You are on page 1of 697

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG (*)

Định nghĩa: Cách đây mấy ngàn năm năm, người xưa nhận thấy sự vật luôn
có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát
sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.
Trong y học, học thuyểt âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản
đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, và các
phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền.
I. QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Âm Dương Đối Lập
Đối lập là sự mâu thuận, chế ước lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. Ví dụ:
ngày là dương – đêm là âm, nước là âm – lửa là dương, trắng là dương – đen là âm.
2. Âm Dương Hỗ Căn
Hỗ căn là bắt rễ, bám víu, nương tựa với nhau. Âm dương tuy đối lập với
nhau nhưng luôn hỗ trợ, dựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa.
YHCT cho rằng : Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm, Âm lẻ loi không sinh
ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển (cô dương bất sinh, độc âm bất thành).
Ví dụ: Ở sinh lý cơ thể người: Hoạt động cơ năng thuộc dương, vật chất dinh
dưỡng (tân dịch, tinh huyết) thuộc âm. Các loại chất dinh dưỡng là cơ sở vật chất
của hoạt động cơ năng, có đầy đủ chất dinh dưỡng thì hoạt động cơ năng biểu hiện
thịnh vượng. Phương diện khác mà nói, nguồn gốc của chất dinh dưỡng, lại là dựa
vào hoạt động cơ năng của tạng phủ mà hấp thu.
3. Âm Dương Tiêu Trưởng
Tiêu là mất đi - Trưởng là lớn lên. Âm Dương không ngừng phát
triển,chuyển hóa cho nhau, lớn lên và mất đi rồi lại lớn lên.

1
Trong quá trình vận động, nếu 1 mặt nào đó không ngừng phát triển về phía đối lập
thì đến 1 giai đoạn nào đó nhất định, Âm có thể biến thành Dương và Dương có
thể biến thành Âm.
VD : Hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (Âm) bốc hơi lên, gặp khí nóng
(Dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng - Mây (Dương) gặp khí lạnh
(Âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm trưởng.
4. Âm Dương Bình Hành
Bình hành : Cùng song song, cùng tồn tại. Âm Dương luôn giữ thế quân
bình.
Ví dụ: Dương trội quá thì phát sốt, Âm trội quá thì sợ lạnh.
Bất cứ mặt nào của Âm Dương nếu mạnh hơn sẽ gây nên bệnh trong cơ thể, do đó
Âm Dương phải luôn quân bình nhau.
Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng vào y học người ta còn thấy một số phạm trù sau:
a. Sự tuơng đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương
Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể
nào đó có tính chất tương đối
Ví dụ: Hàn (âm) đối lập với nhiệt (dương), nhưng Lương là mát (âm) đối lập với
ôn là ấm (dương)
Trên lâm sàng: Tuy Sốt là nhiệt thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc Hàn,
sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương)
b. Trong âm có dương và trong dương có âm
Âm dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự
phát triển
Ví dụ: sự phân chia thời gian trong một ngày: Ban ngày thuộc dương, 6h sáng –
12h trưa: dương của dương, 12h trưa đến 18h: âm của dương. Ban đêm thuộc âm:
18h đến 24h: âm của âm, 24h đến 6h sáng: dương của âm

2
Trên lâm sàng khi cho thuốc làm ra hết mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý tránh cho
ra nhiều mồ hôi gây mất nước và điện giải; về triệu chứng thấy xuất hiện các
chứng hư thực hàn nhiệt lẫn lộn; Về cấu trúc cơ thể: Tạng thuộc âm như Thận lại
có Thận âm và thận dương.
c. Bản chất và hiện tượng
Thông thường bản chất phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta
thường dựa vào bản chất bệnh: như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng
thuốc hàn.
Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “ thật giả”
(chân giả) trên lâm sàng khi chẩn đoán phải xác định rõ bản chất để dùng thuốc
chữa đúng nguyên nhân.
Ví dụ: Bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụy mạch
làm chân tay lạnh, người lạnh phải dùng thuốc hàn để chữa bệnh.
Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, điện giải gây sốt cao, co giật phải
dùng thuốc nóng ấm để chữa nguyên nhân.
Các quy luật âm dương, các phạm trù của nó được Biểu hiện bởi một hình
tròn có hai hình cong chia diện tích ra hai phần bằng nhau:
Cả thái cực đồ là thể hiện cho sự vô tận của vũ trụ.
Hai con "Cá" ở hai bên thể hiện cho âm và dương.
Bên phải là dương, màu trắng là dương. Bên trái là âm, màu đen là âm.
Dương thì đi lên, còn âm thì đi xuống.
Ngược lại với trong cơ thể con người. Âm thăng dương giáng.
Hai chấm đen, trắng hai bên thể hiện trong âm có dương, trong dương có âm.
Hai màu của âm dương thể hiện âm dương đối lập
Hai hình giống nhau thể hiện âm dương bình hành.
Khi âm phình ra thì dương thu lại thể hiện Âm dương tiêu trưởng.

3
II. ÂM DƯƠNG VÀ Y HỌC
1.Về cấu tạo cơ thể
Âm : tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới…
Dương : Phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài…
-Tạng thuộc âm, do tính chất trong âm có dương nen còn phân ra phế âm, phế khí,
thận âm, thận dương, can huyết, can khí, tâm huyết, tâm khí. Phủ thuộc dương
nhưng vì trong dương có âm nên có vị âm, vị hỏa…
-Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương.
2. Quá trình phát sinh bệnh
a.Bệnh tật phát sinh do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được thể hiện
bằng sự thiên thắng hoặc thiên suy.
+ Thiên Thắng : Dương thắng quá, gây chứng nhiệt (sốt, tiểu đỏ...) Âm thắng gây
chứng hàn (lạnh, tiêu chảy...).
+ Thiên Suy : Dương hư (lão suy, hưng phấn, thần kinh giảm...) Âm hư (mất nước,
ức chế thần kinh giảm...).
b.Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa
hai mặt âm dương. Như bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm ( dương thắng
tắc âm bệnh) như sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước ; Bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới
phần dương ( âm thắng tắc dương bệnh) như ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài gây mất
nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật thậm chí gây trụy mạch (
thoát dương).
c.Sự mất thăng bằng của âm dương gây ra các chứng bệnh ở những vị trí khác
nhau của cơ thê tùy theo vị trí đó ở phần âm hay dương. Như dương thinh sinh
ngoại nhiệt : sốt, người và tay chân nóng, vì phần dương của cơ thể thuộc biểu,
thuộc nhiệt ; Âm thịnh sinh nội hàn : ỉa chảy , ngươi sợ lạnh, nước tiểu trong dài,
vì phần âm thuộc lý, thuộc hàn.

4
Âm hư sinh nội nhiệt : như mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng
khô, táo, tiểu tiện đỏ…
Dương hư sinh ngoại hàn : sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương thuộc khí ở ngoài
giảm sút.
3.Về chẩn đoán bệnh tật:
a.Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh : Nhìn hoặc trông ( vọng), nghe ( văn), hỏi (
vấn) ; xem mạch ( thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay
thực của các tạng phủ kinh lạc.
b.Dựa vào 8 cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh tật, tính chất của
bệnh, trạng t hái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh ( biểu lý, hàn nhiệt, hư
thực và âm dương). Trong đó âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất gọi là
tổng cương : Thường bệnh ở biểu, thực, nhiệt thuộc dương ; bệnh ở lý, hàn, hư
thuộc âm.
c.Dựa vào tứ chẩn để khai thác các triệu chứng và căn cứ vào bát cương, bệnh tật
được quy thành hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng
phủ, kinh lạc…
4.Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh
a.Chữa bệnh : là sự điều hòa lại sự mất cân bằng về âm dương của cơ thể tùy theo
tình trạng hư thực hàn nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau : Thuốc,
châm cứu, xoa bóp, khí công…
b.Về thuốc được chia làm 2 loại : thuốc mát, lạnh ( lương, hàn) thuộc âm để chữa
bệnh nhiệt thuộc dương ; Thuốc ấm, nóng ( ôn, nhiệt) thuộc dương để chữa bệnh
hàn thuộc âm
c.Châm cứu : Bệnh nhiệt dùng châm, bệnh hàn dùng cứu. Bệnh hư thì bổ, bệnh
thực thì t ả.

5
Bệnh thuộc tạng ( thuộc âm) thì cùng các du huyệt sau lưng ( thuộc dương) bệnh
thuộc phủ ( thuộc dương) thì dùng các huyệt mộ ở ngực, bụng ( thuộc âm), theo
nguyên tắc « Theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương »

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH (*)


I.ĐỊNH NGHĨA
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương được liên hệ một cách cụ thể hơn
trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
Trong y học người xưa vận dụng ngũ hành để phân tích sự tương quan trong các
hoạt sinh lý bệnh lý của các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và
tác dụng thuốc; để tiến hành công tác bào chế thuốc men.
II. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1.Ngũ hành là gì?
Người xưa cho rằng trong thiên nhiên có năm loại vật chất chính đó là :Kim (kim
loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất). Và đem các hiện tượng trong
thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp thành 5 loại vật chất còn gọi là Ngũ
hành. Ngũ hành còn có nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa của các vật chất
trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.
BẢNG QUI NẠP THIÊN NHIÊN VÀ CƠ THỂ CON NGƯỜI THEO NGŨ
HÀNH :

6
NGŨ MỘC HOẢ THỔ KIM THUỶ
HÀNH
HIÊN
TƯỢNG
VẬT CHẤT GỖ LỬA ÐẤT KIM LOẠI NƯỚC
MÀU SẮC XANH ÐỎ VÀNG TRẮNG ÐEN
NGŨ VỊ CHUA ÐẮNG NGỌT CAY MẶN
THỜI TIẾT XUÂN HẠ TỨ QUÝ THU ÐÔNG
P.HƯỚNG ÐÔNG NAM T. ƯƠNG TÂY BẮC
NGŨ TẠNG CAN TÂM TỲ PHẾ THẬN
LỤC PHỦ ÐỞM T.TRƯỜNG VỊ Ð.TRƯỜNG B.
QUANG
NGŨ THỂ CÂN MẠCH NHỤC BÌ PHU CỐT
NGŨ MẮT LƯỠI MIỆNG MŨI TAI
QUAN
TÌNH CHÍ GIẬN MỪNG LO NGHĨ BUỒN SỢ
3.Các quy luật hoạt động của ngũ hành
a.Trong điều kiện bình thường hay sinh lý:
Vật chất trong thiên nhiên và các hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với
nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh ( hành nọ
sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân
bình bằng cách tương khắc ( hành hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).
b.Quy luật tương sinh:
Mộc đốt cháy sinh ra lửa ( hỏa): lửa thiêu mọi vật thành tro bụi, thành đất ( thổ);
Trong đát sinh rakim loại ( kim) là thể rắn chắc, thể rắn chắc sinh thể lỏng, nước (
thủy)l có nước sinh ra cây cối ( mộc).

7
Như vậy mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.

c.Quy luật tương khắc


Mộc khắc thổ như rễ cây ăn sâu vào long đất, thổ khắc thủy như đắp đe, đắp
đất trị thủy ngăn song; thủy khắc hỏa để chữa cháy; hỏa khắc kim để nấu kim loại;
kim khắc mộc dùng dụng cụ kim loại để cưa, chặt gỗ.
Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổ khắc thận thủy, thận thủy khắc
tâm hỏa, tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc.
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý, có hiện tượng hành nọ, tạng nọ
khắc hành kia, tạng kia quá mạnh gọi là tương thừa hoạc hành nọ, tạng nọ không
khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ.
VD về tương thừa: Bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can mộc khắc tỳ quá
mạnh sẽ gây hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can (
hạ hưng phấn của can), và kiện tỳ ( nâng cao sự hoạt động của tạng tỳ).
VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ thổ không khắc được
thận thủy sẽ gây ứ nước trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa
phải kiện tỳ ( nâng cao sự hoạt động của tạng tỳ), và lợi niệu ( để làm mất phù
thũng).
III.ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
1.Về quan hệ sinh lý
Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và liên quan của chúng đến ngũ vị,
ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tình chí giúp cho ta học về hiện tượng
sinh lý, các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ:
VD: Can có quan hệ với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt, tính thích điều đạt uất
kết gây giận dữ…
8
2.Quan hệ bệnh lý
Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay
một phủ nào đó, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở 1 tạng phủ nào đéo có thể sảy ra ở 5 vị trí khác
nhau:
Chính tà : do bản thân tạng ấy có bệnh
Hư tà : do tạng trước không sinh được nó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ.
Thực tà : do tạng sau nó đưa đến
Vi tà : do tạng khắc nó quá mạnh ( tương thừa)
Tặc tà : do nó không khắc được tạng khác ( tương vũ).
3.Về chẩn đoán học
Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bện
thuộc các tạng phủ liên quan.
-Ngũ sắc: sắc vàng bệch thuộc tỳ; sắc trắng bệch thuộc phế’; Sắc xanh thuộc can;
Sắc đen thuộc thận; sắc đỏ thuộc tâm.
-Ngũ chí: giận dữ cáu gắt bệnh ở can; Sợ hãi bệnh ở thận; Huyên thuyên bệnh ở tâm;
Lo nghĩ bệnh ở tỳ; Buồn rầu bệnh ở phế.
-Ngũ khiếu và ngũ thể:Bệnh ở can: tay chân co quắp; Bệnh ở mũi,viêm mũi dị
ứn,chảy máu cam… thuộc bệnh ở phế; Bệnh ở miệng: ăn kém, loét miệng…thuộc
bệnh của tỳ vị; Bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ… thuộc bệnh tâm; Bệnh ở xương tủy:
chậm lớn, chậm biết đi, mọc răng… thuộc bệnh thận.
4.Về điều trị
Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
VD: Bệnh phế khí hư, phế lao… phải kiện tỳ. Vì tỳ thổ sinh phế kim ( hư thì bổ mẹ).
Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm: ( an thần) vì can mộc sinh
tâm hỏa ( thực thì tả con).
-Châm cứu: Trong châm cứu người ta tìm ra loại huyệt ngũ du
9
Tùy kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một
đường kinh quan hệ các huyệt là quan hệ tương sinh; Giữa hai kinh âm dương quan
hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc.
Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khí đi trong đường kinh
như dòng nước chảy:
Huyệt hợp: nơi kinh khí đi vào
Huyệt Kinh: nơi kinh đi đi qua
Huyệt Du: nơi kinh khí dồn lại
Huyệt Huỳnh: nơi kinh khí chảy xiết
Huyệt Tỉnh: nơi kinh khí đi ra.
Khi sử dụng huyệt ngũ du để chữa bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc
hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
5.Về thuốc
Người ta tìm kiếm và xét các tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ
trên cơ sở liênquan giữa vị, sắc với tạng phủ.
Vị chua, mầu xanh vào can
Vị ngọt, mầu vàng vào tỳ
Vị đắng, màu đỏ vào tâm
Vị mặn, mầu đen vào thận
Vị cay, màu trắng vào phế
Người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính nặng và tác
dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh; Sao với dấm cho vị thuốc
vào can; Sao với muối cho vị thuốc vào thận; Sao với đường cho vị thuốc vào tỳ,
sao với gừng cho vị thuốc vào phế…

10
TẠNG PHỦ (*)
I.KHÁI NIỆN TẠNG TƯỢNG
Tạng: là các tổ chức cơ quan trong cơ thể
Tượng: là biểu hiện của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên
ngoài cơ thể Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội
tạng gọi là “ tạng tượng”.
Học thuyết “ Tạng tượng” không hoàn toàn dựa vào giải phẫu học, nó là một thứ
học thuyết theo sự chỉ đạo của quan điểm “ người và hoàn cảnh bên ngoài là một
thể thống nhất” mà quan sát cẩn thận và nghiên cứu nhiều lần ở con người sống,
đồng thời thông qua chứng nghiệm thực tiễn chữa bệnh lâu dài và dùng học thuyết
âm dương ngũ hành để nói rõ thêm. Vì thế chúng ta cần phải có nhận thức về học
thuyết Tạng tượng dưới đây:
1.Mỗi một tạng, không phải chỉ là thực chất cơ quan trong giải phẫu học mà chủ
yếu bao gồm cơ năng hoạt động sinh lý của tạng đó và mối liên hệ hữu cơ giưa
tạng đó với các tạng khác.
2.Hệ thống hoạt động của tổ chức cơ quan dựa vào mối liên hệ lẫn nhau trong
hoạt động sinh lý của tạng mà phân chia ra.
3.Học thuyết tạng tượng đã phản ánh đầy đủ sự thống trong nội bộ cơ thể và sự
thống nhất giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài.
Nội dung của tạng tượng bao gồm: mọi tổ chức cơ quan vàquy luật của chúng:
tâm, can, tỳ, phế, thận, đởm, vị ,đại trường, tiểu trường, bàng quang, tâm bào, não,
tủy, cốt mạch, tử cung, kinh lạc, khí huyết, dinh vệ, tinh khí thần, tân dịch cho đến
da, long, gân, thịt, móng, tóc, tai, mắt, miệng, lưỡi, mũi, tiền âm, hậu âm. Trong
những tổ chức cơ quan này theo tính chat và công năng của chúng để phân loại,
quy nạp, chia thành ngũ tạng, lục phủ, phủ kỳ hằng, ngũ quan, cửu khiếu và tinh,
khí, thần… Nhờ đó số nội tạng được sắp xếp có hệ thống tiện cho việc nhận thức
và nắm vững vấn đề.
11
II.NGŨ TẠNG
Ngũ tạng bao gồm: tâm, tỳ, phế, thận, can. 5 thứ này đều có cùng dạng tang chứa
tinh khí. Tinh khí là cơ sở của hoạt động sinh mệnh chỉ nên cất giữ lại mà không
nên tản ra cho nên gọi là ngũ tạng.

1.TẠNG TÂM
Tâm là chủ đề sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể, các tạng trong cơ thể phân công
hợp tác dưới sự thống lĩnh của tâm mốc có thể hoạt động theo quy luật nhất định
được. Vì thế, ảnh hưởng của tâm đói với sinh mệnh rất lớn, công năng chủ yếu của
tạng tâm biểu hienj ở hai mặt như sau:
1.1.Tâm chủ thần minh
“Thần minh” là hoạt động của tinh thần, ý thức, tư duy, “ tâm chủ thần minh” là
nói tâm làm chủ hoạt động ý thức, tư duy. Cho nên trên lâm sàng thấy những bệnh
có liên quan tới “ thần minh” như : hồi hôp, phiền nóng trong tim hoảng sợ,mất
ngủ, nói sảng hôn mê, cười không nghĩ…phần nhiều quy vào phạm vi bệnh của
tâm, hoặc cho là có quan hệ với tâm.
Ngũ tạng lục phủ dưới sự chủ đề của “ thần” tiến hành hoạt động sinh lý nhịp
nhàng thống nhất với nhau. Nếu tâm có bệnh, thàn không tự chủ được thì hoạt
động của tạng phủ sẽ mất nhịp nhàng cân đối, làm cho sinh lý bị rối loạn, mà sinh
ra bệnh. Chính vì tâm chủ thần minh, làm chủ của ngũ tạng lục phủ nên mỗi khi bị
tà khí xâm phạm thì uy hiếp rất lớn đến sinh mệnh. Cho nên thiên Linh lan ní điển
luận sách Tố vấn nói: “ Tâm giữ chức vụ quân chủ, thần minh từ đó mà ra…Cho
nên chủ không sáng suốt thì 12 tạng đều nguy”.
1.2.Tâm chủ huyết mạch, tinh hoa của tâm phô ra ở mặt
Huyết do tâm làm chủ, mạch là do đường ống của huyết lưu hành, tâm với
huyết mạch phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Trong việc thúc đẩy sự vận hành tuần
12
hoàn của huyết dịch, tuy tâm với mạch có sự hợp tác với nhau, nhưng làm nên tác
dụng chủ động vẫn là tâm. Vì thế huyết tuy có công năng dinh dưỡng vẫn phải nhờ
vào sự hoạt động của tâm mạch. Mầu sắc tươi tốt của 3 thứ tâm huyết mạch phản
ánh ra mặt. cho nên theo sự biến đổi mầu sắc ở mặt, có thể biết được sự thịnh,suy,
hư thực của 3 thứ tâm, huyết, mạch điều này giúp phần nào cho việc chẩn đoán lâm
sàng.
Nếu người có công năng của tâm thần được kiện toàn huyết mạch được
thịnh vượng thì sắc mặt hồng nhuận sang bong có thần, trái lại thì nhợt nhạt, không
tươi. Nếu huyết vận hành bị trở ngại, huyết dịch bị ngưng trệ thì sắc mặt hay thấy
xám đen, nếu huyết ngưng đọng không lưu thông mất sự dinh dưỡng thì chẳng
những sắc mặt bị xạm đen mà còn khô như củi nữa.
Tâm chủ thần minh, lại như huyết mạch, thần nhờ huyết khí mà tươi sang,
huyết khí mà bất hòa thì thần minh thường cũng mất bình thường. Cho nên tâm khí
hư thì thần sút kèm mà buồn bã. Tâm khí thịnh thì thần mạnh khỏe mà cười luôn.
Hoạt động của thần minh cũng ảnh hưởng đến huyết mạch, nếu lo buồn tư lự
quá độ thì tổn thương tâm khí. Sự hoạt động của ngũ tạng, lục phủ, lại cần nhờ vào
sự nuôi dưỡng của khí huyết. Vì thế hoạt động của thần minh, huyết mạch, tạng
phủ. Ba thứ đó có liên hệ chặt chẽ với nhau; từ đó mà đã nói rõ được tâm là chủ thể
sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể là chủ toàn diện.

Phụ thêm: TÂM BÀO LẠC VÀ ĐẢN TRUNG


Tâm bào lạc: là cái màng ở ngoài bọc lấy tâm, lạc bám vào màng là đườn đi của
khí huyết thông hành, gọi chung là tâm bào lạc. Tâm bào lạc ( là tổ chức phần
ngoài của tạng tâm) có tác dụng bảo vệ tâm – tà khí xâm phạm vào cơ thể nói
chung đều từ ngoài vào trong, từ biểu vào lý cho nên tà khí phạm tâm trước tiên là
phạm vào tâm bào lạc. Tà ở âm bào đã có thể ảnh hưởng đến công năng mà xuất

13
hiện ra chứng trạng của tâm, cho nên bệnh tâm thường được gọi là như vậy, phần
nhiều chỉ vào tà khí ở bào lạc của tâm mà không phải thận đúng là bệnh của tâm.
Đản trung: ở chỗ giữa hai vú trên ngực là chỗ tụ tập của tôn khí gọi là “ khí hải”.
Tôn khí là động lực của huyết mạch vận hành và hô hấp, ngôn ngữ. Tâm chủ huyết
mạch, phế chủ khí, coi về thanh âm cho nên bệnh của đản trung phần nhiều có liên
quan tới tâm, phế khí hải không đủ, thì thiếu khí không đủ để nói, khí hải dồi dào
thì khí lực đầy đủ ở lồng ngực ảnh hưởng đến phế thì sinh bệnh khó thở, ảnh
hưởng tới tâm thì thấy chứng mặt đỏ.

2.TẠNG CAN
2.1.Can chủ sơ tiết
Coi sự phân bố dương khí của toàn thân, tương ứng với khí phát sinh của mùa
xuân.
Khí của can thường cấp bức mà dễ cang thịnh, thích vươn chải thoải mái mà ghét
gò bó uất trệ, cho nên thiên Linh lan bí điển đại luận sách Tố vấn ví can là “ Giữ
chức tướng quân”. Nếu can khí hữu dư thì làm cho người ta hay sợ sệt, hay kinh
khiếp. Nếu can khí sơ tiết quá độ, can dương cang thịnh lên thì sẽ xuất hiện chứng
đầu mặt choáng váng, mắt đỏ chảy máu mũi, nếu can khí bị uất ức, không sơ tiết
được thì thành bệnh can khí uất kết như những chứng ngực khó chịu, sườn đau.
2.2.Can tang huyết
Can tang huyết khác với tâm chủ huyết, can tang huyết là chỉ vào việc điều tiết
lượng huyết, tâm chủ huyết là chỉ vào sự vận hành tuần hành của huyết dịch.
Sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, cần phải nhờ sự dinh dưỡng của huyết
dịch, lượng lưu thông của huyết dịch, lại thường tùy thuộc vào sự lao động nghỉ
ngơi, động tĩnh nên có sự thay đổi. Khi vận động mạnh thì lượng lưu thông của
phần huyết cần phải tăng thêm. Khi nằm ngủ thì lượng lưu thông của huyết lại
giảm bớt, công năng điều tiết lượng huyết như vậy là nhờ vào can. Cho nên thiên
14
Ngũ tạng sinh thành sách Tố vấn nói: “ người ta ngủ thì huyết vào can”. Nếu can
mất chức năng tăng huyết thì sẽ xuất hiện chứng ngủ đêm không yên.
2.3.Can chủ cân
Tinh hoa của can phô ra móng tay, móng chân. Gân bám vào xương, sự thu
co dãn duỗi của gân chủ về việc vận động của khớp xương. Sự dinh dưỡng cần
thiết cho gân lại nhờ vào sự cung cấp của can. Vì thế bệnh ở gân phần nhiều có
quan hệ với can.
VD: Người già động tác chậm chạp, vận động không nhanh nhẹn là vì can
không dinh dưỡng cho gân, vì sự thu co dãn duỗi của gân bị thất thường mà xuất
hiện chứng co giật cấp tính cũng thường có quan hệ với bệnh can.
“ Can chủ cân”, “móng tay là phàn thừa của cân” mầu sắc hình thái của móng tay
có quan hệ lớn đến can và cân. Nói chung sức cân khỏe mạnh thì móng phần nhiều
là mềm. Can đởm cs bệnh thì móng tay dài băng ra, chon en người bệnh can nhiệt
thì hay thấy chóng mặt, da xanh, móng khô.

3.TẠNG TỲ
3.1.Tỳ chủ việc vận hóa
Sự tiến hóa hấp thu thức ăn và quá trình vận chuyển tân dịch là do sự chung
sức hợp tác với nhau của tỳ và vị mà nên việc. Tiêu hóa thức ăn là công năng của
vị, mà hấp thu vận chuyển các chất dinh dưỡng lại cần nhờ vào tỳ. Cho nen tỳ là
tạng vận hành tân dịch cho vị phải thông qua đường kinh mạch để phân tán hoàn
thành. Vị là các kho cấp dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, đường kinh mạch túc thái âm
thông với vị thuộc vào tỳ, tân dịch trong vị do tỳ hấp thu, thông qua đường kinh
mạch túc thái âm mà vận chuyển vào kinh túc dương minh với thái âm kinh có
quan hệ biểu lý với nhau cho nên tân dịch được tỳ hấp thu cũng thông qua đường
kinh túc dương minh mà phân bố đến 3 kinh dương.

15
Tóm lại các bộ phận trong cơ thể cần phải nhờ vào sự luân chuyển tân dịch
của tỳ mới được nuôi dưỡng như thế quá trình tỳ chứa việc vận hóa chất tinh vi
trong đồ ăn uống cũng là cái lẽ mà thầy thuốc đời sau này gọi tỳ là “ nguồn gốc của
hậu thiên”.
Trong quá trình tiêu hóa đồ ăn thức uống hấp thu chất dinh dưỡng phân bố
tân dich, tuy tỳ với vị mỗi thứ làm chủ một mặt nhưng hai thứ này vẫn ảnh hưởng
lẫn nhau vì thế tỳ có tính thấp mà chỉ việc đưa lên., vị có tính chất táo mà chủ việc
đưa xuống tỳ tháp vị táo, táo với thấp cũng làm việc chung nấu thức ăn mới được
tiêu hóa. Tính vị chủ việc đưa xuống cho nên cơm nước mới được đưa xuống dưới.
Tính Tỳ chủ việc đưa lên, cho nên tân dịch nhờ đó mới được tiếp thu, mộc thấp,
mộc táo, mộc thăng, mộc giáng mới có thể hoàn thành được toàn bộ quá trình vận
chuyển thức ăn.
Tỳ tuy tính thấp nhưng lại có thể vận hóa thủy thấp, khi thủy thấp của người
ta nhờ sự vận hóa của tỳ mới có thể bài tiết liên tục mà không ứ đọng lại. Nếu tỳ
hư không chuyển vận được mạnh mẽ thì sẽ làm cho thủy thấp ngưng đọng, thậm
chí sinh ra các bệnh đàm ẩm, phu thủy. Thấp thổ ngưng đọng lại trở ngại đến hoạt
động cơ năng của tỳ, như vậy gọi là “ thấp hại tới tỳ thổ” đời sau theo lẽ này mà
nói là “ tỳ chủ thấp mà lại ghét thấp”.
3.2.Tỳ chủ về tay chân
Tay chân nhờ dương khí mà hoạt động, dương khí hóa sinh ra được từ các
chất tinh vi trong đồ ăn, bắt nguồn ở vị, chuyển vận ở tỳ. Vì thế sức hoạt động
mạnh hay yếu của chân tay có quan hệ chặt chẽ với tỳ. Nếu tỳ không thể thay cho
vận hành tân dịch thì chân không được ôn dưỡng của dương khí mà không có sức
vận động, lâu ngày có thẻ thành chứng tay chân bại liệt, không chủ động được.
3.3.Tỳ cơ nhục tươi tốt ra môi
Thức ăn uống vào vị, qua sự vận hóa hấp thu của tỳ để dinh dưỡng cơ nhục.
Công năng của tỳ mạnh khỏe, cơ nhục được nuôi dưỡng đầy đủ thì người béo đẫy.
16
Nếu tỳ bị bệnh đến nỗi bị trở ngại cho sự tiêu hóa hấp thu, cơ nhục không được
dinh dưỡng đầy đủ, thì người sẽ vàng gầy dần dần, cho nên thiên Suy luận sách Tố
vấn nói “ Tỳ chủ về cơ nhục của toàn thân”. Tỳ và vị là biểu lý với nhau kinh mạch
của vị vòng qua môi miệng. Tỳ vừa chủ cơ nhục lại vừa có mối quan hệ bên trong
với miệng môi. Theo sự phân đổi mầu sắc hình thái của môi miệng, có thể phản
ánh được bệnh của tỳ vị, cơ nhục. Thường thấy ở những người tỳ hư dinh dưỡng
không tốt thì môi miệng thường vàng úa không tươi. Nếu tinh khí của tỳ kiệt hết,
cơ nhục mất tính năng bình thường thì sẽ xuất hiện các chứng lưỡi liệt, môi lật ra.
Vì bệnh của tỳ thường phản ánh ra ở cơ nhục môi, miệng, cho nên thầy thuốc xem
xét mầu sắc trạng thái của cơ nhục, môi miệng thì có thể đoán biết được tình hình
sinh lý, bệnh lý của tỳ, cũng có thể tiên lượng suy đoán bệnh của tỳ sẽ tốt hay xấu.
3.4.Tỳ thống huyết
Tỳ có quan hệ chặt chẽ với huyết, huyết là tinh khí của đồ ăn uống hóa ra,
bắt nguồn ở trung tiêu tỳ vị cho nên thầy thuốc đời sau có nói: “ tỳ là nguồn sinh ra
huyết, tâm là tạng phủ về huyết”.
Tỳ chẳng những có thể sinh huyết mà còn có công dụng thống nhiếp huyết dịch.
Tỳ ki khỏe mạnh mới có thể duy trì được sự vận hành bình thường của huyết dịch
mà không bị tràn ra ngoài. Nếu tỳ khí hư suy, mất chức năng thống nhiếp huyết
dịch thì huyết dịch sẽ chảy tràn ra ngoài mạch mà xuất hiện các chứng xuất huyết
khác nhau.

4. TẠNG PHẾ
4.1.Phế chủ khí
Khí là vật chất trọng yếu, cơ thể nhờ khí để duy trì sự sống, có hai nguồn:
một là tinh khí trong đồ ăn uống, hai khí trời hút vào người. Khí trời từ phía ngoài
do phế hút vào, khí của đồ ăn uống từ phía trong cơ thể, do tỳ mạch chuyển dẫn lên
phế, hai khí ấy kết hợp lại chứa vào khí hải ở lồng ngực gọi là “ Tông khí”. Tông
17
khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân đi ra họng thở để làm hô hấp, dồn vào tâm
mạch, phân bố khắp toàn thân. Cho nên hàm nghĩa của phế chủ khí chẳng những
phế coi hô hấp mà còn nói toàn bộ khí của cơ thể khắp người trên dưới trong ngoài
đều do phế làm chủ.
4.2.Phế trợ tâm, chủ việc trị tiết
Trị tiết có nghĩa là quản lý rành mạchu, không rối loạn có thứ tự rõ rang, ở
đây là chỉ vào sự hoạt động sinh lý có quy luật. Sở dĩ các tổ chức tạng phủ trong cơ
thể hoạt động có quy luật nhất định, tuy do công dụng “tâm chủ thần minh” của
tâm, nhưng vẫn cần được sự hỗ trợ của phế.Cho nên thiên Linh lan bí điển luận
sách Tố vấn nói: “ Phế giữ chức tướng phó việc trị tiết từ đó mà ra”. Tác dụng
tướng phó của phế biểu hiện về mặt huyết mạch, chủ yếu là ở mối quan hệ tác
dụng lẫn nhau giữa khí và huyết. Tâm chủ huyết, phế chủ khí, cơ thể nhờ sự vận
hành tuần hoàn của khí huyết để vận chuyển chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động cơ
năng và quan hệ nhịp nhàng giữa các tạng và quan hệ nhịp nhàng giữa các tạng
phủ. Sự vận hành của huyết, tuy do tâm làm chủ nhưng phải nhờ vào tình hình thỏa
mái của phế khí mới có thể vận hành bình thường. Khí của toàn thân tuy do phế
làm chủ nhưng cần phải nhờ sự vận hành huyết mạch mới có thể thông đạt khắp
toàn thân. Tâm với phế, huyết với khí nương tựa vào nhau, tác thành cho nhau, gây
tác dụng cho nhau rất chặt chẽ. Cho nên đời sau có cách nói: “ khí là thống soái
của huyết, huyết là thứ phối hợp với khí, khí lưu hành thì huyết lưu hành, chỗ nào
huyết đi đến thì khí cũng đi đến”.
4.3.Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo
Nước uống vào vị , tinh khí của nước qua sự chuyển vận của tỳ mà dồn lên
phế, phế khi túc giáng thủy dịch theo đường thủy đạo của tam tiêu mà xuống thấu
bàng quang; Nếu phế mất khả năng túc giáng sự thay cũ đổi mới của thủy dịch sẽ
bị trở ngại, thì thủy dịch sẽ dồn đọng lại, tiểu tiện sẽ không thông, thậm chí thành

18
bệnh thủy thũng. Vì thế tiểu tiện có thông lợi hay không, thường có quan hệ tới
công năng túc giáng của phế. Người ta nói “ phế là nguồn trên của nước” là lẽ này.
4.4. Phế chủ bì mao
Sự liên quan giữa phế với bì mao chủ yếu ở hai mặt dưới đây:
-Phế chủ khí, coi việc hô hấp là cơ quan chính để trao đổi khí, ở trong ngoài cơ thể,
mà lỗ chân lông, da cũng có tác dụng tán khí, cho nên lỗ chân lông cũng gọi là “
khí môn”.
-Da lông nhờ sự hun nóng của phế khí mới được tươi nhuận;Vì thế, phế khí đầy đủ
thì da lông mỡ màng, tươi nhuận; phế khí suy kiệt thì da lông khô khan xơ xác.
Chính vì phế với da lông có mối quan hệ chặt chẽ, cho nên da lông bị tà khí, tà khí
có thể truyền vào phế loại cảm lạnh mà ho là một ví dụ rất rõ rệt. Người bệnh phế
hư thì da lông cũng thường hư yếu, chẳng những dễ ra mồ hôi mà còn dễ bị cảm
ngoại tà.

5. TẠNG THẬN
5.1.Thận chủ tàng tinh
Tinh là vật chất cơ bản của hoạt động đời sống, thứ tinh của nam nữ giao hợ
là nguồn gốc để sinh tồn nòi giống. Có thứtinh do đồ ăn thức uống sinh hóa là chất
dinh dưỡng cơ thể nhờ vào đó để sinh tồn. Tinh nam nữ giao hợp gọi làtinh tiên
thiên, tinh trong đồ ăn uống lại gọi là tinh hậu thiên. Hai thứ này đều tàng chứa
trong thận: tinh tiên thiên bẩm thụ từ cha mẹ, bắt đầu từ lúc mới phôi thai, cho đến
lúc già chết mới hết, luôn luôn sinh trưởng hóa dục. Nhưng sự hình thành của tinh
tiên thiên đặc biệt là sau sinh ra rồi, lại cần có sự dinh dưỡng của tinh dinh do chất
tinh vi trong đồ ăn hóa ra. Vì thế, tinh sinh dục tiên thiện là căn bản, tinh của đồ ăn
uống của hậu thiên là điều kiện. Hai thứ đó có quan hệ bền chặt với nhau.
Tàng tinh là công năng quan trọng của thận. Từ sự sinh trưởng phát dục của
cơ thể, cho đến sự sinh nòi đẻ giống về sau đều là tác dụng của thận tinh. Tác dụng
19
của thận tinh gọi là thận khí, quá trình phát dục của cơ thể cũng tức là quá trình
biến hóa thịnh suy của thận khí. Cho nên con gái khoảng 7 tuổi, con trai 8 tuổi thận
khí vượng tinh dần dần thì có sự biến đổi.
Răng thay tóc dài, con gái khoảng 14 tuổi, con trai khoảng 16 tuổi ngũ tạng
lục phủ đã được phát dục rất thịnh, cơ năng sinh thức bắt đầu thành thục, nên có sự
biến đổi là con gái có kinh nguyệt, con trai có tinh tràn ra, lúc bấy giờ nếu nam nữ
giao hợp thì đã có khả năng sinh đẻ. Co gái khoảng 35 tuổi, con trai khoảng 40
thận khí suy dần, tinh khí ngày càng giảm sút, tinh hoa của ngũ tạng lục phủ ngày
càng suy tổn, cho nên nữ giới 49 tuổi, nam giới 64 tuổi thì thiên quý kiệt, kinh
nguyệt dứt, tinh ít, không thể đẻ con được nữa đồng thời cơ thể cũng già yếu dần.
2.Thận chủ cốt tủy, tinh hoa hiện ra tóc
Thận tàng tinh, tinh có thể sinh ra ở tủy, tủy chứa trong khoảng rỗng của
xương, có tác dụng nuôi dưỡng xương. Cho nên thận có công năng sinh tủy, sinh
xương. Nếu thận bị bệnh không sinh được tủy, xương mất sự ôn dưỡng có thể sinh
ra chứng cốt tý. Người lạnh, hơ lửa cũng không nóng lên được, mặc áo dày cũng
không ấm hơn, tuy rét mà không run, khớp xương co cứng lại như tà nhiệt lưu ở
thận tủy dịch bị đốt nóng mà thành khô xương lâu ngày có thể thành chứng sốt suy
yếu liệt vô lực.
Thận có thể sinh tủy, não là bể chứa tủy, cho nên thận với não lại có quan hệ
thôngnhau. Mức độ thịnh hay suy của tinh khí chứa ở thận, ảnh hưởng trực tiếp tới
công năng của não. Ví dụ như người dâm dục nhiều thận suy yếu, thường thường
vì tinh hư, tủy ít mà thấy các chứng tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, không
suy nghĩ được lâu.
Sự dinh dưỡng cho tóc là bắt nguồn từ huyết cho nên tóc là phần thừa của
huyết. Thận vốn tàng tinh sinh tủy, huyết lại từ tinh tủy hóa ra, cho nên tóc là phần
tươi tốt phô ra ngoài của thận. Xét tóc khô hay mượt, có thể biết được thận thịnh

20
hay suy. Đag tuổi thiếu niên thận khí thịnh vượng thì tóc sang mượt, đến lúc già, vì
thận khí suy dần cho nên tóc cứ bạc dần mà dễ rụng.
3.Thận chủ thủy
Nước uống vào vị, vị tỳ khí chưng bốc mà thấu lên phế, phế khí túc giáng,
thì thủy dịch chảy xuống mà dồn vào thận, quá trình của nước từ ngoài vào cơ thể
rồi sau đi lên đi xuống cơ thể là như vậy. Thủy dịch do tỳ thổ chưng bốc lên
cóthanh có trọc thứ thanh thì đi lên, thứ trọc t hì đi xuống. Như trong thanh lại có
thứ trọc, trong thứ trọc lại có thứ thanh. Thứ thanh trong thứ thanh thì từ phế mà đi
khắp da lông, thứ trọc trong thứ thanh thì theo ngòi rãnh tam tiêu mà đi xuống
thận. Thủy dịch dồn về thận là thủy trọng, thứ trọc trong thứ trọc ấy theo đường
bàng quang mà thải ra ngoài. Thứ thanh trong thứ trọc ấy thì chứa lại ở thận. Tân
dịch chứa ở thận, qua sự chưng nóng của thận dương lại hóa thành khí mà đi lên
đến phế lại từ phế mà giáng xuống đến thận.Tuần hoàn như vậy để duy trì sự thay
cũ đổi mới của nước trong cơ thể, nếu thận dương không đủ thì sự thay cũ đổi mới
của nước bị trở ngại sẽ thành bệnh thủy thũng.
PHỤ THÊM: MỆNH MÔN
Mệnh môn có quan hệ chặt chẽ với thận, là bộ phận rất quan trọng của cơ
thể; thậ là tạng thuộc thủy chủ việc tàng tinh, tinh là nguyên âm, mệnh môn là chố
liên quan tới nguyên khí, gọi là nguyên dương. Nguyên dương là chân hỏa tiên
thiên, nguyên âm là chân thủy tiên thiên quan hệ giữa thận với mệnh môn tức là
quan hệ “ âm dương hỗ căn, thủy hỏa tương tế”.
Nguyên khí tiên thiên tàng ẩn ở mệnh môn, cho nên mệnh môn là nguồn
sinh hóa của cơ thể. Mệnh môn thịnh hay suy quan hệ đến hoạt động sinh lý của
ngũ tạng lục phủ, 12 kinh mạch, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh dục của cơ
thể. Nếu mệnh môn suy bại nguyên khí khô kiệt, âm dương ly quyết thì sinh mệnh
cũng kết thúc.

21
III. LỤC PHỦ
Đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu gọi là lục phủ. Công năng
của lục phủ là tiêu hóa thức ăn uống, hấp thu và phân bố tân dịch, bài tiết phế liệu
và căn bã, chỉ nên tả ra mà không nên tàng chứa cho nên lục phủ có tên là “ phủ
truyền hóa”.
1. Phủ ĐỞM
Đởm bám vào gan, công năng sinh lý của đởm có quan hệ tới sự tiêu hóa của thức
ăn, vừa có quan hệ tới hoạt động tinh thần. Vì thế đởm vừa được xếp vào lục phủ,
vừa được xếp vào phủ kỳ hằng. Đởm chứa mật, cho nên đởm lại được gọi là “ phủ
trung tinh”. Nước mật có vị đắng, cho nên khi đởm khí nghịch lên thì có chứng
miệng đắng. Nếu nước mật tiết vào vị theo vị khí nghịch lên, thì thành chứng nôn
ra nước đắng.
Tinh của đởm là cương trực, cường thì hào hung quả cảm, cho nên thiên linh
lan bí điển luận sách Tố vấn gọi đởm là chức vụ trung chính, chủ việc quyết đoán.
Người có đởm khí hào hung thì khí của ngũ tạng lục phủ cũng vì đó mà cương
thịnh du có bị kích thích từ ngoài tới sự việc qua thì trở lại bình thường ngay được
đó là cái lẽ thường nói: “ Khí nhờ đởm mà mạnh, tà không can phạm được”. Trái
lại, người đởm khí hư nhược hễ bị kích thích từ ngoài tới thì khí huyết rối loạn,
thường gây thành bệnh. Ngoài ra, người đởm hư yếu cũng thường có những chứng
tinh thần thất thường, mất ngủ, hay sợ sệt, trong lòng nơm nớp không yên.
2. Phủ VỊ
Vị ở dưới cách mạng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiểu trường, miệng
trên gọi là “ bí môn”, miệng dưới gọi là “ u môn”. Bí môn cũng gọi là “thượng
quản”, u môn cũng gọi là “ hạ quản” ba vùng gọi là “ vị quản”. Thức ăn uống từ
miệng vào, qua thực quản rồi vào vị cho nên vị gọi là “ đại thượng”. Cái kho lớn
hoặc gọi là “ bể của thủy cốc”.

