You are on page 1of 1251

TỪ ĐIỂN YHCT

A Â B C CH D Đ Ê G H I K KH L M N NG NH Ô PH QU S T TH TR Ứ V X Y

A CHỈ

Tên bệnh.

Xuất xứ: ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Thư’, Q 3.

Là dạng đinh nhọt mọc ở vùng hổ khẩu.

Xem thêm mục Hổ Đầu Đinh.

A CHỈ ĐỘC

Tên bệnh.

Xuất xứ: ‘Ngoại Khoa Hoạt Nhân Định Bản’ Q 2.

Xem mục Thủ A Phát.

A ĐỘC

Tên bệnh.
Xuất xứ: ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Thư’, Q 3.

Một loại đinh nhọt mọc ở vùng hổ khẩu.

Xem thêm mục Hổ Đầu Đinh.

A THỊ HUYỆT

Tên Huyệt : Khi ấn trên cơ thể người bệnh, đến chỗ nào người bệnh tỏ dấu hiệu đau, thầy thuốc
reo lên : “A, đây rồi “( Thị), vì vậy gọi là A Thị Huyệt.

Tên Khác : Áp Thống Điểm, Bất Định Huyệt, Thiên Ứng Huyệt.

Xuất Xứ : Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương.

Vị Trí : Huyệt không có vị trí nhất định, có thể nằm trên hoặc ngoài đường kinh.

Tác Dụng : Thông kinh, hoạt lạc, làm máu huyết lưu thông, sơ thông kinh khí, giảm đau cục bộ.

Châm Cứu : Tùy vị trí từng huyệt.

Tham Khảo :

( Chương ‘Cứu Liệt’ sách Thiên Kim Phương ghi : “Nước Ngô, nước Thục đa số dùng phép
cứu, có phép A Thị. Mỗi khi bệnh nhân đau thì xoa bóp ở trên đó, thường ở phía ngoài, tuy
không có huyệt nhưng làm cho dễ chịu, hết đau, vì vậy gọi là A Thị. Dùng phép cứu thấy hiệu
nghiệm, vì vậy gọi là A Thị Huyệt”.

( ”Phương pháp này xuất phát từ thiên ‘Kinh Cân’ (Linh Khu 13) : “Dĩ thống vi du” (Lấy chỗ
đau làm huyệt).

A THÍCH ĐỘC

Tên bệnh.

Xuất xứ: Dương Y Chuẩn Thằng, Q 3.

Một loại đinh nhọt mọc ở vùng hổ khẩu.

Xem thêm mục Hổ Đầu Đinh.

A UNG

Tên bệnh.

Xuất xứ: Dương Y Đại Toàn, Q 19.

Xem mục Thủ A Phát.

A XOA ĐỘC
Tên bệnh.

Xuất xứ: Y Tông Kim Giám, Q 68.

Một loại đinh nhọt mọc ở vùng hổ khẩu.

Xem thêm mục Hổ Đầu Đinh

Á KHOA

Khoa nhi, vì trẻ con chưa biết nói chưa kể được bệnh nên gọi như vậy (á là câm).

Á KINH

Tên bệnh.

Một trong loại bệnh kinh phong.

Sách ‘Hứa Thị Ấu Khoa Thất Chủng’ viết: Sốt cao, đờm vọt ra, co rút, nơi trẻ nhỏ, gọi là Á
kinh’.

Điều trị dùng Linh dương giác, Câu đằng, Hổ phách, ‘Bảo Long Hoàn’.

Á PHONG
Xuất xứ: Giải Vi Nguyên Tẩu, q 1.

Trong sách này có viết: “Chứng này bị mất tiếng, không nói được... nếu dùng phương pháp làm
cho ôn, hòa nhuận thì dương khí điều hòa, tiếng nói sẽ thông. Nếu phong thấp, âm tà tương
tranh nhau ở phần dương, tân dịch bị ngưng trệ làm chi khí đọa không thông, âm thanh bị bế
tắc:.

Thường do đờm thấp tắc nghẽn ở Phế khiến cho Phế khí bị thực nên không phát ra tiếng được.
Điều trị nên dùng phép tuyên Phế, khu đờm, lợi yết. Dùng Kinh giới huệ, Thuyền thoái, Cát
cánh, Qua lâu, Quất hồng, Bối mẫu, sắc uống.

Trúng phong gây nên câm cũng gọi là Á Phong. Do phong tà trúng vào kinh lạc, tạng phủ bị
ngăn trở, không được nuôi dưỡng, khiến cho lưỡi bị cứng, chuyển động khó khăn, thậm chí
không nói được (câm), kèm theo liệt nửa người.

Điều trị: nên phù chính, khu tà, khu phong, thông lạc. Có thể dùng bài Tiểu Tục Mệnh Thang
gia giảm, hoặc tùy theo chứng trạng mà dùng thuốc cho phù hợp.

Một thứ bệnh ăn uống như thường, mất tiếng không nói được.

Á THAI

Xuất xứ: sách Hàm Đan Di Cảo.

Chứng bệnh khi có thai bị câm không nói được.

Sách ‘Hàm Đan Di Cảo’ viết: “Có thai mà tự nhiên không nói được, gọi là Á Thai”.
Á THẤU

Tên bệnh.

Xuất xứ: sách Loại Chứng Trị Tài.

Là chứng trạng ho mà âm thanh khàn. Do tà uất ở Phế, Phế khí bị bế tắc hoặc Phế bị hư tổn.

Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’ viết: “Á thấu, thở gấp, đầy tức, mất tiếng. Dùng bài Thông Âm Tiễn.
Nếu Phế bị thực, đờm nghẹt, nên dùng Hạnh nhân, Cát cánh, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch chỉ, Trúc
diệp. Nếu Phế hư, họng khô, nên dùng bài Sinh Mạch Tán thêm Ngọc trúc, Khoản đông hoa,
Mật. Nếu ngoại cảm phong hàn bao nhiệt lại ở bên trong, dùng Tế tân, Bán hạ, Mật, Gừng để
lấy vị cay mà làm cho phát tán, Nếu bị nội thương, hỏa khắc kim, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng
Thang hợp với Sinh Mạch Tán. Nếu ho đến nỗi mất tiếng, do đờm uất, có hỏa, dùng bài Cát
Cánh Thang thêm Bối mẫu, Tỳ bà diệp. Ho lâu ngày mất tiếng, dùng bài Hạnh Nhân Cao.
Chứng này thường gặp nơi người bệnh viêm họng cấp hoặc ho nhiều lâu ngày.

ÁC CHÚ

Tên bệnh.

Xuất xứ: Thái Bình Thánh Huệ Phương, q 56.

Sách này ghi: “Ác chú là khí độc. Cơ thể suy nhược thì bị cảm phải khí này. độc khí vào trong
kinh lạc, sẽ chuyển vào ngực, bụng. Khi độc khí di chuyển tới lui sẽ bị đau nhói, chỗ đau không
nhất định, gọi là Ác Chú”. Điều trị có thể dùng Ngưu Hoàng Tán, Á Chú Phúc Thống Phương”.

ÁC CHÚ TÂM THỐNG


Tên bệnh.

Xuất xứ: Thái Bình Thánh Huệ Phương, q 43.

Ý chỉ tà độc, lệ khí truyền vào Tâm bào gây nên chứng tâm thống.

Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ q56 ghi: Nếu người ta mất bình thường thì âm dương đều hư, khí
huyết bất túc, lại do cảm phải tà ác của phong, hàn, thử, thấp, thừa lúc cơ thể suy yếu xâm nhập
vào cơ thể, vào kinh lạc, lưu lại trong tạng phủ, độc khí tấn công vào Tâm bào, phát ra cơn đau
liên tục, tích trệ lâu ngày, hoán chuyển cho nhau, ì vậy gọi là Ác Chú Tâm Thống”. Biểuhiênj:
vùng tim đau như dao đâm hoặc như trùng cắn vào tim, vùng ngực và hông sườn đau, co rút,
nôn ra nước trong, ăn uống không được, tay chân lạnh tới các đầu ngón tay chân. Điều trị: dùng
bài Quỷ Tiễn Vũ Tán, Binh Lang Tán, Tiêu Thạch Phiến, Thập Chú Hoàn, Đương Quy Tán...

ÁC CHƯỚNG

Tên bệnh.

Xuất xứ: Thẩm Thị Dao Hàm, q 3.

Chỉ màng dầy lớn che lấp mất tròng đen mắt.

ÁC ĐỘC SANG

Tên bệnh.
Xuất xứ: Thái Bình Thánh Huệ Phương q 63.

Xem Ác Sang.

ÁC HẠCH

Tên bệnh.

Xuất xứ: Trửu Hậu Phương, q 5.

Hạch độc, hạch nổi to có thể nguy hiểm. Loại u bướu lâu ngày do phong nhiệt độc tà kết tụ ở
phần khí và phần huyết, gặp phải phong hàn tà rồi sinh ra ở trong gân cơ, to bằng hạt đậu hoặc
quả mận, di động, đau,. Kèm theo sốt, ớn lạnh. Điều trị: Dùng bài Ngũ Hương Liên Kiều
Thang. Sách ‘Y Học Trung Trung Tham Tây Lục’ viết: “Loại này giống như ác hạch trong bệnh
hạch chuột (dịch hạch)”. Ý nói về hạch bạch huyết sưng to trong dịch hạch.

+ Chỉ về đờm hạch lớn. Sách ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Sinh Tập’ q 1 viết: Hạch to là ác
hạch, hạch nhỏ là đờm hạch. Điều trị: nên uống bài Dương Hòa Hoàn, Tê Hoàng Hoàn để cho
nó tiêu đi”.

ÁC HUYẾT

Huyết xấu. Chỉ loại máu ứ tụ bên ngoài mạch máu, giữa các cơ quan, gây nên rối loạn sinh lý
của huyết dịch.

1- Tên bệnh. thiên ‘Thích Yêu Thống’ (Tố Vấn 41) viết: “Bệnh ở Hành lạc khiến cho lưng đau
không thể cúi ngửa, nếu ngửa lên thì như muốn ngã. Bệnh này gây nên do khiêng vật nặng làm
tổn thương đến thắt lưng, ác huyết tụ lại đó”.
Thiên ‘Thủy Trướng’ (Linh Khu 57) viết: “Hoàng Đế hỏi: chứng Thạch hà như thế nào? Kỳ Bá
đáp: “Thạch hà sinh ra trong bào cung. Hàn khí khách tại cửa của tử cung làm cho cửa của tử
cung bị bế tắc, khí không thông, ác huyết đáng lẽ phải tả ra lại không được tả, làm cho huyết ứ
lại bên trong, ngày càng to ra, giống như có thai...”. điều trị: nên dùng phương pháp khứ ứ, sinh
tân. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang, Huyết Phủ Trục Ứ Thang”.

2- Ác còn đọc là Ố. Ố huyết là tránh không cho huyết chảy ra. Thiên ‘Huyết Khí Hình Chí’ (Tố
Vấn 24) viết: “Thiếu dương xuất khí ố huyết” ý nói là kinh Thiếu dương nhiều khí, ít huyết, khi
châm không nên châm cho ra máu.

ÁC KHÍ

1- Tà khí gây bệnh. chỉ chung về khí Lục dâm hoặc khí dịch lệ lây lan. Thiên ‘Tứ Khí Điều
Thần Đại Luận’ (Tố Vấn 4) viết: “Ác khí không phát,gió mưa khôgn đều, bạch lộ không xuống
thì khô uất không tươi”.

2- Chỉ đờm trọc do khí huyết bị ngăn trở gây nên. Thiên ‘Thủy Trướng’ (Linh Khu 57) viết:
“Tích ở bên trong gây nên ác khí”.

ÁC LẬU

Tên bệnh.

Xuất xứ: ‘Lâm Sàng Thực Dụng Trĩ Lậu Học’.

Cũng gọi là ‘Hoại Thư Lậu’.


ÁC LỘ

Xuất xứ: Trửu Hậu Phương.

1- Chất dịch và huyết dư còn sót lại ở trong tử cung của sản phụ sau khi sinh (Sản dịch), huyết
hôi theo âm đạo bài xuất ra ngoài sau khi sinh. Thường sau 2 - 3 tuần sẽ hết. Nếu quá thời gian
này mà không dứt, cần nghĩ đến yếu tố bệnh lý.

2- Nói về huyết dưỡng thai (Nữ Khoa Chỉ Nam Tập).

ÁC LỘ BẤT CHỈ

Xuất xứ: Trửu Hậu Bị Cấp Phương.

Chất dịch có máu sau khi sinh 3 tuần mà vẫn còn chảy ra. Thường do khí bị hư, chức năng của
hai mạch Nhâm và Xung bị rối loạn làm cho huyết ứ bị chảy xuống. Huyết dư chưa ra hết hoặc
bị cảm hàn khiến cho huyết dơ ứ trở ở hai mạch Xung và Nhâm gây nên. Hoặc do phần Vinh,
phần âm bị hao tổn, hư nhiệt phát sinh bên trong, nhiệt bốc lên gây rối loạn mạch Xung và
Nhâm khiến cho huyết đi bậy gây nên.

+ Nếu do khí bị hư, biểu hiện sản dịch mầu nhạt, lỏng, lượng nhiều, kèm sắc mặt xanh, biếng
nói, bụng dưới rỗng. Nên dùng phép bổ khí, nhiếp huyết. Dùng bài Cử Nguyên Tiễn gia giảm).

+ Huyết dư chưa ra hết, sản dịch ra ít, dây dưa, rít, trệ, mầu tím có cục, kèm đau vùng bụng
dưới. Nên dùng phép hóa ứ, chỉ huyết. Dùng bài Đương Quy Ích Mẫu Thang gia giảm (Đương
quy, Xuyên khung, Ích mẫu, Bào khương, Diên hồ sách, Hồng hoa).
+ Huyết nhiệt, sản dịch ra nhiều, mầu đỏ, đặc, dính, có mùi hôi, sắc mặt đỏ. Nên dùng phép
dưỡng âm, thanh nhiệt, chỉ huyết. Dùng bài Bảo Âm Tiễn gia giảm (Bạch thược, Tục đoạn, Hạn
liên thảo, A giao, Hoàng cầm, Sinh địa, Ô tặc cốt, Hoàng bá).

ÁC LỘ BẤT HẠ

Tên bệnh.

Chứng trạng huyết dư (sản dịch) không bài tiết hoặc bài tiết rất ít sau khi thai nhi đã ra, được
gọi là Aùc Lộ Bất Hạ. Tương đương loại sót nhau sau sinh của YHHĐ.

Nguyên nhân chủ yếu do Khí trệ hoặc huyết ứ.

+ Do Khí trệ thường kèm trướng đau vùng bụng dưới, ngực sườn đầy, mạch Huyền.Dùng bài
Hương Ngải Khung Quy Aåm.

+ Do Huyết Hư thường kèm chóng mặt, ù tai, hồi hộp, mắt mờ, bụng không đau, ấn vào thấy
mềm, mạch Hư Tế. Dùng bài Thánh Dũ Thang.

+ Do Huyết Ứ: thường kèm triệu chứng bụng dưới đau, ấn vào đau nhiều, nơi đau có thể sờ
thấy có khối u, mạch Trầm Sáp. Nếu nhẹ dùng bài Sinh Hóa Thang. Nặng dùng bài Đào Nhân
Tiễn.

ÁC LỘ BẤT TẬN

Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận.

Xem mục Ác Lộ Bất Chỉ.


ÁC LỘ BẤT TUYỆT

Tên bệnh.

Xuất xứ: Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương.

Xem mục Ác Lộ Bất Chỉ.

ÁC MẠCH

Tên bệnh.

Chứng bệnh này giống như chứng Viêm tắc tĩnh mạch.

Xuất xứ: Trửu Hậu Bị Cấp Phương Q 5.

1- Phong hợp với độc: Phong độc ở bên ngoài xâm nhập vào làm cho lạc mạch bị ngăn trở, làm
cho âm dương mất quân bình, khí huyết không đều hòa, tụ lại ở bì phu gây nên hạch.

2- Uống phải thuốc có độc, hoặc dùng thuốc quá liều, hóa thành hỏa độc làm cho lạc mạch bị
ngưng trệ gây nên hạch.

Biểu hiện lâm sàng: tay chân và cơ thể có những mạch đỏ nổi lên giống như con giun. Phép trị:
hoạt huyết, hóa ứ, sơ thông mạch lạc.
+ Do phong độc: Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, giải độc tán kết. Dùng bài Ngưu Bàng Giải
Độc Thang gia giảm: Ngưu bàng (sao), Kim ngân hoa, Liên kiều, Huyền sâm đều 10g, Hạ khô
thảo 30g, Bối mẫu, Hải tảo, Thương truật đều 6g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm, Hổ trượng
đều 15g, Bạc hà, Kinh giới đều 4,5g. Sắc uống.

+ Do đờm nhiệt: Điều trị: Lý khí hóa đờm, thanh nhiệt tán kết. Dùng bài Ôn Đởm Thang gia
giảm: Bán hạ (chế Gừng), Phục linh, Trần bì, Bối mẫu, Liên kiều đều 10g, Bạch giới tử (sao),
Ngưu tất, Thanh bì, Quất lạc đều 6g, Trạch lan, Đương quy, Đan sâm, Xích thược đều 12g,
Thanh mông thạch 15g, Thiên long 1 con.

+ Do uống phải thuốc độc: Điều trị: Phù chính, thác độc, thanh nhiệt hộ âm.

Dùng bài Tứ Diệu Thang gia giảm: Hoàng kỳ (sống), Ngân hoa đều 15g, Cam thảo, Đương quy,
Thạch hộc, Đan sâm, Liên kiều đều 10g, Thiên tiên đằng, Thủ ô đằng, Kê huyết đằng, Câu
đằng, Nam bắc sa sâm đều 12g, Bối mẫu, Đởm nam tinh, Quất bì đều 6g.

Cách chung có thể dùng bài Ngũ Hương Thang gia vị. Bên ngoài dùng Đơn sâm nấu thành cao
đặc, đắp.

ÁC MI

Lông mi khô héo không bóng. Thường do khí huyết suy kém. Thiên ‘Âm Dương Nhị Thập Ngũ
Nhân’ viết: ‘Ác mi do khí huyết suy kém’ (Linh Khu 64, 47).

ÁC NHẬT

Tên bệnh.

Xuất xứ: Linh Lan Bí Tàng, q. Thượng.


Xem mục Tu Minh.

ÁC NHỤC

Tên bệnh.

Xuất xứ: Trửu Hậu Bị Cấp Phương, Q 5.

1- Sách ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương, Q 5’ ghi: “Trong cơ thể bỗng nhiên có cơ nhục mọc ra lớn
như hột đậu đỏ, giống như mầu sữa ngựa, cũng có khi giống như mồng con gà. Nên uống bài
Lậu Lô Thang. Ngoài ra, có thể dùng sắt, nung cho nóng lên, hơ vào chỗ tổn thương, ngày hơ 3
lần. Sau đó lấy Thăng Ma Cao đắp vào”.

Bệnh này bao gồm cả thịt dư và những vết da sần sùi.

2- Thịt bị hoại tử. Sách ‘Ngoại Khoa Lý Lệ’ q 1 viết: “Ác nhục là thịt bị hoại tử (thịt hư nát),
nhọt độc sau khi lở loét, thịt bị hoại tử ngư trệ, cần phải khử đi, là ý thay cũ đổi mới”.

ÁC PHÁP

Thủ pháp xoa bóp. Dùng tay nắm vùng điều trị, sau đó buông ra, nắm rồi buông nhiều lần như
vậy. Thường áp dụng ở tay chân.

ÁC PHONG

Tên bệnh.
Do ngoại cảm hoặc nội thương gây nên.

Sách ‘Thương Hàn Minh Lý Luận’ (Q 1) viết:Thương hàn ác phong làm sao biết được?. Sách
‘Hoàng Đế Châm Kinh’ viết: “Vệ khí sở dĩ có thể làm ấm phần cơ nhục, làm đầy phần da, làm
mập phần tấu lý vì nó chủ sự đóng mở (khai hạp). Phong tà trúng vào phần vệ đó là ác phong.
Tại sao? Vì phong làm tổn thương phần vệ, hàn làm tổn thương phần Vinh. Nếu trúng phong tà,
ở phần phân nhục không ấm mà nóng, phần da lông không đầy căng mà lỏng, thưa. Tấu lý
không đầy đặn thì thưa, không kín, không giữ được việc đóng mở thì sẽ bị tiết ra mà không bền,
đó là ác phong. Á phong, ác hàn đều là biểu chứng. Ác phong nhẹ hơn so với ác hàn. Ác phong
tuy là ở biểu, nhưng cách phát tán lại khác nhau tùy từng trường hợp. Nếu không có mồ hôi mà
ác phong, đó là thương hàn, nên dùng cách phát biểu. Ra mồ hôi mà ác phong đó là trúng
phong, nên dùng phép giải cơ. Lý chứng tuy còn mà ác phong chưa khỏi, trước hết phải dùng
phép giải biểu. Có trường hợp phát hãn nhiều mà vong dương và phong thấp, đều có chứng ác
phong. Vì phát hãn nhiều, mồ hôi ra không cầm thì vong dương, bên ngoài không vững thì cũng
bị ác phong. Phải dùng Quế chi gia phụ tử thang để làm ấm kinh mà cố phần vệ. Phong thấp
tranh bác nhau, khớp xương nhức mỏi, là thấp thắng, tự ra mồ hôi mà da thưa không kín thì
cũng bị ác phong. Cần dùng Cam Thảo Phụ Tử Thang để tán thấp mà thực phần vệ. Do đó có
thể thấy rằng ác phong thuộc phần vệ là có thể rõ được". Sách ‘Nội Ngoại Thương Biện Hoặc
Luận’ q Thượng viết: “Do nội thương và ăn uống thất thường và tổn thương do lao nhọc, cũng
có ác phong... khác với thương phong, thương hàn, huống gì chảy mũi trong, đau đầu, đổ mồ
hôi, xen kẽ cũng có. Thở vội, ngắn hơi, thiếu hơi, không đủ thở, tiếng nói thì ngắn hơi mà yếu
ớt, ăn uống bị trở ngại, hoặc ăn không xuống hoặc không muốn ăn, cả ba đêu xen lẫn". (xem
thêm mục Ác Hàn).

2. Chỉ về bệnh tà. Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luân’ (Tố Vấn 17) viết: "Đến chậm đi nhanh,
thượng hư hạ thực, là ác phong. Cho nên trúng ác phong là dương khí bị trúng".

3. Tên bệnh. Nói về tật bệnh do lệ khí trúng vào người gây ra. Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ q 18
viết: 'Ác phong do ngũ phong, lệ khí dẫn đến... độc của nó trúng vào ngũ tạng con người thì
sinh trùng, cũng có 5 loại trùng sinh sôi nảy nở, vào trong xương tủy. nội thương ngũ tạng, bên
ngoài ứng với hình dáng. Cho nên, nếu trùng ăn vào Can thì chân mày lông mi rơi rụng, ăn vào
Phế thì sống mũi sụp đổ, ăn vào Tỳ thì tiếng nói trở nên rời rạc mà mất vang, ăn vào Thận thì
tai ù như sấm độn. Tâm không bị ăn, nếu trùng mà ăn vào tâm thì không trị được. Đó được gọi
là ác phong". Trị nên dùng các bài như Thù Thánh Tán, Hồ Ma Tán và Thiên Ma Tán.
ÁC SANG

Tên bệnh.

Cũng gọi là Cứu Ác Sang, Ác Độc Sang, Ngoan Sang.

+ Sách ‘Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương’, q 5 viết: “Trị chứng đầu sang, ác sang và cốt thư,
dùng Ngưu Xí Huân Phương”, ở đây chỉ về nhọt lâu ngày không khỏi.

+ Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 35 viết: “Nhọt mọc ở cơ thể... sưng nóng dỏ, đau mà
nhiều mủ, cơ thể sốt cao, gọi là Ác sang”.

Nói chung là mụn nhọt độc lở loét, máu mủ đầm đìa.

+ Sách ‘Sơn Hải Kinh Chú’ cho rằng ‘Lệ’ (chứng phong cùi) tức là ác sang.

+ Hiện nay gọi Ác sang là bướu ác tính.

ÁC SẮC

Còn gọi là Yêu Sắc. Bệnh tật phản ảnh mầu sắc ở mặt mà khô, sạm tối, biểu hiện Vị khí khô
kiệt, tạng khí bị suy bại, bệnh tình tiên lượng là xấu. Thiên ‘Nũ Tạng Sinh Thành Luận’ (Tố
Vấn 10) mô tả “Xanh như cỏ tươi, vàng như mầu Chỉ thực, đen như hóng khói, đỏ như máu
cam, trắng như xương khô, đều là ác sắc biểu hiện của chân tạng tuyệt.

ÁC TÂM
Tên bệnh.

Cũng gọi là Ố Tâm.

Chỉ về vị khí nghịch lên gây nên buồn nôn, nôn. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 21 viết:
“Ác tâm là do tâm hạ có đình thủy tích ẩm gây nên... Khí thủy ẩm không tan, đi lên vào Tâm,
lại nhân cơ hội khí lạnh mà nặng thêm, vì thế khiến hỏa khí không được tuyên thông, thì trong
lâm như có nước dọng, muốn mửa, được gọi là ác tâm. Sách ‘La Thị Hội Ước Y Kính’ q 8 viết:
"Ác tâm là vị khí nghịch, dạng ngây ngất muốn nôn, muốn mửa, hoặc lại không mửa được, cảm
thấy khó chịu, đó gọi là ác tâm, mà thực sự là bệnh của vị. Nguyên nhân của chứng này là ở vị
khẩu có các tà khí như có hàn, có đờm, có túc thủy (nước cũ ứ đọng), có hỏa tà, có tiếp xúc với
uế khí, có âm tháp thương vị, hoặc thương hàn ngược tật, tất cả đều có thể gây ra ác tâm. Cần
nắm vững Hư Thực để biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp ác tâm do thực tà, bệnh đến
nhanh, mà đi cũng nhanh, tà khử được thì hết ác tâm. Trường hợp ác tâm do hư tà, cần phải
khôi phục lại vị khí mới lành. Chứng hư này, 8 - 9/10 là có thực tà ghé thực (ăn uống), ghé
đờm. Thường do tỳ khí không khỏe, không kiện vận được gây nên. Thầy thuốc nên biết trong
thực có hư, không nên dùng phép công bừa bãi có thể làm tổn thương vị khí. Tỳ Vị bất hòa nên
dùng phép hòa Vị, lý khí. Dùng bài Nhị Trần Thang hoặc Quất Bì Bán Hạ Thang. Vị có hàn tà,
nên ôn trung, dùng bài Lý Trung Thang. Trong Vị có nhiệt, nên thanh hỏa, dùng bài Nhị Trần
Thang gia Hoàng cầm, Hoàng liên, hoặc Tả Kim Hoàn. Trường hợp ác tâm do cảm thử nhiệt
hoặc hỏa thịnh phiền táo, dùng bài Trúc Diệp Thạch Cao Thang; Vị có đờm thấp, nên dùng
phép táo thấp hóa đờm, dùng bài Nhị Trần Thang, Bình Vị Tán; Vị có thực trệ nên dùng phép
tiêu đạo, dùng bài Bảo Hòa Hoàn; Tỳ Vị hư nhược, nên dùng phép kiện tỳ hòa vị. Dùng bài
Hương Sa Lục Quân Thang; Tỳ Thận hư hàn, nên dùng phép ôn bổ Tỳ Thận, dùng bài Lý Âm
Tiễn, Ôn Vị Thang.

ÁC THỰC

Tên bệnh chứng.

1- Nói về chứng nhìn thấy thức ăn mà có cảm giác chán không ăn được. Sách ‘Chứng Trị Hối
Bổ’ viết: "Ác thực không chỉ có một manh mối, có trường hợp trong ngực có đờm trệ, nên đạo
đờm để trợ tỳ. Có trường hợp thương thực mà ác thực, nên tiêu hóa để trợ Tỳ. Có trường hợp
bệnh lâu ngày Vị hư, nên dùng Sâm, dùng Bảo Hòa Hoàn để gia giảm.

2. Tên gọi khác của chứng Ác Trở.

ÁC TRỞ

Tên bệnh. Xuất xứ : Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, q 41. Cũng gọi là Tử Bệnh, Trở Bệnh, Bệnh
Nhi, Bệnh Trở, Bệnh Cách, Tuyển Phạn, Ác Tử, Ác Tự, Ác Thực Và Nhâm Thần Ẩu Thổ. Chỉ
về thời kỳ đầu mà phụ nữ có thai xuất hiện như muốn nôn mửa, nôn mửa, kén ăn, hoặc ăn vào
mửa ra, nặng thì mửa ra nước đắng, hoặc chất có máu, đều gọi là Ác trở. Có thể do vị nhược, vị
hàn, đàm trệ, can nhiệt.

ÁC TRÚNG

Một trong dạng Loại trúng phong.

Xuất xứ: Vạn Bệnh Hồi Xuân.

Còn gọi là Trúng ác.

Do tà khí xâm nhập vào Vị gây nên. Sách ‘Y Tông Tất Độc - Loại Trúng Phong’ viết: "Ác
trúng... tay chân lạnh, nổi da gà, đầu mặt xanh đen, tinh thần mê muội, hoặc nói sảng, cắn chặt
hàm răng, hôn mê bất tỉnh. Nên dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn đổ vào miệng, đợi khi tỉnh, cho
uống Điều Khí Bình Vị Tán". Sách Y học tâm ngộ - Loại trúng phong’ viết: "Ác trúng, lên núi,
vào chùa, nhà lạnh vắng tanh, khiến cho tà khí xâm tập !ẫn nhau, bỗng nhiên nói sảng, hoặc đầu
mặt xanh tối, hôn mê. Dùng ngay bài Thông Khương Thang đổ vào miệng, sau đó dùng bài
Thần Truật Tán để điều hòa”.
(Xem thêm mục Trúng Ác).

ÁC TỰ

Xuất xứ : Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, q 41.

Tên gọi khác của Ác Trở.

ÁCH

1. Miệng trên thực quản (khoang họng).

Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) viết: "Địa khí thông ở ách". Sách 'Giáp
Ất Kinh’ viết "Ách là yết”.

2. Cổ họng. Thiên ‘Huyết Khí Hình Chí’ (Tố Vấn 24) viết: "Hình khổ chí khổ, bệnh sinh ở ách
(yết)".

ÁCH CAN

Tức là họng khô. Thiên ‘Nhiệt Luận’ (Tố Vấn 31) ghi: " Mạch Thái âm phân bố ở trong vị lạc,
ở ách (cổ họng), do đó bụng đầy mà ách can”. Trường hợp thuộc hư, thiếu âm dịch thể khô,
mạch của Thiếu âm đi dọc theo cuống họng, ghé vào gốc lưỡi, hư chứng thì ách can. Điều trị,
nên bổ Thận dưỡng âm. Thực chưng thì thường do hỏa nung nấu Phế Vị, làm tổn thương tân
dịch, yết hầu mất nhu dưỡng gây nên. Điều trị, nên thanh hỏa, dưỡng âm, lợi yết.

ÁCH LẠC
Xuất xứ: Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74). Ách cũng dùng như chữ Yết (Giáp Ất
Kinh). Chỉ về mạch lạc ở vùng yết hầu.

ÁCH NGHỊCH

Tên bệnh. Tức Ách nghịch, có nghĩa là nấc cụt. Còn gọi là Khái nghịch. Sách 'Xích Thủy
Huyền Châu - Khái Nghịch’ viết: 'Trái nghịch xưa gọi là ách nghịch".

ÁCH NGHỊCH

Tên bệnh. Xem ‘Đan Khê Tâm Pháp - Khái Nghịch’. Tức là Ách nghịch.

ÁCH NGHỊCH

Tên bệnh. xuất xứ: Vạn Bệnh Hồi Xuân’ (Q 3). Còn dùng như Ách nghịch 軛 逆 . Sách Nội
Kinh còn gọi là Uyết (噦 ). Đời nhà Kim, Nguyên thường gọi là Khái nghịch. Lại còn gọi là
Ách Nghịch, Ách thắc 吃 忒.

Tục gọi là nấc cụt. Chỉ Vị khí xông nghịch lên. Là chímg trạng có tiếng nấc ách ách. Sách ‘Y
Thiên’ q 2 viết: “Ách nghịch, tức cái mà trong sách Nội Kinh gọi là Uyyết, khí từ dưới xông lên
mà thành tiếng nấc ách ách". Tiếng của nó ngắn, vội, khác với ợ hơi tiếng dài mà trầm. Ách
nghịch cũng có hàn ách, nhiệt ách, khí ách, đờm ách, ứ ách và hư ách. Cũng có chia ra ngoại
cảm ách nghịch, nội thương ách nghịch hoặc dương chứng khái nghịch, âm chứng khái nghịch
(xem các chữ này). Chứng này cóù thể thấy trong Vị co thắt, cơ cách mô co thắt và ách nghịch
do thần kinh, cũng có thể trong bênh chứng nguy nặng.

ÁCH NGHỊCH
Tên bệnh. Tức là Ách nghịch. Sách ‘Y Học Chính Truyền - Ách Nghịch" ghi: "Gọi tên cho
tiếng Khí nghịch lên". Xem Ách Nghịch.

ÁCH NGHỊCH SA

Một trong Sa chứng. Chỉ về Sa trướng mà nấc cụt. Sách ‘Sa Trướng Ngọc Hằng' - Ách Nghịch
Sa viết: "Sa trướng phát nấc, có chia ra đờm hỏa, huyết uất, có khác nhau về thực trở và khí trở,
có cái nguy trong bệnh nặng suyễn nấc. Nếu không biện rõ nguyên nhân bị bệnh, dùng thuốc sẽ
không ổn, chẳng những không hiệu quả, mà hẳn là nấc chết, rõ là cái hại của sa ách. Điều trị
nên dùng phương pháp phóng sa. Dùng bài Tế Tân Đại Hoàng Hoàn, Tô Mộc Tán, Đào Nhân
Hồng Hoa Thang, Thanh Lương Chí Bảo Ẩm (xem mục Sa).

ÁCH NHŨ

Xuất xứ: Ấu Ấu Tập Thành, quyển 3. Tức là Thương Nhũ Thổ (thương thực gây nôn mửa do bú
sữa).

ÁCH PHÁP

Thủ pháp xoa bóp.

Xuất xứ: ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Táo Pháp Hậu’. Cũng ngón tay cái và trỏ ra như cách
kẹp, dùng lực đè bấm mạnh tại huyệt vị hoặc bóp mạnh cơ thể một lúc. Chương ‘Ma Trị Pháp’
(Thạch Thất Bí Lục) viết: "Cách trị mắt lệch miệng méo... bấm vùng gần vành tai bên không
méo... xoa tại chỗ bị méo vài trăm cái, cho đến khi trên mặt thấy nóng thì thôi".

ÁCH TÁO

Tên bệnh.
Xuất xứ: Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) Trạng thái họng khô ráo. Hư chứng
thường do Phế Thận âm hư, họng không được dinh dưỡng gây nên. Điều trị nên tư dưỡng Phế
Thận âm hư. Có thể chọt dùng Tả Quy Ẩm, Lục Vị Địa Hoàng Thang và Dưỡng Âm Thanh Phế
Thang gia giảm. Thực chứng, thường do hỏa ở Phế Vị quá mạnh, bốc lên nung nấu họng gây ra
bệnh. Điều trị nên thanh nhiệt giáng hỏa. Có thể chọn dùng các bài Hoàng Liên Giải Độc Thang
và Thanh Yết Lợi Cách Thang gia giảm.

ÁCH TẮC

Tên bệnh.

Xuất xứ: Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận’ (Tố Vấn 71). Thường do Phế Vị tích nhiệt, hỏa độc
nhiều quá, đờm dãi ủng tắc khiến cho hô hấp bị trở ngại và nuốt khó. Thường có thể gặp trong
bệnh yết hầu như hầu ung, hầu phong, và bệnh toàn thân. Nên kết hợp tình trạng toàn thân để
biện chứng điều trị. Lúc cầnt có thể giải phẫu khí quản.

ÁCH THẮC

Tức là ách nghịch (nấc cụt). Còn gọi là Khái Nghịch. Ngày xưa gọi là Yết. Sách 'Nho Môn Sự
Thân – Trị Bệnh Bách Pháp - Khái Nghịch’ viết: "Khái nghịch, tục gọi là ách thắc"

ÁCH THỐNG

Tên bệnh. Chỉ vùng họng đau. Thường do hỏa tà thịnh bốc lên gây ra. Thiên ‘Mậu Thích Luận’
(Tố Vấn 63) viết: "Tà khách (đến chiếm) ở Túc thiếu âm lạc làm cho người ta bị ách thống,
không thể ăn được". Chương ‘Yết Hầu’ (Xích Vũ Huyền Châu) viết: 'Ách là chỗ thấp nhất của
của yết", và “Bệnh hầu tý, ắt kèm cả đau yết hầu. Bệnh yết hầu đau, không thể chỉ thuộc là Hầu
tý".
ÁCH THỦNG

Tên bệnh.

Là trạng thái sưng yết hầu.

Xuất xứ: ‘Ngũ Thập Nhị Bệnh Phương - Âm Dương Thập Nhất Mạch Cứu Kinh’. Thiên ‘Quyết
Luận’ (Tố Vấn 45) viết: "Thủ dương minh Thiếu dương quyết nghịch (lạnh ở các ngón tay
chân) phát ra bệnh hầu tý, ách thũng, kính (co quắp)". Chứng này có thể thấy trong một số bệnh
yết hầu nào đó và bệnh toàn thân.

ÁCH THƯ

Tên bệnh. Sách ‘La Thị Hội Ước Y Kính’ q 7 viết: "Có chứng ách thư, tục gọi là Tẩu mã hầu
tý". Một dạng hầu tý (xem: Tẩu Mã Hầu Tý).

ÁI

Còn gọi là ái khí (ợ hơi). Xuất xứ: thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49). Chương ‘Tạp Chứng Thô’
(Cảnh Nhạc Toàn Thư) viết: “Ái là hơi ợ khi ăn no, tức là ái khí".

ÁI HỦ

Tên bệnh. Chứng ợ hơi có mùi chua thối. Thường do Tỳ Vị suy yếu, ăn uống thất thường, ăn
không tiêu, đình tích ở trường vị gây ra. Mục ‘Tạp Chứng’ (Loại Chứng Trị Tài) viết "Song, do
phần lý bị hư, ăn uống không tiêu, nôn nước miếng hôi thối, khi điều trị, nên dùng phép kiện
vận, dùng bài Lục Quân Tử Thang thêm Sa nhân, Kê nội kim... Sau khi ăn mà ái hủ (ợ chua hôi)
dùng bài Bảo Hòa Hoàn".
ÁI KHÍ

Tên bệnh. Xuất xứ: Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp – Ái Khí. Chứng khí từ trong vị nghịch lên phát
thành tiếng. Tiếng của nó trầm dài, khác với tiếng nấc ngắn nhanh. Thường kèm thấy vị quản
đầy tức. Thường do Tỳ Vị suy yếu, Vị khí bất hòa, hoặc kèm khí, thực, đờm, hỏa, làm cho Vị
khí nghịch lên gây ra. Cũng có thể do Phế khí không giáng mà phát ợ hơi. Điều trị, nên dùng
phép hòa Vị, giáng nghịch làm chủ. Nếu Vị hư, dùng bài Toàn Phúc Đại Giả Thang. Tỳ Thận
hư hàn, dùng bài Lý Âm Tiễn. Vị hư khí trệ. dùng bài Thập Vị Bảo Hòa Thang. Vị bị thực,
dùng bài Khúc Truật Hoàn, Bảo Hòa Hoàn. Vị hàn ăn uống khó tiêu, dùng bài Dưỡng Trung
Tiễn hoặc Lý Trung Hoàn. Vị hư ghé đờm, dùng bài Hòa Vị Nhị Trần Tiễn. Vị có đờm hỏa,
dùng bài Tinh Hạ Chi Tử Thang. Phế khí không giáng mà ợ, dùng bài Tô Tử Giáng Khí Thang.

ÁI KHÍ 噫 氣

Xuất xứ: Thương Hàn Luận – Biện Thái Dương Mạch Bệnh Chứng Tịnh trị. Tức là ái khí. Sách
‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Tạp Bệnh’ viết: “Ái khí chính là ái (ợ) mà trong sách Nội Kinh đã
gọi". Nghĩa là ợ hơi mà hiện nay thường gọi.

ÁI NÃI 噫 奶

Xuất xứ: Tiểu Nhi Vệ Sinh Tổng Vi Luận.

Tức là Kiến Nhũ.

ÁI THỐ

Tên bệnh. Chứng ợ hơi, nuốt chua. Chương ‘Ẩu Uyết Chư Bệnh’ (Chư Bệnh Nguyên Hậu
Luận’ viết: "Ái thố là do thượng tiêu có đờm ẩm, Tỳ vị có thức ăn cũ lạnh, cho nên không tiêu
được cơm, cơm không tiêu thì đầy tức mà khí nghịch. Do đó thường ợ hơi mà nuốt chua, hơi
thở chua thối". Nên dùng bài Bán Hạ Hoàn, Đinh Hương Tán và Khúc Truật Hoàn.

Thiên ‘Tạng Khí Thời Pháp Luận’ viết: “Kiêng cữ thức ăn cay nóng (thối ai)” (Tố Vấn 22, 14).

ẢI TỬ

Chết do thắt cổ.

ÁM ĐINH

Tên bệnh. Xuất xứ: Dương Y Chuẩn Thằng, q 2. Đinh mọc ở dưới nách, cứng rắn và tím đen
vừa ngứa vừa đau, thường phát sốt phát rét chân tay co quắp, phiền nóng và đau ran đến nửa
người. Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ viết: "Trước khi phát bệnh, dưới nách bỗng nhiên sưng cứng,
lan ra không đều, sau đó là sưng bìu dái, dịch hoàn căng cứng, như dạng đau gân, nóng lạnh,
gân mạch co quắp, chỗ sưng nóng đỏ đau. Không dùng châm thích, nên giải hãn bằng đường
mồ hôi.

ÁM KINH

Xuất xứ: sách ‘Y Tông Kim Giám – Phụ Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’. Chỉ người phụ nữ suốt
đời không thấy kinh nguyệt, mà vẫn có thể mang thai như thường.

ÁM NHÀN

Tên bệnh. Xuất xứ: ‘Tiểu Nhi Vệ Sinh Tổng Vi Luận Phương’. Còn gọi là ám phong. Chứng
nhàn (Động kinh) phát ra mỗi khi gặp nơi âm ám (lạnh lẽo tối tăm). Khí huyết của trẻ nhỏ còn
non yếu, mà can nhiệt tương đối thịnh, dễ kèm đờm dãi đi lên, ảnh hưởng đến tâm thần, chỗ
lạnh tối trẻ con thường hay kinh sợ, cho nên dễ bộc phát. Đặc điểm của chứng này là mỗi khi
đến chỗ lạnh tối là nằm lăn ra, co cứng cả người, khí loạn, bất tỉnh nhân sự, tay chân co giật,
trong họng sôi đờm, sùi bọt mép. Hoặc phát ra tiếng kêu, thời gian phát bệnh dài thì một ngày
hoặc nửa ngày, ngắn thì một hai giờ đồng hồ, sau cơn rồi có thể ngồi dậy như người bình
thường.

ÁM NHŨ NGA

Tên bệnh. Cũng gọi là Kê Tâm Nga. Trạng thái Nhũ nga (amidal) mọc trong họng. Vì nó nhỏ
khó nhìn thấy. Quyển thứ 4 "Hầu Khoa Chủng Phúc" viết: "Nga (có nghĩa là con ngài) mọc
trong họng, đau nhiều. Thường thầy thuốc không nhìn thấy. Tục gọi là Kê Tâm Nga". Thường
do Phế Vị uất nhiệt, phục cảm ngoại tà, phong nhiệt tà độc xông lên yết hầu gây ra. Thuộc dạng
Nhũ nga.

ÁM PHONG

Tên bệnh.

1 Xuất xứ: Tố Vấn Huyền Cơ Nguyên Bệnh Thức. Chỉ bệnh tật do tạng phủ mất điều dưỡng
dẫn đến phong dương bốc lên Can, giống như chứng nội phong. Bởi bệnh phát sinh từ bên trong
một cách từ từ, không thể hay biết được vì vậy gọi là ám. Chứng trạng chủ yếu là xoay xẫm,
hoa mắt. Chương ‘Đầu Thống Môn’ (Y Sao Loại Biên) viết: "Ám phong, xoay xẫm, tối mặt,
hoa mắt, mệt mỏi, đờm giải nghẽn nhiều, đau nhức khớp xương Điều trị, có thể dùng bài Linh
Tê Thang. (Xem các mục Can Dương Huyễn Vựng, Can Hỏa Huyễn Vựng, Phong Đờm
Huuyễn Vựng).

2. Xuất xứ: Tiểu Nhi Vệ Sinh Tổng Vi Luận Phương. Tức là Ám Nhàn.

ÁM SA
Một trong Sa chứng.

+ Mục ‘Ám Sa’ (Sa Trướng Ngọc Hằng) viết: ' Trong tâm phiền, muốn ăn không ăn được, đứng
ngồi như thường, cho uống ấm nóng, không thấy trệ, càng không có đau nhức ngực bụng vai
lưng, nhưng lại tiều tụy dần dần, ngay càng nóng hơn, nếu không biết chữa trị, cũng thành tai
hại lớn. Đây là chứng sa mạn tính mà nhẹ, lể cho ra máu thì khỏi. Cũng có đau đầu phát sốt,
trong tâm đầy tức, giống như chứng thương hàn. Cũng có khi nóng lạnh, giống như chứng
ngược mà lại không phải chứng ngược, buồn buồn khó chịu. Cũng có ho, vật vã, giống như
thương phong. Cũng có đầu mặt căng tức, hai mắt nóng như lửa. Cũng có tay chân sưng đỏ, cơ
thể nặng trệ, không trở người được, đấy là sa chứng mà nặng. Dùng lầm thuốc dạng nhiệt, rượu
dạng nhiệt, thức ăn dạng nhiệt, bệnh trở nên nghiêm trọng, hoặc hôn mê bất tỉnh, hoặc đờm
suyễn thở gấp, cuồng ngông là chứng xấu. Nếu gặp chứng như vậy, phải xét mạch biện chứng
cho chính xác, kết quả là nguyên nhân gì, ở biểu thì cạo gió, ở bán biểu bán lý thì lể cho ra máu,
ở lý thì hoặc thuốc hoàn, hoặc thuốc tán, hoặc thuốc thang, ắt phải dùng liền vài thang, đợi khi
tương đối ổn định, điều chỉnh lại dần". Dùng bài Bảo Hoa Tán. Lê Lô Tán, Trầm Hương Uất
Kim Tán.

+ Tức là phụ nữ bị chứng đảo kinh sa. Mục ‘Sa Trướng Nguyên Hư’(Tạp Bệnh Nguyên
Lưu Tê Chúc) viết: "Chứng đảo kinh sa của phụ nữ là đang lúc hành kinh, gặp phải bệnh sa,
kinh bị trở ngại mà đi ngược lên, hoặc đỏ mũi, hoặc nôn ra máu, bụng căng phù, nằm không trở
người được, bụng không đau, cũng là chứng ám sa. Nếu sa độc công hoại tạng phủ thì bất trị,
nên nhanh chóng cho ra máu, nên dùng bài Ngũ Thập Tam Hiệu Đại Tráng Phương”.

ÁM SẢN

Tên bệnh. Chỉ phôi thai mới đậu trong vòng chưa đầy một tháng mà sảy thai. Vì lúc đó phôi thai
chưa thành hình, người ta thường không biết là đã có thai. Người xưa cho rằng thường do uất
giận, khó chịu, sinh hoạt tình dục thất thường gây nên (xem Cảnh Nhạc Toàn Thư, q 39). Sách
'Đạt Sinh Toát Yếu' ghi: "Chủng tử ắt phải phòng ngừa ám sản (sảy thai), sau khi giao hợp, hay
nhất là nên nghỉ ngơi, không nên giao hợp tiếp mà quấy nhiễu tử cung, thất thoát phần âm trong
cơ thể mẹ, cướp đi khí dưỡng thai. Do phù hỏa (hư hỏa) động thì thận mạch bị động, bào môn
cũng nhân đó mà không vững, thai sẽ bị sẩy".
ẢM ĐINH

Tên bệnh. Xuất xứ: Y Tông Kim Giám, q 67. do hỏa độc của 2 kinh Can và Tỳ gây nên. Nhọt
mọc dưới nách, đầu nhọt cứng như đinh, ngứa, đau, mầu tím đen, nóng lạnh, tay chân co rút,
phiền táo vật vã, muốn nôn, đau lan nửa người. Dùng bài Mạch Linh Đơn, Thiềm Tô Hoàn để
phát hãn.

Xem thêm mục Đinh Sang.

ÁN

Phương pháp dùng ngón tay đểbắt mạch. Dùng ngón tay đè ấn vào mạch, để tìm mạch tượng
phần chìm sâu bên dưới. Sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ viết: "Nặng tay đè vào gọi là án".

AN THAI

Xuất xứ: Kinh Hiệu Sản Bảo. Phép chữa làm cho thai khỏi động, đề phòng xẩy thai. Thường
dùng cho phụ nữ có thai mà thai khí không yên hoặc có tiền sử sẩy thai.

Phép trị:

1- Mẹ bệnh vì vậy thai động theo, trị bệnh ở mẹ thai sẽ tự yên.

2- Nếu do thai khí không yên khiến cho mẹ bị bệnh thì khi an thai mẹ sẽ yên.
Xem thêm mục Thai Động Bất An và Hoạt Thai.

AN THẦN

1- Phép chữa làm cho tâm thần được yên tĩnh hết rối loạn. Thường dùng trị các bệnh do dương
khí gây nên vật vã, hồi hộp, mất ngủ, động kinh, thần chí không yên.

Có 2 cách là “Trọng Trấn An Thần” và “Dưỡng Tâm An Thần”.

Nếu do Đởm khí hư hoặc Đởm nhiệt gây ra tâm phiền, mất ngủ, nên dùng phép ôn Đởm an
thần, hoặc Thanh Đởm an thần.

2- Thuật ngữ dưỡng sinh: Chỉ việc thu nhiếp tinh thần, làm cho tinh thần được giữ vững ở phía
bên trong.

AN TRUNG

Làm cho hoạt động sinh lý của Tỳ Vị được yên hòa không bị rối loạn.

ÁN CHẨN

Tức là Xúc Chẩn (xem mục Xúc Chẩn).

ÁN HUNG PHÚC

Một trong nội dung của bắt mạch. Phương pháp kiểm tra bệnh biến bằng cách đè tay ở vùng
ngực bụng của bệnh nhân, nhằm nắm rõ vị trí, phạm vi lớn nhỏ, nóng lạnh, độ mềm cứng, cho
đến thích nắn hoặc không thích nắn, với các loại bệnh ung nhọt tích tụ, đày tức và dịch thể ứ
tích.

ÁN HUYỀN TẨU THA MA

Tên gọi.phương pháp xoa bóp trẻ con. Xen Án Huyền Tha Ma.

ÁN HUYỀN THA MA

Tên gọi phương pháp xoa bóp tre nhỏ. Xuất xứ: Sách ‘Tiểu Nhi Án Ma Kinh’. Có 3 loại
phương pháp thao tác:

+ Một là phép Vận Bát Quái, rồi xoa tay, cánh tay trên trước của trẻ nhr, qua vùng quan thượng,
quan trung và quan hạ rồi cầmm tay trẻ lắc (Quyển thứ 10 trong Châm Cứu Đại Thành’): tay
trái cầm lấy tay trẻ, lòng bàn tay hướng lên, ngón cái và ngón trỏ tay phải xoa nhè nhẹ từ huyệt
Dương trì qua Tam quan đến huyệt Khúc trì, rồi qua Lục phủ đến huyệt Âm trì. Nếu là dương
chứng thì xoa nhẹ ở Tam quan, còn Lục phủ xoa mạnh. Thuộc âm chứng thì xoa nhẹ Lục phủ,
xoa mạnh Tam quan. Sau đó dùng hai tay xoa bóp cánh tay trên trước, sau cùng dùng tay trái
lăn khuỷu tay tay phải trên ngón tay cái của trẻ nhỏ và lay động theo hướng ngoài (xem quyển
thứ 3 ‘Ly Chứng Án Ma Yếu Thuật’). Dùng hai ngón tay cái xoa tay và mặt lưng cánh tay của
trẻ vài cái, rồi lấy tay trẻ lay động từ từ (xem quyển thượng 'Tăng Đồ Khảo Thích Thôi Nã
Pháp).

ÁN KIỂU

Tẽn gọi xưa của phương pháp xoa bóp. Xuất xứ: thiên ‘Dị Pháp Phương Nghi Luận’. Án và
Kiểu là hai thủ pháp trong phương pháp xoa bóp. Vương Băng chú giải rằng: "Án là đè nắn da
thịt. Kiểu là cử dộng tay chân nhanh chóng". Ý chỉ thủ pháp đè xoa và hoạt động tay chân cơ
thể. Ngô Côn, khi chú giải thiên ‘Kim Quỹ Chân Ngôn Luận’ (Tố Vấn) cho rằng: "Án !à tay
đè, Kiểu là chân động, ý chỉ về cách đè và cách đạp chân. Cũng có thuyết cho rằng "Kiểu' là
chỉ huyệt vị. Như trong mục ' Luận Trị Loại’ (Loại Kinh) Trương Cảnh Nhạc đã chú giải rằng:
"Án là đè nắn, Kiểu tức là nghĩa của Dương kiểu hay Âm kiểu. Vì xoa bóp các kiểu huyệt, chỗ
có khe lõm để trừ bệnh tật".

Xem thêm mục ‘Thôi Nã’

ÁN MA

1- Tên gọi chung của một môn học phòng trị bệnh bằng cách xoa bóp. Xuất xứ: Nội Kinh Linh
Khu. Còn 'gọi là Thôi Nã, Kiều (Kiểu) Ma, Án Khiêu. Là phương pháp phòng chữa tật bệnh,
vận dụng cách xoa bóp một số vùng chỉ định trên cơ thể con người.

Thiên ‘Cửu Châm’ (Linh Khu) viết: “ Loại thường hay kinh sợ, gân mạch không thông, bệnh
sinh tê dại, điều trị bằng cách xoa bóp rượu thuốc. Xoa bóp có công dụng sơ thông kinh lạc, lưu
thông các khớp, giúp tuần hoàn của khí huyết lưu thông tốt, điều chỉnh tạng phủ, nhằm tăng
cường tác dụng khả năng chống bệnh. Thường gặp trong phòng chữa bệnh trong nội khoa, nhi
khoa, phụ khoa, thương khoa, bệnh mắt và tai mũi họng. Sau này môn xoa bóp còn được cải
biến để giữ gìn sức khỏe, chỉnh xương cốt, xoa bóp trẻ con (gọi là Bảo Kiện Aùn Ma, Chỉnh
Cốt Thôi Nã, Tiểu Nhi Thôi Nã).

2. Một trong 8 cách chính cốt (sửa xương). Bao gồm Án pháp và Ma pháp. Dùng một tay hoặc
hai tay đè nắn đồng thời xoa nhẹ tại chỗ đau và hướng xuống, để thư cân, tán ứ, tiêu thũng.
Thích hợp vùng da, xương chưa gãy rời mà có các chứng tổn thương, sưng đau, tê dại.

ÁN MA BÁC SĨ

Tên chức giáo sư của Thái y thự, người chịu trách nhiệm giảng dạy, sát hạch và quản lý chuyên
môn khoa xoa bóp nắn xương, quan hàm là Tòng cửu phẩm hạ (xem Thái y thự).

ÁN MA MA TÚY
Tức là Thôi Nã Ma Túy.

ÁN MA PHÁP

Một trong 8 phương pháp chính cốt. Xuất xứ: thiên ‘Cửu Châm Luận’ (Linh Khu 78). Có tác
dụng thư cân, hoạt lạc, tán ứ, tiêu sưng. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ q 78 viết: “Án là dùng tay ấn
từ trên xuống dưới, Ma là xoa bóp từ từ”. Phương pháp này được đặt ra trong trường hợp da,
gân cơ chỗ xương chưa bị gẫy mà bị tổn thương, sưng cứng đau nhức hoặc tê dại.

ÁN MA THÔI NÃ PHÁP

Một trong 8 phép chính cốt của Đông Tây y kết hợp. Xoa theo hướng tới của cơ bắp vùng đau,
hai tay đi từ trên xuống dưới, rồi từ dưới đi lên. Xoa bóp từ từ, vuốt gân dọc theo xương.
Phương pháp này có thể điều lý tổ chức mềm chung quanh xương gãy, làm cho cơ bắp, gân cơ
bị sái trật có thể phục hồi vị trí mà thư sướng thông đạt giúp cho xương gãy mau nối liền và
lành, đồng thời còn có thể phòng ngừa biến chứng co cứng khớp xương. Đặc biệt thích hợp để
điều trị xương gãy gần vị trí khớp xương và xương gãy trong khớp xương.

ÁN MA TRỢ GIÁO

Tên gọi chức vụ giáo sư của Thái y thự. Phụ trách trợ giúp hoạt động dạy cho án ma bác sĩ.
Quan hàm là Tòng cửu phẩm hạ (xem Thái Y Thự, Án Ma Bác Sĩ).

ÁN MẠCH

Tức là Thiết (Xem) mạch.


ÁN NGẬT

Ý nói phương pháp dẫn đạo xoa bóp. Ngất là động. Xuất xứ: ‘Sử Ký – Biển Thước Thương
Công Liệt Truyện. Cũng dùng như Án Ngoan ( ) hoặc Án Ngoan ( ) . sách ‘Sử Ký Sách Ẩn’
viết: "Ngật là xoa bóp cơ thể để làm cho điều hòa". Chữ án dùng như chữ án ( ). chữ Ngạt
dùng như chữ Ngoan. Ýù nghĩa giống nhau, tức là ý nghĩa xoa bóp và hoạt động cơ thể.

ÁN NGHIÊU

Tên gọi xưa của môn xoa bóp. Thiên ‘Dị Pháp Phương Nghi Luận' (Tố Vấn) viết: “Ở vùng
Trung ương, đất bằng phẳng mà thấp... do đó bệnh ở đó thường bị chứng nuy quyết, hàn nhiệt.
Cách chữa nên dùng phép án khiêu'. Vương Băng chú giải: "Án là nắn đè da thịt, Khiêu là cử
động tay chân nhanh chóng” (Xem Thêm Án Ma).

ÁN NGOAN

Tức là Án ngật. Chữ Ngoan ( ) cùng âm cùng nghĩa với chữ Ngoan ( ). Xuất xứ: 'Sử Ký– Biển
Thước Thương Công Liệt Truyện’". Trong sách ‘Hiệu San Sử Ký Tập Giải Sách Ẩn Chính
Nghĩa Trát Ký’ viết: “Án Ngoan (Sách Ẩn), Tống bản, Trung thống, Du, Lăng, Mao cùng dùng
như chữ Ngật ( ).

ÁN PHÁP

1. Tên gọi của cách châm. Phương pháp này có nhiều trường phái chủ trương khác nhau. Sách
‘Kim Châm Chỉ Nam’ ghi là: Dùng tay vê kim, không được tiến hoài (tới lui) như dạng đè sát
vậy". Sách ‘Châm Cứu Vấn Đối’ viết: 'Khi muốn bổ, dùng tay vê kim, đè xuống giống như bắt
mạch, không được di động, mỗi lần hít vào lại ấn xuống, bảo bệnh nhân thổi khí nhè nhẹ 5 hơi,
vì vậy nói rằng án (đè) để thêm khí, trợ thêm khí vậy. Phương pháp lúc vê kim dùng ngón tay
đè vào huyệt vị, được dùng cho phép bổ. Sách ‘Châm Cứu Đại Toàn - Kim Châm Phú’ viết:
Đè nặng sâu hơn hạt đậu gọi là án". Sách ‘Y Học Nhập Môn’ nêu rõ hơn: “Án là cắm vào". Về
sau đa số đều theo thuyết sau.
2. Tên gọi thủ pháp xoa bóp. Xuất xư:ù Nội Kinh Tố Vấn. Còn gọi là Ức Pháp. Dùng ngón tay,
lòng bàn tay hoặc gò mu ngón tay khúc đè xuống huyệt vị Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống,
khai thông bế tắc. Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố Vấn 39) viết: "Án thì huyết khí tan, vì vậy án
vào thì giảm đau” – Và "Án (đè) vào thì nhiệt khí đến, nhiệt khí đến thì hết đau vậy". Sách ‘Y
Tông Kim Giám - Chính Cốt Tâm Pháp Yếu Chỉ’ viết: "Án là dùng tay đè xuống". Và "Án vào
kinh lạc, sơ thông khí uất bế”. Trong sách ‘Ly Chính Án Ma Yếâu Thuật – Án Pháp’ viết: "Án
mà lưu tại chỗ, nghĩa là án mà bất động. Chữ án một bên là bộ thủ ( ), một bên là chữ An ( ), là
lấy tay thăm huyệt mà an tại chỗ đó...Tức là nói về thủ pháp: dùng bụng ngón tay cái bên phải
đè thẳng, hoặc dùng lưng ngón cái gấp khúc lại mà đè hoặc hai tay chắp hợp lại mà đè vào
vùng ngực bụng, lại dùng lòng bàn tay đè vào.

ÁN QUÝ

Xuất xứ: Điều Kinh Chuyên Tập của Thượng Hải Trung Y Văn Hiến. Tức là Cứ Kinh.

ÁN TÍCH PHÁP

Tên phương pháp thôi nã (xoa bóp). Tức là Điểm tích pháp.

ANH KHÍ

Tuyến giáp trạng sưng to, vì có hình dạng và tính chất bệnh khác nhau nên đã chia thành 5 loại :
“Cân Anh”, “Huyết Anh”, “Khí Anh”, “Nhục Anh”, “Thạch Anh”.

ANH LỰU

Nhọt mọc ở chính giữa xương sống, chỗ gần 3 huyệt Đại Chùy, Đào Đạo, Thân Trụ.
ẢNH CHẨN

Trạng thái ma chẩn không mọc ra hết, ẩn bên trong da. Sách ‘Chẩn Khoa Soán Yếu’ viết: “Khi
ma chẩn đang mọc ra, lúc có lúc không, muốn ra mà không ra như cái bóng dao động của một
vật, vì vậy gọi là Ảnh Chẩn”. Điều trị: dùng phép thấu chẩn làm chính. Dùng bài Thăng Ma Cát
Căn thang, Hóa Ban Thang, thì ảnh chẩn sẽ mọc ra ngay. Nếu tiểu không thông mà sốt nhiều,
dùng bài Tứ Linh Thang thêm Chi tử, Mộc thông. Nếu không điều trị sớm, vùng da sẽ bị bế tắc,
độc khí sẽ ủng trệ hoặc biến chứng thành từng mảng trắng, mảng đỏ, tím, suyễn, bụng đầy,
bụng đau.

ÁO NÃO

Trong lòng phiền não.

ÁO NÙNG

Tên bệnh. Xuất xứ: thiên Lục Nguyên Chính Kỷ Đại Luận’ (Tố Vấn 72). Tình trạng vùng tâm
ngực phiền nhiệt, vật vã không yên.

Còn gọi là Tâm Trung Áo Nùng.

ẢO KHỐC

1- Trẻ sơ sinh khóc không dứt vài ngày (theo sách ‘Nho Môn Sự Thân’).

2- Trẻ khóc đêm, thấy đèn thì hết khóc, đây là do thói quen thắp đèn, gọi là ảo khốc (Dục Anh
Gia Bí). Còn gọi là Nhi Thị Ddăng Hoa (trẻ thích đèn hoa).
3- Trẻ sơ sinh, tính hay bướng bỉnh, do người nhà nuông chiều, chơi đùa, nếu không có người
thân chơi đùa thì không vui vẻ mà khóc, gọi là ảo khốc” (Ấu Ấu Tập Thành).

ÁP

Vùng bả vai.

ÁP CHÙY PHÁP

Phương pháp xoa bóp. Chọn vùng ấn vào đau ở cột sống lưng, dùng ngón tay cái hoặc các ngón
khác vừa day sang bên phải, trái, vừa dùng sức đè, ấn vào. Thường dùng trị sốt rét và bệnh ở
tạng phủ.

ÁP ĐIẾM

Dụng cụ dùng hỗ trợ cho việc chỉnh xương. Còn gọi là Cố Định Điếm. Thường dùng bông hoặc
giấy thấm mước, áp vào vùng xương bị gẫy, buộc cố định lại, để phòng xương sau khi bị gẫy dễ
bị lệch. Tùy trạng thái xương gẫy, có thể chế thành các dạng: Bình Điếm, Tháp Hình Điếm,
Thang Hình Điếm, Phân Cốt Điếm, Hồ Lô Điếm, Hoành Điếm.

ÁP ĐƯỜNG

Tên bệnh. Xuất xứ: ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Thủy Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’. Thuộc loại
hàn tả. Chất đại tiện bài tiết ra là nước lổn nhổn phân xanh, sắc xanh sạm giống phân vịt, tiểu
tiện trong, mạch Trầm Trì. Loại hàn tả này thuộc về hàn thấp, do Tỳ khí hư, Đại trường nhiễm
lạnh. Nếu bài tiết ra toàn nước trong có vẩn cặn, mùi nồng nặc thì gọi là Đường Tiết hoặc Tiết
Lợi. Sách ‘Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập – Tả Luận’ viết: “Áp đường là địa tiện
như nước, trong có ít phân”. Mục ‘Tạp Bệnh’ (Y Học Nhập Môn) viết: “Cộng thêm hàn mà tiêu
chảy, không khát, gọi là Áp đường, trắng trong giống như phân vịt”. Sách ‘Y Tông Kim Giám –
Tạp Bệnh Tâm Pháp Yếu Quyết’ viết: “Áp đường là lỏng như phân vịt, vừa trong lại vừa lạnh”.
Còn gọi là Vụ Đường, Vụ Châu.

ÁP NHA

Bệnh danh cũ của chứng Háo.

Có chứng trạng : người bệnh hen phát ra có tiếng khò khè trong họng.

ÁP PHÁP

Thủ pháp xoa bóp. Xuất xứ: ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Mục Ám Bất Minh Hậu’. Dùng
ngón tay, lòng bàn tay hoặc cùi chỏ dè ép mạnh xuống, giống như Án pháp nhưng dùng lực
mạnh hơn. Thường dùng đối với vùng cơ bắp nhiều. Có tác dụng hành khí, hoạt huyết, thư cân,
chỉ thống.

ÁP QUÁI

Tên bệnh. Xuất xứ: Thượng Hải Trung Y Ngoại Khoa Học. Do ấu trùng có đuôi của côn trùng
hút máu. Loại trùng này bay được, xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh.thường gặp ở nông dân
chăn vịt. Bệnh thường phát ở mặt duỗi bắp chân. Vùng da bị tổn thương nổi mụn lớn như hạt
đậu, ửng đỏ, ngứa. Trường hợp nặng thì sưng từ đầu gối đến gót chân. Chủ yếu dùng ngoại
khoa. Dùng Tam Hoàng Thang sắc lấy nước rửa hoặc nước ép Xạ can bôi, hoặc dùng bột Phèn
khô, bột Thanh đại rắc bên ngoài.

Thuộc loại viêm da do côn trùng của YHHĐ.

ÁP THẤU
Bệnh danh cũ của chứng háo. Có chứng trạng : người bệnh khi ho có tiếng khò khè trong cổ.

ÁP THIỆT BẢN

Tên dụng cụ.là loại dụng cụ chuyên dùng, được chế bằng đồng để đốt, dùng trị bệnh bướu cổ,
hongj, Amidal. Có hình cong hoặc hình thửng. Khi trị, dùng để dè ép vùng lưỡi nhằm bảo vệ
vùng lưỡi và vùng môi dưới, tránh khỏi bị bỏng do sắt nóng.

ÁP THỐNG ĐIỂM

Chỗ ấn tay vào thấy đau (điểm ấn đau). Trong châm cứu, thường được dùng để làm huyệt châm,
gọi là A Thị Huyệt.

Còn gọi là A Thị Huyệt.

ÁP THỦ

Dùng tay đè vào huyệt, phối hợp với vê kim. Thường dùng tay trái. Áp thủ có tác dụng cố định
huyệt vị, phòng ngừa thân kim bị con, giảm bớt đau buốt khi vê kim và giúp vê kim dễ hơn.
Nan thứ 78 (Nan Kinh) viết: “Người giỏi châm cứu dùng tay trái đè ép chỗ châm, đó là coi
trọng tác dụng của Áp thủ”.

ÁP THỦ PHÁP

Phương pháp lúc châm. Một cách hỗ trợ tay châm vê kim. Có nhiều loại khác nhau tùy từng
trường hợp: Chỉ Thiết Áp Thủ Pháp, Toát Niết Áp Thủ Pháp, Thư Trương Áp Thủ Pháp, Biền
Chỉ Áp Thủ Pháp.
Xem thêm ở từng mục.

ÁT

Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Tạp Bệnh. tức là sống mũi – Tỵ Trụ.

ÁT

Vị trí giải phẫu. Xuất xứ: thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).

+ Còn gọi là Sơn căn, Hạ cực, Vương cung. Vùng sống mũi, giữa khóe trong 2 mắt.

+ Sống mũi. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Tạp Bệnh’ viết: “Át ( ) cũng dùng như Át ( ),
tục gọi là sống mũi”.

ÂM

+ Sự vật hoặc tính chất đối nghịch với dương.

+ Tinh dịch, vật chất tinh vi. Thiên ‘Sinh Khí Thông Thiên Luận’ (Tố Vấn 4) viết: “Âm tinh sở
dĩ được sinh ra, gốc từ thức ăn uống”.

+ Cơ quan sinh dục của con người.

ÂM
+ Âm điệu. Thí dụ: Ngũ âm (Cung Thương, Giốc, Chủy, Vũ).

+ Một trong phưpưng pháp Văn chẩn là nghe âm thanh. Bao gồm: tiếng nói, hơi thở, tiếng ho,
tiếng nấc, tiếng khóc… của người bệnh để phân biệt hàn nhiệt, hư thực của bệnh chứng.

ÂM

Dùng trong Thất Âm = mất tiếng nói.

ÂM

Cách viết khác của chữ Âm ( ) tức thất âm = mất tiếng.

ÂM

Tên bệnh. Tức là chữ Âm ( ) trong Thất âm = mất tiếng. Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.

ÂM Á

Tên bệnh. mất tiếng nói. Xuất xứ: Cảnh Nhạc Toàn Thư, q 28.

ÂM ÁN

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác - đời Hậu Lê. Âm
án nêu 12 bệnh án tử vong và nghiêm khắc rút ra kinh nghiệm.
ÂM BÁC DƯƠNG LIỆT

Một loại mạch tượng (âm : mạch ở xích bộ; dương : mạch ở thốn bộ). Khi mạch xích bộ đập
mạnh và hoạt hơn mạch thốn bộ gọi là Âm Bác Dương Liệt, thường gặp ở người có thai.

ÂM BÀI

Tên bệnh. Xuất xứ: thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49). Chứng mất tiếng, không nói được, thường
xảy ra sau khi sốt cao, kinh giật, do Thận khí bị suy hao.

+ Sách Loại Kinh, q 14 viết: “Bài là phế (hư). Nội đoạt là đoạt tinh. Tinh bị đoạt thì khí đoạt mà
quyết, vì vậy tiếng nói mất mà cơ thể bị phế (hư) ở dưới, nguyên dương hao tổn nặng. Bệnh gốc
ở Thận, thận mạch đi lên ghé vào gốc lưỡi, đi xuống lòng bàn chân. Đó là bệnh vậy. Bài ( ) đọc
là Bài ( ) đọc là Bài, không có ý nghĩa gì, là sai lầm. Nên dùng như chữ Phỉ ( ), phát âm chính
là Phất, nghĩa là phế (hư)… Bệnh Phỉ là tay chân không co lại, vì không nói được mà kèm tay
chân không co lại được. Ddây là do Thận bị hư yếu, quyết nghịch gây nên”. Sách Hoàng Đế
Nội Kinh Tập Chú – Mạch Giải Thiên’ cho rằng do Thận âm hư không đưa tinh lên trên Phế
được gây nên chứng âm ( ), mất tiếng, xuống dưới không tư dưỡng được gân nên tay chân co
lại, bước đi không lanh lợi. Điều trị: tư Thận, bồi bản. Chọn dùng: Lục Vị Địa Hoàng Thang,
Hổ Tiềm Hoàn gia giảm.

+ Chỉ hai loại bệnh: Âm = mất tiếng và Bài = bước đi không lanh lợi.

ÂM BÀI

Tên gọi khác của Âm Bài ( ). Xuất xứ: Y Học Thập Tam Thiên – Loại trúng Phong.

Xem thêm mục Âm Phỉ.


ÂM BAN

Tên bệnh. Một loại ban. Xuất xứ: Đan Khê Tâm Pháp – Ban Chẩn.

+ Phát ban thuộc hư hàn, biểu hiện chủ yếu là điểm ban xuất hiện lờ mờ ở vùng ngực bụng, sắc
hồng nhợt. Do cơ thể bên trong có hư, có phục hàn. Hoặc dùng lầm thuốc hàn lương, âm hàn
nội thịnh, cách dương bên ngoài gây nên. Sách ‘Ôn Nhiệt Loại Biên – Phục Âm’ viết: “Trường
hợp âm ban là vì bên trong có phục hàn hoặc dùng lầm thuốc hàn lương làm cho hư dương bốc
tán ra bên ngoài”.

+ Xuất huyết dưới da mạn tính, sắc tối đậm.

Điều trị: Ôn dương, tán hàn. Chọn dùng Phụ Tử Lý trung Thang, Đại Kiến Trung Thang, Bát Vị
Thang…

Nếu nội thương do thức ăn sống lạnh, ngoại cảm hàn tà mà phát ra âm ban, dùng bài Điều
Trung Thang.

Còn gọi là Âm Chứng Phát Ban.

ÂM BAO ĐỘC

Tên bệnh. Xuất xứ: Ngoại Khoa Khải Huyền, q 7. Nhọt mọc ở huyệt Âm bao (mặt trong đùi
trên).

Còn gọi là Âm Bao Độc Sang.


ÂM BẤT BẢO DƯƠNG

Tình trạng bệnh ở phần âm, không giữ gìn được quan hệ ràng buộc bình thường với dương khí,
xuất hiện những hiện tượng bệnh lý như âm hư dương cang, âm thịnh cách dương.

ÂM BẤT TÚC

+ Phần âm suy kém.

+ Âm hư.

+ Mạch tượng của Thận âm suy tổn. Sách ‘Thương Hàn Luận – Biện Mạch Pháp Đệ Nhất’ viết:
“Nếu bộ Xích mạch Nhược, đó là âm bất túc”.

ÂM BĂNG

Tên bệnh. Phụ nữ ra băng mầu trắng, ngày xưa gọi là Âm Băng. Câu hỏi thứ 42 trong sách ‘Phụ
Khoa Bách Vấn’ viết: “Gặp lạnh, mầu trắng, gọi là Âm băng”. Thường do cảm hàn gây nên.
Nên dùng bài Cố Kinh Hoàn (Ngải diệp (sao), Lộc giác sương, Phục long can, Can khương.
Lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Lộc giác nấu chảy, hòa với thuốc bột làm thành hoàn nhỏ, mỗi
lần uống 12g với nước muối nhạt, sau khi ăn.

ÂM BẾ

Tên bệnh. Chứng trạng thuộc phạm vi bế chứng. Xuất xứ: ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu
Khoa’. Nguyên nhân do mắc bệnh trúng phong, bệnh ôn nhiệt, tà hãm vào doanh phận. Hoặc
do hàn thấp thừa lúc hư yếu, xâm nhập vào phần lý gây nên tiểu không thông. Hoặc do tiên
thiên bẩm thụ không đầy đủ, nguyên khí suy yếu, khí hóa không tuyên thông, thủy đạo không
thông điều được gây nên tiểu không thông. Thường có các triệu chứng : hôn mê, hàm răng
nghiến chặt, hai tay nắm chặt, đờm rãi vít nghẽn, mạch Huyền hoặc Hồng Sác, kèm có dấu hiệu
hàn. Điều trị: bồi bổ nguyên khí, ôn hóa lợi tiểu. Dùng bài Ngũ Linh Thang hợp với Độc Sâm
Thang.

ÂM BỆNH

(1) Bệnh ở 3 kinh âm.

(2) Bệnh thuộc chứng hư, chứng hàn.

ÂM BỆNH TRỊ DƯƠNG

Xuất xứ: thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5). Là một phương pháp điều chỉnh
âm dương.

(1) Trạng thái âm hàn thịnh, tổn thương dương khí, khi điều trị cần phù dương, Thí dụ : thủy
thũng do âm thủy thường thấy thũng từ thắt lưng trở xuống, thân thể mát, không khát, khí sắc
trắng khô, tiếng nói nhỏ nhẹ, tay chân không ấm, tiểu tiện trắng trong, đại tiện lỏng loãng, mạch
trầm trì.

(2) Chứng trạng tật bệnh ở âm kinh mà lại châm trị ở dương kinh. Thí dụ : Thái âm Phế kinh ở
tay có bệnh sinh ra cảm mạo, khái thấu, có thể châm thích các huyệt thuộc túc Thái dương Bàng
quang kinh như Đại trữ, Phong môn ...

ÂM BÌNH DƯƠNG BÍ

Khí âm và khí dương giữ được sự cân bằng tương đối, điều hòa lẫn nhau, là điều kiện cơ bản
của hoạt động sống. Thiên 'Sinh Khí Thông Thiên Luận’ ( Tố Vấn 3) viết: “Âm bình dương bí
thì tinh thần không rối loạn”.
ÂM BỘ

Bộ phận sinh dục ngoài của nam nữ.

ÂM CAM

Tức Âm Sang.

ÂM CAN

+ Thập thiên can. Mỗi can có âm dương. trong đó: Ất, Đinh, Kỷ, Tân và Quý là âm. Âm chủ
vận khí bất túc, là bất cập.

+ Phơi khô trong chỗ rợp mát không có ánh mặt trời.

ÂM CÂN

+ Tên huyệt dùng trong xoa bóp. Tức là Bạch cân.

+ Dây chằng buộc cao hoàn (dịch hoàn - ngoại thận). Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Điều trị
thủy thủng, đau lan đến âm cân…”.

ÂM CHI

Thập nhị địa chi. Mỗi chi có âm dương. Theo đó, Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi là âm chi.
ÂM CHI TUYỆT ÂM

Tuyệt cùng nghĩa với Cực.

+ Thứ nhất là Quyết âm, ở nơi sâu nhất. Đường vận hành của kinh Quyết âm, bắt đầu từ huyệt
Đại đôn, ở đầu ngón chân cái, vì hai âm hợp với nhau mà không có dương nên gọi là Quyết âm.
Thiên ‘Âm Dương Ly Hợp Luận’ (Tố Vấn) viết: “Trước Thiếu âm được gọi là Quyết âm, Quyết
âm gốc khởi ở Đại đôn, là âm chi tuyệt dương , được gọi là âm chi tuyệt âm”.

+ Thư hai là Quyết âm theo nghĩa tận cùng của tam âm. Vương Băng chú giải rằng “Quyết là
tận cùng. Âm khí đến đó thì hết, vì vậy được gọi là âm chi tuyệt âm”.

ÂM CHỨNG

Tất cả chứng bệnh trên lâm sàng tổng hợp thành 2 loại, chứng âm và chứng dương, những
chứng thuộc về âm, hàn, hư, đều là âm chứng.

Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt tối xạm, hoạt động nặng nề, chậm chạp, thích nằm im, nằm co ro,
phát bệnh nhanh, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, không khát, thích uống nóng, da thịt sờ vào thấy
mát, lạnh, tiêu lỏng, nước tiểu trong, nước tiểu nhiều, rêu lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, chất lưới
trắng, dầy, nhớt, mạch Trầm, Tế, Trì, Hư, Nhược, vô lực.

ÂM CHỨNG ĐẦU THỐNG

Tên bệnh. Đầu đau mà lại có chứng trạng âm hàn. Sách ‘Y Lũy Nguyên Nhung – Tam Dương
Đầu Thống’ viết: “Bị đau đầu thể âm, chỉ cần dùng thuốc ôn trung là đủ, như bài Lý Trung
Thang, Khương Phụ Thang”.
Xem thêm mục Tam Âm Đầu Thống.

ÂM CHỨNG HẦU TÝ

Tên bệnh.

+ Tên gọi chung các chứng họng đau do khí hư, họng đau do âm hư, họng đau do lao phổi, khan
tiếng (Hầu Khoa Tâm Pháp).

+ Chứng họng đau buốt, tay chân lạnh ngược từ các đầu ngón tay chân, cơ thể nặng nề, sợ lạnh,
ra mồ hôi, muốn ngủ, lưng đau, mỏi gối, mạch Trầm Tế. Thường do Thiếu âm vốn bị hư yếu,
hàn tà trực trúng vào gây nên bệnh. Sách ‘Hầu Khoa Tâm Pháp’ viết: “Do chân âm trong Thận
của bệnh nhânvôns hư yếu hàn tà thừa hư trực trúng vào kinh Thận, bức bách dương phù vượt
lên trên gây nên đau họng, là chứng thuần âm vô dương, vì vậy gọi là Âm Chứng Hầu Tý”.
Điều trị nên dùng phương pháp ôn tán hàn. Dùng bài Tứ Nghịch Thang, Lý Trung Hoàn, Thận
Khí Hoàn gia giảm.

ÂM CHỨNG KHÁI NGHỊCH

Tên bệnh. Loại ách nghịch thuộc dạng hàn. Xuất xứ: Loại Chứng Hoạt Nhân Thư – Vấn Khái
Nghịch’. Mục ‘Ách Nghịch Nguyên Lưu’ (Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc) viết: “Ách nghịch
âm chứng là Vị hàn, mạch Tế, cực hư. Nên dùng bài Đinh Hương Thị Đế Tán, Khương Hoạt
Phụ Tử Thang”.

ÂM CHỨNG PHÁT BAN

Tên bệnh. Chứng phát ban thuộc hư hàn. Mục ‘Âm Chứng Phát Ban’ (Âm Chứng Lược Lệ)
viết: “Âm chứng phát ban mọc ở ngực, lưng, lại ra tay chân, không thưa mà hơi đỏ. Nếu lầm
cho là nhiệt mà dùng thuốc mát là lầm. Đây là hỏa vô căn tụ ở ngực, bốc lên Phế, truyền ra bì
phu thành vết ban. Nếu do muỗi, ruồi, chấy, rận, rệp cắn thì không nổi quầng. Dùng phép điều
trung ôn vị thêm Hồi hương, Thược dược. Dùng loại bài Đại Kiến Trung Thang thì hỏa sẽ tự hạ
xuống, ban tự lui. Đây là phép trị gốc không phải trị ngọn”.

ÂM CHỨNG THƯƠNG HÀN

Tên bệnh. Chứng hư hàn mà tà khí trực trúng vào âm kinh. Xuất xứ: Thông Tục Thương Hàn
Luận – Âm Chứng Thương hàn. Chia làm bao loại:Hàn trúng Thái âm, Hàn trúng Thiếu âm,
Hàn trúng Quyết âm. Hàn trúng Thái âm, dùng bài Vị Linh Thang, Phụ Tử Lý trung Thang.
Hàn trúng Thiếu âm dùng bài Chân Vũ Thang, Phụ Khương Bạch Thông Thang. Hàn trúng
Quyết âm dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang, Thông Mạch Tứ Nghịch Thang.

ÂM CHỨNG TỰA DƯƠNG

Tên gọi khác của chứng chân hàn giả nhiệt. Tật bệnh thuộc tính hư hàn đến giai đoạn phát triển
nghiêm trọng có khi xuất hiện tượng giả, có nghĩa là bản chất bệnh vốn thuộc âm chứng nhưng
chứng trạng biểu hiện lại giống như dương chứng.

Chương ‘Truyền Trung Lục’ (Cảnh Nhạc Toàn Thư) viết: “Hàn nhiệt có chân giả, là âm chứng
tựa dương”. Thường do âm cực thịnh, hư dương lộ ra ngoài gây nên. Chương ‘Nghi Tựa Chứng
Tư Biện Luận; (Y Tông Tất Độc) viết: “ Âm cực thịnh luôn luôn cách dương, mặt hồng, mắt đỏ,
miệng lưỡi lở loét, tay chân múa vờn, nói sảng, giống như là dương chứng”. Mục ‘Âm Chứng
Tựa Dương’ (Vạn Bệnh Hồi Xuân) viết: “Trường hợp âm chứng tựa dương là vật vã, sốt, muốn
ngồi trong giếng, cởi bỏ quần áo, chăn, mặt hồng, mắt đỏ, uống lạnh, mạch Hồng Đại. Hoặc
kèm thấy muốn mặc áp, đắp chăn, không khát, tay chân lạnh ngược từ đầu ngón, đại tiểu tiện
thông, hay ngủ, móng tay mầu đen, mạch tuy Hồng Đại nhưng vô lực, ấn sâu đến xương cũng
thấy vô lực.đây là do dương không giữ được thoát ra ngoài phần biểu, âm thịnh công bên trong.
Phép trị nên dùng phép ôn. Không được trị theo dương chứng”.

Xem thêm Chân Hàn Giả Nhiệt.

ÂM CƯỜNG THIỆT
Tên bệnh. Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc, q 23 viết: “Lưỡi co ngắn không nói được, gọi
là chứng cường âm”. Thiên ‘Ngũ Duyệt Ngũ Sứ’ (Linh Khu) viết: “Lưỡi là quan của Tâm…
nếu Tâm bệnh thì lưỡi co ngắn, gò má đỏ”.

Xem thêm mục Thiệt Quyển.

ÂM DẠNG

Tên bệnh.

Xuất xứ: Trửu Hậu Bị Cấp Phương, q 5. Thường do Can uất hóa nhiệt, Tỳ hư tụ thấp, thấp nhiệt
uất kết, lưu trú ở bên dưới. Hoặc do bộ phận sinh dục ngoài không sạch, ngồi lâu chỗ ẩm thấp,
vi trùng thừa cơ xâm nhập. Cũng có thể do âm hư huyết táo gây nên. Triệu chứng: vùng dinh
dục ngoài hoặc bên trong âm đạo ngứa. Do thấp nhiệt thường kèm có đới hạ lượng ra nhiều,
mầu vàng. Điều trị nên thanh nhiệt, lượi thấp. Dùng bài Tỳ Giải Thắng Thấp Thang. Hoặc dùng
bài Long Đởm Tả Can Thang. Nếu do âm hư, huyết táo, nên dưỡng huyết, khu phong, dùng bài
Đương Quy Ẩm. Tại chỗ có thể dùng Xà sàn tử, Xuyên tiêu, Khô phàn, Khổ sâm, Ngải diệp,
Bách bộ (sống), Hạnh nhân, nấu lấy nước xông, rửa bên ngoài.

Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ dùng bài Long Đởm Tả Can hoàn, Tiêu Dao Tán.
Bên ngoài dùng Đào nhân, tán nhuyễn, trộn với bột Hùng hoàng hoặc mặt trong mề con gà để
sát trùng. Hoặc châm huyệt Âm Liêm, Khúc cốt, Tam âm giao.

ÂM DỊCH

Nói chung về thứ thể dịch dinh dưỡng: tinh, huyết, tân dịch. Vì các loại dịch này thuộc âm nên
gọi là Âm Dịch.
ÂM DỊCH

Tên bệnh. Loại bệnh từ nữ chuyển sang cho nam. Sách ‘Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương
Luận’ q 4 viết: “Phụ nữ bệnh mới đỡ, chưa khỏi hẳn mà đã giao hợp với đàn ông, người đàn
ông bị bệnh, gọi là Âm dịch. Cơ thể nặng nề, hơi thở ngắn, bộ phận sinh dục ngoài sưng, trong
bụng đau thắt, hơi nóng bốc lên ngực, đầu đau, không ngẩng đầu lên được, hóa mắt”.

Xem thêm mục Âm Dương Dịch.

ÂM DUY MẠCH

Một trong Bát Mạch Kỳ Kinh. Xuất xứ: thiên ‘Thích Yêu Thống Luận’ (Tố Vấn).

ÂM DUY MẠCH BỆNH

Cách chung: Ngực bụng đầy trướng, phiền muộn, ruột sôi, tiêu chảy, thoát giang, ăn vào là ói,
ngăn nghẹn, trong bụng có hòn cục nằm ngang , hông sườn đau như bị kim đâm tâm thống,
thương hàn, sốt rét, thắt lưng đau, vùng sinh dục và vùng thượng vị đau.

Nan thứ 29 (Nan Kinh) viết: “Âm duy mạch bệnh, tâm thống”. Sách ‘Mạch Kinh’ q 2 viết:
“Chẩn được mạch Âm duy mà Trầm Đại, Thực là đau trong ngực, dưới hông sườn đầy tức, tâm
thống. Nếu mạch của Âm duy Hoạt, đàn ông đầy cứng hai bên hông sườn, đau trong thắt lưng,
phụ nữ thì đau trong bộ phận sinh dục như có nhọt”. Chương ‘Dương Duy, Âm Duy Mạch
Bệnh Nguyên Lưu’ (Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc) viết: “Theo phép của Trọng Cảnh, Thái
âm chứng thì dùng bài Lý Trung Thang, Thiếu âm chứng dùng bài Tứ Nghịch Thang, Quyết âm
chứng dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang, Ngô Thù Du Thang. Tham khảo phương pháp
của Trọng Cảnh, gia giảm để trị bệnh Âm duy mạch, đó là ý của Trương Khiết Cổ dùng trị túc
Thiếu dương Tam âm giao”.
ÂM DUY MẠCH VẬN HÀNH

Theo sách ‘Kỳ Kinh Bát Mạch Khảo’ đường vận hành của mạch Âm Duy: Khởi lên từ chỗ giao
nhau của các kinh Âm, mặt trong cẳng chân ( h. Trúc Tân - Th.9), chạy dài theo vùng đùi lên
đến bụng, hội với kinh túc Thái âm Tỳ ở huyệt Đại Hoành (Ty.15), Phúc Ai (Ty.16), Phủ Xá
(Ty.13), và kinh Can ở huyệt Kỳ Môn (C.14), chạy lên ngực đến cổ, hội với mạch Nhâm ở
huyệt Thiên Đột ( Nh.22), Liêm Tuyền ( Nh.23).

ÂM DƯƠNG

1- Một thứ triết học thời cổ đại, xuất xứ từ kinh Dịch, giải thích về quy luật vận động biến hóa
chung của vũ trụ, của trời đất, và của muôn vật. Lão Tử đã khái quát như sau: “Một sinh hai, hai
sinh ba, ba sinh vạn vật” (một là bầu không gian vô tận, hai là động và tĩnh, động sinh khí
dương, tĩnh sinh khí âm, ba là khí âm khí dương giao hợp với nhau mà hóa sinh tất cả).

2- Quả đất vận chuyển trong không gian, phía có ánh nắng mặt trời là dương, phía không có ánh
nắng mặt trời là âm, từ đó mà có lí luận 1 mà là 2, 2 mà là 1, ngày là dương, đêm là âm, nóng là
dương, lạnh là âm, sáng là dương, tối là âm, bốc ra là dương, thu vào là âm ...

3- Hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau trong một thể thống nhất, như 1 ngày thì có ngày và
đêm, loài vật thì có giống đực giống cái, hơi thở thì có thở ra và thở vào, người ta thì có thể xác
và tinh thần, điện có âm dương, số có lẻ chẵn ...

4-Học thuyết Âm Dương trong y học là phương pháp tư tưởng biện chứng kết hợp với thực tế
trong y học, qua các quan điểm đối lập-thống nhất, tiêu trưởng- chuyển hóa... nêu lên quan hệ
giữa con người với tự nhiên...

5-Về phương diện giải phẫu học : quy nạp các thuộc tính, tổ chức tạng phủ trong cơ thể con
người : bên trong có ngũ tạng thuộc âm, bên ngoài có lục ohủ thuộc dương...
6-Về phương diện sinh lý học : phân tích công năng sinh lý trong cơ thể như âm tàng tinh mà có
sự sống, dương bảo vệ bên ngoài mà bền chặt. Âm là đại biểu cho vật chất được cất giữ, là
nguồn năng lượng của dương khí. Dương là đại biểu cho cơ năng hoạt động và có tác dụng bảo
vệ bên ngoài cho việc giữ gìn âm tinh.

ÂM DƯƠNG BẤT THUẬN TIẾP

Ba kinh âm, ba kinh dương ở tay, nối tiếp với 10 đầu ngón tay; ba kinh dương, ba kinh âm ở
chân, nối tiếp với 10 đầu ngón chân. Dương khí bị hãm ở trong, dương với âm không thuận tiếp
sẽ sinh ra chứng quyết lạnh.

ÂM DƯƠNG CÂU DẬT

Dật = mạch đầy tràn. Ngày xưa, mạch ở thốn khẩu thuộc âm, mạch Nhân nghên thuộc
dương.nếu mạch Nhân nghênh và Thốn khẩu đều hồng thịnh và dật (tràn), đó là dấu hiệu tà khí
đang thịnh, chính khí đang suy. Thiên ‘Chung Thỉ’ (Linh Khu) viết: “Nhân nghênh và thốn
khẩu đều thịnh bội gấp 3 lần, được gọi là Âm dương câu dật”.

ÂM DƯƠNG CHI NHÂN

Xuất xứ: thiên ‘Âm Dương Nhị Thập Ngũ Nhân’ (Linh Khu). Loại người thuộc về âm và
dương.

ÂM DƯƠNG CHI TRẠCH

Chỉ về tạng Thận. Thận tàng nguyên âm và nguyên dương, vì vậy được gọi là Âm dương chi
trạch.

ÂM DƯƠNG CHUYỂN HÓA


Sự chuyển hóa lẫn nhau, có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định của các đối tượng ở 2
phía âm dương tương ứng. Âm có thể chuyển hóa thành dương, dương có thể chuyển hóa thành
âm. Về mặt sinh lý học, âm sinh ở dương, dương sinh ở âm mà biểu hiện là âm dương hỗ căn.
Về mặt bệnh lý học, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn; âm chứng có thể chuyển hóa thành
dương chứng, dương chứng có thể chuyển hóa thành âm chứng.

ÂM DƯƠNG DỊCH

Bệnh danh chung, mang hai ý nghĩa :

1- Hai bên cảm nhiễm lẫn nhau.

2- Trạng thái bệnh thay đổi, khác hẳn với những triệu chứng ban đầu. Vị trí âm mà lại thấy
dương mạch hoặc ngược lại. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Âm vị thấy
dương mạch, dương vị thấy âm mạch, biến đổi khác thường, đó lầ các chứng nguy hiểm”.

ÂM DƯƠNG ĐỘC

Chứng bệnh cảm nhiễm dịch độc ẩn náu trong họng rồi tiến sâu vào phần huyết (nhiễm trùng
huyết), chia ra dương độc và âm độc.

Dương độc do nhiệt ủng tắc ở phần trên nên có các triệu chứng mặt nổi ban loang lổ như gấm,
đau cuống họng, nôn ra mủ máu.

Âm độc do độc tà làm nghẽn kinh mạch, chứng trạng chủ yếu là mặt và mắt màu xám, thân thể
đau như bị đòn, cuống họng đau.
Cả dương độc và âm độc đều là những chứng nguy hiểm.

“Muốn phân biệt âm dương độc, lúc mới mắc bệnh khám ngay tay và chân, nếu có cảm giác
lạnh là thuộc âm, không có cảm giác lạnh là thuộc dương”. Đây là một loại chẩn đoán phân biệt
rất điển hình về âm dương độc của cố nhân.

ÂM DƯƠNG Ế

Tên bệnh. Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Tạp Bệnh. Sách ‘Thẩm Thị Dao Hàm’ viết:
“Chứng này tròng đen mắt mọc hai màng (ế), đều mầu trắng. Hai màng này mọc liên hoàn, như
vòng âm dương. Nếu mầu trắng mà hơi lẫn vàng hoặc toàn mầu trắng mà bóng trơn, trong, sâu
nhưng rít, khô, đều không thể hết được. Nếu có những tia đỏ li ti, lui rất chậm”. Đó là chứng
Túc Ế. Còn gọi là Âm Dương Khuyên.

ÂM DƯƠNG GIAO

+ Tên bệnh. Xuất xứ: thiên ‘Bình Nhiệt Bệnh Luận’ (Tố Vấn 33). Chứng trạng bệnh nhiệt sau
dùng thuốc phát hãn ra được mồ hôi mà vẫn bị sốt, không ăn được, mạch táo tật,. Giữa triệu
chứng phát sốt và mạch tượng không do ra được mồ hôi mà mạch hòa hoãn, trái lại xuất hiện
chứng nói cuồng, ăn không được. Đây là do dương tà lấn vào phần âm, làm tiêu hao âm khí, cho
nên gọi là âm dương giao, một chứng hậu thuộc loại nguy hiểm.

+ Thuật ngữ của học thuyết vận khí. Thiên ‘Ngũ Vận Hành Đại Luận’ (Tố Vấn 67) viết:
“Trường hợp âm dương giao thì chết”. Trường hợp này mạch đáng lý nên ở tay trái, lại thấy ở
tay phải hoặc ngược lại, đáng ra ở tay phải lại thấy ở tay trái. Sách ‘Loại Kinh Đồ Dực’ viết:
“Năm Thiếu âm phải ở bên trái mà mạch bên trái lại không ứng, ngược lại thấy ở bên phải.
Dương mạch vốn ở bên phải mà ngược lại dời sang trái, là vị trí Thiếu âm dời đổi, không phải
là mạch Thiếu dương thì là mạch Thái dương, vì vậy gọi là Âm dương giao. Trường hợp giao là
chết, chỉ có 8 năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Dần, Thân, Tỵ, Hợi là có như vậy”. Thí dụ năm Tỵ,
Hợi, mạch Thiếu âm vốn ứng thấy ở tả thốn, mà tả thốn không thấy mạch tượng Trầm, Tế, lại
thấy Phù Đại. Hữu thốn ứng với Phù Đại mà lại thấy mạch tượng Trầm Tế của Thiếu âm là âm
mạch với dương mạch giao đổi vị trí, vì vậy gọi là Âm dương giao.
Xem thêm mục Xích Thốn Phản.

ÂM DƯƠNG HỖ CĂN

(Hỗ căn : cùng tồn tại với nhau, cùng chung một gốc rễ). Một trong những mối quan hệ âm
dương. Hai phía âm dương đều lấy sự tồn tại của đối phương mà tồn tại, cho nên cô âm mà độc
dương thì sẽ không sinh hóa và tư dưỡng được, đồng thời trong điều kiện nhất định, âm dương
chuyển hóa lẫn nhau, như quan hệ giữa cơ năng và vật chất. Trong Đông y, hỗ căn biểu thị sự
biến hóa về sinh lý của cơ thể.

ÂM DƯƠNG KHUYÊN

Tên bệnh. Mắt mọc hai cườm đối nhau. Xuất xứ: Mục Kinh Đại Thành.

+ Nếu hai cườm cùng mọc trên tròng đen một mắt, một thuộc hư một thuộc thực, cả hai liên
hoàn nhau, vì vậy gọi là Âm Dương Khuyên.

+ Hai mắt, mỗi mắt một cườm, bên phải bên trái đối chiếu nhau, gọi là Âm Dương Quyển.

Cả hai trường hợp trên gọi là Túc Ế.

ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ

Trạng thái âm dương đều hư, phần nhiều gặp ở giai đoạn bệnh tật phát triển nghiêm trọng, âm
tổn hại liên lụy đến dương, dương tổn hại liên lụy đến âm, từ đó các chứng hậu và hiện tượng
bệnh lý âm hư và dương hư đồng thời xuất hiện trong một lúc.
ÂM DƯƠNG LY QUYẾT

Sự tan vỡ của quan hệ âm dương hỗ căn. Về bệnh lý là biểu hiện tử vong như vong âm, vong
dương. Thiên ‘Sinh Khí Thông Thiên Luận’ (Tố Vấn 3) viết: “Âm dương ly quyết thì tinh khí
mất”.

ÂM DƯƠNG NHỊ KHÍ THƯ

Tên bệnh. Xuất xứ: Thang Y Chuẩn Thằng. Do nội thương thất tình, vinh vệ không điều hòa
gây nên. Nhọt mọc ở lưng, có thể gây nóng lạnh. Nếu khát nhiều, tinh thần sáng suốt, sưng to,
mạch Hồng. Hơn 10 ngày mưng mủ là thuận. Nếu không khát, thần trí mê muội sưng tản mạn,
mạch Tế, đến ngày mà không mưng mủ, không muốn ăn uống, là nghịch chứng. Điều trị giống
như trị ung nhọt.

ÂM DƯƠNG NHỊ NHÀN

Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Tạp Bệnh. Tức là Âm Nhàn và Dương Nhàn.

ÂM DƯƠNG QUAI LỆ

Quai lệ : bất hòa, mất điều hòa. Sự mất điều hòa âm dương. Khi âm dương mất điều hòa thì có
sự cái này hoặc cái kia thiên suy hoặc thiên cang, khí huyết rối loạn, công năng của phủ tạng
mất bình thường. Đây là nguyên lý cơ bản của sự biến hóa bệnh lý.

Xem Âm Dương Thất Điều.

ÂM DƯƠNG THANH TRỌC


Trọc = khí của cơm nước. Thanh = khí hít vào của thiên nhiên. Thanh khí và trọc khí mỗi khí có
tính chất và tác dụng riêng.

ÂM DƯƠNG THẤT ĐIỀU

Cơ chế gây bệnh. Giữa các bộ phận nội ngoại, biểu lý, trên dưới cho đến giữa vật chất và cơ
năng đều phải luôn giữ mối quan hệ âm dương điều hòa một cách tương đối., mới có thể duy trì
sinh hoạt sinh lý một cách bình thường. Nếu một trong hai mặt âm dương bị thay đổi thành
thiên thắng hoặc thiên suy đều có thể gây bệnh.

ÂM DƯƠNG THẮNG PHỤC

Thắng : thắng lợi, cang thịnh; Phục : báo phục, phản trở lại). Một biểu hiện của quan hệ âm
dương. Trong sự biến hóa của âm dương, âm thịnh dương suy, dương cang âm hư ... là dấu hiệu
mất thăng bằng, mà âm thắng dương phục, dương thắng âm phục lại là mặt phản tác dụng của
sự không thăng bằng ấy, chúng đều có ảnh hưởng trong quá trình chuyển qui, vận dụng lý luận
này để giải thích biến hóa của khí hậu và bệnh lý lâm sàng.

a/ Về phương diện khí hậu : Thí dụ năm nào đó thấp khí thắng mưa quá nhiều, thì năm sau đó
có thể có phục khí của táo khí, xuất hiện khí hậu khô hạn. Sự thắng phục của khí hậu cũng ảnh
hưởng đến sự phát bệnh của con người nhất là có liên quan đến dịch bệnh theo mùa.

b/ Về phương diện bệnh lý : Trong quá trình tà khí và chính khí đấu tranh với nhau, cùng xuất
hiện hiện tượng thắng phục. Thí dụ chứng âm dương thắng phục nói ở bệnh quyết âm trong
Thương hàn luận. Âm chi hàn tà, dương chi chính khí. Âm dương thắng phục biểu thị tà khí,
chính khí tranh giành nhau. Như quyết âm bệnh tiêu chảy, tay chân quyết lạnh là thuộc chứng
hư hàn. Khi chính khí hồi phục trở lại thì thấy mình nóng, còn chứng tiêu chảy, tay chân quyết
lạnh biến hết. Ngược lại, tà khí thắng thì thường ôn hạ thấp, tay chân quyết lạnh và tiêu chảy lại
tái phát. Tình huống này thay thế cho nhau cũng gọi là âm dương thắng phục.

ÂM DƯƠNG THỦY
Nước nóng và nước lạnh trộn lẫn vào nhau, mục đích điều trị nhằm điều hòa âm dương.

ÂM DƯƠNG TIÊU TRƯỞNG

Một trong những mối quan hệ của âm dương. Tiêu trưởng, nói về mặt đối lập của 2 phía âm
dương, phía nào cũng có tác dụng chế ước phía bên kia để duy trì tương đối thăng bằng, Nếu
một phía thái quá, sẽ dẫn đến phía bên kia bất cập. Phía bên này bất cập sẽ dẫn đến phía bên kia
thái quá, nảy sinh bên này thịnh thì bên kia suy và ngược lại; đó là sự biến hóa cái này tiêu thì
cái kia trưởng. Mối quan hệ này dùng để giải thích các biến hóa bệnh lý như âm hư dương cang,
dương thịnh âm suy.... Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) viết: “Âm thắng
tắc dương bệnh, dương thắng tắc âm bệnh”.

ÂM DƯƠNG TỊNH KIỆT

(1) Âm chỉ phần lý, dương chỉ phần biểu, cả hai phần biểu lý đều suy kiệt.

(2) Âm chỉ mất chất dịch, dương chỉ tổn thương phần khí. Cả phần khí và chất dịch trong cơ thể
đều suy kiệt.

ÂM DƯƠNG TỰ HÒA

Sự tự điều hòa âm dương. Sự mất điều hòa âm dương trong bệnh lý đang có xu hướng tạo thế
tương đối thăng bằng, nói lên chuyển biến tốt về tật bệnh hoặc dẫn tới khỏi hẳn. Thí dụ : giai
đoạn khôi phục sau khi giảm sốt, mạch trở lại hòa hoãn, tân dịch trong miệng đầy đủ, ăn uống
khá dần, đại tiểu tiện bình thường... Thiên ‘Biện Thái Dương Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Thương
Hàn Luận) viết: “Trường hợp bệnh phát hãn, nôn mửa, vong tân dịch, trường hợp âm dương tự
hòa, thì sẽ tự lành bệnh.
ÂM DƯỠNG

Một thứ bệnh phụ khoa, ngứa âm hộ hoặc ngứa âm đạo, nặng hơn thì thường có thủy dịch rỉ ra,
đau ngứa khó chịu, vì ngứa gãi làm cho âm đạo lở loét là bệnh nặng, thì gọi là “âm thực”.

ÂM ĐẢN

Da vàng do hoàng đản không sốt, sợ lạnh, tiểu bình thường, khắp cơ thể, mắt đều có mầu vàng
không tươi. Sách ‘Y Sao Loại Thiên’ q 9 viết: “Âm đản không sốt, sợ lạnh, tiểu tự thông, mạch
Trì mà Vi. Nếu lầm cho Khai Quỷ Môn thì cơ phu lạnh, ra mồ hôi không cầm. Nếu lầm cho
Khiết Tỉnh Phủ thì bàng quang không nạp, tiểu như chạy”. Mục ‘Hoàng Đản Môn’ (Y Môn
Pháp Luật) viết: “Âm đản bệnh, lầm chữa là dương, dùng thuốc khổ hàn là đi ngược với cách
chữa, khiến cho bệnh rất nặng, khó phục hồi, tuy chữa mà là giết vậy… Lúc đầu cần phải dùng
phương pháp ‘lui âm, phục dương’âm lui rồi thì chữa từ dương”. Điều trị, nên dùng phép ôn
dương, tán hàn, thoái hoàng. Chọn dùng bài Nhân Trần Phụ Tử Can Khương Thang… Còn gọi
là Âm Dạng.

Xem thêm mục Âm Hoàng.

ÂM ĐẢN

Tên bệnh. Xuất xứ: Y Môn Pháp Luật – Hoàng Đản Môn.

Tức là Âm Đản.

ÂM ĐẠO

Khe trong âm hộ của phụ nữ.


ÂM ĐẦU

Đầu của âm hành, dương vật, cũng gọi là “quy đầu”. Chương ‘Huyết Tý Hư Lao Bệnh Mạch
Chứng Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Hễ người mất tinh thì bụng dưới đau cấp, âm đầu
lạnh…”.

ÂM ĐẦU UNG

Tên bệnh. Sách Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Thư q 3 viết: “Âm đầu sưung tím, đau nhức, gọi là
Âm đầu ung. Dùng Miết giáp (nung), tán bột, hòa với tròng trắng trứng gà (Kê tử thanh), đắp”.

ÂM ĐIÊN

Một trong 5 chứng Điên. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 2 viết: “Âm điên là lúc sơ sinh,
nhọt rốn chưa khỏi mà luôn tắm rửa, do đó bị bệnh”.

ÂM ĐÌNH

Vùng cao nhô lên ở phía sau âm nang, phía trước hội âm. Sách ‘Thân Kinh Thông Khảo – Thân
Kinh Vấn Đáp’ viết: “Phía trước hạ cực, nam là âm đình, nữ là yểu lậu”.

ÂM ĐĨNH

Tên bệnh.
+ Tức là chứng Cường trung. Sách ‘Chứng Trị Hối Bổ – Sán Khí Phụ Âm Đĩnh’ viết: “Âm
hành cương thẳng không rút lại, là chứng Cường trung”. Điều trị: trợ âm, ức dương. Dùng bài
Địa Hoàng Thang thêm Ngưu tất, Tri mẫu, Hoàng bá.

+ Tức là chứng Âm túng. Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – Tiền Âm Hậu Âm Bệnh
Nguyên Lưu’ viết: “Âm túng, cũng gọi là Âm Đĩnh”.

+ Tức là chứng Tử cung sa. Sách ‘Tế Âm Cương Mục – Tiền Âm Chư Tật Môn’ viết: “Phụ nữ
âm đĩnh hạ thoát hoặc do bào lạc bị tổn thương hoặc do tử cung bị lạnh hoặc do sinh đẻ dùng
sức nhiều gây nên”. “Nên dùng phép thăng bổ nguyên khí làm chủ. Nếu Can Tỳ uất nhiệt, khí
hư hạ hãm, nên dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang. Nếu Can hỏa thấp nhiệt, tiểu rít, trệ, dùng
bài Long Đởm Tả Can thang”.

ÂM ĐĨNH HẠ THOÁT

Xuất xứ: Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương, q 8.

Tức là Âm Đĩnh.

ÂM ĐĨNH XUẤT HẠ THOÁT

Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 40.

ÂM ĐỘC

Khí độc hàn lạnh xâm nhập vào da thịt gân xương, làm cho khí huyết không lưu hành được,
ngưng trệ ở kinh lạc đau nhức khó chịu, lúc mới phát không đỏ, không sưng, không nóng, dần
dần sưng đỏ, hư nát không khỏi, nước thối chảy ra đầm đìa, là bệnh không chữa được. Chương
‘Bách Hợp Hồ Hoặc Âm Dương Độc Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết:
“Âm độc gây bệnh, mặt mắt xanh xao, cơ thể đau như bị roi đánh, cổ họng đau”. Chứng này
giống như ôn dịch, ôn độc phát ban.

ÂM ĐỘC HẦU PHONG

Tên bệnh. Xuất xứ: Hầu Chứng Toàn Khoa Tử Chân Tập. Chứng cảm âm hàn độc. Sách Tiêu
Thị Hầu Khoa Chển Bí, q 1 viết: “Bị cảm phải khí bất chính của bốn mùa, nhất là hàn thấp gây
ra chứng Thiếu âm, mạch Vi Tế mà Trầm, đổ mồ hôi, cổ họng không thông. Còn có tên là Thân
Thương Hàn. Không được dùng thuốc loại hàn lương. Nên dùng bài Bán Hạ Quế Chi Thang
(Hoàng kỳ, Bạch thược, Quế chi, Khổ tửu. Nếu tạng hàn mà khan tiếng, nghẹt họng, khạc nuốt
khó, dùng Phụ tử (tẩm mật), ngậm trong miệng”.

ÂM ĐỘC HẦU TÝ

Tên bệnh. Sách ‘Tiêu Thị Hầu Khoa Chẩn Bí’ viết: “Chứng này do mùa đông cảm phải âm thấp
hỏa tà gây nên. Họng sưng như trái lý, mầu tím, hơi đen, sốt, sợ lạnh, hoạt động thì đau lưng,
đau đầu”. Điều trị, nên dùng bài Hóa Độc Đơn, Tô Tử Giáng Khí Thang gia giảm.

ÂM ĐỒI

Tên bệnh. Xuất xứ: Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, q 24. Tên gọi chung của các chứng
Trường đồi, Khí đồi, Thủy đồi và Noãn trướng.

Cũng gọi là Hồ Sán (Thánh Tế Tổng Lục). Sách ‘Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận’
viết: “Bị bệnh Đồi, chỉ có chứng Trường đồi, không phân biệt sang hèn đều có cả. Có trường
hợp nằm ngủ co chân vào dưới hông sườn. Có trường hợp sa ở âm nang hoặc lao nhọc quá sức,
thời tiết thay đổi, dồn lên gốc âm nang, sưng đau hơn là hàn sán, được ấm thì đỡ, sưng như quả
trứng. Có trường hợp sốt, mưng mủ lở loét rất nhiều dạng”.

Tử cung lồi ra không thu vào được, nguyên nhân là do khí huyết đều hư.
ÂM ĐỘT

Xuất xứ: Bàn Châu Tập Thai Sản Chứng Trị. Tên gọi khác của Âm Đĩnh.

ÂM GIÀ

Ở âm hộ lồi ra như cái nấm, xung quanh sưng đau, người bệnh phát sốt, tiểu tiện đi luôn mà
phải rặn nhiều (cũng gọi là “âm khuẩn”). Sách Phụ Khoa Di Trị viết: “Âm hộ mọc ra một vật
như trái cà, cũng thuộc loại Âm Đĩnh”.

ÂM GIẢN

Bệnh động kinh thuộc âm, có đặc trưng là trước khi phát thì người lạnh, mạch Trầm Tế.

ÂM HÀN

Tên bệnh. Ở tiền âm có cảm giác lạnh. Xuất xứ: chương Phụ Nhân Tạp Bệnh Mạch Chứng Tịnh
Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược). Do hạ nguyên hư lạnh, hàn khí ngưng kết gây nên. Đàn ông bị
chứng âm hàn thì bị nuy (liệt dương), phụ nữ bị âm hàn trong bụng cũng thấy lạnh, thường ảnh
hưởng đến việc sinh đẻ. Điều trị: nên ôn Thận, tán hàn. Dùng bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn
thêm Lộc nhung, Thập Bổ Hoàn gia giảm, Nội Cố Hoàn… Nếu do Can kinh có thấp nhiệt gây
nên tiền âm, dịch hoàn, vùng mông, thận đều lạnh, sợ lạnh, thích nóng, mồ hôi ra ở vùng bộ
phận sinh dục nhiều như nước, tiền âm nuy nhược,tiểu són. Điều trị: nên thanh hóa thấp nhiệt.
Dùng bài Cố Chân Thang, Sài Hồ Thắng Thấp Thang. Chứng Quyết sán, quyết khí đi lên xung
ở ngực bụng, âm nang lạnh rút lại, nên dùng bài Ngô Thù Du Thang. Đàn bà bị âm hàn, cơ thể
béo phì, đa số là thấp đờm lưu ở bên dưới gây nên. Điều trị nên táo thấp, đạo đờm. Dùng bài
Nhị Trần Thang thêm Thương truật, Bạch truật, Khương hoạt, Phòng phong. Đàn bà âm hàn
trong bộ phận sinh dục trong ngứa, đới hạ ra không dứt, thuộc hàn thấp/ dùng Xà sàng tử tán
bột, nhét vào âm đạo.
Còn gọi là Âm Lãnh.

ÂM HÀN BẠCH HẦU

Tên bệnh. Xuất xứ: Toàn Quốc Danh Y Nghiệm Án Loại Biên. Chứng bệnh bạch hầu ở người
vốn bị dương hư, cảm phải âm độc phát ra bệnh. Giữa họng lúc đầu thấy có chấm trắng, sau đó
thì mảng trắng đầy họng, khó nuốt, nước uống đến họng là rất đau, sốt nhẹ, tay chân lạnh ngược
từ các đầu ngón tay chân, rêu lưỡi xám trắng mà nhuận, mạch Hoãn, không thần. Nên dùng
phép phá âm, trợ dương. Dùng bài Tứ Nghịch Thang gia vị. Hoặc dùng bài Khảm Cung Hồi
Sinh Đơn (Huyết kiệt, Băng phiến, Phụ tử, Nha tạo, Uất kim, Hùng tinh, Xạ hương, Tế tân,
Nguyệt thạch (phi). Hoặc dùng bài Cấn Ngôn Trừ Độc Đơn (Trân châu, Địa sắt bà, Hổ phách,
Mã não, Thủ chỉ giáp, Xạ hương, San hô, Khâu dẫn, Đại mai phiến, Thần sa, Tàm khiển, Mã
bột, thổi vào chỗ mảng trắng, ngậm súc một lúc làm cho độc khí theo đờm khạc ra ngoài.

ÂM HÀN HẦU TÝ

Tên bệnh. Xuất xứ: Hầu Khoa Kim Ngoại, q Thượng. Chứng hầu tý thuộc loại âm hàn gây nên.

ÂM HÀN NGƯNG KẾT

Chứng hàn do dương khí hư nhược, hàn tà lưu trệ gây nên. Biểu hiện sắc mặt trắng nhạt, thích
ấm, sợ lạnh, tay chân không ấm, bụng đau, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, đau nhức, co quắp.
Điều trị: Phù dương, ôn kinh. Nếu hàn tý lâu ngày không khỏi hoặc ngoại khoa âm thư, đều
thuộc loại âm hàn ngưng kết.

ÂM HÃN

Chứng vùng âm hộ thường ra nhiều mồ hôi âm hỏa.


ÂM HÀNH

(Dương vật). Phần ngoài của cơ quan sinh dục đàn ông.

ÂM HOÀNG

Chứng hoàng đản thuộc âm do màu vàng tối như xông khói, khác với chứng dương hoằng sắc
vàng tươi, như màu nghệ, màu quả quýt chín.

ÂM HỘ

Bộ phận sinh dục nữ.

ÂM HUYẾT DƯƠNG HUYẾT

Thuật ngữ chẩn đoán chứng chân răng chảy máu trong ôn bệnh học. Bệnh ôn nhiệt rất dễ hun
đốt thận âm và vị dịch. Âm huyết ở đây chỉ huyết của Thiếu âm, dương huyết ở đây chỉ huyết
của Dương minh.

Phân biệt màu sắc của dương huyết và âm huyết, có hổ trợ lớn trong tiên lượng tật bệnh nặng
nhẹ hay lành dữ.

ÂM HƯ
Phần âm suy kém, trên lâm sàng thường biểu hiện các triệu chứng như : nóng ở lòng bàn tay,
bàn chân, phát sốt nhẹ vào lúc quá trưa, môi đỏ miệng khô, chất lưỡi đỏ nhợt, đại tiện khô táo,
tiểu tiện vàng, mạch tế sác.

ÂM HƯ DƯƠNG CANG

Trạng thái tân dịch hay tinh huyết bị sút kém. Nói chung, khi ở trạng thái bình thường, âm và
dương tương đối thăng bằng, cùng chế ước và hiệp điều lẫn nhau. Âm khí khuy tổn, dương khí
mất sự chế ước sẽ biến hóa bệnh lý cang thịnh, xuất hiện công năng cang tiến có tính chất bệnh
lý gọi là dương can, vì thế âm hư dẫn đến dương khí cang thịnh. Dương cang có thể khiến cho
âm dương suy hao, 2 cái này nhân quả với nhau, biểu hiện lâm sàng là các chứng nóng cơn, gò
má đỏ, mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân nóng, ho ra máu, gầy còm, mất ngủ, phiền toái dễ giận,
hoặc di tinh, tính dục hưng phấn, chất lưỡi đỏ và khô. Mạch tế sác ...

ÂM HƯ DƯƠNG PHÙ

Bệnh lý biến hóa do chân âm bất túc, tân dịch thiếu kém đến nỗi dương khí phù việt lên trên;
chứng trạng chủ yếu là chóng mặt, hoa mắt ... sắc mặt đỏ bừng, mắt đỏ, cổ khô, đau họng, đau
răng ...

ÂM HƯ HẦU TIÊN

Chứng bệnh thận âm suy tổn, hư hỏa bốc lên làm cho phế âm bị tổn thương : có các triệu chứng
niêm mạc vùng họng loét nát gồ ghề, màu sắc sạm tối, nếu kéo dài ngày sẽ loét nát nhiều hơn
kèm theo đau đớn, khó ăn uống. Người bệnh còn biểu hiện chứng trạng âm hư nội nhiệt về
chiều phát sốt, ra mồ hôi và gầy mòn. Âm hư đầu tiên thường gặp ở bệnh nhân lao phổi.

ÂM HƯ HỎA VƯỢNG
Bệnh lý biến hóa do âm tinh hao sút tạo thành hư hỏa cang thịnh. Chứng trạng chủ yếu là tính
dục quá mạnh, phiền toái dễ giận, gò má đỏ, khô miệng, ho ra máu.

ÂM HƯ PHÁT NHIỆT

Chứng sốt nóng do âm hư. Âm hư thời nội nhiệt, âm dịch bên trong cơ thể bị hao tổn quá độ sẽ
xuất hiện chứng nội nhiệt như nóng từng cơn, sốt ban đêm hoặc lòng bàn tay chân nóng, ra mồ
hôi trộm, khô miệng, lưỡi đỏ, mạch tế sác ...

ÂM HƯ PHẾ TÁO

Chứng âm hư do phế táo gây nên. Phế là kiều tạng (non nớt) sợ hỏa hun đốt, nếu phế thận âm
hư, nội nhiệt hư hỏa nung nấu làm tổn thương phế thì phế táo mà âm càng hư. Chứng trạng chủ
yếu là ho khan không có đờm, hoặc trong đờm có lẫn máu, họng đau khò khè, lưỡi đỏ bệu, ít
rêu, mạch tế sác, thường gặp ở các bệnh lao phổi, viêm họng mạn tính, bạch hầu, dãn phế quản.

ÂM HƯ THẤT NẠP

Chứng hư huyết không còn khả năng khống chế (âm hư : huyết hư; thất nạp : mất khả năng thu
nạp hoặc khống chế).

ÂM HƯ TẮC NỘI NHIỆT

Tình trạng âm dịch trong cơ thể bị hao tổn quá độ, xuất hiện chứng nóng ở trong. Triệu chứng
chủ yếu : nóng từng cơn, sốt ban đêm, lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm,
miệng khô lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.

ÂM HƯ TRIỀU NHIỆT
Trạng thái âm dịch trong cơ thể bất túc, thường phát sốt về ban đêm và ra mồ hôi trộm.

ÂM KẾT

Đại tiện bí kết do tỳ thận hư hàn, thường kèm theo các triệu chứng : bụng có cảm giác đầy tay
chân mát, tiểu tiện trong, mạch Trầm Trì.

ÂM KHÍ

Khí âm cùng với khí dương ở trong một thể thống nhất của âm dương. Như cơ năng với vật chất
thì khí âm là vật chất, khí dương là cơ năng, như khí của tạng với phủ, thì khí của tạng là khí
âm, khí của phủ là khí dương, như khí trời với khí đất thì khí trời là khí dương khí đất là khí âm,
như vinh khí với vệ khí, thì vinh khí đi ở trong mạch là khí âm, vệ khí đi ở ngoài mạch là khí
dương ...

ÂM KHIẾU

Lỗ thông đại tiểu tiện.

ÂM KIỂN

Một bên hoặc 2 bên âm hộ kết sưng hình tổ kén tằm.

ÂM KIỆT DƯƠNG THOÁT


Trình trạng bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng xuất hiện hiện tượng âm dương mất quan hệ hỗ trợ
lẫn nhau, âm dương ly quyết. Trong lâm sàng, khi xuất hiện chứng trạng vong âm ở các trường
hợp cấp tính, ra nhiều máu, thổ nhiều, tả nhiều hoặc sốt cao ... tức là biểu thị âm khí suy kiệt,
dương khí cũng theo đó mà thoát ra ngoài rất nguy hiểm. Chứng tâm âm suy kiệt trong nội khoa
tạp bệnh cũng có thể dẫn đến dương khí thoát ra đột ngột tình huống này cần kíp phải hồi
dương cứu âm để có thoát.

ÂM KIỂU MẠCH

Một đường mạch thuộc 8 mạch kỳ kinh, bắt đầu từ bên cạnh mắt cá chân trong, men theo mắt
cá chân trong đi lên, qua phía trong chi dưới, qua vùng tiền âm, qua bụng và ngực, qua cổ đến 2
bên cạnh mũi và kết thúc ở vùng mắt. Khi đường mạch này mắc bệnh xuất hiện chứng trạng chủ
yếu vùng cơ bắp phía ngoài thân thể bị nhão nhưng cơ bắp bên trong lại co rút, đau bụng và hay
ngủ.

ÂM KINH

6 đường kinh thuộc tạng, tức Thái âm phế, Thiếu âm tâm, Quyết âm tâm bào lạc, Thái âm tỳ,
Thiếu âm thận, Quyết âm can.

ÂM KÍNH

Chứng co giật thuộc âm tính, miệng mắt méo xếch, tay chân run giật , người lạnh, chân tay
lạnh, mạch trầm tế.

ÂM LẠC

Đường lạc mạch từ kinh âm đi rẽ ra.


ÂM LẠC DƯƠNG LẠC

Mạch máu hiện lên ở dưới lớp da gọi là dương lạc. Mạch máu hiện lên ở nội tạng gọi là âm lạc.

ÂM LÃNH

(1) Tức là “Âm hàn” âm bộ của phụ nữ có cảm giác lạnh, nặng hơn thì bụng dưới cũng cảm
thấy lạnh, thường ảnh hưởng đến vấn đề sinh dục, phần nhiều vì hạ nguyên hư hàn mà sinh ra.

(2) Bộ phận sinh dục của nam giới lạnh không ấm, phần nhiều vì mệnh môn hóa suy, hàn khí
ngưng trệ ở thận mà gây ra.

ÂM MẠCH

Nói chung về 6 kinh âm và mạch xung, mạch nhâm, mạch âm duy, mạch âm kiểu.

ÂM MẠCH CHI HẢI

Tên gọi khác của mạch nhâm. Vì 3 kinh âm chân và âm duy, xung mạch đều có phân nhánh
trực tiếp hội họp với mạch nhâm, có tác dụng điều hòa âm khí toàn thân, cho nên gọi là bể của
âm mạch.

ÂM MẠCH TIỂU NHƯỢC

Tình trạng mạch ở bộ xích tiểu mà mềm yếu vô lực (âm mạch : xích mạch).

ÂM MAO
Lông mu.

ÂM MÔN

Âm hộ.

ÂM NANG

Bìu dái.

ÂM NHIỆT

(1) Âm hư sinh phát sốt, phát sốt nhẹ, người suy yếu dần, thuộc bệnh mãn tính.

(2) Sau khi bị bệnh nhiệt cấp tính, tân dịch bị tiêu hao mà sinh hiện tượng phát sốt.

ÂM NOÃN

Hòn dái (tinh hoàn).

ÂM NUY

Dương vật không cương lên được (cũng là liệt dương).


ÂM PHÁCH

Vía, phách (hồn thuộc dương, phách thuộc âm, cho nên gọi là âm phách)

ÂM QUYẾT

Chứng quyết lạnh tay chân vì hàn thịnh dương suy.

ÂM SÚC

Dương vật mềm rũ thun lại, chứng này do thận dương suy kém mà sinh ra.

ÂM TÀ

Nhân tố gây bệnh từ ngoài xâm vào thuộc âm tính, dễ làm tổn thương khí dương, cản trở hoạt
động khí hóa trong cơ thể, như hàn tà, thấp tà là thuộc về âm tà.

ÂM TẠNG

Chỉ vào những người có thể chất âm thịnh hơn dương, thường phải dùng những loại thuốc khô
ráo, tính dương mới thích hợp.

ÂM TÁO

Chứng bồn chồn vật vã thần chí không yên, vì âm hàn cực thịnh mà sinh ra, thường kiêm có các
chứng chân tay giá lạnh, mồ hôi lạnh, mạch nhỏ yếu như không có mạch, phần nhiều là bệnh
nặng.
ÂM THÍCH

Một cách châm chữa chứng hàn quyết, cách châm là châm 2 huyệt Thái khê của kinh Thiếu âm
thận ở phía sau mắt cá trong chân.

ÂM THỊNH

Phần âm thịnh hơn phần dương, biểu hiện chung là ôn độ giảm sút, mạch đập chậm.

ÂM THỊNH CÁCH DƯƠNG

Một cơ chế bệnh vì âm hàn quá thịnh ở trong, khi dương bị cách ly ra ngoài, xuất hiện triệu
chứng chân hàn ở trong, giả nhiệt ở ngoài, ví dụ như người bệnh phát sốt khát nước, tay chân
vật vã không yên, đó là hiện tượng nhiệt ở ngoài, nhưng tuy sốt mà lại thích đắp chăn mặc áo,
tuy khát nước mà lại không uống nhiều, hoặc đưa nước đến, lại không uống, như vậy là có hiện
tượng giả nhiệt ở ngoài mà thực chất là do âm hàn thịnh ở trong, thúc khí dương cách ly ra
ngoài. Trường hợp này cũng gọi tắt là “cách dương”.

ÂM THỊNH DƯƠNG SUY

Một dạng của quan hệ âm dương gây bệnh lý. Đại để giống như dương hư âm thịnh, nhưng cơ
chế bệnh có khác nhau. Một đằng do dương hư mà gây nên hàn thịnh, một đằng do âm hàn
thịnh ở trong mà làm cho dương khí suy nhược, 2 loại này thành nhân quả với nhau. Trên lâm
sàng âm thịnh dương suy, phần nhiều do thủy thấp làm thương dương hoặc do uống quá nhiều
thuốc hàn lương mà sinh bệnh.

ÂM THOÁT
Chứng bệnh cửa mình mở ra không khép kín, đau ngứa chảy ra nước.

ÂM THỐNG

Chứng âm hộ phụ nữ bị sưng đau do âm hộ bị thương tổn (rách) lại cảm nhiễm độc khí hoặc 2
kinh can thận thấp nhiệt hạ chú gây nên. Vùng âm hộ bệnh nhân đột nhiên sưng trướng và đau,
vài ngày sau hóa mủ, dần dần phá vỡ rồi thu miệng, nhưng cũng có trường hợp tái đi tái lại ra
mủ thành rò, nghiêm trọng hơn có chứng trạng sốt rét sốt nóng, đại tiện bí kết, tiểu tiện khó.
Nếu thành lỗ rò lâu ngày không khỏi, thường gây nên tình trạng khí và huyết đều hư.

ÂM THŨNG

Phụ nữ âm hộ sưng đau.

ÂM THỦY

Bệnh thủy thũng chia làm 2 loại hình, dương thủy và âm thủy, âm thủy là vì khí dương của tỳ
thận hư suy không hóa được thủy dịch, mà thành bệnh thủy thũng, biểu hiện trên lâm sàng
thường là chân phù trước, sắc da trắng nhợt, hoặc xám đen, miệng nhạt, đại tiện lỏng, mạch
trầm trì.

ÂM THỬ

Bị cảm lạnh trong mùa hạ nóng bức, xuất hiện các triệu chứng phát sốt, sợ rét, không có mồ hôi,
thân mình đau nhức nặng nề, tinh thần rã rời mỏi mệt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng, mạch
huyền tế.

ÂM TỔN CẬP DƯƠNG


Tình trạng âm hao tổn liên lụy đến dương. Vì âm tinh hao tổn khiến khí hóa sinh của dương bị
liên lụy trở nên bất túc, cũng giống bệnh lý âm hư dương cang. Ví như các chứng hậu âm suy
kém mà ho, ra mồ hôi trộm, di tinh, khạc ra máu ... bệnh biến phát triển kéo dài, nếu lại xuất
hiện các triệu chứng của dương hư như thở suyễn, tự ra mồ hôi, đại tiện lỏng ... hiện tượng này
là âm tổn cập dương.

ÂM TRĨ

Tên riêng của chứng âm đĩnh.

ÂM TUYỆT

Khí âm cách tuyệt, không hòa hợp với khí dương, như mạch chỉ có ở bộ xích mà không lên đến
bộ quan, bộ thốn ...

ÂM TÝ

(1) Chứng tê đau do tà khí hàn thấp.

(2) Chứng tê đau phát ở phần các kinh âm đi qua và ở ngũ tạng.

ÂM XÚY

Tên bệnh.

Xuất xứ: Kim Quỹ Yếu Lược – Phụ Nhân Tạp Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị.
Tình trạng trong âm đạo có hơi xì ra như dạng đánh hơi. Thường do cốc khí thực, Vị khí dồn
xuống tiết ra. Hoặc do khí huyết hư, trung khí hạ hãm gây nên. Nếu do cốc khí thực, kèm táo
bón, tiếng hơi thoát ra vang, đánh hơi liên tục. Điều trị: nên dùng phép nhuận táo, đạo hạ. Dùng
bài Cao Phát Tiễn. Nếu do trung khí hạ hãm, kèm thấy hơi thở ngắn, hụt hơi, mệt mỏi, yếu sức.
Điều trị nên dùng phương pháp bổ trung, ích khí. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang thêm
Thăng ma, Sài hồ.

ẤM

Khàn tiếng. Triệu chứng có hư, thực khác nhau; thực chứng phần nhiều do ngoại cảm phong
hàn, phong nhiệt, hoặc sau khi bị cảm nhiễm lại tổn thương về ăn uống, hoặc khí đạo bị ngăn
trở ở thời kỳ có thai sắp tới tháng sinh nở, thường gây nên viêm họng. Mất tiếng đột ngột còn
gọi là bạo ấm.

Hư chứng phần nhiều do phế thận nội thương, âm tinh suy tổn, khiến tân dịch không dẫn lên
được, biểu hiện mất tiếng mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, bệnh liên quan tới thanh đới.

ẤM PHI

Một triệu chứng của bệnh trúng phong (ấm : nói năng bất lợi, nói ngọng; phi : chân tay oải lơi,
không vận động được). Trong lâm sàng có chia ra hư chứng và thực chứng khác nhau. Thực
chứng do phong đàm nghẽn lấp, hư chứng do thận hư, tinh khí không dẫn lên được.

ẨM

(1) Loại nước thuốc sắc cần uống nguội, gọi là ẩm

(2) Các đồ uống, thức ăn loãng


(3) Bệnh do uống nước bị ứ đọng gây đầy bụng.

ẨM CHỨNG

Tên gọi chung cho các loại thủy ẩm gây nên bệnh, ý nghĩa và nghĩa rộng gần giống với đờm
ẩm.

ẨM GIA

Người đang có bệnh thủy ẩm, triệu chứng là khát nước, uống nước vào thì nôn.

ẨM PHIẾN

Dạng dược liệu đã bào chế. Sau khi dược liệu được gia công thành những dạng lát thuốc, sợi
thuốc từng đoạn, từng thỏi thuốc ... mục đích để đưa vào thang thuốc sắc uống cho thuận tiện.
Gọi những lát thuốc, sợi thuốc ... đó là ẩm phiến.

ẨM TÍCH

Có nước đọng lại không vận hóa được mà sinh ra bệnh.

ẨM TÍCH

Nước đọng kết lại thành khối ở vùng sườn, vùng bụng.
ẤN ĐƯỜNG

Chỗ giao giữa 2 lông mày ở trên sống mũi, người xưa xem chỗ này là vùng tương ứng với phế.
(Huyệt ấn đường).

ẨN CHẨN

Một loại bệnh dị ứng ở da, thường xuất hiện như hạt sởi, như vỏ đậu, thành từng mảng, nếu sắc
hồng tươi, ngứa nhiều là thuộc phong hàn, sắc hơi hồng là thuộc phong thấp, nếu phát rồi lại
khỏi, khỏi rồi lại phát kéo dài năm này đến năm khác là do khí huyết hư suy.

ẨN TẬT

Bệnh ở chỗ kín (như bộ phận sinh dục).

ẨN THỐNG

Đau âm ỉ không đau dữ dội.

ẤT

Tên can thứ 2 trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy) Ất
thuộc mộc trong ngũ hành, thuộc tạng can trong ngũ tạng.

ẤT QÚY ĐỒNG NGUYÊN


Ất thuộc mộc, thuộc can, qúy thuộc thủy, thuộc thận, vì can với thận có liên quan rất mật thiết
cho nên nói “Ất qúy đồng nguyên” có nghĩa là can với thận cùng một nguồn gốc.

ẤU ẤU TẬP THÀNH

1750, Trần Phục Chính (Phi Hà), đời Thanh, Trung quốc gồm 6 quyển. Nội dung bàn bệnh kinh
phong ở trẻ em không được lạm dụng thuốc hàn lương để tránh tổn hại tỳ, vị ... Có nhiều kiến
giải giá trị. Đồng thời trình bày cặn kẽ phương pháp trị liệu nguyên nhân bệnh cho các bệnh tiểu
nhi.

ẤU KHOA

Khoa trẻ nhỏ, khoa nhi.

ẨU DŨNG

Nôn vọt ra.

ẨU ĐỞM

Tà ở mật đi ngược lên vị, nôn ra nước mật, miệng đắng.

ẨU GIA

Người có chứng nôn mửa.

ẨU HUYẾT
Nôn ra máu.

ẨU NGHỊCH

Nôn xốc ngược lên.

ẨU NUNG

Nôn ra mủ.

ẨU TẢ

Vừa nôn vừa tiêu chảy.

ẨU THỔ

Nôn mửa.

ẨU TIẾT

Vừa nôn mửa, vừa tiêu chảy.

BẠC
(Mỏng, nhạt)

1- Giảm bớt; nhạt nhẽo; ăn thanh đạm (thức ăn ít dầu mỡ).

2- Bức bách bệnh tà phải ra ngoài “bạc chi kiếp chi”.

3- Xâm phạm cái chính mình không thắng được, “bạc sở bất thắng”.

BẠC NIÊM

(Thuốc cao) thuốc cao dùng trong nội khoa có tác dụng như khư phong, hóa thấp, hành khí,
hoạt huyết. Thuốc cao dùng trong ngoại khoa có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, hút mủ và sinh
cơ ...

BẠC QUYẾT

(Ngất, choáng) Dương khí khi quá giận thì hình và khí đều tuyệt (hết), khiến huyết dẫn lên trên
khiến người ta bạc quyết. Khi tinh thần bị kích thích, dương khí sẽ bị găng đột ngột, huyết theo
khí nghịch lên làm cho huyết dịch uất nghẽn ở vùng đầu, phát sinh triệu chứng hôn quyết (ngất,
choáng) đột ngột.

BÁCH BỆNH GIAI SINH VU KHÍ

Trăm bệnh đều bởi khí sinh ra. Giận thì khí bốc lên, mừng thì khí chùng lại, buồn thì khí tiêu đi,
giận thì khí nén lại, hàn thì khí thu lại, nhiệt thì khí tiết ra, sợ thì khí loạn, nhọc thì khí háo, nghĩ
thì khí kết. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng tới hoạt động của
khí, khiến cho cơ năng tạng phủ mất điều hòa mà gây bệnh.
BÁCH HÀI

Xương lớn bé trong toàn thân.

BÁCH HỢP BỆNH

Một loại bệnh về tâm thần. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Bách Hợp Hồ Hoặc Âm Dương Độc
Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ viết: “Bách hợp bệnh, trăm mạch một gốc, là biết đến bệnh vậy. Ý
thì muốn ăn mà bụng không ăn được, muốn ngủ không ngủ được, muốn đi không đi đượcĂn
uống có khi ngon miệng có khi không cảm thấy mùi vị gì, như lạnh mà không lạnh, như nóng
mà không nóng, miệng đắng, nước tiểu đỏ, các loại thuốc không trị được. Uống thuốc vào thì
nôn mửa và tiêu chảy, như là có thần linh, thân hình thì như thường, mạch Vi, Sác”. Đoạn dưới
viết: “Bách hợp bệnh, nếu chưa nôn mửa, tiêu chảy, ra mồ hôi, bệnh chứng mới phát, dùng bài
Bách Hợp Địa Hoàng Thang để trị”. Sách ‘Thương Hàn Ôn Dịch Điều Biện – Bách Hợp Bệnh’
viết: “Trăm mạch một gốc, toàn cơ thể đau nhức, lại không truyền vào kinh lạc, vì vậy gọi là
‘Bách Hợ’. Cách chung, đây là bệnh chứng của hư lao, tạng phủ mất điều hòa gây nên…. Nên
dùng bài Tiểu Sài Hồ thêm Bách hợp, Tri mẫu, Ngạnh mễ. Nếu huyết nhiệt, dùng bài Bách Hợp
Địa Hoàng Thang”. Cũng có thể dùng bài Bách Hợp Hoạt Thạch Tán, Bách Hợp Kê Tử Thang,
Bách Hợp Tri Mẫu Thang.

BÁCH NHẬT KHÁI

Bệnh ho gà. Bệnh này khi mắc phải thường kéo dài dây dưa đến khoảng 100 ngày (bách nhật)
mới khỏi, vì vậy, được gọi là ‘Bách Nhật Khái’.

Còn gọi là Đốn Khái, Thời Hành Đốn Khái, Thiên Háo, Dịch Khái, Bách Khái. Cũng gọi là
Thiên Háo Sang, Lộ Tư Khái, Kê Khái.

Là một loại bệnh truyền nhiễm, lây lan vào mùa đông, xuân. Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, nhờ thuốc chủng ngừa nên bệnh này tương đối rất ít gặp..
Sách ‘Y Học Chính Truyền’ viết: “Ho, tục gọi là Sang. Ho liên tục thì đầu nghiêng, nhực co
thắt, tay chân co rút, đờm từ miệng ra, nước mắt nước mũi cũng chảy ra… Trẻ nhỏ bị chứng
này, gọi là ‘Thời Hành Đốn Khái’ “. Thường do dịch độc lây lan xâm nhập vào Phế khiến cho
chức năng tuyên thông của Phế bị trở ngại, khí bị uất hóa thành nhiệt, nung nấu tân dịch hóa
thành đờm, làm ngăn trở khí đạo, khí nghịch lên tên gây nên bệnh. trên lâm sàng thường có
triệu chứng chính là ho từng cơn, ho rũ rượi, sau cơn ho có tiếng khò khè trong cổ,

Điều trị: lúc mới bị, do hàn tà xâm nhập vào Phé và Vị, nên dùng phép tuyên Phế, tán tà, dùng
bài Chỉ Thấu Tán, Xạ Can Ma Hoàng Thang, Tam Ảo Thang gia giảm. Thời kỳ giữa, tà nhiệt
lưu ở Phế, dùng phép thanh nhiệt, tuyên Phế, dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang, Ngũ Hổ
Thang, tả Bạch Tán gia giảm. Ho lâu ngày làm cho phần âm của Phế Vị bị tổn thương, gây nên
ho ra máu, dùng phép thanh táo, tả Phế. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang, A Giao Tán. Khí
của Phế và Tỳ bị hư yếu, dùng phép kiện Tỳ hòa trung, dưỡng Phế, chỉ khái. Dùng bài Nhân
Sâm Ngũ Vị Tử Thang (theo sách Ấu Ấu Tập Thành) hoặc Lộ Tư Diên Hoàn, Kê Khổ Đởm.
Tùy nghi sử dụng.

BÁCH NHẬT NHI NGƯỢC

Tên bệnh. Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.

Là loại bệnh sốt rét nơi trẻ mới sinh trong khoảng 100 ngày.

Sách ‘Ấu Khoa Yếu Lược’ cho rằng: “Chứng ngược, thường do nắng gây nên’ và ‘Trẻ nhỏ bị
chứng ngược, thường do Phế và Tỳ bị bệnh, phần khí bị thoát đi, tinh thần suy yếu. Lúc đầu
thường bị co giật, hôn mê”. Trên lâm sàng, trẻ nhỏ bị chứng ngược, không có chứng trạng nhất
định. Có thể không thấy lạnh, chỉ thấy chân tay lạnh (quyết nghịch), mặt trắng, môi tím, khi
phát sốt mới biết bị sốt rét. Hoặc có khi sốt nhưng không rõ, hoặc chỉ có cơ thể bị nóng còn tay
chân lại lạnh giá, ra nhiều mồ hôi. Có khi bị nôn mửa, tiêu chảy, lách sưng to, vùng bụng ấn vào
cứng. Lúc mới bệnh, nên dùng phép thanh nhiệt, tiệt ngược làm chính. Có thể dùng vị Thanh
hao, Thường sơn, thêm vào trong bài thuốc để trị.
BÁCH NHẬT NỘI THẤU

Xuất xứ: Ấu Khoa Phát Huy.

Tên gọi khác của Bách Tối Nội Thấu.

BÁCH NHẬT SANG

Tên bệnh.

1- Xuất xứ: Y Tông Kim Giám – Đậu Chẩn Tâm Pháp Yếu Quyết. Tức là chứng ngứa (Tao
chẩn) của trẻ nhỏ sau khi sinh trong vòng 100 ngày.

2- Xuất xứ: Thành Thư Đậu Chẩn. Tức là chứng Đậu sang.

BÁCH PHÁT THẦN CHÂM

Một loại thuốc dùng để cứu.

Xuất xứ: Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương. Thuốc dùng để cứu gồm Nhũ hương,
Một dược, Phụ tử (sống), Huyết kiệt, Xuyên ô, Thảo ô, Đàn hương, Giáng hương, Bối mẫu, Xạ
hương đều 12g, Đinh hương 49 hột, Ngải nhung 20~40g, cuốn lại thành như điếu thuốc, dùng
để hơ cứu ấm vào huyệt. Thường dùng trị đầu đau, nửa đầu đau, ung nhọt, phát bối, sán khí
(thoáit vị bẹn), lao hạch.

BÁCH TIẾT
Các đốt xương trong toàn thân.

Thiên ‘Chẩn Yếu Kinh Trung Luận’ (Tố Vấn 16) viết: “Kinh Thiếu dương tận thì tai điếc, bách
tiết đều lỏng”.

BÁCH TOÁI THẤU

Một chứng ho ở trẻ em. Trẻ sơ sinh mới trong vòng 100 ngày bị ho nhiều đờm khiến giấc ngủ
không yên.

BẠCH

Màu trắng.

1- Loại bệnh dâm trọc.

2- Khí mùa thu.

3- Tạng phế.

BẠCH BÁC PHONG

Một loại bệnh sắc thịt ở từ mặt đến cổ gáy, bỗng nhiên trắng ra giống như từng đám ban, không
đau không ngứa, nếu không chữa thì sẽ lan dần khắp toàn thân.

BẠCH BĂNG
Trong âm hộ phụ nữ tiết ra thứ nước trắng như nước vo gạo hoặc như keo dính.

BẠCH BỒI

Mụn nước nhỏ trắng nổi lên trên da ở các vùng cổ gáy ngực bụng trong quá trình bị bệnh thấp
ôn, phá vỡ thì có thứ nước dịch màu vàng nhợt chảy ra, cũng gọi là “bạch chẩn”.

BẠCH CHƯỚNG

Màng mắt trắng dày hoặc nhân mắt bị đục, gây chướng ngại ở mắt, làm thị lực giảm sút.

BẠCH DÂM

Bệnh có nước dịch trắng dính trong âm đạo chảy ra.

BẠCH ĐÁI

Tên bệnh. Còn gọi là Bạch đới. Xuất xứ: Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương’ q 4. Cũng gọi là Đới
đái) hạ bạch hầu.

Từ âm đạo của phụ nữ thường xuyên chảy ra chất dịch màu trắng (bạch), mềm như sợi dây đai
(đái, đới) gọi là bạch đái (đới). Nói chung, trước hoặc sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ
mang thai lượng bạch đới có thể nhiều hơn một ít, là hiện tượng sinh lý bình thương. Nếu lượng
quá nhiều, có mùi, đồng thời kèm đau mỏi lưng bụng thì thuộc bệnh lý. Thường do Tỳ hư Can
uất, thấp nhiệt tà hạ trú. Mạch Đới mất chức năng ước chế, Nhâm mạch mất khả năng củng cố
gây ra. Do Tỳ hư, lượng bạch đới nhiều kèm mệt mỏi, mặt vàng tay chân lạnh và tiêu lỏng.
Điều trị nên kiện tỳ trừ thấp. Dùng Hoàn Đới Thang. Do Can uất, bạch đới lúc ít lúc nhiều, kèm
tinh thần không thoải mái, xoay xẩm, ngực đầy, căng vú. Điều trị: Sơ can giải uất Phương thuốc
chọn dùng gia giảm Tiêu Dao Tán; Trường hợp thấy nhiệt hạ trú, đới hạ có mùi tanh hôi kèm
ngứa bộ phận sinh dục, xoay xẩm, mệt mỏi. Điều trị: thanh nhiệt lợi thấp,. Dùng bài Long Đởm
Tả Can Thang. Ngoài ra hư hàn hư nhiệt đờm thấp đều có thể dẫn đến bạch

đới ra nhiều.

BẠCH ĐÀI

Rêu lưỡi màu trắng.

BẠCH ĐÀI HẮC BAN THIỆT

Hình dáng lưỡi. Giữa rêu trắng có đờm đen nhỏ. Nếu trường hợp đờm đen có thể cạo sạch là
chứng thấp nhiệt; nếu không thể cạo sạch là phần lý có thực nhiệt, âm dịch muốn kiệt (Thương
Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI HẮC CĂN THIỆT

Là trạng thái rêu lưỡi trắng mà gốc lưỡi rêu đen, nên phân biệt hàn nhiệt chân giả. Sách ‘Biện
Thiệt Chỉ Nam’ viết: “Nếu gốc lưỡi đen mà không có tích bẩn, rêu trắng mỏng trơn, cạo thì sạch
ngay, trên lưỡi tân dịch nhiệt, miệng không khát hoặc khát mà không muốn uống nước là chân
hàn giả nhiệt. Nên dùng Thập Toàn Tân Ôn Cứu Bổ Thang gia giảm; Nếu gốc lưỡi đen, dính
nhầy, khô sít, khô dày mà cạo không sạch, rêu khô không tân dịch, miệng khát hay uống là chân
nhiệt giả hàn. Điều trị: dùng Thập Toàn Khổ Hàn Cứu Bổ Thang gia giảm.

BẠCH ĐÀI HOÀNG BIÊN THIỆT


Là trạng thái rêu lưỡi trắng, ở giữa lưỡi rìa lưỡi thấy rêu hơi vàng. Là chứng thấp nhiệt uẩn kết
ở đại trường, có thể kèm thấy đau bụng, tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Điều trị: Thanh nhiệt táo thấp
(Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI HOÀNG TÂM THIỆT

Là hiện tượng giữa rêu lưỡi trắng vàng dần. Là chứng tà ở biểu truyền vào phần lý. Nếu trường
hợp bạch đài là chính, có hơi vàng mà nhuận là biểu tà chưa giải, vẫn nên giải biểu; Nếu trường
hợp rêu vàng nhiều mà hơi khô là tà đã nhập lý, nên thanh nhiệt hoặc công hạ (Thương Hàn
Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI HỒNG ĐỊA THIỆT

Là hiện tượng rêu lưỡi trắng mà chất đỏ sẫm. Là chứng thấp trọc ngăn trở giữa hoành cách mô,
nhiệt tà phục ở phần dinh mà không thấu ra ngoài được. Thường gặp ở bệnh ôn dịch. Trị nên
trước tiên phải dùng vị cay để khai, vị đắng để giáng, làm cho thấp tiết ra, rồi dùng khổ tân cam
lương để đẩy tà độc theo phần lý ra ngoài, giúp cho khí được hóa, tân dịch được chuyển đều
khắp, nhiệt sẽ theo hàn mà giải đi (Ngoại Cảm Ôn Nhiệt).

BẠCH ĐÀI HỒNG TIÊM THIỆT

Là hiện tượng rêu lưỡi trắng mà chót lưỡi đỏ. Là dấu hiệu tâm hỏa bốc lên gây nên viêm. Nếu
chất lưỡi hơi đỏ, rêu trắng mỏng là ngoại cảm phong nhiệt ở biểu. Nếu rêu lưỡi trắng dầy
thường là ngoại cảm phong nhiệt ghé thấp hoặc phong ôn hóa nhiệt. Cũng có thể gặp ở chứng
thấp ôn, hoặc nhiệt tà nội thịnh mà phục cảm ngoại hàn.

BẠCH ĐÀI NHƯ TÍCH PHẤN THIỆT


Là hiện tượng rêu lưỡi trắng trơn như tích phấn, chót rìa lưỡi màu tím xậm. Là dấu hiệu uế thấp
bị ngăn trở ở bên trong, nhiệt tà lấn át. Gặp ở chứng thấp nhiệt dịch, tà ở mạc nguyên. Trị nên
khai tiết thấu giải.

BẠCH ĐÀI SONG HẮC THIỆT

Là hiện tượng giữa rêu lưỡi trắng có hai sợi rêu dọc song song màu đen. Trường hợp rêu nhuận
không khô là chứng hư hàn. Thường do trung tiêu suy yếu, hàn tà bên ngoài xâm nhập vào
trường vị, ăn uống đình trệ, trung tiêu không thông gây nên.

Nếu thấy rêu trắng mà khô đen, là chứng thực nhiệt, hàn tà hóa hỏa, nhiệt ngăn trở ở Tỳ Vị
(Xem thêm mục Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI SONG HOÀNG THIỆT

Là hiện tượng giữa rêu lưỡi trắng có hai đường dọc xếp song song màu vàng. Có thể gặp trong
các bệnh ngoại cảm tạp bệnh. Ngoại cảm thường là biểu là nhập lý, mà biểu

chứng chưa giải; tạp bệnh thường thuộc tích nhiệt tụ ở trường vị, trường vị bất hòa gây nên
(Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI SONG KHÔI THIỆT

Là hiện tượng rêu lưỡi trắng, có hai đường dọc xếp song song màu xám. Nếu rêu màu xám
nhuận, có thể cạo sạch là Tỳ Vị hư hàn ghé thực trệ. Điều trị: Ôn trung kiện Tỳ, tiêu trệ. Nếu
rêu lưỡi dầy khô, không tân dịch, cạo không sạch được, là trường vị kết thực nhiệt. Điều trị: nên
thông lý công hạ (Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI TÁO LIỆT THIỆT


Là hiện tượng rêu trắùng mà dầy, khô ráo, có đường nứt. Là dấu hiệu phần lý có nhiệt làm tổn
thương tân dịch. Nếu phủ kết chưa thực, khi điều trị nên tăng dịch hoãn hạ (Thương Hàn Thiệt
Giám).

BẠCH ĐÀI THẤU MINH THIỆT

Là hiện tượng rêu lưỡi trắng nhạt trong suốt như rêu lưỡi mà lại không phải là rêu lưỡi. Thường
thuộc chứng hư hàn, nhân lớn tuổi, vị khí bất túc, hoặc dùng thuốc uống lâu ngày, vị khí bị tổn
thương gây nên bệnh. Nên Bổ Trung Ích Khí (Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI TIÊM CĂN CÂU HẮC THIỆT

Là hiện tượng chót lưỡi rêu trắng, gốc lưỡi đen xám mà giữa lưỡi chất đỏ Nếu rêu đen không
nhiều mà nhuận, lưỡi không đỏ, thường là Tỳ hư có thấp; Nếu gốc lưỡi đen nhiều mà khô, chất
lưỡi tương đối đỏ thường là Vị nhiệt quá, trường vị bị táo kết (Thương Hàn Thiệt Giám).

Tỳ hư có thấp, nên kiện Tỳ, lợi thấp. Vị nhiệt, táo bón, nên thanh Vị nhuận trường.

BẠCH ĐÀI TIÊM KHÔI CĂN HOÀNG THIỆT

Là hiện tượng rêu lưỡi giữa trắng, chót lưỡi rêu xám mà gốc lưỡi rêu vàng. Là chứng hậu thấp
nhiệt, nếu gốc lưỡi vàng mà rêu nhầy, mắt vàng, nước tiểu vàng, nên dùng Nhân Trần Cao
Thang gia giảm để trị (Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH ĐÀI TRUNG HOÀNG THIỆT


Là hiện tượng rêu lưỡi trắng giữa biên màu vàng là biểu tà chưa giải truyền vào lý, hóa thành
nhiệt. Nếu bàng quang khí hóa bất lợi, thủy ẩm đình ở ngực. NgoaÏi trừ có biểu chứng ra còn có
thể thấy phiền khát nhiều, nên dùng Ngũ Linh Tán thêm Ích Nguyên Tán để trị (Thương Hàn
Kim Kính Lục).

BẠCH ĐÀI TRUNG HỒNG THIỆT

Là hiện tượng rêu trắng ở 4 bên rìa, giữa lưỡi không có rêu. Vùng không có rêu thuộc khí, tân
dịch hao tổn, xung quanh rìa lưỡi rêu trắng, thấy ở chứng tà ở Thái dương hoặc

Thiếu dương (Thương Hàn Thiệt Giám). Điều trị: Khu tà ích khí, tăng tân dịch.

BẠCH ĐỚI PHÚC THỐNG

Tên bệnh. Xuất xứ: Trúc Lâm Nữ Khoa Chứng Trị. Thường do Tỳ Thận dương hư dẫn đến
bạch đới lâu ngày không dứt. Lượng nhiều, chất trong lỏng, bụng rốn lạnh đau. Điều trị: ôn
dương trị đới. Dùng Cửu Tiêu Hoàn ( Ngải diệp, Mẫu lệ, Long cốt, Can khương, Đương quy,
Ngô thù du. Bạch thược, Sơn dược, Bạch thạch chi).

BẠCH Ế

Tên bệnh. Xuất xứ: Thái Bình Thánh Huệ Phương, q 33. Màu sắc của chứng ế (mây màng ở
mắt) màu trắng, gọi là Bạch Ế.

BẠCH Ế HOÀNG TÂM NỘI CHƯỚNG

Tên bệnh. Xuất xứ: Bí Truyền Nhãn Khoa Long Mộc Luận.
Còn gọi là Hoàng Tâm Ế. Sách ‘Y Tông Kim Giám – Nhãn Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ viết:
“Chứng Hoàng tâm ế, bốn bìa đều trắng, chính giữa có một điểm hơi vàng, ấn trong tròng đen
phản ánh ra bên ngoài con ngươi". Thuộc phạm vi Viên ế nội chướng.

BẠCH HÃM

Một trong chứng ngũ hãm của đậu chẩn. Sách ‘Đậu Chẩn Tinh Tường’ viết: “Đậu sởi mọc ra
dầy khít, mầu trắng nhạt, gốc không ửng đỏ mà đỉnh hãm xuống, gọi là Bạch hãm”. Do khí
huyết đều hư yếu gây nên. Điều trị: nên đại bổ khí huyết. Dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh
Thang hoặc Đương Quy Bổ Huyết Thang gia giảm.

BẠCH HÃM NGƯ LÂN

Tên bệnh. Chỉ chứng Bạch Ế có dạng giống như vẩy cá (ngư lân).sách ‘Ngân Hải Tinh Vi viết:
“Chứng bạch hăm ngư lân do hai kinh can phế tích nhiệt, ủng trệ công lên tròng đen mắt sinh
ra Bạch ế, giống như vẩy cá xếp lớp hoặc như hoa táo, trong có

bạch hãm (nhân tắng), nổi ngưng không chừg hoặc tán hoặc tụ, đau nhức chảy nước mắt". Tức
là chứng Hoa Ế Bạch Hăm.

BẠCH HÃN

Tên bệnh. Chỉ mồ hôi lạnh. Thiên ‘Kinh Mạch Biệt Luận’ (Tố Vấn 21) viết: Chân khí hư, tâm
nhức mỏi, quyết khí lưu hành ít thì sinh chứng bạch hãn nhẹ’. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Phúc
Mãn Hàn Sán Túc Thực Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ viết: “Chứng hàn sán, đau quanh rốn, nếu
đau thì xuất bạch hãn, tay chân quyết lãnh, mạch Trầm Khẩn. Dùng bài Đại Ô Đầu Tiễn để trị
do đau nhức mà ra mồ hôi, tay chân lạnh.

BẠCH HẦU
Tên bệnh. Xuất xứ: Bạch Hầu Tiệp Yếu. Còn gọi là Bạch Triền Hầu, Bạch Khuẩn. Là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính. Hay phát vào cuối mùa thu, đầu đông. Trẻ nhỏ tuổi trước khi đi học bị
nhiều. Sách ‘Trùng Lâu Ngọc Thược’ viết: “Chứng ở cổ họng nổi trắng như vữa nát, nó làm
hại rất nhanh... Người bị bệnh này rất nhiều, trẻ nhỏ càng bị nhiều, thường hay lây lan. Nguyên
nhân phát bệnh thường do dịch độc lưu hành lúc đó, đi từ miệng mũi vào. Hoặc Phế Tỳ vốn hư
yếu, bị cảm phong nhiệt, nhiệt độc kết ở họng gây nên. Biểu hiện thấy cổ họng đau buốt, khi
nuốt càng đau hơn, sau đó một bên hoặc hai bên hocngj xuất hiện nốt trắng, lan rất nhan, rìa
mầu trắng sữa hoặc mầu trắng xám, có màng trắng bóng sáng rõ, màng trắng này nhanh chóng
lây lan đến tiểu thiệt cho đên bên trong bên ngoài họng. Màng trắng khô tróc ra, nếu gắng sức
cạo thì dễ ra máu, đồng thơig màng trắng mới mọc đắp lên một cách nhanh chóng. Màng trắng
dai rất khó phá vỡ. Có thể kèm đau đầu, sốt nhẹ, lúc nóng lú lạnh, mệt mỏi, vật vã, ngực tức,
hôi miệng, nghẹt mũi. Nếu màng trắng lan đến phía trong họng hoặc dưới lưỡi gà thì khó thở,
cánh mũi phập phồng, môi xanh, tim hồi hộp. Bệnh lý của bạch hầu thường thuộc âm hư phế
táo, khi điều trị nên dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang. Nếu có biến chứng, nên giải biểu
trước. Nếu lúc đầu mới phát mà dương nhiệt nhiều, biểu hiện thấy họng sưng đau, nghẹn, uống
nước vào thì sặc, mắt đỏ, khan tiếng, miệng hôi. Dùng bài Tnâf Tiên Hoạt Mệnh Thang. Nếu
thuộc loại âm hư, ên dùng phép dưỡng âm, thanh nhiệt, dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang
gia giảm. Nếu đờm hỏa nghẽn tắc, trong họng khò khè, nên dùng phép thanh Phế giáng đờm.
Dùng bài Hầu Táo Tán (Trung Y Nhi Khoa): Hầu táo, Xuyên bối mẫu, Thiên trúc hoàng, Trầm
hương, Chu sa, Tiên Bán hạ) thêm Thổ ngưu tất, Đình lịch tử, Đại hoàng. Mông thạch và Trúc
lịch. Châm: chọn các huyệt Hợp cốc, Thiếu thương, Thiên đột, Túc tam lý. Trong điều trị bạch
hầu cần lưu ý một số điều sau đây: 1- Kiêng dùng vị thuốc có tác dụng thăng để gây mửa. 2-
Kiêng dùng vị thuốc có tác dụng ôn tán, phát hãn. 3- Kiêng không cho ra mồ hôi nhiều quá làm
mất tân dịch. 4- Kiêng dao kim. 5- Kiêng bệnh nặng thuốc nhẹ. 6- Kiêng dùng thuốc vị đắng
hàn sẽ làm cho táo thêm.

Một số nơi dựa theo nguyên nhân gây bệnh gọi là Hư hàn bạch hầu, Lao chứng bạch hầu

BẠCH HẦU BẠI TƯỢNG

Xuất xứ: Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi.


Trên lâm sàng, có một số trường hợp nghiêm trọng xuất hiện trong bệnh bạch hầu được coi là
khó trị, vì vậy được gọi là bại tượng. Những chứng này gồm: 1- Màng trắng đầy bảy ngày
không bớt. 2 - Uống thuốc để xổ mà vẫn bị táo bón không thông; 3- Bên dưới góc hàm sưng to
không tiêu. 4- Uống thuốc vào bị nôn mửa không dứt; 5- Khan tiếng, nghẹt mũi. 6- Mũi chảy
máu, họng khô, không có nước dãi. 7- Màng trằng tự tróc; 8- Thiên đình (vùng trán) tối xạm; 9-
Mắt nhìn thẳng, trợn ngược; 10- Mặt môi đều xanh;11- Giác cung phản trương (ưỡn ngực,
xương sống); 12- Đờm nghẽn, thở suyễn; 13- Mồ hôi dính như tương hột; 14- Uống thuốc
không vào được; 15- Tay sưng, mệt mỏi; 16- Chưa uống thuốc đã tiêu chảy. 17- Uống thuốc
vào bị tiêu chảy không cầm.

BẠCH HẦU CHÍNH TƯỚNG

Xuất xứ: Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi. Sách này đem thuốc loại tốt nhất chữa bệnh bạch hầu
gọi là chính tướng. Sách viết: "Đãy là thuốc tốt nhất trong số các loại thuốc, rất ổn rất hiệu
quả", đồng thời còn chia thuốc ra làm 4 loại là Thượng tầng trấn dược, Thứ tàng nhuận dược,
Trung tầng tiêu dược và Hạ tầng đạo dược.

BẠCH HẦU ĐIỀU BIỆN

Tên sách. Còn gọi là "Thoại An Trần Thị Bạch Hầu Điều Biện’ gồm 1 quyển. Do Trân Bảo
Thiện đời Thanh soạn. in vào năm 1887. Tác giả trước đó có soạn ‘Bạch Hầu Đính Chính Luận,
gồm 1 quyển, chưa in được: Sau đó sửa bỏ phần phiền phứt thành ra sách này. điều biện tất cả
15 điều, nội dung gồm nguyên nhân bệnh bạch hầu, sở trúng kinh lạc, biện về mạch, bệnh
chứng trị của thủ Thái âm, thủ Thiếu dương, thủ Thiếu âm kinh, cứu ngộ, thiện hậu, ngoại trị và
cấm kỵ. Phần điều trị bạch hầu, tác giả đã tập hợp được sở tường của các y gia, thêm bớt xen
lẫn kinh nghiệm của tác giả để bổ sung phát huy. Nội dung tương đối hệ thống hơn.

BẠCH HẦU KỴ BIỂU

Một trong những điều kiện cần chú ý trong phép chữa bạch hầu.
Sách ‘Bạch Hầu Trị Pháp Kỵ Biểu Quyết Vi’ của Nại Tu Tử đời Thanh cho rằng: Tà độc bạch
hầu một khi đã giải biểu phát tán, chỉ có thể luồn trong kinh lạc, mà không thể thấu ra bên
ngoài da, càng vào sâu, có vào không có ra được, do đó mà đề xuất phép chữa dưỡng âm thanh
phế. Thực ra kỵ biểu chỉ thích hợp cho trường hợp phế táo không biểu chứng. Sách "Bạch Hầu
Điều Biện’ viết: "Bạch hầu là do thái âm phế kinh phục táo, nếu như không có cảm thời tà,
đương nhiên không nên vô cớ giải biểu phát hãn. Nếu đúng là hơi có biểu chứng cảm phải thời
tà, thì phải giải biểu ngay". Trên lâm sàng trường hợp bạch hầu mới phát, hơi kèm ôn nhiệt thì
nên tân lương giải biểu, có thể dùng Bạc hà, Hà diệp, Liên kiều, Ngân hoa. Nếu hơi kèm phong
hàn, nên dùng phép tân ôn phát tán, như Ma hoàng, Tử tô đều có thể linh hoạt mà dùng, không
thể câu nệ bởi kỵ biểu.

BẠCH HẦU KỴ BIỂU QUYẾT

Xem Bạch Hầu Trị Pháp Kỵ Biểu Quyết Vi.

BẠCH HẦU LUNG

Tên bệnh. Xem Thời Dịch Bạch Hầu Tiệp Yếu’. Tức là tục gọi của Bạch

Hầu.

BẠCH HẦU MÃNH TƯỚNG

Xuất xứ: Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi. Là thuốc trong điều trị bạch hầu. Tương đối mạnh hơn,
gọi là Mãnh tướng. Sách ‘Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi’ viết: “Nếu không phải chứng gấp nặng,
cho đến dùng lầm thuốc cấm kỵ, dần dần thay trường hợp bạch tượng, không dùng bừa bãi”.
Trong đó lại chia ra Thượng tầng trấn dược, Thứ tầng nhuận dược, Trung tầng tiêu dược và Hạ
tầng đạo dược.

BẠCH HẦU TAM BẤT KHẢ


Xuất xứ: ‘Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi’. Ba điều không nên làm trong khi điều trị bạch hầu,
gồm: Một Bất Khả cạo vỡ, cạo vỡ thì độc khí vỡ tan. Hai Bất Khả gần lửa vì sợ rằng hỏa bên
ngoài sẽ làm cho bên trong động theo, bệnh sẽ nặng hơn. Ba Bất Khả nằm nhiều, nằm thì khí
nghịch, độc khí khó giáng. Ba điều bất khả này chỉ điều cần chú ý hoặc cấm kỵ trong quá trình
điều trị. Dù không hoàn toàn như vậy nhưng. có giá trị tham khảo.

BẠCH HẦU THỨ TƯỚNG

Xuất xứ: ‘Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi’. Chỉ dược liệu trong điều trị bạch hầu tương đối thứ
yếu hơn, gọi là thứ tướg. Sách ‘Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi’ viết: "Bạch hầu lúc mới phát, biện
biệt không rõ cho đến chứng nhẹ, như với chứng phong tà, đều dùng loại dược liệu này”. Xem
thêm mục Thứ Tầng Nhuận Dược.

BẠCH HẦU TIỆP YẾU

Xem mục Thời Dịch Bạch Hầu Tiệp Yếu.

BẠCH HẦU TRỊ PHÁP KỴ BIỂU QUYẾT VI

Tên sách. Còn gọi là Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi, Bạch Hầu Trị Pháp Quyết Vi. Gồm 1 quyển,
do Nại Tu Tử soạn. In vào năm 1 891. Tác giả tham khảo trị pháp của hai y gia Trịnh Mai Giản
và Trương Thiệu Tu. Kết hợp với kinh nghiệm cá nhân đã soạn thành sách này. Trong sách
phản đối việc dùng thuốc phát biểu để điều trị bạch hầu, chú trọng phép dưỡng âm thanh phế.
Đồng thời giới thiệu một số nghiệm phương.

BẠCH HẦU TRỊ PHÁP QUYẾT VI

Xem Bạch Hầu Trị Pháp Kỵ Biểu Quyết Vi.


BẠCH HẬU CAN ĐÀI THIỆT

Trạng thái rêu lưỡi trắng dày mà khô. Do tỳ vị nhiệt trệ hoặc chứng tà ở Thiếu dương Xem thêm
mục Biện Thiệt Chỉ Nam.

BẠCH HẬU HOẠT ĐÀI

Chính giữa gốc lưỡi rêu trắng dày trơn, chót rìa lưỡi đỏ nhạt, là biểu hiện có hàn thấp. Chứng
biểu lý đều có thể gặp. Nếu thương hàn tà ở Thái dương thấy các chứng sợ lạnh, sốt, đau đầu, ê
ẩm mình mẩy, không đổ mồ hôi, miệng không khô, lưỡi không ráo và tức ngực. Trường hợp
gặp rêu này là biểu chứng phong hàn ghé thấp. Điều trị nên giải biểu hóa thấp. Trường hợp tạp
bệnh lý chứng mà gặp rêu này là trung tiêu tỳ vị có hàn thấp, điều trị nên ôn tán hàn thấp.

BẠCH HẬU HOẠT ĐÀI THIỆT

Trạng thái rêu lưỡi trắng dày mà trơn. Chứng biểu lý đều có thể gặp. Thương hàn tà ở Thái
dương thì rêu lưỡi thuần trắng mà dày, miệng không khô, lưỡi không ráo, sốt, đau đầu, không
đổ mồ hôi, sợ lạnh, cơ thể đau, mạnh Phù Khẩn. Có thể dùng Ma Hoàng Thang để phát hãn giải
biểu. Trong tạp bệnh lý chứng thường là đờm thấp, nên kiện tỳ táo thấp khu đờm. (Xem
Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH HOÀNG

Một trong 36 chứng Hoàng. Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ q 61 viết: “Nhan sắc bệnh nhân khô
khan, mắt đỏ, khô miệng, thụt lưỡi, trong lòng hoảng hốt, tay chân vật vã nặng nề, đó là chứng
Bạch hoàng”. Điều trị: dùng Ngải lạc pháp. Bvên trong uống Đại Hoàng Đương Quy Thang.
(Xem Hoàng đản).
BẠCH HOẠT BÁN BIÊN THIỆT

Trạng thái một bên của lưỡi thấy rêu trắng trơn. Có thể thấy trong thiếu dương chứng bán biểu
bán ly,: hoặc đờm ẩm ủng thịnh ở phế. Thiếu dương chứng dùng phép hòa giải. Đờm ẩm đình
bên trong dùng phép ôn phế tán hàn. (Xem Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH HOẠT ĐÀI HẮC TÂM THIỆT

Trạng thái rêu trắng trơn, chính giữa rêu đen, là dấu hiệu có hàn có nhiệt. Rêu trong trơn mà cạo
đi được là chân hàn giả nhiệt; Nếu cạo không đi, lưỡi thô rít ,khô ráo là lý

thực nhiệt chứng hoặc là chứng hậu biểu tà nhập lý. (Xem Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH HOẠT ĐÀI TIÊM KHÔI THÍCH THIỆT

Trạng thái rêu trắng trơn, chót lưỡi hơi vàng mà có gai xám, chứng biểu lý hư nhiệt đều có thể
thấy chứng này. Ngoại cảm hàn thấp trong có thấp trọc, lưỡi trắng trơn mà chót lưỡi xám. Điều
trị, nên dùng phép tân ôn táo thấp. Thấp nhiệt khổn tỳ hoặc nhiệt khổn tỳ hoặc nhiệt tà nhập lý,
nhiệt bức tâm tỳ, rêu trắng dày khô, chót lưỡi vàng rải rác, gai xám. Điều trị, nên dùng phép
thanh nhiệt trừ thấp hoặc thông lý công hạ.

(Xem Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH HOẠT HẮC HOÀNG THIỆT

Trạng thái rêu lưỡi màu tráng hoặc ở bên trái hoặc ở bên phải còn lại là màu vàng đen. Gặp
trong tạp chứng hàn nhiệt lẫn lộn. Ví như vốn bị tỳ thận dương hư, chân tay không ấm, mạch
Trầm Tế, lại có đại trường thấp nhiệt hạ lợi, đau bụng. Điều trị nên dùng phép thanh nhiệt lợi
thấp kèm ôn thận, kiện tỳ (Xem Tứ Chẩn Quyết Vi).
BẠCH HOẠT NỊ ĐÀI

Trạng thái rêu lưỡi trắng dày nhầy, tân dịch trên rêu tương đối nhiều như lớp sữa đậu nành dày
ở trên lưỡi. Thường do tỳ dương bất chấn, hàn thấp đờm ẩm đình trệ gây ra. Điều trị nên ôn
trung kiện tỳ, hóa thấp, khu đờm.

BẠCH HỔ HẦU

Tên bệnh. Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận q 48.

Xem thêm Bạch Hổ Tựa Nhàn.

BẠCH HỔ LỊCH TIẾT PHONG

Tên bệnh. Gọi tắt là Bạch Hổ Lịch Tiết. Cũng gọi là Thống Phong.

Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Thống phong là các khớp tay chân đau, chạy chỗ này, chỗ
khác. Có sách khác gọi là ‘Bạch Hổ Lịch Tiết Phong Chứng’. Sách ‘Trương Thị Y Thông –
Nuy Tý’ viết: “Theo chứng thống phong… sách ‘Kim Quỹ’ gọi là Lịch Tiết, nên người đời sau
đổi tên là Bạch Hổ Lịch Tiết”.

BẠCH HỔ PHI THI

Tên bệnh. Còn gọi là Bạch Phi Thi. Sách ‘Tiên Truyền Ngoại Khoa Tập Nghiệm Phương’ viết:
“Phụ cốt thư còn gọi là Bạch Phi Thi”.
BẠCH HỔ CHỨNG TỰA NHÀN

Tên bệnh. Một loại chứng cấp kinh phong. Xuất xứ : Ấu Khoa Phát Huy. Sách Chư Bệnh
Nguyên Hậu Luận q 48 coi đây là chứng hậu của bệnh Bạch hổ. Sách này viết rằng: "Chứng
trạng của nó cơ thể sốt nhẹ, có khi khóc la (hét), có khi lạnh ít, co ngón tay như đếm, giống như
chứng phong nhàn (động kinh) nhưng tay chân không co quắp mà thôi".

Sách Ấu Khoa Phát Huy cho rằng chứng này là một loại chứng nhẹ trong chứng ‘Khách Ngô’.

BẠCH HỔ PHONG

Tên bệnh. Xuất xứ: Trửu Hậu Bị Cấp Phương 3. sách ‘Thánh Huệ Phương’ q 22 viết: “Bệnh
Bạch hổ, phong hàn thử thấp độc nhân cơ hội hư yếu làm cho chức năng cố nhiếp mất điều lý,
cảm phải phong tà này, kinh mạch kết trệ, khí huyết không thay đổi, buổi sáng dễ chịu, buổi tối
bệnh phát lên, nhức mỏi tận trong tuỷ xương, đau như bị cọp cắn, vì thế được gọi là Bạch hổ
phong bệnh”.

Xem thêm Lịch Tiết Phong, Thống Phong.

BẠCH HUYẾT

Tên bệnh. Chỉ tình trạng ho ra máu, máu đỏ nhạt. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn)
viết: “ Dương minh tư thiên, thanh phục nội dư thì sẽ bị ho, chảy máu cam, nghẹn cổ, trong
ngực nóng, ho không dứt, nếu ra bạch huyết thì chết”. Vương Băng cho rằng: “Bạch huyết là ho
ra máu mầu đỏ nhạt, như cơ nhục, như Phế”. Sách Trương Thị Y Thông – Khái Thấu viết: “Ho
khạc ra đờm mầu đỏ nhạt gọi là thổ bạch huyết, chỉ có thể kéo dài tháng năm”. Sách ‘Trung
Quốc Y Học Đại Từ Điển cho rằng có thể dùng tiểu tễ như Dị Công Tán, Bảo Nguyên Tiễn,
hoặc đại tễ như Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Đô Khí Hoàn… cũng có thể sống được, không hẳn là
vô phương cứu chữa. Chứng này thường gặp trong Phổi ứ huyết, Suy tim do biến chứng, Hẹp
van hai lá…
BẠCH KHẨU SANG

Tên bệnh. Xuất xứ: Ấu Ấu Tập Thành. Dư độc còn sót lại sau khi bị ban sởi, trên lưỡi mọc
nhọt, nếu nhọt mầu trắng gọi là Bạch khẩu sang. Do nhiệt ở hai kinh Tâm, Phế. Bên trong uống
bài Tẩy Tâm Tán. Bên ngoài dùng Chu Phàn Tán đắp.

BẠCH KHÍ LY

Tên bệnh. Chỉ một loại bệnh dịch phát vào mùa thu. Xuất xứ: Thương Hàn Tổng Bệnh Luận, q
5. Sách ‘Tam Nhân Cực – Phương Luận mục Tự Dịch Luận’ viết: “Trường hợp dịch bệnh…
mùa Thu phải mát nhưng lại bị nhiệt khí ức chế thì trách tà ở Phế, gọi là Bạch khí ly”. Triệu
chứng: “Lúc nóng lúc lạnh, Phế bị tổn khí bị thương, ho nhiều, nôn mửa hoặc sốt, phát ban, ho,
thở gấp…”. Điều trị: Thanh giải dịch độc là chính. Dùng bài Thạch Cao Hạnh Nhân Thang,
Thạch Cao Thông Bạch Thang hoặc Trị Bạch Khí Ly Phương.

BẠCH KHUÂN

Tên bệnh. Là cảm thọ tà của dịch m phủ lên, vì vậy, gọi là Bạch Khuân. Bạch hầu. Sách ‘Bạch
Hầu Thiển Vi’ viết: “Chứng trắng, lở loét ở giữa họng, tục gọi là Bạch Khuân, tức là Bạch Triển
Hầu”.

BẠCH KIỂN THẦN

Tên bệnh. Bệnh này do sau khi bị thương hàn hoặc sau khi phát kinh gây ra. Triệu chứng: môi
trắng, thường kèm đau gò xương mày, quyết nghịch, huyễn vựng, hơi thở hôi, mặt phù, nghiến
răng. Điều trị: thanh hỏa giải độc. Có thể dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm.

Xem thêm mục Kiển Thần.


BẠCH LẠI

Tên bệnh. Một dạng của bệnh ma phong. Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận q 2. Do ác
phong xâm nhập vào giữa phần huyết và da. Uất hóa thành hỏa, làm tổn hao huyết dịch gây nên.
Hoặc do tiếp xúc mà bị truyền nhiễm. Lúc mới bị thì mầu da dần dần chuyển thành mầu trắng,
tay chân tê dại, khớp chân tay nóng, chân tay vô lực, cơ bắp vùng bệnh đau như kim đâm, ho,
tiếng nói khàn, hai mắt nhìn không rõ. Dùng bài Bạch Hoa Xà Tán. Trường hợp táo bón, lúc
đầu nên uống Túy Tiên Tán, sau đó uống

Thông Thiên Tái Tạo Tán. Tương đương với chứng phong hủi dạng lao.

BẠCH LẠN

Tên bệnh. Sách "Hầu Bạch Thiển Vi’ viết: “Xuân ôn, hạ nhiệt, thu táo, đông hàn, tứ thời đều
mắc bệnh Bạch lạn". Nói chung chỉ bệnh họng viêm cấp tính kèm lở loét dạng mủ hoặc giống
như màng giả ở bên trên.

BẠCH LẬU

Tên bệnh. Xuất xứ: Thiên Kim Yếu Phương q 4. Chỉ trường hợp kinh huyết lậu hạ hơi có dịch
thể màu trắng, dầm dề không dứt. Gọi là Bạch lậu. Thường do tỳ phế khí hư gây nên. Sách Chư
Bệnh Nguyên Hậu Luận q 38 ghi: “Khí huyết và mạch Xung Nhâm

bị lao thương đều ở trong bào nội là bể của kinh mạch, hai kinh thủ Thái dương và Thiếu âm,
chủ về kinh nguyệt,. Nếu tổn thương kinh huyết, khí của mạch Xung Nhâm hư cho nên huyết ra
không theo chu kỳ, dầm dề không dứt mà thành lậu hạ. Ngũ tạng đều bẩm bởi khí huyết. Phế
tạng màu trắng. Trường hợp lậu hạ màu trắng là hư tổn phế tạng, do đó lậu ghé màu trắng".
Điều trị nên bổ khí, ích Tỳ Phế. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Hoàn, Nhân Sâm Dưỡng Vinh
Thang hoặc dùng Mã Đề Hoàn (Bạch mã đề, Vũ dư lương đều 160g, Long cốt 120g, Ô tặc cốt,
Bạch cương tàm, Xích thạch chi đều 80g. Tán bột mịn, trộn mật làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 8-
12g, lúc đói, uống với rượu đế.

BACH LỴ

Tên bệnh. một trong loại bệnh Lỵ. Ngày xưa gọi là Bạch Trệ Lỵ vì tiêu ra chất dính đặc màu
trắng hoặc dịch mủ, vì vậy gọi là Bạch Lỵ. Sách Thánh Huệ Phương q 59 viết: "Trường hợp
bạch lỵ, là do trong (ruột) hư mà khí lạnh đến lấn chiếm, kích bác nhau ở ruột., tân dịch ngưng
trệ thành màu trong, vì vậy gọi là bạch lỵ". Chứng này tiêu ra keo đặc hoặc như chất mủ, có thể
kèm đau bụng, mót rặn, không ăn được, tiểu tiện trong lợi, hoặc tay chân lạnh. Trường hợp do
hàn thấp ngưng trệ, tỳ dương thọ thương gây ra, điều trị, nên ôn trung hóa thấp. Có thể chọn
dùng Đương Quy Tán, Trừ Thấp Thang, Thập Bổ Thang. Chưng này có thể thấy trong bệnh
viêm kết tràng dị ứng, Lỵ trực khuẩn mạn tính. (Xem Lãnh Lỵ, Hàn Lỵ). Nếu lỵ mà tiêu ra màu
trắng dính đặc, nhiễu mủ, đau bụng, mót rặn, nước tiểu đỏ, rít, là bệnh thuộc thấp nhiệt. Sách
‘Tố Vấn Huyền Cơ Nguyên Bệnh Thức - Nhiệt Loại’ viết: "Phía dưới quẩn bách, mót rặn, nước
tiểu đỏ rít, đều thuộc táo nhiệt mà hạ lỵ ắt có nhiều. Sách ‘Trương Thị Y Thông’ q 7 viết:
“Bạch lỵ lúc ban đầu mót răï, luôn muốn vào nhà vệ sinh, đi tiêu mà ra không nhiều, mới đi ra
rồi trong bụng lại vội đi nữa, đều do thấp nhiệt ngưng trệ dẫn đến. Dùng bài Vị Linh Thang
thêm Mộc hương, Sa nhân. Cũng có thể dùng Hương Liên Hoàn, Hoàng Cầm Hoàn. (Xem Thấp
Nhiệt Lỵ).

BẠCH MẠC

Tên bệnh dùng trong Nhãn khoa. Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo q 2. mắt mọc màng. Tia máu
mầu nhạt mà thưa, gọi là Bạch Mạc.

BẠCH MẠC GIÁ TÌNH

Tên bệnh dùng trong nhãn khoa. Xuất xứ: ‘Nhãn Khoa Bách Vấn’. Chỉ chứng tròng đen mắt
mọc màng trắng, nặng thì che và làm trở ngại thị lực.
Xem thêm mục Ế.

BẠCH MẠC TẾ TÌNH

Tên bệnh nhãn khoa. Sách ‘Mục Kinh Đại Thành’ viết: "Chứng này lúc đầu rất nhẹ, sau đó dần
dần đỏ, mắt rít, khô, chảy nước mắt, đục mắt, mọc màng, ghèn nhiều, lâu ngày các bộ phận
khác của mắt đều hư, tuy rằng đi lại được, nhưng mắt không thấy hình bóng và màng che cao
hơn con ngươi. Khóe mắt trong thường có hạt như hạt tiêu, hạt dẻ. Giống như bệnh Mắt hột,
giác mạc có màng mạch máu. Còn gọi là Xích thứ, Xích hạt. Xem thêm Xích Mạc Hạ Thùy.

BẠCH MAI ĐÀI

Mặt lưỡi mọc áo trắng hoặc chấm trắng sữa như hạt cơm. Thường do trong vị cực nhiệt. tân
dịch hóa thành mủ, nung nấu rồi bốc lên gây ra. Nói chunglúc đầu gặp ở gốc lưỡi, dần dần rải
rác mặt lưỡi, thuộc laoị bệnh nặng. Dùng ngay Cam Đạm Dưỡng Vi Pháp để chữa. Có thể gặp
trong ôn độc, thấp ôn và bệnh phục thử.

BẠCH NGỐC

Tên bệnh. Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận q 50. tức là chứng Bạch Ngốc Sang.

BẠCH NGỐC SANG

Tên bệnh. Một trong bệnh lác da đầu. Xuất xứ : Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương, q 5. Còn gọi là
Lại Đầu Sang, Ngốc Sang, Bạch Ngốc. Do phong tà xâm nhập vào phần tấu lý da đầu, kết tụ
không tan; hoặc do tiếp xúc cảm nhiễm mà phát ra.
Thường gập ở trẻ con. Lúc mới phát bệnh, gốc lông tóc da đầu xuất hiện ban vảy màu xám
trắng nhỏ như hạt đậu, lớn cỡ đồng tiền, lâu ngày dần dần lớn thành từng mảng, lông tóc khô
héo, gãy đứt, dễ rụng, dài ngắn không đều, thỉnh thoảng có ngứa, lâu ngày thì tóc khô rơi rụng,
hình thành ngốc ban nhưng sau khi khỏi thì tóc có thể mọc lại. Bệnh tình tương đối lâu dài,
nhiều năm không khỏi, nói chung tới tuổi dậy thì thường tự khỏi. Điều trị có thể chọn dùng Khổ
Luyện Cao, Ngốc Sang Du, Phì Cao Du để bôi bên ngoài. Tương đương với chứng Đầu Bạch
Tiền.

BẠCH NHÃN BỆNH

Tên bệnh. Xuất xứ: Chứng Trị Chuản Thằng – Tạp Bệnh.

1- Chỉ bệnh ở tròng trắng mắt.

2- Còn gọi là Bạch Thống. Chỉ chứng lòng trắng mắt không sưng đỏ đau. Sách ‘Thẩm Thị Dao
Hàm’ q 3 viết: “Bạch nhãn thống có chia ra biểu và lý. Chứng bạch sáp do hỏa phục ở phần khí,
thuộc biểu; Uất tà ở bên trong, lòng trắng mắt đều xanh thuộc lý.

BẠCH NHÂN

Vị trí của mắt. Sách ‘Ngân Hải Tinh Vi’ q 1’ viết: "Phế thuộc kim gọi là khí luân, ở mát là Bạch
nhân". Tức là Bạch Tình.

BẠCH NHẬN ĐINH

Tên bệnh. Xuất xứ Ngoại Khoa Chính Tông q 21. Còn gọi là Phế đinh. Lúc đau mọc mụt nước
trắng, đỉnh cứng, gốc nhô lẽn vỡ chảy huyết thủy (máu nước). Vừa ngứa vừa đau, thường mọc ở
lỗ mũi, hai tay, dễ bị thối, lõm vào. Nặng thì đau quai hàm, khô họng, ho khạc đờm dãi, mũi
nóng, thở gấp, đây là do độc hỏa phục ở trong kinh gây nên. Trị như chứng đinh sang; Mọc ở
mũi chữa như Tỵ đinh.

BẠCH NHỤC

Chỉ cơ nhục ở lòng bàn tay (hoặc bàn chân) với ngón tay (hoặc ngón chân), mặt bụng (âm) đối
với phần nhục của mặt lưng (dương), dựa theo cơ thể đẻ phân chia. Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh
Khu 10) viết: "Mạch lý túc Thái âm khởi ở đầu ngón chân cái, dọc theo chỗ bạch nhục (phần
thịt trắng) mặt trong ngón chân".

BẠCH NHƯ KHÔ CỐT

Xuất xứ: thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành Luận’ (Tố Vấn 10). Chỉ về sắc mặt xanh trắng không
bóng, giống như chân tạng sắc của phế. Gặp trong bệnh lâu ngày khí huyết đều hư, vị khí suy
bại. Xem thêm mục Chân Tạng Sắc.

BẠCH NIÊM NỊ ĐÀI

Rêu trắng trên mặt lưỡi phủ lên một lớp niêm dịch đục, giống như lòng trắng trứmg gà bám ở
mặt rêu, hạt trên rêu dính liền nhau, hợp thành mộtỊ mảng, chủ về đờm thấp. Thường thuộc hàn
chứng. Nếùu trong miệng nhầy nhớt mà hơi có vị ngọt, nước dãi đặc, tức ngực thì thuộc chứng
tý nhiệt thấp tụ. Sách ‘Ôn Nhiệt Luận’ viết: “Trên lưỡi rêu trắng niêm nị (nhầy nhớt)... là thấp
nhiệt kết tụ với cốc khí tương bác nhau, là thổ hữu dư. Đầy tràn thì vọt lên".

BẠCH NỘI CHƯỚNG CHÂM BẠT SAO XUẤT THUẬT

Là phương pháp phẫu thuật Bạch nội chướng (cườm mắt) bằng Đông Tâ y kết hợp, được phát
triển trên cơ sở dùng kim châm để làm tan cườm (bạt chướng). Thủ thuật bạt chướng của
phương pháp này cách chung giống như phương pháp dùng kim châm để làm tan cườm nhưng
tinh thể lấy ra từ vết cắt bằng dụng cụ đặc chế như thế đã tránh được tai biến có thể gây ra do
tinh thể khi bị tróc ra còn lại ở trong mắt.

BẠCH NÙNG CAM ĐIỆN

Xuất xư: Lô Tín Kinh. Tức là Bạch nùng lỵ.

BẠCH NÙNG CAM LỴ

Tên bệnh. Xuất xứ: Lô Tín Kinh. Chỉ Cam lỵ.

BẠCH NÙNG LỴ

Tên bệnh. Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa. Còn gọi là Bạch Nùng Cam Điện. Chỉ
bệnh kiết lỵ, tiêu ra như mủ trắng của trẻ nhỏ do ruột bị hàn. Thường gặp ở trẻ nhỏ vốn thể chất
dương hư. Vì dương hư dễ bị hàn thấp xâm nhập, hàn thấp nội trở ẩn tích ở ruột, khí cơ mất
thông lợi, gây nên bệnh. Điều trị: nên ôn trung lợi khí. Dùng Vị Linh Thang.

BẠCH PHÁT

Tên bệnh. Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 27. thường do Can Thận suy tổn, âm huyết
bất túc, tóc mất nhu dưỡng gây nên. Tóc có nhiều tóc bạc, thậm chí bạc trắng hết sớm ở tuổi
thanh niên hoặc trung niên. Điều trị: tư bổ Can Thận, ích khí, dưỡng huyết. Dùng Hà Thủ Ô
Diên Thọ Đơn. Cũng có thể chỉ dùng độc vị Hà thủ ô sắc uống như nước trà hàng ngày. Hoặc
thường dùng tinh chất nước cốt Tang thầm.

BẠCH QỦA TRÚNG ĐỘC


Tên bệnh. Do ăn nạc Bạch quả quá nhiều hoặc da tiếp xúc với nạc Bạch quả gây nên dị ứng dẫn
đến ngộ độc. Nếu do ăn uống có thể thấy ốt, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, da xanh tím, mạch
Nyược mà loạn, có khi bị hôn mê, tử vong.. nếu do tiếp xúc có thể bị dị ứng da dẫn đến viêm
da. Khi bị ngộ độc Bạch quả, theo ‘Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ’ có thể dùng Bạch quả xác, Bạch
tưởng đầu, Xạ hương để giải.

BẠCH SÁP

Tên bệnh. Xuất xứ: Thẩm Thị Dao Hàm. Còn gọi là Bạch Nhã. Thường do Phế âm bất túc hoặc
can thận âm hư, hư hỏa bốc lên gây nên. Cũng có thể do thấp nhiệt uẩn kết, hỏa phục ở phần khí
rồi phát bệnh. chưíng này mắt không có dấu hiệu bên ngoài rõ rệt. Theo sách Thẩm thị Dao
Hàm, chứng này “Không sưng, không đỏ, không thấy dễ chịu, mắt xốn, khô, rít, mờ”. Điều trị:
Dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng Dưỡng Âm Thanh Phế Thang hoặc Thập Trân Thang thêm Chử
thực tử, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử. Thanh nhiệt lợi thấp có thể dùng Tang Bạch Bì Thang gia giảm.

BẠCH SẮC HẦÂU NGA

Tên bệnh. Chỉ hầu nga có phủ màng trắng. Sách ‘Hầu Khoa Chỉ Dương’ q 3 viết: "Nhũ nga mầu
trắng, sưng nghẽn đầy miệng, phát nóng lạnh, 6 mạch Phù Huyền". Chứng này do phế thực
phong hàn. Dùng Lục Vị Thang.

BẠCH SẮC HẦU PHONG

Tẽn bệnh. Thường do hàn tà xâm nhập từ bên ngoài, hỏa nhiệt ẩn núp bên trong làm cho họng
và hạch họng đều màu trắg, họng khó chịu, hoặc biểu hiện lở loét mà có đốm màu đỏ tím.
Sách ‘Hầu Khoa Bí Chỉ’ q Thượng viết: “Chứng này do hàn bọc hỏa, phục ở Phế kinh. Trắng
mà khòng đỏ, bên trên có đốm loét mầu đỏ tím, mạch không Sác, sốt, sợ lạnh, hỏa muốn thoát
ra ngoài. Dùng bài Lục Vị Thang gia vị.

BẠCH SẮC HẦU TÝ


Tên bệnh. Chỉ trường hợp hầu tý (đau họng) màu trắng. Sách ‘Hầu Khoa Tiêu Chỉ, q 2’ viết:
“Chứng này do phế vị thọ hàn, mạch Trì, mình nóng, sắc trắng không đỏ. Điều trị nên tán hàn,
lợi yết, hoạt lạc, giải độc. Phương thuốc chọn dùng: Thanh Yết Tán (Kinh giới tuệ, Bạc hà,
Cương tàm, Cát cánh, Cam thảo, Phòng phong, Tiền hồ, Chỉ xác) thêm Tế tân, Tô diệp,
Khương hoạt, Trần bì. Nếu màu chuyển sang đỏ, đau đã bớt thì khỏi; Nếu đau không giảm, thì
dùng Thanh Yết Tán thêm Sơn chi, Hoàng bá, Mộc thông, Sinh địa.

