You are on page 1of 195

Tam thất trị sốt xuất huyết

suckhoedoisong.vn

Huyết sâm: Là vị thuốc có tính chất đặc biệt trong điều trị các
bệnh về huyết, không có vị thuốc nào sánh được nên quý như
sâm. Đó là khi máu chảy thì nó cầm lại, khi có cục máu đông
thì nó làm tan đi. Là vị thuốc tốt, khi còn mọc hoang rất hiếm
nên có tên Kim bất hoán - có vàng cũng không thể đổi. Cách
đây 400 năm, người vùng Châu Văn Sơn, Vân Nam, Trung
Quốc đã biết trồng tam thất nên có tên gọi Điền tam thất. Sau
đó được người Tứ Xuyên, Trung Quốc di thực từ Vân Nam về
trồng, nên có tên gọi Xuyên tam thất. Vì là vị thuốc có nhiều
tác dụng, nên người ta đặt cho cái tên là Sâm tam thất, Thổ
tam thất. Ở Việt Nam, tam thất mọc hoang trên núi rừng các
tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang...

Theo các tài liệu của Y học phương Đông, Tam thất có vị ngọt
hơi đắng, tính ôn, có tác dụng: chỉ huyết, tán ứ, tiêu thũng,
giảm đau. Điều trị xuất huyết, các vết ứ huyết do chấn thương,
vết thương lâu ngày và các chứng bệnh ứ huyết khác...
1
Cách chọn tam thất tốt: Nếu là loại mọc hoang trên rừng là
tốt, củ chắc có màu xám đen cầm nặng tay. Hiện nay có Điền
tam thất cắt ra có màu xanh xám, rắn chắc là loại tốt. Bột tam
thất bỏ lên vết máu đã đông một lúc sau vết máu tan đi là loại
tốt.

Cách dùng: đối với sốt xuất huyết, người lớn ngày uống 10g
tam thất bột sắc cách thủy, chia 2 lần uống trong ngày, trước
khi ăn sáng và ăn tối, uống 3 ngày bệnh giảm, uống 7 ngày
bệnh khỏi hẳn. Trẻ em dưới 3 tuổi cho uống 3g/ngày. Nếu mẹ
uống cho con bú dùng liều của người lớn. Trẻ em 4-12 tuổi
uống ngày 5g/ ngày. Trên 12 tuổi uống liều lượng như người
lớn.

Tam thất trị sốt xuất huyết


suckhoedoisong.vn

Thời xa xưa, tam thất đã được nói đến trong cuốn Lôi công
dược đối  của Từ chi Tài thời Bắc tề. Đến thời nhà Minh 1338,
trong cuốn Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân xếp tam thất
vào bộ thuốc lợi huyết dược.

Theo tài liệu của Trung Quốc, tam thất có nhiều tên gọi: Phật
thủ sơn thất. Vì củ tam thất mọc hoang trên núi có nhiều
nhánh giống hình quả phật thủ. Huyết sâm: Là vị thuốc có tính
chất đặc biệt trong điều trị các bệnh về huyết, không có vị
thuốc nào sánh được nên quý như sâm. Đó là khi máu chảy
thì nó cầm lại, khi có cục máu đông thì nó làm tan đi. Là vị
thuốc tốt, khi còn mọc hoang rất hiếm nên có tên “Kim bất
hoán” có vàng cũng không thể đổi. Cách đây 400 năm, người
vùng Châu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc đã biết trồng tam
thất nên có tên gọi Điền tam thất, sau đó được người Tứ

2
Xuyên Trung Quốc di thực từ Vân Nam về trồng nên có tên
gọi Xuyên tam thất. Vì là vị thuốc có nhiều tác dụng nên người
ta đặt cho cái tên là Sâm tam thất, Thổ tam thất. Rồi các tên
như Trấn thất, Hà thất, Quảng thất... là tên gọi của địa phương
trồng tam thất. Ở Việt Nam, tam thất mọc hoang trên núi rừng
các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang...

Tam thất bột sắc cách thủy trị sốt xuất huyết.

Theo các tài liệu của Y học phương Đông, tam thất có vị ngọt
hơi đắng, tính ôn. Vào hai kinh Can và Vị có tác dụng: chỉ
huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau. Điều trị các bộ phận trên cơ
thể xuất huyết, các vết ứ huyết do chấn thương, các vết
thương lâu ngày không khỏi và các chứng bệnh ứ huyết khác
như sau khi sinh, phụ nữ bị ứ huyết trong tử cung đau tức
bụng dưới, băng huyết, thổ huyết, lỵ ra máu, các vết tụ máu
trên cơ thể...

3
Cách chọn tam thất: Nếu là loại mọc hoang trên rừng là củ
chắc có màu xám đen cầm nặng tay là loại tốt (hiện nay
không còn loại này nữa). Hiện nay chỉ có Điền tam thất cắt ra
có màu xanh xám, rắn chắc là loại tốt. Loại da nhăn nheo, cắt
ra có màu trắng xốp hoặc màu vàng xốp là loại xấu. Bột tam
thất bỏ lên vết máu đã đông mà một lúc sau vết máu tan đi là
loại tốt.

Tam thất điều trị sốt xuất huyết và một số chứng bệnh khác:
Năm 1986 thế kỷ trước, khi tôi đang công tác tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Xô (nay là Bệnh viện Hữu Nghị) có bệnh nhân
thuộc đoàn 8 địa chất, đi thăm dò tìm mỏ, có lần vào một
vùng mỏ có phóng xạ, bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ chảy
máu cam, máu chân răng, nôn ra máu, đại tiện ra máu vào
viện chẩn đoán không ra nguyên nhân. Theo yêu cầu của lãnh
đạo bệnh viện kết hợp Đông Tây y để cứu bệnh nhân, tôi đã
dùng tam thất bột sắc cách thủy ngày uống 5g, sau 2 ngày
điều trị, bệnh nhân hết chảy máu. Sau 7 ngày, bệnh nhân lành
hẳn. Khi lành bệnh, bệnh nhân hỏi tôi cho uống thuốc gì mà
tốt vậy, tôi trả lời: “Tôi cho anh uống nước sắc tam thất” và
nói tiếp: “Trong kho bệnh viện chỉ còn 300g để dùng cho một
số bệnh nhân đặc biệt, tôi đánh liều lấy 100g để cứu anh”.
Anh cười nói: “Tôi sẽ biếu anh vài kg”. Khi anh ra viện, anh
đến cảm ơn tôi đã cứu anh và biếu tôi 2kg tam thất, củ bé
nhưng rất chắc. Anh nói loại này các anh đi khảo sát tìm mỏ
thấy mọc hoang ở một số tỉnh phía Bắc rất nhiều. Số tam thất
ấy sau đó tôi đã dùng điều trị cho hơn 10 bệnh nhân sốt xuất
huyết. Có những bệnh nhân đã chảy máu cam, tiểu tiện ra
máu, phụ nữ chưa đến ngày hành kinh nhưng vẫn ra máu và
một số nhân viên của bệnh viện. Ngoài ra đã điều trị cho một
số bệnh nhân chảy máu chân răng không cầm, chảy máu
cam, đại tiện ra máu do trĩ nội, rong kinh... Một số trường hợp

4
bệnh nhân đặt stent mạch vành tim uống thuốc chống đông
bị phản ứng thuốc, tôi cho dùng tam thất bột uống ngày 3g
vào buổi sáng lúc đói cho kết quả rất tốt.

Tôi đã hướng dẫn cho một số bà mẹ có con sốt xuất huyết


điều trị cũng khỏi. Cách dùng: đối với sốt xuất huyết, người
lớn ngày uống 10g tam thất bột sắc cách thủy, chia 2 lần
uống trong ngày, trước khi ăn sáng và ăn tối, uống 3 ngày
bệnh giảm, uống 7 ngày bệnh khỏi hẳn. Trẻ em dưới 3 tuổi
cho uống ngày 3g/ngày. Nếu mẹ uống cho con bú, dùng liều
của người lớn. Trẻ em 4-12 tuổi uống 5g/ngày. Trên 12 tuổi
uống liều lượng như người lớn.

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

======================

điều trị đau lưng cấp bằng cứu dược.


thành phần: đương quy, hồng hoa, xuyên tục đoạn, cẩu tích, đinh hương, tang ký sinh, xuyên khung,
mộc hương đều 10g, nhũ hương, một dược đều 6g, toàn yết 3g.
cách làm: tất cả các vị thuốc trên nghiền nhỏ sau đó trộn đều, làm thành mồi ngải dùng để cứu.
đặt lên các huyệt thận du, mệnh môn, a thị huyệt. mỗi huyệt cứu 5-7 tráng ( tùy tình trạng đau và
sức chịu đựng của bệnh nhân). mỗi ngày làm 1 lần.
" trích: tích trụ bệnh - trung y kinh nghiệm tập thành"

tứ sinh mã tiền tán trị đau lưng cấp.


thành phần: sinh nam tinh, sinh bán hạ, sinh xuyên ô, sinh thảo ô, mã tiền tử, độc hoạt, mộc hương,
tất cả đều 50g, thủy điệt 100g
cách làm: tất cả tán mịn rồi trộn đều nhau. hòa cùng rượu trắng tạo thành hỗn hợp như hồ dán rồi
phết 1 lớp mỏng lên vùng thắt lưng bị đau rồi cố định lại. khi xuất hiện nóng vùng thắt lưng thì bỏ ra
tránh bị bỏng, hoặc phết lên miếng băng dính kích thước 15cm x 20cm rồi dán lên vùng đau. mỗi
ngày làm 1 lần.
trích lược: " tích trụ bệnh - trung y kinh nghiệm tập thành"

Khương hoàng tán - điều trị đau khớp cổ chân.


Thành phần:
Can khương 20g
Đại hoàng 20g
Thảo ô 15g
Bạch chỉ 10g

5
Dấm gạo lượng vừa đủ
1 ít rượu trắng
Cách làm: tán mịn 4 vị thuốc trên sau đó cho vào nồi rồi đổ dấm và rượu quấy đều, đun nhỏ lửa vừa
đun vừa quấy bao giờ như hồ dán thì thôi.
Cách dùng: đắp thuốc đã bào chế vào khớp cổ chân bị đau. Mỗi ngày đắp 1 lần.
Công dụng: điều trị khớp cổ chân bị đau.

Tráng yêu tán - Bài thuốc đắp chữa đau lưng mãn tính.
Thành phần:
Xuyên ô 30g
Thảo ô 30g
Nhục quế 30g
Can khương 30g
Long não 30g
Xích thược 20g
Nam tinh 20g
Bạch chỉ 20g
Cam tùng 20g
Ngô thù du 10g
Uy linh tiên 50g
Cách làm: nghiền mịn các vị thuốc trên rồi trộn đều, mỗi lần dùng 50g. Cho nước vừa đủ quấy lên
như hồ dán, làm nóng lên ( 40-45o) rồi dán lên vùng lưng bị đau rồi cố định lại. Mỗi ngày dán 1 lần. 5
lần là 1 liệu trình.

Dán đắp rốn


biên dịch: Bs. Hoàng Tiến Mạnh
Bs. Hoàng Văn Hiếu
南怀瑾讲述的《我说参同契》中的一个秘方!
Nam Hoài Cẩn nói về 1 phương thuốc bí truyền trong “Ngã thuyết tham đồng khiết”!
道要正常,正常就是道,平常就是道,千万要注意啊!所以讲水火交感,水火相交,火在下水
在上,这是比喻而已!道家也有很多的方法,但属于旁门,不过旁门也是门,有时候你们也可
以用。大约二十几年前,日本人发明的温灸器,放在肚脐上,暖暖的,可以治肠胃病。这是日
本人把中国道家的老方法拿出来卖钱,这个在道家叫灸脐法。其实用不着那个,我教你们,年
纪大的都可以用,比较保险。用桂圆肉一颗(新鲜的叫龙眼,干的叫桂圆),花椒六、七颗,
加上那个艾绒一同打烂,晚上睡觉的时候挑一点点,小指甲面那么大,放在肚脐里就行了。你
不要小看我们的肚脐,肚脐会吸收的。
Đạo phải bình thường, bình thường chính là đạo, thông thường chính là đạo, phải chú ý thật kỹ! Cho
nên nói rằng thủy hỏa giao cảm, thủy hỏa tương giao, hỏa ở dưới thủy ở trên, đây chỉ là ví dụ mà
thôi. Đạo gia cũng có rất nhiều phương pháp, nhưng phải thuộc bàng môn, mà bàng môn cũng là
môn, đôi lúc mọi người cũng có thể sử dụng. Vào khoảng hai mươi mấy năm về trước, người Nhật
Bản phát minh ra Ôn cứu khí, đặt trên rốn âm ấm, có thể trị bệnh đường tiêu hóa. Đây là người Nhật
Bản đã lấy phương pháp cũ của đạo gia Trung Quốc để bán lấy tiền, đạo gia gọi phương pháp này là
Cứu tề pháp. Thực ra cũng không cần dùng đến cái đó, ta dạy mọi người 1 phương pháp này, người
lớn tuổi cũng có thể dùng được, khá là an toàn. Lấy phần cùi của 1 viên Quế viên (khi tươi thì gọi là
Long nhãn, khi khô thì gọi là Quế viên), 6-7 viên Hoa tiêu, lấy thêm Ngải nhung, cho vào 1 ống giã nát

6
ra, buổi tối khi ngủ thì lấy 1 ít, to bằng cái móng tay ngón út, đặt vào trong rốn là được. Mọi người
đừng có kinh thường rốn của con người, rốn có khả năng hấp thu đấy.
大陆当年有些吃鸦片的人,政府禁烟,抓住了要关起来,所以不敢抽啦,就把鸦片烟膏放肚脐
上,效果差不多。肚脐有个孔,我们在娘胎里头的饮食、呼吸都靠这个肚脐连到妈妈。所以把
这个药放在肚脐,用橡皮贴把它封住去睡觉,比那个温灸器还要好。胃病也好,各种病都好,
老年人的身体绝对保健康,身体需要就吸进去了,不要的它不吸。这样就会水火交感了,继续
二三天后,早晨起来嘴也不苦啦,口也不干啦,肠胃病都会好了。这个是真的秘方,你们也可
以替人家治病,不过不要收钱,我公开讲的你们去卖钱,那不太好啊!这个水火交感,火在
下,就是元气在下,水在上,也就是清凉的在上。所以老年人口水多,脚底心还发暖,冬天脚
都不怕冷的,一定长寿。
Trung Quốc đại lục năm đó có một số người ăn nha phiến, do chính phủ cấm, nếu bắt được là phải
ngồi tù, cho nên nhiều người không dám hút nữa, bèn cho kem nha phiến bôi lên rốn, hiệu quả cũng
gần giống nhau. Rốn có 1 cái lỗ, chúng ta khi còn trong bụng mẹ thì ăn uống, hô hấp đều nhờ cái rốn
này để liên kết với mẹ. Cho nên cho thuốc này vào trong rốn, dùng cao su bít lại rồi đi ngủ, hiệu quả
còn tốt hơn là Ôn cứu khí. Cho dù là bệnh dạ dày hay các loại bệnh khác, người già đảm bảo tuyệt
đối khỏe mạnh, cơ thể nếu cần thì sẽ hấp thụ vào, nếu không cần thì thôi. Như này thì thủy hỏa giao
cảm rồi, tiếp tục như thế sau 2-3 ngày, buổi sáng tỉnh dậy không còn thấy đắng miệng, khô miệng
nữa, bệnh đường tiêu hóa cũng khỏi rồi. Đây đúng là 1 phương thuốc bí truyền, mọi người có thể
chữa bệnh cho người ta, nhưng không được thu tiền, phương pháp này ta nói công khai cho mọi
người mà lại đi bán lấy tiền thì không tốt rồi! Cái thủy hỏa giao cảm này, hỏa ở dưới chính là nguyên
khí ở dưới, thủy ở trên chính là thanh lương ở trên. Vì vậy ở người già miệng sẽ có nhiều nước, gan
chân còn ấm lên, mùa đông không sợ bị lạnh chân nữa, nhất định trường thọ.

Vào nhóm lâu mà chưa giúp được gì cho nhóm. Nay xin cống hiến bài nghiệm phương đắp bỏng và
zona. Kinh nghiệm kinh trị nhiều năm của lương y Nguyễn Đức Dũng(nguyên chủ tịch hội dược liệu
Tp.Đà Nẵng).
Thành phần: Đại hoàng, Phác tiêu, hai vị trên tỷ lệ 2:1
Cách bào chế: Tán vụn(ko cần mịn, nếu chỉ có thể tán bột thì vẫn được) cho vào trong hũ lớn, đổ
rượu 40-50 độ, cho đến khi xấp xấp mặt thuốc. Đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát, sau 1 tuần có
thể tùy thời lấy ra dùng (chỉ lấy phần dung dịch, ko vớt xác)
Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Cách dùng: Lấy bông thấm thoa lên vùng bỏng rát, đồng thời thấm dịch thuốc vào gạc sạch đắp lên,
để qua đêm.
Ghi chú: dùng cho đau nhức zona cấp rất hay, đắp qua đêm kiến hiệu giảm đau sưng viêm rõ ràng,
hạn chế đau sau zona. Dùng cho các trường hợp mụn rộp nước, bỏng rát do nhiệt (độ 1,2)hoặc côn
trùng cắn (như kiến ba khoang) hoặc rộp do hoá chất đều kiến hiệu rõ ràng
Biên tập: Bs. Nguyễn Đức Huệ Tiên
mới vừa bỏng rửa nước lạnh xong thì đắp, hôm trước a nấu cao bị bỏng do hơi nước từ nồi áp suất,
cũng rát dữ lắm, đắp lên thì ko lên bóng nước luôn, mà giảm đau rát rất nhanh

=============

Chữa Thoái Hóa Xương Khớp Bằng Thuốc Nam.

7
Chẳng cần phải gọi là khổ tận cam lai, chẳng cần phai trải qua đớn đau hay tốn kém gì để hạn chế, để
chữa những bệnh liên quan đến đau nhức cơ xương khớp, chỉ cần kiên trì một chút, đợi chờ một
chút thôi là có được thân thể khỏe mạnh, an toàn bằng cỏ cây quanh vườn.

Cái đau lớn cũng bắt nguồn từ cái đau nhỏ,bụi cỏ lớn cũng bắt đầu từ một hạt nảy mầm không hơn
không kém, chẳng qua nó tích lũy thời gian để trở nên to, để trở nên nặng nề hơn mà thôi, hãy lắng
nghe cơ thể để chăm sóc khi bệnh tật chỉ như hạt cỏ nảy mầm.🌱🌱🌱

Trong bài này chỉ nói góc độ nhỏ là bệnh xương khớp để có được thời gian nói nhiều một chút cho ai
đó có nhu cầu, để không phải ngán ngẩm khi nhìn vào phần nôi dung dài miên man.

Thoái hóa đau nhức bắt đầu từ mỏi khớp, mỏi thắt lưng, gối, cổ chân hay phần cổ vai gáy, tay.... Với
thời gian lặp lại mau dần, cơn đau nặng dần chứ không ai thoái hóa mà nặng luôn sau một đêm ngủ
dậy cả, đó là quy luật của tạo hóa, tuổi càng nhiều lên mọi thứ đều già nua dần, nụ cười trên môi
không còn căng tràn và giòn tan nữa, nhường chỗ cho những vết chân chim hay những cái ngoặc
đơn ngoặc kép xen lẫn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là chân lý chẳng riêng của tây hay đông y, chuẩn bị cho chiến tranh
để thời bình được kéo dài, dưỡng cốt vượng cân cho những bước đi, những bước chạy được xa,
được lâu hơn, được dẻo dai hơn mặc cho mùa xuân đang héo tàn. Khi các khớp xương hay biết mỏi
là lúc ta bắt đầu nhờ mẹ thiên nhiên chăm sóc cho ta được rồi,.

+ Co cơ, mỏi lưng hãy dùng lá cúc tần 1 nắm thật to, ngải cứu 1 nắm thật to, thêm 1 nắm lá bưởi rửa
cho thật sạch, sao với giấm cho nóng bỏng lên rồi lựa mà đắp chườm vào, đến nguội lại sao đắp lần
bữa rồi bỏ đi, mỏi nhiều thì làm liền 1 tuần như vậy là được rồi. Nếu có sợ lạnh thì nên sao với muối,
nếu có cảm cúm chảy mũi thì nên sao với rượu, chỉ mỏi cơ thì sao với giấm. Như vậy chẳng tốn tí
thuốc tây nào mà cơ thể lại được chăm sóc theo phong cách thời thượng. Thi thoảng tắm nên dùng
cây sả, lá bưởi, hương nhu, lá dâu, cúc tần đun tắm cho sảng khoái, nếu như một ngày làm việc căng
thẳng thì tắm với sả và lá bưởi là một lựa chọn không thể tốt hơn.

+ Khi muốn chăm sóc xương khớp bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, tốt nhất nên để ý khi ta bắt đầu sang
tuổi 40, cũng nên đi chụp x quang để xem mình có dấu hiệu thoái hóa hay chưa để sẵn sàng cho
những đợt dùng thuốc theo kiểu dưỡng xương cốt, có mấy loại thuốc dễ kiếm hoặc mua cũng rất rẻ
nhưng an toàn và hiệu quả như dây đau xương, cẩu tích, cốt toái bổ, rễ bưởi bung, thân rễ cây tầm
xọong, rễ cây dâu, rễ cây cỏ xước, cây gối hạc, củ cốt khí, nếu có sưng khớp, viêm đa khớp thì cho
vào hy thiêm đồ mật, thân chìa vôi tẩm rượu sao, toàn thân cây cúc tần, thân rễ lá lốt. Mỗi loại 1
nắm, đun uống từ 20-30 ngày tùy mức độ bệnh, đối với trường hợp đã bệnh như viêm đa khớp dạng
thấp chẳng hạn, thời gian uống phải kéo dài cho đến khi ổn thì thôi, hoặc dưỡng cho hết nhức mỏi
thì mỗi năm uống lấy 2 đợt, mỗi đợt 20-30 ngày. Có thể chế thành viên hoàn dùng cho tiện nhưng
hiệu quả thực sự không thể so sánh được với thuốc sắc. Khi cơ khớp có bệnh đừng nên ăn thịt bò
gây co cơ, đừng nên ăn các loại măng làm khớp khô nhanh chóng, đừng ăn thịt trâu vì thịt trâu có
tính hàn làm cho khớp đêm ngày nhức buốt, nhất là đối với bệnh viêm đa khớp có nóng đỏ sưng đau
cũng cấm động vào thịt chó. Đa khớp dạng thấp thì phải kiêng cả lội bùn, sẽ nặng lên nhanh đối với
những người bị bệnh mà cứ phải lặn lội một nắng hai sương.

Thoái hóa, lão hóa là chẳng từ một ai, không phân biệt màu da hay sang hèn, đó là quy luật của tạo
hóa, và chúng ta chỉ có thể cải thiện để cơ thể bớt mỏi, để chất lượng cuộc sống luôn được duy trì ở
mức tốt. Đừng mong uống vài ba thang thuốc mà đỡ được bệnh, với bệnh nhân thoái hóa đôi khi
uống thuốc cả 2,3 tháng mà khi chụp lên phần sụn trên mặt các đốt sống còn chưa được cải thiện là
bao, cái cần thiết là kiên trì. Thuốc nam tốt và rẻ, hay coi nó là nước rễ uống hàng ngày để khỏi tự
tạo cho mình áp lực.

8
Bài dài quá, chúc cả nhà luôn mạnh khỏe, hồng hào, nếu ai bị thoái hóa, hay những ai bắt đầu mỏi cơ
khớp nhiều thì hãy chuẩn bị cho mình đi nhé. Cám ơn cả nhà đã kiên nhẫn đọc tin!!!

Phùng Văn Chiến.

@@@@@@@@@@@

Ngoại trị y học cổ truyền ko thể quên nhắc đến các bệnh ngoài da như tổ đĩa , chàm , vẩy nến là thế
mạnh Đông Y kính mong các Bác chia sẽ vì lúc trước chưa đi học Đông y e có nghe qua nhiều bài
thuốc uống và thoa rất hiệu quả .

Nhân đây e cũng xin cống hiến bài thuốc trị bệnh Hoa liễu.

Bệnh hoa liễu là tên gọi chung các bệnh về đường tình dục với sự phát triển y học hiện đại dần dần
các bài thuốc bị mai một . E xin chia sẻ bài thuốc trị bệnh Sùi màu Gà ( Mồng Gà) lúc e học Đông y
từ một Bác gần xóm ( Phong lưu đa tình.hihj) chỉ cho.

Hột me, rể Cau , rể Dừa ( lấy rể non màu còn trắng ).

Ba thứ đó mài với nước vo gạo sức lên chổ bị sùi (làm xong rửa tay liền nhé thuốc nó nóng )

Kính chia sẽ

rể cây dừa mình ăn trái đó bạn. Ko phải dừa cạn đâu nhé. Rể tươi có nhựa là được a ( rễ còn non
trắng là tốt nhất ) ko quan trọng trên hay dưới. mài như mài mực vậy đó nhưng bằng nước vo gạo
sền sệt là dc. bài này nếu các bác ứng dụng trên một số mụn thịt cũng có tác dụng nhất định. trân
trọng.

===========

KHÔNG CÓ GÌ LÀM TA XA CÁCH

NHƯNG CHỈ VÌ HÔI NÁCH LÀM XA CÁCH TÌNH TA

*Hôm nay e xin chia sẻ cách trị bệnh hôi nách của dân tộc Choang ( Trung Quốc)

NGUỒN SƯU TẦM: Bs Hoàng Kỳ

Vôi sống :(như hình hoặc mịn ) 100gr

Dấm chua : 1kg ( ko dùng giấm công nghiệp)

Cách làm : cho vôi và dấm vào hũ hoặc bình sành sứ ngâm 7 ngày .

Mỗi ngày bôi 1 lần hoặc vài lần . Có thể sau tắm , trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm đi làm . Trước khi
thoa nhớ vệ sinh sạch 2 nách bằng cách dùng bông gòn chấm cồn.

Mình cũng xin góp 1 bài về tình trạng này

Bái thuốc trị bệnh hôi nách :

1/. Thuốc thoa vào nách :

9
Hồi 5g; hột tiêu xay tươi : 20g; gừng tươi 30g; hạt nhãn 40g; lá ngải cứu : 25g; bạch hà 10g; bạch chỉ
10g; trá xanh 10g; rượu trắng 50g.

Tất cả giã nát, trộn vào rượu, để chỗ mát qua đêm, chắt lấy nước dung dần. Sauk hi vệ sinh cùng
nách thì dùng bông gạc hay vải sạch tẩm thuốc thoa vào nách, ngày 3 đến 5 lần.

2/. Thuốc uống :

Hoàng kỳ 20g, Thiên môn đông 20g; ngải cứu 20g; Quế chi 10g 12g; Chích cam thảo 6g; Bạch thược
10g; Sinh khương 3 lát; Đại táo 4 quả; con trai 30g; lá lốt 25g; đậu xanh : 30g, Ý dĩ 30g; gạo nếp 30g.
Muối – đường vừa ăn.

Tất cả cho vào 2 lít rưỡi nước nấu thành cháo đặc còn 1 lít chia ra ăn 3 lần trong ngày. Sau 15 ngày sẽ
cò hiệu quả rõ rệt : giảm tắng tiết mồ hôi tóan thân đặc biệt là nách, mủi hôi nách giảm hẵn đến
không còn, thậm chí là có hương thơm nhẹ nhàng.

Chúc các bạn sớm thoát khỏi “niềm đau khôn giấu”, yên tâm và tự tin hơn trong cuộc sống, tiến tới
những thành công mong đợi.

Vũ Kim

@@@@@@@@@

Uy linh tiên trị nấc cụt.

Lão sư Lý Quế Hoa sử dụng Uy linh tiên và mật ong đều 30g sắc uống điều trị cho 60 bệnh nhân. Sau
uống 1 thang là thấy hiệu quả. Hiệu quả trên 90%. " Trung thành dược nghiên cứu - kỳ 2 năm 1992"

Uy linh tiên.

Bấy lâu nay chúng ta thường sử dụng vị Uy linh tiên trong điều trị các bệnh xương khớp. Tuy nhiên ít
ai biết Uy linh tiên có thể điều trị được bệnh sỏi mật. Lão sư Khương Nhuận Lâm đã dùng độc vị Uy
linh tiên có thể điều trị bệnh sỏi mật. Cụ thể mỗi ngày dùng 60g Uy linh tiên sắc sống điều trị cho tất
cả 106 bệnh nhân bị sỏi mật. Kết quả là 60 bệnh nhân khỏi hoàn toàn. 44 bệnh nhân tiến triển tốt và
2 bệnh nhân không có chuyển biến gì. Kết quả được công bố trên tạp chí đông y kỳ 2 năm 1977. Nó
góp phần tiêu tan sỏi thận nữa.

Uy linh tiên phối hợp với kê nội kim, hải kim sa đều 10g, kim tiền thảo 30g, uất kim 12g. Điều trị sỏi
mật nói riêng và các chứng sỏi khác nói chung.

Trị gai gót chân:

Dùng Uy linh tiên phối hợp với xuyên ô, thảo ô, nhũ hương, một được. Các vị tán thành bột mịn hòa
với rượu tạo thành hồ sau đó đắp vào gót chân bị đau rồi cố định lại.

Theo " Ngô Chấn Tây - chủ nhiệm y sư bệnh viện Nam Thông"

@@@@@@@@@

TỨ VẬT THANG

10
1 . chủ dược : sinh địa , bạch thược , xuyên khung , đương quy .

2 . bổ chân nguyên huyết hư : gia tứ quân , hoàng kỳ , nhục quế

3 . khí huyết hư nhược : gia nhân sâm , bạch truật , phục linh , cam thảo

5 . bổ tâm hư , trong mơ kinh sợ , sản hậu phong hàn : gia sâm tô ẩm ( tức bổ huyết thang ) .

6 . cốt chưng lao nhiệt : gia sài hồ , biết giáp , hoàng kỳ , tri mẫu , địa cốt bì .

7 kinh nguyệt đến , triệu chứng như sốt rét : gia tiểu sài hồ thang .

8 . kinh nguyệt quá kì mà ra ít huyết bội thục địa gia hoàng kỳ

9 . lúc có thai mà ra huyết : gia ngải diệp , a giao

10 . kinh bế , khí trệ , trước khi có kinh đau bụng : mộc hương , nga truật , tam lăng .

11 . kinh nguyệt tím đen và ra trước kì : gia hoàng cầm , hoàng liên , đan bì

12 . bụng dưới ứ trệ và đau do lạnh : gia đào nhân , hương phụ , ô dược .

13 . người gày huyết khô , bế kinh : gia đào nhân .

14 . người béo sắc nhạt thuộc ứ đàm : gia nhị trần thang .

15 . an thai gia bạch truật .

16 . bụng to dị thường , nước ra nhiều bỏ sinh địab, xuyên khung , gia sinh khương , quất hồng , bạch
truật , phục linh .

17 . đau thai : gia sa nhân . tử tô.

18 . thai khí bất an , ngực bụng trướng mãn : gia đại phúc bì , cam thảo , chi tử , hoàng bá .

19 . sau khi đẻ nhẹ : gia sinh khương hôi

20 . ra mồ hôi nhiều : bỏ xuyên khung , gia đẳng sâm , hoàng kỳ , phòng phong .

@@@@@@

Trong thân thể con người, khí là vệ, huyết là vinh. Kinh viết: vinh là tinh khí của thủy cốc. Điều hòa
ngũ tạng, sái trần lục phủ, rồi nhập vào mạch. Sinh hóa ở tỳ, tổng thống ở tạng tâm, thụ nhận ở can,
tuyên ở phế, thi tiết ở thận, tưới đều ra toàn thân. Mắt được huyết mới có thể nhìn được vật, tai
được huyết thì mới có thể nghe rõ, tay được huyết nuôi dưỡng mới có thể cầm nắm được, chân
được huyết nuôi dưỡng mới có thể đi được, tạng được huyết nuôi dưỡng mới sinh được dịch, phủ
được huyết nuôi dưỡng thì mới có khí, xuất nhập thăng giáng, nhu nhuận tuyên thông, không thể đo
lường hết được sự quan trọng. Ăn uống tư dưỡng hàng ngày cho nên dương được sinh âm được
trưởng, lấy nước chấp để biến hóa thành màu đỏ là huyết. Lưu trú ở trong mạch, lưu hành thì thực
đầy, ít thì sẽ sáp sít. Sinh vượng thì các kinh đều được trưởng dưỡng; suy kiệt thì bách mạch đều do
đó trống rỗng mà hư suy.

Huyết thịnh thì hình sẽ thịnh, huyết nhược thì hình sẽ suy. Huyết khó được trưởng vượng mà lại dễ
suy, vậy nên phải cẩn thận mà dưỡng nó! Âm khí một khi bị thương, các chứng trạng sẽ biến sinh ra.
Vọng hành đi lên thì sẽ sinh ra chứng thổ huyết, vọng hành đi xuống dưới thì sẽ sinh ra chứng
trường phong ( đi ngoài ra máu do phong), suy cạn ở trong thì sinh ra chứng hư lao, khô cạn ở ngoài
thì thành chứng tiêu gày ( gày mòn ), di nhiệt sang bàng quang thì sinh chứng niệu huyết, âm hư

11
dương bác sinh ra chứng băng, thấp chưng nhiệt ứ sinh ra chứng huyết lỵ, hỏa cực tựa thủy cho nên
có màu đen, nhiệt thắng mà phát bệnh ở âm sinh ra chứng sang ngứa, thấp sáp huyết cho nên phát
thành chứng ẩn chẩn, ngưng sáp ở bì phu thành chứng lãnh tý, xúc huyết tại thượng thì hay quên,
xúc huyết tại hạ thì như chứng cuồng, trật đả tổn thương thì sinh chứng ác nộ tụ ở trong. Đó là
chứng không được nhiếp dưỡng biến thành các bệnh khác.

@@@@@@@

TẠNG TÂM

1. TÂM CHỦ HUYẾT MẠCH, “ KỲ HOA TẠI DIỆN”.

Tâm chủ huyết mạch, là chỉ tâm có chức năng đẩy huyết dịch trong mạch máu vận hành vinh dưỡng
toàn thân. Mạch là đường vận hành của huyết dịch, huyết dịch vận hành trong mạch, dựa vào sự
tương hỗ của tâm và mạch, nhưng khởi hành vận động là do tâm, bởi vậy << tố vấn- xấu luận>> có
viết: “ tâm chủ huyết mạch của thân”. Tâm chủ công năng của huyết mạch là do tác dụng của tâm khí
thực hiện. Nếu tâm khí vượng thịnh thì khiến cho huyết dịch vận hành theo 1 phương hướng không
ngừng nghỉ. Theo đó huyết dịch đi đến các cơ quan bộ phận toàn có tác dụng vinh dưỡng( nuôi
dưỡng ). Bởi vậy mối quan hệ giữa tâm huyết mạch có tương quan mật thiết, mà vùng mặt sự phân
bố của mạch máu rất nhiều, bởi vậy tâm khí thịnh suy thì sự thay đổi của lực mạch cùng với sự nhu
nhuận của sắc mặt đều được xuất hiện phản ánh sự thay đổi đó. Như tâm khí vượng thịnh, huyết
mạch đầy đủ, thì mạch đập hòa hoãn và có lực, diện sắc hồng nhuận. Tâm khí bất túc khiến huyết
mạch không hư, khiến cho mạch đập tế nhược hoặc quy luật không đúng. Sắc mặt trắng, nặng thì
huyết hành ứ trệ, mạch sáp không được thông sướng, có thể dẫn đến mạch tượng hoặc kết hoặc
đại, sắc mặt xanh tím. Bởi vậy << tố vấn – lục tiết tạng tượng luận >> có viết: “ tâm giả …kỳ hoa tại
diện, có tác dụng sung huyết mạch”.

2 . TÂM CHỦ THẦN CHÍ:

Thần chí tức chỉ tinh thần của con người, hoạt động tự duy. Căn cứ vào sự giảng giải của y học hiện
đại. Tinh thần hoạt động tư duy của con người là công năng của đại não, tức đại não phản ánh sự vật
khách quan của ngoại giới. Trung y giảng có mối quan hệ mật thiết với ngũ tạng, trong đó đặc biệt là
tâm.

Tinh huyết là vật chất cơ sở của hoạt động tinh thần, huyết là do tâm sở chủ, bởi vậy tâm chủ thần
chí công năng và tâm chủ huyết mạch có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy tâm khí và tâm huyết
xung thịnh thi thần chí sáng suốt, tư duy mẫn tiệp, tinh lực tràn đầy. Nếu như tâm huyết bất túc thì
thường dẫn đến bệnh biến của tâm thần mà xuất hiện tâm quý( hồi hộp trống ngực), thất miên ( mất
ngủ ), đa mộng ( hay mơ), kiện vọng ( hay quên ), tâm thần bất định. Nếu như huyết nhiệt nhiễu tâm
thì có thể xuất hiện chứng trạng hay quên, hôn mê bất tỉnh nhân sự.

3. TÂM CHỦ HÃN DỊCH:

Mồ hôi là do tân dịch sinh ra. Trong quá trình vận hành của huyết dịch thì tân dịch là bộ phận đóng
vau trò trong yếu, bởi vậy “ huyết và mồ hôi cùng 1 nguồn”. Phát hãn quá nhiều sẽ làm tổn thương
tân dịch mà hao huyết. Khiến cho bệnh nhân tân dịch khô mà huyết bị nhược vậy, cái nguồn của mồ
hôi bất túc, thì không nên phát hãn, cho nên << linh khu – vinh vệ sinh hội thiên>> có viết: “đoạt
huyết khiến không có mồ hôi, đoạt hãn thì sẽ không có huyết” tức là “làm mất huyết thì sẽ không có
mồ hồi, làm mất mô fhôi thì sẽ làm huyết bị yếu kém”.

Hãn huyết đồng nguyên (mồ hôi và huyết cùng nguồn gốc), huyết là do tâm làm chủ, bởi vậy mới gọi
là “mồ hôi là dịch của tâm”, trong bệnh lý, ra mồ hôi quá nhiều, do hao thương tâm huyết, thì khiến

12
cho tâm hoảng( tim rộn rạo ), tâm quý, hãn xuất, là do dương khí huân chưng tân dịch mà dẫn đến.
Nhân đó, biết hãn không những thương tân dịch mà hao huyết mà còn làm hao tán tâm khí. Bởi vậy,
ở các tình huống, như đại hãn ra mồ hôi lâm li ( ra rò rỉ ) nhưng cũng có thể làm thành đại hãn vong
dương bệnh biến.

Hãn nhiều làm tổn thương tâm khí tâm huyết, từ đó làm tâm khí tâm huyết bất túc, từ đó lại có thể
hình thành bệnh lý ra mồ hôi. Như tâm khí hư biểu vệ bất cố gây nên chứng tự hãn; tâm dương hư
khiến dương không nhiếp được âm dẫn đến “ đạo hãn”, trên lâm sàng có ý nghĩa dùng để biện
chứng.

4. KHAI KHIẾU RA LƯỠI:

Tâm nằm ở trong ngực, biệt lạc của tâm chạy lên phía trên vào lưỡi, nhân đó tâm và khí huyệt thông
lên trên lưỡi, có công năng duy trì sinh lý công năng của lưỡi. Nếu như tâm có bệnh biến thì trên lưỡi
sẽ xuất hiện phản ảnh của tâm, ví như: tâm huyết bất túc thì chất lưỡi dạm nhạt; tâm hỏa thượng
viêm, hoặc tâm âm hư thì chất lưỡi đỏ, nặng thì lưỡi nát; tâm huyết ứ trở thì chất lưỡi ám tím hoặc
có điểm ứ, ứ ban; tâm nhiệt hoặc đàm mê tâm khiếu thì thấy lưỡi cứng mà khó nói. Nhân đó mà
công năng của tâm, bệnh lý biến hóa đều ảnh hưởng đến lưỡi, cho nên “ tâm khai khiếu ở lưỡi” cùng
“ lưỡi là ngọn của tim” cùng là 1 thuyết.

PHỤ: TÂM BÀO:

Tâm bao còn gọi là tâm bào lạc, là tổ chức nằm phía ngoài tạng tâm, có tác dụng bảo vệ tâm. Tâm
bảo bảo về tâm phía ngoài cho nên khi tà khí phạm tâm, thì thường phạm tâm bào, chính như vây
nên << linh khu- tà khách thiên >> có thuyết: “ cho nên các loại tà ảnh hưởng đến tâm đều tại tâm
bào lạc”. Trên thực tế, thì triệu chứng xuất hiện bệnh chứng của tâm bào lạc cũng giống với bệnh
chứng của tâm, như ôn tà hãm ở trong, xuất hiện thần hôn ( mơ tối, mê muội), thiềm ngữ ( nói
nhảm) gọi là nhiệt nhập tâm bào. Cổ nhân có nói tâm là cơ quan quân chủ, không thể bị tà khí làm
tổn thương, mà tâm bào lạc thay tâm thụ nhận tà khí đó. Đó là 1 ví dụ.

@@@@@@@@@@@@

TIẾT LỘ TẤT CẢ BÍ MẬT VỀ THẦN DƯỢC

AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là thuốc của Đồng Nhân Đường – Bắc Kinh – Trung Quốc, là thuốc điều
trị Đột Qụy mà ai ai cũng biết. Xếp vào hàng “Phương thuốc Bảo Mật Quốc Gia" của Trung Quốc, tức
là dòng sản phẩm mà thành phần được bảo mật vĩnh viễn. Nhờ hiêu quả điều trị thần kỳ với tai biến
mạch não với biểu hiện cũng như là di chứng liệt nửa người, mà y gia Ngô Cúc Thông cũng chính là
tác giả của cuốn sách nổi tiếng < ÔN bệnh điều biện > đời ở thời Ngô Đường.

❓Vậy bí ẩn đằng sau An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là gì chúng ta cùng nhau tìm ra lời giải đáp?

🔹Thành phần: Ngưu Hoàng (sỏi mật bò), Thủy Ngưu Giác (bột sừng trâu), Xạ Hương, Chân Trâu, Chu
Sa, Hùng Hoàng, Hoàng Liên, Hoàng Cầm, Chi Tử, Uất Kim, Băng Phiến. Trên thực tế thì ngoài những
thành phần này, An Cung còn được bảo mật với những thành phần khác(do là Bảo mật quốc gia nên
không được tiết lộ)

13
🔹Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu.

🔹Dùng với Nhiệt bệnh, tà nhập Tâm bào, cao nhiệt kinh quyết (sốt cao co giật), thần hôn chiêm ngữ
(hôn mê nói nhảm). Chứng Trúng Phong hôn mê , cho tới viêm não, viêm màng não, bệnh não trúng
độc, xuất huyết não, chứng bại huyết.

🔹Liều dùng: Đường uống. Mỗi lần 1 viên, ngày 1 lần. Trẻ em 3 tuổi dùng mỗi lần 1/4 viên, từ 4 đến 8
tuổi dùng 1/2 viên, ngày 1 lần; hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.

✔️CÁC BỆNH THÍCH HỢP DÙNG

🔸 TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO: Gồm xuất huyết não, nhồi máu não, huyết khối mạch não, biểu hiện
lâm sàng là thiếu máu não, đều dùng được. Khi phát bệnh, kịp thời dùng An Cung sẽ giúp giảm nhẹ di
chứng về sau, giảm tỷ lệ tử vong, dùng càng sớm càng tốt. Nhưng phải chú ý nếu bệnh nhân có triệu
chứng thân nhiệt bình thường mà sắc mặt xanh, môi miệng tím đen, rêu lưỡi trắng nhớt, tứ chi
quyết lạnh, chính là HÀN BẾ THẦN HÔN (hôn mê cho hàn lạnh bế tắc), TUYỆT ĐỐI không được dùng.
Nhiều nhà cạy miệng người bệnh đổ thuốc vào lúc này, khác nào dọn đường lên thiên giới cho người
thân. Đây cũng chính là chỉ định sai rất nguy hiểm.

🔸 TĂNG HUYẾT ÁP: Huyết áp đột nhiên tăng cao, kèm theo đau đầu chóng mặt thậm chí buồn nôn,
dùng An Cung lúc này có thể giúp hạ huyết áp tốt. Trên lâm sàng thực tế với những trường hợp
huyết áp tăng lên mà đau đầu kịch liệt, cấp tốc dùng An Cung đồng thời giám sát huyết áp, An Cung
sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Đau đầu kịch liệt dữ dội khi huyết áp tăng sẽ gặp trong Phình động
mạch não, dọa vỡ, tăng áp lực nội sọ, và bất kể bệnh cảnh nào có triệu chứng tương tự. Cứu cho
bệnh nhân thoát khỏi một ca mổ não nút mạch, nguy cơ tai biến của ca mổ rất cao.

🔸 SỐT CAO KÉO DÀI: An Cung dùng được cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi nặng, chứng
bại huyết (nhiễm trùng máu), ung thư mà dẫn tới sốt cao liên tục hoặc hay tái phát co giật, An Cung
có thể hạ sốt rất tốt dù là người lớn hay trẻ em. Chú ý là tác dụng hạ sốt trong ung thư, chứ không
phải chữa ung thư, nhiều nhà đọc hướng dẫn sử dụng, lơ mơ là đem dùng cho người ung thư mà
không sốt, chỉ tốn tiền mà không thu được hiệu quả gì, dùng dài ngày còn có thể khiến ngộ độc Chu
Sa, Hùng Hoàng.

🔸 VIÊM NÃO – VIÊM MÀNG NÃO: Các loại viêm não như viêm não hóa mủ, trẻ em nhiễm độc não
nặng, nhất là đối với tiền sử viêm não Nhật Bản B đã lâu, dùng An Cung có hiệu quả cao. Lý do là vì
trẻ viêm não Nhật Bản B liên tục sốt cao mà dẫn đến suy giảm trí tuệ, An Cung sẽ hạ sốt tốt hơn
thuốc hạ sốt Tây y rất nhiều, đồng thời còn kháng viêm và khiến tinh thần trẻ tỉnh táo, qua khỏi hôn
mê, lơ mơ khi mắc bệnh.

🔸 BỆNH TRUYỀN NHIỄM: Ngoại trừ cảm mạo phong hàn, các bệnh ngoại cảm khác mà thể nặng đều
thuộc ôn bệnh (bệnh truyền nhiễm), trong sách “Đồng Nhân Đường Truyền Thống Phối Bản” thì An
Cung là thuốc chữa các bệnh ôn dịch truyền nhiễm hàng đầu.

14
🔸 BỆNH NÃO DO GAN, DO PHỔI: Não hôn mê do gan xơ cứng hóa, do ung thư gan thời kỳ cuối, do
khí phế thũng, viêm phổi, ung thư phổi thời kỳ cuối đều có thể sử dụng An Cung với mục đích đánh
thức hôn mê. Bởi vì trong An Cung chứa 2 vị Xạ Hương và Ngưu Hoàng có công hiệu thanh nhiệt giải
độc, khu đàm hoạt huyết, khai khiếu tỉnh thần.

🔸 VIÊM PHỔI NẶNG: Dùng An Cung mục đích hạ sốt, thúc đẩy hấp thu dịch tiết ở vùng phổi bị xâm
nhiễm, thu gọn diện tích bị viêm, nhờ đó giúp bệnh nhân viêm phổi bớt khó thở, bớt khò khè. Các
thầy thuốc nhà ta hầu như chưa biết tới chỉ định này.

🔸 CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO: Đây cũng là chỉ định mà các thầy thuốc nhà ta không nghĩ tới, An Cung
giúp giảm nhẹ các biến chứng trong chấn thương sọ não. Phổ chỉ định của An Cung như vậy khá
rộng. Dân ta cất giữ một hai viên trong nhà, có lẽ không sớm thì muộn cũng có lúc dùng tới nếu nắm
được hết các chỉ định này.

🔸 KIẾT LỴ DO VIRUS: An Cung giúp hạ sốt,kháng viêm, diệt vi khuẩn (để chống bội nhiễm, chứ bệnh
do virus mà).

🔸 TIỀN SỬ TĂNG HUYẾT ÁP: Bệnh nhân có sẵn bệnh tăng huyết áp, cũng là có sẵn mầm mống của
bệnh Tai biến mạch não, có thể phát ra bất kỳ lúc nào. Do vậy, khi mới thấy xuất hiện mồm méo mặt
méo, nói ngọng, tay chân tê bì, đau đầu, chóng mặt, là những triệu chứng sớm của Tai Biến, lập tức
sử dụng An Cung đồng thời tới bệnh viện để tiếp tục theo dõi điều trị.

⁉️Vậy dùng An Cung có tác dụng phụ gì không? cần chú ý như thế nào?

❌ Thuốc dành cho hôn mê thể nhiệt bế, cấm dùng cho thể hàn bế (cần có sự thăm khám của Y bác sĩ
có chuyên môn về Đông Y)

❌ Trong thuốc có vị Xạ Hương, rất thận trọng khi dùng với thai phụ, vì làm thương tổn thai khí, tức là
có thể sảy thai, hoặc làm thai chậm phát triển.

❌ Trong lúc dùng thuốc thì cần ăn uống thanh đạm, tránh đồ cay, nhiều dầu mỡ, để tránh “trợ hỏa
sinh đàm” tức là tránh làm cho huyết áp cao hơn, mỡ máu nhiều hơn.

❌ Trong thuốc có các vị Chu Sa, Hùng Hoàng đều là độc bảng B, vì vậy không được dùng thuốc liên
tục dài ngày, người suy gan suy thận cần thận trọng khi dùng, có thể sẽ ngộ độc Chu Sa, Hùng Hoàng.

❌ Trong những ngày dùng thuốc mà thấy xuất hiện chân tay lạnh, sợ lạnh, sắc mặt trắng xanh, mồ
hôi lạnh toát ra không ngừng, mạch vi muốn tuyệt, do chứng Bế biến chuyển thành chứng Thoát, cần
lập tức ngừng thuốc. Uống tiếp thì chứng Thoát sẽ thành Siêu Thoát.

❌ Hôn mê sốt cao, tai biến hôn mê, cho uống đường miệng khó thì có thể cho uống qua đường mũi
hoặc cho uống qua sonde dạ dày.

15
❌ Mẹ mang thai, mẹ cho con bú, trẻ em, người cao tuổi dùng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn trực tiếp
của Y Bác sĩ Đông y.

❌ Trẻ em khi uống, nhất thiết phải theo sự hướng dẫn của Y bác sĩ và giám sát của người lớn.

❌ Nếu đang dùng cùng với các thuốc khác, trước khi uống An Cung cần tư vấn của Y Bác sĩ có chuyên
môn về Đông Y để được hướng dẫn cụ thể.

❌ Thuốc được bọc vàng, đặt trong 1 viên nhựa hút chân không, bên ngoài viên nhựa này lại bao sáp
nến, đều là để bảo quản thuốc được tốt đến 5 năm. Vì vậy khi uống nhớ bỏ vỏ nhựa đi, chỉ ăn viên
thuốc bọc vàng thôi, đừng nuốt cả vỏ nhựa, và đừng cạo bỏ hết vàng đi vì vàng chính là thuốc.

@@@@@@@@@@

BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG

1. TỔ THÀNH:

Hoàng kỳ 120g( sinh dụng)

Quy vĩ: 6g

Xích thược 6g

Địa long 3g( bỏ đất)

Xuyên khung 3g

Đào nhân 3g

Hồng hoa 3g.

2. CÁCH DÙNG: cho nước vào sác, ngày 1 thang, hào đều chia ra uống 2 lần.

3. CÔNG DỤNG: BỔ KHÍ HOẠT HUYẾT, THÔNG KINH HOẠT LẠC.

4. CHỦ TRỊ:

Di chứng trúng phong. Vương Thị cho rằng: “ phương này là phương chủ trị bán thân bất toại, khẩu
nhãn oa tà, ngôn ngữ sáp sít, khóe miệng chảy dãi, địa tiện khô táo, tiểu tiện nhiều lần, di niệu không
cầm. Đối với gần đây người ta dùng điều trị di chứng chảy máu não, di chứng trẻ con tê bì, cùng với
các nguyên nhân khác dẫn đến bán thân nán hoán, tải nán, một chi trên hoặc 1 chi dưới mềm yếu,
phàm chứng thuộc khí hư huyêt sứ đều có thể sử dụng phương này để điều trị.

5. GIAM GIẢM:

+ nếu như đàm nhiều gia bán hạ, thiên trúc hoàng, lấy giáng khí hóa đàm

+ lưỡi cứng, ngôn ngữ bất lợi gia xương bồ, viễn chí, cương tàm để khai khiếu khư phong hóa đàm.

+ bán thân bất toại mà chi dưới làm chỉ thì gia ngưu tất, đỗ trọng, tang kí sinh để bổ ích can thận dẫn
dược hạ hành.

+ bán thân bất toại lấy thượng chi làm chủ: gia quế chi, tang chi để ôn kinh thông dương, khư phong
thông lạc.

16
+ nếu bán thân bất toại lây ngày không đỡ, tuy thuộc khí hư huyết ứ mà dùng bổ dương hoàn ngũ
thang thì hiệu quả cũng không rõ, nên trọng dụng dược hoạt huyết hóa ứ, tái gia thủy điệt để tăng
cường khứ ứ thông lạc.

+ nếu thiên hàn gia phụ tử, quế chi để ôn dương tán hàn/.

+ thiên huyết hư táo nhiệt có thể ra chi mẫu, để thanh nhiệt nhuận táo, có thể giám chế tính ấm của
hoàng kỳ.

+ nếu tỳ vị hư nhược có thể gia đẳng sâm, bạch truật để bổ khí kiện tỳ.

6. PHƯƠNG LUẬN:

Di chứng trúng phong cũng gọi là “thiên khô”, << linh hoạt- thích tiết chân tà>> có viết: “ hư tà thiên
làm khách ở nửa người, nếu như xâm nhập sâu, trong thì cư vinh vệ, vinh vệ hơi suy thì chân khí
khử, tà khí lưu ở đó, phát thành chứng thiên khô”. Trên cơ sở lý luận, Vương Thanh Nhậm lại có 1
bước riến chính xác đề xuất lý luận “ khí hư huyết ứ”. Do khí hư không thể thôi động huyết dịch vận
hành, huyết hành lưu trệ, kinh mạch ứ trở, huyết không thể nuôi dưỡng, dẫn đến phát sinh bán thân
bất toại, khẩu nhãn oa tà, ngôn ngữ bất lợi.

Bổ dương hoàn ngũ thang lập pháp, lấy bổ khí làm chủ, kiêm hoạt huyết thông lạc. Trong phương
trọng dụng hoàng kỳ làm quân, lấy đại bổ vệ khí, khí vượng thì huyết sẽ hành, là dược trị bản vậy.
Chứng khí hư huyết ứ, là do bản hư mà tiêu thực, nếu chỉ đơ dùng bổ khí thì sợ rằng ứ huyết không
được khử, kinh lạc khó thông, cho nên phụ lấy xuyên khung, hồng hoa để trị huyết, xích thược đào
nhân để hoạt huyết, lấy đương quy vĩ để dưỡng huyết hoạt huyết, khiến cho khi huyết tiêu tán mà
kinh lạc thông sướng, trong phương hoàng kỳ và đương dươi phối ngũ là bài “ đương quy bổ huyết
thang”. Lại có tác dụng bổ khi sinh huyết, sợ rằng nguyên nhân do bổ mà khiến cho kinh mạch huyết
ứ dẫn đến huyết hư bất túc; cho nên phối ngũ với dược hoạt huyết khứ ứ, khiến cho khử ứ mà
không làm tổn thương chính khí, bổ chính mà không ngăn ngại tà, địa long thông kinh hoạt lạc, được
hoàng kỳ thì tính di chuyển lại càng tăng, khiến cho đi đến toàn thân mà kinh lạc được chi lưu. Các vị
hỗ tương phối hợp, khiến khí vượng mà huyết hành, ứ tiêu thì mạch thông, kinh mạch thông sướng,
chi thể được sư nhu dưỡng, mà khiến cho cơ năng của nửa người được hồi phục, chư chứng dần
khỏi.

Bổ dương hoàn ngũ thang chủ yếu điều trị chứng bán thân bất toại, thuộc chính khí suy hư ma dẫn
đến huyết mạch bất lợi, cho nên khi sử phương dụng dược, lượng dùng hoàng kỳ nên lớn, nhưng
lâm sàng thực nghiệm chứng minh, khi mới bắt đầu liều lượng nên nhỏ, tất cả lượng thuốc nên khởi
đầu từ 30-60g, tễ lượng dần dần tăng lớn lên, vả ại sau khi khỏi thì uống tiếp tục thêm 1 giai đoạn,
phòng phục phát, Vương Thị cho rằng: mới bị bán thân bất toại, căn cứ bản phương gia phòng phong
3g, uống 4-5 thang thì bỏ đi. Như bệnh nhân đầu tiên bị vậy mà nghe đến hoàng kỳ thì rất sợ hoàng
kỳ, thì dùng 30-60g, sau dần dần tăng đến 120g, đến khi hiệu quả vi diệu,ngày dùng 2 thang, như vậy
là 240g là 2 thang, uống 5-6 ngày như vậy, mỗi ngày dùng 1 thang, như bệnh 2-3 tháng, các nhà y
khác tôn cổ phương dùng hạn lương dược quá nhiều, gia phụ tử 12-15g. như dùng dược tán phong
quá nhiều gia đẳng sâm 12-15g, nếu như chưa uống thì không bất tất phải gia. Phép tay tuy là 1
phương thuốc tốt, bệnh lâu ngày khí quá hư, khớp vai rủ xuống 2-3 ngón tay, cơ bắp tay rủ xuống,
chân hướng ra ngoài, âm thanh không nói được 1 chữ, là chứng không thể nói được, tuy không đỡ,
nhưng uống thường xuyên thì duy trì cho bệnh không nặng thêm. Tuy dùng phương này sau khi đỡ,
thì cũng không thể ngừng được luôn hoặc cách 3-5 ngày uống 1 thang, hoặc 7-8 ngày uống 1 thang,
nếu ngừng sợ hình thành chứng khí quyết. Trong phương hoàng kỳ bất luận ở địa phương nào, dược
vật tổng lại là tươi đều có thể dùng. Thực nghiệm chứng minh, khi mới dùng phương này thì hiệu
quả thường rõ ràng, sau khi đó uống tiếp thì hiệu quả lại giảm từ từ, nhưng hãy theo nguyên phương

17
tiếp tục uống, không nên định mà lại tăng liều hoàng kỳ. Nhất định chú ý tễ lượng của dùng dược,
dược khử ứ không nên lớn, dược bổ khí không nên ít, không nên đột nhiên mà ngừng thuốc, ứng
dần dần giảm nhỏ lượng thuốc.

@@@@@@@@

CÂU KỶ TỬ: mọi người thường được nghe nói trọng xa nhà gàn dặm chớ có dùng câu kỷ tử. Nhân
đọc 1 đoạn sách nói về kỷ tử rất hay đăng lên cho mọi người cùng tham khảo. Bài viết được trích từ
sách yếu dược phân tễ của Thẩm Kim Ngao.

<< bản thảo hối ngôn>> tục gọi câu kỷ tử có tác dụng trị bệnh mắt, mà kì thực không phải trị mắt
vậy, mà là có tác dụng tráng tinh ích thần cho nên trị bệnh mắt hiệu nghiệm vậy. Lại nói trị phong,
mà không phải trị phong vây, bởi vì bổ huyết sinh vinh, huyết đầy đủ thì phong tự trừ, cho nên trị
phong hữu nghiệm. Thế tục biết bổ khí tất dùng sâm kỳ, bổ huyết tất dùng quy địa, bổ dương tất
dùng quế phụ, bổ âm tất dùng tri bá, giáng hỏa tất dùng cầm liên, tán thấp tất dùng thương, hậu,
khư phong tất dùng khương, độc, phòng phong, mà không biết rằng câu kỷ tử khiến khí được sung,
huyết được bổ, dương được sinh, âm được trưởng, hỏa được giáng, phong thấp được khử, thật là
10 phần toàn vẹn vậy.

@@@@@@@@

Trên con đường y học , có các vị y gia gặp đa chứng ứng đa phương , như tâm ứng thủ , phương nào
chứng ấy là rất uyên thâm lỗi lạc. Nhưng cũng có những y gia nhất phương ứng vạn bệnh, biến mà
thông thông mà biến, cũng thật không thể không bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Tình cờ biết “Thăng giáng tán”, mình đã tìm đọc và cất công dịch một bài viết để bản thân mình
tham khảo cũng như mọi người cùng đọc về nhất phương ứng đa bệnh, có thể biết và tìm cách vận
dụng Thăng giáng tán chữa những bệnh còn gặp khó khăn. Và hiểu thêm về uất chứng và cách nhận
biết trên lâm sàng

🗒Quốc y đường được thành lập với phương châm cùng giao lưu học tập để góp cái riêng vào cái
chung của nền đông y nước nhà không có bất cứ gì là giữ riêng cho mình cả, nên mình vẫn đang nỗ
lực học hỏi, và theo đuổi ý tưởng đó. Hi vọng tất cả có thể giúp được nhiều người hơn trong cuộc
đời mình.

🔥 THĂNG GIÁNG TÁN🔥

(Bạch cương tằm, Khương hoàng, Thiền thoái, Đại hoàng)

-Lý Sĩ Mậu : Thăng giáng tán và cách vận dụng trên lâm sàng ( *Phương chống chỉ định cho người
bênh bị dị ứng với nhộng tằm). -

-Dịch và biên soạn: Bs.Phạm Quốc Vượng- Quốc Y Đường-

18
📙”Tôi dùng thăng giáng tán , chủ yếu là nắm rõ uất nhiệt của bệnh nhân, chỉ cần có uất nhiệt, không
luận ngoại cảm nội thượng, các chuyên khoa nội ngoại nhi phụ đều có thể sử dụng . Không giới hạn ở
phạm trù trị liệu ôn bệnh”

📙-Bồ Phụ Chu tiên sinh, đối với thăng giáng tán không tiếc lời khen ngợi tán tụng, Có thể tra cứu
trong cuốn “ Bồ Phụ chu kinh nghiệm trị liệu”. Danh y đương đại Khu Chiêu Cầm đối với thăng giáng
tán cực kì tâm đắc, linh hoạt biến hóa , ứng dụng cực kì rộng lớn. Tôi chịu sự ảnh hưởng từ lão trung
y Khu Chiêu Cầm, đối với thăng giáng tán cũng có rất nhiều tình cảm, ứng dụng nhiều, có một chút
sở ngộ. Khi dùng thăng giáng tán chủ yếu là nắm rõ vấn đề về “uất nhiệt”. Những bệnh nhân có uất
nhiệt, không luận ngoại cảm nội thương, nội ngoại nhi khoa đều có thể sử dụng, không chỉ giới hạn
trong phạm trù ôn bệnh.

📙-Danh y Cung Đình Hiền trong cuốn “Vạn bệnh hồi xuân” phần nội phủ tiên phương có một
phương mở đầu : “Cương tàm nhị lượng, khương hoàng, thuyền thoái đều 2 tiền rưỡi, đại hoàng 4
lượng. Nước gừng đảo vào để làm hoàn . nặng khoảng 1 tiền một hoàn. Trị chứng thũng hạng đại
đầu, hay chứng hà mô ( tức là tuyến mang tai bị sưng to như con ếch ) . Người lớn dùng một hoàn ,
trẻ con giảm nửa , uống cùng mật , lập tức khỏi”

📙-Dương Lật San trong cuốn “ Thương hàn ôn dịch điều biện” nói :

”Phương thuốc này không biết bắt đầu từ ai , rồi ai phân tích rõ ý nghĩa , thay đổi lượng dùng , gọi
tên khác là “bồi chẩn tán”. Tôi gọi là thăng giáng tán, luyện mật hoàn lại gọi là thái cực hoàn.”

➡️Sau khi sửa đổi thì “thăng giáng tán” bao gồm : Bạch cương tàm xao rượu 2 tiền, toàn thiền thoái
bỏ đất 1 tiền, khương hoàng khử vỏ 3 tiền, sinh xuyên đại hoàng 4 tiền. Nghiền ra dùng. Bệnh nhẹ
thì chia làm 4 lần dùng . bệnh nặng phân làm 2 lần dùng . Dùng cùng mật tửu dùng lạnh. Dương Lật
San xếp vào 1 trong 15 phương trị các chứng ôn.

🔥I. Y gia Dương Lật San tư tưởng, phương chỉ sử dụng thăng giáng tán.

Cuốn “ Thương hàn ôn dịch điều biện” của ông có đề cập đến cả thương hàn, ôn bệnh, và ôn dịch.
Thương hàn , ôn bệnh đều là do cảm nhiễm cái thường khí của thiên địa mà phát tác, từ khí phận mà
phạm vào huyết phận. Trong sách nói tới chữ “ôn” , thực chất là chỉ “ôn dịch” . vì vậy mà “thăng
giáng tán” cũng xếp trị ôn dịch.

🚩Dương thị có thể kể ra một vài chứng ứng dụng thăng giáng tán như có triệu chứng hàn nhiệt,
xuất huyết, thổ lị, điên cuồng và trên 60 chứng bệnh khác. Danh sách thì nhiều cũng khó có thể nói
hết được, chỉ đề cử một vài chứng như trên . Các chứng tuy khác nhau, tuy nhiên bệnh cơ chỉ có

19
một. Đều dựa vào hai chữ “uất nhiệt”. Như Dương thị nói : “ Ôn dịch đắc thiên địa chi nhiễm khí, phí
nhiệt tại lí, do nội như tống vu ngoại”.

📚Lại nói : “Tại ôn bệnh, tà nhiệt nội công, phàm là thấy các biểu chứng, đều từ lí nhiệt uất kết, phù
việt ra phía ngoài. Tuy có biểu chứng nhưng thực ra là không có biểu tà”

📚Thắng giáng tán chính là nhằm vào chỗ uất nhiệt ấy để trị. Có thể giải trừ được cơ chế hình thành
uất nhiệt trên lâm sàng, thăng giáng tán có thể nói là diệu dụng, trên lầm sàng có thể linh hoạt biến
thông.

🔥II.Cơ chế hình thành uất nhiệt:

Dương khí của cơ thể , thăng giáng xuất nhập , vận hành không ngừng nghỉ, thần minh biến hóa sở
do sinh yên. Tuy nhiên một khí dương khí bị uất bức, không thể vận hành, thăng giáng xuất nhập
không được thông sướng, thì mất đi cái tính quân bình điều hòa của dương khí, dương khí uất mà
hóa thành nhiệt, đó chính là nói “khí hữu dư tiện thị hỏa”, cho nên y gia Phí Bá Hùng nói : “Phàm
những bệnh có uất tất đều có khí bệnh, khí mà đắc được lưu thông , thì sao có chuyện uất được.”

🔑Vậy thì khí cơ tại sao lại bị uất?

📌- Thứ nhất có thể do tà khí trở trệ

📌- Thứ hai do thất tình gây thương tổn

📌- Do ăn uống , làm việc lao lực mệt mỏi làm tổn thương tỳ vị

>> Từ đó thì sự thăng giáng của dương khí bị phản nghịch, dương uất không tống được đi mà hóa
thành nhiệt

Cuốn “ Y biên” viết :

”Lục dâm thất tình đều dẫn tới uất”. Khí bất túc uất mà thành hỏa”, Đông Viên vì thế mà gọi là
dương hư phát nhiệt” ( Người dịch xin trích dẫn thêm, hỏa và nguyên khí thế bất lưỡng lập)

Từ đó có thể thấy rằng , nguyên nhân dẫn tới uất nhiệt rất là nhiều , lục dâm thất tình, khí huyết đàm
ẩm, ẩm thực lao quyện, chính khí hư, những điều có thể làm ảnh hưởng tới sự thăng giáng xuất nhập
đều dẫn tới dương khí uất mà hóa nhiệt, hình thành uất nhiệt. Uất nhiệt, không chỉ xuất hiện trong

20
ôn dịch, thương hàn ôn bệnh , nội thương nhiễm bệnh, nội ngoại nhi phụ khoa đều có , cho nên mới
nói “thăng giáng tán “ có thể biến thông mà ứng dụng rộng rãi .

📍- Ôn dịch : Dương Lật San trong cuốn “ Thương hàn ôn dịch điều biện” nói ôn dịch quy thuộc vào
uất nhiệt. Ông nói : Nhiễm khí từ miệng mũi nhập tam tiêu, uất nhiệt thiêu đốt, ôn bệnh từ đó mà
tới. “khí cơ bị ứ đọng uất trệ , tà nhiệt thiêu đôt bên trong chính là bệnh cơ của ôn dịch”

📍- Ôn bệnh : Phục khí ôn bệnh , thuộc uất nhiệt . Nếu mới bị nhiễm ôn bệnh , thì bản chất cũng
thuộc uất nhiệt. Không luận vệ khí dinh huyết các giai đoạn, chỉ quan trọng có tồn tại uất nhiệt. Ôn
bệnh trong giai đoạn mới nhiễm , ôn tà đầu tiên phạm vào phần trên , tức là phạm phế. Phế bị ôn tà
làm thương mà gây uất, không thể tuyên phát vệ khí, khiến vệ dương uất mà phát nhiệt, bên ngoài
mất sự ôn chiếu của vệ dương mà cơ thể sinh ra chứng sợ lạnh.

Sở dĩ có các chứng ở phần vệ thực chất là do phế khí bị uất. Nhiệt uất ở phế, thuộc phạm trù của uất
nhiệt. Nhiệt tà truyền nhập khí phận, không luận là nhiệt uất ở hung cách, tâm phiền áo não, hay
nhiệt tà ủng ở phế mà gây suyễn khái, hoặc dương minh nhiệt quyết, đều thuộc uất nhiệt. Nhiệt tà
nhập vào dinh, đó cũng thuộc uất nhiệt, vì vậy mà trị liệu quy về thấu nhiệt chuyển khí.

Nguyên tắc của phép thấu nhiệt, chuyển khí là dọn dẹp sự ủng tắc, làm luân chuyển bố tán khí cơ ,
khiến tà có đường ra. Như y gia Liễu Bảo Di nói : “ Phàm gặp các trọng chứng như thế, thứ nhất là
nhiệt tà tìm đường, đến huyết phận chứng, cái nhiệt uất đó khi vào tới dinh phận thì càng nặng, nên
dùng phép thấu nhiệt. Diệp Thiên Sĩ nói “lương huyết tán huyết “ , không giống như hoạt huyết hóa
ứ , tán là tán cái hỏa ẩn phục trong huyết. Nếu cho tán huyết là hoạt huyết thì làm mất cái tinh nghĩa
của tán huyết .