22
Vị có công năng thu nhận và tiêu hóa cơm nước, nếu vị có bệnh thì sẽ xuất
hiện các chứng vùng bụng chướng đau, chướng đầy, tiêu hóa không tốt, đói không
muốn ăn, nôn mửa, nuốt chua, hoặc tiêu cơm chóng đói.
Khí huyết của cơ thể là chất tinh vi trong đồ ăn uống sinh hóa bắt nguồn ở
vị. Vì thế vị vừa là bể của thủy cốc, vừa là nguồn gốc của khí huyết. Sự vận động
của lục phủ ngũ tạng, chân tay xương khớp đều nhờ vào sịnh sinh dưỡng của khí
huyết, cho nên người có vị khí sung bại không thu nhận được cơm nước thì tiên
lượng phần nhiều không tốt. Người xưa cớ câu nói: “ ăn được thì tốt, không ăn
được thì chết” tức là nói về tình huống này.

3. Phủ TIỂU TRƯỜNG


Phía trên, tiểu trường tiếp với u môn, thông với vị, phía dưới tiếp với “ Hạ
lan môn” thông với đại trường. Công dụng chủ yếu của tiểu trường là phân biệt
thanh trọc, cơm nước trong vị sau khi đã chin nhừ đi qua u môn chuyển xuống tiểu
trường. Tại đây lọc lựa ra thứ thanh thứ trọc, thanh là tân dịch, trọc là cặn bã, thanh
thì được hấp thu chuyển vào các bộ phận, cuối cùng thì thấm vào bàng quang; trọc
thì chuyển xuống đại trường. Cho nên thiên Linh lan bí điển đại luận sách Tố vấn
nói: “ Tiểu trường giữ chức vụ thu thanh, vật biến hóa từ đó mà ra”. Nếu tiểu
trường mất chức năng gạn lọc, không táchra được thanh trọc, thì thủy dịch ở bàng
quang sẽ giảm sút, tiểu tiện ngắn, ít, thậm chí bí đái, đồng thời cả thanh và trọc
trong tiểu trường đều dồn xuống đại trường mà có chứng đại tiện lỏng.

4. Phủ ĐẠI TRƯỜNG


Đại trường bao gồm 2 bộ phận: Hồi trường và trực trường đầu cuối trực
trường gọi là giang môn ( phách môn)). Đại trường có công dụng hấp thu phần
nước gọi là “ tế bí biệt trấp” vì cặn bã ở tiểu trường dồn xuống sau khi được đại
trường hấp thu phần nước mới thành phân. Vì thế đại trường là một cơ quan truyền
23
tống cặn bã và làm cho căn bã thành hình. Cho nên thiên Linh lan bí điển đại luận
sách Tố vấn nói: “ Đại trường giữ chức truyền tống, vật đã biến hóa từ đấy mà ra”.
Nếu đại trường hư hàn, mất công năng “ tế bí biệt trấp” thì có các chứng sôi bụng
đau xoắn ỉa chảy. Trái lại đại trường thực nhiệt, dịch ruột khô ráo thì xuất hiện
chứng táo bón.

5. Phủ BÀNG QUANG


Bàng quang ở vùng bụng dưới, là chỗ chất nước dồn góp lại. Công dụng của
bàng quang là tiết nước tiểu cất giữ tân dịch. Nước tiểu là sản vật của quá trình khí
hóa, cũng hư mồ hôi từ tân dịch hóa ra, Cho nên thiên Linh lan bí điển đại luận
sách Tố vấn nói:” bàng quang giữ chức vụ châu đô tân dịch chứa ở đó, khí hóa thì
có thể thải ra”.
Nước tiểu từ tân dịch hóa ra, tân dịch tiếu ít thì có chứng đái không thông. Trái lại
đái quá nhiều thì lại hao tổn tân dịch. Cho nên bàng quang có tác dụng chủ việc
thải nước tiểu và giữ tân dịch lại.

6. Phủ TAM TIÊU


Tam tiêu là đường nguyên khí phân bố thức ăn uống chuyển hóa ra vào, chủ khí,
chủ thủy, coi toàn bộ hoạt động khí hóa trong cơ thể.
Duy trì quá trình khí hóa chủ yếu nhờ nguyên khí Mệnh môn. Khí hơi thở và
khí cơm nước ở trường vị. Nguyên khí mệnh môn là khí căn bản trong tam tiêu.
Nguyên khí đi vào tam tiêu phân bố khắp ngời để thúc đẩy mọi hoạt động sinh lý
của các tổ chức cơ quan. Khí trời do phế khí hấp t hu vào, giao khí cơm nước của
tràng vị tại khí hơi nhờ tác dụng túc giáng của phế và sự hoạt động của tâm mạch,
tuyên tán khắp trong ngoài để cung cấp dinh dưỡng. Cốc khí, nguyên khí, phế khí,
nhờ đường tam tiêu mà vận hành khắp trong ngoài toàn thân, thấu khắp 12 kinh
mạch, ngũ tạng lục phủ, cơ nhục, hoàn thành cả loạt tác dụng khí hóa của cơ thể.
24
Nói khí hóa, tức là làm cho những vật chất nào đó trong cơ thể hóa thành
khí, khí lại hóa thành một vật chất nào đó trong cơ thể hóa thành khí, khí lại hóa
thành một vật chất nào đó. Đó cũng là quá trình sinh hóa sự hóa khí, hấp thu thành
hình bài tiết các thứ của đồ ăn uống trong cơ thể. Cho nên thiên Vinh vệ sinh hội
sách Linh khu nói: “ Thượng tiêu như sương mù, trung tiêu như nước bọt, hạ tiêu
như nước chảy”.
Sương mù là hình dạng khí thượng tiêu man mác như sương mù, xủ là hình dạng
thức ăn uống chín nát ở trung tiêu, nước chảy là hình dạng chát nước ở hạ tiêu
được thải ra ngoài. Cho nên nói tam tiêu là đường ra vào của thức ăn uống, chủ
việc tuần hoàn và bài tiết thủy dịch của cơ thể.
Như những điều nối trên, tam tiêu có hai công năng chính: Là chủ trì các
khí, hai là thông điều đường nước nhưng tam tiêu có chia ra thượng, trung, hạ và
mỗi phần đều có đặc điểm riêng,nay trình bày từng phần như sau:
a.Thượng tiêu: từ họng xuống đến miệng trên dạ dày, công dụng chủ yếu của
thượng tiêu là:
- Thu nạp chất ăn uống không để nôn ra ngoài.
- Tiếp thu khí thủy cốc từ vị ra, phân bố khắp vùng cơ biểu toàn thân, để ôn dưỡng
cho cơ nhục, các khớp và da dẻ.
b.Trung tiêu: ở trung quản vị ( từ miệng trên dạ dày xuống miệng dưới dạ dày) có
công dụng chủ yếu của trung tiêu là:
- Chín nhừ thức ăn uống, chưng hóa tân dịch
- Tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hóa sinh ra sinh khí.
c.Hạ tiêu: Từ trung tiêu xuống chỗ vùng bụng dưới, công dụng chủ yếu của hạ tiêu
là: gạn lọc chất thanh, chất trọc, bài tiết chất bỏ đi, khí của hạ tiêu đi xuống chủ
yếu đưa ra mà không nhận vào.
Như trên có thể thấy được, thượng, trung, hạ, tam tiêu bao gồm đủ ngũ tạng
lục phủ, 12 kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hóa thức ăn uống, bài tiết
25
sinh hóa khí huyết. Cho nên mới nói công dụng của tam tiêu quan hệ với công
năng khí hóa của toàn bộ cơ thể.

IV. PHỦ KỲ HẰNG


Kỳ tức là khác, hằng tức là thường, phủ kỳ hằng tức là một loại cơ quan
không giống với ngũ tạng lục phủ. Phủ kỷ hằng bao gồm 6 cơ quan: não, tủy, cốt
mạch, mạch đờm, tử cung. Trong đó đởm đã được phần lục phủ nêu nên không
nhắc lại ở đây.

NÃO TỦY XƯƠNG


Não ở trong xương sọ, trên đến “thiên linh cái” dưới đến huyệt phong phủ.
Tủy ở trong xương sống, từ huyệt phong phủ đi xuống gọi là tủy xương sống. Tủy
xương sống qua sống. Qua ống tủy lên thông với tủy não và liên hệ với tủy xương
của toàn thân. Cho nên thiên Ngũ tạng sinh thành sách Tố vấn nói: “ mọi thứ tủy
đều thuộc vào não”. Thiên Hải luận sách Linh khu nói: “ Não là bể của tủy”.
Công dụng của não tủy, chủ việc thông sang của tai mắt sự linh hoạt của tay
chân mình mẩy và mọi hoạt động tinh thần. Cho nên não tủy được đầy đủ thì tai to
mắt sangs chân tay cơ thể vận động nhanh nhẹn, có thể làm dược những công việc
nặng nhọc phức tạp. Não tủy hoa kém thì đầu váng, tai ù, mắt hoa, tinh thần rũ
rượi uể oải, nặng thì tối mặt xây xẩm ngã ra hôn mê. Não là cơ quan trọng của cơ
thể, quan hệ rất lớn đến đời sống. Không được để hao tổn chút nào. Ví dụ như
Thiên thích cẩm luận viết: “ Châm ở đầu, trúng vào não bộ vào não bộ thì chết
ngay lập tức”. Thiên Quyết luận sách Linh khu nói: “ Chứng châm đầu thống đàu
đau dữ, đau hết cả não, chân tay lạnh đến khớp xương thì chết không chữa được”.
Những điều đó đều đã nói rõ, não là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể.
Tủy sinh ở thận, chứa ở trong xương mà nuôi dưỡng cho xương cho nên Thiên giải
tinhvi luận sách Tố vấn nói: “ Tủy là thứ làm cho xương chắc đặc” tủy trong
26
xương, nhờ ống xương liên hệ với não tủy, cho nên tủy sinh ở thận mà có thể nuôi
xương, não có thể quản lý tủy và tủy thông với não.
Xương có tính cứng rắn, chống đỡ cho cơ thể, làm giàn giáo cho thân người.
Xương được tủy nuôi dưỡng mới giữ được tính cứng rắn. Cho nên Thiên mạch
yếu tinh vi luận sách Tố vấn nói: “ Xương là chỗ ở của tủy đứng không lâu được,
đi thì rung đảo là xương sắp suy loại”.
Như trên đã nói, thận có thể sinh tủy, tủy chứa ở trong xương mà nuôi
xương, lại thông với não, cho nên thận, tủy, xương, não có quan hệ mật thiết với
nhau.

MẠCH
Phân bố khắp toàn thân, có quan hệ chặt chẽ với tâm, tâm chủ huyết, mạch
và đường ống chủ huyết lưu thông, mạch với tâm hợp tác lẫn nhau mới hoàn thành
được mọi việc vận hành tuần hoàn của huyết dịch. Vì thế công dụng của mạch chủ
yếu có 2 mặt như sau:
1.Ngăn giữ khí huyết; làm cho khí huyết vận hành theo hướng nhất định, theo quỹ
đạo nhất định.
2.Vận tải khí huyết, chuyển vận tinh hoa của đồ ăn uống để nuôi dưỡng toàn thân.
Sự vận hành của huyết là nhờ vào khí: “ Mạch là chỗ ở của huyết lấy khí làm gốc.”
vì thế mạch chuyển động mạch đập, chẳng những có thể phản ánh lượng huyết
trong mạch nhiều hay ít, vận hành nhanh hay chậm cũng phản ánh được mối quan
hệ giữ khí và huyết bình thường hay không. Khí huyết nhiều hay ít vận hành nhanh
hay chậm lại có quan hệ với sự hoạt động của nội tạng, cho nên dùng phép “ xem
mạch” để suy đoán bệnh tật là một trong những phương pháp quan trọng về việc
chẩn đoán của y học cổ truyền.

TỬ CUNG
27
Tử cung còn gọi là phần “ dạ con” ở phần bụng dưới t rước trực tràng, ở sau bàng
quang.
1.Tử cung chủ việc kinh nguyệt, chứa nuôi thai
Kinh nguyệt và chửa đẻ có tử cung làm chủ. Tử cung có quan hệ chặt chẽ
với hai mạch xung, nhâm. Hai mạch xung, nhâm đều bắt đầu từ tử cung ra. Xung
mạch là chỗ 12 kinh mạch, dồn tụ lại,sự thịnh suy của mạch nhâm có quan hệ tới
chửa đẻ. Mạch xung nhâm thịnh thì có kinh nguyệt, có kinh nguyệt thì có thể có
thai cho nên nói: “ Xung là bể huyết, nhâm chủ bào thai”. Nếu đường mạch xung,
nhâm suy yếu thì khả năng sinh con cũng không còn.
2.Tử cung liên hệ với tâm thận
Đường lạc mạch của tử cung phía trên nói với tâm, nếu đường lạc mạch này
bị trắc trở không thông, tâm khí không thấu xuống cổ tử cung thì kinh nguyệt sẽ
ngừng tắc.
Tử cung đã nối với tâm, lại nói với thận ,à kinh thận lại với với cuống lưỡi. Vơi
đường kinh này khi có thai khoảng 9 tháng bị thai đè lên cản trở sẽ sinh chứng câm
không nói được.
Đường mạch của tử cung, một đầu nối với tâm một đầu nối với thận, cho nên
tửcung liên hệ chặt chẽ với tâm và thận.

V. TINH KHÍ THẦN


A. TINH
Tinh là vật chất cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể, trong quá trình
hoạt động sinh lý luôn luôn bị tiêu hao và luôn luôn được bổ sung, nhờ đó mà duy
trì được cuộc sống.
Nội dung của tinh bao gồm 4 mặt: tinh, huyết, tân, dịch. Bốn thứ này tuy có
cùng nhớm với “ tinh” nhưng nguồn gốc tính chất, công năng đều khác nhau. Nay
trình bày từng thứ như sau:
28
1. Tinh
a.Nguồn gốc của tinh: Tinh là thứ cùng đến với sự sống, bẩm thụ và tiên thiên, là
vật chất bắt đầu của mệnh cho nên Thiên bản thần sách Linh khu nói: “Cái đến
với sự sống gọi là tinh”. Tinh của nam nữ hợp với nhau có thể cấu tạo nên thân
hình. Cơ thể sau khi sinh ra thứ tinh ấy nhờ sự dinh dưỡng của chất tinh vi trong đồ
ăn uống mà được nuôi sống không ngừng, cơ thể ngày càng phát triển to lớn, cho
nên thứ vật chất dinh dưỡng bắt nguồn từ thức ăn uống cổ nhân cũng gọi là tinh.
Để dễ cho sự trình bày, người sau mới đem thứ tinh dinh dưỡng do đồ ăn uống hóa
sinh gọi là tinh hậu thiên, đem thứ tinh cùng đến với sự sống gọi là tinh tiên thiên.
Tinh là chạt chất cơ bản cấu tạo nên các tổ chức cơ quan ngũ tạng, lục phủ cơ
thể, tinh của tạng phủ được phát triển nuôi sống dần dần mà dồi dào, rồi quy vào
thận mà hóa sinh ra thứ tinh sinh dục cho nên Thiên thượng cổ chân luận sách
Tố vấn nói: “ Thận chủ thủy, nhận lấy tinh của ngũ tạng lục phủ mà chứa giữ lấy,
cho nên ngũ tạng thịnh thì tinh có thể tràn đầy ra”.
b.Công năng của tinh
Tinh có sức sống dồi dào là vật chất cơ bản cấu tạo nên tất cả các tổ chức cơ
quan trong cơ thể, cho nên gọi là chân âm, là cơ sở vật chất của nguyên khí toàn
thân cho nên gọi là nguyên âm. Nguyên âm chẳng những có đủ mức sinh đẻ và
sinh trưởng phát dục à còn có thể chống lại sự kích thích của những nhân tố không
tốt, tránh khỏi bệnh tật, cho nên Thiên kim giữ chân ngôn luậ sách tố vấn nói: “
Tinh là nguồn gốc của thân thể, cho nên giữ được tinh thì mùa xuân không bị bệnh
ôn”. Nếu nguyên âm kém sinh, cơ sở vật chất cua nguyên dương nảy sinh giao
động sức đề kháng bị giảm sút quá nhiều thì dễ bị tà khí xâm phạm mà phát sinh ra
bệnh.
Tóm lại, tinh là cơ sở của sự sống, tinh được đầy đủ thì sức sống mạnh,, cơ thể
thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh, chống chọi được với sự kích thích

29
của những nhân tố không tốt; tinh kém thiếu thì sức sống giảm sút sức thích ứng và
sức chống đỡ bệnh cũng sẽ giảm sút.
2. Huyết
a.Nguồn sinh hóa của huyết: Huyết là thứ thể dịch sắc đỏ, theo đường mạch mà
vận hành không ngừng ở trong cơ thể, nguồn sinh ra huyết là từ trung tiêu tỳ vị
thức ăn uồng vào vị, hóa thành thứ tinh vi của đồ ăn uống thông qua sự vận hóa
của tỳ, dồn vào mạch rồi hóa thành huyết. Cho nên Thiên Quyết kết luận sách
Linh khu nói: “ trung tiêu là bẩm thụ khí, giữ lấy chất dịch biến hóa rồi đỏ ra gọi
là huyết”.
b.Công năng của huyết: Huyết là thứ tinh vi của đồ ăn uống hóa ra, trong đó có
chất dinh dưỡng theo đường mạch đi qua ngũ tạng lục phủ chân tay các khớp mà
làm nên tác dụng: “ nuôi sống cơ thể”. Nếu vì một thứ nguyên nhân nào đó sự tuần
hoàn của huyết dịch bị trở ngại, da không được huyết dịch nuôi dưỡng đầy đủ thì
sẽ có chứng da dẻ tê dại; chân tay không được huyết dịch nuôi dưỡng không đầy
đủ thì chân tay không ấm, nặng thì bị bại liệt.
Vì thế huyết là vật chất quan trọng duy trì hoạt động sống của cơ thể, trong
thì ngũ tạng lục phủ ngoài thì da, lông, gân xương đều phải ở trong trạng thái huyết
dịch vận hành không ngừng, mới có thể được dinh dưỡng đầy đủ, từ đó mà duy trì
được hoạt động công năng của nó.
3. Tân dịch
a.Nguồn gốc và công dụng của tân
Tân là một thứ thể dịch của cơ thể, sinh ra từ tinh khí của đồ ăn uống, theo
khí của tam tiêu phân bố đến khoảng cơ nhục, bì phu để ôn dưỡng cho cơ nhục,
tươi nhuận cho da lông. Mồ hôi và nước tiểu đều là từ tân mà hóa sinh thứ đi ra tấu
lý mà mồ hôi, thứ thấu xuống bàng quang là nước tiểu. Cho nên có thuyết nói mồ
hôi và nước tiểu đều từ một nguồn mà ra. Tân bị thương tổn thì nước tiểu và mồ
hôi sẽ ít, trái lại mồ hôi và nước tiểu quá nhiều cũng làm hao tân. Trên lâm sàng, ra
30
nhiều mồ hôi là mất tân. Sauk hi mửa nhiều, tả nhiều kiêng uống thuốc phát hãn
cũng là vì nguyên nhân này.
b.Nguồn gốc và công dụng của dịch
Dịchk cũng là từ đồ ăn uống hóa sinh,theo huyết và đi khắp ở trong thấm ra
ngoài mạch lưu thông và chứa lại chỗ não tủy khớp xương, nhuận trơn các khớp bổ
ích não tủy, nhu nhuận tai, mắt, mũi miệng.
c.Sự khác nhau giữa tân và dịch
nguồn gốc của tân và dịch tuy giống nhau nhưng có trong lỏng, đục, đặc
khác nhau. Tân trong mà lỏng cho nên theo khí tam tiêu đi ra phần biểu, dịch đặc
mà đục cho nên lưu hành ở trong khoảng gân xuống các khớp, tân và dịch tuy có
chủ về phần ngoài, phần trong khác nhau nhưng đều từ thức ăn uống sinh hóa hai
thứ cùng một thể cho nên trên lâm sàng không phân biệt rành mạch mà thường gọi
cung là tân dịch.
d.Đường tuần hành của tân dịch.
Tân dịch thấm ra ngoài dịch để nuôi dưỡng nhu nhuận cho da thịt gân xương não
tủy và các bộ phận trong cơ thể. Những thủy dịch vô dụng thừa ra ở các bộ phận
biến thành mồ hôi, nước tiểu mà bài tiết ra ngoài. Phần tân dịch trong đó thì thấm
vào tôn lạc mà trở về kinh mạch, vẫn là một phần của huyết dịch, từ đó mà hình
thành vòng tuần hoàn của tân dịch. Sự tuần hoàn của tân dịch và sự bài tiết của
thủy dịch thừ là mấu chốt quan trọng để duy trì sự thăng bằn, thủy dịch trong cơ
thể. Nếu sự tuần hoàn bì trở ngại hoặc mất chức năng bài tiết thì sẽ thành bệnh đàm
ẩm thủy thũng.

B. KHÍ

Khí có hai hàm nghĩa

31
Một là chỉ vào thứ chất ly ty khó thấy trôi chảy như tinh khí của thức ăn uống là
chất dinh dưỡng vận hành trong cơ thể.
Hai là chỉ vào sức hoạt động nội tạng của cơ thể như khí của ngũ tạng, khí
của lục phủ, khí của kinh mạch…
Tóm lại, hàm nghĩa của khí rất rộng vừ đại biểu cho chất li ti khó thấy trong
cơ thể, vừa biểu đạt sự hoạt động của các bộ phận các cơ quan của cơ thể.
Khí của người ta, theo nguồn gốc của nó mà nối có chia ra tiên thiên và hậu
thiên: thư bẩm thụ từ thiên nhiên thì gọi là khí tiên thiên, gọi là “ nguyên khí”. Khí
hóa sinh trong đồ ăn uống của hậu thiên và thứ khí trời hít vào đều gọi là khí hậu
thiên.
Do đó có thể thấy khái niệm về khí khá rộng rãi như khái quát thì lại không ra
ngoài 4 thứ khí: nguyên khí, tôn khí, vinh khí, vệ khí. Bốn thứ này vừa liên hệ với
nhau vừa có thể khác nhau, nay trình bày từng thứ như sau:
a. Nguyên khí
Nguyên khí bao gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương bẩm thụ ở tiên thiên.
Nguyên khí chứa ở thận, nhờ đường tam tiêu mà đi khắp người thúc đẩy sự hoạt
động của ngũ tạng lục phủ và tất cả các tổ chức cơ quan là nguồn gốc sinh hóa của
cơ thể.
b. Tôn khí
Tôn khí chứa ở trong khí hải, khí hải ở trong lồng ngực, là chỗ quy tụ, là chỗ xuất
phát, vận động lưu hành của khí trong toàn thân.Khí xuất phát từ khí hải đi khắp
người lại quay về khí hải cho nên khí trong khí hải gọi là tôn khí.
Nguồn gốc của tôn khí là khí của đồ ăn uống hóa sinh và khí ngoài tự nhiên thở hít
vào hợp với nhau mà thành.
Công dụng của tôn khí là chạy theo đường hô hấp để coi việc hô hấp, qua tâm
mạch để vận hành khí huyết. Sự mạnh yếu của hô hấp, thanh âm, ngôn ngữ sự vận
hành của khí huyết cho nên đến sự nóng lạnh sức hoạt động của cơ thể phần nhiều
32
có quan hệ với tôn khí. Tôn khí và nguyên khí, tuy một thứ chứa ở khí hải trong
lồng ngực, một thứ chứa ở thận, một thứ là khí hậu thiên, một thứ là khí tiên thiên
nhưng trong quá trình sinh lý hai thứ này không phải tách rời nhau mà liên kết với
nhau, kết hợp với nhau mới có thể làm được tác dụng nuôi dưỡng cho toàn thân.
Hai thứ này kết hợp lại gọi là “ chân khí”. Cho nên thiên thích tiết chân tà sách
Linh khi nói: “ chân khí được bẩm thụ từ tự nhiên kết hợp với cốt khí mà làm cho
cơ thể khỏe mạnh”.
c. Vinh khí
Nguồn hóa sinh của vinh khí: vinh khí là tinh khí ( âm khí) trong đồ ăn thức
uống cho nên vinh khí sinh ra từ thức ăn uống. Bắt nguồn ở tỳ vị từ trung tiêu ra.
Công dụng của vinh khí: Công dụng chủ yếu của vinh khí là hóa sinh huyết
dịch để dinh dưỡng toàn thân, vinh khí từ trung tiêu ra dồn lên phế biến hóa thành
huyết sắc đỏ, chảy vào trong thì dinh dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, tán ra ngoài thì
tươi nhuận cho gân xương, da lông.
Đường vận hành của vinh khí: Vinh khí từ trung tiêu đi ra, dồn vào kinh thủ
thái âm phế nối vòng tuần hoàn của 14 đường kinh lần lượt truyền thuận theo thứ
tự của các kinh âm dương chân tay, một ngày đêm đi 50 vòng như vậy.
d. Vệ khí
Nguồn sinh hóa của vệ khí: Vệ khí là thứ khí nhanh mạnh trong đồ ăn uống (
dương khí) tính của nó nhanh nhẹn, t rơn, chạy luôn khắp mọi nơi, cho nên vị khí
tuy bắt nguồn ở tỳ vị nhưng do thượng tiêu phân bố đi.
Công dụng của vệ khí do thượng tiêu phân bố, đi ngoài mạch, trong thì sưởi ấm
vùng màng lưới phần nông ra ngực bụng để ôn dưỡng cho nên ngũ tạng lục phủ; ở
ngoài thì luồn trong tầng da thớ thịt, ôn dưỡng cho cơ nhục da dẻ mà điều lý việc
mở đóng lỗ chân lông vệ khí chẳng những ôn dưỡng được cho tất cả tạng phủ trong
ngoài mà còn có công năng bảo vệ tầng cơ biểu chống đỡ ngoại tà.

33
Đường vận hành của vệ khí: Vệ khí vận hành ở ngoài mạch tuy nhiên vẫn dựa
vào đường mạch để lưu hành nhưng không hoàn toàn nhất trí với phương hướng
vận hành của vinh khí ở trong mạch. Đặc điểm chủ yếu của sự vận hành đó có
quan hệ với sự thay đổi ngày đêm. Ban ngày thì đi ở phần dương, ban đem đi ở
phần âm. Đi ở phần dương là đi ở 3 kinh dương chân tay, đi ở phần âm là đi vào
ngũ tạng. Ban ngày đi ở phần dươngn thì bắt đầu ở mắt lên đến đầu, đi xuống đến
chân, đi ở kinh tay thì phần nhiều tản ra mà không quay trở lại. Đi ở kinh chân thì
qua long bàn tay đi vào kinh túc thiếu âm chuyển qua mạch kiểu mà quay lại mắt,
lại từ mắt xuất phát cứ như thế tuần hoàn không ngừng. Ban đêm đi ở phần âm là
theo kinh túc thiếu âm dồn vào thận rồi đi qua tâm phế, can, tỳ mà quay về thận rồi
đi qua tâm, phế, tỳ mà quay về thận. Ngày đi ở thủ túc tam dương kinh, đêm đi ở
phần âm của ngũ tạng, một ngày đêm đi được 50 vòng. Bình quân thì đi ở phần
dương 25 vòng, đi ở phần âm cũng 25 vòng.
Quan hệ giữa vệ khí với vinh khí: Vệ khí và vinh khí về nguồn gốc sinh hóa là
hai thứ vật chất cùng nguồn mà khác dòng. Vinh là tinh khí của thức ăn uống, tinh
khí thuộc âm. Âm tính nhu thuận cho nên vinh đi ở trong mạch. Vệ là khí mạch
trong đồ ăn uống, khí mạch thuộc dương, dương tính cương cường cho nên vệ khí
đi ở ngoài mạch. Nhưng âm dương là chế ước lẫn nhau cho nên vệ khí đi ở ngoài
mạch. Nhưng âm dương là chế ước lẫn nhau cho nên học giả đời sau có thuyết “ vệ
khí đi vào trong mạch tức là vinh, vinh khí đi ra ngoài mạch tức là vệ”. Nói rõ hai
thứ vinh vệ trong trạng thái sinh lý bình thường luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Nếu sự chuyển hóa giữa vinh và vệ có sự trở ngại thì có hình thái bệnh lý. Vinh vệ
bất hòa, vì thế vinh khí và vệ khí tuy mặt công năng va mặt vận hành đều có chỗ
khác nhau nhưng không phải là không có quan hệ với nhau mà là một chính thể
khăng khít liên hệ chặt chẽ với nhau.

C. THẦN
34
a.Khái niệm về thần
Thần là khái niệm chung về hiện tượng hoạt động sống của người ta ( bao gồm
tinh thần, ý thức, tri giác vận động). Thần do tinh tiên thiên mà sinh ra. Khí thái
thành hình thì thần của sự sống cũng đã có. Thiên bản thần sách Linh khi nói: “ cái
đến với sự sống gọi là tinh, hai thứ tinh tác động lẫn nhau gọi là thần” là ý nghĩa
ấy. Vì thế, thần tuy là một khái niệm trừu tượng nhưng lại có cơ sở vật chất nhất
định.
Thần là tinh tiên thiên sinh ra, phải được tinh hậu thiên bổ dưỡng mới duy trì
được. Vì thế thần có quan hệ chặt chẽ với tinh, huyết, tân dịch, vinh vệ. Thiên bình
nhân nguyệt cốc sách Linh khu nói: “ thần là tinh khí của đồ ăn uống”. Thiên bát
chính thần minh luận sách tố vấn cũng nói: “ Huyết khí là thần của người ta, cần
phải được nuôi dưỡng cẩn thận”. Như vậy đã nói rõ thần gắn chặt với tinh khí hậu
thiên, chỉ có ngũ tạng điều hòa, tinh huyết cung dưỡng dầy đủ thì thần mới vượng
thịnh được.
Thần biểu hiện sức sống, cho nên thần thịnh hay suy, tiểu biểu do sức sống
mạnh mẽ hay yếu. Thần còn thì sống, thần mất thì chết. Thần đầy đủ thì người
mạnh khỏe, thần suy kém thì người yếu đuối thiên thiên niên sách Linh khu nói: “
Mất thần thì chết, còn thần thì sống” tức là lẽ ấy.
b.Quan hệ giữa thần và tinh, khí: Quan hệ giữa 3 thứ: tinh, khí, thần là mấu chốt
chủ yếu để duy trì đời sống. Sinh mệnh của người ta bắt nguồn từ tinh, duy trì
được sinh mệnh là nhờ khí, chủ của sinh mệnh là thần.
Giữa 3 thứ này có sự giúp nhau. Tinh là cơ sở của thần, khí từtinh hóa ra. Thần
là mặt biểu hiện của khí. Tinh khí đầy đủ thì thần vượng, tinh khí hao hụt thì thần
suy. Sự thịnh suy của 3 thứ tinh, khí, thần quan hệ đến sự mạnh yếu của cơ thể sự
còn mất của sinh mệnh. Cho nên cổ nhân nối tinh, khí, thần là ba thứ quý báu của
người ta.

35
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH (*)
Y học cổ truyền chia nguyên nhân gây bệnh ra mấy loại sau:
-Hoàn cảnh thiên nhiên ( khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người do 6 thứ khí (
lục khí): phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài.
-Hoàn cảnh gây ra những rối loạn về tâm lý xã hội do 7 thứ tình chí ( thất tình):
vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ là nguyên nhân gây bệnh bên trong.
-Các nguyên nhân khác: đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, lao động, sang chấn, tình
dục…

A. NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI: LỤC DÂM, LỤC TÀ


-Do 6 thứ khí: phong ( gió), hàn ( lạnh), thử ( nắng), thấp ( độ ẩm), táo ( khô), hỏa (
nhiệt) khí trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà.
-Gây ra những bệnh ngoại cảm như bệnh nhiễm khuẩn, đau dây thần kinh ngoại
biên do lạnh…
-Luôn luôn quan hệ với thời tiết phong: mùa xuân, hàn: mùa đông, thử: mùa hè,
táo: mùa thu.
-6 thứ khí này thường phối hợp với nhau, mà phong hay xuất hiện hơn cả, làm
bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…
-Cần phân biệt chứng phong, hàn, thấp, hỏa do lục khí gây ra ( ngoại phong, ngoại
thấp, ngoại táo, ngoại hỏa) với các chứng phong, hàn, thấp, táo, hỏa bên trong cơ
thể sinh ra ( nội phong, nội hàn, nội táo, nội thấp, nội nhiệt).

I. PHONG
Phong có 2 loại: ngoại phong là gió, chủ về khí mùa xuân nhưng mùa nào cũng gây
bệnh, hay phối hợp với các khí khác: hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp,

36
phong nhiệt. Nội phong sinh ra công năng của tạng can bất thường ( can phong)
xuất hiện các chứng: co giật, chóng mặt, hoa mắt…
1.Đặc điểm của phong: Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây
bệnh ở phần trên của cơ thể ( đầu,mặt) và phần ngoài ( cơ biểu) làm da lông khai
tiết ra mồ hôi, sợ gió mạch phù…
- Phong hay di động và biến hóa. Bệnh do phong hay di chuyển chuyển như đau
các khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ nên gọi là “ phong động”, biến
hóa bệnh nặng, nhẹ mau lẹ.
- Xuất hiện theo mùa đột ngột, gây ngứa…
2.Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong: Phong hàn
-Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù
-Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh
-Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
Phong nhiệt: Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió,
không sợ lạnh, họng đỏ đau, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù
sác
-viêm màng tiếp hợp theo mùa dị ứng
-Viêm khớp cấp
-Phong thấp: Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp
Đau các dây thần kinh ngoại biên
3.Chứng nội phong ( can phong) do can khí thực kích động đến cân hay can
khuyết hư không nuôi dưỡng cân:
-Sốt cao co giật
- Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư là can dương nổi lên gây nhức đầu, chóng
mặt, hoa mắt…
- Can tai biến mạch máu não do nhũ não, chảy máu não do can huyết hư gây các
chứng liệt ½ người, chân tay co.
37
II. HÀN
Hàn có 2 loại: Ngoại hàn do lạnh,chủ về khí mùa đông, gây ra bệnh ở cơ thể bằng
2 cách: Thương hàn là hàn phạm vào cơ thể bên ngoài, trúng hàn là hàn trực trúng
vào tạng phủ; nội hàn do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây
ra bệnh.
1.Đặc tính của hàn
Hàn là âm tà hay thương tổn dương khí: như hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu
gây cảm mạo, hàn phạm vào tỳ vị là tỳ dương hư không vận hóa được đồ ăn gây ỉa
chảy, chân tay lạnh.
-Hàn hay ngưng trệ, hay gây đau tại chỗ: hàn xâm phạm vào cơ thể gây khí huyết ứ
trệ, không thông gây đau như đau dạ dày do trời lạnh, cước làm xung huyết gây
đau.
-Hàn hay gây co rút, làm bế tắc lại, như lạnh gây co cứng cơ: đau vai gáy đau lưng,
viêm đại tràng co thắt do lạnh, chuột rút các cơ do lạnh…
2.Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn:
-Phong hàn” đã trình bày ở phần phong
-Thấp hàn: đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh.
3.Chứng nội hàn: thường do dương hư
- Tâm phế dương hư
Chứng tắc động mạch vành, mùa lạnh hay gặp
Hen do lạnh, vì thận dương hư không nạp phế khí
-Tỳ vị hư hàn: ăn kém, đầy bụng, sợ lạnh, ỉa chảy tiểu tiện nhiều lần…
Chứng nội hàn do dương khí kém hay gây cho người ta dễ dàng bị cảm lạnh.

III. THỬ

38
1.Đặc tính của thử: Thử là dương tà hay gây sốt và hiện tượng viêm nhiễm: sốt,
khát, mạch hồng, ra mồ hôi.
-thử hay đi lên trên, tản ra ngoài ( thăng tán) làm mất tân dịch: gây ra mồ hôi
nhiều, mất nước, điện giải có thể gây hôn mê, trụy mạch.
-hay phối ợp với thấp, lúc cuối hạ sang thu gây các chứng ỉa chảy, lỵ.
2.Các chứng bệnh hay xuất hiện do thử:
-Thử nhiệt: nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử
-Thương thử: sốt về mùa hè, vật vã, khát, nói mệt
-Trúng thử: say nắng, nhẹ thì hoa mắt, chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất
tỉnh nhân sự, khò khè ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh.
-Thấp thử: đi ỉa chảy về mùa he, nếu gặp thấp nhiệt gây lỵ, ỉa chảy, nhiễm khuẩn.

IV. THẤP
Thấp gồm 2 loại:
Ngoại thấp, độ ẩm thấp là chủ khí về cuối mùa hạ, hay gặp ở các nơi ẩm thấp và
những người làm việc ở nơi ẩm thấp; nội thấp do tỳ thử vận hóa giảm sút, tân dịch
đình lại gây thấp.
1.Đặc điểm của thấp
Thấp hay gây ra những chứng nặng nề như đau khớp do thấp, thấy chân tay mình
mẩy nặng nề. Cảm mạo do lạnh kèm thêm thấp thấy mỏi nhừ toàn thân.
-Hay bài tiết ra các chất đục ( thấp trọc) như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy
nước đục trong bệnh chàm.
-Thấp hay gây dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó, khi gây bệnh khó trừ
được nên hay thái phát như phong thấp.
-Thấp là âm tà hay tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành. Thấp làm
dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy thấp gây chứng

39
phù thũng, ảnh hưởng đến vận hóa đồ ăn, gây các chứng bệnh về tiêu hóa như nhạt
miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.
2.Các chứng bệnh hay xuất hiện do thấp
-Phong thấp: đã nên ở phần phong
-Hàn thấp: đã nên ở phần hàn
-Thử thấp : đã nêu ở phần thử
-Thấp chẩn: bệnh chàm
-Thấp nhiệt: gồm tất cả các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, sinh dục và tiêu
hóa như viêm gan, viêm đường mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm khuẩn, viêm phần phụ, viêm
niệu đạo, âm đạo, viêm bàng quang…
3.Chứng nội thấp: do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp
-Ở thượng tiêu: đầu nặng hoa mắt, ngực sườn đầy tức
-Ở trung tiêu: bụng đầy chướng ăn kém, chậm tiêu, miệng dính, ỉa chảy, chân tay
nặng nề, mệt mỏi.
-Ở hạ tiêu: phù ở chân, nước tiểu ít đục, phụ nữ ra khí hư.

V. TÁO
Táo có hai loại:
Ngoại táo là độ khô chủ về mùa thu. Xâm nhạp bắt đầu từ mũi, miệng, phế và vệ
khí vào bên trong cơ thể chia là 2 thể: ôn táo và lương táo. Nội táo do tân dịch, khí,
huyết giảm sút gây ra bệnh.
1.Đặc tính của táo: Tính khô hay làm tổn thương tân dịch: mũi khô, họng khô, da
khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan ít đờm.
2. Các chứng bệnh hay xuất hiện do táo:
Lương táo: sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi, họng khô ho đờm ít hay gặp
chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu.

40
Ôn táo: sốt cao, ít sợ lạnh, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền đầu
lưỡi đỏ, hay gặp chứng mất tân dịch, điện giải ( âm hư, huyết nhiệt) dễ gây biến
chứng nhiễm độc thần kinh và vận mạch: nói làm nhảm, vật vã, hôn mê, xuất
huyết. Thường gặp ở các bệnh nhiễm khuẩn về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm
não…
3.Chứng nội táo: do bẩm tố tạng nhiệt, dùng quá lâu ngày thuốc cay đắng, thuốc
hạ: bệnh sốt cao kéo dài lâu ngày làm tân dịch bị tổn hao gây ra các chứng: khát,
da tóc lông khô, lưỡi khô, táo, gầy…

VI. HỎA
Hỏa và nhiệt giống nhau là một khí trong lục dâm, nhưng các thứ khí khác như
phong, hàn, thử, thấp, táo, thử cũng có thể hóa giải. Ngoài ra các tạng phủ, tình chí
cũng biến hóa thành hỏa: như can hỏa, tâm hỏa, đởm hỏa…
Gần phân biệt chứng hư hỏa ( hư nhiệt) với chứng hỏa do bên ngoài đưa tới ( thực
nhiệt).
1.Đặc tính của hỏa: hỏa hay gây sốt và chứng viêm nhiệt.
-Gây sốt: sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, nước tiểu đỏ, khát, họng đỏ sưng đau.
-Gây viêm nhiệt ở trên: như tâm hỏa gây loét lưỡi: vị hỏa gây sưng lợi; Can hỏa
gây mắt đỏ sưng đau.
-Hỏa hay gây chảy máu ( bức huyết vong hành) phát ban do nhiệt làm tổn thương
mạch lạc như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, ban
chẩn trong các bệnh nhiễm khuẩn.
-Hỏa hay đốt tân dịch: khát nước, miệng khô, lưỡi khô, táo, nặng có thể nói mê
sảng hôn mê.
2.Các chứng bệnh hay xuất hiện do hỏa: Hỏa độc nhiệt độc
-hay gây các bệnh nhiễm khuẩn: mụn nhọt, viêm họng, viêm phổi…

41
-Gây các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát không có hoặc có biến chứng mất
nước, nhiêm độc thần kinh, chảy máu: mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, táo, tiểu tiện
ít đỏ, rêu lưỡi vàng dày, chất lưỡi đỏ giáng, mạch nhanh có thể thấy mê sảng, hôn
mê hoặc nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam…
-Thấp nhiệt
-Phong nhiệt
-Táo nhiệt
-Thử nhiệt
3.Chứng hư nhiệt: do âm hư sinh chứng nội nhiệt: gò má đỏ, ngũ tâm phiền
nhiệt, triều nhiệt, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, ho khan, họng khô, lưỡi đỏ ít
rêu hoặc không có rêu.

B. NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG


1.Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý, tình cảm vui – giận – buồn –
lo – nghĩ – kinh sợ.
2.Tình chí bị kích động hay những sang chấn về tinh thần gây ra sự mất thăng bằng
về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương: như
cao huyết áp, suy nhược thần kinh, loét dạ dày tá tràng…
3.Thất tinh và tạng phủ có liên hệ quan thiết với nhau:
- Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình, can sinh ra giận dữ, tâm
sinh vui mừng, tỳ sinh ra nghĩ, phế sinh ra lo, thận sinh ra sợ.
- Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của tạng phủ; giận hại can, vui hại tâm,
lo nghĩ hại tỳ, lo hại phế, sợ hãi hại thận. Đặc biệt thất tình làm ảnh hưởng đến khí
của các tạng phủ: giận làm khí thăng, vui làm khí hãm, buồn làm khí tiêu, sợ thì
khí hạ…
4. Thất tình đặc biệt hay gây các chứng bệnh cho ba tạng: tâm, can, tỳ

42
Tâm: kinh quý, chính xung, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, hoang
tưởng, cười nói huyên thuyên, thao cuồng, điên cuồng…
Can: Tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạn sườn đầy tức, phụ nữ đau vú, kinh nguyệt
không đều, thống kinh.
Tỳ: Ăn uống kém, không muốn ăn, bụng đầy, đại tiện thất thường, táo hay lỏng,
phụ nữ bế kinh, rong kinh.
C. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC
I. ĐÀM ẨM
1.Đàm ẩm là một sản vật bệnh lý
Đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng; đàm ẩm sau khi sinh ra sẽ gây những chứng
bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây bệnh của đàm rất rộng rãi.
2.Nguồn gốc
Sinh ra đàm ẩm do tân dịch ngưng tụ biến hóa thành
Do lục dâm, thất tình làm cơ năng của ba tạng tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng tân dịch
không phân bố được và vận hành được, ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm
ẩm.
3.Đàm ẩm:
Sau khi hình thành theo khí đi các nơi ngoài đến cân xương, trong đến tạng phủ
làm ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, sự thăng giáng của khí gây ra chứng
bênh ở các bộ phận cơ thể.
4.Chứng bệnh của đàm ẩm ở các bộ phận cơ thể như sau:
a. Đàm
-Phế: hen suyễn khạc ra đờm
-Tâm: tâm quý, điên cuồng
-Vị: lợng giọng, nôn, mửa
-Nghịch lên trên: huyễn vựng
-Ngực: tức ngực mà suyễn
43
-Kinh thiếu dương: gây sốt rét
b. Ẩm
-Tràn ra cơ nhục gây phù
-Ra ngực sườn gây ho, hen xuyễn
-Ở tiêu hóa gây sôi bụng, miệng khô, bụng đầy, ăn kém.
5.Những chứng bệnh gây ra do đàm ẩm
- Đàm:
PHong đàm: chứng trúng phong đàm: hoa mắt chóng mặt, đột nhiên ngã, khò khè,
miệng mắt méo lệch, lưỡi cứng không nói được; hoặc chứng đột nhiên ngã hôn
mê, sùi bọt mép ( động kinh).
Nhiệt đàm: phiền nhiệt, táo bón, đầu mặt nóng, đau họng ,điên cuồng
Hàn đàm: đau xương dữ dội, tay chân không cử động, ho ra đờm lỏng, mạch trầm
trì.
Thấp đàm: người nặng nề, mệt mỏi
Lao dịch: lao hạch thường ở gáy, ban thành khối hạch không nóng, không đau, ra
chất bã đậu khi vỡ hay loét khó liền miệng.
- Ẩm
Đau mạn sườn, ho khó thở, đau liên sườn hay gặp ở bệnh màng phổi có nước y học
cổ truyền gọi là huyễn ẩm.
Đau người và nặng nề, tay chân phù, hen xuyễn, không có mồ hôi, sợ lạnh
Hen không nằm được, mặt phù.

II. Ứ HUYẾT
1.Ứ huyết là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết ở cục bộ, hay chảy
máu cục bộ
2.Nguyên nhân: do khí hư, khí trệ khiến cho huyết ngưng trệ hoặc chảy máu ở
trong cơ thể.
44
3.Những triệu chứng biểu hiện ứ huyết: đau, thường là do xung huyết gây chèn ép,
tính chất đau cố định một chỗ,cự án.
- Sưng, thành khối, hay gặp ở các bệnh ngoại khoa ( gẫy xương, ngã…) hoặc ứ
huyết ở các tạng phủ.
- chảy máu do thoát quản hay gặp đại tiện, tiểu tiện ra máu, chảy máu do rong
huyết.
- Ngoài ra còn tìm các triệu chứng chảy máu dưới da, chất lưỡi tím, hoặc có điểm ứ
huyết, mạch tế sáp.

III. ĂN UỐNG
Số lượng và tính chất thức ăn thiếu; ăn nhiều quá ( bội thực); thức ăn không sạch (
nhiễm khuẩn) đặc biệt tính chất đồ ăn gaya bệnh: ăn đồ béo, ngọt gây thấp đàm,
nhiệt; đồ lạnh gây tỳ vị hư hàn, đồ cay gây táo bón, trĩ hoặc thích ăn chua, đắng,
ngọt, mặn, cay cũng ảnh hưởng tới việc sinh bệnh.

IV. TÌNH DỤC, SANG CHẤN, TRÙNG THÚ CẮN…


Giống như y học hiện đại.

CHẨN ĐOÁN HỌC (*)


Chẩn đoán y học cổ truyền là dùng các phương pháp nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn để
khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào vị trí tính chất, trạng thái và xu thế
chung của bệnh tật để quy nạp thành các hội chứng các tạng phủ, kinh lạc, khí
huyết…
Nội dung của chẩn đoán y học cổ truyền bao gồm:
Bốn phương pháp để khám bệnh: Nhìn ( vọng chẩn), nghe ( văn chẩn), hỏi (
vấn chấn), xem mạch sờ nắn ( thiết chẩn) gọi tắt là tứ chẩn.
45
Tám cương lĩnh để chẩn đoán vị trí, tính chất, trạng thái, xu thế chung của
bệnh gọi tắt là bát pháp
Các hội chứng bệnh.

A. BỐN PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH ( tứ chẩn)


I. NHÌN ( vọng chẩn)
Nhìn để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi lưỡi… của người bệnh để biết
được tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền rất
chú trọng xem xét các bộ phận ở mặt, lưỡi vì có liên quan nhiều với các tạng phủ.
1.Xem thần: Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các
tạng phủ chưa suy, tiên lượng chữa bệnh tốt.
- Còn thần: mắt sang, tỉnh táo là bệnh nhẹ, chính khí chưa tổn thương nhiều, công
năng tạng phủ còn chưa suy, tiên lượng bệnh tốt.
- Không còn thần: tinh thần mệt mỏi, thờ ơ lãnh đạm, nói không có sức…là bệnh
nặng, chính khí đã suy, chữa bệnh khó khăn và lâu dài.
Một số bệnh nhân tìnhtrangj bệnh rất nặng mắc bệnh lâu ngày cơ thể quá suy
nhược, đột nhiên tỉnh táo, muốn ăn uống, má đỏ là biểu hiện chính khí muốn thoát,
bệnh tình nguy hiểm, y học cổ truyền gọi là hiện tượng “ giả thần” hay “ hồi quang
phản chiếu”.
Ngoài ra còn phải xem trạng thái tinh thần như: u uất, ít nói, cười nói huyên
thuyên, chán ăn, hoang tưởng, mê sảng, hôn mê…để xem bệnh ở tâm, can, tỳ…
2.Xem sắc:Thường xem sắc mặt, người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có
bệnh thường có hể biến đổi như sau:
a.Sắc đỏ do nhiệt: cần phân biệt mặt đỏ do thực nhiệt hay hư nhiệt. Thực nhiệt
thì toàn mặt đỏ đều như sốt nhiễm khuẩn, say nắng. Hư nhiệt gặp ở người sắc bệnh
lâu ngày, buổi chiều hai gò má đỏ do âm hư nội nhiệt như người bị lao phổi.

46
b.Sắc vàng do hư thấp: tỳ mất kiện vận, thủy thấp không vận hóa, khí huyết
giảm sút, da không được nuôi dưỡng nên có mầu vàng.
Chứng hoàng đản mầu sắc vàng tươi sang là do tháp nhiệt ( hoàng đản nhiễm
khuẩn); sắc vàng ám tối là do hàn thấp ( hoàng đản do ứ mật, tan huyết). Mặt hơi
vàn là do tỳ hư.
c.Sắc trắng do hư, hàn, mất máu: sắc trắng hơi phù: thận dương hư. Bệnh cấp
tính đột nhiên sắc mặt trắng là dương khí sắp thoát ( choáng). Đau bụng do hàn
nhiều, sắc mặt cũng trắng.
d.Sắc đen do hàn, đau, thủy, thận hư: dương khí hư gây chứng hàn, hàn ở
không thông sinh chứng đau, thủy thấp không vận hóa được. Thận hư tinh khí suy
kiệt cũng gây sắc mặt đen.
e.Sắc xanh do hàn, đau, ứ huyết, kinh phong: Sắc xanh do khí huyết không
thông, kinh mạch bị trở trệ mà thành. Hàn gây khí huyết không thông, không thông
gây đau và ứ huyết. Phong hàn gây đau đều, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc
mặt trắng bệch mà xanh, môi miệng xanh tím là huyết ứ ( suy tim). Trẻ em sốt cao,
sắc mặt xanh là sắp có kinh phong ( co giật).
3.Xem hình thái ( dáng hình, tư thế, cử động)
Xem hình thái để biết tình trạng khỏe yếu của 5 tạng: da lông khô thì phế hư, cơ
nhục gầy nhẽo thì tỳ hư; xương yếu nhỏ, răng lung lay, chậm mọc do thận hư;
Chân tay run, co quắp do can hư. Người béo, ăn ít, thở gấp do tỳ hư đàm thấp;
người gầy mau đói là vị hỏa.
Xem tư thể cử động của bệnh nhân để biết thuộc âm hay thuộc dương. Thích
động, nằm quay ra ngoài.. thuộc dương; chứng thích nằm, nằm quay vào trong..
thuộc âm chứng.
4.Xem mũi: đầu mũi xanh: đau bụng; Mũi hơi đen là trong ngực có đàm ẩm;
Sắc trắng là khí hư hoặc mất máu; Vàng do thấp; Đỏ do phế nhiệt.
Cánh mũi phập phồng là do khó thở vì phế nhiệt, hen suyễn.
47
Chảy nước mũi trong do ngoại cảm phong hàn, nước mũi đục ho ngoại cảm phong
nhiệt…
5.Xem mắt: Lòng trắng đỏ bệnh ở tâm; trắng bệnh ở phế, xanh bệnh ở can, vàng
bệnh ở tỳ, đen bệnh ở thận.
Mắt đỏ sưng đau do can hỏa phong nhiệt; mi mắt nhạt mầu do thiếu máu; Mắt
quầng đen do tỳ hư; Đỏ khóe mắt do tâm hỏa.
6.Xem môi: Môi đỏ hồng khô là nhiệt; Môi trắng nhợt là huyết hư; Môi xanh tím
là ứ huyết; Môi hồng tươi do âm hư hỏa vượng; Môi xanh đen do hàn; Môi lở loét
do vị nhiệt.
7.Xem da:Phù thù: ấn vào vết lõm còn do thủy thấp; ấn nổi ngay là do khí trệ.
-Vàng da: có sốt, mầu tươi sang là do dương hoàng; không có sốt mầu vàng tối là
do âm hoàng.
-Ban chẩn: ban là những đám nhỏ nổi len mặt da, chẩn là những sụn cao hơn da.
Ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư, tím là nhiệt thịnh, nhạt xám là chính khí
đã hư.
8.Xem lưỡi: Xem lưỡi để biết tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch
con người, sự biến hóa nông sâu, nặng nhẹ của bệnh tật.
-Xem lưỡi ở hai bộ phận: chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch máu
của lưỡi. Rêu lưỡi là chất phủ lên bề mặt của lưỡi.
-Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại, hoạt động tự nhiên, mầu hơi hồng.
Rêu lưỡi trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải.
Khi có bênh, chất lưỡi thay đổ về mầu sắc, hình dạng và cử động phản ánh
tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết. Rêu lưỡi thay đổi về mầu
sắc, tình chất phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh, sự tiêu trưởng của chính
khí và tà khí.
a.Xem chất lưỡi:
- Về mầu sắc
48
+Nhạt mầu: hơi trắng do hàn chứng, hư chứng; dương khí suy nhược khí huyết
không đầy đủ.
+ Đỏ: thuộc nhiệt do lý thực nhiệt hoạc do hư nhiệt ( âm hư hỏa vượng).
+Đỏ giáng: do nhiệt thịnh, tà nhiệt đã vào phần dinh và huyết; ở bệnh nhân mãn
tính là do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị giảm nhiều.
+Xanh tím: bệnh do hàn nhiệt khác nhau. Do nhiệt chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi
khô ít tân dịch; Do hàn, ứ huyết lưỡi xanh, tím ướt nhuận; Nếu ứ huyết còn các
khối ban, điểm ứ huyết.
-Về hình dáng của lưỡi:
+Phù nề: thuộc thực chưng, nhiệt chứng: Hơi nề, 2 bên có dấu răng in thuộc hư, hư
hàn hay do đàm kết lại tràn lên.
+Sưng to: mầu trắng nhạt do thận tỳ dương hư; chất lưỡi hồng đỏ sưng to do thấp
nhiệt bên trong hay nhiệt độc mạnh.
+Mỏng nhỏ: chất lưỡi đạm nhỏ do tâm tỳ; khí huyết hư, chất lưỡi hồng giáng nhỏ
do âm hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn, biểu thị của bệnh nặng.
+Đầu lưỡi phù đại thuộc tâm hỏa mạnh, 2 bên phì đại: can đởm hỏa thịnh; giữa
lưỡi phì đại là trường vị nhiệt thịnh.
-Về cử động của lưỡi:
+Mềm yếu không cử động được tự do: bệnh cũ chất lưoix đạm nhạt mà liệt là khí
huyết đều hư, lưỡi đỏ giáng mà liệt là do âm hư cực độ. Bệnh mới mắc lưỡi khô
hồng mà liệt là do nhiệt là tổn thương phàn âm.
+Cứng không chuyển động, co ra vào được: do bệnh nhiệt, nhiệt nhập tâm bào (
hôn mê) sốt cao là thương tổn tân dịch, trúng phong.
+Lệch: do trúng phong.
+Run: do tâm, tỳ, khí, huyết hư.

49
+ Rụt ngắn: là bệnh nguy hiểm, nếu chất lưỡi thấp nhuận là do hàn ngưng trệ ở cân
mạch; Nếu phù to mà ngắn là do đàm thấp; Nếu lưỡi hồng khô là sốt cao tổn
thương tân dịch.
+Lưỡi thè ra ngoài là do tâm tỳ có nhiệt : hoặc bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em.
b.Xem rêu lưỡi:
- Mầu sắc:
Rêu trắng: thuộc về hàn chứng, biểu chứng. Trắng mỏng do phong hàn; Trắng
mỏng đầu lưỡi đỏ là do phong nhiệt; Trắng trơn do thấp hay đàm ẩm; Trắng dính
do đàm trọc, thấp tà gây ra; Nếu rêu trắng khô nứt nẻ hoặc như phấn dày thì tà
nhiệt bên trong mạch, tân dịch bị tổn thương.
Rêu vàng: thuộc lý chứng: Vàng ít: nhiệt ít; Vàng nhiều khô: nhiệt nhiều;
Tân dịch bị tỏn thương, rêu vàng dính là do thấp nhiệt hoặc đàm nhiệt.
Rêu xám đen: đều bệnh nặng. Nếu rêu lưỡi xám đen mà khô là do nhiệt
mạnh là tỏn thương tân dịch; Nếu thấp nhuận, trơn là do dương hư hàn thịnh, thủy
thấp ứ lại bên trong.
Khô biểu hiện tân dịch đã bị hao tổn: thực nhiệt gây sốt cao mất tân dịch;
Hư nhiệt do âm hư tân dịch giảm. Ngoài ra nếu thấp tà tụ lại bên trong, khí không
thông sinh tân dịch cũng gây ra lưỡi khô.
Dính và hôi: do trường vị có nhiệt hoặc thực tích ứ lại ở tỳ vị gây ra.
Tóm lại, trong phương pháp nhìn, y học cổ truyền rất chú trọng đến xem lưỡi.
Trong công tác khám bệnh cho trẻ em, phương pháp nhìn giữ vai trò chủ yếu.

II. NGHE, NGỬI ( văn chẩn)


1.Nghe âm thanh:
a.Tiếng nói: tiếng nói nhỏ, thều thào không ra hơi: hư chứng; Hỏi sang sảng: thực
chứng. Mê sảng nói nhiều là thực nhiệt; Nói ngọng là do phong đàm, trúng
phong;Nói một mình là tâm thần hư.
50
b.Tiếng thở: thở to là thực chứng hay gặp ở bệnh cấp tính; Thở nhỏ, ngắn, gấp,
nông là hư chứng.
c.Tiếng ho: ho có đờm là thấu, ho không có đờm là khái; Ho khan là bệnh nội
thương, phế âm hư. Bệnh cấp mà khản tiếng do phế thực nhiệt; Ho lâu ngày mà
khản tiếng là phế âm hư. Ho hắt hơi, sổ mũi là do cảm phong hàn; Ho từng cơn,
nôn mửa là ho gà.
d.Nấc: nấc liên tục, tiếng to, có sức là do thực nhiệt, nấc yếu đứt quãng do hư hàn.
Nếu là do vị thì nghịch lê do ăn uống, cảm mạo phong hàn tự nhiên sẽ khỏi; Nhưng
ở người có bệnh lâu ngày vị khí yếu, thấy hiện tượng nấc cần chú ý đến bệnh tình
có có thể trở thành nguy kịch.
2.Ngửi mùi: Mùi của người bệnh ở mũi, miệng, đờm, phân, nước tiểu có thể giúp
người thầy thuốc phân biệt được tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh:
Phân tanh hôi, loãng do tỳ hư
Nước tiểu đục khai do thấp nhiệt
Đại tiện phân chua thối do tích nhiệt, tích thực…

III. HỎI ( Vấn chẩn)


Hói người bệnh hoặc người nhà về các chứng trạng hiện tại, quá trình bệnh tật, quá
trình chữa bệnh, nghề nghiệp, hoàn cảnh…
Tài liệu này chỉ nêu cách hỏi các chứng trạng hiện tại, còn các phần khác giống
như làm bệnh án tây y.
1.Hỏi về hàn nhiệt
hàn nhiệt tức là hỏi bệnh nhân có sợ lạnh, có phát sốt hay không, thời gian
ngắn, dài và sự liên quan với các chứng trạng khác…
a.Sợ lạnh:
- Bệnh mới mắc mà sợ lạnh do ngoại cảm phong hàn

51
- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh kèm theo chân tay lạnh là chứng dương hư, lý hàn.
Sợ lạnh ở lưng là thận dương hư; Sợ lạnh ở tay chân là tỳ dương hư ( tỳ vị hư hỏa).
b. Phát sốt
-Phát sốt có quy luật hoặc sốt ngày càng cao gọi là triều nhiệt. Trong ngực
phiền nhiệt kèm thêm nóng long bàn tay bàn chân gọi là ngũ tâm phiền nhiệt; Cảm
giác nóng nhức trong xương gọi là cốt chưng lao nhiệt.
-Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ là biểu hiện lý
chứng, thực nhiệt. Sốt bệnh cũ, triều nhiệt, lòng bàn tay chân nóng nhức trong
xương, gò má đỏ là huyết hư, âm hư sinh nội nhiệt.
-Bệnh mới mắc, vừa sợ lạnh vừa phát sốt là do ngoại cảm Sợ lạnh nhiều, sốt
ít là biểu hàn; Sốt nhiều, sợ lạnh ít là biểu nhiệt.
-Lúc sốt lúc rét hàn nhiệt vãng lai: rét nóng không có quy luật là chứng bán
biểu bán lý thuộc thiếu dương; rét nóng có quy luật thời gian là do sốt rét.
2.Mồ hôi
a.Có mồ hôi và không có mồ hôi: sợ lạnh phát sốt có mồ hôi là chứng biểu
hư; không có mồ hôi là biểu thực.
-Sốt cao ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại là lý nhiệt.
b.Thời gian ra mồ hôi: bình thường hay ra mồ hôi, lúc hoạt động mồ hôi ra
càng nhiều, sau khi ra mồ hôi thấy lạnh gọi là chứng tự ra mồ hôi ( tự hãn), do khí
hư và dương hư gây ra.
-Ngủ ra mồ môi, lúc tỉnh không ra gọi là chứn ra mồ hôi trộm ( đạo hãn) do
âm hư hay khí âm đều hư gây ra.
c.Tính chất số lượng mồ hôi:
-Mồ hôi vàng là thấp nhiệt, mồ hôi dính như dầu là tuyệt hãn ( bệnh nặng).
-Ra hay không có mồ hôi nữa người là trúng phong. Toàn thân ra mồ hôi, ra
nhiều không dứt, chân tay lạnh, người lạnh là dương khí muốn tuyệt gọi là chứng
thoát dương ( choáng trụy mạch).
52
3.Đầu, mình, ngực, bụng, các khớp xương
a.Vị trí:
-Đau đầu: đau vùng chẩm lan xuống gáy vai: bệnh thuộc kinh thái dương;
đau vùng trán xuông hai lông mi bệnh thuộc kinh dương minh; Đau ½ đầu bệnh
thuộc kinh thiếu dương; Đau đầu vùng đỉnh thuộc kinh quyết âm.
-Đau ngực: sốt, ho suyễn, khạc ra đờm, ho ra máu thuộc phế nhiệt đau ngực
đã lâu, hay tái là do khí, huyết, đàm ẩm gây bế tắc. Ngực sườn đầy tức mà đau là
chứng thiếu dương bệnh can khí uất kết.
-Vùng thượng vị: trướng đầy và đau là đau dạ dày ( vị quản thống).
-Đau vùng thiểu phúc: can khí uất kết, kinh mạch không thông, hay gặp ở
các bệnh phụ khoa: thống kinh.
-Đau lưng: lưng là phủ của thận thường thận hư gây đau lưng, còn có thể do
phong hàn, hàn thấp hoặc ứ huyết gây đau lưng cấp.
b.Tính chất
-Đau di chuyển , tê dại và ngứa là do phong ; nặng nề di dịch khó khăn là do
thấp ; đau nhức mà sợ lạnh, trời lạnh thì đau tăng thuộc chứng hàn ; sốt, sưng,
nóng, đỏ đau thuộc nhiệt ; đau chướng hoặc đau liên miên là do khí trệ ; đau dữ dội
một nơi nào đó là do huyết hư.
c.Mức độ và thời gian đau:
Bệnh mới mắc chướng mãn nhiều, đau không cự án thuộc chứng thực; bệnh
cũ, chướng mãn không nhiều, lúc đau lúc không, trời lạnh thì đau, thiện án thuộc
chứng hư.
4.Ăn uống và khẩu vị
a.Miệng khát và uống nước: miệng khát thích uống nước nhiều, thích uống
nước lạnh: thực nhiệt; Miệng khát mà không thích uống thuộc chứng thấp, hư hàn;
Nôn mửa ỉa chảy khát nước là tân dịch bị tổn thương. Miệng không khát không
thích uống là do hàn.
53
b.Thèm ăn và ăn: Bệnh mới không thèm ăn là do thức ăn tích trệ, ngoại cảm
kèm thấp, khí trệ ở tỳ vị. Bệnh cũ là ăn kém do tỳ vị hư nhược, thận dương hư.
Khi có bệnh mà ăn được là vị khí chưa hao, tiên lượng tốt. Bệnh nặng ăn
nhiều lên là vị khí hồi phục đều triển vọng chữa bệnh tốt.
c.Khẩu vị: miệng đắng thuộc nhiệt, thường do nhiệt ở can đởm; Miệng vị
chua hôi là trường vị tích nhiệt; Miệng hôi là do vị hỏa đốt bên trong; Miệng nhạt
do đàm trọc hư chứng; Miệng ngọt do thấp nhiệt ở tỳ; Miệng mặn là do thận hư.
5.Ngủ
Mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi, hay mê là do tâm huyết không đầy đủ, người vật
vã, trằn trọc, lâu không ngủ được thuộc chứng âm hư hỏa vượng; Miệng đắng nôn
ra đờm, hồi hộp vật vã, không ngủ được thường do đàm hỏa nhiễu tâm; tiêu hóa
không tốt cũng gây mất ngủ.
6.Đại tiện và tiểu tiện
a.Đại tiện:
-Đại tiện táo, số lần đi ngoài giảm ít, đi khó, lượng phân ít, khô cứng. Bệnh
mới, táo, bụng đầy chướng thuộc thực nhiệt; Bệnh cũ, người già, phụ nữ có thai
sau khi đã bị táo là do tân dịch giảm, khí hư, âm hư, huyết hư.
-Đại tiện lỏng: phân đặc mùi thối la lý nhiệt, tích trệ; Phân loãng ít thối do tỳ
vị hư hàn. Ỉa lỏng như nước, tiểu tiện ít là do thủy thấp tràn xuống dưới; Ỉa chảy
lúc sang sớm ( ngũ canh tả) là tỳ thận dương hư.
-Đại tiện trước rắn sau loãng là tỳ vị hư nhược.
-Đại tiện ra máu mũi, mót rặn là bệnh lỵ do thấp nhiệt ở đại tràng
b.Tiểu tiện: hỏi về mầu sắc, số lượng, và số lần đi tiểu
Tiểu tiện ít, mầu vàng, nóng thuộc thực nhiệt; Tiểu tiện ít, sau khi ra mồ hôi,
ỉa chảy, nôn mửa là do tân dịch bị tổn thương; thủy thấp đình là thì nước tiểu ít.
Tiểu tiện nhiều, trong dài là thuộc hư hàn, còng gặp ở chứng tiêu khát( đái
tháo).
54
Đi tiểu luôn, mót đái, đái rắn, đau là do thấp nhiệt ở bàng quang; người gà đi
tiểu luôn, mót đái do thận khí hư.
Đi không tự chủ, đái dầm là do thận khí hư. Trẻ em đái dầm do sự phát dục
chưa đầy đủ hay thói quen xấu tạo thành.
7.Kinh nguyệt, khí hư
Phụ khoa về y học cổ truyền nghiên cứu kỹ sinh lý, bệnh lý về 4 vấn đề:
kinh nguyệt, khí hư, có thai, sau khi đẻ ( phần này chỉ nên sơ lược về vấn đề kinh
nguyệt, khí hư).
a.Kinh nguyệt: hỏi về chu kỳ, lượng kinh, thời gian hành kinh, mầu sắc, tính
chất.
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày; thời gian kéo dài 3 – 4
ngày có khi 5 – 6 ngày; lượng kinh bình thường; mầu kinh đỏ, không có cục.
Kinh nguyệt trước kỳ, mầu kinh đỏ tươi, số lượng nhiều thương do huyết
nhiệt; sắc nhạt, lượng ít, đau bụng sau khi hành kinh do khí huyết không đầy đủ.
Kinh sau kỳ, sắc thẫm có cục,đau bụng trước khi hành khinh thuộc hàn; ứ
huyết; sắc nhạt kinh ít do huyết hư.
Rong kinh rong huyết: sắc tím đen, thành khối, bụng đau thuộc nhiệt; mầu
nhạt có cục, đau bụng do can thận hư, hoặc tỳ hư.
b.Khí hư ( đới hạ) hỏi về mầu sắc mùi
Khí hư trắng lượng nhiều do tỳ, thận hư hàn. Khí hư nhiều mầu vàng, dính
hôi là do thấp nhiệt.
IV. XEM MẠCH VÀ SỜ NẮN ( thiết chẩn)
1. Xem mạch
a. Mục đích của xem mạch: để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ,
vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh tật.

55
b. Nơi xem mạch: tại động quay ở tay, động mạch đùi, động mạch chày sau,
động mạch mu chân, động mạch thái dương, nhưn vị trí hơn cả là động mạch
quay ở thốn khẩu.
Ở thốn khẩu nơi động mạch quay đi qua, nơi xem mạch được chia làm 3 bộ:
thốn, quan, xích. Bộ quan tương đương với mỏm châm xương trụ kéo ngang, bộ
thốn ở dưới và bộ xích ở trên bộ quan.
Tay phải thuộc khí, tay trái thuộc huyết và sơ đồ vị trí các tạng phủ tương ứng
với các bộ như sau:
Bộ Tay trái Tay phải
Thốn Tâm – Tiểu trường Phế - Đại trường
Quan Can – Đởm Tỳ - Vị
Xích Thận âm – Bàng quang Thận dương – Tam tiêu

c. Cách xem mạch: người bệnh để ngửa bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay
trỏ, giữa, nhẫn đặt vào mạch. Ngón giữa bộ quan, ngón trỏ bộ thốn và ngón
nhẫn bộ xích. Tùy theo người cao thấp, nhỏ hay lớn mà đặt thưa ra hay khít
lại. Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái của người bệnh và ngược lại tay
trái của thầy thuốc xem tay phải của bệnh nhân.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi 15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi đợi
thỏa mái, chẩn mạch vào buổi sang, lúc chưa ăn gì là tốt nhất. Thầy thuốc
phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, tập chung tư tưởng, chú ý cảm giác đầu các ngón
tay.
- Có 3 mức độ ấn tay: ấn nhẹ đã thấy mạch đập ( thượng án) là mạch phù; ấn
vừa phải ( trung án) và ấn sâu sát xương thấy mạch đập ( hạ án) là mạch
trầm.
- Xem mạch có 2 loại: xem chung cả 3 bộ ( tống khán) để nhận định tình hình
chung, cách này được dùng thông thường nhất; Xem từng bộ ( vi khán, đơn
56
khán) để đánh giá tình hình từng tạng phủ. Thường phối hợp cả hai cách
xem: tổng khán trước rồi đơn khán sau.
d. Các hiện tượng về mạch – mạch bình thường
Mạch bình thường là mạch đập ở cả ba bộ không phù không trầm, người lớn
70 – 80 lần đập trong một phút, hòa hoãn có lực, đi lại điều hòa. Người xưa
nói mạch bình thường là mạch đập có vị khí, có thần và có gốc “ Vị khí là
gốc của con người” nên mạch có vị khí thì hòa hoãn, điều hòa còn vị khí là
mạch thuận không còn vị khí là mạch nghịch; dùng để đánh giá tiên lượng
của bệnh; mạch có thần là mạch có lực; thận khí là gốc của con người biểu
hiện ở hai mạch xích, mạch bình thường là mạch xích có lực đó là gốc của
mạch, khi có bệnh mạch quan thốn mất mà mạch xích còn thì bệnh tình chưa
nguy hiểm.
Xem mạch bình thường có quan hệ chặt chẽ mật thiết với thời tiết khí hậu,
tuổi tác, giới, thể chất, và tình trạng tinh thần con người; Trẻ em thường
mạch đập 120 – 140 lần/ 1 phút; 6 tuổi từ 90 – 110 lần/ 1 phút; thanh niên
người khỏe mạnh mạch đi có lực, người già, người yếu mạch đập yếu; mạch
của phụ nữ ( tuổi người lớn) yếu hơn mạch nam giới; người cao lớn thì mạch
dài hơn; người thấp thì mạch ngắn, người gầy thì mạch hơi phù; người béo
thì mạch hơi trầm. Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng tới mạch; Mùa xuân
mạch hơi huyền, mùa hạ mạch hơi hồng, mùa thu mạch hơi phù, mùa đông
mạch hơi trầm.
Mạch khi có bệnh: Khi có bệnh, mạch có thể thay đổi về vị trí nông sâu, về
tốc độ nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, có quy luật hay
không theo quy luật. Có những mạch kết hợp cả mấy mạch trên gọi là kiêm
mạch.
Có nhiều sách ghi 28 loại mạch. Tài liệu này chỉ nêu 19 loại mạch hay gặp
trên lâm sàng.
57
2. Sờ nắn: sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh tật, thường xem tại da,
thịt, tay, chân và bụng.
a. Xem phần da thịt: cần chú trọng các tính chất sau:
- Xem hàn nhiệt: nóng ở ngoài da, ấn sâu vào giảm: biểu nhiệt
- ở ngoài da nóng vừa, càng ấn càng thấy nóng: lý nhiệt
- Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt do hư nhiệt (
âm hư hỏa vượng).
- Khô nhuận: da nhuận trơn: tân dịch chưa bị tổn thương
- Da khô ráo: tân dịch giảm, ứ huyết
- Phù: ẩn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.
- Mụn nhọt: sưng không nóng: âm hư ( áp xe lạnh); Sưng, nóng, đỏ, đau:
dương thư ( áp xe nóng).
b. Sờ tay chân: chủ yếu xem về hàn nhiệt
- Tay chân lạnh là dương hư
- Tay chân đều nóng nhiều là nhiệt thịnh
- Nóng ở mù bàn tay là do biểu nhiệt ( nhiệt thịnh ngoại cảnh)
c. Xem bụng ( phúc chẩn)
- Tùy vị trí để xem tạng phủ nào có bệnh cần chú trọng đến cơn đau, ứ trệ của
khí huyết, hư thực của bệnh tình.
- Thiện án thuộc hư; Cự án thuộc thực
- Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun ứ huyết; lúc có
lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở một nơi nhất định thường do
khí trệ
B. TÁM CƯƠNG LĨNH ĐỂ CHẨN ĐOÁN
I. BÁT CƯƠNG
- Là những cương lĩnh để đánh giá được vị trí, tính chất, trạng thái và các xu thế
chung của bệnh tật → giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân và đề ra các phương
58
pháp chữa bệnh chính xác. 8 cương lĩnh bao gồm:
1. Biểu và Lý
là 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật, đánh giá, tiên lượng và đề ra các
pp chữa bệnh thích hợp
Biểu chứng: là bệnh còn ở ngoài, ở nông, thường xuất hiện tại gân, xương, cơ nhục,
kinh lạc (bệnh cảm mạo, bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu YHCT gọi là phần vệ)
- Triệu chứng: phát sốt, sơợgió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, đau đầu,
đau mình, ngạt mũi, ho
Lý chứng: là bệnh ở bên trong, ở sâu, thường bệnh thuộc các tạng (bệnh truyền
nhiễm ở giai đoạn toàn phát và có biến chứng mất nước, mất điện giải, chảy máu,
YHCT gọi là phần dinh, khí, huyết)
- Triệu chứng: sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ, nôn
mửa, đau bụng, táo hay ỉa chảy, mạch trầm
- Bệnh ở lý có thể từ ngoài truyền vào, có thể tà khí trúng ngay tạng phủ, do tình trí
làm rối loạn hoạt động các tạng phủ.
- Sự phân biệt giữa biểu chứng hay lý chứng thường chú ý đến có sốt cao hay sốt
kèm theo sợ lạnh, chất lưỡi đỏ hay nhạt; rêu lưỡi vàng hay trắng,; mạch phù hay
mạch trầm…
Biểu chứng và Lý chứng còn kết hợp với các cương lĩnh khác cũng có khi lẫn lộn
giữa biểu và lý.

2. Hàn và Nhiệt
là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh giúp cho người thầy thuốc chẩn
đoán các loại hình của bệnh tật và đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Hàn chứng: sợ lạnh, thích ấm, miệng nhạt, ko khát, sắc mặt xanh trắng, tay chân
lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt, mạch trầm
trì
59
Nhiệt chứng: sốt, thích mát, mặt đỏ, tay chân nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo,
chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác
Sự phân biệt hàn chứng và nhiệt chứng tập trung vào: sốt sợ nóng hay sợ lạnh thích
ấm, khát hay không khát; sắc mặt đỏ hay trắng xanh; tay chân nóng hay lạnh; tiểu
tiện đỏ ít hay rong dài; đại tiện khô táo hay ỉa chảy; rêu lưỡi trắng hay vàng; mạch
trì hay sác.
Hàn chứng thuộc âm thịnh, Nhiệt chứng thuộc dương thịnh. Hàn Nhiệt còn phối hợp
với các cương lĩnh khác, có khi lẫn lộn với nhau (Hàn nhiệt thác tạp) hay thật giả lẫn
lộn (Chân hàn giả nhiệt, Chân nhiệt giả hàn).

3. Hư và Thực
là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh , để
người thầy thuốc thực hiện nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ thực thì tả.
Hư chứng: biểu hiện chính khí suy nhược và sự phản ứng của cơ thể đối với tác
nhân gây bệnh giảm sút.
Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt chính là âm, dương, khí, huyết nên trên lâm sàng có
những hiện tượng âm hư, dương hư, khí hư và huyết hư
- Triệu chứng: tinh thần yếu đuối, sắc mặt trắng bợt, người mệt mỏi, ko có sức, gầy,
hồi hộp, thở ngắn, tự hãn hoặc đạo hãn, đi tiểu luôn ko tự chủ, chất lưỡi nhạt, mạch
tế nhược
Thực chứng: là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun
sán gây bệnh
- Triệu chứng: tiếng thở thô mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy chướng, đau cự án, táo,
rặn, bí tiểu tiện, đái buốt, đái rắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực hữu lực.
- Sự phân biệt hư thực căn cứ vào mấy điểm sau: bệnh cũ hay mới; tiếng nói hơi thở
to hay nhỏ; đau cự án hay thiện án; chất lưỡi dày cộm hay mềm bệu; mạch vô lực
hay hữu lực.
60
Hư thực còn phối hợp với các cương lĩnh khác và lẫn lộn với nhau (Hư trung hiệp
Thực)

4. Âm và Dương
Là 2 cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật vì những hiện
tượng hàn, nhiệt, hư, thực luôn phối hợp và lẫn lộn với nhau
- Sự mất thăng bằng của âm dương biểu hiện bằng sự thiên thắng (âm thịnh, dương
thịnh) hay sự thiên suy (âm hư, dương hư, vong âm, vong dương)
Âm chứng và Dương chứng (Âm gồm hư và hàn; Dương gồm thực và nhiệt)
Âm chứng Dương chứng
Người lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt Tay chân ấm, dễ bị kích thích, thở to thô,
mỏi, thở nhỏ, thích ấm, ko khát, tiểu tiện sợ nóng, khát, tiểu tiện đỏ, đục ít, đại
trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay vào tiện táo, nằm quay ra ngoài, mặt đỏ,
trong, mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm mạch hoạt sác, phù sác có lực
nhược

Âm hư và Dương hư
Âm hư Dương hư
Do tân dịch, huyết ko đầy đủ, phần Do công năng tạng phủ suy giảm, dương
dương trong cơ thể nhân âm hư nổi lên khí ra ngoài, phần vệ bị ảnh hưởng nên
sinh ra chứng hư nhiệt (âm hư sinh nội sinh chứng sợ lạnh, tay chân lạnh
nhiệt) (dương hư sinh hàn)
Triều nhiệt, rức trong xương, ho khan. Sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn ko tiêu, di tinh
Họng khô, 2 gò má đỏ, đạo hãn. Ngũ liệt dương, đau lưng mỏi gối, rêu lưỡi
tâm phiền nhiệt, khát, vật vã, lưỡi đỏ ít trắng, chất lưỡi nhạt, ỉa chảy, tiểu tiện
rêu, mạch tế sác trong dài, mạch nhược vô lực

61
Vong âm và Vong dương
- Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi, ỉa chảy nhiều. Vì âm dương nương
tựa vào nhau → mất nước đến giai đoạn nào đó sẽ gây vong dương (choáng, truỵ
mạch) gọi là “thoát dương”
Tay
Chứng Mồ hôi Lưỡi Mạch Các chứng khác
chân
Nóng và
Phù vô lực, mạch Khát, thích uống
Vong âm mặn, ko Ấm Khô
xích yếu nước lạnh
dính
Phù sác vô lực rồi
Vong Lạnh, vị Không khát, thích
Lạnh Nhuận mạch vi muốn
dương nhạt, dính uống nước nóng
tuyệt

II.Sự phối hợp giữa các cương lĩnh


Biểu hàn: sợ lạnh nhiều, sốt ít, đau người, ko có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch
phù khẩn (cảm mạo phong hàn)
Biểu nhiệt: sợ lạnh ít, sốt nhiều, miệng hơi khát, có mồ hôi, đầu lưỡi đỏ, mạch phù
sác (cảm mạo phong nhiệt)
Lý hàn: người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng xanh, ko khát, thích uống nước
nóng, ít nói, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, rêu trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm trì
(Thận dương hư hàn; Tỳ vị hư hàn)
Lý nhiệt: mặt đỏ, người nóng, miệng khô khát, thích nước lạnh, phiền táo, chất lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác (nhiệt ở dương minh)
Biểu hư: tự hãn, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn (cảm mạo
phong hàn thể trúng phong)
Biểu thực: ko có mồ hôi, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn (cảm mạo
phong hàn thể thương hàn)
62
III. Sự thác tạp giữa các cương lĩnh
1.Biểu lý lẫn lộn
Trên một người bệnh vừa có chứng bệnh ở biểu vừa có chứng bệnh ở lý, còn gọi là
“ biểu lý đồng bệnh”, khi chữa bệnh pải vừa chữa phần biểu, vừa chữa phần lý gọi
là “ biểu lý song giải”.
VD: người bệnh sốt, sợ lạnh ( biểu chứng), nhưng vật vã khát nước ( lý chứng) thì
vừa giải biểu ( ma hoàng, quế chi) vừa thanh lý nhiệt sinh tân dịch ( thạch cao).
2.Hàn nhiệt lẫn lộn
Trên một bệnh nhân, vừa có chứng hàn, vừa có chứng nhiệt. Có thể có những hình
thực như sau: biểu hàn lý nhiệt, biểu nhiệt lý hàn, tạng phủ này hàn tạng phủ kia
nhiệt.
3.Hư chứng lẫn lộn
Chứng hư và chứng thực cùng xuất hiện: thí dụ trong bệnh truyền nhiễm sốt cao
mạch nhanh, nước tiểu đỏ… là thực chứng. nhưng sốt làm tân dịch bị mất gây táo,
vật vã mê sảng (âm hư) là hư chứng.
Bệnh nhân tạng yếu ( hư chứng) lại mắc thêm bệnh mới như cảm mạo, sốt, đau mình,
ngạt mũi ( bệnh thực) gọi là hư kèm theo thêm thực ( hư trung hiệp thực).
IV.Hiện tượng chân giả
1.Chân hàn giả nhiệt
Do bên trong chứng âm hàn mạnh bức dương ra ngoài, hay là sự chuyển hóa “ hàn
cực sinh nhiệt” của bệnh.
Thí dụ: chứng ỉa chảy do lạnh ( chân hàn) nhưng do mất nước, mất điện giải gây
khát, vật vã, miệng khô, mình nóng, thậm chí sốt cao, co giật ( giả nhiệt).
-Chân hàn: Đau bụng ỉa chảy, nôn mửa, tay chân chảy lạnh, mồ hôi tự chảy ra, nói
nhỏ, ăn ít, đầy bụng, tiểu tiện trong trắng, chất lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi nhưng ấn sâu,
không thấy nóng.
63
-Giả nhiệt: phiền táo, khát nước ( giả nhiệt) nhưng không muốn uống ( chân hàn)
miệng mũi có khi ra máu, khô, mắt đỏ, mình nóng ( giải nhiệt) trơn mạch trầm vì
muốn tuyệt ( chân hàn) mạch phù sác ( giả nhiệt) song ấn xuống không có gì ( chân
hàn).
2.Chân nhiệt giả hàn
Bên trong là nhiệt nhưng giả hàn bên ngoài như trong bệnh truyền nhiễm do nhiễm
độc gây trụy mạch ngoại biên: tay chân lạnh, mạch vi ( giả hàn).
-Chân nhiệt: Hơi thở nóng và thô, họng khô, miệng khô, rêu lưỡi vàng đen, rất khát,
nói sảng, bụng đầy chướng, ấn vào đau, tiểu tiện đỏ ít, đại tiện táo.
-Giả nhiệt: tay chân quyết lạnh ( giả hàn) nhưng không muốn mặc áo ( chân nhiệt ở
trong) mạch trầm trì ( giả hàn) ấm xuống thấy mạch đập có lực ( chân nhiệt).
V.Bán biểu bán lý
Có chứng bệnh không ở biểu mà cũng không ở lý gọi là giữa biểu và lý hay bán biểu
bán lý.
Trong sách Thương hàn luận, chứng bán biểu bán lý là thuộc bệnh có kinh thiếu
dương ( thái dương là biểu, dương minh là lý) khi chữa bệnh không thể dùng phương
pháp giải biểu được ( vì không phải ở biểu) không thể dùng phương pháp thanh, hạ
được ( vì không phải ở lý) mà phải dùng phương pháp hòa giải gọi là hòa giải thiếu
dương.
Có các biểu hiện lâm sàng như sau: lúc nóng lúc lạnh ( hàn nhiệt vãng lai), ngực
sườn đầy tức, miệng đắng, lợm giọng, buồn nôn, họng khô, mắt hoa, mạch huyền

CÁC HỘI CHỨNG BỆNH (*)