BẠCH SI

Đặc trưng lâm sàng là đầu mềm, cổ mềm, chân tay mềm, cơ nhục nhão, miệng mềm ... có thêm
dấu hiệu phát dục chậm chạp trí lực không đầy đủ, nguyên nhân thường do bẩm sinh tiên thiên
bất túc hoặc bú mớm hậu thiên thiếu thốn gây nên (tương đương loại phát dục vỏ não không
đầy đủ hoặc loại lè lưỡi do đần độn).

BẠCH SƯƠNG

Một loại mụn lở sần sùi như vỏ cây thông (nên còn gọi là tùng bì tiên) do lớp mụn lở dày, ướt,
bề mặt có vẩy trắng, nên gọi là bạch sương.

Bệnh này do phong hàn xâm phạm từ bên ngoài, doanh vệ mất điều hòa hoặc phong nhiệt xâm
phạm lỗ chân lông lâu ngày uất lại hóa táo, khiến bì phu mất sự nuôi dưỡng mà thành bệnh.

Bệnh thường phát ra ở cơ duỗi tay chân, tiếp đến lớp da đầu và thân mình, nơi mụn lở to nhỏ
không đều, ngứa gãi dùng mảnh tre cạo lớp ngoài tróc ra thành từng mảng vẩy, bộc lộ ra lớp
màng màu đỏ bóng, cạo nhẹ hơn nữa, xuất hiện điểm chảy máu li ti. Hình trạng mụn lở thường
như giọt nước tròn hoặc như đồng tiền, như chân chén hoặc ngoằn ngèo như vẽ bản đồ. Bệnh
dai dẳng lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần (thuộc nhóm bệnh vẩy nến).

BẠCH TÂN
Thủy dịch trắng.

BẠCH THỐC

(Cũng gọi là “lạt lợi”) Vẩy trắng mọc lên ở đầu, rất ngứa, rồi lan dần thành nấm, lâu thì tóc sẽ
khô rụng hết mà thành chứng đầu trụi hết tóc.

BẠCH THỐC SƯƠNG

Chứng chốc đầu, phát sinh ở trên đầu, thoạt tiên có vẩy trắng, ngứa gãi khổ sở, dai dẳng lâu
ngày kết thành mảng và tróc vẩy thành mảng tróc, nhưng sau khi khỏi tóc lại bình thường;
nguyên nhân gây bệnh này thường do dụng cụ cắt tóc không sạch hoặc mũ đội đầu nhiễm bẩn
gây nên (tương tự loại bạch tiên).

BẠCH THỦNG THIỆT

Tên bệnh. Lưỡi sưng mà màu trắng. Sách ‘Hầu Khoa Bí’ q Hạ viết: "Chứng này do phong hàn
tích bên trong, lưỡi sưng cứng đau, 6 bộ mạch Huyền Khẩn. Dùng Lục Vị Thang thêm Tế tân
1,2g, Tô diệp 6g, Bạch chỉ 4g, Đương quy 6g, Xuyên khung, Cát căn mỗi vị 4g. Nếu có rêu
trắng, đờm đen mà hoạt, dùng (Phụ tử, Can khương mỗi vị 2g, sắc uống. Bên ngoài dùng Can
khương, Băng phiến, Xạ hương, Thanh bì lượng bằng nhau, tán bột xát lên.

BẠCH TIÊM HOÀNG CĂN THIỆT

Trạng thái chót lưỡi rêu trắng gốc lưỡi rêu vàng. Dấu hiệu biểu lý cùng bệnh. Lý chứng nhiều
hơn biểu chứng. Có thể trước tiên giải biểu rồi sau công lý. Cũng có thể biểu lý cùng trị (Xem
Thương Hàn Kim Kính Lục).
BẠCH TIÊM HỒNG CĂN THIỆT

Trạng thái chót lưỡi rêu mỏng trắng, ngoài ra không có rêu mà chất lưỡi đỏ. Nếu chất lưỡi màu
đỏ tươi phát bóng, có thể gặp ở bệnh nhân ngoại cảm, tân dịch suy, huyết ít, đồng thời uất nhiệt
ở thiếu dương không giải, tức là lúc tà khí chưa ra thái dương lại chưa vào dương minh thì
thường gặp nhiều (Xem Thương Hàn Thiệt Giám).

BẠCH TIÊM TRUNG HỒNG HẮC CĂN ĐÀI

Trạng thái chót lưỡi rêu trắng, gốc lưỡi xám đen, giữa lưỡi chất đỏ. Nếu rêu đen không nhiều
mà nhuận, lưỡi không đỏ hung, thường là tỳ hư có thấp. Nếu gốc lưỡi đen nhiều mà kbô, chất
lưỡi tương đối đỏ, thường là vị nhiệt xí thịnh, trường đã táo kết (Xem Thương Hàn Thiệt Giám).

Nếu Tỳ hư có thấ nên kiện tỳ lợi thấp. Trường hợp vị nhiệt, táo bón, nên thanh Vị, nhuận
trường.

BẠCH TIỀN TÝ

Tên bệnh. Thường do phong tà phạm phế. Phế khí bế uất gây nên bệnh. Trong họng có màu đỏ
sẫm rồi xuất hiện đờm trắng. Sách ‘Hầu Khoa Chủng Phúc’ q 5 ghi: "Trong họng màu đờ sẫm
mà không tươi, trong màu đỏ sẫm xuất hiện đờm trắng, đau nhức mà

ngứa. Dùng Quảng Bút Ngưu Tử Thang ( Sinh địa, Ngưu bàng tử, Huyền sâm, Xạ can, Liên
kiều, Hoa phấn, Cam thảo, Cương tàm, Triết bối) gia giảm. Bên ngoài dùng thuốc

thổi Phàn Tình Tán ( Diêm mai, Hùng hoàng, Bạch phàn, Sơn giáp, tán bột).

BẠCH TIẾT PHONG


Tên bệnh. Một loại bệnh chủ yếu là da đầu tróc ra gàu trắng. Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ q
4 viết: "Bạch tiết phong thường mọc ở đầu, mắt, tai, tóc, ở cổ gáy. Lúc đầu hơi ngứa, lâu ngày
thì dần dần mọc gàu, bay rơi từng lớp nhỏ, rơi thoát rồi mọc lại cái khác”.

Do cơ phu đang nhiệt mà lại bị phong.

Phong tà xâm nhập vào các lỗ chân lông, uất kết lâu ngày làm cho huyết bị táo, cơ phu mất dinh
dưỡng gây nên. Thường phát ở da đầu, cơ thể. Thấy rải rác và đồng đều vảy

gàu trắng như dạng cám. Khi gãi thì bay rơi. Rơi rồi lại mọc cái khác. Tự cảm thấy rất ngứa.
Lâu ngày lông tóc dễ rụng . Tương đương với chứng viêm da dạng khô và dạng thừa chất béo.
Điều trị nên khu phong thanh nhiệt nhuận táo. Uống nên dùng Khu Phong Hoán Cơ Hoàn hoặc
Tiêu Phong Tán (Y Tông Kim Giám). Bên ngoài bôi Thuận Cơ Cao hoặc thuốc gội Điên Đảo
Tán (Lưu hoàng, Đại hoàng (sống) đều 7,5g, tán nhuyễn. Thạch khôi thủy 100ml. Trộn chung.
Cũng có thể dùng Khổ sâm 90g, Dã cúc hoa 15g, Bạch tiên bì 9g. Sắc nước, để thuốc còn hơi
ấm thì dùng để gội đầu.

BẠCH TÌNH

Vị trí của mắt. Xuất xứ: Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, q 28. Còn gọi là Bạch Nhãn, Bạch
Nhân, Bạch Châu, Bạch Luân, Nhãn Bạch. Gồm phần kết mạc và củng mạc theo y học hiện đại.
Phía trước liền với tròng đen mắt, cùng hợp lại thành lớp ngoài nhãn cầu. Bệnh biến cả hai đều
liên quan nhau. Bạch tình bên trong ứng với phế, là khí luân

trong ngũ luân. Phế và Đại trường biểu lý với nhau, cho nên bệnh tật của Bạch tình (tròng tráng
mắt) thường liên quan đến Phế và Đại trường.

BẠCH TÌNH BẢO HỒNG


Tên bệnh. Sách ‘Nhãn Khoa Học Giảng Nghĩa’ của Lương Hàn Phân viết: “Chứng Bạch tình
bảo hồng, là do hỏa tà thừa kim, thủy suy phản chế thành bệnh".

Xem thêm Bảo Luân Hồng.

BẠCH TÌNH DẬT HUYẾT

Tên bệnh nhãn khoa. Xuất xứ: Quảng Châu Trung Y Học Viện Trung y Nhãn Khoa Học Giảng
Nghĩa".

Bệnh lòng trắng mắt chảy máu. Bệnh do phế kinh có nhiệt tà, bức huyết đi càn; cũng có thể do
uống nhiều rượu quá độ hoặc ngoại thương gây nên. Chứng trạng chủ yếu là bề mặt lòng trắng
mắt xuất hiện xung huyết sắc đỏ tươi, có giới hạn rõ, nặng hơn thì có hiện tượng chảy máu, sau
vài ngày tự nhiên bệnh lui dần, tiên lượng không nguy hại.

Xem thêm mục Sắc Tựa Yên Chi Chứng.

BẠCH TÌNH LOẠI MẠCH CHỨNG

Tên bệnh nhãn khoa. Xuất xứ: ‘Nhãn Khoa Học Giảng Nghĩa’.

Xem thêm mục Xích Ty Loạn Mạch Chứng.

BẠCH TÌNH NGƯNG CHI

Tên bệnh nhãn khoa. Xuất xứ: ‘Nhãn Khoa Học Giảng Nghĩa’.
Xem thêm mục Sắc Tựa Yên Chi Chứng (xem).

BẠCH TÌNH PHI HUYẾT

Tên bệnh nhãn khoa. Xuất xứ: ‘Nhãn Khoa Học Giảng Nghĩa’.

Xem mục Mục Phi Huyết.

BẠCH TÌNH PHÙ UNG

Tên bệnh nhãn khoa. Xuất xứ: Trung Y Lâm Sàng Bị Yếu của Tần Bá Vị.

Tức là Trạng Như Ngư Bào.

BẠCH TÌNH THANH LAM

Tên bệnh nhãn khoa. Còn gọi là Mục châu câu thanh. Bạch châu câu

thanh, Mục thanh. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Tạp Bệnh" viết: "Là trường hợp tròng trắng
mắt biến thành màu thanh lam (xanh)". Thường xuất hiện vào thời kỳ cuối

của chứng hỏa cam, trạng thái tròng trắng mắt (bạch tình) bớt sưng đau nhưng để lại màu thanh
lam hoặc màu xanh xám.

Xem thêm mục Hỏa Cam.


BẠCH TRỆ LỴ

Tên bệnh xưa. Tức là Bạch lỵ.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Lỵ Bệnh Chư Hậu’ viết: "Chứng Bạch trệ lỵ là trường
(ruột) hư mà lãnh khí đến chiếm cứ, kích bác nhau giữa ruột, tân dịch ngưng trệ

thành trắng (bạch)". Phương thuốc chọn dùng Đậu khấu hoàn.

Xem thêm Bạch Lỵ Hàn Lỵ.

BẠCH TRIỀN HẦU

Tên bệnh.Tên gọi của Bạch hầu lúc ban đầu, tục gọi là Bạch Khuân.

Sách ‘Hầu Bạch Thiền Vi’ viết: "Một chứng ở họng bị lở trắng tục gọi là Bạch khuân, tức là
Bạch triền hầu".

Sách ‘Trùng Lâu Ngọc Thược’ q. Thượng viết: "Một chứng giữa họng nổi trắng như vữa, độc
của nó rất lợi hại phải lánh xa. Người mắc bệnh này rất nhiều. Chỉ có trẻ nhỏ là nghiêm trọng
hơn. Thường lây lan, một khi chữa lầm thì không cứu được”..

BẠCH TRIỀN HẦU PHONG

Tên bệnh. Thường do đờm hỏa đôïc tà ẩn bên trong hoặc ăn nhiều cao lương, chất béo, chièn
xào, nướng… hỏa độc gây tổn thương, viêm gây nên bệnh. Biểu hiện họng sưng lên, đau buốt
khó nuốt, hai bên mang tai sưng đỏ. Sách ‘Tiêu Thị Hầu Khoa Chẩm Bí’ viết: "Triền hầu
phong sưng, cấm khẩu, khó nói, mang tai sưng đỏ. Điều trị nên tả hỏa giải độc, tiêu sưng chỉ
thống. Có thể chọn dùng Tam Hoàng Lương Cách Tán, Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm gia giảm. Nếu
mưng mủ rồi thì dùng kim châm cho ra mủ. (Xem Triền Hầu Phong).

BẠCH TRỌC

1- Tên bệnh. Chỉ trạng thái chủ yếu là tiểu đục màu trong: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận -
Hư Lao Tiểu Tiện Bạch Trọc Hậu’ ghi: "Bào lãnh thận hư tổn do đó tiểu tiện trắng mà đục".
Cũng gọi là Tiện Trọc, Nịch Trọc, Niệu Trọc.

Xem thêm mục Tiện Trọc.

2- Chỉ trạng thái đường tiểu thường chảy ra chất màu trắng đục mà tiểu tiện lại trong. Sách
‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: “Người mắc bệnh bạch trọc. tuy lúc tiểu tiện ngọc hành đau như
dao cắt, nóng rát mà tiểu tiện lại trong, chỉ có ở chót lỗ tiểu luôn có chát bẩn như mủ nhọt, như
dử mắt dầm dè không dứt, không giống như nước tiểu”. Cũng gọi là Tinh Trọc.

BẠCH TRÙNG BỆNH

Tên bệnh. cũng gọi là Bạch Thốn Trùng Bệnh. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Cầm Thú Ngư
Trùng Cấm Kỵ Tịnh Trị’ viết: “Ăn thịt sống… biến thành bạch trùng”. Sách ‘Bị Cấp Thiên
Kim Yếu Phương – Cửu Trùng’ viết: Thứ ba là bạch trùng, dài 1 thốn… Bạch trùng sinh sản từ
ít đến nhiều, mẹ nó lớn dần, dài đến 4-5 trượng, loại này có thể làm chết người”.

Xem thêm mục Thốn Bạch Trùng.

BẠCH TỰ PHONG

Chứng bề mặt lớp da xuất hiện mảng ban trắng, nguyên nhân do phong tà xâm phạm biểu phận,
tấu lý không bền chặt, khí huyết không điều hòa gây nên. Bệnh này thường gặp ở lứa tuổi thanh
niên, rất ít khi có ở người già và trẻ em. Bệnh có thể phát ở bất cứ bộ vị nào của cơ thể, có
những hình trạng trắng màu sữa, to nhỏ không đều, khác hẳn với màu da bình thường, ở giữa
những ban trắng có những nốt nhỏ li ti màu sẫm, không ngứa, nhưng tình trạng kéo dài, lâu
khỏi.

BẠCH TƯỢNG

Tên bệnh. sách ‘Bạch Hầu Kỵ Biểu Quyết Vi’ viết: “Bạch hầu lúc đầu, chứng trạng còn nhẹ,
chưa thấy trắng, cho dùng bài thuốc này. dến khi thấy có mầu trắng, đổi dùng bài Dưỡng Âm
Nhuận Phế Thang. Tương đương với màng giả của bạch hầu.

BẠCH TỲ

Tên bệnh. Là một loại bệnh ngoài da tróc vảy mạn tính. Xuất xứ: Ngoại Khoa Đại Thành q 4.
Còn gọi là Xà Sắc, Tỉ phong, Tùng bì tiễn. Do phong hàn hoặc phong nhiệt uất ở cơ phu, vinh
vệ mất điều dưỡng; Hoặc vinh huyết bất túc, vận hành không thư sướng, ứ ở cơ biểu dẫn đến cơ
phu mất dinh dưỡng mà gây nên bệnh. Thường mọc ở mặt duỗi của tay chân, tiếp đến là da đầu
và thân thể. Thường mọc đối xứng nhau. Lúc ban đầu da xuất hiện nốt chẩn màu đỏ, mép viền
rõ rệt, lớn nhỏ không đều, dạng như nốt ghẻ, dần dần khuếch rộng thành mảng, trên phủ lớp da
vảy màu trắng bạc. nhiều tầng. Cạo đi, lớp da biểu bì xuất hiện lớp da đỏ sáng, cạo tiếp thì thấy
điểm xuất huyết, nhọt long lanh như dạng rỗ. Biểu hiện ngứa ở các mức độ khác nhau. Quá
trình bệnh lâu dài, dễ tái phát. Điều trị: Lúc mới bị nên thanh nhiệt giải độc, khu phong nhuận
táo. Uống trong dùng Sưu Phong Thuận Khí Hoàn, hoặc Phòng Phong Thông Thánh Tán. Nếu
huyết nhiệt dùng Tê Giác Địa Hoàng Thang hoặc Lương Huyết Địa Hoàng Thang. Bệnh lâu
ngày nên dưỡng huyết nhuận táo, hoạt huyết khứ ứ, dùng Dưỡng Huyết Nhuận Phu Thang hoặc
Huyết Phủ Trục Ứ Thang. Bên ngoài dùng Ngưu Bì Tiễn Dược Cao bôi chỗ đau, cũng có hể
dùng nước sắc Khổ sâm tắm rửa.

BẠCH VI HÀN

Một trong ngũ sắc chủ bệnh. xuất xứ: thiên ‘Ngũ Sắc’ (Linh Khu). Vùng mặt mầu trắng là
chứng hậu của dương hư, khí huyết bất túc. Dương khí bất túc, khí huyết không thể đi lên nuôi
dưỡng cho mặt gây nên sắc trắng. Dương khí hư yếu, âm thịnh bên trong, hàn từ trong sinh ra,
vì vậy gọi là hàn”.

BẠCH VI HOẠT ĐÀI THIỆT

Là trạng thái rêu lưỡi trắng mỏng mà hơi hoạt. Chất lưỡi đỏ nhạt là chứng ngoại cảm phong
hàn, biểu chứng. Điều trị bằng phương pháp ôn, phát hãn, giải biểu.

BẠCH VỤ

Tên bệnh trong nhãn khoa. Xuất xứ: Ngân Hải Chi Nam, q 2. Cjhir mầu sắc của màng mây mầu
trắng mà mỏng nhạt.

BẠCH XÁC SANG

Tên bệnh. sách ‘Ngoại Khoa Khải Huyền’ q 7 viết: “Bạch xác sang tức là tiễn (lác)”. Có 4 loại
là Phong Tiễn, Dương Mai Tiễn, Hoa Tiễn và Ngưu Bì Tiễn. Thường do lỗ chân lông có thấp tà
gây nên.

Xem chi tiết ở từng loại.

BÀI

Một loại liệt. Thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn) viết: Nội toạt mà quyết , là ấm bài, đây là Thận hư”.
Trương Chí Thông chú thích rằng: “Khi bị bệnh bài, tay chân không co duỗi được.

BÀI CHÂM
Rút kim châm ra (cũng gọi là xuất châm; dẫn châm, bạt châm).

BÀI NUNG

Phép chữa làm cho mủ nhọt được bài tiết ra ngoài.

BÀI NÙNG THÁC ĐỘC

Gọi tắt là Bài Thác.

BÀI THÁC

Phép chữa mụn nhọt, dùng thuốc bổ ích khí huyết để phù trợ chính khí, đẩy độc ra ngoài không
cho độc hãm vào trong.

Xem thêm mục Nội Thác.

BÃI CỰC CHI BẢN

(Bãi : mệt nhọc, có liên quan đến hệ thống gân toàn thân). Quan điểm bệnh lý. Can quản lý các
hoạt động về gân, có thể chịu đựng được sự mệt mỏi, là căn bản của cơ năng hoạt động.

BẠI HUYẾT
Huyết dịch đã hoại tử, không ở trong kinh mạch nữa, chứa đọng ở các chỗ hở của các tổ chức
Cũng gọi là ác huyết.

BẠI HUYẾT XUNG PHẾ

Tình trạng sau khi đẻ, máu hôi không ra hết, xuất hiện các triệu chứng vùng ngực phiền táo, mặt
đỏ, thở gấp, suyễn nghịch ...

BẠI HUYẾT XUNG TÂM

Bệnh trạng sau khi đẻ, máu hôi không ra được, xuất hiện các triệu chứng phát sốt, hò hét nói
càn, thậm chí phát cuồng ...

BẠI HUYẾT XUNG VỊ

Bệnh trạng sau khi đẻ, máu hôi không ra được, xuất hiện các triệu chứng cơ năng tiêu hóa bị
chướng ngại ...

BAN CHẨN

Hình to thành mảng, sắc đỏ tím, không nổi cao trên mặt da gọi là ban, hình nhỏ như hạt tấm, sắc
hồng hoặc tím nổi cao trên mặt da gọi là chẩn.

BAN NGÂN CỨU

Phương pháp cứu thành mủ, thành sẹo bằng mồi ngải. Lấy mồi ngải cứu trực tiếp lên huyệt vị,
khi mồi ngải cháy hết, dán cao lên trên khiến nơi cứu sẽ hóa mủ như nốt bỏng, về sau đóng vẩy
thành sẹo. Nhược điểm của phép cứu này là làm bệnh nhân đau rất nhiều, hiện nay ít sử dụng.
BAN THỐC

Chứng tóc rụng từng mảng. Tóc trên đầu rụng từng mảng, để lộ ra lớp da đầu trơn bóng, nếu
nặng hơn có thể nổi mảng ban nhiều chỗ và bệnh tiến triển nhanh. Nguyên nhân do huyết hư
sinh phong hoặc phong thịnh huyết táo khiến tóc mất sự nuôi dưỡng gây nên. Thông thường
ngoài chứng trạng rụng tóc không kèm theo triệu chứng nào khác. Cũng đôi khi người bệnh bị
ngứa ở vùng tóc rụng nổi ban. Giai đoạn hồi phục, thường mọc loại tóc tơ li ti non mềm màu
vàng nhạt hoặc trắng nhạt, dần dần mới trở lại loại tóc bình thường.

BÁN BIỂU BÁN LÝ

Bệnh đang ở vị trí của kinh Thiếu dương đã li khai phần biểu của kinh Thái dương, nhưng chưa
vào phần lý của kinh Dương minh, cho nên gọi là bán biểu bán lý, có các triệu chứng : nóng rét
qua lại, ngực sườn đầy đau, tâm phiền, nôn mửa, không muốn ăn, miệng đắng, họng khô, chóng
mặt, mạch huyền.

BÁN SẢN

Có thai được hơn 3 tháng, thai như đã thành hình rồi bị sảy thai, thì gọi là “tiểu sản” hoặc “bán
sản”.

BÁN THÂN BẤT TOẠI

Di chứng của bệnh trúng phong, một phía người tê liệt, vận động khó khăn. Lâu ngày khô teo
dần, tê dại không cử động được, thì gọi là “thiên khô”.

BÁN THÂN HÃN


Mùa nóng chỉ ra mồ hôi ở một bên người.

BÁN THÍCH

Một thủ thuật châm để chữa bệnh ở phế, cách châm là châm kim vào rất nông, và rút kim ra rất
nhanh không làm tổn hại đến phần thịt.

BÀN CĂN NHA UNG

Tên bệnh. sách ‘Nghiệm Phương Tân Biên’ q 1 viết: “Bàn căn nha ung là nướu răng lở loét,
thậm chí đến xương, toàn thân răng bị rụng”.

Xem thêm mục Tào Cốt Phong.

BÀN GIANG UNG

Tên bệnh. sách ‘Y Môn Bổ Yếu, q Trung viết: “Chung quanh hậu môn sưng đỏ đau… thường
dễ dẫn đến chứng lậu. Nếu có vài chỗ bị vỡ, lở loét ra, gọi là Bàng giang ung".

Xem thêm mục Giang Lậu.

BÀN PHÁP

Thủ pháp châm.

BÀN PHÁP
Thủ pháp xoa bóp. Tức là Dao pháp nhưng phạm vi hoạt động rộng hơn.

BÀN SÁN

Tên bệnh. Bệnh đau xoắn ở vùng rốn. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 20 viết: “Trong
bụng đau bên cạnh rốn, tên gọi là Bàn Sán”. Thường do cảm hàn, khí trệ gây nên. Điều trị: Tán
hàn, lý khí. Dùng bài Thược Dược Cam Thảo Thang thêm Nhục quế, Hương phụ.

BÀN TRƯỜNG KHÍ

Chứng sán khí đau ở trong khoang bụng, ở vùng tiểu trường (gọi là : “sán khí” “Tiểu trường
khí” “Tiểu trường khí thống”).

BÀN TRƯỜNG UNG

Ung nhọt ở ruột mà có xu thế làm mủ chảy ra ở thành bụng hoặc ở vùng rốn.

BẢN

Mặt dưới lòng bàn chân, nơi tiếp giáp đốt cuối ngón chân cái.

BẢN THẢO

Sách ghi chép các vị thuốc, vị thuốc tuy gồm đủ các loại động vật, thực vật, khoáng vật, nhưng
loại thảo là nhiều nhất, nên đặt tên sách là bản thảo.
BẢN THẢO BỊ YẾU

1694, Uông Ngang (Nhận Yên, đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 4 quyển. Nội dung : chọn lọc 460
vị thuốc thường dùng, giới thiệu tóm tắt sự phối hợp giữa dược tính và bệnh tình.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC

1578, Lý Thời Trân, đời Minh, Trung Quốc. Gồm 52 quyển. Tác giả dành công phu 30 năm
mới biên soạn xong. Trình bày bộ sưu tập 1892 vị thuốc kèm hơn 1000 bản vẽ miêu tả các cây
thuốc. Mỗi vị thuốc, cây thuốc đều được giới thiệu tính vị, chủ trị, cách sử dụng, nơi sinh sản,
hình thái, cách thu hái, bào chế và phối ngũ trong bài thuốc, kèm theo hơn 10.000 phụ trương.
Bộ sách đồ sộ này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC THẬP DI

1765, Triệu Học Mẫn (Thứ Hiên), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 10 quyển. Bổ sung 716 cây
thuốc, vị thuốc trong Bản thảo cương mục chưa có, trong đó bao gồm một số cây thuốc di thực
từ nước ngoài, đồng thời còn khảo đính một số vị thuốc trong Bản thảo cương mục trình bày
chưa chính xác.

BẢN THẢO KINH TẬP CHÚ

536, Đào Hoằng Cảnh (Ân Cư), đời Lương, Trung Quốc. Gồm 7 quyển, Trên cơ sở Thần nông
bản thảo kinh, chú thích, chỉnh lý, bổ sung thêm 365 vị.

BẢN TIẾT

Đốt gốc, đốt thứ nhất của ngón tay ngón chân.
BÀNG CHÂM THÍCH

Cách châm một huyệt mà dùng 2 kim, một kim châm thẳng, một kim châm xiên.

BÀNG QUANG

Cơ quan chứa đựng tân dịch và bài tiết nước tiểu, là 1 phủ trong 6 phủ, có quan hệ biểu lý với
thận.

BÀNG QUANG CHỦ CHỨA TÂN DỊCH

“Bàng quang giữ chức quan châu đô, tân dịch chứa ở đó, khí hóa thời có thể bài tiết được”. Nơi
tàng trữ nước gọi là châu đô, ở đây chỉ bàng quang là nơi thủy dịch của tam tiêu hội tụ, tân dịch
trải qua tác dụng khí hóa của thận biến thành nước tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể.

BÀNG QUANG HƯ HÀN

Tình trạng không năng khí hóa của bàng quang không đủ hoặc cảm nhiễm hàn tà, ảnh hưởng
đến sự co thắt mà thành bệnh. Loại bệnh này có liên quan đến thận dương hư.

Chứng trạng chủ yếu là són đái, đái vội, đái vặt nhưng nước tiểu trong, hoặc đái rỏ giọt không
dứt, rêu lưỡi mỏng nhuận, mạch tế nhược.

BÀNG QUANG KHÁI

Chứng ho thuộc bàng quang, khi ho thì bật nước đái ra.
BÁNG QUANG KHÍ BẾ

Cơ năng khí hóa của bàng quang bị trở ngại, xuất hiện các chứng bụng dưới đầy chướng, tiểu
tiện bí, không thông lợi.

BÀNG QUANG THẤP NHIỆT

Bàng quang bị thấp nhiệt, sinh ra các chứng đi tiểu luôn, đi tiểu gấp, đi tiểu ít mà đau, nước tiểu
vàng đỏ, hoặc ra huyết.

BÁO THÍCH

Một trong 12 phép châm thích áp dụng để điều trị cho loại đau nhức không có bộ vị nhất định.
Phương pháp châm là : tìm được điểm đau, châm thẳng vào một mũi, lưu kim để đấy, tay trái
lần theo cục bộ, sau khi lần thấy điểm đau khác, rút ngay mũi kim ở điểm châm trước, lại châm
thẳng ngay vào điểm đau thứ hai.

BÁO VĂN THÍCH

Một cách châm để chữa bệnh của tạng tâm, cách châm là tìm nhiều chỗ xung quanh chỗ đau
châm vào mạch máu nhỏ để đưa huyết ứ đọng ra ngoài.

BÀO

Cách chế thuốc bằng nước, cho thuốc ngâm vào nước một lúc để giảm bớt tính mãnh liệt của
thuốc.
BÀO

Cách chế thuốc bằng lửa, đổ thuốc vào nồi có nhiệt độ cao, sao nhanh 1 lúc, đến khi bốc khói
và thuốc vàng khô là được, mục đích là giảm bớt tính mãnh liệt của thuốc.

BÀO CHẾ

Nói chung về các cách chế các vị thuốc, dùng nước dùng lửa, hoặc cả nước và lửa, tác động vào
thuốc bằng các cách khác nhau, để làm thay đổi tính chất của thuốc, theo ý định của thầy thuốc.

BÀO CHÍCH

Tên gọi chung cho cách gia công xử lý dược liệu vốn là hai phương pháp chế thuốc khác nhau.

Bài chích luận của Lôi Học là tác phẩm chuyên giới thiệu về các phương pháp gia công xử lý
dược liệu.

BÀO CHÍCH ĐẠI PHÁP

1622, Mục Hy Ung (Trọng Thuần), đời Minh, Trung Quốc, Một quyển. Trên cơ sở chỉnh lý Lôi
công bào chích luận có tăng thêm một số kinh nghiệm bào chế thuốc dân gian.

BÀO CUNG

Tử cung, dạ con.
BÀO HỆ LIỄU HỆ

1. Sách Kim Quỹ Yếu Lược dùng cụm từ này để giải thích bệnh lý chuyển bào (bào hệ : mối
quan hệ về nước tiểu; liễu hệ : sự ngoằn ngèo khuất khúc, hoặc có ý như co thắt).

“Bào chuyển là do bào bị chẹt không thông... có triệu chứng bụng dưới đau, tiểu tiện không
thông. Nguyên nhân bệnh này là do nhịn đái, hoặc do hàn nhiệt chẹt lại, hai nguyên nhân này
đều làm cho thủy khí quay trở lên, khí bức ở bào, khiến bào thắt lại không giãn ra, nước ở ngoài
đáng lẽ vào mà không vào được, nước tiểu chứa ở trong đáng tiết ra mà không tiết ra được, cả
trong và ngoài đều tắc nghẽn cho nên tiểu tiện không thông.

2. Tình trạng công năng bài tiết nước tiểu ở bàng quang bị tắc nghẽn,

BÀO KHÍ

Khí trong huyết hải (bào cung) ở bụng dưới.

BÀO KIỂM

Mi mắt. Mi trên : mục thượng bào, thượng bào, bào. Mi dưới : hạ mục bào, hạ bào, kiểm.

BÀO KIỂM THŨNG HẠCH

Chứng đau mắt. Nguyên nhân do vị trường bị nhiệt nung nấu, quấn quýt với đờm thấp làm vít
tắc đường kinh mạch. Vị trí bệnh ở bên trong mi mắt, nổi hạch rắn, ấn không đau, ấn mạnh có
di chuyển, nếu không điều trị kịp thời có thể nổi to và đỏ, mi mắt trên trệ xuống, trướng và khó
mở nhắm (rất giống với bệnh đau mắt hột).
BÀO LẬU

Bệnh trạng sau khi thụ thai, âm đạo vẫn ra chất nước giống như máu nhưng không có hiện
tượng đau bụng. Nguyên nhân bệnh do khí hư, huyết nhiệt, thai nguyên không bền, sinh hoạt vợ
chồng lại không giữ gìn.

BÀO MẠCH

Đường mạch phân bố ở trên tử cung trong đó bao gồm cả mạch Xung và mạch Nhâm, có tác
dụng chính đối với vấn đề kiuh nguyệt và nuôi dưỡng thai nhi (cũng gọi là “bào lạc”).

BÀO MÔN

Miệng tử cung.

BÀO TẠNG

Danh từ thông thường để chỉ tử cung, Nhưng nói theo công năng của nữ tử bào thì bao quát cả
hệ thống sinh lý gồm cả tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Công năng chủ yếu là thông
đều kinh nguyệt và mang thai.

Công năng sinh lý của nữ tử bào có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan khác như các kinh
thận, can, tâm, tỳ và hai mạch xung nhâm.

Lứa tuổi phụ nữ khác nhau có quan hệ tới sự biến hóa của kinh nguyệt và sự thịnh suy của thận
khí. Can là tạng tàng huyết, tâm chủ về vận hành huyết mạch, tỳ chủ về thống nhiếp huyết dịch.
Xung mạch có tên gọi là huyết hải; nhâm mạch thì chủ về bào thai, hai mạch này lưu thông thì
hành kinh đúng kỳ hạn và có khả năng thụ thai.
Nhưng phát huy công năng bình thường của xung nhâm lại do thận quyết định, cho nên sự xung
vượng của thận tinh và thận khí đối với công năng sinh lý của nữ tử bào có quan hệ mật thiết.

BÀO THOÁT

Sa dạ con.

BÀO THỦY

Nước đầu ối (cũng gọi là thai thủy).

BÀO TÝ

Bàng quang bị tắc không thông, xuất hiện các chứng : bụng trướng đầy, tiểu tiện sáp rít không
thông, đè bụng dưới có điểm đau, nguyên nhân là do tà khí phong hàn thấp xâm phạm vào bàng
quang làm cho khí hóa của bàng quang bị mất bình thường mà gây nên.

BÀO TRỞ

Phụ nữ có thai đau bụng, có khi âm đạo ra huyết, do khí huyết ở bào mạch rối loạn gây trở ngại
đến bào thai.

BÀO TRỰC

Niêm mạc tử cung.


BÀO Y

Rau thai nhi, màng bọc thai dính với tử cung, mặt dưới có cuống rau thông với rốn thai nhi.

BÀO Y BẤT HẠ

Sau khi thai nhi đã ra 1 thời gian lâu mà rau thai không ra được.

BẢO ANH

Bảo vệ trẻ em.

BẢO ANH LƯƠNG PHƯƠNG

Nguyễn Trực, 1416-1473. Sách chuyên trị bệnh của trẻ em bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp.

BẢO KIỆN CÔNG

Một cách luyện tập để bảo vệ sức khẻo bằng tự xoa bóp ngũ quan, vận động gân cốt, kết hợp
với hô hấp.

BẢO SINH DIÊN THỌ TOẢN YẾU

1676, Đào Công Chính, đời Hậu Lê.

BÃO NHI LAO


Chứng trạng phụ nữ mang thai ho kéo dài kèm theo ngũ tâm phiền nhiệt, thai động không yên.
Nguyên nhân : vốn âm hư, khi mang thai khí huyết thường tập trung ở dưới bụng để nuôi thai,
âm tinh không đưa lên khiến phế âm suy tổn. Vì ho lâu có khả năng dẫn đến bệnh lao thấu ở
người đang mang thai (nên có tên gọi là bão nhi lao).

BÃO TẤT

Dụng cụ để bó xương, thường là sợi dây hoặc mảnh tre có dạng tròn nhẵn giống như mảnh
xương bánh chè, bốn xung quanh có dây, lấy mảnh tre này đặt đúng vào xương bánh chè ở đầu
gối, lấy dây 4 bên buộc chằng chịt cố định, Đây là phương pháp bó khi gãy xương đầu gối.

BẠO ÂM

Mất tiếng đột ngột.

BẠO BỆNH

(1) Bệnh mới phát dữ dội.

(2) Bệnh đột nhiên phát ra nguy cấp.

BẠO CHÚ

Đột nhiên đi tả, ỉa chảy dữ dội như rót nước xuống rất mạnh.

BẠO LUNG
Điếc đột ngột.

BẠO MANH

Mất thị lực đột ngột.

BẠO NHIỆT

Sốt cao đột ngột.

BẠO PHỐC

Đột nhiên hôn mê ngã ra.

BẠO QUYẾT

Đột nhiên ngã ra mê man mạch đập nhanh, vì khí bốc lên mạnh.

BẠO THOÁT

Bệnh lý nguy hiểm do âm dương khí huyết bị tổn thương cực độ, biểu hiện cuối cùng là thoát
chứng.

Chứng trạng chủ yếu có : mồ hôi ra nhỏ giọt như hạt châu, chân tay quyết lạnh, mắt nhắm
miệng há, tay xòe, són đái, mạch vi tế muốn tuyệt.
Vì nguyên nhân bệnh lý và chứng trạng đều biểu hiện tinh khí vượt ra ngoài nên còn gọi là
ngoại thoát. Loại tai biến mạch máu não nghiêm trọng có hai cơ sở phân loại là nội bế và ngoại
thoát, Nhưng chứng thoát bao gồm khá nhiều loại bệnh, trên lâm sàng các loại như trúng phong,
mồ hôi ra quá nhiều, ỉa chảy nặng, mất máu nặng, hoặc tinh khí đột ngột mất đi quá nhanh dẫn
đến âm dương ly quyết, gọi là bạo thoát, kể cả chứng choáng ngất cũng nằm trong phạm vi này.

Nếu do ốm kéo dài, nguyên khí hư yếu, tinh khí suy sụp dần dần thời gọi là hư thoát. Công năng
của các tạng tâm, phế, can, thận, bị suy kiệt về cơ bản cũng ở trong phạm vi này.

BẠO TỦNG

Chứng điếc đột ngột. Tai là khiếu bên ngoài của thận, cùng với đởm và tam tiêu, đều có đường
kinh mạch hội tụ ở trong tai, vì vậy bệnh về tai thường có liên quan chặt chẽ với ba cơ quan
này.

Tai điếc (nhĩ tủng) có chia ra hư, thực, khác nhau.

Điếc thuộc chứng hư, phát bệnh dần dà, thoạt tiên thường thấy thính lực kém đi, thường gọi là
trọng thính (nặng tai). Nguyên nhân bệnh thường do hạ nguyên suy kém, thận tinh không đủ.

Điếc do chứng thực, bệnh phát đột ngột nên gọi là bạo tủng, nguyên nhân thường do ngoại
thương, ngoại cảm phong hỏa hoặc nội hỏa bốc lên thành bệnh.

BÁT CHÍNH

(1) Vị trí chính của 8 phương, như đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc.
(2) Chính khí trong 8 tiết : lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, đông chí, hạ chí, xuân phân, thu
phân.

BÁT CƯƠNG

8 nội dung : âm, dương, biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, dùng làm cương lĩnh cho việc biện chứng
luận trị. Âm dương là nói về thể loại của bệnh, biểu lý là nói về vị trí của bệnh, hàn, nhiệt là nói
về tính chất của bệnh, hư thực là nói về sự mạnh yếu giữa tác nhân gây bệnh và chính khí của
cơ thể.

BÁT CƯƠNG BIỆN CHỨNG

Tám từ âm, dương, biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực gọi là bát cương. Trên lâm sàng vận dụng chẩn
đoán qua tám từ này, gọi là bát cương biện chứng.

Trong quá trình xuất hiện chứng trạng của bệnh tật, tuy phức tạp, cũng có thể áp dụng bát
cương để phân tích, quy nạp, quy loại các thuộc tính của bệnh tật, bộ vị gây nên bệnh biến, xu
thế bệnh nặng hay nhẹ, sự phản ứng của cơ thể mạnh hay yếu, qua đó để chẩn đoán làm căn cứ
cho chẩn đoán và phương hướng điều trị.

Âm dương nhằm phân loại bệnh tật, biểu lý nhằm nhận xét bộ vị mắc bệnh nông hay sâu, hàn
nhiệt nhằm phân biệt tính chất bệnh tật, hư thực là chỉ sự tiêu trưởng thịnh suy của tà khí hay
chính khí, Tựu trung, âm dương là cương lĩnh tổng quát của bát cương có đủ tính chất của sáu
cương khác nên gọi là lục biến.

Biểu, nhiệt, thực thuộc dương; lý, hư, hàn thuộc âm.

Bốn cụm âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, thực chất chỉ là mâu thuẫn tương đối, vì giữa
chúng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Thí dụ : trong biểu chứng còn chia ra biểu hàn, biểu
nhiệt, biểu hư, biểu thực. Ngoài ra còn có những mối quan hệ phức tạp lẫn lộn như biểu hàn lý
thiệt, biểu nhiệt lý hàn, biểu hư lý thực, biểu thực lý hư. Các cụm từ khác như hàn chứng, nhiệt
chứng, hư chứng, thực chứng cũng đều như vậy. Trong điều kiện nhất định, bốn cụm mâu thuẫn
ấy, có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai bên. Thí dụ : từ biểu vào lý, từ lý ra biểu, hàn chứng hóa
nhiệt, nhiệt chứng hóa hàn; từ dương vào âm, từ âm chuyển ra dương...

BÁT HÀ

8 chứng hà (kết thành khối trong bụng) thanh hà, hoàng hà, táo hà, huyết hà, chi hà, hồ hà, xà
hà, miết hà.

BÁT HẬU

8 triệu chứng của bệnh kinh phong trẻ em :

(1) Súc (co dật).

(2) Ních (nắm tay mở tay).

(3) Xiết (xo vai rụt cổ).

(4) Chiên (run).

(5) Phản (uốn ván),

(6) Dẫn (dương tay ra).

(7) Thoán (trợn mắt).


(8) Thị (đờ mắt).

BÁT HỘI

8 huyệt quan trọng có liên quan với 1 số cơ năng sinh lý của toàn thân :

(1) Khí hội ở huyệt Đản trung.

(2) Huyết hội ở huyệt Cách du.

(3) Cốt hội ở huyệt Đại trử.

(4) Cân hội ở huyệt Dương lăng tuyền.

(5) Tủy hội ở huyệt Huyền chung.

(6) Mạch hội ở huyệt Thái uyên.

(7) Tạng hội ở huyệt Chương môn.

(8) Phủ hội ở huyệt Trung quân.

BÁT HƯ
8 nơi xung yếu của chân khí và huyết dịch thường qua lại : 2 khuỷu tay, 2 hố nách, 2 kheo chân,
2 háng.

BÁT KHÊ

8 chỗ lõm nhỏ trên đường tiếp giáp lẫn nhau của các cơ thịt, 2 khuỷu tay, 2 cổ tay, 2 đầu gối, 2
cổ chân.

BÁT LIÊU

8 huyệt ở 8 lỗ xương cùng, 2 huyệt thượng liêu, 2 huyệt thứ liêu, 2 huyệt trung liêu, 2 huyệt hạ
liêu.

BÁT LÝ MẠCH

8 mạch thường thuộc về bệnh ở phần lý : vi, trầm, hoãn, sắc, trì, phục, nhu, nhược.

BÁT PHÁP

Các phép chữa bệnh được tổng hợp lại thành 8 phép chính :

(1) Hãn (làm cho ra mồ hôi).

(2) Hòa (điều hòa, hòa giải).

(3) Hạ (xổ cho đi đại tiện).


(4) Tiêu (làm cho tiêu tán chất tích trệ ngưng kết).

(5) Thổ (làm cho nôn mửa).

(6) Thanh (làm cho mát giảm bớt nhiệt).

(7) Ôn (làm cho ấm, tăng thêm nhiệt lượng).

(8) Bổ (bồi bổ các phần suy yếu trong cơ thể).

BÁT PHIẾN CẨM

Tên gọi chung cho các loại hình cơ bắp co duỗi và hình trạng chỉ văn ở trẻ em. Ví dụ chỉ văn
nổi như hình xương cá, dấu hiệu của đờm nhiệt kinh phong. Dấu hiệu như cái kim thõng xuống,
chủ về thương phong, tiết tả; dấu hiệu như hình chữ thủy, chủ về thực tích; dấu hiệu như hình
chữ ất chủ về can nhiệt kinh phong; dấu hiệu như cái vòng tròn, chủ về cam tích thổ nghịch; dấu
hiệu như chuỗi hạt là bệnh nguy.

Ngoài ra còn có những hình trạng như rắn bò đi, rắn bò lại, uốn cong như cái cung... nhưng ít
ứng dụng trong lâm sàng.

BÁT PHONG

Gió từ 8 phương đến :

1- Gió nam gọi là Đại nhược phong.


2- Gió tây nam gọi là Mưu phong.

3- Gió tây gọi là Cương phong.

4- Gió tây bắc gọi là Chiết phong.

5- Gió bắc gọi là Đại Cương phong.

6- Gió đông bắc gọi là Hung phong.

7- Gió đông gọi là Anh nhi phong.

8- Gió đông nam gọi là Nhược phong.

Vì mỗi thứ gió đến thường có đúng lúc và không đúng lúc, và đều có ảnh hưởng đến thời tiết,
khí hậu, đến sự sống, nên mới có các tên gọi khác nhau.

BÁT QUÁCH

Quách cũng như thành quách, có nghĩa là để bảo vệ chống đỡ. Nhãn khoa thời xưa chia mắt
thành 8 quách gọi là : Thủy, Phong, Thiên, Địa, Hỏa, Lôi, Trạch, Sơn.

BÁT TÀ

8 thứ tà khí sinh bệnh, gió, rét, nắng, ẩm thấp, no, đói, mệt nhọc, nhàn rỗi.
BÁT TÀ HUYỆT

8 huyệt ở chỗ giữa nhánh xương của 5 ngón tay trên mu bàn tay, gồm 2 huyệt Đại đô, 2 huyệt
Thượng đô, 2 huyệt Trung đô, 2 huyệt Hạ đô, chủ trị ngón tay đau, tê và đầu gáy cứng đau.

BÁT TIẾT

(1) Khớp xương ở đùi và 2 cẳng tay, mỗi bên có 4 khớp, 2 bên có 8 khớp.

(2) 8 tiết khí, lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí, đó là
những mốc thời gian trong một năm, lập xuân là ngày xuân khí bắt đầu, lập hạ là ngày trưởng
khí bắt đầu, lập thu là ngày sinh khí bắt đầu, lập đông là ngày tàng khí bắt đầu, xuân phân, thu
phân, là ngày mà thời gian của ngày và đêm dài bằng nhau, hạ chí là ngày mà thời gian của
ngày dài nhất trong năm, đông chí là ngày mà thời gian của đêm dài nhất trong năm.

BÁT YẾU

8 điều cốt yếu cần xét kỹ trong việc trị bệnh hư, thực, hàn, nhiệt, tà, chính, nội, ngoại.

BẠT CHÂM

Rút kim châm ra.

BẠT HỎA QUYỀN

Phép giác, để hút khí độc, máu xấu, hoặc mủ nhọt ra.
BẠT THÂN

Một thủ thuật trong việc nắn xương, kéo 2 đầu xương của bệnh nhân thẳng ra để nắn 2 đầu
xương gãy vào thẳng trục.

BẤT DỤC

Nam giới không có năng lực sinh dục như vì tinh lạnh, thận yếu, hoặc vì bộ phận sinh dục phát
triển không được hoàn chỉnh.

BẤT DỰNG

Phụ nữ không chửa đẻ.

BẤT ĐẮC MIÊN

Mất ngủ, hoặc ngủ không say.

BẤT ĐẮC TIỀN HẬU

Không đại tiểu tiện được.

BẤT ĐỊNH HUYỆT

Cũng là á thị huyệt, huyệt không định trước.


BẤT MỊ

Mất ngủ, ngủ không sâu.

BẤT NĂNG THUẤN

Mắt không chuyển động được.

BẤT NGUYỆT

Phụ nữ không thấy kinh nguyệt.

BẤT NGỮ

Không nói được.

BẤT NHÂN

Tê dại, da thịt tê dại không có cảm giác.

BẤT NHŨ

Trẻ đã sinh được 12 giờ rồi, miệng họng không có bệnh gì mà không bú được.
BẤT NỘI NGOẠI NHÂN

Nguyên nhân gây bệnh không phải do tác nhân của ngoại cảm, tác nhân của xã hội mà là do
hoạt động của con người gây ra, như ăn uống làm lụng thất thường, bị đâm chém, bị vấp ngã, bị
trùng thú cắn, bị chết đuối, bị trúng độc, giun sán ...

BẤT PHỤC THỦY THỔ

Không thích nghi được với khí hậu và nước uống vùng mới đến cư trú.

BẤT THU

Không co lại được, như “tứ chi bất thu” là tay chân không co lại được.

BẤT TIỆN

(1) Không đi đại tiện.

(2) Cử động không thuận tiện.

BẤT TỈNH NHÂN SỰ

Mê man không biết gì.

BẤT TRUYỀN
Bệnh ngoại cảm, tà còn ở tại 1 kinh, chưa truyền sang kinh khác.

BĂNG

Tên bệnh. Chỉ bệnh băng huyết của phụ nữ. Do dương thịnh âm hư, khiến cho huyết đi bậy gây
nên. Thiện Âm Dương Biệt Luận (Tố Vấn) viết: “Âm hư dương bác, gọi là Băng”.

Xem thêm mục Huyết Băng.

BĂNG Ế

Tên bệnh.

1- Xuất xứ: Thế Y Đắc Hiệu Phương q 16.

Tức là Băng Ế Nội Chướng.

2- Một số biến chứng của bạch nội chướng. Sách ‘Cổ Kim Y Kính’ viết: “Băng ế lúc mới bị,
đau khắp đầu, trán, chân mày, mi mắt, tròng mắt đỏ, sít, do Can tích nhiệt, lâu ngày thành nội
chướng, ế của nó như băng, con ngươi lớn dần lên.

BĂNG HÀ CHƯỚNG

Chứng viêm giác mạc gây mủ trong nhãn khoa. Loại này nếu sớm được chạy chữa kịp thời, sự
vẩn đục trên tròng đen mắt sẽ bị tiêu đi, chỉ tồn tại điểm nhỏ hoặc màng mỏng óng ánh như thủy
tinh, nói chung, không ảnh hưởng thị lực hoặc chỉ trở ngại cho thị lực chút ít.
BĂNG HUYẾT

Phụ nữ bị xuất huyết từ âm đạo, máu ra nhiều như đổ nước.

BĂNG LẬU

Băng là băng huyết, băng kinh, lậu là rong huyết, rong kinh.

BẾ

Bệnh danh, bệnh trong quá trình biến hóa nguy kịch, chính khí không chống nổi tà khí, tà khí
hãm vào trong, xuất hiện bệnh lý công năng tạng phủ bế tắc không thông, nguyên nhân do
những bệnh tà, đờm trọc, tà nhiệt làm nghẽn vít bên trong (nên gọi là nội bế). Bệnh này thường
gặp ở giai đoạn bệnh trúng phong, ôn nhiệt, nhiệt tà phạm vào doanh huyết, đều thuộc bệnh
biến trung khu thần kinh.

Biểu hiện tổng hợp bệnh biến của loại bệnh này, gọi là bế chứng, tức như có đủ các triệu chứng
thần trí hôn mê, hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm chặt, đờm nghẽn lấp, mạch huyền cấp hoặc
hồng sắc. Thể bệnh này nếu có hiện tượng nhiệt gọi là dương bế, nếu có hiện tượng hàn gọi là
âm bế.

BẾ CHỨNG

Chứng bế, trong quá trình tấn công mạnh của tà khí nếu chính khí không chống đỡ nổi thì tà khí
sẽ hãm ở trong làm cho công năng của tạng phủ bị bế tắc và sinh ra chứng bế, ví dụ ở bệnh
trúng phong nếu tinh thần hôn mê, hàm răng mím chặt, 2 tay nắm chặt, đờm dãi nghẹn tắc thì
gọi là chứng bế của trúng phong.

BẾ KINH
Không có kinh, tắt kinh.

BẾ TÀNG

Đóng kín lại không phát tiết ra, ví dụ như nói mùa đông là mùa bế tàng, cho nên đến mùa đông
thì côn trùng ẩn nấp, cây cối rụng hết lá, nước đông thành băng, lỗ chân lông khép kín.

BẾ THỬ

Khí nắng ẩn náu ở trong người.

BỄ

1. Bắp đùi.

2. Bộ phận trên của bắp đùi (kế cận vùng hông).

BỄ CỐT

Xương đùi.

BỄ KHU

Xương hoàn khiêu, vì là chỗ lắp vào của xương bễ cốt, có tác dụng quay trở, cho nên gọi là bễ
khuynh hướng.
BỄ QUAN

Vùng phía trên đùi.

BỆNH CĂN

Gốc bệnh.

BỆNH CƠ

Cơ chế sinh bệnh.

BỆNH CƠ 19 ĐIỀU

Qua thực tiễn, cổ nhân đem những chứng bệnh đồng loại, quy nạp trong một phạm vi một
nguyên nhân gây bệnh hoặc một nội tạng mắc bệnh để làm cơ sở cho biện chứng tìm nguyên
nhân, sắp xếp lại thành 19 điều, trong đó 13 điều thuộc lục dâm, 6 điều thuộc ngũ tạng. Nắm
vững được bệnh cơ này có tác dụng rút gọn biện chứng từ phức tạp thành đơn giản. Nhưng đây
chỉ là sự quy nạp phân loại còn khá sơ lược, trên lâm sàng cần liên hệ tình hình cụ thể, phân tích
toàn diện mới sát thực tế. Bệnh cơ 19 điều như sau :

1. Tật bệnh thuộc nội phong nói chung có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, tay châm run rẩy, đa
số do bệnh biến của can.

2. Các loại âm hàn nội thịnh, có triệu chứng gân mạch co rút, các khớp co duỗi khó khăn, đôi
khi sắc mặt trắng bợt, ớn lạnh, chân tay lạnh, tiểu tiện trong... phần nhiều là bệnh biến của thận.
3. Do khí cơ ở thượng tiêu không thông, có triệu chứng thở gấp, vùng ngực tắc nghẽn, phần
nhiều thuộc bệnh biến của phế.

4. Thủy trấp ứ đọng nên có các chứng tạng phù thũng chướng đầy, phần nhiều thuộc bệnh biến
của tỳ.

5. Bệnh nhiệt xuất hiện chứng trạng thần trí hôn mê, co giật , phần nhiều thuộc hỏa chứng.

6. Ngoài da ngứa lở, nóng rát cục bộ và đau nhức, phần nhiều thuộc tâm, hỏa bốc mạnh, huyết
phần có nhiệt gây nên.

7. Các chứng quyết nghịch, đại tiện bí hoặc ỉa chảy, đa số là chứng bệnh ở hạ tiêu.

8. Các chứng bại liệt, khí suyễn, nôn ọe, phần nhiều là bệnh biến của phế vị ở thượng bộ.

9. Nhiệt bệnh xuất hiện cấm khẩu, hoặc sốt rét, hàm răng lập cập, thần trí thất thường, phần
nhiều là hỏa chứng.

10. Toàn thân cứng đơ hoặc cổ gáy cứng đau, hạn chế cử động, phần nhiều thuộc chứng thấp
trọc, làm tổn thương cơ bắp gân mạch.

11. Các loại khí nghịch xông lên như nấc nghẹn liên tục, nôn ọe, hắt hơi... đa số thuộc hỏa
chứng.

12. Các loại bụng to cứng rắn hoặc trướng đầy kèm theo tiện bí, tiểu tiện khó, phiền nhiệt, đắng
miệng... phần nhiều thuộc nhiệt chứng.
13. Xuất hiện triệu chứng phiền táo phát cuồng, vận động thất thường, phần nhiều thuộc hỏa
chứng.

14. Đột nhiên gân mạch cứng đơ co rút... phần nhiều thuộc phong chứng.

15. Sôi bụng, chướng bụng, gõ vào như gõ trống... phần nhiều thuộc nhiệt chứng.

16. Mu bàn chân phù thũng có cảm giác đau nhức, tâm phiền không yên, sợ sệt... phần nhiều
thuộc hỏa chứng.

17. Uốn ván, gân co giật, chân tay cứng đơ mà tiểu tiện vẩn đục... đa số thuộc nhiệt chứng.

18. Thủy dịch trong cơ thể bài tiết ra loãng nhạt và có cảm giác giá lạnh... phần nhiều thuộc hàn
chứng.

19. Nôn thổ ra nước chua và có mùi hăng khó chịu hoặc ỉa chảy tóe vọt mà có cảm giác mót rặn
hậu trọng... phần nhiều thuộc nhiệt chứng.

BỆNH CHỦ

Nguyên nhân của bệnh, như nói “bệnh chủ yên tại” tức là nguyên nhân bệnh ở đâu.

BỆNH CHỨNG

Triệu chứng của bệnh.

BỆNH HẬU
Hiện tượng của tật bệnh phản ảnh ra, bao gồm cả triệu chứng và hình thể người bệnh.

BỆNH LÝ

Nguyên lý chung, quy luật chung của bệnh tật.

BỆNH MẠCH

Mạch của bệnh, trái với mạch bình thường.

BỆNH NHÂN BIỆN CHỨNG

Một trong những biện pháp thi trị. Nguyên nhân gây bệnh khác nhau có thể thông qua sự mâu
thuẫn nội bộ của cơ thể mà dẫn đến biến hóa khác nhau. Vì vậy có thể căn cứ vào biểu hiện
khác nhau của tật bệnh để tìm tòi nguyên nhân gây bệnh, làm căn cứ cho việc trị liệu và dùng
thuốc.

Thí dụ các chứng chóng mặt, run rẩy, co giật đều thuộc phong; các chứng phiền táo, phát
cuồng, hôn mê thường thuộc hỏa... những phương pháp phân tích này gọi là thẩm chứng cầu
nhân. Trên lâm sàng thường kết hợp với bát cương biện chứng để bổ sung lẫn nhau.

BỆNH NHI

Tên riêng của loại bệnh ố (ác) trở hoặc nhâm thần ố trở.
Người mang thai khoảng 2 tháng, xuất hiện những phản ứng khác nhau như vùng ngực bực tức
không thoải mái, lợm giọng buồn nôn, ngán ăn, ăn vào thì nôn, đầu nặng, mắt hoa...

Người xưa có các tên gọi tử bệnh, bệnh nhi, trở bệnh... là những bệnh thường gặp khi mang
thai.

Triệu chứng nhẹ, thuộc phản ứng bình thường, nếu nghiêm trọng có thể làm cho người mang
thai gầy còm nhanh hoặc lôi kéo (dụ phát) thêm những tật bệnh khác. Nguyên nhân phần nhiều
do sau khi thụ thai khí của xung mạch nghịch lên, vị mất hòa giáng gây nên. Trên lâm sàng chia
ra làm 4 loại :

Do tỳ vị hư nhược thì vùng trung quản trướng đầy, nên không thể ăn được, miệng nhạt vô vị,
mệt mỏi, ưa ăn cay chua, có lúc thổ ra nước dãi trong.

Do can vị bất hòa thì nôn thổ liên tục ra nước chua, khí nghịch xông lên, ăn vào thổ ngay, ngực
sườn trướng đầy, nặng đầu hoa mắt, tinh thần trầm uất, dễ cáu giận.

Do vị nhiệt bốc lên thì mặt hay đỏ bừng, phiền khát xao xuyến, chất lưỡi đỏ tía...

Do đờm thấp ứ trệ thì nôn thổ đờm dãi, ngực bụng trướng đầy, không thiết ăn uốn, hồi hộp thở
dốc, miệng nhạt, rêu lưỡi trơn nhớp...

BỆNH ÔN

Những bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm do ôn tà gây nên.

BỆNH PHÁT VU ÂM
1. Bệnh chứng từ các kinh âm phát sinh hoặc do nội tạng, phản ánh bộ vị bệnh ở phần lý.

2. Điều cơ bản để phân biệt âm chứng trong lục kinh biện chứng, tức là : bệnh nhân không phát
sốt mà có triệu chứng ố hàn. Đây là bệnh biến thuộc kinh âm.

BỆNH PHÁT VU DƯƠNG

1. Bệnh chứng từ các kinh dương phát sinh ở thể biểu, phản ánh bộ vị bệnh ở phần biểu.

2. Điều cơ bản để phân biệt dương chứng trong lục kinh biện chứng là : bệnh nhân phát sốt mà
có triệu chứng ố hàn. Đây là bệnh biến thuộc kinh dương.

BỆNH SẮC

Sự biến hóa của bệnh tật phản ánh ra ở màu sắc, khi chẩn đoán lấy màu sắc ở mặt làm chủ yếu,
có chia ra sắc “thiện” (bệnh dễ chữa) sắc “ác” bệnh khó chữa.

BỆNH SẮC TƯƠNG KHẮC

Phương pháp phân tích sự biến hóa màu sắc ở vùng mặt. Căn cứ vào quan hệ sinh khắc ở tạng
phủ nhằm phán đoán tính chất thuận nghịch của bệnh tình.

Căn cứ vào học thuyết ngũ hành, khi có bệnh giữa tạng phủ và vùng mặt biểu hiện sắc trạch
tương khắc, đều là bệnh sắc tương khắc, đều thuộc chứng nghịch (xấu). Thí dụ : ma chẩn là loại
bệnh huyết nhiệt thuộc hỏa mà lại hiện sắc trắng thuộc kim. Căn cứ quan hệ hỏa khắc kim, gọi
là bệnh khắc sắc, nói lên bệnh có khả năng nặng thêm. Lại như bệnh lao phổi, phế thuộc kim mà
hai gò má đỏ bừng thuộc hỏa, cũng như trên, gọi là bệnh khắc sắc cũng là biểu hiện bệnh nặng.
Những suy luận trên chỉ có thể tham khảo khi biện chứng lâm sàng, chưa thể xem là điều khẳng
định.

BỆNH TÌNH

Tình hình chuyển biến của bệnh.

BỆNH TRUYỀN

Sự truyền biến của bệnh tật, như bệnh từ kinh này truyền sang kinh khác (có tuần kinh truyền,
quá kinh truyền, bất truyền, tái truyền, thuận truyền, nghịch truyền.

BÌ BỘ

Từng vùng da thuộc sự chi phối của từng đường kinh chính. Theo đường đi khác nhau của 12
kinh chính chia thành 12 vùng da, gọi là “thập nhị bì bộ” chúng cùng là nơi phản ánh của 12
kinh mạch ở phần ngoài da.

BÌ HẠ MAI CHÂM

Phương pháp châm gài kim dưới da.

bì mao

Nói chung về da và lông.

bì mao nuy
Chứng nuy có triệu chứng bì mao khô khan, mất đi sự tươi nhuận “Phế chủ bì mao của toàn
thân... Cho nên phế nhiệt thì lá phổi quắt (diệp tiêu), bì mao bị hư yếu, mỏng manh, có hiện
tượng phờ phạc héo quắt lại’

BÌ NỘI CHÂM

Châm trong da, châm nội bì, dùng hào châm dài khoảng 1 thốn, châm xiên vào trong da, dùng
băng dính dán cố định, rồi lưu kim từ 1 đến 7 ngày.

BÌ PHIÊN CHỨNG

Chứng lộn mí mắt (hay phát ở mí mắt dưới).

bì phu

Bì là da ngoài, phu là da dính với thịt ở trong, nói chung là lớp da.

BÌ PHU CHÂM

Tức là mai hoa châm, hoặc thất tinh châm, dùng 5 đến 7 cái kim may buộc lại với nhau, xếp
mũi kim ngang bằng rồi cố định vào 1 cái cán nhỏ, làm chuỗi kim, khi châm cầm chuôi kim gõ
nhẹ mũi kim trên mặt da.

BÌ THẤU

(1) Đường vân của da thịt.


(2) Chỗ giáp tiếp giữa da với thịt.

BÌ THỦY

Một loại trong bệnh thủy thũng có đặc trưng là : bệnh phát từ từ, phù khắp toàn thân, mình mẩy
nặng nề, đau nhức, không có mồ hôi, da lạnh, ấn tay vào thì lõm sâu, mạch phù, phần nhiều vì
tỳ hư thấp nhiều, nước tràn ra da, gây nên.

BÌ TÝ

Chứng tý ở da, da lạnh mà tê.

BÍ MÔN

Miệng trên da dày.

BÍ PHƯƠNG

Phương thuốc kinh nghiệm không truyền ra ngoài.

1. “Bệnh bĩ” chỉ loại bệnh bĩ tắc bức tức khó chịu; hoặc “Tâm hạ bi thống” chi dưới tân bĩ tắc
sinh ra đau; “bì phu bĩ thũng” có nghĩa là bì phu bĩ tắc (không vận chuyển được) mà thành
chứng thũng.
2. Một loại chứng trạng khí cơ ở vùng ngực bụng nghẽn trở không dễ chịu. Có khi do nhiệt tà
ngưng tụ, có khi do khí hư khí trệ.

Nếu có cả triệu chứng trướng đầy thì gọi là bĩ mãn. Nếu nhiệt tà ngưng trệ ở thượng tiêu, vùng
ngực bế tắc thì gọi là hung bĩ. Nếu kiêm có đờm thấp, trình độ hung bí nặng hơn như có vật
ngăn chặn thời gọi là hung trung bĩ ngạnh.

Nếu nhiệt tà ngăn trở ở vùng vị quản, ấn thấy mềm mà không đau, gọi là tâm hạ bĩ, nếu ấn vào
có cảm giác chống lại (đau) là tà nhiệt cùng với nước ở trong vị ngăn trở, gọi là tâm hạ bĩ
ngạnh.

Trường hợp viêm ruột cấp mạn tính, rối loạn tiêu hóa, thường xuất hiện loại bệnh này.

BĨ KHÍ

1 trong 5 thứ bệnh tích, thuộc về bệnh của tỳ, có khối sưng lồi lên như cái khay úp ở bên phải
dạ dày, lâu ngày không khỏi thì sinh vàng da, ăn uống kém, người gầy róc, chân tay yếu sức.

BĨ KHỐI

Khối tích ở trong khoang bụng,

BĨ MÃN

Bĩ là cảm thấy trong vùng bụng ngực có sự trở tắc khó chịu. Có khi vì nhiệt tà ngưng trệ, có khi
vì khí hư khí trệ, mãn là cảm giác đầy.

BIÊM PHÁP
Cách chích mụn nhọt của thời xưa.

BIÊM THẠCH

Đá mài nhọn để châm ở thời kỳ đồ đá.

BIÊM XẠ

Dùng miếng sành hoặc đá mài nhọn rạch cho rách da, để chữa sưng nóng kết ở cục bộ.

BIÊN ĐẦU PHONG

Đầu nhức như búa bổ, một bên đầu sưng đỏ như nổi hạch.

BIỀN SẢN

Sinh đôi (cũng gọi là song sinh).

BIẾN CHƯNG

(1) Hiện tượng phát sốt của trẻ nhỏ.

(2) Từng thời kỳ biến đổi theo sự phát dục của trẻ nhỏ, trẻ sinh được 32 ngày gọi là 1 biến, 64
ngày gọi là 1 chưng, 192 ngày là 1 đại chưng, 3 lần đại chưng mới hết thời kỳ biến chưng,
“biến” là tính tình biến đổi, “chưng” là phát sốt nhẹ. Biểu hiện của biến chưng trên lâm sàng là :
sốt nhẹ, tai và vùng mông lạnh, ngoài ra không có chứng trạng gì khác. Đây là hiện tượng sinh
lý bình thường trong quá trình phát dục của trẻ nhỏ.

BIẾN CHỨNG

Triệu chứng lâm sàng chuyển nặng hơn, phức tạp hơn.

BIỆN CHỨNG

Phương pháp biện chứng, căn cứ vào sự diễn biến của triệu chứng, vận dụng kinh nghiệm và lý
luận mà tìm ra nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

Biện chứng là sự vận dụng phương pháp chẩn đoán của đông y để phân tích và hệ thống những
triệu chứng phức tạp ở người bệnh, phán đoán triệu chứng thuộc tính chất nào. Thi trị là căn cứ
vào nguyên tắc điều trị của đông y để xác định phương pháp điều trị. Thí dụ : người bệnh thoạt
tiên có những chứng trạng đau đầu phát sốt, tự ra mồ hôi, hơi sợ lạnh, khát nước, khái thấu, rêu
lưỡi trắng mỏng, mạch phù sắc, trải qua phân tích có hệ thống phán đoán là bệnh phong ôn ở
thời kỳ đầu có biến chứng, phép chữa phải tân lương giải biểu, dùng thang thuốc nhẹ nhàng tân
lương Ngân kiều tán... đó là quá trình cụ thể về biện chứng thi trị.

Từ “bệnh” và từ “chứng” trong đông y có ý nghĩa khác nhau, nhưng hai từ này có sự ràng buộc
không tách rời được.

“Bệnh” là một tên gọi chung, mà “chứng” trạng biểu hiện ra hoặc chủ quan hoặc khách quan
của “bệnh”, nó là một loạt những đặc trưng về nguyên nhân gây bệnh, vị trí phát bệnh, tính chất
của bệnh có mối liên hệ lẫn nhau giữa sự khỏe hay yếu của con người.
Một loại bệnh có thể xuất hiện hai hoặc nhiều “chứng” khác nhau. Thí dụ : bệnh thuộc nhiệt
tính do nguyên nhân bệnh, bộ vị mắc bệnh với sự khỏe yếu của người bệnh khác nhau, chứng
hậu biểu hiện cũng không giống nhau, nên có thể xuất hiện những “chứng” khác nhau như biểu
chứng, lý chứng, bán biểu bán lý chứng, hàn chứng, nhiệt chứng, hư chứng, thực chứng, âm
chứng, dương chứng. Trong một chứng lại có thể xuất hiện khá nhiều những điểm không giống
nhau trong bệnh tật. Thí dụ : biến chứng có thể xuất hiện nhiều loại bệnh truyền nhiễm cấp tính
ở thời kỳ đầu.

Phân biệt được rõ ràng “chứng” biểu hiện ra của tật bệnh và có cách điều trị thích đáng đó là
tinh thần thực chất của biện chứng thi trị, đồng thời vì bệnh và chứng không tách rời nhau, cho
nên cần chú ý hai vấn đề :

Khi biện chứng thi trị, cần chú ý đặc trưng của bệnh tật, thí dụ : chứng lạn hầu sa khác với
chứng bạch hầu của bệnh họng. Chứng trạng chủ yếu của lạn hầu sa là sưng đỏ loét nát cục bộ,
có khi nổi nốt đỏ ở ngoài da (bì chẩn). Chứng trạng chủ yếu của bạch hầu là trong yết hầu có
giả mạc trắng sạm khó tróc ra, nếu cạy ra sẽ dẫn đến chảy máu.

Lạn hầu sa thuộc loại dịch hỏa nung nấu ở trong, ban đầu có chứng hậu phong nhiệt, pháp trị
nên tân lương thanh thầu. Bạch hầu thuộc loại táo hỏa thương âm, ban đầu có chứng hậu âm hư
phế táo, phép trị nên âm dương thanh phế. Đó là sự kết hợp giữa biện chứng thi trị và biện bệnh
thi trị.

Biện chứng thi trị có không ít chủ chứng nắm trong tay. Thí dụ : một chứng đau đầu. Đau đầu
do ngoại cảm thường có biểu chứng. Đau đầu do nội thương thời có can dương, thận hư, đờm
trọc khác nhau. Phép chữa cần dựa vào tình huống cụ thể mà quyết định. Đó là xuất phát từ một
chủ chứng, tiến hành biện chứng để quyết định những trị pháp khác nhau.

BIỆN LẠC MẠCH

Phép xem đường lạc mạch nổi lên ở da, để tìm ra bệnh ở tạng phủ kinh lạc.
BIỆN THIỆT

Cách nhận xét phân biệt về chất lưỡi, rêu lưỡi, và hình dạng cử động của lưỡi để chần đoán
bệnh.

BIỆT LẠC

Đường lạc mạch tách ra từ đường kinh mạch ra, để nối tiếp kinh này với kinh khác.

BIỂU CHỨNG

Chứng bệnh khi tà khí còn ở phần biểu, tà khí lục dâm xâm nhập vào phần bì mao kinh lạc gây
nên những triệu chứng như phát sốt, sợ rét, nhức đầu, đau thân mình, ho, ngạt mũi, mạch phù,
rêu lưỡi mỏng trắng, thì gọi là biểu chứng.

BIỂU GIẢI LÝ CHƯA HÒA

1. Biểu chứng ở bệnh thương hàn đã tiêu tan mà ở lý phận có các chứng thủy ẩm, đờm rãi, thực
trệ, ứ huyết chưa được tiêu trừ

2. Biểu chứng đã giải trừ mà sự sút kém của âm dịch vẫn chưa được khôi phục.

BIỂU HÀN

Tà khí phong hàn xâm phạm vào phần biểu của cơ thể, gây nên các triệu chứng phát sốt, sợ rét,
không có mồ hôi, nhức đầu, cứng gáy, đau các khớp xương, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù
khẩn.
BIỂU HÀN LÝ NHIỆT

Một loại biểu hiện biểu lý hàn nhiệt lẫn lộn. Bệnh nhân vẫn bị nội nhiệt mà lại cảm nhiễm
phong hàn hoặc ngoại tà truyền lý hóa nhiệt mà hiện tượng biểu hàn vẫn chưa khỏi, xuất hiện
các triệu chứng biểu hàn như sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, đau đầu, đau mình hoặc thở
suyễn, mạch phù khẩn, đồng thời lại có các chứng của lý nhiệt như phiền táo, khát nước, tiểu
tiện vàng, đại tiện táo...

BIỂU HƯ

Khí dương bảo vệ ở phần biểu bị hư suy, tầng thấu lý không kín chặt, có triệu chứng là ra mồ
hôi, sợ gió, mạch phù hoãn vô lực.

BIỂU HƯ LÝ THỰC

Một loại biểu hiện biểu lý hư thực lẫn lộn, bệnh nhân vốn vệ khí thiếu kém, sau khi cảm nhiễm
bệnh tà, nhiệt tù hãm vào trong gây bệnh hoặc do điều trị biểu chứng không khỏi, gây nên biến
chứng, xuất hiện các chứng trạng của biểu hư như sợ gió, ra mồ hôi, phát sốt, đồng thời lại có
cả các chứng lý thực như đau bụng, táo bón...

BIỂU KHÍ BẤT CỐ

Tình trạng biểu khí không bền. Vệ khí có tác dụng làm ôn dưỡng bì phu, mở đóng lỗ chân lông
và điều tiết hàn nhiệt, ngăn ngừa ngoại tà. Nếu vệ khí hư thời biểu phận không bền chặt, cơ bắp
bì phu bị thưa hở, ngoại tà dễ xâm phạm, dễ cảm mạo. Khi bệnh thường có những chứng trạng
tự ra mồ hôi, sợ gió...

BIỂU LÝ
Biểu là phần kinh dương và phần bên ngoài, lí là phần kinh âm và tạng phủ ở trong, biểu lý là
sự phân biệt về vị trí nông sâu của bệnh.

BIỂU LÝ ĐỀU HÀN

Một loại biểu hiện biểu lý đồng bệnh, trong và ngoài đều hàn. Bị ngoại cảm hàn tà lại bị nội
thương vì các thức sống lạnh hàn trệ, hoặc người vốn tì vị hàn lại bị ngoại cảm phong hàn. Xuất
hiện chứng trạng biểu hàn như sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu đau mình, đồng thời lại có cả
các chứng trạng của lý hàn như đau bụng ỉa lỏng, tay chân giá lạnh...

BIỂU LÝ ĐỀU NHIỆT

Một loại biểu hiện biểu lý đồng bệnh, trong và ngoài đều nhiệt. Người bệnh vốn bị nội nhiệt lại
cảm nhiễm ôn tà, ngoài các chứng trạng của biểu nhiệt, khi phát bệnh còn có thêm các chứng
trạng của lý nhiệt như mặt đỏ, đau đầu, sợ nhiệt khát nước, họng khô lưỡi ráo, thậm chí tâm
phiền nói sảng.

BIỂU LÝ ĐỒNG BỆNH

1. Tình trạng người bệnh đã có biểu chứng như sợ lạnh, phát sốt, đau đầu... lại có cả triệu chứng
của lý chứng như ngực đầy khó chịu, đau bụng ỉa chảy.

2. Tình trạng biểu và lý cùng xuất hiện một bệnh có tính chất như nhau (bệnh khí tương đồng)
như các loại biểu lý đều hàn, biểu lý đều nhiệt.

BIỂU LÝ SONG GIẢI


Sự sử dụng cùng một lúc thuốc giải biểu và thuốc công hạ hoặc thuốc thanh lý.

Đã có biểu chứng, lại có cả lý chứng, nếu chỉ đơn thuần giải biểu thì lý chứng không trừ được,
nếu chỉ đơn thuần công lý thời ngoại tà không trừ được, thậm chí còn hãm vào trong, trường
hợp này phải biểu lý song giải, điều trị cả hai phía. Biểu lý song giải có hai loại lớn :

a. Chữa bên ngoài có biểu tà, trong lý có thực tích. Thí dụ : bệnh nhân có triệu chứng sợ lạnh
phát sốt, vùng bụng trướng đau, vùng ngực khó chịu, muốn nôn, đại tiện không thông, mạch
phù hoạt, cho uống Hậu phác thất vật thang, bởi vì trong đó có Quế chi thang bỏ thược để giải
biểu, bởi vì trong đó có Hậu phác tam vật thang để công lý.

b. Chữa lý nhiệt đã thịnh lại kiêm có biểu chứng. Thí dụ : bệnh nhân sốt cao không có mồ hôi,
thân thể co rút, mặt mắt đỏ, mũi khô, khát nước, phiền táo, ngủ không ngon, nói lẫn, chảy máu
cam, lưỡi khô ráo, mạch hồng sác, cho uống Tam hoàng thạch cao thang lấy ma hoàng, đậu sị
để giải biểu, thạch cao, cầm, liên, bá, chi tử để thanh lý.

BIỂU LÝ TRUYỀN

Sự truyền biến của bệnh, tà từ biểu vào lý, hoặc từ lý ra biểu.

BIỂU NHIỆT

Tà khí phong nhiệt ở ngoài, xâm phạm vào phẩn biểu của cơ thể, thường xuất hiện các triệu
chứng phát sốt, sợ gió, nhức đầu, khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù sác.

BIỂU LÝ HÀN

Một loại biểu hiện biểu lý hàn nhiệt lẫn lộn. Bệnh nhân vốn tỳ vị hư hàn lại cảm nhiễm phong
nhiệt hoặc do điều trị ngoại tà chưa khỏi lại ăn uống quá nhiều thức lạnh mát khiến cho dương
khí tỳ vị kém đi, xuất hiện triệu chứng phát sốt, đau đầu, sợ gió là chứng của biểu nhiệt, đồng
thời lại có các chứng của lý hàn như ỉa lỏng, tiểu tiện trong, chân tay lạnh, không khát nước.

BIỂU TÀ

Tình trạng tà khí ở bộ phận biểu, thuộc biểu chứng ngoại cảm.

BIỂU TÀ NỘI HÃM

Một trạng thái diễn tiến của bệnh. Do tà khí thịnh, chính khí hư, hoặc điều trị không thỏa đáng,
sẽ thành bệnh biến tà khí ở biểu hãm vào lý phần, như trường hợp ôn tà vệ phần “nghịch truyền
tâm bao”, chứng kết hung do bệnh thái dương thương hàn dùng nhầm thuốc hạ gây biến chứng.

BIỂU THỰC

Khí hàn tà ở ngoài xâm phạm vào cơ thể làm cho tầng thấu lý bị bít kín lại, khí dương của cơ
thể dồn ra phần cơ biểu để chống lại với tà khí, gây nên các triệu chứng như nhức đầu, không có
mồ hôi, đau thân mình, mạch phù mà có lực, thì gọi là biểu thực.

BIỂU THỰC LÝ HƯ

Một loại biểu hiện tà khí thực, chính khí hư. Bệnh nhân vốn trung khí bất túc, sau khi cảm
nhiễm hàn tà, có triệu chứng biểu thực như sợ lạnh, phát sốt, không có mồ hôi, lại có cả triệu
chứng của lý hư như tinh thần ủy mị, kém ăn, mạch trầm.

BÌNH
1. Chính thường, bình hành, bình hòa. Trong Đông y, bình chỉ người không mắc bệnh. Thí dụ :
bình mạch, chỉ loại mạch của người không mắc bệnh, một xơ thể âm dương khí huyết điều hòa
thăng bằng.

2. Buổi ban mai, sáng tinh mơ (bình minh).

3, Giảm bớt sự thiên thắng của bệnh cho trở lại trạng thái bình thường. Thí dụ : “Kinh giả bình
chi”, người bệnh ở trạng thái kinh sợ, dùng biện pháp trấn tĩnh để ổn định sự kinh sợ ấy.

4. Bàn bạc, phân tích (phép điều trị). Thí dụ : “Bình mạch (pháp)” : phương pháp phân tích về
mạch; “Bình hư thực” : biện pháp phân tích hư thực...

BÌNH ÁN

Mức ấn tay trung bình không nặng không nhẹ khi xem mạch.

bình can

Phép chữa làm cho can khí bình thường lại khi can dương cang thịnh lên, để chữa các chứng
như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt ...

BÌNH CAN TỨC PHONG

Phương pháp điều trị bệnh do can dương bốc lên dẫn động nội phong. Bệnh nhân đau buốt đầu,
hoa mắt, chóng mặt, miệng méo xệch, chân tay tê dại hoặc run rẩy, đầu lưỡi cứng hoặc vạy một
bên, nói năng khó khăn, thậm chí hôn mê ngã lăn ra, chân tay co giật, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi
đỏ, mạch huyền. Điều trị có thể dùng các vị thuốc như câu đằng, thiên ma, bạch tật lê, cúc hoa,
khâu dẫn, trân châu mẫu, thạch quyết minh, mẫu lệ...
BÌNH ĐÁN

Lúc mờ sáng, như nói “bình đán nhiệt” là chứng phát sốt về lúc mờ sáng.

BÌNH ĐÁN PHỤC

Phương pháp uống thuốc quy định theo thời gian vào lúc bình đán, là lúc nửa đêm về sáng (lúc
đói).

Uống các loại thuốc nhằm điều trị tật bệnh về huyết mạch hoặc trị giun sán, thường là uống theo
thời gian này.

“Chữa bệnh ở tứ chi huyết mạch, nên uống lúc đói lòng vào sáng sớm”.

BÌNH Ế

1. Vùng hội âm, điểm tiếp giáp giữa hậu môn và phía sau bộ phận sinh dục.

2. Tân huyệt thuộc nhâm mạch, vị trí ở vùng hội âm.

bình khí

(1) Khí hậu đến đúng lúc không sớm không muộn.

(2) Điều hòa cho khí âm dương được thăng bằng.


BÌNH MẠCH

Mạch không có bệnh, mạch Nhân nghinh với mạch Thốn khẩu nhịp nhàng tương ứng bằng
nhau, không to không nhỏ gọi là bình mạch, 1 lần thở ra mạch đập 2 lần, hít vào mạch đập 2
lần, mạch không to không nhỏ, cũng gọi là bình mạch.

BÌNH NHÂN

Người âm dương quân bình, khí huyết điều hòa khẻo mạnh không bệnh tật.

BÌNH TỨC

Hơi thở bình thường.

BÍNH

Tên can thứ 3 trong 10 thiên can, bính thuộc dương hỏa, tương ứng với tiểu trường, với phương
nam; như nói tâm là “đinh hỏa” (âm hỏa) tiểu trường là “bính hỏa” (dương hỏa).

BÔ NHIỆT

Sốt vào khoảng sau buổi trưa, từ 3 giờ đến 5 giờ.

BỘ NHŨ
Bú sữa.

BỔ

Bồi bổ vào chỗ suy yếu của cơ thể.

BỔ ÂM

Phép chữa chứng âm hư.

BỔ DƯƠNG

Phép chữa chứng dương hư.

BỔ DƯỠNG

Phương pháp chữa các chứng hư nhằm bổ dưỡng âm dương khí huyết trong cơ thể con người
thiếu kém.

Hư chứng có chia ra khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư, phép bổ cũng thường phối hợp sử
dụng, như trong phép huyết thoát ích khí, trong thuốc bổ huyết có thể xen kẽ dùng thuốc bổ khí.

Nếu lấy ích thận dương làm chủ yếu, thời hổ trợ thêm thuốc ích thận âm, làm cho âm dương
hiệp điều.

Trường hợp thực tà chưa quét sạch, thì không nên áp dụng phép bổ, để tránh khỏi tình huống vì
tư bổ mà giữ tà lại.
Nếu như quả là bệnh tà chưa quét sạch mà chính khí đã hư, có thể trong thuốc khử tà cho thêm
vào chút ít thuốc bổ khí, đây là biện pháp phù chính khư tà.

BỔ HỎA

Phép chữa chứng mệnh môn, hỏa suy, ví dụ chứng đi tả vào lúc mờ sáng, gọi là “ngũ cạnh tà”
hoặc “kê minh tà” thì phép chữa bệnh là bổ mệnh môn hỏa, vì nguyên nhân của chứng này là do
mệnh môn hỏa suy.

BỔ HỎA SINH THỔ

Phương pháp ôn bổ mệnh môn để khôi phục công năng vận hóa của tỳ. Đau bụng, ỉa lỏng lúc
tảng sáng, trước đó có đau và sôi bụng, vật chất không tiêu hóa bài tiết ra; sau khi ỉa lỏng xong,
bụng cảm thấy dễ chịu, vùng bụng có cảm giác lạnh, chân tay mát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng, mạch trầm tế. Loại bệnh này vốn có bệnh danh là ngũ canh tả, hoặc kê minh tả, do mệnh
môn hỏa suy. Tỳ kiện vận yếu, cho nên cần bổ hỏa của mệnh môn để tăng cường sức vận hóa
của tỳ. Có thể chữa bằng bài Tứ thần hoàn.

BỔ HUYẾT

Phép chữa chứng huyết hư.

BỔ HƯ

Phép chữa chính khí hư, bồi bổ chính khí.

BỔ KHÍ
Phép chữa chứng khí hư.

BỔ KHÍ CHI HUYẾT

Phương pháp chữa chứng ra máu kéo dài di khí hư. Thí dụ : phụ nữ chảy máu dạ con kéo dài,
sắc huyết tối nhợt và loãng, sắc mặt tái xanh, hồi hộp đoản hơi, tinh thần ủy mị, chân tay mát
lạnh, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhuyễn; cho uống các vị sâm, kỳ, truật, thảo, quy, thực...

BỔ KHÍ CỐ BIỂU

Phép chữa chứng ra mồ hôi bằng bổ khí. Do khí hư mà rất dễ tự ra mồ hôi như ở các chứng tâm
khí hư, phế khí hư. Dùng thuốc bổ khí thì mồ hôi không ra nữa, là bổ khí cố biểu. Hoàng kỳ,
bạch truật... là các vị thuốc có tác dụng này...

BỔ KHÍ GIẢI BIỂU

Phép chữa chứng khí hư cảm mạo. Dùng thuốc bổ khí chung với thuốc giải biểu, nhằm chữa khí
hư cảm mạo, có triệu chứng đau đầu, phát sốt, sợ lạnh, khái khấu, nhổ ra đờm, chảy nước mũi
dính đặc, vùng ngực nghẽn đầy, mạch nhược, không ra mồ hôi; cho uống Sâm tô ẩm.

BỔ MẪU

Một cách bổ gián tiếp, bổ vào mẹ để bồi dưỡng cho các con, ví dụ như tỳ thuộc thổ là tạng mẹ,
phế thuộc kim là tạng con, phế bị hư suy sinh chứng ho lâu ngày, nói yếu, thở ngắn hơi, người
mệt, uống thuốc bổ phế, không có công hiệu, sau dùng thuốc bổ tỳ thì bệnh khỏi, đó là vì lẽ
“làm cho mẹ mạnh lên để mẹ đủ sức nuôi con”.
BỔ PHÁP

Phép bồi bổ để chữa các loại bệnh thuộc về suy nhược.

BỔ TẢ

Bổ là bổ chính khí, tả là công trục tà khí, có tà khí thực thì phải tả, có chính khí hư thì phải bổ.

BỔ TỄ

Những phương thuốc bổ để chữa các loại bệnh suy nhược.

BỔ THẬN

Bao gồm bổ thận âm, bổ thận dương.

BỔ THẬN NẠP KHÍ

Phương pháp chữa thận không nạp khí. chứng trạng do thận không nạp khí là đoản hơi, khí
suyễn, làm việc nặng thì thở nhiều và khó khăn, mặt nề nhẹ, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch tế vô lực.
Điều trị bằng các vị đẳng sâm, hồ đào nhục, bổ cốt chi, sơn thù, ngũ vị, thục địa... Phép này ứng
dụng cho các loại phế khí thũng hoặc ốm kéo dài, thể lực giảm sút.

Phép bổ thận nạp khí cũng có thể áp dụng cho viêm phế quản mạn tính hoặc thận hư có các
triệu chứng ho có đờm, suyễn gấp, đoản hơi, làm việc nặng càng thở mạnh, lưng gối mềm yếu,
rêu lưỡi trắng nhợt, mạch tế. Cho uống các vị thục địa, sơn thù, phục linh, ngũ vị, hạnh nhân,
viễn chí, phá cố, bồ đào nhục...
BỔ TRUNG

Bổ vào trung tiêu tỳ vị.

BỒI THỔ

Bồi bổ tỳ thổ, để làm cho cơ năng vận hóa của tỳ được bình thường.

BỒI THỔ SINH KIM

Biện pháp bổ tỳ thổ, khiến cho công năng vận hóa của khỏe mạnh, khôi phục sự bình thường
nhằm chữa các tật bệnh phế tạng bị suy hư. Thí dụ : do phế hư lâu ngày đờm trong nhiều kèm
theo ăn uống sút kém, chướng bụng, đại tiện lỏng loãng, chân tay mềm yếu, thậm chí phù
thũng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. Dùng các vị đẳng sâm, phục linh, bạch truật,
hoài sơn, mộc hương, trần bì, bán hạ...

BỒI THỔ ỨC MỘC

Phương pháp chữa can khí uất kết, ảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ (như chứng can
vượng, tỳ hư cũng là mộc khắc thổ). Can vượng tỳ hư có triệu chứng đau hai bên sườn, ăn uống
kém, trướng bụng, sôi bụng, đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi trắng, trơn, mạch huyền.

Để bồi bổ, dùng các vị bạch truật, phục linh, ý dĩ, hoài sơn... Để sức mộc, dùng các vị sài hồ,
thanh bì, mộc hương, phật thủ...

BỔ TỲ
Phương pháp chữa chứng tỳ hư làm công năng vận hóa giảm sút. Người bệnh sắc mặt vàng úa,
mệt mỏi, ăn uống kém, đau dạ dày, ưa xoa bóp, ăn vào thì giảm đau, đại tiện nhão, lưỡi nhợt,
rêu trắng, mạch nhu nhược. Điều trị bằng các vị đẳng sâm, bạch truật, phục linh, hoài sơn, ý
dĩ...

BỔ TỲ ÍCH PHẾ

Phương pháp bổ tỳ thổ khiến cho công năng của tỳ mạnh, khôi phục sự bình thường để chữa
bệnh suy nhược ở tạng phế. Thí dụ : phế hư ho kéo dài, đờm nhiều mà trong loãng, ăn uống
kém, chướng bụng, đại tiện nhão, chân tay yếu, thậm chí phù thũng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi
trắng, mạch nhu tế. Điều trị bằng các vị đẳng sâm, phục linh, bạch truật, sơn dược, mộc hương,
trần bì, bán hạ...

BỐI

Mặt sau cơ thể, bao gồm cả phía sau vùng ngực, vùng lưng và thắt lưng.

BỐI CỐT

12 đốt sống lưng.

BỐI DU

Huyệt du của tạng phủ ở phía lưng.

BỐI PHẢN TRƯƠNG

Uốn ván.
BỐI UNG

(cũng gọi là phát bối) mụn nhọt mọc ở vùng lưng.

BÔN ĐỒN

Bệnh thuộc về thận, đặc điểm lâm sàng là phát ra từng cơn, mỗi khi phát thì có luồng khí từ
bụng, dưới xông ngược lên ngực, lên họng, bụng đau xoắn, ngực tức, thở gấp, choáng đầu hoa
mắt, tim hồi hộp, phiền nóng, vật vã, có khi còn có hiện tượng nóng rét, nôn ra mủ, hết cơn phát
thì lại như thường. Vì khi phát thì ở ngực bụng như có con lợn chạy lên, nên mới gọi là bôn đồn
(bôn là chạy, đồn là lợn).

BUỒN THỈ KHÍ TIÊU

Khái niệm chi phế khí bị tiêu hao quá độ. Buồn thương có thể làm cho thượng tiêu bị uất mà
hóa nhiệt làm tiêu hao phế khí.

BÚT QUẢN TIÊN

Bệnh hắc lào. Đây là dạng sẩn ngứa có bờ viền quanh hình tròn. Nguyên nhân do thấp nhiệt
cảm nhiễm bì phu hoặc bị chất bẩn lây lan thành bệnh. Hay phát sinh ở thân thể, vùng bụng
hoặc bên trong bắp vế, hoặc ở cổ, ở mặt, thành quầng đỏ, dần dần ở giữa nhạt đi hoặc khỏi, để
lại bờ nổi rất rõ có nốt liên kết bên trong có nước, có mủ, rồi kết thành vẩy. Bệnh thường phát
về mùa hạ, tới mùa đông thì giảm nhẹ hoặc biến mất.

BỨC HUYẾT VỌNG HÀNH


Hiện tượng bệnh lý. Huyết bị nhiệt bức bách nên phải đi trái qui luật. Thí dụ : chứng chảy máu
cam, thổ ra máu, ho ra máu...

CÁCH

1. Trở ngại, ngăn trở. “Dương khí thịnh quá thì âm, khí không tươi nhuận được, gọi là “cách”
[Mạch Độ, Linh Khu 17] : dương khí thiên thịnh, âm khí bị trở ngại, nên trong không doanh vận
tới bên ngoài để giao tiếp với dương khí. Thiên ‘Khí Giao Biến Luận’ (Tố Vấn 69) viết: “Âm
quyết mà lại cách”.

2. Chứng ăn uống không vào được, đại tiện không thông. “Cách trường không đại tiện” [Chí
Chân Yếu Đại Luận, Tố Vấn 74] : đường ruột bị nghẽn tắc không đại tiện được.

3. Chứng nôn mửa. Thiên ‘Bình Mạch Pháp’ (Thương Hàn Luận) viết: Mạch thốn khẩu Phù
Đại, Phù là hư, Đại là thực. Ở bộ xích là chứng quan, ở bộ quan là chứng cách. Quan (đóng lại)
thì không tiểu được, cách (cách trở) thì nôn mửa”.

4. Tên một trong 20 tượng mạch được mô tả trong sách ‘Nội Kinh’, đó là mạch Nhân nghênh,
lớn gấp đôi mạch Khí khẩu. Sách ‘Chẩn Gia Chính Nhân’ viết: “Cái gọi là Nhân nghênh, mạch
lớn gấp bội”.

CÁCH



1- Giống như chữ Cách ??? = Cách mạc, hoành cách mô, ranh giới tâm phế và vị trường.

Sách ‘Nhân Kính Kinh’ viết: “Cách mô là từ dưới Tâm Phế, vòng quanh với cột sống, hông
sườn và bụng, như tấm màn che kín, che lấy trọc khí không cho nó bốc lên thanh đạo”.
Tác dụng của cách có thể lọc được trọc khí do vị trường tiêu hóa đồ ăn uống sinh ra, khiến cho
trọc khí ấy không bốc lên tâm phế. Thông thường cách vận động thăng giáng theo hô hấp.

Trong 12 kinh mạch, ngoài kinh túc Thái dương (vận hành ở sau lưng), còn lại 11 kinh kia dù đi
lên hoặc xuống đều đi xuyên qua cách mạc.

2- Giống như chữ Cách, là ách tắc không thông. Thiên ‘Căn Kết’ (Linh Khu 5) viết: “Bệnh cách
động, nên chọn kinh túc Thái âm”.

CÁCH

+ Vít tắc không thông. “Dương khí khi bị bế tắc thì nên tả” [Sinh Khí Thông Thiên Luận, Tố
Vấn 3] : dương khí bị tắc nghẽn nên điều trị theo phép tả.

+ Tên chứng bệnh: chứng Cách, ăn uống không xuống, đại tiện không thông, còn gọi là Ế Cách.
Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ (Tố Vấn 7) viết: Nhất dương phát bệnh… truyền vào kinh thành
ra chứng Cách”, “ Tam dương kết gọi là Cách”.

+ Giống như chữ Cách = Hung cách = lồng ngực. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Nếu huyết
tràn ở trọc đạo, lưu giữ tích tụ ở giữa hung cách, nếu đầy thì bị thổ huyết”. Sách ‘Lôi Công Bào
Chích Dược Tính Phú’ viết: “Dùng nhiều có thể lưu lại ở hung cách thành đờm”. Sách ‘Bản
Thảo Cương Mục’ viết: “Khí vùng cách, gây nên buồn không sướng”.
CÁCH

+ Chỉ chi trên (tay) như Cách tý, Cách bác.

+ Dưới nách. Sách ‘Quảng Nhã – Thích Thân’ viết: “Cách là dịch (nách)”.

+ Giống như chữ Lạc. Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (Linh Khu 23) viết: “Sách khí ở Vị cách (lạc) là đắc
khí”.

CÁCH BÁC



Tức là cánh tay trên. Còn gọi là Cáp Bác, Ngật Bác.

Sách ‘Thương Khoa Bổ Yếu’ q 1 viết: Tý là tên gọi chung 2 cánh tay, còn gọi là Quang, tục gọi
là Ngật bác”.

CÁCH BÍNH CỨU


Một phép cứu gián tiếp. Dùng vị thuốc cay ấm hoặc hương liệu chế thành bánh đặt lên trên
huyệt định cứu, trên miếng bánh lại đặt mồi ngải châm lửa.

Nguyên liệu làm loại bánh thuốc này, thường là Phụ Tử, Hồ Tiêu hoặc Đậu xị (do đó còn gọi là
Phụ Bính Cứu, Tiêu Bính Cứu và Xị Bính Cứu).

Còn gọi là Dược Bính Cứu.

Tác dụng hành khí hoạt huyết, ôn dương khử hàn.

CÁCH CHI OA

Tức là hố nách. Sách Thương Khoa Bổ Yếu’ viết: Nách là phía trên hông sườn, dưới vai, tục
gọi là Ngật (cách) chi oa”.

CÁCH DIÊM CỨU

Xuất xứ: Thiên Kim Phương.


Phép cứu cách muối. Dùng muối ăn phủ kín lỗ rốn, trên muối đặt mồi ngải, châm lửa, đợi lúc
bệnh nhân cảm thấy nóng rát lại thay mồi ngải khác.

Tác dụng: Hồi dương cố thoát, ôn bổ hạ nguyên. Dùng trị trúng phong thoát chứng, bụng đau
do hư hàn, hoắc loạn, nôn mửa.

CÁCH DƯƠNG

+ Dương cực thịnh không thể giao với âm khí được, do đó khí huyết đầy tràn ở 3 kinh dương,
cách trở với 3 kinh âm. Biểu hiện là mạch Nhân nghênh lớn gấp 3-4 lần mạch Khí khẩu. Thiên
‘Lục Tiết Tạng Tượng Luận’ (Tố Vấn 9) viết: “Nhân nghênh thịnh hơn bốn lần là cách dương”.

Xem thêm mục ‘Quan cách’.

+ Chỉ chứng nôn mửa do hàn tà ủng trệ ở ngực, Vị dương bị cách trở. Biểu hiện: tay chân lạnh,
không muốn ăn uống, ăn vào là nôn ra.

CÁCH DƯƠNG HẦU TÝ


Tên bệnh. thiên ‘Tạp Bệnh Mô’ (Cảnh Nhạc Toàn Thư 28) viết: “Chứng cách dương hầu tý do
hỏa bất quy nguyên, hỏa vô căn đó xâm nhập vào họng gây nên. Chứng này là thượng nhiệt hạ
hàn, hoàn toàn không phải là chứng hỏa. Hễ xét chứng này,,, 6 bộ mạch Vi, Nhược, không phải
là Hoạt, Đại, phần dưới cơ thể chắc chắn không có hỏa, bụng không thích lạnh, đó là chứng hậu
của nó”. Còn gọi là ‘Thượng Nhiệt hạ Hàn Hầu Thống’.

Thường do dùng thuốc công phạt, sắc dục quá mức làm cho tinh huyết bị hao tổn dẫn đến hỏa
không trở về nguồn được, hư hỏa bốc lên nung đốt họng. Tuy là chứng hầu tý nhưng có hiện
tượng chân hàn giả nhiệt, vì vậy, gọi là chứng cách dương. thấy chứng cổ họng hơi đau, mầu đỏ
tím, miệng khô, không thích uống, sốt nhẹ, mạch Trầm Khẩn hoặc Hồng Đại mà không có lực.
Điều trị: nên dẫn hỏa quy nguyên, dùng bài Trấn Âm Tiễn gia giảm hoặc dùng Can khương,
Phụ tử, Nhục quế, Thục địa để hồi dương ở Thận, ôn trung. Dùng Hoàng kỳ, Nhân sâm, Bạch
truật, Cam thảo để ích Phế khí, dẫn ra bên ngoài. Hoặc dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn.

CÁCH DƯƠNG HƯ HỎA THẤT HUYẾT



Tên bệnh. Chỉ sắc dục quá sức, chân âm suy tổn, hư hỏa bốc lên trên gây nên khạc ra nhiều
máu, chảy nhiều máu cam. Sách ‘Bất Cư Tập’ q 13 viết: “Cách dương hư hỏa thất huyết,
thường do sắc dục lao thương quá độ, chân dương thất thủ ở phần âm, thì hư hỏa không còn
gốc, tràn lên bên trên, thường thấy thượng nhiệt hạ hư hoặc đầu nóng mặt đỏ, hoặc thở suyễn
vật vã, mà đại thổ đại nục, mất máu không cầm được. 6 bộ mạch của nó Vi Tế, tay chân quyết
nghịch, hoặc tiểu tiện trong, tiêu lỏng; đó là chứng cách dương hư hỏa”. Nên dùng loại như
Trấn Âm Tiễn, Bát Vị Địa Hoàng Hoàn để dẫn hỏa quy nguyên.

CÁCH DƯƠNG NỤC HUYẾT


Tên chứng bệnh. Chỉ chứng chảy máu cam (nục huyết), thường do lao nhọc, sắc dục quá mức,
chân âm suy tổn, dương phù dẫn âm huyết từ khiếu trên đi ra.

Chương ‘Tọa Chứng Mô’ (Cảnh Nhạc Toàn Thư) viết: "Trường hợp nục huyết có chứng cách
dương, do âm suy ở dưới mà dương phù ở trên, nhưng chẩn 6 bộ mạch của nó thấy Vi Tế, hoàn
toàn không có nhiệt chứng, hoặc mạch Phù Hư mà rỗng, thượng

nhiệt hạ hàn, nục huyết (chảy máu cam) không cầm, đều là chứng của cách dương nục huyết.
Điều trị: nên dùng phép ích hỏa quy nguyên. Ngày xưa có Bát Vị Địa Hoàng Thang, là thuốc
đối chứng của nó. Tôi lại có sáng chế ra bài Trấn Âm Tiễn, hiệu qủa của nó rất nhanh. Bởi
chứng này không chỉ có nội thương mà trường hợp thương hàn cũng có, nguyên nhân của nó
thường là do trác táng tổn đến chân âm mà sinh ra chứng này". Có thể dùng bài Trấn Âm Tiễn
hoặc Tứ Vặt Thang thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Mạch đông, Ngũ vị tử.

CÁCH DƯƠNG QUAN ÂM



1. Mạch tượng.: Mạch Nhân nghênh đập bình thường từ bốn lần trở lên gọi là cách dương. Vì
khi huyết đầy tràn ở Tam dương kinh cách cự với 3 kinh âm gây nên.

Mạch thốn khẩu đập bình thường từ 4 lần trở lên gọi là quan âm, đây là kết quả do khí huyết dồi
dào ở 3 kinh âm, ngăn cách với 3 kinh dương, mất đi quan hệ điều hòa lẫn nhau. Cả hai cùng
lúc xuất hiện thì là Cách dương quan âm, là dấu hiệu bệnh biến nghiêm trọng.

Thiên ‘Lục Tiết Tạng Tượng Luận’ (Tố Vấn 9) viết: “Nhân nghênh… thịnh gấp trên 4 lần, là
chứng Cách dương. thốn khẩu… thịnh gấp trên 4 lần, gọi là Quan âm. Mạch Nhân nghên và
Thốn khẩu đều thịnh gấp trên 4 lần gọi là chứng Quan Cách”.

2. Một chứng bệnh phần trên, phần dưới cơ thể không thông nhau.
CÁCH ĐÀM



Một trong các chứng về đàm. Còn gọi là Đàm kết thực. Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ viết:
“Trường hợp cách đàm là khí không thăng giáng, tân dịch ủng trệ, khí thủy ẩm tụ ở trên cách,
lâu ngày kết thực (cứng). Do đó, làm cho khí đạo dồn căng, đầy tức thở dồn, không nằm được,
nặng thì đầu mặt xây xẩm, thường muốn nôn mửa”. Điều trị: nên dùng phép giáng khí, địch
đàm làm chủ.

CÁCH ĐÀM PHONG QUYẾT ĐẦU THỐNG



Tên chứng bệnh.

Xuất xứ từ sách ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’. Đau đầu dạng ngoan cố do phong và đàm kết với
nhau gây ra. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 20 ghi: "Trường hợp cách đàm, là đàm thủy
kết tụ ở trên hung cách, lại phạm (trúng) đại hàn làm cho dương khí không vận hành được khiến
đàm thủy kết tụ không tan mà âm khí thượng nghịch, đi lên với phong đàm: xông lên ở đầu làm
cho đau đau đầu hoặc vài năm không hết, lâu ngày lan đến não gây nên đau, vì vậy được gọi là
Cách đàm phong quyết đầu thống".

Điều trị: nên tức phong khóat đàm, dùng bài Bán Hạ Thiên Ma Bạch Truật Thang gia giảm.

CÁCH ĐỘNG


Xuất xứ: Thiên Căn Kết’ (Linh Khu 5). Cách là ăn uống bị ngăn trở không xuống; Động là tiêu
lỏng, tiêu chảy

Xem Ế Cách, Động Tiết.

CÁCH Ế



Tên bệnh.

Sách ‘Cổ KimY Giám’ ghi: "Trường hợp ế cách tức là ngũ cách ngũ ế'.

Tức là Ế cách.

Xem thêm mục Ế Cách.

CÁCH HẠ



Cách là cách mô, là màng gân chia ngực và bụng. Cách hạ là phần dưới cách mô tức là vùng
trên bụng. Sách ‘Y Lâm Cải Thác’ viết: “Bên trong chia ra hai khoảng là thượng và hạ cách mô,
phía trên cách mô là tâm, phế, yết hầu và tả hữu khí môn, ngoài đó ra tất cả còn lại đều ở phía
dưới cách mô... Lập ra bài Cách Hạ Trục ứ Thang để chữa chứng huyết ứ ở bụng".
CÁCH HOANG



Tên gọi chung của cách mô và hoang mô. Thiên ‘Thích Cấm Luận’ (Tố Vấn 52) viết: “Trên
cách hoang, trong có phụ mẫu (tức Tâm và Phế)".

Xem thêm mục Cách và mục Hoang.

CÁCH KHÍ



Tẽn bệnh. Chỉ khí nghẽn không thông ở hung cách, ăn vào mửa ra. Sách ‘Y Lâm Cải Thác’ q 5
ghi: "Ăn vào mửa ra ngay, chất mửa ra có đờm dãi bọc lấy thức ăn, gọi là Cách khí". Thường
do khí cơ trở trệ, đờm và thức ăn trở trệ lẫn nhau gây ra.

Xem thêm mục Cách Thực.

CÁCH KHÍ



Tức là chứng Cách. Thường do tình chí uất ức, hàn nhiệt mất điều hòa, ăn uống tổn thương gây
ra.
Sách 'Thánh Tế Tổng Lục’ q 62 viết: “Phần hung cách của con người, thăng giáng ra vào,
không được trở trệ, được gọi là bình nhân (người bìh thường). Nếu nóng lạnh mất điều hòa,
luôn luôn lo âu, giận dữ, ăn uống thất thường, suy tư không ngưng, thì âm dương cách cự, hung
quản đầy tức, được gọi là Cách khí”.

Xem Ế cách.

CÁCH KHƯƠNG CỨU



Phép cứu cách gừng. Một trong cách cứu gián tiếp. Lấy miếng gừng tươi dày khoảng 3mm,
dùng kim nhỏ đâm vài lỗ, đặt mồi ngải trên huyệt rồi cứu. Khi bệnh nhân cảm thấy rát buốt thì
nhấc miếng gừng cao lên một ít, rồi lại đặt xuống, cứu tiếp cho đến khi da ửng đỏ là được.
Thường dùng trong chứng hư hàn.

CÁCH MẠC

Hoành cách mô, cơ hoành (còn đọc là mô).

CÁCH MẠCH

Mạch cách, trong 28 loại mạch, mạch đến cứng và to, nhưng ấn tay vào thì ở giữa trống rỗng
thường xuất hiện trong các trường hợp mất máu, mất tinh.

CÁCH NHÀN


Tên bệnh. Chứng nhàn do phong đàm trở trệ ở hung cách gây ra. Sách ‘Thiên Kim Yếu Phương
q 5 viết: "Cách nhàn gây bệnh thì trợn mắt. tay chân mềm nhũn". Điều trị: Lợi hung cách, khứ
phong đờm. Hoặc dùng phép cứu, trước tiên cứu huyệt Phong phủ rồi cứu Bá hội, Nhân trung,
Thừa tương.

CÁCH NỘI CỰ THỐNG



Chỉ vùng hung cách đau nhức khi ấn vào. Thiên ‘Bệnh Thái Dương Mạch Chứng Tịnh Trị’
(Thương Hàn Luận) ghi: "Thái dương bệnh, mạch Phù mà Sác.... thày thuốc lại dùng phép hạ,
mạch Sác trở nên Trì, cách nội cự thống, vị trung không hư, khách khí động ở cách, thở gấp,
phiền táo, trong lòng áo não, dương khí nội hãm, tâm hạ có bỉ mãn mà thành chứng kết hung.
Dùng Đại Hãm Hung Thang chủ trị". Thường do chính. Tà khí kích bác nhau ở hung cách gây
nên. Mục ‘ Thái Dương Bệnh Đại Hãm Hung Thang’(Y Học Trung Trung Tham Tây Luận)
viết: “Trường hợp cách nội cự thống là khí ở trong ngực và khí của đờm thủy ngưng kết tương
bác nhau gây nên, ấn vào càng đau thêm, vì vậy không thích ấn vào”.

CÁCH OA LƯU CHÚ



Tên bệnh.

Một loại của chứng Lưu Chú.

Xem Súc Cước Lưu Chú.


CÁCH THANG



Xem Trùng Thang.

CÁCH THẤU

Chứng ho xuất phát trên hoành cách mô, chứng này ho ra đờm cục.

CÁCH THIÊN KHÔ



Tên bệnh.

Cách = Bỉ cách. Do khí huyết đều bị bệnh, bỉ cách không thông gây nên liệt nửa người. Thiên
‘Đại Kỳ Luận’ (Tố Vấn 48) viết: “Mạch củ Vị Trầm mà cổ, lại Sắc, ở bên ngoài thấy cổ Đại…
Mạch Tâm nhỏ, cứng mà cấp… đều là chứng Cách Thiên Khô”. Chương ‘Mạch Sắc Loại (Loại
Kinh) viết: “Vị khí bị tổn thương, huyết mạch lại bị bệnh, vì vậy, trên dưới ngăn trở với nhau
gây nên chứng cách thiên khô”.

CÁCH THỐNG



Tên bệnh.
1- Chỉ đau ngang vùng hoành cách mô. Sách ‘Chưng Trị Yếu Quyết – mụch Cách Thống’ viết”
Cách thống khác với tâm thống… Cách thống thì đau, đầy tức ngang giữa ngực, nhẹ hơn so với
chứng Tâm thống, được gọi là thống, đó là do thói quen như vậy”.

Thiên ‘Tạp Bệnh’ (Chứng Trị Chuẩn Thằng) viết: Cách thống thường do tích lãnh và đờm khí
gây nên. Dùng bài Ngũ Cách Khoan Hung Tán hoặc Tứ Thất Thang thêm Mộc hương, Quế đều
2g. Hoặc dùng bài Qua Tỳ Thang thêm Mộc hương. Nếu nhiều đờm, đau nên dùng bài Tiểu Bán
Hạ Phục Linh Thang thêm Chỉ thực 4g, xen kẽ với bài Bán Lưu Hoàn.

2- Chỉ chứng hung thống (ngực đau). Sách ‘Y Tông Tất Độc’ q 8 viết: “Hung thống tức là Cách
thống”.

3- Chỉ chứng Hiếp thống (sườn đau). Sách ‘La Thị Hội Dược Y Kính’ q 7 viết: “Hiếp thống tức
là Cách thống”.

CÁCH THỰC



Tên bệnh. Chỉ việc ăn uống bị ngăn trở không xuống được họng và dạ dầy. Sách ‘Y Lâm Thằng
Mặc’ q 5 viết: “Cách thực là ăn uống không xuống. Cách khí là khí không thông. Cả hai đều do
trung khí bị bế tắc, đờm dãi ủng trệ, tụ mà không tan, giống như chứng nấc cụt. Nguyên nhân
do nộ khí không phát tiết được, ăn uống không thoải mái, ngày đêm uất buồn, lấy ngủ làm yên,
bệnh lâu ngày, sắc dục quá độ làm cho chân khí bị hạ hãm không khôi phục được, tà khí bị ngăn
trở (quan cách) mà bế tắc. Muốn ăn mà ăn không xuống gọi là cách thực. Hoặc ăn vào lại nôn ra
đờm dãi thức ăn là chứng cách khí. Cách thực là bệnh của Tỳ, Cách khí là bệnh của Phế. Điều
trị: trước hết địch đờm diên, khai uất kết. Dùng bài Nhị Trần Thang thêm Hậu phác, Hương phụ
làm chủ. Bệnh mới phát thêm Trầm hương, Mộc hương. Bệnh lâu ngày thêm Nhân sâm, Liên
nhục (sao). Tỳ hư bất túc thêm Bạch truật. Phế hư bất túc thêm Mạch môn. Làm cho khí thông
thì đờm hành, khí khai, cách tan. Kiêng ăn thức ăn béo, mỡ, động khí sợ rằng sẽ sinh ra đờm”.
CÁCH THỰC



Tên bệnh. Chỉ trường hợp ăn uống không xuống được cách để vào dạ dày. Sách ‘Y Học Tùng
Chứng Lục – Cách Chứng Phản Vị’ viết: “Cách là cách trở không thông, nghĩa là không nạp
được cơm nước, cũng gọi là Cách thực = bệnh ở giữa hung cách.

CÁCH TIÊU

1. Là thượng tiêu.

2. Chứng cách tiêu, có triệu chứng chính là uống nước rất nhiều, thường có kiêm các chứng
miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đi tiểu nhiều, hoặc uống nước 1 phần đi tiểu 2 phần, gầy
nhanh, ngày.2 mệt, sức yếu, thở ngắn, mạch trầm trì.

CÁCH TOÁN CỨU



Một trong những phép cứu. Dùng củ tỏi cắt lát dày khoảng 1cm, đặt lên trên huyệt định cứu, đặt
mồi ngải lên trên lát tỏi rồi châm lửa để cứu lấy cảm giác nóng truyền vào huyệt.

CÁCH TRÍ DƯ LUẬN


Tên tác phẩm. Do Chu Chấn Hanh (Đan Khê), đời Nguyên, Trung Quốc, soạn năm 1347, có
một quyển, 41 thiên. Tác giả chủ trương “dương thường hữu dư, âm thường bất túc”, khi điều
trị chủ trương vận dụng phép tư âm giáng hỏa và hòa huyết, sơ huyết. Đạo đờm hành trệ. Trên
lâm sàng nhấn mạnh đến việc xem hình sắc, xem mạch, hỏi chứng, đặc biệt là mạch chẩn.
Trong phần tựa, tác giả viết: “Người xưa lấy việc cách vật tri trí của nhà Nho chúng ta cho nhà
y” vì vậy lấy ‘Cách Trí Dư Luận’ làm tựa sách. Sách này là sách biên soạn tiêu biểu của Chu
Đan Khê.

CÁCH TRUNG



Tên bệnh. Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (Linh Khu 4 viết: “Tỳ mạch cấp là chứng Khiết
Túng, hơi cấp là chứng Cách trung, ăn uống vào mà ngược trở lại”. Tức là chứng Ế cách.

CÁCH TRUNG NHIỆT



Chữ Cách ??? = chữ Cách ???, chỉ Tâm nhiệt.

Xuất xứ: thiên ‘Thích Nhiệt’ (Tố Vấn 32). Sách ‘Tố Vấn Thức’ q 4 viết: “Hung trung cách
thượng là cung thành của Tâm Phế. Nếu hung trung nhiệt thì tả Phế nhiệt, nếu cách trung nhiệt
thì tả Tâm nhiệt. Bất kể là Tâm Phế mà hung trung, cách trung nhiệt ý nói là nhiệt ở khí phận
không liên hệ đến tạng phủ.

CÁCH TRÙNG BỆNH




Tên bệnh. Cách trùng tức là Nhược trùng. Sách ‘Chư bệnh nguyên hậu luận – Cửu Trùng Bệnh
Chư Hậu’ viết: “Nhược trùng còn gọi là cách trùng".

CÁCH TRƯỜNG

Trong ruột khô kết như có vật gì ngăn cách ở trong.

CÁCH TRỬU



Tên gọi khác của khớp khuỷu tay.

CÁCH VẬT CỨU



Tức là Gián tiếp cứu.

CÁCH YẾT



Tên bệnh. xuất xứ: thiên ‘Lục Nguyên Chí Kỷ Đại Luận’ (Tố Vấn 71).
Tức Ế Cách.

CÁI CỐT



Tên xươg. Xuất xứ: Thương Hàn Hối Toản’. Tức là Hạ hoành cốt.

CÁI ĐẬU CHẨN

Tên bệnh. Chứng mụn nhọt, đậu nhọt mới khỏi mà nốt chẩn phát theo. Vì sau khi bị đậu, dư
độc chưa hết, lại ăn uống tùy ý, ngoại cảm phong hàn gây nên. Nốt chẩn mọc toàn thân, lúc đầu
giống như hạt Dẻ, dần dần giống như mảng mây. Điều trị: sơ phong, thanh nhiệt. Dùng bài Tiêu
Độc Ẩm gia vị (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thăng ma, Cam
tjaor, Xích thược, Sơn tra, Liên kiều).

CAM

Tên bệnh. tên gọi tắt của Cam chứng, Cam tật, Cam bệnh.

Một dạng bệnh do Tỳ Vị vận hóa thất thường dẫn đến suy dinh dưỡng mạn tính. Thường gặp ở
trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Sách ‘Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết’ viết: “Tất cả các bệnh cam đều là bệnh của Tỳ Vị, do
tân dịch bị tổn vong”. Vì Tỳ là nguồn sinh hóa, là vốn của hậu thiên: Vị chủ thụ nạp thủy cốc,
Tỳ chủ vận hóa tinh vi, sinh hóa khí huyết, tư dưỡng bách hài. Nếu Tỳ Vị mất điều hòa trong
thời gian dài thì chức năng vận hóa bất kiện, thủy cốc đình trệ lâu ngày sẽ khiến cho tinh dịch
hao tổn, tinh huyết không sinh, khí huyết đều hư, có thể dẫn đến bệnh của hình thể và ngũ tạng.
Trên lâm sàng thường thấy mặt vàng, gầy ốm, lông tóc vàng tưa, ăn uống thất thường, bụng to,
đít teo. Thường gặp trong suy dinh dưỡng hoặc tiêu hóa kém mạn và thời kỳ cuối bệnh lao nơi
trẻ nhỏ. Tùy nguyên nhân gây bệnh mà chứng Cam được đặt bằng rất nhiều tên như: Nhiệt
cam, Lãnh cam, Lãnh nhiệt cam, Bộ nhũ cam, Hồi cam, Cam cam, Ngũ tạng cam, Não cam,
Tiết cam, Tỵ cam, Cam nhãn, Nha cam, Nội cam, Ngoại cam, Cam thấu, Cam lao, Đinh hề
cam, Bộ lộ cam, Cam đỗ, Cam tích thổ, Cam tả, Cam hoàng, Cam thủy, Cam lỵ, Cam thủng
trướng, Toản nha cam.

Điều trị: chủ yếu là thanh nhiệt, tiêu tích, khu trùng, trừ cam, sau đó nên chú trọng điều lý Tỳ
Vị. Cũng có thể phối hợp phương pháp Niết tích, châm Tứ phùng (nặn ra máu, nước vàng)…

CAM

Một trong các loại mầu sắc, tức là mầu xanh đỏ. Thuộc tạng Can, can chủ mầu xanh. nếu xanh
như mầu lụa trắng bọc cam (xanh đỏ) tươi nhuận là mầu sắc bình thường của cơ thể. Thiên
‘Ngũ Tạng Sinh thành Luận’ (Tố Vấn 10) viết: Sinh ở Can, như cảo bọc cam [như lụa bọc mầu
cam đỏ].

CAM

Một trong ngũ vị, tức là vị ngọt. Thuộc về Tỳ. Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí’ (Tố Vấn 23) viết:
“Ngũ vị sở nhập… vị ngọt vào Tỳ”. Có tác dụng bổ Tỳ, ích khí như Nhân sâm, Hoàng kỳ. Vị
ngọt còn có tác dụng hòa trung, hoãn cấp như Cam thảo. Vì vậy, trong thiên ‘Tuyên Minh Ngũ
Khí’ (Tố Vấn 23) có đề ra thuyết ‘Tỳ thích hoãn, ăn vị ngọt để làm hoãn Tỳ’.

CAM BỆNH

Xuất xứ: Minh Y Chỉ Chưởng.


Bệnh cam trẻ con. Tức là bệnh Cam.

CAM BỆNH CÔNG NHÃN CHỨNG

Tên bệnh. Xuất xứ: ‘Nhãn Khoa Lâm Chứng Bút Ký’. Là trạng thái trẻ nhỏ bị bệnh cam, lâu
ngày, tà độc bốc lên mắt làm cho mắt bị khô, dẫn đến mù. Giống như chứng suy dinh dưỡng
thiếu Sinh tố A gây khô mắt.

CAM BỆNH NHỊ THẬP TỨ HẬU

Tên bệnh. phân loại triệu chứng của bệnh Cam. Sách ‘Ấu Khoa Thích Mê’ ghi nhận rằng: từ
nhà họ Trang đã nêu lên 24 chứng hậu của bệnh Cam là: Lãnh nhiệt cam, Tỳ Cam, Phế cam, Bì
hư trâu, Mao phát hy sơ, Can cam, Thận cam, Phát can tiêutyj hạ sinh sang, Tâm cam, Cốt tào
cam, Nãi cam, Nha ngân, Tỵ lạn, Tâm Tỳ cam, Can Phế cam, Cước tế đổ cao tịnh thanh cân,
Nhiệt cam, Tỳ lãnh cam, Tâm Vị cam, Tỳ Vị cam, Can khát cam, Cốt nhiệt cam, Ái ẩm thủy
mục bất khai cấp cam và Tâm cam tích nhiệt.

CAM CỰC

Chứng cam chuyển biến đến cực xấu, xuất hiện triệu chứng lông khô, tóc rụng, bụng nổi gân
xanh, thích ăn của lạ.

CAM ĐỘC NHÃN

Tên bệnh. sách ‘Nguyên Cơ Khải Vi’ viết: “Trẻ nhỏ hay đói mà khát nước, gầy ốm, bụng
trướng, tiêu chảy, bụng sôi, mắt có màng mây, mắt nhưám khó mở, ghèn và nước mắt dính như
hồ, lâu ngày thì chảy mủ, gọi là Cam độc nhãn. Giống như chứng Tiểu Nhi Cam Nhãn.

CAM ĐỖ
Tên bệnh. xuất xứ: ‘Phổ Tế Phương’ q 379. Chỉ trẻ nhỏ bụng to mà có gân xanh. thường do ăn
quá no, đầy trệ ở trung tiêu làm tổn thương Tỳ Vị, mất chức năng kiện vận, kinh mạch mạch bị
ứ trệ gây nên tành bụng cnôir gân xanh. điều trị: Trước hết nên tiêu trừ tích trệ, thư sướng khí
cơ. Dùng bài Tam Lăng Tán (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Tam lăng, Nhân sâm, Hương phụ,
Thanh bì, Ích trí nhân, Trần bì, Chỉ xác, Thần khúc, Cốc nha, Bán hạ, Nga truật, Đại hoàng, Tử
tô, Cam thảo. Sau đó cần kiện Tỳ lý khí, dùng bài Tiêu Thực Hoàn.

CAM HÀN

Thuốc có vị ngọt tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chữa những trường hợp nhiệt làm cho tân
dịch bị hao tổn.

CAM HÀN SINH TÂN

Một trong phép nhuận táo. Phương pháp dùng vị thuốc vị ngọt tính mát để chữa vị tổn thương
tân dịch. Bệnh nhiệt tính lý nhiệt thịnh, hao tổn tân dịch của Vị làm không miệng khô khát, mửa
ra bọt trắng dính. Điều trị bằng các vị Mạch đông, Ngẫu trấp, nước vắt rễ Cỏ lau tươi, nước Lê,
nước Mía, lấy lượng nước vừa phải hâm nóng cho uống. Có thể dùng nước sắc Thạch hộc,
Thiên hoa phấn, Lô căn cho uống cũng được. Thường dùng bài Mạch Môn Đông Thang. Nếu
Vị âm tổn thương tương đối nặng, dùng bài Ích Vị Tán.

CAM HÀN TƯ NHUẬN

Một trong phép nhuận táo. Phương pháp chữa tân dịch ở Phế Thận không đủ. Thí dụ : Phế Thận
âm suy, hư hỏa bốc lên, có triệu chứng họng khô đau, ho, suyễn, trong đờm có lẫn máu, lòng
bàn tay chân phiền nhiệt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác. Cho uống các vị Sinh địa, Thục địa,
Mạch đông, Xuyên bối mẫu, Bách hợp, Đương qui, Bạch thược, sinh Cam thảo, Huyền sâm,
Cát cánh...
CAM HẬU THIÊN TRỤ ĐẢO

Tên bệnh. xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa. Chỉ chứng trẻ nhỏ bị cam lâu ngày, đốt
sống cổ bị mềm yếu không thể ngấc đầu lên được, đó là chứng của tinh khí quá suy tổn.

CAM HÓA

Một trong sự biến hóa của lục khí trong vận khí. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74)
viết: “Thái âm tư thiên là thấp hóa, tại tuyền là cam hóa:. Thái âm thuộc Thổ, chủ thấp chủ cam,
do đó tư thiên là thấp hóa, tại tuyền là cam hóa”.

CAM HOÀNG

Tên bệnh. bệnh cam kèm vàng da. Do bệnh cam làm cho trung tiêu bị thấp nhiệt uất kết nung
nấu lâu ngày, Tỳ mất vận hóa gây nên. Cũng có thể do bệnh cam lâu ngày khiến cho huyết bị
hư, vàng da, phù thũng. Biểu hiện: phù thũng, da vàng, giống như chứng hoàng đản nhưng mắt
không vàng, kèm mệt mỏi, uể oải, nôn nước vàng, lông tóc dựng đứng, có những thứ thích khác
thường (thích ăn đất, muối…). Điều trị: Kiện Tỳ, trừ cam. Trước tiên dùng Nhân Trần Ngũ
Linh Tán, sau đó dùng Hương Sa Lục Quân Tử Thang để lý hư hòa Vị.

CAM KHÁT

Tên bệnh. chỉ bệnh cam mà kèm khát, thích uống. Xuất xứ: Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết.
Đa số do trẻ thích ăn thức ăn béo, ngọt, tích trệ lại sinh ra nhiệt, làm tổn hại Tỳ Vị, tân dịch gây
nên. Biểu hiện lâm sàng: Khát, uống nhiều mà không hết khát kèm tâm thần phiền nhiệt không
yên. Do tích nhiệt dùng Tiểu Nhi Cam Khát Phương (Chứng trị Chuẩn Thằng): Nhân sâm, Can
cát, Hoàng cầm, Sài hồ, Cam thảo. Sắc lấy nước uống với Tập Thánh Hoàn (Ấu Khoa Phát
Huy): Hoàng liên, Can thiềm, Thanh bì, Nga truật, Sử quân tử, Sa nhân, Lô hội, Dạ minh sa,
Ngũ linh chi, Đương quy, Xuyên khung, Mộc hương để thanh nhiệt tiêu cam. Tân dịch bất túc,
dùng Thanh Nhiệt Cam Lộ Ẩm (Y Tông Kim Giám): Sinh địa, Mạch môn, Thạch hộc, Tri mẫu,
Tỳ bà diệp, Thạch cao, Cam thảo, Nhân trần cao, Hoàng cầm). Hoặc dùng Sinh Mạch Tán,
Mạch Môn Đông Thang gia giảm để ích khí, sinh tân.

Khát nước, do bệnh cam sinh ra, có đặc trưng là ngày khát nước, đêm không khát, biếng ăn,
nóng nảy bứt rứt, uống nước nhiều.

CAM KHÍ NHẬP ÂM

Tên bệnh. Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa. Chỉ cam khí nhập vào phần âm, làm
cho âm nang phù, thể hiện mầu vàng bóng. Thường do bệnh cam Tỳ Vị hư hàn khiến cho thủy
thấp rót xuống phía dưới gây nên bệnh. trên lâm sàng biểu hiện cơ thể suy nhược, sưng đau tại
chỗ, tiểu không thông, ngứa. Điều trị: Hóa khí, lợi thấp. Dùng bài Ngũ Linh Tán. Bên ngoài
dùng Xà sàng tử sắc lấy nước rửa.

CAM KHÍ NHĨ LUNG

Tên bệnh.

Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục. Là chứng hậu do cam khí công vào thận gây nên tai điếc kèm
có âm thủng. Thận khai khiếu ở tai, cam khí công Thận thì Thận khí hư, không thể đi lên đầy đủ
ở tai, ảnh hưởng đến thính lực, khiến cho thính lực suy giảm, nặng thì điếc, kèm âm hộ sưng,
thuộc tà thực chính hư. Điều trị: trước tiên nên khu cam khí. Dùng Khiên ngưu, tán bột, , cho
vào Cật heo, nướng lên ăn. Sau đó dùng bài Lục Vị Điạ Hoàng Hoàn.

CAM LAN THỦY

Nước khuấy kỹ. Đổ nước vào thùng, dùng que khuấy liên tục, chừng nào mặt nước nổi bọt lăn
tăn như nước sôi là cam lan thủy.
cam lao

Tên bệnh. xuất xứ: Lô Tín Kinh. Thuộc chứng nặng của Phế cam. Sách ‘Dục Anh Bí Quyết’
viết: “Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, phát bệnh gọi là Cam, trên 16 tuổi phát bệnh gọi là Lao. Cao, Lao
đều do khí huyết suy yếu, Tỳ Vị thụ bệnh gây nên”. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: “Sốt
cơn, hình thể khô héo, sắc mặt không có thần, không mầu máu gọi là Cam lao”. Chứng này là
chứng Cam nhiệt, nóng trong xương, kèm ho, mồ hôi trộm. Điều trị: Tiêu cam, trừ nhiệt. Dùng
bài Nguyệt Hoa Hoàn (Y Học Tâm Ngộ): Thiên môn, Mạch môn, Sinh địa, Thục địa, Sơn dược,
Bách bộ, Sa sâm, Bối mẫu, Phục linh, A giao, Tam thất, Lại can, Cúc hoa, Tang diệp hoặc
Nguyệt Hoa Hoàn (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Hoàng kỳ, Bạch thược, Thục địa, Miết giáp, Địa
cốt bì, Đương quy, Nhân sâm).

CAM LỢI

Tên bệnh.

1- Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ q 4 viết: Bệnh cam lợi, mễ cốc không tiêu, ngày đêm không
chừng, bụng sôi, tiêu chảy phân sống. Dùng bài Đạo Thủy Hoàn, Vũ Công Tán, Tả ngật, 1-2
ngày có thể dùng Vị Phong Thang, nếu không khỏi, có thể dùng Quế Chi Ma Hoàng Thang. Ra
mồ hôi thì khỏi.

2- Tức là chứng Cam Lỵ.

CAM LỴ

Tên bệnh. Xuất xứ: Lô Tín KInh. Chỉ bệnh cam hợp với kiết lỵ. Thường do ăn uống không vệ
sinh, nóng lạnh thất thường gây nên. Ngoài các biểu hiện của bệnh cam ra, còn đau bụng, lý cấp
hậu trọng, lỵ ra mủ máu. Điều trị: Lý khí, hòa huyết, tiêu cam, chế lỵ làm chính. Dùng bài
Hương Liên Hoàn. Lâu ngày không khỏi, dùng Mộc Hương Hoàn (Chứng Trị Chuẩn Thằng):
Hoàng liên, Mộc hương, Hậu phác, Dạ minh sa, Kha tử nhục).
CAM NẶC

Tên bệnh.

1- Một trong ngũ cam. Chỉ do thích ăn thức ăn ngọt, giun trùng trong ruột ăn vào tạng phủ gây
nên. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận - Cam Nặc Hậu’ viết: “Người thích ăn thức ăn ngọt
nhiều làm động đến giun trùng trong trường vị rồi ăn vào tạng phủ, đó là chứng Nặc vậy…
Nhưng giun do vị ngọt mà động nên được gọi là Cam. Bệnh mới phát tay chân bứt rứt, đau, cột
sống không có sức, đêm về phiền táo, xoay xẫm, hay quên, mắt dính, hay mơ té ngã, ăn uống
không có cảm giác, sắc mặt xanh, thích ngủ, thức dậy thì đầu váng,cơ thể nặng, bắp chân đau.
Trùng giun đi lên ăn vào ngũ tạng thì trong lòng ảo não, họng và nướu răng lở loét, ra máu đen,
răng mầu tím đen. Ăn xuống trường vị thì tiêu ra máu Trùng ăn ra hậu môn thì mọc nhọt lở
loét. Vị khí nghịch lên thì nôn mửa. Cấp thì vài ngày sẽ chết, cũng có trưưòng hợp hoãn thì các
khớp đau nhức, ăn uống kém, sắc mặt xanh xao Trùng ăn vào bên trong có thể kéo dài vài năm.
Nếu trùng ăn lên miệng, răng sinh ra nhọt, bên dưới ăn xuống hậu môn, lở loét ra rồi chết”.
Sách ‘Thánh Huệ Phương’ q 6 viết: “Cam nặc, ngứa ở hạ bộ, cột sống lưng co rút”. Điều trị:
dùng bài Khổ Sâm Thang.

Xem thêm mục Cam, Thấp Nặc, Tâm Nặc.

2- Tức là Phế Cam. Xuất xứ: Anh Đồng Bách Vấn.

Xem thêm mục Phế Cam.

CAM NẶC NHA NGẤN

Tên bệnh. thường do dương hỏa vượng quá bốc lên gây nên.lúc đầu nướu răng sưng đau, sau đó
lở loét, nhiều mủ, nếu nặng thì làm thủng môi, gò má. Sách Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc, q
23 viết: “Bệnh cam nặc nha ngấn, lở loét, hôi thối, nhiều mủ, làm thủng môi, gò má”. Điều trị:
Thanh Vị, tả nhiệt, giải độc, bài nùng. Dùng bài Thanh Vị Tán, Ngọc Nữ Tiễn, Thác Lý Bài
Nùng Thang gia giảm. Hoặc dùng Thanh Yết Lợi Hầu Tán thổi vào họng.

Xem thêm mục Nha Thủng, Xỉ Củ.

CAM NHÃN

Tên bệnh. xuất xứ: Long Mộc Luận. Còn gọi là Cam Sáp Nhãn. Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết:
“Trẻ nhỏ bị cam sáp nhãn, vài ngày không mở được mắt, đều do phong nhiệt gây nên”. Sách
‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: “Cam là chứng hậu của mắt, trên cách phục nhiệt, đàm dãi ủng
trệ dẫn đến Can phong vào mắt, sưng đỏ, có màng, ghèn dỉ làm loét khung mắt, đau, ngứa dụi
mắt, quáng gà, mờ mắt, mắt luôn nhắm lại”. Đó là chứng Cam Nhãn. Nên dùng bài Sát Cam tán
(Long Mộc Luận): Phong phong, Long não, Bạch chỉ, Mẫu lệ, Tế tân, Ngũ vị tử) để sơ phong,
tán nhiệt. Nếu giác mạc bị mủn ra, hai mắt sợ ánh sáng, có màng trắng, do Can âm bất túc, hư
hỏa bốc lên, dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn hoặc Thạch Hộc Dạ Quang Hoàn để dưỡng
Can, thanh Can. Giai đoạn đầu, nên xử lý ngay để tránh lở loét giác mạc gây mù.

Xem thêm mục Can Cam.

CAM NHIỆT

Chứng cam có hiện tượng phát sốt, người gầy, ăn uống vào không sinh da thịt, khát nước uống
nhiều.

CAM NHIỆT LƯU CHÚ

Tên bệnh. Chỉ trẻ nhỏbij cam, sốt cơn, có mụn nhọt, tóc khô. Điều trị: Thanh nhiệt, tiêu cam.
Dùng Trư Đỗ Hoàng Liên Hoàn (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Trư đỗ (bao tử heo) + Hoàng liên).
CAM ÔN TRỪ ĐẠI NHIỆT

Phương pháp dùng thuốc có vị ngọt, tính ấm để chữa phát sốt do khí hư. Người bệnh mình nóng
có mồ hôi, khát ưa uống nước nóng, hụt hơi, do trung khí bất túc nên không thiết nói năng, lưỡi
bệu, sắc lưỡi nhợt, mạch Hư Đại, dùng Bổ Trung Ích Khí Thang, nhằm điều bổ tỳ vị, vị ngọt
tính ấm trừ được nhiệt (Hoàng Kỳ, Đảng Sâm, Bạch Truật, Chích Cam Thảo, Đương Qui, Trần
Bì, Thăng Ma, Sài Hồ). sản hậu hoặc lao nhọc nội thương mà sốt, da nóng, mặt đỏ, phiền khát,
lưỡi đỏ nhạt, mạch Hồng Đại. Dùng Đương Quy Bổ Huyết Thang.

cam sang

1- Tên bệnh. xuất xứ: Ngoại Khoa Đại Thành q 2. Chứng nhọt lở do bệnh cam sinh ra, nhọt lở ở
mũi, ở thân mình, không ngứa không đau, thường có nước chảy ra, nước chảy đến đâu thì lở
đến đấy Tức là Hạ cam. Xem thêm mục Hạ Cam.

2- Sách ‘Phổ Tế Cương Mục’ q 7 viết: “Khi hành kinh mà giao hợp khiến cho kinh nguyệt ra
dây dưa, giữ lại ở âm đạo gây nên chứng cam sang, ngứa nhiều. Trước hết dùng Hồ tiêu, Thông
bạch sắc lấy nước rửa ngày 2-3 lần. Thuốc uống: Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Sa uyển tật lê, Hắc khiên
ngưu, Xích thạch chi, Long cốt, tán nhuyễn, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng.
Mỗi lần uống 20 viên.

CAM SÁP NHÃN

Tên bệnh. xuất xứ: Nho Môn Sự Thân. Tên gọi khác của chứng Cam Nhãn.

CAM SẤU

Tên bệnh. Xuất xứ: Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết. Chỉ bệnh cam, cơ bắp gầy, cơ thể ốm
yếu. Thường do ăn, bú đình trệ, tích lại, hóa thành nhiệt, Tỳ Vị bị tổn thương, mất chức năng
vận hóa làm cho dưỡng chất không nuôi được cơ phu gây nên. Trên lâm sàng thấy sắc da vàng
héo, da khô, bụng hóp như chiếc thuyền. Điều trị: Tiêu thực, hòa khí. Dùng bài Dị Công Tán
hoặc Quất Liên Hoàn (Quất bì, Hoàng liên), uống với bột Nhân sâm.

CAM TẢ

Tên bệnh. Tiết tả do bệnh cam sinh ra, có đặc trưng là sắc mặt vàng xanh, bụng to, chân mềm,
nhác ăn, sốt về đêm, bụng có khối tích, phân có nhiều màu và thối, 1 tháng hoặc 5-10 ngày tiêu
chảy 1 lần. Sách ‘Anh Đồng Bách Vấn’ viết: “Chứng Cam tả thì lông cháy, môi trắng, trên trán
có gân xanh, bụng đầy, ruột sôi, tiêu lỏng. Cam và tả cùng lúc, vì thế, trị cam phải trị tả. Tùy hư
thực của bệnh chứng mà dùng phương pháp phù Tỳ hòa Vị, chỉ tả như bài Sâm Linh Bạch Truật
Tán.

CAM TẢI

Huyệt vị xoa bóp. Xuất xứ: ‘Tiểu Nhi Thôi Nã Phương Mạch Hoạt Anh Bí Chủ Toàn Thư’. Vị
trí: tại mặt lưng xương bàn tay thứ nhất. Sách ‘Ly Chính Án Ma Yếu Thuật – Lập Pháp, Kháp
Pháp’ viết: “Huyệt Cam tải ở mặt lưng bàn tay, sau huyệt Hợp Cốc”. Sách ‘Tiểu Nhi Thôi Nã
Quảng Ý – Âm Chưởng Cửu Huyệt Liệu Bệnh Quyết’ viết: “Bấm tại chỗ huyệt có thể cứu vãn
được chứng nguy”.

CAM TÂN VÔ GIÁNG

Tính năng của dược liệu. Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục – Tự Lệ’. Dược tính của dược liệu có
vị ngọt, cay có tác dụng hướng ra phía ngoài, hướng lên trên, phát tán. Thiên ‘Âm Dương Ứng
Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) viết: “Khí vị cay (tân), ngọt (cam) phát tán, là dương dược”.
Dương chủ thăng phát, cho nên không giáng xuống (vô giáng). Nhưng cũng có một số ngoại lệ
như vị Tử tô vi cay, tính ấm, Trầm hương vị cay, hơi ấm, lại có tác dụng giáng khí.

CAM TẬT
Xuất xứ: Lô Tín Kinh. Tức là chứng Cam.

CAM TẬT MỤC MÔNG

Tên bệnh. biến chứng của bệnh cam gây nên mờ mắt, nhìn không rõ. Do cam nhiệt bốc lên mắt
gây nên. Điều trị: Nên dùng bài Sát Cam tán (Long Mộc Luận): Phong phong, Long não, Bạch
chỉ, Mẫu lệ, Tế tân, Ngũ vị tử) để sơ phong, tán nhiệt. Nếu giác mạc bị mủn ra, hai mắt sợ ánh
sáng, có màng trắng, do Can âm bất túc, hư hỏa bốc lên, dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn
hoặc Thạch Hộc Dạ Quang Hoàn để dưỡng Can, thanh Can.

CAM TẬT THƯỢNG MỤC

Tên bệnh. Xuất xứ: Trung Y Nhãn Khoa Học. Tức là Tiểu Nhi Cam Nhãn.

CAM TẬT THỰC TÍCH

Tên bệnh. thức tích gâyn nên bởi bệnh Cam. Sách Ấu Ấu Tập Thành – Cam Tật’ viết: “Chứng
cốt chưng, thường khởi ở Vị, tà hỏa bốc lên. Nếu đại tiện mỗi ngày hơn chục lần, tay chân gầy,
bụng to, ăn nhiều, đói nhiều, gọi là thực tích. Do hỏa tà làm tổn thương tân dịch gây nên. Dùng
Phì Nhi Hoàn.

CAM TẬT TIÊU ĐẢN

Tên bệnh. chỉ chứng tiêu đản do biến chứng của bệnh Cam. Sách Ấu Ấu Tập Thành – Cam Tật’
viết: “Chứng cốt chưng, thường khởi ở Vị. Lúc đầu hỏa tà bốc lên làm cho ăn nhiều, hỏa nung
nấu làm cho mau đói. Vì Vị là bể của khí huyết, khí huyết bất túc thì hỏa tà làm tiêu cốc khí,
tinh khí của thủy không đủ trợ giúp, dần dần thành hôi miệng mà phiền táo, đêm nóng, ngày
mát, lông cháy, miệng khô, thở gấp, mồ hôi trộm, hình dáng giống như xương dựng đứng, gọi là
‘đảm’”. Do hỏa tà làm độc, hao tổn tân dịch gây nên. Dùng Phì Nhi Hoàn hợp với thuốc dưỡng
âm, sinh tân.
CAM THẢO PHÁP

Một phương pháp xưa dùng để trừ độc của thai. Để ngừa cho trẻ sơ sinh khỏi nuốt phải sản
dịch, dùng Cam thảo, sắc nước đặc, bỏ bã, dùng băng gạc sạch, thấm nước sắc Cam thảo để rơ
miệng. Hoặc nhỏ vài giọt vào miệng cho trẻ uống để giải độc.

CAM THẤP

Tên bệnh. Xuất xứ: Thiên Kim Yếu Phương Q 5. do kiết lỵ lâu ngày, Tỳ Vị hư yếu, trùng độc
ăn vào ngũ tạng gây nên phiền não. Trùng ăn phía bên trên thì nhọt mọc ở miệng, mũi, răng,
nướu răng. Trùng ăn xuống dưới thì hậu môn lở loét, ngứa. Dùng bài Khương Mật Thang
(Thiên Kim Phương): Khương trấp, Bạch mật, Hoàng liêm uống với Hóa Nặc Hoàn (Chứng Trị
Chuẩn Thằng: Nguyên di, Lô hội, Thanh đại, Xuyên khung, Bạch chỉ, Hồ hoàng liên, Hoàng
liên, Hà mô khôi).

CAM THẤP SANG

Xuất xứ : Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, q 5. Tức là chứng Cam thấp.

CAM THẤU

Tên bệnh. Xuất xứ; Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa).Ho do bệnh cam gây ra, thường do
Cam nhiệt làm tổn thương phế khí gây nên. Biểu hiện lâm sàng ngoài chứng trạng của bệnh
cam ra, đa số kèm theo ho khạc đàm, tức ngực, thở gấp, gầy róc, đổ mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền
nhiệt. Điều trị: nên lợi phế trừ cam, hoạt đàm chỉ khái. Dùng Tả Bạch Tán gia giảm.

Xem thêm mục Phế Cam.


CAM THỦ TÂN HOÀN

Xuất xứ: Ôn Nhiệt Luận. Phương pháp điều trị chứng táo làm tổn thương tân dịch trong ôn
bệnh. Ôn nhiệt bệnh ghé trọc tà truyền vào phần khí. Trọc khí không hóa được, mà nhiệt làm
tổn thương phần khí và tân dịch, rêu lưỡi tuy trắng dày mà khô ráo, là hiện tượng tổn thương tân
dịch trong Tỳ Vị. Điều trị: trước nên dưỡng tân, sau thì hóa trọc. Dưỡng tân dùng thuốc thanh
nhuận như Mạch đông, Huyền sâm, Bột tề trập, Lô căn (tươi), rồi thêm Cam thảo để bảo vệ
trung khí, làm cho tân dịch trong vị được khôi phục.

CAM THỦY

Tên bệnh. Chỉ chứng hậu bệnh cam phù thủng toàn thân. Xuất xứ: Phổ Tế Phương, q. 397.
Thường do cam tích lâu ngày, tỳ vị tổn thương, dẫn đến vận hóa thất thường, thủy dịch tràn
ngập ở cơ phu. Thấy chứng toàn thân hư thủng, da dẻ trắng bệt mà bóng láng.

tiểu ít. Điều trị nên lấy kiện tỳ lợi thủy làm chủ, dùng Phục Linh Đạo Thủy Thang, hoặc Ngũ
linh tán hợp Ngũ bì ẩm gia giảm. Sau khi tiêu thủng, lại cho dùng Dưỡng Tỳ Phì Nhi Hoàn (Ấu
Khoa Phát Huy): Nhân sâm, Bạc truật, Cam thảo, Trần Bì, Chỉ thực, Mộc hương, Phục linh, Sa
nhân, Sơn dược, Liên nhục, Mạch nha, Thần khúc, Sơn tra, Thanh bì.

CAM THỦNG TRƯỚNG

Tên bệnh. Bệnh cam kèm bụng trướng phù thũng. Sách ‘Anh Đồng Bách Vấn’ ghi: "Trường
hợp cam thủng trướng là trong hư có tích, độc khí của nó giao nhau. Do đó, làm cho bụng thủng
trướng. Vì tỳ lại bị thấp tà một lần nữa, khiến cho đầu mặt tay chân hư phù”. Nếu phế khí không
tuyên thông, tỳ mất kiện vận thì có thể kèm ngực đầy tức không thư sướng và ho thở suyễn.
Điều trị: nên kiện tỳ, hóa khí, tuyên phế, lợi tỳ, dùng Ngự Viện Quân Khí Tán (Y Tông Kim
Giám’: Tang bạch bì, Cát cánh, Phục linh (xích), Cam thảo, Hoắc hương, Trần bì, Mộc thông,
Sinh khương bì, Đăng tâm thảo). Nếu thận khí bất túc, đầu mặt tứ chi phù thủng, điều trị nên
hóa khí, lợi thủy, dùng Ngũ Linh Tán hợp với Ngũ Bì Ẩm gia giảm.
CAM THƯ

Tên bệnh. Thiên ‘Ung Thư’ (Linh Khu 81) viết: "Phát ở lưng (ngực) được gọi là cam thư".
Thường do lo nghĩ khí uất kết gây nên. Mọc ở dưới huyệt Trung phủ vùng ngực. Lúc mới mọc
như hạt thóc, màu xanh; lớn dần giống như Qua lâu, màu chuyển qua đỏ tím, cứng rắn đau
nhức, ghét lạnh, sốt cao. Khi vỡ mủ, mủ đặc là chứng thuận. Nếu quá 10 ngày, hoặc nửa tháng
không thành mủ mà nóng lạnh luôn, thấy mạch Phù Sác là nghịch chứng. Ban đầu nên dùng
Kinh Phòng Bại Độc Tán để sơ giải, tiếp đó dùng Nội Thác Hoàng Kỳ Tán để thác độc. Đến
ngày mà không vỡ mủ, dùng ngay Thập Toàn Đại Bổ Thang.

CAM THỰC

Tên bệnh. Xuất xứ: ‘Thiên kim yếu phương’ q. 5. Là chứng hậu bệnh cam mọc nhọt khắp cơ
thể. Do trẻ con mắc bệnh cam, bỗng nhiên bị Phong hàn kích bác. Khí huyết ngưng trệ, da
không được sơ tiết gây ra. Điều trị: nên kiện tỳ, trục phong hàn. Uống trong dùng Nhân Sâm
Bại Độc Tán, tiếp sau dùng Phì Nhi Hoàn; Bên ngoài dùng Tàm kiển, Minh phàn (nung lửa),
Mật đà tăng, Bạch chỉ, tán bột, hòa mật ong đắp.

CAM THỰC SANG

Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa. Tức là Thừa Tương Sang.

bụng to, tóc dựng đứng, mình nóng, bụng đau âm ỉ.

CAM TÍCH

Tẽn bệnh. Bệnh cam mà có tích trệ. Xuất xứ: Tiểu Nhi Dược Chứng trực quyết.
Người xưa cho rằng: ‘Vô tích bất thành cam’, ‘Tích là mẹ của cam’. Nguyên nhân của tích
thường do thích ăn uống thức ăn sống lạnh, ngọt béo, tích trệ ở trung quản, tỳ vị không tiêu hóa
được gây nên. Biểu hiện trên lâm sàng là bụng đầy, đau, nôn mửa, tiêu chảy, phân có mùi chua
hôi thối, lâu ngày thì hình thể gầyốm, tinh thần uể oải, bụng to nổi gân xanh. Điều trị nên lấy
tiêu tích trừ cam làm chủ. Trước hết dùng Bình Vị Tán, Tiêu Thực Hoàn (Chứng Trị Chuẩn
Thằng): Sa nhân, Trần bì, Tam lăng, Thần khúc, Mạch nha, Hương phụ); sáu đó dùng Tứ Vị Phì
Nhi Hoàn.

CAM TÍCH NHƯỠNG TẢ

Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa’. Tức là chứng Cam Tả.

CAM TÍCH THỔ

Tên bệnh. Do cam tích lâu ngày gây nên chứng hễ ăn vào là nôn ra. Chứng cam do thực tích
gây ra, lâu ngày thì nhiệt ở Vị làm tổn thương tân dịch. Vị bị khô ráo, tân dịch bị khô khiến cho
không chứa được thức ăn. Điều trị nên dưỡng âm, kiện Vị. Dùng Sâm Linh Bạch Truật tán thêm
Thạch Hộc, Cốc nha, Hồ hoàng liên, và Trúc nhự (tươi).

CAM TÍCH THƯỢNG MỤC

Một loại bệnh về mắt do cam tích tái phát. Thoạt tiên tỳ vị bị tổn thương, can nhiệt xông lên
mắt. chứng trạng chủ yếu là giác mạc mờ đục, trông không tỏ, khô ráo, sợ ánh sáng. Nếu không
chữa kịp thời, nặng thì dẫn đến lòng đen bị hủy hoại, dẫn đến mù mắt (bệnh này tương đương
loại loét giác mạc hoặc thiếu sinh tố A).

CAM TỊCH

Tên bệnh. Xuất xứ: Phổ Tế Phương, q 379. chỉ bệnh tịch ở trẻ nhỏ, do cam bệnh gây nên. Có
chứng của cam và tịch. Khối tịch tiềm ẩn ở dưới hông sườn bên phải, có hình dáng giống cái
lược chải tóc, ấn vào thì đau. Kèm theo cơ nhục không tăng trưởng, dần dần gây nên gầy ốm,
sốt cơn, bụng to dần. Điều trị: Tiêu cam, hóa tịch.

CAM TIÊU

Tên bệnh. Chỉ bệnh cam mà kèm khô miệng, thích uống. Xuất xứ: Tiểu nhi Dược Chứng Trực
Quyết. Đa số trẻ nhỏ thích ăn đồ béo ngọt, tích trệ sinh nhiệt đốt hao tân dịch của tỳ vị gây nê.
Thấy chứng miệng khát, uống nhiều mà khát không cầm, đồng thời kèm tinh thần vật vã không
yên. Trường hợp tích nhiệt dùng Tiểu nhi cam tiếu phương (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Can cát,
Nhân sâm, Hoàng cầm, Sài hồ, Cam thảo) uống chung với Tập Thánh Hoàn (Ấu Khoa Phát
Huy): Hoàng liên, Can thiềm, Thanh bì, Nga truật, Sử quân tử, Sa nhân, Lô hội, Dạ minh sa,
Ngũ linh chi, Đương quy, Xuyên khung, Mộc hương), để thanh nhiệt tiêu cam. Trường hợp tân
dịch bất túc, dùng

Thanh Nhiệt Cam Lộ Ẩm (Y Tông Kim Giám): Sinh địa hoàng, Mạch đông, Thạch hộc, Tri
mẫu, Tỳ bà diệp, Thạch cao, Cam thảo, Nhân trần cao, Hoàng cầm), hoặc Sinh Mạch Tán,
Mạch Môn Đông Thang trong ‘Kim Quỹ’ gia giảm để ích khí, sinh tân

CAM TRÙNG

Tên bệnh. Sách ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương’ viết: “Ngũ cam lâu ngày không khỏi thì trong
bụng ắt có trùng. Loại trùng này giống như tơ tóc hoặc như đuôi con ngựa, thường xuất hiện ở
lưng vai hoặc đỉnh đầu.loại trùng này làm cho cơ thể vàng gầy, tiêu chảy không cầm” sách ‘Ấu
Khoa Thích Mê – Ngũ Cam Xuất Trùng Pháp’ viết: “Lại có tích cam trùng, trùng ăn vào sống
lưng, mông, cơ thể nóng, gầy ốm, da vàng, trong tích sinh nhiệt, phiền khát, tiêu chảy, vỗ vào
lưng vang như trống, xương sống như mọc răng cưa hoặc 10 ngón tay đều mọc nhọt, thích cắn
móng tay”. Dùng bài Can Thiềm Hoàn (Thánh Huệ Phương) hoặc Kim Thiền Tán…

Bị bệnh cam lâu ngày, rồi sinh giun sán, người vàng gầy, ỉa không bình thường.

CAM TRÙNG THỰC TỲ SINH SANG


Tên bệnh. Xuất xứ: Thánh Tế Tổng Lục, q 116. Tức là chứng Tỵ Cam Sang.

CAM TRƯỚNG

Tên bệnh. Xuất xứ: Chứng Trị Chuẩn Thằng – Ấu Khoa. Bụng trướng to do bệnh cam sinh ra,
ngày càng gầy mòn, bụng to, không đi được, tóc dựng đứng, phát sốt, tinh thần ủ rũ, hơi thở
ngắn yếu.

Xem thêm mục Đinh Hề Cam.

CAM TỴ

Tên bệnh. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ q 48 viết: “Chứng Nặc Tỵ, hai bên dưới mũi mầu
đỏ, khi phát hơi có nhọt mà ngứa… Cũng gọi là Cam Tỵ”. Xem thêm mục Tỵ Cam.

CẢM HÀN PHÚC THỐNG

Tên bệnh. Chỉ bụng đau do cảm hàn gây nên. Sách ‘Loại Chứng Trị Tài – Phúc Thống’ viết:
“Chứng cảm hàn gây nên bụng đau, khí trệ dương suy, thích tay nóng ấn vào, mạch Trầm Trì.
Điều trị: nên ôn trung. Dùng bài Hương Sa Lý Trung Thang bỏ Bạch truật.

Xem thêm mục Hàn Khí Phúc Thống.

CẢM MẠO

Tên bệnh. Chỉ cảm nhẹ tà khí phong hàn ở phần biểu hoặc khí trái gió trở trời gây nên.
Sách ‘Chứng Trị Yếu Quyết’ q 2 viết: “Bệnh cảm mạo cũng có hai chứng là hàn và nhiệt, tức là
trường hợp nhẹ ngoại chứng thương hàn luác ban đầu, vì vậy gọi là Cảm mạo”. Trên lâm sàng
thường gặp các triệu chứng như : sợ rét, sốt, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, nhức đầu, đau nhức
các khớp, không có mồ hôi. Điều trị: nên dùng phép tân tán. Cảm phong hàn, nên dùng phép tân
ôn giải biểu như bài Kinh Phòng Bại Độc Tán. Cảm phong nhiệt, nên dùng phép tân lương giải
biểu. Dùng bài Ngân Kiều Tán. Nếu người hư yếu mà bị cảm, nên kèm thêm phù chính. Có thể
dùng bài Sâm Tô Ẩm. Nếu cảm mà có lây lan (cúm), gọi là Thời Hành Cảm Mạo thường nặng
hơn cảm thông thường.

Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – Cảm Mạo Nguyên Lưu’ viết: “Cảm mạo là bệnh của
Phế… phong tà xâm nhập vào cơ thể, bất cứ cảm vào chỗ nào, đều quy về Phế. Chứng của nó
hoặc là nhức đầu, sốt, nhẹ thì mũi nghẹt kèm sổ mũi nươc strong, sợ gió, sợ lạnh, nặng tiếng,
khan tiến. Nếu nặng thì đờm nghẽn, khí suyễn, ho, họng khô, ra mồ hôi, mạch Phù Hoãn, đó là
chứng ngoại cảm”. Sách Y Tông Tất Độc – Thương phong’ dùng bài Tiêu Phong Tán, Thần
Truật Tán, Xuyên Khung Trà Điều Ẩm, để trị cảm mạo tứ thời. Nếu ho đờm đặc dính, dùng bài
Sâm Tô Ẩm. Cũng có thể dùng bài Tang Cúc Ẩm, Ngân Kiều Tán.

Còn gọi là Thương Phong, Phong Hàn Cảm mạo, Phong Nhiệt Cảm Mạo,Thời Hành Cảm Mạo.

CẢM MẠO ĐẦU THỐNG

Tên bệnh. Còn gọi là Thương Phong Đầu Thống. Chỉ trường hợp nhức đầu do cảm phong tà
gây nên. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp – Đầu Thống’ viết: “ Nếu cảm mạo đầu thống, nên dùng
Phòng phong, Khương hoạt, Cảo bản, Bạch chỉ”. Nếu đầu đau, mũi nghẹt nặng, ra mồ hoi, sợ
gió, mạch Phù Hoãn, nên khu phong, giải biểu. Dùng bài Khung Chỉ Hương Tô Tán, Thập Vị
Khung Tô Ẩm.

Chứng này có thể do phong hàn, phong ngiệt và phong thấp gây nên. Xem thêm mục Phong
Hàn Đầu Thống, Phong Nhiệt Đầu Thống, Phong Thấp Đầu Thống.

CẢM MẠO GIÁP LƯƠNG


Tên bệnh. Xuất xứ: Y Tông Kim Giám – Ấu Khoa Tạp Bệnh Tâm Pháp Yếu Quyết. Trẻ nhỏ
thần khí khiếp nhược, sau khi bị ngoại cảm lại bị tiếng lạ, vật lạ làm hoảng sợ hoặc do kích
thích vì tà nhiệt có thể làm cho thần trí không yên gây nên. Biểu hiện: nóng, bứt rứt, sắc mặt đỏ
xanh, ngủ không yên, hồi hộp. Lúc mới bệnh, nên dùng phép thanh nhiệt,, tán tà làm chính.
Dùng bài Sơ Giải Tán (Y Tông Kim Giám): Khương hoạt, Phòng phong, Chỉ xác, Cát cánh,
Tiền hồ, Tô diệp, Xích thược, Hạnh nhân, Cương tằm, Cam thảo, Hoàng liên. Sau đó dùng bài
Lương Kinh Hoàn (Tiểu Nhi Dược Cứng trực Quyết): LOng đởm thảo, Phòng phong, Thanh
đại, Câu dằng, Hoàng liên, Ngưu hoàng, Xạ hương, Long não. Làm thành viên, uống với nước
sắc Kim ngân hoa.

CẢM PHONG HÀN

Bị cảm phong hàn, phong hàn xâm phạm vào phần biểu của cơ thể, xuất hiện các triệu chứng :
phát sốt, nhức đầu, không ra mồ hôi, sợ rét, đau thân mình.

CẢM PHONG NHIỆT

Bị cảm phong nhiệt, phong nhiệt xâm phạm vào phần biểu của cơ thể, xuất hiện các triệu chứng
như : phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi, chảy nước mũi, hắt hơi.

CAN

Gan, 1 tạng trong 5 tạng, thuộc mộc trong ngũ hành, thuộc phong trong lục khí, có công năng
chủ yếu là :

1. Chủ việc sơ tiết.


2. Chủ việc tàng huyết.

3. Chủ việc mưu lữ.

4. Chủ về hệ thống gân, khai khiếu ra mắt, về dịch là nước mắt, về tình chi là giận, về âm thanh
là tiếng nói to.

CAN ÂM

Phần đối lập với can dương, tức là âm huyết tàng chứa ở can, bình thường thì can âm với can
dương ở thế thăng bằng tương đối, nếu can dương quá mạnh sẽ làm tổn hại đến can âm, mà can
âm suy giảm, cũng có thể làm cho can dương thịnh lên. Can âm suy giảm thường xuất hiện
những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt mắt mờ, mắt khô, kinh bế, ít kinh... Can âm suy
làm cho can dương bốc mạnh lên, thì xuất hiện những triệu chứng như : huyết áp cao, tai ù, tai
điếc, mặt nóng, tay chân tê dại, run rẩy, nóng nẩy , vật vã khó ngủ.

CAN ÂM BẤT TÚC

Bệnh danh. Phần nhiều do huyết không nuôi dưỡng can gây nên. chứng trạng chủ yếu : chóng
mặt, đau đầu, mắt mờ, mắt khô, quáng gà, kinh bế, kinh ít...

Can âm hư thường dẫn đến can dương thượng can như các loại bệnh cao huyết áp, tai ù, tai
điếc, mặt nóng, tứ chi tê dại, run rẩy, phiền táo, mất ngủ... Thường gặp ở các bệnh thần kinh cơ
năng, cao huyết áp, các bệnh thuộc nhãn khoa, bệnh về kinh nguyệt.

CAN ÂM HƯ
Chứng can âm bất túc, do huyết không nuôi dưỡng can gây nên. Chứng trạng chủ yếu là đau
đầu, chóng mặt, mờ mắt, khô mắt, quáng gà, bế kinh hoặc kinh ít. Can âm hư thường dẫn đến
can dương bốc lên (thượng can) gây nên các triệu chứng cao huyết áp, tai ù, tai điếc, mặt nóng
bừng. Chân tay tê dại, run rẩy, phiền táo, mất ngủ. Can âm hư thường gặp ở những bệnh cao
huyết áp, cơ năng thần kinh, bệnh về mắt, bệnh kinh nguyệt.

CAN ẨU

Nôn khan, nôn mửa có tiếng mà không có vật gì.

CAN BỆNH

Bệnh gan.

can cam

Do ăn bú không điều độ, kinh can bị nhiệt mà sinh ra bệnh cam, có đặc trưng là người gầy bụng
to, sắc mặt xanh vàng, nhiều mồ hôi, ỉa nhiều lần, trong phân có máu tươi hoặc niêm dịch, đầu
lắc, mắt quáng gà, hoặc không muốn mở mắt.

CAN CƯỚC KHÍ

Chứng gân mạch ở chân co lại, chân khô nhỏ đi mà không sưng phù.

CAN CHỦ CÂN

“Can chủ cân” [Cửu châm luận, LK].


“Tạng can... sự đầy đủ biểu hiện ở gân” [Lục tiết tạng tượng luận, TV] nói lên sự doanh dưỡng
gân bắt đầu từ can. Gân bám vào khớp xương, nhờ có gân mới co duỗi vận động toàn thân được
dễ dàng, sự vận động ấy phải được cung cấp doanh dưỡng đầy đủ mới có.

CAN CHỦ HUYẾT HẢI

Công năng của can. Huyết hải thường để chỉ xung mạch, nên còn gọi xung mạch là huyết hải,
nhưng can có công năng tàng trữ và điều tiết huyết dịch, nên cũng gọi là “huyết hải”.

CAN CHỦ KINH

Công năng của can. Kinh : có cảm xúc mà động tới tâm (phản xạ có điều kiện. Thí dụ : đột
nhiên nghe thấy tiếng to, nhìn thấy cảnh tượng đáng sợ hoặc bị sự kích thích đột ngột).

“Bệnh can phát ra là kinh hãi” [Kim quỹ chân ngôn luận, TV] (kinh hãi : quá sợ). Bởi vì can là
tạng phong mộc, nhiều dao động cho nên can bệnh dễ kinh.

Chẳng qua kinh sinh ra có quan hệ với tâm, người tâm khí bị hư, dễ dẫn đến kinh : nếu tâm khí
mạnh, nói chung chẳng dễ làm cho kinh.

CAN CHỦ MƯU LỰ

Công năng của can. “Tạng can, giữ chức tướng quân, mưu lự từ đó mà ra” [Linh lan bí điển
luận, TV]. Cổ nhân ví tác dụng của tạng can giống như vị tướng cầm quân mưu trí nơi chiến
trường, là có ý nói : giữa can với công năng của thần kinh cao cấp có liên quan.
Can khí ưa thư sướng điều đạt, một khi can khí bị ức uất, hoặc can khí thái quá dẫn đến can
dương thiên cang, dễ khiến người ta nóng nảy giận dữ, trái lại, can khí bất túc thì dễ xuất hiện
chứng trạng sợ sệt... đều là ảnh hưởng tới tác dụng mưu lự của can.

CAN CHỦ SƠ TIẾT

Công năng của can. Can có đầy đủ công năng sơ tán và tuyên tiết, thể hiện ở bốn mặt:

1. Liên quan đến tình tự : can khí nên thư sướng điều đạt, nếu tình tự không thoải mái sẽ dẫn
đến can khí uất kết. Đây là chứng bệnh thường gặp của bệnh can mỗi khi công năng sơ tiết bị
ảnh hưởng.

2. Quan hệ tới cơ năng tiêu hóa : sự vận động của tỳ, tác dụng tán tinh của tỳ] sự sơ tiết của
đởm chấp, đều phải nhờ vào tác dụng sơ tiết của can khí.

3. Liên quan tới sự đau đớn nào đó, vì “thống tắc bất thông”. Can khí uất trệ có thể ảnh hưởng
tới sự lưu thông của khí huyết mà gây đau đớn như đau sườn của bệnh can và chứng can vị khí
thống...

4. Liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ : vì can tàng huyết mà bào cung lại có liên hệ
với kinh mạch, nếu can sơ tiết không đều, có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều.

CAN CHỦ THĂNG PHÁT

Một trong các công năng của can, can có công năng điều tiết huyết lượng, kinh mạch của nó
qua đỉnh đầu liên lạc với não, khi công năng của can bình thường giống như cây cỏ mùa xuân
điều đạt thoải mái, sinh lực dồi dào, đó là hiện tượng thăng phát. Nhưng thăng phát thái quá sẽ
xuất hiện chứng hậu đau đầu, chóng mặt.
CAN CHỦ VẬN ĐỘNG

Công năng của can. Nguồn gốc sự dinh dưỡng của gân là từ gan. Gân bám vào các đốt xương,
vì gân có tác dụng co giãn, khiến cho cơ bắp và gân toàn thân vận động được dễ dàng, cho nên
mới nói can chủ vận động. Nhưng gân phải có sự nuôi dưỡng đầy đủ mới có sức vận động
được. “Ở tuổi 56 (8x7) can khí suy, gân hạn chế vận động”. [Thượng cổ thiên chân luận, TV] :
nam giới khoảng 56 tuổi, sự vận động kém phần nhanh nhẹn do can khí suy, gân không vận
động được. Điều này nói lên gân và tạng can, gân và sự vận động có quan hệ rất chặt chẽ với
nhau.

CAN DƯƠNG

Phần đối lập với can âm, tức là khí dương của can, bình thường thì can dương với can âm có sự
thăng bằng tương đối, nếu can âm hư không kềm chế được can dương, thì can dương sẽ bốc
mạnh lên mà sinh ra các triệu chứng như : ù tai, đau đầu, chóng mặt, hay giận, khó ngủ...

CAN DƯƠNG HÓA HỎA

Chứng bệnh có biểu hiện lâm sàng giống với chứng mộc uất hóa hỏa. Đó là một bước phát triển
của can dương thượng cang, dương cang thì nhiệt, nhiệt cực thì sinh hỏa.

CAN DƯƠNG THIÊN VƯỢNG

Bệnh trạng do thận âm không tu dưỡng được hoặc can âm bất túc, âm không giữ được dương,
can sẽ vượng một phía mà thượng cang. chứng trạng chủ yếu : đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, hoa
mắt, tai ù, đắng miệng, lưỡi đỏ, mạch huyền hoạt hoặc huyền tế... Thường gặp ở bệnh cao huyết
áp.

can di
Chứng di tinh do can nhiệt

CAN ĐẢN

Chứng vàng da do can, có hiện tượng nóng ở dạ dày, uống nhiều nước.

CAN ĐỞM THẤP NHIỆT

Bệnh biến do thấp nhiệt tà nung nấu ở can đởm. Chứng trạng chủ yếu là hàn nhiệt, đắng miệng,
trướng bụng chán ăn, da dẻ và củng mạc có sắc vàng, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng nhợt,
mạch huyền sác.

Can đởm thấp nhiệt thường gặp trong viêm gan thể hoàng đản cấp tính, viêm túi mật, ống mật
và sỏi mật.

CAN GIẢN

Bệnh động kinh do can, có đặc trưng là mặt xanh, môi xanh, mắt trợn ngược, tay chân co giật,
có tiếng phát ra như tiếng gà gù.

CAN HÀN

1. Khí dương ở can không đủ, cơ năng bị suy thoái, thường xuất hiện những triệu chứng như :
hay lo nghĩ, hay khiếp sợ, người mệt, lao động giảm sút, tay chân lạnh, mạch trầm tế mà trì.
2. Hàn tà ngưng trệ ở kinh can, thường có các triệu chứng : bụng dưới trướng đau, đau ran đến
hòn dái, hòn dái cứng rắn đau.

CAN HỎA

Hỏa của can, do cơ năng của can quá thịnh mà xuất hiện những hiện tượng nhiệt, hoặc những
cơn nóng xông bốc lên đầu, gọi chúng là can hỏa. Biểu hiện lâm sàng như : nhức đầu, chóng
mặt, đỏ mắt, đau mắt, đỏ mặt, đắng miệng, dễ nóng, cuồng, nôn ra huyết, chảy máu mũi.

CAN HỎA THƯỢNG VIÊM

Bệnh thực hỏa ở can kinh. Chứng trạng chủ yếu là đau đầu, chóng mặt, tai ù, tai điếc, mắt đỏ
đau, phiền táo dễ giận, ngủ không yên, nôn oẹ, thổ ra máu, đổ máu mũi, rêu lưỡi vàng, mạch
huyền sác. Hay gặp ở bệnh cao huyết áp, chảy máu đường tiêu hóa, viêm kết mạc cấp...

CAN HOẮC LOẠN

Xem từ hoắc loạn.

CAN HỢP ĐỞM

Quan hệ bệnh lý can và đởm. Giữa can và đởm có mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau, đó là sự
tương hợp biểu lý tạng phủ (tạng là âm thuộc lý, phủ là dương thuộc biểu).

Can với đởm cùng biểu lý chủ yếu thông qua đường kinh lạc của can và đởm, thể hiện sự phối
hợp lẫn nhau vì công năng sinh lý.
Điều trị chứng bệnh can hoặc đởm, có khi phải thông qua sự tương hợp và mối quan hệ ảnh
hưởng lẫn nhau “cùng biểu lý”. Nếu đởm hỏa vượng thịnh, hoặc can dương thiên cang, đều dễ
xuất hiện chứng trạng nóng nẩy hay giận. Dùng thuốc bình can có thể tả được hỏa và ngược lại
dùng thuốc tả đởm hỏa cũng có thể bình can.

CAN HUYẾT

Huyết tàng ở can.

CAN HUYẾT BẤT TÚC

Chứng trạng chủ yếu : sắc mặt vàng úa, thị lực giảm, hư phiền mất ngủ, kinh nguyệt không đều,
mạch huyền tế... Thường gặp ở các bệnh bần huyết thiếu máu, giảm tiểu cầu, thần kinh cơ năng,
bệnh về kinh nguyệt và một số bệnh nhãn khoa.

CAN HUYẾT HƯ

Bệnh can huyết hư. Chứng trạng chủ yếu là sắc mặt vàng úa, thị lực giảm, hư phiền mất ngủ,
kinh nguyệt không đều, mạch huyền tế. Thường gặp ở các bệnh bần huyết, cơ năng thần kinh,
bệnh về kinh nguyệt và một số bệnh về mắt...

CAN HUYẾT LAO

Một chứng hậu trong bệnh hư lao, thường gặp ở phụ nữ. Triệu chứng chủ yếu là mặt mũi đen
sạm, da dẻ khô và tróc vảy, gầy mòn, xương nhức âm ỉ và nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm,
miệng khô, gò má đỏ, hay sợ, đầu choáng và đau, kinh nguyệt ít, khó ra kinh hoặc bế kinh. Đây
là do huyết khô, huyết nhiệt tích chứa lâu ngày, can thận suy tổn, huyết mới khó tạo thành gây
nên bệnh.
CAN HƯ

Nói chung về sự suy kém của can âm, can dương, can khí, can huyết, làm cho công năng sinh lý
của can bị suy giảm.

CAN KHAI KHIẾU RA MẮT

Quan hệ can và mắt. “khai khiếu ra mắt, chứa tinh ở can”. [Kim quỹ chân ngôn luận, TV] “Can
khí thông lên mắt” [Mạch độ, LK].

Nói lên tinh khí của tạng can thông lên mắt, thị lực tốt hay xấu có quan hệ trực tiếp đến can.

[Ngũ tạng sinh thành, TV] : “Can được huyết mà trông được” cũng là chỉ thị lực có liên quan
đến công năng điều tiết của can huyết. Nếu can huyết không đủ, mắt không được nuôi dưỡng,
hai mắt sẽ khô, giảm thị lực hoặc quáng gà.

Can hỏa bốc lên mắt thường đỏ nhiều dử (ghèn).

Vì có không ít bệnh về nhãn khoa được cho rằng có liên quan đến can, khi điều trị cũng điều trị
từ can, nên mới có thuyết “can khai khiếu ra mắt”.

CAN KHÁI

Chứng ho do can, có đặc trưng là : khi ho thì đau ran đến 2 bên sườn, nặng thì thân mình không
quay trở được, quay trở thì vùng 2 sườn sẽ trướng đầy lên.

CAN KHÁI
Ho khan, ho không có đờm, họng khô và ngứa, vùng ngực sườn đau.

can khí

1.Khí của can, như nói can khí thông ra mắt, can hòa thì mắt tinh sáng nhìn rõ màu sắc.

2. Tên bệnh, có 2 triệu chứng là 2 sườn trướng đau, ngực tức khó chịu, có khi ảnh hưởng đến
trường vị, mà sinh ra nôn mửa hoặc tiết tả.

CAN KHÍ BẤT HÒA

Bệnh do khí cơ của tạng can bất hòa, sơ tiết thái quá. Chứng trạng chủ yếu là nóng nảy, dễ giận,
ngực sườn trướng đầy hoặc đau bụng dưới và bầu vú căng trướng, kinh nguyệt không đều... Nếu
can khí thái quá, có thể ảnh hưởng đến tỳ vị gây ra oẹ, ỉa chảy...

CAN KHÍ HƯ

Khí của tạng can suy kém, thường xuất hiện triệu chứng như sắc mặt không tươi, môi nhợt, yếu
sức, tai ù, dễ sợ hãi.

CAN KHÍ NGHỊCH

Khí của can bị uất kết quá độ rồi bốc ngược lên, hoặc đi ngang ra, bốc ngược lên thì sinh ra các
chứng nhức đầu, chóng mặt, đau tức ngực sườn, đỏ mặt ù tai, điếc tai, có khi nôn ra máu; đi
ngang ra thì sinh các chứng bụng trướng, bụng đau, ợ hơi, nuốt chua.
CAN KHÍ PHẠM VỊ

Bệnh do can khí thiên cang, có khi còn gọi là can khí phạm tỳ, do sơ tiết quá mức, ảnh hưởng tỳ
vị đến nỗi cơ năng tiêu hóa rối loạn. Về biểu hiện lâm sàng, một mặt có chứng trạng của can khí
như chóng mặt, đau sườn, dễ cáu giận, ngực khó chịu, bụng dưới trướng, mạch huyền; một mặt
có chứng trạng của tỳ vị như đau vị quản, nôn nước chua, chán ăn, trướng bụng, ỉa lỏng...

Nếu bệnh tính dai dẳng, mất đi tác dụng hiệp điều, gọi là can tỳ bất hòa, thường gặp ở các bệnh
viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, các chứng đau thần kinh cơ năng vị trường, viêm
gan, sơ gan...

CAN KHÍ UẤT

Khí của can bị uất kết lại không vươn lên, tỏa ra theo bản tính của nó được, biểu hiện chủ yếu
trên lâm sàng là : 2 bên sườn trướng đầy hoặc đau, hoặc tức, khó chịu, can khí uất kết thường
ảnh hưởng đến vị, sinh ra các chứng : đau dạ dày, nôn mửa, nôn ra nước chua, ăn uống khó tiêu,
ảnh hưởng đến tỳ, sinh ra các chứng đau bụng ỉa chảy, can khí uất kết mà làm cho khí trệ huyết
ứ, thì đau nhói một chỗ ở vùng sườn, hoặc dần dần sinh ra tích tụ kết thành khối.

can lao

1 trong 5 chứng lao : nguyên nhân là do tinh thần bị kích thích tổn thương đến khí, có những
triệu chứng chính như : mắt mờ trông không rõ, đau từ 2 bên sườn lan đến ngực, gân mạch
chùng dãn, cử động khó khăn.

CAN LÀ CƯƠNG TẠNG


Tính chất của tạng can. Can ưa điều đạt thư sướng, vừa phát ức uất, vừa ghét quá găng, nói tính
của can là cương tạng, chủ yếu là nói về mặt can khí, khi tinh thần bị kích thích khiến người ta
nóng nảy dễ cáu giận thì gọi là can khí thái quá. Trái lại, nếu can khí bất túc sẽ làm người ta có
có trạng thái sợ sệt. Can biểu lý với đờm, tác dụng cương tạng của can thường phối hợp với
đởm mới thể hiện được.

CAN NGƯỢC

Sốt rét do can, có đặc trưng là sắc mặt xanh nhợt, hay thở dài.

CAN NHIỆT

Can bị nhiệt tà, hoặc vì can khí uất hóa nhiệt mà gây ra bệnh, triệu chứng chủ yếu là : phiền
nóng khó chịu, miệng đắng, miệng khô, tay chân nóng, tiểu tiện vàng đỏ, nặng hơn thì có thể
bồn chồn phát cuồng, vật vã, không nằm yên.

can nuy

Chứng liệt gân.

CAN Ố PHONG

Quan hệ bệnh lý can và phong, can là tạng phong mộc. Có một số bệnh như trúng phong ở
người già, kinh phong ở trẻ em, các loại phong thấp, tê dại, ngứa gãi, co cứng và chứng giản...
mà nguyên nhân bệnh và bệnh lý thường có quan hệ chặt chẽ với phong tà và tạng ca. Can lại
chủ quản về các hoạt động về gân, phong thắng thì gân co giật, đồng thời can phong lại dễ hóa
nhiệt, hóa hỏa (nên mới có luận thuyết can ố phong).

can phong
Phong là bản khí của can, trong quá trình bệnh xuất hiện những triệu chứng choáng váng xây
xẩm, co giật , run lắc, thường là do phong khí ở can động lên ở trong mà sinh ra, nên gọi là can
phong.

CAN QUYẾT

Bệnh do can khí quyết nghịch xông bốc lên có đặc trưng là : dễ sinh tức giận, mỗi khi tức giận
thì tay chân quyết lạnh, nôn mửa, xây xẩm choáng váng, nặng thì mê man không biết gì.

CAN QUYẾT ĐẦU THỐNG

Một chứng đau đầu nội thương, do can khí mất điều hòa gây nên, trong đó do cáu giận tổn
thương can, can khí nghịch lên, xông lên não làm cho đau đầu, gọi là chứng can nghịch đầu
thống, thường là bên trái đầu đau nhiều hơn, kèm theo đau sườn.

Nếu người bệnh vốn vị khí hư hàn dẫn đến can vị bất hòa, can khí kết hợp với khí hàn trọc
trong vị công lên kinh mạch Quyết âm, biểu hiện triệu chứng đau ở đỉnh đầu, chân tay quyết
lạnh, nôn mửa ra bọt dãi, gọi là chứng quyết âm đầu thống.

CAN SINH VU TÀ

Luận điểm về bộ vị hành khí của can [Thích cấm luận, TV] . Tả ở đây chủ yếu chỉ bộ vị hành
khí của can. Can khí chủ thăng, hành khí ở bên tả, chứ thực chất không phải chỉ bộ vị của bản
thân tạng can.

CANG TÀNG HỒN


Một công năng của can. Hồn thuộc về hoạt động tinh thần. Can khí sơ tiết điều đạt thời tính chỉ
bình thường, gọi là tàng hồn. Bởi vì bệnh can thường gây ác mộng, thần trí không yên nên gọi
là hồn không tàng (tàng : chứa).

Can tàng hồn thể hiện hoạt động tinh thần và tạng khí bên trong có luận điểm về công năng của
can. Can là tạng tàng (chứa) huyết, vừa chứa giữ huyết dịch, vừa điều tiết huyết dịch, khi con
người đi ngủ (trạng thái nghỉ ngơi), bộ phận huyết dịch quay trở về nơi tàng giữ, và khi thức
dậy, hoạt động của can lại dẫn đi toàn thân, cung cấp nhu yếu cho mọi tổ chức. Nếu do giận dữ
làm thương tổn đến can, có thể ảnh hưởng xấu đến công năng của huyết dịch, thậm chí gây nên
những bệnh xuất huyết (hoặc có tính chất xuất huyết).

CAN THẬN ÂM HƯ

Bệnh danh. Can và thận có quan hệ chặt chẽ, cùng giúp đỡ nhau trên cơ sở sinh lý. Thận âm bất
túc tất nhiên dẫn đến can âm bất túc. Can âm bất túc cũng khiến cho thận âm khuy tổn. Vì vậy,
trên lâm sàng chứng trạng can thận âm hư đồng thời xuất hiện như chóng mặt, chướng đầu, mắt
mờ, tai ù, lòng bàn tay chân nóng, di tinh mất ngủ, lưng gối mỏi đau, lưỡi đỏ, ít nước bọt, mạch
huyền tế sác hoặc tế mà vô lực. Thường gặp ở các bệnh thiếu máu, thần kinh cơ năng, hội
chứng tiền đình, bệnh về kinh nguyệt, nội thương tạp bệnh hoặc giai đoạn cuối của bệnh nhiệt
cấp tính.

CAN THẬN ĐỒNG NGUYÊN

a. Can và thận có mối liên hệ tu dưỡng lẫn nhau (vì can thận tương sinh). Sự sơ tiết điều đạt và
công năng điều tiết lượng máu của can phải nhờ vào sự tu dưỡng của thận. Sự tái sinh của thận
cũng phải thông qua sơ tiết của can để đi vào chứa ở thận.

b. Can tàng huyết, thận tàng tinh, can thận đồng nguyên cũng tức là tinh huyết đồng nguyên.

c. Can và thận đều có tướng hỏa. Tướng hỏa nguồn gốc từ mệnh môn nên mới gọi là đồng
nguyên (cũng gọi là ất qúy đồng nguyên).
CAN THỂ ÂM DỤNG DƯƠNG

(thể : thực chất của thể; dụng : tác dụng cơ năng).

Một luận điểm về công năng của tạng can. Can là tạng chứa huyết, huyết thuộc âm cho nên thể
của can là âm. Can chủ sơ tiết, trong ký gửi tướng hỏa, là tạng phong mộc rất dễ động phong
hóa hỏa; can còn hoạt động quản lý về gân... những công năng, tác dụng về bệnh lý ấy, phân
tích theo quan điểm âm dương là thuộc về động, thiên về nhiệt thuộc dương, cho nên mới có
luận điểm can thể âm mà dụng dương.

CAN THỦY

Chứng thủy thũng do can, có đặc trưng là : bụng trướng to, không quay trở được, vùng dưới
sườn đau, tiểu tiện khi nhiều khi ít.

CAN THƯ

Một loại nhọt mọc ở phía trước cánh tay gần vai (thư : nhọt ngầm, ngoài da không có màu sắc
đỏ, ít gồ cao).

CAN THỰC

Chứng thực ở can, can thực thường có các hiện tượng nóng tính, hay giận, vùng bụng trên đầy
rắn, 2 sườn đau, đầu choáng, mí mắt đỏ, lưng cổ cứng thẳng, gân căng, mạch ở quan phù đại mà
sác.

can tích
Cũng gọi là bệnh phì khí, có triệu chứng chính là : ở dưới sườn bên trái có khối sưng lồi lên như
cái chén úp, lâu thì sinh ho, nôn mửa, mạch huyền tế.

CAN TÝ

Chứng tý thuộc can, có triệu chứng là : nhức đầu đêm ngủ hay chiêm bao, kinh sợ, uống nước
nhiều, đi tiểu nhiều, bụng trướng, sườn đau, eo lưng đau, chân lạnh.

CAN TRƯỚC

Chứng bệnh do khí huyết ở can bị uất trệ, gây nên chứng ngực sườn tức khó chịu, nặng hơn thì
trướng đau, xoa ấn cho nóng lên thì dễ chịu.

CAN TRƯỚNG

1. Can trướng đầy lên, có triệu chứng : vùng dưới sườn đầy và đau ran đến bụng dưới.

2. Chứng tròng mắt bỗng nhiên sa xuống và đau không thể chịu được, thỉnh thoảng đại tiện ra
huyết.

CAN TƯƠI ĐẸP Ở MÓNG TAY CHÂN

Mối quan hệ giữa can và móng tay chân. Móng tay chân là phần thừa của gân (chảo vi cân chi
dư), là phần tinh khí của tạng can sinh ra.
Gân do can quản lý, tình trạng hư thực của gân, có thể căn cứ vào phản ánh ở móng tay chân.
Gân chắc khỏe, móng tay chân cũng cứng chắc, màu tươi nhuận. Trái lại, can huyết không đủ
thì móng tay chân khô ròn.

Quan sát móng tay chân, có thể phán đoán được bệnh lý của can nên có giá trị tham khảo nhất
định.

CAN TUYỆT

Can hết sinh khí có đặc trưng là miệng môi tái xanh, chân tay ra dâm dấp mồ hôi.

CAN TÝ

Một chứng tý thuộc 5 tạng. chứng trạng chủ yếu là đau đầu, giấc ngủ hay kinh sợ, khát nước,
đái nhiều, bụng chướng, lưng sườn đau, chân lạnh... Cổ nhân từ quan điểm của học thuyết tạng
tượng cho rằng bệnh này từ chứng cân tý lâu ngày chữa không khỏi lại cảm ngoại tà, tà khí tích
chứa ở trong gây nên.

[Tý luận, TV] : “Chứng cân tý không chữa khỏi, lại cảm nhiễm ngoại tà sẽ ẩn náu tại tạng
can”... là nguồn gốc bệnh can tý.

CAN UẤT

Bệnh danh. Can có công năng sơ tiết, ưa thư sướng thăng phát. Nếu tình chí không thoải mái,
cáu giận tổn thương can hoặc do nguyên nhân nào khác mà ảnh hưởng tới khí cơ thăng phát và
sơ tiết sẽ dẫn đến can uất. Chứng trạng biểu hiện là hai sườn đầy chướng hoặc đau như xiên,
ngực khó chịu... Nhưng đau sườn còn tùy theo biến hóa của trình tự mà tăng hay giảm.
Can khí nghịch lên vùng yết hầu khiến cuống họng có cảm giác như có vật vướng mắc. Can khí
hoành nghịch xâm phạm tỳ viên vị mất chức năng hòa giáng thì đau vị quản, nôn oẹ, trớ nước
chua, kém ăn. Tỳ khí không hòa thì đau bụng, ỉa chảy. Can khí uất kết mà đến nỗi khí trệ huyết
ứ thì vùng sườn nhói đau cố định hoặc dần dà phát sinh trưng, hà, tích, tụ. Ngoài ra kinh nguyệt
không đều, bệnh cơ năng thần kinh, gan mật mạn tính, gan lách sưng to, tiêu hóa không tốt...
cũng đều có quan hệ với can khí uất kết.

CAN UẤT TỲ HƯ

Bệnh do công năng sơ tiết bị chướng ngại, can khí uất kết dẫn đến công năng tiêu hóa bị rối
loạn, xuất hiện các triệu chứng của tỳ hư như đau sườn, ngán ăn, trướng bụng, ỉa nhão, tay chân
mệt mỏi.

can ung

Nhọt ở can, lúc đầu có điểm đau ở sườn phải dần dần đau nhiều hơn, nặng thì không nằm
nghiêng bên phải được, khó thở, thường kiêm có phát sốt, gai rét, về sau thì gan sơm to dần,
bụng đầy, co giật người bệnh gầy róc, (giống áp xe gan).

CÁN QUYẾT

Chứng tay chân lạnh, lạnh từ xương ống chân lạnh lên, bụng sôi và đầy.

CANG DƯƠNG

Khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh ra bệnh, như thận âm không nuôi
dưỡng được can, hoặc can âm kém không kiềm giữ được can dương, thì can dương càng thịnh
lên và sinh các chứng nhức đầu, choáng đầu, đỏ mặt, hoa mắt, tai ù, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch
huyền, thường thấy ở người áp huyết cao.
CANG HẠI THỪA CHẾ

lý luận trong học thuyết ngũ hành, học thuyết ngũ hành cho rằng giữa các sự vật có quan hệ
tương sinh và tương khắc. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì tất nhiên sẽ cang thịnh đến cực
độ mà gây ra tác hại, khắc là để kiềm chế sự cang thịnh, mà duy trì được sự sinh trưởng phát
triển bình thường của các sự vật. Thí dụ như sinh vật đều từ thấp nhỏ đến cao lớn, nhưng là cao
lớn đến một mức độ mà thôi, hoặc từ mùa xuân đến mùa hạ, nhiệt độ cứ tăng lên dần, nhưng chỉ
tăng đến một mức độ nhất định, rồi lại đến mùa thu mát, mùa đông lạnh và cũng chỉ lạnh đến
mức độ nhất định. Trong bệnh tật những trường hợp bệnh thực nhiệt kết ở trong, vì nhiệt ở
trong bốc mạnh làm hao tổn tân dịch mà sinh chứng đại tiện bí, nhiệt bốc lên làm loạn tâm thần
mà sinh nói mê, chữa trường hợp này phải dùng bài Thừa khí thang để hạ nhiệt thì mới ức chế
được thứ nhiệt tà cang thịnh ấy.

CANH NIÊN KỲ TỔNG HỢP CHỨNG

Tên bệnh. Chỉ chứng trước và sau mãn kinh, công năng buồng trứng suy thoái dần, tuyến yên sẽ
vượt trội khiến cho sự bài tiết của kích thích tố sinh dục, tuyến giáp, vỏ thượng thận đều tăng,
gây nên rối loạn hệ nội tiết. Chứng chủ yếu: rối loạn kinh nguyêt, gò má nóng, mồ hôi nhiều, sợ
lạnh, dễ xúc động, vật vã không yên, tim hồi hộp, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, da tê dại như có
cảm giác giun bò, xoay xẩm, ù tai, phù thũng đó là chứng trước và sau khi mãn kinh. Thường
vào năm 49 trở lên, mạch Xung Nhâm suy tổn, tinh huyết bất túc, xuất hiện chứng hậu thận âm
hư hoặc thận dương hư. Trường hợp thận âm hư, nên tư âm bổ thận: dùng bài Lục Vị Địa
Hoàng Thang gia giảm; Trường hợp thận dương hư, dùng bài Hữu Quy Ẩm gia giảm; Trường
hợp âm hư can vượng, nên tư âm giáng hỏa, dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn; Trường hợp tim
hồi hộp, dùng Cam Mạch Đại Táo Thang chủ trị.

Còn gọi là Canh Niên Kỳ Chứng Hậu Quần.

CANH NIÊN KỲ CHỨNG HẬU QUẦN


Tên bệnh. Chỉ thời kỳ trước và sau mãn kinh, công năng buồng trứng suy thoái, xuất hiện các
hội chứng phức tạp tổng hợp như công năng vỏ não hoạt động mạnh tạm thời, tăng bài tiết
tuyến nội tiết tố sinh dục, tuyến giáp trạng, vỏ não, tuyến thượng thận dẫn đến rối loạn chức
năng hệ thống nội tiết, rối loạn thay cũ đổi mới, rối loạn công năng hệ thống tim mạch và rối
loạn hệ thống thần kinh thực vật. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các chứng rối loạn kinh nguyệt,
nóng hai gò má, mồ hôi nhiều sợ lạnh, dễ xúc động, vật vã không yên, tim hồi hộp mất ngủ, trí
nhớ kém, da tê dại hoặc có cảm giác như kiến bò, xây xẩm ù tai và phù thũng, thuộc các chứng
trước và sau khi dứt kinh. Đa số vào khoảng tuổi 49, thận khí suy yếu, mạch Xung Nhâm suy
tổn, tinh huyết bất túc, xuất hiện hội chứng thận âm hư hoặc thận dương hư. Trường hợp thận
âm hư nên tư âm bổ thận, dùng Lục vị địa hoàng thang gia giảm. Trường hợp thận dương hư,
dùng Hữu Quy Ẩm gia giảm. Trường hợp âm hư can vượng, dùng phép tư âm giáng hỏa dùng
Tri Bá Địa Hoàng Thang. Trường hợp tim hồi hộp. dùng Cam Mạch Đại Táo Thang chủ trị.

Cũng gọi là Canh Niên Kỳ Tổng Hợp Chứng.

CANH Y

(Canh : thay; y : áo. Ngày xưa, người giàu có, khi nghỉ ngơi thường thay quần áo khác (canh y),
về sau khi đi đại tiện cũng gọi là canh y). Thuật ngữ “bất canh y” (không thay áo) [Thương hàn
luận, Trương Trọng Cảnh] có ý chỉ người bệnh không đi đại tiện.