》》》Tổng kết lại , ôn bệnh bản chất là uất nhiệt, thấu tà ngoại tống nguyên tắc xuyên suốt tất cả
các giai đoạn từ vệ khí dinh huyết. Chìa khóa quan trọng của thấu tà chính là ở chỗ “thông tống khí
cơ”, mà “thăng giáng tán” hành khí hoạt huyết, có thể thăng có thể giáng, chính là có thể sơ thông
uất nhiệt, là đường để ngoại tống uất nhiệt, vì vậy mà các giai đoạn của ôn bệnh vệ khí dinh huyết
đều có thể biến thông mà sử dụng.

📍-Xét về thương hàn :

Thương hàn thời kì mới bắt đầu, hàn chưa hóa nhiệt, tuy có thể thuộc phạm trù của uất nhiệt,
nhưng không thuộc uất nhiệt chứng. Nếu tà hóa nhiệt thì tức là lúc đó thuộc uất nhiệt. Đặc biệt
trong đời sống hiện đại, đời sống sinh hoạt của con người có phần ưu việt, như việc ăn uống sung
túc, môi trường biến đổi ủng hỏa càng nhiều, ngoại cảm phong hàn mà bên trong lại có nhiệt rất
nhiều, hình thành các chứng hàn bọc hỏa, thăng giáng tán có thể gia giảm vận dụng.

21
Nếu hàn hoán hiệt mà truyền vào dương minh, trở trệ khí cơ , dương uất không có khả năng bố tán
ra. Có thể thấy nhiệt càng sâu thì uất nhiệt chứng càng sâu.

Tà nhập thiếu dương, khu cơ bất lợi, nhiệt uất mà miệng đắng , hầu khô, mắt hoa chóng mặt.

Dương uất không thể vận hành mà bên ngoài lạnh, dương có lúc vùng lên mà bố tán ra thì lại chuyển
nhiệt , sinh ra chứng hàn nhiệt vãng lai.

》》》Vì vậy mà thương hàn tam dương kinh chứng, hàn hóa nhiệt , tức là thuộc phạm trù uất nhiệt
, thăng giáng tán có thể gia giảm ứng dụng.

📍- Uất nhiệt do nội thương nhiễm bệnh, chủ yếu thấy ở phế , tâm , can , tỳ . Phế chủ nhất thân chi
khí, điều hành việc trị tiết . Nếu tà lén đánh vào phế mà hóa nhiệt , phế mất sự tuyên giáng mà bĩ
uất, có thể hình thành phế kinh uất nhiệt, xuất hiện hàn nhiệt khái suyễn , hung muộn hung thống
các chứng.

1.Can chủ sơ tiết, tướng hỏa nội đình, khí uất hóa hỏa, hỏa uất ở can , xuất hiện đau đầu, huyễn
vựng , đau thần kinh liên sườn dễ tức giận.

2.Tỳ chủ thăng giáng, đàm thấp khốn tỳ , hoặc ẩm thực lao quyện tổn thương tỳ, khiến cho dương
khí uất không thăng, âm hỏa hun đốt, thấy thân nhiệt mệt mỏi , bụng đầy thổ lị .

3.Tâm chủ hỏa , tâm khí không thông sướng, hỏa nhiệt nội uất, chứng thuộc tâm phiền không ngủ
được, điên cuồng kinh sợ nói nhảm, hoặc miệng lưỡi lở loét ban chẩm sang dạng.

4.Thận chủ trập ( tiềm tàng ẩn phục), hỏa phục thủy trung , quý ở chỗ tĩnh , cho nên thận không uất
hỏa .

Ngoài 4 tạng trên thì lục phủ đều có uất nhiệt. Tam tiêu là biệt sứ của nguyên khí, chủ thông hành
tma khí , nhiệt uất tại tam tiêu, thì vinh vệ mất sự điều hòa , hàn nhiệt giao tranh , thủy thấp không
được lưu chuyển mà gây nên các chứng thũng mãn lâm trọc .

- Nhiệt uất ở đởm thì hàn nhiệt vãng lai, miệng đắng, yết hầu khô, mắt hoa chóng mặt.

Uất nhiệt ở tiểu trường thì tâm phiền mà lâm thống

22
- Nhiệt uất đại trường thì đại tiện bế kết, phúc thống trướng mãn, hoặc hỏa bức mà tác tiết ( đi
ngoài).

- Nhiệt uất ở vị thì đau răng, viêm lợi , tiêu cốc dễ đói, khát ẩu thổ, hoặc phát ban thổ huyết.

- Tâm bào là tâm chi ngoại hộ , thay tâm nhận tà , các chứng của tâm bào uất nhiệt tương tự như
tâm uất hỏa.

》》》Tóm lại, phạm trù uất nhiệt vô cùng rộng lớn, không luận ngoại cảm ôn dịch , ôn bệnh,
thương hàn. Nội thương nhi phụ các khoa , chỉ quan trọng thuộc uất nhiệt , đều có thể lấy thăng
giáng tán gia giảm trị liệu.

🔥III> Các đặc trưng trên lâm sàng của uất nhiệt:

Uất nhiệt , nguyên nhân không giống nhau , tạng phủ không giống nhau, chính khí cường nhược cũng
có sự khác biệt , kiêm tà giữa các bệnh nhân đều khác nhau. Biểu hiện trên lâm sàng có thiên hình
vạn trạng .

Có thể theo 4 phương diện mạch , lưỡi , thần sắc , chứng mà phân biệt :

📍1. Mạch :

Mạch điển hình của uất nhiệt là mạch nhầm mà táo sác. Tại sao mạch lại trầm ? Để duy trì sự vận
hành bình thường của mạch có hai yếu tố : thứ nhất là lượng huyết dồi dào đầy đủ , thứ hai là
dương khí cổ động đủ . Một điểm trọng yếu của uất nhiệt là khí cơ uất kết , khiến cho khí huyết
không thể tống đạt sung thịnh mà cổ động huyết mạch, cho nên mạch trầm.

Như cuốn “ Tứ ngôn cử yếu “ Nói là hỏa uất đa trầm. Mạch trầm và khí cơ uất kết chính là có sự liên
quan. Khí uất mà nhẹ thì mạch không phù , có thể trung án là thấy, như y gia Dương Lật San nói :
“Phàm các chứng ôn bệnh , bất phù bất trầm, trung án hồng trường, hoạt sác, tay bên phải mạch
thịnh hơn tay bên trái, do nhiệt uất trệ mạch kết vu trung” chính là nói về khí uất mức độ nhẹ.

Khí uất mà nặng, không chủ không phù mà tháy trầm , thậm chí là mạch quyết,. Như :Ôn bệnh điều
biện” Nói : “dương minh ôn bệnh …. mạch trầm trạng” , hoặc mạch cũng quyết”, đuề là chỉ uất mức
độ nặng dẫn tới mạch quyết.

23
-Mạch tại sao mà lại táo ( nhiễu động) ? Do nhiệt tà uất phục vào bên trong mà gây ra , nhiệt là
dương tà , chủ thăng , chủ động , khí cơ uất kết, nhiệt phục vào trong , như thế không thể ninh tĩnh
mà táo động bất an, nhảy lên kích động , nhiễu động khí huyết, vì vậy mà mạch táo sác cấp bức.

Như cuốn “ Y gia tâm pháp” chẩn pháp nói : Phí uát chi mạch đại khái phần đa huyền sáp ngưng trệ,
cho nên mạch tới không hoãn, mạch đi không trì , đầu tiên có một loại giống như sác mà không sác ,
táo động chi tượng. “ Nếu uất bế trọng , khí huyết trệ , mạch có thể trầm nhỏ, trầm tế , trầm sáp ,
trầm trì và dẫn tới mạch quyết. Có thể kể tới “ Thương hàn luận” điều 208 : Dương minh bệnh mạch
trì”.

”Uất nhiệt mạch trầm tiểu, tế, sáp , trì, quyết, giống như hư hàn, tuy nhiên không phải hư hàn.”

Khi bàn về điều này , y gia Dương Lật San tùng viết “ Các hứng ôn bệnh nội ngoại đều có nhiệt ,
nhưng mạch lại trầm phục, không hồng, không sác, mà chỉ thấy mạch trầm sáp mà tiểu cấp, không
thể nhầm là hư hàn được.

Hư hàn và uất nhiệt điểm mấu chốt để phân biệ dựa vào hữu lực hay vô lực. Trầm mà án vô lực
chính là hư hàn, trầm án táo cấp hữu lực, chính là thực nhiệt. NHư cuốn : tứ chẩn quyết vi” nói :
Dương khí vi, không thể thống nhiếp dinh huyết ra biểu, mạch rõ trầm , án lâu thì thành vi, nếu
dương uất không thể ứng vệ khí ra ngoài , mạch trầm , thì án lâu cũng không suy. Âm dương hàn
nhiệt chơ chế , nằm ở những điểm nhỏ bé như vậy.

2. Lưỡi:

Lưỡi của uất nhiệt thường đỏ , do khí cơ uất kết , tà nhiệt không ngoại tống mà lại thượng hành đốt
thượng tiêu , vì vậy mà lưỡi đỏ. Tuy nhiên uất nhiệt khinh trọng không giống nhau. Lưỡi đỏ cũng có
các mức độ khác nhau. Nhẹ thì hơi đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ, hoặc nếu đàu lưỡi có những điểm đột xuất
đỏ , nếu nặng thì toàn bộ lưỡi đều đỏ , thậm chí tới sắc đỏ giáng ít tân dịch , nếu cực nặng thì đỏ
giáng mà khô.

Tuy nhiên trong một số tình huống như xuất huyết, huyết dịch thiếu nghiêm trọng, uất nhiệt lúc này
tuy thịnh nhưng lưỡi lại nhạt màu, lúc đó là giả thiệt không thể theo phải xả lưỡi mà tòng mạch.

Nếu do thấp trọc ủng tắc trở trệ , khí cơ dẫn tới uất nhiệt, rêu lưỡi dày nhớt chất lưỡi đỏ . Thấp
chưa hóa nhiệt thì rêu lưỡi trắng, thấp mới hóa nhiệt thì ánh vàng, thấp hóa nhiệt nặng thì vàng
dày , thấp toàn bộ hóa nhiệt hóa táo , rêu lưỡi khô mà vàng, hoặc đen mà cos các gia lưỡi, nêu thấp
chưa hóa mà tân dịch đã bị thương thì rêu trắng dày mà khô như là phấn tích, chất lưỡi đỏ sâu hoặc
đỏ giáng hoặc đỏ tía.

24
3. Thần sắc :

Uất nhiệt thượng xung sắc mặt đỏ , tuy nhiên khí trệ , khí huyết không thông sướng. Vì vậy mà sắc
mặt tuy hồng mà có cảm giác ám trệ. Hoặc uất nặng , có thể thấy mặt sắc xanh hoặc ám trệ . Thần có
thể tâm phiền , ngủ ít, hoặc tim loạn xạ mà không được ninh, hoặc nói nhảm nói mơ, điên cuồng,
thần hôn, nếu do thấp nhiệt phục có thể thấy tinh thần trì trệ , thích ngủ, hồ đồ.

4.Chứng :

Các chứng của uất nhiệt thường biểu hiện theo lối bên ngoài thì thấy hàn chứng , bên trong lại tháy
nhiệt . Khí cơ uất trệ , dương uất không vận hành , bên ngoài mất sự ôn chiếu , có nên bên ngoài có
hàn tượng như là sợ lạnh sợ phong, chân tay lạnh, bụng lạnh. Nhiệt tà uất bên trong cho nên thân
nhiệt , phiền khát, ngực bụng bị đun nóng. Miệng hôi mà khí thô , nước tiểu sẫm màu mà đại tiện
táo.

Nhiệt nhiễu tâm nên tâm phiền , nói mớ, cuồng loạn, nhiệt bức vào phế mà khái suyễn, khí thô.
Nhiệt uất thiếu dương thì miệng đắng, hầu khô, mục huyễn . mạn sường đầy tức. Nhiệt dâm vào can
tắc động phong , nhiệt tà bức huyết vọng hành, tắc động huyết phát ban , uất nhiệt thượng xung
mặt đỏ mắt đỏ, hầu đau đầu đau. Đầu ra mồ hôi. Uất nhiệt bức tiểu tiện đỏ mà sáp.

》》》TỔNG KẾT : Trên là các đặc điểm của uất nhiệt, mạch trầm mà táo sác là điểm trọng yếu , tiếp
theo đó tới lưỡi , nếu thấy mạch trầm mà táo sác lưỡi lại đỏ lập tức có thể chẩn đoán là uất nhiệt.
Còn nói về chứng thì thiên hình vạn trạng nêu ra chủ yếu để tham khảo. Có thể nói bên ngoài hàn
bên trong nhiệt cũng là một chỉ điểm điển hình của uất nhiệt , Đa số không có biểu hiện của ngoại
hàn , không thể thấy không có ngoại hàn mà phủ định sự tồn tại của uất nhiệt.

🔥IV. Trị liệu uất nhiệt :

-Bệnh cơ của uất nhiệt :

📍1 là do khí cơ uất trệ không thông sướng

📍2 là nhiệt uất không thấu tống

Dựa vào 2 nguyên nhân trên mà đề ra hướng trị liệu : tuyên sướng khí cơ , thanh thấu uất nhiệt .

25
🗒#Làm sao để tuyên sướng khí cơ ?

Nguyên tắc là khơi thông chỗ ủng tắc , thông lợi khí cơ . Có nhiều nguyên nhân tạo thành sư không
lưu thông của khí cơ như lục dâm ngoại tập, đàm tháp , ứ huyết , thực tích , phủ thực . Nên khu tà để
sướng tống khí cơ. Nếu tình chí phần uất mà khí cơ không thông sướng, tất nên hành khí lí khí sơ
tống khí cơ , nếu chính khí hư mà khí cơ không thông sướng thì nên phù chính để thông sướng khí cơ
. TÓm lại tìm ra nguyên nhân tạo thành từ đó có cách phóng thích.

🗒#Làm sao để thanh thấu uất nhiệt :

NHiệt giả hàn chi. Lí có tà nhiệt, nên lấy hàn lương để thanh. Nhưng trong thanh nhiệt, nhất định
quan trọng không được quá hàn lương , bởi vì quá hàn lương lại bức phục khí cơ , khiến nhiệt tà
không dễ dàng tháu tống , nên dùng những vị hàn mà không đươc quá mức để thanh nhiệt.

Kinh nói : “Hỏa uất phát chi” . NHiệt uất cũng chính là hỏa uất. Nên phát. VÌ vậy mà tại trị liệu các
chứng nhiệt , ⚠️nhiệm vụ đầu tiên là phát, sau mới tới thanh⚠️.

”Thăng giáng tán “ rất hiệu quả trong việc thăng thanh giáng trọc, hành khí hoạt huyết, thấu phát
uất nhiệt . Lấy bạch cương tàm làm quân, tân hàm tính bình , khí vị đều bạc, khinh phù mà thăng, rất
hiệu quả thăng thanh tán hảo , khu phong thắng thấp, thanh nhiệt giải uất, thăng mà ko quá mức, là
vị thuốc dương trung chi dương .

🚩Thiền thoái làm thần , cam hàm tính hàn , thăng phù tuyên thấu , có thể thanh nhiệt giải biểu ,
tuyên độc thấu tống , cũng là vị thuốc dương trong dương.

🚩Khương hoàng làm tá , khí tân vị khổ , hành khí hoạt huyết giải uất

🚩Đại hoàng là sứ , khổ hàn tả hỏa , thông phủ trục ứ, thôi trần chí tân, giáng trọc âm.

Khí huyết thông sướng , thanh thăng trọc giáng, uất nhiệt tại nội tự nhiên có thể thấu xuất bên ngoài
mà giải. Các chứng uất nhiệt đều có thể sử dụng thăng giáng tán làm chủ. Tuy nhiên trên lâm sàng
nguyên nhân bệnh khác nhau, nhiệt tà khinh trọng có sự khác biệt , chính khí cường nhược cũng
khác nhau. Vì vậy trên lâm sàng khi dùng thăng giáng tán phải có sự vận dụng linh hoạt biến hóa gia
giảm

⚠️Gia giảm

26
📍Nếu do thấp bức nhiệt uất, gia nhân trần, hoạt thạch, thạch xương bồ

📍Tình chí uất dẫn tới uất có gia mai côi hoa ( hoa hồng ), đại đại hoa , lục ngạc mai , xuyên luyện tử

📍Ôn tà đánh vào phế dẫn tới uất gia đạm đậu xị, chi tử bì , liên kiều , bạc hà, ngưu bàng tử.

📍Ứ huyết dẫn tới nhiệt uất, gia xích thược, mẫu đan bì, đào nhân, hồng hoa , tử thảo

📍Đàm trọc uẩn trở dẫn tới nhiệt uất: gia qua lâu, bối mẫu , hạnh nhân, trúc lịch.

📍Thực tích gây cản trở bên trong mà nhiệt uất thì gia tam tiên , kê nội kim, xao chỉ xác , tiêu binh
lang.

📍Dương minh phủ thực nhiệt uất, gia mang tiêu, chỉ thực, uất nhiệt nặng gia thạch duệ, tri mẫu ,
hoàng cầm , nhiệt uất mà tân dịch thương gia lô căn, thiên hoa phấn, thạch hộc. Nhiệt uất kiêm khí
hư , bỏ đại hoàng, gia sinh kì , đảng sâm , thăng ma , sài hồ. Can kinh uất nhiệt thượng nhiễu gia tang
diệp, cúc hoa , khổ đinh trà , long đởm, chi tử , thạch quyết minh. TÓm lại ứng dụng rộng , nhiều
cách gia giảm.

**Uất nhiệt sau khi dùng thuốc có thể thấy thân nhiệt kịch liệt , mặt đỏ , miệng khát tăng , đó không
phải bệnh tình nặng lên mà là uất nhiệt ngoại tống, nhiệt lộ rõ ở phần cơ biểu.

**Ngoài ra có thể dựa vào mạch lưỡi thần để theo dõi sự biến chuyển của uất nhiệt sau khi dùng
thuốc:

- Mạch từ trầm chuyển dần về phù , từ tế trì sáp chuyển thành hồng hoạt sác đại và kèm theo sự hòa
hoãn trong mạch.

- Lưỡi từ giáng tía khô chuyển thành đỏ hoạt nhuận

- Cơ thể tứ chi từ nghịch lãnh chuyển dần về ôn ấm .

- Thần khí từ hôn mị chuyển về thanh.

- Chuyển từ vô hãn thành chu thân có mồ hôi

V. Y án :

27
1.Ngoại cảm phát nhiệt :

Bệnh nhi 3 tuổi , nam , 3/12/1990, sau khi ra mồ hôi cảm phong hàn, ngay giữa đêm sợ lạnh phát
nhiệt đau đầu, dùng qua thuốc hạ sốt, bản lam căn , kháng sinh. Đến 5/12/1990 thì sốt cao 40oC, ra
mồ hôi từng đợt , mạch trầm mà táo sác , lưỡi đỏ .

Phương : Bạch cương tàm 8g , thiền thoái 3g, khương hoàng 4g, đại hoàng 2g, đạm đậu cị 9g, tiêu chi
tử 6g, liên kiều 15g, bạc hà 5g

2 thang , mỗi 6 tiếng dùng 1 thang . chia làm 3 lần , lập tức toàn bộ cơ thể ra mồ hôi, tới sáng hôm
sau thì nhiệt thanh bênh hết.

Bình luận : thầy thuốc đã trj liệu nội nhiệt thình , ngoại cảm phát nhiệt làm chủ phương , ứng dụng
rộng , hiệu quả tốt , hầu như chỉ một hai thang thì nhiệt lui, . Thăng giáng tán hợp chi tử đậu xị thang
, gia nặng tuyên thấu hung cách uất nhiệt.

DÙng cùng liên kiều lấy cái khả năng thăng phù tuyên tán , tán nhiệt kết , thấu biểu giải cơ, trị 12
kinh huyết ngưng khí tụ , có thể phát hãn , rất thích hợp dùng trong chứng uất nhiệt . Nếu nội nhiệt
thinh thì gia thạch cao. Nếu đi ngoài mùi xú uế , thì uất nhiệt hạ bức, đại hoàng có thể dùng liều nhỏ,
không nhất thiết phải bỏ. Nếu dược và mạch chuyển hòa hoãn , cơ thể chuyển ra ít mồ hôi, không
nhất thiết phải dùng hết thang thuốc.

2.Y án 2 : “ Mất ngủ”

Bệnh nhân nữ 58 tuổi . Tâm phiền, sợ tiếng nói, mỗi ngày phải dùng các loại thuốc an thần tây y ,
cũng chỉ ngủ được 2-4 tiếng, đầu đau, hay quên , mạch trầm mà táo sác, thốn mạch thịnh , lưỡi đỏ ,
môi ám hồn.

Đó là chứng uất nhiệt nhiễu tâm , tâm thần bất ninh.

Phương : cương tàm 9g, thiền thoái 4g, khương hoàng 6g, đại hoàng 3g, đạm đậu cị 10g, tiêu chi tử
8g, liên kiều 8g, sinh cam thảo 6g

Sau 6 thang , bệnh nhân không cần thuốc an thần , ngủ được 5-6 tiếng, tâm phiền giảm nhiều .
Phương trên bỏ đại hoàng gia bá tử nhân 5g, mạch môn đông 9g, đan sâm 15g

Sau 8 tễ thì các chứng đều hết, mạch không còn táo sác. Dùng thiên vương bổ tâm đan để dự phòng.
Đến nay đã hơn 1 năm mà không tái phát.

28
Bình luận : Tâm kinh nhiệt thịnh , tâm phiền mất ngủ, , đầu tiên thì nên tả tâm hỏa , hỏa trừ thì thần
tự an. Nếu tâm hỏa thịnh mà mạch trầm táo sác, lại thuộc tâm kinh uất hỏa , thanh tâm hỏa nên
dùng phép thấu nhiệt. Nếu hỏa chưa được thanh mà ta đã nhanh chóng dùng các vị an thần hay
thuốc an thần thì hỏa càng bị phục uất mà khó khỏi.

Y án 3 : Đau dây thần kinh tam thoa.

Bệnh nhân Nam 65 tuổi. Mặt bên phải bị đau không thể chịu đựng được, qua thăm khám tây y chẩn
đoán là đau dây thần kinh tam thoa, điều trị bằng phong bế dây thần kinh. Lần đầu tiên phong bế thì
kéo dìa được nửa tháng , sau thời gian đó thì mỗi lần phong bế chỉ kéo dài được 2 3 tiếng thì lại đau
trở lại . Mạch huyền sác.

Cho là chứng can kinh uất hỏa đốt phía trên .

Thăng giáng tán gia long đởm 6g, chi tử , tang diệp, 9g, tổng cộng 6 thang , hết đau, tới nay đã 3
năm mà không tái phát.

Bình luận : Huyền sác là nhiệt tại kinh can đởm, trầm chủ khí , khí trệ không thông, chẩn đoán là can
kinh uất hỏa . Thăng giáng tán có thể thấu giải nhiệt uất , gia long đởm , chi tử tả can hỏa , khí sướng
nhiệt thấu mà hết đau. Nếu uất nhiệt đốt phía trên , có thể thấy đau đầu , đầu nóng, đau răng, ù tai ,
viêm lợi, yết hầu đau, mắt đau đỏ. Tôi đều dùng thăng giáng tán để trị .

Y án thứ 4 : Dương thịnh cách âm

Bệnh nhân nữ 23 tuổi . KHám ngày 23/7/1987

Sau sinh thì bị đi ngoài, toàn thân lạnh , tuy là những ngày chính hạ nhưng phải mặc áo bông . Từng
dùng nhiểu lại kháng sinh, trung dược bổ ích khí huyêt , kiện tỳ chỉ tả, ôn bổ tỳ thận, ôn dương cố
sáp, lị chứng lúc nặng lúc nhẹ , người vẫn lạnh như cũ. Nửa tháng không có chuyển biến . Mạch trầm
hoạt sác , rưỡi đỏ rêu vàng nhớt, đều là thấp nhiệt uất vị trường mà đi lị. Dương uất không lưu hành
nên toàn thân lạnh

Thăng giáng tán hợp cát căn hoàng cầm hoàng liên thang , chỉ 3 thang, lị hết bỏ luôn cả áo bông.

BÌnh luân : Chi lạnh, bụng lạnh, cả người đều lạnh, trên lâm sàng thường thấy các chứng này. Dương
hư âm thịnh thì gây nên lạnh, tuy nhiên dương uất mà lạnh thì cũng nhiều . Nếu mạch trầm mà táo
sác lưỡi đỏ không cần luận lạnh ở chỗ nào , đuề thuộc dương uất , không thể tùy tiện dùng nhiệt
dược.

Tôi trong lâm sàng đã từng điều trị một bệnh nhân như thế , phu tử gia tới nhiều lượng mà hàn càng
hàn , cuối cùng thành hoại chứng . Bài học đó thật ko thể nào quên. Các y gia nên nhớ để làm gương
cho mình.

29
Y án 5 : VIêm tuyến mang tai và viêm màng não

Nam 11 tuổi . 5 ngyaf trước xuất hiện tuyến mang tai bị viêm , từ tai xuống dưới tuyến mang tai sưng
to, nhiệt độ cao không hạ, kết hợp cả viêm màng não , tih thần hôn muội. Nhiệt độ cơ thể 40,5 độ C.
Mạch trâm táo cấp mà sác, lưỡi đỏ giáng rêu mỏng vàng khô, đại tiện 2 ngày chưa đi. Đó là thiếu
dương uất nhiệt chuyển tâm bào .

Phương dùng thăng giáng tán hợp chi tử đậu xị thang gia thnah hao 10g, hoàng cầm 8g, bản lam căn
10g, mã bột 3g, bạc hà 4g, liên kều 15g .

2 thang thì thần tỉnh táo, nhiệt đọ giảm, hai tuyến mang tai bị sưng thì gần tiêu hết .

Bình luận: CHứng thuộc nhiệt uất khí phận . Khí trệ không thể lưu hành , uất nhiệt không thể thấu ra
bên ngoài , bức nhiệt nhập dinh, thấy thần chí hôn muội. Thăng giáng tán hợp chi tử đậu xị thang,
thăng thanh giáng trọc , thấu tống khí phận uất nhiệt. KHí cơ thông sướng, uất nhiệt tự ngoại tống
mà giải.

Vương Mạnh Anh nói : “ PHàm tháy ôn chứng , nên sát hung quản, như cự án giả , tất tiên khai tiết .
Tuy lưỡi đỏ giáng , thần hôn , nhưng nếu hung hạ ( dưới mũi ức ) cự án , thì không thể sơ xuất dùng
vị lương nhuận , nên lấy các vị tân khai , lúc đó mới có hiệu quả.

Liễu Bảo Di nói : “ PHàm gặp các chứng trọng, đầu tiên là tìm đường cho uất nhiệt xuất , tà tuy nhập
dinh, cũng tất cầu kì thấu chuyển” Thăng giáng tán hợp đậu xị chi tử thang, thăng thanh giáng trọc,
tân khai khổ giáng , chỉ là sơ lí khí cơ , khiên cho nhiệt tà nhập tâm bào thấu chuyển . Nếu sơ suất
dùng vị lương nhuận , lại khiến cho tà vào sâu hơn. Hai ý kiến của hai cụ Vương và Liễu nên xem xét
thật kĩ lưỡng để học tập.

🔥-Quốc Y Đường-🔥

@@@@@@@@@@@@

NGOẠI KHOA YHCT ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG (TÓM TẮT)

Tổn thương gãy xương chủ yếu là do ngoại thương. Sau khi tổn thương tất yếu khí huyết, tạng phủ
cũng như kinh lạc toàn thân đều bị ảnh hưởng. Người xưa nói:

“Chi thể tổn thương bên ngoài tất khí huyết thương bên trong, phần vệ có sự bất ổn,tạng phủ do vậy
bất hòa” hoặc “Ngoài thương tổn bì phu gân xương, bên trong động

kinh lạc, tạng phủ”. Điều đó nói lên cục bộ và chỉnh thể liên quan mật thiết với nhau. Vận dụng biện
chứng luận trị, uống trong và dùng ngoài thuốc YHCT có thể điều chỉnh nội bộ cơ thể, điều động
nhân tố có lợi, xúc tiến xương khớp mau bình phục. Qua kinh nghiệm cổ truyền và các quan sát trên

30
lâm sàng đã khẳng định:thuốc YHCT có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng, chỉ thống, nhu
dưỡng khí huyết, hòa dinh sinh tân.điều trị gãy xương có thể phân chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ đầu
(dùng phép hành ứ, hoạt huyết, sinh tân); thời kỳ giữa (dùng pháp bổ ích can thận tiếp liền xương);
thời kỳ sau (dùng pháp cường cân, tục cốt, phục nguyên)

Các bài thuốc này sử dụng những vị thuốc có tác dụng chủ yếu là hoạt huyết, phá huyết (Hồng hoa,
Đào nhân, Xuyên khung, Ngưu tất, Quy vĩ, Nhũ hương, Một dược), hành khí thông trệ (Thanh bì,
Hương phụ,…) giúp tiêu sưng, giảm đau thích hợp để điều trị giai đoạn đầu gãy xương Kỳ giữa của
gãy xương (sau gãy 1-2 tuần đến khi liền xương trên lâm sàng) dùng pháp bổ ích can thận, tiếp liền
xương. Can chủ cân, Thận chủ cốt, do vậy dùng pháp bổ ích can thận có tác dụng tục cân, tiếp cốt.
Các bài thuốc thường dùng như Tinh quế kết cốt cao, hoặc Nội phục bát lý tán, hoặc Kết cốt tán.
Ngoài ra có thể dùng uống bài Bổ thận tráng cân thang. Đây là các bài thuốc sử dụng những vị thuốc
như Thục địa, Đương quy, Tục đoạn, Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Hoàng kỳ, Nhục quế, … có tác dụng bổ
Can Thận, giúp nhanh liền gân, liền xương

Kỳ sau của gãy xương, sau khi xương gãy đã liền lâm sàng dùng pháp cường cân tráng cốt. Bài thuốc
thường dùng như Bát trân thang (Chính thể loại yếu), Thập toàn đại bổ thang (Hòa tễ cục phương),
… Đây là những bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, phục hồi chính khí của cơ thể, giúp làm mạnh
gân xương.

Nếu chi gãy bị cứng khớp, cơ bắp teo nhẽo, gân cơ co quắp có thể dùng bài Thư cân thang để làm
thư cân (mềm gân) tăng khả năng tập luyện, từng bước phục hồi công năng chi gãy.

Một số bài kinh nghiệm:

Rượu thuốc (của lương y Bùi Xuân Vạn ở Thọ Xuân - Thanh Hóa) [98]:

Phòng phong 08g Thiên niên kiện 05g Sa nhân04g Huyết giác 12g

Xuyên quy 08g Độc hoạt08g Tục đoạn08g Đại hoàng02g

Cứ 1 lít rượu ngâm 65g thuốc, ngâm 7 ngày rồi lọc rượu uống.

Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, trừ phong thấp, tiếp liền xương; bài thuốc có sử
dụng rượu có tác dụng dẫn thuốc vào kinh lạc, nhưng hạn chế đối với những bệnh nhân nữ, không
dùng được rượu.

Ở Trung Quốc

- Khi bị gãy xương mà hôn mê, thấy có chứng bế, có thể dùng một trong các bài: An cung ngưu
hoàng hoàn (Ôn bệnh điều biện), Tô hợp hương hoàn (Hòa tễ cục phương), Chí bảo đơn (Hòa tễ cục
phương) hoặc Tử tuyết đơn (Hòa tễ cục phương); Nếu thấy có chứng hư thoát nên dùng Phụ tử tứ
nghịch thang (Thương hàn luận).- Lúc mới bị gãy xương nên uống trong Chính cốt đơn (Ngoại khoa
chính tông) hoặc Tiếp cốt đơn, thời kỳ cuối nên uống Tráng cân dưỡng huyết thang, sau khi liền lại
rồi nên uống Hổ tiềm hoàn. Bài thuốc uống trong sau khi kéo nắn: Tiếp cốt đan (Dương khoa đại
toàn) gia giảm:

Thổ miết trùng 10 con Cốt toái bổ 20 g Đỗ trọng 12 g

Tục đoạn 16 g Tần giao 12 g Ngưu tất 10 g

Ba đậu sương 20 g Nhũ hương 20 g Huyết kiệt 20 g

Một dược 20 g Quy vĩ 20 g Bằng sa 10 g

31
Địa long 14 con Tự nhiên đồng 10 g

dán đắp kinh nghiệm xin xem phần bình luận

Bó Cao thống nhất

Bột ngải cứu 4 phần Bột đại hồi 0,8 phần,Bột cúc tần 8 phần Bột quế chi 1,6 phần,Sáp ong 2 phần
Dầu thầu dầu 20 phần

Tất cả trộn đều, ép lên vải mỏng hoặc giấy dai để dán vào vùng ổ gãy (Lương y Phạm Văn Sửu).

Lương y Bùi Xuân Vạn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) băng vết thương gãy hở, dùng:

Hồng đơn 12g Băng phiến 4g Bạch cập 8g

- Đơn thuốc kinh nghiệm bó gãy xương: 50g lá cây Cơm nếp tươi giã nhỏ với 20g lá Chanh, 20g lá
Dâu tằm, 5g muối trắng, một con gà con, đắp bó chỗ gãy [Nguồn: Viện Thông tin - Thư viện Y học
Trung Ương].

Bột bó Thự lương: Bột Thự lương (bột Củ nâu) 1kg, cơm nếp vừa đủ bó vết thương. Chủ trị: bó gãy
xương kín, gãy xương hở được xử trí vô khuẩn và nắn chỉnh xương đúng vị trí. Công dụng: hành
huyết, tiêu sưng, giảm đau, liền xương.

+ Thuốc cao bó gãy xương: Quế chi 400g, Lá cúc tần 200g, Lá ngải cứu 100g, Đại hồi 20g, Dầu thầu
dầu 500g, Sáp ong 100g. Chủ trị: bó gãy xương. Công dụng: hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, liền
xương.

+ Bột Dung thụ kê đản bạch: Lá Dung thụ (Lá Si) 1000g, Thiên niên kiện 200g, Kê đản bạch (Lòng
trắng trứng gà đủ dùng). Chủ trị: bó gãy xương. Công dụng: hành huyết, tiêu sưng, giảm đau.

+ Thuốc bó Thanh táo: Lá Thanh táo (Tiếp cốt thảo) tươi. Chủ trị: bó gãy xương. Công dụng: tiêu
viêm, hành huyết, giảm đau, liền xương.

+ Thuốc bó Mộc miên núc nác: Mộc miên bì tươi (vỏ cây gạo) 6 phần, Nam hoàng bá (vỏ cây núc nác)
tươi 4 phần. Chủ trị: bó gãy xương. Công dụng: giảm đau, tiêu viêm, hành huyết.

+ Thuốc bó Khoan cân đằng: Lá và dây Khoan cân đằng tươi (Dây đau

xương). Chủ trị: bó gãy xương. Công dụng: hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, thư cân hoạt lạc, liền
xương.

+ Thuốc bó Mộc miên Tang diệp Mua bà: Mộc miên bì (Vỏ cây gạo) tươi 200g, Lá mua bà tươi 100g,
Lá dâu tươi (Tang diệp) 50g, Đại hồi (để riêng) 10g, Quế chi tiêm (để riêng) 10g. Chủ trị: bó gãy
xương, bong gân, sai khớp, chấn thương tụ máu sưng đau.

Công dụng: hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, mau liền xương.

+ Bột bó gãy xương: Huyết giác 10g, Lá đòn gánh tươi 05g, Quế chi 04g, Thương truật 06g, Dây đau
xương tươi 20g, Vỏ cây gạo tươi 04g, Đại hồi 05g, Lá cúc tần tươi 05g, Lá khoai lang tươi đủ dùng.
Chủ trị: bó gãy xương, trật khớp.

Công dụng: hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, mau liền xương.

Thuốc bó gãy xương: Cốt toái bổ tươi 200g, Lá sen tươi 100g, Lá trắc bá

tươi 100g, Quả bồ kết tươi 50g. Chủ trị: bó gãy xương. Công dụng: hành huyết, tiêu

32
sưng, giảm đau, mau liền xương.

+ Cao bó gãy:

Huyết giác 200g, đại hồi 40, thương truật 80 đại hoàng 60, một dược 40, nhũ hương 40, đinh hương
40, thiên niên kiện 80

Chủ trị: bó gãy xương.

Công dụng: hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, mau liền xương.

@@@@@@@@@@@

TRĨ LÒI DOM (THOÁT GIANG)

Lòi dom là hiện tượng bị sa một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng ra ngoài hậu môn. Những
trường hợp cơ thể suy dinh dưỡng, bị bệnh trĩ, bệnh lỵ lâu ngày sẽ dễ mắc chứng lòi dom.

Bài 1 : Lá thầu dầu tía giã nhuyễn vê thành bánh như chiếc bánh dầy. Người bệnh nằm trên giường,
đầu sát thành giường. Dùng vải xô màn gói miếng lá này giữ cố định trên đỉnh đầu (huyệt Bách hội)
người bệnh. Lấy một chiếc vung nồi đất, nung nóng, đặt lên miếng lá làm cho hơi thuốc xông vào
đầu, nguội lại nung nóng và áp vào tiếp như vậy. Trong quá trình làm, dom đã co ngay lên như bình
thường. Tuy vậy vẫn nên làm thêm hai ngày nữa.

Bài 2: Nếu biết châm cứu, dùng điếu ngải cứu huyệt Hội âm dom cũng tụt ngay vào trong khi đang
cứu.

Bài được trích trong tài liệu sưu tầm của bác Hà Nội

Hay quá. Để mình chỉ cho bn của mình. Còn 1 bài nữa lá thầu dầu tía dã nát, 1 ít lá vông nem + 1 chút
muối. Cho vào vải màn r cho bn ngồi lên trên búi trĩ, trĩ dần dần cũng co lên. Áp dụng vs trĩ độ 1,2.

TRĨ NỘI

- Làm như bài trĩ ngoại 3 lần.

- Luồn ống nhựa mềm sâu vào hậu môn khoảng 25 - 30cm. Bơm vào 5cc nước lá bàng (không có
nước lá bàng thì bơm 5cc dầu dừa). Ngày bơm 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 4giờ.

Cách chế nước lá bàng 1:

Lấy 7 - 10 cái LÁ BÀNG bánh tẻ

+ 1/4 thìa café MUỐI ĂN

+ 250ml NƯỚC

Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn lọc lấy nước. Nước của nó để vào chai dùng dần cả tuần không
sợ hỏng vì tính kháng khuẩn của nó rất cao.

Cách chế nước lá bàng 2 :

Lấy 7 - 10 LÁ BÀNG rửa sạch

+ 1 lít NƯỚC

+ 1 thìa ăn cơm MUỐI đun sôi khoảng 20 - 30 phút sẽ để được rất lâu.

33
Bị bệnh trĩ lâu năm. Các bác tìm đến lò mổ bò mua hai cái gân ở trên cái u của con bò. Đem về để
hong trên bếp củi 3 ngày rồi phơi ra ngoài trời nắng và đêm sương 3 ngày rồi mỗi ngày lấy 100g cắt
nhỏ ninh cháo cho bệnh nhân ăn trong 3 ngày là khỏi.

Bài thuốc như sau: Hòe hoa 3 phần, Kinh giới 2 phần.

Cả 2 sao cháy, nghiền bột, ngày ba lần, mỗi lần 1 thìa canh bột đó hòa với

nước ấm uống, 1 ngày thấy hiệu quả ngay.

Thêm phần ngâm rửa: ngâm rửa bằng nước chè xanh đặc. Giờ lá chè xanh

người ta phun thuốc quá nhiều; mọi người có thể hái lá bàng bánh tẻ, không non,

không già, nghiền nát rồi đun với nước mà ngâm rửa, tuyệt đối không dùng nước lã.

@@@@@@@@@@@

Phối ngũ thường gặp của các vị thuốc trên lâm sàng_ Phụ tử:

1) Phụ tử+ Can khương:

Phụ tử tân nhiệt, thông đạt 12 kinh mạch, ôn tráng dương khí. Sách “ Bản thảo cầu chân” ghi rằng:
Phụ tử tính tẩu nhi bất thủ, thông hành 12 kinh, không chỗ nào là không đến, là yếu dược để bổ tiên
thiên mệnh môn chân hỏa, phàm tất cả các chứng trầm hàn cố lãnh đều có hiệu quả. Can khương ôn
noãn tỳ vị mà sinh hóa khí huyết. Phụ tử thiên về ôn tiên thiên mệnh môn chi dương, can khương
thiên về ôn hậu thiên chi dương. Nếu dương khí hư nhược, điều trị vừa phải ôn tiên thiên chi dương
lại cần ôn cả hậu thiên chi dương, hậu thiên chi dương được ôn tắc sinh hóa khí huyết, khí huyết sinh
hóa có nguồn lại trợ tiên thiên chi dương hóa sinh. Tiên thiên chi dương được hậu thiên chi dương
không ngừng bổ sung tắc dương khí dễ dàng được sinh hóa và hồi phục. Phụ tử_ Can khương phối
ngũ là cặp phối ngũ tuyệt vời nhất để trị chứng dương khí hư nhược.

2) Phụ tử+ Tế tân:

Phụ tử và tế tân đều có tác dụng ôn dương tán hàn, nhưng phụ tử tán hàn thiên về ôn tráng dương
khí còn tế tân tán hàn thiên về chỉ thống, 2 vị phối ngũ tăng cường tác dụng ôn thông dương khí,
đồng thời tăng cường tác dụng tán hàn chỉ thống, dùng để trị chứng dương hư hàn kết. Phụ tử, tế
tân lại vị tân, tân thì ôn thông. Ngoài ra, người xưa còn dùng cặp phụ tử tế tân để trị giun đũa.

3) Phụ tử + Ô đầu:

Phụ tử và ô đầu đều có tác dụng ôn tráng dương khí, khu trục âm hàn, thông đạt kinh khí, tán hàn
chỉ thống. Tuy nhiên phụ tử tán hàn thiên về ôn dương thông kinh chỉ thống, còn ô đầu tán hàn thiên
về trục hàn thông kinh chỉ thống, 2 vị phối ngũ vừa tăng cường tác dụng ôn dương lại tăng tác dụng
chỉ thống. Thích hợp trong điều trị chứng dương hư hàn ngưng mạch trở.

4) Phụ tử + Cam thảo:

Phụ tử ôn tráng dương khí, khu trục âm hàn; cam thảo ích khí hòa trung. Phụ tử cam thảo phối dụng,
ích trung khí để ôn dương, ôn trung dương để bổ dương; lấy cái ngọt của cam thảo phối dụng với cái
cay của phụ tử, tân cam hóa dương mà bổ dương, phụ tử cam thảo tuy không bổ dương mà lại bổ
ích dương khí.

5) Phụ tử + Bạch truật:

34
Phụ tử ôn dương thông kinh, khu trục âm hàn, thông lợi quan tiết. Bạch truật ích khí kiện tỳ, táo thấp
tán hàn, thông lợi quan tiết, trừ tý thống. Bạch truật phối ngũ phụ tử, có tác dụng tán hàn táo thấp,
ôn dương chỉ thống, trị các chứng đau cơ nhục quan tiết. Ngoài ra còn dùng trị chứng dương hư thủy
khí, tứ chi thủy thũng.

6) Phụ tử + Hoàng cầm:

Phụ tử ôn tráng dương khí, khiến dương khí có thể cố nhiếp huyết mạch; hoàng cầm vừa có thanh
nhiệt táo thấp lại có thể lương huyết chỉ huyết. Phụ tử hoàng cầm phối dụng, hoàng cầm vừa chế
được cái ôn nhiệt của phụ tử mà không động huyết, lại vừa chỉ huyết; hoàng cầm lại được cái ôn
nhiệt của phụ tử chế ước nên chỉ huyết mà không hàn ngưng, dùng trị chứng dương hư xuất huyết.

7) Phụ tử+ Hoàng liên:

Phụ tư vị tân, nhiệt ôn dương tráng dương, hoàng liên khổ hàn thanh nhiệt tả hỏa, nếu bệnh có cả
hàn cả nhiệt, điều trị nên thanh nhiệt lại phải ôn dương tán hàn, vì thế phụ tử hoàng liên, 1 ôn 1
thanh, để trị chứng bệnh có cả hàn và nhiệt. Hơn thế, hoàng liên thanh nhiệt được phụ tử chế ước
mà không để hàn ngưng, phụ tử lại được hoàng liên chế ước mà không quá nhiệt, 2 vị phối hợp tăng
mạnh tác dụng trị chứng bệnh có cả hàn và nhiệt.

8) Phụ tử + Phục linh:

Phụ tử ôn tráng dương khí, khí hóa thủy khí, đồng thời khiến tâm thận vận hành thủy dịch; Phục linh
thẩm lợi thủy khí, thông điều thủy đạo, khiến thủy khí theo đường tiểu tiện mà tiết; 2 vị phối dụng
làm thủy dịch được vận hành khí hóa, lại khiến thủy khí thấp trọc từ tiểu tiện mà đi ra, dùng trị
chứng dương hư thủy phiếm.

9) Phụ tử + Ý dĩ nhân:

Phụ tử ôn tráng dương khí, khu trục âm hàn, thông lợi kinh mạch. Ý dĩ nhân ích khí kiện tỳ, thẩm lợi
thủy thấp, hòa sướng khí cơ; 2 vị phối dụng để trị dương hư hàn thấp hung tý chứng, lại vừa trị
chứng trường ung hàn thấp.

10) Phụ tử + Nhân sâm:

Phụ tử ôn tráng dương khí, tán hàn chỉ thống, ôn thông kinh mạch; Nhân sâm đại bổ nguyên khí,
kiện tỳ hòa vị, an tinh thần, định hồn phách, ích khí sinh tân; Nhân sâm trọng về ích khí, phụ tử trọng
về ôn dương, ích khí và ôn dương phối ngũ vừa ích khí hóa dương để bổ dương, dùng để trị chứng
dương hư hàn, hồi dương cố thoát, dương khí bạo thoát.

11) Phụ tử + Đại táo:

Phụ tử vị tân, nhiệt, ôn tráng dương khí, tác dụng tương đối mạnh; đại táo cam bình, ích khí hòa
trung, tác dụng tương đối bình hòa; 2 vị phối ngũ, 1 hòa 1 tuấn( mạnh), 1 bổ 1 công đạt được tác
dụng ôn dương bổ dương. Lấy tân cam hóa dương để bổ dương, dùng để trị chứng tâm dương hư
nhược.

12) Phụ tử + Ngạnh mễ:

Phụ tử ôn tráng dương khí, trợ dương hóa ẩm; Ngạnh mễ bổ ích tỳ vị, bảo vệ trung khí. 2 vị phối
dụng để trị chứng hàn ẩm quá nhiều phạm vào tỳ vị.

13) Phụ tử + Đăng tâm Hoàng thổ:

35
Phụ tử ôn tráng tỳ dương, làm tỳ dương nhiếp huyết; Đăng tâm hoàng thổ ôn noãn tỳ dương, thu
liễm cố sáp, nhiếp huyết chỉ huyết. Phụ tử ôn dương mà thiên về tán hàn, còn đăng tâm hoàng thổ
ôn dương mà thiên về cố nhiếp chỉ huyết, các vị phối ngũ tăng cường tác dụng ôn dương nhiếp
huyết, trị dương hư xuất huyết chứng.

14) Phụ tử+ Đại hoàng:

Phụ tử ôn tráng dương khí, khu tán âm hàn, thiên về trị chứng hàn kết, nhưng phụ tử tính ôn nhiệt,
ôn nhiệt táo hóa thương âm gây ra bệnh cơ biến hóa từ hàn kết mà thành táo kết; đại hoàng phối
phụ tử, đại hoàng vừa khiến phụ tử trực tiếp đến ổ bệnh lại vừa khiên phụ tử ôn nhiệt mà không táo
hóa; đại hoàng lại được phụ tử chế ước mà không trợ hàn, 2 vị phối dụng trị chứng vừa có dương hư
nội hàn lại vừa có tà nhiệt nội uẩn chứng.

15) Phụ tử + Qua lâu căn:

Phụ tử ôn dương hóa khí, vừa ôn thận để chủ thủy lại vừa ôn hóa thủy khí, có tác dụng trị thủy khí;
qua lâu căn thanh nhiệt dưỡng âm, vừa hóa ẩm, vừa dưỡng âm sinh tân, có tác dụng trị âm dịch bất
túc, 2 vị phối dụng trị thận hư thủy khí chứng.

16) Phụ tử+ Nhục quế: Bổ hỏa trợ dương, trị thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy.

17) Phụ tử + Quế chi: Ôn kinh chỉ thống, trị phong hàn thấp tý chứng.

#phutu

Tổng hợp: Trần Văn Thành

@@@@@@@@@

Cách làm cao dán điều trị đau bụng kinh cho chị
em.
Thành phần.

Ích mẫu thảo 10g

Hương phụ 10g

Đinh hương 10g

Hoàng tửu.

Cách làm:

Như hướng dẫn trong video.

=================

Tạp chí Trung Quốc về Y học cổ truyền phương Tây và Trung Quốc tổng hợp
về tiêu hóa. Tập 25 NO 5 P 321
SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC
(2017)
36
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastro-entityreflux dis-easy, GERD) đề
cập đến một bệnh có các triệu chứng và / hoặc biến chứng liên quan đến
trào ngược do trào ngược chất trong dạ dày lên thực quản [1]. Bệnh có
nhiều nguyên nhân, chủ yếu liên quan đến Cơ chế bảo vệ bị suy yếu, bao
gồm cả sự giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua. Hiện nay, GERD chủ yếu
được chia thành ba loại lâm sàng: Bệnh trào ngược không ăn mòn (NERD),
viêm thực quản trào ngược (RE) và viêm thực quản Barret (BE). Là một
phương pháp điều trị toàn diện, y học cổ truyền Trung Quốc kết hợp phân
biệt bệnh và phân biệt hội chứng để điều trị căn bệnh này, có những đặc
điểm và ưu điểm nhất định. Dựa trên cơ sở này, Chi nhánh bệnh về tỳ vị và
dạ dày của Hiệp hội y học cổ truyền Trung Quốc đã công bố sự đồng thuận
của các chuyên gia về chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày vào
năm 2009 [2]. Trong những năm gần đây, y học Trung Quốc đã có nhiều tiến
bộ trong chẩn đoán và điều trị GERD về nhiều mặt, cần cập nhật các ý kiến
đồng thuận để đáp ứng nhu cầu lâm sàng và hướng dẫn công tác lâm sàng
tốt hơn.
Chi nhánh Bệnh về Lách và Bệnh dạ dày của Hiệp hội Y học Trung Quốc
Trung Quốc đã đi đầu trong việc thành lập một nhóm soạn thảo cho Sự
đồng thuận của các chuyên gia về chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ
dày thực quản ở Hợp Phì vào tháng 8 năm 2014. Dựa trên các nguyên tắc
của y học dựa trên bằng chứng, các thành viên trong nhóm đã thu thập dữ
liệu dựa trên bằng chứng một cách rộng rãi, đồng thời tổ chức liên tiếp các
chuyên gia trong nước về bệnh lá lách và dạ dày để tổng kết và thảo luận
một loạt các vấn đề chính như phân loại các triệu chứng của bệnh trào
ngược dạ dày, điều trị phân biệt hội chứng, quy trình chẩn đoán và điều trị,
tiêu chuẩn hiệu quả. Dự thảo đầu tiên của sự đồng thuận này đã được hình
thành, và sau đó 3 vòng bỏ phiếu được tiến hành theo phương pháp Delphi
được quốc tế chấp nhận. Cuộc biểu quyết đầu tiên được tổ chức tại Trùng
Khánh vào tháng 9 năm 2015, và dựa trên ý kiến của các chuyên gia, nhóm
soạn thảo đã sửa đổi ý kiến đồng thuận này. Cuộc bỏ phiếu thứ hai được tổ
chức tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2015.
Vào tháng 6 năm 2016, một cuộc họp đánh giá chuyên gia cốt lõi đã được tổ
chức tại Chi nhánh Lách và Dạ dày của Hiệp hội Y học Trung Quốc Trung
Quốc ở Hạ Môn. Hơn 20 chuyên gia nổi tiếng về Lách và Dạ dày từ khắp cả
nước đã bỏ phiếu về sự nhất trí (dự thảo) lần thứ ba và đầy đủ Thảo luận và
sửa đổi. Vào tháng 7 năm 2016, tại Hội nghị Học thuật Quốc gia lần thứ 28

37
về các bệnh về lá lách và dạ dày ở Cáp Nhĩ Tân, các chuyên gia đã thảo luận,
sửa đổi và thông qua một lần nữa. Vào tháng 9 năm 2016, một cuộc họp để
hoàn thiện sự đồng thuận này đã được tổ chức tại Bắc Kinh, và sự đồng
thuận đã được hoàn thành. (Các lựa chọn biểu quyết: ①Hoàn toàn đồng ý;
②Đồng ý với một số đặt chỗ nhất định; ③Đồng ý, nhưng có đặt trước
nhiều hơn; ④Không đồng ý, nhưng có đặt trước; ⑤Hoàn toàn không đồng
ý. Nếu> 2/3 số người chọn ① hoặc> Nếu 85 người chọn ① + ②, nó sẽ
được thông qua như một mệnh đề). Toàn văn hiện được công bố như sau
để các đồng nghiệp trong và ngoài nước tham khảo, mong tiếp tục hoàn
thiện trong ứng dụng.
1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh danh
Theo triệu chứng chính, vị trí, căn nguyên và bệnh sinh của bệnh trào ngược
dạ dày thực quản thuộc phạm trù “thổ toan” và “thực quản đản” trong
Trung y.
Trào ngược dạ dày thực quản là một tên y học hiện đại, trong y học Trung
Quốc không có tên bệnh tương ứng.
Theo các biểu hiện lâm sàng chính của nó, chứng ợ nóng, trào ngược axit,
nóng rát sau xương ức, khó chịu ở cổ họng, đắng miệng, ợ hơi, buồn nôn và
các triệu chứng khác nên được phân loại là "thổ toan", "ẩu khổ", "thôn
toan= nuốt chua", "tào tạp= rầm rĩ", " thực quản đản" và các thể loại khác.
Năm 2009 Trong "Ý kiến đồng thuận về chẩn đoán và điều trị bệnh trào
ngược dạ dày thực quản bằng y học cổ truyền Trung Quốc" (Thâm Quyến),
"thổ toan" và "thực quản đản" được sử dụng như tên gọi của y học cổ
truyền Trung Quốc đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dựa trên cơ
sở sinh lý , giải phẫu bệnh.
Bệnh GRED nằm ở thực quản, phần lớn bệnh là hội chứng nhiệt, khoảng 40
bệnh nhân không có triệu chứng "ọc axit". Hầu hết bệnh nhân trào ngược dạ
dày thực quản không ăn mòn chỉ có các triệu chứng như ợ chua, khó chịu ở
họng, tức ngực. ; Sự khởi phát của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ liên quan đến trào ngược
axit, vì vậy " thực quản đản" là tên bệnh Trung Y cho bệnh trào ngược dạ
dày thực quản có thể phản ánh cơ bản bệnh. Vị trí, căn nguyên, bệnh sinh và
triệu chứng chính].
1.2 Chẩn đoán Tây y
Tham khảo "Đồng thuận của chuyên gia về bệnh trào ngược dạ dày thực

38
quản Trung Quốc" (2014) do Nhóm chuyên gia về bệnh trào ngược dạ dày
thực quản Trung Quốc thuộc Chi hội bệnh tiêu hóa thuộc Hiệp hội Y khoa
Trung Quốc xây dựng.
1.2.1 Các triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ợ chua và trào ngược axit là những triệu
chứng điển hình phổ biến nhất và đau ngực cũng là một triệu chứng phổ
biến; các triệu chứng không điển hình khác bao gồm đau bụng trên, đầy
bụng, ợ hơi, buồn nôn và các triệu chứng khó tiêu khác hoặc kèm theo khó
chịu ở cổ họng, khó nuốt, Rối loạn giấc ngủ; các triệu chứng bên ngoài thực
quản bao gồm ho mãn tính, hen phế quản, viêm thanh quản mãn tính, mòn
răng, v.v. Các biến chứng bao gồm chảy máu đường tiêu hóa trên, hẹp thực
quản, v.v.].
1.2.2 Nội soi
Nội soi có thể xác nhận sự hiện diện của RE và BE.
Phân loại RE đề cập đến phân loại LA do Đại hội Tiêu hóa Thế giới Los
Angeles thiết lập năm 1994.
Độ A: Tổn thương một hoặc một số niêm mạc ở niêm mạc thực quản,
đường kính dưới 5mm;
Độ B: Một hoặc một số niêm mạc bị tổn thương, có đường kính lớn hơn
5mm, nhưng không có sự hợp nhất giữa các tổn thương;
Độ C: Tổn thương hợp nhất niêm mạc với hơn 2 nếp gấp, nhưng chu vi thực
quản nhỏ hơn 75;
Độ D: Tổn thương niêm mạc với phạm vi hợp nhất tích lũy ít nhất 75 chu vi
thực quản.
Chẩn đoán BE chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết niêm mạc thực quản, khi
nội soi tìm thấy chuyển sản cột rõ ràng ở thực quản xa và được xác định
bằng xét nghiệm bệnh lý thì có thể chẩn đoán là BE.
Về mặt lâm sàng, nếu bệnh nhân có các triệu chứng điển hình là ợ chua và
trào ngược axit thì có thể chẩn đoán ban đầu là GERD; nội soi đường tiêu
hóa trên có biểu hiện RE và BE thì có thể chẩn đoán xác định bệnh này; đối
với bệnh nhân nghi ngờ mắc GERD thì có thể nghi ngờ liên quan đến trào
ngược Bệnh nhân có các triệu chứng ngoài thực quản có thể được điều trị
bằng phương pháp điều trị thử nghiệm PPI, nếu có hiệu quả rõ ràng thì chẩn
đoán bệnh nói chung là có giá trị. Đối với những trường hợp có triệu chứng
không điển hình, thường phải kết hợp nội soi, theo dõi trở kháng pH thực
quản và phân tích toàn diện điều trị thực nghiệm PPI để chẩn đoán.

39
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1. Nguyên nhân
Cảm thụ ngoại tà, hàn nhiệt khách vị, tình chí bất toại, tư lự thái quá, ẩm
thực bất tiết, thuốc lá rượu chè vô độ, Bị bệnh về túi mật, đảm tà phạm vị,
bẩm phú ( bẩm tố) bất túc, tỳ vị hư yếu v.v… là những nguyên nhân chính.
2.2. Vị trí bệnh
Căn bệnh này nằm ở thực quản và dạ dày, có liên quan mật thiết đến sự rối
loạn chức năng của gan, túi mật, lá lách và các cơ quan khác.
2.3. Cơ chế bệnh sinh
Vị thất hòa giáng, vị khí thượng nghịch là cơ chế bệnh sinh cơ bản của bệnh
trào ngược dạ dày thực quản I7], can đởm không sơ tiết, tỳ mất kiện vận, vị
thất hòa giáng, phế thất tuyên túc, vị khí thượng nghịch, thượng phạm thực
quản, tạo thành một loạt các triệu chứng lâm sàng của bệnh này. Bẩm tố bất
túc, tỳ vị hư nhược là cơ sở để khởi phát bệnh trào ngược dạ dày. Thổ hư
mộc thừa hoặc Mộc uất thổ ủng khiến mộc khí tứ hoành vô chế ( không
được kiểm soát). Can mộc thừa thắng khắc tỳ thổ, đảm mộc nghịch khắc vị
thổ dẫn đến can vị, can tỳ hoặc đởm vị bất hòa. Khí uất lâu ngày, hóa hỏa
sinh toan, can đởm tà nhiệt phạm đến tỳ vị, tỳ khí đương thăng bất thăng, vị
khí đương giáng bất giáng, can không theo tỳ thăng, đởm không theo vị
giáng, để vị khí cùng với hỏa nhiệt thượng nghịch, can hỏa thượng viêm, vũ
phế ( khinh nhờn phế), khắc phạt phế kim, tiêu đốt tân dịch, phế thất túc
giáng mà khái nghịch thượng khí, khí cơ không lợi, đàm khí uất trở, đàm khí
uất trở hung cách, diễn biến bệnh lâu ngày, khí bệnh cập huyết, tắc nhân hư
suy đến cùng cực gây ứ, hoặc khí trệ huyết ứ. Yếu tố bệnh lý của bệnh này
có cả hư và thực: Thuộc thực gồm đàm, nhiệt, thấp, uất, khí, ứ. Thuộc hư thì
trách đến tỳ. Đặc điểm sinh bệnh của bệnh này: một là nghịch, hai là nhiệt,
ba là uất
2.4. Bệnh cơ chuyển hóa.
Bệnh ban đầu do thực nhiệt là chủ, thấp, đàm thực, nhiệt hỗ kết dẫn đến khí
cơ thăng giáng thất điều vị khí hiệp toan thượng nghịch. Bệnh lâu ngày, hỏa
nhiệt làm hao tân thương âm, hư hỏa thượng nghịch, do thực mà dẫn đến
hư. Bệnh ban đầu tại khí, khí ứ trệ ở tỳ vị mất thăng giáng, can khí uất mất
điều đạt,  phế khí uất mất tuyên túc, đại trường khí uất mất thông đạo, khí
trệ kéo dài, khí trệ dẫn đến huyết ứ, khí hư đến cùng cực mà ứ , Hoặc khí
uất lâu ngày sinh nhiệt, hao tổn âm huyết,  tân khô huyết táo mà ứ, khí bệnh
cập huyết. Nguyên khí không đủ, cơ thể suy nhược, ốm đau kéo dài, mất

40
chính khí, có thể làm cho tỳ vị hư nhược, vận động biến hóa không bình
thường, trọc khí nội sinh, khí nghịch, thực trệ, hỏa uất, đàm ngưng, thấp
trở, huyết ứ tương kiêm mà bệnh. Nguyên nhân hư mà dẫn đến thực.
3. PHÂN BIỆT CHỨNG TRẠNG
3.1. Chứng can vị hữu nhiệt
Các triệu chứng chính: ợ nóng; trào ngược axit.
Các triệu chứng phụ: đau nóng sau xương ức; đau rát vùng thượng vị;
chướng bụng hoàn toàn;
Lưỡi và mạch: lưỡi đỏ, rêu vàng; mạch huyền.
3.2. Chứng đởm nhiệt phạm vị
Các triệu chứng chính: đắng miệng và khô họng, ợ chua.
Các triệu chứng phụ: ① đau hạ sườn; ② đau ngực và lưng; ③ trào ngược
axit; nóng hoặc nôn trớ; ⑤khó chịu và mất ngủ; dễ đói.
Lưỡi và mạch: chất lưỡi đỏ, rêu vàng trơn, mạch huyền hoạt
3.3. Chứng khí uất đàm trở .
Các triệu chứng chính: khó chịu ở cổ họng, chẳng hạn như tắc đờm, tức
ngực.
Các triệu chứng phụ: ợ hơi hoặc trào ngược, khó nuốt, khàn giọng; ho vào
nửa đêm.
Lưỡi và mạch: lưỡi rêu trắng trơn, mạch huyền hoạt
3.4. Chứng ứ huyết trở lạc.
Các triệu chứng chính: ① Đốt hoặc ngứa ran sau xương ức.
Các triệu chứng phụ: đau lưng; nôn mửa hoặc đi ngoài ra phân đen;; ợ chua;
trào ngược axit; nóng hoặc nôn dạ dày ngứa ran.
Lưỡi và mạch: Chất lưỡi tím tối hoặc có ứ ban, mạch sáp
3.5. Chứng trung hư khí nghịch.
Các triệu chứng chính: ① trào ngược axit hoặc nôn ra nước; ỉa hoặc trào
ngược.
Các triệu chứng phụ: ① đau âm ỉ trong dạ dày; ② đầy bụng; chán ăn; mệt
mỏi và phân lỏng.
Lưỡi và mạch: lưỡi đạm, rêu mỏng, mạch tế nhược.
3.6 Chứng tỳ hư thấp nhiệt.
Các triệu chứng chính: trào ngược axit sau bữa ăn; ②Đầy trướng
Các triệu chứng phụ: ① Đau rát dạ dày; ② Tức ngực; ③ Không muốn ăn;
④ Mệt mỏi và mệt mỏi; ⑤ Phân lỏng.
Lưỡi và mạch: lưỡi đạm hoặc hồng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế hoạt sác.

41
4 ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG
4.1 Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị Trung Y đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
①Giảm và duy trì sự thuyên giảm, bao gồm giảm triệu chứng lâm sàng và
phục hồi mô niêm mạc thực quản;
②Ngăn ngừa bệnh tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân;
③Giảm biến chứng.
4.2 Nguyên tắc điều trị.
Can tiết nhiệt, hòa vị giáng nghịch, lí khí hóa đàm, hoạt huyết khư ứ, kiện tỳ
hóa thấp, kiêm kiến hư chứng, phân biệt khí huyết âm dương, bổ mà không
trệ. Bệnh trào ngược dạ dày nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc Đông y
đơn thuần, bằng thuốc sắc uống dựa trên sự phân biệt các triệu chứng và
dấu hiệu.
Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm thực quản trào ngược từ
trung bình đến nặng (LA: Độ B, C, D) và viêm thực quản trào ngược khó chữa
có thể được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền phương Đông và
phương Tây, đồng thời điều trị triệu chứng bằng thuốc tây.
4.3 Phân biệt và điều trị hội chứng
4.3.1. Can vị hữu nhiệt.
Pháp: Sơ can tiết nhiệt, hòa vị giáng nghịch.
Phương: Sài hồ sơ can tán ( Cảnh Nhạc toàn thư) hợp với Tả Kim Hoàn ( Đan
Khê tâm pháp)
Dược vật: Sài hồ, Trần bì, Xuyên khung, Hương phụ. Chỉ xác, Thược dược,
Cam thảo, Hoàng liên, Ngô thù du.
Gia giảm: Phiếm toan( ợ chua) nhiều gia Đoán ngõa lăng, ô tặc cốt, chiết bối
mẫu. Thiếu tâm nặng (Ợ nóng nhiều) gia Trân châu mẫu, ngọc trúc.
4.3.2. Đởm nhiệt phạm vị
Pháp: Thanh hóa đởm nhiệt, giáng khí hòa vị
Phương: Tiểu sài hồ thang ( Y Phương tập giải) hợp với Ôn Đởm thang ( Bị
cấp Thiên Kim yếu phương)
Dược vật: Sài hồ, Hoàng cầm, Nhân sâm, Cam thảo, Bán hạ, Sinh khương,
Đại táo, Trúc nhự, Chỉ thực, Trần bì, Phục linh
Gia giảm: Miệng đắng, nôn mửa nhiều gia Tiêu Sơn Chi, Hương phụ, Long
đởm thảo. Tân hao tổn miệng khô nhiều gia Sa sâm, mạch đông, Thạch hộc.
4.3.3. Khí uất đàm trở.

