnh
hƣởng đến phản ứng miễn dịch bình thƣờng của cơ thể.
CNCT:
Trị xuất huyết bao tử: dùng bột Tam thất mỗi lần 1,5g x 3 lần/ngày, uống với nƣớc
ấm, bệnh nhân nghỉ tại giƣờng, trừ trƣờng hợp nôn ra máu còn ăn bình thƣờng, chế độ
lỏng hoặc bán lỏng, sau khi máu trong phân âm tính còn uống thêm 2 ngày để

288
Y Học Cổ Truyền

Trị ho ra máu: Bột Tam thất mỗi lần uống 6 - 9g, ngày 2 - 3 lần. Trị dãn phế quản,
lao phổi và áp xe phổi kèm ho ra máu: 10 ca uống thuốc 5 ngày, cầm máu trong đó hoàn
toàn cầm máu 8 ca, còn 2 ca cầm máu đƣợc 1 - 2 tuần lại ho ra máu ít
Trị bệnh mạch vành:
Phức phƣơng Tam thất quan tâm phiến gồm: Tam thất 0,8g, Diên hồ sách 4g,
Hồng hoa, Chế thủ ô, Kê huyết đằng mỗi thứ 12g, Một dƣợc 2g. Tất cả đều lƣợng 1 ngày
chia 3 lần uống, 30 ngày là một liệu trình, dùng trị 1 - 2 liệu trình.
Trị chứng tăng lipid huyết: Tác giả dùng bột Tam thất sống cho uống 0,6g x 3 lần/ngày.
Giới thiệu một số kinh nghiệm dùng Tam thất trị bệnh:
Trị té ngã chảy máu trong và ngoài da, có ứ huyết đau, cho uống bột Tam thất 4g
với nƣớc cơm hoặc cho uống với 30 - 40ml rƣợu trắng, ngoài xoa bột Tam thất 2g, phối
hợp với Long cốt nung, Ngũ bội tử mỗi thứ 15 - 20g.
Trị thổ huyết ho ra máu dùng bài An huyết ẩm (bột Tam thất 4g, Bạch cập 16g,
nƣớc củ sen 1 chén con 5 - 10ml), Bạch mao căn 30g, Mẫu lệ 20g, Đại hoàng chế 8g sắc
uống.
Trị băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều, có huyết cục, dùng Tam thất kết hợp với Ngũ vị
tử, Nhục quế, Đơn bì, Xích thƣợc.
Trị cơn đau thắt ngực: dùng bột Nhân sâm và Tam thất mỗi thứ 2g, hòa nƣớc uống.
LD: Thuốc bột: 2 - 8g/ 1 lần, cấp có thể dùng 4 - 5 lần/ngày.

Tam thất
2.2.3.BẠCH CẬP (Rhizoma Bletillae Striatae)
Bạch cập là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập. Thuộc họ Lan .
Bạch cập mọc hoang dại ở nhiều vùng cao mát ở nƣớc ta nhƣ Cao bằng, Lạng sơn,
Bắc sơn, Hà giang, Tuyên quang. Ở Trung Quốc cây mọc nhiều tại các tỉnh Quảng Đông,
Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam.
Cây Bạch cập còn có tên là Bạch căn, Cam căn, Liên cập thảo.
TVQK: Vị đắng ngọt sáp, tính hơi hàn. Qui kinh Phế, Can, Vị.
TPHH: Bletilla mannan (gồm mannose và glucose). Trong rễ tƣơi Bạch cập có tinh bột,
glucose, tinh dầu, chất nhày, nƣớc.

289
Y Học Cổ Truyền

TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thu liễm cầm máu, tiêu sƣng sinh cơ.
Chủ trị các chứng: khái huyết, thổ huyết, phế ung, chấn thƣơng ngoại khoa gây
chảy máu.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng cầm máu:
Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu của thỏ, tăng nhanh tốc độ lắng
máu. Chích dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dƣới của ếch, quan sát thấy hồng cầu
ngƣng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu khối có tác dụng bịt những mạch máu
bị tổn thƣơng mà không gây tắc các mạch máu lớn. Bạch cập ít gây kích thích tại chỗ,
những huyết khối do Bạch cập gây nên tự tiêu trong vòng 5 ngày. Ngƣời ta cắt ngang đùi
thỏ, kẹp các động mạch lớn lại rồi đắp nƣớc Bạch cập lên, chảy máu đƣợc cầm ngay. Tác
dụng cầm máu của Bạch cập có liên quan đén thành phần chất nhày.
Tác dụng của thuốc đối với thủng dạ dày và hành tá tràng thực nghiệm:
Trên chó gây mê thực nghiệm chọc thủng nhân tạo dạ dày vàtá tràng mỗi chỗ 1 lỗ
đƣờng kính 1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây bột Bạch cập lấp kín, 40 giây sau
hình thành một màng phủ kín lỗ thủng. Nhƣng nếu cho chó ăn no và lỗ thủng to thì thuốc
không có tác dụng.
Tác dụng kháng khuẩn:
Trong ống nghiệm Bạch cập có tác dụng ức chế vi khuẩn G(+), có tác dụng ức chế
mạnh trực khuẩn lao ở ngƣời. Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn trắng và liên cầu A,
làm tăng sinh tổ chức hạt giúp cho vết thƣơng chóng lành miệng.
Tác dụng chống ung thư:
Chất nhày của Bạch cập là thành phần có tác dụng chống ung thƣ.
CNCT:
Dùng làm thuốc cầm máu:
Trị lao phổi ho ra máu: dùng các bài:
Độc thần tán: Bạch cập tán bột mịn, mỗi lần uống 10g với nƣớc ấm trƣớc khi đi
ngủ Trang kiệt Tuấn cho 13 bệnh nhân lao uống Bạch cập 9g, ngày 3 lần, phần lớn từ 1
đến 3 ngày hết ho ra máu.
Bạch cập tán: Bạch cập 8 phần, Tam thất 4 phần tán bột mịn mỗi lần uống 4g, ngày
2 lần với nƣớc ấm, trị lao trong đờm có máu.
Bạch cập tỳ bà hoàn: Bạch cập 40g, Tỳ bà 12g, Ngẫu tiết 20g tán bột, A giao (sao
cáp phấn) 12g hòa tan với nƣớc Sinh địa trộn bột thuốc làm hoàn. Mỗi lần uống 6 - 8g,
ngày 2 lần với nƣớc ấm, trị ho ra máu.
Trị giãn phế quản ho ra máu:

290
Y Học Cổ Truyền

Giãn phế quản ho ra máu, mỗi lần cho uống bột Bạch cập 2 - 4g, ngày 3 lần, 3
tháng là một liệu trình.
Trị xuất huyết do loét dạ dày:
Bạch cập, Ô tặc cốt mỗi thứ 2g, ngày uống 3 - 4 lần
Trị phế ung ( áp xe phổi) ho khạc ra máu, dùng bài:
Bạch cập thang: Bạch cập 12g, Xuyên bối 6g, Bách hợp 12g, Ý dĩ 20g, Phục linh
12g sắc nƣớc uống.
LD: Dùng uống trong: liều thƣờng dùng: 3 - 10g, cho vào thuốc thang, cần lƣợng nhiều
có thể dùng tới 30g, hoặc làm thuốc hoàn tán.
Trƣờng hợp dùng bột uống mỗi lần 1,5 - 3g ngày 1 - 3 lần.
Dùng ngoài lƣợng theo yêu cầu.

Bạch cập
2.3. Thu liễm chỉ huyết
2.3.1. NGẪU TIẾT (Ng sen) (Nodus Nelumbinis Nuciferae Rhizomatis)
Ngẫu tiết cũng gọi là Liên ngẫu là thân rễ đốt (phần trong bùn) phơi hay sấy khô
của cây sen. Cây sen đƣợc trồng nhiều nơi trong nƣớc ta để ăn, làm cảnh và làm thuốc.
TVQK: Vị ngọt sáp tính bình. Qui kinh Can, Phế, Vị.
TPHH: Asparagin 2% acginin, trigonilin, tyrosin, ête phosphoric, glucoza, vitamin c,
trigonelin và tannin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thu liễm chỉ huyết.
Chủ trị các chứng thổ huyết, ho ra máu, niệu huyết, tiện huyết.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Sau khi
đốt thành than, chất tannin và chất canxi trong thuốc tăng nên tác dụng cầm máu mạnh
hơn.
CNCT:
Trị các chứng chảy máu: thuốc có tác dụng liễm huyết, cầm máu, dùng các bài:

291
Y Học Cổ Truyền

Ngẫu tiết 20g, Cuống sen 12g, sắc uống trị thổ huyết.
Ngẫu tiết độc vị giã nƣớc uống hoặc giã nát cho rƣợu hòa uống trị thổ huyết tốt.
Ngẫu tiết tƣơi 40g, Huyết dƣ than 12g, sắc uống trị huyết lâm.
Ngẫu tiết, Hạn liên thảo đều 20g, Bạch cập, Sinh Trắc bá diệp đều 16g, phơi hay
sấy khô tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày 3 lần. Trị lao phổi, ho ra máu, có thể
dùng trị nôn ra máu.
Bạch cập tỳ bà hoàn gồm Ngẫu tiết, A giao, Bạch cập, Tỳ bà diệp trị lao phổi, ho
ra máu.
Ngẫu tiết tƣơi giã lấy nƣớc nhỏ mũi trị chảy máu mũi.
Ngẫu tiết kết hợp với Tiểu kế, Thông thảo, Hoạt thạch, Đạm trúc diệp trị chứng
huyết lâm (tiểu ra máu).
Trị trĩ ra máu:
Ngẫu tiết 9g, Bạch quả 15g, sắc uống trị trĩ lâu ngày chảy máu không khỏi, uống 1
- 2 thang khỏi.
LD: Liều uống 10 - 15g liều cao có thể dùng đến 30 - 60g giã nƣớc uống hoặc dùng làm
cao đơn hoàn tán.
Thuốc dùng tƣơi tính bình mát, tác dụng chỉ huyết, tán ứ mạnh dùng trong trƣờng
hợp xuất huyết do nhiệt. Ngẫu tiết sao than tính bình hơi ôn, tác dụng thu liễm, chỉ huyết
tốt, dùng trị chứng xuất huyết mạn tính cơ thể hƣ hàn.

Ngẫu tiết

2.3.2.TIÊN HẠC THẢO (Herba Agrimoniae Pilosae)


Tiên hạc thảo còn gọi là Long nha thảo là toàn cây (bộ phận trên đất) phơi hay sấy
khô của cây Long nha thảo.
Cây mọc hoang nhiều ở miền Bắc nƣớc ta nhƣng chƣa đƣợc khai thác. Ở Trung
Quốc mọc nhiều ở các tỉnh Triết Giang, Giang Tô, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân

292
Y Học Cổ Truyền

Nam ... Ở Châu Âu, Nhật Bản ,Triều Tiên cũng có. Thuốc có tên gọi khác nhƣ Kim đính,
Long nha, Long nha thảo, Thóat lực thảo.
TVQK: Vị đắng sáp, tính bình. Qui kinh Phế ,Can, Tỳ.
TPHH: Agrimonine, Agrimonolide, Cosmosiin, Agrimon A,B,C,D,E, Saponin, Luteolin-
7-beta-glucozide, Apigenin-7-beta-glucozide, tannin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thu liễm chỉ huyết, cầm lị, sát trùng.
Chủ trị các chứng xuất huyết nhƣ khái huyết, thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, tiện
huyết, băng lậu, phúc tả, kiết lị, sốt rét, viêm âm đạo do trùng roi.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng kháng viêm:
Nƣớc chiết xuất hoặc cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng kháng viêm ( tiêu
viêm) đối với viêm kết mạc mắt thỏ thực nghiệm.
Tác dụng kháng khuẩn:
Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ
xanh, trực khuẩn lị Flexner, trực khuẩn thƣơng hàn, trực khuẩn lao ở ngƣời.
Diệt trùng roi:
Nƣớc sắc lá thân non của cây Tiên hạc thảo có tác dụng diệt trùng roi.
CNCT:
Dùng làm thuốc cầm máu: Trị các chứng ra máu, nhƣ ho ra máu, chảy máu cam, tiêu ra
máu, nôn ra máu.
Tiên hạc thảo 12 - 20g sắc nƣớc gia ít đƣờng uống ngày 2 lần.
Tiên hạc thảo 20g, Thuyên thảo 12g, Ngẫu tiết 20g, sắc uống.
Tiên hạc thảo 20g, Liên phòng than 20g, Hƣơng phụ sao 6g, sắc uống trị xuất
huyết tử cung cơ năng.
Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên:
Tiên hạc thảo 30g, Hồng táo 10 quả sắc uống, ngày 1 thang,bột Bạch cập 6g ngày
3 lần.
Cầm chảy máu do chấn thương:
Tiên hạc thảo 10 phần, Gừng tƣơi 7 phần tất cả xắt nhỏ sao tồn tính tán bột mịn,
đắp ngoài cầm máu.
Trị viêm ruột, kiết lị (mạn tính tốt hơn):
Tiên hạc thảo 20g sắc nƣớc gia đƣờng trắng 20g hòa uống.
Trị sán (Taeniasis):

293
Y Học Cổ Truyền

Dùng rễ Tiên hạc thảo và mầm non ( đông nha) rửa sạch cạo vỏ ngoài phơi khô tán
bột, ngƣời lớn mỗi lần uống 50g, trẻ em uống 1g/kg thể trọng, uống vào sáng sớm lúc
bụng đói, sau 2 giờ chƣa đại tiện, uống thuốc tẩy.
Trị mụn nhọt, trĩ viêm tấy:
Dùng cao đặc Tiên hạc thảo gia ít mật ong bôi vào. Có thể trị viêm tuyến vú.
Chống mệt mỏi:
Dùng Tiên hạc thảo tƣơi 80g, Đại táo 40g sắc uống. Bài thuốc này có thể dùng trị
thiếu máu.
Trị sốt rét:
Dùng bột Tiên hạc thảo 9gam sao rƣợu uống trƣớc khi lên cơn hoặc dùng lƣợng
lớn sắc uống ( Quí châu dân gian phƣơng dƣợc tập).
LD: Uống 10 -15g, có thể dùng liều cao 30 -60g, cho vào thuốc thang.
Dùng ngoài, lƣợng tùy theo yêu cầu. Giã nát đắp, dùng bột, cao bôi hoặc dùng nƣớc rửa.

Tiên hạc thảo

2.4.3.Ô TẶC CỐT (Os Sepiae seu Sepiellae)


Ô tặc cốt tức Mai mực còn có Hải phiêu tiêu là mai con Mực. Thuộc họ Mực. Con
mực sống nhiều ở khắp miền biển nƣớc ta, bắt mực về, lấy mai rửa sạch cạo hết vỏ cứng
phơi khô dùng sống hoặc sao lên.
TVQK: Mai mực vị mặn, sáp tính hơi ôn, qui kinh Can, Thận.
TPHH: Calcium carbonate, calcium phosphate, magnesium chloridesodium chloride,
ohitin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

294
Y Học Cổ Truyền

Ô tặc cốt có tác dụng: thu liễm chỉ huyết, cố tinh chỉ đới, chế toan chỉ thống thống
(làm bớt chua và giảm đau) thu thấp liễm sang.
Chủ trị chứng phế vị xuất huyết, băng lậu, di tinh, đới hạ, vị thống, nôn chua, thấp
chẩn, thấp sang, lở lóet nhiều mủ.
Kết quả nghiên cứu theo dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng cầm máu (hemostatic), calcium carbonate là chất chống acid
(antacid) có hiệu quả.
CNCT:
Trị các chứng xuất huyết: tiêu ra máu, do trĩ, phụ nữ băng lậu, phổi dạ dày xuất huyết,
xuất huyết do chấn thƣơng.
Cố xung thang: Ô tặc cốt 12g, Thuyên thảo 6g, Than Bẹ móc 5g, Ngũ bội tử 5g,
Long cốt Mẫu lệ, Thù nhục, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thƣợc đều 10g, Cam thảo 3g sắc
uống. Trị phụ nữ huyết băng lâu ngày.
Ô tặc cốt, bột Tùng hoa lƣợng bằng nhau trộn đều rây kỹ, thêm ít Băng phiến, bôi
vào vết thƣơng buộc chặt. Trị xuất huyết do chấn thƣơng. Nhiều báo cáo nghiên cứu đã
chứng minh là Mai mực có tác dụng cầm máu tốt. Bột mịn Ô tặc cốt uống với nƣớc sắc
Bạch cập uống trị thổ huyết, liều uống 1 - 2g.
Trị xích bạch đới: thuốc có tác dụng cố kinh chỉ đới:
Ô tặc cốt 30g, Quán chúng than 25g, Tam thất 6g, đều tán bột mịn trộn đều. Mỗi
lần uống 10g với nƣớc sôi nguội.
Bổ cung hoàn: Ô tặc cốt 12g, Lộc giác sƣơng 10g, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ,
Bạch thƣợc, Bạch vi, Mẫu lệ đều 10g, Sơn dƣợc 12g, hồ làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày
2 - 3 lần hoặc sắc uống.
Trị đau bao tử nước chua nhiều:
Ô tặc cốt 8 phần, Diên hồ sách 1 phần, Khô phàn 4 phần, tán bột mịn gia mật ong 6
phần làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần sau ăn.
Ô bối tán: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15% làm thuốc tán, mỗi lần 3g nuốt uống trƣớc
bữa ăn.
Trị lóet ngoài da lâu ngày không khỏi:
Ô tặc cốt lƣợng vừa đủ, nếu có nhiệt độc thêm Hoàng bá, Hoàng liên tán bột đắp
ngoài.
LD: Liều dùng: uống 6 - 12g, thuốc bột uống nuốt mỗi lần 1,5 - 3g. Dùng ngoài lƣợng
vừa đủ.

295
Y Học Cổ Truyền

Ô tặc cốt

2.4. Bổ ích chỉ huyết


2.4.1. A GIAO (Gelatinum Asini)
A giao là keo chế từ da con lừa, thuộc ngành động vật có xƣơng sống, lớp có vú,
bộ Guốc lẻ, họ Ngựa.
Da Lừa cạo bỏ lông, nấu và cô đặc thành keo gọi là A giao. Còn có tên là A giao
châu, Minh giao.
TVQK: Vị ngọt, tính bình, qui kinh Phế, Can, Thận.
TPHH: Amino acids, inlucding lysine, arginine, histadine, glycine, cystine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền: A giao có tác dụng bổ huyết, chỉ huyết tƣ âm nhuận táo.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng bổ huyết: trên súc vật thí nghiệm, thuốc có tác dụng bổ huyết rõ, thuốc
làm tăng lƣợng hồng cầu và huyết sắc tố. Tác giả nhận xét có thể là do A giao có nhiều
acid amin, có tác dụng dinh dƣỡng, cải thiện sự hoạt động của cơ thể trong đó có chức
năng tạo máu.
Thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp, chống choáng do mất máu
A giao có tác dụng phòng trị chứng loạn dƣỡng cơ tiến triển, có tác dụng tăng sự
hấp thu calci, giữ sự cân bằng calci trong máu. Muối calci có tác dụng giảm tính thấm của
mao mạch, chống viêm tiêu phù và chống dị ứng.
Tác dụng cầm máu: có thể do tác dụng tăng Calci máu, giữ đƣợc sự cân bằng của
calci nhƣng với chảy máu nhẹ, không có tác dụng đối với chảy máu nặng.
A giao có tác dụng chuyển dạng Lympho bào đối với ngƣời khỏe.
Cho chó uống A giao làm cho calci huyết thanh tăng trên 10% nhƣng thời gian
máu đông không thay đổi. Nếu tiêm vào dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì khả năng
đông máu tăng.
CNCT:

296
Y Học Cổ Truyền
Trị các chứng âm hư xuất huyết như lao phổi, ho ra máu, dãn phế quản đàm có
máu: dùng bài:
Bổ phế A giao thang (Tiểu nhi dƣợc chứng trực quyết): A giao12g (hòa tan), Mã
đầu linh 8g, Ngƣu bàng tử 8g, Hạnh nhân 8g, Cam thảo 4g, Gạo nếp 12g sắc uống.
Trị xuất huyết tử cung cơ năng: A giao là vị thuốc thƣờng dùng kết hợp với bài Tứ vật
thang:
Giao ngãi Tứ vật thang (Kim qũy yếu lƣợc): A giao 20g (hòa tan), Ngãi diệp 20g,
Đƣơng qui 16g, Thục địa 20g, Bạch thƣợc 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 4g, sắc
uống. Tùy chứng có thể gia giảm.
Trƣờng hợp tiêu ra máu, lị có máu, dùng A giao phối hợp với Hoàng liên.
Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch tế sắc, dùng phối hợp với
Hoàng liên, Hoàng cầm, như bài:
Hoàng liên A giao thang (Thƣơng hàn luận): A giao 20g (hòa tan), Hoàng liên 8g,
Hoàng cầm 8g, Bạch thƣợc 8g, saüc nƣớc uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà 2 cái, khuấy
đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày.
Trị chứng âm hư co giật: thƣờng gặp trong các di chứng não màng não, động kinh thể
âm huyết hƣ, dùng bài:
A giao Kê tử hoàng thang: A giao, sinh Bạch thƣợc, Thạch quyết minh, Câu đằng,
Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, sinh Mẫu lệ, Qui bản, mỗi thứ 16g, A giao, Kê tử hoàng
(để riêng), các thuốc khác sắc lấy nƣớc đang sôi bỏ xác, cho hòa tan A giao rồi cho Kê tử
hoàng vào, khuấy đều uống lúc còn nóng.
Trị lóet cẳng chân mạn tính:
Rửa vô trùng vùng lóet, chiếu tia hồng ngoại 10 - 15 phút, cho 30g A giao vào 1
chén đổ 70ml nƣớc sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi phết cao vào miếng gạc độ 2 - 3g tùy
diện tích to nhỏ của lóet, mỗi ngày 1 lần, thƣờng khoảng 20 lần là khỏi.
Trị chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc:
Dùng cao lỏng A giao (A giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra) có tác
dụng tăng bạch cầu, bổ huyết và tăng miễn dịch.
Trị động thai:
Bài thuốc an thai: A giao 8g, Ngãi cứu 8g, Hành trắng 8g, cho 600ml, sắc còn
200ml, chia 3 - 4 lần uống trong ngày.
LD: Liều 4 - 20g hòa nƣớc thuốc uống. Nếu dùng cầm máu, sao với Bồ hoàng, nếu dùng
nhuận phế chỉ khái sao với Cáp phấn.

297
Y Học Cổ Truyền

A giao

2.4.2.TÔ MỘC ( Lignum Sappan)


Tô mộc còn có tên là Gỗ vang, Tô phƣơng mộc là gỗ phơi khô của cây Gỗ vang.
Thuộc họ Vang dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.
Cây Tô mộc mọc hoang và đƣợc trồng nhiều nơi ở nƣớc ta làm thuốc nhuộm gỗ và
làm thuốc uống.
TVQK: Vị ngọt, mặn, hơi cay, tính bình. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.
TPHH: Trong Tô mộc có Brasilin, brasilein, sappanin, D-alpha-phellandrene, ocimene,
tanin, acid galic, tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tô mộc có tác dụng: " Hoạt huyết thông kinh, khu ứ chỉ thống. Chủ trị chứng kinh
bế, đau bụng sau sinh, đau do ngã chấn thƣơng".
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tô mộc có tác dụng làm co mạch nhẹ đối với tim ếch cô lập gây co bóp mạnh hơn,
có thể làm cho lực co bóp của tim giảm do nƣớc sắc Chỉ xác đƣợc hồi phục.
Thuốc có tác dụng làm giảm độc một số thuốc nhƣ: Chlopromazin, quinin,
nikethamid,.. đối với tim ếch cô lập.
Liều lƣợng nhỏ của thuốc có thể gây ngủ đối với chuột nhắt, thỏ, chuột Hòa lan,
liều lƣợng lớn có tác dụng gây mê, gây tử vong.
Thuốc có tác dụng đối kháng tính hƣng phấn trung khu thần kinh của Strynin và
Codein, nhƣng không đối kháng với tính hƣng phấn trung khu thần kinh của Morphin.
Thuốc có tác dụng ức chế tử cung cô lập của chuột nhắt.
CNCT:
Trị chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau: dùng bài:
Thông kinh hoàn: Xích thƣợc, Qui vỹ, Ngƣu tất, Đào nhân đều 10g, Sinh địa 15g, Hổ
phách 1,5g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều 6g, Hƣơng phụ, Ngũ linh chi đều 8g,
hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần.

298
Y Học Cổ Truyền
Trị chứng kinh nguyệt không đều hoặc sinh xong đau bụng từng cơn:
Tô mộc 10g, Huyền hồ sách 6g, Sơn tra 10g, Hồng hoa 3g, Ngũ linh chi 8g, Đƣơng
qi thân 10g, nƣớc 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Sanh xong huyết ra nhiều: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nƣớc còn 100ml chia 2 lần
uống trong ngày.
Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thƣờng phối hợp với Hồng
hoa, Đƣơng qui, Xích thƣợc.
Trị chứng ngã té chấn thương tụ máu đau:
Bát ly tán: Xạ hƣơng 0,4g, Tô mộc 15g, Chế phàn mộc miết 4g, Đồng tự nhiên,
Nhũ hƣơng, Một dƣợc, Huyết kiệt đều 10g, Hồng hoa 8g, Đinh hƣơng 2g, làm thuốc tán,
mỗi lần uống 3 - 4g, ngày 2 lần, uống với rƣợu.
Nhị vị Sâm tô ẩm: Đảng sâm 12g, Tô mộc 6g, sắc nƣớc uống trị tổn thƣơng phổi
nôn ra nhiều máu, khí hƣ huyết ứ.
Tô mộc sấy khô tán bột, rắc vào vết thƣơng cầm máu.
LD: Thuốc uống và cho vào thuốc thang: 3 - 10g.
Dùng thận trọng với phụ nữ có thai.

Tô mộc

THUỐC BỔ
I/ Đại cƣơng
Thuốc bổ Đông y bao gồm loại: bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dƣơng. Dùng để bồi
bổ cơ thể trong trƣờng hợp khí huyết âm dƣơng không đầy đủ.
1. Thuốc bổ khí

299
Y Học Cổ Truyền

Dùng trong trƣờng hợp khí hƣ, khí kém, cơ thể suy nhƣợc, yếu mệt, mới bị ốm
dậy, ngƣời già hoặc ngƣời tỳ và phế hƣ. Nhƣ vậy, về thực chất thuốc bổ khí là thuốc kiện
tỳ và bổ phế.
Khi dùng thuốc bổ khí thƣờng dùng kèm với thuốc bổ huyết.
2. Thuốc bổ dƣơng
Có tác dụng bổ thận tráng dƣơng, mạnh gân cốt. Thuốc đƣợc dùng trong các
trƣờng hợp thận dƣơng hƣ, xƣơng cốt và một số phủ kỳ hằng (tủy, tử cung…) có biểu
hiện của hƣ chứng: dƣơng hƣ gây ngoại hàn, thận dƣơng hƣ gây liệt dƣơng, di tinh…hoặc
đau nhức xƣơng, suy tủy.
Khi dùng thuốc bổ dƣơng, thƣờng phối hợp với thuốc bổ khí, ôn trung để tăng tác
dụng điều trị, làm ấm cơ thể.
3. Thuốc bổ huyết
Là những thuốc có tác dụng tạo huyết, dƣỡng huyết.
Theo học thuyết ngũ hành, phần lớn thuốc bổ huyết có màu đỏ, vị ngọt, tính ấm,
quy vào các kinh có liên quan đến huyết nhƣ Can, Tâm, Tỳ.
Khi dùng thuốc bổ huyết, tùy theo chứng trạng cụ thể mà phối hợp cho phù hợp.
Khi khí huyết lƣỡng hƣ thì phải phối hợp với thuốc bổ khí. Khí huyết hƣ, huyết táo thì
phải phối hợp thuốc nhuận tràng thông tiện. Nếu khí huyết hƣ dẫn đến cơ nhục tê mỏi,
phối hợp với thuốc bổ tỳ. Khi huyết thiếu, dẫn đến tâm quý, thần chí bất an, cần kết hợp
với thuốc dƣỡng tâm an thần.
4. Thuốc bổ âm
Có tác dụng sinh tân dịch, dùng thích hợp với chứng âm hƣ.
Thuốc bổ âm đƣợc dùng để bổ chân âm, chủ yếu dùng để bổ phần âm của một số
tạng nhƣ: Can, Tâm, Thận… và một số phủ kỳ hằng nhƣ huyết, tân dịch. Dùng khi các bộ
phận này xuất hiện chứng hƣ nhƣ phế hƣ (ho lâu ngày, viêm phế quản mạn) can huyết hƣ,
tâm huyết hƣ, thận âm hƣ.
Thuốc bổ âm đa số co tính hàn, vị ngọt, thể chất nhầy nhớt, khi uống dễ bị nê trệ,
làm cho tiêu hóa kém. Cho nên thƣờng kết hợp với thuốc lý khí kiện tỳ. Cần thận trọng
khi dùng cho ngƣời bị tỳ vị hƣ nhƣợc. Có thể phối hợp với các thuốc bổ huyết, hoạt
huyết, chỉ khái, hóa đàm.
4. Chú ý khi sử dụng
Bốn loại thuốc bổ kể trên có tác dụng hiệp đồng với nhau, thực tế bệnh cảnh lâm
sàng phần lớn là hợp chứng, nên cần phối hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Thƣờng dùng thuốc bổ khi bệnh tà đã lui và ngƣời bệnh còn yếu, nhƣng có thể sử
dụng thuốc khi bệnh tà chƣa hết mà chính khí đã suy để nâng đỡ thể trạng.
Khi sử dụng thuốc bổ, trƣớc hết phải chú ý đến bổ tỳ và vị.

300
Y Học Cổ Truyền

Mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân liên quan chặt chẽ
đến liều lƣợng sử dụng thuốc: với hƣ chứng lâu ngày, cần dùng thuốc từ từ và bắt đầu từ
liều thấp; trong trƣờng hợp âm dƣơng khí huyết hƣ đột ngột thì cần phải dùng liều cao.
Thuốc bổ âm và bổ huyết đa số có tính hàn, thể chất nhầy nhớt, dùng với cơ thể có
tỳ hƣ nhƣợc dễ sinh ra tích trệ, ăn uống không tiêu, khi sử dụng cần kết hợp với thuốc lý
khí kiện tỳ.
Thuốc bổ dƣơng đa số có tính ôn táo, nên dễ gây hao tổn tân dịch, không nên dùng
trong thời gian kéo dài.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc bổ khí
1.1. ĐẢNG SÂM ( Radix Codopsis Pilosulae)
Đảng sâm là rễ phơi khô của Xuyên Đảng sâm. Thuộc họ Hoa chuông .
Cây thuốc đƣợc trồng nhiều ở các nơi nhƣ Sơn tây, Thiểm tây, Cam túc và đông
bắc Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây thuốc có ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Cai,
ngƣời Thổ gọi Đảng sâm là cây cỏ rầy cáy, mần cáy, lầy cáy. Đảng sâm còn có tên Là Lộ
đảng, Đài đảng, Phòng đảng, Sứ đầu sâm.
TVQK: Vị ngọt bình, qui kinh Tỳ, Phế.
TPHH: Saponin, alkaloits, sucrose, glucose, inulin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Đảng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, dƣỡng huyết.
Chủ trị chứng trung khí bất túc, phế khí hƣ nhƣợc, khí tân lƣỡng hƣ, huyết hƣ
hoặc khí huyết lƣỡng hƣ.
Kết quả nghiên cứu Dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng tăng sức: chống mệt mỏi và tăng sự thích nghi của súc vật trong
môi trƣờng nhiệt độ cao. Thực nghiệm trên súc vật cũng chứng minh Đảng sâm có tác
dụng trên cả hai mặt hƣng phấn và ức chế của vỏ não. Thí nghiệm cho thấy dịch chiết thô
của Đảng sâm có tác dụng làm tăng sự thích nghi của chuột nhắt trong trạng thái thiếu
dƣỡng khí (do thiếu dƣỡng khí ở tổ chức tế bào, do suy tuần hoàn, hoặc do làm tăng sự
tiêu hao dƣõng khí) thuốc đều có tác dụng với mức độ khác nhau.
Thuốc có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Dùng chế phẩm Đảng
sâm tiêm bụng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm tăng số
lƣợng của thực bào rõ rệt, thể tích tế bào tăng giả túc nhiều hơn, khả năng thực bào cũng
tăng. Các thành phần trong tế bào nhƣ DNA, RNA, các enzym ACP, ATP, hoạt tính của
các enzym acid đƣợc tăng lên rõ rệt. Nồng độ cao của Đảng sâm có tác dụng ức chế sự
phân biệt của tế bào lâm ba ở ngƣời, còn nồng độ thấp lại có tác dụng tăng nhân sự phân
liệt.

301
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng của thuốc đối với máu và hệ thống tạo máu: nƣớc, cồn và nƣớc sắc Đảng
sâm đều có tác dụng làm tăng số lƣợng hồng cầu trong đó lƣợng bạch cầu trung tính tăng
còn lƣợng tế bào lâm ba lại giảm. Dịch tiêm Đảng sâm tăng nhanh máu đông mà không
có tác dụng tán huyết. Tiêm tĩnh mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% (4ml/kg cân nặng)
hoặc cho uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Có tác
giả cho rằng tác dụng bổ huyết của Đảng sâm là kết quả của chất Đảng sâm cùng với sự
cộng đồng tác dụng của chất đó với một thành phần nào đó trong mạch
Tác dụng của thuốc đối với hệ tiêu hóa: Dịch của Đảng sâm làm tăng trƣơng lực
của hồi tràng chuột Hà lan cô lập hoặc bắt đầu thì giảm, tiếp theo là tăng cƣờng độ co bóp
lớn hơn, tần số lại chậm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng lên thì trƣơng lực
cũng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ đối với chất 5-HT gây co bóp
ruột nhƣng đối với ếch gây co bóp ruột thì lại không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng
bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét bao tử ở súc vật (gây loét do kích thích gây
viêm, gây loét do acid acetic, loét do thắt môn vị).
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hƣng phấn tử cung cô lập của chuột cống, có tác
dụng nâng cao corticosterol trong huyết tƣơng, nâng cao đƣờng huyết.
Đảng sâm còn có tác dụng kháng viêm, hóa đàm chỉ khái: thuốc trên thực nghiệm
in vitro có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn sau: não
mô cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn đại tràng và phó trực khuẩn đại tràng, tụ
cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao ở ngƣời.
CNCT:
Trong điều trị bằng Đông y:
Đảng sâm thƣờng đƣợc dùng thay Nhân sâm trong những bài thuốc bổ khí (nhƣng
lƣợng phải gấp 2 - 3 lần), nhất là chứng tỳ vị hƣ yếu, tiêu hóa kém thƣờng kết hợp với
Bạch truật, Bạch linh, Hoài sơn, Liên nhục. Bài thuốc nhƣ bài Sâm Linh Bạch truật tán,
Hƣơng sa lục quân, Bổ trung ích khí chữa bệnh suy dinh dƣỡng trẻ em tiêu chảy kéo dài
do rối loạn hấp thu tiêu hóa.
Trị chứng thiếu máu do dinh dưỡng kém, do thiếu chất sắt: thƣờng kết hợp với Thục
địa, Đƣơng qui, Kê huyết đằng, Bạch thƣợc, nhƣ bài:
Bổ huyết thang: Đảng sâm 16g, Kê huyết đằng 40g, Đƣơng qui 20g, Bạch thƣợc
12g, Thục địa 24g, sắc uống.
Đảng sâm dùng trong các bài thuốc bổ phế khí âm trị chứng ho lâu ngày: (thƣờng gặp
trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, lao phổi) thƣờng phối hợp với A giao, Ngũ vị tử,
Tử uyển nhƣ các bài:
Thanh táo cứu phế thang: Tang diệp 12g, Thạch cao 12g (sắc trƣớc), Đảng sâm
12g, Cam thảo 4g, Hồ ma nhân 6g, A giao 8g (hòa với nƣớc sắc thuốc uống), Mạch môn
12g, Hạnh nhân 6g, Tỳ bà diệp (mật chích), sắc uống có tác dụng nhuận phế hóa đờm.

302
Y Học Cổ Truyền

Sinh mạch tán (Nội ngoại thƣơng biện luận): Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngũ
vị tử 8g, sắc uống, có tác dụng bổ khí tƣ âm liễm hãn.
Trị huyết áp thấp:
Dùng Đảng sâm 15g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả,
sắc nƣớc uống ngày 1 thang, 15 ngày là một liệu trình, dùng 1 - 2 liệu trình.
Trị viêm phế quản mạn tính thể khí hư huyết ứ:
Đảng sâm, Ngũ linh Chi, Sinh khƣơng, Thƣơng truật, mỗi thứ 10g, sắc uống cô
còn 200ml (lƣợng uống 3 ngày), gia đƣờng mía vừa đủ đóng vào chai.
LD: Liều: 6 - 30g dùng trong các bài thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Chú ý: Có tác giả báo cáo dùng lƣợng sâm quá lớn (mỗi liều quá 63g Đảng sâm) gây cho
bệnh nhân khó chịu vùng trƣớc tim và nhịp tim không đều, ngƣng thuốc thì hết.
Theo Dƣợc điển Trung quốc, không nên dùng chung với Lê lô.

Đảng sâm

1.2. BẠCH TRUẬT (Rhizoma atrclylodis macrocephalae)


Bạch truật là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật thuộc họ Cúc Bạch truật
còn có tên Ƣ truật, Đông truật, Triết truật.
Bạch truật đƣợc trồng hoặc mọc hoang ở các tỉnh Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam,
Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy (Trung Quốc). Gần đây, ta cũng di thực đƣợc Bạch truật.
TVQK: Vị đắng, ngọt, tính ôn. Qui kinh Tỳ, Vị.
TPHH: Atractylol, atractylon, vitamin A.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bạch truật có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, cầm mồ hôi và an thai.
Chủ trị các chứng Tỳ vị khí hƣ, chứng thủy thũng, chứng đàm ẩm, chứng khí hƣ tự
hãn và thai động.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng bổ ích cƣờng tráng: Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng làm tăng trọng
chuột, tăng sức bơi lội, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lƣới, tăng cƣờng chức

303
Y Học Cổ Truyền

năng miễn dịch tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, có tác dụng tăng bạch cầu và
bảo vệ gan. Bạch truật có tác dụng tăng sự tổng hợp protein của ruột non.
Nƣớc sắc Bạch truật có ảnh hƣởng đến ruột cô lập của thỏ nhƣ sau. Lúc ruột ở
trạng thái hƣng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngƣợc lại lúc ruột đang ở trạng thái ức
chế thì thuốc có tác dụng hƣng phấn. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của thuốc có liên
quan đến hệ thống thần kinh thực vật. Do đó, Bạch truật có thể chữa đƣợc táo bón và tiêu
chảy.
Bạch truật có tác dụng chống loét. Nƣớc sắc Bạch truật trên thực nghiệm chứng
minh có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa đƣợc sự giảm sút glycogen ở gan.
Trị chứng ra mồ hôi do khí hư: thuốc có tác dụng cố biểu chỉ hãn:
Bạch truật tán: Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 24g, sắc uống hoặc
tán thành bột, mỗi lần 8 - 12g.
Bạch truật tiễn: Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Phù tiểu mạch 20g, sắc uống.
Trị phù do Tỳ hư:
Dùng Ngũ linh tán (Bạch linh, Bạch truật, Trƣ linh, Trạch tả, Quế chi) hoặc Ngũ bì
ẩm gia Bạch truật, Trần bì, Tang bì, Tang bạch bì, Sinh khƣơng bì, Đại phúc bì. Bài này
đối với phụ nữ có thai dùng tốt. Trƣờng hợp Tỳ thận hƣ hàn dùng bài Chân vũ thang (Chế
Phụ tử, Bạch linh, Bạch thƣợc, Sinh khƣơng).
Trị chứng bệnh về gan:
Trọng dụng Bạch truật, trị xơ gan cổ trƣớng dùng bài 30 - 60g, viêm gan mạn dùng
15 - 30g, ung thƣ gan 60 - 100g, trƣờng hợp tỳ hƣ thấp dùng Tiêu Bạch truật, âm hƣ dùng
Sinh tân Bạch truật, tùy bệnh gia giảm có kết quả nhất định
Trị trẻ em nước rãi nhiều:
Dùng Sinh Bạch truật 10g, xắt nhỏ, cho vào chén nhỏ nƣớc vừa đủ chƣng lên, cho
ít đƣờng cho đủ ngọt cho uống.
Trị đau lưng đùi mạn tính:
Dùng Bạch truật 30g, Chích Sơn giáp 6g, gia rƣợu trắng 20 - 30 độ 100ml (đủ
lƣợng làm ngập thuốc), đậy nắp đun sôi, xong nhỏ lửa độ 30 phút, đổ nƣớc ra còn xác sắc
lần hai, nƣớc thuốc 2 lần trộn chung chia 2 lần, uống sáng và chiều, uống liền 2 - 3 ngày.
Dùng làm thuốc an thai:
Chữa phụ nữ có thai, huyết hƣ thai động dùng bài Đƣơng qui tán: Bạch truật 12g,
Đƣơng qui 12g, Bạch thƣợc 12g, Hoàng cầm 12g, Xuyên khung 8g, sắc uống. Liều 2 - 4
thang, mỗi ngày 1 thang.
Trị đau nhức khớp do phong thấp:
Dùng Bạch truật kết hợp Uy linh tiên, Phòng kỷ, Tang chi . có tác dụng kiện tỳ trừ
thấp chỉ thống.
LD: Liều thƣờng dùng: 5 - 15g, để thông tiện dùng 60 - 120g.