CẢNH CỐT

Nhóm 7 đốt xương sống ở gáy, bên trên nối với hộp sọ, bên dưới nối với các đốt sống lưng.

CẢNH LỊCH

Bệnh tràng nhạc, lao hạch cổ.

CẢNH NHẠC TOÀN THƯ


1624, Trương Giới Tân (Cảnh Nhạc) đời Minh Trung Quốc. Gồm 64 quyển. Nội dung có các
phần y luận, chẩn đoán, châm cứu, bản thảo, phương thuốc, các khoa lâm sàng. Tác giả chủ
trương sinh khí con người lấy phần dương làm chủ yếu phần dương khó có mà dễ mất, khi đã
mất thì khó hồi phục, cho nên trên lâm sàng phải ôn bổ.

CẢNH THỂ PHÁT

Tên bệnh. một loại phát bối. Xuất xứ: Dương Y Chuẩn Thằng, q 4. Thể thư phát là loại nhọt
(thư) có đầu, ở phạm vi lớn ở vùng lưng, mà vì khí huyết hư yếu nên không phát ra được.

Còn gọi là Tiêu Nhãn Phát.

CẢNH THỂ UNG

Tên bệnh. chỉ mụn nhọt lớn. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, q 32’ viết: “Sưng 1-2 thốn
gọi là tiết, 2-5 thốn là ung, 5 thốn đến 1 xích là ung thư, 1-2 xích gọi là Cảnh thế ung.

CẢNH UNG

Nhọt phát ở 2 bên cổ, ở vùng dưới cằm, dưới má, dưới tai, lúc đầu thì đau nhức phát sốt, gai rét,
cổ gáy cứng đau, rồi sau đỏ sưng lên.

CAO

Hòn dái (vì ở chữ Hán, cao và dịch giống nhau về tự dạng nên dễ đọc nhầm cao thành dịch).
CAO

1. Thuốc để điều trị. Có hai loại uống bên trong và dùng bên ngoài. Cao uống bên trong, bỏ
dược liệu vào nước, đem nấu đi nấu lại 3 lần, gạn bỏ bã, hòa thêm đường hoặc mật ong lại nấu
thêm cho đặc quánh thành cao, có thể dùng uống lâu ngày. Thuốc cao uống có tác dụng bổ
dưỡng, thường dùng trong các bệnh mạn tính hoặc thân thể hư nhược.

Cao dùng bên ngoài là dầu cao, cũng gọi là thuốc cao, hòa sáp ong với dầu lạc đem nấu cho tan
đều, nhân lúc nóng bỏ bột thuốc vào, quấy luôn tay, khi nguội sẽ đặc thành cao. Thuốc cao
dùng ngoài thường để bôi, đắp, dán trong các bệnh mụn nhọt, ngứa lở...

2. Tên gọi bộ vị bên trong cơ thể. “Gốc nơi cao, bắt đầu từ Cưu Vĩ”. [Cửu châm thập nhị
nguyên, LK].

3. Béo, béo bệu (cao nhân : người béo).

4. Vẩn đục (cao lâm : chứng tiểu tiện vẩn đục, trắng như nước gạo hoặc váng mỡ).

5. Mềm mại, mỡ màng. [Kinh cân, LK] dùng mỡ ngựa để xoa bóp nơi co cứng cho trở lại mềm
mại.

CAO CỐT

Đầu xương quay, chỗ cao nhất, tiếp giáp với xương bàn tay phía ngón tay út.

CAO DƯỢC

Thuốc chế thành cao để dán.


CAO ĐẢN

Chứng hoàng đản, da vàng đi tiểu tiện ra chất nhờn.

CAO GIẢ ỨC CHI

Một nguyên tắc điều trị (cao : chứng hậu xung nghịch lên trên; ức : nén xuống).

Thí dụ : chứng phế khí nghịch lên gây khái thấu háo suyễn, đờm nhiều thở gấp, dùng phép
giáng nghịch hạ khí.

cao hoang

1. Cao là vùng ở dưới tâm, hoang là vùng ở dưới tâm trên cách mạc, cao hoang chủ yếu là nói
về chỗ ẩn sâu của bệnh, cho nên nói : bệnh vào cao hoang thì khó chữa hoặc không chữa được.

2. Huyệt của kinh Thái dương bàng quang từ cột sống ngang ra 3 thốn dưới đốt sống thứ tư, trên
đốt sống thứ 5.

CAO LÂM

1 trong 5 chứng lâm, đái không thông, nước tiểu đục như nước vo gạo, hoặc như mỡ, hoặc như
nước mũi.

CAO LƯƠNG HẬU VỊ


Loại thức ăn xào nấu béo ngọt đậm đà. Trong đời sống hàng ngày, các loại thức ăn này được ăn
với mức độ vừa phải thì tốt, ngược lại ăn uống đồ xào nấu béo ngọt quá sức, kéo dài, đã biến
thành nóng ở trong bụng (nhiệt trung) trướng đầy khó tiêu, có khả năng gây bệnh, biến thành
hỏa, thành đờm, thấp trệ... “Bệnh tòng nhập khẩu” là thế.

Cao ma

Dùng thuốc cao để xoa bóp cục bộ. Thí dụ : dùng thuốc khư phong nấu với rượu cho đặc dính
thành cao, phết vào vải xoa xát lên từng chỗ có thể điều trị ngứa ngoài da hoặc đau khớp

CAO PHONG TƯỚC MỤC

Mắt quáng gà, ban ngày trông như thường, đến tối hoặc vào chỗ tối thì trông lờ mờ không rõ.

CAO THỦY

Bệnh thủy thũng, bắt đầu sưng phù từ bụng dưới, rồi cứ sưng dần lên trên.

CÁT CHI



CÁT CHI LIỆU PHÁP



Tức Cát Trị Liệu Pháp.


CÁT ĐAO



Dụng cụ phẫu thuật dùng trong nhãn khoa ngày xưa. Được làm bằng Inox. Lông mi bị sụp, lông
ki mọc ngược, sau khi đã dùng tre kẹp, khi bỏ kẹp, dùng dao này cắt bỏ phần da thịt khô hoặc
cắt bỏ mộng mắt.

CÁT KHAI NẠI CỐT



Phương pháp chỉnh xương. Sách ‘Tiên Thụ Lý Thương Tục Đoạn Bí Phương’ viết: “Da rách,
xương gẫy lệch kéo đưa không vào, gần như phải nén vào, lệch đến 1-2cm, dùng dao cắt nén
xương vào… Dùng Hắc Long Tán dán quanh chỗ vết cắt. Chữa miệng vết thương sưng,
dùngPong Lưu Tán rắc vào đồng thời dùng băng nẹp cố định lại.

CÁT PHÀN TÌNH NÔ NHỤC THỦ PHÁP



Phương pháp phẫu thuật nhãn khoa.

CÂM HÓA

Ngậm cho tan thuốc, có khi ngậm một lúc rồi nhổ ra, có khi ngậm một lúc rồi nuốt vào.
CẤM CHÂM

Những trường hợp và những vị trí không được châm, ví dụ là người có thai thì không nên châm
ở bụng, trẻ nhỏ thì không được châm chỗ thóp thở, khi say rượu, khi quá đói, khi quá no, quá
mệt nhọc, quá tức giận, quá sợ khiếp, đều không nên châm.

CẤM CỨU

Những trường hợp để những vị trí không được cứu, ví dụ như người khô gầy, có nhiệt tà, một
số huyệt ở mặt, ở ngực không được cứu.

CẤM KHẨU LỴ

Kiết lỵ nặng không muốn ăn uống, hoặc nôn mửa mà không ăn gì.

CẤM PHONG

Chứng trẻ con mới sinh, ở lưỡi nổi lên như hạt gạo, hàm răng khép chặt, không bú được tiếng
khóc nhỏ dần, miệng chảy nước bọt, sau 7 ngày không chữa khỏi thì sẽ chết.

CÂN ANH

Chứng gân mạch xoắn lại, lồi lên ở vùng cổ họng, trông như hình con giun, một chứng bệnh vì
can hỏa thịnh đốt nóng can huyết mà sinh ra.

CÂN CHI PHỦ


Đầu gối. Gân chủ quản sự co duỗi của khớp. Gối là một trong những khớp lớn nhất, quanh gối
có không ít gân bám chặt, mé dưới bên ngoài gối có huyệt Dương lăng toàn là nơi hội tụ của
gân (cân hội), cho nên mới nói gối là phủ của gân.

CÂN CỐT GIẢI ĐỌA

Chứng gân xương rã rời khó chống đỡ nổi thân mình.

CÂN CỰC

1 thứ bệnh hư lao thương tổn nặng ở gân, có hiện tượng co quắp, run gân.

CÂN DỊCH NHỤC NHUẬN

Chứng gân thịt máy giật vì tân dịch bị tổn thương nhiều.

CÂN HỘI

Chỗ tụ hội của gân, ở huyệt Dương lăng tuyền.

CÂN LỊCH

Chứng nổi những hạt cứng rắn, to nhỏ không đều nhau, ở trên đường gân 2 bên gáy, thường
kiêm có hiện tượng phát sốt, gai rét, người gầy yếu.
CÂN LƯU

Loại bướu hình nhọn, sắc tía, do tà khí kết tụ ở gân nảy sinh, có gân xanh chằng chịt ngoằn
ngoèo nổi lên như con giun. Thường phát sinh ở 2 bụng chân, hoặc ở cổ tay cổ chân. (Đây là
chứng bệnh liên quan tới chứng gấp khúc tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch).

CÂN LỰU

Chứng gân xanh tím xoắn lại từng hòn, kết thành như con giun, nổi lên ở vùng bụng chân.

CÂN MẠC

Màng gân, phần gân của thịt, thứ bám vào khớp xương gọi là gân, thứ bọc ở ngoài phần gân gọi
là cân mạc, cân và mạc đều nhờ sự nuôi dưỡng của can huyết cho nên nói can làm chủ gân.

CÂN NUY

Chứng bại liệt do gân mất sự nuôi dưỡng, có triệu chứng hoạt tinh, miệng đắng, dương vật
không cương cứng được.

CÂN SÁN

Dương vật săn lại mà đau, hoặc ngứa, hoặc sưng, hoặc chảy mủ, hoặc liệt dương mà đái ra niêm
dịch màu trắng.

CÂN TÝ
Chứng tý ở gân, biểu hiện trên lâm sàng là gân mạch co quắp, khớp xương đau nhức khó duỗi
ra.

CẬN HUYẾT

Đại tiện ra máu mà chỗ xuất huyết tiếp cận với trực trường hoặc hậu môn, máu thường đỏ tươi,
máu ra trước phân ra sau, phần nhiều vì nhiệt độc ở đại trường mà gây ra.

CẬN THỊ

Mắt nhìn gần thì rõ, nhìn xa thì không rõ.

CẤP GIẢ HOÃN CHI

Nguyên tắc điều trị. (Cấp : co rút; hoãn : làm nới lỏng chứng co rút). Thí dụ : bị cảm nhiễm hàn
tà, khiến gân mạch co rút, dùng phép âm kinh tán hàn; bị cảm nhiễm nhiệt tà, khiến tay chân co
giật dùng phép tả hỏa dẹp phong. Ôn kinh tán hàn, tả hỏa dẹp phong nhằm nới lỏng sự co rút
(cấp) của gân mạch.

CẤP HẠ

Dùng thuốc xổ cho đi đại tiện ngay, một phép chữa chứng thực nhiệt đốt mạch làm tân dịch hao
tổn nhiều, dùng thuốc tả hạ xổ mạnh tống thực nhiệt ra ngoài, để bảo tồn tân dịch.

CẤP HẠ TỒN ÂM

Một phép chữa bệnh. Đối với bệnh nhiệt tính, sốt cao kéo dài, khô miệng và khát, đại tiện bí
kết, rêu lưỡi vàng ráo, hoặc nổi gai đen, mạch trầm thực có lực mà nguyên nhân do tân dịch
ngày càng hao tổn, phải dùng ngay thuốc hạ để thông đại tiện, tả bỏ thực nhiệt để bảo tồn tân
dịch, Phép trị này rất thích hợp chữa bệnh trường thương hàn (viêm ruột), tránh khỏi chảy máu
đường ruột hoặc thủng ruột.

CẤP HOÀNG

Bệnh hoàng đản nặng, bệnh phát nhanh gấp, mình mắt vàng, sốt cao, khát nước, bụng trướng
đầy, mê sảng, chảy máu mũi hoặc đại tiện ra máu, hoặc phát ban, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch
huyền hoạt sác,

CẤP KINH PHONG

Hội chứng não cấp ở trẻ em, bệnh phát nhanh, sốt cao, mặt đỏ, hôn mê, co giật , uốn ván, mắt
trợn ngược, răng nghiến chặt, miệng sùi nước bọt, thở khò khè như vướng đờm.

CẤP PHƯƠNG

Phương thuốc chữa bệnh nguy cấp, có 4 ý nghĩa :

1. Thế bệnh nguy cấp cần phải chữa gấp.

2. Dùng thuốc nước tẩy xổ để có tác dụng nhanh.

3. Dùng thuốc có tính mạnh liệt, có vị nồng hậu.

4. Theo chứng nguy cấp mà chữa trước.


CẤP TRỊ TIÊU, HOÃN TRỊ BẢN

(tiêu : ngọn; bản : gốc)

Nguyên tắc trị liệu. Quá trình diễn biến của bệnh tật rất phức tạp, luôn mâu thuẫn nhau, có mâu
thuẫn chủ yếu cũng có mâu thuẫn không chủ yếu, để chữa từ căn bản. Nhưng các mâu thuẫn
thường biến hóa, có lúc mâu thuẫn không chủ yếu, trong điều kiện nhất định, có thể trở thành
mâu thuẫn chủ yếu. Thí dụ : người âm hư phát nhiệt, đột nhiên sưng họng đau, nước uống cũng
không trôi, lúc này âm hư phát nhiệt là mạn tính, là bản, mà sưng đau họng là tiêu. Nếu họng
sưng trướng nghiêm trọng có nguy cơ nghẹt thở... Lúc này sẽ trở thành mâu thuẫn chủ yếu, cần
chữa bệnh họng trước tiên, đó là cấp thì chữa tiêu. Nếu sưng họng qua điều trị đã tiêu trừ mà âm
hư phát nhiệt chưa khỏi, cần tiếp tục chạy chữa âm hư, đó tức là hoãn thì chữa bản.

CÂU

Hệ thống cơ gân ở chân tay co rút, khó co duỗi bình thường. “Cân lạc co cứng” [Lục nguyên
chính kỷ đại luận, TV].

CÂU CẤP

Gân mạch co rút không duỗi ra được.

CÂU CƯỜNG

Co rút và cứng rắn.

CÂU HOÃN
Co rút lại hoặc buông thả lỏng ra.

CHÂM CỨU

Phép chữa bệnh của thời xưa, theo vào kinh lạng và du huyệt mà dùng kim để châm, hoặc dùng
mồi ngải để cứu.

CHÂM CỨU ĐẠI THÀNH

1601, Dương Kế Châu, đời Minh, Trung Quốc. Gồm 10 quyển. Nội dung có các phần lý luận,
kinh lạc và du huyệt, phương pháp trị liệu bằng châm cứu; là bộ sách tổng kết bước đầu những
thành tựu về châm cứu học từ đời Minh trở về trước. Cuối bộ sách có thêm phần “Trần thị tiểu
nhi án ma kinh”.

CHÂM CỨU ĐỒNG NHÂN

Mô hình người bằng đồng, có khắc những chỗ huyệt để học châm cứu.

CHÂM CỨU GIÁP ẤT KINH

282, Hoàng Phủ Mật, đời Tống. Gồm 12 quyển. Giới thiệu phương pháp chữa bệnh bằng châm
cứu, nêu rõ các mặt sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, kinh lạc, là bộ sách chuyên về châm cứu rất
sớm.

CHÂM CỨU LIỆU PHÁP

Phương pháp trị liệu bằng châm cứu.


CHÂM CỨU TIỆP HIỆU DIỄN CA

1400-1406, Nguyễn Đại Năng, đời Hồ. Giới thiệu 120 huyệt chữa trên một trăm chứng bệnh
thông thường.

CHÂM CỨU TƯ SINH KINH

1220, Tương Chấp Trung (Thúc Quyền), đời Tống, Trung Quốc. Gồm 7 quyển. Giới thiệu bộ vị
du huyệt và chủ trị, phương pháp châm cứu điều trị các loại bệnh; là bộ sách châm cứu kết hợp
lý luận cơ sở với kinh nghiệm lâm sàng.

CHÂM LẠC

1. Phương pháp châm bằng cách dùng lửa hơ nóng kim rồi châm vào nhanh, rút ra nhanh.

2. Nung dùi sắt đỏ lên để châm cho nhọt vỡ mủ ra.

CHÂM MA

Châm tê, cũng gọi là “châm thích ma túy”.

CHÂM NHÃN

Chắp lẹo, ở mí mắt nổi lên những mụn nhỏ hình như hạt đậu có đầu nhọn và ngứa.
CHÂM PHÁP

Những phép tắc của việc dùng kim châm chữa bệnh.

CHÂM THẠCH

Đá mài nhọn dùng làm kim châm.

CHÂM THÍCH

Phương pháp dùng kim kích thích ở phần ngoài cơ thể, để đạt được mục đích chữa bệnh.

CHẨM CỐT

Xương chẩm, xương ở phía sau đầu dưới xương sọ.

CHẨM HÃM

Xương chẩm lõm vào, một dấu hiệu bệnh đã nặng, nguyên khí đã suy bại.

CHÂN ÂM

Cũng gọi là “nguyên âm” “thận âm” “chân thủy” “thận thủy” là phần âm đối lập với phần
dương trong khí bẩm sinh của tiên thiên.

CHÂN DƯƠNG
Cũng gọi là “nguyên dương” “thận dương” “chân hỏa” “mệnh môn hỏa” “tiên thiên hóa” là
phần dương đối lập với phần âm trong khí bẩm sinh của tiên thiên.

CHÂN ĐẦU THỐNG

Bệnh đau đầu dữ dội, đau khắp cả đầu, chân lạnh quá đầu gối, tay lạnh đến quá khuỷu tay,
thuộc loại bệnh nguy nặng.

CHÂN GIẢ

Chân là bản chất thực của sự vật, giả là hiện tượng giả tạo của nó, trong bệnh tật cũng có trường
hợp hiện tượng không phản ảnh trung thực bản chất, nên cần có sự phân biệt đúng đắn về chân
và giả.

CHÂN HÀN GIẢ NHIỆT

Bản chất bệnh là hàn nhưng có một số triệu chứng bệnh, là nhiệt ví dụ như bệnh nhân đã đau
bụng, ỉa chảy, chân tay lạnh, mạch trầm trì (chân hàn) mà lại khát nước, bồn chồn vật vã, mặt
đỏ hồng lên (giả nhiệt). Đây là vì âm hàn cố kết ở trong, khí dương không hòa hợp được với âm
hàn nên phải bốc lên trên, hoặc khuếch tán ra ngoài.

CHÂN HỎA

Hỏa vô hình được bẩm thụ từ lúc cha mẹ giao hợp với nhau khi có thai, tồn tại cho đến khi chết,
là nguồn gốc của mọi hoạt động sống và sự ôn dưỡng trong cơ thể.

CHÂN HƯ GIẢ THỰC


Bản chất bệnh là hư, những có một số triệu chứng bệnh là thực. Ví dụ như : bệnh nhân bị bệnh
đã lâu ngày, người yếu mệt, ăn uống giảm sút, mạch trì nhược (chân hư) nhưng lại có hiện
tượng bụng đầy, trướng từng lúc 2, 3 ngày không đi đại tiện (giả thực) đây là do tỳ vị hư nhược
không vận hóa được mà gây nên.

CHÂN KHÍ

Cũng là “chính khí” do ở khí bẩm sinh (tức là chân khí, khí người) khí hơi thở (tức khí tiên
thiên, khí trời) khí trong đồ ăn uống (tức địa khí, khí đất) kết hợp với nhau. Chân khí lưu hành
trong hệ thống kinh lạc nuôi dưỡng khắp toàn thân, làm động lực cho mọi hoạt động sống của
cơ thể và chống đỡ ngoại tà.

CHÂN NHA

Răng khôn, nam giới khoảng 24 tuổi, nữ giới khoảng 21 tuổi, thì thứ răng này mới mọc lên.

CHÂN NGUYÊN

Khí bẩm sinh của tiên thiên.

CHÂN NHIỆT GIẢ HÀN

Bản chất của bệnh là nhiệt nhưng có một số triệu chứng bệnh là hàn, nguyên nhân là vì nhiệt tà
kết ở trong, khí dương bị hãm lại không thông suốt ra ngoài được, ví dụ người bệnh hôn mê,
bụng chướng, đại tiện bí, lưỡi khô, răng khô, mạch sác thực (chân nhiệt) nhưng tay chân giá
lạnh (giả hàn).
CHÂN TẠNG MẠCH

Hiện tượng mạch của chân khí ngũ tạng đã suy kiệt. Mạch không có vị thần, căn, mất hết vẻ
nhịp nhàng mềm mại, ví dụ như mạch căng cứng sờ vào như sờ trên lưỡi dao, là mạch chân tạng
của can, hoặc mạch to nhưng ấn vào thì không thấy nữa, là mạch chân tạng của phế... mạch
chân tạng đã xuất hiện là bệnh chết không chữa được.

CHÂN TẠNG SẮC

Màu sắc biểu hiện tinh khí của ngũ tạng đã suy kiệt, mất hết sự tươi nhuận, như màu vàng của
hoàng thổ, màu trắng của xương khô...

CHÂN TÂM THỐNG

Đau dữ dội ở vùng tim, chân lạnh đến đầu gối, tay lạnh đến cùi tay, ra nhiều mồ hôi, bệnh này
chết rất nhanh.

CHÂN THỦY

Như chữ chân âm.

CHÂN THỰC GIẢ HƯ

Bản chất bệnh là thực, nhưng có một số triệu chứng bệnh là hư, ví dụ : bệnh nhân có tích trệ ở
đường ruột, đau bụng, ấn tay vào đau thêm, đại tiện bí, mạch trầm thực, (chân thực) người rất
mệt không muốn ăn uống, ngại nói, ngại cử động, tiếng nói nhỏ yếu (giả hư). Đây là do có sự
ngưng trệ, cản trở làm cho tỳ vị không vận hóa được mà gây nên.
CHÂN TÌNH PHÁ TỔN

Tình trạng con ngươi mắt bị vật bên ngoài bắn vào hoặc do vấp ngã chọc thủng. Đây là bệnh về
mắt nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời, có thể bị mù.

CHÂN TRÚNG PHONG

Xem trúng phong.

CHẨN CHỈ VĂN

Xem tĩnh mạch nhỏ biểu hiện nông ở ngón tay trỏ. Trẻ em bì phu non nớt, dễ bộc lộ tĩnh mạch,
cho nên văn ngón tay khá rõ, về sau tùy sự phát triển của lứa tuổi, tuổi càng lớn, bì phu dày dặn,
văn ngón tay dần dần mờ đi không rõ nữa.

Vì bộ mạch của trẻ em nhỏ và ngắn, khi khám bệnh lại luôn cựa quậy kêu khóc ảnh hưởng đến
thực chất mạch tượng, cho nên trẻ dưới 3 tuổi, xem biến hóa của văn ngón tay đã hổ trợ cho
thiết chẩn.

Xem văn ngón tay chủ yếu quan sát màu sắc và mức độ đầy đặn, thầy thuốc dùng ngón tay trỏ
và ngón tay cái bên trái, nắm phần cuối ngón trỏ của trẻ em, lấy ngón tay cái bên phải khe khẽ
sờ đi sờ lại trên ngón trỏ của trẻ em, khiến cho văn ngón tay lộ rõ, tiếp đó quan sát phán đoán.

Văn ngón tay bình thường không bệnh thì đỏ hơi vàng mờ và tươi sáng, nói chung không quá
đốt áp xương bàn tay.

Nếu là bệnh lý, văn ngón tay nổi rõ, phần nhiều thuộc biểu chứng; văn ngón tay chìm mờ, phần
nhiều thuộc lý chứng; sắc nhạt thuộc hư chứng, hàn chứng; sắc đỏ tía thuộc nhiệt chứng, sắc
xanh tía thuộc kinh phong, phong hàn, thương thực, phong đàm và chứng đau; sắc đen thuộc ứ
huyết...

CHẨN GIA KHU YẾU

1359, Hoạt Thọ (Bá Nhân), đời Nguyên, Trung Quốc. 1 quyển. Lấy 6 loại mạch phù, trầm, trì,
sắc, hoạt, sáp làm cương lĩnh, tác giả trình bày phương pháp phân biệt mạch và mạch tượng với
nhiều điều tâm đắc.

CHẨN HUNG PHÚC

Phép khám ngực bụng trong thiết chẩn. Đặt tay lên trên ngực bệnh nhân, qua động tác sờ nắn để
biết được vùng đau (thống điểm); phạm vi rộng hẹp, cảm giác ấm lạnh, mức độ mềm rắn và tính
chất ưa hay ghét xoa nắn... Đó cũng là một phương pháp kiểm tra bệnh biến các trường hợp bĩ
mãn, tích tụ hoặc trưng hà hòn khối...

CHẨN HƯ LÝ

Một nội dung khám ngực bụng trong thiết chẩn. Mạch hư lý ở vùng tim đập, là đại lạc của vị.
Vì con người lấy vị khí làm gốc, hư lý lại là nơi hội tụ của tông mạch, nên xem mạch đập ở hư
lý có khả năng chẩn đoán sự thịnh suy của vị khí và tông khí. Trong tình huống bình thường,
mạch hư lý động nên ứng dưới tay động mà không khẩn, hoãn mà không cấp. Nếu ấn tay thấy
trạng thái nhỏ yếu là bất cập, đó là tông khí bị hư ở bên trong. Nếu lại động qua cả lần áo cũng
thấy lại là thái quá, đó là tông khí tiết ra ngoài. Mạch đập nhanh đặc biệt (phần nhiều do ngực
bụng tích nhiệt) là dấu hiệu tà khí cang thịnh hoặc chính khí suy, hư dương thoát ra ngoài. Nếu
mạch ngưng đập là tông khí đã hết, bệnh ở giai đoạn hiểm nghèo.

CHẨN PHÁP
Phương pháp khám bệnh, bao gồm 2 phần tứ chẩn và biện chứng. Tứ chẩn là vận dụng 4
phương pháp vọng, văn, vấn, thiết nhằm sưu tập bệnh tình qua chứng minh khách quan trên đầu
ngón tay. Biện chứng là đối chiếu với phản ánh trên ngón tay của thiết chẩn để phân tích tổng
hợp diễn biến bệnh.

Hai phần tứ chẩn và biện chứng thường phối hợp để chẩn đoán được chính xác.

CHẨN XÍCH PHU

(xích phu : từ khớp khuỷu tay hai bên huyệt Xích trạch cho đến bì phu ở Thốn khẩu tiếp giáp
xương bàn tay).

Chẩn xích phu là một nội dung thiết chẩn cổ đại bao gồm xem xét da dẻ nơi đó mềm mại, khô
khan, nóng lạnh... kết hợp với chứng trạng toàn thân và mạch tượng để phán đoán bệnh tình.
Phương pháp này hiện ít sử dụng.

CHẤN AI

Một cách châm nông để chữa bệnh ở phần dương, như châm huyệt Thiên dong để chữa chứng
ho thở, tức ngực do khí dương nghịch lên.

CHẤN ĐĨNH

Đồ dùng để đánh gõ vào làm cho tan ứ huyết, tiêu sưng thũng, chữa những bệnh về xương.

CHẤN HÀN

Rét run.
CHẤN LẬT

Rét run, hàm răng đánh lập cập.

CHẨN ĐOÁN

Vận dụng 4 phép : vọng, văn, vấn, thiết để tập hợp hết các triệu chứng của bệnh rồi trên cơ sở
triệu chứng đó, vận dụng sự hiểu biết của thầy thuốc mà quyết đoán về nguyên nhân và cơ chế
của bệnh, tìm ra phương pháp chữa đúng bệnh.

CHẨN MÔN

Môn chữa về bệnh sởi.

CHÂU ĐÔ CHI QUAN

Danh từ chỉ chức năng của bàng quang.

CHẾ HÓA

(chế : khắc chế; hóa : hóa sinh).

Một phương thức quan hệ của ngũ hành. Học thuyết ngũ hành cho rằng hóa sinh và khắc chế là
hai mặt tác dụng lẫn nhau, mọi sự vật trong sinh có khắc, trong khắc có sinh mới có thể duy trì
được tương đối thăng bằng. Sự phối hợp sinh khắc này gọi là chế hóa. Lấy hành mộc làm thí
dụ : mộc có thể khắc thổ, nhưng thổ lại sinh kim, kim lại khắc được mộc, thông qua sự điều tiết
này khiến cho mộc không thể khắc thổ quá mức được.
CHẾ NHUNG

Một phương pháp chế biến dược liệu. Dược liệu đã tơi như bông (nhung) khiến cho dễ bén lửa,
như chế lá ngải thành ngải nhung dùng trong phép cứu.

CHẾ SƯƠNG

1. Loại thuốc có dạng hạt ép bỏ dầu chỉ còn bã. Thí dụ : ba đậu sương, hạnh nhân sương.

2. Chiết xuất kết tinh của dược liệu. Thí dụ : thị sương.

3. Phần bã còn lại của dược liệu thuộc động vật (sừng hươu...) sau khi nấu lấy cao. Thí dụ : lộc
giác sương (miền Nam Trung Quốc).

4. Bột còn lại của dược liệu thuộc động vật (sừng hươu), sau khi đốt thành than. Thí dụ : lộc
giác sương (miền Bắc Trung Quốc).

CHI ẨM

Bệnh do đờm ẩm đọng ở lồng ngực, (màng phổi có nước) làm cho sự lên xuống của khí bị trở
ngại mà sinh ra các triệu chứng như : ho, suyễn thở, ngực đầy tức, khó thở không nằm ngửa
được, nặng hơn thì phù thũng.

CHI CÁCH

Người bệnh cảm thấy như có một khối khí bí tắc ở ngực, khó chịu.
CHI HÀ

Chứng đau như dùi đâm ở vùng eo lưng và 2 bên bụng, người mệt, đại tiện ra máu, nguyên
nhân là do tà khí ẩn ở trong lớp mỡ.

CHI HĨNH

Xương cẳng tay, cẳng chân.

CHI KHƯ

Vùng sườn.

CHI LẠC

Đường lạc mạch ở tay chân.

CHI LƯU

Mụn dò, nhọt dò. Một loại nhọt do đờm ngưng kết gây nên. Nhọt thường phát ở đầu mặt, cổ
lưng, mông, nhỏ như hột đậu hoặc to bằng trứng ga, nhọt mọc từ từ, mềm mà không rắn, sắc da
bên ngoài hơi đỏ, đẩy tay thấy chuyển động, đầu nhọt thường có miệng nhỏ sắc đen nhạt, nặn ra
chất đặc như bã đậu, mùi thối...

CHI LỰU
Một loại bướu thường phát ở đầu mặt, cổ lưng và vùng mông nhỏ thì bằng hạt đậu to thì bằng
quả trứng gà và mềm, sắc da hơi hồng (u mỡ).

CHỈ NGHỊCH

Chứng trạng lạnh từ tay đến khuỷu, từ chân tới gối.

Thuộc hàn chứng, do âm hàn nội thịnh, dương khí suy vi, chân tay không được dương khí sưởi
ấm. Thường có các triệu chứng : sợ lạnh. Ỉa chảy nước trong, mạch trầm vi, chất lưỡi nhạt.

Thuộc nhiệt chứng, do nhiệt thịnh thương tân, nhiệt tà lấn át, dương khí không dẫn được ra tay
chân. Thường kèm các chứng trạng ngực bụng nóng rát, khát nước, tâm phiền hoặc hôn mê nói
sảng, chất lưỡi đỏ tía, mạch xúc hoặc trầm trì có lực.

CHI NHÂN

Người béo (nhiều mỡ).

chi phì

Lớp mỡ béo dày.

CHI THỐNG

Đau ở các vùng nhánh gân.

CHI THŨNG
Chứng tay chân phù, người không phù.

CHI TIẾT

Khớp xương chân tay.

CHI TIẾT PHIỀN ĐÔNG

Triệu chứng các khớp tay, chân phiền nhiệt và đau.

CHÍ ÂM

1. Nói về phần âm của tỳ, như nói tỳ là chí âm ở trong âm.

2. Cũng nói về phần âm của thận.

3. Huyết chí âm

4. Chí vào tháng 6 âm lịch.

CHÍ DƯƠNG

1. Cũng là Thái dương


2. Huyệt chí dương.

CHÍ HƯ

Hư suy đến cực độ.

CHÍ MẠCH

Mạch đập, 1 lần thở ra mạch đập 2 lần là bình thường, 3 lần là ly kinh, 4 lần là mất tinh, 5 lần là
chết.

CHÍ TỄ

Thuốc quá mức, như bổ quá mức, tả quá mức.

CHỈ

(ngón chân). Tên gọi tắt các ngón chân. (trong văn tự Đông y, ngón tay cũng gọi là chỉ nhưng
viết chữ có khác).

CHỈ CHÂM

Châm bằng ngón tay, tức là lấy ngón tay thay kim tác động vào các huyệt để chữa bệnh.

CHIẾN HÃN
Bệnh nhân có cơn rét run sau đó vã mồ hôi rồi khỏi bệnh, đây là trường hợp chính khí tuy có hư
suy nhưng đã chiến thắng tà khí đẩy được tà khí ra ngoài. Nếu chính khí không hư thì chỉ ra mồ
hôi rồi tà giải, không có hiện tượng rét run.

CHIẾN LẬT

Trạng thái run rẩy, hàm răng lập cập (ở loại bệnh sốt rét).

CHIẾT BỄ

Gẫy xương đùi.

CHIẾT CHÂM

Gẫy kim trong khi châm.

CHIẾT NỮU

Đầu gân bị tổn thương.

CHIẾT PHONG

Gió trái thường từ phương tây bắc đến thường xâm nhập vào kinh tiểu trường.

CHIẾT QUẮC
Gẫy kheo chân.

CHIẾT THU

Danh từ vận khí học, chỉ năm kim vận bất cập, kim bị hỏa khắc.

CHIẾT TÍCH

Xương sống đau như gãy không đứng lên được.

CHIẾT YÊU

Vùng eo lưng đau như gãy.

chinh xung

Chứng tim đập hồi hộp kéo dài.

chính cung

Danh từ vận khí học, chỉ năm thổ vận bình thường không thái quá không bất cập.

CHÍNH CỐT

1. Xương trụ.
2. Khoa xương, 1 chuyên khoa trong 13 khoa của y học thời xưa.

CHÍNH CỐT CÔNG CỤ

Dụng cụ để bó xương gãy, như nẹp tre, bột bó... nhằm cố định xương gãy.

CHÍNH CỐT THỦ PHÁP

Phương pháp chữa gãy xương, bong gân, té ngã. Dùng tay làm các thao tác như xoa, nắn, lắc,
rung, ấn, bóp...

CHÍNH ĐẦU THỐNG

Cũng như chân đầu thống.

CHÍNH ĐỐI KHẨU ĐINH

Một thứ nhọt mọc ở gáy, lúc đầu ngứa không đau, có miệng nhỏ, trên đinh có điểm bằng hạt
vừng hoặc đỏ hoặc đen.

CHÍNH GIỐC

Danh từ vận khí, chỉ năm mộc vận bình thường không thái quá, không bất cập.

CHÍNH HÓA
Sự biến hóa của khí hậu theo quy luật nhất định, như : nóng, lạnh, mưa, gió, ví dụ như những
năm tý, năm ngọ, thì thường nóng nhiều, những năm sửu, năm mùi thì thường mưa nhiều.

CHÍNH HƯ TÀ THỰC

Bệnh trạng tà khí kết tụ hoặc tà khí quá mạnh đến nỗi sức chống bệnh của chính khí bị giảm sút,
xuất hiện hiện tượng bệnh lý trong các bệnh thuộc nhiệt khí, nếu Dương minh phủ thực chứng
để lâu ngày không kịp thời dùng phép hạ, thì ngoài triệu chứng nóng cơn, nói sảng, đau bụng cự
án, đại tiện bí kết... là triệu chứng tà khí thịnh, sẽ còn xuất hiện dấu hiệu hiểm nguy do chính
khí mất sức chống đỡ như thần trí hôn mê, lần áo sờ giường, sợ hãi không yên, suyễn thở, mắt
trực thị... Trong tạp bệnh nội thương, bệnh tích tụ cổ trướng lâu ngày, thân thể gầy mòn, hồi
hộp, đoản hơi, đại tiện nhão, ăn uống giảm... đều là biểu hiện do chính hư tà thực.

chính khí

1. Sức sống của cơ thể, sức chống bệnh của cơ thể.

2. Khí bình thường của trời đất nuôi sống muôn vật (trái ngược với chính khí là tà khí).

chính kinh

Đường kinh chính, trực tiếp với các tạng phủ. Trong hệ thống kinh lạc có 12 kinh chính : 3 kinh
dương tay, 3 kinh dương chân, 3 kinh âm tay, 3 kinh âm chân.

chính phong
Gió đúng với phương hướng và thời tiết cũng tức là chính khí của trời đất, như gió đông của
mùa xuân, gió nam của mùa hạ, gió tây của mùa thu, gió bắc của mùa đông.

CHÍNH SẢN

Sinh đẻ đúng quy luật sinh lý, không xảy ra trắc trở gì.

CHÍNH SẮC

Sắc, có sinh khí, biểu hiện tinh thần khí huyết đầy đủ, có 2 phần chủ sắc và khách sắc, chủ sắc
là màu sắc cơ bản của mỗi người vốn bẩm sinh khác nhau, khách sắc là màu sắc theo khí hậu,
hoàn cảnh và trạng thái sinh lý lúc bấy giờ mà biến đổi, không phải là sắc bệnh.

CHÍNH TÀ TƯƠNG TRANH

Tình trạng chính khí và tà khí cùng tranh giành nhau. Nói theo nghĩa rộng, hết thảy bệnh tật đều
phản ánh chính tà tương tranh; nói theo nghĩa hẹp, chỉ bệnh lý ngoại cảm phát sốt có biểu hiện
nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai). Triệu chứng ố hàn là chính khí không thắng nổi tà khí;
triệu chứng phát sốt là chính khí tống tà khí ra ngoài; vì ở thời điểm chính khí và tà khí đang
tranh giành cầm cự, nên mới xuất hiện triệu chứng lúc nóng lúc rét thay đổi lẫn nhau.

CHÍNH THỦY

Một loại hình của bệnh thủy thũng, toàn thân phù, bụng đầy mà suyễn, mạch trầm trì, phần
nhiều vì khí dương ở tỳ thận kém, không vận hóa được nước, nước đọng lại ở ngực bụng, ảnh
hưởng đến phế mà gây ra, bệnh này ngọn ở phế mà gốc ở tỳ thận.

CHÍNH THƯƠNG
Danh từ vận khí học nói về năm kinh vận bình thường.

CHÍNH THƯƠNG HÀN

Bị cảm bởi khi lạnh mùa đông.

CHÍNH TRỊ

Dùng thuốc có tính đối kháng với bệnh để trị bệnh, như dùng thuốc hàn để chữa bệnh nhiệt,
dùng thuốc nhiệt để chữa bệnh hàn.

CHÍNH TRƯNG

Danh từ vận khí học nói về năm hỏa vận bình thường.

CHÍNH YỂN

Nằm ngửa.

CHU CHẤN HANH (ĐAN KHÊ)

1281-1385, đời Nguyên, Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng học thuật của Lưu Hoàn Tố, Lý Cảo;
Trương Tử Hòa, biên soạn quyển Cách trí dư luận, chủ xướng lý luận bệnh cơ tướng hỏa, cho
rằng tướng hỏa là động khí trong cơ thể con người, nguồn từ can, thận, nếu can thận mất điều
hòa thì tướng hỏa vọng động biến thành tặc tà. Từ đó đề xuất luận điểm “dương thường hữu dư,
âm thường bất túc”.
CHU KỶ

1. Mốc tính thời gian, 60 năm là một chu, 30 năm là 1 kỵ.

2. Đường đi vòng thường xuyên, như quả đất quay vòng quanh mặt trời, kinh mạch quay vòng
trong thân thể.

CHU QUĂNG

1088-?, đời Tống, Giang Tô, Trung Quốc. Làm quan, chức phụng nghị lang và y học bác sĩ, tôn
sùng học thuyết của Trọng Cảnh, biên soạn quyển Nam dương hoạt nhân thư, phát huy cái hay
của Trọng Cảnh đồng thời cũng bổ sung chỗ thiếu của Trọng Cảnh : “chứng của Trọng Cảnh thì
nhiều mà thuốc thì lại ít; vì vậy trong trị liệu cần lựa chọn những phương thuốc ra đời sau đời
Hán để bổ sung những chỗ mà Thương hàn luận chưa đề cập tới”.

CHU TẤP CHI TỄ

Vị thuốc dẫn, (tấp : cái bơi chèo, chu : cái thuyền ). Thuyền có thể chở đồ vật nổi trên mặt
nước, một số vị thuốc trong một bài thuốc có khả năng hướng đại các vị thuốc khác chữa bệnh
tật ở thượng tiêu giống như thuyền chở đồ vật nổi trên nước. Người xưa cho rằng vị cát cánh có
thể dẫn các vị thuốc khác tới chỗ cao, cho nên gọi là chu tấp chi tễ.

CHU TÝ

Chứng đau nhức thân mình, đau chạy chỗ này đến chỗ khác. Đau từ trên rồi đau xuống dưới,
đau từ dưới rồi đau lên trên.
CHU VĂN AN

?-1370, đời Trần. Là nhà giáo dục uyên thâm, ông có nghiên cứu y học, ghi chép lại trong cuốn
Y học yếu giải tập chú.

CHÚ HẠ

Ỉa chảy phân ra như rót nước.

CHÚ HẠ

Một loại bệnh chân bại liệt ở trẻ con suy nhược thường phát về mùa hạ, có 2 dạng :

a. Do tỳ vị hư nhược là chính, thì có triệu chứng : người yếu mệt, ngực khó chịu, lười nói, kém
ăn, đại tiện lỏng, kéo dài không khỏi thì người gày róc chân bại liệt.

b. Do bị nắng nóng là chính, thì có triệu chứng : sốt cao về buổi chiều ra mồ hôi, khát nước,
thích uống nước, đi tiểu nhiều, nếu sốt kéo dài không khỏi thì người sẽ gầy róc, chân tay bại
hoại tinh thần ủ rũ.

CHỦ BỆNH

Chỗ căn bản của bệnh, như nói bệnh của 12 kinh mạch đều phát sinh ở ngay tạng hoặc phủ của
nó.

CHỦ CHỨNG
Triệu chứng chính của bệnh, như bệnh hoàng đản thì mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng là chủ
chứng, còn các triệu chứng khác đều là kiêm chứng.

CHỦ KHÍ

Khí làm chủ trong bốn mùa, như mùa xuân thì phong khí là chủ khí, mùa hạ hỏa khí là chủ
khí...

CHỦ TRỊ

Công hiệu chủ yếu của một phương thuốc đối với một thứ bệnh, như bệnh Thái dương trúng
phong thì chủ trị là bài Quế chi thang.

CHUẨN ĐẦU

Chóp mũi, chỗ để xem xét về bệnh ở tỳ (cũng gọi là tỳ chuẩn).

CHÚC DO

Một khoa chữa bệnh ở thời cổ đại, bằng cách dùng lời cầu và phù phép để tác động vào tâm
thần, chứ không dùng thuốc, hiện nay không dùng nữa.

CHUẾ VƯU

Mụn cóc, mụn cơm, mụn thịt bằng hạt đậu thường mọc ở mu bàn tay, ở ngón tay ngón chân
hoặc ở đầu mặt, không đau không ngứa.
CHUYÊN ÂM

Chỉ có khí âm mà không có khí dương, hoặc chỉ thấy mạch âm không thấy mạch dương.

CHUYỂN BÀO

Chứng bí tiểu tiện khi có thai do bào hệ úng tắc, người bệnh phải ngồi thở không nằm được.

CHUYỂN CÂN

Chuột rút ở cơ.

CHUYỂN CHÂM

Vê kim.

CHUYỂN HOÀN MẠCH

Một trong 10 quái mạch (mạch tượng kỳ dị). Mạch đến lổn nhổn không nhất định, giống như
lăn tay trên những hạt đậu.

CHUYỂN ĐẬU

Một hiện tượng mạch kỳ quái, hình mạch đến như hạt đậu xoay tròn.

CHUYỂN THẤT KHÍ


Trung tiện (đánh rắm).

CHUYỂN THUỘC

Bệnh tà hết ở kinh này rồi mới truyền sang kinh khác. Ví dụ như bệnh thương hàn tà đã thoát ly
kinh Thái dương rồi hiện ra chứng trạng của kinh Dương minh thì gọi là chuyển thuộc Dương
minh.

CHUYẾT CÔNG

Thầy thuốc kém, vụng về.

CHỦNG TỬ

Nam nữ giao hợp để thụ thai.

CHƯ BỆNH NGUYÊN HẬU LUẬN

610, Sào Nguyên Phương, đời Tùy, Trung Quốc. Gồm 50 quyển, 67 môn và 1720 tiết. Giới
thiệu chứng trạng và nguyên nhân gây bệnh.

CHỬ

Nấu cho thuốc vào nước hoặc dấm, hoặc rượu hoặc một dịch thể khác, nấu để giảm bớt độc,
hoặc làm cho thuốc tinh khiết hơn, như Nguyên hoa nấu với dấm thì giảm bớt độc tính, Phác
tiêu nấu với La bạc thành ra Huyền minh phấn...
CHỬ TÁN

Tán thuốc ra, thành bột to, cho vào nước nấu bỏ bã uống.

CHƯNG

1. Đồ, một cách chế thuốc bằng hơi nước.

2. Mình nóng hâm hấp, nóng từ trong bốc ra.

CHƯNG NHŨ

Chứng phát sốt của phụ nữ mới sinh đẻ hoặc bị tắc tia sữa.

CHƯNG ÚY

Phép chườm nóng để làm ấm kinh lạc, đổ thuốc cho nóng bọc vải rồi chườm.

CHỨNG HẬU

Hội chứng của các loại bệnh.

CHỨNG TRỊ CHUẨN THẰNG


1602, Vương Khẳng Đường, đời Minh, Trung Quốc. Gồm 120 quyển. Chia ra 6 phần : chứng
trị, thương hàn, dương y, ấu khoa, nữ khoa và loại phương. Còn có tên là Lục khoa chuẩn thằng.
Nội dung phong phú, bàn luận thấu triệt.

CHƯỚC NHIỆT

Tình trạng phát sốt khá cao, dùng tay sờ lên bì phu bệnh nhân, thầy thuốc cảm thấy nóng trên
tay.

CHƯỚNG ĐỘC

Khí độc ở vùng rừng núi do nắng, nước chưng bốc không lưu thông được gây nên.

CHƯỚNG KHÍ

Cũng là chướng độc.

CHƯỚNG NGƯỢC

Sốt rét do chướng khí.

CHƯỞNG TÂM PHONG

Chứng bệnh lòng bàn tay khô ngứa da sần sùi.

CÔ DƯƠNG
Theo lẽ âm dương, dương phải có âm, âm phải có dương, thì mới có sự sinh trưởng. Cô dương
là chỉ có dương mà không có âm, không có âm thì không có vật chất để sinh hóa, cho nên nói
“cô dương bất sinh”. Trong bệnh tật, trường hợp thận dương suy kém, âm thịnh ở dưới, làm cho
thứ khí dương yếu kém đó phải bốc lên trên mà sinh các chứng đỏ mặt nóng đầu... thì gọi là cô
dương thượng việt (cô dương vượt lên trên).

CÔ PHỦ

Tam tiêu (một trong 6 phủ). Trong 6 phủ (lục phủ) riêng tam tiêu là không phối hợp với 5 tạng
(ngũ tạng) nên gọi là cô phủ.

CÔ TẠNG

1. Tạng tỳ. Mạch của tỳ là thổ, là cô tạng tưới ra bốn phía (thổ ở trung ương ký vượng cả 4
mùa). [TV].

2. Tạng thận. Can là nhất dương, tâm là nhị dương, thận là cô tạng. Một thủy không thắng được
2 hỏa (thủy : thận thủy), một thận thủy không ngăn ngừa được hỏa của hai dương là tâm và can
[TV].

CỐ BĂNG

Phép chữa băng huyết lậu huyết và khí hư ra đầm đìa của phụ nữ.

CỐ BĂNG CHỈ ĐÁI


Phương pháp chữa phụ nữ bị băng huyết, kinh nguyệt dằng dai không dứt hoặc khí hư rỉ rích.
Thí dụ : phụ nữ băng trung, lậu hạ (băng : đột nhiên huyết ra ào ạt; lậu : ra rả rích không dứt)
kéo dài ngày, huyết ra không kìm lại được. Nếu nghiêng về khí hư, biểu hiện sắc mặt trắng
xanh, có lúc sốt nhẹ, tâm phiền đoản hơi, ăn uống kém, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch hư sác, có thể
dùng Quy tỳ thang (bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, tảo nhân, viễn trí, mộc hương, cam thảo,
long nhãn, đương quy) thêm các vị thuốc dạng than (hột bông gạo sao cháy, quán chúng sao
cháy...).

Chứng đái hạ do thận hư, biểu hiện khí hư ra trắng loãng, sắc mặt trắng xanh, chóng mặt hoa
mắt, đau lưng như gãy, chất lưỡi nhạt, mạch hư, có thể dùng Thủ ô câu kỳ thang (thủ ô, câu kỳ,
tang phiêu tiêu, xích thạch chi, cẩu tích, đỗ trọng, thục địa, hoắc hương, sa nhân).

CỐ BIỂU

Phép chữa làm cho phần biểu (ngoài da) được kín chặt, để chữa các chứng ra mồ hôi.

CỐ HÀ

Một thứ bệnh đường ruột, có triệu chứng đại tiện trước rắn sau lỏng, hoặc phân rắn và phân
lỏng lẫn lộn do hàn khí kết tụ ở đường ruột gây ra.

CỐ LÃNH

Tình trạng bên trong cơ thể có hàn khí tích chứa đã lâu. (cố : giữ lại, kéo dài). Hàn khí ẩn náu
lâu ngày ở một đường kinh lạc hay tạng phủ nào đó trong cơ thể, hình thành hàn chứng cục bộ
kéo dài không khỏi như các bệnh vùng bụng, vùng rốn đau do lạnh, nôn mửa ra dãi trong, các
khớp xương co đau, chân tay không ấm...

cố lãnh thường gặp ở người bệnh tỳ bị hư yếu, bên trong có hàn ẩm hoặc hàn thấp, có chứng tê
dại kéo dài.
CỐ NHIẾP

Phép chữa các chứng hoạt thoát không thu liễm được, như đi ỉa lỏng lâu ngày, di tinh, hoạt tinh,
xuất huyết, băng lậu, khí hư, ra mồ hôi...

CỐ TẬT

Bệnh đã lâu ngày không khỏi được.

CỐ THẬN

Phép chữa thận khí không kiên cố sinh ra di tinh, đi tiểu nhiều lần.

CỐ THẬN SÁP TINH

Phương pháp chữa thận khí không bền, khiến di tinh hoặc đái vặt nhiều lần. Nếu di tinh hoặc
xuất tinh mà không biết, đêm ra mồ hôi trộm, đau lưng, ù tai, chân tay yếu ớt, cho uống Kim tỏa
cố tinh hoàn (sa uyển, tật lê, khiếm thực, liên tu, long cốt, mẫu lệ). Tiểu tiện vặt nhiều lần, sắc
nước tiểu trong, lượng ít, cho uống Tang phiêu tiêu tán (tang phiêu tiêu, viễn trí, xương bồ, long
cốt, đảng sâm, phục thần, đương qui, quy bản).

CỐ TIẾT

(cố : trước sau đều không thông, tiết : đại tiểu tiện không tự chủ) “Các chứng quyết gây bệnh cố
tiết đều thuộc bộ phận dưới của cơ thể [Chí chân yếu đại luận, TV].
CỐ TINH

Phép làm cho tinh được giữ vững ở trong, để chữa các chứng hoạt tinh, di tinh.

CỐ XỈ

Phép chữa làm cho răng được chắc.

CỔ

1. Bắp đùi (vế).

2. Trùng cổ.

CỔ ÂM

Phía trong của đùi.

CỔ CHÚ LỴ

Lị có trùng, đại tiện phân như gan gà, ngực nóng, bụng đau.

CỔ ĐỘC

1. Thuốc độc thời xưa, làm cho người ta mất tri giác.
2. Kí sinh trùng ở trong ruột làm cho người ta sinh bệnh trùng trướng.

CỔ HĨNH THƯ

Nhọt mọc ở đùi hoặc ống chân, lúc đầu cứng rắn thành khối, to như đầu ngón tay, màu da
không thay đổi rồi sưng lan hóa mủ, mủ sâu ở tận xương, khó vỡ mủ khó thu miệng, không
chữa gấp trong 30 ngày sẽ chết.

CỔ KIM ĐỒ THƯ TẬP THÀNH Y BỘ, TOÀN LỤC

1772, nhóm Trần Mộng Lôi, đời Thanh. Gồm 520 quyển khoảng 950 vạn chữ; là bộ sách y học
đồ sộ về lý luận và kinh nghiệm lâm sàng.

CỔ LẬT

Rét run, hàm răng đánh lập cập.

CỔ TRƯỚNG

Bệnh bụng trướng to căng như cái trống, da vàng ải, các đường mạch lộ rõ ra.

CỐC ĐẢN

1 trong 5 loại bệnh hoàng đản, có đặc trưng là : ăn vào thì chóng mặt, nóng nảy khó chịu bụng
đầy, đại tiện lỏng, tiểu tiện không lợi, mình mặt mắt vàng.
CỐC KHÍ

Những chất dinh dưỡng sinh ra từ thức ăn uống.

CỐC TRƯỚNG

Bụng trướng do ăn vào không tiêu hóa.

CÔNG BỔ KIÊM THI

Phép chữa vừa công tà vừa bổ chính (trong công tà có tác dụng bổ chính, trong bổ chính có tác
dụng công tà).

CÔNG HẠ

Phép chữa dùng những vị thuốc có tác dụng xổ hạ, để thông lợi đại tiện, trừ hết tích trệ trong
ruột.

CÔNG HỘI

Phép chữa làm cho mủ độc ở mụn nhọt tiết ra ngoài để hết sưng đau.

CÔNG LÍ

Phép chữa tống tích nhiệt ở ruột ra ngoài.


CÔNG LÝ BẤT VIỄN HÀN

Một loại trị pháp. Tích nhiệt ở lý, không sử dụng phép hàn hạ thì không tiêu trừ được, vì vậy
muốn công lý không thể tránh dùng thuốc hàn.

Nhưng trong bụng lạnh mà đại tiện hàn bí, cũng có khi dùng được thuốc hàn ha, nhưng việc
phối ngũ không giống nhau; như đại tiện hàn bí mà dùng Đại hoàng phụ tử thang (đại hoàng,
phụ tử, tê tân). Đại hoàng đắng lạnh, phụ tử rất cay rất nóng, tê tân cay ấm, cùng dùng chung...
trở thành phép ôn hạ.

CÔNG TỄ

Thuốc để công phá sự tích trệ của khí huyết.

CỐT

Xương. Xương là bộ khung của cơ thể. Trong xương chứa tủy, tủy lại là nơi chứa tinh khí của
thận hóa sinh ra, có khả năng nuôi dưỡng xương, vì vậy sự sinh trưởng và công năng của
xương, nhờ vào sự thịnh suy của thận quyết định. Đồng thời răng là một bộ phận của xương
(nên mới nói răng là bộ phận thừa của xương, thực ra là một bộ phận của thận mới đúng) sinh
ra, sinh trưởng và công năng mạnh yếu ra sao đều có liên quan đến thận.

CỐT CHIẾT

Xương gãy.

CỐT CỰC
1 trong 6 chứng suy hao nặng, cốt cực thì răng dô ra, chân bại liệt.

CỐT CHƯNG

Nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, ra mồ hôi trộm, thường có ở bệnh lao phổi.

CỐT ĐẠT

Chỉ số to nhỏ, dài ngắn của từng đốt xương. Đây là cách tính tiêu chuẩn bộ xương toàn thân con
người của đời xưa, làm căn cứ không việc phân tích bộ vị cơ thể, chủ yếu là việc tìm các huyệt
vị.

CỐT ĐỘ

Phân đoạn dài ngắn của các xương, theo cách đo xương của thời xưa.

CỐT HỘI

Chỗ khí của xương tụ hội, huyệt đại trữ.

CỐT KHÔNG

Chỗ hở trống ở những nơi các khớp xương giáp nhau.

CỐT LAO
Bệnh lao xương.

CỐT LỰU

Bệnh bướu (thành) xương. Xương lồi lên như vỏ quả lựu, màu tím đen, cứng rắn như đá, đầy
không di dịch, nguyên nhân là do ứ huyết ngưng tụ ở xương mà sinh ra.

CỐT NUY

Bệnh liệt xương, xương sống đau nhức, không đứng thẳng được, chân bại liệt, sắc mặt đen hãm,
răng khô.

CỐT PHONG

Chứng đầu gối sưng to như cái chày.

CỐT QUYẾT

Chứng xương khô, móng chân, móng tay đau.

CỐT THƯ

Nhọt mọc ở trên xương bánh chè, xương mu bàn chân, lúc đầu phát sốt rét, đau nhức gân
xương, đau như dùi đâm, không nóng không đỏ, không vận động được, lâu thì thành mủ (khi có
sưng và màu da có điểm đỏ là ở trong đã có mủ, mủ ra trắng đặc là thuận, mủ loãng như nước
đậu là nghịch khó chữa.
CỐT TỦY

Tủy xương.

CỐT TÝ

Chứng tý ở xương, do khí huyết suy kém phong hàn thấp xâm vào tủy xương sinh ra các triệu
chứng : đau nhức xương, mình nặng có cảm giác tê dại, tay chân nặng, khó cử động, bệnh nặng
có thể dính khớp hoặc khớp biến dạng.

1. Thịt [=nhục].

2. Lớp cơ nhục tiếp cận bì phu ở thể biểu (phía dưới lớp da).

CƠ CHẾ

Cách sắp xếp tổ chức 1 phương thuốc theo số lẻ, như 1 vị làm quân, 2 vị làm thần, 2 vị làm
quân,3 vị làm thần là cơ chế.

CƠ CỰC

1 trong 6 thứ bệnh lao thương hư tổn, cơ thịt gầy róc, người vàng ải.

CƠ HẠCH
Hạch ở da thịt.

CƠ NHỤC

Cơ là thịt ở giáp da, nhục là thịt bọc ở ngoài xương, nói chung là cơ thịt.

CƠ NỤC

Máu từ trong lỗ chân lông chảy ra.

CƠ PHONG

Chứng khắp mình đau ngứa.

CƠ PHU GIÁP THÁC

Da khô ráp, sừng hóa quá độ, màu đen đen, sùi lên như vảy cá, nguyên nhân là có ứ huyết ở
trong.

CƠ PHƯƠNG

1. Phương thuốc chỉ dùng 1 vị.

2. Phương thuốc có vị thuốc theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.


CƠ THẤU

1. Đường vân của thịt, cũng là chỗ hở trong tổ chức của thịt.

2. Da và tầng tiếp giáp giữa da với thịt.

CƠ TÝ

Chứng tý ở cơ thịt, thường có đau, mệt mỏi, ra mồ hôi.

CUỒNG NGÔN

Nói 1 cách sai lạc thô lỗ, mất hết lý trí trong khi bệnh phát.

CUỒNG VIỆT

Cử động vội vã hoảng hốt không bình tĩnh.

CUỒNG VONG

Rất chóng quên.

CUỒNG VỌNG

Người bệnh cười nói cử động mất bình thường.


CƯ KINH

Chu kỳ kinh nguyệt 3 tháng 1 lần.

CỬ ÁN, SUY TẦM

Phương pháp dùng sức ngón tay và thao tác các ngón tay khác nhau để thiết mạch. (cử án : dùng
sức ngón tay đặt nhẹ hay nặng lên mạch để phán đoán mạch tượng; suy tầm : di động vị trí ngón
tay sang phải hay sang trái để phán đoán mạch tượng). Cả 2 phương pháp phối hợp vận dụng,
nhằm phân biệt rõ mức độ rộng hẹp, dày mỏng, thẳng hay cong của luồng mạch đi dưới ngón
tay thầy thuốc, qua đó đoán mạch tượng chính xác hơn.

CỰ KHÍ

Khí quân hỏa.

CỰ KINH

Kinh nguyệt 3 tháng mới có 1 lần.

CỰ ÁN

Đau không cho ấn tay vào, vì ấn tay vào thì đau thêm.

CỰ DƯƠNG
Cũng là Thái dương, sự thịnh nhất của khí dương.

CỰ KHÍ

Đại khí trong vũ trụ, cũng là chính khí.

CỰ KHUẤT

Xương bánh chè.

CỰ PHÂN

Phía trong đùi.

CỰ THÍCH

Một cách châm, bệnh ở phía bên này người, châm vào huyệt ở phía bên kia người, thường ứng
dụng trong 2 trường hợp :

a. Đau ở phía bên này mà mạch ở phía bên kia xuất hiện khác thường.

b. Bệnh ở kinh mạch.

CƯỚC HÃN

Mồ hôi chỉ ra ở lòng bàn chân.


CƯỚC KHÍ

Một thứ bệnh ở chân do phong hàn thấp gây ra có trường hợp thì từ đầu gối đến chân tê lạnh
đau nhức, có trường hợp thì chân bại liệt co rút, có trường hợp chân phù thũng, có trường hợp
chân khô teo. Khô teo thì gọi là “Can cước khí” phù thũng thì gọi là “thấp cước khí”, còn có
trường hợp thì như có vật gì bằng ngón tay, phát từ bụng chân đưa khí xông ngược lên bụng,
lên tim, thì gọi là “cước khí xung tâm”.

CƯỚC KHÍ SANG

Chứng từ bàn chân đến đầu gối sưng cứng ngứa đau, vỡ thì chảy ra nước vàng, kết thành vẩy
vàng, lâu ngày khó khỏi.

CƯƠNG CAN

Trong 10 thiên can : giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý; thì giáp, bính, mậu,
canh, nhâm ở số lẻ là “dương can” cũng là “cương can” ất, đinh, kỷ, tân, quý ở số chẵn là “âm
can” cũng là “nhu can”.

CƯƠNG KÍNH

Chứng phong co cứng, uốn ván, miệng cắn chặt, sốt cao, không có mồ hôi.

CƯƠNG DƯỢC

Thứ thuốc khô táo, có công dụng rút nước, uống vào hao âm dịch.
CƯƠNG NHU

Cũng là âm dương, dương là cương, âm là nhu.

CƯƠNG PHONG

Gió trái thường từ phương tây đến, gió này có tác hại làm cho khô ráo.

CƯƠNG PHÓ

Hiện tượng bỗng nhiên ngã lăn ra mê man (có người đọc là cương phác, hoặc cương phốc).

CƯƠNG PHỌC

Triệu chứng đột nhiên ngã ra hôn mê.

CƯỜNG ÂM

Vị thuốc có công năng làm mạnh âm tinh (như thuộc địa hoàng, sinh địa hoàng, câu ký từ, nữ
trinh tử, sa uyển tật lê...). những vị thuốc đó, thích hợp với chứng thận âm hư như mỏi lưng, di
tinh, tiểu tiện nhiều.

CƯỜNG TRÁNG CÔNG

Một phép luyện khí công, có tác dụng làm cho thân thể được khỏe mạnh.
CƯỜNG TRUNG

Dương vật cứng lên mà tinh tự xuất ra.

CỨU VĨ

Đầu xương mỏ ác (phía trước ngực).

CỨU DƯƠNG

Phép chữa chứng vong dương, như mình lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi lạnh và nhiều, đó là hiện
tượng dương khí sắp thoát hết, thì phải cứu dương.

CỨU LÝ

Cứu vãn khí dương ở phần lý, hàn tà xâm phạm vào phần lý, khí dương bị suy kiệt thì phải
dùng thuốc ôn nhiệt để cứu lý.

CỨU PHÁP

Phép cứu, dùng mồi ngải đặt lên huyệt hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đốt lửa để cứu.

CỨU SANG

Vết loét do cứu gây ra.


CỨU THOÁT

Phép cứu vãn sự vong thoát của khí chân âm, chân dương.

CỬU BIẾN

Cũng là cửu thích, 9 cách biến đổi trong phép châm.

1. Thâu thích.

2. Viễn đạo thích.

3. Kinh thích.

4. Lạc thích.

5. Phân thích.

6. Đại tả thích.

7. Mao thích.

8. Cự thích.

9. Tôi thích.
CỬU CHÂM

9 thứ kim châm khác nhau :

1. Sàm châm.

2. Viên châm.

3. Đề châm.

4. Phong châm.

5. Phi châm.

6. Viên lợi châm.

7. Hào châm.

8. Trường châm.

9. Đại châm.

CỬU TRÌ SÁCH NHIÊN


Một đặc thù trong mạch chẩn. Khi đặt ngón tay để thiết mạch, rất lâu về sau mạch vẫn khó tìm
thấy, hoặc là khi mới đặt tay vào, ứng dưới tay là phù đại, nhưng án tay lâu lại khó tìm thấy.
Tình huống này, vô luận bệnh mới mắc hay mắc đã lâu, có nhiệt hay không có nhiệt, đều do
chính khí hư tổn nhiều.

CỬU CHỦNG TÂM THỐNG

9 chứng đau khác nhau ở vùng bụng trên và trước ngực, có 2 cách phân loại:

a. Theo sách Kim quỹ yếu lược

1. Trùng tâm thống 2. Chú tâm thống 3. Phong tâm thống.

4. Quý tâm thống 5. Thực tâm thống 6. Ẩm tâm thống

7. Lạnh tâm thống 8. Nhiệt tâm thống 9. Khứ lai tâm thống

b. Theo sách Thiên kim yếu phương

1. Ẩm tâm thống 2. Thực tâm thống 3. Khí tâm thống

4. Huyết tâm thống 5. Lạnh tâm thống 6. Nhiệt tâm thống

7. Quý tâm thống 8. Trùng tâm thống 9. Chú tâm thống

CỬU ĐẢN
9 loại hình trong bệnh hoàng đản : can đản, tâm đản, thận đản, tỳ đản, vị đản, nhục đản, thiệt
đản, cao đản, tùy đản.

CỬU HẬU

Xem tam bộ cửu hậu.

CỬU KHÍ

9 thứ tác động đến khí làm cho khí mất bình thường

1. Giận thì khí bốc lên.

2. Mừng thì khí hòa hoãn.

3. Buồn thì khí tiêu hao.

4. Khiếp sợ thì khí giáng xuống.

5. Lạnh thì khí thu lại.

6. Nóng thì khí tiết ra.

7. Kinh hoảng thì khí rối loạn.


8. Mệt nhọc thì khí hao.

9. Suy nghĩ thì khí kết.

CỬU KHIẾU

9 lỗ để khí trong cơ thể thông ra ngoài, 2 mắt, 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, 1 miệng, 1 tiền âm, 1 hậu âm.

CỬU LẬU

9 chứng bệnh rò gọi là :

1. Lang lậu.

2. Thứ lậu.

3. Lâu cô lậu.

4. Cổ lậu.

5. Tỳ phù lậu.

6. Tề tào lậu.

7. Loa lịch lậu.


8. Phù thư lậu.

9. Chuyển mạch lậu.

Đều là những thứ nhọt cứng như đá, lổn nhổn từng hòn kết thành chuỗi, không nóng, không
đau, mọc ở vùng cổ gáy và dưới nách, lâu thành lỗ rò.

CỬU LỊ

Chứng lị kéo dài không khỏi. Nguyên nhân do tỳ thận hư, trung khí bất túc. Biểu hiện lâm sàng
là : đại tiện thường kèm theo huyết dịch nhầy nhớt, khi đại tiện đau bụng âm ỉ, sức rặn yếu;
hoặc nguyên nhân do uống quá nhiều thuốc lạnh mát, khiến do tỳ thận dương hư.

CỬU NHIỆT THƯƠNG TÂM

Bệnh danh. Tà nhiệt dằng dai không lui, nung nấu tân dịch, đến nỗi thành bệnh lý, phần âm bị
hao tổn.

Nếu tân dịch phế vị bị tổn thương, thì họng miệng khô ráo, phiền muộn khát nước, ho khan
không có đờm, lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác.

Nếu tổn thương phần âm của can thận, có thể gây nên “thủy không hàm mộc” mà “hư phong
nội động”, biểu hiện miệng khô lưỡi ráo, chân tay run rẩy, hồi hộp mệt mỏi, tai điếc, lưỡi run,
lưỡi đỏ tía không có rêu, mạch tế sác vô lực. Thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh nhiệt tính
hoặc thời kỳ bình phục.

CỬU TẠNG
Chín nội tạng : tâm, can, tỳ, phế, thận, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang [Tam bộ cửu hậu
luận, TV].

CỬU THÍCH

Chín phép châm khác nhau như mao thích, lạc thích, kinh thích...

CỬU TRÌ SÁCH NHIÊN

Một loại mạch tượng. Án mạch rất lâu không thấy bỗng nhiên thấy mạch đập, rồi lại không
thấy...

CỬU TỬ

9 hiện tượng chết trong bệnh hư lao :

1. Chân tay sắc xanh.

2. Tay chân phù lâu ngày.

3. Mạch khô, răng khô.

4. Tiếng nói tán mạn, lỗ mũi phồng lên.

5. Môi lạnh vêu lên.


6. Môi sưng răng khô.

7. Tay lần tà áo như bắt chuồn chuồn.

8. Mồ hôi đọng lại không chảy.

9. Dái thun lên, lưỡi rụt vào.

DẠ ĐỀ

Night Crying

Trẻ con khóc đêm, khóc liên tục không ngưng. Thường do Tỳ bị hàn, Tâm bị nhiệt.

Tỳ hàn: sắc mặt xanh trắng, tay và bụng đều lạnh, không muốn bú, ăn, bụng đau, khóc, ưỡn
lưng lên.

Tâm Nhiệt: sắc mặt đỏ, tay và bụng đều ấm, hơi trong miệng nóng, phiền táo, sợ ánh sáng, khó,
ưỡn người.

DẠ MANH

Quáng gà. Do Tỳ Vị hư yếu dẫn đến Can huyết hư tổn, Thận âm bất túc gây nên. Chứng chủ
yếu là về chiều tối thì mắt nhìn không rõ.
DẠ MINH

Đêm nằm ngủ nhắm mắt.

DẠ NGƯỢC

Sốt rét phát về đêm.

DẠ SÚC

Trẻ em sinh kinh giật vào lúc nửa đêm.

DẠ THẤU

Noctural Cough.

Tên bệnh. Chứng ho về đêm, ban ngày không ho. Thường kèm đăng miệng, hông sườn đau,
chán ăn. Thường do Thận âm hư, hư hỏa bốc lên xâm nhập vào Phế gây nên bệnh.

DAO ĐẦU

Đầu lắc không yên.

DÂM DẬT

Phóng túng quá độ.


DÂM KHÍ

+ Dâm là thấm dần dần ra, khí là tà khí hoặc chính khí. Trường hợp tà khí thấm dần ra gây nên
bệnh là dâm khí, tinh hoa của thức ăn uống thấm dần ra nuôi dưỡng da thịt gân xương cũng gọi
là dâm khí. Đây là ác dụng sinh lý do tinh chất từ thức ăn làm cho gân cơ được mềm mại.

+ Dâm = Thừa, quá độ. Âm khí, dương khí trong cơ thể nếu quá thịnh hoặc do thời tiết khác
thường đều có thể làm tổn thương chính khí gây nên bệnh.

DẦN

Chi thứ 3 trong 12 địa chi, tương ứng với không gian là phương đông, với thời gian là tháng
giêng, là giờ dần (khoảng từ 3 giờ đến 5 giờ sáng) với ngũ hành là mộc khí.

DẪN CHÂM

Thủ pháp châm. Sau khi đã châm kim vào đủ thời gian quy định, một tay đặt cố định lên huyệt,
tay kia cầm đuôi kim vừa xoay kim vừa rút kim ra.

Còn gọi là Xuất Châm, Bài Châm, Bạt Châm.

DẪN HỎA QUY NGUYÊN

Letting the fire back to its origin (Kidney).


Phương pháp điều trị Thận do hư hỏa bốc lên. Vì một nguyên nhân nào đó hỏa của Thận bốc
lên , gây nên bệnh. Hỏa bốc lên đó gọi là Phù Hỏa hoặc Phù Dương, vì vậy, cần đưa hỏa đó trở
về nguồn. Trên lâm sàng thường thấy trên nóng dưới lạnh, mặt đỏ bừng, choáng váng, ù tai,
miệng lưỡi lở loét, lưng đau, gối mỏi, hai chân lạnh, chất lưỡi đỏ, mạch Hư. Thường dùng Nhục
quế, Phụ tử, Thục địa, Ngũ vị tử. Nhục quế, Phụ tử dẫn hỏa đi xuống trở về Thận; Thục địa,
Ngũ vị tử bổ Thận âm, thu liễm hỏa của Thận không cho bốc lên nữa, khiến cho chứng trên
nóng dưới lạnh không còn nữa.

DẪN KINH BÁO SỨ

Guiding drug.

Một số vị thuốc có tác dụng đưa các vị thuốc khác đến chỗ có bệnh, giống người dẫn đường. Có
thể tóm vào trong bảng sau:

KINH BỆNH

THUỐC DẪN

Thái dương

Khương hoạt, Phòng phong.

Dương minh
Thăng ma, Cát căn, Bạch chỉ.

Thiếu dương

Sài hồ.

Thái âm

Thương truật.

Thiếu âm

Độc hoạt

Quyết âm

Tế tân, Xuyên khung, Thanh bì.


Một số tác giả xưa dựa trên kinh nghiệm đã nêu ra lý thuyết dẫn kinh này, tuy nhiên trên lâm
sàng không hoàn toàn thích hợp vì các vị thuốc không thể đáp ứng được mọi trường hợp mà còn
phải tùy chứng trạng mà chọn lựa cho phù hợp. Thí dụ: Bệnh ở Thiếu âm, tay chân lạnh, khi
ngủ chân tay phải co lại mới ấm, tinh thần mỏi mệt, mạch Trầm Tế muốn tuyệt, cần phải dùng
Phụ tử, Can khương, Cam thảo để hồi dương cứu nghịch chứ không thể dùng Độc hoạt là loại
thuốc phát biểu được

DẪN KINH DƯỢC

Thuốc đưa các thuốc khác vào từng đường kinh, như bệnh ở kinh thái dương thì lấy vị Khương
hoạt làm thuốc dẫn kinh, bệnh ở kinh Dương minh thì lấy vị Cát căn làm thuốc dẫn kinh...

DẪN THÂN PHÁP

Thủ thuật kéo dãn gân.

DẬT ÂM

6 kinh âm đầy tràn lên, mạch Thốn khẩu thịnh hơn mạch Nhân nghinh 4 lần vừa to vừa mạnh
gọi là dật âm, dật âm là dương bế tắc ở ngoài, âm bế tắc ở trong không thông được với nhau.

DẬT ẨM

Anasarca.

Tên bệnh. Một trong bốn loại Ẩm. Chứng bệnh do thủy dịch ngưng đọng ở tổ chức dưới da,
xuất hiện các triệu chứng thân mình đau nhức, chân tay phù, nặng nề có khi ho suyễn.
DẬT DƯƠNG

6 kinh dương đầy tràn lên mạch Nhân nghinh thịnh hơn mạch Thốn khẩu 4 lần, vừa to vừa
nhanh gọi là dật dương, dật dương là dương bị ngăn cách ở ngoài.

DẬT HUYẾT

Hemorrhage.

Tên bệnh. Trạng thái bệnh lý máu tràn ra ở các khiếu bên trên (miệng mũi…): nôn ra máu, chảy
máu cam...

DẬT NHŨ

Milk Eructation.

Tên bệnh. Tình trạng trẻ nhỏ bú nhiều quá, sữa ọc ra ngoài.

DẬU

Chi thứ 10 trong 12 địa chi, tương ứng với không gian là phương tây, với thời gian là tháng 8
âm lịch, với giờ dậu (vào khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ) với ngũ hành là kim.

DI CHỈ
Cách xê dịch ngón tay cho vừa mức với 3 bộ mạch ở tay, khi đặt ngón tay xem mạch.

DI ĐỘC

Congenital Syphilis Acquired In Utero.

Thứ độc di truyền lại, như cha mẹ bị giang mai di độc lại cho con từ khi bẩm sinh. Loại giang
mai tiên thiên. Toàn da đỏ, lở loét, chảy nước mủ và máu.

DI HÀN

Hàn ở tạng phủ truyền sang cho nhau, như tỳ di hàn cho can, phế di hàn cho thận...

DI NHIỆT

Nhiệt ở tạng phủ truyền sang cho nhau, như tỳ di nhiệt cho can, can di nhiệt cho tâm.

DI NIỆU

Enuresis.

1. Đái dầm. Do Thận khí bất túc, khí cơ của Bàng quang không vững, thuộc hư chứng. Thuộc
hàn thì nước tiểu trắng trong. Do nhiệt thì nước tiểu mầu vàng mà khai.

2. Tiểu tiện không cầm được (són đái).


Còn gọi là Niệu Sàng.

DI THỈ

Tên bệnh. Đại tiện ra mà không biết.

DI TIẾT

Tên bệnh. Tên gọi khác của chứng Di Tinh.

DI TINH

Noctural Emission.

Tên bệnh. Bình thường tinh tự chảy ra gọi là di tinh, nếu tinh tự chảy ra không dứt gọi là hoạt
tinh, khi chiêm bao gặp nữ mà tinh chảy ra gọi là mộng tinh.

Thường do Tâm Thận không giao với nhau (Tâm Thận bất giao), tướng hỏa bốc lên, thấp nhiệt
hạ chú hoặc do Thận khí không vững gây nên.

DĨ ĐỘC CÔNG ĐỘC

Treat the diseases due to virulent pathogenous evils with poisonous agents.

Phương pháp sử dụng thuốc có độc tính chữa bệnh có tính chất ác độc hiểm nghèo. Thí dụ : Đại
phong tử vị cay nhiệt có độc, dùng trong thuốc hoàn cho uống có thể chữa được chứng ma
phong (phong bại). Hoàng đằng vị chua tính sáp có độc, đắp bên ngoài chữa được ung nhọt. Lộ
phòng phong (tổ ong) vị ngọt tính bình có độc, tán bột hòa với mỡ lợn chữa được chốc lở...

DỊ BỆNH ĐỒNG TRỊ

Treating different diseases with same therapy.

Nguyên tắc điều trị. Cách chung, bệnh khác nhau, chứng khác nhau thì phải có phương pháp
điều trị khác nhau. Những cũng có một số loại bệnh không giống nhau, có đầy đủ tính chất
‘chứng’ như nhau, có thể sử dụng một phương pháp để điều trị. Thí dụ như chứng tiết tả do hư,
thoát giang hoặc sa dạ con, rõ ràng tật bệnh không giống nhau (dị bệnh) nhưng nếu như đều
biểu hiện trung khí hạ hãm thì có thể sử dụng bài Bổ Trung Ích Khí Thang để điều trị (đồng trị).

DỊ KHÍ

Pestilent evil.

Một loại tà khí có tính truyền nhiễm mạnh. Người xưa cho rằng khô hạn lâu, sức nóng nung nấu
sẽ biến hóa khác thường nảy sinh những vật chất gây bệnh mãnh liệt, con người mắc phải sẽ
phát sinh thành bệnh dịch lưu hành.

DĨ TẢ TRỊ HỮU, DĨ HỮU TRỊ TẢ

Một phương pháp châm cứu. Khi một bên thân thể hoặc trái hoặc phải đau nhức, châm cứu bên
trái hoặc phải đối diện. Thí dụ: đau bên phải châm bên trái hoặc ngược lại, nói cách khác là
châm cứu bên không đau.

Phương pháp này chia làm 2 loại : Mậu Thích và Cự Thích.


DỊCH BỆNH

Bệnh truyền nhiễm.

DỊCH CHẨN

Epidemic eruptive disease.

Tên bệnh. Một loại ban chẩn, có tính lây truyền mạnh, do dịch độc gây nên. Có triệu chứng:
ban chẩn đỏ hoặc tím đen, sốt, sợ lạnh, đau đầu. Trường hợp nặng có thể bứt rứt, nói sảng, rêu
lưỡi dầy, có gai, mạch Sác.

DỊCH ĐẠO

Đường thông của tân dịch. Đường chảy thông trên dưới của thể dịch trong cơ thể. Thiên ‘Doanh
Vệ Sinh Hội’ (Linh Khu) viết: “Tông mạch bị bệnh, thì dịch đạo mở, từ đó nước mắt nào mũi
chảy ra”.

DỊCH ĐINH

Một thứ đinh nhọt có tính truyền nhiễm thường phát sinh ở người làm nghề mổ súc vật, đinh
mọc như mụn đậu, trước có bọng nước, sau dập, nước chảy ra đóng thành vẩy đen, không đau,
không hóa mủ, sưng xung quanh, lâu ngày không khỏi thì có thể sinh sốt cao, phát rét, hôn mê.

DỊCH ĐỘC
Độc của các loại bệnh truyền nhiễm.

DỊCH ĐỘC LỴ

Tên bệnh. Một dạng bệnh Lỵ. Do thể chất người bệnh vốn suy yếu hoặc do độc tính quá mạnh
khiến cho dịch độc vào sâu bên trong, đình trệ ở trường vị, phạm vào phần doanh huyết. Bệnh
thường xuất hiện thành dịch.

Triệu chứng: phát bệnh nhanh, sốt cao,lạnh run, phiền khát, bụng đau quặn, đại tiện phân ra
máu, mũi, muốn nôn, nôn mửa, đôi khi nổi ban chẩn. Trước đây chứng này thường rất nguy
kịch nhưng hiện nay, ít khi gặp.

DỊCH HÃN

Chứng bệnh chỉ ra mồ hôi ở nách và trên sườn.

DỊCH HẦU

Những bệnh ở họng có tính truyền nhiễm như bệnh bạch hầu...

DỊCH HẦU SA

Scarlet Fever.

Là một loại bệnh nhiễm thường gặp vào mùa Đông Xuân, do dịch độc gây nên. Triệu chứng :
Họng đỏ sẫm, sưng đau, toàn thân có từng đám ban đỏ. Lúc khỏi bệnh, vẩy tróc ra nhỏ như
cám.
Còn gọi là Tinh Hồng Nhiệt, Dịch Sa.

DỊCH KHÁI

Bệnh ho có tính truyền nhiễm như bệnh ho gà.

Xem thêm mục Bách Nhật Khái.

DỊCH KHÍ

Hôi nách

DỊCH KHÍ

Khí độc truyền nhiễm.

DỊCH LỆ

Pestilence.

Bệnh dịch có tính lây truyền nhanh.

DỊCH LỊ
Fulminent Dysentery.

Bệnh lỵ do dịch khí sinh ra, lỵ phát nhanh nặng, sốt cao, rét run, khát nước, bụng đau dữ dội,
phân ra máu mủ đặc dính đại tiện đi luôn, lợm giọng, nôn mửa có khi phát ban và có tính truyền
nhiễm. Trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật, khó thở, chân tay lạnh.

Xem Dịch Độc Lỵ.

DỊCH NGƯỢC

Epidemic Malaria.

Bệnh sốt rét phát sinh ở một vùng rồi lây sang các vùng lân cận (dịch sốt rét).

DỊCH SA

Chứng họng nổi lên như mụn sởi vỡ loét ra và có tính truyền nhiễm.

DỊCH THẤT

Nhà ở của người bị bệnh dịch.

DỊCH THOÁT

Thể dịch bị tiêu thoát, dịch thoát thì khó co duỗi, sắc khô không nhuận, não tủy sút giảm, ống
chân nhức, tai ù.
DỊCH THƯ

Tên gọi khác của Dịch Ung.

DỊCH UNG

Loại nhọt phát ở trong hố nách (ổ gà), thuộc dương chứng. Do Can, Tỳ huyết nhiệt hoặc phong
nhiệt ở hai kinh Tâm và Tâm bào gây nên. Lúc đầu sưng đỏ và đau, khối u cứng, khó tiêu, kèm
nóng lạnh. Khi khối u mềm là lúc nung mủ. Nếu sắc da khối u không thay đổi, dần dần sưng và
cứng, không đau nhiều, rất lâu mới nung mủ và vỡ mủ, gọi là Dịch Thư hoặc Mễ Thư, thuộc âm
chứng. Thường do khí trệ, huyết ứ ở hai kinh Tỳ, Can.

DỊCH XÚ

Hôi nách.

DIÊM CHẾ

Dùng nước muối nhạt để chế thuốc như tẩm nước muối, tẩm nước muối sao, rửa nước muối...
có mục đích đưa thuốc về thận, làm mềm chất rắn, đưa thuốc đi xuống, bớt tính khô ráo của
thuốc.

DIÊM PHU ĐINH

Thứ mụn đinh xung quanh đỏ, ở giữa có hạt như hạt thóc màu đen, do kinh đởm bị nhiễm độc
mà sinh ra.
DIÊM HẠ

Chẩy nước miếng.

DIÊN THỎA

Cũng là thứ nước ở miệng, nhưng “diên” là thứ nhạt hơn, lỏng hơn, có tác dụng làm ướt, xiêm
xoang miệng, “thỏa” là thứ tương đối đặc hơn, có tác dụng giúp cho việc tiêu hóa thức ăn, diên
được sinh ra là do công năng của thận.

DIỆN BẠCH

Mặt trắng nhợt, bệnh ở phế thì mặt trắng nhợt, không tươi.

DIỆN CẤU

Dirty complexion.

Trên má như có cáu bẩn, nhưng không rửa sạch được, là dấu hiệu của tích trệ ở trong, hoặc bị
cảm thử tà. Thường gặp trong bệnh gan, bệnh do thấp nhiệt.

DIỆN DU PHONG

Chứng mặt mắt sưng phù, ngứa như có trùng bò, da mặt khô, thỉnh thoảng sinh vẩy trắng, càng
lâu càng ngứa nhiều, gãi lở chảy nước vàng hoặc ra máu, đau rất khó chịu. Do kinh Dương
minh bị thấp nhiệt và bị cảm phong tà, nên mới gọi là “diện du phong”. Do cơ thể vốn bị táo lại
ăn nhiều chất dầu mỡ, cay, nóng, sinh ra thấp nhiệt ứ trệ ở Vị, kèm ngoại cảm phong tà gây nên.
DIỆN ĐINH

Pustle On Face.

Mụn mủ trên mặt.

DIỆN ĐỚI DƯƠNG

Sắc mặt đỏ nhợt, khí dương ở dưới vượt lên, như người bị bệnh hư lao đến quá trưa thì hơi sốt,
và 2 gò má đỏ hồng.

DIỆN HÀN

Lạnh ở mặt.

DIỆN HẮC

Da mặt đen, một phản ảnh của bệnh ở thận.

DIỆN HOÀNG

Da mặt vàng, một phản ảnh của bệnh ở Tỳ.

DIỆN HOÀNG CƠ SẤU


Emaciation With Shallow Complexion.

Chứng bệnh người gầy, sắc mặt vàng, sạm khô. Do Tỳ Vị suy yếu, khí huyết hư. Thường gặp
nơi những người bệnh suy mòn mạn tính.

DIỆN HỒNG

Flushed Face.

Sắc mặt đỏ.

DIỆN MỤC PHÙ THŨNG

Puffiness Of Face.

Mặt sưng phù. Thường thuộc hư chứng. Do Tỳ Phế dương hư, chức năng vận hóa không điều
hòa hoặc do Can Thận âm hư, dương hỏa bốc lên.

DIỆN PHONG

Chứng 2 má đỏ sưng lên như mọc mụn sởi, nhẹ thì từng hạt thưa thớt, nặng thì kết liền thành
từng mảng.

DIỆN SANG

Nhọt ở mặt.
DIỆN SẮC

Sắc mặt, phản ảnh trạng thái sinh lý bệnh lý của cơ thể.

DIỆN SẮC THƯƠNG BẠCH

Pale Complexion.

Sắc da mặt tái, không tươi nhuận, thường kèm theo môi và móng tay chân trắng nhạt. Thường
do khí huyết hư, do chảy máu nhiều, mất máu.

DIỆN SẮC THƯƠNG HẮC

Dimmish Blackish Complexion.

Sắc mặt sạm đen. Thượng do Thận khí suy yếu, khí huyết không nuôi dưỡng được da mặt. Có
thể gặp trong chứng Âm hoàng, bệnh suy tuyến thượng thận (Addison).

DIỆN SẮC ỦY HOÀNG

Shallow Complexion.

Sắc mặt khô, kém tươi nhuận. Thường gặp trong bệnh suy mòn mạn tính, khí huyết không nuôi
dưỡng da mặt gây nên. Do Tỳ Vị suy yếu.
DIỆN THANH

Sắc mặt xanh, một phản ảnh của bệnh ở gan.

DIỆN THOÁT

Facies Of Cachexia Marked Vashing Of The Face Indicative Of Critical Condition.

Chứng các cơ ở mặt cứ gầy róc dần. Gặp trong các bệnh nguy hiểm.

DIỆN THỐNG

Đau ở mặt.

DIỆN TRẦN

Dusty Complexion.

Sắc mặt sạm lại như có bụi bẩn. Thực chứng do táo tà hoặc phục tà bên trong. Hư chứng do
bệnh lâu ngày hoặc Can Thận hư.

DIỆN VƯƠNG

Chóp mũi, chỗ phản ảnh sinh lý, bệnh lý của Tỳ.

DIỆN XÍCH
Mặt đỏ khác với lúc bình thường, phản ánh có nhiệt ở trong bốc lên.

DO BIỂU NHẬP LÝ

Tình trạng biểu chứng chưa khỏi, bệnh lại có chiều hướng lan vào bên trong. Điểm phân biệt là:
ở biểu thì còn triệu chứng sợ gió, sợ lạnh; ở lý thì không sợ lạnh nhưng lại sợ nóng. Ở biểu phần
nhiều không khát, rêu lưỡi trắng mỏng; ở lý phần nhiều phiền khát, rêu lưỡi vàng khô.

DO LÝ XUẤT BIỂU

From The Interior To The Superficies.

Tình trạng bệnh tà từ phần lý chuyển dần ra phần biểu. Biểu hiện chủ yếu là : trước có chứng
nội nhiệt, phiền táo, ho nghịch lên, ngực khó chịu... là triệu chứng thuộc lý. Sau đó thấy sốt, ra
mồ hôi, những nốt đỏ (chẩn) dần dần nổi rõ ở bì phu, phiền táo giảm nhẹ, là dấu hiệu bệnh từ
phần lý chuyển ra phần biểu. Đây là những dấu hiệu bệnh tình từ nặng chuyển sang nhẹ, tiên
lượng tốt.

DOANH

Nutriment.

1. Vật chất tinh vi do thức ăn uống biến hóa ra. Chất tinh vi này thông qua tác dụng khí hóa của
tạng tỳ rót lên phế, đi trong kinh mạch, phân giải khắp các tạng phủ và các tổ chức khác trong
cơ thể.

2. Mạch quản của kinh mạch (doanh : nơi ở, nơi ở của khí huyết).
DOANH HUYẾT

Huyết dịch (theo sinh lý học).

Doanh khí

Ying Energy

Tinh khí vận hành trong mạch. Sinh ra từ thủy cốc, nguồn hóa sinh từ tỳ vị, khởi từ trung tiêu,
tính chất nhu thuận, có tác dụng hóa sinh huyết dịch, doanh dưỡng toàn thân.

Doanh khí vận hành từ trung tiêu rót lên Thái âm Phế kinh ở tay, sau đó thông qua các kinh
mạch toàn thân vận hành không ngừng, đi tới các bộ phận trên, dưới, trong, ngoài của cơ thể.

Theo sinh lý học doanh khí là chỉ tác dụng của huyết dịch.

DOANH KHÍ BẤT TÙNG

Stagnation Of Ying Energy

Tình trạng doanh khí vận hành trong huyết mạch bị trở ngại, xuất hiện bệnh ung thũng.

Thiên ‘Doanh Vệ Sinh Hội’ (Tố Vấn) viết: “Khí không trôi chảy, đọng lại ở thớ thịt sẽ sinh ra
ung thũng”. Doanh khí chu lưu ở trong kinh mạch, nếu vì tà khí xâm phạm hoặc ăn thức ăn
ngon béo, nhiều dầu mỡ kéo dài, nhiệt độc nghẽn ở trong làm cản trở sự vận hành của doanh
khí, làm nghẽn lại ở cơ bắp, huyết uất nhiệt tích lại lâu ngày hóa mủ tạo thành ung thũng.
DOANH PHẦN CHỨNG

Ying Fen Syndrome.

Một giai đoạn nặng của ôn bệnh, tiến triển từ phần Vệ (khí). Có đặc điểm là sốt cao về đêm, bứt
rứt khó ngủ hoặc hôn mê, nói sảng, phát ban, lưỡi đỏ sẫm, mạch Tế Sác.

DOANH VỆ BẤT HÒA

Imbalance Between Ying Energy And Wei Energy.

Vệ : dương khí phòng vệ ở phần biểu; Doanh : vật chất cơ sở của mồ hôi và các dịch).

Chứng tự ra mồ hôi (ở phần biểu). Chứng tự ra mồ hôi trong biểu chứng có hai trường hợp :

1. Vệ Nhược Doanh Cường : vì công năng bảo vệ bên ngoài của dương khí hư yếu, mất năng
lực giữ bền bên ngoài, nên mồ hôi tự toát ra. Biểu hiện lâm sàng là : không sốt mà ra mồ hôi
từng lúc.

2. Vệ Cường Doanh Nhược : do dương khí bị uất ở vùng cơ biểu, thúc ép doanh âm ở trong làm
cho ra mồ hôi. Biểu hiện lâm sàng là : có lúc sốt mà tự ra mồ hôi, khi không sốt thì mồ hôi
không ra nữa.

Cường và nhược ở đây chỉ là tương đối. Phép trị là dùng bài Quế Chi Thang để phù chính khu
tà, điều hòa doanh vệ. Cần chú ý thời gian uống thuốc : trường hợp sốt rồi ra mồ hôi thì uống
trước khi phát sốt; trường hợp không phải sốt mà tự ra mồ hôi thì uống trước sau không bó
buộc.
DOANH, VỆ, KHÍ, HUYẾT

Cơ sở vật chất và động lực tất yếu trong quá trình hoạt động của sinh mệnh con người.

Khí, huyết trong kinh mạch không ngừng tuần hoàn. Nguồn gốc của doanh, vệ từ tinh khí của
thủy cốc, sự sinh thành của chúng phải qua hoạt động khí hóa của tạng phủ (như sự tiêu hóa vận
chuyển của Tỳ Vị, sự phân bố khí hóa của Tâm Tỳ) sau đó mới chia ra nuôi dưỡng các bộ phận
của thân thể. Thiên ‘Doanh Vệ Sinh Hội’( Linh Khu) viết: “Thức ăn vào Vị, chuyển tinh vi lên
Phế, 5 tạng 6 phủ đều nhận khí tinh vi ấy, thứ trong là doanh, thứ đục là vệ”. Trong và đục ở
đây chủ yếu là nói sự khác nhau về công năng. Trong chỉ tác dụng của doanh khí tương đối nhu
hòa, đục chỉ tác dụng của vệ khí mạnh, hoạt lợi, không đâu là không tới.

Vệ chủ khí, doanh chủ huyết, vệ thuộc dương, doanh thuộc âm. Dương chủ bên ngoài, âm chủ
bên trong. Nói theo vị trí, doanh đi trong mạch, vệ đi ngoài mạch. Sự khác nhau này không phải
là tuyệt đối, chỉ gợi lên khái niệm khác nhau của doanh và vệ với trong, ngoài mà thôi. Nói theo
tác dụng, vệ có tác dụng bảo vệ, doanh có tác dụng doanh dưỡng. Nói chung, doanh và vệ chỉ
về mặt tác dụng và công năng, khí và huyết chủ yếu thể hiện về mặt cơ sở vật chất.

Thông qua sự vận hành của khí huyết, phát huy được tác dụng của doanh vệ. Vì vậy thiên ‘Âm
Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn 5) viết: “Âm ở trong, giữ gìn cho dương, dương ở ngoài,
chịu sự vận hành của âm” (âm : ở đây chỉ doanh huyết; dương : ở đây chỉ vệ khí).

Diệp Thiên Sĩ trong quyển ‘Ôn Nhiệt Luận’, dựa rên cơ sở vệ khí doanh huyết, đem sự truyền
biến của Ôn bệnh chia ra 4 giai đoạn: Vệ, Khí, Doanh, Huyết làm cương lĩnh cho biện chứng
luận trị trong lâm sàng.

DU ĐẠC

Cách đo huyệt.
DU HÃN

(Cũng là “nhu hãn”) mồ hôi lạnh mà nhờn dính như dầu như nói bệnh hoàng đản, mà có “du
hãn” là tỳ tuyệt, cho nên chết.

DU HUYỆT

1. Loại huyệt trong huyệt ngũ du ở tay chân (Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp) huyệt Du là
nơi khí của kinh mạch chảy dồn đến. Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2) viết: “Sở hành vi Du”.

2. Huyệt châm cứu, chỗ lưu thông gọi là du, chỗ rỗng gọi là huyệt. Một thứ nói về tính chất,
một thứ nói về vị trí. Trước đây phân làm 2 từ về sau chung lại một từ (du huyệt).

3. Huyệt du của các tạng phủ trên kinh Thái dương bàng quang ở lưng (bối du), là nơi khí của
tạng phủ ở trong thông ra ở ngoài như Tâm du, Can du...

DU KHÍ

Khí của du huyệt.

DU KHIẾU

Lỗ hở của du huyệt, sâu từ chỗ huyệt tán ra, gần với khoảng gân xương. Thiên ‘Tứ Thời Khí
‘(Tố Vấn) viết : « Mùa đông châm vào du khiếu », tức là châm vào sâu.

DU PHONG
Cũng gọi là ‘Ban Thốc’ một thứ bệnh trong thời gian ngắn, tóc rụng từng đám, da đầu trở nên
trơn láng.

DU PHONG

Một loại chứng của phong cấp tính, xuất hiện ngoài da, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh phát ở môi,
miệng, mi mắt, dái tai, ngực bụng, lưng và mu tay, chân. Bệnh phát nhanh và hết nhanh, di
chuyển không nơi nhất định. Thường bệnh ngoài da nổi lên từng đám như hạt thóc, hoặc trắng,
hoặc đỏ, sưng nóng ngứa, đau, chạy chỗ này sang chỗ khác trắng thì gọi là Bạch du phong, đỏ
gọi là Xích du phong. Nguyên nhân do Tỳ Phế bị táo nhiệt hoặc phần biểu không vững khiến
cho tà khí xâm nhập vào tấu lý, phong nhiệt bị ủng trệ khiến cho doanh vệ bị rối loạn. Cũng có
khi do dị ứng với thức ăn.

DUY CÂN

Đường gân của mạch Dương duy.

DUY QUYẾT

Khí của mạch Dương duy, mạch Âm duy nghịch lên.

DUYÊN GIANG TRĨ

Bệnh giang mai, ở da quanh hậu môn, mọc mụn sắc trắng, hoặc xám, ngứa nhiều.

DŨNG THỔ
1- Nôn vọt ra.

2- Tức phép thổ, gây nôn (Emetic Therapy).

DŨNG THỔ CẤM LỆ

Case For Which Emetic Therapy Is Contraindicated.

Những trường hợp cấm dùng phép Thổ, như không có đờm tụ trong ngực, cơ thể suy nhược, sau
khi sinh, thời kỳ hồi phục bệnh, xuất huyết, người cao tuổi, có thai…

DŨNG THỦY

Nước ở thận tràn lên.

DŨNG THƯ

Nhọt mọc ở huyệt Thái dương gần mí mắt, lúc đầu như hạt thóc, rồi sưng đau dần hình như con
chuột nấp, mặt mắt sưng phù, sau 7 ngày nếu chưa vỡ mủ thì hỏa độc sẽ cộng vào mắt, làm loét
mắt, nếu độc công vào não thì chảy ra huyết loãng màu đen là chết.

DŨNG TIẾT

Nôn mửa và tiêu chảy dữ dội.

DŨNG TUYỀN ĐINH


Tên gọi khác của Túc Đinh.

DŨNG TUYỀN THƯ

Nhọt mọc ở huyệt Dũng tuyền giữa lòng chân, có 2 loại khác nhau,m}2 đen tối không đau,
khoảng 21 ngày không vỡ mủ gọi là thư, khó chữa, khoảng 14 ngày đã vỡ mủ là loại ung, thì sẽ
tự khỏi.

DƯ ĐỘC

Như di độc.

DỰNG BI

Sorrowful State During Pregnancy.

Phụ nữ trong thời kỳ có thai mà bị chứng Tạng táo (Hysteria).

DỰNG PHỤ

Đàn bà có thai.

DƯỢC ĐỘC

Tính chất độc của thuốc.


DƯỢC KHÍ

Mùi hơi của thuốc, như nói mùi hôi của can, mùi khét vào tâm. Mũi thơm vào tỳ, mùi tanh vào
phế, mùi thối vào thận, hoặc như nói mùi thơm có thể thông khí, có thể sơ tán, có thể bổ tỳ âm,
có thể thông tâm khí, có thể hòa hợp ngũ tạng.

DƯỢC LÝ

Lý luận về thuốc, như nói thầy thuốc phải thông hiểu y lí, dược lý.

DƯỢC LỰC

Khả năng của thuốc, như trừ được ủng tắc, thông được ngưng trệ, bổ được suy nhược, khai
được uất bế, nhuận được khô táo, khô được ẩm ướt...

DƯỢC NĂNG

Tính năng của thuốc, như bốc lên, giáng xuống, thu vào, tán ra.

DƯỢC PHẨM

Phẩm chất của thuốc, thời xưa chia thuốc thành 3 loại : thượng phẩm, hạ phẩm, trung phẩm, cho
nên gọi là dược phẩm, cách phân loại dựa vào 2 phương diện : vật chất, hoặc tính chất.

DƯỢC SẮC
Màu sắc của thuốc như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen...

DƯỢC THỂ

Thể chất của thuốc, như rễ, ngọn, thân, cành, hạt, vỏ, đầu, thân, đuôi, nhẹ, xốp, đặc, nặng, khô
ráo, ướt nhuận...

DƯỢC TÍNH

Tính của thuốc; hàn (lạnh) nhiệt (nóng) ôn (ấm) lương (mát) bình (bình hòa) như nói Hoàng
liên có tính hàn, phụ tử có tính nhiệt...

DƯỢC ÚY

Thuốc chườm.

DƯỢC VẬT HỌC

Môn học về thuốc.

DƯỢC VỊ

Vị của thuốc, chua, cay, đắng, mặn, ngọt, nhạt, như nói vị ngọt thì bổ, vị cay thì tán...

DƯƠNG ÁCH
Tên bệnh. Chứng nấc thuốc dương, chứng này có kiêm các hiện tượng phát sốt, nôn ra nước
đắng, ngực đầy, mạch Sác.

DƯƠNG BAN

Yang Type Eruptive Disease.

Tên bệnh. Phát ban thuộc nhiệt, do nhiệt từ trong bốc ra, nóng bừng, ban màu đỏ tươi.

DƯƠNG BĂNG

Tên bệnh. Chứng băng huyết vì nhiệt tà, ra huyết màu đỏ tươi, bụng dưới đau.

DƯƠNG BẾ

Tên bệnh. Nói chung là thuộc chứng Bế.

1. Bế là nói chung về những bệnh công năng của tạng phủ bị bế tắc không thông, ví dụ như hàm
răng nghiến chặt, 2 tay nắm chặt, tinh thần mê man, đờm dãi đầy tắc, mồ hôi không ra được...
trong đó nếu có kiêm hiện tượng nhiệt là dương bế, hiện tượng hàn là âm bế.

2. Chứng trẻ con bí đái, bụng đầy tức, do nhiệt tà làm ủng trệ, không tuyên thông được gây nên.

3. Loại tà khí xâm nhập vào kinh dương.

DƯƠNG BỆNH
Yang Diseases.

1. Bệnh ở 3 kinh dương.

2. Những bệnh thuộc nhiệt, thuộc thực.

DƯƠNG BỆNH TRỊ ÂM

Treating Yin For Yang Diseae.

Một phương hướng điều trị. Bệnh thuộc dương nhưng chữa gốc ở âm.

a. Người bệnh nhiệt thịnh, tổn thương âm tân, điều trị cần tư âm. Thí dụ : ôn bệnh lâu ngày
không khỏi, cơ thể nóng, mặt đỏ, miệng khô, lưỡi ráo, thậm chí môi nứt, răng đen sạm, lòng bàn
tay chân nóng hơn mu bàn tay chân, mạch Hư Đại. Dùng phương thuốc cam nhuận, tư âm như
gia giảm Phục Mạch Thang (Chích thảo, Can địa hoàng, Bạch thược, Mạch môn, A giao, Ma
nhân).

b. Chứng trạng của bệnh, ở dương kinh mà châm thích ở âm kinh. Thí dụ : bệnh biến của
Dương minh Vị kinh ở chân gây nôn mửa có thể châm Nội quan là huyệt của Quyết âm Tâm
bào kinh ở tay và Thái xung là huyệt của Quyết âm can kinh ở chân.

DƯƠNG CHỨNG

Yang Syndrome.
Nói chung các triệu chứng thuộc nhiệt thuộc thực, như sốt cao, khát nước nhiều, thích mát, vật
vã, phiền nóng, mặt đỏ, mạch Sác...

DƯƠNG CHỨNG PHÁT BAN

Yang Syndrome With Eruption.

Chứng phát ban thuộc loại dương. Còn gọi là Dương Ban.

DƯƠNG CHỨNG TỰA ÂM

Hiện tượng bệnh nhiệt tính phát triển đến cực độ, có khi xuất hiện một loại giả tượng tức bản
chất bệnh vốn là dương chứng nhưng lại biểu hiện chứng trạng rất giống với âm chứng. Thường
gặp trong bệnh nhiệt, lúc sốt cao quá, có triệu chứng chân tay lạnh.

DƯƠNG CÓ THỪA ÂM BẤT TÚC

Luận thuyết của Chu Đan Khê thông qua thực tiễn lâm sàng nêu ra. Theo ông, âm là chỉ tinh
huyết, dương là chỉ khí hỏa, tức là cái hư hỏa do tinh huyết khuy tổn sản sinh ra. Ông cho rằng
tinh huyết (cơ sở vật chất cho hoạt động của sinh mạng) không ngừng bị hao mòn, dễ tổn hại
mà khó phục hồi... cho nên âm thường bất túc (không đủ). Nếu không chú ý bảo dưỡng tinh
huyết, buông thả rượu chè sắc dục, thì dương khí bốc, hư hỏa vọng động, cho nên dương
thường có thừa, âm hư dương cang thì trăm bệnh nổi lên. Cho nên chủ trương giữ gìn tinh huyết
để duy trì âm dương trong thân thể trước thăng bằng, đó chính là phương pháp luận coi trọng tư
âm trong lâm sàng của Chu Đan Khê.

DƯƠNG CUỒNG

Bệnh cuồng thuộc nhiệt, thuộc dương tính.


DƯƠNG DUY

Một trong 8 mạch kỳ kinh, bắt đầu ở phía dưới mắt cá ngoài, theo phía ngoài chân lên phía
ngoài bụng, phía ngoài ngực, lên vai, ra sau gáy, dừng lại ở đầu, có công dụng giằng giữ các
kinh dương, nên gọi là “dương duy”.

DƯƠNG ĐÁN

Bệnh chứng điều trị bằng Dương đán thang. Dương Đán Thang tức là Quế Chi Thang [Kim
Qũy]. Các thầy thuốc đời sau như Tôn Tư Mạo... cũng có Dương Đán Thang, tạo thành từ bài
Quế Chi Thang thêm Hoàng cầm chữa thái dương biểu hư chứng kém ăn âm hư nội nhiệt, có
các chứng trạng phát sốt, hơi sợ lạnh, tự ra mồ hôi, tâm phiền, tiểu tiện luôn, đau gót chân... tuy
cũng gọi là Dương đán thang nhưng sử dụng thuốc và luận điểm có khác nhau đôi chút với
Dương đán thang trong Kim quỹ yếu lược.

DƯƠNG GIẢN

1. Chứng cấp kinh phong của trẻ em.

2. Chứng động kinh, khi phát thì cứng gáy, mắt trợn ngược, mê man, hàm răng nghiến chặt,
phần nhiều vì tích nhiệt ở kinh can mà sinh ra.

DƯƠNG HÓA KHÍ ÂM THÀNH HÌNH

Yang Forms Vital Energy and Yin Shapes Up The Body.


Hiện tượng chuyển hóa của âm dương. Hóa khí và thành hình là hình thức vận động vừa tương
phản vừa tương thành của vật chất. Dương động mà tán, cho nên hóa khí; âm tĩnh mà ngưng,
cho nên thành hình. Âm và dương ở đây là chỉ vật chất động và tĩnh, khí hóa ngưng tụ, phân
hóa và hợp thành. Đó là sự vận động tương đối, nói khác đi là sự tồn tại lẫn nhau của vật chất
và năng lượng, có tác dụng chuyển hóa lẫn nhau.

DƯƠNG HỎA

1. Tâm hỏa.

2. Lửa ở loài mộc.

DƯƠNG HOÀNG

Yangtype Jaundice.

Bệnh hoàng đản thuộc dương, mặt mắt da vàng sáng, thường kiêm các chứng miệng khô, miệng
đắng, bụng đầy, ngực tức, đại tiện bí, tiểu tiện đỏ, mạch huyền sác.

DƯƠNG HƯ

Yang Defficiency.

Khí dương suy kém, thường xuất hiện các triệu chứng như : sắc mặt trắng bệch, tay chân không
ấm, dễ ra mồ hôi, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong trắng, sắc môi nhợt, miệng nhạt, chất lưỡi
nhợt, lưỡi trắng nhuận, mạch hư nhược.

DƯƠNG HƯ ÂM THỊNH
Yang Defficiency Leading To Domination Of Yin.

Bệnh trạng (dương hư : thận dương hư; âm thịnh : âm hàn thịnh ở trong). Vì thận dương hư
không sưởi ấm được tạng phủ, khiến công năng của tạng phủ giảm sút, xuất hiện chứng trạng
âm hàn như chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy, phù thũng, mạch Trầm Vi...

DƯƠNG HƯ ĐẦU THỐNG

Headache Due To Yang Defficiency.

Chứng đầu đau do dương hư, thanh dương không đưa lên đầu. Triệu chứng: đầu đau âm ỉ, sợ
lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, chán ăn, sắc lưỡi nhạt, mạch Hư hoặc Trầm Trì Nhược.

DƯƠNG HƯ HUYỄN VỰNG

Dizziness Due To Yang Defficiency.

Chứng hoa mắt, chóng mặt do dương khí không đủ để đưa lên đầu. Biểu hiện: váng đầu, đau
đầu, hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, ra mồ hôi, hơi thở ngắn, chân tay lạnh, mạch Trầm Tế.

Dương hư ố hàn

Chilliness Due To Yang Defficiency.

Chứng sợ lạnh do dương hư không đủ nuôi dưỡng làm ấm da cơ. Biểu hiện: sợ lạnh, nằm co
gối, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
DƯƠNG HƯ PHÁT NHIỆT

Endogenous Heat Syndrome Caused By Yang Defficiency.

1. Chứng trạng cơ năng sinh lý của con người bị sút kém, đặc biệt là tỳ vị hư nhược, dương khí
vượt ra ngoài. Đây là bệnh lý biến hóa của loại nội thương phát nhiệt.-j5 chứng chủ yếu : phát
sốt tự ra mồ hôi, sợ gió, mệt mỏi, biếng nói, kém ăn, phát nhiệt phần nhiều vào buổi sáng,
mạch phù đại vô lực hoặc tế nhược...

2. Chứng trạng âm hàn nội thịnh, hư dương bị ngăn cách ở ngoài nên xuất hiện phù nhiệt, nóng
ở lớp biểu bì. Triệu chứng chủ yếu : sốt nhẹ, ố hàn, mỏi mệt, tay chân lạnh, ỉa lỏng, mạch vi...

DƯƠNG HƯ TẮC NGOẠI HÀN

Bệnh trạng ngoại hàn do dương hư. Dương hư ở đây chỉ khí hư hoặc mệnh môn hỏa kém, công
năng tạng phủ giảm sút, nhất là tỳ thận dương hư không vận hóa được tinh chất để dinh dưỡng,
làm ấm áp tạng phủ, vì vậy nhiệt năng không đủ, vệ khí không bền, ảnh hưởng đến tuần hoàn
mà sinh các triệu chứng lạnh ở bên ngoài (ngoại hàn), chân tay lạnh. Sợ lạnh, sắc mặt trắng
bệch, rất dễ bị cảm mạo.

Dương hư thấp trỞ

Wetness Retention Due To Yang Defficiency.

Tỳ Thận dương hư mất chức năng vận hóa thủy thấp gây bệnh. Biểu hiện: phù, tiểu ít, tiêu lỏng,
chân tay mỏi mệt…
DƯƠNG HƯ THỦY PHIẾM

Retension OF Fluid Caused By Yang Defficiency.

Loại bệnh lý thủy thũng mạn tính. Tỳ chủ vận hóa thủy thấp, thận chủ bài tiết thủy dịch. Nếu tỳ
thận dương hư, sự vận hóa và công năng bài tiết thủy dịch giảm sút, thì thủy trấp tràn lan
(phiếm) ra vùng cơ bắp hình thành thủy thũng. Xuất hiện triệu chứng phù thũng toàn thân nhất
là từ thắt lưng trở xuống phù rất rõ, đái sẻn ít, bụng và trung quản trướng đầy, đại tiện lỏng
loãng, rêu lưỡi trắng trơn, chất lưỡi nhợt, mạch Trầm Tế. Dương hư thủy phiếm thường gặp ở
viêm thận mạn tính, suy tim. Điều trị nên theo hướng ôn dương hành thủy.

DƯƠNG HƯ TỰ HÃN

Spontaneous Perspiration Due To Yang Defficiency.

Tên bệnh. Chứng tự ra mồ hôi do dương hư, phần biểu không vững. Sợ lạnh, mồ hôi ra lạnh,
mệt mỏi, mạch Tế Nhược.

DƯƠNG KẾT

Yang Type Constipation.

Tên bệnh. Chứng táo bón do tà thực ở trường vị.

DƯƠNG KHÍ

Yang Energy.
1. Khí trời.

2. Khí dương, phía đối lập với khí âm, như khí của phủ là khí dương, khí của tạng là khí âm, khí
ở các kinh dương là khí dương, khí ở các kinh âm là khí âm, vệ khí là khí dương, vinh khí là khí
âm.

3. Phía đối lập với âm dịch, âm dịch phải có dương khí để chuyển hóa, dương khí phải có âm
dịch để tồn tại.

DƯƠNG KHIẾU

Yang Orifice.

7 khiếu ở mắt, tai, mũi, miệng.

DƯƠNG KIỂU

1 trong 8 mạch kỳ kinh. Bắt đầu ở huyệt Thân mạch đi quanh phía dưới mắt cá ngoài chân, theo
mé ngoài chân lên phía ngoài đùi, lên sườn đi lên phía ngoài vai, theo cổ lên phía ngoài môi đến
khóe mắt trong, cùng với mạch Âm kiểu, với mạch Thái dương đi lên não. Lại quay xuống đến
khóe ngoài mắt, một nhánh từ mí mắt đi lên chân tóc, quay ra phía sau, đến huyệt Phong trì,
đường mạch này đi qua các huyệt Thân mạch, Bộc tham, Phụ dương, Cư liêu, Kiên ngung, Nhu
du, Cự cốt, Địa thương, Cự liêu, Thừa khấp đến huyệt Phong trì. Người ta khi thức ngủ, mở
mắt, nhắm mắt, là có liên quan đến mạch dương kiểu, Âm kiểu.

DƯƠNG KINH
Yang Meridian.

Các đường kinh thuộc lục phủ, gồm 3 kinh dương tay và 3 kinh dương chân.

DƯƠNG KINH

Convulsion Of Yang Type.

Chứng co giật không kèm lạnh chân tay. Do phong nhiệt thịnh.

DƯƠNG LẠC

1. Lạc mạch từ các kinh dương đi rẽ ra.

2. Lạc mạch đi lên hoặc đi nông ở ngoài, máu tràn ra ngoài thì thành chứng chảy máu mũi.

3. Lạc mạch của kinh Dương minh vị.

DƯƠNG LẠC THƯƠNG TẮC HUYẾT NGOẠI DẬT

Damage Of Yang Collateral Results in Bleeding From Upper Part Of The Body.

Hiện tượng xuất huyết ở các cơ quan ở phần trên cơ thể. Dương lạc, chỉ bộ phận trên, thuộc các
lạc ở phần biểu. Huyết tràn ra ngoài thường là khạc ra máu, chảy máu mũi. Trên lâm sàng, nếu
do nguyên nhân nào đó làm cho phía trên xuất huyết, đa số cho là tổn thương dương lạc.
DƯƠNG LẬU

Chứng đau mắt, ban ngày thường chảy ra nước vàng đỏ rất tanh thối, 2 mắt đau nhức.

DƯƠNG MẠCH

Nói chung các kinh dương và mạch Đốc, mạch Dương duy, mạch Dương kiểu.

DƯƠNG MẠCH CHI HẢI

Tên gọi riêng của Đốc mạch. Vì 3 kinh dương ở tay và chân đều phân nhánh trực tiếp hội hợp
với mạch Đốc, có tác dụng điều tiết dương khí toàn thân, cho nên gọi là “bể của dương mạch”.

DƯƠNG MAI SANG ĐỘC

Syphylitic Ulcer.

Lở loét do giang mai.

DƯƠNG MAI SƯƠNG

Một loại nhọt độc (vì loại hình của loại nhọt lở này giống như dương mai, nên đặt tên vậy). Bao
gồm nhiều loại bệnh biến ở bì phu. Ở bì phu nổi mảng đỏ sau mới hình thành các nốt ban, gọi là
dương mai ban; giống như loại phong chẩn gọi là dương mai chẩn; hình là hạt đậu lặn trong thịt,
rắn chắc gọi là dương mai đậu; nếu nuôi chẩn bị vỡ, thịt đột nhiên lồi lên, gọi là phiên hoa
dương mai; nếu mai độc xâm phạm cốt tủy, các khớp hoặc xuyên vào tạng phủ, gọi là dương
mai kết độc.
DƯƠNG MINH

Yang Ming.

1. Tên đường kinh của vị và đại trường.

2. Một trong 3 phần của khí dương, Thái dương, Thiếu dương, Dương minh.

DƯƠNG MINH BỆNH

Yang Ming Disease.

Một trong các bệnh của lục kinh. Dương minh bệnh chia 2 loại hình kinh chứng và phủ chứng.

Kinh chứng biểu hiện mình nóng, không ố hàn mà ố nhiệt, ra mồ hôi, phiền khát, mạch hồng đại
có lực.

Phủ chứng biểu hiện đau bụng cự án, đại tiện bí, trào nhiệt, thậm chí nói nhảm, mạch trầm thực
có lực.

Đây là lý chứng thực nhiệt do nhiệt thịnh tổn thương tân dịch, nhiệt kết ở vị trường gây nên.

DƯƠNG MINH DỮ THIẾU DƯƠNG HỢP BỆNH

Disease Involving The Yangming And Shaoyang Channels Simultaneously.


Tức là hai đường kinh Dương minh và Thiếu dương cùng mắc bệnh một lúc. Đây là một hội
chứng có triệu chứng của cả hai đường kinh.

DƯƠNG MINH ĐẦU THỐNG

Yangming Headache.

+ Chứng đau đầu trong hội chứng Dương minh do ngoại cảm kèm sốt, sợ nóng mà không sợ
lạnh.

+ Đau đầu tại vùng đường kinh Dương minh đi qua như đau trước trán lan đến hố mắt…

DƯƠNG MINH KINH CHỨNG

Yangming Channel Syndrome.

Cũng gọi là Dương minh kinh bệnh. Do nhiệt tà ở kinh Vị quá thịnh, có triệu chứng sốt cao, ra
mồ hôi nhiều, khát, mạch Hồng Đại…

DƯƠNG MINH PHỦ CHỨNG

Yangming Hollow Organ Syndrome.

Là hội chứng bệnh của Dương minh do tích tụ thực táo ở Vị. Sốt cao, hoặc sốt về chiều, lòng
bàn tay bàn chân ra mồ hôi, bụng đầu, đau, quanh rốn đau, táo bón, nói sảng, mạch Trầm Thực.
DƯƠNG NHÂN

Người thiên về phần dương.

DƯƠNG NUY

Impotence.

Dương vật mềm rũ (liệt dương). Do sinh hoạt tình dục quá độ, mệnh môn hỏa suy hoặc Can
Thận âm hư, rối loạn chức năng Tâm Tỳ, hoặc do cảm hàn thấp.

DƯƠNG PHONG

Gió trái thường ở mùa hạ.

DƯƠNG PHỤC

Dương khí hồi phục trở lại.

DƯƠNG QUYẾT

Yangtype Syncope.

+ Đột nhiên phát cuồng do bị kích động.


+ Chứng Nhiệt quyết. Tay chân giá lạnh, do nhiệt tà quá thịnh, tân dịch bị tổn thương ảnh
hưởng đến sự lưu thông bình thường của khí dương, khí dương không thông suốt ra tay chân
được mà sinh quyết lạnh.

DƯƠNG SA

Chứng đau bụng tay chân ấm vì khí uất không thông gây nên.

DƯƠNG SÁT

Thời kỳ khí dương gây ra bệnh, như nói bệnh ở 3 tháng mùa xuân là “dương sát”.

DƯƠNG SÁT ÂM TÀNG

Yin Becomes Deficient While Yang Is Weaked.

Theo quy luật âm dương hỗ tương thì khi dương khí suy thì âm khí cũng theo đó mà yếu đi.

DƯƠNG SINH ÂM TRƯỞNG

Một trong những mối quan hệ của âm dương. Dương khí sinh hóa bình thường thì âm khí mới
có thể không ngừng tự dưỡng lớn lên.

DƯƠNG SINH VU ÂM

Yang Originates From Yin.


Một trong những mối quan hệ của âm dương, ngược lại với âm sinh ở dương. Dương khí đại
biểu cho sự sinh sản của lực lượng năng động phải dựa vào âm khí là cơ sở của vật chất, âm
tinh như vậy có nghĩa dương khí là do âm tinh sinh hóa ra.

DƯƠNG SÚC

Dương vật co thụt vào (săn lại).

DƯƠNG SỰ

Việc giao hợp của nam giới.

DƯƠNG TÀ

Yangevil.

+ Tà khí xâm phạm vào kinh dương.

+ 4 thứ tà khí phong, thử, táo, hỏa trong lục dâm, vì những thứ tà khí này thường biểu hiện ra
triệu chứng nhiệt và làm hao tổn âm dịch.

DƯƠNG TẠNG

1. Người thiên về dương, người dễ bị bệnh nhiệt, thích ăn những thứ mát là người tạng dương.
2. Tâm và Can là hai tạng dương.

DƯƠNG THẮNG TẮC ÂM BỆNH

An Excess Of Yang Lead To Deficiency Of Yin.

Một dạng của quan hệ âm dương gây nên bệnh (dương : dương nhiệt; âm : âm dịch). Dương
nhiệt quá thịnh hoặc hư hỏa vọng động, đều khiến âm dịch hao tổn. Trường hợp này đều là bệnh
chứng do dương khí thắng làm cho âm bất túc. Cách chung là dương thịnh thì âm suy.

DƯƠNG THẮNG TẮC NHIỆT

An Excess Of Yang Lead To Heádyndrome.

Một dạng của quan hệ âm dương gây nên bệnh. Khi dương khí thiên thắng, cơ năng cang thịnh
sẽ phát sinh bệnh biến nhiệt tính.

DƯƠNG THỊNH

Overabundance Of Yang.

Nhiệt tà thịnh, ví dụ như nói dương thịnh thì sinh bệnh nhiệt (nóng nhiều).

DƯƠNG THỊNH ÂM THƯƠNG

Overbundance Of Yang Lead To Impairment Of Yinfluid.


Hiện tượng nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm. Bệnh chứng dương nhiệt quá thịnh, âm và tân
dịch sẽ bị hao tổn. Trên lâm sàng, nhiệt tà chớm thịnh ở phần khí, nên dùng phép cam hàn sinh
tân, thanh giải nhiệt tà, nhiệt tà lui thì âm tự khôi phục. Nếu nhiệt kết trường vị, bụng đau, táo
bón, nên dùng phép tả hạ tiết nhiệt, đó là theo nghĩa ‘cấp hạ để tồn âm’. Nếu dịch đã tổn
thương, nên dùng phép dưỡng âm, thanh nhiệt. Tóm lại, đối với người bệnh sốt cao, phải đặc
biệt chú ý vào ngăn ngừa âm ‘tân’ bị hao tổn. Chữa bệnh nhiệt tính, sách ‘Phùng Thị Cẩm
Nang’ lưu ý rằng “giữ được một phần tân dịch tức là giữ được một phần mạng sống”.

DƯƠNG THỊNH CÁCH ÂM

Yin Is Kept Superficially By Excessive Yang Inside Body.

Một dạng của quan hệ âm dương gây nên bệnh, là sự biến hóa bệnh lý của loại nhiệt cực lại
giống như lạnh. Bản chất của bệnh thuộc nhiệt. Do nhiệt cực, tà khí lấn sâu vào lý, dương khí bị
át đi không thấu ra ngoài được. Triệu chứng biểu hiện là tay chân quyết lạnh, mạch trầm phục.
Đây là chứng trạng giả hàn, nhưng người bệnh vùng tâm bụng lại phiền nhiệt, sờ vùng bụng có
cảm giác nóng rát, mình rất rét nhưng lại không muốn mặc áo... Đây đều là chứng hậu dương
nhiệt thịnh.

DƯƠNG THỊNH TẮC NGOẠI NHIỆT

Overbundance Of Yang Brings About Superficial Heat.

Trạng thái cơ thể sau khi cảm ngoại tà, dương khí phần Vệ thịnh vì phải giao tranh với tà khí vì
vậy sẽ gây nên sốt ở phần biểu.

DƯƠNG THỦY
Yangtype Edema.

Một loại hình của bệnh thủy thũng. Do phế mất chức năng tuyên giáng nước không thoát xuống
dưới gây nên thủy thũng thuộc nhiệt chứng gọi là dương thủy. Biểu hiện lâm sàng phần nhiều
nửa người ở phần trên phù thũng trước, sắc da đỏ vàng, đại tiện bí, khát nước, mạch trầm sác,
nói chung thuộc cấp tính, thực chứng.

DƯƠNG THỦY

Amniotic Fluid.

Dịch trong màng ối, có tác dụng bảo vệ thai.

DƯƠNG THỦY QUÁ ĐA

Polyhydramnios.

Lúc thai đủ tháng mà nước ối hơn 2 lít.

DƯƠNG THỬ

Bệnh danh. Do lao động mệt nhọc dưới nắng gắt mùa hè hoặc đi đường xa, cảm nhiễm khí viêm
nhiệt nung nấu mà phát bệnh là chứng thương thử (do lao động mà mắc bệnh gọi là dương thử).
Chứng trạng chủ yếu là sốt cao, tâm phiền, khát nước, vã mồ hôi, rêu lưỡi vàng khô, mạch
Hồng Sác.

DƯƠNG THƯỜNG HỮU DƯ ÂM THƯỜNG BẤT TÚC


Yang Is Usually Overbundant While Yin Is Usually Defficient.

Luận thuyết của Chu Đan Khê, ông cho rằng âm tinh của con người dễ bị tà khí gây tổn thương,
vì âm không đủ dễ sinh trạng thái bệnh lý hư nhiệt.

DƯƠNG TỔN CẬP ÂM

Yin Involved By The Deficient Yang.

Tình trạng dương khí hư yếu liên lụy đến âm khiến sự sinh hóa của âm tinh bất túc, cũng là
bệnh lý dương hư âm thịnh. Như vốn có chứng hậu của dương hư phù thũng, mỏi lưng, gối
lạnh... bệnh biến phát triển kéo dài, nếu lại xuất hiện các chứng hậu của thận âm hư phiền táo,
cổ ráo họng đau, chân răng chảy máu, tiểu tiện sẻn đỏ... Hiện tượng này là dương tổn cập âm.

DƯƠNG TRUNG CHI ÂM

A Component Part Of Yin Within Yang.

Hiện tượng sự vật của âm mà lại có bộ phận thuộc dương. Thí dụ lưng là dương, bụng là âm,
mà bên trong bụng, ngực ở trên là dương, bụng ở dưới là âm, cho nên vùng ngực là dương ở
trong âm. Mặt khác chỉ một sự vật nào mà có 2 thuộc tính, cái trước là âm, cái sau là dương,
như vị trí của can ở trong bụng thuộc âm, can khí chủ thăng, tính lại sơ tiết, thuộc dương cho
nên mới gọi can là tạng dương ở trong âm.

DƯƠNG TRUNG CHI DƯƠNG


A Component Part Of Yang Within Yang.

Hiện tượng sự vật của dương mà bên trong lại có bộ phận cũng thuộc dương. Thí dụ : Vị (dạ
dày) trong quan hệ tương đối của tạng phủ thì thuộc dương, nhưng bản thân vị lại có vị âm và vị
dương, ý nghĩa này gọi là dương ở trong dương. Thí dụ khác, tâm ở trong 5 tạng có vị trí ở phần
trên, cho nên thuộc dương, tâm chủ hỏa, tâm khí thông với mùa hạ cũng thuộc dương, cho nên
khi nói quan hệ giữa vị trí và công năng của 5 tạng, thì tâm là dương ở trong dương.

DƯƠNG TU SANG

Sore On The Skin.

Mụn mọc trên cằm, nốt đỏ bằng hạt Kê hoặc hạt đậu, hơi đau, ngứa, vỡ chảy nước vàng hoặc lở
thành từng mảng. Do Tỳ Vị thấp nhiệt uất tụ ở da.

DƯƠNG TUYỆT

Disappearance Of Yang Pulse.

Loại mạch tượng chỉ thấy đập ở thốn khẩu thuộc thốn bộ, còn 2 bộ quan và xích thì không cảm
thấy động tí nào. Chương ‘Bình Mạch Pháp, Thương Hàn Luận’ viết: “Chỉ thấy ở thốn bộ
không xuống tới quan bộ là dương tuyệt”. Thành Vô Kỷ cho là “âm dương thiên tuyệt” gây nên.
Biểu hiện Dương khí sắp tuyệt.

DƯƠNG Y

Thầy thuốc chuyên chữa các bệnh ở ngoài da. mụn nhọt.
DƯƠNG VẬT

Dương vật (ngọc hành).

DƯỠNG ÂMW

Nourishing Yin.

Phép chữa các chứng âm hư, tức là tăng thêm sự nhu nhuận cho cơ thể, cũng gọi là ‘Ích Âm’,
‘Tư Âm’, ‘Bổ Âm’ để chữa các hiện tượng khô táo, thiếu âm dịch.

DƯỠNG ÂM GIẢI BIỂU

Phép chữa phối hợp thuốc dưỡng âm với thuốc giải biểu để chữa bệnh nhân vốn âm hư, cảm
nhiễm ngoại tà. Triệu chứng : đau đầu, mình nóng, hơi sợ phong hàn, không mồ hôi hoặc ra mồ
hôi không nhiều, khái thấu, tâm phiền, khát nước, bụng khô, lưỡi đỏ, mạch sác... Dùng bài Gia
Giảm Nuy Di Thang bỏ Hồng táo (Ngọc trúc, Bạch vi, Thông bạch, Đậu sị, Bạc hà, Cát cánh,
Chích thảo).

DƯỠNG ÂM NHUẬN TÁO

Moisturizing Dryness By Nourishing Yin.

Phương pháp trị chứng Phế Vị âm hư, âm dịch bất túc do táo nhiệt làm tổn thương phần âm của
Phế và Vị. Biểu hiện họng khô, khát, sốt về chiều, mồ hôi trộm, tức ngực, ho khan, lưỡi đỏ,
mạch Tế Sác.
DƯỠNG ÂM THANH PHẾ

Nourishing Yin And Clearing Lungheat.

Phương pháp chữa chứng âm hư phế nhiệt. Thí dụ :

a. Bạch hầu đã bị 3, 4 ngày, đã nung mủ, khó làm teo rụng, đồng thời lại khát, thích uống nước
mát, sốt không cao, nhưng cảm thấy khô háo không chịu nổi, mặt biến sắc nhợt, tiếng ho khàn
đục như tiếng sủa. Cho uống Dưỡng Âm Thanh Phế Thang gia giảm (Sinh địa, Mạch đông,
Huyền sâm, Xuyên bối mẫu, Bạch thược, Cam thảo...). Các chứng viêm họng cấp tính thuộc âm
hư có thể sử dụng phương pháp điều trị này.

b. Người bị lao phổi, ho khan, ít đờm, đôi khi khạc ra máu lẫn đờm, sốt nhẹ về chiều, mồ hôi
trộm, vùng ngực đau âm ỉ, mỏi mệt, ăn kém, khô miệng, rêu lưỡi mỏng, rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ,
mạch Tế Sác. Cho uống bài Tứ Âm Tiễn (Sinh địa, Mạch đông, Bạch thược, Bách hợp, Sa sâm,
Sinh cam thảo) thêm Bạch cập.

DƯỠNG CAN

Nourishing The Liver.

Phương pháp chữa Can âm hư, Can huyết bất túc. Can âm hư có biểu hiện triệu chứng thị lực
giảm, khô mắt, quáng gà, có lúc chóng mặt,t ù tai, móng tay chân nhợt hoặc kém ngủ, hay mơ,
miệng khô, ít nước bọt, mạch Tế Nhược... Có thể sử dụng các vị thuốc Đương qui, Bạch thược,
Địa hoàng, Thủ ô, Câu kỷ, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Tang thầm... theo người xưa “Can là
cương tạng” nhờ huyết để nuôi, vì thế nên dùng các vị thuốc dưỡng huyết cũng tức là nuôi can.

DƯỠNG HUYẾT
Nourishing Blood.

Phép chữa các chứng huyết dịch suy thiếu.

DƯỠNG HUYẾT GIẢI BIỂU

Phép chữa phối hợp dùng thuốc dưỡng huyết với thuốc giải biểu, để chữa chứng âm huyết suy
hư do huyết hư sau khi bị mất máu, lại bị cảm mạo. Triệu chứng : đau đầu, mình nóng, hơi sợ
lạnh, không mồ hôi... Dùng Thông Bạch Thất Vị Ẩm (Thông bạch (cả rễ), Đậu sị, Cát căn, Sinh
khương, Mạch đông, Can địa hoàng, Cam lam thủy).

DƯỠNG HUYẾT NHUẬN TÁO

Moisturizing Dryness By Nourishing Blood.

Phương pháp chữa táo bón do huyết hư. Người bệnh có triệu chứng sắc mặt xanh, môi và móng
chân tay không tươi nhuận, đôi khi chóng mặt, hồi hộp, đại tiện táo khó đi, chất lưỡi bệu sắc
nhợt. Cho uống các loại như Sinh địa, Đương quy, Đào nhân, Chỉ xác...

DƯỠNG TÂM AN THẦN

Transquilising By Nourishing The Heart.

Phương pháp chữa tâm thần không yên do âm hư - tâm huyết sút kém làm cho hồi hộp, dễ sợ,
hay quên, không thể suy nghĩ nhiều, tinh thần hoảng hốt, giấc ngủ không ngon, hay mơ, di tinh,
táo bón, miệng lưỡi lở loét, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác. Cho uống Bá Tử Dưỡng Tâm Hoàn
(Bá tử nhân, Câu kỷ tử, Mạch đông, Đương quy, Thạch xương bồ, Phục thần, Huyền sâm, Thục
địa, Cam thảo).
DƯỠNG THAI

Phép bồi dưỡng trong khi có thai để thai nhi phát dục được bình thường.

DƯỠNG SINH

Phương pháp phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khỏe, nuôi dưỡng sự sống, kéo dài tuổi thọ.

DƯỠNG VỊ

Phương pháp chữa vị âm bất túc. Triệu chứng : vùng vị đau rát, trong vị không dễ chịu, dễ đói,
đại tiện táo, miệng khô họng ráo, chất lưỡi đỏ nhạt ít rêu, mạch Tế Sác. Các vị thuốc Sa sâm,
Mạch đông, Thạch hộc, Ngọc trúc... điều trị loại bệnh này.

ĐA ẨM

Uống nhiều nước.

ĐA HÃN

Ra mồ hôi nhiều.

ĐA MỊ

Somnolence.
Chứng ngủ nhiều, buồn ngủ. Do thấp thắng, Tỳ hư, đởm nhiệt, suy nhược cơ thể hoặc sau khi bị
bệnh mà nguyên khí chưa phục hồi.

Còn gọi là Thị Ngoạ.

ĐA MỘNG

Dreaminess.

Ngủ không ngon giấc, hay mơ. Thường do tình chí uất kết, Can dương thịnh, khí huyết hư, tinh
thần bất yên. Gặp nhiều trong bệnh suy nhược thần kinh.

ĐA NGỌA

Nằm nhiều.

ĐẢ THƯƠNG

Bị đánh thành bị thương.

ĐÁI DƯƠNG

Asthenic Yang Is Kept Upward By Excessive Yin.


Chứng dưới “chân hàn” mà trên “giả nhiệt”. Nguyên nhân : dương khí do hư hàn ở hạ tiêu phù
việt lên trên. Thận dương suy nặng, âm hàn thịnh bên trong, chân dương bốc lên gây nên.

Người bệnh có biểu hiện đoản hơi, thở gấp, mỏi mệt, biếng nói, gắng nói thì hơi trên không tiếp
hơi dưới, chóng mặt hồi hộp, chân lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng nhão, chất lưỡi non bệu,
rêu lưỡi đen mà nhuận... những triệu chứng này đều là “chân hàn”.

Nhưng sắc mặt đỏ bừng, miệng mũi có lúc chảy máu, miệng ráo răng trồi, mạch phù đại ấn vào
rỗng không vô lực... Những triệu chứng này đều là “giả nhiệt”.

Thường gặp trong Thận dương suy nặng.

‘Đái dương’ và ‘Cách dương’ đều thuộc biến hóa bệnh lý của chân hàn giả nhiệt.

Chứng Cách dương là trong chân hàn mà ngoài giả nhiệt.

Chứng Đái dương là dưới hư hàn mà trên giả nhiệt.

Trên thực tế, bệnh tình phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng, hai loại hình trên đều lẫn lộn xuất
hiện, không tách rời nhau hoàn toàn.

ĐÁI HẠ

Cách đọc khác của Đới hạ.

ĐÁI HẠ Y
Xuất xứ: Sử Ký Tư Mã Thiên. Tên gọi ngày xưa về thầy thuốc trị bệnh phụ khoa.

ĐÁI MẠCH

Một trong 8 mạch kỳ kinh, bắt đầu từ vùng sườn cụt, ngang ra vùng quanh lưng. Kinh này khi
có bệnh, thường là vùng bụng trướng đầy, vùng lưng cảm giác yếu, chi dưới mềm yếu không đi
lại, dễ sợ lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ.

ĐÁI NHÃN

Hyperphoria.

Chứng mắt trơn ngược, tròng mứt không di chuyển được, là một chứng nguy hiểm. Do khí của
kinh Thái dương bị suy kiệt. Có thể gặp nơi trẻ nhỏ co giật, phong đờm bế trở ở kinh Quyết âm.

ĐẠI BAO

Đường lạc mạch lớn của tạng tỳ.

ĐẠI BỆNH

Bệnh nặng.

ĐẠI BỔ

Bổ mạnh.
ĐẠI CÂN

Cân lớn ở 2 bên gáy, ở cánh tay, ở trên mắt cá.

ĐẠI CHÂM

1 trong 9 thứ kim châm của thời xưa, thân kim to, mũi kim hơi tròn, dùng để chữa các loại bệnh
phù toàn thân, trưng, hà, kết khối ở bụng.

ĐẠI CHỈ

Paronychia.

Viêm móng (viêm các nếp da và mô quanh móng tay, móng chân…).

ĐẠI CỐC

Chỗ hở hoặc chỗ lõm ở những chỗ cơ nhục tiếp giáp nhau, to gọi là cốc, nhỏ gọi là khê.

ĐẠI CỐT

Mỏm xương to ở chỗ eo lưng, xương cánh tay, xương đùi.

ĐẠI CỐT KHÔ CẢO


Bones Becoming Dry and brittle.

Đại cốt : khớp xương chân tay chống đỡ khung xương toàn thân; Khô cảo : khô khan, hao kiệt.

Giai đoạn cuối của loại bệnh dẫn đến cơ nhục teo tóp chỉ còn da bọc xương. Hoặc là do khí
huyết suy kém, cốt tủy không đầy đủ, khớp xương thiếu dinh dưỡng trở nên khô khan không đủ
sức chống đỡ khung xương. Đây là tình huống diễn biến bệnh rất xấu. Thường gặp trong các
chứng mạn tính, lâu ngày hoặc chứng suy mòn,

ĐẠI CƯƠNG PHONG

Gió lạnh từ phương bắc đến gọi là đại cương phong, thường xâm phạm vào thận, vào xương,
vào gân ở thăn lưng mà gây bệnh.

ĐẠI ĐẦU ÔN

Một thứ bệnh ôn độc, trán mũi, mắt, mặt đỏ sưng, đầu to ra khác thường.

ĐẬI ĐẦU PHONG

Cũng là đại đầu ôn.

ĐẠI ĐINH

Đinh nhọt lớn phát ở chân.

ĐẠI ĐỘC
Strong Toxicity.

Rất độc. Có một số loại thuốc rất độc như thuỷ ngân, thạch tín…. Cần hết sức thận trọng khi chỉ
định liều dùng và cách dùng.

ĐẠI ĐỘC, THƯỜNG ĐỘC, TIÊU ĐỘC, VÔ ĐỘC

4 mức độ độc của dược liệu. Đại độc : dược tính độc cực mạnh, Thường độc : dược tính độc
nhưng không mạnh bằng đại độc. Tiểu độc : dược tính hơi độc. Vô độc : dược tính bình thường,
không độc.

ĐẠI HÀ TIẾT

1 trong 5 chứng tiết, có triệu chứng đau bụng, đại tiện mót rặn.

ĐẠI HÃN

Profuse Perspiration.

Mồ hôi ra rất nhiều, ra như tắm, gây tổn thương tân dịch, có thể dẫn đến vong âm, vong dương.

ĐẠI HÓA

Sự hợp lại của quân hỏa và tướng hỏa, tạo thành thế đốt mạnh.
ĐẠI KẾT HUNG

Serious Syndrome Resulting From Evils Accumulating In The Thorax.

Tên bệnh. Xuất xứ: Thương Hàn Luận. Một chứng bệnh do phần biểu Thái dương chưa khỏi đã
dùng thuốc xổ hạ khiến cho nhiệt tà nội hãm gây nên. Từ bụng trên đến bụng dưới cứng đầy mà
đau, sờ ấn vào càng đau thêm, khát, lưỡi khô, sốt về chiều, mạch Trầm Khẩn.

ĐẠI KHÁT DẪN ẨM

Exreme Thirst.

Chứng khát uống nước nhiều. Thường gặp trong chứng thực nhiệt.

ĐẠI KHÍ

Air.

Không khí bao la trong vũ trụ, hoặc khí hô hấp ở trong lồng ngực.

ĐẠI KINH

Những đường kinh mạch lớn.

ĐẠI LẠC
Những đường lạc mạch to nhất, gồm có 15 đường tức là lạc mạch của 12 đường chính kinh, của
mạch Đốc, mạch Nhâm và đại lạc của tỳ.

ĐẠI LŨ

Còng lưng, gù lưng.

ĐẠI MA PHONG

Một thể bệnh phong (hủi).

ĐẠI MẠCH

Large Pulse.

Mạch đến vừa to, vừa đầy dưới ngón tay, to gấp đôi lúc bình thường, (đại là to). Thường gặp
trong chứng thực nhiệt. Mạch to vô lực là dương khí hư.

ĐẠI MẠCH

Irregular Pulse With Regular Intervals caused By Deficiency Of Visceral Energy.

Loại mạch không đều, đập chậm mà yếu, đang đập rồi dừng lại, dừng lại hơi lâu, như có vẻ
không động trở lại nữa, rồi mới động tiếp (3, 4 nhịp có một nhịp ngoại tâm thu), dừng lại sau
một số nhịp đều đặn, lúc dừng như có nhịp đập khác thay thế vào nên mới gọi là Đại (đại là
thay thế), mạch Đại chủ về tạng khí suy hao. Thường gặp trong các bệnh về tim.
ĐẠI NHỤC

Large Muscule.

Các bắp thịt to nổi lên cao, như bắp thịt ở đùi, ở cánh tay.

ĐẠI NHỤC HÃM HẠ

Emaciation.

Đại nhục : vóc người to lớn, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Hãm hạ : do gầy mòn mà sút kém.

Loại tật bệnh làm cho cơ thể tiêu hao gầy mòn, thuộc loại bệnh xấu khó phục hồi.

ĐẠI NHƯỢC PHONG

Gió nóng từ phương nam đến, khi xâm phạm vào cơ thể thường làm hại đến tâm mạch của
người ta.

ĐẠI NỘ

Giận dữ quá độ, một nguyên nhân gây ra bệnh, như người có thai tức giận quá rồi trụy thai thì
gọi là “đại nộ tiểu sản”.

ĐẠI MỤC
Miệng mũi cùng xuất huyết, thậm chí cả mắt tai, miệng, mũi, tiền âm, hậu âm, đồng thời xuất
huyết. Do huyết nhiệt vận hành không đúng, hoặc do phần khí bị hư yếu không nhiếp được
huyết gây nên.

ĐẠI PHÂN

Những đường vân của thịt thì gọi là “tiểu phân” thịt ở đùi, ở cánh tay thì có giới hạn rõ ràng gọi
là “đại phân”.

ĐẠI PHONG KHA ĐỘC

Đại phong : phong tà mãnh liệt; kha độc : độc khí nghiêm trọng. Loại bệnh tà mãnh liệt và rất
độc.

ĐẠI PHU

Thầy thuốc. Tên gọi chức quan chuyên về y ngày xưa. Trước đời nhà Thanh, vị quan coi Thái y
viện được coi là Đại phu. Hiện nay ở Trung Quốc, đại phu vẫn được dùng thay cho học vị bác sĩ
y khoa.

ĐẠI PHÚC

Phúc là bụng, bụng trên (từ rốn trở lên) gọi là “đại phúc”, bụng dưới (từ rốn trở xuống) gọi là
“thiểu phúc” hoặc “tiểu phúc”.

ĐẠI PHƯƠNG
Phương thuốc có tác dụng mạnh hoặc có nhiều vị thuốc, hoặc lượng thuốc nhiều. Thường dùng
trị tà khí mạnh, bệnh lâu ngày mà kèm chứng mới. Theo Trung Y Đại Từ Điển, Đại phương có
5ý:

. Sức thuốc rất mạnh.

. Số vị thuốc dùng trong thang thuốc nhiều.

. Lượng thuốc dùng thường cao hơn bình thường.

. Uống hết một lần sau khi sắc dù lượng thuốc nhiều.

. Có khả năng trị bệnh thuộc hạ tiêu.

ĐẠI PHƯƠNG MẠCH

1 phân khoa y học thời cổ đại chuyên chữa bệnh người lớn.

ĐẠI QUYẾT

Coma.

Hôn mê bất tỉnh sau cơn trúng phong. Khác với chứng Vựng Quyết là bệnh nhân tỉnh sau một
thời gian ngắn bất tỉnh.

ĐẠI SẢN
Sinh đẻ cách thông thường.

ĐẠI TÀ

Tà khí mạnh dữ.

ĐẠI TẢ

Một thủ thuật trong phép châm tả, cách làm là châm kim vào huyệt, rồi 1 tay ấn chặt trên da chỗ
xung quanh kim, tay khác cầm chuôi kim lay vê sang 2 bên để cho lỗ châm rộng ra.

ĐẠI TẢ THÍCH

Dùng Phi châm để chích cho mủ ở nhọt chảy ra.

ĐẠI THOÁT HUYẾT

Lương huyết chảy ra quá nhiều.

ĐẠI THOÁT CỐT

Xương đùi.

ĐẠI THOÁI THƯ


Xem Cổ Hĩnh Thư.

ĐẠI THOÁT UNG

Ở đùi bỗng nhiên sưng lên một khối cứng, màu da như thường, không đau, dần dần làm mủ ở
phía trong, mủ sâu đến tận xương, khó vỡ mủ, vỡ mủ rồi khó thu miệng.

ĐẠI THỰC

Bệnh do thực tà kết tụ đã đến mức độ nặng.

ĐẠI THỰC NHƯ NUY TRẠNG

Chứng thì thực nhưng biểu hiện lại giống như chứng hư.

Xem thêm mục Chân Thực Giả Hư.

ĐẠI TÍ

Đầu con mắt.

Còn gọi là Nội Tí.

ĐẠI TIỆN BẤT THÔNG

Retention Of Feces Referring To Constipation.


Táo bón.

ĐẠI TIỆN BÍ KẾT

Ỉa khó, phân táo kết.

ĐẠI TIỆN CAN KẾT

Dry Stool.

Đại tiện khó, phân cứng nhỏ như phân con dê. Thường do thấp nhiệt ứ kết ở đại trường hoặc do
tân dịch hao tổn hoặc chức năng của Tỳ Phế bị rối loạn, chức năng đẩy phân xuống của đại
trường suy yếu hoặc do âm huyết hư tổn, đại trường mất sự tươi nhuận gây nên.

ĐẠI TIỆN KHỐN NAN

Dyschesia, Constipation.

Đại tiện khó, táo bón.

ĐẠI TIẾT

Những khớp xương lớn. Có thể hiểu hai nghĩa :

. Những khớp xương lớn trong cơ thể.


. Những khớp xương nối liền xương bàn tay, bàn chân.

đại trường

1 phủ trong 6 phủ, phía trên tiếp giáp với tiểu trường, phía dưới liền với hậu môn, chia thành 3
phần : hồi trường, quảng trường, trực trường, có đường kinh là Thủ dương minh.

ĐẠI TRƯỜNG BỆNH

Bệnh đại trường.

ĐẠI TRƯỜNG CHỦ TRUYỀN ĐẠO

Thiên ‘Linh Lan Bí Điển Luận’(Tố Vấn) viết : “Đại trường là chức quan truyền đạo, biến hóa
từ đó mà ra”. Công năng chủ yếu của đại trường là đem những cặn bã sau khi tiểu trường tiêu
hóa gạn lọc ra, cặn bã ấy trở thành phân và tống ra ngoài qua hậu môn (giang môn). Đại trường
là con đường truyền tống cặn bã cho nên mới gọi là “chủ về truyền đạo”, “chức quan truyền
đạo”.

Nếu vì nguyên nhân nào đó khiến cho công năng của đại trường thất thường, sẽ gây nên ỉa lỏng
hoặc táo bón...

ĐẠI TRƯỜNG DỊCH KHUY

Insufficient Of Fluid In The Large Intestine.


Thiếu dịch ở đại trường, do âm huyết hư hoặc tân dịch bị tổn thương, thường xuất hiện các triệu
chứng đại tiện táo bón, người gầy, da khô, họng khô, mạch Tế Sác. Thường gặp trong chưnứg
táo bón nơi người lớn tuổi, người hư yếu hoặc chứng táo bón do thói quen.

ĐẠI TRƯỜNG HÀN KẾT

Retention Of Coldevil In The Large Intestine.

Hàn tà ngưng kết ở đại trường, gây bí đại tiện, thường có kèm các chứng bụng đau, táo bón,
miệng nhạt, da khô, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Khẩn.

ĐẠI TRƯÒNG HƯ HÀN

Bệnh chứng. Do Tỳ Thận dương hư làm cho chức năng tống đẩy phân của Đại trường bị rối
loạn. Biểu hiện tiêu lỏng, ăn ít, sợ lạnh, lưng đau, chân tay lạnh, rêu mỏng, mạch Trầm Tế…
Thường gặp trong bệnh đại trường viêm mạn, kiết lỵ mạn…

ĐẠI TRƯÒNG HƯ

Đại trường khí hư, thường kiêm cả chứng hậu tỳ hư : thoát giang, tiêu chảy kéo dài, bài tiết ra
đồ ăn không tiêu, sắc phân nhạt, sôi bụng.

Nếu do tiêu chảy kéo dài, trên lâm sàng còn thấy cả hiện tượng hư hàn.

Xem thêm mục Đại Trường Hư Hàn.

ĐẠI TRƯỜNG HƯ HÀN


Astheniacold Of Large Intestine.

Dương của đại trường hư, sinh hàn làm cho đại trường không thực hiện được các chức năng,
thường xuất hiện các triệu chứng như : đại tiện lỏng loãng, kém ăn, tay chân lạnh, sợ lạnh, mạch
Trầm Tế. Thường gặp ở bệnh viêm ruột mạn, lỵ hàn tính.

ĐẠI TRƯỜNG KHAI

Large Intestine Cough.

Chứng ho thuộc đại trường, khi ho thì phân vãi ra. Ho kèm đại tiện mất tự chủ.

ĐẠI TRƯỜNG NHIỆT KẾT

Retention Of Heát evil In The Large Intestine.

Nhiệt tà kết ở đại trường, thường gây ra các chứng đại tiện bí, đau bụng, sợ ấn tay vào, lưỡi
khô, rêu lưỡi vàng, táo, mạch Trầm Thực có lực. Thường gặp ở bệnh ngoại cảm nhiệt, bệnh ở
phần khí.

ĐẠI TRƯỜNG THẤP NHIỆT

Wetness Heat In The Large Intestine.


Thấp nhiệt xâm nhập vào nung nấu đại trường, thường gây ra các triệu chứng : kiết lị, đau bụng
mót rặn, nước tiểu đỏ, mạch Hoạt Sác. Do ăn uống không điều độ hoặc thức ăn thiếu vệ sinh
làm rối loạn chức năng Thường gặp nơi bệnh lỵ amip hoặc viêm ruột cấp.

ĐẠI TRƯỜNG TIẾT

1 trong 5 chứng tiết, có triệu chứng chính là : sôi bụng, đau bụng, ăn vào khó chịu, phân màu
trắng, người lạnh, không khát nước, tiểu tiện trong, mạch Trầm Trì.

ĐẠI TRƯỜNG TRƯỚNG

Chứng sôi bụng ruột cuồn cuộn, mà đầy đau, ỉa ra thức ăn không tiêu.

ĐẠI TRƯỜNG HUYỆT

Đại trường hết sinh khí, có triệu chứng đi tả liên tục không cầm được.

ĐẠI TRƯỜNG TÝ

Chứng tý ở đại trường, không bài tiết được phân, thỉnh thoảng lại tiêu lỏng.

ĐẠI TRƯÒNG UNG

Xem mục Trường Ung.


ĐẠI XẾ LẬU

Dacryocystitis.

Đại xế = khoé mắt trong. Là chứng viêm túi lệ chảy mủ ở khoé mắt trong. Do Tâm hoả thịnh
hoặc phong nhiệt ứ trệ ở khoé mắt trong.

Còn gọi là Xế Lậu.

đại y

Tiếng xưng hô thời xưa đối với những thầy thuốc giỏi có đạo đức. Thí dụ : Đại y sư Tuệ Tĩnh,
Đại y tôn Lê Hữu Trác…

ĐÀM

Xem mục Đờm.

ĐẠM TỄ

Phương thuốc có tác dụng thảm thấp lợi tiểu.

đạm thẩm

Thuốc có vị nhạt, có công dụng thảm thấp lợi tiểu.


ĐẠM THẨM LỢI THẤP

Eliminating The Wetness Evil With Bland Drug.

Phép sử dụng vị thuốc có vị nhạt (với tác dụng lợi thấp làm chủ yếu) khiến cho thấp bài tiết theo
đường hạ tiêu. Thí dụ : tiêu chảy lỏng loãng, tiểu tiện không lợi, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, cho
uống Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Đông qua tử, Ý dĩ nhân...

ĐẠM VỊ THẨM TIẾT DƯƠNG

Bland Medicines With Duretic Effect Are Attribute To Yang.

Thẩm tiết : bài tiết bằng cách thấm lợi thủy thấp. Thuốc có vị nhạt (đạm) có khả năng đưa thủy
thấp thấm xuống dưới để bài tiết ra ngoài, loại dược tính này thuộc dương. Thí dụ : Thông thảo,
Ý dĩ (có vị đạm), đều có khả năng lợi tiểu tiện mà trừ được thủy thấp.

ĐAN

Xem mục Đơn.

đan điền

Dantian

Có 3 vị trí có tên là đan điền, dưới rốn gọi là hạ đan điền, giữa 2 vú gọi là trung đan điền, giữa 2
lông mày gọi là thượng đan điền.
đan độc

Một loại bệnh của trẻ con, ở da nổi lên những quầng đỏ tươi và nóng. Lúc đầu phát ở một chỗ,
sau lan dần ra nhiều chỗ, khi phát thì thường có hiện tượng sốt, hay khóc, kinh giật không yên.

đan lựu

Bướu màu đỏ, do huyết nhiệt ngưng kết mà thành.

đan thiên

Da trời màu đỏ, thuộc hỏa, một danh từ trong vận khí học.

đàn thạch MẠCH

Knocking Stone Pulse.

Một trong 7 quái mạch, mạch đặt nhẹ tay thì không thấy, ấn tay xuống thì cứng căng như đá
đánh vào tay, hiện tượng của thận khí suy kiệt, là mạch chết.

ĐẢN NGƯỢC

Bệnh sốt rét, nhưng chỉ sốt không rét, khát nước, ra mồ hôi, cơ thể gầy nhanh.

ĐẢN NHÂN
Người bị bệnh vàng da.

ĐẢN NHIỆT

Ruột nóng nhiều làm tiêu hao thủy dịch trong ruột.

đản trung

1. Huyệt Đản trung.

2. Chỗ giữa 2 vú ở vùng ngực nơi chứa tông khí.

đản trung thư

Nhọt mọc ở chỗ giữa 2 vú, chỗ huyệt Đản trung.

ĐAO KHUÊ

ĐẠO KHUÊ

+ Dụng cụ đong thuốc ngày xưa, hình lưỡi đao, cong cong một đầu nhọn, ở giữa hơi lõm, đựng
được 64 hạt gạo nếp.

+ Một loại tên riêng của y thuật cổ đại.

đao liêm đinh


Một thứ đinh nhọt mọc hình như lá hẹ màu sắc tím bầm.

đao thương

Vết thương do đâm chém.

ĐAO VẬNG

Faintness caused by trauma temporary loss of concious as a result of hemorrhage.

Chứng trạng choáng váng, ngất tạm thời do bị gươm giáo đâm chém ra nhiều máu đau nhức
hoặc tinh thần bị căng thẳng gây nên tình trạng choáng váng ngã quay, tứ chi giá lạnh (vậng
quyết).

Cũng đọc là Đao Vựng.

ĐÀO HOA CHÚ

Một thứ bệnh thường có ở những người không có chồng, không có vợ, cơ thể cứ gầy mòn mà
sắc mặt càng sáng tươi, có khi sốt, hoặc ho, hoặc nhiều đờm, nhiều mồ hôi, hoặc tiết tinh, hoặc
bế kinh, hoặc nôn máu, chảy máu mũi, hoặc ỉa nóng, hoặc ăn nhiều mà gầy, nguyên nhân vì âm
hỏa ở trong đốt mạnh, làm cho tân dịch bị tiêu hao.

ĐẢO KINH

Retrogade menstruation.
Trong thời kỳ hành kinh thì huyết đi ngược lên, sinh ra các chứng nôn máu, chẩy máu mũi,
hoặc chảy máu ở mắt, tai.

Còn gọi là Nghịch Kinh, Kinh Hành Huyết Nục.

đảo sản

Khi đẻ, chân thai ra trước.

đảo tiệp quyền mao

Lông quặm ở mí mắt.

ĐẠO DẪN

Phương pháp tăng sức khoẻ bằng cách vận động thân thể, điều chỉnh hô hấp

ĐẠO DƯỢC

Suppository.

Dùng loại thuốc dễ tan, trơn, chế thành thuốc nhét vào hậu môn để thông tiện. Thường dùng trị
táo bón.

đạo hãn
Mồ hôi chỉ ra khi ngủ, không ra khi thức, gọi là mồ hôi trộm.

đạo khí

Qi Induction.

Một thủ thuật trong khi châm, tiến kim vào từ từ, rút kim ra từ từ, để dẫn khí giúp cho đạt dược
cảm giác châm.

ĐẠO PHÁP

Moving the bowels by topical application of drugs.

Phương pháp thông đại tiện. Bơm thuốc nước vào ruột qua hậu môn hoặc dùng vật chất trơn
nhuận tạo thành viên đạn đưa vào hậu môn, mục đích làm thông đại tiện.

Cổ nhân có phương pháp dùng mật để thông đại tiện (Mật tiễn đạo pháp) và mật lợn để thông
đại tiện (Trư đởm chấp đạo pháp). Hiện nay người ta dùng xà phòng gọt thành thỏi, đưa vào hậu
môn để làm thông đại tiện.

đạo trệ

Làm cho lưu thông, hết ngưng trệ.

ĐẠO TRỆ THÔNG PHỦ


Releiving intestinal stasis by purgation.

Là một phép tả hạ nhằm khai thông sự tích trệ ở các phủ trong cơ thể. Dùng loại thuốc hành khí,
tiêu đạo kết hợp với thuốc tả hạ để trị chứng tích trệ. Thường dùng trị chứng trường vị có tích
trệ: bụng đầy đau, táo bón…

ĐÁP THỦ

Nhọt sinh ra ở 2 bên eo lưng.

ĐẠT TÀ

Letting out evil.

Phương pháp đẩy, trục tà khí ra khỏi cơ thể từ bên ngoài. Thường dùng trong ngoại cảm tà khí
còn ở phần biểu.

ĐẤU KÊ NHÃN

Thủ pháp nắn xương trong ngoại khoa. Dùng tay hoặc dây buộc chằng phía dưới xương gẫy,
kéo hướng ra ngoài để trực tiếp hoặc gián tiếp phục hồi vết gẫy cho khỏi lệch xương.

ĐẦU BÌ DƯỠNG

Bệnh ngứa da đầu.

đầu cái cốt


Xương đầu, hộp sọ.

đầu cấu

Cấu bẩn ở trên da đầu, gầu ở da đầu.

đầu châm

Một phương pháp chữa bệnh bằng cách châm từng vùng tương ứng với các vùng của vỏ não ở
da đầu.

ĐẦU CHÂM LIỆU PHÁP

Phương pháp lợi dụng lớp bì phu (da đầu) tương đương với vỏ não, vạch ra từng vùng tiến hành
châm thích để chữa bệnh. Khái quát chia ra 10 vùng kích thích như vùng kích thích vận động,
vùng kích thích cảm giác... Thường áp dụng chữa một số bệnh thuộc hệ thống thần kinh.

ĐẦU CHÂU ĐINH

Red pearl furuncle.

Đinh nhọt đỏ ở niêm mạc mũi.

đầu cốt
Xương đầu, gồm có xương đỉnh đầu, xương trán, xương chẩm, xương Thái dương, và xương
nền sọ, hợp thành hộp sọ, bảo vệ cho não tủy.

đầu cường

Stiffness of the neck.

Chứng cổ gáy cứng, vận động khó, đầu không cúi ngẩng được. Thường gặp trong chứng co giật,
ngất, vẹo cổ, cứng gáy…

đầu giác

2 bên góc trán.

đầu dao

Head shaking.

Chứng đầu cứ lắc không tự chủ. Thực chứng, thường do phong hoả nội động hoặc dương minh
phủ thực khiến cho can phong nội động. Hư chứng do Can Thận âm hư hoặc bệnh lâu ngày, cơ
thể hư yếu, phong nội động, thường gặp nơi người lớn tuổi.

đầu hãn

Hyperhidrosis over the head.


Mồ hôi chỉ ra nhiều ở đầu. Thường do thuỷ suy hoả vượng hoặc Vị có nhiệt bốc lên trên gây
nên.

ĐẦU HẠNG CƯỜNG THỐNG

Stiffness and pain of the nape and head.

Chứng đầu gáy đau cứng do ngoại cảm lục dâm và ứ trệ ở các kinh lạc.

đầu huyễn

Dizziness.

Đầu mắt xây xẩm, hoa mắt, chóng mắt.

đầu lô cốt

Xương đầu.

ĐẦU NHIỆT

Feverish sensation over the head.

Cảm giác nóng ở đầu. Do âm hư hoả vượng hoặc do Can phong, Can dương thượng xung.

ĐẦU NHUYỄN
Flacidity of the neck.

Chứng đầu gáy mềm không ngẩng lên được. Do dương khí không đủ hoặc suy dinh dưỡng
khiến cho Tỳ khí bị hư yếu gây nên.

đầu phong

+ Đau đầu do phong hỏa, khi đau, khi không, khi có sự xúc động thì đau. Có thể do phong hàn,
phong nhiệt hoặc đờm và huyết ứ trệ ở các đường kinh ở đầu.

+ Chỉ chung các bệnh ở đầu do phong tà gây nên như đau đầu, chóng mặt, miệng méo, ngứa
đầu…

ĐẦU PHONG BẠCH TIẾT

Seborrheic dermatitis.

Một loại viêm da mạn thường mọc ở đầu, lan từng đám, rất ngứa, có vẩy trắng khô, gãi thì vẩy
tróc ra lại mọc lớp khác, có thể lan ra cả đầu.

Cũng gọi là Bạch Tiết Phong.

ĐẦU THIÊN THỐNG

Migrain.
Xem Thiên Đầu Thống.

đầu thống

Đau đầu, nhức đầu. Thường do phong, nhiệt, thấp, đờm, khí hư, huyết hư.

ĐẦU THỐNG NHƯ PHÁCH

Intense headache as splitting.

Chứng đau đầu dữ dội do cảm phong hàn tà hoặc phong, đàm và hoả tà làm cho khí huyết ứ trệ
gây tắc nghẽn kinh mạch ở đầu.

đầu thống sa

Đau đầu, đau từ trong não, người bệnh mê man, mắt nhắm, tai điếc, người phù nề.

đầu trọng

Heaviness of head.

Đầu nặng như bị bó chặt, khó chịu hơn đau, nguyên nhân do ngoại cảm thấp tà hoặc đờm thấp
bốc lên. Hoặc do khí huyết suy yếu, hoặc có thực nhiệt ở kinh Dương minh.

đầu trướng
Feeling of distension in the head.

Đầu có cảm giác trướng căng khó chịu. Thường do ngoại cảm thấp tà hoặc Can hoả bốc lên,
thấp nhiệt ứ trệ bên trong gây nên.

ĐẦU VỰNG

Dizziness.

Tức Huyễn Vựng.

ĐẬU SANG

Bệnh đậu mùa.

ĐẮC KHÍ

Getting the accupuncture feelings.

Trạng thái phản ứng của người bệnh khi châm vào huyệt, bệnh nhân có cảm giác nặng, tức, tê,
đau, người cầm kim thấy dưới kim như bó chặt lại, thì gọi là đắc khí, là kinh khí đã đến ở dưới
kim.

ĐẮC THẦN

Spiritedness.
Có thần khí (thần : hiện tượng hoạt động của sinh mạng). Xem xét sự tồn vong của thần có thể
phán đoán sự thịnh suy của khí huyết, sự nặng nhẹ của bệnh tật và tiên đoán bệnh lành hay dữ.

Thí dụ, tinh thần đầy đủ, ánh mắt linh lợi, tiếng nói sang sảng, sắc mặt tươi nhuận, hơi thở nhịp
nhàng là đắc thần.

Đắc thần tuy có mắc bệnh cũng dễ điều trị, tiên lượng tốt, cho nên “đắc thần thì tốt” (đắc thần
giả xương). Vì vậy, đắc thần không chỉ mang ý nghĩa giới hạn là tinh thần, mà còn có ý nghĩa
lớn rộng hơn.

ĐỀ CHÂM

1 thứ kim trong 9 loại kim châm, thân kim to. Mũi kim nhọn sắc, dùng để chữa bệnh ở huyết
mạch và bệnh nhiệt.

ĐẾ THANH

Tiếng hắt hơi.

ĐỂ CỐT

Xương cùng.

ĐỊA CÁC

Vùng cằm, phía dưới huyệt Thừa tương.


ĐỊA ĐẠO

Đường mạch ở phía dưới, tức là kinh Túc thiếu âm.

ĐỊA KHÍ

Khí của đất, tức là khí âm.

ĐỊA QUÁCH

Mi trên và dưới mắt.

ĐỊA VẬN

Sự vận hành của khí Tại Tuyền (tức là khí làm chủ về nửa cuối năm).

ĐỊCH ĐÀM

Phương pháp quét bỏ đàm tích tụ lâu ngày. Như đàm ẩm đình tụ ở dưới mạng sườn, khi ho khạc
đàm đau lan đến sườn, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Huyền, dùng bài Thập Táo Thang (Đại
táo, Nguyên hoa, Cam toại, Đại kích). Hoặc thực nhiệt đờm ứ lâu ngày, phát sinh điên cuồng
hoặc huyễn vậng, đờm dính và nhiều, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng dầy mà nhớt, mạch Hoạt Sác
có lực, cho uống Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn (Đại hoàng, Hoàng cầm, Mông thạch, Trầm
hương). Hoặc đờm dính mà nhiều, ho khí nghịch lên, dùng Bồ kết đốt tồn tính, nghiền bột, mỗi
lần uống 2g, sắc Đại táo lấy nước làm thang.
Phép địch đàm có tác dụng mạnh, người yếu dùng phải cẩn thận. Phụ nữ có thai hoặc dễ khạc ra
máu không được dùng.

ĐIỂM NHÃN

Phương pháp tra thuốc vào mắt. Đem dược vật nghiền thành bột thật mịn, loại bột này có thể
bôi vào mắt, vừa mát vừa sạch không bị kích thích khó chịu.

Thuốc tra mắt gọi chung là thuốc đau mắt, bài thuốc chế biến khá nhiều, dùng để tiêu viêm,
giảm sưng, khỏi kéo màng trong nhãn khoa.

Phương pháp điểm nhãn còn có thể chữa những bệnh khác không riêng gì nhãn khoa.

ĐIỂM NHÃN DƯỢC

Thuốc nhỏ mắt.

ĐIỂM THÍCH

Một thủ pháp châm thích, phép châm nhanh. Tay trái ấn chặt lên bì phu, tay phải cầm kim, ngón
cái ngón trỏ cầm chuôi kim, ngón tay giữa giới hạn để thừa đầu kim khoảng 1 phân, châm thẳng
nhanh vào tĩnh mạch dưới lớp da và rút kim ra ngay.

Châm thích ngón tay, ngón chân, chóp tai, huyệt Thái dương, huyệt Ủy trung thường hay dùng
phép điểm thích này.

ĐIÊN
Vùng đỉnh đầu.

ĐIÊN CUỒNG

Mania depressive syndrome.

Chứng bệnh rối loạn tâm thần. Điên thuộc âm, thiên về chứng hư, người bệnh thường trầm cảm.
Cuồng thuộc dương, thiên về chứng thực, người bệnh thường có triệu chứng hưng phấn.

ĐIÊN ĐỈNH

Đỉnh đầu.

ĐIÊN ĐỈNH CỐT

Xương đỉnh đầu.

ĐIÊN ĐỈNH PHONG

Đinh đầu đau nhức như dùi đâm.

ĐIÊN HUYỄN

Xem mục Huyễn Vậng.


ĐIÊN NHÀN

Epilepsy.

Chứng động kinh.

Cũng gọi là Điên Giản, Giản Chứng, Nhàn Chứng.

ĐIÊN NHÀN PHÁT TÁC

Epileptic seizure.

Lên cơn động kinh.

ĐIÊN TẬT

Bệnh điên (tâm thần phân lập) thường là do đàm và uất trở tắc ở tâm bào. Đầu là nơi hội của các
kinh Dương, khí, huyết, tạng phủ, vì vậy lục dâm ngoại cảm, ngũ tạng bị nội thương đầu có thể
gây nên chứng điên tật.

ĐIẾN PHONG

Một thứ bệnh ngoài da, da nổi lên từng điểm nhỏ kết thành từng vùng, hoặc đỏ hoặc trắng, đỏ
gọi là xích điến, trắng gọi là bạch điến.

ĐIỀN LOA BÀO


Một thứ mụn mọc ở lòng bàn chân lúc đầu mọc một mụn màu vàng, hình như hạt đậu, vừa cứng
vừa đau, rồi sau sinh nhiều mụn khác tiếp liền với nhau thành từng đám, chân đau không đạp
xuống đất được, lâu thì sưng cả mu bàn chân và phát nóng rét.

ĐIỄN

Vùng mông. Phía dưới thắt lưng, 2 bên xương khu (hông) tương đương vùng cơ mông lớn.

ĐIỆN CHÂM

Phương pháp kết hợp châm với kích thích bằng xung điện. Dùng hào châm, châm vào huyệt rồi
cho một dòng điện với cường độ thích hợp vào kim. Điện châm có thể áp dụng vào các khoa
nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan và châm tê.

ĐIỀU HÒA

Phép chữa làm cho mất sự rối loạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, ví dụ như điều hòa can
vị, điều hòa can tỳ, điều hòa vinh vệ...

ĐIỀU HOÀ CAN TỲ

Coordinating the functuion of liver and spleen.

Phương pháp trị chứng Can Tỳ bất hoà, Can khí phạm Vị. Thường dùng trong trường hợp hông
sườn đầy đau, sôi bụng, tiêu lỏng, chán ăn, tính tình nóng nẩy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch
Huyền Tế.
ĐIỀU HOÀ VINH VỆ

Regulating Ying and Wei.

Phương pháp điều trị rối loạn ở phần vinh và vệ khí, giải cảm phong tà.

ĐIỀU KHÍ

1. Phép chữa bệnh để điều hòa sự rối loạn của khí. Thường dùng thuốc trị các chứng khí trệ, khí
nghịch khiến cho khí thông lợi bình hoà trở lại. Thường bao gồm cả hành khí, giáng khí trong
phương pháp lý khí.

2. Tác dụng của châm cứu, thở, dưỡng sinh, thuốc, để chữa các chứng khí trệ, khí nghịch, làm
cho sự lưu hành của khí được thuận lợi, cũng tức là phép giáng khí, hành khí, lí khí.

ĐIỀU KINH

Phép chữa bệnh kinh nguyệt không đều.

ĐIỀU PHỤC

Dùng thuốc bột hòa vào thuốc thang để uống. Có một số vị thuốc như Linh dương giác, Tê
giác, Chu sa… nên nghiền thành bột, để riêng, khi thuốc đã sắc xong, cho thuốc bột vào quấy
đều lên uống.

ĐIỀU THƯ
Một thứ nhọt sinh ở ngón tay cái lúc đầu như hạt đậu, dần dần như quả mận tê dại đau buốt đến
tận tim, nếu vỡ ra mủ đặc huyết tươi là tốt, mủ đen là bệnh nguy hiểm.

ĐIỀU TỄ

Phương thuốc điều trị sự bất hòa trong cơ thể.

ĐIỀU TỨC

Điều hòa hơi thở, như điều hòa hơi thở khi luyện khí công, điều hòa hơi thở để xem mạch.

ĐINH

Tên can thứ 4 trong 10 thiên can, thuộc hành hỏa trong ngũ hành, thuộc tạng tâm trong ngũ
tạng.

ĐINH BA

Vẩy mụn.

ĐINH HỀ CAM

Một loại bệnh cam trẻ con, có đặc trưng là bụng to, cổ bé, mắt vàng, người gầy còm. Do ăn
uống, bú sữa quá độ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, không hấp thụ được chất dinh dưỡng gây nên

ĐINH SANG
Naillike boil, Furuncle.

Nhọt mọc cứng rắn, có rễ vào sâu, hình dạbg giống như cái đinh, vì phát ra ở nhiều chỗ khác
nhau, nên có nhiều tên gọi khác nhau như Diện đinh (phát ra ở mặt), Chi đinh (phát ra ở ngón
tay), Túc đinh (phát ở chân)...

ĐINH SANG TẨU HOÀNG

Furunculosis copmlicated by septicemia.

Đinh độc, độc chạy vào trong, xâm phạm vào phần huyết (đinh nhọt kèm nhiễm khuẩn huyết)
gây nên hiện tượng mê man, mụn đinh sưng lan ra nhanh.

ĐINH THƯ

Furuncle on the lower part of the cheeck or below the nose.

Đinh mọc ở 2 bên má hoặc ở dưới mũi.

ĐÌNH ẨM

Fluid retention.

Thủy ẩm ứ đọng.
ĐÌNH ẨM HIẾP THỐNG

Hypochondriac pain due to fluid retention.

Chứng tích nước ở hông sườn gây nên đau. Biểu hiện hông sườn đau, ho, khó thở, mạch Trầm
Huyền.

ĐÌNH ẨM HUYỄN VỰNG

Dizziness due to fluid retention.

Chứng huyễn vựng do dương khí không vận hoá ở trung tiêu, thuỷ ẩm ứ trệ. Biểu hiện như hoa
mắt, chóng mặt, hồi hộp, mạch đập vùng bụng dưới, nôn ra đờm dãi.

ĐÌNH KHỔNG

Âm hộ.

ĐÌNH NHĨ

Tai chảy nước vàng.

ĐÌNH THỦY

Nước ứ đọng.
ĐÌNH THỰC

Thức ăn ứ đọng không tiêu hóa được.

ĐỈNH CỐT

Xương đỉnh đầu.

ĐĨNH

Dạng thuốc đã chế biến. Đem dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều với hồ, vê thành từng thỏi
nhọn đầu, to nhỏ tùy theo yêu cầu.

Dùng thuốc trong, có thể đập vụn hòa vào nước nóng cho uống.

Dùng bên ngoài, có thể mài với giấm, hoặc dầu (Vừng, Dừa…) để bôi vào nơi đau.

ĐỈNH MÔN THƯ

Nhọt mọc ở phía trước đỉnh đầu, chỗ huyệt Thượng tinh của mạch Đốc.

ĐỈNH TÂM

Chỗ chính giữa đầu, nơi cao nhất của thân thể.

ĐỊNH CHÍ
Làm cho tâm thần bình tĩnh ổn định.

ĐỊNH PHONG

Làm hết hiện tượng run, giật, co cứng do phong tà gây nên.

ĐỊNH SUYỄN

Làm hết cơn suyễn thở.

ĐỊNH THỐNG

Làm hết cơn đau.

ĐỌA THAI

Sẩy thai.

ĐỌA DƯỢC

Thuốc phá thai, thuốc gây trụy thai.

ĐOẢN CHÂM
Loại kim ngắn.

ĐOẢN CỐT

Loại xương ngắn, như xương ở bàn tay, xương ở bàn chân...

ĐOẢN KHÍ

Thở ngắn gấp mà hơi thở không điều hòa. Thực chứng thường do đàm ngăn trở bên trong, ảnh
hưởng đến sự thăng giáng của khí gây nên. Hư chứng, do nguyên khí quá suy yếu gây nên.

ĐOẢN MẠCH

Short pulse.

Một trong số các loại mạch. Mạch Đoản đập ngắn, không suốt được cả 3 bộ mạch, bộ quan ở
giữa thì rõ, bộ thốn ở trên hoặc bộ xích ở dưới thì không thấy rõ. Chủ về bệnh của khí, mạch
Đoản mà có lực là khí uất khí trệ, không có lực là tỳ khí phế khí yếu.

ĐOẢN THÍCH

1 cách trong 12 cách châm, để chữa bệnh tê nhức ở xương, cách châm là vừa tiến vừa lay kim,
châm sâu vào tận xương rồi dùng thủ thuật mổ cò.

ĐOẢN TỨC

Đoản hơi, hơi thở ngắn yếu.


ĐOẠN NHŨ

Cai sữa.

ĐOẠN SẢN

Cai đẻ.

ĐOẠN TỄ

Cắt rốn.

ĐOẠT HÃN GIẢ VÔ HUYẾT

Consumption of blood is contraindicated in case with excessive sweating.

Phương hướng điều trị, (đoạt : mất). Huyết vàmồ hôi (hãn) cùng một nguồn, Người bệnh nếu đã
bị mồ hôi ra nhiều, không được làm cho mất máu thêm nữa. Mồ hôi và huyết cùng bị mất, bệnh
tình sẽ nặng thêm. Cách xử trí như vậy, cổ nhân cho là phạm sai lầm.

ĐOẠT HUYẾT

+ Mất máu.
+ Tình trạng huyết bị tổn thương. Huyết và mồ hôi là tinh khí cùng một nguồn do thuỷ cốc hoá
sinh, đối với người huyết hư, tân dịch vốn không đủ, nếu dùng loại thuốc phát hãn làm cho mồ
hôi đổ ra, sẽ làm cho phần doanh bị tổn thương, ảnh hưởng đến huyết, trường hợp này gọi là
đoạt huyết.

ĐOẠT HUYẾT GIẢ VÔ HÃN

Diaphoresis is contraindicated in case with consumption of blood.

Phương hướng điều trị, (đoạt : mất). Huyết vàmồ hôi (hãn) cùng một nguồn, người bệnh nếu
trước đây đã bị mất máu, không được làm cho ra mồ hôi thêm nữa.

Nếu huyết dịch đã tổn thất mà còn dùng phép phát hãn, mồ hôâi sẽ hao tổn đồng thời huyết lại
mất thêm; Mồ hôi và huyết cùng bị mất, bệnh tình sẽ nặng thêm. Cách xử trí như vậy, cổ nhân
cho là phạm sai lầm.

ĐOẠT TỄ

Phương thuốc làm cho thông lợi hết bế tắc.

ĐOẠT THỰC PHONG

Chứng ở đầu cuống họng, hoặc ở 2 bên cuống lưỡi, hoặc ở hàm trên, nổi lên một bọng, hoặc 2
bọng huyết, rồi lớn dần lên, đầy tắc cổ họng.

ĐOẠT TINH
1- Mất tinh. Tinh khí bị hao tổn nhiều. Có triệu chứng tinh thần uể oải, tai ù, hoa mắt, váng
đầu…

2- Mạch đập quá chậm, mỗi hơi thở chỉ đập một hoặc 4 lần.

ĐỐ NHŨ

Galactostasis.

Cương sữa. Sau khi sinh, trẻ không bú hoặc sữa nhiều quá bú không hết, sữa ứ tụ lại làm cho
bầu vú sưng đau, tức hoặc đầu núm vú nổi những mụn nhỏ, ngứa.

ĐỐ TINH SANG

Chancre.

Chứng hạ cam.

ĐỖ UNG

Nhọt ở bụng.

ĐỐC MẠCH

1 trong 8 mạch kỳ kinh, bắt đầu từ chỗ Hội âm, theo đường chính giữa xương sống đi lên cổ,
vượt qua đỉnh đầu, đến mặt, theo đường chính giữa mặt vào đến lợi răng hàm trên rồi dừng lại.
Trên đường tuần hành thì có liên hệ với tủy sống, với não và các kinh Dương, có tác dụng đôn
đốc toàn bộ khí Dương trong cơ thể.

ĐỘC ÂM

Âm đơn độc, không có Dương, như nói “cô dương bất sinh” dương không có âm thì không sinh
ra được, “độc âm bất trưởng” âm không có dương thì không lớn lên được.

ĐỘC CHÚ

Chứng lao di truyền.

ĐỘC DƯỢC

Thuốc độc.

ĐỘC DƯỢC CÔNG TÀ

Phương pháp sử dụng vị thuốc có độc tính để chữa bệnh. Độc, có 1 số ý nghĩa :

1. Đặc tính của vị thuốc, như Can khương thiên về nhiệt; Hoàng cầm thiên về hàn; Thăng ma
tính thăng đề; Tô tử có khả năng giáng khí,... đó là lợi dụng đặc tính của thuốc để khư tà, phù
chính.

2. Tác dụng phụ của vị thuốc, như Thường sơn có khả năng chữa sốt rét nhưng có thể gây nôn
mửa.
3. Tính độc mạnh của vị thuốc cần xác định như Khinh phấn, Đằng hoàng,... khi sử dụng phải
nắm vững quy tắc, đề phòng trúng độc.

ĐỘC HÃM

Chất độc hãm ở trong không thải ra được.

ĐỘC KHÍ

Khí độc gây hại cho cơ thể, giống như loại sơn lam chướng khí, dịch lệ…

ĐỘC LỴ

Kiết lỵ vì nhiễm độc, như bệnh sởi, độc không phát ra được, hãm vào trong sinh kiết lỵ ra máu
mủ.

ĐỘC NGỮ

Nói lẩm bẩm một mình, hễ thấy người thì không nói nữa. Do tâm khí hư, không nuôi dưỡng
thần mà gây ra.

ĐỘC PHONG

Mụn lở ở mặt.

ĐỘC THỦ THỐN KHẨU


Phương pháp xem mạch ở cổ tay, chỉ xem mạch ở một chỗ thốn khẩu cũng có thể biết được sinh
lý và bệnh lý của cơ thể.

ĐỐI ĐINH

Nhọt mọc ở 2 huyệt Thái dương, ở 2 gò má hoặc ở 2 tai, loại nhọt này rất nặng thường gây sốt
rét và tinh thần hoảng hốt.

ĐỐI HUNG SA

Chứng ở trước ngực nổi lên một đường gân cứng, hoặc xanh, hoặc đỏ, hoặc tím, hoặc đen.

ĐỐI KHẨU SANG

Boil on the nape.

Loại nhọt mọc vùng gáy, giữa xương chẩm và đốt sống cổ 6~7. Do thấp nhiệt độc tà hoặc Thận
thuỷ bị hao tổn, âm hư hoả bốc lên.

Còn gọi là Não Thư.

ĐỐI TÂM PHÁT

Nhọt mọc ở lưng chỗ ngang với tim.


Xem thêm mục Phát Bối.

ĐỐI TỀ PHÁT

Nhọt mọc ở lưng chỗ ngang với rốn.

Xem thêm mục Phát Bối.

ĐỒI HỒ LÔ

Sa dạ con nặng, dạ con thoát ra không co vào được.

ĐỒI PHONG

Ngứa bìu dái.

ĐỒI SÁN

Thoát vị bìu, chứng bìu dái sưng cứng to sa xuống đau căng, hoặc tê không biết đau ngứa.

ĐÔN PHỤ

Danh từ vận khí học nói về 5 thổ vận thái quá.

ĐỐN KHÁI
Ho gà.

ĐỐN TIẾT

Chứng tiêu lỏng, ban ngày thì bình thường, ban đêm thì bụng trướng lên, sôi bụng rất khó chịu,
sáng hôm sau thì tiêu lỏng.

ĐỔN CỐT

Xương mông.

ĐÔNG ÔN

Winter-warm syndrome.

Bệnh do cảm khí ôn nhiệt mùa đông.

ĐÔNG THẠCH MẠCH

Stone like pusle in winter.

Sự biến hóa bình thường của mạch tượng trong mùa đông (thạch : nặng nề). Mùa đông lạnh,
dương khí ẩn náu, da bị bó chặt, cho nên mạch đi cũng có vẻ khó khăn nặng nề, phải ấn tay
nặng mới thấy, mạch đập tương đối có lực.
ĐÔNG THẤU

Chứng ho phát về mùa đông.

ĐÔNG THỐNG

Đau nhức.

ĐÔNG ỨNG TRUNG QUYỀN

Mạch tượng mùa đông giống như cái cân chúc xuống (quyền : dụng cụ đo trọng lượng cổ đại),
tương đương với loại mạch trầm phục.

ĐỐNG SẢN

Sản phụ bị giá lạnh, kinh nguyệt ngưng trệ, thai không ra được.

ĐỐNG SANG

Vết loét do giá lạnh.

ĐỐNG TỬ

Chết rét.

ĐỒNG HÓA
Sự chuyển hóa từ khí này thành khí khác, khí yếu sẽ đồng hóa theo khí mạnh (danh từ vận khí
học).

ĐỒNG KHÍ

Cùng 1 khí có tính giống nhau như nói lục khí trong cơ thể người ta, cũng giống với lục khí của
trời đất.

ĐỒNG BỆNH DỊ TRỊ

Treatment the same disease with different method.

Cùng bệnh như nhau, nhưng cách chữa khác nhau, do yếu tố địa phương, khí hậu, cơ thể người
bệnh, hoàn cảnh sinh hoạt... khác nhau.

ĐỒNG NAM

Nam giới ở tuổi nhi đồng.

ĐỒNG NHÂN

Con ngươi, cũng gọi là Đồng Thần, Đồng Tử.

ĐỒNG NỮ
Nữ giới ở tuổi nhi đồng.

ĐỒNG THÂN THỐN

Thốn của bản thân người đó. Ví dụ 1 số đồng thân thốn :

1. Đồng thân thốn ở ngón tay giữa, cong ngón tay giữa lại, khoảng cách giữa 2 đầu nếp gấp của
đốt giữa là 1 thốn.

2. Đồng thân thốn theo ngón tay cái, bề rộng của ngón tay cái chỗ rộng nhất là 1 thốn.

3. Đồng thân thốn theo con mắt : khoảng cách từ đầu khoé mắt trong đến khoé mắt ngoài là 1
thốn.

ĐỒNG THẦN

Con ngươi mắt.

Còn gọi là Đồng Tử, Thuỷ Luân, Đồng Nhân.

ĐỒNG THẦN CAN KHUYẾT

Trạng thái con ngươi mắt mất đi hình tròn đều, mà ven con ngươi có hình răng cưa như cánh
hoa mai. Đây là hậu quả của loại bệnh nặng “ngưng chi ế” di chứng lại, cuối cùng có thể dẫn
đến mù mắt.

ĐỒNG THẦN SÚC TIỂU


Miosis.

Chứng con ngươi co hẹp, con ngươi mắt mất đi chức năng co dãn, dần dần co hẹp, Nguyên
nhân do can thận lao tổn, hư hỏa bốc lên hoặc can kinh phong nhiệt xông lên. Trường hợp nặng
có thể dẫn đến loại đồng thần can huyết, mất hẳn thị lực.

ĐỒNG THẦN TÁN ĐẠI

Mydriasis.

Chứng đồng tử giãn to. Gặp nhiều trong chứng tăng nhãn áp. Do phong hoả ở Can Đởm bốc lên
hoặc do Can Thận âm hư, hoặc do chấn thương.

ĐỒNG TIỆN

Nước tiểu trẻ con.

Đồng tử

Con ngươi mắt.

Còn gọi là Đồng Nhân, Đồng Thần, Thuỷ Luân.

ĐỒNG TỬ CAO
Mắt nhìn ngược lên, 1 triệu chứng thường xuất hiện trong bệnh trúng phong. Thường do kinh
khí của kinh Thái dương bất túc. Nặng hơn sẽ sinh ra chứng loạn thị.

ĐỘNG MẠCH

Strong and rapid pulse.

Loại mạch Hoạt Sác có lực không đều, đập ở vị trí hẹp. Thường gặp nơi bệnh nhân sợ hãi, đau
và ở phụ nữ có thai.

ĐỘNG TÂM

Trong tâm lâng lâng trống rỗng như là có vật gì.

ĐỘNG TIẾT

Chứng ỉa lỏng do thấp tà gây nên có đặc trưng; người nặng nề, ngực tức, không khát nước,
không đau bụng hoặc hơi đau, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trơn nhờn, mạch nhu, cũng gọi
là “nhu tiết” hoặc “thấp tà”.

ĐỘNG KHÍ

1. Chứng khí động ở vùng rốn.

2. Khí động ở giữa 2 quả thận.

ĐỘNG MẠCH
Mạch đến trơn nhanh có lực đánh vào ngón tay như hạt đậu, nhịp đập không đều, thường xuất
hiện ở người có thai, người bị khiếp sợ, người bị đau nhức.

ĐỚI DƯƠNG

Âm ở dưới suy hao không giữ được dương khí, khí dương vượt lên trên mà sinh chứng trạng
mặt đỏ, chân lạnh, mạch trầm tế.

ĐỚI HẠ

khí hư của phụ nữ, ở âm đạo chảy ra chất nhờn dính, kéo dài liên miên không dứt, có nhiều màu
sắc khác nhau và cũng có mùi hôi thối tanh khác nhau.

ĐỚI HẠ Y

Thầy thuốc chuyên chữa bệnh phụ khoa, vì bệnh khí hư là bệnh phổ biến trong phụ khoa.

ĐỚI MẠCH

1 trong 8 mạch kỳ kinh, đường mạch này bắt đầu ở chỗ sườn cụt, vòng quanh thân mình 1 vòng
như cái dây lưng, nên gọi là mạch Đới.

ĐỚI NHÃN

Mắt trợn ngược lên mà không chuyển động.


ĐỜM

Phlegm.

Sản vật bệnh lý tiết ra qua đường hô hấp bao gồm cả những chất dính tồn tại khi các tổ chức nội
tạng mắc bệnh. Đờm do tân dịch biến hóa ra. Do nguyên nhân bệnh mà sinh ra đờm, có các loại
phong đờm, hàn đờm, nhiệt đờm, táo đờm và thấp đờm. Do đờm mà gây nên bệnh có các loại
đờm ẩm, đờm hạch, đờm ngược, ngoan đờm và phục đờm. Vô luận do nguyên nhân bệnh sinh
ra đờm hoặc do đờm mà phát bệnh đều có mối quan hệ chặt chẽ với hai tạng phế và tỳ.

Bệnh tà lục dâm phạm vào phế phần nhyều sinh đờm. Tỳ dương hư yếu, thủy thấp ứ đọng cũng
sinh đờm... do đó mới có câu : “Tỳ là nguồn sinh đờm. Phế là vật dụng chứa đờm”. Đờm trọc
theo khí mà thăng mà giáng. Nơi nào nó cũng len lỏi đến được. Như đờm mê tâm khiếu thì tinh
thần hôn mê điên cuồng. Phong đờm quấy nhiễu có thể thành chứng giản kinh phong. Đờm trọc
tràn lên làm cho lợm giọng nôn oẹ. Đờm ứ ở liên sườn, gây nên tức ngực sườn đau, suyễn thở
nghẽn đầy. Đờm và hỏa quấn quýt với nhau, có thể sinh ung nhọt,loa lịch, đờm làm tắc kinh lạc,
gây nên bán thân bất toại. Đờm đọng lại ở cơ bắp có thể gây nên âm thư. Đờm tắc ở các khớp
cũng có thể thành hạc tất... Ngoài ra còn có không ít các bệnh khó khăn kỳ quái, trong biện
chứng luận trị cũng có quan hệ tới đờm.

ĐỜM ÁCH

Hiccup Due To Phlegm Retention.

Chứng nấc do đờm đọng ở trung quản, cản trở sự lên xuống của khí. Biểu hiện: tức ngực, khó
thở, nấc cục có tiếng đờm.

ĐỜM ẨM

Phlegm Retention Syndrome.


Các chất chuyển hóa không hoàn toàn của nước, do chức năng vận hóa của tỳ bị rối loạn, thứ
đục đặc gọi là đờm, thứ trong loãng gọi là ẩm.

Căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng của bệnh tật mà đặt tên, có 2 nghĩa : rộng và hẹp.

1. Đờm ẩm, theo nghĩa rộng, là tên gọi chung cho nhiều loại bệnh thủy âm nói lên chất thủy
dịch vận chuyển trong cơ thể không thuận lợi, tích chứa ở những khoảng trống trong cơ thể và
chân tay hình thành bệnh lý. Nguyên nhân phần nhiều liên quan tới phế, tỳ, thận, công năng mất
điều hòa và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, nhất là tỳ dương mất chức năng kiện vận, tam tiêu
khí hóa chướng ngại làm cho thủy dịch tích chứa lại là nguyên nhân chủ yếu.

2. Đờm ẩm theo nghĩa hẹp, là một loại bệnh do thủy ẩm gây nên, chia ra hư chứng và thực
chứng.

Hư chứng có biểu hiện chủ yếu là : ngực sườn đầy tức, vùng bụng có tiếng óc ách, nôn mửa dãi
trong, chóng mặt hồi hộp, đoản hơi, thân thể gầy mòn. Đó là do tỳ thận dương hư không vận
hóa được thủy cốc, thủy ẩm tản ra ở vị trường mà thành bệnh (tương tự loại thắt hẹp môn vị do
tích nước ở trong vị).