42
Pháp: khai uất hóa đàm, giáng khí hòa vị.
Phương: Bán hạ hậu phác thang ( Kim quỹ yếu lược)
Dược vật: Bán hạ, Hậu phác, phục linh, sinh khương, tô diệp
Gia giảm: Đối với những người có cảm giác khó chịu ở cổ họng, gia Tô
ngạnh, Ngọc Hồ Điệp, Liên kiều, Chiết bối mẫu. đờm khí giao trở rõ ( đờm
nhiều tắc nghẽn) gia Tô tử, Bạch giới tử, Lai bạc tử.
4.3.4. Ứ huyết trở lạc
Pháp: hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Phương: Huyết phủ trục ứ thang ( Y lâm cải thác)
Dược vật: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Sinh địa, Xuyên khung, Xích
thược, Ngưu tất, Cát cánh, Sài hồ, chỉ xác, cam thảo.
Gia giảm: Đối với bệnh nhân đau tức ngực rõ rệt, gia Chế một dược, bột
Tam thất, Toàn Qua Uy. Ứ nhiệt hỗ kết nặng gia Đan bì , Uất kim.
4.3.5. Trung hư khí nghịch chứng.
Pháp: Sơ can, lí khí, kiện tỳ hòa vị
Phương: Tuyền phúc đại giả thang ( Thương hàn luận) hợp với Lục quân tử
thang ( Y học chính truyền)
Dược vật: Tuyền phúc hoa, đại giả thạch, Nhân sâm, Sinh khương, Bán hạ,
Đại táo, Cam thảo, Trần bì, Bạch truật, Phục linh
Gia giảm: những người thường xuyên ợ hơi gia Sa nhân, Đậu khấu. Những
người đi tiêu phân lỏng, gia Xích thạch chi, Sơn dược.
4.3.6. Tỳ hư thấp nhiệt
Pháp: Thanh hóa thấp nhiệt, kiện tỳ hòa vị
Phương: Hoàng liên thang ( Thương Hàn luận)
Dược vật: Hoàng liên, Cam thảo, Can khương, Quế chi, Nhân sâm, Bán hạ,
Đại táo
Gia giảm: Đối với trường hợp phân lỏng nặng gia Mộc hương, hoàng cầm,
Phục linh. Đối với những người bị đau dạ dày nghiêm trọng, gia Ngô thù du,
Đoán ngõa lăng, Ô tặc cốt.
4.4 Thuốc cấp bằng sáng chế thông dụng của Trung Quốc
4.4.1. Khai hung thuận khí hoàn.
Tiêu tích hóa trệ, hành khí chỉ thống. Nó được dùng cho các chứng khí uất
thực trệ, dẫn đến tức ngực, đau vùng thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, kém ăn.
4.4.2. Đạt lập thông khỏa lạp.
Thanh nhiệt giải uất, hòa vị giáng nghịch, thông lợi tiêu trệ. Dùng cho các
chứng can vị uất nhiệt dẫn đến bĩ mãn, đầy bụng, ợ hơi, chán ăn, ợ chua,

43
nôn mửa, kêu rầm rĩ, đau bụng, khô miệng và đắng miệng; khó tiêu chức
năng có rối loạn nhu động.
4.4.3. Việt Cúc hoàn
Lý khí giải uất, khoan trung trừ mãn. Nó được dùng cho các chứng tức ngực,
đầy bụng, ăn uống trì trệ, ợ hơi và nuốt chua.
4.4.4. Thư can hòa vị hoàn.
Thư can giải uất, hòa vị chỉ thống. Dùng cho các chứng can vị bất hòa mà
dẫn đến vị quản trướng đau, hung hiếp mãn muộn, nôn mửa, nuốt chua,
phúc trướng tiện bí.
4.4.5. Tả kim hoàn
Thanh can tiết hỏa, giáng nghịch chỉ ẩu. Dùng cho các chứng đau sườn, nôn
mửa, miệng đắng, phát tiếng rầm rĩ và nuốt chua là biểu hiện của can hỏa
phạm vị chứng.
4.4.6. Gia vị tả kim hoàn.
Bình can giáng nghịch, sơ uất chỉ thống. Dùng cho chứng can uất hóa hỏa,
can vị bất hòa dẫn đến hiện tượng tức ngực, bứt rứt, ợ hơi và đau bụng, ăn
ít.
4.4.7. Ô bối tán.
Chế toan chỉ thống. Dùng cho các chứng can vị bất hòa dẫn đến đau trong
hang vị, nôn ra axit, ồn ào và đói.
4.4.8. Viên nang Đảm vị khang giao
Thư can lợi đảm, thanh lợi thấp nhiệt. Dùng cho các chứng can đởm thấp
nhiệt dẫn đến hiếp thống, hoàng đản. Trào ngược dịch mật, viêm dạ dày
viêm túi mật thấy những triệu chứng trên
4.4.9. Viên nang Cam hải vị khang giao
Kiện tỳ hòa vị, thu liễm chỉ thống. Nó được sử dụng cho loét dạ dày và tá
tràng do Tỳ hư và khí trệ, viêm dạ dày mãn tính và viêm thực quản trào
ngược.
4.4.10. Viên nang Vị khang giao
Hành khí kiện vị, hóa ứ chỉ huyết, chế toan chỉ thống. Thuốc được dùng cho
bệnh nhân đau dạ dày do khí trệ và huyết ứ, đau cố định, đau ồn ào, loét dạ
dày, tá tràng, viêm dạ dày mãn tính.
4.5 Khó khăn của bệnh trào ngược dạ dày và chiến lược điều trị của y học cổ
truyền phương Tây và y học cổ truyền tổng hợp
Cái khó của bệnh trào ngược dạ dày là làm thế nào để kiểm soát tình trạng
trào ngược

44
Điều trị ức chế axit đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản không ăn mòn
có tỷ lệ giảm triệu chứng thấp và bệnh trào ngược dạ dày thực quản điều trị
ức chế axit kém. Điều trị ức chế axit trong thời gian dài có thể dẫn đến phản
ứng bất lợi. Không có phương pháp điều trị toàn diện rõ ràng khi các triệu
chứng chồng chéo. Sau khi ngừng axit, điều kiện lặp lại L8]. Y học hiện đại
không có kế hoạch điều trị thỏa đáng về những khía cạnh này, nhưng y học
Trung Quốc có thể phát huy vai trò của nó. Ví dụ, bằng cách giáng khí hòa vị
để ức chế vị khí thượng nghịch, lợi can đởm làm giảm các triệu chứng do
trào ngược mật, kiện tỳ hòa vị để cải thiện chức năng của tỳ vị đồng thời
thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày. Do có sự kết hợp giữa phân biệt hội
chứng và phân biệt bệnh nên Trung Y có thể điều trị toàn bộ và bán phần,
điều này có thể bù đắp cho sự bất cập của y học hiện đại trong điều trị bệnh
trào ngược dạ dày thực quản khó chữa và triệu chứng trùng lặp, đồng thời
giảm phản ứng có hại do sử dụng thuốc tây lâu dài.
4.6. Châm cứu
Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày
không dùng thuốc.
Các huyệt phổ biến để châm cứu cơ thể: Thực chứng dùng Nội quan, Túc
tam lý, Trung quản. Hư chứng dùng Tỳ du, vị du, thận du, Thiên trung, Khúc
trì, Hợp cốc, Thái xung, Thiên khu, Quan Nguyên, Tam âm giao, dùng tả pháp
và bình bổ bình tả làm chủ.
5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
5.1 Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả của các triệu chứng
(1) Đánh giá các triệu chứng đơn lẻ chính: bao gồm các triệu chứng trào
ngược điển hình như trào ngược axit, ợ chua, đau hoặc khó chịu phía sau
xương ức và trào ngược ợ hơi.
Hồ sơ phân loại triệu chứng chính:
Độ 0: không có triệu chứng, 0 điểm
Độ I: Triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, 1 điểm.
Độ Ⅱ: Các triệu chứng ở mức độ trung bình, ảnh hưởng một phần đến sinh
hoạt hàng ngày, tích 2 điểm.
Độ III: Triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, khó bám trụ, tích 3
điểm.
Tiêu chuẩn đánh giá:
①Phục hồi kỹ thuật: các triệu chứng ban đầu biến mất.
②Hiệu quả rõ rệt: các triệu chứng ban đầu đã được cải thiện ở lớp 2.

45
③Hiệu quả: Những người đã cải thiện các triệu chứng ban đầu của lớp 1.
④Không hợp lệ: không cải thiện các triệu chứng ban đầu hoặc làm trầm
trọng thêm các triệu chứng ban đầu.
(2) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chữa bệnh toàn diện của các triệu chứng
chính: Theo tỷ lệ phần trăm cải thiện 1 [(tổng điểm trước điều trị-tổng điểm
sau điều trị) / tổng điểm trước điều trị] × 100, tính tỷ lệ phần trăm cải thiện
các triệu chứng. Đã chữa lành: các triệu chứng biến mất; đáng kể
Hiệu quả: tỷ lệ cải thiện triệu chứng ≥70%;
hiệu quả: cải thiện triệu chứng 30-70% ;
không hợp lệ: Tỷ lệ cải thiện triệu chứng <30%
5.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hội chứng
Theo các tiêu chuẩn trên, các triệu chứng được chia thành 4 mức độ (0, I, II,
III) và các điểm lần lượt là 0, 1, 2 và 3] Tổng điểm hội chứng là tổng điểm của
các triệu chứng.
①Phục hồi về mặt kỹ thuật: các triệu chứng trào ngược biến mất và chỉ số
hiệu quả điều trị ≥959 / 5.
②Hiệu quả rõ rệt: các triệu chứng trào ngược về cơ bản đã biến mất, mặc
dù các triệu chứng thỉnh thoảng biến mất nhanh chóng, chỉ số tác dụng chữa
bệnh 70 ≤ <95.
③Hiệu quả: Các triệu chứng trào ngược không hề biến mất mà còn thuyên
giảm so với trước, 30 ≤ chỉ số tác dụng chữa bệnh <709/5.
④Không hợp lệ: các triệu chứng trào ngược vẫn chưa biến mất, mức độ
chưa thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn, chỉ số hiệu quả thấp hơn 309/6.
Tính theo phương pháp Nimodipine. Chỉ số hiệu quả chữa bệnh một [(tích
phân trước điều trị-tích phân sau điều trị) / tích phân trước điều trị] × 100.
Tham khảo Các tiêu chuẩn liên quan của "Nguyên tắc hướng dẫn nghiên cứu
lâm sàng thuốc mới" được soạn thảo
5.3 Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng viêm dưới nội soi dạ dày
Cải thiện tình trạng viêm niêm mạc thực quản dưới nội soi dạ dày trước và
sau khi điều trị: Theo Luật Phân loại Los Angeles (Phân loại LA) do Đại hội
Tiêu hóa Thế giới Los Angeles xây dựng năm 1994. Đã lành: Niêm mạc thực
quản dưới nội soi bình thường. Hiệu quả rõ rệt: hoạt động của niêm mạc
thực quản được cải thiện ở cấp độ 2. Hiệu quả: Cải thiện lớp 1 trong hoạt
động của niêm mạc thực quản. Không hợp lệ: Hoạt động của niêm mạc thực
quản không được cải thiện.
5.4 Đánh giá chức năng vận động thực quản và theo dõi độ pH và trở kháng

46
trong 24 giờ.
Đo áp suất thực quản độ phân giải cao đề cập đến tiêu chuẩn chẩn đoán
Chicago], các chỉ số quan sát chính: Độ co bóp xa, DCI; áp lực co bóp cơ trơn
thực quản đoạn xa × liên tục Thời gian × chiều dài; đơn vị: mmHg · S · cm),
tốc độ thu nhỏ phía trước (Vận tốc theo chu vi, CFV; đơn vị: cm / s).
Các chỉ số theo dõi trở kháng thực quản 24 giờ [13-14]: bao gồm trào ngược
axit (pH <4), trào ngược axit yếu (pH 4-7), trào ngược kiềm yếu (pH> 7), trào
ngược chất lỏng, trào ngược hỗn hợp, Trào ngược khí, thời gian thanh thải
bolus (tối thiểu), thời gian tiếp xúc với bolus 24 giờ (tối thiểu), số lần trào
ngược gần và tỷ lệ phần trăm của các biến cố trào ngược gần. Phạm vi bình
thường của các chỉ số theo dõi trở kháng thông qua kết quả của Zerbib et
al._1 và đáp ứng bất kỳ mục nào sau đây để xác định trở kháng dương tính:
sự kiện trào ngược axit trung bình ≥ 35, sự kiện trào ngược axit trung bình ≥
18, sự kiện trào ngược không axit trung bình Số ≥ 7, SI ≥ 509/5, SAP ≥ 95.
Theo dõi và đánh giá pH thực quản 24 giờ kênh kép [1: Các chỉ số quan sát
chính:
①Trào ngược axit, buồn nôn, ợ chua và ho trong quá trình theo dõi bệnh
nhân.
②De-Meester tổng điểm của các điện cực trên và dưới của thực quản.
③6 thông số của điện cực thực quản trên và dưới: pH thực quản 24 giờ <4
lần, thời gian trào ngược> 5 phút lần, thời gian trào ngược dài nhất, tổng
thời gian pHi4 tính theo phần trăm thời gian theo dõi, pH đứng và nằm Thời
gian <4 chiếm phần trăm thời gian giám sát.
5.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống
5.5.1 Bảng câu hỏi chẩn đoán trào ngược
Bảng câu hỏi chẩn đoán trào ngược, RDQ, còn được gọi là Thang đo sức chịu
đựng, hiện là thang đo đặc biệt được công nhận và sử dụng rộng rãi nhất để
chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới. RDQ dựa trên
Khảo sát tiền sử bệnh dựa trên thang điểm triệu chứng đã khẳng định hiệu
quả và độ tin cậy trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong
và ngoài nước Tiêu chuẩn chấm điểm RDQ: (1) Cho điểm theo tần suất xuất
hiện triệu chứng: theo chứng ợ chua, trào ngược Bốn triệu chứng về thức
ăn, đau ngực không do tim mạch và trào ngược axit xảy ra hàng tuần, tùy
thuộc vào "chưa bao giờ bị", "1 tuần <1 ngày", "1 tuần 1 ngày", "1 tuần 2 ~
3 ngày", "1 tuần 4 ~ 5ngày "và" hầu như mỗi ngày "được ghi lần lượt là 0,
1, 2, 3, 4 và 5 điểm và điểm cao nhất có thể là 20 điểm; (2) Điểm theo mức

47
độ khởi phát triệu chứng: Theo mức độ xuất hiện của bốn triệu chứng trong
đơn kháng cáo," Từ "Chưa từng có tiền sử" được cho điểm 0; "Triệu chứng
không rõ ràng nhưng được bác sĩ nhắc nhở" được cho điểm là 1; "Có triệu
chứng rõ ràng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thỉnh thoảng uống thuốc" được
cho điểm là 3; "Điều trị" được chấm 5 điểm; "Các triệu chứng từ 1 đến 3
điểm" được tính 2 điểm; "Các triệu chứng từ 3 đến 5 điểm" được chấm 4
điểm. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được tính đến
40 điểm. Điểm RDQ ≥ 12 điểm được chẩn đoán là GERDl].
5.5.2 "Thang đo sức khỏe SF-36" là công cụ đo lường phổ biến được sử dụng
phổ biến nhất, phù hợp để đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe và tác động can thiệp lâm sàng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày
Thang điểm (GERD-QOL) là một công cụ tự đánh giá được phát triển bởi học
giả Hong Kong Chan và cộng sự để đánh giá hiệu quả lâm sàng và điều tra
chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân G-ERD. Thang điểm GERD-QOL được
sử dụng rộng rãi và việc thu thập dữ liệu của nó không Đồng thời, thang đo
khảo sát bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản trên nhiều lĩnh vực như
sinh hoạt hàng ngày, phản ứng điều trị và trạng thái cảm xúc, là một công cụ
đánh giá chất lượng cuộc sống thực tế.
5.5.3 Bệnh nhân xuất viện (PRO) là một chỉ số đánh giá được phát triển ở
nước ngoài trong những năm gần đây trên cơ sở chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khỏe.
Thang điểm PRO là thang đánh giá bệnh nhân để báo cáo các chỉ số kết quả.
Trong lĩnh vực bệnh mãn tính, việc sử dụng thang điểm làm công cụ đánh
giá hiệu quả lâm sàng của y học cổ truyền Trung Quốc đã dần được nhìn
nhận dưới góc độ các chỉ số báo cáo kết quả của bệnh nhân. Việc vay mượn
các nguyên tắc và phương pháp làm thang điểm, việc xây dựng thang điểm
PRO đối với các bệnh lý về tỳ vị có đặc điểm Trung Y có ý nghĩa tham khảo
cho việc đánh giá hiệu quả của GERD.
6. ĐIỀU CHỈNH- PHÒNG NGỪA
6.1. Điều chỉnh cảm xúc
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường có một mức độ rối loạn
nhất định về cảm xúc và can khí trệ, vì vậy việc giữ tâm trạng thoải mái là
đặc biệt quan trọng, cần phải hướng dẫn người bệnh, thiết lập một thái độ
lạc quan, tích cực, điều chỉnh tâm trạng kịp thời để tạo điều kiện cho bệnh
mau khỏi.
6.2.  Đồ ăn thức uống

48
①Đối với bệnh nhân béo phì nên kiểm soát chế độ ăn uống, cân bằng dinh
dưỡng, giảm cân càng sớm càng tốt.
②Giảm ăn nhiều chất béo, vì thức ăn nhiều chất béo có thể thúc đẩy quá
trình giải phóng cholecystokinin từ niêm mạc ruột non, do đó làm giảm sức
căng của cơ thắt thực quản dưới và khiến thức ăn trong dạ dày dễ trào
ngược.
③Tránh ăn cà phê, sô cô la, bạc hà và các thực phẩm khác, vì chúng cũng có
thể làm giảm sức căng của cơ vòng thực quản dưới.
④Không hút thuốc, rượu bia. Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có
thể gây viêm thực quản “do rượu”, và hút thuốc cũng có thể làm giảm sức
căng của cơ thắt thực quản dưới.
⑤Tránh ăn những thức ăn quá lạnh, quá nóng, ngọt, chua, cay để các triệu
chứng đau không nặng thêm dẫn đến tái phát.
⑥Tránh ăn nhanh một lượng lớn thức ăn lỏng trong thời gian ngắn.
6.3 Hướng dẫn sử dụng thuốc
Tránh dùng các loại thuốc có thể làm giảm sức căng của cơ vòng thực quản
dưới, chẳng hạn như Probensine, Belladonna, Atropine, Aminophylline,
Niacin, Verapamil, Diazepam, Valium, v.v.
6.4. Điều chỉnh lối sống.
①Do trào ngược dễ xảy ra vào ban đêm, nên kê cao đầu giường (khoảng
15-20 cm) khi ngủ.
②Không nên ăn trước khi đi ngủ, khoảng cách giữa bữa tối và khi đi ngủ
không được ít hơn 3 giờ để giảm kích thích tiết axit của thức ăn vào ban
đêm.
③Sau mỗi bữa ăn, giữ bệnh nhân ở tư thế thẳng hoặc đi bộ sau bữa ăn,
dùng trọng lực để đẩy thức ăn ra ngoài, tránh vận động gắng sức.
6.5 Theo dõi
Bệnh liên quan mật thiết đến sự thay đổi lối sống, tình cảm, bệnh dễ tái
phát nhưng tiên lượng nhìn chung tốt. Không có đủ dữ liệu theo dõi lâm
sàng để làm rõ diễn biến tự nhiên của NERD; RE có thể kết hợp với hẹp thực
quản, loét và chảy máu đường tiêu hóa trên; BE có thể phát triển thành ung
thư biểu mô tuyến thực quản. Mối quan hệ giữa ba dạng bệnh này và sự
tiến triển của chúng cần được nghiên cứu thêm [2].
GERD lúc đầu chủ yếu thực, sau chuyển dần thành biểu hiện của hư và hư
thực thác tạp khi bệnh tiến triển. Hư chứng chủ yếu do khí hư, thực chứng
thường gặp là khí trệ, đờm tắc, nhiệt trệ, ẩm thấp; . Nguyên nhân của bệnh

49
này liên quan mật thiết đến sự thay đổi lối sống và tình cảm, bệnh dễ tái
phát nhưng tiên lượng nhìn chung tốt.
===============
Tổng quan về nghiên cứu phân biệt chứng hậu và điều trị
hội chứng ngưng thở khi ngủ bằng y học cổ truyền

Dịch: Bs  Nguyễn Quý


Bản dịch full https://uploading.vn/mpz5fgnvqxcf
bản gốc https://uploading.vn/bwq2d7d8pryt
Tỷ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAHS) ở người lớn
là khoảng 3% [1], chủ yếu đề cập đến 7 giờ ngủ mỗi đêm. Trong khi ngủ,
không có luồng khí nào đi qua đường hô hấp trên hơn 10 phút, và các đợt
ngưng thở lặp đi lặp lại trên 30 lần. Ngủ ngáy, nín thở, buồn ngủ ban ngày và
mệt mỏi là những biểu hiện lâm sàng chính, nếu không được điều trị kịp thời
dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu, là một trong những nguyên nhân gây ra
huyết khối não, tăng huyết áp, ngừng tim và đột tử [2]. Y học cổ truyền
Trung Quốc coi OSAHS là "hãn miên"( ngủ ngáy) “ tị hãn”(Ngáy mũi). [Tố
Vấn · Nghịch Điều Luận]: Người ngủ ngáy, có âm thanh trong cổ họng khi
ngủ, giữa cổ họng, khí lên và xuống. Sách "Thương hàn luận" nói rằng " Tị
hãn ( Ngáy mũi) là bệnh mạch trầm, mỏng mà lại tính lười biếng thích nằm,
do đó ngủ ngáy phần lớn là do âm dương lưỡng suy, thần minh thất dưỡng
mà gây ra. mà suy thoái. "Y học tâm ngộ" ghi: "Những người ngủ ngáy có
tiếng kêu trong mũi, âm thanh phát ra từ cổ họng. Đa số là do phong hàn xâm
nhập, vì vậy họ cần được điều trị đồng thời . Chuyên gia y học Trung Quốc
cận đại Hoàng Văn Đông cho rằng: “Ngáy mà mất ngủ là đàm nhiệt nội trở
và phế khí không thông suốt gây ra”. Trên lâm sàng OSAHS thường dùng
thuốc, thiết bị hỗ trợ qua miệng Nẹp nâng hàm dưới (MAS), Thiết bị nâng
hàm dưới (MAD), Thiết bị định vị hàm dưới (MRA), hoặc Thiết bị giữ lưỡi
(TRD), phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác, nhưng hiệu quả điều trị
không lý tưởng [3]. Việc sử dụng thuốc Trung Quốc trong điều trị OSAHS
có những lợi thế nhất định. Sự tiến bộ của việc điều trị OSAHS trong y học
Trung Quốc hiện đã được xem xét lại

Phân loại hội chứng của OSAHS chủ yếu là đàm thấp trở trệ, đàm nhiệt nội
uẩn, khí trệ huyết ứ. OSAHS có thể liên quan đến tỳ vị tổn thương tụ thấp
sinh đàm, cản trở huyết lạc. Cuối cùng huyết ứ đình tụ, làm cho đờm thấp hỗ
kết, khí ra vào không thông [9].
Vương Xuân và cộng sự [10] đã tiến hành nghiên cứu quan sát trên 150
trường hợp bệnh nhân OSAHS, và kết quả tổng kết 4 loại hội chứng: 38
trường hợp (25,33%) thuộc loại đàm thấp nội trở, 19 trường hợp (12,67%)
loại tâm thận lưỡng hư , Có 29 trường hợp (19, 33%) đàm huyết ứ hỗ kết. Có

50
64 trường hợp (42,67%) phế tỳ khí hư, cho thấy bệnh phần lớn là bản hư tiêu
thực, hư là do tam tạng phế, tỳ, thận, thực là đàm huyết ứ hỗ kết.
Hứa Lý Na[11] đã tiến hành phân biệt bệnh trên 200 trường hợp bệnh nhân
OSAHS, chia thành 8 loại hội chứng thường gặp: 117 trường hợp (58,5%)
đàm khí hỗ kết, 51 trường hợp (25,5%) khí âm lưỡng hư, 92 ca (46,0%) phế
tỳ khí hư, 37 ca (18,5%) đàm nhiệt nội uẩn, 89 trường hợp (44,5%) phế thận
khí hư, 8 trường hợp (4,0%) phong nhiệt phạm phế, 15 trường hợp (7,5%)
phủ thực, 7 trường hợp (3,5%) khí trệ huyết ứ. Phân tích các yếu tố liên quan
của phân loại hội chứng, thấy rằng bệnh nhân cao tuổi thường gặp 3 thể đàm
khí hỗ kết, phế thận khí hư và khí âm lưỡng hư. Trong khi ở bệnh nhân trẻ và
trung niên hay gặp thể đàm nhiệt nội kết và phong nhiệt phạm phế là phổ
biến nhất. Bệnh nhân thể đàm khí hỗ kết thời gian mắc bệnh dài nhất, trong
khi thể phong nhiệt phạm phế có thời gian bệnh trung bình ngắn nhất. .
Trương Anh và cộng sự [12] đã phân loại 80 bệnh nhân OSAHS thành:  23
trường hợp (28,75%) đàm thấp nội trở,  22 trường hợp ( 27,50%) đàm nhiệt
uẩn kết, 17 trường hợp (21,25%) khí trệ huyết ứ,18 trường hợp (22,50%)
đàm ứ hỗ kết, OSAHS chủ yếu là hội chứng đờm, tổng số 63 trường hợp
(78,75%), bệnh nhân nhẹ chủ yếu là chứng đờm, bệnh nhân trung bình chủ
yếu là chứng đàm huyết ứ hỗ kết đa số kiêm các chứng đờm ứ hóa nhiệt, khí
huyết ứ lưỡng hư … còn bệnh nhân nặng thì huyết ứ đa số kiêm âm dương
lưỡng hư. Sự phân biệt hội chứng Trung Y của  OSAHS thường gặp là hội
chứng đàm thấp nội trở, bệnh nhân nhẹ phần lớn là đàm chứng, bệnh nhân
trung bình phần lớn là chứng đàm huyết ứ hỗ kết
Vương Dũng và cộng sự [13] đã thực hiện một nghiên cứu phân biệt hội
chứng trên 70 trường hợp OSAHS, và phát hiện ra rằng:
+ có 26 trường hợp (37,14%) hư chứng trong đó 5 trường hợp (19.23%) khí
hư, 14 trường hợp (53,85%) thận âm hư, 7 trường hợp(26,92%) thận dương

+Có 44 trường hợp (62,86%) thực chứng, trong đó 17 trường hợp(38,64%)
đàm thấp, 24 ca (54,55%) đàm nhiệt, 3 ca (6,82%) huyết ứ.
Sự phân biệt hội chứng OSAHS thường gặp thực chứng hơn hư chứng. Hư
chứng chủ yếu là thận dương hư, và thực chứng đa phần liên quan đến đàm.
Phương Đông Cách và cộng sự [14] đã điều tra sự phân bố của hội chứng Y
học cổ truyền ở 220 bệnh nhân OSAHS, và kết quả cho thấy có 81 trường
hợp đàm thấp và 52 trường hợp huyết ứ, 46 trường hợp khí hư, 27 trường
hợp âm hư, 11 trường hợp can hỏa, 3 trường hợp khí trệ. Trong đó, đàm thấp,
huyết ứ, khí hư, âm hư chiếm 93,64%.
OSAHS chủ yếu dựa vào các hội chứng đàm thấp, huyết ứ, khí hư, âm thiếu.
Tổng kết lại, qua nghiên cứu của các bác sĩ trên, sự phân biệt hội chứng của
OSAHS chủ yếu dựa vào 4 loại hội chứng: đàm thấp, huyết ứ, khí hư, âm hư,
thực chứng nhiều hơn hư chứng. Bệnh nhẹ chủ yếu do đàm chứng, bệnh nhân

51
nặng chủ yếu do huyết ứ, bệnh nhân cao tuổi phần lớn hư chứng, bệnh nhân
trẻ và trung niên phần lớn là thực chứng.
==========

10 BÀI THUỐC THƯỜNG KÊ ĐƠN CHO BỆNH NHÂN SAU GÃY XƯƠNG

Theo thống kê trên 5731 bệnh nhân có gãy xương được điều trị với YHCT từ dữ liệu của Quỹ
bảo hiểm quốc gia Đài Loan. Kết quả phân tích so sánh giữa hai nhóm có dùng và không
dùng thuốc YHCT cho thấy nhóm có dùng thuốc YHCT cần tiêu tốn chi phí nhập viện trong
6 tháng sau gãy xương thấp hơn nhóm không dùng thuốc YHCT.
Bài thuốc có tần suất dùng nhiều nhất là Thư kinh hoạt huyết thang. Vị thuốc thường được
dùng nhất là Cốt toái bổ, sau đó là đến các vị thuốc: Tục đoạn, Diên hồ sách, Xuyên ngưu tất,
Đỗ trọng, Một dược, Nhũ hương, Đan sâm, Tam thất, Kê huyết đằng.

Liao, H. H., Yeh, C. C., Lin, C. C., Chen, B. C., Yeh, M. H., Chang, K. M., ... & Yen, H. R.
(2015). Prescription patterns of Chinese herbal products

Chào mừng Quốc Khánh

52
Tập hợp các nghiên cứu về hội chứng YHCT trong xơ gan sau viêm gan virus.

53
"Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong cách phân chia bệnh xơ gan sau viêm gan virus thành
các hội chứng YHCT. Đặc biệt có những trường hợp không biết nên xếp vào hội chứng nào. Nhìn
chung các nghiên cứu đều đồng ý xơ gan sau viêm gan virus liên quan đến : Can – Tỳ- Thận với chứng
trạng chung : Huyết Ứ và Khí Hư; Bệnh thiên nhiệt, phần lớn có Âm Hư và Thấp Nhiệt Tích Tụ. Tuy
nhiên vẫn xuất hiện thể hàn như hội chứng Tỳ Thận Dương Hư, Tỳ Thận Khí Hư, Tỳ Hư Thấp Thịnh .
Nếu so sánh mối tương quan giữa giai đoạn xơ gan theo YHHĐ (thang Child-Pugh) và YHCT, tỷ lệ
Child-Pugh C là cao nhất trong hội chứng Tỳ Thận Dương Hư, trong khi tỷ lệ Child-Pugh A là cao nhất
trong hội chứng Can Khí Uất Trệ2 . Tuy nhiên một nghiên cứu khác lại nhận thấy hội chứng Can Thận
Âm Hư và Hội Chứng Huyết Ứ tập trung nhiều khi bệnh nhân ở giai đoạn Child-Pugh C ( xơ gan nặng)
8. Có thể thấy các dạng hội chứng YHCT đều có thể xuất hiện trong từng giai đoạn xơ gan YHHĐ,
không hẳn giai đoạn xơ nhẹ (Child-Pugh A) thì không thể có Tỳ Thận Hư, không hẳn giai đoạn xơ
nặng (Child-Pugh C) thì không thể có Can Khí Uất. Để chứng minh cho việc quy nạp chứng hậu theo Y
Học Cổ Truyền không chỉ là học thuyết, sau khi phân loại hội chứng, các nghiên cứu đã tiếp tục khảo
sát sinh hóa, huyết động, dấu ấn sinh học phân tử của các bệnh nhân. Nghiên cứu của Qin Zhang 1
khảo sát thấy men gan tăng trong hội chứng Thấp Nhiệt , chức năng tổng hợp protein của gan giảm
trong hội chứng Âm Hư. Nghiên cứu Zai-lai Jiang 6 đã chỉ ra IL-10 ( một cytokine có tác dụng trong
hóa miễn dịch và viêm) có mô hình phân bố gen khác nhau trong 2 hội chứng Tỳ Hư Thấp Thịnh và
Can Uất Trệ. Nghiên cứu Xiao-Rong Chen 2 khảo sát huyết động thấy động tĩnh mạch cửa ở bệnh
nhân xơ gan mắc chứng Can Thận Âm Hư , hoặc chứng Tỳ Thận Dương Hư, hoặc hội chứng Huyết Ứ
khác hẳn với hội chứng Thấp Nhiệt Nội Uẩn. hội chứng và Can Khí Uất Trệ. Nghiên cứu của Ye-wei
Zhou 8 và Chao-Qun Zhao9 cho thấy có sự khác biệt trong protein huyết thanh và nồng độ một số
chất chuyển hóa ở các hội chứng YHCT. Sự biểu hiện khác biệt của các chất này đã cung cấp một cơ
sở khách quan quan trọng cho bản chất khoa học của việc phân loại mẫu bệnh Trung Y ở cấp độ
chuyển hóa."

🔥CỐ DANH Y LƯU ĐỘ CHÂU VÀ NÉT ĐẶC SẮC TRONG SỬ DỤNG TIỂU BÁN HẠ GIA PHỤC LINH
THANG.🔥

🚩Con đường Đông y là một con đường gian nan, nhất là việc theo đuổi điều trị bệnh lý trên lâm
sàng. Càng khó khăn hơn với những người trẻ như mình, cùng các bạn trong quá trình lâm chứng
ứng phương, vì chưa có ái uy đức của tuổi tác, kinh nghiệm lại chưa được phong phú.

Đặc biệt trong bối cảnh người bệnh ngày càng phức tạp tâm lý và có rất nhiều vấn đề khác với thời
cổ đại đặc biệt về yếu tố tình chí.

Ngoài ra với sự phát triển theo xu hướng điều trị đông tây kết hợp cũng một phần nào đó khiến cho
đông y thuần túy bị chịu ảnh hưởng. Đã quá lâu mình không viết một phần vì công việc, một phần vì
mất hết cảm hứng viết lách.

Nhưng may quá một người xuất hiện đã làm mình đã có cảm hứng trở lại, nên đang đêm vẫn dậy
dịch một bài viết mình đọc cách đây khá lâu, đã chứng nghiệm rất nhiều trên lâm sàng và thu lại

54
được khá nhiều kì công. Nay dốc hết tâm sức mà chia sẻ lại cho mọi người. Để phần nào đó giúp các
bạn thêm yêu và chứng nghiệm và tin tưởng con đường Đông y mà các bạn đã lựa chọn.

Mỗi cá nhân là một ngọn cờ hồng, chẳng mấy chốc sẽ gây dựng lại được nền Đông y nước nhà trong
mắt dân ta!

🔥Quốc Y Đường sẽ luôn là ngọn cờ đầu sát cánh chiến đấu cùng các bạn🔥

🔥CỐ DANH Y LƯU ĐỘ CHÂU VÀ NÉT ĐẶC SẮC TRONG SỬ DỤNG TIỂU BÁN HẠ GIA PHỤC LINH
THANG.🔥

📝SƯU TẦM VÀ LƯỢC DỊCH: Bs. Phạm Quốc Vượng- Phòng khám Đông Y Quốc Y Đường.

🔖Tiểu bán hạ thang xuất hiện trong Kim quỹ yếu lược . Phần luận về “Đàm ẩm , khái thấu mạch
chứng cùng trị”.

🔖Người viết may mắn được theo thầy Lưu Độ Châu tham gia điều trị bệnh, chứng kiến Lưu lão sư
dùng tiểu bán hạ gia phục linh điều trị nhiều bệnh lý mang lại hiệu quả kỳ hiệu. Khiến cho chúng tôi
đối vơí phương tiểu bán hạ thang gia phục linh có nhiều sở đắc, và lý luận trong điều trị bệnh đàm
ẩm thủy khí cũng có sự ghi nhớ sâu sắc.

🔥1.TIỂU BÁN HẠ THANG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÙNG VỊ QUẢN- BỆNH LÝ DẠ DÀY:

📖A. Y ÁN:

📌Bệnh nhân họ Lưu, nữ, 42 tuổi, lần khám đầu tiên vào ngày 23-1-1995:

Một năm trở lại đây, không rõ vì lý do gì mà xuất hiện cảm giác buồn nôn, ợ hơi, phần dưới mũi ức
cả thấy đầy tức khó chịu, ăn uống không được nhiều. Từng sử dụng qua viên hoàn “thư can hòa vị”.
Sau khi dùng thuốc thì bệnh có một chút hoãn giải. Nhưng sau đó các chứng lại như cũ, kèm theo
đắng miệng và khô họng, lồng ngực buồn bực, tâm quý , chóng mặt, kinh nguyệt 2-3 tháng / lần, chất
kinh ám tối, lượng ít. Lưỡi thì nhợt , rêu trắng dày nhớt. Mạch trầm huyền. Biện chứng thuộc về
chứng thủy ẩm đình trệ ở cùng vị quản.

📌Trị pháp đưa ra là “hành thủy, tán bĩ”, dẫn thủy hạ hành.

55
📍Lần 1: Phục linh 30g, Bán hạ 18g, Sinh khương 16 lát, 7 thang.

📍Sau khi dùng thuốc đến ngày thứ 2, các chứng như buồn nôn, ợ khí , vùng vị quản có cảm giác bĩ
mãn đầy tức đều biến chuyển đỡ một cách rõ ràng. Vùng lồng ngực đột nhiên như được mở ra mà
thoát hết mây mù bên trong, hoa mắt tâm quý thì biến mất. Khi kì kinh đến, sắc kinh chuyển sàng
màu đỏ, lượng cũng tăng, rêu lưỡi thì giảm.

📍Tiếp tục trị pháp: Phục linh 30g, Bán hạ 18g, sinh khương 16 lát, trạch tả 15g, bạch truật 6g, 6
thang

📍Các triệu chứng vị quản cảm giác bĩ mãn, ợ hơi , buồn nôn, tâm quý, hoa mắt chóng mặt đều
chuyển tốt và mất hẳn. Yêu cầu củng cố điều trị : Phục linh 30g, bán hạ 14g, thiên ma 10g, trư linh
20g, trạch tả 16, bạch truật 10g, quế chi 10 g, 7 thang.

📖BÌNH BỆNH ÁN:

➡️Đối với bệnh nhân trên, Lưu lão sư có sự phân tích rất thấu đáo, căn cứ vào các chứng trạng của
bệnh nhân, tất nhiên tất cả đầu tiên đều nghĩ đến "can khí không được thư", can khí phạm vị, bởi vì
có các chứng, miệng đắng, hầu họng khô, hoa mắt chóng mặt, đều là các chủ chứng của kinh thiếu
dương. Lại thêm các chứng trạng: vùng thượng vị cảm thấy bĩ muộn khó chịu, ăn uống giảm , ợ hơi,
là chứng của can khí phạm vị.

📝Tuy nhiên nếu phân tích kĩ càng hơn nữa. Các thuốc thư can lý khí hòa vị vô cùng phổ biến , chắc
chăn bệnh nhân đã từng dùng qua, khi hỏi thì quả nhiên là thế rất nhiều lần bệnh nhân sử dụng
thuốc đông y thư can hòa vị dạng hoàn. Sau khi dùng xong thấy có chuyển biến tốt, nhưng sau đó
bệnh tình lại quay lại như cũ. Nếu đúng thuộc phạm trù chứng Mộc uất khắc thổ thì chứng trạng sau
khi dùng thuốc nhất định sẽ giảm nhẹ rõ rệt, nhưng tới nay bệnh vẫn chưa hết.

⁉️Suy nghĩ tìm vấn đề thật sự của người bệnh , “ Tỳ vị chủ vận hóa, và chủ thụ thịnh”. Nếu như quá
trình vận hóa không diễn ra thì đàm trọc và thủy ẩm sẽ vô cùng dễ dàng được hình thành. Khi tiến
hành vấn chẩn kĩ càng, bệnh nhân miêu tả vùng thượng vị luôn có cảm giác nước ứ đọng ở đó, cảm
giác mát. Tự mình cảm thấy vùng lồng ngực khí không được thông sướng, vùng ngực hoành cách
mạc như có vật gì đó trở tắc bên trong. “Hằng ngày miệng không nhưng không muốn uống nước”.

🆙️Khi so sánh các chứng trạng trên với chứng của tiểu bán hạ thang: “đột nhiên nôn mửa, tâm hạ bĩ
- tức là vùng thượng vị có cảm giác khó chịu, vùng cách gian- tương ứng với hoành cách mạc có thủy
huyễn quý “. thì thầy chứng trạng của bệnh nhân giống tới 9-10 phần. Lại thêm lưỡi của bệnh nhân

56
nhợt đạm, rêu lưỡi trắng dày bết. Mạch trầm huyền. Mạch kinh nói : trầm tiền thủy súc chính là
mạch này”. Mạch trầm huyền chủ thủy ẩm, huyền cũng là âm mạch.

➡️Từ đó bằng việc biện chứng từ can vị bất hòa chuyển sang chứng thủy ẩm đình tụ ở cùng vị quản.

⁉️Nhưng bằng cách nào có thể giải thích các chứng kinh thiếu dương-can khí không được thông
sướng và chứng kinh nguyệt lượng ít kèm máu cục? Thủy âm đình trệ ở vùng tâm hạ , hoành cách
mạc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự vận hành can khí. Khi dùng các thuốc thư can hòa vị thì can khí
một chút được thư sướng, nhưng gốc bệnh ở thủy ẩm chưa được điều trị thì can khí lại lập tức bị trở
trệ như cũ, chính vì vậy mà trên lâm sàng khi bệnh nhân dùng thuốc sơ can hòa vị có chuyển biến tốt
nhưng sau đó bệnh tình lại bị như cũ .

➡️Về chuyện kinh nguyệt, Can khí không thông sướng, từ khí tới huyết, cũng có thể thấy huyết không
thông sướng, nên kinh nguyệt lượng ít mà sắc ám tối.

➡️Như vậy, gốc bệnh là do thủy ẩm đình trệ ở vùng thượng vị, ngọn bệnh nằm ở can khí không thông
sướng. TRỊ BỆNH ĐẦU TIÊN PHẢI TRỊ BẢN, khi “ẩm” đã hết thì các chứng dạ dày chuyển biến tố , khí
thông sướng thì không ợ hơi, bĩ muộn, miệng đắng hầu họng khô đều biến mất, huyết thành thì kinh
nguyệt tự khắc tăng về số lượng và cải thiện màu sắc.

🔥2.TIỂU BÁN HẠ GIA PHỤC LINH THANG TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM QUÝ HUYỄN VỰNG KHÔNG CHỈ GIỚI
HẠN TRONG BỆNH LÝ VÙNG VỊ QUẢN.

Tiểu bán hạ thang gia phục linh là phương trị thủy ẩm đình tụ ở vùng vị quản. Nhưng không chỉ có
vậy.

⚠️5 chủ chứng của tiểu bán hạ thang gồm có Ẩu, thổ, quý, huyễn, bĩ . Trong 5 chủ chứng này có quý
và huyễn là hai chủ chứng không thuộc về vùng vị quản. Như vậy nếu bệnh nhân bị tâm quý huyễn
vựng là chủ chứng đến thăm khám liệu ta có thể bỏ qua việc nghĩ tới tiểu bán hạ gia phục linh thang
có được hay không?

📚Y ÁN:

Lý mỗ , nam 37 tuổi. Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp. Hoa mắt chóng mặt. có các cơn ẩu thổ, tâm
quý, vùng tâm hạ bĩ. Mạch huyền hoạt. Rêu lưỡi trắng hoạt. Biện chứng : Xuất hiện 4 chủ chứng: ẩu
thổ, huyễn, bĩ, quý. Đó là biểu hiện của vùng cách gian tức là hoành cách mạc có sự xuất hiện của
thủy ẩm.

57
Đưa ra phương: Bán hạ 15g, Phục Linh 30g, sinh khương 15g.

7 thang khỏi hoàn toàn các chứng

📚BÌNH Y ÁN :

📌Thấy các chứng hoa mắt chóng mặt, cao huyết áp thì phần lớn biện chứng là Can dương thượng
can, pháp thường dùng là bình can tiềm dương. Đối với chứng vì vị quản có cảm giác nôn buồn nôn,
thường xuyên cảm thấy lợm giọng. Thì thầy thuốc một là ngay lập tức không thể nhìn ra được, hoặc
là với cả hai chứng vùng đầu chóng mặt và cùng dạ dày thì không có sự phân định thích hợp hay
phân định triệt để để trị liệu, như vậy cũng tức là không thể chỉ điểm rõ ràng có sự đình trệ của thủy
khí hoặc trên hoặc dưới. Chính vì thế mà cũng rất khó có thể đưa ra quyết định chỉ dùng độc phương
tiểu bán hạ gia phục linh thang để trị.

➡️Nhưng đối với trường hợp bệnh nhân trên là một minh chứng vô cùng rõ ràng chỉ dùng độc
phương Tiểu bán hạ thang gia phục linh mà không dùng các vị như thiên ma câu đằng để giáng áp
mà huyết áp lại có thể tự hạ giáng. Đó người ta nói là cái mị lực trong biện chứng của đông y , cũng
tức là cái chỗ tột cùng của đông y khiến người ta phải kinh ngạc.

➡️Thủy ẩm đình trệ, đối với toàn thân ảnh hưởng không chỉ ở nguyên một vị trí nào đó trong cơ thể .
Nếu nói về thượng tiêu thì nếu thủy ẩm đình trệ ở phế nhẹ thì gây nên chứng đoản khí, nếu nặng
hơn thì có thể phát các đơn suyễn mãn. Nếu thủy đình tâm hạ thì đi lên uy hiếp tâm, gây nên chứng
tâm quý. Nếu nó tiếm mạo tới thanh dương đầu mặt thì gây nên chứng hao mắt chóng mặt.

🆙️Như đối với sách Kim quỹ yếu lược của thánh y Trọng Cảnh . phần biện chứng về đàm ẩm cùng trị.
Trong phần về Linh quế truật cam thang thì cũng có chứng lồng ngực mạn sườn đầy mãn mắt hoa.
Hay trong Ngũ linh tán cũng có chứng thổ ra bạt mọt mà điên huyễn tức là chóng mặt.

📝Thầy Lưu Độ Châu vô cùng điêu luyện trong việc sử dụng các phương trị Thủy khí bệnh. Dù là các
chứng ở vùng trên hay dùng dưới , các tạp bệnh khó biện chứng đều thu được hiệu quả thần diệu.
Chính vì vậy mà thầy vô cùng đi sâu tìm hiểu sự ảnh hưởng của thủy ẩm với toàn bộ cơ thể.

🌊Trong 2 cuốn sách : “ Thương hàn luận” và “Kim quỹ yếu lược” đều có miêu tả về các chứng đoản
khí suyễn mãn, quý, huyễn. Với thầy Lưu khi lâm chứng cũng không câu nệ hẳn vào đó , như mắt là
thanh khiếu , thủy ẩm tiếm mạo thì gây hoa mắt. Nhưng tai cũng là thnah khiếu. Nếu như trọc âm tại
thượng tiếm thành khiếu gây hoa mắt , thì cũng có lúc có khả năng thấy ù tai, tai không nhạy bén.
Một chứng thực cho nhạy bén lâm sàng.

58
🔥3. ĐẶC ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG SỬ DỤNG TIỂU BÁN HẠ GIA PHỤC LINH THANG CỦA CỐ DANH Y LƯU
ĐỘ CHÂU:

Bán hạ sinh khương ôn hóa hàn ngưng, hành thủy tán ẩm, giáng nghịch chỉ ẩu. Phục linh kiện tỳ ích
khí, thấm lợi thủy thấp, dẫn thủy hạ hành, giáng trọc thăng thanh.

⚡⚠️⚠️⚠️⚠️⚠️Đặc biệt Lưu Độ Châu lão tiên sinh sử dụng bán hạ và sinh khương liều đều từ 15g trở
lên. , phục linh dùng lượng 30g . Nếu dùng lượng ít thì khó thu được hiệu quả ( Điểm này là một
điểm đặc biệt cần lưu ý giữa thời khí của nơi cụ sống với VIệt Nam có nhiều khác biệt một bên có
mùa đông băng giá một bên thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều)

⚡⚠️⚠️⚠️⚠️Lưu lão tiên sinh trong quá trình trị liệu đặc biệt nhấn mạnh về tác dụng của sinh khương
và yêu cầu người bệnh phải thêm đủ đúng lượng thầy yêu cầu. Nhấn mạnh số lát sinh khương phải
đủ số gam thầy chỉ định.

📖Về sau trong chính quá trình làm lâm sàng của mình, tôi có cơ hội thể nghiệm rất rõ , có một số
bệnh nhân khi uống 2 thang đầu bệnh tình giảm mạnh. Đên thang thứ 3 tự ý bỏ bớt sinh khương,
liền không thu được kết quả khả quan. Bởi vì sinh khương đủ liều mới đủ lực để làm cho thuốc lưu
lại trung tiêu, thuốc không nằm tại vùng vị quản nữa mà đi xuống vùng bụng. Nếu như sinh khương
là gừng chất lượng không tốt hoặc lượng không đủ. Không thể khiến dược lực đình lưu ở vùng dạ
dày mà trừ được thủy ẩm. Đủ thấy tác dụng quan trọng của sinh khương!

⚡⚠️⚠️⚠️⚠️Ngoài ra còn có một nét đặc sắc khác. Khi thầy Lưu dùng tiểu bán hạ thang, thường kết
hợp với các phương trị liệu đàm ẩm thủy khí khác của cụ Trọng Cảnh. Trong lần trị liệu thứ 2 thường
kết hợp trạch tả thang trừ thủy tại thượng . Tới lần thứ 3 lại sử dụng cùng ngũ linh tán để lợi tiểu
thủy , dẫn thủy tà xuất ra ngoài. Như vậy là từ trên xuống dưới, thủy tà được thanh trừ triệt để,
không lưu lại hậu họa sau này. Bệnh khỏi mà thu được toàn công!

Hà Nội 3:00, 25/09/2020.

-QUỐC Y ĐƯỜNG-

🔥DANH Y LƯU ĐỘ CHÂU - VÀ BÀI HỌC VỀ VỊ THUỐC PHỤ TỬ 🔥

(Trong các nghề, nghề Y là một nghề đặc biệt, trong cái đặc biệt đó, có thứ gọi là ân nghĩa sư đồ, tôn
sư trọng đạo, nhất là trong giới Đông Y. Việt Nam ta có nhiều lão Việt Y cả đời hết mình vô tư, dẫn

59
đạo học trò, lưu truyền kế nghiệp y đạo , tôi may mắn được cảm nhận tình sư đồ ấy trong những
hành trình đã qua, nên rất cảm ngộ .

Nay đọc được một đoạn chép về một vị thầy tuy là lão y của Trung Quốc cũng là người tôi rất thích
đọc sách của thầy, của một học trò thầy chép lại cũng xin chia sẻ cùng các bạn : )

🔥Danh y Lưu Độ Châu - con người độc đáo, trí tuệ, kiệm lời và bài học về vị thuốc phụ tử: 🔥

📚 Trích lược và dịch trong những dòng tâm sự của các học trò ghi chép về cụ:

-Bs Phạm Quốc Vượng- Quốc Y Đường-

🗒Tôi là một học trò của cụ Lưu Độ Châu, ngày ngày theo thầy lâm chứng chữa bệnh.

Phát hiện mỗi khi Lưu lão sư trọng dụng vị Phụ tử, thì ngón tay trỏ đều chú trọng chẩn mạch ở "Xích
mạch", không thể lý giải được điều đó nên tôi có nhờ thầy chỉ dạy.

Lưu lão sư mới nói với tôi : CON LÀ NGƯỜI CÓ TÂM! TA SẼ KHÔNG PHỤ CON. Rồi thầy giảng cho tôi
về phụ tử :

📌Phụ tử tuy có thể hồi dương cứu nghịch trong khoảng khắc, lại có thể khu hàn chỉ thống, cái thần
hiệu không gì so sánh được, nhưng tính của nó 🔥đại độc🔥. Từ cổ kim xưa nay , dùng thuốc mà gây
nên trúng độc nó luôn đứng ở vị trí thứ nhất, không thể không cẩn trọng khi dùng.

📌Phụ tử lại thuộc hàng đại tân- cay, đại nhiệt, vô cùng dễ làm thương âm. Trong tất cả các dương
chứng, hỏa chứng, nhiệt chứng, âm hư huyết suy, đều phải cẩn thận cân nhắc khi dùng, càng không
thể trọng dụng.

Nhưng nếu trong chứng hư hàn trọng bệnh,thì ắt phải trọng dụng nó, “lấy cái dược lực chuyên
nhất" của nó, có thể nhanh chóng khống chế bệnh tình, nhưng vẫn là “trúng bệnh tắc chỉ”.

🚩Liều dùng cụ thể, quan trọng là thích hợp với tình trạng bệnh. Ta trọng dụng phụ tử dựa vào 3 đặc
điểm chính:

60
📍1.Chứng trạng thấy “hình hàn, chi lãnh” tức là hàn chứng bộc lộ rõ ra bên ngoài, kèm theo chi lạnh.

📍2.Lưỡi thì thấy thanh🔥 nhuận🔥 có 🔥tân🔥 ( Không quan trọng rêu gì)

📍3.Mạch tượng thì mạch xích nhược vô lực, không thể là mạch phù đại trường sác.

🗒Tôi lại hỏi thầy Lưu rằng: Trọng dụng phụ tử ngoài lưỡi, mạch, chứng còn có gì yếu lĩnh nữa không
thưa thầy?

Thầy liền nói : Dụng dược phối dược biến hợp dược để lấy được cái sở đắc của nó là quan trọng,
như 🔥giải nhiệt 🔥của phụ tử thì không gì qua được Tri mẫu, 🔥giải độc 🔥phụ tử không gì qua được
Can khương,

🗒Tôi lại hỏi : Trong cách sắc có diệu dụng gì không thưa thầy?

Thầy Lưu liền trả lơì: Ta khi dùng phụ tử từ 3 tiền trở lên đều cho sắc trước, dùng lượng càng lớn thì
thời gian càng lâu, nếu lượng dùng đã quá một lạng thì phải sắc trước 40 phút trở lên, có thể khử
được độc mà vẫn giữ được tính của nó.

🗒Lời y huấn của thầy Lưu Độ Châu - một bậc danh y đương đại, tuy câu chữ không nhiều , mà đi đến
chỗ tinh túy chí yếu, chính là gây dựng từ kinh nghiệm lâm chứng cả chục năm, thể hiện trí tuệ hơn
người.

✏Trải qua nhiều năm lâm chứng khi dùng phụ tử , đều theo lời chỉ dạy của thầy mà làm quy chuẩn,
hiệu quả tốt mà không gây hại cho người bệnh.

- Quốc Y Đường- Phòng phong giải độc Phụ tử!

Trên con đường y học , có các vị y gia gặp đa chứng ứng đa phương , như tâm ứng thủ , phương nào
chứng ấy là rất uyên thâm lỗi lạc. Nhưng cũng có những y gia nhất phương ứng vạn bệnh, biến mà
thông thông mà biến, cũng thật không thể không bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Tình cờ biết “Thăng giáng tán”, mình đã tìm đọc và cất công dịch một bài viết để bản thân mình
tham khảo cũng như mọi người cùng đọc về nhất phương ứng đa bệnh, có thể biết và tìm cách vận
dụng Thăng giáng tán chữa những bệnh còn gặp khó khăn. Và hiểu thêm về uất chứng và cách nhận
biết trên lâm sàng

61
🗒Quốc y đường được thành lập với phương châm cùng giao lưu học tập để góp cái riêng vào cái
chung của nền đông y nước nhà không có bất cứ gì là giữ riêng cho mình cả, nên mình vẫn đang nỗ
lực học hỏi, và theo đuổi ý tưởng đó. Hi vọng tất cả có thể giúp được nhiều người hơn trong cuộc
đời mình.

🔥 THĂNG GIÁNG TÁN🔥

(Bạch cương tằm, Khương hoàng, Thiền thoái, Đại hoàng)

-Lý Sĩ Mậu : Thăng giáng tán và cách vận dụng trên lâm sàng ( *Phương chống chỉ định cho người
bênh bị dị ứng với nhộng tằm). -

-Dịch và biên soạn: Bs.Phạm Quốc Vượng- Quốc Y Đường-

📙”Tôi dùng thăng giáng tán , chủ yếu là nắm rõ uất nhiệt của bệnh nhân, chỉ cần có uất nhiệt, không
luận ngoại cảm nội thượng, các chuyên khoa nội ngoại nhi phụ đều có thể sử dụng . Không giới hạn ở
phạm trù trị liệu ôn bệnh”

📙-Bồ Phụ Chu tiên sinh, đối với thăng giáng tán không tiếc lời khen ngợi tán tụng, Có thể tra cứu
trong cuốn “ Bồ Phụ chu kinh nghiệm trị liệu”. Danh y đương đại Khu Chiêu Cầm đối với thăng giáng
tán cực kì tâm đắc, linh hoạt biến hóa , ứng dụng cực kì rộng lớn. Tôi chịu sự ảnh hưởng từ lão trung
y Khu Chiêu Cầm, đối với thăng giáng tán cũng có rất nhiều tình cảm, ứng dụng nhiều, có một chút
sở ngộ. Khi dùng thăng giáng tán chủ yếu là nắm rõ vấn đề về “uất nhiệt”. Những bệnh nhân có uất
nhiệt, không luận ngoại cảm nội thương, nội ngoại nhi khoa đều có thể sử dụng, không chỉ giới hạn
trong phạm trù ôn bệnh.

📙-Danh y Cung Đình Hiền trong cuốn “Vạn bệnh hồi xuân” phần nội phủ tiên phương có một
phương mở đầu : “Cương tàm nhị lượng, khương hoàng, thuyền thoái đều 2 tiền rưỡi, đại hoàng 4
lượng. Nước gừng đảo vào để làm hoàn . nặng khoảng 1 tiền một hoàn. Trị chứng thũng hạng đại
đầu, hay chứng hà mô ( tức là tuyến mang tai bị sưng to như con ếch ) . Người lớn dùng một hoàn ,
trẻ con giảm nửa , uống cùng mật , lập tức khỏi”

📙-Dương Lật San trong cuốn “ Thương hàn ôn dịch điều biện” nói :

”Phương thuốc này không biết bắt đầu từ ai , rồi ai phân tích rõ ý nghĩa , thay đổi lượng dùng , gọi
tên khác là “bồi chẩn tán”. Tôi gọi là thăng giáng tán, luyện mật hoàn lại gọi là thái cực hoàn.”

62
➡️Sau khi sửa đổi thì “thăng giáng tán” bao gồm : Bạch cương tàm xao rượu 2 tiền, toàn thiền thoái
bỏ đất 1 tiền, khương hoàng khử vỏ 3 tiền, sinh xuyên đại hoàng 4 tiền. Nghiền ra dùng. Bệnh nhẹ
thì chia làm 4 lần dùng . bệnh nặng phân làm 2 lần dùng . Dùng cùng mật tửu dùng lạnh. Dương Lật
San xếp vào 1 trong 15 phương trị các chứng ôn.

🔥I. Y gia Dương Lật San tư tưởng, phương chỉ sử dụng thăng giáng tán.

Cuốn “ Thương hàn ôn dịch điều biện” của ông có đề cập đến cả thương hàn, ôn bệnh, và ôn dịch.
Thương hàn , ôn bệnh đều là do cảm nhiễm cái thường khí của thiên địa mà phát tác, từ khí phận mà
phạm vào huyết phận. Trong sách nói tới chữ “ôn” , thực chất là chỉ “ôn dịch” . vì vậy mà “thăng
giáng tán” cũng xếp trị ôn dịch.

🚩Dương thị có thể kể ra một vài chứng ứng dụng thăng giáng tán như có triệu chứng hàn nhiệt,
xuất huyết, thổ lị, điên cuồng và trên 60 chứng bệnh khác. Danh sách thì nhiều cũng khó có thể nói
hết được, chỉ đề cử một vài chứng như trên . Các chứng tuy khác nhau, tuy nhiên bệnh cơ chỉ có
một. Đều dựa vào hai chữ “uất nhiệt”. Như Dương thị nói : “ Ôn dịch đắc thiên địa chi nhiễm khí, phí
nhiệt tại lí, do nội như tống vu ngoại”.

📚Lại nói : “Tại ôn bệnh, tà nhiệt nội công, phàm là thấy các biểu chứng, đều từ lí nhiệt uất kết, phù
việt ra phía ngoài. Tuy có biểu chứng nhưng thực ra là không có biểu tà”

📚Thắng giáng tán chính là nhằm vào chỗ uất nhiệt ấy để trị. Có thể giải trừ được cơ chế hình thành
uất nhiệt trên lâm sàng, thăng giáng tán có thể nói là diệu dụng, trên lầm sàng có thể linh hoạt biến
thông.

🔥II.Cơ chế hình thành uất nhiệt:

Dương khí của cơ thể , thăng giáng xuất nhập , vận hành không ngừng nghỉ, thần minh biến hóa sở
do sinh yên. Tuy nhiên một khí dương khí bị uất bức, không thể vận hành, thăng giáng xuất nhập
không được thông sướng, thì mất đi cái tính quân bình điều hòa của dương khí, dương khí uất mà
hóa thành nhiệt, đó chính là nói “khí hữu dư tiện thị hỏa”, cho nên y gia Phí Bá Hùng nói : “Phàm
những bệnh có uất tất đều có khí bệnh, khí mà đắc được lưu thông , thì sao có chuyện uất được.”

🔑Vậy thì khí cơ tại sao lại bị uất?

📌- Thứ nhất có thể do tà khí trở trệ

📌- Thứ hai do thất tình gây thương tổn

63
📌- Do ăn uống , làm việc lao lực mệt mỏi làm tổn thương tỳ vị

>> Từ đó thì sự thăng giáng của dương khí bị phản nghịch, dương uất không tống được đi mà hóa
thành nhiệt

Cuốn “ Y biên” viết :

”Lục dâm thất tình đều dẫn tới uất”. Khí bất túc uất mà thành hỏa”, Đông Viên vì thế mà gọi là
dương hư phát nhiệt” ( Người dịch xin trích dẫn thêm, hỏa và nguyên khí thế bất lưỡng lập)

Từ đó có thể thấy rằng , nguyên nhân dẫn tới uất nhiệt rất là nhiều , lục dâm thất tình, khí huyết đàm
ẩm, ẩm thực lao quyện, chính khí hư, những điều có thể làm ảnh hưởng tới sự thăng giáng xuất nhập
đều dẫn tới dương khí uất mà hóa nhiệt, hình thành uất nhiệt. Uất nhiệt, không chỉ xuất hiện trong
ôn dịch, thương hàn ôn bệnh , nội thương nhiễm bệnh, nội ngoại nhi phụ khoa đều có , cho nên mới
nói “thăng giáng tán “ có thể biến thông mà ứng dụng rộng rãi .

📍- Ôn dịch : Dương Lật San trong cuốn “ Thương hàn ôn dịch điều biện” nói ôn dịch quy thuộc vào
uất nhiệt. Ông nói : Nhiễm khí từ miệng mũi nhập tam tiêu, uất nhiệt thiêu đốt, ôn bệnh từ đó mà
tới. “khí cơ bị ứ đọng uất trệ , tà nhiệt thiêu đôt bên trong chính là bệnh cơ của ôn dịch”

📍- Ôn bệnh : Phục khí ôn bệnh , thuộc uất nhiệt . Nếu mới bị nhiễm ôn bệnh , thì bản chất cũng
thuộc uất nhiệt. Không luận vệ khí dinh huyết các giai đoạn, chỉ quan trọng có tồn tại uất nhiệt. Ôn
bệnh trong giai đoạn mới nhiễm , ôn tà đầu tiên phạm vào phần trên , tức là phạm phế. Phế bị ôn tà
làm thương mà gây uất, không thể tuyên phát vệ khí, khiến vệ dương uất mà phát nhiệt, bên ngoài
mất sự ôn chiếu của vệ dương mà cơ thể sinh ra chứng sợ lạnh.

Sở dĩ có các chứng ở phần vệ thực chất là do phế khí bị uất. Nhiệt uất ở phế, thuộc phạm trù của uất
nhiệt. Nhiệt tà truyền nhập khí phận, không luận là nhiệt uất ở hung cách, tâm phiền áo não, hay
nhiệt tà ủng ở phế mà gây suyễn khái, hoặc dương minh nhiệt quyết, đều thuộc uất nhiệt. Nhiệt tà
nhập vào dinh, đó cũng thuộc uất nhiệt, vì vậy mà trị liệu quy về thấu nhiệt chuyển khí.

Nguyên tắc của phép thấu nhiệt, chuyển khí là dọn dẹp sự ủng tắc, làm luân chuyển bố tán khí cơ ,
khiến tà có đường ra. Như y gia Liễu Bảo Di nói : “ Phàm gặp các trọng chứng như thế, thứ nhất là
nhiệt tà tìm đường, đến huyết phận chứng, cái nhiệt uất đó khi vào tới dinh phận thì càng nặng, nên
dùng phép thấu nhiệt. Diệp Thiên Sĩ nói “lương huyết tán huyết “ , không giống như hoạt huyết hóa
ứ , tán là tán cái hỏa ẩn phục trong huyết. Nếu cho tán huyết là hoạt huyết thì làm mất cái tinh nghĩa
của tán huyết .

64
》》》Tổng kết lại , ôn bệnh bản chất là uất nhiệt, thấu tà ngoại tống nguyên tắc xuyên suốt tất cả
các giai đoạn từ vệ khí dinh huyết. Chìa khóa quan trọng của thấu tà chính là ở chỗ “thông tống khí
cơ”, mà “thăng giáng tán” hành khí hoạt huyết, có thể thăng có thể giáng, chính là có thể sơ thông
uất nhiệt, là đường để ngoại tống uất nhiệt, vì vậy mà các giai đoạn của ôn bệnh vệ khí dinh huyết
đều có thể biến thông mà sử dụng.

📍-Xét về thương hàn :

Thương hàn thời kì mới bắt đầu, hàn chưa hóa nhiệt, tuy có thể thuộc phạm trù của uất nhiệt,
nhưng không thuộc uất nhiệt chứng. Nếu tà hóa nhiệt thì tức là lúc đó thuộc uất nhiệt. Đặc biệt
trong đời sống hiện đại, đời sống sinh hoạt của con người có phần ưu việt, như việc ăn uống sung
túc, môi trường biến đổi ủng hỏa càng nhiều, ngoại cảm phong hàn mà bên trong lại có nhiệt rất
nhiều, hình thành các chứng hàn bọc hỏa, thăng giáng tán có thể gia giảm vận dụng.

Nếu hàn hoán hiệt mà truyền vào dương minh, trở trệ khí cơ , dương uất không có khả năng bố tán
ra. Có thể thấy nhiệt càng sâu thì uất nhiệt chứng càng sâu.

Tà nhập thiếu dương, khu cơ bất lợi, nhiệt uất mà miệng đắng , hầu khô, mắt hoa chóng mặt.

Dương uất không thể vận hành mà bên ngoài lạnh, dương có lúc vùng lên mà bố tán ra thì lại chuyển
nhiệt , sinh ra chứng hàn nhiệt vãng lai.

》》》Vì vậy mà thương hàn tam dương kinh chứng, hàn hóa nhiệt , tức là thuộc phạm trù uất nhiệt
, thăng giáng tán có thể gia giảm ứng dụng.

📍- Uất nhiệt do nội thương nhiễm bệnh, chủ yếu thấy ở phế , tâm , can , tỳ . Phế chủ nhất thân chi
khí, điều hành việc trị tiết . Nếu tà lén đánh vào phế mà hóa nhiệt , phế mất sự tuyên giáng mà bĩ
uất, có thể hình thành phế kinh uất nhiệt, xuất hiện hàn nhiệt khái suyễn , hung muộn hung thống
các chứng.

1.Can chủ sơ tiết, tướng hỏa nội đình, khí uất hóa hỏa, hỏa uất ở can , xuất hiện đau đầu, huyễn
vựng , đau thần kinh liên sườn dễ tức giận.

2.Tỳ chủ thăng giáng, đàm thấp khốn tỳ , hoặc ẩm thực lao quyện tổn thương tỳ, khiến cho dương
khí uất không thăng, âm hỏa hun đốt, thấy thân nhiệt mệt mỏi , bụng đầy thổ lị .

65
3.Tâm chủ hỏa , tâm khí không thông sướng, hỏa nhiệt nội uất, chứng thuộc tâm phiền không ngủ
được, điên cuồng kinh sợ nói nhảm, hoặc miệng lưỡi lở loét ban chẩm sang dạng.

4.Thận chủ trập ( tiềm tàng ẩn phục), hỏa phục thủy trung , quý ở chỗ tĩnh , cho nên thận không uất
hỏa .

Ngoài 4 tạng trên thì lục phủ đều có uất nhiệt. Tam tiêu là biệt sứ của nguyên khí, chủ thông hành
tma khí , nhiệt uất tại tam tiêu, thì vinh vệ mất sự điều hòa , hàn nhiệt giao tranh , thủy thấp không
được lưu chuyển mà gây nên các chứng thũng mãn lâm trọc .

- Nhiệt uất ở đởm thì hàn nhiệt vãng lai, miệng đắng, yết hầu khô, mắt hoa chóng mặt.

Uất nhiệt ở tiểu trường thì tâm phiền mà lâm thống

- Nhiệt uất đại trường thì đại tiện bế kết, phúc thống trướng mãn, hoặc hỏa bức mà tác tiết ( đi
ngoài).

- Nhiệt uất ở vị thì đau răng, viêm lợi , tiêu cốc dễ đói, khát ẩu thổ, hoặc phát ban thổ huyết.

- Tâm bào là tâm chi ngoại hộ , thay tâm nhận tà , các chứng của tâm bào uất nhiệt tương tự như
tâm uất hỏa.

》》》Tóm lại, phạm trù uất nhiệt vô cùng rộng lớn, không luận ngoại cảm ôn dịch , ôn bệnh,
thương hàn. Nội thương nhi phụ các khoa , chỉ quan trọng thuộc uất nhiệt , đều có thể lấy thăng
giáng tán gia giảm trị liệu.

🔥III> Các đặc trưng trên lâm sàng của uất nhiệt:

Uất nhiệt , nguyên nhân không giống nhau , tạng phủ không giống nhau, chính khí cường nhược cũng
có sự khác biệt , kiêm tà giữa các bệnh nhân đều khác nhau. Biểu hiện trên lâm sàng có thiên hình
vạn trạng .

Có thể theo 4 phương diện mạch , lưỡi , thần sắc , chứng mà phân biệt :

📍1. Mạch :

66
Mạch điển hình của uất nhiệt là mạch nhầm mà táo sác. Tại sao mạch lại trầm ? Để duy trì sự vận
hành bình thường của mạch có hai yếu tố : thứ nhất là lượng huyết dồi dào đầy đủ , thứ hai là
dương khí cổ động đủ . Một điểm trọng yếu của uất nhiệt là khí cơ uất kết , khiến cho khí huyết
không thể tống đạt sung thịnh mà cổ động huyết mạch, cho nên mạch trầm.

Như cuốn “ Tứ ngôn cử yếu “ Nói là hỏa uất đa trầm. Mạch trầm và khí cơ uất kết chính là có sự liên
quan. Khí uất mà nhẹ thì mạch không phù , có thể trung án là thấy, như y gia Dương Lật San nói :
“Phàm các chứng ôn bệnh , bất phù bất trầm, trung án hồng trường, hoạt sác, tay bên phải mạch
thịnh hơn tay bên trái, do nhiệt uất trệ mạch kết vu trung” chính là nói về khí uất mức độ nhẹ.

Khí uất mà nặng, không chủ không phù mà tháy trầm , thậm chí là mạch quyết,. Như :Ôn bệnh điều
biện” Nói : “dương minh ôn bệnh …. mạch trầm trạng” , hoặc mạch cũng quyết”, đuề là chỉ uất mức
độ nặng dẫn tới mạch quyết.

-Mạch tại sao mà lại táo ( nhiễu động) ? Do nhiệt tà uất phục vào bên trong mà gây ra , nhiệt là
dương tà , chủ thăng , chủ động , khí cơ uất kết, nhiệt phục vào trong , như thế không thể ninh tĩnh
mà táo động bất an, nhảy lên kích động , nhiễu động khí huyết, vì vậy mà mạch táo sác cấp bức.

Như cuốn “ Y gia tâm pháp” chẩn pháp nói : Phí uát chi mạch đại khái phần đa huyền sáp ngưng trệ,
cho nên mạch tới không hoãn, mạch đi không trì , đầu tiên có một loại giống như sác mà không sác ,
táo động chi tượng. “ Nếu uất bế trọng , khí huyết trệ , mạch có thể trầm nhỏ, trầm tế , trầm sáp ,
trầm trì và dẫn tới mạch quyết. Có thể kể tới “ Thương hàn luận” điều 208 : Dương minh bệnh mạch
trì”.

”Uất nhiệt mạch trầm tiểu, tế, sáp , trì, quyết, giống như hư hàn, tuy nhiên không phải hư hàn.”

Khi bàn về điều này , y gia Dương Lật San tùng viết “ Các hứng ôn bệnh nội ngoại đều có nhiệt ,
nhưng mạch lại trầm phục, không hồng, không sác, mà chỉ thấy mạch trầm sáp mà tiểu cấp, không
thể nhầm là hư hàn được.

Hư hàn và uất nhiệt điểm mấu chốt để phân biệ dựa vào hữu lực hay vô lực. Trầm mà án vô lực
chính là hư hàn, trầm án táo cấp hữu lực, chính là thực nhiệt. NHư cuốn : tứ chẩn quyết vi” nói :
Dương khí vi, không thể thống nhiếp dinh huyết ra biểu, mạch rõ trầm , án lâu thì thành vi, nếu
dương uất không thể ứng vệ khí ra ngoài , mạch trầm , thì án lâu cũng không suy. Âm dương hàn
nhiệt chơ chế , nằm ở những điểm nhỏ bé như vậy.