304
Y Học Cổ Truyền

Chú ý:
Trƣờng hợp táo thấp lợi thủy thì dùng sống, nếu dùng bổ khí kiện tỳ chỉ hãn an thai
thì dùng sao.
Thuốc có tính ôn táo nên dùng thận trọng đối với bệnh nhân âm hƣ nội nhiệt.
Trƣờng hợp có triệu chứng khí trệ nhƣ ngực bụng đầy tức nếu dùng Bạch truật nên gia
thêm thuốc hành khí nhƣ Trần bì, Mộc hƣơng, Sa nhân.
So với Thƣơng truật tính vị cay táo nhiều mà ít có tác dụng bổ, còn Bạch truật vị
ngọt đắng, tính ôn, hơi cay nên tác dụng bổ nhiều hơn, tán dùng kiện tỳ tốt hơn.

Bạch truật

1.3. HOÀNG KỲ ( Radix Astragali)


Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ còn có tên khác nhƣ Miên
Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ.
TVQK:Vị ngọt hơi ôn. Quy kinh Tỳ, Phế.
TPHH :
Theo sách Trung dƣợc học trong Hoàng kỳ có saccaroza, nhiều loại acid amin,
protid (6,16 -9,9%), cholin, betatain, acid folic, vitamin P, amylase.
Trong Hoàng kỳ Mông cổ có polysaccharide, alkaloit, một số vi lƣợng nguyên tố
nhƣ selennium, sắt, calci, phospho, magnesium.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, thăng dƣơng, ích vệ khí, cố biểu, sinh cơ, lợi thủy
tiêu thũng. Dùng trị các chứng Tỳ khí hƣ nhƣợc, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí
huyết hạ hãm, tỳ phế khí hƣ, khí huyết lƣỡng suy, khí hƣ phát nhiệt, cơ thể hƣ nhiều mồ
hôi, ung thƣ lỡ loét miệng khó lành, khí hƣ thủy thũng, huyết tý tê dại chân tay, di chứng
trúng phong, chứng tiêu khát.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

305
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng tăng cƣờng chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức
năng thực bào của hệ thống tế bào lƣới, nếu cùng dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác
dụng càng rõ. Ngƣời sau khi cho uống nƣớc sắc Hoàng kỳ, IgE và cAMP trong máu tăng
lên rõ, SiaA trong nƣớc miếng giảm rõ. Hoàng kỳ và Polysaccharide của nó có khả năng
làm cho tế bào tƣơng của lách súc vật tăng sinh, thúc đẩy sự hình thành kháng thể và nâng
cao tính miễn dịch của thể dịch. Hoàng kỳ không những làm tăng làm tăng cƣờng chức
năng miễn dịch mà còn có tác dụng điều tiết miễn dịch. Theo Y học cổ truyền, tác dụng
bổ khí phò chính của Hoàng kỳ là có liên quan mật thiết với khả năng nâng cao và điều
tiết tính miễn dịch của cơ thể và tác dụng duy trì sự cân bằng nội môi của thuốc. Có tác
giả cho rằng tác dụng bổ khí, cƣờng tráng cơ thể của Hoàng kỳ còn do thuốc có tác dụng
nhƣ nội tiết tố tình dục và tác dụng hƣng phấn hệ thần kinh trung ƣơng.
Tác dụng lợi tiểu: nƣớc sắc và cao lỏng Hoàng kỳ đối với súc vật thực nghiệm
(chuột cống, thỏ, chó) và ngƣời thƣờng đều có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Súc vật sau khi
uống thuốc, lƣợng nƣớc tiểu tăng 64% nhƣng phạm vi liều lƣợng có hiệu quả hẹp, liều
thấp không có tác dụng, ngƣợc lại liều quá cao lại làm cho nƣớc tiểu giảm
Thuốc có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim bình thƣờng, đối với trạng thái suy
tim do mệt mỏi hoặc do nhiễm độc, tác dụng cƣờng tim của thuốc càng rõ. Dịch tiêm
Hoàng kỳ có tác dụng 100% làm mạch co bóp và làm nhanh nhịp tim cô lập của thỏ.
Tác dụng hạ áp: nƣớc sắc, cao lỏng, cồn Hoàng kỳ tiêm dƣới da hay tĩnh mạch cho
súc vật đã gây mê (chó, mèo, thỏ) đều có tác dụng hạ áp nhanh, nhƣng thời gian ngắn, tác
dụng hạ áp có thể do thuốc làm giãn mạch ngoại vi. Thí nghiệm trên chuột bạch, chuột
lang còn chứng minh thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng của mao mạch, do đó có thể đề
phòng hiện tƣợng thẩm thấu của mao mạch tăng mạnh do clorofoc, histamin tạo nên.
Trên lâm sàng đã chứng minh Hoàng kỳ cùng dùng với Đảng sâm trị đạm niệu do
viêm thận có kết quả. Trong điều trị thận hƣ nhiễm mỡ, nên dùng liều cao thuốc có tác
dụng làm giảm đạm niệu.
CNCT:
Trị chứng suy nhược mạn tính do tỳ khí hư nhược, mệt mỏi, kém ăn hoặc chứng tiêu
chảy kéo dài, rong kinh, sa tử cung, sa trực tràng, dùng bài:
Bổ trung ích khí thang: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đƣơng qui mỗi thứ 12g,
Thăng ma 4g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống, thuốc có tác dụng
bổ khí thăng dƣơng.
Trị các chứng sa tạng phủ:
Dùng Sinh Hoàng kỳ 30 - 50g, phối hợp Đơn sâm 15g, Sơn tra nhục 10g, Phòng
phong, Thăng ma mỗi thứ 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, dƣới 3 tuổi giảm liều, nếu có
lòi ra ngoài, gia thêm Thuyền thoái, Kinh giới than, Băng phiến tán bột trộn với Hƣơng
dầu bôi trị sa trực tràng, kết quả tốt.

306
Y Học Cổ Truyền
Trị viêm loét dạ dày tá tràng:
Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm trị viêm loét dạ dày tá tràng: Hoàng kỳ 12g,
Bạch thƣợc 12g, Cam thảo 5g, Quế chi 10g, Sinh khƣơng 3g, Đại táo 5 quả, đƣờng phèn
30g, sắc nƣớc, chia 3 lần uống, tùy chứng gia giảm.
Trị bệnh tim mạch:
Hoàng kỳ 30g, Xích thƣợc, Đơn sâm mỗi thứ 15g, Đƣơng qui 12g, Xuyên khung
10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống, một liệu trình 4 - 6 tuần, kết hợp thuốc tây y điều trị triệu
chứng.
Trị luput ban đỏ:
Hoàng kỳ 30-60-90g, sắc nƣớc uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình từ 1 - 12 tháng,
Trị cơ thể suy nhược ra mồ hôi, dùng bài:
Ngọc bình phong tán: Hoàng kỳ 24g, Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 8g, tán bột
mịn trộn đều, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày uống 2 lần, pha rƣợu hoặc sắc nƣớc uống.
Trị chứng huyết hư có sốt hoặc sau khi mất nhiều máu, dùng bài:
Đƣơng qui bổ huyết thang (Nội ngoại thƣơng biện hoặc luận): Hoàng kỳ 40g,
Đƣơng qui 8g sắc uống.
Trị chứng sốt kéo dài lâu ngày không khỏi, thường gặp trong các bệnh mạn tính cơ thể
hư nhược, dùng bài Bổ trung ích khí thang để chữa gọi là phép " Cam ôn trừ đại
nhiệt".
Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận): Hoàng kỳ 16g, Bạch truật, Đảng sâm, Đƣơng
qui mỗi thứ 12g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Thăng ma, Chích thảo mỗi thứ 4g, có thể
thêm một số thuốc tƣ âm thanh nhiệt nhƣ Huyền sâm 10g, Tri mẫu 8g.
LD: Thƣờng dùng 10 - 20g, dùng liều cao có thể từ 30 đến 160g.

Hoàng kỳ
2. Thuốc bổ dƣơng.
2.1.CẨU TÍCH (Rhizoma Cibotii Barometz)
Còn gọi là Kim mao Cẩu tích, rễ lông Cu li là thân rễ phơi hay sấy khô của cây
Lông Cu li. Thuộc họ Lông Cu li.

307
Y Học Cổ Truyền

TVQK: Vị đắng, ngọt, ôn . Qui kinh Can thận.


TPHH: Có alkaloid, ít tinh dầu, chất màu, vitamin E
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bổ can thận, mạnh gân xƣơng lƣng gối, trừ phong thấp.
Trị chứng thận hƣ, đau lƣng, cứng cột sống, tiểu tiện khó cầm, khí hƣ, bạch đới.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại: Lông Cu li có tác dụng cầm máu.
CNCT:
Trị chứng can thận bất túc: Đau nhức sống ngang lƣng, tiểu nhiều khó cầm, thuốc có tác
dụng bổ can thận, dùng bài:
Cẩu tích ẩm: Cẩu tích 16g, Ngƣu tất, Thổ ti tử, Sơn thù du, Lộc giao (chƣng), Đỗ
trọng mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, sắc uống.
Bài thuốc kinh nghiệm: Cẩu tích 15g, Ngƣu tất 10g, Đỗ trọng 10g, Sinh mễ nhân
12g, Mộc qua 6g, nƣớc 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, có thể cho
thêm rƣợu uống.
Trị chứng phong thấp hoặc hàn thấp chân tay tê đau: dùng các bài:
Huyết bảo đơn: Cẩu tích 16g, Chế Ô đầu, Tỳ giải mỗi thứ 12g, Tô mộc 8g, tán bột
làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày 2 lần, có thể sắc uống.
Cẩu tích ẩm: Kim mao cẩu tích, Xuyên Ngƣu tất, Hải phong đằng, Mộc qua, Tang
chi, Tùng tiết, Tục đoạn, Tần giao, Quế chi, Đƣơng qui, Hổ cốt mỗi thứ 12g, Thục địa
20g, sắc uống. Có thể thêm rƣợu càng tốt, dùng tốt đối với bệnh nhân phong thấp có khí
huyết hƣ.
LD: Liều: 10 - 15g. Thuốc có tác dụng ôn bổ cố sáp.
Không nên dùng đối với chứng thận hƣ có nhiệt, tiểu tiện ít vàng, mồm đắng, lƣỡi
khô.

Cẩu tích

2.2. ĐỖ TRỌNG (Cortex Eucommiae Ulmoidis)

308
Y Học Cổ Truyền

Đỗ trọng là vỏ phơi hay sấy khô dùng làm thuốc của cây Đỗ trọng. Thuộc họ Đỗ
trọng. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.
TVQK: Ngọt, ôn, qui kinh Can, Thận.
TPHH: Glutta-percha, alkaloids, glycosides, potassium, vitamin C.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bổ can thận, cƣờng gân cốt, an thai.
Chủ trị chứng thận hƣ, đau lƣng, liệt dƣơng (dƣơng nuy), thai động, thai lậu, trụy
thai.
Kết quả nghiên cứu Dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng hạ áp: sắc nƣớc và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nƣớc sắc
còn có tác dụng mạnh hơn, nƣớc sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nƣớc sắc Đỗ trọng sống. Cơ
chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thƣ giãn cơ trơn của mạch máu, nhƣng có tác
dụng hạ áp thời gian ngắn.
Thuốc có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh, dãn mạch tăng lƣu lƣợng máu của
động mạch vành.
Có tác dụng chống viêm, có tác dụng tăng cƣờng chức năng vỏ tuyến thƣợng thận,
tác dụng hƣng phấn hệ thống tuyến yên, vỏ tuyến thƣợng thận.
Thuốc có tác dụng an thần giảm đau (trấn kinh, trấn thống).
Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể: thực nghiệm chứng minh thuốc có tác
dụng điều chỉnh chức năng của tế bào miễn dịch và nhận thấy lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ
trọng đều có tác dụng nhƣ nhau.
Tác dụng đối với tử cung: nƣớc sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hƣng
phấn tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn làm cho tử cung ở trạng thái co bóp đƣợc hồi
phục, nhƣng đối với tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hƣng phấn lại rất nhẹ.
Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu.
Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng,
trực khuẩn lị Flexner, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch cầu, phế cầu
khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B.
CNCT:
Trị đau lưng do thận hư, dùng phối hợp với các loại thuốc b ổ thận khác:
Nếu thận dƣơng hƣ, dùng Hữu qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thƣ) gồm: Thục địa 26g,
Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đỗ trọng 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục
quế 8g, Đƣơng qui 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn.
Nếu thận âm hƣ, dùng bài Tả qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thƣ) gia giảm: Sinh địa
16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngƣu tất 12g, Đỗ trọng
12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế mật làm hoàn.

309
Y Học Cổ Truyền
Trị liệt dương, di tinh: dùng bài:
Thập bổ hoàn: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g,
Mạch môn, Sơn dƣơng, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngƣu tất, Câu kỷ tử mỗi thứ 160g, tán bột mịn
làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nƣớc muối nhạt.
Trị phụ nữ có thai dọa sẩy, thai động:
Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dƣợc 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20
quả, sắc uống.
Tục đoạn, Đỗ trọng sao, Tang ký sinh, Bạch truật sao, A giao, Đƣơng qui mỗi thứ
12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nƣớc uống trị dọa sẩy thai nhiều lần.
Trị cao huyết áp:
Sinh Đỗ trọng, Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa mỗi thứ 40g, tán bột
làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần.
Đỗ trọng, Tang ký sinh mỗi thứ 16g, Mẫu lệ sống 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử mỗi thứ
12g sắc uống.
Cao lỏng Đỗ trọng 25g, mỗi lần uống 15 - 30 giọt, ngày 2 - 3 lần. Rƣợu Đỗ trọng
15g, mỗi lần dùng 15 - 30 giọt, ngày dùng 2 - 3 lần.
LD: Liều: 8 16g. Đỗ trọng sao tốt hơn Đỗ trọng sống.
Thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân có triệu chứng âm hƣ hỏa vƣợng. Có tác giả
dùng trị đau dây thần kinh tọa: Đỗ trọng 30g nấu với thịt lƣng heo trong 30 phút,
bỏ Đỗ trọng, ăn thịt heo mỗi ngày 1 thang, liệu trình 7 - 10 ngày.

Đỗ trọng

2.3.TỤC ĐOẠN (Radix Dipsaci)


Dùng làm thuốc còn có tên Tiếp cốt thảo, Xuyên đoạn hoặc Sâm nam, Dầu vù , Rễ
Ké. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn.
TVQK:Vị đắng, ngọt, cay, hơi ôn. Qui kinh Can, Thận.
TPHH: Alkaloids, Benzene.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

310
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng bổ can thận, an thai, chỉ lậu, hoạt huyết, làm liền gân cốt (nên
có tên Tục đoạn).
Chủ trị các chứng Can thận hƣ, lƣng đau, chân yếu, trị thai lậu, thai trụy, gãy
xƣơng, bong gân, sái gân, lở nhọt.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng làm thoát mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau,
có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh.
CNCT:
Chủ yếu dùng Tục đoạn trị chứng đau lƣng, chân. Tác dụng gần giống với Ngƣu
tất, Đỗ trọng. So với Đỗ trọng thì Tục đoạn đắng ôn, có tác dụng hoạt huyết thƣờng dùng
cho trƣờng hợp té ngã, chấn thƣơng, gãy xƣơng. Còn vị Đỗ trọng ngọt, ôn chuyên dùng
ôn bổ có giá trị chữa chứng thận hƣ, đau lƣng và an thai. Còn Ngƣu tất có xu hƣớng đi
xuống chữa đau phần dƣới tốt.
Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng, dùng
bài:
Tục đoạn, Tỳ giải, Ngƣu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80g, nghiền bột mịn
luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 - 3 lần,
uống với nƣớc nóng hoặc rƣợu nóng.
Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân:
Tiếp cốt tán: chích Nhũ hƣơng, chích Một dƣợc, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng,
Huyết kiệt, Tục đoạn, Đƣơng qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12g, Mộc hƣơng 8g, tán
bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với nƣớc sôi nguội hoặc hòa với dấm
rƣợu đắp ngoài.
Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài:
Tục đoạn, Đƣơng qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12g,
Thục địa 16g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g,
ngày 2 lần.
Bài thuốc chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rƣợu) 80g, Đỗ trọng (tẩm nƣớc gừng sao
cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo tàu (Đại táo) viên bằng hạt ngô, ngày
uống 30 viên với nƣớc cơm.
LD: Liều: 10 - 20g, dùng ngoài tùy theo bệnh lý.
Dùng trị băng lậu, kinh nguyệt kéo dài, dùng Tục đoạn sao tốt hơn.

311
Y Học Cổ Truyền

Tục đoạn

3.Thuốc bổ huyết
3.1.TANG THẦM (Fructus Mori Albae)
Còn gọi là Tang thầm tử, là quả chín của cây Dâu tằm. Thuộc họ Dâu tằm .
TVQK: Vị ngọt, tính hàn. Qui kinh Tâm, Can, Thận.
TPHH: Carotene, Thiamine, riboflavin, vitamin C, tanin, linoleic acid, stearic acid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng bổ âm huyết, sinh tân nhuận trƣờng.
Chủ trị chứng âm huyết hƣ, chứng tiêu khát, tân dịch hao tổn, táo bón.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc sắc Tang thầm 100% có tác dụng chuyển dạng Lympho bào mức độ trung
bình.
CNCT: à thuốc thƣờng dùng bình bổ can thận, bổ huyết:
Trị chứng huyết hư, váng đầu, ù tai, tiêu khát: thƣờng gặp trong các bệnh thiếu máu,
suy nhƣợc thần kinh, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đƣờng. Thƣờng phối hợp với Kê
huyết đằng, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, dùng bài thuốc.
Gia vị Nhị chí hoàn: Tang thầm, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo lƣợng bằng nhau, tán
bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, mỗi ngày uống 2 lần.
Tang thầm cao: dùng độc vị Tang thầm chế thành cao lỏng 20 - 30%, mỗi lần uống
5 - 10ml, ngày 2 lần trị chứng mồm khô, khát nƣớc.
Trị chứng táo bón cho người cao tuổi:
Phối hợp Mè đen, Hà thủ ô hoặc dùng bài: Tang thầm 20g, Can địa hoàng 20g, sắc
nƣớc cho ít mật ong uống.
Trị rụng tóc, tóc bạc: uống cao Tang thầm nhƣ trên, bên ngoài dùng nƣớc lọc quả dâu
ngâm xát vào đầu hàng ngày.
LD: Liều lƣợng: 12 - 20g, cho vào thuốc sắc hoặc làm hoàn tán, nấu cao uống 20g/lần,
mỗi ngày 2 lần.

312
Y Học Cổ Truyền

Tang thầm

3.2. ĐƢƠNG QUI ( Radix Angeliae Sinensis)


Đƣơng qui còn gọi là Tần qui, Vân qui, Xuyên qui là rễ phơi khô hay sấy khô của
cây Đƣơng qui. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae.
TVQK: Vị ngọt cay ôn, qui kinh Can, Tâm, Tỳ.
TPHH: Butylidene phthalide, n-valerophenone-o-carboxylic acid, dihydrophthalic,
sucrose, vitamine B12 , carotene, beta-sitosterol.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Đƣơng qui có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết.
Chủ trị chứng tâm can huyết hƣ, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các
bệnh thai tiền sản hậu, tổn thƣơng do té ngã, đau tê chân tay (tý thống ma mộc), nhọt lở
lóet (ung thƣ sang thƣơng), chứng huyết hƣ trƣờng táo kiêm trị khái suyễn.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Đƣơng qui có tác dụng 2 chiều đối với tử cung. Chất tan vào nƣớc hoặc cồn không
phải tinh dầu có tác dụng hƣng phấn tử cung cô lập; còn chất bốc hơi sôi ở nhiệt độ cao và
dầu Đƣơng qui có tác dụng ức chế và lúc áp lực trong tử cung cao thì thuốc làm tăng co
bóp tử cung. Đƣơng qui còn có tác dụng tăng gia sự tổng hợp protid khiến tử cung dày
lên. Đƣơng qui còn có khả năng chống sự thiếu hụt vitamin E phòng ngừa sẩy thai nhƣng
không thể hiện rõ tác dụng nhƣ oestrogen.
Đƣơng qui có tác dụng làm dãn động mạch vành, tăng lƣu lƣợng máu của động
mạch vành, giảm tiêu hao lƣợng oxy của cơ tim, giảm ngƣng tập của tiểu cầu, chống sự
hình thành huyết khối, có tác dụng làm giảm rối loạn nhịp tim và hạ lipid huyết. Đƣơng
qui có tác dụng làm dãn huyết quản ngoại vi, làm dịu co thắt cơ trơn của huyết quản ngoại

313
Y Học Cổ Truyền

vi, tăng lƣu lƣợng máu; vì thế mà Đƣơng qui có tác dụng giảm đau . Tinh dầu Đƣơng qui
làm huyết áp tăng nhƣng chất hòa tan trong nƣớc thì làm hạ huyết áp.
Tác dụng chống viêm: nƣớc chiết xuất Đƣơng qui giảm thấp tính thẩm thấu của
huyết quản, ức chế các chất gây viêm của tiểu cầu nhƣ 5TH phóng ra.
Tác dụng giảm đau, an thần do tinh dầu Đƣơng qui.
Đƣơng qui có tác dụng làm tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể,
tăng khả năng thực bào của đại thực bào, thúc đẩy sự chuyển dạng Lympho bào.Nhƣng
cũng có ngƣời cho rằng Đƣơng qui có tác dụng ức chế miễn dịch.
Có tác dụng lợi tiểu do thành phần đƣờng mía trong Đƣơng qui, cao nƣớc thô của
Đƣơng qui có tác dụng hƣng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang của súc vật thí
nghiệm.
Có tác dụng làm dãn cơ trơn phế quản và làm giảm cơn hen (bình suyễn).
Có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa glycogen gan giảm thấp.
Đƣơng qui có tác dụng nhuận tràng thông tiện.
CNCT: Đƣơng qui là vị thuốc dùng nhiều nhất trên lâm sàng Đông y. Trƣờng hợp cần
dƣỡng huyết thông mạch thì dù là huyết chứng, hƣ chứng, biểu chứng hay ung nhọt ngoài
da đều dùng đƣợc Đƣơng qui.
Đối với phụ khoa: Đƣơng qui là chủ dƣợc, chủ yếu dùng điều kinh, đối với đau kinh
dùng rất hay, thƣờng phối hợp với Bạch thƣọc, Xuyên khung, Hƣơng phụ. Nói chung các
bài thuốc không thể thiếu Đƣong qui.
Tứ vật thang (Qui Thục Khung Thƣợc): là bài thuốc chính để điều huyết (lý huyết).
Trị các chứng huyết hƣ, huyết ứ, kinh nguyệt không đều, các chứng tai biến tiền sản hậu
đều trên cơ sở bài thuốc đó mà gia giảm.
Dùng Đương qui dưỡng huyết: đối với chứng Tâm huyết hƣ (hồi hộp, dễ quên, mất ngủ,
tâm phiền, bứt rứt.) thƣờng dùng bài:
Đƣơng qui bổ huyết thang (Nội ngoại thƣơng biên hoạt luận): Đƣơng qui 8g,
Hoàng kỳ 30 - 40g, sắc nƣớc uống.
Trƣờng hợp tỳ huyết hƣ (da vàng bủng, ngƣời gầy, ăn kém) dùng bài: Tứ vật thang
(Hòa tể cục phƣơng): Thục địa 12g, Đƣơng qui 8g, Bạch thƣợc 8g, Xuyên khung 4g, sắc
uống.
Trƣờng hợp can huyết hƣ (đau váng đầu, hoa mắt, ù tai, chân tay co rút) dùng bài:
Nhất quán tiễn (Liễu châu y thoại): Đƣơng qui thân 12g, Bắc Sa sâm 12g, Mạch môn 8g,
Sinh địa 8g, Kỷ tử 16g, Xuyên luyện tử 4 - 6g, sắc uống.
Trị ứ huyết chân tay do té ngã chấn thương: phần mềm sƣng đau, hoặc viêm tắc động
mạch, dùng Đƣơng qui hoạt huyết trục ứ, dùng bài:
Hoạt lạc hiệu linh đơn: Đơn sâm 20g, Đƣơng qui 12g, Nhũ hƣơng 6g, Mộc dƣợc
6g, sắc uống. Bài thuốc này trị đƣợc đau bụng.

314
Y Học Cổ Truyền
Trị đau lưng do khí huyết ứ trệ kiêm hư hàn: thƣờng gặp sau đẻ đau bụng, dùng bài:
Đƣơng qui kiến trung thang (Thiên kim dực phƣơng): Đƣơng qui 16g, Quế chi 8g,
Bạch thƣợc 16g, Bột Cam thảo 10g, Sinh khƣơng 4g, Hồng táo 20g, Đƣờng phèn 40g,
hòa với thuốc sắc uống. Hoặc bài:
Đƣơng qui sinh khƣơng dƣơng nhục thang (Kim quỉ yếu lƣợc): Thịt dê 200g,
Đƣơng qui 40g, Gừng tƣơi 20g, chƣng cách thủy hoặc sắc nƣớc uống ấm.
Trƣờng hợp đau do ứ trệ (đau bụng kiết lị hoặc đau bụng kinh ở phụ nữ) dùng bài
gia vị Đƣơng qui Thƣợc dƣợc tán: Đƣơng qui 12g, Bạch thƣợc 16g, Xuyên khung 8g,
Bạch truật, Bạch linh, Trạch tả mỗi thứ 12g, Hƣơng phụ 8g, Diên hồ sách 8g, sắc uống.
Trị unh nhọt kéo dài (ung thư, thóat thư, lở kéo lóet kéo dài khó lành, viêm tắt động
mạch.) dùng bài:
Tứ diệu dũng an thang (Nghiệm phƣơng tân biên) gia vị: Huyền sâm 16g, Đƣơng
qui 12g, Kim ngân hoa 16 - 20g, sinh Cam thảo 4 - 8g, gia Bồ công anh 16g, Đơn sâm
12g, Xích tiểu đậu 12g, Xuyên sơn giáp 12 - 16g, Địa long 8 - 12g. Trƣờng hợp thóat thƣ
ứ huyết nặng gia Đào nhân 12g, Hồng hoa 8 - 10g, khí hƣ gia Hoàng kỳ 12 - 16g, Đảng
sâm 12g.
Trị táo bón do khí hư: dùng bài Tế xuyên tiễn (Cảnh nhạc toàn thƣ):
Tế xuyên tiễn: Đƣơng qui 16g, Xuyên Ngƣu tất 8 - 12g, Nhục thung dung 12g,
Trạch tả 12g, Thăng ma 3g, Chỉ xác 6g, sắc uống.
Đƣơng qui (sao với dầu mè 40g) sắc uống.
Nhuận tràng hoàn: Đƣơng qui vĩ 12g, Đại hoàng 6 - 10g, Đào nhân, Ma nhân mỗi
thứ 20 - 30g, Khƣơng hoạt 16g, tán bột mịn luyện mật uống 8g x 2 lần/ngày, uống sáng
tối trƣớc lúc ngủ. Trị chứng bón do huyết táo.
Trị hen suyễn:
Dùng bài Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh nhạc toàn thƣ): Đƣơng qui 8g, Thục địa 16
- 20g, Trần bì 12g, Khung Bán hạ 8 - 12g, Bạch linh 12g, Chích Cam thảo 6g, Sinh
khƣơng 3 lát, sắc uống.
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
Trị chảy máu cam không ngừng: Đƣơng qui sao khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với
nƣớc cháo, ngày 2 - 3 lần.
Dƣỡng não hoàn: Đƣơng qui 100g, Viễn chí 40g, Xƣơng bồ 40g, Táo nhân 60g,
Ngũ vị 60g, Kỷ tử 80g, Đởm tinh 40g, Thiên trúc hoàng 40g, Long cốt 40g, Ích trí nhân
60g, Hổ phách 40g, Nhục thung dung 80g, Bá tử nhân 60g, Chu sa 40g, Hồ đào nhục 80g.
Tất cả tán thành bột thêm mật ong viên thành viên nặng 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1
viên, uống liền 15 ngày.
LD: Liều thƣờng dùng: 5 - 15g. Dùng ngoài tùy theo bệnh lý.

315
Y Học Cổ Truyền

Trƣờng hợp bổ huyết, cải thiện tuần hoàn, táo bón dùng liều cao, có thể dùng đến
40 - 80g.
Theo Y học cổ truyền bổ huyết dùng Đƣơng qui thân, Hoạt huyết hóa ứ dùng
Đƣơng qui vĩ, Hòa huyết (vừa bổ vừa hoạt) dùng toàn Đƣơng qui. Đƣơng qui đầu ít dùng
một mình.

Đƣơng qui

3.3. THỤC ĐỊA ( Radix Rehmanniae Glutinosae Conquitae)


Thục địa là do Sinh địa chế biến thành. Thục địa là phần rễ của cây Địa hoàng.
Thuộc họ Hoa mõm chó.
TVQK: Ngọt hơi ôn, qui kinh Can, Thận.
TPHH: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine,
glucose.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Dƣỡng huyết tƣ âm, bổ tinh ích tủy.
Chủ trị các chứng huyết hƣ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu .can thận âm
hƣ, chứng tiêu khát, tinh huyết hƣ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc sắc Đại hoàng có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống, thực nghiệm gây
sƣng tấy bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm sƣng rõ.
Địa hoàng làm hạ đƣờng huyết. Cũng có báo cáo nói Địa hoàng làm tăng cao
đƣờng huyết của chuột cống hoặc không ảnh hƣởng đến đƣờng huyết bình thƣờng của
thỏ.
Thuốc có tác dụng cƣờng tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất
phóng xạ, chống nấm.

316
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhƣng không làm ức chế hoặc
teo vỏ thƣợng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa đều có thể làm
giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thƣợng thận của cocticoit.
CNCT: Trên lâm sàng Đông y, thƣờng dung Thục địa trong các bài thuốc để trị các
chứng sau:
Trị chứng huyết hư kinh nguyệt không đều ở phụ nữ hoặc các chứng huyết hư khác
như sắc da tái nhợt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, thiếu máu: thƣờng dùng bài Tứ vật thang
(Cục phƣơng) gia giảm.
Tứ vật thang: Thục địa 20g, Đƣơng qui, Bạch thƣợc mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6 -
8g.
Gia giảm: Khí hƣ gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết, nếu ứ huyết nặng
gia thêm Đào nhân, Hồng hoa (tức bài Đào hồng Tứ vật) để tăng tác dụng hoạt huyết hóa
ứ. Trƣờng hợp huyết hƣ kiêm hàn gia Nhục quế, Bào khƣơng để ôn dƣỡng huyết mạch.
Nếu huyết hƣ sinh nội nhiệt gia thêm Liên kiều, Đơn bì, Thục địa thay bằng Sinh địa để
lƣơng huyết dƣỡng huyết. Trƣờng hợp huyết hƣ kèm chảy máu bỏ Xuyên khung gia A
giao, Hoa hòe để bổ huyết chỉ huyết.
Trị chứng âm hư (hư nhiệt sốt âm ỉ vào chiều tối nặng hơn, sôt kéo dài, ra mồ
hôi trộm, môi khô, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác.) thƣờng gặp trong các bệnh nhiễm thời kỳ
hồi phục, bệnh ung thƣ suy kiệt, bệnh chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh suy
giảm miễn dịch . tùy tình hình bệnh lý có thể chọn dùng các bài sau:
Tả qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thƣ): Thục địa 20g, Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử,
Lộc giác giao, Qui bản mỗi thứ 12g, Sơn dƣợc 16g, Ngƣu tất 12g, tán bột mịn luyện mật
làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần.
Lục vị Địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dƣợc chứng trực quyết): Thục địa hoàng 32g, Sơn
dƣợc 16g, Sơn thù 16g, Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì mỗi thứ 12g. Thục địa sắc lấy nƣớc
còn bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn với nƣớc Thục địa cho thêm mật
ong vừa đủ làm hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 - 3 lần với nƣớc sôi nguội hòa
nƣớc nuối nhạt, chủ yếu là bổ thận âm.
Đại bổ âm hoàn (Đơn khê tâm pháp): Thục địa (rƣợu chƣng), Qui bản (dấm chích)
mỗi thứ 24g, Tri mẫu, Hoàng bá mỗi thứ 16g, Thục địa sắc lấy nƣớc nhƣ trên, các vị
thuốc tán bột mịn cùn tủy heo chƣng chín luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày
uống 2 lần sáng tối.
Đối với những bệnh viêm thận mạn, huyết áp cao, tiểu đƣờng, suy nhƣợc thần kinh
thể âm hƣ, dùng bài Lục vị gia giảm có kết quả tốt, có thể cải thiện chức năng thận.
Trị hư suyễn: Kinh nghiệm cổ nhân có nói: " Thục địa là thuốc trị hƣ đờm". Bệnh nhân
hƣ suyễn có thể dùng Thục địa uống thay trà phối hợp với Ngƣu tất càng tốt. Có thể dùng
các bài:

317
Y Học Cổ Truyền

Đô khí hoàn (Lục vị địa hoàng gia Ngũ vị tử) mỗi lần 8 -12g, ngày 2 lần, tùy tình
hình bệnh có thể gia vị sắc uống.
Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh nhạc toàn thƣ): Đƣơng qui 12g, Thục địa 16g, Trần
bì 6g, Bán hạ chế gừng 8g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc uống.
Trị táo bón do âm hư:
Thƣờng trở thành tập quán dùng Thục địa 80g sắc với thịt nạc heo uống.
Trị tiểu đường: dùng bài:
Sinh tân chỉ khát thang (kinh ngiệm): Đại Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Sơn
dƣợc 20g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.
Trị huyết áp:
Mỗi ngày dùng Thục địa 20 - 30g liên tục trong 2 tuần. Trị 62 ca kết quả tốt, huyết
áp và cholesterol đều hạ, triglycerid giảm, não huyết lƣu đồ và điện tâm đồ đều đƣợc cải
thiện.
Trị viêm thoái hóa cột sống:
Dùng Thục địa 30 cân, Nhục thung dung 20 cân, đều sấy khô, tán bột mịn, Cốt toái
bổ, Dâm dƣơng hoắc, Kê huyết đằng, mỗi thứ 20 cân, La bạc tử 10 cân, sắc thành cao còn
22 cân, gia mật 3 cân, trộn đều luyện thành hoàn nặng 2,5g/hoàn, mỗi lần uống 2 hoàn,
ngày uống 2 - 3 lần, liệu trình một tháng.
Trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh:
Dùng Lục vị địa hoàng gồm: Thục địa, Sơn thù, sơn dƣợc, trạch tả, Phục linh, Đơn
bì theo tỷ lệ 8:4:4:3:3:3, tán mịn, luyện mật làm hoàn. Mật, thuốc tỷ lệ mỗi thứ 1/2, mỗi
hoàn 10g, mỗi lần uống 1 -2 hoàn, ngày uống 1 - 3 lần liên tục trong 12 năm.
LD:
Liều: 10 - 30g, thuốc sắc, nấu cao, hoàn tán.
Chú ý:
Thục địa tính nê trệ cùng dùng với Trần bì, Sa nhân để dễ tiêu hóa hấp thu.
Theo kinh nghiệm cổ truyền: Thục địa sao thành than để cầm máu.
Thục địa ngâm rƣợu vừa có tác dụng bổ huyết vừa hoạt huyết.
Trƣờng hợp tỳ vị hƣ hàn, tiêu chảy, ăn kém hay đầy bụng, lúc cần nên phối hợp
thuốc kiện tỳ hành khí.

318
Y Học Cổ Truyền

Thục địa
4.Thuốc bổ âm
4.1.HOÀNG TINH
Vị thuốc Hoàng tinh còn có tên Mễ phủ, cây Cơm nếp, Kim thị hoàng tinh, Cứu
hoang thảo, Hoàng tinh là thân rễ phơi hay sấy khô, đƣợc chế biến của cây Hoàng tinh.
Thuộc họ Hành tỏi .
Ngƣời xƣa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên
Hoàng tinh. Cây này khác với cây Củ Dong cũng gọi là Hoàng tinh mà ngƣời ta thƣờng
nấu củ để ăn. Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc nƣớc ta, chƣa đƣợc chú ý trồng
làm thuốc.
TVQK: Vị ngọt tính bình, qui kinh Tỳ, Phế.
TPHH: Chất nhày, tinh bột, đƣờng, nhiều loại acid amin, ancaloit, nhiều loại hợp chất
anthraquinone.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tƣ âm nhuận phế, bổ tỳ ích khí. Chủ trị chứng ho do phế táo âm hƣ, thận hƣ tinh
tổn, chứng tiêu khát, tỳ vị hƣ nhƣợc.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng hạ áp, tăng lƣu lƣợng máu động mạch vành, hạ lipid huyết và
làm giảm xơ cứng mạch vành (cũng có báo cáo nói không có tác dụng hạ lipid huyết).
Cho thỏ uống cao lỏng Hoàng tinh, đƣờng huyết lúc đầu cao sau hạ, có tác dụng ức
chế adrenalin làm tăng đƣờng huyết.
Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy sự tổng hợp DNA, RNA và
protid, polysaccharit của Hoàng tinh có tác dụng chuyển dạng lympho bào. Thuốc làm
giảm hàm lƣợng cAMP và cGMP trong huyết tƣơng.
Thuốc có tác dụng ức chế đối với nấm gây bệnh thƣờng gặp trực khuẩn thƣơng
hàn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh lao, trên
thực nghiệm.
CNCT:

319
Y Học Cổ Truyền
Trị chứng huyết áp thấp:
Dùng Hoàng tinh 30g, Đảng sâm 30g, Chích thảo 10g, sắc nƣớc uống, ngày 1
thang.
Trị chứng lipid huyết cao:
Dùng viên hạ mỡ (Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang ký sinh) uống liên tục trong 2 tháng.
Trị chứng cận thị học sinh:
Dùng Hoàng tinh 90 cân, Đậu đen 10 cân, Đƣờng trắng 15 cân, chế thành sirô mỗi
ml có 1g Hoàng tinh. Mỗi ngƣời uống mỗi lần 20ml, ngày 2 lần, hoặc mỗi ngày, mỗi
ngƣời Hoàng tinh 50g, Đậu đen 10g, chia 2 lần, sắc uống, trƣớc khi uống cho thêm rƣợu
vàng 10ml.
Trị lao phổi:
Hoàng tinh chế thành cao lỏng (mỗi ml có 5g thuốc), mỗi lần uống 10ml, ngày 4
lần.
Trị nấm chân tay:
Dùng Hoàng tinh 100g xắt nhỏ cho vào lọ thêm cồn 75% 250ml, bịt kín ngâm
trong 15 ngày, lọc qua gạc 4 lớp, vắt hết nƣớc bỏ xác, thêm dấm thƣờng 150ml trộn đều.
Rửa sạch vùng bị nấm lau khô, bôi thuốc ngày 3 lần.
Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh: thƣờng phối hợp với Kỷ tử, Sinh địa, Hoàng kỳ,
Đảng sâm dùng bài:
Hoàng tinh thang: Hoàng tinh 24g, Kỷ tử 12g, Sinh địa 20g, Hoàng kỳ 12g, Đảng
sâm 12g, sắc nƣớc uống.
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
Trị chứng phế hƣ táo, ho ra máu:
+ Hoàng tinh 20g, Bắc Sa sâm 8g, Ý dĩ nhân 12g, sắc nƣớc uống.
+ Hoàng tinh 1 cân, Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ 1/2 cân, thái sấy hoặc phơi khô,
tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần.
Trị tiểu đƣờng: Hoàng tinh 40g, sắc nƣớc uống hoặc phối hợp với Câu kỷ tử, lƣợng
bằng nhau, tán bột mịn, làm thành bánh hoặc luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g ngày
2 lần. Trị huyết áp cao, váng đầu, lƣng gối mõi, ù tai, hoa mắt, tiểu đƣờng.
LD: Liều 12 - 40g tƣơi, dùng liều cao có thể 60 - 80g sắc, hoàn, tán.
Dùng ngoài tùy theo yêu cầu. Thuốc có tác dụng hòa hoãn nên thời gian dùng
thuốc có thể kéo dài để tƣ bổ.
Những trƣờng hợp tỳ hƣ có thấp, ho đờm nhiều, bụng đầy, tích trệ hoặc tỳ vị hƣ
hàn, tiêu phân lỏng, không nên dùng.

320
Y Học Cổ Truyền

Hoàng tinh

4.2. BẮC SA SÂM (Radix Glehniae Littoralis)


Còn gọi là Liêu Sa sâm, là rễ của cây Bắc Sa sâm. Thuộc họ Hoa tán.
TVQK: Vị ngọt, tính hơi hàn, qui kinh: Phế, Vị.
TPHH: Alkaloids.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Dƣỡng âm thanh phế, sinh tân ích vị.
Chủ trị Phế táo âm hƣ, vị âm hƣ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Cồn chiết xuất Sa sâm trên thỏ thực nghiệm có tác dụng hạ sốt.
Trên súc vật thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng hóa đàm nhẹ.
CNCT:
Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, ho do phế táo:
Phối hợp với Mạch môn đông, Tang diệp, dùng bài Sa sâm Mạch môn đông ẩm
(Ôn bệnh điều biện): Sa sâm 12g, Mạch môn đông 9g, Ngọc trúc 12g, Sinh Biển đậu 8g,
Tang diệp 8g, Hoa phấn 8g, Cam thảo 4g, sắc uống. Nếu ho lâu ngày gia Địa cốt bì 6g.
Trị bệnh viêm nhiễm thời kỳ hồi phục: có triệu chứng âm hƣ nhƣ: họng khô, mồm khát,
tiêu bón, mạch nhƣợc vô lực, thƣờng phối hợp với Mạch môn, Sinh địa, dùng bài Ích vị
thang (Ôn bệnh điều biện):
Ích vị thang: Sa sâm 16g, Sinh địa 20g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 12g, cho thêm
đƣờng phèn 20g, sắc uống.
Trị ngứa ngoài da: thƣờng phối hợp với Mạch môn, Ngọc trúc.
Trên lâm sàng có một số kết quả nhất định, chứng ngứa do huyết táo gây nên.
LD: Liều: 10 - 15g, có thể dùng tƣơi 20 - 30g, sắc, cao hoặc hoàn tán.