I. HỘI CHỨNG BỆNH VỀ KHÍ - HUYẾT - TÂN DỊCH
1. Hội chứng bệnh về Khí
a. Khí hư
64
- Do cơ năng hoạt động của cơ thể và nội tạng bị suy thoái. Hay gặp ở người có
bệnh mạn tính, người già yếu, thời kỳ phục hồi sau khi mắc bệnh nặng
- Triệu chứng: hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, tự hãn, ăn uống giảm sút, lưỡi
nhạt, mạch hư vô lực. Ngoài ra còn có các chứng bệnh do trương lực cơ giảm gọi là
Khí hư hạ hãm: sa sinh dục, sa trực tràng, đái són, …
- Pháp: Bổ khí, ích khí
b. Khí trệ
- Do cơ năng hoạt động của cơ thể hay 1 bộ phận của cơ thể bị trở ngại, thường do
nguyên nhân tinh thần bị sang chấn, ăn uống ko điều hoà, cảm phải ngoại tà.
- Triệu chứng: đầy trướng và đau, khí trệ ở ngực suờn gây đau ngực sườn, ở thượng
vị gây vị quản thống, ở ruột gây phúc thống. Đặc tính cơn đau do khí trệ là kèm theo
đầy trướng, trướng nặng hơn đau, đau lúc nhiều lúc ít, vị trí ko nhất định, ợ hơi,
trung tiện thì giảm đau. Vú căng trướng, mót rặn, …
- Pháp: Hành khí
c. Khí nghịch
-Hay thấy ở Phế và Vị, có khi thấy ở Can.
Đàm và khí kết hợp làm phế khi ko giáng gây nghịch lên.
Vị bị hàn, tích ẩm, ứ đọng đồ ăn, tình trí ở Can bị uất ức, ko điều đạt được
-Triệu chứng: Phế (ho, hen, khó thở tức ngực); Vị (nôn mửa, nấc, ợ hơi); Can (đau
ngực sườn, đau thượng vị, lúc sốt lúc rét).
Cần phân biệt chứng khí nghịch do Thận hư ko nạp được Phế khí thuộc chứng hư
-Pháp: Giáng khí, thuận khí

2. Hội chứng bệnh về huyết


a. Huyết hư
Do mất máu quá nhiều, tỳ vị hư nhược nên sinh hoá ra huyết kém bị giảm sút.
Triệu chứng: sắc mặt xanh hoặc hơi vàng, môi trắng nhạt, hoa mắt, chóng mặt, trống
65
ngực, mất ngủ, tay chân tê, chất lưỡi nhạt, mạch tế hay tế sác.
Nếu kèm theo thở gấp, mệt mỏi là khí huyết đều hư
Pháp: Bổ huyết, Bổ khí huyết (nếu khí huyết lưỡng hư)
b.Huyết ứ
Là hiện tượng xung huyết tại chỗ hay xung huyết ở tạng phủ do chấn thương, viêm
nhiễm hoặc khí trệ cũng gây ứ huyết.
Triệu chứng: đau tại nơi ứ huyết, đau dữ dội như dùi đâm, cự án, vị trí nhất định, có
sưng trướng, sắc mặt xanh tối, miệng môi tím, chất lưỡi xanh tím có điểm ứ huyết
Pháp: Hoạt huyết khứ ứ
c.Huyết nhiệt
Do phần huyết có nhiệt tà xâm phạm làm huyết đi sai đường (vong hành)
Triệu chứng: vật vã, miệng khô không muốn uống, người nóng, đêm nóng nhiều
hơn, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác, nếu nhệit mạnh bức huyết đi ra ngoài mạch gây
chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh
ra nhiều
Pháp: Thanh nhiệt lương huyết
d.Xuất huyết
Do nhiệt bức huyết vong hành, Tỳ khí hư không thống huyết, Huyết ứ gây thoát
quản hoặc Sang chấn
Triệu chứng: Huyết nhiệt (máu đỏ tươi, vật vã trằn trọc, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác)
Tỳ hư (sắc máu nhạt, ra máu ko ngừng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực)
Huyết ứ (máu màu tím, có cục kèm theo, đau dữ dội, lưỡi xanh tím có ban ứ huyết,
mạch sáp)
Pháp: Huyết nhiệt → Lương huyết chỉ huyết; Tỳ khí hư → Bổ khí nhiếp huyết;
Huyết ứ → Hoạt huyết chỉ huyết
3.Hội chứng bệnh về Tân dịch
3.1. Tân dịch thiếu
66
Do mồ hôi ra nhiều, ỉa chảy nhiều, mất máu, nôn mửa nhiều, tiểu tiện nhiều, sốt
cao kéo dài, làm mất nước hoạc do công năng của tỳ, phế, thận bị rối loạn.
Triệu chứng: miệng khát, họng khô, môi khô, da khô, tiểu tiện ngắn ít, táo bón, mạch
tế sác. Nếu sốt cao mất tân dịch thì khát nước vật vã, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế
sác. Nếu kèm thêm hơi thở ngắn gấp, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược →
Khí âm đều hư
Pháp: Sinh tân, thanh nhiệt duỡng âm (nếu sốt cao), ích khí sinh tân (nếu khí âm đều
hư)
3.2. Tân dịch ứ đọng
Do Phế, Tỳ, Thận ko phân bố, vận hoá và bài tiết ra ngoài gây ứ nước toàn thân
hay tại chỗ mà xuất hiện các chứng đàm ẩm, cổ chướng, phù thũng…
Triệu chứng: hen suyễn đờm nhiều, trống ngực, thở gấp ngắn, mạng suờn đầy trướng,
bụng đầy trướng, ăn ít, miệng nhạt vô vị, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày, mạch
nhu, chân phù, mặt mắt phù hoặc cổ trướng
Pháp: Phế khí ko tuyên giáng → Thông dương hoá ẩm; Tỳ ko vận hoá thuỷ thấp →
Kiện tỳ hoá thấp; Thận ko khí hoá bài tiết → Ôn thận lợi thuỷ

II. HỘI CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ


A. Hội chứng tạng phủ
1. Tâm
a. Hư chứng
-Tâm dương hư, tâm khí hư: là hội chứng bệnh hay gặp ở người già ( lão suy); do
một số bệnh khác như thiểu năng động mạch vành hoặc mất mồ hôi, tân dịch nhiều
làm ảnh hưởng tới khí huyết.
TC: triệu chứng chung: Trống ngực, thở ngắn, tự hãn, hoạt động lao động bệnh
67
tăng lên.
Nếu tâm khí hư ( kèm theo hiện tượng khí hư): sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực, lưỡi
nhạt mềm bệu, rêu trắng, mạch hư.
Nếu âm dương hư ( kèm theo hiện tượng dương hư): người lạnh, chân tay lạnh, sắc
mặt xanh, lưỡi nhạt, tím xám, mạch nhược kết đại.
Nếu tâm dương hư thoát ( choáng, trụy mạch) thêm các chứng: ra mồ hôi không
ngừng, chân tay quyết lạnh, môi xanh tím, thở nhỏ yếu, lưỡi tím xám, mạch nhỏ
muốn tuyệt.
Pháp: bổ ích tâm khí ( nếu tâm khí hư)
Ôn thông tâm dương ( nếu tam dương hư)
Hồi dương cứu nghịch ( nếu tâm dương hư thoát)
-Tâm huyết hư và tâm âmhư; là do sự sinh ra huyết giảm sút, hoặc xảy ra sau khi
mất máu như phụ nữ sau khi sinh đẻ, rong huyết, chấn thương.
TC: các triệu chứng chung: trống ngực hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã, mất ngủ hay
quên.
Nếu tâm huyết hư ( kèmtheo hiện tượng huyết hư); hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt
xanh, môi nhợt, lưỡi nhạt. Nếu tâm âm hư ( kèm theo hiện tượng âm hư) sốt nhẹ,
tự hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
Pháp: dưỡng tâm huyết, an thần ( nếu là tâm huyết hư)
Tư dưỡng tâm âm, an thần ( nếu là tâm âm hư)
b. Thực chứng
-Tâm hỏa thịnh: là do tình chí, lục dâm hóa hỏa ở bên trong cơ thể, ăn nhiều đồ
cay béo nhiều hoặc uống nhiều thuốc nóng gây ra.
TC: vật vã không ngủ, khát, lưỡi miệng lở đau, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ, mạch
sác.
Pháp: Thanh tả tâm hỏa
-Tâm huyết ứ đọng do trở ngại: do tâm khí hư, tâm dương hư hoặc gặp lạnh, tình
68
chí bị kích động, đàm trọc ngưng tụ sinh ra chứng ứ đọng huyết ở tâm.
TC: trống ngực, đau vùng trước tim, lúc đau lúc không, đau lan lên vai.Nếu nặng
tay chân lạnh, mặt môi mỏng tay xanh tím, lưỡi đỏ, có điểm tím, mạch tế hoặc sáp.
-Pháp: thống dương hóa ứ
Nếu choáng nặng:Hồi dương cứu nghịch. Đàm hỏa nhiễu tâm và đàm mê tâm
khiếu: do tinh thần khác thường, thần chí hỗn loạn.
Nếu đàm hỏa nhiễu tâm thêm hiện tượng vật vã, mất ngủ, dễ kinh sợ, miệng đắng
nặng thì nói lung tung cười nói huyên thuyên, thao cuồng, đánh mắng người, rêu
lưỡi vàng dày, mạch hoạt hữu lựu.
Nếu đàm mê tâm khiếu thêm hiện tượng: tinh thần đần độn, nói một mình nặng thì
đột nhiên ngã lăn, đờm khò khè, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm huyền hoạt.
Pháp: thanh tâm tả hỏa, trừ đàm khai khiếu ( đàm hỏa nhiễu tâm); trừ đàm khai
khiếu ( đàm mê tâm khiếu).

2. Phế
a. Hư chứng: Phế khí hư
-Phế khí hư: do ho lâu ngày làm tổn thương phế khí, do tỳ khí hư không vận hóa
được đồ tinh vi của thủy cốc lên làm phế khí hư. Ngoài ra tâm, thận, khí hư cũng
ảnh hưởng đến phế.
TC: ho không có sức, thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi vô lực, tự
hãn, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
Pháp: bố ích phế khí
-Phế âm hư: do mắc bệnh lâu ngày, hay bệnh mới mắc làm tổn thương đến phế
âm. Phế am hư có 2 mức độ: âm hư đơn thuần và âm hư hỏa vượng.
TC: ho ngày càng nặng, không có đờm, hoặc đờm ít mà dính, họng khô ngứa,
người gầy chất lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch tế vô lực.
Nếu âm hư hỏa vượng thêm các chứng ho ra máu, miệng khô khát, chiều phát sốt,
69
tự hãn, chất lưỡi đỏm , mạch tế sác.
Pháp: tư âm dưỡng phế ( phế âm hư); tư âm giáng hỏa ( âm hư hỏa vượng).

b. Thực chứng
Phong hàn thúc phế: do phong hàn làm phế khí không tuyên giáng.
TC: ho, tiếng ho mạnh, có khi xuyễn, đờm loãng trắng dễ khạc, miệng khô khát,
nước mũi chảy, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Pháp: tán hàn tuyên phế.
- Phong nhiệt phạm phế: do phong nhiệt làm phế khí không tuyên giáng.
TC: ho đờm vàng, dính khó khạc, miệng khô, thích uống nước, nước mũi đục, đau
họng, ho khó khạc ra đờm dính máu, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.
Pháp: thanh nhiệt tuyên phế.
-Đàm trọc trở ngại phế: đàm thấp làm phế mất sự tuyên giáng.
TC: ho đờm nhiều, sắc trắng dễ khạc,thấy khò khè tức ngực, rêu lưỡi trắng dày,
mạch hoạt.
Nếu là đàm thấp thì bệnh nhân sợ lạnh, đờm loãng khi gặp lạnh bệnh càng tăng.
Nếu ẩm tà ngưng lại ở phế thấy xuất hiện các chứng ngực sườn đầy tức, ho, đau
ngực, rêu lưỡi trắng mỏng.
Pháp: táo thấp hóa đàm
3. Tỳ
a. Hư chứng
-Tỳ khí hư: do tạng người yếu, lao động quá sức, ăn uống kém dinh dưỡng gây ra.
Vì tỳ có chức năng kiện vận, chủ thăng khí, thống huyết nên tỳ hư có những biểu
hiện lâm sàng phong phú.
TC chung: ăn kém, tiêu hóa kém, người mệt mỏi vô lực, thở ngắn, ngại nói, sắc
mặt hơi vàng hay trắng.
Nếu tỳ mất kiện vận thêm các hiện tượng: đầy bụng, ăn xong lại càng đầy, đại tiện
70
lỏng, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch hư.
Nếu tỳ hư hạ hãm: ỉa chảy, lỵ mãn tính, sa trực tràng, sa dạ con, sa dạ dày hoặc sa
các nội tạng khác, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
Nếu tỳ không thống nhiếp huyết: đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong
kinh, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
-Pháp: Kiện tỳ ích khí ( nếu tỳ mất kiện vận); Ích khí thăng đề ( nếu tỳ hư hạ hãm);
Kiện tỳ nhiếp huyết ( nếu tỳ hư không thống huyết).
-Tỳ dương hư: sinh ra do tỳ khí hư hay do ăn đồ lạnh là tổn thương dương khí của
tỳ.
TC: trời lạnh đau bụng, đầy bụng có lúc giảm, chờm nóng đỡ đau, ỉa chảy người
lạnh chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.
Pháp: Ôn trung kiện tỳ
b. Thực chứng
- Tỳ bị hàn thấp: do ăn uống phải đồ lạnh hoặc bị cảm mưa, lạnh, ẩm thấp gây
bệnh cho tỳ làm tỳ mất chức năng vận hóa.
TC: ăn xong bụng chướng, lợm giọng buồn nôn, hoặc nôn mửa, người mệt nặng
nề, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, miệng không khát, phụ nữ ra khí hư trắng nhiều, rêu
trắng dày, mạch nhu hoãn.
Pháp: ôn trung hòa thấp
- Tỳ bị thấp nhiệt:
TC: bụng đầy chướng, lờm giọng buồn nôn, người mệt, thân nặng nề, hoàng đản
sắc vàng tươi, sốt, miệng đắng, nước tiểu vàng ít, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác.
Pháp: thanh lợi thấp nhiệt
- Tỳ hư do giun
TC: đau bụng, bụng đầy chướng, mặt hơi vàng, người gầy, rêu lưỡi trắng dính, ợ
hơi, mạch nhu.
Pháp: kiện tỳ trừ trùng tích.
71
4.Can
a. Can khí uất kết: do tinh thần bị kích động làm can khí uất kết lại gây cho khí
huyết vận hành không thông.
TC: đau vùng mạn sườn, ngực sườn đầy tức. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống
kinh, trước khi hành khiinh vú căng chướng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền.
Pháp: sơ can ,giải uất
b.Can hỏa thượng viêm: là do can khí uất hỏa hỏa, hỏa hay vi viêm ở bên trên, hay
bức huyết vong hành nên gây chảy máu.
TC: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, phiền táo, dễ cáu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng
đắng, nước tiểu vàng, có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, lưỡi đỏ rêu
vàng, mạch huyền sác.
Pháp: thanh can hỏa
c.Thấp nhiệt ở can kinh: do thấp nhiệt ở bên trong làm khí của kinh can bị ứ trệ,
việc sơ tiết của can và sự tiết mật của đởm bị trở ngại gây ra chứng can kinh thấp
nhiệt.
TC: mạn sườn đau tức, vàng da, tiểu tiện ngắn đỏ, phụ nữ ra khí hư vàng hôi, ngứa
âm đạo, nam giới tinh hoàn sưng đau, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác.
Pháp: thanh thấp nhiệt ở can đởm.
d.Can phong nội động: do sốt cao gây co giật; can thận âm hư can dương nổi lên
sinh phong; hoặc do can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mạch gây ra.
TC: sốt cao co giật: sốt cao, hôn mê, gáy cứng, co khi người uất cong, tay chân co
quắp, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
Can dương vượng: có 2 mức độ: chứng can dương thượng xung: nhức đầu, chóng
mặt, ù tai, phiền táo hay cáu, mất ngủ hay quên, chất lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch
huyền; chứng trúng phong : đột nhiên ngã, lưỡi cứng, nói khó, liệt ½ người, có khi
hôn mê bất tỉnh.
72
Can huyết hư sinh phong: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay co quắp, run, tê
bì, thị lực giảm, sắc mặt hơi vàng, kinh nguyệt ít, nhạt mầu, lưỡi nhạt ít rêu, mạch
huyền tế.
Pháp: thanh nhiệt tức phong ( nếu sốt cao co giật); bình can tức phong ( can dương
vượng); Dưỡng huyết tức phong ( can huyết hư sinh phong).
e.Hàn trệ ở kinh can: hàn xâm nhập vào kinh can làm can khí ngưng trệ không
thông.
TC: đau bụng vùng hạ vị lan xuống tinh hoàn, tinh hoàn sưng to sa xuống, rêu lưỡi
trắng, chất lưỡi nhuận, mạch trầm huyền.
Pháp: tán hàn noãn can

5. Thận
a. Thận dương hư: do bẩm tố tiên thiên không đủ, lao tổn quá độ, mắc bệnh lâu
ngày, lão suy gây ra. Các triệu chứng thuộc hư hàn: không cố sáp được tinh, nước
tiểu, phân, không nạp được khí, không khí hóa bài tiết nước tiểu nên gây phù.
TC chung: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt
dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì, hoặc mạch xích 2 bên vô lực.
Pháp: Ôn bổ thận dương, cố nhiếp thận khí ( nếu di tinh di niệu, ỉa lỏng); ÔN bổ
thận khí ( nếu thận không nạp phế khí); Ôn dương lợi thủy ( nếu phù thũng do thận
dương hư)
b.Thận âm hư: do mất máu nhiều, mất tân dịch, tinh bị hao tổn ra ( hay gặp ở
những bệnh do sốt cao kéo dài, người mắc bệnh lâu ngày hoặc uống thuốc nóng lâu
ngày) triệu chứng có biểu hiện của hư nhiệt ( âm hư sinh nội nhiệt)
TC: hoa mắt chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo
hãn, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Pháp: bổ thận âm.

73
5. Đởm
Can đờm có quan hệ biểu lý tạng phủ, can đởm hay phối hợp sinh bệnh và lây bệnh
ở can làm chính để chẩn đoán và chữa bệnh.
Trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng của đởm sau: vàng da, đau mạn sườn, lúc
sốt lúc rét, miệng đắng, nôn mửa ra nước đắng.

7.Vị
Bệnh ở vị có 4 hội chứng:
a. Vị hàn: do ăn uống đồ lạnh gây ra
TC: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, gặp lạnh đau tăng, chườm nóng
thì đỡ đau, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm huyền hoặc trầm trì.
Pháp: Ôn vị tán hàn.
b. Vị nhiệt: do vị dương bẩm tố mạnh, tình chí có hỏa, ngoại tà vào trong hóa
hỏa, ăn đồ cay ngọt béo nen gây ra bệnh.
TC: đau vùng vị quản cảm giác như nóng bỏng, miệng khát thích uống nước lạnh,
ăn mau tiêu mau đói, răng lợi sưng đau, miệng hôi, ợ chua, ợ hơi, chất lưỡi đỏ rêu
vàng, mạch hoạt sác.
Pháp: thanh tả vị hỏa.
c. Ứ đọng thức ăn ở vị: do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều, thương tổn
đến tỳ vị, không tiêu hóa nên ứ đọng thức ăn.
TC: vùng thượng vị đầy tức nôn mửa chua hăng, không muốn ăn nóng, đại tiện
lỏng hoặc táo bón, rêu lưỡi vàng dính, mạch hoạt.
Pháp: tiêu thực đạo trệ.
d. Vị âm hư: hay gặp ở các bệnh cấp tính có sốt ( viêm phổi, truyền nhiễm…)
vì sốt cao làm tân dịch bị thương tổn, tân dịch tổn thương làm vị khí suy
yếu.
TC: họng và miệng khô, không muốn ăn uống, hoặc đối mà không muốn ăn, vật vã
74
trằn trọc, sốt nhẹ, đại tiện táo, nôn khan, chất lưỡi hồng đỏ, rêu ít hoặc không có,
mạch tế sác.
Pháp: tư dưỡng vị âm.

8.Tiểu trường
Tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý. Nếu tâm hỏa vượng, nhiệt đi xuống tiểu
trưởng gây nên các triệu chứng về tâm hỏa kèm thêm tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí
đái buốt, đái ra máu, môi miệng lở loét sưng đau.
Pháp: thanh tâm lợi niệu.
Tiểu trường hư hàn giống tỳ hư
Tiểu trường khí thông giống chứng hàn phạm vào can kinh.

9.Đại trường
Đại trường thấp nhiệt: hay gặp ở mùa hè thu, gây hội chứng lỵ và ỉa chảy nhiễm
khuẩn.
TC: đau bụng ,đi lỵ, món rặn, đại tiện ra máu mũi, rát nóng hậu môn, nước tiểu đỏ
ngắn, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền hoạt mà sác.
Pháp: nhuận trường, thông tiện.

10.Bàng quang
a.Bàng quang thấp nhiệt: ( viêm bàng quang cấp, sỏi đường tiết niệu)
TC: tiểu tiện khó, đái rắn, đau, tiểu tiện mầu vàng, đái đục, đái ra máu hoặc ra sỏi,
rêu lưỡi vàng mà sác.
Pháp: thanh nhiệt trừ thấp
b.Bàng quang khí hóa thất thường: như đái són, đái nhiều lần, đái dầm, đái
không tự chủ, đều chữa vào thận do thận dương hư hay còn gọi là thận khí bất cố.

75
B. Các hội chứng bệnh phối hợp của tạng phủ
1.Tâm phế khí hư:
Tâm với phế cùng ở thượng tiêu, phế khí hư gây tâm khí hư hay ngược lại và thành
hội chứng tâm phế khí hư.
TC: ho lâu ngày, thở ngắn, trống ngực, sắc mặt trắng, có thể xuất hiện môi xanh
tím, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Pháp: bổ ích tâm phế
2.Tâm tỳ hư
Thường gặp ở những người suy nhược cơ thể ( ăn kém, ngủ ít, sút cân) sau khi mắc
bệnh cấp tính, dinh dưỡng kém…
TC: trống ngực, hồi hộp ngủ ít hay mê, hay quên, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng,
mệt mỏi vô lực, chất lươi nhạt bệu, mạch tế nhược.
Pháp: bổ ích tâm tỳ.
3.Tâm thận bất giao:
Do tâm huyết hư hay thận tinh hư dẫn tới chứng thận âm và tâm âm đều hư.
TC: vật vã trằn trọc, mất ngủ, trống ngực, hay quên, hoa mắt ù tai, miệng khô, lưng
gối mềm yếu, hay mê, di tinh, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện ngắn đỏ, mạch
tế sác.
4.Phế tỳ khí hư
TC: ho lâu ngày, thở ngắn không có sức, đờm nhiều trắng loãng, ăn kém, bụng
đầy, ỉa lỏng, có khi mặt nề, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
Pháp: bổ tỳ ích phế.
5.Phế thận âm hư
Do ho lâu ngày phế âm bị hao tổn làm ảnh hưởng đến thận âm hư: thận âm hư
không nuôi dưỡng được phế âm, ngoài ra hư dương bốc len vì âm hư còn đốt thêm
phế âm làm phế âm cũng dần dần bị hư tổn.
Cả hai nguyên nhân trên đều dẫn tới phế âm và thận âm đều hư.
76
TC: ho đờm ít, thở gấp, lưng gối mềm yếu, gầy, triều nhiệt, nhức trong xương, đạo
hãn, di tinh, gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
Pháp: tư bổ phế thận.
6.Can tỳ bất hòa
Do can khí uất kết, sơ tiết thất thường ảnh hưởng tới công năng của tỳ.
TC: ngực sườn đầy tức, tình chí hay xúc động, tinh thần uất ức, ăn kém, bụng
chướng, trung tiện nhiều, đại tiện lỏng.
Pháp: sơ can kiện tỳ.
7. Can vị bất hòa
Do can khí uất kết, sơ tiết thất thường, ảnh hưởng tới công năng của vị gọi là Can
vị bất hòa hay Can khí phạm vị.
BHLS: ngực sườn đầy tức, vùng thượng vị đau tức, ợ hơi, ợ chua, rêu lưỡi vàng,
mạch huyền
-Pháp: Sơ can hòa vị
8. Tỳ thận dương hư
Do thận dương hư không ôn dưỡng tỳ dương, tỳ dương không vận hóa thủy cốc,
tinh kém không nuôi dưỡng được thận cả 2 nguyên nhân đều gây tỳ thận dương hư
BHLS: Sợ lạnh, tay chân lạnh, người mệt mỏi, đại tiện lỏng hay ngũ canh tả, có thể
thấy phù, cổ chướng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược.
-Pháp: Ôn bổ tỳ thận
9. Can thận âm hư
Thận tang tinh, can tang huyết, thận thủy sinh can mộc, nên nếu thận âm hư hay
gây can huyết hư, tinh và huyết thuộc âm, nên gọi là Can thận âm hư
-BHLS: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau mạn sườn, lưng gối mềm yếu, họng khô,
má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, kinh nguyệt không đều, lưỡi
đỏ không rêu, mạch tế sác.
-Pháp: Tư bổ can thận
77
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH (*)
I. Nguyên tắc
Những nguyên tắc để điều trị yhct đòi hỏi phải nhạy bén. Nhữn bệnh khác nhau mà
quá trình bệnh lý diễn biến giống nhau thì điều trị giống nhau. Bệnh giống nhau mà
cơ chế bệnh lý có chỗ khác nhau phép chữa khác nhau.
Việc điều trị quan trọng là phải nắm vừng cơ chế bệnh sinh, bệnh lý để quy về bát
cương.
Việc điều trị gồm ( tiêu), (bản), tiêu ( ngọn), bản ( gốc) nghịch tong, ôn lương, bổ
tả.
1.Trị vị bệnh
a.Phòng bệnh khi chưa phát
Đề phòng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh, chữa bệnh khi chưa có bệnh. Là phương
pháp dưỡng sinh làm cho con người thích hợp với thiên nhiên.
b.Phòng bệnh khi đã chữa bệnh
là điều trị dự phòng sớm, không để bệnh tiến triển nặng thêm bệnh tiến triển nhanh
hay chậm phụ thuộc vào sự thịnh suy của chính khí, chính khí mạnh làm tà khí yếu
và người lại. Vì vậy “ bồi bổ chính khí” là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong quá trình
điều trị.
2.Tiêu và bản
Bản là gốc của bệnh. Tiêu là ngọn là triệu chứng của bệnh.
Tiêu và bản đối lập nhau, nhưng có mối liên hệ nhân quả với nhau.
VD :
-Tà khí ở trong : Bản Chính khí ở ngoài : Tiêu
-Bệnh có trước : Bản Bệnh có sau : Tiêu
78
a.Chữa bệnh phải tìm đến tận gốc
Gốc là nguyên nhân, ngọn là kết quả điều trị gốc khỏi ắt ngọn khỏi.
VD : Hàn tà sốt rét, phát sốt : Hàn là gốc, phát sốt là ngọn điều trị phải tán hàn hết
sốt.
b.Cấp thì chữa tiêu
Triệu chứng trực tiếp đê dọa bệnh nhân hoặc bệnh nhân vượt khả năng chản đoán
thì linh hoạt triệu chứng là chính.
VD : bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, đột nhiên xuất huyết đường tiêu hóa nặng,
dấu hiệu mất máu nặng. Phải truyền máu cấp cứu.
-Viêm não do virus điều trị hạ nhiệt và nuôi dưỡng tốt.
c.Điều trị cả tiêu lẫn bản
Nếu triệu chứng sốt cấp, nguyên nhân cũng không thể chậm trễ giải quyết. Chữa cả
chứng, điều trị cả nguyên nhân. Có khi coi tiêu hơn bản hoặc coi trọng bằng nhau.
Ví dụ điều trị thổ tả, truyền dịch cấp tốc.
3.Lập phép chế phương
a.Phép bồ và phép tả
Bệnh tật là đấu tranh giữa chính khí và tà khí. Tà khí mạnh là thực chứng : tà khí là
chính : dùng tà pháp. Chính khí hư là hư chứng phải bổ lại chính khí, hư thì bổ mẹ,
thực thì tả con.
VD : mạch thực, đã nóng là thực tà ở biểu, bụng chướng, đại tiện không thông là
bệnh ở lý. Nếu tà ở biểu, giải biểu phát tán. Tà ở lý thì công hạ.
-Mạch tế, chân tay lạnh, dương hư, chính khí hư, nhược, ỉa chảy ăn uống không
được : lý hàn
Nếu dương hư bổ dương, tỳ hư theo, bổ dương kiện tỳ.
Trong thực có hư hoặc trong hư có thực ( hư trung hiệp thực) việc vận dụng bổ tả
phải thuật nghệ thuật.
-Chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn cũng phải linh hoạt.
79
b.Chính trị và phản trị
-Chính trị ( nghịch trị) :
Là cách dùng thuốc trái ngược với thể bệnh : Bệnh nhiệt dùng thuốc hàn, bệnh hàn
dùng thuốc nhiệt.
-Tòng trị ( phản trị) : là cách dùng thuộc thuận với triệu chứng.
Điều trị trong các trường hợp chân giả. Bản chất của tòng trị vẫn là chính trị.
Chính trị : Hàn dùng thuốc nhiệt
-Biểu hàn : tân ôn giải biểu
-Lý hàn : Ôn trung tán hàn
Nhiệt dùng thuốc hàn:
-Nhiệt biểu: tân lương giải biểu
-Nhiệt lý: công hạ thanh lý
Hư bổ thực tả: âm hư bổ âm, dương hư bổ dương hoặc trợ dương.
Khí hư: bổ khí, huyết hư: bổ huyết
Tả: lý biểu hàn nhiệt âm dương
-Tả biểu: phát tán ( phong hàn, phong nhiệt, phong thấp)
-Tả lý:thanh ( thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giáng hỏa, thanh nhiệt táo thấp,
thanh nhiệt lương huyết).
-Khối u: nhiễm kiên – Kết tụ, ly tán
-Nhân nhiệt dùng thuốc nhiệt: nhân hàn dùng thuốc hàn.
Tòng Trị: người tà cho rằng nhiệt cực độ sinh giả hàn, cực hàn ở trong sinh giả
nhiệt. Như vậy thực chất vẫn là chính trị.
c.Tác nhân tác dụng
Tắc nhân = bế nhân, Tác dụng = bồi bổ
Bế tắc, tác dụng bằng bồi bổ
Bế tắc thì dùng thuốc bổ để chữa: tỳ dương hư thì không vận hóa được thủy cốc
làm cho trường vị hư hàn. Hà như trệ lạ chứng trướng đầy. Đại tiện táo, nhuận
80
tràng sẽ không giải quyết được mà sẽ làm bệnh nặng thêm. Bồi bổ tỳ vị hoặc bổ
dương khí làm cho tỳ vị ấm lên phục hồi chức năng vận hóa thủy cốc. Bụng hết
trướng đại tiện nhuận.
d.Thông nhân thông dụng
là phương pháp chữa chứng hạ lợi: dùng thuốc công hạ. Ví dụ hội chứng kiết lỵ
điều trị bằng lá mơ, trứng gà. Lá mơ có tác dụng làm tăng nhu động ruột, bệnh
nhân đi ỉa xong thì hết lỵ. Chú ý xem bệnh có tích trệ hay không.
4.Nhân thời nhân đại, nhân trì thị trị
Tùy theo mùa, thời tiết, địa phương, tập quán, hoàn cảnh và thể chất người bẹnh
mà ứng dụng điều trị thích hợp và toàn diện.
a.Nhân thời nghi trị: chữa bệnh hợp thời tiết
VD: Lạnh không nên dùng nhiều thuốc khổ. Mùa hè không dùng nhiều chất cay
nóng quá ảnh hưởng đến dương khí. Khí hậu trái ngược bệnh tà đe dọa chính khí
dùng thuốc phải linh hoạt.
b.Nhân địa chế nghi: chữa bệnh thích hợp từng vùng
Tùy địa dư người bệnh và thể chất người bệnh khác nhau.
VD: vùng Quảng bình, Vinh linh người đau dạ dày vẫn dùng ớt
c.Nhân chi thị trị cần phân biệt người khỏe, yếu, gầy, béo trong khi dùng thuốc hay
châm cứu.
Người khỏe mạnh dùng phương pháp mạnh , người yếu dùng phương pháp nhẹ.
Người lao động trí óc hay buồn rầu, lo lắng, thường bị bệnh ở kinh mạch điều trị
bằng châm cứu tốt. Người lao động chân tay khó nhọc, bệnh thường ở gân mạch.
Dùng phương pháp mạnh để điều trị. Người suy nhược, lao lực quá độ bệnh phát
sinh ở họng nên điều trị bằng thuốc.
5.Tính năng của thuốc
Thuốc có hàn nhiệt ôn lương dương chứng thực nhiệt nên dùng thuốc hàn lương.
Người âm thịnh hư hàn nên dùng thuốc ôn nhiệt. Biểu thực thì phát hãn, lý thực thì
81
tiết giáng bằng thuốc đắng lạnh hoặc mặn lạnh.
Khí vụ thuốc: mặn vào thận, chua vào can…
6.Chế ước phải thích nghi
Thuốc muốn điều trị phải dùng đủ liều. Quá liều âm dương mất thăng bằng
Tùy bệnh nặng nhẹ mà dùng: phương nhỏ 1 -2, phương vừa 5 -7 vị, phương lớn
nhiều vị. Khi chữa khỏ được 7/10 là bệnh sẽ tự khỏi không dùng quá liều. Đặc biệt
đối với phụ nữ có thai, trẻ em phải chú ý khi dùng thuốc có độc.

II.Phương pháp điều trị


BÁT PHÁP
1. Hãn pháp:
Là phương pháp giải trừ tà khí còn ở phần ngoài cơ thể. Gồm 5 chỉ định:
- Ngoại cảm nhiễm khuẩn giai đoạn đầu.
- Dị ứng – thấp khớp – truyền nhiễm giai đoạn đầu.
Tân ôn giải biểu: cay nóng là ra mồ hôi ở người cảm phong hàn: sợ lạnh phát sốt,
đau người không có mồ hôi. Viêm cầu thận cấp, các khớp sưng đỏ đau.
Tân lương giải biểu: cay mát, điều trị phong nhiệt, biểu nhiệt, sợ lạnh sốt cao, có
mồ hôi, viêm phế quản cấp, dị ứng.
Sơ biểu: điều trị bệnh ngoại cảm mới phát có mồ hôi
Sợ phong: điều trị phát tán phong hàn ( thấp khớp) rượu khu phong bổ huyết.
Thấu biểu ( phát ban): điều trị sốt xuất huyết, sợ làm cho tà ra ngoài.
Thấu tà: điều trị biểu nhiệt, khi bệnh đã rõ rang.
Tân khai, khổ tiết: thuốc cay đắng để giải biểu hoặc tán hàn. Bệnh ít nhiều đã đi
vào đến lý.
Điều hòa dinh vệ: điều hòa dinh vệ bất hòa, giải trừ phong tà: nhức đầu, phát sốt,
hắt hơi, sổ mũi, nôn khan, mạch phù nhược, rêu lưỡi trắng trơn không khát.
Khinh thanh sợ giải: giải biểu biểu hóa đàm trừ ho.
82
Dưỡng âm giải biểu: âm hư dưỡng âm giải biểu
Ích khí giải biểu: ngoại cảm, khí hư
Trợ dương giải biểu: ngoại cảm, dương hư.
Dưỡng huyết giải biểu: kết hợp hóa thủy ẩm ( thông lợi niệu) giải biểu cho bênh
nhân viêm thận bị cảm.
Biểu lý song giải: bệnh vừa ở lý vừa ở biểu
-Công hạ hoặc thanh nhiệt ở lý: bệnh nhân sốt cao vẫn không có mồ hôi, chân tay
co quắp, mặt đỏ, miệng khô, mũi khô, lưỡi khô, mạch hồng sác.
-Khai đề: bênh nhân biểu chứng mà dùng thuốc nhuận tràng, tẩy: vị tà ứ đọng bên
trong xuống dưới, khát, ngực bụng đầy tức, buồn phiền giải có: cát căn, giải thanh
lý nhiệt.
2.Phép thanh
Nhiệt đã vào lý: dùng lương để thành trừ hỏa nhiệt. Chỉ định bệnh có sốt – mụn
nhọt mới xuất hiện, nóng phủ tạng.
Thanh khí: điều trị ôn bệnh thuốc cay hoặc nóng lạnh nhiệt ở lý
Khinh tuyên phế khí: Dùng thuốc nhẹ tuyên thông phế khí. Thanh nhiệt tà ở phần
khí: viêm phế quản, sốt, miệng khát, khát nước ho khan.
Sinh tân ích khí người bệnh bị hao kiệt do nhiệt tà xâm phạm nên khí tân biểu hư:
sốt ra mồ hôi quá nhiều, chân tay mỏi, thở yếu, không muốn nói, miệng khô khát
nước.
Thanh tiết thiếu dương: chữa các bệnh có sốt mà tà ở kinh dương minh, thiếu
dương: sốt, miệng đắng, sườn đau, ngực tức, buồn nôn, nôn. Nước tiểu đục, chất
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền hoạt sác.
Thanh nhiệt giải độc: do hỏa nhiệt cực thịnh nhiệt độc. Chỉ định: u nhọt, đinh độc,
lở ngứa, viêm phổi, apxe, viêm cơ.
Thanh nhiệt giải thử: điều trị say nắng.
Thanh dinh: trừ nhiệt độ phần dinh trong bệnh nhiễm khuẩn ( thanh dinh tiết nhiệt)
83
Thanh tâm: điều trị nhiệt độc xâm phạm vào tâm bào mê sảng hôn mê, sốt cao,
chất lưỡi đỏ
Thanh dinh thấu chẩn: thanh nhiệt ở phần dinh sởi mọc nhanh.
Lương huyết: thanh nhiệt ở phần huyết
Lương huyết giải độc: điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn nặng: sốt li bì mệt
mỏi, họng đỏ, loét.
Tả tâm ( tả vị hỏa): vị hỏa mạnh răng lợi sưng, bụng cồn cào lưỡi đỏ, đại tiện táo,
lưỡi vàng dày, mạch sác.
3.Hạ pháp
- Chỉ định:
Trừ lý nhiệt
Tích trệ trong cơ thể
Đại tiện cho thông
Công trục thực ẩm
-Chống chỉ định:
Thương hàn
Trẻ em
Phụ nữ có thai
Hàn pháp: thuốc đắng lạnh hoặc mát để nhuận tràng: lý nhiệt táo, thức ăn bị tích
trệ, phù.
Ôn hạ: dùng thuốc nóng để tẩy: tích trệ do hàn; đau bụng táo bón, chân tay lạnh,
rêu lưỡi trăng. Mạch trầm huyền khẩn.
Nhuận hạ: tẩy nhẹ cho người già bị táo bón, táo bón nhẹ
Tăng dịch tả hạ: dùng thuốc bổ tân dịch, phối hợp thuốc hàn hạ táo bón do nhiệt:
táo bón ở người bị suy nhược
Công bổ kiêm trị: hạ trọng, tà khí thịnh mà chính khí hư
Tiền công hậu bổ, đại tiện táo, thở ngắn, chân tay lạnh nhẹ, kết hợp với nhiệt kết
84
Tiền bổ hậu công: Chính khí yếu, tà khí mạnh
Thông tiết: thông đại tiện để trừ lý nhiệt, nhiệt ở đại tràng
Trục thủy: dùng thuốc công hạ để điều trị bệnh ở hạ tiêu, phù, xơ gan.
Cấp hạ tồn âm: bệnh nhân sốt cao liên tục, khát, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, khô
đen, hạ do bệnh sốt kéo dài.
4.nhuyễn kiên trừ mãn = táo bón chướng bụng
Điều hòa cơ thể: trung tâm là ở can
Chỉ định: Thiên thắng âm dương
Sốt rét
Bệnh thần kinh
Dạ dày...
Hòa giải thiếu dương: bán biểu bán lý, sốt rét cơn, ngực sườn đầy tức, miệng đắng
khô, chóng mặt, mạch huyền.
Điều hòa can tỳ: đau ở dạ dày là can phạm tỳ, hai bên sườn chướng đau, sôi bụng,
đại tiện rát, hay giận dữ ăn kém, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế.
Điều hòa can tỳ: can vị bất hòa
Khư thấp: trừ thấp tà, thấp khớp, viêm gan virus phá thấp ( sơ biểu hòa thấp).
Thấp tà đang ở phần biểu: đầu nặng, chân tay mình mẩy đau, miệng dính, rêu lưỡi
trắng nhợt, mạch nhu.
Táo thấp: vị đắng trừ thấp, hàn thấp ứ đọng trong cơ thể, ngực tức buồn nôn, lợm
giọng, phân nát, rêu lưỡi trắng.
Lợi thấp:lợi tiểu tiện là chủ yếu.
Phù làm cho uế trọc từ hạ tiêu ra.
Thanh nhiệt lợi thấp: thấp nhiệt xuống dưới, bụng chướng đau, đái đục, đái buốt,
rêu lưỡi vàng.
Ôn dương lợi thấp: dương khí bị hàn thủy quấn lại không ra ngoài được đi tiểu
không lợi, đau nhức, phát sốt, tâm phiền, miệng khát, uống vào nôn ra.
85
Tư âm lợi thấp: nhiệt lưu lại trong cơ thể làm hai phần âm đi tiểu không bị đau
nhức, phát sốt, tâm phiền, miệng khát, không muốn uống nước nôn mửa.
Phương hương hóa trọc: dùng thuốc thơm trừ trọc tà trong cơ thể, đầy bụng,
chướng bụng, buồn nôn, ợ chua, đi ỉa chảy, miệng dính.
Kiện tỳ: tỳ hư công năng vận hóa bị kém sắc mặt vàng nhợt người mệt mỏi ăn uống
giảm sút, đau lâm râm ở vùng thượng vị, thích xoa bóp và ăn vào thì đỡ đau.
Vận tỳ: thấp ứ đọng trong tỳ hoặc bỏ lại tỳ: ăn không tiêu bụng chướng, ăn không
ngon miệng, lợm giọng buồn nôn, miệng nhạt dính, hay tối sầm mặt mũi, phân nát,
rêu lưỡi trắng nhờn ( viêm tụy mãn).
Kiện tỳ sơ can: can khí uất kết, ảnh hưởng công năng vận hóa của tỳ ( tiết gan): sơ
gan khí uất kết, đau hai bên sườn hoặc đau quặn từng cơn, tức ngực, buồn nôn, ợ
chua.
Nhu can: điều trị can khí quá vượng ảnh hưởng đến tỳ
Tư dưỡng can thận: bổ thận để dưỡng can. Thận âm suy can mộc vượng, đầu đau,
gò má đỏ, mặt mày sây sẩm, đau lưng, ngũ tâm phiền nhiệt mỏi gối, di tinh, kinh
nguyệt không đều.
Hòa can ( tư can) tư âm, sơ can, điều trị can khí không bình thường.
Tư âm bình can, tiềm dương: điều trị âm hư, can dương bốc lên hoặc can âm hoặc
thận âm hư.
Tả can( thanh can tả hỏa): điều trị can hỏa bốc lên nhức đầu, chóng mặt, ù tai, điếc,
mặt đỏ, miệng khô đắng, sườn đau. Nặng thì nôn ra máu, hay giận dữ.
Tư âm: ( dưỡng âm , dục âm, bổ âm, ích âm)
Kiện âm: ( bổ thận vỗ tinh) điều trị hư gây di tinh
Liễm âm: Thu liễm âm khí, sau khi ốm, người gầy suy nhược có cơn bốc hỏa.
Thường dùng các vị chua chát.
Tiềm dương: an thần bằng các vị khoáng vật chấn tĩnh về tinh thần. Dương vượng,
ngủ không ngon, đau đầu do can dương bốc lên.
86
Tức phong: điều trị nội phong, mặt mày tối sầm, co giật động kinh.
Bình can tức phong: điều trị can dương bốc lên, miệng méo, mắt lệch, chân tay
liệt.
Hòa huyết tức phong: điều trị can phong do huyết hư gây nên. Thường gặp trong
ôn bệnh khi gần khỏi mà cơ thể suy nhược.
Sơ phong tiết nhiệt: điều trị phong tà ở ngoài xâm lấn vào, kiêm lý nhiệt bên trong,
hắt hơi sổ mũi, sốt cao, mê sảng.
Lý khí: dùng thuốc hành khí giải uất, bổ trung ích khí, điều trị khí trệ khi nghịch
khí hư.
Hòa đàm lý khí: điều trị đàm thấp ứ trệ ở trung quản, xuất hiện bụng đầy chướng ợ
chua, nôn mửa.
Giáng nghịch hạ khí: điều trị phế khí nghịch, hen phế quản.
Điều trị: điều trị khí nghịch, khí trệ, ợ hơi, đầy chướng bụng.
Tuyên phế: điều trị phế khí bất lời. Các triệu chứng : ho, khó thở, đờm nhiều khai
thông phế khí hóa đờm.
Nhuyễn kiên tán kết: điều trị trọc đờm, ứ huyết kết tụ thanh các khối tụ, tràng nhạc
trước cổ, lách to.
Phá huyết: dùng thuốc mạnh phá ứ máu, phá thai.
5.Ôn ( làm ấm)
Chỉ định:
- Hồi dương cứu nghịch: đau bụng do lạn, ngất, trụy mạch
- Trung hàn: đau bụng ỉa chảy: thấp khơp do lạnh
Ôn trung khu hàn: điều trị tỳ vị dương hư, xuất hiện triệu chứng lỵ hàn, ăn không
tiêu, nôn ra nước trong, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm tế. Triệu chứng: sa
dạ dày, thắt môn vị, viêm dạ dày mãn tính.
Ôn trung khu hàn: điều trị hàn tà xâm nhập vào kinh lạc. Các triệu chứng: tay
sưng đau nhức, ban ngày nặng, ban đêm nhẹ hay ngược lại.
87
Ôn tỳ: điều trị tỳ hư hàn
Lý trung: điều trị tỳ hư.
Cam ôn trừ đại nhiệt: điều trị khí hư phát nhiệt, các triệu chứng : mình nóng có mồ
hôi,khát, thích uống nước nóng, lưỡi bệu sắc nhợt, mạch hư đại.
Thông mạch: ôn thông dương khí, làm cho mạch đập. Điều trị chân nhiệt giả hàn.
Ôn vị kiên trung: chữa vị khí hư hàn: bụng chướng đau lâm râm ăn vào thì đỡ đau
nôn ra nước trong, đại tiện phân nát, mạch tế sác.
6.Tiêu pháp: làm tiêu tan, tiêu đàm
Chỉ định: Tích tụ
Huyết trệ huyết ứ
Khối u
Tiêu đàm: thức ăn tích trệ là mảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ vị; phạm
thực, bội thực.
Tiêu bĩ: điều trị bĩ tắc: hai bên sườn có khối u sưng, ăn uống kém sút, bụng
chướng, môi lưỡi tím, mạch tế.
Khai bĩ: điều trị tích trệ ở bụng ngực, sườn đau chướng ( lý khí hóa đàm).
Khai vị: điều trị bằng kích thích tiêu hóa ngon miệng.
7. Thổ pháp ( nôn)
- Thuốc gây nôn hoặc kích thích cơ giới nôn loại chất đọc ăn vào hoặc thải trừ vào
ống tiêu hóa. Thường dùng trong bệnh cấp cứu, ngộ độc thức ăn, đờm dãi ảnh
hưởng đường hô hấp
- Người già, trẻ em, phụ nữ có thai không nên dùng.
8. Bổ pháp
Bổ dưỡng phần âm dương khí huyết trong cơ thể không đủ, điều trị hư nhược. Âm
hư dương huyết hư.
Bổ âm: ích âm, dưỡng âm, tư âm, dục âm
Bổ dương: điều trị tâm dương hư, tỳ dương hư, tỳ thận dương hư
88
Tráng dương: dùng thuốc bổ làm tráng dương khí của cơ thể. Chủ yếu là tráng thận
dương.
Bổ khí: dùng thuốc điều trị khí hư hoặc huyết hư, khí thịnh huyết thịnh.
VD: tâm khí hư thì tinh thần không sảng khoái, sợ lạnh, sợ tiếng động, hồi hộp,
thích nằm, dễ ra mồ hôi, lưỡi rêu trắng mạch hư.
Thăng đề trung khí: điều trị trung khí hạ hãm, sa dạ dày, sa dạ con, sa trực tràng
tiểu tiện không lợi do tỳ khí hư.
Bổ khí cố biểu: biểu hư – khí hư – ra mồ hôi, người mệt mỏi không nói ra lời.
Ích khí sinh tân: điều trị ra mồ hôi nhiều – tân dịch hao tổn, người mệt mỏi, thở
ngắn, miệng khô, khát nước nhiều.
Bổ huyết ( dưỡng huyết): điều trị thiếu máu
Khí huyết song bổ: điều trị mất máu nhiều, kém ăn, băng huyết phụ nữ
Bổ khí sinh huyết: điều trị thiếu máu
An thần: điều trị thiếu máu mất ngủ
Dưỡng tâm an thần: điều trị âm hư, ngủ không ngon giấc
Cố sáp: (thu liễm , cố nhiếp) điều trị di tinh, ỉa chảy, di niệu
Liễm hãm cố biểu: điều trị dương hư, ra mồ hôi hay âm hư ra mồ hôi trộm
Liễm phế - chỉ khái: điều trị ho lâu ngayf, khí hư gây khí suyễn, tâm phế mãn.
Cố băng chỉ đới: điều trị phụ nữ rong kinh, rong huyết
Bổ thận nạp khí: điêuf trị thận hư không nạp được khí, các triệu chứng: khó thở,
thở ngắn, khi cử động mạnh thì khó thở tăng lên. Khó thở vào. Mặt hơi phù, rêu
lưỡi trắng nhợt, mạch tế vô lực.
Dẫn hỏa quy nguyên: điều trị hư hỏa của thận bốc lên ( phù hỏa, phù dương). Các
triệu chứng: trên nóng dưới lạnh, sắc mặt đỏ bừng, đầu choáng, tai ù, miệng loét,
lưng đau, hai chân lạnh, chất lưỡi đỏ, mạch hư.
Giao thông tâm thận: điều trị tâm thận bất giao, tim hồi hộp, mất ngủ, di tinh,
mạch tế sác, đầu choáng, mắt hoa.
89
Điều kinh: điều hòa kinh nguyệt không đều
Phôi nhũ: thông sữa, điều trị tắc tia sữa, viêm tuyến vú, thiếu sữa.