2. Lưỡi:

67
Lưỡi của uất nhiệt thường đỏ , do khí cơ uất kết , tà nhiệt không ngoại tống mà lại thượng hành đốt
thượng tiêu , vì vậy mà lưỡi đỏ. Tuy nhiên uất nhiệt khinh trọng không giống nhau. Lưỡi đỏ cũng có
các mức độ khác nhau. Nhẹ thì hơi đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ, hoặc nếu đàu lưỡi có những điểm đột xuất
đỏ , nếu nặng thì toàn bộ lưỡi đều đỏ , thậm chí tới sắc đỏ giáng ít tân dịch , nếu cực nặng thì đỏ
giáng mà khô.

Tuy nhiên trong một số tình huống như xuất huyết, huyết dịch thiếu nghiêm trọng, uất nhiệt lúc này
tuy thịnh nhưng lưỡi lại nhạt màu, lúc đó là giả thiệt không thể theo phải xả lưỡi mà tòng mạch.

Nếu do thấp trọc ủng tắc trở trệ , khí cơ dẫn tới uất nhiệt, rêu lưỡi dày nhớt chất lưỡi đỏ . Thấp
chưa hóa nhiệt thì rêu lưỡi trắng, thấp mới hóa nhiệt thì ánh vàng, thấp hóa nhiệt nặng thì vàng
dày , thấp toàn bộ hóa nhiệt hóa táo , rêu lưỡi khô mà vàng, hoặc đen mà cos các gia lưỡi, nêu thấp
chưa hóa mà tân dịch đã bị thương thì rêu trắng dày mà khô như là phấn tích, chất lưỡi đỏ sâu hoặc
đỏ giáng hoặc đỏ tía.

3. Thần sắc :

Uất nhiệt thượng xung sắc mặt đỏ , tuy nhiên khí trệ , khí huyết không thông sướng. Vì vậy mà sắc
mặt tuy hồng mà có cảm giác ám trệ. Hoặc uất nặng , có thể thấy mặt sắc xanh hoặc ám trệ . Thần có
thể tâm phiền , ngủ ít, hoặc tim loạn xạ mà không được ninh, hoặc nói nhảm nói mơ, điên cuồng,
thần hôn, nếu do thấp nhiệt phục có thể thấy tinh thần trì trệ , thích ngủ, hồ đồ.

4.Chứng :

Các chứng của uất nhiệt thường biểu hiện theo lối bên ngoài thì thấy hàn chứng , bên trong lại tháy
nhiệt . Khí cơ uất trệ , dương uất không vận hành , bên ngoài mất sự ôn chiếu , có nên bên ngoài có
hàn tượng như là sợ lạnh sợ phong, chân tay lạnh, bụng lạnh. Nhiệt tà uất bên trong cho nên thân
nhiệt , phiền khát, ngực bụng bị đun nóng. Miệng hôi mà khí thô , nước tiểu sẫm màu mà đại tiện
táo.

Nhiệt nhiễu tâm nên tâm phiền , nói mớ, cuồng loạn, nhiệt bức vào phế mà khái suyễn, khí thô.
Nhiệt uất thiếu dương thì miệng đắng, hầu khô, mục huyễn . mạn sường đầy tức. Nhiệt dâm vào can
tắc động phong , nhiệt tà bức huyết vọng hành, tắc động huyết phát ban , uất nhiệt thượng xung
mặt đỏ mắt đỏ, hầu đau đầu đau. Đầu ra mồ hôi. Uất nhiệt bức tiểu tiện đỏ mà sáp.

》》》TỔNG KẾT : Trên là các đặc điểm của uất nhiệt, mạch trầm mà táo sác là điểm trọng yếu , tiếp
theo đó tới lưỡi , nếu thấy mạch trầm mà táo sác lưỡi lại đỏ lập tức có thể chẩn đoán là uất nhiệt.
Còn nói về chứng thì thiên hình vạn trạng nêu ra chủ yếu để tham khảo. Có thể nói bên ngoài hàn

68
bên trong nhiệt cũng là một chỉ điểm điển hình của uất nhiệt , Đa số không có biểu hiện của ngoại
hàn , không thể thấy không có ngoại hàn mà phủ định sự tồn tại của uất nhiệt.

🔥IV. Trị liệu uất nhiệt :

-Bệnh cơ của uất nhiệt :

📍1 là do khí cơ uất trệ không thông sướng

📍2 là nhiệt uất không thấu tống

Dựa vào 2 nguyên nhân trên mà đề ra hướng trị liệu : tuyên sướng khí cơ , thanh thấu uất nhiệt .

🗒#Làm sao để tuyên sướng khí cơ ?

Nguyên tắc là khơi thông chỗ ủng tắc , thông lợi khí cơ . Có nhiều nguyên nhân tạo thành sư không
lưu thông của khí cơ như lục dâm ngoại tập, đàm tháp , ứ huyết , thực tích , phủ thực . Nên khu tà để
sướng tống khí cơ. Nếu tình chí phần uất mà khí cơ không thông sướng, tất nên hành khí lí khí sơ
tống khí cơ , nếu chính khí hư mà khí cơ không thông sướng thì nên phù chính để thông sướng khí cơ
. TÓm lại tìm ra nguyên nhân tạo thành từ đó có cách phóng thích.

🗒#Làm sao để thanh thấu uất nhiệt :

NHiệt giả hàn chi. Lí có tà nhiệt, nên lấy hàn lương để thanh. Nhưng trong thanh nhiệt, nhất định
quan trọng không được quá hàn lương , bởi vì quá hàn lương lại bức phục khí cơ , khiến nhiệt tà
không dễ dàng tháu tống , nên dùng những vị hàn mà không đươc quá mức để thanh nhiệt.

Kinh nói : “Hỏa uất phát chi” . NHiệt uất cũng chính là hỏa uất. Nên phát. VÌ vậy mà tại trị liệu các
chứng nhiệt , ⚠️nhiệm vụ đầu tiên là phát, sau mới tới thanh⚠️.

”Thăng giáng tán “ rất hiệu quả trong việc thăng thanh giáng trọc, hành khí hoạt huyết, thấu phát
uất nhiệt . Lấy bạch cương tàm làm quân, tân hàm tính bình , khí vị đều bạc, khinh phù mà thăng, rất
hiệu quả thăng thanh tán hảo , khu phong thắng thấp, thanh nhiệt giải uất, thăng mà ko quá mức, là
vị thuốc dương trung chi dương .

69
🚩Thiền thoái làm thần , cam hàm tính hàn , thăng phù tuyên thấu , có thể thanh nhiệt giải biểu ,
tuyên độc thấu tống , cũng là vị thuốc dương trong dương.

🚩Khương hoàng làm tá , khí tân vị khổ , hành khí hoạt huyết giải uất

🚩Đại hoàng là sứ , khổ hàn tả hỏa , thông phủ trục ứ, thôi trần chí tân, giáng trọc âm.

Khí huyết thông sướng , thanh thăng trọc giáng, uất nhiệt tại nội tự nhiên có thể thấu xuất bên ngoài
mà giải. Các chứng uất nhiệt đều có thể sử dụng thăng giáng tán làm chủ. Tuy nhiên trên lâm sàng
nguyên nhân bệnh khác nhau, nhiệt tà khinh trọng có sự khác biệt , chính khí cường nhược cũng
khác nhau. Vì vậy trên lâm sàng khi dùng thăng giáng tán phải có sự vận dụng linh hoạt biến hóa gia
giảm

⚠️Gia giảm

📍Nếu do thấp bức nhiệt uất, gia nhân trần, hoạt thạch, thạch xương bồ

📍Tình chí uất dẫn tới uất có gia mai côi hoa ( hoa hồng ), đại đại hoa , lục ngạc mai , xuyên luyện tử

📍Ôn tà đánh vào phế dẫn tới uất gia đạm đậu xị, chi tử bì , liên kiều , bạc hà, ngưu bàng tử.

📍Ứ huyết dẫn tới nhiệt uất, gia xích thược, mẫu đan bì, đào nhân, hồng hoa , tử thảo

📍Đàm trọc uẩn trở dẫn tới nhiệt uất: gia qua lâu, bối mẫu , hạnh nhân, trúc lịch.

📍Thực tích gây cản trở bên trong mà nhiệt uất thì gia tam tiên , kê nội kim, xao chỉ xác , tiêu binh
lang.

📍Dương minh phủ thực nhiệt uất, gia mang tiêu, chỉ thực, uất nhiệt nặng gia thạch duệ, tri mẫu ,
hoàng cầm , nhiệt uất mà tân dịch thương gia lô căn, thiên hoa phấn, thạch hộc. Nhiệt uất kiêm khí
hư , bỏ đại hoàng, gia sinh kì , đảng sâm , thăng ma , sài hồ. Can kinh uất nhiệt thượng nhiễu gia tang
diệp, cúc hoa , khổ đinh trà , long đởm, chi tử , thạch quyết minh. TÓm lại ứng dụng rộng , nhiều
cách gia giảm.

70
**Uất nhiệt sau khi dùng thuốc có thể thấy thân nhiệt kịch liệt , mặt đỏ , miệng khát tăng , đó không
phải bệnh tình nặng lên mà là uất nhiệt ngoại tống, nhiệt lộ rõ ở phần cơ biểu.

**Ngoài ra có thể dựa vào mạch lưỡi thần để theo dõi sự biến chuyển của uất nhiệt sau khi dùng
thuốc:

- Mạch từ trầm chuyển dần về phù , từ tế trì sáp chuyển thành hồng hoạt sác đại và kèm theo sự hòa
hoãn trong mạch.

- Lưỡi từ giáng tía khô chuyển thành đỏ hoạt nhuận

- Cơ thể tứ chi từ nghịch lãnh chuyển dần về ôn ấm .

- Thần khí từ hôn mị chuyển về thanh.

- Chuyển từ vô hãn thành chu thân có mồ hôi

V. Y án :

1.Ngoại cảm phát nhiệt :

Bệnh nhi 3 tuổi , nam , 3/12/1990, sau khi ra mồ hôi cảm phong hàn, ngay giữa đêm sợ lạnh phát
nhiệt đau đầu, dùng qua thuốc hạ sốt, bản lam căn , kháng sinh. Đến 5/12/1990 thì sốt cao 40oC, ra
mồ hôi từng đợt , mạch trầm mà táo sác , lưỡi đỏ .

Phương : Bạch cương tàm 8g , thiền thoái 3g, khương hoàng 4g, đại hoàng 2g, đạm đậu cị 9g, tiêu chi
tử 6g, liên kiều 15g, bạc hà 5g

2 thang , mỗi 6 tiếng dùng 1 thang . chia làm 3 lần , lập tức toàn bộ cơ thể ra mồ hôi, tới sáng hôm
sau thì nhiệt thanh bênh hết.

Bình luận : thầy thuốc đã trj liệu nội nhiệt thình , ngoại cảm phát nhiệt làm chủ phương , ứng dụng
rộng , hiệu quả tốt , hầu như chỉ một hai thang thì nhiệt lui, . Thăng giáng tán hợp chi tử đậu xị thang
, gia nặng tuyên thấu hung cách uất nhiệt.

DÙng cùng liên kiều lấy cái khả năng thăng phù tuyên tán , tán nhiệt kết , thấu biểu giải cơ, trị 12
kinh huyết ngưng khí tụ , có thể phát hãn , rất thích hợp dùng trong chứng uất nhiệt . Nếu nội nhiệt
thinh thì gia thạch cao. Nếu đi ngoài mùi xú uế , thì uất nhiệt hạ bức, đại hoàng có thể dùng liều nhỏ,
không nhất thiết phải bỏ. Nếu dược và mạch chuyển hòa hoãn , cơ thể chuyển ra ít mồ hôi, không
nhất thiết phải dùng hết thang thuốc.

71
2.Y án 2 : “ Mất ngủ”

Bệnh nhân nữ 58 tuổi . Tâm phiền, sợ tiếng nói, mỗi ngày phải dùng các loại thuốc an thần tây y ,
cũng chỉ ngủ được 2-4 tiếng, đầu đau, hay quên , mạch trầm mà táo sác, thốn mạch thịnh , lưỡi đỏ ,
môi ám hồn.

Đó là chứng uất nhiệt nhiễu tâm , tâm thần bất ninh.

Phương : cương tàm 9g, thiền thoái 4g, khương hoàng 6g, đại hoàng 3g, đạm đậu cị 10g, tiêu chi tử
8g, liên kiều 8g, sinh cam thảo 6g

Sau 6 thang , bệnh nhân không cần thuốc an thần , ngủ được 5-6 tiếng, tâm phiền giảm nhiều .
Phương trên bỏ đại hoàng gia bá tử nhân 5g, mạch môn đông 9g, đan sâm 15g

Sau 8 tễ thì các chứng đều hết, mạch không còn táo sác. Dùng thiên vương bổ tâm đan để dự phòng.
Đến nay đã hơn 1 năm mà không tái phát.

Bình luận : Tâm kinh nhiệt thịnh , tâm phiền mất ngủ, , đầu tiên thì nên tả tâm hỏa , hỏa trừ thì thần
tự an. Nếu tâm hỏa thịnh mà mạch trầm táo sác, lại thuộc tâm kinh uất hỏa , thanh tâm hỏa nên
dùng phép thấu nhiệt. Nếu hỏa chưa được thanh mà ta đã nhanh chóng dùng các vị an thần hay
thuốc an thần thì hỏa càng bị phục uất mà khó khỏi.

Y án 3 : Đau dây thần kinh tam thoa.

Bệnh nhân Nam 65 tuổi. Mặt bên phải bị đau không thể chịu đựng được, qua thăm khám tây y chẩn
đoán là đau dây thần kinh tam thoa, điều trị bằng phong bế dây thần kinh. Lần đầu tiên phong bế thì
kéo dìa được nửa tháng , sau thời gian đó thì mỗi lần phong bế chỉ kéo dài được 2 3 tiếng thì lại đau
trở lại . Mạch huyền sác.

Cho là chứng can kinh uất hỏa đốt phía trên .

Thăng giáng tán gia long đởm 6g, chi tử , tang diệp, 9g, tổng cộng 6 thang , hết đau, tới nay đã 3
năm mà không tái phát.

Bình luận : Huyền sác là nhiệt tại kinh can đởm, trầm chủ khí , khí trệ không thông, chẩn đoán là can
kinh uất hỏa . Thăng giáng tán có thể thấu giải nhiệt uất , gia long đởm , chi tử tả can hỏa , khí sướng
nhiệt thấu mà hết đau. Nếu uất nhiệt đốt phía trên , có thể thấy đau đầu , đầu nóng, đau răng, ù tai ,
viêm lợi, yết hầu đau, mắt đau đỏ. Tôi đều dùng thăng giáng tán để trị .

72
Y án thứ 4 : Dương thịnh cách âm

Bệnh nhân nữ 23 tuổi . KHám ngày 23/7/1987

Sau sinh thì bị đi ngoài, toàn thân lạnh , tuy là những ngày chính hạ nhưng phải mặc áo bông . Từng
dùng nhiểu lại kháng sinh, trung dược bổ ích khí huyêt , kiện tỳ chỉ tả, ôn bổ tỳ thận, ôn dương cố
sáp, lị chứng lúc nặng lúc nhẹ , người vẫn lạnh như cũ. Nửa tháng không có chuyển biến . Mạch trầm
hoạt sác , rưỡi đỏ rêu vàng nhớt, đều là thấp nhiệt uất vị trường mà đi lị. Dương uất không lưu hành
nên toàn thân lạnh

Thăng giáng tán hợp cát căn hoàng cầm hoàng liên thang , chỉ 3 thang, lị hết bỏ luôn cả áo bông.

BÌnh luân : Chi lạnh, bụng lạnh, cả người đều lạnh, trên lâm sàng thường thấy các chứng này. Dương
hư âm thịnh thì gây nên lạnh, tuy nhiên dương uất mà lạnh thì cũng nhiều . Nếu mạch trầm mà táo
sác lưỡi đỏ không cần luận lạnh ở chỗ nào , đuề thuộc dương uất , không thể tùy tiện dùng nhiệt
dược.

Tôi trong lâm sàng đã từng điều trị một bệnh nhân như thế , phu tử gia tới nhiều lượng mà hàn càng
hàn , cuối cùng thành hoại chứng . Bài học đó thật ko thể nào quên. Các y gia nên nhớ để làm gương
cho mình.

Y án 5 : VIêm tuyến mang tai và viêm màng não

Nam 11 tuổi . 5 ngyaf trước xuất hiện tuyến mang tai bị viêm , từ tai xuống dưới tuyến mang tai sưng
to, nhiệt độ cao không hạ, kết hợp cả viêm màng não , tih thần hôn muội. Nhiệt độ cơ thể 40,5 độ C.
Mạch trâm táo cấp mà sác, lưỡi đỏ giáng rêu mỏng vàng khô, đại tiện 2 ngày chưa đi. Đó là thiếu
dương uất nhiệt chuyển tâm bào .

Phương dùng thăng giáng tán hợp chi tử đậu xị thang gia thnah hao 10g, hoàng cầm 8g, bản lam căn
10g, mã bột 3g, bạc hà 4g, liên kều 15g .

2 thang thì thần tỉnh táo, nhiệt đọ giảm, hai tuyến mang tai bị sưng thì gần tiêu hết .

Bình luận: CHứng thuộc nhiệt uất khí phận . Khí trệ không thể lưu hành , uất nhiệt không thể thấu ra
bên ngoài , bức nhiệt nhập dinh, thấy thần chí hôn muội. Thăng giáng tán hợp chi tử đậu xị thang,
thăng thanh giáng trọc , thấu tống khí phận uất nhiệt. KHí cơ thông sướng, uất nhiệt tự ngoại tống
mà giải.

Vương Mạnh Anh nói : “ PHàm tháy ôn chứng , nên sát hung quản, như cự án giả , tất tiên khai tiết .
Tuy lưỡi đỏ giáng , thần hôn , nhưng nếu hung hạ ( dưới mũi ức ) cự án , thì không thể sơ xuất dùng
vị lương nhuận , nên lấy các vị tân khai , lúc đó mới có hiệu quả.

73
Liễu Bảo Di nói : “ PHàm gặp các chứng trọng, đầu tiên là tìm đường cho uất nhiệt xuất , tà tuy nhập
dinh, cũng tất cầu kì thấu chuyển” Thăng giáng tán hợp đậu xị chi tử thang, thăng thanh giáng trọc,
tân khai khổ giáng , chỉ là sơ lí khí cơ , khiên cho nhiệt tà nhập tâm bào thấu chuyển . Nếu sơ suất
dùng vị lương nhuận , lại khiến cho tà vào sâu hơn. Hai ý kiến của hai cụ Vương và Liễu nên xem xét
thật kĩ lưỡng để học tập.

🔥-Quốc Y Đường-🔥

🔖Phù tiểu mạch🔖

- Quốc Y Đại sư Chu Lương Xuân kinh nghiệm dụng dược-

📚Biên dịch: Bs. Phạm Quốc Vượng- Quốc Y Đường.

📍Tiểu mạch chính là “tâm chi cốc”. Chức năng dưỡng “tâm” khí . Tính bình hòa.

📍Trương Trọng Cảnh trong “ Kim quỹ yếu lược- Phụ nhân tạp bệnh thiên” trong bài “Cam mạch đại
táo thang” có viết chủ trị: Phụ nhân tạng táo, bi thương muốn khóc, hiện tượng như có thế lực thần
linh tác động, nhiều lần phát tác. Tương tự như bệnh lý Histeria. Thì dùng Phù tiểu mạch, kết hợp với
cam thảo, đại táo, để ích khí nhuận táo, ninh thần trừ phiền. Trong lịch sử các y gia rất trọng dụng
Cam mạch đại táo thang. Như y gia Hứa Thúc Vi trong cuốn "Bản sự phương", Trần Tự Minh trong
cuốn Phụ nhân lương phương, đều có nghiệm án sử dụng phương này.

Đặc biệt danh y Diệp Thiên Sỹ đối với phương Cam mạch đại táo thang có các ứng dụng vô cùng độc
đáo, điều trị khỏi nhiều đại chứng.

📒Khi phân tích kĩ càng về hai chữ “tạng táo” trong biểu hiện lâm sàng, đều liên quan tới bệnh lý về
tinh thần. Chứ “táo” ở đây phải hiểu với ý tưởng là phiền loạn bất an. Từ đó chữ tạng táo , thì chữ
tạng ứng với tâm tạng. Từ đó Phù tiểu mạch làm một vị chủ dược dưỡng tâm khí, nhuận táo mà trừ
phiền.

📒Phương Cam mạch đại táo thang ngoài sử dụng điều trị tạng táo , còn dùng trong chứng tiểu nhi dạ
đề- trẻ bị khóc đêm, tự hãn đạo hãn, kinh quý chinh xung.

74
📒Trên lâm sàng sử dụng trong bệnh lý thần kinh gây chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tâm quý chinh
xung , tâm thần phiền loạn, giấc ngủ không được sâu, hay mơ, thì đều lấy Cam mạch đại táo thang
làm chủ phương, tùy chứng mà gia giảm các vị đều thu được hiệu quả.

📒Cam mạch đại táo thang có thể dùng để điều trị Bách hợp bệnh. Bách hợp bệnh đa số liên quan
tới tâm phế âm hư, dư nhiệt đình lưu. Trên lâm sàng gặp không ít bệnh nhân mặc dù biểu hiện là
tâm phế khí hư , tuy là khí hư nhưng không thể dùng sâm kỳ , để “ôn” bổ . mà phải dùng phương
cam “bình”. dùng vô cùng thích hợp.

⚠️Tiểu mạch dùng lượng 30-60g, dùng lượng ít công hiệu nhỏ không phát huy hết tác dụng.

📒"Cam có khả năng hoãn cấp", tiểu mạch có tác dụng có thể hoãn giải cấp bức, Trong Kim quỹ yếu
lược- Phế nuy, phế ung khái thấu thượng khí thiên. Có viết : KHái mà mạch phù, hậu phác ma hoàng
thang làm chủ” . Trong phương này có tiểu mạch , chính là lấy cái khả năng hoãn cấp chấn ho.

📒“Hãn vi tâm dịch”, tâm khí hư thì mồ hôi ra nhiều. Vì vậy dùng tiểu mạch có chức năng bổ tâm khí.
Liễm hãn cầm mồ hôi. Hầu hết trong các phương trị hãn đều sử dụng phù tiểu mạch, Phù tiểu mạch
là tiểu mạch bị lép, chất đều ra hết vỏ mà bên trong rỗng, vo gạo thì nổi trên mặt nước. Phù mạch có
vỏ mà không có thịt. Tính cam lương. Thích hợp cho tượng liễm hư hãn. Chu lão sư phụ thường dùng
phù mạch với ngọc mễ kết hợp sử dụng. Trị liệu hư hãn phiền nhiệt. Cực kì công dụng.

📍Dùng phù tiểu mạch xao cháy thành mạt. Mỗi lần dùng 6g. Mỗi ngày 2 lần. Dùng 1 tuần. Có hiệu
quả. Nếu như không có phù mạch thì dùng trần tiểu mạch cũng được. Nấu tiểu mạch 1h không quá
nát thì tốt.

📍Ngọn của tiểu mạch cũng có thể dùng làm thuốc. Ngọn của tiểu mạch có tác dụng trị hoàng đản.
Nấu ngọn tiểu mạch ra màu vàng . Sớm thấy trong cuốn Thiên kim phương. Trần Tàng Khí. “Bản thảo
hợp di”. Có thể gọi là ngọn của tiểu mạch chủ trị "tửu đảm mắt vàng". Có thể tiêu tửu thực bạo
nhiệt”. Có thể tiến hành nghiên cứu sâu.

📍Vỏ trấu của tiểu mạch có tác dụng liễm hãn, có thể trị đạo hãn tự hãn. Gần đây phù tiểu mạch
được sử dụng trong bệnh lý Đái tháo đường. Cách dùng với liều lượng vỏ trấu 6 phần , cám 4 phần
dùng cùng dầu ăn, trứng chim, rau xanh nấu chín ăn thay bữa. Sử dụng liên tục trong 1-3 tháng , thể
trọng gia tăng, cơ thể có chuyển biến tốt. Hoặc có thể dùng phù tiểu mạch hoặc vỏ trấu phù tiểu
mạch xao thơm. Nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng 6-10g. Thêm nước vào dùng , đối với đường niệu hay
đường huyết có hiêu jquả nhất định. Quý bạn có thể tham khảo.

-Quốc Y Đường-

75
🔖DẠ GIAO ĐẰNG🔖

🏷 “Thôi miên chỉ dạng, dạ giao đằng” 🏷

- Chu Lương Xuân kinh nghiệm dụng dược-

(Dịch và biên soạn : Bs Phạm Quốc Vượng)

📌Dạ giao đằng hay còn được biết đến với tên gọi khác là dây Hà thủ ô.

📌Vị ngọt hơi đắng, tính bình. Đêm tới dây cuốn lấy nhau như tượng âm dương giao ứng!

📌Quốc Y Đại sư Chu Lương Xuân nhận định : Trong các loại dược liệu có chức năng an thần , thì dạ
giao đằng có hiệu quả vô cùng tốt. Bởi vì con người ta ngủ được chỉ khi vệ đi vào vinh , dương nhập
vào âm. Dạ giao đằng nhập vào huyết phận của hai kinh can tâm, chức năng dẫn dương nhập âm.

⚠️Dạ giao đằng hiệu quả ở việc dưỡng huyết, chính vì vậy mà mất ngủ thể huyết hư vô cùng thích
hợp.

📌Cũng bởi đặc điểm tính bình hòa, chính vì vậy mà trong các thể mất ngủ do các nguyên nhân khác ,
thì cũng có thể sử dụng làm tá dược hỗ trợ.

📒Chỉ có điểm đặc biệt là phải dùng 🔖liều cao🔖, nếu dùng liều thấp thì không có được hiệu quả. Chu
lão sư phụ trong các phương sử dụng đều dùng liều "30 gam", nếu ở các thể mất ngủ nghiêm trọng
có thể dùng tới liều "60 gam" . Tâm đắc sử dụng.

📙Bệnh án ví dụ :

📍Bệnh nhân họ Chương, nam, 48 tuổi, là thầy giáo. Mắc chứng mất ngủ đã 2 năm , từng nhiều lần
sử dụng Nhân sâm Đương quy hoàn, Các loại thuốc an thần bổ não mà không đáp ứng. Mỗi tối đi
ngủ đều phải sử dụng thuốc tây mà giấc ngủ cũng chỉ duy trì được 2-3 tiếng. Tâm phiền bất an, mạn
sườn tức, miệng đắng, sắc mặt đỏ, hai bên rìa lưỡi có các điểm chấm đỏ, mạch tế sác. Đưa ra chẩn
đoán là do Tình chí không được thoải mái , can uất hóa hỏa , hao đốt âm huyết, huyết không dưỡng

76
tâm, chính vì vậy mà cả đêm không ngủ được. Trị pháp dùng pháp dưỡng tâm can âm, nhiệt hỏa phù
việt.

📍Xử phương:

Tế sinh địa 15g

Tang thầm 15g

Huyền sâm 10g

Tri mẫu 10g

Xuyên hoàng liên 6g

Bạch thược 12g

Phục thần 12g

Toan táo nhân 12g

Mạch môn 12g

Sinh cam thảo 3g

Dạ giao đằng 30g

7 thang

📍Sau khi dùng thuốc, không dùng thuốc tây có thể ngủ được 3h, có đáp ứng thuốc, nhưng hiệu quả
chưa kéo dài được giấc ngủ , tiếp tục sử dụng Dạ giao đằng lên 60g, dùng tiếp 12 thang.

📍Lần tái khám thứ 3 bệnh nhân tới trong tâm trạng vui vẻ, mỗi tối có thể ngủ được 5-6h , giấc ngủ
sâu. Tiếp tục dùng phương trên 10 thang, nhưng mật hoàn, mỗi hoàn nặng 10g, ban ngày 1 viên,
đêm 2 viên để củng cố hiêu quả.

📒Ngoài ra dạ giao đằng còn có tác dụng hoạt huyết , thông kinh, chỉ dạng( ngứa),

📒Bản thảo tòng tân: “ Hành kinh lạc, thông huyết mạch”

📒Bản thảo cương mục nói chủ trị : “Phong sang giới tiển tác dạng, nấu thành nước tắm. Lâm sàng
thường dụng để điều trị chứng ngứa ở người già, bởi vì người già thường âm huyết hư nhiều, huyết
hư sinh phong nên ngứa. Dạ giao đằng có khả năng dưỡng huyết, hoạt huyết,là lựa chọn tối ưu trong
điều trị.

77
✏Nếu dùng thuốc uống bên trong thường kết hợp với Sinh địa, hồng hoa, từ trường khanh, dây kim
ngân, mẫu đơn bì

Dùng tắm ngoài có thể nấu tầm 200g để tắm, hiệu quả rất tốt.

-QUỐC Y ĐƯỜNG-

💯Sài hồ

-Khả thăng khả giáng-

✅Sài hồ chủ thăng, các sách của tiền nhân đều nói như vậy, như trong sách của Trương Khiết Cổ
( Sách Y học khải nguyên ) có viết : “sài hồ là vị thuốc dẫn kinh của kinh thiếu dương và kinh quyết
âm,…. dẫn vị khí thượng thăng, để phát tán phát nhiệt. Từ đó trong chế phương bài bổ trung ích khí
của Lý Đông Viên, phối sài hồ là vị sinh phát khí cùng với các vị sâm, kì, truật. Làm cho thanh dương
phấn chấn mà phá cái hạ hãm. Vì vậy hậu thế nhấn mạnh sài hồ là vị thuốc thăng thì nhiều, đối với
sài hồ là vị thuốc giáng các luận giả còn mới lạ.

✅Thần nông bản thảo kinh nói về sài hồ : “ Chủ trị trong tâm, phúc(bụng), trường vị có kết khí, ăn
uống tích tụ, hàn nhiệt tà khí, thôi trần chí tân( tức là làm sạch cái cũ khiến cái mới được sinh ra. Từ
đó biết được công dụng của sài hồ có sơ thông trường vị, mặc dù không chỉ rõ ràng là có khả năng
làm thông tiện, cũng là chỗ ý tại ngôn ngoại mà hiểu ra. Tác dụng thông tiện của sài hồ, có thể th
boài tiểu sài hồ thang để hiểu rõ ràng hơn . Thương hàn luận viết : “ Bệnh của dương minh, dưới
mạn sườn đầy cứng ( có thể thấy đây là chỉ khối phân), không đại tiện mà nôn, trên lưỡi có rêu trắng,
có thể dùng tiểu sài hồ thang. Thượng tiêu thông thì tân dịch hạ, vị khí từ đó mà hòa bình, toàn thân
ra mồ hồi liên tục mà khỏi”. Y gia Thành Vô Kỷ có chú thích về đoạn này như sau : Bệnh của dương
minh , bụng đầy mà không đi đại tiện được, trên lưỡi rêu vàng, là tà nhiệt nhập phủ , có thể dùng
phép ạ, nếu dưới sườn cứng mà đầy, tuy không đại tiện được mà lại nôn, trên lưỡi có rêu trắng. Là
tà nhiệt chưa nhập phủ , tà nằm ở bán biểu bán lí, có thể dùng Tiểu sài hồ thang để hòa giải. Có thể
nói rằng : Thượng tiêu thông rồi thì chỗ cái cứng mà đầy kia cũng được thông lợi, tân dịch hạ rồi thì
đại tiện được lưu thông………. vị hòa rồi thì thân hòa mà ra mồ hôi mà giải trừ. Điểm quan trọng bí
tiện của tiểu sài hồ thang là phân khô táo nội kết , mà khí cơ của tam tiêu không được vận hành, tân
dịch không thể đi tới được chỗ nội kết là nguyên nhân dẫn tới “không thể đi đại tiện”. Tiểu dài hồ
thang có khả năng khu chuyển thiếu dương, sơ thông tam tiêu, khiến cho khí cơ được điều sướng,
tân dịch hạ , mà đại tiện tự thông. Nếu dùng tiểu sài hồ thang cho chứng đại tiện không thông phân
khô do nhiệt kết mà tân dịch khô kiệt thì không nên.

➡️Sài hồ vừa thăng vừa giáng, Lý Đông Viên có đoạn viết : Nếu thăng lên trên dùng rễ , tẩm rượu,
nếu muốn đi vào trong hay hạ giáng , thì dùng ngọn. Gốc rễ thì thăng ngọn thì giáng , là tính chất quy
luật của các vị thuốc. Chu lão sư nhận định , cái khả năng thăng giáng của sài hồ không nằm ở chỗ Lý
Đông VIên nói là dùng sống, chế dược , dùng rễ hay dùng ngọn ( Chưa kể thời nay trong các nhà
thuốc ở Việt Nam sài hồ tốt còn không có nói gì đến chuyện chia rễ chia ngọn), duy dựa vào dụng
lượng đại tiểu mà phân ra.

78
⚠️Dùng để thăng đề, thì dùng lượng từ 3-10g , dùng vào việc hạ giáng thì dùng lượng tới 15-30g.
Lượng này là dùng với thang.

➡️Căn cứ vào kinh nghiệm dùng thuốc của Chu lão sư thì co thể chia ra dùng lượng lớn sài hồ trong
các chứng:

1. ✔ Ngoại cảm nhiệt bệnh ( Cảm mạo, ngược tật, viêm phổi, thương hàn bệnh lí do nhiễm trùng
tiêu hóa. ), trong các bệnh cảnh không có biểu chứng để có thể phát hãn , không có lý chứng để
thanh để hạ , mà lại thấy chứng hàn nhiệt vãng lại , hoặc phát nhiệt liên tục không hạ. Ngực mạn
sườn đầy tức, đại tiện không được thông , có thể dùng để thanh nhiệt thông tiện.

2. ✔Trong những bệnh cảnh có can khí uất trệ , mạn sườn đầy tức, đại tiện đi không được thông
sướng, hoặc là có cảm giác đi đại tiện nhưng lại không thể đi được, dùng sài hồ để trợ cho chức năng
sơ tiết trệ khí.

➡️Phần trên chứng trạng tuy có cả ngoại cảm nội thương ,nhưng để phân biệt dùng lượng lớn sài hồ
thì yếu tố quan trọng là ⚠️lưỡi có rêu trắng , phần lớn rêu lưỡi bẩn dính, mới có thể dùng sài hồ để
sơ tống , đó chính là biện chứng có thẻ nhìn thấy bằng mắt rõ ràng, không thể coi thường. Như các
chứng huyết áp cao, chất lưỡi nghiêng về hồng giáng, không nên ứng dụng.

🚸Bệnh án ví dụ :

Bệnh nhân nam , 38 tuổi, công nhân.

5 ngày trước ăn uống không điều độ, lại cảm phải ngoại tà , đau đầu, tay chân nhức mỏi . sợ lạnh
phát nhiệt. Dùng phép hãn hàn giải, mà phát nhiệt không lui, nhiệt độ 39,2 độ. Ban ngày bệnh nhẹ,
ban đêm tăng nặng. Ngực sườn thì chướng tức, đại tiện không đi đã 3 ngày . Lưỡi rêu trắng vàng mà
bẩn nhớt, mạch huyền sác.

Dùng hòa giải pháp :

Sài hồ , thanh hao tử, vãn trùng sa, nhất chi hoàng hoa đều 15g, toàn qua lâu 20g, xao hoàng cầm kê
tô tán, lai phục tử đều 10g. 2 thang. Dùng thuốc thì tiện thông sướng, nhiệt hoãn giải , nghỉ ngơi 2
ngày thì hồi phục.

✅Ngoài ra, đối với chứng tim đập chậm, các bệnh lí da dị ứng ( chàm, sởi, viêm da dị ứng, vẩy phấn
hồng), chứng phù mạch ( mề đay và phù mạch có cùng căn nguyên) . Tại biện chứng có thể gia giảm
sử dụng, nâng cao hiệu quả điều trị.

79
☯️Dịch từ " Chu Lương Xuân dụng dược kinh nghiệm" ☯️

Khi dịch bài này mình cũng có những suy nghĩ và có nhiều câu hỏi về thăng giáng. Đọc bài này mong
các quý bạn đọc có thể chia sẻ thêm cho mình về suy nghĩ bản thân ạ.

Và dùng theo kinh nghiệm của cụ thì nên dùng sài hồ tốt ạ. Hehe. Các bạn có thể tới Quốc Y đường
để có sài hồ tốt ạ.

-⛔Quốc Y Đường⛔-

THẦN HIỆU NGŨ LINH TÁN

𝑌 𝑔𝑖𝑎 đ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑖: 𝑇𝑜̂́𝑛𝑔 𝐵𝑎́ 𝑆𝑎𝑚 - ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑟𝑜̀ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 vị 𝑄𝑢𝑜̂́𝑐 𝑌 đ𝑎̣𝑖 𝑠𝑢̛.

𝐵𝑖𝑒̂𝑛 𝑑𝑖̣𝑐ℎ : 𝐵𝑎́𝑐 𝑠𝑖̃ 𝑃ℎ𝑎̣𝑚 𝑄𝑢𝑜̂́𝑐 𝑉𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔- 𝑄𝑢𝑜̂́𝑐 𝑌 Đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔.

Chú thích cá nhân: đàm ẩm thấp thường dẫn chung tới một kết cục âm hư. Vì tân dịch âm chấp hóa
hết thành những thứ đó. Âm ko lấy gì sinh ra. Nên thường gặp những chứng này có nhiệt. Thấy nhiệt
nên không dám dùng phép ôn để hóa đàm ẩm . Theo tôi vẫn cần phải dọn nhà sau đó mới dưỡng âm
mới thu được hiệu quả tốt nhất!!!!! Hữu bệnh bệnh đương tri vô bệnh tắc tổn kì khí huyết. Trúng
bệnh tắc chỉ!

⚠️Đặt vấn đề : Nắm được cách nhận biết đàm, ẩm, thấp. Tiếp thu vận dụng Thương hàn luận trong
sử dụng Thần hiệu ngũ linh tán .

📙Đối với chứng “ Súc thủy” . Cá nhân tôi nhận định bao quát gồm 3 loại lớn : Đ𝑎̀𝑚 , 𝑎̂̉𝑚, 𝑣𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝.

𝟏. Đ𝐚̀𝐦 :

❓Đ𝑎̀𝑚 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑠𝑢̛̣ 𝑙𝑎̀ 𝑔𝑖̀ ?

80
➡️Hỏa tà luyện tân dịch ngưng mà làm thành đàm. Cũng có một số cá nhân đặt câu hỏi thế còn hàn
đàm thì sao? Nếu mà hi-loãng thì gọi là “ẩm” , nếu mà đặc thì gọi là “đàm”, Nếu do hàn dẫn khởi thì
thường hi-loãng, có thể khẳng định gọi là “ẩm”, không thể gọi là “đàm”.

➡️Sau đó , các bạn trên lâm sàng có thể từ từ khảo cứu, như trên một bệnh nhân thụ hàn , dần dần
dẫn tới việc lưu chuyển của thủy dịch gặp chướng ngại. Bản chất của nó vẫn là từ tân dịch bình
thường, dùng để nhu nhuận nuôi dướng tứ chi bách hài, nhu nhuận toàn cơ thể của các bạn, cuối
cùng vì ngưng trệ mà biến thành chất thải bệnh lý, tiếp đó biến thành ẩm, chứ không thể ngay lập
tức biến thành đàm được.

✅Trong các sách giáo khoa về đông y thường đưa ra định nghĩa đàm: “ Đàm là một thể của tân dịch
bị đình tụ ngưng kết mà hình thành một loại sản phẩm bệnh lý có tính đặc trọc quánh dính. Thường
gàn giống như trạng thái của sữa bị ngưng kết lâu ngày, tính lưu động của nó rất nhỏ, có thể tùy khí
mà lưu chuyển toàn cơ thể.” hay có định nghĩa : “Nếu thấy chứng trạng phức tạp, nghịch chứng.
Quái bệnh tất cả đều có sự xuất hiện của đàm, đàm sinh ra bách bệnh”.

📌𝗖𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗮̣𝗻𝗴 : Nếu đơn thuần là đàm chứng, biểu hiện thường là các chứng sa sút trí tuệ, giảm
minh mẫn, giảm trí nhớ. Đặc biệt trong các bệnh lý hô hấp, bệnh lý biểu hiện tại cùng ngực, nếu
quan sát kĩ thì sẽ thấy các bệnh nhân đều có đàm , thần sắc quan sát bằng mắt thường cũng như tinh
thần của họ đều có sự sai khác nhất định.

Trong quá trình khám bệnh, có đặt ra câu hỏi là trong các tình huống nào thì có đàm gây ra chứng
huyễn tức là chứng chóng mặt? Chủ yếu là trong các tình huống có phong, đặc biệt là can phong ,
người bệnh xuất hiện chứng huyễn

( Như vậy đàm theo phong hay nói cách khác chính là theo hỏa tà mà di chuyển- trong nhiều y gia cổ
đại nhấn mạnh việc giáng hỏa để giáng đàm. Có thể kể đến một số vị thuốc đặc biệt như Đồng tiện,
chính là điển hình của giáng hỏa để giáng đàm, tránh các trường hợp đàm mê tâm khiếu, hay ác
huyết bế tâm hay gặp ở phụ nữ mới sinh).

📌𝗧𝗵𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗰𝗵𝗮̂̉𝗻 : Nếu chỉ có đàm đơn thuần thì rêu lưỡi dày, bết, cáu.

📌𝗠𝗮̣𝗰𝗵 𝗰𝗵𝗮̂̉𝗻 : Trong các tài liệu cơ sở lý luận hầy hết đều đã đề cập, có đàm nhất định mạch có
hoạt. Mạch này chỉ là đơn thuần đàm chứng, còn trên thực tế bệnh nhân thường tới với rất nhiều
tạp bệnh.

2.𝘼̂̉𝙢:

81
❓𝘈̂̉𝘮 𝘭𝘢̀ 𝘨𝘪̀ :

➡️” Ẩm cũng là một loại sản phẩm bệnh lý , do sự đình tụ của thủy dịch chuyển hóa thành nhưng so
với “đàm” có tính chất loãng hơn , thanh hơn”

➡️Ngoài ra cũng có thể định nghĩa : ẩm thường đình tụ ở những nơi kẽ hở rỗng của cơ thể và trong
dạ dày và đại tiểu trường. Và chứng trạng biểu hiện chủ yếu ở nơi đình tụ đó.

❗Ẩm cũng phân làm một số loại ẩm : huyền ẩm, chi ẩm, dật ẩm>

✏𝐇𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐚̂̉𝐦 , ẩm đình tụ ở vùng lồng ngực và sườn, khiến cho khí cơ bị trở tắc, áp bức tạng phế, có
thể dẫn tới chứng đầy tức vùng sườn, ho khạc gây đau, lồng ngực bức bối phiền muộn mà khó thở.

✏𝐂𝐡𝐢 𝐚̂̉𝐦, ẩm đình tụ ở tâm bào , làm cho tâm dương bị cản trở, dẫn tới khí huyết vận hành trở trệ,
có thể dẫn tới các chứng lồng ngực phiền muộn, tâm quý- hồi hộp trống ngực không rõ nguyên
nhân, đoản khí mà không thể nằm xuống được.

✏𝐃𝐚̣̂𝐭 𝐚̂̉𝐦, ẩm tà lưu hành mà tới tứ chi, đáng phải ra mồ hôi nhưng lại không ra được mồ hôi. Thân
thể và các đốt khớp nặng nề đau đớn.

📌𝐂𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠: Nếu đơn thuần là ẩm thường thấy các chứng hoa mắt chóng mặt, ho hoặc hồi hộp
trống ngực không rõ nguyên nhân. Nặng nề có thể xuất hiện chứng suyễn, hoặc sôi bụng dễ bị đi
ngoài.

📌𝐓𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐡𝐚̂̉𝐧: Lưỡi đạm- nhợt,có vết hằn răng, thường là ít rêu hoặc rêu lưỡi biểu hiện thủy hoạt,
Thường thấy người bệnh nếu lè lưỡi trong một khoảng thời gian dài xuất hiện các giọt nhớt nhỏ
xuống, quan sát giống như con chó lúc thè lưỡi mà rãi rớt chảy ra.

📌𝗠𝗮̣𝗰𝗵 𝗰𝗵𝗮̂̉𝗻: Nếu mạch hai tay đều thấy huyền thì là hàn , nếu huyền một bên thì là ẩm , đại đa số
xem mạch đều có sự nghi ngờ ở điểm này, nhưng nếu huyền một bên thì chính là sự xuất hiện của
ẩm.

3.𝗧𝗵𝗮̂́𝗽 :

❓𝑇ℎ𝑎̂́𝑝 𝑡𝑎̀ 𝑙𝑎̀ 𝑔𝑖̀ ?

82
➡️Thấp tà có thể do cảm nhiễm ngoại tà từ bên ngoài, hoặc từ bên trong tân dịch vận hóa thất
thường mà tạo thành thấp trọc, làm cản trở khí cơ và thanh dương. So với đàm và ẩm thì không rõ
hình chất để mà có thể thấy được, giống như trạng thái của “ hơi nước”. Thấp lấp đầy, và kéo dài
chủ yếu biểu hiện là gây nên chứng trạng các chi thể nặng nề, đau nhức.

📌𝗖𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗮̣𝗻𝗴 : Do thấp có tính niêm trệ, trọng trọc , nê tất các các bệnh nhân có biểu hiện của
thấp chứng đều có triệu chứng đầu như bị bó lại , não bộ thường trong trạng thái u u minh minh rất
khó chịu. Có bệnh nhân từng nói với tôi , đầu như bị bó lại như khi đội một chiếc mũ thắt chặt. Tất cả
các bệnh nhân đều có biểu hiện, ở tay chân , thường là cảm giác trầm trọng nặng nề.

📌𝗧𝗵𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗰𝗵𝗮̂̉𝗻 : Thấp có tính niêm trệ , trọng trọc nên rêu lưỡi thường trắng mà dầy, nhưng thường
bệnh nhân biểu hiện thường rất đa dạng , căn cứ vào tiêu chuẩn của đông y thấp thường đi kèm rêu
lưỡi nị ( tức là rêu lưỡi, chiều cao rêu thấp , mật độ dày, phần trung tâm lưỡi thường rêu dày, nhưng
ở bên thì lại mỏng, trên bề mặt dính nhớt . cạo lưỡi ko dễ mất), thì tiêu chuẩn này không hẳn đã
chính xác.

Về điển hình lưỡi thì gần giống với tính chất lưỡi của đàm, rêu lưỡi cũng có trắng, có dày, nhưng đặc
biệt lưỡi của đàm là rất dính và nị .

Thế làm cách nào để phân biệt được tốt đàm và thấp? So sánh giữa đàm và thấp thì thường thấp tà
rêu lưỡi sẽ dày hơn. Trong quá trình ứng dụng bài Cam lồ tiêu độc đan, có tập trung quan sát độ dày
của rêu lưỡi , không luận là thiên về rêu trắng hay rêu vàng , nhưng đặc biệt không quá nị ? nị thì
khẳng định không thuộc về thấp.

📌𝗠𝗮̣𝗰𝗵 𝗰𝗵𝗮̂̉𝗻 : Thấp tính niêm trệ , thấp trọc nên mạch thường thấy sáp trệ, hoặc là thấy mạch
“nhu”.

4.𝑇𝑢̛ 𝑡𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑐𝑎̂́𝑢 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑛𝑒̂𝑛 𝑇ℎ𝑎̂̀𝑛 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛𝑔𝑢̃ 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑎́𝑛, 𝑣𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑝ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑡ℎ𝑢̉𝑦 𝑘ℎ𝑖́ :

Các bệnh lý liên quan tới sự lưu chuyển của thủy dihjc được đề cập tới trong “Thương Hàn Luận”, có
Ngũ linh tán, Linh quế truật cam thang, Trạch tả thang, Tiểu bán hạ thang và Trư linh thang. Các
phương đều thuộc chương Thái dương bàng quang “súc thủy chứng”. Riêng tiểu bán hạ thang và
Trạch tả thang thuộc Kim quỹ yếu lược. Tôi thống kê hết các phương trong phần dưới đây:

📙𝐶ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑁𝑔𝑢̃ 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑎́𝑛 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑒́𝑝 : “𝑁𝑒̂́𝑢 𝑚𝑎̣𝑐ℎ 𝑝ℎ𝑢̀, 𝑡𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑢̛𝑢 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑖
𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑞𝑢𝑎́ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑏𝑖́ 𝑡𝑖𝑒̂̉𝑢, 𝑣𝑖 𝑛ℎ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂𝑢 𝑘ℎ𝑎́𝑡, 𝑛𝑔𝑢̃ 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑎́𝑛 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑐ℎ𝑖”. 𝐻𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑜́ đ𝑜𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑒́𝑝: “

83
𝑇𝑟𝑢́𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑜𝑛𝑔, 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑡 6-7 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑚𝑎̀ 𝑝ℎ𝑖𝑒̂̀𝑛 , 𝑐𝑜́ 𝑏𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑙𝑖́ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔, 𝑘ℎ𝑎́𝑡 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔
𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐, 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑣𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̂̉ 𝑟𝑎, 𝑔𝑜̣𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 “𝑡ℎ𝑢̉𝑦 𝑛𝑔ℎ𝑖̣𝑐ℎ”,𝑁𝑔𝑢̃ 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑡𝑎́𝑛 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐ℎ𝑢̉”

📙𝐿𝑖𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑒̂́ 𝑡𝑟𝑢𝑎̣̂𝑡 𝑐𝑎𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 : “𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑜̂̉, ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 ℎ𝑎̣, 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑚𝑢̃𝑖 𝑢̛́𝑐 𝑐𝑎̉𝑚
𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖̣𝑐ℎ 𝑚𝑎̃𝑛, 𝑘ℎ𝑖́ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑛𝑔 ℎ𝑢𝑛𝑔, đ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑑𝑎̣̂𝑦 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐ℎ𝑜́𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡, 𝑚𝑎̣𝑐ℎ 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑚 𝑘ℎ𝑎̂̉𝑛, 𝑝ℎ𝑎́𝑡
ℎ𝑎̃𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑛 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ-𝑐𝑜 𝑔𝑖𝑎̣̂𝑡, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑎𝑜 đ𝑎̉𝑜, 𝑝ℎ𝑢̣𝑐 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑏𝑎̣𝑐ℎ 𝑡𝑟𝑢𝑎̣̂𝑡 𝑞𝑢𝑒̂́ 𝑐ℎ𝑖 𝑐𝑎𝑚 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔
𝑙𝑎̀𝑚 𝑐ℎ𝑢̉.”

📙“𝑇𝑎̂𝑚 ℎ𝑎̣ 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑖 𝑎̂̉𝑚, 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̂̉ 𝑣𝑖̀ 𝑐ℎ𝑜́𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡, 𝑇𝑟𝑎̣𝑐ℎ 𝑡𝑎̉ 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑐ℎ𝑖”

📙“𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑏𝑖̣ 𝑛𝑜̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑐ℎ𝑎̂́𝑡 𝑠𝑒̃ 𝑘ℎ𝑎́𝑡, 𝑘ℎ𝑎́𝑡 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑖, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖̣𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑙𝑎̣𝑖
𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑎́𝑡, 𝑡𝑎̂𝑚 ℎ𝑎̣-𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑣𝑖̣ 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑖 𝑎̂̉𝑚 𝑛𝑒̂𝑛 𝑔𝑎̂𝑦 𝑟𝑎 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 đ𝑜́, 𝑇𝐼𝑒̂̉𝑢 𝑏𝑎́𝑛 ℎ𝑎̣ 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚
𝑐ℎ𝑢̉.”

📙“𝑁𝑒̂́𝑢 𝑚𝑎̣𝑐ℎ 𝑝ℎ𝑢̀ 𝑚𝑎̀ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑡, 𝑘ℎ𝑎́𝑡 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐, 𝑡𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑢̛𝑢 𝑙𝑜̛̣𝑖, 𝑡𝑟𝑢̛ 𝑙𝑖𝑛ℎ
𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐ℎ𝑢̉” “𝑇ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑎̂𝑚 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ, ℎ𝑎̣ 𝑙𝑖̣ 6-7 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 , ℎ𝑜 𝑚𝑎̀ 𝑛𝑜̂𝑛 𝑘ℎ𝑎́𝑡, 𝑡𝑎̂𝑚 𝑝ℎ𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̉ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐,
𝑡𝑟𝑢̛ 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐ℎ𝑢̉”.

➡️Trên đây là tóm tắt của các phương trị thủy súc. Nếu như các vị đã nắm rõ cả Thương hàn luận và
Kim quỹ yếu lược, thì vận dụng một cách thuần thục trên lâm sàng nên dùng ngũ linh thì dùng ngũ
linh, nên dùng trư linh thì dùng trư linh, nên dùng tiểu bán hạ thì dùng tiểu bán hạ. Nhưng trên thực
tế, tôi thấy nhiều người chưa có được cái nhìn chi tiết đến như vậy , hay là khả năng tiếp thu cũng
chưa được tốt, dẫn tới chưa có được trình độ biện chứng tinh chuẩn đến mức độ như vậy. Từ đó mà
tôi cố gắng tạo ra một chỉnh hợp phương để điều trị gọi là Thần hiệu ngũ linh tán.

✅Có thể tóm gọn lại các chứng của Thủy ẩm : Thủy ẩm mà trên vùng đầu thì gây ra chóng mặt, thủy
ẩm tại phế thì gây ra ho hoặc suyễn khó thở, thủy ẩm mà công tâm thì gây chứng quý - hồi hộp lo sợ
ko rõ nguyên nhân, thủy ẩm mà nhập vị thì gây ra nôn, thủy ẩm mà vào ruột thì gây chứng đi tả, thủy
dao động trong ruột mà tạo nên âm thanh sôi bụng, thủy ẩm đình tụ ở bàng quang thì tiểu tiện bất
lợi.

⚠️*𝑅𝑖𝑒̂𝑛𝑔 𝑣𝑒̂̀ “𝑡𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛̣𝑖” 𝑐𝑜́ 2 𝑙𝑜𝑎̣𝑖, 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 đ𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑠𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔, 𝑐𝑜̀𝑛
𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑜𝑎̣𝑖 𝑙𝑎̀ đ𝑖 𝑞𝑢𝑎́ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢. (𝐾ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑦́ đ𝑜́, ℎ𝑎̂̀𝑢 ℎ𝑒̂́𝑡 đ𝑒̂̀𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑙𝑦́ 𝑔𝑖𝑎̉𝑖)”

𝟓. 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐓𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐠𝐮̃ 𝐥𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐚́𝐧:

Phục linh bì 30g

84
Bạch truật 10g

Trạch tả 15g

Trư linh 10g

Quế chi 10g

Bán hạ 10g

Chỉ thực 10g

Hậu phác 20g

Trần bì 20g

Mộc hương 20g

Mộc thông 6g

Cam thảo 6g

✏Nguyên phương Ngũ linh tán sử dụng Phục linh, tôi chuyển thành sử dụng Phục linh bì. Tại sao lại
chuyển sang dùng phục linh bì? Nguyên nhân là có một năm phục linh từ 7 tệ sau đó đột nhiên tăng
cao tới 300 tệ. Tôi không có cách nào dùng ngũ linh tán được . Sau đó tôi nghĩ về những thứ tương
tự, ngũ bì ẩm dùng phục linh bì, lợi niệu hiệu quả rất tốt. Tôi cho rằng không có sự sai khác quá
nhiều khi dùng phục linh bì, từ đó tôi sử dụng phục linh bì rất nhiều mà lại giảm được chi phí. Trong
quá trình dùng càng dùng càng có sự cải biến. Hiệu quả so với phục linh nguyên phương không kém
là bao , tuy nhiên cần chú ý đến lượng dùng. Đó chính là nguyên nhân mà tôi dùng phục linh bì

➡️Ngoài ra phương trên còn phối hợp giữa tiểu bán hạ thang, trạch tả thang , linh quế truật cam
thang, Chỉnh thể phương dựa trên lý luận : Bệnh đàm ẩm, đương dĩ ôn dược hòa chi”. Gia thêm một
số vị lợi niệu, không làm mất đi bản chất của phương Ngũ linh tán , nên đọc lại các điều văn để hiểu
rõ và kĩ hơn. Trong phương chỉ gia thêm vị :

📍Chỉ thực , tác dụng phá khí, xưng là vị thuốc thông quan triệt địa. Chính vì cái tác dụng thông quan
triệt địa này mà dùng nó . Bởi thủy ẩm là thứ biến động không nơi nào không tới. Từ đầu, phế, tâm ,
vị đại trường. Nên phải dùng chỉ thực để tới được những nơi đó.

📍Trần bì có tác dụng bổ phế khí , ngoài ra các loại bì còn có tác dụng lợi thủy.

📍Hậu phác tính tân khổ ôn, vị khổ- đắng có khả năng táo, Ôn chính là phép: “Bệnh đàm ẩm nên lấy
ôn dược trị.” vị tân-cay có tác dụng khai, hậu phác có tác dụng thông dương, Trong phương thần
hiệu ngũ linh tán có hai vị thông dương . Một vị chính là quế chi, một vị là hậu phác chủ yếu là để
thông dương khí tại trung tiêu.

85
📍Ngoài ra trong phương có sử dụng Mộc hương. Tại sao lại dùng mộc hương? Bởi mộc hương rất
hiệu quả trong việc điều lý khí ở trung tiêu. Tính khổ vị thì chủ ôn. Vị này vô cùng hiệu quả trong lý
khí trung tiêu. Ngoài ra do là nơi chúng tôi làm việc có rất nhiều bệnh nhân nhi tới khám . Đặc biệt là
mỗi năm khi thời tiết vào độ thu quý tức là lúc cuối hạ đầu đông , hay lúc cuối xuân đầu hạ . Trẻ em
thường mắc phải chứng phúc tả- đi ngoài. Thường chỉ cần dùng 1 tễ thần hiệu ngũ linh tán. Tuy
nhiên một số bệnh nhi lúc đầu chỉ là nôn , đi ngoài ra nước, không có triệu chứng đau bụng, sau đó
tới nhiều hơn thì có những bệnh nhân có triệu chứng đau bụng. Nên tôi đã thêm mộc hương vào để
lý khí chỉ thống điều trị triệu chứng đau bụng.

📍Ngoài ra tôi còn nhận thấy một vị thuốc hết sức thần diệu . Tôi chọn mộc thông. Mộc thông tính
hàn, thiên về hàn lương. Tại sao lại dùng một vị hàn lương trong phương “Bệnh đàm ẩm, lấy ôn
dược trị”?

❓Đó là việc trên kinh nghiệm lâm sàng, khi điều trị các bệnh nhân có bệnh lý thủy ẩm, hay thủy
thũng. Dùng phương ngũ bì ẩm, là một phương lợi niệu nhưng lại không có được kết quả lợi niệu
như ý . Tiếp tục gia thêm vị Ma hoàng để khai phách môn( Chính là phế - phép đề hồ yết cái tôi đã
viết rõ trong phần phế bàng quang - tạng phủ thông trị), để tẩy sạch phủ, mà vẫn không có một chút
công hiệu nào cả? Thế là vì sao ?

✏“Nếu mà bệnh nhân mắc chứng thủy thũng trong thời gian dài, đường niệu đạo hay đường niệu
quản hay có thũng- sưng. Đó là bởi “Nếu ứ lâu ngày thì hóa nhiệt”. Nếu như phương trên dùng thì
không để thông tiện được. Gia thêm vị mộc thông, nó là một vị hàn lương. Sau đó thì cái sưng niệu
đạo được giải quyết! Các bệnh nhân có chứng thủy ẩm , tôi đều hỏi một câu , bài xuất nước tiểu có
bị nhỏ dòng và lưu tán không ? Thường thì tất cả các bệnh nhân đều có cảm giác phải rặn cấp, dòng
nước tiểu đi ra nhỏ, vì lẽ đó mới gia thêm một thông. Lúc đó hạ tiêu được khai phóng, thủy ẩm được
bài tiết, dòng tiểu được lưu lợi. Hiệu quả rất tốt.

𝟔. 𝐓𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐠𝐮̃ 𝐥𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐚́𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 :

Tại lâm sàng có thể sử dụng vào các bệnh nào ? Như tôi đã khẳng định, điển hình nhất là trẻ em bị
chứng phúc tả vào giao mùa thu đông và xuân hạ. Không phải đau bụng đi ngoài do vi khuẩn hay do
đại trường nhiễm độc tố, mà lại sử dụng kháng sinh quá độ dẫn tới rối loạn của lợi khuẩn trong bộ
máy tiêu hóa. Tiến hành sử dụng phương này so với việc sử dụng kháng sinh thì tốt hơn nhiều. Trên
nhiều năm làm lâm sàng, tôi thường chỉ dùng 1 tễ, 2 tễ hoặc cùng lắm là 3 tễ . Bệnh an!

Bệnh án :

1. Chứng tiểu nhi thổ tả:

86
Bệnh nhân nhi, nam, 7 tháng tuổi. Tới viện sốt cao 38,6 độ C .

Đi ngoài ra nước, nôn ra dịch trong đã kéo dài 20 ngày. Tiến hành bù dịch tại cơ sở y tế .

Trong tình huống này phải làm thế nào? Bạn tiến hành bù dịch 1 chai , thì bệnh nhân tuyệt đối đi
ngoài và nôn mửa hơn 1 chai. Bạn tiếp tục truyền 2 chai thì bệnh nhi lại tiếp tục đi ngoài và nôn ra
bằng lượng đó. Đặc biệt sốt không giảm.

Tôi mới suy nghĩ việc dùng tới thuốc hạ sốt, nhưng hậu môn đang bị như vậy làm sao có thể dùng
thuốc hạ số đặt hậu môn được. Và vấn đề là trẻ nhỏ quá, dùng thuốc hạ sốt tác dụng thế nào?

Không có đau bụng , không có niêm dịch đại tiện, lưỡi hồng nhợt , rêu lưỡi thủy hoạt , không thể ăn
uống, kết hợp với thời điểm diễn ra bệnh, đứa trẻ nếu tiếp tục thế này sẽ vô cùng nguy hại . Tôi đề
nghị với đồng nghiệp sử dụng trung y dược trị liệu thôi! Đồng nghiệp hỏi tôi rằng, nếu dùng thuốc
nước mà bệnh nhi nôn liên tục thế này làm sao có thể cho uống được……..Nói chung là cãi nhau dài
dòng , là văn nói nên mình ko dịch chính xác được. CHủ yếu là cãi nhau vụ truyền nước tiếp hay uống
thuốc….

Cuối cùng vẫn sắc cho 1 thang Thần hiệu ngũ linh tán , đổ vào mồm, sau 2h , thổ tả dừng. Tiếp theo
1h nữa thì ngừng sốt. 1 thang kiến hiệu. Kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm ở các bệnh nhân thủy ẩm ,
trong vấn đề ăn uống cần đặc biệt đề cao . Tôi nghĩ rằng chỉ nên ăn các loại cháo, hay nước gạo nấu.
Các bạn xem liệu đứa trẻ 1 năm 7 tháng kia có ăn được ko, nước gạo sắc thì hoàn toàn có thể. Không
nên ăn các loại rau củ vì nó là chất xơ khó lưu hành…….. Văn nói khó dịch em xin để có điều kiện sẽ
bổ sung . Vì chỉ là phần phụ chú.

2. Huyễn vựng.

3. Ung thư gan bụng chướng.

Về mặt ứng dụng chỉ cần nắm kĩ được ứng dụng của các phương tổ thành sẽ nắm được ứng dụng
của thần hiệu ngũ linh tán.

Nhận xét cá nhân : Phương này tuy ý tứ rất hay nhưng vận dụng cần linh hoạt. Gia giảm liều lượng
các vị cho hợp lý. Tốt nhất là vẫn cần học kỹ thương hàn luận để nắm bắt được khi nào dùng cái gì.
Đặc biệt trong bài viết có phân biệt thấp, đàm , ẩm rất chi tiết . Cần học tập nên tôi dịch lại . Vì tôi
thấy trên lâm sàng. VIệt Nam các chứng này rất nhiều. Cần nắm kĩ lưỡng khẩu quyết “ Bệnh đàm ẩm,
đương dĩ ôn dược trị chi” .

87
Kính chúc quý bạn có một ngày an lạc!

-𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐘 Đ𝐮̛𝐨̀𝐧
̛ 𝐠-

Chúc quý bạn và các đồng nghiệp có một ngày Tết Đoan Ngọ thật hợp với đạo trời sức khỏe dồi dào.
Lại rất nhớ những ngày ở quê nhà 5h sáng dậy cùng bà ngoại thu hái hoắc hương kim ngân dây,….
vừa để làm thuốc lại vừa để bán cho bà con quê nhà tắm rửa tránh các loại mụn nhọt….

Nhân ngày đại thiên dương thịnh mãn nhất viết về một vị bổ âm huyết, bổ mà không trệ, tẩu thủ
kiêm thi, rất hay dùng ở Việt Nam, cũng là một vị thuốc nam quý! Liệu chúng ta đã ứng dụng hết
chưa. Cùng xem một vị Quốc Y đại sư sử dụng nó như thế nào!

☯️𝐊𝐞̂ 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 đ𝐚̆̀𝐧𝐠 ☯️

-Vị khổ cam, tính ôn, nhập kinh can thận-

-Quốc Vượng dịch và diễn giả từ Quốc Y đại sư Chu Lương Xuân kinh nghiệm dụng dược-

🆙️Tác dụng vừa hành huyết vừa bổ huyết, thư kinh hoạt lạc, khí vị bình hòa, có khả năng hóa âm
sinh huyết, lại có thể hoạt huyết thông lạc. Là một vị thuốc nhuận mà không táo , bổ huyết mà không
nê trệ, hành huyết mà không phá huyết. Chu Lương Xuân sư phụ ứng dụng rất rộng rãi trong các
chứng đau do phong thấp , bệnh lý phụ khoa và bệnh lý da liễu.

✅(1) 𝑸𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒕𝒚́ 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒍𝒚́ đ𝒂𝒖.

➡️Tý chứng là do cảm nhiễm phong , hàn , thấp , nhiệt tà mà dẫn tới cơ nhục, cân cốt , các khớp
xương dẫn tới các triệu chứng lâm sàng như đau đớn, tê bì, nhức mỏi, nặng nề hơn là vận động các
bộ phận bị trở ngại khó khăn.

➡️Chu lão sư phụ nhận định “bệnh cơ” chính của tý chứng chủ yếu nằm ở chỗ khí huyết bị trở ngại
lưu thông không thông sướng, ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng các khớp và các cơ quan. Kê huyết đằng
vừa có thể hoạt huyết thông lạc, lại có thể tư dưỡng kinh lạc và huyết mạch, rất sát với “bệnh cơ”, có
thể dùng để điều trị đúng với mục tiêu “ Quyên tý chỉ thống” . Chính vì thế mà Kê huyết đằng là vị
thuốc rất được coi trọng trong điều trị bệnh lý đau nhức .

Đối với bệnh lý phong thấp gây ra các chi thể đau nhức tê bì, gân xương đau nhức, các khớp xương
vận động hạn chế khó khăn không lưu lợi. Chu lão sư phụ thường dùng Kê huyết đằng với lượng ⚠️“

88
30-60g” ⚠️. Dùng cùng các vị "sao" xích thược, "sao" bạch thược, địa miết trùng, tổ ong, chích toàn
yết, chích ngô công.

☸Gia giảm:

📌Nếu “hàn thấp” thì gia thêm các vị : quế chi, chế xuyên ô, độc hoạt.

📌Nếu các khớp xương sưng nóng đỏ, thấp nhiệt thịnh thì gia các vị nhẫn đông đằng, hàn thủy thạch,
lão quán thảo.

Chu lão sư phụ sử dụng chủ dược Kê huyết đằng trong điều trị bệnh lý “viêm quanh khớp vai”,
“thoái hóa khớp”, đau đầu có yếu tố vận mạch, các chứng tê bì thần kinh.

✏Ngoài ra Kê huyết đằng còn dùng trong điều trị bệnh lý Xơ cứng bì khu trú. Xơ cứng bì là một bệnh
lý bì tổ chức mô liên kết liên quan tới hệ miễn dịch làm cho da sưng phù, xơ cứng, co rút sẹo. Cũng
thuộc phạm trù “tý chứng” trong đông y. Định danh là chứng “bì tý”. Nguyên nhân phát bệnh phần
nhiều do khí huyết bất túc , vệ ngoại bất cố, tấu lý không chắc chắn, phong hàn thấp tà thừa chỗ hư
chứng mà nhập, khiến cho dinh vệ bất hòa. Khí huyết ngưng trệ ở bì phu, kinh lạc, huyết mạch. Kê
huyết đằng vừa dưỡng huyết hoạt huyết, vừa thư cân thông lạc, rất phù hợp với cơ chế của bệnh.

✅(𝟐) “𝐂𝐡𝐚̂́𝐧 𝐧𝐮𝐲 𝐭𝐫𝐮̛̀ 𝐩𝐡𝐞̂́ 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐮𝐲- 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐧𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐨̛”

➡️Bệnh lý nhược cơ là một bệnh lý mà chức năng dẫn truyền của hệ thống thần kinh cơ bị trở ngại,
do do sự tồn tại các tự kháng thể chống lại thụ thể acetylcholin trên màng tế bào cơ tại các vùng tiếp
nối thần kinh cơ hậu synap. Điều này dẫn đến các tín hiệu do dây thần kinh dẫn truyền tới không
được tế bào cơ tiếp nhận. Quy nạp vào “chứng nuy” trong đông y. Dẫn tới các rối loạn cơ như cơ
vùng mắt, cơ nuốt, cơ hô hấp. Bản chất bệnh là do khí huyết hư nhược, cơ nhục mất sự nuôi dưỡng.
“Bản Thảo cương mục có viết về Kê huyết đằng: “Tráng cân cốt , giải đau nhức mỏi, hòa cùng rượu
để dùng,…. trị người già khí huyết hư nhược, tay chân tê bì, co rút” .

📌Chu lão sư phụ trọng dụng Kê huyết đằng làm chủ dược. Gia thêm các vị sinh hoàng kỳ, toàn
đương quy, thục địa hoàng, sinh bạch truật, dâm dương hoắc, tổ ong, ba kích, sơn thù du, có hiệu
quả trị liệu tốt.