321
Y Học Cổ Truyền

Bắc sa sâm

4.3.NGỌC TRÖC ( Rhizoma Polygonati Odorati)


Ngọc trúc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Ngọc trúc. Vì lá giống lá trúc, thân
rễ bóng trông nhƣ ngọc nên có tên Ngọc trúc, họ Hành tỏi.
Cây này mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc
nên tại các tỉnh biên giới của ta có thể có, nhƣng ta chƣa khai thác.
TVQK: Vị ngọt, tính bình, qui kinh Phế, Vị.
TPHH: Conballamarin, convallarin, quercitol, vitamin A.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Tƣ âm nhuận phế, sinh tân dƣỡng vị.
Chủ trị chứng ho lao phế táo, vị âm hƣ, âm hƣ ngoại cảm, chứng tiêu khát.
Kết quả nghiên cứu Dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc thuốc sắc, chiết xuất cồn liều nhỏ đối với tim cô lập ếch có tác dụng cƣờng
tim, dùng với Hoàng kỳ, có tác dụng cải thiện điện tâm đồ thiếu máu cơ tim.
Thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, làm chậm lại sự hình thành xơ cứng động mạch,
tăng cƣờng khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy của cơ tim.
Thuốc có tác dụng ức chế tăng đƣờng huyết đối với chuột cống thí nghiệm.
Thuốc có tác dụng nhuận tràng.
CNCT:
Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: phối hợp với Đảng sâm chế thành bài:
Cao Sâm Trúc (bài thuốc của Bệnh Viện Tây uyển Bắc kinh): Đảng sâm 12g, Ngọc
trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.
Trị bệnh thấp tim:
Thuốc có tác dụng cƣờng tim, tƣ dƣỡng khí huyết, thƣờng phối hợp với Kỷ tử,
Long nhãn nhục, Mạch đông, Sinh khƣơng, Đại táo. Nếu huyết áp thấp gia Chích thảo,

322
Y Học Cổ Truyền

trƣờng hợp suy tuần hoàn phải gia Phụ tử, Quế nhục, trƣờng hợp mạch nhanh huyết áp
hơi cao, cần thận trọng lúc dùng.
Trị chứng ngoại cảm (có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh nhân vốn âm hư: dùng bài:
Gia giảm Ngọc trúc thang (thông tục Thƣơng hàn luận): Ngọc trúc 12g, Hành tƣơi
3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g (cho sau), Chích thảo 2g, Bạch vị 4g, Táo 2
quả, sắc nƣớc uống.
Trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi, ho do phế táo:
Dùng Ngọc trúc nhuận phế cùng kết hợp với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc.
LD: Liều 10 - 15g, cho vào thuốc thang, nấu cao hoặc hoàn tán.
Dùng thuốc tƣơi hoặc độc vị, có thể dùng liều 40 - 80g, dùng cƣờng tim cần liều
cao.

Ngọc trúc

323
Y Học Cổ Truyền

THUỐC GIẢI BIỂU – THANH NHIỆT – TRỪ HÀN

THUỐC GIẢI BIỂU

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc giải biểu.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc giải biểu.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc giải biểu.
I/ Đại cƣơng
1. Định nghĩa
Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng đƣa ngoại tà ra ngoài (phong, hàn, thử,
thấp, táo, nhiệt) bằng đƣờng mồ hôi, chỉ dùng khi tà còn ở ngoài biểu. Đa số thuốc giải
biểu có vị cay, có công dụng phát tán, phát hãn, giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu
mọc, ngăn không cho tà vào sâu trong cơ thể.
2. Phân loại.
Tùy theo tính chất, có thể chia thuốc giải biểu thành ba loại:
Phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu): là những thuốc có vị cay, tính ấm. Dùng điều
trị cảm phong hàn với các triệu chứng: sợ lạnh, sốt nhẹ, đau đầu, đau nhức mình mẩy,
ngạt mũi, chảy nƣớc mũi, khản tiếng, rêu lƣỡi trắng, mạch phù.
Phát tán phong nhiệt (tân lƣơng giải biểu): là những vị thuốc giải biểu có vị cay,
tính mát. Dùng trị cảm phong nhiệt và thời kỳ khởi phát của bệnh truyền nhiễm: sốt cao,
sợ nóng, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lƣỡi vàng, chất lƣỡi đỏ, mạch phù
sác.
3. Công năng chủ trị chung của các thuốc giải biểu
Phát tán giải biểu: trị các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt.
Sơ phong giải kinh: dùng khi đau dây thần kinh, đau thần kinh liên sƣờn do hàn, co
cứng cơ, đau gáy, đau lƣng, liệt VII...
Tuyên phế: dùng trị các chứng ho gió, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, khó
thở do hàn, nhiệt làm phế khí không tuyên giáng.
Giải độc, giải dị ứng, thúc đẩy ban chẩn mọc: trị các chứng mụn nhọt, sởi, đậu thời
kỳ đầu.
Hành thủy tiêu thủng: dùng trị chứng phù do viêm cầu thận cấp, dị ứng nổi ban gây
phù.
Trừ thấp khớp: điều trị chứng tý (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm
khớp cấp).
4. Tính chất chung

324
Y Học Cổ Truyền

Các thuốc giải biểu có vị tân, chủ thăng, chủ tán. Phần lớn chứa tinh dầu và quy
vào kinh phế.
5. Chú ý khi sử dụng
Chỉ dùng thuốc khi tà còn ở biểu. Nếu tà khí đã xâm nhập vào trong mà biểu chứng
chƣa hết, thì phải phối hợp các thuốc trị bệnh phần lý, gọi là biểu lý song giải.
Để phát huy hiệu quả điều trị, cần phối hợp với các nhóm khác tùy theo diễn biến
của bệnh và triệu chứng cụ thể:
+ Nếu có đờm, phối hợp thuốc chỉ khái bình suyễn.
+ Nếu đau nhức nhiều, phối hợp thuốc hành khí.
+ Nếu bệnh nhân khó ngủ, phối hợp thuốc an thần.
+ Trong trƣờng hợp cơ thể suy nhƣợc, phối hợp thuốc giải biểu với thuốc trợ
dƣơng ích khí, tƣ âm để phù chính khứ tà.
+ Thuốc tân lƣơng giải biểu phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc thì tác dụng
tốt hơn.
Liều lƣợng thuốc thay đổi theo khí hậu: mùa nóng dùng liều nhỏ, mùa lạnh dùng
liều cao hơn.
Cần giảm liều thuốc giải biểu khi dùng cho phụ nữ mới sinh con, ngƣời già, trẻ em.
Cần phối hợp với thuốc dƣỡng âm, bổ huyết ích khí trên những đối tƣợng này.
Vì khí vị của thuốc chủ thăng, chủ tán, làm ra mồ hôi, dễ hao tổn tân dịch, không
nên dùng kéo dài, khi tà đã giải khi ngƣng ngay, thƣờng uống vài ba thang sau đó gia
giảm, điều chỉnh thành phần và liều lƣợng.
Uống thuốc tân ôn giải biểu cần uống lúc nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn mền kín để
giúp ra mồ hôi tốt hơn.
Đa số thuốc có chứa tinh dầu, thể chất mỏng manh, nên cần sắc nhanh, đậy kín
nắp, để tránh thất thoát tinh dầu.
6. Kiêng kị
Không dùng thuốc giải biểu trong trƣờng hợp sau:
+ Sốt không có biểu chứng.
+ Tự hãn, đạo hãn do khí hƣ.
+ Cao huyết áp hoặc xuất huyết vùng đầu.
+ Thiếu máu, tiểu máu, nôn ra máu.
+ Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban chẩn đã mọc, đã bay hết.
II/ Một số vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc phát tán phong hàn
1.1. Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng là tên chung chỉ 3 loại thƣờng dùng làm thuốc là Thảo ma hoàng, Mộc
tặc ma hoàng, Trung ma hoàng. Thân cắt bỏ đốt làm thuốc.

325
Y Học Cổ Truyền

TVQK: Vị cay đắng, tính ấm vào Phế kinh.


TPHH: Alkaloid là Ephedrin, tinh dầu.
TDDL: Phát hãn (làm ra mồ hôi), bình suyễn, lợi tiểu.
CNCT:
Trị chứng NGOẠI CẢM PHONG HÀN (nhƣ cảm mạo, cảm cúm, viêm đƣờng hô hấp
trong thời kỳ đầu.) : sốt rét, đau đầu, đau mình, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, mạch phù
khẩn, dùng bài Ma hoàng thang (Thƣơng hàn luận)
Ma hoàng 6-12 g, Hạnh nhân 6-12g, Quế chi 4-8g, Cam thảo 2-4g.
Trị chứng ho suyễn: dùng các bài sau đây chữa chứng ho suyễn trong các bệnh viêm
đƣờng hô hấp trên: Viêm phế quản, ho gà. Phối hợp thuốc Thanh nhiệt hóa đàm trị
chứng Nhiệt suyễn, Đàm suyễn.
Tam ảo thang: Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g uống nóng. Trị ho
suyễn nhƣ bài Ma hoàng thang.
Cao Ma hạnh: trị viêm phế quản cấp, ho gà, hen phế quản: Ma hoàng 6g, Hạnh
nhân 6g, Thạch cao 12g, Cam thảo 4g, Tiền hồ 12g, Cát cánh 12g, Trần bì 6g, Bối mẫu
6g. Đỗ 300ml nƣớc sắc còn 100ml dùng cho trẻ em dƣới 5 tuổi, đối với trẻ lớn và ngƣời
lớn cần tăng liều. Có thể nấu thành cao đặc để uống.
Trị chứng phù (chủ yếu là phong thủy) bệnh viêm cầu thận cấp thông qua tác dụng ra mồ
hôi và lợi tiểu của thuốc.
Việt tỳ thang: Ma hoàng 12g, Thạch cao sống 24g, Sinh khương 12g, Ch ích thảo
6g, Đại táo 4 quả.
LD: 2-12g . Liều giảm đối với bệnh nhân hƣ nhƣợc. Dùng liều cao chữa đau khớp do
phong thấp.
Chú ý khi dùng thuốc:
+ Không dùng đối với chứng biểu hƣ ra mồ hôi nhiều, thận trọng lúc dùng cho
bệnh nhân huyết áp cao.
+ Trƣờng hợp dùng Ma hoàng nhiều dẫn đến vong dƣơng dùng Nhân sâm phụ tử
sắc uống.
+ Rễ Ma hoàng (Ma hoàng căn) vị ngọt tính bình có tác dụng cầm mồ hôi. Bài
thuốc cầm mồ hôi gồm có: Ma hoàng căn, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nhân sâm, Hoàng kỳ,
Bạch truật, Cam thảo, Quế chi, Đƣơng quy sắc uống.

326
Y Học Cổ Truyền

Ma hoàng

1.2. Tế tân (Herba Asari)


Tế tân là vị thuốc dùng toàn cây Tế tân
TVQK: Vị cay tính ấm, qui kinh Tâm, Phế, Thận.
TPHH: Có tinh dầu
TDDL:
Giải nhiệt: Thực nghiệm trên động vật chứng minh thuốc có tác dụng hạ nhiệt.
Giảm đau: thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ.
Theo Đông y, thuốc có tác dụng phát hãn, tán hàn, trấn thống, khu đàm, chỉ khái.
CNCT:
Trị chứng ngoại cảm phong hàn:
Đau đầu, nghẹt mũi, thƣờng phối hợp với Phòng phong, Kinh giới hoặc Quế chi,
Sinh khƣơng hoặc dùng bài: MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG gồm: Ma hoàng
4g, Phụ tử 8g, Tế tân 4g, sắc uống trị ngƣời bệnh vốn dƣơng hƣ mắc chứng ngoại cảm
phong hàn.
Trị các chứng đau đầu (đầu phong thống), đau răng (do thần kinh), đau khớp (do phong
thấp). Trị chứng đau răng gặp lạnh đau nhiều dùng bài:
ĐỊNH THỐNG TÁN gồm: Tế tân 4g, Xuyên ô 2g, Nhũ hƣơng 4g, Bạch chỉ 4g,
tán bột mịn mỗi lần 1 -2g rắc vào chỗ đau ngày 3 - 4 lần. Trƣờng hợp đau răng kèm sƣng
đỏ, dùng bài: Tế tân 4g, Thạch cao sống 40g sắc uống.
Trị đau nhức các khớp do phong thấp dùng bài: Tế tân 4g, Xuyên khung 12g, Tần
giao 12g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống.
Trị ho nhiều đờm loãng: trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn
phế quản dùng bài:
LINH CAM NGŨ VỊ KHƢƠNG TÂN THANG gồm: Phục linh 12g, Cam thảo
4g, Tế tân 4g, Can khƣơng 6g, Ngũ vị tử 4g sắc uống.

327
Y Học Cổ Truyền

Hoặc dùng bài: TIỂU THANH LONG THANG gồm các vị: Ma hoàng 8g, Quế chi
8g, Bạch thƣợc 12g, Can khƣơng 8g, Bán hạ 8g, Tế tân 6g, Ngũ vị tử 6g, Chích thảo 6g.
Ngoài ra, lở mồm miệng dùng Tế tân và Hoàng liên, lƣợng bằng nhau tán bột mịn bôi vào
chỗ lở, Hôi miệng ngậm Tế tân đễ chữa.
LD: 1 - 4g.
Chú ý khi dùng thuốc:
Đối với ngƣời bệnh khí huyết kém nên dùng lƣợng ít. Ngƣời xƣa có nói: Can
khƣơng, Tế tân, Ngũ vị tử là thuốc tốt đối với chứng đàm ẩm khái thấu nhƣng đối với
chứng ho khan, ho lao có triệu chứng âm hƣ (hƣ hỏa ) không nên dùng.
Tế tân không nên dùng với Lê lô.

Tế Tân

1.3. Bạch chỉ (Radix Angelica dahuricae)


Bạch chỉ (Hƣơng bạch chỉ) là rễ của cây Bạch chỉ.
TVQK: Vị cay tính ấm, quy kinh Phế, Vị, Đại trƣờng.
TPHH: Có tinh dầu.
TDDL:
Giảm đau: làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh
mặt.
Hƣng phấn trung khu thần kinh: với liều nhỏ angelicotoxin có tác dụng hƣng phấn
trung khu vận đông huyết quản, trung khu hô hấp, dây thần kin phế vị làm cho huyết áp
tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy dãi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giật và tê
liệt toàn thân.
Kháng khuẩn: Ức chế trực khuẩn lị, thƣơng hàn, vi khuẩn Gram dƣơng, đối với vi khuẩn
lao ở ngƣời có tác dụng ức chế rõ rệt. Theo Đông y, Bạch chỉ có tác dụng tán hàn, giải
biểu, khu phong, táo thấp, chỉ thống giải độc.
CNCT:
Trị cảm mạo:

328
Y Học Cổ Truyền

Đau đầu (đau trƣớc trán nhiều) thƣờng phối hợp với Phòng phong, Khƣơng hoạt,
ở phụ nữ có thai và sau đẻ bị cảm, đau đầu dùng thuốc kết hợp với Xuyên khung (Khung
chỉ hoàn) hoặc dùng bài: KHU PHONG THANH THƢƠNG ẨM gồm: Bạch chỉ 12g,
Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khƣơng hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh
giới 8g, Cam thảo 4g: sắc nƣớc uống.
Trị các loại đau đầu khác:
Nhƣ đau đầu do thần kinh (đau nửa đầu) do viêm mũi, viêm xoang, đau lợi răng,
đau thần kinh mặt, đau dạ dày. Dùng bài ĐÔ LƢƠNG HOÀN (Bạc chỉ tán bột làm hoàn,
mỗi lần uống 6 -12g trị đau đầu trƣớc trán nhiều) dùng: Bạch chỉ, Thƣơng nhĩ, Tân di,
mỗi thứ 12g, Bạc hà 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 4 -12g trị viêm mũi, đau đầu.
Hoặc bài: Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Thạch cao sống 20g, sắc uống
trị đau lợi răng.
Trị ung nhọt sƣng tấy; rắn cắn:
Có tác dụng giải độc tiêu sƣng bài mủ. Dùng bài: Bạch chỉ, Tử hoa địa đinh, Liên
kiều, Qua lâu, Bối mẫu mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo
4g, sắc nƣớc uống chữa đƣợc ung nhọt và viêm tuyến vú.
Bài BẠCH CHỈ HỘ TÂM TÁN: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hƣơng, lƣợng bằng
nhau uống với rƣợu ấm chữa rắn độc, rết cắn.
Trị các chứng khác:
Dùng bột Bạch chỉ và Mai mực lƣợng bằng nhau mỗi lần uống 12g, trị chứng Bạch
đới phụ nữ.
Chữa chứng hôi miệng dùng: Bạch chỉ, Xuyên khung mỗi thứ 30g tán bột mịn viên
lại bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2 - 3 viên.
LD: 4 -12g.
Chú ý dùng thuốc: Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hƣ, ung nhọt đã vỡ mủ.

Bạch chỉ

329
Y Học Cổ Truyền

1.4. Phòng Phong (Radix ledebouriellae Sesloidis)


Dùng rễ khô của cây Phòng phong
TVQK: Vị cay ngọt, tính ấm, qui kinh Bàng quang, Can.
TPHH : Có tinh dầu, chất manit, chất có tính chất phenola glucozit đắng, đƣờng, chất
acid hữu cơ.
TDDL :
Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (đƣợc chứng minh trên thực nghiệm)
Giảm đau.
Lợi tiểu.
Kháng vi rút, có tác dụng ức chế vi rút cúm trên thực nghiệm.
Theo dƣợc lý cổ truyền, thuốc có tác dụng tán hàn giải biểu, trừ phong thấp, giải
kinh phong.
CNCT:
Trị chứng ngoại cảm: phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thƣờng kết hợp với các loại:
Thuốc tán hàn nhƣ Kinh giới, Gừng. để chữa cảm hàn.
Thuốc giải nhiệt nhƣ: Kim ngân hoa, Cát căn, Sài hồ, Bạc hà để chữa chứng cảm
nhiệt
Thuốc trừ thấp để chữa chứng phong thấp nhƣ: Độc hoạt, Tần giao, Tang ký sinh.
Những bài thuốc có thể dùng nhƣ:
Bài 1: Phòng phong 10g, Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 8g, Kinh giới 8g, Hạnh nhân
10g, Gừng tƣơi 2-3 lát; sắc uống trị chứng cảm phong hàn, ho, đau đầu mình.
Bài 2: Phòng phong 10g, Sài hồ 10g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới 8g, Liên kiều
8g, Cát căn 10g, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 4g; sắc uống trị chứng cảm phong nhiệt, sốt
ho, đau đầu, mạch sác.
Bài 3: Phòng phong 12g, Độc hoạt 10g, Tang ký sinh 12g, Tần giao 12g, Chế
hƣơng phụ 8g, Xuyên khung 8g, Hà thủ ô 12g, Quế chi 8g, sắc uống trị chứng cảm phong
thấp đau mình mẩy và các cơ khớp.
Trị đau nửa đầu:
Thƣờng kết hợp với Bạch chỉ, Xuyên khung có thể dùng bài thuốc kinh nghiệm
sau: Phòng phong, Bạch chỉ lƣợng bằng nhau tán nhỏ hòa mật ong viên bằg quả táo, mỗi
lần ngậm một viên với nƣớc chè.
Trị ngứa:
Đông y cho ngứa là do phong, thƣờng dùng chữa ngứa do dị ứng có kết quả tốt,
trên lâm sàng thƣờng dùng kết hợp với các thuốc trị phong khác nhƣ Kinh giới, Bạc hà,
Kim ngân hoa.
Trị chứng kinh phong:

330
Y Học Cổ Truyền

Do ngoại phong sinh chứng co giật nhƣ bệnh uốn ván (phong đòn gánh, Phá
thƣơng phong). Cổ phƣơng thƣờng dùng bài Ngọc chân tán (Ngoại khoa chính tông)
gồm Nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khƣơng hoạt, Bạch phụ tử lƣợng bằng
nhau tán bột mịn. Mỗi lần uống 6-12g chế với rƣợu nóng để uống.
Trị đau bụng tiêu chảy:
Trƣờng hợp tiêu chảy kèm sôi bụng, đau bụng. (Đông y cho tiêu chảy do phong
thấp phong tả) dùng bài cổ phƣơng Thống tả yếu phương (Cảnh nhạc toàn thƣ) gồm
Bạch truật 12g, Bạch thƣợc12g, Phòng phong 8g(sao), Trần bì sao 6g, sắc nƣớc uống
dùng có kết quả tốt đối với tiêu chảy do tỳ hƣ kiêm ngoại cảm phong hàn.
LD: 4-12g.
Chú ý lúc dùng thuốc:
Trƣờng hợp huyết hƣ sinh phong hoặc nhiệt cực sinh phong (co giật) không dùng.
Dùng thận trọng đối với chứng âm hƣ hỏa vƣợng.

Phòng phong

1.5. Khƣơng hoạt (Rhizoma et radix Notopterygii)


Khƣơng hoạt dùng rễ và thân rễ của cây Khƣơng hoạt thuộc họ Hoa tán.
TVQK: Vị cay đắng tính ấm qui kinh Bàng quang, Can, Thận.
TPHH:Có tinh dầu.
TDDL: Tán hàn giải cảm. Trừ phong thấp giảm đau. Kháng khuẩn: Dùng rƣợu chiết xuất
Khƣơng hoạt với nồng độ 1 : 50.000 có tác dụng ức chế sự sinh trƣởng của vi khuẩn lao.
CNCT:
Trị cảm mạo phong hàn: Đầu mình đau, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn, tác dụng
tán phong mạnh hơn Phòng phong.
Trị phong thấp: chủ yếu là hàn thấp, cơ, khớp lƣng vai đau.
Kinh nghiệm trị một số bệnh khác:

331
Y Học Cổ Truyền
Chữa phụ nữ có thai bị phù thũng:
Khƣơng hoạt, La bạc tử hai vị sao tán nhỏ, mỗi lần uống 6 -8g, uống 3 ngày, ngày
thứ nhất 1 lần, ngày thứ hai 2 lần, ngày thứ ba 3 lần. Dùng rƣợu hâm nóng chiêu thuốc.
Chữa câm nói ngọng, chân tay co quắp, tê dại mất tiếng:
Khƣơng hoạt tán nhỏ, mỗi lần uống 8 -12g, dùng rƣợu chiêu thuốc.
LD: 4 -12g.
Do Khƣơng hoạt có tác dụng phát hãn giải nhiệt mạnh, còn Độc hoạt có tác dụng
trừ thấp mạnh nên 2 loại thuốc hay dùng phối hợp chữa chứng phong thấp.
KK: Đối với chứng phong thấp do huyết hƣ không nên dùng Khƣơng hoạt.

Khƣơng hoạt

2/ Phát tán phong nhiệt


2.1. Cúc hoa: (Flos Chrysanthemi Morifolii)
Cúc hoa có nhiều loại: Cam cúc hoa (Cúc hoa trắng), Hàng cúc (Cúc hoa vàng mọc
ở Hàng Châu Trung Quốc) là hoa của nhiều loại Cúc. Thuộc họ cúc.
TVQK: Vị ngọt đắng, tính hơi hàn, qui kinh Phế, Can, Thận.
TPHH:Có tinh dầu, có chất Adenin, Cholin, Stachydrin, Vitamin A, Sắc tố của hoa là
Crysantemin khi thủy phân sẽ đƣợc glucoza và Xyanidin.
TDDL:
Theo dƣợc lý cổ truyền thuốc có tác dụng:
+ Giải cảm hạ sốt (sơ phong tán nhiệt) tiêu viêm.
+ Giải độc.
+ Làm sáng mắt (dƣỡng can minh mục)
Theo các tài liệu nghiên cứu dƣợc lý hiện đại :
+ Kháng khuẩn: in vitro, Hoa cúc Hàng châu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, lị
trực trùng Sonnei, trực trùng thƣơng hàn.

332
Y Học Cổ Truyền

+ Ngoài ra, Bạch cúc có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau các loại nấm ngoài
da.
CNCT:
Chữa chứng ngoại cảm phong nhiệt: sốt hơi rét, đau đầu, mắt sƣng đỏ thƣờng gặp trong
viêm đƣờng hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp, dùng bài:
Gia giảm Tang cúc câu liên hợp tề: Cúc hoa, Tang diệp, Câu đằng, Cát cánh mỗi
thứ 8g, Liên kiều 12g, Xa tiền tử 12g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống.
Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: (đau mắt sưng đỏ) thƣờng kết hợp với các thuốc
tƣ âm thanh can hỏa, dùng bài:
Cúc hoa tán: Cúc hoa, Bạch tật lê, Mộc tặc thảo mỗi thứ 12g, Thuyền thoái 3g,
Huyền sâm 12g, Liên kiều 8g, Khƣơng hoạt 4g, sắc nƣớc uống.
Chữa huyết áp cao mắt mờ: do Can thận âm huyết kém dùng bài:
Kỷ cúc Địa hoàng hoàn: Thục địa 20g, Hoài sơn 16g, Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì,
Sơn thù, Cúc hoa, Kỷ tử mỗi thứ 12g. Theo tỷ lệ của bài thuốc. Thục địa sắc lấy nƣớc còn
bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn đều với nƣớc. Thục địa làm thành
hoàn. Mỗi lần uống 6 - 12g, uống 2 lần/ngày hoặc sắc thuốc thang uống.
Chữa mụn nhọt đinh độc: thuốc có tác dụng giải độc tiêu sƣng. Dùng loại Dã cúc hoa
(tƣơi) giã nát đắp nhọt, uống thêm bài:
Bạch cúc hoa tƣơi 120 - 150g, Cam thảo tƣơi 20g, sắc nƣớc uống.
LD: 4 - 20g dùng tƣơi và đắp ngoài tùy theo yêu cầu.
Chú ý lúc dùng thuốc:Các loại Cúc hoa đều ít nhiều có tác dụng giải cảm phong nhiệt,
giải độc tiêu viêm, làm sáng mắt, nhƣng mỗi loại đều có tác dụng sở trƣờng:
Cúc hoa vàng (Hàng châu) mạnh về sơ tán phong nhiệt, đau đầu mắt đỏ thƣờng
dùng.
Cúc hoa trắng (Cam cúc hoa) mạnh về dƣỡng can minh mục thƣờng dùng chữa
chứng Can thận âm hƣ sinh mờ mắt, còn có tác dụng giảm đau.
Dùng thận trọng đối với ngƣời tỳ vị hƣ hàn.

333
Y Học Cổ Truyền

Cúc hoa

2.2. Cát căn (Radix Puerariae)


Vị thuốc Cát căn là rễ của cây Sắn dây, thuộc họ Cánh bƣớm.
TVQK: Vị ngọt nhạt tính mát (có tài liệu nói vị ngọt cay tính bình), qui kinh Tỳ Vị.
TPHH: Có tinh bột, các flavonoit puerarin, daizin, daizein.
TDDL: Tài liệu cổ ghi nhận Sắn dây có tác dụng: tán nhiệt giải cảm, tuyên độc thấu chẩn,
giải kinh (chống co giật), sinh tân chỉ khát.
CNCT:
Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài:
Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8 - 12g, Khƣơng hoạt, Bạch chỉ, Hoàng
cầm, Bạch thƣợc mỗi thứ 4 - 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 - 8g, Thạch cao 16g, Gừng tƣơi
3 lát, Đại táo 2 quả sắc nƣớc uống.
Chữa chứng nhiệt tả (Viêm ruột cấp, lị trực khuẩn ) dùng bài:
Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: Cát căn 12 - 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng
liên 8g, Cam thảo 4g sắc nƣớc uống.
Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều: dùng bài:
Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thƣợc dƣợc 8 -12g, Chích thảo 2 - 4g, sắc nƣớc
uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:
Cát căn thang: Cát căn 12g, Ngƣu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g,
Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nƣớc uống.
Trị chứng tiểu đường: kết hợp với thuốc tƣ âm thanh nhiệt, dùng bài:
Cát căn 16 - 20g, Mạch môn 12 - 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Khổ qua 12g,
Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nƣớc uống.
Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1:
Dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng
giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.
Ngoài ra còn dùng:
Bột sắn dây 5g, Thiên hoa phấn 5g, Hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên vùng nhiều
mồ hôi ngứa.
Giã lá sắn dây vắt nƣớc uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.
Hoa sắn dây giải độc say rƣợu.
LD: 4 - 24g.

334
Y Học Cổ Truyền

Cát căn

2.3. Sài hồ (Radix Bupleuri)


Bộ phận làm thuốc là rễ cây Sài thuộc họ Hoa
TVQK: Vị đắng tính hơi hàn, qui kinh Can, Đởm.
TPHH: Trong Sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chất rƣợu gọi là Bupleurumola,
phytosterola và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin.
TDDL:
Theo dƣợc lý cổ truyền thuốc có tác dụng:
Hóa giải thoái nhiệt, sơ can chỉ thống, thăng dƣỡng khí triệt ngƣợc tà (trị sốt rét).
Theo kết quả các công trình nghiên cứu thuốc có tác dụng:
+ Giải nhiệt: trên thực nghiệm và lâm sàng đều đƣợc ghi nhận.
+ An thần: giảm đau làm dịu đau tức sƣờn ngực, khai uất điều kinh.
+ Kháng khuẩn: in vitro có tác dụng ức chế sự tăng trƣởng của vi khuẩn lao.
+ Kháng virut: có tác dụng ức chế mạnh virut cúm và ức chế virut bại liệt.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
+ Tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm đau, giảm ho rõ rệt.
+ Tác dụng nhƣ cocticoit kháng viêm.
+ Bảo vệ gan và lợi mật.
+ Hạ mỡ trong máu.
+ Tác dụng tăng cƣờng thể dịch miễn dịch và miễn dịch tế bào. Tăng khả năng
tổng hợp protein của chuột.
+ Nƣớc sắc Sài hồ có tác dụng ức chế mạnh liên cầu khuẩn tan huyết, phẩy khuẩn
thổ tả, trực khuẩn lao, leptospira, virut cúm. Thuốc còn có tác dụng kháng virut viêm gan,
virut viêm tủy týp I, vi trùng sốt rét.
CNCT:
Trị ngoại cảm:

335
Y Học Cổ Truyền

Thƣờng dùng trong những trƣờng hợp bệnh ngoại cảm có triệu chứng sốt lúc cao
lúc thấp không đều hoặc lúc sốt lúc rét (hàn nhiệt vãng lai) nhƣ chứng sốt rét hoặc chứng
bán biểu bán lý thƣờng gặp ở nhiều bệnh nhiễm giai đoạn mới phát trong mấy ngày đầu
nhƣ viêm đƣờng hô hấp trên, viêm phế quản cấp, cảm cúm, viêm hạch, ung nhọt, chấn
thƣơng nhiễm trùng. Bài thuốc thƣờng dùng:
Tiểu sài hồ thang (Thƣơng hàn luận): Sài hồ 12 - 16g, Bán hạ 8 -12g, Hoàng cầm 8
-12g, Đảng sâm 8 -12g, Chích thảo 4 - 6g, Sinh khƣơng 3 lát, Đại táo 4 - 6 quả.
Trị chứng can khí:
Các bệnh có triệu chứng can khí uất nhƣ ngực sƣờn đau tức, có thể gặp trong các
bệnh đau thần kinh liên sƣờn, viêm gan, viêm túi mật hoặc kèm theo các triệu chứng rối
loạn tiêu hóa nhƣ chán ăn, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, trong ngƣời nóng mạch huyền (hội
chứng can vị bất hòa). Thƣờng dùng bài:
Tiêu dao tán (Hòa tể cúc phƣơng): Sài hồ 12g, Đƣơng qui 12g, Bạch thƣợc 12g,
Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc nƣớc uống, có thể gia giảm tùy theo
triệu chứng. Trong những trƣờng hợp lóet dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết
áp, suy nhƣợc thần kinh. Có những triệu chứng nhƣ trên dùng bài này gia giảm chữa bệnh
đều có kết quả.
Tác dụng thăng dương:
Sài hồ cũng đƣợc dùng trong những bài thuốc có tác dụng thăng dƣơng để chữa
các chứng do tỳ khí hƣ nhƣợc gây nên nhƣ tiêu chảy kéo dài, sa trực tràng, sa tử cung,
kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, khí hƣ ra nhiều (do suy nhƣợc thần kinh) thƣờng dùng
bài:
Bổ trung ích khí (tỳ vị luận): Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Đƣơng
qui 12g, Trần bì 4 - 6g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4 - 8g, Sài hồ 6 - 10g, sắc nƣớc uống.
Chữa sốt rét:
Dùng bài Tiểu sài hồ (nhƣ trên ) gia Thảo quả, Thƣờng sơn mỗi thứ 12g sắc nƣớc
uống.
Trị cảm mạo thường:
Bài chính Sài hồ ẩm ( Sài hồ, Phòng phong, Trần bì, Thƣợc dƣợc, Cam thảo, Gừng
tƣơi) mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
Trị viêm gan:
Dùng Cam sài hợp tể (Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ 1/2), mỗi lần 10 ml, ngày 3 lần,
(tƣơng đƣơng với Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ 15g/ngày).
LD: 4 -16g.
Chú ý lúc dùng thuốc:

336
Y Học Cổ Truyền

Theo một số tác giả không nên dùng Sài hồ trong những trƣờng hợp sau: ho do phế
âm hƣ, triều nhiệt (sốt có định kỳ). Đối với bệnh nhân huyết áp cao có triệu chứng đau
đầu, ù tai, chóng mặt ( hội chứng can hỏa thƣợng nghịch).
Sài hồ thƣờng dùng chung với Bạch thƣợc để tăng tác dụng thƣ can trấn thống vừa
để làm dịu tính kích thích của sài hồ đối với cơ thể.

Sài hồ

2.4. Tang diệp (Folium Mori Albae)


Là lá cây dâu tằm. Họ Dâu tằm.
TVQK: Vị đắng ngọt tính hàn, qui kinh Phế, Can.
TPHH:Trong lá dâu có chất cao su, chất caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin c, cholin,
adenin. Ngoài ra còn có pentozan, đƣờng canxi malat và canxi cacbonat.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền có tác dụng:
+ Giải cảm hạ sốt (giải biểu tán nhiệt.)
+ Thanh can minh mục (giải độc làm sáng mắt)
+ Hóa đờm chỉ khái (long đờm cầm ho).
Về dƣợc lý hiện đại chƣa có tài liệu nghiên cứu.
CNCT:
Chữa chứng ho sốt:
Viêm đƣờng hô hấp trên, viêm phế quản nhẹ lúc mới bắt đầu, dùng bài Tang cúc
ẩm gồm: Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Khổ hạnh nhân 12g, Liên kiều 16g, Bạc hà 4g,
(cho sau), Cát cánh 8g, Cam thảo sống 4g, Lô căn 6g, sắc nƣớc uống.
Chữa chứng phế nhiệt:
Ho khan đờm ít vàng dùng bài Tang cúc ẩm hoặc bài Tang hạnh thang gồm có:
Tang diệp 8 - 12g, Hạnh nhân 8 - 12g, Sa sâm 12 - 16g, Thổ bối mẫu 8 - 12g, Đạm đậu xị
8 - 12g, Sơn chi bì 8 - 12g, Vỏ lê 8 - 12g, sắc nƣớc uống.

337
Y Học Cổ Truyền
Chữa viêm màng tiếp hợp: Mắt sƣng đỏ đau (do phong nhiệt tại kinh can) dùng bài:
Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Quyết minh tử 8g, Sài hồ 12g, Xích thƣợc 12g, Đăng
tâm 2 - 4g, sắc nƣớc uống ngày 1 - 2 thang.
Tang diệp 40g, Mang tiêu 12g. Sắc Tang diệp bỏ bã, cho Mang tiêu vào hòa tan
nƣớc thuốc ấm rửa mắt hột, mắt đỏ ngứa.
Chữa cao huyết áp:
Dùng bài Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử mỗi thứ 20g gia nƣớc1000ml, sắc còn
600ml ngâm rửa chân vào nƣớc thuốc ấm 30 - 40 phút trƣớc lúc ngủ.
Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt: do can thận âm hƣ hoặc đau nửa đầu dùng bài:
Cúc hoa 12g, Tang diệp 12g, Hắc chi ma (mè đen) 12 - 20g, Đơn bì, Đơn sâm mỗi
thứ 12g, Xích Bạch thƣợc mỗi thứ 10 - 12g, Sài hồ 12g, làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g
hoặc sắc nƣớc uống.
LD: 8 -12g.
Chú ý lúc dùng thuốc:Các bộ phận của cây Dâu tằm cho nhiều vị thuốc khác nhau:
+ Lá dâu: thanh nhiệt giải cảm, thanh can, minh mục, hóa đàm chỉ khái.
+ Cành dâu: khu phong hoạt lạc, trị chứng phong thấp.
+ Vỏ trắng cây dâu (Tang bạch bì) tả phế chỉ khái bình suyễn.
+ Quả dâu chín (Tang thầm) có tác dụng tƣ âm bổ huyết lúc dùng cần chú ý phân
biệt.

Tang diệp
2.5. Mạn kinh tử (Fructus Viticis)
Mạn kinh tử là quả chín của cây Mạn kinh còn gọi là Quan âm bế phơi khô dùng
sống hoặc tẩm rƣợu sao qua.
TVQK: Vị đắng cay tính hơi hàn. Qui kinh Can, Phế và Bàng quang.
TPHH:Quả có tinh dầu, trong tinh dầu có Cam phen, pinen, ditecpen alcool và
tecphenilaxetat, có ancaloit, vitamin A.
TDDL:

338
Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền thuốc có tác dụng:


+ Giải cảm (sơ tán phong nhiệt).
+ Giảm đau (khu phong chỉ thống) chủ yếu đối với đau đầu.
+ Làm sáng mắt (thanh can minh mục) trƣờng hợp mắt mờ đỏ đau do phong nhiệt.
Y học hiện đại chƣa thấy có tài liệu nghiên cứu.
CNCT:
Trị đau đầu do cảm mạo: dùng bài:
Cúc chung ẩm: Mạn kinh tử 12g, Cúc hoa 12g, Phòng phong, Toàn phúc hoa mỗi
thứ 12g, Xuyên khung 6g, Khƣơng hoạt 6g, Sinh thạch cao 20g, Chỉ xác 8g, Cam thảo 4g,
sắc nƣớc uống.
Chữa đau đầu do huyết áp cao:
Mạn kinh tử thang: Mạn kinh tử 12g, Cúc hoa 12g, Bạc hà 8g (cho sau), Bạch chỉ
8g, Câu đằng 12 - 16g sắc nƣớc uống.
Chữa đau nửa đầu (thiên đầu thống):
Mạn kinh tử 10g, Cam cúc hoa 8g, Xuyên khung 4g, Tế tân 3g, Cam thảo 4g, Bạch
chỉ 3g, đổ 600ml nƣớc sắc đặc còn 1/3 chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa đau mắt đỏ do phong nhiệt (Viêm màng tiếp hợp cấp):
Mạn kinh tử 16g, Cúc hoa 12g, Chi tử 12g, Hoàng cầm 12g, Mộc tặc 12g, Thiền
thoái 4g sắc nƣớc uống hoặc dùng bài:
Mạn kinh tử 12g, Cúc hoa 12g, Thảo quyết minh 12g, Đƣơng qui 12g, Đào nhân
8g, sắc nƣớc uống. Trƣờng hợp hƣ chứng (khí hƣ là chính) dùng thêm bài Bổ trung ích
khí.
LD:4 -16g.
Chú ý lúc dùng thuốc: Dùng thận trọng đối với bệnh nhân đau đầu, đau mắt đỏ do huyết
hƣ. Có tác giả dùng Mạn kinh tử và mở gấu lƣợng bằng nhau trộn với giấm thanh bôi vào
tóc làm cho tóc đen và dài ( theo sách Thanh Huệ Phƣơng).

THUỐC THANH NHIỆT


MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc thanh nhiệt.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các vị thuốc
thanh nhiệt.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc thanh nhiệt.
I. Đại cƣơng
1. Định nghĩa

339
Y Học Cổ Truyền

Thuốc Thanh nhiệt là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc (thanh giải lý nhiệt) lập
lại cân bằng âm dƣơng.
Đông y chia làm 2 loại nhiệt: sinh nhiệt và tà nhiệt.
Sinh nhiệt: tạo ra năng lƣợng cần thiết cho các quá trình chuyển hóa của các cơ
quan trong cơ thể.
Tà nhiệt: gây ra các tác hại, bệnh tật cho cơ thể. Loại nhiệt này có thể từ ngoài đƣa
vào hoặc do chính quá trình hoạt động của tạng phủ tạo nên.
Biểu hiện của tà nhiệt là có sốt thân nhiệt cao hơn bình thƣờng, miệng khô khát, muốn
uống nhiều nƣớc mát. Trƣờng hợp nặng hơn có thể gây mê sảng, phát cuồng, mạch sác,
có khi xuất huyết, phát ban...Cũng có khi cơ thể không bị sốt, nhƣng có cảm giác nóng
trong ngƣời, khô háo, ngƣời gầy, da khô, miệng háo khát, tiểu tiện nóng, sắc vàng hoặc
đỏ, đại tiện bí táo, mạch sác, phù...Có những trƣờng hợp viêm nhiễm cục bộ, mặc dù thân
nhiệt vẫn bình thƣờng, nhƣng lại đau nóng âm ỉ trong xƣơng.
Chứng lý nhiệt do những nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể chia làm hai nhóm chính:
Thực nhiệt: hỏa nhiệt, nhiệt độc gây ra các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm; thấp
nhiệt gây nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; thử nhiệt gây sốt cao say nắng.
Huyết nhiệt: nhiệt sinh ra do hoạt động tạng phủ mất cân bằng (can hỏa vƣợng,
tâm hỏa vƣợng...) hoặc do dị ứng, nhiễm khuẩn (lở ngứa, ban chẩn...); ôn nhiệt xâm phạm
vào phần dinh huyết, làm hao tổn tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch, đây
thƣờng là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh truyền nhiễm.
2. Phân loại
Căn cứ vào tình trạng bệnh và tính chất của thuốc có thể chia ra thành 5 nhóm
dƣợc liệu thanh nhiệt:
2.1. Thanh nhiệt giải thử
Là nhóm thuốc có tác dụng thanh trừ thử tà (nắng, nóng) ra khỏi cơ thể. Biểu hiện
của bệnh ở mức độ nhẹ là sốt cao, choáng váng, đau đầu. Ở mức độ nặng, bệnh nhân bị
say choáng, bất tỉnh, mồ hôi vã ra, chất điện giải mất nhiều. Bệnh này gọi là trúng thử,
say nắng hoặc say nóng.
Đa số các vị thuốc thanh nhiệt giải thử có vị ngọt, nhạt, tính lƣơng hàn, có tác dụng
sinh tân chỉ khát, nếu sử dụng ở dạng tƣơi thì hiệu quả hơn.
2.2. Thanh nhiệt giải độc (thanh nhiệt tiêu độc)
Đông y cho rằng nhiệt độc trong cơ thể là do hai loại nguyên nhân:
+ Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của tạng phủ quá yếu không đủ
sức thanh thải chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa và bị ngƣng tích lại. Ví dụ: khi
chức năng can bị suy yếu, không đủ khả năng giải độc cơ thể, thận thủy quá yếu, khiến
độc chất tích lại, tạo môi trƣờng phát sinh mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa, dị ứng.