III.Phương pháp chữa ngoại


Chỉ định cho các trường hợp: bệnh ngoài da, bệnh ngoại khoa
Bài nùng thải độc: điều trị mụn nhọt,apxe
Trị độc công độc: lấy các vị thuốc có tác dụng độc để điều trị
VD: hạt cây máu chó điều trị ghẻ, phong, mụn nhọt
Khu trùng: điều trị giun sán
Ủy thác: dùng thuốc bột hoặc thuốc dã nát sao lên chườm nóng.
Xông: hung chưng
Tắm: nấu cây thuốc chườm ngoài
Xoa bóp: nấu cao xoa bóp vùng bị tổn thương, điều trị ngoại khoa.
Xông họng ( suy nhược) thuốc tán bột, ngâm phụ hoặc ngậm trong họng. Điều trị
các bệnh ở họng.
Thổi ( súc ty): điều trị thối mũi, thối tai, viêm mũi dị ứng. Thổi bụi thuốc.
Đặt ( tắc phá): điều trị ở âm đạo, hậu môn bằng thuốc đạn. Xoa bóp bấm huyệt.
Đạo dẫn: rèn luyện thân thể bằng cách thở, tập luyện để điều trị các bệnh mãn tính
( khí công, thái cực quyền…)

PHẦN CHÂM CỨU

HỌC THUYẾT KINH LẠC


90
I. Định nghĩa
Học thuyết kinh lạc cũng như các học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Tạng –
phủ, thiên nhân hợp nhất… của y học cổ truyền. Học thuyết này đã được đề cập
trong sách “Linh khu”, tuy chưa nhiều xong nó vẫn đóng vai trò lớp trong sinh lý,
bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh. “ Ôi ! Thập nhị kinh lạc là nơi mà con
người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để mà thành, nơi mà con người dựa
vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để mà khởi lên, cái học ( về y ) bắt đầu từ đây, sự
khéo léo ( của người thầy thuốc) phải đạt đến…” ( Sách Linh khu thiên 11).
Kinh là tên chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể: Kinh mạch là đường
thẳng, đi ở sâu, là cái khung ủa hệ kinh lạc. Lạc là những đường ngang, từ kinh mạch
chia ra như một mạng lưới và đi ở nông.
Hệ kinh lạc tạo thành một mạng lưới chằng chịt, được phân bố khắp phần
ngoài cơ thể rồi lan tỏa ra toàn thân, là con đường vận của âm dương, khí huyết, tân
dịch, khiến cho con người từ trong ( lục phủ - ngũ tạng), ra ngoài ( cân mạch, cơ
nhục, xương khớp…), từ trên xuống dưới, từ trước đến sau tạo thành một chính thể
thống nhất, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
II. Cấu tạo của hệ kinh lạc
1. Kinh mạch và lạc mạch
12 kinh mạch chính
Tay: 3 kinh âm: + Thủ thái âm Phế
+ Thủ thiếu âm Tâm
+ Thủ quyết âm tâm bào lạc
3 kinh dương :
+ Thủ thái dương Tiểu trường
+ Thủ thiếu dương Tam tiêu
+ Thủ dương minh Đại trường
Chân 3 kinh âm: + Túc thái âm Tỳ
91
+ Túc thiếu âm Thận
+ Túc quyết âm Can
3 kinh dương:
+ Túc thái dương Bàng quang
+ Túc thiếu dương Đởm
+ Túc dương minh Vị
8 kinh mạch phụ (bát mạch kỳ kinh): + Nhâm mạch + Âm duy
mạch
+ Đốc mạch + Dương duy mạch
+ Xung mạch + Âm kiểu mạch
+ Đới mạch + Dương kiểu mạch
12 kinh biệt: đi ra từ 12 kinh chính
12 kinh cân: nối liền các đầu xương ở tứ chi thông vào phủ tạng
15 biệt lạc: từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc
- Tôn lạc: từ Biệt lạc phân nhánh nhỏ
- Phù lạc: từ Tôn lạc nổi ở ngoài da
2. Huyệt
Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt
nằm trên 14 đường kinh (kể 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoảng 200 huyệt
ngoài đường kinh
3.Kinh khí và kinh huyết:
Trong cơ thể có 12 tạng phủ tương ứng với hệ kinh lạc có 12 đường kinh mang
tên các tạng phủ tương ứng. Tạng là âm nên tương ứng với các tạng là các kinh Âm,
Phủ là dương nên tương đương với các phủ là các kinh Dương.
Âm khí và dương khí của mỗi kinh có mức độ khác nhau nên có tên gọi khac
nhau: Dương khí mới phát sinh gọi là Thiếu dương, dương khí cực thịnh gọi là
Dương minh, dương khí tỏa rộng khắp gọi là Thái dương. Âm khí mới phát sinh gọi
92
là Thiếu âm, Âm khí đến tận cùng gọi là Quyết âm, Âm khí tỏa rộng khắp gọi là
Thái âm. Âm – Dương đi phần trên gọi là Thủ kinh, Âm – Dương đi phần dướng gọi
là Túc kinh, vì thế nên có các tên gọi như trên.
Mười hai kinh mang tên của 6 thứ khí của đất và trời, khí của mỗi đường kinh
xuất phát từ một phủ hoặc tạng sở thuộc của nó, cùng tác động vào các quy luật Âm
– Dương, Ngũ hành, Tạng phủ mà khiến cho khí huyết được lưu hành đều đặn không
bị rối loạn.
III. Tác dụng của hệ thống kinh lạc
1. Về sinh lý
Cấu tạo cơ thể con người theo y học cổ truyền bao gồm : Lục phủ, Ngũ tạng, Kỳ
hằng, các mạc, ngũ quan, cửu khiếu, tinh khí thần và kinh lạc…mỗi thành phần của
cơ thể đều đảm nhiệm một chức năng sinh lý riêng như đều có sự liên quan mật thiết
và thống nhất với nhau giúp cho cơ thể thành một khối hoàn thiện ở trạng thái cân
bằng. Hệ kinh lạc là hệ thống đảm nhiệm mối liên kết thống nhất này.
-Hệ kinh lạc là đường vận hành của khí huyết, tân dịch, mang chất dinh dưỡng đi
nuôi dưỡng toàn thân.
-Duy trì chức năng hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
-Đảm bảo cơ thể thành một thể thống nhất từ trong ra ngoài, từ trên xuống dới, từ
lục phủ ngũ tạng đến gân cơ, da lông.
-Tạo thành mạng lưới vững chắc bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm phạm.
2. Về bệnh lý
-Hệ thống kinh lạc là đường xâm nhập của ngoại tà vào trong gây bệnh cho cơ thể,
và vào các tạng phủ. Là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể từ nông vào sâu ( bệnh
ngày càng nặng)
-Hệ thống kinh lạc là đường để ngoại tà từ trong tạng phủ đi ra ngoài. Là nơi bệnh
tà ra khỏi cơ thể từ sâu ra nông ( bệnh ngày một nhẹ).
-Bệnh dù do ngoại hay nội nhân, tính chất bệnh hư ( do chính khí suy yếu) hay thực
93
( do tà khí xâm nhập), nhưng đều thông qua đường kinh mà biểu hiện ra ngoài. Là
nơi phản ánh sự thay đổi bệnh lý của cơ thể.
VD: Bệnh ở phế thì đau ngực + cánh tay
Bệnh ở can thì đau hai bên mạn sườn lan xuống dưới.
Bệnh ở Tâm thì đau mặt trong hai cánh tay.
3.Về chẩn đoán học.
-Nhờ vào hệ kinh lạc thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh kiểm soát các
hệ thống chức năng của cơ thể. Khi kinh lạc bị bệnh thường biểu hiện thay đổi bất
thường trên đường kinh, mạch đó. Hoặc khi tạng phủ bị bệnh cũng biểu hiện ra ngoài
thông qua kinh mạch mang tên tạng phủ đó như: Thay đổi mầu da, điện trở, nhiệt
độ,cảm giác đau….Dựa vào những thanh đổi này trên đường kinh mà thầy thuốc có
thêm dữ liệu để chẩn đoán bệnh thuộc kinh lạc hay tạng phủ nào bị bệnh. Gọi là
kinh lạc chẩn.
-Nhìn mầu sắc của đường kinh thay đổi ( độ trắng, tím, tái nhợt, nổi cao lên, bong
biểu bì da), xuất hiện trên đường kinh nào thì biết được kinh hoặc tạng phủ tương
ứng bị bệnh.
-Hỏi các triệu chứng đau, vị trí đau để xác định đường kin nào hay tạng phủ nào bị
bệnh.
VD: Đau đầu, trán –kinh dươngminh Vị
Đau sau đầu – kinh thái dương Bàng quang
Đau cạnh đầu – kinh thiếu dương Đởm + Tam tiêu
Đa đỉnh đầu – kinh quyết âm Can.
-Ấn dọc đường kinh để tìm điểm đau, sờ dọc đường kinh để xem sựthay đổi nhiệt
độ để tìm xem bệnh ở tạng phủ hoặc kinh lạc nào.
4.Về điều trị học
Kinh lạc là đường dẫn truyền các dạng kích thích dùng trong châm cứu như Cơ
học ( bấm, châm…); Lý học ( xung điện, tia Leser, nhiệt độ…); Hóa học ( các loại
94
thuốc…). Là đường dẫn truyền thuốc vào các tạng phủ nhất định ( dựa vào sự quy
kinh của các vị thuốc để chọn vị tương ứng với tạng phủ đó), để chữa bệnh. Vận
dụng học thuyết kinh lạc để điều trị trong: Châm cứu, Xoa bóp, Bấm huyệt chữa
bệnh. Dán cao, ngâm thuốc, tiêm thuốc… vào huyệt để điều trị. Dùng thuốc theo
sự quy kinh của từng nhóm thuốc, từng vị thuốc để điều trị bệnh ở tạng phủ, kinh
lạc tương ứng.
IV. Tuần hoàn của kinh mạch
-Đường tuần hành kinh mạch biểu hiện mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài
của cơ thể, của một đường kinh, giữa các đường kinh với nhau, và giữa các đường
kinh với các tạng phủ…
-Mỗi đường kinh đều có một hướng đi nhất định, các đường kinh đều có sự liên
quan với nhau khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước tạo
thành vòng tuần hòa kinh kín đi khắp toàn thân. Bên trong thì vào thuộc tạng phủ
mà nó mang tên, liên quan tới tạng phủ mà nó có quan hệ biểu lý. Bên ngoài đi ra
phần da cơ biểu hiện bởi các hệ thống huyệt vị trên da.
-Vòng tuần hoàn kinh khí của mười hai đường kinh chính tạo thành vòng đại tuần
hoàn. Vòng tuần hoàn của mạch Nhâm và Đốc tạo thành vòng Tiểu tuần hoàn. Hai
vòng này tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.
1. Hướng tuần hoàn của 12 kinh chính:
Nhìn khái quát đường tuần hoàn của 12 kinh chính đi theo quy luật “ Âm thăng –
Dương giáng” và theo quy luật Thiên nhân hợp nhất, có những đặc điểm sau:
-Ba kinh Âm ở tay đi từ trong tạng ra ngón tay
-Ba kinh Dương ở tay đi từ ngón tay lên mặt
-Ba kinh Âm ở chân đi từ ngón chân lên ngực bụng
-Ba kinh Dương ở chân đi từ mặt xuống ngón chân.
Có sự liên hệ giữa các kinh:
-Các kinh Dương nối tiếp với nhau ở mặt
95
-Các kinh Âm nối tiếp với nhau ở trong Tạng
-Các kinh Dương và kinh Âm nối tiếp với nhau ở các đầu chi.
Sự nối tiếp của các kinh trong vòng tuần hoàn kinh khí thể hiện theo trình tự sau:
Kinh thủ thái âm phế → Kinh thủ dương minh Đại trường → Kinh Túc dương
minh Vị → Kinh Túc thái âm Tỳ → Kinh Thủ thiếu âm Tâm → kinh Thủ thái
dương Tiểu trường → kinh túc thái dương Bàng quang → kinh túc thiếu âm Thận
→ kinh thủ quyết âm Tâm bào lạc → kinh thủ thiếu dương Tam tiêu → kinh thúc
thiếu dương đởm → kinh túc quyết âm Can.
2. Tuần hoàn của 2 mạch Nhâm – Đốc
Hai mạch Nhâm – Đốc chạy chính giữa sau và trước cơ thể tạo thành một vòng
tiểu tuần hoàn kinh khí.
Mạch Đốc chạy từ đáy mình lên dọc giữa cột sống, gáy, đỉnh đầu vòng xuống sống
mũi và kết thúc ở lợi – răng hàm trên. Chỉ huy các hoạt đọng của các kinh Dương.
Mạch Nhâm chạy từ đáy mình ngược lên phía trên, dọc theo đường giữa bụng –
ngực – cổ đến môi dưới vòng quanh miệng rồi lên hai mắt. Đàm nhiệm các hoạt
động của các kinh Âm.

PHƯƠNG PHÁP CHÂM VÀ CỨU


A.Phương pháp châm
1.Những dụng cụ dùng trong châm cứu
*Kim châm:
Người xưa thường dùng 9 loại kim: Sàn châm, viên châm, đề châm, phong châm,
phi châm, viêm lợi châm, hào châm, trường châm, đại châm.
Hiện nay thường dùng 5 loại kim:
96
-Hào châm: là kim dùng chủ yếu trong châm cứu có độ dài từ 1 – 12cm và đường
kính to nhỏ khác nhau tùy theo độ dài thân kim..Mỗi kim gồm 3 phần : cán kim,
thân kim, mũi kim được làm bằng thép không gỉ.
-Kim tam lăng: thân kinh có đường kính 1 -2 ly, mũi nhọn hình 3 cạnh, thường
dùng để chích nặn máu.
-Kim nhĩ hoàn: dùng để châm loa tai, thân kim soắn tròn chôn ốc đẻ gài vào loa tai.
-Kim mai hoa: là một chùm 7 – 9 kim hào châm được bó lại và gắn vào một cán
dài, dùng để gõ lên mặt da.
-Kim trường châm: dùng châm sâu, độ dài kim từ 12 – 20cm.
*Những dụng cụ khác
Hộp đựng kim châm: nên có 2 hộp, một đựng kim đã tiệt khuẩn, một đựng kim đã
châm
Kìm kẹp kim, bong cồn được đựng trong hộp riêng
Dụng cụ đựng bong cồn đã dùng, ông tiêm đã dùng
Khay trắng men đựng các dụng cụ trên.
2.Chỉ định và chống chỉ định của châm:
2.1.Chỉ định
* Một số bệnh cơ năng và các triệu chứng của một số bệnh
- Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau dây thần kinh ngoại biên như đau dây
thần kinh tọa, đau dây V, liệt dây VII, di chứng liệt nửa người sau tai biến…
- Tuần hoàn: tim đập nhanh, cao huyết áp
- Tiêu hóa: cơn đau dạ dày, nôn mửa, táo, ỉa lỏng…
- Tiết niệu: bí đái, đái dầm
- Sinh dục: rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh, di niệu…
* Một số bệnh do viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, chắp lẹo…
2.2. Chống chỉ định:

97
- Những trường hợp cấp cứu, ngoại khoa, các chuyên khoa khác cần theo dõi hoặc
giải quyết bằng phẫu thuật.
- Những bệnh nhân quá yếu như thiếu máu nặng, nhiễm độc do mất nước, người
mắc bệnh tim, hoặc đang trong trạng thái không bình thường như sợ hãi, tức giận
hoặc quá mệt, quá đói…
- Không châm các huyệt ở rốn, núm vú, thóp trẻ em. Không châm vào các huyệt
dưới có mạch máu lớn, nội tạng vùng ngực, bụng, và các huyệt:
+Phong phủ - xương chẩm C1
+Á môn: C1 – C2
+Liêm tuyền: sụn giáp
-Người mang thai hay đang thấy kinh cần thiết lắm mới dùng phép châm.
3.Những quy định khi tiến hành châm:
- Với những dụng cụ như kim châm phải luộc sôi 20 phút hoặc hấp theo quy định
tiệt khuẩn. Trước khi luộc hay hấp phải kiểm tra lại kim, loại bỏ kim gỉ, đầu kim
quằn…
-Cốc thủy tinh, khay mem phải lau sạch bằng bong cồn.
-Đối với thầy thuốc – kỹ thuật viên:
+Thái độ hòa nhã, ân cần, động viên người bệnh
+Trang phục đúng quy định, gọn gang sạch sẽ, móng tay được cắt ngắn, rửa tay
trước khi châm.
+ Thao tác nhẹ nhàng, chính xác không gây đau đớn cho người bệnh
+ Luôn có mặt gần người bệnh để theo dõi sử trí kịp thời khi có tai biến.
4.Tư thế châm
*Bệnh nhân cần ở tư thế thỏa mái vừa bộc lộ được vùng châm, vừa phải chị đựng
được thời gian lưu kim mà không động đậy
-Tư thế ngồi để châm các huyệt ở đầu, mặt, cổ, vai, gáy, cánh tay.
-Tư thế nằm ngửa để châm các huyệt ở mặt, cổ, ngực, bụng, mặt trước chân tay
98
-Nằm nghiêng để châm các huyệt ở ngực, bụng, lưng đồng thời.
-Nàm sấp để châm các huyệt ở đầu, gáy, lưng, mông, mặt sau chi dưới.
Chú ý lập đơn huyệt không nên bắt bệnh nhân phải thay đổi nhiều tư thế để châm.
*Thầy thuốc cần phải ở tư thế thuận lợi cho thao tác.
5. Góc độ của kim châm và độ nông sâu của kim
* Góc độ của kim châm
-Châm kim ngang mặt da 15º. Thường châm các huyệt vùng da sát xương như
châm đầu, trán, mặt khớp…Thường pải véo da lên để châm.
-Châm nghiêng góc 45 º thường châm ở vùng cơ mỏng
-Châm thẳng góc 75 - 90º thường châm ở các huyệt vùng cơ dày
* Độ nông sâu của kim
Độ nông sâu của kim tùy thuộc vào vùng cơ dày mỏng, người béo gầy vùng có
thần kinh, mạch máu lớn, phía dưới có sát nội tạng không…ở vùng cơ độ sâu nông
còn phụ thuộc vào cảm giác đắc khí.
6.Thao tác châm
Châm kim là một động tác liên tục nhưng có thể chia làm 3 bước:
*Bước 1: đẩy mũi kim qua da phải thật nhanh, dứt khoát tránh gây đau cho bệnh
nhân.
*Bước 2: tiến kim sâu vào trong, thường vừa ấn vừa xoay kim. Mục tiêu là đạt
được cảm giác đắc khí. Về phía kỹ thuật viên cần thấy kim mút chặt. Về phía bệnh
nhân có cảm giác tức nặng nơi châm, có khi có cảm giác căng tức chạy dọc theo
đường kinh. Nếu cảm giác đau buốt là không đắc khí mà có thể đã châm vào mạch
máu, thần kinh, cần lui kim một chút hoặc rút kim châm lại.
*Bước 3: Rút kim, cầm đốc kim rút nhanh hoặc từ từ theo ý muốn bổ hay tả.
7.Những tai biến xảy ra khi châm
a.Choáng ( vựng châm, sauy kim)
b.Chảy máu
99
c.Châm vào nội tạng
d.Cong gập kim
e.Gãy kim
8.Vấn đề đắc khí khi châm
a. Những hiện tượng xảy ra khi đác khí
- Châm kim thấy tức nặng, tưe, giật ở nơi châm báo hiệu khí đến, đó là phản ứng
tại chỗ khi ngưỡng châm kích thích đầy đủ.
-Tê dọc theo đường kinh lên trên hoặc xuống dưới huyệt châm do khí đã lưu thông.
Các hiện tượng này thường sảy ra ở tay chân hay phù hợp với đường đi của dây
thần kinh cảm giác
-Khi châm kim kim bị mút chặt, hiện tượng này thường sảy ra ở các vùng có cơ
lớn. Hiện tượng này là do tà khí thực gây ra, do kim bị kích thích hoặc do đang đau
các cơ xơ cứng nên kim thấy chặt.
- Da đỏ bừng hay tái nhợt trên hoặc dưới đường kinh đó là do khí đã lưu thông, còn
YHHĐ cho rằng đây là phản xạ đột trục vận mạch, nếu mạch máu co lại thì da tái
nhợt, nếu mạch máu dãn thì da đỏ.
b.Làm gì để cho đắc khí
-Chọn đúng huyệt
-Khi châm kim nếu chưa thấy đắc khí thì rút kim lên xuống tới khi nào có kích
thích thì thôi.
c.Xử trí đối với những trường hợp không thấy đắc khí
-Có khi sau khi kích thích nhiều lần bằng cách nhấc kim, cũng không thấy hiện
tượng đắc khí.
-Cần:
+ Kiểm tra lại xem vị trí của huyệt có đúng không
+Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân quá yếu thì cần phải đổi châm thành cứu, sức
khỏe lên châm mới đắc khí.
100
+Các bệnh nhân bị liệt cảm giác nông, sâu không có cảm giác đắc khí.
9.Thủ thuật bổ tả trong châm
Cách làm Bổ Tả
Cường độ kích thích Không vê kim Vê kim nhiều lần
Hô hấp Thở ra hết châm kim, hít Thở vào châm kim, thở
vào châm kim. ra hết rút kim.
Châm đón nghinh tùy Châm thuận chiều đường Châm ngược chiều
kinh đường kinh
Châm kim và rút kim Châm và từ từ, rút kim Châm vào nhanh, rút kim
nhanh châm
Đóng mở Khi rút kim ấn chặt nơi Khi rút kim không ấn nơi
châm châm
Thời gian Lưu kim lâu Lưu kim ngắn

-Bình bổ bình tả: là phương pháp kích thích vừa phải thường dùng cho các chứng
không hư, không thực hoặc khó phân biệt hư thực, tiến kim tốc độ bình thường, vê
kim vừa phải để đắc khí rồi tùy bệnh nhân mà lưu kim.
-Thiếu sơn hỏa, thấu thiên lương: là phương pháp bổ tả hỗn hợp tất cả các phương
pháp trên, phương pháp này có 2 lợi ích:
Dùng ít huyệt
Hiệu lực điều trị đảm bảo.
II. Phương pháp cứu
Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt nhằm điều khí như châm kim.
Có hai loại cứu:
-Cứu trực tiếp: bằng mồi ngải hoặc điếu ngải đốt trực tiếp lên da.
-Cứu gián tiếp: dùng mồi ngải đột qua miếng gừng, tỏi hay cách muối.

101
Hiện nay còn dùng phương pháp cứu bằng điện: làm nóng kim khi châm, làm nóng
những miếng kim loại để lên huyệt.
1.Nguyên liệu và dụng cụ cần thiết
*Dụng cụ
-Da sắc thái gừng
-Khai, hộp đựng ngải, hộp đựng các miếng gừng đã thái dày từ 2 – 4 mm.
*Vật liệu:
-Lá ngải cứu phơi khô tán nhỏ, bỏ những lá xơ, cuống lá.
-Ngải nhung cuộn thành điếu như điếu thuốc lá
-Gừng được thái mỏng từng miếng dày 2mm
-Diêm và ít que hương.
2,Chỉ định và chống chỉ định
Đối với các bệnh chỉ định và chống chỉ định như châm, như theo nguyên tắc sau :
-Hư hàn thì cứu, thực nhiệt thì châm : bệnh nhân ở trạng thái yếu, sợ lạnh, chân tay
lạnh, bệnh lâu ngày cứu tốt hơn châm
-Không được cứu trong các trường hợp thực nhiệt: sốt cao, mạch nhanh vì cứu gián
tiếp và gây một kích thích nhẹ sẽ làm tăng hưng phấn ở bệnh nhân.
-Khôg nên cứu ở mặt, vùng có nhiều gân như cổ tay vì sợ bỏng thành sẹo.
3.Thời gian và mức độ nóng
Mức độ nóng:
-Khi bệnh nhân cảm thấy nóng quá thì lót thêm miếng gừng khác.
-Tránh động viên chịu nóng đến mức tối đa sẽ gây bỏng.
Thời gian:
-Đối với người lớn mỗi huyệt được chỉ định sẽ cứu 3 mồi trung bình 15 phút.
-Người già, trẻ em cứu ít hơn.
4.Tai nạn, cách giải quyết
*bỏng:
102
-Do bị nóng quá, thường bỏng độ I, dùng thuốc mỡ bôi và dán băng dính tránh
nhiễm trùng.
*cháy:
-Do bệnh nhân gãy giụa khi bị bỏng, làm đổ mồi cháy chăn, quần áo.
-Đề phong bỏng và cháy: tránh động viên bệnh nhân chịu nóng, khi nóng lót thêm
gừng, không được cứu nhiều huyệt, và nhiều người trên cùng một lúc, không được
rời bệnh nhân khi cứu.
5. Thủ thuật cứu
*Cách chế mồi ngải, điếu ngải
-Lấy một ít ngải nhung, để lên miếng ván, lấy 3 đầu ngón tay cái, trỏ, giữa ấn mạnh
thành hình tháp. Thường nhỏ như hạt ngô hoặc to hơn một chút.
-Cuốn ngải thành điếu bằng giấy và ngải nhung như cuộn điếu thuốc lá.
*Khi đốt:
-Châm hương cháy
-Đặt mồi ngải lên miếng gừng để đầu cháy que hương lên đỉnh mồi ngải, thổi cho
lửa tắt đặt lên huyệt.
-Ngải cháy, khi nóng lót miếng gừng khác, khi cháy hết mồi ngải gạt tàn vào khay,
làm lại mồi ngải khác trên miếng gừng và tiếp tục như trên.
-Đốt điếu ngải cháy, hơ sát da, khi bệnh nhân kêu nóng nhấc ra xa rồi lại đưa vào
gần, tiếp tục như trên.
III. Phối hợp giữa châm và cứu
Thông thường trên một bệnh nhân hoặc dùng phương pháp châm hoặc dùng
phương pháp cứu, nhưng cũng có trường hợp vừa châm vừa cứu.
Thường có hai phương pháp:
1.Có huyệt châm, có huyệt cứu
Thường căn cứ vào nguyên tắc chữa bệnh có ngọn và gốc, ngọn bệnh thì châm, gốc
bệnh thì cứu.
103
VD: bệnh nhức đầu do thiếu máu
Châm những huyệt vùng đầu chữa nhức đầu
Cứu huyệt Cách du, Cao hoang chữa thiếu máu
2.Dùng ôn châm
Dùng kim châm nhưng trên cán kim lắp một thỏi ngải nhỏ và đốt cháy.
Áp dụng cho những bệnh nhânh có thiên hướng hàn nhưng chưa rõ rệt
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
I.Tác dụng của châm cứu
1.Theo y học hiện đại
1.1.Bệnh tật trong cơ thể thường ở các trạng thái:
Hưng phần hoặc ức chế, cấp hoặc mãn tính…
-Đau là môt cảm nhận thuộc về giác quan và cảm xúc do tổn thương đang tồn tại
hoặc tiềm tàng ở các mô gây nen và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, của tổn
thương ấy. Cảm giác đau có thể bắt nguồn từ bất cứ một điểm nào trên đường dẫn
truyền đau.
+Đường dẫn truyền này đã được biết rõ về giải phẫu: Thụ thể ( thụ thể cơ học ,cơ
nhiệt và đa năng C) và sợi thần kinh hướng tâm ( sợi dẫn truyền nhanh A alpha, A
beta; Sợi dẫn truyền trung bình A delta, Sợi dẫn truyền chậm – C). Dường dẫn
truyền hướng tâm tiên phát, sừng sau tủy sống, đường dẫn truyền đau đi lên và
đường dẫn truyền xuống để chống đau.
+Các yếu tố gây đau: Hóa học, cơ học, lý học, tâm lý… Ngưỡng đau của mỗi cá
thể khác nhau. Yếu tố tâm lý có vai trò rất quan trọng để phản ánh cảm giác đau.
1.2.Tác dụng của châm cứu
-Châm cứu có tác dụng kích thích gây hưng phấn hoặc ức chế tùy mục đích điều
trị; Nếu bẹnh ức chế thì dùng châm cứu để kích thích gây hưng phấn. Nếu bệnh
hưng phấn thì cham cứu gây ức chế để điều chỉnh cơ thể trở lại trạng thái sinh lý
bình thường. Bệnh cấp tính thường dùng phép châm tả để điều trị: Ví dụ tả các
104
huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Đại chùy để hạ sốt. Chích nặn máu các huyệt Thập tuyên,
tả hoặc bấm các huyệt Nhân trung, Hợp cốc để điều trị choáng ngất…Bệnh mãn
tính thường dùng phép châm bổ để điều trị: Ví dụ: Mất ngủ do Tâm – Tỳ hư thì
châm bổ các huyệt Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Thái bạch, Tâm
du, Tỳ du…
-Châm có tác động tại chỗ, theo các tiết đoạn thần kinh hoặc toàn thân để giảm
đau, trên cơ chế tác dụng của cung phản xạ, các chất trung gian hóa học, nội
tiết…Ví dụ: đau thần kinh liên sườn: Châm các huyệt tại chỗ vùng đau, châm các
huyệt giáp tích cột sống chi phối vùng đau đó có thể châm thêm các huyệt khác xa
vùng đau như huyệt Tổng của vùng đó hoặc huyệt Hội khác.
2.Theo y học cổ truyền
Quá trình phát sinh bệnh tật là sự mất cân bằng về âm dương khí huyết. bệnh có
thể ở nông bên ngoài( da, cơ, gân, xương, kinh lạc…) - Bệnh còn ở biểu; Bệnh
cũng có thể ở sâu bên trong ( khí, huyết, tạng phủ…) - Bệnh ở lý. Biểu hiện của
bệnh thường ở hai trạng thái: thiên thắng ( thực) hoặc thiên suy ( hư).
Châm cứu có tác dụng duy trì cân bằng âm dương, điều hòa chức năng tạng phủ,
kinh lạc. Tùy bệnh nông hay sâu, hư hay thực mà châm cứu dùng phương pháp bổ
hay tả mà điều trị.
-Hư là chính khí cơ thể suy giảm, châm bổ để điều chỉnh.
-Thực là tà khí mạnh hoặc hoạt động của tạng phủ thái quá, dùng châm tả để điều
chỉnh.
-Hàn là sức nóng của cư thể thiếu hụt, thường dùng cứu hoặc ôn châm.
-Nhiệt là sức nngs của cơ thể tăng, thường phải châm tả hoặc chích nặn máu.
II.Cơ chế tác dụng của châm cứu
Đã từ lâu lý luận về cơ chế tác dụng của châm cứu được giải thích dựa trên các lý
luận cơ bản của Y học cổ truyền như: Học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Tạng
phủ, Kinh lạc, thiên nhân hợp nhất…Nhưng gần đây các nước trên thế giới đã quan
105
tâm nghiên cứu về phương pháp điều trị châm cứu trên cả người cũng như động
vật, đặc biệt là nghiên cứu về cơ chế tác dụng của châm cứu. Các nghiên cứu này
luôn được sự chú ý và tranh luận một cách sôi nổi để làm sang tỏ cơ chế của châm
cứu dựa trên cơ sở khoa học.
Kết quả của châm cứu là rõ rang, đôi khi kỳ diệu nhưng cơ chế tác dụng của châm
cứu đã được nghiên cứu rất nhiều nhưng tất cả đều chưa được giải thích một cách
thỏa đáng và tương xứng với tác dụng kỳ diệu đó.
1.Theo y học hiện đại
1.1.Một số vấn đề của hoạt động thần kinh có liên quan tới việc giải thích cơ chế
tác dụng của châm cứu, các giả thuyết về cơ chế tác dụng của châm cứu:
-Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
-Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski
-Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các
vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối.
-Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski
-Lý thuyết về đau của Malzak và Wall
-Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung giang thần kinh của các tác giả Hoa kỳ (
Guilemin, Chorhaoli), Mayer, Bruce Pomeranz…
1.2.Cơ chế tác dụng của châm cứu:
Các nhà châm cứu học phương Tây đã giải thích mối quan hệ giữa các huyệt với
các cơ quan hữu quan bằng mối quan hệ của các con đường phản xạ thần kinh.
Châm cứu là một kích thích tạo ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc dập
tắt cung phản xạ bệnh lý, có thể xuất hiện ngay sau khi châm và tác động vào
huyệt, nhưng cũng có thể sau khi lưu kim lâu mới thấy, hoặc phải nhắc đi nhắc lại
nhều lần mới có kết quả.

106
Nhiều tác giả trong nước và trên thế giới ( Vogralic, Kassin, Chu Liễn, Vũ xuân
Quang, Mai văn Nghệ, Jean Boosy…), dựa vào vị trí, tác dụng của nơi châm cứu
mà đề ra cơ chế tác dụng của châm cứu như sau:
-Phản ứng tại chỗ:
+Châm là một kích thích cơ học hay cứu vào huyệt là một kích thích lý học gây
nên một kích thích tại da, cơ, tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và
phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ. ( Dựa trên
nguyên lý của Utomski – có hai luồng xung động của hai kích thích khác nhau
cùng đưaleen não một thời điểm thì kích thích nào có cường độ lớn hớn và liên tục
hơn thì có tác dụng kéo dài các xung động của kích thích kia tới nó à tiến tới dập
tắt nó.
+Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận
mạch, nhiệt độ ở da, sự tâm chung bạch cầu..Các kích thích này được truyền vào
tủy sống, lên não, từ não xung động được đưa đến các cơ quan đáp ứng hình thành
một cung phản xạ mới…có thể các yếu tố trên làm thay đổi tính chất của tổn
thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau, mềm cơ.
+Phản ứng tại chỗ có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng khá lớn, là cơ sở của phương pháp
điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có tổn thương mà châm cứu dùng các huyệt gọi
là A thị huyệt ( thống điểm, Thiên ứng huyệt).
-Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh
+Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi tiết đoạn gồm một khoanh tủy, gồm 1 đoi dây thần
kinh tủy sống ( sừng trước và sau), đôi hạch giao cảm, chi phối vận đọng và cảm
giác của một số cơ quan nội tạng, bộ phận hoặc vùng da tương ứng.
VD: da ở vùng tiết đoạn D5 – D6 – D9 và C2 – C3 – C4 tương ứng với dạ dày.
Khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây nên sự thay đổi bất thường ở da (
ấn đau, điện trở giảm…) ở cơ ( co cơ rút gây đau). Châm cứu vào các huyệt thuộc

107
tiết đoạn có thể điều chỉnh những rối loạn trong tiết đoạn, làm mất co thắt và giảm
đau.
+Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da để chữa bệnh nội tạng thuộc vùng tiết
đoạn với vung này sẽ gây ra các luồng xung động thần kinh hướng tâm, những
luồng này sẽ truyền xung động vào sừng sau tủy sống rồi chuyển qua sừng trước từ
đó bắt đầu phản xạ ly tâm, theo các cơ quan, nội tạng tương ứng, làm điều hòa mọi
chức năng sinh lý như bài tiết dinh dưỡng…
+Việc sử dụng phản ứng tiết đoạn có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn lớn vì nó có thể
giúp thần thuốc chọn huyệt ở vùng da hoặc vùng tiết đoạn sẽ điều trị được bệnh nội
tạng thuộc tiết đoạn đó chi phối.
+Dựa vào loại phản ứng này ta chọn dùng các huyệt Du ở lưng, huyệt Mộ và huyệt
Hoa đà Giáp tích và các huyệt xa ở các chi để chẩn đoán, điều trị bệnh và châm tê
phẫu thuật.
-Phản ứng toàn thân:
+Trải qua thực tế lâm sàng điều trị bằng châm cứu thấy: Một huyệt có thể điều trị
được nhiều bệnh khác nhau, một bệnh cũng có thể có nhiều công thức huyệt điều
trị khác nhau tùy thuộc vào thời gian bị bệnh, thời gian mà thầy thuốc châm cứu
…( Tý ngọ lưu chú – Thời châm cứu). Các huyệt sử dụng nhiều khi không nằm
trên hoặc gần vùng bị bệnh, cũng không nằm trong tiết đoạn thần kinh chi phối
vùng bệnh. Các nhà khoa học giải thích cơ chế tác dụng này là tác dụng toàn thân.
+Bất cứ mộ kích thích nào, từ ngoài cơ thể hoặc từ trong nội tạng đều được truyền
vào vỏ não. Theo nguyên lý về hiện tượng chiếm ưu thế ( Utomski) “ trong cùng
một thời điểm, nếu trên vỏ não có hai điểm hưng phấn, ổ hưng phần nào do luồng
kích thích mạnh hơn và liên tục hơn sẽ thu hút các kich thích của ổ hưng phấn kia
về nó và dập tắt ổ hưng phấn kia”. Theo wedanski giải thích về cơ năng linh oạt
của hệ thần kinh; các yếu tố nội tiết ( hormone), và các chất trung gian hóa học (

108
Acetycholin, Morphin…); cac phản ứng tại chỗ, phản ứng tiết đoạn sẽ phần nào
giải thích được cơ chế tác dụng toàn thân trong điều tri bằng châm cứu.
+Dựa vào phản ứng toàn thân của vỏ đại não, ta chọn dùng những huyệt ở xa vùng
bệnh nhưng có tác dụng đặc hiệu đến vùng bệnh, khi châm cứu đạt cảm giác đắc
khí ( căng, tê, tức, nặng) đó là dáu hiệu báo kích thích đạt mức độ có tác dụng trị
liệu.
2.Theo y học cổ truyền
Lý luận YHCT với các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ kinh lạc là cơ sở
cho việc thực hành chữa bẹnh bằng châm cứu. Còn cơ chế tác dụng của châm cứu
theo YHCT vào các điểm chính sau:
2.1.Điều hòa âm dương
Sự mất thăng băng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng
của châm cứu cơ bản là điều hòa âm dương.
Theo yhct âm dương là hai thuộc tính của mọi sự vật, hai mặt âm dương luôn có
quan hệ mâu thuẫn, đối lập nhau nhưng lại luôn nương tựa vào nhau và hỗ trợ cho
nhau.Trong cơ thể các tạng phủ, khí huyết, tinh thần bao giờ cũng giữ được thăng
bằng, nương tựa vào nhau để hoạt động giúp cho cơ thể luôn thích ứng với hoàn
cảnh xã hội, thiên nhiên.
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng âm dương. Sự mất cân bằng gây nên
bởi tác nhân gây bệnh bên ngoài ( tà khí của lục dâm), hoặc do thể trạng suy yếu,
sức đề kháng giảm yếu ( chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình
cảm, tâm thần ( nội nhân), hoặc cũng có khi do các nguyên nhân khác như thể chất
của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ.
Trên lâm sàng, bệnh lý hàn nhiệt, hư thực có lúc phân định rõ rang ( hư hàn thuộc
về âm, thực nhiệt thuộc về dương) nhưng nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu
hiệu về hàn – nhiệt rất khó phân biệt ( kiêm chứng chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt
giả hàn).
109
Nguyên tác điều trị chung là lập lại mối cân bằng âm dương. Cụ thể trong điều trị
bằng châm cứu mối đuổi tà khí, nâng cao chính khí phải tùy thuộc vào vị trí nôn
sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng châm hay
cứu, hư thì bổ thực thì tả; nhiệt thì châm còn hàn thì cứu hoặc ôn châm.
2.2.Điều chỉnh cơ hăng hoạt động của hệ kinh lạc
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc, phương
pháp chữa bệnh bằng châm cứu cơ bản là điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh
lạc.
Theo yhct hệ kinh lạc bao gồm những kinh thẳng và những đường lạc nối liền các
tạng phủ ra ngoài da, tứ chi, xương khớp, ngũ quan, và nối liền các tạng phủ kinh
lạc với nhau.
Hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, thông suốt ở mọi chỗ ( trên, dưới, trong,
ngoài) làm cho cơ thể tạo thành một khối thống nhất thích nghi được với hoàn cảnh
tự nhiên, xã hội.
Trong kinh lạc cókinh khí vận hành để điều hòa khí huyết, làm cơ thể luôn luôn
khỏe mạnh, chống được tác nhân gây bênh. Bình thường khí huyết trong hệ kinh
lạc luôn được lưu thông để mang khí huyết đi khắp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào
trong kiến cho bì phù tươi nhuận, lục phủ ngũ tạng được nuôi dưỡng đầy đủ là khi
đó cơ thể khỏe mạnh. Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà làm cho khí huyết trong
hệ kinh lạc không thông suốt thì sẽ gây ra bệnh, biểu hiện ra ngoài ở hệ kinh lạc.
Hệ kinh lạc là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể., đồng thời cũng là
nơi tiếp nhận các hình thức kich thích ( châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,
giác…)thông qua các huyệt để chữa bệnh. Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên
ngoài ( ngoại tà – tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong đường kinh, nếu đó là thực
khí thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài ( dùng phương pháp tả), nếu do chính khí hư thì
phải bổ khinh khí đầy đủ ( dùng phương pháp bổ). Có 14 kinh mạch chính, mỗi
đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định.
110
Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi bệnh lý trên đường kinh
mang tên nó hoặc trên các đường kinh có mối quạn hệ biểu lý trên các đường kinh
có mối quan hệ biểu lý với nó ( chẩn đoán dựa vào phương pháp chẩn đoán chung
kết hợp với phương pháp chẩn đoán trên hệ kinh lạc, dò kinh lạc…)Khi châm cứu
người ta tác động vào các huyệt trên kinh mạch. Trên có sở học thuyết kinh lạc, tùy
theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của cơ thể người ta chú trọng đặc biệt vào
các vấn đề sau:
-Châm kim phải đắc khí
-Hư thì bổ, thực thì tả.
-Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử dụng các
huyệt tại chỗ với các huyệt ở xa.

ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT


I. Định nghĩa
Huyệt là một điểm trên da “nơi thần kí hoạt động vào ra, được phân bố khắp phần
ngoài cơ thể nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương”.
Có thể nói huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ, xương khớp hội
tụ lại và tỏa ra ở phần ngoài của cơ thể, có quan hệ với các hoạt động sinh lý và
biểu hiện bệnh lý của cơ thể,giúp cho thầy thuốc chẩn đoán điều trị và phòng bệnh
một cách tích cực.
II. Tác dụng cả huyệt
1.Về sinh lý
Huyệt có quan hệ mật thiết với kinh mạch, và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt là
nơi âm dương, khí huyết, dinh khí, vệ khí vận hành qua lại, nơi tạng phủ, kinh lạc
dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, góp phần cho các hoạt động của
cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng.
111
VD: Huyệt Nội quan trên kinh thủ quyết âm Tâm bào lạc có các đặc điểm: Liên
quan tới đường kinh tâm bào, liên quan tới tạng Tâm bào, liên quan tới các huyệt
vị trên đường kinh tâm bào.
2.Về bệnh lý
Huyệt là cửa ngõ xâm nhập của tà khí từ bên ngoài vào gây bệnh cho cơ thể. Khi
chính khí suy yếu, khí huyết không được điều hòa thì ngoại tà qua huyệt vào kinh
lạc, tạng phủ gây bệnh cho cơ thể.
Mặt khác, khi tạng phủ, kinh lạc có bệnh thì cũng phản ánh ra ở huyệt bằng cảm
giác đau, thay đổi mầu da, hình thái, nhiệt độ hay điện trở ở huyệt vị có liên quan
tới tạng phủ hoặc kinh lạc đó.
3.Chẩn đoán bệnh
Dựa vào những biến đổi tại huyệt vị như: Cảm giác đau, mầu sắc, điện trở, nhiệt
độ…ta có thêm những thông tin để chẩn đoán bệnh.
Thí dụ: Bệnh của tạng Phế, ấn huyệt Trung phủ đau. Viêm ruột thừa cấp, ấn vào
huyệt Lan vĩ đau…
4.Phòng bệnh và chữa bệnh
Tác động vào huyệt một lượng kích thích thích hợp, ta có thể dự phòng hoặc điều
chỉnh những rối loạn chức năng tạng phủ, thúc đẩy hoạt động của kinh lạc, duy trì
sự cân bằng âm dương, bồi bổ chính khí.
VD: về dự phong: Thường xuyên day bấm huyệt Túc tam lý có tác dungj tăng
cường sức khỏe, phòng và điều trị một số bệnh dạ dày, đại tràng mãn…
VD về chữa bệnh: Đau đầu do cảm mạo, tác động vào các huyệt Thái dương, Ấn
đường, Đầu duy, Bách hội, sẽ làm hết đau đầu.
IV.Các loại huyệt chính
1. A thị huyệt
Còn có tên là Thống điểm hay Thiên ứng huyệt, Bất định huyệt. Huyệt A thị không
có vị trí cố định, chỉ xuất hiện khi có bệnh, lúc khỏi bệnh thì mất. Lấy điểm đau
112
làm huyệt là giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển những tri thức về huyệt,
nhiều huyệt ban đầu là A thị huyệt nhưng qua quá trình điều trị bệnh nào có hiệu
quả tốt, tác dụng trị liệu rõ sau được xếp vào huyệt ngoài kinh, sau nữa xếp vào
huyệt trên đường kinh. Vận dụng A thị huyệt để chữa chứng đau cấp, và tại chỗ
đau rất tốt.
2. Huyệt ngoài kinh
Là những huyệt không thuộc 14 kinh mạch chính, thường nằm ngoài đường kinh,
người ta còn thấy một số điểm cảm ứng với kích thích cuả châm cứu nhưng không
thuộc kinh mạch nào, cũng có huyệt nằm trên đường kinh mạch nhưng không
thuộc kinh mạch đó ( huyệt Ấn đường).
Trong lâm sàng huyệt ngoài đường kinh có vị trí cố định để lấy và hiệu quả điều trị
bệnh rõ rang như huyệt Thái dương, Khí suyễn…Một số huyệt ngoài kinh có một
tên huyệt nhưng có nhiều huyệt như: Huyệt giáp tích, Tứ hoa, Ngũ hoa…
Hiện nay có khoảng 200 huyệt ngoài kinh bao gồm cả các huyệt mới phát hiện (
tân huyệt).
3. Huyệt thuộc kinh mạch
Những huyệt này đều nằm trên 12 kinh mạch chính và mạch Nhâm, Đốc được xếp
theo tác dụng thành những nhóm huyệt như sau
3.1.Huyệt Nguyên
Mỗi đường kinh chính có một huyệt Nguyên, thường nằm ở quanh cổ tay, cổ chân.
Huyệt Nguyên là nơi tập chung khí huyết nhiều nhất của đường kinh. Như huyệt
Thái Uyên là huyệt Nguyên của kinh Phế.
3.2.Huyệt Lạc
Là một huyệt trên đường kinh có liên quan biểu lý đường kinh đó, có tất cả 15
huyệt lạc: mỗi đường kinh chính đều có 1 huyệt lạc, tổng số 14 huyệt lạc, tổng số
14 cộng thêm một tổng lạc ở kinh Tỳ ( huyệt Đại bao). Như Công tôn là huyệt Lạc
của kinh Tỳ có liên quan tới Vị.
113
3.3.Huyệt Du ở lưng
Là huyệt tương ứng với các tạng phủ, nằm trên kinh Bàng quang dọc 2 bên cột
sống. Như Phế du là huyệt du cuả Phế. Đại trường du là huyệt du của Đại trường.
3.4.Huyệt Mộ
Là huyệt nàm trên đường kinh đi qua vùng ngực, bụng, tương ứng với tạng phủ.
Như Trung phủ là huyệt Mộ cuả Phế, Thiên khu là huyệt một của kinh Đại trường.
3.5.Huyệt Kích
Mỗi kinh có một huyệt kích, thường dùng để chẩn đoán và chữa những bệnh cấp
tính cuả đường kinh và tạng phur mà có quan hệ.
Các huyệt Nguyên, Lạc, Du, Mộ, Khích của 12 kinh chính :

§êng kinh HuyÖt HuyÖt HuyÖt Du HuyÖt Mé HuyÖt


L¹c Nguyªn KhÝch
kinh phÕ LiÖt Th¸i Uyªn PhÕ du Trung phñ Khæng tèi
KhuyÕt
kinh T©m Néi §¹i L¨ng QuyÕt ©m du §¶n trung KhÝch m«n
bµo l¹c Quan
kinh T©m Thèng ThÇn T©m du Cù quyÕt ¢m khÝch
lý M«n
kinh Tú C«ng Th¸i B¹ch Tú du Ch¬ng m«n §Þa c¬
T«n &
§¹i bao
kinh Can L·i C©u Th¸i Xung Can du Kú m«n Trung ®«
kinh ThËn §¹i Th¸i Khª ThËn du Kinh m«n Thuû tuyÒn
Chung

114
kinh §¹i Tr- Thiªn Hîp Cèc §¹i trêng du Thiªn khu ¤n lu
êng LÞch
kinh Tam Ngo¹i D¬ng Tr× Tam tiªu du Th¹ch m«n Héi t«ng
Tiªu Quan
kinh TiÓu Chi UyÓn Cèt TiÓu trêng du Dìng l·o
Trêng ChÝnh
kinh VÞ Phong Xung D- VÞ du Trung qu¶n L¬ng kh©u
Long ¬ng
kinh §ëm Quang Kh©u Kh §ëm du NhËt Ngo¹i kh©u
Minh nguyÖt
kinh Bµng Phi D- Kinh Cèt Bµng quang Trung cùc Kinh m«n
Quang ¬ng du
M¹ch §èc Trêng
Cêng
M¹ch Cu VÜ
Nh©m
Âm kiÓu Giao tÝn
D¬ng kiÓu Phô d¬ng
Âm duy Tróc t©n
D¬ng duy D¬ng giao

3.6.Huyệt Hội
Có 8 huyệt hội đại diện cho 8 loại thể chất trong cơ thể. Khi loại thể chất nào bị
bệnh thì dùng huyệt Hội cuả loại thể chất đó. Như chứng nôn, nấc là do khí
nghịch, bệnh cuả khí nên dùng Đản trung là huyệt Hội của khí.
Tæ choc HuyÖt Héi

115
T¹ng Ch¬ng m«n
Phñ Trung qu¶n
KhÝ §¶n trung
HuyÕt C¸ch du
C©n D¬ng l¨ng tuyÒn
Cèt §¹i tr÷
Tuû HuyÒn chung
M¹ch Th¸i uyªn

3.7.Huyệt Tổng
Là huyệt có tác dungj đặc biệt với một vùng cơ thể
-Vùng mặt : Hợp cốc
-Vùng Cổ tay : Liệt khuyết
-Vùng ngực : Nội quan
-Vùng Thượng vị : Túc tam lý
-Vùng hạ vị : Tam âm giao
-Vùng thắt lưng : Uỷ trung
3.8. Huyệt Ngũ du
Là 5 huyệt của đường kinh nằm từ khuyủ tay và đầu gối đến đầu ngón tay, ngón
chân. Một huyệt lại được xếp theo chức năng thành 5 nhóm có tiên riêng :
-Huyệt Tỉnh : ở đầu ngón tay, ngón chân, có tác dụng cấp cứu hồi tỉnh và hạ sốt.
-Huyệt Huỳnh : tác dụng chữa bệnh có sốt
-Huyệt Du : Chữa chứng đau nặng mình mẩy, bệnh xương khớp.
-Huyệt Kinh : chữa chứng hen suyễn, ho, bệnh hô hấp
-Huyệt Hợp : ở quanh khớp khuỷu tay hay khớp gối, chữa chứng khí nghịch, ỉa
chảy, bệnh tiêu hóa.

116
Kinh ©m tØnh huúnh du kinh hîp
Méc Ho¶ Thæ Kim Thuû
kinh PhÕ ThiÕu th- Ng tÕ Th¸i uyªn Kinh cõ XÝch tr¹ch
¬ng
kinh T©m Trung xung Lao cung §¹i l¨ng Gi¶n s Khóc tr¹ch
bµo
kinh T©m ThiÕu xung ThiÕu ThÇn Linh ®¹o ThiÕu h¶i
phñ m«n
kinh Tú Èn b¹ch §¹i ®« Th¸i b¹ch Th- ¢m l¨ngtuyÒn
¬ngkh©u
kinh Can §¹i ®«n Hµnh Th¸i xung Trungpho Khóc tuyÒn
gian ng
kinh ThËn Dòng tuyÒn Nhiªn cèc Th¸i khª Phôc lu ¢m cèc
Kinh tØnh huúnh Du kinh hîp
d¬ng Kim Thuû Méc Ho¶ Thæ
K. §¹itrêng Th¬ngd¬ng NhÞ gian Tam gian D¬ng khª Khóc tr×
kinh Tam Quan xung DÞch Trung Chi c©u Thiªn tØnh
tiªu m«n chö
K. TiÓutr- ThiÕu tr¹ch TiÒn cèc HËu khª D¬ng cèc TiÓu h¶i
êng
kinh VÞ LÖ ®oµi Néi ®×nh H·m cèc Gi¶i khª Tóc tam lý
kinh §ëm Tóc khiÕu HiÖp khª Tóc D¬ng phô D¬ngl¨ng
©m l©mkhÊp tuyÒn
K. ChÝ ©m Th«ng Thõa cèt C«n l«n Uû trung
Bµngquang cèc

117
4.Số lượng huyệt
Tổng cộng có 670 huyệt của đường kinh gồm 618 huyệt kép ( đối xứng ở hai bên
cơ thể) nằm trên 12 kinh chính và 52 huyệt đơn nằm trên 2 mạch Nhâm, Đốc.
Đến nay có khoảng 200 huyệt ngoài kinh bao gồm cả các huyệt mới. Tổ chức y tế
thế giới mới công nhận 40 huyệt.

14 ĐƯỜNG KINH VÀ VỊ TRÍ CÁC HUYỆT HAY DÙNG (*)


1. Kinh thñ th¸i ©m phÕ
Khëi ®Çu tõ trung tiªu ( trªn rèn 4 thèn), ®i xuèng
l¹c víi ®¹i trêng, quanh lªn vÞ khÈu qua hoµnh c¸ch
m«, vµo thuéc víi PhÕ. §i lªn häng ra ngang díi n¸ch
( ë huyÖt trungphñ), lªn hâm vai ®i ra mÆt tríc trong
c¸nh tay ®Õn gi÷a nÕp l»n khuûu ( ë huyÖt XÝchtr¹ch),
®i xuèng c¼ng tay tíi l»n chØ cæ tay ( ë huyÖt Th¸i
uyªn ), ®i theo ®êng tr¾ng ngãn c¸i ra ®Çu ngãn tay
c¸i ( ë huyªt ThiÕu th¬ng ).
Mét nh¸nh kh¸c t¸ch ra tõ huyÖt LiÖt khuyÕt ch¹y ra
®Çu ngãn tay chá ë Th¬ng d¬ngl¹c víi kinh §¹i trêng.
2. Kinh thñ d¬ng minh ®¹i trêng
Khëi ®Çu tõ ngãn tay chá ( ë huyÖt Th¬ng d¬ng ), ch¹y
xuèg theo ®êng tr¾ng ngãn chá qua khoang liªn ®èt bµn
1, 2 ( ë huyÖt Hîp cèc), vµo sau cæ tay sau ngãn c¸i
(ëhuyÖt D¬ng khª), theo mÆt tríc ngoµi c¼ng tay ®Õn
nÕp gÊp khuûu ( ë huyÖt Khóc tr×), råi ch¹y tiÕp mÆt
tríc ngoµi c¼ng tay tíi mám cïng vai ( ë huyÖt Kiªn
ngung), theo bê tríc mám cïng vai vµo ®èt sèng cæ 7 (

118
ë huyÖt §¹i truú).Tõ ®ã chµy vµo hè trªn ®ßn ®Ó xuèng
l¹c víi PhÕ, sau ®ã qua hoµnh c¸ch m« xuèng thuéc vµo
§¹i trêng.
Mét nh¸nh kh¸c tõ hè trªn ®ßn ch¹y lªn cæ qua mµ vµo
r¨ng hµm díi vµ lîi, råi l¹i ch¹y vßng b¾t chÐo qua
m«i trªn ( ë huyÖt Nh©n trung) ®i ra hai bªn mòi ( ë
huyÖt Nghinhh¬ng) ®Ó l¹c víi kinh d¬ng minh VÞ.
3. Kinh tóc d¬ng minh vÞ
Khëi ®Çu ë hai bªn c¸nh mòi ( ë huyÖt Nghinh h¬ng),
ch¹y lªn khoÐ m¾t trong ( ëhuyÖt T×nh minh), råi ch¹y
däc xuèng bªn c¹nh mòi( ë huyÖt Thõa khÊp) vµ vµo
lîi trªn, tho¸t ra ch¹y vßng quanh m«i gÆp kinh ®èi
xøng( ë huyÖt Thõa t¬ng), ch¹y xuèng ra gãc hµm ( ë
huyÖt Gi¸p xa) ch¹y lªn tríc tai ( ë huyÖt H¹ quan)
theo ®êng ch©n tãc lªn gãc tr¸n ( ë huyÖt §Çu duy).
Nh¸nh kh¸c ë mÆt tõ tríc huyÖt §¹i nghinh xuèng Nh©n
nghinh ch¹y xuèng cæ tíi hâm vai ( ë huyÖt KhuyÕt
bån) xuèng ngùc qua c¬ hoµnh vµo thuéc víi VÞ l¹c víi
Tú.

Nh¸nh chÝnh tõ huyÖt KhuyÕt bån ch¹y xuèng ngùc qua


nóm vó råi ch¹y chÕch vµo trong, ch¹y däc hai bªn rèn
xuèng bông díi ( ë huyÖt KhÝ xung).
Mét nh¸nh kh¸c tõ U m«n cña vÞ ch¹y vµo trong bông ra
ngoµi huyÖt KhÝ xung gÆp víi ®êng kinh ®i næi ë
ngoµi. Tõ KhÝ xung kinh m¹ch ch¹y xuèng mÆt tríc ®ïi
( ë huyÖt BÔquan) xuèng mÐ ngoµi ®Çu gèi ( ë huyÖt

119
§éc tþ), ch¹y tiÕp xuèng mÆt tríc bªn x¬ng ch¹y th¼ng
tíi cæ ch©n ( ë huyÖt Gi¶i khª), theo mu ch©n ch¹y ra
phÝa ngoµi ngãn ch©n 2 (ë huyÖt LÖ ®oµi).
Mét nh¸nh ch¹y t¸ch ra tõ huyÖt Tóc tam lý ch¹y xuèng
bµn ch©n ®i ra ngoµi ngãn ch©n gi÷a.
Mét nh¸nh kh¸c tõ mu ch©n ( ë huyÖt Xung d¬ng) ch¹y
ra ®Çu trong ngãn ch©n c¸i ( ë huyÖt ẩn b¹ch) ®Ó tiÕp
víi khinh Tú.
4. kinh tóc th¸i ©m tú
B¾t ®Çu tõ mÐ trong ngãn ch©n c¸i ( t¹i huyÖt Èn b¹ch
) ch¹y däc phÝa trªn trong bµn ch©n lªn tríc m¾t c¸
ch©n trong, lªn c¼ng ch©n phÝa trong( ë huyÖt ¢m l¨ng
tuyÒn), qua mÆt tríc trong ®ïi ®i th¼ng vµo bông,
thuéc víi Tú, l¹c víi VÞ. Tõ ®ã qua c¬ hoµnh ch¹y lªn
häng, lªn cuèng lìi to¶ ra díi lìi.
Mét nh¸nh kh¸c tõ VÞ qua c¬ hoµnh lªn T©m ®Ó nèi víi
kinh T©m.
5. Thñ thiÕu ©m t©m
Khëi ®µu tõ T©m ®i xuèng qua c¬ hoµnh, l¹c víi TiÓu
trêng.
Mét nh¸nh tho¸t ra tõ T©m, ch¹y däc lªn thùc qu¶n lªn
l¹c víi m¾t.

Kinh chÝnh ch¹y tõ T©m ra PhÕ sau ®ã ®i xuèng tho¸t


ra ë n¸ch ( ë huyÖt Cùc tuyÒn), ch¹y däc theo bê sau
mÆt trong c¸ch tay xuèng khuûu tay( ë huyÖt ThiÕu
h¶i) theo bê trong c¼ng tay ®Õn x¬ng ®Ëu cæ tay, råi

120
ch¹y ra lßng bµn tay, ch¹y tiÕp ra mÐ trong ngãn ót
( ë huyÖt ThiÕu xung) råi tiÕp víi kinh TiÓu trêng.

6. Thñ th¸i d¬ng tiÓu trêng


Khëi ®Çu ë phÝa mÆt ngoµi chãt ®Çu ngãn ót ch¹y däc
theo lên bµn tay qua låi cÇu x¬ng trô , ch¹y däc
tiÕp bê díi sau c¸nh tay vßng ®i quanh b¶ vai vµo hâm
vai råi ®i xuèng l¹c víi T©m, qua c¬ hoµnh xuèng
thuéc víi TiÓu trêng.
Mét nh¸nh kh¸c tõ hâm vai ch¹y däc theo cæ lªn gãc
hµm, lªn ®u«i m¾t ch¹t vµo trong tai ( ë huyÖt ThÝnh
cung) .
Mét nh¸nh kh¸c tõ gãc hµm rÏ ra díi khang m¾t mòi ®Õn
®µu khoÐ m¾t ( ë huyÖt T×nhminh), nèi tiÕp víi kinh
Bµng quang.
7.kinh tóc th¸i d¬ng bµng quang
Khëi ®Çu tõ khoÐ m¾t trong ( ë huyÖt T×nh minh) ®i
lªn tr¸n vµ nèi víi ®êng kinh ®èi xøng ë ®Ønh ®Çu (
t¹i huyÖt B¸ch héi), tõ ®ã mét chi nh¸nh kh¸c ®i tõ
®Ønh ®Çu ®Õn gãc trªn vai.
Kinh chÝnh ch¹y vµo th«ng víi n·o t¹i ®Ønh ®Çu, råi
tho¸t ra sau ph©n nh¸nh sau cæ
( t¹i huyÖt Thiªn trô) vµ ch¹y däc xuèng phÝa trong
x¬ng b¶ vai ch¹y song song cét sèng c¸ch cét sèng 1.5
thèn, ®Õn vïng th¾t lng chui vµo bông l¹c víi ThËn
råi thuéc víi Bµng quang.

121
Nh¸nh nµy ch¹y tiÕp xuèng qua vïng m«ng xuèng tËn
cïng t¹i gi÷a khoeo ch©n ( ë huyÖt Uû d¬ng).
TiÕp nh¸nh tõ cæ ch¹y xuèng phÝa trong x¬ng b¶ vai
c¸ch cét sèng 3 thèn, råi ch¹y song song xuèng qua
vïng m«ng xuèng mÆt sau ®ïi gÆp nh¸nh tríc vµ hîp víi
nhau ë huyÖt Uû trung.
Hai ®êng kinh nµy hîp lµm mét ch¹y xuèng c¼ng ch©n
®Õn sau m¾t c¸ ngoµi, ch¹y däc mÐ ngoµi x¬ng bµn ch©n
5 ®Ðn tËn cïng mÐ ngoµi ®Çu ngãn ót ( ë huyÖt ChÝ ©m)
®Ó tiÕp víi kinh ThËn.
1. Kinh tóc thiÕu ©m thËn
Khëi ®Çu tõ mÐ trong ngãn ót, ch¹y tíi gan bµn ch©n (
ë huyÖt Dòng tuyÒn) ®i ra trong chç tròng m¾t c¸
trong ch¹y vµo g©n gãt. Tõ ®ã ch¹y ®Õn phÝa trong b¾p
ch©n ra mÐp trong khoeo lªn bê sau phÝa trong ®ïi ®Õn
cét sèng ( ë huyÖt Trêng cêng) th«ng vµo trong ®Ó
thuéc víi ThËn vµ l¹c víi Bµng quang.
Mét nh¸nh tõ ThËn ch¹y ®Õn Can qua c¬ hoµnh vµo phÕ
däc theo cæ häng vµo tËn gèc lìi.
Mét nh¸nh kh¸c tõ PhÕ ®i ra l¹c víi T©m bµo ®Ó cïng
hîp víi kinh T©m bµo l¹c.

2. kinh thñ quyÕt ©m t©m bµo l¹c


B¾t ®Çu tõ trong lång ngùc thuéc víi T©m bµo l¹c ch¹y
xuèng nèi liªn víi Tam tiªu.
Mét nh¸nh tõ ngùc ch¹y ra sên t¹i ®iÓm c¸ch díi ®êng
n¸ch tríc 3 thèn ( ë huyÖtThiªn tr×) råi theo mÆt

122
trong c¸nh tay ch¹y xuèng gi÷a kinh T©m vµ kinh PhÕ,
tíi khuûu tay ( ë huyÖt Khóc tr¹ch) ch¹y xuèng c¼ng
tay gi÷a g©n c¬ gan lín vµ gan tay bÐ xuèng gi÷a l»n
chØ cæ tay ( ë huyÖt §¹i l¨ng) ®i xuèng lßng bµn tay,
xuèng gi÷a ngo¸n tay gi÷a ë ®Çu ngãn ( ë huyÖt Trung
xung).
Mét nh¸nh kh¸c tõ gi÷a lßng bµn tay ( ë huyÖt Lao
cung) ch¹y ra ngãn nhÉn ®Õn ®Çu ngãn cïng tiÕp víi
kinh Tam tiªu.
3. kinh thñ d¬ng minh tam tiªu
Khëi ®Çu tõ chãp ngãn tay nhÉn ( ë huyÖt Quan xung)
ch¹y gi÷a khe x¬ng bµn tay 4, 5 lªn mu cæ tay ( ë
huyÖt D¬ng tr×). Råi ch¹y däc mÆt ngoµi c¼ng tay gi÷a
x¬ng quay vµ x¬ng trô ch¹y lªn mám khuûu, däc mÆt
ngoµi c¸nh tay lªn vai, qua hè trªn ®ßn ph©n nh¸nh
vµo lång ngùc, l¹c víi T©m bµo l¹c, ch¹y tõ thîng
tiªu xuèng qua c¬ hoµnh nèi liÒn trung vµ h¹ tiªu.
Nh¸nh ngùc tõ trong lång ngùc ch¹y lªn hè trªn ®ßn,
ch¹y n«n lªn cæ, vßng ra sau tai ra tríc tai, xuèng
m¸ vµo tËn cïng díi hè m¾t.
Nh¸nh tõ tai vïng sau tai chui vµo tai sau ®ã vßng ra
tríc tai b¾t chÐo qua nh¸nh trªn m¸ ®Õn ®u«i l«ng mµy
( ë huyÖt Ty tróc kh«ng) nèi tiÕp víi kinh §ëm.
11. kinh tóc thiÕu d¬ng ®ëm
Khëi ®Çu tõ khoÐ m¾t ngoµi ( ë huyÖt §ång tö liªu)
lªn gãc tr¸n ( ë huyÖt Hµm yÕn) ch¹y vßng sau tai ( ë
huyÖt Phong tr×), ch¹y däc xuèng cæ phÝa tríc kinh

123
Tam tiªu tíi vai trë l¹i phÝa sau kinh Tam tiªu tiÕp
tôc ch¹y tíi hè trªn ®ßn,
Nh¸nh sau tai tõ vïng sau tai chui vµo tai tho¸t ra
vïng tríc tai tíi phÝa sau khoÐ m¾t ngoµi.
Nh¸nh khoÐ m¾t ngoµi xuÊt ph¸t tõ khoÐ m¾t ngoµi ch¹y
xuèng huyÖt §¹i nghinh gÆp kinh Tam tiªu t¹i vïng hè
díi m¾t sau ®ã ch¹y xuèng qua huyÖt Gi¸p xa tíi cæ,
®i vµo hè trªn ®ßn, nèi víi kinh chÝnh. Tõ ®ã chui
vµo lång ngùc xuyªn qua c¬ hoµnh l¹c víi Can vµ thuéc
víi §ëm.
§êng kinh tiÕp tôc ch¹y lªn trong vïng h¹ sên chui ra
vïng bÑn, gÇn ®éng m¹ch ®ïi, ch¹y n«ng däc theo mÐp
x¬ng mu vßng ra vïng m«ng ( ë huyÖt Hoµn khiªu).
Kinh chÝnh ch¹y th¼ng tõ hè trªn ®ßn xuèng ra tríc
n¸ch, ch¹y däc c¹nh sên qua ®Çu x¬ng sên côt xuèng
vïng m«ng gÆp nh¸nh trªn. §êng kinh ch¹y tiÕp xuèng
theo mÆt ngoµi ®ïi tíi mÐ ngoµi ®Çu gèi, tiÕp tôc
ch¹y theo x¬ng m¸c ®Õn ®Çu x¬ng m¸c ( ëhuyÖt HuyÒn
chung) ch¹y tríc m¾t c¸ ngoµi däc theo mu ch©n tËn
cïng ë mÐ ngoµi ®Çu ngãn ¸p ót ( ë huyÖt Tóc khiÕu
©m).
Nh¸nh mu ch©n xuÊt ph¸t tõ huyÖt Tóc l©m khÊp, ch¹y
däc khe x¬ng bµn ch©n 1, 2 ®Õn ®Çu ngãn ch©n c¸i ( ë
huyÖt §¹i ®«n) nèi tiÕp víi kinh Can.
12. kinh tóc quyÕt ©m can
B¾t ®Çu tõ mu ngãn ch©n c¸i ( ë huyÖt §¹i ®«n) qua mu
bµn ch©n ®Õn huyÖt Trung phong c¸ch m¾t c¸ trong 1

124
thèn, ch¹y tiÕp lªn trªn m¾t c¸ trong b¾t chÐo kinh
Tú, däc theo mÐ trong ®Çu gèi vµ ®ïi tíi vïng x¬ng
mu, ch¹y däc quanh bé phËn sinh dôc ngoµi, vµo bông
díi lªn quanh vÞ vÒ thuéc víi Can vµ l¹c víi §ëm.
TiÕp tôc ch¹y lªn xuyªn qua c¬ hoµnh vïng h¹ sên vµ
sên däc theo thµnh sau häng tíi mòi hÇu, lªn m¾t,
chui ra tr¸n lªn gÆp m¹ch §èc t¹i ®Ønh ®Çu.
Nh¸nh m¾t tõ m¾t ch¹y xuèng chui vµo mµ vßng quanh
mÆt trong m«i.
Nh¸nh Can xuÊt ph¸t tõ Can qua c¬ hoµnh lªn PhÕ nèi
tiÕp víi kinh PhÕ.
13.§èc m¹ch
Khëi ®Çu tõ chãt x¬ng côt( chç héi ©m ë phÝa sau
huyÖt Trêng cêng) theo x¬ng sèng ®i lªn ®Õn huyÖt
Phong phñ ë gi÷a chç lâm ®êng sau g¸y råi ®i vµo
trong n·o, l¹i ®i lªn ®Ønh ®Çu ( ë huyÖt B¸ch héi)
theo tr¸n ®i xuèng mòi, xuèng huyÖt Ng©n giao, hîp
víi m¹ch Nh©m vµ kinh VÞ.
14. nh©m m¹ch
Khëi ®Çu chç huyÖt Héi ©m ( díi huyÖt Trung cùc), ®i
lªn qua l«ng mu tõ trong bông lªn qua huyÖt Quan
nguyªn ®Õn YÕt hÇu, l¹i lªn ®Õn díi m«i, ch¹y qua m¾t
®i s©u vµo trong con m¾t cïng hîp víi m¹ch d¬ng kiÓu
vµ kinh tóc d¬ng minh.
E. Các huyệt kinh phế
1. Trung phñ( H. Mé ) (Huyệt Hội với Túc Thái Âm Tỳ)

125
- VT: R·nh liªn sên II r·nh ®en ta ngùc tõ bê díi x-
¬ng ®ßn ®o xuèng 1 thèn
-Công năng: Thanh tuyên thượng tiêu, sơđiều Phế khí.
-CT: Ho suyÔn, tøc ngùc , ®au liªn sên II, viªm quanh
khíp vai, viªm t¾c tia s÷a,
viªm tuyÕn vó.
-Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn.
-Cøu 3- 5 phót.
2. XÝch tr¹ch ( ND. hîp)
-VT: Trªn nÕp l»n khuûu tay, trªn r·nh nhÞ ®Çu
ngoµi g©n c¬ nhÞ ®Çu, trong g©n c¬ ngöa dµi.
-Công năng: Thanh nhiệt thượng tiêu, giáng nghịch
khí, tiêu trừđộc trong máu, tiết Phế viêm.
- CT: Hen xuyÔn, ho ra m¸u, viªm häng, tøc ngùc
khã thë, viªm tuyÕn vó, ®au khíp khuûu, liÖt chi
trªn, ®au d©y thÇn kinh c¸nh tay.
- Ch©m : 0.5- 0.7 thèn
- Cøu 3- 7 thèn
3. Khæng tèi ( H. khÝch)
-VT: Tõ l»n chØ cæ tay ®o lªn 7 thèn, trªn ®êng
tõ Th¸i uyªn tíi xÝch tr¹ch
- Công năng: Nhuận Phế, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải
biểu, điều giáng Phế khí.
- CT: §au khíp cæ tay, liÖt chi trªn, liÖt nöa ng-
êi, ®au nöa ®Çu cïng bªn, ho hen, viªm häng,
liÖt mÆt ®au r¨ng.
- Ch©m: 0.5- 0.7 thèn

126
- Cøu: 3 – 7 phót
4. LiÖt khuyÕt ( H. l¹c kinh ®¹i trêng)
-VT: Tõ Th¸i uyªn ®o lªn 1.5 thèn phÝa ngoµi x-
¬ng quay.
- Công năng: Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm
Mạch.
- CT: §au khíp cæ tay, ®au thÇn kinh quay, ho ra
m¸u, viªm häng, mÊt tiÕng.
- Ch©m nghiªng: 0.2 – 0.3 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.
5. Kinh cừ
- VT: ngang với mỏn châm quay ở thốn khẩu, hay từ
huyệt Thái Uyên đi lên 1 thốn.
- Chữa: ho, hen, viêm họng, đau ngực, sốt cao,
không có mồ hôi, đau khớp cổ tay, bàn tay.
- Châm thẳng: 0.1 -0.2 thốn
6. Th¸i uyªn ( H. nguyªn ),(H. héi cña m¹ch),(
huyÖt du của ngò du)
- VT: N»m trªn l»n chØ cæ tay, bªn trong g©n c¬
gan tay lín phÝa ngoµi ®éng m¹ch quay.
- Công năng: Khu phong, hóa đàm, lý phế, chỉ khát.
- CT: Ho hen suyÔn, ho ra m¸u, viªm häng, ®au d©y
thÇn kinh quay, xuÊt huyÕt.
- Ch©m th¼ng: 0.2 – 0.3 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.
10. Ngư tế ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)

127
- VT: ở tría trong xương đốt bàn tay I, giữa mô cái,
từ Thái uyên đo xuống 1 thốn.
- Công năng: Thanh Phế nhiệt, sơ Phế, hòa Vị, lợi
vùng họng.
- Chữa: ho ra máu, viêm họng, đau vai ngực, cánh tay,
sốt nhức đầu, co giật.
- Châm thẳng: 0.5- 0.7 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.

11.Thiếu thương ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)


- VT: 2mm góc trong chân móng tay cái.
- Công năng: Sơ tiết hỏa xung nghịch của 12 kinh khí,
thanh phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng
họng.
- Chữa phát cuồng, chảy máu cam, ho hen, hôn mê,
đau ngón tay cái.
- Châm nghiêng: 0.1 thốn, hay dùng kim tam Lăng
trích nặn máu.

Huyệt vị của kinh Đại trường


1. Thương dương ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: 2mm góc trong móng ngón tay chỏ.
- Công năng: Giải biểu, thoái nhiệt, sơ tiết tà
nhiệt ở Dương minh kinh.

128
- Chữa: ù tai, điếc tai cơ năng, đau răng, đau họng,
chảy máu cam, đau vai gáy, đau ngón tay chỏ, sốt
cao không có mồ hôi, hôn mê.
- Châm thẳng: 0.1 thốn, dùng kim tam lăng châm nặn
máu.

2. Nhị gian ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)


- VT: chỗ trũng phía trong chân đốt 1 ngón chỏ.
- Công năng: Tán tà nhiệt, lợi yết hầu.
- Chữa: hoa mắt, chảy máu cam, đau răng, liệt dây
VII, đau họng, đau vai gáy.
- Châm 0.2 -0.3 thốn
- Cứu ngải: 3 phút.

3. Tam gian ( huyệt Du của Ngũ du huyệt)


- VT: ở chỗ trũng ngón tay chỏ, huyệt nằm ở mu bàn
tay từ Nhị gian đo lên 1 thốn.
- Công năng: Tiết tà nhiệt, điều phần khí.
- Chữa: đau răng hàm, đau họng, sốt, đau tức ngực,
sôi bụng.
- Châm 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải 3- 7 phút.
4. Hîp cèc ( H. Nguyªn)
- VT: KÏ x¬ng ®èt bµn tay 1, 2 trªn c¬ liªn ®èt mu
tay, phÝa díi trong ®èt bµn 2.

129
- Công năng: Trấn thống, thanh tiết phế khí, thông
giáng trường vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.
- CT: §au mu bµn tay, ngãn tay, ®au vai c¸nh tay,
nhøc ®Çu, liÖt d©y VII, d©y V, ï tai, ®iÕc tai
c¬ n¨ng, ch¶y m¸u cam, viªm mòi dÞ øng, ho hen,
®au r¨ng, viªm miÖng, viªm tuyÕn mang tai, sèt
kh«ng cã må h«i, trÎ em sèt co giËt, ®au bông,
t¸o bãn, kiÕt lþ , cóm...
- Ch©m th¼ng: 0.5 – 0.8 thèn
- Cøu : 3 – 7 phót

5. D¬ng khª ( ND . kinh)


- VT: Chç trò gi÷a x¬ng thang, x¬ng quay trªn mu cæ
tay
- Công năng: Khu phong tiết hoả, sơ tán nhiệt ở
kinh Dương Minh.
- CT: Nhøc ®Çu ï tai, ®iÕc tai, ®au r¨ng, viªm häng,
viªm mµng tiÕp hîp, ®au khíp cæ tay.
- Ch©m 0.5 – 0.7 thèn
- Cøu : 3 – 5 phót.
6. Thiªn lÞch ( H. l¹c víi kinh phÕ)
- VT: trªn D¬ng khª 3 thèn, trªn ®êng tõ D¬ng khª ®Õn
Khóc tr×.
-Công năng: Thanh Phế khí, điều thuỷđạo.
-CT: Gi¶m thÞ lùc, ch¶y m¸u cam, ï ®iÕc tai, ®au khíp
cæ tay.amydale viêm, liệt mặt, chảy
máu cam.

130
-Ch©m: 0.3 – 0.4 thèn
-Cøu: 3 – 7 phót.
7. ¤n lu ( H. khÝch)
- - VT: Tõ D¬ng khª ®Õn Khóc tr× ®o lªn 6 thèn.
- CT: Nhøc ®Çu, viªm mµng tiÕp hîp, ®au vai tay, s«i
bông, môn nhät.
- Ch©m: 0.5 – 0.9 thèn
- Cøu: 3- 7 phót.

8. Thñ tam lý
- VT: Díi Khóc tr× 3 thèn trªn ®êng tõ Khóc tr×
®Õn D¬ng khª.
- Công năng: Khu phong, thông lạc, hòa Vị, lợi trường,
tăng co bóp ở dạ dầy.
- TD: §au r¨ng, ®au vai n¸ch, liÖt chi trªn, cao
huyÕt ¸p, n«n nÊc, say sãng, tÇu xe.
- Ch©m: 0.5 – 1.0 thèn
- Cøu: 3- 7 phót

9. Khóc tr× ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)


- VT: TËn cïng nÕp gÊp khuûu tay gi÷a khèi c¬ trªn
låi cÇu.
- Công năng: Sơ tà nhiệt, giải biểu, khu phong, trừ
thấp, thanh nhiệt, tiêu độc, hòa
vinh, dưỡng huyết.

131
- TD: §au häng, sèt cao, c¶m cóm, ®au khíp khuûu,
liÖt chi trªn, kinh nguyÖt kh«ng ®Òu, môn nhät,
lao h¹ch, ®au bông, Øa ch¶y.
- Ch©m: 0.8 – 1.5 thèn
- Cøu: 3- 7 phót.
10. Tý nhu (Huyệt giao hội của kinh Đại Trường với
mạch Dương Duy và kinh Vị.)
- có tác dụng châm trị cánh tay (tý) bị mềm yếu
(nhu), không có sức vì vậy gọi là Tý Nhu.
- VT: Trªn ®êng nèi Khóc tr× víi kiªn ngung, trªn
Khóc tr× 7 thèn
- Công năng: Thông lạc, minh mục
- CT: §au nhøc c¸nh tay, khuûu tay, viªm quanh
khíp vai
- Ch©m: 0.5 – 0.7 thèn
- Cøu: 3 – 7 phót.
11. Kiªn ngung
- VT: Gi÷a mám cïng vai vµ mÊu chuyÓn lín c¸nh
tay, ngay gi÷a phÇn trªn c¬ ®enta.
- Công năng: Thanh tiết hỏa khí ở dương minh, khu
phong, trục thấp, giải nhiệt.
- CT: §au quanh khíp vai, liÖt chi trªn , lao
h¹ch.
- Ch©m: 0.5 – 1.0 thèn
- Cøu: 5- 7 phót.