📌Đối với các di chứng sau trúng phong khiến cho cơ lực giảm, khó cử động, Bổ dương hoàn ngũ
thang trên cơ sở trọng dụng kê huyết đằng, cũng có tác dụng gia tăng cơ lực.

✅(𝟑) “Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨́ 𝐜𝐨́ 𝐜𝐨𝐧”

89
➡️Kê huyết đằng có tác dụng dưỡng huyết hoạt huyết, công đồng “tứ vật”, chính vì thế mà bệnh lý
của phụ nữ là một vị thuốc quan trọng. Lâm sàng thường dùng trong điều trị huyết hư kinh bế,
nguyệt kinh không đều, đau bụng kinh.

🗒Như trong cuốn “Cương mục thập di” viết Kê huyết đằng trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, xích
bạch đới hạ, phụ nữ lao lực huyết hư, tử cung hư lãnh khó có con.

🗒Trong cuốn “Ẩm phiến tân tham” Chép : Kê huyết đằng khử ứ huyết, sinh tân huyết, lưu lợi kinh
mạch.

🗒Trong cuốn hiện đại thực dụng trung dược chép: Kê huyết đằng dùng trong phụ nữ nguyệt kinh
không đều , tắc kinh, hoạt huyết giảm đau.

📌Chu lão sư phụ, nhận định rằng kê huyết đằng đối với các chứng như đau bụng, khó có thai gây ra
bởi các bất ở niêm mạc tử cung có hiêu quả điều trị. Về mặt dược lý hiện đại có nghiên cứu Kê huyết
đằng có khả năng cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, tăng cường sự nuôi dưỡng trao đổi chất tại tử
cung.

✏Chu lão sư thường dùng với lượng 30-60g trong hợp phương,

☸ Gia giảm:

📌Nếu có nhiều huyết khối trong kinh nguyệt gây ra đau bụng rõ ràng thì dùng thất tiếu tán , nga
truật, diên hồ sách.

📌Kinh nguyệt lượng nhiều gia tam thất trữ ma căn.

📌Thận dương hư gia thêm dâm dương hoắc, nhục quế.

📌Thận âm hư gia sơn thù du , nữ trinh tử.

📌Khí hư gia hoàng kỳ...

📌Huyết hư gia đương quy...

90
📌Thấp nhiệt gia hồng đằng, bại tương thảo, trị liệu hiệu quả tốt.

(𝟒) 𝐃𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐡𝐨𝐚̣𝐭 𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐦𝐚́𝐮 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐚́𝐢 𝐭𝐚̣𝐨( 𝐡𝐚𝐲 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐦𝐚́𝐮 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐬𝐚̉𝐧 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧
𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐜𝐡𝐮̉ 𝐲𝐞̂́𝐮 𝐝𝐨 𝐬𝐮𝐲 𝐭𝐮̉𝐲 𝐱𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠)

🗒"Trung dược đại từ điển” chép : Kê huyết đằng cường tráng thân thể, bổ huyết dược”

🗒”Bản thảo cương mục thập di” chép : Kê huyết đằng đại bổ khí huyết, thống trị bách bệnh, có thể
sinh huyết, hòa huyết, bổ huyết, phá huyết. Lại có khả năng thông khí khổng. Đi vào ngũ tạng, tuyên
cân lạc.

Chu lão sư phụ thường dùng kê huyết đằng, kết hợp với tiên hạc thảo, hạn liên thảo, chích ngưu giác
tư, du tùng tiết, trị liệu bệnh lý thiếu máu không tái tạo, hiệu quả rất tốt.

✏Dùng riêng kê huyết đằng thì dùng 300 g nầu nước , dùng khi kết hợp trị liệu phóng xạ, trị liệu hóa
chất gây ra giảm tế bào bạch cầu, tiểu cầu. Các nguyên nhân khác dẫn tới thiếu máu cũng có hiịu quả
tốt.

Y học hiện đại thực chứng cũng đã chứng minh Kê huyết đằng có tác dụng đẩy mạnh bạch cầu , hồng
cầu , huyết sắc tố tăng cao.

📙(𝟓) 𝐘 𝐚́𝐧:

Bệnh nhân nữ 59 tuổi, công nhân.

Đầu cảm giác hôn trầm, cơ thể mệt mỏi, kèm theo hai chi dưới có ban xuất huyết tím đã một tháng.
Tại chuyên khao huyết học tiến hành xét nghiệm tủy đồ, chẩn đoán bệnh lý thiếu máu bất sản. Do
bệnh nhân và người nhà sợ các tác dụng của thuốc tây nên đã không đồng ý trị liệu bằng tây y, mới
tới đông y điều trị.

📌Lần 1: Đầu hôn trầm cảm giác vô lực, sắc mặt nhợt, hạ chi có các ban xuất huyết lớn. Ăn thức ăn
tổng hợp, đêm ngủ không tốt, đại tiểu tiện không bất thường. Lưỡi hồng nhợt, rêu mỏng mạch tế.

WBC: 2.91 (10^9/L)

PLT 46 ( 10^9/L)

RBC 8.9 (10^12/L)

91
Hb 70 (g/L)

Hợp phương : Kê huyết đằng , sinh hoàng kỳ, đẳng sâm, tiên hạc thảo, chích ngưu giác tư, hạn liên
thảo, lộc giác giao, thục địa hoàng, trị liệu trong 2 tháng. Tới kiểm tra:

WBC 3.17 (10^9/L)

PLT: 57 ( 10^9/L)

RBC : 95 (10^12/L)

Hb: 80 (g/L)

Ban xanh tím chi dưới nhạt màu, đầu hôn trầm phiếm lực giảm nhẹ. Tiếp tục dùng thuốc trong 2
tháng. Sắc mặt tươi, tình trạng đầu hôn trầm nặng nề hết. Toàn bộ các vết ban tím trên cơ thể biến
mất. Tiến hành kiểm tra:

WBC: 3.5 ( 10^9/L)

PLT: 75 ( 10^9/L)

RBC : 102 (10^12/L)

Hb: 100 (g/L)

(Các chỉ số xét nghiệm mình xem thì có vấn đề nên các bạn tham khảo)

Dùng thuốc đông y để củng cố hiệu quả 1 năm. Các xét nghiệm huyết thường quy ổn định. Bạch cầu
bình thường. PLT ổn định ở mức trên 75 . Không phát hiện các chảy máu trong cơ.

📙𝑴𝒐̛̉ 𝒓𝒐̣̂𝒏𝒈

📌Dùng đơn độc vị kê huyết đằng có thể trị liệu bệnh lý di truyền về da ở trẻ sơ sinh như da vảy cá
( Harlequin ichthyosis) , bệnh vẩy nến các giai đoạn. Lấy tác dụng dưỡng huyết nhuận táo khu phong.
Hoạt huyết hóa ứ sinh tân.

📌 Vì Kê huyết đằng bao gồn cả khử ứ huyết, sinh tân huyết , sơ lợi kinh mạch nên dùng độc vị kê
huyết đằng trị liệu bệnh lý “viêm ruột thừa mãn tính”có hiệu quả trị liệu tốt.

92
📌Kê huyết đằng nhiều lá ôn nhuận, vừa hành vừa bổ, chính vì thế mà đối với chứng âm huyết hư
dẫn tới trường táo đại tiện bí , đặc biệt là người già phụ nữ rất hợp sử dụng.

Tất cả cùng nỗ lực vì một nền đông y rực rỡ !

-Quốc Y Đường-

------------

Quốc Y Đường có bán buôn, bán lẻ các loại thuốc phiến và các chế phẩm của Đồng Nhân Đường . Cắt
thang, sắc thuốc với giá cả hợp lý. Ưu tiên hỗ trợ các bạn sinh viên đang mới bắt đầu vào nghề!

Mong chân tâm cầu được chân tâm.Thầy thuốc ngày ngày có đủ cơm ăn, gặp được đồng đạo đọc
sách nói chuyện chia sẻ, và trên hết là được thỏa cái đạo cầu sinh cứu bản đã là vui rồi !

( Mọi người thấy cần thì chia sẻ để động viên người viết ạ)

Bài viết dài nhưng khá chi tiết, người viết cố công viết , người đọc càng nên cố công đọc .Vận hội mới
của đông y đang tới còn không nỗ lực được hay sao ?

⚠️LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG.⚠️

☯️Lưu Độ Châu: Linh quế truật cam thang và các cách vận dụng trên lâm sàng. ☯️

“Trị liệu thủy khí bệnh, chủ yếu lấy ôn dương hóa ẩm, lợi thủy giáng xung, dùng lấy phục linh, quế chi
là chủ tễ , mà trong đó đại diện tiêu biểu là phương linh quế truật cam thang”

⛔I.Y án mở đầu :

🚫1.Y án về chứng thủy khí thượng xung :

Bệnh nhân họ Trần , nữ 52 tuổi .

93
Xuất hiện các chứng : hoa mắt chóng mặt, hay hồi hộp không lí do( tâm quý ) , lồng ngực đầy tức mà
phiền muộn, mỗi khi trời tối thì khí thượng xung lên ngực, các chứng tùy vào mức độ khí thượng
xung mà tăng nặng. Ngoài ra bệnh nhân mặt hư phù, cuồng mắt xanh, chi dưới xuất hiện phù mức
độ nhẹ, tiểu tiện ngắn ,ít , không lưu lợi, “miệng tuy khô nhưng không muốn uống nước”, nếu miễn
cưỡng uống thì cảm thấy trong dạ dày xuất hiện tình trạng đầy chướng tức , muốn nôn. Hỏi đến vấn
đề đại tiện thì đại tiện táo kết không thông , 5-6 ngày một lần , cứng như phân dê. Chất lưỡi nhợt
bệu , rêu lưỡi trắng hoạt, mạch trầm hoạt vô lực.

Chứng trên thuộc tâm tỳ dương khí lưỡng hư , tỳ dương không vận hóa, khiến cho thủy khí nội đình,
tâm dương không thịnh, thủy khí thừa cơ tiếm thượng.

Thủy khí thượng xung, âm tà tới ức hiếp dương, chính vì thế mà có các chứng hoa mắt chóng mặt,
tâm quý, lồng ngực đầy tức , thủy khí không hóa, tân dịch không thể bố tán đi tới các tạng phủ ,
khiến cho tiểu tiện không lợi mà đại tiện lại bí kết, thủy khí tràn đầy ra bì phu gây ra các chứng phù
thũng.

➡️Điều trị nên lấy ôn thông tâm dương , khí hóa tân dịch, giáng xung phạt thủy làm chủ.

➡️Phương : Phục linh 30g, quế chi 10g, bạch truật 10g, chích cam thảo 6g .

🔜Sau khi dùng dược 2 tễ, khí thượng xung lên lồng ngực, và chứng đầu vựng , tâm quý đều được
khống chế. Phương trên gia Nhục quế 3g, trạch tả 10g, trợ dương tiêu âm, lợi thủy hành tân dịch,
dùng 2 tễ, miệng khát dừng , tiểu tiện lưu lợi mà đại tiện hạ.

🔚Sau lại dùng pháp song ôn tỳ thận, lại hợp chân vũ thang, khiến dương hồi âm tiêu. Tinh thần
phấn chấn.

🚫2.Y án về chứng bôn đồn :

Bệnh nhân nam 42 tuổi.

Nhân bị bệnh mạch vành, xơ vữa, tắc mà nhập viện, trải qua 2 tháng trị liệu, bệnh tình không cải
thiện.

Các chứng trạng : Đau kiểu động mạch vành , tâm quý khí đoản, mỗi khi đau tim phát tác thì cảm
thấy khí thượng xung vùng yếu hầu , thấy khí bị bế tắc không thở đc , toàn thân ra mồ hôi lạnh, sợ
muốn chết . Lưỡi nhợt rêu trắng, mạch huyền mà kết.

94
➡️Chứng thuộc bôn đồn, thuộc tâm dương hư suy, thủy khí thượng xung, bế tắc dương khí ở vùng
ngực.

➡️Trị lấy thông dương hạ khí làm chủ pháp. Lợi thủy để ninh tâm.

➡️Phục linh 18g, quế chi 10g, bạch truật 6g, chích cam thảo 6g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g . 3 thang

🔜Sau khi dùng dược thì xung khí dừng, tâm thần được an, nhưng mạch có kết tượng , kèm theo sợ
lạnh tứ chi lạnh rất rõ ràng.

Đó là do hạ tiêu thận dương chưa hồi phục , cái thế của thủy hàn chưa bình.

Phương trêm gia phụ tử 10g, sinh khương 10g, thược dược 10g, tiếp tục dùng 3 thang. Chi dưới
chuyển ấm. Nhưng tâm quý và đau ngực vẫn phát tác.

Chuyển dùng : Phục linnh 12g, quế chi 10g, ngũ vị tử 6g, nhục quế 3g , chích cam thảo 6g , lại dùng 6
tễ. Các chứng đều bình. Điện tâm đồ bình thường.

3.Y án mất khứu giác :

Bệnh nhân nữ, 50 tuổi.

Mắc chứng mũi bị tắc khó hô hấp, không ngửi thấy mùi hương, mỗi buổi tối chủ yếu dùng : tỵ nhãn
tranh” để nhỏ mũi thì mới có thể ngủ được , tuy vậy tình trạng tắc mũi ngày một trầm trọng ko nhận
biết được mùi.

Người bệnh đã trải qua 7 năm , nhiều đợt điều trị không có hiệu quả. Kèm theo thấy chóng mặt ,
lồng ngực bức bối, tâm quý, các đầu ngón tay tê , chất lưỡi nhợt to, lục mạch trầm nhược vô lực.

➡️Chứng thuộc tâm phế dương khí hư nhược, âm khí dụng sự, lâu ngày sinh ra ẩm.

➡️Phương : phục linh 15g, quế chi 10g, bạch truật 6g, chích cam thảo 6g, bán hạ 10g, hậu phác 10g ,
ohir bạch 10g.

95
🔚Phương trên liên tục dùng mười tễ, ẩm tiêu khí thông , sau đó mũi ngửi lại bình thường.

⚠️(Giải thích ): Lý Đông Viên chỉ ra rằng : Trung khí hư nhược, thanh khí không thăng, khiến cho
thanh khiếu bất lợi mà gây bệnh, chính vì vậy mà mới dùng ôn bổ tỳ vị mà thăng thanh dương để trị
liệu chứng thanh khiếu bất lợi.

Chính vì thế mà ở y án trên, vận dụng linh quế truật cam thang ứng với pháp ôn dương hóa ẩm, để
trị liệu thanh khiếu không thông. Nguyên nhân chính là do tâm phế dương khí hư nhược, hàn ẩm nội
sinh, lâu dần sinh ra chứng tỵ tắc. Các chứng hô hấp không lưu lợi, bệnh tình này trên lâm sàng gặp
không ít, các y gia chú ý sử dụng.

🚫4.Y án huyễn vựng :

Bệnh nhân nữ , 38 tuổi,

Người bệnh hoa mắt chóng mặt, ngồi không yên, trải qua nhiều phương trị liệu không hiệu quả.
Bệnh nhân sắc mặc trắng bạch, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi hoạt, ăn uống đại tiểu tiện về cơ bản bình
thường.

➡️Biện chứng là thủy ẩm nội đình, thượng mạo thanh dương, trị liệu lấy ôn háo đàm ẩm làm chủ
pháp .

➡️Phương: Phục linh 30g, quế chi 12g, bạch truật 10g, trạch tả 15g, ngưu tất 10g, chích cam thảo 6g .
3 thang

🔜Sau khi dùng dược thì hiệu quả vô cùng rõ ràng, huyễn vựng giảm rõ rệt, tiếp tục dùng thuốc, sau
6 thang , bệnh tình cơ bản ổn định, dùng trạch tả thang gia vị củng cố hiệu quả trị liệu.

⛔II.GIẢI THÍCH PHƯƠNG :

Y tổ Trương Trọng Cảnh dùng Linh quế truật cam thang chủ yếu để trị liệu bệnh chứng trên 2
phương diện:

1. Thứ nhất là Thương hàn luận có nói : Tâm hạ nghịch mãn, khí thượng xung hung, khởi tắc đầu
huyễn, mạch trầm khẩn”

2.Thứ hai là Kim quỹ yếu lược - Thiên đàm ẩm khái thấu bệnh: “ Tâm hạ hữu đàm ẩm, hung hiếp chi
mãn , mục huyễn “

96
➡️Cả hai phương diện bệnh trên đều là do thủy dịch trong cơ thể con người bị rối loạn lưu chuyển,
khí không hóa thủy, thủy đình trệ ở bên trong gây nên bệnh, vì vậy mà xưng là “ thủy khí bệnh”.

Trước tiên phải nắm được khái niệm “thủy khí bệnh” , khái niệm bao hàm vật chất hữu hình là thủy
ẩm trong cơ thể và cả khí hóa vô hình là khí thủy hàn trong cơ thể. Thủy để chỉ hình , hàn để chỉ khí
của nó. Như ảnh thì thay đổi theo hình , không thể phân cách, vì vậy mà hợp nhất để gây bệnh.

⚠️Bệnh cơ của thủy khí chủ yếu nằm ở 3 tạng tâm, tỳ,thận dương khí duy nhược.

↪Tâm thuộc quân hỏa, thượng cư hung trung, có khả năng hành dương lệnh mà chế âm ở phía dưới
, nếu như tâm dương bất túc, ngồi không thể cân bằng, không thể giáng hạ tiêu âm khí , khiến cho
hàn thủy tà thượng xung .

↪Tỳ thuộc trung thổ, công năng chính là vận hóa thủy thấp, nếu như tỳ dương hư, không thể vận
thủy chế thủy , cũng dễ dẫn tới thủy khí nội sinh.

↪Ngoài ra , thận chủ thủy mà làm chủ việc khí hóa, thận và bàng quang biểu lí với nhau , bàng quan
vi châu đô chi quan , tân dịch tàng yên khí hóa tắc năng xuất yên, bàng quan ben trong chứa tân
dịch, phụ thuộc vào sự khí hóa của thận mệnh môn mà có khả năng tạo thành khí tân đi khắp cơ
thể . nếu như thận dương bất túc, khí hóa không cân bằng, không có khả năng làm chủ thủy ở hạ
tiêu , thì tân dịch nội đình tụ thành thủy tà .

✅”Thủy khí bệnh” trên lâm sàng rất thường gặp chứng “ Thủy khí thượng xung” . Nguyên nhân do
tâm dương hư suy, không có khả năng chấn tĩnh bên trên , bên dưới thì thủy hàn tà khí thừa chỗ hư
của tâm dương mà thượng tiếm phát thành chứng thủy khí thượng xung.

Mặc dù thủy khí thượng xung đều có liên quan tới dương khí của các tạng tâm tỳ thận hư , tuy nhiên
chủ yếu vẫn nằm ở thượng tiêu tâm dương hư không có khả năng giáng phục hạ tiêu âm hàn.

✅”Thủy khí thượng xung” trên lâm sàng thường có các biểu hiện: Khí đi từ dưới rốn , hoặc từ tâm hạ
tức là vùng vị quản thượng xung lên yết hầu, hình tượng như con lợn rừng chạy từng bước trên lá
khô nên gọi là bôn đồn, cổ danh xưng là “bôn đồn khí”. Tuy nhiên nếu thủy khí thượng xung mà từ
dưới rốn đi lên thì có quan hệ mật thiết với tâm thận dương hư , nếu khí mà đi từ tâm hạ tức là vùng
vị quản đi lên thì phần nhiều là tâm tỳ dương hư.

Thủy khí đi qua các bộ phận của cơ thể từ dưới rốn , đến tâm hạ vị quản, trong lồng ngực, yếu hầu
cho tới phần đầu mặt, ngũ quan thanh khướu, xuất hiện các triệu chứng bụng chướng mãn, quý
động , phiền muộn , hoặc bế tắc, hoặc ho khó thở , hoặc huyễn vựng.

97
♻️Ngoài các vấn đề nêu trên , có thể biện chứng bệnh thủy khí dựa trên sắc , lưỡi, mạch để chẩn
đoạn . Vọng sắc : Lâm sàng thường thấy sắc mặt ám tối , hoặc xuất hiện các thủy ban( vùng gò má ,
hai bên cằm , gốc mũi , khóe miệng , trên da xuất hiện hắc ban , lưỡi thường to bản , chất lưỡi nhợt
non, rêu lưỡi nhiều mà hoạt , thiết chẩn thường thấy machj trầm huyền haowjc trầm khẩn .

⛔III. Phương thức trị liệu

Trị liệu thủy khí bệnh, chủ yếu ứng dụng ôn dương hóa ẩm, lợi thủy giáng xung. Chọn các phương có
dùng phục linh, quế chi là chủ , mà linh quế truật cam thang là một đại diện .

Linh quế truật cam tan có 4 phương diện trị liệu cơ bản :

⚠️1 là vị cam đạm lợi thủy tiêu âm

⚠️2 là ninh tâm an thần định quý

⚠️3 là hành cái lệnh trị tiết của phế khiến tam tiêu được thông lợi

⚠️4 là bổ ích tỳ thổ phòng ngừa thủy thượng xung

Tác dụng trị liệu của "quế chi" lại có 3 phương diện :

⚠️1 là bổ tâm dương lợi thủy

⚠️2 là thông dương để tiêu âm

⚠️3 là hạ khí để giáng xung nghịch.

Phục linh quế chi tương tu tương sử , thiếu một trong hai đều không đạt được công dụng , nếu như
có phục linh mà không có quế chi thì không thể hóa khí để hành tân dịch, nếu có quế chi mà không
có phục linh thì khốn có thể lợi thủy để phạt âm tà . Bạch truật hỗ trợ phục linh để bổ tỳ , khiến thổ
chế thủy , chích cam thảo trợ quế chi hỗ trợ tâm dương để giáng xung nghịch của âm tà.

❎Phương này trên lâm sàng thường dùng để điều trị các mặt bệnh :

98
1. Bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, thường thấy các chứng đau tức ngực , lo lắng hồi hộp tim
đập nhanh , chóng mặt, đoản khí, hoặc các chứng phù thũng, tiểu tiện không được lưu lợi , một bộ
phận bệnh nhân ngoài các bệnh chứng trên còn kết hợp chứng khí thượng xung.

2.Viêm phế quản mãn tính người già, bệnh tâm phế mạn, thường thấy lồng ngực bức bối , khí bế
tắc , ho hoặc cơn khó thở, đàm nhiều loãng trắng, phù ở mặt và mắt. Trong các đợt cấp của bệnh,
các cơn khó thở khiến người bệnh không thể nằm được , có thể đầu tiên dùng tiểu thanh long thang,
sau khi qua đợt cấp có thể dùng linh quế truật cam thang để điều lí củng cố.

3.Các bệnh không giống như trên nhưng thấy có sự xuất hiện rõ ràng của thủy khí bệnh có thể dùng
phương này để trị

Phụ phương : Y án thủy khí thượng xung :

Bệnh nhân nữ 59 tuổi , có tiền sử mắc bệnh động mạch vành , cầu cứu y quán, chứng thấy : phía tâm
hạ tức là vùng vị quản nghịch mà đầy trướng, khí thượng xung lồng ngực, mỗi khi ngồi xuống đứng
lên thì đàu óc xây xẩm, cơ nhục khiêu động, sợ lạnh tay chân lạnh, đại tiện lại khô táo , vài ngày đi
một lần, sắc lưỡi đỏ ám, mạch trầm nhược.

Trước khi sử dụng Linh quế truật cam thang, có sử dụng qua phỉ bạch, qua lâu , đan sâm, đàn hương
đều lấy hoạt huyết lý khí làm chủ .

Sau đó sử dụng Linh quế truật cam thang nguyên phương 3 thang.

Sau đó đến khám lại thấy sắc mặt có tiến triển, so với các đợt điều trị trước có hiệu quả trị liệu rõ
ràng , tiếp tục sử dụng nguyên phương đại kiến công hiệu.

Giải thích y án : PHáp hoạt huyết hóa ứ , là phép trị liệu bệnh tâm tạng thường thấy sử dụng . Nhưng
tâm là : Dương trung chi thái dương. Tâm dương mà bất túc gây nên các bệnh lí tim mạch có thể sử
dụng linh quế truật cam thang, gọi là pháp : “ôn dược hòa”. Hai pháp dù là ôn hay hoạt huyết hóa ứ
đều cũng không thể thiên lệch hay phế bỏ một bên nào.

⚠️Phương này sở dĩ có thể vận dụng rất rộng trên lâm sàng nhờ vào sự gia giảm hết sức biến hóa . Ví
dụ như:

99
✔- Kiêm chứng tinh thần phù vượt mà sinh ra các chứng sợ hãi bất an có thể gia long cốt mẫu lệ để
liễm.

✔- Kiêm đàm thấp nội thịnh, hợp nhị trần thang để hóa đàm.

✔- Kiêm chứng thủy mạo thanh dương mà gây ra các chứng huyễn vựng mức độ nặng, gia trạch tả
để lợi thủy.

✔- Kiêm chứng hư dương thượng phù mà mặt nóng, tâm phiền bức bối, gia bạch vi để thanh hư
nhiệt.

✔- Kiêm rối loạn nhịp tim mà gây ra mạch kết đợi thì có thể hợp sinh mạch ẩm, hoặc thận không nạp
khí mà hụt hơi, khó thở , gia ngũ vị tử, tử thạch anh.

✔- KIêm huyết áp cao gia ngưu tất, kiêm chứng miệng lưỡi khô táo muốn uống nước, mà chất lưỡi
lại đỏ giáng , gia thái tử sâm, sa sâm và đan sâm.

✔- Nếu chứng dương hư thủy tiếm nghiêm trọng , thấy chứng sợ lạnh, tay chân lạnh, chi dưới phù
thũng , đại tiện lỏng, có thể hợp với chân vũ thang.

🚫Ngoài ra, có một số phụ phương có thể gia giảm :

⛔Phụ phương 1 : Linh quế hạnh dĩ thang chứng :

Linh quế truật cam thang bỏ bạch truật, cam thảo, gia hạnh nhân, ý dĩ nhân , gọi là Linh quế hạnh dĩ
thang.

Chủ trị : Chứng thủy khí kiêm đàm thấp , thủy thấp là nguyên nhân gây bệnh. Chứng thường thấy :
ho nhiều đàm , lồng ngực đầy tức, không muốn ăn uống, toàn thân đau nhức, đầu nặng nề như bị bó
buộc, tiểu tiện không thông lợi.

Từng dùng để trị cho bệnh nhân họ Lý , hơn 80 tuổi , nhưng vẫn tự sinh hoạt . Vào mùa đông đến ,
thường thấy lồng ngực đầy tức, ho thổ ra đàm trắng , cả người đau nhức khớp xương, mệt mỏi
không muốn hoạt động, không nghĩ tới muốn ăn đồ ngọt. CHất lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch
huyền hoãn vô lực.

100
DÙng linh quế hạnh dĩ thang trị liệu, 6 thang các chứng đều chuyển biến tốt một cách rõ rệt, Chuyển
sang sử dụng dị công tán để điều lí dự hậu.

⛔Phụ phương 2: Linh quế giới cam thang

Linh quế truật cam thang bỏ bạch truật , thêm bạch giới tử sơ can lợi khí, viết là Linh quế giới cam
thang, chủ trị thủy khí kiêm có can khí thượng nghịch.

Từng trị một bệnh nhân nữ 43 tuổi. Lồng ngực mạn sườn đầy chướng, vào đêm các triệu chứng tăng
nặng, hoa mắt chóng mặt, tâm quý khí đoản, ợ hơi nhiều, tâm phiền dễ cáu gắt, kinh nguyệt thì bụng
dưới trướng, sắc mặt đen sạm , lưỡi rêu nhớt hoạt, mạch trầm huyền.

DÙng linh quế giới cam thang gia hương phụ, sau 6 thang lồng ngực mạn sương không đầy mãn, ợ
hơi ko phát tác , các chứng đều giảm rõ ràng

Sau đó chuyển dùng tiểu tễ quế chi phục linh hoàn thành thang dùng , lại gia hương phụ uất kim
,điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.

⛔Phụ phương 3: Linh quế thiến hồng thang chứng :

Linh quế truật cam thang bỏ bạch truật, cam thảo, gia thiến thảo, hồng hoa, viết là Linh quế thiến
hồng thang.

Chủ trị thủy khí kiếm hiệp ứ huyết làm cản trở trong lồng ngực.

Từng trị qua một bệnh nhân có tiền sử bệnh động mạch vành , gần đâu chóng mặt, đau tức ngực, lan
ra sau lưng, hai bên rìa lưỡi có điểm ứ huyết, rêu lưỡi hoạt, mạch huyền.

Dùng Linh quế thiến hồng thang , các chứng đều hết người bệnh an ổn!

"Quốc Vượng dịch và chỉnh biên."

-Quốc Y Đường-

⚠️Hoàng kỳ kết hợp với Địa long trong điều trị bệnh lý viêm thận mạn.

101
( Quốc Vượng dịch từ Quốc Y đại sư Chu Lương Xuân - kinh nghiệm dụng dược)

⚠️Viêm thận mạn trong Đông y thuộc phạm trù của chứng “thủy khí”, gây ra bởi sự hao tổn tinh
huyết, làm tổn thương tới thận khí. Thận khí bất túc dẫn tới sự khí hóa bị trở ngại, tam tiêu ko lưu
lợi, dẫn tới thủy thấp đình lưu.

Chính vì vậy mà khí bệnh,thì thủy cũng bệnh. Khí hư ko có lực để thúc đẩy sự vẩn chuyển lưu hành
của huyết dịch, làm cho lục mạch ứ trệ, huyết ko lưu lợi cũng dẫn tới bệnh của thủy. KHÍ-THỦY-
HUYẾT tuy 3 thành phần nhưng lại luôn ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ mật thiết cho nhau, trong đó lấy
KHÍ làm phương diện quan trọng trong mối quan hệ này.

Trong nhiều năm, Chu lão sư phụ tập trung nghiên cứu bệnh lý thận mạn tính, ông chỉ ra rằng pháp
quan trọng trong điều trị là ÍCH KHÍ HÓA Ứ.

➡️Bài thuốc thì lựa chọn lấy “Bổ dương hoàn ngũ thang”của cụ Vương Thanh Nhậm làm chủ. Nhấn
mạnh sự phối hợp của hoàng kỳ vs địa long. Trong đó hoàng kỳ mỗi lần dùng 30-60g, địa long 10-
15g.

➡️Chu lão thường nhận định trong bệnh lý thận mạn tính,gốc bệnh nằm ở thận hư, ích khí thì lợi
được thủy, tiêu được thũng, hóa được ứ thì mới trừ được cái cũ để có chỗ cho cái mới sinh ra.

➡️Lại nói: thận là nơi tàng tinh, là chỗ ở của chân âm chân dương.

Bổ thận thì có 2 đường lối chính:

+)Điều bổ tinh để hóa khí

+)Ích khí để hóa tinh

Khí bệnh khi dẫn tới thủy bệnh, nên ích khí bổ thận, kèm lợi thủy, vì vậy mà đầu tiên nên dùng phép
này tiêu rút thủy thũng, đẩy mạnh sự phục hồi công năng của thận.Tiếp đến là điều bổ thận tinh để
củng cố duy trì tác dụng.

⚠️Bổ khí lấy Hoàng Kỳ làm chủ dược,lấy chức năng bổ khí để điều chỉnh công năng 3 tạng
Tỳ,Phế,Thận. Giúp tăng cường sự tuần hoàn của huyết dịch,nâng cao khả năng miễn dịch của cơ
thể,đồng thời hoàng kỳ cũng có tác dụng lợi niệu.

⚠️Hóa ứ lấy địa long là chủ, có thể thông lục, lợi niệu mà hạ huyết áp (tác dụng điều trị tăng HA)

102
➡️Hai vị này kết hợp,giúp ích khí hóa ứ, lợi niệu tiêu thũng, hạ huyết áp.

Biện chứng luận trị lấy 2 vị làm chủ dược để xây dựng phương tễ.Sau khi dùng thuốc có thể tiêu đi
phù thũng, điều chỉnh được huyết áp,protein niệu(-).

⚠️⚠️⚠️⚠️⚠️⚠️⚠️⚠️⚠️

***BỆNH ÁN***

Bệnh nhân nam 22 tuổi,công nhân

Tiền sử 8 năm trước phát hiện thận viêm,đã điều trị khỏi.

2 tháng nay bệnh nhân cảm thấy khó chịu,chóng mặt, đau lưng, phù mặt, phù chân, tiểu ít vàng.

Đầu lười đỏ, rêu mỏng nhớt, mạch tế huyền.

Kiểm tra tổng phân tích nước tiểu:

protein niệu(++)

Hồng cầu niệu(+)

Bạch cầu niệu(+)

H/A:136/104 mmHg

Nhận định: Thận khí hư,thấp trọc ứ trệ,lấy pháp điều trị “ích thận tiết trọc”

Bài thuốc:

Sinh hoàng kỳ 30g

Quảng địa long 12g

Trạch tả 12g

Sơn dược 20g

Lậu lô 15g

Thạch vĩ 15

103
Thuyền thoái 6g

Dâm dương hoắc 10g

Tục đoạn 10g

Dùng 5 thang thì phù bắt đầu tiêu,tinh thần bệnh nhân phấn chấn.Dựa vào phương trên gia giảm 24
thang,mặt chân hết phù,huyết áp và tổng phân tích nước tiểu bình thường trở lại

Sau đó dùng “Lục vị địa hoàng hoàn”củng cố hiệu lâu dài.

-Quốc Y Đường-

--------------------

Ai cần lấy thuốc tốt nhớ qua Quốc Y Đường hoặc inbx mình nha!

===========

chúc chị em 20/10 vui khỏe an lành!

NGỪA THAI ( em không nhớ nguồn)

Sách ' Sơn Hải Kinh’ là bộ sách thuốc chép vị thuốc xưa nhất, tục truyền ông Ba Ích soạn ra vào 2196
trước kỷ nguyên. Sách này ra đời sớm hơn bộ 'Bản Thảo Thần Nông’, trong đó có ghi rằng vị ‘Cốt
dung’ (loài cỏ) ăn vào không sinh con, ' Hoàng cực’ (loài cây) uống vào không sinh đẻ.

Tuy nhiên hiện nay ta không thể nghiên cứu để biết 'Cốt dung" và 'Hoàng cực’ là gì. Sách ‘Tiêu Phạm
Phương’ đời Tùy chép rằng Dây Tằm củ là thuốc trừ thai nghén, như thế có thể thấy rằng cổ nhân đã
có nhiều kinh nghiệm về tránh thai rồi, nhưng vì chế độ xã hội đương thời không tổng kết rõ ràng.
Hơn nữa, vì có thái độ khinh thường y học cổ truyền nên về phương diện lý luận và kinh nghiệm của
Đông y không được đề cao, mà đối với các phương thuốc hiệu nghiệm từ xưa lưu truyền lại đây
không có thực nghiệm thực tế. Bởi vậy, trong xã hội cũ này vì có nhiều phụ nữ do sinh đẻ quá nhiều
không đủ sức nuôi dưỡng đành liều dùng thuốc phá thai, nhẹ thì bị tổn thương, nặng thì chết, lại còn
sát hại sinh mạng của trẻ nhỏ nữa.

Ý nghĩa tránh thai: Là dùng thuốc để tạm thời hạn chế việc sinh đẻ, sau một thời gian lại sinh đẻ nữa.
Nó không giống với đoạn sản. Đoạn sản là sau khi uống thuốc không còn sinh đẻ được nữa.

Phép Trị

Phương pháp dùng thuốc để tránh thai dựa vào lý luận: "Người béo mập không sinh con, tử cung
hàn không thụ thai', gây ra kinh nguyệt không đều tạm thời, nhưng đối với cơ thể không ảnh hưởng
nhiều đến sức khỏe. Nói khác đi, tránh thai và truyền giống khác hẳn nhau, mà phải cho người hàn
uống uống thuốc hàn lương, người béo lại dùng thuốc béo lên mới có hiệu quả.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Bài thuốc tránh thai cho những người béo mập:

104
+ Tứ Vật Thang thêm Vân đài tu (Phụ Nhân Lương Phương): (Toàn) Đương quy, (sinh) Thục địa, (đại)
Xuyên khung, (sao) Bạch truật, các vị bằng nhau, mỗi lần uống 20g, thêm 8g Vân đài, uống lúc đói,
sau khi hành kinh.

TD: Đoạn sản.

Nhận xét: Bài này dùng toàn vị thuốc bổ tạo ra phương pháp cho người béo mập không sinh đẻ.
Những người phải béo mập uống thang này mới có hiệu quả.

+ Tửu Khúc Đoạn Tử Pháp ( Đan Khê Tâm Pháp) Bạch diện miến 1 tô, rượu ngon 5 tô, trộn đều làm
hồ nấu còn 1 tô rưỡi lọc bỏ cặn, chia ra 3 lần uống. Chờ đến khi hôm trước có kinh, canh 5 sáng hôm
sau và đến lúc mặt trời mọc đều uống 1 lần, kinh nguyệt vẫn có suốt đời không sinh con. Sách xưa
chỉ đinh: Chủ về suốt đời không sinh con. Bài này trích từ ‘Thiên Kim Phương’ trị đàn bà có thai mà
mắc bệnh nên phải trừ thai. Dùng 5 thăng Mạch miến, 1 đấu rượu ngon nấu sôi 3 dạo bỏ cặn, chia
uống 3 dạo cho hết, hôm trước nghỉ ăn người mẹ vẫn béo tốt không bệnh tật. Sách 'Phụ nhân lương

Phương’ lấy bài này để làm thuốc đoạn sản. Tuy nhiên, trong bài này không nói rõ rằng bài này có
thể đoạn sản. Chu Đan Khê cũng xếp bài thuốc này vào loại thuốc có tác dụng đoạn sản. Nay xét
rượu và Mạch miến đều có công hiệu điều trung hòa vị làm người béo mập thêm lên. Cần nghiên
cứu để có kinh nghiệm. Ta thử đem thí nghiệm vào người béo, đờm nhiều, ăn ít, sau khi uống thuốc
này mà sức ăn tăng thêm, cơ thể bép mập thì đạt được mục đích.

Bài thuốc tránh thai làm cho tử cung lạnh:

Tri Bá Tứ Vật Thang: Toàn Đương quy, Đại Bạch thược, Xuyên khung, Xuyên Hoàng bá đều 6g,.Đại
Sinh địa, Tri mẫu đều 9g.

Lục Sĩ Ngạc nói rằng: Đây là phương tránh thai đởi Tống, uống luôn 3 tháng tất có hiệu nghiệm, sau
đó nếu muốn thụ thai nên uống thang này bỏ Sinh địa, Tri mẫu, Hoàng bá, thêm Thục địa 9g, Hoàng
kỳ6g Nhục quế 3g. Trước kỳ kinh và sau kỳ kinh đều uống 5 thang, liên tục 3 tháng sẽ có hiệu
nghiệm.

Đây là hai phương pháp tránh thai và thụ thai lại cùng dùng chung bài Tứ Vật Thang nhưng thêm vị
thuốc hàn lương như Tri mẫu, Hoàng bá, có tác dụng chống thụ thai nhưng thêm các vị nhiệt như
Hoàng kỳ, Nhục quế, thì lại thụ thai, đều căn cứ theo lý luận ‘Tử cung lạnh thì không thể thụ thai
được’.

Hoàng Bá Khổ Đinh Trà: Khổ đinh trà 120g, Hoàng bá 60g, tán bột, trộn nước làm viên, to bằng hạt
ngô đồng, mỗi ngày uống 6g, buổi sáng và chiều (lúc rạng đông uống bụng đói, trước khi ngủ 1 lần),
với nước nóng, uống liên tục 3 tháng. Lần thứ nhất uống liên tục 5 thang, sau kỳ kinh. Lần thứ hai
uống luôn 4 thang, sau kỳ kinh. Lần thứ ba uống luôn 3 thang sau kỳ kinh. Về sau có thể không thụ
thai nữa.

Kiêng kỵ:

. Trong thời gian 3 tháng uống thuốc mỗi lần sau kỳ kinh phải cử giao hợp trong 10 ngày.

. Trong thời gian uống thuốc phải cử ăn các thứ cay nóng, kích thích.

Đây là phương thuốc của viên y sư họ Hoàng thuộc Viện y học. Khổ đinh trà, Hoàng bá đều là vị
thuốc hàn lương. Căn cứ theo lý luận tử cung lạnh thì không thụ thai.

Sinh Lục Đậu Tị Dựng Pháp (Kinh nghiệm dân gian): Đậu xanh tốt 21 hột (hoặc bao nhiêu tuổi thì
uống bấy nhiêu hột). Tán bột, sau kỳ kinh, uống với nước 3 ngày.

105
Sinh Mộc Nhĩ Tị Dựng (Kinh nghiệm dân gian): Kỳ kinh hết, dùng 1 chén nhỏ nấm mèo sống, trộn với
đường ăn. Dùng luôn trong 3 ngày.

Theo tục lệ của dân ở tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) từ trước đến nay, con gái mới kết hôn, sắp tới kỳ
kinh hay giữa kỳ kinh, thường uống đậu xanh sống hoặc nấm mèo sống để làm cho tắt kinh nguyệt.
Kinh nghiệm thấy rằng uống xong, kinh nguyệt tụt lui hoặc tắt hẳn. Vì vậy rất khó thụ thai. Muốn
không thụ thai nên dùng phép này đó là phép làm cho tử cung hàn lạnh không thể thụ thai được.

============

Tổng hợp các bài thuốc dân gian điều trị liệt mặt

Trong dân gian có rất nhiều phương thuốc, tuy chưa được kiểm chứng lâm sàng một cách
chính quy nhưng lại có hiệu quả điều trị rất tốt đối với một số mặt bệnh nhất định, cho nên có thể áp
dụng thử. Hôm nay giới thiệu với mọi người các bài thuốc dân gian có hiệu quả đặc biệt trong điều
trị liệt mặt.

1. Phương thuốc dân gian điều trị liệt mặt từ Tạo giác

Chọn vài quả bồ kết to, dùng lửa nhỏ hong khô, sau đó nghiền mịn, cho vào lọ thủy tinh đậy
chặt dùng dần. Mỗi ngày dùng một tờ giấy nhỏ, cuộn lấy một ít bột bồ kết thổi vào lỗ mũi, sáng 1 lần
tối 1 lần. Bồ kết có tác dụng khai khiếu thông bế, khứ phong trừ thấp, phương này có hiệu quả nhất
định đối với một số bệnh nhân liệt mặt.

2. Hồ Tạo giác giấm chua

Dùng 50g Tạo giác, một ít giấm lâu năm. Tạo giác sau khi bỏ vỏ rửa sạch, nghiền mịn, sau đó
thêm giấm chua chế thành dạng hồ. Dùng hỗn dịch này đắp lên cơ bên đối diện bên lệch, ví dụ mắt
miệng lệch về bên phải, thì bôi bên mặt trái, sáng 1 lần tối 1 lần. Tạo giác có tác dụng khai khiếu
thông lạc, sau khi dùng giấm chua điều chế có thể tăng cường tác dụng hoạt huyết tán kết, phương
này có hiệu quả nhất định đối với bệnh nhân liệt mặt.

3. Mã bí tán

Dùng 5 hạt Mã tiền tử, 10 hạt thầu dầu, cả hai vị trên đều phải bỏ vỏ, sau đó nghiền thành bột
mịn trộn đều. Cắt cao thương thấp chỉ thống thành những miếng nhỏ bằng móng tay, lấy một ít bột
thuốc bôi lên trên sau đó dán vào huyệt Ế phong và Giáp xa bên bệnh, ngày thứ 2 dán lên huyệt
Thính cung và Địa thương bên bệnh, thay đổi vị trí liên tục. Phương này có hiệu quả nhất định đối
với bệnh nhân liệt mặt.

4. Ngưu bàng bạch chỉ thang

Dùng Ngưu bàng tử 30g, Bạch chỉ 10g, dùng nước sạch đun sôi Ngưu bàng tử trong 1 giờ, sau
đó cho Bạch chỉ vào đun thêm 30 phút nữa. Một phần thuốc có thể dùng nước sắc 3 lần, mỗi lần sắc

106
còn khoảng 200ml nước uống là được. Ngưu bàng tử có tác dụng sơ phong tán nhiệt, Bạch chỉ có tác
dụng khứ phong trừ thấp, hoạt huyết sinh cơ, phương này có hiệu quả nhất định đối với liệt mặt.

5. Cháo phòng phong thông bạch

Dùng Phòng phong 10g, Thông bạch 1 đoạn, Gạo tẻ 60g. Cho Phòng phong và Thông bạch sắc
cùng nhau lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nồi nấu thành cháo, đợi khi cháo gần chín lại đổ thêm
nước thuốc đã sắc vào, tiếp tục nấu chín thành cháo, mỗi ngày 1 lần. Phòng phong có tác dụng giải
biếu khứ phong, chỉ kinh, cháo phòng phong thông bạch có thể điều trị được liệt mặt do phong hàn
xâm nhập vào kinh lạc gây ra.

6. Vỏ cây hòe hoa

Dùng vỏ cây hòe hoa nghiền thành bột mịn, sau đó dùng khăn giấy sạch hoặc vải xô bọc lại,
nén thành điếu, sau đó bụt lỗ mũi bên bệnh, mỗi ngày dùng 1 điếu. Dùng bột vỏ cây hòe hoa bịt lỗi
mũi có thể tạo ra tác dụng sơ thông kinh lạc, có thể dùng trong điều trị liệt mặt.

Kết luận: Các phương thuốc dân gian kể trên có hiệu quả rất tốt đối với một số bệnh nhân liệt mặt,
nhưng không thể đảm bảo bệnh nhân nào cũng có hiệu quả, do đó chỉ có thể coi là một phương
pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế điều trị quy chuẩn.

🔥CÁP GIỚI ÔN BỔ PHẾ THẬN_ ĐỊNH SUYỄN HƯNG DƯƠNG. 🔥

📙- CHU LƯƠNG XUÂN KINH NGHIỆM DỤNG DƯỢC-

📚Dịch và biên soạn: Bs. Phạm Quốc Vượng- Quốc Y Đường

📌Cáp giới tính hơi ôn , vị mặn, nhập vào hai kinh phế thận, là một trong những vị rất tốt để ôn bổ
phế thận. Lão y giao Chu Lương Xuân nhận định định bệnh lâu ngày hư tổn, đều có thể kết hợp sử
dụng.

📌Bản thảo cương mục chép: “ Bổ phế khí, định suyễn chỉ khát, công hiệu như nhân sâm, ích âm
huyết, trợ tinh phù suy, công như thịt dê ( dương nhục). Vì vậy trong các chứng phế nuy mà ho ra
máu , ho khó thở, bệnh lâu ngày cơ thể hư suy, mặt và mắt phù thũng, người già mắc chứng nấc,
nghịch khí, tiêu khát, bế kinh, dương nuy, di tiết tinh , đau lưng tổn thương , các chứng thuộc về hư
hàn, đều có thể sử dụng.

📌Chính vì tình chất hơi ôn của nó mà trong các trường hợp âm hư phế táo, hoặc thận kinh có thấp
nhiệt. Hoặc tướng hỏa đang đốt mạnh, đều cần phải thận trọng khi dùng, hoặc kết hợp cùng các vị
dưỡng âm để chế cái thiên ôn của cáp giới.

107
⚠️Thường sử dụng dưới hình thức hoàn hoặc tán. Mỗi lần dùng lượng 0,3-0.66g. Mỗi ngày 2-3 lần.

⛔I.Háo suyễn ( Asthma)- Hen phế quản:

📌Chu lão sư trải qua nhiều năm kinh nghiệm lâm chứng , khi găọ cá chứng khó thở ngoan cố thuốc
về hư chứng ( bao gồm cả hen phế quản , hen tim) , bệnh tình diễn ra lâu ngày không khỏi , hoặc có
hợp với phế khí thũng, bệnh lý tâm phế , khí súc, phù mặt phù tayhởi chân, các triệu chứng thể hiện
thận không nạp khí. Trừ các trường hợp nhiễm khuẩn từ bên ngoài thì đều có thể sử dụng “Sâm cáp
tán” ( Giáp phương) thì đều thu lại hiệu quả tốt. Hiệu quả của nó có thể ổn định tình trạng bệnh, tiến
tới ít phát bệnh hoặc không phát bệnh .

⚠️Phương: Cáp giới 1 đôi, hồng sâm , bắc sa sâm 20g, tử hà xa 24g, mạch môn đông, hóa quất hồng
đều 12g , nghiền bột. Mỗi lần 2-3g , mỗi ngày 2-3 lần , sau khi triệu chứng đã cải thiện thì chuyển
mỗi ngày 1 lần.

⛔II.Dương nuy- hoạt tinh :

📌Cáp giới công dụng mạnh ở ôn thận trợ dương, hưng dương khởi nuy, cố nhiếp hạ nguyên. Đối với
các chứng thận dương hư suy mà dẫn tới dương nuy, di tinh đều có hiệu quả tốt.

▶️Chu lão sư thường dùng Cáp giới chủ dược trong bài “Bổ thận hoàn” : Cáp giới 1 đôi, thục địa
hoàng, thỏ ty tử, kim anh tử, ba kích thiên, nhục thung dung mỗi thứ 45g , tử hà xa 30g. Nghiền
thành bột, trộn nước làm hoàn như hạt đậu xanh, mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần để điều trị, hiệu quả
đem lại rất tốt, nếu như chất lưỡi đỏ rêu vàng, hạ tiêu có thấp nhiệt hoặc tướng hỏa động nhiều ,
không nên sử dụng.

🆘️🆘️🆘️🆘️🆘️🆘️🆘️🆘️🆘️

📚Ứng dụng trên lâm sàng của cáp giới từ đời Tống trong cuốn “KHai bảo bản thảo” có nói : Chủ phế
nuy lâu ngày, trị liệu khái thấu ( ho).

📚Cuốn “ Nhật hoa tử bản thảo”: nói là “chỉ thấu” .

📚Cuốn “Hải dược bản thảo” : Chủ phế nuy , thượng khí, khạc huyết khái thấu.

⏩Đều là vị thuốc quan trọng dùng để trị các chứng khái thấu hư lao.

108
📚Lý Thời Trân trong cuốn “ Bản thảo cương mục” có các phân tích rất rõ ràng: Người xưa nói bổ có
thể khử nhược, nhân sâm và dương nhục ( thịt dê) thuộc những thứ bổ đó. Cáp giới bổ phế khí, định
suyễn chỉ khát, công dụng như nhân sâm. Ích âm huyết, trợ tinh phù nuy, công dụng như dương
nhục.

📚Vương Thúc Hòa trị tiêu khát, các đời gần đây trị lao tổn nuy nhược đều sử dụng , có hiệu quả tư
bổ.

📌Cáp giới vị mặn bình, mạnh về ích phế khí, lại là thứ huyết nhục thuộc về vật hữu tình, có khả năng
ích thận tinh, như vậy nó là thứ dược vật có thể vừa bổ phế ích thận, thu nhiếp thận khí. ▶️Chính vì
vậy mà cáp giới nên dùng trong các trường hợp ho lây ngày , hư suyễn. Lý Thời Trân lại chỉ ra rằng,
cáp giới có tác dụng “hưng dương” . Chính là bởi tác dụng ích thận tinh.

📗Y học hiện đại có nghiên cứu, dịch chiết xuất ethanol của cáp giới, có thể kéo dài thời gian động
dục của chuột bạch đực. Đối với chuột cái có thể xuất hiện thời kì động dục , lại khiến cho tử cung và
buồng trứng tăng khối, chứng minh tác dụng khích thích tố với nội tiết tố của cáp giới.

📚📙Chu lão sư trị liệu viêm phế quản mãn tính, phế khí thũng, từng dùng: “ Cáp giới tán” ( Ất
phương).

⚠️Bài thuốc: Cáp giới 2 đôi, hồng sâm, đào nhân, hạnh nhân, tang bạch bì, bối mẫu, cam thảo đều
30g . Nghiền nhỏ, mỗi lần 4g, mỗi ngày 3 lần.

▶️Phương này dựa trên nguyên phương từ thời Tống, trong cuốn “Thánh tế tổng lục” trị liệu phế
khái, mặt phù (Nhân sâm 1 cây, cáp giới 1 đôi, làm thành bánh. Và dựa trong cuốn “Thái bình hòa tễ
cục phương” trị liệu hư lao khái thấu kèm theo phế ủng thướng khí “Cáp giới hoàn” ( Cáp giới, bối
mẫu, tử uyển, hạnh nhân, miết giáp, tạo giác nhân , tang bạch bì) , biến hóa mà tạo thanh phương
kinh nghiệm Ất phương trên.

▶️Chu lão sư phụ chỉ ra rằng: viêm phế quản mãn tính, phế khí thũng, suy tim, thường liên quan đến
yếu tố hai thận hư, bởi vì phế và thận là hai tạng kim thủy tương sinh. Phế chủ khí điều hành việc hô
hấp, thận chủ nạp khí mà là căn bản gốc rễ của quá trình hô hấp. Ho lâu ngày không thể không liên
quan đến yếu tố phế thận.

⏩Nhân sâm đại bổ phế khí, cáp giới đại bổ thận tinh, tinh khí đầy đủ thì ho dừng, suyễn bình. Mặc
dù bệnh lâu ngày thường do hư, thường kèm theo ứ, đàm. VÌ vậy mà phù chính thì tất phải đi cùng
khu tà. Mới có thể tiêu bản kiêm trị. Hạnh nhân hạ khí tuyên phế, đào nhân hoạt huyết hóa ứ, tang

109
bạch bì bối mẫu thanh phế hóa đàm. Sinh cam thảo tả hỏa chỉ ho. Từ đó mà phế khí được bổ, thận
khí được nạp. Đàm nhiệt thanh hóa, ứ trệ được khử mà cái mới được sinh ta , đạt được chỗ tiêu bản
cùng hiêu quả.

⛔Cáp giới khi dùng trong thuốc, phần đuôi của cáp giới công dụng là mạnh nhất , nếu không có đuôi
thì không dùng. Đồng thời khi dùng nên bỏ vảy nhỏ, bỏ phần đầu của chân. Dùng hoàng tửu tẩm cho
thấu sau đó nướng khô nghiền mịn . Dùng trong hoàn tán. Không nên dùng trong thang vì dùng vào
thang lực giảm, ngoài ra mùi vị tanh của nó dễ khiến người ta buồn nôn.

-QUỐC Y ĐƯỜNG-

ĐÁNH TRỐNG NGỰC

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của đánh trống ngực bao gồm cảm giác nhịp tim bị bỏ nhịp, nhịp tim rung rinh hoặc
đập thình thịch trong lồng ngực. Có thể liên quan đến bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, loạn
nhịp tim, rung nhĩ, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, viêm màng ngoài tim.

ĐIỀU TRỊ:

HUYỆT:

Khúc trạch, khích môn, nội quan, hoặc tâm linh huyệt

Hành gian, trung phong, trung đô. túc tam lý, hãm cốc

THUỐC:

PHỨC PHƯƠNG ĐAN SÂM PHIẾN VÀ HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG

PHỨC PHƯƠNG ĐAN SÂM PHIẾN

THÀNH PHẦN

Đan sâm 2 lạng

Đương quy 1 lạng

Xương bồ 5 đồng cân

Giáng hương 5 phân

Tế tân 3 phân

Ba vị trên nấu thành cao, hai vị dưới tán mịn, rây kỹ, trộn với cao để làm viên, uống trong một ngày
(có thể có tác dụng phụ như khó chịu trong dạ dày, bụng trướng, ỉa lỏng hoặc táo bón). Dùng trong
chứng đau thắt ngực (co thắt mạch vành).

HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG

110
THÀNH PHẦN

1. Đương quy 12 gam.

2. Sinh địa 12 gam.

3. Đào nhân 16 gam.

4. Hồng hoa 12 gam.

5. Chỉ xác 8 gam.

6. Xích thược 8 gam.

7. Sài hồ 4 gam.

8. Cam thảo 4 gam.

9. Cát cánh 6 gam.

10. Xuyên khung 6 gam.

11. Ngưu tất 12 gam.

Cách dùng

Lượng trên thuộc nguyên phương mỗi ngày 1 thang: Hoạt huyết hành ứ, lý khí, chỉ thống.

Chủ trị

Đau đầu ngoan cố ngực đau, nội nhiệt, phiền táo, ách nghịch (nấc) tâm quí (hồi hộp) mất ngủ, sốt về
buổi chiều và chứng thổ huyết có các biểu hiện của ứ huyết. Nếu xanh lờ mờ, hai mắt quầng thâm,
đau như rìa lưỡi có gân xanh ban ứ, mặt lưỡi có vân đâm, chỗ đau cố định.

Giải bài thuốc

Phương này là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán (Sài, thược, chỉ thực, Cam
thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất. Đào hồng tứ vật thang hoạt huyết hành ứ, Tứ nghịch tán sơ
can lý khí, gia Cát cánh để khai khí ở phần hung cách, Ngưu tất để dẫn huyết ứ đi xuống. Đó là cách
nhất thăng, nhất giáng phối ngũ thành phương, nên chữa được tất cả các chứng khí trệ huyết ứ, cho
nên gọi là “trục ứ”.

Gia giảm

Trên lâm sàng ứng dụng hay bỏ Cát cánh gia Thanh bì, Hương phụ để tăng cường tác dụng lý khí chỉ
thống. Đau dữ còn gia Toàn yết, Ngô công, Sơn giáp, Địa long để thông lạc chỉ thống.

..................................................................

Tổng hợp toàn bộ 12 thể trong điều trị TVĐĐ cột sống thắt lưng đã dịch xong.

Bài viết của Lang Thầy

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) là bệnh tương đối hay gặp trong cộng đồng và
trong thực hành lâm sàng. Sự xuất hiện của bệnh liên quan nhiều đến một vận động cơ thể và hoạt
động thể lực nặng. Bệnh có thể thấy ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng hay mắc nhất là lứa tuổi lao

111
động. Số liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy, có tới 60 – 65% bệnh nhân
(BN) TVĐĐ cột sống thắt lưng thuộc lớp tuổi từ 20-49. Đây là các lớp tuổi đang có sức cống hiến và
lao động sáng tạo cao, việc họ mắc bệnh có ảnh hưởng rất lớn tới lao động xã hội, vì vậy TVĐĐ luôn
là vấn đề kinh tế xã hội rất quan trọng.

Do tài liệuYHCT về bệnh lý TVĐĐ có rất ít nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều
bác sỹ còn tin rằng YHCT không thể chữa được căn bệnh này, để mọi người có thể hiểu hơn về bệnh
TVĐĐ cũng như việc điều trị dễ dàng hơn tôi xin gửi tới các đồng nghiệp loạt bài do tôi dịch ra từ
quyển " trung y kinh nghiệm tập thành ". Mong mọi người góp ý.

Bệnh thoát vị cột sống thắt lưng:

Bệnh thoát vị cột sống thắt lưng bao gồm các chứng đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoát ra, tuỷ sống
của thắt lưng bị chèn ép,

Gốc bệnh đại đa số đau cấp tính và đau lan xuống dưới đùi chiếm khoảng trên 60%, trên lâm sàng đa
số phát bệnh có biểu hiện đau vùng lưng dưới chiếm khoảng 90%.nam giới phát bệnh chiếm khoảng
1,9%_7,6%, nữ giới phát bệnh chiếm khoảng 2,5%_5,0%. Bệnh thường gặp ở 20-40 tuổi chiếm
khoảng 65%_80%, Trên lâm sàng bệnh thường đau tại đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) và L5-S1. Gốc
bệnh và bệnh lý phân loại thành đĩa đệm cột sống thắt lưng bị phồng , đĩa đệm cột sống thắt lưng bị
thoát, cột sống thắt lưng bị trượt ra. Theo trung y học thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc
chứng " yêu thống" " yêu thối thống" " tý chứng".

Biện chứng luận trị:

Theo trung y học bệnh thoát vị cột sống thắt lưng chia ra làm 12 thể sau đây.

1 khí trệ huyết ứ.

2 ứ trệ phủ thực

3 đàm ứ hỗ trở

4 phong hàn thấp trở

5 thấp nhiệt uất kết

6 can thận đều hư

7 hàn ngưng huyết mạch

8 dương hư hàn ngưng

9 can tỳ bất hoà

10 khí huyết hư nhược

11 khí hư huyết ứ

12 thận hư đàm trở...

1: khí trệ huyết ứ:

Chủ chứng: bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên, nguyên nhân gây bệnh thường do bị ngã, do ngoại
thương tác động gây trật xương, bệnh thường phát tác cấp tính, bệnh nhân bị đau dữ dội, đau lan

112
xuống dưới chân, thường có điểm đau cố định, ngày nhẹ đêm nặng, tại vùng lưng bị đau bị co cứng
lại, làm cho vận động bị khó khăn, khi bệnh nhân cúi ngửa hoặc khi di chuyển vô cùng hạn chế. Ấn
vào thì đau, chất lưỡi có sắc tím, hoặc rìa lưỡi có ban. Mạch huyền khẩn hoặc sáp.

Bài thuốc: chỉ xác, thanh bì, hương phụ, xuyên khung, ngũ linh chi, đương quy đều 12 g. Đào nhân,
hồng hoa, ngô công. Miết trùng đều 9g. Chế một dược, chế nhũ hương, cam thảo đều 6 g. Tam thất
phấn ( nghiền bột) 3g. ( cho vào uống cùng)

Cách dùng : Mỗi ngày uống 1 thang, cho các vị thuốc vào nước sắc cạn, chia đều uống ấm.

2: ứ trệ phủ thực:

Chủ chứng : bệnh nhân bị đau từ lưng lan xuống chân, bụng đau, cự án, đại tiện không thông sướng,
miệng đắng, chất lưỡi vàng trơn. Mạch thực hữu lực.

Bài thuốc: đào nhân, đại hoàng ( cho sau) đều 10 g. Quế chi 9 g. Cam thảo 6 g. Mang tiêu 6 g (uống
cùng). Hoặc trần bì, đương quy, tô mộc, hồng hoa, chỉ xác, đại hoàng ( cho sau) đều 10 g. Mộc thông
3g. Hậu phác 15g. Cam thảo 5 g. Mang tiêu 6g. ( uống cùng)

Cách dùng: mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

3: đàm ứ hỗ trở:

Chủ chứng: lưng đau nhiều cử động khó, ngày nhẹ đêm nặng, lưỡi có sắc tím, chất lưỡi trắng trơn.
Mạch trầm huyền

Bài thuốc: chế xuyên ô, chế thảo ô đều 5 g. Địa long, chế nam tinh, nhũ hương, một dược đều 10 g.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

4: phong hàn thấp trở.

Chủ chứng: lưng và chân lạnh đau, đau có tính chất ê ẩm kèm theo tê bì, bệnh nặng lên một cách từ
từ, vận động hay thay đổi tư thế khó khăn, khi nằm im 1 chỗ thì cảm thấy thoải mái dễ chịu. Bệnh
nhân sợ lạnh sợ gió, nếu nặng toàn thân có thể phát lạnh, gặp những ngày trời mưa bệnh cũng đau
nhiều hơn. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc trơn. Mạch trầm khẩn hoặc nhu hoãn.

Bài thuốc: chế thảo ô, nhục quế, đều 9 g. Độc hoạt, tang kí sinh, đỗ trọng, xuyên ngưu tất, tần giao,
phục linh, phòng phong, xuyên khung, đương quy, bạch thược, địa long đều 12 g. Tế tân, chế nhũ
hương, chế một dược, cam thảo đều 6g.

Cách dùng: mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

5: thấp nhiệt uất kết:

Chủ chứng: đa số bệnh xảy ra cấp tính, thắt lưng đau nhức, chân yếu ớt vô lực, đi dép khó khăn, gặp
những ngày thời tiết nóng hoặc những ngày trời mưa thì bệnh đau tăng. Sờ vào có cảm giác nóng,
hoạt động 1 thời gian thấy đỡ đau hơn, bệnh nhân sợ nóng miệng khát, tiểu tiện đỏ ít. Chất lưỡi
hồng, rêu lưỡi vàng trơn, mạch nhu sác hoặc huyền sác.

Bài thuốc: ý dĩ nhân 15 g. Hoàng bá, phòng kỷ, thông thảo, hoạt thạch, tần giao, tỳ giải, ích mẫu
thảo, trạch tả, tử đan sâm, ngô công đều 12 g. Thương truật, hồng hoa đều 9 g. Cam thảo 6 g.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

6: can thận đều hư:

113
Chủ chứng: đa số các bệnh nhân bị bệnh đau lưng mãn tính, hoặc tái đi tái lại nhiều lần, điều trị
nhưng không thấy chuyển biến gì, lưng và chân đau nhức, bệnh nhân thấy chân và gối vô lực, thích
được ấn được xoa bóp, đi lại thì gót chân đau , lao động bệnh nặng thêm, nghỉ ngơi bệnh đỡ . có lúc
thấy thấy ù tai như có tiếng ve kêu , có lúc thấy nặng tai, nếu thiên về dương hư thì

Người bệnh sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt tái nhợt hoặc nhìn thấy hạ chi phù thũng, hơi thở ngắn
ngại nói, tinh thần ủ rũ không có sức, tự ra mồ hôi và đi ngoài phân lỏng, hoặc dương nuy tảo tiết,
phụ nữ thì có khí hư trong và loãng, chất lưỡi đạm. Mạch trầm tế. Nếu thiên về âm hư thì. Trong tâm
thấy buồn phiền mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, miệng và lưỡi khô ráo, sắc mặt không được hồng hào,
người mệt mỏi không có sức, tiện bí và đỏ, hoặc bị mộng tinh hoặc di tinh, phụ nữ thì khí hư có màu
vàng và có mùi hôi, lưỡi đỏ ít rêu. Mạch huyền tế sác.

Bài thuốc: hoàng kỳ chích, thục địa đều 15g. Sao bạch thược, sơn thù du, vân phục linh ( bạch linh),
tục đoạn, tiêu đỗ trọng ( tẩm muối sao), xuyên ngưu tất, ngũ gia bì, xuyên khung, đương quy, tử đan
sâm đều 12 g. Ngô công 9 g. Cam thảo 6g.

Nếu thiên về thận dương hư thì điều trị phải ôn bổ thận dương kết hợp với bài kim quỹ thận khí
hoàn, hoặc thanh nga hoàn gia giảm.

Nếu thiên về thận âm hư thì điều trị phải tư bổ thận âm kết hợp với bài lục vị địa hoàng hoàn gia
giảm.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

7: hàn ngưng huyết mạch:

Chủ chứng: đa số bệnh nhân là nữ giới, bệnh tình kéo dài, các khớp xương ở tứ chi đau nhức, đau có
tính chất di động, vận động vùng lưng bị han chế, gặp trời lạnh thì bệnh đau tăng, bệnh thường phát
tác vào mùa đông và mùa xuân, luỡi đạm, chất lưỡi mỏng. Mạch tế sác vô lực.

Bài thuốc: đương quy 15 g. Bạch thược, xích thược, quế chi, phụ tử đều 10 g. Tế tân, cam thảo,
thông thảo đều 5g. Đại táo 10 quả.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

8 dương hư hàn ngưng:

Chủ chứng: bệnh tình kéo dài, vùng lưng và chân đau nhiều, xong chân dưới có hiện tượng tê bì,
hoạt động gặp khó khăn, gặp trời lạnh thì bệnh đau tăng, chất lưỡi mỏng, mạch đoản trầm vô lực

Bài thuốc: thục địa 24 g. Hoài sơn dược, Lộc giác giao, câu kỷ tử, thỏ ty tử, tiêu đỗ trọng đều 12 g.
Sơn thù nhục, đương quy phụ tử đều 10g. Nhục quế 6g.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

9: can tỳ bất hoà:

Chủ chứng: bệnh tình có thể kéo dài hoặc ngắn, lưng và chân cùng đau, nếu có hiện tượng sưng phù
thì bệnh đau hơn, bệnh lúc nặng lúc nhẹ, tinh thần không được khoan khoái người cảm thấy nặng
nề, hay suy nghĩ, ăn uống kém, bụng chướng, đại tiện bí. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng. Mạch
huyền.

Bài thuốc: sài hồ, đương quy, bạch thược, phục linh, bạch truật đều 15 g. Địa long, ngưu tất, mộc
qua đều 10 g. Chích cam thảo 6 g. Đại táo 10 quả.

114
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

10: khí huyết hư nhược:

Chủ chứng: bệnh tình kéo dài, vùng lưng đau nhức, phù thũng, nhị tiện bình thường, chất lưỡi hồng,
rêu lưỡi mỏng. Mạch đoản vô lực.

Bài thuốc: hoàng kỳ, đẳng sâm đều 30 g. Sài hồ, đương quy, bạch truật, địa long đều 15 g. Thăng
ma, cam thảo, trần bì, mộc qua đều 10 g.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

11: khí hư huyết ứ:

Chủ chứng: bệnh nhân đau lưng lan xuống dưới chân, chân mềm yếu không có lực. Mạch hư nhược.

Bài thuốc: hoàng kỳ 50 g. Đương quy, xuyên khung, địa long, kê huyết đằng đều 15 g. Đào nhân,
hồng hoa, bạch truật, bào khương đều 10 g. Ngô công 1 con.

Cách dùng: mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

12: thận hư đàm trở:

Chủ chứng: bệnh đau vào ban ngày, khi đứng lên ngồi xuống thì bệnh đau tăng, bệnh nhân sợ lạnh,
ngón chân 2 bên không được ấm, 2 chân phù thũng, trầm trọng không có lực, cân mạch co rút hạn
chế, khớp xương sưng to thay đổi, không đi lại được, sắc mặt trắng sáng, chất lưỡi bệu nhạt, rêu lưỡi
trắng, mạch đoản sác.

Bài thuốc: thục địa hoàng 30 g. Nhục quế, ma hoàng, cam thảo đều 6 g. Lộc giác giao ( hoà cùng),
bao khương, bạch giới tử đều 10 g. Đại hoàng 12 g. Ngô công 2 con.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, cho vào nước sắc cạn, chia ra uống.

============

CHOLESTEROL CAO

Đại Cương

Cholessterol là thành phần cần thiết cho sự sống, cấu tạo mật và sinh tố D. Nó tạo màng tế bào để
tổng hợp một số Hormon.

Ở tuổi 45-50 nên xét nghiệm nồng độ Chloesterol máu thường xuyên hoặc định kỳ để theo dõi sự gia
tăng của Chloesterol trong máu.