340
Y Học Cổ Truyền

+ Nguyên nhân bên ngoài: do bị côn trùng, rắn rết cắn, hơi độc của hóa chất hoặc
sử dụng thực phẩm độc hại có tính gây dị ứng.
Thuốc thanh nhiệt giải độc dùng khi bị sốt cao do bị nhiễm khuẩn, bệnh truyền
nhiễm. Thuốc có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, dùng trong các trƣờng hợp ban sởi, mụn nhọt,
sƣng tấy, đau nhức, viêm nhiễm hô hấp, dị ứng, viêm da...
Chỉ nên dùng thuốc thanh nhiệt giải độc khi cơ thể bị nhiễm độc, cũng có thể dùng
với tính chất dự phòng, giúp cho cơ thể tăng khả năng loại độc. Không nhất thiết phải
dùng thuốc theo mùa, tuy nhiên mùa xuân và mùa hè là hai mùa cần sử dụng nhiều thuốc
thanh nhiệt hơn.
Trong điều trị, cần phối hợp thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
Trong một bài thuốc, thƣờng dùng nhiều vị thuốc thanh hiệt giải độc (2-4 vị) để
chống hiện tƣợng vi khuẩn kháng thuốc và giảm liều từng vị thuốc, giúp cơ thể đỡ mệt.
Phối hợp với thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, giải biểu để hạ sốt.
Phối hợp với thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết để chống tái phát, giảm bớt tình trạng
thiếu tân dịch.
Thuốc thanh nhiệt tiêu độc thƣờng có vị đắng tính hàn.
2.3. Thanh nhiệt giáng hỏa (thanh nhiệt tả hỏa)
Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa đƣợc sử dụng khi hỏa độc xâm nhập phần khí, hoặc
kinh dƣơng minh. Thuốc có tác dụng hạ hỏa, dùng khi cơ thể sốt rất cao, khát nƣớc, phát
cuồng, mê man, nói sảng, ra nhiều mồ hôi, nƣớc tiểu vàng sậm, sợ nóng, rêu lƣỡi vàng
khô, mạch sác.
Phần lớn các vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt, tiêu viêm,
an thần, chỉ khát, sinh tân dịch.
Khi dùng thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, có thể phối hợp với các vị thuốc khác, nhƣ:
+ Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để điều trị nguyên
nhân.
+ Phối hợp với thuốc an thần khi bệnh nhân sốt cao, phát cuồng.
+ Phối hợp với thuốc bổ âm khi có dấu hiệu âm hƣ hỏa vƣợng, có thể dùng chung
với thuốc bình can tức phong khi can dƣơng vƣợng.
+ Phối hợp với thuốc bổ dƣỡng khi cơ thể bệnh nhân đã suy nhƣợc (hƣ chứng),
đồng thời giảm liều thuốc thanh nhiệt để tránh khắc phạt quá mạnh.
Nhiệt tà có thể xâm phạm vào các tạng, phủ, vị trí khác nhau, nên căn cứ vào tính
chất quy kinh của vị thuốc mà sử dụng cho phù hợp.
2.4. Thanh nhiệt táo thấp
Là các thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những ẩm thấp trong
cơ thể.

341
Y Học Cổ Truyền

Thấp trong cơ thể đƣợc hình thành trong quá trình chuyển hóa, phần nƣớc đó đƣợc
nhiệt độc trong cơ thể nung nấu, là môi trƣờng phát sinh của bệnh thấp nhiệt. Đây là hiện
tƣợng thấp và nhiệt trong cơ thể kết hợp với nhau, còn gọi là thấp tà hóa nhiệt.
Thấp nhiệt thƣờng xảy ra trong một số tạng phủ nhất định nhƣ can đởm thấp nhiệt,
tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt,...biểu hiện của chứng thấp nhiệt là sốt, miệng
khát, bứt rứt, tiểu tiện khó, kiết lị, tiêu chảy, đau bụng,...
Phần lớn các thuốc thanh nhiệt táo thấp có vị rất đắng tính hàn. Do đó, khi sử dụng
cần nắm vững nguyên tắc sử dụng thuốc có tính hàn: không dùng kéo dài, liều cao, vì có
thể ảnh hƣởng đến tính năng ích khí của tỳ, làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu của cơ
thể (gây chán ăn, khó tiêu); không dùng liều cao khi tân dịch đã hao tổn.
Có thể phối hợp với thuốc thanh nhiệt khác (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt lƣơng
huyết) để tăng hiệu lực điều trị. Nếu có dấu hiệu sung huyết, xuất huyết cần phối hợp với
thuốc hoạt huyết. Nếu co thắt, mót rặn, tiểu rắt phối hợp với thuốc hành khí.
2.5. Thanh nhiệt lƣơng huyết.
Là những thuốc khi đƣợc sử dụng khi nhiệt độc xâm nhập phần dinh huyết, gây
chứng sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, lƣỡi đỏ đậm, nƣớc tiểu đỏ, , mê sảng, hôn mê hoặc co giật
có thể gây xuất huyết (ban chẩn, chảy máu cam, thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết...). Còn
dùng khi đau nhức khớp, mụn nhọt, lở ngứa do nhiệt, sốt kéo dài (âm hƣ sinh nhiệt), da
khô nóng, đạo hãn, lƣỡi khô, mạch tế sác.
Thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết thƣờng có vị đắng hoặc ngọt, tính hàn vừa có tác
dụng hạ nhiệt, vừa có khả năng dƣỡng âm sinh tân, hạn chế sự suy giảm tân dịch do sốt
cao.
Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy triệu chứng mà kết hợp thuốc thanh nhiệt lƣơng
huyết với các nhóm thuốc khác:
+ Phối hợp với các thuốc bổ âm để tăng tân dịch trong các trƣờng hợp sốt cao, mất
nƣớc.
+ Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc trong các trƣờng hợp có nhiễm trùng,
truyền nhiễm.
+ Phối hợp với các thuốc khu phong tiêu viêm khi có đau nhức khớp, dị ứng.
Không nên sử dụng thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết trên bệnh nhân tiêu chảy do tỳ
hƣ hoặc khi bệnh tà còn ở khí phần.
3. Chú ý khi sử dụng thuốc
Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị đắng, hay gây táo, làm tổn thƣơng tân dịch,
cần phối hợp với các thuốc dƣỡng âm.
Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị ngọt gây nê trệ, khó tiêu, ảnh hƣởng tỳ vị,
vì thế khi dùng phải kết hợp với các vị thuốc kiện tỳ, hòa vị.

342
Y Học Cổ Truyền

Một số thuốc thanh nhiệt có thể gây nôn mửa nên thêm nƣớc Gừng hoặc uống
nóng.
Liều lƣợng thuốc sử dụng cần theo tính chất của bệnh và khí hậu môi trƣờng: nhiệt
nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt ít dùng thuốc nhẹ, mùa hè dùng thuốc cao, mùa lạnh dùng
thuốc liều thấp hơn.
Bệnh còn ở biểu không nên dùng thuốc thanh nhiệt, nếu biểu chứng vẫn còn mà lý
chứng xuất hiện thì phải kết hợp biểu lý song giải.
Thận trọng dùng thuốc thanh nhiệt trên ngƣời tỳ vị hƣ nhƣợc, tiêu chảy, ăn không
ngon...
Không nên dùng thuốc thanh nhiệt khi có hiện tƣợng thiếu máu do mất máu sau
khi sanh, xuất huyết do dƣơng hƣ, chứng chân hàn giả nhiệt, tỳ vị hƣ phát sốt.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thanh nhiệt giải độc
1.1. Liên kiều (Fructus Forsythiae Suspensae)
Còn gọi là Trúc căn, Hoàng thọ đan, Hạn liên tử là quả phơi hay sấy khô của cây
Liên kiều. thuộc họ Nhài.
TVQK: Vị đắng tính hàn, có sách ghi: đắng bình, hơi đắng cay. Qui kinh Phế, Tâm,
Đởm.
TPHH:
Phenol Liên kiều (C15H1807), có chừng 4,89% saponin và 0,2% ancaloit, có một
glucozit là phylirin, saponin, vitamin PP và tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
+ Tác dụng kháng khuẩn rộng: Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi
khuẩn nhƣ tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, thƣơng hàn, lao, ho gà, bạch hầu,
leptospira, hebdomadis, virús cúm, rhinovirus, nấm, với mức độ khác nhau.
+ Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hƣởng đến sự tăng
trƣởng của tế bào nên cổ nhân gọi Liên kiều là "sang gia thần dƣợc", tăng tác dụng thực
bào của bạch cầu.
+ Thuốc có tác dụng hạ huyết áp, làm giãn mạch, tăng lƣu lƣợng tuần hoàn, cải
thiện vi tuần hoàn.
+ Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cƣờng tim.
CNCT: là vị thuốc chính, trị bệnh viêm nhiễm và ung nhọt.
Chữa bệnh nhiễm như viêm họng, viêm amidan:

343
Y Học Cổ Truyền

Sƣng đỏ, đau dùng bài Ngân kiều tán gồm: Liên kiều, Kim ngân hoa, Cát cánh,
Bạc hà, Trúc diệp, Cam thảo, Kinh giới, Đạm đậu xị, Ngƣu bàng tử có tác dụng thanh
nhiệt giải độc.
Chữa mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: có thể dùng các bài thuốc trên hoặc các bài sau:
Liên kiều, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cúc hoa dại 12g, sắc uống.
Đối với nhọt to sƣng tấy dùng các vị thuốc tƣơi trong bài giã đắp ngoài. Có thể dùng chữa
ban chẩn dị ứng.
Chữa lao hạch: dùng bài:
Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 20g, sắc uống.
Liên kiều, Mè đen mỗi thứ 100 - 150g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 4 - 8g,
ngày 2 lần.
Chữa viêm cầu thận cấp, lao thận:
Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nƣớc vừa đủ sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần
trong ngày uống trƣớc bữa ăn, trẻ em giảm liều, uống liên tục trong 5 - 10 ngày. Kiêng ăn
mặn và cay
Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu:
Liên kiều 30g, gia nƣớc vừa đủ sắc, còn 150ml chia 3 lần trong ngày uống trƣớc
bữa ăn
LD: 6 - 15g, có thể dùng đến 20g.
KK: Không dùng khi ung nhọt đã vỡ mủ, lở loét, âm hƣ nội nhiệt.

Liên kiều

1.2. Bồ công anh (Herba Taraxaci Mongalicicum Radice)


Bồ công anh có 2 loại: Bồ công anh Việt nam và Bồ công anh Trung quốc đều
thuộc loại Hoa Cúc Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây có rễ.
TVQK: Vị đắng ngọt, tính hàn, qui kinh Can, Vị.
TPHH:

344
Y Học Cổ Truyền

Chƣa thấy tài liệu nghiên cứu về cây Bồ công anh của Việt nam. Ở đây chủ yếu
giới thiệu cây Bồ công anh Trung quốc. Trong rễ có một chất đắng Bồ công anh
Taraxacin, chất Taraxenola, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa
có Xanthophyl, trong lá có Luteolin - 7 - glucozit và apigenin - 7 - glucozit hay
cosmoziozit và rất nhiều Vitamin B,C.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, chủ trị các chứng
ung nhọt, sang lở, nhũ ung (viêm vú), trƣờng ung (viêm ruột), đau họng (hầu tý), mắt
sƣng đỏ đau, chứng thấp nhiệt hoàng đản, nhiệt lâm (viêm tiết niệu).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn: Thuốc sắc Bồ công anh ức chế các loại vi khuẩn
nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu,
trực khuẩn lị, trực khuẩn mủ xanh, leptospira hebdomadia.
Tác dụng nhuận tràng.
Có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu.
CNCT:
Trị viêm tuyến vú: sƣng nóng đỏ, chƣa vỡ mủ (uống trong và đắp ngoài).
Trị táo bón: thuốc có tác dụng nhuận tràng.
Trị viêm amidan: mỗi ngày sắc 120 - 180g Bồ công anh khô uống.
Trị viêm tuyến vú phối hợp với Liên kiều, Kim ngân hoa, Xuyên sơn giáp dùng bài
Nhũ ung thang: Bồ công anh 40g, Kim ngân hoa 40g, Xuyên sơn giáp (sao) 12g, Liên
kiều 16g, Thiên hoa phấn 16g, Thanh bì 8g, Sài hồ 12g, Sinh Cam thảo 8g, sắc nƣớc
uống.
Trị viêm gan cấp: dùng bài:
Bồ công anh 20g, Nhân trần 20g, Thổ phục linh 20g, Bạch mao căn 20g, sắc nƣớc
uống.
Trị viêm màng tiếp hợp cấp:
Có thể dùng Bồ công anh sắc nƣớc xông mắt, dùng thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo
càng tốt.
Trị nốt ruồi da:
Dùng Bồ công anh tƣơi đắp có kết quả. Ngoài ra, còn có ngƣời dùng Bồ công anh
chữa viêm tiết niệu, viêm bàng quang, đau đầy bao tử, rối loạn tiêu hóa dùng bài: Bồ công
anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, tán bột mịn, mỗi lần uống 1 - 2g, ngày 2 - 3 lần.
LD: 8 - 30g, thuốc tƣơi có thể dùng gấp 2 - 3 lần, đắp ngoài không hạn chế.
KK: Những ngƣời bệnh hƣ hàn, âm hƣ, ung nhọt vỡ mủ không nên dùng.

345
Y Học Cổ Truyền

Bồ công anh

1.3. Xạ can (Rhizoma Belamcandar Chinensis)


Xạ can còn gọi là cây Rẽ quạt, Biển trúc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Rẽ
quạt. Thuộc họ Lay ơn, có mọc khắp nơi ở nƣớc ta.
TVQK: Vị đắng, tính hàn. Qui kinh Phế.
TPHH:Trong Xạ can có Glucozit.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Xạ can có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết, trị các chứng hầu họng
sƣng đau, đàm thịnh ho suyễn.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng chống nấm ngoài da và chống virut đƣờng hô hấp.
CNCT:
Trị viêm đường hô hấp trên cổ sưng đau:
Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp thêm các vị thuốc nhuận phế hóa đàm lợi yết
nhƣ: Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Khoản đông hoa.
Xạ can 6 - 16g, sắc uống, ngoài dùng Xạ can tƣơi giã nát đắp ở cổ trị viêm họng
cấp.
Xạ can, Hoàng cầm, Cát cánh mỗi thứ 12g, Cam thảo 8g, sắc nƣớc uống.
Trị viêm phế quản thể hen hoặc hen phế quản: thuốc có tác dụng hóa đàm bình suyễn.
Xạ can Ma hoàng thang (Kim quỷ yếu lƣợc): Xạ can, Ma hoàng mỗi thứ 8g, Khoản
đông hoa 12g, Tử uyển 12g, Khƣơng bán hạn 8g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Gừng tƣơi 3
lát, Đại táo 3 quả sắc nƣớc uống. Trị hen thể hàn tốt.
LD: 6 - 10g.
Ghi chú: Theo tài liệu của Giáo sƣ Đỗ tất Lợi: " Xạ can đƣợc coi là vị thuốc chữa sốt, đại
tiểu tiện không thông, sƣng vú, tắt tia sữa, chữa kinh nguyệt đau, thuốc lọc máu. Có nơi
dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt lấy nƣớc, bã đắp lên nơi rắn cắn".

346
Y Học Cổ Truyền

Xạ can

1.4. Kim ngân hoa (Flos Lonicerae Japonicae)


Thuốc có nhiều tên gọi nhƣ Ngân hoa, Kim ngân hoa, Nhẫn đông, Song hoa, Nhị
hoa là hoa của cây Kim ngân. Thuộc họ Cơm cháy.
Cây Kim ngân cho các vị thuốc: Hoa Kim ngân và cành lá Kim ngân có tác dụng
tƣơng tự nhƣng kém hơn.
TVQK: Thuốc vị ngọt tính hàn, qui kinh phế, Vị, Tâm, Tỳ, Đại tràng.
TPHH:Có glucozit là lonixerin năm 1961, nhiều saponozit, trong Kim ngân hoa có inozit
chừng 1%.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền: Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại chứng minh thuốc có tác dụng:
+ Kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn nhƣ: tụ cầu vàng,
liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn
thƣơng hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao ở ngƣời cùng các loại
nấm ngoài da, virut cúm.
+ Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào
của bạch cầu.
+Tác dụng hƣng phấn trung khu thần kinh cƣờng độ bằng 1/6 của cà phê.
+ Làm hạ cholesterol trong máu.
+ Tăng bài tiết dịch vị và mật.
+ Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu.
CNCT:
Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt:
Thƣờng kết hợp với Kinh giới, Bạc hà, Liên kiều dùng bài Ngân kiều tán.

347
Y Học Cổ Truyền
Trị mụn nhọt lở ngoài da:
Dùng uống trong và đắp ngoài. Thuốc uống kết hợp với Bồ công anh, Dã cúc hoa,
Hoàng cầm.
Trị lị trực khuẩn:
Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp dùng thêm Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch đầu
ông.
LD: Liều 12 - 40g, dùng tƣơi và đắp ngoài lƣợng nhiều hơn và tùy tình hình bệnh lý.
Trƣờng hợp tỳ vị hƣ hàn dùng thận trọng, nếu dùng thuốc gây tiêu chảy có thể bớt
liều.

Kim ngân hoa

1.5. Rau sam (Herba portulaxae Oleracere)


Còn gọi là Mã xĩ hiện, Mã xĩ thái, dùng toàn cây Rau sam. Thuộc họ Rau Sam.
Rau sam dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Cây mọc khắp nơi
trong nƣớc.
TVQK:Vị chua tính hàn, qui kinh Can và Đại tràng.
TPHH:
Theo tài liệu của Giáo sƣ Đỗ tất Lợi Viện Vệ sinh Hà nội nghiên cứu Rau sam thấy
có: 1,4% protit, 3% glucid, 1,3% tro, 85 mg% calci, 56%%P, 1,5mg%sắt, 26mg% vitamin
C, 0,32% caroten,0,03mg%vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% vitaminPP.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thanh nhiệt, giải độc, lƣơng huyết, chỉ huyết thông lâm.
Chủ trị thấp nhiệt tả lị, nhiệt độc ung nhọt, xích bạch đới hạ, băng lậu, huyết lâm,
nhiệt lâm.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

348
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau các loại: trực
khuẩn lị, thƣơng hàn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, một số nấm, lị trực khuẩn có khi
sinh kháng thuốc.
Thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột, co bóp cơ trơn tử cung. Rau sam có 2
tác dụng ngƣợc nhau trên tử cung động vật thực nghiệm: hƣng phấn hoặc ức chế, vì hƣng
phấn là do muối kali có trong thân rễ và tác dụng ức chế là do các thành phần hữu cơ chủ
yếu của rau sam.
Thuốc có tác dụng lợi tiểu (do thành phần muối kali) Thuốc còn có tác dụng co
mạch.
CNCT:
Trị lị trực khuẩn:
Rau sam 40 - 80g, sắc nƣớc uống hoặc dùng bột, ngày 3 lần, mỗi lần 6 - 8g, hoặc
dùng tƣơi 200 - 250g giã nát vắt nƣớc uống, thuốc có tác dụng cầm lị và tăng khẩu vị. Trị
lị cấp tốt hơn mạn tính.
Trị bệnh ung nhọt ngoài da có mủ:
Dùng Rau sam trong uống ngoài đắp, thuốc có tác dụng tiêu sƣng giảm đau ngứa,
tiêu viêm tốt.
Trị viêm lóet cổ tử cung:
Dùng Rau sam 3500g, Cam thảo 500g, sắc nƣớc bỏ xác cô còn 300ml, gia bột gạo
(hoạt thạch hoặc thạch cao) 2000g làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần.
Theo Giáo sƣ Đỗ tất Lợi:
Trị giun kim: Rau sam tƣơi rửa sạch thêm ít muối giã vắt nƣớc thêm ít đƣờng uống
liên tiếp trong 3 - 5 ngày.
Đối với Xích bạch đới: giã nát rau sam vắt nƣớc hòa với lòng trắng trứng gà hấp
chín ăn trong vài ngày, mỗi ngày 100g rau sam tƣơi.
Trẻ em chốc đầu: giã nát rau sam tƣơi, thêm nƣớc sắc đặc bôi lên hoặc đốt thành
than trộn mỡ lợn bôi.
Trƣờng hợp đái ra máu: nấu canh rau sam ăn hằng ngày, liên tục 5 - 7 ngày.
LD:9 - 15g, lƣợng tƣơi 30 - 100g, dùng ngoài tùy bệnh.

349
Y Học Cổ Truyền

Rau sam (tƣơi)

2. Thanh nhiệt giáng hỏa


2.1. Hạ khô thảo (Spira Prunellea Vulgario)
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trên mặt đất (bỏ rễ) hoặc cành mang hoa và
quả phơi khô của cây Hạ khô thảo. Thuộc họ Hoa Môi.
TVQK: Vị đắng cay tính hàn qui kinh Can, Đởm.
TPHH:
Cành mang hoa quả và quả có chứa chừng 3,5% muối vô cơ tan trong nƣớc, trong
đó 68% là Kali clorua, ngoài ra còn có một số Ancaloit.
TDDL:
Tác dụng lợi tiểu: rõ.
Tác dụng kháng khuẩn:
Thuốc có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lị, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn,
liên cầu khuẩn dung huyết.
Tác dụng hạ áp:
Trên thực nghiệm, chích nƣớc sắc Hạ khô thảo cho thỏ có tác dụng gây hạ huyết
áp. Trên lâm sàng cũng quan sát thấy thuốc có tác dụng hạ áp đối với ngƣời mắc bệnh
huyết áp cao và làm giảm nhẹ triệu chứng.
Tác dụng chống ung thư:
Qua nghiên cứu thực nghiệm bƣớc đầu nhận xét thấy có tác dụng chống sự tăng
trƣởng của tế bào ung thƣ di căn (thử nghiệm trên ung thƣ cổ tử cung của chuột nhắt).
CNCT:
Trị đau mắt đỏ:
(do Can hỏa bốc nhƣ viêm màng tiếp hợp cấp, viêm giác mạc cấp, mắt sƣng đỏ
dùng bài:
Hạ khô thảo, Bồ công anh đều tƣơi, mỗi thứ 40 - 80g, Tang diệp, Xa tiền thảo, Dã
cúc hoa mỗi thứ 12g, sắc nƣớc uống.
Trị cao huyết áp đau đầu, mắt đỏ:

350
Y Học Cổ Truyền

Hạ khô thảo tƣơi 40 - 80g, sắc uống.


Hạ khô thảo, Hy thiêm thảo, Dã cúc hoa mỗi thứ 40g, sắc uống.
Hạ khô thảo 20g, Cúc hoa 12g, Sinh Mẫu lệ, Sinh Thạch quyết minh mỗi thứ 30g,
Xuyên khung 4g, Mạn kinh tử 16g, sắc uống.
Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Hạ khô thảo kết hợp Mộc hồ diệp trị viêm họng
mạn, viêm lƣỡi mạn. Mùa hè dùng Hạ khô thảo độc vị hoặc gia Sinh địa làm nƣớc trà
uống giải thử nhiệt, trị nhọt lở mùa hè ở trẻ em.
Trƣờng hợp bị chấn thƣơng phần mềm bị xát thƣơng có thể dùng Hạ khô thảo giã
nát đắp ngoài.
LD: 8 - 12g, thuốc tƣơi dùng nhiều hơn.
Chú ý lúc dùng:
Hạ khô thảo Bắc khác với loại Hạ khô thảo Nam hay lá Cải trời, Cải ma. Thuộc họ.
Không dùng trong trƣờng hợp vị âm hƣ, thuốc có tác dụng kích thích đối với niêm
mạc dạ dày, cần dùng lâu dài nên kết hợp với các thuốc Đảng sâm, Bạch truật.
Có một số tác giả dùng trị u giáp và gia Hạ khô thảo trong một số bài thuốc trị ung
thƣ, nhƣng muốn xác định kết quả cần có sự nghiên cứu thêm.

Hạ khô thảo

2.2. Chi tử (Fructus Gardeniae Jasminoidi s)


Chi tử là tên thuốc của quả Dành dành còn gọi là Sơn chi, Sơn chi tử là quả chín
phơi hay sấy khô của cây Dành dành. Thuộc họ Cà phê.
TVQK : Vị đắng tính hàn, qui kinh Tâm, Phế, Can, Vị. Có tác dụng thanh nhiệt,
lợi thấp, lƣơng huyết.
TPHH :

351
Y Học Cổ Truyền

Chi tử có một glucozit màu vàng gọi là Gardenin, khi thủy phân cho phần không
đƣờng gọi là Gardenidin, tƣơng tự với chất anpha croxetin C20H24O4 hoạt chất
của vị Hồng hoa. Ngoài ra trong Dành dành còn có Tanin, tinh dầu, chất pectin.
TDDL :
Giải nhiệt:
Tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt nhƣ Hoàng cầm, Hoàng liên nhƣng yếu hơn.
Tác dụng lợi mật:
Quả Dành dành làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi
thắt ống dẫn mật, Chi tử có tác dụng ức chế không cho bilirubin trong máu tăng, dịch Chi
tử làm tăng co bóp túi mật.
Tác dụng cầm máu:
Chi tử sao cháy thành than có tác dụng cầm máu.
Kháng khuẩn:
thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
An thần:
Thuốc có tác dụng chữa mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não
xung huyết và hƣng phấn thần kinh.
Thực nghiệm đã chứng minh nƣớc ngâm kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với
chuột trắng.
Hạ huyết áp:
Trên súc vật thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.
Ngoài ra trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thƣ trong
nƣớc bụng.
CNCT :
Trị chứng thấp nhiệt hoàng đản (bệnh viêm gan virus cấp):
Sách Y học cổ truyền qua các triều đại đều có ghi vị Chi tử chữa chứng Hoàng đản
là chủ dƣợc. Thƣờng phối hợp với Nhân trần, Mật gấu tác dụng chữa Hoàng đản càng
nhanh.
Bài thuốc thƣờng dùng: Nhân trần cao thang (Nhân trần cao 18 - 24g, Chi tử 8 -
16g, Đại hoàng 4 - 8g), sắc nƣớc uống, thƣờng gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
Trị các chứng viêm nhiễm khác như:
Hội chứng cam nhiệt (mắt đỏ sƣng đau, chảy nƣớc mắt, mồm khô đắng, ngủ không
yên, bứt rứt). Ví dụ chữa viêm màng tiếp hợp cấp lƣu hành dùng bài: Chi tử 12g, Cúc hoa
12g, Cam thảo 4g, sắc nƣớc uống.
Trị các chứng huyết nhiệt sinh chảy máu: nhƣ ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam,
huyết lâm (tiểu ra máu), đại tiện có máu.

352
Y Học Cổ Truyền

Dùng Chi tử kết hợp với các loại thuốc lƣơng huyết chỉ huyết nhƣ dùng bài Lƣơng
huyết thang gồm Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh
8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thƣợc 12g, sắc nƣớc uống.
Trị bỏng nhiễm trùng, sốt bứt rứt, khát nước ..:
Chi tử kết hợp Hoàng bá, Sinh địa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc nhƣ bài Gia vị
tứ thuận thanh lƣơng ẩm gồm Sinh Chi tử 12g, Liên kiều 20g, Phòng phong 12g, Đƣơng
qui 24g, Xích thƣợc 12g, Khƣơng hoạt 8g, Sinh Cam thảo 12g, Sinh Hoàng kỳ 40 - 60g,
Sinh địa 20g, Hoàng bá 12g sắc uống.
Trị chấn thương bong gân:
Chi tử sống tán bột trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng bị
thƣơng. Hoặc trong bệnh trĩ nóng đau dùng bột Chi tử đốt cháy đen trộn vaselin bôi vào
có tác dụng giảm đau.
Trị chảy máu cam: có thể dùng Chi tử đốt thành than thổi vào mũi.
LD: 8 - 20g.
Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hƣ hàn.

Chi tử

2.3. Tri mẫu (Radix Anemarrhenae - Asphodeloidis)


Tri mẫu là thân rễ khô của cây Tri mẫu. Thuộc họ Hành tỏi.
TVQK: Vị đắng, tính hàn qui kinh Tỳ, Vị, Thận. Có tác dụng thanh nhiệt, tƣ âm, nhuận
phế, sinh tân.
TPHH:Tri mẫu có chất Saponin gọi là Asphonin, ngoài ra có một số chất có tinh thể chƣa
xác định.
TDDL:
Hạ nhiệt:

353
Y Học Cổ Truyền
Đối với hƣ hoặc thực nhiệt, thuốc đều có tác dụng hạ nhiệt. Kết quả nghiên cƣú
thực nghiệm đã chứng minh Tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt rõ.
Kháng khuẩn:
In vitro, thuốc có tác dụng ức chế mạnh các loại trực khuẩn thƣơng hàn, trực khuẩn
đƣờng ruột, tụ cầu khuẩn.
An thần:
Thuốc làm giảm tính hƣng phấn của hệ thần kinh, ví dụ phối hợp với Toan táo
nhân làm giảm tính hƣng phấn vỏ đại não, trị mất ngủ, phối hợp với Quế chi có tác dụng
làm giảm đau đối với viêm khớp (thấp khớp), phối hợp với Bạch thƣợc trị chứng run co
giật cơ (do tăng hƣng phấn thần kinh cơ).
Hóa đờm:
Về mặt dƣợc lý cổ truyền thuốc có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, tƣ thận bổ
thủy.
CNCT:
Dùng chữa chứng thực nhiệt:
Ở phần khí trong bệnh viêm nhiễm (bệnh ôn) phối hợp với Thạch cao có tác dụng
giải nhiệt an thần.
Dùng chữa chứng hư nhiệt:
(Âm hƣ nhiệt thịnh, sốt về chiều, về đêm ra mồ hôi trộm, thƣờng gặp trong các
bệnh mạn tính hƣ nhƣợc, sốt kéo dài nhƣ bệnh lao, ung thƣ, chất tạo keo,.) mạch trầm tế
sác, thƣờng phối hợp với Sanh địa, Miết giáp, Địa cốt bì, Đơn bì,.
Bài thuốc thƣờng dùng: Tri bá địa hoàn hoàn (Tri mẫu, Hoàng bá 8 -12g, Sanh địa
12 - 20g, Đơn bì 12g, Sơn thù 12g, Sơn dƣợc 12g - 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g sắc
nƣớc uống).
Nhuận phế chỉ khái: dùng trị chứng âm hƣ phế nhiệt, ho khan trong các bệnh viêm phế
quản mạn tính, viêm phổi kéo dài hoặc ho đờm vàng.
Bài thuốc thƣờng dùng: Nhị mẫu tán (Tri mẫu, Bối mẫu mỗi thứ 12g) hoặc bài Tri
mẫu tán (Tri mẫu 12g, Bối mẫu 8 - 12g, Sài hồ 8g, Hoàng kỳ 12g, Tử uyển 12g, Mã đầu
linh 12g, Hạnh nhân 12g, Pháp Bán hạ 8 - 12g, Tang bạch bì 12g, Bạch phàn 2g, Khoản
đông hoa 12g, sắc nƣớc uống).
Dùng chữa viêm đường tiết niệu mạn tính kéo dài:
Viêm thận có hội chứng âm hƣ hỏa vƣợng, có thể dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn
uống với nƣớc sắc Rễ tranh hoặc Kim ngân hoa có kết quả tốt nhất là đối với bệnh nhân
đã nhờn thuốc trụ sinh.
Dùng chữa viêm loét mồm, viêm họng mạn:
Có chứng hƣ nhiệt thƣờng phối hợp Huyền sâm, Sanh địa, Liên kiều.
Chữa bệnh tiêu khát:

354
Y Học Cổ Truyền

Bệnh tiểu đƣờng có hội chứng phế vị táo nhiệt (mồm khô, bứt rứt, khát nƣớc, .)
thƣờng phối hợp Cát căn, Thiên hoa phấn (Qua lâu căn), Mạch môn . có tác dụng sinh tân
chỉ khát.
Một số bài thuốc kinh nghiệm:
Tri mẫu mài với giấm bôi hắc lào, ban chẩn dị ứng.
Dƣơng vật cƣơng luôn: Tri mẫu, Hoàng bá, Xa tiền, Mộc thông, Thiên môn, Đông
sinh, Cam thảo, mỗi vị 4g sắc uống.
Có mang động thai: Tri mẫu 80g, tán nhỏ viên với mật ong bằng hạt ngô, mỗi ngày
uống 20 viên với nƣớc cháo.
LD:8 - 16g. Liều cao có thể dùng 30g.
Chú ý lúc dùng thuốc:
Tri mẫu có tác dụng hoạt trƣờng cho nên không dùng đối với chứng tỳ hƣ tiêu
chảy.

Tri mẫu

2.4. Trúc diệp (Herba Lophatheri Gracilis)


Còn gọi là Đạm trúc diệp, là thân lá phơi khô của cây Đạm trúc diệp. Thuộc họ
Lúa.
TVQK: Vị cay, nhạt, ngọt, tính hàn qui kinh Tâm, Phế.
TPHH:Có chất Tanin.
TDDL:Giải nhiệt lợi tiểu.
CNCT:
Trên lâm sàng vị Trúc diệp đƣợc sử dụng theo Y học cổ truyền chữa các chứng
sau:
Thanh tâm trừ phiền:

355
Y Học Cổ Truyền

Trị chứng tâm kinh thực nhiệt, bứt rứt, khát nƣớc, mồm lƣỡi lỡ lóet, nƣớc tiểu ít và
vàng. Dùng bài Đạo xích tán (Trúc diệp 12g, Sinh địa 16g, Mộc thông 12g, Cam thảo tiêu
8g, sắc uống).
Thanh vị chỉ ẩu:
Trị chứng vị nhiệt sinh nôn, dùng bài Trúc diệp Thạch cao thang (Trúc diệp 16g,
Sinh Thạch cao 20g, Bán hạ 12g, Đảng sâm 12g, Mạch đông 12g, Cam thảo 8g, Cánh mễ
8g, sắc nƣớc uống).
LD: Liều thƣờng dùng: 8 - 24g.
Không dùng đối với bệnh có chứng hƣ hàn.

Trúc diệp

2.5. Địa cốt bì (Cortex Lycii Chinensis)


Còn gọi Kỷ tử căn bì là vỏ rễ của cây Kỷ tử phơi hay sấy khô làm thuốc. Địa cốt bì
đƣợc ghi đầu tiên trong sách Bổn kinh. Cây Kỷ tử thuộc họ Cà mọc khắp nơi ở nƣớc ta,
nhƣng chƣa đƣợc chú ý khai thác làm thuốc.
TVQK:Vị ngọt nhạt tính hàn, qui 2 kinh Phế và Thận.
TPHH:
Theo hệ dƣợc học Viện nghiên cứu Y học Bắc kinh năm 1958, trong Địa cốt bì có
0,08% ancaloit; 1,07% saponin không có phản ứng anthraglucozit và tanin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thanh nhiệt (chủ yếu phế nhiệt) lƣơng huyết, chủ trị chứng âm hƣ phế nhiệt, huyết
nhiệt, cốt chƣng triều nhiệt, tiểu nhi can nhiệt, thổ nục huyết, tiêu khát, phế nhiệt khái
suyễn.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

356
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng giải nhiệt hạ áp, hạ đƣờng huyết, hạ cholesterol máu và hƣng
phấn tử cung. Thuốc hạ áp do tác dụng trực tiếp làm giãn mạch mà có tác dụng hạ áp
trung bình.
Tác dụng kháng khuẩn: Invitro thuốc có tác dụng ức chế mạnh trực khuẩn thƣơng
hàn, phó thƣơng hàn A, trực khuẩn lî Flexner, tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng và các
loại virut đƣờng hô hấp.
CNCT:
Trị chứng hư nhiệt, lao nhiệt:
Thƣờng gặp trong các bệnh lao phổi, bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục sốt dai dẳng,
đêm ra mồ hôi trộm, chứng cam nhiệt trẻ em (suy dinh dƣỡng có sốt) thƣờng phối hợp với
Đơn bì, Miết giáp, Tri mẫu. Dùng bài Địa cốt bì thang gồm: Địa cốt bì 12g, Miết giáp 24g
(sắc trƣớc), Tri mẫu 12g, Ngân sài hồ 12g, Hài nhi sâm 12g, Hoàng cầm 12g, Xích phục
linh 16g, sắc uống.
Trị trẻ em viêm phế quản, viêm phổi:
Sốt ho kéo dài âm ỉ, sốt về chiều, da khô nóng, lƣỡi thon đỏ, mạch tế sác, dung bài
Tả bạch tán gồm: Địa cốt bì 12g, Tang bạch bì 16g, Cam thảo 4g, Cánh mễ (gạo tẻ) 8g,
sắc uống.
Trị bệnh cao huyết áp:
La Diệu Minh dùng Địa cốt bì 60g, đổ 3 chén nƣớc sắc còn 1 chén, gia ít đƣờng
hoặc thịt nạc heo nấu uống, 2 ngày 1 thang, 5 thang là một liệu trình, có thể uống liên tục
2 - 3 liệu trình.
Trị bệnh tiểu đường:
Dùng bài Địa cốt bì, Râu ngô mỗi thứ 500g, chia 8 ngày sắc uống.
Trị chai chân:
Địa cốt bì 6g, Hồng hoa 3g, tán bột mịn gia dầu mè vừa đủ trộn đều, cắt bỏ lớp da
cứng rồi đắp thuốc, 2 ngày thay một lần. Trị 25 ca khỏi (Tân trung y 1974,4:39).
LD: Liều: 6 - 15g.
Dùng thận trọng đối với trƣờng hợp Tỳ hƣ, phân lỏng.

357
Y Học Cổ Truyền

Địa cốt bì

3. Thanh nhiệt táo thấp


3.1. Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Là rễ phơi khô của cây Hoàng cầm. Họ hoa môi.
TVQK : Vị đắng, tính hàn. Vào các kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại tràng, Tiểu tràng.
CNCT:
Thanh thấp nhiệt, trừ hỏa độc ở tạng phế: dùng cho các bệnh phế ung, phế có mủ,
viêm phổi gây sốt cao; hoặc trƣờng hợp hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt, lúc rét), trị ho do phế
nhiệt.
Lƣơng huyết an thai: dùng trong các trƣờng hợp thai động chảy máu phối hợp với
Ngãi diệp, Chƣ ma căn.
Trừ thấp nhiệt ở vị tràng: dùng trong các bệnh tả lị, đau bụng, phối hợp với Hoàng
liên.
Chỉ huyết: dùng trong bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng
huyết, hoặc bí tiểu tiện.
Thanh can nhiệt: dùng chữa đau mắt đỏ.
LD: 4-12g
KK: những ngƣời tỳ vị hƣ hàn; phụ nữ có thai không động thai không dùng.

358
Y Học Cổ Truyền

Hoàng cầm

3.2. Hoàng bá (Cortex Phellodendri)


Dùng vỏ cây Hoàng bá. Họ Cam.
TVQK: Vị đắng, tính hàn. Vào 3 kinh Thận, Bàng quang, Tỳ.
CNCT:
Tƣ âm giáng hỏa: dùng khi âm hƣ phát sốt, xƣơng đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm (đạo
hãn), di tinh do thận hỏa, có thể phối hợp với Sinh địa, Tri mẫu, Kim anh.
Thanh nhiệt táo thấp: Dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt, ví dụ bàng quang thấp nhiệt, dẫn
đến tiểu tiện ngắn đỏ hoặc buốt dắt, phối hợp với Sa tiền tử, Bạch mao căn. Nếu hoàng
đản thấp nhiệt (viêm gan, viêm mật) thì phối hợp với Nhân trần, Chi tử, Cốt khí củ, Thiên
thảo.
Giải độc tiêu viêm: Dùng khi cơ thể bị, lở ngứa, mụn nhọt, phối hợp với Huyền
sâm, Sâm đại hành, Chi tử. Ngoài việc dùng uống có thể nấu nƣớc để rửa.
LD: 4-16g.
KK: Những ngƣời tỳ hƣ, đại tiện lỏng, vị yếu, ăn uống không tiêu, không nên dùng.

Hoàng bá

359
Y Học Cổ Truyền

3.3. Long đởm thảo (Radix Gentianae)


Là rễ của cây Long đởm. Họ Long đởm.
TVQK : vị đắng, tính hàn. Vào kinh Can, Đởm, Bàng quang.
CNCT :
Thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, trừ hỏa độc ở Can Đởm: dùng trong các trƣờng hợp
đau mắt đỏ, sƣng viêm kết mạc do can hỏa dẫn đến; hoặc dùng trong bệnh Can đởm thấp
nhiệt, bệnh viêm gan vàng da; có thể phối hợp với các vị khác trong phƣơng Long đởm tả
can thang: Long đởm, Hoàng cầm, Trạch tả, Mộc thông, Sa tiền tử, Đƣơng qui, Sài hồ,
Sinh địa, Cam thảo.
Thanh phế hỏa: dùng trong các bệnh viêm nhiễm đƣờng hô hấp trên nhƣ viêm
họng, viêm amidale. Ngoài ra còn dùng trong bệnh viêm tai giữa, tai có mủ, bệnh viêm
tinh hoàn cấp tính; có thể phối hợp với Chi tử.
Trừ hỏa độc phần dinh huyết trị bệnh thƣơng hàn, sốt cao phát cuồng: dùng bột
Long đởm 8g, quấy đều với 1 lòng trắng trứng và mật ong, có pha nƣớc sôi để nguội mà
uống. Ngoài ra trong các trƣờng hợp sốt cao khác, gây co giật, có thể dùng Long đởm.
Bình can hạ áp: dùng chữa huyết áp cao, đau đầu. Phối hợp với Câu đằng, Thảo
quyết minh trong phƣơng Long đởm tả can thang.
LD: 4 - 12g.
KK: Ngƣời tỳ vị hƣ nhƣợc, âm hƣ phát sốt không nên dùng.