132
12. Nghinh h¬ng (Huyệt hội của kinh Đại Trường và
Vị)
- VT: Ngang bê ngoµi ch©n c¸nh mòi, chç r·nh mòi
m¸ 0.2 thèn.
- Công năng: Thông khiếu, thanh hỏa khí, tán phong
nhiệt.
- TD: Ch¶y m¸u cam, ng¹t mòi, viªm mµng mòi, ®au
r¨ng hµm trªn, liÖt d©y VII, phï thòng.
- Ch©m: 0.3 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.

CÁC HUYỆT VỊ KINH VỊ


1. Thõa khÊp
- VT: Tõ mÝ m¾t ®o xuèng 7/10 thèn n»m trªn r·nh
díi æ m¾t.
- Công năng: Khu phong, tán hoả, sơ tà, minh mục.
- CT: Viªm mµng tiÕp hîp, viªm tuyÕn lÖ, liÖt VII
- Ch©m: 0.3- 0.4 thèn
2. Tứ bạch (Huyệt giao hội của 3 kinh Cân Dương ở
chân)
- VT: ở chỗ lòm vào dưới hố mắt, thẳng dưới con
ngươi xuống.
- Công năng: Khu phong, minh mục, sơ can, lợi đởm.
- Chữa: đau mắt đỏ, liệt dây thần kinh VII, mi mắt
giật
- Châm thẳng: 0.2 -0.3 thốn

133
- Cứu ngải 3 – 5 phút.
3. Cự liêu (Huyệt giao hội của Kinh Vị với Mạch Dương
Kiều)
- VT: thẳng phía dưới tứ bạch, ngang với bờ dưới
cánh mũi, tương đương với mé ngoài rãnh mũi má.
- Chữa: liệt dây thần kinh VII, đau thần kinh V, mí
mắt giật, chảy máu mũi, đau răng.
- Châm thẳng: 0.3 -0.4 thốn
- Cứu ngải 3 -5 phút.
4. §Þa th¬ng(Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều và
Mạch Nhâm)
- VT: PhÝa ngoµi khoÐ miÖng 0.8 thèn.
- Công năng: Khu phong tà, thông khí trệ.
- CT: LiÖt d©y VII, ®au r¨ng
- Ch©m xiªn: 0.3 – 0.7 thèn
- Cøu 9 – 10 phót.
5. Gi¸p xa
- VT: PhÝa tríc trªn gãc hµm díi chç b¸n c¬ nhai.
- Công năng: Sơ phong, hoạt lạc, lợi răng khớp.
- CT: LiÖt d©y thÇn kinh VII, ®au d©y V, ®au r¨ng
lîi, cÊm khÈu.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu: 3 – 7 phót.
6. H¹ quan (Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương)
- VT: Chç lâm bê díi cung gß m¸, phÝa tríc mám låi
cÇu x¬ng hµm díi.

134
- Công năng: sơ phong, hoạt lạc.
- CT: LiÖt d©y thÇn kinh VII, ï tai, ®iÕc tai, ®au
r¨ng, ®au khíp hµm.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót
7. §Çu duy (Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương
Đởm)
- VT: ë gãc tr¸n hµm trªn, gi÷a khe x¬ng tr¸n vµ
x¬ng ®Ønh.
- Công năng: Khu phong, tiết hỏa, chấn thống.
- CT: LiÖt d©y thÇn kinh VII, ï tai, ®iÕc taim ®au
r¨ng, cøng hµm.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn.
- Cøu: 3 - 5 phót
7. KhuyÕt bån (Nơi các kinh Cân Dương giao hội đểđi
qua cổ, lên đầu)
- VT: ChÝnh gi÷a phÝa trªn x¬ng ®ßn.
- CT: Ho, hen, ®au vïng díi ®ßn.
- Ch©m th¼ng: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu5 -10 phót.
8. Thiªn xu (Huyệt Mộ của Đại Trường)
- VT: ChÝnh gi÷a rèn ®o ra 2 thèn.
- Công năng: Sơđiều Đại Trường, hóa thấp, lý khí, tiêu
trệ.
- CT: §au bông, ®au d¹ dÇy, viªm ®¹i trµng co th¾t,
®Çy bông, s«i bông, n«n, Øa ch¶y, t¸o bãn, phï

135
thòng, bÝ tiÓu tiÖn, bÝ trung tiÖn sau mæ, rèi
lo¹n kinh
- Ch©m: 0.7 – 1.2 thèn.
- Cøu: 5 – 15 phót.
9.
10. Thủy đạo (Huyệt chủ về tân dịch)
- VT: dưới đại cự 1 thốn, hay từ Quan nguyên đo
ngang ra 2 thốn.
- Công năng: Thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang.
- Chữa: đau bụng vùng hạ vị, tiểu tiện không thông,
sa sinh dục.
- Châm thẳng: 0.7 – 1.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
11. KhÝ xung
- VT: Tõ thiªn khu ®o xuèng 6 thèn.
- Công năng: Thư tôn cân, tán nghịch khí, điều Bàng
quang.
- CT: Sa sinh dôc, viªm bé phËn sinh dôc ngoµi, kinh
nguyÖt kh«ng ®Òu, liÖt d¬ng.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu: 3- 7 phót
12. L¬ng kh©u ( huyệt Khích của Ngũ du huyệt)
- VT: ChÝnh gi÷a bê trªn x¬ng b¸nh chÌ ®o lªn 2
thèn ra ngoµi 1 thèn.
- CT: Viªm ®au khíp gèi, liÖt chi díi, ®au d¹ dµy
t¸ trµng, viªm tuyÕn vó.

136
- Ch©m:1 – 1.5 thèn
- Cøu: 5- 10 phót.
13. §éc tþ
- VT: GÊp c¼ng ch©n vu«ng gãc víi ®ïi, huyÖt n»m ë
hâm díi ngoµi x¬ng b¸nh chÌ.
- CT: Viªm quanh khíp gèi, liÖt chi díi.
- Ch©m: 0.7 – 1.0 thèn
- Cøu: 5 – 10 phót.
14. Tóc tam lý ( Huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- VT: Díi ®éc tþ 3 thèn ra ngoµi 1 kho¸t ngãn tay.
- Công năng: Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh
lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư
nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
- CT: §au d¹ dµy, tiªu ho¸ kÐm, n«n, ®Çy bông, Øa
ch¶y t¸o bãn, viªm tuýªn vó, ®au khíp gèi, liÖt
chi díi, tª b×, phï thòng, sèt...
- Ch©m: 0.5 – 1.5 thèn.
- Cøu: 5 – 10 phót.
15. Thượng cự hư ( huyệt Hợp với kinh Đại trường)
- VT: phía dưới huyệt Độc tỵ 6 thốn trên đường nối
từđộc tỵ tới Hạ cự hư.
- Công năng: Lý trường, hòa Vị, thanh thấp nhiệt,
tiêu trệ, điều khí.
- Chữa: đau bụng, kiết lỵ, sôi bụng, ỉa chảy, liệt
chi dưới.
- Châm thẳng: 0.5- 1.3 thốn

137
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
16. Hạ cự hư (Huyệt Hợp ở dưới của Tiểu Trường)
- VT: dưới Độc tỵ 9 thốn, nằm cách lồi củ xương chày
1 khoát ngón tay.
- Công năng: Lý trường vị, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu
- Chữa: đau bụng vùng hạ vị, đau ngang thắt lưng,
viêm tuyến vú, liệt chi dưới.
- Châm thẳng: 0.5- 1 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
17. Phong long ( huyệt Lạc với kinh Tỳ)
- VT: Tõ Tóc tam lý ®o xuèng 5 thèn, ra ngoµi 1
kho¸t ngãn tay.
- Công năng: Hòa Vị khí, hóa đờm thấp.
- CT: §au bông vïng thîng vÞ, hen, ®au ®Çu chãng
mÆt, ®au khíp gèi, viªm häng, liÖt chi díi, co
giËt.
- Ch©m: 0.5 – 1.2 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.
18. Gi¶i khª
- VT: ChÝnh gi÷a nÕp gÊp cæ ch©n, chç lâm gi÷a g©n
c¬ duçi dµi ngãn c¸i vµ duçi chung ngãn ch©n.
- Công năng: Hóa thấp trệ, thanh Vị nhiệt, trợ Tỳ
khí, định thần chí.
- CT: §au khíp cæ ch©n, liÖt chi díi, nhøc ®Çu hoa
m¾t chãng mÆt, ®Çy bông t¸o bãn, co giËt.
- Ch©m: 0.4 – 0.5 thèn.

138
- Cøu: 3 – 5 phót.
19. Xung d¬ng ( huyệt Nguyên của kinh Vị)
- VT: Gi÷a x¬ng ®èt bµn 1, 2 ®o tõ gi¶i khª xuèng
1.5 thèn.
- Công năng: Hóa thấp, hòa vị, định thần chí
- CT: LiÖt d©y VII, ®au r¨ng, viªm tuyÕn vó, ®au
bông, ®au khíp cæ ch©n.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu: 3- 5 phót.
20. Néi ®×nh ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- VT: KÏ bµn ch©n 2, 3 ®o lªn 0.5 thèn
- Công năng: Thông giáng Vị khí, thanh Vị, tiết
nhiệt, lý khí, trấn thống, hòa trường, hóa trệ.
- CT: §au r¨ng, ch¶y m¸u cam, liÖt d©y VII, sèt
cao, lþ nhiÔm trïng, Øa ch¶y
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu 3 – 5 phót.
21. Lệđoài ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: ở phía ngoài góc ngoài móng chân ngón thứ
2, cách chân móng 0, 1 thốn, trên đường tiếp giáp
da gan chân - mu chân.
- Công năng: Sơ tiết tà nhiệt ở kinh Dương Minh,
thông kinh lạc, hòa Vị, thanh thần chí.
- CT: Trị mất ngủ, răng đau, chảy máu cam, sốt cao,
bàn chân lạnh.
- Châm thẳng hoặc xiên 0, 1 - 0, 2 thốn.

139
- Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút

Các huyệt của kinh Tỳ


1. Ẩn bạch ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: ở cách 2mm góc trong chân móng ngón chân cái.
- Chữa: đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy, kinh nguyệt ra
nhiều, rong kinh, co giật, thao cuồng
- Châm: 0.1 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 mồi
2. Đại đô ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- VT: chỗ trũng phía trên trong chân ngón chân cái
- Chữa: đầybụng, đau bụng vùng thượng vị, táo bón, ỉa
lỏng, sốt cao ko ra được mồ hôi.
- Châm: 0.1 -0.2 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 phút.
3. Thái bạch ( huyệt Nguyên kinh Tỳ- huyệt Du của Ngũ
du huyệt)
- VT: Chç tròng phÝa tríc dãi x¬ng ®èt bµn ch©n 1 vÒ
phÝa gan ch©n chç tròng c¬ d¹ng ngãn ch©n c¸i.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
- Công năng: Ích Tỳ thổ, hòa trung tiêu, điều khí
cơ.
- CT: §Çy bông, n«n möa, ¨n kÐm, ®au vïng thîng vÞ,
h¹ vÞ, ®au bµn ch©n, Øa ch¶y, lþ phï thòng, tª bÞ
ch©n.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn

140
- Cøu: 3 -5 phót.
4. Công tôn (Huyệt Lạc, huyệt giao hội của Mạch Xung
)
- VT: Trªn th¸i b¹ch 1 thèn chç ®èt bµn ch©n 1 lui
vÒ phÝa gan bµn ch©n.
- Công năng: Ích tỳ vị, lý khí cơ, hòa mạch xung,
điều huyết hải
- CT: N«n möa, ¨n kÐm, ®au vïng h¹ vÞ, ®au bµn
ch©n, Øa ch¶y, lþ.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn.
- Cøu: 3- 5 phót
5. Thương khâu ( huyệt Kinh của ngũ du huyệt)
- VT: chỗ trũng đầu dưới mắt cá trong xương chày
- Công năng: Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ.
- Chữa: đầy bụng, đau bụng vùng hạ vị, đau lưỡi, đau
khớp cổ chân.
- Châm: 0.2 -0.3 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
6. Tam âm giao
- VT: ChÝnh gi÷a bê trªn m¾t ca trong x¬ng chµy, ®o
lªn 3 thèn ra ngoµi 1 kho¸t ngãn tay.
- Công năng: Bổ âm, kiện tỳ, thông khí trệ, hóa thấp,
khu phong, điều huyết, sơ can, ích thận.
- CT: Tú vÞ h, ®au bông Øa ch¶y, n«n, kinh nguyÖt
kh«ng ®Òu, ®au bông kinh, rong kinh di méng

141
tinh,®¸i dÇm, bÝ ®¸i c¬ n¨ng, mÊt ngñ, ®au khíp
cæ ch©n, liÖt chi díi, cao huyÕt ¸p...
- Ch©m: 0.5 – 1.0 thèn
- Cøu: 5 – 10 phót.
- Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không bao giờ châm khi phụ
nữ có thai.
8. ¢m l¨ng tuyÒn ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- VT: ë ngµnh ngang sau x¬ng chµy.
- Công năng: Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều
hòa bàng quang.
- CT: §au bông, ®Çy bông, ¨n chËm tiªu, vµng da,
phï , Øa ch¶y, bÝ ®¸i, ®au bông kinh, ®au khíp
gèi, ®¸i dÇm.
- Ch©m: 0.5 – 0.8 thèn
- Cøu: 3 -5 phót
9. HuyÕt h¶i
- VT: Co ®Çu gèi vu«ng gãc, tõ bê trªn x¬ng b¸nh
chÌ ®o lªn 1 thèn ®o vµo trong 2 thèn.
- Công năng: Điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ
tiêu.
- CT: Kinh nguyÖt kh«ng ®Òu, rong kinh, rong huyÕt,
ngøa dÞ øng, ®au khíp gèi, ®au thÇn kinh ®ïi,
liÖt chi díi.
- Ch©m 0.5 – 1.2 thèn
- Cøu: 5 – 10 phót.
10. §ai bao( huyệt Tổng Lạc)

142
- VT: ë giao ®êng n¸ch gi÷a c¾t liªn sên 6 trªn ®-
êng nèi tõ hè n¸ch tíi chãp x¬ng sên11.
- Công năng: Thống nhiếp các Lạc, thư gân cốt.
- CT: §au ngùc, nhøc mái toµn th©n, c¬ thÞt yÕu.
Ch©m xiªn: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu 5 - 10 phót

Các huyệt kinh Tâm


1. ThiÕu h¶i ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- VT: Khi gÊp khuûu tay huyÖt ë tËn cïng trong nÕp
gÊp.
- Công năng: Sơ Tâm khí, hóa đờm, định thần chí.
- CT: §au vïng tríc tim, nhøc ®Çu hoa m¾t chãng
mÆt, ®iªn cuång, ®au thÇn kinh trô.
- Ch©m: 0.5 – 0.8 thèn
- Cøu: 5 -10 phót
2. Linh đạo( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)
- VT: từ lằn chỉ cổ tay đo lên 1.5 thốn, về phía
xương trụ, huyệt nằm giữa cơ gan tay bé và cơ trụ
trước.
- Chữa: đau vùng trước tim, hay sợ hãi, đau vai,
cánh tay.
- Châm thẳng: 0.3 -0.4thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
3. Thèng lý ( huyệt Lạc với kinh Tiểu trường)

143
- VT: Tõ l»n chØ cæ tay ®o lªn 1thèn.
- Công năng: Định tâm, an thần chí, tức phong, hòa
vinh.
- CT: §au vai c¸nh tay, cæ tay, ®au vïng tríc tim,
viªm mµng tiÕp hîp, sèt cao kh«ng cã må h«i, mÊt
tiÕng, håi hép, tù h·n, ch¶y m¸u cam, n«n ra m¸u,
liÖt chi díi.
- Ch©m: 0.3 – 0. 4 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.
4. ¢m khÝch ( huyệt Kích của kinh Tâm)
- VT: Tõ l»n chØ cæ tay ®o lªn 0.5 thèn, ngoµi g©n c¬
gÊp cæ tay trong.
- Công năng: Thanh tâm hỏa, an thần chí, củng cố
phần biểu, tiềm hư dương.
- CT: Ra må h«i trém,n«n ch¶y m¸u cam, lÞªt chi
trªn...
- Ch©m: 0.3 – 0. 4 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót
5. ThÇn m«n ( huyệt Nguyên kinh Tâm- huyệt Du của
Ngũ du huyệt)
- VT: ë ®Çu trong nÕp l»n chØ cæ tay, ë khe x¬ng
trô vµ x¬ng ®Ëu.
- Công năng: Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa,
lương vinh, điều khí nghịch
- CT: Håi hép, ®au vïng tríc tim, mÊt ngñ vËt
v·,®au khíp cæ tay, ®au d©y thÇn kinh trô, liÖt
chi trªn...
144
- Ch©m: 0.3 – 0. 4 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.
6. Thiếu phủ ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- VT: khi nắm bàn tay, đầu ngón út ởđâu thì đó là nơi
huyệt.
- Chữa: hồi hộp, đau vùng trước tim, sốt cao, hôn
mê.
- Châm: 0.1 thốn hay dùng kim Tam lăng nặn máu.
7. Thiếu xung( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: cách 2mm mé trong chân móng tay út
- CN: Khai Tâm khiếu, thanh thần chí, Tả nhiệt.
- Chữa: hồi hộp, đau vùng trước tim, sốt cao, hôn
mê.
- Châm: 0.1 thốn dùng kim tam lăng châm nặn máu

CÁC HUYỆT KINH THỦ DƯƠNG MINH TIỂU TRƯỜNG


1. Thiếu trạch ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: cách 2mm mé ngoài chân móng tay út.
- CN: Thanh Tâm nhiệt, tán phong nhiệt, thông sữa
- Chữa: nhức đầu, viêm tuyến vú, viêm màng tiếp hợp,
lưỡi cứng, chảy máu cam, sốt cao không có mồ hôi,
hôn mê.
- Châm: 0.1 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 mồi
2. HËu khª(huyệt Du của Ngũ du huyệt), (Phi ®»ng
ph¸p-7)

145
Huyệt giao hội với Đốc Mạch.
- VT: lên mu, s¸t x¬ng gi÷a ch©n ngãn 5 vµ x¬ng ®èt
bµn tay 5.
- CN: Thanh thần trí, cố biểu, giải nhiệt, thư cân.
- CT: cøng g¸y, viªm mµng tiÕp hîp, ch¶y m¸u cam,
®iÕc tai c¬ n¨ng, sèt rÐt, ®au ngãn 5.
Ch©m: 0.3 – 0. thèn
- Cøu: 3- 7 phót.
3. UyÓn cèt(H.nguyªn)
- VT: ë chç tròng x¬ng ®èt bµn tay 5 vµ x¬ng mãc.
- CN: Thanh thấp nhiệt ở Tiểu Trường.
- CT: MÐ ngoµi vai cøng ®au, cæ tay ®au, viªm mµng
tiÕp hîp, sèt cao, sèt rÐt.
- Ch©m: 0.3 – 0.5 thèn
- Cøu: 3- 7 phót
4. Dưỡng cốc ( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)
- VT: chỗ trũng đầu dưới xương trụ và xương móc trên
lằn chỉ cổ tay.
- Chữa: mé ngoài vai đau, nhức đầu, sốt cao.
- Châm: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
5. Dìng l·o(H. khÝch của Ngũ huyệt)
- VT: PhÝa mÆt ngoµi, tõ l»n chØ cæ tay ®o lªn 1
thèn, chç ®Çu x¬ng quay d×nh vµo ®Çu x¬ng trô.
- CN: Thư cân, thông lạc.
- CT: ThÞ lùc gi¶m,®au vai c¸nh tay, sèt.

146
- Ch©m: 0.3 thèn
- Cøu:5 – 10 phót.
6. Chi chính ( huyệt Lạc đối với kinh Tâm)
- VT: từ Dưỡng cốc đo lên 3 thốn, trên đường nối
Dưỡng cốc đến Tiểu hải.
- CN: Thanh thần chí, giải biểu nhiệt, sơ tà khí ở
kinh.
- Chữa: cứng gáy, đau vai gáy, nhức đầu, điên giản,
ù tai, đau thần kinh trụ, sốt cao, chóng mặt.
- Châm: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
7. Tiểu hải ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- VT: ở rãnh trụ, nơi có dây trụđi qua.
- CN: Tán tà ở kinh, đặc trị thần kinh trụ bị tê
liệt, trừ phong, thanh thần chí.
- Chữa: đau cổ, đau vai gáy, điên giản, nhức đầu,
đau dây thần kinh trụ, sốt cao, chóng mặt.
- Châm: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
8. Kiªn trinh
- VT: ë ®Çu díi sau khíp vai, khi c¸nh tay quay
vµo trong th× huyÖt c¸ch ë ®Çu trªn c¸ch nÕp gÊp
n¸ch 1 thèn.
- CT: viªm- ®au quanh khíp vai, c¸nh tay kh«ng
nhÊc lªn ®îc,liÖt chi trªn.
- Ch©m: 0.5 – 1 thèn

147
- Cøu: 5 -10 phót.
9. Thiªn t«ng
- VT: ë gi÷a hè díi sèng vai.
- CN: Giải tà ở Thái Dương kinh, tuyên thông khí
trệở sườn ngực.
- CT: §au nhøc b¶ vai, viªm quanh khíp vai, liÖt
chi trªn.
- Ch©m: 0.5 – 0.7 thèn
- Cøu: 3- 5 phót.
10. QuyÒn liªu
- VT: Th¼ng khoÐ m¾t ngoµi, chç lâm x¬ng gß m¸.
- CT: liÖt d©y thÇn kinh VII, ®au d©y V, viªm xoang
hµm, ®au r¨ng hµm trªn,vµng m¾t.
- Ch©m: 0.2 – 0.3 thèn
- Cøu:2 – 3 phót.
11. ThÝnh cung
- VT: ë gi÷a khíp x¬ng hµm díi víi n¾p ®Ëy tai,hoi
h¸ miÖng thÊy chç tròng ngang tríc n¾p ®Ëy tai.
- CN: Tuyên nhĩ khiếu, định thần chí.
- CT: ï tai, ®iÕc tai c¬ n¨ng, viªm tai gi÷a, ®au
r¨ng.
- Ch©m: 0.3- 1.0 thèn
- Cøu: 3 – 5 phót.

CÁC HUYỆT VỊ KINH BÀNG QUANG


1. TØnh minh( huyệt Hội của kinh BQ và Tiểu trường)

148
- VT: c¸ch khoÐ trong con m¾t 2mm vÒ phÝa sèng mòi.
- CN: Sơ phong tiết nhiệt, thanh hoả, minh mục.
- CT: Viªm mµng tiÕp hîp, liÖt d©y thÇn kinh VII, ch¾p
lÑo..
- Ch©m: 0.1 thèn
2. To¶n tróc
- VT: Chç tròng ®Çu trong cung l«ng mµy.
- CT: §au ®Çu vïng tr¸n, ch¶y níc mòi, ®au m¾t ®á
- Ch©m xiªn:0.3 – 0.4 thèn
3. Ngọc chẩm
- VT: cách huyệt Não hộ 1.5 thốn, ở phía ngoài bờ
trên chỗ lồi ngoài chẩm.
- CN: Trấn thống, khu phong.
- Chữa: đau đầu, viêm mũi dịứng, viêm màng tiếp hợp.
- Châm xiên: 0.3 thốn
4. Thiªn trô
VT: C¸ch ¸ m«n 1 thèn 3 ph©n, ë táng ch©n tãc sau
g¸y phÝa ngoµi c¬ thang.
- CT: §ay ®Çu vÑo cæ, cøng g¸y, t¾c mòi
- Ch©m th¼ng : 0.5 thèn.
5. Đại trữ (Huyệt Hội của xương)
- VT: từ khe D1- D2 đo ngang ra 1.5 thốn.
- CN: Khu phong tà, thư cân, giải nhiệt ở phần biểu.
- Chữa: ho, sốt, nhức đầu, đau vai gáy.
- Châm 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3- 5 phút.

149
6. Phong m«n
VT: Tõ D2 – D3 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Khu phong tà, giải biểu.
- CT: Ho sèt, ®Çu ®au, cóm, ®au vai g¸y, viêm phế
quản, cảm cúm.
- Ch©m xiªn:0.5 thèn
- Cøu 5 -10 phót
7. PhÕ du (H.du cña PhÕ)
- VT: Tõ D3 – D4 ®o ngang ra 1.5 thèn
- CN: Điều phế, lý khí, thanh hư nhiệt, bổ hư lao, hòa
vinh huyết.
- CT: Ho, hen, tøc ngùc, ®¹o h·n, ch¾p lÑo...
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu: 5 -10 phót.

8. QuyÕt ©m du( H.du cña t©m bµo l¹c)


- VT: Tõ D4- D5 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- Công năng: Thông lạc, điều khí, lý huyết.
- CT: §éng kinh, mÊt ngñ, hay quªn, trèng ngùc, phiÒn
muén, vËt v·, ho, di méng tinh.
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu: 5 – 10 phót.
9. T©m du( H.du cña T©m)
- VT: Tõ D5- D6 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí.
- CT: §éng kinh, mÊt ngñ, hay quªn, trèng ngùc, phiÒn
muén, vËt v·, ho, di méng tinh
150
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu: 5- 15 phót
10. Đốc du
- VT: từ D6- D7 đo ngang ra 1.5 thốn.
- Chữa: sốt cao, đau vùng tim, đau lưng, sôi bụng,
khó thở.
Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ởĐốc Mạch.
- Châm : 0.3 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 phút
11. C¸ch du( H.héi cña HuyÕt)
- VT: Tõ D7 – D8 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Lý khí, hóa ứ, bổ hư lao, thanh huyết nhiệt,
hòa Vị khí, thư dãn vùng ngực.
- CT: §au m¹n sên, ch¶y m¸u cam, ®éng kinh, viªm
mµng tiÕp hîp, cao huyÕt ¸p, viªm d¹ dµy...
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu: 5 – 15 phót.

12. Can du( H. du cña can)


- VT: Tõ D9- D10 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Điều khí trệ, bổ vinh huyết, lợi Can Đởm.
- CT: §au m¹n sên, ch¶y m¸u cam, ®éng kinh, cao
huyÕt ¸p, viªm mµng tiÕp hîp.
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu: 5 – 15 phót.
13. §ëm du( H.du cña ®ëm)

151
- VT: Tõ D10 – D11 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Khứ thấp nhiệt, thanh Đởm hoả, tiết tà nhiệt ở
Can.
- CT: Vµng da, ®¾ng miÖng, ®au ngùc, triÒu nhiÖt
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu 5 – 15 phót.
12. Tỳ du( huyệt Du của Tỳ)
- VT: từ D11-D12 đo ngang ra 1.5 thốn.
- CN: Trợ vận hóa, điều tỳ khí, trừ thuỷ thấp.
- Chữa: đau bụng, vàng da, nôn mửa, ỉa chảy, tỳ vị hư
nhược, sốt rét, đau lưng.
- Châm : 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 phút
13. VÞ du( H.du cña vÞ)
- VT: Tõ D12 – L1 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Điều vị khí, hóa thấp, tiêu trệ.
- CT: §au d¹ dµy, ®Çy bông, n«n möa, tú vÞ h nhîc,
®au lng.
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu 5 – 15 phót

14. Tam tiªu du( H.du cña tam tiªu)


- VT: Tõ L1 – L2 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Điều khí hóa, lợi thuỷ thấp.
- CT: §Çy bông , s«i bông, ¨n kh«ng tiªu,n«n,
lþ,phï.

152
- Ch©m: 0.5 thèn
- Cøu 5 – 15 phót
15. ThËn du( H.du cña thËn)
- VT: Tõ L2 – L3 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CT: di tinh, liÖt d¬ng, kinh nguyÖt kh«ng ®Òu, ®au
lng , ï tai
- Ch©m: 0.5- 1.0 thèn
- Cøu 5 – 10 phót.
16. §¹i trêng du ( huyệt Du của đại trường)
-- VT: Tõ L4 – L5 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Điều trường vị, lý khí, hóa trệ.
- CT: §au lng, ®au d©y thÇn kinh to¹, ®Çy bông, Øa
ch¶y.
- Ch©m: 0.7- 1.0 thèn
- Cøu 5 – 10 phót.
17. TiÓu trêng du(H.du cña tiÓu trêng)
- VT: tõ S1 – S2 ®o ngang ra 1.5 thèn
- CN: Phân thanh giáng trọc, lợi thấp, thanh nhiệt,
hóa tích trệ.
- CT: Lþ, khÝ h, ®¸i dÇm, ®¸i ra m¸u.
- Ch©m: 0.5thèn
- Cøu 5 – 15 phót.
18. Bµng quang du ( H.du cña bµng quang)
- VT: Tõ S2 – S3 ®o ngang ra 1.5 thèn.
- CN: Tuyên thông hạ tiêu, khu phong thấp.
- CT: Øa ch¶y, t¸o bãn, ®¸i dÇm, bÝ ®¸i c¬ n¨ng.
- Ch©m: 0.5thèn

153
- Cøu 5 – 15 phót.

19. Thõa phï


- VT: ë chÝnh gi÷a nÕp l»n m«ng.
- CT: TrÜ, ®au lng, ®au d©y thÇn kinh h«ng to.
- Ch©m: 0.7- 1.5 thèn
- Cøu 5 – 15 phót.
20. ¢n m«n
- VT: ChÝnh gi÷a ®êng nèi gi÷a thõa phï vµ Uû trung.
- CT: §au lng, ®au thÇn kinh to¹.
- Ch©m: 0.7- 1.5 thèn
- Cøu 5 – 10 phót
21. Uû trung( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- VT: chÝnh gi÷a nÕp l»n khoeo ch©n.
- CN: Thanh huyết, tiết nhiệt, thư cân, thông lạc, khu
phong thấp.
- CT: §au lng, ®au khíp gèi, ®au thÇn kinh to¹, liÖt
chi díi.
- Ch©m: 0.5- 1.5 thèn
- Cøu 5 – 10 phót.
22. Phụ phân
- VT: ở phía ngoài ở dưới gai đốt sống thứ 2 (D2),
cách mạch đốc 3 thốn, hay từ Phong môn đo ngang ra
2 thốn.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
- Chữa: viêm quanh khớp vai, ngoẹo cổ, cứng gáy.

154
- Châm xiên: 0.3 – 0.5 thốn ( châm nghiêng xuống
dưới)
- Cứu ngải: 5 – 15 phút.
23. Trật biên
- VT: thẳng phái dưới huyệt Bào hoang 1 thốn hay từ
Yêu du đo ngang ra 3 thốn.
- Chữa: đau đám rối thần kinh thắt lưng cùng, trĩ,
lòi dom, liệt chi dưới.
- Châm thẳng: 1.0 – 1.5 thốn
- Cứu ngải 5 – 10 phút.
24. Thõa s¬n
- VT: ChÝnh gi÷a b¾p ch©n cña 2 c¬ sinh ®«i.
- CN: Thư cân lạc, lương huyết, điều phủ khí
- CT: §au d©y thÇn kinh h«ng to, trÜ, t¸o bãn,
chuét rót.
- Ch©m: 1.0- 1.5 thèn
- Cøu 3 – 10 phót.
25. Phi dương( huyệt Lạc với kinh Thận)
- VT: từ bờ trên mắt cá ngoài đo lên trên 7 thốn.
- CN: Khu phong tà ở kinh Thái Dương, tán phong
thấp ở kinh lạc.
- Chữa: đau đầu, ù tai, hoa mắt , chóng mặt, tắc
mũi, chảy máu mũi, đau lưng, liệt chi dưới.
- Châm thẳng: 0.5 – 1.0 thốn
- Cứu ngải 5 – 10 phút.
26. C«n l«n ( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)

155
- VT: Chç tròng ngay sau ngang m¾t c¸ ngoµi 0.5 thèn.
- CN: Khu phong, thông lạc, thư cân, hóa thấp, bổ
Thận, lý huyết trệở bào cung.
- CT: Nhøc ®Çu, ®au g¸y, hoa m¾t, ch¶y m¸u cam, ®au
lng, ®au cæ ch©n, co giËt, ®Î khã.
- Ch©m: 0.5- 1.0 thèn
- Cøu 5 – 10 phót.
27. Kim môn( huyệt Kích của kinh bàng quang)
- VT: ở sau dưới lồi củ xương đốt bàn chân 5.
- Chữa: động kinh, nhức đầu, đau gáy, co giật trẻ
em, đau khớp cổ chân, đau gót chân.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 - 5 phút
28. Kinh cốt ( huyệt Nguyên)
- VT: ở trước trên lồi củ xương đốt bàn chân 5, phía
ngoài.
- CN: Khu phong, sơ tà, định thần chí.
- Chữa: nhức đầu, động kinh, đau lưng, gáy, đau gót
chân
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 - 5 phút
29. Thúc cốt( huyệt Du của Ngũ du huyệt)
- VT: ở chõ trũng đầu dưới xương đốt bàn chân 5,
phía ngoài bàn chân.
- Chữa: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, động kinh, đau
vùng gót chân, đau vai gáy.

156
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 - 5 phút
30. Thông cốc( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- VT: chõ lõm đầu dưới trên đót 1 ngón chân 5.
- Chữa: nhức đầu, gáy cứng, động kinh, chảy máu cam.
- Châm: 0.2thốn
- Cứu ngải: 3 - 5 phút
31. Chí âm( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: cách 2mm góc ngoài chân móng ngón bàn chân 5.
- CN: Sơ phong ởđỉnh sọ, tuyên khí cơ hạ tiêu, hạđiều
thai sản.
- Chữa nhức đầu, ngạt mũi, chảy máu cam, rau thai
không xuống, đẻ khó, đau mắt.
- Châm: 0.1 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 phút

CÁC HUYỆT KINH THẬN ( 27 huyệt)


1. Dũng tuyền ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: chỗ lõm giữa 2 khối cơ gan chân trong và gan
chân ngoài, hay 2/5 đường nối từ
- đầu ngón chân thứ 3 tới xương gót.
- CN: Giáng Âm hoả, thanh Thận nhiệt, định thần chí.
- Chữa: nhức đầu, hoa mắt, bí tiểu, táo bón, trẻ em
sốt cao co giật.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
157
- Cứu ngải 3 - 7 phút
2. Nhiên cốc( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
VT: Chỗ lõm phía trước dưới trên xương sên.
- CN: Thanh thận nhiệt, lý hạ tiêu.
- Chữa: Kinh nguyệt không đều, di tinh, ho ra máu,
ỉa chảy, đau cổ chân, co giật trẻ em.
- Châm: 0.3 T
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
3. Thái khê ( huyệt Nguyên, huyệt Du của Ngũ du
huyệt)
- VT: từ gò cao mắt cá trong xương chày đo ngang ra
½ thốn.
- CN: Tư thận âm,tráng dương, thanh nhiệt, kiện gân
cốt.
- Chữa: đau răng, đau họng, ù tai, khó thở, hen, di
tinh, liệt dương, đau lưng, mất ngủ.
- Châm: 0.3 T
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
4. Đại chung ( huyệt Lạc đối với kinh Bàng quang)
- VT:Thẳng dưới Thái khê 1 thốn là Thủy tuyền, từ
chính giữa đường này đo ngang ra sau 0.4 thốn là
huyệt. Huyệt trên xương gót, chỗ bán của gân gót.
- CN: Điều thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần.
- Chữa: ho ra máu, hen ,đau răng, đau gót chân.
- Châm: 0.3 T

158
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
5. Thủy tuyền (Huyệt Khích của kinh Thận)
- VT: dưới Thái khê 1 thốn.
- CN: Sơ tiết hạ tiêu, thông điều kinh huyết.
- Chữa: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bí
đái, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Châm: 0.3 T
- Cứu ngải: 3 – 7 phút
6. Phục lưu ( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)
- VT: thẳng trên huyệt Thái khê đo lên 2 thốn.
- Công năng: Thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang, tư
thận, nhuận táo, điều thận khí, khử thấp, tiêu trệ.
- Chữa: ỉa chảy, đầy bụng, liệt chi dưới, đau khớp cổ
chân, sốt cao không ra được mồ hôi, phù thũng.
- Châm: 0.3 – 0.5 T
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
7. Âm cốc ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
VT: ở ngay nếp khoeo, bên trong cơ bám gân.
- Công năng: Trừ thấp, thông tiểu, tư thận, thanh
nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu.
- Chữa: liệt dương, đái ra máu, sa tử cung, rong
huyết, đau phía trong đùi khớp gối.
- Châm thẳng: 0.5 – 1.0 thốn
- Cứu ngải: 5 -10 phút.
8. Thông cốc(bụng)

159
VT: trên Hoang du 5 thốn, cách ngang Thượng quản 0.5
thốn.
- Chữa: Đau bụng ,đầy bụng, nôn mửa, tỳ vị hư yếu.
- Châm: 0.5 – 1.0 thốn
- Cứu ngải: 5 -7 phút
9. Du phủ
VT: chỗ lõm vào bờ dưới xương đòn, và xương sườn 1,
cách mạch Nhâm 2 thốn.
- Chữa: ho, xuyễn, đau ngực
- Châm thẳng: 0.3 thốn
- Cứu ngải 3- 5 phút
- Chú ý: không châm sâu vào quá sẽ có thể làm thương
tổn đỉnh phổi.

CÁC HUYỆT KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO LẠC ( 9 huyệt)

1. Khúc trạch( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)


- VT: ở rãnh nhịđầu trong trên lằn chỉ khuỷu tay,
phía trong gân cơ nhịđầu.
- Công năng: Thông Tâm khí, sơ giáng nghịch khí ở
thượng tiêu, thư cân.
- Chữa:cơn đau dạ dày, nôn mửa, sốt, đau vùng trước
tim, đau khớp khuỷu, đau dây thần kinh giữa.
- Châm : 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 -7 phút
2. Khích môn( huyệt Kích của kinh Tâm bào lạc)
160
- VT: từ cổ tay đo lên trên 5 thốn từĐại lăng đến
Khúc trạch.
- Công năng: Định tâm, an thần, lương huyết.
- Chữa: đau vùng trước tim, ho ra máu, chảy máu cam,
mụn nhọt.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 7 phút
3. Giản sử( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)
- VT: từĐại lăng đo lên 3 thốn trên đường từĐại
lăng đến Khúc trạch.
- Công năng:Định thần, hòa vị, khửđờm, điều tâm khí.
- Chữa: đau vùng trước tim, hồi hộp, đau dạ dày, nôn,
sốt nóng, sốt rét, điên cuồng, đau vai cánh tay.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 7 phút
4. Nội quan ( huyệt Lạc đối với kinh Tam tiêu)
- VT: từ chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2
thốn, huyệt nằm giữa hai cơ gan tay lớn và gan tay bé.
- Công năng:Định tâm, an thần, lý khí, trấn thống,
thanh tâm bào.
- Chữa: đau vùng trước tim, khó thở, nôn, sốt cao,
đau dạ dày, mất ngủ.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút

161
5. Đại lăng ( huyệt Nguyên của kinh Tâm bào lạc - huyệt
Du của ngũ du huyệt)
- VT: trên lằn chỉ cổ tay, chính giữa hai cơ gan
tay lớn và gan tay bé.
- Công năng: Thanh Tâm, định thần, lương huyết.
- Chữa: đau khớp cổ tay, đau vùng trước tim, nôn,
sốt cao, đau dạ dày.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 7 phút
6. Lao cung ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- VT: co ngón giữa vào lòng bàn tay đầu ngón là
huyệt, ở kẽ xương bàn tay 3- 4.
- Công năng: Thanh tâm hoả, an thần, trừ thấp nhiệt.
- Chữa: Điên cuồng, co giật, hôi miệng.
- Châm: 0.3 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút
7. Trung xung ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: ngay giữa đầu ngón tay giữa, cách móng tay
2mm về phía mu tay.
- Công năng: Khai khiếu, thanh tâm, thoái nhiệt.
- Chữa: đau vùng tim, vật vã, hôn mê, nói ngọng, sốt
cao, say nắng, trẻ em co giật.
- Châm: 0.1 thốn, dùng kim tam lăng châm nặn máu.
- Cứu ngải: 2 -5 phút.

162
CÁC HUYỆT VỊ KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU ( 27 huyệt)
1. Quan xung ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- VT: cách 2mm góc ngoài chân móng tay ngón 4.
- Công năng: Sơ khí hóa ở kinh lạc, giải uất nhiệt ở Tam tiêu.
- Chữa: đau đầu, viêm màng tiếp hợp, cứng lưỡi, đau vai gáy, đau răng.
- Châm: 0.1 thốn
- Cứu ngải: 3 - 5 phút.
2. Dịch môn ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- VT: phía ngoài đầu trên chân đốt 1 ngón 4.
- Công năng: Thanh nhiệt, thông nhĩ khiếu.
- Chữa: nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, ù tai, viêm họng, đau cẳng tay, sốt rét.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
3. Trung chữ ( huyệt Du của Ngũ du huyệt)
- VT: kẽ nóng 4 – 5 đo lên 1 thốn, về phía mu tay, hoặc từ Dịch môn đo lên 1
thốn.
- Công năng: Lợi nhĩ khiếu, sơ khí cơ của Thiếu Dương.
- Chữa: đau cổ tay, nhức đầu, viêm họng, ù tai, điếc tai, sốt cao.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút
4. Dương trì ( huyệt Nguyên kinh Tam tiêu)
- VT: Chỗ trũng ở nếp lằn mu cổ tay, phía ngoài gân cơ duỗi chung.
- Công năng: Thư cân, thông lạc, giải nhiệt ở bán biểu, bán lý.
- Chữa: ù tai, điếc tai, viêm quanh mang tai, đau cánh tay, cổ tay, sốt rét, họng
khô.
- Châm: 0.3 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút
163
5. Ngoại quan ( huyệt Lạc với kinh Tâm bào lạc)
VT: từ cổ tay ( huyệt Dương trì) đo lên 2 thốn.
- Công năng: Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.
- Chữa: Sốt cao, nhức đầu, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, đau cánh tay,
cổ tay.
- Châm: 0.5 – 0.8thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút
6. Chi câu ( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)
- VT: trên Dương trì 3 thốn, ở giữa khe xương trụ và xương quay, phía ngoài
cơ duỗi chung ngón cái.
- Công năng: Thanh tâm hỏa, giáng nghịch, tuyên khí cơ, tán ứ kết.
- Chữa: khản tiếng, ù tai, điếc tai, vai lưng nhác nặng, nôn mửa, sốt cao, đau
ngực sườn.
- Châm: 0.5 – 0.8thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút

7. Hội tông ( huyệt Kích của kinh Tam tiêu)


- VT: từ Chi câu do ra phía ngoài 1 khoát ngón tay về phía xương trụ.
- Chữa: ù tai, điếc tai, kinh giật, sốt, đau cẳng tay.
- Châm: 0.5 – 1.0thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút
8. Thiên tinh ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- VT: ở chỗ lõm khuỷu xương trụ khi gấp cẳng tay lại, huyệt ở giữa gân cơ
tam đầu cánh tay.
- Công năng: Hóa đờm thấp ở kinh lạc.
- Chữa: nhức đầu, đau vai gáy, đau cánh tay, lao hạch.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
164
- Cứu ngải: 3 – 7 phút
9. Kiên liêu
- VT: ở khoảng dưới sau đỉnh vai, chỗ lõm sau Kiên ngung 1 thốn.
- Chữa: vai- cánh tay đau, có cảm giác nặng nề
- Châm: 0.7 – 1.0 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút
10. Ế phong
- VT: ở sau dái tai, chỗ lõm giữa xương hàm dưới vàmỏm châm chũm.
- Công năng: Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.
- Chữa: ù tai, điếc tai, liệt dây thần kinh VII, hàm răng nghiến chặt, câm
- Châm: 0.5 – 1.0 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút
11. Giác tôn
VT: ở đầu chóp vành tai khi gấp vành tai và ấn sát chân tóc.
- Chữa: đau đầu nửa bên, đau mắt đỏ, đau răng, quai bị.
- Châm xiên: 0.5 thốn
- Cứu ngải 3 phút.
12. Nhĩ môn
- VT: lõm phía trước trên nắp đậy tai, ngay trên lồi cầu của ngành lên xương
hàm dưới.
- Công năng: Khai nhĩ khiếu, sơ tà nhiệt, thông khí cơ
- Chữa: ù tai, điếc tai, đau răng, viêm tai giữa.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút
13. Ty trúc không
- VT: huyệt ở hõm đầu ngoài cung lông mày.