Thường gặp nơi người lớn tuổi, béo phì. Phụ nữ nhậy cảm với Lipoprotein HDL và Triglyceride hơn
nam giới. Trái lại, nam giới lại nhậy cảm với Lipoprotein LDL do ăn uống, nhậu nhẹt rượu thịt nhiều...

Gần đây, sau những công bố cho rằng Cholessterol là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, xơ
động mạch, huyết áp cao, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... rất
nhiều người (đa số ở thành phố lớn) đã đi xét nghiệm máu và kết quả cho thấy đa số có Cholesterol
huyết cao. Siêu âm cho kết quả: Mỡ trong gan... rất đông.

115
Những người béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, trên 50 tuổi, nên xét nghiệm máu để biết hàm
lượng Cholesterol. Chỉ cần nhịn đói trước khi lấy máu vào buổi sáng. Nếu Cholesterol cao, nên làm
xét nghiệm lại trong vài ngày sau. Nếu cả hai lần đều cao, cần chú ý đến mức độ HDL và Triglycerid
để có hướng điều trị cho phù hợp.

Theo thời sinh học, lượng Cholesterol được sản xuất ở gan nhiều vào ban đêm, vì vậy bữa ăn tối nên
hạn chế bớt thức ăn có dầu mỡ, nếu có thể được thì lượng thuốc uống tập trung vào buổi tối sẽ có
hiệu quả cao hơn.

Đông Y không có tên bệnh này nhưng các chứng trạng của bệnh Cholesterol giống với các bệnh Đờm
Ẩm, Huyễn Vựng, Đầu Thống, Hung Tý, Chi Thể Ma Mộc của Đông y.

Cũng gọi là Cao Chỉ Đản Bạch Huyết Chứng, Huyết Chỉ Quá Cao Chứng.

Chứng Cholesterol Máu cao, Mỡ Trong Máu (Lipit huyết cao), Gan Nhiễm Mỡ… tuy tên gọi khác
nhau, về cơ chế gây bệnh theo YHHĐ có khác nhau nhưng đối với YHCT cùng chung một cách biện
chứng là luận trị gần như nhau.

Đông Y xếp vào loại Trọc Trở, Đờm Thấp, Thấp Nhiệt.

Có thể tham khảo thêm ở bài Mỡ Máu Cao.

Nguyên Nhân

Theo Đông y nguyên nhân gây nên Cholesterol cao có thể do:

+ Ăn uống không điều độ: Ăn nhiều những thức ăn mỡ, béo, uống rượu… làm tăng lượng mỡ lên,
trong khi đó chức năng vận hóa của Tỳ lại bị suy giảm khiến cho lượng mỡ ứ đọng lại gây nên, hoặc
do ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương không vận hóa được dưỡng trấp, các chất béo
không tan đi được, tụ lại gây nên.

+ Tỳ Hư yếu kèm thấp tà ứ đọng: Tỳ ở trung tiêu, có chức năng vận hóa, Tỳ thích khô ráo chứ không
thích ẩm ướt, nếu ăn nhiều chất lạnh, mát quá làm Tỳ Vị bị tổn thương, chức năng vận hóa bị mất đi
sẽ gây nên béo phì, thủy thấp sẽ thịnh. Tỳ bị tổn thương khiến cho dưỡng trấp không chuyển hóa
thành các chất nuôi dưỡng cơ thể, Cholesterol sẽ tụ lại, gây nên Cholesterol cao.

+ Tình Chí Bị Thương Tổn: Suy tư, giận dữ làm hại Tỳ, Can. Can mất chức năng sơ tiết, khí cơ bị uất
trệ, khí bị trệ, huyết bị ứ, hoặc Can khí uất kết lấn sang làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ mất chức năng vận
hóa, lượng mỡ không chuyển hóa được tụ lại gây nên chứng Cholesterol cao.

116
+ Thận Khí Hư Suy: Người lớn tuổi cơ thể bị suy yếu, thận khí hư hoặc lao thương quá sức, tinh khí bị
tổn hại, sẽ làm cho tinh khí bất túc, khí hóa bị bất cập, tân dịch không đều hòa, lượng mỡ không
chuyển hóa được, tụ lại thành chất mỡ xấu làm cho Cholesterol tăng cao.

+ Đờm ngưng huyết kết: Bình thường, lượng mỡ hóa sinh vào với thủy cốc, dưỡng trấp, mỡ cùng với
tân dịch đều là loại chất dịch, tân dịch và huyết cùng hỗ sinh cho nhau, mỡ và máu cùng quy vào
phần dinh. Tân dịch tụ lại sinh ra đờm, huyết dịch ứ trở gây nên huyết ứ. Đờm ngưng, huyết trở đều
làm cho lượng mỡ chuyển hóa thất thường, tụ lại thành trọc tà, gây nên Cholesterol cao.

Cũng có thể do Can âm bị hao tổn, Can dương quá vượng, làm cho phong ở bên trong bị động, bốc
lên thanh khiếu bên trên gây nên hoặc do Tỳ bị hư yếu, nguồn vận hóa bị kém khiến cho tinh khí của
ngũ tạng kém, Thận không tàng trữ lại được, khiến cho Thận thủy bất túc, Can không được tư dưỡng
gây nên bệnh.

Cơ Chế

Cholesterol là một hợp chất có cấu trúc Sterol, là một trong những thành phần Lipid có trong cơ thể
con người.

Cholesterol có hai nguồn gốc: Nội sinh (do chính cơ thể tự tổng hợp) và Ngoại sinh (có trong thức ăn
được đưa vào cơ thể). Cholesterol được tổng hợp ở nhiều cơ quan nhưng nhiều nhất ở gan. Gan vừa
làm nhiệm vụ tổng hợp Cholesterol, vừa làm nhiệm vụ điều hoà, dự trữ Cholesterol trong cơ thể.

Cholesterol nhũ hóa Triglycerid để ngấm qua thành ruột, theo hệ bạch huyết rồi vào máu. Chúng di
chuyển trong máu dưới dạng Chylomicron. Các cơ và mô mỡ thu hút chất béo nhờ Liporotein lipase.
Phần dư thừa trở về gan và Cholesterol tự do được phóng thích. Cholesterol dùng để tổng hợp màng
tế bào, nội tiết tố... hoặc dự trữ dưới dạng Chloesterol esther.

Cholesterol là một chất béo, để di chuyển trong máu, nó cần một chất vận chuyển, đó là các
Lipoprotein. Có hai loại Lipoprotein:

+ Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL - Low Density Lipoprotein) xuất phát từ gan, chuyển Chlesterol đến
tận các tế bào để làm chất ‘đốt’, tạo năng lượng.

+ Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – High Density Lipoprotein) có chức năng ngược lại, chuyển
Cholesterol từ các tế bào trở về gan để được tái biến dưỡng.

117
Khi thừa trong máu, trên đường di chuyển từ gan đến các tế bào, Cholesterol LDL thừa, được gọi là
Cholesterol xấu, không vào hết tất cả trong tế bào, mà tồn đọng tại động mạch và sau đó xâm nhập
vào vách thành động mạch. Tại đây, Chloesterol bị oxy hóa tạo thành những tảng xơ động mạch và
góp phần làm nghẽn tắc động mạch (dân gian quen gọi là máu nhiễm mỡ). Dần dần sẽ dẫn đến nhồi
máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc viêm động mạch.

Còn Cholesterol được Lipoprotein HDL vận chuyển là Cholesterol tốt, làm thông động mạch, tống
khứ Chloesterol thặng dư ra khỏi động mạch.

Để chẩn đoán Cholesterol máu, cần xác định nồng độ:

+ Cholesterol toàn phần.

+ LDL – Cholesterol (Cholesterol xấu).

+ HDL – Cholesterol (Cholesterol tốt).

+ Triglycerid.

Từ 4 nồng độ này sẽ xác định được nguy cơ thừa Cholesterol.

Bình thường, nồng độ của 4 yếu tố trên là:

. Cholestrol toàn phần: 156 ± 20/100ml huyết tương.

. HDL: 60mg/l

. LDL: 160mg/l

. Triglycerid: 1,65g/lít.

HDL thường hạ thấp ở phụ nữ mãn kinh. HDL dưới 35mg/dl có nguy cơ gây bệnh tim dù Cholesterol
toàn phần trong phạm vi cho phép.

118
Phụ nữ gần tuổi mãn kinh bắt đầu phát phì, lượng mỡ dự trữ tăng, Triglyceride trong máu cũng tăng
nên dễ bị hiện tượng ‘Mỡ trong máu’ khi đi xét nghiệm.

Để chẩn đoán Cholesterol Máu, cần làm xét nghiệm máu:

Nhịn ăn từ 12 giờ đồng hồ, xét nghiệm máu 2-3 lần liên tiếp, cách nhau 2-4 tuần (tại cùng một phòng
xét nghiệm), tỉ lệ Cholesterol máu trên 2,7g/l (270mg/l) = 7,0mmol/l.

Triệu Chứng

Triệu chứng chính là đầu đau, chóng mặt, lưng đau, gối mỏi, tâm phiền, ngực đầy, Cholesterol trong
máu cao.

Biện Chứng Luận Trị

+ Đờm Trọc Ngăn Trở Bên Trong: Cholesterol trong máu tăng cao, đầu váng, đầu nặng, cơ thể béo
phì, ngực bụng đầy trướng, khó chịu, người nặng nề, không muốn hoạt động, rêu lưỡi vàng bệu,
mạch Hoạt, Thực.

Điều trị: Táo thấp, khứ đờm, hóa trọc, giáng chỉ (hạ Cholesterol). Dùng bài Ôn Đởm Thang gia giảm:
Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Chỉ xác, Quát lâu, Hải tảo, Hoàng cầm.

(Đây là bài Ôn Đởm Thang bỏ Trúc nhự, Sinh khương, Cam thảo thêm Quát lâu, Hải tảo, Hoàng cầm.
Trong bài dùng Bán hạ, Trần bì, Quát lâu để táo thấp, khứ đờm; Phục linh thấm thấp, kiện Tỳ; Chỉ xác
lý khí, trừ mãn, điều sướng khí cơ; Hải tảo, Hoàng cầm thanh nhiệt tiêu đờm, hóa trọc, giáng chỉ).

+ Tỳ Hư Thấp Khốn: Cholesterol trong máu tăng cao, hoạt động thì mệt, ăn ít, bụng đầy, hụt hơi, sắc
mặt không tươi, chân hơi sưng phù, phân lỏng nát, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoãn, Nhược.

Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, thấm thấp, giáng chỉ (hạ Cholesterol). Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia
giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Sơn dược, Sa nhân, Thần khúc, Sơn tra, Cát cánh, Ý dĩ.

(Đây là bài Sâm Linh Bạch Truật Tán bỏ Biển đậu, Liên nhục, thêm Thần khúc, Sơn tra. Trong bài dùng
Đảng sâm, Bạch truật ích khí, kiện Tỳ; Phục linh, Ý dĩ, Cam thảo, Sơn dược, Sa nhân lý khí, kiện Tỳ,
thấm thấp, hòa Vị; Thần khúc, Sơn tra hòa Vi, tiêu thực, trừ mãn, hóa trọc, giáng chỉ).

+ Can Uất Khí Trệ: Cholesterol máu tăng, hai bên hông sườn trướng đau, nấc, ợ hơi, phiền táo, dễ
tức giận, đầu váng, đầu đau, miệng đắng, họng khô, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền.

119
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hòa Vị, giáng chỉ (hạ Cholesterol). Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài
hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Cam thảo, Xuyên khung, Sơn tra, Hạ khô thảo, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách.

(Đây là bài Sài Hồ Sơ Can Tán bỏ Hương phụ, thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ, Sơn tra, Hạ khô thảo.
Trong bài dùng Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung để sơ Can, lý khí, giải uất; Bạch thược, Cam thảo, Xuyên
luyện tử, Diên hồ lý khí, chỉ thống, hòa trung, hoãn cấp; Hạ khô thảo vị mặn, tính hàn, vào kinh Can,
Sơn tra hòa Vị, hai vị này dùng chung có tác dụng sơ Can, hòa Vị, tiêu đờm, giáng chỉ (hạ mỡ).

+ Can Thận Hư Tổn: Cholesterol trong máu cao, đầu váng, hoa mắt, cử động thì hụt hơi, lưng đau,
chân yếu, mắt mờ, tai ù, tai kêu, mất ngủ, hay mơ, trí nhớ giảm, lưỡi hơi đỏ, mạch Huyền, Tế.

Điều trị: Dưỡng huyết, nhu Can, ích Thận, giáng chỉ (hạ mỡ).

Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Câu kỷ tử, Cúc hoa, Sinh địa, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Hà
thủ ô, Nữ trinh tử, Tang ký sinh, Đan sâm, Hoàng tinh.

(Đây là bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn bỏ Phục linh, Sơn dược, thêm Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Tang ký sinh,
Đan sâm, Hoàng tinh. Trong bài dùng Câu kỷ tử, Sinh địa, Tang ký sinh để ích Thận, làm mạnh lưng;
Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Hoàng tinh tư âm, dưỡng huyết, nhu Can; Trạch tả, Đơn bì thanh nhiệt, tiết
trọc, giáng chỉ).

+ Ứ Huyết Ngăn Trở: Cholesterol máu cao, ngực đau lan ra sau lưng, phiền muộn, đầu váng, đầu đau,
đau không di chuyển, chân tay và cơ thể tê dại, lưỡi đỏ tím hoặc có vết ứ huyết, mạch Tế Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông kết, giáng chỉ (hạ mỡ).

Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Cát
cánh, Xuyên khung, Xích thược, Sơn tra, Bồ hoàng.

(Đây là bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang bỏ Sài hồ, Cam thảo, Ngưu tất, thêm Sơn tra, Bồ hoàng. Trong
bài dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết, khứ ứ, thông
huyết mạch; Cát cánh, Chỉ xác lý khí, tán kết; Sinh địa tư âm, lương huyết, tiêu ứ, thông lạc, giáng
chỉ).

Khi nồng độ Cholesterol máu cao, phương thức điều trị đầu tiên là tiết thực, dù 70% lượng
Cholesterol được tổng hợp ở gan, không liên quan đến thực phẩm ăn vào.

Cần nhớ là dù thay đổi nếp sống, thay đổi thực đơn... cần phải có một thời gian để Cholesterol giảm
dần, nếu Chlesterol giảm nhanh quá cũng không tốt.

120
Chọn thực phẩm có tác dụng giảm và trị Cholesterol cao:

. Rau cải xanh và trái cây có chứa nhiều sinh tố C.

. Hạt Dẻ, hạt Điều, hạt nẩy mầm: giá đậu, chứa nhiều Sinh tố E.

. Cà chua nấu chín, Dưa hấu, Đu đủ, Bưởi có chứa Lycopen.

. Hành, Táo, Nho, Dâu, Trà xanh, Xà lách, Ớt xanh Đà lạt chứa nhiều Fllavonoide.

Đây là các thực phẩm có chất kháng oxy hóa có tác dụng làm giảm Choleterol trong máu.

Dưa hành có Selenium cũng phụ giúp chống oxy hóa Lipoprotein LDL.

Theo nghiên cứu của Viện Trung Y Thượng Hải: một số vị thuốc có tác dụng hạ Cholesterol như: Hà
thủ ô, Sơn tra, Linh chi, Tỏi, Đan sâm, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Sâm tam thất, Bồ hoàng, Trạch tả.

Qua kinh nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã rút ra được một số nguyên tắc dùng thuốc trị
Cholesterol cao như sau:

1- Thuốc thanh nhiệt lợi thấp: Dùng cho chứng bệnh Cholesterol máu cao, kèm thấy hay khát, phát
nhiệt, tiểu ít, bụng trướng, phù thũng, đốm lưỡi nhờn, dính, mạch Hoạt.

Dùng các vị Hà diệp, Kim ngân hoa, Cúc hoa, Liên kiều, Ngọc mễ tu, Trạch tả, Thảo quyết minh, Phục
linh, Hổ trượng, Nhẫn đông đằng.v.v:..

2. Thuốc khứ đàm lợi thấp: Dùng cho người Cholesterol máu cao kèm theo tay chân mệt mỏi, bụng
trướng, ho có đờm, đại tiện lỏng, đốm lưỡi nhờn dính, mạch Hoạt.

Thuốc dùng Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Phục linh, Chỉ xác, Qua lâu, Đởm nam tinh, Hạnh nhân, Bạch
Kim Hoàn v.v...

121
3. Thuốc thanh lý thông hạ: Dùng cho những người Cholesterol máu cao, thân hình to chắc, táo bón,
bụng trướng, đốm lười dày, nhờn, dính, mạch có lực.

Người bên trong nóng, kết đờm bị nhẹ dùng thuốc chế từ Đại hoàng, Sơn tra, Mạch nha, Hạn cần
thái, Nhân trần, Hoàng kỳ, Chỉ xác, Hồ hoàng liên;

Người bị nặng thêm Sinh đại hoàng, hoặc Mang tiêu, Phan tả diệp.

4. Thuốc bổ Can thận: Dùng cho những người Cholesterol máu cao lại thấy cơ thể mệt mỏi, lưng đau,
chân yếu, tuổi già sức yếu, tai ù, mắt hoa, chất lưỡi đỏ, đốm lưỡi mỏng, mạch Trầm Tế.

Thuốc dùng Thủ ô, Câu kỷ, Mạch đông, Sinh địa, Sa sâm, Thỏ ty tử, Hắc chi ma, Tang ký sinh, Hoàng
tinh, Đỗ trọng, Hạn liên thảo, Hàng cúc hoa, Sơn thù nhục, Sung úy tử v.v...

5- Thuốc hoạt huyết hóa ứ: Dùng cho những người Cholesterol máu cao kèm theo ngực tê dại, tim
đau, chỗ đau cố định, đốm lưỡi mỏng, chất lười sẫm hoặc sẫm tím, có vết

hoặc điểm ứ, mạch Huyền.

Thuốc dùng Đan sâm, Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hương, Xích thược, Sinh bồ hoàng, Sung úy tử,
Khương hoàng, Ngũ linh chi, Tam thất v.v...

6. Thuốc thanh Can tả hỏa: Dùng cho những người Cholesterol máu cao, hình dáng to chắc, mắt đỏ,
mặt đỏ, miệng khô, lưỡi rát, nước tiểu vàng, đại tiện khô, đốm lưỡi nhờn dính, mạch Huyền.

Thuốc dùng: Câu đằng, Cát căn, Thảo quyết minh, Sinh địa, Long đởm thảo, Trạch tả, Sơn chi, Hoàng
cầm, Đại hoàng v.v…

Qua thực nghiệm chứng minh các vị thuốc trên có công hiệu hạ Cholesterol máu.

Những Vị Thuốc Hạ Cholesterolõ Máu Thường Dùng

+ Sơn tra (Crataegus cuneata S et. Z) sơ chế qua, ngâm thành cao có hiệu quả đối với Cholesterol,
Triglycerid, Lipoprotein.

122
+ Hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thunb): Gần đây nghiên cứu thấy có thể làm giảm bớt sự hấp
thu Cholesterol đường ruột, ngăn cản Cholesterol lắng đọng trong gan, làm chậm sự xơ cứng động
mạch.

+ Trạch tả (Alisma plantago Aquatica L): Nghiên cứu hiện nay cho thấy nó có tác dụng can thiệp sự
hấp thụ Cholesterol, phân giải hoặc bài tiết đồng thời hạ đường trong máu, chống gan mỡ.

+ Quyết minh tử (Haliotis Sp): hạ Cholesterol, Triglycerid.

+ Đại hoàng (Rheum palmatum Baill): Nghiên cứu gần đây cho thấy Đại hoàng làm cho ruột tăng nhịp
co bóp, từ đó thúc đẩy sự bài tiết Cholesterol, giảm bớt sự hấp thụ Cholesterol và giảm béo phì.

+ Linh chi: Có tác dụng hạ Cholesterol.

+ Hổ Trượng (Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc): Có tác dụng làm hạ Cholesterol và Triglycerid.

+ Tam thất (Panax pseudo gigseng Wall): Có tác dụng làm tan ứ, chống đau, tiêu thủng, hạ
Cholesterol.

+ Bồ hoàng (Typha anguslata Bory et Chaub): Nghiên cứu gần đây thấy có tác dụng hạ Cholesterol và
Triglycerid, ngoài ra còn có tác dụng nâng cao Lipoprotein mật độ cao, cải thiện sự xơ cứng động

mạch.

+ Hải tảo (Sargassum Sp): Có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid.

+ Hồng hoa (Carthamus Tinctorius): Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh và hạ Cholesterol.

+ Sung úy tử (hạt cây Ích mẫu - Fructus Leonuri): có tác dụng hạ Triglyceride và Cholesterol.

+ Địa long (Perichaela sieboldii Horst): Có tác dụng lợi thấp đối với Cholesterol, Triglycerid và
Lipoprotein.

123
+ Sơn thái: Có thể làm tăng tốc độ thay cũ đổi mới, vị chát làm cho các thất thải mang tính acid trong
cơ thể trở thành có tính kiềm, làm cho muối dư thừa trong cơ thể bài tiết ra ngoài, trong thành phần
vị chát có Kali (K), có thể hỗ trợ cho mỡ phân giải.

+ Cùi trắng trong trái Cam, có chứa Pectin, có tác dụng ngoại hấp Cholesterol, giúp làm giảm
Cholesterol huyết.

+ Rau quả tươi có Vitamin C, Cà rốt, Cà chua, Dưa hấu, Rau xanh có những chất có khả năng ngăn
cản oxy hoá LDL – đồng nghĩa với giảm tác hại của LDL.

. Bồ hoàng: Dạng bột hoặc viên, mỗi ngày liều dùng tương đương với 3g thuốc sống, thuốc cớ tác
dụng hạ Cholesterol. Thực nghiệm chứng minh Bồ hoàng sống có tác dụng nhưng rượu Bồ hoàng thì
tác dụng ngược lại.

. Đại hoàng: tăng nhu động ruột gây tăng bài tiết Cholesterol và giảm sự hấp thụ. Dùng viên hoặc bột
Đại hoàng 0,25g, ngày 3 - 4 lần.

. Đậu xanh: Thực nghiệm chứng minh bột Đậu xanh sống uống có tác dụng hạ Cholesterol. Không có
tác dụng đối với Triglycerit.

. Đơn sâm: nhiều báo cáo nghiên cứu cho là thuốc có tác dụng hạ mỡ máu cao nhưng chưa thống
nhất. Thuốc có tác dụng làm giảm thoái hóa mỡ tại gan.

. Hà thủ Ô: chiết thô làm viên 0,25g (tương đương thuốc sống 0,18g), ngày uống 3 lần, có tác dụng
hạ Cholesterol, nên uống liên tục 3 tháng.

Tác dụng phụ: Thuốc gây tiêu chảy nhẹ, có thể uống viên Bình Vị hoặc Hương Sa Lục Quân.

. Hổ trượng: Dạng viên, mỗi lần uống 3 viên (tương đương thuốc sống 15g) 3 lần mỗi ngày. Có tác
dụng hạ Cholesterol và Triglycerit.

. Hồng hoa: Uống dầu Hồng hoa 20ml. Ngày 3 lần có làm giảm Cbolesterol thực nghiệm cũng chứng
minh điều đó, nhưng ngưng thuốc, cholesterol dễ tăng lại..

124
. Linh chi: trên thực nghiệm thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglyceridkhông chịu ảnh hưởng mấy.
Về lâm sàng tác dụng hạ lipit của các báo cáo có khác nhau.

. Quyết minh tử: Dạng thuốc viên, sắc, xi rô đều có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit. Thuốc sắc
mỗi ngày dùng 30g. Có thể gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn.

. Sơn tra: Chiết xuất cao thô có tác dụng hạ Cholesterol, Tryglycerit, (-Lipoprotein, cồn chiết 0,12g,
ngày uống 3 lần.

. Tam thất: Mỗi ngày uống 3g. Trên lâm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, trên thực nghiệm
chưa thấy.

. Tỏi: Dùng nang tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 nang, hoặc lượng mỗi ngày 2 - 8 nang (0,12g
tương đương thuốc sống 50g), liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca. Thuốc có tác dụng hạ lipit huyết, làm
tăng HDL (Tạp Chí Trung Y 1985, 2: 42). Tỏi có thể ngâm dấm hoặc ngâm rượu uống ngày 3- 5 múi
vừa tỏi tươi.

. Trạch tả: trên làm sàng thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, thuốc gây tiêu chảy nhẹ.

CHÂM CỨU TRỊ CHOLESTEROL MÁU CAO

Phép trị bằng châm cứu đối với chứng Cholesterol máu cao cũng có kết quả nhất định (cũng như đối
với chứng béo phì).

Chọn huyệt chính: Trung quản, Tỳ du, Vị du, Khí hải, Hợp cốc, Phong long, Túc tam lý.

Huyệt phối hợp tùy theo triệu chứng lâm sàng và bệnh nguyên phát như cao huyết áp, tiểu đường,
xơ mỡ mạch...) mà gia giảm.

- Phương pháp: mỗi lần chọn 3 - 4 huyệt chính thêm huyệt phối hợp. Châm kim phải đạt đắc khí
(bệnh nhân có cảm giác tê tức buốt) vê mạnh nhẹ, lưu kim 30 - 40 phút, châm hàng ngày hoặc cách
nhật. 201ần châm là một liệu trình, kiểm tra kết quả có thể châm tiếp để củng cố. Có thể kết hợp
cứu hoặc điện châm.

+ Thấp Nhiệt Uất Kết: Thanh lợi thấp nhiệt. Châm Âm lăng tuyền, Hạ cự hư, Nội đình, Thiên khu, Túc
tam lý (Bị Cấp Châm Cứu).

125
+ Tỳ Hư Trọc Đờm: Kiện Tỳ, hóa đờm. Dùng Tỳ du, Phong long, Túc tam lý, Thủy tuyền, Âm lăng
tuyền (Bị Cấp Châm Cứu).

+ Vị Nhiệt Phủ Thực: Thanh VỊ tả hỏa. Dùng Thiên khu, Thượng cự hư, Tam âm giao, Nội đình, Đại đô
(Bị Cấp Châm Cứu).

+ Can uất hóa hỏa: Thanh Can giáng hỏa. Dùng Hành gian, Hiệp khê, Kỳ môn, Tam âm giao (Bị Cấp
Châm Cứu).

+ Tỳ Thận Lưỡng Hư: Ích Thận kiện Tỳ. Dùng Thận du, Tỳ du, Túc tam lý, Tam âm giao, Âm lăng tuyền,
Khí hải (Bị Cấp Châm Cứu).

+ Khí Trệ Huyết Ứ: Sơ Can lý khí. Dùng Đàn trung, Thái xung, Nội quan, Công tôn, Kỳ môn (Bị Cấp
Châm Cứu).

Nhĩ Châm

1- Chọn dùng Thần môn, Nội tiết, Can Đởm, Đại trường, Điểm Đói, Điểm Khá, Phế, Mê nhĩ căn, Tam
tiêu. Mỗi lần chọn 3-4 huyệt. Dùng Vương bất lưu hành, giã nát, dán vào huyệt, ngày một lần, 10
ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).

2- Chọn các huyệt: Nội tiết, Dưới vỏ não, Thần môn, Giao cảm, Tâm, Can, Thận.

- Mỗi lần châm 3 - 4 huyệt, dùng hào châm lưu kim 30 phút hoặc 40 phút có vê kim nhẹ hoặc trung
bình.

. Trường hợp gài kim nhĩ hoàn, mỗi lần 2 - 3 ngày. Trong thời gian lưu gài kim dặn bệnh nhân tự ấn
lên huyệt ngày 3 - 4 lần (sáng ngủ dậy, trưa ngủ dậy và tối trước lúc ngủ) (Hiện Đại Nội Khoa Học).

+ Dùng Châm cứu trị 82 ca Cholesterol máu cao.

. Nhóm 1: Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan.

126
. Nhóm 2: Thái bạch, Dương lăng tuyền, Phong long.

Ngực đầy, trước ngực đau: thêm Âm khích, Chiên trung.

Đầu váng, tai ù thêm Thái xung, Phong trì.

Đầu đau, đầu trướng thêm Thái xung, Suất cốc, Bá hội.

Hai nhóm huyệt trên, mỗi ngày châm một nhóm. Dựa theo biện chứng mà thêm các huyệt phối hợp.
Trừ những người suy yếu, lớn tuổi, dùng bình bổ bình tả còn lại đều dùng phương pháp tả.

Kết quả: Khỏi 73 (mỡ máu hạ khoảng 200mg), có 7 trường hợp không hạ hoặc hạ ít (Tân Trung Y Tạp
Chí 1985 (6): 31).

+ Dùng đèn chiếu vào huyệt Nội quan trị 50 ca Cholesterol máu cao. Dùng đèn chiếu loại 6238 A,
công suất 2-3mA. Mỗi ngày chiếu một lần, mỗi lần 15 phút. 10-12 lần là một liệu trình. Nghỉ 3-5 ngày
rồi lại tiếp liệu trình 2.

Kết quả: có 37 ca lượng Cholesterol trong máu hạ tối đa 106mg%, trung bình hạ 20.12mg% (Trung
Quốc Châm Cứu 1986 (2):15).

+ Tiêu Thị và cộng sự theo dõi trị 182 bệnh nhân Cholesterol máu cao bằng châm các huyệt: Tam âm
giao, Túc tam lý, Nội quan, Dương lăng tuyền, Phong long, dùng phép tả, ngây 1 lần lưu kim 20 phút
có vê kim, 10 lần châm là một 1iệu trình và đã châm 2 - 4 liệu trình. Kết quả có 73 ca, Cholesterol hạ,
2 ca trước tăng sau hạ và 2 ca không thay đổi, 5 ca tăng. Có 19 bệnh nhân Triglycerid cao trên l33g%,
sau châm có 13 ca hạ, không thay đổi 6 ca. Sau khi ngưng châm 1 - 3 tháng theo dõi 13 ca có 12 ca
Cholesterol vẫn bình thường 1 ca hơi tăng (Hiện Đại Nội Khoa Học).

+ Bành Thị dùng châm huyệt Túc tam lý trị 85 ca bệnh nhân có Cholesterol cao trên 200mg%,
Triglycerid trên l00mg% và LDL-C trên 530mg. Châm thay nhau mỗi lần một bên, mỗi ngày một lần.
Kết quả: Trong số 35 ca Cholesterol cao, Cholesterol giảm bình quân 33,43mg%. Trong 10 ca có
Triglycerid cao thì Triglyceridgiảm bình quân 38,52mg%, trong số 12 ca có LDL-C cao, LDL-C hạ bình
quân 189,58mg%. Các số liệu so sánh trước sau đều có giá trị thống kê (P nhỏ hơn 0,01 và 0,001).
Tác giả cũng đồng thời dùng laser châm huyệt Nội quan cho 50 ca. Kết quả là có 37 ca Cholesterol
đều có giảm với mức độ khác nhau chiếm 74%. Trị số Cholesterol giảm bình quân là 20,12mg% (các
số liệu so sánh trước sau có giá trị thống kê học: P nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Nội Khoa Học).

127
+ Các tác giả ở Nam Ninh Trung Quốc dùng châm cứu trị 51 ca bệnh nhân cao mỡ máu và kết quả là:
33 ca Cholesterol hạ, 2 ca không thay đổi, 16 ca tăng, 40 ca có LDL-C hạ, 4 ca không thay đổi và 7 ca
tăng cao. Theo xử lý số liệu bằng thống kê thì Cholesterol hạ có ý nghĩa thống kê (P nhỏ hơn 0,05).
LDL-C giảm rõ rệt (P nhỏ hơn 0,001).

Tác giả chọn các huyệt: Tâm du, Khúc trì, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao là chủ huyệt, phối hợp
các huyệt Phong trì, Hoàn khiêu, Thần môn, Thông lý, Đại trử, Quyết âm du, mỗi lần 3 - 4 huyệt, vê
nhẹ, tất cả 36 lần (Hiện Đại Nội Khoa Học).

Cần nhớ là dù dùng thuốc, cũng cần phải phối hợp tập luyện dưỡng sinh, thể dục: đi bộ, chạy bộ...
mới đạt được hiệu quả cao.

CHẾ ĐỘ ĂN KHI CHOLESTEROL MÁU CAO

Chế độ ăn đóng góp một phần khá lớn trong việc điều chỉnh lượng Chloesterol trong máu, vì vậy, cần
chú ý thêm về mặt dinh dưỡng này.

+ Hạn chế Cholesterol thức ăn: 250-300mg/ngày.

Giảm tối đa mỡ thành phần (có trong thịt, cá, trứng, sữa). Mỡ này chứa rất nhiều acid béo bão hòa
làm gia tăng Chlesterol. Nếu cần, dùng dầu thực vật (dầu nành, dầu phộng…).

Thức Ăn Cần Kiêng Để Tránh Tăng Cholesterol Máu

+ Lòng đỏ trứng, một lòng đỏ trứng có trung bình 215mg Cholesterol (nhu cầu hàng ngày là 300mg.
Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 trái trứng, vừa đủ chất bổ mà không dư Cholesterol. Tuy nhiên lòng trắng
trứng lại phụ giúp HDL quét sạch vết bợn ở thành mạch máu nghĩa là giảm tác hại của LDL và
Cholesterol (vì vậy, nếu ăn trứng, nên ăn cả lòng trắng).

+ Thịt đỏ, loại này có nhiều Cholesterol và chất béo bão hoà.

+ Không dùng mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật (dầu Đậu nành, Mè, dầu Hướng dương).

+ Không nên ăn quá nhiều chất đường vì chất đường đưa vào cơ thể quá thừa so với nhu cầu năng
lượng và khả năng dự trữ sẽ chuyển hoá thành chất béo, trong đó có Cholesterol.

128
+ Không nên uống rượu vì rượu sẽ làm gan tổng hợp nhiều chất béo hơn trong đó có Cholesterol.

Tham Khảo

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Bạch Kim Giáng Chỉ Phương (Trần Vũ, sở nghiên cứu y học khu Nghi Xuân tỉnh Giang Tây): Uất kim
210g, Bạch phàn 90g, tán bột mịn, trộn đều, tẩm nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống
sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày, liên tục trong 2 - 3 liệu trình (Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển).

- Kết quả: Đã trị 344 ca, Cholesterol giảm bình quân 85,84mg%, Triglycerid giảm bình quân 70,61mg
%, (- Lipoprotein giảm bình quân 175,96%. So sánh trị số máu lipit khác biệt có ý nghĩa (P nhỏ hơn
0,001). Có 170 ca béo phì được điều trị, cân nặng giảm rõ, giảm bình quân 3,5kg. Có 138 ca huyết áp
cao được điều trị có kết quả 59,4% (23,2% kết quả tốt).

- Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate
và Kalium sulfate có tác dụng thu liễm làm giảm hấp thụ thành phần mỡ Cholesterol. Tinh dầu Uất
kim làm tăng tiết mật làm bài tiết Cholic acid (sản vật chuyển hóa của Cholesterol) ra ngoài bằng
đường ruột, do đó làm hạ lipit huyết (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Cát Căn Phức Phương: Cát căn 15g, Hà thủ ô chế 30g, Sơn tra sống 45g, Bột trân châu 0,6g (liều 1
ngày) chế thành viên. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 1 liệu trình là 1 tháng. Thuốc có tác dụng tốt
đối với Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Đơn Điền Giáng Chi Hoàn (Hoàng Chấn Đông, Sở nghiên cứu bệnh tim mạch tỉnh Quảng Đông):
Đơn sâm 9 - 12g, Điền thất 0,3 - 1,5g, Xuyên khung 6 - 9g, Trạch tả 9 - 12g, Nhân sâm 5 - 10g, Đương
quy 9 - 12g, Hà thủ ô đỏ 10 - 15g, Hoàng tinh 10 - 15g, tán bột mịn làm hoàn, mỗi ngày uống 4g chia
2 lần sáng và tối, 45 ngày là một liệu trình.

- Kết quả: Trị 251 ca, trong đó cholesterol cao 115 ca, kết quả tốt 88 ca, (33%) khá 45 ca (39,1%),
Cholesterol so sánh trước và sau điều trị giảm bình quân 52,8mg Triglycerid cao có 186 ca, kết quả
tốt 97 ca (71,3%, có kết quả 14 ca (10,3%), Triglycerid so sánh trước và sau điều trị giảm bình quân
147,2mg% (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

129
+ Giáng Chi Ích Can Thang : Trạch tả 20 - 80g, Sinh thủ ô, Thảo quyết minh, Đơn sâm, Hoàng tinh đều
15 - 20g, Sinh Sơn tra 30g, Hổ trượng 12 - 15g, Hà diệp 15g, ngày 1 thang, uống trong 4 tháng, có tác
dụng hạ mỡ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Giáng Chi Linh Phiến: Thủ ô, Trạch tả, Hoàng tinh, Kim anh tử, Sơn tra, Thảo quyết minh, Ký sinh,
Mộc hương. Chế thành viên, mỗi viên có 1,17g thuốc sống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên, 1 liệu
trình 3 tháng. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit. Thuốc có tác dụng tốt đối với thể Can
Thận âm hư, Can dương thịnh (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Giáng Chi Linh Phương (Lý Vĩ Thành, trường Vệ sinh khu Thường Đức, tỉnh Hồ Nam): Hà thủ ô,
Trạch tả, Hoàng tinh, Kim anh tử, Sơn tra đều 3g, Thảo quyết minh, Ký sinh đều 6g, Mộc hương 1g,
nấu cao, chế thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 viên, một liệu trình 3 tháng.

Kết quả: Trị 200 ca có 145 ca Cholesterol cao, giảm tốt 98 ca (67,6%), có kết quả 25 ca (17,2%). Trị số
Cholesterol giảm bình quân 82,44mg%. Triglycerid cao có 55 ca, giảm rõ 29 ca (52,73%), có kết quả
16 ca (29%). Trị số Triglycerid giảm bình quân 150,15mg% (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Giáng Chi Phương (Mã Phong, bệnh viện Giải phóng quân Trung Quốc 371): Thảo quyết minh, Sơn
tra, Đơn sâm, chế thành viên, mỗi viên có hàm lượng cao thuốc 0,25g, tương đương 2,9g thuốc
sống, mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày 3 lần, 4 tuần là một liệu trình. Sau 3 liệu trình đánh giá kết quả.

Kết quả: Trị 64 ca mỡ máu cao có Cholesterol cao giảm bình quân 88,3mg% (P nhỏ hơn 0,01).
Triglycerid cao 43 ca, sau điều trị giảm bình quân 68,1 mg% (P nhỏ hơn 0,01). Cao lipoprotein 41 ca,
sau điều trị hạ bình quân 289,9mg% (P so sánh trước sau

điều trị nhỏ hơn 0,01) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Giáng Chi Phương 2: Cam thảo 30g, Câu kỷ, Trạch tả đều 25g, Sài hồ, Sơn tra đều 15g, Đơn sâm
30g, Hồng hoa 10g. Khí hư huyết ứ thêm Hoàng kỳ 30g, Sinh Bồ hoàng 20g. Can thận âm hư thêm Hà
thủ ô đỏ 20g, Sinh địa 15g. Can dương kháng thêm Câu đằng 20g, Thảo quyết minh 15g. Đàm thấp
nặng thêm Thạch xương bồ 15g, Nhân trần 10g. Khí trệ huyết ứ thêm Xuyên khung, Khương hoàng
đều 15g, ngày uống 1 thang, liệu trình 4 tuần, có tác dụng nâng cao rõ rệt HDL-CH (Lipit-Cholesterol
tỷ trọng cao) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Giáng Chi Thang: Hà thủ ô đỏ 15g, Kỷ tử 10g, Thảo quyết minh 30g, sắc chia 2 lần uống, 2 tháng là
một liệu trình, tác dụng tốt đối với Cholesterol cao, đối với Triglycerid không rõ rệt (Hiện Đại Trung Y
Nội Khoa Học).

130
+ Hà Đơn Tang Nhân Thang: Hà thủ ô, Đơn sâm, Nhân trần, Tang ký sinh, Sơn tra, Thảo quyết minh
đều 30g, ngày 1 tháng, trong 1 - 2 tháng. Thuốc có kết quả đối với các loại IIA, IIB, III và IV. Tác dụng
phụ: tiêu chảy, sôi bụng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Mạch Tra Tán: Mỗi gói 20g (có Mạch nha và Sơn tra mỗi thứ dùng sống 15g). Ngày uống 2 lần, mỗi
lần một gói. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol dùng càng lâu càng tốt. Thuốc có thể gây ợ chua, hơi
tiêu lỏng (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Ngọc Tra Dưỡng Tâm Tán: mỗi gói 20g (gồm có Sơn tra, Ngọc trúc, Sơn dược sống đều 18g) mỗi lần
1 gói, ngày 3 lần, liệu trình 1 - 3 tháng. Có tác dụng hạ Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Nhân Sâm Giáng Chi Hợp Tễ : Nhân sâm 3,2g, Lục trà (chè xanh) 5g, minh Đại hoàng 1,5g chế thành
cao nước (liều trên cho mỗi 50ml), ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol
và giảm cân nặng, hạ huyết áp (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Nhân Trần Hợp Tễ: Nhân trần, Trạch tả, Cát căn đều 15g, sắc uống hoặc chế thành xi rô dùng. Liệu
trình 1 - 8 tháng, kết quả tốt đối với Cholesterol, Triglycerid và (-lipoprotein (Hiện Đại Trung Y Nội
Khoa Học).

+ Nhân Trần Thang: Nhân trần, Kê huyết đằng đều 30g, Thương truật, Nga truật đều 15g. Dương hư
thêm Phụ tử. Âm hư thêm Huyền sâm, sắc đặc uống ngày 1 thang. Dùng từ 1 - 12 tháng. Có tác dụng
hạ Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Phức Phương Bồ Công Anh Phiến: Bồ công anh, Tang ký sinh, Sơn tra, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử theo tỷ
lệ 7: 3 : 3: 3: 1, chế thành viên, mỗi viên có 0,35g thuốc sống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 viên. Thuốc
có tác dụng hạ Cholesterol và Triglycerid (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Phức Phương Minh Tinh Đơn: Quyết minh tử, chế Nam tinh, Sơn tra chế thành, mỗi lần uống 4-6
viên, ngày 31ần, uống 1-3 tháng.Có kết quả đối với Cholesterol và Triglycerid cao (Hiện Đại Trung Y
Nội Khoa Học).

+ Phức Phương Sơn Tra Hoàn: Sơn tra 30g, Cát căn 15g, Minh phàn 1,2g, liều một ngày chế thành
viên, chia 3 lần uống, liệu trình 4 - 6 tuần, tác dụng tốt đối với hạ Cholesterol, làm hạ (-Lipoprotein
nhưng không hạ Triglycerid (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Phức Phương Tam Thất Thang: Tam thất 3g, Sơn tra 24g, Trạch tả 18g, Thảo quyết minh, Hổ
trượng đều 15g, tùy chứng gia giảm, ngày uống 1 thang, một liệu trình là một tháng, có tác dụng hạ
Cholesterol và Triglycerid (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

131
+ Quế Tinh Phương (Bạch Hồng Long, Sở cán bộ hưu trí số 1, quân khu Vân Nam): Quế nhục, Chế
nam tinh, Quyết minh tử, Nhộng tằm, vỏ Đậu đen hạt to, chế thành viên. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần,
mỗi lần uống 4 - 6 viên, một liệu trình là một tháng.

Kết quả: 158 ca, trong đó Cholesterol cao 158 ca, sau điều trị, Cholesterol hạ bình quân 58mg%, tỷ lệ
có kết quả 90,5%, Triglycerid cao 132 ca, sau điều trị hạ bình quân 56mg%, tỷ lệ có kết quả 90,5%, (-
Lipoprotein tăng 116 ca, sau điều trị hạ bình quân

165mg%, tỷ lệ có kết quả 83,62%.

(Bài thuốc có tác dụng ôn hóa đờm thấp, dưỡng can, trừ phong, trị chứng mỡ máu cao thể đàm
thấp) (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Tam Sâm Tửu: Nhân sâm, Đơn sâm, Ngũ gia sâm ngâm rượu 35%, ngày uống 20ml x 2 lần, liệu
trình một tháng. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol, Triglycerit, (-Lipoprotein (Hiện Đại Trung Y Nội
Khoa Học).

+ Thảo Hà Sơn Hợp Tễ: Thảo quyết minh, Hà diệp, Sơn tra đều 24g, Tang ký sinh 15g, Hà thủ ô 12g,
Uất kim 10g là liều lượng một ngày, nấu thành cao 50ml, chia 2 lần uống. Theo tỷ lệ nấu cao uống
trong một tháng là một liệu trình. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol (-Lipoprotein nhưng tác dụng
không chắc chắn đối với Triglycerit, có tác dụng phụ gây tiêu chảy nhẹ (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa
Học).

+ Thiên Sơn Đơn: Thiên trúc hoàng, Sơn tra, Đơn sâm, Trạch tả, liều lượng theo tỷ lệ: 0,5: 1: 2: 2, sấy
khô, tán bột mịn, chế thành viên 0,5g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên, 1 liệu trình 3 tháng, trường
hợp Can Thận âm hư thêm Lục Vị Đại Hoàng Hoàn uống. Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol 90%, hạ
Triglycerid78% (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Thông Huyết Đơn: Hà thủ ô, Nhân trần, Hồng hoa, Xuyên khung, Xích thược theo tỷ lệ 2: 2: 1:1:1,
chế thành viên nặng 0,35g (tương đương thuốc sống 2g), ngày 8 lần, mỗi lần 5 viên, liệu trình từ 1 - 3
tháng. Thuốc có tác dụng hạ cholesterol tốt (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

+ Thủ Ô Hợp Tễ: Sinh thủ ô, Thục địa, Mạch đông, Dạ giao đằng, Bắc sa sâm, Huyền sâm, Hợp hoan bì
đều 15g, Cúc hoa, Kê quan hoa, Bạch thược đều l0g, sắc uống, ngày 1 thang. Thuốc có tác dụng hạ
Cholesterol (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

132
+ Thư Tâm Hoạt Huyết Phương (Thẩm Đạt Minh, bệnh viện trực thuộc viện Trung y học Hồ Bắc):
Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui, Bồ hoàng đều 9g, Hồng hoa 5g. Theo tỷ lệ chế thành xi rô 96%. Mỗi
ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, 3 tháng là một liệu trình.

- Kết quả: Đã điều trị 74 ca mỡ máu cao có Cholesterol trước điều trị cao nhất là 450mg%, sau điều
trị cholesterol cao nhất còn 420mg%, Triglycetrid trước điều trị cao nhất 350mg, sau điều trị cao
nhất còn 180mg%. (Bài thuốc có tác dụng trị chứng mỡ máu cao khí huyết ứ) (Hiện Đại Trung Y Nội
Khoa Học).

+ Trạch Tả Thang: Trạch tả, Chế thủ ô, Quyết minh tử đều 30g, Bạch truật 15g, Sinh Đại hoàng 6g,
ngày uống 1 thang trong 45 ngày. Có tác dụng hạ Cholesterol. và Triglycerit, giảm cân nặng (Hiện Đại
Trung Y Nội Khoa Học).

Một Số bài thuốc đơn giản kinh nghiệm dân gian trị Cholesterol máu cao:

. Sơn tra, Hà diệp đều 15g sắc uống thay trà. Dùng trị cao huyết áp mỡ máu cao tốt (Trung Hoa Dân
Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Cuống bí ngô 300g, Sơn tra 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Hạch đào nhân 30g, Lá bắp 60g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Lá Dưa hấu, vỏ Đậu phụng 30g, mỗi ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Bắp, hạt bí ngô đều 30g. Sắc uống, ăn luôn bã (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Cà rốt 1 củ, Đậu phôïng 30g. Nấu ăn ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Bí đao 100g, Cành lê 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Vỏ dưa hấu 60g, Lô căn 30g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Rau hẹ, Sơn tra, Đào nhân 15g. Sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại
Toàn).

133
. Hải đới 30g, Đậu xanh 20g, Đường đỏ đều 150g. Hải đới ngâm rửa sạch cắt nhỏ nấu với đậu Xanh,
cho đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Gừng tươi 4 lát, Lá sen 15g, Hoắc hương Sg. Sắc uống ngày 1 - 2 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương
Đại Toàn).

. Lá sen tươi 1 lá to, gạo tẻ l00g, Đường phèn vừa đủ. Nấu nước lá Sen, bỏ xác, cho gạo vào nấu cháo
ăn, (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Mộc nhĩ trắng và đen đều 10g, Đường phèn 5g. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cho nước và
đường chưng 1 giờ uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Đậu đen, lá Bắp đều 30g, rễ Hành 10g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Đậu ván trắng, đậu Đen đều 30g, lá Nho 15g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Nhân trần, Sơn tra đều 20g, gừng 3 lát. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Rễ cỏ tranh, Sinh địa đều 80g, Mạch môn 18g. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Vỏ mè, Đậu phụng đều 30g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn).

. Vỏ Bí ngô già, vỏ Bí đao, lá Sen đều 30g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí
Phương Đại Toàn).

. Sơn tra 30g, Hà thủ Ô 18g, Trạch tả 12g. Sắc uống ngày 2 - 8 lần (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại
Toàn).

. Rễ Hành, Rau mùi (Hồ tuy) đều 30g, Mộc nhĩ đen 20g. Sắc uống. Ăn canh Mộc nhĩ ngày 1 - 2 lần
(Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)

134
. Mè đen, Quả dâu tằm (Tang thầm) đều 60g, nếp 30g. Ba vị rửa sạch, bỏ vào cối giã nát. Cho 3 bát
nước vào nồi đất đun sôi cho đường vào tan hết nước sôi, cho 3 vị trên vào khuấy thành hồ ăn.
(Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)

. Bạch phàn, Uất kim lượng bằng nhau, Tán bột mịn làm hoàn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6 g, uống sau
lúc ăn. Một liệu trình 20 ngày (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)

. Tam thất 3g, Sơn tra 24g, Trạch tả 18g, Thảo quyết minh 15g, Hổ trượng 10g. Sắc uống. Liệu trình
một tháng. Dùng cho thể đờm trệ (Trung Hoa Dân Gian Bí Phương Đại Toàn)

Y Án Cholesterol Cao Thể Can Thận Âm Hư, Khí Trệ Huyết

(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)

XX, nam, 41 tuổi, cao 1,74m, nặng 86kg. Chóng mặt 3 tháng, khi nóng, mệt mỏi thì càng tăng. Ngực
bứt rứt, hơi thở ngắn, ăn uống nhiều, tiện bí, huyết áp 128/90Hg, mạch Huyền Tế, chất lưỡi đỏ, chỉ
có thể làm việc nửa ngày. Sơ chẩn ngày 7-6-1979. Xét nghiệm thấy: Cholesterol 320mg %, Beta-
lipoprotein 1578mg%, Triglycerid 96mg%. Chẩn đoán xác định là tăng lipid huyết. Cho dùng "Giáng
Chỉ Ẩm". Dùng 3 tháng có gián đoạn (tháng đầu tiên dùng được liên tục hơn), thể trọng giảm còn
74kg, huyết áp 116/78mmHg, mạch, lưỡi đều bình thường. Cholesterol giảm còn 289 mg%, Beta-
lipoprotein còn 460 mg%, Trriglycerid còn 75%. Cảm giác chóng mặt và bứt rứt đều hết, có thể làm
việc cả ngày. Vẫn còn táo bón. Dặn tiếp tục uống bài thuốc trên. Sau khi ngừng thuốc 7 tháng, ngày
20-5-11980 thăm lại thì chưa thấy tái phát các chứng chóng mặt, bứt rứt trong ngực, thở ngắn, trừ
trường hợp thỉnh thoảng có thấy táo bón, không thấy các chứng khác, huyết áp thường khoảng
118/72mmHg. Xét nghiệm: Cholesterol 180mg%, Beta-lipoprotein 218mg%, Triglycerid 64mg%

==========

NGẢI TƯ BỆNH (HIV, AIDS)

1. ĐẠI CƯƠNG.

1.1. Theo YHHĐ:

TheoYHHĐ, AIDS là tổng hợp các triệu chứng gây ra bởi sự suy giảm hệ thống miễn dịch, đặc biệt do
độc tố ngải tư bệnh (HIV).

Năm 1981 ,người ta phát ra bản chất của bệnh là một loại bệnh truyền nhiễm phạm vi rộng, lan
truyền nhanh, bệnh biến đa dạng, phòng và điều trị đều không kết quả rõ, bệnh phát triển toàn cầu,
tỷ lệ tử vong cao ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội.

Trên lâm sàng, HIV gây tổn hại chủ yếu ở hệ thống miễn dịch của cơ thể, xuất hiện tính chất đặc thù
liên tục sự suy tổn miễn dịch tế bào, từ đó dẫn đến nhiều cơ quan, tạng phủ phát sinh điều kiện
thuận lợi cho nhiễm trùng và ác tính hóa. Trong lâm sàng, người ta có thể chia ra 4 loại: thể phế, thể
thần kinh trung ương, thể vị trường, thể phát sốt không rõ nguyên nhân.

Cơ chế bệnh sinh của ngải tư bệnh là cơ thể người sau khi đã cảm nhiễm HIV thì hệ thống miễn dịch
bị suy giảm hoặc khuyết hãm độc tố HIV và HIV thừa cơ xâm lấn tế bào T hỗ trợ (TH, TCD4) tạo thành
một lượng lớn tế bào T bị cảm nhiễm và phá hoại (vỡ hạt); nghiêm trọng hơn là làm tổn hại đến công

135
năng miễn dịch của cơ thể, làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút đối với tất cả các tác nhân gây
bệnh( nhiễm trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng);từ đó phát sinh bệnh cơ hội do viêm nhiễm và thũng lưu
(ác tính hóa).

1.2. Theo Y học Cổ truyền

Trung y căn cứ vào đặc điểm bệnh biến qui về các phạm trù chứng bệnh “Thấp ôn “, “Ôn dịch “, “Hư
tổn “. Nguyên nhân gây bệnh là người bệnh lao động quá sức, ham muốn quá độ dẫn đến tổn
thương thận tinh, dịch độc tà khí tự xâm nhập vào cơ thể; hoặc tỳ vị bất kiện, sinh hóa chi nguyên,
khí - huyết bất túc, dịch độc cũng có thể thừa cơ mà nhập. Thời kỳ đầu chính hư tà thực, phần nhiều
biểu hiện triệu chứng của tà phạm phế; tiếp sau là tà khí vào sâu có thể thấy vệ khí, doanh khí đồng
bệnh, thậm chí là tà hãm tâm doanh. Do ở dịch độc thao liệt chính khí tiêu hao lớn, khí - huyết tân
dịch đều bất túc nên có thể xuất hiện các loại thực chứng của: thận hư, tỳ hư, phế hư khác nhau.

Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng
trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

2.. BIỆN CHỨNG VÀ PHƯƠNG TRỊ:

2.1.Tà phạm vệ khí:

- Triệu chứng chính là phát sốt, đau đầu, nôn khan hoặc là nôn mửa, ăn kém, mệt mỏi, vô lực, đau
họng khái thấu, ỉa chảy, phúc tả lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn, mạch phù hoạt sác.

- Pháp điều trị: Thanh nhiệt - giải độc - kiện tỳ lợi thấp.

- Phương thuốc: “Ngân kiều tán” + “cam lộ tiêu độc đan” gia giảm.

Kim ngân hoa 15g Liên kiều 10g

Kinh giới 9g Bạch khấu nhân 10g

Cát cánh 6g Bán hạ 9g

Trúc diệp tâm 6g Hạnh nhân 9g

Hậu phác 6g Đạm đậu xị 12g

Hoắc hương 9g Sinh cam thảo 6g

Đồng thời cho uống “cam lộ tiêu độc đan” gia giảm ( 9g chia 2 lần: sáng, tối ). Nếu ăn uống kém hoặc
là sau khi ăn không tiêu hóa được thì thêm : sơn tra, mạch nha, cốc nha, mỗi thứ đều 10g. Nếu ngũ
tâm phiền nhiệt, miệng khát nửa đêm về sáng, sốt giảm thì có thể dùng “uy tiên thang” gia giảm.

2.2. Khí doanh (huyết) lưỡng phạp:

Bệnh nhân sốt cao liên tục không lui, khái huyết, nôn ra máu, hoặc là phát ban lờ mờ, đầu thống,
choạng vạng, phiền táo, thất miên ; hoặc là mệt mỏi, vật vã, đại tiện lỏng nát; hoặc là ỉa ra máu hoặc
là tiện bế, lưỡi dáng, rêu vàng khô hoặc là xám đen, mạch huyền sác.

- Phương điều trị: Khí doanh lưỡng thanh - lương huyết giải độc.

- Phương thuốc: “Thanh ôn bại độc ẩm” gia giảm, hợp dụng “Tử tuyết đan”.

Sơn chi 10g Hoàng cầm 10g

Hoàng liên 6g Chi mẫu 10g

136
Sạ can 10g Sinh địa 5g

Đan bì 10g Xích thược 10g

Huyền sâm 10g Liên kiều 12g

Trúc diệp 5g Cam thảo 5g

Thủy ngưu giác phấn ( bột sừng trâu ) 3g , hoà với nước sôi uống.

Sinh thạch cao 60g , sắc trước.

“Tử tuyến đan” dùng thêm 0,5g uống trong một ngày.

- Nếu như thần chí không minh mẫn hoặc là lúc tỉnh, lúc mê hoặc là loạn ngôn, nói sảng, co giật có
thể dùng thêm “An cung ngưu hoàng hoàn phối hợp với “câu đằng ẩm”.

Bài thuốc “câu đằng ẩm” có các vị thuốc sau:

Câu đằng 10g Địa long 10g

Đan bì 10g Toàn yết 10g

Đẳng sâm 15g Thiên ma 10g

Bản lam căn 15g Xích thược 10g

Linh dương giác 0,10g dạng bột uống ngoài . Mỗi ngày sắc một thang chia làm hai lần uống.

Ngoài ra có thể uống thêm “An cung ngưu hoàng hoàn” dùng từ 1 - 2 viên một lần, mỗi ngày uống từ
2 - 3 lần.

3.3. Phế khí âm lưỡng hư:

- Biện chứng: Phát sốt, ho khan, vô đàm hoặc đàm có máu khí đoản, hung thống, khẩu can hầu
thống, tư hãn, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc hóa lục hoặc không rêu, mạch tế sác.

- Pháp trị: Bổ khí ích âm.

- Thuốc: “Sinh mạch tán” gia vị:

Thái tử sâm 30g Mạch đông 15g

Ngũ vị tử 10g Thiên hoa phấn 10g

Hạnh nhân 10g Sinh địa 15g

A giao 12g (hoà vào nước uống).

-Gia giảm :

. Nếu sợ lạnh, đau đầu thì gia thêm : sài hồ 10g, cát căn 15g.

. Khí đoản ngực bĩ nặng thì gia thêm : sơn dược 10g, qua lâu vỏ 10g.

. Ho nhiều thì gia thêm : hắc chi ma 20g, tri mẫu 10g.

. Nếu tiếp tục kỳ nhiệt thì gia thêm : tri mẫu 10g, địa cốt bì 15g.

137
. Nếu loa lịch ác hạch thì gia thêm : hạ khô thảo10g, huyền sâm 10g, hoàng dược tử 10g, miêu qua
thảo 15g, mẫu lệ 15g.

3.4.Tỳ hư huyết hao:

- Triệu chứng: Phúc tả ỉa lỏng nước hoặc dịch nhày là niêm dịch, nôn mửa nôn khan, diện sắc bạch
trắng vô hoa, gầy gò vô lực, bụng đau, ăn kém, khí đoản, lưỡi nhợt hình bệu, rêu trắng mỏng, mạch
tế nhược.

- Pháp trị: Bổ khí dưỡng huyết - kiện tỳ chỉ tả.

- Phòng dược: Hợp pháp “qui tỳ thang” và “tứ quân tử thang”.

Sinh tây sâm 10g Bạch truật 10g

Vân linh 15g Hoàng kỳ 15g

Đương qui 15g Sơn dược 15g

Sao bạch thược 12g Khiếm thực 15g

Hồng táo 9 quả Khương bán hạ 10g

Sao biển đậu 10g Sinh cam thảo 6g

-Gia giảm:

. Nếu tiết tả lâu ngày thì gia thêm: kha tử nhục 10g, liên tử 15g, nhục đậu khấu 10g.

. Nôn mửa nhiều thì gia thêm : trúc nhự 10g.

. Nếu ho nhiều, khí đoản, gầy gò là phế tỳ lưỡng hư thì dùng thêm “lục quân tử thang” và “sinh mạch
tán” gia giảm.

. Nếu trên cơ sở tỳ hư lại kèm thêm thận tinh bất túc thì phải hợp phương “tứ quân tử thang”, “tứ
thần hoàn” đồng thời “kim quỹ thận khí hoàn” hoặc “thập toàn đại bổ”.

3.5.Thận tinh hao tổn:

Tiếp tục kỳ nhiệt hoặc triều nhiệt, gầy gò vô lực, khái thấu khí đoản, tự hãn, miệng khô lưỡi ráo, lưng
gối đau mỏi, đàm ho có máu, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác.

- Pháp trị: Tư âm giáng hỏa.

- Thuốc: “Tri bá địa hoàng thang” gia giảm.

Tri mẫu 15g Sinh địa 15g

Sơn thù 10g Đan bì 10g

Hoàng bá 10g Ngũ vị tử 10g

Sơn dược 15g Phục linh 15g

Trạch tả 10g Mạch đông 10g

- Gia giảm:

138
. Nếu lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch trầm tế thì gia thêm : bột tử hà sa 3g, thỏ ty tử 15g, nhục
dung 10g.

. Nếu triều nhiệt tư hãn nặng thì thêm : Tần cửu 10g, trích miết giáp 10 (sắc trước).

. Nếu bì phu nổi mụn ngứa, lở loét thì gia thêm : địa phụ tử 10g, thổ phục linh 10g.

. Lạnh giá, co giật thì gia thêm : linh dương giác 2g (xung).

3.5. Nghiệm phương:

- Tử hoa địa đinh 30g, hãm trà uống . Chỉ định dùng cho những người xét nghiệm huyết thanh có
HIV1(+).

- Bản lam căn 50g, hạ khô thảo 30g, sắc hãm thay trà. Chỉ định dùng cho người xét nghiệm có HIV
huyết thanh (+) mà chưa phát bệnh AIDS.

- “Hoàng kỳ chích cam thảo thang”: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 10g, tử thảo 15g, đan sâm 15g. Sắc
nước uống, mỗi ngày một thang.

4.TINH HOA LÂM SÀNG (CHỌN LỌC).

4.1.Theo Mag - Wolia Goh (Mỹ):

Tác giả đã cho 130 bệnh nhân AIDS uống thuốc thảo mộc dạng “trà thuốc”, trong đó: 43 bệnh nhân
uống trong thời gian dưới 3 tháng; 33 bệnh nhân uống từ 3 - 5 tháng, 27 bệnh nhân uống từ 6 - 24
tháng (có 19 bệnh nhân bỏ thuốc). Số bệnh nhân còn lại tiến triển tốt: tỷ lệ viêm nhiễm giảm thấp,
trọng lượng tăng; tỷ lệ tế bào CD4/CD8tăng lên (bình thường CD4/CD8 = 1,91); số lượng hồng cầu
tăng rõ rệt.

Theo báo cáo của Migamoto - Koji (tác giả Mỹ, 1996) : dùng bài thuốc “Tiểu sài hồ” điều trị cho 40
bệnh nhân đồng tính luyến ái bị nhiễm HIV (không có triệu chứng lâm sàng 30 bệnh nhân, có triệu
chứng tương tự AIDS 4 bệnh nhân, AIDS 6 bệnh nhân) thấy có hiệu quả 65%. Các tác giả cho rằng
dùng “tiểu sài hồ thang” có thể điều trị rộng rãi cho bệnh nhân nhiễm HIV trước khi phát bệnh (tài
liệu của Ngô Bá Bình - Mỹ quốc dùng thuốc thảo mộc điều trị AIDS tiến triển).

4.2. Biện chứng luận trị aids bằng thuốc Trung y.

Theo báo cáo của Vương Kỳ - tạp chí Trung y (Thượng Hải, 4/1995), từ tháng 2 năm 1992 đến 9 năm
1993, tác giả ứng dụng thuốc Trung y để điều trị 5000 lần cho bệnh nhân AIDS đã thu được kết quả
nhất định. Tác giả cho rằng thuốc Trung y điều trị AIDS có những ưu thế rõ ràng.

+ Phương pháp:

- Hư tắc bổ chi hoãn trị kỳ bản, lấy bổ khí kiện tỳ là chủ dùng bổ tỳ ích khí phục phương (xung tế);
uống dạng tễ; mỗi ngày 1 tễ , chia 3 lần, uống trong 3 tháng.

- Thực tắc tả chi, cấp trị kỳ tiêu tuỳ chứng chọn phương.

- Bổ hư tả thực, tiêu bản kiêm trị. Đối với hư thực thác tạp dùng pháp tiêu bản đồng trị , dùng ích khí
thanh nhiệt kiêm táo thấp, hoạt huyết lương huyết phục phương chi trị đã thu được hiệu qủa nhất
định.

4.3. Biện chứng luận trị thuốc Trung y điều trị AIDS:

139
Theo báo cáo của Tô Kỳ, dùng thuốc Trung y điều trị cho 30 bệnh nhân AIDS tại một số nước Phi
châu. Sau khi bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bằng lâm sàng và xét nghiệm, trong đó triệu
chứng tương đương trùng hợp 6 bệnh nhân, phát bệnh AIDS 24. Căn cứ vào biện chứng YHCT tác giả
chia số bệnh nhân làm 4 nhóm:

- Nhóm phế vị âm hư: 11 bệnh nhân; chọn dùng “sâm linh bạch truật tán”, “bách hợp cố kim thang”
gia giảm hoặc dùng “phù chính hợp tễ” gia giảm.

- Nhóm tỳ vị hư tổn: 7 bệnh nhân; chọn dùng “bổ trung ích khí thang”, “tiểu sài hồ thang”, “ôn đởm
thang” gia giảm và đều có thể dùng thêm “hương sa quân lục hoàn” và “nhân sâm qui tỳ hoàn”.

- Nhóm tỳ thận lưỡng hao: 10 bệnh nhân; chọn dùng “tứ quân tử thang”, “tứ thần hoàn” gia giảm
hoặc “phù chính hợp tễ” gia giảm.

- Nhóm nhiệt thịnh đàm ẩm: 2 bệnh nhân; chọn dùng “an cung ngưu hoàng hoàn”, “câu đằng ẩm”
gia giảm. Tất cả các bệnh nhân trên đều được ngừng thuốc tân dược. Hoàn toàn điều trị theo biện
chứng YHCT hoặc cho dạng thuốc sắc nâng cao chính khí phối hợp thành phần chủ yếu của bài thuốc
là: nhân sâm 12g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 12g; Nếu nhấn mạnh chữa triệu chứng phải thêm : sài hồ
12g, cương tà 12g, phòng phong 15g.Tuỳ chứng gia giảm mỗi ngày 1 thang sắc lấy 200ml nước chia 2
lần uống (sáng, chiều).

- Kết quả: dùng từ 6 - 230 ngày, triệu chứng một số bộ phận được cải thiện, máu thường qui chuyển
biến tốt.

- Tác giả cho rằng: Thời kỳ đầu của bệnh chính hư tà thực kết hợp phù chính và trừ tà, căn cứ vào thể
chất, có thể lấy trừ tà làm chủ hoặc phù chính là chủ.

- Nếu bản chất bệnh diễn biến phức tạp không thể nhất pháp nhất phương được thì phải ứng dụng
linh hoạt tuỳ theo chứng phương trị.

- Thời kỳ đầu và thời kỳ giữa thường có triệu chứng: phúc tả khái thấu, nga khẩu sang, phát sốt.

- Giai đoạn này quan trọng là phải khống chế triệu chứng: phế kết hạch, ngược tật, nga khẩu sang,
bần huyết (thiếu máu).

Tóm lại: Đánh giá bản chất bệnh thường dựa vào mạch; dựa vào biểu hiện ở lưỡi. Tuy nhiên, viêm
nhiễm là hội chứng thường gặp và cũng thường là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Vì vậy trên lâm
sàng cần phân biệt giai đoạn bệnh hoãn hay cấp, cấp chữa “ tiêu” ( triệu chứng ); Hoãn chữa “bản”
( bổ chính khí ). Cần phải cân nhắc và tiên lượng nặng nhẹ, điều trị kịp thời nhằm kéo dài đời sống
hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. (Theo tài liệu Tô Thanh Luyện, Trung y tạp chí
Thượng Hải, 1990; 27).

=============

"CHO ĐI LÀ CÒN MÃI "

Tổ đĩa là bệnh chứng diễn biến từ chứng Ezema ( thấp chẩn)


lâu ngày mà thành bệnh . Bệnh thường khó trị tận gốc hay bị tái phát . Bệnh có thể phát sinh ở bất kỳ
lứa tuổi nào và mọi thời tiết khác nhau nhưng dể phát sinh nhất là mùa Đông và đầu mùa xuân .
Thấp chẩn có 2 nguyên nhân .

Nguyên nhân bên ngoài do phong thấp nhiệt liên quan đến khí hậu thời tiết, ánh nắng mặt
trời,phong sa thủy thổ .... ngồi nằm nơi ẩm ướt lâu dài.

140
Nguyên nhân bên trong do công năng của Tỳ - Tâm- Can , tạng phủ mất cân bằng sinh nội nhiệt : ăn
nhiều thức ăn sống lạnh , hải sản rượu . Tình chí: buồn phiền , tinh thần căng thẳng dẩn đến huyết
nhiệt . Thấp nhiệt tương kết bên ngoài bị phong xâm lấn vào khiến thấp nhiệt chạy khắp tứ chi phát
bệnh . Thấp nhiệt hoặc tỳ thấp bệnh thường khu trú lòng bày tay và bàn chân.

Pháp trị : thanh nhiệt , bổ huyết , tán ứ , tiêu độc

Sử dụng các phương pháp sau sẻ có hiệu quả . Lưu ý trong thời gian điều trị ko được tiếp xúc với
nước bẩn, ko ăn đậu xanh, rau muống , cá biển , thịt gà. Nếu nặng có thể kéo dài thời gian uống
thuốc.