Long đởm thảo

3.4. Hoàng liên


Dùng rễ của cây Hoàng liên chân gà hoặc các loại Thổ Hoàng liên,Hoàng liên ba
gai.
TVQK: vị đắng tính hàn. Vào 3 kinh: Tâm, Tỳ, Vị
CNCT:
Thanh nhiệt táo thấp:

360
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có vị rất đắng, có khả năng ráo thấp, tính hàn có thể thanh nhiệt, dùng với
các bệnh của vị tràng thấp nhiệt dẫn đến tiết tả lị, lị ra máu, kể cả lị trực khuẩn. Lị amip,
viêm ruột có thể dung riêng hoặc phối hợp với Mộc hƣơng. Nếu vị nhiệt gây nôn, có thể
phối hợp với Trúc nhự, Bán hạ, Quất bì.
Thanh tâm trừ phiền:
Dùng khi tâm hỏa cƣờng thịnh dẫn đến chứng tâm phiền, ngƣời buồn bực mất ngủ,
lở miệng, lở lƣỡi phối hợp với Chu sa. Toan táo nhân.
Giải độc: Thuốc có năng giải độc mạnh. Dùng đối với các chứng nhiệt độc nhƣ nhọt độc ở
bên trong, tà nhiệt thiêu đốt, sốt cao, phiền táo, chóng mặt, nói nhảm, mê cuồng, lƣỡi đỏ,
mạch sác. Có thể phối hợp với Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm mỗi thứ 8g, Chi tử 12g,
sắc uống.
Thanh can sáng mắt:
Điều trị các bệnh do can hỏa, gây đau mắt đỏ, sƣng phù, nƣớc mắt chảy ròng, do
can đởm thấp nhiệt, có thể dùng Hoàng liên, cho vào miệng con ốc nhồi, đậy lại rồi hấp
lên nồi cơm. Sau lấy dịch đó mà nhỏ vào mắt. Ngoài ra còn dùng Hoàng liên chữa cao
huyết áp.
Cầm máu: dùng trong trƣờng hợp ho huyết nhiệt mà dẫn đến chảy máu nhƣ chảy
máu cam, nôn ra máu. Phối hợp với Đại hoàng, Hoàng cầm.
LD: 2 - 12g. Có thể tẩm gừng hoặc tẩm với nƣớc Ngô thù du để hạn chế tính lạnh của nó.
Liều nhỏ có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa. Liều lớn gây nôn, tổn thƣơng đến
dịch vị.
KK: Ngƣời âm hƣ, phiền nhiệt, tỳ hƣ, tiết tả không dùng đƣợc.

Hoàng liên

3.5. XUYÊN TÂM LIÊN (Herba Andrographis paniculatae)

361
Y Học Cổ Truyền

Còn gọi là cây Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo. Dùng toàn
cây hoặc lá phơi khô của cây Xuyên tâm liên bộ phận dùng trên mặt đất. Thuộc họ Ô rô.
TVQK: Vị đắng tính hàn, không độc. Qui kinh Phế, Vị, Tâm, Đại tràng, Tiểu tràng.
TPHH: Theo tài liệu của Giáo sƣ Đỗ tất Lợi, Xuyên tâm liên có một chất glucozit đắng
tên là Andrographiolit, chất Neo - Andro - Graphiolit
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp cầm lị, chủ trị các chứng: ôn bệnh
sơ khởi, phế nhiệt ho suyễn, đau họng ung nhọt, rắn cắn, tiêu chảy, kiết lị, nhiệt lâm, thấp
chẩn.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại phát hiện:
Tác dụng chống viêm trên lâm sàng rõ rệt nhƣng trên thực nghiệm tác dụng kháng
khuẩn không rõ rệt. Các tác giả nhận định chống viêm có thể do thuốc làm tăng tác dụng
thực bào của bạch cầu.
Có tác dụng lợi mật ở chuột lớn.
CNCT:
Thuốc đƣợc dùng rộng rãi chữa các bệnh viêm nhiễm bao gồm nhiễm khuẩn hô
hấp (viêm mũi, viêm xoang mũi, viêm đƣờng hô hấp trên, viêm amidale, viêm phế quản,
viêm phổi .), nhiễm khuẩn tiêu hóa (viêm ruột cấp, kiết lị), viêm tiết niệu ( viêm niệu đạo,
viêm thận bể thận), viêm da, mụn nhọt và những bệnh xoắn trùng. Thuốc trị viêm gan,
viêm ruôït, thƣơng hàn, lao phổi, viêm tai giữa, viêm phần phụ, viêm tắt tĩnh mạch.
Dùng làm thuốc bổ phụ nữ sau đẻ xong bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt
bế tắc.
Về mặt Đông y dùng Xuyên tâm liên chữa các bệnh: giai đọan đầu bệnh sốt kết
hợp với Kim ngân hoa, Cúc hoa, Ngƣu bàng tử. Trị ho do phế nhiệt kết hợp với Ngƣ tinh
thảo, Cát cánh, Mạch môn, Bách bộ). Nếu là mụn nhọt ngoài da dùng thuốc tƣơi giã nát
đắp ngoài. Dùng chữa chứng thấp nhiệt tả lị có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với Rau sam,
Kim ngân hoa., nếu thấp nhiệt bàng quang kết hợp với các thuốc Đăng tâm, Xa tiền tử,
Bạch mao căn, viêm gan kết hợp với Nhân trần, Chi tử.
LD: 12 - 40g.
Chú ý: thuốc còn có tên Nhất kiến hỷ, Lam hạch tiên. Trên lâm sàng có báo cáo Xuyên
tâm liên có gây phản ứng dị ứng choáng

362
Y Học Cổ Truyền

Xuyên tâm liên


4. Thanh nhiệt giải thử
4.1. HƢƠNG NHU (Herba Elshltziae Splenttensis)
Hƣơng nhu là một vị thuốc dùng toàn cây trừ rễ của cây Hƣơng nhu gồm nhiều
loại khác nhau. Ở nƣớc ta có Hƣơng nhu tía và Hƣơng nhu trắng đều thuộc họ Hoa môi.
Hƣơng nhu Trung quốc tuy có nguồn gốc khác nhau nhƣng cùng một công dụng.
TVQK: Hƣơng nhu vị cay tính ấm, qui kinh Phế vị.
TPHH: Có tinh dầu tỷ lệ khác nhau (0,2 - 0,80%), thành phần chủ yếu của tinh dầu là:
Ogennola (45 - 70%). Trong Hƣơng nhu Trung quốc có chừng 1% tinh dầu.
TDDL:
Theo Đông y thuốc có tác dụng: làm ra mồ hôi, giải cảm mùa hè (giải thử), lợi tiểu,
tiêu phù.
Theo Tây y dùng Hƣơng nhu để cất inh dầu chế ogenola dùng trong nha khoa và
trong việc tổng hợp chất vanilin.
Chƣa thấy báo cáo về nghiên cứu thực nghiệm.
CNCT:
Trị chứng cảm thử:
Về mùa hè biểu hiện sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau bụng, nôn hoặc tiêu chảy
thƣờng gặp trong bệnh cúm thể tiêu hóa hoặc viêm ruột cấp thƣờng dùng Hƣơng nhu phối
hợp với Hậu phác, Biển đậu sao để tăng tác dụng trừ thấp nhƣ bài:
HƢƠNG NHU ẨM: Hƣơng nhu 12g, Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, sắc nƣớc
uống, chia 2 lần; nếu nôn gia gừng tƣơi.
Trị phù do viêm cầu thận cấp hoặc do dị ứng:
Đầu mặt phù, sợ lạnh, không ra mồ hôi, thƣờng phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ
lợi tiểu khá nhƣ Bạch linh, Bạch truật, Bạch mao căn hoặc chống dị ứng nhƣ Kim ngân
hoa, Thổ phục linh.
Trị viêm cầu thận cấp thể nhẹ có thể dùng bài:

363
Y Học Cổ Truyền

+ Hƣơng nhu, Bạch truật mỗi thứ 12g sắc uống.


+ Hƣơng nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 12g, Kim ngân hoa 20g, sắc
nƣớc uống.
Kinh nghiệm:
+Trị chứng hôi miệng: Hƣơng nhu 10g sắc với 200ml nƣớc, dùng súc miệng và
ngậm.
+ Trẻ em chậm mọc tóc: Hƣơng nhu 40g sắc với 200ml nƣớc cô đặc trộn với mỡ
lợn bôi lên đầu.
LD:6 - 12g dùng tƣơi, liều lƣợng có thể tăng.
Chú ý: Thuốc sắc Hƣơng nhu phải uống nguội, uống nóng dễ nôn. Lúc dùng thuốc uống
giải cảm cần sắc nhanh.
Lúc dùng uống tiêu phù và các bệnh khác cần sắc lâu và cô đặc.
Kết quả nghiên cứu theo dƣợc lý hiện đại:
Tinh dầu Hƣơng nhu có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, kích thích tuyến tiêu hóa
xuất tiết và tăng nhu động ruột, ức chế cơ trơn của ruột chuột cô lập, long đờm và ức chế
nấm ngoài da.

Hƣơng nhu

4.2. HOẮC HƢƠNG (Heeba Agastaches seu Pogostemi)


Hoắc hƣơng còn gọi Thổ Hoắc hƣơng, Quảng Hoắc hƣơng, dùng làm thuốc đƣợc
ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục là toàn cây bộ phận trên mặt đất trừ rễ của cây
Hoắc hƣơng phơi hay sấy khô. Thuộc họ Hoa.
TVQK: Vị cay, tính hơi ôn. Qui kinh Tỳ, Vị, Phế.
TPHH : Methylchavicol, anethole.
TDDL:

364
Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền:


Hoắc hƣơng có tác dụng hóa thấp giải biểu tiêu thử, chỉ ẩu (cầm nôn), trị tiên
(chàm).
Chủ trị các chứng: thấp trở trung tiêu, thử thấp, thấp ôn, nôn mửa, chàm lở tay
chân (thủ tiên, cƣớc tiên).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Quảng Hoắc hƣơng có tác dụng kháng khuẩn rộng: thuốc có tác dụng ức chế các
loại nấm gây bệnh, leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, enterocoli, trực
khuẩn lị, liên cầu khuẩn tán huyết týp A, phế song cầu khuẩn, rhinovirus. Thuốc còn có
tác dụng chống thối.
Tinh dầu Hoắc hƣơng tăng tiết dịch dạ dày, tăng tiêu hóa.
CNCT:
Trị chứng ngoại cảm hàn thấp:
Đau đầu, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy phân lỏng, hoặc nôn, buồn nôn (viêm
đƣờng ruột cấp biểu hàn nội thấp).
Bài Hoắc hƣơng chính khí tán (Hòa tể cục phƣơng): Hoắc hƣơng, Đại phúc bì,
Phục linh, Khƣơng Bán hạ đều 10g, Bạch chỉ, Tô tử, Hậu phác, Cát cánh, Sinh khƣơng
đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g, Đại táo 10g, sắc uống.
Trị chứng nôn do thấp hàn bên trong:
Hoắc hƣơng Bán hạ thang: Lá Hoắc hƣơng, Chế Bán hạ, Trần bì đều 10g, Đinh
hƣơng 2g, sắc uống.
Hoắc hƣơng ẩm: Lá Hoắc hƣơng, Đảng sâm, Xích Phục linh, Thƣơng truật, Hậu
phác đều 10g, Trần bì 5g, Bán hạ 5g, Cam thảo 3g, Gừng tƣơi 3 lát, sắc uống nóng.
Trị đau bụng do tỳ vị khí trệ:
Hoắc hƣơng, Hậu phác, Mộc hƣơng, Chỉ thực đều 10g, Sa nhân 5g, Trần bì 3g, sắc
uống.
Trị viêm mũi, viêm xoang mũi mạn:
Hoắc hƣơng 120g tán bột, gia Mật heo vừa đủ làm hoàn (Hắc đởm hoàn) mỗi lần
uống 3g, ngày 2 lần với nƣớc sôi ấm, dùng liền trong 2 - 4 tuần.
Trị chàm lở (chàm tay chân):
Hoắc hƣơng độc vị hoặc phối hợp với Đại hoàng, Hoàng tinh, Tao phàn đều tán
bột trộn đều, ngâm giấm 1 tuần bỏ xác. Ngâm tay chân đau vào trong nƣớc thuốc, ngày 1
lần 30 phút.
LD: 5 - 10g.
Dùng tƣơi lƣợng gấp đôi, có thể hãm nƣớc sôi uống.

365
Y Học Cổ Truyền

Hoắc hƣơng

4. 3. BẠCH BIỂN ĐẬU (Semen Lablab)


Hạt già phơi hay sấy khô của cây đậu ván trắng. Họ đậu.
TVQK : Vị ngọt, đắng, tính hơi ấm. Qui kinh: Tỳ, Vị.
CNCT:
Kiện tỳ hóa thấp: dùng trong các trƣờng hợp tỳ hƣ tiết tả; hoặc vừa thổ vừa tả. Phối
hợp với Hƣơng nhu, Tô diệp, Hậu phác. Để làm mạnh tỳ vị bổ phế; phối hợp với Bạch
truật, Đẳng sâm, Hoài sơn.
Giải thử, giải độc: dùng khi bị cảm nắng (trúng thử). Trong trƣờng hợp này có thể
dùng cả hoa biển đậu.
LD: 4-8g.
Chú ý: khi dùng có thể sao vàng.

Bạch biển đậu


5. Thanh nhiệt lƣơng huyết
5.1. MẪU ĐƠN BÌ (Cortes Mouton Radicis)

366
Y Học Cổ Truyền

Còn gọi là Đơn bì, Phấn đơn bì, Hoa vƣơng, Mộc thƣợc dƣợc, Thiên hƣơng quốc
sắc, Phú quí hoa là vỏ rễ của cây Mẫu đơn. Thuộc họ Mao lƣơng.
TVQK: Vị cay đắng, tính hơi hàn, lƣơng. Qui kinh Tâm, Can, Thận.
TPHH:
Trong Mẫu đơn bì tƣơi có một chất glucozit khi tiếp xúc với chất men có trong vỏ
cây sẽ cho glucoza và paeonola là một chất phenola C9H10O3. Ngoài ra còn có acid
benzoic, phytosterol.
TDDL :
Theo Y học cổ truyền:
Đơn bì có tác dụng thanh nhiệt lƣơng huyết, hoạt huyết hóa ứ.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại: thuốc có tác dụng:
Phenol Đơn bì có tác dụng kháng viêm, các glucozit khác của Đơn bì có tác dụng
kháng viêm mạnh hơn. Phenol Đơn bì có tác dụng giảm đau, an thần, chống co giật, giải
nhiệt do ức chế trung khu thần kinh.
Trên thực nghiệm, Phenol Đơn bì có tác dụng gây loét trên chuột bị kích thích, ức
chế xuất tiết dạ dày của chuột.
Đơn bì có tác dụng chống chuột nhắt có thai sớm, Phenol Đơn bì làm cho niêm
mạc tử cung súc vật xung huyết, có tác dụng thông kinh.
Nƣớc sắc Đơn bì, Phenol Đơn bì đều có tác dụng hạ áp và nhận thấy nƣớc sắc
không có Phenol Đơn bì có tác dụng hạ áp kéo dài hơn.
CNCT :
Trị chứng sốt do can hỏa uất:
(Sốt chiều nặng hơn) ra mồ hôi trộm, hoặc ra mồ hôi bất kỳ lúc nào, đau đầu, má
đỏ mồm khô, kinh nguyệt không đều, viêm gan mạn tính. Thƣờng phối hợp với Chi tử,
Sài hồ., dùng bài:
Đơn chi tiêu dao tán (Nội khoa trích yếu): Đơn bì 8 - 12g, Chi tử 8 - 12g, Sài hồ
12g, Đƣơng qui 16g, Bạch thƣợc 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, chích thảo 4g, Bạc
hà 4g (cho sau), Gừng 2 lát sắc uống.
Trị viêm ruột thừa cấp (trường ung):
Có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm phối hợp với Đại hoàng, Kim ngân hoa. Dùng
bài Đại hoàng Mẫu đơn thang (kim quỉ yếu lƣợc) gia giảm: Đại hoàng 6 - 12g, Mẫu đơn
bì 8 - 12g, Đông qua nhân 12 - 20g, Kim ngân hoa 20 - 30g, Đào nhân 12g, Xích thƣợc
12g, Liên kiều 12 - 16g, Sinh Ý dĩ nhân 20 - 40g, Sinh Cam thảo 6 - 8g, sắc uống.
Trị huyết áp cao và xơ cứng mạch:
Có triệu chứng can uất nhiệt nhƣ soi đáy mắt có dấu hiệu co thắt mạch, xuất huyết
đáy mắt . dùng Đơn bì phối hợp Cúc hoa, Thạch quyết minh dùng bài:

367
Y Học Cổ Truyền

Đơn bì Cúc hoa thang: Đơn bì 8 -12g, Cúc hoa dại 12g, Dây Kim ngân 20g, Kê
huyết đằng 20g, Thạch quyết minh 20 - 40g, Bội lan 12g, sắc nƣớc uống.
Trị chứng hư nhiệt (âm hư):
Gặp trong các trƣờng hợp bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục hoặc bệnh nhiễm sốt kéo
dài có thể phối hợp với các thuốc nhƣ Thanh hao, Miết giáp, Đại hoàng chọn dùng các bài
sau:
Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dƣợc chứng trực quyết): Thục địa 16 - 32g, Hoài
sơn 10 - 16g, Sơn thù 10 - 16g, Đơn bì 8 - 12g, Bạch linh 8 - 12g, Trạch tả 8 - 12g, Trạch
tả 8 - 12g, sắc uống có tác dụng tƣ bổ can thận.
Đơn chi tứ vật thang: Đơn bì 8 - 12g, Chi tử 8 - 12g, Đƣơng qui 12g, Thục địa 16g,
Bạch thƣợc 12g, Xuyên khung 8g, sắc uống. Trị phụ nữ hƣ nhiệt sau đẻ.
Trị viêm mũi dị ứng:
Dùng nƣớc sắc dung dịch Đơn bì 10%, uống mỗi 50ml, 10 lần là một liệu trình có
kết quả tốt.
Trị đinh nhọt:
Dùng bài Mẫu đơn bì tán gồm: Mẫu đơn bì 16g, Ý dĩ nhân 40g, Qua lâu nhân 12g,
Đào nhân 12g, sắc uống.
LD: 8 - 16g.
Không nên dùng hoặc thận trọng đối với các trƣờng hợp Tỳ vị hƣ hàn, phụ nữ có
thai, kinh nguyệt ra nhiều.

Mẫu đơn bì

5.2. HUYỀN SÂM (Radix Scrophulariae Ningpoensis)

368
Y Học Cổ Truyền

Huyền sâm còn gọi là Hắc sâm, Nguyên sâm là rễ của cây Huyền sâm.
TVQK: Vị đắng mặn, tinh hàn, qui kinh Phế, Vị, Thận.
TPHH:Ancaloit, asparagin, tinh dầu, acid béo và các chất đƣờng.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Huyền sâm có tác dụng tả hỏa giải độc, dƣỡng âm sinh tân, tán kết, chỉ khát, lợi
yết hầu, nhuận táo.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Có tác dụng cƣờng tim nhẹ.
Có tác dụng giãn mạch hạ áp.
Có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt.
Có tác dụng hạ đƣờng huyết.
Có tác dụng kháng khuẩn, trung hòa độc tố Bạch hầu (in vitro).
Ức chế nấm ngoài da.
Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lƣu lƣợng máu của mạch vành làm
cho sức chịu đựng trạng thái thiếu oxy của tim tốt hơn.
CNCT:
Trị các chứng bệnh có sốt:
(Hƣ nhiệt hay thực nhiệt đều dùng đƣợc nhƣng tác dụng tƣ âm mạnh hơn) nhiệt
vào phần dinh, sốt, mồm khô, lƣỡi đỏ thẫm, nhiệt nhập tâm bào gây hôn mê hoặc mê man,
hoặc phát ban, thƣờng dùng các bài thuốc có Huyền sâm sau:
Tăng dịch thang: Huyền sâm 40g, Mạch môn 32g, Sinh địa 32g sắc uống.
Trị các chứng viêm họng, viêm amidan cấp và mạn: sốt kèm họng đau đỏ, sƣng, dùng
bài:
Huyền sâm 12 - 20g, Sinh địa 12 - 16g, Mạch môn 12g, Sa sâm 12g, Liên kiều 8 -
12g, Bạc hà 8g (cho sau), Ô mai 2 quả, Hoàng cầm 8 - 12g, Cát cánh 8 - 12g, Cam thảo
4g, sắc uống (Bài thuốc có thể gia giảm tùy bệnh lý).
Trị bệnh tróc da tay:
Mỗi ngày dùng Huyền sâm, Sinh địa mỗi thứ 30g, ngâm uống theo dạng trà có kết
quả tốt ( Báo cáo của Khang Đức Lƣơng trị hơn 50 ca tróc da tay).
LD: 10 - 15g.
Chú ý lúc dùng: Thận trọng đối với bênh nhân tỳ vị hƣ hàn.
Không dùng chung với Lê lô.

369
Y Học Cổ Truyền

Huyền sâm
5.3. XÍCH THƢỢC (Radix Paeonice Rubra)
Bộ phận làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Thƣợc dƣợc: Xuyên Xích
thƣợc; Noãn diệp thƣợc dƣợc hay Thảo thƣợc dƣợc; Thƣợc dƣợc.
TVQK: Vị chua đắng, tính hơi hàn qui kinh Can, Tỳ.
TPHH: Tinh bột, tanin, nhựa, chất đƣờng, sắc tố và acid benzoic. Tỷ lệ acid benzoic
trong Xích thƣợc là thấp hơn Bạch thƣợc(0,92%), tinh dầu, Xích thƣợc tố A, Paeoniflorin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Xích thƣợc có tác dụng lƣơng huyết, hoạt huyết, giải độc tiêu ung chỉ thống.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại, thuốc có tác dụng sau:
Trên thực nghiệm súc vật thuốc có tác dụng chống co thắt ruột, dạ dày, tử cung
(làm giảm đau do co thắt cơ trơn).
Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành, chống ngƣng tập tiểu cầu, chống
hình thành huyết khối, làm tăng lƣu lƣợng máu cho động mạch vành, chống thiếu máu cơ
tim trên thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
Paeoniflorin có tác dụng kháng viêm và hạ sốt.
Dùng độc vị Xích thƣợc làm tăng nhanh di căn của ung thƣ, trên thực nghiệm
chứng minh Xích thƣợc có tác dụng ức chế mạnh thể dịch và tế bào miễn dịch, nhƣng lại
nhận thấy cồn chiết xuất Xích thƣợc D lại có tác dụng trực tiếp ức chế tế bào ung thƣ, có
tác dụng gia tăng khả năng của thực bào, nâng cao ngƣỡng CAMP của tế bào ung thƣ.
Xích thƣợc dùng phối hợp với một số vị thuốc chống ung thƣ cũng làm tăng thêm tác
dụng chống ung thƣ của thuốc và không có tác dụng làm tăng di căn.
CNCT:

370
Y Học Cổ Truyền
Đối với các chứng đau:
Do ứ huyết đều dùng Xích thƣợc có kết quả tốt. Trƣờng hợp bụng dƣới, vùng thắt
lƣng đau do nhiệt huyết ứ nhƣ : phụ nữ tắt kinh bụng đau, phối hợp Đào nhân, Hồng hoa,
Qui vĩ. Nam giới viêm tuyến tiền liệt mạn tính (thực chứng) phối hợp Bồ công anh, Bại
tƣơng thảo dùng bài Thang tuyến tiền liệt gồm: Xích thƣợc 20g, Bồ công anh 40g, Bại
tƣơng thảo 20g, Đào nhân 8g, Vƣơng bất lƣu hành 8g, Đơn sâm 8g, Trạch lan 8g, Nhũ
hƣơng 8g, Xuyên luyện tử 8g, sắc uống.
Trường hợp ứ huyết do chấn thương:
Đau sƣng dùng phối hợp với Nhũ hƣơng, Một dƣợc, Đào nhân, Qui vĩ . Trƣờng
hợp chấn thƣơng sọ não có di chứng đau đầu, phối hợp Xuyên khung, Bạch chỉ, Đƣơng
qui, Khƣơng hoạt.
Trường hợp liệt nửa người:
Phối hợp với Hoàng kỳ, Địa long nhƣ bài: Bổ dƣơng hoàn ngũ thang ( Y lâm cải
thác) gồm: Sinh Hoàng kỳ 40 - 100g, Đƣơng qui vỹ 8 - 12g, Xích thƣợc 6 - 8g, Địa long
4g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, sắc nƣớc uống. Thuốc có tác dụng bổ
khí hoạt huyết thông lạc.
Trị ung nhọt mới mưng mủ:
Phối hợp với Kim ngân hoa, Nhũ hƣơng, Tạo giác thích, dùng bài Tiên phƣơng
hoạt mệnh ẩm (Ngoại khoa phát huy) gồm: Chích Xuyên sơn giáp 8 - 12g, Bạch chỉ 8 -
12g, Thiên hoa phấn 8 - 12g, Cam thảo 4 - 8g, Tạo giác thích sao 8 - 12g, Qui vỹ 8 - 12g,
Xích thƣợc 12g, Nhũ hƣơng , Một dƣợc, Phòng phong, Trần bì mỗi thứ 6 - 8g, Bối mẫu 8
- 12g, Kim ngân hoa 12 - 20g, sắc nƣớc hoặc nửa rƣợu nửa nƣớc uống. Thuốc có tác dụng
thanh nhiệt giải độc tiêu ung hoạt huyết chỉ thống. Trƣờng hợp đau mắt đỏ sƣng do can
nhiệt dùng phối hợp với Cúc hoa, Mộc tặc, Hạ khô thảo.
Trị đau thắt ngực do bệnh mạch vành:
Dùng Xích thƣợc phối hợp Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hƣơng dùng bài Mạch
vành số 2 (Tổ phòng trị bệnh mạch vành Bắc kinh) gồm Giáng hƣơng 20g, Đơn sâm 40g,
Xích thƣợc, Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 20g tán mịn hòa nƣớc uống chia 3 lần trong
ngày, liên tục dùng 4 tuần là một liệu trình. Hoặc dùng độc vị Xích thƣợc 40g sắc uống
ngày 3 lần.
Trị chảy máu cam:
Xích thƣợc tán nhỏ, mỗi lần uống 6 - 8g.
Trị băng huyết, bạch đới:
Xích thƣợc, Hƣơng phụ 2 vị bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày 2 lần
trong 4 - 5 ngày.
LD:6 - 15g.
Chứng hƣ hàn không dùng.

371
Y Học Cổ Truyền

Thuốc chống vị Lê lô.

Xích thƣợc

5.4. BẠCH MAO CĂN ( Rhizoma Imperatae Cylindricae)


Bạch mao căn là rễ cỏ tranh, còn gọi là Mao căn, Mao thảo căn là thân rễ phơi hay
sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh. Thuộc họ Lúa.
TVQK: Vị ngọt tính hàn. Qui kinh Phế, Vị, Bàng quang.
TPHH: Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic
acid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lƣơng huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt.
Chủ trị các chứng nục huyết, khái huyết, thổ huyết, niệu huyết, nhiệt lâm, tiểu tiện
khó, phù, hoàng đản, thấp nhiệt, bệnh nhiệt phiền khát, vị nhiệt nôn ọe, phế nhiệt khái
thấu.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng làm đông máu nhanh:
Bột Mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tƣơng thỏ thực
nghiệm.
Tác dụng lợi niệu:
Dùng thuốc sắc hoặc nƣớc ngâm kiệt thụt dạ dày thỏ bình thƣờng có tác dụng lợi
niệu, nhiều nhất là sau 5 ngày đến 10 ngày. Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh
hoặc do thuốc có nhiều muối kali.
Tác dụng ức chế vi khuẩn:

372
Y Học Cổ Truyền

Thuốc sắc còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lị Flexner và Sonnei, nhƣng đối với
trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng.
Mao căn không có tác dụng giải nhiệt.
CNCT:
Trị sốt xuất huyết:
Dùng Mao căn 50 - 100g, Đơn sâm 20 - 30g, Lô căn 30 - 40g, Hoàng bá, Đơn bì
đều 10 - 15g, Bội lan 15 - 30g, tùy chứng gia vị, đã trị 60 ca xuất huyết, mỗi ngày 1 - 3
thang sắc chia nhiều lần uống.
Trị chảy máu cam:
Chi tử 18g, Mao căn tƣơi 120g (hoặc Mao căn khô 36g) sắc uống nóng sau ăn hoặc
trƣớc lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1
- 3 thang có kết quả.
Dùng thanh nhiệt giáng hỏa: Trong các trƣờng hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó
thở, vị nhiệt nôn ói.
Mao căn tƣơi 40g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. Trị chứng phế nhiệt khó thở.
Mao cát thang: Mao căn 12g, Cát căn 12g, sắc nƣớc uống trị chứng nấc cụt do
nhiệt.
Dùng lương huyết chỉ huyết:
Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam.
Mao căn 40g, Đại kế căn 20g sắc uống trị tiểu ra máu.
Dùng lợi tiểu tiêu phù: Trong các trƣờng hợp viêm cầu thận cấp, phù, nƣớc tiểu ít, thấp
nhiệt hoàng đản.
Bạch mao căn tƣơi (cạo sạch vỏ) 80 - 160g, Bạch anh tƣơi 80g, Thịt nạc heo 160g
nấu ăn. Trị viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít.
Bạch mao căn tƣơi, Tây qua bì đều 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g, sắc
uống . Trị viêm cầu thận cấp.
Trà lợi tiểu: Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Rễ cỏ tranh 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ
trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát.
LD: uống và cho vào thang thuốc: 15 - 30g. Dùng tƣơi lƣợng gấp đôi, dùng nhiều có thể
tới 250g đến 500g. Dùng tƣơi có thể giã lấy nƣớc uống. Sao cháy chỉ để dùng cầm máu.

373
Y Học Cổ Truyền

Bạch mao căn

5.5: SINH ĐỊA HOÀNG (Radix Rehmanniae Glutinosae)


Sinh địa hoàng là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng. Thuộc họ Hoa mõm
chó.
TVQK: Vị ngọt đắng tính hàn, qui kinh Tâm, Can, Thận.
TPHH: Theo các nhà nghiên cứu Nhật bản và Triều tiên, trong Sanh địa có các chất
Manit (C6H8(OH)6), rehmanin là một glucozit, glucoza và ít caroten. Các tác giả Trung
quốc cho rằng trong Sanh địa có ancaloit.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Sinh địa có tác dụng tƣ âm giáng hỏa, lƣơng huyết sinh tân nhuận táo.
Theo kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
+ Chống viêm: Trên thực nghiệm, nƣớc sắc Sinh địa có tác dụng chống viêm.
+ Tác dụng hạ đƣờng huyết rõ rệt trên súc vật: thực nghiệm có đƣờng huyết cao,
cũng có thể làm cho đƣờng huyết bình thƣờng của thỏ hạ thấp,
+ Thuốc có tác dụng cƣờng tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng
xạ, chống nấm.
+ Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhƣng không làm ức chế hoặc
teo tuyến thƣợng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa có thể làm giảm
tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thƣợng thận của cocticoit.
CNCT:
Trị các bệnh cấp tính:

374
Y Học Cổ Truyền

Ssốt cao, khát nƣớc, mồm khô, lƣỡi đỏ thẫm để thanh nhiệt, lƣơng huyết, tƣ âm,
giáng hỏa phối hợp với các thuốc khác nhƣ : Huyền sâm, Mạch môn, Tê giác nhƣ các bài
sau:
+ Tê giác địa hoàng thang: Sinh địa hoàng 16g, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ
12g, Quả trám 2 quả (đập vụn), sắc uống chữa viêm họng, đau, sốt, khát nƣớc.
+ Tăng dịch thang: Huyền sâm 20g, Mạch môn, Sinh địa mỗi thứ 16g. Trị chứng
sốt mất nƣớc táo bón, khát nƣớc, lƣỡi khô đỏ, mạch tế sác.
Trị các bệnh sốt phát ban hoặc sốt xuất huyết: (do nhiệt lộng hành sinh ra chảy máu
cam, nôn ra máu, tiêu tiểu có máu.) có các bài:
+ Sinh địa tƣơi 40g, sắc uống trị máu cam.
+ Tứ sinh hoàn (Phụ nhân lƣơng phƣơng): Sinh địa tƣơi 24g, Trắc bá diệp tƣơi
12g, Ngãi diệp tƣơi 8g, Lá sen tƣơi 12g, sắc nƣớc uống. Trị sốt , nôn ra máu, chảy máu
cam.
+ Sinh địa hoàng 16g, Thạch hộc 12g, Mạch môn 12g, sắc uống trị bệnh sốt cấp
thời kỳ hồi phục, mồm khô, họng đau, chảy máu răng.
Trị bệnh ngoài da do huyết nhiệt: nhƣ chàm lở, nấm nhiễm trùng, ngứa urticaire dùng
Sinh địa phối hợp với Đƣơng qui, Phòng phong, Bạch tật lê, Bạch tiên bì nhƣ:
+ Tiêu phong tán (Tôn kim giám): gồm Kinh giới, Phòng phong, Đƣơng qui, Sinh
địa, Khổ sâm, Thƣơng truật (sao), Thuyền thoái, Hồ ma nhân, Ngƣu bàng tử, Tri mẫu,
Thạch cao, Cam thảo sống, Mộc thông, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp giảm ngứa tiêu
sƣng.
Trị bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục: bệnh mạn tính sốt kéo dài nhƣ lao, bệnh chất tạo keo,
viêm đa khớp dạng thấp, ung thƣ . có hội chứng âm hƣ nội nhiệt (sốt âm ỉ, da khô, lòng
bàn tay, bàn chân nóng, mạch tế sác . thƣờng phối hợp với các loại tƣ âm thanh nhiệt nhƣ:
Tri mẫu, Miết giáp, Địa cốt bì, Thanh hao. Nhƣ các bài:
+ Thanh hao miết giáp thang: Thanh hao, Miết giáp, Tri mẫu, Đơn bì, Tế sinh địa.
+ Tri bá địa hoàng hoàn: Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Sơn thù, Sơn dƣợc, Đơn bì,
Bạch linh, Trạch tả.
Trị bệnh tiểu đường: thƣờng phối hợp với các vị thuốc nhƣ: Thiên môn, Kỷ tử, Cát căn,
Thiên hoa phấn, Sa sâm, Hoàng kỳ. nhƣ:
+ Ích vị thang gồm: Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, Ngọc trúc có tác dụng ích vị sinh
tân, giải khát.
+ Tăng dịch thang gồm: Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa có tác dụng sinh tân
nhuận táo.
+ Sinh địa hoàng 40g, Sơn dƣợc 40g, Hoàng kỳ 20g, Sơn thù 20g, Tụy heo 12g,
sắc nƣớc uống trị tiểu đƣờng.
LD:Sinh địa hoàng 12 - 20g, Sinh địa tƣơi 40 - 120g.

375
Y Học Cổ Truyền

Chú ý lúc dùng thuốc:


Củ sinh địa mới đào lên là Sinh địa tƣơi, vùi vào cát ẩm có thể để dành 2 - 3 tháng.
Tính chất Sinh địa và Sinh địa tƣơi cơ bản giống nhau nhƣng sinh địa tƣơi hàn lƣơng hơn
nên sinh tân chỉ khát mạnh hơn nhƣng tác dụng bổ âm kém hơn.
Địa hoàng là Sinh địa tƣơi rửa sạch sao khô, nếu qua bào chế nhiều lần chƣng phơi
sẽ thành Thục địa có tác dụng bổ âm huyết.
Không dùng Sinh địa trong các trƣờng hợp: Tỳ hƣ thấp, tiêu chảy, bụng đầy,
dƣơng hƣ. Trƣờng hợp dƣơng hƣ (hƣ hàn) dùng Thục địa không dùng Sinh địa, trƣờng
hợp có sốt dùng Sinh địa không dùng Thục địa. Nếu cần thanh nhiệt mà cơ thể hƣ thì Sinh
- Thục địa cùng dùng nhƣ bài Bách hợp cổ kim thang (y phƣơng tập giải) gồm: Sinh thục
địa hoàng, Bối mẫu, Bách hợp, Mạch môn, Huyền sâm, Đƣơng qui, Bạch thƣợc, Cam
thảo, Cát cánh có tác dụng dƣỡng âm thanh nhiệt nhuận phế hóa đàm. Bài Đƣơng qui lục
hoàng thang (Lam thất bí tàng) gồm: Đƣơng qui, Sinh Thục địa, Hoàng liên, Hoàng cầm,
Hoàng bá, Hoàng kỳ có tác dụng tƣ âm thanh nhiệt cố biểu chỉ hãn.
Lúc dùng Sinh địa, để làm giảm bớt tính nê trệ của thuốc , bớt ảnh hƣởng đến tiêu
hóa nên phối hợp với thuốc hành khí tiêu thực nhƣ Chỉ xác, Sa nhân, Mộc hƣơng, Trần
bì..

Sinh địa hoàng

THUỐC TRỪ HÀN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc trừ hàn.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc trừ hàn.

376
Y Học Cổ Truyền

3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc trừ hàn

I/ Đại cƣơng
1. Định nghĩa
Là những thuốc ấm nóng, có tác dụng ôn trung (làm ấm bên trong cơ thể), thông
kinh hoạt lạc, giảm đau và hồi dƣơng cứu nghịch.
Thƣờng dùng thuốc khử hàn trong các trƣờng hợp chân dƣơng hƣ (tâm thận dƣơng
hƣ), dƣơng khí bị giảm sút, tỳ thận dƣơng hƣ gây rối loạn tiêu hóa, hàn tá nhập lý, nhập
tạng phủ, các chứng thoát dƣơng do mất máu, mất nƣớc, mất nhiều mồ hôi (gây choáng,
trụy tim mạch).
2. Phân loại
Căn cứ tính chất và tác dụng, có thể chia thuốc trừ hàn thành hai loại: ôn trung và
hồi dƣơng cứu nghịch.
+ Thuốc ôn trung (ôn lý trừ hàn) có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau, kiện tỳ,
hành khí, tiêu ứ tích.
Dùng thuốc ôn trung khi nội hàn quá thịnh, tỳ vị thăng giáng thất thƣờng, công
năng vận hóa bị giảm sút, chân tay lạnh, tiêu chảy, phân sống, đau bụng quằn quại...Đa số
thuốc có vị cay, mùi thơm, nên còn đƣợc dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa (Thảo quả,
Đại hồi...)
+ Thuốc hồi dƣơng cứu nghịch có tác dụng lấy lại phần dƣơng khí đã suy giảm
hoặc trụy mạch, thoát dƣơng do hàn tà nhập lý gây triệu chứng sắc mặt xanh nhợt, tay
chân lạnh, mạch nhỏ yếu.
Nhóm này bao gồm Phụ tử, Nhục quế.
Ngoài tác dụng hồi dƣơng cứu nghịch, các vị thuốc trên còn có tác dụng giảm các
cơn đau nội tạng, nôn mửa do trúng hàn.
Không đƣợc dùng thuốc hồi dƣơng cứu nghịch trong các chứng trụy mạch do
nhiễm khuẩn, ngƣời âm hƣ, tân dịch hao tổn.
3. Tính chất chung
Thƣờng có tính ôn nhiệt, vị tân, quy kinh Tỳ, Thận. Hoạt chất chủ yếu là tinh dầu.
4. Tác dụng chung
Ôn trung tán hàn, chỉ phúc thống: Dùng trị các chứng đau bụng do hàn nhƣ đau dạ
dày, viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hƣ hàn (đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, tiêu
chảy).
Hồi dƣơng cứu nghịch: dùng khi thoát dƣơng, vong dƣơng.
5. Chú ý khi sử dụng

377
Y Học Cổ Truyền

Cần phân biệt với các chứng bệnh do ngoại hàn xâm nhập phần biểu, kết hợp với
phong thành chứng phong hàn, trong trƣờng hợp này dùng thuốc tân ôn giải biểu để tán
phong hàn.
Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy theo trƣờng hợp, thƣờng phối hợp với các nhóm
thuốc khác, nhƣ:
+ Thuốc hành khí, nếu có hàn ngƣng khí trị.
+ Thuốc hóa thấp, lợi thấp khi hàn thấp làm tổn thƣơng chức năng vận hóa của tỳ.
+ Thuốc kiện tỳ, khi có dấu hiệu tỳ vị hƣ nhƣợc.
Thuốc có tính ấm, nóng nên không dùng trong các trƣờng hợp: âm hƣ sinh nội
nhiệt, can dƣơng cƣờng thịnh, ngƣời thiếu máu, ốm bệnh lâu ngày, tân dịch giảm sút.
Ngƣời có thai không dùng thuốc hồi dƣơng cứu nghịch, thận trọng khi sử dụng thuốc ôn
lý trừ hàn.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. Thuốc ôn lý trừ hàn
1.1. CAN KHƢƠNG (Gừng khô)
Thân rễ phơi khô của cây gừng. Họ Gừng.
Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tùy theo các trƣờng hợp có thể chế biến
khác nhau.
TVQK: Vị cay, tính ấm. Qui kinh: Tâm, Phế, Tỳ, Vị.
CNCT:
Ôn trung, hồi dƣơng, dùng khi tỳ vị hƣ nhƣợc, chân tay quyết lạnh, phối hợp với
Phụ tử chế, Cam thảo.
Ôn trung chỉ tả: dùng khi hàn gây tiết tà bụng sôi, phân nát lỏng, phối hợp với Cao
lƣơng khƣơng đồng lƣợng, nghiền bột hoặc làm viên.
Ấm vị chỉ nôn: dùng khi hàn tà phạm vị gây nôn ra nƣớc dãi, phối hợp với Bán hạ
chế; cũng có thể phối hợp với Bán hạ, Nhân sâm để trị chứng nôn lợm do lạnh.
Ấm kinh chỉ huyết: dùng cho các trƣờng hợp xuất huyết (thổ huyết, băng huyết,
tiện huyết) do tính hƣ hàn. Trƣờng hợp này Can khƣơng phải sao tồn tính (sao đen), mỗi
lần uống từ 2-4g. Trƣờng hợp phụ nữ băng huyết, có thể thêm Tông lƣ thán, Ô mai thán.
Ôn phế chỉ khái: dùng khi hàn ẩm phạm phế, gây, ho, khí, suyễn. Phối hợp với
Hoàng cầm, Phục linh, Cam thảo, Ngũ vị tử, Tế tân.
LD: 2-6g.
KK: âm hƣ có nhiệt không dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Chú ý:
Can khƣơng thiên về ôn tỳ dƣơng, chỉ nôn chỉ tả.