Thực chứng có biểu hiện chủ yếu là : vùng vị quản rắn đầy, tiêu chảy , sau khi ỉa xong cảm giác
dễ chịu, nhưng vị quản lập tức nghẽn đầy và rắn ngay, thủy dịch lưu động tới cả khoang ruột, có
tiếng nước óc ách... Đây là do thủy ẩm ứ đọng ở vị trường gây nên.

ĐỜM ẨM KHÁI THẤU

Cough Due To Phlegm Retention.

Ho có nhiều đờm trắng, có bọt. Do đờm ứ trệ.


ĐỜM BAO

Bệnh trạng có khối bọc phát sinh ở dưới lưỡi, bề mặt sáng trơn, chất mềm, bề ngoài màu vàng,
bên trong chứa niêm dịch như lòng trắng trứng gà, cục bộ cảm thấy tê dại hoặc đau; do sưng to
ảnh hưởng tới tiếng nói và ăn uống. Bệnh này do đờm hỏa lưu trú gây nên.

ĐỜM HẠCH

Bệnh trạng nổi hạch kết khối ở dưới lớp da. Nguyên nhân do đờm thấp kết tụ, khối kết rắn
nhiều, ít không giống nhau, không đỏ không sưng, không rắn không đau, dùng ngón tay đẩy
như hạt quả trơn mềm, không di động, nói chung không thành nùng vỡ mủ.

Đờm hạch thường thấy ở cổ, gáy, hàm dưới, đôi khi có ở tay chân, vai lưng. Nổi hạch ở phần
trên cơ thể thường kèm theo phong nhiệt; nổi hạch ở phần dưới cơ thể thường kiêm thấp nhiệt.

ĐỜM HỎA

1. Bệnh chứng do hỏa vô hình quấn quýt với đờm hữu hình chứa đọng ở phế (cái túi chứa đờm).
Bình thường không có chứng trạng rõ rệt chỉ khi do nhân tố nội thương ăn uống hoặc cảm
nhiễm ngoại tà mới phát bệnh; chứng trạng giống như háo suyễn, phiền nhiệt đau ngực, miệng
khô môi ráo, rất khó khạc ra cục đờm.

2. Bệnh trạng ở vùng cổ hoặc sau tai có đờm hạch như chuỗi hạt châu, hoặc dưới nách kết hạch,
ấn vào thấy hạch chắc, đẩy không di chuyển, có thêm hiện tượng lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch
huyền hoạt.

Nguyên nhân bệnh do can hỏa, đờm uất gây nên.


ĐỜM HỎA NHIỄU TÂM

Bệnh biến do đờm hỏa quấy rối tâm thần dẫn đến thần trí rối loạn như thần trí thất thường, nói
năng lẫn lộn, thậm chí cuồng táo vọng động, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác...
(Thường gặp ở người mắc bệnh tinh thần phân liệt, histéric...).

ĐỜM KHÁI

Bệnh danh. Đặc trưng của bệnh này là tiếng ho nặng đục, đờm nhiều dễ khạc ra, khi ra được
đờm thì khỏi ho; thường kèm theo ngực khó chịu, ăn kém, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch phù hoạt.
Nguyên nhân do đờm thấp tích chứa ở trong can thiệp lên trên phế gây nên. (Thường gặp ở các
bệnh viêm phế quản mạn tính, phế khí thũng, co thắt khí quản).

ĐỜM LOA

Loại tràng nhạc phát sinh ở trước cổ, nơi đường kinh Dương minh vị ở chân đi qua.

ĐỜM MÊ TÂM KHIẾU

Bệnh danh. Chứng trạng chủ yếu : ý thức mơ hồ, họng vướng đờm, ngực khó chịu, thậm chí
hôn mê, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch hoạt. (Thường gặp ở các bệnh viêm não Nhật Bản, chảy máu
não, trúng phong hôn mê, điên giản).

ĐỜM NGƯỢC

Chứng sốt rét khá nặng, khi lên cơn nóng rét qua lại, nhiệt nhiều hàn ít, đau đầu chóng mặt,
nhiều đờm ẩu nghịch, mạch huyền hoạt, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê co giật.
ĐỜM NHIỆT NGĂN TRỞ PHẾ

Chứng đờm nhiệt phát sinh ra suyễn khái. Chứng trạng chủ yếu : phát sốt, khái thành đờm khò
khè, hung cách đầy nghẽn, khạc ra đờm vàng dính hoặc trong đờm có lẫn máu, bệnh nặng hơn
thì thở gấp, đau vùng ngực, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính, mạch hoạt sác. Đa số do sau khi
ngoại tà xâm phạm phế, uất lại hóa nhiệt, nhiệt làm thương tổn phế tân, chất dịch bị đọng lại
thành đờm, đờm lại kết với nhiệt, ngăn trở đường lạc của phế mà gây bệnh. (Thường gặp ở các
bệnh hen phế quản cấp tính, viêm phổi, phế khí thũng bội nhiễm, hen phế quản bội nhiễm...)

ĐỜM THẤP NGĂN TRỞ PHẾ

Bệnh lý suyễn khái do đờm thấp ngăn trở phế. Phế là dụng cụ chứa đờm, tỳ là nguồn sinh ra
đờm. Nếu tỳ dương hư, chức năng vận hóa giảm không những chẳng đưa tinh khí lên phế, mà
trái lại còn tụ thành đờm ảnh hưởng đến phế. Chứng trạng chủ yếu : khái thấu, đờm dãi nghẽn
tắc, đờm trắng loãng dễ khạc ra, ngực bụng khó chịu, hễ động làm việc là khái thấu dồn dập,
suyễn thở, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc trơn, mạch nhu hoãn. (Thường gặp ở các chứng viêm phế
quản mạn tính, háo suyễn).

ĐỜM TÍCH

Bệnh danh. Hung cách bĩ đầy và đau âm ỉ, khi ho khạc không ra đờm dãi, bọt nhổ ra dính, nuốt
vào cổ như bị vướng mắc, chóng mặt hoa mắt, trong bụng sờ có khối rắn.

Nguyên nhân do đờm ngăn khí trệ, thấp trọc ngưng tụ ở trong khoảng hung cách gây nên bệnh.

ĐỜM TRỞ PHẾ LẠC

Bệnh danh. Sau khi tạng phế bị nhiễm tà khí, mất đi công năng phân giải tân dịch, tích tụ chất
dịch thành đờm tắc nghẽn trở ở phế, xuất hiện triệu chứng đờm thịnh khí nghịch, suyễn khái...
Trên lâm sàng chia 2 loại : đờm nhiệt trở phế và đờm thấp trở phế.
ĐỞM

Gallbladder.

1 phủ trong lục phủ, cũng gọi là phủ kỳ hằng. Có hình như cái túi, cho nên gọi là túi mật, chứa
đựng và phân bổ nước mật để giúp cho việc tiêu hóa, có đường kinh là Túc thiếu dương Đởm.

ĐỞM BỆNH

Gallbladder disorder.

Bệnh của đởm, thường do Đởm nhiệt, Đởm hoả thịnh hoặc do tình chí uất ức. Có đặc trưng là
đắng miệng, hay thở dài, hay sợ sệt, trong họng vương vướng hay nhổ khạc.

ĐỞM CHỦ QUYẾT ĐOÁN

The Gallbladder controls the power of decision.

Tác dụng chủ yếu của đởm có liên quan tới công năng hoạt động của trung khu thần kinh.
Ngoài ra do đởm chủ quyết đoán nên có tác dụng trọng yếu đối với những kích thích tinh thần
(đột nhiên sợ hãi) ảnh hưởng tới vận hành khí huyết bình thường của cơ thể, khiến cho công
năng của tạng phủ hiệp điều lẫn nhau. Đởm khí khiếp nhược, có thể do sợ hãi mà gây bệnh;
đởm khí mạnh, có thể không ảnh hưởng gì lắm.

ĐỞM CHƯNG
Một chứng sốt của trẻ em, có hiện tượng mặt trắng nhợt, thần sắc kém.

ĐỞM ĐẢN

Bệnh do đởm nhiệt, có đặc trưng là miệng đắng.

ĐỞM HOÀNG

Jaundice due to frightening.

Bệnh vàng da do đởm bị tổn thương, lúc đầu vàng ít, dần dần vàng nhiều thêm.

ĐỞM HƯ

Asthenia of gallbladder.

Đởm suy yếu, còn gọi là Đởm khí bất túc. Có các triệu chứng như bứt rứt, hay than thở, dễ kinh
sợ, tim hồi hộp, hoảng loạn, nóng ngực, khó ngủ. Thường gặp ỏ một số bệnh Hysteria, suy
nhược thần kinh.

ĐỞM HƯ BẤT ĐẮC MIÊN

Insomnia due to asthenia of Gallbladder.

Trạng thái khó ngủ, kinh sợ do đởm hư yếu, cảm phải ngoại tà gây nên.
ĐỞM KHÁI

Ho do đởm, có đặc trưng là khi ho thì nôn ra nước mật, hoặc nước đắng màu xanh.

ĐỞM KHÍ

Gallbladder energy.

Chức năng của Đởm.

ĐỞM NHIỆT

Gallbladder heat.

Nhiệt ở đởm, thường có các triệu chứng như ngực sườn đầy tức, miệng đắng, họng khô, nôn
mưả nước đắng, choáng đầu, hoa mắt, tai điếc, nóng rét qua lại, hoàng đản, hoặc mũi chảy nước
đục.

ĐỞM NHIỆT ĐA THUỲ

Somnolence due to gallbladder.

Chứng bệnh do thực nhiệt ở Đởm và đàm tụ ở ngực gây nên tình trạng khí bị trệ. Có triệu chứng
phiền muộn, ngủ nhiều, ngủ gật… tức ngực, miệng đắng, chóng mặt, nặng đầu.
Còn gọi là Đởm Thực Đa Ngoạ.

ĐỞM THẤU

Chứng ho thuộc đởm, khi ho thì không nằm được.

ĐỞM THỰC

Gallbladder sthenia.

Đởm khí bị uất, xuất hiện các triệu chứng thuộc thực như : ngực đầy tức, dưới sườn trướng đau,
miệng đắng, miệng khô, đau ở 2 bên đầu và khoé mắt.

ĐỞM THỰC ĐA NGOẠ

Somnolence due to gallbladder.

Chứng bệnh do thực nhiệt ở Đởm và đàm tụ ở ngực gây nên tình trạng khí bị trệ. Có triệu chứng
phiền muộn, ngủ nhiều, ngủ gật… tức ngực, miệng đắng, chóng mặt, nặng đầu.

Còn gọi là Đởm Thực Đa Thuỳ.

ĐỞM TRẤP

Nước mật.
ĐỞM TRƯỚNG

Distension due to gallbladder disorder.

Đởm trướng thì dưới sườn trướng đau, miệng đắng, hay thở dài. Do Đởm cảm phải hàn tà.

ĐƠN

Dan

Dạng thuốc, có 2 loại : uống trong và dùng ngoài.

Loại dùng ngoài gồm các chất khoáng, qua bào chế thăng hoa tạo thành dạng bột rất mịn, như
các loại Bạch giáng đơn, Hồng thăng đơn...

Loại uống trong, có dạng bột như Tử tuyết đơn; có dạng viên như Chí bảo đơnn, Ngũ lạp hồi
xuân đơn; có dạng thỏi (viên đạn) như Tịch ôn đơn...

Có loại có thể dùng cho cả uống trong và dùng ngoài, như Ngọc Khu đan (còn gọi là Tử kim
đĩnh) làm được cả dạng viên và dạng thỏi.

ĐƠN ÁN

Feeling the pulse with a single finger at a particlar locality.

Phương pháp xem mạch dùng một ngón tay để thăm dò kỹ vào một bộ mạch nào đó.
ĐƠN ĐIỀN

Xem Đan Điền.

ĐƠN ĐỘC

Xem Đan Độc.

ĐƠN HÀNH

Thuốc chỉ dùng một vị để phát huy hiệu năng, như Độc Sâm Thang chỉ dùng một vị Sâm.

ĐƠN HẦU UNG

Nhọt mọc ở 1 bên họng.

ĐƠN NHŨ NGA

Sơm đau 1 bên amiđan.

ĐƠN PHÚC TRƯỚNG

Chỉ có bụng trướng to như cái trống còn chân tay bình thường.
ĐƠN SA

Tên gọi khác của chứng Dịch Hầu Sa tức là Tinh Hồng Nhiệt.

ĐƠN PHƯƠNG

Phương thuốc chỉ dùng 1, 2 vị để chuyên chữa vào 1, 2 chứng, công hiệu nhanh.

ĐƯƠNG TÂM THỐNG

Đau vùng tim.

ĐƯƠNG TỀ THỐNG

Đau vùng rốn.

ĐƯỜNG LANG TỬ

Chứng trẻ con mới sinh trong vòng 1 tháng, khóc không ra tiếng bên mép má sưng cứng không
bú được.

ĐƯỜNG TIẾT

Ỉa ướt, phân sền sệt.

ĐƯỜNG HÀ TIẾT
Ỉa ướt, phân sền sệt mà trong bụng có khối.

Nebula.

+ Màng đục che tròng mắt. Thường gặp trong các bệnh viêm giác mạc làm mủ, viêm giác mạc
mống mắt.

+ Bệnh đục thuỷ tinh thể, cườm mắt.

Ế CÁCH

Dysphagia.

Chứng ăn vào bị ngăn nghẹn, nuốt khó. Do đàm khí uất kết ở ngực hoặc do huyết ứ, nhiệt tà ở
đường tiêu hoá trên.

Ế NHƯ BĂNG LĂNG

Icicle like opacity.

Đục như nhũ băng. Là một loại biến chứng của bệnh đục thuỷ tinh thể. Ế

GIA GIẢM
Dùng phương thuốc có sẵn rồi thêm vị này, bớt vị kia để phù hợp với bệnh tình.

GIA VỊ

Dùng phương thuốc có sẵn rồi thêm vào một ít vị thuốc khác cho phù hợp với bệnh tình.

GIÀ GIỚI

Vảy của mụn nhọt.

GIÀ LẠI

Bệnh hủi sùi vẩy .

GIÀ TỬ TẬT

Sa dạ con.

GIẢ HÀN

Pseudocold syndrome.

Chỉ tình trạng bệnh lý thuộc hàn nhưng biểu hiện bên ngoài là chứng nhiệt. Bệnh vốn là nhiệt
(chân nhiệt) mà lại xuất hiện triệu chứng hàn (giả hàn) do nhiệt kết ở trong, khí dương không
thông suốt ra ngoài được, nên tay chân giá lạnh.
GIẢ NHIỆT

Pseudoheat syndrome.

Chỉ tình trạng bệnh lý thuộc nhiệt nhưng biểu hiện bên ngoài là chứng hàn. Bệnh vốn là hàn
(chân hàn) mà lại xuất hiện triệu chứng nhiệt (giả nhiệt) do hàn kết ở trong, khí dương bị ngăn
cách ở ngoài mà xuất hiện các triệu chứng như người sốt nóng, mặt đỏ, tay chân vật vã...

GIÁC CUNG PHẢN TRƯƠNG

Chứng đầu gáy cứng, lưng uống cong như cái cung, thường xuất hiện ở bệnh kinh phong, ở
bệnh viêm não, viêm màng não (uốn ván).

GIÁC HOA

Cũng là âm đĩnh.

GIẢI BIỂU

Expelling superficial evils.

Phương pháp làm cho ra mồ hôi để giải trừ tà khí ở phía bên ngoài (phần biểu).

Cũng gọi là phương pháp Phát Hãn.


GIẢI CHÂU

Tròng mắt lồi ra như mắt cua.

GIẢI CƠ

Expelling the evils in the muscle.

Phép giải trừ tà khí ở phần cơ nhục. Thường dùng trong chứng ngoại cảm giai đoạn đầu, có mồ
hôi.

GIẢI DIỆC

Cơ thể mỏi mệt chân tay rã rời.

GIẢI ĐỘC

Removing toxic material.

Phương pháp loại trừ các chất độc ở trong và ngoài cơ thể. Gồm giải nhiệt độc ở phần huyết,
hàn thịnh sinh độc, uống hoặc tiếp xúc với chất độc, rắn hoặc trùng thú độc cắn. Kể cả phương
pháp bào chế để giải độc thuốc.

GIẢI KẾT

Châm cho tan chỗ huyết mạch ngưng kết.


GIẢI KÍNH

Releiving muscular spasm.

Phương pháp chống run giật, co quắp, co rút trong bệnh uốn ván.

Cũng gọi là Trấn Kính.

GIẢI LÔ

Chỗ thóp thở không đóng kín.

GIẢI NHÃN SA

Chứng mắt lồi ra và đau nhức lên khắp cả đầu.

GIẢI PHẪU

Mổ xẻ.

GIẢI NHIỆT

Phép giải trừ tà để hạ sốt.


GIẢI SÁCH MẠCH

Untieing knot pulse.

1 mạch trong 7 quái mạch, biểu hiện mạch lúc nhanh lúc chậm, nhịp đập rối loạn, báo hiệu bệnh
nguy hiểm.

GIẢI THỬ

Phép giải trừ thử tà, chữa cảm nắng.

GIẢI TINH

Bệnh danh. Nguyên nhân bệnh : phần nhiều do hỏa nhiệt công lên, điều trị không thích hợp làm
ảnh hưởng đến chất dịch của thủy tinh thể, xuất hiện tròng đen mắt kéo màng như tăm cua,
phạm vi lồi lõm hẹp, rất dễ dẫn đến mù mắt.

GIẢI UẤT

Dispersing the stagnated liverenergy.

Phép làm cho Can khí hết uất kết, chữa những bệnh do tình chí uất ức. Cũng gọi là phương
pháp sơ Can, lý khí, thư Can.

GIÁN KHÍ
6 khí phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xoay vòng thay nhau chủ trì từng năm, khí làm chủ nửa
năm về trước là khí tư thiên, khí làm chủ nửa năm về sau là khí tại truyến, khí ở 1 bên khí tư
thiên và khí tại truyền là gián khí.

GIÁN NHẬT NGƯỢC

Sốt rét cách nhật, 2 ngày phát 1 cơn.

GIÁN GIẢ TỊNH HÀNH, THẬM GIẢ ĐỘC HÀNH

Phương hướng điều trị. Xuất xứ : thiên ‘Tiêu Bản Bệnh Truyền Luận’ (Tố Vấn). Gián : xu thế
bệnh từ từ và khá nhẹ những chứng trạng lại khá nhiều. Tịnh hành : chỉ một phương thuốc sử
dụng cả chủ dược lẫn tá dược. Thí dụ : chứng ho kéo dài ngày, đờm trắng mà nhiều, dễ ho, ngực
khó chịu, lợm giọng, đại tiện không thành khuôn, rêu lưỡi trắng trơn mà nhớt, nên áp dụng phép
táo thấp, hóa đàm có cả chủ dược lẫn tá dược. Thậm : chỉ bệnh chứng nặng, nguy cấp mà chứng
trạng lại ít. Độc hành : chỉ một phương thuốc có dược lực chuyên nhất để cứu vãn nguy cơ. Thí
dụ : chứng đột nhiên ra máu không ngớt, sắc mặt trắng bệch, hơi thở ngắn, mạch Vi, dấu hiệu
của dương khí muốn thoát, cần sử dụng phương thuốc tập trung dược lực chuyên nhất như Độc
Sâm Thang để cấp cứu.

GIÁN TẠNG

Bệnh ở tạng mẹ truyền đến tạng con, như bệnh tâm (hỏa) truyền đến tỳ (thổ) bệnh tỳ (thổ)
truyền đến phế (kim)...

GIÁN THẬM

Cũng như nặng nhẹ, gián là nói bệnh ở nông, thậm là nói bệnh ở sâu.
GIÁN TIẾP CỨU

Phương pháp cứu. Khi áp dụng phép cứu, đặt mồi ngải lên trên lát gừng (Cách khương cứu)
hoặc lát tỏi đặt xuống dưới mồi ngải (Cách toán cứu) lót muối xuống dưới mồi ngải (Cách diêm
cứu) hoặc đem vị thuốc chế thành miếng bánh lót xuống dưới mồi ngải (Phụ bính cứu, Tiêu
bính cứu, Xị bính cứu), cách chung là không đặt mồi ngải cứu trực tiếp lên bì phu bệnh nhân.

GIẢN CHỨNG

Động kinh. Bệnh phát ra từng cơn, khi phát thì đột nhiên ngã ra, miệng sùi nước bọt, mắt trợn
ngược, tay chân co giật , phát ra tiếng như dê kêu, tiếng heo kêu… khi tỉnh lại thì như thường

GIẢN QUYẾT

Động kinh mà hôn mê quyết lạnh.

GIANG LẬU

Lỗ dò hậu môn.

GIANG MÔN

Hậu môn.

GIANG MÔN DƯỠNG

Ngứa ở hậu môn.


GIANG MÔN UNG

Nhọt mọc ở hậu môn.

GIÁNG HỎA

Đưa hỏa xuống, khí âm hư hỏa bốc lên sinh ra các chứng chảy máu mũi, chảy máu răng, mặt
đỏ, nhức đầu... thì phép chữa là phải tư âm giáng hỏa.

GIÁNG KHÍ

Đưa khí xuống, khí bốc ngược lên sinh ra các chứng thở dốc, ho suyễn... thì phép chữa là phải
giáng khí.

GIÁNG KHẢ KHỨ THĂNG

Prescription of lowering effect can treat the adverse rising syndrome.

Thuốc có tác dụng giáng xuống có thể trị các chứng do khí nghịch gây nên như ho, suyễn, khó
thở, nôn mửa, nấc cụt…

GIÁNG KHÍ

Phương pháp trị chứng khí nghịch, dùng trị các chứng do khí nghịch gây nên như ho, suyễn,
nấc cụt…
Còn gọi là Hạ Khí.

GIÁNG NGHỊCH HẠ KHÍ

Keeping

Phương pháp chữa khí của phế vị nghịch lên. Thí dụ 1 : phế khí nghịch lên có triệu chứng khái
thấu hen suyễn, đờm nhiều thở gấp, cho uống Định suyễn thang (bạch quả, ma hoàng, tô tử,
cam thảo, khoán đông hoa, hạnh nhân, tang bạch bì, hoàng cầm, pháp bán hạ). Thí dụ 2 : vị hư
hàn mà khí nghịch lên có triệu chứng nấc liên tục, trong ngực khó chịu, mạch trì, cho uống
Đinh hương thị đề tán (đinh hương, thị đề, đảng sâm, sinh khương).

GIAO

Keo, cao. Đem các loại da, xương, vỏ động vật nấu với nước, cô đặc thành bánh, thành khối,
thường dùng làm thuốc bổ dưỡng, như cao da lừa, cao xương hổ, cao miết giáp, cao quy bàn,
cao sừng hươu...

GIAO CẤU

Nam nữ giao hợp.

GIAO CỐT

Xương mu.

GIAO THÔNG TÂM THẬN


Phép chữa làm cho tâm thận giao thông với nhau. Tâm thận không giao nhau thường biểu hiện
ra các triệu chứng như : hồi hộp, nóng ngực, mất ngủ, choáng đầu, tai ù, tai điếc, hay quên, đau
lưng, mỏi gối...

GIAO TRƯỜNG

Chứng đại tiểu tiện bài tiết hỗn loạn : khi đại tiện lại ra nước tiểu. Khi tiểu tiện lại ra nước phân.
Bệnh xåy ra sau khi bàng quang và âm đạo bị tổn thương liên quan tới trực trường, hình thành
lỗ dò giữa bàng quang và trực trường.

GIẢO CỐT THƯ

Nhọt sưng bằng không có đầu, sinh ở phía ngoài đùi, phát sốt, phát rét, không nóng, không đỏ,
đau như dùi đâm, đau nhức gân xương, không co duỗi được, lâu thì có một điểm đỏ sáng, là lúc
đã thành mủ.

GIẢO NHA PHONG

Chứng họng sưng to như quả trứng gà, họng tắc không thông, nhiều đờm mà suyễn.

GIẢO THỐNG

Đau xoắn, đau quặn.

GIẢO TỬ
Chết treo cổ.

GIẢO TRƯỜNG SA

Cũng là can hoắc loạn.

GIÁP

Tên can thứ nhất trong 10 thiên can, thuộc hành mộc trong ngũ hành, thuộc đởm phủ trong nội
tạng.

GIÁP CHỈ UNG

Loại ung nhọt mọc ở nách, thuộc dương chứng. Nguyên nhân do can tỳ huyết nhiệt hoặc 2 kinh
tâm và tâm bào bị phong nhiệt.

Triệu chứng ban đầu là sưng đỏ đau đột ngột, sưng rắn khó tan kèm theo sốt nóng sốt rét...

GIÁP DƯƠNG

Nhọt ở má.

GIÁP KHẨU SANG

Trẻ con chốc mép (ở mép loét ra có màu trắng).


GIÁP KINH SA

Chứng bệnh trẻ con bỗng nhiên đờm sọc lên thở gấp, không nói được, mắt trợn ngược, tay chân
co giật, bụng trướng đầy.

GIÁP SANG

Lở má.

GIÁP THÁC

Da dọp vẩy.

GIÁP THŨNG

Má sưng.

GIÁP THƯ

Lở loét ở chỗ móng tay móng chân.

GIÁP THƯƠNG

Vết thương vì bị kẹp.

GIÁP XA
Vùng giáp xa ở má, chỗ huyệt giáp xa.

GIÁP XA CỐT

Xương hàm (xương giáp xa).

GIÁP XA UNG

Nhọt ở vùng giáp xa.

GIẬT ẨM

Chứng thủy dịch ứ đọng tại các tổ chức dưới da ở thể biểu, cũng giống với các bệnh về thủy khí
nói chung. Triệu chứng : đau khắp người, chân tay phù thũng nặng nề, có khi khái suyễn (tương
đương loại phù nề do suy tim hoặc phù thũng do viêm thận).

GIẬT GIẢ HÀNH CHI

Phương hướng điều trị (giật : ý nói khí huyết nghịch loạn; hành : ý nói điều lý khí huyết, khôi
phục lại mức bình thường). Thí dụ : can khí hoành , 2 bên sườn đau như xiên, nên dùng phép sơ
can làm cho tan đi, đau sườn sẽ khỏi. Lại như phụ nữ đau bụng dưới, cự án, hành kinh sắc huyết
tía đen có cục rêu lưỡi sạm tối, mạch sáp... Đây là chứng huyết ứ ở hạ tiêu, nên dùng phép khu
ứ để khơi thông thì kinh huyết trở lại bình thường.

GIẬT HUYẾT
1. Xuất huyết, nói chung chỉ các loại huyết tràn ra ngoài.

2. Các loại huyết xuất qua đường miệng mũi như khái huyết, các huyết, thổ huyết, mục huyết...

Sách Trương Thị Y Thông nói : “huyết trào ra ở trên phải mượn đường của phế vị, huyết thoát
ra đường dưới, phải qua đường nhị trường và do bàng quang đưa xuống.

GIỐC HOA

Hiện tượng cơ quan sinh dục không hoàn chỉnh, như hiện tượng ái nam ái nữ.

GIỐC CUNG PHẢN TRƯƠNG

Bệnh danh. Bệnh nhân đầu gáy cứng đơ, lưng uốn cong hướng về phía sau như cánh cung. Đây
là chứng trạng của bệnh phong hoặc nhiệt cực phong động, gặp trong các bệnh kinh phong, phá
thương phong hoặc nhiều loại nguyên với dẫn đến viêm não, viêm màng não.

GIỚI SANG

Ghẻ lở (mụn lở).

GIỚI TIỄN

Hắc lào.

GIỚI XỈ
Nghiến răng.

HÀ DIỆP TIỄN

Lở ở đầu mặt, chỗ lở hình như lá sen.

HÀ DU MẠCH

Một trong 7 quái mạch, mạch biểu hiện như con tôm bơi, khi đến thì lờ đờ, khi đi thì nảy lên 1
cái rồi mất, báo hiệu bệnh đã rất nguy.

HÀ ĐỘC

Độc nặng.

HÀ TẬT

Bệnh nặng.

HÀ TỤ

Trong bụng có khối, khi tụ khi tán không nhất định.

HẠ ÂM
Sinh dục ngoài của nam nữ.

HẠ BÁC

Cẳng tay.

HẠ BÁCH

Hiện tượng muốn đi đại tiện gấp, nhưng phải rặn nhiều, phân khó ra.

HẠ BỆNH THƯỢNG THỦ

Phương hướng điều trị. “Bệnh ở dưới, lấy (chữa ) ở trên” [Ngũ thường chính đại luận, TV].

a. Triệu chứng bệnh biểu hiện ở bộ phận dưới cơ thể, lại châm vào huyệt vị ở bộ phận trên cơ
thể. Thí dụ : thoát giang có thể châm huyệt bách hội ở đỉnh đầu.

b. Triệu chứng bệnh biểu hiện ở dưới cơ thể, lại dùng thuốc điều trị ở bộ phận trên cơ thể. Thí
dụ : tiểu tiện không lợi do phế ráo không tuyên thông đường nước, dẫn đến họng khô, khát
nước, thở ngắn gấp, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác, cho uống Thanh phế ẩm (tang bạch bì,
hoàng cầm,, mạch môn, mộc thông, xa tiền) để điều trị ở thượng tiêu.

HẠ BÔ

Khoảng thời gian vào lúc 4,5 giờ chiều.

HẠ BỘ
1. Sinh dục ngoài của nam nữ.

2. Phần nửa dưới người.

HẠ CÁCH

Phía dưới hoành cách mô.

HẠ CAM

Bệnh hạ cam, dương vật sưng loét ngứa đầu, mủ máu nước bẩn cứ chảy ra.

HẠ CÔNG

Thầy thuốc ở trình độ thấp kém.

HẠ CHI

Chân, chi dưới.

HẠ CHÍ

Tiết hạ chí, vào khoảng tháng 5 âm lịch, là ngày khí dương trong 1 năm đã lên đến tột độ.
HẠ CHÚ SANG

Mụn nhọt ở ống chân hoặc tím hoặc đen trông như mắt trâu, khi phá vỡ thì thịt lở loét, mủ nước
dầm dề.

HẠ CỰC

1. Hậu môn.

2. Chỗ hội âm.

HẠ DÂM

Tràn đầy chảy xuống dưới.

HẠ DU

Huyệt du ở chân.

HẠ DƯỢC

Thuốc xổ.

HẠ ĐAN ĐIỀN

Vùng dưới rốn, nơi mà khi luyện khí công chú ý đưa khí về đó.
HẠ ĐÁP THỦ

Nhọt sinh ở 2 bên vùng eo lưng.

HẠ GIẢ CỬ CHI

Phương hướng điều trị. (Hạ : hạ hãm, cử : nâng lên). Khi trung khí bị hạ hãm, nên dùng thuốc
bổ trung để thăng đề. Thí dụ : trung khí hư mà hạ hãm, gây nên thoát giang lâu ngày không
khỏi, có thể dùng Bổ trung ích khí thang để thăng cử trung khí, thoát giang sẽ có thể co lên.

HẠ HÃM

Bị hãm xuống dưới, không lên đúng vị trí được, ví dụ như các chứng sa dạ dày, sa tử cung, lòi
dom...

HẠ HẤP THẬN ÂM

Bệnh chứng. (hấp : hấp dẫn). Tâm hỏa quá thịnh hấp dẫn mệnh hỏa vọng động đến nỗi hao tổn
thận âm, cơ năng bị kích thích gây nên hư phiền mất ngủ, di tinh, táo tiết...

HẠ HẠM CỐT

Xương hàm dưới.

HẠ HOÀNH CỐT
Xương mu.

HẠ HUYẾT

Đại tiện ra máu.

HẠ KHÍ

1. Phép đưa khí xuống không cho khí bốc ngược lên.

2. Khí ở phía dưới cơ thể.

3. Khí từ trong đường ruột tiết ra (đánh rắm).

HẠ KINH

Bộ sách kinh điển thời cổ đại nói về sự biến hóa của bệnh.

HẠ KHIẾU

2 khiếu ở dưới, tiền âm và hậu âm.

HẠ LỢI

Ỉa chảy.
HẠ LƯU

Chảy xuống phía dưới.

HẠ LỊ

Kiết lị.

HẠ NGẠC

Phía dưới của xoang miệng.

HẠ NGUYÊN

Nguyên khí ở phía dưới, chỉ vào thận âm thận dương.

HẠ NHŨ

Phép làm ra sữa, để chữa sản phụ ít sữa hoặc không có sữa.

HẠ NUY

Chứng bại liệt phát sinh ở mùa hạ.


HẠ PHÁP

Phép chữa làm cho đi đại tiện, để tống ra hết vật ứ đọng trong đường ruột.

HẠ PHÁT BỐI

Nhọt phát ở phía dưới lưng.

HẠ QUẢN

1. Miệng dưới dạ dày, môn vị.

2. Huyệt hạ quản.

HẠ QUYẾT THƯỢNG MẠO

Bệnh chứng. Thông thường nói tới khí bị nghịch từ dưới lên vùng đầu có các trạng chứng chóng
mặt, hoa mắt. Nhưng theo sách Tố Vấn lại chuyên chỉ về khí nghịch loạn của tỳ vẫn. Bởi vì trọc
khí của vị không dẫn xuống, thanh khí của tỳ không đưa lên, do đó trọc khí quyết nghịch xông
lên trên, làm cho hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, bụng dưới trướng đầy...

HẠ THẠCH THƯ

Thứ nhọt cứng rắn như đá, to bằng quả đào quả mận, nổi lên ở 2 bên đầu gối, sắc da như
thường, khó tiêu, khó làm mủ, đau nhức, đầu gối khó cử động (1 loại u xương).

HẠ THAI PHÁP
Phương pháp làm cho ra thai.

HẠ THẤU

Chứng ho phát ở chùa hạ.

HẠ THỂ

Phần dưới thân thể.

HẠ THỊNH

1. Nói mạch ở bộ xích thịnh.

2. Tà khí thịnh ở phía dưới.

HẠ THOÁT

Chứng bệnh vì dâm dục quá độ mà gây nên có triệu chứng nóng hâm hấp, người mệt không
muốn ăn, đại tiện lỏng mà đi luôn tiểu tiện trong mà nhiều, mộng tinh, di tinh.

HẠ THỦY

Rút nước xuống làm cho xẹp nước.


HẠ THỰC

Tiêu thức ăn ngưng đọng.

HẠ TIÊU

Phần dưới của tam tiêu, phạm vi từ dạ dày trở xuống, bao gồm các tạng can, thận, tiểu trường,
đại trường, bàng quang.

HẠ TIÊU

Bệnh đái tháo mà nước tiểu đục, như mỡ, như cao, cũng gọi là chứng thận tiêu.

HẠ TIÊU CHỦ XUẤT

Công năng của hạ tiêu. “Hạ tiêu... chủ bài tiết ra mà không thu nạp, nhằm truyền đạo...” [Nan
thứ 31, NK]. Nói theo công năng của phủ tiểu trường, đại trường và bàng quang, chủ yếu là
thấm thủy dịch và chia trong, đục, cho đến bài tiết đại, tiểu tiện, chỉ có xuất, không có nạp.

HẠ TIÊU NHƯ ĐỘC

Công năng của hạ tiêu (độc : hình dung thủy dịch từ hạ tiêu bài tiết ra). Hạ tiêu như độc chỉ tác
dụng nước tiểu từ thận và bàng quang bài tiết rất, đồng thời cũng bao gồm tác dụng bài tiết phân
ra qua đường ruột. Công năng chủ yếu của hạ tiêu là đem phân biệt trong đục một lần nữa
những chất sau khi đã tiêu hóa trong cơ thể, biến thành cặn bã đưa xuống đại trường. Thủy dịch
qua khí hóa của thận thấm xuống bàng quang, tác dụng đó không khác gì khơi thông ngòi rãnh
(nên mới đặt tên như vậy).
HẠ TỔN CẬP THƯỢNG

Bệnh biến do hư tổn từ bộ phận dưới liên lụy tới bộ phận trên. Thí dụ : đầu tiên xuất hiện chứng
hậu thận trạng hư tổn, dằng dai không khỏi, dẫn đến phế cũng hư tổn... Như vậy là hạ tổn cập
thượng.

Có 5 điều tổn : thứ nhất tổn thận (di tinh kinh bế), thứ nhì tổn can (đau sườn), thứ ba tổn tỳ (tà
chướng), thứ tư tổn tâm (sợ hãi mất ngủ), thứ năm tổn phế (suyễn khái), nêu rõ sự chuyển biến
bệnh từ dưới ảnh hưởng lên trên, nên mới gọi là hạ tổn cập thượng.

HẠ TRỌNG

Phía dưới thân thể nặng nề, trầm trệ không nhẹ nhàng nhanh nhẹn.

HẠ TRƯỜNG CẤU

Đại tiện ra phân lầy nhầy đặc dính.

HẠ TUYỀN

Nước tiểu.

HẠ TỬ THAI

Phép chữa đẩy thai đã chết ra.

HẠ Y
Thời xưa chia thầy thuốc thành 3 bực : thượng y, trung y, hạ y, như nói thượng y khi chữa có
bệnh, trung y chữa khi bệnh mới phát, hạ y chữa khi bệnh đã thành.

HẠ YẾT

Nuốt xuống khỏi họng.

HẠC ĐỈNH SA

Chứng giữa lông mày đỏ sưng đau nhức.

HẠC LƯU

Danh từ vận khí học chỉ năm thủy vận bất cập, ý nói là nguồn nước khô cạn.

HẠC TẤT PHONG

Chứng phong ống chân teo nhỏ, đầu gối sưng to, như gối con hạc.

HẠC TẤT PHONG ĐÀM

Một loại lưu đàm phát sinh ở khớp gối. Đầu tiên chu vi khớp gối sưng nổi lên như nhồi bông,
không đau hoặc đau mỏi âm ỉ, sắc da không thay đổi cũng không nóng, dần dần đau chướng
tăng, đùi bên bị bệnh dần dà không co duỗi được, cơ thịt ngày càng teo quắt, rắn chắc như đá.
Lâu ngày mới vỡ chảy ra nước loãng hoặc kèm theo cục mủ. Cuối cùng dẫn đến khớp gối thoát
vị hoặc biến dạng vẹo trái vẹo phải, chân như co ngắn lại (tương tự loại lao khớp gối).
HẠC TIẾT

Chứng trẻ con gầy róc hết thịt, khớp xương lồi ra hết, như chân con hạc.

HÁCH HI

Danh từ vận khí học, chỉ năm hỏa vận thái quá, ý là nói mặt trời sáng rực.

HÁCH UNG

Nhọt mọc ở huyệt Kiến lí.

HẠCH CỐT

Chỗ xương lồi cao ra như cái hạch, ví dụ như xương mắt cá ngoài...

HẠCH ĐÀM

Chứng đàm đặc kết lại thành hạch.

HẠCH ĐÀO PHONG

Chứng khắp mình nổi lên từng hạt bằng hạt đậu kết liền với nhau thành từng hàng.
HẠCH ĐÀO TRĨ

Bệnh trĩ có mụn lồi ra như hạt đào.

HAI DƯƠNG CÙNG NUNG NẤU

Bệnh nhân. Nguyên nhân bệnh. “Thái dương bệnh trúng phong, dùng lửa (cứu để cưỡng bách ra
mồ hôi), tà phong bị hỏa nhiệt, nhiệt khí tràn lan mất mức bình thường, hai dương cùng nung
nấu” [TH]. Chứng bệnh dương nhiệt lại sai lầm dùng ngải cứu hoặc hơ lửa cưỡng bách cho ra
mồ hôi, hỏa tà và dương nhiệt là 2 loại dương tà cùng nung nấu dẫn đến hỏa độc nội công, tân
dịch tổn thương bệnh càng nặng thêm.

HÀI CỐT

Xương cằm.

HÀI ĐỘC UNG

Nhọt mọc ở cằm.

HÀI NHI

Trẻ mới đẻ.

HẢI ĐỂ UNG

Nhọt mọc ở vùng hội âm.


HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Đời Hậu Lê, Lê Hữu Trác. Gồm 66 quyển, chia làm 28 tập. Trình bày các vấn đề đạo đức người
thầy thuốc, vệ sinh phòng bệnh, lý luận cơ sở, chẩn đoán học, mạch học, phương pháp học luận
trị, dược học, bệnh học, các nghiệm phương dân tộc, các bệnh án... Là công trình y học cổ
truyền đồ sộ nhất của nước ta.

HẢI THÌ KHÍ LOẠN

Tình trạng khí cơ rối loạn. Quá hãi thì khí cơ rối loạn, khí mất điều hòa. Có các chứng trạng :
tâm thần không yên, thậm chí rối loạn.

HÀM HÀN TĂNG DỊCH

Phương pháp sử dụng thuốc có vị mặn tính lạnh, có tác dụng nhuận hạ để chữa chứng táo kết bí
đại tiện. Thí dụ : Tuyết canh thang (bột tề, hải miết bì...) sắc uống, chữa chứng âm hư đờm
nhiệt, đại tiện táo kết.

HÀM HẠ UNG

Nhọt mọc ở dưới hàm dưới.

HÀM MẠCH

Đường mạch ở phía trước cổ dưới cằm.


HÀM TAI SƯƠNG

1. Nhọt má ở trẻ sơ sinh. Nhọt mọc sưng ở vùng má kề cận cổ, đầu tiên chỉ nhỏ như hạt đậu, sau
to dần, nặng có thể vỡ xuyên qua má. Nguyên nhân phần nhiều là nhiệt độc gây nên.

2. Chứng sạ tai (quai bị).

HÀM THŨNG

Sưng cằm.

HÀM VỊ DŨNG TIẾT ÂM

Dược tính. Thuốc có vị mặn, có khả năng làm cho mửa hoặc nhuận xuống dưới, tính của nó
thuộc âm. Thí dụ : nước muối có thể làm mửa thực tích, mang tiêu có khả năng nhuận xuống để
thông đại tiện.

HÃM KINH

Kinh nguyệt bị hãm ở dưới, như băng huyết, rong huyết.

HÀN BAO HỎA

Cơ thể vốn có tích nhiệt, lại bị cảm hàn, hàn bọc ở ngoài, nhiệt bức ở trong, thường thấy ở các
bệnh hen suyễn, ho lâu ngày, mất tiếng, đau họng, sưng lợi răng.

HÀN BAO NHIỆT HÁO


Bệnh hen nhiệt gặp lạnh thì phát ra.

HÀN BÍ

Chứng đại tiện bí, do hàn ngưng kết, khí dương ở trong ruột không vận hành được phải chữa
bằng thuốc ôn nhiệt.

HÀN BIẾN

Trước vốn là nhiệt, rồi biến thành hàn.

HÀN CHỨNG

Những triệu chứng do hàn tà, hoặc khí dương suy nhược gây ra, ví dụ như : thể ôn giảm sút, sắc
mặt trắng nhợt, tinh thần rã rời, nằm co, thích ấm, sợ lạnh, đau nhức, được nóng thì dễ chịu...

HÀN CỰC SINH NHIỆT, NHIỆT CỰC SINH HÀN

1. Sự biến hóa khí hậu, như : mùa đông rét lạnh cực độ sẽ chuyển sang mùa hè ấm nóng; mùa
hè viêm nhiệt cực độ sẽ chuyển sang mùa đông mát lạnh.

2. Sự biến hóa bệnh lý. Như bệnh chứng hàn tích, khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cực độ
hàn sẽ thấy do hư dương bốc ra ngoài mà thấy hiện tượng giả nhiệt. Bệnh chứng nhiệt khí khi
bệnh tình phát triển đến giai đoạn nhiệt cực độ sẽ thấy do nhiệt tà phục ở trong mà thấy hiện
tượng giả hàn.
HÀN DÂM

Khí lạnh quá độ.

HÀN DỊCH

Bệnh dịch do hàn tà gây ra.

HÀN DƯƠNG

Bệnh nhọt lở có hàn độc, thường chảy nước ra mà không sốt nóng.

HÀN ĐÀM

Đờm hàn.

HÀN GIẢ NHIỆT CHI

Chứng thuộc hàn tính dùng thuốc ôn nhiệt để điều trị. Hàn chứng có biểu hàn, lý hàn khác nhau.
Điều trị biểu hàn dùng phương pháp tân ôn giải biểu, hoặc các thuốc ôn tán biểu hàn khác. Điều
trị lý hàn, dùng các phương pháp ôn trung tán hàn hoặc hồi dương cứu nghịch.

HÀN HẠ

Phép dùng những vị thuốc mát lạnh có tác dụng xổ ra để thông đại tiện, chữa tích nhiệt ở đường
ruột.
HÀN HÃN

Mồ hôi lạnh.

HÀN HÓA

Từ chứng nhiệt biến thành chứng hàn, như tà khí từ kinh dương truyền vào kinh âm, hoặc thời
kỳ cuối của bệnh nhiệt vì khí dương suy nhược, mà có các triệu chứng như : tinh thần mệt mỏi,
tay chân lạnh sợ lạnh, tiểu tiện trong, nhiều, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch vi nhược...

HÀN HỎA SANG

Chứng hậu môn bị lở loét chảy nước, đến chiều thì gầy rét, rồi nóng như lửa đốt, ngứa nhiều,
đau ít.

HÀN HOẮC LOẠN

Chứng thổ tả do hàn.

HÀN KẾT

Đại tiện bí kết vì âm hàn ngưng trệ cũng gọi là “lạnh bí” có những triệu chứng kèm theo như :
môi nhợt, miệng nhạt, tiểu tiện trong, ruột sôi.

HÀN KHÁI
Cảm hàn rồi sinh ho.

HÀN KHÔNG PHẠM HÀN

Phương hướng điều trị. Nếu quả là không có nhiệt chứng thì mùa đông quá lạnh cũng không
được tùy tiện dùng thuốc lạnh để khỏi tổn thương dương khí phát sinh biến chứng.

Nhưng nếu quả là lý phần có thực nhiệt kết tụ, cần phải công hạ bằng thuốc hàn lương, thì
không nằm trong ước lệ trên. Chẳng qua mùa rét dùng thuốc hàn lương để công hạ, nên tuyển
chọn bài thuốc liều lượng phải cẩn thận.

HÀN KHÔNG PHÙ, NHIỆT KHÔNG TRẦM

Dược tính. Tác dụng của thuốc hàn tính thường hướng vào trong và dẫn xuống dưới, không nên
không nổi (phù) lên.

Tác dụng của thuốc nhiệt tính thường hướng ra ngoài và dẫn lên trên, cho nên không chìm
(trầm) xuống.

Lý luận trên không tuyệt đối. Thí dụ : tang diệp tính hàn lại dẫn lên trên làm cho sáng mắt, ba
đậu tính nhiệt lại dẫn xuống dưới làm thông đại tiện.

HÀN LẬT

Rét run.

HÀN LẬT CỔ HẠM


Bệnh chứng. Hàn lật chỉ do ố hàn mà phát sinh run rẩy lập cập (chiến lật) hàm răng gõ vào nhau
mỗi khi ố hàn phát triển. Chứng ôn dịch hoặc sốt rét khi ố hàn thường ở chứng trạng này.

HÀN LOAN

Chứng co rút do bị lạnh.

HÀN LỴ

Kiết lỵ thuộc hàn, thường là ỉa phân chất lỏng, mùi tanh, màu trắng.

HÀN NGƯNG

Hàn tà làm cho huyết mạch ngưng trệ.

HÀN NGƯNG KHÍ TRỆ

Bệnh biến 1 bộ vị nào đó của cơ thể do hàn tà ngưng tụ. Xuất hiện khí trệ đau nhức, hàn là âm
tà, tính chất ngưng tụ và co rút, dễ tổn thương đến dương khí. Khí huyết con người ưa ấm mà sợ
lạnh, hàn thì khí bị nghẽn trở lưu thông, huyết mạch bị ngưng trệ gây nên đau nhức co giật .

HÀN NGƯỢC

Bệnh sốt rét do hàn tà gây ra, sốt ít rét nhiều, nhức đầu, không có mồ hôi, mạch huyền khẩn có
lực.
HÀN NHÂN HÀN DỤNG

Một trong các phép phản trị, phương pháp chữa bên trong chân nhiệt mà ngoài giả hàn. Thực
chất bệnh là chân nhiệt, lại xuất hiện hiện tượng giả hàn, cần dùng thuốc hàn lương điều trị.

Thí dụ : bệnh nhân nóng dữ, khát nước, vã mồ hôi, mạch hồng đại, tứ chi nghịch lạnh, trong đó
tứ chi nghịch lạnh là giả hàn, còn các chứng khác là chân nhiệt. Dùng Bạch hồ thang cho uống
nóng (thạch cao, tri mẫu, ngạch mễ, trích cam thảo), vì hàn là giả tượng mà nhiệt là thực chất
của bệnh, cho nên vẫn phải giải quyết bằng thuốc hàn.

Hai điều dẫn trên, nguyên tắc trong [Chí chân yếu đại luận, TV] ghi là “nhiệt nhân hàn dụng”,
“hàn nhân nhiệt dụng”. Về sau liên hệ với “tắc nhân tắc dụng”, “thông nhân thông dụng” đổi
làm “nhiệt nhân nhiệt dụng”, “hàn nhân hàn dụng”, hiện nay áp dụng theo lý đó.

HÀN NHIỆT

1. 2 thuộc tính của nước và lửa, nước thuộc âm có tính hàn, lửa thuộc dương có tính nhiệt.

2. 2 thuộc tính của chứng và bệnh, ví dụ : rét run, nằm co là chứng hàn, khát nước, thích mát là
chứng nhiệt, lạnh làm cho ngưng kết co lại là bệnh hàn, nóng làm cho dãn nở chừng bốc mạnh
là bệnh nhiệt.

HÀN NHIỆT THÁC TẠP

Tình trạng hàn chứng và nhiệt chứng thay đổi nhau xuất hiện. Như trên nóng dưới lạnh, trên
lạnh dưới nóng, biểu nóng lý lạnh, biểu lạnh lý nóng... đều là hiện tượng bệnh lý hàn nhiệt thác
tạp (lẫn lộn).

HÀN NHIỆT VÃNG LAI


Tình trạng khi ố hàn không phát sốt, khi phát sốt không ố hàn, giữa ố hàn và phát sốt thay đổi
nhau, có giờ giấc hoặc chẳng có giờ giấc nào cả. Đây là bệnh ở Thiếu dương, chính khí và tà
khí đang tranh giành mà xuất hiện bệnh lý thuộc nhiệt hình.

HÀN QUYẾT

Hiện tượng từ ngón chân đến đầu gối buốt lạnh, do khí dương suy ở dưới, khí âm đi ngược lên.

HÀN SÁN

1. Chứng sán khí vì hàn tà sâm vào kinh can, có hiện tượng bìu dái sưng cứng. Lạnh đau ở hòn
dái, người lạnh, chân lạnh (thoát vị bìu).

2. Một dạng đau bụng cấp tính, đau xoắn ở vùng rốn, đau ran đến bụng dưới và 2 bên sườn,
chân tay buốt lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch trầm khẩn.

HÀN TÀ

Khí lạnh ngoài trời trái thường trở thành nguyên nhân gây bệnh.

HÀN TẢ

Nội tạng hư hàn sinh bệnh ỉa chảy, phân lỏng loãng, bụng đau lâm râm, tiểu tiện trong, ăn
không tiêu, mạch trầm trì vô lực.

HÀN TỄ
Những phương thuốc có tính hàn để chữa bệnh nhiệt.

HÀN THẮNG THÌ PHÙ

(phù : phù thũng) chứng phù thũng do hàn khí thiên thắng [TV]. Hàn khí thiên thắng thì dương
khí bất túc, hàn khí ngưng trệ, khí huyết vận hành trở ngại, thủy thấp ứ đọng gây nên phù thũng
(loại này thường gặp ở bệnh viêm thận mạn tính). Đa số là biểu hiện hàn khí thiên thắng, tỳ thận
dương hư.

HÀN THẤP

Bệnh hàn và thấp kết hợp với nhau.

HÀN THẤP LỊ

Một loại hình của bệnh lị, do tỳ vị dương hư, thấp trọc nghẽn trở ở trong gây nên. Hạ lị ra sắc
trắng nhầy hoặc như óc cá, vùng bụng bị chướng, đau âm ỉ mà cảm giác nặng hậu môn, không
sốt, mỏi mệt, không khát, biếng ăn, tiểu tiện trong hơi vàng, lưỡi nhợt, mạch hoãn hoặc trì.

HÀN THẤU

Ho do hàn.

HÀN THÌ KHÍ THÂU


Chứng trạng, (thâu : co kéo). Hàn khí làm thương tổn bì phu, thì các lỗ chân lông bị vùi lấp,
dương khí thu liễm không ra được mồ hôi. Hàn làm tổn thương gân mạch thì gân mạch co rút,
hoặc co quắp mà đau nhức.

HÀN THỐNG

Đau do hàn.

HÀN THŨNG

Phù thũng thuộc hàn.

HÀN THỰC

Chứng bệnh chính khí không hư mà hàn tà kết trệ ở trong. Triệu chứng : trong miệng hòa
nhuận, rêu lưỡi trắng, chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đau bụng, đại tiện bí, mạch trầm huyền.

HÀN THỰC KẾT HUNG

Một loại hình của chứng kết hung. Nguyên nhân do khi mắc bệnh thương hàn, lại dùng nước
lạnh để rửa rá, nhiệt tà bị hàn khí ngăn trở, thủy hàn làm thương phế, hàn khí kết ở trong hung
gây nên.

Triệu chứng : đau vùng ngực, tâm phiền không khát, không phát nhiệt.

HÀN THƯƠNG HÌNH, NHIỆT THƯƠNG KHÍ


Quan điểm bệnh lý. Ngoại cảm hàn tà, thường làm tổn thương hình thể trước với các triệu
chứng đau đầu, sợ lạnh, chân tay đau mỏi...

Đó là bệnh của hình thể.

Ngoại cảm nhiệt tà rất dễ làm hao tổn dương khí, vì nhiệt thì khí tiết như chứng thử nhiệt vã mồ
hôi, mạch nhu sác... Đó là biểu hiện nhiệt thì thương khí.

HÀN TÍCH

Tích do hàn.

HÀN TIẾT

Ỉa chảy do hàn.

HÀN TÒNG TRUNG SINH

(bệnh hàn từ bên trong sinh ra).

Quan điểm bệnh lý. Bệnh thuộc nội hàn, do dương khí hư, làm cho công năng tạng phủ không
thực hiện đầy đủ, nên có chứng hậu âm hàn, đều gọi là hàn tòng trung sinh (trung : tạng phủ).
Biểu hiện chủ yếu là :

a. Do dương khí hư, hàn tà thịnh gây nên hàn tý, có các triệu chứng : tê đau các khớp, gân mạch
co rút, sắc mặt trắng xanh, ố hàn, chân tay lạnh... Loại bệnh này có quan hệ mật thiết với thận
dương bất túc.
b. Do dương khí bất túc, ảnh hưởng tới cơ năng trao đổi chất, biểu hiện bệnh lý ứ đọng như :
trướng đầy, tính chứa bệnh dịch, thủy thũng, đờm ẩm... loại bệnh này có quan hệ mật thiết với
thận dương suy.

HÀN TRỆ CAN MẠCH

Tình trạng hàn tà xâm phạm làm ngưng trệ can mạch. Kinh lạc của can vòng quanh bộ phận
sinh dục, qua bụng dưới, tán ra 2 bên sườn. Nếu hàn tà ngưng trệ kinh mạch của can có thể làm
cho kinh này co rút, xuất hiện các chứng bụng dưới trướng đau, cao sà sa xuống hoặc đau rút,
chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm huyền hoặc trì. Loại bệnh này thường gặp
ở sán khí, một số bệnh thuộc bộ phận sinh dục (cao hoàn).

HÀN TRUNG

Hàn ở trung tiêu tỳ vị.

HÀN TRƯỚNG

Chứng trướng do hàn.

HÀN TÝ

Chứng tý do hàn cũng gọi là “thống tý”.

HÀN UẤT
Hàn tà xâm phạm vào cơ thể rồi bị uất lại gây nên bệnh, như đau bụng do hàn uất, khối u do hàn
uất...

HÃN BAN

Nổi ban ra mồ hôi, chứng này sinh ra thường vì mùa nắng nóng lấy khăn phơi nắng lau mồ hôi.

HÃN CHẨN

Rôm sẩy .

HÃN DỊCH

Mồ hôi.

HÃN DƯỢC

Thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi.

HÃN GIA

Người có nhiều mồ hôi, hoặc người bệnh đã uống nhiều nước phát hãn.

HÃN KHỔNG

Lỗ thông mồ hôi.
HÃN PHÁP

Phép chữa làm cho ra mồ hôi, 1 phép trong “bát pháp”.

HÃN VI TÂM DỊCH

Mồ hôi là chất dịch của tâm.

HÃN TỨ SANG

Chứng dạ lở chảy nước, đau rất khó chịu, vì mồ hôi, người béo về mùa nóng ít tắm rưả thường
bị bệnh này.

HÃN XUẤT NHƯ CHÂU

Mồ hôi ra thành giọt như hạt châu (vã mồ hôi hột).

HÃN XUẤT NHƯ DU

Mồ hôi ra dính đặc như dầu.

HÀNG TẢNG

Chỗ đường thông giữa mũi với hàm trên.


HÀNH CỐT

Xương ống chân.

HÀNH KINH

Phụ nữ ra kinh nguyệt.

HÀNH KHÍ

Làm cho khí được lưu thông.

HÀNH LỆNH

Thời lệnh của khí hậu hằng năm, ví dụ như mùa đông thì khí hàn hành lệnh, mùa hạ thì khí
nhiệt hành lệnh...

HÀNH PHÒNG

Nam nữ giao hợp.

HÀNH THI

Người còn sống, đi lại được, nhưng đã mất thần hồn rồi, tất nhiên là sẽ chết.

HÀNH TRỆ
Làm cho hết ngưng trệ.

HÀNH TRÌ

Trẻ con chậm biết đi.

HÀNH TÝ

Chứng đau nhức chạy chỗ này chỗ khác không ở 1 chỗ nhất định (cũng gọi là “phong tý”).

HÁO CHỨNG

Chứng hen suyễn. Khi thở suyễn trong họng có tiếng cò cử, thường thì hen xuất hiện đồng thời
với suyễn. Hen nói theo tiếng kêu, suyễn nói theo tiếng thở.

Bệnh này lấy ho suyễn có tiếng đờm làm đặc trưng. Ngay từ bé đã bị bệnh, gọi là thiên háo.
Nguyên nhân chủ yếu do bên trong có đờm ẩm, mà dũ phát do ngoại cảm, ăn uống, tình chí
hoặc mệt nhọc quá độ gây nên, nhất là có liên quan tới khí hậu.

Bệnh kéo dài có thể dẫn đến 3 tạng phế, tỳ, thận đều hư, và xuất hiện chứng hậu bàn hư tiêu
thực (gốc hư ngọn thực).

Trên lâm sàng, đại thể chia 2 loại hình :

a. Lãnh háo : ho đờm trong loãng, đờm trắng có bọt dính, không khát, vùng ngực bị nghẹt, đôi
khi kiêm biểu chứng phong hàn.
b. Nhiệt háo : ho đờm đặc vàng dính khó khạc ra đờm, mặt đỏ tự ra mồ hôi, phiền muộn, suyễn
thở gấp gáp, đôi khi kiêm biểu chứng phong nhiệt.

HÁO SUYỄN

Háo là hen, suyễn là khó thở, 2 chứng này thường xuất hiện với nhau, cho nên có tên gọi chúng
là hen suyễn. Háo là chỉ vào tiếng đờm kéo khò khè trong cổ, suyễn là chỉ vài hơi thở không
điều hòa, thở khó đưa lên nhiều, đưa xuống ít.

HÀO CHÂM

1 loại kim trong 9 loại kim châm thời cổ đại, kim làm theo hình cái lông, đầu kim như vòi con
muỗi, dài khoảng 1,5câm, là thứ kim thường dùng hiện nay.

HẠT CÁN

Xương ngực.

HẠT CÁI

Xương vai.

HẮC BAN CHẨN

Mụn cóc.
HẮC BÀO SA

Trên lưỡi nổi bọng nước màu đen.

HẮC BĂNG

Băng huyết ra máu cục tím đen.

HẮC CHÂU SA

Nốt ruồi đen có nhiều ở mặt và ở thân mình.

HẮC CHÍ

Nốt ruồi.

HẮC DẠ TÌNH MINH

Mắt bỗng nhiên thấy tối đen.

HẮC ĐÀI

Rêu lưỡi đen màu than, 1 dấu hiệu của bệnh nặng.

HẮC ĐÀM
Trong đờm thường xen có màu đen.

HẮC ĐẢN

Chứng ngoài da xạm đen.

HẮC ĐINH

Đinh nhọt màu đen mọc ở trong tai, ở lợi răng, hoặc ở trên nhọt đã vỡ mủ mọc lên cái đinh như
đầu chiếc đuã màu đen cứng rắn đau nhức.

HẮC ĐỚI

Một thể bệnh đới hạ, trong âm đạo phụ nữ chảy ra thứ dịch là nước đậu đen hoặc loãng hoặc
đặc hoặc thối, hoặc tanh.

HẮC LẠI

Bệnh hủi vẩy màu đen.

HẮC MẠCH

Mạch của thận (thận thuộc thủy màu đen).

HẮC NHÂN
Tròng đen của mắt.

HẮC NHƯ THAI

Hắc như thai màu đen như bồ hóng, một dấu hiệu của bệnh nặng.

HẮC NHƯ THÁN

Sắc đen như tro. Đây là sắc chân tạng của thận; hình dung bệnh sắc đen khô không nhuận.
Thường gặp ở bệnh mắc lâu ngày thận khí sắp hết, vị khí suy bại như ở các bệnh ung thũng cấp
tính, công năng tuyến thượng thận kém...

HẮC TÂM NHIỆT

Giữa lưỡi xuất hiện màu đen, một dấu hiệu của âm hư ở trong.

HẮC THỦY

Bệnh thủy thũng màu da đen tối mà thường phát ở bộ phận sinh dục.

HẮC THIỆT SA

Chứng lưỡi trở nên màu đen rồi khô cứng dần.

HẮC TIÊM THIỆT


Hiện tượng lưỡi màu hồng nhợt, đầu lưỡi màu đen, nguyên nhân do thận nhiệt.

HẮC TÌNH

Tròng đen mắt.

HẮC TRƯỜNG

Tên gọi khác của bàng quang,

HẮC XỈ SA

Chứng răng biến dần ra màu đen.

HẤP MÔN

Là hội yếm, lưỡi gà trong họng.

HẤP NHẬP

Phương pháp dùng dược vật cuốn thành điếu thuốc châm lửa đốt hút lấy khói chữa bệnh. Thí dụ
: dùng khoản đông hoa tán bột cuốn thành điếu thuốc châm lửa đốt hút lấy khói để chữa hen phế
quản mạn tính, ho kéo dài. Hoặc sản hậu ra nhiều máu gây nên choáng ngất, lấy thỏi sắt nung
đỏ hoặc mẫu gỗ đốt thành than hồng, đổ giấm vào cho xèo xèo bốc hơi, sản phụ ngửi được mùi
giấm sẽ hồi tỉnh.
HẦU BẾ

Tắc họng.

HẦU ÂM

Câm do bệnh ở họng.

HẦU CAM

Một chứng bệnh ở họng, lúc đầu họng khô ráo, trong họng như có vật gì vướng mắc, nuốt
không xuống được, nôn ra nước chua, ợ ra nước bọt ngọt, hơi đỏ, hơi sưng, không đau, sắc hơi
đỏ, hơi sưng, không đau, sắc tím đen không tươi, như màu quả lựu.

HẦU CHỨNG

Chứng bệnh ở họng.

HẦU CỐT

Xương họng.

HẦU ĐỂ

Vách sau của họng.


HẦU ĐINH

Nhọt sinh ở 2 bên họng, có rễ sâu hình như đinh đóng vào đấy, chỗ đau cảm thấy ngứa và tê,
nếu sưng đỏ rồi vỡ mủ là thuận, nếu cứ loét sâu vào là nghịch.

HẦU GIỚI

Chứng trong họng có sự trở tắc như có cái rễ cây rau vướng mắc ở trong.

HẦU HẠCH

Hạch trong họng.

HẦU KẾT

Chỗ đầu ống phía trong họng lồi ra ở trước cổ, nam giới mới có, người gầy thì lồi cao ra, người
béo thì ẩn ở trong khó thấy.

HẦU KHOA

Khoa chuyên chữa bệnh ở họng.

HẦU KHUẨN

Chứng trong họng mọc lên như cái nấm, hơi cao và đầy, sau khi vỡ mủ thì chảy nước thối và
khó thở (ung thư họng).
HẦU LUNG

Cuống họng, cổ họng.

HẦU LỰU

U ở 1 bên hoặc 2 bên họng.

HẦU NGA

Amidan.

HẦU NGỖ

Chứng họng sưng to và rất đau.

HẦU NHAM

Cũng là hầu khuẩn, ung thư họng.

HẦU PHONG

Chứng họng tự nhiên sưng đau, khó thở, khó nuốt, thường có kèm theo các hiện tượng đờm bọt
tắc họng, tinh thần mê man, hàm răng siết chặt.
HẦU QUAN

Cổ họng.

HẦU SA

Chứng họng đau, họng đỏ sưng, vỡ loét, toàn thân nổi lên như mụn sởi, thường kiêm có hiện
tượng sốt, rét, nhức đầu.

HẦU SANG

Lở họng.

HẦU THÍCH

Ở hàm trên chỗ gần họng nổi lên điểm đỏ như muỗi đốt.

HẦU TIỄN

Chứng ở họng nổi lên những hạt như hạt cải, màu xanh hoặc trắng thành từng đám, không sưng
hơi đỏ, uống nước vào thì rất đau, khàn tiếng, ho không ra đờm.

HẦU TÝ

Tý có nghĩa là bế tắc không thông, hầu tý là nói chung về những thứ bệnh ở họng, do khí huyết
ứng trệ trở tắc, như họng sưng đau, họng vướng mắc, họng khó nuốt.
HẦU UNG

Chứng họng đỏ sưng mà đau.

HẬU ÂM

Tức là hậu môn.

HẬU BÌ

Da dầy.

HẬU DƯỢC

Thuốc có khí vị nồng đặm.

HẬU HẠ

Phương pháp sắc thuốc. Để vị thuốc phát huy tốt, có một số vị thuốc cần phải bỏ vào ấm sắc
thuốc sau các vị thuốc khác khoảng một thời gian nhất định. Thí dụ : vị câu đằng nếu sắc lâu sẽ
giảm sức thuốc, vì vậy cần sắc sau các vị khác. Vị bạc hà tác dụng giải biểu, sắc kỹ sẽ bay hơi,
nên cũng phải để sắc về sau. Các vị thuốc tả hạ như đại hoàng, trước tiên phải tẩm nước chút ít
cho thấm đều, khi sắc gần xong thang thuốc bấy giờ mới bỏ đại hoàng vào đun cho sôi vài dạo
là được.

HẬU KHÍ
Phương pháp châm. Sau khi cắm kim vào huyệt vị, lưu châm thời gian dài để cho khí đến (khí
chí). Đây là phép bổ của phép châm, áp dụng cho cơ thể hư yếu, không tiếp thụ được những thủ
pháp thao tác kích thích mạnh.

HẬU HIẾP

Phía sau của sườn giáp với lưng.

HẬU HUYẾT

Ỉa máu.

HẬU LẶC

Phía đầu xương sườn giáp với đốt sống lưng.

HẬU SƠN CỐT

Xương chẩm.

HẬU THAI

Khám thai.

HẬU THIÊN
1. Nói về chức năng của tỳ vị.

2. Giai đoạn sau của sự sống, người ta lúc còn ở trong thai là giai đoạn tiên thiên, lúc đã lọt lòng
mẹ ra đời cho đến lúc già chết là giai đoạn hậu thiên.

HẬU THIÊN CHI HỎA

Hỏa của hậu thiên. Tỳ vị là gốc của hậu thiên (hậu thiên chi bản), hỏa của hậu thiên tức là hỏa
của tỳ vị.

Hỏa ở đây có thể hiểu là nhiệt năng cần thiết cho sự tiêu hóa đồ ăn uống. Nhưng quá trình mỗi
loại tiêu hóa lại cần có sự giúp đỡ của hỏa tiên thiên tức là mệnh môn hóa.

HẬU TIẾT

Ỉa lỏng, ỉa chảy.

HẬU TRỌNG

Cảm giác hậu môn nặng xệ xuống, như bệnh kiết lỵ mót rặn là có hiện tượng hậu trọng.

HIỆN NHŨ

Trẻ con bú vào rồi trớ sữa ra.


HIẾP ẨN CỐT

Xương sườn cụt.

HIẾP THỐNG

Đau sườn.

HIẾP THƯ

Nhọt mọc ở sườn, sưng lên cứng rắn mà đau, không nóng, không đỏ.

HIẾP UNG

Nhọt mọc ở sườn, lúc đầu như quả mơ quả mận, dần dần to ra và lồi cao lên đỏ, nóng đau.

HIỆP NHIỆT HẠ LỢI

Bệnh danh. Do lý có hàn kèm thêm ngoài biểu lại phát sốt dẫn đến ỉa chảy. chứng trạng chủ yếu
: phát sốt ớn lạnh, vùng mỏ ác có cảm giác bĩ rắn, ỉa chảy không ngừng. Nguyên nhân do ngoại
cảm hàn tà, ngoại tà chưa chữa khỏi, lại dùng thuốc hạs2 lầm làm thương tổn tỳ, vì vậy bên
ngoài có biểu chứng là phát sốt, ớn lạnh, bên trong có lý chứng là tỳ hư ỉa chảy. Cả biểu và lý
cùng mắc bệnh.

HIỆP NHIỆT TỰ LỢI

Ỉa chảy vì nhiệt.
HIẾU VỌNG

Hay quên.

HÌNH HÀN

Cơ thể lạnh.

hình khí

2 mặt tương quan lẫn nhau giữa vật chất và vận động, hình là vật chất khí là vận động, hình
thuộc âm, khí thuộc dương, hình là thể xác, khí là tinh thần.

HÌNH MÃN

Thân thể sưng nề, do trong da thịt có nhiều nước không vận hóa hết, ví dụ phù thũng.

HÌNH TẠNG

Danh từ chung về 4 cơ quan : vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang.

HÌNH CỐT

Xương ống chân.


HÌNH THỂ

Thân hình và thể chất. Trên lâm sàng, quan sát thân hình béo hay gầy, đặc trưng hình thái và thể
chất mạnh hay yếu, có thể làm cơ sở cho biện chứng luận trị.

HÌNH THƯ

Nhọt ở ống chân hơi sưng đỏ, sâu vào đến xương.

HỶ ÁN

Thích xoa ấn, xoa ấn thì dễ chịu.

HỶ BI

Dễ buồn rầu.

HỶ TRÚNG

Vui mừng quá rồi bỗng nhiên ngất đi.

HOA ĐIÊN

Bệnh điên vì nhớ người yêu mà thất vọng.

hoa phong
Chứng phạm phòng chết ngay trên giường.

HOA SẮC

Màu tươi sáng ở mặt.

HOA TIỄN

1 thứ bệnh ngoài da phát ở mùa xuân, lúc đầu như rôm sẩy, sau thành mụn nhỏ vừa đau vừa
ngứa.

HOA TRÌ

Miệng.

HÒA CAN

Phép làm cho can khí được điều hòa thông lợi.

HÒA ĐẮC

Hòa thuận vui vẻ, tương đắc với nhau, như nói kinh lạc thông suốt, âm dương “hòa đắc”.

HÒA GIẢI
Phép chữa bệnh ở kinh Thiếu dương, nội dung là điều hòa giữa nóng và lạnh, giữa phần biểu và
phần lý, một mặt là phù trợ chính khí, một mặt là trừ khử tà khí.

HÒA HOÃN

Ôn hòa từ từ không quyết liệt, nóng vội.

HÒA HUYẾT TỨC PHONG

Phép chữa chứng huyết hư, can phong động lên ở trong sinh các hiện tượng như sốt cao, kinh
giật , uốn ván, mắt trợn ngược, mê man.

HÒA KHÍ

Điều hòa sự rối loạn của khí, ví dụ như trước khi hành kinh đau bụng thì thường là do khí bị rối
loạn mà sinh ra, uống bài Hòa khí thang.

HÒA TRUNG

Điều hòa sự rối loạn ở trung tiêu, tỳ, vị, cũng gọi là “hòa vị”.

HÓA ÂM GIẢI BIỂU

Phép chữa những trường hợp ở trong có nước ngưng đọng, ở ngoài có tà khí phong hàn.

HÓA BAN
Làm cho những điểm ban được phát hết ra ngoài, để giải trừ bệnh tà.

HÓA BĨ

Làm cho hết sự đầy tức ở ngực bụng.

HÓA ĐÀM

Làm cho hết đờm.

HÓA ĐỜM KHAI KHIẾU

1. Phương pháp chữa bệnh : chữa nhiệt đờm, có các chứng hậu cẩn thanh nhiệt, hóa đờm khai
khiếu. Dùng các loại như bão long hoàn, người lớn bị nhiệt đờm cũng có thể sử dụng loại thuốc
này.

2. Chữa hàn đờm có đầy đủ các chứng hậu cần “trục hàn khai khiếu” vì đờm dãi úng thịnh.
Dùng Tô hợp hương hoàn.

HÓA ĐỘC

Làm cho tiêu hết độc, ví dụ như chữa bệnh tràng nhạc uống bài hóa độc đơn , chữa bệnh dương
mai uống bài Hóa độc tán...

HÓA HỎA
Một hiện tượng bệnh lí trong quá trình phát triển của bệnh nhiệt, nghĩa là lúc đầu không phải
nhiệt nhưng bị uất lâu lại rồi hóa thành nhiệt.

HÓA KHÍ

Làm cho khí được lưu thông, lợi không bí trở trệ. để chữa những chứng bệnh vì khí trệ, như
ngực bụng trướng đầy, đau.

HÓA KHÍ LỢI THỦY

Phương pháp chữa thủy hàn lấn áp dương khí khiến cho bệnh nhân bên trong chứa thủy trấp,
bên ngoài lại có biểu hàn, dương khí bị thủy hàn lấn áp. Có các triệu chứng : tiểu tiện không lợi,
đau đầu, hơi phát sốt, tâm phiền khát nước, uống vào lại thổ ra ngay, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc
trắng dày, mạch phù. Cho uống Ngũ linh tán, phục linh, chư linh, trạch tả, quế chi để bên trong
thì thông dương khí, bên ngoài thì giải cơ biểu, hóa khí lợi thủy, khiến cho tiểu tiện thông
sướng, nước tiểu bài tiết thuận lợi.

HÓA NHIỆT

Bệnh ngoại cảm lúc đầu chưa phải nhiệt, dần dần truyền vào trong rồi trở nên nhiệt, ví dụ như
người bệnh lúc mới cảm chỉ có nóng rét, nhức đầu, không khát nước mấy ngày, sau thì hết rét,
khô họng, khát nước, bắt quạt...

HÓA PHONG

1 thứ biến hóa bệnh lý trong quá trình bệnh nhiệt, hoặc bệnh âm hư huyết kém, xuất hiện 1 số
chứng giống với phong như co giật , run rẩy, chóng mặt, xây xẩm.

HÓA TÁO
Một thứ biến hóa bệnh lý do tà khí làm tiêu hao tân dịch, thường có những đặc trưng như :
miệng khô, họng khô, khát nước, đại tiện táo bón.

HÓA THẤP

Làm cho hết thấp tà, bằng cách cho ra theo đường mồ hôi, hoặc đường tiểu tiện.

HÓA Ứ

Làm cho thứ huyết ứ đọng được chuyển hóa hết, ví dụ như “hóa ứ hành huyết” là cách làm cho
tan hết thứ huyết ứ đọng để cho huyết mạch được lưu thông.

HÓA Ứ HÀNH HUYẾT

Phương pháp chữa ứ huyết để lưu thông huyết mạch làm cho huyết dịch chu lưu bình thường.

HÒA CAN

Phương pháp chữa. Phối hợp sử dụng 2 loại thuốc tư âm và sơ can khiến cho điều hòa thư
sướng can khí. Phương pháp này dùng trong trường hợp can thận âm hư, khí trệ không lưu
thông, có các triệu chứng : đau nhói mạng sườn, ngực bụng trướng, lưỡi không có tân dịch,
họng khô ráo, mạch tế nhược hoặc hư huyền. Điều trị bằng bài Nhất quán tiễn (sa sâm, mạch
đông, đương qui, sinh địa, kỷ tử, xuyên luyện tử), nếu đắng miệng, gia thêm chút ít hoàng liên
chế rượu.

HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG


Phương pháp chữa. Tà ở kinh Thiếu dương là chỉ bệnh tà nhiệt tính ở bộ vị bán biểu bán lý;
chứng bán biểu là chỉ bệnh trạng sốt nóng, xen kẽ sốt rét và ngực sườn nghẽn đầy; chứng bán lý
là chỉ bệnh trong miệng đắng, họng khô, mắt hoa. Sử dụng Tiểu sài hồ thang (sài hồ, hoàng
cầm, nhân sâm, bán hạ, cam thảo, sinh khương, đại táo), để hòa giải, vừa đẩy lui bệnh tà, vừa
nâng cao chính khí.

HÒA HOÃN

Thầy thuốc giỏi, lương y nổi tiếng (Y Hòa và Y Hoãn là thầy thuốc ở nước Tần thời Xuân Thu,
vì 2 ông có nhiều thành tựu về y học, nên về sau người ta dùng từ Hòa Hoãn để gọi những
lương y nổi tiếng).

HÒA HUYẾT TỨC PHONG

Phương pháp chữa can phong nội động thiên về huyết hư. Bệnh nhiệt tính giai đoạn cuối cùng,
nhiệt tà làm hao tổn âm huyết, xuất hiện các triệu chứng : môi se lưỡi ráo, gân mạch co giật,
chân tay máy động, hoặc đầu choáng mắt hoa, mạch tế sác... Dùng a giao, sinh địa, sinh bạch
thược, kê tử hoàng, sinh mẫu lộ, trích cam thảo, phục thần để điều trị.

HÒA PHÁP

Phương pháp lợi dụng thuốc có tác dụng sơ thông điều hòa để đạt mục đích giải trừ bệnh tà.
chia ra 3 phép hòa giải Thiếu dương, điều hòa can tỳ, điều hòa can vị. Phàm bệnh tà thuộc nhiệt
tính ở biểu phận hoặc đã vào lý mà có thực chứng như táo khát, nói lẫn đều không được sử
dụng phép này.

HÒA VỊ
Phương pháp chữa vị khí không hòa, biểu hiện các chứng trạng : vùng vị quản đầy trướng, ợ hơi
nuốt chua, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch sác... Cho uống các vị trần bì, bán hạ, sa nhân,
mộc hương...

HỎA

Một hành trong ngũ hành.

HỎA ÁCH

Chứng nấc vì hỏa thịnh.

HỎA BÍNH

Mồi ngải đốt lên để chữa bệnh.

HỎA BẤT SINH THỔ

Hỏa là thận dương, là mệnh môn hỏa, thổ là tỳ vị, khi thận dương hư nhược, mệnh môn hỏa
suy, thì tỳ vị không nhận đủ sự chưng nóng của thứ khí dương ấy, ảnh hưởng đến công năng
tiêu hóa thức ăn mà sinh ra những chứng trạng như : ăn uống không tiêu, tiểu tiện không thông,
phù thũng đau lưng, sợ lạnh, như vậy thì nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh là “hỏa bất sinh thổ”.

HỎA CAM

Một thứ bệnh mắt cấp tính, do hỏa tà và nhiệt độc xâm phạm vào tròng mắt, làm cho lồi tròng
mắt ra, đỏ, đau, chói, chảy nước mắt, trông không rõ, nặng hơn thì có thể vỡ mủ, chảy nước,
thành lỗ rò.
HỎA CÁCH SANG

Chứng lở ở vú, máu mủ ra đầm đìa, đau ngứa lâu khỏi.

HỎA CHÂM

1 cách châm riêng biệt, đốt nóng mũi kim rồi châm vào nhanh và rút ra nhanh để chữa những
trường hợp viêm khớp do phong thấp.

HỎA CHẾ

Dùng lửa để bào chế thuốc, như : nướng, sao, đốt, rang.

HỎA DỊCH

Vì hỏa khí thịnh mà sinh ra bệnh dịch.

HỎA DIỆM ĐINH

Nhọt mọc ở môi hoặc ở phía trong móng ngón tay, lúc đầu nổi lên 1 điểm đỏ vàng, đau, ngứa,
tê, nặng thì phát sốt rét phiền nóng, vật vã, nói mê.

HỎA ĐÀM
Đàm với hỏa hợp lại làm thành nguyên nhân của 1 số bệnh như : viêm họng, điên cuồng, cồn
cào, choáng váng, bứt rứt, hồi hộp.

HỎA ĐAN

1. Chứng bệnh nhiệt độc ở bì phu, thuộc cấp tính. Bì phu người bệnh như nhuộm đỏ, phần nhiều
phát ở bụng hay vùng mặt, nổi từng mảng lớn vừa đỏ vừa sưng, hơi gồ cao, xung quanh hằn rõ,
bề mặt trơn bóng, mó tay vào rắn chắc, các tuyến hạch xung quanh cũng sưng to kèm theo rét
run, sốt cao, đau đầu, các khớp toàn thân đau nhức. Nguyên nhân do huyết phận có nhiệt phát ra
ở cơ bắp hoặc niêm mạc, cơ bắp bị tổn thương, dịch độc lan ra ngoài gây nên.

2. Chứng bệnh bì phu ở thể biểu nổi mảng đỏ, diện tích rộng như loại xích du đan.

HỎA ĐINH

Đinh phát ở những chỗ như trong kẽ tóc, trong lỗ tai, sau tai, dưới mắt, dưới lưỡi, hố nách, lòng
bàn chân, âm hộ, hậu môn, xem kỹ thì có hình như muỗi đốt, hoặc có ban đỏ bằng đồng tiền.

HỎA ĐỘC

Khí hỏa nhiệt uất kết lại thành độc, như mụn nhọt, đơn độc, sưng tấy... thường là có liên quan
với hỏa độc.

HỎA ĐƠN

Da bỗng nhiên sưng lên từng đám đỏ như bôi son và nóng, thường phát ở chân, ở mặt.

HỎA ĐỚI SANG


Những mụn sởi màu đỏ, kết thành hình như con rắn bò, nổi lên ở vùng sườn và eo lưng.

HỎA HÃM

1 hiện tượng của độc ở mụn nhọt công phá vào trong, xuất hiện các triệu chứng : sốt cao, khát
nước, bí đại tiện, bồn chồn, vật vã, lưỡi đỏ, nói mê, tinh thần không tỉnh táo.

HỎA LẠI

Một thể bệnh hủi do hỏa độc, da cứ nứt ra, nổi nhọt lên rất nóng, to nhỏ không đều nhau, hết rồi
lại phát.

HỎA LỆ

Vì khí trời nóng nắng nhiều quá mà sinh ra bệnh dịch.

HỎA NGHỊCH

Sự sử dụng sai lầm các phương pháp chườm, cứu, thiên châm dẫn đến biến chứng

HỎA KHÔNG SINH THỔ

Bệnh chứng.(hỏa : thận dương, tức mệnh môn hỏa; thổ : tỳ vị). Khi thận dương hư yếu, mệnh
môn hỏa bất túc, tỳ vị không hưởng được cái dương khí ấm áp đó làm ảnh hưởng xấu tới sự
ngấu nhừ thủy cốc của vị khí và sự vận hóa dinh dưỡng tinh vi và công năng vận hóa thủy thấp
của tỳ khí. Xuất hiện một loạt triệu chứng tỳ thận dương hư đều là do hỏa không sinh thổ, biểu
hiện lâm sàng là mỏi lưng lạnh gối, sợ rét, ăn uống không tiêu, tiểu tiện không lợi, phù thũng
hoặc ỉa chảy vào sáng sớm.

HỎA NHA THỐNG

Đau răng do hỏa uất, kết thành hạch, lợi răng sưng, đau từng cơn, khi phát, khi không.

HỎA NHÃN

Viêm kết mạc cấp tính.

HỎA QUÁCH

Khoé mắt.

HỎA QUYỀN KHÍ

Phép giác, dùng lửa đốt lên lửa ngọn trong ống giác, rồi úp ngay lên da chỗ có bệnh, da thịt sẽ
hút chặt ống giác lại, đến khi hết hơi lửa thì ống giác sẽ rời ra, thường dùng để chữa các trường
hợp tê, nhức, đau.

HỎA SUYỄN

Vì hỏa bốc lên mà sinh chứng khó thở.

HỎA TÀ
1. 1 thứ tà khí trong lục dâm (phong hàn, thử, thấp, táo, hỏa) là nhân tố gây bệnh từ ngoài xâm
vào.

2. Trong quá trình diễn biến của bệnh có xu thế nóng bốc, đốt khô, hao âm mất nước.

HỎA TÁO

Nhiệt tà tác động vào đường ruột sinh ỉa chảy, có những chứng kèm theo như : phân nát, màu
trắng vàng, mùi thối nồng nặc, sôi bụng, đau bụng, lúc cơn đau là vừa đau vừa ỉa chảy, sau khi
ỉa rồi vẫn cảm thấy còn muốn đi nữa, nóng hậu môn, tiểu tiện ít mà đỏ, khát nước nhiều, rêu
lưỡi vàng, mạch sác.

HỎA TỄ

Khô ráo mà có tính hóa nhiệt, vì nhiệt nấp ở trong làm tiêu hao tân dịch, mà sinh hiện tượng
khô ráo như da khô, móng tay chân khô, môi khô.

HỎA TÍNH

Những phương thuốc vị thuốc chữa được bệnh do hỏa. Hỏa có tính bốc lên, những hiện tượng
bệnh lý có xu thế bốc lên đều có liên quan đến hỏa.

HỎA THẤU

Chứng ho do hỏa.
HỎA THỊNH

Hỏa quá mạnh, gây nên sự chuyển động nhanh, bốc lên mạnh, đốt khô dịch, rối loạn tâm thần,
rồi sinh ra các triệu chứng thuộc về hỏa nhiệt.

HỎA THỊNH HÌNH KIM

Bệnh chứng. (hỏa : can hỏa, đồng nghĩa với mộc hỏa hình kim; một nghĩa khác của hỏa : tâm
hỏa hoặc nhiệt tà). Tâm hỏa nung nấu có thể hao thương phế âm dẫn đến suyễn khái ra đờm lẫn
máu.

Nhiệt tà nung nấu sẽ tổn thương phế, dẫn đến chứng nhiệt khái hoặc đờm nhiệt ngăn trở phế
khí. Khi bệnh tình nghiêm trọng có thể sốt cao, thở gấp, cánh mũi phập phồng, thậm chí ho
khạc ra máu...

HỎA TÍNH VIÊM THƯỢNG

Hiện tượng bệnh lý lấy ngọn lửa bốc lên làm hình ảnh bệnh biến do hỏa tà gây nên. Hỏa có hư,
có thực khác nhau.

Thực hỏa phần nhiều thuộc dương nhiệt ngoại tà, chủ thăng chủ tán. Hỏa nhiệt thương phế thì
suyễn khái, khạc ra máu hoặc máu ra đằng mũi... Hỏa bức tâm thần thì đau đầu, nôn oẹ, hôn mê,
nói sảng.

Hư hỏa phần nhiều do tinh huyết hư hao, âm hư dương cang gây nên, có các chứng phiền táo,
đau bụng khàn tiếng, chân răng chảy máu, tai ù... đều là những bệnh biến thuộc hỏa tính bốc
lên.

HỎA TRÚNG
Chứng bỗng nhiên ngã ra hôn mê không biết gì, mà nguyên nhân là do tâm hỏa quá mạnh.

HỎA TRƯỚNG

Hỏa uất lại mà sinh ra bệnh trướng.

HỎA VẬN

Hỏa là thứ khí làm chủ khí trong năm đó như năm mậu, năm quý là hỏa vận.

HỎA VỊ

Vị trí của hỏa khí ở trong không gian và thời gian, như mùa hạ thuộc hỏa, phương nam thuộc
hỏa.

HỎA VƯỢNG

Cũng là hỏa thịnh.

HỎA XÍCH SANG

Một thứ bọng nước mềm màu đỏ, to bằng hạt sen, hoặc bằng hạt đậu, nổi lên ở 2 tay rồi lan dần
khắp người, vừa nóng vừa đau, khi vỡ ra nước không thối, chứng này là do độc của nắng uất lại
ở phế mà gây nên.
HỎA UẤT

Hỏa không được lưu thông điều hòa tức là hỏa uất, hỏa uất sẽ gây nên những hiện tượng bệnh lý
thuộc nhiệt.

HỎA UẤT PHÁT CHI

Phương hướng điều trị. (hỏa uất : nhiệt tà ẩn náu trong cơ thể; phát : nhân cơ hội khơi thông mà
phát tiết ra). Thí dụ : Ôn bệnh khi tà nhiệt phạm tới khí phần, xuất hiện chứng phát sốt không sợ
lạnh, tâm phiền khát nước, rêu lưỡi vàng. Nhưng vệ phần vít lại không ra được mồ hôi, trường
hợp này phải dùng thuốc cay mát để thâu đạt, khiến bệnh nhân ra mồ hôi chút ít thì nhiệt tà ở
khí phần có thể qua đó mà tan đi. Lại như chứng tâm hỏa bốc lên, miệng lưỡi lở, tâm dồn nhiệt
xuống tiểu trường làm cho tiểu tiện đỏ, nhỏ giọt mà đau, cần phải tả bỏ hỏa ở tâm và tiêu
trường, cho uống Đạo xích tán (sinh địa, mộc thông, cam thảo, trúc điệp) làm cho hỏa tiết
xuống dưới.

HOÀI DỰNG

Có thai.

HOẠI BỆNH

Bệnh không chữa được vì đã hư hoại.

HOẠI NHÂN

Người tàn phế.


HOÀN

Dạng thuốc viên. Đem dược liệu nghiền thành bột mịn, trộn với nước, mật, hồ loãng hoặc cao
lỏng, rồi luyện thành viên to nhỏ tùy theo yêu cầu. Dùng thuốc hoàn tiện lợi, hấp thu từ từ, dược
lực kéo dài.

Đặc biệt là những dược liệu không chịu được độ nóng cao, dễ hòa vào nước, dễ phát huy, độc
tính mạnh... rất thích hợp dùng ở dạng thuốc hoàn.

Thuốc hoàn thích dụng ở các bệnh mạn tính, nhất là khi cần làm tiêu mòn những ứ tích kết rắn
trong nội tạng. Nhưng vẫn có thể dùng trong bệnh cấp tính, chế sẵn và bảo quản tốt, khi cần mài
vào nước hoặc cho nuốt rồi chiêu với nước. Thí dụ : lục thần hoàn, quy tỳ hoàn...

HOÀN KHIÊU THƯ

Nhọt mọc ở đầu xương hông, chính huyệt hoàn khiêu. Nguyên nhân bệnh và bệnh lý tương tự
loại phụ cốt thư.

Đầu tiên vừa sốt nóng sốt rét, khớp xương hông đau âm ỉ, sắc da không thay đổi, đau tăng dần,
lưng khó cúi ngửa, vùng hông dần dần nổi gổ lên, đùi hơi choãi ra ngoài; khoảng 1 đến 3 tháng,
sắc da hơi đỏ, tiếp tục sốt cao, đó là bên trong đã gây mủ, khi vỡ chảy ra nước loãng, khó liền
miệng. Điều trị không thỏa đáng hoặc bệnh tiếp tục phát triển, thì chi dưới bên bị đau trở thành
tàn phế. (Bệnh này tương đương loại lao khớp xương).

HOÀN CỐC BẤT HÓA

Ỉa sống phân, vì thức ăn không tiêu hóa được.

HOÀN CỐT
Xương chũm ở sau tai.

HOÀN KHIÊU CỐT

Xương hoàn khiêu, xương này hình như cái cối tiếp với đầu xương đùi.

HOÀN TỄ

Thuốc hoàn (viên).

HOÁN PHONG

Bệnh phong tay chân tê liệt, co quắp, liệt cứng.

HOÃN BỔ

Bổ từ từ.

HOÃN HẠ

Xổ nhẹ.

HOÃN MẠCH
Mạch hoãn có 2 dạng : mạch đập có vẻ thong dong hòa hoãn, nhịp đập đều đặn là mạch hoãn
của người bình thường, mạch đập có vẻ uể oải lờ đờ chậm chạp như sợi giây chùng là mạch
hoãn của bệnh, thường là bệnh về thấp tà (nhưng không chậm như mạch trì).

HOÃN PHƯƠNG

Phương thuốc thích dụng với những bệnh suy nhược mãn tính có 6 ý nghĩa :

1. Có nhiều vị, chế ước lẫn nhau, lực tác dụng không mạnh.

2. Thuốc không có độc, làm cho bệnh tà hết dần dần không hại đến chính khí.

3. Thuốc có vị khí nhẹ, không yêu cầu kết quả nhanh.

4. Dùng nhiều thuốc có vị ngọt, lợi dụng tính hòa hoãn của vị ngọt để giảm bớt tác dụng của
những vị thuốc mãnh liệt khác.

5. Dùng thuốc làm cho chính khí mạnh lên để tà khí tự rút dần.

6. Dùng bằng thuốc hoàn để trừ bệnh tà một cách từ từ.

HOANG MẠC

1. Màng mỡ bụng.

2. Màng mỡ vùng dưới tim trên cách mạc.


HOÀNG BẠN

Da vàng bệu mà trắng nhợt hơi phù, giống như bệnh hoàng đản, nhưng mắt không vàng, thỉnh
thoảng nôn ra nước vàng.

HOÀNG BĂNG

Băng huyết ra màu vàng.

HOÀNG DỊCH THƯỢNG XUNG

Một loại mộng mắt phát triển ác hóa có nước vàng ứa lên. Nguyên nhân do tỳ vị tích nhiệt bốc
lên, tà độc quấy rối. Chứng trạng : bên trong phong luân, phía trước hoàng luân xuất hiện chất
bài tiết ngày càng nhiều sắc vàng xanh. Bệnh nặng có thể làm rách phong luân hình thành hiện
tượng mắt cua hoặc lồi trôn ốc ảnh hưởng xấu đến thị lực rất rõ.

HOÀNG ĐÀI

Rêu lưỡi màu vàng, chủ bệnh nhiệt tà ở phần lý.

HOÀNG ĐẢN

Bệnh gồm có 3 chứng chính : da vàng, mắt vàng, nước tiểu vàng.

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH


722-221 trước công nguyên, các thầy thuốc đời Xuân Thu chiến quốc. Gồm 2 tác phẩm Hoàng
Đế Nội Kinh Tố Vấn và Linh Khu Kinh, 18 quyển, là tác phẩm lý luận sớm nhất về đông y học,
tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh và tri thức lý luận.

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN LINH KHU TẬP CHÚ

1672, Trương Chí Thông (Ẩn Am), đời Minh, Trung Quốc. Gồm 9 quyển. Trong việc chú giải,
đề xuất nhiều ý kiến độc đáo.

HOÀNG ĐINH

Đinh nhọt phát ra ở môi.

HOÀNG ĐỚI

Ở âm đạo phụ nữ chảy ra chất khí hư đặc dính, thối, màu vàng nhợt.

HOÀNG GIA

Người có bệnh hoàng đản.

HOÀNG HÀ

1 thứ bệnh phụ khoa, do khi hành kinh bị cảm phong tà gây nên, dưới sườn bên trái kết rắn đau
như dùi đâm, đau xoắn ở bụng dưới đến âm bộ, ran đến sau lưng, có khi bí tiểu tiện, hoặc nước
tiểu đỏ vàng.
HOÀNG HÃN

Mồ hôi ra ướt áo, làm áo có màu vàng.

HOÀNG HÔN

Giờ tuất (19-21 giờ).

HOÀNG HÔN KHÁI

Ho vào lúc hoàng hôn.

HOÀNG KHÍ

Thổ khí (thổ khí màu vàng).

HOÀNG MẠCH

Mạch của tỳ.

HOÀNG NHÂN

Một bộ phận ở tròng đen, cái màng cong ở phía sau giác mạc nhãn cầu.

HOÀNG NHƯ CHỈ THỰC


Vàng như màu quýt chín. Đây là sắc chân tạng của tỳ, hình dạng bệnh sắc vàng mà khô héo
kém tươi. Thường gặp ở bệnh mắc lâu ngày tỳ khí sắp hết, vị khí suy bại.

HOÀNG NUNG

Mủ vàng.

HOÀNG PHONG

Bệnh mắt, con ngươi vàng dần.

HOÀNG THỦY

Phù thũng mà da vàng.

HOÀNG THỦY SANG

Ở da mụn lở, nổi lên như hạt thóc, đau ngứa, chảy nước vàng rồi kết thành từng phiến.

HOÀNG CÁCH

Mạch không lên xuống được. Ví như bị cây gỗ nằm ngang chặn lại, là loại mạch chết.

HOÀNH CỐT
1. Xương mu.

2. Xương ở phía trong cuống lưỡi.

HOÀNH Ế NỘI CHƯỚNG

Màng trắng nổi cao lên ở mắt che kín con ngươi.

HOÀNH HUYỄN

Nói chung về các thứ hạch sưng to ở từng vùng và đùi, nóng, đỏ, sưng, cứng đau, sau khi vỡ mủ
rồi rất khó thu miệng.

HOÀNH LẠC

Đường lạc ngang.

HOÀNH SẢN

Đẻ ngôi ngang, thai nhi chân tay ra trước.

HOÀNH THÍCH

Châm xiên, đưa ngang kim vào tới huyệt, thường dùng ở những chỗ dưới da là xương.

HOÀNH VĂN
Những đường vân ngang.

HOẠT Ế NỘI CHƯỚNG

Một thứ bệnh mắt, có điểm màng trắng hơi vàng che kín con ngươi, không ngứa, không đau,
không chảy nước, cứ thế rồi mờ dần, lúc đầu một mắt, về sau cả hai mắt.

HOẠT MẠCH

Mạch hoạt, mạch đi lại lưu lợi, dưới ngón tay cảm thấy như viên bi lăn trên cái mâm, chủ về các
bệnh thực tích, đờm ẩm. Người có thai và người khỏe cũng thường thấy mạch Hoạt.

HOẠT NHÂN TOÁT YẾU

Đời Hậu Lê, Hoàng Đôn Hòa; Trịnh Đôn Phúc chỉnh lý và biên tập. Tác phẩm y học có tiếng
của nước ta ở thế kỷ 18.

HOẠT HUYẾT

Làm cho huyết hết ứ trệ, lại lưu thông tốt.

HOẠT TỄ

Phương thuốc làm cho trơn nhuận, thông lợi, hết sự ngưng bám dính.
HOẠT THAI

Dễ có thai và trụy thai nhiều lần.

HOẠT THỌ

1304-1386, đời Nguyên, Trung Quốc. Tiếp thu lý luận Nội Kinh, Nan Kinh đã biên soạn : Thập
tứ kinh phát huy, Chẩn gia khu yếu... nghiên cứu về 2 mạch Nhâm, Đốc, đề xuất các mạch
cương lĩnh phù, trầm, trì, sác, hư, thực.

HOẠT TINH

Tinh dịch tự chảy ra mà không biết, do cửa tinh không tự đóng kín được.

HOẠT TIẾT

Ỉa lỏng không cầm được.

HOẠT TRƯỜNG

Làm cho đường ruột được trơn nhuận.

HOẮC LOẠN

Chứng bệnh trên thổ dưới tả, có chia ra 2 loại khác nhau, thổ tả có vật gọi là “thấp hoắc loạn”.
Bụng đau xoắn nóng ruột người vật vã, muốn nôn không nôn được, muốn ỉa không ỉa được gọi
là “can hoắc loạn”.
HOẮC LOẠN CHUYỂN CÂN

Thổ tả mất nước nhiều gây chuột rút ở cơ.

HỒ HÀ

1 trong 8 chứng hà, có hiện tượng bụng dưới ứ trễ, đau từ ngực, sườn bụng, eo lưng dằng đến
rốn, trong âm bộ đau, tiểu tiện khó đi.

HỒ HỎA ĐƠN

Đơn độc đỏ vàng mà sưng, phát ở phía trên rốn.

HỒ HOẶC

Chứng ở họng thì đau, ở hậu môn thì có nhọt mủ, người bệnh tinh thần rối loạn không ổn định,
hay nghi ngờ.

HỒ KHÍ

Hôi nách.

HỒ LY SA

Chứng nhức đầu, nôn khan, không muốn ăn, mồ hôi ra khắp mình, ngẩng mặt lên, nói mê.
HỒ SÁN

1. Chứng tiểu trường sa xuống âm nang khi lên khi xuống, nằm ngửa hoặc lấy tay đẩy lên thì
thu vào bụng, đứng lên lại sa xuống âm nang như con cáo khi vào khi ra không nhất định nên
gọi là “hồ sán”.

2. Chứng tinh hoàn 1 bên to 1 bên nhỏ, khi lên khi xuống.

HỒ XÚ

Mồ hôi ở hố nách, quầng vú, rốn, háng âm bộ, có mùi hôi thối.

HỘ MÔN

Răng.

HỘ SẢN

Hộ sản, đỡ đẻ, hộ sinh.

HỘ SĨ

Y tá.

HỔ KHẨU
Chỗ lõm ở góc tạo thành bởi 2 xương bàn tay 1, bàn tay 2 (chỗ huyệt hợp cốc).

HỔ PHONG

Bệnh phát ra tiếng như dê kêu rống lên.

HỔ TU ĐINH

Đinh nhọt mọc ở mép.

HỔ TỲ ĐỘC

Nhọt mọc ở chỗ huyệt Thừa tương dưới môi dưới.

HỒI CAM

Cam do giun đuã có đặc trưng là : hay khóc, nhăn mày, nôn ra nước dãi, bụng đau, nổi gân
xanh, môi tím đen, lắc đầu ngứa răng.

HỒI DƯƠNG

Phép làm cho dương khí hồi phục để chữa các trường hợp vong dương, có các triệu chứng như :
vã mồ hôi, mồ hôi lạnh, người lạnh, tay chân lạnh, thích uống nóng, thở nhỏ yếu, mạch vi tế...

HỒI KẾT SA
Độc sởi công vào đường ruột làm giun đuã chết trong ruột rồi hợp với thức ăn không tiêu, sinh
chứng đau bụng nôn ra giun, hoặc ỉa ra giun.

HỒI QUYẾT

Vì giun mà sinh đau bụng cấp, tay chân giá lạnh, đau toát mồ hôi, nôn ra nước dãi hoặc ra giun
đuã.

HỒI TRÙNG

Giun đuã.

HỒI TRƯỜNG

Phần trên đại trường chỗ ngang với rốn quanh vòng xuống.

HỘI ÂM

1. Vùng ở giữa tiền âm và hậu âm.

2. Huyệt Hội âm của mạch Nhâm.

HỘI ÂM MẠCH
Đường mạch chính giữa của kinh Túc Thái Dương, đường mạch này đi xuống hội ở vùng hậu
môn.

HỘI ÂM QUÁCH

Tức là tâm bào lạc, chỗ âm huyết tụ hội.

HỘI DƯƠNG

Loét lở.

HỘI KHÍ

Nơi tụ hội của khí, tức là 8 huyệt hội của phủ, tạng, cân, tủy, huyết, cốt, mạch, khí.

HỘI KIÊN

Làm cho tan vỡ những thứ kết cứng.

HỘI SÁN

Chứng sưng tinh hoàn chảy máu mủ.

HỘI YẾM
Cái lưỡi gà ở đầu khí quản, có chất giống như da, giống như màng, khi phát âm thì mở ra, khi
nuốt ăn thì đóng lại, là cửa ngõ của âm thanh.

HÔN MÊ

Mê man không biết gì.

HÔN QUYẾT

Bỗng nhiên ngã ra tay chân lạnh giá, mê man không biết gì.

HỒN PHÁCH

2 mặt âm dương của thần người ta, hồn tác động ở phương diện tâm thần, phách tác động ở
phương diện thể chất. Ví dụ đứa trẻ nhìn người quen rồi cười, là do hồn, biết khóc đòi bú là do
phách, tri giác trong chiêm bao là do hồn, biết đau, ngứa, no, đói là do phách. Nói chung thì hồn
phách cũng ở trong phạm vi của thần, nhưng có tính chất âm dương khác nhau, hồn động thuộc
dương, phách tĩnh thuộc âm, hồn phách không tách rời nhau.

HỒNG CHÂU SA

Bỗng nhiên ở lỗ chân lông mọc những nốt tròn đỏ, khắp người đau nhức, mắt trợn ngược, răng
mím chặt, mê man không biết gì.

HỒNG GIÀ

Chứng cửa mình lồi ra như cái nấm màu đỏ xung quanh sưng đau, phát sốt, đi tiểu luôn và khó
đi. (Sa dạ con).
HỒNG HÃN

1. Mồ hôi ra như máu.

2. Bệnh cảm sốt, ra máu mũi rồi hết sốt.

HỒNG LỴ

Kiết lỵ ra máu.

HỒNG MẠCH

Mạch Hồng, khí huyết trong mạch đến như nước tràn lên, to đầy dưới ngón tay, khi đến mạnh,
khi đến yếu, như sóng vỗ vào mạn thuyền , chủ về bệnh nhiệt ở kinh lạc.

HỒNG NGẠNH THIỆT

Lưỡi đỏ cứng không nói ra tiếng, nặng hơn thì không nói được nữa.

HỒNG NGHĨA GIÁC TƯ Y THƯ

Đời Trần, Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh). Nội dung gồm 2 bài phú thuốc Nam tóm tắt công dụng
của 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm, và các phần về lý luận cơ bản, chẩn đoán học, mạch học,
dùng thuốc theo chứng...
HỒNG NUY THIỆT

Lưỡi khô mà liệt có màu đỏ sẫm không tươi.

HỒNG SA

Những điểm nhỏ đỏ lờ mờ mọc lên ở da như sởi.

HỒNG SẮC THIỆT

Lưỡi sắc đỏ hồng.

HỒNG TY ĐINH

Chứng lúc đầu có cái mụn nhỏ dần dần lan ra như sợi chỉ đỏ chạy ra rất nhanh. Nếu ở tay thì sợi
đỏ chạy vào tim, nếu ở chân thì chạy vào rốn, nếu ở đầu mặt thì chạy đến họng.

HỒNG TY LỰU

Bướu ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, lúc đầu nhỏ, sau to dần, màu đỏ ở trong có những tia máu, có
khi tự vỡ ra.

HỒNG TY SANG

Nhọt mọc ở đầu chót ngón tay giữa, lúc đầu chỉ là 1 cái bọng nước trong sáng bằng hạt sen, ở
dưới bọng có nhiều bọng kim nhỏ, xung quanh bọng có một chùm sợi tơ đỏ, ẩn ở trong da,
không đau không ngứa chạy rất nhanh.
HỢI

Chi thứ 12 trong 12 địa chi, tương ứng với không gian là phương bắc, với thời gian là tháng 10
âm lịch, là giờ hợi (khoảng từ 21 giờ đến 23 giờ) với ngũ hành là thủy.

HỢP BỆNH

Nói về bệnh thương hàn, cùng 1 lúc 2 kinh hoặc 3 kinh đều bị bệnh, và đều xuất hiện chủ chứng
của các kinh, như hợp bệnh Thái dương Dương minh, hợp bệnh Thái dương, Thiếu dương...

HỢP CỐC ĐINH

Một cách châm chuyên chữa bệnh cơ tý, dùng 2 kim châm xiên vào 2 bên, một kim châm thẳng
vào chỗ đau, giống như hình móng chân con gà.

HỢP CỐT

Xương mắt cá trong.

HỢP DƯƠNG THƯ

Nhọt mọc ở dưới đầu gối phía ngoài ống chân.

HỢP GIÁ PHONG


Ở lợi nổi những hạt tròn nóng, sưng, đau không há miệng được.

HỢP HUYỆT

1. Huyệt hợp trong huyệt ngũ du (tinh, huỳnh, du, kinh, hợp) huyệt hợp là chỗ kinh khí dồn vào,
cũng ví như chỗ hội hợp của các dòng sông để chảy vào biển.

HỢP TÀ

2 hoặc nhiều loại tà khí kết hợp với nhau xâm nhập vào cơ thể.

HỢP TỄ

Phương pháp điều chế thuốc. Dùng 2 loại hoặc trên 2 loại thuốc nấu với nước, lấy liều lượng
nhất định dung dịch, hoặc chiết xuất chất nước ở trong vị thuốc tạo thành 1 dạng cao lỏng, khi
cần thiết có thể cho chút ít nguyên liệu chống thiu mốc để làm loại thuốc cung cấp chữa bệnh
thay cho thang dược hoặc các loại hoàn tán khác.

HỢP VI

Sự kết hợp tinh vi; như nói thanh hợp ngũ âm, sắc hợp ngũ hành, mạch hợp âm dương.

HỦ ĐÀI

Rêu lưỡi nổi lên như bã đậu, tơi xốp và dày, dễ cạo bỏ, thường gặp ở trường hợp túc thực gây
nên nhưng vị khí chưa bị tổn thương.
HUNG HẠ KẾT NGẠNH

Chứng trạng trướng đầy bĩ rắn và đau ở vùng hung cách (hung hạ : vùng hoành cách). Nguyên
nhân do đờm thấp và nhiệt tà cùng kết hợp hoặc do tỳ vị hư hàn lại lầm uống thuốc tả hạ, tỳ vị
bị thương gây nên.

HUNG HIẾP KHỔ MÃN

Chứng vùng ngực sườn đầy tức khó chịu. Đây là 1 chứng trạng do khí cơ của kinh Túc Thiếu
dương đởm mất điều hòa. Kinh lạc túc thiếu dương đởm giải ra ở 2 bên sườn, do khí cơ uất kết
đồng thời đởm hỏa bị uất ở trong hung cách, cho nên xuất hiện triệu chứng nói trên.

HUNG MUỘN

Bệnh chứng. Thấp nhiệt hoặc đờm thấp rà nghẽn trở ở trung tiêu, tà khí quấy rối trong ngực
xuất hiện chứng trạng phiền muộn không thoải mái.

HUNG TÝ

Chứng bệnh do dương khí không vận hành bình thường đến nỗi thủy ẩm và đờm trọc nghẽn vít
ở trong ngực. Triệu chứng : vùng ngực vùng lưng đau, khí ở trong hung tắc nghẽn, suyễn thở
gấp ho nhiều đờm.

HUNG TRUNG CHI PHỦ

Vùng lưng (hung trung : năm tạng). Ở vùng lưng có du huyệt của 5 tạng, nên có tên như vậy.
Tham khảo : Mạch yếu tinh vi luận, TV.
HUÂN CHƯNG PHÁP

Phương pháp xông.

HUÂN TẨY PHÁP

Phương pháp xông và rưả.

HUÂN TỄ

Thuốc xông.

HUYỀN ẨM

Nước đọng ở sườn, tràn dịch vào màng phổi, khi ho thì đau ran ở sườn và nôn.

HUYỀN CHÂU TRĨ

Bệnh trĩ hình như hạt châu.

HUYỀN KỲ PHONG

Mụn mọc dưới chân răng hoặc trên lợi sưng đỏ mà dài dần ra.

HUYỀN LÙ
Hiện tượng mạch căng cứng như dây kéo căng ra, biểu hiện của bệnh nặng khó chữa.

HUYỀN MẠCH

Mạch Huyền, mạch sờ vào dài mà căng thẳng như sờ trên dây đàn căng, thường xuất hiện ở
bệnh của can đởm, bệnh cao huyết áp, bệnh sốt rét, bệnh vì uất giận.

HUYỀN MÔN

Mũi, mũi thông với khí trời nên gọi là huyền môn.

HUYỀN PHỦ

Lỗ ra mồ hôi ở da, vì hết sức tinh vi khó thấy được nên gọi là “huyền”, cũng gọi là “khí môn”
“qủy môn”.

HUYỀN TÂM

Tâm lâng lâng như treo trên không.

HUYỀN THIÊN

Vùng trời có khí màu đen, thuộc hành thủy, đi qua 4 sao Trương, Dực, Lâu, Vĩ ở phương bắc
của thiên cầu.
HUYỀN UNG

Cái lưỡi nhỏ ở trên họng thở, khi há miệng thì thấy, là cửa ngõ của thanh âm, (lưỡi gà, tiểu
thiệt).

HUYỀN UNG

Nhọt như quả nho, mọc ở hàm trên làm cho lưỡi khó cử động, miệng khó mỡ đóng, chảy máu
mũi, thỉnh thoảng phát sốt, phát rét.

HUYỄN ĐIỆU

Choáng váng, lảo đảo, muốn ngã.

HUYỄN MẠO

Chóng mặt hoa mắt rồi ngã bất tỉnh.

HUYỄN VẬNG

Thường đọc là vựng, chóng mặt hoa mắt.

HUYẾT

Huyết, máu. Sự hình thành của huyết từ đồ ăn uống sau khi tỳ vị đã tiêu hóa, đem chất tinh vi
kết hợp sự hấp thụ với tân dịch, đưa lên phế và tâm, và qua sự khí hóa của phế tạo ra huyết.
Công năng của huyết ngoài sự dinh dưỡng các tổ chức toàn thân, còn biểu hiện ở chức năng của
mắt (nhìn được), ở chân (đi được), tay (nắm được), cho đến cảm giác của bì phu. và công năng
đó của huyết phải nhờ sự thúc đẩy của khí, cho đến cả khí huyết ở trong huyết quản trong điều
kiện vận hành bình thường mới có thể phát huy đầy đủ.

HUYẾT ANH

Bướu cổ, có những đường mạch máu chằng chéo.

HUYẾT BẠCH

Bệnh bạch đới, trong âm đạo rỉ ra huyết trắng.

HUYẾT BẤT QUY KINH

Một bệnh cơ của huyết chứng. Huyết không đi theo kinh mạch vận hành mà lại tràn ra ngoài,
như băng lậu, thổ huyết, đổ máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu...

Bệnh này do các nguyên nhân khí hư, khí nghịch, huyết ứ, hỏa nhiệt gây nên.

HUYẾT BĂNG

Đột nhiên máu từ âm đạo ào ào chảy ra.

HUYẾT BÍNH
Máu ngưng lại thành phiến.

HUYẾT CAM

Da nổi hình như hạt sởi màu tím, đau ngứa có khi vỡ ra chảy máu lan khắp toàn thân.

HUYẾT CHI PHỦ

Huyết mạch (vì huyết tụ ở trong kinh mạch, nên gọi như vậy).

HUYẾT CHÍ

Ngoài da nổi lên những nốt ruồi đỏ dần dần to như hạt đậu, vỡ thì chảy máu tươi ra.

HUYẾT CHỨNG

Những chứng bệnh về huyết như : ho máu nôn máu, đái máu, ỉa máu, chảy máu dưới da...

HUYẾT CỔ

Bệnh cổ trướng, có sắc đen, trong da có những đám tím đen.

HUYẾT CỔ

Chứng bụng to trướng đầy, do huyết ứ tích lại lâu ngày.


HUYẾT CỰC

Huyết suy bại đến cực độ, huyết cực thì tóc rụng, hay quên, sắc mặt nhợt.

HUYẾT DỊCH

Máu và thể dịch.

HUYẾT DƯỢC

Thuốc chữa các loại bệnh của huyết.

HUYẾT ĐÀM

Đàm có lẫn máu.

HUYẾT ĐẠO

Đường lưu thông của máu.

HUYẾT ĐINH

Nhọt mọc ở khuỷu tay, ở khoé mắt, ở 2 huyệt Thái dương, khi vỡ ra thì có lỗ nhỏ, như lỗ kim
châm, máu chảy ra ri rỉ không cầm.
HUYẾT ĐƠN

Chứng đơn độc trong thịt sưng ngứa tựa như sởi mọc.

HUYẾT HÀ

Một loại bệnh kết khối ở bụng dưới, phần nhiều vì khi hành kinh, tà khí với huyết kết tụ làm trở
tắc kinh lạc mà thành bệnh, có các triệu chứng kết khối ở bụng, bụng đau căng, âm đạo có cảm
giác lạnh, eo lưng đau, khó ngẩng lên, cúi xuống.

HUYẾT HẢI

1. Tức là mạch Xung, là bể của huyết.

2. Huyệt Huyết hải.

HUYẾT HÀN

Huyết bị lạnh.

HUYẾT HÃN

Mồ hôi ra màu đỏ như huyết.

HUYẾT HỘI
Chỗ hội của huyết ở huyệt Cách du.

HUYẾT HƯ

Huyết thiếu lượng, hoặc thiếu thành phần mà sinh ra các loại bệnh chứng, như tâm huyết hư
thường sinh ra các chứng sắc mặt xanh nhạt, tim hồi hộp, hay quên, hay chiêm bao, nóng ngực.
Can huyết hư thường sinh các chứng sắc mặt vàng ải, thị lực giảm sút, nóng vật vã, khó ngủ.

HUYẾT KẾT HUNG

Tà nhiệt với huyết kết tụ ở lồng ngực sinh chứng ngực hơi rắn mà đau, ấn vào càng đau hơn,
hay quên, tiểu tiện lợi không khát nước.

HUYẾT KHÁT

Mất máu nhiều sinh khát nước.

HUYẾT KHẤP

Huyết ngưng lại.

HUYẾT KHÍ

Thực thể của âm và dương trong cơ thể, huyết là âm là vật chất cho dương tồn tại, khí là dương,
là động năng cho âm vận động, không có vật chất thì không có động lực năng lượng, không có
động lực năng lượng thì không có sự vận động biến hóa của vật chất.
HUYẾT KHÔ

Nói về những loại bệnh do mất huyết, huyết dịch khô cạn.

HUYẾT KHỐI

Huyết ứ kết lại thành khối màu tím đen.

HUYẾT LẠC

1. Đường lạc của huyết.

2. Chỗ lạc mạch có nhiều mao mạch kết lại, thường nói “châm chữa bệnh nóng rét phần nhiều
châm vào huyết lạc”.

HUYẾT LAO

Bệnh lao huyết thường có chứng thịt nóng gầy róc.

HUYẾT LÂM

Đái máu, niệu quản nóng, rít, đau nhức, bụng dưới trướng căng đau.

HUYẾT LỊ

Kiết lị ỉa máu.
HUYẾT LUÂN

2 khoé của tròng mắt.

HUYẾT LƯU SA

Chứng da tự nhiên chảy máu không cầm.

HUYẾT LỰU

U máu, bướu sắc đỏ hoặc tím, chỗ mềm chỗ cứng, nếu vỡ thì máu cứ chảy ra mãi không cầm.

HUYẾT MẠCH

Đường lưu thông của khí huyết mạch máu.

HUYẾT MẠT SA

Chứng trướng tức không ăn uống, 2 sườn đau dữ dội, nước bọt đỏ như ruột dưa hấu.

HUYẾT NGƯỢC

Sốt rét mà có kiêm bệnh về huyết, như chảy máu mũi, đái máu, hoặc hành kinh.
HUYẾT NHIỆT

Nhiệt tà ở trong máu.

HUYẾT NHIỆT BĂNG LẬU

Chứng nhiệt thịnh bức huyết vọng hành, ra lượng máu nhiều qua âm đạo. Nguyên nhân do thể
chất vốn dương khí cang thịnh hoặc do cảm nhiễm sinh ra chứng viêm cấp tính trong bộ phận
sinh dục.

Triệu chứng : lượng máu ra nhiều sắc đỏ sẫm hoặc tía, lẫn theo từng cục máu, mặt đỏ, phiền
táo, dễ nổi nóng. Cũng có khi do âm hư, 2 mạch Xung, Nhâm bị nhiệt, tồn tại chứng viêm cục
bộ dẫn đến xuất huyết, có triệu chứng huyết nhỏ giọt không dứt, sắc đỏ tươi, tâm phiền mất ngủ,
hoặc phát sốt về buổi chiều.

HUYẾT NHIỆT TIỂU SẢN

Đang có thai sinh các chứng khát nước nóng nảy, lưỡi nổi nhọt, môi sưng nứt, đại tiện táo bón,
rồi đau bụng xẩy thai.

HUYẾT NHIỆT TRƯỚNG

Bị cổ trướng vì huyết nhiệt, có đặc trưng là nóng nảy, vật vã, đau tức, suyễn thở ra mồ hôi, chân
tay lạnh, nước tiểu đỏ, đại tiện phân đen, kinh sợ hoảng loạn.

HUYẾT NỤC

Chảy máu mũi, chảy máu cam.


HUYẾT PHẦN CHỨNG

Giai đoạn bệnh tình của ôn bệnh phát triển tới mức sâu nặng, đa số do bệnh từ doanh phần phát
triển thêm 1 bước.

Đặc trưng của huyết phần chứng là thương âm, hao huyết và động huyết.

Biểu hiện lâm sàng : sốt cao, về đêm sốt nặng hơn, vật vã không yên, ban chẩn nổi rõ, màu sắc
tía sẫm, chất lưỡi đỏ gắt hoặc tía sạm, mạch tế sác; thậm chí tinh thần lơ mơ không tinh, nói
nhàm phát cuồng, hoặc hôn mê co giật , thổ huyết, đổ máu mũi, đại tiện ra máu. Bệnh này
thường gặp ở bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, hoặc nhiễm độc ngoại khoa nung mủ cấp tính
hoặc chứng bại huyết.

Huyết phần là tầng sâu của biện chứng vệ khí doanh huyết trong ôn bệnh, bao gồm 3 tạng tâm,
can, thận đều mắc bệnh (mụn nhọt cấp tính trong ngoại khoa do nhiệt độc cũng gọi là huyết
phần, nhưng ý nghĩa khác với ôn bệnh).

HUYẾT PHẬN

Phần huyết, để phân biệt với phần khí, như nói huyết phận hàn là hàn ở phần huyết, huyết phận
nhiệt là nhiệt ở phần huyết.

HUYẾT PHẬN NHIỆT ĐỘC

1. Ôn bệnh nhiệt vào huyết phận. Có các triệu chứng : sốt cao, thần kinh rối loạn, da dẻ nổi ban
chẩn, hoặc thổ huyết, máu ra đằng mũi, đại tiện ra máu, sắc lưỡi tía sẫm, mạch tế sác.
2. Mụn lở trong ngoại khoa sưng nóng đỏ đau, chất lưỡi đỏ tía kèm theo sốt cao, thần chí rối
loạn...

HUYẾT PHẬN Ứ NHIỆT

1. Chứng nhiệt bị uất kết ở huyết phận.

2. Chứng sốt do ứ huyết đọng lại gây nên.

HUYẾT PHONG

Chứng thịt đỏ sưng lên như bị đánh, rồi nổi bọng huyết khắp mình.

HUYẾT PHONG LAO

Bệnh lao của phụ nữ, vì phong tà kết hợp với huyết mà thành.

HUYẾT PHONG SANG

Chứng nổi mụn khắp người, mình như hạt thóc, rất ngứa, chảy nước đầm đìa kết thành từng
mảng.

HUYẾT PHÔI

Huyết ngưng kết lại thành màu đen.


HUYẾT QUẢN

Mạch máu.

HUYẾT QUYẾT

Từ bệnh huyết mà sinh ra chứng tay chân lạnh giá.

HUYẾT SA

Độc của sởi chảy vào ngũ tạng, như chạy vào tâm thì hôn mê, chạy vào phế thì khó thở, đờm
tắc, có khi chảy máu mũi, chạy vào can thì ngực sườn đau không quay trở được, nặng thì nôn
máu, đái máu, hoặc ỉa máu.

HUYẾT SÁN

1. Loại ứ huyết sưng đau ở âm nang. Đau như dùi đâm, điểm đau cố định. Bệnh nhân vốn có ứ
huyết, bị dụ phát do mệt nhọc quá độ hoặc bị nhiễm lạnh.

2. Bướu sưng to ở bụng dưới kế cận bên ngoài bộ phận sinh dục, “trông giống như quả dưa bở
nằm ở 2 bên bụng dưới khoảng giữa hoành cốt, thường gọi là tiện ung...” do khí huyết tràn vào
bong bóng, lưu lại không trôi đi, kết lại thành ung thũng, mủ ít, huyết nhiều. [Nho môn sự thân].

HUYẾT SẮC

Huyết sáp trệ khó lưu thông.


HUYẾT TÁO

Huyết khô ráo, vì có nhiệt đốt ở trong.

HUYẾT THAI

Kinh bế, huyết ứ trệ ở trong tử cung, làm bụng to như có thai.

HUYẾT THẤT

Ho máu, khạc máu.

HUYẾT THEO KHÍ HÃM

Tình trạng khí hư hạ hãm dẫn đến bệnh lý chảy máu tử cung (vì huyết theo khí mà đi). Khí hãm
thì huyết bị uất ở phần dưới hoặc huyết tràn ra ở phần dưới. Thường gặp là loại tử cung ra máu
cơ năng, lượng máu ra nhiều, dằng dai không dứt, sắc mặt trắng bệch, thần kinh mỏi mệt, lưỡi
nhợt ít rêu, mạch hư sác hoặc trầm tế vô lực.

HUYẾT THOÁT

1. Mất máu nhiều.

2. Người bệnh xuất huyết mãn tính, sắc mặt trắng nhợt không tươi, người gầy róc mạch nhu
nhược.

HUYẾT THOÁT KHÍ THOÁT


Bệnh trạng do xuất huyết quá nhiều dẫn đến dương khí hư thoát. Khí và huyết tương sinh,
tương thành cùng dựa vào nhau. Huyết thoát có nghĩa là huyết ra quá nhiều sẽ làm cho khí mất
nơi nương tựa. Biểu hiện các chứng trạng khí hư muốn thoát như sắc mặt trắng bệch, chân tay
quyết lạnh, mồ hôi ra đầm đìa, sáu bộ mạch vi tế (tương đương với loại choáng do mất máu).
Điều trị cần theo nguyên tắc huyết thoát trước hết phải ích khí, cần kíp bổ khí để cố thoát.

HUYẾT THŨNG

Thủy với huyết kết hợp với nhau gây thành phù thũng, chân tay phù, trong da thịt có những sợi
đỏ, vết đỏ.

HUYẾT TÍCH

Huyết ứ lại thành tích, chứa ở trong bụng, có đặc trưng là mắt vàng phân đen.

HUYẾT TIẾT

Ỉa máu.

HUYẾT TINH SA

Bệnh nhân khi ăn thì cảm thấy mùi tanh của máu, ở dưới lưỡi, hố nách, các chỗ lõm tay chân
đều có bọc nước màu tím nổi lên.

HUYẾT TÍ
Chứng tí ở huyết, đau tê ở từng vùng, do huyết bị trở tắc không thông.

HUYẾT TRỆ

Huyết ngưng trệ không lưu thông.

HUYẾT TRĨ

Ở người bệnh trĩ, mỗi khi đại tiện thì máu tươi chảy ra theo phân.

HUYẾT TRƯNG

Huyết tích lại thành khối cứng, có hiện tượng đau ở các vùng ngực, bụng, sườn, người gầy yếu
dần, không muốn ăn uống.

HUYẾT TRƯỚC

Huyết không lưu thông được đọng lại ở 1 chỗ nào đó.

HUYẾT TRƯỚNG

Chứng trướng do huyết, người bệnh bồn chồn vật vã, khó thở, ra mồ hôi, tay chân lạnh nước
tiểu đỏ, phân đen.

HUYẾT UẤT
Chứng uất do huyết ngưng trệ, có triệu chứng như kim châm ở vùng ngực, tay chân yếu sức, ỉa
máu đái nhỏ giọt, ăn bình thường.

HUYẾT Ứ

Huyết không lưu thông được, ứ đọng lại.

HUYẾT ỨNG BĂNG LẬU

Chứng tử cung ra nhiều máu không ngừng do huyết ứ đọng. Nguyên nhân do ứ huyết không
tống đi được, huyết mới không quy kính được gây nên. chứng trạng chủ yếu : máu ra nhỏ giọt
không ngừng, đột nhiên ra máu lượng nhiều, sắc tối đen và có cục, bụng dưới đau cự án, đau lan
tỏa tới sườn và ngang lưng; khi cục máu bài tiết được, tình trạng đau thấy giảm nhẹ.

HUYẾT VỰNG

Vì huyết dồn lên đầu mà sinh choáng váng hôn mê, tay chân lạnh.

HUYỆT

Cũng là “khí huyệt”, “du huyệt” lỗ hở ở những chỗ các cơ thịt, các đốt xương giáp tiếp với nhau
mà thần khí người ta theo đó đi lại ra vào, thầy thuốc châm cứu theo đó mà chữa các loại bệnh.

HUYỆT HỘI

Chỗ hội giữa huyệt với lạc. Huyệt sâu ở trong, lạc nông ở ngoài, trong ngoài hội lai nên gọi là
huyệt hội, huyệt hội là chỗ tà khí đóng mà cũng là chỗ vinh vệ thông nhau.
HUYỆT KHÔNG

Lỗ hở của huyệt. Sách Loại kinh có giải thích về huyệt như sau : chỗ thịt hội với nhau là bám
vào xương, chỗ xương hội với nhau là ở các khớp, giữa những chỗ hội ấy hình thành những lỗ
hở lớn là nhỏ, lớn gọi là “cốc” (hang núi) nhỏ gọi là “khê” (khe núi), khê cốc là nơi lưu thông
khí huyết cũng là nơi để thần khí đi lại ra vào.

HUNG BỈ

Ngực đầy tắc, khó chịu.

HUNG CỐT

Xương ức.

HUNG HÃN

Mồ hôi chỉ ra nhiều ở ngực.

HUNG MÃN

Ngực đầy.

HUNG MUỘN
Ngực bứt rứt không khoan khoái.

HUNG THỐNG

Ngực đau.

HUNG TÝ

Vùng ngực bế tắc mà đau, do dương khí không vận hành, do lạnh, do đàm ẩm trở tắc.

HƯ BAN

Ban màu đỏ nhợt, chân tay hơi lạnh, do hư nhiệt, khác với ban màu đỏ tươi, đỏ tím do thực
nhiệt.

HƯ BÍ

Bí đại tiện do dương hư không đủ sức đẩy phân ra, hoặc do âm hư đường ruột bị khô ráo.

HƯ CHỨNG

Những triệu chứng của chính khí không đủ sức chống bệnh của cơ thể suy yếu, cơ năng sinh lý
giảm sút, ví dụ như sắc mặt trắng nhợt, tinh thần rũ rời, người mệt, yếu sức, tim hồi hộp, thở
ngắn, ra mồ hôi, mạch nhỏ yếu.

HƯ DƯƠNG
Chứng dương do âm dịch hư.

HƯ DƯƠNG THƯỢNG PHÙ

Bệnh chứng. Về bệnh lý và chứng hậu, cơ bản giống với loại cách dương, đới dương, đều do
thận dương suy vi, âm thịnh ở dưới đến nỗi dương khí yếu ớt bốc vọt lên trên, cho nên mới gọi
là cô dương thượng việt, hư dương bất liễm (bất liễm : bốc vọt lên trên mà không có khả năng
thu (liễm) về được).

HƯ GIA

Người thể chất hư nhược.

HƯ HÃM

Hư không hồi phục, ví dụ như mụn nhọt tuy đã hết mủ, hết thịt thối rồi, mà thịt mới không sinh
ra được.

HƯ HÀN

Chứng hàn do dương hư.

HƯ HỎA

Chứng hỏa nhiệt do chân âm suy hao.


HƯ HỎA THƯỢNG VIÊM

Thận âm suy tổn, thủy không chế được hỏa, mà bệnh lý do hư hỏa bốc lên. Biểu hiện chủ yếu là
họng đau và khô, hoa mắt, chóng mặt, tâm phiền không ngủ được, tai ù, hay quên, lòng bàn tay
chân nóng, chất lưỡi đỏ bệu, mạch tế sác...

HƯ HOÀNG

Chứng vàng da do hư suy.

HƯ LẠC

Những đường lạc mạch thiếu khí huyết.

HƯ LAO

Bệnh do ngũ tạng hư suy hao tổn, khí huyết không đủ, tinh thần bại hoại mà sinh ra.

HƯ LÝ

Đường lạc mạch của Vị, từ vị xuyên qua cơ hoành vào phế đi đến phía dưới vú bên trái (mõm
tim).

HƯ LỴ

Kiết lỵ lâu ngày thuộc hư.


HƯ LUNG

Điếc tai do thận hư, khí huyết hư.

HƯ MẠCH

Mạch hư 1 trong 28 loại mạch, mạch đi phù ở ngoài vừa to vừa mềm, ấn tay nhẹ vào thấy mạch
đập không có lực, ấn nặng tay xuống thì trống rỗng như không có mạch nữa, chủ về chính khí
hư, như khí hư huyết hư, âm hư, dương hư.

HƯ MÃN

Chứng đầy do hư, ở ngực bụng có cảm giác như no đầy.

HƯ NHƯỢC

Hư yếu, suy nhược.

HƯ NHIỆT

Sốt nóng do hư.

HƯ NGƯỢC

Bệnh sốt rét sắp trở thành bệnh hư lao có hiện tượng ra nhiều mồ hôi và ăn uống giảm sút dần.
HƯ PHIỀN

Bồn chồn trong lồng ngực do hư.

HƯ PHONG

Gió trái thường gây ra bệnh.

HƯ PHONG NỘI ĐỘNG

Bệnh danh. Trong quá trình bệnh biến, do tân dịch suy tổn, dịch ít huyết khô, mất máu, máu
không nuôi dưỡng gân hoặc can thận không đủ, âm không tiềm dương, mà can dương bốc lên...
đều có thể dẫn đến can phong. Xuất hiện các triệu chứng choáng váng, oải lơi, run rẩy hoặc co
giật ... gọi là hư phong nội động. Chứng này thường xảy ra khi mồ hôi ra nhiều, nôn mửa, ỉa
chảy quá nhiều, mất máu quá nhiều hoặc ốm lâu, phần âm tổn thương, can thận sút kém... trong
đó nhân tố gây bệnh do thiếu máu, mất máu gọi là huyết hư sinh phong, nhân tố gây bệnh do âm
dịch suy tổn gọi là dịch táo sinh phong.

HƯ SUYỄN

Khó thở do hư, có đặc trưng thở ngắn và gấp, hễ cử động thì khó thở nhiều lên, mạch nhỏ và
yếu.

HƯ TÀ

1. Tà khí nhân lúc chính khí hư gây ra bệnh.


2. Bệnh ở tạng mẹ truyền đến tạng con, như bệnh tỳ (thổ) truyền đến phế (kim)...

HƯ TẢ

Rối loạn tiêu hóa kéo dài do tỳ thận dương hư, biểu hiện trên lâm sàng là đi đại tiện nhiều lần,
phân lỏng hoặc phân còn nguyên thức ăn chưa tiêu hóa, tinh thần mỏi mệt, sắc mặt trắng nhợt,
môi lưỡi trắng nhợt, mạch nhỏ yếu, đau eo lưng, lạnh chân.

HƯ TẮC BỔ CHI

Phương hướng điều trị. Chứng thuộc hư, dùng phép bổ để điều trị. Hư chứng có khí hư, huyết
hư, âm hư, dương hư khác nhau; phép bổ cũng có bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương khác nhau.

HƯ BỔ MẪU, THỰC TẢ TỬ

Phương pháp điều trị. Vận dụng học thuyết ngũ hành tương sinh, quan hệ mẫu tử, đem ngũ
hành phối hợp với ngũ tạng nói lên 1 phép tắc chữa bệnh gồm 2 loại bổ mẹ và tả con.

a. Bổ mẹ : Thí dụ thận thủy sinh can mộc, thận là mẹ, can là con; nếu xuất hiện chứng can mộc
hư nhược, không trực tiếp bổ can, mà bổ tạng sinh ra can là thận; như can có chứng hư hỏa, mất
ngủ, phiền táo nôn nao dễ đói, đầu mặt nóng bừng, mạch huyền tế mà sác, trọng án vô lực, phép
chữa cần tư bổ thận thủy để trừ hư hỏa của can, cho uống lục vị địa hoàng hoàn. Về phương
diện châm cứu, can có hư hỏa sẽ châm huyệt khúc tuyền, dùng phép bổ, khúc tuyền là hợp
duyệt của can, hợp là thủy, thủy là thận.

b. Tả con : thí dụ can mộc sinh tâm hỏa, can là mẹ, tâm là con; nếu xuất hiện thực chứng của
can, đau đầu chóng mặt, tai ù, nóng nảy, dễ cáu giận, mặt mắt đỏ, sườn đau rát, tiểu tiện vàng
đỏ, miệng đắng, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, có thể dùng phép tả tâm. Về
phương diện châm cứu, can có thực hỏa, sẽ châm huyệt hành gian, dùng phép tả, hành gian là
huỳnh huyệt của can, huỳnh là hỏa, hỏa là tâm. Phép chữa này là phép chữa gián tiếp khi tạng
phủ có bệnh biến.

HƯ THOÁT

Bệnh lâu ngày nguyên khí hư nhược tinh khí mất hết dần.

HƯ THỰC

Chính khí yếu là hư, tà khí mạnh là thực, sách xưa có câu “Tà khí thịnh là thực, tinh khí mất là
hư”.

HƯ THŨNG

Bệnh phù thũng do hư, có những đặc trưng như : nước tiểu màu vàng nhợt phân lỏng, khí sắc
không tươi sáng, tiếng nói nhỏ yếu, mạch nhỏ yếu.

HƯ TIẾT

Ỉa chảy mà mạch nhỏ yếu.

HƯ TỔN

Bệnh lâu ngày cơ thể suy yếu là hư, hư lâu ngày không hồi phục được là tổn, hư tổn lâu ngày là
lao, hư tổn lao là có liên quan với nhau trong quá trình diễn biến của bệnh.

HƯ TRUNG GIÁP THỰC


Bệnh trạng. Trong chứng bệnh hư nhược lại kèm theo thực chứng, nhưng hư vẫn là chủ yếu. Thí
dụ : bệnh can huyết lao của phụ nữ, một mặt có các chứng hư nhược như gầy còm, da dẻ khô
nổi vẩy, lòng bàn tay chân nóng, kém ăn, mặt khác kèm theo thực chứng huyết ứ như bế kinh,
chất lưỡi tía sạm, rìa lưỡi có điểm ứ huyết, mạch trầm huyền...

HƯ TRƯỚNG

Chứng trướng do hư, trước trướng ở phần ngoài, sau trướng ở phần trong, nước tiểu vàng nhợt,
phân lỏng loãng, tiếng nói nhỏ yếu, mạch huyền mà nhỏ.

HƯU TỨC LỴ

Bệnh kiết lỵ khi phát khi lành, lành rồi lại phát, lỵ mạn tính.

ÍCH ÂM

Tăng thêm âm, phép chữa các loại bệnh âm hư, cùng nghĩa với : dưỡng âm, tư âm, bổ âm.

ích can

Họng khô ráo.

ÍCH HỎA

Bổ thận hỏa, tức là bổ mệnh môn hỏa.


ÍCH HỎA CHI NGUYÊN, DĨ TIÊU ÂM Ế

(lời chú giải của Vương Băng, đời Đường, về câu “Chư nhiệt chi nhi hàn giả, chủ chi dương”.
Đời sau gọi tắt là “ích hỏa tiêu âm”, “phù dương thoái âm”).

Phương hướng điều trị. Dùng phép phù dương ích hỏa để làm lui cái âm thịnh. Thí dụ : dùng
thuốc ôn nhiệt để chữa hàn chứng mà không kiến hiệu, trái lại bệnh nặng thêm. Đó là vì loại
hàn chứng này thuộc dương hư âm thịnh, thuộc thận dương hư cho nên cần phải bổ thận dương
(mệnh môn chân hỏa). Thí dụ khác : Thận dương bất túc, xuất hiện chứng lưng đau chân yếu,
nửa người phần dưới có cảm giác lạnh, dương nuy, tinh lạnh... Có thể điều trị bằng Bát vị địa
hoàng hoàn (thục địa, sơn thù, sơn dược, phục linh, đan bì, trạch tả, chế phụ tử, nhục quế).

ích khí

Tăng thêm khí, phép chữa các chứng bệnh khí hư.

ÍCH KHÍ GIẢI BIỂU

Phương pháp điều trị. Dùng thuốc bổ khí và thuốc giải biểu phối hợp để chữa chứng khí hư cảm
mạo với các triệu chứng ố hàn phát nhiệt, khái thấu nhổ đờm, chảy nước mũi dính, hung cách
đầy tức, mạch nhược không mồ hôi... Cho uống Sâm tô ẩm (đảng sâm, tô diệp, cát căn, tiền hồ,
bán hạ, trần bì, cát cánh, phục linh, mộc hương, chỉ xác, cam thảo).

ÍCH KHÍ SINH TÂN

Phương pháp chữa phần khí và tân dịch đều bị hư. Khí tân đều hư, biểu hiện ra mồ hôi quá
nhiều, tân dịch hao tổn lớn, chân tay mỏi, đoản hơi biếng nói, miệng khô và khát, chất lưỡi đỏ,
lưỡi khô không có rêu, mạch hư tán. Cho uống Sinh mạch tán (nhân sâm, mạch đông, ngũ vị
tử).
ÍCH LẠC

Đường lạc mạch ở họng.

ÍCH TẮC

Họng bị vướng tắc không thông.

ÍCH THỐNG

Họng đau.

ÍCH TỲ

Cũng là bổ tỳ.

ÍCH VỊ

Tăng thêm vị âm, vị khí.

KÊ CAN TRĨ

Bệnh trĩ có hình như gan gà.


KÊ GIẢN

Bệnh động kinh, có triệu chứng mặt xanh môi xanh, mắt trợn ngược, tay chân co giật có tiếng
kêu như tiếng gà.

KÊ HUNG

Loại bệnh tật biến dạng ở trẻ em. Nguyên nhân do phát dục không hoàn chỉnh, đa số do bẩm
sinh tiên thiên bất túc, hậu thiên điều dưỡng không tốt, tỳ vị suy tổn, cấu tạo xương ngực mềm
yếu làm cho vùng xương ngực nổi lên giống như bụng gà (kê hung).

KÊ KHÁI

Tức là bệnh ho gà.

Cũng gọi là Bách Nhật Khái, Đốn Khái.

KÊ MANH

Là chứng bệnh Quáng gà, khi nhá nhem tối mắt không nhìn thấy. Phần lớn do Tỳ Vị hư nhược
dẫn đến Can huyết hoặc Thận âm hư.

Cũng gọi Dạ Manh, Tước Mục, Cao Phong Tước Mục, Can Hư Tước Mục, Tiểu Nhi Tước
Mục, Hoàng Hôn Bất Kiến, Kê Manh.

KÊ NHÃN
Chai chân. Thường sinh ra ở ngón chân. Nguyên nhân phần nhiều do giầy quá chật hoặc cấu tạo
xương ngón chân vốn biến dạng, khiến lớp da ở chân dày cứng gây đau. chai chân kết thành cục
rắn, nhiều ít không nhất định, rễ rất sâu, lớp da ở chân dày thêm về bề mặt nhọn, thường làm
nhức nhối đi bộ khó khăn.

Cũng gọi là nhục thích.

KÊ TÂM TRĨ

Bệnh trĩ có hình như tim gà.

KẾT ÂM

Tà khí phong hàn kết lại ở các kinh âm tổn thương các đường lạc mạch, làm cho huyết tràn ra ở
trong, sinh chứng tiêu ra máu.

KẾT DƯƠNG

Trạng thái bệnh lý dương khí kết tụ ở tứ chi gây nên thuỷ thấp ngưng trệ gây phù.

KẾT ĐỘC

Bệnh do độc.

KẾT GIẢ TÁN CHI


Phương pháp điều trị. Đối với chứng bệnh do tà khí kết tụ gây nên thì dùng phép tán. . Thí dụ :
trọc đờm kết lại thành loa dịch, lâu ngày không tiêu, nên sử dụng phép nhuyễn kiên tán kết mà
chữa.

KẾT HẠCH

1. Nổi cục dưới da cứng và không đau, do khí trọc và phong hoả hoặc thấp đàm tà ngưng trệ,
thường hay gặp trong bệnh viêm hạch lympho xơ cứng mạn tính hoặc lao hạch.

2. Bệnh lao phổi. Bệnh nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

KẾT HẦU

Chỗ lồi cao ở chính giữa phía trước cổ, nam giới thì cao rõ ra, nữ giới không rõ mấy.

KẾT HẦU UNG

Bệnh apxe sau hầu.

KẾT HUNG

Thứ bệnh hội chứng bệnh lý có triệu chứng chính là đau tức ngực, đầy cứng vùng thượng vị, do
tà khí kết ở vùng ngực gây nên. Chia làm 2 loại là Thủy Kết Hung và Nhiệt Kết Hung.

KẾT MẠCH
Mạch Kết, một loại trong 28 mạch, mạch đập chậm, thỉnh thoảng lại dừng lại một cái, dừng lại
không có nhịp nhất định, rồi mới đập tiếp. Thường do hàn tà ngưng kết và khí trệ gây nên. Chủ
về sự uất kết ngưng trệ ở trong hoặc vong dương.

KẾT KHÍ

Tà khí kết tụ lại.

KẾT LẠC

Chỗ bám của gân vào xương.

KẾT NHIỆT

Nhiệt khí kết tụ lại.

KẾT TRƯỜNG

1. Đoạn giữa của đại trường.

2. Thức ăn không tiêu kết lại ở đại trường.

KHA CẦM (VẬN BÁ)

1622-1735, đời Thanh, Trung Quốc. Kế thừa Thương hàn luận, đã biên soạn Thương hàn lai tô
tập chủ trương thương hàn nên khái quát cả chứng trị tạp bệnh; đối với lý luận về tính bệnh, hợp
bệnh có nhiều luận điểm phát huy.
KHÁCH NGỖ.

Chạm vía, trẻ con còn non tháng nghe tiếng động lớn hoặc nhìn thấy vật gì lạ, ảnh hưởng đến
tâm thần mà sinh ra các triệu chứng như : mặt tái xanh, nhổ nước bọt, khó thở, co giật hoặc
khóc đêm, giật thộp.

KHÁCH TÀ

Tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

KHAI BẾ

Đồng nghĩa với khai khiếu.

KHAI BĨ

Dùng các vị thuốc cay thơm làm cho khai thông để trị các chứng đầy tức khó chịu ở ngực, sườn,
bụng.

KHAI CẤM

Phép chữa chứng bỗng nhiên ngã ra hôn mê, hàm răng nghiến chặt, miệng không nói được.

Khai cấm thông quan là


KHAI CẤM THÔNG QUAN

Phương pháp trị chứng trúng phong hàm răng nghiến chặt và hôn mê. Dùng vị thuốc bột cay ôn
để thông quan khai khiếu như Băng phiến, Thiên nam tinh liều lượng bằng nhau tán bột; hoặc
dùng Bạch mai (hoặc Ô mai) xát vào chân răng khiến cho mở được miệng hoặc dùng bài Thông
Quan Tán (Tạo giác bỏ vỏ đen, Tế tân liều bằng nhau nghiền bột) mỗi lần dùng một ít thổi vào
mũi, làm cho bệnh nhân hắt hơi hồi tỉnh.

KHAI ĐẠT MẠC NGUYÊN

Phương pháp điều trị. Dùng vị thuốc có tuân dụng tiêu trừ uế trọc để công trục bệnh tà bế tắc ở
mạc nguyên.

Mới mắc ôn bệnh, tà khí lưu ở mạc nguyên, có triệu chứng 1 cơn rét, 1 cơn nóng, hoặc mỗi
ngày 1 lần, hoặc ngày vài 3 lần không có giờ nhất định, ngực khó chịu muốn nôn, đau đầu phiền
táo, rêu lưỡi cáu nhớt, mạch huyền sác. Điều trị bằng Đạt nguyên ẩm (binh lang, hậu phác, thảo
quả, tri mẫu, bạch thược, hoàng cầm, cam thảo).

KHAI ĐỀ

Bệnh danh. (khai : trừ bỏ nhiệt ở biểu lý; đề : thăng thanh khí). Bệnh nhân vốn có biến chứng
lại uống nhầm thuốc tả hạ, bệnh tà hãm xuống phát sinh nhiệt tả, đồng thời lại có các chứng
mình nóng, ngực bụng phiền nhiệt, khát nước, suyễn mà ra mồ hôi. Cho uống Cát căn, hoàng
cầm, hoàng liên thang (cát căn giải cơ trừ biểu nhiệt, thăng đề thanh khí; cam thảo hòa vị hỗ trợ
cát căn thăng thanh khí; hoàng cầm, hoàng liên thanh lý nhiệt).

KHAI HẠP

Khai : mỡ ra, hạp : đóng lại, quy luật vận động 2 chiều của hoạt động sinh lý, như thở ra là khai,
thở vào là hạp, hấp thu vào là hạp, bài tiết ra là khai.
KHAI HẠP BỔ TẢ

Một cách bổ tả trong phép châm như : Khi rút kim ra rồi lấy ngón tay bít kín lỗ kim lại, gọi là
hạp, là phép bổ, khi rút lay lắc cho lỗ kim rộng ra và không bít gọi là khai, là phép tả.

Cũng đọc là Khai Hợp Bổ Tả.

KHAI HẠP KHU

3 đặc điểm sinh lý của kinh lạc, như các kinh thái dương, thái âm chủ khai, khai là mở để đưa ra
ngoài, các kinh dương minh quyết âm chủ hạp, hạp là đóng lại để giữ ở trong. Các kinh thiếu
dương thiếu âm chủ khu, khu là bản lề để đưa trong ra ngoài, đưa ngoài vào trong.

KHAI HOA ĐINH

Đinh mọc ở phía bên lưỡi.

KHAI KHẨU PHÁP

Dùng luạ mềm tẩm nước sắc cam thảo, lau cho sạch các chất bẩn trong miệng trẻ mới sinh.

KHAI KHIẾU

Khai khiếu cũng gọi là Khai bế là phép làm thức tỉnh người bệnh nhân hôn mê dùng trị chứng
thực. Chia làm hai loại là Lương khai dùng thuốc mát và Ôn khai dùng thuốc ấm.
KHAI KHIẾU THÔNG THẦN

Là phép khai khiếu.

KHAI QỦY MÔN

Tức là phương pháp phát hãn, làm cho ra mồ hôi. Qủy môn cũng là phách môn, là lỗ chân lông.

KHAI TIẾT

Tán biểu tà, tiết nội nhiệt dùng thuốc có cả vị cay và vị đắng, cay để tán biểu tà, đắng để tiết nội
nhiệt.

KHAI UẤT

Khai uất có nghĩa như sơ uất lý khí. Làm cho khí được sơ tiết thông đạt để chữa những trường
hợp bệnh vì tình chí uất ức.

KHAI VỊ

Phương pháp điều trị. Một phép trị làm tăng khẩu vị với các vị thuốc hành khí tiêu thực,

như Sơn tra, Mạch nha, Cốc nha, Kê nội kim... để chữa chứng kém ăn.

KHÁI DIÊN
Ho ra bọt dãi.

KHÁI HUYẾT

Ho ra máu. Phần lớn do ngoại cảm phong tà hoá hoả, hoá táo gây tổn thương phế lạc hoặc can
hoả phạm phế.

KHÁI NGHỊCH

Ho do khí ngược lên.

KHÁI NGHỊCH THƯỢNG KHÍ

Một trang thái bệnh ho khó thở. Do ngoại cảm lục dâm hoặc đờm ẩm tích tụ, phế mất tuyên
thông, hoặc do phế khí hư thoát, tỳ không vận hoá, thận không nạp khí.

Chứng này có chia thực chứng và hư chứng.

Thực chứng chủ yếu là suyễn khái ngực đầy, thở gấp, không nằm ngửa được, đờm nhiều dính
đặc, mạch phù hoạt. Nguyên nhân do phế thực khí bế.

Hư chứng chủ yếu là suyễn khái, mặt phù (nặng), mạch phù đại vô lực. Nguyên nhân do thận
không nạp khí.

KHÁI SUYỄN

Chỉ ho suyễn do phế khí nghịch.


KHÁI THẤU

Ho có tiếng và có đờm. Do ngoại tà phạm phế hoặc do sự rối loạn chức năng các tạng phủ khác
ảnh hưởng đến phế.

KHÁI THẤU ĐÀM THỊNH

Chứng ho nhiều đờm do thử thấp tà phạm phế hoặc do tỳ hư vận hoá kém, đờm tụ ở phế làm
chức năng phế rối loạn, ở trường hợp trước thì đờm nhiều, đặc, trường hợp sau thì đờm trắng,
dính.

KHÁI THẤU THẤT ÂM

Chứng ho kèm theo phát âm khó, thường do phế âm hư, phế mất túc giáng, thanh đới bị bệnh;
có triệu chứng ho không đàm, trong đàm có máu, ho ra máu, giọng khàn, luỡi khô không có rêu,
mạch Tế Sác.v.v…

KHÁI XỈ

Gõ răng, răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên để làm cho bền răng.

KHANG SANG

Bệnh sởi.

KHÁNG DƯƠNG
Tức dương khí thịnh thường do âm hư. Thí dụ như âm hư sinh can dương kháng.

KHÁNG HẠI THỪA CHẾ

Luật ngũ hành có hai mặt tương sinh và tương khắc, vì nếu chỉ sinh mà không có khắc thì sẽ có
sự hưng thịnh có hại sinh bệnh, cho nên phải có cả hai mới giữ đưỡc sự cân bằng của cơ thể.
Quan điểm này được vận dụng trên lâm sàng trong điều trị của tạng phủ.

KHAO

Vùng xương cùng cụt.

KHAO CỐT

Xương cùng.

KHẨN HẦU PHONG

Họng sưng đau không nói được, có tiếng đờm kéo như kéo cưa.

KHẨN MẠCH

Mạch Khẩn, chỉ loại mạch căng có lực; mạch đập có vẻ khẩn cấp có lực, đánh bần bật ở 2 bên
đầu ngón tay như dây thừng xoắn lại. Thường gặp ở chứng hàn và chứng đau.
KHẨN SA

Chứng bệnh đau bụng dữ dội, một chốc thì xây xẩm ngã ra rồi chết.

KHẨN THẦN

Môi quăn lại, co rúm lại.

KHẤP THẾ

Khóc chảy nước mắt, nước mũi.

KHẤP XUẤT

Nước mắt tự trào ra.

KHÂU MẠCH

Mạch khâu, mạch nổi to mà rỗng, ấn vào ở giữa trống không như sờ dọc hành, thường xuất hiện
ở những trường hợp mất huyết nhiều.

KHẤU PHÁP

Phép gõ dùng 4 ngón tay chụm lại gõ vào vùng huyệt, vùng bệnh.

KHẨU
Miệng, là một trong bảy khiếu gồm có môi, lưỡi, lợi, vòm khẩu cái, thông qua yết hầu nối liền
thực quản, có quan hệ mật thiết với tỳ. Những kinh mạch của Đại trường, Vị, Phế, Tâm Thận,
Tam tiêu, Đởm, các mạch Đốc, Nhâm Xung đều đi vào miệng.

KHẨU A SƯƠNG

Chứng chốc mép. Thường do tỳ vị tích nhiệt gây nên. Trẻ em hay mắc bệnh này. 2 bên mép bị
chốc loét nhăn nhúm, ăn uống vừa khó vừa đau.

KHẨU BẤT NHÂN

Miệng lưỡi tê dại, thường kèm theo giảm vị giác, gặp trong chứng trúng phong, tỳ vị tích nhiệt.

KHẨU CÁI CỐT

Xương khẩu cái.

KHẨU CAM

Cam loét miệng.

KHẨU CAM PHONG

Cũng gọi là Thiệt Sanh Bào tức mọc dưới lưỡi những mụn trắng to nhỏ không đều, kèm theo
mạch Hư vô lực, thường do tỳ thận hư hoả bốc lên. Trường hợp mụn phỏng trắng mọc trên lưỡi,
đau ngứa loét kèm theo mạch Hồng có lực phần nhiều do tâm tỳ tích nhiệt.
KHẨU CẤM

Răng nghiến chặt, miệng không mở được.

KHẨU CỐT

Xương xoang miệng.

KHẨU DƯƠNG

Nhọt ở miệng.

KHẨU ĐẠM

Miệng nhạt, kèm theo ăn không ngon do ngoại cảm phong hàn hoặc tỳ vị hư yếu.

KHẨU ĐIỀM

Cũng gọi Khẩu Cam (ngọt) tức có vị ngọt ở miệng do thấp nhiệt thấp ở tỳ.

KHẨU ĐÌNH

Xoang miệng.
KHẨU GIÁC

Mép.

KHẨU HÀM

Bệnh nhân cảm thấy trong miệng có vị mặn, phần nhiều do thận hư, dịch thận tràn lên.

KHẨU KHÁT

Miệng khát.

KHẨU KHỔ

Miệng đắng. Thường gặp trong chứng thực nhiệt.

KHẨU KHỔ YẾT CÀN

Chỉ miệng đắng, họng khô. Thường do can đởm uất nhiệt, nhiệt xông lên gây hao tân dịch.
Thường gặp ở chứng thiếu dương thực nhiệt.

KHẨU MI

Trong miệng sưng mủ từng điểm như đám rêu trắng đau trở ngại việc ăn uống. Do tích nhiệt ở
tỳ kinh.
KHẨU NHÃN OA TÀ

Một trang thái thay đổi ngoại hình của mặt do phong đàm làm tắc kinh lạc, biểu hiện góc miệng
méo xệch, mắt không nhắm kín, thường gặp ở chứng liệt dây thần kinh mặt.

KHẨU NHUYỄN

Là một trong năm chứng mềm ở trẻ em. Triệu chứng có nhai yếu, môi nhợt, chảy nước dãi do
chức năng Tỳ Vị hư nhược.

KHẨU OA

Miệng méo.

KHẨU SANG

Lở miệng. Do tỳ vị uất nhiệt hoặc hư hoả xôâng lên.

KHẨU SƯƠNG

Chứng loét miệng. Thường do tỳ vị tích nhiệt, cũng có thể do thể chất yếu, hư hỏa bốc lên.
chứng trạng : niêm mạc trong khoang miệng nổi những nốt loét lở to nhỏ không đều như hạt
đậu. Trẻ em loét miệng thường do cam tích gây nên, nên gọi là khẩu cam.

KHẨU TÁO

Miệng khô.
KHẨU THỦY

Nước miếng.

KHẨU TỊCH

Miệng méo.

KHẨU TOAN

Trong miệng có vị chua, phần lớn do rối loạn tiêu hoá.

KHẨU TRUNG HÒA

Miệng bình thường, không khô, không khát, vị giác bình thường hoặc tân dịch đầy đủ.

KHẨU XÚ

Miệng hôi. Thường gặp trong chứng vị nhiệt hoặc rối loạn tiêu hoá.

KHÊ ĐỘC

Độc của loại trùng ở trong nước.


KHÊ CỐC

Chỗ hở lớn của thịt là khê, chỗ hở nhỏ của thịt là cốc, khê cốc là những chỗ hở để khí lưu
thông.

KHÍ

1. Vật chất tinh vi có khả năng dinh dưỡng phong phú lưu động trong cơ thể. Như khí của thủy
cốc...

2. Năng lực hoạt động của tạng, phủ. Như khí của 5 tạng, khí của 6 phủ, khí của kinh mạch...

3. (Thường dùng trong lâm sàng) cơ năng tạng phủ không điều hòa dẫn tới mắc bệnh. Như vị
khí không giáng, can khí phạm vị...

KHÍ ÁCH

Nấc cục do khí trệ, nghịch khí hoặc khí hư.

khí anh

1 loại bướu cổ, sưng lan rộng ở 1 bên hoặc 2 bên, không có bờ rõ ràng, màu da không thay đổi,
mềm, không đau, tùy theo lúc mừng lúc giận mà lớn hơn hoặc nhỏ bớt, hay phát ở tuổi thanh nữ
(bướu cổ). Do tình chí uất kết hoặc không thích nghi thuỷ thổ, Tương tự như bướu cổ địa
phương hoặc bướu cổ đơn thuần.

KHÍ ÂM LƯỠNG HƯ
Một trạng thái bệnh lý khí và âm đều hư gặp trong quá trình bệnh ôn nhiệt (bệnh nhiễm) hoặc
bệnh mạn tính hư tổn.

Loại bệnh nhiệt tính hoặc bệnh mạn tính có tính chất tiêu hao, trong quá trình mang bệnh xuất
hiện hiện tượng âm dịch và dương khí đều bị tổn thương.

Mức độ của bệnh còn nhẹ gọi là khí âm bất túc. Mức độ nặng hơn là khí âm lưỡng hư (đều hư).
Trên lâm sàng có 3 tình huống :

1. Gặp ở bệnh nhiệt tính lúc cực độ, nhiệt lui hoặc chưa lui, ra mồ hôi nhiều, thở gấp, lưỡi đỏ
bệu hoặc khô tía, khát nước, mạch tán đại hoặc tế sác có khuynh hướng hư thoát.

2. Gặp ở bệnh nhiệt, giai đoạn cuối, chân âm can thận khuy tổn, nguyên khí đại thương, sốt nhẹ,
lòng bàn tay chân nóng rát, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, mỏi mệt, ăn ít, miệng khô lưỡi ráo, lưỡi
tía ít rêu, mạch hư đại.

3. Gặp ở nội thương tạp bệnh như lao phổi, tiểu đường, xuất hiện triệu chứng mỏi mệt, thiểu
khí, biếng nói, miệng khát, họng khô, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, trào nhiệt, khát nước, lưỡi đỏ
không rêu, mạch hư sác...

KHÍ ẨU

Một trang thái bệnh mà chủ yếu lànôn do tính tình thay đổi đột ngột (tức giận, lo lắng) hoặc do
tỳ vị khí trệ gẵp trong chứng nôn thần kinh, viêm dạ dày.

KHÍ BẠC
Mùi thoảng nhẹ, nói về vị thuốc không có khí nồng.

KHÍ BẤT TÚC

Chính khí không đủ.

KHÍ BẾ

Khí bị bế tắc không thông.

KHÍ BỆNH

Bệnh của khí, khi không điều hòa mà sinh ra bệnh, như nói : trăm thứ bệnh đều sinh ở khí, giận
thì khí đưa lên, mừng thì khí hòa hoãn, buồn thì khí tiêu dần, khiếp sợ thì khí đưa xuống, lạnh
thì khí thu vào, nóng thì khí tiết rất, kinh hãi thì khí rối loạn, nhọc thì khí hao tổn, nghĩ thì khí
kết lại.

khí bí

1. Hơi thở bị tắc không thông.

2. Chứng đại tiện bí vì khí kết.

Do khí trệ (tình chí uất) hoặc khí hư (phế khí hư không giáng) gây táo bón.

KHÍ BĨ
Đầy tức vì khí không thông.

KHÍ BÔN

Da thịt khắp toàn thân mấp máy dập dờn như sóng, ngứa không chịu được, gãi thì ra máu.

KHÍ CÁCH

Hơi thở bị ngăn cách không thông sinh khó thở. Một trạng thái bệnh mà triệu chứng chủ yếu là
nuốt khó do khí trệ hoặc khí hư.

KHÍ CAM

Cũng gọi Phế cam, là một trong năm chứng cam, do uất nhiệt tổn thương phế sinh ra các triệu
chứng như ho, khó thở, khó chịu trong họng, chảy nước mũi, sốt, lạnh v.v…

KHÍ CẢNH

Cổ, họng sưng phồng lên, do tình chí uất ức kết lại mà sinh ra.

khí chí

Khí đến, như châm kim vào thấy khí đến thì gọi là đắc khí.

KHÍ CHƯNG
Phế khí chưng bốc, sinh phát sốt khó thở khô mũi.

KHÍ CỔ

1. Một loại trong bệnh cổ trướng, vì tỳ hư khí trệ, làm cho ngực bụng trướng đầy ợ hơi, đưa hơi
lên, đè vào bụng, vẫn mềm.

2. Chứng bụng to, nổi gân xanh, da vàng, người gầy rộc, vì tình chí uất kết, khí cơ bị ủng tắc.

Chứng bụng to đầy trướng do rối loạn chức năng khí. Cổ trướng có đặc điểm bụng to căng, nổi
tĩnh mạch do rối loạn chức năng Can Tỳ, tương tự như bệnh xơ gan, hội chứng banti, chứng
trướng bụng hơi.

KHÍ CÔNG

1 phương pháp luyện tập dưỡng sinh, gồm luyện thở, luyện ý, luyện hình… Tự mình điều chỉnh
sự hoạt động các tạng phủ để trị bệnh, phòng bệnh kéo dài tuổi thọ.

KHÍ CÔNG LIỆU PHÁP

Là phương pháp trị bệnh bằng những động tác thở.

KHÍ CƠ

Chức năng hoạt động của khí.


KHÍ CƠ BẤT LỢI

1. Thường để chỉ sự rối loạn chức năng tạng phủ, đặc biệt là chức năng thăng thanh giáng trọc,
có triệu chứng nất cụt , ngực tức, bụng đầy đau, tiêu, tiểu khó khăn.

2. Tình trạng cơ năng thăng giáng của tam tiêu bị chướng ngại, xuất hiện các chứng trạng hung
cách bị tắc không thông.

KHÍ CỰC

6 thứ bệnh hư lao đến cực điểm, gọi là “lục cực”, khí cực là 1 trong 6 thứ bệnh đó, có triệu
chứng ngắn hơi, khó thở, thở gấp.

KHÍ DÂM

Khí của ngũ tạng, khi tạng này thắng quá xâm hại đến tạng khác, thì gọi là khí dâm.

KHÍ DO TẠNG PHÁT

Công năng sinh lý của tạng. Khí là tên gọi chung cho cơ năng hoạt động. 5 tạng chủ chứa tinh
khí, là cốt lõi cho hoạt động của sinh mệnh, cho nên biểu lộ ra các loại cơ năng hoạt động là
khí, đều từ 5 tạng phát sinh ra.

KHÍ DOANH LƯỠNG PHIỀN

Một trạng thái bệnh mà nhiệt tà thịnh ở cả phần khí và phần dinh có triệu chứng sốt cao, khát
nước, bứt rứt, mê sảng, phát ban, trường hợp nặng thì nôn ra máu, chảy máu cam, lưỡi đỏ thẫm,
rêu vàng, mạch tế sác…
Nếu ban chẩn khá nhiều hoặc thổ ra máu, đổ máu mũi, đại tiện ra máu, co giật... là chứng trạng
của huyết phần, gọi là khí huyết lưỡng phiền.

KHÍ DOANH LƯỠNG THANH

Cũng gọi thanh khí lương dinh là phương pháp trị ôn bệnh ở giai đoạn nhiệt tà đã nhập vào
phần khí và phần dinh có triệu chứng sốt cao, bứt rứt, khát nước, ra mồ hôi, không ngủ được,
lưỡi đỏ đậm, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng sác.

Điều trị bằng các vị Sinh thạch cao, Tri mẫu, Sinh địa, Mạch đông, Huyền sâm, Liên kiều...

KHÍ DỤNG

Tác dụng của 6 thứ khí phong, hàn, thứ, thấp, táo, hỏa. Phong để làm cho động, hàn để làm cho
rắn, thử để chưng bốc lên, thấp để làm cho nhuận, táo để làm cho khô, hỏa để làm cho ấm.

KHÍ DƯỢC

Thuốc chuyên chữa bệnh ở phần khí, như chỉ xác, thanh bì, trần bì, mộc hương, nhân sâm,
hoàng kỳ...

KHÍ ĐẠO

Đường đi của khí.

khí giao
Khí âm, khí dương giao nhau, khí trời là dương ở trên, khí đất là âm ở dưới, giữa khoảng khí
trời khí đất giao tiếp nhao gọi là khí giao, sự sống hình thành ở khoảng khí giao.

KHÍ HẠ

Khí đưa xuống, như nói sợ thì khí hạ.

KHÍ HẢI

1. Bể chứa khí tức là vùng Đàn trung ở ngực, vùng Đan điền ở bụng dưới.

2. Huyệt Khí hải.

KHÍ HÀN

Khí lạnh.

khí hao

Khí bị hao tổn, như lao động quá sức phải thở nhiều, ra mồ hôi nhiều, thì khí bị hao tổn.

KHÍ HẬU

Khí nồng đặm, vị thuốc có khí nồng đặm thì nói là khí hậu, như Khương hoạt, Thương truật,
Mộc hương, Hồi hương...
KHÍ HÓA

Sự biến hóa của lục khí. Sự vận chuyển hóa từ không đến có, từ có đến không là do công dụng
của khí hóa, thứ vật chất này chuyển hóa thành khí, khí ngưng tụ lại chuyển hóa thành thứ vật
chất khác, cũng là công dụng của khí hóa, hơi nước được nóng chưng bốc lên chuyển thành
mây, mây gặp lạnh ngưng đọng lại thành mưa, từ mưa thành mây, từ mây thành mưa, đó cũng
là công dụng của khí hóa.

KHÍ HÓA BẤT LỢI

Hiện tượng bệnh lý. Thủy thũng là một bệnh lý tiểu tiện trở ngại, tiểu tiện tốt hay không đều
nhờ vào tác dụng khí hóa của thận và bàng quang. Thí dụ : thấp nhiệt hạ chú hoặc mệnh môn
hỏa suy đều do công năng khí hóa của thận và bàng quang bị trở ngại hoặc sút kém khiến cho đi
tiểu khó khăn, nhỏ giọt, thậm chí bế tắc không thông, hình thành thủy thũng.

KHÍ HOÃN

Khí hòa hoãn, mừng thì khí hoãn.

KHÍ HỘI

Chỗ khí tụ hội, khí hội ở đản trung.

KHÍ HUYẾT
Vật chất có tác dụng nuôi dưỡng, sự sống và động lực thúc đẩy mọi hoạt động chức năng của
thân thể, là thực thể của âm và dương, khí là dương, huyết là âm, thông qua khí huyết để biết
âm dương, thông qua âm dương để biết quan hệ giữa khí với huyết.

KHÍ HUYẾT BIỆN CHỨNG

Phương pháp biện chứng nội thương tạp bệnh lấy khí, huyết làm cương lĩnh để tiến hành
phương pháp biện chứng thi trị.

Tựu trung, bệnh chứng của khí phần nhiều chỉ cơ năng hoạt động rối loạn, bất túc hoặc trở ngại,
như khí hư, khí trệ, khí nghịch, khí quyết... Bệnh chứng của huyết thường do sự sinh thành của
huyết bất túc và sự vận hành của huyết thất thường gây nên, như huyết hư, huyết ứ, xuất huyết,
huyết quyết...

KHÍ HUYẾT MẤT ĐIỀU HÒA

Bệnh lý do quan hệ khí và huyết không điều hòa. Trong tình huống sinh lý, khí huyết đều dựa
vào nhau, có khí mới sinh được huyết, có huyết mới nuôi được khí, khí là soái của huyết, huyết
là mẹ của khí. Khi có bệnh biến, bệnh của khí có thể ảnh hưởng tới bệnh của huyết, bệnh của
huyết cũng ảnh hưởng đến bệnh của khí. Thí dụ : khí trệ có thể dẫn đến huyết trệ và ngược lại
huyết trệ cũng có thể dẫn đến khí trệ, xuất hiện các chứng đau nhức hoặc ứ huyết... Khí nghịch
có thể dẫn đến huyết tràn lên trên mà gây nên thổ huyết, khạc ra huyết hoặc đổ máu mũi... Khí
hư không nhiếp được huyết có thể dẫn đến huyết không theo kinh mà gây nên đại tiện ra huyết,
băng lậu, chảy máu dưới da... Trên lâm sàng những bệnh chứng đau kéo dài, quyết nghịch, kinh
nguyệt không đều, xuất huyết mạn tính... đa số có liên quan tới khí huyết không điều hòa.

KHÍ HUYỆT

Cũng là huyệt, chỗ huyệt mà khí của kinh lạc dồn đến nên gọi là khí huyệt.
KHÍ HƯ

Khí kém, thường xuất hiện các triệu chứng như : thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay
chân rã rời, cử động mệt mỏi.

KHÍ HƯ BĂNG LẬU

Bệnh danh. Do khí hư mất năng lực thu nhiếp dẫn đến tình trạng âm đạo chảy ra nhiều huyết
hoặc nhỏ giọt không ngừng. Bệnh biến này liên quan đến tỳ thận đều hư.

Chứng trạng : lượng huyết ra nhiều hoặc dằng dai không dứt, sắc hót đỏ nhạt, sắc mặt trắng
xanh, mệt mỏi, chóng mặt, thở gấp, hồi hộp...

KHÍ HƯ THÌ HÀN

Tình trạng dương khí bất túc không ôn dưỡng được tạng phủ, cơ năng hoạt động của tạng phủ
cũng do đó mà suy nhược theo, cơ năng trao đổi chất hạ thấp cho nên có chứng hậu âm hàn như
sợ lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, miệng nhạt vô vị, chất lưỡi trắng bệch, mạch trầm trì,
tế nhược.

KHÍ HƯ TRUNG MÃN

Bệnh danh.Tỳ chủ vận hóa ở trung tiêu, nếu tỳ vị khí hư thì mất khả năng kiện vận, dễ gây nên
vùng bụng trướng đầy. Chứng trạng chủ yếu là ăn kém, bụng đầy, lúc nặng, lúc nhẹ ấn vào
không đau hoặc ưa ấm, ưa chườm nóng, sắc mặt trắng, môi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch
huyền nhược...

KHÍ HỮU DƯ SẼ LÀ HỎA


[Cách trí dư luận, Chu Đan Khê]; (khí : dương khí; hữu dư : thiên thịnh).

Tình trạng dương khí thiên thịnh sẽ dẫn đến các loại hỏa chứng. Sự thiên thịnh của dương khí
có thể do âm dịch không đủ mà làm cho dương khí mạnh 1 bên (thiên cang), hư hỏa bốc lên như
loại thận âm bất túc dẫn đến tâm hỏa vượng 1 bên (thiên vượng). Cũng có thể là do công năng 1
tạng phủ nào đó mất điều hòa đến nỗi dương khí uất kết hóa hỏa, như can hỏa, đởm hỏa, vị
hỏa...

KHÍ KẾT

Khí không vận hành được ngưng kết lại.

KHÍ KHẨU

Chỗ huyệt Thái uyên trên đường kinh Thủ thái âm phế, ở gần cổ tay, cũng gọi là thốn khẩu, chỗ
để xem mạch ở tay.

KHÍ KHIẾP

Khiếp có nghĩa là hư nhược, hoặc kinh hoảng. Người dễ kinh sợ, hoảng hốt, hoặc hơi thở ngắn,
tiếng nói yếu.

KHÍ LÀ SOÁI CỦA HUYẾT

Quan hệ sinh lý- bệnh lý. Sự vận động của khí huyết nhằm giữ gìn mối quan hệ đối lập nhau, và
cùng dựa vào nhau. Khí là dương, là động lực; huyết là âm, là cơ sở vật chất. Doanh huyết ở
trong kinh mạch sở dĩ vận hành chu lưu toàn thân, phải nhờ động lực của khí. Khí hành thì
huyết cũng hành, khí trệ thì huyết cũng trệ, nên mới mệnh danh khí là súy của huyết. Nhưng khí
phải dựa vào doanh huyết mới phát huy được tác dụng, cho nên còn nói huyết là mẹ của khí.
Mối quan hệ của chúng là huyết dịch nuôi nấng tổ chức khí quan mà sinh ra cơ năng hoạt động,
sự hoạt động chính thường của cơ năng lại thúc đẩy cho huyết dịch vận hành. Sự vận hành của
khí huyết, cũng là thể hiện tâm lý âm dương hỗ căn.

KHÍ LÂM

Đái dắt, đái buốt, do khí bị ủng tắc.

KHÍ LỴ

Kiết lỵ, vì khí uất, màu phân như gạch cua, phải rặn nhiều, nặng thì sinh co rút.

khí loa

Tràng nhạc vì khí kết.

KHÍ LOẠN

Khí bị rối loạn không vận hành đúng quy luật bình thường, như nói kinh hãi thì khí loạn.

KHÍ LUÂN

Lòng trắng mắt.

KHÍ LỰU
Bướu khí, bướu mềm, màu da như thường không nóng không rét, tùy theo lúc mừng lúc giận
mà lớn hoặc nhỏ bớt.

KHÍ MIẾT

Báng trong bụng khi lên khi xuống.

KHÍ MÔN

Lỗ ra mồ hôi, lỗ chân lông.

KHÍ NGẠNH

Khí tắc họng không phát âm được.

KHÍ NGHỊCH

Khí đưa ngược lên, phế khí, vị khí đưa xuống là thuận, đưa lên là nghịch, như phế khí nghịch
thì sinh ho, suyễn, vị khí nghịch thì sinh nôn mưả, ợ, nấc.

khí nhai

Đường vận hành của khí trong thân thể.

KHÍ NHIỆT
Khí nóng.

KHÍ PHẢN

Bệnh khí trái ngược, như bốc lên trên thì sinh bệnh ở dưới, dồn xuống dưới thì sinh bệnh ở trên,
mạnh ở trong thì sinh bệnh ở ngoài, mạnh ở ngoài thì sinh bệnh ở trong, chữa bệnh khí phản, thì
bệnh ở trên lấy huyệt ở dưới, bệnh ở dưới lấy huyệt ở trên, bệnh ở giữa lấy huyệt ở 2 bên.

KHÍ PHẬN

Phạm vi của khí, phần khí.

KHÍ PHẬN CHỨNG

Bệnh ôn nhiệt ở giai đoạn hóa nhiệt, phần nhiều từ chứng ở vệ phần phát triển nặng lên. Biểu
hiện lâm sàng : phát nhiệt nhiều, không ố bản, miệng khô khát, ra mồ hôi, mặt đỏ, thở thô thở
suyễn, tiểu tiện vàng đỏ và ít, rêu lưỡi vàng...

Trên lâm sàng còn có các tình huống : thấp nhiệt cùng xuất hiện, nhiệt kết ở vị trường, nhiệt uất
ở phế, hoặc nhiệt độc úng thịnh...

Khí phận nhiệt thịnh rất dễ tổn thương tân dịch, cần phải chú ý giữ gìn tân dịch.

Khí phần lấy dương minh làm chủ, nhưng cũng bao gồm cả các tạng phủ phế, đờm, tỳ, vị, đại
trường... Phạm vi khá rộng, bệnh trình cũng khá dài. Bệnh tà từ vị phần truyền vào khí phần,
hoặc do phục nhiệt từ trong phát ra, biểu thị xu thế bệnh truyền vào sâu, giai đoạn tà khí với
chính khí tranh giành kịch liệt, tà khí chính khí đều mạnh. chứng khí phận phát triển, có thể
truyền vào doanh phận hoặc huyết phận.

KHÍ PHỦ

Chỗ khí của các kinh mạch giao hội.

khí quan

Trong cách xem vân tay trẻ con, lấy đường vân hiện ra ở ngón tay trỏ để xem, đốt thứ nhất (ở
dưới) gọi là phong quan, đốt thứ hai (ở giữa) gọi là khí quan, đốt thứ ba (ở trên) gọi là mệnh
quan. Đường vân xuất hiện ở đốt thứ nhất là bệnh còn nhẹ, lên đốt thứ hai như bệnh đã nặng,
lên đốt thứ ba là bệnh rất nặng.

KHÍ QUẢN

Khí quản.

KHÍ QUYẾT

Khí nghịch lên làm cho âm dương mất điều hòa, nhẹ thì tay chân lạnh buốt, nặng thì mê man
không biết gì.

KHÍ SÁN

Hiện tượng 1 bìu dái sa xuống mà sưng đau (hoặc không đau) khi giận thì phát ra, lúc bình
thường thì không phát.
KHÍ SUYỄN

Khó thở, thở gấp do khí xông ngược lên.

khí thai

Tắt kinh bụng to dần như có thai, nhưng không phải có thai, nguyên nhân là vì khí huyết ngưng
kết ở tử cung.

KHÍ THẤU

Ho vì khí nghịch, có các triệu chứng như thở gấp, ở cổ họng có khối vô hình như quả mơ, khạc
không ra, nuốt không xuống, phần nhiều vì uất giận mà phát sinh.

KHÍ THỦY

Bệnh thủy thũng thuộc về khí, khi phù nhiều, khi phù ít.

KHÍ THỐNG

Đau do đường khí bị trở tắc, hoặc do khí hư.

KHÍ THƯỚC

Chính khí tiêu mòn dần.


KHÍ THƯỢNG

Khí đưa lên, giận thì khí thượng.

KHÍ THƯỢNG XUNG TÂM

Chứng trạng tự cảm thấy có 1 luồng hơi từ bụng dưới xông lên ngực. Nguyên nhân do hàn tà
náu ở hạ tiêu và vị trường hoặc khí của can vị thượng nghịch gây nên.

khí tích

Tích hơi, do đường khí không lưu thông thường xuất hiện các chứng như ợ hơi đầy tức.

KHÍ TIÊU

Khí bị tiêu hao dần.

KHÍ TIẾT

Khí theo mồ hôi tiết ra ngoài.

KHÍ TRỆ

Khí bị ngưng trệ không lưu thông được.


KHÍ TRĨ

Bệnh trĩ có triệu chứng, mỗi khi uất giận lo sợ thì sưng đau, đi đại tiện phải rặn nhiều, trĩ lòi ra
không thu vào được.

KHÍ TRÚNG

Bỗng nhiên ngã ra hôn mê hàm răng khép chặt, người mát lạnh, vì khí cơ bị trở tắc.

KHÍ TRƯỚNG

Trướng do khí trệ.

KHÍ TỤ

Khí không lưu thông được nhóm tụ lại.

KHÍ TUYỆT

Khí ở 1 đường kinh, hoặc nhiều đường kinh, ở 1 tạng hoặc cả 5 tạng bị mất hết không còn nữa.

KHÍ UẤT

Khí không lưu thông được rồi uất lại.

KHÍ VỊ
Mỗi vị thuốc đều có 4 thứ hình, sắc, khí, vị khác nhau, ngửi thấy khác nhau đó là khí, nếm thấy
khác nhau đó là vị, còn hình sắc dùng mắt để phân biệt.

KHÍ VỊ ÂM DƯƠNG

Thuộc tính âm dương của tứ khí, ngũ vị. Nhiệt và ôn ở trong tứ khí (khư hàn, trợ dương) thuộc
dương; hàn và lương (thanh nhiệt, tả hỏa, dưỡng âm) thuộc âm.

5 vị (thực tế là 6 vị), thì cay (tán), ngọt (hoãn), đạm (thấm) thuộc dương; chua (thu), đắng (kiên,
táo, tiết), mặn (nhuyễn kiên, nhuận hạ) thuộc âm.

Thăng, phù thuộc dương; giáng, trầm thuộc âm.

KHÍCH KINH

Hiện tượng sinh lý. Phụ nữ sau khi mang thai mà kinh nguyệt vẫn ra theo định kỳ, người mẹ và
thai nhi vẫn bình thường, không có triệu chứng gì xấu. Đây là 1 biểu hiện sinh lý tự nhiên, khi
nào thai nhi to và khỏe thì kinh nguyệt tự nhiên ngừng

KHÍCH HUYỆT

Một loại huyệt ở những chỗ khe sâu khí tụ hội nhiều, có 16 huyệt khích : Trung đô (kinh can),
Âm khích (kinh phế), Thủy tuyền (kinh thận), Khích môn (kinh tâm bào), Ngoại khâu (kinh
đởm), Lương khâu (kinh vị), Dưỡng lão (kinh tiểu trường), Ôn lưu (kinh đại trường), Kim môn
(kinh bàng quang), Hội tông (kinh tam tiêu), Phụ dương (Mạch Dương kiểu), Giao tin (mạch
Âm kiểu), Dương giao (mạch Dương duy), Trúc tân (mạch âm duy).
KHIẾM

1. Ngáp. “Thận chủ ngáp” [KQ], “người bên trong có hàn (tà) thì hay ngáp”.

2. Bất túc, thiếu ít “tiểu tiện nhiều lần mà ít” [LK] (tiểu tiện sác nhi khiếm).

KHIẾT THẦN

Cắn môi.

KHIẾT TÚNG

Chứng trạng kinh phong ở trẻ em (khiết : gân co quắp; túng : gân oải lơi). Khiết túng là hình
dung chân tay lúc co lúc ruỗi liên tục. Đây là chứng hậu do nhiệt cực sinh phong, can phong nội
động.

KHINH PHƯƠNG

Phương thuốc có liều lượng nhẹ, ít (tương đối với trọng phương có liều lượng nặng, nhiều).
Thường dùng là dạng cơ phương hoặc ngẫu phương.

KHIẾT XÍ

Cắn răng.

KHIẾU BẾ
Các lỗ thông ra bị bít lại.

KHINH ÁN

Ấn nhẹ, khi xem mạch đặt nhẹ ngón tay trên mạch.

KHINH TỄ

Bài thuốc có tính nhẹ bốc để làm cho thông lên, phát ra.

KHINH THANH SƠ GIẢI

Phương hướng điều trị. Sử dụng những vị thuốc có tác dụng giải biểu có dược lực nhẹ và những
vị thuốc chữa ho hóa đàm, thích ứng với các chứng thương phong, hơi đau đầu. Vị thuốc
thường dùng như bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh, hạnh nhân, quất bì...

KHINH TUYÊN NHUẬN TÁO

Phương pháp chữa ngoại cảm táo nhiệt làm tổn thương phế. Người bệnh có chứng đau đầu, ho
khan ít đờm hoặc khí nghịch suyễn cấp, lưỡi khô không rêu hoặc rêu lưỡi mỏng mà khô, ven
lưỡi và đầu lưỡi đỏ. Cho uống Tang hạnh thang (tang diệp, hạnh nhân, sa sâm, bối mẫu, đậu sị,
chi tử bì, lê bì).

KHINH TUYÊN PHẾ KHÍ


Phương pháp dùng phương thuốc nhẹ để tuyên thông phế khí, thanh nhiệt tà ở khí phận. Thí
dụ : cảm nhiễm khí ôn táo mùa thu, phát sốt nhẹ, khô miệng, khát nước, ho khan không đờm.
Cho uống Tang hạnh thang (tang diệp, đậu xị, hạnh nhân, sa sâm, bối mẫu, chi tử bì, lê bì).

KHỎA CỐT

Xương mắt cá chân (cũng đọc là hóa cốt).

KHOAN CỐT

Xương chậu.

KHOÁT ĐÀM

Làm cho long đàm.

KHÔ BỒI

Những bọc nước trắng mà khô phát ra ở da sau những cơn sốt cao, biểu hiện tân dịch đã khô
kiệt.

KHỔ HÀN

Vị đắng, tính lạnh, thuốc có vị đắng tính lạnh gọi là khổ hàn.

KHỔ HÀN TÁO THẤP


Chứng thấp nhiệt ở trung tiêu ngăn trở. Có các triệu chứng bụng đau, bụng trướng, đại tiện
loãng, nóng và khắm, rêu lưỡi vàng nhớt. Cho uống các vị như hoàng liên, hoàng cầm, chỉ xác,
chư linh...

KHỔ HÀN THANH KHÍ

Phương pháp dùng các vị thuốc có tính vị đắng lạnh để thanh ở khí phận. Như bắt đầu bị chứng
xuân ôn, phát sốt không sợ lạnh (hoặc hơi sợ lạnh), khớp xương đau nhức, khát nước, ít mồ hôi,
tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Cho uống hoàng cầm thang (hoàng cầm,
bạch thược, cam thảo, đại táo).

KHỔ HÀN THANH NHIỆT

Phương pháp dùng các vị thuốc có tính vị đắng lạnh để thanh lý nhiệt. Thí dụ : người bệnh lý
nhiệt nghiêm trọng vì thế mà phiền táo thậm chí phát cuồng, nôn khan, tiểu tiện đỏ, nói lẫn lộn,
giấc ngủ không yên, hoặc thổ huyết, chảy máu mũi, phát ban, rêu lưỡi vàng hoặc nổi gai đen,
mạch trầm sác, Cho uống hoàng liên giải độc thang (hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử).

KHỔ TRĨ PHÁP

Phương pháp chữa bệnh trĩ. Trước hết là dùng vị thuốc có tác dụng khô trĩ bôi lên mụn trĩ, sau
đó dùng thuốc khô trĩ dạng thuốc tiêm, tiêm thẳng vào mụn trĩ, khiến cho mụn trĩ hoại tử, khô
đét và tróc vẩy rồi khỏi. Phương pháp này ứng dụng cho người đã bị 2, 3 đợt trĩ nội, mụn trĩ
nhăn nhúm thắt hẹp, đồng thời kèm theo thiếu máu vừa phải, người có tuổi cao huyết áp khá
cao.

Không thích hợp với trĩ ngoại, nhất là người có bệnh về phế, can, thận, cao huyết áp và có bệnh
về huyết dịch; phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng.
KHỔ TỬU

Dấm.

KHỔ ÔN BÌNH TÁO

Phương pháp chữa ngoại cảm có biểu chứng lương táo. Người bệnh hơi đau đầu, sợ lạnh, không
mồ hôi, tắc mũi chảy nước trong, khái thấu nhiều đờm trong loãng, môi ráo họng khô, rêu lưỡi
trắng mỏng mà khô, mạch huyền. Cho uống Hạnh tô tán.

KHỔ ÔN TÁO THẤP

Bệnh danh. Trung tiêu bị hàn thấp ngăn trở, làm cho ngực khó chịu nôn mửa, lợm lòng, trướng
bụng, đại tiện loãng, lỏng, rêu lưỡi trắng nhớt. Cho uống các vị như hậu phác, bán hạ, bạch đậu
khấu, phục linh.

KHÔI THÍCH

Một thủ thuật châm để chữa chứng cơ nhục co cứng đau, cách châm là châm thẳng kim vào 1
bên chỗ đau, rồi lay mũi kim ra xung quanh để làm cho thịt ở chỗ đó được lơi lỏng ra.

KHỐI ĐÀM

Đờm kết thành khối.

KHỔNG KHIẾU
Lỗ hở để thông ra ngoài da lông.

KHỞI BÀO

Dùng những thuốc có tác dụng kích thích da đắp lên da, làm cho nổi bọng nước lên, mục đích là
để đẩy độc ra ngoài.

KHỞI CƯ

Nề nếp sinh hoạt hàng ngày như ăn ở, thức ngủ, làm lụng, nghỉ ngơi...

KHU CÁN

Phần thân mình của thân thể.

KHU CƠ

Cái bản lề ở giữa để đưa từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong.

KHU GIÁP CỐT

2 khối xương 2 bên ở sau xương khuyết bồn.

KHU LÂU

Còng lưng, gù lưng.


khu phong

Trừ hết phong tà.

KHU PHONG DƯỠNG HUYẾT

Phương pháp chữa huyết mạch không hòa, phong thấp len lỏi ở kinh lạc. Biểu hiện các chứng
trạng : da đỏ, chân tay tê dại, đột nhiên miệng méo xệch khó nói, thậm chí bán thân bất toại, đôi
khi sợ lạnh mình nóng, chân tay co rút, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt. Nên khu phong
thông lạc, hành huyết dưỡng huyết. Cho uống Đại tần giao thang (tần giao, khương hoạt, độc
hoạt, phòng phong, bạch chi, xuyên khung, đương qui, thược dược, sinh địa, thục địa, bạch
truật, phục linh, tế tân, thạch cao, hoàng cầm, cam thảo) trong đó khương, qui, thục, sinh vừa
hành huyết vừa dưỡng huyết. Có thể chữa huyết mạch không hòa làm cho lưu thông, phong tà
lưu trệ, sẽ theo đó mà tiêu tan, vì vậy mới nói “chữa phong trước chữa huyết, huyết đi phong sẽ
diệt”.

KHU PHONG TRỪ THẤP

Phương hướng điều trị. Khí phong thấp lưu đọng ở kinh lạc, cơ bắp, khớp xương, xuất hiện
triệu chứng đau nhức di chuyển. Có thể điều trị bằng các vị thuốc khương hoạt, phòng phong,
tầm giao, uy linh tiên, tang chi, ngũ gia bì, cam thảo.

KHU TÀ

Trừ hết tà khí.

KHU THẤP
Phương pháp dùng thuốc có tác dụng khu trừ thấp tà. Thấp tà loại tà khí đục và dính, thường kết
hợp với các tà khí phong, hàn, thử, nhiệt và còn có thể hóa nhiệt, hóa hàn. Thấp ở thượng tiêu
nên thuận hóa, thấp ở trung tiêu nên táo, thấp ở hạ tiêu nên lợi. Tỳ chủ vận hóa thủy thấp,
nhưng cũng hay bị thấp tà làm khốn đốn, cho nên chữa thấp cũng nên chữa cả tỳ.

khu trung

Chỗ giáp nhau giữa kcp háng với xương đùi.

KHU TRÙNG

Phương pháp sử dụng những vị thuốc có tác dụng diệt ký sinh trùng để tẩy giun sán trong cơ
thể. Thí dụ : trừ giun đũa, chọn dùng các vị sứ quân, binh lang, rễ bo bo, khổ luyện (khi dùng
cạo lớp vỏ thô, vì có độc, không nên dùng nhiều), giá cô thái, thạch lựu bì, lôi hoàn, phi tử...
Tẩy giun kim chọn dùng các vị phi tử, lôi hoàn, vi du, sứ quân, đại toán, khổ luyện, bách bộ,
binh lang. Tẩy sán chọn dùng binh lang, nam qua tử, tiên hạc thảo, lôi hoàn, phi tử, nha đởm tử,
sà thoái. Tẩy giun móc câu chọn dùng phi tử, khổ luyện, bình lang, lôi hoàn... Những vị thuốc
nói trên, phải vận dụng phối hợp khéo léo, có 1 số vị tuy không có tác dụng sát trùng nhưng
cũng vẫn có tác dụng đối với 1 số bệnh giun. Thí dụ : khi có cơn đau giun chui ống mật, dùng
nước sắc mươi quả ô mai cho uống, hoặc sắc 1 chén giấm cho uống âm ấm cũng có tác dụng
giảm đau rõ rệt.

KHU XÁC

Phần thể xác của con người.

KHU Ứ CHỈ HUYẾT

Phương pháp dồn bỏ ứ huyết để chỉ huyết. Thí dụ :


1. Phụ nữ chảy máu tử cung, bụng dưới trướng đau cự án, lượng máu ra nhiều, sắc tím bầm
thành từng cục, cục máu ra được thì đỡ đau, rêu lưỡi xám tối, mạch sáp. Cho uống các vị như :
quy, khung, thược, bồ hoàng, sơn tra thán, đào nhân, tam thất.

2. Sau khi đẻ máu hôi rả rích lâu ngày không dứt, sắc tía đen thành cục, đau bụng cự án, trướng
bụng, ven lưỡi tía sạm, mạch sáp. Cho uống các vị quy, khung, ích mẫu, xích thược, đào nhân,
bào khương. Máu hôi ra lượng nhiều, cho uống Thất tiếu tán (bồ hoàng, ngũ linh chi), phối hợp
với những vị thuốc đã nói trên.

KHUẤT TUẦN

Đường tuần hành quanh co của kinh mạch.

KHUẤT KHÚC LẬU

Lỗ dò cong queo ở hậu môn.

KHÚC CỐT

Xương mu.

KHÚC GIÁP

Chỗ cong ở xương má, góc hàm.

KHỦNG THÌ KHÍ HẠ


Hiện tượng bệnh lý (khí hạ : tinh khí hạ hãm). (Sợ hãi : khủng cụ) quá mức thì háo thương thận
khí, khiến tinh khí bị nén xuống không nâng lên được.

Chứng trạng : đại tiểu tiện không tự chủ, di tinh, hoạt tiết...

KHUY TỔN

Sút kém.

KHUYỂN XỈ

Răng nanh.

KHUYẾT BỒN

1. Huyệt khuyết bồn.

2. Hố trên xương đòn.

KHUYẾT ĐÌNH

Vùng ở giữa trán phía trên 2 lông mày.

KHUYẾT NHŨ
Thiếu sữa cho con bú.

KHỦNG TRÚNG

Ngất đi do khủng khiếp quá.

KHƯ ĐÀM

Phương pháp giúp cho đờm dịch bài tiết hoặc tiêu trừ nguyên nhân bệnh sinh ra đàm. Gồm 3
loại hóa đàm, tiêu đàm, dịch đàm; tựu trung phương pháp hóa đàm thường dùng hơn

KHƯ KHIẾM

Ngáp.

KHƯ Ứ HOẠT HUYẾT

Phương pháp trừ ứ huyết, lưu thông huyết mạch. Huyết dịch do bị nghẽn trở mà thành ứ huyết,
cần phải trừ bỏ, mới có thể làm cho huyết mạch được lưu thông, tiêu trừ bệnh tật. Phương pháp
này có 3 loại : ôn khóa khư ứ, phá ứ tiêu trưng, khư ứ tiêu thũng.