PHƯƠNG 1: Thuyền thoái( bỏ đầu, chân) 6gr , Phát tiêu 2g , Liên kiều 12g , Thổ phục linh 16gr,
Thương nhỉ tử 16gr, phòng phong 8gr, hoàng Bá 8gr, sinh Địa 24gr, Bạch thược 12gr, xích thược
12gr , xuyên khung 12gr , kim ngân hoa 20gr , Bạch chỉ 12gr , cam thảo 6gr, đương quy 20 gr , sinh
khương 3 lát ( 7 thang ) sau đó chuyển sang PHƯƠNG 2 Hậu thiên lục vị gia giảm . Thục địa 32gr,
kinh giới 12gr , Đương quy 20gr, liên kiều 12gr,Đảng sâm 20gr, kim ngân hoa 20gr, đan sâm 16gr, bồ
công anh 16gr, táo nhân 8gr. Đại táo 3 quả . Viển chí 12gr , sinh khương 3 lát ( 10 thang)

THUỐC SỬ DỤNG BÊN NGOÀI nơi tổn thương từ khi bắt đầu trị bệnh( thuốc uống) đến khi bệnh lành
40gr Tô Mộc sắc lấy nước đặc ngâm nơi bị bệnh ngày 2 lần sáng và chiều để tự khô và bôi thuốc sau .
Lấy 3 trứng gà lấy lòng đỏ và cho ít mỡ Heo bắt lên bếp đun cho ra dầu để nguội đóng chai nút kín.
Bôi ngày 2 lần sau khi ngâm Tô mộc để tự khô . Đây là phương thuốc hiệu quả chẩn tổ đĩa .

Nguồn Sức khỏe và đời sống 2007 Bác sĩ Hoàng Xuân Đại

VÀI BÀI THUỐC PHÒNG CHỐNG CHỨNG NGỨA DA

     Trên thực tế, không ít người mắc chứng ngứa da, được chẩn đán và điều trị bằng nhiều
loại thuốc và biê ̣n pháp của tây y nhưng bê ̣nh đỡ ít oă ̣c không đỡ hoă ̣c có đỡ nhưng rồi khi
ngừng thuốc thì lại tái phát như cũ. Trong đông y, tình trạng này thuô ̣c phạm vi chứng Phong
dương (phong ngứa) do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo tuổi tác, bê ̣nh thường gă ̣p ở lứa
tuổi trung niên, có tuổi và cao tuổi có thể do quá trình lão hóa, sức sống của da dẻ suy giảm
gây nên. Ở thanh thiếu niên, có thể do cảm nhiễm ngoại tà, do công năng tràng vị suy kém
mà ngoại phong hoă ̣c nô ̣i phong xâm nhâ ̣p mà tạo thành bê ̣nh. Chứng bê ̣nh này thường gă ̣p
vào mùa đông, nhưng cũng có mô ̣t số người lại phát ra vào mùa hạ. Theo đông y, nguyên
nhân chủ yếu là :
- Ngoại tà xâm nhâ ̣p, chủ yếu là phong tà, có thể đi kèm với hàn tà hoă ̣c nhiê ̣t tà gọi là phong
hàn hoă ̣c phong nhiê ̣t, đúng như y thư cổ Ngoại khoa đại thành đã viết : “Phong thịnh thì
ngứa”.
- Ẩm thực bất điều, ăn uống không hợp lý và điều đô ̣, lạm dụng những đồ ăn thức uống quá
bổ béo, uống nhiều bia rượu khiến thấp nhiê ̣t nô ̣i sinh, ứ trê ̣ lâu ngày mà hóa nhiê ̣t sinh phong
tạo nên chứng ngứa da.
- Do căng thẳng thần kinh, dời sống tinh thần bất ổn khiến công năng các tạng phủ bị rối
loạn, hỏa nhiê ̣t đô ̣ng phong mà phát sinh chứng ngứa.
- Do khí huyết suy nhược không nuôi dưỡng đầy đủ da dẻ hoă ̣c huyết nhiê ̣t sinh phong đều
gây nên chứng ngứa da. Bên cạnh đó viê ̣c dùng thuốc đông y  hoă ̣c tây y không đúng chỉ định
và không đúng cách cũng có thể gây nên chứng bê ̣nh khó chịu này.
     Với chứng ngứa da, đông y xử lý bằng nhiều phương pháp mang tính chất tổng hợp, trong
đó có viê ̣c chọn dùng các bài thuốc theo nguyên tắc biê ̣n chứng luâ ̣n trị, tuân thủ quan điểm

141
“trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diê ̣t” (trị bê ̣nh do phong trước tiên phải chú
trọng chữa phần huyết). Mô ̣t số bài thuốc cụ thể như sau

Bài 1. Quế chi ma hoàng các bán thang


     Quế chi bỏ vỏ 9g, bạch thược 9g, gừng tươi thái lát 9g, ma hoàng bỏ mắt 9g, cam thảo sao
qua 9g, hồng táo 12g, hạnh nhân bỏ vỏ 12g. đem sắc ma hoàng trước đến khi sôi thì vớt hết
bọt, rồi cho tất cả các vị thuốc vào sắc cùng, chia uống  lần trong ngày trước khi ăn. Công
dụng : phát tán phong hàn, điều hòa dinh vê ̣, chỉ dương (giảm ngứa), dùng cho chứng ngứa da
do phòng hàn, thường bị vào mùa đông hoă ̣c khi gă ̣p yếu tố lạnh, biểu hiê ̣n ở các phần hở như
đầu, mă ̣t, cổ, bàn tay, bàn chân…Đây là cổ phương được ghi trong y thư cổ nổi tiếng Thương
hàn luâ ̣n của y gia trứ danh Trương Trọng Cảnh.

Bài 2 : Dưỡng huyết nhuâ ̣n phu ẩm


     Sinh địa 12g, đương quy 12g, thiên môn 15g, thục địa 15g, hoàng kỳ 15g, mạch môn 15g,
đào nhân 10g, hoàng cầm 12g, thiên hoa phấn 12g, hồng hoa 10g, thăng ma 6g. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang, uống trước bữa ăn, ba lần trong ngày. Công dụng : tư âm dưỡng huyết, khu
phong nhuâ ̣n táo, chỉ dương, dùng cho người mắc chứng ngứa thuô ̣c thể Huyết hư phong táo
với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là miệng khô ráo họng khô, da dẻ nhăn nheo khô ráp, lông tóc
phờ phạc không nhuận, cơ bắp gầy còm, đại tiện bí kết, tiểu tiện sẻn ít, ngoài da ngứa ngáy
tróc vẩy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch huyền tế sác.

Bài 3 : Thanh nhiê ̣t giảm ngứa thang


     Kinh giới 3g, cương tàm 12g, hoàng lien 3g, bạc hà 3g, hải đồng bì 6g, bang phiến 2g. Tất
cả các vị đem sấy khô, tán  thành bô ̣t mịn, trô ̣n đều, hòa với nước trà đă ̣c thoa lên chỗ ngứa.
Công dụng : sơ phong, thanh nhiê ̣t, giảm ngứa. Trong phương, bạc hà và kinh giới khu phong
giảm ngứa ; cương tàm so phong, tiết nhiê ̣t, chỉ dương ; hải đồng bì khu phong, sát trùng,
giảm ngứa ; hoàng lien thanh nhiê ̣t táo thấp. Đây là mô ̣t tro ng những phương thuốc dùng
chữa các bê ̣nh ngoài da nói chung và chứng ngứa da nói riêng của Hoàng đế Quang Tự đời
Thanh (Trung Quốc) được ghi trong y thư Quang Tự y phương tuyển nghị.

Bài 4 : Chỉ dương tắt phong thang


     Sinh địa 12g, đương quy 6g, bạch tâ ̣t lê 12g, địa long 20g, huyền sâm 15g, đan sâm 30g,
cam thảo 3g, mẫu lê ̣ 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, trước bữa ăn, 3 lần trong ngày. Công
dụng : thanh nhiê ̣t lương huyết, tiêu phong giảm ngứa. Dùng cho chứng ngứa da do huyết
nhiê ̣t ở thanh niên, trung niên có thể chất khỏe mạnh bị ngứa nhiều đến mức phải gãi làm sây
xước da, đă ̣c biê ̣t là vào mùa hạ hoă ̣c khi gă ̣p yếu tố nhiê ̣t nóng thì bê ̣nh nă ̣ng lên, khi chườm
hoă ̣c tắm nước lạnh thì thuyên giảm. Thường có các biểu hiê ̣n trong lòng phiền muô ̣n, bức
bối, khát nước, thích uống nước mát, môi khô miê ̣ng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đại
tiê ̣n táo, tiểu tiê ̣n sẻn đỏ, mạch huyền sác. Trong phương, sinh địa và huyền sâm thanh nhiê ̣t
lương huyêt, dưỡng âm ; đương quy bổ huyết hoạt huyết, trừ phiền an thần ; đan sâm và địa
long hoạt huyết ; mẫu lê ̣ trấn tĩnh an thần ; bạch tâ ̣t lê bình can chống ngứa. Đây là phương
thang được ghi trong y thư Chu Nhân Khang lâm sàng kinh nghiê ̣m tâ ̣p, lấy nguyên tắc điều
hòa phần huyết để chữa ngứa bao gồm cả bổ huyết, lương huyết, hành huyết và hoạt huyết.

                                                                ThS Hoàng Khánh Toàn

===========

Bài thuốc số 26: TỨ QUÂN TỬ THANG.

( BỔ DƯƠNG ÍCH KHÍ)

142
Tri mọi chứng dương hư khí nhược, tỳ suy phế tổn, không muốn ăn uống, thân thể gày yếu mà mặt
thì vàng, da thì nhăn nheo mà lông thì gãy, mạch đến thì tế nhuyễn.

Tỳ là mẹ của vạn vật, phế là mẹ của khí. Tỳ vị một khi bị hư, phế khí sẽ tuyệt đầu tiên. Tỳ không kiện
vận được cho nên không muốn ăn uống. Ăn uống mà giảm thì vinh vệ không có chỗ nuôi dưỡng. Tỳ
chủ cơ nhục cho nên thân thể gày mà mặt vàng. Phế chủ bì mao cho nên da nhăn nheo mà lông thì
gãy. Tỳ và phế đều hư cho nên mạch đến tế nhuyễn vậy.

- nhân sâm

- bạch truật sao với hoàng thổ.

- phục linh. 2 tiền.

- cam thảo 1 tiền.

- khương 3 lát.

- táo 2 quả.

Đun lên uống.

Là dược của kinh thủ thái âm, túc dương minh. Nhân sâm vị cam tính ôn, đại bổ nguyên khí làm
quân; bạch truật vị khổ tính ôn, ôn táo tỳ bổ khí làm thần. Phục linh vị cam đạm, thẩm thấp, tả nhiệt
làm tá, cam thảo vị cam, tính bình hòa trung tiêu mà ích thêm cho thổ là sứ. Khí đầy đủ thì tỳ kiện
vận tốt, thì ăn uống sẽ được nhiều, thì cho các tạng cũng được hưởng tinh hoa đó, mà sắc thì tươi
nhuận thân thể thì cường tráng. Lại gia trần bì lý khí tán nghịch. Bán hạ táo thấp trừ đàm danh “lục
quân tử thang”. Đều là loại dược trung hòa cho nên gọi là quân tử.

Bản phương gia trần bì danh là “di công tán”. Họ tiền dùng điều lý tỳ vị lại gia thêm bán hạ danh “lục
quân tử” trị khí hư có đàm, tỳ hư cổ trướng. Lấy tễ bổ để mà trị trướng mãn. << nội kinh >> viết: “tắc
nhân tắc dụng”. Từ bài lục quân tử gia thêm hương phụ, sa nhân danh là hương sa lục quân tử
thang”.

Trị chứng hư hàn và đau ở vị, bụng đau mà ỉa chảy. Lục quân tử gia mạch môn, trúc lịch trị tứ chi
không có sức mà không muốn cử động, tỳ chủ tứ chi.

Lục quân tử gia sài hồ, cát căn, hoàng cầm bạch thược gọi là thập vị nhân sâm tán, trị hư nhiệt, triều
nhiệt, thân thể lười mỏi.

Lục quân tử gia thêm ô dược, thảo quả, lượng bằng nhau, khương táo đun danh “tứ thú ẩm”.<<tam
nhân >> viết tứ tạng lấy bổ tỳ cho nên viết vậy. Trị ngũ tạng khí hư, thất tình và tích đàm dãi kết tụ,
cùng với vệ khí đánh nhau, phát thành chứng ngược tật, cũng trị ngược tật.

+ bản phương gia hoàng kỳ, sơn dược cũng danh là “lục quân tủ thang” là tễ chữa bệnh dựa vào điều
lý trợ tỳ và thêm ăn uống.

+ bản phương gia toan tao nhân sao, sinh khương, trị tâm bồi hồi mà không ngủ được ( phương này
của hồ hiệp cư sĩ)

+bản phương gia mộc hương, hoắc hương, càn cát( sắn khô ) danh là “ thất vị bạch truật tán” của họ
tiền trị chứng tỳ hư có nhiệt tiết tả, hư nhiệt táo khát. Nhân sâm bạch truật càn cát đều sinh tân.

+ dương nhân trai lại gia ngũ vị tử, sài hồ trị tiêu khát mà không ăn được.

143
+bản phương bỏ nhân sâm mà gia bạch thược danh “tam bạch thang” trị hư phiền tiết tả hoặc khát
là kỳ phương để điều lý ngoại cảm, nội thương.

+ bản phương gia trúc lịch, khương chấp trị bán thân bất toại, tại bên phải thuộc khí hư, cũng trị
chứng đàm quyết mà đột nhiên chết.

+ bản phương bỏ phục linh gia can khương danh là “tứ thuận thang”, cũng có thể làm hoàn, trị âm
chứng mạch trầm không có nhiệt, không muốn thấy ánh sáng, bụng đau không được điều hòa. Nếu
như chưa biện âm dương, ví như mà uống thì dương quyết sẽ phát nhiệt, âm chứng thì không có
nhiệt.

+ bản phương gia sơn dược, biển đậu, khương táo đun lên danh là “lục thần tán” ( của trần vô
trạch ). Trị tiểu nhi hết nhiệt sau khi phát nhiệt. Thế y đều dùng như trên không hiểu được cho tường
tận, hoặc gia thêm dược mát hoặc gia thêm vị giải biểu, hoặc không trị. Chứng đó là biểu lý đều hư
khí không thể quay trở về nguồn được, mà âm thì phù cho nên đi ra ngoài, vì thê lên lại phát sốt,
không phải nhiệt chưng vậy. Nên dùng thang trên gia thêm nhu mễ mà đun để hòa vị khí thì dương
sẽ thu vào trong mà nhiệt sẽ hết, thì thân thể sẽ mát trở lại. Nhiệt mà nặng thì gia thăng ma, tri mẫu
danh gọi “ngân bạch thang”.

+ tứ quân hợp vơi tứ vật thang danh là “bát trân thang” trị tâm phế hư tổn, khí huyết lưỡng hư. Tâm
chủ huyết, phế chủ khí, tứ quân bổ khí, tứ vật bổ huyết. Trị chứng vị hư tổn mà ăn uống không nuôi
dưỡng được cơ phu, khí sung thịnh thì cơ nhục sẽ phát triển.

+ nếu bị thương nặng chân âm nội kiệt, hư dương đi ra ngoài các chứng bệnh nổi lên như ong thì
dùng bài tứ quân hợp với baì tứ vật, lại gia hoàng kì trợ dương cố biểu, gia nhục quế để dẫn hỏa về
nguồn danh là “thập toàn đại bổ thang”. << kim quỹ >> viết: hư thì dùng 10 vị để bổ, chớ có tả.
Thang đúng là thang trên.

+ thập toàn đại bổ bỏ xuyên khung gia trần bì danh “ôn kinh ích nguyên tán ( của danh y tiết am ). Trị
sau khi hãn, đầu huyễn tâm quý, cân co thịt máy, hoặc gia mồ hôi không dừng cùng với chứng hạ,
hay đi ngoài không dừng, thân thể đau nhức. Thái dương nên hãn. Hãn nhiều vong dương, cho nên
thành chứng huyễn, chứng run sợ, chứng kinh sợ; dương minh nên hạ, hạ nhiều thì kiệt âm cho nên
thành chứng hạ lợi mà người đau.

+Thập toàn đại bổ gia phòng phong làm quân lại gia khương hoạt, phụ tử, đỗ trọng, ngưu tất danh là
đại phòng phong thang, trị chứng hạc tất phong.

Bài thuốc NHỊ CHÍ HOÀN.

( BỔ THẬN)

bổ yêu tất, tráng cân cốt, cường thận âm, đen râu tóc, giá rẻ mà công thì lớn.

Đông thanh tử tức nữ trinh thực, ngày đông chí thì hái, không câu nệ nhiều ít, phơi âm can, dùng
mật rượu đảo đều rồi chưng qua 1 đêm, cho vào cái bao bỏ bì mà phơi khô bằng mặt trời rồi nghiền
nhỏ, cho vào trong bình sứ để lưu trữ, hoặc đầu tiên rang khô, dùng hạ liên cao phối dùng.

Hạ liên thảo đến ngày hạ chí thì hái, không câu lệ nhiều ít, đảo nước chấp là cao, hòa với dược trên
mà làm hoàn.

Dùng giấm rượu để mà uống.

144
Một phương gia tang thầm khô làm hoàn, hòa cao tang thầm hòa nhập vào.

Là dược của kinh túc thiếu âm.

Nữ trinh vị cam tính bình, là tinh của thiếu âm. Long đông (cuối đông ) không tàn, mà sắc thì xanh
đen, ích can bổ thận. Hạ liên thảo hàn, nước chấp màu đen thì nhập thận, bổ tinh. Cho nên ích ở
dưới mà vinh lên ở trên, cường âm mà làm đen tóc.

Lý Thời Trân viết: nữ trinh là loài dược vị vi diệu thượng phẩm, cổ phương ít dùng, tại sao lại vậy?

Bản dịch Nguyen Thi Minh Tuyet

Tháng 3 năm 2015, Đài truyền hình trung ương trong chương trình Y dược Trung Hoa đã giới thiệu
Đồng Lư –Chiết Giang- Làng không ung thư.

Dựa trên báo cáo của Báo thanh niên Trung Quốc, số 2 năm 2013, tổng hợp những địa phương
trường thọ nhất, Đồng Lư được ưu ái tặng cho mỹ danh “Làng trường thọ Trung Quốc”. Đồng Lư
nằm ở thượng lưu sông Tiền Đường, là “ Đồng Quân Sơn, quê hương của thánh tổ Trung dược”,
toàn huyện trong số những người hơn 40 tuổi, số người hơn 80 tuổi là 10872 người, chiếm 2,7%,
còn có 29 người đã hơn trăm tuổi. Trước mắt, tuổi thọ bình quân của toàn huyện là hơn 80 tuổi.

Huyện Đồng Lư ở thượng lưu sông Tiền Đường, là “ Đồng Quân Sơn, quê hương của thánh tổ
Trung dược”

Trong đó, thôn Thạch Xá của huyện Đồng Lư lại càng nổi danh là “Thôn không ung thư”. Trong tình
hình tỉ lệ ung thư ở Trung Quốc càng ngày càng tăng, ở đây tuyệt nhiên trong hai ba mươi năm lại
không có một ai bị ung thư.

Bí mật xa dời ung thư của làng Thạch Xá:

Trong chương trình Y dược Trung Hoa của Đài truyền hình trung ương, Chuyên gia về bệnh tỳ vị
thuộc khoa trung y học Trung Quốc Ngụy Ngọc vì tìm kiếm bí mật của ngôi làng miễn nhiễm với ung
thư, đã đến thôn và phát hiện, người dân ở đây dùng một vị thuốc đông y để cường kiện thân thể,
phòng bệnh, đó chính là--- Hoàng kỳ

+ Hoàng kỳ:

Ở thôn không ung thư Lư Đồng, Triết Giang khắp nơi có thể gặp thổ hoàng kỳ sinh trưởng tự nhiên.
Căn cứ vào bản tin " Y dược Trung Hoa" người dân trong thôn đào lên rồi đem phơi khô ngâm nước
uống.

145
Tên cổ của Hoàng kỳ là Hoàng kỳ, kì mang ý nghĩa trường thọ sống lâu, là một vị thuốc bổ. Hoàng kỳ
là rễ của cây đậu khoa, ăn vào có vị của đậu, có Mạc Giáp hoàng kì, hoàng kì Mông Cổ, nhưng tốt
nhất vẫn là hoàng kì Mông Cổ, vì mọc ở phía tây, nên còn gọi là Tây Kỳ.

Tài liệu sớm nhất nhắc đến hoàng kỳ là “52 bệnh”, nói rõ thời kì Chiến quốc, nó là một vị thuốc vô
cùng quan trọng. Hoàng kỳ thường được chế với mật ong (chích hoàng kỳ), 50kg mật ong trộn với
12,5 kg hoàng kỳ sao vàng.

1. Hoàng kỳ có những tác dụng gì?

Bổ khí cố biểu

Có một bài thuốc tên là Ngọc bình phong tán, dùng để trị biểu hư tự hãn, thành phần chủ yếu là trích
hoàng kỳ, mang ý nghĩa gia vị phòng phong là khắc tinh của hoàng kỳ, cổ đại cho rằng hoàng kỳ kết
hợp cùng phòng phong sẽ làm giảm tác dụng, lại có người cho rằng sẽ làm tăng tác dụng, đúng là
một bí mật ngàn năm.

Mọi người thường dùng Ngọc bình phong tán để phòng cảm mạo, đối với những trường hợp khí hư
nhiều mồ hôi, tấu lý sơ hở rất có tác dụng, nhưng ngàn vạn lần không thể đem phương này điều trị
cảm mạo*, nếu không sẽ là “đóng cửa giữ địch ở lại nhà”, tà khí ở bên trong bởi vì chưa được giải
khai, mà làm cảm mạo nặng thêm, rất nhiều người dùng thuốc xong, cảm mạo càng ngày càng nặng
thêm.

Lợi niệu trừ thủy

Trong sách “Kim quỹ yếu lược” có nói đến tác dụng lợi niệu trừ thủy rất quan trọng của hoàng kỳ.
Dùng hoàng kỳ để chữa các loại bệnh phù thũng, đều cực kì công hiệu, như loại phù thũng mà sắc
mặt trắng, lưỡi đạm nhạt, tỳ khí hư nhược đều có tác dụng.

Điều trị thủy thũng, cần dùng sinh hoàng kì, dùng sinh thì tới biểu, tẩm mật ong lợi trung tiêu, muốn
lợi thủy trừ thũng thì chỉ có sinh hoàng kỳ có tác dụng.

Ngoài ra, sinh hoàng kỳ còn có một ưu điểm, lợi mà còn bổ, cho nên những chứng viêm thận, tâm
hư, phong thấp làm thành bệnh thủy thũng, chỉ cần phân biệt chứng trạng, là có thể dùng sinh hoàng
kỳ với tác dụng lợi thủy.

Giải độc tiêu sưng, liễm sang sinh cơ

Vì sao lại nhắc đến tiêu mủ và liễm sang cùng nhau?

Bởi vì nhiều bệnh nhân dùng hoàng kì chữa bệnh, đều là những người miệng vết thương chảy mủ
không ngừng, thể trạng yếu đuối không thể lành được vết thương

Còn nhớ trước kia chủ nhiệm nói, thời anh ấy còn là nghiên cứu sinh tại Bệnh viện thực hành ngoại
khoa, gặp rất nhiều người già sau khi làm thủ thuật xong vết thương không làm cách nào liền lại
được, bác sỹ ngoại khoa nói” Anh không phải là bác sỹ trung y sao, kê cho ông ấy một đơn thuốc
uống thử xem.”, chủ nhiệm liền kê Thập toàn đại bổ thang (là dạng thuốc sắc đông y, dùng để bổ ích
khí huyết, có hoàng kỳ trong phương thuốc), kết quả ở miệng vết thương da non từng chút từng
chút một mọc lên, sau đó chủ nhiệm liền ….

Sau đó lại đọc sách ngoại khoa thời cổ đại, đối với những vết thương không liền, những chứng hư
chảy nước trong (?), sinh hoàng kỳ không thể thiếu được.

Bổ trung ích khí

146
Một người bạn của tôi tham gia một cuộc phỏng vấn nghiên cứu sinh, giáo sư hướng dẫn sau này
của anh ta là một trong số những người phỏng vấn, hỏi anh ấy một câu: “Bạn học, sinh hoàng kỳ và
chích hoàng kỳ khác nhau ở đâu?” Bạn học của tôi trong trạng thái căng thẳng, đã không trả lời được
câu hỏi này.

Thực ra, dùng một câu khái quát đơn giản mà nói: “Sinh vào biểu, trích vào trung”, vị ngọt của mật
ong làm gia tăng đặc điểm bổ ích tỳ vị của hoàng kỳ, cho nên những thang thuốc bổ tỳ kiện trung
tiêu, chúng tôi thích dùng chích hoàng kỳ.

Hoàng kỳ tuy bổ, nhưng đối với những trường hợp âm hư ( thường xuyên bốc hỏa, đạo hãn, ngũ tâm
phiền nhiệt, lưỡi mềm ít rêu), khí trệ (đầu căng, ngực phiền, bụng chướng, đầy hơi, dễ cáu), và
những bệnh tự miễn (đau mắt đỏ?), eczema ở người già hoặc sẩn ngứa ở người cao tuổi, cần thận
trọng khi sử dụng, dễ dàng làm cho hư càng thêm hư, thực càng thêm thực. Những người mắc bệnh
tự miễn, khi sử dụng hoàng kì dễ dàng làm gia tăng các phản ứng miễn dịch.

Ở thời cổ đại, hoàng kì là một vị thuốc quý, chỉ có người giàu được sử dụng, còn người nghèo chỉ có
thể ăn cơm đạm uống trà thô mà thôi.

2. Trường sinh phòng tránh ung thư: Nhớ lấy 6 cách dưới đây:

1. Trà hoàng kỳ đương quy: Phòng ung thư bổ huyết

Hoàng kỳ có rất nhiều cách dùng, đơn giản nhất là hãm nước uống. Dùng khoảng 10g hoàng kỳ, 2g
đương quy hãm trà, chỉ với một loại nước uống rất đơn giản, có thể đạt được tác dụng phòng ung
thư, bổ dưỡng khí huyết.

2. Đương quy hầm thịt bò: Bổ não ích trí

Hoàng kỳ 9g, thiên ma 15g, Thịt bắp bò 400g, 3 miếng gừng to, 4 cốc nước. Trước tiên đem đun sôi
bò cùng gừng để làm sạch bò, sau đó cho tất cả vào nồi, đậy vung, đun lửa to 15 phút, sau đó đun
lửa nhỏ 2 tiếng, trước khi tắt bếp nêm gia vị cho thích hợp, có thể kiện não ích trí, bổ khí khứ phong.

3. Gà hầm hoàng kỳ- bổ khí tăng quyết đoán

Hoàng kỳ 30g, 1 con gà, gà sau khi làm sạch, đem một tấm vải sạch bịt vào bụng gà, sau đó cho thêm
5 quả đại táo, vài lát gừng tươi, buộc lại rồi cho gà vào nồi đất, đun lửa to, sau đó lại đun lửa nhỏ cho
đến khi thịt gà mềm là được. Dùng phương pháp này nấu thịt gà, không những rất ngon miệng mà
tác dụng bổ khí còn cực kì tốt.

4. Canh hoàng kỳ ngũ vị: Dự phòng táo bón

Rất nhiều người đã trải qua bệnh táo bón, người già gặp tình trạng này càng nhiều. Hoàng kỳ 30g,
đào nhân 12g, hạnh nhân 12g, uất lý tử 12g, hạt thông 15g. …, mỗi ngày một liều, bổ khí nhuận
tràng thông tiện, tác dụng cực kì tốt, cực kì thích hợp cho khí hư bí đại tiện, mọi người nên thử xem.

5. Hoàng kỳ hầm thịt heo: Cường thân tráng thể

Cà rốt, hoài sơn lượng vừa đủ, 1 miếng thịt lợn, khoảng 10g hoàng kỳ, cà rốt có chức năng kiện vị,
hoài sơn và thịt lợn, phối hợp với chức năng bổ tỳ ích vị của hoàng kỳ, vừa có thể tăng dinh dưỡng,
bổ hư nhược, chắc cơ, những người muốn bồi bổ cơ bắp, có thể thử bài thuốc này.

6. Hoàng kì cùng đan sâm: Hoạt huyết thông mạch

Giáo sư Trương Mẫn Châu, Phó chủ nhiệm Trung tâm tim mạch ở bệnh viện Trung y tỉnh Quảng Tây,
giới thiệu một chế độ ăn dự phòng tái phát bệnh động mạch vành ở những bệnh nhân sau phẫu

147
thuật bệnh này, hoàng kỳ cùng đan sâm. Hoàng kỳ đan sâm mỗi thứ 15g, hồng táo 10g, kỷ tử 10g, 4
loại đem rửa sạch, cho thêm 1000ml nước rồi đun lửa nhỏ 20 phút, sau khi loại bỏ chất cặn là có thể
dùng được.

@@@@@@@@@@@

Tham khảo phương kinh nghiệm điều trị Gout

------------------------------------------------------------

Thời cổ bệnh Gout cũng phổ biến sao ? Một bài cổ phương 7 vị có khả năng ổn định bệnh Gout.

Nguồn : Cuộc sống hạnh phúc

Kể từ khi có bệnh danh Tây y, rất nhiều các thuật ngữ chuyên môn của Trung y đã không được sử
dụng, cùng với sự thâm nhập của các nghiên cứu hiện đại, từ ngữ của sinh vật học phân tử, từ ngữ
của Tây y càng ngày càng chiếm cứ bộ não của các bác sĩ, vì vậy rất nhiều trí tuệ của cổ nhân bị lãng
quên.

Điều trị bệnh Gout chính là một ví dụ rất rõ ràng trong đó, cần biết cổ nhân đem một loại tật bệnh
phân chia thành từng nhóm lớn, ví dụ như bệnh phụ nữ là một loại, bệnh nhi khoa là một loại, Tỳ Vị
bệnh là một loại, còn có một loại tên là Gout. Ồ không, cổ đại không gọi là Gout, mà gọi là “Bệnh
cước khí ”.

Hôm nay, chúng tôi giới thiệu với mọi người một bài cổ phương thần kỳ, xem xem cổ nhân điều trị
“cước khí bệnh” như thế nào !

Gout, ở thời cổ đại dùng tên gọi là “Bệnh cước khí”. Mọi người đều biết triều đại nhà Tùy đã chỉnh
sửa một quyển sách, tên gọi “Chư gia bệnh nguyên hậu luận”, trong cuốn sách này, chủ yếu chính là
thảo luận về cơ chế bệnh lý của bệnh tật, nhưng cơ bản không giảng về trị pháp, chỉ có hướng dẫn về
kỹ thuật. Nhưng mà, có một trường hợp ngoại lệ, đó chính là cái gọi là cước khí bệnh, trong “Chư gia
bệnh nguyên hậu luận” một bộ phận nội dung rất lớn là thảo luận về làm thế nào để điều trị “bệnh
cước khí”, cũng chính là bệnh Gout của hiện đại.

1, Nguyên nhân của bệnh Cước khí

Căn cứ theo ghi chép trong “Bị cấp thiên kim yếu phương” của Tôn Tư Mạo, cước khí bệnh không có
ghi chép về sự bắt đầu, nhưng sau cuộc biến loạn ở Vĩnh Gia, sau khi rất nhiều người phương Bắc
chạy đến phương Nam, những loại tật bệnh như vậy bắt đầu lưu hành, sau đó có một số Lương y
Hòa thượng, điều trị bệnh này cho hiệu quả rất tốt, gần như 100% thuyên khỏi, điều này đối với
người hiện đại mà nói gần như chính là một con số trên trời.

148
2, Cước khí bệnh vì sao lại bị ở chân?

Cước khí bệnh ở thời cổ đại còn gọi là phong độc, dựa theo sự tuần hành của kinh lạc, Can Tỳ Thận
ba tạng đều bắt đầu từ chân, mà đây là ba tạng dễ dàng bị nhiễm hàn thấp nhất, vì lẽ đó bệnh này
thông thường đều bắt đầu từ chân. Nếu như liên tục tăng lên, mới gặp ở nửa người trên, sau mới
gặp ở tất cả tứ chi.

3, Tại sao cước khí bệnh không bị phát hiện khi mới mắc?

Cước khí bệnh thông thường đều là vào lúc bệnh khác phát tác mà cùng phát tác, cũng có một số
phát tác sau khi uống rượu, thường là nam giới phát bệnh tương đối nhiều, cũng có tình huống nữ
giới phát bệnh. Lúc bắt đầu, cước khí bệnh có rất nhiều biểu hiện, nhưng chủ yếu biểu hiện tại ba
tạng Can Tỳ Thận, nói chung đều có tình trạng tiểu tiện bất lợi.

4, Nguyên nhân của cước khí bệnh

“Bị cấp thiên kim yếu phương” ghi chép rằng: sống ở nơi ẩm thấp lạnh giá kéo dài, vì rượu no say lại
nhập phòng, ra mồ hôi mà lại bị gió lạnh, ba tình huống này đều là nguyên nhân gây ra cước khí
bệnh.

5, Cước khí bệnh điều trị thế nào?

Cổ đại điều trị cước khí bệnh có rất nhiều loại phương pháp, trong đó lấy Kê minh tán làm chủ
phương, chỉ cần có tình trạng táo bón, dùng một phương chuẩn mực Kê minh tán điều trị. Thành
phần như bên dưới:

[Kê minh tán]

Binh lang 7 hạt Trần bì 30g Mộc qua 30g Ngô thù du 6g Cát cánh 15g Sinh khương (không bóc vỏ)
15g Tử tô ngạnh diệp 9g

7 vị trên, lấy 900ml nước, sắc lấy 600ml, chia 3 lần uống ấm.

149
Phương này uống lạnh vào lúc gà gáy sáng, thông thường ngày thứ ba bắt đầu xuất hiện đi ngoài
phân lỏng, có sách y ghi chép rằng “uống thuốc này đến ngày hôm sau, sau khi đi ngoài ra phân đen
lượng bằng một bát thì ngừng ngay”, sau khi đi ngoài phân lỏng xong thì cảm thấy thoải mái, hiệu
quả kỳ diệu!

Phương này đến từ đâu?

Phương này là phương tiêu chuẩn gia đình tôi chuyên dùng để điều trị thấp cước khí, hiệu quả điều
trị đáng kể, nhưng nó không phải là phát minh của tổ tiên tôi, mà là một phương trong “Chu thị tập
nghiệm phương” mà thôi. Điều này cũng lại một lần chứng minh được sự vĩ đại và bất hủ của y học
Trung Quốc cổ đại!

Ngoài ra, còn có một số phương thay thế:

Thứ nhất là đối với chứng có âm hư nhiệt, mạch đến tiểu tế, sác, chân đau nhức, dùng Trúc lịch
thang.

[Trúc lịch thang]

Trúc lịch 200 ml Cam thảo, Tần giao, Cát căn, Hoàng cầm, Ma hoàng, Phòng kỷ, Tế tân, Quế tâm, Can
khương mỗi vị10g. Phục linh15g, Phòng phong, Thăng ma mỗi vị 7g. Phụ tử 20g, Hạnh nhân 15g

14 vị thuốc trên, lấy 900ml, sắc lấy 600ml, nhân lúc còn nóng gia thêm Trúc lịch chia ngày 3 lần uống
ấm.

Thứ hai là đối với mạch phù đại, vì biểu chứng, dùng Tiểu tục mệnh thang, đây là phương có hiệu
quả rất tốt.

[Tiểu tục mệnh thang]

Ma hoàng (bỏ đốt) 10g Nhân sâm10g Hoàng cầm10g Thược dược 10g Chích cam thảo 10g
Xuyên khung 10g Hạnh nhân 10g Phòng kỷ 10g Nhục quế 7g Phòng phong 15g Phụ tử 20g

11 vị trên lấy 900ml nước, sắc lấy 600ml, chia ngày 3 lần uống ấm.

Thứ ba là đối với mạch trầm, nhưng có biểu hiện của tiểu tiện bất lợi, trong tình huống này cho dùng
Việt tỳ thang.

150
[Việt tỳ thang]

Ma hoàng 12g Thạch cao 25g Bạch truật 12g Phụ tử 5g Sinh khương 9g Cam thảo 6g Đại táo
15 quả

7 vị thuốc trên lấy 900ml nước, sắc lấy 600ml, chia ngày 3 lần uống ấm.

bản dịch Đỗ Ngọc Ánh

Một bài viết khá hay,mình có chú thích thêm: muốn dẫn thuốc vào trong óc,gia thêm "TÂN DI."

151
152
BA THẰNG BỔ MÁU – PART 1

Nhân một tối bó gối ngồi nhà vì cái mũi dị ứng với khói bụi SG, cũng là vét chút thời gian nghỉ ngơi ít
ỏi còn sót lại viết mấy dòng chia sẻ đến quý thầy cô và anh chị đồng nghiệp, những bạn theo học
Đông y và người có hứng thú với Đông y nói chung về các vị thuốc mình có cơ hội tìm tòi và được chỉ
dạy. Hôm nay viết về các vị thuốc bổ huyết phổ biến trong YHCT, mình cũng mới ra trường cách đây
không lâu nên kiến thức còn hạn chế, mong có điều gì sai sót được mọi người góp ý thêm, cũng là 1
cơ hội được trao đổi học tập, chỉnh lý lại kiến thức. Những điều mình viết dưới đây phần lớn đọc từ
sách và được chỉ dạy của các đàn anh đi trước nên có thể sai hoặc có thể đúng với một số người,
mong được góp ý trao đổi thêm.

I. SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN CỦA HUYẾT

Nói qua một chút về sinh lý của huyết trong Đông y. Theo lý luận Y học cổ truyền (YHCT), huyết là
chất dịch màu đỏ vận hành, chu lưu khắp toàn thân, trong huyết có tân dịch, tinh, dinh và hỏa. Tân
dịch giúp huyết lưu chuyển trong mạch dễ dàng, dinh và tinh để nuôi dưỡng và tạo hình cho các cơ
quan tạng phủ, trong thông vào nội phủ, ngoài ra đến tứ chi bách hài, hỏa vừa ôn ấm vừa tạo động
lực cho khí cơ toàn thân vận hành giúp huyết lưu chuyển, hỏa này là nguyên nhân làm cho huyết có
sắc đỏ và có nguồn gốc từ Tâm (Tâm hỏa), trong hỏa có chứa cả thần của Tâm truyền vào giúp khí cơ
lưu chuyển thông suốt, không bị tụ tán bất thường, chính vì thần là một phần của hỏa và hỏa nằm
trong huyết nên có câu: “Thần tàng trong huyết” là vì vậy. Như vậy, có thể thấy huyết gồm hai thành
phần chính là âm (tân dịch, tinh, dinh) và hỏa. Vì thế nên khi tiếp cận 1 bệnh nhân huyết hư trên lâm

153
sàng phải xem BN đó thuộc thể huyết hư nào: là huyết hư thiếu âm (thể nhiệt) hay huyết hư thiếu
hỏa (thể hàn) để từ đó đề ra các pháp trị phù hợp.

II. THUỐC BỔ HUYẾT

Về ứng dụng trên lâm sàng của các vị thuốc bổ huyết, đây là cách chia mà mình được chỉ dạy từ một
đàn anh thì hiện nay các vị thuốc trong nhóm bổ huyết được chia thành 2 bậc: thuốc bổ huyết bậc 1
hay còn gọi là các vị thuốc bổ huyết thật sự - tác động trực tiếp vào con đường hóa sinh khí huyết
bao gồm 3 vị chính: đương quy, địa hoàng và hà thủ ô (con đường sinh huyết ntn thì xem lại sơ đồ
hóa sinh khí huyết), còn lại là các thuốc bổ huyết bậc 2, chỉ bổ vào 1 phần của huyết, tá trợ cho các
thuốc bậc 1 hoặc giải quyết các tác dụng phụ của thuốc bậc 1 hay thậm chí là điều trị các triệu chứng
do huyết hư gây ra, có thể kể đến như long nhãn, đan sâm, kỷ tử, bạch thược,...

Vậy sự khác biệt giữa 3 vị thuốc bổ huyết bậc 1 là gì? Đầu tiên xin đi vào vị thuốc Đương quy.

1. ĐƯƠNG QUY

Đương quy – tên gọi khác là Văn vô, Sơn kỳ hay Can quy, là vị thuốc bổ huyết tiêu biểu, được mệnh
danh Thánh dược về huyết. Dùng 1 vị Đương quy có thể bổ được cả huyết âm lẫn huyết hỏa, có thể
nói 1 vị Đương quy công cao lực hậu, huyết hư không thể không dùng đến vậy.

Đương quy có vị cay, ngọt, hơi đắng mà nhuận, tính ôn. Theo Bản Thảo Vấn Đáp, Đương quy cay
đắng là được vị của Địa hỏa, khí ấm mà chất lại trơn nhuận, bẩm được thấp khí của Thổ mà hóa
được thủy, giúp cho Tâm sinh huyết mà lưu hành đến Can, về công năng sinh huyết, không có thứ
thuốc đặc hiệu nào khác có thể sánh được. Theo Bản Thảo Kinh Sơ, vị ngọt làm hòa hoãn, tính nhuận
thiên về bổ, vị cay làm tán ra, giúp cho tuyên phát, tính ấm làm thông suốt. Chính vì lẽ đó mà đương
quy ngoài tính bổ huyết như đã nói ở trên còn có tính hoạt huyết. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra dịch
chiết đương quy có tác dụng chống hình thành huyết khối, kháng kết tập tiểu cầu bên cạnh tác dụng
tăng huyết sắc tố thông qua cung cấp acid folic và vitamin B12, tăng hồng cầu, giãn vành, giảm nhu
cầu Oxygen cơ tim, giãn cơ trơn, tăng lưu lượng máu ở mạch máu ngoại vi. Chính vì tính bổ huyết
mạnh như vậy nên bài thuốc bổ huyết kinh điển của Đông y là Đương quy bổ huyết thang lại chỉ
dùng 2 vị: Đương quy và Hoàng kỳ, trong đó liều của Hoàng kỳ lại gấp 4-5 lần liều Đương quy với lý
Hoàng kỳ bổ khí giúp tạo động lực tống huyết cũ sinh huyết mới, đồng thời liễm huyết, chế ước bớt
tính tẩu tán của Đương quy.

Về bộ phận dùng, quy được chia làm 3 phần bao gồm quy đầu, quy thân và quy vỹ. Theo Biện Dược
Chỉ Nam, quy đầu thì tính đi lên, bổ huyết; quy thân dưỡng huyết giữ cho trung châu; quy vĩ tính đi
xuống mà phá huyết; toàn quy thì bổ huyết lẫn hoạt huyết, giúp huyết mới được sinh ra và thúc đẩy
huyết dịch vận hành thông suốt.

Tuy phân chia như vậy nhưng thực tế bất kỳ bộ phận nào của quy vẫn có tính bổ và hoạt huyết, khác
nhau có chăng chỉ là mặt nào trội hơn mà thôi. Vì thế nên khi dùng đương quy cần thận trọng với
trường hợp BN có huyết hư kèm xuất huyết nên kết hợp với 1 vị thuốc có tính liễm huyết.

Vậy ứng dụng của Đương quy trên lâm sàng ra sao? Đương quy trực bổ vào huyết âm lẫn huyết hỏa,
quy về Tâm Can, là con đường ngắn nhất dẫn đến huyết. Tất cả các chứng huyết hư bất kể là do
thiếu âm hay thiếu hỏa đều dùng được vì quy bổ cả âm lẫn hỏa, tuy nhiên quy tính ôn mà hoạt huyết
nên tốt nhất vẫn là các trường hợp huyết hư thể hàn, huyết hư kèm huyết ứ, cần thận trọng trên BN
huyết hư thể nhiệt, nên dùng kèm 1 vị thuốc dưỡng âm sinh tân để phòng tính nóng của Đương quy
làm tổn hao tân dịch, nhiệt chứng vì thế mà càng trầm trọng hơn. Cũng nên lưu ý tính hoạt huyết
của Đương quy trên những BN huyết hư đang xuất huyết, những trường hợp này nên dùng kèm
Hoàng kỳ để liễm huyết.

154
Tóm lại, nói về Đương quy có 4 điểm chính sau:

- Đương quy bổ tất cả các phần của huyết kèm hoạt huyết.

- Đương quy bổ huyết cấp kỳ - dùng trong trường hợp mất máu cấp, huyết hư kèm ứ rất tốt.

- Đương quy bổ huyết được với bất kỳ thể hàn hay nhiệt do bổ cả âm lẫn hỏa, tuy nhiên lưu ý đối với
thể nhiệt thì kèm theo 1 vị bổ âm sinh tân để tránh nhiệt thịnh thiêu đốt chân âm.

- Chú ý dùng kèm vị liễm huyết khi BN huyết hư đang có xuất huyết.

(To be continued)

---------------------------------------------------

Nguồn:

1. THINH Le-duc, OMD, MSc.

2. Đỗ Tất Lợi (2015), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , NXB Hồng Đức, Hà Nội.

BA THẰNG BỔ MÁU – PART 3 (CUỐI)

Đã lâu chưa cào phím, hôm nay rỗi nên viết tiếp part cuối của series thuốc bổ máu Đông y, cũng là
để khép lại một năm sắp qua. Part này mình viết về vị thuốc còn lại trong 3 thuốc bổ huyết bậc 1 của
Đông y: Hà thủ ô.

WARNING: bài viết mang hơi hướng học thuật suy lý nên có thể không phù hợp với một số người.
Nếu ai đọc bài này chỉ để học thêm chiêu số kinh nghiệm điều trị thì có thể nhẹ nhàng lướt qua vì
không có gì cả đâu =)).

Nếu thấy dài quá có thể kéo xuống đọc luôn mục III tóm tắt 😂

Link của các part trước:

Part 1: https://www.facebook.com/bo.1048/posts/3446891012065491

Part 2: https://www.facebook.com/bo.1048/posts/3460302650724327

3. HÀ THỦ Ô:

Đứng thứ 3 trong các vị thuốc bổ huyết bậc 1 là Hà thủ ô. Chắc mọi người ít nhất đã 1 lần trong đời
nghe về tên vị thuốc này với lời truyền miệng về tác dụng “đen tóc” thần thánh của nó rồi. Vậy hà
thủ ô có thực sự làm đen tóc hay không và câu chuyện đằng sau nó là gì?

Trước tiên nói qua vài dòng về lịch sử tên gọi của Hà thủ ô. Chuyện kể rằng ở Trung Hoa cổ đại, far
far years ago, có 1 anh thanh niên họ Hà, bẩm sinh thể chất yếu ớt, vì yếu nên đến gần 60 tuổi anh
vẫn chưa lấy được vợ, thường theo các thầy học đạo thuật trên núi. Một hôm anh uống rượu say
nằm lật ngang ngủ bên sườn núi, lúc tỉnh dậy chợt thấy hai gốc cây leo cách nhau gần 1 mét nhưng
quấn lấy nhau như trai gái ái ân, vì ngứa tay sẵn chút tò mò nên anh đào lấy củ của nó mà đem về
nhà, lý do vì sao không bứng cả cây mà chỉ đào lấy củ thì thì đến nay chưa ai biết. Sau khi đem cái củ
đó về, thanh niên nọ tán bột cái củ đó rồi hòa với rượu mà uống thì thấy trong người rạo rực, uống
luôn vài tháng thì khỏe mạnh như người thường, uống suốt một năm thì râu tóc đang trắng chuyển
thành đen, cưới vợ rồi đẻ 1 lèo mấy đứa con trai. Tới cháu nội anh vẫn kế tục truyền thống quý báu
của cha ông, ngày ngày cắn củ cây thay cơm mà sống thọ tới 130 tuổi. Vì vậy nên người đời sau gọi

155
luôn cái củ đó là Hà thủ ô, còn cái cây mọc ra từ củ Thủ ô chính là vị thuốc Dạ giao đằng trong truyền
thuyết. Dân gian vì tác dụng ích huyết đen tóc của Thủ ô mà có câu ca dao: “ Muốn cho xanh tóc đỏ
da, rủ nhau lên núi tìm Hà thủ ô “ , nói thế thôi chứ cắn mỗi Hà thủ ô thì chưa chắc tóc đã đen nhưng
từ câu ca trên cũng đủ mường tượng ra cách nhìn của người xưa về tác dụng bổ huyết của nó.

Tuy nhiên khác với Đương quy chạy về Tâm, Thục địa chuyên về Thận, Hà thủ ô lại rót về Can, bổ vào
Can huyết, dưỡng tinh sinh huyết mà thúc đẩy tinh sinh huyết hóa thành huyết.

Hà thủ ô, tên gọi khác là Dạ hợp, Địa tinh, tiếng Ăng-lê gọi là “Black-haired Mr. Wu” (thề, không bịa)
– là vị thuốc khá phổ biến trong Đông y, được lấy từ củ của cây Dạ giao đằng. Thường mọc ở các
triền núi cao, mọc hoang nhiều ở vùng Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu của Việt Nam, vùng núi này
khi xưa thuộc dãy “Nam man Thập vạn đại sơn”, đây là tên được người phương Bắc dùng để gọi dãy
núi trùng điệp từ phía Vân Nam, Lưỡng Quảng đến vùng núi Tây Bắc Việt Nam, ý chỉ vùng đất sơn
lam chướng khí của người Nam man, dễ đi khó về. Theo ghi chép thì vùng này chính là địa bàn hoạt
động của Ngũ Độc Giáo thần thánh của tộc người thiểu số ở Miêu Cương, nhưng đó lại là một câu
chuyện khác. Quay lại với Thủ ô, rễ của nó đâm vào đất rất sâu, dây thì bò dài, rất nhiều lại xa, về
đêm lại giao nhau tượng như nam nữ ái ân, vị rất sáp, khí cực âm cho nên chuyên vào Can Thận,
cũng là cái lý tàng trữ, thu về hạ tiêu (Can, Thận) nên nó có tác dụng điều bổ tinh khí, bình hòa âm
dương. Củ cây dạ giao đằng khi mới đào lên, rửa sạch gọi là Sinh thủ ô, vị rất sáp, nhập kinh Thiếu
Dương, trấn Can cực mạnh,chính vì vị rất sáp và khí rất mạnh nên triệt được ngược tà (sốt rét), mặc
dù có tác dụng như vậy nhưng vì có độc nên ít ai dùng đến mà thường chế thành thục với công dụng
bổ huyết. Chế thủ ô có 2 kiểu: ngâm nước vo gạo rồi nấu với đậu đen, dùng đậu đen để làm giảm vị
chát và hấp thụ độc tính từ thủ ô, cách thứ hai là tẩm với rượu rồi đồ. Hà thủ ô sau khi chế thì có tác
dụng bổ tinh huyết ở Can Thận, chính là phần tinh sinh huyết, có thể thấy nếu Thục địa bổ vào
nguyên tinh rồi từ đó mới biệt hóa thành các loại tinh khác thì Hà thủ ô trực bổ vào tinh sinh huyết,
do đó trên lâm sàng cần phân biệt ứng dụng của 2 vị thuốc này, chúng đều dùng cho trường hợp tinh
huyết hư và bổ lâu dài, quy vào Can Thận là gốc của huyết, nếu BN chỉ đơn thuần tinh huyết hư, các
phần khác (tinh cốt tủy, tinh sinh dục,...) chưa ảnh hưởng thì dùng Thủ ô, nếu BN tinh hư cực độ,
lưng yếu gối mỏi, suy sinh dục,... thì phải dùng Thục địa.

Theo Dược Phẩm Vậng Yếu, Hà thủ ô bổ âm mà không trệ, bổ dương mà không táo. Thục địa và Thủ
ô đều là thuốc bổ vào âm phần nhưng Thục địa bẩm thụ khí của mùa đông mà sinh ra, sau cửu
chưng cửu sái thì âm tinh cô đặc thì chuyên vào Thận mà tư nhuận cho chân âm, lại bổ nhẹ vào Can
do bổ Thận mà liên cập tới. Thủ ô bẩm thụ khí mùa xuân mà sinh, lại do phong mộc hóa ra, thông với
Can, tượng của Thiếu dương (dương ở trong âm), đi chuyên về Can mà có tác dụng ích huyết, trừ
phong, bổ Can Thận, cũng nhân vì bổ Can mà tác dụng đến Thận. Cho nên người ta thường hay gọi
chung Thục địa và Thủ ô là thuốc bổ Can Thận nhưng một bên là bổ Thận mà liên cập tới Can, một
bên bổ Can mà dưỡng được Thận, tất nhiên có sự khác nhau vậy. Một bên là thuốc bổ mạnh cho
chân âm tiên thiên cho nên có công năng cứu ngay được bệnh nguy do cô dương lấn lên. Một bên
thì cần dùng để bổ cho dinh huyết hậu thiên, là thuốc để dưỡng tinh thần, điều nguyên khí, trừ bệnh
tật. Chân âm của tiên thiên và hậu thiên không giống nhau, thì công hiệu cũng có chậm hoặc nhanh,
hoặc nhẹ hoặc nặng rất khác nhau.

Theo Bản Thảo Cương Mục, Thủ ô vào huyết phận, khí ôn, vị đắng, khí sáp. Đắng bổ Thận, ôn bổ Can,
thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích Can, làm đen râu tóc. Theo Bản Thảo Cầu Chân, hà thủ ô nhập vào
Can để ích huyết, kiêm bổ Thận – là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, điều bổ dinh huyết hậu thiên.

Theo các nghiên cứu hiện đại, dịch chiết từ Hà thủ ô có tác dụng giảm Cholesterol máu ở thỏ, phòng
ngừa và giảm nhẹ xơ vữa động mạch (có thể do thành phần Lecithin của Hà thủ ô), chậm nhịp tim,
tăng nhẹ lưu lượng máu vành, ức chế sự lão hóa của tuyến ức chuột nhắt và tăng nhu động ruột,

156
nhuận trường, tăng sức chịu lạnh. Kết quả được đưa ra từ các nghiên cứu này phần nào có sự liên
quan với tác dụng bổ huyết, ích tinh, tư âm, cường tráng của Đông y. Ngoài ra dịch chiết Hà thủ ô
được ghi nhận có tác dụng trong điều trị Alzheimer, Parkinson và hỗ trợ điều trị ung thư (đây chỉ là
tóm lược những nghiên cứu đã ghi nhận được, còn độ tin cậy của nghiên cứu và mức độ tương quan
với lý luận Đông y của các cụ như nào thì là một câu chuyện khác, có dịp mình xin chia sẻ chi tiết
sau).

Mặt khác, tại Việt Nam có 2 loại Hà thủ ô: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ, thực tế đây là 2 cây khác
nhau, Hà thủ ô trắng thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae – còn Hà thủ ô đỏ thuộc họ Rau răm
Polygonaceae, cả hai đều được cho rằng có tác dụng bổ tinh ích huyết nhưng thực tế dược hiệu của
Hà thủ ô trắng chỉ bằng ½ của Hà thủ ô đỏ.

--------------------------------------------------------------------------

III. KẾT:

Vậy tóm lại, 3 thuốc bổ huyết khác nhau thế nào? Có thể thấy ở 3 phương diện dưới đây:

Về cơ quan quy nạp (đích tác dụng), Đương quy chạy về Tâm, Địa hoàng quy Thận, Thủ ô rót vào
Can.

Về cách thức bổ huyết (cơ chế tác dụng), Đương quy bổ vào toàn bộ các phần của huyết, tham gia
vào chặng cuối của chuỗi dây chuyền cung ứng huyết cho cơ thể; Thục địa bổ vào đầu nguồn của
huyết, bổ tất cả các loại tinh của cơ thể, trong đó có tinh sinh huyết; Thủ ô bổ vào tinh sinh huyết,
dưỡng cho nguồn cung ứng tinh trong huyết.

Về ứng dụng lâm sàng:

- Đương quy ứng dụng bổ huyết trong các trường hợp huyết hư cấp tính, huyết hư kèm ứ, huyết hư
thể hàn là tốt nhất, các trường hợp huyết hư thể nhiệt hay kèm xuất huyết phải dùng kèm các vị
thuốc khác để giảm tác hại do tính ôn, tính hoạt huyết của nó gây ra.

- Địa hoàng ứng dụng bổ huyết trong trường hợp huyết hư có tinh hư, Thận tinh hư đều dùng được
Địa hoàng, nếu nhiệt chứng nổi trội thì dùng Sinh địa trước để tư âm thanh nhiệt, sau đó dùng Thục
để bổ về gốc của huyết, lưu ý phải dùng kèm với các vị thuốc kiện Tỳ hóa thấp để tránh nê trệ và
thuốc dẫn đường để đạt được hiệu quả bổ vào loại tinh mà BN đang thiếu (ở đây là tinh sinh huyết).

- Hà thủ ô ứng dụng bổ huyết nếu tinh huyết hư mà các loại tinh khác trong cơ thể như tinh cốt tủy,
tinh sinh dục chưa bị ảnh hưởng. Thực ra cơ chế tác dụng của Địa hoàng thì bao trùm lên cơ chế của
Hà thủ ô, tuy nhiên Thục địa phổ tác dụng rộng, độ đặc hiệu thấp và chính vì phổ tác dụng rộng nên
dược lực bị phân tán nhiều hướng nên dược hiệu bổ huyết kém hơn Thủ ô nếu dùng trong cùng một
thời gian và phải kèm với các thuốc dẫn đường; còn Thủ ô phạm vi tác dụng hẹp hơn (chuyên về tinh
dưỡng huyết) nên dược hiệu được đánh giá cao hơn Thục địa.

P/s1: Thuốc bổ huyết bậc 1 còn 1 vị nữa là A giao nhưng vì khá hiếm và có kiếm được cũng khó có
hàng chất lượng tốt để xài nên mình không nói đến.

P/s2: thật ra khi đặt tay lên phím gõ part 1 tự mình biết điểm trừ lớn nhất của cái series này cũng
như những series khác về sau (nếu mình còn hứng viết) là không có case lâm sàng minh họa =))
nhưng vì mới ra trường và chưa có CCHN nên kinh nghiệm chưa nhiều cũng như không share để
tránh những điều không hay. Hẹn mọi người khi thuận tiện mình sẽ share case lâm sàng kèm theo
=)). Còn bây giờ cứ theo tinh thần học thuật đơn thuần cái ha.

------------------------------------

157
Nguồn:

1. Đỗ Tất Lợi (2015), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

2. THINH Le-duc, OMD, MSc.

3. Carl-Hermann Hempen, Toni Fischer (2005), A Materia Medica for Chinese Medicine, Elsevier,
Germany, pp.778-779.

4. Lin L., Ni B., Lin H., Zhang M., Li X., et al. (2015), "Traditional usages, botany, phytochemistry,
pharmacology and toxicology of Polygonum multiflorum Thunb.: a review", J Ethnopharmacol, 159,
pp. 158-83.

5. 实用中草药彩色图鉴大全集

DIỆU DỤNG TRONG CÁCH DÙNG “THÁN” DƯỢC:

Sau khi ứng dụng học tập một vài Y án của cố danh y Thi Kim Mặc là một trong Tứ đại danh y Bắc
Kinh đem lại hiệu quả bất ngờ. Tôi thấy lối dụng dược thực sự đặc sắc, từ cách phối dược cho tới
cách sắc cũng như bào chế,… Trong rất nhiều y án tôi rất thắc mắc khi thấy cụ dùng cả Thục địa thán,
Sinh địa thán, Huyết dư thán, Thương truật thán, Tiêu dĩ nhân,…. Rốt cuộc điểm khác biệt là gì? Xin
chia sẻ một bài viết của học trò của cụ là thầy Chúc Kham Dư về đặc sắc diệu dụng trong dùng các
loại thuốc sao cháy hay còn gọi là “thán”. Tuy giản đơn là kiến thức phổ thông nhưng đem lại hiệu
quả khác biệt trong điều trị xin chia sẻ lại cho các bạn cùng tham khảo :

DIỆU DỤNG TRONG CÁCH DÙNG “THÁN” DƯỢC:

A. Các loại thuốc thường được dùng với dạng “Thán” :

Sơn tra thán, Xao nội kim, Tiêu khúc, Tiêu bạch truật, Thương truật thán, Chỉ thực thán, Đại hoàng
thán, Trần bì thán, Phòng phong thán, Hắc thăng ma, Mộc nhĩ thán, Liên phòng thán, Hà diệp thán,
Trắc bá thán, Địa du thán, Huyết dư thán, Bồ hoàng thán, Ô mai thán, Đỗ trọng thán, Hoàng liên
thán, Chi tử thán, Thạch lựu bì thán.

B. Công dụng của “thán” dược:

Cổ nhân nói : Dụng dược như dụng binh. Trong các y gia cổ đại có người từng chép: “ Phàm là các vật
đều ẩn chứa các tính , phải chế mà dùng, phải biến mà thông, thì mới đạt được tới chỗ diệu dụng
nhất của một vị thuốc.

Trong các phương pháp bào chế thảo dược, nếu gom lại mà phân chia thì không ngoài Sinh tức là
sống và Thục tức là chín. Nếu vị thuốc sinh thì tính “hãn” tức là hung hãn mãnh liệt , phần nhiều chủ
việc tả , nếu người có cơ thể hư suy dùng vào sợ tổn thương chính khí. Trong khi đó các vị thuốc đã
“thục” thì tính “thuần” hơn, thường để chủ việc bổ. Cách chế “ sao” hay “tiêu” hay “thán” thì đều
gom thành 1 loại .

158
Các vị thuốc sau khi trải qua quá trình “ sao” , “tiêu” hay “thán” thì tác dụng của nó có thể tăng
cường, có thể giảm nhẹ, hoặc cũng có thể hoàn toàn cải biến theo một hướng khác. Đại loại có thể
phân tích như sau :

1. Đối với tăng cường tác dụng của vị thuốc có 3 loại:

- Nhóm thuốc tiêu thực : Sơn tra, Kê nội kim, Lục thần khúc, Lại phục tử , trải qua quá trinh xao cháy
chế biến, tác dụng tiêu thực hoá trệ được tăng cường, thậm chí có khả năng tiêu tích mài được tích
tụ bĩ chướng, ngoài ra còn có tác dụng cầm đi tả, cầm đi lị.

- Nhóm thuốc Lương huyết cầm máu: Địa du, Hoè hoa, Đại kế, Tiểu kế. Sau khi biến thành thán dược
không những có tác dụng thanh nhiệt lương huyết mà lại còn tăng cường khả năng cầm máu. Lâm
sàng thường sử dụng để điều trị các chứng Lị tật, Băng lậu, Tiện huyết ( Đại tiện tra máu), Trĩ huyết
( Trĩ chảy máu), Niệu huyết ( Đi tiểu ra máu).

- Nhóm thuốc cố sáp:

Ô mai, có khả năng liễm phế sáp đại trường, sinh tân dịch cầm khát, sau khi thán hoá tác dụng cố
sáp được tăng cường, còn có khả năng cầm đi lị ra máu , củng cố chữa chứng băng lậu.

Thạch lựu bì ( Vỏ quả lựu): tác dụng sáp trường, cầm khí hư, cố tinh , sát trùng, sau khi thán hoá thì
đều gia tăng tác dụng.

2. Đối với giảm tác dụng của vị thuốc có 3 loại :

- Thanh nhiệt giải độc : Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm , Hoàng bá, sao đen hoặc thán hoá thì có tác
dụng làm giảm tính khổ ( đắng) ,hàn ( lạnh) của vị thuốc.

Đối với Chi tử là vị thuốc thanh tiết nhiệt ở tam tiêu, sau khi xao thì làm giảm tính khổ hàn của vị
thuốc , làm khả năng tả hoả trở nên hoà hoãn hơn.

Đối với Hoàng liên , là một vị thuộc đại khổ đại hàn có khả năng thanh nhiệt táo thấp tả tâm hoả,
nêu như sao cùng với mật lợn thì để tả thực hoả ở can đởm, nếu như sao với giấm thì tả Hư hoả ở
can đởm, Nếu sao với rượu thì thanh hoả ở thượng tiêu, Nếu xao với nước gừng thì thanh hoả ở
trung tiêu, Nếu xao với nứo muối thì tả hư hoả ở hạ tiêu. Tuy mỗi cách xao đều đem lại những hiệu
quả khác nhưng , nhưng đánh giá tổng thể sau khi trải qua quá trình sao thán thì tính khổ hàn giảm
nhẹ , hiệu quả của vị thuốc đã có sự biến tính .

Hoàng cầm thán ngoài khả năng thanh nhiệt thì còn có khả năng an thai cầm máu.

159
Hoàng bá vị khổ tính hàn, có khả năng tả tướng hoả ở thận kinh lại có khả năng thanh thấp nhiệt ở
bàng quang. Nước muối tẩm mà sao đen thì có thể chế được hư hoả , lại có thể trị lị thể nhiệt chứng
đi ngoài ra máu.

- Các vị thuốc hành khí: Khi sao hoặc thán sao có khả năng giảm sự hao tổn chính khí , lại có khả năng
cầm đi lị. Như Trần bì thán , Chỉ thực thán.

Trần bì thán thường được sử dụng vào vị lý khí , khoan hung, chỉ tả.

Chỉ thực thán thường dùng để thông trệ, hạ khí , tiêu trướng mãn chỉ lị.

- Các vị thuốc tả hạ: Sau khi sao hoặc thán sao thì tính mãnh liệt của các vị thuốc tả hạ giảm , đi đến
chỗ “hoãn” tác dụng của vị thuốc như Đại hoàng hay Khiên ngưu tử ( Hạt phơi khô của cây Bìm bịp
biếc)

Đại hoàng khổ hàn, có độc, dược lực mạnh mẽ, mạnh về tả hạ đi xuống dưới, tiết nhiệt mà thông
phủ, thôi trần chí tân( dọn dẹp cái cũ), dọn sạch thức ăn cũ tích tụ, hạ được huyết ứ, phá khối trưng
hà tích tụ. Sau khi thán sao thì tác dụng tả hạ mạnh mẽ của nó được hoãn lại , lại có thể cầm máu
cầm lị, có khả năng giải độc.

Khiên ngưu tử vị khổ hàn , cũng là vị thuốc tả hạ mạnh mẽ, trục đàm tiêu ẩm, thông lợi nhị tiện. Sao
dùng thì hoãn được tác dụng tả hạm có thể đề phòng việc tổn thương nguyên khí , khiến cho độc
tính của nó được giảm đi.

3. Tính chất trong một vị thuốc có tính chất tăng ,có tính chất giảm chia làm 4 loại:

- Thuốc Cầm máu- Chỉ huyết:

Trắc bách diệp khổ sáp tính hàn, có khả năng thanh nhiệt, toá thấp lương huyết cầm máu. Trắc bách
diệp thán thì hàn tính giảm, còn tính thu liễm lại gia tăng, có thể dùng trị liệu các thể loại xuất huyết
( Bao gồm cả các chứng xuất huyết do hàn hoăc đi lị do lạnh)

Như Lá sen- Hà diệp, Liên phòng, Ngẫu tiết – Ngó sen, tất cả thường dùng để trị xuất huyết do nhiệt,
sau khi sao thán thì tính hàn lương giảm, tính thu sáp tăng , có thể dùng vào nhiều loại xuất huyết
hơn.

- Thuốc giải biểu:

160
Dùng ở dạng sao thì tính sơ phòng tán hàn giảm , nhưng mặt khác lại tăng tác dụng điều lý huyết .

Như Kinh giới thán và Sao Phòng phong đều có khả năng sơ phong đạt biểu, nhập huyết thấu khí,
thường dùng các bệnh lý bì phu ngứa ngáy . Nói như trên tức là tính sơ phong của nó đã giảm , khả
năng điều lý huyết cắt ngứa được tăng cường.

- Thuốc kiện tỳ táo thấp: Như bạch truật, thương truật trải qua quá trình sao, thán, tác dụng táo thấp
đã giảm , tác dụng kiện tỳ chỉ tả được gia tăng , phối hợp để đạt được cái ý bổ tả trong mỗi vị thuốc.

- Các loại thuốc khác : Như các loại bổ dược như Đỗ trọng , Mộc nhĩ, sau khi thán hoá thì tác dụng tư
bổ giảm mà tác dụng cầm máu tăng .

4. TÍnh chất vị thuốc hoàn toàn bị thay đổi:

TÍnh chất thay đổi có thể kể đến một số vị thuốc: Sơn tra, Mạch nha, Địa hoàng, Táo nhân, Bồ hoàng,
Khổ hạnh nhân khi trải qua quá trình sao thán thì tính chất biến đổi thậm chí hoàn toàn tương phản
so với khi dùng sống.

Sơn tra sống thì tiêu thực giảm mỡ máu , hoạt huyết hoá ứ, nhưng thán sơn tra ngoài tác dụng tiêu
tích thì có khả năng cầm máu.

Mạch nha sống thì có khả năng tiêu thực, lợi sữa. Trong khi đó Sao mạch nha hay tiêu mạch nha có
khả năng hồi sữa trong những bệnh nhân mất sữa.

Sinh địa có tác dụng tư âm lương huyết, nhưng thục địa thán lại có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh
bổ tuỷ, chỉ lậu cố tinh .

Bồ hoàng , dùng sống thì hoạt huyết hoá ứ, sao thì lại có khả năng cầm máu.

Táo nhân , dùng ôsngs thì tư bổ can thận, tỉnh tỳ, nếu dùng sao thì an thần ninh tâm. Sinh táo nhân
chữa chứng ngủ nhiều , cơ thể trong trạng thái buồn ngủ, sao táo nhân trị mất ngủ.

Khổ hạnh nhân , có ít độc , cầm ho hen khó thở , nhuận tràng thông tiện. Sao hạnh nhân không có
độc chuyên trị ho ra máu

161
C. Phạm trù ứng dụng:

Thầy Dư thường dùng thán dược trị nôn máu , chảy máu mũi, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, băng
lậu, động thai, ngoài ra còn trị TIết tả, Lị tật, và Bì chẩn bệnh lý ở bì phu.

D. Bệnh án tiêu biểu :

Bệnh nhi nữ 3 tuổi, Lần khám đầu tiên 3/8/1980

Chứng trạng chính: Cách vào viện 3 ngày bệnh nhân xuất hiện đi tả ra nước lỏng, có lúc đi ngoài ra
phân, sắc vàng xanh, mùi hôi khó chịu, một ngày đi tả 5-6 lần vùng bụng cảm thấy vô cùng khó chịu ,
bụng trướng đau , ăn uống không tốt , đi tiểu nước tiểu ngắn mà đỏ, mạch hoạt sác. Chỉ văn màu
đỏ , quá phong quan, rêu lưỡi trắng dày nhớt , chất lưỡi đỏ.