378
Y Học Cổ Truyền

Can khƣơng

1.2. ĐẠI HỔI (Fructus Anisi Stellati)


Đại hồi hay Đại hồi hƣơng còn gọi là Bát giác hồi hƣơng là quả chín phơi khô của
cây Đại hồi. Thuộc họ Hồi, dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên trong sách Bản thảo phẩm
hội tinh yếu. Ở nƣớc ta cây Hồi mọc nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở Trung
Quốc cây Hồi mọc nhiều ở các tỉnh Quãng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
TVQK: Đại hồi vị cay ngọt, tính ôn. Qui kinh Can, Thận, Tỳ.
TPHH: Trong quả Hồi, ngoài các chất nhƣ chất nhày, đƣờng chủ yếu là Tinh dầu khoảng
3 - 5% (tƣơi) hoặc 9 - 10% (khô). Trong tinh dầu có 80 - 90% anethole, còn lại là Pinene,
terpene, dipentene, limonene, estragola, safrola, terpineola v.v.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Đại hồi có tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống và lý khí khai vị.
Chủ trị các chứng hàn sán phúc thống (sa ruột bụng đau do hàn), sa bọc tinh hoàn,
thận hƣ đau vùng thắt lƣng, vùng bụng trên đau do lạnh, nôn ăn ít.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Anethole làm tăng nhu động dạ dày và ruột, làm dịu cơn đau bụng, tăng tiết dịch
đƣờng hô hấp do kích thích các tế bào tiết dịch, có thể dùng làm thuốc hóa đàm.
Chất cồn chiết Đại hồi in vitro có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, cầu khuẩn viêm
phổi, trực bạch hầu, trực khuẩn subtilis, thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, trực khuẩn lị. Thuốc
cũng có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
CNCT:
Nói chung, Đại hồi có tác dụng dƣợc lý gần nhƣ Tiểu hồi nên trên lâm sàng thƣờng
dùng thay thế Tiểu hồi.
Trị chứng đau vùng thắt lưng do thận dương hư:

379
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng làm ấm lƣng gối. Sách Bản thảo cƣơng mục có ghi: trƣờng hợp
đau lƣng nhƣ đâm chích dùng thuốc sao tán bột uống với nƣớc muối.
Trị đau vùng thượng vị do lạnh:
Nôn, kém ăn, phối hợp với Mộc hƣơng, Sa nhân, Can khƣơng.
LD: Liều thƣờng dùng: 3 - 8g.
Cần thận trọng đối với bệnh nhân âm hƣ hỏa vƣợng.

Đại hồi

1.3. TIỂU HỒI HƢƠNG (Fructus Foeniculi vulgris)


Tiểu hồi hƣơng dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên trong sách Dƣợc tính bản thảo là
quả chín phơi hay sấy khô của cây Hồi. Cây đƣợc trồng nhiều ở vùng Sơn Tây, Cam Túc,
Liêu Ninh, Nội mông Trung Quốc. Nƣớc ta chƣa có, còn phải nhập hoặc dùng Đại hồi
thay thế. Còn có tên là Cốc Hồi hƣơng.
TVQK: Tiểu hồi tính vị cay ôn, qui kinh Can, Thận, Tỳ, Vị.
TPHH: Dầu Hồi hƣơng thành phần chủ yếu có anethol, fenchone, a-pinene, camphène,
dipentene, anise aldehyde, anisic acid.
TDDL:
Tiểu hồi có tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống, lý khí khai vị.
Chủ trị các chứng: hàn sán phúc thống (sa ruột bụng đau do hàn) , cao hoàn thiên
trụy (sa tinh hoàn) thận hƣ yêu thống, bụng sƣờn đau, nôn, ăn ít.
Kết quả nghiên cứu theo dƣợc lý hiện đại:
Dầu Hồi hƣơng có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch của dạ dày và
ruột, kích thích trung tiện lúc đầy bụng. Thuốc làm giảm co thắt ruột, nhờ vậy mà giảm
đau bụng.

380
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng hạn chế hiệu quả chống lao của Streptomycine trên súc vật thí
nghiệm (chủ yếu là thành phần anethole).
Fenchone là dị thể (Isomer) của camphor cho nên cũng nhƣ Bạc hà có tác dụng
kích thích tại chỗ.
CNCT:
Trị sán khí (hermia - sa ruôt): dùng các bài sau:
Lệ hƣơng tán: Tiểu hồi, Lệ chi hạch (sao đen) lƣợng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi
lần uống 4 - 6g với rƣợu ấm, hàn nhiều thì cho thêm Ngô thù du.
Tiểu hồi 20%, Quất hạch 10%, Lệ chi hạch 10%, Ô dƣợc, Đinh hƣơng đều 50%, rễ
Ý dĩ 50%, tát cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 3g, mỗi lần uống 1/2 - 1 hoàn,
ngày 3 lần.
Trị chứng bạch đới do hàn:
Tiểu hồi 10g, Can khƣơng 6g, sắc với nƣớc đƣờng đỏ uống.
LD:
Liều thƣờng dùng: 3 - 8g tán bột làm hoàn hoặc sắc uống.
Thận trọng lúc dùng đối với chứng âm hƣ hỏa vƣợng.

Tiểu hồi hƣơng

1.4. NGÔ THÙ DU (Fructuc Evodiae Rutaecarpae)


Ngô thù du còn gọi là Ngô thù, Thù du, là quả chín phơi khô của cây Ngô thù du.
Thuộc họ Cam quýt.
TVQK: Vị cay, đắng tính nhiệt, có độc ít. Qui kinh Can, Tỳ, Vị.
TPHH: Trong quả Ngô thù du có khoảng 0,4% tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

381
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng: Tán hàn hành khí, táo thấp chỉ thống, sơ can hạ khí, ôn trung
chỉ tả, dùng ngoài, thuốc có tác dụng dẫn hỏa đi xuống.
Chủ trị các chứng: Phúc thống, cƣớc khí, quyết âm đầu thống, nôn, ợ chua, hàn
thấp tiết tả, kiết lị, khẩu sang, cao huyết áp.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Ngô thù với tinh dầu thơm có tác dụng kiện vị trừ phong và ức chế các loại men
không bình thƣờng ở ruột, có tác dụng cầm nôn, cùng dùng với Sinh khƣơng tác dụng
mạnh hơn.
Ngô thù có tác dụng giảm đau: Trên thí nghiệm các tác giả Trung quốc đã chứng
minh tác dụng giảm đau của Ngô thù tƣơng đƣơng với Antipyrine. Loại Ngô thù sản xuất
tại Nhật cũng có tác dụng giảm đau.
Tác dụng hạ huyết áp: Theo các học gia Trung quốc đã chứng minh tác dụng hạáp
của thuốc là do giãn mạch ngoại vi, làm giảm lực cản của mạch ngoại vi và phóng
histamin. Dùng băng dính có bột Ngô thù du trộn dấm lòng bàn chân có tác dụng hạ áp
trong vòng 12 - 24 giờ.
Thuốc sắc Ngô thù có tác dụng lợi tiểu.
Tác dụng điều hòa nhiệt: Thí nghiệm trên thỏ nhận thấy chất Isoevodiamine có tác
dụng hạ nhiệt nhẹ, thuốc sắc cũng có tác dụng tƣơng tự.
Độc tính của thuốc: liều cao Ngô thù du có tác dụng kích thích thần kinh trung
ƣơng gây rối loạn thị giác và hoang tƣởng (hallacination). Độc tính của Evoxine là thấp,
dùng thuốc chích tĩnh mạch chuột LD50 là 135g/kg.
CNCT:
Trị nôn do vị hàn khí nghịch:
Ngô thù tán bột mịn, mỗi lần uống với nƣớc sôi ấm 2 - 5g.
Ngô thù, Gừng nƣớng lƣợng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 5g với nƣớc
sôi ấm. Trị nôn kèm đau bụng, ợ chua.
Ngô thù du thang (Thƣơng hàn luận): Ngô thù 5g, Đẳng sâm 10g, Đại táo 10g,
Gừng tƣơi 20g, sắc uống ấm.
Trị các chứng đau do hàn như đau đầu, đau bụng, đau cước khí:
Ngô thù du thang: nhƣ trên.
Tả kim hoàn (Đơn khê tâm pháp): Hoàng liên (tẩm nƣớc gừng sao) 6 phần, Ngô
thù du (ngâm nƣớc muối) 1 phần, sấy khô tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần uống 3 - 6g. Trị
viêm dạ dày mạn, đau bụng kèm đau sƣờn ngực, nôn, ợ chua, mồm đắng
Tăng cường tiêu hóa:
Ngô thù du, Mộc hƣơng đều 2g, Hoàng liên 1g, sấy tán thành bột trộn đều chia 3
lần uống trong ngày.
Trị nhức răng:

382
Y Học Cổ Truyền

Ngô thù du ngâm rƣợu, ngậm một lúc rồi nhổ.


Trị chàm (thấp chẩn):
Ngô thù du 40g (sao), Mai mực 30g, Lƣu hoàng 8g, tán bột mịn trộn đều. Trƣờng
hợp chảy nhiều nƣớc, bôi bột khô; trƣờng hợp chàm khô, trộn với dầu thầu dầu hay dầu
mù u, bôi 2 ngày 1 lần, bôi xong dùng vải bọc lại.
LD:
Liều thƣờng dùng cho thuốc uống: 1,5 - 5g. Dùng ngoài theo yêu cầu.
Chú ý: Ngô thù rất táo dễ hao khí động hỏa, sinh mụn nhọt, mờ mắt, không nên dùng lâu
dùng nhiều. Thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân âm hƣ nội nhiệt.

Ngô thù du
1.5. NGÃI DIỆP (Folium Artemisiae Argyi)
Ngãi diệp là lá phơi hay sấy khô của cây Ngãi. Thuộc họ Cúc. Cây Ngãi cứu mọc
hoang hoặc đƣợc trồng khắp nơi ở nƣớc ta cũng nhƣ ở nhiều nƣớc khác trên thế giới.
TVQK: Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh Can, Tỳ, Thận.
TPHH: Cineole, Terpinen-4-01, beta-caryophyllene, amisia alcohol, camphor
borneol,linalool. trong tinh dầu của Ngãi diệp có 30% là cineol ( eucalyptol).
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng: ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, trừ thấp, chỉ dƣỡng. Do
đó thuốc có thể trị các chứng băng lậu, có thai ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, kinh
nguyệt không đều, bụng lạnh đau, hành kinh đau bụng, khí hƣ do hàn, chứng vô sinh (do
tử cung lạnh), thấp chẩn, ngứa ngoài da. Thuốc còn dùng trong khoa châm cứu để ôn
châm và cứu.
Kết quả nghiên cứu theo dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng hạ cơn suyễn:

383
Y Học Cổ Truyền

Bơm dầu Ngãi diệp vào dạ dày, chích bắp hoặc phun sƣơng đều có tác dụng làm
giản cơ trơn khí quản của chuột lang, thuốc có tác dụng đối kháng với acetylcholin,
histamin làm co thắt cơ trơn khí quản.
Tác dụng giảm ho:
Dầu Ngải diệp thụt vào bao tử hoặc chích ổ bụng có tác dụng giảm ho đối với súc
vật thí nghiệm nhƣ mèo, chuột, chuột lang.
Tác dụng hóa đàm:
Dầu Ngãi diệp bơm vào bao tử, chích dƣới da hoặc ổ bụng đều có tác dụng hóa
đàm đối với thỏ và chuột nhắt. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên phế quản kích thích xuất
tiết.
CNCT:
Trị kinh nguyệt không đều: kinh kéo dài, đau bụng lúc hành kinh dùng bài:
Cao Hƣơng ngãi: Hƣơng phụ, Ngãi cứu đều 500g, tá dƣợc vừa đủ 1000ml ngày
uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống 1 giờ trƣớc bữa ăn sáng và tối. Có thai không dùng.
Giao Ngãi thang: Ngãi diệp 12g, Sinh địa 10g, Bạch thƣợc 5g, Đƣơng qui 10g,
Xuyên khung 3g, cho nƣớc 800ml sắc còn 300ml bỏ xác lọc nƣớc hòa vào A giao 12g,
chia 3 lần uống trong ngày. Trị kinh nguyệt quá nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhƣợc.
Trị bệnh dị ứng:
Tổ nghiên cứu trị bệnh dị ứng bằng tinh dầu Ngãi diệp khu Thiệu hƣng (Trung
Quốc) đã dùng dầu Ngãi diệp cho uống mỗi lần 0,15ml ngày 3 lần trị hen phế quản, viêm
phế quản mạn tính thể han, viêm da dị ứng.
Trị vết thương bỏng:
Lý Bản dùng xông khói Ngãi diệp để khử trùng không khí phòng bệnh của trẻ em
bỏng, đã có tác dụng làm cho mặt phỏng bớt mủ, khống chế đƣợc nhiễm khuẩn, hết mùi
thối, bỏng chóng khỏi.
Thuốc chế thành Ngãi nhung:
Làm thuốc cứu dùng trong khoa Châm cứu trị các chứng hàn và dƣơng hƣ. Cách
chế nhƣ sau:
Lá Ngãi cứu rửa sạch phơi khô trong râm, giã kỹ lại phơi, giã cho mịn nhung là
đƣợc, sàng bỏ xơ, cuộn thành điếu ngãi mà dùng.
LD:
Dùng uống trong: Độc vị hoặc cho vào thuốc thang sắc mỗi lần trung bình 3 - 10g.
Dùng dầu Ngãi diệp uống (viên bọc) mỗi lần 0,1ml, ngày 3 lần.
Dùng ngoài lƣợng tùy theo yêu cầu: giã đắp, bó, rửa và dùng Ngãi nhung trong
khoa châm cứu.
Dùng Ngãi diệp sao cháy thành than để cầm máu (thƣờng sao với giấm) để tăng tác
dụng thu liễm cầm máu. Dùng tƣơi có tác dụng tán hàn giảm đau.

384
Y Học Cổ Truyền

Chú ý:
Thuốc tính ôn, táo đối với bệnh nhân thể bệnh âm hƣ, huyết nhiệt cần thận trọng.
Không nên dùng lƣợng nhiều để uống. Có báo cáo dùng lƣợng lớn gây viêm ruột
cấp, Hoàng đản do nhiễm độc và viêm gan.

Ngãi diệp

2. Thuốc hồi dƣơng cứu nghịch


2.1. PHỤ TỬ (Radix Aconiti Camichaeli)
Phụ tử là rễ củ con của cây Ô đầu. Thuộc họ Mao lƣơng.
Cây Ô đầu chƣa thấy trồng ở nƣớc ta, ở Trung quốc đƣợc trồng nhiều nơi mà chất
lƣợng tốt nhất là cây mọc ở vùng Tứ xuyên.
TVQK: Tính vị cay, nóng, có độc. Qui kinh Tâm, Thận, Tỳ.
TPHH: Hypaconitine, Aconitine, Mesaconitine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Phụ tử có tác dụng hồi dƣơng cứu nghịch, bổ hỏa trợ dƣơng, ôn kinh, tán hàn, trừ
thấp chỉ thống, thông kinh lạc.
Chủ trị các chứng: vong dƣơng, dƣơng hƣ, hàn tý, âm thƣ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp động vật đƣợc gây mê, với liều lƣợng
lớn, lúc đầu làm hạ sau làm tăng, tăng lực co bóp cơ tim , tác dụng cƣờng tim rõ, tăng lƣu
lƣợng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lƣu
lƣợng máu của động mạch vành và lực cản. Thành phần cƣờng tim của Phụ tử là phần hòa
tan nƣớc. Độc tính của phần hòa tan trong cồn là rất cao so với phần hòa tan trong nƣớc.
Tác dụng kháng viêm: thuốc sắc Phụ tử cho súc vật gây viêm khớp uống hoặc
chích màng bụng đều có tác dụng chống viêm.

385
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng nội tiết: thuốc có tác dụng làm giảm lƣợng Vitamin C ở vỏ tuyến thƣợng
thận chuột đồng. Một số thí nghiệm trên súc vật chứng tỏ nƣớc thuốc làm tăng tiết vỏ
tuyến thƣợng thận và tăng chuyển hóa đƣờng, mỡ và protein, nhƣng trên một số thí
nghiệm khác thì tác dụng này chƣa rõ.
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ƣơng: acotinine với liều 0,1 - 0,2mg/kg có tác
dụng làm giảm phản xạ có điều kiện và không điều kiện và làm giảm nồng độ ammoniac
ở não.
Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể.
CNCT:
Dùng độc vị Phụ tử để trị bệnh rất ít có báo cáo, Y học thƣờng dùng Phụ tử trong
các bài thuốc trị các chứng bệnh nhƣ sau:
Trị các chứng tâm thận dương hư: chứng thổ tả, nôn, ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh,
mạch nhỏ khó bắt, dùng các bài sau để cấp cứu:
Tứ nghịch thang (Thƣơng hàn luận): Thục phụ tử 12g, Can khƣơng 10g, Chích
thảo 4g, sắc uống.
Sâm phụ thang (Phụ nhân lƣơng phƣơng): Nhân sâm 8 - 16g, Thục phụ tử 4 - 12g,
hai thứ sắc riêng trộn uống. Bài thuốc có tác dụng hồi dƣơng, ích khí cố thóat, dùng cho
tất cả các trƣờng hợp bệnh lý do mất máu hoặc mất nƣớc, nguyên khí suy thoái, chân tay
lạnh, huyết áp hạ, mạch yếu khó bắt.
Trị các chứng viêm thận mạn, thận hư nhiễm mỡ: phù chân tay lạnh, biểu hiện tỳ thận
dƣơng suy, theo báo cáo có nhiều trƣờng hợp có kết quả, thƣờng dùng các bài:
Chân vũ thang (Thƣơng hàn luận): Thục phụ tử 8 - 12g, Bạch linh 12g, Bạch truật
8 - 12g, Bạch thƣợc 8 - 16g, Sinh khƣơng 8 - 12g, sắc nƣớc uống, phù nhiều gia thêm
Ngũ linh tán (Bạch linh, Bạch truật, Trƣ linh, Trạch tả, Quế chi); nếu có cổ trƣớng gia bài
Ngũ bì ẩm (Đại phúc bì, Trần bì, Sinh khƣơng bì, Tang bạch bì, Bạch linh bì).
Bát vị hoàn (Kim quỉ yếu lƣợc): Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn
dƣợc đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, tán bột mịn luyện mật làm
hoàn hoặc tùy chứng gia giảm sắc uống.
Trị chứng đau nhức: chân tay mình mẩy thuộc chứng phong hàn thấp tý, dùng các bài:
Quế chi phụ tử thang (Kim quỉ yếu lƣợc): Quế chi 8 - 10g, Thục phụ tử 4 - 10g,
Sinh khƣơng 8 - 12g, Chích thảo 4 - 8g, Đại táo 2 - 5 quả, sắc uống.
Phụ tử thang (Thƣơng hàn luận): Thục phụ tử, Bạch linh, Đảng sâm, Bạch truật,
Thƣợc dƣợc đều 10g, sắc uống (Phụ tử nên sắc trƣớc 30 phút).
LD: Liều thƣờng dùng cho thuốc thang là 3 - 15g. Phụ tử nên sắc trƣớc từ 30 - 60 phút.
Liều Phụ tử nhiều ít là khác nhau rất lớn, tùy thuộc vào các yếu tố:
Phụ chú:

386
Y Học Cổ Truyền

Ô đầu (Radix Aconiti) còn gọi Xuyên ô, Thảo ô là rễ củ mẹ của cây Ô đầu. Tính vị
qui kinh cùng tác dụng gần nhƣ nhau. Phụ tử mạnh về trừ hàn, Ô đầu mạnh về trừ phong.
Cho nên với mục đích ôn thận tráng dƣơng thƣờng dùng Phụ tử, còn với mục đích trị
chứng đau khớp, trừ phong hàn thấp thƣờng dùng Ô đầu.
Hai vị thuốc đều rất độc nên phải bào chế mới dùng và sắc lâu.
Theo các sách cổ thì Ô đầu phản Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch liễm, Bạch cập,
Tê giác.
Lúc nhiễm độc Ô đầu có thể giải độc bằng bài thuốc: Kim ngân hoa, Đậu xanh mỗi
thứ 80g, Cam thảo, Gừng tƣơi mỗi thứ 20g, sắc uống với đƣờng.
Liều thƣờng dùng của Ô đầu, Xuyên ô: 1,5 - 4,5g. Thảo ô: 1,5 - 3,0g. Dùng đều
phải đƣợc bào chế và sắc trƣớc 30 - 60 phút.

Phụ tử

2.2. NHỤC QUẾ (Cortex Cinnamomi Cassiae)


Nhục quế còn gọi là Ngọc Thụ, Quế đơn, Quế bì", là vỏ khô của cành to cây Quế.
Thuộc họ Long não. Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì gọi là Nhục quế tâm. Vỏ quế cuộn tròn
thành hình ống gọi là Quan Quế. Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ
hai trên thế giới sau loại quế quan của Xirilanca. Ở nƣớc ta có nhiều loại quế khác nhƣ
Quế thanh hóa cũng là loại Quế tốt, Cinamomum burmannii Blume còn có tên là Trèn
trèn, cây Quế rành.
TVQK: Quế vị cay ngọt, tính nhiệt. Qui vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.
Theo các cổ:
TPHH: Thành phần dầu bay hơi trong voe có 1 - 2%, trong dầu chủ yếu là
Cinnamaldehyde chiếm 75 - 90%, cynnamyl acetate, phenyl propyl acetate tannin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

387
Y Học Cổ Truyền

Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí
huyết. Chủ trị các chứng: Mệnh môn hỏa suy, bụng lạnh đau, thổ tả, phụ nữ đau kinh do
hàn ngƣng huyết ứ, sau sanh bụng đau do huyết trệ, ung nhọt có mủ chƣa vỡ hoặc lóet lâu
ngày, chứng khí huyết hƣ.
Kết quả nghiên cƣú dƣợc lý hiện đại:
Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và
ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nƣớc bọt và dịch vị tăng cƣờng chức năng tiêu hóa, làm
giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do co thắt ruột. Cinnamaldehyt còn
có tác dụng ức chế sự hình thành lóet bao tử ở chuột do kích thích.
Tác dụng lên hệ tim mạch: nƣớc sắc Nhục quế làm tăng lƣu lƣợng máu động mạch
vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện đƣợc thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin
gây nên.
Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối
với nhiều loại vi khuẩn gram (+), mạnh hơn đối với gram (-), ức chế cả đối với nấm gây
bệnh.
CNCT:
Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:
Tam khí đơn: Nhục quế 3g, Lƣu hoàng 3g, Hắc phụ tử 10g, Can khƣơng 3g, Chu
sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nƣớc sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa
nhiều, quyết nghịch hƣ thóat.
Quế linh hoàn: Nhục quế 3g, Mộc hƣơng 3g, Can khƣơng 5g, Nhục đậu khấu, Chế
phụ tử đều 9g, Đinh hƣơng 3g, Phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3
lần với nƣớc ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dƣơng hƣ.
Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:
Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phƣơng): Can địa hoàng 15g, Sơn dƣợc 12g, Sơn
thù 6g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngƣu tất
12g, Xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 - 3 lần.
Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn:
Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 4g với nƣớc ấm hoặc rƣợu càng tốt.
Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đƣơng qui 12g, Nhục quế 5g, Can khƣơng 5g, Cam thảo 4g,
sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.
Trị đau thắt lưng:
Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lƣng do thận dƣơng hƣ 102 ca, gồm
có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thƣơng và đau
lƣng chƣa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả
98%. Những ca có xƣơng tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhƣng đau giảm
hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón.

388
Y Học Cổ Truyền

LD:
Liều thƣờng dùng cho thuốc thang: 2 - 5g, cho sau, không nên sắc lâu, hoặc hòa
bột uống mỗi lần 1 - 2g. Có thể dùng bột Nhục quế với các dạng: Bột quế 0,05 - 5g/ngày,
rƣợu quế 5 - 15g/ngày, Xirô quế 30 - 60g/ngày là liều dùng đối với Quan quế (Quế
Xirilanca) do tác dụng nhẹ hơn, yếu hơn.
Không nên sắc chung Quế với Xích thạch chỉ, vì sắc chung: Xích thạch chỉ làm
cho thành phần hữu hiệu của Nhục quế trong nƣớc sắc giảm. Cho nên không nên sắc
chung, mà hoặc sắc trƣớc Xích thạch chỉ bỏ xác xong cho Quế vào hoặc sắc riêng Quế rồi
trộn uống hoặc bột Quế hòa thuốc uống.

Nhục quế

389
Y Học Cổ Truyền

THUỐC TRỪ PHONG THẤP, TRỪ THẤP LỢI NIỆU,


NHUẬN TRÀNG, TIÊU HÓA

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc trừ phong thấp.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc trừ phong thấp.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc trừ phong thấp.

THUỐC TRỪ PHONG THẤP

I/ Đại cƣơng
Thuốc trừ phong thấp là những thuốc có khả năng trừ đƣợc tà thấp ứ động bên
trong cơ thể. Có thể chia làm ba nhóm:
1. Thuốc khử phong thấp
Còn gọi là các thuốc khu phong trừ thấp. Là những thuốc có khả năng phát tán
phong thấp ở gân xƣơng, cơ nhục, kinh lạc thƣờng dùng để trị chứng tý.
Các nhóm thuốc này thƣờng có vị tân, khổ, tính ôn. Vị tân có tác dụng tán phong.
Vị khổ có tác dụng táo thấp. Tính ôn có tác dụng tán hàn.
Theo lý thuyết Đông y: Can chủ cân, Thận chủ cốt, Tỳ chủ cơ nhục. Các thuốc trừ
phong thấp thƣờng quy kinh Can, Thận, Tỳ.
Tác dụng chủ yếu là thông kinh hoạt lạc, khu phong hàn, trừ thấp, chỉ thống. Một
số thuốc có tác dụng bổ can thận, cƣờng gân cốt.
Thuốc khu phong trừ thấp dùng để giảm đau do tý chứng, đau ở chi, cân mạch co
rút, tê dại, thắt lƣng đầu gối ê ẩm, yếu mỏi.
Khi sử dụng cần lƣu ý đến từng thể bệnh để lựa chọn và phối hợp thuốc:
+ Nếu phong thắng: dùng thuốc khu phong mạnh.
+ Nếu hàn thắng: dùng thuốc ôn kinh tán hàn.
+ Nếu thấp thắng: dùng thuốc táo thấp.
+ Nếu nhiệt thắng: dùng thuốc thanh nhiệt trừ thấp khu phong.
Muốn gia tăng hiệu quả điều trị, tùy chứng trội mà phối hợp thuốc:
+ Nếu đau nhức cân cốt, khớp sƣng nhiều: phối hợp thuốc hoạt huyết thông lạc, sẽ
dẫn thuốc đến cơ quan đích nhanh hơn.
+ Phối hợp thuốc trừ phong thấp với thuốc lợi niệu để đƣa thấp ra ngoài nhanh
hơn, giảm bớt sƣng phù tại chỗ.

390
Y Học Cổ Truyền

+ Phối hợp với thuốc kiện tỳ, vì tỳ ghét thấp và chủ về vận hóa thủy thấp.
+ Trong trƣờng hợp có teo cơ, cứng khớp, cần phải dùng thuốc bổ can huyết vì can
chủ cân nuôi dƣỡng cân.
+ Vì thận chủ cốt tủy, nên các bệnh xƣơng khớp mạn tính cần dùng thêm các thuốc
bổ thận.
+ Nếu đau lƣng, chân yếu do can thận hƣ: phối hợp thuốc bổ can thận.
+ Nếu bệnh lâu ngày, huyết hƣ: dùng thuốc bổ khí huyết.
+ Vì chứng tý là do phong, hàn, thấp ứ đọng ở kinh kạc, gân xƣơng, nên cần phối
hợp với thuốc thông kinh hoạt lạc.
+ Có thể dùng dạng thuốc rƣợu để tăng dẫn thuốc và giảm đau.
Do thuốc có vị cay, đắng, tính ấm nên có thể làm hao tổn âm huyết, với ngƣời có biểu
hiện âm huyết hƣ cần thận trọng khi sử dụng.
2. Thuốc hóa thấp.
Còn gọi là thuốc phƣơng hƣơng hóa thấp, vì đa số các thuốc nhóm này có mùi
thơm, tính ấm, hóa thấp trọc ứ đọng ở trung tiêu gây trở ngại khí cơ, tỳ vận hóa thất
thƣờng. Vì có tác dụng kiện tỳ, nên còn gọi là thuốc hóa thấp tỉnh tỳ, rất thích hợp với
điều trị các trƣờng hợp tỳ vị thấp khuẩn, tiêu hóa kém.
Phần lớn thuốc nhóm này có tính ôn táo, mùi thơm: ôn táo để hóa thấp, mùi thơm
để kiện tỳ.
Tác dụng chủ yếu của nhóm này là: trị kém ăn, ngƣời mệt mỏi, bụng trƣớng đầy,
nôn ói ra rất chua, nhiều đờm rãi, tiêu chảy do thấp phạm trung tiêu gây trở ngại cho sự
vận hóa của tỳ. Một số vị thuốc phƣơng hƣơng hóa thấp đƣợc sử dụng để điều trị thử
thấp, thấp ôn.
Khi sử dụng cần lƣu ý:
+ Nếu là hàn thấp, gây đau bụng trên: dùng thuốc ôn trung tán hàn.
+ Nếu thấp ứ đọng tại trung tiêu hóa nhiệt, gọi là chứng thấp nhiệt: dùng thuốc
thanh nhiệt táo thấp.
+ Nếu thấp ứ gây trở ngại khí cơ: cần dùng thuốc hành khí.
+ Nếu tỳ vị hƣ nhƣợc: dùng thêm thuốc bổ ích tỳ vị.
Khi sử dụng cần lƣu ý đến nguyên tắc: muốn trừ thấp phải lợi tiểu tiện để đƣa thấp
ra ngoài, vì vậy cần phối hợp với thuốc lợi thủy thẩm thấp.
Thuốc phƣơng hƣơng hóa thấp còn gọi là phƣơng hƣơng hóa trọc. Phần lớn các vị
thuốc có tính ôn, vị tân, táo, mùi thơm, nên dễ làm hao tổn khí phần, thƣơng tổn phần âm.
Cần thận trọng khi dùng cho ngƣời khí hƣ, âm hƣ, tân dịch suy giảm, huyết táo.
Vì thuốc thơm, dễ bay hơi, nên thƣờng sử dụng dạng thuốc tán, hoàn, nếu sắc thì
nên cho vào sau cùng để làm giảm bớt sự hao tán khí vị của thuốc.
3. Thuốc lợi thấp (bài trừ thấp lợi niệu)

391
Y Học Cổ Truyền

II/ Các vị thuốc tiêu biểu


1. Thuốc khử phong thấp
1.1. TANG CHI (Ramulus Mori Albae)
Tang chi là cành non cây Dâu tằm. Cây Dâu tằm mọc và trồng khắp nơi ở nƣớc ta
để nuôi tằm. Cành dâu hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá cắt thành phiến phơi hay sấy
khô, dùng tƣơi, khô hoặc sao hơi vàng. Cây Dâu thuộc họ Dâu tằm. Cây Dâu cho ta nhiều
vị thuốc nhƣ:
Lá Dâu (Tang diệp).
Vỏ rễ Dâu (Tang bạch bì).
Quả Dâu (Tang thầm).
Cây mọc ký sinh trên cây Dâu (Tang ký sinh).
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu).
Sâu Dâu (con sâu nằm trong thân cây Dâu: ấu trùng một loại xén tóc).
TVQK: Vị đắng tính bình qui kinh Can.
TPHH: Mulberrin, fructose, glucose, arabinose, xylose, stachyose, sucrose, chất tanin,
flavon, tang bì tố.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Khu phong thông lạc. Chủ trị chứng phong thấp tý, đau nhức, chân tay co quắp.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tang chi có tác dụng hạ áp.
Thuốc có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, dùng tốt đối với các bệnh
mạn tính mà tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào thấp nhƣ xơ gan, viêm thận mạn, viêm gan
mạn, ngƣời mang virus B, viêm phế quản mạn
Gạch nƣớng củi Tang chi, nhỏ giọt dấm lên xông chân có thể làm giảm cứng khớp
do chấn thƣơng
CNCT:
Trị huyết áp cao:
Dùng Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử đều 16g, gia nƣớc 1000ml sắc còn 600ml,
ngâm rửa chân 30 - 40 phút mỗi ngày trƣớc lúc ngủ.
Trị phong thấp chân tay đau nhức:
Dùng Tang chi 20 - 40g sắc nƣớc uống mỗi ngày, có thể kết hợp với Phòng kỷ, Uy
linh tiên, Độc hoạt. Trƣờng hợp đau chi trên gia Quế chi; đau chi dƣới gia Ngƣu tất, Mộc
qua.
LD: Liều thƣờng dùng: 10 - 30g cho vào thuốc thang.
Dùng ngoài tùy theo yêu cầu.

392
Y Học Cổ Truyền

Tang chi

1.2. NGŨ GIA BÌ (Cortex Acanthopanacis Radicis)


Ngũ gia bì còn có tên là Xuyên Gia bì, Thích gia bì, Nam gia bì là vỏ rễ phơi khô
của cây Ngũ gia bì.
TVQK: Vị cay đắng, tính ôn, qui kinh Can, Thận.
TPHH: Có nhiều Glucosid. Ngoài ra còn có 4-Methyl salicyladehyde.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Trừ phong thấp, cƣờng gân cốt (mạnh gân xƣơng), tiêu phù.
Chủ trị các chứng tý, đau phong thấp, lƣng gối mõi yếu, phù thũng, tiểu tiện ít.
Kết quả nghiên cứu theo dƣợc lý hiện đại (vị Thích Ngũ gia bì):
Có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Có tác dụng tăng sức chịu đựng đối
với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết nội tiết rối loạn, điều tiết hồng bạch cầu và huyết áp,
chống phóng xạ, giải độc. Thuốc có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí lực, tăng
chức năng tuyến sinh dục và quá trình đồng hóa, gia tăng quá trình chuyển hóa và xúc tiến
tổ chức tái sinh.
Có tác dụng an thần rõ, điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình ức chế và hƣng phấn
của trung khu thần kinh. Tác dụng hƣng phấn của thuốc không làm ảnh hƣởng giấc ngủ
bình thƣờng.
Có tác dụng tăng cƣờng miễn dịch của cơ thể nhƣ tăng khả năng thực bào của hệ tế
bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lƣợng của lách.
Thuốc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thƣ, điều chỉnh miễn dịch.
Thuốc có tác dụng kháng viêm, cả đối với viêm cấp và mạn tính.
Thuốc có tác dụng giãn mạch làm tăng lƣu lƣợng máu động mạch vành và hạ huyết
áp.
Thuốc có long đờm, cầm ho và làm giảm cơn ho suyễn.

393
Y Học Cổ Truyền

Thuốc có tác dụng chống ung thƣ.


CNCT:
Trị chứng đau thấp, đau nhức cơ khớp mình mẩy, mỏi mệt:
Rƣợu Ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rƣợu trắng 30 độ 1 lít ngâm trong 10
ngày, thỉnh thoảng lắc đều, ngày uống một cốc con vào buổi tối trƣớc bữa cơm chiều.
Ngũ gia bì, Mộc qua, Tùng tiết đều 120g, tán bột mịn, mỗi ngày uống 3 - 4g, ngày
2 lần trị đau khớp.
Trị cơ thể suy nhược, trẻ em chậm biết đi, đàn ông liệt dương:
Dùng rƣợu Ngũ gia bì (nhƣ trên).
Ngũ gia bì, Địa cốt bì mỗi thứ 40g tán bột mịn, gà con một con lấy thịt giã nát trộn
với thuốc. Dùng trị gãy xƣơng sau khi phục hồi vị trí, đắp thuốc ngoài, bó nẹp cố định, bỏ
nẹp sau 1 tuần.
Ngũ gia bì, Mẫu đơn bì, Xích thƣợc, Đƣơng qui đều 40g tán bột mịn. Ngày uống 2
lần, mỗi lần 4g, trị phụ nữ suy nhƣợc cơ thể.
Trị huyết áp thấp:
Dng viên Ngũ gia bì mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình có
kết quả tốt
LD: Liều: 5 - 10g.
Trên thị trƣờng thuốc có rất nhiều loại Ngũ gia bì cho nên lúc dùng để điều trị và
nghiên cứu phải hết sức thận trọng.

Ngũ gia bì

1.3. HY THIÊM THẢO (Herba Siegesbeckiae)


Còn gọi là Hy thiêm, Cứt lợn. Thuộc họ Cúc mọc hoang khắp nơi ở nƣớc ta.
TVQK: Tính vị đắng hàn, qui kinh Can, Thận.
TPHH: Glucosid Hy thiêm (Darutoside), alkaloid.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:

394
Y Học Cổ Truyền

Trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị chứng phong thấp tê liệt, ung nhọt sang độc, thấp chẩn, ngứa ngáy.
Kết quả theo nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp, ức chế miễn dịch.
CNCT:
Trị phong thấp tê mỏi đau nhức xương:
Cao Hy thiêm: Hy thiêm 1000g, Thiên niên kiện 50g, gia đƣờng, cồn, tá dƣợc vừa
đủ 1000ml, mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần.
Viên Hy thiêm: Cao mềm Hy thiêm 1/10: 0,09g, bột Hy thiêm 0,10, bột Thiên niên
kiện 0,03, bột Xuyên khung 0,02, cho đƣờng và tá dƣợc vừa đủ 1 viên. Mỗi lần uống 4 - 5
viên, ngày uống 2 lần.
Trị nhọt, rắn cắn, dùng làm thuốc giải độc:
Dùng Hy thiêm thảo tƣơi lƣợng vừa đủ, rửa sạch giã nát đắp ngoài.
LD: Liều: 10 - 15g.
Chú ý: trị phong thấp dùng chín, dùng để giải độc nên dùng tƣơi, dùng tƣơi có thể gây
nôn mửa.

Hy thiêm

1.4. MỘC QUA (Fructus Chaenomelis Lagenariae)


Mộc qua là quả chín phơi hay sấy khô của cây Mộc qua. Ở Trung Quốc có khi
dùng quả của cây Quang bì Mộc qua.
TVQK: Tính vị chua ôn, qui kinh Can, Tỳ.
TPHH: Saponin, Fructose, citric acid, flavone, tartric acid, tanin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thƣ cân hoạt lạc hóa thấp hòa vị.
Chủ trị các chứng phong thấp tý thống, cân mạch co rút, cƣớc khí sƣng đau, thổ tả
co rút chân tay.

395
Y Học Cổ Truyền

Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:


Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men SGOT, SGPT. Nƣớc sắc Mộc qua có
tác dụng tiêu sƣng rõ trên mô hình viêm khớp chuột nhắt do chích protein (tác dụng
kháng viêm).
CNCT:
Trị chứng tê thấp cước khí, hoặc do chấn thương đau cẳng chân:
Mộc qua 40g, Ngũ gia bì 40g, Uy linh tiên 20g, tán bột mịn. Mỗi lần uống 10g,
uống với rƣợu càng tốt.
Rƣợu Hổ cốt - Mộc qua: Xƣơng Hổ chế 40g, Xuyên Ngƣu tất, Đƣơng qui, Thiên
ma, Ngũ gia bì, Hồng hoa, Tục đoạn, Bạch gia căn, Ngọc trúc đều 40g, Tần giao, Phòng
phong đều 20g, Tang chi 16g, Mộc qua 120g, Xuyên khung 40g. Tất cả 14 vị tán bột thô,
ngâm vào 15 lít rƣợu trắng đậy kín, mỗi ngày khuấy 1 lần, sau 1 tuần thì mỗi tuần khuấy
1 lần. Một tháng sau lọc rƣợu, bã ép hết nƣớc trộn vào rƣợu thuốc, cho dùng thêm đƣờng
phèn 1,3kg, hòa tan trong nƣớc rồi trộn chung rƣợu đem lọc để dùng. Rƣợu thuốc trị đƣợc
cả chứng chân tay co quắp, đau nhức, mắt méo xệch. Mỗi lần uống 20 - 40g, ngày 2 lần.
Phụ nữ có thai không dùng.
Trị viêm ruột cấp nôn mửa, cẳng chân co giật, ngực đầy tức, dùng bài:
Mộc qua thang (Mộc qua 16g, Ngô thù 6g, Hồi hƣơng, Sinh khƣơng, Tía tô đều 6g
sắc nƣớc uống.
Trị viêm gan cấp vàng da:
Mộc qua chế thành dạng trà hãm nƣớc sôi uống. Mỗi lần 1 - 2 gói, (mỗi gói có 5g
thuốc sống tƣơng đƣơng), ngày 3 lần.
LD:Liều: 6 - 12g.
Mộc qua đƣợc hái quả chín về cho vào nƣớc sôi đun khoảng 5 - 10 phút lấy ra phơi
hay sấy cho vỏ nhân cắt dọc thành 2 - 4 miếng, phơi cho vỏ thành màu đỏ là đƣợc. Dùng
sống hoặc sao. Trên thị trƣờng có nhiều loại Mộc qua khác nhau nên cần nghiên cứu để
xác định tác dụng dƣợc lý của thuốc hơn.