KHƯ Ứ TIÊU THŨNG

Phương pháp chữa ứ huyết do ngoại thương. Thí dụ : vấp ngã, bị đòn tổn thương, vết thương
thâm tím sưng đau, hoặc bị thương ở trong bụng, khí huyết ngăn trệ gây đau. Dùng Thất ly tán
(huyết kiệt 1 lạng, xạ hương, băng phiến đều 1 phân 2 ly, nhũ hương, mộc dược, hồng hoa đều 1
đồng 5 phân, chu sa 1 đồng 2 phân, nhi trà 2 đồng 4 phân), nghiền bột mịn, bỏ lọ, gắn sáp lên
miệng lọ. Mỗi lần dùng 7 ly, hòa rượu uống, bị thương ở bên ngoài thời hòa rượu nóng mà bôi.
Ngoại thương thâm tím sưng đau, nội thương khí huyết ngăn trệ gây đau, dùng phương thuốc
trên có tác dụng khư ứ hoạt huyết, tuyên thông khí trệ, ứ được trừ, khí trôi chảy thì sưng đau
tiêu tan.

KHỨ DU

Làm bớt dầu trong thuốc để giảm bớt tính mãnh liệt hoặc tính độc của thuốc, như cách nướng,
ép.

KHỨ HỎA ĐỘC

Trừ bỏ hỏa độc trong thuốc cao, thuốc cao khi dán vào da thường có những phản ứng như ngứa,
nổi bọng nước, hoặc sưng mủ vỡ loét, đó là do hỏa độc, cho nên nấu thuốc cao xong phải ngâm
vào nước lạnh, hoặc phơi trong chỗ rợp để trừ hỏa độc.

KHỨ LAI THỐNG

1 trong 9 chứng đau ở ngực bụng, đau chạy chỗ này sang chỗ khác.

KHỨ HỦ

Trừ bỏ tổ chức chết.

KHỨ TÂM

Rút bỏ lõi trong vị thuốc.


KHỨ TRẢO

Một cách châm vào đường lạc mạch ở các khớp.

KHỨ UYỂN TRẦN TÓA

Trừ ứ đọng uất kết lâu ngày.

KHỨ Ứ SINH TÂN

Trừ huyết ứ, sinh huyết mới, huyết dịch vì bị trở tắc ngưng trệ mà thành ra huyết ứ, có trừ huyết
ứ đi, thì huyết mạch mới được lưu thông.

KHƯỚC BỆNH

Không để cho bệnh tật phát sinh.

KHƯƠNG CHẾ

Cách chế thuốc bằng nước gừng.

KHỨU GIÁC

Giác quan để biết mùi trong thiên nhiên (mũi).


KÍCH KINH

Chỉ trạng thái người phụ nữ mang thai vẫn có kinh mà không có triệu chứng gì khác, cũng
không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, cho đến khi thai nhi lớn thì kinh hết.

KÍCH PHÁC

Bỗng nhiên hôn mê, ngã ra.

KỊCH THỐNG

Đau dữ dội.

KIÊM CHỨNG

Chứng kèm theo (trong một bệnh).

KIÊM PHƯƠNG

Đơn thuốc gồm nhiều vị thuốc tác dụng khác nhau để trị chứng bệnh thác tạp.

KIỂM BÌ THUỲ HOÃN

Chứng sụp mi mắt.

KIỂM PHẾ
Chứng sụp mi nặng.

KIÊN ÂM

Là phép cố thận tinh, bình tướng hoả, dùng điều trị chứng mộng tinh do thận khí suy, tướng hoả
vượng. Thí dụ : trong giấc ngủ bị mộng tinh, đó là tướng hỏa vọng động. Thận khí không bền,
dùng Phong Tủy Đan để điều trị (Hoàng bá, Sa nhân, Chích thảo). Hoàng bá bình tướng hỏa
vọng động và làm bền thận tinh tức là kiên âm.

KIÊN GIẢI

Chỗ giáp nhau giữa xương vai với xương cánh tay, chỗ hội giữa mạch Dương duy với kinh Thủ
thiếu dương và Túc thiếu dương.

KIÊN GIÁP

Bả vai.

KIÊN PHONG ĐỘC

Nhọt sinh ra ở chỗ huyệt kiên ngung trên mỏm vai.

KIÊN QUANG TIẾT

Khớp vai.
KIÊN NGUNG

1. Đầu mỏm vai.

2. Huyệt kiên ngung.

KIÊN TỨC

Phải nhô vai lên mới thở được, bệnh hen suyễn hay có hiện tượng này.

KIỆN TỲ

Tăng cường công năng của tỳ.

KIỆN TỲ SƠ CAN

Phương pháp chữa can khí uất kết ảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ (chứng can vượng tỳ
hư, tức mộc khắc thổ).

Can vượng tỳ hư có chứng trạng 2 bên sườn trướng đau, ăn uống kém, bụng trướng, sôi bụng,
đại tiện loãng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền. Bồi thổ dùng bạch truật, phục linh, ý dĩ, hoài
sơn; ức mộc dùng sài hồ, thanh bì, mộc hương, phật thủ.

KIỆN VẬN

Tăng cường sự vận hóa của tỳ.


KIỆN VONG

Chóng quên.

KIỂN THẦN

Mụn như tổ kén tằm mọc ở môi.

KIỂU MẠCH

Mạch âm kiểu và mạch Dương kiểu trong 8 mạch kỳ kinh.

KIM

Một hành tranh ngũ hành, tương ứng với không gian là phương tây, với thời gian là mùa thu,
với màu sắc là màu trắng, với ngũ tạng là phế.

kim cam

Bệnh mắt chói nhặm, chảy nước mắt, tròng trắng nổi lên như hạt gạo nhỏ xung quanh có tia
máu bọc.

KIM DƯƠNG

Vết thương vì kim loại lở loét thịt mưng mủ.


KIM HÀN THỦY LÃNH

Chứng bệnh phế thận hư hàn. Phế thuộc kim, thận thuộc thủy. Phế kim với thận thủy trong sinh
lý nương tựa lẫn nhau, trong bệnh lý cũng ảnh hưởng tới nhau. Khí phế khí hư mà liên lụy đến
thận, hoặc thận dương hư mà ảnh hưởng đến phế, sẽ xuất hiện hàng loạt chứng bệnh thuộc phế
thận hư hàn. Trên lâm sàng có các chứng khái thấu thổ đờm trắng loãng, suyễn thở, sợ lạnh,
lưng gối lạnh, thủy thũng.

KIM KHÍ TÚC GIÁNG

Đặc điểm sinh lý của phế. Kim đại biểu cho phế. Phế chỉ hoạt động của khí. Phế khí nên thanh
(trong) nên giáng xuống, hoạt động khí hóa sẽ thuận lợi, đường nước của tam tiêu cũng thông
suốt, trái lại, nếu phế khí không giáng xuống (túc giáng) sẽ làm cho khí nghịch lên, phát sinh
khái thấu, khí suyễn hoặc đái ít.

KIM NGUYÊN TỨ ĐẠI GIA

4 phái y học lớn thời đại Kim Nguyên (1115-1368).

Lưu Hoàn Tố chủ trương nguyên nhân của bệnh tật phần nhiều do hỏa nhiệt, đề xướng thuyết
“lục khí đều theo hỏa hóa” do đó trong điều trị thường dùng phép hàn lương. Đương thời gọi là
phái hàn lương.

Vương Tùng Chính cho rằng “chữa bệnh cần chú trọng khu ta, tà đi thì chính khí sẽ yên, đừng
sợ phải dùng thuốc công mà giữ bệnh lại”, do đó trong điều trị thường dùng cả 3 phép hàn, thổ,
hạ. Đương thời gọi là phái công hạ.
Lý Cảo cho rằng : “con người phải lấy vị khí làm gốc”, sở trường vận dụng phép ôn bổ tỳ vị.
Đương thời gọi là phép bổ thổ.

Chu Chấn Hanh nhận định cơ thể con người “dương thường hữu dư”, “âm thường bất túc”, do
đó trong điều trị thường dùng phép tư âm giáng hỏa. Đương thời gọi là phái dưỡng âm.

KIM PHÁ BẤT MINH

Chứng khàn tiếng do phế khí bị tổn thương. Phế chủ khí, thận nạp khí, 2 tạng này có liên quan
với nhau về thanh âm. Phế thận âm suy thì phế táo mà nhiệt uất, âm dịch không đưa lên trên
được, yết hầu không nhuận cho nên khàn tiếng (loại này thường gặp ở bệnh lao phổi thời kỳ
cuối, viêm họng mạn tính).

Kim phá bất minh đa số thuộc hư chứng, mất tiếng dần dần (cho nên mới gọi là cửu ẩm). Mất
tiếng có thể kéo dài hoặc từng đợt, nếu do nói nhiều thì mất tiếng nặng hơn, rất ít trường hợp
mất tiếng hoàn toàn và nói chung không có triệu chứng ngoại cảm.

KIM QUỸ

1. Cái hòm bằng vàng để cất giấu những tài liệu qúy về y học của thời xưa.

2. Bộ Kinh điển y học chuyên nói về tạp bệnh.

KIM QUỸ TÂM ĐIỂN

1726, Vưu Di (Tại Kính), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 3 quyển. Giải thích Kim quỹ yếu lược
và phát huy chỗ hay.
KIM QUỸ YẾU LƯỢC PHƯƠNG LUẬN

219, Trương Cơ (Trọng Cảnh), đời Hán, Trung Quốc. Gồm 3 quyển. Dựa vào Kim quỹ ngọc
hàm yếu lược phương của Vương Châu Lục (đời Bắc Tống), biên soạn thành 25 chương như
nội khoa, tạp bệnh, phụ khoa, cấp cứu, kiêng kỵ ăn uống... tổng cộng có 262 bài thuốc điều trị.

kim sang

Vết thương vì kim loại, như dao, búa, gươm, súng, đạn...

KIM THỰC BẤT MINH

(kim thực : phế khí thực, bất minh : tiếng khàn rè). chứng rè tiếng có bệnh lý phế khí thực. Phần
nhiều gặp ở loại cảm thụ tà, nhưng chia hàn, nhiệt 2 loại :

1. Ngoại cảm phong hàn lấn át phế ở trong, hàn khí ngưng đọng, phế khí không tuyên thông,
mở đóng không lợi, có thể đột nhiên khản tiếng.

2. Phong nhiệt táo tà hun đốt phế âm hoặc hàn uất hóa nhiệt nung nấu tân dịch, đởm nhiệt vít
nghẽn, phế mất chức năng thanh túc.

Ngoài ra cũng có khi do phế có nhiệt nung nấu ẩn náu, lại cảm phải hàn tà từ ngoài, nhiệt bị hàn
bế lại, phế khí không tuyên sướng, cũng gây khản tiếng, đều là thực chứng.

Kim thực bất minh là thuật ngữ về cơ chế bệnh, còn bệnh danh là bạo ẩm (cảm đột ngột, tương
đương với loại thủy thũng hoặc viêm thanh đới cấp tính).

KIM UẤT
Khí của phế bị uất, không được thông lợi.

KIM UẤT TIẾT CHI

Phương hướng điều trị (kim uất : phế khí không lợi; tiết : làm cho tuyên thông). Nếu do phế khí
không lợi, không thông điều được thủy đạo đến nỗi khái thấu khí suyễn và phù thũng, nên dùng
phép tuyên thông thủy đạo. Nếu do phong hàn xâm phạm vào phế, phế khí không lợi đến nỗi tắc
mũi, ngứa cổ, khái thấu, nhiều đờm, rêu lưỡi trắng mỏng... nên dùng phép tuyên phế hóa đàm.

KIM VẬN

5 khí kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, vận chuyển trong không gian, lần lượt thay nhau làm chủ khí
hằng năm, khí hiệu bằng 10 từ trong thiên can, nhưng năm có khí hiệu “Ất” “Canh” như ất sửu,
canh tý.. là thuộc về kim vận.

KIM TIỀN TIỄN

Bệnh ở dan3i lên những đám đỏ bằng đồng tiền như là bọc nước, bọc mủ, hoặc sủi vẩy , đóng
vẩy.

KIM VỊ

Vị trí của kim khí trong 1 năm, ở vào 61 ngày sau tiết thu phân.

KINH BĂNG
Trong kỳ hành kinh lượng huyết ộc ra quá nhiều.

KINH BẾ

Kinh nguyệt bị bế tắc, đến kỳ hành kinh mà không hành kinh.

KINH BỆNH

1. Bệnh ở huyết mạch.

2. Bệnh về kinh nguyệt.

KINH BIỆT

Đường kinh nhánh tách từ đường kinh chính ra, nếu là tách từ kinh dương thì lại trở về hợp với
bản thân kinh dương. Nếu là tách từ kinh âm thì cuối cùng sẽ hợp với kinh chính dương quan hệ
biểu lý với kinh chính âm, toàn thân có 12 đường kinh chính, nên cũng có 12 đường kinh biệt.

KINH BỐ

Kinh sợ.

kinh cam

Bệnh cam trẻ con, có các triệu chứng uất nhiệt ở tâm như : phát sốt, thích nằm đất, mặt đỏ, môi
đỏ, miệng lưỡi lở, ra mồ hôi trộm, nghiến răng, ỉa máu mủ.
KIM CÁCH THẤU

Trẻ con trước bị kinh phong rồi sau sinh ho.

KINH CÂN

Hệ thống gân cơ, mỗi đường kinh chính nuôi dưỡng chi phối 1 bộ phận gân cơ nơi đường kinh
đó đi qua, bộ phận gân cơ này mang tên kinh cân của kinh chính đó, ví dụ kinh cân thái âm tỳ,
kinh cân thiếu âm tâm... trong cơ thể có 12 kinh cân.

KINH CHỨNG

Triệu chứng bệnh của các đường kinh, như mạch phù, đầu gáy cứng đau, sợ rét, là bệnh của
kinh thái dương; nóng rét qua lại, đắng miệng, tức ngực, đau sườn, mạch huyền là bệnh của
kinh thiếu dương...

KINH CỐT

1. Chỉ lồi xương bàn chân ngón thứ 5 về phía ngoài.

2. Tên huyệt, nơi lõm phía dưới lồi xương bàn chân ngón thứ 5 về phía ngoài, thuộc bàng quang
kinh ở chân.

KINH CUỒNG

Vì kinh khiếp mà sinh ra phát cuồng.


KINH ĐÀM

Phụ nữ ở bụng dưới có khối đàm kết lại khi phát ra thì đau không chịu được, quay trở vật vã.

KINH ĐẠM

Máu kinh màu nhợt nhạt.

KINH ĐỀ

Trẻ con khi ngủ kinh sợ khóc thét lên.

KINH ĐOẠN

Thời kỳ hết kinh, mãn kinh.

KINH ĐƠN

Chứng đơn độc của trẻ con mới khoảng 6 tháng vì kinh sợ mà phát ra.

KINH GIẢ BÌNH CHI

(kinh : tâm thần hoảng loạn không yên; bình : sử dụng thuốc có tác dụng trấn tĩnh). Ứng dụng
vào 2 tình huống : 1 là khí huyết nghịch dẫn đến xuất hiện bệnh chứng hữu dư. Thí dụ : bệnh
điên cuồng vật vã không yên, dùng bài thuốc trấn tĩnh theo phép trọng trấn an thần; 2 là tâm
huyết suy tổn, xuất hiện chứng hậu bất túc, người bệnh hồi hộp dễ sợ hãi, dùng bài thuốc trấn
tĩnh theo phép dưỡng huyết an thần.

KINH GIẢN

Bệnh động kinh.

KINH HÃI

Kinh sợ quá độ.

KINH HÀNH HẬU KỲ

Chứng muộn kinh. Hành kinh so với bình thường chậm tới 1 tuần trở lên. Có nhiều loại nguyên
nhân như huyết hư, huyết hàn, đờm trở, khí uất, huyết ứ, nhưng hư chứng và thực chứng nhiều
hơn.

Hư chứng thường đau bụng liên miên, ưa xoa bóp. Nếu kinh huyết sắc nhợt, sắc mặt trắng thuộc
chứng huyết hư, kinh huyết sắc không tươi hoặc đen mà lượng ít, sợ lạnh, mỏi mệt, tay chân
lạnh, thuộc chứng huyết hàn : kinh huyết sắc nhạt mà dính, đới hạ liên miên, hồi hộp, chóng
mặt, thuộc chứng đờm trở, kinh ra không thư sướng, bụng dưới đau âm ỉ, đau lan tỏa vùng lưng
hoặc bầu vú trướng đau, thuộc chứng khí uất; kinh ra sắc sạm tía, có hòn cục, bụng dưới đau cự
án, sờ vào thấy hòn khối, thuộc chứng huyết ứ.

KINH HÀNH THỔ NỤC

Chứng thổ huyết hoặc chảy máu mũi xuất hiện trong chu kỳ hành kinh (hoặc sớm hoặc muộn).
Nguyên nhân bệnh với chu kỳ hành kinh có liên quan và thường dẫn đến lượng kinh ra hoặc
nhiều hoặc ít hoặc bế kinh (cho nên còn gọi là đáo kinh hoặc nghịch kinh). Bệnh này do can khí
nghịch lên, can kinh uất hỏa hoặc âm hư phế táo gây nên.

KINH HÀNH TIÊN KỲ

Tình trạng hành kinh sớm trước kinh kỳ, có khi sớm tới 1 tuần, thậm chí mỗi tháng 2 lần hành
kinh. Nói chung, bệnh này đa số thuộc nhiệt, lượng kinh nhiều, sắc đỏ sẫm chất dính đặc kèm
theo phiền táo, khô miệng, mạch sác thuộc huyết nhiệt. Nếu lượng kinh không nhiều, sắc đỏ
tươi, chất loãng, lòng bàn tay nóng thuộc hư nhiệt.

Khí hư thì kinh huyết lượng nhiều, chất loãng sắc nhạt, sắc mặt trắng xanh, mỏi mệt, đoản hơi,
biếng nói, nặng đầu, chóng mặt, lưỡi nhạt, mạch trì. Ngoài ra thuộc can uất hoặc huyết ứ cũng
gặp khá nhiều.

KINH HÀNH TIỆN HUYẾT

Bệnh danh. Cứ mỗi chu kỳ hành kinh bệnh nhân lại đại tiện ra máu, lượng kinh ít. Nguyên nhân
bệnh do tích nhiệt, bách huyết vọng hành.

KINH HÀNH TIẾT TẢ

Chứng ỉa chảy trước hoặc đang hành kinh. Đặc điểm : hễ hành kinh là ỉa chảy, sạch kinh hết ỉa
chảy. Bệnh này do tỳ hư hoặc thận dương hư, ảnh hưởng lẫn nhau khiến không vận hành được
thủy thấp đa số kiêm chứng mặt vàng, chân tay mỏi, miệng nhạt kém ăn thậm chí phù thũng,
bụng trướng...

KINH HẬU

Sau khi hành kinh.


KINH HUYỆT

1. Những huyệt trên các đường kinh.

2. Huyệt “kinh” ở trong huyệt ngũ du (tinh, huỳnh, du, kinh, hợp).

kinh khí

1. Khí của các đường kinh.

2. Chính khí.

KINH KỲ

Thời kỳ phụ nữ hành kinh.

KINH KỶ

Đường thẳng của mạch lạc gọi là đường kinh ngang liêm là kỷ, mạch có kinh kỷ, vận hành có
kinh kỷ.

KINH LẠC

1. Đường của khí huyết vận hành trong thân thể, thứ to thứ dọc là kinh, thứ nhỏ thứ ngang là
lạc.
2. Ở nam giới mạch Dương kiểu là kinh, mạch âm kiểu là lạc, ở nữ giới mạch âm kiểu là kinh,
Dương kiểu là lạc.

KINH LẠC CHI HẢI

Mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu trong bào cung, theo phần trong lưng đi lên, là bể của kinh
lạc.

KINH LẠC HÃN

Mồ hôi theo kinh lạc mà ra.

KINH LẬU

Rong kinh.

KINH LOẠN

Hành kinh khi sớm khi muộn không đúng chu kỳ.

KINH MẠCH

Đường chủ yếu của khí huyết vận hành liên hệ giữa các bộ phận trong thân thể, có chia ra 2 loại
chính kinh và kỳ kinh.
KINH NGHIỆM PHƯƠNG

Những phương thuốc kinh nghiệm.

KINH NGOẠI KỲ HUYỆT

Những huyệt chân cứu có tác dụng tốt với chứng bệnh nhất định, có vị trí nhất định nằm ở
ngoài đường kinh.

KINH NGUYỆT

Phụ nữ hành kinh hàng tháng.

kinh phong

Bệnh kinh giật thường thấy ở trẻ em, thường có các triệu chứng :

1. Tay co duỗi luôn.

2. Vai chuyển động.

3. Tay chân run rẩy.

4. Bàn tay nắm chặt hoặc 10 ngón tay cứ duỗi ra quắp lại.

5. Uốn ván.
6. Cánh tay như lên gân.

7. Mắt trợn ngược.

8. Mắt nhìn xiên tròng mắt lờ đờ. Bệnh này có chia làm 2 loại là cấp kinh và mạn kinh.

KINH PHƯƠNG

Phương thuốc trong các sách kinh điển y học.

KINH PHƯƠNG PHÁI

Y phái Kinh phương. Trong sách Phương kỹ lược (Hán thư nghệ văn chí) có ghi 11 nhà kinh
phương, giới thiệu các phương pháp điều trị trong các khoa nội, ngoại, nhi, phụ... Đây là tác
phẩm y học lâm sàng từ đời Hán trở về trước.

Từ đời Hán trở về sau, các thầy thuốc coi Thương hàn luận và Kim Quỹ yếu lược là các tác
phẩm kinh điển, các kinh phương trong đó nêu phương pháp, chế độ dùng thuốc khá chặt chẽ.
Những thầy thuốc tôn trọng quan điểm học thuật này trở thành 1 phái gọi là Kinh phương phái.

KINH QÚY

Chứng tim đập hồi hộp.

KINH QUYẾT
Tinh thần bị kích thích cao độ, làm cho khí huyết rối loạn, rồi bỗng nhiên ngã ra hôn mê.

kinh sang

Bệnh lở nhọt của trẻ em phát ra sau khi bị kinh phong.

KINH TÀ

Vì kinh khiếp mà sinh ra bệnh.

KINH TẢ

Bệnh kinh phong kiêm ỉa chảy.

KINH TÁO

Kinh hãi mà bồn chồn vật vã.

KINH TẬN

Kinh tận, kinh kết thúc bệnh. Một kinh nào đó trong bệnh thương hàn, qua 1 số ngày điều trị
nhất định, bệnh tình giảm dần, cho dù bệnh tà còn sót lại chút ít (dư tà) cũng có thể tiêu trừ
ngay trong kinh đó, không lan truyền sang kinh khác.

KINH THÌ KHÍ LOẠN


Hiện tượng bệnh lý (khí loạn : khí cơ rối loạn) kinh (hãi) quá thì khí cơ rối loạn, khí huyết mất
điều hòa, xuất hiện chứng trạng tâm thần không yên, thậm chí tinh thần lẫn lộn.

kinh thích

1. Bệnh ở kinh nào châm vào huyệt của kinh đó.

2. Châm vào chỗ có kết tụ không thông trên đường kinh.

KINH THỦY

Kinh nguyệt.

kinh tích

Chứng ỉa tướt phân như nước gạo, phát sinh sau khi bị bệnh kinh phong.

KINH TIỀN

Trước khi hành kinh.

kinh trì

Kinh muộn, đến kỳ hành kinh mà chưa hành kinh.

KINH TRỊ
Đã chữa có kinh nghiệm 1 thứ bệnh nào đó.

KINH TOẠI

Đường mạch đi chìm sâu ở trong, như nói đường thông ra của ngũ tạng đều ở kinh toại.

KINH TỬ

Kinh khiếp quá rồi chết ngất.

KÍNH BỆNH

Bệnh kinh có triệu chứng thân mình cứng rắn, uốn ván, miệng cắn chặt không nói được.

KÍNH QUYẾT

Co cứng lạnh giá hết cả người.

KỲ HẰNG CHI PHỦ

Phủ khác thường 6 thứ : não, tủy, xương, mạch, đởm, tử cung, gọi là phủ kỳ hằng vì những thứ
này về hình thể thì giống với phủ, về tác dụng thì giống với tạng, nên gọi là kỳ hằng, kỳ hằng có
nghĩa là khác thường, không phải phủ, cũng không phải tạng.

KỲ HẰNG LỴ
Bệnh lị nguy cấp, kiết lị kiêm có các triệu chứng đau bụng, suyễn thở, khí nghịch.

KỲ HOÀNG

Tên gọi chung của 2 người, Hoàng Đế và Ký Bá. Tương truyền Hoàng Đế và Ký Bá nghiên cứu
y dược và sáng lập kinh phương. Nội kinh là bộ sách kinh điển cổ đại ghi chép lời vấn đáp của
Hoàng Đế và Ký Bá mà viết thành sách. Do vậy, các đời sau, những người theo đạo làm thuốc
suy tôn Kỳ Hoàng là tỵ tổ của ngành y.

KỲ KINH

8 mạch không luân lưu trong hệ thống 12 kinh chính gồm : Xung, Nhâm, Đốc, Đái, Âm duy,
Dương duy, Âm kiểu, Dương kiểu.

KỲ TÀ

Tà khí bất chính có tính chất riêng biệt, không vào đường kinh chảy tràn ở các đường lạc lớn,
bệnh phát triển khác thường, không theo quy luật chung.

KỶ

Tên thiên can thứ 6 trong thập can, thuộc hành thổ trong ngũ hành, thuộc tạng tỳ trong ngũ tạng.

LA CÁCH

Cách mạc, cơ hoành.


LA LẠC

Màng lưới lạc mạch.

LẠC DU

Huyệt ở đường lạc mạch.

LẠC HẠ HÀI

Trật quai hàm.

LẠC HỎA ĐƠN

Loại đơn độc phát ra những điểm đỏ ở 2 chân.

LẠC HUYẾT

Khạc ra máu.

LẠC HUYẾT

Huyết ở trong đường lạc.


LẠC HUYỆT

Lạc huyệt. 15 lạc mạch toàn thân, mỗi lạc mạch đều có 1 huyệt liên lạc với kinh mạch, trong đó
bao gồm huyệt vị từ 14 kinh lạc tách ra nối với 14 lạc mạch, và 1 huyệt vị thuộc lạc mạch của
tạng tỳ. Tổng cộng là 15 lạc huyệt. Đó là :

Thủ Thái âm lạc (Thủ Thái âm biệt) : huyệt Liệt khuyết.

Thủ Thiếu âm lạc (Thủ Thiếu ân biệt) : huyệt Thông lý.

Thủ Quyết âm lạc (Thủ Quyết âm biệt) : huyệt Nội quan.

Thủ Thái dương lạc (Thủ Thái dương biệt ) : huyệt Chi chính.

Thủ Dương minh lạc (Thủ Dương minh biệt) : huyệt Thiên lịch.

Thủ Thiếu dương lạc (Thủ Thiếu dương biệt) : huyệt Ngoại quan.

Túc Thái âm lạc (Túc Thái âm biệt) : huyệt Công tôn.

Túc Thiếu âm lạc (Túc Thiếu âm biệt) : huyệt Đại trung.

Túc Quyết âm lạc (Túc Quyết âm biệt) : huyệt Lãi câu.

Túc Thái dương lạc (Túc Thái dương biệt) : huyệt Phi dương.
Túc Dương minh lạc (Túc Dương minh biệt) : huyệt Phong long.

Túc Thiếu dương lạc (Túc Thiếu dương biệt) : huyệt Quang Minh.

Đốc mạch lạc (Đốc mạch biệt) : huyệt Trường cường.

Nhâm mạch lạc (Nhâm mạch biệt) : huyệt Vĩ ế (Cưu vĩ).

Đại lạc của tỳ : huyệt Đại bao.

LẠC MẠCH

Mạch máu nổi ở phần ngoài.

LẠC THÍCH

Châm vào mạch máu nhỏ ở da.

LAI KHI

Khí đến, như mùa đông khí lạnh đến, mùa hạ khí nóng đến.

LAI PHỤC
Khí này đến kiềm chế khí khác lại không cho phát triển quá độ, ví dụ như mùa hạ khí nóng lên
đến 1 độ nào đó, thì có khí mát mùa thu đến kiềm chế lại, mùa đông khí lạnh phát triển đến 1 độ
nào đó thì có khí ấm mùa xuân đến kiềm chế lại...

LẠI BỆNH

Bệnh hủi.

LẠI PHONG

Bệnh hủi.

LẠI ĐẦU SANG

Cũng gọi là Bạch thốc sang. Chốc đầu, đầu sinh những vẩy trắng bằng hạt đậu, hoặc đồng tiền,
ngứa gãi khó chịu, lâu ngày thì rụng hết tóc.

LAM CHƯỚNG

Khí độc rừng núi.

LAM THAI THIỆT

Lưỡi màu chàm, 1 dấu hiệu của bệnh nguy nặng.

LAM VĂN THIỆT


LAN MÔN

Chỗ giáp nhau giữa đại trường và tiểu trường.

LAN VĨ

Ruột thừa.

Mặt lưỡi nổi rõ lên những đường vân màu chàm.

LAM VI THIỆT

Lưỡi có màu chàm nhợt.

LẠN CƯỚC PHONG

Góc bàn chân lở loét chảy nước.

LẠN ĐẦU ĐINH

Đinh mụn mọc ở cánh tay hoặc ở mu bàn tay, đầu đinh vỡ loét mủ ra nhiều, sắc mụn đen dần.

LẠN ĐINH

Một loại mụn nhọt thường sinh ra ở chân tay, bắp cánh tay (vì dễ loét nát, tình thế bệnh nhanh,
cho nên gọi là lạn đinh).
Trước khi phát bệnh thường do bị vết thương nhiễm phải bùn đất bẩn, cộng thêm thấp nhiệt hóa
độc nung nấu ở trong, độc tụ lại ở cơ phu mà gây bệnh.

Đầu tiên cục bộ trướng đau, xung quanh đỏ sạm, lan tỏa rất nhanh thành mảng, có khi thành
mọng nước lớn, chảy ra mủ thối hoặc rỉ rích ướt, xung quanh đinh độc tía đen, chứng trạng toàn
thân sốt cao, rét run, hôn mê, nói sảng... (giống loại nhiễm trùng huyết).

Nếu sốt lui, chảy ra mủ dính, giới hạn đinh độc gọn rõ, có khả năng lên thịt non, liền miệng
khỏi dần. Nếu sốt không lui, xu thế sưng tản mạn, tinh thần hôn mê, đó là loại đinh sương tẩu
hoàng rất nguy.

LẠN HẦU PHONG

Bệnh dịch hầu : họng loét môi đỏ, miệng nứt.

LẠN HẦU SA

Bệnh dịch hầu họng viêm lóet.

LẠN HẦU TÝ

Chứng họng lở loét sưng đau không ăn được.

LẠN HẦU UNG

Nhọt ở trong họng vỡ loét ra.


LẠN LỊCH

Tràng nhạc vỡ loét.

LẠN NHŨ NGA

Amidan sưng đỏ, vỡ loét, đau không ăn được.

LẠN NHỤC

LANG SÁN

Chứng sán khí đau từ bụng dưới xuống âm hộ, đại tiện khó đi.

LANG TRUNG

Một chức quan thời phong kiến, tập quán phương nam cổ đại gọi thầy thuốc là lang trung, danh
xưng này cho đến gần đây 1 số vùng ven ở phương nam vẫn còn gọi.

Thịt loét.

LẠN TRƯỜNG SA

Vì độc sởi chạy vào đường ruột sinh chứng đau từ sườn đến bụng dưới.

LÁNH TIỄN
Thuốc phải sắc riêng (không sắc chung với các vị thuốc khác).

LÃNH ÁCH

Chứng nấc vì bị lạnh.

LÃNH ẨM

Uống lạnh.

LÃNH BÍ

Một loại táo bón do tỳ thận dương hư hoặc hàn tà ngưng kết; có các triệu chứng như đại tiện táo
bón, môi nhợt, miệng nhạt, chân tay lạnh, tiểu trong nhiều, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhỏ vô
lực…

Cũng gọi là hàn kết.

LÃNH CAM

Bệnh cam do lạnh, mắt sưng bụng to, ỉa lỏng, người vàng gầy róc.

LÃNH CHÚ

Một chứng lao truyền nhiễm.


LÃNH ĐÀM

Chứng đàm do dương hư, gặp hàn thấp tà gây nên; có triệu chứng như đàm loãng sắc trắng,
chân gối nhức mỏi, yếu, vùng lưng, thắt lưng đau cứng, đau xương, các khớp lạnh đau v.v…

LÃNH ĐINH

Thứ đinh nhọt mọc ở chân nổi bọng nước bằng quả táo, màu tím bạc, đau buốt đến xương, dần
dần vỡ loét có lỗ sâu, luôn luôn có nước và máu chảy ra.

LÃNH HÃN

Mồ hôi lạnh. Chỉ triệu chứng ra mồ hôi mà người lạnh, thường do dương hư không giữ được
mồ hôi, cũng có khi do nhiệt tích tụ bên trong hoặc do chứng đàm gây nên.

LÃNH HÁO

Chỉ một thể chứng hen do ngoại cảm phong hàn, ăn uống phải chất nóng lạnh ứ trệ hoặc do đàm
trọc tích tụ làm tắc đường thở gây nên. Có triệu chứng như thở gấp, trong họng đàm khò khè,
đàm trong loãng, tức ngực, sắc mặt xạm, rêu lưỡi trắng, hoạt, mạch phù, khẩn…

LÃNH KHÁI

Ho lạnh.

LÃNH KHÍ
Khí lạnh.

LÃNH LAO

Bệnh hư lao ở phụ nữ do bị lạnh, có hiện tượng dưới rốn lạnh đau, chân tay lạnh, người gầy
mòn dần.

LÃNH LỆ

Mắt không đau mà nước mắt thường chảy ra.

LÃNH LỴ

Cũng là hàn lỵ.

LÃNH PHONG

Gió lạnh xâm vào các khớp, sinh chứng tê dại đau nhức, gặp trời lạnh thì đau thêm.

LÃNH PHỤC

Để thuốc cho nguội rồi mới uống, dùng để trị chứng nhiệt.

LÃNH QUYẾT
Một loại chứng quyết do dương hư âm thịnh. Có triệu chứng như chân tay lạnh ngắt, tiêu chảy
nước trong, không khát, bụng đau, má hồng, móng tay xanh tím, lưỡi nhợt, rêu nhuận, mạch vi
tế, v.v…

LÃNH SANG

Lở nhọt không biết đau ngứa. Lâu ngày không khỏi, vì bị phong hàn xâm vào làm cho huyết
ngưng sáp lại, không vận hành được mà sinh ra.

LÃNH TÂM THỐNG

Cũng gọi Lãnh khí tâm thống. Một chứng tâm thống (cơn đau thắt ngực) do tâm thận dương hư,
âm hàn thịnh bên trong. Có triệu chứng như đau vùng trước tim lan ra sau lưng kèm theo chân
tay lạnh ngắt, toát mồ hôi lạnh, mạch trầm tế vô lực… Thường gặp trong thiếu máu cơ tim (nhẹ)
hoặc nhồi máu cơ tim (rất nặng).

LÃNH THẤU

Ho vì lạnh.

LÃNH THỔ

Nôn mửa vì bị lạnh.

LÃNH THỐNG

Triệu chứng vùng đau có cảm giác lạnh, giảm đau khi chườm nóng. Gặp trong các chứng đau
dạ dày, đau bụng, đau khớp (thấp khớp) v.v…
LÃNH TIẾT

Tiêu chảy vì bị lạnh.

LÃNH TÝ

LAO BỆNH

Bệnh vì lao lực hoặc lao tâm quá độ mà phát sinh, có đặc trưng là người mệt, và càng ngày càng
mệt thêm.

LAO CHÚ

Bệnh lao có vi trùng, và dễ lây.

LAO CHƯNG (Chưng bệnh)

Một chứng bệnh có đặc điểm làsốt có định kỳ (triều nhiệt), thường do âm hư.

LAO GIẢ ÔN CHI

Cơ thể hư nhược sau khi mắc bệnh hoặc làm việc quá mức, biểu hiện trạng thái dương hư.

Điều dưỡng bằng thuốc ôn bổ. Thí dụ : trung khí bất túc do đó mà mình nóng có mồ hôi, khát
thích uống nước nóng, thiếu khí, biếng nói, lưỡi bệu sắc nhạt, mạch hư đại... Sử dụng phép cam
ôn trừ đại nhiệt.
LAO HẠCH

Bệnh lao hạch. Một loại bệnh sưng hạch ở cổ do vi trùng lao xâm nhập.

Còn gọi là Loa lịch, Tràng nhạc.

LAO KHÁI

Cũng gọi Lao thấu, chỉ chứng ho do lao phổi, do lao động quá sức, tửu sắc quá độ gây chấn
thương nội tạng.

LAO HÃN

Mồ hôi ra vì lao động quá mệt nhọc.

Cơ thể hư nhược sau khi mắc bệnh hoặc làm việc quá mức, biểu hiện trạng thái dương hư
thường nên dùng thuốc cam ôn đẻ điều bổ.

LAO LÂM

Chứng tiểu khó do lao lực quá sức, lâu ngày không khỏi, hễ khó nhọc lại phát ra.

lao lung

Chứng tai điếc vì lao lực hoặc dâm dục quá độ.
LAO MẠCH

Mạch Lao, mạch đi chìm ở trong, ấn tay vào thấy to, dài, cứng, hơi căng, phần lớn do âm hàn
tích tụ.chủ về các bệnh có kết khối ngưng tích ở trong.

LAO NHIỆT

Chỉ chứng hư nhiệt (hư lao phát nhiệt) do khí huyết hư tổn hoặc dương suy âm hư thường có
các triệu chứng như ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng, triều nhiệt v v….

LAO NGƯỢC

Bệnh sốt rét lâu ngày cơ thể bị suy nhược chuyển thành bệnh lao.

LAO PHÁT

1. Bệnh lao có hiện tượng phát sốt.

2. Người nguyên khí suy nhược hễ gặp khó nhọc thì sinh phát sốt phát rét và nổi hạch ở háng ở
bẹn.

lao phong

Lao động khó nhọc ra mồ hôi rồi phong tà xâm vào.


LAO PHỤC

Chỉ bệnh tái phát do làm quá sức bệnh mới khỏi, khí hư chưa được khoẻ hoặc bệnh chưa dứt mà
đã làm quá sức nên bệnh tái phát.

LAO QUYỆN

Mệt nhọc rũ rời không muốn cử động.

lao sang

Bệnh nhọt lở có kết hạch như loại bệnh tràng nhạc.

LAO SÁI

Bệnh lao phổi truyền nhiễm.

Chỉ một loại bệnh lây tiến triển chậm. Có trịêu chứng gai rét, sốt định kỳ ho, ho ra máu, chán
ăn, gầy, mệt mỏi, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch tế sác… Cũng chỉ chứng bệnh hư
tổn nặng.

LAO TẮC KHÍ HÁO

Trạng thái bệnh lý hao tổn tinh khí do lao lực quá sức sinh ra mệt mỏi, tinh thần rã rời v.v…

LAO THẤU
Bệnh ho lao.

LAO THƯƠNG

Còn gọi là Lao quyện.

Do nội thương thất tình, sinh hoạt không điều độ, tỳ khí tổn thương, khí suy hoả vượng gây mệt
mỏi, thở dốc, lười nói, ra mồ hôi, bứt rứt trong người.

LAO TRÙNG

Vi trùng lao.

Cũng là hàn tý.

LÃNH UNG

Mụn nhọt rắn cứng không có đầu nhọn vì khí lạnh mà phát sinh.

LÃO BỆNH

Những hiện tượng bệnh theo quy luật sinh lý của tuổi già.

LÃO ĐÀM
Một loại chứng đàm do hoả tà bốc lên làm cho phế khí uất trệ, tân dịch ngưng thành đàm. Có
triệu chứng như đàm đặc kết tụ ở họng kèm theo miệng khô, họng khô, ho, khó thở, sắc mặt tái
nhợt v.v…

LÃO LÂM

Chứng lâm (tiểu buốt, tiểu khó…) ở người cao tuổi (chỉ bệnh ở tiền liệt tuyến…).

LÃO PHỤ HÀNH KINH

Phụ nữ trên 50 tuổi còn có kinh, nếu là kinh nguyệt đều bình thường, sức khoẻ bình thường là
trạng thái khí huyết sung túc, nếu kinh đến một tháng hai ba lần, lượng nhiều, phần lớn do khí
hư, can thận bất túc, hai mạch xung nhâm hư tổn nên huyết không được giữ lại trong mạch.

LÃO PHỤ HUYẾT BĂNG

Bệnh băng huyết của người lớn tuổi.

LÃO THỬ SANG

Tức chứng loa lịch (lao hạch).

LẶC CỐT

Xương sườn.

LẶC THƯ
Nhọt ở vùng xương sườn.

LĂNG CHÂM

Kim tam lăng.

LÂM BỆNH

Bị bệnh.

LÂM BỒN

Lúc sắp đẻ.

LÂM CHỨNG

Là một loại chứng bệnh có đặc điểm tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đau, đi tiểu khó, ra từng giọt.
Nguyên nhân phần lớn do thấp nhiệt lưu chú bàng quang hoặc trung khí hạ hãm, Thận hư mất
chức năng khí hoá (rối loạn chức năng của thận bàng quang).

Thường phân biệt thành 5 loại khác nhau gọi là Thạch lâm, Khí lâm, Cao lâm, Lao lâm, Huyết
lâm.

LÂM CHỨNG CHỈ NAM Y ÁN


1746, Diệp Quế (Thiên Sĩ), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 10 quyển. Tập hợp những y án của
Diệp Quế, phân chia thành nhiều môn. Tiếp thu được những điều sở trường của các thầy thuốc
nhiều đời, nhất là về ôn bệnh, tạp bệnh và nhi khoa, tác giả có nhiều ý kiến sáng tạo.

LÂM GIA

Người vốn có bệnh lâm.

LÂM LỊCH

Chảy xuống từng giọt.

LÂM LY

Chảy dầm dề.

LÂM NHỤC

Lúc sắp đẻ.

LÂM SẢN

Cũng như lâm nhục, lâm bồn.

LÂM SÀNG
Thực tiễn chữa bệnh tại giường bệnh.

LÂM SƯU

Tiểu tiện nhỏ giọt.

LẬP CỐT

2 khối xương 2 bên ở dưới xương ống chân (xương chày).

LẬP ĐÔNG

Tiết lập đông ở vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch, vào ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 dương lịch,
lập có nghĩa là dựng lên, khí mùa đông được dựng lên trong dịp đó, nên gọi là lập đông, những
từ lập hạ, lập thu, lập xuân sau đây cũng có ý nghĩa như vậy.

LẬP HẠ

Tiết lập hạ, vào khoảng đầu tháng 4 âm lịch, vào ngày 6 hoặc 7 tháng 5 dương lịch.

LẬP THU

Tiết lập thu vào khoảng đầu tháng 7 âm lịch, vào ngày 8 hoặc 9 tháng 8 dương lịch.

LẬP TRÌ
Trẻ con chậm biết đứng.

LẬP XUÂN

Tiết lập xuân vào khoảng đầu tháng 1 âm lịch, vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch.

LÂU CÔ LẬU

Lỗ rò ở đại trường.

LÂU CÔ QUÁN

Lỗ rò ở cánh tay có nhiều đường thông với nhau.

LÂU CÔ TIẾT

Mạch lươn, trẻ con nổi nhọt ở đầu, sau thành lỗ rò ra máu mủ kéo dài.

LẬU BÀO

Có thai ra huyết.

LẬU BỆNH

Bệnh rò có nước mủ chảy ra.


LẬU DỊCH

Mồ hôi tự chảy ra, như ở nách, ở phía trong đùi, ở lòng bàn chân, bàn tay.

LẬU ĐÁI

Bệnh khí hư hết rồi lại phát, kéo dài không khỏi.

LẬU ĐỀ PHONG

Chứng lỗ rò phát ra ở lòng bàn chân, nước vàng cứ chảy ra.

LẬU HẠ

Chứng bệnh huyết ra liên tục mà ít.

LẬU HÃN

Hiện tượng ra mồ hôi không cầm.

LẬU HẠNG

Mụn tràng nhạc vỡ ra rồi không thu miệng được.


LẬU HUYẾT

Rong huyết.

LẬU KIÊN PHONG

Sưng khớp vai.

LẬU LỰU

Bướu có nước vàng chảy ra luôn và rất ngứa.

LẬU PHONG

Chứng bệnh dễ ra mồ hôi, mồ hôi thường ra ướt áo, người mệt, miệng khô, khát nước vì uống
rượu vào gặp gió lạnh.

LẬU SANG

Mụn nhọt có lỗ rò.

LẬU THAI

Có thai ra huyết (cũng như lậu bào).

LẬU TIẾT
Dễ ra mồ hôi, như ăn vào thì mồ hôi ướt ra cả mặt, lưng, ngực, bụng.

LẬU TINH

Chứng tinh dịch dễ tiết ra, như nghĩ đến chuyện tình dục, hoặc trông thấy gái đẹp thì tinh tự tiết
ra.

LẬU TÌNH SANG

Khoé mắt nổi nhọt thường chảy ra mủ và nước.

LẬU TRĨ

Trĩ có lỗ rò.

LẤY ĐỘC CHỐNG ĐỘC

Phương pháp sử dụng vị thuốc có độc tính để chữa chứng bệnh ác độc. Thí dụ : đại phong tử
cay nóng có độc, cho vào thuốc hoàn để uống có thể chữa được ma phong (hủi, cùi). Đằng
hoàng chua sáp có độc, đắp bên ngoài chữa được ung nhọt. Lộ phong phòng ngọt bình có độc
nghiền bột hòa mỡ lợn chữa chốc đầu...

LẤY TRÁI CHỮA PHẢI, LẤY PHẢI CHỮA TRÁI

Một phương pháp châm cứu. Khi thân thể bị đau 1 bên hoặc phải hoặc trái, người ta châm cứu
bên đối diện. Phương pháp này còn chia làm 2 loại : mậu thích và cự thích.
LỆ

Loại tà khí có tính chất truyền nhiễm ác liệt (lệ : ác liệt). Người xưa cho rằng do khí hậu biến
đổi, hạn lâu, nắng gắt, sản sinh ra các vật chất độc hại mạnh, người ta nhiễm phải chất độc hại
ấy phát sinh thành bệnh dịch tràn lan.

LÊ HỮU TRÁC (HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG)

1720-1791, đời Hậu Lê. Danh y bậc nhất nước ta. Biên soạn bộ y thư có quy mô lớn nhất. Y
tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, hệ thống hóa toàn bộ lý luận kinh điển vận dụng sáng tạo vào điều
kiện cụ thể của đất nước và con người Việt Nam, cùng với kinh nghiệm chẩn trị lâm sàng tích
lũy được trong suốt cuộc đời cứu nhân độ thế của tác giả.

LỆ KHÍ

Cũng như dịch khí.

LỆ PHONG

Bệnh hủi.

LỆ UNG

Loại mụn nhọt sinh ra ở 2 bên cạnh mu bàn chân, hình dạng giống như hạt táo nhỏ, bệnh tình
khá nặng (nên gọi là lệ ung). Do túc tam âm kinh suy tổn gây nên.
Nếu sưng đỏ đau, vỡ mủ, hết mủ mà thấy mụn không đen, thuộc thấp nhiệt thiên thịnh, là chứng
thuận.

Nếu hơi đỏ mà sưng, sau khi vỡ ra mủ lẫn nước trong, thuộc âm hàn ngưng trệ, rất khó liền
miệng.

Sắc mụn đen, sưng mềm, không có đầu, đau mà không hóa mủ, kèm theo sốt nóng sốt rét, tâm
phiền khát nước, tiểu tiện nhỏ giọt, thì là bệnh nguy hiểm.

LỊCH DƯƠNG PHONG

Những mụn hạt tròn màu tím nổi lên liền nhau ở cổ, gáy, ngực, nách.

LỊCH TIẾT

Chứng đau nhức ở các khớp xương.

LIÊM HĨNH CỐT

Xương cẳng chân.

LIÊM NHẪN

Bờ trước xương chày.

LIÊM SANG
Chứng ngứa lở sùi vẩy thành từng đám ở 2 bên bờ xương cẳng chân.

LIỄM ÂM

Thu liễm âm khí làm cho âm dịch không tiết ra nữa.

LIỄM DƯƠNG

Thu liễm dương khí làm cho dương khí không phù việt ra hoặc bốc lên trên nữa.

LIỄM HÃN

Làm cho mồ hôi không chảy ra nữa

LIỄM HÃN CỐ BIỂU

Phương pháp chữa chứng tự ra mồ hôi do dương hư hoặc ra mồ hôi do âm hư. Thí dụ : tự ra mồ
hôi do dương hư, hồi hộp, đoản hơi, lưỡi ít rêu, mạch đại vô lực; dùng Mẫu lệ tán (Hoàng kỳ,
ma hoàng căn, mẫu lệ, phù tiểu mạch). Ban đêm đi ngủ ra mồ hôi trộm do âm hư, về chiều sốt
nhẹ, m LIÊN

LIÊN CHÂU CAM

Chứng dưới lưỡi nổi lên 1 cái bọng nước, rồi dần dần nổi lên 5, 6 cái tiếp liền nhau.

LIÊN CHÂU NGA


Chứng trong họng sưng đỏ, mọc các mụn tiếp liền nhau.

LIÊN HOA THIỆT

Trong cuống lưỡi nổi mụn lên như cánh hoa sen.

LIÊN THẬN PHÁT

Nhọt sinh ở chỗ huyệt thận du, hoặc huyệt yêu du.

LIÊN TỬ LỊCH

Một loại bệnh tràng nhạc, nổi lên ở cổ nhiều hạch như hạt sen.

LIÊN TỬ TRĨ

Bệnh trĩ có búi trĩ hình như hạt sen.

iệng khô môi ráo, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác; dùng Lục vị địa hoàng thang (thục địa, sơn thù,
hoài sơn, trạch tả, bạch linh, đan bì) gia bạch thược, mẫu lệ, phù tiểu mạch, nhu đạo căn.

LIỄM PHẾ CHỈ KHÁI

Thu liễm phế khí làm cho hết ho.

LINH DỊCH
Nước bọt.

LINH DƯỢC

Phương pháp dùng các vị thuốc khoáng vật kim loại qua chế biến thăng hoa tạo nên dạng thuốc
thăng hoa, giáng đơn .

Công thức chế biến Thăng đơn là : thủy ngân, hóa tiêu, bạch phàn, hùng hoàng, chu sa đều 5
đồng cân, tạo phàn 6 đồng cân (Tiểu thăng đơn chỉ dùng thủy ngân 1 lạng, hóa tiêu 7 đồng cân,
bạch phân 8 đồng cân).

Công thức chế Bạch giáng đơn là : chu sa, hùng hoàng đều 2 đồng cân, thủy ngân 1 lạng, bằng
sa 5 đồng cân, hóa tiêu, thực diêm, bạch phàn, tạo phàn đều 1 lạng 5 đồng cân.

Thăng đơn màu đỏ gọi là Hồng thăng đơn, màu vàng gọi là Hoàng thăng đơn.

Thăng đơn là đặt vật liệu ở đáy dụng cụ, thuốc được thăng hoa sẽ đọng lại ở bề mặt dụng cụ.

Giáng đơn là dược liệu ở bề mặt (nắp) dụng cụ, kết tinh của thuốc sẽ đọng lại ở đáy dụng cụ.

chế biến thăng đơn, giáng đơn rất phức tạp.

LINH ĐÀI

Nhà để cất giấu những sách qúy của nhà vua thời cổ đại.
LINH ĐAN

Bài thuốc có kinh nghiệm hay.

linh khu

Bộ sách kinh điển của Y học phương đông chủ yếu nói về châm cứu.

LINH QUY PHI ĐẰNG

Một phương pháp lấy huyệt trong châm cứu cổ đại. Lấy 8 huyệt phối hợp ngày giờ khác nhau
để tính xem ngày nào, giờ nào nên chọn huyệt ấy trong kỳ kinh bát mạch (mỗi lần chọn châm 1
huyệt chủ huyệt và 1 phối huyệt).

Phương pháp này trên lâm sàng tuy cũng có hiệu quả nhất định, nhưng chứa đựng nội dung duy
tâm và cách lựa chọn huyệt chữa bệnh còn máy móc, nên sử dụng còn hạn chế.

LY KINH

1. Huyết đi ra ngoài đường kinh.

2. Tà khí đóng ở kinh này dời sang kinh khác.

3. Mạch 1 lần thở ra đập 3 lần, 1 lần thở vào đập 3 lần, gọi là ly kinh.

LY KINH MẠCH
1. Loại mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm. [NK]. Mạch bình thường so với lần hô hấp nhiều
gấp 6 lần (tương đương 108 lần/phút), hoặc ít hơn 2 lần (tương đương 36 lần/phút) gọi là mạch
ly kinh.

2. Mạch đập nhanh trong trường hợp đến kỳ sinh của phụ nữ.

LÍ CẤP

1. Gân mạch thu co lại.

2. Khí thôi thúc gấp ở trong bụng.

LÍ CẤP HẬU TRỌNG

Chứng chủ yếu của bệnh kiết lị, bụng đau quặn muốn đi đại tiện gấp, nhưng ngồi rặn mãi phân
không ra được.

LÍ CHỨNG

1. Triệu chứng của bệnh ngoại cảm khi tà đã vào đến các kinh âm và phủ tạng

2. Vị trí bệnh ở sâu bên trong.

LÍ HÀN
Hàn ở phần lý, tức là ở từ các kinh âm trở vào trong, thường có các triệu chứng như : chân tay
lạnh, đau bụng ỉa chảy, không khát nước, nằm co, thích nóng ấm.

LÝ HÀN CÁCH NHIỆT

1. Tên gọi khác của chứng âm thịnh cách dương.

2. Bệnh danh. Do âm dương trong cơ thể mất điều hòa, xuất hiện chứng hậu : phần dưới lạnh
ngăn cách với phần trên nhiệt... như các loại triệu chứng lỵ kéo dài do hư hàn, uống nhầm
thuốc hàn lương khiến ăn vào lại thổ ra ngay.

LÍ HẬU UNG

Nhọt sinh ra ở thành sau họng ăn.

LÍ HƯ

Hư suy ở phần lý, có các triệu chứng của khí huyết không đủ, cơ năng của các tạng phủ suy
thoái.

LÝ HUYẾT

Điều chỉnh làm cho phần huyết trở lại bình thường.

LÍ KẾT

Ngưng kết ở phần lý.


lí khí

Điều chỉnh làm cho phần khí trở lại bình thường.

LÍ NHIỆT

Nhiệt ở phần lí, thường có các triệu chứng như : sốt cao, khát nước, nóng nảy, vật vã, tiểu tiện
ngắn đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, thích mát, mạch sác có lực...

LÝ PHẬN

Phần lí, tức là chỉ vào phạm vi từ các kinh âm vào gân xương, vào nội tạng. Các kinh dương là
ở ngoài phạm vi của phần lí.

LÍ THỦY

Nước đọng ở phần lí, có các triệu chứng như : tiểu tiện không thông lợi, hoặc phù toàn thân,
mặt mắt da vàng, mạch trầm.

LÝ THỰC

Có thực tà ở phần lý, có các triệu chứng như bụng đầy, cứng, đau, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng
đầy, sốt cao, mạch sác thực...

LÍ TỲ
Điều chỉnh công năng vận hóa của tỳ.

LÝ TRUNG

Điều chỉnh công năng của trung tiêu tỳ vị.

LÍ XUY NHŨ

Có thai được 6-7 tháng buồng vú sưng đau kết khối.

LO THÌ KHÍ KẾT

Chứng tỳ khí uất kết. Lo lắng quá độ có thể làm cho tỳ uất kết, công năng vận hóa thất thường.
Có các chứng trạng : hung quản đầy nghẽn, trướng bụng, kém ăn, đại tiện lỏng loãng.

LỴ TẬT

Bệnh kiết lỵ.

LÝ LUẬN BIỀN VĂN

1864, Ngô Sư Cơ (An Nghiệp, Thượng Tiên). Đời Thanh, Trung Quốc. 1 quyển. Giới thiệu
phương pháp ngoại trị, chủ yếu là đắp thuốc cao, chứng minh sự nhất trí về nguyên lý và tính
chất của nội trị và ngoại trị chứng trạng trường vị thực nhiệt, phế vị thực nhiệt hoặc can đờm
uất nhiệt. Chứng trạng chủ yếu là sốt cao, không sợ lạnh lại sợ nóng, khát nước, phiền táo hoặc
tâm phiền đắng miệng, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác hoặc huyền
sác có lực.
LÝ THƯƠNG TỤC ĐOẠN

Phương pháp điều trị các bệnh về xương trong ngoại khoa (gọi tắt).

LÝ TRUNG TỬ (SĨ TÀI, NIỆM NGA)

1588-1655, đời Minh, Trung Quốc. Kế thừa Mã Nguyên Nghi, Vưu Tại Kinh, ông biên soạn
Nội kinh chi yếu, Thương hàn khái quyết, Sĩ tài tam thư, Y tôn tất độc... là các sách giáo khoa y
học rất giá trị.

LOA LỊCH

Bệnh tràng nhạc, lao hạch.

LOẠI KINH

Bộ sách giải thích những điều khó hiểu trong kinh điển của y học phương đông.

LOẠI TRÚNG PHONG

Những chứng bỗng nhiên ngã ra hôn mê giống như chứng trúng phong mà không phải trúng
phong.

LOAN BỆNH
Chứng bệnh gân thịt co rút lại.

LOAN TÝ

Tê dại mà co rút lại.

LOẠN KHÍ

Khí bị rối loạn, vận hành không bình thường, đáng đưa xuống thì lại đưa lên, đáng đưa ra thì lại
đưa vào, đáng đưa vào thì lại đưa ra.

LONG BÍ

Chứng bí đại tiện và tiểu tiện.

LONG HỎA

Mệnh môn hỏa.

LONG HỎA NỘI PHỒN

Chứng thận hỏa thiên cang (long hỏa : thận hỏa, hỏa ở mệnh môn). Thận là âm tạng, nhưng bên
trong chứa cả thủy và hỏa, tức là cả chân âm và chân dương. Thủy hỏa phải duy trì sự tương đối
thăng bằng. Nếu thận thủy khuy tổn quá mức có thể dẫn đến thận hỏa thiên cang, biến hóa ra
bệnh lý âm hư hỏa vượng. Bởi vì công năng bế tàng của thận mất chức năng nên mới xuất hiện
chứng trạng tình dục hưng phấn, di tinh, táo tiết.
LỘC HÃN

Mồ hôi thấm ra ri rỉ.

LÔI ĐẦU PHONG

Nhức đầu mà nổi hạch lên, hoặc ở trong đầu có tiếng rầm rầm như tiếng sấm

LÔI CÔNG BÀO CHÍCH LUẬN

588, Lưu Tống, Lôi Học. Gồm 3 quyển. Chuyên giới thiệu kỹ thuật bào chế thuốc. Nguyên bản
đã thất truyền, chỉ còn lại từng phần tản mạn trong cuốn Chứng loại bản thảo do đời sau sưu
tập.

LÔI HỎA

Hỏa ở can.

LÔI QUÁCH

Chỗ phía dưới khoé mắt trong.

LỘNG THAI

Thai đã đủ tháng, bụng có khi đau có khi không, nhưng chưa đau lưng.
LỘNG THIỆT

Lưỡi thường thè ra.

LỢI CÁCH

Làm cho vùng cách mạc được thông lợi, khoan khoái, không có sự vướng mắc.

LỢI ĐƯỢC

Thuốc thông lợi đại tiện.

LỢI ĐÀM

Làm cho long đàm.

LỢI KHÍ

Thông khí.

LỢI KHIẾU

Thông khiếu.

LỢI TỄ
Phương thuốc thông lợi.

LỢI THẤP

Phương pháp thông lợi tiểu tiện, làm cho thấp tà từ hạ tiêu thẩm lợi ra ngoài. Đối với trường
hợp âm hư, tâm dương suy kém, di tinh, hoạt tinh, nên cẩn thận khi dùng thuốc lợi thấp, cần
thiết lắm thì cần phối hợp với cả thuốc tư âm. Tính chất hoạt lợi, giáng thấp của thuốc lợi thấp
khá lớn như các vị ý dĩ, cù mạch, đông quy tử... Phụ nữ có thai sử dụng cũng phải thận trọng.

LỢI THỦY

Làm cho đường nước được thông lợi, cũng là lợi tiểu.

LỢI TIỂU TIỆN, THỰC ĐẠI TIỆN

Phương pháp chữa chứng thấp tả, người bị chứng thấp tả thường là đại tiện ra nước, tiểu tiện
sẻn ít, bụng sôi ùng ục, không đau bụng, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. Thường dùng Vị linh
thang tức Bình vị tán hợp Ngũ linh tán (thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo, quế chi, bạch
truật, chư linh, phục linh, trạch tả) để kiện tỳ trừ thấp, làm cho tiểu tiện trong lợi, đại tiện trở lại
bình thường.

LỤC ÂM MẠCH

Một hiện tượng mạch có tính riêng biệt, người bình sinh 6 bộ mạch thốn, quan, xích ở 2 tay đều
nhỏ yếu, nhưng không có bệnh gì cả.

LỤC BIẾN
1. Sự diễn biến khác nhau về chứng của bệnh, chứng biểu, chứng lí, chứng hàn, chứng nhiệt,
chứng hư, chứng thực.

2. 6 điều khác nhau cơ bản của mạch 1 : cấp, mạch nhanh, 2 : hoãn, mạch chậm, 3 : đại, mạch
to, 4 : tiểu, mạch nhỏ, 5 : sáp, tuần hoàn trong mạch có sự ngưng tắc không lưu lợi, 6 : hoạt,
tuần hoàn trong mạch lưu lợi.

LỤC BỘ

6 bước đi của khí trong 1 năm, bước thứ nhất gồm 4 tiết khí Đại hàn, Lập xuân, Vũ thủy, Kinh
trập; bước thứ 2 gồm 4 tiết khí : Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ; bước thứ 3 gồm 4 tiết
khí : Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử; bước thứ 4 gồm 4 tiết khí : Đại thử, Lập thu, Xử
thử, Bạch lộ; bước thứ 5 gồm 4 tiết khí : Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông; bước thứ 6
gồm 4 tiết khí : Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn.

LỤC CỰC

6 dấu hiệu của sự hư suy trầm trọng : 1 “huyết cực” tóc rụng, hay quên, 2 “cân cực” run gân co
quắp, 3 “nhục cực” da vàng thịt róc, 4 “khí cực” ngắn hơi thở gấp, 5 “cốt cực” răng lồi ra chân
liệt, 6 “tinh cực” mắt mờ tai điếc.

LỤC DƯƠNG MẠCH

Một hiện tượng mạch có tính cách riêng biệt, người bình thường 6 bộ mạch thốn quan xích ở 2
tay đều thực, đại (to, đẫy chắc) nhưng không có bệnh gì cả.

LỤC DÂM
6 thứ tà khí phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.

LỤC GIÁP

6 vòng giáp tý trong 1 năm, 1 vòng giáp tý là 60 ngày, 6 vòng giáp tý là 360 ngày hết 1 năm.

LỤC HỢP

1. 4 phương đông tây nam bắc và trên dưới.

2. 6 lần hợp của 12 kinh mạch là Thái âm hợp với Dương minh, Thiếu âm hợp với Thái dương,
Quyết âm hợp với Thiếu dương, kinh tay cũng như kinh chân.

3. Hợp thứ 6 sự hợp nhất của kinh Dương minh đại trường với kinh nhánh của kinh Thái âm tỳ.

LỤC KHÍ

1. 6 thứ tinh, khí, huyết, mạch, tân, dịch của cơ thể.

2. 6 thứ khí lưu hành biến hóa trong trời đất : phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.

LỤC KINH

6 đường kinh Thái dương, Thiếu dương, Dương minh, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.

LỤC KINH BIỆN CHỨNG


Một phương pháp biện chứng bệnh ngoại cảm (đa số là phát nhiệt). Lục kinh (Thái dương,
Dương minh, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm) là sự phân loại 6 loại chứng hậu
xuất hiện trong quá trình bệnh ngoại cảm (lục kinh bệnh).

Thời kỳ đầu của bệnh ngoại cảm có triệu chứng sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, mạch phù... gọi là
Thái dương bệnh. Khi bệnh tà phát triển theo hướng vào trong, từ chứng biểu hàn chuyển biến
thành chứng lý nhiệt, xuất hiện triệu chứng mình nóng, không ố hàn mà ố nhiệt, gọi là Dương
minh bệnh. Nếu khi phát nhiệt không ố hàn, khi ố hàn lại không phát nhiệt, phát nhiệt và ố hàn
thay đổi nhau xuất hiện. Bệnh nhân lại đắng miệng, họng khô, gọi là Thiếu dương bệnh. 3 loại
hình nói trên gọi là bệnh Tam dương. Bệnh tam dương tính chất thuộc dương, thuộc nhiệt.

Một loại bệnh tà khác hướng phát triển vào trong, nhiệt chứng chuyển biến thành âm chứng,
hàn chứng, xuất hiện bụng đầy, nôn mửa, ỉa chảy, gọi là Thái âm bệnh, xuất hiện triệu chứng
mỏi mệt, mạch vi tế, ố hàn, chân tay lạnh, gọi là Thiếu âm bệnh, bệnh tình phức tạp hơn, xuất
hiện hàn chứng lẫn lộn, gọi là Quyết âm bệnh. 3 loại hình nói trên gọi là bệnh tam âm. Bệnh
tam âm tính chất thuộc âm, thuộc hàn, cho nên nói chung không có triệu chứng phát nhiệt.

Mục đích chủ yếu của lục kinh biện chứng là chia nhiệt hình và chủ chứng của các kinh, nhưng
đối với biện chứng bệnh nhiệt tính cũng có những chỗ hạn chế, nên kết hợp với phương pháp
biện chứng vệ, khí, doanh, huyết, mới có thể tương đối toàn diện.

LỤC LỰU

6 thứ bệnh bướu, “cốt lựu” (xương), “chi lựu” (mỡ), “nhục lựu” (thịt), “nung lựu” (mủ), “huyết
lựu” (huyết), “phấn lựu” (bã đậu).

LỤC MẠCH

1. Chỉ vào 6 đường kinh mạch âm.


2. 6 thứ mạch mà sách Nạn kinh cho là mạch cơ bản : phù, trầm, trường, đoản, hoạt, sáp.

3. 6 bộ mạch ở 2 tay, mỗi tay có 3 bộ thốn, quan, xích.

LỤC NGUYÊN

6 thứ khí phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, làm nguồn gốc ban đầu cho 3 khí âm, 3 khí dương,
“nguyên” là nguồn gốc ban đầu.

LỤC PHONG NỘI CHƯỚNG

Bệnh thanh manh, quen gọi là bệnh thong manh. Nguyên nhân phần nhiều do chân âm khuy
háo, âm hư dương cang, khí huyết bất túc.

Chứng trạng : đồng tử tán đại, sắc xanh nhạt, thị lực không rõ, mắt thường thấy hoa cà hoa cải
màu xanh xen đỏ.

Khi có cơn cấp tính, thường kèm theo đau dữ dội, lợm giọng nôn mửa, sưng mi mắt, nhãn cầu
xung huyết.

Sau khi cơn cấp tính đã bớt, thị giảm rõ rệt. Bệnh này dễ tái phát và ngày càng nặng thêm, nếu
không kịp thời chạy chữa, có thể dẫn đến mù.

LỤC PHỦ
6 phủ trong nội tạng, có công năng chính trong việc thu nạp, bài tiết, chuyển vận, tiêu hóa thức
ăn uống, gồm : Đởm, vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu.

LỤC PHỦ DĨ THÔNG VỊ DỤNG

Công năng của 6 phủ. 6 phủ là khí quan chuyển hóa vật, dựa vào sự phân công hợp tác cộng
đồng, để hàn thành chức năng tiêu hóa đồ ăn uống, hấp thu, chuyển vận tinh vi, bài tiết cặn bã...
Như vị giữ vai trò thu nạp tiêu hóa, đưa cạn bã đổ ăn tống xuống đường ruột; sự sơ tiết đởm
chấp của đởm, đón nhận thủy cốc của tiểu trường, hấp thu và gạn lọc trong đục; đại trường hấp
thu thủy phân và đẩy phân ra ngoài; bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu... Tam tiêu thì
liên hệ với công năng các bộ phận khác, hiệp đồng làm ngấu nhừ thủy cốc, đẩy mạnh năng lực
khí hóa và làm con đường giao thông chủ yếu về sự thăng giáng và bài tiết thủy dịch...

6 phủ so với 5 tạng có điều khác nhau vì 6 phủ có ra, có vào, có khi thực, có khi hư... đó là 1 tập
thể lớn của vai trò xuất nạp, tiêu hóa và chuyển vận. Vì vậy 6 phủ qúy ở chỗ cơ năng hiệp điều,
thông sướng, không trở ngại, trái lại sẽ ảnh hưởng công năng chuyển hóa vật cho nên mới nói
lục phủ dĩ thông vi dụng.

LỤC PHỦ KHÍ

Bệnh khí của lục phủ như đởm gây ra giận, Vị gây ra nôn, đại trường tiểu trường gây ra tiết tả,
bàng quang gây ra són đái, hạ tiêu gây ra thủy thũng.

LỤC TẠNG

5 tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, và Tâm bào lạc.

LỤC THÂU
Đường mạch luân lưu của lục kinh như nói : “khí nghịch lên thì lục thâu không thông”.

LỤC TIẾT

1. Sự điều tiết bình thường của 3 khí âm, 3 khí dương.

2. Tuần hoàn bình thường của lục khí.

LỤC VỊ

6 vị trí của 6 khí trong 1 năm, mỗi vị trí 60 ngày và 87 khắc rưỡi.

LỤC UẤT

6 chứng uất, khí uất, huyết uất, đàm uất, hỏa uất, thấp uất, thực uất.

LUY NHƯỢC

Người gầy yếu.

LUYỆN CÔNG

Luyện tập, rèn luyện.

LUYỆN KHÍ
Tập thở, luyện tập cách điều khiển khí.

LUYỆN THẦN

Luyện cho tâm thần được yên tĩnh.

LUYỆN TINH

Luyện cho tinh được dồi dào.

LUNG CỐT

Xương sụn giáp.

LƯ TỪ KHÁI

Ho gà.

LƯ TỪ ÔN

Dịch ho gà.

LỮ CÂN
Gân bám ở thăn thịt sống lưng.

LỮ CỐT

Xương sống.

LƯƠNG CÔNG

Thầy thuốc giỏi.

LƯƠNG DƯỢC

Thuốc mát.

LƯƠNG HUYẾT

Làm cho mát huyết để chữa chứng huyết nhiệt.

LƯƠNG HUYẾT GIẢI ĐỘC

Phương pháp chữa chứng ôn dịch, ôn độc do nhiệt độ bốc mạnh. Thích dụng với các chứng sốt
cao, khát nước, miệng hôi hoặc nổi ban chẩn sắc tía, hoặc yết hầu loét nát, đầu mặt sưng to...
Cho uống Thanh ôn bại độc ẩm (sinh thạch cao, sinh địa, tê giác, hoàng liên, chi tử, cát cánh,
hoàng cầm, tri mẫu, xích thược, huyền sâm, liên kiều, cam thảo, đan bì, trúc điệp tươi).

LƯƠNG Y
Thầy thuốc giỏi.

LƯƠNG KINH

Làm mát để trấn kinh.

LƯƠNG NHUẬN

Dùng thuốc vừa mát vừa nhuận để hạ nhiệt, hết khô ráo.

LƯƠNG PHƯƠNG

Phương thuốc hay.

LƯƠNG TÁO

Táo khí mát và khô của mùa thu.

LƯƠNG TỄ

Phương thuốc có tính mát để chữa bệnh nhiệt.

LƯỠNG CẢM
1. 2 kinh âm dương biểu lý cùng bị bệnh như kinh Thái dương (là kinh biểu) và kinh Thiếu âm
(là kinh lý) cùng bị bệnh.

2. Đã cảm 1 thứ tà khí rồi, lại cảm thêm 1 thứ tà khí khác.

LƯỠNG DƯƠNG TƯƠNG HUÂN TƯỚC

Bệnh chứng dương nhiệt, lầm dùng ngải cứu hoặc xông lửa làm cho ra mồ hôi, hỏa tà kết hợp
với dương nhiệt quấn quýt nung nấu dẫn đến hỏa độc nội công, tân bị thương, dịch bị háo, khiến
cho bệnh tình ngày càng nặng thêm.

“Chứng trúng phong trong bệnh Thái dương, dùng lửa để ép buộc cho ra mồ hôi, phong tà hợp
với hỏa nhiệt, khí huyết trào ra mất quy luật bình thường, 2 dương cùng nung nấu...” [Biện thái
dương bệnh mạch chứng tính trị pháp, TH].

LƯỠNG HIẾP CÂU CẤP

Bệnh trạng 2 bên có cảm giác co rút khó chịu. Nguyên nhân phần nhiều do thủy ẩm kết tụ ở 2
bên sườn, hoặc can khí uất kết.

LƯỠNG KHÍ

1. Chính khí với tà khí.

2. Tà khí cũ với tà khí mới.

3. Hàn khí với nhiệt khí.


LƯỠNG KIỂU

2 mạch Âm kiểu và Dương kiểu.

LƯỠNG NGHI

2 phía đối lập trong 1 thể thống nhất, tức là âm và dương.

LƯỠNG QUAN

1. Huyệt Ngoại quan và huyệt Nội quan.

2. 2 bộ quan ở tay phải và tay trái.

LƯỠNG THỰC

Khí trời trong lành và khí người mạnh khỏe.

LƯU

Nốt nổi trên da. Ở thể biểu trồi lên như có vật bám vào. Đầu tiên như hạt mơ, da non mà sáng,
dần dần bóng như vỏ quả lựu. Nguyên nhân do thất tình lao dục, lại nhiễm ngoại tà, sinh đờm ứ
đọng trôi theo khí, nói chung không ngoài khí huyết ngưng trệ gây nên. Vì hình dạng và nguyên
nhân bệnh khác nhau, nên có các loại khí lưu, nhục lưu, can lưu, huyết lưu, cốt lưu và chi lưu.
LƯU ẨM

Thủy ẩm ngưng đọng ở vùng ngực cách mạc.

LƯU CHÂM

Sau khi châm kim vào huyệt, lưu kim 1 thời gian nhất định rồi mới rút kim.

LƯU CHÚ

1. Độc tà lưu động không ngừng dồn xuống ở 1 chỗ.

2. 1 loại nhọt thường hay phát ở chỗ sâu trong da thịt, không có huyệt vị để gọi tên, chỉ do căn
bệnh khác nhau mà phân biệt thành từng loại như thử thấp lưu chú, dư độc lưu chú, ứ huyết lưu
chú.

LƯU ĐÀM

Bệnh lao khớp xương. Thường phát sinh ở lứa tuổi học sinh, nhi đồng, và bệnh nhân vốn có
bệnh sử về lao hạch.

Bộ vị bệnh biến thường ở cột sống, sau mới đến hông, gối, cổ chân, sau nữa mới đến các khớp
vai, khuỷu và cổ tay.

Nguyên nhân bệnh đa số do tiên thiên bất túc hoặc ốm lâu thận âm khuy tổn, làm cho cốt tủy
không đầy đủ, chất xương thưa rỗng, ngoại tà nhân chỗ hư mà xâm phạm, đàm trọc ngưng tụ,
hoặc là dụ phát cùng vấp ngã tổn thương.
Quá trình diễn biến của chứng này kéo dài, phần nhiều không nóng, không đỏ, cũng không
thũng. Sau vài tuần hoặc vài tháng mới biến sưng trướng hơi nổi cao, nhưng không cứng rắn.
Lâu ngày mới vỡ, sau khi vỡ chảy nước như bã đậu, khó liền miệng, kế đó là thành lỗ rò, kèm
theo triệu chứng toàn thân gày còm, mệt mỏi, trào nhiệt, ra mồ hôi trộm...

LƯU ĐỘC

Độc lưu lại trong cơ thể.

LƯU GIẢ CÔNG CHI

Bệnh tà lưu trệ trong cơ thể, phải dùng thuốc để công trục nó. Khí, huyết, đàm, thủy đều có thể
lưu trệ.

Khí trệ nên hành khí, huyết trệ nên khư ứ hoạt huyết, đàm ẩm lưu trệ thì phải dịch đàm, nước ứ
đọng trong cơ thể phải trục thủy.

LƯU HÀNH BỆNH

Bệnh truyền nhiễm phát ra thành dịch trong 1 thời gian nhất định.

LƯU HÀNH DỊCH

Tràng nhạc mọc khắp thân thể, tán mạn và mềm, trong có nhân rắn.

LƯU HỎA
1. Chứng tý, đau nhức chạy chỗ này qua chỗ khác.

2. Khí nóng trái thường trong tự nhiên.

3. chứng đơn độc mọc ở gót chân và cẳng chân.

LƯU HOÀN TỐ (THỦ CHÂN, LƯU HÀ GIAN)

1110-?, đời Kim, Nguyên, Trung Quốc. Quê huyện Hà Gian, tỉnh Hà Bắc. Kế thừa Nội kinh,
Thương hàn luận, Trung tàng kinh, viết Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức và tam tiêu luận,
chú ý nhiều về bệnh hỏa nhiệt nêu trong bệnh cơ 19 điều ở Tố vấn, cho rằng lục khí đều có thể
hóa hỏa nên nêu ra hướng “cang hại thừa chế” để khắc phục biến hóa bệnh lý, đưa cơ thể trở lại
thăng bằng.

LƯU LỆ

Chảy nước mắt.

LƯU LUNG

Chảy mủ.

LƯU SA
Bệnh sởi biến chứng, do độc khí luân lưu không ổn định, buổi sáng phát ở chân thì chân sưng
đau, buổi chiều phát ở tay thì tay sưng đau, nóng giống như lửa bốc đến, sưng giống như đờm
dồn đến, khi ẩn khi hiện, khi đi khi lại có khi chỉ thấy nóng đau, có khi vừa ngứa vừa đau.

LƯU SẢN

Sẩy thai.

LƯU TIẾT

Tiết tả như nước chảy.

LƯU TÝ

Chứng tê đau cố định ở 1 chỗ.

LỰU BỆNH

Bệnh bướu lâu không khỏi thành cố tật.

LỰU CHUẾ

Cục bướu.

MA CHẨN
Bệnh sởi (cũng gọi là : Sa tử, Bồi tử, Chẩn tử, Khang sang).

MA DƯỢC

Thuốc tê.

MA LẠI

Một loại bệnh hủi, khắp mình phát mụn giống như hắc lào, đau ngứa khó chịu, hoặc ở tay chân
sần sùi loang lổ.

MA MỘC

Tê dại.

ma phong

Bệnh hủi.

MA TÝ

Tê liệt.

MA TỬ ĐINH

1 loại mụn đinh thuộc thận, đầu đinh cao như hạt lúa nếp, sắc đen, xung quanh đỏ và ngứa.
MA XÚC MẠCH

Một trong 10 quái mạch. Mạch đập gấp xúc và rối loạn.

MÃ BÌ TIỄN

Chứng lở da, hơi ngứa và thành những điểm trắng liền nhau.

MÃ ĐAO

Nhọt sinh ở nách, đỏ rắn mà không làm mủ, cũng là loại bệnh tràng nhạc.

MÃ ĐAO HIỆP ANH

Mụn nhọt sinh ra ở nách gọi là mã đao, sinh ở bên cổ như chuỗi ngọc gọi là hiệp anh, ở 2 chỗ có
quan hệ với nhau, cho nên gọi chung thành 1 tên bệnh.

MÃ GIẢN

Chứng động kinh, khi phát thì mặt đỏ, mắt trợn ngược, thè lưỡi, cắn răng, có tiếng phát ra như
tiếng ngựa hý.

MÃ GIỚI
Chứng lở ngứa gãi cho biết đau.

MÃ HOÀNG ĐINH

Thứ đinh nhọt mọc ở phía trong hàm trên hình như lá hẹ sắc trắng không sưng mà đau, phát sốt,
phát rét.

MÃ NÃO CHƯỚNG

Bệnh mắt, tròng đen có màng che, hình tròn mà mỏng, sắc trắng vàng, hơi đỏ giống như mã
não.

MÃ NGHỊ ĐỘC

Một loại mụn, mọc thành chuỗi từng hạt tròn liền nhau, màu đỏ hoặc trắng vỡ thì nước chảy ra
rất dễ phát lại.

MÃ NGHỊ SA

Chứng tay tê buồn như kiến bò.

MÃ NGHỊ KHOA

Chứng lở ở tay chân, hình như ổ kiến, có từng lỗ như kim châm rất ngứa vỡ ra thì chảy nước.

MÃ NHA
Chứng sài nanh. Phần nhiều do nhiệt độc từ trong thai gây nên. Trẻ sơ sinh mọc nốt trắng ở lợi
giống như xương sụn, rất khó bú sữa.

MÃ NHA CAM

Trẻ mới sinh trên lợi răng nổi lên những cái bọc trắng nhỏ giống như xương sụn lúc mới mọc
thì hắt hơi, bú vào thì nôn ra.

MÃ TỲ PHONG

Chứng trẻ con phát ra từng cơn suyễn đột ngột, đờm nghẹt, tiếng khản, bí đại tiểu tiện.

MẠC BỆNH

Bệnh ở mạc (mô) nguyên.

MẠC NGUYÊN

Vùng cách mạc.

MẠCH

Mạch quản. Mạch quản nối liền với tâm, là con đường vận hành huyết dịch, mạch quản và tâm
có mối quan hệ chủ yếu với các tạng phủ khác ở chỗ vận chuyển chất doanh dưỡng và tuần
hoàn khí huyết.
MẠCH ÂM DƯƠNG ĐỀU KHẨN

Hiện tượng cả 2 bộ Thốn và Xích đều thấy khẩn. Thốn mạch thuộc dương, xích mạch thuộc âm,
2 bộ mạch đều thấy khẩn tức là loại mạch phù khẩn. Thường gặp ở bệnh ngoại cảm hàn ta, vì cơ
bắp kín đáo nên không ra được mồ hôi, biểu khí vít lại không tuyên thông, thuộc chứng biểu
thực.

MẠCH ÂM DƯƠNG ĐỀU PHÙ

Hiện tượng cả 2 bộ thốn và xích đều thấy phù. Thốn mạch thuộc dương, xích mạch thuộc âm; 2
bộ mạch đều thấy phù tức là loại mạch phù hồng. Thường gặp ở ôn bệnh nhiệt ở bên ngoài đã
thịnh lại lầm dùng thuốc tân ôn để phát hãn, tân dịch bị tổn thương làm cho nhiệt ở trong và ở
ngoài xung đột nhau.

MẠCH BÁC

Mạch đập, khi xem mạch thấy mạch động dưới ngón tay.

MẠCH BẠO XUẤT

Tình trạng đột ngột xuất hiện rất rõ của loại mạch vi tế muốn tuyệt. Đó là hiện tượng âm dương
li quyết, gặp ở bệnh tình nguy hiểm rất nặng.

MẠCH CHẨN

Phương pháp xem xét mạch tượng. Người khám bệnh dùng 3 ngón tay trỏ, giữa và thứ tư, đặt
lên bộ vị thốn khẩu ở động mạch quay của người bệnh, qua sự biến hóa của mạch tượng để chẩn
đoán bệnh.
MẠCH CHỨNG HỢP THAM

Phương pháp biện chứng, đối chiếu cả mạch tượng và chứng hậu để phân tích và tổng hợp mà
suy đoán bệnh tình. Nói chung mạch với chứng nhất trí là thuận; mạch với chứng trái nhau là
nghịch. Thí dụ : chứng ngoại cảm (dương chứng) thấy mạch phù (dương mạch); chứng tỳ hư
(âm chứng) thấy mạch hoãn nhược (âm mạch...) đó là mạch với chứng nhất trí. Sự biện chứng
thi trị đối với loại mạch với chứng nhất trí tương đối giản đơn, tiên lượng tốt.

Nhưng đang là chứng ngoại cảm lại thấy mạch tế (âm mạch) đó là mạch với chứng nghịch nhau,
nói lên là khí thực, chính khí hư, biểu thực lý hư, trên bệnh lý lẫn lộn phức tạp, tiên lượng xấu.

Trong tình huống mạch với chứng nghịch nhau, bệnh lý trong tình huống biến hóa phức tạp, khi
biện chứng cần nhìn sâu vào hiện tượng và bản chất để xác định cách chữa theo hướng tiêu bản
hoãn cấp. Vì vậy trên lâm sàng mới có các tình huống bỏ chứng theo mạch, bỏ mạch theo
chứng.

MẠCH ĐỘ

Độ số dài ngắn của các đường kinh mạch.

MẠCH HỘI

Chỗ mạch khí tụ hội, mạch hội ở huyệt Thái uyên.

MẠCH HỢP BỐN MÙA


Hiện tượng sinh lý biến hóa của mạch tương ứng với khí hậu 4 mùa. Con người chịu ảnh hưởng
biến hóa của khí hậu 4 mùa (xuân ấm, hạ nóng, thu mát, đông lạnh), mạch cũng biến đổi tương
ứng như xuân huyền, hạ hồng, thu mao, đông thạch. Đồng thời mạch đập trong cơ thể cũng biến
hóa, như : mùa xuân hè, động mạch cổ con người (nhân nghinh) đập cũng khỏe hơn, mạch thốn
khẩu đập nhẹ hơn. Vì vậy, khi thiết mạch, cần suy nghĩ sự biến hóa trên 2 phương diện này kết
hợp với khí hậu 4 mùa. Luận điểm này hiện nay ít ứng dụng trong chẩn đoán.

MẠCH HUYỀN TUYỆT

Loại mạch tượng so với mạch chính thường khác nhau rất xa. Thí dụ so với mạch chính thường
nhanh gấp 3, 4 lần, hoặc so với mạch chính thường chỉ bằng 1 nửa hoặc ít hơn... Những hiện
tượng mạch như vậy gọi là mạch huyền tuyệt, nói lên bệnh khá nặng.

MẠCH KHẨU

Chỗ xem mạch ở cổ tay, cũng gọi là “thốn khẩu” hoặc “khí khẩu”.

MẠCH KHÍ

Tính khí của thức ăn uống vận hành trong kinh mạch, như nói : “Mạch khí chảy vào kinh, kinh
khí đi vào phế”.

MẠCH KHÔNG VỊ KHÍ

Loại mạch tượng mất đi quy luật đập hòa hoãn ung dung bình thường có vẻ huyền kính, rắn
chắc, đập nơi tay, hoặc là hư phù vô lực rối loạn không nhịp nhàng, nói lên vị khí sắp hết, chân
khí của 5 tạng bộc lộ, sinh mạng sắp nguy.
Thí dụ : chân khí của tạng can khi sắp bại hoại, thì mạch huyền kính như liếc lưỡi dao, gọi là
đãn huyền vô vị. Chân khí của tạng tỳ khi sắp bại hoại, mạch thỉnh thoảng mới thấy thánh thót
như giọt gianh, mãi mới thấy 1 lần, gọi là đãn đại vô vị... dẫn chứng trên đều là mạch chân tạng.

MẠCH NGHỊCH 4 MÙA

Bệnh lý. Cơ thể con người không thích ứng với biến hóa của khí hậu 4 mùa cho nên cũng xuất
hiện hơn hiện tượng mạch về bệnh lý không tương ứng với sự biến hóa ấy. Thông thường biểu
hiện ở 2 mặt :

1. Mạch tượng 4 mùa thái quá, bất cập hoặc trái ngược. Như xuân hạ, chẳng thấy hơi nhú phù
hồng mà lại thấy trầm sáp. Mạch thu đông chẳng thấy hơi nhú trầm thực mà lại thấy phù hồng...

2. Các bộ mạch của cơ thể biến hóa thất thường. Như : mùa xuân hạ, mạch nhân nghinh nên đập
hữu dư mà lại đập bất túc.

Những biến hóa trên, hiện nay ít ứng dụng trong chẩn đoán.

MẠCH NHUYỄN

Mạch sờ thấy mềm mại không rắn không mạnh.

MẠCH NUY

Bệnh bại liệt do hư suy ở trong mạch xuất hiện triệu chứng là : thịt ở chân mềm, ống chân yếu
không đứng được, khớp gối không co duỗi được.

MẠCH SẮC
Cách chẩn đoán kết hợp giữa mạch với sắc xem có tương ứ với nhau hay không, tương ứng là
thuận, bệnh dễ chữa, không tương ứng là nghịch, bệnh khó chữa.

MẠCH TÁO

Trong quá trình bệnh mạch càng ngày càng động nhanh, gấp hơn, biểu hiện bệnh càng trầm
trọng.

MẠCH TĨNH

Búi trĩ mọc ở bờ hậu môn, từng hòn kết với nhau, vừa đau vừa ngứa khi đại tiện thì ra máu.

MẠCH TRƯƠNG

Mạch trương căng lên, do các chất dinh dưỡng tuần hoàn trong mạch có sự rối loạn, thường có
đặc trưng là gân bụng lồi ra, màu sắc ở tĩnh mạch có sự biến đổi.

MẠCH TỨC

Nhịp mạch đập.

MẠCH TƯỢNG

Hình tượng của mạch, có phân biệt thành 28 loại gọi là : phù, trầm, trì, sác, hoạt, sáp, hư, thực,
trường, đoản, hồng, vi, khẩn, hoãn, huyền, khâu, cách, lao, nhu, nhược, tán, tế, phục, động, xúc,
kết, đại, tật.
MẠCH TƯỢNG CHỦ BỆNH

Mỗi loại mạch tượng đều xuất hiện bệnh chứng chủ yếu. Thí dụ : mạch phù chủ biểu chứng;
mạch sác chủ nhiệt bệnh; mạch hoạt chủ đàm ẩm, thực trệ, thực nhiệt hoặc phụ nữ có thai.

MẠCH TÝ

Chứng tý ở mạch đau nhức, phát sốt da có cảm giác nóng, hoặc nổi ban đỏ, do có sự ngưng tắc
không thông ở trong mạch.

MẠCH ỨNG

Mạch phù hợp với bệnh, như bệnh nhiệt mạch sác, (nhanh) bệnh hàn mạch trì (chậm).

MAI ĐỘC

Bệnh giang mai.

MAI HẠCH KHÍ

Bệnh danh. Chứng này có tình chí uất kết, can khí hiệp đàm gây nên. Chứng trạng : yết hầu
không đỏ, không sưng, nhưng cảm thấy khi nuốt vào có vướng mắc như nuốt hạt mơ, khạc
không ra, nuốt chẳng vào. (Dân gian thường gọi là chứng thập thò đuôi lươn).

MAI HOA CHÂM


Kim hoa mai.

MAI LẬU

Chứng lậu do giang mai.

MAI SANG

Lở loét do giang mai.

MẠN HẦU PHONG

Họng sưng mạn tính bệnh phát từ từ, thể sưng nhẹ, màu nhợt, họng khô, rêu lưỡi trắng.

MẠN KINH PHONG

Một thứ bệnh kinh giật trẻ con, có triệu chứng bệnh phát chậm, mặt trắng nhợt, tinh thần mệt,
muốn ngủ, thở nhỏ yếu, bụng lõm sâu vào, co dật, uốn ván.

MẠN LÂM BỒN

Lời dặn khi sắp đẻ nên khoan thai bình tĩnh, không nên nóng vội.

MẠN TỲ PHONG
Một loại bệnh nặng của trẻ con, vì bị bệnh mạn kinh phong lâu ngày, hoặc vì bị thổ tả lâu ngày
rồi xuất hiện các triệu chứng : mắt xanh dợt, ra mồ hôi trán, lưỡi rụt vào, đầu gục xuống, mắt
nhắm, khi ngủ thì lắc đầu thè lưỡi, cấm khẩu, nghiến răng, chân tay buông xuôi, chân tay lạnh,
mạch trầm trì.

MÃN BỆNH

Bệnh đầy.

MÃN MỤC HUỲNH TINH

Mắt tỏa đom đóm như có nhiều ngôi sao nhỏ tỏa ra trước mắt.

MÃN NGUYỆT

Có thai đã đến tháng đẻ.

MẠNH ĐÔNG TÝ

Bệnh tê đau ở hệ thống gân, phát sinh vào tháng 10 âm lịch.

MẠNH HẠ TÝ

Bệnh tê đau ở hệ thống gân, phát sinh vào tháng 4 âm lịch.

MẠNH THU TÝ
Bệnh tê đau ở hệ thống gân, phát sinh vào tháng 7 âm lịch.

MẠNH XUÂN TÝ

Bệnh tê đau ở hệ thống gân, phát sinh vào tháng 1 âm lịch.

MAO BẠI

Lông tiều tụy, như nói phế nhiệt thì sắc trắng bạch mà lông tiều tụy.

MAO BẠT

Lông rụng, ăn nhiều vị đắng thì da khô, lông rụng.

MAO CHIẾT

Lông tóc gãy.

MAO KHỔNG

Lỗ chân lông.

MAO KHỞI
Lông dựng lên, sởn gai ốc.

MAO MẠCH

Mạch mao, mạch đi nổi ra ngoài, có vẻ nhẹ nhàng trống trải, là mạch bình thường của mùa thu.

MAO TẾ

Chòm lông ở vùng âm bộ.

mao thích

Dùng loại hào châm ngắn, châm nông ở ngoài da.

MAO TRIẾT

Hiện tượng lông tóc khô ráo, chải dễ gãy, dễ rụng. Nguyên nhân phần nhiều do tinh khí sắp
kiệt, mất khả năng làm mềm mại bì mao.

MẠO GIA

Người vốn có chứng đầu mặt xây xẩm choáng váng.

MẠO HUYỄN

Hoa mắt chóng mặt.


MẠO TÂM

Lấy tay đè ở vùng dưới tim một triệu chứng trong bệnh thương hàn vì cho ra mồ hôi quá nhiều.

MẠO THỬ

Cảm nắng, đi nắng bị cảm.

MẠO VŨ

Cảm mưa, gặp mưa bị cảm.

MÃO

Chi thứ 4 trong 12 địa chi, tương ứng với không gian là phương đông, với thời gian là tháng 2
âm lịch, là giờ mão (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng) với ngũ hành là mộc, chủ về đường kinh thái
dương chân trái.

MẠT TẬT

Bệnh ở tay chân.

MẬT CHẾ
Chế thuốc bằng mật, dùng mật tẩm thuốc sao để làm bớt tính khô ráo, và tăng thêm tính bổ ích
của thuốc.

MẬT TIỄN ĐẠO

Thông đại tiện bằng mật. Dùng mật ong hoặc mật mía cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi đặc như
kẹo mạch nha, dùng bột cáp phấn xoa tay, rồi lấy mật vê thành thoi to dài bằng ngón tay, đầu
hơi nhọn, đợi khi nguội rắn dùng thoi mật cắm vào giang môn, nếu chưa đi làm tiếp lần khác
nữa ( cóthể lăn thêm bột bồ kết).

MÂU TỬ

Con ngươi mắt.

MẬU THÍCH

Cách châm chữa bệnh ở lạc mạch, bệnh phát ở phía bên trái, châm huyệt phía bên phải, bệnh
phát ở phía bên phải, châm huyệt ở phía bên trái.

MẬU

Can thứ 5 trong 10 thiên can, thuộc hành thổ trong ngũ hành, thuộc vị trong lục phủ.

MẪU CHỈ

Ngón tay cái (mẫu chi ngón chân cái).


MẪU BỆNH CẬP TỬ

Mối quan hệ mẫu tử của 5 tạng (theo học thuyết ngũ hành), do bệnh của mẹ mà liên lụy đến
con. Thí dụ : mộc sinh hỏa, can (mộc) là mẹ, tâm (hỏa là con). Khi can dương phát triển ở mức
quá mạnh sẽ có thể khiến tâm hỏa cũng cang thịnh mà gây bệnh.

MẪU KHÍ

Hành sinh ra ta (trong quan hệ ngũ hành tương sinh). Thí dụ : mộc sinh hỏa, mộc là mẫu khí của
hỏa.

MẪU TẠNG

Tạng dương, tức là can, tâm.

MỄ CAM CHẾ.

Chế bằng nước gạo, thuốc tẩm nước vo gạo, sao để bớt tính khô ráo của thuốc, và điều hòa sự
tiêu hóa.

MỄ CAM THỦY

Nước vo gạo. Dùng để ngâm chế thuốc. Thí dụ : bạch truật tẩm nước gạo, thái mỏng, hoặc dùng
ở thể sao, hoặc dùng sống.

Vị thuốc khi đã được ngâm qua nước vo gạo, có khả năng hòa trung khỏi táo.
MỄ HÀ

Một loại bệnh hà, có hiện tượng thích ăn gạo sống, không ăn thì nôn ra nước trong, ăn vào thì
hết nôn.

MỄ THƯ

Nhọt đỏ rắn mọc ở dưới nách.

MỆNH ĐÁI

Cuống nhau đẻ (cuống rốn),

MỆNH MÔN

1. Huyệt mệnh môn.

2. Khí chân dương vô hình ở thận, có 5 tác dụng chính.

a. Là căn bản của nguyên khí, nguồn gốc sinh ra nhiệt năng của cơ thể.

b. Coi việc chuyển hóa nước của tam tiêu.

c. Giúp cho việc tiêu hóa của tỳ vị.

d. Làm động lực cho mọi hoạt động của nội tạng và việc giao hợp của nam nữ.
đ. Chủ việc nạp khí, có quan hệ mật thiết với việc hô hấp.

MỆNH MÔN HỎA

Phần dương trong bẩm khí tiên thiên, cũng gọi là “nguyên dương” “chân dương” “chân hỏa”
“mệnh môn hỏa” ở trong thận thủy.

MỆNH MÔN HỎA SUY

Cũng là thận dương suy, thường có các triệu chứng như : người lạnh, sợ lạnh, đau eo lưng, hoạt
tinh, liệt dương, đi tiểu luôn, nặng hơn thì tinh thần tiều tụy, ỉa lỏng vào lúc mờ sáng, phù
thũng, mạch trầm trì vi nhược.

MỆNH MÔN HỎA VƯỢNG

Hiện tượng bệnh lý. Thận tạng nguyên âm và nguyên dương. Nguyên âm chỉ thận tinh, nguyên
dương tức mệnh môn hỏa. Nếu thận âm khuy tổn dẫn đến mệnh môn hỏa vượng 1 phía (thiên
vượng) sẽ biểu hiện tính dục hưng phấn, âm hành dễ cương cứng, mê nhiều và mất ngủ...

MỆNH QUAN

Trong cách xem vân ngón tay, thì đốt thứ 3 gọi là mệnh quan.

MỆNH TUYỆT

Hết sinh khí, chết.


MIÊN HOA SANG

Dương mai triền miên không khỏi.

MIÊN HOA TIỄN

MIẾT HÀ

Khối báng ở trong bụng.

MIÊU NHÃN SANG

Lở ở mặt, ở toàn thân, mụn lở trong như mắt mèo, lấp lánh, không có máu, khi đau khi ngứa.

Hắc lào.

MINH HUYỄN

Xây xẩm choáng váng.

MINH ĐƯỜNG

Chỗ chính giữa sống mũi.

MINH MỤC
Làm cho sáng mắt.

MINH MỤC

Nhắm mắt.

MI CAM

Trẻ con lở loét miệng.

MI CỐT

Xương lông mày.

MI ĐẦU

Đầu lông mày.

MI LĂNG CỐT

Cũng là mi cốt.

MI LUYỆN
Lở sủi vẩy ở chỗ 2 lông mày.

MI PHONG ĐỘC

Chỗ đầu xương lông mày, nổi nhọt dài như quả dưa sa xuống, đau ran đến não, 2 mắt sưng cứng
đỏ, nhắm lại không trương được.

MI PHONG TIỄN

Chứng lở ở chỗ giữa 2 lông mày, lúc đầu rất ngứa gãi, sau chảy nước nhờn lan ra trán và vành
mắt.

MI TÂM ĐINH

Đinh nhọt phát ở chỗ giữa 2 lông mày.

MI TÙNG

Chỗ lông mày nhóm lại.

MIÊU KHIẾU

Khiếu của 5 tạng. Mũi là khiếu của phế, mắt là khiếu của can, miệng là khiếu của tỳ, lưỡi là
khiếu của tâm, tai là khiếu của thận.

MÔ CHẨN
Xem bệnh bằng cách sờ nắn.

MÔ PHÁP

Phép sờ nắn.

MỘ HUYỆT

Huyệt mộ, nơi sinh khí của các tạng phủ tụ tập. Huyệt mộ của phế là Trung phủ, tâm là Cự
khuyết, can là Kỳ môn, tỳ là Chương môn, Thận là Kinh môn, tâm bào là Đản trung, Đởm là
Nhật nguyệt, Vị là Trung quản, đại trường là Thiên khu, tiểu trường là Quan nguyên, tam tiêu là
Thạch môn, bàng quang là Trung cực.

MỘC

Một hành trong ngũ hành, tương ứng với không gian là phương đông, với thời gian là mùa
xuân, với màu sắc là màu xanh, với ngũ tạng là can.

MỘC CAM

Chứng bệnh tròng đen mắt nổi lên như hạt đậu xanh.

MỘC DỊCH

Vì khí phong mộc quá thịnh mà sinh bệnh dịch.


MỘC HỎA HÌNH KIM

Hiện tượng bệnh lý (mộc hỏa : can hỏa; kim : phế). Hỏa vượng thái quá có thể hao thương phế
kim làm cho bệnh phế nặng thêm. Xuất hiện các chứng : ho khan, đau ngực sườn, tâm phiền,
đắng miệng, mặt đỏ, thậm chí khạc ra máu.

MỘC KHẮC THỔ

Một mối quan hệ tương khắc (trong ngũ hành). Tương khắc vốn là sự chế ước trong phạm vi
chính thường. Nhưng dễ lẫn lộn giữa mộc khắc thổ và mộc thừa thổ (nghĩa của nó giống can khí
phạm vị hoặc can khí phạm tỳ).

MỘC THẬN

Chứng hòn dái kết cứng lại hoặc sưng đau.

MỘC THIỆT

Chứng lưỡi sưng to đầy tắc cả miệng cứng rắn không chuyển động được, khó nói, khó nuốt.

MỘC UẤT

Can khí uất kết.

MỘC UẤT ĐẠT CHI


(mộc uất : can khí uất gây bệnh; đạt : làm cho điều đạt thư sướng). Thí dụ : can khí uất kết gây
nên 2 bên sườn nhói đau, vùng ngực khó chịu, nôn thổ ra nước chua, ăn kém, đau bụng, ỉa chảy.
Điều trị bằng phép sơ can.

MỘC UẤT HÓA HỎA

Hiện tượng bệnh lý. Can thuộc mộc, mộc uất tức là can uất. Do can uất dẫn đến can âm suy tổn
hoặc vốn có nội nhiệt lại xuất hiện chứng trạng can hỏa nên gọi là mộc uất hóa hỏa. Biểu hiện
lâm sàng là các chứng đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, nôn ra máu, ho ra máu, thậm chí phát
cuồng.

MỘC UẤT HÓA PHONG

Hiện tượng bệnh lý. Mộc uất tức can uất. Vì can uất dẫn đến can huyết suy tổn hoặc cơ thể vốn
huyết kém lại xuất hiện triệu chứng can phong nên gọi là mộc uất hóa phong. Có các chứng
trạng : chóng mặt, tê lưỡi, run rẩy và kinh quyết...

MỘC ƯA ĐIỀU ĐẠT

Công năng của can (mộc : đại từ của can; điều đạt : điều hòa thư sướng). Lấy sự sinh phát của
loài mộc để tỷ dụ cho đặc điểm sinh lý của can. Can chủ về sơ tiết, 1 mặt sơ tiết đởm chấp để hổ
trợ sự tiêu hóa của tỳ vị. Mặt khác can và đởm còn có tác dụng thăng phát thấu tiết khiến khí cơ
toàn thân thư sướng. Do đó đặc điểm của can khí là ưa điều đạt thư sướng đã không thể quá
găng cũng không nên ức chế.

MỘC VẬN

Năm mộc khí làm chủ khí, những năm MÔN NHA
Răng cửa.

MÔNG MUỘI

Tinh thần lơ mơ mờ mịt.

đinh nhâm là thuộc về mộc vận.

MỘC VỊ

Vị trí của mộc khí trong một năm, ở vào khoảng 60 ngày trước tiết xuân.

MỘNG DI

Trong chiêm bao thấy giao hợp với phụ nữ rồi xuất tinh.

MỘNG SINH

Trẻ con sơ sinh không khóc.

MỤC BẢN

Chỗ căn bản của mắt, tức là đường mạch nối liền giữa não với mắt.

MỤC BÀO
Mi mắt.

MỤC BẤT CHUYỂN TÌNH

Mắt nhìn tròng trọc không đai đi đưa lại được, không nhắm được.

MỤC BẾ

Nhắm mắt.

MỤC CẦU

Nhãn cầu, con mắt.

MỤC CHÂU

Tròng đen mắt.

MỤC CHÍNH VIÊN

Mắt không liếc, một triệu chứng chết thường thấy trong bệnh co dật uốn ván.

MỤC CHUYỂN

Mắt nhìn vật gì cũng thấy xoay vòng, tức là hoa mắt chóng mặt.
MỤC CƯƠNG

Vành mắt, bộ phận làm chủ việc đóng mở của mí mắt.

MỤC DẠ HÔN

Mắt mở về đêm.

MỤC DƯỢNG

Toét mắt.

MỤC DƯƠNG

Mắt trương to.

MỤC Ế

Mắt kéo màng.

MỤC HẠ CƯƠNG

Vành dưới mắt.


MỤC HẠ HỮU NGỌA TẦM

Chứng sưng mi mắt. Mi mắt dưới mòng mọng, giống như con tằm nằm ngang. Thường gặp ở
bệnh nhân viêm thận.

MỤC HỆ

Đường lạc mạch của mắt thông với não.

MỤC HOÀNH THỐN

Khoảng cách từ khoé mắt trong đến khoé mắt ngoài là 1 thốn.

MỤC HÔN

Mắt mờ trông không rõ.

MỤC HUYỀN

Vành mắt.

MỤC HUYỄN

Hoa mắt.

MỤC KHỎA
Cũng là mục bào.

MỤC KHUÔNG CỐT

Xương hố mắt (phía trên là xương lông mày, phía dưới là xương gò má)

MỤC LẠN

Mắt toét.

MỤC MINH

Mắt chói sợ ánh sáng.

MỤC MUỘI

Mắt mờ trông không rõ.

MỤC NGỌ MÔN

Mắt mờ về trưa.

MỤC NGOẠI CHƯỚNG


Màng ngoài mắt.

MỤC NGOẠI TỄ

Khoé mắt ngoài.

MỤC NỘI CHƯỚNG

Màng trong mắt, nhãn mắt bị đục.

MỤC NỘI TỄ

Khoé mắt trong.

MỤC THỐNG

Đau mắt.

MỤC THŨNG

Sưng mắt.

MỤC THƯỢNG CƯƠNG

Vành trên mắt.


MỤC TỊCH HÔN

Mắt đến buổi chiều thì mờ tối.

MỤC TÌNH

Tròng mắt.

MỤC TRUNG BẤT LIỄU LIỄU

Chứng mắt lờ mờ không rõ (liễu liễu : rõ ràng, sáng sủa). Đây là chứng trạng của Dương minh
phủ nhiệt quá thịnh, tân dịch tổn thương, tà nhiệt nung nấu gây nên.

MỤC TU MINH

Mắt chói, ra ánh sáng thì sợ, nhặm không nhìn được.

MỤC VẬN

Mắt lộn tròng trắng lên.

MỤC VƯU

Bướu mắt, ở vánh mắt nổi lên cái bướu hình như cái chén vừa đỏ vừa rắn.
MỤC XÍCH

Mắt đỏ.

MỤC XIẾT

Máy mắt.

MÙI

Tức là vị, chi thứ 8 trong 12 địa chỉ về không gian tương ứng với phương tây nam, về thời gian
tương ứng với tháng 6 âm lịch, với giờ vị (từ 13 đến 15 giờ) thuộc hành thổ trong ngũ hành, chủ
về đường kinh thiếu dương chân phải.

MUỘN MẬU

Chứng bệnh mắt hoa tối xậm, trong không rõ, đồng thời có cảm giác bồn chồn vật vã, phần
nhiều do đàm thấp nhiệt độc gây nên.

MUỘN SA

Một thứ bệnh ở họng rất nặng, họng loét thối làm mủ không nuốt được, phát sốt, tinh thần rối
loạn.

MƯU PHONG
Một trong 8 thứ gió trái thường gây nên bệnh, gió từ phương tây nam đến thường xâm phạm
vào tỳ, vào cơ nhục.

MỪNG THÌ KHÍ HOÃN

Hiện tượng bệnh lý. (Khí hoãn : khí trì hoãn). Mừng khiến con người hưng phấn, tâm tình thư
sướng, khí cơ thông lợi. Nhưng nếu quá mừng thì lại khiến tinh thần người ta rời rạc, chùng
xuống, tâm khí trì hoãn, làm xuất hiện các triệu chứng : hồi hộp, mất ngủ, thậm chí thần chí thất
thường.

NÃ PHÁP

Bóp, thủ thuật trong phép xoa bóp, dùng 5 hoặc 3 ngón tay bóp vào cơ để cho khí huyết lưu
thong, mềm cơ.

NÃI TÍCH

Tích sữa, trẻ con bú sữa không tiêu hóa hết tích thành sữa.

NÃI TIỄN

Trẻ mới sinh trên đỉnh đầu hoặc 2 lòng bàn tay phát ngứa dộp trắng như ghẻ lở dần dần lan
khắp người.

NAM DƯỢC TẬP NGHIỆM QUỐC ÂM

Đời Nguyễn, Nguyễn Quang Lương (1802-1883). Các bài thuốc Nam đơn giản thường dùng.
NAM DƯỢC THẦN HIỆU

Đời Trần, Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh). Gồm 11 quyển. Trình bày 580 vị thuốc có ở Việt Nam,
3.873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng. Là 1 trong những bộ sách về y
dược sớm nhất ở nước ta.

NAM LAO PHỤC

Phụ nữ bệnh mới khỏi vì giao hợp bệnh tái phát.

NAM THIÊN ĐỨC BẢO TOÀN THƯ

Đời Nguyễn, Lê Đức Huệ (1802-1883). Trình bày 519 vị thuốc Nam, bệnh học chữa theo phép
biện chứng, dùng các bài thuốc dân tộc kết hợp với các cổ phương.

NAN HOÁN

Chứng chân tay tê dại, cử động khó khăn.

NAN NHŨ

Chỉ trẻ sơ sinh bú khó.

NAN SẢN
Trạng thái thai nhi khó lọt ra trong lúc sinh, do đường sanh hẹp, ngôi thai lệch, thai nhi quá to
hoặc tử cung co bóp yếu.

NẠN KINH

Bộ sách nêu ra và giải thích 81 điều khó hiểu trong kinh điển y học.

NANG LẬU

Bìu dái da dày cứng và rỉ nước ra.

NANG SÚC

Bìu dái săn lại.

NANG THOÁT

Bìu dái sưng loét hòn dái lòi ra.

NANG UNG

Nhọt ở bìu dái.

NAO TRÙNG BỆNH

Bệnh nhiễm giun kim.


NÃO

Não, bộ óc, là một phủ kỳ hằng, nơi hội tụ của tuỷ nên còn gọi là bể của tuỷ.

NÃO CÁI

Đầu.

NÃO CÁI CỐT

Xương sọ.

NÃO CAM

Một chứng cam trẻ con, có hiện tượng da đầu sáng căng, lở khắp cả đầu, đầu nóng như lửa, tóc
kết nhóm lại, ra mồ hôi khắp người, thóp thở không kín, bú nhiều, nằm thì úp mặt xuống.

NÃO CAO

Ráy tai.

NÃO CHẨM THỐNG

Đau vùng chẩm.


NÃO CHUYỂN

chóng mặt thấy vật chuyển động quay vòng như nói : bể tủy không đủ, thì não chuyển tai ù.

NÃO CHƯNG

Đầu choáng váng và nóng trong đầu.

NÃO ĐỊNH PHONG

Trẻ con khi ốm hay lắc đầu.

NÃO HẬU

Vùng sau não.

NÃO HẬU CỐT

Xương chẩm.

NÃO HẬU PHÁT

Nhọt sau gáy.

NÃO HẬU SA
Buốt óc nhức đầu không chịu được vì phong tà xâm vào não.

NÃO HUYỄN NHĨ MINH

Chóng mặt và ù tai.

NÃO LẬU

Còn gọi là Não băng, Tỵ uyên, là một loại viêm xoang nặng, mũi cứ chảy ra nước vàng mùi
thối, mà đau.

NÃO NỤC

Máu ở mũi chảy ra nhiều.

NÃO PHÁT

Nhọt mọc ở dưới xương chẩm chỗ huyệt phong phủ.

NÃO PHONG

Phong tà từ huyệt phong phủ vào não thành ra não phong. Đau đầu do cảm phong, có đặc điểm
là đau đầu dữ dội, đau xuyên đến chân răng và má, lưng gáy lạnh, có cảm giác lạnh và vùng
chẩm, gáy và lưng, sợ gió.
NÃO PHÙNG

Đường khớp của xương đầu ở chỗ thóp thở.

NÃO THƯ

Nhọt ở chính giữa gáy, đối xứng với miệng, nên cũng gọi là Đối khẩu thư.

NÃO THƯỚC

Đinh nhọt mọc ở chỗ huyệt phong phủ lúc đầu bằng hạt tiêu cứng rắn tím đen, dần dần sưng to,
lan từ đinh đầu xuống, đến huyệt Đại chùy, trông như môi bò, da loét dần, thường xuyên chảy
nước.

NÃO THƯƠNG

Não bị tổn thương do bị ngã bị đánh có hiện tượng choáng đầu nôn mửa không đứng dậy được.

NÃO TỬ

Bộ não.

NÁO CỐT

Xương quay.

NẠP KHÍ
Làm cho thâu nạp được khí, tức là bổ thận nạp khí.

NẠP NGAI (NGỐC)

Chỉ chứng ăn không ngon miệng, thường do trung khí hư thấp và ứ trệ.

NẠP NGỐC

Công năng thu nạp thức ăn của Vị bị trở ngại, ăn uống không ngon, tiêu hóa không tốt.

NẶC SANG

Chứng bệnh âm bộ có trùng, ngứa rất khó chịu, lâu ngày thì lở loét, loét sâu vào trong đau nhức,
nước thối chảy ra đầm đìa, miệng khô, phát sốt, người gầy kém ăn ho đờm, thường có thể chết,
nguyên nhân là vì giận giữ tà hỏa uất kết mà sinh ra.

NÃO XUẤT HUYẾT

Chảy máu não.

NĂNG CẬN KHIẾP VIỄN

Chứng cận thị chứng nhìn gần mới thấy rõ.

NĂNG VIỄN KHIẾP CẬN


Chứng viễn thị chứng nhìn xa thì rõ mà nhìn gần thì không rõ.

NGA CHƯỞNG PHONG

Chứng lở lóng bàn tay, lúc đầu nổi những bọng nước, ngứa gãi, về sau sùi vẩy, lâu ngày thì da
dày ra sần sùi, đến mùa đông thì nứt nẻ, đau nhức.

NGA KHẨU SANG

Trẻ mới sinh, họng lở loét, lưỡi nổi tia trắng, miệng lưỡi đau nhức, dần dần tưa lưỡi lan ra khắp
miệng, miệng trắng như miệng con ngỗng.

NGẠC CỐT

Xương trán.

NGẠCH GIÁC

Góc trán.

NGẠCH HÃN

Mồ hôi trán.

NGẠCH LÔ
Trán.

NGẠCH PHÁT

Nhọt ở trán (cũng gọi là ngạch thư).

NGẠCH PHONG SA

Chứng đau ở trán mà đầu không ngửa lên được, do phong tà xâm nhập vào trán.

NGẢI CHÚ

Mồi ngải để cứu.

NGẢI CỨU

Dùng ngải để cứu.

NGẢI NHUNG

Lá ngải cứu khô tuốt bỏ hết cuống lá, gân lá, vò mịn như nhung, dùng làm mồi ngải để cứu.

NGẠI SẢN
Đẻ bị trở ngại, thai thuận chiều đã ló đầu ra mà không xuống được ( có thể do hẹp khung chậu).

NGÂN

Lợi răng (cũng gọi là chân răng).

NGÂN TUYÊN

Lợi răng hủ nát, lâu, săn lại, làm cho răng lồi ra.

NGẬT ĐÁP

Chứng toàn thân nổi sần sùi sau mấy năm không chữa khỏi thì sẽ vỡ thành từng lỗ, rồi huyết ra
mà chết.

NGẪU CHẾ

Cách lập phương thuốc bằng số chẵn.

NGẪU PHƯƠNG

Có 3 nghĩa :

1. Phương thuốc chỉ dùng 2 vị phối hợp với nhau.

2. Số vị thuốc trong phương là số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10 vị.


3. Đem 2 cổ phương hợp lại thành 1 phương.

NGẪU THÍCH

1 cách châm để chữa đau tim ngực nhằm đúng chỗ đau ở trong, châm xiên 1 kim ở phía sau
lưng, 1 kim ở phía trước, ngực (không châm thẳng và sâu là để khỏi đụng chạm vào nội tạng).

NGHỊCH CHỨNG

Những trường hợp bệnh không phát triển theo quy luật, bỗng nhiên trở nên nặng có xu thế ác
hóa.

NGHỊCH KHÍ

Khí ở dưới đưa ngược lên.

NGHỊCH KINH

Mỗi khi hành kinh thì sinh chứng chảy máu mũi, hoặc nôn ra máu (cũng gọi là đảo kinh).

NGHỊCH LƯU VÃN CHU

Phương pháp chữa bệnh lỵ có biểu chứng. Đầu tiên bị bệnh lỵ có trường hợp xuất hiện biểu
chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu, đau mình, không mồ hôi. Cho uống nhân sâm bại độc tán
(khương hoạt, sài hồ, tiền hồ). Cổ nhân cho rằng tà độc bệnh lỵ vốn là từ biểu vào lý, dùng bài
thuốc này khiến cho tà độc từ lý ra biểu, giống như k1p thuyền ngược dòng nước (nghịch lưu
vãn chu). Hiện nay người ta cho bài thuốc này cay ấm thơm ráo, thích hợp loại ngoại cảm kèm
thấp, nhưng bệnh lý đa số là thấp nhiệt dùng bài thuốc này không thích hợp hoàn toàn cho nên
thường dùng chung với các loại thuốc giải biểu và đạo trệ và thuốc thanh lợi thấp nhiệt.

NGHỊCH PHONG

1 thứ bệnh phong ở chân, thịt lồi ra như hạt đào hạt mận.

NGHỊCH QUYẾT

Lạnh buốt từ đầu chi đến khuỷu tay đầu gối.

NGHỊCH SẢN

Đẻ ngược.

NGHỊCH TRỊ

Dùng thuốc có tính trái ngược với bệnh để chữa, như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt
dùng thuốc hàn, bệnh hư dùng thuốc bổ, bệnh thực dùng thuốc công, cũng gọi là “chính trị”.

NGHỊCH TRUYỀN

Bệnh truyền biến không đúng quy luật.

NGHỊCH TRUYỀN TÂM BAO


Quy luật truyền biến trong ôn bệnh. Nói chung quy luật truyền biến của ôn bệnh là từ vệ đến
khí, từ doanh đến huyết. Nếu như bệnh tà nặng hơn, ngay từ lúc phát bệnh đã nghiêm trọng,
biến hóa nhanh, không theo thứ tự truyền biến mà từ vệ phần (phế) đột nhiên hãm ngay vào
doanh phận (tâm bao) xuất hiện chứng trạng của trung khu thần kinh như hôn mê, nói nhảm...
gọi là nghịch truyền tâm bao.

NGHỊCH TỨ THỜI

Mạch không hợp với mùa, như mùa xuân mùa hạ mạch nên phù hồng mà lại trầm vi, mùa đông
mùa thu mạch nên trầm vi mà lại phù đại.

NGHỊCH TỨC

Hơi thở đưa ngược lên, thở dồn lên.

NGHIỆM PHƯƠNG

Phương thuốc kinh nghiệm.

NGHINH TÙY BỔ TẢ

1 thủ thuật châm đưa mũi kim vào thuận theo chiều đi của đường kinh gọi là “tùy”, tức là phép
bổ, đưa mũi kim vào ngược với chiều đi của đường kinh gọi là “nghinh” tức là phép tả.

NGỌ
Chi thứ 7 trong 12 địa chi; tương ứng với hành hỏa trong ngũ hành, với phương Nam, với tháng
năm âm lịch, với giờ ngọ (từ 11 đến 1 giờ trưa) chủ về kinh Thái dương bên chân phải.

NGỌ DẠ

Lúc nửa đêm, giờ tý.

NGỌ HẬU KHÁI

Chứng ho về buổi chiều, có đờm đen dính đặc.

NGỌ SÚC

Trẻ con lên cơn sốt giật phát vào từ khoảng 12 giờ trưa đến 16 giờ.

NGỌ TIỀN KHÁI

Chứng ho về buổi sáng, có đờm vàng đặc dính.

NGỌA CHÂM

Châm ngang mũi kim vào da, thân kim để nằm trên da.

NGOẠI BỘ

Bộ phận ngoài, tức là lục phủ.


NGOẠI CÁCH

Khí dương ngăn cách ở ngoài, khí âm ở trong không thông ra được.

NGOẠI CAM

Bệnh cam phát ra ở ngoài, như cam mũi, cam răng, cam mắt...

NGOẠI CẢM

Bệnh do tà khí ở ngoài xâm phạm vào cơ thể.

NGOẠI CHÚ CÁN

Lở da ngoài dương vật.

NGOẠI CHỨNG

1. Những triệu chứng bệnh xuất hiện ra ở phần ngoài, như mụn nhọt tràng nhạc.

2. Nói chung về bệnh ngoại khoa.

NGOẠI CHƯỚNG
Màng ở ngoài mắt.

NGOẠI ĐÀI BÍ YẾU

752, Vương Đào, đời Đường, Trung Quốc. Gồm 40 quyển. Sưu tập các tác phẩm y dược học
nổi tiếng từ đời Đường trở về trước, soạn thành 1104 môn, hơn 6.000 phương thuốc, Là 1 tác
phẩm Trung y trọng yếu.

NGOẠI HÀN

1. Hàn tà xâm phạm vào phần kinh dương.

2. Khí dương hư suy ở trong làm cho người dễ bị lạnh, dễ bị cảm mạo.

NGOẠI KHOA

Khoa chuyên chữa những bệnh ở phần ngoài cơ thể.

NGOẠI KHOA BỔ PHÁP

Một trong 3 phép lớn dùng thuốc uống trong để chữa mụn nhọt thuộc ngoại khoa. Phương pháp
này dùng thuốc bổ ích, giúp đỡ chính khí, thúc đẩy mọc thịt non, khiến mụn nhọt sớm liền
miệng, thích hợp với chứng bệnh mụn nhọt ở giai đoạn cuối, hỏa độc đã tiêu, thân thể hư yếu...

1. Điều bổ khí huyết : người bệnh khí hư huyết thiếu, sau khi mụn nhọt đã vỡ mà không liền
miệng, nước mủ trong loãng, tinh thần mỏi mệt, mạch hư. Có thể cho uống Bát trân thang (sâm,
truật, linh, thảo, khung, quy, sinh, thược).
2. Trợ dương : người bệnh dương khí bất túc, sau khi nhọt vỡ, sắc màu ở nhọt sạm đen, thịt non
khó phát triển, đại tiện loãng, tiểu tiện nhiều lần, chân tay mát tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhạt, rêu
lưỡi mỏng, mạch vi tế. Có thể cho uống Bát vị địa hoàng hoàn (thục, thù, hoài, đan bì, linh,
trạch, quế, phụ).

3. Bổ âm : người bệnh thể chất âm hư, mụn nhọt vô luận đã vỡ hay chưa vỡ, thân thể gầy còm,
sắc da tiều tụy, miệng khô họng ráo, chóng mặt ù tai, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác. Có thể dùng
Lục vị đạo hoàng hoàn (tức Bát vị đạo hoàng hoàn bỏ quế, phụ).

Mụn nhọt có trường hợp khí huyết đều hư, âm dương đều tổn thương, khi dùng phép bổ ích có
thể căn cứ vào tình hình bệnh mà vận dụng cho linh hoạt.

NGOẠI KHOA LÝ LỆ

1531, Uông Cơ (Thạch Sơn), đời Đường, Trung Quốc. Gồm 7 quyển, chia ra 154 môn với 165
phương thuốc. Chủ trương phải căn cứ vào tình trạng bên trong của cơ thể rồi mới được chữa
bệnh ở bên ngoài.

NGOẠI KHÓA

Mắt cá chân ngoài.

NGOẠI KINH

Đường kinh mạch đi ở phần ngoài cơ thể.

NGOẠI LIÊM
Phía ngoài bắp tay bắp chân.

NGOẠI LIÊM SANG

Lở ở phía ngoài bắp chân.

NGOẠI NHÂN

Nguyên nhân bên ngoài vào cơ thể gây nên bệnh.

NGOẠI NHIỆT

Nóng ở phần ngoài cơ thể.

NGOẠI PHONG

Ngoại cảm phong tà.

NGOẠI PHỤ CỐT

Lồi cầu ngoài, đầu dưới xương đùi và đầu xương chày.

NGOẠI PHỦ
Phủ tam tiêu.

NGOẠI QUAN

1. Đường biệt lạc của kinh tam tiêu.

2. Huyệt ngoại quan.

NGOẠI QUAN NỘI CÁCH

Dương đóng lại ở ngoài không vào được, âm ở trong bị ngăn cách không ra được, âm dương
không giao hòa được với nhau.

NGOẠI TÀ

Tà khí bên ngoài vào cơ thể gây nên bệnh.

NGOẠI TAM DƯƠNG

3 kinh dương ở phần ngoài.

NGOẠI TỄ

Khoé mắt ngoài.

NGOẠI THẬN
Hòn dái.

NGOẠI THẤP

Thấp tà bên ngoài cơ thể gây nên bệnh.

NGOẠI TRỊ

Ngoại trị. Cách chữa ngoài, như chườm, đắp, dán, xoa, bóp.

NGOẠI TRĨ

Trĩ ở ngoài hậu môn (Trĩ ngoại).

NGOẠI TÝ

Đuôi con mắt (bộ phận mi mắt trên, mi mắt dưới tiếp giáp với má).

NGOẠI UNG

Nhọt ở phần ngoài thân thể.

NGOẠI ỦNG
Ủng tắc ở phần ngoài, khi bị va vấp khí huyết ủng tắc lại.

NGOẠI VINH

Sự tươi tốt biểu hiện ra ở ngoài.

NGOẠI XUY NHŨ

Nhọt ở vú trong thời kỳ còn cho con bú,

NGOAN ĐÀM

Đờm đặc quánh lâu ngày.

NGOAN MA

Tê dại lâu ngày không hết.

NGOAN PHONG

Bệnh hủi không biết đau tê ngứa.

NGOAN TIỀN

Bệnh lở sần sùi như da trâu ở phía nửa trên người, lâu năm không khỏi, cào gãi không biết đau.
NGỌC CHẨM CỐT

Xương chẩm, xương ở phía sau đầu.

NGỌC ĐỈNH THƯ

Nhọt phát ở chỗ huyệt Bách hội.

NGỌC ĐƯỜNG

1. Huyệt Ngọc đường.

2. Hàm ếch, màn hầu.

NGỌC HÀNH

Dương vật.

NGỌC MÔN

Cửa mình.

NGỌC TUYỀN
Nước bọt.

NGÔ ĐƯỜNG (CÚC THÔNG)

1736-1820, đời Thanh, Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng của Diệp Quế và Tiết Tuyết, ông biên
soạn Ôn bệnh điều biện, phân biệt nguồn gây bệnh thương hàn và ôn bệnh, đề xuất luận điểm
gốc của thương hàn là thủy, gốc của ôn bệnh là hỏa, qua đó sáng lập đại pháp chữa ôn bệnh
bằng thanh nhiệt dưỡng âm, mặt khác lại chia tạng phủ phụ thuộc vào tam tiêu là vị trí bệnh cơ
của bệnh ôn nhiệt.

NGÔ HỮU TĨNH (HỰU KHẢ)

1641-?, đời Minh, Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng của Lưu Hoàn Tố, ông biên soạn Ôn dịch luận,
bàn về bệnh ôn dịch không giống loại ngoại cảm nói chung, tà khí truyền qua miệng mũi, đặc
điểm truyền biến có chia biểu lý, có sự khác nhau từ biểu vào lý so với bệnh thương hàn.

NGỘ DƯỢC

Uống lầm thuốc.

NGỘ HẠ

Uống lầm thuốc xổ hạ.

NGỘ HÃN

Uống lầm thuốc phát hãn.


NGỘ TRỊ

Chữa sai làm cho bệnh nặng thêm.

NGŨ ANH

5 loại bướu : cân anh, huyết anh, nhục anh, khí anh, thạch anh.

NGŨ ÂM

5 thứ âm thanh, cung, thương, giốc, chủy, vũ.

NGŨ ẨM

5 chứng ẩm, đàm ẩm, huyền ẩm, dật ẩm, chi ẩm, phục ẩm.

NGŨ BẠI

5 chứng bại : có 2 thuyết.

a. 1. Tâm bại : tay chân phù không có đường vân.

2. Phế bại : môi quăn đen không có đường vân.


3. Can bại : mặt đen có mụn lở.

4. Thận bại : âm hộ bìu dái thun vào dương vật sưng.

5. Tỳ bại : Phù thũng, rốn lồi ra.

b. 1. Tâm bại : Nói mê không có mạch lạc thứ tự.

2. Phế bại : không nói được, khí đưa lên gấp.

3. Tỳ bại : Thịt gầy róc hết.

4. Can bại : gân xương rất đau nhức.

5. Thận bại : ỉa chảy không cầm được.

NGŨ BĂNG

5 chứng băng huyết, huyết ra với 5 màu khác nhau, xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

NGŨ BẤT NAM

Nam giới mà không có năng lực giới tính, gồm 5 loại :

1. “Thiên” : sinh ra không có dương vật.


2. “Lậu” : Tinh dịch tự tiết ra luôn.

3. “Kiện” : có dương vật nhưng ngắn cụt.

4. “Khiếp” : dương vật không cử lên được.

5. “Biến” : ái nam, ái nữ.

NGŨ BẤT NỮ

Nữ giới mà không có năng lực của giới tính, gồm 5 loại :

1. “Loa” : âm hộ xoắn trôn ốc.

2. “Văn” : âm hộ nhỏ lỗ.

3. “Cổ” : âm hộ bít lại như không có lỗ.

4. “Mạch” : suốt đời kinh mạch không điều hòa.

5. “Giác” : trong âm hộ lồi ra như cái sừng.

NGŨ BỆNH
Bệnh của 5 tạng : bệnh tâm sinh hay ợ, bệnh phế sinh hay ho, bệnh tỳ sinh hay nuốt, bệnh thận
sinh hay ngáp, bệnh can sinh hay nói. Lại có thuyết khác : bệnh vị sinh hay oẹ hay ợ, bệnh đại
trường hay sinh ỉa chảy, bệnh ở hạ tiêu hay sinh thủy thũng, bệnh bàng quang hay sinh bí đái
hoặc són đái, bệnh đởm hay dễ sinh tức giận.

NGŨ BIẾN

1. Sự vận động biến hóa khác nhau của ngũ tạng.

2. Sự thay đổi vị trí của ngũ hành, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, theo không gian và thời gian.

NGŨ BỘ

5 bộ phận ở phần ngoài thân thể quan hệ với tạng :

1. Chỗ huyệt Phục thố.

2. Chỗ bắp chân.

3. Vùng trên lưng.

4. Chỗ các huyệt du của ngũ tạng.

5. Sau gáy, những chỗ này mà mọc mụn nhọt thì có thể nguy hiểm.

NGŨ CAM
5 loại hình của bệnh cam trẻ em, tâm can, can cam, tỳ cam, phế cam, thận cam.

NGŨ CANH KHÁI

Ho lúc mờ sáng.

NGŨ CANH TIẾT

Ỉa chảy lúc mờ sáng.

NGŨ CẤM

5 sự kiêng kỵ về thức ăn : có 2 thuyết :

a. Bệnh can kiêng ăn cay, bệnh tâm kiêng ăn mặn, bệnh tỳ kiêng ăn chua, bệnh thận kiêng ăn
ngọt, bệnh phế kiêng ăn đắng.

b. Bệnh khí kiêng ăn nhiều vị cay, bệnh huyết kiêng ăn nhiều vị mặn, bệnh xương kiêng ăn
nhiều vị đắng, bệnh thịt kiêng ăn nhiều vị ngọt, bệnh gân kiêng ăn nhiều vị chua.

NGŨ CẦM HÍ

Phương pháp chữa bệnh bằng thể dục cổ đại. Dựa vào tư tưởng “cối cửa không mọt, nước chảy
không hôi” của Hoa Đà, đã mô phỏng các hình thái vận động uyển chuyển của các loài vật (hổ,
báo, gấu, vượn, chim...) mà luyện tập cơ thể nhằm làm cho gân xương hoạt động, khí huyết lưu
thông, tăng cường sức khỏe (vì là mô phỏng dáng dấp động tác của 5 loại động vật nên gọi là
ngũ cầm hí).

NGŨ CHÍ

5 lần đập, mỗi lần thở ra thở vào mạch đập 5 lần.

NGŨ CHÍ

5 tình chí của 5 tạng, can : giận dữ, tâm : vui mừng, tỳ : suy nghĩ, phế : lo buồn, thận : khiếp sợ.

NGŨ CHÍ HÓA HỎA

Tình trạng bệnh lý. Hoạt động của 5 loại tình chí mừng, giận, lo, nghĩ, sợ mất điều hòa dẫn đến
cơ năng bệnh lý cang tiến. Hoạt động của tình chí và khí có quan hệ mật thiết, khi hoạt động
tinh thần quá mức hưng phấn hoặc ức chế sẽ dẫn tới cơ năng rối loạn, chân âm của tạng phủ
khuy tổn, xuất hiện các chứng trạng : phiền táo, dễ cáu giận, choáng váng, mất ngủ, miệng
đắng, sườn đau hoặc suyễn khái, thổ huyết... (đều là biểu hiện thuộc hỏa gây nên).

NGŨ CHÍ QUÁ CỰC

Tình trạng bệnh lý. Ngũ chí (mừng, giận, lo, nghĩ, sợ) là 5 loại tình chí, nói rộng ra là chỉ các
hoạt động về tinh thần. Khi những hoạt động ấy quá căng thẳng, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của
tạng phủ khí huyết, trở thành những nguyên nhân gây nên bệnh.

NGŨ CHƯNG

5 chứng nóng từ trong : cốt chưng, mạch chưng, bì chưng, nhục chưng, nội chưng.
NGŨ CỐC

Ngũ cốc, 5 loại hạt thực phẩm. Có nhiều cách giải thích khác nhau. Vương Băng (chú giải trong
Tạng khí pháp thời luận, TV] : gạo tẻ, tiểu đậu, đại đậu, hoàng mễ (trong đó tiểu đậu có nhiều
loại)

NGŨ DỊCH

5 thứ dịch : mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước bọt, nước dãi.

NGŨ DU HUYỆT

5 huyệt du của mỗi đường kinh chính, tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.

NGŨ DƯỢC

5 loại thuốc : thảo, mộc, thạch, ngũ cốc, côn trùng.

NGŨ DƯƠNG

Phần dương của 5 tạng.

NGŨ ĐÀM

5 thứ đờm, thấp đờm, táo đờm, phong đờm, nhiệt đờm, hàn đờm.
NGŨ ĐOẠT

5 thứ mất :

1. Gầy róc thịt.

2. Mất máu nhiều.

3. Mồ hôi nhiều.

4. Ỉa chảy nhiều.

5. Khi đẻ ra máu nhiều.

NGŨ GIẢN

5 chứng động kinh : mã giản, trư giản, dương giản, ngưu giản, kê giản.

NGŨ HÀNH

1 học thuyết giải thích về các mối quan hệ bình thường và khác thường giữa các sự vật trong vũ
trụ, lấy đặc tính của 5 thứ vật chất chung nhất là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ làm cơ sở để trình bày
nội dung của các mối quan hệ.

NGŨ HÓA
5 bước trong quá trình sinh hóa, tức là sinh, trưởng, hóa, thu, tàng. Như trong 1 năm thì mùa
xuân : sinh, mùa hạ : trưởng, mùa trưởng hạ : hóa, mùa thu : thu, mùa đông : tàng, tất cả mọi
sinh vật đều phải qua 5 bước này.

NGŨ HỎA

5 thứ hỏa của ngũ tạng : tâm hỏa, can hỏa, tỳ hỏa (cũng là vị hỏa), phế hỏa, thận hỏa.

NGŨ HƯ

1. 5 hiện tượng hư, do chính khí suy yếu : mạch nhỏ yếu, da lạnh, thở nhỏ yếu, đại tiểu tiện đi
luôn, không ăn uống được.

2. 5 tạng hư suy (tâm, can, tỳ, phế, thận).

NGŨ HỮU DƯ, NGŨ BẤT TÚC

5 loại hữu dư hoặc bất túc (thần, khí, huyết, hình, chi) dựa trên lý luận học thuyết tạng tượng
như tâm tàng thần, phế tàng khí, can tàng huyết, tỳ tàng nhục, thận tàng chí. 5 loại này thực ra
chỉ là loại tà khí hữu dư, thuộc thực chứng, bất túc là tinh khí bất túc, thuộc hư chứng. Trên lâm
sàng biểu hiện :

1. Thần hữu dư : hay cười, cười mãi; bất túc : buồn rầu.

2. Khí hữu dư : suyễn nghịch thượng khí; bất túc : khó thở, đoản hơi.
3. Hình hữu dư : bụng trướng, nhị tiện không thông lợi, bất túc : tứ chi vận động khó khăn.

4. Chí hữu dư : bụng trướng, ỉa chảy; bất túc : tứ chi quyết lạnh.

5. Huyết hữu dư : hay cáu giận; bất túc : sợ hãi.

NGŨ KHÍ

1. Khí trong không gian là : hôi, khét, thơm, tanh, thối.

2. 5 khí vận hành trong không gian thay nhau làm chủ trong từng thời gian : kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ (vận khí).

3. Khí từ ngũ tạng hóa sinh ra tức là : vui mừng, giận dữ, lo buồn, suy nghĩ, khiếp sợ.

NGŨ KINH

Kinh mạch của 5 tạng.

NGŨ LAO

1. Bệnh lao tổn của 5 tạng : tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao.

2. Trông lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân.

NGŨ LAO SỞ THƯƠNG


5 loại mệt nhọc gây tổn thương cơ thể. Do mệt nhọc trác táng quá đáng làm cho hoạt động của
khí huyết, gân cốt mất điều hòa, dẫn đến 5 loại tổn thương, như : “nhìn lâu hại huyết, nằm lâu
hại khí, ngồi lâu hại nhục, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân, gọi là ngũ lao sở thương [Tuyên
minh ngũ khí, TV].

NGŨ LÂM

5 thứ bệnh lâm (đái buốt, đái dắt) lao lâm, huyết lâm, nhiệt lâm, khí lâm, thạch lâm.

NGŨ LOẠN

Chính khí của ngũ tạng rối loạn.

NGŨ LUÂN

5 bộ phận ở mắt là : Nhục luân (mí mắt trên và dưới) huyết luân (khoé mắt trong và ngoài) khí
luân (tròng trắng) phong luân (tròng đen) thủy phân (con ngươi).

NGŨ MẠCH

5 mạch của 5 tạng.

NGŨ NGẠNH

5 hiện tượng cứng, có 2 thuyết :


a. 1. Đầu cứng ngẩng lên.

2. Hơi thở nghẹn tắc.

3. Lòng bàn tay bàn chân rắn.

4. Miệng chúm lại.

5. Thịt rắn lại.

b. 1. Đầu gáy cứng đờ không cúi ngẩng được.

2. Mặt xanh hơi thở lạnh, ngực tức.

3. Bụng to nổi gân xanh.

4. Da thịt cứng rắn.

5. Chân tay tê dại, cấu không biết đau.

NGŨ NGHI

5 loại thực phẩm (như gạo, thịt, quả, rau...) thích hợp với bệnh của ngũ tạng. Như bệnh tỳ nên
ăn truật mễ, thịt bò, táo, rau quì; bệnh tâm nên ăn lúa mạch, thịt dê, quả hạnh, củ kiệu (giới);
bệnh thận nên ăn đại đậu, hoàng quyến, thịt lợn, gạo, rau hoắc; bệnh can nên ăn vừng, thịt chó,
quả mận, rau hẹ; bệnh phế nên ăn hoàng tinh, thịt gà, quả đào, hành củ...
Lý luận ngũ nghi gần với học thuyết ngũ hành, có 1 số điểm hợp lý, nhưng phần lớn là gò bó,
khiên cưỡng.

NGŨ NGHỊCH

5 chứng nghịch, có 3 thuyết :

a. 1. Bụng đầy, mình nóng, mạch đại (to).

2. Bụng đầy.

NGŨ NHUYỄN

Trẻ em phát triển không tốt biểu hiện năm chứng mềm (nhũn) như mềm đầu, mềm cổ, mềm
chân tay, mềm cơ nhục và mềm yếu miệng.

NGŨ PHỦ

Tức tiểu tràng, đại tràng, đởm, vị và bàng quang, có tương hợp với ngũ tạng.

NGŨ QUẢ

Năm loại quả gồm có táo, mô (hạnh), dẻ, mận, đào.

NGŨ QUAN
Năm giác quan như mắt, mũi, môi, lưỡi và tai có liên hệ mật thiết với ngũ tạng.

NGŨ TẠNG

Năm tạng gồm có tâm, can, tỳ, phế, thận, mỗi một tạng coi như là một đơn vị chức năng, tuy có
liên quan đến vị trí giải phẫu về mặt khái niệm chung nhưng không hoàn toàn như các tạng phủ
trong tây y về mặt chức năng, sinh lý cũng như trạng thái bệnh lý.

NGŨ TẠNG HOÁ DỊCH

Chất dịch tiết ra từ năm tạng như mồ hôi từ tâm, nước mũi từ phế, nước mắt từ can, nước giải
(diên) từ tỳ, nước miếng (thoá) từ thận. Các chất dịch tiết ra không bình thường phản ảnh tình
trạng của ngũ tạng.

NGŨ TẠNG LỤC PHỦ KHÁI

Thông thường bệnh của các tạng phủ có thể ảnh hưởng đến phé gây ho. Mặt khác ho lâu ngày
cũng tác động đến chức năng các tạng phủ khác.

NGŨ TẠNG SỞ CHỦ

Chỉ sự quan hệ giữa ngũ tạng với các tổ chức cơ quan khác trong cơ thể như tâm chủ mạch, phế
chủ bì, can chủ cân, thận chủ cốt, tỷ chủ nhục (thịt).

NGŨ TẠNG SỞ Ố
Là đặc điểm sinh lý của ngũ tạng, như tâm ố nhiệt, phế ố hàn, can ố phong, tỳ ố thấp, thận ố táo.

NGŨ TẠNG SỞ TÀNG

Tâm tàng thần, can tàng hồn, tỳ tàn ý, phế tàng phách, thận tàng chí; nói lên tinh khí của ngũ
tạng là cơ sở vật chất của sự hoạt động tinh thần của con người. Chức năng hoạt động của ngũ
tạng bị rối loạn cũng ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần.

NGŨ TẠNG TÝ

Chứng tý lâu ngày không khỏi lại cảm phải phong, hàn, thấp, tà gây tổn thương ngũ tạng sinh ra
các hội chứng bệnh như can tý, tâm tý, thận tý, tỳ tý, phế tý.

NGŨ TÂM PHIỀN NHIỆT

Chỉ trạng thái bệnh có cảm giác nóng hai lòng bàn tay chân và vùng ngực (mỗm ức), phần lớn
do âm hư hoả vượng, dư nhiệt ở thời kỳ hồi phục bệnh nhiễm, hoặc do hoảtà uất bên trong cơ
thể.

NGŨ TẨU

Ý nói ngũ vị đi vào bộ phận hoặc tạng phủ nào. Ví dụ vị chua đi vào cân (gân), vị mặn đi vào
xương v v..., vị chua đi vào can trước, vị đắng đi vào tâm trước….

NGŨ THANH

Năm loại tiếng la, cười, hát, hét, rên rĩ.


NGŨ THẬP ĐỘNG THƯỜNG QUY

Bắt mạch ngày xưa phải bắt tối thiểu năm chục lần mạch đập mới xác định được tính chất
mạch.

NGŨ THŨNG ÁC HẬU

Năm chứng phù có tiên lượng xấu bao gồm ngũ tâm phù (phù ngực và lòng bàn tay chân) phù
vùng huyệt nhân trung, phù lưỡi, phù từ gối đến chân và phù dương vật.

NGŨ THUỶ

Tức năm loại phù có tâm phù, can phù, tuỳ phù, phế phù và thận phù.

NGŨ THỰC

Hội chứng thực của năm tạng thường là biểu hiện bệnh lý của chứng thực nhiệt.

NGŨ THƯỜNG

Tức chỉ năm loại vật chất mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ vận hành bình thường.

NGŨ TÍCH

Chỉ chứng bệnh có khối u trong bụng hoặc ngực.


NGŨ TIẾT

Chỉ năm loại tiết tả gồm San tiết (phân nhiều chất không tiêu), Đường tiết (phân lỏng), Vụ tiết
(phân như cứt vịt), Nhu tiết (phân nhiều nước), Hoạt tiết (tiêu không cầm được).

NGŨ TRÌ

Chỉ năm chứng chậm phát triển ở trẻ em như chậm biết đứng, chậm biết đi, chậm biết nói, chậm
mọc tóc và chậm mọc răng.

NGŨ TRUNG

Tức ngũ phủ.

NGŨ SẮC

Năm màu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, đen, có liên quan với năm tạng (ví dụ sắc xanh thuộc can,
đỏ thuộc tâm, vàng thuộc tỳ, trắng thuộc kim, đen thuộc thận). Do đó mà sự quan sát màu sắc
cũng giúp cho chẩn đoán, tức nhiên cần kết hợp với các triệu chứng lâm sàng khác.

NGŨ SẮC CHẨN

Là một nội dung của vọng chẩn, phân tích và chẩn đoán bệnh tình căn cứ vào sự thay đổi màu
sắc của mặt, như sắc xanh bệnh thuộc can, sắc đỏ thuộc tâm, sắc vàng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng
bệnh thuộc phế, sắc đen bệnh thuộc thận, (tức nhiên cũng chỉ để tham khảo, xác định chẩn đoán
cần có sự phối hợp với các triệu chứng khác…)
NGŨ SẮC ĐÁI HẠ

Chứng huyết trắng có nhiều màu sắc do thấp nhiệt tà ứ trệ ở hạ tiêu gây sự rối loạn chức năng
của các mạch xung, nhâm, đái.

NGŨ SẮC LỴ

Chứng lỵ phân có nhiều màu sắc.

NGŨ SẮC NGŨ VỊ SỞ NHẬP

Y học cổ truyền dựa theo học thuyết ngũ hành mà quy nạp ngũ sắc và ngũ vị vào ngũ tạng
tương ứng, ví dụ như sắc xanh và chua thuộc mộc, nhập vào túc quyết âm can và túc thiếu
dương đởm, đó cũng là nội dung học thuyết quy kinh.

NGŨ VẬN LỤC KHÍ

Ngũ vận là sự vận hành của năm yếu tố(mộc, hoả, thổ, kim, thỷ,),

Lục khí là sự thay đổi của sáu trạng thái khí hậu (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Trong yhct, lý
luận ngũ vận lục khí dùng để giải thích sự quan hệ giữa sự thay đổi thời tiết và bệnh tật phát
sinh.

NGŨ VỊ SỞ CẤM

Ý nói tạng phủ mắc bệnh cần kiêng cử đối với vị thuốc không thích hợp; ví vụ vị cay là chóng
chỉ định đối với bệnh của can.
NGŨ VỊ SỞ NHẬP

Do ngũ vị có liên quan đến ngũ tạng mà thuốc có vị khác nhau tác dụng lên tạng phủ là có chọn
lọc như thuốc có vị chua có thể trị được bệnh của can hoặc dùng làm thuốc dẫn dược vào tạng
can.

NGŨ VỊ SỞ THƯƠNG

Năm vị của thuốc: ăn quá nhiều có thể gây tổn thương cho da, thịt, gân, xương, mạch.

NGŨ VỊ THIÊN THỊ

Thích dùng lâu ngày một vị nào đó (cay, ngọt, chua, đắng, mặn,) hoặc nghiện một loại thức ăn
nên nó trở thành nguyên nhân gây bệnh.

NGUYÊN ÂM

Cũng là thận âm (xem thận âm).

NGUYÊN KHÍ

Là nguồn năng lượng hoạt động của sinh bệnh, bao gồm khí của nguyên âm và nguyên dương.
Nguyên khí do tinh tiên nhiên tạo nên và nhờ tinh chất hậu thiên của thức ăn nuôi dưõng để
tiếp tục tồn tại và phát triển.

NGUYÊN KHÍ HƯ NHƯỢC


Do nguyên âm dương bất túc gây nên chức năng tạng phủ giảm sút.

NHA

Răng gắn vào xương hàm, dùng để nhai, răng mọc và bệnh lý của răng có liên hoan mật thiết
với chức năng của thận.

NHA CAM

Cam răng. Lúc đầu miệng thối, răng đen dần, lợi răng loét, máu mủ chảy ra.

NHAM

Chỉ ung thư ác tính, hòn cục gồ ghề, bờ không rõ, cứng như đá không di động, lúc vỡ chảy nước
máu hôi thối, miệng khó liền.

NHÀN CHỨNG

Cũng gọi dương nhàn phong (tiếng dân gian), một loại bệnh phát từng cơn bất tỉnh, kèm theo
chân tay co giật; phần nhiều do can tỳ thận tổn.

NHÂM THẦN

Phụ nữ có thai (có bầu).


NHÂM THẦN ÁC TRỞ

Trạng thái nôn, buồn nôn trong giai đoạn đầu (1-3 tháng) của thời kỳ thai nghén. Nếu là nhẹ,
được coi như là phản ứng sinh lý bình thường. Nếu là nặng và không ăn uống được là do rối
loạn chức năng của vị, khí nghịch của mạch xung gây nên.

NHÂM THẦN DƯỢC KỴ

Một số thuốc không được dùng hoặc phải thận trọng lúc dùng cho thai phụ vì thuốc dễ gây sẩy
thai hoặc có hại cho cơ thể thai phụ.

NHÂM THẦN GIẢN CHỨNG

Cũng gọi là Tử giản, là chứng co giật trong thời kỳ thai nghén.

NHÂM THẦN HUYỄN VỰNG

Trong thời kỳ thai nghén bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai là do can, thận âm hư, can dương thịnh
nhiễu loạn thanh khiếu.

NHÂM THẦN PHONG KINH

Cũng gọi là Tử giản, một dạng kinh giật trong thời kỳ thai nghén.

NHÂM THẦN SUYỄN


Trạng thái phụ nữ có thai khó thở, đàm nhiều, đêm không ngủ được, do cảm phải ngoại tà sinh
đàm nhiệt đọng ở phế gây nên phế mất tuyên thông, hoặc do phế tỳ vốn hư, thuỷ thấp ứ trệ,
xông lên phạm phế gây khó thở.

NHÂM THẦN TÂM PHIỀN

Một trạng thái bệnh lý ở người có thai biểu hiện như bứt rứt, hồi hộp, sợ sệt, thường do âm
huyết hư hoặc do hay tức giận lo âu dẫn đến can hoả thịnh hoặc tâm hoả vượng sinh ra.

NHÂM THẦN TÂM PHÚC TRƯỚNG MÃN

Trạng thái bệnh ngực bụng đầy trướng trong thời kỳ thai nghén, không muốn ăn uống. Phần lớn
do thai phụ cơ thể vốn hư hàn, lúc mang thai ngoại cảm hàn tà hoặc nội thương ẩm thực sinh
chứng trọc thấp tà tích tụ bên trong, vị khí thăng giáng rối loạn.

NHÂM THẦN THẤT ÂM

Cũng gọi Tử ấm, là một chứng khàn giọng hoặc nói không ra tiếng mắc phải trong thời kỳ có
thai (xem Tử ấm).

NHÂM THẦN THUỶ THŨNG

Ccũng gọi Nhâm thần thũng trướng, thường phát sinh sau sáu tháng có thai do Tỳ Thận dương
hư dẫn đến ứ nước trong cơ thể.

NHÂM THẦN TIỂU TIỆN BẤT LỢI


Tiểu tiện ít và khó trong thời kỳ mang thai phần lớn do thấp nhiệt uất trệ ở bàng quang hoặc do
tỳ phế khí hư gây rối loạn chức năng bài tiểu của bàng quang.

NHÂM THẦN TRÚNG PHONG

Đột quỵ trong thời kỳ thai nghén; do huyết hư can phong động và kinh mạch tạng phủ thiếu
được nuôi dưỡng.

NHÂN NGHÊNH

+ Vị trí chẩn mạch ở động mạch cổ ngang hai bên sụn giáp, gọi là mạch nhân nghênh, phản ảnh
tình hình của Vị.

+ Tên gọi khác của mạch vùng thốn khẩu mạch bên tay trái.

+ Tên huyệt nhân nghênh.

NHÂN TRUNG ĐINH

Đinh nhọt mọc gần huyệt nhân trung ở mặt.

NHI CHẨM THỐNG

Chứng mạch ở sản phụ sau sanh đau vùng bụng dưới do ứ huyết, có triệu chứng như bụng dưới
đau cứng không thích ấn, sờ có cục.

NHĨ
Tai, có cơ quan nghe. Chức năng của tai được duy trì nhờ có tinh tuỷ khí huyết và sự hoạt động
bình thường của thận. Bệnh của tai có liên quan mật thiết đến sự rối loạn chức năng của thận và
cũng liên quan đến Tâm, Tỳ, Can. Các đường kinh của tiểu trường, bàng quang, tam tiêu, đởm
và vị đều đi qua tai. Trên vành tai có những điểm phản ứng của tạng phủ và chân tay, được ứng
dụng trong chẩn đoán và điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

NHĨ BẾ

Tai điếc. Cũng gọi Nhĩ lung.

NHĨ CAM

Chứng viêm tai giữa mạn tính, cũng gọi là Đinh nhĩ.

NHĨ CĂN ĐỘC

Viêm sau tai sưng nóng đỏ đau do phong nhiệt ở kinh thiếu dương đởm, thường ở một bên, như
chứng viêm hạch lâm ba cấp sau tai.

NHĨ CĂN

Ung nhọt nhiễm trùng sau tai, cũng gọi Nhĩ căn độc.

NHĨ CẤU

Ráy tai. Cũng gọi Đinh ninh.


NHĨ DƯỠNG

Một triệu chứng ngứa tai trong rất khó chịu do can phong hoặc do thận hoả bốc.

NHĨ ĐINH

Nhọt đinh ở lỗ tai ngoài do hoả tà trúng kinh thận.

NHĨ ĐĨNH

Khối u lành mọc ở lỗ rãnh tai ngoài.

NHĨ ĐỊNH

Khối u lành tính mọc ở tai ngoài, to bằng hạt quả ô mai.

NHĨ HẬU THƯ

Viêm xương chũm cấp, có triệu chứng sưng đau, chảy mủ kèm theo, sốt, gai rét, đau đầu do
nhiệt tà trúng kinh tam tiêu, can đởm.

NHĨ KHOÁCH

Toàn bộ phần ngoài của tai tức vành tai trên bề mặt da bên trong có những điểm phản ứng của
tạng phủ và các bộ phận dùng trong điều trị và chần đoán bằng châm cứu.
NHĨ LẠN

Loét lở ở vành tai, phần lớn do can đởm thấp nhiệt, như chàm lở.

NHĨ LUNG

Hoàn toàn mất hoặc giảm thính lực do tiên thiên bất túc hoặc cảm ngoại tà và rối loạn chức
năng tạng phủ. Điếc đột ngột thường là thực chứng, điếc từ từ và thời gian kéo dài thường là hư
chứng.

NHĨ MẠC

Là màng nhĩ, rất mỏng, hơi trong ngăn chia tai giữa và tai ngoài.

NHĨ MINH

Tiếng o o trong tai mà bệnh nhân cảm nhận như tiếng ve kêu, nước chảy hay tiếng chuông ngân
thường do can đởm hoả bốc dẫn đến tỳ vị đàm hoả thịnh (nếu là chứng thực) hoặc do thận tinh
suy dẫn đến khí của trung tiêu hạ hãm (nếu là chứng hư).

NHĨ NỤC

Chảy máu ở tai, phần nhiều do thiếu âm thận hoả và quyết âm can hoả.

NHĨ THỐNG
Một chứng đau tai thường gặp do phong nhiệt uất tại can đởm, do nhiệt tà thịnh ở tam tiêu hoặc
hư hoả gây nên.

NHĨ TRĨ

Khối u (bướu) ở ống tai ngoài.

NHĨ TIẾT

Ở trẻ nhỏ tai đau, chảy nước trong hoặc có mũ, thường gặp là viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính.

NHĨ UNG

Nhiễm khuẩn ở ống tai ngoài có triệu chứng đỏ, nóng sưng đau và chảy mủ, tức nhọt ở tai
ngoài.

NHĨ TÂM THỐNG

Đau ở tai cũng gọi là đau tai. Trường hợp khô mà ngứa là do phong nhiệt ở can đởm Tai đau
sưng là do tướng hoả thịnh ở tam tiêu. Tai đau loét chảy nước là do phong tà và thấp nhiệt xâm
phạm kinh can đởm. Trường hợp kèm theo chóng mặt là do hư hoả bốc.

NHIỆT

Nhiệt tà, (yếu tố gây bệnh) một trong tám hội chứng bệnh lý (bát cương) hội chứng dương khí
thịnh như sốt, mắt đỏ, mặt đỏ, khát nước… một phương pháp trị bệnh như pháp ôn hay phép trừ
hàn. Một trong bốn tính (khí) của thuốc cổ truyền.
NHIỆT ÁCH

Chứng nấc cụt do vị hoả bốc hoặc đàm hoả ứ trệ. Có triệu chứng như nấc cụt tiếng mạnh, mặt
đỏ, khát nhiều, mồm khô, lưỡi khô vàng, mạch hồng đại sác…

NHIỆT ẨU

Chứng nôn do tỳ vị tích nhiệt hoặc nhiệt tà phạm vị. Có triệu chứng như ăn vào nôn ra ngay,
mặt đỏ, bứt rứt, khát thích uống nước lạnh, táo bón, mạch hồng sác,v.v… thường gặp trong các
bệnh viêm dạ dày cấp, viêm túi mật, viêm tuỵ v.v…

NHIỆT BẾ

Trạng thái bệnh lý nhiệt tà ở tạng phủ và kinh lạc. Chứng bế (hôn mê ) do nhiệt tà nội hãm.

NHIỆT BÍ

Nhiệt kết ở đại trường gây táo bón; kèm theo các triệu chứnh như sốt, mặt đỏ, miệng lở loét,
nước tiều đậm, rêu lưỡi vàng, mạch sác, thực v.v…

NHIỆT BỨC ĐẠI TRƯỜNG

Một hội chứng bệnh lý do thấp nhiệt tà gây tổn thương trường vị, chức năng đại trường rối loạn,
có triệu chứng như bụng đau, tiêu chảy nặng, phân màu vàng thối, cảm giác nóng rát hậu môn,
tiểu ít màu vàng đậm, rêu lưỡi vàng nhầy mạch hoạt sác,v.v…
NHIỆT CHỨNG

Một hội chứng bệnh lý dương khí thịnh do tác nhân sinh bệnh gây nên. Có các triệu chứng như
sốt, bứt rứt, mặt đỏ, sợ nóng nhung không sợ lạnh, miệng và họng khô, táo bón, lưỡi đỏ, rêu khô
vàng hoặc đen, mạch sác v.v…

NHIỆT CHƯỚC THẬN ÂM

Trạng thái bệnh lý vào thời kỳ cuối của bệnh ôn, thận âm bị hao tổn do nhiệt có triệu chứng sốt
nhẹ, cảm giác nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân, mồm khô, tai điếc, lưỡi đỏ sẫm, không rêu,
mạch tế sác hoặc nhược sác v.v…

NHIỆT CỰC SINH HÀN

Trong quá trình phát triển của bệnh ôn, nếu sốt quá cao, dương khí sẽ bị bế uất bên trong mà
không thông ra được tứ chi nên chân tay lạnh, mạch trầm phục v v...

NHIỆT ĐỘC

Chỉ nguyên nhân gây bệnh ung nhọt (nhiễm khuẩn làm mủ) ôn độc (bệnh sốt cấp tính).

NHIỆT GIẢ HÀN CHI

Đối với bệnh chứng nhiệt, dùng thuốc tính hàn lương để điều trị. Trên lâm sàng tuỳ theo tính
chất của bệnh biểu lý hư thực khác nhau mà dùng phép trị khác nhau. Ví dụ đối với chứng biểu
nhiệt dùng thuốc tân lương để giải biểu, còn đối với chứng hư nhiệt thì dùng thuốc cam lương
để dưỡng âm thanh nhiệt.
NHIỆT GIẢN

Chứng giản do tích nhiệt bên trong, hoặc do phong đàm thịnh, có triệu chứng như chân tay co
giật, chảy nước miếng, sốt cao, quấy khóc, mặt đỏ, thở thô, nước tiểu màu sậm, táo bón v.v…
thường gặp ở trẻ nhỏ.

NHIỆT HỒNG

Phép trị dùng cho bệnh ngoài da, sau khi đắp thuốc dùng lửa đốt hoặc hơ nóng.

NHIỆT KẾT

Trạng thái bệnh lý do nhiệt tà kết tụ. Tuỳ vị ttrí kết tụ mà triệu chứng khác nhau. Thí dụ, nếu
nhiệt tà kết tụ ở trường vị thì có triệu chứng đau bụng, táo bón, triều nhiệt (sốt kéo dài có định
kỳ) mê sảng v.v…

NHIỆT KẾT BÀNG LƯU

Một hội chứng bệnh lý do nhiệt táo kết ở ruột nên phân khô kết lại trong ruột còn đi tiêu toàn
nước tanh hôi; thường gặp trong chứng phủ dương minh.

NHIỆT KẾT BÀNG QUANG

Trạng thái bệnh có triệu chứng như bụng dưới đau cứng nhưng tiểu bình thường, sốt, tinh thần
hoảng hốt v.v…

NHIỆT KẾT HẠ TIÊU


Trạng thái bệnh lý kết nhiệt ở hạ tiêu, có triệu chứng như bụng dưới đau tức, táo bón, tiểu ít,
tiểu đau, thậm chí đi tiểu có máu.

NHIỆT KẾT HUNG

Cũng gọi thực nhiệt kết hung một hội chứng bệnh lý do nhiệt tà kết tụ ở ngực, có triệu chứng
như ngực bụng đầy kết đau, sốt, rất khát, buồn nôn, (nóng cháy trong tim) mồm, khô táo bón,
mạch trầm hoạt,v.v…

NHIỆT LÂM

Chứng lâm do thấp nhiệt uất kết ở hạ tiêu. Có triệu chứng như tiểu khó, đi nhiều lần, tiểu đau
buốt, lượmg ít đỏ, kèm theo sốt sợ lạnh, đau lưng, đau quặng tức bụng dưới v v... Tương tự như
chứng nhiễm khuẩn cấp đường tiểu.

NHIỆT NĂNG KHỨ HÀN

Đơn thuốc dùng những vị có tính nhiệt có thể trừ hàn tà, chứng hàn có triệu chứng như chân tay
lạnh, sợ lạnh, bụng lạnh đau.v.v…

NHIỆT NHÂN NHIỆT DỤNG

Là một phương pháp phản trị (tòng trị) dùng thuốc nóng để trị chứng chân hàn giả nhiệt.

NHIỆT NHẬP HUYẾT PHẦN


Nhiệt tà nhập phần huyết là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh ôn, có triệu chứng như sốt tăng
cao về đêm, tinh thần mê sảng, bứt rứt không yên, ban chẩn, có xu hướng chảy máu, hoặc có thể
có cơn co giật.v.v…

NHIỆT NHẬP HUYẾT THẤT

Trạng thái bệnh lý ở phụ nữ trong thời kỳ hành kinh hoặc sau sanh mà nhiễm phải ngoại tà. Có
triệu chứng như đầy cứng bụng dưới hoặc ngực sườn, sốt dao động kèm theo sợ lạnh, tinh thần
tình chí không bình thường.

NHIỆT NHẬP TÂM BÀO

Một trạng thái bệnh lý trầm trọng của bệnh ôn có triệu chứng sốt cao, hôn mê, nói sảng v.v...

NHIỆT PHỤC

Uống thuốc lúc còn nóng để trị chứng hàn.

NHIỆT PHỤC XUNG NHÂM

Một trạng thái bệnh do nhiệt tà xâm nhập hai mạch xung nhâm, có triệu chứng như sốt nhẹ đau
lưng, đau vùng bụng dưới, xuất huyết tử cung v v...

NHIỆT QUYẾT

Một trạng thái bệnh lý tay chân lạnh, do nhiệt quá thịnh, tân dịch bị tổn thương, dương khí vận
hành bị trở ngại không đến được tứ chi, thường kèm theo cảm giác nóng ở ngực bụng, khát, bứt
rứt, tiểu vàng sẫm (đỏ đậm), táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng v v...
NHIỆT SUYỄN

Chứng khó thở do nhiệt tà phạm phế, đàm hoả làm tắc phế đạo. Có triệu chứng khó thở, ho đàm
nhiều, vàng đặc, sốt, ngực đầy v.v…

NHIỆT THẬM PHÁT KINH

Trạng thái bệnh lý do nhiệt tà thịnh, âm dịch hư tổn không đủ để nuôi dưỡng cân. Có triệu
chứng như sốt cao, lưng gáy cứng, hàm răng nghiến chặt, chân tay co ứng, bụng đầy táo bón,
bất tỉnh, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, mạch hồng sác hoặc trầm hoạt, có lực v v...

NHIỆT THẬM QUYẾT THÂM

Trrạng thái bệnh lý sốt càng cao, chân tay lạnh nhiều hơn, là giai đoạn trầm trọng của bệnh sốt,
do nhiệt quá thịnh mà dương khí của cơ thể bị hãm ở trong không thông ra được chân tay.

NHIỆT THẤU

Ho do tích nhiệt thương phế. Có triệu chứng họng khô đau, hơi thở nóng, ho ít, đàm màu vàng
nhớt hoặc có máu, sốt v v...

NHIỆT TỄ

Đơn thuốc có tác dụng ôn nhiệt gồm những vị thuốc tính nóng như gừng khô, chế phụ tử v.v...

NHIỆT THỊNH PHONG ĐỘNG


Trong quá trình phát triển bệnh sốt cấp tính, do sốt cao sinh chứng phong hôn mê, hốt hoảng, co
giật v v...

NHIỆT THỊNH TẮC THŨNG

Trạng thái bệnh lý sưng đau do dương nhiệt thiên thắng sinh ra ứ huyết cục bộ, đỏ sưng như
ung nhọt, viêm da cấp tính v.v…

NHIỆT TÀ

Là một loại tà khí gây bệnh thuộc chứng nhiệt, chứng dương như sốt, thở khô, sưng đỏ tại chỗ,
nóng đau, táo bón,v.v…

NHIỆT TÀ TRỞ PHẾ

Một trạng thái bệnh lý có triệu chứng như sốt, ho có đờm đặc, vàng hoặc có máu, khó thở, đau
ngực, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch hồng sác, v.v.v…

NHIỆT THƯƠNG CÂN MẠCH

Do sốt cao hoặc sốt lâu ngày làm cho tân dịch, âm huyết hư, cân mạch mất dưỡng có triệu
chứng chân tay co quắp, bại liệt.

NHIỆT THƯƠNG BẾ LẠC


nhiệt gây tổn thương phế lạc ho ra máu, trên lâm sàng thường phân ra hội chứng thực nhiệt và
hội chứng hư nhiệt.

NHIỆT THƯƠNG THẦN MINH

Chứng sốt cao gây nên trạng thái bệnh lý nói nhảm, rối loạn ý thức, có khi hôn mê v.v...

NHIỆT TIẾT

Cũng gọi tiết, là viêm nang lông hoặc tiếng mồ hôi do nhiệt tà hoặc thử tà gây nên.

NHIỆT TRƯỚNG

Một trạng thái bệnh lý do ăn uống thất thường, thấp nhiệt uất kết trung tiêu, khí trệ hoá hoả, dẫn
đến tà thịnh âm hư. Có triệu chứng như đầy bụng, táo bón, tiểu đậm màu, sốt, mạch hồng sác,
.v.v…

NHIỆT TÝ

Chứng tý do nhiệt độc tà hoặc do phong hàn thấp xâm nhập cơ thể vào khớp ứ tụ sinh nhiệt (có
thể kết hợp nhiệt bên trong cơ thể), có triệu chứng như khớp bệnh đỏ sưng, nóng, đau, sốt, khát
nước v.v… thường gặp trong các bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút v.v...

NHIỆT UẤT

Trạng thái bệnh lý do tình chí u uất, can khí uất kết sinh nhiệt, có triệu chứng như đau đầu,
miệng khô, miệng đắng, tính tình nóng nảy (nôn nóng), ngực sườn đầy tức, táo bón, tiểu ít, màu
vàng đậm, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác v.v…
NHIỆT VÔ PHẠM NHIỆT

Ýù nói thuốc tính nóng cần được dùng hết sức thận trọng về mùa hè đề phòng biến chứng do
tổn thương tân dịch, trừ trường hợp dùng điều trị một hội chứng hàn.

NHIỆT VÔ TRẦM

Thuốc có tính nhiệt thường có tác dụng theo hướng đi lên và ra ngoài mà không có tác dụng
trầm lắng đi xuống.

NHU MẠCH

Là loại mạch nông, nhỏ và mềm, tức ấn nhẹ đã thấy mạch nhưng ấn sâu thì không còn mạch;
thường thấy ở chứng mất máu, thương âm hoặc ứ tà, thấp trệ.

NHU TẢ

Tức thấp tả.

NHU

Ung nhọt ở cánh tay trên.

NHŨ CAM
Vùng vú sưng lở hoặc kết thành cục kéo dài không khỏi sinh ra hoại tử có giới hạn và đau
nhiều, thường gặp ở bệnh ung thư vú và lao vú.

NHŨ LAO

Lao vú có nguyên nhân do can khí uất và đàm thấp kết tụ ở kinh vị. Có những cục tròn hoặc bầu
dục cứng và không đau ở vú, sinh mủ và vỡ mủ loãng.

NHŨ LẬU

Tức dò vú. Thường do viêm tuyến vú cấp hoặc áp xe vú gây nên. Có triệu chứng tại lỗ dò
thường xuyên tiết ra chất xuất tiết loãng có các tổ chức tế bào hoại tử, núm vú co rụt, khó liền
miệng.

NHŨ NGA

Chỉ viêm amiđan do phong nhiệt tà kết tại vùng hầu họng, do hư nhiệt bốc lên hoặc do hư khí
huyết ứ trệ sinh bệnh.

NHŨ NHAM

Ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ trên tuổi trung niên.

NHŨ NỤC

Chảy máu vú nguyên nhân do lo lắng nhiều, gây rối loạn chức năng can tỳ nên tỳ không thống
được huyết. Gặp trong chứng ung thư vú.
NHŨ PHÁT

Cũng gọi Phát nhũ. Chỉ chứng viêm tấy bầu vú hình thành áp xe vú và dò tuyến vú kèm theo
sốt, sợ lạnh.

NHŨ PHÒNG TRƯỚNG THỐNG

Chứng đau tức bầu vú, thường lan ra ngực sườn, thường gặp trước kỳ kinh, do can khí uất trệ và
kinh mạch tắc.

NHŨ THỰC TÍCH TRỆ

Trẻ nhỏ do nuôi dưỡng không đúng cách, sữa, thức ăn không tiêu hoá gây tích trệ ở trường vị,
có triệu chứng bụng đầy, chán ăn, nôn ra thức ăn không tiêu, muì thối, phân thối khắm, trẻ quấy
khóc, ít ngủ, sốt nhẹ kéo dài, gầy yếu…

Nhũ tiết

Nhọt mọc ở bầu vú.

NHŨ TRẤP BẤT TÚC

Sữa mẹ quá ít sau sanh, do khí huyết bất túc hoặc tắc tuyến vú do can khí trệ.

NHŨ TRUNG KẾT HẠCH


Có những cục cứng ở bầu vú.

NHŨ UNG (NHŨ SUY)

Chứng áp xe vú do can khí uất kết và vị nhiệt ứ trệ, bắt đầu ở vú sưng cứng đau, sữa không
thông, kèm theo sốt, sợ lạnh, sưng tấy lan ra đỏ đau nhiều và làm mủ.

NHŨ TỬ

Chỉ trẻ em ở tuổi thiếu nhi chưa đến tuổi dậy thì, thận khí chưa đầy đủ, thiên quý chưa đến.

NHUẬN HẠ

Cũng gọi là hoãn hạ, là phép điều trị dùng các loại thuốc có tính ngọt bình, có tác dụng nhuận
tràng để trị chứng đại tràng táo, tân dịch khô hao, như chứng táo bón người cao tuổi, phụ nữ có
thai hoặc sau sanh.

NHUẬN PHẾ HOÁ ĐÀM

Cũng là nhuận táo hoá đàm, là phép trị chứng táo đàm. Dùng cho chứng ngoại cảm ôn táo hoặc
phế âm bất túc, có triệu chứng như hầu họng khô hoặc đau, khó khạc đàm, lưỡi đỏ, rêu vàng
khô…

NHỤC LAO

Thể trạng suy nhược ở thời kỳ sau sanh do khí huyết hư tổn, ăn uống không điều độ, lại thêm
cảm phong hàn tà, bị kích cảm đột ngột. Có triệu chứng như suy nhược gầy mòn, khó thở, lúc
lạnh, lúc nóng, đau đầu, ra mồ hôi, mệt mỏi, ra mồ hôi, ho, ngực tức bụng đầy v.v,…
NHỤC PHONG

Chứng sau sanh, có triệu chứng như ưỡng lưng đòn xóc, cấm khẩu v.v…

NHỤC SANG

Cũng gọi Tịch sang. Do bệnh nằm lây gây loét ở vùng da bị ép lâu ngày.

NHUYỄN KIÊN TÁN HUYẾT

Là phương pháp điều trị chứng lao hạch hoặc các khối u trong bụng bằng các loại thuốc trừ đàm
hoặc tán huyết ứ.

NHUYỄN KIÊN TÁN KẾT

Phương pháp làm mềm các khối u cứng, làm tan các kết tụ lâu ngày.

NHUYỄN KIÊN TRỪ MÃN

Làm mềm phân để trị chứng đầy bụng dùng các loại thuốc tính hàn vị măn trị chứng táo bón
bụng đầy tức.

NHUYỄN THAN

Liệt mềm thường gặp ở những trẻ em phát triển chậm, trương lực cơ giảm gây liệt mềm.
NHUYỄN HẠ CAM

Tổn thương do giang mai ở bộ phận sinh dục ngoài. (xem hạ cam).

NHƯ NGÂN NỘI CHƯỚNG

bệnh đục thuỷ tinh thể, cườm, còn có tên là viên ế nội chướng, viên ế.

NHƯỢC MẠCH

Mạch trầm tế nhược, phần lớn do khí huýet bất túc.

NIỆM CHÂM

Vê kim, một thủ thuật trong phép châm, tức là xoay kim sang bên phải hoặc bên trái.

NIỆM CHUYỂN BỔ TẢ PHÁP

Thủ thật bổ tả bằng cách vê kim. Phép bổ là vê nhẹ độ xoay kim dươi180 độ, tả là vê kim mạnh
và độ xoay kim trên 360 độ.

NIỆM CHUYỂN PHÁP

Thủ thật châm vê kim sau khi châm kim vào huyệt.
NIỆM THOÁI

Vừa vê kim vừa rút kim ra.

NIỆM TIẾN

Vừa vê kim vừa tiến kim vào.

NIÊN THỌ

1. Tuổi thọ.

2. Vùng giữa sống mũi.

NIẾT TÍCH

Một phương pháp điều trị chứng rối loạn tiêu hoá và suy dinh dưỡng trẻ em bằng cách dùng
ngón tay xoa nắn, véo cơ dọc hai bên cột sống lưng.

NIỆU BẠCH

Nước tiểu trắng như nước vo gạo.

NIỆU BÀO

Bàng quang.
NIỆU BẾ

Tiểu tiện bế tắc không thông.

NIỆU ĐẠO

Ống bài tiết nước tiểu, Niệu đạo.

NIỆU HUYẾT

Chứng tiểu ra máu, Huyết niệu.

NIỆU KHIẾU

Lỗ đái.

NIỆU LUNG

Bí đái.

NIỆU QUẢN

Ống thông nước đái từ thận xuống bàng quang, Niệu quản.
NIỆU SÀNG

Đái dầm.

NIỆU SÁP

Đái dắt, đái không thông.

NIỆU TẦN

Tiểu nhiểu lần, số lần đi tiểu gia tăng so với bình thường.

NIỆU THIỂU

Chứng giảm niệu(số lượng nước tiểu ít).

NIỆU TINH

Đái ra tinh dịch.

NIỆU TRỌC

Chỉ nước tiểu đục, nước tiểu đục trắng như nước vo gạo là bạch trọc, do Tỳ Vị thấp nhiệt hạ chú
bàng quang. Nước tiểu đục, đỏ gọi là xích trọc, phần lớn do thấp nhiệt tích tụ ở hạ tiêu gây tổn
thương huyết phần và lạc mạch.
NIỆU XÍCH

Nước tiểu đỏ.

NINH THẦN

An thần.

NOÃN BỆNH

Sốt của trẻ con vì mặc đắp ấm quá mà sinh ra.

NOÃN ĐỒI

Chứng hòn dái sưng cứng, đau ran đến rốn nặng hơn thì âm bộ co lại, chân lạnh, bìu dái nổi
nhọt.

NOÃN SÚC

Hòn dái thụt vào.

NOÃN THẬN

Làm ấm thận.

NOÃN THỐNG
Hòn dái đau.

NOÃN TRƯỚNG

Hòn dái căng chướng.

NOÃN VỊ

Làm ấm dạ dày.

NỘ

Nổi giận, phát cáu, phẫn nộ, là 1 trong 7 tình chí (thất tình) gây bệnh.

NỘ ÁCH

Nấc do giận dữ.

NỘ TẮC KHÍ THƯỢNG

Trạng thái bệnh lý can khí thưọng nghịch do giận dữ. Có triệu chứng như ngực sườn đầy tức,
đau đầu chóng mặt, nặng hôn mê, thổ huyết …

NỘ THƯƠNG CAN
Người hay giận dữ gây rối loạn chức năng sinh lý của can, khiến can khí thượng nghịch, huyết
theo khí nghịch lên sinh ra các triệu chứng như mắt đỏ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí
thổ huyết, hôn mê v.v …

NỘ TRÚNG

Ngất đi do giận dữ.

NỖ NHỤC

Mộng thịt ở mắt.

NỘI BẾ

Tà khí hãm vào trong, chính khí không chống đỡ nổi, làm cho công năng của tạng phủ bị bế tắc
không thông, mà sinh bệnh.

NỘI CÁCH

Khí âm làm ngăn cách ở trong làm cho khí dương ở ngoài không thông vào được.

NỘI BẾ NGOẠI THOÁT

Chỉ trạng thái mê man bất tĩnh và truỵ tim mạch.

NỘI CẤP
Muốn ỉa gấp do có sự cấp bức ở trong.

NỘI CHỨNG

Chứng bệnh ở phần trong thân thể.

NỘI CHƯỚNG

Màng trong mắt, nhân mắt bị đục. Bệnh mắt ở vùng sau mống mắt

NỘI ĐIẾU

Một chứng bệnh ở trẻ sơ sinh, có triệu chứng co giật và d0au bụng quặn từng cơn, thường do
nhiễm lạnh hoặc kinh hãi.

NỘI ĐIẾU TỰ GIẢN

Một dạng động kinh trẻ em , có triệu chứng như đau bụng, la thét, môi đen, sưng tinh hoàn, ưỡn
lưng v.v…

NỘI ĐINH

Đinh nhọt phát ra ở những nơi kín trong thân thể, như hậu môn, âm bộ, hố nách... lúc mới phát
có triệu chứng hàm răng nghiến chặt, phát sốt, phát rét.
NỘI ĐOẠT

Tinh khí ở trong bị hao tổn.

NỘI ĐỘC

Chỉ nhiệt độc phục trong cơ thể.

NỘI ĐỒI

Chứng bệnh đau từ bụng dưới xuống hòn dái đau ran đến eo lưng.

NỘI HÃM

Tà khí hãm vào trong. Tà khí mạnh chính khí yếu không chống đỡ nổi, thì tà khí hãm vào trong,
làm cho bệnh nặng thêm. Ví dụ : sởi đang mọc, vì độc sởi quá mạnh hoặc vì bị gió lạnh, làm
cho sởi không mọc được nữa, bỗng nhiên lặn vào rồi thở gấp, mặt trắng dợt, như vậy tức là độc
sởi hãm vào trong.

NỘI HÀN

Lạnh ở trong, có khi vì hàn tà ở ngoài xâm vào phần trong, có khi vì khí dương hư nhược công
năng của tạng phủ bị suy giảm không vận hóa được thủy dịch, nước ngưng đọng lại, thường có
các triệu chứng : mạch trầm trì, nôn ỉa ra chất trong loãng mà lạnh, đau bụng, tay chân lạnh, mồ
hôi lạnh.

Một trạng thái bệnh do tỳ thận dương hư dẫn đến hàn tà thịnh bên trong.
NỘI HƯ

Hư ở phần trong, có thể là : âm hư, dương hư, âm dương đều hư, khí hư, huyết hư, khí huyết
đều hư.

NỘI KHOA

Khoa nội, khoa chữa các bệnh ở phần trong cơ thể.

NỘI KHỎA

Mắt cá chân phía trong.

NỘI KHOẢ THƯ

Nhọt độc mọc ở mắt cá chân trong, phần lớn do thấp ngu6ng tụ, khí trệ huyết ứ.

NỘI KINH CHI YẾU

1642, Lý Trung Tử (Sĩ Tài, Niệm Nga), đời Minh, Trung Quốc. Gồm 2 quyển sắp xếp lại
Hoàng đế nội kinh tố vấn và Linh khu kinh thành 8 loại : đạo sinh, âm dương, sắc chẩn, mạch
chẩn, tạng tượng, kinh lạc, trị tắc, bệnh năng. Tóm tắt và chú giải rõ ràng.

NỘI LẬU
Trong tai chảy máu.

NỘI LIÊM

Phía trong bắp chân bắp tay.

NỘI LIÊM SANG

Lở ở phía trong bắp chân.

NỘI NGOẠI TRĨ

Loại trĩ hỗn hợp cả bên trong và bên ngoài. Bộ vị sinh trưởng của trĩ nội cùng 1 lúc với bộ vị
sinh trưởng của ngoại trĩ. Thường phát ở giữa bên trái, phía trước bên phải và phía sau bên phải
của giang môn; ở bộ vị phía trước bên phải thường gặp hơn.

NỘI NGẬT

Có thai sưng vú.

NỘI NHẦN

Bệnh phát sinh do nguyên nhân ở trong, không phải là từ ngoài đưa vào.

NỘI NHIỆT
Nóng ở trong, như “âm hư sinh nội nhiệt” (âm hư sinh nóng ở phần trong cơ thể).

NỘI PHIẾM

Mộng thịt lan trong mắt.

NỘI PHIỀN

Nóng ở trong ngực, làm cho lồng ngực bồn chồn khó chịu.

NỘI PHONG

Phong khí ở trong động lên (không phải là phong tà ở ngoài xâm vào) do hỏa nhiệt đốt mạnh,
âm huyết suy kém, khí huyết rối loạn, gây ra các triệu chứng xây xẩm, choáng váng, hôn mê,
ngã ra co quắp, run dật tê dại, méo miệng xếch mắt.

NỘI PHỤ CỐT

Lồi cầu trong đầu dưới xương đùi và xương chày.

NỘI PHỦ

Các tạng phủ trong người.

NỘI QUAN NGOẠI CÁCH


Âm ở trong bế tắc không đưa lên được, dương ở ngoài bị ngăn cách không vào trong được.

NỘI TẠNG

Cũng là nội phủ, các tạng phủ trong người.

NỘI TÁO

Khô háo ở trong do mất tân dịch thường có các triệu chứng như : nóng trong xương, nóng ngực,
môi khô, lưỡi khô, da khô, móng khô...

NỘI TỄ

Khoé mắt trong.

NỘI THÁC

Đẩy độc từ trong ra ngoài.

NỘI THẤP

Thủy thấp ngưng đọng ở trong thân thể do khí dương của tỳ thận suy kém không vận hóa được,
thường có các triệu chứng như ăn uống kém, ỉa lỏng, bụng chướng, tiểu tiện ít, chân phù, mắt
vàng rêu lưỡi ướt, mạch nhu hoãn.

NỘI THỦ
Làm cho bệnh tà ở trong tự tiêu đi.

NỘI THƯ

Nhọt ở nội tạng.

NỘI THỰC

Thực ở trong, như trong đường ruột có thức ăn ngưng đọng.

NỘI THƯƠNG

Có sự tổn thương trong thân thể mà gây ra bệnh.

NỘI TIÊU

Làm cho tiêu, ngay ở phần trong thân thể, ví dụ như ung nhọt chưa phát, có thể dùng phép nội
tiêu làm cho hết độc, thì ung nhọt không phát ra nữa.

NỘI TRĨ

Trĩ ở phía trong hậu môn (trĩ nội).

NỘI UNG
Nhọt ở nội tạng, như trường ung, phế ung...

NỘI SUY NHŨ UNG

Ung nhọt phát ở vú khi đang có thai.

NỘI TÝ

Đầu con mắt (vùng mi mắt trên, mi mắt dưới tiếp giáp với 2 bên cạnh sống mũi, gần với sơn
căn).

NỘN DƯƠNG

Khí dương mới phát sinh, ví dụ như tháng giêng tháng 2 là lúc khí dương mới phát sinh.

NỤC BỆNH

Bệnh chảy máu mũi.

NỤC GIA

Người vốn có chứng chảy máu mũi.

NỤC HUYẾT
1. Chảy máu ở các khiếu đều gọi là nục, như nhãn nục là chảy máu ở mắt, nhĩ nục là chảy máu
ở tai...

2. Bệnh chảy máu mũi.

NUY CHỨNG

Chứng bệnh gân thịt mềm yếu, chân hoặc tay bại liệt, không cử động được.

NUY DỊCH

Chân tay không dơ lên được, khi thì phía bên này, khi thì phía bên kia.

NUY LẬU

Chứng nhọt phát ở gân lâu ngày không khỏi.

NUY LUẬN

1 thiên trong sách Tố vấn, thiên thứ 44 chuyên bàn về bệnh nuy.

NUY QUYẾT

Chứng bệnh tay chân yếu liệt không có lực, và giá lạnh.

NUY TÝ
Chân liệt mềm không đi được.

NUNG BÀO

Bọng mủ.

NUNG GIỚI

Ghẻ có mủ.

NUNG HUYẾT LỊ

Lỵ phân có máu mủ.

NUNG KHỎA SANG

1 loại lở, lúc đầu nổi lên những bọng nước bằng hạt đậu và ngứa, về sau biến thành bọng mủ
đau ngứa rất khó chịu.

NUNG LẬU

Rò mủ.

NUNG LỰU
Bướu lâu ngày hóa mủ, chảy mủ ra.

NUNG NHĨ

Tai chảy mủ.

NUNG SANG

Nhọt có mủ.

NỮ KHOA

Khoa chuyên về bệnh phụ nữ.

NỮ LAO

Bệnh lao của nam giới do dâm dục quá độ.

NỮ LAO ĐẢN

Bệnh hoàng đản vì dâm dục quá độ, có triệu chứng : da vàng, vùng trán hơi đen, bụng dưới đầy,
tiểu tiện không lợi, phân màu đen, ban đêm thì lòng bàn chân bàn tay nóng mà sợ lạnh.

NỮ LAO PHỤC

Bệnh mới khỏi, vì dâm dục phát trở lại.


NỮ TÁO ĐƠN

Đơn độc bắt đầu phát từ vùng âm bộ trước.

NỮ TỬ BÀO

Dạ con.

NỰU THỐNG

Đau xoắn.

NỰU THƯƠNG

Bị vấp ngã hoặc bị lôi kéo quá mạnh làm cho tổ chức phần mềm xung quanh khớp bị tổn
thương, rồi khớp sưng đau khó vận động. NGŨ

Ô CHÂU

Tròng đen mắt.

Ô PHONG

Một trong năm thể bệnh nội chướng của mắt. xem Ngũ Phong Nội Chướng.
Ô SA

Chứng sa độc nung nấu cơ nhục, phần huyết gây nên toàn thân căng đau và nổi ban đen.

Ô TÌNH

Tròng đen mắt.

Còn gọi là Ô Châu.

Ố HÀN

Chứng sợ lạnh Chứng này có thể gặp trong ngoại cảm biểu chứng hoặc dương hư, lý hư. Sợ
lạnh do ngoại cảm, phong hàn xâm nhập vào phần biểu thì có sốt, đầu đau, mạch Phù… Sợ lạnh
do dương hư là do nội tạng bị hư hàn, dương khí bất túc, sẽ có triệu chứng của phần lý bị hàn
như cơ thể lạnh, mạch Trầm.

Ngoài ra còn có chứng phần lý nhiệt quá gây nên giả nhiệt ở bên ngoài: tuy sợ lạnh tay chân
lạnh nhưng lại khát nước, thở thô và gấp, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch thường hoạt, Thực.

Ố NHIỆT

Tình trạng sốt mà lại sợ nóng. Thường thì ngoại cảm biểu chứng có sốt, sợ lạnh nhưng khi biểu
tà vào phần lý hoặc ngoại cảm phong ôn thì đôi khi sợ lạnh mà không sợ nóng.

Ố PHONG
Sợ gió. Gặp gió thì khó chịu.

Trạng thái bệnh lý sợ gió, thường do ngoại tà gây tổn thương phần vệ.

ỐC LẬU MẠCH

Một trong bẩy loại mạch chết. Mạch lâu mới động một lần, nhịp đập không đều, giống như giọt
nước từ trên mái nhà dột xuống. Mạch này biểu hiện Vị khí đã tuyệt.

ỐC MẠT

Nước miếng từ trong miệng sùi ra (sùi bọt mép).

ỔI CHÂM

Châm nóng. Lấy dầu mè bôi vào kim rồi hơ kim lên ngọn đèn cho nóng để châm.

ỔI PHÁP

Phương pháp chế biến thuốc. Dùng giấy ướt hoặc cám bọc ngoài dược liệu rồi lùi vào tro nóng
cho đến khi thấy giấy hoặc cám khô hẳn là được. Phương pháp này hút được ấttt dầu có trong
dược liệu hoặc giảm nhẹ hoặc tăng dược tính của dược liệu.

Thí dụ: Ổi Đậu khấu để tránh tình trạng nôn mửa; Ổi Khương để làm tăng tính ôn ấm của Gừng
lên.

ÔN BỆNH
Tên gọi chung nhiều loại bệnh nhiệt cấp tính do cảm nhiễm ôn tà của bốn mùa khác nhau gây
nên. Ngày xưa người ta thường gọi chung nhiệt bệnh là ôn bệnh. Về sau, người ta cho rằng
nhiệt nhẹ là Ôn, nhiệt nặng hơn ôn là nhiệt, nhưng thực chất vẫn là một. Do đó ôn và nhiệt vẫn
thường được gọi chung là ôn nhiệt. Trên lâm sàng thường thấy hiện tượng nhiệt nhiều hơn và dễ
hóa táo, làm cho phần âm bị tổn thương. Tùy theo mùa hoặc loại tà khí mà có thể có tên: Xuân
ôn, Thử ôn, Thấp ôn, Đông ôn, Ôn độc…

ÔN BỆNH ĐIỀU BIỆN

Loại sách chuyên về ôn bệnh. Gồm 6 quyển, do Ngô Cúc Thông soạn năm 1789. Nội dung sách
dựa vào học thuyết ôn nhiệt bệnh của Diệp Thiên Sĩ, dùng Tam tiêu để chia ôn bệnh. Nêu lên
bệnh chứng, cách chữa phong ôn, ôn độc, thử ôn, thấp ôn…

ÔN BỆNH HỌC

Môn học chuyên nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh lý và phương pháp điều trị bệnh ôn nhiệt.

ÔN BỆNH TRƯỜNG PHÁI

Một trường phái của các y gia thiên về ôn bệnh. Dựa trên cơ sở điều trị bệnh thương hàn, các
thầy thuốc đời nhà Minh, nhà Thanh (Trung Quốc) thông qua thực tiễn lâm sàng, có nhiều nhận
thức khá sâu về ôn nhiệt qua các mặt nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý và nguyên tắc trị bệnh, từ
đó hình thành nên học thuyết về ôn bệnh. Các thầy thuốc chuyên sâu về ôn bệnh này, được coi
là thuộc trường phái ôn bệnh.

ÔN BỔ
Một trong các phương pháp trị bệnh bằng cách làm ấm và bồi bổ. Thường dùng trong những
bệnh suy nhược do hư hàn.

ÔN BỔ HUYẾT PHẬN

Phương pháp trị phần huyết bị hàn tà xâm nhập. Trên lâm sàng có thể gặp trong các chứng băng
lậu của phụ nữ, nam giới bị thổ huyết, chất lưỡi nhạt, mạch Hư, vô lực, môi và móng chân
móng tay không tươi nhuận. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang để trị.

ÔN BỔ BỆNH MÔN

Phép dùng thuốc tráng dương bổ hoả để hồi phục dương khí của tỳ thận, dùng cho trường hợp
mệnh môn hoả suy có triệu chứng như tiêu chảy vào sáng sớm (ngũ canh tả), đau và sôi bụng,
chân tay lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm trì vô lực.

ÔN CHÂM

Phép ôn châm. Phương pháp điều trị ứng dụng phếp châm, đồng thời hỗ trợ bằng kích thích
ôn nhiệt. Nói chung, khi châm đã tiến sâu dưới da, phần thân kim hoặc chuôi kim gài viên ngải
nhung rồi châm lửa, khiến sức nóng thông qua thân kim truyền vào cơ thể để đạt mục đích điều
trị.

ÔN DỊCH

Bệnh truyền nhiễm cấp tính, ôn dịch. Do cảm nhiễm tà khí dịch lệ phát sinh nhiều loại truền
nhiễm cấp tính. Đặc điểm của bệnh là phát nhanh, kịch liệt, bệnh tình hiểm ác, có tính lây lan
mạnh, dễ gây thành dịch. Thường gặp hai lọai :
+ Do thấp nhiệt uế trọc gây thành dịch. Các chứng trạng: sợ lạnh, sốt cao, nhức đầu đau
mình, rêu rưỡi trắng như bột, mạch sác.

+ Do thử nhiệt hỏa độc gây thành dịnh. Có các chứng trạng: sốt cao, phiền táo, đầu đau như vỡ,
đau bụng, thổ tả, hoặc hôn mê phát ban, toàn thân bốc mùi hôi khó chịu.

ÔN DỊCH LUẬN

1642, Ngô Hưu Tính (Hựu Khả), đời Minh, Trung Quốc. Gồm 2 quyển. Nêu rõ bệnh ôn dịch
là do nhiễm phải lệ khí qua đường mũi, miệng thâm nhập vào cơ thể, ẩn náu ở mạc nguyên, tà
khí ở khoảng bán biểu bán lý, có chín bước chuyển biến, bệnh chứng và trị liệu khác với bệnh
thương hàn.

ÔN DƯƠNG

Phương pháp điều trị. Bao gồm hai phuơng pháp hồi dương cứu nghịch và ôn trung khư hàn.