Biện chứng : Tỳ vị hư nhược, Thấp nhiệt đình tụ bên trong , thức ăn trệ không hoá , dẫn tơi tiết tả đi
ngoài.

Pháp trị: Kiện tỳ táo thấp, tiêu thực hoá trệ

Phương thuốc :

Thương truật thán 6g, Sơn tra thán 6g, Tiêu lục khúc 6g, Xuyên hoàng liên 3g, Xa tiền tử 6g ( Bọc túi
sắc) ,Ích nguyên tán 6g. 2 thang , sắc với nước.

Lần khám thứ hai 5/8/1980: Sau khi dùng thuốc đi tả giảm , mỗi ngày 1 lần, bụng vẫn đau. Mạch như
cũ , chỉ văn đỏ , lưỡi rêu trắng bớt dày nhớt. Tiếp tục dùng phương như trên gia Ô dược 6g. 2 thang ,
sắc uống.

Lần thứ 3 7/8/1980, các triệu chứng đã hết , bệnh khỏi hoàn toàn.

Bình luận : Căn cứ vào bệnh nhân , bệnh tình có sự khác nhau mà cách điều trị cũng khác nhau. Xét
thấy bệnh nhỉ thì bẩm tố tỳ vị hư nhược, tỳ mất chức năng kiện vận . Lại đúng vào mùa hạ và mùa
thu giao nhau , cảm phải thử nhiệt, thấp nhiệt uẩn kết vào trường vị, lại uống nhiều nước , vị nạp
vào mà không tiêu đi được , thức ăn ứ trệ ko tiêu hoá , hình thành chứng tiết tả. Vì vậy kiện tỳ lợi
thấp , tiêu thực hoá trệ làm chủ pháp. Phương lấy thương truật thán , xa tiền tử , ích nguyên tán kiện
tỳ lợi thấp , gia xuyên hoàng liên thanh nhiệt , lại dùng sơn tra thán , tiêu lục khúc để tiêu thực hoá
trệ chỉ tả . TẠI SAO LẠI DÙNG THÁN DƯỢC ? Ý NGHĨA CỦA VIỆC LÀM NÀY CHÍNH LÀ CỐ SÁP TÁO
THẤP BẢO VỆ NIÊM MẠC DẠ DÀY VÀ RUỘT.

TỨ THẦN TIỄN – KỲ PHƯƠNG DIỆU DỤNG TRONG CÁC


TRƯỜNG HỢP TRÀN DỊCH KHỚP GỐI

162
Tứ thần tiễn ra đời vào thời nhà Thanh, được chép lại trong cuốn <Nghiệm phương tân biên>. Nói
đến bài thuốc này, người ta tổng hợp ra bản thân nó có 6 điểm nổi bật:

🔰Dùng lượng nhiều

🔰Phối ngũ kỳ quái

🔰Thứ tự các thuốc cho trước sau, thời gian nấu thuốc khá lâu

🔰Sau khi uống thuốc, dù không có vị phát hãn thì cũng khiến mồ hôi ra nhiều

🔰Uống thuốc phải nhanh

🔰Công hiệu kỳ diệu

☘Thành phần: Hoàng kỳ nửa cân, Viễn chí, Ngưu tất mỗi vị 3 lạng, Thạch hộc 4 lạng, Kim ngân 1
lạng. Nói về khối lượng thuốc, thời nhà Thanh 1 cân bằng 16 lượng, mỗi lượng tương ứng khoảng
30g thời nay. Như vậy lượng thuốc dùng trong phương nguyên bản là Hoàng kỳ 240g, Ngưu tất, Viễn
chí mỗi vị 90g, Thạch hộc 120g, Kim ngân hoa 30g. Nhưng thời nay, đa số thầy thuốc dùng lượng ít
hơn: Hoàng kỳ 60g, Ngưu tất 30, Kim ngân hoa 30g, Thạch hộc 30g, Viễn chí 10g.

☘Cách dùng: Hoàng kỳ, Viễn chí, Ngưu tất, Thạch hộc sắc cùng 10 bát nước đến khi còn 2 bát thì cho
Kim ngân hoa, sắc còn 1 bát thì gạn bỏ bã, uống ấm 1 hơi. Sau khi uống thuốc thì đắp chăn ấm, đầu
gối sẽ thấy nóng như thiêu đốt, mồ hôi ra nhiều, dùng khăn lau khô mồ hôi, đợi đến khi mồ hôi
ngừng thì bỏ chăn. Trong quá trình đặc biệt chú ý kỵ gió.

☘Công dụng: Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ đàm, lợi thủy tiêu thũng, thông
lợi quan tiết.

☘Chủ trị: chứng “Hạc tất phong”, hai đầu gối cứng đau, sưng to, đùi nhỏ, hình tượng giống như
chiếc chân hạc nên gọi là hạc tất phong. Nguyên văn (Nghiệm phương tân biên> viết: “Bệnh tại cân
thì co mà không duỗi ra được, tại cốt thì chuyển động khó khăn, lâu ngày sưng thũng, cử động khó
khăn nhưng bên trong lạ không có mủ, về màu sắc cũng không thấy biến hóa.”

☘Giải phương: Quân dược là Hoàng kỳ, muốn trọng dụng tính ôn bổ khí của nó, một để khí hành thì
huyết hành, huyết hành thì phong diệt; hai để lợi thủy tiêu thũng, trừ được tý trệ, phù chính khu tà.

163
<Bản kinh> cho rằng Hoàng kỳ “chủ đại phong”; <Y học trung trung tham tây lục> viết Hoàng kỳ có
thể “thấu biểu” Lịch đại các y gia cũng sử dụng Hoàng kỳ trong các trường hợp tý chứng không ít như
Tam tý thang trong <Phụ nhân lương phương>, Ngưu tất thang trong <Biện chứng lục>, chủ yếu
mượn tính thăng phát thấu biểu, ôn bổ lợi khí của Hoàng kỳ để thuận thế trừ thấp vừa có thể qua
đường mồ hôi, vừa qua đường tiểu tiện.

👉Thạch hộc vị ngọt tính hơi hàn quy kinh Vị Thận, vốn dĩ mọi người chỉ để ý đây là vị thuốc có thể
dưỡng âm sinh tân thanh nhiệt, nhưng đây cũng là vị thuốc rất hay trị chứng tý, đặc biệt là trong
chứng tý lâu ngày tổn thương đến hình dạng khớp. Ngưu tất ích âm tráng dương, cường kiện cân
cốt, khứ ứ, thích hợp điều trị các chứng cân gấp duỗi khó khăn. Viễn chí có thể khứ ứ tiêu thũng
thống. Thế nhân chỉ biết Viễn chí có thể định tâm an thần, khứ đàm khai khiếu, kỳ thực vị thuốc này
còn có thể tiêu tán thũng thống, trị các chứng ung tý bất kể hàn nhiệt hư thực. Kim ngân hoa thanh
nhiệt giải độc, có thể chế được tính ôn của Hoàng kỳ.

☘Tứ thần tiễn sau khi uống thì hãn xuất, là nhờ vào đường mồ hôi mà khứ được tà, có khi mồ hôi sẽ
ra tới 3 tiếng đồng hồ nhưng cũng không cần lo lắng quá. Bởi hãn xuất trong trường hợp này là nhờ
Hoàng kỳ bổ được khí mà mồ hôi ra, nên tuy mồ hôi ra nhiều cũng không sợ thương chính khí, lại có
thêm Viễn chí định thần và Thạch hộc tư âm nên cũng không sợ vong dương tổn âm. Tuy nhiên,
trong quá trình bệnh nhân uống thuốc thì cần quan sát cẩn thận, đặc biệt ở người già, người có thể
chất suy nhược. Đặc biệt trong nguyên phương dùng Viễn chí 90g, đại khái gấp 10 lần lượng thường
dùng. Quan sát lâm sàng khi sử dụng lượng Viễn chí trên 15g có thể gây tình trạng buồn nôn, khó
chịu dạ dày ở một số bệnh nhân. Trường hợp này chỉ cần giảm liều hoặc dừng thuốc thì các triệu
chứng trên sẽ hết.

☘Viết xong thấy dài quá, thôi thì phần bệnh án hẹn mọi người ngày mai em sẽ đăng tiếp ạ. Các tiền
bối đi qua nếu ai đã từng sử dụng kỳ phương này, em mong có thể để lại chút ý kiến góp ý, để lớp trẻ
mở mang ạ.

Mặc Thủy kính bút ♥ ️

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ MẤT SỮA SAU SINH

Tác giả: Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Trong những ngày cuối năm 2019, mọi người đều tất bật chuẩn bị cho một cái tết sum vầy thì anh
em chúng tôi quyết định chào xuân 2020 bằng một start-up là phòng khám Y học cổ truyền Vân Lâm
Đường.

164
Gần đến năm mới, người Đào Đào Quất Quất, kẻ Cúc Cúc Mai Mai, thế nhưng em thì chẳng còn tâm
trí đâu mà mua sắm tết vì em vừa mới sinh con chưa đầy tháng, và đang rất nóng ruột vì không biết
ngày mai lấy đâu ra sữa cho con bú. Con bé quá, cho ăn sữa ngoài thì thương thì tội, mà không biết
con có chịu ăn không nữa.

Lúc mới sinh thì em có sữa, không nhiều nhưng đủ cho con bú. Nhưng không biết vì sao sau 1-2 tuần
thì càng ngày sữa em càng ít. Gia đình bắt đầu cho em nếm hàng loạt combo khai vị có tác dụng tăng
sữa như ăn đu đủ hầm, ăn móng giò dê, lợn, chó. Món khai vị dẫu nhiều nhưng ăn mãi cũng hết mà
tuyệt nhiên không thấy giọt sữa nào. Rồi em cũng bắt đầu đi khắp vùng em ở tìm và cắt thuốc Nam
thuốc Bắc với hy vọng cu tí khỏe mạnh được uống sữa chính hãng Mother.

Rồi em và gia đình thất vọng, uống mãi cũng không có giọt sữa nào. Em được giới thiệu đến tôi khi
hy vọng đã dần nguội. Đường sá xa xôi, tôi với em chủ yếu là nhắn tin qua facebook. Sau khi vấn
chẩn kỹ càng thì tôi nắm được thông tin là hiện tại em cao 1m6, nặng 70kg (vừa sinh xong), ăn thì
phải hãm, mà ngủ thì như đánh thuốc mê, nhiều lần con khóc còn không biết, đại tiện phân mềm
mượt như chuối chín mùa thu, tiểu tiện không buốt rắt, sắc vàng nhạt như nắng hạ đầu mùa, tính
tình thùy mị hòa nhã, không cáu không gắt, gia đình hai bên và chồng không có điều gì làm em phật
ý, uất ức. Mỗi tội không có sữa. Ảnh lưỡi như hình.

Nói thật là không có điều kiện xem mạch, em thì đã thử đủ các phương pháp rồi mà không hiệu quả
nên tôi cũng có chút hoang mang. Nhưng sau khi xem tượng lưỡi của em, thì tôi nắm được đến 60-
70% lý do các thầy kê đơn không khỏi.

Mất sữa trong Đông Y chuyên ngành gọi là Khuyết Nhũ (缺乳), thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện
trong quyển "Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận" được Danh y Sào Nguyên Phương đời Tùy viết năm 610
sau Công Nguyên.

Hiện nay tỉ lệ mất sữa, thiếu sữa cho con bú ở Trung Quốc chiếm 20%-30% ở sản phụ [1][2]. Tây Y
đối với nguyên nhân và cơ chế gây mất sữa vẫn còn trong quá trình nghiên cứu.

Trong Đông Y nguyên nhân mất sữa bên trong thì không ngoài thất tình (Hỷ – Nộ – Ưu – Tư – Bi –
Khủng – Kinh), bên ngoài thì không thoát khỏi lục dâm (Phong - Hàn - Thử - Thấp - Táo - Hỏa). Nhưng
đấy là lý thuyết.

Đúc kết kinh nghiệm 50 năm lâm sàng của Giáo sư Dương Liêm Phương (杨廉方), Ân Khắc Kính (殷
克敬). thì mất sữa thường do 3 nguyên nhân sau: 1 Khí huyết hư nhược, 2 Can uất khí trệ, 3 Đàm
trọc trở trệ. [3][4]

165
1️⃣Khí Huyết Hư Nhược

Triệu chứng: Sữa ít hoặc không có, sữa trong và loãng, ngực mềm nhão không có độ căng. Ăn ít,
người mệt mỏi. Sắc mặt xanh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch tế nhược.

Trương Cảnh Nhạc có chép trong "Cảnh Nhạc Toàn Thư" như sau: "Sữa ở người phụ nữ là do Khí
Huyết của mạch Xung Nhâm hóa thành, đi xuống dưới là Kinh nguyệt, đi lên trên là dịch sữa, Khí
huyết bất túc, Xung Nhâm hư nhược làm mất đi nguồn sinh ra sữa"

Ở trường hợp này trị pháp đương nhiên phải là Bổ Khí Dưỡng Huyết, Thông Nhũ

Phụ Khoa Thánh Thủ - Phó Sơn Phó Thanh Chủ có bài thuốc tuyệt diệu mang tên Thông Nhũ Đan [5]
được ghi lại trong quyển "Phó Thanh Chủ Nữ Khoa" của ông. Danh Y cận đại Trương Tích Thuần có
bài Tư Nhũ Thang [6] cũng nổi tiếng không kém.

2️⃣Can Uất Khí Trệ

Triệu chứng: Mất sữa hoặc sữa ít, sữa đặc, ngực có thể căng tức. Bị uất ức hoặc hay cáu gắt, có thể
hơi có phát sốt. Chất lưỡi bình thường, rêu vàng mỏng, mạch huyền vi hoặc huyền sác.

Trị pháp nên là: Sơ Can Giải Uất, Hoạt Lạc Thông Nhũ

Các Thái Y trong Thái Y Viện đời Thanh có một bài thuốc vô cùng hợp với chứng này tên là Hạ Nhũ
Dũng Tuyền Tán [7]

3️⃣Đàm Trọc Trở Trệ

Triệu chứng: Sữa ít hoặc không có sữa, người béo, ăn ít đi đại tiện nát hoặc ăn nhiều nhưng sữa ít.
Lưỡi bệu mà rêu dày, mạch trầm tế.

Trị pháp phải tuân theo lời của Danh Y Chu Đan Khê " 治痰法,实脾土,燥脾湿,是治其本 trị
đàm pháp, thực tỳ thổ, táo tỳ thấp, thị trị kỳ bản" - Nghĩa là: Trong chữa các chứng đàm, phải làm
mạnh tỳ thổ, rồi táo thấp, đó là chữa vào gốc"

166
Bài thuốc kinh điển trong trường hợp này là Lậu Lô Tán [8]

Quay trở lại em, phần lớn ở mình các thầy hay dùng pháp Bổ Khí Huyết để thông nhũ. Thế nên ăn
nhiều chất bổ, uống nhiều thuốc bổ mà mãi em vẫn chưa có sữa. Không được bắt mạch nhưng khi
nhìn lưỡi thi tôi nghĩ ngay trường hợp mất sữa của em là do Huyết Ứ kết Đàm Trọc, rất có thể là do
em béo sẵn thể chất đàm trọc, sau sinh ít vận động dẫn đến huyết ứ, đàm và huyết ứ kết lại với nhau
mà gây ra mất sữa. Hỏi ra thì quả đúng như vậy, em béo, mọi người chiều nên từ khi sinh xong rất ít
vận động.

Em ở xa, không thuận tiện đi lại nên yêu cầu kê luôn 10 thang, hạ bút tôi kê 10 thang như sau:

1 Bạch truật 15

2 Quy vĩ 20

3 Phục linh 30

4 Viễn trí 10

5 Xuyên bối 15

6 Lậu lô 30

7 Toàn qua lâu 20

8 Sinh địa 10

9 Bán hạ 10

10 Trần bì 10

11 Sao bạch thược 10

12 Đan sâm 10

13 Đào nhân 10

14 Hồng hoa 10

15 Xuyên khung 8

16 Chỉ xác 10

Uống hết 10 thang, em nói sữa ra được một chút nhưng vẫn chưa nhiều. Bắt đầu có hy vọng và
muốn tôi kê tiếp. Uống 10 thang trên mà sữa chỉ ra có chút xíu, nhận định là đàm huyết ứ kết của em
rất nặng, dược lực bài thuốc trên quá yếu. Tôi quyết định bội liều, quyết một đao phá tan đàm huyết
kết hung! Kê thêm 10 thang như sau:

1 Bán Hạ 20

167
2 Toàn Qua Lâu 15

3 Trần Bì 20

4 Thiên Nam Tinh 20

5 Phục Linh 20

6 Vương Bất Lưu Hành 20

7 Lộ Lộ Thông 15

8 Lậu Lô 15

10 Quy vĩ 20

11 Xuyên khung 15

12 Ích Mẫu Thảo 30

13 Đào Nhân 15

14 Hồng Hoa 30

15 Cát Cánh 12

16 Mạch môn 15

17 Viễn trí 10

18 Xuyên Bối Mẫu 15

19 Đan Sâm 20

20 Chỉ thực 15

21 Xích Thược 15

Uống hết 10 thang này, em nói với tôi sữa ra nhiều, giờ 4 đứa con bú cũng không hết. Em và cả đình
vui mừng khôn xiết, nói rằng hết dịch nhất định sẽ lên Hà Nội cảm ơn tôi.

Sau khi xem lưỡi thì tôi có nói với em, cơ thể em đàm đỡ nhiều rồi nhưng huyết ứ vẫn còn nhiều,
chưa thể hết hẳn. Em nên uống cho dứt điểm, đề phòng sau này phát ra những chứng khác.

Vì lý do gia đình và công việc nên em không thể uống tiếp. Xin cắt 2 thang thuốc tán để uống dự
phòng.

______________

168
Nhân bệnh án này, tôi cũng muốn lưu lại và chia sẻ với mọi người. Cũng cầu cao nhân chia sẻ điểm
còn thiếu xót của bài thuốc trên.

Phụ nữ cũng nên chú ý, sau khi sinh nên đi lại cho khí huyết lưu thông, đề phòng có những biến
chứng do huyết ứ gây ra như ở em là mất sữa.

Có một câu hỏi anh em thích châm cứu, theo anh em thì phương huyệt châm cho 3 thể bệnh trên là
như thế nào? Tôi sẽ có đáp án cụ thể.

______________

Tài liệu tham khảo:

[1] 田万静. 中医辨证催乳治疗剖宫产后母乳不足 62 例[J]. 中国现代药物应用,2010,4(1):


120-121.

[2] 查青山,谷凌云,詹 平. 提壶揭盖法治疗妇科病的应用探讨[J]. 天津中医药大学学


报,2018,37(4):289-300.

[3] 黄竹,罗雁方,杨英姿,李艳景,杨廉方. 杨廉方治疗产后缺乳经验浅析[J]. 中国民间疗法, 2018,


03:105-106.

[4] 种文强,赵娴,张卫华,殷克敬. 殷克敬教授治疗产后缺乳临床经验[J]. 天津中医药大学学


报,2019,05:424-426.

[5] Thông Nhũ Đan: Nhân sâm 30g, Sinh Hoàng kỳ 30g, Tửu Đương Quy 60g, Mạch mông đông 15g,
Mộc thông 0.9g, Cát cánh 0.9g, Thất Khổng Tru Đề 2 cái

[6] Tư Nhũ Thang: SInh Hoàng Kỳ 30g, Đương Quy 15g, Tri Mẫu 12g, Huyền Sâm 12g, Xuyên Sơn Giáp
6g, Lộ Lộ Thông 3 quả, Vương Bất Lưu Hành 12g

[7] Hạ Nhũ Dũng Tuyền Tán: Đương quy, Xuyên Khung, Thiên Hoa Phấn, Bạch Thược, Sinh Địa, Sài Hồ
mỗi thứ 30g, Thanh Bì, Lậu Lô, Cát Cánh, Mộc Thông, Bạch Chỉ, Thông Thảo mỗi thứ 15g, Xuyên Sơn
Giáp 45g, Vương Bất Lưu Hành 90g, Cam Thảo 7.5g. Tán bột, mỗi lần uống 6-9g, uống cùng rượu.

169
[8] Lậu Lô Tán (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Lậu Lô 75g, Xà Thoái 10 cái, Qua lâu 10 cái.
Tán bột, mỗi lần uống 6-9g, uống cùng rượu.

===============

HOÀNG KỲ VÀ HOÀI SƠN – HAI VỊ THUỐC QUAN


TRỌNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN MẠN .

Việc các bác sĩ Tây y hay chính các bác sĩ Y học cổ truyền cũng đưa ra các khuyến cáo không điều trị
bệnh lý suy thận viêm thận bằng thuốc y học cổ truyền tại Việt Nam là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy
nhiên nó đã bỏ qua cho người bệnh những cơ hội có thể cải thiện chất lượng sống có thể làm bằng Y
học cổ truyền! Mong muốn của tôi chính là giúp cho những bác sĩ yhct, những người em còn đang là
sinh viên có thể tự tay được sử dụng những vị thuốc đảm bảo cho chính bản thân và người bệnh. Và
ước mơ đó đang dần hiện thực hoá….

May mắn nhận được sự tin tưởng của một người bạn trong nghề được thử sức trong điều trị bệnh lý
Viêm cầu thận mạn, Chức năng thận bs Tây y đánh giá còn 18% , Bệnh nhân đang chờ được ghép
thận.

- Mục tiêu điều trị tôi đưa ra với cá nhân bệnh nhân :

+Cải thiện các triệu chứng khó chịu xuất hiện trên cơ thể gây ra bởi sự suy giảm chức năng thận.
Nâng cao sức khoẻ để bệnh nhân chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.

+Kiểm soát protein niệu , Kiểm soát hồng cầu niệu, Và các chỉ số sinh hoá có thể cải thiện.

+Kết hợp với thuốc hạ áp của Y học hiện đại kiểm soát huyết áp.

Trong điều trị các bệnh lý khó, Việc kết hợp Đông Tây là việc hết sức cần thiết. Nhất là việc sử dụng
các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân để đánh giá cũng như đưa ra các hướng điều trị tiếp theo cho
người bệnh. Tuy nhiên tuyệt đối không xa rời lý luận thực tiễn y học cổ truyền, bỏ qua các điểm đặc
sắc của Đông y trong điều trị bệnh.

- Phương thuốc đã sử dụng :

Hoàng kỳ sống 25g

Hoài sơn rừng 25g

A giao cao 3g

170
Đỗ trọng 10g

Hoàng bá thán 6g

Bạch mao căn thán 10g

Xa tiền thảo 10g

Hạn liên thảo 10g

Thục địa thán 10g

Sinh địa thán 6g

Sơn thù du sao 12g

Mẫu đơn bì thán 6g

Cao quy bản 3g

Tiêu viễn trí 3g

Xích thược 6g

Bạch thược sao vàng 6g

Bạch truật sao cám 6g

Ý dĩ nhân sao 10g

Mỗi đợt thuốc đều gia giảm theo các triệu chứng cải thiện và không cải thiện!

- Một chút chia sẻ về kinh nghiệm điều trị , tôi có tóm tắt và biên soạn lại từ Cố danh y Thi Kim Mặc.

Viêm cầu thận mạn tính là một bệnh lý được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân trong đó có một
nguyên nhân gây ra bởi hệ thống miễn dịch làm tổn thương cầu thận, thường mắc vào thời kì trung
hoặc thanh niên từ đó tiến triển trong 1 năm đến 10 năm. Các triệu chứng thường xuất hiện trên
bệnh nhân có phù, Protein niệu (+), Hồng cầu niệu (+). Tiếp sau đó là thiếu máu mạn tính, cao huyết
áp và chức năng thận suy giảm và dẫn tới nhiễm độc trên toàn bộ cơ thể , đa số bệnh nhân đều có
tiên lượng rất kém!

Đông y quy những triệu chứng ấy vào phạm trù của chứng “Thuỷ thũng”. Căn cứ vào tình trạng thể
chất của bệnh nhân nặng hay nhẹ, trên lâm sàng có xuất hiện biểu hiện của chứng dương thuỷ, chủ
yếu thể hiện ra triệu chứng của thuỷ thấp đình trệ, thấp khốn tỳ thổ , tức là thấp ảnh hưởng đến
chức năng của tỳ thổ.

Nếu bệnh đã lâu ngày , thường thuộc phạm trù của chứng âm thuỷ, chủ yếu là biểu hiện của tỳ
dương hư suy, hoặc tỳ vị khí hư, hoặc thận dương bất túc, hoặc là tỳ thận lưỡng hư, hoặc cao hơn
nữa là âm dương lưỡng hư.

171
Trong điều trị thường chú trọng các bài thuốc Nhị thảo đan < Xa tiền kèm Hạn liên thảo > , Đỗ trọng
hoàn, Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm từ đó để tạo thành bài thuốc hỗ trợ điều trị .

Lấy Cao quy bản, Thục địa , Sơn thù, A giao, Đỗ trọng, Xuyên tục đoạn, Hạn liên thảo , Tri mẫu Bạch
thược để bổ vào chỗ âm dương của thận.

Xa tiền, Phục linh, Mao căn, Xích tiểu đậu để lợi niệu tiêu thũng phù.

Hoàng bá , Tri mẫu , Sinh địa, Mao căn, Đan bì, Xích thược , Ngó sen, đặc biệt là Huyết dư thán tức là
Tóc người đun cháy, để Thanh nhiệt lương huyết và cầm máu.

Sau đó trên cơ sở trên điều chỉnh gia giảm.

Đặc biệt hai vị thuốc Hoàng kỳ và Hoài sơn phải đặc biệt chú ý trọng dụng , sử dụng liều cao, vì nó có
chức năng cùng điều trị trên cả 2 tạng tỳ và thận. Kiện tỳ khí, bổ thận để kiểm soát Protein niệu. Tới
hiện tại đã trở thành vị thuốc quan trọng thường quy trong điều trị các bệnh lý Viêm thận. Chính là
dựa trên lý luận :” Âm tinh sở cử kì nhân thọ, Dương tinh sở giáng kì nhân yểu” !

*Riêng đối với việc sử dụng Hoàng kỳ liều dùng thường từ 30-120g, dùng liều cao. Kiểm tra tác dụng
dược lý của Hoàng kỳ có tác dụng lợi niệu, đã trải qua các thí nghiệm thực chứng có hiệu quả rất tốt
với bệnh lý Viêm thận mạn. Hoàng kỳ ngoài tác dụng lợi niệu còn có tác dụng bổ khí, khí đủ thì thấp
lui , thuỷ thũng tiêu trừ.

Trong phương thuốc đặc biệt cần chú trọng dùng các vị thán dược. Một số vị tuy rất bình thường
như Ngó sen , hoặc có những vị đặc biệt như Huyết dư thán ( Tóc người sao cháy), nhưng lại có tác
dụng cực kì quan trọng để hỗ trợ kiểm soát việc Hồng cầu niệu (+) ở bệnh nhân. Đó cũng có thể là lí
do trong y án tôi đang xoay chuyển mà thất bại trong việc kiểm soát hồng cầu niệu của bệnh nhân
trong gần 1,5 tháng điều trị.

Tôi chỉ quyết định điều trị khi có yếu tố : ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC KHÔNG CÓ CÁC CHẤT
NGUY HIỂM VỚI BỆNH NHÂN BỆNH THẬN, CÓ SỰ THEO DÕI HẰNG NGÀY LIÊN TỤC CỦA NGƯỜI CÓ
CHUYÊN MÔN VỀ Y KHOA ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN Ở QUÁ XA. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TUYỆT ĐỐI THEO
HƯỚNG DẪN CỦA BÁC SĨ CÓ CHUYÊN MÔN.

Chia sẻ cho quý bạn hữu cùng đọc tham khảo cho vui.

172
CHIA SẺ ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG "VIÊM KHỚP VẢY
NẾN" BẰNG CHÂM CỨU

Dịch: #Drtroi

Bác sĩ điều trị: Quách Đình Anh

Nam giới, 75 tuổi, đến khám vào tháng 2/2018

Bệnh sử: Từ vùng thắt lưng đến vai bệnh nhân có tổn thương da diện tích rộng, giống như tuyết
trắng, tổn thương da ở phần xương chày 2 chân, ban đêm ngứa không ngủ được. Đau khớp ngón
tay, đau khớp gối, sưng khớp cổ chân, kém gập và duỗi các chi, đi lại khó khăn. Tay chân lạnh, sợ gió.
Hai bên sườn đau nhức, sáng ngủ dậy miệng đắng. Môi khô, thích uống nước ấm. Dễ buồn ngủ và
mệt mỏi. Thể trạng béo ,đi ngoài phân hơi nát. Lưỡi bệu.

Tiền sử: Cao huyết áp

Chẩn đoán: Vảy nến, nhiệt độc uất trệ bì phu, Phế Tỳ Thận hư.

Chủ huyệt: Hợp cốc, Khúc Trì, Nội Quan

Phối huyệt: Nội ngoại tất nhãn, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Giải Khê, Thân Mạch, Côn Lôn, Thái Khê

Quá trình điều trị: 2 ngày châm 1 lần. 10 ngày là 1 liệu trình. Sau 10 liệu trình thì tổn thương da biến
mất, hồi phục gần về da bình thường. Các khớp đã giảm đau rõ rệt, có thể đi lại như bình thường.

Phân tích:

- Nhiệt độc uất trệ ở da, dùng Hợp cốc để giải nhiệt giải độc

- Bệnh nhân thể chất béo, đại tiện nát -> Kinh Dương Minh thấp nhiệt, dùng Hợp cốc hòa vị giáng
khí, thông phủ tiết nhiệt

- Bệnh nhân đau khớp, dùng Hợp cốc để thông kinh hoạt lạc, thư cân lợi tiết, đây chính là điểm đặc
hiệu nhất của huyệt Hợp Cốc

173
Ngoài ra:

- Phối Khúc Trì là huyệt thổ của Thủ Dương Minh Đại Trường có tác dụng chữa các bệnh da liễu như
thần.

- Phối Nội quan là huyệt đặc hiệu giảm ngứa

- Nội ngoại tất nhãn, Âm Lăng Tuyền, Giải Khê để điều trị sưng nóng các khớp

- Thân Mạch, Côn Lôn, Thái Khê trích từ Ngọc Long Ca đặc trị sưng nóng đỏ khớp cổ chân.

===========

GOUT (THỐNG PHONG)

I- ĐẠI CƯƠNG

Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên 30 - 50 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở người trẻ tuổi
hoặc nữ giới. Bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin, với các đợt viêm khớp cấp tính.

Chẩn đoán: Có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn Bennet và Wood năm 1968 được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù
hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm:

174
Hoặc tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi.

Hoặc tối thiểu có hai trong các yếu tố sau đây:

Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính khởi phát đột ngột, đau dữ
dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.

Có hạt tophi.

Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.

Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.

Tiêu chuẩn ILAR và Omeract năm 2000: Độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%.

Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp, và/hoặc:

Hạt tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân
cực, và/hoặc:

Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X quang sau:

Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.

Có hơn một đợt viêm khớp cấp.

Viêm khớp ở một khớp.

Đỏ vùng khớp.

175
Sưng, đau khớp bàn ngón chân cái.

Viêm khớp bàn ngón chân cái ở một bên.

Viêm khớp cổ chân một bên.

Hạt Tophi nhìn thấy được.

Tăng acid uric trong máu.

Sưng đau khớp không đối xứng.

Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X quang. Cấy vi khuẩn âm tính.

Bệnh gout được mô tả đầu tiên trong sách “Đan Khê tâm pháp” với tên gọi là chứng Thống phong,
ngoài ra còn gọi là “Lịch tiết phong”, “Bạch hổ phong”, “Bạch hổ lịch tiết”.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thống phong là do phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất
cố xâm phạm vào kinh mạch; kèm theo công năng thăng thanh giáng trọc của tạng thận và tỳ bị rối
loạn làm cho trọc độc bị ứ ở trong; cùng với chế độ ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu làm thấp nhiệt
dễ phát sinh.

Thấp nhiệt tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó
khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí phạm vào gân xương, tổn thương tạng
phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành
ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ứ đọng quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn
thương can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.

II- ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

Nguyên tắc điều trị

Điều trị nguyên nhân: Ức chế tổng hợp acid uric, tăng thải acid uric.

Điều trị triệu chứng: Chống viêm, giảm đau.

176
Điều trị cụ thể

Điều trị dùng thuốc

Điều trị nguyên nhân

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

Thuốc ức chế tổng hợp acid uric.

Thuốc tăng thải acid uric.

Thuốc tiêu acid uric.

Kiềm hóa nước tiểu.

Điều trị triệu chứng

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

Thuốc chống viêm:

Chống viêm không steroid (NSAIDs): không được phối hợp hai loại thuốc trong nhóm.

Colchicin: Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chống viêm không
steroid.

Thuốc giảm đau: Chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Tùy
theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

Cắt hạt tophi khi hạt bị vỡ, dò dịch hoặc ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của khớp.

Điều trị không dùng thuốc

177
Laser công suất thấp, parafin, dòng điện xung, tia hồng ngoại... Lưu ý tránh vùng có hạt tophi.

Chế độ ăn uống trong điều trị

Chế độ ăn giảm đạm (không quá 150g thịt/ngày), không ăn phủ tạng động vật, hạn chế thịt chó, dê,
hải sản… tránh các thức ăn chứa nhiều nhân purin, giảm mỡ. Ăn nhiều rau xanh, kiêng rượu.

PHÒNG BỆNH

Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Không uống rượu, bia, cà phê, trà. Sử dụng nước
khoáng không ga, có độ kiềm cao. Duy trì cân nặng hợp lí, tránh để tăng cân béo phì.

Phát hiện cơn gout cấp sớm để dùng thuốc và thực hiện điều chỉnh lối sống kịp thời tránh trở thành
gout mạn và biến chứng do gout.

III- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thống phong là do phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất
cố xâm phạm vào kinh mạch; kèm theo công năng thăng thanh giáng trọc của tạng thận và tỳ bị rối
loạn làm cho trọc độc bị ứ ở trong; cùng với chế độ ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu làm thấp nhiệt
dễ phát sinh.

Thấp nhiệt tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó
khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí phạm vào gân xương, tổn thương tạng
phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành
ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ứ đọng quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn
thương can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.

GOUT ( Tiếp theo)

CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ
phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối
lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù
hợp với chẩn đoán.

Gout cấp tính thuộc thể phong thấp nhiệt và dùng pháp thanh nhiệt thông lạc, khu phong trừ thấp.
Giai đoạn mạn tính thường có đàm trọc và ứ huyết khi đó dùng thêm hóa đàm tiết trọc, trục ứ thông
lạc. Đồng thời căn cứ vào tình hình hư suy của âm dương khí huyết để bổ khí huyết, bổ tỳ thận.

178
Thể phong thấp nhiệt

Triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau một hoặc nhiều khớp (đặc biệt là khớp bàn ngón chân cái), đau cự
án, khởi phát thường cấp tính. Thường kèm theo phát sốt, sợ gió, miệng khô khát, phiền táo bứt rứt
không yên, tiểu vàng số lượng ít, lưỡi đỏ rêu vàng bẩn. Mạch hoạt sác.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, thực nhiệt

Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc.

Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống.

Phương

Điều trị bằng thuốc

Thuốc uống trong:

Cổ phương: Tuyên tý thang hợp Tam diệu thang

Thương truật 08g

Hoàng bá 15g

Ngưu tất 15g

Tỳ giải 12g

Hoạt thạch 30g

Ý dĩ 20g

Hạnh nhân 12g

Hy thiêm thảo 15g

Xích tiểu đậu 15g

Liên kiều 12g

Chi tử 12g

Hoặc Bạch hổ quế chi thang:

Sinh thạch cao 30g

Ngạnh mễ 10g

Tri mẫu 10g

Cam thảo 06g

Quế chi 06g

Hoặc Tứ diệu thang:

Thương truật 08g

179
Hoàng bá 10g

Ngưu tất 12g

Sinh ý dĩ 18g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Thuốc dùng ngoài:

Cao Kim hoàng tán (Ngoại khoa chính tông):

Đại hoàng 2,5kg

Hoàng bá 2,5kg

Khương hoàng 2,5kg

Bạch chỉ 2,5kg

Nam tinh 1kg

Trần bì 1kg

Thương truật 1kg

Hậu phác 1kg

Cam thảo 1kg

Thiên hoa phấn 5kg

Tất cả nghiền bột trộn với Vaselin thành cao, đắp vùng khớp sưng đau 1-2 lần/ngày, 7 ngày/liệu
trình.

Hoặc dùng bài:

Sinh Bán hạ 20g

Ngải diệp 20g

Hồng hoa 15g

Vương bất lưu hành 40g

Đại hoàng 30g

Hành tươi cả rễ 3 củ

Đun lấy 2 lít nước xông ngâm vùng khớp đau ngày 1-2 lần, 7 ngày/liệu trình (Trung y đương đại chẩn
trị bệnh phong thấp).

Điều trị không dùng thuốc

Châm tả các huyệt:

Tùy theo vị trí đau có thể lựa chọn một số huyệt

180
Đau vùng vai:

Kiên ngung (LI.15) Kiên trinh (GB.9)

Kiên tỉnh (GB.21) Tý nhu (LI.14)

A thị huyệt

Đau khớp khuỷu tay:

Hợp cốc (LI.4) Thủ tam lý (LI.10)

Khúc trì (LI.11) Xích trạch (LU.5)

A thị huyệt

Đau khớp cổ tay:

Dương trì (TE.4) Ngoại quan (TE.5)

Hợp cốc (LI.4) A thị huyệt

Đau khớp gối:

Tất nhãn Khúc tuyền (LR.8)

Dương lăng tuyền (GB.34) A thị huyệt

Đau khớp cổ chân:

Trung phong (LR.4) Côn lôn (BL.60)

Giải khê (ST.41) Cự hư (ST.37)

Uỷ trung (BL.40) Tuyệt cốt (GB.39)

A thị huyệt

Đau khớp bàn ngón chân cái: Thái xung (LR.3) Thái bạch (SP.3)

A thị huyệt

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Kỹ thuật châm: Điện châm.

Hoặc cấy chỉ vào các huyệt:

Đau vùng vai: Kiên ngung (LI.15) Kiên trinh (GB.9)

Tý nhu (LI.14)

Đau khớp khuỷu tay:

Hợp cốc (LI.4) Thủ tam lý (LI.10)

181
Khúc trì (LI.11)

Đau khớp cổ tay:

Dương trì (TE.4) Ngoại quan (TE.5)

Hợp cốc (LI.4)

Đau khớp gối:

Tất nhãn Khúc tuyền (LR.8)

Dương lăng tuyền (GB.34)

Đau khớp cổ chân:

Trung phong (LR.4) Côn lôn (BL.60)

Cự hư (ST.37)

Đau khớp bàn ngón chân cái: Thái xung (LR.3) Thái bạch (SP.3)

Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp. Mỗi lần
cấy chỉ có tác dụng khoảng từ 7 đến 15 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình
tiếp theo.

Xoa bóp bấm huyệt: Xát, xoa, day, vê, bóp, bấm các huyệt vùng khớp bị viêm. Vận động khớp nhẹ
nhàng.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể phong hàn thấp

Triệu chứng: Sưng nề, hạn chế vận động khớp, có thể có hạt lắng đọng cạnh khớp. Nếu phong tà
thiên thịnh sẽ thấy đau khớp có tính chất lưu chuyển hoặc sợ gió phát sốt... Hàn tà thiên thịnh biểu
hiện đau dữ dội các khớp, vị trí đau cố định, gặp lạnh đau tăng, chườm nóng dễ chịu. Thấp tà thiên
thịnh sẽ có cảm giác đau bứt rứt nặng nề tại các khớp, vị trí đau thường cố định, cảm giác tê bì khó
chịu trong cơ và ngoài da. Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt. Mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, hàn.

Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc và tỳ vị.

Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.

Pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, thông lạc chỉ thống.

Phương:

Điều trị dùng thuốc

Thuốc uống trong:

Cổ phương: Ý dĩ nhân thang

Ma hoàng 06g Đương qui 15g

182
Bạch truật 15g Ý dĩ nhân 30g

Quế chi 10g Bạch thược 15g

Cam thảo 06g

Nếu hàn tà thắng dùng bài Ô đầu thang:

Phụ tử chế 05g Ma hoàng 06g

Bạch thược 15g Hoàng kỳ 15g

Cam thảo 05g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Thuốc dùng ngoài:

Dùng bài:

Hạt mã tiền 20g Sinh Bán hạ 20g

Ngải diệp 20g Hồng hoa 15g

Vương bất lưu hành 40g Đại hoàng 30g

Hành tươi cả râu 3 củ

Đun lấy 2 lít nước xông ngâm vùng khớp đau ngày 1-2 lần, 7 ngày/liệu trình (Trung y đương đại chẩn
trị bệnh phong thấp).

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc:

Kết hợp châm và cứu, điện châm, ôn châm, cấy chỉ tùy theo vị trí đau có thể lựa chọn một số huyệt
theo công thức giống thể Phong thấp nhiệt.

Xoa bóp bấm huyệt giống thể Phong thấp nhiệt.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể đàm ứ trở trệ

Triệu chứng: Các khớp sưng, nặng thì xung quanh khớp cũng sưng, tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng
không dứt, đau nhức nhẹ, có các hạt cứng cạnh khớp, sắc da tím, chất lưỡi bệu, rêu trắng bẩn. Mạch
huyền hoạt.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.

Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc và tỳ vị.

Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.

Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, hoá đàm tán kết.

183
Phương

Điều trị dùng thuốc

Thuốc uống trong:

Cổ phương: Đào nhân ẩm hợp Nhị trần thang

Đào nhân 10g Hồng hoa 10g

Đương qui 15g Xuyên khung 10g

Phục linh 10g Trần bì 08g

Cam thảo 06g Uy linh tiên 10g

Bán hạ chế 08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Thuốc dùng ngoài:

Hạt mã tiền 20g Sinh Bán hạ 20g

Ngải diệp 20g Hồng hoa 15g

Vương bất lưu hành 40g Đại hoàng 30g

Hành tươi cả râu 3 củ

Đun lấy 2 lít nước xông ngâm vùng khớp đau ngày 1-2 lần, 7 ngày/liệu trình (Trung y đương đại chẩn
trị bệnh phong thấp).

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc

Kết hợp châm, điện châm, cấy chỉ tùy theo vị trí đau có thể lựa chọn một số huyệt theo công thức
giống thể Phong thấp nhiệt. - Xoa bóp bấm huyệt giống thể Phong thấp nhiệt.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể can thận lưỡng hư

Triệu chứng: Đau khớp tái đi tái lại, dai dẳng không dứt, lúc nặng lúc nhẹ hoặc cảm giác đau nhức âm
ỉ di chuyển giữa các khớp. Sưng nề, hạn chế vận động khớp, thậm chí biến dạng khớp. Kèm theo đau
lưng mỏi gối, người mệt mỏi, đau đầu hoa mắt chóng mặt, tâm quý khí đoản, chất lưỡi nhợt rêu
trắng. Mạch huyền trầm tế vô lực.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư.

Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc và tạng Can Thận.

Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân phối hợp Bất nội ngoại nhân (nội thương).

184
Pháp điều trị: Bổ can thận, trừ phong thấp, hoạt lạc chỉ thống.

Phương:

Điều trị dùng thuốc

Thuốc uống trong:

Cổ phương: Độc hoạt ký sinh thang

Đảng sâm 10g Phục linh 15g

Đương qui 10g Bạch thược 15g

Thục địa 15g Xuyên khung 10g

Đỗ trọng 15g Ngưu tất 15g

Quế chi 06g Tế tân 04g

Độc hoạt 10g Tang ký sinh 30g

Phòng phong 10g Tần giao 10g

Cam thảo 06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Thuốc dùng ngoài:

Hạt mã tiền 20g Sinh Bán hạ 20g

Ngải diệp 20g Hồng hoa 15g

Vương bất lưu hành 40g Đại hoàng 30g

Hành tươi cả râu 3 củ

Đun lấy 2 lít nước xông ngâm vùng khớp đau ngày 1-2 lần, 7 ngày/liệu trình (Trung y đương đại chẩn
trị bệnh phong thấp).

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc

Châm:

Tại chỗ: Tùy theo vị trí đau châm tả các huyệt giống thể phong thấp nhiệt.

Toàn thân: Châm bổ

Can du (BL.18)

Thận du (BL.23)

Thái xung (LI.3)

Thái khê (KI.3)

185
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Kỹ thuật châm: Điện châm.

Hoặc cấy chỉ vào các huyệt giống thể phong thấp nhiệt.

Xoa bóp bấm huyệt giống thể phong thấp nhiệt.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

GOUT ( tiếp)

Những bài thuốc hiệu nghiệm điều trị thống phong

1- Thống phong nghiệm phương

Thành phần.

Mẫu đơn bì 10g

Tiểu thảo ( bách nhẫn thảo) 10g

Sơn đậu căn 15g

Uy linh tiên 15g

Hồng tất 15g

Nhẫn đông đằng 15g

Địa long 6g

Tam thất 6g

Tang chi 20g

Xa tiền thảo 20g

Thạch cao 50g

Bệnh áp dụng. viêm khớp do gout

Cách dùng.

Mỗi ngày uống 1 thang chia 3 lần sáng – trưa - tối,

Hiệu quả. Phương trên dùng điều trị cho 18 bệnh nhân. Kết quả có 15 bênh nhân khỏi hoàn toàn
( các khớp hết sưng, hết nóng đỏ, hết đau, kiểm tra axit uric trở lại bình thường, hơn nửa năm chưa
thấy bệnh tái phát) 3 bệnh nhân có đỡ (đang trong quá trình theo dõi)

Bệnh án điển hình.

Chu mỗ, nam, 58 tuổi

Nghề nghiệp. cán bộ.

186
Khớp cổ chân bên phải xuất hiện sưng, nóng đỏ, đau từ hơn 10 năm nay, mỗi lần bị bệnh đều điều
trị bên tây y bằng thuốc chống viêm giảm đau, mỗi lần đều phải dùng thuốc hơn 1 tháng bệnh mới
tiến triển. nhưng không dứt điểm được. kiểm tra lượng axit uric là 650umol/L.

Hiện tại cổ chân bên phải sưng-nóng-đỏ-đau, đi lại khó khăn, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dầy và
dính, mạch hoạt.

Dùng phương trên 5 ngày các chứng trạng giảm nhẹ. Tiếp tục điều trị phương trên 15 ngày thì không
còn sưng-nóng-đỏ-đau, đi lại dễ dàng, kiểm tra lại thì lượng axit uric giảm còn 210umol/L, tiếp tục
uống duy trì mỗi tháng 3-5 thang trong 3 tháng. Nửa năm nay chưa thấy bệnh tái phát.

Bài thuốc do HƯỚNG HOÀNG HIẾN công bố trên tạp chí trung y Hồ Bắc năm 2000

BÀI THUỐC HIỆU NGHIỆM ĐIỀU TRỊ THỐNG PHONG (GOUT) " tiếp"

THỐNG PHONG THANG

Thành phần

Xa tiền thảo 30g

Tri mẫu 10g

Hoàng bá 10g

Thương truật 15g

Thổ phục linh 15g

Tỳ giải 15g

Hoài ngưu tất 15g

Bệnh điều trị; viêm khớp do Gout

Cách dùng.

Mỗi ngày uống 1 thang sắc uống, 10 ngày 1 liệu trình

Hiệu quả lâm sàng

. Bài thuốc trên điều trị cho 52 bệnh nhân. Kết quả. 19 bệnh nhân khỏi hoàn toàn ( không còn sưng-
nóng-đỏ-đau, sinh hoạt trở lại bình thường, chỉ số xét nghiệm trở lại bình thường). 20 bệnh nhân đỡ
nhiều( hết sưng-nóng-đỏ-đau, đi lại tương đối thoải mái, chỉ số xét nghiệm bình thường). 10 bệnh
nhân đỡ ít và 3 bệnh nhân không đáp ứng. Hiệu quả điều trị đạt 94,2%

Bài thuốc do VƯƠNG BÂN SƠ cống hiến được ông bố trên’’ tập san trung y dược Hồ Nam’’ năm 2000

=============

🔥Quế chi phục linh hoàn gia vị . Phương quan trọng


Trị liệu u xơ tử cung -

187
🖌 Bệnh nhân trước khi chữa bệnh nên sửa tâm mình. Đáng bỏ qua thì bỏ qua, ko nên giữ trong lòng.
Uất ức lâu ngày sinh ứ trệ. Ứ trệ lâu ngày sinh tích tụ rồi u xơ đủ thứ. Phụ nữ có cái đó hay sai mà
thôi...

🔥Vấn đề ứng dụng quế chi phục linh hoàn để trị liệu u xơ tử cung, việc quan trọng đầu tiên phải xác
định được hư thực. Đối với bệnh nhân có thực chứng, quan trọng để tăng liều lượng sử dụng tam
lăng, nga truật , thủy điệt, hạ khô thảo , lưu kí nô, hải tảo, thổ miết trùng, nhằm mục đích tăng tác
dụng nhuyễn kiên tán kết( tức là tấn công vào u xơ), nâng cao tác dụng hoạt huyết tiêu tích. Chỉ khi
biện chứng chính xác, mới khiến cho việc dùng phương thuốc được phát huy hiệu quả. Nên đây là
điểm trọng yếu trong điều trị u xơ tử cung .

💧Y án thứ nhất :

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, đã kết hôn. Lần chẩn trị đầu tiên vào 10/12.

Vào năm trước bệnh nhân có đi kiểm tra phụ khoa phát hiện khối u cơ tử cung, qua siêu âm khối u
xơ kích thước 4.3cm*7.8cm*6.4cm. Hành kinh các chu kì trước mỗi chu kì thì số lượng kinh ra ngày
một nhiều, sắc ám có khối. Lần có kinh gần nhất vào ngày 30/11. Trước hành kinh thì ngực bị căng
tức.

Do bệnh nhân sợ sử dụng phẫu thuật nên đã tới đông y trị liệu. Rêu lưỡi mỏng, hai bên lưỡi có điểm
tím ứ huyết, mạch huyền tế.

Dựa vào biện chứng "túc ứ nội kết", lấy hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, lấy "tiêu kiên thang"
làm chủ phương .

Quế chi 3g, xích thược 9g, đan bì 5g, vân phục linh 12g, đào nhân 9g, tam lăng 9g, nga truật 9g, quỷ
tiễn vũ 20g, thủy điệt 4.5g, hạ khô thảo 12g, hải tảo 9g. - 14 thang.

Lần chẩn trị tiếp theo 24/12.

Sau khi dùng thuốc có chuyển biến hiệu quả. Trước ngày tái khám thì có kinh. lượng kinh trung bình,
đau mỏi lưng vào chu kì hành kinh. Rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch huyền tế. Tiếp tục điều trị theo hướng
ban đầu, chờ đợi kì kinh hết thì tiếp tục uống thuốc.

Bệnh nhân tiếp tục sử dụng phương trên dùng trong 6 tháng. Sau đó siêu âm kiểm tra thấy tử cung
điểm sáng phân bố đồng đều, không thấy khối u xơ hay khối dịch, lượng kinh trở về bình thường.
Những năm về sau đều có kiểm tra mà chưa thấy tái phát.

188
[ Phụ khoa tâm pháp yếu quyết ] viết: " trị các chứng chưng tích ( tức là các khối tích tụ bao gồm cả
vô hình và hữu hình), đều nên kiểm tra thể trạng người bệnh mạnh hay yếu, thế bệnh hòa hoãn hay
cấp tập để luận trị . Như người bệnh mà hư, khí huyết suy nhược, không thể nhận công phạt tiêu
tán, thế của bệnh tuy có mạnh nhưng nên đầu tiên phải phù chính ( tức là nâng cao thể trạng khí
huyết). Nếu hình thể bệnh nhân mà khỏe mạnh ko hư yếu, thì đương nhiên là nên công bệnh.

Y án trên người bệnh thực thể thực chứng, không có băng huyết, cho nên thế đơn công mà không
bổ, phương lấy "tiêu kiên thang", quế chi phục linh hoàn làm chủ.

Hai phương này đều có tác dụng tiêu chứng tán kết. Có một số bệnh nhân khi bị u xơ tử cung xuất
hiện lượng kinh nhiều hoặc rối loạn chu kì kinh nguyệt , băng huyết. Phương trên sử dụng sau khi
kinh nguyệt đã sạch, 3 tháng một liệu trình.

💧Y án 2:

Bệnh nhân nữ 45 tuổi.

Tử cung xuất hiện các khối u xơ, khối to nhất kích thước 8*6cm. Mỗi khi tới chu kì kinh thì kinh
nguyệt ko dừng, ít thì kéo dài 7_8 ngày, nhiều thì tới 10 ngày. Tính chất kinh máu đen số lượng
nhiều.

Người bệnh sắc mặt trắng xanh, môi khô không tươi nhuận, tinh thần mệt mỏi vô lực. Đoản khí.
Bụng dưới đau cự án, lưng đau mỏi. Tiểu tiện nhiều lần. Mạch trầm hoạt, lưỡi nhợt rêu trắng. Sử
dụng quế chi phục linh hoàn thang.

Quế chi 10g. Sinh bạch truật 12g. Phục linh 12g. Đan bì 10g. Đào nhân 10g. Gia thổ miết trùng 6g.
Sơn giáp châu 12g.

Sau khi uống 1 thang. Bụng dưới đau dữ dội. Tiếp tục dùng thuốc đến thang thứ 3. Thì từ âm đạo lưu
xuất ra máu đen nhiều khối máu cục . Đau bụng giảm mạnh.

Sau đó tiếp tục dùng quế chi phục linh hoàn hợp với "hạ khô tiêu xơ lựu( xơ)" hoàn.

Quế chi, sinh bạch truật, phục linh, đan bì, đào nhân , tam lăng, nga truật, giáp châu, xuyên bối mẫu,
nguyên sâm, ổi mẫu lệ, đoạn hoa nhụy thạch, hạ khô thảo, làm thành hoàn.

Sau khi dùng dược được 2 tháng. Chứng băng huyết hết, khôgn còn đau bụng kinh.

189
Kiểm tra khối u xơ teo nhỏ.

( trích danh phương quảng dụng).

💧Y án 3 :

Bệnh nhân nữ 45 tuổi.

Nửa năm trước bệnh nhân phát hiện vùng bụng có một khối tích tụ kết hợp với đau bụng , kinh
nguyệt ko đều, ra khí hư dịch trắng nhiều.

Gần đây khối đó càng to kích thước 8*8*10cm. Qua kiểm tra phụ khoa, chẩn đoán là u xơ cổ tử cung,
bắt buộc phải phẫu thuật để điều trị. Bệnh nhân ko chấp nhận phẫu thuật tìm tới đông y điều trị. Lấy
quế chi phục linh hoàn, đương quy thược dược tán chế hoàn . Uống thuốc 1 tháng. Tới kiểm tra phụ
khoa khối u xơ còn kt 3*3*5cm. Không cần thiết phải tiến hành phẫu thuật.

Tiếp tục điều trị theo phương trên 2 liệu trình. Khối u xơ hoàn toàn biến mất. Các chứng đều khỏi.

( Trích kinh phương phát vận).

💧Y án 4 :

Bệnh nhân nữ 32 tuổi . Đã kết hôn. Đang học bác sĩ. Lần chẩn trị đầu tiên 19/09/1978.

Bệnh nhân kết hôn đã 4 năm. Sinh hoạt vợ chồng bình thường nhưng chưa có con. Kinh nguyệt
thường đến trước kì. Mỗi lần kéo dài 10-15 ngày mới sạch kinh, thậm chí phải dùng thuốc cầm máu,
và dùng châm cứu để cầm máu( không rõ thuốc sử dụng), xuất huyết mới dừng.

Kinh nguyệt sắc ám hồng, có khối máu tụ màu tím. Khi sắp tới kì hành kinh và trong kì thì vùng eo
lưng đau mỏi, bụng dưới đau dữ dội. Ấn vào ko giảm. Bình thường đới hạ lượng nhiều, sắc trắng mà
dịch sệt. Tinh thần uể oải. Tứ chi mệt mỏi. Tuy nhân ăn uống đại tiểu tiện vẫn tốt. Lưỡi rêu lưỡi
mỏng trắng. Chất lưỡi nhợt mạch hư tế.

Kiểm tra sản phụ khoa: u xơ tử cung.

Chứng thuộc ứ tích đình trệ . "Bản" chất cơ thể hư suy mà các " tiêu": biểu chứng lại nguy cấp.

Dùng quế chi phục linh hoàn gia vị trị liệu .

190
Phương: quế chi 9g, xích thược 9g, đào nhân 6g, nam đan bì 9g . Bạch phục linh 12g. Bắc hoàng kì
20g. Đương quy thân 10g. Lưu kí nô 15g. Nga truật 6g. Hương phụ 6g. Mỗi ngày dùng nước sắc uống
1 tễ. Liền phục 6 tễ. .

Lần thứ 2 28/09: thuốc hết , thấy chưa ổn . Tiếp tục phương trên gia kê huyết đằng 20g. Tiếp tục 6
thang nữa.

Lần 3 05/10: 01/10 có hành kinh. Lượng linh và lượng huyết khối giảm so với tháng trước. Cơ bản
sạch sẽ. Đau lưng trước kì và trong kì giảm. Mạch tế. Lưỡi rêu trắng mỏng. Chất lưỡi ko thay đổi. .

Tiếp tục dùng phương trên bỏ đan bì đào nhân gia đan sâm 15g. Tô mộc 12g, hạ khô thảo 10g

Mỗi ngày đều sắc uống 1 thang. 6 thang. Mỗi thang đều sắc một lần.

Từ đó theo phương trên tăng hoặc giảm . Liên tục điều trị 6 tháng. Kinh trở lại bt. Tới mùa xuân năm
tới thì có con ( viên mãn ) .

Trích ( phụ khoa kí nan bệnh luận trị)

===============

<DÙNG SAI BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ TRONG DI CHỨNG TBMMN>

Lâu lắm không viết bài học thuật, làm trang Nghênh khách đường cũng tương đối trống vắng. Tối nay
lên 1 bài Ngộ án (những case bệnh chữa lầm) của một tác giả Trung Quốc. Vị này họ Hạ, viết một
quyển về các case chữa sai (có của bản thân, có của người khác, cũng có những sai lầm trong sinh
hoạt của bệnh nhân) từ những năm 198x. Đặc biệt thấy một bài về dùng nhầm <Bổ dương hoàn
ngũ>, bản thân mình đã nhiều lần thấy các viện lạm dụng bài thuốc này, thiết nghĩ dịch lại case này
sẽ có lợi lạc nhất định cho các quý đồng nghiệp và am em bạn hữu vậy.

*******

Bệnh nhân nam, 54 tuổi, cán bộ, có tiền sử cao huyết áp. Vào 3h chiều ngày 05/02/1958, đột nhiệt
phát cơn đau đầu dữ dội, nhanh chóng rơi vào trạng thái thần trí mơ hồ, không thể nói năng gì, nửa
người bên trái yếu liệt rõ. Sau khi nhập viện kiểm tra được chẩn đoán xác định là nhồi máu não, sau
điều trị 1 tuần tại bệnh viện thì thần trí đã tỉnh táo, nhưng vẫn liệt nửa người P như lúc mới phát
bệnh => mời đông y đến hội chẩn.

191
Người viết chính là bác sĩ đông y được mời hội chẩn. Khám thấy bệnh nhân ngoài triệu chứng bán
thân bất toại, còn kèm theo đau đầu, chóng mặt, ù tai, ngủ kém, mạch huyền hoạt, sắc lưỡi tím nhạt,
rêu vàng. Tuy khám vậy nhưng theo thói quen lâm sàng điều trị tai biến, vẫn cho rằng cơ chế bệnh
của bệnh nhân không nằm ngoài “khí hư huyết trệ, kinh lạc ứ trở”, vẫn quyết dùng bài <Bổ dương
hoàn ngũ thang> gia vị.

10 ngày sau tái khám, phát hiện chứng bán thân bất toại của BN không những không cải thiện mà
còn thấy các chứng: sắc mặt ửng đỏ, tâm thần phiền táo, đêm không thể ngủ yên, đầu váng ù và đau
dữ thêm, buồn nôn, ngực phiền, mạch không chỉ huyền hoạt mà còn thêm vài phần ngạnh (kiểu
mạch này thành mạch có cảm giác cứng, làm người xem mạch khó chịu dưới tay); rêu lưỡi vàng bẩn,
huyết áp vốn sau khi điều trị bên tây y đã tương đối ổn định, nay lại lên cao 134/100 mmHg. Xem
thấy rõ ràng đều là những triệu chứng cho thấy tình trạng Phong dương thượng nhiễu rất rõ.

Lúc này người viết mới ngẫm lại, thấy rằng vốn từ đầu, tuy rằng thần trí đã thanh tỉnh, nhưng các
triệu chứng biểu hiện ra thiên về Phong dương chưa dứt, đàm hỏa còn đang tích bên trong, như vậy
ngọn chưa triệt mà đã quá lo đến gốc, đúng ra phải dùng các thuốc “Tiềm dương tức phong, điều
đàm giáng hỏa”, nhưng lại quá theo chủ nghĩa kinh nghiệm mà chọn dùng <Bổ dương hoàn ngũ
thang> nên mới gây ra sự tình như vậy, nếu còn không mau điều chỉnh e rằng bệnh nhân phát lại
một cơn đột quỵ là điều rất dễ xảy ra.

Cho nên may chóng ra đơn theo hướng Trấn can tức phong, điều đàm thông lạc, dùng bài Linh giác
câu đằng thang hợp với Ôn đởm thang mà gia giảm thêm:

Linh dương giác phiến 2g

Thạch quyết minh 18

Câu đằng 12

Hạ khô thảo 12

Bán hạ chế 5

Trần bì 5

Xuyên hoàng liên 3

Đởm nam tinh 5

Chỉ xác 5

Trúc nhự 9

Phục thần 12

Hoài ngưu tất 30

Địa long 10g

Cương tàm 10

Toàn yết 10

192
Uống liên tục 12 thang thì các kiêm chứng kia đã biến mất, còn về yếu liệt cũng cải thiện hơn, chi
trên bệnh nhân đã có thể nâng được ngang tầm vai, chi dưới mỗi buổi sáng, chiều có thể hoạt động
được 1 tiếng, huyết áp về mức ổn định, mạch chuyển sang tế nhược, rêu lưỡi vốn vàng bẩn nay
chuyển sạch.

Xét thấy Can phong đã được dẹp, Đàm hỏa cũng đã yên, xem ra chính là thời cơ để ích khí dưỡng
huyết, hóa ứ thông lạc. Sử dụng lại bài Bổ dương hoàn ngũ gia vị:

Hoàng kỳ 15g

Xuyên khung 6

Xích thược 9

Đương quy vĩ 9

Đào nhân 5

Hồng hoa 5

Địa long 9

Cương tàm 10

Toàn yết 3

Tang chi 15

Tần giao 9

Hoài ngưu tất 30

Dùng thang này 20 ngày (sau 10 thang đã đổi lượng Hoàng kỳ từ 15 lên 60g), tái khám thấy bệnh
nhân vận động chi dưới khá linh hoạt, có thể chống gậy đi lại, chi trên hoạt động tương đối linh hoạt,
chỉ có động tác tinh vi ở bàn tay còn chưa được thông suốt, ăn uống, ngủ nghỉ đều cảm thấy như
thường, huyết áp cũng ổn định. Cho nên cho đơn để tiếp tục hoạt huyết hóa ứ, lại thêm các vị bồi
dưỡng Can Thận để bồi nguyên cố bản, điều trị thêm 2 tháng, khám lại thấy bệnh hầu như đã lành
hẳn.

<Phân tích>: Trúng phong gây ra di chứng bán thân bất toại, cơ chế chính là do mạch lạc bị ứ trở,
nhưng mạch lạc bị ứ tắc này có thể do khí hư gây ra, cũng có thể do các loại nội tà như Can dương
xông lên, hoặc Hỏa thăng phong động khiến cho khí huyết bốc hết lên cao, ứ trở huyết mạch lạc mà
thành. Bài <Bổ dương hoàn ngũ> có tác dụng ích khí, hoạt huyết, thông lạc, sẽ phù hợp với tình trạng
“khí hư lạc ứ”, còn những nguyên nhân đề cập phía sau thì cực kỳ không thích hợp sử dụng. Chính
như danh y Trương Tích Thuần trong phần <Trị nội ngoại trúng phong- Y học hối trung tham tây lục>
từng viết: “Vương Thanh Nhậm đời Thanh là đứng trên phương diện khí hư mà biện chứng bán thân
bất toại do Trúng phong, … lập ra phương <Bổ dương hoàn ngũ thang> trong đó Hoàng kỳ được
dùng đến 4 lượng (xấp xỉ 150g), chính là để tuấn bổ cho khí phận, chính là đứng ở lập trường bổ khí
theo lối Đông Viên xưa. Có điều trong sách của Vương Thanh Nhậm lại không đề cập mạch tượng
như thế nào là hợp. Thiết nghĩ nếu mạch hư vô lực dùng ắt kiến hiệu, nhưng nếu ngược lại mạch lại
đi thực hữu lực, người bệnh đa phần là có xung huyết trong não, nếu lại dùng Hoàng kỳ lượng lớn thì

193
sức bổ ôn thăng sẽ làm huyết khí càng bốc lên, ắt sẽ vô cùng nguy ngập, không thể không thận
trọng”.

Quay lại bệnh nhân này, vốn đã khám ra các biểu hiện của Phong dương bốc lên khá rõ (mạch huyền
hoạt, rêu vàng, đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó ngủ), nhưng người làm y như tôi lại theo lối mòn kinh
nghiệm mà khiến bệnh tình nặng thêm, như vậy có thể thấy lời của danh y Trương Tích Thuần là có
lý.

Sau khi biện chứng lại, cho thuốc theo lối Bình can tức phong, điều đàm thông lạc thì Can phong
được dẹp, đàm hỏa được giáng yên. Lúc bấy giờ mới dùng lại thang Bổ dương hoàn ngũ thì thu được
hiệu quả mãn ý.

Cho nên Bổ dương hoàn ngũ tuy thật sự là phương thuốc tốt cho chứng bán thân bất toại, nhưng
cần xét đoán biện chứng cho rõ ràng, không thể dùng bừa theo lối mòn, nếu không sẽ gây hậu hoạn
khôn lường

=========

Nếu có một cầu nối giúp các em sinh viên có thể học tập trên chính chiếc điện thoại của mình. Đọc
những điều này ở bất cứ đâu thì hi vọng Đông Y sẽ càng khởi sắc…. Ước mơ…. 4.0 đang tới rồi.

[Bệnh án]:

Thủy thũng <Trình hạnh can y án>

Trị tiêu bất ứng, lý ứng cầu bản!

Bệnh nhân phù thũng, sắc trắng da nhợt, thận khí không sung túc, nhiều tháng bệnh nặng, tỳ ngày
càng khốn đốn, trải qua các thầy thuốc điều trị, bệnh càng nặng hơn, lúc này xem xét điều trị vào
bản tức là phần gốc rễ của bệnh mới yên.

Nội kinh nói “chư thấp thũng mãn, đều quy về tỳ” vì vậy ở đây bệnh nhân đã sử dụng Ngũ linh tán,
Ngũ bì ẩm, không phải là không có căn cứ.

Tuy nhiên thận là “vị quan”, nay “quan môn” tức là cửa đóng không tốt, thì tụ thủy đình trệ. Trọng
Cảnh dùng Thận khí hoàn cũng là vì nguyên lý đó.

Nếu bệnh nhân còn là trẻ nhỏ, thận khí chưa tiết, không thích hợp dùng pháp bổ, tùy nhiên nếu trị
vào phần ngọn bệnh mà không được, thì lẽ đương nhiên là phải trị cầu vào bản tức là gốc rễ của
bệnh. Vì vậy mà nói: “Trị tiêu bất ứng, lý ứng cầu bản”.

194
Từ đó mà suy ra tiêu bản điều trị:

Thủy lưu thành thấp, hỏa lưu thành táo, nhị dương kết mà thành một chữ “tiêu”. Tam âm mà kết thì
gọi là “thủy”. Tiêu thì người bệnh có hỏa, thủy thì người bệnh không có hỏa.

Thủy bệnh tuy xuất ở chỗ tam âm nhưng có liên quan trực tiếp tới thận. Thận tuy ở chỗ tạng của
thủy nhưng trong lại có hỏa ngụ, thứ hỏa đó chính là “chân hỏa”. Trời không có thứ hỏa đó thì không
thể sinh ra vạn vật, con người không có thứ hỏa đó thì không thể có sinh mệnh. Bàng quang là nơi
tàng của tân dịch, dựa vào thận mệnh hỏa mà khí hóa. Hoa Nguyên Hóa viết: “ Thận khí mà tráng tức
là mạnh mẽ thì thủy quy về thận, thận khí hư thì thủy lưu tán ra bì phu.

Bệnh nhân ngay khi dùng Thận khí hoàn thì bệnh lui, tuy nhiên ăn uống không biết tiết chế sau đó
bệnh tái lại trị bằng Thận khí hoàn lại không có hiệu quả nữa.

Nhà nghiên cứu Kỉ Nhậm Biên viết : Bệnh này nếu đơn dùng thận khí hoàn thì không có hiệu quả mà
nếu chỉ dùng Bổ trung ích khí cũng khó đem lại hiệu quả .nên dùng Bổ trung ích khí thang dùng nuốt
cùng Thận khí hoàn.

Phân tích: Thủy thũng tại sao dùng các vị kiện tỳ lợi thủy lợi thấp mà bệnh ngày một tăng? Bởi vì thủy
tà sở dĩ tiếm lên bởi vì thận khí suy, hư tổn chưa hồi phục vì vậy mà thủy càng có cơ hội tiếm mạnh
mẽ hơn. “Trị tiêu bất ứng, Lý ứng cầu bản”. Vì vậy thận khí hoàn ôn bổ nguyên khí tại thận. Làm cho
mệnh môn khí hóa lại bình thường, thì thủy tự tiêu. Sau đó ăn uống không biết tiết chế lại làm tổn
thương tỳ khí, thì lại dùng thêm Bổ trung ích khí thang hợp Thận khí hoàn, để “thực” tỳ trợ vận, Tiên
hậu đều điều hòa, thì mới thu được toàn công!

-Quốc Y Đường-

============

195

You might also like