Mộc qua

396
Y Học Cổ Truyền

1.5. PHÕNG KỶ (Radix Stephaniae Tetrandrae)


Phấn Phòng kỷ còn gọi là Hán Phòng kỷ, là rễ phơi hay sấy khô của cây Phấn
Phòng kỷ. Thuộc họ Tiết dê.
Phòng kỷ chƣa thấy phát hiện ở Việt Nam. Ở Trung Quốc cây Phòng kỷ mọc nhiều
ở các tỉnh Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc. Quảng phòng kỷ cũng gọi là Mộc
phòng kỷ có nhiều ở 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây nên ta có thể lƣu ý khai thác tại các
vùng biên giới giữa ta và Trung Quốc. Tài liệu này chỉ giới thiệu về Hán phòng kỷ.
TVQK: Vị đắng cay, hàn; qui kinh Bàng quang, Thận, Tỳ.
TPHH: Tetrandrine, fangchinoline, menisine, menisidine, cyclanoline, fanchinine,
demethyltetradrine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Phòng kỷ có tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống, lợi thủy.
Chủ trị chứng phong thấp tý thông, thủy thũng, cƣớc khí phù thũng.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nhiều loại alkaloit của Hán phòng kỷ có tác dụng hạ áp nhanh. Thuốc có tác dụng
giãn mạch vành, tăng lƣu lƣợng máu ở mạch vành, làm giảm lƣợng tiêu hao oxy của cơ
tim. Thuốc có tác dụng chống rối loạn nhịp tim.
Tetrandrine A và B đều có tác dụng chống viêm. Các Tetrandrine đều có tác dụng
giảm đau. Thuốc còn có tác dụng giải nhiệt chống dị ứng, có khả năng chống choáng quá
mẫn. Quảng phòng kỷ cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm và giải nhiệt.
Thuốc có tác dụng làm thƣ giãn cơ vân.
Thuốc có tác dụng chống ung thƣ (chủ yếu do phòng kỷ tố A), Phòng kỷ tố A, B,
đều có tác dụng kháng amíp. Phòng kỷ tố A có tác dụng ức chế trực khuẩn lị Shigella.
CNCT:
Trị viêm khớp sưng đau:
Phòng kỷ thang: Phòng kỷ, Bạch truật, Sinh khƣơng, Bạch linh đều 12g, Cam thảo
9g, Ô đầu 6g, Quế chi 3g, sắc nƣớc pha thêm rƣợu uống.
Mộc phòng kỷ 15g, Ý dĩ nhân 15g, Mộc qua, Ngƣu tất đều 9g, sắc uống.
Mộc phòng kỷ 10g, Uy linh tiên 12g, Tàm sa 10g, Kê huyết đằng 15g, sắc nƣớc
uống. Trị thấp khớp và đau dây thần kinh.
Trị chứng phù thũng, tiểu tiện ít:
Phòng kỷ, Bạch truật đều 10g, Sinh Hoàng kỳ 16g, Cam thảo 5g, sắc nƣớc uống.
Phòng kỷ, Phục linh, Hoàng kỳ, Quế chi đều 10g, Cam thảo 6g sắc uống.
Trị chứng nhiệt tý (thấp khớp cấp):

397
Y Học Cổ Truyền

Dùng thuốc rƣợu Phòng kỷ 10% (ngâm trong 20 ngày), mỗi lần uống 10 - 20ml,
ngày 2 - 3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, dùng 3 - 6 liệu trình cách nhau 4 - 5 ngày.
LD: Liều thƣờng dùng: 5 - 10g.
Chú ý lúc dùng:
Vị thuốc đắng hàn dễ gây tổn thƣơng tỳ vị cho nên tỳ vị vốn hƣ, âm hƣ, không có
chứng thấp nhiệt không nên dùng.

Phòng kỷ

2. Thuốc hóa thấp


2.1 SA NHÂN ( Fructus amoni)
Sa nhân còn gọi là Súc sa mật, Xuân sa nhân dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên
trong sách Dƣợc tính bản thảo là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Dƣơng xuân sa
hoặc cây Súc sa. Dƣơng xuân sa chất lƣợng tốt hơn, mọc nhiều ở tỉnh Quảng đông Trung
quốc. Súc sa mọc nhiều ở Việt nam, Indonesia, Cambuchia và nhiều nƣớc Đông nam á.
Sa nhân thuộc họ Gừng, vì hạt giống hạt sỏi nên có tên là Sa nhân.
TVQK: Vị cay tính ôn. Qui kinh Tỳ, Vị.
TPHH: Có Saponin và tinh dầu 2 - 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool,
Nerolidol, Limonene.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các
chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ (nôn do thai nghén).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hƣng phấn đối với ruột cô lập
chuột lang nhƣng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3
loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thƣờng dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khƣơng đều có tác

398
Y Học Cổ Truyền

dụng làm giảm tính hƣng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích đƣợc tác dụng hành khí
tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.
CNCT:
Trị bụng đầy đau do khí trệ: Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống.
Hƣơng sa nhị trần thang: Sa nhân 6g, Mộc hƣơng 4g, Đảng sâm 10g, Trần bì 6g,
Bán hạ, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Gừng tƣơi 6g sắc uống.
Hƣơng sa chỉ truật hoàn: Sa nhân 6g, Chỉ thực 8g, Mộc hƣơng 4g, Bạch truật 10g,
sắc uống.
Trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu:
Hƣơng sa lục quân tử thang: Sa nhân 6g, Mộc hƣơng 4g, Đảng sâm, Bán hạ, Bạch
truật, Bạch linh đều 10g, Trần bì 6g, Sinh khƣơng 8g, Cam thảo 3g, sắc uống.
Súc sa tán: Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 3 lần với nƣớc gừng
tƣơi. Trị nôn do vị hàn.
Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động:
Dùng độc vị bột Sa nhân uống nhƣ trên, thai động gia Bạch truật, Tô nghạnh; nếu
do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.
Trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính:
Súc sa hoàn: Sa nhân 6g, Chế phụ tử 6g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 4g, Can
khƣơng, Mộc hƣơng đều 4g, Kha tử bì, Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trƣờng
hợp hàn thấp nặng).
Một số kinh nghiệm dùng Độc vị Sa nhân trị bệnh:
Đau nhức răng: ngậm Sa nhân.
Nấc cụt: Trác ái Văn theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi
lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết.
LD: nDùng uống: 3 - 6g. Dùng thuốc sắc cho vào sau vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.
Trƣờng hợp hƣ nhiệt không dùng.

399
Y Học Cổ Truyền

Sa nhân

2.2. HẬU PHÁC (Cortex Magnoliae Officinalis)


Hậu phác còn có tên là Liệt phác, Xích phác, Xuyên phác là vỏ thân hoặc vỏ rễ
phơi hay sấy khô của cây Hậu phác đều thuộc họ Mộc lan. Cây Hậu phác chƣa đƣợc phát
hiện ở nƣớc ta.
Cây Hậu phác Trung quốc mọc nhiều ở các tỉnh Tứ xuyên, Hồ bắc, Triết giang,
Quí châu, Hồ nam. Hậu phác Tứ xuyên là tốt nhất gọi là Xuyên phác kế đến là Hậu phác
Triết giang gọi là Ôn phác.
Lúc chế Hậu phác ngƣời ta ngâm thuốc vào nƣớc đợi thấm đều, lấy ra cạo sạch vỏ
khô, rửa sạch thái nhỏ đem phơi khô.
Chế Khƣơng Hậu phác, ngƣời ta thái Gừng tƣơi sắc nƣớc rồi cho Hậu phác vào
cùng sắc cho ngấm hết nƣớc gừng, thái lát đem phơi (cứ 50kg Hậu phác dùng 5kg Gừng
tƣơi).
TVQK: Hậu phác vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị, Phế, Đại tràng.
TPHH: Trong Hậu phác có chừng 5% phenol, có 1% tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Hậu phác có tác dụng hành khí tiêu tích, táo thấp, hạ khí tiêu đàm bình suyễn.
Chủ trị chứng tỳ vị tích trệ, thấp trở trung tiêu, tiết khái thấu khí suyễn.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa lóet dạ dày
trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch.
Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan.
Thuốc cũng có tác dụng hƣng phấn cơ trơn khí quản.
Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp.

400
Y Học Cổ Truyền

Nƣớc sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng, trên thực nghiệm (in vitro) thuốc có
tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn lî
và những nấm gây bệnh thƣờng gặp.
CNCT:
Trị táo bón do trường vị thực nhiệt bụng đầy:
Hậu phác tam vật thang: Hậu phác, Đại hoàng đều 10g, Chỉ thực 6g, sắc uống.
Trị tiêu chảy do hàn thấp: tiêu lỏng, bụng đầy, rêu lƣỡi trắng dày.
Bình vị tán: Thƣơng truật 10g, Hậu phác 6g, Trần bì 6g, Chích thảo 3g, theo tỷ lệ
trong bài thuốc làm thành thuốc tán uống mỗi lần 4 - 8g, uống với nƣớc sắc gừng và táo,
ngày 2 lần. Hoặc cho thêm táo và gừng sắc thuốc thang, ngày uống 1 thang.
Trị rối lọan tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy, đau bụng do hàn:
Hậu phác ôn trung thang: Hậu phác, Xích phục linh đều 10g, Trần bì 6g, Can
khƣơng, Mộc hƣơng, Cam thảo đều 3g, Thảo khấu 5g, Sinh khƣơng, Đại táo đều 10g sắc
uống.
Trị viêm phế quản mạn tính, hen suyễn:
Hậu phác Ma hoàng thang: Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Sinh Thạch cao 20g, Hạnh
nhân 10g, Khƣơng Bán hạ 10g, Ngũ vị tử 4g, Can khƣơng 3g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 12g,
sắc uống.
Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang: Quế chi, Bạch thƣợc, Sinh khƣơng, Đại táo,
Hậu phác, Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo 4g sắc uống. Trị ngực đầy ho suyễn ra mồ hôi.
LD:
Liều: 3 - 10g cho vào thuốc thang hoặc hoàn tán. Hoa Hậu phác: 3 - 6g.
Trƣờng hợp âm hƣ táo không dùng. Cần dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai.

Hậu phác

2.3. THƢƠNG TRUẬT (Rhizoma Atractylodis)

401
Y Học Cổ Truyền

Thƣơng truật còn gọi là Mao truật, Xích truật, Nam Thƣơng truật là thân rễ của cây
Thƣơng truật. Thuộc họ Cúc.
Gần đây cây Thƣơng truật có trồng ở Việt Nam nhƣng chƣa phát triển, ta còn phải
nhập của Trung quốc. Tại Trung Quốc cây Thƣơng truật mọc nhiều ở các tỉnh Giang Tô,
Hồ Bắc, Hà Nam, loại mọc ở Giang Tô đƣợc xem là tốt nhất. Bắc Thƣơng truật chủ yếu
mọc ở Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây.
TVQK: Thƣơng truật vị cay đắng tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị.
TPHH: Catractylol, hinesol, beta-eudesmol.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thƣơng truật có tác dụng: táo thấp kiện tỳ, phát hãn, trừ phong thấp, minh mục.
Chủ trị các chứng: thấp trở trung tiêu, tiết tả, ẩm tích (báng do ăn uống), quáng gà,
mắt khô.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Lƣợng ít Tinh dầu Thƣơng truật có tác dụng an thần đối với ếch thực nghiệm, đồng
thời khiến cho phản xạ tủy sống tăng mạnh, lƣợng cao có tác dụng ức chế, làm tê liệt hô
hấp và tử vong.
Thƣơng truật, Ngãi diệp hun khói khử trùng có tác dụng diệt khuẩn đối với virus
(nhƣ virus quai bị, cúm.), liên cầu khuẩn týp B, tụ cầu vàng và một số nấm gây bệnh.
Thƣơng truật có tác dụng hạ đƣờng huyết.
CNCT:
Trị viêm khớp đau do phong hàn thấp hoặc do thấp nhiệt:
Thƣơng truật, Tần giao, Tỳ giải, Mộc qua, Ý dĩ nhân, Tang ký sinh, Thạch hộc,
Hoàng kỳ, Thục địa, Thạch xƣơng bồ đều 10g, Quế chi 6g, Tàm sa 10g, Cam thảo 3g, sắc
uống. Trị viêm khớp mạn thể phong hàn thấp.
Nhị diệu hoàn (Đơn khê tâm pháp): Thƣơng truật, Hoàng bá sao (sao) lƣợng bằng
nhau, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6 - 10g, ngày 3 lần với nƣớc ấm. Trị viêm khớp
thể thấp nhiệt gia Ngƣu tất là bài Tam diệu hoàn, gia thêm Ý dĩ nhân là bài Tứ diệu hoàn
đều trị chứng thấp khớp sƣng đau.
Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, tiêu chảy, nôn, buồn nôn:
Bình vị tán (Hòa tể cục phƣơng): Thƣơng truật, Cao bản, Xuyên khung, Khƣơng
hoạt, Bạch chỉ đều 6g, Cam thảo 3g, Tế tân 3g, tán bột mịn gia Sinh khƣơng, Thông bạch
sắc uống ấm.
Ngoài ra, Thƣơng truật còn dùng trị chứng quáng gà, nấu với gan lợn ăn.
LD: Liều: 5 - 10g, dùng sống tính táo của thuốc mạnh, sao lên bớt táo.
Chú ý: không dùng trong các trƣờng hợp âm hƣ nội nhiệt, biểu hƣ, nhiều mồ hôi, đại tiện
táo bón.

402
Y Học Cổ Truyền

Thƣơng truật

2.4. BẠCH ĐẬU KHẤU (Fructus Amomi Cardamomi)


Bạch đậu khấu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Bạch đậu khấu.
Cây Đậu khấu mọc hoang và đƣợc trồng ở Việt nam, Lào, Campuchia, Thái lan,
Xri Lanca, Nam mỹ. Thƣờng thu hái ở những cây đƣợc 3 năm tuổi. Khi quả từ màu xanh
chuyển sang vàng xanh thì hái phơi hay sấy khô loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ
trắng ra, khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
TVQK: Bạch đậu khấu vị cay tính ôn, qui kinh Phế, Tỳ Vị.
TPHH: Trong Bạch đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Bạch đậu khấu có tác dụng: hành khí hóa thấp kiện vị, ôn vị chỉ ẩu.
Chủ trị các chứng: thấp trở trung tiêu, thấp ôn, chứng nôn mửa (ẩu thổ).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng tăng tiết dịch dạ dày, hƣng phấn nhu động ruột, tống khí tích trệ
ở ruột, ức chế sự lên men bất thƣờng của ruột (đó là phƣơng hƣơng kiện vị của thuốc).
Thuốc có tác dụng cầm nôn.
Trên súc vật thực nghiệm: thuốc có tác dụng tăng tác dụng liều nhỏ của
Streptomycin đối với bệnh lao.
CNCT:
Trị chứng ngực bụng đầy đau:
Ngũ cách khoan trung ẩm: Bạch đậu khấu 5g, Hậu phác 6g, Quảng Mộc hƣơng 3g,
Cam thảo 3g, sắc uống.
Trị chứng thấp ôn, ngực tức đầy khó thở:
Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện): Bạch khấu nhân 5g, Hạnh nhân 10g, Ý dĩ
nhân 15g, Hậu phác 6g, Hoạt thạch 12g, Trúc diệp 10g, Bán hạ 10g, Thông thảo 6g, sắc
uống.

403
Y Học Cổ Truyền
Trị chứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ợ hơi:
Bạch đậu khấu 20g tán bột mịn, nƣớc Sinh khƣơng vừa đủ làm viên, mỗi lần uống
0,5 - 3g với nƣớc sôi nguội. Trị nôn do vị hàn.
Bạch đậu khấu thang: Bạch đậu khấu 5g, Hoắc hƣơng 10g, Trần bì 5g, Sinh
khƣơng 6g, sắc uống. Trị nôn, phản vị.
Giải độc rượu: say rƣợu không tỉnh.
Dùng Bạch đậu khấu 5g, Cam thảo 5g, sắc nƣớc uống cho uống.
Trẻ em bú vào trớ ra:
Bạch đậu khấu 14g, Sa nhân 14 nhân, Cam thảo 8g, đều tán bột mịn xát vào mồm
trẻ.
LD:
Liều thƣờng dùng: 3 - 6g, dùng thuốc thang nên cho sau, thuốc sắc lâu giảm tác
dụng.
Chú ý: Trƣờng hợp âm hƣ huyết táo dùng cẩn thận.

Bạch đậu khấu

2.5. THẢO QUẢ (Fructus Amomi Tsao-Ko)


Thảo quả là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả. Thuộc họ Gừng.
Thảo quả đƣợc trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc nƣớc ta
nhƣ Hoàng liên sơn, Hà giang, Tây bắc. Ở Trung quốc Thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân
nam, Quảng tây, Quí châu.
Thảo quả chín hái về (quả phải chƣa nẻ) phơi hay sấy nhẹ lửa cho khô (thƣờng 3 -
4 ngày đêm) quả khô sẽ ngã màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thƣờng đƣợc phủ
một lớp phấn trắng, khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, vì nếu bóc ngay sẽ mất mùi
thơm.

404
Y Học Cổ Truyền

TVQK:Thảo quả vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị.


TPHH:Thảo quả có tinh dầu chừng 1 - 3%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị
nóng cay dễ chịu.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thảo quả có tác dụng táo thấp ôn trung, tiệt ngƣợc.
Chủ trị chứng tỳ vị hàn thấp, sốt rét (ngƣợc tật).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Nƣớc sắc 0,25 - 0,75% của Thảo quả có tác dụng hƣng phấn ruột cô lập của súc vật
thí nghiệm.
CNCT:
Trị chứng ngực bụng đau đầy do hàn thấp tích trệ:
Thảo quả ẩm: Thảo quả (nƣớng) 5g, Hậu phác, Hoắc hƣơng đều 10g, Thanh bì,
Bán hạ, Thần khúc đều 6g, Lƣơng khƣơng 5g, Đinh hƣơng, Cam thảo đều 3g, Sinh
khƣơng, Đại táo đều 10g, sắc uống.
Trị sốt rét: Rét nhiều nóng ít hoặc chỉ rét mà không nóng hoặc tiêu chảy không buồn ăn.
Quả Phụ thang: Thảo quả nhân 3g, Thục phụ tử 10g, Sinh khƣơng 3 lát, Đại táo 3
quả, sắc uống.
Thảo quả nhân 2g tán bột bọc trong miếng gạc, trƣớc khi lên cơn 1 giờ nhét lỗ mũi
( 1 bên).
Thảo quả 10g, Kha tử 10g, Sinh khƣơng 7 miếng, Táo đen 2 quả, nƣớc 600ml sắc còn
200ml chia 3 lần uống trong ngày. Trị sốt (rét nhiều sốt ít), đại tiểu tiện nhiều.
Trị rối loạn tiêu hóa: do ăn uống không tiêu, tích thực gây vùng thƣợng vị đầy đau, nôn .
dùng bài:
Thảo quả bình vị tán: Thảo quả (nƣớng) 5g, Thƣơng truật, Hậu phác, Trần bì, Sinh
khƣơng đều 10g, Cam thảo 3g, Đại táo 3 quả sắc uống. Tác dụng kiện vị tiêu thực.
Trị hôi miệng: Thảo quả giã dập ngậm vào miệng nuốt nƣớc.
LD: Liều: 3 - 6g, uống độc vị hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc sắc uống.
Dùng thận trọng đối với chứng âm huyết hƣ vì tính ôn táo của thuốc dễ làm tổn
thƣơng âm huyết.

405
Y Học Cổ Truyền

THUỐC TRỪ THẤP LỢI NIỆU

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc trừ thấp lợi niệu.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của thuốc trừ
thấp lợi niệu.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc trừ thấp lợi niệu.

I/ Đại cƣơng
1. Định nghĩa.
Thuốc trừ thấp lợi niệu có tác dụng bài trừ thủy thấp ứ động trong cơ thể ra ngoài
qua đƣờng nƣớc tiểu.
Phân biệt thuốc lợi thủy và trục thủy là những vị thuốc có tác dụng rất mạnh, đƣa
nƣớc ra ngoài bằng cả hai đƣờng đại tiện và tiểu tiện.
Thuốc trừ thấp lợi niệu có tác dụng đƣa phần nƣớc thừa bị ứ đọng trong cơ thể ra
ngoài, đồng thời những thuốc này thƣờng có tác dụng thanh nhiệt. Đa số các vị thuốc trừ
thấp lợi niệu có tính bình, vị đạm, nên gọi là đạm thủy thấp.
2. Tác dụng chung
Lợi niệu tiêu phù: dùng trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận nhiễm
mỡ, phù dị ứng, có sƣng nóng đỏ đau, viêm nhiễm.
Lợi niệu trị vàng da do viêm gan siêu vi, viêm đƣờng dẫn mật, ứ tắc mật.
Lợi niệu để bào mòn sỏi đƣờng tiết niệu.

406
Y Học Cổ Truyền

Điều trị thấp khớp: dùng khi phong thấp ứ đọng ở gân xƣơng kinh lạc, khiến cử
động khó khăn, sƣng đau các khớp, thuốc lợi thấp sẽ đƣa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: dùng khi tỳ hƣ không vận hóa đƣợc thủy thấp xuống đại
tràng, dẫn đến thấp trệ, tiêu chảy mạn. Thuốc lợi thủy sẽ tăng cƣờng bài tiết thủy thấp
bằng đƣờng tiểu tiện, nhờ thế mà cầm tiêu chảy.
Ngoài ra, lợi thủy cũng là một biện pháp tốt để hạ sốt, hạ huyết áp, giải dị ứng.
3. Chú ý khi sử dụng.
Các thuốc lợi thủy thẩm thấp là thuốc điều trị triệu chứng, cần phải phối hợp với
các thuốc trị nguyên nhân:
+ Khi tiểu tiện có cảm giác đau nhức, bàng quang thấp nhiệt, hạ tiêu thấp nhiệt thì
cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hỏa.
+ Nếu có viêm nhiễm, cần phối hợp với thanh nhiệt tiêu độc.
+ Nếu có vàng da, cần phối hợp với thanh nhiệt táo thấp.
+ Nếu phần âm bị tổn thƣơng, tiểu tiện ra máu thì phối hợp với thuốc dƣỡng âm,
chỉ huyết.
+ Nếu thủy thấp đình trệ, dẫn đến tỳ thận dƣơng suy, nên lấy bổ tỳ thận làm
phƣơng pháp chính.
Đông y cho rằng cơ chế lợi niệu bài trừ thủy thấp dựa trên nguyên lý: tỳ chủ vận
hóa, phế thông điều thủy đạo, thận khí hóa ở bàng quang, trong điều trị, cần phải căn cứ
cơ chế phát sinh bệnh theo thuyết Ngũ hành, Tam tiêu để dùng thuốc, tùy theo vị trí mà
phối hợp dùng thuốc.
Nếu phế khí bị úng trệ gây chứng phong thủy, phù nửa ngƣời trên, mắt kém, sợ
lạnh, viêm cầu thận dị ứng do hàn, thì phải dùng thuốc tuyên phế nhƣ Ma hoàng để phối
hợp gọi là phƣơng pháp tuyên phế lợi niệu.
Trong trƣờng hợp vận hóa của tỳ bị giảm sút gây phù thủng, thì phối hợp với thuốc
kiện tỳ nhƣ Bạch truật, Hoàng kỳ gọi là phƣơng pháp ích khí lợi niệu hoặc kiện tỳ lợi
niệu.
Những trƣờng hợp tiểu ít do khí hóa bàng quang kém, cần kết hợp với quế chi để thông
khí lợi niệu.
Thận chủ về thủy hỏa, trong trƣờng hợp thận dƣơng hƣ, tƣớng hỏa suy yếu, gây
ảnh hƣởng đến tỳ dƣơng, cần phải bổ thận dƣơng.
4. Kiêng kỵ:
Không dùng thuốc lợi niệu trong trƣờng hợp sau:
+ Bí tiểu do thiếu tân dịch.
+ Di tinh, hoạt tinh không thấp nhiệt.
+ Trong trƣờng hợp phù suy dinh dƣỡng, không nên dùng thuốc lợi niệu loại mạnh
mà cần phối hợp với thuốc bổ dƣỡng.

407
Y Học Cổ Truyền

+ Không dùng thuốc lợi niệu kéo dài, có thể gây tổn thƣơng tân dịch.
II/ Các vị thuốc tiêu biểu
1. ĐĂNG TÂM THẢO (Medulla Junci Effusi)
Đăng tâm thảo còn có tên là Cây Bấc đèn, là ruột phơi khô của thân cây Bấc đèn.
Cây Bấc đèn mọc hoang và đƣợc trồng ở những nơi ẩm ƣớt ở nƣớc ta. Tên thuốc gọi
Đăng tâm hoặc Đăng thảo.
TVQK: Vị ngọt nhạt, hơi hàn, qui kinh Tâm, Phế, Tiểu trƣờng.
TPHH: Có Araban và Xylan.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Đăng tâm có tác dụng lợi tiểu thông lâm, thanh tâm giáng hỏa.
Chủ trị các chứng: nhiệt lâm, thủy thũng, tâm phiền thất miên (mất ngủ), trẻ em
khóc đêm, đau họng (hầu tý).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Chƣa thấy có tài liệu thông báo.
CNCT:
Trị các chứng lâm: thuốc có tác dụng lợi niệu thông lâm.
Tuyên khí tán: Cam thảo tiêu, Mộc thông, Chi tử, Đông quì tử đều 10g, Hoạt thạch
15g, Đăng tâm 3g, sắc nƣớc uống trị tiểu khó đau.
Đăng tâm thảo 10g, Xa tiền thảo, Phƣợng vĩ thảo đều 30g, dùng nƣớc cháo sắc
uống. Trị nhiệt lâm.
Đăng tâm thảo 10g, Mộc thông đều 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá đều 10g,
Hoạt thạch 10g sắc uống. Trị tiểu đỏ.
Trị tâm phiền mất ngủ, trẻ khóc đêm: thuốc có tác dụng thanh tâm trừ phiền, thƣờng
phối hợp với Chu sa, Táo nhân, Phục thần.
Đăng tâm 4g, Đạm trúc diệp 12g hãm nƣớc sôi uống.
Ngoài ra, có thể dùng Đăng tâm thảo 2g mỗi lần sắc nƣớc uống thay nƣớc chè.
Có báo cáo dùng Đăng tâm thảo 6g, Thổ ngƣu tất 50g, sắc nƣớc uống trị chứng
phù do tim.
LD: 1 - 3g.

408
Y Học Cổ Truyền

Đăng tâm thảo

2. THỒ PHỤC LINH ( Rhizoma Smilacis)


Còn gọi là củ Khúc khắc, củ Kim cang là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Khúc
khắc. Thuộc họ Hành tỏi.
TVQK: Vị ngọt nhạt, tính bình không độc. Qui kinh Can, Vị.
TPHH: Trong Thổ phục linh có Saponin, Tanin và chất nhựa.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng kiện tỳ vị, cƣờng gân cốt, trừ phong thấp, lợi cơ khớp, cầm tiêu
chảy, trị cốt thống, ung nhọt độc, giải độc thủy ngân.
Thực nghiệm chứng minh:
Thổ phục linh có tác dụng giải độc gossipol.
Thanh nhiệt giải độc trừ thấp, lợi khớp, chủ trị chứng giang mai, ung chàm lở,
nhiệt lâm.
CNCT:
Trị nhọt lở cấp và mạn:
Thƣờng phối hợp với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều, Hạ khô thảo.
Trị chàm, phong chẩn, đơn độc:
Thổ phục linh 40 - 80g, sắc uống hoặc phối hợp với các loại thuốc nhƣ trên.
Trị giang mai:
Thổ phục linh, Kim ngân hoa mỗi thứ 20 - 40g, Bạch tiên bì, Uy linh tiên, Cam
thảo mỗi thứ 12g sắc uống. Hoặc dùng bài:
Thổ phục linh hợp tể: Thổ phục linh 60 - 120g, Thƣơng nhĩ tử, Bạch tiên bì mỗi
thứ 15g, Cam thảo 3 - 9g, sắc nƣớc chia 3 lần uống.
Trị bệnh Leptospira:
Mỗi ngày dùng Thổ phục linh 60g, Cam thảo 9g, sắc uống. Trƣờng hợp nặng và cơ
thể khỏe có thể dùng tới 150g gia thêm Hoàng cầm, Nhân trần, Phòng kỷ, Trạch tả trị 80
ca đều khỏi.

409
Y Học Cổ Truyền

LD: Liều dùng: 15 - 60g.


Thời gian uống thuốc không uống trà vì có thể gây rụng tóc.

Thổ phục linh

3. TRẠCH TẢ (Rhizoma Alismatis Plantago-aquaticae)


Trạch tả còn có tên là Mã đề nƣớc là thân củ chế biến phơi hay sấy khô của cây
Trạch tả. Cây Trạch tả mọc hoang ở vùng ẩm ƣớt nhiều nơi trong nƣớc ta nhƣ Cao Bằng,
Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình. Hái lấy rễ củ rửa sạch, cạo hết rễ
nhỏ, phơi hay sấy khô làm thuốc.
TVQK: Vị ngọt nhạt hàn, qui kinh Thận, Bàng quang.
TPHH: Choline, tinh dầu, alcaloit, vitamin B12, Kali có hàm lƣợng 147,5mg%.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu thẩm thấp. Trị các chứng phù, tiểu ít, chứng lâm, tiết tả,
di tinh.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Clo và Ure thải ra nhiều hơn.
Phần Trạch tả hòa tan trong mỡ, Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng
hạ lipid huyết thanh rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của
gan và chống gan mỡ.
Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Cồn chiết xuất phần Trạch tả
hòa tan vào nƣớc có tác dụng giãn mạch vành rõ. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.
Có tài liệu nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy nƣớc sắc Trạch tả có tác dụng hạ đƣờng huyết.
CNCT:
Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận:
Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trƣ linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc thông 6g, Bạch
mao căn 15g, sắc nƣớc uống.

410
Y Học Cổ Truyền

Trạch tả, Bạch linh, Trƣ linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nƣớc uống. Trị viêm cầu thận
cấp.
Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống trị viêm thận mạn, váng đầu.
Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:
Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sa nhân 3g,
Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nƣớc uống, tùy chứng gia giảm:
+ Chứng hàn: gia Mộc hƣơng, Gừng nƣớng.
+ Chứng nhiệt: gia Hoàng cầm, Bạch thƣợc.
+Thƣơng thử: gia Hƣơng nhu, Bạch biển đậu.
+ Chứng thấp: gia Thƣơng truật, Bán hạ, Trƣ linh, Hoạt thạch.
+ Thực tích: gia Sơn tra, Chỉ thực.
+ Bệnh lâu ngày: gia Đảng sâm, Thăng ma, Hoàng kỳ.
+ Tiêu chảy lâu khó cầm: gia Nhục khấu, Kha tử.
Trị chứng huyễn vựng:
Trạch tả 30 - 60g, Bạch truật 10 - 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
LD:10 - 20g.

Trạch tả

4. XA TIỀN TỬ (Semen plantaginis)


Còn gọi là hạt Mã đề, là hạt phơi hay sấy khô của cây Mã đề. Thuộc họ Mã đề để
dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mã đề mọc hoang và đƣọc
trồng khắp nơi ở nƣớc ta.
TVQK: Vị ngọt, tính hàn; qui kinh Thận, Can, Phế.
TPHH: Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của GS Đỗ tất Lợi:
+ Toàn cây chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubazit.

411
Y Học Cổ Truyền

+ Trong lá có chất nhày, chất đắng carotin, vitamin C, vitamin K và vitamin T,


acid citric.
+ Trong hạt chứa nhiều chất dầu, acid plantenolic, adenin và cholin.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Xa tiền tử có tác dụng lợi thủy, thanh thấp nhiệt, thảm thấp chỉ tả, thanh can minh
mục, thanh phế hóa đàm.
Chủ trị các chứng: phù thũng, chứng lâm, thấp tả, mắt đỏ, ho do phế nhiệt.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Trƣớc đây có báo cáo về tác dụng lợi tiểu của Xa tiền tử và Xa tiền thảo nhƣng gần
đây có báo cáo cho rằng thuốc sắc cho ngƣời và súc vật thực nghiệm uống không thấy có
tác dụng lợi tiểu rõ rệt.
Cây và hạt Mã đề đều có tác dụng hóa đàm và cầm ho.
Cây Mã đề có tác dụng ức chế nấm ngoài da. Thuốc có nhạy cảm cao với tụ cầu
vàng, nhạy cảm vừa với trực khuẩn lị Sonner, nhạy cảm nhẹ đối với trực khuẩn đại tràng,
trực khuẩn mũ xanh và trực khuẩn thƣơng hàn. Cồn chiết xuất với nồng độ 15mg/ml giết
chết xoắn khuẩn.
CNCT:
Trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt:
Bát chính tán (Hòa tễ cục phƣơng): Xa tiền tử, Cù mạch, Biển súc đều 10g, Hoạt
thạch 20g, Cam thảo 3g, Chi tử 10g, Mộc thông 10g, Đại hoàng 6g, Đăng tâm 2g, sắc
nƣớc uống. Bài thuốc có thể trị đái máu, sạn tiết niệu.
Xa tiền tử 20g hoặc Xa tiền thảo 40g sắc uống hoặc phối hợp với Bạch linh, Trạch
tả, Bạch truật đều 10g sắc uống.
Trị tiêu chảy:
Xa tiền tử tán: Xa tiền tử, Bạch phục linh, Trƣ linh, Hƣơng nhu, Đảng sâm đều
12g, Đăng tâm 2g, sắc uống.
Xa tiền tử 16g, Sơn tra 10g, sắc uống hoặc bột Xa tiền tử 3 - 6g uống với nƣớc
cháo đƣờng.
Trị đau mắt sưng đỏ do can nhiệt:
Xa tiền tử, Mật mông hoa, Thảo quyết minh, Bạch tật lê, Long đởm thảo, Hoàng
cầm, Khƣơng hoạt, Cúc hoa lƣợng bằng nhau, tán bột mịn mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần
với nƣớc cơm.
Trị ho:
Bài thuốc trị ho tiêu đờm: Xa tiền thảo 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nƣớc
400ml đun sôi trong 30 phút chia 3 lần uống trong ngày.

412
Y Học Cổ Truyền

Ngoài ra, có tác giả dùng Xa tiền tử, Hạ khô thảo, Tang ký sinh, Cúc hoa. Trị huyết
áp cao, phối hợp với Sơn dƣợc, Ý dĩ, Thƣơng truật trị chứng huyết trắng, trùng roi âm
đạo.
LD: Liều 5 - 10 bọc vải sắc.

Xa tiền tử

5. PHỤC LINH (Sclerotium Poriae Cocos)


Còn có tên là Bạch linh, Bạch phục linh là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây
Thông. Thuộc họ nấm lỗ, dùng làm thuốc đƣợc ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Nấm
Phục linh cắt ngang có rễ thông ở giữa gọi là Phục thần (có tác dụng an thần), nếu ruột
màu trắng là Bạch phục linh, nếu có màu hồng xám là Xích phục linh.
Có phát hiện nấm Phục linh tại vùng Đà lạt ở nƣớc ta (1977), nhƣng chƣa khai thác
mấy mà còn nhập của Trung quốc.
TVQK: Vị nhạt tính bình, qui kinh Tâm, Tỳ, Thận.
TPHH: Chitin, protein, mỡ, gluco, sterol, histamin, lecithin, gum, lipase, choline,
adenine.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lợi thủy thảm thấp, kiện tỳ, an thần.
Chủ trị các chứng tiểu khó ít, phù, chứng đàm ẩm, tỳ khí hƣ nhƣợc, hồi hộp, mất
ngủ.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu, cũng có báo cáo cho là tác dụng lợi tiểu không rõ, có
thể do điều kiện nghiên cứu khác nhau.
Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
Thuốc có tác dụng kháng ung thƣ (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm
tăng miễn dịch cơ thể.
Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đƣờng huyết, bảo vệ gan và chống lóet
bao tử.

413
Y Học Cổ Truyền

Nƣớc sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng,
trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
Ứng dụng lâm sàng:
Lợi tiểu tiêu phù:
Ngũ linh tán (Thƣơng hàn luận): Bạch linh, Bạch truật, Trƣ linh đều 10g, Trạch tả
12g, Quế chi 4g, tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần hoặc sắc
uống. Trị phù tiểu ít.
Bạch phục linh thang: Bạch phục linh, Trach tả, Uất lý nhân đều 10g (Phục linh có
thể 12g), sắc uống.
Phục linh 250g, cám gạo mịn (hoặc bột lúa mạch) 60g, tán bột mịn, mỗi lần uống
10g, ngày 2 lần. Trị phù do cơ thể suy nhƣợc, phụ nữ có thai.
Trị tiêu chảy:
Hƣơng sa lục quân (Hòa tễ cục phƣơng): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh đều 10g,
Chích thảo 3g, Trần bì, Bán hạ, Gừng chế đều 5g, Mộc hƣơng, Sa nhân đều 4g. Tất cả tán
bột mịn trộn với nƣớc Gừng táo làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 4 - 8g,
tùy tuổi. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hƣ kết quả tốt.
Sâm linh Bạch truật tán (Hòa tễ cục phƣơng): Đảng sâm ( hoặc Nhân sâm), Bạch
linh, Bạch truật, Hoài sơn, sao Đậu ván trắng, Hạt sen, Ý dĩ nhân đều 80g, Cát cánh, Sa
nhân, Trần bì, Chích thảo đều 40g, trộn với nƣớc sắc gừng táo vừa đủ làm thành thuốc bột
hoặc viên với hồ bột gạo tẻ, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 3 lần. Trị tiêu chảy kéo dài.
Trị mất ngủ:
Viên an thần: Phục linh, Phục thần, Đảng sâm, Xƣơng bồ, Viễn chí, Long nhãn
nhục, lƣợng bằng nhau, tán bột mịn Chu sa làm áo luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10 -
20g vào chiều và tối trƣớc lúc ngủ.
LD: Liều: 6 - 20g.
Chú ý: Vỏ ngoài của Phục linh gọi là Phục linh bì có tác dụng lợi tiểu.

Phục linh

414
Y Học Cổ Truyền

THUỐC NHUẬN TRÀNG (TẢ HẠ)

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc nhuận tràng.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc nhuận tràng.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc nhuận tràng.

I/ Đại cƣơng
1. Định nghĩa
Thuốc nhuận tràng là thuốc để thông đại tiện, đƣa tà từ trong ra ngoài.
2. Tác dụng chung
Làm thông đại tiện chữa tích trệ : do nhiệt kết hay hàn ngƣng lại, huyết hƣ tân dịch
giảm gây táo bón và vì táo bón gây tích trệ
Tả hỏa giải độc: Do nhiệt độc đi lên trên gây chứng mắt đỏ đau, đau họng sƣng lợi,
mụn nhọt sƣng đau. Hỏa độc nhiệt độc gây rối loạn thần minh gây mê sảng, vật vã, phát
cuồng
Chữa phù thũng do nƣớc đình lại kèm theo táo bón
Tiêu đờm, hết suyễn do nhiệt gây đàn kết làm khó thở suyễn tức
Chữa các chứng ứ huyết bế kinh
Chữa các cơn đau bụng do giun
3. Phân loại
Tùy theo tính chất hàn nhiệt, cƣờng độ mạnh yếu ngƣời ta chia làm 3 loại thuốc tả
hạ:
Thuốc hàn hạ là những thuốc tẩy có tính mát lạnh để chữa tính nhiệt bên trong :
sốt, táo bón
Thuốc nhiệt hạ là những thuốc tẩy có tính ấm nóng để chữa chứng hàn ngƣng gây
táo bón
Thuốc nhuận hạ có tác dụng nhuận trƣờng
4. Chú ý khi dùng thuốc
Chỉ sử dụng thuốc khi biểu tà đã hết. Nếu biểu tà chƣa hết mà đã xuất hiện các
chứng lý thực (táo, sốt, vật vã... ) thì phải dùng kết hợp với các thuốc giải biểu với thuốc
tả hạ gọi là biểu lý song giải
Cƣờng độ thuốc tả hạ liên quan đến liều lƣợng : liều cao thì tẩy, liều ít thì nhuận
tràng, tới sự phối ngũ. Nếu kết hợp với thuốc phá khí nhƣ chỉ thực thì cƣờng độ tăng
mạnh, nếu kết hợp với thuốc giải nhƣ Cam thảo thì cƣờng độ hòa hoãn hơn

415
Y Học Cổ Truyền

Tính chất thuốc còn quan hệ tới sự phối ngũ : nhƣ Đại hoàng tính lạnh nếu dùng
cùng với Phụ tử tính nóng có thể chữa chứng táo bón do hàn thực
Nếu trƣờng hợp sốt lâu ngày tân dịch hao tổn mà cần phải tả hạ thì nên dùng thuốc
nhuận hạ và phối hợp với các thuốc dƣỡng âm sinh tân nhƣ huyền sâm, sinh địa, mạch
môn
5. Cấm kỵ
Thuốc tả hạ có tác dụng làm nôn mửa, nếu dùng liên tục sẽ ảnh hƣởng không tốt
tới tỳ vị, là ngƣời gầy, vì vậy không đƣợc dùng cho các trƣờng hợp sau:
+ Ngƣời già dƣơng hƣ sức yếu
+ Ngƣời thiếu máu, mất máu
+ Có loét hay trĩ ở đại tràng
+ Phụ nữ đang hành kinh, đang có chửa hoặc sau khi đẻ mất máu
II/ Các vị thuốc tiêu biểu:
1. Thuốc hàn hạ
Do nhiệt tà vào lý gây chứng táo kết ở ruột, phân thành cục rắn, xuất hiện các
chứng đau bụng, cự án, sốt cao, nói sảng, ra mồ hôi, mặt đỏ miệng khát, rêu lƣỡi vàng
khô, mạch trầm thực, hoạt sác, thì dùng các thuốc hàn hạ tính lạnh vị đắng để chữa.
1.1. ĐẠI HOÀNG ( Rhizoma Rhei)
Đại hoàng còn gọi là Xuyên Đại hoàng, Tƣớng quân, Cẩm Văn là thân rễ phơi hay
sấy khô của nhiều loại Đại hoàng nhƣ Chƣởng diệp Đại hoàng; Đƣờng cổ Đại hoàng. Đều
thuộc họ Rau răm. Vị thuốc này màu vàng nên gọi là Đại hoàng. Còn gọi là Tƣớng quân
vì vị thuốc này có khả năng tống cái cũ sinh cái mới rất nhanh nhƣ dẹp loạn.
Ở Trung quốc, cây Chƣởng diệp Đại hoàng và Đƣờng cổ đặc Đại hoàng mọc ở
Thanh Hải, Cam Túc nên gọi là Bắc Đại hoàng, cây Dƣợc dụng Đại hoàng chủ yếu mọc ở
Tứ xuyên nên gọi là Nam Đại hoàng.
TVQK: Đại hoàng vị đắng, tính hàn, qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng, Can, Tâm.
TPHH:
Trong Đại hoàng có 2 loại hoạt chất có tác dụng ngƣợc nhau. Loại có tác dụng tẩy
là các dẫn chất của anthraquinone glycoside tổng lƣợng chiếm khoảng 3 - 5%, loại có tác
dụng thu liễm là các hợp chất có tanin chủ yếu có glucogallin, rheumtannic acid, gallic
acid, catechin, tetrarin, cinnamic acid, rheosmin. Ngoài ra còn có acid béo, calcium
axalate, glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các acid hữu cơ và các chất giống
oestrogene.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Đại hoàng có tác dụng: tả hạ công tích, tả hỏa, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa
ứ, lợi thủy thanh nhiệt hóa thấp.