ÔN DƯƠNG LỢI THẤP

Phương pháp chữa chứng thủy hàn lấn át dương khí. Bệnh nhân bên trong có thủy thấp ứ
đọng, bên ngoài có biểu hàn, dương khí bị thủy hàn lấn át, tiểu tiện lợi, đau đầu, hơi sốt, tâm
phiền, khát nước, nhưng uống tí nước vào lại mửa ra ngay, rêu lưỡi trắng nhợt hoặc trắng dày,
mặt phù. Cho uống Ngũ Linh Tán (Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Bạch truật kiện tỳ lợi thủy;
Quế chi bên trong thông dương khí, bên ngoài giải cơ biểu, hóa khí lợi thủy, khiến cho tiểu tiện
dễ dàng, nước sẽ bị tống xuống dưới).

ÔN DƯỠNG
Phương hướng sử dụng thuốc. Dùng vị thuốc có tính âm để bổ dưỡng chính khí, như Tứ quân
tử thang ( Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo) tổ chức từ những vị thuốc có tính ấm
nhằm bổ ích Tỳ Vị thuộc loại này.

ÔN ĐỘC

Bệnh ôn độc loại bệnh cảm nhiễm cấp tính do cảm thụ độc khí thời tiết ôn nhiệt mà phát sinh
bệnh ( chư ôn giáp độc). Đặc trưng lâm sàng là sốt cao, đầu, mặt hoặc họng sưng đau, nỗi ban
chuẩn xuất huyết. Cách chung chia hai loại:

a) Cảm nhiễm gây mủ ở vùng đầu mặt, khoang miệng và yết hầu; như loại tai tuyến
viêm mủ, sưng thũng hạch amiđan, amiđan mủ cấp tính.

b) Cảm nhiễm lưu hành cấp tính, như dịch tai tuyến viêm, tinh hồng nhiệt, ban chẩn
thương hàn.

ÔN ĐỘC PHÁT BAN

Một chứng trạng của bệnh ôn độc. Chứng nhiệt do ôn nhiệt độc xâm phạm đến phần
dinh và phần huyết hoặc gây phát ban đỏ hoặc ban đỏ thẫm khắp cơ thể. Có màu sắc đỏ trơn, là
nhiệt độc còn nhẹ, có màu sắc tía sạm là nhiệt độc nặng (tương đương loại viêm màng não tủy,
hoặc bệnh ban chẩn thương hàn truyền nhiễm cấp tính).

ÔN HẠ

Phương hướng sử dụng thuốc. Dùng thuốc tả hạ có tính âm hoặc phối hợp cùng dùng
thuốc có tính ôn nhiệt với thuốc tả hạ có tính hàn để chữa thực chứng ở phần lý tích trệ thuộc
hàn tính.
Như :

+ Đại tiện không thông thuộc loại hàn kết có triệu chứng bụng cứng, đầy, chân tay mát,
rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm huyền. Cho uống Ba hạnh thang (Ba đậu 45 hạt, Hạnh nhân 30
hạt, đều bỏ vỏ, bỏ lõi, nướng vàng, giã nát, trộn với hồ làm viên to bằng hạt đậu đỏ, người lớn
mỗi lần uống 1,5 phân).

+ Đau bụng, đại tiện bí kết, chân tay mát, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền mà khâu, cho
uống Đại Hoàng Phụ Tử Thang ( Đại hoàng, Phụ tử, Tế tân).

ÔN HÓA KHỨ Ứ

x. Ôn huyết.

ÔN HÒA CỨU

Một phép cứu bằng điếu ngải. Châm lửa vào một đầu điếu ngải, đặt lên trên huyệt vị
cách một cự ly nhất định khiến bệnh nhân có cảm giác ấm vừa phải, kkông để nóng rát quá. Nói
chung phương pháp cứu ôn hòa thường lâu từ 10 đến 15 phút.

ÔN HOÀNG

Chỉ một loại bệnh nhiễm vàng da có tính lây mạnh, lây do dịch lệ hoặc thấp nhiệt độc tà;
có triệu chứng như sốt cao, mê man, toàn thân sắc da vàng sậm, nước tiểu màu nâu sẫm, bụng
đầy có nước, thổ huyết, chảy máu cam, tiêu có máu hoặc nổi ban chẩn, lưỡi đỏ thẫm, rêu khô
vàng, mạch huyền hồng.

ÔN HUYẾT
Phương pháp chữa huyết phận nhiễm hàn tà.

. Ôn bổ huyết phận: như phụ nữ băng lậu, nam giới thổ huyết, chất lưỡi nhạt, mạch hư
vô lực, môi và móng chân tay không tươi nhuận. Cho uống Thập toàn đại bổ thang.

. Ôn hóa khư ứ: do hàn khí dẫn đến ứ huyết, như phụ nữ bị hư hàn mà kinh nguyệt
không đều, thống kinh, bế kinh, kinh đến lượng ít, sắc sạm, trên lưỡi có đốt tím, mạch trầm
khẩn. Cho uống Đương qui, Thược dược, Xuyên khung, Quế chi, Mẫu đơn bì, Sinh khương…

ÔN KHAI

Cũng gọi là phép trục hàn khai khiếu, dùng trong trường hơp hôn mê bất tỉnh đột ngột, sắc mặt
tái nhợt, chân tay lạnh, mạch trầm v.v… do hàn thấp đàm trọc gây bế tắc tâm bào (tâm khiếu).

Xem thêm mục ‘ Trục hàn khai khiếu’.

ÔN KINH KHƯ HÀN

Tức ôn kinh thông lạc, khư tán hàn tà, là phép trị chứng hàn tà, ngưng trệ tại kinh lạc,
khí huyết kém lưu thông, có triệu chứng như đau khớp cố định ngày nhẹ đêm nặng, kinh nguyệt
không đều v. v…

. Hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc, khớp xương chân tay đau nhức tương đối nặng, đau cố
định, ngày nặng đêm nhẹ, đi lại khó khăn. cho uống các vị Ma hoàng, Quế chi, Thương truật,
Chế xuyên ô, Phụ tử, Tế tân, Thiên niên kiện.
. Phụ nữ do hai mạch Xung, Nhâm bị hư hàn và gây nên tình trạng kinh nguyệt không
đều. Cho uống các vị Ngô thù, Quế chi, Phụ tử, Sinh khương, Bạch thược, Đảng sâm, Chích
thảo, A giao…

ÔN MA

Chứng bệnh có phát ôn chẩn do cảm phải ôn nhiệt dịch lệ khí gây nên, có đặc điểm sốt cao, khát
nước, ban chẩn dày, sắc đỏ tươi v.v…

ÔN NGƯỢC

1- Bệnh danh. Bên trong có phục tà đến mùa hạ cảm nhiễm phải phát bệnh sốt rét, gọi là
ôn ngược, triệu chứng: trước sốt nóng, sau sốt rét, nhiệt nặng rét nhẹ, ra mồ hôi hoặc nhiều hoặc
ít, khát nước, thích uống mát, lưỡi đỏ, mạch án nhẹ phù sác, án nặng thấy vô lực …

2- Bệnh chứng. “chứng ôn ngược, mạch đến như bình thường (chưa xuất hiện mạch như
bệnh sốt rét khác) mình không rét, tay chân nóng, khớp xương mỏi, có lúc nôn …” [Ngược tật
mạch chứng tịnh trị, KQ]

ÔN NHIỆT

1- Ôn tà, nguyên nhân gây bệnh. Tà khí nhẹ, gọi là ôn, tà khí nặng gọi là nhiệt; cảm
nhiễm bệnh từ từ là ôn, cảm nhiễm bệnh nhanh chóng là nhiệt; phát bệnh múa ôn xuân là ôn,
phát bệnh mùa hạ là nhiệt. Tuy nhiên ttrên thực tế lâm sàng, sự phân biệt cũng không rõ ràng.

2- Ôn bệnh, bệnh danh. Sách ôn nhiệt kinh vĩ dùng tên này để gọi chung cho các loại
ngoại cảm nhiệt bệnh.
3- Loại bệnh ôn nhiệt, tên để phân loại ôn bệnh. Nguyên nhân bệnh do nhiệt mà không
kiêm thấp tà thì gọi là ôn nhiệt, như phong ôn, ôn táo. Thấp tà với nhiệt tà kết hợp gây bệnh gọi
là gây nhiệt, như thử thấp, thấp ôn.

ÔN NHIỆT BỆNH

Bệnh ôn nhiệt

ÔN NHIỆT ĐIỀU BIỆN

1798, Ngô Đường (Cúc Thông), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 6 quyển. Căn cứ vào học
thuyết ôn nhiệt bệnh của Diệp Quế, nêu rõ bệnh ôn nhiệt có chia ra truyền biến theo tam tiêu,
khái quát chứng bệnh và cách chữa phong ôn, ôn độc, thử ôn, thấp ôn…

ÔN NHIỆT KINH

Chứng co giật do ôn nhiệt tà xâm phạm kinh mạch, có triệu chứng sốt cao, khát nước, ra mồ
hôi, hôn mê, co giật, mạch hồng sác, v.v…

ÔN NHIỆT KINH VĨ

1852, Vương Sĩ Hùng ( Mạnh Anh), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 5 quyển. Sưu tập các
trước tác về bệnh ôn nhiệt; lấy các luận thuyết của Nội kinh, Trương Trọng Cảnh làm kinh và
lấy các luận thuyết của Diệp Thiên Sĩ, Tiết Sinh Bạch, Trần Bình Bá, Dư Sư Ngu làm vĩ, phân
biệt phục khí với ngoại cảm của ôn bệnh. Nội dung rất phong phú.

ÔN NHIỆT LUẬN
1746, Diệp Quế ( Thiên Sĩ), đời Thanh, Trung Quốc. 1 quyển. Bàn luận chứng trị bệnh
ôn nhiệt. Lấy 12 chữ “cảm nhiễm ôn tà ở trên, phạm phế trước, nghịch truyền tâm bào” làm
cương lĩnh, biện chứng theo 4 bước vệ, khí, doanh, huyết. Đúc kết cách chữa bệnh chứng phong
ôn, thấp nhiệt; là bước phát triển mới trong điều trị nhiệt bệnh cấp tính.

ÔN PHÁP

Phép ôn. Phương pháp dùng thuốc ôn nhiệt nhằm hồi dương cứu nghịch, ôn trung tán
hàn, có chia ra các loại hồi dương cứu nghịch, ôn trung khư hàn.

ÔN PHẤN

Thuốc bột xoa. Dùng dược vật nghiền thành bột mịn để xoa ở ngoài da. Thí dụ: bệnh
nhiệt tính sau khi dùng thuốc phát hãn đến nỗi ra mồ hôi không ngớt, dùng Long cốt nung, Mẫu
lệ nung, sinh Hoàng kỳ, gạo tẻ … nghiền thành bột mịn để xoa lên da. Hoặc vào mùa hè nổi
rôm sảy, dùng bột Hoạt thạch để xoa ngoài da.

ÔN PHỤC

Phép ôn phục. Uống thuốc khi nước thuốc còn âm ấm, không nóng quá cũng không
nguội quá. Nói chung các thứ thuốc có tính chất ghé bổ, ôn dưỡng đều nên ôn phục. Hiện nay
phần nhiều các loại thuốc sắc đều áp dụng phép ôn phục.

ÔN TÀ

Tên gọi chung chung chỉ nhiều loại nguyên nhân gây bệnh có sốt theo mùa như xuân ôn,
thử ôn, đông ôn, thấp ôn, thu táo, v.v…
ÔN TÀ PHẠM PHẾ

Tình trạng tà khí ôn nhiệt xâm phạm kinh phế. Bệnh tà phong ôn, phần nhiều xâm phạm
qua đường mũi. Thoạt tiên thấy ngay chứng trạng của phế kinh như ho, sốt, khát nước, hoặc
họng sưng đỏ đau, ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác… Thường gặp ở bệnh cảm mạo, cảm
nhiễm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp tính, viêm amiđan cấp tính,…

ÔN TÀ THƯỢNG THỤ

Quan điểm bệnh lý [Ôn nhiệt luận - Diệp Thiên Sĩ ]: chẳng những chỉ một loại ôn tà cụ
thể nào có cảm nhiễm theo con đường miệng mũi, mà là quy luật chung của phần lớn ngoại cảm
nhiệt bệnh, đều bắt đầu xâm phạm từ thượng tiêu phế kinh, xuất hiện các triệu chứng của vệ
phần như sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, không mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, khát nước, mạch phù sác,
rêu lưỡi trắng mỏng.

ÔN TÁO

Bệnh ôn táo, loại bênh do cảm nhiễm táo khí nắng nực hanh khô của mùa thu, tức là thu
táo nghiêng về nhiệt nhiều hơn. Biểu hiện lâm sàng: thoạt tiên có chứng đau đầu mình nóng, ho
khan không có đờm, khạc ra đờm loãng dính, khí nghịch mà suyễn, khô ráo và đau họng, mũi
khô, môi ráo, ngực đầy, sườn đau, tâm phiền khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, rìa lưỡi và
đầu lưỡi đều đỏ. Các triệu chứng trên do phế cảm nhiễm tà khí ôn táo, tân dịch của phế bị hun
đốt gây nên các chứng trạng về táo nhiệt.

ÔN THẬN

[= nõan thủy tạng, ôn thủy tạng]


Cũng gọi bổ thận dương, là phép trị chứng thận dương hư có triệu chứng như vùng thắt lưng
đau nhức, lạnh, mệt mỏi, liệt dương, tiểu nhiều lần, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược,
v.v…

x. Bổ dương.

ÔN THẬN LỢI THỦY

Phép trị phù thũng do thận dương hư. Có các triệu chứng: sắc mặt trắng nhợt, chóng mặt
hoa mắt, lưng đau mõi, chân tay lạnh, tiểu tiện ít, phù thũng từ đầu mặt lan tới chi dưới kéo dài
không rút, ấn tay lõm không nỗi lên, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế mà
nhược. Dùng thuốc ôn bổ thận dương, kết hợp thuốc lợi thuỷ. Cho uống Tế sinh thận khí hoàn.

ÔN THẬN TRỢ DƯƠNG

Phép dùng bài thuốc gồm nhiều vị thuốc có tác dụng bổ thận dương để trị chứng thận dương hư,
thường gặp trong các bệnh như tiêu chảy vào sáng sớm(ngũ canh tả), hội chứng thận hư, viêm
cầu thận mạn tính v.v

ÔN THỦY TẠNG

x. ôn thận

ÔN TRUNG KHƯ HÀN

Phép ôn trung khư hàn. Phương pháp chữa tỳ vị dương có xuất hiện chứng hậu hư hàn.
Thí dụ:
+ Tỳ Vị dương hư, không tiêu hóa đồ ăn, nôn mửa ra nước trong, đại tiện ra nước, chất
lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế. Cho uống Lý trung thang.

+ Nếu vùng dạ dày trướng đầy, lạnh đau, ăn uống thức lạnh càng khó chịu thêm, nôn
mửa ra nước trong, sau khi ăn vào thời gian khá lâu lại mửa ra, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế
vô lực, đây là vị hàn khá nặng. Cho uống các vi như Thục phụ tử, Can khương, Ngô thù, Cao
lương khương, Trầm hương … Phép này về sau gọi là phép Noãn Vị (làm ấm dạ dày).

ÔN TỲ

Phép ôn tỳ. Tạng tỳ có chứng hậu hư hàn, điều trị bằng phép ôn trung khư hàn. x. Xem
thêm mục ‘Ôn trung khư hàn’.

ÔN VỊ KIẾN TRUNG

Phép ôn vị kiến trung. Phương pháp chữa vị khí hư hàn. Bệnh nhân đau âm ỉ ở vị quản,
sau khi ăn vào thì giảm đau, mửa ra nước trong, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch tế. Cho
uống Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (Hoàng kỳ, Quế chi, Bạch thược, Trích cam thảo, Sinh
khương, Đại táo, Di đường).

PHÁ HUYẾT

Phép phá huyết. Sử dụng những vị thuốc có tác dụng khư ứ tương đối mạnh như Đại
hoàng, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Manh trùng… nhằm mục đích khư ứ.

PHÁ THƯƠNG PHONG

[= kim thương kính]


bệnh danh. Do bì phu bị tổn thương nhiễm trùng, gây nên triệu chứng co giật, nguyên
nhân bệnh do huyết hư không nuôi dưỡng được gân, bệnh tà do vết thương lấn vào sâu, khiến
phong khí nội động gây nên.

Biểu hiện lâm sàng: mặt môi xanh tái, nhăn nhó, cơ thịt giật từng trận, uốn ván, răng
nghiến chặt, khó thở, đờm khò khè mạnh, huyền sác hoặc huyền khẩn.

PHÁ Ư TIÊU TRUNG

[= Tán ứ, trục ứ, thông ứ, phá kết]

phép phá ứ tiêu trung. Phương pháp chữa ứ huyết tích khối ở trong bụng. Trong khoang
bụng hoặc tử cung sinh tích khối, đẩy không di chuyển, lưỡi có vết tía, mạch sáp. Cho uống
Cách hạ trục ứ thang (Ngũ linh chi,ương qui, Xuyên khung, Đào nhân, Đan bì, Xích thược, Ô
dược, Huyền hồ, Hồng hoa, Chỉ xác, Cam thảo…).

PHẢN QUAN MẠCH

[= Tà phi mạch]

Một vị trí mạch thuộc loại sinh lý khác thường. Vì sinh lý khác thường, động mạch quay
từ xích bộ hướng lệch ra phía ngoài theo hương huyệt Hợp cốc, cho nên ở thốn bộ không sờ
thấy mạch đập. Vị trí mạch này cũng gọi là tà phi mạch.

PHẢN TÁ
Phương hướng sử dụng thuốc. Bệnh tật vốn là sử dụng thuốc ôn nhiệt, nhưng nếu cho
uống thẳng thuốc ôn nhiệt, bệnh sẽ gây nên phản ứng. Trường hợp này, một cách là trong đơn
thuốc ôn nhiệt kèm theo chút ít thuốc hàn lương (nhưng không phải là chủ yếu) để cho uống,
bệnh sẽ không phản ứng. Một cách khác cũng dùng thuốc ôn nhiệt, nhưng cho uống nguội, cũng
nhằm mục đích khỏi nôn.

PHẢN THẦN ĐINH

Loại đinh nhọt nằm ở phía trên môi làm cho môi sưng vều như cong lên. Nguyên nhân
do nhiệt độc uất ở tỳ kinh hoặc vị hỏa bốc mạnh

x. Đinh xương.

PHẢN TRỊ

Phép phản trị. Khi bệnh tật xuất hiện giả tượng hoặc chứng đại hàn, đại nhiệt dùng phép chính
trị mà bị đối khách cách cự, trương hợp này phải dùng phép phản trị. Thí dụ: bệnh thuộc loại
chân hàn giả nhiệt, nếu đối chiếu phép chính trị dùng thuốc ôn nhiệt để chữa chân hàn thì có
hiện tượng cách cự, nôn ra thuốc, không phát huy ra được tác dụng, cần phải sử dụng phép phản
trị. Một loại vẫn dùng thuốc ôn nhiệt, sau khi sắc thuốc xong, cho uống nguội, hoặc vốn là
thuốc hàn lương, sau khi sắc xong, cho uống nóng. Một loại khác trong thuốc hàn lương cho
thêm ít thuốc ôn nhiểtđê làm phản tá. Như vậy, khiến người bệnh uống được thuốc để đạt mục
đích điều trị cũng gọi là phép tòng trị, tức là phương pháp thuận theo hiện tượng giả của bệnh
tật, mà thực chất phép phản trị vẫn là phép chính trị.

PHÁP Y

Môn pháp y. bộ môn y học chuyên về phương pháp khám nghiệm tử thi trong các vụ án
hình sự. Các tác phẩm về pháp y học trong y học cổ truyền có khá nhiều như Nghị ngạc tập (có
từ năm 951), Đường âm ti sự (có từ năm 1213), Tẩy oan lục (có từ năm 1247)…
PHÁT BÀO

[= Khởi bào, đề bào]

Phép phát bào, phương pháp điều trị. Đem loại thuốc có tác dụng kích thích bì phu, giã
nát hoặc tán bột, đắp lên bì phu tạo nên nốt bỏng (phỏng). Thí dụ: viêm biển đào thể cấp tính,
lấy một con sâu đậu (ban miêu) nghiền bột, bỏ vào giữa một miếng cao nhỏ dán lên hai bên cổ
(đau bên trái dán bên phải, đau bên phải dán bên trái) sau ba bốn giờ sẽ nỗi nốt bỏng, lấy kim
tiêu độc trọc thủng cho chảy nước vàng, sau dán cao tiêu độc, chữa hoàng đảng cấp tính, cũng
có thể dùng cách trên, dán cao hạ sườn bên phải.

Các vị thuốc như thiên nam tinh, uy linh tiên, tỏi… giã nát, vê như hạt đậu, đắp bên
ngoài, cũng làm được vết bỏng. Cần chú ý: các loại thuốc làm được nốt bỏng, không được để
dính vào mắt.

PHÁT BIỂU BẤT VIỄN NHIỆT

Phương hướng điều trị. (viễn: kiêng tỵ, né tránh). Phong hàn ở biểu phận, không dùng thuốc tân
ôn thì không tán được tà, cho nên thuốc phát biểu không phải tránh sử dụng các vị thuốc ôn
nhiệt (x. tân ôn giải biểu). Nhưng phong nhiệt ở biểu phận cũng có khi dùng thuốc tân ôn, chỉ ở
chỗ phối ngũ có khác nhau. Như ngoại cảm ôn nhiệt, phế khí úng tắc, khái khấu thở gấp, cho
uống Ma hạnh thạch cam thang. Ma hoàng vị tân tính ôn, Thạch cao vị cam, tân, tính hàn, hai vị
dùng chung trở thành bài thuốc tân lương giải biểu (Xem thêm mục ‘Tân lương giải biểu’ ).

PHÁT BỐI

Nhọt sống lưng. Ung thư mọc ở bộ vị sống lưng, gọi chung là phát bối, thuộc Đốc mạch
và kinh Túc Thái dương bàng quang. Do hỏa độc nung nấu thành bệnh, chia hai loại dương
chứng và âm chứng. Dương chứng còn gọi là phát bối ung, hoặc bối ung. Âm chưng gọi là bối
thư.

Dương chứng đa số do cảm nhiễm tà khí lục dâm mà phát bệnh, thọat tiên mọc một hai
đầu nhọt, vài ngày sau sưng gồ cao bằng nắm tay, hoặc bằng miệng chén, sưng đỏ đau dữ dội,
kèm theo sốt cao, phiền khát, mạch hồng sác….

Âm chứng đa số do thất tình nội thương, ăn nhiều đồ ăn cao lương, đồ nướng oợu say,
hỏa độc uất tích tạo thành. Thọat tiên đầu nhọt nhỏ bằng hạt thóc, rễ nhọt tản mạn, không sưng
cao, không đỏ bóng và đau cũng vừa phải, kèm theo phiền muộn, khát nước, đại tiện bí, tiểu
tiện đỏ, mạch tế vô lực,… Vài ngày sau mọc khá nhiều đầu nhọt, trên đỉnh có mủ, lỗ chỗ như
gương sen (nên còn gọi là liên bồng phát, phong oa thư). Đầu nhtj mềm nhũn, khó vỡ nạn ra
máu, 8-9 ngày sau, đầu nhọt vỡ thành mảng, ra mủ dần, rất lâu mới liền miệng.

Do bộ vị phát bệnh không giống nhau, nên cũng có tên gọi khác nhau, phát ở bộ phận
trên gọi là thượng phát bối, tỳ bồ phát; phát ở bộ phận giữa gọi là trung phát bối, đối tâm phát;
phát ở bộ phận dưới gọi là hạ phát bối hoặc đối tề phát.

PHÁT BỐI THƯ

(Xem mục Phát bối).

PHÁT BỐI UNG

(Xem mục Phát bối).

PHÁT DI

[= Hãn độc]
Chứng cảm nhiễm gây mủ phát sinh ở vùng quai hàm. Tuy tương tự như quai bị (Trá
tai) nhưng bệnh này phát ở thời kỳ cuối của các bệnh thương hàn, ôn bệnh và sởi. Nguyên nhân
do mồ hôi ra khó, dư tà nhiệt độc không thấu tiết được, uất kết ở các đương lạc của các kinh
Thiếu dương, Dương minh, khí huyết ngưng trệ gây nên (cho nên có tên là hãn độc).

Thoạt tiên phát sốt ố hàn, sưng như kết hạch, hơi nóng đau, về sau mủ sưng phát truyển
lớn hơn, nóng đau nhiều hơn, nếu không kịp thời chích ra, mủ sưng có thể vỡ từ vùng quay hàm
hoặc niêm mạc khoang miệng, hoặc hướng ra phía ra phía ngoài tai,… (chứng này tương tự loại
viêm tai gây mủ).

PHÁT HÃN CẤM LỆ

Những điều cấm khi dùng phép hãn. Những tình huống sau đây không được sử dụng
phép hãn:

1/ đau đầu, phát sốt, giống như ngoại cảm nhưng bệnh nhân không tắc mũi, nói không
nặng tiếng, mệt mõi vô lực, mạch hư nhược. Đó là chứng nội thương, nguyên khí bất túc.

2/ âm hư nội nhiệt, xế chiều sốt nhẹ rõ rệt, mạch tế sác vô lực.

3/ bệnh thương thực, ngực bụng trướng đầy, ứa nước chua, ợ hăng, mình nóng, thốn
mạch khẩn.

4/ bên trong có hàn đàm, chân tay lạnh giá, mạch trầm hoạt.

5/ bệnh cước khí có triệu chứng phù thũng.


6/ có nội ung mọc trong tạng phủ.

7/ thân thể phát ban.

8/ phong ôn thời kỳ đầu, không ố hàn, chỉ ố nhiệt, không được dùng tân ôn phát hãn.

9/ chứng thấp ôn mình nóng, chỉ có thể hóa thầp thanh nhiệt.

10/ thử chứng mình nóng, tự ra mồ hôi.

11/ bệnh ngoại cảm nên phát hãn, nhưng quanh rốn nhười bệnh có động khí.

12/ mình nóng mà mạch trầm, trong họng ráo là bệnh tà đã vào lý.

13/ bệnh thiếu âm chân tay giá lạnh, không có mồ hôi.

14/ mình nóng mà mạch nhược.

15/ bệnh thiếu dương, nóng rét qua lại, ngực sườn đầy trướng, miệng đắng, họng khô, hoa mắt.

16/ người bệnh bị mất máu.

17/ sau khi bị mổ (nôn) kịch liệt.

18/ sau khi dùng thuốc hạ mạnh.


19/ người mắc chứng lâm.

20/ phụ nữ vưa mới hành kinh.

Đây chỉ nêu lên một số trường hợt không nên phát hãn tuy nhiên cũng có trương hợp không nên
phát hãn mà buộc phải phát hãn.

x. dưỡng âm giải biểu, trợ dương giải biểu, ích khí giải biểu, dưỡng huyết giải biểu.

PHÁT HÃN PHÁP

(Xem mục Hãn pháp).

PHÁT HOÀNG

Chứng vàng da. Do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến da dẽ khắp mình, củng mạc
mắt đều có màu vàng.

(Xem thêm mục ‘Hoàng đản).

PHÁT NHIỆT

Chứng trạng thường gặp trong lâm sàng. Loại hình và kiêm chứng của chứng phát nhiệt
khá phức tạp, có thể chia hai loại lớn:
A/ Loại cảm phát nhiệt: dẫn nhiều thuộc thực chứng, vì sau khi các ngoại tà lục dâm
hoặc dịch lệ xâm phạm vào cơ thể, chính khí chống lại những tà khí ấy là có hiện tượng phát
nhiệt. Có chia ra biểu nhiệt, lý nhiệt, bán biểu, bán lý nhiệt.

Biểu nhiệt phần nhiều kiêm ố phong hàn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc ho, tắc
mũi…là chứng trạng phế kinh vệ phần.

Bán biểu bán lý có đặc điểm hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn hướng đầy khó chịu hoặc
nôn mữa, miệng đắng, họng khô, mạch huyền sác.

Lý nhiệt lại không ố hàn lại ố nhiệt, khát nước, rêu lưỡi vàng khô, hoặc đại tiện táo kết
hoặc tiêu chảy thối khắm, mạch đa số trầm sác mà có lực. Nếu tà thịnh vào sâu doanh phần,
huyết phần, có thể xuất hiện các trứng trạng nguy hiểm như hôn mê, co giật, ban chẩn.

B/ Nội thương phát nhiệt: phần nhiều thuộc hư chứng, chủ yếu do tạng phủ, âm dương
mất điều hòa gây nên, có chia ra dương hư (khí hư) và âm hư khác nhau.

x.dương hư phát nhiệt, âm hư phát nhiệt.

PHÁT VI HUYẾT DƯ

Quan hệ mật thiết giữa đầu tóc và can huyết. Cổ nhân cho rằng đầu tóc vốn là nguồn gốc
từ huyết mà ra. Khi trẻ tuổi, khí huyết đầy đủ, đầu tóc xanh tốt mềm mại, khi tuổi già, can huyết
bất túc, thận khí hư, đầu tóc trở nên trắng xóa dễ rụng. Cho nên mới nói tóc là bộ phận thừa của
huyết.

PHẠT

1- Công phạt.
2- Thương hại, “Dương khí nội phạt” [Nuy luận - Tố vấn].

PHẠT CAN

[= Ức can]

Phương pháp ức chế can khí quá vượng mà phạm tỳ, nên áp dụng phép chữa ức chế can khí
quá vượng. Phạt can nói chung dùng các vị như sài hồ, thanh bì, mộc hương, phật thủ… thực tế
thuộc loại sơ can. Thuốc phạt can nói chung cùng dùng với thuốc ích tỳ.

Xem thêm mục Bồi thổ ức mộc.

PHÂN LÝ

1- lớp tấu lý liền với bì phu.

2- thớ thịt (của cơ nhục).

PHÂN THÍCH

Một trong chín phép châm thích, châm trực tiếp vào rãnh (khe) thớ thịt [Quan châm,
Linh Khu].

PHẬN NHỤC
1- Cơ nhục. Cổ nhân gọi lớp ngoài cơ nnhục là bạch nhục, lớp trong cơ nhục là xích
nhục, trắng đỏ ở bộ phận cơ nhục có ranh giới rõ rằng gọi là phận nhục.

2- Ranh giới thớ thịt ở trong da sát với xương.

3- Tên huyệt, tức là huyệt Dương phụ, phía trên mắt cá chân ngoài 4 thốn, thuộc túc
Thiếu dương đởm kinh.

PHẾ

Tạng phế, một trong năm tạng. Phế chủ yếu tác dụng về hô hấp, là cơ quan trao đổi khí
thể bên trong và bên ngoài, thở ra trọc khí, hút vào thanh khí, thanh khí lại phối hợp với cốc khí
từ đồ ăn uống sau khi tiêu hóa mà có, cũng phối hợp phân giải cung cấp cho các khí quan tạng
phủ khác trong cơ thể, giữ vai trò quản lý khí toàn thân. Phế còn có tác dụng điều tiết, lưu
thông thể dịch và thủy đạo. Sự vận hành thể dịch trong cơ thể, có liên quan tới tác dụng của
phế. Phế khí nên thanh nên giáng (phế chủ túc giáng), nếu phế bị kinh bị tà khí xâm phạm hoặc
mất chức năng túc giáng sẽ dẫn tới hàng loạt chứng bệnh. Mũi là của ngõ của phế (phế khai
khiếu ra mũi), là con đường vào ra của khí thể. Phế có quan hệ trực tiếp với sức chống bệnh của
cơ biểu (phế chủ bì mao). Phế khí hư, thường ảnh hưởng tới sức chống bệnh của cơ biểu, thể
biểu bị phong hàn xâm phạm, cũng dẫn đến chứng trạng của phế. Phế còn có tác dụng trọng yếu
nữa là hiệp điều và giúp đỡ tạng tâm điều hòa huyết dịch, như vậy, có thể thấy tâm và phế có
quan hệ rất mật thiết.

PHẾ ÂM

[= Phế tân]

Chất tân dịch nuôi dưỡng tạng phế. Phế âm từ chất tinh vi của thủy cốc hóa sinh ra, nên
có tác dụng lẫn nhau với phế khí, rất cần để duy trì công năng của phế. Nếu phế âm bất túc, biểu
hiện lâm sàng và các chứng: ho khan, rêu lưỡi trắng mõng, khô ráo. Nếu phế âm hao tổn một
mức nữa sẽ xuất hiện chứng hậu phế táo hỏa thịnh.
PHẾ ÂM HƯ

Chứng phế âm hư. Do phế âm suy hư nên xuất hiện bệnh biến táo hóa.

Có các chứng trạng: ho khan, ít đờm, nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, gò má đỏ bừng,
lòng bàn tay chân nóng, họng khô khàn tiếng, chất lưỡi đỏ khô, mạch tế sác. Nếu hư hỏa làm
tổn thương đường lạc thì trong đờm có lẫn máu. Phế âm hư thường gặp các bệnh lao phổi, viêm
họng mạn tính, bạch hầu …

PHẾ BẾ SUYỄN KHÁI

Chứng bênh do ngoại tà úng tắc ở phế, phế khí uất bế không tuyên. Có triệu chứng: phát
sốt, thở gấp, ho, thậm chí cánh mũi phập phồng, sắc mặt trắng xanh, môi miệng tím tái. Bệnh
này thường gặp ở trẻ em (tương đương với bệnh phế quản phế viêm hoặc viêm phổi bội nhiễm).

Bệnh này phát sinh có khi do phong hàn bó ở ngoài, có khi do phong ôn phạm phế, cũng
có khi do hỏa nhiệt bức bách phế.

Phong hàn bó ở ngoài thì sợ lạnh phát sốt, đau đầu, không mồ hôi mà khái thấu khí
suyễn.

Phong ôn phạm phế thì hàn nhẹ nhiệt nặng hoặc không ố hàn, có mồ hôi, suyễn khái
sườn đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng.

Hỏa nhiệt bức bách phế có chứng sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, suyễn cấp, mạch
Hồng Đại…
PHẾ CAM

Khí Cam, Cam Lãi.

Chứng phế cam, một loại trong ngũ cam. Do bú mớm không điều hòa, uất nhiệt tổn thương phế
gây nên. Chứng trạng: khái khấu khí nghịch, uyết hầu không lợi, nhiều nước mũi, quấy khóc,
lạnh nhiều, trướng bụng ỉa chảy, phân như nước vo gạo, ăn bú giảm, hơi miệng tanh, da lông
khô khan, tứ chi gầy còm.

. Sơ tán phong tàdùng bài Chỉ Thấu Tán.

. Thanh nhiệt, nhuận Phế dùng bài A Giao Tán.

. Ho lâu ngày dùng Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm.

PHẾ CHỦ BÌ MAO

x. phế sinh bì mao.

PHẾ CHỦ HÀNH THỦY

Công năng của phế. Sự trao đổi thủy dịch của cơ thể không những có quan hệ tới sự vận
hóa của tỳ, sự khí hóa của thận mà còn quan hệ tới sự túc giáng mật thiết của phế. Thông qua sự
túc giáng của phế mới có thể làm cho thủy dịch vận hành tới bàng quang, thông, lợi tiểu tiện.
Do đó mới có các luận thuyết: phế chủ hành thủy, phế chủ thông điều thủy đạo, phế vi thủy chi
nguyên (phế là thượng nguồn của nước)…

Phế chủ khí.


Công năng của phế. Khí, vật chất trọng yếu con người dựa vào đó để duy trì sinh mạng.
Nói phế chủ khí có nghĩa phế là chủ khí trong con người: mỗi cá nhân, khí trên, dưới, biểu, lý
đều lấy phế làm chủ. “Các thứ khí, đều thuộc vào phế” [Tố vấn].

PHẾ CHỦ NHẤT NHÂN CHI BIỂU

Xem thêm Phế sinh bì mao.

PHẾ CHỦ THANH

Công năng của phế. Tác dụng của thanh âm và phế khí có liên quan, cho nên nghe thanh
âm, có thể đánh giá được tình huống phế khí mỗi cá nhân. Người có phế khí dồi dào, thanh âm
sang sảng, người phế khí khư, thanh âm yếu ớt. Phong hàn bên ngoài xâm phạm, phế khí vít tắc
dẫn đến khàn tiếng hoặc mất tiếng. Người bị lao hạch ở giai đọan cuối thường gắng sức mới nói
được, tiếng khàn…Như vậy rõ ràng thanh âm với phế khí có quan hệ rất chặt chẽ.

PHẾ CHỦ THÔNG ĐIỀU THỦY ĐẠO

Xem thêm mục Phế chủ hành thủy.

PHẾ CHỦ HÀNH TIẾT

Công năng của phế. “Tạng phế, giữ chức quan tướng phó, việc trị tiết từ phế mà ra”
[Linh lan bí điển luận, Tố vấn] (Tướng phó: chức quan thời phong kiến, ở đây dùng ý đối xứng
với tạng tâm là quân chủ). Tướng phó giúp đỡ quân chủ ý này nhằm nói rằng trong các hoạt
động của tạng phủ, sự hiệp điều công năng hai tạng tâm phế là rấ trọng yếu, nó là quy luật hoạt
động nhất định không thể thiếu. Trị tiết: trị lý, điều tiết, nói lên cơ năng của tâm và phế phải
hiệp điều, hỗ trợ nhau, cùng duy trì hoạt động sinh lý chính thường của cơ thể .
PHẾ CHỦ TÚC GIÁNG

Công năng của phế (túc: trong sạch, thanh túc). Phế chủ túc giáng chỉ phế khí nên sạch,
nên giáng xuống. Vì phế ở vùng ngực và phát huy tác dụng trong cơ thể như chủ hô hấp, chủ
khí, chủ trị tiết, thông điều thủy đạo… nên điều quyết định là phế khí phải ở trạng thái trong
sạch và di xuống thì mới có thể duy trì cơ năng hoạt động bình thường. Nếu phế mất sự túc
giáng sẽ xuất hiện các chứng suyễn khí khái thấu hoặc tiểu tiện không lợi.

PHẾ CỰC

XX : Kỳ Hiệu Lương Phương « Lao Sái Môn ».

Dùng Thiên môn đông sắc nhiều uống.

PHẾ DI

XX : Y Tông Tất Độc, q 9 : ‘Phế bệnh mà di thì da lông khô, suyễn’.

Điều trị : Thanh Phế, sáp tinh.

PHẾ ĐẢN

Còn gọi là Cao Đản.

Điều trị : Tuyên thông Phế khí, kiện Tỳ, lợi thuỷ. Dùng bài Lợi Thấp Thang ‘của sách Dương
Thị Gia Tàng’.
PHẾ ĐINH

Sách ‘Ngoaị Khoa Khải Huyền’ gọi là Bạch Đinh.

Đinh nhọt mọc dọc đường vận hành của kinh thủ Thái âmPhế kinh, đa số mọc ở ngón tay cái,
mầu trắng kèm sốt cao, ho. Điều trị : Thanh tả Phế nhiệt. Dùng bài Tả Bạch Tán, thêm thuốc
giải độc.

PHẾ GIẢN

Một loại hình của chứng giản. Khi lên cơn, sắc mặt trắng sạm, mắt trợn ngược, co giật,
cổ gáy ưỡn cong, tay xòe, miệng há, lưỡi thè ra, tiếng be be như dê kêu. Nguyên nhân do phế hư
bị nhiễm tà khí, tổn thương can thận.

Phế hệ

1- khí quản (đầu cuống họng).

2- bộ vị liên hệ giữa phế và hầu lung.

3- những khí quan hệ thuộc phế như khí quản, họng, mũi, tạo thành đường hô hấp (gọi
chung là phế hệ).

PHẾ HỎA
Chứng phế nhiệt tỏa vượng. Có hai loại hư và thực. Thực thì ho dữ dội, ít đờm tiếng ho
mạnh hoặc khạc ra đờm dính, trong đờm vẫn máu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Hư
hỏa phần nhiều thuộc âm hư, ho kéo dài, tiếng ho yếu, kéo theo nóng cơn, ra mồ hôi trộm, mạch
Tế Sác.

PHẾ HOÀNG

Dùng Quát Lâu Tán ‘Thánh Huệ Phương’, Hoàng Tiêu Thang ‘Thánh Tế Tổng Lục’.

PHẾ HỢP BÌ MAO

Xem thêm mục Phế sinh bì mao.

PHẾ HỢP ĐẠI TRƯỜNG

Mối quan hệ giữa phế và đại trường. Giữa phế và đại trường có mối liên quan và ảnh
hưởng lẫn nhau. Sự tương hợp này là mối liên hệ biểu lý lẫn nhau của tạng phủ (tạng là âm,
thuộc lý; phủ là dương, thuộc biểu). “Phế với đại trường cùng biểu lý” là biểu hiện thông qua
mối liên hệ kinh lạc giữa phế với đại trường về mặt phối hợp công nắnginh lý. Điều trị chứng
bệnh phế hoặc đại trường, có thể thông qua ảnh hưởng của mối liên hệ tương hợp và cùng biểu
lý này. Như công năng túc giáng của phế có sự truyền đạo của đại trường giúp đỡ, tác dụng
truyền đạo của đại trường có sự túc giáng của phế giúp đỡ. Như chứng khí suyễn do đờm ủng
tắc, thường có khi phải dùng phép tả hạ mới có thể làm cho phế khí thông lợi. Một số phép
chữa táo bón, cũng phải dùng phép chữa khai phế. Lại như các vị thuốc hóa đàm, chỉ khái, như
Hạnh nhân, Qua lâu… cũng có tác dụng nhuận trường…

PHẾ HƯ

Chứng phế khí bất túc hoặc phế âm hư. Triệu chứng: hụt hơi, thở nông, tai ù, họng
khô…
Xem thêm mục Phế khí hư, Phế âm hư.

PHẾ KHAI KHIẾU RA MŨI

Mối quan hệ giữa phế và mũi. “Khai khiếu ra mũi, chứa tinh ở phế” [Kim quĩ chân ngôn
luận - Tố vấn. “Phế khí thông lên mũi, phế hòa thì ngửi được mùi thơm, thối”. [Mạch độ - Linh
khu]. Phế chủ hô hấp, mũi là ngõ ra vào của hô hấp, vì vậy mới nói khai khiếu ra mũi. Mũi
muốn phát huy công năng chính thường, công năng thông khí và thính giác, cần dựa vào sự điều
hòa của phế khí, và sự thông lợi của hô hấp. Nếu ngoại cảm phong hàn xâm phạm phế, mũi sẽ
tắc và chảy nước, ảnh hưởng tới khứu giác: phế có táo nhiệt, lỗ mũi sẽ khô ráo; tà nhiệt úng tắc
ở phế, thường gây ra chứng khí suyễn, cánh mũi phập phồng. Xem vậy đủ thấy phế và mũi có
quan hệ với nhau như bóng với hình rất chặt chẽ.

PHẾ KHÁI

XX : Tố Vấn – Khái Luận.

Chứng ho, suyễn thở thành tiếng, thậm chí ra máu. Dùng bài Ma Hoàng Thang.

Phế hư có hoả dùng bài Tả Bạch Nhất Vật Thang, Nhân Sâm Bổ Phế Thang, hoạc Thiên Kim
Ngũ Vị Tử Thang bỏ Tục đoạn, Thục địa, Xích tiểu đậu, thêm Mạch môn, Ngọc trúc, Tế tân.

PHẾ KHÍ

Công năng hoạt động của phế, bao gồm sự hô hấp của khí thế.

PHẾ KHÍ HƯ
Chứng phế hư yếu. Chứng trạng: sắc mặt trắng nhợt, đoản hơi, thanh âm nhỏ yếu, sợ
gió, tự ra mồ hôi.

PHẾ KHÍ THÔNG LỢI

Hiện tượng bệnh lý. Phế chủ khí toàn thân và thông điều đường nước. Nếu do nguyên
nhân nào đó làm phế khí không lợi, ngoài những chứng trạng khái khấu của đường hô hấp trên,
có thể ảnh hưởng tới sự phân bố vận hành thủy dịch khiến cho tiểu tiện không lợi mà hình thành
phù thũng.

PHẾ KHÍ KHÔNG TUYÊN

Hiện tượng bệnh lý (không tuyên: không tuyên thông). Phế chủ về hô hấp và khai khiếu
ra mũi, bên ngoài thông với lỗ chân lông. Ở trạng thái bình thường, chức năng trên ổn định
chứng tỏ phế khí tuyên thông. Nếu như ngoại tà xâm phạm, lỗ chân lông bế tắc, phế khí không
tuyên thông nữa, sẽ xuất hiện các chứng trạng thuộc đường hô hấp ttrên như sợ lạnh, phát sốt,
tắc mũi, khái thấu. Phế khí không tuyên thông với phế khí không lợi có đôi chỗ giống nhau,
nhưng theo tập quán phế khí không tuyên phần nhiều chỉ về ngoại cảm biểu chứng, còn phế khí
không lợi phần nhiều chỉ bệnh chứng khí suyễn, thủy thũng.

PHẾ KHÍ NGHỊCH THƯỢNG

Xem thêm mục Phế mất thanh túc,

PHẾ KHÍ THÔNG RA MŨI

Xem thêm mục Phế khai khiếu ra mũi.


PHẾ, KỲ HOA TẠI MAO

Mối quan hệ giưa phế và lông tóc. “Tạng phế…, vẻ tươi đẹp hiện ra ở lông tóc” [Lục tiết
tạng tượng luận – Tố vấn]. (Hoa :tươi đẹp bộc lộ ra ngoài). Qua sự khô khan hay tươi đẹp của
lông tóc, có thể phán đoán cơ năng của phế thịnh hay suy. Đó là vì phế có thể phân bố tinh đến
bì mao. Thí dụ: bệnh lao hạch tới giai đoạn nghiêm trọng, thường thường da dẻ vàng võ, lông
tóc bơ phờ xơ xác…

PHẾ LÀ HOA CÁI

Vị trí của phế (hoa cái: tàn che phía trên). Vì phế ở vị trí cao nhất trong khoang bụng,
nên có vẻ như che chở chống đở ngoại tà.

PHẾ LÀ KIỀU TẠNG

Đặc tính của phế. Phế là tạng khí dễ nhiễm tà khí (kiều: non nớt). Phế đã ố nhiệt lại ố
hàn, bên ngoài hợp với bì phu, chủ hô hấp và trực tiếp tiếp xúc với đại khí. Ngoại tà xâm phạm
cơ thể, vô luận vào đường mũi miệng hay bì mao, rất dễ khiến phế bị bệnh, ví như thương
phong cảm mạo, thường có chứng khái thấu… nói lên phế là một tạng non yếu.

PHẾ LẠC TỔN THƯƠNG

Tình trạng do kéo dài hoặc cơn ho kịch liệt làm tổn thương đường lạc của phế, dẫn đến
khạc ra huyết (thường găp ở bệnh lao hạch, giãn phế quản).

PHẾ LAO

1- một trong ngũ lao, do phế khí tổn thương gây nên. Chứng trạng: ho, ngực đầy, đau
vai, sợ lạnh, mặt võ vàng kém tươi, da dẽ khô khan.
2- bệnh lao phổi.

Trước tiên dùng bài Bổ Khí Hoàng Kỳ Thang, Tang Bạch Bì Tán, Nhân Sâm Hoàn (Thánh Tế
Tổng Lục – Hư Lao Môn).

Cát Cánh Tán <Thánh Huệ Phương – Trị Phế Lao Chư Phương>.

PHẾ MẤT THANH TÚC

Hiện tượng bệnh lý. Bệnh biến này do phế mất chức năng thanh túc và giáng xuống. Phế
là cơ quan quản lý hô hấp, công năng của phế lấy thanh túc giáng xuống làm thuận. Nếu tà khí
phạm phế (bao gồm các nguyên nhân nội thương và ngoại cảm) công năng thanh túc giáng
xuống bị phá vỡ, sẽ phát sinh các chứng trạng: khí nghịch như khái khấu nhiều đờm, khí suyễn,
hung cách trướng đầy. Vì vậy người mắc bệnh khái khấu kéo dài, phế khí tổn thương, túc gíang
thất thường, rất dễ dẫn đến phế khí thượng nghịch mà biểu hiện lâm sàng là viêm phế quản, phế
khí thũng…

PHẾ NGƯỢC

XX : Tố Vấn – Thích Ngược.

Dùng bài Quế Chi Gia Thược Dược Thang.

PHẾ NHIỆT

Chứng phế nhiệt. Nhiệt là phạm phế, phế bị nhiệt nung nấu hình thành chứng phế nhiệt.
Biểu hiện lâm sàng là má đỏ bừng, khái thấu đờm dính, thận chí suyễn thở, khạc ra máu.
Thanh khí, tả Phế, dùng bài Cam Cát Thang <Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết>.

PHẾ NHIỆT ĐIỆP TIÊU [Nuy Luận – Tố vấn].

Tình trạng phế có uất nhiệt nung nấu kéo dài. Có hai tình huống bệnh lý:

+ Phế nuy. Chủ chứng là ho thổ ra đờm dãi đặc có bọt.

+ Chân tay suy nhược. Chủ chứng là bì mao cơ bắp teo khô, chân tay vô lực không vận
hành được.

PHẾ NUY

Bệnh suy nhược mạn tính do âm hư phế bị tổn thương. Có các chứng trạng: khái thấu,
thổ ra bọt trắng dính, kèm theo nóng rét, hình thể gầy còm, tinh thần ủy mị, hồi hộp suyễn thở,
môi miệng khô ráo, mạch hư sác. Bệnh này thường tiếp theo các bệnh tật khác hoặc do chữa sai
lầm, tân dịch càng hao tổn, âm hư nội nhiệt, phế bị hun đốt thành bệnh. Nếu bệnh kéo dài tổn
thương đến khí hoặc trong phế có hư hàn gây bệnh thì biểu hiện dương hư, người bệnh nhổ ra
nhiều dãi mà không khái thấu nhưng kèm theo chóng mặt và di niệu…

PHẾ Ố HÀN

Đặc tính của phế. Phế chủ khí, bên ngoài hợp với bì mao. Hàn tà có khả năng xâm phạm
trực tiếp vào phế, hơn nữa, hàn tà còn làm tổn thương dương khí bảo vệ bên ngoài: hàn tà xâm
phạm cơ biểu, lại dễ hợp với phế ở trong. Ngoài ra, tỳ vị hư hàn, cũng ảnh hưởng đến công
năng thanh túc của phế, sinh ra các chứng bệnh khác, do đó mới nói phế ố hàn.
PHẾ PHONG

Tên bệnh. Loại giống như Tỵ Tra Tửu.

XX : mục ‘Tỵ Bệnh - Đan Khê Tâm Pháp’.

Chủ yếu là mũi mầu đỏ.

Sách ‘Loaị Chứng Trị Tài’ cho là do huyết nhiệt uất ở Phế gây nên bệnh.

Dùng bài Thanh Phế Ẩm.

+ Phong tà nhập Phế gây nên bệnh : ra mồ hôi nhiều, sợ gió, sắc da trắng, ho, hụt hơi (Phong
Luận – Tố Vấn). Dùng Ngũ Vị Tử Thang (Kỳ Hiệu Lương Phương).

+ Phong độc xâm nhập Phế, da lông gây nên mụn nhọt, ngứa hoẳctên mặt có nhọt, đầu mũi đỏ,
lở loét (Thánh Tế Tổng Lục q 5). Dùng bài Ngưu Hoàng Tán, Tỳ Bà Diệp Hoàn, Nga Lê Tiễn
Hoàn, Tạo Giáp Hoàn.

PHẾ SÁN

XX : Tố Vấn – Đại Kỳ Luận.

Bệnh danh cổ đại. Do tà khí sâm phạm phế kinh, phế khí không thông, thủy đạo trở ngại, đến
nỗi nhiệt tà uất lại ở bàng quang mà hình thành bệnh sán. Có các triệu chứng: bụng dưới, cao
hòan trướng đau, tiểu tiện khó đi.
PHẾ SINH BÌ MAO

Mối quan hệ của phế và bì mao. Phế sinh bì mao cũng tức là bì mao do tinh khí của phế
sinh dưỡng, phế với bì mao ở thể biểu cùng kết hợp (nên gọi là phế hợp bì mao) đó là mối liên
hệ giưa một tạng khí với tổ chức liên quan. Phế chủ hô hấp, bì mao, lỗ mồ hôi cũng có tắc dụng
điều tiết hô hấp (sách Tố Vấn gọi lỗ mồ hôi là khí môn, cho rằng khí môn có tắc dụng tán khí.
Đường Dung Xuyên cũng cho bì mao có tác dụng tuyên phế khí).

Phế có công năng phân bố dương khí, bảo vệ dương biêu ở bên ngoài, do đó mới nói phế
chủ bì mao hoặc “phế chủ nhất thân chi biểu”.

Nếu phế khí hư, cơ biểu không bền chặt, thường tự ra mồ hôi; khí bảo vệ bên ngoài bất
túc, cơ biểu cũng dễ bị phong hàn xâm phạm, thậm chí có thể bên trong hợp với phế mà phát
sinh chứng khái thấu.

PHẾ TÀNG PHÁCH

Mối quan hệ giữa phế và phách. Phách là một bộ phận hoạt động của tinh thần, “Công
dụng của phách, vừa hành động, vừa tác dụng, đau hay ngứa do nó mới cảm biết (phách chi vi
dụng, năng động năng tắc thống dạng do chi nhi giác dã)” [Loại kinh] nói lên mọi độïng tác và
tri giác của con người là kết quả của phách.

PHẾ TÁO

Chứng phế táo do phế âm hư tổn thương tân hóa táo. chứng trạng chủ yếu: kho han,
khạc ra máu, mũi họng khô ráo hoặc yết hầu xưng đau, khản tiếng, khô miệng và khát, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi trắng khô.

PHẾ TÂN
Xem thêm mục Phế âm.

PHẾ TÂN BẤT BỐ

Trạng thái bệnh lý. Phế không chia giải tân khí bình thường làm xuất hiện bệnh lý suyễn khái.
Phế là cơ quan nhận tinh khí từ Tỳ chuyển đến, trải qua tác dụng của tâm và phế chia giải đi
toàn thân. Nếu phế bị nhiệt hun đốt, phế âm sẽ hao thương, tân dịch phân bố mất bình thường.
Phế bị hàn bó chặt, thủy tân không lưu thông ứ lại thành chứng ẩm, đếu có khả năng ứ dịch
thành đờm, phát sinh suyễn khái ...

PHẾ THẬN ĐỒNG TRỊ

Phương pháp chữa phế âm hư đôngthơif chữa thận âm hư. Phế thạn âm hư có các chứng
khái thấu nghịch lên, lao động thì thở gấp, khái huyết, khàn tiếng, về chiều sốt nhẹ, ra mồ hôi
trộm, di tinh, lưng đùi đau mỏi, thân thể gầy mòn, khô miệng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Cho
uống các vị tư bổ phế, thận âm như Sa sâm, Mạch đông, Ngũ vị, Sinh địa, Huyền sâm …

PHẾ THẬN LƯỠNG HƯ

Chứng phế thận đều hư. Có hai loại:

1- Phế thận khí hư: phế quản lý hô hấp, là ngọn của khí, thận chủ nạp khí, là gốc của khí. phế
thận khí hư thì suyễn gấp, đoản hơi, tự ra mồ hôi, dễ ra mồ hôi, thân thể ớn lạnh, tay chân lạnh,
khái thấu nhiều đờm. Loại này thường gặp ở các bệnh viêm phế quản mạn tính, phế khí thũng.

2- Phế thận âm hư: có nguyên nhân do phế hư không chuyển tân để giúp thận. Nguyên nhân do
thận hư âm tinh không đưa lên được hoặc do hư hỏa hun đốt phế. Thường biểu hiện ở các
chứng trạng: ho khan, đỏan hơi, họng ráo, lưng gối mỏi, trong xương nóng âm ỉ, nóng cơn, di
tinh, ra mồ hôi trộm. Loại này thường gặp ở bệnh lao phổi.

phế thận tương sinh mối quan hệ giữa phế và thận. Phế thuộc kim, thận thuộc thủy, cũng gọi là
kim thủy tương sinh. Theo lý luận ngũ hành, phế kim và thận thủy có quan hệ mẫu tử. Trong
công năng sinh lý, phế và thận phối hợp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, như vậy gọi là phế thận
tương sinh. Về phương diện bệnh lý, phế khí hư tổn có thể dẫn đến thận khí suy nhược, đó là
bệnh mẹ liên lụy đến con. Trái lại, thận khí suy nhược cũng dẫn đến phế hư, đó là bệnh con liên
lụy đến mẹ.

PHẾ THỦY

Một loại bệnh thủy thũng. Thủy khí ảnh hưởng tới trạng phế. phế khí tổn thương thì khó,
toàn thân phù thung, tiểu tiện khó, đại tiện có khi lỏng nhẽo.

PHẾ THUỶ

Một trong Thập Thuỷ.

XX : Kim Quỹ Yếu Lược – Thuỷ Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị.

Điều trị : Tuyên Phế, lợi thuỷ. Dùng bài Ma Hoàng Hạnh Nhân Ý Dĩ Cam Thảo Thang, Việt Tỳ
Thang gia giảm.

PHẾ THỰC

Chứng phế thực. Thực tà ở phế kinh, có thể do phong hàn, đờm nhiệt, đờm thấp, đờm
hỏa… gây nên. Biểu hiện lâm sàng tùy theo nguyên nhân khác nhau mà có chứng trạng khác
nhau. Thí dụ: Ho, thở thô, ngực trướng đau, đờm dãi úng thịnh, ho ra đờm vàng dính hoặc vẩn
máu, đột nhiên mất tiếng…

PHẾ TÍCH

XX : Nan thứ 54 – Nan Kinh.

Dùng bài Đại Thất Khí Thang thêm Tang bạch bì, Bán hạ, Hạnh nhân.

Uống thêm Tức Bôn Hoàn <Chứng Trị Chuẩn Thằng>.

PHẾ TIÊU

Xem thêm mục Thượng tiêu, Cách tiêu.

Sách ‘Biện Chứng Lục – Tiêu Khát Môn’ gọi là Tiêu Khát Bệnh. Sách này viết : ‘Suyễn, ho
đờm, mặt đỏ, hư phù, miệng lưỡi lở loét, họng sưng đau, uống nước thì đỡ, mỗi ngày uống hàng
đấu nước, đó là bệnh ở thượng tiêu, biết là bệnh Phế tiêu’. Có thể dùng bài Thanh Thượng Chỉ
Tiêu Đơn hoặc Nhị Đông Cầm Liên Thang.

Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết : ‘Bệnh thuộc phạm vi chứng âm tiêu, chỉ do Tâm hoả hại
Phế, Phế táo, dịch và da lông đều bị. Dùng bài Nhị Đông Cầm Liên Thang.

PHẾ TỔN

Dùng bài Tứ Quân Tử Thang <Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – Hư Tổn Lao Sái Nguyên
Lưu>. Bảo Nguyên Phương <Loại Chứng Trị Tài>.
PHẾ TRIỀU BÁCH MẠCH

Công năng của phế. “Mạch khí trôi theo các kinh, kinh khí dồn về phế, phế là nơi gặp
của trăm mạch”. [kinh mạch biệt luận, T.V] (chiêu: mời gọi tụ tập). Trăm mạch hội họp ở phế,
tức là trong quá trình hô hấp của phế, huyết dịch toàn toàn thân đều trôi qua phế kinh và tạng
phế, nói lên phế có quan hệ trăm mạch rất mật thiết.

PHẾ TRƯỚNG

XX : Linh Khu – Trướng Luận.

Chứng phế khí trướng đầy. Có chứng trạng: suyễn khái, ngực đầy. Nguyên nhân do phế
mất năng túc giáng. Chia ra hai loại hư và thực. Thực chứng do tà khí đọng ở phế, phế khí
không giáng xuống. Hư chứng do phế thận đều hư dẫn đến thận không nạp khí mà phế khí
nghịch lên. Thường gặp ở các bệnh viêm phổi, hen phế quản cấp tính, các bệnh nhiễm cảm
đường hô hấp.

Phế trướng, hư trướng mà suyễn ho.

Thiên ‘Phế Nuy, Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị viết : « Ho mà
khí đi lên, gọi là Phế trướng, suyễn, mắt lồi ra, mạch Phù Đại, dùng bài Việt Tỳ Gia Bán Hạ
Thang ».

PHẾ TÝ

Một chứng tý thuộc năm tạng. chứng trạng: ố hàn, phát nhiệt, khái thấu, suyễn thở, ngực
đầy, phiền muộn không yên,… do ngoại tà ngăn trở phế khí hoặc do bì tý lâu ngày không khỏi,
bệnh tình tiến truyển gây nên.
[Thiên ‘Tý Luận’ (Tố Vấn 43]. “ Bì tý không khỏi, lại cảm nhiễm tà khí, bên trong náu
ở phế” .

PHẾ UẤT

XX : Xích Thuỷ Huyền Châu q 11.

Triệu chứng Phế uất, da lông khô, không nhuận, muốn ho mà không có dờm.

Dùng Cát cánh, Ma hoàng, Đậu xị.

PHẾ UNG

Ung nhọt phát sinh ở phế bộ, ho nhổ ra máu mủ (tương đương loại phế hoại thư).
Nguyên nhân phần nhiều do bệnh tà phong nhiệt nghẽn trở uất ở phế, nung nấu thành bệnh,
hoặc do nghiện rượu, ưa ăn đồ sào nấu nồng hậu, táo nhiệt tổn thương phế gây nên. Bệnh tình
biến hóa thường có ba giai đoạn:

a) Giai đoạn có biểu chứng, xuất hiện phát nhiệt, ố hàn, ra mồ hôi, khái khấu, đau ngực,
mạch phù sác.

b) Giai đoạn ủ bệnh, xuất hiện khái nghịch, ngực đầy, có lúc rét run, mạch hoạt sác

c) Giai đoạn vỡ mủ, bệnh nhân ho thổ ra máu hôi thối và có khả năng phát thêm tật bệnh
khác.
PHẾ VI THẾ

Xem thêm mục Ngũ tạng hóa dịch.

PHẾ VỈ THỦY CHI THƯỢNG NGUYÊN

Xem thêm mục Phế chủ hành thủy.

PHI

1- Phương pháp bào chế thuốc ( Xem thêm mục Thủy phi).

2- Bệnh bại liệt, một loại bệnh có viêm phong gây nên (gọi là Phong phi), giống loại
thiên khô, teo nửa người.

3- Chứng rôm sẩy [= Phi tử], loại bệnh thường gặp ở mùa hè do mồ hôi ra không thuận
lợi, làm cho bì phu tổn hại.

PHI DƯƠNG HẦU

[Huyền kỳ phong, Huyền kỳ ung]

Chứng nhọt trong miệng. Bệnh do vị hỏa bốc mạnh, tỳ vị tích nhiệt, hỏa độc xông lên
họng hoặc do ngoại thương gây nên. Triệu chứng: trong khoang miệng mọc nhọt ở mỏm lưỡi gà
có đầu nhọn, có bọng máu sắc tía (gọi là Huyền kỳ phong). Nếu bọng máu mọc dài ra ở hàm
trên khoang miệng, khi lở bị loét và đau, trở ngại ăn uống, gọi là Phi dương hầu.
PHI ĐẰNG BÁT PHÁP

Xem thêm mục Linh Quy Bát Pháp.

PHI ĐẬU

Chứng nhiễm đậu. Bộ vị được chủng đậu phát sinh mọng nước, ngứa gãi làm cho nọc
đậu lấn sâu; hoặc do nọc đậu nhiễm sâu vào cơ thể mà có triệu chứng phát sốt có tính chất nhiễn
độc.

PHI ĐOAN

[= Phi trường]

Xem thêm mục Đoan, Phi trường.

PHI ĐỘC

Xem thêm mục Thử tiết.

PHI MÔN

1- Môi trên, môi dưới. Do tác dụng tán tinh của tỳ khí cho nên màu sắc môi tươi hay
nhạt, có liên quan tới tỳ.

2- Một trong Thất xung môn, trong đó môi là Phi môn.


PHI TRƯỜNG

1- Xem thêm mục Đoan.

2- Bụng chân.

PHÌ KHÍ

Bệnh danh cũ. Một trong năm bệnh tích, thuộc can tích [Nạn thứ 56]. Hạ sườn trái đột
ngột nổi hòn khối giống như cái chén úp, lâu ngày phát sinh khái thấu, ẩu nghịch, mạch huyền
tế. Bệnh này do can khí uất kết, ứ huyết đình tụ gây nên (giống với loại bệnh báng lách).

PHIÊN HOA DƯƠNG MAI

Xem thêm mục Dương mai sương.

PHIÊN HOA HẠ CAM

Xem thêm mục Thận nham.

PHIÊN HOA TRĨ

Một loại trĩ nội. Lồi ra ngoài giăng môn lâu ngày, bề mặt không trơn phẳng mà xếp múi
giống như hoa na (phiên hoa), khi đại tiện thường ra máu, rất đau đớn.
PHIÊN VỊ

[= Phản vị]

Chứng nôn mửa. Sau khi ăn vào bụng trướng đầy, ăn sáng thì tối mửa, ăn tối thì sáng thì
sáng sau mửa, mửa ra đồ ăn không tiêu hóa, mỏi mệt, lưỡi nhạt, mạch tế vô lực (vì ăn vào lại
lộn (phản) trở ra, nên gọi là Phiên vị).

PHIỀN TÁO

Bệnh chứng. Trong ngực nóng mà bứt rứt là phiền; chân tay vật vã không yên là táo.

Phiền và táo thường gọi chung, nhưng có hư thực hàn nhiệt khác nhau.

Bệnh ôn nhiệt, tà nhiệt vào lý, làm xuấtt hiện các triệu chứng: sốt cao, khát nước, trong ngực
phiền muộn, chân tay vật vã. Đó là thực nhiệt ở Dương minh. Vì Dương minh chủ về chân tay,
nhiệt thịnh nên chân tay vật vã. Phần nhiều từ nhiệt dẫn đến táo, cho nên gọi là phiền táo.

Nhiều chỉ có chứng phiền nhiệt và khát nước mà chân tay không vật vã thì gọi là phiền khát,
đây là dấu hiệu nhiệt thịnh làm thương tân dịch,… thuộc chứng thực nhiệt.

Giai đoạn cuối của bệnh nhiệt tính hoặc bệnh ngoại cảm đã kinh qua các phép hãn, thổ, hạ mà
dư nhiệt chưa lui hết, trong ngực phiền nhiệt, giấc ngủ không yên, đó là hư hỏa quấy nhiễu ở
trong, gọi là hư phiền, thuộc chứng hư nhiệt.

Nếu phiền mà lạnh chân tay có những động tác vô ý thức, vẻ người mệt mõi, miệng khô nhưng
không muốn uống, mạch tế nhược, gọi là táo phiền, đây là hư dương khuấy động, thuộc chứng
hư hàn.
PHONG

1- Nguyên nhân gây bệnh, một tà khí trong lực dâm. Phong là thường kết hợp với bệnh
tà khác gây bệnh như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp, phong táo. Phong là dương tà, chứng
trạng phát bệnh thường biến hóa di chuyển.

“Tính của phong là hay đi, hay biến hóa, tấu lý mở thì ghê ghê lạnh, tấu lý đóng thì phát
nóng khó chịu. Ghê ghê lạnh thì ăn uống kém; phát nóng khó chịu cơ nhục sẽ teo đi”…[Phong
luận – Tố vấn].

2- Chứng bệnh (Xem thêm mục Nội phong, Phong khí nội động).

PHONG BÍ

Chứng trạng do phong tà gây nên táo bón. Người bệnh thường kèm theo chứng trướng bụng,
chóng. Thường gặp ở loại cảm mạo phong nhiệt, đại trường táo kết, hoặc gặp ở bệnh nhân trúng
phong có tích nhiệt ở trường vị.

PHONG CHẨN

Xem thêm mục Phong sa.

PHONG CHẨN KHỐI

1- Xem thêm mục Ẩn chẩn


2- Chứng Mày đay, Mẩn tịt. Thể dị ứng, nhỏ như hạt vừng, lớn bằng đậu, nổi thành mảng. Bệnh
do phong nhiệt thì mày đay hơi đỏ, ngực khó chịu, chân tay mỏi, nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt.
Bệnh hay tái phát, hằng năm không khỏi; đa số thuộc khí huyết hư.

PHONG GIA

1- Người dễ bị phong cảm mạo.

2- Người bị trúng phong.

PHONG GIẢN

+ Chứng giản khi lên cơn mắt trợn ngược, cứng gáy, bất tỉnh nhân sự, hàm răng nghiến
chặt. Bệnh do can kinh tích nhiệt gây nên.

+ Chứng giản do ngoại cảm phong tà gây nên (chứng cấp kinh phong ở trẻ em).

PHONG HÀN

Bệnh do phong tà và hàn tà hợp nhau gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, phát
nhiệt nhẹ, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, tắc mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

PHONG HÀN CẢM MẠO

Bệnh cảm nhiễm tà khí phong hàn. chứng trạng: Sốt, sợ lạnh, đau đầu, không mồ hôi,
tắc mũi nặng tiếng, chảy nước mũi, ho, ngứa cổ, khớp xương đau, không khát, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch phù khẩn …
PHONG HÀN THẤP

Sự kết hợp ba loại tà khí phong, hàn, thấp. Chứng tý là do ba loại tà khí ấy gây nên bệnh
“phong hàn thấp ba khí pha trộn xâm nhập, hợp thành bệnh tý” [Tý luận, TV].

Bệnh tà xâm nhập từ cơ phu, kinh mạch, làm trở ngại vận hành của khí huyết, xuất hiện
triệu chứng đau mỏi, tê dại, sưng trướng, khớp xương nặng nề…. Bệnh tà xâm nhập nội tạng,
xuất hiện triệu chứng gù lưng, hồi hộp, khí suyễn,… mỗi tà khí phong, hàn, thấp đều có sự thiên
thắng, nên ở lâm sàng biểu hiện triệu chứng cũng khác nhau.

Xem thêm mục Tý chứng.

PHONG HÀN THỪA PHẾ

Chứng phong hàn từ bên ngoài xâm phạm vào phế tương đương với loại cảm mạo
phong hàn. Biểu hiện chủ yếu là: tắc mũi, khàn tiếng, hắt hơi, chảy nước mũi, khái thấu, khạc ra
đờm trong loãng, đau đầu sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, hoặc có cảm giác lạnh mà không phát
sốt, rêu lưỡi trắng mõng, mạch phù.

PHONG HỎA NHÃN THỐNG

[= Phong nhiệt nhãn]

Chứng viêm phế mạc cấp tính do nhiễm phong nhiệt gây nên. Chứng trạng: hai mắt đau
nhói như vướng dị vật, nhiều dữ ghèn, sáng dậy hai mi mắt dính lại khó thở, kết mạc bị xung
huyết. Nặng hơn có thể làm cho đau đầu, phát sốt.
PHONG HỎA TƯƠNG PHIẾN

Tình trạng nhiệt bệnh ở thời kỳ cấp tính cực độ. Vì sốt cao đồng thời xuất hiện hiện
tượng bệnh lý hôn mê, cuồng táo, kinh quyết và co giật.

Do nhiệt cực sinh phong, phong thịnh hỏa càng ác liệt, giữa phong và hỏa tác động lẫn
nhau, trong biện chứng hậu khí doanh đều bị nung nấu (thường gặp trong bệnh truyền nhiễm
cấp tính, xuất huyết não, viêm não B).

PHONG HUYỀN XÍCH LẠN

1- Xem thêm mục Nhãn huyền xích lạn.

2- Chứng toét mắt.

PHONG KHÍ NỘI ĐỘNG

Bệnh trạng. Trong quá trình phát truyển của bệnh, vì công năng tạng phủ không đều
hòa, khí huyết nghịch loạn, xuất hiện triệu chứng choáng váng, run rẩy, co giật. Biểu hiện lâm
sàng có các chứng trạng đầu mặt choáng váng, chân tay co giật co cứng, hôn mê đột ngột, méo
miệng xếch mắt, hai mắt trợn ngược nhất là công năng của hệ thống trung khu của thần kinh
mất điều hòa nghiêm trọng dẫn đến đặc điểm trở ngại về ý thức và tứ chi co cứng …

Xem thêm mục Can phong nội động.

PHONG KHIÊN OA TÀ

[Khẩu nhãn oa tà, Phong kiên oa tà]


Chứng méo miệng xếch mắt. Do hai kinh tỳ vị khí hư, lạc mạch rỗng không, phong tà
nhân chỗ hư xâm phạm. Chứng trạng: mắt và môi miệng lệch qua một bên, chảy nhiều nước
mắt, khó nhắm mắt.

phong kiên xuất kiểm

Chứng co mi mắt. Do vị kinh tích nhiệt, can phong nội thịnh đến nổi phong đàm thấp
nhiệt công lên, khí trệ huyết ủng. Vì mi mắt co lại không nhắm kín mắt, mắt có cảm giác khô
đau, thậm chí phát sinh viêm giác mạc, đa số phát sinh ở mi mắt dưới.

PHONG KHOA

Một phân khoa trong y học cổ đại, bao gồm những tật bệnh do phong tà gây nên.

PHONG LỊ

Chứng phong lị. Do phong tà ẩn náu ở trong tổn thương tỳ vị gây bệnh. Có khi trước tả
sau lị, sôi bụng đau bụng, hoặc đại tiện toàn máu tươi mà có cảm giác tức hậu môn, mạch trầm
tế mà huyền.

PHONG LUÂN

1- Xem thêm mục Ngũ luân.

2- [= Hắc nhãn, Hắc tình] = lòng đen (giác mạc).


Phong Luân Xích Đậu

chứng đau mắt mộng. Do can kinh tích nhiệt, khí huyết không điều hòa gây nên. chứng
trạng chủ yếu: tròng đen con mắt đột nhiên mọc mộng, lòng trắng mắt có tia máu đỏ lan tỏa, sắc
đỏ như hạt đậu (nên gọi tên là phong luân xích đậu).

PHONG MỘC CHI TẠNG

Xem thêm mục Can thể âm mà dụng dương

PHONG NGƯỢC

Một loại sốt rét do chứng âm thử của mùa hè ẩn náu trong cơ thể lại cảm nhiễm phải
phong tà mà phát bệnh. Biểu hiện lâm sàng: trước rét sau nóng, rét ít nóng nhiều, nhức đầu, khi
phát sốt tự phát ra mồ hôi, mạch huyền sác …

PHONG NHIỆT

Chứng phong tà kèm nhiệt tà. Biểu hiện lâm sàng là sốt cao, hơi sợ lạnh, khát nước, rìa
lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch phù sác. Thậm chí miệng ráo, lưỡi khô mắt đỏ, họng đau, chảy
máu mũi …

PHONG NHIỆT CẢM MẠO

Chứng cảm mạo phong nhiệt. Do cảm nhiễm tà khí ôn nhiệt mà phát bệnh. chứng trạng:
đau đầu, phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, nghẹt mũi, không chảy nước mũi, yết hầu đỏ
đau, ho ra đờm vàng dính, khát nước, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi trắng mỏng, hơi vàng, mạch phù sác.
PHONG NHIỆT HẦU TÝ

Bệnh danh. Do âm khuy hỏa vượng, hư hỏa bốc lên. chứng trạng: nơi đau đỏ bừng dấu
hiệu sung huyết mạn tính, họng khó chịu giống như vướng đờm, khó ho bật ra, nuốt cũng khó
vào, còn kèm theo chứng trạng âm hư khác (tương tự loại viêm họng man tính).

PHONG NHIỆT NHÃN

Xem thêm mục Phong hỏa nhãn thống.

PHONG ÔN

1- Bệnh nhiệt cấp tính do mùa xuân mắc phải bệnh tà phong ôn. Ban đầu mắc bệnh, tà
phế ở chứng trạng phát sốt, khát nước, ố hàn, khát nước, đau đầu. Trong quá trình bệnh phế
phát truyển, có lúc hôn mê nói nhảm và phát ban, đó là chứng hậu nghịch truyền tâm bao.

2- Bệnh phong ôn. Ôn bệnh sau khi phát hãn, xuất hiện triệu chứng nóng dữ, tự ra mồ
hôi, thân thể nặng nề, hay ngủ, tiếng thở khò khè, khó nói …

PHONG PHI

Bệnh bại liệt, di chứng bại liệt (sau khi bị trúng phong).

Xem thêm mục Phi.

PHONG QUÁCH
Xem thêm mục Bát quách.

PHONG QUAN

Xem thêm mục Thấu quan sạ giáp.

PHONG SA

[= Phong chẩn]

Bệnh phong chẩn. Bệnh thường gặp ở trẻ em, một bệnh do cảm nhiễm tà khí phong
nhiệt, uất lại ở phế vệ mà phát ra cơ phu. Biểu hiện lâm sàng, trước khi mọc chẩn không có
chứng trạng gì rõ rệt, khi mọc chẩn nói chung ho nhẹ, nổi nốt chẩn đều khắp toàn thân trong
vòng 24 giờ, có cảm giác ngứa, hai, ba ngày sau bệnh lui hết. Sau khi nốt chẩn bay, không để lại
dấu vết gì.

PHONG TÀNG CHI BẢN

Xem thêm mục Thận tàng tinh.

PHONG TÀNG THẤT CHỨC

Hiện tượng bệnh lý (phong tàng: gói, bọc kín, tàng trữ). Công năng của thận tàng trữ
tinh khí, chủ tiền âm, hậu âm. Nếu thận khí không bền có triệu chứng di tinh, hoạt tinh, tảo tiết,
tiểu tiện không tự chủ, hay đi tiểu tiện đêm hay tảng sáng đi đại tiện lỏng … gọi là phong tàng
thất chức.
PHONG TÁO

Do phong tà và táo tà kết hợp gây nên. Thường do cảm nhiễm táo khí của mùa thu. Biểu hiện
lâm sàng là đầu đau, sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, mũi nghẹt, môi khô, họng khô, ho khan, ngực
đầy, sườn đau, da khô, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch Phù, Sác.

PHONG THẮNG THÌ ĐỘNG

Phong khí thiên thắng xuất hiện dấu hiệu bệnh lý run rẩy. Đặc điểm của phong là di chuyển
nhanh chóng, dễ kích động, biến hóa nhanh như choáng váng, run, co giật, cứng… đều là biểu
hiện của phong khí thái quá.

PHONG THẤP

1- Yếu tố gây bệnh (một trong lục dâm).

2- Bệnh phong thấp đau nhức các khớp xương, co duỗi khó khăn, cử động đau nhiều.

PHONG THẤP TƯƠNG BÁC

Hiện tượng bệnh lý: phong tà và thấp tà sau khi xâm nhập vào phần biểu, và gân xương, hai thứ
tà này chống chọi lẫn nhau gây ra bệnh. Trên lâm sàng, nếu phong thấp lưu ở phần cơ, biểu thì
cơ thể đau nhức, không xoay chuyển được. Nếu phong tà lưu ở các khớp thì các khớp chan tay
đau nhức , co giật, khó cử động.

PHONG THỦY
Một dạng của chứng thủy thủng.

Chứng trạng: phát bệnh nhanh, sốt, sợ gió, khớp xương đau,vùng đầu mặt bị phù nặng hơn,
mạch Phù. Thường do phong tà xâm nhập, Tỳ thấp khí hư, Phế mất chức năng túc giáng, công
năng điều hòa lượng nước bị ngăn trở, thủy khí không thông gây nên bệnh.

PHONG TIÊU

Hình thể gầy mòn. Do tình chí uất kết, ở phụ nữ thiờ gian mãn kinh. Có thể do huyết hư, khí
uất sinh ra nội nhiệt, âm dịch bị tiêu hao, dần dần cơ thể gầy ốm. Sách ‘Trương Thị Y Thông’
ghi: “Bệnh phong tiêu biểu hiện sốt và gầy ốm”.

PHONG TÝ

Cũng gọi là Hành Tý, Chu Tý, Tẩu Chú.

Một dạng của chứng Tý. Biểu hiện lâm sàng: chân tay đau mỏi, đau có tính di chuyển. Do
phong, hàn, thấp xâm nhập nhưng phong nhiều hơn. Đặc tính của phong là di chuyển, vì vậy
thiên ‘Tý Luận’ (Tố Vấn) ghi: “Nếu phong tý thắng là chứng hành tý”.

PHONG VI BÁCH BỆNH CHI TRƯỞNG

Chỉ phong là gốc gây nên các thứ bệnh. Trong lục dâm, phong được xếp vào hàng đầu. Phong
có thể kết hợp với các yếu tố khác gây nên bệnh. Thí dụ hợp với nhiệt gây nên phong nhiệt, hợp
với thấp gây nên thấp nhiệt…

PHONG XÍCH SƯƠNG DI


Chứng toét mắt. Chủ yếu do phong nhiệt độc ở kinh Tỳ hợp với hỏa của Tâm bốc lên gây nên.
Triệu chứng chính là da mi mắt đỏ và loét.

Còn gọi là Kiểm Duyên Viêm.

PHONG Ý

Một trong các chứng trạng của trúng phong. người bệnh đột nhiên ngã lăn ra, hôn mê, lưỡi cứng
không nói được, trong cổ có đờm khò khè. Chủ yếu do đờm hỏa bế tắc.

PHÒNG LAO

Chỉ tình trạng sinh hoạt tình dục quá độ, thận tinh bị hao tổn, là một trong những nguyên nhân
gây nên lao tổn.

Còn gọi là Phòng Thất Thương.

PHU DƯƠNG MẠCH

Tên gọi khác của mạch Xung Dương.

PHU TRƯỚNG

Tên bệnh. Chứng bệnh do hàn khí lưu trệ trong bì phu, gây nên chứng thủng trướng. Triệu
chứng: vùng bụng trướng to, gõ vào rỗng không, cơ thể phù, ấn tay vào lõm sâu xuống, lâu mới
nổi lên, lớp da dầy mà mầu không đổi.
PHÙ CHÍNH KHU TÀ

Phương pháp điều trị. Phù chính là hỗ trợ, giúp cho phần chính khí của cơ thể được nâng lên để
có sức chống lại với tà khí. Khu tà đẩy, trục tà khí ra ngoài.

Đối với thực chứng: tuy tà khí thịnh nhưng tà khí vẫn còn mạnh, thí dụ chứng cảm giai đoạn
đầu, thuộc loại thực chứng, có thể chỉ cần dùng phép khu tà như giải biểu, thanh nhiệt, giải độc,
tả hạ… Không cần phối hợp với phù chính.

Nếu tà khí thực mà chính khí chỉ hơi hư, cần chú ý khu tà còn phù chính chỉ là thứ yếu.

Nếu chính khí đã hư mà tà khí có chiều hướng giảm cần coi trọng phù chính, khư tà chỉ phụ
thôi.

Nếu bệnh kéo dài lâu ngày, chính khí luôn suy yếu, bệnh tà thuộc loại ngoan cố, vừa phù chính
vừa phải khu tà.

PHÙ DƯƠNG THOÁI ÂM

Xem Ích hỏa tiêu âm.

PHÙ KHÍ BẤT CỐ

Bệnh lý. Khí của Bàng quang (phù) hư yếu không ức chế được việc tiểu tiện đến nỗi tiểu không
tự chủ hoặc đái dầm.

PHÙ LẠC
Lạc mạch nông dưới da biểu hiện qua những tia máu đỏ hoặc đen mà mắt có thể nhìn thấy.

PHÙ MẠCH

Tên một trong 27 loại mạch. Mạch nổi sờ vào da tay là thấy ngay, ấn nặng tay thì yếu đi. Chủ
bệnh ở phần biểu. Phù có lực là biểu thực, Phù không lực là biểu hư. Thường gặp ở bệnh cảm
mạo thời kỳ đầu.

Ngoài ra, một số bệnh lâu ngày, dương khí hư tổn, âm hư hỏa vượng cũng thấy mạch Phù
nhưng không có lực.

PHÙ NHIỆT

1- Chỉ chứng chân hàn, giả nhiệt, âm hàn thịnh ở trung tiêu, hư dương nổi ở bên ngoài.

2- Chứng ngoại cảm biểu nhiệt ở thời kỳ đầu.

PHÙ THÍCH

Một trong 12 phép châm thích.

Thiên ‘Quan châm’ viết: Thứ chín gọi là Phù thích, là phép châm các mũi kim vây quanh vùng
đau và châm cạn nhằm trị chứng cơ bị chứng cấp mà hàn (Linh khu 7, 41).

PHỦ CHỨNG
Bệnh biến của Tam dương kinh ảnh hưởng đến phủ liên hệ. Thí dụ:

- Thái dương bệnh nhưng có triệu chứng bụng dưới trướng, tiểu không thông, nước ứ đọng ở
Bàng quang (Bàng quang là phủ của Thái dương).

- Dương minh bệnh có đau bụng, táo bón, là nhiệt kết ở trường vị, đại trường (Vị là phủ của
Dương minh).

- Thiếu dương bệnh có chứng miệng đắng, họng khô, hoa mắt là nhiệt uất ở Đởm *Đởm là phủ
của Thiếu dương).

Các chứng trên đều thuộc loại phủ chứng.

PHỦ DU THẤT THẬP NHỊ HUYỆT

Chỉ 72 huyệt ngũ du của đường kinh dương. Đường kinh dương, ngoài Ngũ du huyệt còn có
thêm huyệt Nguyên. 6 x 6 = 32 huyệt. Hai nhánh kinh 36 x 2 = 72 huyệt. Còn gọi là Phủ Du
huyệt.

PHỦ DU TINH VU TẠNG

Mối quan hệ giữa Tạng và Phủ. Ngũ tạng chủ về chứa tinh khí, Sáu Phủ là cơ quan truyền hóa
thức ăn, đồng thời sáu phủ còn là căn bản của kho tàng. Năm tạng, sáu phủ đều nhận khí từ Vị.
Thiên ‘Ngũ Tạng Sinh Thành’ (Linh Khu): “Năm tạng, sáu phủ đều bẩm thụ khí ở Vị”. Doanh
khí bắt nguồn từ trung tiêu (Vị), có thể chuyển tinh khí tưới khắp năm tạng. Tiểu trường tiêu
hóa thức ăn thêm bước nữa, phân biệt trong và đục, làm cho chất tinh vi của thủy cốc truyền
đến kho chứa của ngũ tạng. Công năng này của Vị và Tiểu tờnnng nói lên tác dụng sinh lý phủ
chuyển tinh đến tạng.
PHỦ HỘI

Một trong Bát hội huyệt. Huyệt Chương môn là huyệt hội của Phủ.

PHŨ ĐỂ TRỪU TÂN

Rút củi dưới đáy nồi, chỉ phương pháp thông đại tiện để loại bỏ thực nhiệt ra. Phương pháp này
giống như rút củi dưới đáy nồi, để giảm bớt nhiệt độ trong nồi. Đó là một trong những phương
pháp hàn hạ và cũng theo phương hướng của phép cấp hạ để tồn âm.

PHỦ PHÍ MẠCH

Một trong ‘Thất Quái Mạch’.

Sóng mạch đi lúc nhúc như nước trong nồi (phủ) đang sôi (phí). Biểu hiện của mạch chết.

PHỤ

Chỉ mu bàn chân.

PHỤ BÍNH CỨU

Phép cứu ngăn cách qua Phụ tử. Dùng Phụ tử (sống) tán bột, trộn với nước nặn thành bánh, đặt
trên da. Sau đó đặt Ngải nhung lên để cứu. Thường dùng trị mụn nhọt mạn tính, không liền
miệng, chỉ rỉ nước ra nhưng không có mủ.

PHỤ CỐT THƯ


Nhọt mọc ở bộ vị gân xương. Thường do phong hàn thấp phạm vào gân xương, khí huyết
ngưng trệ thành bệnh. Lúc đầu có chứng lúc nóng lúc lạnh, sau đó gân xương đau nhức, bên
ngoài không thấy nóng đỏ nhưng đau như dùi đâm, không co duỗi và cử động được. Bệnh kéo
dài sẽ làm cho hàn hóa nhiệt, thịt thối gây mủ, bề ngoài vẫn mềm nhũn không có đầu, sắc da
không thay đổi. Sau khi vỡ, mủ loãng chảy rỉ ra không dứt, khó liền miệng

Dễ tạo nên lỗ dò, và làm hoại tử xương.

PHỤ SÁN

Tên bệnh ngày xưa. Chứng bệnh trong bụng có hòn khối sưng cứng từ rốn xuống đến bụng
dưới.

PHỤ THỦNG

1- Chứng phù toàn thân. chữ Phụ ở đây còn đọc là Phu.

2- Chỉ mu bàn chân sưng phù.

PHÚC

Vùng bụng. Từ phía dưới ngực trở xuống.

Từ rốn trở lên gọi là đại phúc (bụng trên).

Từ rốn trở xuống gọi là Tiểu phúc hoặc thiếu phúc (bụng dưới).
PHÚC BÌ UNG

Ung nhọt mọc ở vùng bụng , bất kể là ở trên, dưới, bên phải hoặc bên trái đều gọi là phúc bì
ung. Nếu mọc ở vùng rốn thì gọi là Tề ung. Đa số do thấp nhiệt, hỏa độc nung nấu, khí huyết
ngưng trệ gây nên. Cũng có thể do rốn bị thấp chẩn, ngứa gãi dịch nhớt chảy ra, gây viêm
nhiễm.

PHÚC MÃN

Bụng trướng đầy.

PHỤC

Kỹ thuật bào chế. Tương đương ơisof, tẩm bào.

Thủ thuật ngâm thuốc (như Bạch thược, Đương quy…) cho mềm ra để dễ cắt, thái thành lát
mỏng.

PHỤC ẨM

Bệnh trạng. Đờm ẩm lưu chứa trong cơ thể gây nên bệnh. Triệu chứng: lưng mỏi, lưng đau, sợ
lạnh, sốt, ngực sườn đầy trướng, ho, nôn mửa, có khi run rẩy, nước mắt chảy nhiều.

PHỤC ĐỜM
Bệnh trạng. Thủy ẩm do nội nhiệt nung nấu thành đờm, ứ đọng lại lâu ngày. Phục đờm và Phục
ẩm gần giống nhau nhưng ẩm đa số ở ngực, bụng, tay chân, giống chứng phù thủng, và tràn
dịch ở ngực, bụng, còn đờm thì có thể ở khắp mọi chỗ. Một số chứng như kết hạcơr tuyến lâm
ba (lao hạch)… khi biện chứng luận trị thường có liên hệ với phục đờm.

PHỤC HÀ

Danh từ bệnh ngày trước. Chứng hà do tà khí ẩn náu ở đại trường. Bụng dưới có lúc nổi cuộn
như có hòn khối, nhưng phút chốc thì tiêu đi, kèm theo triệu chứng bụng đau, táo bón. Do nhiệt
khí uất kết ở đại trường.

PHỤC KHÍ

Tình trạng khí hậu không thuận. Khí thắng phục theo thứ tự thời gian được coi là có quy luật.
Khí hậu của sáu tháng cuối năm với khí hậu của sáu tháng đầu năm trái ngược với nhau, gọi là
Phục khí.

(Xem thêm mục Thắng Khí).

PHỤC KHÍ ÔN BỆNH

Loại ôn bệnh phcụ sẵn. Khác với loại ôn bệnh mới mắc (tân cảm ôn bệnh). Ngoại tà cảm nhiễm
vào cơ thể, vì chưa đủ điều kiện gây bệnh nên chỉ ẩn náu trong cơ thể, hoặc owif bệnh vốn có
uất nhiệt trong cơ thể, đến khi cảm nhiễm thêm tà khí mới thì loại uất nhiệt ẩn náu đó từ bên
trong phần tấu lý chuyển ra kết hợp với tà khí mới.

Đặc điểm của phục khí ôn bệnh là khi phát bệnh có ngay triệu chứng lý nhiệt như phiền khát,
lưỡi đỏ tím, nước tiểu đỏ, mạch Sác, trong khi đó, chứng của phần vệ lại không rõ ràng. Các
loại xuân ôn, phục thử ôn ngược đều thuộc loại này.
Phục khí ôn bệnh với mới cảm phải ôn bệnh đều do cảm ôn tà gây nên. Chỗ khác nhau là ở biểu
hiện lâm sàng. Có thể do tính chất của bệnh, do con đường gây bệnh, vị trí bệnh biến hoặc do
thể chất của người bệnh khác nhau. Cho nên phải dựa vào bệnh chứng, không nên bỏ các chứng
trạng cụ thể mà chỉ lý luận theo lý thuyết về nguyên nhân gây bệnh, và cũng không được xem
phục khí là giai đoạn ủ bệnh. Tuy người xưa nói phục tà ẩn náu từ mùaoông đến mùa xuân mới
phát bệnh hoặc thử tà ẩn náu đến mùa đông mới phát bệnh, các quan niệm này, chỉ dùng để
tham khảo thôi.từ thực tế lâm sàng mà phân biệt mới cảm với phục khí, đối với chuyển biến
bệnh, tiên lượng và điều trị… có ý nghĩa lâm sàng rất lớn, đặc ệttt là các kinh nghiệm tích lũy
được về điều trị phục khí ôn bệnh có rất nhiều giá trị đáng noi theo.

PHỤC LƯƠNG

Tên bệnh. Chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tim và quanh rốn. Do khí huyết kết
trệ gây nên.

1- Là một trong ngũ tích. Thuộc loại tích ở tạng Tâm. Triệu chứng: từ trên rốn đến tim có hòn
khối to bằng nắm tay, lâu ngày không khỏi gây nên chứng tâm phiền, ngủ không yên.

Xem Nan 56.

2- Bụng dưới đầy trướng, cứng, đau, có khối u bên ngoài ruột, ấn vào không di chuyển, bên
trong ứ tích mủ máu, quanh rốn đau, chân phù, không thích xoa bóp (thiên ‘Phúc trung luận –
Tố vấn).

3- Khối u ở vùng ngực, tim trở xuống, có thể dioộng lên xuống có lúc khạc ra máu (Thiên
‘Tạng Khí Tà Phủ Bệnh Hình’ (Linh khu).

PHỤC MẠCH
Một trong 27 loại mạch. Ấn tay sát đến xươngmới thấy. Thường gặp trong các chứng quyết,
bệnh đau nhiều hoặc tà khí bế tắc bên trong.

PHỤC NHIỆT TẠI LÝ

Tình trạng cơ thể sẵn có nhiệt tà phục bên trong hoặc do tà khí uất kết hóa nhiệt gây nên tích
nhiệt ở đại trường. Khi phát bệnh xuất hiện ngay các triệu chứng nội nhiệt như khô miệng, hôi
miệng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, bụng trướng, ấn vào đau, táo bón, phân thối, tiểu vàng.

PHỤC THỎ

1- Vị trí vùng cơ bắp đùi nổi cao nhất, giống hình con thỏ nằm (phục).

2- Tên huyệt thứ 32 của đường kinh Vị, tại đầu trên xương bánh chè đo lên đùi 6 thốn. Hoặc úp
lòng bàn tay vào đầu gối, bàn tay hướng về đùi, đầu ngón tay giữa chạm vào đùi ở đâu, đó là
huyệt.

PHỤC THỐ

Cách đọc khác của Phục Thỏ.

PHỤC XUNG

Đường tuần hành của mạch Xung đai dần vào xương sống (tức là phần sâu nhất của mạch Xung
trong cơ thể, vì vậy gọi là Phục Xung). [Bách Bệnh Thỉ Sinh] – Tố vấn.

PHỨC PHƯƠNG
Phương pháp xử dụng hai hoặc nhiều bài thuốc phối hợp với nhau. Có hai ý:

1- Ngoài phương thuốc gốc cơ bản, còn thêm những vị thuốc khác.

2- Liều lượng vị thuốc trong phương thuốc ngang nhau, áp dụng cho bệnh tình kéo dài không
khỏi. Thí dụ: Sài Hồ Tứ Vật Thang (tức bài Tiểu Sài Hồ Thang + Tứ Vật Thang) trị hư lao kéo
dài, nóng lạnh ít, mạch Trì hoặc Sác.

PHƯƠNG HƯƠNG HÓA TRỌC

Phương pháp điều trị. Sử dụng những vị thuốc có mùi thơm để trị thấp trọc gây nên đầy trướng,
muốn nôn, nuốt chua, tiêu lỏng, cơ thể mệt, miệng nhớt, có vị ngọt. Dùng các vị thuốc như
Hoắc hương, Sa nhân, Hậu phác… Nếu kèm chứng đau đầu, nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhớt, có
thể thêm Thạch xương bồ, Lá Sen tươi, Trần bì, Bán hạ, Đại phúc bì…

PHƯƠNG TỄ PHỐI NGŨ

Sự phối ngũ Quân, Thần, Tá, Sứ trong một bài thuốc.

PHƯƠNG THƯ

1- Sách ghi chép chuyên môn hoặc trình bầy các vị thuốc. Thí dụ như Y Phương Tập Giải,
Nghiệm Phương Tân Biên.

2- Sách chuyên ghi các bài thuốc sử dụng, như Thông Giám Ngoại Kỷ, Toại Tác Phương Thư
Dĩ Liệu Dân Tộc của Lưu Thứ… đều là phương thư vì trong đó ghi nhiều bài thuốc.
PHƯƠNG THƯỢNG

Vùng hai bên cánh mũi. Quan sát phương thượng có thể chẩn đoán bệnh của Vị.

QUAN ÂM

Mạch tượng ở thốn khẩu đập thịnh gấp bốn lần trở lên so với mạch bình thường.

QUAN CÁCH

1- Tên bệnh. Bên trên có nôn nghịch, gọi là Cách; Bên dưới tiêu tiểu không thông gọi là Quan.
Bên trên do khí của Tam tiêu không lưu thông, hàn khí lấn át ở trong ngực, ăn uống không
xuống được gây nên hiện tượng ‘Cách’. Bên dưới do nhiệt kết ở hạ tiêu, tân dịch khô, sự khí
hóa bị trở ngại gọi là bế quan.

2- Chứng đại tiểu tiện không thông. Đại tiện không thông là nội quan; Tiểu không thông là
ngoại cách. Nhị ệnnn đều không thông gọi là quan cách (Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, Q. 14).

3- Thuật ngữ trong chẩn mạch chỉ tình trạng âm dương không tương hợp nhau.

Thiên ‘Lục Tiết Tạng Tượng Luận’ (Tố vấn) ghi: “Nhân nghênh với thốn khẩu đều thịnh gấp
bốn lần trở lên gọi là quan cách”, ý nói khí của âm dương đều cực thịnh gây nên trạng thái âm
dương không tương hợp được.

QUAN MẠCH
Một trong ba bộ vị mạch để chẩn bệnh . Vị trí thường ở khoảng giữa của bộ Thốn và bộ Xích.
Bộ quan bên tay trái dùng để chẩn đoán bệnh ở Can - Đởm. Bộ quan bên tay phải thường dùng
chẩn bệnh ở Tỳ – Vị.

QUAN NGOẠI

Vùng bên ngoài của hầu quan (vùng hàm trên, mặt trong má và chân răng).

(Xem thêm mục Hầu Quan).

QUAN NỘI

Vùng bên trong hầu quan (Phía sau họng, sát hàm).

(Xem thêm mục Hầu Quan).

QUAN THẦN SẮC

Phép xem thần sắc, một phần của vọng chẩn.

Thần là biểu hiện hoạt động của sinh mệnh, qua sự phản ảnh của tinh thần, thần thức cho đến
mầu sắc tươi nhuận trên mặt, vẻ tinh anh của con mắt. Sắc là nét vẻ của sắc, chủếuuu là vùng
mặt, biểu hiện sự tốt đẹp bên ngoài của tạng phủ, là biểu hiện của thần. Vì vậy, xem sắc, thần,
tuy là hai nhưng không thể tách rời nhau được. Thần và sắc đều là dấu hiệu bộc lộ thịnh suy của
tạng phủ, khí huyết ra bên ngoài. Khí huyết thịnh ợnnng thì sắc tươi, thần thái tốt. Trái lại thì
thần ủ rũ, sắc tiều tụy. Do đó quan sát thần sắc làộttt phương pháp tìm hiểu sự thịnh suy của
chính khí.
QUAN THÍCH

Một trong Ngũ Thích mô tả trong thiên Quan Châm (Linh Khu 7).

Cách châm: châm trực tiếp vào chu vi gân thịt gần các khớp tay và chân, nhưng không được
châm cho ra máu.

Công dụng: dùng trị chứng âm tý, hiện nay áp dụng trị bệnh gan.

Cũng gọi là Uyên Thích.

QUANG BÁC THIỆT

Hiện tượng rêu lưỡi bị bóc. Lưỡi vốn có rêu, đột nhiên biến mất như bị bóc đi. Thường do Vị
âm suy kiệt, Vị khí bị tổn thương nhiều gây nên. Nếu nửa phía sau lưỡi bị bóc sạch rêu là tà vào
lý chưa sâu mà Vị khí đã bị tổn thương. Nếu nửa phía trước rêu bị bóc sạch là tuy tà khí ở biểu
có giảm nhưng trường vị có tích trệ hoặc có đờm ẩm. Nếu giữa lưỡi rêu bị bóc sạch là âm hư,
huyết hư hoặc Vị khí bị tổn thương.

QUẢNG MINH

Phần trên, phía trước cơ thể. Thiên ‘Âm Dương Ly Hợp’ (Tố Vấn) ghi: “Trung thân nhi thượng,
danh viết quảng minh” (phần trên cơ thể gọi là quảng minh).

QUẢNG TRƯỜNG

Tức trực trường.


QUY BỐI

Chứng gù ở trẻ nhỏ. Một loại dị dạng ở trẻ nhỏ do sự phát triểm cơ thể bị ngăn trở. Nguyên
nhân do tiên thiên bất túc, hậu thiên mất điều hòa, Thận khí hư, Tủy xương và mạch Đốc không
đầy đủ làm cho đót sống mềm yếu dần dần biến thành gù lưng, dị dạng (giống như mu con rùa).

QUY BỐI ĐỜM

Chứng đốt sống bị gồ lên. Lưu đờm phát sinh ở cột sống làm cho đốt xương gồ lên.

QỦY MÔN

Lỗ chân lông.

(Xem thêm mục Huyền Phủ).

QUỸ ĐẠC KỲ HẰNG

Sự đo lường cái khác thường (Ngọc cơ chân tạng luận). Quỹ đạc: suy tính, ước lượng. Kỳ =
khác lạ, đặc thù. Hằng = thông thường.

Trong chẩn đoán phải chú ý quan sát nhưng quy luật biến hóa và các biểu hiện đặc thù của bệnh
mới có thể phán đoán bệnh tình chính xác.

QUYỀN MAO ĐẢO TIỆP


Chứng lông quặm.

QUYẾT

1- Chứng nghịch khí từ dưới dồn lên, thường chỉ từ vùng bụng đến vùng tim và hông sườn. Đa
số do hàn tà.

2- Chứng hôn mê, choáng váng đột ngột, bất tỉnh nhân sự (hôn quyết).

3- Tình trạng cơ thể hoặc tay chân giá lạnh, cũng có thể đồng thời bị hôn mê.

QUYẾT ÂM

Tên kinh mạch. Là giai đoạn phát triển cuối cùng của âm khí, bước đầu của quá trình chuyển
hóa hướng về dượng, vì vậy, còn gọi là lưỡng âm giao tận. Do vị trí ở trong hai kinh Thái âm và
Thiếu âm do đó còn được gọi là quyết âm vi hợp (Âm Dương Ly Hợp – Tố Vấn).

QUYẾT ÂM BỆNH

Một loại bệnh trong lục kinh. Biểu hiện lâm sàng của quyết âm bệnh khá phức tạp,oồng thời
cũng là âm kinh bệnh khá nghiêm trọng. Đặc điểm là hàn nhiệt lẫn lộn, quyết nhiệt thắng phục.
Triệu chứng: tay chân quyết lạnh, lạnhnhiều hơn nóng hoặ lạnh ít nhiệt nhiều, thần trí rối loạn,
khát, họng khô, khí xông lên tim, trong tim có cảm giác nóngaau, đói không muốn ăn, thậm chí
nôn ra giun…

QUYẾT ÂM ĐẦU THỐNG


Xem Can Quyết Đầu Thống

QUYẾT ÂM HỢP VI

Xem Quyết Âm.

QUYẾT CHỨNG

Loại chứng bệnh đột ngột ngã lăn ra, hôn mê, chân tay quyết lạnh nhưng lại tỉnh rất nhanh. Có
thể do:

a- Can dương vốn vượng, ăn uống không gìn giữ, tinh thần bị kích thích quá độ hoặc bị đau…
khiến cho khí cơ nghịch loạn, huyết theo khí nghịch hoặc đờm theo khí bốc lên,eều có thể làm
chi tâm thần bị che lấp gây nên bệnh.

b- Do nguyên khí vốn suy yếu hoặc sau khi bệnh khỏi, khí và tân dịch đều bị tổn thương hoặc bị
mất nhiều máu… đến nỗi khí huyết không đưa lên điều hòa, gây nên bệnh.

Trên lâm sàng có thể gặp khá nhiều loại quyết: Bạo quyết, Hàn quyết, Nhiệt quyết, Khí quyết,
Huyết quyết, Thử quyết, Hồi quyết, Đờm quyết…

QUYẾT ĐẦU THỐNG

Xem Can Quyết Đầu Thống.

QUYẾT KHÍ
Nguyên nhân bệnh có tính chất tái phát. Thí dụ: công năng không điều hòa, khí hếttt nghịch
loạn, đờm trọc bế trở, thực tích đình trệ hoặc đau đột ngột, vì những biến hóa bệnh lý này trong
quá trình bệnh biến lại có tác dụng gây bệnh.

Thiên ‘Âm dương ứng tượng đại luận’ (Tố vấn 5) ghi: “Quyết khí đi lên trên, đầy ở mạch sẽ
xuất (hiện) ở hình (thể). Huyết theo khí nghịch lên, đường mạch ủng thịnh gây nên bệnh lý đột
ngột hôn mê.

QUYẾT SÁN

1- Tên bệnh. Chứng sán quyết khí nghịch lên. Triệu chứng: Quanh rốn đau như cắt, sườnaau,
muốn nôn, nôn dãi lạnh, tay chân quyết lạnh, mạch Đại mà Hư. Thường do hàn khí tích ở trong
bụng nghịch lên.

2- Tên bệnh. Sách ‘Tế sinh phương’ ghi: “Quyết sán thì tâm thống, chân lạnh, ăn xong lại nôn
ra”.

SA KHÍ

Chứng đau bụng do rối loạn. Thường phát vào mùa haè thu, do cảm nhiễm phong hàn hoặc tiếp
xúc với khí dịch lệ, uế trọc bị nghẽn tắc bên trong gây nên bệnh. Do sa khí tắc ở trường vị, ủng
trệ kinh lạc cho nên còn gọi là sa trướng. Nếu sa ở bì phu khí phận, trong da nổi lờ mờ nốt đỏ
như sởi, gọi là hồng sa. Nếu sa độc nung nấu ở cơ nhục, huyết ậnnn, toàn thân căng đau. Nếu có
nốt đen, gọi là Ô Sa. Bệnh nặng hơn thì phát sốt, rét, đầu căng, ngực trướng, bụng đầy hoặc đau
hoặc hôn mê, họng đau hoặc trên thổ dưới tả, hoặc lưng đau như thắt, móng tay móng chân
xanh xám, tay chân tê dại.

SA LÂM
Chứng sỏi bàng quang. Vùng bụng và rốn co thắt, đau một bên lưng, có từng cơn đau quặn lan
tỏa đến bụng dưới và bộ phận sinh dục, khó tiểu hoặc đang tiểu thì tắc nửa chừng, vừa đau vừa
khó tiểu, trong nước tiểu có lẫn cát, nước tiểu vàng đục hoặc lẫn mầu máu. Đa số do nhiệt và
thấp nung nấu ở hạ tiêu, tạp chất trong nước tiểu ngưng tụ hình thành cát sỏi.

Cũng gọi là Thạch Lâm.

SA TRƯỚNG

Còn gọi là Sa Khí, Sa Tử, Ma Chẩn.

SẠ SƠ SẠ SÁC

Trạng thái mạch đập không đều, tán loạn, lúc nhanh lúc chậm, thuộc loại hình dạng quái mạch.
Gặp trong tình trạng khí huyết sắp mất, bệnh nguy đến nơi.

SẠ TAI

Bệnh quai bị. Do cảm nhiễm ôn độc, vị trường tích nhiệt, Can Đởm uất trệ ở kinh lạc. Bệnh
thường gặp vào mùa Đông, xuân. Trẻ nhỏ 15 trở xuống dễ bị. Triệu chứng: sốt, một hoặc hai
bên tai sưng , sờ vào có cảm giác mềm, đau nhức.

Cũng gọi là Tai Thủng, Hà Mô Ôn, Hàm Tai Sương.

SÁC MẠCH

Một trong các loại mạch. Mạch đi nhanh, một hơi thở 5 – 6 lần đập (tương đương 90 lần/ phút
trở lên). Chủ về các chứng nhiệt. Mạch Sác có lực là thực nhiệt, Sác vô lực là hư nhiệt.
SÁCH

1- Tiêu tan. Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ (TVấn): ghi: “Kỳ chuyển vi sách trạch” (ý nói cơ
nhục khô, không hóa được). Thiên ‘Điều Kinh Luận’ (TVấn) ghi: “Tà khí nãi sách”.

2- Lấy, chọn lấy. Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu) ghi: “Sách bì vu Phế, bất đắc, sách chi hỏa”
(Châm thích (sách bì) bì phu, vì Phế hợp với bì mao cho nên thích bì mao tức là thích Phế kinh;
Bất đắc = không hiệu quả; Sách chi hỏa: phải thích thêm kinh mạch thuộc hành hỏa, nghĩa là
thích thêm Tâm kinh).

SÁN

1- Chứng bệnh trong cơ thể đột ngột có vật lộ ra ngoài, thường kèm theo trạng thái đau do khí
(khí thống). Thí dụ: đột ngột nổi lên ở vùng bụng dưới, gần háng, hoặc từ khoang bụng sa
xuống bộ phận sinh dục (thoát vị bẹn…).

2- Chứng bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục như dịch hoàn viêm, âm nang sưng. Thí dụ: bên
ngoài bộ phận sinh dục nam nữ vỡ loét, chảy mủ, tiểu ra chất tinh khí vẩn đục…

3- Chứng đau bụng dữ dội kèm tiêu tiểu không thông. Thiên ‘Thích tiết trường luận’ (Tố vấn)
ghi: “… Ở bụng dươi, đau đến nỗi không tiêu tiểu được, gọi là sán”. Thiên ‘Cốt không luận’
(Tố vấn) ghi: “… Đốc mạch gây bệnh… từ bụng dưới xông lên tim gây nên đau, không tiêu tiểu
được, gọi là xung sán”.

SÁN HÀ

Tên bệnh. Bụng dưới có cảm giác vừa đau vừa nóng, tiêu ra chất nước trắng và dính.
Còn gọi là Hà Sán.

SÁN KHÍ

Xem Sán.

SẢN HẬU ÂM Á

Chứng mất tiếng sau khi sinh. Phụ nữ sau khi sinh bị khan tiếng hoặc mất tiếng, do vốn có âm
hư, sau khi sinh âm tinh không đưa lên được, gây nên mất tiếng.

SẢN HẬU HUYẾT VẬN

Chứng choáng váng sau khi sinh. Triệu chứng: choáng vángoột ngột, không ngồi dậy nổi, cùng
ngực khó chịu, muốn nôn, nôn mửa hoặc đờm khò khè, thở gấp, thậm chí hôn mê, cấm khẩu,
bất tỉnh.

Chia ra hai loại là Bế chứng và Thoát chứng.

Bế chứng: Huyết hôi không ra hoặc ra ít, dụng dưới cứng đau, khi choáng thì cấm khẩu, hôn
mê, tay nắm chặt, mặt vàng hoặc sạm tía, lưỡi xám, mạch Huyền có lực, thuộc thực chứng,
thường do ứ huyết công lên thành bệnh.

Thoát chứng: sắc mặt trắng nhạt, mồ hôi ra nhiều, khi choàng thì miệng há, bàn tay mở ra, lưỡi
nhạt, không rêu, mạch Đại mà Hư hoặc Hư Tế, muốn tuyệt, thậm chí ra mồ hôi lạnh nhiều, thần
chí hôn mê, môi miệng và móng tay chân tím tái.

SẢN HẬU PHÁT KÍNH


Xem Sản Hậ Phong Kính.

SẢN HẬU PHÁT NHIỆT

Sốt sau khi sinh. Trên lâm sàng có thể gặp bốn loại sau:

+ Do ngoại cảm: sốt, đau nhức, vai lưng mỏi, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù.
Do Phong hàn xâm nhập gây nên.

+ Do Huyết hư: sốt nhẹ, ra mồ hôi, mặt đỏ, khát nước, chóng mặt, hoa mắt, tay chân tê dại, lưỡi
nhạt, mạch Phù mà rỗng. Hoặc sốt về chiều, gò má đỏ, mạch tế Sác. Do hếttt mất nhiều, âm hư,
dương phù lên gây nên bệnh.

+ Do huyết ứ: Huyết dơ ra ít, có lẫn hòn cục, bụng dưới đau trướng, ấn vào đau, miệng khô,
không khát, sốt kép dài,mạch Huyền, Sáp. Thườøng do huyết ngăn trở bên trong, doanh vệ bất
hòa.

+ Do thực trệ: ngực đầy, hoành cách mô đầy, ợ hơi, nuốt chua, biếng ăn hoặc bao tử đau, rêu
lưỡi dầy, mạch Hoạt. Do ăn uống thức ăn ngọt, béo tích đọng ở Vị.

SẢN HẬU PHONG KÍNH

Sau khi sinh, đột nhiên vai lưng cứng, chân tay co quắp, thậm chí cấm khẩu, kinh giật. Do sau
khi sinh bị cảm nhiễm phong tà cộng với mất huyết quá nhiều.

Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:


+ Thực chứng: Có ngoại cảm, sau đó chân tay cứng đơ, răng nghién chặt, mạch Phù, Huyền..

Nếu nội nhiệt bốc lên thì cơ thể sốt, mặt đỏ, hôn mê, tay chân nắm chặt, táo bón, nước tiểu đỏ,
mạch Huyền Sác.

+ Hư chứng: Cổ gáy cứng, răng nghiến chặt, sắc mặt trắng nhạt hoặc vàng úa, tay chân co giật,
mạch Hư Tế. Nếu khí huyết mất đột ngột thì cơ thể cứng, chân tay lạnh, bàn tay xòe ra, mắt mở,
miệng há, mạch Phù, Đại mà Hư.

Chứng này thường do cảm, do phá thương phong xảy ra sau khi sinh.

SẢN HẬU PHÚC THỐNG

Bụng đau sau khi sinh. Bao gồm cả đau bụng trên lẫn bụng dưới. Thường gặp loại đau bụng
dưới nhiều hơn, thường do ứ huyết, khí huyết hư hoặc cảm phong hàn gây nên.

Do sau khi sinh, khí huyết ngưng trệ hoặc do phong hàn kèm huyết ứ gọi là chứng ‘Nhi Chẩm
Thống’. Bụng dưới có thể sờ thấy khối u, chóng mặt, hoa mắt, mỏi mệt, sợ lạnh, hồi hộp, hơi
thở ngắn, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Tế hoặc Huyền, Sáp.

Nếu kèm ứ huyết thì bụng dưới cứng đau, chất lưỡi tím.

Kèm khí trệ thì bụng trướng, ngực đầy, tiêu lỏng.

SẢN HẬU SUYỄN SÚC

Sau khi sinh bị suyễn. Có hai nguyên nhân:


. Một do âm hư nặng, lại mất máu nhiều, khí thoát ở phần trên.

. Hai là do hàn tà phạm Phế, Phế khí không tuyên gây nên suyễn. Thường gặp ở chứng ngoại
cảm phong hàn, thở khó, ngự đầy, ho.

SẢN HẬU TAM CẤP

Theo sách Trương Thị Y Thông: Ba loại bệnh cấp tính gặp nơi phụ nữ sau khi sinh:

+ Nôn mửa không ngừng.

+ Mồ hôi trộm.

+ Tiêu chảy không cầm.

Làm cho tân dịch bị hao tổn, khí bị thoát nhanh.

Nguy hiểm nhất là cả ba triệu chứng cùng xuất hiện.

SẢN HẬU TAM XUNG

Ba chứng xung sau khi sinh.

Sau khi sinh, do cảm nhiễm mà huyết dơ không ra được, gây nên ba triệu chứng nguy hiểm cấp:
. Bại huyết xung tâm.

. Bại huyết xung Vị.

. Bại huyết xung Phế.

Ba chứng bại huyết này chủ yếu do huyết dơ đáng lẽ phải ra mà không ra được, hơi độc của bại
huyết xông lên Tâm, Vị và Phế gây nên bệnh.

SẢN MÔN

Xem Âm Hộ.

SẢN TIỀN

Sắp đến ngày sinh nở.

SÁP MẠCH

Một loại mạch. Mạch đến không trơn chảy, nhịp đập không đều, giống như lưỡi dao lướt trên
tre. Do huyết thiếu, tinh bi tổn thương, tân dịch suy tổn, khí trệ, huyết ứ gây nên. Thường gặp
nơi bệnh nhân bị thiếu máu, bệnh về tim.

SÁP TỄ

Loại thuốc có tác dụng thu liễm. Như các vị Mẫu lệ, Long cốt...
Thường dùng để cầm mồ hôi (dùng trong chứng mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm...) hoặc giúp cho
tinh không tiết ra (Dùng trong các chứng di tinh, mộng tinh, tiết tinh...).

SÁP TRƯỜNG CHỈ TẢ

Phương pháp trị tiêu chảy kéo dài mà phân cứ tự ra.

SÁP TRƯỜNG CỐ THOÁT

Xem Sáp Trường Chỉ Tả.

SẮC CHẨN

Một trong Vọng chẩn: phương pháp quan sát sự biến hóa của mầu sắc da để chẩn đoán tình
trạng bệnh. Khi quan sát, nên chú ý đến sự chìm nổi của mầu sắc, sự tan tụ, tươi nhuận của mầu
sắc đó và sự phân bố trên dưới của bộ vị tương ứng.

+ Nếu sắc rõ mà nông: chủ bệnh ở phần biểu.

+ Sắc chìm tối ẩn ở bề sâu: chủ bệnh ở phần lý.

+ Sắc nhạt mà thưa thớt, thường là bệnh mới, cấp.

+ Sắc ở bề sâu mà ủng trệ, thường do tà thịnh, bệnh đã lâu.


+ Mầu tươi nhuận là Vị khí mạnh.

+ Mầu khô khan là Vị khí suy bại...

Bệnh sắc có hướng lan tỏa rộng thường liên quan đến chiều hướng tiến triển bệnh.

Mức độ khô khan và độ kết tụ của bệnh sắc là dấu hiệu cảu bệnh nặng hoặc nhẹ

Trên lâm sàng, sắc chẩn lấy ngũ sắc chủ bệnh làm chính, nhưng nên kết hợp với chứng trạng và
mạch để phân tích toàn diện mới có thể phán đoán đầy đủ.

SẮC KHẮC BỆNH

Xem Bệnh Sắc Tương Khắc.

SẮC MẠCH HỢP THAM

Phép đối chiếu giữa sắc chẩn và mạch chẩn. Trong quá trình biện chứng, xử dụng các yếu tố
quan sát được qua sắc chẩn, phối hợp với mạch để phân tích, biện chứng cho phù hợp...

Nói chung, sắc và mạch biểu hiện nhất trí là thuận, trái lại là nghịch.

Thí dụ: Người bệnh mặt đỏ, môi hồng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng là dấu hiệu nhiệt tà thịnh
(dựa vào sắc), nếu bắt được mạch Hồng Sác hoặc Hoạt Sác đó là sắc và mạch nhất trí, cho thấy
tà khí tuy thịnh nhưng chính khí đủ, đó là chứng thuận, có chiều hướng tốt.
Nhưng nếu có những triệu chứng như trên mà mạch Tế, Sác tức là sắc với mạch không tương
ứng, bệnh khó khỏi.

SẮC TÙY KHÍ HOA

Mầu sắc bình thường là tinh khí của năm tạng bộc lộ tươi nhuận, mặt mũi tươi tỉnh, bóng
nhuận... đó là dấu hiệu tinh khí của năm tạng đầy đủ. Nếu bệnh nặng hoặc bệnh đã lâu, tạng khí
đã suy thì sắc da khô. Mầu sắc của con người tùy theo sự biến hóa tinh khí của năm tạng tịnh
suy mà biến hóa tương ứng.

SINH KHÍ

1- Sinh khí phát cảu mùa xuân, rất cần cho sự sinh trưởng của vạn vật. Người xưa cho rằng
hoạtoộng của con người phải thích ứng với sự biến hóa của thời tiết, nếu không thích ứng được
sẽ bị ốm đau, bệnh tật.

2- Sự sinh phát và tăng cường nguyên khí. thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn)
ghi: “Tráng hỏa thực khí, thiếu hỏa sinh khí:

SINH TÂN

Phương pháp làm sinh tân dịch, dưỡng tân dịch. Dùng trong trường hợp sốt lâu ngày làm cho
tân dịch bị hao tổn. Phương pháp này vừa làm hạ sốt vừa sinh được tân dịch. Dùng các vị như
Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Thạch hộc...

SINH THỤC THỦY

Xem Âm Dương Tủy.


SINH THỰC CHI TINH

Xem Tinh.

SƠ BIỂU

Phép giải tà ở biểu. Ngoại cảm ở phần biểu còn nhẹ, dùng thuốc giải biểu có tác dụng phát hãn
nhẹ (Tân ôn giải biểu (cảm phong hàn) hoặc Tân lương giải biểu (cảm phong nhiệt). Dù không
ra được mồ hôi vẫn có thể giải được tà ở biểu.

Cũng gọi là Sơ Biểu Giải Tà.

SƠ BIỂU HÓA THẤP

Phương pháp vừa sơ biểu vừa hóa thấp. Thường dùng trị tà khí ở phần biểu, thượng tiêu. Có
triệu chứng đầu căng nặng,chân tay nặng, mỏi, miệng dính, không khát, rếu lưỡi trắng nhớt,
mạch Nhu... Thường dùng Phòng phong, Tần giao, Thương truật, Hoắc hương, Trần bì...

Xem thêm mục Hóa Thấp.

SƠ CAN

Phương pháp sơ tán Can khí uất kết. Triệu chứng: hông sườn đau, ngực đầy, muốn nôn, nôn
mửa, kém ăn, bụng đau, tiêu chảy, cơ thể đau nhức, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền. Thường dùng
Sài hồ, Đương quy, Hương phụ Xuyên luyện, Diên hồ, Hậu phác...
Xem thêm mục Sơ Can Lý Khí, Thư Can, Tiết Can.

SƠ CAN LÝ KHÍ

Xem Sơ Can.

SƠ PHONG

Phương pháp trị ngoại cảm phong tà bằng cách sơ tán phong tà. Thường dùng nhưng vị thuốc
khu phong.

+ Phong hàn ở biểu: Phong phong, Bạch chỉ, Cảo bản...

+ Phong thấp ở biểu: Bạc hà, Ngưu bàng tử...

+ Phong thấp đau nhức: Khương hoạt, Quế chi...

Cũng gọi là Sơ Tán Phong Tà.

SƠ PHONG TIẾT NHIỆT

Phương pháp chữa bên ngoài có phong tà lại kèm với bên trong có nhiệt. Phong tà xâm nhập có
biểu hiện đầu đau, mũi nghẹt, ho... Bên trong nhiệt có biểu hiện khát, nước tiểu vàng, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng...

SƠ UẤT LÝ KHÍ
Phương pháp chữa tình chí uất ức làm cho khí bị trệ. Triệu chứng: ngực đầy, bụng tớnnng, hông
sườn đầy, đau. Thường dùng Hương phụ, Diên hồ, Ô dược, Mộc hương...

SỞ BẤT THẮNG

Cái khắc ta. Trong quan hệ tương khắc, cái khắc ta là sở bất thắng. Thí dụ: Thổ bịộccc khắc thì
Mộc là sở bất thắng của Thổ.

SỞ THẮNG

Cái ta khắc. Trong quan hệ tương khắc, cái ta khắc là sở thắng. Thí dụ: Mộc khắc Tôr thì Thổ là
sở thắng của Mộc.

SƠN CĂN

Vùng giữa hai đầu con mắt. trong vọng chẩn, Sơn căn là chỗ để chẩn đoán bệnh tạng Tâm.

Còn gọi là Hạ Cực.

SÔN TIẾT

Tên bệnh. Chứng: tiêu lỏng, trong, lẫn thức ăn không tiêu, bụng sôi, bụng đau, mạch Huyền,
Hoãn. Do Can uất, Tỳ hư, thanh khí không đưa lên được gây nên.

SUY CHI DĨ THUỘC


Phương pháp điều trị.

Trước hết xác định tính chất bệnh chứng rồi phân loại mối quan hệ của dược tính để quyết định
phương pháp điều trị. Thí dụ: dùng thuốc hàn trị bệnh nhiệt, dùng thuốc ôn trị bệnh hàn... đó là
‘Hàn, nhiệt, ôn, lương, suy chi dĩ thuộc’.

SUY DƯỢC

Thuốc bột dùng để thổi. Thường dùng trị bệnh ở trong họng. Thí dụ bài Băng Bằng Tán (Huyền
minh phấn 20g, Chu sa 2g, Bằng sa 20g, Băng phiến 2g. tán nhuyễn. Mỗi lần dngf một ít, thổi
vào họng), dùng trị họng sưng đau, miệng lưỡi sưng đau.

SUY HOA TIÊN

Tên bệnh. Bệnh thường phát vào mùa xuân. Phụ nữ bị nhiều hơn. Thường phát ở mặt, lúc đầu
có từng nốt nhỏ như sởi, tiếp đó thành mảng như đám mây, như bông hoa đào, lấy tay cạo khẽ
có vảy trắng. Do Tỳ Vị vốn hư, bên trong nung nấu phpng nhiệt lại cảm nhiễm phong tà.

SUY TỴ

Phương pháp thổi hoặc hít thuốc bột vào mũi. Thuốc tán thật nhuyễn, tự hít vào hoặc nhờ người
thổi vào trong lỗ mũi. Thường dùng trong một số bệnh về mũi như nghẹt mũi, viêm xoang...

SUYỄN CẤP

Tình trạng thở mạnh kèm khó hít hơi vào, chỉ thở ra nhiều.

SUYỄN CHỨNG
Chứng suyễn. Đặc trung của chứng này là thở gấp, khó thở, không nằm ngửa được. Có thể gặp
ở thể ngoại cảm và nội thương.

+ Thực suyễn: Do cảm phong hàn, đờm nhiệt, đờm trọc gây nên.

+ Hư suyễn: do Phế Thận suy yếu.

SUYỄN GIA

Người vốn bị bệnh suyễn mạn tính.

SUYỄN KHÁI

Xem Suyễn Minh.

SUYỄN MINH

Chứng khi thở suyễn trong họng có tiếng đờm khò khè.

Nếu đờm thịnh gây nên suyễn, gọi là Đờm suyễn.

Nếu đờm suyễn mà có ho gọi là chứng Suyễn khái.

Thường gặp trong các chứg viêm phế quản mạn tính, Tâm phế mạn, Hen phế quản...
SUYỄN SÚC

Tình trạng thở gấp, khó thở.

Còn gọi là Suyễn Cấp.

SƯƠNG DƯƠNG

Một loại mụn nhọt. Sương dương bao gồm các bệnh có nhọt sưng và làm mủ như ung nhọt, loa
lịch...

SƯƠNG GIA

+ Người bệnh bị gươm đao đâm chém mất nhiều máu.

+ Người vốn có nhiều mụn nhọt lở loét.

Theo ‘Kim Quỹ Yếu Lược’, những người này không nên cho uống thuốc phát hãn, nếu cứ dùng
loại thuốc này sẽ gây nên chứng co cứng.

SƯƠNG LAO

Loại lao xương. Đa số phát ở lứa tuổi học sinh có tiền sử bị các bệnh lao như lao phổi, lao
hạch...).

Xem thêm mục Lưu Đờm.


SƯU PHONG TRỤC HÀN

Phương pháp chữa phong tà kèm hàn tà, thấp đờm, ứ huyết lưu trệ ở kinh lạc. Trùng phong tê
dại lâu ngày không khỏi, trong kinh lạc có thấp đờm ứ huyết, đau nhức cụ bộ ở đùi và tay. Hoặc
phong hàn thấp lưu trệ ở kinh lạc, chân tay, gân xương đau mỏi...

Thường dùng bài Tiểu Hoạt Lạc Đơn (Xuyên ô, Thảo ô, Thiên nam tinh, Khâu dẫn, Một dược,
Nhũ hương).

TÁ KIM BÌNH MỘC

Phương pháp túc phế để ức can (tá : giúp, bình : đánh thắng; kim : phế (vì phế thuộc kim);
mộc : can (vì can thuộc mộc)). Can khí xông lên phế, phế khí không giáng xuống được. Có triệu
chứng : đau xiên 2 bên sườn, khí suyễn không yên, mạch huyền. Nên dùng phép túc phế khiến
cho khí phế giáng xuống, can khí nhờ đó được thư sướng. Cho uống các vị như Tang bạch bì
(tẩm nước Ngô thù sao), Tô ngạnh, Hạnh nhân, Tỳ bà diệp...

TÀ BẠI KHÔNG KHIẾU

Phương thức tác hại của bệnh tà (không khiếu : các khí quan tai, mắt, miệng, mũi). Bệnh tà xâm
phạm các khí quan này sẽ phát sinh bệnh biến, như phong hàn dẫn đến mũi chảy nước trong,
mũi tắc không thông; hỏa tà dẫn đến mắt đỏ đau, bệnh về tai; táo tà làm cho mũi, họng khô
ráo...

TÀ CAN

Nhân tố gây bệnh xâm phạm vào cơ thể.


TÀ HỎA

Hỏa tà (đối xứng với hỏa sinh lý). Những bệnh do hỏa tà gây nên, thường làm xuất hiện các
triệu chứng có nhiệt tượng.

TÀ KHÍ

1. Khí hậu trái thường ngoài tự nhiên xâm nhập vào thân thể gây nên bệnh như lục dâm, dịch lệ.

2. Thứ đối địch với chính khí, như nói quá trình bệnh tật là quá trình đấu tranh lẫn nhau giữa tà
khí và chính khí nếu tà khí thắng thì bệnh sẽ nặng thêm, chính khí thắng thì bệnh sẽ khỏi dần.

TÀ KHÍ THỊNH THÌ THỰC

Yếu tố để xác định thực chứng (tà khí : nhân tố gây bệnh). Khi bệnh tà hữu dư mà chính khí đầy
đủ, hoạt động cơ năng tăng cường để chống lại bệnh ta, cho nên biểu hiện thực chứng cang
thịnh. Như các chứng đờm hệ, thực tích, ứ huyết, thủy thấp đều là tà khí hữu dư; sốt cao, phiền
táo, cuồng loạn, tiếng vang thở thô, bụng đau cự án, đại tiện bí, tiểu tiện đỏ, mạch hoạt sác có
lực... Đều là biểu hiện cơ năng cang thịnh, cũng thuộc thực chứng.

TÀ LƯU TAM TIÊU

1. Bệnh nhiệt tính, tà khí thấp nhiệt lưu luyến ở khí phận. Trên thì khái thấu, ngực buồn phiền,
giữa thì trướng bụng, kém ăn, dưới thì tiểu tiện không lợi.

2. Tình trạng trao đổi thủy dịch bị trở ngại. Xuất hiện triệu chứng ngực sườn trướng đầy, bụng
dưới co thắt, tiểu tiện không lợi.
TÀ NHIỆT

1. Nhiệt tà (nguyên nhân gây bệnh).

2. Chứng trạng ngoại tà xâm phạm dẫn đến phát sốt.

TÀ PHI MẠCH

Một loại bộ vị mạch đặc biệt trong phạm vi sinh lý. Do sinh lý có vấn đề đặc biệt, nên động
mạch xích bộ của xương trụ quay hướng ra phía ngoài dọc theo hướng huyệt Hợp cốc, vì vậy
thốn bộ khó thấy được mạch đập.

TÀ SỞ

Chỗ có tà khí gây bệnh.

TÀ THỊ

Mắt trông lệch về 1 bên.

TÀ THÍCH

Châm xiên vào da.

TÁ DƯỢC
Vị thuốc ở trong phương thuốc có tác dụng giúp vị thuốc chính chữa được các triệu chứng, hoặc
ức chế tính độc và tính mãnh liệt của các vị thuốc khác.

TẢ BẠCH

Trừ nhiệt tà ở phế.

TẢ CAN

Tả hỏa ở can, dùng những vị thuốc có vị đắng tính hàn, để chữa các chứng do can hỏa bốc lên.

TẢ HẠ

Tẩy xổ cho thông đại tiện.

TẢ HẠ CẤM LỆ

Điều cấm kỵ trong phép tả ha. Những tình huống dưới đây, không nên áp dụng phép tả hạ :

1. Bệnh tà ở biểu hoặc ở bán biểu bán lý.

2. Người già huyết hư trường táo.

3. Phụ nữ mới đẻ, huyết hư đại tiện bí.

4. Sau khi mắc bệnh, tân dịch hao tổn mà đại tiện bí.
5. Người bị mất nhiều máu.

6. Nhiệt tà ở lý, đại tiện táo kết đúng là chứng hậu nên tả hạ nhưng người bệnh trên, dưới, trái,
phải rốn có động khí, mạch vi nhược hoặc phù đại mà ấn vào vô lực, hoặc mạch trì, khí suyễn
mà vùng ngực trướng đầy, muốn nôn mửa; bệnh nhân thường ngày khí hư, hành động là suyễn
thở, người bệnh trướng bụng, có lúc giảm nhẹ, không bao lâu lại trướng; người có thai hoặc tới
kỳ hành kinh... Có những tình huống trên cũng không nên tả hạ,

Những trường hợp trên, không nên tả hạ, nếu quả là không thể không tả hạ,nên tham khảo : biểu
lý song giải, công bổ kiêm thi, nhuận hạ, mật tiễn đạo, trư đởm chấp đạo.

TẢ HỎA TỨC PHONG

Phương pháp chữa nhiệt cực sinh phong (chứng thực nhiệt). Bệnh nhiệt tính do sốt cao mà chân
tay co giật, mắt nhìn ngược, gáy cứng, thậm chí uốn ván, thần chí hôn mê... (gọi là nhiệt cực
sinh phong). Người bệnh có rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác. Điều trị bằng câu
đằng, khâu dẫn, ngô công, sinh thạch quyết minh, sinh mẫu lệ, thạch cao, hoàng liên, đại thanh
diệp...

TẢ HIẾP THÔNG

Đau sườn bên trái.

TẢ HỎA

Tả hỏa nhiệt, dùng những thuốc có vị đắng tính hàn, để chữa những bệnh thuộc thực nhiệt.
TẢ PHẾ

Xem tả bạch.

TẢ TÂM

Tả hỏa nhiệt ở tâm, dùng những vị thuốc có tính hàn, để chữa bệnh nhiệt ở tâm.

TẢ THẬN HỮU MỆNH

Chủ thuyết tả thận hữu mệnh. Chủ thuyết tả thận hữu mệnh nói lên công năng trọng yếu về
nhiều phương diện của tạng thận trong cơ thể con người. “Hai bên thận, không phải là thận cả,
bên tả là thận, bên hữu là mệnh môn. Mệnh môn, nơi ở của thận và tinh, nơi ràng buộc của
nguyên khí, cho nên ở nam giới thì chứa tinh, ở nữ giới thì buộc bào thai”. [Nạn thứ 36, Na].
Đây là lần đầu tiên chủ thuyết tả thận hữu mệnh được nêu lên, các thầy thuốc đời sau đều coi
trọng học thuyết này.

Điểm trọng yếu của chủ thuyết tả thận hữu mệnh là so sánh đột xuất tác động của mệnh môn,
bởi vì nó có công năng sinh lý trọng yếu về tàng trữ tinh thần và nguyên khí, được coi là căn
bản của sinh mạng con người.

Khi vận dụng chủ thuyết tả thận hữu mệnh không nên lấy bộ vị của nó mà lý giải một cách máy
móc, mà phải vận dụng cả hàm nghĩa âm dương để phân tích. Thực chất chủ thuyết này là lưu ý
đến công năng 2 mặt thận âm và thận dương của tạng thận, mà thận âm thận dương cả 2 phải
hiệp điều với nhau, cũng tức là sự tương tế cái mệnh môn hỏa và thận thủy, nếu sự hiệp điều
này bị phá vỡ, thì tật bệnh sẽ nảy sinh hàng loạt...

TẢ TRỊ HỮU, HỮU TRỊ TẢ


Phương pháp điều trị trong khoa châm cứu. Một bên, trái hoặc phải. Thân thể bị đau thì tiến
hành châm các huyệt vị ở bên đối xứng. Phương pháp này có 2 loại mậu thích và cự thích khác
nhau.

Mậu thích để châm đối xứng khi lạc mạch bị bệnh.

Cự thích để châm đối xứng khi kinh mạch bị bệnh.

TÁC CƯỜNG

Làm việc có sức và dẻo dai, như lao động chân tay, hoặc lao động trí óc, được lâu không mệt
mỏi.

TÁC CƯỜNG CHI QUAN

Chức năng của thận. như nói thận chủ về tác cường, người khỏe trẻ thận khí thịnh thì tác cường
tốt, người tuổi già thận khí suy thì tác cường suy giảm.

TÁI (ĐÁI) NHÃN

Chứng con ngươi mắt ngước nhìn không chuyển động, Đó là do kinh khí của Thái dương kinh
suy kiệt. chứng trạng này xuất hiện ở giai đoạn nghiêm trọng của thần kinh não.

TÁI NGHỊCH

Chữa sai 1 lần rồi lại chữa sai 1 lần nữa.


TÁI TRUYỀN

Theo quy luật truyền kinh của bệnh thương hàn, thì lúc đầu tà ở kinh Thái dương, rồi truyền
sang các kinh Dương minh, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm, truyền hết 6 kinh rồi
mà bệnh không khỏi, thì sẽ có thể truyền lại kinh Thái dương, gọi là tái truyền.

TẠI TUYỀN

Theo học thuyết vận khí thì trong không gian có khí trời khí đất gọi là khí âm khí dương, khí
âm có 3 mức khác nhau gọi là Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm, khí dương cũng có 3 mức khác
nhau gọi là Thái dương, Dương minh, Thiếu dương, thành ra 6 khí, 6 khí này chung hòa vào
nhau cùng với quả đất quay vòng trong thiên cầu, quay hết 1 vòng tức là 1 năm, tức là 365 1/4
ngày, Cứ mỗi năm thì 1 khí âm trong 3 khí âm, 1 khí dương trong 3 khí dương sẽ theo quy luật
lần lượt thay nhau làm chủ về sự sinh hóa trong năm đó, khí làm chủ nửa năm về trước gọi là
khí tư thiên, khí làm chủ nửa năm về sau gọi là khí tại tuyền, nếu khí tư thiên là dương thì khí
tại tuyền là âm, khí tư thiên là âm thì khí tại tuyền là dương, theo thứ tự quay vòng như sau :
Thái dương, Dương minh, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm. Năm Thái dương là khí
tư thiên, thì Thái âm là khí tại tuyền, năm Dương minh là khí tư thiên thì Thiếu âm là khí tại
tuyền, năm Thiếu dương là khí tư thiên thì Quyết âm là khí tại tuyền, và ngược lại.

TAM ÂM

3 kinh âm, 3 khí âm, thái âm, thiếu âm, quyết âm.

TAM ÂM KÍNH

Bệnh kính có chứng trạng của 3 kinh âm. Triệu chứng : tay chân quyết lạnh, gân mạch co rút,
mồ hôi ra không ngừng, gáy cứng, mạch trầm, ngoài ra còn có chứng trạng của 3 kinh âm như
đầu lắc lư, cấm khẩu (thuộc quyết âm); chân tay không co vào được, phát nhiệt, đau bụng
(thuộc Thái âm); mắt nhắm, hay ngủ (thuộc Thiếu âm).
TAM ÂM NGƯỢC

Chứng tam âm ngược. Do nguyên khí hư ở trong, vệ khí không bền bệnh tà vào sâu, cứ 3 ngày
lên cơn sốt rét một lần, vì tà khí ẩn phục ở tam âm nên đặt tên là tam âm ngược.

Có thuyết nói do tà khí dằng dai lâu ngày lại xuất hiện chủ chứng của 3 kinh âm, nên có tên là
tam âm ngược.

TAM BẢO

3 thứ qúy báu của thân thể tức là : tinh, khí, thần.

TAM BỘ

1. 3 bộ phận của thân thể, trên, giữa, dưới.

2. 3 bộ phận ở mặt : trán, mũi, cằm.

3. 3 bộ vị ở mạch : thốn, quan, xích.

TAM BỘ CỬU HẬU

Xem mạch có 3 bộ thốn, quan, xích, mỗi bộ có mức độ đặt tay nặng nhẹ khác nhau nhẹ (phù)
vừa (trung) nặng (trầm) gọi là hậu, mỗi bộ có 3 hậu, 3 bộ có 9 hậu.
TAM CẤM

3 điều cấm khi chữa bệnh ở kinh Thiếu dương, cấm phát hãn, cấm thổ, cấm hạ.

Tam chi khí

Khí thứ 3 trong 6 khí của 1 năm, bắt đầu từ tiết tiểu mãn đến cuối tiết tiểu thử, gồm 60 ngày và
87 khắc rưỡi.

TAM CHÙY

Đốt xương sống lưng thứ 3.

TAM DƯƠNG

1. 3 kinh dương, thái dương, dương minh, thiếu dương.

2. 3 hào dương trong quẻ của kinh dịch gọi là quẻ Còn.

3. Chỉ vào kinh thái dương.

TAM DƯƠNG HỢP BỆNH

Bệnh thương hàn, cùng 1 lúc có cả triệu chứng của cả 3 kinh : Thái dương, Dương minh, Thiếu
dương.
TAM DƯƠNG KẾT

Chứng nhiệt kết ở kinh thái dương.

TAM DƯƠNG KINH

3 kinh dương, thái dương, dương minh, thiếu dương.

TAM DƯƠNG TẠI ĐẦU, TAM ÂM TẠI THỦ

Quan điểm bệnh lý. Tam dương tại đầu là chỉ động mạch nhân nghinh của kinh Túc Dương
minh ở vùng đầu cổ; tam âm tại thủ là chỉ động mạch thốn khẩu của kinh Thủ Thái âm kinh ở
cổ tay. Đây là lý do khí của tam dương lấy Dương minh vị khí làm gốc, khí của tam âm lấy
Thái âm tỳ khí làm gốc.

TAM ĐẲNG

3 bộ phận trên mặt có sự cân đối nhau, trán, mũi, cằm.

TAM HÃM

3 chứng hãm của ung nhọt :

1. Hỏa hãm : nhiệt độc hãm vào phần huyết.

2. Can hãm : nhọt chưa thành mủ, đầu mụn đã khô.


3. Hư hãm : thịt thối không tiêu được, thịt mới không sinh được.

TAM HẬU

1. Bệnh ngoại cảm đến ngày thứ 21 là hậu thứ 3.

2. 3 mức độ đặt tay nặng, nhẹ, vừa, trong khi xem mạch.

3. Xem vào trầm hậu của mạch.

TAM HỢP

1. Khí trời, khí đất, khí người, cùng hợp với nhau.

2. 12 kinh mạch có 6 lần hợp với nhau, tam hợp là lần hợp thứ 3, lần hợp của kinh vị với kinh
tỳ.

TAM HƯ

3 thứ hư suy, khí trời không tốt, khí người suy kém, tinh thần tán loạn.

Tam khí

Theo vận khí học thì khí có bình thường, có thái quá, có bất cập.
TAM LĂNG CHÂM

1 thứ kim châm, mũi kim hình 3 cạnh sắc nhọn, dùng để chích cho ra huyết, chữa các chứng
như viêm ruột cấp, sốt cao, ung nhọt...

tam mao

Chỗ chòm lông trên ngón chân cái.

TAM NHÂN

3 nguyên nhân bệnh, nội nhân bệnh phát từ trong, ngoại nhân bệnh phát từ ngoài đưa vào, bất
nội ngoại nhân, bệnh do bản thân làm nên, như bị vấp ngã, bị đâm chém, bị trùng thú cắn...

TAM NHÂN CỰC - BỆNH CHỨNG PHƯƠNG LUẬN

1174, Trần Ngôn (Vô Trạch). Đời Tống. Trung Quốc. Gồm 18 quyển. Dựa vào sự phân loại
nguyên nhân gây bệnh trong Kim quỹ yếu lược, tiến thêm một bước, nêu rõ học thuyết tam
nhân (nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân) về nguyên nhân gây bệnh, chia ra 180 môn
chứng bệnh có kèm theo phương thuốc điều trị.

TAM PHÁP

2 pháp công tà, hãn là làm cho ra mồ hôi, thổ là làm cho nôn mửa, hạ là tẩy xổ cho thông đại
tiện.

TAM PHẨM
Thời xưa chia thuốc làm 3 loại :

1. Thượng phẩm : loại thuốc không có độc có thể dùng được nhiều.

2. Trung phẩm : loại thuốc có độc ít và có thể dùng để bổ.

3. Hạ phẩm : loại có nhiều độc, không dùng được nhiều, khi dùng phải cẩn thận.

TAM PHỤC

3 ngày canh sau tiết hạ chí, ngày canh thứ 1 gọi là “sơ phục”, ngày canh thứ 2 gọi là “trung
phục” ngày canh thứ 3 gọi là “mạt phục”, thường là ngày nóng nhất trong 1 năm.

Tam quan

Cách xem vân tay trẻ con, khi có bệnh thì ở phía trong ngón tay trỏ có thể hiện rõ ra 1 đường
vân : đốt thứ 1 gọi là “phong quan” đốt thứ 2 gọi là “khí quan” đốt thứ 3 gọi là “mệnh quan”
đường vân chỉ hiện ở phong quan là bệnh còn nhẹ, lên đến khí quan là bệnh hơi nặng, đến mệnh
quan là bệnh nặng.

TAM TÀI

Là trời, đất, người, 1 thứ học thuyết nói về trời, đất, người là 1 thể thống nhất.

Tam thích
1. Cũng là “tề thích” là cách châm 1 kim ở giữa, 2 kim 2 bên, để chữa trường hợp hàn ở sâu vào
1 vùng nhỏ.

2. Châm kim vào ở 3 mức khác nhau, châm nông, châm hơi sâu, châm sâu, lúc đầu châm nông
để đuổi tà khí mà đưa khí huyết đến, sau đó châm hơi sâu để đuổi tà khí ở phần âm, sau hết
châm sâu để đưa cốc khí đến.

TAM THỰC

3 thực, mạch thực, bệnh thực, cơ thể bệnh nhân thực.

TAM TIÊU

1 phủ trong lục phủ, có tương quan biểu lý với tâm bào, có công năng chuyển hóa thủy dịch của
toàn thân, là đường đi của nguyên khí, là nơi tiến hành quá trình khí hóa, Tam tiêu chia làm 3
bộ phận, từ miệng trên dạ dày trở lên là Thượng tiêu, từ miệng trên dạ dày đến miệng dưới dạ
dày là trung tiêu. Từ miệng dưới dạ dày trở xuống là hạ tiêu. 3 bộ phận này có 3 công năng
khác nhau đối với việc tiêu hóa thức ăn, thượng tiêu chủ “nạp” (đưa vào) trung tiêu chủ “hủ
thực” (làm chín nát) hạ tiêu chủ “xuất” (đưa ra); có 3 dạng thủy dịch khác nhau đối với việc
chuyển hóa nước, thượng tiêu như “vụ” (sương mù) trung tiêu như “âu” (nước sủi bọt) hạ tiêu
như “độc” (nước ngòi rãnh) có sự liên quan với nội tạng khác nhau. Thượng tiêu với tâm phế,
trung tiêu với tỳ vị, hạ tiêu với can thận.

TAM TIÊU BỆNH

Bệnh thượng tiêu thì khó thở, bệnh trung tiêu thì đầy bụng có nước đọng, bệnh hạ tiêu thì phù
thũng.

TAM TIÊU BÍ
Đại tiện bí do khí hóa của tam tiêu bị rối loạn, có hiện tượng khí không lên xuống được, vùng
ngực đầy tức.

TAM TIÊU BIỆN CHỨNG

Phép biện chứng tam tiêu, một phương pháp biện chứng ôn nhiệt. Căn cứ vào bộ vị vạch ra từ
Nội kinh, kết hợp tình huống truyền biến bệnh ôn nhiệt tổng kết thành lý luận tam tiêu biện
chứng. Bệnh biến ở tâm phế thuộc thượng tiêu, bệnh biến ở tỳ vị thuộc trung tiêu; bệnh biến ở
can thận thuộc hạ tiêu... Tam tiêu phụ thuộc vào các kinh và có chứng trạng chủ yếu như sau :

a. Thượng tiêu : bệnh ở Thủ thái âm phế kinh có các chứng phát sốt, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, đau
đầu mà ho. Bệnh ở Thủ quyết âm tâm bao kinh có các chứng chất lưỡi đỏ tía, hôn mê nói nhảm,
hoặc lưỡi nhịu, chân tay giá lạnh.

b. Trung tiêu : bệnh ở Túc Dương minh vị kinh có các chứng phát sốt không sợ lạnh, ra mồ hôi,
khát nước, mạch đại. Bệnh ở Túc Thái âm tỳ kinh có các chứng mình nóng bứt rứt, thân thể
nặng nề và đau, ngực khó chịu, nôn lợm, rêu lưỡi nhớt, mạch hoãn.

c. Hạ tiêu : bệnh ở Túc Thiếu âm thận kinh có các chứng mình nóng, mặt đỏ, lòng bàn tay chân
nóng hơn mu bàn tay chân, tâm ráo khó ngủ, môi nẻ, lưỡi khô. Bệnh ở Túc quyết âm can kinh
có các chứng nhiệt thâm quyết thâm, trong tâm hồi hộp sợ sệt, chân tay máy động, thậm chí co
giật ...

Bệnh biến tam tiêu đều có những loại hình chứng hậu không giống nhau, nêu lên 3 giai đoạn
truyền biến khác nhau của ôn bệnh, thời kỳ đầu, bệnh ở thượng tiêu, thời kỳ giữa bệnh ở trung
tiêu hoặc nghịch truyền tâm bao; thời kỳ cuối bệnh ở hạ tiêu. Sự truyền biến này từ trên xuống
dưới, tuy nhiên có góc độ tung hoành khác nhau với phép biện chứng vệ khí doanh huyết,
nhưng tinh thần cơ bản là nhất chí, có thể đối chiếu bổ sung lẫn nhau.
TAM TIÊU CHỦ QUYẾT ĐỘC

Công năng của tam tiêu, (quyết độc : sơ thông thủy đạo). Tam tiêu có tác dụng khai thông thủy
đạo và vận hành thủy dịch. Công năng quyết độc của tam tiêu là phát huy sự liên hợp tác dụng
của nhiều tạng phủ khác, trong đó quan hệ chặt chẽ với 3 tạng phế, tỳ, thận. Nếu công năng của
những tạng này bị chướng ngại có thể khiến cho tam tiêu không thông lợi, khí hóa mất bính
thường mà phát sinh các chứng thũng trướng và tiểu tiện không lợi.

TAM TIÊU CHƯNG

Chứng sốt có hiện tượng khi nóng khi rét.

TAM TIÊU HỎA

Bệnh hỏa nhiệt ở tam tiêu có triệu chứng đầu choáng váng, người mệt mỏi, lòng bàn tay bàn
chân nóng.

TAM TIÊU HƯ HÀN

1. Chứng tam tiêu hư hàn. Thượng, trung, hạ tam tiêu bị hư hàn. Thượng tiêu chỉ tâm phế bị hư
hàn. Trung tiêu chỉ tỳ vị bị hư hàn. Hạ tiêu chỉ can thận bị hư hàn.

2. Cơ chế của bệnh thủy thũng và hạ tiêu (hạ tiêu ở đây chỉ bệnh về thủy dịch ở phần dưới cơ
thể).

TAM TIÊU KHÁI

Bệnh ho do tam tiêu, ho khan mà bụng đầy, không muốn ăn uống.


TAM TIÊU KIỆT

Thượng tiêu kiệt thì hay ợ hơi, trung tiêu kiệt thì không tiêu hóa được thức ăn, hạ tiêu kiệt thì
són đái, đại tiện không cầm được.

TAM TIÊU NHIỆT

Nhiệt ở thượng tiêu thì sinh ho, nhiệt ở trung tiêu thì làm cho phân rắn lại, nhiệt ở hạ tiêu thì
tiểu tiện không thông, đái dắt, đái ra huyết.

TAM TIÊU THỰC

Có thực tà ở tam tiêu, thường xuất hiện các chứng, tai ù, họng sưng đau, vùng sau tai đến khoé
mắt ngoài đau, vùng vai đầu mặt nóng đỏ.

TAM TIÊU UNG

Ung nhọt thuộc tam tiêu, có triệu chứng : chỗ huyệt Thạch môn đau âm ỉ, hơi sưng lên, phát sốt
phát rét, đại tiện bí.

TAM TỬ

3 chứng chết sau khi ra mồ hôi :

1. Mồ hôi ra rồi, sốt trở lại, không ăn uống được.


2. Mồ hôi ra rồi mà mạch vẫn đập nhanh.

3. Mồ hôi ra rồi sinh nói mê, tinh thần rối loạn.

TAM UẤT

3 chứng uất, giận dữ thành uất, lo nghĩ thành uất, buồn rầu thành uất.

TAM VIÊN THỨC

Một tư thế đứng của luyện khí công, khi đứng 2 tay để thành hình tròn, cánh tay cong, chân
xuống tấn hơi cong.

TÁN

Dạng thuốc bột. Chia làm 2 loại :

Thuốc bột uống bên trong : đem dược liệu tán thành bột thô hoặc mịn. Bột thô có thể bỏ vào
nước nấu rồi lọc bỏ bã cho uống. Bột mịn có thể hòa vào nước nóng, nước cơm hoặc rượu cho
uống. Thí dụ : Ô bối tán, Ngân kiều tán.

Thuốc bột dùng bên ngoài : đem dược liệu tán thành bột mịn xoa trên chỗ đau hoặc trộn vào
rượu, giấm, mật,... đắp lên chỗ đau.

TÁN Ế NỘI CHƯỚNG


Một thứ màng mắt hình như cái vảy, từ trong con ngươi ánh ra lúc xanh, lúc trắng, tranh có
bọng trắng nổi lên như hạt thóc vỡ ra, con ngươi đau nhức.

TÁN GIẢ THU CHI

Phương hướng điều trị (tán : chứng hậu không giữ được, không thu lại; thu : tác dụng thu nhiếp
cố sáp). Thí dụ : tâm huyết khuy tổn, đến nỗi tâm thần phù việt, hồi hộp dễ sợ, đó là tâm khí
không bền vững, nên dùng phương pháp dưỡng huyết an thần để thu nhiếp tâm khí. Lại như ho
lâu dễ ra mồ hôi, đó là phế khí không bền vững, có thể dùng phương pháp liễm phế chỉ khái để
làm bền vững khí, chỉ khái và chỉ ra mồ hôi. Hoặc di tinh di tinh tảo tiết kéo dài không khỏi, đó
là thận khí không bền vững, có thể dùng phương thuốc cố thận sáp tinh, thận khí bền thì các
chứng di, tiết sẽ tự khỏi.

TÁN HÀN

Làm tiêu tan hết khí lạnh.

TÁN KẾT

Làm tan sự kết đọng.

TÁN MẠCH

Mạch tán, mạch đặt nhẹ tay thì có cảm giác tán loạn, đặt nặng tay thì sờ không có mạch động,
do khí huyết tiêu vong, nguyên khí hao tán mà có thứ mạch này, thường xuất hiện ở giai đoạn
bệnh nguy nặng.

TÁN NHIỆT
Làm tan khí nhiệt.

TÁN TỄ

Phương thuốc có tác dụng phát tán làm cho ra mồ hôi.

TÁN THÍCH

Một cách châm bằng kim tam lăng, châm vừa nhẹ vừa nông cho chảy ra giọt máu để chữa
chứng thấp cước khí.

TÁN Ứ

Làm tan huyết ứ đọng.

TÀNG BÀO PHÁP

Cách chôn rau thai của thời xưa.

TÀNG KHÍ

Khí mùa đông.

TẠNG BỆNH
Bệnh của tạng.

TẠNG DU

1. Huyệt du của tạng (tâm du, can du, tỳ du, phế du, thận du).

2. 5 huyệt tính, huỳnh, du, kinh, hợp ở các đường kinh thuộc 5 tạng.

TẠNG ĐỘC TIỆN HUYẾT

Bệnh danh. Do trường vị tích nhiệt hoặc thấp nhiệt uất trệ gây nên. Triệu chứng : đại tiện ra
máu, thường vón cục, vẩn đục sắc tối, đại tiện loãng mà khó đi, kém ăn, mỏi mệt, lưỡi đỏ, rêu
lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác.

TẠNG HÀN

1. Bệnh danh. Trẻ sơ sinh mới trong một trăm ngày xuất hiện triệu chứng chân tay nghịch lạnh,
môi má tái xanh, trên trán ra mồ hôi, biếng ăn, đau bụng, sôi bụng, ỉa chảy ra nước trong và
khóc về đêm. Nguyên nhân do khi đẻ bị nhiễm khí lạnh hoặc cuống rốn buộc không chặt nhiễm
phải hàn khí gây nên.

2. Chứng tỳ vị hư hàn.

3. Thể tạng thuộc hàn.

TẠNG HÀNH KHÍ VU PHỦ


Mối quan hệ tạng và phủ. Đặc điểm của tạng và phủ là ở chỗ : tạng là cơ quan chứa tinh khí mà
không tả đi, phủ là cơ quan chuyển hóa vật mà không chứa lại.

5 tạng tuy chứa tinh khí, nhưng tác dụng khí của 5 tạng (động lực hoạt động) tất nhiên phải có
liên hệ chặt chẽ với 6 phủ, có như vậy mới thể hiện được công năng tổng hợp của tạng và phủ.

Còn như phủ, “chịu trọc khí của 5 tạng, gọi là truyền hóa chi phủ, đó là phải tả đi chứ không thể
giữ lâu được” [TV]. Ở đây nói đến trọc khí, là chỉ những cặn bã từ đồ ăn uống thải ra, mà khí ở
đây là từ tạng đem tới, cho nên mới nói tạng hành khí vu phủ.

Nếu nói công năng phối hợp cụ thể của tạng phủ, như sự bài tiết đởm chấp phải nhờ đến sơ tiết
của can khí; bài tiết nước tiểu của bàng quang phải nhờ tác dụng khí hóa của thận. Những dẫn
chứng trên đều thể hiện công năng hành khí của 5 tạng.

TẠNG HỘI

1 huyệt trong 8 huyệt hội, tạng hội ở huyệt Chương môn.

TẠNG MẠCH

Mạch của tạng.

TẠNG QUYẾT

Tên bệnh, có triệu chứng mạch vi nhược, toàn thân đều lạnh, người bệnh vật vã không yên,
nguyên nhân là vì khí dương suy kém.
TẠNG ĐỘC

Chứng bệnh ở hậu môn sưng lên như hạt đào hạt mận, đại tiện táo bón, tiểu tiện ngắn đỏ, hậu
môn nặng tức, đau như mụn nhọt.

TẠNG HÀN

Người bẩm sinh phần âm thịnh hơn phần dương.

TẠNG KHÍ

Khí của tạng.

TẠNG KẾT

1. Âm tà ngưng kết ở tạng phát sinh các triệu chứng : đau ngực, thỉnh thoảng ỉa lỏng, mạch bộ
thốn phù, bộ quan nhỏ mà trầm khẩn.

2. Loại bệnh có khối tích ở dưới sườn lan đến phía bên rốn, đau ran xuống bụng dưới.

TẠNG PHỦ TƯƠNG HỢP

Mối quan hệ phối hợp giữa tạng và phủ. Giữa tạng và phủ có mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
Sự phối hợp tạng phủ trong cơ thể nói lên mối liên hệ phối hợp âm dương biểu lý.

Tạng phủ biểu lý tương hợp là thể hiện sự phối hợp lẫn nhau về công năng sinh lý và mối liên
hệ về kinh lạc.
Sự phối hợp tạng phủ cụ thể là tâm hợp tiểu trường, phế hợp đại trường, can hợp đởm, tỳ hợp
vị, thận hợp bàng quang, tâm bao hợp tam tiêu.

TẠNG TÁO

1 thứ bệnh phụ nữ có triệu chứng mừng vui, buồn thương, khóc lóc, nói năng mất bình thường
và hay ngáp.

TẠNG TƯỢNG

Hiện tượng biểu hiện ra của tạng phủ. (tạng : tạng phủ; tượng : những hiện tượng phản ánh ra
bên ngoài khi cơ năng tạng phủ chính thường hoặc ở trạng thái biến hóa của bệnh lý). Hiện
tượng có thể kiểm tra được ở tổ chức hình thể và chứng hậu, có thể phản ánh sự biến hóa về cơ
năng nội tạng bao gồm cả doanh vệ, khí, huyết, tinh, thần, tân, dịch... qua đó mà chẩn đoán
được mức độ khỏe mạnh của con người và làm cơ sở trong việc chữa bệnh.

TAO DƯỠNG

Ngứa, gãi ngứa.

TÁO

1. Táo khí, một loại tà khí trong lục dâm, dễ gây tổn thương tân dịch. Biểu hiện lâm sàng là mắt
đỏ, môi vì, miệng mũi khô ráo, ho khan, đau sườn, tiện bí... Trong đó, chứng hậu nào nghiêng
về nhiệt là ôn táo, chứng nào nghiêng về hàn là lương táo.

2. Chứng âm tân bị tổn thương.


TÁO (THAO) CUỒNG

Chứng táo cuồng, (táo : chân tay vật vã; cuồng : cuồng loạn không yên, hành động càn quấy).
Cuồng loạn không yên, chân tay vật vã là chứng hậu thần chí thất thường. Nguyên nhân thường
do can kinh nhiệt thịnh; hoặc đàm hỏa quấy nhiễu ở trên; dương minh nhiệt thịnh; nhiệt quấy
rối tâm thần; hoặc uế trọc tràn lên; huyết ứ đọng hạ tiêu, ứ nhiệt xông lên mà thành bệnh.

TÁO ĐÀM

Bệnh danh. Đặc trưng : chất đờm dính đặc, lượng ít, kèm sợi huyết, thường có thêm các chứng
trạng miệng khô, mũi ráo, khó khạc ra đờm, đau họng, mạch tế sác.

TÁO GIẢ NHU CHI

Phương hướng điều trị. Tân dịch khô ráo, có thể dùng thuốc tư nhuận; nhưng táo có nội táo,
ngoại táo khác nhau. Thí dụ : táo nhiệt làm tổn thương tân dịch của phế vị, thuộc nội táo, dùng
phép dưỡng âm nhuận táo; ngoại cảm táo nhiệt làm tổn thương phế, thuộc ngoại táo dùng phép
khinh tuyên nhuận phế.

TÁO KẾT

Bệnh táo kết, sau khi bệnh tà hóa nhiệt, tà nhiệt kết ở trường vị, tân dịch ở trường vị bị hao tổn
hình thành bệnh. Có các triệu chứng phát sốt hoặc nóng cơn về buổi chiều, bụng trướng đau đại
tiện bí, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác.

TÁO KHÍ
Mùi hôi, 1 trong 5 mùi chính, tanh, hôi, thối, khét, thơm.

TÁO KHÍ THƯƠNG PHẾ

Tình trạng tà khí ở bệnh thu táo làm tổn thương phế. Táo là 1 tà khí trong lục dâm, khí hậu mùa
thu hanh khô dễ xâm phạm phế qua đường miệng, mũi, hao tổn phế tân, xuất hiện các triệu
chứng về táo khí như ho khan không đờm hoặc khạc ra đờm lẫn máu, họng đau, ngược sườn
đau... Trên lâm sàng chia ra ôn táo và lương táo, đa số gặp trong các bệnh viêm họng đường hô
hấp trên, viêm khí quản, bạch hầu, viêm họng cấp tính...

TÀO TẠP

Cồn cào trong bụng.

TÁO CHÍNH

Thời gian khí táo làm chủ trong không gian, như đến mùa thu là lúc khí táo làm chủ, thì lá cây
bắt đầu khô vàng.

TÁO ĐÀM

Đờm khô sáp đặc dính, lượng ít khó khạc, có khi xen cả máu sợi, thường kiêm các chứng mũi
khô, họng đau, mạch tế sác.

TÁO HÀ

Trong bụng có khối như cái chén úp, di động được, bụng đau dằng lên sườn, khó thở, són đái,
đại tiện táo, di tinh, có khi buồn nôn.
TÁO HÓA

Ảnh hưởng của táo khí mà trở nên khô ráo.

TÁO HỎA

Nguyên nhân bệnh do táo khí với hỏa khí hợp với nhau.

TÁO KHÁI

Chứng ho do táo khí làm tổn hao phế dịch.

Tao khí

1 khí trong lục khí, táo khí có tác dụng làm cho khô ráo, giảm bớt sự ẩm ướt của thấp khí trong
không gian.

TÁO NHIỆT

Chứng táo nhiệt. Do cảm thụ táo khí làm tổn thương tân dịch đến nỗi hỏa nhiệt hóa hỏa.
Thường có các triệu chứng : mắt đỏ, chân răng sưng, đau họng, ù tai hoặc chảy máu mũi, ho
khan, khạc ra máu...

TÁO PHẤN
Phân táo bón.

TÁO PHIỀN

Vật vã bồn chồn, bứt rứt.

TÁO QUYẾT

Vật vã mà tay chân giá lạnh.

TÁO TỄ

Những phương thuốc có tác dụng làm khô ráo, dùng để trừ thấp.

TÁO THẮNG THÌ KHÔ

Tình trạng bệnh lý. Táo khí thiên thắng sẽ xuất hiện bệnh lý khô ráo. Táo khí thái quá thì hao
tổn tân dịch. Xuất hiện các chứng trạng tân dịch bị khô như miệng, môi, mũi, họng khô ráo, da
dẻ nứt nẻ, ho khan, đại tiện táo kết...

TÁO THẤP

Làm khô thấp, dùng những vị thuốc đắng, ấm để trừ hết thấp tà.

TÁO THẤP HÓA ĐÀM


Phép chữa bệnh thấp đàm. Đờm ra sắc trắng, lượng nhiều, dễ khạc ra, ngực khó chịu, hay lợm
giọng, rêu lưỡi trắng trơn mà nhớt. Cho uống các vị : bán hạ, phục linh, trần bì, cam thảo...

TÁO THỈ

Phân táo bón.

TÁO TIỄN

Chứng bệnh ở da nổi lên từng đám như mụn ghẻ mụn sởi khô kết lại, rất ngứa.

TÁO HOA NỘI CHƯỚNG

Chứng bệnh ở mắt, từ lòng đen vào con ngươi có màng trắng tựa như hoa táo.

TẢO SẢN

Đẻ non.

TẢO TIẾT

Hiện tượng xuất tinh quá sớm. Nguyên nhân do thận hư, tướng hỏa thịnh gây nên.

TẠP BỆNH

Các loại bệnh (trừ bệnh thương hàn).


TẠP LỴ

Bệnh lỵ phân có máu mủ lẫn lộn và nhiều màu sắc hỗn hợp.

TẮC NHÂN TẮC DỤNG

Phép chữa bệnh dùng trong trường hợp có sự ngưng đọng bế tắc do tỳ vị hư suy, không vận hóa
được, phải dùng thuốc bổ tỳ vị mới thông lợi được.

TẮC PHÁP

Cách chữa bệnh bằng thuốc đặt tại chỗ như chữa chứng sổ mũi dùng xuyên khung tán nhỏ, bọc
bông đặt vào lỗ mũi, chữa bệnh khí hư dùng thuốc tán bọc bông dắt vào âm hộ...

TẶC PHONG

Gió trái thường có hại đến sự sống, có thể gây ra bệnh tật cho người ta.

TẶC TÀ

Tà khí từ tạng khắc truyền đến tạng bị khắc, như tà ở thận truyền đến tâm (thận thuộc thủy, tâm
thuộc hỏa, thủy khắc hỏa) tà ở tâm truyền đến phế (tâm thuộc hỏa, phế thuộc kim, hỏa khắc
kim)...

TĂNG DỊCH TẢ HẠ
Phương hướng điều trị. Dùng chung 2 loại thuốc tăng thêm tân dịch và hàn hạ để chữa chứng
nhiệt kết làm tân dịch thiếu, gây nên táo bón. Nếu người bệnh chính khí không yếu nhiều, có thể
dùng ngay thuốc công hạ, như cho uống Tăng dịch thừa khí thang (huyền sâm, liên tâm, mạch
đông, sinh địa, đại hoàng, mang tiêu).

TĂNG DỊCH TẢ HẠ

Phương hướng điều trị. Dùng chung 2 loại thuốc tăng thêm tân dịch và hàn hạ để chữa chứng
nhiệt kết làm tân dịch thiếu, gây nên táo bón. Nếu người bệnh chính khí không yếu nhiều, có thể
dùng ngay thuốc công hạ, như cho uống Tăng dịch thừa khí thang (huyền sâm, liên tâm, mạch
đông, sinh địa, đại hoàng, mang tiêu).

TẨY PHÁP

Cách chữa bằng thuốc rửa.

TÂM

Tâm 1 tạng trong 5 tạng, thuộc hỏa trong ngũ hành, thuộc nhiệt trong lục khí, công năng chủ
yếu :

1. Chủ về thần minh.

2. Chủ về huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, về dịch là mồ hôi, về tình chí là mừng, về âm thanh là
tiếng cười, có đường kinh gọi là thủ thiếu âm.

TÂM ÂM
Phần âm của tâm, tức là huyết dịch ở trong tâm.

TÂM BÀO

Màng bọc ngoài tim, có lạc mạch bám vào nên gọi là tâm bào lạc, có tác dụng bảo vệ tâm, cho
nên mỗi khi ngoại tà xâm phạm vào tâm phải xâm phạm vào tâm bào lạc trước, có đường kinh
gọi là thủ quyết âm.

TÂM CÁCH THỐNG

Đau vùng tim và cách mạc.

TÂM CAN

1 trong 5 thứ bệnh cam, vì ăn bú mất điều hòa, kinh tâm bị uất nhiệt mà sinh ra, có đặc trưng
là : người sốt, má đỏ, mắt vàng, miệng lưỡi lở, ngực nóng tức, khát nước, thích uống lạnh, hoặc
đi lỵ ra máu mủ, ra mồ hôi trộm, nghiến răng, hay kinh sợ.

TÂM CẤM

Chứng bệnh ở trẻ mới sinh, do thai nhiệt, hoặc bị cảm phong tà, xuất hiện các triệu chứng : hàm
răng nghiến chặt, miệng chảy ra bọt dãi, không bú được, khóc nhỏ tiếng, lưỡi lở như hạt nếp
chín.

TÂM CHỦ THẦN MINH

Tâm ở vị trí cao nhất trong tạng phủ (thần minh, thần : cơ năng hoạt động thần kinh trung khu
cao cấp). Công năng đó do tâm chủ trì và thể hiện, nên mới gọi là tâm chủ thần minh, cổ nhân
lý giải tâm có bao quát hệ thống trung khu thần kinh ở trong. Tạng phủ, khí huyết trong cơ thể,
dưới ảnh hưởng hoạt động của tâm và hệ thống trung khu thần kinh, tiến tới sự hoạt động hiệp
điều về sinh lý. Nếu tâm có bệnh biến, mất đi tác dụng chỉ đạo, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sinh
lý của các tạng phủ khác.

TÂM CHƯNG

1 trong 23 chứng sốt của trẻ em, có kiêm triệu chứng miệng lưỡi khô.

TÂM DI NHIỆT VU TIỂU TRƯỜNG

Mối quan hệ bệnh lý tâm với tiểu trường. Tâm với tiểu trường cùng biểu lý. Tâm hỏa vượng
thịnh sẽ xuất hiện chứng trạng tâm phiền, miệng lở loét, nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới công năng
phân biệt trong đục của tiểu trường. Xuất hiện chứng trạng : tiểu tiện sẻn đỏ và đau, hoặc tiểu
tiện ra máu...

TÂM DOANH QUÁ HÁO

Tình trạng tâm âm hao tổn thái quá. Tâm chủ huyết, doanh là khí ở trong huyết, tức là vật chất
doanh dưỡng lưu động trong huyết mạch. Người mắc bệnh nhiệt tính do sốt kéo dài làm thương
âm hoặc hư tổn nội thương mà hư hỏa cang thịnh, tiêu hao huyết dịch trong vật chất doanh
dưỡng thái quá, thể chất hư yếu, xuất hiện chứng sốt về đêm, tâm phiền, dễ ra mồ hôi, lưỡi đỏ,
mạch tế sác...

TÂM DƯƠNG

Phần dương của tâm.

TÂM DƯƠNG HƯ
Tâm dương không mạnh, triệu chứng nặng của tâm khí hư. Ngoài những chứng trạng của tâm
khí hư ra, còn có triệu chứng chân tay quyết lạnh, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp nặng hơn, thậm chí
hôn mê bất tỉnh, mạch vi muốn tuyệt... Phần lớn, gặp trong các bệnh choáng, hoặc tâm lực suy
kiệt.

TÂM ĐẢN

Chứng hoàng đản thuộc tâm, có hiện tượng da vàng, trong tim nóng nảy khó chịu.

TÂM ĐINH

Đinh nhọt do hỏa độc ở tâm mà phát sinh, thường phát ở môi hoặc ở đốt ngón tay, lúc đầu nổi
lên cái bọc nhỏ màu đỏ, vàng, đau ngứa, nặng thì phát sốt, phát rét, nóng nảy vật vã, nói năng
sai lạc.

TÂM ĐỘNG QÚY

Tim đập mạnh từng lúc.

TÂM GIẢN

Bệnh động kinh thuộc tâm, có triệu chứng mặt đỏ, mắt trợn, thè lưỡi, cắn lưỡi, nóng ngực, thở
hơi ngắn, phát ra như tiếng ngựa hí.

TÂM HẠ
Vùng dạ dày ở phía dưới tim.

TÂM HẠ BĨ

Bệnh chứng. Do nhiệt ngăn trở vùng vị quản, ấn vào mềm mà không đau gọi là tâm hạ bĩ. Nếu
có cảm giác chống lại (cự án) là tà nhiệt với thủy dịch ngăn trở ở vị gọi là tâm hạ bĩ ngạnh. Các
bệnh viêm dạ dày mạn tính, rối loạn tiêu hóa thường có loại này.

TÂM HẠ CẤP

Bệnh chứng. Vùng vị quản có cẩm giác cấp bách hơi đau, trướng đầy khó chịu. Nguyên nhân do
tà nhiệt kết ở vị dẫn đến nôn mửa kịch liệt, kèm theo tâm phiền, đại tiện bí. Thường gặp ở bệnh
viêm dạ dày cấp tính, cảm mạo do rối loạn vị trường.

TÂM HẠ CHI KẾT

Bệnh chứng. Vùng vị quản cảm thấy như vướng mắc vật gì phiền muộn khó chịu, không rắn
cũng không đầy. Đây là chứng nhẹ hung kiếp khổ mãn thuộc Thiếu dương bệnh.

TÂM HẠ MÃN

Bệnh chứng. Vùng vị quản bí tắc trướng đầy, nếu có cảm giác khí xông ngược lên gọi là tâm hạ
nghịch mãn. Đây là do tạng tâm bị tổn thương, vận hóa thất thường, thủy âm ứ đọng ở thượng
tiêu.

TÂM HẠ ÔN ÔN DỤC THỔ


Bệnh chứng. (Tâm hạ : vùng vị quản; ôn ôn : lờm lợm). Vị quản có cảm giác lờm lợm muốn
nôn, muốn nôn mà không nôn ra được. Nguyên nhân trong vị có hàn ẩm nghịch lên hoặc đàm
khí nghẽn tắc ở trong ngực gây nên.

TÂM HÃN

Hiện tượng mồ hôi ra nhiều mà chỉ ra ở vùng tim trước ngực.

TÂM HỆ

Đường liên hệ của tâm với các tạng, sách Loại kinh có nói “Tâm có 5 hệ. Tâm hệ lên phế, phế
hệ xuống tâm, dưới tâm có 3 hệ liền với tỳ, với can, với thận”.

TÂN HIẾP THỐNG

Chứng đau vùng ngực mà đau lan đến cả 2 vùng sườn, nguyên nhân là có tà khí ở đường kinh
Thiếu dương.

TÂM HỎA

1. Hỏa của tâm, quân hỏa.

2. Nguyên nhân 1 số chứng bệnh, như tâm hỏa bốc lên mà sinh các chứng lở lưỡi, đỏ mặt, nóng
ngực, mất ngủ, tâm hỏa nhiễu loạn thần minh mà sinh các chứng nói mê, phát cuồng, cười
không dứt được.

TÂM HỎA NỘI XÍ


Bệnh trạng. Xí và phần đều biểu hiện hỏa nhiệt cực thịnh. Tâm thuộc hỏa, vì hỏa ở bản tạng tâm
kinh quá thịnh dẫn đến bệnh biến. Có các triệu chứng : tâm phiền, mất ngủ, hồi hộp không yên,
thậm chí cuồng táo, nói sảng, cười mãi không thôi.

TÂM HỎA THƯỢNG VIÊM

Bệnh trạng. Hư hỏa của bản thân tạng tâm bốc lên. Chứng trạng chủ yếu là lưỡi lở loét, tâm
phiền, mất ngủ.

TÂM HỢP TIỂU TRƯỜNG

Mối quan hệ tâm và tiểu trường. Giữa tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý của tạng và phủ
(tạng là âm thuộc lý, phủ là dương thuộc biểu) “tâm với tiểu trường cùng biểu lý” chủ yếu thông
qua đường kinh lạc của tâm và tiểu trường cùng một số thể hiện về công năng sinh lý. Chữa
bệnh chứng tâm và tiểu trường có khi thông qua ảnh hưởng của các quan hệ tương hợp và tương
biểu lý. Như tâm di nhiệt đến tiểu trường làm cho tiểu tiện ra máu, trong thuốc điều trị cần có
những vị thanh tâm hỏa.

TÂM HUYẾT

Huyết dịch tuần hoàn chủ yếu trong cơ thể. Tâm huyết không những doanh dưỡng khắp các tổ
chức toàn thân mà cũng là cơ sở cho mọi hoạt động của thần chí. Vì vậy, khi tâm huyết hư,
thường xuất hiện các chứng hậu : hồi hộp, hay quên, mất ngủ hay mê, chóng quên, mạch tế
nhược. Chứng này hay gặp trong các bệnh thần kinh cơ năng, bần huyết hoặc một số bệnh hư
nhược khác.

TÂM HUYẾT HƯ
Bệnh chứng. Chứng trạng chủ yếu là : váng đầu, sắc mặt trắng bệch, hồi hộp, tâm phiền, mất
ngủ hay mê, chóng quên, mạch tế nhược. Chứng này hay gặp trong các bệnh thần kinh cơ năng,
bần huyết hoặc một số bệnh hư nhược khác.

TÂM HƯ

Tâm hư, công năng của tâm suy yếu.

TÂM HƯ ĐỞM KHIẾP

Bệnh trạng. Triệu chứng điển hình là dễ sợ hãi. Nguyên nhân do tâm trống (không hư) tâm
huyền bất túc, tâm khí suy nhược có quan hệ nhất định với nhân tố tinh thần. Thường gặp ở một
số bệnh hư nhược, bần huyết hoặc cơ năng thần kinh.

TÂM KHAI KHIẾU RA LƯỠI

Mối quan hệ tâm và lưỡi. Tình trạng sinh bệnh lý của tâm, có thể nhận xét qua phản ánh biến
hóa của lưỡi. Khi bàn đến tâm, cổ nhân nói “... ở sắc là đỏ... ở khiếu là lưỡi...” và nêu lên “...
lưỡi là mầm của tâm” (mầm (miêu) : có ý nói như hơi nhú lên tức là bệnh của tâm, qua hiện
tượng nhú lên ở lưỡi, như tâm kinh bị nhiệt, đầu lưỡi đỏ...). Loại nhận xét này lấy sự biến hóa
miêu khiếu ngũ tạng để suy đoán bệnh của tạng phủ. Đó là một nội dung cụ thể của chẩn đoán.

TÂM KHÁI

Bệnh ho thuộc tâm, có triệu chứng ho, đau ngực, trong họng như có vật gì vướng mắc, có khi
họng sưng đau.

TÂM KHẢM
Chỗ lõm ở ngực dưới xương mỏ ác.

TÂM KHÍ

Khí của tâm, động lực thúc đẩy hoạt động cơ năng của tim.

TÂM KHÍ BẤT NINH

Bệnh trạng. Tâm khí xuất hiện bệnh lý không yên tĩnh. Về lâm sàng, biểu hiện hai mặt : một là
hồi hộp sợ sệt; hai là tâm thần không yên, có khi kèm theo kiêm chứng như tâm phiền không
ngủ được, mạch không đều. Nguyên nhân phần nhiều do tâm huyết bất túc, tâm mất nuôi
dưỡng. Nhưng cũng có khi do ảnh hưởng của tà khí gây nên như các loại đởm hỏa quấy nhiễu
tâm, thủy khí lặng tâm hoặc can hỏa vượng, can đởm khí hư...

TÂM KHÍ BẤT THU (THÂU)

Bệnh trạng. Tâm khí hư nhược không thu liễm được. Tâm có công năng chứa tinh thần và chủ
về hãn dịch. Nếu tâm khí hư nhược không thu liễm được, sẽ xuất hiện các chứng tâm thần phù
việt, tinh thần rối loạn, hay quên, dễ sợ, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, nhiều mồ hôi hoặc hễ lao động
là vã mồ hôi.

TÂM KHÍ HƯ

Bệnh trạng. Chứng trạng chủ yếu là hồi hộp, đoản hơi, hễ lao động lại càng hụt hơi, ngực khó
chịu, tự ra mồ hôi, mạch tế nhược hoặc kết đại. Tâm khí hư phần nhiều gặp ở những người có
bệnh suy nhược, bần huyết, loạn nhịp tim, suy nhược thần kinh.
TÂM KHÍ THỊNH

Bệnh trạng. Bệnh lý biến hóa về phương diện tinh thần. Tâm khí thịnh thì tâm hỏa nung nấu,
biểu hiện tinh thần hưng phấn quá mức, tâm phiền mất ngủ.

TÂM KHIÊU

Tâm đập thình thịch, đánh trống ngực.

TÂM, KỲ HOA TẠI DIỆN

Vẻ tươi của tâm biểu hiện ở mặt (hoa : bộc lộ vẻ tươi tốt ra bên ngoài). Tâm chủ huyết mạch
toàn thân, do huyết mạch tuần hành khắp người, khí huyết có đầy đủ hay không, có thể xem sắc
qua vọng chẩn mà suy đoán.

TÂM LAO

Tâm huyết bị hao tổn mà thành bệnh lao, có triệu chứng tim đập mạnh, dễ hoảng sợ, nóng ngực,
mất ngủ.

TÂM LẬU

Ở ngực có nhọt thường rỉ ra nước và máu, có hiện tượng mỏi mệt, đau lưng, đi cúi lom khom.

TÂM MẠCH

Mạch của tâm, xem ở bộ thốn tay trái.


TÂM NGƯỢC

Bệnh sốt rét do tâm, có triệu chứng phát sốt hâm hấp, nóng ngực, khát nước, mạch phù khẩn mà
to.

TÂM NHIỆT

Nhiệt ở tâm, do tâm hỏa thịnh, có các triệu chứng như : mặt đỏ, nóng vùng tim ngực, khó ngủ,
tiểu tiện đỏ, hoặc nói mê nói cuồng, thổ huyết, nục huyết.

TÂM OA

Chỗ mỏ ác.

TÂM PHIỀN

Trong tâm có cảm giác bồn chồn, không yên là tâm phiền, tâm phiền mà làm cho ý thức rối loạn
thì gọi là “phiền loạn”, phiền loạn mà có cảm giác rầu rĩ không vui thì gọi là “phiền oan”.

TÂM QÚY

Tim đập mạnh từng lúc, mỗi khi có sự lo nghĩ tức giận hoặc lao động mệt nhọc.

TÂM SÁN
Một chứng đau cấp tính, ở bụng dưới có khối lồi lên, khí xông lên ngực, vùng tim đau dữ dội,
mạch huyền cấp, nguyên nhân là vì hàn tà phạm vào kinh tâm.

TÂM TÀ

1. Tâm khí mất bình thường (do lo buồn, nghĩ ngợi quá độ) trở thành yếu tố gây bệnh.

2. Ngoại tà xâm phạm vào tâm.

TÂM TẠNG

Tạng tâm.

TÂM TÀO

Xốn xáo trong lòng có cảm giang như có cay mà không phải cay, như có đau mà không phải
đau, như có đói mà không phải đói, có khi ợ hơi, có khi lợm giọng, buồn nôn.

TÂM THẬN BẤT GIAO

Bệnh biến do quan hệ sinh lý giữa tâm và thận không bình thường. Tâm ở vị trí thượng tiêu,
thận ở vị trí hạ tiêu, trong tình huống bình thường, tâm và thận điều hòa lẫn nhau, cùng giao
thông để duy trì trạng thái thăng bằng. Nếu thận âm bất túc hoặc tâm hỏa khuấy động mất đi
quan hệ hợp tác điều hòa, thì là tâm thận bất giao. Triệu chứng lâm sàng là tâm phiền mất ngủ,
hay mê, hồi hộp, sợ sệt, di tinh. Bệnh lý này thường gặp ở người hư nhược mãn tính hoặc bệnh
về cơ năng thần kinh.

TÂM THẬN TƯƠNG GIAO


Quan hệ tâm và thận. Tâm ở thượng tiêu, thuộc hỏa; thận ở hạ tiêu, thuộc thủy, dương khí ở tâm
giáng xuống thận, có thể ôn dưỡng thận dương; âm khí ở thận có thể dẫn lên tâm, có thể nuôi
dưỡng tâm âm. Trong tình trạng bình thường, tâm hỏa, thận thủy thăng giáng lẫn nhau, hiệp
điều, cái này và cái kia giao thông nhau để duy trì hoạt động thăng bằng, đó là tâm thận tương
giao, cũng tức là biểu hiện thủy hỏa tương tế.

Nếu thận âm suy yếu, hoặc tâm hỏa bốc mạnh, thận thủy và tân hỏa mất thăng bằng, không
tương tế nữa sẽ dẫn đến các chứng tâm phiền, không ngủ hồi hộp, hoặc mất ngủ. Đó là bệnh
biến tâm thận bất giao.

TÂM THẤU

Chứng ho thuộc tâm, khi ho thì mặt đỏ ra mồ hôi.

TÂM THỐNG

Đau tim.

TÂM THỦY

Bệnh thủy thũng thuộc tâm, có triệu chứng người nặng nề, ít khí lực, phiền nóng, vật vã, không
ngủ được, vùng âm bộ thũng nhiều hơn.

TÂM TÍCH

Tà khí ở tâm ngưng tụ lại thành khối, gọi là chứng “phục lương”, có các triệu chứng như :
1. Từ rốn đến phía dưới ngực có khối bọc to như cánh tay lâu ngày không khỏi, người bệnh
nóng ngực.

2. Bụng dưới cứng rắn, có khối bọc ở ngoài thành ruột, đẩy không di dịch trong có mủ huyết ứ
đọng, vùng rốn đau không cho đè vào, thân mình tay chân phù thũng.

3. Ở vùng thượng vị có khối khi lên khi xuống có khi nhổ ra huyết.

TÂM TÝ

1 trong 5 chứng tý, triệu chứng xuất hiện là : tim đập mạnh, thở suyễn họng khô, thường thở
dài, dễ kinh sợ, nóng nảy vật vã.

TÂM TỲ ĐỀU HƯ

Bệnh trạng. Có các triệu chứng : hồi hộp, hay quên, mất ngủ hay mơ, kém ăn, trướng bụng đại
tiện nhão, mỏi mệt, mắt vàng, rêu lưỡi trắng, mạch tế. Thường gặp ở người bệnh về cơ năng
thần kinh, bần huyết...

TÂM TRUNG ĐẢM ĐẢM ĐẠI ĐỘNG

Bệnh trạng. (đảm : rung động rỗng không). Trong tâm rỗng không mà rất rung động, hình dung
tạng tâm rung động kịch liệt mà có cảm giác rỗng không. Thường gặp ở bệnh ôn nhiệt thời kỳ
cuối, do âm hư thủy khuy, hư phong quấy rối ở trong, tâm thần không tự chủ gây nên. Thường
kèm theo các chứng trạng : chân tay máy động, tinh thần mỏi mệt, mạch hư. Thuộc loại tâm
thận âm khuy, can phong nội động.

TÂM TRÚNG HÀN


Chứng bệnh tim bị hàn tà, trong tim khó chịu, đau từ vùng tim ra phía sau lưng, sợ lạnh, tay
chân buốt lạnh, nôn mửa, mê man, mạch khẩn mà to.

TÂM TRÚNG PHONG

Chứng bệnh tâm bị phong tà, người bệnh nóng hâm hấp, mệt không dậy được, bụng đói, ăn vào
lại nôn ra.

TÂM TRƯỚNG

Chứng tâm trướng, có triệu chứng nóng ngực, nằm không yên, thở ngắn hơi.

TÂM TUYỆT

Tâm khí tuyệt, có triệu chứng màu da thay đổi, người như xông khói, đầu lay lắc, mắt trợn
ngược.

TÂM TÝ

chứng tâm tí, một chứng tý thuộc 5 tạng. Có các triệu chứng : hồi hộp, thở suyễn, họng khô, hay
thở dài, phiền táo, dễ sợ. Do mạch tý lâu ngày không chữa khỏi bị nhiễm tà, bệnh phát triển
nặng hơn. Nói chung lo nghĩ quá độ, tâm huyết hư tổn, bị cảm ngoại tà, tà ẩn náu trong hung bộ
cũng thành tâm tý.

TẦM MA CHẨN
Nổi mày đay.

TẨM DÂM SANG

Bệnh lở, có nước nhờn chảy ra dầm dề, rất ngứa, trước lở bằng hạt gạo sau lan thành từng
mảng.

TẨM TẨY TỄ

Thuốc để ngâm rửa.

TÂN

1. Tên can thứ 10 trong 10 thiên can, thuộc hành kim trong ngũ hành, tương ứng với phương
tây, với tạng phế, với đường kinh thủ thái âm bên phải.

2. Vị cay : 1 vị trong 5 vị (chua, cay, đắng, mặn, ngọt).

TÂN BỆNH

Bệnh mới phát.

TÂN CAM HÓA DƯƠNG

Phép chữa dùng chung vị cay và vị ngọt để trợ dương. Thí dụ : do tỳ thận dương hư mà huyết
hư, có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, lưng gối mềm yếu, mỏi mệt vô lực, sắc mặt trắng
xanh, môi và móng tay chân không nhuận, sợ lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhuyễn. Dùng các vị
Đương quy, thục địa, đảng sâm, hoàng kỳ, lộc giác giao, tiên linh tỳ, nhục quế tâm can bổ thận
dương... Có nghĩa là lấy vị tân cam làm chủ yếu để bổ phần dương của tỳ thận, khiến cho dương
sinh âm trưởng, tình huống huyết hư được cải thiện.

TÂN CAN PHÁT TÁN VI DƯƠNG

Thuốc có vị cay, vị ngọt có khả năng phát tán, dược tính thuộc dương. Thí dụ : quế chi, phòng
phong tính vị cay ngọt, có khả năng phát hãn giải cơ.

TÂN CẢM

Phân loại bệnh. Sau khi cảm nhiễm bệnh tà, phát bệnh nhanh gọi là tân cảm. Nếu bên trong có
phục tà do tân cảm xúc động đến mà phát bệnh, gọi là tân cảm dẫn động phục tà.

Sự khác nhau giữa tân cảm với phục tà ở chỗ : tân cảm ôn bệnh, tùy theo cảm nhiễm mà phát
sinh, đầu tiên có biểu chứng ố phong ố hàn. Phục khí đầu tiên có ngay chứng trạng nội nhiệt.

TÂN CẢM ÔN BỆNH

Tình trạng cảm nhiễm ngoại tà trong 4 mùa thuộc ôn bệnh, cảm nhiễm tùy lúc. Đầu tiên là
chứng biểu hàn, phát sốt hơi nhẹ, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi thân thể, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng nhợt, trong miệng bình thường, không khát, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn. Về sau hóa
nhiệt vào lý, đầu tiên là chứng biểu nhiệt, phát sốt nặng hơn, ố hàn đau đầu, đau thân thể nhẹ,
chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, khát nước, mạch phù sác. Và cuối cùng nhiệt tà
phạm vào lý phận càng nặng hơn. Các chứng phong ôn, thử ôn, thấp ôn, thu táo, đông ôn... đều
thuộc tân cảm ôn bệnh.

TÂN DỊCH
Các chất dinh dưỡng, từ tinh hoa của đồ ăn uống mà hóa sinh, chia làm 2 loại, 1 loại gọi là dịch,
dịch thuộc âm, đậm đặc hơn, đi ở trong mạch làm nguyên liệu dinh dưỡng cho các bộ phận ở
trong, nội tạng, xương khớp, tủy, não, một loại gọi là “tân”, tân thuộc dương, trong loãng hơn,
đi ở ngoài mạch, làm nguyên liệu dinh dưỡng cho các bộ phận ở phần ngoài, cơ nhục, da lông.
Tuy có sự phân chia như vậy, nhưng giữa 2 thứ này vẫn có sự tương quan chặt chẽ, chuyển hóa
lẫn nhau, 2 mà là 1, 1 mà là 2, cho nên thường đem 2 tiếng tân dịch nói chung là 1 từ.

TÂN HÀN THANH KHÍ

Phương pháp dùng thuốc thanh hàn để thanh nhiệt ở khí phận. Người bệnh sốt cao, chỉ ố nhiệt,
không ố hàn, vã mồ hôi, mặt mắt đỏ, thở thô, nặng tiếng, tiểu tiện sẻn ít, rêu lưỡi vàng, mạch
phù sác mà táo, cho uống Bạch hổ thang.

TÂN HUYẾT ĐỒNG NGUYÊN

Mối quan hệ huyết và tân dịch. Tân dịch và huyết đều từ tinh khí của đồ ăn uống mà ra, có khả
năng giúp đỡ lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau. Tân dịch hao tổn thường khiến khí huyết đồng thời
giảm sút, mà khí huyết giảm sút cũng dẫn tới tân dịch bất túc. Thí dụ : đại hãn, đại thổ, đại hạ
hoặc khi ôn bệnh tân dịch bị hao tổn, thường xuất hiện các chứng hậu khí huyết suy sụp như hồi
hộp, đoản hơi, chân tay quyết lạnh, mạch tế vi... Sau khi mất nhiều máu, thường có hiện tượng
tân dịch bất túc như miệng ráo khát, lưỡi khô, tiểu tiện ít, táo bón... vì thế [LK] : “đoạt huyết vô
hãn, đoạt hãn vô huyết”. [TH] : những bệnh nhân hay bị mất hoặc ra nhiều huyết (gọi là vong
huyết gia) thì không được phát hãn.

TÂN KHAI

Thuốc có vị cay thì có tác dụng khai thông.

TÂN KHAI KHỔ TIẾT


a. Phép chữa dùng vị cay để phát tán biểu tà, dùng vị đắng để thanh tiết lý nhiệt. Thí dụ : người
bệnh hơi sợ lạnh, mình nóng đau đầu, ít mồ hôi, khát nước, họng đau, rêu lưỡi vàng, mạch phù
sác. Cho uống các vị tang diệp, cúc hoa, mạn kinh tử tính vị tân lương để phát tán biểu tà, dùng
các vị liên kiều, đại thanh diệp, sơn đậu căn để thanh tiết lý nhiệt.

b. Dùng vị cay để khai thông đờm thấp ở hung quản, dùng vị đắng để chữa thấp nhiệt ở hung
quản. Dùng chung cả 2 loại dược tính để chữa đờm thấp nhiệt ngăn trở trung quản gây nên các
chứng bĩ trướng, lợm giọng nôn mửa... Vị cay là hậu phác, chỉ xác, quất bì, khương bán hạ; vị
đắng như hoàng cầm, hoàng liên. Phương pháp này sau này gọi là “tân khai khổ giáng”.

TÂN KHÍ

Công năng của tân. Tân là chất trong và loãng, thuộc dương. Tân có các dạng phân bổ khí và
làm ấm áp cơ phu. Hoạt động của tân không tách rời khí, mà công năng biểu hiện cụ thể của tân
gọi là tân khí.

TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU

Dùng thuốc có vị cay tính mát để giải phong nhiệt ở phần cơ biểu.

TÂN ÔN GIẢI BIỂU

Dùng thuốc có vị cay tính ôn để phát tán phong hàn ở phần cơ biểu.

TÂN TÀ

Tà mới xâm phạm cơ thể.


TÂN THOÁT

Mất nước, do sốt cao, hoặc ra nhiều mồ hôi, hoặc ỉa chảy mất nước...

TÂN TIẾT

Thuốc có vị cay và có tác dụng làm không tiết ra ngoài.

TẦN PHỤC

Phương pháp uống thuốc. Bệnh ở bộ phận trên, thuốc nước nên uống lượng ít và nhiều lần.
Bệnh ở yết hầu, nên uống từ từ và uống vặt với chủ ý thuốc ứ đọng ở họng đừng trôi xuống vội.

TẨN CỐT

Xương bánh chè.

TẪN NGƯỢC

Chứng sốt rét. Nguyên nhân do khí nguyên dương vốn hư yếu, tà khí náu ở kinh Thiếu âm.
Chứng trạng : khi lên cơn sốt rét khá mạnh, không sốt nóng hoặc sốt nóng nhẹ, sắc mặt trắng
nhợt, lên cơn có giờ nhất định hàng ngày, mạch trầm mà trì.

TẪN TẠNG

Các tạng thuộc âm trong 5 tạng như tỳ, phế, và thận.


TẤT GIẢI

Chỗ khớp đầu gối.

TẤT NHÃN PHONG

Đau khớp gối, có nhiều dạng khác nhau, phong thì đau chạy chỗ này, chỗ khác, hàn thì đau như
dùi đâm ở 1 chỗ, thấp thì ở ngoài có sưng, nếu co vào không duỗi ra được là bệnh ở gân, duỗi ra
không co vào được là bệnh ở xương, nếu không di động được là do có hàn tà ngưng kết đã lâu.
Bệnh này chỉ phát ở 1 bên là bệnh nhẹ, phát cả 2 bên là bệnh nặng, nếu ở bên này lành lại phát
sang bên kia, bên kia lành lại phát sang bên này thì gọi là “quá tất phong” bệnh khó chữa hơn.

TẤT SANG

Lở sơn (sơn ăn).

TẤT UNG

Nhọt ở phía trên xương bánh chè.

TẬT MẠCH

Mạch tật, mạch đập có vẻ vội vàng nhanh gấp, trong 1 phút mạch đập từ 120 đến 140 lần, phần
nhiều là vì dương nhiệt quá thịnh, âm khí sắp kiệt, bệnh hư lao đến giai đoạn nghiêm trọng
thường có xuất hiện loại mạch này.
TẬT TỪ BỔ TẢ

Một thủ pháp châm thích cổ đại. Tiến châm từ từ, rút châm nhanh, đó là phép châm bổ. Ngược
lại, tiến châm nhanh chóng, rút châm từ từ, đó là phép châm tả.

TẬT PHONG

1. Gió thổi mạnh.

2. Nguồn gốc sinh ra bệnh hủi, có thể tổng hợp thành 5 loại, tức là hoàng phong, thanh phong,
bạch phong, xích phong, hắc phong, mỗi loại phong này sinh ra 1 thứ trùng khác nhau, mỗi loại
trùng khác nhau sinh ra 1 thứ triệu chứng khác nhau như : nói khàn tiếng, lông mày rụng, lở
khắp toàn thân, mũi nát loét, mũi nổi thịt thừa, tai vù vù, da sần sùi, tê cứng, xương loét, xương
rụng...

TẤU LÝ

1. Tên gọi chung cơ nhục, bì phu và tạng phủ.

2. Vùng giao tiếp giữa bì phu và cơ nhục (bì tấu).

TẨU BỘ

Chứng ăn vào thì nôn, đại tiện không thông, do xổ hạ tiêu có thực nhiệt kết trệ, khí không lưu
thông được, cặn bã không phân hóa được, những thứ ứ trọc xông bốc lên dạ dày mà sinh ra.

TẨU CHÚ
Bệnh phong tý, có triệu chứng đau các khớp, đau chạy chỗ này sang chỗ khác, có khi đỏ sưng,
gân mạch rũ rời.

TẨU DƯƠNG

Chứng bệnh của nam giới, khi giao hợp tinh dịch cứ chảy ra không cầm được, có thể chết ngay
vì nguyên khí sẽ thoát hết.

TẨU HOÃN

Nhọt mọc ở mắt cá trong của chân.

TẨU HOÀNG

Do độc của nhọt chạy vào tim, có triệu chứng trong tâm phiền nóng, bứt rứt, nôn mửa, lúc nóng,
lúc rét, như mê, như tỉnh.

TẨU MÃ CAM

1 loại bệnh cam của trẻ em có triệu chứng : lúc đầu thối miệng, đen răng, rồi lợi răng lở loét
chảy ra máu mủ, lâu thì răng rụng, sắc mặt nhợt nhạt, đờm suyễn có tiếng, má thủng rồi lòi
xương ra rồi chết, bệnh này là do 1 thứ nhiệt độc lan tỏa rất nhanh, nên gọi là “tẩu mã” (ngựa
chạy).

TẨU PHƯƠNG Y
Thầy thuốc rong, thầy thuốc ê. Trong xã hội cũ có khá nhiều thầy thuốc, có sở trường một môn
nào đó, đi tản mác khắp nông thôn, họ cầm một vật kim loại lúc lắc để rao chữa bệnh, nên gọi là
tẩu phương y (kiểu bán thuốc ê ở nước ta nửa đầu thế kỷ XUÂN), nghề của họ là do thầy truyền
khẩu, có chỗ độc đáo, thường chỉ dùng một ít cây cỏ hoặc cách chữa đơn giản mà kết quả,
nhưng cũng trà trộn không ít kẻ chữa lừa bịp.

TẨU THOÁN

Vị thuốc có tính thấu suốt nhanh chóng khắp mọi nơi, như xạ hương, long não... là vị thuốc có
tính tẩu thoán.

TẨY

Rửa. Dùng nước rửa dược liệu để làm sạch đất cát bám vào.

TỀ ĐỚI

Cuống rốn.

TỀ ĐỘT

Trẻ con rốn sưng lồi lên mà trong bóng.

TỀ HẠ QÚY

Chứng trạng vùng bụng dưới động đậy không yên. Nguyên nhân do hạ tiêu vốn có nước ứng
đọng, gặp lúc bị bệnh ngoại cảm nên phát hãn nhưng phát hãn không thích đáng, làm tổn
thương thận khí, khiến thủy khí xông ngược lên.
TỀ PHONG

Uốn ván rốn.

TỀ SÁN

Chứng lồi rốn. Triệu chứng chủ yếu : vùng rốn đột xuất nổi lên (lồi) khối u, sắc da sáng bóng.
Thường gặp ở trẻ sơ sinh.

TỀ SANG

Lở ở rốn.

TỀ THÍCH

Cũng là tam thích.

TỀ UNG

Nhọt mọc ở giữa rốn.

TẾ MẠCH

Mạch tế, hình mạch nhỏ như sợi chỉ, nhưng rõ ràng ở dưới tay, thường xuất hiện ở những
trường hợp bệnh huyết ít khí suy.
TẾ TÂM CỐT

Xương mỏ ác.

TỄ

1. Dạng thuốc (nghĩa chung). Cổ nhân gọi các hình thức dược vật tạo thành là tễ (hiện nay gọi
là tễ hình). Bao gồm các loại : thang, rượu, hoàn, tán, cao, đan, đĩnh, phiến, lộ, sương, giao, trà,
khúc...

2. Lượng thuốc. Cổ nhân gọi một nắm thuốc, một gói thuốc là một tễ thuốc.

3. Đơn vị phân loại theo tính chất của dược vật và xử phương. Thí dụ : thập tễ, thập nhị tễ.

TỄ LẬU

Chứng bệnh ở khoé mắt ngoài cứ rỉ máu tươi.

THA CHÂM

Vê kim, một thủ thuật châm, có tác dụng tăng thêm cảm giác trong khi châm.

THA PHÁP

Vờn, một thủ thuật trong xoa bóp, để làm mềm cơ.
THÁC BÀN ĐINH

Đinh nhọt mọc ở giữa lòng bàn tay.

THÁC NGỮ

Chứng nói lẫn. Người bệnh có trạng thái thần chí tỉnh táo nhưng nói năng lại lẫn lộn. Đặc điểm
là khi nói xong lại tự thấy mình là nói sai. Bệnh này nguyên nhân do tâm khí hư, tinh thần bất
túc.

THÁC PHÁP

Làm cho độc không tụ lại ở trong mà được đẩy ra ngoài, thường dùng để chữa các chứng mụn,
nhọt, sởi, đậu.

THÁC THƯ

Nhọt mọc ở phía bên ngoài cẳng chân, dưới đầu gối, trên huyệt Dương lăng tuyền.

THẠCH ANH

Chứng bệnh ở gáy ở vai nổi lên hạch màu đỏ cứng rắn, đau nhức, đẩy không di dịch do khí
huyết ngưng trệ.

THẠCH CHÂM
Cũng là biêm thạch.

THẠCH HÀ

Chứng bệnh ở trong tử cung hình thành 1 cái khối rắn cứng càng ngày càng to ra như có thai,
mà cũng không hành kinh (tương tự như u xơ tử cung).

THẠCH LÂM

Đái sỏi, đái ra sỏi, đau buốt ở ống đái, vùng bụng dưới và eo lưng nặng, tức đau.

THẠCH LỰU

Loại bướu cứng rắn như đá đẩy không di động, nguyên nhân là do dâm dục hại thận, thận hỏa bị
uất, xương không được nuôi dưỡng mà sinh ra.

THẠCH MẠCH

Nói về mạch mùa đông, mạch đi chìm vào trong, mềm mà lưu lợi.

THẠCH NGA

Mụn mọc ở trong họng, cứng rắn như đá.

THẠCH NỮ
Tình trạng cửa âm đạo rất nhỏ bé (dị tật bẩm sinh của nữ giới).

THẠCH THỦY

Một trong 5 loại bệnh thủy thũng, có triệu chứng : bụng đầy mà suyễn, thũng ở bụng nhiều hơn,
bụng dưới sưng cứng như đá, mạch trầm.

THẠCH THƯ

Thứ nhọt mọc ở cổ tay, to bằng quả mận cứng rắn như đá, màu da như thường.

THAI BÁC

Trẻ con bị chứng lở ở vùng đùi rồi da cứ loét dần, lan đến cả bụng dưới.

THAI BÀN

Rau thai.

THAI BÀO

Màng bọc thai.

THAI BỆNH

Đứa bé bị bệnh từ khi đang trong bụng mẹ.


THAI CẤU

1. Chứng trẻ con mới sinh da sần sùi như da rắn.

2. Cũng gọi là “thịnh thai” hoặc “khích khinh” là hiện tượng sau khi có thai rồi kinh nguyệt vẫn
ra như thường, mà không thương tổn gì đến thai, đến khi thai lớn thì kinh không ra nữa, đây là
hiện tượng cá biệt trong sinh lý.

THAI CỐT

Xương chụm.

THAI ĐẢN

Chứng trẻ mới sinh mặt mắt toàn thân đều vàng, nước tiểu vàng, mình nóng, đại tiện không
thông, không muốn ăn bú, khóc luôn do khi có thai mẹ bị thấp nhiệt.

THAI ĐỌA

Sẩy thai, trụy thai.

THAI ĐỘC

Nhiệt độc từ cha mẹ di truyền cho con trong khi đang còn là thai.
THAI ĐỘNG

Động thai, thai nhi luôn quấy động, bụng đau có cảm giác như muốn sa xuống, nặng hơn thì có
thể chảy máu âm đạo.

THAI ĐỘNG BẤT AN

Chứng động thai. Thai nhi động đậy luôn, trong bụng đau, có cảm giác xệ xuống, thậm chí xuất
huyết âm đạo. Nguyên nhân do vấp ngã tổn thương, âm hư huyết nhiệt hoặc 2 mạch xung nhâm
yếu không giữ được thai gây nên.

THAI GIẢN

Chứng giản ở trẻ sơ sinh (trong vòng 100 ngày).

THAI GIÁP

Phụ nữ có thai.

THAI HÀN

Có thai bị hàn, làm cho thai không yên, ngực bụng trướng đau, bụng sôi, chân tay co quắp.

THAI HOÀNG

Cũng như thai đản.


Thai y

Rau thai nhi.

THAI KHIẾP

Thai phụ yếu, làm cho thai phát dục chậm, trí lực không hoàn chỉnh.

THAI KHÍ THƯỢNG BỨC

Chứng trạng động khí nghịch lên. Nguyên nhân phần nhiều do thể lực người mẹ yếu hoặc sau
khi ốm điều dưỡng không tốt, khí huyết bất hòa.

Thai kinh

Trẻ mới sinh, bị kinh dật, uốn ván, miệng mím chặt, tay chân co dật.

THAI LẬU

Người có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu.

THAI NGUYÊN

Thời kỳ đầu của thai, nguyên khí tụ hội ở đó, nên gọi là “thai nguyên”.
Thai nhi

Đứa bé còn ở trong bụng mẹ.

THAI NHIỆT

Trẻ mới sinh có các triệu chứng sốt cao, da vàng như màu nước chè loãng, mắt đỏ, tiểu tiện
vàng, phân đặc, hay khóc do bị nhiệt khí ở trong thai.

THAI NHƯỢC

Cũng như “thai khiếp”.

THAI PHẨN

Cứt xu, phân trẻ mới sinh.

Thai phì

Trẻ mới sinh thịt béo dày, mắt đỏ, sau 1 tháng thì ngày càng gày mòn, lòng bàn tay bàn chân
nóng, đại tiện khó, miệng thường chảy nước dãi.

Thai phong

Trẻ mới sinh mình nóng da đỏ giống như bị bỏng, do khi có thai mẹ bị tích nhiệt truyền nhiệt
vào thai.
THAI SÁN

Trẻ mới sinh bìu dái sưng to (thoát vị).

THAI SẢN

Chửa đẻ, thai là khi có chửa, sản là khi đẻ.

THAI SẤU

Thai gầy.

THAI THỐNG

Có thai đau bụng.

THAI THỦY

Có thai phù thũng.

THAI TIỀN

Thời kỳ đang có thai.


Thai xích

1. Trẻ mới sinh, da đỏ như son, do nhiệt độc ảnh hưởng đến thai.

2. Trẻ con mí mắt đỏ loét.

THÁI ÂM

1. Khí âm đến cực thịnh.

2. Tên đường kinh của tỳ và phế.

THÁI ÂM BỆNH

1. Bệnh tỳ vị hư hàn.

2. Bệnh thương hàn tà truyền vào kinh Thái âm xuất hiện các triệu chứng : bụng đầy, nôn mửa,
tiết tả, kém ăn, không khát nước, không sốt.

THÁI ẤT THẦN CHÂM

Một cách cứu của thời xưa để chữa bệnh viêm khớp do phong thấp, cách làm là lấy 1 số vị
thuốc có tính ôn thông, như nhục quế, nhũ hương, xạ hương, mộc dược... tán thành bột, trộn với
ngải nhung cuốn thành điếu như chiếc đũa, khi cứu thì đốt lửa 1 đầu hơ cứu trên huyệt.

THÁI BÌNH THÁNH HUỆ PHƯƠNG


992, Vương Hoài Ẩu, đời Tống, Trung Quốc. Gồm 100 quyển. Thu thập những bài thuốc kinh
nghiệm dân gian và trong các y thư từ đời Tống trở về trước, chia làm 1670 môn, 16.834 bài
thuốc, giới thiệu rõ bệnh chứng, bệnh lý, phương tễ và dược vật. Là tác phẩm y học đầy đủ về
lý, pháp, phương, dược.

THÁI DƯƠNG

1. Vùng Thái dương, chỗ trên xương gò má ngang với phía ngoài xương lông mày.

2. Khí dương vượng thịnh.

3. Tên đường kinh của bàng quang và tiểu trường.

THÁI DƯƠNG BỆNH

Bệnh tà ở kinh Thái dương có các triệu chứng : phát sốt, gai rét, nhức đầu, gáy cứng đờ mạch
phù.

THÁI DƯƠNG PHỦ

Phủ của kinh Thái dương tức là tiểu trường và bàng quang.

THÁI DƯƠNG TRÚNG PHONG

1. Kinh Thái dương bị phong tà, là loại hình biểu chứng của Thái dương. Có chứng trạng đầu
gáy đau cứng, ố phong, phát nhiệt, ra mồ hôi, mạch phù hoãn, thuộc biểu hư.
2. Loại hình chứng chân trúng phong, tức là bệnh trúng phong có chứng hậu nóng rét, không
mồ hôi mà ố hàn, hoặc có mồ hôi mà ố phong gọi là Thái dương trúng phong.

Nhưng việc chia loại hình bệnh trúng phong, trong biểu chứng thi trị không có ý nghĩa gì lớn,
hiện nay ít vận dụng.

THÁI DƯƠNG VỚI DƯƠNG MINH HỢP BỆNH

Chứng hậu 2 kinh Thái dương và thiếu dương đồng thời xuất hiện. Biểu hiện lâm sàng : vừa có
triệu chứng đau đầu, gáy cứng của thái dương bệnh, vừa có triệu chứng mình nóng, khát nước,
hạ lợi ra nước vàng, giang môn nóng rát là chứng lý nhiệt của Dương minh bệnh.

THÁI DƯƠNG VỚI THIẾU DƯƠNG HỢP BỆNH

Chứng hậu 2 kinh thái dương và Thiếu dương đồng thời xuất hiện. Biểu hiện lâm sàng : vừa có
triệu chứng đau đầu, phát sốt của Thái dương bệnh, vừa có triệu chứng miệng đắng, họng khô,
hoa mắt của Thiếu dương bệnh.

Nếu lý nhiệt thịnh một phía (thiên thịnh) nhiệt bức xuống dưới thì hạ lợi hậu trọng, nhiệt bức
lên thì có chứng ẩu nghịch.

THÁI TỨC

Thở sâu, nhưng chủ yếu là thở ra. Hô hấp người bình thường cũng có độ hô hấp sâu nhất định.
Bình thường hô hấp với mạch đập có tỷ số 1= 4; khi hô hấp sâu có khoảng 1= 5, sự thay đổi tỷ
suất đó, trong mạch chẩn thuộc loại nhịp nhàng, không chênh lệch mấy. Trong tình huống bệnh
lý, người bệnh thở dài luôn, chứng trạng này có thể do can đởm uất kết, phế khí không tuyên
gây nên.
THÁI XUNG MẠCH

Bệnh danh của Xung mạch. (V. có tác dụng điều dưỡng kinh nguyệt và bào thai của phụ nữ, nên
gọi tên là Thái xung mạch). “Con gái 2 lần bảy, thiên qúy đến, Nhâm mạch thông, Thái xung
mạch thịnh, kinh nguyệt đúng ngày mà ra, cho nên có con” [Thượng cổ thiên chân luận, TV].

THÁI Y

Thầy thuốc thời xưa có phẩm chất đạo đức và trình độ kỹ thuật chuyên môn cao.

THÁI Y CỤC

Tổ chức y tế của thời xưa.

THÁI Y LỆNH

Chức thủ trưởng trong thái y cục.

THÁI Y VIỆN

Cơ quan coi việc y tế thời xưa.

THÁI KHÊ

1. Huyệt Thái khê.


2. Mạch Thái khê, chỗ để xem biết về thận khí, vị trí ở phía sau mắt cá trong chân, thuộc kinh
Thiếu âm thận.

THÁI TỨC

Thở dài.

THÁI XUNG

1. Mạch Xung.

2. Huyệt Thái xung.

THÁM THỔ

Phép gây nôn mửa. Phương pháp dùng nhân công, thông qua tác dụng của công cụ gây nôn
mửa. Mục đích làm cho mửa vật chất độc hoặc thực trệ. Phương pháp thường dùng là lấy lông
ngỗng rửa qua nước sôi, ngoáy nhẹ nhàng vào họng khiến cho bệnh nhân nôn oẹ.

THÁM THỔ PHÁP

Cách ngoáy họng làm cho mửa ra.

THÁM DƯỢC
Thuốc để rắc vào vết thương.

THẢM TỄ

Phương thuốc có tác dụng trừ thấp lợi tiểu.

THẢM THẤP

Rút bớt thấp khí làm cho thẩm thấu ra ngoài.

THAN HOÁN

Chứng tay chân bại liệt, bại liệt bên phải gọi là hoán, bên trái gọi là than.

THANG DỊCH

Thuốc nước, thuốc sắc.

THANG DỊCH BẢN THẢO

1298, Vương Hiếu Cổ (Tiểu Chi, Hải Tàng), đời Nguyên, Trung Quốc. Gồm 3 quyển. Dựa vào
Nội kinh, Chân châu nang (Trương Khiết Cổ), Dược loại pháp tượng và Dụng dược tâm pháp
(Lý Cảo)... tác giả phân tích rất sâu về thăng giáng phù trầm, quân thần tá sứ và khí vị âm
dương của dược vật.

THANG DỊCH KINH PHÁP


Sách Thang dịch kinh pháp, gồm 32 tập, dùng trong lâm sàng [Hán Thư, nghê văn chí, Ban Cố].

THANG DƯỢC

Cũng như thang dịch.

THANG HỎA THƯƠNG

Bị bỏng lửa, bỏng nước.

THANG TỄ

Cũng như thang dược.

THANG THƯƠNG

Bỏng nước sôi.

THANH Á

Nói không ra tiếng.

THANH BĂNG
Băng huyết, huyết ra có màu xanh.

THANH CAN HỎA

Phép dùng những vị thuốc có vị đắng tính hàn để chữa những thứ bệnh do can hỏa thịnh.

THANH CÂN

Gân xanh, như trẻ con cam còm thì thường ở bụng nổi gân xanh.

THANH CỐC

Phân như thức ăn chưa tiêu hóa.

Thanh doanh

Phép thanh doanh. Phương pháp thanh trừ nhiệt tà phạm doanh phần trong bệnh nhiệt tính.
Nhiệt tà phạm doanh phận có các chứng trạng chủ yếu là : sốt cao. Phiền táo, đêm ngủ không
yên, lưỡi tía khô, mạch tế sác, khát nước. Cho uống Thanh doanh thang.

THANH DOANH THẤU CHẨN

Phép thanh doanh thấu chẩn. Phương pháp thanh nhiệt ở doanh phận khiến cho sởi mọc thấu ra
ngoài. Người bệnh sốt cao, phiền táo, đêm ngủ không yên, không khát lắm, lưỡi tía mà khô,
mạch tế sác. Dùng tế sinh địa, đan bì, đại thanh diệp để thanh nhiệt tà ở doanh phận; kim ngân.
Liên kiều, cát cánh, trúc diệp, bạc hà, ngưu hoàng để sởi mọc đều.
THANH DƯƠNG

Từ trái nghĩa với “trọc âm”, thanh dương là khí, nhẹ bốc lên, trọc âm là chất nặng chìm xuống,
như nói thanh dương bốc lên trên là trời, trọc âm ngưng ở dưới là đất, thanh dương đi ra các
khiếu trên, trọc âm đi ra các khiếu dưới, thanh dương phát ra thấu lý, trọc âm chuyển về ngũ
tạng.

THANH DƯƠNG KHÔNG THĂNG TRỌC ÂM KHÔNG GIÁNG

Cơ năng thăng thong giáng trọc bị trở ngại. Khi tỳ vị dương khí bất túc, công năng vận hóa yếu
đi, cho làm ngấu nhừ được thủy cốc để hóa sinh chất tinh vi. Trái lại, tụ thấp sinh đờm nghẽn
trở trung tiêu tạo thành bệnh lý thanh dương không thăng, trọc âm không giáng. Chứng trạng
chủ yếu là : choáng váng, nặng đầu, ngực bụng trướng đầy, ăn kém, mỏi mệt, ỉa nhão, rêu lưỡi
trắng nhớt, mạch nhu hoạt.

THANH DƯƠNG TRỌC ÂM

(Thanh dương : khí thăng phát nhẹ nhàng trong cơ thể; trọc âm : vật chất nặng đục trong cơ
thể). “Thanh dương xuất thượng khiếu, trọc âm xuất hạ khiếu; thanh dương phát tân lý, trọc âm
tẩu ngũ tạng; thanh dương thục tứ chi, trọc âm quy lục phủ” [TV] : dương chủ khí nhẹ nhàng
thăng lên, cho nên thanh dương (chủ yếu chỉ khí thở hút) mới ra các khiếu ở trên như tai, mặt,
mũi, miệng; âm chủ hình, nặng đục đi xuống, cho nên trọc âm (chủ yếu chỉ đại tiểu tiện) đi ra
các khiếu ở dưới như tiền âm, hậu âm.

Dương chủ bảo vệ bên ngoài, cho nên thanh dương (có thể hiểu là vệ khí) phát ra tấu lý phần cơ
biểu. Âm chủ gìn giữ bên trong, cho nên trọc âm (chỉ chất nặng đậm đặc từ tinh vi của thủy cốc)
đi vào các tổ chức khí quan tạng phủ trong cơ thể, Tứ chi là gốc của phần dương, cho nên thanh
dương (dương khí bảo vệ bên ngoài) mới làm chắc tứ chi; lục phủ chuyển hóa thủy cốc, cho nên
trọc âm (đồ ăn uống) mới chảy dồn về lục phủ.
Cổ nhân vận dụng các ý niệm thanh dương, trọc âm để lấy tính tương đối để nói lên tính cụ thể,
rất phổ biến của hiện tượng sinh lý, và cũng nói rõ nguyên lý âm dương hỗ căn. Tuy nhiên cần
lưu ý khi lý giải thanh dương hay trọc âm, mặc dầu có ý nghĩa chung, nhưng để kết hợp với tình
huống thực tế thì có nơi, có chỗ không phù hợp hoàn toàn.

THANH ĐÁI

Chứng âm đạo phụ nữ chảy ra chất dịch màu xanh, dính và hôi. Nguyên nhân do can kinh thấp
nhiệt hạ chú.

THANH ĐINH

Chữa bệnh nhiệt khi nhiệt tà đã vào đến phần dinh.

THANH ĐỚI

Khí hư màu xanh ở âm đạo phụ nữ chảy ra thứ dịch nhờn dính, mùi thối, sắc xanh lục.

THANH HỎA

Cũng như tả hỏa.

THANH HUYẾT

Chứng đại tiện ra máu (thanh : nhà tiêu, nhà cầu).

Thanh khí
1. Khí trời.

2. Phép chữa nhiệt tà ở phần khí.

3. Vinh khí, thứ tinh vi trong đồ ăn uống từ vị đưa lên phế, rồi từ phế mà phân bố đi khắp tạng
phủ.

THANH KHIẾU

Các khiếu ở phần trên như tai, mắt, miệng mũi.

Thanh kim

1. Làm mát ở phế.

2. Tính mát lạnh của kim loại.

THANH LẠC BẢO ÂM

Phương pháp thanh nhiệt ở phế lạc để bảo vệ phế âm. Bệnh thử ôn sau khi điều trị, các triệu
chứng đã giảm nhưng còn ho không có đờm, tiếng ho cao rõ, đó là trong phế hãy còn nhiệt, phế
âm tất nhiên bị nội nhiệt làm tiêu hao. Cho uống Thanh lạc ẩm (lá sen tươi, kim ngân hoa tươi,
vỏ bí đao tươi, hoa đỗ ván trắng tươi, vỏ quả mướp và nõn lá tre tươi) thêm cam thảo, cát cánh,
hạnh nhân, mạch môn, tri mẫu.

THANH LỢI
Vừa làm cho mát vừa làm cho đi đại tiện.

Thanh manh

Mắt mù tuy không nhìn thấy gì, nhưng trông bề ngoài thì vẫn như thường.

THANH NHIỆT

Hạ nhiệt, làm cho nhiệt độ trở lại bình thường.

THANH NHIỆT CHỈ HUYẾT

Phép thanh nhiệt chỉ huyết, phương pháp chữa xuất huyết do huyết nhiệt vọng hành. Thí dụ : vị
nhiệt làm cho thổ huyết, sắc huyết đỏ tươi, miệng khô họng ráo, lưỡi tía môi đỏ, mạch hồng sác.
Cho uống các vị thuốc : thiến thảo căn, a giao, hoàng cầm, trắc bá diệp, sinh địa, tiểu kế.

THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

Phép thanh nhiệt giải độc (độc : hỏa nhiệt cực thịnh gây nên, cũng gọi là nhiệt độc hoặc hỏa
độc). Sử dụng các vị thuốc có khả năng thanh nhiệt tà, giải nhiệt độc để chữa bệnh tính lý nhiệt
thịnh và mụn nhọt đinh độc, ban chẩn... Thường dùng các vị : kim ngân, liên kiều, bản lam căn,
tử hoa địa đinh, bồ công anh, bán chi liên...

THANH NHIỆT GIẢI THỬ


Phép thanh nhiệt giải thử. Dùng thuốc thanh nhiệt để giải trừ cảm nhiễm thử nhiệt không kèm
thấp, có các chứng trạng : đau đầu, mình nóng, có mồ hôi, khát nước, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi
vàng mỏng, mạch sác. Cho uống các vị : thanh cao, lô căn, kim ngân, liên kiều...

THANH NHIỆT HÓA ĐÀM

Phép thanh nhiệt hóa đàm. Phương pháp chữa chứng nhiệt đàm, khi ho khạc ra đờm dính, sắc
vàng, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng. Cho uống các vị : tang bạch bì, qua lâu bì, bối mẫu, lô căn...

THANH NHIỆT KHÓA ĐÀM KHAI KHIẾU

Phép thanh nhiệt hóa đàm khai khiếu. Phương pháp chữa trẻ em bị đờm nhiệt gây nên hôn mê.
Trẻ em đờm nhiệt ứ ở trong, phát sốt, ngủ li bì, thở thô, phát sinh kinh quyết tay chân co giật,
thuộc thực chứng cấp kinh. Cho uống Bão long hoàn (thiên trúc hoàn, hùng hoàng, chu sa, xạ
hương, đởm tinh).

THANH NHIỆT KHAI KHIẾU

Phép thanh nhiệt khai khiếu. Phương pháp chữa nhiệt chứng tinh thần hôn mê; dùng chung cả 2
loại thuốc vừa phương hương khai khiếu, vừa thanh nhiệt. Thí dụ : bệnh nhiệt tính sốt cao hôn
mê, răng se, môi ráo, cho đến trẻ em bị nhiệt chứng kinh quyết. Cho uống tử tuyết đan (hàn
thủy thạch, thạch cao, từ thạch, hoạt thạch, thăng ma, huyền sâm, linh dương giác, thanh mộc
hương, tê giác, trầm hương, đinh hương, cam thảo).

THANH NHIỆT LỢI THẤP

Phép thanh nhiệt lợi thấp. Chữa chứng thấp nhiệt hạ chú, tiểu tiện chướng gấp hoặc vẩn đỏ, đi
tiểu vừa đau vừa khó, giỏ giọt, rêu lưỡi vàng nhớt. Cho uống Bát chính tán (xa tiền tử, mộc
thông, cù mạch, biểu xúc, hoạt thạch, cam thảo sảo, chi tử, đại hoàng).
THANH NHƯ THẢO TY

Sắc chân tạng của tạng can/ Ngũ tạng sinh thành, TV/ (thảo ty : cỏ xanh bị héo), hình dung bệnh
sắc là loại cỏ héo xanh sạm. Gặp trong bệnh phong tà cực thịnh, vị khí sắp tuyệt; nếu là trẻ em
thì là mạn kinh phong, hoặc triệu chứng co cứng kéo dài của bệnh phá thương phong.

THANH PHÁP

Phép thanh, dùng những vị thuốc có tính hàn lương để chữa những chứng bệnh thuộc về hỏa
nhiệt.

THANH QUYẾT

Hai chân lạnh đến đầu gối.

THANH TÀ

Loại tà khí sương móc trong khí quyển. “Thanh tà ở phía trên, trọc tà ở phía dưới”/KQ/.

THANH TÁO

Vừa làm cho mát, vừa làm cho nhuận, dùng thuốc có tính mát và nhuận để chữa các loại bệnh
có tính khô táo và nóng.

THANH TÂM
Làm cho mát tâm.

THANH TỄ

Những phương thuốc có tác dụng làm cho mát, trừ được nhiệt tà.

THANH THỬ LỢI THẤP

Phép thanh thử lợi thấp. Phương pháp chữa chứng thử thấp ở mùa hè. Do tà khí thử thấp làm
cho phát nhiệt, tâm phiền, khát nước, tiểu tiện không lợi. Cho uống Lục nhất tán (hoạt thạch 6
lạng, cam thảo 1 lạng) : tán bột mịn, mỗi lần uống từ 4 đến 16 gam, sắc uống.

THANH TIẾT THIẾU THƯƠNG

Phép thanh tiết thiếu dương. Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh tiết để chữa chứng nhiệt tính
gây bệnh ở bộ vị bán biểu bán lý, thành chứng xuân ôn : lúc lạnh, lúc nóng, miệng đắng sườn
đau, ngực nôn nao muốn oẹ, tiểu tiện vẩn đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền
hoạt. Cho uống các phương như Cao cầm thanh đán thang, Bích ngọc tán...

THANH TRƯỜNG NHUẬN TÁO

Phép thanh trường nhuận táo. Phương pháp chữa đại trường táo nhiệt làm cho đại tiện táo khô,
hôi miệng, môi lở, mặt đỏ, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt thực. Cho uống Ma
nhân hoàn (ma nhân, thược dược, chỉ thực, đại hoàng, hậu phác, hạnh nhân).

THANH TÚC
Trong mát và giáng xuống. Đến mùa thu khí trời trong mát lá vàng rơi rụng, đó là hiện tượng
thanh túc.

THANH TÚC PHẾ KHÍ

Phép thanh túc phế khí. Thanh kim giáng hỏa là phương pháp chữa phế nhiệt dẫn đến phế khí
nghịch lên. Phế khí đi xuống là thuận, nếu hỏa nhiệt bức phế, phế khí không thông sướng mà
nghịch lên sẽ làm cho khái thấu, khí nghịch khạc ra đờm vàng, miệng khô khát nước, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng, mình nóng không sợ lạnh, mạch phù sác... Khái thấu nghịch lên cũng là phế
khí nghịch, chứng trạng biểu hiện đều là phế nhiệt. Cần dùng thuốc thanh phế nhiệt giáng phế
khí mà cũng tức là thanh túc phế khí. Dùng các vị thuốc như : tang bạch bì, ngư tinh thảo, lô
căn, kim ngân, tô tử, tiền hồ, tỳ bà điệp.

Thanh kim và thanh kim giáng hỏa đều là thanh phế nhiệt, nhưng cũng nên dùng thuốc giáng
phế khí để hỗ trợ, vì vậy cũng là một phép chữa giống nhau.

THÀNH CỐT

Xương chầy.

THAO PHÁP

Thủ pháp day ấn trong ngoại khoa. Dùng lực ngón tay cái day ấn trên huyệt chủ trị với mức độ
nặng nhẹ khác nhau tùy theo mục đích trị liệu.

THẢO DƯỢC
Cây thuốc thường dùng trong dân gian, chưa đưa vào y thư. Một số loài thực vật dùng làm
thuốc mà trong các sách thuốc không thấy ghi, hoặc có ghi nhưng hiện tại thầy thuốc ít sử dụng,
nhưng trong dân gian lại có nhiều người nắm được cách sử dụng.

THÁP BÌ SANG

Trẻ mới sinh như bị bỏng, trượt hết da.

THÁP DỤC PHÁP

Cách chữa bệnh bằng thuốc tắm rửa như dùng thuốc khổ sâm tắm rửa để chữa ghẻ lở.

THĂNG ĐẢ

Thăng hoa, một cách chế thuốc, cho thuốc vào nồi, trên đậy bát sành bít kín, đun lửa dưới đáy
nồi qua 1 thời gian chờ cho chất thuốc bốc lên tụ lại trong lòng bát rồi thì lấy ra dùng, như long
não chế thành băng phiến...

THĂNG ĐỀ

Nâng lên, phép chữa các loại bệnh bị sa xuống, như sa tử cung, lòi dom...

THĂNG ĐỀ TRUNG KHÍ

Phép thăng đề trung khí. Phương pháp chữa trung khí hạ hãm (trung khí : tỳ khí). Tỳ khí thăng
lên, đưa khí tinh vi của thủy cốc đi lên phân bổ ở phế để nuôi dưỡng các tạng phủ khác. Nếu tỳ
khí hạ hãm (tức trung khí hạ hãm, thực chất là tỳ khí hư, hư thì hạ hãm) sẽ xuất hiện các chứng
trạng : ỉa chảy kéo dài, thoát giang, sa tử cung, thậm chí do tỳ hư hạ hãm mà tiểu tiện không lợi,
tức là tỳ bệnh mà 9 khiếu không thông. Đều có thể dùng phép bổ khí ở chữa tỳ khí hư nhược,
dùng Bổ trung ích khí thang nhằm thăng đề trung khí. Tỳ khí vượng sẽ không hạ hãm, các
chứng hạ hãm như ỉa chảy kéo dài, thoát giang, sa tử cung... cũng tự nhiên tiêu trừ, thậm chí
tiểu tiện không lợi cũng do tỳ khí vượng mà thăng thanh giáng trọc, đạt tới mục đích tiểu tiện
thông sướng.

THĂNG GIÁNG PHÙ TRẦM

Nói về xu hướng vận động của thuốc, có tác dụng đối với bệnh, thăng : đưa lên, giáng : giáng
xuống, phù : tản ra ngoài, bốc lên trên, trầm : thu vào trong, chìm xuống dưới, người xưa căn cứ
vào khí vị của thuốc mà tìm ra công dụng của thuốc, như những thuốc có tính ôn nhiệt, có vị
cay, thì thường có tác dụng thăng, phù, những thuốc có tính hàn lương có vị đắng vị chua, thì
thường có tác dụng trầm giáng, dùng thuốc có tác dụng thăng phù để chữa bệnh có xu thế trầm
giáng, dùng thuốc có tác dụng trầm giáng để chữa bệnh có xu thế thăng phù, đó là 1 trong
những đặc điểm của việc sử dụng thuốc Đông.

THĂNG GIÁNG THẤT THƯỜNG

Hiện tượng bệnh lý công năng tỳ vị thất thường. Vị khí không thăng, tỳ dương không thăng.
Triệu chứng trướng bụng, ợ hơi, ngán ăn, tiết tả.

THĂNG TỄ

Thuốc thăng trừ giáng. Thăng có thể trừ giáng, như các vị thăng ma, sài hồ. Thăng ở đây là
những vị thuốc có tác dụng thăng đề; giáng ở đây là chứng bệnh khí hư hãm, nên điều trị bằng
thuốc thăng đề. Thí dụ : do khí hư mà bị thoát giang hoặc sa tử cung, có thể cho uống Bổ trung
ích khí thang (sâm, kỳ, qui, truật, thăng, sài, trần, cam).

THẮNG KHÍ
Trong lục khí, cũng như trong ngũ hành, khí này thắng được khí khác thì gọi là thắng khí, như
phong khí thắng thấp khí, hàn khí thắng nhiệt khí, mộc khí thắng thổ khí, hỏa khí thắng kim khí,
kim khí thắng mộc khí...

THÂM CỐ

Bệnh đã lâu ngày.

THÂM TÀ

Tà ở sâu.

THÂM THÍCH

Châm sâu.

THẤM THẤP VU NHIỆT HẠ

Phương hướng điều trị. Bệnh nhiệt tính nặng hơn nhiệt, nhiệt tà bị thủy thấp lấn át không thấu
ra ngoài được. Thí dụ : mới bị chứng thấp ôn, đau đầu sợ lạnh, mình nặng và đau, rêu lưỡi trắng
không khát, mạch huyền tế mà nhu, ngực bứt rứt, không đói, về chiều thân nhiệt hơi cao. Cho
uống Tam nhân thang (hạnh nhân, hoạt thạch, thông thảo, bạch đậu khấu, trúc diệp, hậu phác,
sinh ý dĩ, bán hạ) trong đó hoạt thạch, thông thảo, sinh ý dĩ đều có tác dụng đạm thấm lợi thấp,
phối hợp với các vị thuốc phương hướng khư thấp để đạt mục đích điều trị.

THẨM ÂM

Xem bệnh bằng cách nghe hơi thở và tiếng nói của người bệnh.
THẨM MIÊU KHIẾU

Phép quan sát miêu khiếu, một nội dung vọng chẩn. Miêu khiếu chỉ khổng khiếu bộc lộ dấu vết,
theo học thuyết mạch tượng : miêu khiếu của tâm là lưỡi, của phế là mũi của can là mắt, của tỳ
là miệng môi, của thận là tai... Cho nên xem xét biến hóa dị thường của những miêu khiếu này
hiểu được bệnh biến nội tạng. Thí dụ : tâm hỏa bốc mạnh thì lưỡi đỏ tía, phế khí sắp hết thì
cánh mũi phập phồng, củng mạc vàng như quả quít chín là can đởm thấp nhiệt; môi miệng lở
phần nhiều là tỳ vị thấp nhiệt, tai ù như ve kêu thường là thận khí hư tổn... Nhưng con người là
một chỉnh thể hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khí quan, cho nên trên chẩn pháp
không nên máy móc cho rằng mỗi tạng xét một khiếu đơn lẻ.

THẬM GIẢ TÒNG CHI

Phương hướng điều trị. Thậm : chỉ chứng bệnh nghiêm trọng phức tạp khó biện chứng như
nhiệt cực mà giống như hàn (trong chân nhiệt mà ngoài giả hàn), hoặc hàn cực mà giống như
nhiệt (trong chân hàn mà ngoài giả nhiệt). Nên thuận theo giả tượng giả hàn, giả nhiệt dùng
phép tòng trị (phép phản trị).

THÂN

Chi thứ 10 trong 12 địa chi, về không gian tương ứng với phương tây nam, về thời gian tương
ứng với tháng 7 âm lịch, với giờ thân (từ 15 giờ đến 17 giờ)_ ngũ hh2tf ứng với hành kim, chủ
về đường kinh Thiếu âm bên chân phải.

THÂN BẤT NHÂN

Chứng trạng cơ thể tê dại, lớp da mất cảm giác. Nguyên nhân do tà khí trúng vào lạc mạch,
doanh khí không vận hành ra cơ biểu.

THÂN NHIỆT
Sốt toàn thân.

THÂN NGÂM

Rên rỉ.

THÂN PHÁP

Cách làm cho duỗi ra, như chân tay bị co làm cho duỗi thẳng ra.

THÂN NHIỆT

Thè lưỡi ra.

THÂN NHIỆT BẤT SƯỚNG

Hiện tượng bệnh lý. Nhiệt do ôn tà lấn át không thoát ra được, đặc điểm là ở thể biểu, thoạt sờ
mó vào thấy không nóng mấy, nhưng sờ lâu hơn thì thấy nóng rát ra tay.

THÂN NHUẬN ĐỘNG

Hiện tượng cơ bắp thân thể máy động. Nguyên nhân do phát hãn quá nhiều, dương khí và âm
dịch bị tổn thương; có khi do dương hư mất đi cơ năng xúc tiến sản sinh tân dịch bình thường,
khí dịch bất túc, cơ nhục mất sự ôn dưỡng.
THÂN THỂ PHIỀN ĐÔNG

Chứng trạng cơ bắp khớp xương nhức mỏi, bứt rứt không yên, toàn thân khó chịu.

THÂN THIỆT

Chứng trạng lưỡi luôn thè ra khỏi miệng. Thường gặp trong bệnh tỳ vị nội táo, tân dịch bất túc.
Lại như lưỡi có cảm giác vừa chướng vừa nóng, thường muốn thè ra ngoài, đó là tâm hoặc tâm
bao lạc có đờm nhiệt, thuộc thực chứng.

THÂN THỐNG

Đau thân mình.

THÂN TRỌNG

Nặng thân mình.

THẦN

Chủ tể mọi hoạt động sống của thân thể, luôn luôn thể hiện ở 3 phương diện “thần thức” “thần
sắc” “thần thái”.

THẦN BẤT THỦ XÁ

Tình trạng tinh thần rối loạn. Tâm là nơi chứa tinh thần, khi bệnh tà phạm tâm hoặc tinh thần bị
kích thích quá độ sẽ xuất hiện sự bất bình thường về thần chí.
THẦN CHẨN

Nốt lở môi. Vùng môi miệng nổi nốt lở khô, không loét nát.

THẦN DƯỢC

Vị thuốc có tác dụng làm tăng thêm công hiệu của vị thuốc chủ yếu trong phương thuốc.

THẦN ĐƠN

Thuốc có công hiệu rất hay.

THẦN HIỆU

Hiệu quả nhanh chóng.

THẦN HÔN

Tinh thần mờ tối, không có sự tỉnh táo minh mẫn.

THẦN KHÍ

Phía đối lập với hình chất, hình chất là âm, thần khí là dương, hình chất là vật chất, thần khí là
vận động của vật chất.
THẦN KHUYẾT

1. Vùng rốn (biệt danh).

2. Tên huyệt, vị trí ở giữa rốn, thuộc Nhâm mạch.

THẦN LIỆT

Tình trạng môi miệng khô ráo đến nỗi nứt nẻ. Xảy ra trong bệnh ngoại cảm táo khí hoặc bệnh
nhiệt hao tổn tân dịch.

THẦN MINH

Nói chung về tác dụng của thần, sự thông minh trí tuệ của người ta đều là do ở thần minh mà ra.

THẦN MÔN MẠCH

Động mạch của kinh Thiếu âm tâm ở huyệt Thần môn.

THẦN NÔNG BẢN THẢO KINH

Trước đời Đông Hán. Gồm 3 quyển. Giới thiệu 365 vị thuốc, chia ra thượng, trung, hạ phẩm. Là
công trình tổng kết dược vật học từ đời Hậu Hán trở về trước.

THẦN PHONG
Chứng phong môi. Do vị kinh vốn có thấp nhiệt lại ngoại cảm phong tà, phong và nhiệt câu kết
gây nên. Bệnh thường phát môi dưới, triệu chứng chủ yếu là môi sưng đỏ đau, lâu ngày có thể
nứt nẻ, chảy nước.

THẦN SẮC

Thần thể hiện ở sắc, sắc có sinh khí là sắc có thần, không có sinh khí là sắc vô thần, ví dụ màu
trắng như xương khô, màu vàng như hoàng thổ là sắc không có sinh khí màu vàng như gạch
cua, màu trắng như mỡ lợn là sắc có sinh khí.

THẦN TẠNG

Tạng có thần, như tâm tàng thần, can tàng hồn, phế tàng phách, tỳ tàng ý, thận tàng chí, ngũ
tạng là chỗ tàng giữ thần, cho nên nói thần tạng có 5.

THẦN THÁI

Thần thể hiện ở hình thái, dáng điệu, ví dụ như khi nhìn vào 1 người, ta có thể biết được người
đó đã vào khoảng bao nhiêu tuổi, khỏe hay yếu, hiền hòa vui vẻ hay tức bực giận dữ, thông
minh hay đần độn, hoặc đang tính toán suy nghĩ, đang hồn nhiên phấn khởi... đó là thông qua sự
nhận xét về thần thái mà biết.

THẦN THỦ

Thần ở yên vị trí không bị nhiễu động, như nói “thần thủ” thì không mất bình tĩnh.

THẦN THŨNG
Chứng vều môi. Môi miệng sưng trướng vều ra. Nguyên nhân do tỳ vị tích nhiệt hoặc ngộ độc
thức ăn.

THẦN THỨC

Thần thể hiện ở sự tỉnh táo minh mẫn trong suy nghĩ, trong lời nói, trong cử chỉ hành động, ví
dụ như nói mê, hoặc mê man không biết gì, hoặc nói trước quên sau... là thể hiện thần thức đã
giảm sút.

THẦN TIÊU

Chứng môi miệng khô nẻ. Thường gặp ở tình huống tỳ vị thực nhiệt trong bệnh thu táo, hoặc
tình huống nhiệt làm tân dịch tổn thương trong bệnh nội táo.

THẦN TIỀU

Môi khô.

THẦN TIẾT

Chứng ỉa lỏng vào lúc mờ sáng.

THẦN TƯ GIAN BỆNH

Chứng bệnh hoạt động tinh thần thất thường (đặc biệt là hoạt động về tư duy ý thức).

THẦN TỬ
Màu tía của môi. Sắc môi tía sạm hoặc đỏ tía thuộc nhiệt, thường gặp ở chứng huyết phận nhiệt
thịnh hoặc có huyết ứ, môi tím tái thuộc hàn, thường gặp ở trường hợp hàn tà úng thịnh, tâm
huyết ứ trở, thiếu oxy hoặc ngộ độc cấp tính.

THẬN

Tạng thận, 1 tạng trong 5 tạng, thuộc thủy trong ngũ hành, thuộc hàn trong lục khí, trong có
mệnh môn hỏa gọi là thận dương, công năng chủ yếu :

1. Chủ về tiên thiên.

2. Chủ về thủy dịch toàn thân.

3. Chủ việc tàng tinh.

4. Chủ về xương.

5. Chủ việc tác cường, khai khiếu ra tai và tiền âm hậu âm, về dịch là nước dãi, về tình chí là
khiếp sợ, về âm thanh là tiếng rên, có đường kinh gọi là Thiếu âm chân.

THẬN ÂM

Phần âm của thận, cũng gọi là “nguyên âm” “chân âm” “thận thủy” “chân thủy” là nguồn gốc
tạo nên sự nhu dưỡng cho toàn bộ thân thể. Mỗi khi thận âm suy hao thì sẽ thiếu nhu dưỡng mà
xuất hiện các hiện tượng như : mặt xạm đen, người gầy róc, da khô môi răng khô, tinh khô, râu
tóc khô rụng... hoặc vì âm suy không kiềm giữ được dương, dương khí bốc lên mà xuất hiện
những triệu chứng thuộc về hư hỏa như : sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, nóng âm
ỉ trong xương, 2 gò má đỏ, nhức đầu, hoa mắt, tính tình nóng nảy, dễ sinh cáu gắt.

THẬN ÂM HƯ

Chứng thận âm hư. Do thận tinh bị hao tổn quá độ gây bệnh. Có các chứng trạng : mỏi mệt đau
lưng, chóng mặt, ù tai, di tinh, tảo tiết, miệng khô họng đau, 2 gò má đỏ bừng, lòng bàn tay
chân nóng hoặc sốt cơn về chiều, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác.

THẬN BỆNH

Bệnh của thận.

THẬN CAM

Thận cam, 1 loại bệnh cam của trẻ con thuộc thận, có đặc trưng là : tay chân gầy róc, mặt đen
xạm, lợi răng lở loét, chảy máu, thỉnh thoảng phát sốt rét, nôn mửa kém ăn, đại tiện lỏng : có
khi lòi dom, hậu môn lở loét.

THẬN CHI PHỦ

Vùng lưng, lưng là phủ của thận. Trên lâm sàng thấy lưng mỏi đau là hư chứng, phần nhiều là
do thận hư.

THẬN CHỦ CỐT

Mối quan hệ thận và xương. “Năm tạng đều có chủ... thận chủ xương” [Tuyên minh ngũ khí,
TV] (chủ : chủ trì). Thận chủ xương bao gồm sự quan hệ liên thuộc công năng sinh lý nuôi
dưỡng xương khớp. Xương khớp có tác dụng duy trì cơ thể, là cái khung nâng đỡ toàn thân,
xương sở dĩ có tác dụng làm được cái giá nâng đỡ chính nhờ vào sự doanh dưỡng của cốt tủy.
Cốt tủy do thận tinh hóa sinh, cho nên : “thận sinh cốt tủy”/TV/. Tủy chứa ở trong xương nhằm
nuôi dưỡng xương khớp, nên cũng nói “thận chắc thì tủy đầy” (thận sung tắc tủy thực) mà sự
sinh thành của tủy lại do cơ sở vật chất từ “thận chủ xương” cung cấp.

Ngoài ra, nguồn gốc nuôi dưỡng răng và xương giống nhau, vì nó cũng là tinh khí từ tạng thận
hóa sinh, vì thế còn có luận điểm “răng là bộ phận thừa của xương” (xỉ vi cốt chi dư).

THẬN CHỦ KHỦNG

Công năng của thận (khủng : trong tim sợ sệt không yên). “Chí của thận là khủng” /TV/. Người
xưa cho rằng tinh khí của 5 tạng đều dồn về thận. Nếu kinh mạch của thận không đủ, hoặc thận
thủy bất túc và một bệnh nào đó của tâm can, vị đều có khả năng xuất hiện triệu chứng khủng,
điều chủ yếu là nhân tố bản thân tạng thận, vì thận thủy đủ thì can huyết cũng vượng mà đởm
khỏe. Thận thủy hư thì can huyết bất túc mà đởm yếu dễ sợ hãi. Khủng thì khí nén xuống, kết
quả của khủng là tổn thương tinh, tổn thương thận cho nên mới có luận điểm thận chủ khủng.

THẬN CHỦ KỸ XẢO

Công năng của thận. “Tạng thận là chức quan tác cường, kỹ xảo từ đó mà ra” [Linh lan bí điểm
luận, TV] (tác : động tác, công tác; cường : chịu đựng được nhọc nhằn; tác cường : chịu đựng
lao động động tác cứng cỏi có lực, kỹ xảo : nhanh nhạy tinh xảo). Thận sở dĩ có những tác dụng
đó là do sự gắn bó của thận với những chức năng tàng tinh, chủ chốt, sinh tủy không tách rời
nhau. Thận khí đầy đủ, tinh đầy tủy đủ, không những tinh thần mạnh mẽ, kỹ xảo linh hoạt mà
gân xương cũng cứng cáp, động tác có sức. Trái lại, người thận suy, tinh hư, tủy thiếu thì lưng
mỏi, xương yếu, tinh thần bạc nhược, chóng mặt, hay quên, động tác lười biếng chậm chạp.

THẬN CHỦ NẠP KHÍ


Công năng của thận. Phế tuy chủ về hô hấp nhưng thận có tác dụng thu nạp phế khí. Trên lâm
sàng, bệnh khái suyễn kéo dài đặc biệt ở người già thận hư, đa số nạp khí khó khăn, khí suyễn,
đặc biệt là thở ra nhiều, hút vào ít. Thí dụ : người già mắc bệnh hen phế quản mạn tính kèm
theo phế khí thũng thì chứng trạng biểu hiện chủ yếu là khó thở (trên lâm sàng gọi là thận
không nạp khí). Phải điều trị theo phép bổ thận nạp khí.

THẬN CHỦ SINH THỰC

Công năng của thận. Vì thận là tạng chứa tinh, có tác dụng trọng yếu đối với sự sinh trưởng
phát dục và gây nòi giống cho đời sau, cơ quan sinh dục của nam nữ có sự thành thục và có khả
năng gây nòi giống đều phải nhờ vào sự đầy đủ của thận khí, cụ thể là tinh khí của bản thân
tạng thận.

Đời xưa đã sớm biết nữ giới khoảng 14 tuổi thì thấy nguyệt kinh, nam giới khoảng 16 tuổi thì
tinh khí đầy đủ, có thể xuất tinh, nói lên cơ năng sinh thực bắt đầu dồi dào, trong tình huống cơ
năng sinh thực thành thục, có thể giao hợp và khả năng sinh đẻ. Cho đến tuổi 49 của nữ và tuổi
64 của nam, do thận khí suy viên không những già đi rõ rệt mà qua đó nữ thì mãn kinh nam thì
tinh ít, thể lực suy, khả năng sinh lý gây nòi giống không còn nữa. Vì sự sinh thành của tinh khí,
sự tàng trữ và bài tiết do thận chủ quản, nên mới có luận điểm thận chủ sinh thực.

THẬN CHỦ THỦY

Công năng của thận. Thận có tác dụng rất trọng yếu trong việc điều tiết thủy dịch thăng bằng
trong cơ thể. Sự phân bố, chứa đựng hay bài tiết thủy dịch trong cơ thể của thận chủ yếu phải
nhờ vào sự mở, đóng (thận chủ khai hạp). Mở chủ yếu là chuyển vận, bài tiết thủy dịch; đóng
chỉ sự chứa đựng một lượng thủy dịch nhất định trong cơ thể. Mở và đóng quyết định ở công
năng thận âm thận dương có hiệp điều hay không.

Thận khí cũng phải mở đóng hiệp điều, qua đó nước tiểu mới bài tiết được bình thường. Nếu
thận mắc bệnh, mất đi công năng chủ thủy sẽ khó duy trì sự thăng bằng thủy dịch mà phát sinh
bệnh thủy thũng.
THẬN CHỦ TIÊN THIÊN

Công năng của thận. Đây là nói tính trọng yếu về công năng sinh lý của thận đối với cơ thể con
người. Bởi vì thận không chỉ có những công năng trọng yếu như tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy,
cung cấp nhiệt năng cho các cơ quan trong toàn thân, mà sự thịnh suy của thận khí lại có quan
hệ trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát dục, suy lão và công năng gây nòi giống. Cổ nhân gọi thận
là tiên thiên hoặc thận chủ tiên thiên, thận là gốc của tiên thiên, nói lên thận là nguồn gốc của
việc gây nòi giống. Cho nên trẻ sơ sinh nếu mặt phát dục kém như chứng ngủ trì (đứng, đi, mọc
răng, nói năng, mọc tóc so với trẻ em bình thường kém, chậm rất nhiều), hoặc chứng ngũ
nhuyễn (đầu, gáy, miệng, chân, tay đều mềm nhũn vô lực), chứng giải lô (không kín thóp mụ)...
đều cho là liên quan đến thận hư, tiên thiên bất túc, trong điều trị, chủ yếu phải bổ thận.

THẬN CHƯNG

Chứng phát sốt của trẻ em trong vòng 2 tuổi, khi sốt thì 2 tai khô.

THẬN DỊCH

Thứ dịch từ thận sinh ra, có tác dụng nuôi dưỡng cho xương và não tủy ở trong, làm cho da
được mỡ màng tươi đẹp ở ngoài.

THẬN DƯƠNG

Phần dương của thận cũng gọi là “nguyên dương” “chân dương” “chân hỏa” “mệnh môn hỏa”
“tiên thiên hỏa” là nguồn gốc tạo nên sự ôn dưỡng cho toàn bộ thân thể, mỗi khi thận dương suy
hao thì sẽ thiếu sự ôn dưỡng mà xuất hiện các hiện tượng như : da không ấm, dễ rét lạnh, thủy
dịch đình tụ, sự vận hóa giảm sút...

THẬN DƯƠNG HƯ
Chứng thận dương hư. Thận chủ dương khí toàn thân. Thận dương suy yếu thì dương khí toàn
thân đều hư, cho nên thận dương (cũng gọi là nguyên dương) là thể hiện của mệnh môn hỏa.
Chứng hỏa ngược nói chung gọi là thận dương hư, do mệnh môn hỏa bất túc gây nên. Chứng
trạng chủ yếu là : mình lạnh, sợ lạnh, mỏi lưng, hoạt tinh, dương suy, đêm hay tiểu tiện... Nếu
hư nhược ở mức độ nghiêm trọng (gọi là thận dương suy vi hoặc mệnh môn hỏa suy) ngoài
những chứng trạng nói trên còn có hiện tượng tinh thần ủy mị, đau lưng, lạnh cột sống, tảng
sáng ỉa lỏng hoặc phù thũng, mạch trầm trì, vi nhược... (hiện tượng này còn gọi là hạ nguyên hư
bị hoặc chân nguyên hạ hư).

THẬN ĐẢN

Bệnh hoàng đản thuộc thận, có triệu chứng da toàn thân vàng, mắt vàng, nước tiểu đỏ.

THẬN GHÉT TÁO

Quan hệ sinh lý. Vì thận chủ xương, sinh tủy, nếu thận bị táo thì âm tinh bị thương, thận khí hao
tổn, xương tủy khô kiệt, tân dịch tiêu cạn. Cho nên có luận điểm thận ghét táo.

THẬN GIAN ĐỘNG KHÍ

Loại nhiệt năng và động lực sinh ra ở giữa 2 trái thận, trên thực tế, là tác dụng của mệnh môn
hỏa. Sự hoạt động của kinh mạch và tạng phủ cho đến khí hóa của tam tiêu, đều phải dựa vào
tác dụng động khí của thận, cho nên nói là cái nguồn của sinh khí, cũng có thể nói là cội nguồn
của sinh mệnh.

THẬN GIẢN
Động kinh thuộc thận, khi bệnh phát thì mặt đen mắt ướt, miệng chảy nước dãi, tự nhiên ngã ra
không biết gì, phát ra tiếng như tiếng lợn kêu.

THẬN HỆ

Đường gân nối ngang giữa 2 quả thận, do thứ màng trắng từ trong thận phát ra kết lại nhiều lần,
ở trong có khiếu thông vào tủy sống, thấu lên khí quản, thông với mũi ở ngoài, mà thu nạp khí
trời xuống đến đan điền , để sinh tinh, hóa khí.

THẬN HỎA

Cũng là mệnh môn hỏa.

THẬN HỢP BÀNG QUANG

Mối liên hệ thận và bàng quang. Giữa thận và bàng quang có sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau,
sự tương hợp này là biểu lý của tạng phủ (tạng là âm của lý, phủ là dương của biểu).

Thận với bàng quang là biểu lý, là thông qua mối liên hệ kinh lạc của thận với bàng quang và sự
tương hợp từ một số công năng sinh lý thể hiện ra, như bàng quang bài tiết nước tiểu phải dựa
vào tác dụng khí hóa của thận. Khi điều trị bệnh chứng của thận và bàng quang cần thông qua
mối quan hệ tương hợp và cùng biểu lý này. Như khi chữa chứng tiểu tiện không thông hoặc
tiểu tiện không tự chủ được, thường phải chữa từ thận mới thu được kết quả tốt.

THẬN HƯ

Thận suy yếu, có phân biệt ra thận âm hư và thận dương hư.


THẬN HƯ THỦY PHIẾM

Bệnh thủy thũng do thận dương hư gây nên. Thận chủ về trao đổi thủy dịch, nếu dương hư yếu
sẽ không làm chủ được thủy, khí hỏa ở bàng quang bất lợi, tiểu tiện lượng ít, đồng thời cũng
ảnh hưởng đến sự vận hóa của tỳ đến nỗi thủy dịch tràn lan, hình thành thủy thũng. Có các
chứng trạng : toàn thân phù thũng, nhất là từ vùng thắt lưng trở xuống, ấn lõm, lưng đau mỏi, sợ
lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm tế. Chứng thận hư thủy
phiếm này thường gặp ở bệnh viêm thận mạn tính, suy tim (phù thũng do biến chứng bệnh tim).

THẬN KHAI KHIẾU LÊN TAI

Mối quan hệ thận ra tai. “Khiếu của thận ở tai” [TV]; “thận khí thông lên tai”, “thận hòa thì tai
nghe được ngũ âm” [LK].

Tai là cửa của thận, thận tinh đủ thì thính lực mạnh. Thông qua biến hóa của thính giác, nói
chung có thể suy đoán được tình huống thịnh, suy của thận khí.

THẬN KHAI KHIẾU RA NHỊ ÂM

Mối quan hệ thận và nhị âm. (tiền âm : niệu đạo (bao gồm tinh khiếu); hậu âm : giang môn).
Thận có quan hệ với đại tiện và tiểu tiện. Thận chủ thủy, quản lý sự trao đổi thủy dịch, có công
năng này, lại có quan hệ tới công năng khí hóa của mệnh môn hỏa, cho nên trong tình huống
công năng của thận bình thường, sự phân bổ thủy dịch và bài tiết mới đi đúng đường. Đại tiểu
tiện có lợi hay không, có quan hệ chặt chẽ với thận. Nếu thận thủy bất túc có thể làm cho đại
tiện táo kết hoặc tiểu tiện lượng ít. Mệnh môn hỏa bất túc cũng có thể xuất hiện các chứng trạng
tiết tả hoặc tiểu tiện không tự chủ.

THẬN KHÁI

Chứng ho thuộc thận, có hiện tượng ho thì đau lưng, nặng thì chảy ra nước dãi.
THẬN KHÍ

Bẩm khí tiên thiên, nguồn gốc của mọi sự hóa sinh trong thân thể người ta.

THẬN KHÍ KHÔNG BỀN CHẶT

Tình trạng bệnh lý. Thận chủ chứa tinh, khai khiếu ra tiền âm, hậu âm, nếu thận khí không bền
chặt sẽ xuất hiện hoạt tinh, di tinh, tảo tiết hoặc ban đêm đi tiểu nhiều lần, són đái, đái không tự
chủ.

THẬN, KỲ HOA TẠI PHÁT

Mối quan hệ thận và tóc. “Thận... vẻ tươi ra ở tóc” (thận giả... hoa kỳ tại phát) [Lục tiết tạng
tượng luận, TV] (hoa : tươi đẹp bộc lộ ra ngoài). Doanh dưỡng đầu tóc tuy nguồn gốc từ huyết
(cho nên nói huyết vi phát chi dư) nhưng sự sống của đầu tóc lại gốc từ thận khí. Thận khí ở bên
trong cơ thể có thể biểu hiện qua lông tóc ở bên ngoài. Trẻ tuổi thận khí đầy đủ, tóc rậm rạp đen
nhánh; tuổi già sức yếu, thận khí hư nhược tóc khô khan rụng nhiều.

THẬN LÀ CỬA CỦA VỊ

Quan hệ thận và vị, (quan : cửa ra vào của thủy dịch). Thận ở hạ tiêu, là tạng chí âm, khai khiếu
ra tiền, hậu âm, có quan hệ biểu lý với bàng quang. Thận chủ thủy, có tác dụng trọng yếu về
trao đổi thủy dịch trong cơ thể, trong tình trạng thông thường, nước vào dạ dày, từ tỳ chuyển lên
phế, nhờ khí túc giáng của phế, nước chảy xuôi vào thận, thủy dịch ấy từ bên ngoài cơ thể qua
quá trình thăng giáng sau khi vào cơ thể. Nếu thận khí không hóa được thường làm cho nhị tiện
không lợi, nhị tiện không lợi thì trung tiêu nghẽn đầy, ảnh hưởng đến sự trao đổi thủy dịch, tích
tụ lại trong cơ thể hình thành thủy thũng (loại tụ thủy này do thận gây ra).
THẬN LAO

1 trong 5 chứng lao thuộc ngũ tạng, có đặc trưng là : di tinh, ra mồ hôi trộm, sốt nhẹ phát ra
từng lúc, lưng đau như gãy, chân mềm yếu không đứng được lâu.

THẬN LẬU

Chứng bệnh dương vật bị rò, tinh tự chảy ra, đau như kim châm.

THẬN MẠCH

Mạch của thận.

THẬN NANG

Bìu dái.

THẬN NGƯỢC

Sốt rét thuộc thận, có triệu chứng rét run chân tay lạnh, eo lưng đau, đại tiện khó đi, mắt mờ.

THẬN NHAM

Bệnh danh. Nguyên nhân bệnh này do can, thận vốn yếu, hoặc lo lắng ưu uất, tướng hỏa nội
động, âm tinh khô cạn, hỏa tà uất kết gây nên. Đầu tiên, rãnh qui đầu (ống sáo) mọc mấu thịt
nhọn, cứng rắn và ngứa, cục bộ rỏ nước, bệnh kéo dài tới 1, 2 năm, sau đó âm hành thũng
chướng dần, mấu thịt to dần, sần sùi loe ra như hạt lựu, thậm chí qui đầu loét nát, lồi lõm không
phẳng mùi hôi khó ngửi, quá lắm thì máu tươi nhỏ giọt, ăn uống kém, tinh thần mỏi mệt (bệnh
này thuộc loại ung thư âm hành).

THẬN NHIỆT

Nhiệt ở thận, do tinh huyết bị tổn thương, hỏa ở thận bốc lên.

THẬN PHONG

Thận bị phong ta, có triệu chứng sợ gió, ra nhiều mồ hôi, mặt phù, da xạm, lưng đau không
đứng lên được, hay kinh sợ, kém ăn, người mệt.

THẬN SUNG TẮC TỦY THỰC

Thận đầy đủ thì tủy dồi dào.

THẬN TÀNG CHÍ

Công năng của thận (chí : sức nhớ). Vì não và tủy là do thận tinh hóa ra, cho nên thận hư,
thường có chứng hay quên.

THẬN TÀNG TINH

Công năng của thận. Tinh, là cơ sở vật chất của sinh mệnh. Tinh có 2 nghĩa :

a. Là tinh khí của thủy cốc có từ 5 tạng 6 phủ (là “tinh của hậu thiên”) nhằm duy trì sinh mệnh,
là vật chất cơ bản duy trì các hoạt động sinh trưởng phát dục mọi tổ chức khí quan của cơ thể.
b. Là tinh khí có sẵn của bản thân tạng thận (tinh của tiên thiên) cũng tức là tinh khí khi giao
hợp của nam nữ, đó là vật chất cơ bản để bảo tồn nòi giống, sinh trưởng và lão suy, sự sinh
thành, tàng trữ, bài tiết của loại tinh này, đều do thận chủ quản. Thận là căn bản của tiên nhiên,
tiếp thụ và tàng trữ những tinh khí từ các tạng phủ đem tới. Tinh khí 5 tạng có đầy đủ, thì sự
sinh thành, tàng trữ và bài tiết của thận tinh mới được duy trì bình thường. Thận tàng hình là
công năng trọng yếu nhất của thận, do đó Tố Vấn mới coi thận là “phong tàng chi bản” (phong
tàng : tàng trữ, kín đáo) chủ yếu là để thể hiện tác dụng chứa tinh của thận. Tinh không nên để
tiêu hao quá sức, để tránh ảnh hưởng đến các cơ năng toàn thân.

THẬN TÂM THỐNG

Chứng đau tim do tà khí ở thận xâm phạm lên tâm, có triệu chứng đau ran đến sống lưng, gân
mạch run giật , như từ phía sau kéo dằng lên tim.

THẬN THIỆN

1 trong 5 triệu chứng tốt của bệnh mụn nhọt : không khát nước, phát sốt về buổi chiều, nước
tiểu trong và nhiều, đêm ngủ ngon giấc.

THẬN THỦY

1. Tức là thận âm.

2. Bệnh phù thũng thuộc thận, có triệu chứng đau eo lưng, khó đái, bụng to rốn sưng, âm bộ
thường chảy nước ướt, chân lạnh, người gầy đại tiện rắn.
THẬN TÍCH

Xem “bôn đôn”.

THẬN TIẾT

Chứng ỉa lỏng vào lúc gần sáng, nguyên nhân là do mệnh môn hỏa suy, cũng gọi là “ngũ canh
tiết” “thần tiết”.

THẬN TIÊU

Chứng bệnh đi tiểu nhiều mà nước tiểu như dầu như mỡ, thường kiêm có các chứng : miệng
khô khát, uống nước nhiều, sắc mặt đen xạm, liệt dương, mạch trầm tế nhược.

THẬN TINH

Tinh dịch từ thận sinh ra.

THẬN TÝ

Chứng tý ở thận, 1 trong 5 chứng tý, có triệu chứng là : xương mềm yếu, không đi được, lưng
còng lại không duỗi thẳng được, hoặc các khớp sưng to không co lại được.

THẬN TRƯỚC

1 thứ bệnh của mạch Đới có triệu chứng như : nặng ở eo lưng, eo lưng đau mà lạnh như ngồi ở
trong nước, không khát nước, tiểu tiện thông lợi, ăn uống như thường.
THẬN TRƯỚNG

Bụng đầy trướng tức ra sau lưng, vùng eo lưng đau.

THẬN UNG

Ung nhọt ở thận, thịt ở chỗ huyệt Kinh môn sưng nổi cao lên.

THẬN ÚNG

Thận khí úng trệ, từ dưới chân đến bụng dưới có cảm giác đầy lên.

THẤP

1 khí trong lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) bình thường, biến hóa theo quy luật thì gọi
là thấp khí, thấp khí làm nên sự nhu nhuận trong mọi sự sống, trái thường biến hóa sai quy luật,
thì gọi là thấp tà, thấp tà làm nên sự ngưng đọng, bám dính cản trở sự chu lưu vận hóa của thủy
dịch, khí huyết, mà gây ra bệnh, gọi là bệnh thấp.

THẤP ÂM SANG

Chứng bệnh âm hộ lở ngứa, mồ hôi ra ướt đầm đìa.

THẤP BỆNH
Bệnh do thấp tà.

THẤP CƯỚC KHÍ

Chứng bệnh gân mạch lơi lỏng mà chân sưng phù do thấp tà, (tương đương với bệnh tê phù).

THẤP DÂM

Thấp khí nhiều quá gây nên bệnh.

THẤP ĐÀM LƯU TRÚ

Chứng sưng mủ, một chứng bệnh do tà độc lưu trú gây mủ. Do tỳ hư khí yếu, thấp đàm nghẽn ở
trong lại cảm nhiễm độc tà, tràn ra cơ nhục doanh vệ gây nên bệnh. Đầu tiên cơ nhục nơi có
bệnh đau nhức, sưng mềm không có đầu, sắc da không thay đổi, kèm theo nóng rét, các khớp
toàn thân đau nhức. Khi thành mủ thì sưng trướng, đau càng tăng, sốt cao, vã mồ hôi. Sau khi
vỡ ra mủ thì khỏi dần. Hoặc là do chính khí hư, tà khí vương vấn, cái này náu, cái kia nổ lên,
dằng dai khó khỏi. Nếu phát sinh vào thời lệnh hè thu, kèm theo chứng trạng thử thấp thì gọi là
thử thấp lưu trú.

THẤP ĐỜM

Đờm nhiều, loãng, màu trắng.

THẤP ĐỘC

Thấp khí uất tích lâu ngày thành ra độc 1 số bệnh ngoài da có nước mủ chảy ra nhiều, lâu ngày
không hàn miệng, mụn nhọt phát ở châm chạy từ chỗ này đến chỗ khác thường là do thấp độc.
THẤP ĐỘC TIỆN HUYẾT

Chứng đại tiện ra máu, sắc máu tía sạm nhưng không đau bụng.

THẤP ĐƠN

Bệnh danh. Thấp trọc ứ đọng lâu ngày sinh ra đờm. Do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp,
không phân bổ tân dịch bình thường, do đó ứ đọng hình thành nội thấp, tích lũy mà thành đờm
ẩm. Biểu hiện lâm sàng là : đờm nhiều, trắng loãng, vùng ngực khó chịu hoặc lợm giọng, suyễn
khái, lưỡi bệu, rêu lưỡi trơn nhớt...

THẤP GIA

Người vốn có bệnh thấp.

THẤP GIỚI

Ghẻ lở nước.

THẤP KHỔN TỲ DƯƠNG

Bệnh danh. Với chứng trạng tỳ hư thấp khổn đại đông tiểu dị, nhưng bệnh có khác nhau chút ít.
Thấp khổn tỳ dương là do ngoại thấp ảnh hưởng tới sự vận hóa tỳ dương, điều trị táo thấp lợi
thấp, thấp bị loại trừ thì tỳ dương khôi phục. Còn tỳ hư thấp khổn là do tỳ hư dẫn đến thủy thấp
bị nghẽn trở, điều trị cần kiện tỳ kết hợp với táo thấp, tỳ có mạnh mới hóa thấp đúng với công
năng của mình.
THẤP HỎA

Hỏa nhiệt do thấp uất mà sinh ra.

THẤP HOÀNG

Bệnh hoàng đản do thấp, da vàng màu tối sậm, chân tay nặng, tiểu tiện bí.

THẤP HOẮC LOẠN

Bệnh tả vừa nôn vừa ỉa lỏng.

THẤP KHÍ

Khí thấp, 1 khí trong lục khí.

THẤP NGƯỢC

Sốt rét do thấp, có triệu chứng phát sốt phát rét, nhưng không sốt cao, mồ hôi ra nhiều, đau
khắp thân mình, chân tay mỏi nặng, nôn mửa, bụng đầy, mạch hoãn.

THẤP NHIỆT

1. Nguyên nhân gây bệnh do thấp tà với nhiệt tà kết hợp lẫn nhau.

2. Bệnh thấp nhiệt, bệnh do thấp nhiệt kết hợp gây nên.
THẤP LOA

Bệnh tràng nhạc sinh ở phía sau gáy thuộc đường kinh Thái dương bàng quang.

THẤP LÒA

Chứng loa lịch (tràng nhạc) mọc ở sau gáy trên bộ vị đường kinh của Túc thái dương bàng
quang đi qua.

THẤP NGƯỢC

Bệnh sốt rét. Do bị nhiễm thấp khí âm tà lâu ngày, thấp tà náu trong cơ thể lại bị dụ phát do
nhiễm phong hàn gây nên. Có các triệu chứng : ố hàn mà không nhiệt lắm, ra mồ hôi, đau khắp
người, chân tay nặng nề, nôn oẹ, trung quản khó chịu, mạch hoãn.

THẤP NHIỆT HẠ CHÚ

Hiện tượng bệnh lý thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu. Trên lâm sàng thường gặp khá nhiều loại
bệnh, như lị tật do thấp nhiệt, tiết tả do thấp nhiệt, lâm trọc, lâm bế, ngứa bộ phận sinh dục và
đới hạ...

THẤP NHIỆT LỊ

Một loại hình của bệnh lị. Do tỳ vị thấp nhiệt nung nấu ở trong, vị không tiêu đạo, tỳ không vận
hóa, thấp và nhiệt lưu trệ gây nên. Đặc trưng của bệnh lị là sắc đỏ như óc cá, hôi dính, đại tiện
nhiều lần, mót rặn quặn đau bụng, giang môn nóng rát, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch
hoạt sác có lực.
Nếu độc tà thấp nhiệt mạnh ở huyết phần tổn thương đường lạc ở ruột, đại tiện ra toàn máu gọi
là xích lị hay huyết lị. Nếu bệnh tà tổn thương khí huyết, khí trệ ở trong ruột, đường lạc ở ruột
bị thương, đại tiện ra trắng đỏ lẫn lộn cả mủ cả máu, trong bụng đau thắt, đại tiện nhiều lần gọi
là xích bạch lị.

THẤP NHIỆT NỘI UẨN

Hiện tượng bệnh lý thấp nhiệt nung nấu ở trung tiêu tỳ vị và can đởm. Thấp là loại tà khí nặng
nề và dính ướt, dễ ảnh hưởng tới sự lưu thông của khí cơ. Nếu cấu kết với nhiệt tà, thấp và nhiệt
cùng quấy rối, thì nhiệt bị thấp ngăn trở nên khó mà thanh giải được. Thấp do nhiệt nung nấu
thì dương khí tổn thương càng nặng. Biểu hiện lâm sàng : nhiệt thế triền miên, sốt cao về chiều,
mình nặng, mỏi mệt, biếng nói, thần chí ủ rũ, ngực bụng nghẽn đầy, lợm giọng, ngán ăn, trướng
đầy, ỉa nhão hoặc phát sinh hoàng đản, tiểu tiện không lợi, hoặc màu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng
nhớt (phần nhiều gặp ở các loại viêm ruột, viêm gan thể hoàng đản...)

THẤP NUY

Bại liệt mềm do thấp nhiệt, có hiện tượng tay chân mềm yếu, hoặc ngón chân tê dại, tiểu tiện đỏ
sẻn, mạch trầm nhu mà sác.

THẤP ÔN

Bệnh nhiệt do khí nắng hợp với khí thấp phát vào khoảng tháng 6 âm lịch, có các triệu chứng
như : thân mình nặng nề đau nhức, phát sốt nhẹ, ngực đầy tức, sắc mặt vàng nhợt, rêu lưỡi nhờn
ướt, mạch nhu, bệnh thường kéo dài không lành ngay được.

THẤP TẢ
Ỉa chảy do thấp tà xâm phạm vào đường ruột có triệu chứng : ỉa lỏng, nước tiểu ít, rêu lưỡi nhờn
trơn, mạch nhu hoãn, người nặng nề, ngực tức, không khát nước. Bụng không đau hoặc đau
nhẹ.

THẤP TỄ

Phương thuốc có tính nhu nhuận để chữa những bệnh có tính khô ráo.

THẤP THĂNG DƯƠNG VI

Hiện tượng bệnh lý thấp tà quá thịnh làm tổn hại dương khí. Thấp thuộc âm tà, nếu thấp tà quá
thịnh sẽ tổn hại dương khí đến nỗi dương khí suy vi, gây nên chứng trạng hàn thấp (phần nhiều
gặp ở bệnh thủy thũng mạn tính).

THẤP THẮNG THÌ NHU TẢ

Hiện tượng bệnh lý. Thấp khí thiên thắng sẽ xuất hiện chứng đại tiện tiết tả. Tỳ ưa táo mà ghét
thấp, thấp khí thiên thắng thì dương không mạnh, công năng vận hóa thủy thấp bị trở ngại sẽ
phát sinh chứng nhu tả. Nhu tả là loại ỉa chảy bụng sôi réo, vật bài tiết ra trong loãng mà không
đau bụng.

THẤP THẤU

Ho do thấp tà ngưng trệ, có triệu chứng đờm nhiều, khớp xương đau mỏi, thân mình nặng, tay
chân rũ mỏi, hay ra mồ hôi, mạch tế mà hoãn.

THẤP THŨNG
Phù thũng do thấp tà có đặc trưng là : phù khắp toàn thân, từ eo lưng xuống châm phù nhiều
hơn, tiểu tiện không thông lợi.

THẤP TIỄN

Da lở sần sùi, gãi thì có nước chảy ra.

THẤP TIẾT

Ỉa chảy ra nhiều nước mà bụng không đau.

THẤP TÝ

Chứng tý do thấp tà là chính gây nên đau tê không di động, có cảm giác nặng mỏi hay ra mồ
hôi, chân tay mềm yếu, cũng gọi là “trước tý”.

THẤP TRỌC

Thấp tà có tính trọng trọc nhờn, dính, hay bám lại ở 1 chỗ, cản trở sự hoạt động của thanh
dương.

THẤP TRỞ KHÍ PHẬN

Hiện tượng bệnh lý thấp tà ngăn trở khí phận. Biểu hiện : mình nóng không thoải mái, đầu
nặng như bó chặt, mình nặng đau ê ẩm, các khớp đau nhức, ngực bức tức, kém ăn, đầy bụng ỉa
chảy. Rêu lưỡi trơn nhớt, mạch nhu hoãn.
THẤP TRỞ TRUNG TIÊU

Tình trạng thấp tà ngăn trở tỳ vị.

THẤP TRÚNG

Bị trúng thấp tà, có đặc trưng là : đầu nặng, toàn thân sưng phù, nằm mê mệt, ỉa lỏng, tiểu tiện
vàng đỏ, mạch trầm hoãn hoặc trầm vi.

THẤP TÝ

Một loại hình của chứng tý. Triệu chứng : da thịt tê dại, khớp xương nặng nề, nơi sưng đau cố
định. Nguyên nhân bệnh do các tà khí phong hàn thấp, trong đó thấp tà xâm phạm nặng hơn.
Tính của thấp dính trệ “Thấp khí thắng thì là trước tý” [TV].

THẤP UẤT

Thấp tà uất lại ở trong,, có triệu chứng là thân mình nặng đau, đầu như bị bó chặt, mệt mỏi thích
nằm, đau toàn thân, hoặc đau các khớp, gặp trời lạnh thì bệnh phát ra.

THẤP UẤT NHIỆT PHỤC

Bệnh biến do thấp tà ngăn trở ở lý, tà nhiệt không thấu đạt ra ngoài. Triệu chứng chủ yếu là :
phát sốt không thoải mái, về chiều sốt cao, ra mồ hôi mà nhiệt không lui, ngực bụng trướng đầy,
chán ăn, đầu nặng và đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu sác.

THẬP BÁT PHẢN


18 vị thuốc có tính chống đối nhau, tức là Cam thảo phản : Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại,
Hải tảo; Ô đầu phản : Bối mẫu, Qua lâu, Bán hạ, Bạch liễm, Bạch cập; Lê lô phản : Nhân sâm,
Đơn sâm, Sa sâm, Khổ sâm, Tế tân, Bạch thược.

THẬP CAN

10 thiên can : giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, qúy là khí hiệu để ghi thời gian
(năm tháng ngày giờ) không gian (đông, tây, nam, bắc, trung ương) và phân loại theo tính chất
của âm dương ngũ hành.

THẬP CỬU ÚY

19 vị thuốc sợ nhau, không hợp với nhau, không nên dùng chung, dùng chung sẽ mất công hiệu,
cho nên gọi là “tương úy” theo sự ghi chép, trong các sách Đông dược thì : Lưu huỳnh úy Phác
tiêu, Thủy ngân úy Phê sương, Lang độc úy Mật đà tăng, Ba đậu úy Khiên ngưu, Đinh hương
úy Uất kim, Nha tiêu úy Tam lăng, Xuyên ô thảo úy Tê giác, Nhân sâm úy Ngũ linh chi, Quan
quế úy Xích thạch chi.

THẬP NGŨ LẠC

15 đường mạch lớn đi sâu ở trong tức là 14 kinh mỗi kinh có 1 đại lạc, và đường đại lạc của tỳ.

THẬP NHỊ BÌ BỘ

12 bì bộ. Bì bộ là bộ vị phản ánh trên thể biểu của 12 kinh mạch. Quan 5hanh giữa bì phu và
kinh mạch chủ yếu là lạc mạch. Khu vực phân bố bì bộ so với đường tuần hành ở thể biểu của
12 kinh mạch không khác gì nhau [Bì bộ luận, TV].
THẬP NHỊ CẨM

12 điều cấm trong châm cứu :

1. Nam mới giao hợp với nữ.

2. Nữ mới giao hợp với nam.

3. Đang say rượu.

4. Đang tức giận.

5. Mới ăn no.

6. Đang đói.

7. Đang khát.

8. Đang khiếp sợ.

9. Đang lo lắng.

10. Khi đang mệt.

11. Mới đi xa về.


12. Mới đi xe đi thuyền về.

THẬP NHỊ CHI

12 địa chi là tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi (là khí hiệu để ghi thời
gian (năm, tháng, ngày, giờ) không gian (đông, tây, nam, bắc, trung ương) và phân loại theo
tính chất của âm dương ngũ hành.

THẬP NHỊ KINH

12 đường kinh của 6 tạng 6 phủ, cũng gọi là 12 chính kinh.

THẬP NHỊ KINH BIỆT

12 đường kinh nhánh từ các chính kinh tách ra.

THẤP NHỊ KINH CÂN

12 kinh cân. Tên gọi chung hệ thống cơ nhục nằm trên đường tuần hành của 12 kinh mạch ở thể
biểu, và đó cũng là cách phân loại cơ nhục nơi đường kinh mạch đi qua. Vì vậy, 12 kinh cân là
một mệnh danh đối ứng với 12 kinh mạch, tựu trung mỗi đường kinh cân bao gồm cả bộ vị tuần
hành ở bộ phận cơ nhục của kinh mạch đó. Như : Túc thái dương (kinh) cân, Túc thiếu dương
(kinh) cân... Cần chú ý là 12 bộ phận cơ nhục này đều phân bố ở chân, tay; thứ yếu mới đến
thân thể và vùng đầu.

Khi kinh cân có bệnh, chủ yếu là tý chứng và cơ nhục co cứng [Kinh cân, LK].
THẬP NHỊ KINH CHI HẢI

Tên gọi riêng của Xung mạch. Vì đường tuần hoàn của mạch này có liên hệ mật thiết với kinh
Thiếu âm thận ở chân, mà 2 mạch này một là căn bản của tiên thiên, một là căn bản của hậu
thiên, cho nên mới có gọi là bể của 12 kinh.

THẬP NHỊ KINH ĐỘNG MẠCH

Những động mạch ứng lên tay của đường tuần hành 12 kinh mạch. Đó cũng là những huyết
quản có vị trí nông ở thể biểu; vị trí những động mạch cục bộ ở thể biểu có rất nhiều. Thí dụ :
động mạch của Thủ thái âm kinh ở trung phủ, vân môn, thiên phủ hiệp bạch, kinh cừ... đều có
thể sờ thấy. Khi chẩn đoán lâm sàng, vị trí thốn khẩu là bộ vị động mạch thường dùng nhất.

THẬP NHỊ KINH MẠCH

12 đường chính kinh.

THẬP NHỊ NGUYÊN

12 huyệt nguyên của 6 kinh âm và 6 kinh dương, tức là : Thái uyên (kinh phế), Đại lăng (kinh
tâm bào) Thần môn (kinh tâm) Thái bạch (kinh tỳ) Thái xung (kinh can) Thái khê (kinh thận)
Hợp cốc (kinh đại trường) Dương trì (kinh tam tiêu) Uyển cốt (kinh tiểu trường) Xung dương
(kinh vị) Khâu khư (kinh đởm) Kinh cốt (kinh bàng quang).

THẬP NHỊ QUAN

Chức năng chính của 12 tạng phủ.


THẬP NHỊ TẠNG

Tên gọi chung của tạng phủ bao gồm :

tâm - can - tỳ

phế - thận - tâm bao lạc

đởm - vị - đại trường

tam tiêu - tiểu trường

bàng quang

THẬP NHỊ TỄ

Theo công dụng của các phương thuốc phân biệt thành 12 loại khác nhau là : Hàn tễ, Nhiệt tễ,
Tuyên tễ, Thông tễ, Bổ tễ, Tiết tễ, Khinh tễ, Trọng tễ, Hoạt tễ, Sáp tễ, Táo tễ, Thấp tễ.

THẬP NHỊ THỜI

Chia ngày và đêm thành 12 giờ thời xưa tức là : tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu,
tuất, hợi.

THẬP NHỊ THÍCH


12 phương pháp châm cổ đại :

1. Ngẫu thích.

2. Báo thích.

3. Khôi thích.

4. Tề thích.

5. Dương thích.

6. Trực châm thích.

7. Du thích.

8. Đoản thích.

9. Phù thích.

10. Âm thích.

11. Bàng châm thích.

12. Tán thích.


THẬP NHỊ TIẾT

1. 12 khớp lớn ở tay và chân.

2. 12 cách châm kim gọi là : Ngẫu thích, Báo thích, Khôi thích, Tế thích, Dương thích, Trực
châm thích, Du thích, Đoản thích, Phù thích, Âm thích, Bàng châm thích, Tân thích.

THẤP TAM KHOA

13 phân khoa y học cổ đại. Ở các đời Nguyên, Minh, thái y viện chia y học làm 13 khoa. 13
khoa đời Nguyên gồm : đại phương mạch khoa, tạp y khoa, tiểu phương mạch khoa, phong
khoa, sản khoa, nhãn khoa, chẩu xỉ khoa, yết hầu khoa, chỉnh cốt khoa, kim thương thũng khoa,
châm cứu khoa, chúc do khoa, và cấm khoa.

13 khoa đời Minh gồm : đại phương mạch, tiểu phương mạch, phụ nhân, sương dương, châm
cứu, nhãn, khẩu xỉ, yết hầu, thương hàn, tiếp cốt, án ma, chúc do...

THẬP TỄ

Tức là thập nhị tễ mà không có hàn tễ và nhiệt tễ.

THẬP TUYÊN HUYỆT

10 tên huyệt. Vị trí ở giữa 10 đầu ngón tay, 2 bên gồm 20 huyệt. Thường sử dụng trong các
trường hợp cấp cứu hôn mê trúng phong, trúng thử.
THẬP TUYỆT

10 chứng chết trong bệnh hư lao :

1. Thở hụt hơi mà mắt trừng trông không rõ (tâm tuyệt).

2. Thở hụt hơi mà cánh mũi phập phồng trương to (phế tuyệt).

3. Mặt xanh nước mắt chảy ra thường xuyên (can tuyệt).

4. Mắt đen, tròng mắt vàng, mồ hôi thường chảy ra (thận tuyệt).

5. Miệng cứ chảy nước dãi mà thường nói mê (tỳ tuyệt).

6. Móng tay chân xanh nhợt, miệng chửi mắng không ngớt (đởm tuyệt).

7. Sống lưng đau nhức, eo lưng nặng, quay trở khó khăn (cốt tuyệt).

8. Mặt tối xạm đầu mắt xây xẩm choáng váng (huyết tuyệt).

9. Lưỡi đỏ như hồng đơn , co rút vào trong, không nuốt không nhổ được, mắt cá chân hơi sưng
(nhục tuyệt).

10. Tóc đứng thẳng như cây vừng mồ hôi ra không cầm (trường tuyệt).

THẬP TỨ KINH
14 đường kinh mạch, gồm 12 chính kinh với mạch Nhâm và mạch Đốc.

THẬP TỨ KINH PHÁT HUY

1341, Hoạt Thọ (Bá Nhân), đời Nguyên, Trung Quốc. Gồm 3 quyển. Trình bày đường lưu trú
của kinh mạch (quyển thượng), đường tuần hành và du huyệt của 14 kinh (quyển trung) và 8
mạch kỳ kinh (quyển hạ).

THẬP VẤN

10 điều cần hỏi. 10 trọng yếu quy nạp gọi là thập văn gồm :

a. “Một hỏi hàn nhiệt, hai hỏi mồ hôi, ba hỏi đầu thân, bốn hỏi nhị tiện, năm hỏi ăn uống, sáu
hỏi ngực bụng, bảy hỏi tai điếc, tám hỏi khát, chín qua mạch, sắc mà phân biệt âm dương, mười
hỏi khí vị và điều kiện tinh thần” (hai điều hỏi sau bao gồm nội dung thiết chẩn, vọng chẩn, văn
chẩn) [Cảnh nhạc toàn thư].

b. “Một hỏi hàn nhiệt, hai hỏi mồ hôi, ba hỏi đầu thân, bốn hỏi nhị tiện, năm hỏi ăn uống, sáu
hỏi ngực bụng, bảy hỏi tai điếc, tám hỏi khát, chín hỏi bệnh cũ, mười hỏi nguyên nhân... Hỏi
thêm đã uống thuốc men gì, phụ nữ cần phải hỏi kinh kỳ sớm muộn, bế, băng ra sao, với trẻ em
cần hỏi về đậu sởi...” [Y học thực tại dị, Trần Tu Viên].

Hai nội dung thập vấn kể trên về cơ bản giống nhau, đều có thể làm tài liệu vấn chẩn trong lâm
sàng.

THẤT ÁC
1. 7 loại chứng hậu mụn nhọt hiểm ác. Có 2 luận thuyết :

a/ Ác thứ nhất : vừa ho vừa phiền táo, đau bụng khát nhiều, hoặc ỉa chảy kiết lỵ vô độ, hoặc tiểu
tiện như keo.

Ác thứ hai : mủ máu đã ra nhưng sưng đỏ còn tăng, sắc mủ xấu thối, đau không sờ vào được.

Ác thứ ba : mắt nhìn liên láo, tròng đen thu hẹp, tròng trắng vừa trắng vừa đỏ, con ngươi ngước
nhìn lên trên.

Ác thứ tư : đoản hơi thở suyễn, hoảng hốt hay nằm.

Ác thứ năm : vai lưng khó xoay chuyển, chân tay nặng nề.

Ác thứ sáu : không ăn được, uống thuốc vào là nôn, ăn không biết mùi vị gì.

Ác thứ bảy : tiếng khàn, sắc xấu, môi mũi vừa xanh vừa đỏ, mặt mắt phù thũng.

b/ Ác thứ nhất : thần trí lơ mơ, tâm phiền, lưỡi khô, hình nhọt tía đen, nói lảm nhảm.

Ác thứ hai : thân thể cứng đờ, mắt liên láo, mụn ra nước lẫn máu, hồi hộp không yên.

Ác thứ ba : hình dung gày còm, mủ trong thối, nơi mụn mềm lõm không có cảm giác đau.

Ác thứ tư : bì phu khô khan, mũi phập phồng khò khè, đờm nhiều suyễn cấp.
Ác thứ năm : hình dung đen sạm, khát nước, âm nang teo lại.

Ác thứ sáu : khắp mình phù thũng, sôi bụng ẩu nghịch, đại tiện hoạt tiết.

Ác thứ bảy : nhọt độc hãm xuống như tróc vẩy, tứ chi nghịch lạnh, nước thối tự chảy ra.

2. Bệnh đậu (thiên hoa) có bảy chứng hậu hiểm ác :

1/ Trằn trọc phiền táo, nói sảng hoảng hốt.

2/ Nôn mửa tiết tả, không ăn uống được.

3/ Khô đen và hãm, ngứa gãi chảy nước.

4/ Rét run lập cập, tiếng khàn sắc tối.

5/ Đỉnh đầu và mặt phù thũng, mũi tắc mắt nhắm.

6/ Họng lưỡi loét nát, ăn vào thì thổ, uống vào lại ứa ra.

7/ Bụng đầy suyễn nghịch, tứ chi nghịch lạnh.

THẤT ÂM

Mất tiếng, nói không ra tiếng.


THẤT CHẨN

7 điều cần thiết trong phép xem mạch :

1. Tinh thần yên tĩnh.

2. Không nghĩ đến chuyện khác.

3. Điều hòa hơi thở.

4. Đặt nhẹ tay trên da để xem mạch của phủ.

5. Ấn tay vừa xuống đến tầng thịt để xét vị khí.

6. Ấn nặng tay xuống đến xương để xét mạch của tạng.

7. Đối chiếu với huyệt Ngư tế ở trên, huyệt Xích trạch ở dưới để xác định được vị trí của mạch.

THẤT HUYẾT

Mất máu.

THẤT KHÍ
1. Tình trạng cơ thể bị hao tổn quá mức, tân dịch mất khả năng vận hóa, mất tinh khí dẫn đến
suy nhược toàn thân, không hóa sinh được được chất tinh vi của đồ ăn uống nên cơ thể không
hấp thu được chất doanh dưỡng, hơi bài tiết từ giang môn thoát ra.

2. Rắm [hơi trung tiện, thỉ khí].

THẤT KHIẾU

7 không khiếu ở vùng đầu (mắt có hai, mũi có hai, tai có hai và miệng). Tinh khí của 5 tạng
thông với 7 khiếu. 5 tạng có bệnh có thể nhận xét qua biến đổi của 7 khiếu này.

THẤT MIÊN

Mất ngủ.

THẤT NỮ

Con gái chưa lấy chồng.

THẤT PHƯƠNG

7 loại phương thuốc có tổ chức khác nhau : Đại phương, Tiểu phương, Hoãn phương, Cấp
phương, Cơ phương, Ngẫu phương, Phức phương.

THẤT QUÁI MẠCH


7 thứ quái mạch (Mạch chết) Tước trác, Ốc lậu, Đan thạch, Giải sách, Phủ phí, Ngư tường, Hà
du.

THẤT SÁN

Sán khí là loại bệnh đau ở bụng dưới đau ran đến bìu dái, hòn dái, chia làm 7 chứng có 3 cách
gọi khác nhau :

1. Quyết sán. Trưng sán, Hàn sán, Khí sán, Bán sán, Phủ sán, Lang sán.

2. Hàn sán, Thủy sán, Cân sán, Khí sán, Huyết sán, Hồ sán, Đồi sán.

3. Xung sán, Hồ sán, Đồi sán, Quyết sán, Hàn sán, Đồi sán, Lung sán.

THẤT THẦN

Tình trạng mất thần khí. Thần là tên gọi chung mọi hoạt động của sinh mạng. Khi cơ năng của
sinh mạng bị chướng ngại nghiêm trọng, tinh khí của 5 tạng suy bại, xuất hiện triệu chứng mắt
mờ, cơ thể gày còm, ỉa chảy đột ngột không cầm được, suyễn thở, hoặc cơ bắp toàn thân tiêu
hết, hoặc tay lần áo sờ giường, hoặc bỗng dưng ngã lăn, mắt miệng nhắm kín, tay nắm chặt và
són đái... đều gọi là thất thần, “thất thần thì chết” [Di tinh biến khí luận, TV].

Ngoài ra các hiện tượng “chân tạng sắc” trong vọng chẩn, “chân tạng mạch” trong mạch chẩn
cũng là biểu hiện của thất thần. Cho nên cần đưa các triệu chứng thất thần cục bộ để lý giải
trong phạm vi chứng trạng tổng quát về tinh thần.

THẤT THƯƠNG
1. 7 thứ làm tổn thương sinh ra bệnh hư lao. No quá thương tỳ, giận quá khí nghịch thương can,
gắng sức vác nặng ngồi lâu chỗ ẩm ướt thương thận, bị rét lạnh, ăn uống đồ lạnh thương phế,
buồn rầu lo nghĩ thương tâm, gió mưa rét nắng thương hình thể, khủng khiếp đột ngột thương
chí.

2. 7 triệu chứng suy tổn của thận, âm bộ lạnh, âm bộ sệ teo, đại tiểu tiện phải gấp vội, tinh dễ
chảy ra, tinh ít âm bộ ướt, tinh lỏng loãng trong lạnh, tiểu tiện đi luôn hoặc đi tiểu đứt quãng.

THẤT TINH CHÂM

Cũng là “Mai hoa châm” hoặc “Bì phu châm”.

THẤT TÌNH

1. 7 thứ về tình chí vui mừng, giận dữ, lo lắng, nghĩ ngợi, buồn rầu, khiếp sợ, kinh hãi.

2. 7 thứ tình của thuốc : Đơn hành, Tương tu, Tương sứ, Tương úy, Tương ố, Tương sát, Tương
phản.

THẤT TỔN BÁT ÍCH

Lấy số 7, số 8 mà tính quá trình sinh trưởng, suy, lão của nam và nữ, 7 số lẻ là dương để tính về
nữ là âm, 8 số chẵn là âm để tính về nam là dương. Như con gái đến 7 tuổi thì thay răng, dài
tóc, 14 tuổi thì có kinh và có thể có thai, 21 tuổi mọc răng khôn và hết độ cao, 28 tuổi tóc dài
hết độ, gân xương rắn mạnh sức khỏe tốt nhất, 35 tuổi mặt bắt đầu khô, tóc bắt đầu rụng, 42
tuổi mặt rõ nếp nhăn, tóc có sợi bạc, 49 tuổi tắt kinh không chữa đẻ nữa. Con trai đến 8 tuổi thì
thay răng dài tóc, 16 tuổi bắt đầu có tinh trùng và có thể giao hợp, 24 tuổi gân xương cứng
mạnh, mọc răng khôn, phát triển hết độ cao, 32 tuổi gân xương vững mạnh, thịt dầy chắc, 40
tuổi răng khô, tóc rụng, 48 tuổi mặt hơi nhăn, tóc có sợi bạc, 56 tuổi gân bắt đầu yếu, tinh bắt
đầu ít, hình thể rõ nét già, 64 tuổi tóc rụng, răng rụng. Những hiện tượng trên là lấy số 7, số 8
làm từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng suy lão. Con gái cứ đến tháng thì hành kinh nên
nói là “tổn” con trai thì tinh khí nên có đầy đủ nên nói là “ích”.

THẤT TRUYỀN

Bệnh truyền đến lần thứ 7 là loại bệnh chết, bệnh nặng dần lên, là bệnh đã truyền biến theo quy
luật tương khắc của ngũ hành, như bệnh tâm truyền cho phế, bệnh phế truyền cho can, bệnh can
truyền cho tỳ, bệnh tỳ truyền cho thận, bệnh thận truyền cho tâm, bệnh tâm truyền cho phế,
nhưng đến lần này thì phế không truyền được cho can nữa, nên lại truyền trở lại cho tâm, thế là
7 lần truyền sẽ trở thành bệnh chết.

THẤT XUNG MÔN

7 cửa xung yếu trong đường tiêu hóa, môi “ “phi môn”, răng là “hộ môn”, hội yếm là “hấp
môn” miệng trên dạ dày là “bí môn”, miệng dưới dạ dày là “u môn” chỗ tiểu trường giáp với
đại trường là “lan môn” chỗ cuối đại trường là “giang môn” hoặc “phách môn”. Gọi là môn vì ở
những chỗ này luôn luôn có sự mở đóng đúng với quy luật hoạt động sinh lý.

THÂU DẪN

Tình trạng gân mạch bị co rút, các khớp co duỗi bị hạn chế. Nguyên nhân do hàn tà.

THÂU HÓA

Vận chuyển và biến hóa.

THÂU MẠCH
Đường lạc lớn của tạng phủ để vận chuyển các chất dinh dưỡng.

THÂU THÍCH

1. Cách châm vào các huyệt tỉnh, huỳnh du, kinh, hợp của tay chân và các huyệt du ở lưng.

2. Cách châm dùng ít huyệt, châm thẳng vào sâu rồi rút thẳng ra, để chữa các chứng nhiệt thịnh.

3. Cách châm thẳng kim vào sâu đến xương, châm vào rút ra để chữa bệnh tê xương.

THẤU BAN

Phép thấu ban. Bệnh nhiệt tính lý nhiệt thịnh, khi nốt ban lờ mờ có xu thế hướng ra ngoài, dùng
phép thanh nhiệt lương huyết (như Hóa ban thang, sinh thạch cao, tri mẫu, sinh cam thảo, huyền
sâm, tê giác, ngạch mễ...) làm cho nốt ban nổi hẳn ra ngoài để trừ bệnh tà. Loại trị pháp này là
hóa ban.

Còn như lương huyết hóa ban là nằm trong bài thuốc Hóa ban thang có những vị thêm vào như
đan bì, sinh địa, đại thanh diệp, kim ngân hoa, bỏ cam thảo và ngạch mễ, ứng dụng trong trường
hợp phát ban kiêm có chứng thổ huyết, nục huyết trong chứng hậu huyết nhiệt nặng hơn.

THẤU BIỂU

Phép thấu biểu. Một phép chữa vừa thấu tà vừa thấu chẩn.

THẤU CHÂM
Phép thấu châm, một phương pháp châm thích. Sau khi châm vào một huyệt vị, châm xiên hoặc
châm thẳng đưa mũi kim tiến đến bộ vị kinh mạch hoặc huyệt vị lân cận, có nghĩa dùng một
huyệt mà tác dụng sang cả huyệt vị và kinh lạc thứ hai (thấu kinh, thấu huyệt). Đây là phương
pháp châm sâu, áp dụng trong tình huống phải kích thích mạnh.

THẤU CHẨN

Phép thấu chẩn. Bệnh sởi đến lúc mọc ra đều khắp mà không mọc ra được, hoặc nốt sởi mọc
không thuận lợi dễ dàng, phải sử dụng phép tân lương giải biểu để cho nốt sởi mọc dễ, không để
cho phát sinh biến chứng.

THẤU DOANH CHUYỂN KHÍ

Phép thấu doanh chuyển khí. Phương pháp chữa bệnh nhiệt tính làm cho nhiệt tà ở doanh phận
thấu đạt ra ngoài khí phận mà giải trừ bệnh tà.

Nhiệt tà mới vào doanh phận, mạch tế sác, chất lưỡi tía, mình nóng cao, tâm phiền, về chiều
ngủ trằn trọc không yên, không khát lắm. Cho uống tê giác, huyền sâm, sinh địa để thanh nhiệt
ở doanh phận, cho uống trúc diệp, kim ngân hoa, liên kiều để đưa nhiệt từ trong ra ngoài.

THẤU LÝ

Hệ màng ở trong da làm thành những lỗ cho mồ hôi ra, người thớ màng thưa thì mồ hôi ra nhiều
mà thân thể mát, thớ màng nhặt thì mồ hôi ít mà thân thể nóng, thớ thưa là người yếu, thớ nhặt
là người khỏe, khi thấu lý bị lạnh làm thu co lại thì mồ hôi không ra được, thấu lý bị nóng làm
dãn nở thì mồ hôi tiết ra nhiều.

THẤU PHONG VU NHIỆT NGOẠI


Phương pháp chữa bệnh phong ôn bên ngoài có phong tà. Bên trong có lý nhiệt. Bệnh phong ôn
ở biểu phận có phong tà lại có lý nhiệt, dùng phép tân lương giải biểu để thấu đạt phong tà làm
cô lập xu thế của lý nhiệt, sau đó mới thanh lý nhiệt, thì dễ thu được hiệu quả. Phương pháp này
ở các đời sau, khi phép chữa ôn bệnh phát triển, là phép chữa kết hợp giữa giải biểu và thanh lý.

THẤU QUAN SẠ GIÁP

Hiện tượng thấu quan sạ giáp. Xem văn tay (chỉ tay) trẻ em, lấy 3 đốt ngón tay trỏ, đốt thứ nhất
liền với xương bàn tay gọi là phong quan, đốt thứ 2 là khí quan, đốt thứ 3 đầu ngón tay là mệnh
quan.

Chỉ văn nổi rõ ở phong quan, biểu hiện vị trí bệnh ở nông, còn nhẹ; kéo dài tới khí quan, bệnh
nặng hơn; kéo dài tới mệnh quan, bệnh càng nặng.

Chỉ văn xuyên suốt phong, khí, mệnh quan thẳng tới áp sát đầu ngón tay gọi là thấu quan sạ
giáp, phần nhiều là tình thế bệnh xấu, lành ít dữ nhiều; tuy nhiên, cũng chưa phải là tuyệt đối,
còn phải kết hợp phân tích cả tứ chẩn mới chính xác.

THẤU TÀ

Phép thấu tà. Bệnh nhiệt tính ban đầu xuất hiện biểu chứng phong nhiệt, có các chứng phát sốt,
hơi sợ lạnh hoặc không sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, đau đầu, khát nước, rêu lưỡi
trắng mỏng, mạch phù sác. Chọn dùng phép chữa tân lương giải biểu để bệnh tà thấu đạt ra
ngoài.

THẤU THIÊN LƯƠNG

Một thủ thuật châm thuộc về phép tả nhiệt, cách châm là 1 tiến 3 lùi, bảo bệnh nhân thở vào,
theo khí thở từ từ châm kim vào đến 1 độ sâu nhất định (tiến) rồi đè ấn trên da xung quanh
huyệt và vê kim nhẹ nhẹ nhiều lần, nếu chỗ đó hoặc toàn thân có cảm giác mát thì nhấc kim lên
(lần thứ 1) một ít. Lại tiếp tục vê, nhấc kim (lần thứ 2), vê kim, nhấc kim (lần thứ 3), vê kim rồi
nhanh chóng rút kim ra, yêu cầu là làm cho bệnh nhân có cảm giác mát.

THẤU TIẾT

Phép thấu tiết. Dùng loại thuốc tân lương giải biểu để thấu tà; dùng loại thuốc có vị đắng để tiết
lý nhiệt.

THẾ KHẤP

Nước mũi, nước mắt.

THẾ Y

Thầy thuốc gia truyền.

THỂ BIỂU

Phần ngoài của thân thể.

THỂ CHÂM

Phép thể châm. Dùng châm thích vào các bộ vị kinh mạch ở toàn thân. Tương ứng với phép nhĩ
châm về huyệt vị và cách châm thích.

THỂ KHÍ
Người mồ hôi có mùi hôi thối, như mồ hôi ở nách, háng, âm bộ, quầng vú, rốn...

THỂ QUYẾT

Thân thể giá lạnh.

THI QUYẾT

Bỗng nhiên ngã ra hôn mê, chân tay lạnh toát, đầu mặt xạm đen, hàm răng nghiến chặt.

THÍ BÀO

Thai phụ gần đến tháng đẻ đau bụng, đau rồi lại yên, nhưng chưa đẻ.

THÍ THỦY

Sắp đẻ, đau bụng, vỡ nước ối, mà chưa đẻ được.

THỊ ĐỘNG BỆNH

Tà khí trúng vào kinh mạch làm trở ngại sự vận động của chính khí, chính khí bị biến động trái
thường mà phát sinh ra bệnh.

THỊ KỲ
Mắt trông 1 vật thành 2 (song thị).

THỊ NGỌA

Thích nằm.

THỊ XÍCH NHƯ BẠCH

Chứng mù màu. Phần lớn do tiên thiên phát dục không tốt, âm tinh không khả năng đạt tới mắt
gây nên. Người bệnh không phân biệt được màu sắc, bất cứ loại nào trước mặt (trắng hóa vàng,
đỏ hóa xanh...)

THÍCH CẤM LUẬN

Một thiên trong sách Nội kinh nói về những trường hợp cấm châm, những huyệt cấm châm.

THÍCH GIA

Người chuyên môn làm nghề châm.

THÍCH PHÁP

1. Phép châm.

2. Quyển sách của thời cổ đại chuyên bàn về phép châm, sách này đã bị thất lạc, nhưng đã được
ghi chép lại trong thiên “Thích pháp luận” của sách Nội kinh Tố vấn.
THÍCH THỐNG

Đau nhói, đau như kim châm.

THIỀM NGỮ

Chứng nói lẫn. Người bệnh thần chí không tỉnh táo, xuất hiện triệu chứng nói năng lẫn lộn.
Phần nhiều thuộc thực chứng, thường gặp ở bệnh sốt cao hoặc ôn tà phạm doanh phận, tà phạm
tâm bao.

THIỀM VỌNG

Chứng lẩn thẩn. Nguyên nhân do lý nhiệt quá thịnh hoặc hỏa thịnh quấy nhiễu ở trong làm cho
ý thức mơ hồ, nói năng lẫn lộn, có ảo giác lẩn thẩn, tình chí mất bình thường, hoặc có triệu
chứng kích động hưng phấn.

THÍCH TIẾT

1. Châm vào chỗ các khớp xương giao nhau, là chỗ thần khí đi lại ra vào.

2. 5 tiết khác nhau trong phép châm, tức là : “chấn ai” “phát mông” “khứ trảo” “triệt y” “giải
hoặc” nói trong thiên thứ 75 sách Kinh khu.

THIỂM TỎA
Bị thương vì trượt ngã.

THIÊN BÀO SANG

Một chứng lở ngứa có liên quan với thời dịch, ngoài da nổi lên những bọng nước kết thành từng
đám, nặng thì đau và làm mủ, phát sốt phát rét.

THIÊN CỨU

Phép dán các loại thuốc cao lên huyệt để chữa các chứng như : sốt rét, hen, suyễn, viêm khớp.

THIÊN ĐẦU PHONG

Đau 1 bên đầu, cũng gọi là “thiên đầu thống”.

THIÊN ĐIẾU

Một loại kinh phong của trẻ em do đàm nhiệt úng trệ ở thượng tiêu mà gây rất, có triệu chứng :
miệng chảy nước dãi, co dật gáy cứng, mắt trợn ngược móng tay chân xanh nhợt, có tiếng đờm
kéo.

THIÊN ĐÌNH

Vùng giữa trán.

THIÊN HÀNH
Bệnh dịch, như nói : “Thiên hành thời lệnh” là bệnh truyền nhiễm phát ra ở từng mùa “thiên
hành thấu” là bệnh ho có tính truyền nhiễm...

THIÊN HÀNH XÍCH MỤC

Chứng đau mắt đỏ. Do cảm nhiễm khí độc phong nhiệt của 4 mùa. Có triệu chứng sưng mi mắt,
lòng trắng mắt đỏ ngầu, đau ngứa chảy nước mắt, nhiều dử. Thông thường đau từng con mắt,
hết bên này mới chuyển sang bên khác, nhưng cũng có khi đau đồng thời cả 2 bên (loại viêm
kết mạc có tính truyền nhiễm).

THIÊN HÁO

Bệnh hen suyễn phát từ khi còn nhỏ.

THIÊN HÌNH

Danh từ vận khí học nói về những năm khí khắc vận, ví dụ như năm Tân sửu “tân” là thủy vận,
“sửu” là thổ khí, thổ khắc thủy tức là khí khắc vận.

THIÊN HOA

Bệnh đậu mùa.

THIÊN HỎA ĐƠN

Một thứ đơn độc, phát ra từng đám đỏ, to như bàn tay, nặng hơn thì đỏ ngứa khắp người.
THIÊN HOẠN

Con trai đẻ ra bộ phận sinh dục không được hoàn toàn.

THIÊN KHẨU THƯ

Loại mụn nhọt mọc ở bên cạnh sống lưng, dọc theo đường kinh Túc thái dương bàng quang.
Nguyên nhân do cảm nhiễm tà khí thấp nhiệt, thấp độc gây nên. Nếu là chứng thuận thì nhọt có
đầu nhọn, gốc nhọn sưng đỏ vừa đau vừa nóng. Nếu là chứng nghịch, thường có liên quan tới
tình chí uất kết, can thận âm khuy, hư hỏa bốc lên, dạng nhọt hơi phẳng, tản mạn, chân nhọt
không gọn, khó vỡ mủ và khi vỡ mủ thì khó liền miệng.

THIÊN KHÔ

Bệnh bại liệt 1 phía người.

THIÊN KIM YẾU PHƯƠNG

652, Tôn Tư Mạo, đời Đường, Trung Quốc (gồm 30 quyển). Sưu tập các tác phẩm y dược học
các đời trước, nội dung chủ yếu có các phần tổng luận, các khoa lâm sàng, dinh dưỡng, mạch
học và châm cứu. Là bộ sách tổng hợp được các tác phẩm lớn của các vị danh y.

THIÊN NÃO THƯ

Loại nhọt mọc ở trên đường kinh Túc thái dương, phía sau vai lưng (vì chỉ mọc một bên nên gọi
là thiên não thư ).
THIÊN NHÂN TƯƠNG ỨNG

Luận điểm về mối quan hệ giữa các hiện tượng sinh lý và kết cấu tổ chức cơ thể với sự biến đổi
ngoại cảnh.

... “Đó là sự tương ứng giữa con người và trời đất” [Tà khách, LK]; thầy thuốc khi chẩn đoán
điều trị cần chú ý đến các nhân tố gây bệnh có liên quan đến biến hóa của khí hậu 4 mùa. Phải
nhân thời, nhân địa và nhân nhân mà chế nghi. Đó là mặt tích cực của luận điểm thiên nhân
tương ứng, nhưng nhiều chỗ còn gượng ép, cần nghiên cứu thêm.

THIÊN QUÁCH

Tròng trắng mắt.

THIÊN PHẾ

Bại liệt 1 phía người.

THIÊN PHÙ

Danh từ trong vận khí học, nói về những năm mà vận với khí Tư thiên phù hợp nhau, như năm
giáp, năm kỷ là thổ vận, mà khí tư thiên là thái âm (khí thấp thổ) năm ất năm canh là kim vận,
mà khí tư thiên là dương minh (khí táo kim)...

THIÊN QÚY
Thứ âm tinh dò thận khí trưởng thịnh đến một mức độ nhất định sản sinh ra; nữ giới đến khoảng
14 tuổi thì có kinh, nam giới đến khoảng 16 tuổi thì có tinh, có tinh có kinh được là vì thiên qúy
đã đến bào cung, đến thời kỳ thiên qúy kiệt thì nữ giới tắt kinh, nam giới hết tinh, không chửa
đẻ nữa.

THIÊN THỐNG

Đau một bên người.

THIÊN TRỤ CỐT

Xương cổ.

THIÊN TRỤ ĐẢO

Triệu chứng ngoẹo cổ, vì xương cổ mềm yếu, thường thấy ở người già, hoặc ở những đứa trẻ
bẩm sinh yếu.

THIÊN TRỤY

Một hòn dái sa lệch xuống.

THIÊN TỨ

Mồ hôi chỉ ra một phía bên ngoài.

THIÊN ỨNG HUYỆT


Cũng là a thị huyệt, huyệt lấy theo chỗ đau.

THIỆN CƠ

Chóng đói.

THIỆN KHÍ

Hay thở dài.

THIỆN MIÊN

Hay ngủ.

THIỆN THÂN

Hay vươn vai.

THIỆN THỰC NHI SẤU

Tình trạng ăn nhiều mà vẫn gầy là biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng trung tiêu. Nguyên
nhân do nội nhiệt tiêu hao âm tân.

THIỆN VONG
Hay quên.

THIỆN ÚY

Hay sợ.

THIỂN THÍCH

Châm nóng.

THIẾT

1. Cắt lát vị thuốc, một phương pháp bào chế. Thí dụ : thiết phiến (thái mỏng thành lát).

2. Sờ mó.

3. Kịch liệt, đau dữ dội.

4. Nhanh, gấp. Thí dụ : “nhanh chóng (thiết) rút châm, làm cho tàkí đang cang thịnh phải giảm
đi...”

THIẾT CHẨN

Một trong tứ chẩn. chia 2 bộ phận : mạch chẩn và xúc chẩn nhưng đều là phương pháp vận
dụng xúc giác ở đầu ngón tay đặt lên bộ vị nhất định trên bệnh nhân để thăm dò kiểm tra.
Mạch chẩn thường lấy mạch đập trên mạch xương quay ở cổ tay bệnh nhân.

Xúc chẩn thì tiến hành sờ, ấn trên bì phu, ngực bụng cho đến nơi đau trên cơ thể bệnh nhân, qua
đó biết được sự biến hóa về nóng lạnh, mềm rắn, sự đau đớn, kết khối và các hiện tượng khác
thường mà suy đoán tật bệnh.

THIẾT CHỈ

Lấy ngón tay bấm vào huyệt làm dấu để châm.

THIẾT MẠCH

Bắt mạch.

THIỆT

Lưỡi. Có tác dụng chuyển động thức ăn đồ uống và phát âm. Quan sát sự biến hóa của chất
lưỡi, rêu lưỡi có thể hiểu được tình huống bệnh tật. Đối tượng quan sát trọng yếu của phép vọng
chẩn.

THIỆT ÂM

Cuống lưỡi không chuyển động, không nói được.

THIỆT BẢN

Cuống lưỡi.
THIỆT BẠN

Lưỡi bệu, thường có hằn răng bên rìa lưỡi, một dấu hiệu của tỳ hư.

THIỆT BIÊN

Rìa lưỡi.

THIỆT CAM

Chứng lưỡi nổi mụn, trước bằng hạt đậu, sau bằng cái nấm, đỏ loét đau nhức.

THIỆT CĂN

Cuống lưỡi.

THIỆT CHẨN

Theo sự diễn biến ở lưỡi để chẩn đoán bệnh.

THIỆT CHẤT

Thể chất của lưỡi.


THIỆT CƯỜNG

Lưỡi cứng (lưỡi mất sự mềm mại, linh hoạt).

THIỆT DIỆN NHƯ KÍNH

Hiện tượng lưỡi bóng như gương, không có rêu, giống như cật lợn. Thường gặp ở bệnh can thận
chân âm khuy tổn.

THIỆT ĐÀI

Rêu lưỡi.

THIỆT ĐINH

Chứng bệnh trên mặt lưỡi mọc lên cái hạt bằng hạt đậu màu tím đen, cứng rắn đau buốt, có khi
phát sốt phát rét.

THIỆT ĐOẠN

Lưỡi đứt.

THIỆT ĐOẢN

Lưỡi co rụt vào không thè ra được.


THIỆT GIÁNG

Lưỡi đỏ sẫm.

THIỆT HẠ CHÂU

Dưới lưỡi nổi lên những bọng nước trắng, chứng này là do tỳ thận hư mà phát sinh.

THIỆT HỒNG

Lưỡi đỏ đậm hơn bình thường, chủ về bệnh thuộc nhiệt.

THIỆT KHỞI MANG THÍCH

Hiện tượng lưỡi nổi gai. Rêu lưỡi nổi lên như gai là dấu hiệu nhiệt cực, sắc rêu thường vàng
khô hoặc đen, nhiệt tà càng thịnh gai lưỡi càng nhiều. Căn cứ bộ vị nổi gai, có thể phân tích
được nơi phát bệnh; nếu đầu lưỡi nổi gai là tâm nhiệt, giữa lưỡi nổi gai là tỳ vị tích nhiệt...

THIỆT KHUẨN

Chứng bệnh rìa lưỡi hoặc phía dưới đầu lưỡi, lúc đầu nổi lên như hạt đậu cứng rắn, dần dần to
như cái nấm, đầu to, rễ nhỏ, màu đò tím, đau nhức, không lâu sẽ vỡ mủ, rồi lan vào phía sâu và
xung quanh, rìa lưỡi nổi cao như cái mồng gà, đậu vào thì máu, nước có mùi thối, về sau thì
lưỡi rụt vào đau không chịu nổi, /7` này như do hỏa độc ở tâm tỳ bốc lên, kết lại ở lưỡi mà sinh
ra.

THIỆT KIỂN
Lưỡi rụt, khó cử động, hoặc cứng rắn, nói ngọng ngịu.

THIỆT LẠN

Lưỡi loét chảy mủ, rất đau không ăn uống được.

THIỆT LỊCH

Hiện tượng lưỡi lệch. Lưỡi lệch sang một bên, lè lưỡi ra cũng lệch như vậy. Nguyên nhân do
can phong nội động. Thường gặp ở bệnh trúng phong.

THIỆT LIỆT

Lưỡi nứt.

THIỆT MẠC

Trẻ mới sinh có cái màng trắng bọc lên trên lưỡi.

THIỆT NHAM

Ung thư lưỡi.

THIỆT NỤC
Lưỡi chảy máu.

THIỆT NUY

Lưỡi teo.

THIỆT OA

Lưỡi xiên lệch.

THIỆT QUYỂN

Lưỡi uốn cong vào không vươn ra được.

THIỆT QUYỂN NOÃN XÚC

Hiện tượng lưỡi cuộn cao hoàn co. (thiệt quyển : lưỡi cuốn khúc không thể ra được; noãn xúc :
cao hoàn co lên). Là các chứng hậu Quyết âm can kinh khí tuyệt.

Can chủ gân, can mạch vòng quanh âm khí, ở trên thì qua yết hầu, khi hóa nhiệt hun đốt can
kinh, bệnh phát triển tới mức nghiêm trọng thì gân mạch co rút cho nên lưỡi cuốn và âm nang
co lên. Thường gặp trong nhiệt bệnh cấp tính giai đoạn suy kiệt hoặc tai biến mạch máu não
trong giai đoạn nghiêm trọng.

THIỆT SANG

Lưỡi lở loét.
THIỆT SINH MANG THÍCH

Gai lưỡi.

THIỆT TÁO

Lưỡi khô ráo.

THIỆT THAI

Rêu lưỡi (cũng là thiệt đài).

THIỆT THỂ

Thể chất của lưỡi.

THIỆT THŨNG

Lưỡi sưng.

THIỆT THƯỢNG KHỞI BIỆN

Hiện tượng bề mặt lưỡi nổi nếp gấp có sắc đen, đôi khi vàng nhớt hoặc vàng khô. Nếu gấp ít,
bệnh còn nhẹ; nếp gấp nhiều là bệnh nặng, phần nhiều trong tạng phủ có thực hỏa nung nấu gây
nên. Thường gặp ở bệnh thấp ôn hoặc ôn dịch.
THIỆT TIÊM

Đầu lưỡi.

THIỆT TÝ

Lưỡi đau tê.

THIỆT TRƯỚNG ĐẠI

Hiện tượng thân lưỡi sưng trướng. Sắc đỏ mà sưng to đầy miệng là 2 kinh tâm tỳ có nhiệt; lưỡi
đỏ sưng đầy thậm chí trở ngại hô hấp là huyết lạc nhiệt thịnh, khí huyết úng trệ; cũng có khi do
trúng độc ăn uống mà lưỡi có sắc tím tái sạm tối; sắc lưỡi tím sạm mà sưng là ngộ độc rượu,
tâm hỏa bốc lên; lưỡi sưng mà chất nhợt, có vết răng, bệnh thuộc tỳ hư, hàn thấp úng thịnh.

THIỆT TÚNG

Lưỡi thè.

THIỆT UNG

Lưỡi mọc nhọt.

THIÊU CHÂM
Châm bằng kim đốt nóng, lấy 1 chén dầu vừng, 7 ngọn bấc, thắp lửa đỏ, lấy dầu vừng tẩm thân
kim, đốt kim cho đỏ, vừa tẩm vừa đốt nhiều lần, sau đem dùng.

THIÊU HÔI

Một cách bào chế thuốc, dùng thuốc thảo mộc rang cho sám đen, không để cháy thành than, rồi
đổ ra, úp cái bát sành lên, không nhiệt không tiết ra ngoài để thuốc tự nguội, như vậy vừa giữ
được chất thuốc, vừa trừ bỏ được tính hàn lạnh của thuốc.

THIÊU SƠN HỎA

Thủ thuật châm, châm 3 tiến 1 lùi, thuộc về phép ôn bổ, cách làm là bảo bệnh nhân thở ra, rồi
tiến nhanh kim vào từng nông dưới da (lần thứ 1) đồng thời ấn mạnh xung quanh huyệt, vê
mạnh kim nhiều lần, vừa vê vừa tiến kim (lần thứ 2) vào đến 1 độ sâu nhất định và vê tiếp rồi
tiến kim (lần thứ 3) sâu hơn, vê kim. Khi bệnh nhân có cảm giác nóng ở cục bộ hoặc toàn thân,
thì từ từ vê và rút kim ra. Yêu cầu là làm cho bệnh nhân có cảm giác nóng lên.

THIÊU TỒN TÍNH

Một cách bào chế thuốc, rang thuốc cho cháy đen bên ngoài mà bên trong vẫn còn chất thuốc,
loại thuốc cầm máu hay bào chế bằng cách này.

THIẾU ÂM

1. Khí âm mới phát sinh.

2. Tên của 2 kinh tâm và thận.


THIẾU ÂM BỆNH

Bệnh thuộc kinh thiếu âm có triệu chứng chính là : tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, mạch vi tế.

THIẾU ÂM NHIỆT HÓA

Hiện tượng bệnh lý của thương hàn lục kinh. Tâm thận thuộc thiếu âm, vì thận âm bị tổn thương
đến nỗi tâm hỏa thịnh một phía, xuất hiện triệu chứng nóng về đêm, tâm phiền không ngủ được,
lưỡi đỏ tía, mạch tế sác, hoặc nhiệt tà uất ở trong đường kinh lạc của thiếu âm mà có chứng đau
bụng (gọi là thiếu âm nhiệt chứng).

Bệnh nhiệt tính truyền đến kinh thiếu âm, nói chung là hàn hóa. Thiếu âm nhiệt hóa là thuộc âm
hư nội nhiệt... (đây là nói tương ứng với Thiếu âm hàn hóa).

THIẾU DƯƠNG

1. Khí dương mới phát sinh.

2. Tên của 2 kinh đởm và tam tiêu.

THIẾU DƯƠNG BỆNH

Bệnh thuộc kinh thiếu dương có các triệu chứng chính là : miệng đắng, họng khô, chóng mặt,
nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức, không muốn ăn uống, nôn mửa, mạch huyền.

THIẾU HỎA
Nhiệt độ bình thường của sinh lý là thứ rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

THIẾU PHÚC

Bụng dưới.

THIẾU PHÚC NGẠCH MÃN

Chứng cứng rắn trướng đầy từ rốn trở xuống. Nếu ăn mà thấy không rắn, chỉ có cảm giác
trướng đầy, căng thẳng khó chịu (gọi là thiếu phúc cấp kết) đều là do ứ huyết và tà nhiệt cấu kết
nghẽn trở ở bộ phận bụng dưới, hoặc do bàng quang khí hóa mất bình thường, nước ứ đọng ở hạ
tiêu gây nên. Loại trên thuộc chứng súc huyết, loại dưới thuộc chứng súc thủy.

Đặc điểm biện chứng là ở tiểu tiện lợi hay không lợi. Tiểu tiện lợi là chứng súc huyết; tiểu tiện
không lợi là chứng súc thủy.

THIẾU KHÍ

Khí không đủ, như hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, cử động thì mệt là hiện tượng
thiếu khí.

THIẾU TIỂU

Ấu khoa, chuyên khoa chữa tật bệnh của trẻ em.

THÌN
Chi thứ 5 trong 12 địa chi, về không gian tương ứng với vùng trung ương , về thời gian tương
ứng với tháng 3 âm lịch, với giờ thìn (từ 7 đến 9 giờ sáng) về ngũ hành tương ứng với hành thổ,
chủ về đường kinh dương minh bên chân trái.

THÍNH CUNG

1. Tai giữa, bộ phận để nghe của tai, có hình như hạt châu, ngoài có màng bọc, trong có nước
dịch, nếu màng bị rách thủng nước vỡ ra thì tai điếc không thể nghe được nữa.

2, Huyệt Thính cung.

THỊNH THAI

Có thai rồi mà còn hành kinh.

THỎ KHUYẾT

Sứt môi.

THÓA HUYẾT

Nhổ ra máu.

THOÁI CHÂM

Rút kim.
THOÁI NHIỆT

Hạ sốt.

THOÁI NUY

Chân liệt mềm.

THOÁT

Hiện tượng bệnh lý nguy kịch. Trong quá trình ốm đau, âm dương khí huyết bị hao tổn lớn đe
dọa đến tính mạng, có những biểu hiện nguy hiểm. Gọi chung là thoát chứng.

Chứng trạng chủ yếu : mồ hôi ra như giọt châu, chân tay quyết lạnh, mắt nhắm miệng há, tay
xòe, són đái, mạch vi tế muốn tuyệt... Do nguyên nhân bệnh lý và chứng trạng đều có đặc điểm
tinh thần (thoát) ra ngoài, cho nên còn gọi là ngoại thoát. Trong tai biến mạch máu não nghiêm
trọng (trúng phong) thường lấy biện chứng phân loại nội bế và ngoại thoát làm cơ sở. Nhưng
thoát chứng bao gồm khá nhiều tật bệnh, những chứng trạng lâm sàng nói chung như trúng
phong, ra mồ hôi nhiều, ỉa chảy nhiều, mất nhiều máu hoặc tinh dịch đột ngột bị hao tổn nghiêm
trọng dẫn đến âm dương chia lìa, gọi là bạo thoát, chứng choáng ngất về cơ bản cũng trong
phạm vi bệnh này. Nếu ốm lâu nguyên khí hư yếu, tinh khí tiêu vong dẫn đến thoát chứng thì
gọi là hư thoát, cơ năng của các tạng tâm, phế, can, thận suy kiệt, và cơ bản cũng bao gồm trong
phạm vi này.

THOÁT ÂM

Dương cực thịnh âm huyết bị khô ráo và thoát ra ngoài.


THOÁT CHỨNG

Bệnh nguy kịch âm dương khí huyết đã hao tốn nhiều, sinh mệnh sắp tắt, thường xuất hiện các
triệu chứng như : mồ hôi ra đọng lại thành hạt, chân tay quyết lạnh, há miệng, nhắm mắt, đi tiểu
không biết, tay buông xoài ra, mạch nhỏ yếu như muốn mất mạch.

THOÁT CỰU

Sai (trật) khớp.

THOÁT ĐINH

Bị thất chí mà sinh bệnh, như người trước sướng sau khổ, tinh thần bị uất ức, không thoải mái
được, rồi bệnh từ trong sinh rất, thân thể ngày càng suy yếu.

THOÁT DƯƠNG

1. Bệnh nguy kịch âm hàn thịnh ở trong, dương bị hao tổn nhiều, và thoát ra ngoài.

2. Đàn ông khi giao hợp tinh thoát, rồi chết.

THOÁT HÀM

Sai khớp xương hàm.

THOÁT GIÀ
Mụn bong vẩy.

THOÁT GIANG

Lòi dom.

THOÁT GIANG TRĨ

Trĩ lòi dom.

THOÁT HÃN

Cũng gọi là : “tuyệt hãn” bệnh nguy kịch mồ hôi ra đầm đìa đọng lại thành hạt, nhờn dính như
dầu, do dương thoát.

THOÁT KHÍ

1. Chính khí hao tán.

2. Chỉ vào trường hợp bệnh hư lao đã xuất hiện các triệu chứng hư nhược như : cử động thì thở
suyễn, tay chân giá lạnh, ăn không tiêu, bụng trướng, đại tiện lỏng, mạch trầm trì.

THOÁT NANG

Chứng bìu dái lở ngứa, bóc hết cả da.


THOÁT PHỤC PHÁ QUẪN

Chứng teo cơ (quẫn : bắp thịt nổi lên). “Quẫn là ngọn của thịt, tỳ chủ nhục, cho nên thịt như róc
(teo) đi, bắp thịt như bị phá hoại thì nguy” [Ngọc cơ chân tàng luận, TV] : nội nhiệt nung nấu
mạnh, xuất hiện triệu chứng cơ nhục bị tiêu mòn khô đét.

THOÁT THẦN

Tình trạng thần khí thoát ra ngoài biểu hiện sinh mạng sắp nguy. Vì tinh khí tiêu vong, thần mất
chỗ dựa mà tồn tại.

THOÁT THƯ

Chứng bệnh, ở đầu ngón tay hoặc ngón chân nổi lên cái mụn bằng hạt thóc, da tím đen dần như
màu quả táo chín, rồi vỡ loét dần ra, và cứ loét dần lên, hoặc loét sang ngón bên cạnh, xương
thịt bị hủy hoại, nước mủ chảy ra, mùi hôi thối khó chịu, có khi đau nhiều, có khi bớt đau, kéo
dài rất khó lành (có thể là bệnh tắc động mạch).

THÔ CÔNG

Thầy thuốc kém.

THÔ LÝ

Thớ thịt thưa hở.


THỐ CHẾ

Chế thuốc bằng dấm.

THỔ

Một hành trong ngũ hành, tương ứng với vùng không gian là vùng trung ương ở giữa, với thời
gian là mùa trưởng hạ (khoảng tháng 6 âm lịch) với màu sắc là màu vàng, với nội tạng là tỳ và
vị.

THỔ BỘ TỬ

Bệnh danh. Trẻ sơ sinh vài ba ngày hoặc trong một tháng, bên trong 2 tai sưng trướng và rắn,
khó bú sữa, thậm chí khóc cũng không ra tiếng.

THỔ CHẾ

Chế thuốc với đất, lấy đất hòa với nước, rồi lấy nước tẩm thuốc mà sao, để điều hòa tỳ vị, tăng
cường sự vận hóa thức ăn.

THỔ DIÊN MẠT

Mửa ra nước bọt, nước dãi.

THỔ DƯỢC

Thuốc làm cho nôn mửa.


THỔ DƯƠNG

Chứng lẹo mắt. Thường mọc nốt ở bờ mi mắt, sưng và ngứa. Nguyên nhân do phong nhiệt hoặc
tỳ vị nhiệt độc.

THỔ ĐÀM

Làm cho nôn đàm ra.

THỔ HỒI

Mửa ra giun đũa.

THỔ HUYẾT

Nôn máu.

THỔ KHÔNG CHẾ THỦY

Hiện tượng bệnh lý (thổ : tỳ thổ). Do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp đến nỗi thấp trọc đình
trệ, xuất hiện các chứng thổ ra đờm trắng loãng, đái ít, đại tiện lỏng hoặc thủy thũng.

THỔ LỘNG THIỆT


Chứng lưỡi thè. Lưỡi thè ra ngoài, dài và mềm là chứng thổ thiệt, lưỡi hơi thè ra, thò ra thụt vào
và đảo quanh môi trên, môi dưới, 2 bên mép... là chứng lộng thiệt.

Thổ lộng thiệt gặp trong bệnh nhiệt tính do tâm tỳ thực nhiệt. Sắc lưỡi đỏ tía là lộng thiệt, là
chứng nguy hiểm do nhiệt độc nội công tâm bao. Trẻ em tiên thiên bất túc, đại não phát dục
không hoàn chỉnh cũng gặp trong chứng thổ lộng thiệt, nhưng chất lưỡi trắng nhợt, phần nhiều
có những hiện tượng hư.

THỔ LỢI

Bệnh vừa nôn vừa ỉa lỏng.

THỔ NUNG

Mửa ra mủ.

THỔ PHÁP

Phép làm cho nôn mửa.

THỔ SINH VẠN VẬT

Công năng của tỳ vị. Tỳ vị thuộc thổ; dùng hiện tượng vạn vật trong tự nhiên sống nhờ vào đất
để tỉ dụ đặc điểm sinh lý của tỳ vị là nguồn dinh dưỡng. Vị chủ nạp và tiêu hóa đồ ăn uống, tỳ
chủ hấp thu và chuyển vận chất tinh vi doanh dưỡng, là cơ sở vật chất cung cấp cho mọi sự sinh
trưởng hoạt động các tổ chức khí quan tạng phủ.

THỔ THỈ
Nôn ra phân.

THỔ THIỆT

Chứng lưỡi thè ra ngoài miệng không thu vào được.

THỔ TOAN

Nôn nước chua.

THỔ UẤT

Thấp tà ứ đọng ở trung tiêu, thường có các triệu chứng : đầy bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa lỏng,
chân phù, mình nặng.

THỔ UẤT ĐOẠT CHI

(thổ uất : thấp tà uất nghẽn trung tiêu; đoạt : khử bỏ thấp không để ứ đọng lại). Thí dụ : thấp
nhiệt uất ở trung tiêu gây nên đau bụng, trướng bụng, đại tiện loãng, cảm giác nóng mà thối
khẳm, rêu lưỡi vàng nhớt, điều trị theo phép khổ hàn táo thấp. Hoặc hàn thấp uất ở trung tiêu,
gây nên ngực đầy, lợm giọng, nôn mửa, trướng bụng, đại tiện trong loãng, rêu lưỡi trắng nhớt,
điều trị theo phép khổ ôn hóa thấp.

THỔ ƯA TÁO THẤP


Đặc điểm sinh lý của tỳ. Thổ đại biểu cho tỳ, trong hoạt động sinh lý trao đổi thủy dịch, tỳ có
công năng vận hóa mạnh, hấp thụ chính thường. Nếu ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh sẽ làm tổn
thương tỳ dương, ảnh hưởng tới vận hóa của tỳ. Trái lại, tỳ hư không vận hóa được sẽ làm cho
thấp trọc ứ đọng ở trong, phát sinh các triệu chứng tiểu tiện không lợi, thủy thũng và đờm ẩm...

THỔ VẬN

Những năm mà thổ khí làm chủ khí, như năm giáp, năm kỷ.

THỔ VỊ

Vị trí của thổ khí chủ trì trong thời gian, hàng năm trước tiết thu phân 61 ngày là vị trí của thổ
khí.

THỐC SANG

Chốc đầu, trẻ em đầu dộp vẩy trắng, như vỏ đậu, hoặc bằng đồng tiền, rất ngứa, phải gãi luôn,
không đau, lâu ngày thì lan thành từng đám làm khô tóc, rụng tóc.

THÔI NÃ

Phương pháp xoa bóp.

THÔI NHŨ

Làm cho ra sữa.


THÔI PHÁP

Phép xoa bóp, một thủ pháp ngoại khoa. Dùng cườm ngón tay útq ngón tay cái, hoặc gốc bàn
tay đẩy lên bề mặt cơ nhục mắc bệnh nhằm làm thư giãn cơ nhục và giảm đau cho bệnh nhân.

THÔI SINH

Thúc đẻ.

THÔN TOAN

Nuốt chua.

THỐN BẠCH TRÙNG

Sán dây, sán có đốt. Do ăn uống thức không chín hoặc các loại thịt bò, lợn có nang trứng sán
(như sán bò, lợn gạo).

“Thốn bạch trùng đẻ con rất nhiều, dài tới 4-5 thước, có thể làm chết người” [Cổ kim y thống,
Trùng hậu hữu cửu].

THỐN KHẨU

1. Thốn, quan, xích.

2. Bộ vị xem mạch ở động mạch quay. Theo học thuyết kinh lạc, thốn khẩu thuộc động mạch
Thủ Thái âm phế kinh. Phế chủ khí mà đứng đầu trăm mạch, đường kinh mạch của phế bắt đầu
từ trung tiêu; tỳ vị là nguồn doanh dưỡng khí huyết tạng phủ vì vậy để tìm hiểu kinh mạch khí
huyết của tạng phủ toàn thân, có thể trắc nghiệm ngay từ mạch ở thốn khẩu.

THỐN, QUAN, XÍCH

Tên gọi 3 bộ phận của thốn khẩu mạch. Nơi nổi lên cạnh xương quay là quan; phía trước quan
(cạnh đầu xương trụ) là thốn; sau quan là xích. Tên gọi ba động mạch ở bộ thốn, quan, xích là
thốn mạch, quan mạch và xích mạch. Vấn đề áp dụng 3 bộ mạch để phân tích chứng hậu, có
nhiều luận thuyết, nhưng tinh thần cơ bản là nhất trí, tức là lâm sàng thường dùng làm phương
pháp đại biểu như : thốn mạch trái đoán bệnh tâm, quan mạch đoán bệnh can, xích mạch đoán
bệnh thận; thốn mạch phải đoán bệnh phế, quan mạch đoán bệnh tỳ vị, xích mạch đoán bệnh
mệnh môn. Nói tóm lại, “thốn mạch ở trên để đoán bệnh ở thượng bộ thân thể; xích mạch ở
dưới để đoán bệnh ở hạ bộ cơ thể. Ngoài ra cần kết hợp phương pháp án mạch khác nhau (phù,
trung, trầm), mỗi loại đều có yêu cầu chính xác về mạch tượng, kết hợp với phân tích qua tứ
chẩn mới đi tới chẩn đoán chính xác, không thể chỉ bằng cứ mỗi việc xem mạch, cũng không
thể nhìn nhận phương pháp đoán bệnh tạng phủ qua ba bộ mạch một cách máy móc.

THÔNG DƯƠNG

Phép thông dương. Phương pháp chữa dương khí bị nghẽn hoặc dương khí suy vi. Như :

1. Thông dương tắc kết, quét đàm hạ khí : như chứng hung tý có triệu chứng dương khí bị hàn
khí làm nghẽn trở ở trong hung gây nên đau lưng, ngực, suyễn, ho, thở ngắn, rêu lưỡi trắng và
nhớt trơn, mạch trầm huyền hoặc khẩn, cho uống Qua lâu giới bạch bạch tửu thang (qua lâu,
giới bạch, bạch tửu) khiến cho tuyên thông dương khí ở vùng ngực thì chứng đoản hơi đau ngực
sẽ khỏi (bài này gia đan sâm, xích thước, đương qui, quế chi, uất kim là những thuốc hoạt huyết
lý khí, có thể chữa được các bệnh xơ cứng động mạch tim. Đây là phương pháp hoạt huyết lý
khí, thông dương hóa trọc).

2. Thanh nhiệt lợi thấp, khai phế thông dương : giai đoạn đầu của chứng thấp ôn, có các chứng
trạng ngực khó chịu, không đói là do thấp tà nghẽn tắc đường lưu thông của dương khí ở vùng
ngực cho uống Tam nhân thang (hạnh nhân, hoạt thạch, thông thảo, trúc diệp, hậu phác, ý dĩ,
bán hạ, bạch khấu nhân). Trong bài thuốc phối hợp các vị phương hương trừ thấp lý khí và
thanh nhiệt, vừa cởi mở nhẹ nhàng phế khí ở thượng tiêu, vừa sơ thông dương khí ở trung tiêu.

3. Dương khí suy vi, âm hàn thịnh ở trong, mạch vi muốn tuyệt. Cho uống Thông mạch tứ
nghịch thang để ôn thông dương khí.

THÔNG HẠ PHÁP

Phép xổ hạ, làm cho thông đại tiện.

THÔNG KHÍ

Làm cho khí được thông lợi, hết ngưng trệ.

THÔNG KINH

Làm cho kinh nguyệt được lưu hành thông lợi, chữa các trường hợp kinh nguyệt có sự bế tắc.

THÔNG LÂM

Làm cho hết các trường hợp đái dắt, đái buốt.

THÔNG MẠCH

Làm cho mạch đập được điều hòa, không có sự vướng mắc.
THÔNG MỘC

Dụng cụ nắn xương thời xưa, làm bằng gỗ để cố định khi xương sống bị gãy.

THÔNG NHÂN THÔNG DỤNG

Một trong những phép phản trị. Phương pháp dùng thuốc thông lợi để chữa chứng bệnh thông
lợi. Thí dụ : đồ ăn uống tích trệ ở bên trong, ngực và trung quản bĩ đầy, trong bụng trướng đau,
kém ăn, đại tiện lỏng, cần phải công trục tính trệ, có thể chữa bằng Chỉ thực đạo trệ hoàn (chỉ
thực, đại hoàng, hoàng cầm hoàng liên, thân khúc, bạch truật, phục linh, trạch tả).

THÔNG NHŨ

Làm cho thông sữa.

THÔNG NHÂN THÔNG DỤNG

Dùng thuốc thông lợi để chữa trường hợp bệnh đã có hiện tượng thông lợi. Ví dụ như do thức
ăn đình tích ở trong, sinh chứng bụng trướng đau, không muốn ăn uống mà ỉa chảy, thì cần phải
xổ hạ cho hết tích trệ, bệnh mới khỏi được. Đã có chứng ỉa chảy rồi mà vẫn phải dùng thuốc xổ
hạ, nên gọi là “thông nhân thông dụng”.

THÔNG TỄ

Phương thuốc làm cho thông lợi để trừ sự úng tắc, sự lưu trệ.

THÔNG TIẾT
Thông đại tiện để trừ nhiệt uất ở trong.

THÔNG TÌNH

Chứng lác mắt. Mắt có lòng đen hướng về đuôi mắt. Có khi còn trông một hóa hai, đến nỗi phải
nhìn nghiêng mới nhận rõ đồ vật. Nguyên nhân thường do sau khi ốm nặng, cơ mắt bị tổn
thương mất đi trạng thái vận động hiệp điều; cũng có khi do chấn thương ngoại khoa gây nên.

THÔNG Ứ

Làm thông chỗ ứ kết để chữa những bệnh có khối kết, huyết ứ .

THỐNG ĐIỂM

Điểm đau.

THỐNG KINH

Hành kinh đau bụng.

THỐNG THAI

Chứng đau bụng khi mới có thai.

THỐNG TÝ
Chứng tý do phong hàn thấp, mà hàn là chính nên đau nhiều. (cũng gọi là hàn tý).

THỐT ÁCH

Bỗng nhiên phát nấc.

THỐT ÂM

Bỗng nhiên câm.

THỐT BỆNH

Bệnh đột nhiên phát ra rất nguy kịch (cũng gọi là bạo bệnh).

THỐT NGỖ

1. Vì cảm phải một thứ độc khí, hoặc gặp một sự hoảng khiếp mà bỗng nhiên hôn mê giá lạnh;
mặt tái xanh, miệng câm.

2. Trẻ con bỗng nhiên đau bụng dữ dội vật vã là muốn chết.

THỐT TRÚNG PHONG

Bỗng nhiên ngã ra hôn mê, đờm kéo sòng sọc, miệng mắt méo lệch, tay chân co giật, nửa người
tê liệt.
THỜI BỆNH

Bệnh phát có tính thời tiết, như mùa xuân hay bị bệnh ngoại cảm phát sốt, mùa hạ hay bị bệnh
đường ruột...

THỜI BỆNH LUẬN

1882, Lôi Phong (Thiếu Qùy), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 8 quyển. Giới thiệu bệnh nhiệt cấp
tính phục khí và tân cảm theo 4 mùa. Lập pháp tinh tế, là tác phẩm trọng yếu về ôn nhiệt bệnh.

THỜI DỊCH

Bệnh truyền nhiễm do thời khí.

THỜI ĐỘC

Bệnh dịch lưu hành có tính thời tiết.

THỜI HÀNH

Bệnh phát có tính lây lan truyền từ người này sang người khác.

THỜI KHÍ

Cũng là thời hành.


THỜI LỆNH

1. Khí hậu chủ yếu của mỗi mùa, như mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh.

2. Mệnh lệnh của thời tiết như mùa xuân thì phát sinh, mùa hạ thì trường thịnh, mùa thu thì thu
liễm, mùa đông thì bế tàng.

THỜI PHƯƠNG

Những phương thuốc ở sách Thương hàn và Kim quỹ, do Trương Trọng Cảnh lập ra thì gọi là
“Kinh phương”, những phương thuốc có công hiệu, do các danh y đời sau sáng lập ra thì gọi là
“thời phương”.

THỜI PHƯƠNG PHÁI

Y phái Thời phương. Những phương thuốc của các thầy thuốc tiếp theo Trương Trọng Cảnh
thiết lập ra đời sau đời Tấn dựa vào chủ trương : có thể theo cách lập phương cổ điển nhưng
không câu nệ dùng thuốc theo các phương đó. Trên lâm sàng, khi vận dụng các phương, đa số
theo thời phương đặt ra từ đời Tống trở về sau, hoặc là căn cứ vào tình huống chứng bệnh thực
tế để định phương dùng thuốc.

THỜI TÀ

Tà khí gây bệnh do thời lệnh, tức là bệnh tà có liên quan với khí hậu 4 mùa.

THU DẪN
Co duỗi.

THU LIỄM

Thu vào, giữ lại, không cho vươn lên tỏa ra, như nói khí mùa thu có tính thu liễm, phế khí có
tính thu liễm...

thu mao

Hiện tượng mạch tương ứng khí hậu mùa thu, chứng tỏ sức khỏe bình thường.

THU PHÂN

Tiết thu phân, ở vào khoảng giữa mùa thu, là thời gian mà ngày và đêm dài bằng nhau.

THU SÁP

Thu liễm lại làm săn lại để chữa các chứng bệnh hoạt thoát.

THU TÁO

1. Khí táo của mùa thu.

2. Thứ bệnh vì bị cảm táo tà của mùa thu mà phát sinh chia làm 2 loại “ôn táo” và “lương táo”
nhưng đều có đặc trưng là “khô ráo”, như mũi khô, họng khô, da khô, ho khan, ít đờm...
THU ỨNG TRUNG HÀNH

Loại mạch tượng của mùa thu (hành : cái cân đời xưa). Thu ứng trúng hành [TV] : mạch tượng
mùa thu giống như bắc lên cân một cách nhẹ nhàng êm ái.

THỤ DỤNG

Thụ thai.

THỤ THỊNH CHI QUAN

Chức năng của tiểu trường, có nghĩa là Tiểu Trường làm nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn đã ngấu
nát ở dạ dày đưa xuống rồi gạn lọc chia thành 2 thứ thanh (chất dinh dưỡng) và trọc (chất bài
tiết).

THỦ ÂM KINH

Kinh âm tay.

THỦ DƯƠNG KINH

Kinh dương tay.

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG SINH


Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở bên trong cơ thể thuộc vào đại
trường, liên lạc với phế; ở thể biểu bắt đầu từ ngón tay trỏ đi thẳng lên theo đường trước phía
ngoài tay, lên vai, qua má, cổ, đến cạnh mũi.

Khi kinh mạch này mắc bệnh, xuất hiện các chứng trạng : ỉa chảy, kiết lỵ, sôi bụng, ố hàn, rét
run, mắt vàng, miệng khô, đổ máu mũi, tắc mũi, viêm họng, đau răng, vùng cổ sưng to và
những chứng bệnh nơi đường kinh mạch về đi qua.

THỦ HUYỆT

Chọn huyệt.

THỦ KINH

Đường kinh tay.

THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO KINH

Một trong 12 kinh mạch. Đường tuần hoàn của kinh mạch này là : ở bên trong cơ thể, thuộc vào
tâm bao, liên lạc với tam tiêu, nối với hoành cách mạc; ở thể biểu bắt đầu từ bên cạnh ngực, qua
dưới nách và đường giữa mặt trong tay, tận cùng ở đầu ngón tay giữa.

Khi kinh mạch này mắc bệnh, xuất hiện các chứng trạng : tâm phiền, đau tim, hồi hộp, bệnh
tinh thần, mặt vàng, mắt đỏ và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

THỦ TAM ÂM KINH


3 đường trong 12 kinh mạch. Tức là Thủ thái âm phế kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh và Thủ quyết
âm tâm bao kinh. Đường tuần hành của 3 kinh này bắt đầu từ vùng ngực qua mặt trong cánh
tay, tận cùng ở bàn tay.

THỦ TAM DƯƠNG KINH

3 đường trong 12 đường kinh mạch. Tức là Thủ dương minh đại trường kinh, Thủ thiếu dương
tam tiêu kinh, Thủ thái dương tiểu trường kinh. Đường tuần hành của 3 kinh này bắt đầu từ bàn
tay qua phía ngoài cẳng tay và cánh tay, tận cùng ở vùng đầu.

THỦ TÂM

Lòng bàn tay...

THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở trong cơ thể thuộc vào phế, liên lạc
với đại trường, nối liền với vị và hung; ở ngoài thể biểu bắt đầu từ phía trên vùng ngực, qua
phía trước mặt trong cánh tay đi thẳng ra đầu ngón tay cái.

Khi kinh này bị bệnh xuất hiện các chứng trạng : khái thấu, khái huyết, suyễn thở, đoản hơi,
khát nước, phiền táo, vai lưng đau, lòng bàn tay nóng, thương phong, tự ra mồ hôi, tiểu tiện vặt,
tiểu tiện vàng và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH


1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở bên trong cơ thể thuộc về tiểu
trường, liên lạc với tâm và nối liền với vị, mắt và trong tai; ở thể biểu bắt đầu từ mé ngoài đầu
ngón tayút đi lên qua đường sau mặt ngoài cánh tay đi lên vai, qua bả vai, cạnh cổ, qua mặt, tới
mắt, tận cùng ở vùng tai.

Khi kinh này mắc bệnh xuất hiện các chứng trạng : tai điếc, mắt vàng, má sưng, hàm dưới sưng
to đến nỗi không xoay chuyển cổ được, đau họng và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này
đi qua.

THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở bên trong cơ thể thuộc vào tâm, liên
lạc với tiểu trường, nối liền với họng và mắt; ở thể biểu bắt đầu từ cạnh vú, qua đường sau mặt
trong cánh tay thẳng tới cạnh đầu ngón tay út.

Khi kinh này bị bệnh, xuất hiện các chứng trạng : đau tâm, khát nước, họng khô, mắt vàng, đau
sườn và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở bên trong cơ thể thuộc về tam tiêu,
liên lạc với tâm bao lạc và nối liền với tai và mắt; ở thể biểu bắt đầu từ đầu ngón tay thứ tư, qua
đường giữa phía ngoài cánh tay đi lên vai, qua cạnh cổ, cạnh đầu, đến vùng vai, tận cùng ở
vùng mắt.

Khi kinh mạch này mắc bệnh xuất hiện các chứng trạng : về tai, họng, má sưng, đau mắt, ra mồ
hôi và các chứng bệnh nơi đường kinh mạch này đi qua.

THỦ TÚC QUYẾT LÃNH


Tình trạng chân tay lạnh đến khuỷu, đến gối trở lên. Có chia ra hàn, nhiệt khác nhau.

Hàn chứng do âm hàn nội thịnh, dương khí suy vi, chân tay không được dương khí sưởi ấm,
thường kèm theo triệu chứng sợ lạnh, ỉa chảy ra nguyên đồ ăn, mạch trầm vi, lưỡi nhợt.

Nhiệt chứng do nhiệt thịnh thương tổn tân dịch, nhiệt tà nghẽn trở, dương khí không đạt được
tới tứ chi, nhưng thường có triệu chứng ngực bụng nóng rát, khát nước, tâm phiền, hoặc hôn mê
nói nhảm, chất lưỡi đỏ tía, mạch sác hoặc trầm trì có lực.

THUẦN LIỆT SANG

Da nứt nẻ.

THUẦN DƯƠNG

Khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ đang thời kỳ sinh
trưởng.

THUẬN CHỨNG

Bệnh tình diễn tiến theo quy luật, chính khí chưa suy, sức chống bệnh còn đủ, bệnh tà chưa xâm
phạm vào khí quan trọng yếu; hoặc bệnh tình từ nặng chuyển nhẹ, có xu thế chuyển biến tốt.
Thí dụ : trẻ em lên sởi, chia 3 giai đoạn :

a/ Thời kỳ đầu : từ khi phát bệnh đến khi nốt sởi mọc đều khắp.
b/ Khi mọc đều, nốt sởi thứ tự từ trên xuống dưới, từng nốt rõ ràng, màu sắc đỏ tươi.

c/ Khi sởi bay, sốt lui.

Thuận chứng là trải qua trình tự 3 giai đoạn trên và không xẩy biến chứng.

THUẬN HÓA

Danh từ trong vận khí học nói về những năm : “khí sinh vận” như năm giáp ngọ. Ngọ là hỏa
khí, giáp là thổ vận, hỏa sinh thổ tức là khí sinh vận.

THUẬN TRUYỀN

Bệnh tà truyền theo chiều thuận từ kinh dương vào kinh âm, từ tạng khắc đến tạng bị khắc.

THÚC CỐT

1. Vùng ngoài đốt cuối ngón chân thứ năm.

2. Tên huyệt, vị trí ở phía trên sau đốt cuối ngón chân thứ năm, thuộc Túc thái dương bàng
quang.

THŨNG TRƯỚNG

Chứng thũng trướng. Khắp mình phù nề là thũng; vùng bụng trướng đầy là trướng.
Cổ nhân chia ra đầu mặt chân tay thũng trước sau mới đến trướng bụng thuộc thủy. Trước
trướng bụng về sau chân tay mới thũng thuộc trướng.

Nhưng thủy cũng có thể kiêm trướng; trướng cũng có thể kiêm thủy. Nói chung đem chứng
trạng thủy thũng bụng trướng đầy gọi chung là “thũng trướng”.

THỦY

Một hành trong ngũ hành, tương ứng với không gian là phương bắc, với thời gian là mùa đông,
với màu sắc là màu đen, với nội tạng là thận.

THỦY ẨM

Thể dịch từ thức ăn uống hóa sinh đã mất tác dụng sinh lý, làm trở ngại cho sự vận hành bình
thường của khí huyết từ đó mà sinh ra nhiều thứ bệnh như ho suyễn, tức thở, phù thũng... thứ
lỏng mà trong gọi là thủy, thứ lỏng mà dính gọi là ẩm, thủy ẩm ngưng đọng lại thành ra đờm.

THỦY BÀO

Ngoài da nổi lên như hạt đậu, trong đó chỉ có nước không có mủ, gọi là thủy bào (bọng nước).

THỦY CÂU

1. Cái rãnh giữa môi trên lên phía dưới mũi, gọi là nhân trung.

2. Huyệt Thủy câu - nhân trung.


THỦY CHÂM

Hình thức mới của châm cứu. Tiêm vào huyệt.

THỦY CHÂM LIỆU PHÁP

Phép thủy châm. Phương pháp dùng thuốc tân dược hoặc nước muối sinh lý, nước đường sinh
lý tiêm vào huyệt vị trên cơ thể để chữa bệnh.

THỦY CHẾ

Chế thuốc bằng nước, như rửa, ngâm, thủy phi... để trừ bỏ hết tạp chất và giảm bớt tính mãnh
liệt của thuốc.

THỦY CỔ

Một loại hình của bệnh cổ trướng, bụng trướng to, da mỏng mà căng, màu xanh nhợt, 2 sườn
đau, tiểu tiện khó đi, sắc mặt vàng ải.

THỦY CỐC

Thức ăn uống.

THỦY CỐC LỴ
Bệnh danh. Do tỳ vị khí hư không tiêu hóa được thủy cốc gây nên. Có các triệu chứng : đau
bụng nhẹ, đại tiện trong pha lổn nhổn thức ăn và mủ máu, kém ăn, tứ chi mỏi mệt, mạch tế hoãn
vô lực.

THỦY DỊCH

Thể dịch.

THỦY DU

Những huyệt chữa được bệnh thuộc thủy tà.

THỦY ĐẠO

Đường nước tuần hoàn trong thân thể.

THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu, lúc đầu phát sốt rồi ở da nổi lên những điểm đỏ, sau trở thành những bọng nước
tròn màu trắng khoảng 5, 6 ngày thì đóng vảy rồi rụng.

THỦY ĐỘC

Nước độc. Nước ở khe rãnh nhiễm độc. Con người sau khi nhiễm phải nước này (do ăn uống,
hoặc tắm rửa) phát sinh bệnh cổ. “Bệnh này do thủy độc khí kết tụ ở trong cơ thể làm cho bụng
to dần... gọi là cổ” [Chư bệnh nguyên hậu luận, Chư cổ hậu, quyển 21]. Trong nước bị ô nhiễm
có huyết hấp trùng nên gây bệnh.
THỦY ĐỒI

Một loại bệnh sán khí có triệu chứng đau kéo căng từ bụng dưới đến hòn dái.

THỦY HÀN SẠ PHẾ

Bệnh danh. Bệnh lý do hàn tà và thủy khí ảnh hưởng tới tạng phế. Người bệnh vốn có tiền sử
đờm ẩm hoặc thủy thũng lại ngoại cảm hàn tà, hàn tà dẫn động thủy ẩm, hàn thủy nghịch lên
đến nỗi phế khí không tuyên (thông) được. Chứng trạng chủ yếu là khái thấu, suyễn thở, đờm
dãi nhiều mà trắng loãng, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch phù khẩn, đôi khi phát nhiệt, ố hàn.

THỦY HÁO

Bệnh hen có nước đọng ở phổi.

THỦY HỎA

Nước và lửa, là tượng trưng của âm dương, nóng, lạnh, sáng tối, thăng giáng, đại danh từ của
tâm và thận, tâm thuộc hỏa, thận thuộc thủy.

THỦY HỎA BẤT TẾ

Hiện tượng bệnh lý. Tâm thuộc hỏa, thận thuộc thủy, thủy và hỏa chế ước, tác dụng lẫn nhau để
duy trì sinh lý thăng bằng. Đó là trạng thái thủy hỏa tương tế. Nếu thận thủy bất túc không giúp
lên tâm hỏa hoặc do tâm hỏa vọng động làm thương thận âm, sẽ có các triệu chứng : tâm phiền,
mất ngủ... Đó là trạng thái thủy hỏa bất tế (cũng tương tự như tâm thận bất giao).
THỦY KẾT HUNG

Thủy ẩm kết ở lồng ngực, có các triệu chứng ngực sườn đau, sờ vào càng đau, cổ gáy cứng, ra
mồ hôi trên đầu.

THỦY KHÍ

1. Khí lạnh của nước.

2. Nước không hóa thành khí đọng lại mà sinh ra bệnh thủy thũng, vì thế thủy khí là nói theo
bệnh lý, thủy thũng là nói theo chứng trạng.

THỦY KHÍ LĂNG TÂM

Hiện tượng bệnh lý. Bệnh biến hóa thủy khí ảnh hưởng tới tạng tâm. Vì tỳ thận dương hư, khí
hóa bị trở ngại, thủy dịch đọng lại trong cơ thể không bài tiết được như thường lệ, khi phát sinh
bệnh về thủy khí như đờm ẩm. Thủy thũng giữa lúc thủy khí nghịch lên, đọng lại ở hung cách
làm trở ngại hoạt động của tâm dương làm cho tâm dương không mạnh, “tâm khí bất ninh” làm
xuất hiện chứng trạng hồi hộp, thở gấp... gọi là thủy khí lăng âm.

THỦY KHÔNG HÀM MỘC

Hiện tượng bệnh lý, (hàm : tư dưỡng). Thận thuộc thủy, can thuộc mộc, khi thận âm hư không
tư dưỡng được can mộc thì can âm bất túc, hư phong nội động. Biểu hiện lâm sàng là : sốt nhẹ,
choáng váng, tai ù và điếc, mỏi lưng, di tinh, miệng họng khô ráo, chân tay run rẩy, thậm chí co
giật .

THỦY KHÔNG HÓA KHÍ


Hiện tượng bệnh lý. Công năng thay đổi thủy dịch trở ngại dẫn đến tiểu tận không lợi, hình
thành thủy thũng. Thủy dịch trong cơ thể phân bổ và bài tiết phải kinh qua quá trình khí hóa và
có quan hệ mật thiết với quá trình công năng ba tạng phế, tỳ, thận. Đặc biệt là thận dương bị hại
thì không thể duy trì được tác dụng khí hóa thăng thanh giáng trọc bình thường đến nỗi thủy
dịch không phân bổ được mà thành bệnh thủy thũng.

THỦY LẠI

Một loại bệnh hủi, phát ở vùng âm bộ, ăn loét bìu dái, 2 bên có khối sưng cứng đau nhức, rồi to
dần, làm mủ, vỡ loét. Sau khoảng 1 năm bệnh nặng thêm thì lông mày và tóc rụng trụi, ngọc
hành rách da nát thịt, mủ máu chảy ra, mùi thối khó chịu.

THỦY LUÂN

Con ngươi, một bộ phận ở mắt, thuộc thận thủy nên gọi là “thủy luân”.

THỦY NGHỊCH

Nước đọng ở dạ dày, thủy không hóa khí, sinh chứng khát muốn uống nước, uống nước vào thì
nôn ra ngay.

THỦY PHI

Một cách chế thuốc, lấy thuốc nghiền thành bột, rồi cho bột thuốc vào trong bát sứ, đổ nước vào
nghiền rất nhỏ, lại đổ nhiều nước vào nữa, quấy đều lên, gạn hết nước và thứ nổi trên, để cho
khô. Sau lấy thứ bột đó mà dùng, như Hoạt thạch, Mông thạch, Chu sa... thường là phải thủy
phi.
THỦY QUÁCH

Con ngươi.

THỦY SÁN

Chứng bệnh bìu dái sưng đao, âm bộ ra mồ hôi, hoặc bìu dái sưng to mà trong như thủy tinh
(tràn dịch tinh mạc).

THỦY SUY HỎA VƯỢNG

1. Hiện tượng bệnh lý (thủy : thận thủy; hỏa : tâm hỏa). Thận thủy không đủ đến nỗi thủy không
giúp hỏa khiến tâm hỏa vượng một bên (thiên vượng). Xuất hiện chứng tâm phiền mất ngủ hoặc
ngủ không ngon.

2. Tình trạng thận âm, thận dương không hiệp điều (thủy : thận thủy; hỏa : mệnh môn hỏa).
Thận thủy suy tổn, mệnh môn hỏa mạnh một bên. Xuất hiện chứng tính dục hưng phấn, di tinh.

THỦY TẠNG

Thận là thủy tạng, làm chủ thủy toàn thân.

THỦY THỔ BẤT PHỤC

Hiện tượng chưa thích nghi khí hậu. Mới đến một địa phương, do chưa quen những thay đổi về
tập quán sinh hoạt và hoàn cảnh tự nhiên, tạm thời có những hiện tượng không thích ứng như
kém ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa chảy hoặc kinh nguyệt không đều...
THỦY THŨNG

Bệnh phù thũng.

THỦY TÍCH

Thủy ẩm ngưng đọng thành bệnh tích có triệu chứng là ngực sườn đau ran có tiếng nước róc
rách, ống chân đầy trướng lên.

THỦY TÍNH LƯU HẠ

Hiện tượng nước chảy xuôi. Thí dụ : đặc điểm bệnh biến do tà khí thủy thấp hướng từ trên
xuống, như ỉa chảy, chi dưới yếu mỏi hoặc phù thũng.

THỦY TÝ

Ngâm người vào nước nóng.

THỦY TRƯNG

Báng nước, thủy khí chứa đọng trong bụng kết lại thành khối, khắp mình sưng nề, 2 sườn đầy
tức.

THỦY TRƯỚNG
Bệnh thủy thũng do tỳ dương, thận dương không vận hóa được thủy thấp, nước tràn ra ngoài da
mà sinh thủy trướng.

THÚY TUYỀN

1. Nước tiểu.

2. Huyệt thủy tuyền.

THỦY VẬN

Nói về những năm thủy khí vượng thịnh hơn, như năm bính, năm tân là thuộc thủy vận.

THỤY TRUNG NÊ NAM

Hiện tượng nói mê khi ngủ, (nê nam : tiếng tượng thanh). Trong giấc ngủ nói lảm nhảm không
rõ tiếng, không rõ ý. Nguyên nhân do tâm hỏa, đởm nhiệt hoặc vị bất hòa gây nên.

THŨNG DƯƠNG

Nhọt sưng chưa làm mủ, và nói chung về các thứ nhọt độc.

THŨNG KHỐI

Các khối sưng ở tay chân, có đau, hoặc không đau.


THŨNG MÀN

Người phù mà bụng đầy.

THŨNG TRƯỚNG

Thân mình phù, bụng trướng to.

THƯ CÂN

Làm cho gân dãn ra.

THỨ CHỈ

Ngón tay trỏ.

THỨ CHỈ

Ngón chân thứ hai gần ngón cái.

THỬ BỆNH

Bệnh cảm nắng, say nắng.

THỬ ĐÀM
Cảm nắng sinh đờm, thường kèm các triệu chứng như choáng đầu, hoa mắt, chóng mặt.

THỬ ĐỘC

Khí độc của nắng.

THỬ GIẢI

Khí nắng trúng vào khe khớp.

THỬ KHÁI

Ho vì cảm nắng hại đến phế, có triệu chứng : ho ít đờm hoặc không có đờm, ngực sườn tức đau,
nước tiểu đỏ, mạch nhu hoạt.

THỬ KHÍ

Khí nắng, 1 khí trong lục khí.

THỬ LAO

Vì làm việc nặng nhọc giữa nắng mà sinh chứng ho suyễn nôn máu, chảy máu mũi, đầu mắt tối
xậm, nóng ngực, khát nước.

THỬ LÂM
Bị nắng sinh chứng đái dắt, nước tiểu đỏ, ít, khi đái đau buốt.

THỬ LẬU

Hạt tràng nhạc sau khi đã vỡ mủ, không hàn miệng, sinh lỗ rò.

THỬ LỴ

Cảm nắng kết hợp với thức ăn đình trệ ở trong sinh bệnh kiết lỵ, có triệu chứng : bụng đau
quặn, phân có máu mủ, phát sốt, ra mồ hôi, nôn mửa, khát nước, tiểu tiện không thông, sắc mặt
như có bụi bẩn dính vào.

THỬ MÊ

Bị say nắng sinh hôn mê, nằm thiêm thiếp không nói năng gì.

THỬ NGƯỢC

Sốt rét do cảm nắng, có các triệu chứng : sốt cao, phát rét, không có mồ hôi, khát nước, mạch
hồng sác, sau khi ra mồ hôi thì hạ sốt.

THỬ NHIỆT

Phát sốt vì cảm nắng.


THỬ NHIỆT CHỨNG

1. (Theo nghĩa rộng) các nhiệt chứng của ngày hè (thử thiên).

2. (Theo nghĩa hẹp) loại sốt mùa hè của trẻ em (đời xưa có bệnh danh như chú hạ). Trẻ em khi
gặp mùa hè có chứng trạng phát sốt kéo dài, hoặc sáng mát chiều sốt, hoặc sáng sốt chiều mát,
kèm theo khát nước, đái nhiều, không có hoặc ít mồ hôi.

Nguyên nhân phát bệnh có liên quan đến thể chất trẻ ở tuổi sơ sinh, âm khí chưa đầy đủ, dương
khí chưa mạnh, không chịu được khí hậu viêm nhiệt nung nấu. Bệnh ở giai đoạn cuối, nguyên
khí thường bị hao tổn, xuất hiện chứng trạng trên thực dưới hư.

THỬ NGƯỢC

Bệnh danh. Do thử tà bị uất ở trong, lại cảm nhiễm khí mát mùa thu làm dụ phát gây nên sốt rét.
Có các triệu chứng : sốt cao, sợ lạnh, không mồ hôi, phiền khát, mạch huyền sác hoặc hồng sác,
mặc áo vào thì khó chịu, bỏ áo ra thì lạnh, chỉ sau khi ra được mồ hôi thì nhiệt mới lui.

THỬ NUY

Liệt dương vì cảm nắng, những người ăn uống béo bổ nhiều, thường bị chứng này.

THỬ ÔN

Bệnh nhiệt phát ở mùa hạ vì cảm nắng, có đặc trưng là : phát sốt, ra mồ hôi nhiều, người mệt,
lưng hơi lạnh, mạch tay trái nhỏ hơn mạch tay phải, đau đầu, choáng váng, mặt có gợn, răng
khô, khát nước, sợ nóng, đại tiện bí, hoặc ỉa lỏng mà phải rặn.
THỬ PHONG

Bệnh thử ôn vì nhiệt thịnh quá mà xuất hiện hôn mê, co dật, sốt cao, mặt đỏ, khát nước, nước
tiểu đỏ.

THỬ QUYẾT

Bị trúng thử, tinh thần mê man, tay chân giá lạnh.

THỬ SÁI

Bệnh danh. Chứng bệnh do cảm nhiễm tà khí thử nhiệt, đột nhiên ho khạc ra máu giống như lao
sái. Nguyên nhân do thử nhiệt làm thương phế, phiền nhiệt, ho suyễn, đầu óc thiếu sáng suốt,
khạc ra máu, đổ máu cam, mạch hồng mà khâu. Nếu thử nhiệt kèm thấp thì miệng không khát,
rêu lưỡi trắng trơn.

THỬ SANG

Chứng bệnh khắp người nổi bọng nước như quả đào quả mận, màu trong sáng mềm mỏng,
trong có nước thối.

THỬ SUYỄN

Cảm nắng sinh khó thở liên tục, khí đưa ngược lên, mồ hôi ra nhiều, nóng ở lồng ngực.

THỬ TẢ
Bệnh tà vì cảm nắng, có đặc trưng là : đi tả như rót nước, nhiều lần trong một ngày, mặt như có
bụi bậm, bụng đau, ra mồ hôi, khát nước, nước tiểu đỏ

THỬ TỄ

Những phương thuốc chữa bệnh cảm nắng.

THỬ THẤP

Tà khí thử nhiệt hợp với thấp tà có triệu chứng là : ngực bụng đầy tức, tâm phiền, mình nóng,
rêu lưỡi vàng nhờn.

THỬ TIẾT

Ỉa lỏng do cảm nắng.

THỬ TRÁI

Cảm khí thử nhiệt, đột nhiên sinh ho, khạc ra máu, giống như bệnh lao.

THỨ UẤT

Thứ tà khí bị uất ở kinh lạc không thoát ra được, xuất hiện các triệu chứng như : đau đầu, đau
khớp, mình nóng, không có mồ hôi.

THỬ UẾ
Cảm thử tà và khí uế trọc mà phát bệnh, sinh các triệu chứng như : bệnh phát nhanh, đầu căng,
đau, nhức, ngực bụng đầy trướng, phiền nóng vật vã, lợm giọng buồn nôn, mình sốt ra mồ hôi,
nặng hơn thì tinh thần hôn mê, tai điếc.

THỬ VĨ TRĨ

Mụn trĩ mọc ở hậu môn hình như đuôi con chuột.

THỪA TƯƠNG

1. Chỗ lõm chính giữa môi dưới.

2. Tên huyệt, vị trí ở nơi lõm phía dưới môi dưới, thuộc nhân mạch.

THỨC KHẨU PHÁP

Cách lau miệng cho trẻ mới sinh, như dùng cam thảo hoàng liên sắc nước để lau miệng.

THỰC

1. Tiêu hao. “Tráng hỏa thực khí” [TV] dương khí cang thịnh quá mức làm tiêu hao nguyên khí.

2. (Có chỗ đọc là tự) trông chờ, cấp dưỡng, “tinh tự khí” [TV] : tinh là nhờ vào khí hóa sinh,
hình thể con người phải nhờ vào sự doanh dưỡng đồ ăn...
THỰC CAM

Bệnh cam tích trẻ con vì cho ăn uống mất điều độ, tỳ vị tổn thương và sinh các chứng như : sắc
mặt vàng úa, đầu to, cổ gầy, ho suyễn, thở to, hay khóc, rầu rĩ, ít chơi, không muốn ăn bú, sợ
ánh sáng.

THỰC CHỈ

Ngón tay trỏ.

THỰC CHỨNG

Chứng bệnh do các nguyên nhân lục dâm, đờm đọng, nước đọng, thực tích, huyết ứ, khí kết.

THỰC DIỆC

Chứng bệnh ăn khỏe mà người cứ gầy.

THỰC GIẢN

Một loại bệnh động kinh của trẻ con, do ăn bú không giữ gìn mà sinh ra.

THỰC HÀ

Thức ăn không tiêu hóa, ngưng đọng lại mà kết thành khối ở bụng.
THỰC HÁO

Hen do thức ăn.

THỰC HỎA

Nhiệt tà. Hỏa tà ở ngoài xâm vào, làm cho khí dương thịnh lên, mà sinh các triệu chứng thuộc
nhiệt như : sốt cao, miệng khô, khát nước nhiều, mạch hoạt sác có lực...

THỰC Y

1. Chức quan coi việc ăn uống của nhà vua thời cổ đại.

2. Chữa bệnh bằng cách ăn uống.

THỰC LIỆU

Cũng gọi là “thực trị” dùng thức ăn để chữa bệnh.

THỰC MẠCH

Mạch thực, 1 loại trong 28 loại mạch, mạch đầy chắc, đặt nhẹ tay, ấn nặng tay, mạch đập đều có
lực, chủ về chứng thực.

THỰC NGƯỢC
Bệnh sốt rét do ăn uống không điều độ, có đặc trưng là : hết rét sang sốt, hết sốt sang rét, đói
bụng mà không ăn được, ăn vào thì bụng đầy trướng và nôn.

THỰC NHIỆT

Bệnh nhiệt do nhiệt tà ở ngoài xâm vào, thường có các triệu chứng như sốt cao, khát nước, đại
tiện táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác có lực.

THỰC NHỤC TẮC PHỤC

Hiện tượng tái phát, (phục : tái phát; di : sót lại). Mắc bệnh nhiệt cấp tính nào đó trong giai đoạn
khôi phục (sắp khỏi) cơ năng tiêu hóa còn kém, nếu ăn bừa thức thịt cá tanh béo, khiến cho thể
ôn tăng lên làm xuất hiện hiện tượng tái phát, nhất là ở trẻ em dễ xuất hiện tình huống này.

THỰC NỮ

Phụ nữ âm hộ không có khiếu, hoặc chỉ có cái ống nhỏ không giao hợp được.

THỰC PHỤC

Vì ăn uống không biết kiêng giữ, bệnh phát trở lại.

THỰC QUẢN

Ống dẫn thức ăn từ họng xuống dạ dày.

THỰC QUYẾT
Chứng hôn mê giá lạnh vì ăn uống quá no, thường kèm theo các triệu chứng : bụng trướng đầy,
ợ ra mùi thức ăn, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác.

THỰC SUYỄN

Bệnh suyễn thuộc thực, vì có tà khí đầy tắc ở phế, thường là do cảm phong hàn hoặc táo khí.

THỰC TÀ

1. Tà khí thịnh.

2. Bệnh ở tạng con truyền đến tạng mẹ, ví dụ như bệnh tỳ truyền sang tâm, tỳ thuộc thổ là con,
tâm thuộc hỏa là mẹ, theo lẽ ngũ hành là hỏa sinh thổ.

THỰC TẢ

Chứng ỉa lỏng do ăn uống không chừng mực, có các triệu chứng : nuốt chua, ợ hăng, ngại ăn,
ngực bụng đầy chướng, rêu lưỡi nhờn dính, đau bụng thì đi tả, đi ỉa rồi thì bụng bớt đau.

THỰC TÁO

Chứng phiền nóng vật vã do ăn uống trong dạ dày có sự rối loạn mà gây nên.

THỰC TẮC TẢ CHI


Phương hướng điều trị. Chứng thuộc thực, dùng phép để trừ bỏ tà khí.

Dùng phép tả trong thực chứng (như : táo bón, đàm ẩm, ứ huyết, thực trệ, hàn tích), dùng phép
hàn hạ, nhuận hạ, trừ đờm ẩm, khư ứ, tiêu đạo, ôn hạ,... đều là theo phương châm thực tắc tả
chi.

THỰC THÌ DƯƠNG MINH, HƯ THÌ THÁI ÂM

Hai loại biến hóa bệnh lý của bệnh ngoại cảm nhiệt bệnh khi bệnh tà truyền vào trong.

Một là trung khí người bệnh không đủ, khi tà khí vào lý thường thương tân hóa nhiệt, biến
thành thực nhiệt ở vị trường. Vị thuộc dương minh cho nên nói thực thì dương minh.

Hai là trung khí người bệnh yếu, khi tà khí vào lý, lại không hóa nhiệt, hàn khí làm thương
dương khí đến nỗi tỳ dương không kiện vận được biến thành chứng hư hàn ở Tỳ vị. Tỳ thuộc
Thái âm cho nên nói hư thì Thái âm.

THỰC THÌ THÁI DƯƠNG, HƯ THÌ THIẾU ÂM

Hai loại biến hóa bệnh lý khác nhau sau khi cảm nhiễm ngoại hàn.

Một là chính khí người bệnh còn thực (mạnh) sau khi nhiễm lạnh lập tức chống lại sự xâm nhập
của ngoại hàn mà có triệu chứng biểu chứng của thái dương như đầu gáy đau cứng, sợ lạnh phát
sốt, không có hoặc có mồ hôi, mạch phù... cho nên nói thực thì thái dương.

Hai là chính khí người bệnh hư yếu, sau khi nhiễm lạnh, hàn tà hãm vào thiếu âm, xuất hiện
biểu chứng của thiếu âm như ố hàn, mình không nóng mà chỉ có triệu chứng tâm phiền, mỏi
mệt, hoặc có lúc phát sốt mà không đau đầu, mạch không phù cho nên nói hư thì thiếu âm,
“bệnh phát sốt sợ lạnh phát từ kinh dương; không phát sốt sợ lạnh, phát từ kinh âm” [TH]; phát
từ kinh dương là nói phát từ thái dương, phát từ kinh âm là nói phát từ thái âm.

THỰC THỜI

Giờ Thìn (07-09 giờ).

THỰC THỐNG

Đau bụng vì thức ăn không tiêu.

THỰC THŨNG

Phù thũng thuộc chứng thực, có đặc trưng là : trước trướng ở bên trong. Sau phù ra bên ngoài,
tiểu tiện đỏ, sẻn, đại tiện bí kết, màu da sáng bóng, tiếng nói to rõ, mạch hoạt sác có lực.

THỰC TÍCH

Thức ăn không tiêu hóa, đình trệ lại ở đường tiêu hóa, có các triệu chứng như : ngực bụng đầy
tức, ngán ăn, ợ hăng, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhờn (cũng gọi là “thương thực”, “súc thực”).

THỰC TÝ

Một loại bệnh dạ dày, có triệu chứng ăn vào thì đầy trướng ở bụng trên, nôn ra thì dễ chịu,
nguyên nhân là có sự ngưng trệ ở vị quản.

THỰC TRỆ
Thức ăn bị ngưng trệ không tiêu hóa được xuất hiện các triệu chứng như : ngại ăn, ngực bụng
đầy tức, nuốt chua, ợ hăng, bụng trướng, tiết tả, phân mùi chua thối, r6eu lưỡi cáu nhờn.

THỰC TRỆ VỊ QUẢN

Bệnh danh. Ăn uống không điều độ, đồ ăn thức uống đọng lại ở vị quản không tiêu hóa được.
Có các triệu chứng : bụng trên trướng đau, ợ hơi, nôn thổ, ngán ăn, rêu lưỡi dày nhớt, mạch
hoạt. (Thường gặp ở bệnh viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa).

THỰC TRỊ

Phép thực trị. Dùng đồ ăn uống để điều lý hoặc chữa bệnh. Đồ ăn uống có tính chất khác nhau,
có tác dụng chữa cho một số tạng khí khi mới mắc bệnh. Thiên kim yếu phương của Tôn Tư
Mạo có mục thực trị, sưu tập các học thuyết dùng đồ ăn để chữa bệnh từ đời Đường trở về
trước, đồng thời ghi rõ tính vị và tác dụng chữa bệnh của những đồ ăn uống.

THỰC TRUNG KIÊM HƯ

Bệnh tình trong thực kèm hư. Bệnh chứng thực tà kết tụ mà bên trong lại có hư chứng. Phần lớn
do tà thịnh chính hư. Thí dụ : người mắc bệnh cổ trướng có chứng trạng biểu hiện thường là
bụng trướng to mà chắc, tình mạch nổi chằng chịt, sắc mặt úa vàng, sạm, gầy còm, tay chân
phù, ăn vào tức bụng, nhị tiện không lợi, chất lưỡi đỏ tối, nổi gai, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoãn
nhược hoặc trầm tế, huyền sắc. Đây là thực chứng do khí huyết uất kết mà lại xuất hiện chứng
của tỳ thận bất túc.

THỰC TRÙNG
Một loại trùng nhỏ như sợi chỉ, màu trắng, ở dưới thì ăn lở loét âm bộ, ở trên thì ăn lở miệng,
mũi, chân răng.

THỰC TRÚNG

Cũng như thực quyết.

THỰC TRƯNG

Thức ăn cùng với khí huyết ngưng kết lại thành khối kết cứng lâu ngày khối càng to rắn hơn,
không di động được.

THỰC TRƯỚNG

Đầy trướng thuộc chứng thực, có các triệu chứng : trước trướng ở trong, sau trướng ở ngoài,
tiểu tiện đỏ sáp, đại tiện bí kết, màu da đỏ sáng, tiếng nói to rõ, mạch hoạt sác có lực.

THỰC TÝ

Bệnh thực tý, một loại bệnh về dạ dầy. Chứng trạng : sau khi ăn vào dạ dày, vùng bụng trên có
cảm giác đau khó chịu, thổ ra được thì dễ chịu. Nguyên nhân do can khí lấn vị, vị quản khí trệ.

THỰC UẤT

Thức ăn bị uất tích lại, sinh các triệu chứng ợ chua, bụng trướng, không muốn ăn, hoặc tinh
hoàn đau, cổ trướng, kết khối ở bụng.
THỰC VIỄN PHỤC

Phương pháp uống thuốc xa bữa ăn một thời gian tương đối dài (trước hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ).
Chữa các bệnh về tỳ vị nên uống xa bữa ăn; thuốc tả hạ cũng nên uống xa bữa ăn.

THỰC Y

Thầy thuốc trông coi việc ăn uống (cho vua quan thời phong kiến) tương đương thầy thuốc
khoa dinh dưỡng ngày nay.

THƯƠNG ÂM

Nhiệt làm tổn thương chân âm của can thận, biểu hiện ra triệu chứng như : sốt nhẹ, lòng bàn tay
bàn chân nóng, tinh thần mỏi mệt, người gầy, miệng lưỡi khô, mạch nhỏ nhanh mà yếu.

THƯƠNG DƯƠNG

Tình trạng dương khí bị thương tổn. Gặp trong quá trình của các bệnh cấp tính hoặc mạn tính
như hàn tà trực trúng tam âm, hoặc bệnh ôn nhiệt dùng thuốc hàn lương quá đáng, hoặc do tả
ha, phát hãn quá nhiều, hoặc giai đoạn cuối của bệnh nhiệt, hoặc thủy thấp ứ đọng... đều có thể
tổn thương dương khí mà xuất hiện chứng hậu dương hư. Ngoài ra, tình chí bị kích thích quá độ
cũng dễ hao thương dương khí. Thí dụ : mừng rỡ quá mức, tâm thần sẽ phù việt, dương khí dễ
hao tán, xuất hiện triệu chứng hồi hộp, sợ sệt, hốt hoảng, mất ngủ...

THƯƠNG CÂN

Gân bị tổn thương, như bong gân, đứt gân...


THƯƠNG DƯƠNG

Khí dương bị tổn thương, như hàn tà ở ngoài xâm vào, hoặc uống thuốc hàn lương nhiều quá
làm cho khí dương bị tổn thương.

THƯƠNG GIA

1. Người bệnh do bị gươm dao đâm chém mất máu quá nhiều.

2. Người bệnh vốn bị ung nhọt mụn lở. Với loại này không nên sử dụng phép phát hãn, nếu cố ý
làm ra mồ hôi sẽ dẫn đến chứng co cứng [TH].

THƯƠNG HÀN

1. Bị cảm khí lạnh mùa đông.

2. Nói chung về các bệnh ngoại cảm có hiện tượng phát sốt.

THƯƠNG HÀN LOẠI CHỨNG HOẠT NHÂN THƯ

1107, Chu Quăng (Dực Trung), đời Tống, Trung Quốc. Gồm 18 quyển; 101 câu vấn đáp, tóm
tắt nội dung Thương hàn luận và thuyết minh ý nghĩa các bài thuốc trong tác phẩm này, đồng
thời bổ sung 126 bài thuốc nữa chọn lọc trong 3 tác phẩm Thiên kim yếu phương, Ngoại đài bí
yếu và Thái bình thánh huệ phương.

THƯƠNG HÀN LUẬN LOẠI PHƯƠNG


1759, Từ Đại Thung (Linh Thai, Hồi Khê), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 1 quyển. Chia những
bài thuốc trong Thương hàn luận làm 12 loại, mỗi loại trước tiên nêu chủ trương, sau ghi tiếp
các phương thuốc cùng loại, cuối nêu tóm tắt cách sử dụng.

THƯƠNG HÀN LƯỠNG CẢM

1. Tình trạng 2 kinh âm dương có biểu lý với nhau đồng thời mắc bệnh. Thí dụ : vừa có biểu
chứng phát sốt, đau đầu của kinh thái dương, lại có cả lý chứng mỏi mệt, chân tay lạnh, mạch vi
của kinh Thiếu âm.

2. Tình trạng thương hàn lưỡng cảm (lưỡng cảm, trùng cảm : cảm nhiều chồng chất 2 loại bệnh
tà). Thí dụ : tạng phủ vốn có tà khí tích nhiệt ở trong lại xuất hiện chứng hậu biểu lý đồng bệnh
ngoại cảm phong hàn.

THƯƠNG HÀN MINH LÝ LUẬN

1156, Thành Vô Kỷ, đời Kim, Trung Quốc. Gồm 3 quyển. Phân tích và so sánh 50 chứng nêu
trong Thương hàn luận. Ngoài ra có thêm Phụ phương luận 1 quyển, nêu ý nghĩa 20 phương
thuốc của Trọng Cảnh.

THƯƠNG HÀN PHÁI

Y phái Thương hàn. Từ khi Trương Trọng Cảnh sáng tác Thương hàn luận đến nay, nhiều thầy
thuốc (kể cả trăm người) kết hợp kinh nghiệm của mình, vừa chú thích, vừa phát huy cuốn sách
đó. Điều đó đã có tác dụng nhất định trong việc mở mang học thuyết của Trương Trọng Cảnh.
Giữa những nhà nghiên cứu, chú giải và phát huy ấy có không ít ý kiến tranh luận khác nhau
nhưng đều nhất trí trên phương diện kế thừa học thuyết đó. Đến khi học thuyết ôn bệnh ra đời,
còn tranh luận giữa 2 học thuyết ôn bệnh và thương hàn lại càng phát triển. Tuy nhiên về chẩn
đoán bệnh ngoại cảm, đều tuân thủ theo Thương hàn luận của Trương Trọng Cảnh nên đã hình
thành một y phái mà đời sau gọi là Thương hàn phái.
THƯƠNG HÀN TẠP BỆNH LUẬN

(thường gọi gọn là Thương hàn luận), 219, Trương Cơ, (Trọng Cảnh), đời Hán, Trung Quốc.
Gồm 16 quyển. Tổng kết kinh nghiệm lâm sàng ở 3 thế kỷ trước về 2 lãnh vực điều trị thương
hàn và tạp bệnh. Trong biện chứng thi trị, có những thành tựu xuất sắc. Tác phẩm kinh điển
hàng đầu.

THƯƠNG KHÁI

Ho gà.

THƯƠNG KHOA

Khoa chuyên chữa bệnh xương khớp, da thịt bị tổn thương.

THƯƠNG LAO

Vì lao lực quá độ, khí huyết bị tổn thương mà sinh ra bệnh.

THƯƠNG LẪM

Kho vựa, danh từ chỉ về chức năng của tỳ vị.

THƯƠNG LẪM CHI QUAN


(thương lẫm : kho chứa thóc lúa). Thương lẫm chi quan chỉ tỳ và vị. Vị chủ nạp, tỳ chủ vận hóa,
là nguồn gốc sinh ra 5 vị, và cũng là cái kho cung cấp vật chất doanh dưỡng tới các khí quan
tạng phủ toàn thân. Cũng có ý kiến cho rằng thương lẫm chi quan chỉ riêng vị.

THƯƠNG PHONG

Bị cảm phong tà nhẹ (thường gọi là cảm mạo).

THƯƠNG SẢN

Sản phụ rặn sớm đẩy thai ra chưa đúng lúc, nhân đó mà bị tổn thương đến thai.

THƯƠNG TÂN

Tân dịch bị tổn thương, rồi nẩy sinh hiện tượng khô và nóng.

THƯƠNG THAI

Hiện tượng thai phụ đến tháng đẻ, nước ối chưa vỡ mà huyết đã chảy xuống, đây là thai có sự
tổn thương chứ không phải đẻ.

THƯƠNG THẤP

Ngoại cảm thấp tà, thường xuất hiện các triệu chứng : các khớp đau, gai rét, phát sốt, ra mồ hôi,
người nặng nề, mỏi mệt.

THƯƠNG THỬ
Cảm nắng.

THƯƠNG THỰC

Thức ăn không tiêu hóa được bị đình trệ lại, thường xuất hiện các triệu chứng : ngực bụng đầy
tức, không muốn ăn, ợ hăng, nuốt chua, rêu lưỡi dày nhờn.

THƯỜNG MẠCH

Mạch tượng bình thường. Mạch đập 70-75 lần/ phút, nhịp nhàng, không nhanh, không chậm,
biểu lộ sức khỏe bình thường.

THƯỢNG BÁC

Cánh tay trên.

THƯỢNG BÀO HẠ THÙY

Bệnh sa mi, bệnh sụp mi. Có 2 căn nguyên : tiên thiên và hậu thiên.

Tiên thiên là hậu quả của sự phát dục không hoàn toàn.