416
Y Học Cổ Truyền

Chủ trị các chứng: tích trệ chứng thực, lị tật, đau đầu do thực hỏa, mắt đỏ họng
đau, mồm lở, xuất huyết do nhiệt, nhọt lở do nhiệt độc, bỏng, trƣờng ung (viêm ruột
thừa), kinh bế, sau sanh nƣớc ối không ra, trƣng hà, chấn thƣơng do té ngã, phù thũng,
hoàng đản, chứng lâm.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anthraquinone. Tác dụng của thuốc chủ yếu
là ở Đại tràng, thuốc làm cho trƣơng lực của đoạn giữa và cuối đại tràng tăng, nhu động
ruột tăng, nhƣng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dƣỡng của tiểu tràng. Nhƣng
trong Đại hoàng có chất Tanin nên sau tiêu chảy thƣờng hay táo bón, hoặc liều nhỏ (ít
hơn 0,3g/Kg) thƣờng gây táo bón.
Tác dụng lợi mật: thuốc tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng oddi khiến mật bài tiết.
Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu, làm giảm
tính thấm của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng fibrinogene trong
máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xƣơng chế tạo tiểu cầu, nhờ vậy làm tăng
nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ yếu là chrysophanol.
Thuốc có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu đối với thỏ gây cao
cholesterol và cho uống thuốc. Nhƣng với thỏ bình thƣờng thì không có tác dụng.
CNCT:
Trị chứng trường vị thực nhiệt táo bón:
Đại thừa khí thang (Thƣơng hàn luận): Đại hoàng 10 - 15g, Hậu phác 8g, Chỉ thực
8g, Mang tiêu 10g (hòa uống).
Tiểu thừa khí thang (Thƣơng hàn luận): Đại hoàng 10 - 15g, Chỉ thực, Hậu phác
đều 6 - 8g, sắc uống.
Điều vị thừa khí thang (Thƣơng hàn luận): Đại hoàng 10 - 15g, Mang tiêu 10g (hòa
uống), Cam thảo 3g, sắc uống.
Trong các bài thuốc trên, Đại hoàng cho vào sau, Mang tiêu tán bột hòa nƣớc
uống. Về tác dụng tẩy xổ thì bài Đại thừa khí thang mạnh nhất, bài Điều vị thừa khí thang
có Cam thảo điều hoà nên tác dụng nhẹ hơn, lúc dùng tùy tình hình bệnh nhân mà chọn
bài thuốc.
Trị các chứng thực hỏa nhiệt độc gây nôn ra máu, chảy máu cam, răng lợi sưng đau,
mắt đỏ xung huyết.:
Tỳ tâm thang: Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 10g, Đại hoàng 12g, sắc uống. Trị chứng
thổ huyết, chảy máu cam, viêm màng tiếp hợp, răng lợi sƣng đau.
Đại hoàng Mẫu đơn thang: Đại hoàng 10g, Mẫu đơn bì 12g, Đào nhân, Đông qua tử,
Mang tiêu (hòa uống) đều 10g, sắc nƣớc uống. Trị đại tiện táo bón, trƣờng ung (viêm ruột
thừa).
Đại hoàng tán bột mịn trộn dầu mè bôi vào chỗ bỏng, nhọt độc.

417
Y Học Cổ Truyền
Trị chứng kinh bế huyết ứ đau bụng dưới, chấn thương do té ngã:
Hạ ứ huyết thang: Đại hoàng, Đào nhân đều 10g, Miết trùng 3g, sắc uống.
Đại hoàng, Đƣơng qui lƣợng bằng nhau tán bột mịn, 10g x 2 lần/ngày, uống với
rƣợu. Trị bong gân, ứ huyết đau do té ngã, trong uống ngoài xoa.
LD:
Liều: 5 -20g uống cho vào thuốc thang, thuốc tán giảm liều, dùng ngoài lƣợng vừa
đủ.
Trƣờng hợp khí huyết hƣ, không có tích trệ, ứ huyết không dùng.
Phụ nữ đang hành kinh, có thai và sau sanh không có ứ trệ, thận trọng lúc dùng
hoặc kị dùng. Phụ nữ đang cho con bú hạn chế dùng vì có thể gây tiêu chảy cho đứa trẻ.

Đại hoàng

1.2. MANG TIÊU (Mirabilitum)


Mang tiêu còn gọi là Phác tiêu, Huyền minh phàn Tại những nơi có Mang tiêu
thiên nhiên ( Na2SO410H2O) đào về hòa tan với nƣớc, lọc trong để loại tạp chất rồi cô đặc
để kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi nƣóc trong thì thôi, để cho nguội kết tinh
gọi là Mang tiêu. Đem Mang tiêu bỏ vào nồi nƣớc cho lửa đun sôi, nƣớc bay hơi còn lại
bột trắng, hoặc bọc Mang tiêu vào bọc giấy treo vào nơi thông gió phân hóa thành bột
trắng, gọi là Huyền minh phấn, chế theo phƣơng pháp thứ 2 cũng gọi là Phong Mang tiêu.
Nƣớc ta vẫn phải nhập Mang tiêu của Trung quốc. Theo Đỗ tất Lợi, hiện ta đã tự túc.
TVQK: Mang tiêu vị mặn, đắng, tính hàn, qui kinh Phế, Vị, Đại trƣờng.
TPHH: Thành phần chủ yếu là Sodium sulfate, ngoài ra còn có ít Calcium sulfate, Natri
chlorure, Magnesium sulfate, muối.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Mang tiêu có tác dụng: tả hạ nhuyễn kiên, thanh nhiệt tả hỏa. Chủ trị các chứng:
nhiệt kết tiện bí, ngoại cảm nhiệt bệnh, đàm nhiệt khái thấu, tý thống (đau cánh tay),

418
Y Học Cổ Truyền

chứng điên cuồng, ung thũng (nhọt sƣng), đơn độc, yết thống (họng đau), khẩu sang (lở
mồm), răng lợi sƣng đau (nha ngân thũng thống).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Tác dụng tẩy xổ: sodium sulfat hòa tan vào nƣớc nhƣng gốc SO 4 có phân tử lớn
khó qua màng ruột lƣu lại ở ruột hút nƣớc ở các tổ chức vào ruột làm lỏng phân (do
SO4 hình thành dung dịch ƣu trƣơng), làm tăng dung tích ruột gây kích thích cơ giới làm
tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
CNCT:
Trị chứng táo bón do trường vị thực nhiệt:
Điều vị thừa khí thang: Mang tiêu, Đại hoàng đều 10g, Chích thảo 3g, sắc uống.
Có thể dùng bài Đại thừa khí thang.
Trị đau đầu không chịu được: Mang tiêu tán nhỏ thổi vào mũi.
Trị lở mồm: dùng bài:
Nhất tự tán: Phác tiêu, Bằng sa, Chu sa, Long não lƣợng vừa đủ, tán bột mịn thổi
vào chổ lở.
Trị tiểu tiện không thông do bàng quang nhiệt:
Bột Mang tiêu uống mỗi lần 4g, ngày 2 - 3 lần với nƣớc pha Tiểu hồi.
Trị ăn uống không tiêu, bụng ì ạch:
Mang tiêu 30g, Ngô thù du 40g, sắc nƣớc uống dần, thấy bớt thì thôi.
Trị chàm, mề đay:
Mang tiêu, Bạch phàn đều 30g, hòa nƣớc sôi rửa lúc nƣớc còn nóng.
LD: Uống trong 10 - 15g, uống với nƣớc sôi nguội hoặc thuốc thang.
Dùng ngoài lƣợng vừa đủ.
Chú ý: Tỳ vị hƣ hàn và phụ nữ có thai không dùng. Lúc dùng trị viêm tuyến vú ở phụ nữ
đang cho con bú, có kết quả thì ngƣng, sợ đắp nhiều làm mất sữa.

Mang tiêu

419
Y Học Cổ Truyền

1.3. LÔ HỘI (Herba Aloes)


Lô hội còn gọi là Tƣơng đảm, Du thông, Nô hội, Lƣỡi hổ, Long tu.
TVQK: Lô hội vị đắng, tính hàn, qui kinh Can và Đại tràng.
TPHH: Glucose, aldopentose, calcium oxalate.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Lô hội có tác dụng: Tả hạ thanh can hỏa, sát trùng.
Chủ trị các chứng nhiệt kết tiện bí (táo bón do nhiệt), chứng can kinh thực hỏa,
cam tích ở trẻ em, chàm lở lâu khỏi (dùng ngoài).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại tràng gây xổ thƣờng kèm theo
đau bụng, hố chậu sung huyết nghiêm trọng có thể gây viêm thận. Lô hội dùng thụt đại
tràng có tác dụng cũng nhƣ uống.
Tác dụng đối với tim mạch: nƣớc sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch.
Nƣớc ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau: nấm gây bệnh ngoài
da. Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thƣ.
CNCT:
Trị táo bón do trường vị thực nhiệt:
Lô hội 20g, Chu sa 15g, tán thành bột mịn, dùng rƣợu làm hoàn, mỗi lần uống 1
đồng cân (3g), ngày 2 lần, uống với rƣợu hoặc nƣớc cơm.
Viên nhuận tràng: Bột Lô hội 0,08g, cao Mật bò tinh chế 0,05g, Phenoltalein
0,05g, Bột Cam thảo 0,05g, tá dƣợc vừa đủ 1 viên, ngày uống 1 - 2 viên vào bữa cơm
chiều.
Trị viêm màng tiếp hợp cấp:
Gia vị Lô hội hoàn: Lô hội 3g, Hồ Hoàng liên 3g, Đƣơng qui 10g, Bạch thƣợc 12g,
Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hƣơng 3g, Long đởm thảo 6g, sắc nƣớc uống.
Trị chứng cam đởm thực nhiệt gây táo bón, tiểu đỏ ít, hoa mắt chóng mặt; nặng hơn có
triệu chứng co giật, phát cuồng nói nhãm:
Đƣơng qui Lô hội hoàn: Lô hội, Đại hoàng, Thanh đại (Thủy phi) mỗi thứ 3g,
Đƣơng qui, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng bá mỗi thứ 6g, Mộc
hƣơng 5,5g, Xạ hƣơng 0,3g (tán riêng), tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6 -
10g, ngày 3 lần.
Trị lãi đũa trẻ em, cam nhiệt:
Lô hội 3g, Sử quân tử 15g, tán bột, mỗi ngày uống lúc đói 6g với nƣớc ấm.
Lô hội hoàn: Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hƣơng đều 3g, Vô di, Thanh bì đều 6g,
Đƣơng qui, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g, tán bột mịn làm hồ hoàn. Trị trẻ
em cam tích, táo bón, lãi đũa, suy dinh dƣỡng.

420
Y Học Cổ Truyền

LD: Liều thƣờng dùng: uống 0,6 - 1,5g cho vào hoàn tán, không cho vào thuốc thang.
Dùng ngoài vừa đủ đắp chỗ bệnh.
Chú ý: Lô hội rất đắng, mùi hôi, không cho vào thuốc thang, tỳ vị hƣ hàn không dùng.
Phụ nữ có thai không dùng.

Lô hội

2. Thuốc nhiệt hạ
Đại tiện táo do thực hàn gây ra kết ở thƣợng vị, ăn đầy trƣớng không thông,
thƣợng vị đau, miệng không khát, sợ lạnh, tay chân lạnh, thích nóng, tiểu tiện trong dài,
rêu lƣỡi trắng trơn, mạch trầm huyền
2.1. BA ĐẬU (Semen Tiglii)
Ba đậu sƣơng là hạt Ba đậu sau khi đã ép hết dầu, (dùng nhiều lớp giấy hút dầu
bọc nhân hạt đã giã nát), hơ nóng ép gần hết dầu, dầu còn khoảng 20% tán bột mịn rây để
dùng.
Ba đậu thán: Ba đậu bỏ vào chảo sao đến lúc không còn khói, bóp không dính vào
tay là đƣợc.
Đây là 2 dạng thuốc Ba đậu thƣờng dùng trong Đông y tên gọi là Ba đậu vì thuốc
giống hạt đậu và đƣợc sản xuất ở đất Ba thục (Tứ xuyên Trung quốc).
Ở nƣớc ta Ba đậu mọc hoang và đƣợc trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là các
tỉnh Hà giang, Tuyên quang, Hòa bình, Bắc thái, các tỉnh miền trung
Hạt Ba đậu vào mùa thu, quả chín chƣa nứt, phơi khô bỏ vỏ lấy nhân. Dùng nƣớc
gạo đặc hoặc nƣớc mì nâu, ngâm vào khuấy đều, phơi hoặc sao khô nứt, bỏ vỏ lấy nhân
làm thuốc. Ba đậu còn có tên là Ba tiêu, Cang tử, Giang tử, Còng khói, Mãnh tử nhân.
TVQK: Ba đậu vị cay tính nóng, có độc, qui kinh Vị, Đại tràng.
TPHH:
Nhân Ba đậu có chứa dầu Ba đậu 34 - 57%, protein 18% độc tố, glucosid Ba đậu
gọi là crotonnosid, ankaloid, men lipaza, một số acid amin.
TDDL:

421
Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền:


Ba đậu có tác dụng: tả hàn tích, trục thủy khứ đàm. Than Ba đậu có tác dụng chỉ tả,
sát trùng.
Chủ trị các chứng: táo bón do hàn tích, cam tích trẻ em do ăn bú, bụng nƣớc cổ
trƣớng, đàm tắc hầu tý, phế ung, tiêu chảy kéo dài, ung nhọt sƣng, chàm ghẻ lở lóet (ác
sang giới tiển).
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Dầu Ba đậu bôi ngoài da có tác dụng kích thích gây bỏng, nặng hơn gây hoại tử.
Nƣớc sắc Ba đậu có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu vàng, trực khuẩn Bạch hầu, ức
chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và trực khuẩn mủ xanh.
Liều rất nhỏ dầu Ba đậu trên chuột nhắt thực nghiệm có tác dụng giảm đau. Độc tố
Ba đậu (Crotin) ức chế tổng hợp albumin. Dầu Ba đậu dùng tại chỗ gây phóng histamin,
chích dƣới da làm tăng tiết chất nội tiết bì tuyến thƣợng thận. Ngƣời uống dầu Ba đậu 20
giọt có thể gây tử vong. Với liều 2 giọt trở lên gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc,
nôn mửa, tiêu chảy nhiều tóat mồ hôi và chết. Liều 10 đến 20 giọt đủ chết một con ngựa.
Dùng liều nhỏ liên tiếp cũng gây ngộ độc và chết.
CNCT:
Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích:
Tam vật bị cấp hoàn: Ba đậu sƣơng, Can khƣơng, Đại hoàng lƣợng bằng nhau, tán
bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,6 - 1g với nƣớc sôi nguội.
Trị bụng báng thủy thũng (ascite):
Ba đậu sƣơng, Hạnh nhân lƣợng bằng nhau làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 - 0,6g với
nƣớc sôi nguội. Kiêng uống rƣợu. Cũng bài thuốc này, theo Đỗ tất Lợi thì liều lƣợng nhƣ
sau:
Ba đậu 200mg, Hạnh nhân 3g, chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 - 6
viên.
Trị viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng:
Tam vật bạch thang (Trƣơng Trọng Cảnh): Ba đậu sƣơng 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu
3g, tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g với nƣớc ấm.
Ba đậu sƣơng 0,5g, Nhục quế 3g, Trầm hƣơng 2g, Đinh hƣơng 3g, tất cả tán nhỏ
trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g - 1g với nƣớc sôi ấm (Diệp quất Tuyền).
LD:
Thƣờng dùng dạng thuốc Ba đậu sƣơng, uống trong 0,1 - 0,3g, cho vào thuốc hoàn
tán hoặc viên bọc nhựa. Trị tiêu chảy dùng dạng than Ba đậu, dùng ngoài lƣợng vừa đủ.
Chú ý:
Lúc dùng Ba đậu tiêu chảy quá nhiều, dùng Hoàng liên, Hoàng bá sắc nƣớc uống
nguội, hoặc ăn cháo nguội.

422
Y Học Cổ Truyền

Ngƣời cơ thể suy nhƣợc, phụ nữ có thai không dùng. Kị Khiên ngƣu tử.

Ba đậu

2.2. LƢU HOÀNG ( Sulfur)


Lƣu hoàng tức Diêm sinh còn gọi là Thạch Lƣu hoàng, Hoàng nha, là một nguyên
tố có sẳn trong thiên nhiên hay đƣợc chế từ những hợp chất có Lƣu hoàng (Sulfur trong
thiên nhiên). Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến khác nhau, Lƣu hoàng có thể là dạng
bột màu vàng không mùi hoặc là dạng bột màu vàng hoặc không mùi hoặc là dạng cục to
nhỏ không đều, màu vàng tƣơi hơi có mùi đặc biệt, không tan trong nƣớc, rƣợu và ête, tan
nhiều hơn trong dầu. Khi đốt lên Lƣu hoàng cháy có ánh lửa xanh và tỏa ra mùi khét khó
chịu.
Lúc bào chế bỏ tạp chất rồi, đập thành cục nhỏ là Lƣu hoàng sống. Uống trong cần
dùng Lƣu hoàng chế tức đem Lƣu hoàng nấu chung với đậu hũ, cứ Lƣu hoàng 100kg
dùng 200kg đậu hũ, nấu đến khi đậu hũ biến thành màu đen lục lấy ra rửa sạch âm can
đập vụn.
TVQK: Lƣu hoàng vị chua, tính ôn có độc, qui kinh Thận, Đại tràng.
TPHH: Sulfur, tefllurium, selenium, sắt, arsenic. tạp chất.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Lƣu hoàng có tác dụng sát trùng, chỉ dƣỡng, tráng dƣơng thông tiện.
Chủ trị các chứng ghẻ lở, thấp chẩn, ngứa ngoài da, các chứng thận hỏa suy, táo
bón do hƣ lạnh.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:

423
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng đối với đƣờng ruột: khi uống sulfur vào, sulfur kết hợp với các chất trong
ruột thành sulfide bao gồm cả hydrogen sulfide, các chất này kích thích lên thành ruột làm
tăng nhu động và gây tiêu chảy. Chất sulfide trong cơ thể sản sinh rất chậm nên tác dụng
gây tiêu chảy không mạnh và tùy thuộc vào lƣợng nhiều ít. Nếu các chất trong ruột thành
mở nhiều thì dễ sinh nhiều hydrogen sulfide.
Trên súc vật thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng giảm ho hóa đàm và có
tác dụng trị viêm khớp do formaldehydum ở chuột thí nghiệm.

Lƣu hoàng

CNCT:
Trị mụn nhọt, ghẻ:
Lƣu hoàng, Đại phong tử, Xà sàng tử lƣợng bằng nhau giã nhỏ trộn đều thêm dầu
vừng bôi lên mụn nhọt, hoặc dùng vaselin Lƣu hoàng 10 - 25% bôi ngoài trị ghẻ.
Trị táo bón người cao tuổi:
Lƣu hoàng (thăng hoa) 100g, Bán hạ 60g, tán nhỏ trộn đều, thêm mật làm thành
viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi lần 10 - 20 viên, ngày uống 2 - 3 lần. Trị xơ cứng
mạch máu, khớp sƣng đau.
Trị đái dầm:
Lƣu hoàng sống 3g, Hành 1 múi giã đắp lên rốn trƣớc lúc ngủ băng lại sáng hôm
sau lấy ra, mỗi tối một lần.
LD: Uống trong: 1 - 3g, cho vào thuốc cao, tán hoàn.
Dùng ngoài lƣợng vừa đủ tán bột rắc hoặc trộn với dầu hoặc xông khói vùng lở
ngứa.
Chú ý: không dùng lâu và uống quá liều. Không dùng đối với thể bệnh âm hƣ hỏa vƣợng
đối với phụ nữ có thai không dùng uống. Nếu cần uống phải dùng Lƣu hoàng đã bào chế.
Uống quá liều và uống lâu dễ nhiễm độc.
3. Thuốc nhuận hạ

424
Y Học Cổ Truyền

Có tác dụng nhuận trƣờng đƣợc dùng với các trƣờng hợp : sốt lâu ngày tân dịch hao tổn,
phụ nữ sau khi sinh, ngƣời già bẩm tố nhiệt thịnh do huyết hƣ, tân dịch thiếu gây chứng
táo bón, miệng khát, bụng đầy tức đau, mạch hơi sáp
3.2. MUỒNG TRÂU (Cassia alata)
Tên khác: Muồng lác. Dùng lá, quả, thân.
TPHH:
Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau
đã đƣợc phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
Trong hạt muồng trâu còn có khoảng 15% protein. Các acid béo không no khoảng 60% ,
lƣợng acid béo toàn phần chủ yếu gồm các acid béo 18 carbon. Ngoài ra, còn có các chất
nhƣ Ca, Mg, Na, Mn, trong đó Ca chiếm tỷ lệ cao nhất (17mg/100g).
TDDL:
Nghiên cứu gần đây ở nƣớc ngoài cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm
và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho
bệnh nhân AIDS.
Cao nƣớc lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm lƣợng
collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4 ( P < 0,01 ).
Cao nƣớc lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64 % lƣợng mật sinh ra ở
chuột nhắt trắng.
Cao nƣớc lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị
viêm gan cấp và mãn tính.
CNCT:
Nhuận gan, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu thực, nhuận tràng, sát trùng, chỉ dƣơng (ngừng
ngứa).
Chủ trị: Chứng táo bón, nhiều đờm, phù thũng, đau gan, da vàng. Dùng ngoài chữa
hắc lào, viêm da thần kinh, thấp chẩn.
Chữa táo bón: Muồng trâu 20g, Chút chít 20g, Đại hoàng 4-6 g sắc uống trong
ngày.
Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ
Cỏ xƣớc, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.
Chữa viêm thần kinh tọa: Muồng trâu 24g, cây lức 20g, Thần thông, rễ Nhàu, Kiến
cò, mỗi vị 12g, Đỗ trọng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
LD: Ngày dùng 4-5 g (nhuận tràng), dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Lƣợng thích hợp, rửa sạch và cạo tróc vẩy hắc lào, giã nát lá, lấy nƣớc
cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tƣơi vò, sát vào chỗ bị hắc lào.
KK: Phụ nữ có thai không nên dùng.

425
Y Học Cổ Truyền

Muồng trâu

THUỐC TIÊU HÓA


MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc tiêu hóa.
2. Trình bày đúng tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây
thuốc tiêu hóa.
3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc tiêu hóa.

I. Đại cƣơng
Là những vị thuốc có tác dụng tiêu trừ thực tích ở trung tiêu, giúp tiêu hóa
thức ăn bị ứ trệ. Dùng trong trƣờng hợp tiêu hóa không tốt, thức ăn bị đình trệ trong
dạ dày, ruột, gây đầy chƣớng, buồn nôn, lợm giọng, đau bụng.
Thuốc có công năng hòa hoãn, giúp tiêu hóa tốt. Khi dùng, tùy theo triệu
chứng, tình trạng bệnh mà phối hợp với các thuốc khác:
+ Nếu có khí trệ thì cần phối hợp với thuốc lý khí.
+ Nếu tích trệ, đầy trƣớng thì phối hợp hợp với thuốc tả hạ.
+ Nếu tỳ vị hƣ nhƣợc thì phối hợp với các thuốc bổ khí kiện tỳ.
Không dùng thuốc tiêu đạo trong các trƣờng hợp khí hƣ, tỳ hƣ không tích trệ.
II. Các thuốc tiêu biểu
1. SƠN TRA (Fructus Crataegi)
Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây Bắc Sơn tra hoặc
Nam Sơn tra. Thuộc họ Hoa hồng.
Ở nƣớc ta hiện nay có dùng quả cây Chua chát hay Táo mèo làm Sơn tra, nhƣng
phần lớn còn nhập của Trung quốc.
TVQK: Vị chua ngọt, tính hơi ôn. Qui kinh Tỳ, Vị, Can.
TPHH: Acid citric, acid crataegic, acid cafiic, vitamin C, hydrat cacbon, protid, mỡ,
calci, phospho, sắt, acid oleanic, ursolic, cholin, acetylcholin, phytosterin.
TDDL:

426
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng dƣợc lý theo Y học cổ truyền:


Tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ.
Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nƣớc ối ra
không dứt, sán khí, đau tinh hoàn.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Cƣờng tim, hạ áp, tăng lƣu lƣợng máu mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp
tim. Nƣớc cất Sơn tra bắc trên động vật thực nghiệm có tác dụng phòng và giảm bớt thiếu
máu cơ tim thực nghiệm.
Có tác dụng làm hạ lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế chủ
yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phải chống hấp thu
cholesterol.
Sau khi uống Sơn tra lƣợng enzym trong bao tử tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn, lƣợng
acid béo tăng cũng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn.
Sơn tra có tác dụng ức chế các trực khuẩn thƣơng hàn, lî, bạch hầu, mũ xanh, liên
cầu beta, tụ cầu vàng. Phƣơng pháp bào chế khác nhau không ảnh hƣởng đến tác dụng
kháng khuẩn của thuốc.
Sơn tra có tác dụng an thần, làm tăng tính thẩm thẩu của mao mạch và làm co cơ tử
cung.
CNCT:
Trị chứng thực tích bụng đầy đau, rối loạn tiêu hóa:
Quân khí tán: Sơn tra, Thanh bì, Mộc hƣơng lƣợng bằng nhau tán bột mịn. Mỗi lần
3g, ngày 2 lần uống với nƣớc sôi nguội.
Sơn tra sống, Sơn tra sao mỗi thứ 15g sắc uống trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
Sơn tra sao cháy 10g tán bột mịn uống với nƣớc sôi nguội trị tiêu chảy, có thể gia
đƣờng đỏ vừa đủ cho dễ uống.
Trị tắt kinh do ứ huyết hoặc sau sanh bụng đau do ứ trệ dùng:
Sơn tra 30g sắc bỏ xác cho trộn 25g đƣờng mía uống. Kinh nghiệm của Chu Đan
Khê chỉ dùng độc vị Sơn tra, trƣờng hợp đau kinh, sau sanh đau bụng, nƣớc ối ra không
dứt có thể gia thêm Đƣơng qui, Xuyên khung, Ích mẫu thảo. Trƣờng hợp sán khí (sa ruột)
bụng đau căng tức, có thể cùng dùng với Hồi hƣơng, Quất hạch.
Trị kiết lị cấp, viêm đại tràng cấp
Sơn tra 30g, sắc nƣớc cho vào đƣờng mía 30g, lá trà nhỏ vào nƣớc thuốc sôi nóng
khuấy đều 30 phút, uống trị lị mới bắt đầu.
Trị chứng lipid huyết cao:
Tác giả dùng Sơn tra, Mạch nha cô chế thành dạng trà, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1
gói 30g, mỗi liệu trình 2 tuần.
Trị nấc cụt:

427
Y Học Cổ Truyền

Uống nƣớc sắc Sơn tra sống, ngƣời lớn mỗi lần 15ml, ngày 3 lần.
Trị hóc xương cá:
Sơn tra 15g sắc đặc với 200ml nƣớc ngâm một lúc lâu rồi nuốt. Còn dùng nấu
nƣớc tắm trị ghẻ lở, lở sơn dị ứng.
LD: Liều: 10 - 30g sắc uống.
Dùng thận trọng đối với bệnh nhân tỳ vị hƣ nhƣợc.

Sơn tra

2. KÊ NỘI KIM (Endithelium corneumgigeraiae Galli)


Kê nội kim còn gọi là Kê hoàng bì, Kê chuân bì, Màng mào gà, Kê tố tử (tố là mề
gà).
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con Gà. Dùng
tƣơi hoặc cho Kê nội kim vào chảo, cho lửa vừa, sao cho đến khi bề mặt chuyển màu
vàng hoặc vàng cháy gọi là Kê nội kim sao.
TVQK: Kê nội kim vị ngọt tính bình, qui kinh Tỳ, Vị, Tiểu trƣờng, Bàng quang.
TPHH: Ventriculin, keratin, pepsin (lƣợng rất nhỏ), 17 loại aminoacid, ammonium
chloratum, vitamin B1, B2.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Kê nội kim có tác dụng vận tỳ tiêu thực cố tinh.
Chủ trị các chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, cam tích ở trẻ em, đái dầm, di tinh.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng trợ tiêu hóa, biểu hiện dịch vị tăng, độ acid tăng, vận động bao
tử tăng (thời gian kéo dài, sóng nhu động cao, tốc độ tống thức ăn nhanh hơn). Khả năng
tiêu hóa tăng chậm nhƣng kéo dài. Tác dụng của thuốc là do vị kích tố tăng tiết dịch vị

428
Y Học Cổ Truyền

hoặc do thuốc thông qua yếu tố thể dịch làm hƣng phấn thần kinh cơ của của thành dạ
dày.
Thuốc có tác dụng gia tăng bài tiết chất phóng xạ do thuốc có thành phần
ammonium chloratum có tác dụng này.
CNCT:
Trị chứng cam tích: bụng đầy ăn ít.
Kê nội kim sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày 2 lần với nƣớc cơm hoặc
nƣớc sôi ấm.
Kê nội kim 12g, chích Miết giáp 30g, Sơn giáp 6g, đều tán bột trộn đều. Mỗi lần
1,5 - 3,0g. Ngày uống 1 lần. Trị trẻ em cam tích, bụng to.
Trị chứng tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:
Kê nội kim sao, Bạch truật sao đều 10g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g,
ngày 2 lần. Trị Viêm đại tràng mạn tính.
Bánh Ích tỳ: Kê nội kim, Bạch truật, Can khƣơng đều 60g, Đại táo nhục 240g
(chƣng chín), 3 vị trên sao chín tán bột mịn, trộn với Táo nhục giã nát trộn đều làm bánh
sấy khô. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần lúc đói.
Trị sạn tiết niệu Sa lâm, Thạch lâm):
Hóa thạch tán: Lục nhất tán 30g, Hỏa tiêu 10g, đều tán bột mịn. Mỗi lần 3 - 6g,
ngày 2 lần sáng và tối, Kê nội kim 10g sắc nƣớc uống với thuốc.
Kê nội kim 12g, Kim tiền thảo 15g, Uất kim 10g, Hồ đào 15g, Hải kim sa 15g, sắc
nƣớc uống. Trị sạn mật và sạn thận.
Trị Viêm mồm, viêm lợi răng, viêm amidale:
Kê nội kim đốt tồn tính tán bột mịn thổi vào vùng bị viêm lóet hoặc bôi lên, có thể
trộn với dầu mù u bôi lên trị mụn nhọt.
Trị nốt ruồi:
Dùng Kê nội kim sống 20g gia nƣớc 200ml, ngâm 2 - 3 ngày sau bôi vào nốt ruồi,
mỗi ngày 5 - 6 lần, dùng trong 10 ngày.
LD: Liều: 3 - 10g sắc uống. Uống bột mỗi lần 1,5 - 3g, hoặc cho vào thuốc hoàn tán.
Thuốc sao lên tán bột uống tốt hơn cho vào thang sắc.

429
Y Học Cổ Truyền

Kê nội kim

3. MẠCH NHA (Fructus Hordei Vulgaris Germinantus)


Mạch nha là hạt lúa mạch. Thuộc họ Lúa cho lên mầm phơi khô. Nƣớc ta chƣa có
lúa mạch nên thƣờng dùng Cốc nha (mầm hạt lúa) thay thế hoặc nhập Mạch nha Trung
quốc.
TVQK: Mạch nha vị ngọt tính bình, qui kinh Tỳ vị can.
TPHH:Amylase, invertase, dextrin, phospholipid, maltose, glucose, saccharrose, chất
béo, lecithin, vitamin B,C.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Mạch nha có tác dụng: tiêu thực hòa trung, cắt giảm sữa (hồi nhũ).
Chủ trị các chứng: thực tích đình trệ, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ cắt sữa, vú sƣng
đau.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Mạch nha có Amylase và vitamin B nên có tác dụng trợ tiêu hóa. Do Amylase
không chịu nóng nên cho vào sắc hoặc sao cháy thì hoạt lực giảm sút. Mạch nha có tác
dụng hạ đƣờng huyết.
Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lƣợng với tỷ lệ 0,02 - 0,35%, dùng uống
khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhƣng lúc làm thức ăn cho gia súc liều
lƣợng lớn cần chú ý.
Còn một số bị nhiễm độc là do mầm nha bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở
mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lƣu ý.
CNCT:
Trị viêm gan cấp - mạn tính:
Dùng rễ non Mạch nha lên mầm ở nhiệt độ thấp sấy khô tán bột chế thành sirô,
mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Ngoài ra cho uống thêm men hoặc
Vitamin B viên, 30 ngày là một liệu trình. Uống liên tục sau khi chức năng gan phục hồi,
uống tiếp 1 liệu trình nữa.
Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn:
Sao Mạch nha, Sinh Sơn tra đều 10g sắc uống.
Bổ tỳ thang: Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật đều 10g, Thảo quả
6g, Cam thảo 3g, Can khƣơng 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống. Trị chứng rối loạn
tiêu hóa do tỳ vị hƣ hàn.
LD:
Liều thƣờng dùng: 10 - 15g, sắc uống, liều cao có thể dùng đến 30 - 120g. Cắt
giảm sữa cần dùng liều cao.

430
Y Học Cổ Truyền

Chú ý: Kiện tỳ dƣỡng vị: dùng sống, hành khí tiêu ích sao lên dùng.
Phụ nữ cho con bú không nên dùng.

Mạch nha

4. THẦN KHÖC (Massa Fermentata)


Thần khúc còn gọi là Lục thần khúc, Tiêu thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần
khúc là một hỗn hợp của bột mì (hoặc bột gạo) với nhiều vị thuốc cho lên men chế thành.
Nguồn gốc Thần khúc ở tỉnh Phúc kiến (Trung Quốc) nên có tên là Kiến Thần
khúc. Lúc đầu chỉ có 4 - 6 vị nhƣng đến nay có công thức có đến 30 - 50 vị. Có thể biết
đƣợc các công thức sau:
+ Công thức đầu tiên (Tế dân yếu thuật): lúa mạch 100 lít (60 lít sao, 30 lít nấu
chín, 10 lít để sống). Sau đem tán thành bột. Thuốc có: Lá dâu 5 phần, cây Ké đầu ngựa 1
phần, cây Ngãi cứu 1 phần, Ngô thù du hoặc cây Nghễ 1 phần. Các vị nấu đặc vắt lấy
nƣớc, trộn với bột lúa mạch cho đều nắm thành bánh hoặc ép thành khuôn.
+ Thần khúc (Bản thảo cƣơng mục): Bột mì 60kg, Thanh cao ép lấy nƣớc 3 lít, bột
Xích tiểu đậu, Hạnh nhân giã nát, đều 3 lít, Thƣơng nhĩ tử, cây Nghễ đều 3 lít ép lấy
nƣớc. Các nƣớc thuốc trộn đều, trộn với bột mì, ủ kín cho lên meo, khi có mốc vàng đem
phơi mà dùng.
TVQK: Thần khúc vị ngọt cay, tính ôn, qui kinh Tỳ, Vị.
TPHH: Chất men, amylase, vitamin B, protid, lipid, tinh dầu, glucosid, men lipase.
TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thần khúc có tác dụng tiêu thực hòa vị.
Chủ trị các chứng thực tích, bụng đầy ăn ít hoặc sôi bụng (tràng minh), tiết tả.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Thuốc kích thích tiết dịch tiêu hóa, vì thế mà có tác dụng trợ tiêu hóa.
CNCT:

431
Y Học Cổ Truyền
Trị rối loạn tiêu hóa trẻ em: sao Thần khúc chế thành thuốc sắc 50%, lƣợng uống mỗi
ngày:
+ Trẻ1 tuổi: 5 - 10ml.
+ Trẻ 2 -3 tuổi: 10 - 20ml.
+Trẻ trên 3 tuổi: tăng liều lên chút ít, chia 2 lần uống trong ngày.
Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy ăn kém:
Thần khúc, Thƣơng truật, Trần bì, Hậu phác, Mạch nha đều 14g, tán bột mịn đều 3
- 6g, chia 2 - 3 lần uống.
Kiện tỳ tƣ thục phƣơng: Thần khúc 10g, Mạch nha 12g, Can khƣơng 3g, Ô mai
nhục 6g sắc uống.
Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc đều 4g, sắc chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm
nhân dân).
Trị tiêu chảy do tỳ hư ( tiêu chảy kéo dài):
Thần khúc 10g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Mạch nha 12g sắc uống.
LD: Liều: 6 - 15g sắc uống. Trƣờng hợp tán mịn cho vào thuốc hoàn tán nên sao đen
dùng.
Chú ý: " Tỳ âm hƣ vị hỏa thịnh không nên dùng thuốc vì có thể gây sẩy thai, phụ nữ có
thai nên ít dùng.
Thuốc thƣờng hay dùng cùng với Mạch nha, Sơn tra gọi là " Tiêu tam tiên".

Thần khúc

5. Ô DƢỢC ( Radix linderae strychnifoliae)


Ô dƣợc hay Thiên thai ô dƣợc là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên thai Ô dƣợc.
Thuộc họ Long não. Ở nƣớc ta Nam ô dƣợc mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất ở
các tỉnh Thanh hóa, Nghệ an, Hà tỉnh, Hòa bình, Sơn tây.
TVQK: Vị cay, tính ôn. Qui kinh Phế, Tỳ, Thận, Bàng quang.
TPHH: Chủ yếu gồm tinh dầu và các ancaloit.

432
Y Học Cổ Truyền

TDDL:
Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống, ôn thận tán hàn.
Chủ trị chứng hàn uất khí trệ, thuận dƣơng bất túc, bàng quang hƣ lãnh.
Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
Ô dƣợc có tác dụng 2 mặt đối với cơ trơn bao tử và ruột, có tác dụng làm tăng nhu
động ruột, giúp ruột bài khí, đồng thời làm giảm trƣơng lực của ruột thỏ cô lập. Ô dƣợc có
thể làm tăng tiết dịch ruột.
Bột Ô dƣợc khô có tác dụng rút ngắn thời gian tái canxi hóa của huyết tƣơng, rút
ngắn thời gian đông máu và có tác dụng cầm máu.
CNCT:
Trị đau bụng do trúng hàn khí trệ, đau bụng kinh:
Ô trầm thang: Ô dƣợc, Đảng sâm đều 10g, Trầm hƣơng 2g, Cam thảo 6g, Sinh
khƣơng 6g, sắc uống.
Ô dƣợc, Cao lƣơng khƣơng, Hồi hƣơng đều 6g, Trần bì 8g, sắc uống trị hàn, sán
khí, đau bụng dƣới.
Ô dƣợc thang (Hiệu chú phụ nhân lƣơng phƣơng): Ô dƣợc 10g, Hƣơng phụ 8g,
Đƣơng qui 12g, Mộc hƣơng 8g, sắc uống. Thuốc có tác dụng lý khí hoạt huyết chỉ thống.
Trị tiểu nhiều lần hoặc đái dầm: do thận dƣơng bất túc, bàng quang hƣ hàn, dùng bài:
Súc tuyền hoàn (Hiệu chú phụ nhân lƣơng phƣơng) gồm Ích trí nhân 16g, Ô dƣợc
10g, Sơn dƣợc 16g sắc uống.
Trị chứng rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn:
Hƣơng tô tán: Ô dƣợc, Hƣơng phụ lƣợng bằng nhau tán bột mịn hoặc làm hoàn,
mỗi lần uống 1 - 2g, ngày 2 lần với nƣớc sắc gừng táo.
LD: Liều 3 - 10g sắc uống hoặc cho vào thuốc thang, hoàn tán.
Trƣờng hợp khí huyết hƣ, nội nhiệt không nên dùng.

Ô dƣợc

433
Y Học Cổ Truyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh học và điều trị nội khoa – Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh- Gs.Bs.
Nguyễn Thị Bay.
2. Bài giảng Y học cổ truyền – Trường Đại học y khoa Thái Nguyên.
3. Dược học cổ truyền – Nhà xuất bản y học – Gs.Bs. Trần văn Kỳ.
4. Dược liệu dược học cổ truyền – Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cách sử dụng và một số bài thuốc hiệu nghiệm Đông y – Nhà xuất bản y học –
Trường đại học y Hà Nội.
6. Châm cứu chữa bệnh – Nhà xuất bản y học – Gs. Bs. Nguyễn Tài Thu.
7. Giáo trình Châm cứu – Trường Đại học y dược Cần Thơ – Ths. Tạ Thanh Tịnh.
8. Lý luận cơ bản Y học cổ truyền – Nhà xuất bản y học – GS. Hoàng Bảo Châu.
9. Tân châm – Nhà xuất bản y học – Gs. Bs. Nguyễn Tài Thu.

434
Y Học Cổ Truyền

Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản

Khoa Y

435

You might also like