Hậu thiên thường do tỳ yếu khí hư, mạch lạc bất hòa, phong tà náu ở mi mắt gây nên; thường
phát sinh một bên. Chứng trạng : mi trên mắt vô lực không tự hé mở được có khi phải lắc đầu
nhăn trán mới hé nhìn được.
THƯỢNG BỆNH HẠ THỦ

Phương hướng điều trị.

a/ Chứng trạng của bệnh biểu hiện ở bộ phận trên lại dùng châm ở những huyệt vị bộ phận dưới.
Thí dụ : mất ngủ có thể châm huyệt Túc tam lý, đầu choáng váng có thể châm huyệt Thái
xứng... là các huyệt ở dưới chân mà chữa bệnh ở trên đầu.

b/ Chứng trạng của bệnh biểu hiện ở bộ phận trên lại dùng thuốc chữa ở bộ phận dưới. Thí dụ :
hoa mắt, chóng mặt, tai ù, mắt nảy đom đóm, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác... cho uống Đại
hoàng chế với rượu, liều lượng vừa phải để tả nhẹ.

THƯỢNG BỘ

1. Đầu mặt.

2. Nửa người ở phần trên.

THƯỢNG CÁCH HẠ CÁCH

Ăn vào nôn ngay là thượng cách, sáng ăn chiều mới nôn là hạ cách.

THƯỢNG CHI

2 tay, chi trên.

THƯỢNG CÔNG
Thầy thuốc giỏi.

THƯỢNG ĐAN ĐIỀN

Chỗ giữa 2 lông mày.

THƯỢNG ĐÁP THỦ

Đờm nhiệt ngưng kết thành nhọt ở chỗ 2 huyệt phế du.

THƯỢNG ĐÔ HUYỆT

Huyệt ở kẽ giữa 2 ngón tay trỏ và giữa phía mu bàn tay thành phần của huyệt “bát tà”, (chỗ rãnh
ngón cái với ngón trỏ gọi là “đại đô”, rãnh ngón trỏ với ngón giữa gọi là “thượng đô”, rãnh
ngón giữa với ngón vô danh gọi là “trung đô”, giữa ngón vô danh với ngón út gọi là “hạ đô”).

THƯỢNG HÀM CỐT

Xương hàm trên.

THƯỢNG HÀN HẠ NHIỆT

Tình trạng trên hàn dưới nhiệt, người bệnh trong cùng thời gian mà phần trên cơ thể biểu hiện
chứng hậu hàn tính. Nguyên nhân do bệnh hàn nhiệt lẫn lộn, gây nhiệt tà phát ở dưới mà xuất
hiện chứng trướng bụng, tiện bí, tiểu tiện sẻn đỏ; hàn tà cảm nhiễm ở trên mà xuất hiện lợm
giọng, nôn mửa, r6eu lưỡi trắng... Cũng có thể do trên dưới đều có tật bệnh khác nhau, như : ở
trên có hàn chứng là đờm ẩm, suyễn khái mà ở dưới có nhiệt chứng tiểu tiện rỏ giọt và đau.

THƯỢNG HOÀNH CỐT

Bộ vị ven xương ức (điểm nối của xương quai xanh 2 bên trái, phải).

THƯỢNG HƯ HẠ THỰC

Chứng hậu chính khí hư ở trên, tà khí thực ở dưới. Như : người bệnh vẫn bị hồi hộp, sợ hãi
không yên đó là do tâm huyết hư gây nên chứng hư ở trên, nhưng lại cảm nhiễm thấp nhiệt gây
nên lị tật, đau bụng, phân ra trắng đỏ lẫn lộn, số lần nhiều, rêu lưỡi vàng nhớt, đó là tà khí thực
ở dưới. Vì là hư ở trên, cho nên trong điều trị không nên công phạt vội vàng, mà phải cân nhắc
kỹ.

THƯỢNG KHÍ

1. Tình trạng thở ra nhiều, hút vào ít, hơi thở gấp gáp. Chứng hậu phế kinh bị tà khí xâm phạm,
khí đạo bất lợi.

2. Khí ở bộ phận trên (khí của tâm, phế). Tâm phế ở phần trên cơ thể con người, cho nên gọi là
thượng khí.

THƯỢNG KHIẾU

Các khổng khiếu ở bộ phận đầu, mặt.

THƯỢNG NHIỆT HẠ HÀN


1. Tình trạng bệnh nhân cùng thời gian, bộ phận trên biểu hiện nhiệt tính, bộ phận dưới biểu
hiện chứng hậu hàn tính. Đây là do nguyên nhân hàn nhiệt lẫn lộn, khí của âm dương gây nên.
Thí dụ : bệnh ngoại cảm dùng thuốc công hạ dẫn đến ỉa chảy không ngừng, tân dịch hao thương
đến nỗi nhiệt tà bốc lên mà đau họng, thậm chí khạc ra đờm vàng, dính hoặc lẫn máu; hàn tà
thịnh ở dưới thời đại tiện lỏng loãng, tứ chi lạnh, mạch trầm trì.

2. Chứng thận dương hư. Âm thận thịnh ở dưới, hỏa không hồi nguyên mà bốc vọt lên. Đây vốn
là chứng hư hàn, thuộc chân hàn giả nhiệt.

THƯỢNG QUYẾT HẠ KIỆT

Tình trạng chân âm, chân dương ở hạ bộ bị suy kiệt. Biểu hiện chứng trạng : thần chí không
minh mẫn...

THƯỢNG THẠCH THƯ

Nhọt mọc ở 2 bên cổ, gáy (thường chỉ ở 1 bên, trái hoặc phải). Sưng to và nhanh ở hạch lâm ba,
rắn chắc và đau. Nguyên nhân do can khí uất kết, khí huyết ngưng trệ kinh lạc.

THƯỢNG THÁP THỦ

Chứng đau nhức vùng vai, đến nỗi phải giơ tay ôm đỡ lấy vai.

THƯỢNG THỰC HẠ HƯ

1. Chứng hậu tà chứng thực ở trên, chính khí hư ở dưới. Trên và dưới ở đây là nói tương đối.
Như tỳ vị hư yếu, trung khí không đủ mà lại cảm nhiễm hàn tà, một mặt có triệu chứng đau
bụng, đại tiện lỏng, chân tay lạnh là các chứng hư ở dưới, mặt khác lại do hàn tà bó chặt phế vị
ở bên ngoài, cùng một lúc biểu hiện thực chứng như sợ lạnh, đầu gáy đau, suyễn khái...

2. Chứng can thận bất túc, âm hư ở dưới, dương can ở trên. Một mặt xuất hiện hàn chứng ở
dưới (lưng gối mỏi yếu, di tinh) mặt khác xuất hiện chứng hậu dương can ở trên (đau miệng,
chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ...).

THƯỢNG TIÊU

1. Tam tiêu.

2. Chứng thượng tiêu. Chứng trạng chủ yếu là khát nước, uống nhiều; có 2 dạng : thiên về hàn,
thiên về nhiệt khác nhau.

Thiên về nhiệt : miệng khô, lưỡi ráo, tiểu tiện nhiều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Nguyên nhân do vị
hỏa hoặc tâm hỏa hun đốt phế, khiến phế âm háo thương.

Thiên về hàn : uống vào một, tiểu tiện hai, gầy còm nhanh chóng, mệt mỏi vô lực, đoản hơi,
mạch trầm trì. Nguyên nhân do khí tân đều tổn thương.

THƯỢNG TIÊU CHỦ NẠP

Công năng của thượng tiêu, “Thượng tiêu... chủ nạp mà không (tống) ra” [Nan thứ 31, Na] (nạp
: hô hấp và sự tiếp thu đồ ăn uống từ ngoài đưa vào). Vì hô hấp và đồ ăn uống đều thông qua
thượng tiêu đưa vào, nên mới gọi là thượng tiêu chủ nạp.

THƯỢNG TIÊU NHƯ VỤ


Tác dụng của tâm, phế (vụ : làn hơi bốc lan tỏa như sương mù).

Thượng tiêu tâm phế có thể tuyên phát được, do tinh khí của thủy cốc chuyển lên thượng tiêu
khiến cho đạt tới toàn thân, ôn dưỡng da thịt, xương khớp, thông điều tấu lý, cung cấp công
năng hoạt động cho các tổ chức khí quan trong cơ thể. Tác dụng này lan tỏa như làn sương đi
khắp chốn toàn thân, nên mới nói thượng tiêu như vụ.

THƯỢNG Y

Thầy thuốc giỏi.

THƯỢNG KHÍ

1. Khí ở phần trên, tức là tâm khí và phế khí.

2. Chứng bệnh thở gấp, hơi đưa ra nhiều, hơi đưa vào ít.

THƯỢNG KHIẾU

Các khiếu ở trên : tai, mắt, mũi, miệng.

THƯỢNG LIÊM

Vùng mé trên cẳng chân.

THƯỢNG NGẠC
Hàm ếch, vòm miệng.

THƯỢNG NHIỆT

Nhiệt ở phần trên thân thể.

THƯỢNG PHẨM

Trong sách Dược thời cổ đại, chia thuốc thành 3 loại “Thượng phẩm” thứ không có độc có thể
uống được lâu, “trung phẩm” thứ có ít độc, có thể chữa bệnh và bồi bổ, “hạ phẩm” thứ có nhiều
độc chỉ dùng để trừ tà khí, không uống được nhiều.

THƯỢNG QUẢN

1. Miệng trên dạ dày.

2. Huyệt thượng quản.

THƯỢNG QUYẾT HẠ KIỆT

Chân âm chân dương đã suy kiệt, xuất hiện triệu chứng tinh thần mơ màng, hôn mê, quyết lạnh.

THƯỢNG THẠCH THƯ


Thứ nhọt cứng rắn như đá, to bằng quả đào, quả mận, hoặc quả trứng gà, màu da như thường,
khó tiêu, khó làm mủ, nếu đã làm mủ thì khó hàn miệng, mọc ở 2 bên cổ, đau nhức khó chịu.

THƯỢNG THỊNH

1. Tà khí thịnh ở phần trên.

2. Mạch thốn khẩu thịnh.

THƯỢNG THOÁT

Chân khí thoát ra ở phần trên có triệu chứng như : tự ra mồ hôi, mặt đỏ như bôi son, nói mê như
có ma qủy hoặc không có bệnh gì chỉ cười nhiều rồi chết.

THƯỢNG THỰC

Có thực tà ở phần trên.

THƯỢNG TIÊU

1 phần của phủ tam tiêu, vị trí từ miệng trên dạ dày lên đến họng, bao gồm 2 tạng tâm phế, có
công năng thu nạp các thứ dinh dưỡng của thiên nhiên, và phân bố các thứ thể dịch ra da thịt.

THƯỢNG TIÊU

Bệnh tiêu khát thuộc thượng tiêu, cũng gọi là “Phế tiêu” hoặc “cách tiêu”. Có đặc trưng là khát,
uống nước nhiều, nhưng có thể hàn, thể nhiệt khác nhau, thể hàn thì người gầy nhanh, uống
nước 1 phần đái ra 2 phần, yếu mệt, thở ngắn hơi, mạch trầm trì, thể nhiệt thì miệng lưỡi khô
ráo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện nhiều.

THƯỢNG TỔN CẬP BA

Hiện tượng bệnh lý. Bệnh biến hư tổn từ bộ phận trên phát triển tới bộ phận dưới.

Hư tổn là tên gọi chung cho nhiều loại tật bệnh do ngũ tạng hư nhược gây nên. Thường thường
có thể từ một tạng bị hư tổn dằng dai không khỏi liên lụy tổn hại đến tạng khác, thậm chí ảnh
hưởng tới cả 5 tạng. Nếu như ngay từ đầu thấy xuất hiện chứng hậu tạng phế hư tổn kéo dài, tổn
thương liên lụy tới thận. Khiến tạng thận cũng bị hư như vậy gọi là thượng tổn cập hạ.

Người xưa có nói : “thứ nhất tổn phế (lao thấu), thứ nhì tổn tâm (đạo hãn), thứ ba tổn vị (ăn
kém), thứ tư tổn can (cáu giận), thứ năm tổn thận (lâm, lậu)” nói lên sự chuyển biến bệnh từ
trên xuống dưới (thượng tổn cập hạ).

TÍCH

Tích khối ẩn náu ở 2 bên sườn. Bình thường sờ không thấy, chỉ khi đau mới sờ thấy. Căn cứ
vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên cũng có nhiều tên bệnh khác nhau.

TÍCH ẨM

Chứng bệnh có khối báng ở dưới sườn, do nước đọng lại.

TÍCH BỆNH
Loại bệnh có khối kết cứng vào 1 chỗ không di dịch, mỗi tạng phát sinh 1 thứ bệnh tích khác
nhau, nên có nhiều tên gọi như tâm tích, can tích...

tích cam

Chứng tích cam. Loại cam tích gầy mòn, gầy đến nỗi lộ cả xương sống (tích : xương sống).

TÍCH CHÙY

Đốt xương sống.

TÍCH CỐT

Xương sống.

TÍCH CƯƠNG

Xương sống cứng đờ khó quay trở.

TÍCH ĐỘC

Độc chứa đọng lại.

Tích khí

Khí ngưng đọng lại.


TÍCH LỴ

Bệnh lỵ do thức ăn uống tích đọng lại có hiện tượng phân như ruột cá, bụng đầy đau, không
muốn ăn.

TÍCH PHÙNG

Kẽ xương sống.

TÍCH THẠCH

Loại bệnh trong bụng có khối kết lại rắn như đá, như sỏi mật, sỏi thận...

tích thi

Sự nghiện ngập, một nhân tố gây bệnh. Ưa thích một thứ gì lâu dài thành thói quen, phần nhiều
chỉ sự nghiện ngập về ăn uống.

TÍCH THỔ

Chứng trẻ con nôn mửa do thức ăn không tiêu hóa được.

TÍCH THỦY

Thủy dịch ngưng đọng lại.


TÍCH TRỆ

Chất chứa lại, không lưu thông được không tiêu hóa được, không bài tiết được.

TÍCH TRỤ

Cột sống.

TÍCH TỤ

Khí âm ngưng kết lại làm thành tích, khí nhóm tụ lại thành tụ, khối không di động, có phạm vi
rõ ràng đau vào 1 chỗ là tích thuộc âm bệnh ở tạng, 1 chỗ khối không có gốc, không có phạm
vi, không đóng lại 1 chỗ, đau không có chỗ nhất định, là tụ, tụ thuộc dương, bệnh ở phù.

TÍCH TỦY

Tủy sống.

TỊCH UẾ

Trừ hết khí uế trọc, hoặc là vật ô uế.

TIỀM DƯƠNG

Làm cho dương khí tiềm tàng ở dưới không bốc lên trên.
TIỀM TRẤN

Phép tiềm trấn. Phương pháp dùng chung 2 loại thuốc có chất nặng để an thần và tiềm dương.
Loại thuốc có tính chất nặng và an thần như chu sa, từ thạch, sinh thiết lạc, long sỉ, mẫu lệ. Loại
thuốc có tính chất nặng và tác dụng tiềm trấn mẫu lệ, long cốt, thạch quyết minh, trân châu
mẫu, từ thạch, đại giả thạch... trong đó có loại thuốc kiêm cả 2 tác dụng vừa trấn tĩnh an thần,
vừa tiềm dương. Phép tiềm trấn thường dùng trong các chứng tâm thần không yên, hồi hộp mất
ngủ và can dương thượng cang gây nên đau đầu, chóng mặt...

TIÊN BIỆT ÂM DƯƠNG

Nguyên tắc phân định âm dương trước. “Người khám bệnh giỏi, xem sắc án mạch, trước phải
phân biệt âm dương” (thiện chẩn giả, tiên biệt âm dương, TV) bắt buộc thầy thuốc khi lâm sàng
khám bệnh, vận dụng phương pháp tứ chẩn, trước hết phải phân tích thuộc tính âm dương của
bệnh. Đây là nguyên tắc cơ bản trong biện chứng thi trị.

TIÊN BỔ HẬU CÔNG

Phép tiên bổ hậu công (trước bồi bổ sau mới công hạ). Bệnh tật nhất thiết phải dùng phép công
hạ nhưng thể chất người bệnh lại yếu, nhất thời không tiếp tục được phép hạ, thì trước hãy dùng
phép bổ khiến cho thể chất tăng cường sau hãy công hạ. Thí dụ : bệnh xơ gan biến thành phúc
thủy, cần thiết phải tà thủy, nhưng thể lực bệnh nhân hơi yếu, ăn hơi kém. Vậy trước hãy bổ tỳ
vị, tăng cường dinh dưỡng, đợi cho người bệnh khá hơn sau hãy dùng các thuốc tả mạnh như
cam toại...

TIÊN CÔNG HẬU BỔ

Phép tiên công hậu bổ (trước công hạ sau mới bồi bổ). Bệnh có đầy đủ chứng trạng cần áp dụng
phép công hạ, sau khi áp dụng xong thuốc công hạ, đại tiện đã thông, nhiệt hư, nhưng thở đoản
hơi, chân tay hơi mát, mạch nhược. Đó là khí hư, nên cho uống đảng sâm, liều lượng thích hợp
để bổ khí.

Hoặc bệnh nhiệt tính có đầy đủ chứng trạng áp dụng phép công hạ, sau khi công hạ, đại tiện đã
thông, nhiệt lui, nhưng người bệnh ra mồ hôi hơi nhiều, mạch tế. Đó là âm hư, cần cho uống
thuốc tư bổ vị âm như sa sâm, mạch đông, sinh địa, ngọc trúc.

Lại như ngực sườn có tích nước, dùng cam toại, nguyên hoa, đại kích để công hạ. Sau khi đã
tháo ra nhiều nước lỏng, cho bệnh nhân ăn cháo loãng vừa phải và nằm nghỉ ngơi. Đó cũng là
phép bổ sau công.

TIÊN TIỄN

Vị thuốc cần nấu trước. Những vị thuốc loại mai, vỏ, khoáng vật khó chiết xuất khí vị, đều phải
đập vụn và nấu trước (như : thạch cao, đại giả thạch, mẫu lệ, miếp giáp).

Trong bài thuốc có vị ma hoàng thì nên đun sôi ma hoàng trước vài ba dạo, gọt bỏ bọt, rồi mới
thêm nước và cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp. Nếu sắc thuốc có vị ma hoàng mà không sắc
trước gạt bỏ bọt, thì khi uống có khả năng gây tâm phiền.

TIÊN THIÊN

Cái gốc ban đầu của sự hóa sinh, mỗi sinh vật hình thành đều có 2 giai đoạn tiên thiên và hậu
thiên, người ta từ lúc bẩm sinh cho đến khi thành người còn ở trong bụng mẹ là giai đoạn tiên
thiên; từ lúc sinh ra đến lúc sống hết tuổi thọ là giai đoạn hậu thiên.

TIẾN CHÂM
Phép tiến châm, một phép châm thích. Dùng hào châm, châm vào cơ thể, thao tác nói chung
thông qua đường kinh mạch, lựa chọn huyệt vị rồi sau mới châm ở mức độ nông sâu theo dự
kiến.

TIỀN ÂM

Bộ phận sinh dục của nam và nữ.

TIỀN ẤT

1035-1117, đời Tống, Trung Quốc. Kế thừa Lô thông kinh, Thương hàn luận, viết Tiểu nhi
dược chứng trực quyết về sinh lý trẻ em dựa vào biện chứng 5 tạng, đặc điểm bệnh lý và nêu lên
luận điểm tạng phủ trẻ em non yếu, dễ hư, thực, hàn, nhiệt...

TIỀN HẬU BẤT LỢI

Bí cả đại tiện và tiểu tiện.

TIỀN HẬU HUYẾT

Đái ỉa ra máu.

TIỄN

1. Bỏ dược liệu vào nước sắc uống.

2. Dạng thuốc sắc. Thí dụ : Đại bổ nguyên tiễn.


TIỄN DƯỢC

Thuốc sắc.

TIỄN QUYẾT

Loại bệnh do nóng ở trong làm hao dịch, mà xuất hiện các triệu chứng tai ù, tai điếc, mắt mờ,
hoặc bỗng nhiên ngã ra hôn mê chân tay giá lạnh, thế bệnh phát triển rất gấp.

TIỄN SANG

Bệnh ngoài da, da nổi lên như mụn sởi kết tụ vào 1 chỗ, rồi lan rộng dần rất, rất ngứa phải gãi
luôn, có trùng kéo dài khó khỏi.

TIỆN BÍ

Đại tiện bí kết không thông.

TIỆN ĐỘC

Nói chung về các chứng nổi hạch ở háng, lúc đầu bằng hạt đậu, rồi to dần như cái trứng ngỗng
cứng, rắn, đau, đỏ, sưng, nóng bừng, có khi hơi nóng, không đỏ, vỡ mủ rồi thì chảy mủ mà khó
thu miệng.

TIỆN HUYẾT
Ỉa máu.

TIỆN TRỌC

Tiểu tiện đục, không trong.

TIẾP CỐT KHOA

Khoa nắn bó gãy xương.

TIẾP PHÁP

Thủ pháp bó xương. Nối 2 đầu xương gãy vào nhau hoặc sắp xếp các mảnh xương bị vỡ trở lại
nguyên dạng. (Tiếp pháp là từ gọi chung cho các thủ pháp bó xương).

TIỆP MAO

Lông mi.

TIỆP MAO ĐẢO NHẬP

Chứng lông quặm. Nguyên nhân do toét mắt hoặc đau mắt hột điều trị không thích đáng làm
cho lông mi mọc ngược vào trong, phía con ngươi mắt, gây nên triệu chứng chảy nước mắt, sợ
sáng, dặm mắt. Nếu bệnh kéo dài có khả năng làm mắt kéo màng mộng.

TIẾT
1. Tiết lậu, bộc lộ ra. “Đắc nhi tiết chi” [Âm dương nhị thập ngũ nhân, LK] : chỉ có chuyên môn
học thuật mới có thể bày tỏ với người khác.

2. Tuyên tiết. Thường để chỉ tuyên tiết phế khí.

3. (Chứng tiết tả cũng gọi là tiết lợi).

4. Chứng chùng gân (cân hoãn) oản lơi : [gân bị thương thì chừng là tiết, KQ].

5. Nhọt đầu đanh. Nốt nhỏ sưng, nóng đỏ, đau, mọc ở bì phu. Nguyên nhân do nhiệt độc nung
nấu hoặc bên ngoài nhiễm phải tà khí thử nhiệt. Bệnh thường phát sinh ở mùa hè thu, thoạt tiên
nhọt mọc hơi rắn, hình tròn, song có giới hạn, dễ tiêu, dễ vỡ, vài ngày sau gây mủ, mủ thoát ra
ngòi thì khỏi. (Loại viêm nang lông gây mủ cấp tính).

TIẾT DỤC

Hạn chế tình dục, hạn chế lòng tham dục, một điều cần thiết trong pháp dưỡng sinh của thời
xưa.

TIẾT KỶ

1488-1558, đời Minh, Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng Trương Nguyên Tố, Lý Cảo; tác phẩm chủ
yếu là Tiết thị y án, ngoài ra còn viết Nội khoa trích yếu, Nữ khoa toát yếu, ngoại khoa khu
yếu... Rất coi trọng tiên thiên và hậu thiên, đề xướng thuyết kiêm bổ cả tỳ và thận.

TIẾT LỢI
Ỉa phân lỏng loãng, cũng gọi là “đường tiết”.

TIẾT PHONG

Ra nhiều mồ hôi vì thấu lý thưa hở, phong tà xâm nhập vào, thường có kèm theo các triệu
chứng khát nước, đau khắp thân mình, người mệt, sợ rét.

TIẾT TẢ

Bệnh ỉa chảy, nhưng phân biệt ra thì đại tiện lỏng loãng lúc đi lúc không gọi là tiết, đại tiện dốc
xuống như rót nước gọi là tả.

TIẾT TỄ

Phương thuốc, vị thuốc có tác dụng thông lợi, trừ được sự ngưng đọng.

TIẾT VỆ THẤU NHIỆT

Phép tiết vệ thấu nhiệt. Ôn bệnh trong giai đoạn nhiệt tà đã lấn sâu vào khí phận, xuất hiện triệu
chứng mình nóng không ố hàn, tâm phiền khát nước, rêu lưỡi vàng, nhưng biểu phận lại vít
không có mồ hôi, đó là vệ phần vít không thông, phải dùng thuốc tân lương thấu đạt, làm cho
bệnh nhân nhâm nhấp ra mồ hôi, như vậy là tiết vệ, khiến nhiệt tà ở khí phận có thể hướng ra
ngoài biểu mà tiêu tan, như vậy là thấu nhiệt.

Thuốc tân lương để tiết vệ thấu nhiệt thường dùng : phù bình, bạc hà, đạm đậu sị, thuyền y, cúc
hoa, kim ngân hoa, liên kiều, bạch mao căn.

TIỆT NGƯỢC
Trừ hết sốt rét.

TIÊU BẢN

Ngọn và gốc.

TIÊU BẢN ĐỒNG TRỊ

Phép tiêu bản đồng trị. Thí dụ : bệnh lị không ăn uống được là do chính khí hư (bản), hạ lị
không ngừng là do tà khí thịnh (tiêu). Tình huống này cả tiêu và bản đều cần giải quyết ngay,
vừa dùng thuốc giúp đỡ chính khí, vừa dùng thuốc thanh hóa thấp nhiệt, đó tức là tiêu bản đồng
trị.

Trong tiêu bản đồng trị cũng cần phân biệt. Nếu chính khí không hư kém quá, tà khí còn mạnh,
thì trong thuốc giúp đỡ chính khí có thể chỉ dùng ít thôi, mà thuốc thanh hóa thấp nhiệt có thể
dùng nhiều hơn. Nếu chính khí quá hư, tà khí yếu đi, thì thuốc giúp đỡ chính khí cần trọng
dụng, thuốc thanh hóa thấp nhiệt có thể dùng ít đi. Phép trị này đều nhằm mục đích giải quyết
mâu thuẫn trước mắt.

TIÊU BỈ

Phép chữa làm cho tiêu tan các chứng đầy tích.

TIÊU BÍNH CỨU


Phép cứu qua bánh hạt tiêu. Dùng bột hồ tiêu trắng thêm chút bột gạo, vẩy nước trộn đều nặn
thành bánh, giữa miếng bánh lại đặt thêm ít bột đinh hương, nhục quế. Đặt miếng bánh lên
huyệt vị và đốt ngải cứu lên trên, nhằm điều trị chứng viêm khớp dạng thấp mạn tính.

TIÊU CỐC THIỆN CƠ

Một chứng trạng chủ yếu của bệnh tiêu khát (tiêu cốc : đồ ăn tiêu hóa; thiện cơ : chứng dễ đói,
mau đói). Đây là hình dung ăn uống quá khỏe, dễ đói, sau khi ăn chẳng bao lâu đã thấy đói,
thân thể trái lại rất gầy còm. Nguyên nhân di vị hỏa quá thịnh, vị âm hao tổn.

TIÊU ĐÀM

Làm cho hết đàm ngưng đọng, như tiêu đờm để chữa ho suyễn, tiêu đờm để chữa tràng nhạc...

TIÊU ĐẢN

Chứng bệnh ăn nhiều, uống nước nhiều, mà người càng gầy róc, nguyên nhân là vì nhiệt ở trong
đốt mạnh làm tiêu hao tân dịch.

TIÊU ĐẠO

Làm tiêu và đẩy ra ngoài những thứ ngưng đọng ở đường ruột.

TIÊU ĐỘC

Trừ độc.
TIÊU HẠCH

Làm cho hạch tiêu tán đi.

TIÊU KHÁT

Bệnh uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều, mà người gầy róc, có 3 thể bệnh gọi là thượng tiêu, trung
tiêu, hạ tiêu :

1. Thượng tiêu : có triệu chứng chính là : khát uống nước nhiều, miệng nước khô ráo, tiểu tiện
nhiều, lưỡi đỏ, rêu vàng, là chứng thiên về nhiệt, do vị hỏa hoặc tâm hỏa chưng đốt vào phế làm
cho phế dịch bị hao tổn mà sinh ra nếu uống nước vào 1, đi tiểu ra 2, người gầy nhanh, mệt mỏi,
yếu sức, thở ngắn, mạch trầm trì là chứng thiên về hàn, do khí với tân đều suy hao mà sinh ra.

2. Trung tiêu, có triệu chứng chính là : ăn nhiều, chóng đói, người gầy róc, có khi đại tiện bí
kết, tiểu tiện vàng đỏ và đi đái luôn, rêu lưỡi vàng khô, chứng này là do vị hỏa đốt mạnh, tinh
huyết bị tổn thương mà sinh ra.

3. Hạ tiêu, có triệu chứng chính là : đi tiểu luôn, nước tiểu như dầu như mỡ, thường kiêm với
các triệu chứng người nóng nảy, vật vã, miệng khô, khát nước nhiều, lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác
nguyên nhân là do thận âm suy hao không tàng giữ được chất tinh vi dinh dưỡng mà sinh ra,
chứng này nếu như tiểu tiện đi nhiều, sắc mặt đen hãm liệt dương, mạch trầm tế nhược là bệnh
khó chữa.

TIÊU NUNG

Làm tiêu kết mủ ở nhọt.

TIÊU PHÁP
Làm cho tiêu tan dần những khối kết cứng, hoặc những vật chất không tiêu hóa được ứ đọng lại,
ví dụ như tiêu thực, tiêu ứ, tiêu thũng, tiêu tích...

TIÊU SẤU

Người gầy róc dần.

TIÊU THỦY

Làm tiêu hết nước ứ đọng như chữa bệnh phù thũng thì thường phải tiêu thủy.

TIÊU THŨNG

Rút phù.

TIÊU THỰC

Tiêu hóa thức ăn.

TIÊU TRUNG

Chứng trung tiêu, trong bệnh tiêu khát.

TIÊU TRƯỞNG
Tiêu là hao đi, lép đi, trưởng là lấn lên, lớn lên. Tiêu trưởng là 1 vấn đề cơ bản trong học thuyết
âm dương, học thuyết âm dương cho rằng giữa 2 mặt đối lập trong 1 thể thống nhất là luôn luôn
có sự vận động chuyển hóa lẫn nhau, mà trong sự vận động chuyển hóa đó thì luôn luôn xuất
hiện tình trạng bên này tiêu bên kia trưởng, bên này trưởng bên kia tiêu. Ví dụ như khí lạnh với
khí nóng trong 1 năm thì mùa xuân đến mùa hạ, khí nóng cứ lấn lên dần, là thời kỳ dương
trưởng âm tiêu, mùa thu đến mùa đông, khí lạnh cứ lấn lên dần, là thời kỳ âm trưởng dương
tiêu, hoặc như từ ngày hạ chí đến ngày đông chí thì ngày cứ rút ngắn lại, đêm cứ dài dần ra, từ
ngày đông chí đến ngày hạ chí thì ngày cứ dài dần ra đêm cứ rút ngắn lại, đó cũng là 2 mặt âm
dương tiêu trưởng chuyển hóa lẫn nhau...

TIÊU Ứ

Làm hết huyết ứ đọng.

TIỀU TỤY

Ủ rũ, không tươi tỉnh nhanh nhẹn.

TIẾU ÁCH

Cười quá sinh nấc.

TIỂU BỆNH

Bệnh nhẹ.

TIỂU CÂN
Gân nhỏ.

TIỂU CHÂM

Các loại kim châm vào huyệt.

TIỂU CHỈ

Ngón tay út.

TIỂU CHỈ

Ngón chân út.

TIỂU ĐẠI

Tiểu tiện và đại tiện, như nói : tiểu đại bất lợi, là tiểu tiện, đại tiện không thông.

TIỂU ĐỖ

Bụng dưới.

TIỂU ĐỘC

Có độc ít.
TIỂU GIÁP BẢN

Dụng cụ để bó xương gãy đời xưa. Nay cải tiến dùng nẹp tre.

TIỂU KẾT HUNG

Một loại bệnh đàm nhiệt kết ở lồng ngực, có triệu chứng : vùng dạ dày cứng đầy, đè vào đau,
rêu lưỡi vàng nhờn, mạch phù hoạt.

TIỂU KHÊ

Những chỗ hở, hoặc chỗ lõm ở giữa các cơ nhục giáp tiếp nhau, lớn gọi là “cốc” nhỏ gọi là
“khê”.

TIỂU LẠC

Ống dẫn máu lớn thì gọi là mạch, nhỏ gọi là đại lạc, nhỏ hơn gọi là tiểu lạc, nhỏ nữa gọi là tôn
lạc.

TIỂU NGHỊCH

Phạm phải sai lầm nhẹ trong việc chữa bệnh.

TIỂU NHI
Trẻ con từ 5 tuổi trở xuống.

TIỂU NHĨ DƯỢC CHỨNG TRỰC QUYẾT

1114, Tiền Ất (Trọng Dương), đời Tống, Trung Quốc. Gồm 3 quyển. Bàn về chứng bệnh
(quyển thượng), y án (quyển trung) và phương thuốc (quyển hạ) đối với các bệnh của trẻ em. Là
tác phẩm có nhiều sáng kiến trong điều trị nhi khoa.

TIỂU PHÂN

Chỗ cơ thịt nhỏ giáp nhau.

TIỂU PHÚC

Bụng dưới.

TIỂU PHƯƠNG

Có 3 ý nghĩa :

1. Bệnh nhẹ không cần dùng đến phương thuốc mãnh liệt.

2. Bệnh ở thượng tiêu, dùng liều lượng ít.

3. Bệnh không nguy hiểm, dùng thuốc ít vị.


TIỂU PHƯƠNG MẠCH

Khoa chuyên chữa bệnh trẻ con của thời xưa, cũng là khoa nhi hiện nay.

TIỂU SẢN

Đẻ non, có thai chưa được 3 tháng rồi sẩy thai gọi là “trụy thai” được 3 tháng trở lên mới sẩy
thai gọi là “tiểu sản” hoặc “bán sản”, tiểu sản liên tiếp gọi là “hoạt thai”.

TIỂU TÀ

Bệnh tà nhẹ.

TIỂU TÂM

Có 3 cách hiểu khác nhau, có thuyết cho là tâm bào lạc, có thuyết cho là mệnh môn, có thuyết
cho là huyệt cách du là nơi tâm khí thông ra.

TIỂU THIỆT

Lưỡi gà ở cửa họng.

TIỂU THOÁI

Ống chân.
TIỂU THỐI THƯ

Nhọt mọc ở bụng chân. Do vị trí mọc mụn (bên trong hay bên ngoài bụng chân) có các tên gọi
khác nhau. Nhưng đều do tà khí phong hàn, thấp ngưng kết hoặc tình chí uất kết, can tỳ hư yếu,
khí trệ đàm ngưng gây nên.

TIỂU TIỆN

Đái, đi tiểu, nước tiểu.

TIỂU TIỆN LÂM LỊCH

Chứng tiểu tiện nhiều lần, lượng ít, rỏ giọt mãi không dứt. Chứng này có hư, thực khác nhau.

Hư chứng đa số do thận khí không bền, hoặc tỳ thận đều hư gây nên.

Thực chứng đa số do hạ tiêu thấp nhiệt hoặc niệu đạo kết sỏi gây nên.

TIỂU TIỆN BẤT CẤM

Tiểu tiện không tự chủ được.

TIỂU TIỆN BẾ

Bí tiểu tiện.
TIỂU TIỆN LÂM LỊCH

Khó đái, đái ra từng giọt, đái không hết được phải đái nhiều lần.

TIỂU TRƯỜNG

Ruột non, là 1 phủ trong lục phủ có quan hệ biểu lý với tạng tâm, có đường kinh là thủ thái
dương có chức năng tiếp nhận thứ ăn uống ở dạ dày chuyển xuống, biến hóa thành 3 thứ tân
dịch, nước tiểu, phân, rồi vận chuyển ra theo 3 đường khác nhau.

TIỂU TRƯỜNG BỆNH

Bệnh tiểu trường.

TIỂU TRƯỜNG CHỦ THỤ THÌNH

Chức năng của tiểu trường (thụ thình : thừa tiếp đón nhận). Tiểu trường thừa tiếp (đón nhận) đồ
tiêu hóa từ vị đưa xuống và tiêu hóa thêm bước nữa, đồng thời làm luôn nhiệm vụ phân chia
trong đục những đồ ăn uống đã kinh qua tiêu hóa mà có.

TIỂU TRƯỜNG CHƯNG

Chứng nóng sốt thuộc tiểu trường, có hiện tượng môi dưới khô.

TIỂU TRƯỜNG HƯ HÀN


Bệnh biến do hàn tà tổn thương tiểu trường hoặc công năng tiểu trường kém. Biểu hiện lâm
sàng, phần nhiều có cả chứng hậu tỳ hư như bụng dưới đau âm ỉ, ưa xoa bóp, sôi bụng, ỉa chảy,
tiểu tiện vặt và khó đi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn nhược.

TIỂU TRƯỜNG KHÁI

Chứng ho do tiểu trường, có hiện tượng khi ho thì trung tiện.

TIỂU TRƯỜNG KHÍ

Chứng đau từ bụng dưới kéo dằng đến bìu dái, đau ran ra eo lưng.

TIỂU TRƯỜNG SA

Khí độc xâm phạm tiểu trường, làm cho bụng trướng lên mà không đau.

TIỂU TRƯỜNG THƯ

Nhọt phát ở tiểu trường.

TIỂU TRƯỜNG THỰC NHIỆT

Bệnh biến do tà nhiệt nung nấu ở tiểu trường. Biểu hiện chứng trạng tâm phiền, ù tai, họng đau,
miệng lở, tiểu tiện sẻn đỏ và khó đi, tiểu tiện đau buốt hoặc tiểu tiện ra máu, trướng bụng, rêu
lưỡi vàng, mạch hoạt sác. (thường gặp ở các loại viêm nhiễm niệu đạo, viêm xoang miệng).

TIỂU TRƯỜNG TIẾT


Chứng đại tiện ra máu mủ bụng dưới đau, do tiểu trường.

TIỂU TRƯỜNG TRƯỚNG

Bệnh trướng thuộc tiểu trường, bụng dưới đầy trướng, đau ran ra eo lưng.

TIỂU TRƯỜNG TUYỆT

Khí của tiểu trường hết, có triệu chứng là : tóc dựng đứng, chân tay không co duỗi được, mồ hôi
ra không cầm được.

TIỂU TRƯỜNG UNG

Nhọt mọc ở tiểu trường chỗ huyệt quan nguyên trướng đau không cho đè vào.

TÍN CỐT

Xương thóp thở.

TÍN ĐIỀN

Thóp thở phồng lên.

TÍN HÃM
Thóp thở lõm xuống.

TÍN MÔN

Thóp thở.

TINH

Tinh, vật chất cơ bản cấu tạo nên thân thể và duy trì hoạt động của sinh mệnh. Phần tạo thành
cơ thể gọi là tinh của sinh thực hoặc tinh của tiên thiên. Phần tất yếu để duy trì hoạt động của
sinh mệnh gọi là tinh của thủy cốc hoặc tinh của hậu thiên. Tinh của tiên thiên là vật chất cơ sở
của nòi giống nối tiếp. Tinh của hậu thiên do đồ ăn uống hóa sinh không ngừng từ ngoài đưa
vào và để duy trì hoạt động của sinh mạng, là vật chất trao đổi hàng ngày. Khi bình thường, tinh
khí của tạng phủ đầy đủ thì chứa ở thận, khi cơ năng sinh thực phát dục đầy đủ thì có thể biến
thành tinh của sinh dục. Tinh khí không ngừng tiêu hao và cũng không ngừng được tinh của
thủy cốc tư dưỡng bổ sung. Tinh là cơ sở của sinh mạng. Tinh đủ thì sinh mạng khỏe, cơ thể
thích ứng với biến hóa của ngoại cảnh mà ít hoặc không bị bệnh. Tinh hư thời sinh mệnh giảm
đi, cơ năng thích ứng và sức chống bệnh cũng bị giảm sút.

TINH BẤT TÚC GIẢ BỔ CHI DĨ VỊ

Phương hướng điều trị. Xuất xứ từ [Âm dương ứng tượng đại luận, TV]. Tinh bất túc chỉ tinh
tủy cơ thể suy hư, nên bổ bằng vị hậu khiến cho tinh tủy đầy đủ dầ; vị hậu, chỉ những thực
phẩm thực vật và động vật có giàu chất dinh dưỡng cũng là chỉ các vị thuốc có vị hậu thư thục
địa, nhục thung dung, lộc giác giao...

TINH CỰC

Tinh suy hao đến cực độ, có hiện tượng người khô gầy, nóng hâm hấp, thiếu khí lực, mắt mờ,
tai không tỏ, đứng lâu không vững, da ngứa, phải gãi, thành lở ngoài da.
TINH DỊCH

Tinh dịch của nam giới.

Tinh hoa

Sự biểu hiện ra ngoài của tinh khí ở trong.

TINH HUYẾT

Vật chất cơ bản để nuôi dưỡng và làm nên mỗi hoạt động cơ năng của nội tạng và cơ thể.

Tinh khí

Nói chung về các thứ vật chất cần thiết để duy trì sự hoạt động sống của thân thể, gồm 3 thành
phần họp lại, khí trời (hơi thở) khí đất (thức ăn uống) khí người (khí bẩm sinh) do hoạt động
của nội tạng mà biến hóa thành.

TINH KHÍ BỊ ĐOẠT THÌ HƯ

Một loại hư chứng. Tinh khí là chính khí của cơ thể (đoạt : hao tổn). Do tinh khí bị hao tổn quá
mức mà xuất hiện hư chứng như ốm nặng lâu ngày, tinh khí tiêu hao, hoặc ra nhiều mồ hôi, mất
máu quá nhiều tổn thương dương khí hoặc âm dịch, đều dẫn đến chính khí hư nhược, cơ năng
suy giảm. Biểu hiện ở các chứng trạng : mặt trắng, môi nhợt, tinh thần mệt mỏi, hồi hộp đoản
hơi, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, mạch tế nhược vô lực.
TINH KHIẾU

Ống dẫn tinh ra.

TINH LẠNH

Tinh lạnh do tinh trùng chết nhiều.

Tinh minh

1. Tính sáng của mắt.

2. Sự tinh anh minh mẫn, như nói “đầu là nơi chứa tinh minh”.

TINH MINH CHI PHỦ

Đầu. Tinh khí của 5 tạng sáu phủ đều lên hội ở vùng đầu mặt, nhất là ở con ngươi mắt. Quan sát
bề ngoài có thể thấy được vẻ tươi sáng và thần thái, có thể phản ánh được tình huống cơ năng
của tạng phủ. Cho nên gọi đầu là tinh minh chi phủ [Mạch yếu tinh vi luận, TV].

TINH THẦN

Phần tinh thần của thân thể.

TINH THOÁT
Tinh tiết ra nhiều.

TINH TRẤP

Nước dịch tinh túy, như nước mật cũng là tinh trấp.

TINH TRỌC

Không giao hợp mà thỉnh thoảng cứ tiết thứ tinh cắn đục.

TINH CHÂU

Tròng đen mắt.

TÌNH MINH

1. Khoé trong mắt.

2. Huyệt tình minh.

TÍNH BỆNH

Trong bệnh thương hàn khi triệu chứng của 1 kinh này chưa hết đã xuất hiện triệu chứng của 1
kinh khác, gọi là tính bệnh, như tính bệnh thái dương thiếu dương...

TÍNH NĂNG
Tác dụng của dược vật. Bao quát các khái niệm : tứ khí, ngũ vị, thăng, giáng, phù, trầm.

TÍNH NGUYỆT

Hành kinh 2 tháng 1 lần.

TÌNH XÚ KHÍ

Mùi hôi thối đặc biệt khi bài tiết đại tiện, ở các chứng đàm dịch, bạch đái...

TỈNH HUYỆT

Huyệt tỉnh, huyệt mà khí của các đường kinh bắt đầu đi ra, ở vào đầu ngón chân 1 ngón tay.
Mỗi đường kinh chính có 1 huyệt tỉnh, kinh phế : Thiếu thương, kinh tâm bào : Trung xung,
kinh tâm : Thiếu xung, kinh tỳ : Ẩn bạch, kinh can : Đại đôn, kinh thận : Dũng tuyền, kinh đại
trường : Thương dương, kinh tam tiêu : Quan xung, kinh tiểu trường : Thiếu trạch, kinh vị : Lệ
đoài, kinh đởm : Khiếu âm, kinh bàng quang : Chí âm.

TỈNH KIM

Huyệt tỉnh của kinh dương thuộc hành kim.

TỈNH MỘC

Huyệt tỉnh của kinh âm thuộc hành mộc.


TỈNH TỲ

Kích thích sự vận hóa của tỳ.

TĨNH PHỦ

Bàng quang.

TĨNH MẠCH

Tĩnh mạch.

TĨNH TÂM

Trong tâm yên tĩnh, chỉ chú ý vào 1 vấn đề, không nghĩ sang vấn đề gì khác, như nói : thầy
thuốc khi xem mạch phải tĩnh tâm.

TĨNH THUẬN

Danh từ trong vận khí học, nói về năm thủy vận mà khí bình hòa, không thái quá, không bất
cập.

TĨNH TỨC

Một cách thở nhỏ nhẹ trong khi luyện khí công.
TỎA PHÍ

Rôm sẩy.

TỎA SẢN

1. Nan sản.

2. Tình trạng đẻ khó. Do sản phụ dùng sức quá sớm, quá mệt, gò người vào chăn nệm rất lâu mà
vẫn chưa đẻ.

TỌA CỐT

Xương hông.

TỌA DƯỢC

Thuốc đặt vào âm đạo hoặc hậu môn.

TỌA MÃ UNG

Nhọt mọc ở dưới xương cụt.

TỌA SẢN

Khó đẻ, vì rặn quá sớm.


TỎA ĐỖ

Đại tiện bí kết ở trẻ con.

TỎA GIANG TRĨ

Bệnh trĩ hậu môn hẹp khó đi đại tiện.

TỎA HẦU PHONG

Họng sưng to, khí vướng tắc không thông, nhiều đờm mà suyễn.

TỎA KHẨU ĐINH

Đinh nhọt mọc ở mép phát triển rất nhanh, nặng thì không mở được miệng.

TỎA THƯƠNG

Bị đè, bị kẹp, không sầy da, chảy máu, chạm thường.

TOAN CAM HÓA ÂM

Phép toan cam hóa âm. Phép chữa phối hợp vị chua, vị ngọt dùng chung nhằm bổ ích âm phận.
Người bệnh đêm hay mất ngủ, hay mê, chóng quên, miệng lưỡi phá lở, chất lưỡi đỏ, mạch tế
sác. Cho uống toan tảo nhân, ngũ vị, bạch thược,sinh địa, mạch đông, bách hợp... bởi vì người
bệnh tâm âm hư thì tâm dương can; tâm dương can thì thì tâm âm càng hư, cho nên phép chữa
này lấy vị chua như táo nhân, ngũ vị từ để liễm âm; lấy vị ngọt tính lạnh như sinh địa, mạch
đông, bách hợp để tư âm. Một đằng liễm, một đằng tư âm, âm càng ngày càng trưởng, dương
càng ngày càng tiêu, đưa đến chỗ âm và dương đều điều hòa. Hóa âm tức là liễm âm và tư âmd
dùng một lúc theo cái ý âm ngày càng trưởng.

TOAN HÀM VÔ THĂNG, CAM TÂN VÔ GIÁNG

Tính chất của dược vật. Thuốc có vị chua, vị mặn hướng vào trong, hướng xuống dưới, không
có xu hướng thăng.

Thuốc có vị ngọt, vị cay hướng ra ngoài, hướng ra biểu để phát tán, không có xu hướng giáng.

Tuy nhiên không hẳn là tuyệt đối. Thí dụ : tô tử vị cay tính ấm, trầm hương vị cay hơi ấm, nếu
theo tính vị nói ở trên thì nên thăng; chẳng qua vì nặng nên lại có xu hướng giáng.

TOAN KHỔ DŨNG TIẾT VI ÂM

Tính chất của dược vật, (dũng : thể; tiết : tả). Những vị thuốc có vị chua, vị đắng vừa có thể làm
tả hạ, tính chất của chúng thuộc về âm. Thí dụ : đởm phàn vị chua (toan); qua đế vị đắng (khổ)
có tác dụng làm cho mửa; đại hoàng vị đắng có tác dụng tả hạ.

TOAN THỐNG

Đau ê ẩm, đau nhừ.

TOAN NHA CAM


Bệnh răng trẻ con, lợi răng lủng thịt, chân răng lồi ra, đau nhức như dùi đâm.

TOÁT KHẨU

1 thứ bệnh trẻ con, có triệu chứng : lưỡi cứng, môi xanh, mặt mũi đỏ, thở suyễn miệng chúm,
khó nuốt, khóc không ra tiếng.

TOÁT KHÔNG

Hiện tượng người bệnh đang nằm mê, 2 tay đưa lên trên không như đang bắt chuồn chuồn.

TÒNG

1. Thường, bình thường. “Ấy là sự trái nhau của âm dương, sự nghịch tòng của bệnh” [Âm
dương ứng tượng đại luận, TV]. Sự nghịch tòng của bệnh : sự biến hóa của bệnh khác thường
hay bình thường.

2. Thuận theo. “Nặng hơn thì theo (tòng)” [Chí chân yếu đại luận, TV] : bệnh nặng thì thuận
theo bệnh khí mà điều trị.

3. Theo, đón. “Theo phong mà tăng phong” : đón phong tà mà cảm nhiễm bệnh.

4. Thung dung, dung dị, bình thường. Ở đây chủ yếu nói phép chữa bệnh phải tuân theo phép
tắc, giữ cho đạt mức ung dung.

TÒNG NGOẠI TRẮC NỘI


Phép tòng ngoại trắc nội (dựa vào bên ngoài, suy xét bên trong). Dựa vào luận cứ “hữu trư nội,
tất hình trư ngoại” và qua những thể chứng hoặc chứng trạng phản ánh ở ngoài thể biểu, để suy
đoán bệnh biến phát sinh từ bên trong cơ thể.

TÒNG TRỊ

Phép chữa dùng 1 ít thuốc có tính phù hợp với tính của bệnh, để thuốc uống vào khỏi bị nôn ra,
ví dụ như bệnh cực nhiệt thì phải uống thuốc có tính cực hàn để chữa, nhưng thuốc với bệnh
chống cự nhau, nên thuốc uống vào thường bị nôn ra, vì thế trong đơn thuốc cực hàn đó phải
gia vào 1 vài vị có tính nhiệt, làm cho thuốc với bệnh khỏi chống cự nhau, thì mới khỏi bị nôn
ra. Bệnh cực hàn cũng vậy. Trường hợp thuốc có tính nhiệt để cho nguội rồi mới uống, thuốc có
tính hàn cho uống khi thuốc còn nóng, cũng là thuộc ở trong phép tòng trị.

TÔI THÍCH

Một cách châm dùng kim hơ lửa cho nóng rồi mới châm vào huyệt.

TÔN LẠC

Đường lạc nhỏ.

TÔN TƯ MẠO

581-682, đời Đường, Trung Quốc. Biên soạn Thiên kim yếu phương và Thiên kim dực phương,
trình bày các tạp chứng trong phạm vi hàn, nhiệt, hư, thực của tạng phủ, đề ra quy tắc lập
phương và dùng thuốc, đồng thời vạch ra mô hình phân khoa như nội, ngoại, phụ nhi, ngũ quan,
châm cứu và doanh dưỡng trên cơ sở tiếp thu các tác phẩm Nội kinh, Nạn kinh, Thương hàn
luận, Giáp Ất kinh và Thần nông bản thảo kinh.
TÔNG CÂN

1- Chỗ hội họp của các đường kinh Cân của tam âm và tam dương, toàn bộ hệ thống gân, ở
vùng tiền âm phía trên dưới xương mu, chủ việc giằng giữ xương và lưu lợi các khớp.

2- Cơ quan sinh dục của nam giới.

TÔNG CÂN CHI HỘI

1. Nơi gặp nhau của các múi cơ, cũng tức là đường tuần hành kinh lạc của âm kinh và dương
kinh nằm trên các khớp xương lớn như hông gối...

2. Cơ quan sinh dục của nam giới.

TÔNG KHÍ

Thứ khí từ đồ ăn uống hóa sinh, cùng với khí hơi thở, kết hợp với nhau chứa lại ở lồng ngực, có
2 công năng :

1. Đi ra họng thở để thở, nói.

2. Thấu vào tâm mạch để vận hành khí huyết.

TÔNG KHÍ TIẾT


Bệnh trạng tông khí tiết ra ngoài. Biểu hiện triệu chứng : suyễn thở, huyệt hư lý (mạch đập ở
mỏm tim) đập thái quá, sờ qua áo đã thấy động, thường kèm cả chứng đàm ứ hoặc tâm dương
bất túc, gặp trong các bệnh thuộc chức năng của tạng tâm.

TÔNG MẠCH

1. Chỗ tụ họp của nhiều kinh mạch như nói “mắt là chỗ tụ hội của tông mạch, tinh khí của ngũ
tạng lục phủ thông qua tông mạch mà dồn lên mắt, thì mắt mới làm hết được mọi công năng”.

2. Đường mạch lớn của kinh phế, như nói chỗ trăm mạch đều dồn về, gọi là tông mạch.

TỐNG CỬU KHOA

9 phân khoa y học đời Tống. Thái y học đời Tống chia y học làm 9 khoa : đại phương mạch,
phong khoa, tiểu phương mạch, nhọt sưng và ngã gãy, nhãn khoa, sản khoa, răng miệng và yết
hầu khoa, châm và cứu khoa.

TỐNG PHỤC

Cách uống thuốc viên chiêu bằng nước nóng. Nói chung khi uống thuốc viên nên chiêu bằng
nước nóng (đun chín). Thuốc có tính lạnh, thang bằng nước gừng tươi, thuốc viên thanh nhiệt,
thang bằng nước sắc bạc hà; thuốc thanh đầu mắt, thang bằng nước chè loãng, thuốc tư bổ hoặc
thuốc điều hòa thuốc mạnh, thuốc bổ thận đều thang bằng nước chuối nhạt; thuốc khư đàm hoạt
huyết, thang bằng rượu... nhằm giúp sức cho thuốc phát huy hiệu quả.

TRA PHONG

Trứng cá.
TRÁ TẬT

Không có bệnh, mà giả vờ làm như có bệnh.

TRÁ TAI

Bệnh quai bị.

TRẠCH QUÁCH

Vùng dưới khoé mắt ngoài.

TRÁNG DƯƠNG

Làm cho dương mạnh lên.

TRÁNG HỎA

Ôn độ tăng cao làm cho khí dương hóa thành nhiệt, gây nên những tác hại của nhiệt như : đốt
khô âm dịch, nóng bốc...

TRÁNG HỎA THỰC KHÍ

Hiện tượng bệnh lý. Nuôi dưỡng nội tạng trong cơ thể, đầy đủ dương khí cơ bắp ở bên ngoài là
do cái hỏa của sinh lý (thiếu hỏa).
Nếu dương khí quá mạnh, hỏa nhiệt từ trong sinh ra, thì thành hỏa của bệnh lý (tráng hỏa). Cái
hỏa cang thịnh này có thể làm tăng sự tiêu hao vật chất, làm cho thương âm háo khí, gọi là tráng
hỏa thực khí (thực : hao tổn, tan vỡ)

TRÁNG NHIỆT

Nóng bốc dữ, sốt cao độ.

TRÁNG SỐ

Số mồi ngải đốt khi cứu.

TRÁNG THỦY CHI CHỦ DĨ CHẾ DƯƠNG QUAN

Phương hướng điều trị. Xuất xứ từ câu “các bệnh do hàn mà phát nhiệt thì chữa ở âm” (chư hàn
chi nhi nhiệt giả thủ chi âm, Vương Băng) về sau người ta gọi gọn là “tráng thủy chế âm”, “tư
thủy chế hỏa”, “tư âm hàm dương”, có ý như vận dụng phép tư âm tráng thủy để ức chế dương
quang hỏa thịnh. Thí dụ khi dùng thuốc hàn lương để chữa chứng nhiệt không kết quả, như vậy
chứng nhiệt đó là có tính chất âm hư dương cang, thuộc thận âm hư, nên tư thận âm, chữa chân
thủy của tạng thận. Thí dụ khác : thận âm bất túc, hư hỏa bốc lên có chứng đầu choáng mắt hoa,
mỏi lưng mềm gối, họng khô, xương nóng âm ỉ mà đau; điều trị bằng Lục vị địa hoàng hoàn
(thục địa hoàng, sơn thù, sơn dược, trạch tả, phục linh, đan bì).

TRÀO NHIỆT

Hàng ngày cơn sốt phát rs đúng lúc như nước thủy triều.
TRẠO HUYỄN

Chóng mặt, choáng váng, xây xẩm như người say sóng.

TRẢO GIÁP

Móng tay, móng chân.

TRĂM BỆNH SINH RA BỞI KHÍ

Nguyên nhân gây bệnh [Cử thống luận, TV] : Giận thì khí bốc lên, mừng thì khí hoãn, buồn thì
khí tiêu, sợ thì khí hạ, lạnh thì khí thu, nhiệt thì khí tiết, hãi thì khí rối loạn, mệt thì khí tiêu hao,
nghi thì khí kết... Nói lên phần lớn nguyên nhân gây bệnh đều ảnh hưởng tới hoạt động của khí
khiến cho công năng của tạng phủ không điều hòa mà gây bệnh.

TRẮC NGỌA

Nằm nghiêng.

TRẦM HÀN

Hàn tà đã đóng lâu vào một chỗ sâu trong thân thể.

TRẦM HẬU
Trong phép xem mạch có 3 mức độ đặt tay, đặt nhẹ tay ở tầng ngoài là phù hậu, ấn nặng tay
xuống tầm trung bình là trung hậu, ấn nặng tay xuống tầng sâu hơn là trầm hậu, trầm hậu để
xem tình hình ở ngũ tạng.

TRẦM KHA

Bệnh nặng khó chữa.

TRẦM MẠCH

Mạch trầm, mạch đi chìm ở phần trong đặt nhẹ tay không thấy, ấn nặng tay vào sâu mới thấy,
mạch trầm, chủ bệnh ở phần lý.

TRẦM QUYẾT

Quyết lạnh nghiêm trọng.

TRẨM CỐT

Xương trẩm, ở phía sau đỉnh đầu.

TRẤN KINH

Chặn không cho vơn co giật phát ra.

TRẤN TÂM
Trấn tĩnh tâm thần.

TRẤN THỐNG DƯỢC

Thuốc dịu đau.

TRẦN TU VIÊN

1753-1826, đời Thanh, Trung Quốc. Biên soạn rất nhiều, như Y học tam tự kinh, 8 quyển, Thời
phương diệu dụng, 8 quyển. Thập dược thần thư chú giải, Thời phương ca quát, 2 quyển. Linh
tố tập chú tiết yếu, 12 quyển...

TRẦN TỰ MINH

1190-1270, đời Tống, Trung Quốc. Tiếp thu Kim quĩ, Thiên kim phương và Sản dục bảo khánh
tập, biên soạn Phụ nhân đại toàn lương phương và Ngoại khoa tinh yếu, tổng kết có hệ thống
bệnh tật phụ khoa, ông cho rằng can, tỳ tổn thương là bệnh cơ chủ yếu gây nên các bệnh về kinh
nguyệt, nêu ra biện pháp điều trị toàn diện về bệnh nhân, bệnh cơ, chẩn đoán đối với bệnh ung
thư, đề xuất cách chữa bên ngoài nhằm tiết khí, cách chữa bên trong để ổn định tạng phủ. Đó là
hai trị pháp lớn trong ngoại khoa.

TRẬN THỐNG

Đau từng cơn.

TRẬP TRẬP
Mồ hôi ra dâm dấp.

TRẤT TẮC

Nghẹn tắc lại, không lưu thông được.

TRẤT TỨC

Ngạt thở.

TRỆ CHÂM

Kim bị mút chặt, khi châm kim vào huyệt kim bị mút chặt lại, khó vê, khó đâm vào, khó rút ra.

TRỆ DI

Trẻ con chảy nước bọt, nước dãi ướt hết cả cằm.

TRỆ HẠ

Bệnh kiết lỵ.

TRỆ KHÍ

Khí sắc ở mặt mờ tối không tươi sáng.


TRI THÙ BỆNH

Cổ trướng, bụng to chân tay gầy róc, giống như con nhện.

TRÌ MẠCH

Mạch trì, mạch đập chậm, một phút mạch đập dưới 60 lần, chủ về bệnh hàn.

TRỊ PHÁP

Phương pháp chữa bệnh.

TRỊ TẮC

Nguyên tắc chữa bệnh, khi vận dụng các phương pháp chữa bệnh phải căn cứ vào những
nguyên tắc nhất định.

TRỊ THẦN

Giữ cho tinh thần được yên định, không bị rối loạn.

TRĨ

Bệnh trĩ. Phát sinh ở bên ngoài giang môn. Phần nhiều bệnh nhân vốn ứ tích thấp nhiệt trong cơ
thể, ăn đồ cay nóng quá độ, hoặc do ngồi lâu huyết mạch không lưu hành hoặc thường táo bón,
phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn quá mức, hoặc nguyên nhân bị lị kéo dài đến nỗi trọc khí ứ huyết
khư trú ở giang môn gây nên. Triệu chứng : bờ ruột lòi ra ngoài, vừa đau vừa chảy máu, dùng
tay ấn lên có thể phân biệt được dạng nội trĩ, ngoại trĩ hay dạng nội ngoại trĩ.

TRĨ ÂM

Âm khí còn non, khí âm của trẻ em đang ở thời kỳ phát triển chưa được hoàn chỉnh.

TRĨ LẬU

Trĩ có lỗ rò.

TRĨ SANG

Mụn trĩ.

TRÍCH DƯỢC

Thuốc rỏ.

TRÍCH HUYẾT

Giọt máu.

TRIỀN HẦU PHONG


Chứng bệnh họng sưng to đau đến sau gáy, trong họng có sợi máu chằng chit, vừa tê vừa ngứa,
có tiếng đờm kéo cưa, người phát sốt rét, lòng bàn tay nóng ran, móng tay tái xanh.

TRIỀN NHĨ

Tai trẻ em thường chảy ra mủ trắng.

TRIỀN THIỆT HẦU PHONG

Cuống lưỡi săn cứng, 2 bên lở loét.

TRIỆT Y

Một cách châm vào các huyệt của kinh dương, có tác dụng bổ chính khí trừ hết tà khí.

TRIỀN YÊU XÀ ĐAN

Bệnh danh. Ở vùng lưng sườn, mọc những nốt mọng nước, sắc đỏ, giống như con rắn. Bệnh
phát về mùa xuân thu, phát đột ngột, đầu tiên người bệnh đau nhói, kèm theo sốt nhẹ, mỏi mệt,
phần nhiều phát 1 phía, hay gặp nhất ở vùng lưng sườn, vùng ngực và đầu cũng mọc nhưng rất
ít; khi phát bệnh, nơi đau nổi nốt to bằng hạt đỗ xanh, mọng nước, nối tiếp như chuỗi hạt, lúc
đầu nốt mọc nước sáng bóng, sau chuyển thành đục. Nguyên nhân do phong hỏa ở 2 kinh tâm
và can hoặc thấp nhiệt ở 2 kinh tỳ phế.

TRIỀU NHIỆT

Bệnh chứng. Phát sốt từng cơn có định kỳ, mỗi ngày cứ vào giờ nhất định là thể ôn tăng cao, đa
số xuất hiện về xế chiều. Có 3 nguyên nhân gây nên trào nhiệt :
a/ Do âm dịch trong cơ thể không đủ, hàng ngày cứ tối đến là phát sốt, ra mồ hôi trộm, gọi là
âm hư trào nhiệt.

b/ Do dương khí bị thấp tà lấn át, gây nên phát sốt về chiều, gọi là thấp ôn trào nhiệt.

c/ Do nhiệt tà kết ở ruột, cứ chiều đến cũng phát sốt, gọi là nhật bộ trào nhiệt.

Ngoài ra, ôn bệnh trong giai đoạn truyền đến doanh phần hoặc huyết phần, phát sốt, thường cứ
tăng cao dần về buổi chiều, loại sốt này không còn gọi là trào nhiệt, mà gọi là nhiệt vào doanh
phần hoặc nhiệt vào huyết phần.

TRỊ

1. Quản lý, điều tiết, chủ quản. “Thận trị vu lý” [Thích cấm luận, TV], “Tỳ giả, thổ dã. Trị trung
ương” [Thái âm Dương minh luận, TV].

2. Bình thường, chính thường, “Trường tắc khí trị” [Mạch yếu tinh vi luận, TV] (trường : tên
mạch; khí trị : khí bình thường điều hòa, đại biểu trạng thái vô bệnh).

3. Ổn định, tập trung, chuyên nhất. “Phàm thích chi chân, tất tiên trị thần” [Bảo mệnh toàn hình
luận, TV] : ý nói yếu lĩnh mấu chốt của châm thích trước hết là phải chuyên nhất tinh thần
không rối loạn, nếu ý hay chí tán loạn thì không chữa được.

TRỊ BỆNH TẤT CẦU VU BẢN

Phương hướng điều trị. Khi chữa bệnh, phải truy tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh đó, cũng
là việc thăm dò thiên thắng thiên suy của âm, dương. Thí dụ : người bệnh đau đầu chóng mặt,
chân tay tê dại, cơ bắp máy động, hư phiền, đêm ngủ không yên, mặt đỏ bừng, miệng khô, chất
lưỡi đỏ, mạch huyền mà tế, đó là can âm bất túc, can dương thượng can, nên tư âm tiềm dương,
dưỡng huyết nhu can, cho uống sinh địa, bạch thược, đương qui, hà thủ ô, cúc hoa, mẫu lệ, chân
châu mẫu... Lại như đồ ăn không tiêu hóa, nôn mửa ra nước trong, ỉa chảy toàn nước, lưỡi nhạt,
rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế đó là tỳ vị dương hư, nên làm ấm phần dương của tỳ, áp dụng phép
ôn trung tán hàn.

TRỊ CẦU KỲ THUỘC

Nguyên lý chẩn trị. “Cầu kỳ thuộc dã” [TV] (thuộc : mối liên hệ giữa chứng hậu và phép chữa).
Phân biệt một loạt chứng trạng của bệnh nhân xem nó thuộc chứng hậu của tạng nào, qua đó
xác định phép chữa. Thí dụ : người bệnh sợ lạnh, chân tay mát, lưng mỏi đau, dương nuy tảo
tiết, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch trầm tế. Cho uống các loại thuốc ôn nhiệt không kết quả, qua
phân tích biết đó là thận dương hư, phải dùng phép chữa ôn bổ thận dương.

TRỊ PHONG HÓA ĐÀM

Phép trị. Do phong đàm dẫn đến triệu chứng đau đầu chóng mặt có lúc choáng váng, mắt tối
sầm, rêu lưỡi trắng nhuận. Cho uống các vị thuốc như Thiên ma, câu đằng, bán hạ, phục linh,
quất hồng, cam thảo,...

TRỊ TƯỚC

Kỹ thuật chọn lọc loại bỏ tạp chất trong dược liệu. Thường là cạo vỏ, bỏ lõi, cắt bỏ mấu, rây
nhỏ lấy bột từng cỡ nhất định, sàng, sảy bỏ đất bám vào dược liệu, hoặc thái miếng, đập vụn bỏ
vào thang thuốc dạng sắc,... Bao gồm 9 phương pháp thao tác khác nhau... và trong mỗi phương
pháp này cũng còn phân làm nhiều cách không giống nhau.

TRỊ VỊ BỆNH
1. Dự phòng. [Thích pháp luận, TV] : có phép dùng thuốc để dự phòng dịch bệnh.

2. Chữa bệnh sớm. Thầy thuốc đời xưa nói trúng phong có dấu hiệu báo trước (tiên triệu) như
hoa mắt chóng mặt, ngón tay cái và ngón tay trỏ tê dại hoặc cơ mắt miệng tự nhiên máy động,
qua thời gian ngắn có khả năng thành bệnh trúng phong, nên dùng thuốc dự phòng trước đề
phòng trúng phong đột ngột.

3. Nắm vững xu thế phát triển của bệnh tật. Bệnh ở một tạng trong 5 tạng, xem xu hướng của
nó, có thể biết sẽ ảnh hưởng tới 1 tạng nào khác. Thí dụ : chứng can uất kết, ngăn chặn bệnh can
truyền sang tỳ, có thể dùng phép chữa kiện tỳ, nhưng phải dùng chung với thuốc chữa bệnh
can...

TRIỆU HIẾN KHẢ

1687-?, đời Minh. Chịu ảnh hưởng Tiết Lập Trai, ông biên soạn bộ Y Quán 6 quyển, đặc biệt
phát huy học thuyết mệnh môn, cho rằng vai trò chủ yếu trong cơ thể không phải là tâm mà là
mệnh môn; hỏa ở mệnh môn là hỏa vô hình, có liên hệ chặt chẽ tới sinh mệnh.

TRỊNH THANH

Hiện tượng nói mê, nhưng chỉ nói lẩm bẩm nhỏ tiếng, và lặp đi lặp lại một chuyện.

TRỌC ÂM

Chất nặng chìm xuống, từ ngữ đối lập với “thanh dương” thanh dương là khí, nhẹ, bốc lên, trọc
âm là chất nặng, chìm xuống.

TRỌC ẨM
Nước đọng ở trong dạ dày.

TRỌC DƯỢC KHINH ĐẦU

Phép uống thuốc. Thang thuốc có những vị nồng hậu, chỉ đun sôi vài lần là rót ra cho uống ngay
gọi là trọc dược khinh đầu.

Thang thuốc để uống lúc nguội gọi là ẩm (như Hương nhu ẩm).

Thuốc sắc xong uống lúc nào cũng được gọi là ẩm tử.

TRỌC KHÍ

1. Chỉ về các chất dinh dưỡng được sinh ra từ thức ăn uống, như nói : “ẩm thực nhập vị, trọc khí
quy tâm” (thức ăn uống vào dạ dày, thì trọc khí đi vào tâm).

2. Khí uế trọc của cơ thể cần phải đưa ra ngoài.

TRỌC KHÍ QUY TÂM

Sự tuần hoàn máu đen về tim. Máu đen qua hồi huyết quản được sự biến hóa của đại khí và các
chất tinh vi của thủy cốc để trở lại thành huyết tốt, dinh dưỡng toàn thân.

TRỌC TÀ
Tà khí nặng đục, chỉ về thấp tà.

TRỌC TÀ HẠI THANH

Hiện tượng bệnh lý, (trọc : tà khí thấp trọc; thanh : dương khí trong trẻo nhẹ nhàng thông lên
các khiếu ở đầu, mặt như tai, mắt, miệng, mũi...). Thấp là tà khí nặng đục, kết hợp với nhiệt tà,
thấp và nhiệt nung nấu đưa lên trên, dương khí trong trẻo nhẹ nhàng bị lấn át đến nỗi các khiếu
bị vít tắc. Xuất hiện các triệu chứng thần thức mê man, tai điếc, mũi tắc...

TRỌC THẾ

Nước mũi đặc.

TRỌNG ÁN

Ấn nặng tay xuống khi xem mạch.

TRỌNG BỆNH

Bệnh nặng.

TRỌNG CẢM

Loại bệnh cảm nhiễm 2 bệnh tà cùng 1 lúc. Như tạng phủ vốn có tích nhiệt ở -gg lại bị cảm
phong hàn, xuất hiện chứng hậu cả biểu và lý đồng thời mắc bệnh.

TRỌNG ĐÔNG TÝ
Bệnh đau tê ở đường kinh cân thái âm tay, nặng thì có thêm các triệu chứng thở gấp, nôn ra
huyết, tức sườn.

TRỌNG HẠ TÝ

Bệnh đau tê ở đường kinh cân thái dương tay, đau nhiều ở dưới nách quanh lên vùng bả vai và
cổ, tai ù mà đau, mắt mờ.

TRỌNG PHƯƠNG

Phương hướng điều trị. [TV] : trước hết dùng cơ phương, khi bệnh không lui, lại dùng ngẫu
phương để điều trị tiếp.

TRỌNG TỄ

Phương thuốc gồm những thuốc có chất nặng có tác dụng đè xuống chặn lại, như dùng những vị
Từ thạch, Chu sa, Thạch quyết minh, Long cốt, Mậu lệ, chữa các chứng tâm thần cuồng loạn,
hoảng hốt, hay quên...

TRỌNG THÍNH

Nặng tai, nghe không rõ.

TRỌNG THU TÝ
Bệnh đau tê ở đường kinh cân thái âm chân, đau bắt đầu từ ngón chân cái lên ống chân, đầu gối,
đùi, âm bộ rồi đến rốn, đến 2 bên sườn, đến ngực và sau xương sống.

TRỌNG TRẤN

Thuốc có chất nặng, dùng để trấn tĩnh tinh thần, hết hoảng loạn, khỏi co giật .

TRỌNG TRẤN AN THẦN

Sử dụng dược vật thuộc loại khoáng sản và mai vỏ động vật có tác dụng trấn an tâm thần và
chất nặng. Thích dụng với các chứng điên cuồng, phiền táo, hồi hộp, mất ngủ như từ thạch, chu
sa, long cốt, mẫu lệ, trân châu... Loại dược vật này chỉ có thể trấn tĩnh an thần, có tác dụng chữa
ngọn bệnh. Cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể để cùng dùng với các thuốc chữa gốc bệnh (như các
phép thanh nhiệt, hóa đàm, tư âm, bổ huyết) mới đạt được mục đích chữa cả ngọn (tiêu) và gốc
(bản).

TRỌNG XUÂN TÝ

Bệnh đau tê ở đường kinh cân thái dương chân, đau bắt đầu từ ngón chân út, rồi đau đến các
vùng mắt cá ngoài, gót chân, kheo chân, đau đùi mông, sống lưng, gáy, vai, nách có khi sưng
đau ở ngón tayút, gân cổ kéo căng, vai không cử động được.

TRỢ DƯƠNG

Phù trợ khí dương.

TRỢ DƯƠNG GIẢI BIỂU


Phép trợ dương giải biểu. Tổ chức từ thuốc trợ dương hợp với thuốc giải biểu chữa người
dương khí hư bị chứng ngoại cảm, có chứng trạng đau đầu, sợ lạnh nhiều, sợ nóng ít, không mồ
hôi, chân tay không ấm, thích đắp chăn, hay ngủ, tinh thần mỏi mệt, mặt nhợt, tiếng nói thấp,
mạch trầm vô lực, rêu lưỡi nhợt trắng. Cho uống Tái tạo tán (kỳ, sâm, quế, thảo, phụ, tế tân,
thược, táo).

TRÙ NUNG

Mủ đặc.

TRÚ ĐỀ

Trẻ con hay khóc ban ngày, ban đêm ít khóc.

TRÚ NHIỆT

Sốt ngày.

TRỤ CỐT

Xương cổ, trên xương bả vai gần cổ họng.

TRÚC HỎA QUÁN

Ống giác bằng tre.

TRÚC LIÊM
Mành tre, một dụng cụ dùng để bó xương.

TRỤC HÀN KHAI KHIẾU

Phép trục hàn khai khiếu. Phương pháp chữa chứng tinh thần hôn mê thuộc hàn chứng, thí dụ :
chứng co cứng mạch máu não dẫn đến đột ngột ngã lăn, hôn mê bất tỉnh, sắc mặt xanh tái, chân
tay mát, mạch trầm. Cho uống Tô hợp hương hoàn (bạch truật, chu sa, kha lê lặc, xạ hương,
hương phụ, đinh hương, mộc hương, an tức hương, tê giác, hoãn lục hương, tô hợp hương, long
não).

TRỤC TÀ

Đẩy tà khí ra ngoài.

TRỤC THỦY

Phép trục thủy. Phương pháp chữa thủy thũng thuộc chứng trong phép hạ. Sử dụng những vị
thuốc có tác dụng tả hạ mãnh liệt nhằm bài tiết lượng nước nhiều như các vị khiên ngưu, thương
lục, nguyên hoa, đại kích...

TRUY TRÙNG

Xổ giun.

TRỤY ÁP THƯƠNG
Bị thương vì bị ngã, bị đè.

TRỤY ĐỌA

Từ trên cao rơi xuống.

TRUYỀN BẢN

Tà từ kinh lạc truyền vào tạng phủ thuộc kinh đó.

TRUYỀN BIẾN

Chứng trạng biến đổi theo sự di chuyển của bệnh tà, như bệnh thương hàn hôm nay tà ở kinh
thái dương thì xuất hiện triệu chứng của kinh thái dương, ngày mai tà truyền vào kinh Dương
minh, lại xuất hiện triệu chứng của kinh Dương minh...

TRUYỀN ĐẠO CHI QUAN

Nói về chức năng của Đại trường, đẩy phân xuống và bài tiết phân ra ngoài.

TRUYỀN HÓA CHI PHỦ

Những phủ làm nhiệm vụ đưa trọc khí ra ngoài, như vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang,
tam tiêu.

TRUYỀN KINH
Bệnh tà từ kinh này truyền sang kinh khác.

TRUYỀN NHIỄM

Lây lan.

TRUYỀN THI LAO

Bệnh ho lao truyền nhiễm.

TRUNG BỘ

Bộ phận giữa :

1. Chỉ về bộ quan, trong 3 mạch thốn, quan, xích.

2. Chỉ vào tỳ vị ở trung tiêu, 1 trong 3 bộ phận thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.

TRUNG CHÂU

Ở vùng giữa, chỉ vào tỳ vị.

TRUNG CHỈ
Ngón tay giữa.

TRUNG CHỈ

Ngón chân giữa.

trung chính chi quan

Chức năng của đởm, có ý nói đởm giữ sự quyết định cho hành động và sự thăng bằng của thân
thể.

TRUNG CÔNG

Thầy thuốc bậc trung bình.

TRUNG DƯƠNG

Khí dương của tỳ vị.

TRUNG DƯƠNG BẤT CHẤN

Tình trạng trung tiêu tỳ vị dương khí suy nhược, cơ năng tiêu hóa không mạnh, chứng trạng : ăn
kém không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy tay chân mát lạnh, sắc mặt úa vàng, môi nhợt. Thường gặp ở
bệnh rối loạn tiêu hóa mạn tính; lị tật mạn tính.

TRUNG ĐỘC CHI PHỦ


Là phủ tam tiêu, có nghĩa là nói mọi thứ thủy dịch trong thân thể đều luân lưu ở trong tổ chức
của tam tiêu.

TRUNG HÀN

Hàn ở trong ngực, bụng.

TRUNG HẬU

Xem mạch có 3 mức đặt tay khác nhau, phù hậu, đặt nhẹ tay ở phần ngoài, trung hậu, đè nhẹ tay
vào phần giữa, trầm hậu đè nặng tay vào phần sâu ở trong.

trung khí

Khí của tỳ vị.

TRUNG KHÍ BẤT TÚC

Bệnh trạng, (trung khí : khí của trung tiêu tỳ vị). Trung khí bất túc tức tỳ vị hư nhược, vì tỳ vị
hư nhược dẫn đến suy thoái công năng, vận hóa vô lực, không có khả năng vận chuyển tinh khí
lên trên. Chứng trạng : ăn uống kém, ăn vào hay đầy, sắc mặt trắng nhợt, chóng mặt, mỏi mệt,
khí hư uể oải, vị thống ưa xoa bóp, đại tiện lỏng loãng...

TRUNG KHÍ HẠ LÃM


Bệnh trạng. Một bước phát triển của trung khí bất túc. Có chứng trạng : sắc mặt trắng nhợt,
chóng mặt, dễ ra mồ hôi, đoản hơi, mỏi mệt, ăn uống sút kém, ỉa nhão, vùng bụng có cảm giác
nặng nề bứt tức, số lần mót đại tiện nhiều, tiểu tiện rỏ giọt. Thường gặp ở bệnh sa dạ dày, sa
thận, sa tử cung, thoát giang và viêm ruột mạn tính, lị tật mạn tính...

TRUNG LỮ

Xương sống.

TRUNG MÃN

Bụng trướng đầy.

TRUNG MÃN GIẢ TẢ CHI VU NỘI

Phương hướng điều trị (trung mãn : khí nghẽn trệ ở trong dẫn đến ngực bụng trướng đầy; tả :
làm điều lợi khí, làm cho trướng đầy tiêu đi). Thí dụ : đờm thấp ngăn trệ ở trung quản, ngực
bụng trướng đầy. Có thể dùng phép hòa vị lý khí; nếu do ăn uống tích trệ dẫn đến trung quản
trướng đầy, có thể cho uống phương thuốc tiêu đạo.

TRUNG NHIỆT

Nhiệt ở tâm, ở ngực.

TRUNG PHẨM

Người xưa chia thuốc thành 3 loại gọi là thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm. Thứ không có độc
có thể uống được lâu ngày là thượng phẩm, thứ có ít độc, nhưng biết cách thì có thể dùng để
chữa bệnh và bồi bổ, là trung phẩm, thứ có nhiều độc có công hiệu chữa bệnh nhanh, nhưng
không uống được lâu, và biết cách dùng thì mới dùng được là hạ phẩm.

TRUNG PHỦ

1. Huyệt trung phủ.

2. Dạ dày.

TRUNG QUẢN

1. Huyệt trung quản.

2. Phần giữa dạ dày.

TRUNG THẠCH THƯ

Thứ nhọt rắn như đá, khó tiêu, khó làm mủ, mọc ở eo lưng và ở bẹn.

TRUNG TIÊU

Phần giữa của tam tiêu, phạm vi từ miệng trên dạ dày xuống đến miệng dưới dạ dày, bao gồm 2
tạng tỳ và vị, làm chủ công việc tiêu hóa thức ăn, và chuyển vận tinh hoa của thức ăn để nuôi
dưỡng cho toàn bộ thân thể.

TRUNG TIÊU
Chứng bệnh ăn nhiều chóng đói mà người cứ gầy róc dần, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng đỏ mà
đái luôn do vị hỏa đốt mạnh.

TRUNG TIÊU CHỦ HÓA

Công năng của trung tiêu. Đồ ăn uống chủ yếu do trung tiêu tỳ vị tiêu hóa và hóa sinh doanh
huyết cũng xuất phát từ trung tiêu.

TRUNG TINH CHI PHỦ

Tức là phủ đởm, đởm còn gọi là phủ “trung thanh”, gọi là “tinh”, là “thanh”, vì nước mật mà
đởm chứa đựng là thứ đã được ngũ tạng chế biến, không còn là những thứ “thô” và “trọc” như
những thứ chứa đựng ở đường ruột.

TRUNG VẬN

Một danh từ trong vận khí học nói về khí ở quãng giữa khí tư thiên (khí làm chủ nửa năm về
trước) và khí tại tuyền (khí làm chủ nửa năm về sau).

TRÙNG ÂM

Âm đến cực thịnh.

TRÙNG BAN
Một thứ bệnh ngoài da, thường phát ở mặt, ở cổ, da nổi lên từng đám tròn có vẩy ráp màu trắng,
không ngứa, không đau, cào gãi thì bụi phấn trắng bay ra.

TRÙNG BỆNH

Bệnh giun sán.

TRÙNG CAM

Cam giun.

TRÙNG CẢM

Một lúc cảm phải 2, 3 thứ tà khí như đã cảm phong hàn lại cảm cả thấp tà.

TRÙNG CHÚ

Bệnh lan truyền nhiễm.

TRÙNG CỔ

Bệnh cổ trướng do ký sinh trùng.

TRÙNG DƯƠNG

Dương đến cực thịnh.


TRÙNG DƯƠNG TẤT ÂM

Hiện tượng bệnh lý. Tính chất tật bệnh vốn thuộc dương khí thiên thắng nhưng dương khí mạnh
tới mức độ nhất định sẽ xuất hiện hiện tượng của âm hoặc có hướng chuyển hóa theo âm. Thí
dụ :

a/ Trong bệnh lý biến hóa của chứng nhiệt cực sinh hàn tức là dương nhiệt thịnh ở mức nhất
định sẽ xuất hiện chứng trạng hàn tính.

b/ Mùa hạ bị trúng thử là trùng dương, nhưng vì thử nhiệt không những làm thương tổn tân dịch
mà còn làm cho dương khí bị hao tán, chính khí không đủ sẽ xuất hiện hư thoát. Sự chuyển biến
bệnh lý này đều có điều kiện nhất định không nên hiểu là tất nhiên phải như thế.

TRÙNG ĐỘC

Độc từ các loại trùng sinh ra.

TRÙNG GIỚI

Loại ghẻ lở có trùng, rất ngứa, ít đau.

TRÙNG HÀN

1. Hàn quá thịnh.

2. 2 thứ lạnh hợp lại, như đã bị cảm hàn, lại uống thuốc hàn lương vào.
TRÙNG HƯ

2 lần hư hợp lại, như người đã hư suy lại dùng thuốc xổ ha, làm cho hư suy thêm, hoặc mạch bộ
thốn là dương đã yếu nhược, hoặc khí trời đã trái thường, lại gặp chính khí của người cũng hư
suy.

TRÙNG KIỆT

Ngũ tạng đã kiệt rồi, lại dùng thuốc công phạt làm cho kiệt thêm.

TRÙNG NGÔN

Nói lặp đi lặp lại.

TRÙNG NHIỆT

1. Nhiệt quá thịnh.

2. Bệnh nhiệt lại cho uống thuốc nhiệt.

TRÙNG THÂN

Người có thai.

TRÙNG THIỆT
Ở dưới lưỡi như có cái lưỡi nhỏ, hoặc như cái hoa sen.

TRÙNG THIỆT

Bệnh danh. Tĩnh mạch dưới lưỡi có uất huyết gây nên thũng trướng giống như là mọc thêm một
cái lưỡi nhỏ, hoặc nối liền với thân lưỡi như một bông hoa, kèm theo triệu chứng đầu gáy đau,
phát sốt, lâu ngày nhọt có thể vỡ. Bệnh này nguyên nhân do tâm tỳ tích nhiệt hoặc sau khi uống
rượu cảm nhiễm phong tà phát sinh.

TRÙNG THẤU

Ho do giun quấy nhiễu có đặc trưng là khi ho thì đau, trên môi có những điểm trắng như hạt
tấm, họng ngứa, hoặc đau, mạch sác.

TRÙNG THỐNG

Đau bụng do giun, có đặc trưng như mặt trắng, môi đỏ, hoặc ở môi có những điểm trắng, hoặc
nôn ra nước bọt trắng, lúc đói thì đau nhiều hơn.

TRÙNG THÚ THƯƠNG

Vết thương cơ thể do các loại động vật (trùng, thú) gây nên. Bao gồm các loại vết thương như
rắn cắn, chó cắn, côn trùng đốt...

TRÚNG THỰC
1. Chứng thực mạch thực.

2. Người khỏe bị cảm thực tà mà lại dùng thuốc bổ.

TRÙNG TÍCH

Tích giun có triệu chứng bụng thường đau quặn, nôn ra nước trong, nước đắng.

TRÚNG ÁC

Đột tử trong khi ngủ, hoặc sau khi bị bệnh.

TRÚNG ĐỘC

Ngộ độc, như uống thuốc có độc, ăn thức ăn có độc...

TRÚNG HÀN

Hàn tà xâm nhập một cách nhanh nhẹn sâu vào cơ thể, xuất hiện các triệu chứng tay chân quyết
lạnh, mạch trầm trì, hoặc đau bụng dữ dội, ra mồ hôi lạnh.

TRÚNG YẾT

Cũng như trúng thử.

TRÚNG KINH
Trúng kinh, một loại hình chứng hậu trúng phong. Bệnh ở kinh mạch không hôn mê ngã lăn mà
xuất hiện chứng trạng liệt nửa người, chân tay tê dại, miệng nhiều đờm dãi, khó nói, mạch đa số
huyền hoạt

TRÚNG KHÍ

Bỗng nhiên khí cơ ngừng tắc, xuất hiện các triệu chứng : đờm kéo ngược lên, hàm răng nghiến
chặt, mê không biết gì, người lạnh toát, mạch trầm.

TRÚNG NHIỆT

Cũng là trúng thử.

TRÚNG PHONG

1. Bệnh ở kinh thái dương xuất hiện các triệu chứng phát sốt, ra mồ hôi, sợ gió, mạch hoãn, gọi
là “thái dương trúng phong”.

2. Trúng gió, ngộ gió, phong tà xâm nhập vào cơ thể 1 cách vừa nhanh, vừa mạnh, như mũi tên
bắn vào, nên gọi là “trúng phong” có mức độ nặng nhẹ khác nhau, trúng tạng, trúng phủ, là
bệnh nguy nặng, trúng kinh, trúng lạc là bệnh tương đối nhẹ. Trúng lạc là tà vào lạc mạch có
các triệu chứng : miệng mắt méo xếch, da thịt tê dại, có khi đau đầu, choáng đầu. Trúng kinh là
tà vào kinh mạch, người bệnh không hôn mê ngã ra, thường có các triệu chứng : liệt bán thân,
chân tay tê dại, miệng nhiều đờm dãi, nói không lưu lợi, mạch huyền hoạt. Trúng phủ là tà vào
phủ, người bệnh hôn mê ngã ra, sau khi tỉnh, thì liệt nửa người, miệng mắt méo xệch, khó nói
hoặc không nói được, đờm dãi đầy tắc, đại tiểu tiện bí, hoặc són đái, són ỉa. Trúng tạng là tà vào
tạng, người bệnh bỗng nhiên ngã ra hôn mê, bất tỉnh, hàm răng nghiến chặt, bàn tay nắm chặt,
thở to, có tiếng đờm kéo, tròng mắt không chuyển động, tay chân giá lạnh, nặng hơn thì có các
triệu chứng mắt nhắm tịt (can tuyệt) tay xòe ra (tỳ tuyệt) són đái không biết (thận tuyệt) tiếng
như ngáy (phế tuyệt) miệng há hốc (tỳ tuyệt). Ngoài nguyên nhân là trúng phong ra, mà có các
triệu chứng ngã ra hôn mê bất tỉnh, thì gọi là “loại trúng phong”.

TRÚNG PHỦ

Chứng trúng phủ. Một loại hình chứng hậu trúng phong : hôn mê ngã lăn đột ngột, sau khi tỉnh
dậy liệt nửa người, miệng méo mắt xếch, hoặc đờm dãi úng thịnh, không nói được, không tự
chủ hoặc vít nghẽn.

TRÚNG TẠNG

Chứng trúng tạng. Một loại hình hậu trúng phong : đặc trưng lâm sàng là bỗng dưng ngã lăn. Có
chia 2 loại bế chứng, thoát chứng.

a/ Bế chứng lại chia âm bế và dương bế. Dương bế : hôn mê, hàm răng cắn chặt, 2 tay nắm chặt,
mặt đỏ, thở thô, tiếng đờm khò khè, đại tiểu tiện đều bí, rêu lưỡi vàng nhớt, thậm chí lưỡi rụt,
mạch huyền hoạt mà sác. Âm bế : hôn mê, hàm răng cắn chặt, tay nắm chặt, mặt trắng bệch,
môi tím tái, đờm dãi úng tắc, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm hoạt.

b/ Thoát chứng : hôn mê sâu, mắt nhắm miệng há, mũi khò khè, thở khẽ, tay chân lạnh giá, hoặc
2 tay xòe, són đái, vã mồ hôi, hoặc mồ hôi như dầu, lưỡi nhợt, rêu lưỡi nhuận, mạch tế nhược.

TRÚNG THẤP

Thấp tà xâm nhập cơ thể, sinh các chứng đau nhức xương khớp, đầu nặng, bụng chướng, tay
chân tê mỏi.

TRÚNG THỬ
Bị trúng nắng ở mùa hạ, xuất hiện các triệu chứng : bỗng nhiên xây xẩm ngả ra, người nóng, vật
vã, nôn mửa, mồ hôi ra nhiều, thở to, mặt nhợt, mạch tế sác, nặng hơn thì mê man bất tỉnh, tay
chân co dật, hàm răng nghiến chặt.

TRƯ ĐỞM CHẤP ĐẠO

Phương pháp thông đại tiện. Dùng mật lợn hòa thêm chút dấm, quấy đều, nạp vào giang môn.

TRƯ GIẢN

Bệnh động kinh thuộc thận có triệu chứng : mặt xạm đen, mắt ướt, nôn ra bọt dãi, nằm như thây
chết, có tiếng như lợn kêu (cũng gọi là thận giản).

TRỪ TRUNG

Hiện tượng trong khi đang bệnh, bệnh nhân vốn không ăn được, bỗng nhiên ăn được rất nhiều,
người phát sốt. Đây là 1 hiện tượng trái thường, bệnh đến giai đoạn rất nặng, do khí của tỳ vị
sắp tuyệt.

TRỰC THỊ

Mắt trợn ngược không có thần, thường xuất hiện trong bệnh động kinh, uốn ván, kinh dật.

TRỰC THÍCH

Châm thẳng góc với da.


TRỰC TIẾP CỨU

Phép cứu trực tiếp. Phương pháp đặt mồi ngải trực tiếp lên bì phu huyệt vị định cứu rồi đốt mồi
ngải. Căn cứ vào mồi ngải to hay nhỏ để ấn định 2 loại cứu thành sẹo, hanh cứu không thành
sẹo theo yêu cầu điều trị.

TRỰC TIẾP THÍCH

Phép châm trực tiếp, 1 trong 12 phép thích. Áp dụng điều trị bệnh do hàn khí xâm phạm ở bộ vị
mắc bệnh tương đối nông. Phương pháp là chỉ châm qua bì phu vào một mức nhất định, không
châm sâu

TRỰC TRÚNG

Tà khí xâm nhập ngay vào phần sâu của cơ thể, vừa nhanh vừa mạnh như mũi tên bắn vào.

TRỰC TRƯỜNG

Trực tràng, khúc ruột thẳng ở đoạn cuối ruột già.

TRỰC TRƯỜNG TIẾT

Ỉa chảy ăn vào không kịp tiêu, rồi ỉa ra ngay.

TRƯNG HÀ
Bệnh trong bụng có khối tích, hoặc trướng, hoặc đau, có 2 loại khác nhau thứ có hình, có khối
cố định không di dịch, đau ở 1 chỗ, gọi là “trưng”, trưng là bệnh thuộc tạng, thuộc về phần
huyết; thứ không có hình cố định khi tụ, khi tán, đau không có chỗ nhất định, gọi là “hà”, hà là
bệnh thuộc phủ, thuộc về phần khí.

TRƯNG KẾT

Chỗ bị bệnh cứng lại.

TRƯNG SÁN

Chứng bệnh bụng đau, trướng đầy lên, ruột nổi lên từng khúc như cánh tay.

TRỪNG MỤC

Trừng mắt.

TRƯỚC TÝ

Cũng gọi là thấp tý, chứng bệnh đau tê ở xương khớp, lâu ngày thì da thịt gầy róc, khớp xương
biến dạng.

TRƯƠNG CHÍ THÔNG

1644-1722, đời Thanh, Trung Quốc. Tiếp thu Nội kinh và Thương hàn luận, ông biên soạn Tố
vấn tập chú và Linh khu tập chú, 2 công trình tập thể, nêu rõ lý luận khí hóa âm dương.
TRƯƠNG GIỚI TÂN

1563-1640, đời Minh, Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng Nội kinh và Tiết Lập Trai, ông biên soạn
Loại kinh và Cảnh nhạc toàn thư, nêu luận thuyết hỏa của mệnh môn là nguyên khí, thủy của
mệnh môn là nguyên tinh; không có cái hình của âm kinh thì không thể nâng được dương khí,
vì thế dương không phải là hữu dư, mà chính là chân âm bất túc.

TRƯƠNG LỘ

1617-1699, đời Thanh, Trung Quốc. Biên soạn Thương hàn tán luận, Thương hàn tự luận và
Trương thị y thông 16 quyển.

TRƯƠNG NGUYÊN TỐ

Đời Tống - Kim, Trung Quốc. Các danh y Lý Đông Viên, Vương Hiếu Cổ đều là học trò của
ông. Tiếp thụ Nội kinh, Nạn kinh, Thương hàn luận, ông biên soạn Chân châu nang, Tạng phủ
tiêu bản dược thức, Y học khải nguyên...

TRƯƠNG THỊ Y THÔNG

1695, Trương Lộ, đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 16 quyển. Sưu tập những ý kiến luận bàn và
các phương thuốc của các vị danh y các đời. Về phân loại bộ môn, dựa theo Chứng trị chuẩn
thằng (Vương Khẳng Đường); về chủ trị phương dược, phần lớn dựa vào Tiết thị y án (Tiết Kỷ)
và Cảnh nhạc toàn thư (Trương Giới Tân) kết hợp với kiến thức tích lũy của ông.

TRƯƠNG TÙNG CHÍNH

1156-1228, đời Tống-Kim, Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng của Lưu Hoàn Tố, ông soạn Nho môn
sư thân, đề cao 3 phương pháp trị liệu hãn, thổ, hạ và có nhiều luận điểm độc đáo.
TRƯỜNG CẤU

Kiết lỵ, phân ra chất lầy nhầy.

TRƯỜNG CHÂM

Một trong 9 loại kim châm của thời xưa, kim dài khoảng 15 đến 20 cm, dùng để châm sâu, chữa
các loại bệnh phong thấp mãn tính, như đau thần kinh tọa chẳng hạn.

TRƯỜNG CỐ

Bệnh kiết lỵ trước ra máu mủ đỏ, sau ra đờm trắng.

TRƯỜNG CỐT

Loại xương dài, như xương đùi, xương cánh tay.

TRƯỜNG ĐÀM

Một thứ bệnh trong bụng, lúc đầu sinh ra cái khối bằng quả trứng gà, rồi sau cứ to dần như
người có thai, khối kết cứng rắn, đẩy thì có di động, nhưng vẫn hành kinh như thường.

TRƯỜNG ĐẢN
Chứng trường đản (bệnh danh cổ điển). Thoạt tiên trong bụng có hòn khối nhỏ như trứng vịt, về
sau to dần, trướng bụng như mang thai, hòn khối cứng rắn, đẩy có di chuyển, kinh nguyệt vẫn
thấy đều. Nguyên nhân do khí trở huyết ứ, ứ đọng tích trệ gây nên, giống loại u buồng trứng.

TRƯỜNG ĐỒI

Chứng bệnh đau từ bụng dưới ran xuống hòn dái, ran sang eo lưng, và đau ngược lên vùng tâm
phế ở trên.

TRƯỜNG MẠCH

Mạch trường, mạch đập dài quá vị trí của 3 bộ thốn, quan, xích, có cảm giác đầy dưới ngón tay,
nếu mạch trường mà hòa hoãn, là loại mạch của người khỏe mạnh, trường mà căng cứng là tà
khí chính khí đều mạnh.

TRƯỜNG MINH

Sôi bụng.

TRƯỜNG PHONG

Chứng bệnh đại tiện thường ra máu, máu ra trước phân ra sau, máu loãng mà tươi bắn ra tung
tóe do phong tà xâm nhập vào trường vị.

TRƯỜNG PHONG TIỆN HUYẾT

Bệnh danh. Nguyên nhân do phong nhiệt nấu ở trường vị hoặc thấp nhiệt nung nấu tích chứa ở
trường vị, lâu ngày làm tổn thương âm lạc đến nỗi đại tiện thường ra huyết. Biểu hiện lâm
sàng : trước khi đại tiện huyết ra như rót, sắc huyết đỏ tươi, giang môn không sưng đau, lưỡi đỏ,
mạch sác.

TRƯỜNG TÍCH

Bệnh kiết lỵ.

TRƯỜNG TÝ

Bế tắc trong đường ruột, uống nước nhiều mà không đi tiểu được, bụng trướng ỉa lỏng.

TRƯỜNG TRĨ

Một thứ bệnh trĩ, trong giang môn có hạch cứng đau, mỗi khi đại tiện thì lòi dom và ra máu,
thường phát sốt phát rét.

TRƯỜNG TRÙNG

Giun đũa.

TRƯỜNG UNG

Nhọt mọc ở đại tiểu trường.

TRƯỜNG VỊ
Bộ phận tiêu hóa.

TRƯỜNG XUẤT

Ruột lòi ra ngoài.

TRƯỞNG HẠ

Thời kỳ trưởng thịnh trong mùa hạ cũng gọi là mùa trưởng hạ, tức là vào tháng 6 âm lịch.

TRƯỞNG KHÍ

Khí của mùa hạ, muôn vật phát sinh ở mùa xuân, trường thịnh ở mùa hạ, nên khí mùa hạ gọi là
trưởng khí.

TRƯỞNG LỆNH

Lệnh của khí mùa hạ, đến mùa hạ muôn vật đều trưởng thịnh lên.

TRỬU CỐT

Xương chỏm khuỷu tay.

TRỬU LOAN

Khuỷu tay co cứng.


TRỬU TIÊM

Đầu mỏm khuỷu.

TU MINH

Chói mắt.

TU SỰ

Bào chế. [Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân]. Trương Tông Nham (đời Thanh), có tác phẩm
Tu sự chỉ nam giới thiệu hoàn toàn về các dạng bào chế.

TU TRỊ

Bào chế. [Thương hàn tổng bệnh luận] : tu trị dược pháp (bào chế).

TÚ CẦU PHONG

Chứng bệnh bì phu âm nang ngứa gãi loét nát. Do can kinh thấp nhiệt hạ chí. Bì phu âm nang
nổi nốt hoặc ban đỏ, mọng nước, loét vỡ rồi đóng vảy, bì phu dày thêm, kèm theo ngứa gãi hoặc
đau rát. Bệnh nặng có thể tróc từng mảng da (gọi là thoát nang).

TỤ MAO
Chỏm lông trên đốt gốc ngón chân cái.

TỤ KHẨU SANG

Nhọt mọc ở đầu dương vật.

TỤ TINH CHƯỚNG

Bệnh danh. Bệnh này do nguyên nhân can hỏa thịnh ở trong lại kèm theo phong tà; phong và
nhiệt xung đột làm cho tròng đen mắt nổi nốt đỏ từng đám từ 3 đến 5 nốt, có sắc trắng sạm sau
chuyển sắc vàng, hoặc tản ra, hoặc tụ lại, tái phát liên tục. Nếu điều trị kịp thời, dễ khỏi. Nếu để
mất thời cơ, có thể nung mủ gây nên màng phủ kín lòng đen, rất nặng.

TỤ TINH CHƯỞNG

Mắt tỏa đom đóm.

TUẦN

Một thủ pháp châm thích và cũng là thao tác chuẩn bị trước khi châm. Người thầy thuốc, trước
hết, lấy ngón tay của mình sờ dần lên bộ vị định châm (thăm dò) khiến cho khí huyết tuyên tán,
sau đó mới tiến hành châm thích.

TUẦN KINH THỦ HUYỆT

Phép lấy huyệt. Kinh mạch tuần hành ở toàn thân đều có đường đi nhất định, khi châm cứu có
thể lấy cục bộ nơi mắc bệnh nằm trên đường kinh mạch tương ứng, chọn dùng những huyệt vị
cách xa nơi mắc bệnh.
TUẦN Y MÔ SÀNG

Hiện tượng tay lần tà áo hoặc lần mép giường ở người bệnh nặng.

TUẦN KINH TRUYỀN

Một cách truyền biến của bệnh thương hàn, tà khí cứ lần lượt theo từng đường kinh mà truyền
từ nông vào sâu.

TUẤN BỔ

Bổ mạnh.

TUẤN CÔNG

Công mạnh.

TUẤN HẠ

Xổ mạnh.

TUẤT
Chi thứ 11 trong 12 địa chi, về không gian tương ứng với phương tây bắc, về thời gian tương
ứng với tháng 9 âm lịch, với giờ tuất (từ 19-21 giờ) về ngũ hành tương ứng với hành thổ, chủ về
đường kinh Quyết âm chân trái.

TÚC CĂN

Gót chân.

TÚC CHỈ

Ngón chân.

TÚC DƯƠNG MINH

Tên đường kinh của vị.

TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH

Một trong 12 mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở bên trong cơ thể, thuộc vào vị, liên lạc
với tỳ; ở thể biểu bắt đầu từ vùng mũi, qua bên cạnh đầu, qua mặt và cổ, qua ngực bụng xuống
phía ngoài mặt trước chi dưới, tận cùng ở đầu ngón chân thứ hai.

Kinh này khi mắc bệnh có các triệu chứng viêm vị trường, đau dạ dày, trướng bụng, sôi bụng,
phúc thủy, viêm họng, đổ máu mũi, miệng méo xệch, môi phá lở, cổ sưng to, sợ rét lập cập, rên
rỉ, sắc mặt sạm đen, tinh thần thất thường, bệnh nhiệt phát cuồng và những chứng bệnh xuất
hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

TÚC ĐÀM
Đàm đã ngưng đọng lâu ở vùng cách mạc, cũng gọi là “phục đàm”.

TÚC ĐINH

Đinh nhọt mọc ở chân.

TÚC KHÓA THƯ

Nhọt mọc ở mắt cá chân.

TÚC QUYẾT ÂM

Tên đường kinh của Can.

TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh mạch này là : ở trong cơ thể thuộc can, liên
lạc với đởm, và có mối liên hệ với bộ phận sinh dục, vị, hoành cách mạc, yết hầu, tròng mắt; ở
thể biểu bắt đầu từ ngón chân cái, qua phía trong chi dưới đi lên qua phía ngoài âm hộ, vùng
bụng, cột cùng đến cạnh ngực. Khi kinh này bị bệnh, có các triệu chứng : ngực đầy, ẩu nghịch,
đau lưng, hạ lị, sán khí, đái dầm, tiểu tiện không thông, kinh nguyệt không đều, xuất huyết tử
cung, họng khô, sắc mặt tối sạm và những chứng bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi
qua.

TÚC SANG
Bệnh ngoài da ngứa nổi lên những mụn đỏ như hạt thóc, càng gãi càng ngứa, lâu ngày thì huyết
dịch tiêu hao, da sần sùi.

TÚC SƯƠNG

Bệnh chứng mắt. Nguyên nhân của chứng này giống với chứng tiêu sương. Chứng trạng chủ
yếu : bên trong mi mắt phát sinh nốt vàng mềm, to như hạt thóc, thường phát sinh đồng thời với
tiêu sương (mắt hột, sa nhân) vừa cộm ngứa, vừa đau, nặng có thể do nốt mụn cọ xát vào tròng
mắt biến thành dụ phát kéo màng, ảnh hưởng thị lực.

TÚC TAM ÂM

3 kinh âm ở chân : kinh thái âm tỳ, kinh thiếu âm thận, kinh quyết âm can.

TÚC TAM ÂM KINH

3 đường kinh mạch thuộc 12 kinh mạch, tức là Túc Thái âm tỳ kinh, Túc thiếu âm thận kinh và
Túc Quyết âm can kinh. Đường tuần hành của 3 kinh này đều bắt đầu từ bàn chân, qua chi dưới
lên bụng và tận cùng ở vùng ngực.

TÚC TAM DƯƠNG

3 kinh dương ở chân : kinh thái dương bàng quang, kinh dương minh vị, kinh thiếu dương đởm.

TÚC TAM DƯƠNG KINH


3 đường kinh mạch trong 12 kinh mạch, tức là Túc dương minh vị kinh, Túc thiếu dương bàng
quang kinh và Túc thiếu dương đởm kinh. Đường tuần hành của 3 kinh này bắt đầu từ vùng đầu
qua thân mình, xuống phía ngoài chi dưới và cuối cùng ở bàn chân.

TÚC TÂM

Lòng bàn chân.

TÚC TẬT

Tật bệnh cũ, đối xứng với tân bệnh (bệnh mới mắc).

TÚC THÁI ÂM

Tên đường kinh của tỳ.

TÚC THÁI ÂM TỲ KINH

1 trong 12 đường kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở trong cơ thể thuộc tỳ, liên lạc
với vị, nối liền với tâm và cuống lưỡi; ở thể biểu bắt đầu từ phía trong chi dưới, qua bụng, ngực,
cuối cùng cạnh ngực.

Kinh này khi bị bệnh, có các triệu chứng : đau dạ dày, nôn mửa, viêm ruột, ợ hơi, trướng bụng,
hoàng đản, phù thũng, thân thể nặng nề, đi lại khó, không nằm ngửa được, đau lưỡi, cuống lưỡi
cứng, tiểu tiện không thông và các chứng bệnh xuất hiện nơi đường kinh về đi qua.

TÚC THÁI DƯƠNG


Tên đường kinh của bàng quang.

TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh này là : ở bên trong cơ thể thuộc bàng quang,
liên lạc với thận và liền với não; ở thể biểu từ vùng mắt thẳng lên đỉnh đầu quặt ra phía sau đi
xuống qua hai bên thăn lưng xuống mông, thẳng xuống chi dưới tới phía ngoài đầu ngón chân
út.

Khi kinh này bị bệnh, có các triệu chứng : sốt rét, điên cuồng, mắt vàng, chảy nước mắt, đổ máu
mũi, đầu gáy đau cứng, vai lưng đau, trĩ lở, tiểu tiện vặt hoặc buốt hoặc tiểu tiện không lợi và
những chứng bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

TÚC THIẾU ÂM

Tên đường kinh của thận.

TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hoàn của kinh mạch này là : ở trong cơ thể thuộc thận, liên
lạc với bàng quang và có mối liên hệ với tủy, can, cách mạc, vùng họng, gốc lưỡi, phế, tâm và
xoang ngực; ở thể biểu bắt đầu từ bên trong đầu ngón chân út qua lòng bàn chân, mắt cá chân
trong, men theo phía trong chi dưới đi lên qua bụng tới vùng ngực.

Khi kinh này bị bệnh có các triệu chứng : trong miệng nóng, lưỡi khô, họng đau, bụng đói mà
không muốn ăn, gày còm, khái huyết, hen suyễn, hồi hộp, đau ngực, phiền táo, hoàng đản, ỉa
chảy, sắc mặt đen sạm, mắt mờ, tinh thần ủy mị, hay ngủ, nuy quyết và những chứng bệnh xuất
hiện nơi đường kinh này đi qua.
TÚC THIẾU DƯƠNG

Tên đường kinh của đởm.

TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH

1 trong 12 kinh mạch. Đường tuần hành của kinh mạch này là : ở bên trong cơ thể thuộc đởm,
liên lạc với can; ở thể biểu bắt đầu từ vùng mắt qua cạnh đầu, qua tai, má, phía sau cổ qua vai,
đi xuống cạnh ngực bụng xuống phía ngoài chi dưới, thẳng đến phía ngoài đầu ngón chân thứ
tư.

Khi kinh này bị bệnh có các triệu chứng : sốt rét, ố hàn, có mồ hôi, đau đầu, đau hàm, đau mắt,
đắng miệng, hốc xương quai xanh và hố nách sưng đau, vùng ngực và cạnh ngực đau khó xoay
chuyển, tuyến giáp trạng sưng to và những bệnh xuất hiện nơi đường kinh mạch này đi qua.

TÚC THỦY

Thủy dịch ngưng đọng lại.

TÚC THƯ

Nhọt ở chân.

TÚC THỰC

Thức ăn vào không tiêu.


TUỆ TĨNH

Đời Trần. Danh y, được người đương thời suy tôn là Thánh thuốc Nam. Biên soạn Nam dược
thần hiệu, Hồng nghĩa giác tự y thư là 2 tác phẩm y dược học vào loại sớm nhất ở nước ta.

TÙNG BÌ TIÊN

Chứng bì phu sần sùi (như vỏ cây thông). Vì sần sùi, mềm và dày, bề mặt lớp da trắng mốc, nên
còn gọi là bạch dương. Nguyên nhân do phong hàn từ ngoài xâm phạm, doanh vệ mất điều hòa,
hoặc phong nhiệt phạm lỗ chân lông, uất lại hóa táo, bì phu mất nuôi dưỡng thành bệnh. Bệnh
thường phát ở cơ duỗi tứ chi, sau mới phát đến thân mình và da đầu, mảng sần sùi to nhỏ không
đều, rất ngứa, phải dùng tre nứa để cạo vẩy, lộ ra lớp màng mỏng trong suốt sắc đỏ, cạo thêm
nữa, xuất hiện ra máu lỗ chỗ; hình thái sần sùi như dạng giọt nước, dạng đồng tiền, hoặc ngoằn
ngoèo như nét vẽ địa đồ. Bệnh thường lâu khỏi, dễ tái phát.

TÙY TỨC

Một cách thở trong khi luyện khí công chú ý theo dõi hơi thở.

TỦY CHI PHỦ

Xương. Vì trong xương có chứa tủy [Mạch yếu tinh vi luận, TV].

TỦY CHƯNG

Chứng sốt chưng do tủy xương nóng.


TỦY DỊCH

Nước tủy.

TỦY HẢI

Bể của tủy, tức là não.

TỦY HỘI

1 trong 8 chỗ hội, tủy hội ở huyệt Tuyệt cốt.

TỦY KHÔNG

Chỗ huyệt hở để não tủy thông nhau như huyệt Phong phủ ở sau não, huyệt Não hộ ở trên huyệt
Phong phủ, huyệt Trường cường ở dưới xương cụt.

TUYÊN PHẾ

Phép tuyên phế. Phương pháp chữa phế khí không lợi, có các chứng khái thấu, khí suyễn, nhiều
đờm. Dùng thuốc khai thông phế khí, hóa đờm chỉ khái (gọi là thuốc tuyên phế). Cổ nhân cho
rằng trong trong ngũ hành phế thuộc kim, trong ngũ sắc thuộc màu trắng cho nên nói tuyên
bạch cũng có nghĩa là tuyên phế.

TUYÊN TỄ

Thuốc làm cho thông sự ung tắc.


TUYÊN THÔNG

Làm cho thông sự úng tắc, như phế khí bị úng tắc sinh ra ho thở tức ngực, thì phải tuyên thông
phế khí.

TUYÊN THÔNG THỦY ĐẠO

Phép tuyên thông thủy đạo. Phương khai phế khí, lợi thủy thấp, thích ứng với chứng khái thấu
khí suyễn mà có thủy thũng, bệnh nhân phù thũng nặng từ nửa người trở lên đến đầu mặt, tiểu
tiện không lợi, lượng ít sắc vàng, bụng trướng đầy kèm theo suyễn thở, có khi nóng rét, rêu lưỡi
trắng trơn, mạch phù hoạt. Điều trị bằng các vị ma hoàng, quế chi, phù bình, phục linh, hạnh
nhân, và tang bạch bì...

TUYẾN TỄ

Thuốc sợi, dùng chỉ tơ hoặc chỉ vải, tẩm thuốc đã chế sẵn, để thắt cho mụn trĩ rụng dần, hoặc
sâu vào lỗ rò để làm thịt tiêu thối...

TUYẾT KHẨU

Chứng trẻ con trong miệng nổi lên những đám ban trắng như miếng tuyết, khó bú, khi bú thì
khóc nhiều (tưa lưỡi).

TUYỆT HÃN
Mồ hôi chết, có 2 dạng khác nhau : khí tuyệt thì mồ hôi đọng lại thành hạt mà không chảy được,
khí tán thì mồ hôi dính như dầu mà rối loạn hô hấp. Trường hợp mồ hôi lạnh cứ chảy ra dầm dìa
không dứt cũng là mồ hôi chết.

TUYỆT SẢN

Cai đẻ.

TÙNG BÌ TIỄN

Bệnh ngoài da, da sần sùi lên như vỏ cây thông có những điểm trắng đỏ liền nhau, ngứa gãi liên
tục.

TƯ ÂM

Phép chữa các chứng bệnh âm hư, cũng gọi là “bổ âm” “dưỡng âm” “dục âm”.

TƯ ÂM BÌNH CAN TIỀM DƯƠNG

Phép tư âm bình can tiềm dương. Phương pháp chữa âm hư mà can dương thượng can. Có triệu
chứng đau đầu, choáng váng, tai ù, tai điếc, tình tự dễ bị kích động, vùng mặt nóng bừng, miệng
ráo họng khô, giấc ngủ kém, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền sác.

Tư nhuận phần âm của can thận, dùng các vị : thục địa, câu kỳ, sơn thù, hạn liên thảo; bình can
dùng các vị : câu đằng, cúc hoa, thiên ma, cương tàm; tiềm dương dùng : sinh long cốt, sinh
mẫu lệ, sinh thạch quyết minh, tự thạch...

TƯ ÂM GIÁNG HỎA
Dùng thuốc bổ âm để chữa những trường hợp do âm hư mà hỏa nhiệt bốc lên.

TƯ ÂM LỢI THẤP

Phép tư âm lợi thấp. Phương pháp chữa tà nhiệt tổn thương âm, gây nên tiểu tiện không lợi.
Người bệnh khát nước, tiểu tiện không lợi hoặc có khi ho, nôn oẹ, tâm phiền mất ngủ. Cho uống
Chư linh thang (chư linh, phục linh, trạch tả, a dao, hoạt thạch). Tâm phiền không ngủ yên là
hiện tượng phần âm bị tổn thương, a dao có khả năng bổ huyết dưỡng âm, dùng chung với các
vị thuốc khác, vừa tác dụng lợi thủy, vừa không làm tổn thương phần âm.

TƯ ÂM TỨC PHONG

Phép tư âm tức phong. Phương pháp chủ yếu là tư âm nhằm tiêu trừ hiện tượng động phong do
âm hư. Bệnh nhiệt tính ở thời kỳ cuối, nhiệt kèm tổn thương chân âm, biểu hiện triệu chứng
mình không nóng lắm nhưng ngoan cố không lui, lòng bàn tay chân nóng, mặt đỏ hư phiền
không ngủ được, họng khô miệng ráo, hồi hộp mệt mỏi, thậm chí tai điếc cơ bắp tay chân máy
động hoặc co giật , lưỡi tía khô ít rêu, mạch hư sác. Cho uống các vị như : sinh địa, bạch thược,
mạch đông, kê tử hoàng, qui bản, miết giáp, mẫu lệ, câu đằng...

TƯ DƯỠNG CAN THẬN

1. Phép tư dưỡng can thận. Tư thận âm để nuôi dưỡng can âm. Phương pháp này dùng trong
chứng hậu thận âm khuy, can mộc vượng như hoa mắt chóng mặt, mắt khô ráp, tai ù, gò má đỏ,
miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối mềm yếu, nam giới di tinh, nữ giới kinh nguyệt không
đều, lưỡi ít rêu, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Dùng các vị thuốc như : can địa hoàng, sơn thù, kỷ tử, huyền sâm, qui bản, nữ trinh tử, hà thủ
ô... (Phép này cũng gọi là tư thủy hàm mộc).
2. Phương pháp chữa can thận âm hư kiêm chứng phù thũng nhẹ. Có các triệu chứng : choáng
váng, mặt đỏ bừng, mắt hoa tai ù, lưng đau mỏi, họng khô kém ngủ hoặc ra mồ hôi trộm, tiểu
tiện ít, sắc vàng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế. Cho uống Kỷ cúc địa hoàng hoàn (thục địa, sơn
thù, hoài sơn, đan bì, phục linh, trạch tả, kỷ tứ, cúc hoa).

TƯ DƯỠNG VỊ ÂM

Phép tư dưỡng vị âm. Phương pháp chữa vị âm bất túc, xuất hiện các triệu chứng : vùng dạ dày
đau rát, trong vị khó chịu, dễ đói, đại tiện táo kết, lưỡi trắng nhạt, mạch tế. Cho uống Hoàng kỳ
kiến trung thang (hoàng kỳ, quế chi, bạch thược, cam thảo, sinh khương, đại táo, di đường).

TƯ TẮC KHÍ KẾT

Bệnh danh. (khí kết : tỳ khí uất kết). Lo nghĩ quá độ có thể làm cho tỳ khí uất kết, vận hóa thất
thường, xuất hiện triệu chứng ngực bụng bĩ đầy, kém ăn, trướng bụng, đại tiện lỏng...

TƯ THẬN

Bổ thận thủy.

TƯ THIÊN

Theo học thuyết vận khí, mỗi năm có 2 khí làm chủ, tư thiên là khí làm chủ nửa năm về trước,
tại truyền là khí làm chủ nửa năm về sau, ví dụ như năm Tý năm Ngọ thì Thiếu âm là khí Tư
thiên, Dương minh là khí Tại tuyền, năm Dần năm Thân thì Thiếu dương là khí Tư thiên, Quyết
âm là khí Tại tuyền.

TƯ TRÚNG
Nghĩ quá rồi ngất đi.

TỨ ẨM

4 chứng ẩm, Đàm ẩm, Huyền ẩm, Dật ẩm, Chi ẩm.

TỨ CHẨN

4 phép chẩn đoán : Vọng (trông) Văn (nghe) (ngửi) Vấn (hỏi) Thiết (xem mạch sờ nắn).

TỨ CHẨN HỢP THAM

Nguyên tắc chẩn đoán. Trong quá trình biện chứng, đem những tư liệu thu được qua tứ chẩn
vọng, văn, vấn, thiết như bệnh sử, chứng trạng, hình sắc và mạch tượng để phân tích và tổng
hợp, tránh được tính chất phiến diện hoặc cục bộ, nhằm phán đoán tiêu bản hoãn cấp của tật
bệnh để có biện pháp chỉ đạo chính xác.

TỨ CHI

2 tay, 2 chân, tay, chân.

TỨ CHI BẤT DỤNG

Chứng trạng tay chân mềm yếu, mất đi năng lực hoạt động.
TỨ CHÍ

4 lần đập của mạch, 1 hơi thở ra 1 hơi thở vào của thầy thuốc, mạch bệnh nhân đập 4 lần là
mạch bình thường.

TỨ CHÍNH

4 khí làm chủ trong 4 mùa, mùa xuân, mộc khí, mùa hạ, hỏa khí, mùa thu, kim khí, mùa đông,
thủy khí.

TỨ CỰC

Bệnh danh của tay và chân, tứ chi [Thanh dịch giao lễ luận, TANG].

TỨ DUY

Tứ chi, chân tay (thuật ngữ sử dụng trong nhiều y thư cổ đại).

TỨ ĐẠI GIA

4 thầy thuốc đại danh.

a/ Trương Trọng Cảnh; Lưu Hoàn Tô, Lý Đông Viên, Chu Đan Khê (theo sự suy tôn của các
thầy thuốc đời Minh).

B/ Lưu Hoàn Tố, Trương Tử Hòa, Lý Đông Viên, Chu Đan Khê (theo sự suy tôn của các thầy
thuốc đời Thanh).
TỨ HẢI

4 bể, vị là bể của đồ ăn uống, mạch Xung là bể của huyết, não là bể của tủy, Đản trung là bể của
khí.

TỨ HỢP

Lần hợp thứ 4 trong 6 lần hợp của 12 kinh mạch, tức là kinh thái dương tiểu trường hợp với
kinh thiếu âm tâm.

TỨ KHÍ

4 khí của vị thuốc : hàn, nhiệt, ôn, lương. 4 khí của 4 mùa : Xuân khí ấm, Hạ khí nóng, Thu khí
mát, Đông khí lạnh.

TỨ KINH

Mạch tượng của 4 mùa, xuân mạch huyền, hạ mạch hồng, thu mạch phù, đông mạch trầm.

TỨ MẠT

Đầu chót tay chân.

TỨ NAN
4 hiện tượng trong bệnh khó chữa.

1. Hình với khí trái ngược nhau là bệnh khó chữa.

2. Màu sắc không tươi là bệnh khó chữa.

3. Mạch thực mà cứng là bệnh nặng thêm.

4. Mạch trái với 4 mùa là bệnh không chữa được.

TỨ NGHỊCH

1. Khí âm của 4 tạng tâm, can, tỳ, thận ở dưới cùng xông ngược lên phế.

2. Chân tay đều giá lạnh.

TỨ NHAI

4 chỗ thông hành của khí, khí ở đầu, khí ở ngực, khí ở bụng, khí ở ống chân.

TỨ QUAN

4 khớp lớn ở tay chân (nách, khuỷu tay, háng, khuỷu chân).

TỨ QUYẾT
Chân tay giá lạnh.

TỨ THỜI

4 mùa xuân hạ thu đông.

TỪ ĐẠI THUNG

1693-1771, đời Thanh, Trung Quốc. Kế thừa Nội kinh, Nạn kinh, Thương hàn luận, biên soạn
Y học nguyên lưu luận và Y lược lục thư; trong việc nghiên cứu thận và mệnh môn, ông có
nhiều ý kiến độc đáo. Ông cho rằng chân thủy ở thận là nguyên âm, mệnh môn chân hỏa là
nguyên dương, âm dương thông suốt, thủy hỏa giúp đỡ nhau là nguồn sống vinh hằng. Mệnh
môn giữ vai trò chủ yếu về nuôi dưỡng, âm khí của 5 tạng không có nó thì không thể tư dưỡng,
dương khí của 5 tạng không có nó thì không thể phát huy.

TỰ HÃN

Mồ hôi tự chảy ra, không phải vì lao động, vì mặc nhiều áo, vì trời nóng mà mồ hôi chảy ra.

TỰ LỢI

Ỉa lỏng.

TỬ ÂM

Phụ nữ đang có thai, hoặc khi sắp đẻ bị mất tiếng không nói được.
TỬ BẠCH ĐIỂN PHONG

Bệnh danh. Nguyên nhân do tạng phủ tích nhiệt lại cảm nhiễm phong thấp, xâm nhập bì mao
khiến khí huyết ngưng trệ, lỗ chân lông bị vít lấp. Thường phát sinh ở ngực lưng, mắt, gáy, có
từng nốt ban sắc trắng hoặc tía, nốt ban có khả năng phát triển nhanh, thậm chí lan tỏa thành
mảng hoặc khắp mình mẩy. Thoạt tiên không đau ngứa, bệnh tình kéo dài, vùng có điểm ban có
cảm giác ngứa.

TỬ ĐẠO MẪU KHÍ

Mối quan hệ bệnh lý. Mối quan hệ mẫu tử trong ngũ tạng tương sinh theo học thuyết ngũ hành,
vì con mắc bệnh mà liên lụy đến mẹ nên gọi như vậy. Thường vận dụng để nói lên 5 tạng hư tổn
có bệnh lý ảnh hưởng đến nhau.

Thí dụ : thổ sinh kim, tỳ thổ là mẹ, phế kim là con; khi phế khí hư yếu phát triển tới mức nhất
định, có khả năng ảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ khí.

TỬ CHỨNG

Chứng chết.

TỬ CƠ

Da thịt mất cảm giác.

TỬ CUNG
Dạ con.

TỬ GIẢN

Sản giật , có thai khoảng 6-7 tháng bỗng nhiên chóng mặt ngã ra hôn mê, tay chân co dật, hàm
răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, nôn ra nước bọt trắng, uốn ván, một chốc rồi tỉnh lại, thỉnh
thoảng lại phát.

TỬ HUYỀN

Có thai khoảng 4-5 tháng, thai động không yên, ngực trướng, đầy tức khó chịu.

TỬ HUYẾT

Huyết chết, huyết không còn tác dụng sinh lý.

TỬ KHÍ

1. Có thai bị phù, từ ngón chân lên đầu gối.

2. Khí của con, trong lẽ tương sinh ngũ hành, khí của con gọi là tử khí là hỏa là con của mộc,
thì hỏa khí là tử khí của mộc.

TỬ LÂM

Người có thai bị chứng lâm phải đi tiểu luôn, nước tiểu nhỏ giọt mà đen.
TỬ MÃN

Có thai khoảng 6-7 tháng bị phù, bụng trướng đầy mà suyễn.

TỬ MẠO

Cũng như tử giản.

TỬ MẪU LỊCH

Tràng nhạc có hạch to, hạch nhỏ.

TỬ MẪU TRĨ

Búi trĩ có cái to, cái nhỏ.

TỬ MINH

Người có thai trong bụng có tiếng kêu.

TỬ MÔN

Cửa mình (âm hộ).


TỬ NGƯỢC

Có thai bị sốt rét.

TỬ PHIỀN

Có thai trong lòng không yên tĩnh, nóng nẩy bứt dứt.

TỬ THAI

Thai chết trong bụng mẹ.

TỬ THẤU

Có thai bị ho.

TỬ THŨNG

Có thai bị phù thũng.

TỬ TRƯỜNG BẤT THU

Bệnh sa dạ con.

TỬ UNG
Nhọt mọc ở hòn dái.

TỬ XỨ

Tử cung.

TỨC

1. Ngưng đọng lại, kết lại, “khi đau có lúc ngừng” [Bách bệnh thủy sinh, LK] ý nói lúc đau lúc
không, và “ngừng mà thành tích” (tức nhi thành tích) ý nói tà khí đọng lại ở cơ thể mà thành
chứng tích; “khí của ung nhọt kết lại (ung khí chi kết giả)” ý nói ung có khí kết đọng không tan.

2. Nhịp thở (một hơi thở ra, một he hút vào gọi là 1 tức).

3. Chứng mọc thịt thừa ở mũi.

TỨC BÀO

Đẻ xong 1 thời gian lâu rồi rau thai không ra.

TỨC BÔN

Bệnh tích thuộc phế, có các triệu chứng : có khối bọc phía dưới sườn phải, giống như cái chén
úp, cảm giác tưng tức đau ở ngực, nôn máu, thường kiêm các chứng sốt rét, ho, nôn mửa, thở
gấp.
TỨC CAO

Thở suyễn đưa hơi ra nhiều, hơi vào ít, là 1 triệu chứng của bệnh nguy nặng.

TỨC ĐẠO

Đường hơi thở ra vào.

TỨC ĐOẢN

Hơi thở ngắn.

TỨC HÁN

Thở ngáy.

TỨC MINH

Thở có tiếng kêu.

TỨC PHONG

Phép chữa các chứng do phong khí ở trong chuyển động lên, mà xuất hiện các triệu chứng như :
xây xẩm, chóng mặt, run rẩy sốt cao, co dật... tùy trạng thái bệnh cụ thể, có thể có các cách tức
phong khác nhau : từ âm tức phong, bình can tức phong, tả hỏa tức phong, hòa huyết tức phong.
TỨC THÔ

Thở to.

TỨC TÍCH

Một tên bệnh do phế khí tích lại lâu ngày có triệu chứng ngực sườn đầy, thở khí đưa ngược lên.

TỨC VI

Thở nhỏ yếu.

TƯỚC BAN

Tàn nhang ở mặt.

TƯỚC MỤC

Mắt quáng gà.

TƯỚC TRÁC MẠCH

1 trong 7 quái mạch, mạch đập như chim sẻ mổ ăn, nhịp đập nhanh, không đều thỉnh thoảng
dừng lại rồi mới đập tiếp.

TƯƠNG BÁC
2 bên kết lại với nhau rồi chuyển hóa lẫn nhau.

TƯƠNG KHẮC

Hạn chế, ức chế lẫn nhau, một quy luật của ngũ hành, như hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc
khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa.

TƯƠNG Ố

Ghét nhau, một vị thuốc này có tính năng làm yếu tính năng của 1 vị thuốc khác nên gọi là
tương ố, như sinh khương ố hoàng cầm, vì hoàng cầm làm giảm bớt tính ôn của sinh khương.

TƯƠNG PHẢN

Phản nhau, 2 vị thuốc dùng chung với nhau sẽ sinh ra tác dụng phụ mãnh liệt gọi là tương phản,
như ô đầu phản bán hạ,

TƯƠNG SÁT

Sát phạt nhau, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc khác, ví dụ như Phòng phong
có thể làm mất độc tính của Ba đậu...

TƯƠNG SỨ

Giúp nhau, một vị thuốc có tác dụng giúp cho vị chủ được chữa được bệnh, lại có tác dụng đưa
các thuốc đến chỗ có bệnh. Như dùng Khoản đông hoa chữa ho suyễn, dùng thêm Hạnh nhân
làm sứ, thì công hiệu sẽ tăng thêm, hoặc như dùng Hoàng kỳ lại dùng Phục linh làm sứ thì mới
có thể tăng cường được tác dụng bổ khí và lợi thủy.

TƯƠNG SINH

Giúp đỡ lẫn nhau để sinh trưởng, 1 quy luật của ngũ hành, như hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim
sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa.

TƯƠNG SỨ

Hỗ trợ cho vị thuốc khác. Áp dụng trong việc sử dụng dược vật theo thất tình. Thí dụ : hạnh
nhân sử khoản đông hoa (hỗ trợ để nâng cao tác dụng của khoản đông hoa).

TƯƠNG THỪA

Thừa có nghĩa như nhân lúc hư suy để xâm lấn thêm. Trong quy luật tương sinh tương khắc của
ngũ hành, khi 1 hành nào đó có sự suy yếu, thì hành khắc được nó, sẽ nhân cơ hội mà khắc
mạnh hơn, như bình thường thì mộc khắc thổ nhưng khi thổ yếu thì mộc sẽ nhân cơ hội mà
khắc mạnh hơn, như vậy gọi là tương thừa.

TƯƠNG TU

Dùng chung 2 vị thuốc hợp tính năng với nhau, có thể làm mạnh thêm tác dụng cho nhau, gọi là
tương tu, như Phụ tử dùng chung với Can khương thì tăng thêm tính nóng ấm. Hoàng bá dùng
chung với Tri mẫu thì tăng thêm tính mát lạnh, Đại hoàng dùng chung với Chỉ xác thì tăng thêm
tính xổ hạ...

TƯƠNG ÚY
Sợ nhau, những vị thuốc có độc tính thường phải dùng phối hợp với vị thuốc chế được độc tính
đó để tránh gây tác hại. như Bán hạ vốn có độc tính nhưng sợ Sinh khương, dùng Sinh khương
để chế Bán hạ là để trừ độc tính của Bán hạ.

TƯƠNG VŨ

Vũ có nghĩa như khinh nhờn, trong quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành khi mà hành ở
vị trí khác bị suy yếu thì hành ở vị trí bị khắc sẽ khinh nhờn mà quật trở lại nó, như bình thường
thì thổ khắc thủy, nhưng khi thổ yếu thì thủy sẽ khinh nhờn mà quật lại thổ, như vậy gọi là
“thủy phản vũ thổ”.

TƯỚNG HỎA

Cũng là mệnh môn hỏa thuộc về hỏa tiên thiên, nguồn gốc ở thận, thứ hỏa này ở trong thân thể
cũng như lửa ở trong lòng đất lòng nước, mọi sự hoạt động trong thân thể đều cần phải có thứ
hỏa này, trên lâm sàng khi thận âm suy hao có kiềm giữ được tướng hỏa mà gây ra các triệu
chứng nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc tai, hay cáu, hay giận, chiêm bao nóng mặt,
nóng lòng bàn tay, bàn chân, di tinh, mộng tinh... thì gọi là “tướng hỏa vọng động”.

TƯỚNG HỎA VỌNG ĐỘNG

Hiện tượng bệnh lý. Tướng hỏa của can thận do mất sự tư dưỡng của thận âm mà vọng động.
Biểu hiện lâm sàng, nếu thuộc can hỏa bốc lên, thì đau đầu, chóng mặt, mắt mờ, ù tai, nóng nảy,
dễ giận, ngủ hay mê, mặt có cảm giác nóng rát; nếu thuộc hư hỏa của thận nung nấu ở trong, thì
lòng bàn tay bàn chân phiền nhiệt, đầu choáng, mắt hoa, lưng và bắp chân đau mỏi, tình dục
hưng phấn, di tinh, tảo tiết...

Ứ HUYẾT
Huyết ứ đọng lại.

Ứ HUYẾT ĐẦU THỐNG

Một trong các chứng đầu thống. Có triệu chứng : đầu choáng váng và chướng, nhức đau kịch
liệt, đau cố định, lúc đau lúc không, dằng dai không khỏi, lưỡi có điểm xuất huyết hoặc tía sạm,
mạch sáp. Thường do mắc bệnh lâu ngày khí trệ huyết ứ hoặc di chứng của ngoại thương.

Ứ HUYẾT LƯU CHÚ

Một thể của chứng lưu chú. Do vấp ngã tổn thương hoặc sản hậu ứng huyết đình trệ cùng cấu
kết với thấp độc. Thường phát sinh ở mặt trong tay và chân. Xung quanh nơi đau trướng, ấn rắn
và đau phạm vi lan tràn rất rộng, kheo chân, háng bẹn, hõm nách đều nổi hạch, toàn thân sợ
lạnh, phát sốt và đau nhức khắp mình. Khoảng 1 tuần sau gây mủ, sạch mủ thì liền miệng rồi
khỏi. Cũng có thể do khí huyết bất túc, kéo dài không thành mủ mà chuyển thành mạn tính.

Ứ HUYẾT SÁN

Chứng ứ huyết sán. Bộ phận âm nang bị ứ huyết sưng đau như dùi đâm, đau cố định.

Ứ NHIỆT

1. Hiện tượng nhiệt với đàm thấp câu kết uất tích ở trong, gây nên nhiệt chứng.

2. Hiện tượng huyết ứ đọng trong cơ thể, uất lại mà hóa nhiệt.

Ứ NHIỆT TẠI LÝ
Tình trạng bệnh lý (ứ : tích trệ, đọng lại). Ứ nhiệt tại lý có 2 tình huống :

a/ Nhiệt ở Dương minh do không ra mồ hôi nên không thoát ra ngoài được, lại do tiểu tiện
không lợi, thủy thấp ứ đọng ở trong, nhiệt bị thấp khốn, ứ tích ở trong, thấp và nhiệt uất lại
nung nấu kéo dài phát sinh hoàng đản.

b/ Ứ huyết đọng trong cơ thể, trong điều kiện nhất định có thể dẫn đến phát sốt.

ỨC ÂM

Ức chế phần âm, âm thịnh thì dương suy, cho nên phải phù dương để ức âm.

ỨC DƯƠNG

Ức chế phần dương, dương thịnh thì âm suy, cho nên phải phù âm để ức dương.

ƯNG DU

Huyệt ở thành ngực, như Vân môn, Trung phủ, Chu vinh...

ỨNG NGHIỆM

Dùng có công hiệu ngay.

ƯỚC THÚC
1. Mi mắt.

2. Cơ co thắt (như : cơ tròn hậu môn, cơ mở nhắm mắt...)

ƯU TRÚNG

Lo quá ngất đi.

VÃN PHÁT

Biệt danh của phục khí ôn bệnh. Bệnh ôn nhiệt vào cuối mùa thu phát sinh chứng hậu lý nhiệt
khá nặng (hiện nay ít dùng).

VÃN SÚC

Chứng sốt cao co dật của trẻ em phát vào lúc gần tối.

VĂN ÂM

Cơ quan sinh dục không hoàn chỉnh (hoặc hẹp hoặc thiếu, không quan hệ tính giao được.

VĂN HỎA

Lửa nhỏ ngọn, ví dụ sắc thuốc bằng lửa nhỏ ngọn để sôi âm ỉ lấy cho hết chất thuốc.
VĂN HỎA, VÕ HỎA

Các loại ngọn lửa.

Văn hỏa : sức lửa nhỏ và không mạnh lắm. Thí dụ : vi hỏa, mạn hỏa (nhỏ lửa, nóng âm ỉ).

Võ hỏa : sức lửa to và rất mạnh. Thí dụ : khẩn hỏa (lửa bùng, ngọn cao).

Khi sắc thuốc cần theo đúng yêu cầu của chuyên môn mà sử dụng ngọn lửa cho thích hợp.

VĂN VŨ HỎA

Lửa vừa mức, không nhỏ ngọn, nhưng không bốc mạnh.

VĂN THANH

Nghe các thứ âm thanh như tiếng ho, tiếng thở tiếng nói, tiếng nấc... ở người bệnh, để chẩn
đoán bệnh.

VÂN Ế

Chứng bệnh con ngươi mắt phủ 1 lớp màng khói. Nói chung không ảnh hưởng nhiều tới thị lực
hoặc chỉ trở ngại ít chút.

VÂN Ế CHƯỚNG
Mắt kéo mây màng.

VẤN CHỨNG

Thầy thuốc hỏi người bệnh, hoặc gia nhân người bệnh, những điều cần biết để có thêm tài liệu
cung cấp cho việc chẩn đoán, kết luận bệnh.

VẬN HÓA

Vận là chuyển vận từ chỗ này đến chỗ khác, hóa là biến hóa từ thứ này thành thứ khác, như nói
thức ăn uống được vận hóa, chủ yếu là do công năng của tỳ vị.

VẬN KHÍ

Vận là ngũ vận (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) khí là lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Vận
khí là một thứ học thuyết giải thích về quy luật vận động biến hóa của khí hậu tự nhiên, cũng là
phương pháp để tính được khí hậu diễn biến khác nhau qua từng thời gian, không gian, nhất
định. Và ảnh hưởng của khí hậu đối với sự sống, đối với bệnh tật. Trong đó lấy âm dương, ngũ
hành, ngũ vận, lục khí làm cơ sở lý luận.

VẬN TỬ

Chết do tự sát.

VẬN TỲ

Phép vận tỳ. Phương pháp chữa thấp tà làm trở ngại tỳ. Biểu hiện do thấp nặng là vùng vị đầy
trướng, ăn uống không biết ngon, lợm giọng, buồn nôn, miệng nhạt và dính, choáng váng mệt
mỏi, đại tiện tiết tả, hoặc trướng bụng, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch
nhu. Cho uống các vị phương hương táo thấp để kiện vận tỳ như xương truật, hậu phúc, trần bì,
hoắc hương, bội lan, bạch khấu nhân, phục linh, trạch tả...

VẬNG CHÂM

Phản ứng khác thường trong khi thao tác châm thích. Trong quá trình châm thích, bệnh nhân có
hiện tượng giống như choáng ngất hoặc hư thoát, choáng váng, lợm giọng, tức ngực, sắc mặt tái
xanh, thậm chí tay chân giá lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp... Nguyên nhân thường do châm kích
thích mạnh đối với bệnh nhân mới châm lần đầu tiên hoặc là tinh thần bệnh nhân quá căng
thẳng, đang mỏi mệt, đói bụng hoặc thể lực vốn yếu. Phương pháp xử lý : rút châm, để bệnh
nhân nằm yên, trong tình trạng tỉnh dần có thể cho uống chút nước nóng phối hợp với châm hai
huyệt Nhân trung và Trung xung là khỏi ngay.

VỆ DOANH ĐỒNG BỆNH

Chứng doanh phần lại kiêm các triệu chứng của vệ phần (như : ố hàn, đau đầu, đau mình, ho...).

VỆ KHÍ

Thứ khí được hóa sinh từ các chất tinh vi trong đồ ăn uống, có tính nhanh mạnh trơn lợi, vận
hành ở phía ngoài mạch, vào khắp tạng phủ, ra khắp phần ngoài cơ biểu, có tác dụng ôn dưỡng
tạng phủ, ôn nhuận da thịt, giữ sự mở đóng cửa lỗ mồ hôi, bảo vệ phần ngoài cơ thể, chống đỡ
ngoại tà.

VỆ KHÍ DOANH HUYẾT BIỆN CHỨNG

Phương pháp biện chứng thi trị của bệnh ôn nhiệt. Khái quát bệnh lý biểu hiện của 4 giai đoạn
khác nhau trong quá trình phát triển bệnh ôn nhiệt. Nói chung, đầu tiên bệnh ở vệ phần, biểu
hiện bệnh nhẹ ở vị trí nông. Từ vệ phần chuyển đến khí phần bệnh nặng hơn chút nữa. Bệnh
biến vào đến doanh phần, bộ vị sâu dần và nặng thêm. Khi phạm tới huyết phần thì bệnh càng
nặng. Diễn biến phát triển của 4 giai đoạn trên, không tách rời hoàn toàn mà thường liên hệ lẫn
nhau. Nói chung là truyền biến theo theo thứ tự, nhưng có bệnh không nhất định xuất hiện theo
thứ tự ấy, có trường hợp phát bệnh đã xuất hiện chứng trạng của khí phần, thậm chí cả doanh
phần và huyết phần. Hoặc bệnh từ vệ phần trực tiếp đến doanh phần, huyết phần, hoặc cả 2
phần đều xuất hiện triệu chứng bệnh. Hoặc bệnh đã vào tới doanh phần, huyết phần mà triệu
chứng của khí phần vẫn tồn tại. Vì vậy, cần phân tích chứng hậu cụ thể, vừa phải phân biệt rõ 4
giai đoạn, vừa phải chú ý tới mối quan hệ lẫn nhau của chúng.

VỆ KHÍ ĐỒNG BỆNH

Tình trạng biểu tà phạm vào lý hóa nhiệt, tình thế nhiệt tính ở khí phận đã thịnh mà bệnh cơ về
biểu hàn vẫn chưa giải được. Triệu chứng chủ yếu : sốt cao, khát nước, tâm phiền, ra mồ hôi có
thêm triệu chứng đau mình mẩy , sợ phong hàn.

VỆ PHẦN CHỨNG

Chứng trạng ở giai đoạn đầu tiên của bệnh ôn nhiệt. Triệu chứng lâm sàng : phát sốt, hơi sợ gió
lạnh, đau đầu, chân tay mỏi hoặc đau mình, không có mồ hôi hoặc ít có mồ hôi, hơi khát, rêu
lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác; hoặc có chứng tắc mũi và ho. Đặc trưng bệnh của vệ phần là
phát sốt, sợ phong hàn.

Vệ (bảo vệ bên ngoài) là lớp vỏ của thân thể nên gọi là vệ phần có trường hợp với phế khí ở
trong cơ thể (phế chủ bì mao) có công năng ôn dưỡng cơ phu, điều tiết thể ôn, phòng ngự ngoại
tà. Nếu tà khí xâm phạm vào thể biểu khiến công năng của vệ khí mất sự bình thường, xuất hiện
chứng hậu của vệ phần (gọi là tà phạm vệ phần).

VỆ PHẬN

Phần vệ, phần ngoài nhất của bệnh ngoại cảm tà khí ôn nhiệt. Trong ôn bệnh học, chia nhiệt
thành 4 mức nông, sâu, nặng, nhẹ khác nhau, tức là vệ, khí, vinh, huyết, ban đầu tà vào phần vệ,
rồi mới vào đến phần khí, đến phần vinh, phần huyết. Tà ở phần vệ là bệnh còn nhẹ, vào đến
phần khí, phần vinh, phần huyết là bệnh càng nặng dần.

VỆ SINH

Phương pháp giữ gìn sức khỏe để sống hết tuổi thọ, thời xưa gọi là “nhiếp sinh”.

VỆ SINH YẾU QUYẾT DIỄN CA

Đời Hậu Lê, Lê Hữu Trác. Phổ biến kinh nghiệm phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng các biện
pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh ăn uống.

VI CHÂM

Kim châm.

VI DƯỢC

Thuốc dán xung quanh mụn nhọt, để chữa sưng đau, và ngăn chặn không cho lan rộng ra.

VI GIẢ NGHỊCH CHI

Phương hướng điều trị. Vi : triệu chứng rõ ràng nhưng khá nhẹ. Thí dụ : hàn chứng, nhiệt
chứng, chỉ cần nhằm bệnh tình mà chọn cách nghịch trị (nằm trong phép chính trị) cũng có thể
chữa khỏi.

VI HÃN
Cho ra ít mồ hôi (phát hãn nhẹ).

VI MẠCH

Mạch vi, mạch đi phù ở ngoài mà rất nhỏ mềm, giống như có mạch giống như không có mạch,
đè vào thì như sắp mất, chủ về vong dương, khí huyết đại suy.

VI TÀ

1. Tà ở tạng bị khắc truyền đến tạng khắc nó, như tà ở phế, truyền sang tâm (phế thuộc kim, tâm
thuộc hỏa, phế là tạng bị tâm khắc).

2. Tà khí nhẹ.

VI THẬM

Tính chất tỏ, mờ của mạch tượng (vi : nhẹ nhàng mỏng manh, mơ hồ; thậm : rõ ràng). Vi thậm
nói đến tính chất của mạch tượng đồng loại nhưng có vi và thậm khác nhau. Ví dụ : mạch phù
có vi phù và thậm phù khác nhau. Lại như người bình thường, mạch tượng mùa xuân nên vi
huyền, nếu vượt quá mức vi huyền thì thuộc loại mạch có bệnh.

VỊ

Dạ dày 1 phủ trong lục phủ, có tên gọi là “thủy cốc chi hải” (bể của cơm nước) hoặc “đại
thương” (kho lương thực lớn), có quan hệ biểu lý với tỳ, tỳ vị đều thuộc thổ, nhưng vị là “táo
thổ” “dương thổ”, chủ việc thu nạp và tiêu hóa thức ăn. Tỳ là “thấp thổ” “âm thổ” chủ việc vận
hóa chất tinh vi của đồ ăn uống, cho nên công việc tiêu hóa là công việc chính của tỳ và vị.
VỊ ÁCH

Nấc vì vị khí không bình thường.

VỊ ÂM

Phần âm của vị.

VỊ ÂM HƯ

Chứng vị âm hư. Âm vị của vị bất túc phần nhiều do vị hỏa bốc mạnh. Tỳ vị có thấp nhiệt hoặc
các bệnh nhiệt thịnh làm hao tổn tâm vị của vị, gây nên vị âm hư. Chứng trạng chủ yếu là : môi
miệng khô ráo, ăn uống giảm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn ít, thậm chí nôn khan và nấc, giữa lưỡi
đỏ khô, mạch tế sác. Chứng vị âm hư thường gặp ở bệnh viêm dạ dày mạn tính, cơ năng thần
kinh, rối loạn tiêu hóa, bệnh đái đường, và bệnh nhiệt tính ở thời kỳ hồi phục.

VỊ BẠC

Vị nhẹ, không nồng đậm, như Hoài sơn, Phục linh... là những thuốc có “vị bạc”.

VỊ CHƯNG

Chứng sốt chứng của trẻ con thuộc vị, có hiện tượng đau ở dưới lưỡi.

VỊ DỊCH
Dịch vị.

VỊ DƯƠNG

Phần dương của vị.

VỊ ĐẢN

Chứng bệnh ăn vào chóng đói, ăn nhiều, uống nhiều, ngực sườn đầy chướng, mặt vàng, người
gầy, nước tiểu đỏ, nguyên nhân là do vị nhiệt quá thịnh.

VỊ GIA THỰC

Một thể bệnh của bệnh Dương minh có triệu chứng sốt có cơn, khát nước, ra nhiều mồ hôi,
mạch hồng đại, phân khô ngưng kết, đại tiện bí, bụng đau không cho ấn tay vào, nguyên nhân là
do nhiệt tà đốt khô tân dịch, phân đọng lại, làm cho đường ruột mất sự thông lợi mà gây ra.

VỊ HÀN

Vị có hàn, vị dương suy kém, thường có các triệu chứng như : nôn ra nước trong, hoặc nước bọt
lạnh, miệng nhạt, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhuận.

VỊ HẬU

Vị nồng đậm, như cam thảo, ô mai... là những thuốc có vị hậu.

VỊ HỎA
Vị có hỏa, vị dương thịnh quá bốc lên thành vị hỏa. Những hiện tượng như miệng thối, lợi răng
sưng đau, chân răng chảy máu... thường là triệu chứng của vị hỏa.

VỊ HƯ

Công năng của dạ dày suy giảm, như không muốn ăn, ăn vào khó tiêu.

VỊ KHÁI

Chứng ho do vị, có hiện tượng khi ho thì nôn mửa.

VỊ KHẨU

Miệng của dạ dày, trên là vị thượng khẩu, dưới là vị hạ khẩu.

VỊ KHÍ

1. Tức là vị dương.

2. Tinh oa của đồ ăn uống được hóa sinh từ dạ dày, và từ dạ dày chuyển vận đi khắp mọi nơi để
nuôi dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Sách xưa nói : “có vị khí thì sống, không có vị khí thì chết”.

VỊ KHÍ BẤT HÒA


Tình trạng vị khí bất hòa. Vị âm bất túc, tà nhiệt quấy rối vị hoặc đồ ăn thức uống lưu trệ ở
trong vị ảnh hưởng sự hấp thụ giáng xuống của vị khí, gây nên các triệu chứng ngán ăn, lợm
giọng, mất ngủ, đại tiện bất thường.

VỊ KHÍ HƯ

Chứng vị khí hư. Công năng thu nạp và tiêu hóa thủy cốc của vị bị hư nhược. chứng trạng chủ
yếu là ngực bụng nghẽn đầy, chán ăn, hoặc rối loạn tiêu hóa, thậm chí ăn vào lại thổ ra ngay,
đại tiện lỏng loãng, môi và lưỡi nhợt.

VỊ KHÍ KHÔNG GIÁNG

Chứng vị khí không giáng. Vị khí lấy thông giáng là thuận, nếu do ăn uống làm tổn thương, vị
hỏa xông lên hoặc do đờm thấp ngăn trệ... đều làm cho vị mất hòa giáng, thậm chí vị khí thượng
nghịch. Chứng trạng chủ yếu là : biếng ăn, vùng dạ dày trướng đầy, ợ hơi, nấc nghẹn, hoặc đau
vị quản, nôn thổ.

VỊ LẠC

Đường lạc mạch của vị, cũng gọi là “hư lý”, là đường lạc mạch lớn từ vị phân bố ra đi lên
xuyên qua hoành cách mô, đến phế, rồi rẽ ra phân bố ở dưới vú bên trái, tức là chỗ động ở đầu
mỏm tim (tương đương với huyệt nhũ căn).

VỊ LẠN

Loét dạ dày.

VỊ MẠC
Màng dạ dày.

VỊ MẠCH

Đường kinh lạc của vị, tức là đường kinh Dương minh chân.

VỊ NGỐC

Hiện tượng tiêu hóa không tốt, không muốn ăn, ăn không biết ngon, do việc thu nạp thức ăn của
dạ dày mất bình thường.

VỊ NGƯỢC

Sốt rét do vị, cũng gọi là “thực ngược” 1 loại bệnh sốt rét do tiêu hóa sút kém, có triệu chứng,
bụng đói mà không ăn được, ăn vào thì đầy bụng và nôn, hết rét rồi sang nóng, hết nóng lại sang
rét.

VỊ NHIỆT

Vị có nhiệt, thường xuất hiện các triệu chứng như : thích ăn uống mát, miệng lở, hơi miệng thối,
chân răng sưng đau, xót ruột, tiểu tiện ít, đại tiện táo.

VỊ NHIỆT ÁCH NGHỊCH


Chứng vị nhiệt ách nghịch. Chứng ách nghịch phát ra tiếng trầm, gặp nóng thì giảm, gặp lạnh
bệnh tăng, chân tay không ấm, ăn kém, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong lượng khá, rêu lưỡi trắng
nhuận.

VỊ NHIỆT SÁT CỐC

Chứng háu đói do vị nhiệt (sát cốc : ăn chóng tiêu). Công năng của nhiệt là làm ngấu nhừ đồ ăn,
nếu vị nhiệt thì tác dụng này quá mạnh, vừa ăn xong đã cảm thấy đói, gọi là vị nhiệt sát cốc.

Nếu ăn nhiều mà thân thể vẫn gầy còm gọi là tiêu cốc thiện cơ.

VỊ NHIỆT ÚNG THỊNH

Chứng vị nhiệt ở mức độ nghiêm trọng. Chứng trạng chủ yếu là : phiền khát ưa uống nước lạnh,
hôi miệng phá lở, chân răng sưng đau, vùng trung quản nóng rát, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện bí
kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Nếu bệnh ôn nhiệt mà thấy vị nhiệt úng thịnh, tức là Dương
minh thực nhiệt, có thể hôn mê, nói nhảm, cuồng táo...

VỊ PHIỀN

Bệnh danh [KQ]. (Chu Đoan Chương gọi là phiên vị). Nguyên nhân bệnh do tỳ vị hư hàn. Có
triệu chứng : sau khi ăn xong đầy trướng, sáng ăn chiều thổ hoặc tối ăn sáng thổ, vật bài tiết ra
không tiêu hóa, mỏi mệt, lưỡi nhợt, mạch tế vô lực.

VỊ PHONG

Chứng bệnh hay ợ hơi, mà hơi ra không có mùi vị gì, cũng gọi là “ái khí” “ý khí”.
VỊ PHỦ

Dạ dày.

VỊ QUẢN

Dạ dày.

VỊ TÂN

Tân dịch trong vị, cũng gọi là “vị trấp” hoặc “vị dịch”.

VỊ, THẦN, CĂN

3 điều kiện cần phải có ở trong mạch của người bình thường, cũng là 3 tiêu chuẩn để quyết định
được bệnh nặng hay nhẹ; tiến hay thoái, sống hay chết của thầy thuốc khi xem mạch. Thế mạch
hòa hoãn đi lại thong thả nhịp đập đều đặn là mạch có vị khí, mạch đập có lực, mạch mềm mại
là mạch có thần, Mạch ở bộ xích đập đều, hoặc đè tay sâu vào giáp xương thấy mạch còn đều là
mạch có căn.

VỊ THẤU

Chứng ho thuộc vị, có đặc trưng là ho mà nôn ra nước chua.

VỊ THỐNG
Chứng vị thống. Vùng vị quản kế cận tim đau (nên cũng gọi là tâm hạ thống). Nguyên nhân do
ăn uống không điều độ kéo dài hoặc tinh thần bị kích thích. Đầu tiên thì can vị bất hòa, vị khí
uất trệ. Bệnh kéo dài thì khí trệ huyết ứ, tổn thương đường lạc của vị; từ khí liên lụy đến huyết
hình thành bệnh này. Trên lâm sàng chia ra : can vị bất hòa, tỳ vị hư hàn. Thuộc can vị bất hòa,
thì có các triệu chứng : vị quản trướng đầy, đau lan tỏa đến sườn, kèm theo tâm phiền dễ cáu, ứa
nước chua, đắng miệng, đó là do hỏa uất. Nếu nơi đau cố định và cự án, đại tiện phân đen, mạch
sáp là do huyết ứng. Thuộc tỳ vị hư hàn, thì có các triệu chứng : đau âm ỉ, ưa xoa bóp, thổ ra
nước trong, nôn, chân lạnh, đại tiện không thành khuôn.

VỊ THƯ

Một thứ nhọt phát ở huyệt Trung quản, sưng lồi lên, cứng rắn, đau âm ỉ, không nóng, sắc da như
thường. Nguyên nhân là do hỏa độc ở dạ dày.

VỊ THỰC

Chứng thực ở vị, trong đường ruột có những thứ vật chất ngưng đọng lại không xuống được,
thường có biểu hiện như : đầy bụng, ợ chua, ợ hăng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí.

VỊ TIẾT

Cũng gọi là “xan tiết” chứng ỉa chảy ra thức ăn chưa tiêu hóa, màu vàng.

VỊ TIÊU

Chứng vị tiêu. Chứng trạng : ăn vào dễ tiêu, hay đói, nhưng vẫn gầy còm, kèm theo đại tiện táo
kết, tiểu tiện ít, vàng, rêu lưỡi vàng khô. Nguyên nhân do vị khí hỏa bốc mạnh tiêu hao hết chất
tinh vi của thủy cốc đến nỗi tinh huyết thương tổn gây nên.
VỊ TRẤP

Cũng là “vị âm”, “vị tân”, có tác dụng tiêu hóa thức ăn, vị trấp dồi dào thì ăn được nhiều mà
người khỏe, vị trấp ít thì ăn được ít mà người yếu.

VỊ TRUNG TÁO THỰC

Chứng đại tiện táo kết ở trong ruột. Phân biệt phép chữa và mạch chứng của Dương minh bệnh
[TH] : “bệnh Dương minh, nói nếu có trắc nhiệt, lại không ăn được, trong vị tất cả có 5, 6 chục
phân táo”. Trong vị ở đây là chỉ đường ruột, trong vị có phân táo nói lên vị trường có thụ nhiệt
kết ở trong. Tân dịch bị tà nhiệt hun đốt tiêu hao cho nên trong ruột mới đại tiện táo kết.

VỊ TRƯỚNG

Chứng trướng thuộc dạ dày, có hiện tượng bụng đầy, dạ dày đau, không muốn ăn, đại tiện khó,
hơi mũi có mùi khét.

VỊ TUYỆT

Dạ dày ngừng hoạt động, không thu nạp được thức ăn nữa.

VỊ UNG

Nhọt ở dạ dày.

VĨ CHÙY
Xương cụt.

VĨ ĐẾ CỐT

Bộ xương cùng cụt gồm xương cùng và xương cụt, xương cùng trên rộng dưới hẹp do 4 đốt
xương kết thành, trên đỡ toàn bộ xương sống, 2 bên đều có 4 lỗ hở gọi là “bát liêu” xương cụt
nằm dưới xương cùng.

VĨ ĐỆ

Mỏm xương cùng cụt (gần giang môn).

VĨ LƯ PHÁT

Nhọt mọc ở đầu xương cùng, thứ nhọt rất đau và rất khó làm mủ, do ngồi lâu khí huyết ngưng
trệ mà sinh ra.

VIÊN CHÂM

1 thứ kim, trong 9 thứ kim châm của thời xưa, thân kim tròn như cái ống, mũng kim tròn như
hình quả trứng, dùng ấn xát ngoài huyệt để chữa những bệnh ở phần cơ nhục.

VIÊN Ế NỘI CHƯỚNG

Bệnh danh. Bệnh này do can thận đều suy hoặc tỳ vị hư suy, vận hóa thất thường gây nên. Triệu
chứng : thủy tinh thể mất đi độ trong suốt bình thường, biến thành vẩn đục, khiến thị lực giảm
hoặc mất hẳn.
VIÊN LỢI CHÂM

1 thứ kim trong 9 thứ kim châm của thời xưa, kim hình tròn mà nhọn sắc, đầu kim hơi to, thân
kim hơi nhỏ, để có thể châm vào sâu, dài khoảng 1 thốn 6 phân, dầu chữa những trường hợp
bệnh có sự ngưng tắc ở trong phần sâu.

VIÊN TIÊN

Bệnh danh. Bệnh ngoài da, bệnh nấm tròn như đồng tiền. Nguyên nhân do thấp nhiệt nhiễm bì
phu hoặc tiếp xúc vật chất truyền nhiễm. Thường phát sinh ở thân mình, da bụng hoặc trong
bẹn, đôi khi cũng có ở cổ, ở mặt.

VIỄN ĐẠO THÍCH

Một cách châm : chọn huyệt ở xa chỗ bệnh để châm, như bệnh ở đầu châm huyệt ở chân, bệnh ở
dưới chân châm huyệt ở đầu.

VIỄN HUYẾT

Chứng bệnh đại tiện ra máu mà phân ra trước rồi máu mới ra.

VIỄN THỊ

Mắt trông xa thì rõ, trông gần không rõ.

VIỄN TÝ
Tê đau lâu ngày.

VIỆT KINH TRUYỀN

Hiện tượng truyền bệnh vượt kinh. Bệnh tà không truyền kinh theo thứ tự mà truyền vượt qua
kinh khác đáng lẽ theo thứ tự phải qua. Thí dụ : bệnh ở kinh thái dương không truyền qua kinh
dương minh mà truyền thẳng đến kinh thiếu dương.

VINH DƯỠNG

Nuôi dưỡng và làm cho tươi tốt.

VINH HUYẾT

Tức là huyết dịch, trong huyết có vinh khí, vinh khí hóa thành huyết làm nên tác dụng của
huyết, 2 thứ mà là 1, 1 thứ mà là 2, chia ra là 2, hợp lại là 1.

Vinh khí

Thứ tinh khí của đồ ăn uống có tính nhu hòa thuộc âm vận hành trong mạch, có tác dụng hóa
sinh huyết dịch nuôi dưỡng cho toàn bộ cơ thể. (cũng gọi là “dinh khí”, “doanh khí”).

VINH PHẬN
Phần vinh. Phần vinh là phần ở trong phần khí, ngoài phần huyết, bệnh tà vào đến phần vinh thì
thường biểu hiện ra các triệu chứng như : sốt cao, sốt nhiều về ban đêm, nóng ngực, khó ngủ,
hoặc hôn mê nói sảng, phát ban, rêu lưỡi vàng khô hoặc màu gio, chất lưỡi đỏ mạch tế sác.

VINH VỆ

Vinh khí và vệ khí (xem vinh khí vệ khí).

VINH KHÔ LÃO NỘN

Một phần nội dung cơ bản của việc xem chất lưỡi, vinh là lưỡi sáng nhuận, nói lên tân dịch còn
đầy đủ, khô là lưỡi khô ráo, nói lên tân dịch đã bị tổn thương, lão là lưỡi cứng có màu xanh già
thuộc về chứng thực, nộn là lưỡi mềm có màu non bệu, thuộc chứng hư.

VONG ÂM

Âm dịch bị vong thoát, thường xuất hiện các triệu chứng như : phát sốt, nóng nảy vật vã, khát
nước, thích uống lạnh, thở to, chân tay ấm, mạch hồng thực, đặc biệt là mồ hôi ra nhiều, mồ hôi
nóng mà vị mặn.

VONG DƯƠNG

Vong dương. Khí dương bị vong thoát, thường xuất hiện các triệu chứng như : mồ hôi lạnh ra
đầm đìa đọng lại thành từng hạt, sợ lạnh, chân tay lạnh thở nhỏ yếu, mặt trắng nhợt, môi ướt
nhợt hoặc tím tái, mạch nhỏ yếu, hoặc phù sác mà ấn vào thì mất, không khát nước, hoặc thích
nước nóng.

VONG HUYẾT
Bị mất máu nhiều như nôn máu, ỉa máu, băng huyết...

VONG HUYẾT GIA

Người vốn đã bị mất máu nhiều.

VONG TÂN DỊCH

Mất tân dịch (mất nước).

VỌNG CHẨN

Một loại trong tứ chẩn. Đó là phương pháp vận dụng thị giác để quan sát thần sắc, hình thái chất
lưỡi và rêu lưỡi, chất bài tiết đại tiện, tiểu tiện và các vật chất khác. Đối với trẻ em, còn bao
gồm cả quan sát văn ngón tay.

VỌNG HÌNH THÁI

Một nội dung của vọng chẩn (hình : hình thể con người bao gồm cả cơ nhục, xương khớp, bì
phu...; thái : động thái, bao gồm cả thể vị, tư thái và năng lực hoạt động). Qua hình thái, có thể
biết được tình huống doanh dưỡng, thể chất và sự phát dục của bệnh nhân, đồng thời có thể giúp
cho việc nắm bắt sự thịnh suy, tiêu trưởng của tà khí, chính khí và bộ vị nơi bị tổn thương.

VỌNG, VĂN, VẤN, THIẾT


4 phương pháp thu thập triệu chứng để chẩn đoán bệnh. Vọng là tìm hiểu nhận xét bằng mắt,
văn là tìm hiểu nhận xét bằng tai, bằng mũi, vấn là hỏi ở người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân
để rõ được những điều cần thiết, thiết là xem mạch và sờ nắn.

VỌNG NGÔN

Hiện tượng nói càn nói bậy, một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần.

VỌNG XỈ

Phép xem răng, một nội dung vọng chẩn. Quan sát cả 2 phần : răng và chân răng. Đối với răng
chủ yếu là xem xét tình trạng mọc răng, đổi răng hoặc rụng răng, màu sắc lộ ra bên ngoài tươi
nhuận hay không, có lung lay, có sâu răng, có cam răng, hay có biến hóa mùi vị ra sao. Đối với
chân răng chủ yếu là xem màu sắc, hình trạng và sự biến hóa đầy đủ hay không, có hay xuất
huyết... Căn cứ vào luận thuyết thận chủ xương, sinh tủy, răng là bộ phận thừa của xương, kinh
mạch của vị đi qua chân răng... nên vọng xỉ chủ yếu là để quan sát bệnh biến của thận và vị.

VÔ BAN NGÂN CỨU

Phép cứu không để vết, một trong các phép cứu. Đem mồi ngải cứu trực tiếp hoặc cứu gián tiếp
(như cách lát gừng, cách lát tỏi). Mỗi lần cứu chỉ nhằm mức độ kích thích vừa phải không để
chỗ cứu phỏng da.

VÔ CĂN HỎA

Hỏa không gốc. Vì âm hàn ở dưới làm cho hỏa ở thận phù vượt lên, sinh những hiện tượng
nóng bốc ở trên, chứ không phải là thực nhiệt, phần trên tuy nóng mà ở dưới vẫn lạnh.

VÔ CÔ CAM
Bệnh cam còm trẻ con.

VÔ DANH CHỈ

Ngón tay thứ 4 gần ngón tay út.

VÔ DANH THŨNG ĐỘC

Nói chung về những hiện tượng sưng, cứng, nóng, đỏ, đau, bất kỳ phát ở chỗ nào.

VÔ HIỆU

Không có công hiệu.

VÔ HÔI TỬU

Loại rượu không pha vôi. Đời xưa, trong rượu thường bỏ ít vôi vào phòng rượu ngã vị chua.
Nhưng làm như vậy có khả năng tụ đàm, cho nên sử dụng làm dược liệu phải dùng vô hôi tửu.

VÔ LUÂN

Mạch đập lộn xộn không có thứ tự.

VÔ LỰC
Không có lực (yếu).

VÔ NIỆU

Không có nước tiểu, nên không đi tiểu được.

VÔ PHẠM VỊ KHÍ

Nguyên tắc điều trị. Vị khí là thể hiện công năng của vị; sự tiếp nhận và làm ngấu nhừ thủy cốc
(bước đầu của việc tiêu hóa) đều dựa vào tác dụng của vị khí; những tạng phủ khác phải nhận
được tinh khí của thủy cốc mới duy trì được công năng, vì vậy cổ nhân từng nói “có vị khí thì
sống, không vị khí thì chết”. Nói như vậy, để khi sử phương dụng dược cần chú ý đừng làm tổn
hại vị khí. Thí dụ : dùng thuốc khổ hàn hoặc tả hạ quá mức, có khả năng tổn hại vị khí, vậy khi
sử dụng phải nắm chắc liều lượng. Nguyên tắc chung thì như vậy, nếu như bệnh tà hại vị khí thì
vẫn phải dùng tới khổ hàn hoặc tả hạ; trường hợp này cần mạnh dạn sử dụng, chính như vậy
mới là giữ gìn vị khí.

VÔ THẦN

Không có thần, tức là không có sinh khí ở trong, như mạch vô thần, sắc vô thần.

VU Y

Người chữa bệnh bằng phương pháp cầu khẩn, cúng lễ theo lối mê tín thời cổ đại.

VŨ TIẾT

Ỉa ướt, mà phân như phân vịt.


VŨ HỎA

Nhen lửa to ngọn để sắc thuốc.

VỰNG CHÂM

Choáng do châm.

VỰNG ĐẢO

Bị choáng rồi ngã.

VỰNG QUYẾT

Bỗng nhiên ngã, hôn mê quyết lạnh.

VƯƠNG BĂNG

710-804, đời Đường, Trung Quốc. Biên soạn Tố vấn thích văn chú thích toàn diện văn ngôn
trong Tố vấn, nhất là phát huy kiến thức trong học thuyết vận khí. Tiếp thu Nội kinh, Vương
Băng viết các bộ Huyền châu mật ngữ 10 quyển, Chiêu minh ẩn chỉ 3 quyển, Thiên nguyên
ngọc sách 30 quyển...

VƯƠNG CUNG
Cũng gọi là “sơn căn” “hạ cực” chỗ ở giữa 2 khoé mắt, phía trên mũi, người xưa xem chỗ này là
chỗ tương ứng với tâm.

VƯƠNG HIẾU CỔ

1200-1264, đời Nguyên, Trung Quốc. Cùng Lý Cảo theo học Trương Nguyên Tố, sau lại học
thêm ở Lý Cảo nên chịu ảnh hưởng nhiều, biên soạn Thang dịch bản thảo, thử sự nan chi, Am
chứng lược lệ... Rất coi trọng nội nhân, ông cho rằng vô luận ngoại cảm hay nội thương, đều là
do cơ thể vốn hư yếu; nếu cơ thể khỏe mạnh, tấu lý kín đáo thì dù lục dâm có xâm phạm cũng
chống lại được, không dễ gì phát bệnh.

VƯƠNG SĨ HÙNG

1808-1890, đời Thanh, Trung Quốc. Biên soạn Vương thị y án, 10 quyển, Ôn nhiệt kinh vỉ, 5
quyển... Ông tích lũy được kinh nghiệm có giá trị về các loại dịch bệnh vì sống trong thời kỳ có
dịch bệnh hoắc loạn, ôn nhiệt hoành hành dữ dội. Trong trước tác y học, ông suy tôn Diệp Quế,
Tiết Tuyết là danh y đứng đầu phái ôn nhiệt.

VƯỢNG KHÍ

Khí thịnh lên ở từng thời kỳ, như mộc khí thịnh ở mùa xuân, can thuộc mộc, can khí cũng thịnh
ở mùa xuân, hỏa khí thịnh ở mùa hạ, tâm thuộc hỏa, tâm khí cũng thịnh ở mùa ha, kim khí thịnh
ở mùa thu, phế thuộc kim, phế khí cũng thịnh ở mùa thu, thủy khí thịnh ở mùa đông, thận thuộc
thủy, thận khí cũng thịnh ở mùa đông.

VƯU HẦU

Nốt ruồi, mụn cơm, mụn cóc...


VƯU SANG

Mụn hình như vảy cá, mọc ở da tay, da chân, trong khoảng 3 năm thì tự rụng hết, nên còn gọi là
“thiên nhật sang”.

VƯU TRÙNG

Giun đũa.

XÀ BÌ TIỄN

Một loại bệnh ngoài da, da nổi lên như xác rắn, hoặc như vảy cá, vừa khô, vừa ráp, có phần bột
sờ vào như sờ trên gai, màu da đen gần như màu gio, thường phát ở ngoài cẳng tay hoặc ống
chân, có khi lan rộng ra toàn thân.

XÀ BÌ PHONG

Một loại bệnh ngoài da, da ở vùng mông hoặc đùi, giống như da bụng con rắn, đau hoặc ngứa
và lan rộng ra rất nhanh.

XÀ BỒI ĐINH

Nhọt lưng rắn. Đinh nhọt mọc dài ra ở gốc móng tay dạng như lưng rắn.

XÀ CHƯỚNG
Một loại bệnh ở da, lúc đầu ở da bỗng nhiên sưng đỏ cứng bằng hạt đậu dần dần bằng quả mơ,
quả mận, rồi trở thành màu đen, rất đau nhức, sau vỡ mủ ra như nước đậu, lâu thì nát loét đến
gân xương, cũng gọi là “chướng tâm độc” hoặc gọi là “lẫm thư”.

XÀ ĐẦU ĐINH

Thứ đinh độc phát ở đầu ngón tay ngón chân, có rễ sâu, có độc mạnh, lúc đầu phát ra bằng quả
đậu, sau to dần bằng quả đào cứng rắn, đỏ sưng, đau buốt tận ruột, có khi chỉ ngứa không đau
mà biến ra màu xanh vàng hoặc tím đen là độc mạnh hơn.

XÀ ĐỘC

Độc của rắn.

XÀ GIÁO THƯƠNG

Bị rắn cắn.

XÀ NHÃN ĐINH

Nhọt mắt rắn. Đinh nhọt mọc ở 2 bên góc móng tay dạng như mắt rắn.

XÀ PHÚC ĐINH

Đinh nhọt mọc ở ngón tay giữa, ngón tay giữa sưng đỏ mà đau buốt, nếu màu tím đen là có độc
mạnh, nếu độc công vào tâm thì sẽ hôn mê mà chết.
XÀ THIỆT

Hiện tượng lưỡi thè ra và liếm xung quanh môi, do tỳ nhiệt.

XẢ CHỨNG TÒNG MẠCH

Phương pháp điều trị. Trong lúc biện chứng, khi mạch và chứng biểu hiện không nhất trí, , qua
phân tích, xem hình dáng mạch để xem xét bệnh để giúp cho việc chẩn đoán rõ hơn. Thí dụ:
Người bệnh sốt cao nhưng mạch lại Nhu Hoãn (chính ra phải Hồng, Sác), cho thấy nhiệt tà bị
bế ở trong, nhưng vì tình trạng bệnh quá mạnh hoặc bị tà khí ngăn trở cho nên hình dạng mạch
chưa thể ohản ảnh được bản chất của nhiệt tà bí kết bên trong. Trường hợp này, phải dựa theo
triệu chứng lâm sàng mà chẩn bệnh, sử dụng phép thanh vinh, thấu nhiệt mới hợp.

XAN TIẾT

Bệnh tiết tả ra chất lỏng và có thức ăn chưa tiêu hóa, sôi ruột, đau bụng mạch huyền hoãn.

XẾ DƯƠNG

Nhọt ở khoé mắt.

XẾ TUNG

Xế là gân co vào, tung là gân duỗi ra, xế tung là tay chân co duỗi liên tục, 1 hiện tượng trong
bệnh kinh phong trẻ con.

XỈ CẤU
Cáu răng, cao răng.

XỈ CỨ

Chân răng trồi ra như cựa gà.

XỈ HÀN

Răng buốt.

XỈ HẮC

Răng bị đen lại.

XỈ LẠC

Răng rụng.

XỈ LIỆT

Răng nứt ra.

XỈ NẶC
Răng có viêm sâu, lợi răng sưng đau, lở loét, chảy máu mũi, miệng thối.

XỈ NGẠC

Hàm răng.

XỈ NGÂN

Lợi răng.

XỈ NGÂN KẾT BIỆN

Chứng chân răng sưng đỏ, kết lại từng múi. Kèm theo xuất huyết, đau nhức hoặc loét nát, xoang
miệng có mùi hôi. Bệnh thuộc nhiệt độc nội công, vị hỏa bốc mạnh gây nên.

XỈ NỤC

Chảy máu răng.

XỈ TÁO

Chứng trạng răng khô ráo không nhuận. Thông thường lấy răng cửa làm chuẩn. Mới mắc bệnh
mà răng khô ráo kèm nhiều bưạ răng, hôi miệng, đa số do phế vị hỏa thịnh, tân dịch tổn thương
nhiều. Bệnh mắc đã lâu mà răng khô ráo như xương khô, đa số là thận âm khuy tổn nghiêm
trọng, bệnh khá hiểm nghèo.

XỈ THỐNG
Đau răng.

XỈ TIỀU

Răng khô đen.

XỈ TRÌ

Răng mọc chậm.

XỈ TRÙNG

Sâu răng.

XỈ ỦNG

Răng khấp khểnh.

XỈ VI CỐT CHI DƯ

Mối quan hệ xương và răng. Răng và xương đều do tinh khí của thận hóa sinh, mà thận lại chủ
xương. Cho nên răng cũng liên quan tới thận. Nên mới gọi là “xỉ vi cốt chi dư” (răng là phần
thừa của xương).

XỈ VŨ
Sâu răng, chân răng trồi lên có lỗ thủng ra mủ.

XÍCH BẠCH ĐỚI

Khí hư có nhiễm trùng, ở âm đạo thường chảy ra khí hư đục, dính, màu đỏ trắng xen lẫn.

XÍCH BẠCH LỴ

Kiết lỵ phân ra màu trắng đỏ xen lẫn nhau.

XÍCH BẠCH TRỌC

Từ niệu quản chảy ra thứ dịch đục như mủ, màu trắng đỏ xen lẫn, mùi thối.

XÍCH BĂNG

Băng huyết.

XÍCH CHẨN

Sởi, hoặc rôm sẩy màu đỏ tươi.

XÍCH CỐT
Xương trụ.

XÍCH DU ĐƠN

Đơn độc màu đỏ chạy chỗ này sang chỗ khác.

XÍCH ĐINH

Đinh nhọt mọc ở cuống lưỡi.

XÍCH ĐỚI

Khí hư có máu, ở âm đạo thường chảy ra khí hư đục màu đỏ giống như máu.

XÍCH LỴ

Kiết lỵ ra máu.

XÍCH LƯU

Đơn độc nổi lên từng đám như son rồi lan dần ra nhiều nơi.

XÍCH MẠC HẠ THỦY

Một loại bệnh thuộc nhãn khoa, giống như đau mắt hột.
XÍCH MẠCH QUÁN BỔ

Tình trạng mắt nổi tia máu. Huyết mạch nổi nhiều ở khí luân, rải khắp cả lòng trắng mắt. Đây là
do cộng đồng nhiều chứng trạng của nhãn khoa (mắt hột, hỏa cam...)

XÍCH MẠCH TRUYỀN TÌNH

Chứng mắt nổi tia máu. 2 bên lóng trắng con mắt (khí luân) xuất hiện mạch (tia) màu đỏ, dần
dần lan tỏa. Nguyên nhân do ăn uống nhiều chất dầu mỡ, tâm hỏa cang thịnh bốc lên mắt.

Xích nung

Mủ đỏ, đặc.

Xích phu

Vùng da phía trụ từ cổ tay đến khuỷu tay, người xưa có cách xem “xích phu” (nóng lạnh, tươi
mượt, khô ráp) để giúp cho việc chẩn đoán, gọi là “chẩn xích phu”.

XÍCH THỦY

Loại bệnh thủy thũng thuộc về tâm bệnh phát ở cuống lưỡi trước, và sắc da có màu đỏ.

XÍCH TỴ
Mũi đỏ.

XÍCH TRỌC

Cũng như chứng xích bạch trọc, nhưng không có máu trắng, chỉ có màu đỏ.

XÍCH TRƯỜNG

Tiểu trường tâm thuộc hỏa, hỏa màu đỏ, tiểu trường là phủ của tâm nên gọi như vậy.

XIẾT THỐNG

Đau dữ dội do co rút.

XÚ ĐÀM

Đàm có mùi thối.

XÚ ĐIỀN LOA

Bệnh cước thấp khí. Rất dễ tái phát, khi bệnh nặng, tiết dịch ra càng nhiều và kèm theo mùi hôi
cực kỳ khó chịu. Bì phu cục bộ nhất là nơi tiếp giáp xương ngón chân với bàn chân rất dễ lộ
loét nát sắc đỏ và gần kề sưng dần từng chỗ, có khi sưng lan tỏa cả mu bàn chân.

XÚ KHÍ VỊ
Phép xem mùi hôi thối, một nội dung của văn chẩn. Người kiểm tra căn cứ vào xú giác để phân
tích những vật bài tiết ra mùi vị từ người bệnh và buồng bệnh. Có một số bệnh, ở người bệnh có
mùi vị đặc biệt, như mụn nhọt lở loét trên cơ thể, thì có mùi hôi thối máu mủ. Một số bệnh lây ở
gan, công năng thận suy kiệt, cũng thường bốc ra mùi đặc biệt. Phế vị có nhiệt thì hơi thở hôi.
Vị có túc thực thì hơi thở chua nồng. Phế ung phế hoại thư thì đờm có mùi tanh. Lị amip thì
phân thối khẳm. Chứng hôi nách do ở nách tiết ra chất dịch rất khó chịu...

XÚ TỨC

Hơi thở ra có mùi thối.

XÚC CHẨN

Phép sờ nắn, một phương pháp trong thiết chẩn. Thầy thuốc lấy tay sờ nắn lên bì phu, ngực
bụng bệnh nhân để chẩn đoán sự nóng lạnh, mềm rắn, hòn khối, có thống điểm hay biến hóa gì
khác để có hướng điều trị chính xác.

XÚC CƯỚC TRƯỜNG UNG

Loại ung trong ruột. Bên phải bụng dưới đau kịch liệt, đùi bên phải co gập lên không duỗi ra
được.

XÚC HUYẾT

Xúc huyết, ứ huyết. Do huyết dịch vận hành bị nghẽn trở, tích ứ lại trong ống kinh mạch hoặc
các khí quan trong cơ thể.

XÚC HUYẾT CHỨNG


Chứng xúc huyết, một chứng hậu trong Thái dương phủ chứng của bệnh thương hàn. Chứng
trạng biểu hiện chủ yếu là phát nhiệt, thần chí như cuồng, bụng dưới trướng đầy cơ cứng khó
chịu, tiểu tiện tự lợi. Đây là do biểu nhiệt theo đường kinh vào phần lý, chọi nhau với huyết, ứ
huyết vướng trệ ở bụng dưới, quấy rối lên tâm thần gây nên. Nghiêm trọng hơn thì bụng dưới
rắn đầy, tiểu tiện tự lợi, phát cuồng, hoặc bì phu chuyển ra màu vàng sắc ứ tối, mạch trầm kết.

XÚC HUYẾT CỔ

Một loại hình cổ trướng. Chứng trạng chủ yếu là : thổ huyết, nục huyết, tiện huyết hoặc đại tiện
phân đen, tiểu tiện đỏ, thân thể nổi ban ứ huyết, trong bụng có thể sờ thấy khối sưng ngày càng
to dần...

XÚC MẠCH

Mạch xúc, một loại mạch tượng. Mạch đến nhanh gấp nhưng không đúng quy luật. Đa số do
dương nhiệt cang thịnh kiêm khí trệ, huyết ứ, đình đàm, thực tích và bệnh thấp tim, bệnh van
tim.

XÚC MÔN

Phía ngoài lỗ mũi.

XÚC THỦY CHỨNG

Bệnh chứng. Thái dương bàng quang phủ chứng. Chứng trạng : tiểu tiện không lợi, bụng dưới
đầy, ngủ không yên, tâm phiền, uống nước vào vẫn thấy khát, hơi sợ nhiệt, đau đầu, mạch phù.
Đây là do sau khi phát hãn, biểu tà chưa sạch mà công năng khí hóa của bàng quang mất tác
dụng, nước ứ đọng ở hạ tiêu gây nên.
XUNG DƯƠNG MẠCH

Bộ vị thiết mạch theo phương pháp chẩn mạch tam bộ cửu hậu cổ đại. Thuộc kinh mạch của
Túc dương minh vị. Áp dụng chẩn đoán bệnh tỳ vị, mạch này ở phía trên mu bàn chân, phía
trước huyệt Giải khê 1,5 thốn.

XUÂN ÔN

Một loại bệnh nhiệt phát ở mùa xuân, thường là về mùa đông bị cảm lạnh, tà khí ẩn nấp ở trong,
uất lại hóa nhiệt (phục nhiệt) nhân gặp thời kỳ phát tiết ra của khí dương, mùa xuân, hoặc vì bị
tà khí phong hàn kích động mà phục nhiệt ở trong phát ra thành bệnh, lúc đầu có các triệu
chứng như : mặt đỏ, nhức đầu, đau ở góc trán, ở khắp chân tay mình mẩy sợ lạnh, không có mồ
hôi, hoặc phát sốt ra mồ hôi, phiền nóng, khát nước, đến giai đoạn nặng thì có thể xuất hiện các
triệu chứng bụng đầy cứng đau, đại tiện bí, vật vã, khô khát, nói mê, hoặc xuất huyết, động
phong, co dật...

XUÂN PHÂN

1 tiết trong 24 tiết khí của một năm vào khoảng tháng 2 âm lịch, là giai đoạn ngày và đêm dài
bằng nhau.

XUÂN THẤU

Bệnh ho phát ở mùa xuân.

XUẤT CHÂM
Rút kim châm ra.

XUẤT HUYẾT

Ra máu.

XÚC CHẨN

Cách xem bệnh bằng sờ nắn.

XÚC MẠCH

Mạch Xúc, mạch đập nhanh gấp, thỉnh thoảng dừng lại, rồi lại đập tiếp, thời gian dừng không
có chừng độ biểu hiện của dương thịnh, nhiệt độc, hoặc phần khí bị trở tắc, hoặc có ung nhọt ở
phổi.

XUỆ CƯỚC

Có thai phù 2 chân mà da căng ra, nguyên nhân là do tỳ hư không vận hóa được thủy dịch.

XUY PHONG TIỄN

Một thứ bệnh lở mặt thường thấy ở phụ nữ, mặt ngứa, móng, đau phát ra những mụn nhỏ thành
từng đám, có nước vàng tanh thối chảy ra liên miên.

XUY NÃI
Chứng vú sưng cứng đau vì tắc đường sữa.

XUY NHŨ

Mụn nhọt ở vú.

XUYÊN BẢN ĐINH

Cũng gọi là “thủ tâm độc” một thứ nhọt phát ở lòng bàn tay, lúc đầu nổi lên một cái bọng nước
nhỏ, màu đỏ như máu đau nhức suốt cả ngày đêm.

XUYÊN CHÂU

Cũng gọi là “xuyên hầu” hoặc “cốt tào phong” một thứ nhọt độc phát ở vùng trước tai, lúc đầu
sưng cứng khó tiêu, khi vỡ mủ rồi thì khó hàn miệng đau buốt cả vùng má đến hàm răng.

XUYÊN KHỎA THƯ

Một thứ nhọt phát ở mắt cá chân, thường là ở mắt cá trong, lúc đầu thì phát sốt, phát rét, mắt cá
sưng nóng đỏ đau, càng ngày càng đau dữ vỡ mủ rồi thì khó thu miệng, mà thường là loét xuyên
qua từ mắt cá này sang mắt cá khác.

XUYÊN NHA ĐINH

Một loại đinh nhọt ở lợi răng, cứng rắn có rễ sâu và có thể xuyên thủng lợi răng.
XUYÊN TRƯỜNG TRĨ

Mụn trĩ mọc xuyên qua ruột.

XUNG DƯƠNG MẠCH

Mạch Xung dương, động mạch mu bàn chân, xem mạch Xung dương là để biết sinh khí của tỳ
vị.

XUNG ĐẦU THỐNG

Chứng đau ở sau não, và giữa 2 bên lông mày, do khí ở dưới xông lên.

XUNG MẠCH

Mạch xung, một trong 8 mạch kỳ kinh, là bể của các kinh mạch, quản lý huyết của tạng phủ, có
liên quan trực tiếp đến kinh nguyệt, sinh đẻ.

XUNG MẠCH BỆNH

Bệnh của mạch Xung, thường có các chứng : hen suyễn, đau bụng, sôi ruột, kinh nguyệt không
đều.

XUNG NHÂM TỔN THƯƠNG

Tình trạng 2 mạch Xung Nhâm do khí huyết ở can thận mất điều hòa hoặc cảm nhiễm gây bệnh
biến. Xung mạch bắt đầu từ dạ con, cùng với mạch của thận đi lên hướng trên, có tác dụng quản
lý kinh huyết của các đường kinh. Nhâm mạch bắt đầu từ bên dưới trung cực, qua đường chính
giữa bụng và tử cung đi lên, có tác dụng điều dưỡng các âm mạch toàn thân. Cho nên mới có
luận thuyết : “Xung là chủ của huyết, Nhâm chủ về bào thai” : nói lên 2 mạch Xung, Nhâm có
quan hệ chặt chẽ với kinh nguyệt và thai ngén của phụ nữ. Cho nên Xung Nhâm tổn thương dễ
làm cho khí huyết đều hư, dẫn đến Xung Nhâm không bền” (không bền bất cố : hư thì không cố
nhiếp được, rất dễ phát sinh các chứng băng lậu và sẩy thai).

XUNG PHỤC

Một cách uống thuốc, khi dùng những vị thuốc thơm như trầm hương, mộc hương... thì thái
thuốc thành phiến nhỏ bỏ vào chén trước, khi sắc được các thuốc khác rồi thì đổ ngay nước
thuốc còn nóng vào chén ấy, ngâm một lúc, đợi thuốc gần nguội mới uống.

XUNG SÁN

Một thứ bệnh của mạch Đốc, đau từ bụng dưới xông lên ngực, đại tiểu tiện bí kết.

XUNG THƯ

Nhọt mọc ở chỗ huyệt Hạ quản phía trên rốn 2 thốn.

XUYÊN KHỎA THƯ

Loại nhọt phát sinh ở khớp xương cổ chân. Nguyên nhân do tam âm khuy tổn, tỳ kinh hàn thấp
hạ chú, huyết nghẽn trì trệ, hoặc cổ chân vốn có mụn lở từ trước, độc khí lưu ở khớp xương.
Bệnh phần nhiều phát sinh đầu tiên từ khoai chân trong, có triệu chứng phát sốt phát rét, vùng
cổ chân sưng nóng đỏ đau, vùng khớp áp thống rõ. Bệnh thường từ bên mắt cá trong xuyên qua
mắt cá chân ngoài (nên có tên xuyên khỏa thư). Bệnh chừng 1 tháng mới vỡ mủ, khó liền
miệng, cho dù liền miệng, cũng ảnh hưởng tới chức năng vận động của bên chân mắc bệnh.
XUYÊN NHA ĐINH

Nhọt chân răng. Nguyên nhân do 2 kinh vị và thận có uất hỏa gây độc. Bệnh biến có thể lan tỏa
cả má và vai, thậm chí có triệu chứng toàn thân phát sốt phát rét.

XƯƠNG DƯƠNG MẠCH

Mạch Dương kiểu.

Y ÁN

Những ghi chép liên tục của thầy thuốc trong điều trị và biện chứng lập pháp và sử phương,
dùng thuốc.

Thuần Vu Y ghi chép 25 bệnh án do bản thân điều trị (đương thời gọi là chẩn tịch) bao gồm cả
họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, bệnh lý, biện chứng, trị liệu và tiên lượng... Đời sau các thầy
thuốc cũng ghi những bệnh án mà bản thân điều trị làm y án cá nhân. Cũng có bộ phận chuyên
môn lựa chọn những y án cổ kim soạn thành sách như Cổ kim y án án. Tục danh y loại án, Danh
y loại án...

Y CÔNG

Người làm thuốc (tên gọi chung đời xưa). Đời Hán đặt chức y công trưởng, là chức quan chủ
quản việc thuốc men trong cung đình. Đời Đường lại đặt ra các chức vị y công, châm công và
án ma công (chức vị thấp hơn y sư, châm sư, án ma sư, cao hơn y sinh, châm sinh, án ma sinh).

Y HỌC NGUYÊN LƯU LUẬN


1764, Từ Đại Thung (Linh Thai, Hồi Khê), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 2 quyển. Chia ra 7
môn : kinh lạc tạng phủ, mạch, bệnh, phương, dược, trị pháp và thư luận...

Y HỌC YẾU GIẢI TẬP CHÚ

1466, Chu Văn An, đời Trần. Ghi chép các bệnh án và kinh nghiệm điều trị nhất là kinh nghiệm
chữa các bệnh dịch.

y kinh

Tác phẩm đông được học cổ điển.

a/ [Phương kỹ lược, Hán thư nghệ văn chí] : từ đời Hán trở về trước có 7 bộ y thư gồm 216
quyển, gọi là y kinh, tức Hoàng đế nội kinh, ngoại kinh; Biểu thước nội kinh, ngoại kinh; Bạch
thị nội kinh, ngoại kinh và Bàng biên. 7 bộ sách này là những tác phẩm y học cơ sở về giải
phẫu, sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc trị liệu.

b/ Đời sau gọi Tố vấn, Linh khu, Nạn kinh là y kinh. Có chỗ lại gọi Nội kinh, Thương hàn luận,
Kim quỹ yếu lược, Thần nông bản thảo là y kinh; có chỗ coi tất cả các tác phẩm kể trên là y
kinh.

Y LÂM

Ngành y, y giới (trong hành văn cổ đại hoặc cận đại, dùng từ y lâm để chỉ người làm ngành y).

Y LÂM CẢI THÁC


1830, Vương Thanh Nhiệm, đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 2 quyển. Dựa vào sự quan sát thi
thể, đề xuất ý kiến về giải phẫu học, đề xuất phương tễ và thảo luận về phụ phương.

Y LUẬN

Tác phẩm chuyên luận về học thuật chuyên môn y học của cá nhân thầy thuốc (tương đương với
luận án y học hiện nay).

Y THOẠI

Ghi chép của thầy thuốc. Không bắt buộc phải theo thể lệ nhất định, phần lớn là ghi chép những
điều tâm đắc nghiên cứu được trong lâm sàng trị liệu, lĩnh hội trong việc đọc sách, kinh nghiệm
trong chữa bệnh, hoặc thảo luận những vấn đề có liên quan đến y học.

YẾT

Khoang miệng (sau khoang mũi, nơi rỗng không từ phía trên thực quản). Khi ăn uống, thực
phẩm phải qua yết mới đến thực quản.

YẾT HẦU

Yết hầu. Khoang họng bên sau cuống lưỡi, là điểm thông nhau với khoang miệng, khí quản và
thực quản. Có rất nhiều đường kinh mạch tuần hành qua vùng yết hầu.

YẾT HẦU HUNG


Ung sinh ra ở vách sau họng và gây mủ. Nguyên nhân do phong nhiệt kết độc quá thịnh khiến
vách sau họng sưng mủ gồ lên, nóng đỏ và đau, nuốt khó khăn, kèm theo chứng trạng toàn thân
phát sốt và đau đầu.

YẾT MÔN

Yết môn. Bên trong khoang họng là cửa vào của yết hầu. Đồ ăn uống phải qua yết môn mới
xuống được thực quản.

YÊU

Vùng lưng. Tính từ đốt xương sống thứ 12 trở xuống đến điểm tiếp giáp 2 mỏm xương hông gọi
là yêu.

YÊU TRỤ

Dụng cụ cố định xương sống (bị gãy).

YỂU NHIÊN BẤT TRẠCH

Sắc mặt tiều tụy kém tươi do mắc bệnh mạn tính. Nếu người mắc bệnh lâu ngày mà lộ rõ sắc
mặt khô héo kém tươi, là dấu hiệu khí huyết khuy tổn, vị khí sắp kiệt.

You might also like