165
- Công năng: Tán phong, chỉ thống, thanh hoả, tiết nhiệt, thông điều khí cơ
của tam tiêu.
- Chữa: đau đầu, mắt hoa, viêm màng tiếp hợp, mi mắt giật,
- Châm xiên: 0.3 thốn.

CÁC HUYỆT KINH ĐỞM


1. Đồng tử liêu
- Vị trí: ở hõm các khóe mắt ngoài 0.5 thốn.
- Công năng: Khu phong, tiết nhiệt, chỉ thống, minh mục.
- Chủ trị: viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, nhức đầu, liệt dây thần kinh VII.
- Châm xiên: 0.2 thốn
- Cứu ngải: 3 phút.
2. Suất cốc
- Vị trí: Ở phía trên Giác tôn 1.5 thốn, hay gấp vành tai, huyệt ở ngay
trên đỉnh vành tai, trong chân tóc 1, 5 thốn.
- Chủ trị: đau nửa đầu, choáng váng, ứng dụng chữa một số tật như: nghiện
rượu, thuốc lá, ma túy ( cùng với huyệt Hợp cốc, Đông phong, Ty thông…)
- Châm: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 phút.
3. Bản thần
- Vị trí: ở điểm 2/3 trong và 1/3 ngoài đường nối huyệt Thần đình và
Đầu duy, huyệt ở trong chân tóc trước trán.
- Chủ trị: đau đầu, hoa mắt, điên giản.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
4. Dương bạch

166
- Vị trí: ở trước trán, từ huyệt Ngư yêu điểm giữa cung lông mày, đo
lên trên 1 thốn.
- Công năng: Khu phong, tiết hoả , tuyên khí, minh mục.
- Chủ trị: hoa mắt, đau vùng trước trán, liệt dây thần kinh VII, chắp lẹo.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
5. Đầu lâm khấp
- Vị trí: Từ huyệt Dương bạch đo thẳng lên 0.5 thốn, nằm giữa hai
huyệt Thần đình và Đầu duy.
- Chủ trị: đau đầu, hoa mắt, chảy nước mắt, ngạt mũi, đau hốc mắt.
- Châm: 0.3 - 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 -5 phút.
6. Phong trì
- Vị trí: từ giữa xương chẩm – C1 đo ngang ra sau 2 thốn, huyệt ở chỗ
trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
-
- Công năng: Khu phong, giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà
khí.
- Chủ trị: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau vai gáy, làm hạ áp, viêm màng
tiếp hợp, sốt, cảm cúm…
- Châm: 0.5 -0.8 thốn, châm hướng mũi kim về phía nhãn cầu đối diện.
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
7. Kiên tỉnh
- Vị trí: ở trên vai, nằm giữa đường nối từ Đại trùy đến đỉnh vai.
- Chủ trị: đau vai, đau gáy, cánh tay, tê không nhấc lên được, khó đẻ, viêm
tuyến vú.
- Châm thẳng: 0.5 thốn.
167
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
8. Nhật nguyệt ( huyệt Mộ của đởm)
- Vị trí: huyệt ở liên sườn 7 thẳng đường núm vú.
- Công năng: Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu.
- Chủ trị: đau mạn sườn, ợ chua, vàng da, nôn nấc.
- Châm xiên: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải: 5- 7 phút.
9. Kinh môn ( huyệt Mộ của Thận)
- Vị trí: huyệt ở đầu chót xương sườn cụt 12
- Công năng: Ôn thận hàn, giáng vị khí, dẫn thuỷ thấp.
- Chủ trị: sôi bụng, đầy bụng, ỉa chảy, đau mạn sườn.
- Châm xiên: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
10. Hoàn khiêu
- Vị trí: điểm 1.3 giữa và 1/3 ngoài đường nối từ mấu chuyển lớn xương
đùi với lỗ mẻ xương cùng 4 ( Yêu du). Người bệnh nằm nghiêng, chân dưới
duỗi thẳng 90°, huyệt ở chỗ lõm phía trên mấu chuyển lớn xương đùi, trên
cơ mông to.
- Công năng: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ
- Chủ trị:đau lưng, đau thần kinh mông to, liệt chi dưới, đau khớp háng.
- Châm: 1.5 – 2.5 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
11. Phong thị
- Vị trí: ở mé ngoài đùi, bệnh nhân đứng thẳng, buông tay thẳng sát đùi
tận cùng ngón giữa là
huyệt ( trên nếp gấp khoeo 7 thốn).
- Công năng: Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết.
168
- Chủ trị: liệt nửa người, liệt chi dưới, lở ngứa khắp người, đau thần kinh hông
to.
- Châm: 0.7 – 1.2 thốn
- Cứu ngải: 5 – 10 phút.
12. Dương lăng tuyền ( huyệt Hội của Cân - huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: ở chỗ hõm giữa đầu trên của xương chày và xương mác.
- Công năng: Thư cân mạch, thanh thấp nhiệt, khu phong tà.
- Chủ trị: liệt nửa người, tê dại chi dưới, đau thần kinh tọa, đau khớp gối, đau
liên sườn, miệng đắng khô, nôn mửa.
- Châm thẳng: 0.8 – 1.2 thốn
- Cứu ngải: 5 – 7 phút.
13. Ngoại khâu ( huyệt Kích của Đởm)
- Vị trí: từ Dương giao đo ra sau 1 khoát ngón tay.
- Chủ trị: đau vai gáy, đau ngực sườn.
- Châm thẳng: 0.5 – 0.8 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
14. Quang minh ( huyệt Lạc)
- Vị trí: ở trên mắt cá ngoài 5 thốn, ngay bờ trước xương mác, giữa các
cơ duỗi ngón chân cái và cơ mác bên ngắn.
- Công năng: Điều Can, minh mục, khu phong, lợi thấp.
- Chủ trị: liệt chi dưới, đau khớp gối, đau mắt, quáng gà, viêm tuyến vú.
- Châm thẳng: 0.7 – 0.9 thốn.
- Cứu ngải: 3 -5 phút.
15. Dương phụ ( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: từ lồi mắt cá ngoài đo lên 4 thốn, trên đường nối từ mắt cá ngoài đến
huyệt Dương lăng tuyền.

169
- Chủ trị: đau nửa đầu, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, đau liên sườn, sốt rét, lao
hạch.
- Châm thẳng: 0.5 – 0.7 thốn
- Cứu ngải: 3 – 7 phút.
16. Huyệt chung ( huyệt Hội của Tủy)
- Vị trí: bờ lồi mắt cá ngoài đo lên 3 thốn trên đường nối từ Dương lăng
tuyền tới mắt cá ngoài, huyệt ở ngay lõm bờ sau xương mác, giữa 2 cơ mác
bên dài và mác bên ngắn.
- Công năng: Tiết Đởm hoả, thanh tu?y nhiệt, khu phong tà.
- Chủ trị: liệt nửa người, cứng gáy cổ, đau thần kinh tọa, liên sườn, đau nửa
đầu, liệt chi dưới, đau gối, cước khí.
- Châm thẳng: 0.4 – 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 -7 phút.
17. Khâu khư ( huyệt Nguyên của kinh Đởm)
- Vị trí: ở chỗ hõm phía trước dưới mắt cá ngoài, phía ngoài của gân
duỗi dài các ngón chân.
- Công năng: Khu phong tà ở bán biểu bán lý, hóa thấp nhiệt
- Chủ trị: đau cổ gáy, sưng nách dưới, đau mạn sườn, liệt chi dưới, liệt nửa
người, sốt rét.
- Châm thẳng: 0.3 – 0.5 thốn.
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
18. Túc lâm khấp ( huyệt Du của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: từ kẽ ngón chân 4 & 5 đo lên 2 thốn.
- Công năng: Hóa đờm nhiệt, khu phong, thanh hoả .
- Chủ trị: viêm màng tiếp hợp, hoa mắt, lao hạch, đau ngực sườn, viêm tuyến
vú, sốt rét.
- Châm thẳng: 0.3 – 0.5 thốn
170
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
19. Hiệp khê ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: từ kẽ bàn chân 4 & 5 bđo lên 0.5 thốn.
- Công năng: Thanh nhiệt, tức phong, chỉ thống.
- Chủ trị: nhức đầu, đau mắt, ù tai, đau mạn sườn, sốt cao.
- Châm: 0.2 – 0.3 thốn
- Cứu ngải: 3- 5 phút.
20. Túc khiếu âm ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt).
- Vị trí: cách 2mm góc ngoài móng chân 4.
- Công năng: Thanh Can Đởm, tức phong, sơ Can hoả .
- Chủ trị: nhức nửa đầu, ù tai, hoa mắt, đau liên sườn, sốt cao.
- Châm: 0.1 thốn
- Cứu ngải: 2- 3 thốn.

CÁC HUYỆT VỊ KINH CAN


1. Đại đôn ( huyệt Tỉnh của Ngũ du huyệt)
- Vị trí:cách 2mm góc ngoài chân móng chân cái.
- Công năng: Sơ tiết quyết khí, lý hạ tiêu, thanh thần chí, hồi quyết nghịch.
- Chủ trị:đau và có nước ở mào tinh hoàn, đái ra máu, đái dầm, táo bón.
- Châm: 0.1 thốn
- Cứu: 5- 7 phút
2. Hành gian ( huyệt Huỳnh của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: kẽ ngón 1 và 2 đo lên 0.5 thốn.
- Công năng: Tiết hoả, thanh hoả, lương huyết nhiệt, thanh hạ tiêu, sơ khí trệ, trấn
phong dương.
- Chủ trị:kinh nguyệt nhiều, viêm niệu đạo, đái dầm, bí đáim viêm màng tiếp hợp,
đau mạn sườn, nhức đầu, hoa mắt, ngủ ít.
171
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu: ngải: 3 -5 phút.
3. Thái xung ( huyệt Nguyên – huyệt Du của Ngũ du huyệt)
- Vị trí: từ kẽ ngón 1, 2 đo lên 2 thốn về phí mu chân, hoặc từ Hành
gian đo lên 1.5 thốn.
- Công năng: Bình can, lý huyết, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hoả,
tức can dương.
- Chủ trị: đái ra máu, đau tinh hoàn, đái dầm, bí đái, viêm màng tiếp hợp, đau
mạn sườn, liệt dây thần kinh VII, động kinh, mất ngủ, đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết áp…
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu ngải: 3 – 5 phút.
4. Trung phong ( huyệt Kinh của Ngũ du huyệt )
- Vị trí:tư giữa cổ chân ( Giải khê) đo vào bên trong 1 thốn bên trong gân cơ
duỗi riêng ngón cái.
- Công năng: Sơ can, thông lạc.
- Chủ trị:đau bụng kinh, di tinh, đái dầm, bí đái, đau tinh hoàn.
- Châm: 0.3 thốn
- Cứu Ngải: 3 -5 phút.
5. Trung đô ( huyệt Kích của kinh Can)
- Vị trí: từ lồi mắt cá trong xương chày đi lên trên 7 thốn, huyệt sát bờ
sau trong xương chày, hoặc từ Lãi câu đo lên 2 thốn.
- Chủ trị: đái ra máu, đau vùng tinh hoàn, đau lưng, đau bụng vùng hạ vị, đau
cơn dạ dày.
- Châm: 0.3 -0.5 thốn.
- Cứu: 3 -5 phút.
6. Khúc tuyền ( huyệt Hợp của Ngũ du huyệt)
172
- Vị trí:tận cùng trong nếp gấp khoeo chân khi co đầu gối.
- Công năng: Thanh thấp nhiệt, tiết can hoả, lợi bàng quang, thư cân lạc.
- Chủ trị: đau bụng vùng hạ vị, bí tiểu tiện, viêm âm đạo, di tinh, đau khớp
gối.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu: 3 – 7 phút
7. Chương môn ( huyệt Mộ của Tỳ- huyệt Hội của Tạng)
- Vị trí: ở tận cùng xương sườn 11.
- Công năng: Hóa tích trệ ở trung tiêu, trợ vận hóa, tán hàn khí ở ngũ tạng.
- Chủ trị: nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng vùng thượng vị, đau mạn sườn, viêm
tuyến vú, hen.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn.
- Cứu ngải: 3- 5 phút.
8. Kỳ môn ( huyệt Mộ của Can)
- Vị trí: trên đường vú cắt liên sườn 6.
- Công năng: Thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, tiêu ứ,
bình can, lợi khí.
- Chủ trị:đau ngực sườn, đầy bụng, chướng bụng, nôn nấc.
- Châm xiên: 0.3 thốn.
- Cứu ngải: 3 -5 phút.

CÁC HUYỆT VỊ MẠCH ĐỐC


1. Trường cường ( huyệt Lạc với Mạch Nhâm)
- Vị trí: ở đầu chóp xương cụt.
- Công năng: Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trường phủ.

173
- Chủ trị: di tinh, đau eo lưng, động kinh, trĩ ra máu, lòi dom, sa trực tràng, sa
sinh dục.
- Châm: 0.5- 1.0 thốn
- Cứu: 3 – 5 phút
2. Mệnh môn
- Vị trí: giữa L 2- L3.
- Công năng: Bồi nguyên, bổ Thận, cố tinh, chỉ trệ, thư cân, hòa huyết, sơ
kinh, điều khí, thông lợi vùng lưng và cột sống.
- Chủ trị:đái dầm, di tinh, ỉa chảy, vùng thắt lưng đau, yếu, cứng, đầu đau,
lưng đau, lạnh từ ống chân trở xuống (chân dương (hoả ) hư), di mộng tinh,
liệt dương, đái hạ, sốt không ra mồ hôi, đái đục, trẻ nhỏ lên cơn co giật,
phong đòn gánh.
- Châm: 0.5- 0.8 thốn.
- Cứu: 3 -7 phút.
3. Linh đài
- Vị trí: ở giữa D6 –D7.
- Chủ trị: ho, hen, đau vai gáy.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu: 3 – 5 phút.
4. Thần đạo
- Vị trí: ở giữa D5- D6
- Chủ trị: hay quên, mất ngủ, hồi hộp.
- Châm: 0.3 -0.5 thốn
- Cứu: 3- 7 phút.
5. Đào đạo ( huyệt giao hội với mạch đốc và kinh dương minh vị)
- Vị trí: ở giữa D1- D2
- Công năng: Sơ giải tà ở biểu, thanh nhiệt ở Phế, bổ hư tổn, định thần.
174
- Chủ trị: sốt rét, đau đầu, sốt cao
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu: 3 -7 phút.
6. Đại chùy
- Vị trí: ở giữa C7 –D1
- Công năng: Giải biểu, thông dương, thanh não, định thần, sơ biểu tà ở 3
đường kinh dương, thông dương khí toàn thân, thanh Tâm, định thần, giáng
Phế, điều khí, nâng cao sức đề kháng cơ thể.
- Chủ trị: sốt cao, cảm cúm, đau cổ gáy, điên giản.
- Châm: 0.5 thốn
- Cứu: 5 -15 phút.
7. Á môn ( huyệt giao hội với mạch đốc và Dương duy)
- Vị trí: ở chính giữa hõm gáy, giữa C1- C2 , dưới huyệt Phong phủ
- Công năng: Thông khiếu lạc, thanh thần chí, lợi cơ quan.
- Chủ trị: điên cuồng, kinh giật, khản tiếng, mất tiếng, cứng lưỡi,
- Châm: 0.3- 04 thốn
8. Phong phủ ( là huyệt giao hội giữa mạch Đốc và Dương duy)
- Vị trí: ở hõm gáy, giữa xương chẩm và C1, giữa hai cơ thang.
- Công năng: Khu phong tà, lợi cơ quan, thanh thần chí, tiết khí hoả
- Chủ trị: đau đầu, cứng gáy, hoa mắt, chảy máu mũi, viêm họng, mất tiếng,
điên cuồng, liệt nửa người.
- Châm: 0.3 -0.5 thốn.
9. Hậu đình
- Vị trí: Trên Cường gian 1.5 thốn, trên đường nối từ Cường gian đến Bách
hội ( từ Phong phủ đo lên 4.5 thốn)
- Chủ trị: điên cuồng, kinh giật, đau đầu.
- Châm: 0.2 – 0.3 thốn
175
- Cứu: 3- 5 phút.
10. Bách hội ( Bá hội)
Vị trí: ở giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của đường nối đỉnh của 2 tai và đường dọc
cơ thể ( từ Ấn đường đến Đại chùy)
-Công năng: Khai khiếu, định thần, bình Can, tức phong, thăng dương, hồi dương
cố thoát, cử dương khí bị hạ hãm, tiềm Can dương, thanh thần chí, tiết nhiệt nung
nấu ở các kinh dương.
- Chủ trị: đau đầu vùng đỉnh, lòi dom, sa sinh dục…
- Châm: 0.2 – 0.3 thốn
- Cứu: 5 -7 phút
11. Thượng tinh ( huyệt giao hội của mạch Đốc với kinh Bàng quang và
kinh Vị)
- Vị trí: ở trước Bách hội 4.5 thốn, hoặc từ chân tóc trước trán đo ra sau 1.5
thốn.
- Chủ trị: đau đầu, đau mắt, chảy nước mũi.
- Châm: 0.2 – 0.3 thốn
- Cứu: 3- 5 phút
12. Thần đình ( huyệt giao hội của mạch Đốc với kinh Bàng quang và kinh
Vị)
-Vị trí: trước huyệt Bách hội 4.5 thốn, hoặc từ chân tóc đo ra sau 0.5 thốn.
- Giải phẫu: Dưới da là cân sọ dưới cân cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
- Chủ trị: đau đầu, đau mắt, chảy nước mũi.
- Châm: 0.2 – 0.3 thốn
13. Ngân giao ( miệng)
- Vị trí: ở kẽ môi trên và chân lợi, trogn vành lợi môi trên.
- Chủ trị: đau răng lợi, điên cuồng, chảy nước mũi.
176
- Châm: 0.1- 0.2 thốn

CÁC HUYỆT MẠCH NHÂM


1. Hội âm ( huyệt Hội của mạch Nhâm, Đốc, Xung)
- Vị trí: đàn ông ở giữa hậu môn và âm nang, đàn bà ở giữa hậu môn và âm
hộ.
- Chủ trị: viêm âm đạo, phần phụ, kinh nguyệt không đều, di mông tinh, điên
cuồng, bí đái, chết đuối, thượng mã phong.
- Châm: 0.5 – 0.8 thốn
2. Khúc cốt ( huyệt Hội của mạch Nhâm với kinh Can)
- Vị trí: ở trên bờ xương mu, hoặc dưới rốn 5 thốn trên đường trắng giữa.
- Chủ trị: di tinh, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều khí hư, sa sinh
dục, đái dầm, bí đái cơ năng.
- Châm: 0.3- 0.5 thốn
- Cứu: 1 – 5 phút
3. Trung cực ( huyệt Mộ của Bàng quang- huyệt Hội của Nhâm mạch với 3
kinh Tỳ, can, thận)
Vị trí: dưới rốn 4 thốn.
- Công năng: Điều huyết thất bào cung, ôn tinh cung, lợi bàng quang, trợ khí
hóa, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.
- Chủ trị: di tinh, bí đái, đái dầm, đái rắt, kinh nguyệt không đều, khí hư ra
nhiều, sa sinh dục.
- Châm: 0.3- 0.8 thốn
- Cứu: 3 – 7 phút
4. Quan nguyên ( huyệt Mộ của Tiểu trường- huyệt Hội của mạch Nhâm
với 3 kinh tỳ, can, thận)
- Vị trí: dưới rốn 3 thốn.
177
- Công năng: Bồi Thận, cố bản , bổ khí, hồi dương, ôn điều huyết thất, tinh
cung, khử hàn thấp, âm lãnh, phân thanh biệt trọc, điều nguyên tán tà, tăng
sức, phòng bệnh.
- Chủ trị: di tính, đái dầm, bí đái cơ năng, viêm tinh hoàn, kinh nguyệt rối
loạn, sa sinh dục, ỉa chảy, băng huyết, huyệt cường tráng cơ thể.
- Châm: 0.8 thốn
- Cứu: 5 – 10 phút.
5. Thạch môn ( huyệt Mộ của Tam tiêu)
- Vị trí: ở dưới rốn 2 thốn.
- Chủ trị:băng kinh, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, đau bụng dưới
rốn, đái rắt, bí đái, phù.
- Châm: 0.5- 1.0 thốn
- Cứu: 5- 15 phút.
6. Khí hải
- Vị trí: dưới rốn 1.5 thốn.
- Công năng: Điều khí, ích nguyên, bồi thận, bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh
đới, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc.
- Chủ trị: băng kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bí đái, đái dầm,
di tinh, liệt dương, ỉa chảy.
Phối hợp với huyệt Quan nguyên chữa cấp cứu trụy mạch, hạ huyết áp.
- Châm: 0.8 thốn
- Cứu: 5- 15 phút.
7. Trung quản ( huyệt Mộ của Vị- huyệt Hội của Phủ)
- Vị trí: ở trên rốn 4 thốn trên đường trắng giữa, hay điểm giữa mũi ức và rốn.
- Công năng: Hòa vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng.
- Chủ trị: đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, sôi bụng, ỉa chảy, táo bón.
- Châm: 1- 1.5 thốn
178
- Cứu: 5- 15 phút.
8. Thượng quản
Vị trí: ở trên rốn 5 thốn trên đường trắng giữa.
- Công năng: Lý tỳ vị, hóa đàm trọc, sơ khí cơ, định thần chí, hóa thấp, giáng
nghịch
- Chủ trị: đau dạ dày, nôn mửa, kinh giật.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu: 5 – 15 phút.
9. Cự khuyết
- Vị trí: ở trên rốn 6 thốn trên đường trắng giữa.
- Công năng: Hóa thấp trệ ở trung tiêu, thanh tâm, định thần, điều khí, lý khí,
thông ở bên trong, hòa vị, lợi cách.
- Chủ trị: đau tức ngực, hồi hồi đánh trống ngực, ợ chua, nấc, kinh giật, điên
giản.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn.
- Cứu: 5- 15 phút.
10. Cự vĩ ( huyệt Lạc với mạch Đốc)
- Vị trí: ở đường giữa ngực, chỗ lõm ngang khe liên sườn 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
- Công năng: Định thần, làm dãn lồng ngực.
- Chủ trị:đau vùng tim, nôn mửa, ợ hơi, hồi hộp.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu: 3 – 5 phút
11. Đản trung ( chiên trung) ( huyệt Mộ của Tâm bào lạc – huyệt Hội ( Bát
hội) của Khí)
- Vị trí: giữa xương ức ngang đườn giữa 2 núm vú của nam, ngang liên sườn 4
của nữ.
179
- Công năng: Điều khí, giáng nghịch, thanh phế, hóa đàm, thông ngực, lợi
cách
- Chủ trị: đau tức ngực, khó thở, hen, ứ sữa, viêm tuyến vú.
- Châm: 0.3 – 0.5 thốn
- Cứu: 3- 5 phút.
12. Liêm tuyền ( huyệt giao hội giữa mạch Nhâm và mạch Âm duy)
- Vị trí: ở bờ trên yết hầu, ngay chỗ lõm bờ trên xương lưỡi.
- Công năng: Lợi cuống hầu, trừ đờm khí, thanh hoả nghịch.
- Chủ trị: sưng dưới lưỡi, khản tiếng, nuốt khó, cấm khẩu.
- Châm xiên lên trên 0.5 thốn
- Cứu: 3- 5 phút.
13. Thừa tương ( huyệt giao hội của mạch Nhâm với kinh dương minh Vị)
- Vị trí: chỗ trũng dưới cơ vòng môi
- Công năng: Điều hòa khí Âm Dương thừa nghịch, sơ phong tà ở răng, mặt,
mắt.
- Chủ trị: liệt dây thần kinh VII, đau răng, viêm quanh chân răng, chảy rớt rãi,
điên cuồng, choáng, ngất.
- Châm: 0.2- 0.3 thốn
- Cứu: 3- 5 phút.

180
PHẦN ĐÔNG DƯỢC

ĐẠI CƯƠNG ĐÔNG DƯỢC

I. §Þnh nghÜa
- Thuèc cæ truyÒn lµ mét vÞ thuèc sèng hay chÝn hay mét chÕ phÈm
thuèc ®îc phèi ngò lËp ph¬ng vµ bµo chÕ theo ph¬ng ph¸p cña y häc cæ
truyÒn tõ mét hay nhiÒu vÞ thuèc cã nguång gèc thùc vËt hay ®éng vËt,
kho¸ng vËt cã t¸c dông ch÷a bÖnh hoÆc cã lîi cho søc khoÎ con ngêi.
- Mét sè kh¸i niÖm cã liªn quan ®Õn thuèc cæ truyÒn:
+ Thuèc cæ ph¬ng: lµ nh÷ng thuèc ®ù¬c söa dông ®óng nh s¸ch vë cæ ®·
ghi vÒ sè vÞ thuèc , lîng tõng vÞ, c¸ch chÕ, c¸ch dïng, liÒu dïng vµ chØ
®Þnh cña thuèc.
+ Thuèc gia truyÒn: lµ nh÷ng m«n thuèc, bµi thuèc trÞ mét chøng bÖnh
nhÊt ®Þnh cã hiÖu qu¶ vµ næi tiÕng mét vïng, mét ®Þa ph¬ng, ®îc s¶n
xuÊt lu truyÒn l©u ®êi trong gia ®×nh.
+ T©n ph¬ng: lµ thuèc cã cÊu tróc kh¸c hoµn toµn víi cæ ph¬ng vÒ sè vÞ
thuèc, lîng tõng vÞ, d¹ng thuèc, c¸ch dïng, chØ ®Þnh.
II. TÝnh n¨ng dù¬c vËt
1. Tø khÝ
Thuèc cæ truyÒn cã tø khÝ , cßn gäi lµ tø tÝnh. §ã lµ hµn, nhiÖt, «n, l¬ng.
- Hµn, l¬ng thuéc ©m, nh÷ng vÞ thuèc thuéc hµn, l¬ng cßn gäi lµ ©m dîc
VD: Th¹ch cao tÝnh hµn ®Ó trÞ c¸c chøng sèt cao, m¹ch m«n cã tÝnh l¬ng
cã t¸c dông ch÷a chøng ho do nhiÖt...
- ¤n, nhiÖt thuéc d¬ng, nh÷ng vÞ thuèc thuéc «n nhiÖt cßn gäi lµ d¬ng dîc.

181
- ë gi÷a møc ®é hµn l¬ng, vµ «n nhiÖt cßn cã tÝnh b×nh.TÝnh cña vÞ thuèc
tån t¹i mét c¸ch kh¸ch quan vµ mang tÝnh chÊt t¬ng ®èi.
VD: Nhôc quÕ, phô tö cã tÝnh nhiÕ v× chóng cã t¸c dông víi c¸c bÖnh
chøng hµn.
Ma hoµng, tÝa t« cã tÝnh «n ch÷a c¸c bÖnh mang chøng hµn...
- VÒ thµnh phÇn ho¸ häc c¸c thuèc cã tÝnh «n nhiÖt phÇn lín trong thµnh
phÇn cã c¸c hîp chÊt tinh dÇu, c¸c chÊt ®êng
- C¸c vÞ thuèc cã tÝnh b×nh trªn thùc tÕchóng cã t¸c dông lîi thÊp, lîi tiÓu, h¹
khÝ , long ®êm, bæ tú vÞ..
VD: Hoµi s¬n, cam th¶o, kim tiÒn th¶o...
2. Ngò vÞ
- Th«ng qua vÞ gi¸c mµ ta nhËn thÊy c¸c vÞ: cay ( t©n), chua( toan), ®¾ng (
khæ), ngät ( cam), mÆn ( hµm). Ngoµi ra thùc tÕ cß cã vÞ nh¹t ( ®¹m) vµ
vÞ ch¸t. Mçi dîc liÖu ®îc ®Æc trng bëi mät hîac nhiÒu vÞ do c¶m gi¸c cña
lìi ®em l¹i, cã thÓ chØ cã mét vÞ ®¾ng nh hoµng cÇm, hoµng liªn, cã thÓ
cã hai vÞ võa ®¾ng, võa ngät nh ®Þa cèt b×, th¶o quyÕt minh, hoÆc ba vÞ
nh tª gi¸c võa ®¾ng chua mÆn. C¸ biÖt nh ngò vÞ tö cã tíi n¨m vÞ: chua,
cay, ®¾ng, mÆn ngät.
- VÞ Cay:
Cã tÝnh chÊt ph¸t t¸n, gi¶i biÓu, ph¸t h·n, hµnh khÝ, hµnh huyÕt, gi¶m
®au, khai khiÕu. Thêng dïng vÞ cay trong c¸c bÖnh c¶m m¹o, ®Çy bông,
®au bông, dïng thuèc cay víi tÝnh chÊt khö hµn «n trung chØ thèng: ch÷a
®au r¨ng, ®au buèt c¬ nhôc...
- VÞ Ngät:
Cã t¸c dông hoµ ho·n, gi¶i c¬, t¸c dông nhuËn trµng, lµm cho c¬ thÓ tØnh
t¸o vµ båi bæ c¬ thÓ. VÝ dô nh mËt ong, cao th¶o, di ®êng...

182
VÒ thµnh phÇn ho¸ häc cña vÞ ngät chñ yÕu lµ ®êng, nh÷ng vÞ thuèc lhi
dïng vêi t¸c dông bá cßn tiÕn hµnh trÝch víi mËt ong ®Ó t¨ng vÞ ngät. VÝ
dô nh hoµng kú, ®¼ng s©m... trÝch víi mËt ong ®Ó bæ tú, kiÖn vÞ...
- VÞ §¾ng:
Cã rÊt nhiÒu ë c¸c vÞ thuèc. Cã t¸c dông t¬ng ®èi m¹nh, Møc ®é vÞ ®¾ng
cã thÓ tõ ®¾ng nhÑ nh nh©n s©m, tam thÊt, ®Õn rÊt ®¾ng nh hoµng
liªn, long ®ëm th¶o...
VÞ ®¾ng cã t¸c dông thanh nhiÖt, chèng viªm nhiÔm, s¸t khuÈn, ch÷a môn
nhät hoÆc r¾n ®éc c¾n. Ngoµi ra cãn cã t¸c dông ®éc víi c¬ thÓ.
C¸c thuèc cã tÝnh ®éc thêng dïng cã vÞ ®¾ng, c¸c thuèc cã vÞ ®¾ng th-
êng g©y t¸o cho c¬ thÓ, ¶nh hëng xÊu tíi thÇn kinh vÞ gi¸c lµm cho ¨n
kh«ng ngon, buån n«n, khã chÞu.
VÒ hãa häc vÞ ®¾ng thêng do c¸c hîp chÊt glycosid, alcaloid...
-VÞ Chua:
Cã t¸c dông thu liÔm, liÔm h·n, cè s¸p, chØ ho, chØ t¶, s¸t khuÈn, chèng
thèi...
Mét sè vÞ chua nh s¬n tra, t¹o nhôc, « mai...
VÞ chua ®îc quy vµo kinh can ®ëm, nhiÒu vÞ thuèc ®îc tÈm víi dÊm ®Ó
quy vµo kinh can ®ëm.
VÒ ho¸ häc vÞ chua cã chøa nhiÒu acid h÷u c¬ nh ascorbic, acÝd oxalic...
- VÞ MÆn:
Cã t¸c dông nhuyÔn kiªn, nhuËn h¹, tiªu ®êm, t¸n kÕt...
Thêng dïng trong c¸c bÖnh loa lÞch, ung nhät, bíu cæ. VÞ mÆn cßn dÉn
thuèc vµo kinh ThËn. C¸c vÞ thuèc cã tÝnh mÆn nh h¶i t¶o, long cèt, th¹ch
quyÕt minh...
- VÞ Nh¹t:

183
Cã t¸c dông lµm t¨ng tÝnh thÈm thÊp, lîi thuû, lîi tiÓu, thanh läc, thanh
nhiÖt
Thêng dïng c¸c vÞ nh¹t ®Ó ch÷a c¸c bÖnh phï thòng, ung nhät, nhiÖt ®éc,
bÝ tiÓu...
VÞ thuèc nh¹t, thêng thÓ chÊt nhÑ, mÇu tr¾ng nh b¹ch mao c¨n, th«ng th¶o,
b¹ch linh...
- VÞ Ch¸t:
VÞ ch¸t cã c¶m gi¸c lµm se lìi, còng cã t¸c dông thu liÔm, cè s¸p nh vÞ
chua.
TÝnh chÊt s¸t khuÈn, chèng thèi r÷a cña vÞ ch¸t m¹nh h¬n vÞ chua. Ngoµi
ra cßn cã t¸c dông kiÖn tú, s¸p tinh.
Thêng dïng vÞ ch¸t ®Ó trÞ c¸c bÖnh nh t¶ lþ, di tinh, báng, mun nhät vì
loÐt hoÆc l©u liÒn mØÖng
VD : th¹ch lùu b× , bóp sim, bóp æi, kiÕm thùc...
3. Quan hÖ gi÷a khÝ vµ vÞ
- KhÝ vµ vÞ cña thuèc trªn thùc tÕ kh«ng thÓ t¸ch rêi ®îc nhau, cã quan hÖ
h÷u c¬ mËt thiÕt. VÝ dô nh thuèc cã tÝnh hµn th× thêng cã vÞ ®¾ng,
mÆn; thuèc cã tÝnh nhiÖt thêng cã vÞ cay; thuèc cã tÝnh bÝnh thêng cã vÞ
nh¹t, ch¸t...
Tuy vËy mét sè thuèc cã thÓ cã nhiÒu vÞ kh¸c nhau, nh s¬n thï võa ch¸t l¹i
chua, long c«t võa ngät l¹i ch¸t, hay ngò vÞ tö cã ®ñ c¶ 5 vÞ.

- C¸c vÞ thuèc cã tÝnh vÞ gièng nhau: th× cã t¸c dông gièng nhau hoÆc
gÇn gièng nhau.
VD : hoµng b¸, hoµng cÇm cã tÝnh hµn vÞ ®¾ng, ®Òu cã t¸c dông thanh
nhiÖt t¸o thÊp chèng viªm, tho¸i nhiÖt

184
QuÕ chi , b¹ch chØ cã tÝnh «n vÞ cay, cã t¸c dông ph¸t t¸n , gi¶i biÓu, ph¸t
h·n, th«ng kinh l¹c, gi¶m ®au...
Tuy nhiªn trong thùc tÕ c¸c vÞ thuèc cÇn ph¶i dïng trong c¸c trêng hîp ®Æc
thï cña tõng vÞ thuèc.VÝ dô nh b¹ch chØ t¸c dông t¸n hµn gi¶i biÓu, gi¶m
®au , quÕ chi còng cã t¸c dông t¸n hµn gi¶i biÓu ,gi¶m ®au, l¹i cã t¸c dông
trôc ø huyÕt th«ng kinh bÕ...

- C¸c vÞ thuèc cã tÝnh hoÆc vÞ kh¸c nhau


C¸c vÞ thuèc cã cïng tÝnh nhng kh¸c vÞ, t¸c dông còng kh¸c nhau
VD: nh hoµng liªn tÝnh hµn nhng vÞ ®¾ng, t¸c dông thanh nhiÖt t¸p thÊp;
sinh ®Þa tÝnh hµn vÞ ngät ®¾ng,t¸c dông l¬ng huyÕt sinh t©n chØ kh¸t...
C¸c vÞ thuèc cã cïng vÞ nhng kh¸c tÝnh th× t¸c dông còng kh¸c nhau
VD : B¹c hµ cã vÞ cay, tÝnh m¸t cã t¸c dông gi¶i c¶m gi¶i nhiÖt,;T« diÖp
còng cã vÞ cay nhng tÝnh «n, cã t¸c dông gi¶i c¶m hµn...
-Các vị thuốc có tính và vị khác hẳn nhau:
C¸c vÞ thuèc cã tinh, vÞ kh¸c nhau th× cã t¸c dông kh¸c h¼n nhau
VD : Nhôc quÕ cã vÞ ngät cay, tÝnh ®¹i nhiÖt cã t¸c dông khö hµn «n
trung; Hoµng liªn cã vÞ ®¾ng tÝnh hµn cã t¸c dông thanh nhiÖt t¸o thÊp; «
mai cã tÝnh Êm cã t¸c dông thu liÔmchØ ho, sinh t©n, chØ kh¸t.

- TÝnh vµ vÞ cña vÞ thuèc thay ®æi khi tiÕn hµnh bµo chÕ b»ng c¸c ph-
¬ng ph¸p chÕ cña dîc cæ truyÒn.
TÝnh vµ VÞ cña vÞ thuèc thay ®æi khi tiÕn hµnh chÕ biÕn b»ng c¸c ph-
¬ng ph¸p chÕ cña ®«ng dîc, vµ t¸c dông cña nã còng thay ®æi.
VD: Sinh ®Þa vÞ ngät, ®¾ng tÝnh hµn t¸c dông thanh nhiÖt l¬ng huyÕt ,
sau khi chÕ thµnh Thôc ®Þa th× cã vÞ ngät, tÝnh Êm cã t¸c dông bæ huyÕt

185
4. Khuynh híng th¨ng gi¸ng phï trÇm cña vÞ thuèc
Th¨ng, gi¸ng, phï, trÇm chØ 4 khuynh híng t¸c dông cña thuèc y häc cæ
truyÒn. §a sè trong c¸c trêng hîp t¸c dông cña thuèc lu«n ngîc víi bÖnh tËt
th× míi ®¹t kÕt qu¶ t«t trong ®iÒu trÞ
- Th¨ng:
ChØ khuynh híng cña thuèc ®i lªn thîng tiªu, sau khi uèng vµo c¬ thÓ, víi
môc ®Ých ®Ó ch÷a c¸c bÖnh cã xu híng sa gi¸ng, ®Ó ®a t¹ng phñ ®ã vÒ
vÞ trÝ nguyªn thuû.
C¸c vÞ thuèc chñ th¨ng thêng cã tÝnh chÊt kiÖn tú Ých khÝ th¨ng d¬ng
khÝ nh hoµng kú, th¨ng ma, ®¼ng s©m, sµi hå...
- Gi¸ng
ChØ khuynh híng cña thuèc ®i xuèng h¹ tiªu, sau khi uèng vµo c¬ thÓ, víi
môc ®Ých ®Ó ch÷a c¸c bÖnh cã khuynh híng ®i lªnh thîng tiªue nh bÖnh
hen, n«n möa...
C¸c vÞ thuèc chñ gi¸ng thêng cã tÝnh chÊt h¹ khÝ gi¸ng khÝ, b×nh suyÔn
nh ma hoµng h¹nh nh©n, c¸t c¸nh,b¸n h¹...
- Phï
ChØ khuynh híng cña vÞ khÝ cña thuèc híng ra ngoµi víi môc ®Ých ®Ó
ch÷a c¸c bÖnh cã xu híng lÊn vµo trong.
C¸c bÖnh c¶m m¹o phong hµn, phong nhiÖt
C¸c vÞ thuèc chñ phï thêng cã tÝnh chÊt ph¸t h·n, t¸n hµn, gi¶i biÓu, h¹
nhiÖt, chØ thèng. §ã lµ c¸c vÞ t©n l¬ng nh c¸t c¨n, b¹c hµ; vÞ t©n «n nh
quÕ chi, b¹ch chØ...
- TrÇm
ChØ khuynh híng cña khÝ vÞ cña thuèc®i vµo trong lý, víi môc ®Ých ®Ó
ch÷a c¸c bÖnh cã xu híng phï næi ra ngoµi phÝa biÓu nh bÖnh ®¹o h·n, tù
h·n, phï thòng, dÞ øng ban chÈn...
186
§ã lµ c¸c vÞ thuèc thÈm thÊp lîi niÖu nh tú gi¶i , kim tiÒn th¶o... hoÆc lµ
c¸c thuèc t¶ h¹ nh ®¹i hoµng, mang tiªu, t« méc; hay c¸c thuèc thanh nhiÖt
nh liªn kiÒu, kim ng©n, bå c«ng anh...

Mçi vÞ thuèc ®Òu cã khuynh híngt¸c dông cña nã , song kh«ng cè ®Þnh mµ
cã tÝnh chÊt t¬ng ®èi. Th«ng qua sao tÈm, chÕ biÕn hoÆc phèi ngò víi c¸c
vÞ thuèc kh¸c cã thÓ lµm thay ®æi hoÆc gi¶m nhÑ khuynh híng t¸c dông
cña nã.
VD: Hoµng liªn cã khuynh híng gi¸ng khi dïng ®Ó trÞ c¸c chøng vïng trung
tiªu, h¹ tiªu nh viªm ruét, lþ... song khi sao víi rîu th× t¸c dông cña hoµng liªn
l¹i th¨ng lªn cã t¸c dông ch÷a c¸c chøng t©m ho¶ dÉn ®Õn loÐt miÖng lìi...
Khuynh híng cña vÞ thuèc cã quan hÖ ®Õn khÝ vÞ cña thuèc nh ma hoµng,
quÕ chi vÞ cay ngät tÝnh «n, nhiÖt, cã khuynh híng th¨ng phï; §¹i hoµng,
mang tiªu vÞ mÆn ®¾ng, tÝnh hµn l¬ng, cã khuynh híng trÇm gi¸ng.

Khuynh híng cña thuèc cã quan hÖ ®Õn thÓ chÊt cña thuèc. C¸c hoa, l¸ th×
cã khuynh híng th¨ng phï, c¸c lo¹i kho¸ng th¹ch cã khuynh híng trÇm gi¸ng.
Trong khi bµo chÕ cÇn chó ý nguyªn t¾c sau: c¸c vÞ thuèc th¨ng phï th×
kh«ng nªn ®un l©u vµ nªn dïng löa nhá; c¸c vÞ trÇm gi¸ng khi ®un th× cã
thÓ dïng löa to vµ ®un l©u h¬n còng kh«ng ¶nh hëng tíi dîc tÝnh cña nã.

5. Bæ t¶
BÖnh tËt lµ qu¸ tr×nh ®Êu tranh mÊt ®i hay ph¸t triÓn cña chÝnh khÝ vµ
tµ khÝ. V× vËy bÖnh tËt cã 2 mÆt h vµ thùc
Nguyªn t¾c ®iÒu trÞ : H th× bæ mÑ, thùc th× t¶ con, do ®ãtÝnh cña
thuècc¨n cø yªu cÇu ch÷a bÖnh cßn chia thµnh hai lo¹i : thuèc bæ vµ thuèc

187
VD: hoµng liªn vÞ ®¾ng tÝnh hµn cã t¸c dông thanh nhiÖt t¸o thÊp lµ
thuèc t¶; Thiªn m«n vÞ ngät tÝnh hµn, ch÷a ©m h g©y sèt lµ thuèc bæ

III. Sù quy kinh cña thuèc


1. §Þnh nghÜa:
Sù quy n¹p cña khÝ vÞ, tinh hoa cña thuèc vµo t¹ng phñ, kinh m¹ch nhÊt
®Þnh, nãi c¸ch kh¸c lµ sù quy n¹p t¸c dông thuèc vµo t¹ng phñ kinh m¹ch, ®-
îc gäi lµ sù quy kinh.
Mỗi vị thuốc có thể quy vào một hay nhiều kinh khác nhau:
VD: Tang bạch bì vào 1 kinh phế, đại hoàng quy tới 10 kinh; cam thảo quy
12 kinh…Dĩ nhiên khi sắp xếp thứ tự thì ưu tiên nhưng kinh mà nó có tác
dụng nhất.

2. C¬ së cña sù quy kinh


- Dùa trªn lý luËn cña y häc cæ truyÒn
Trªn c¬ së cña häc thuyÕt ngò hµnh t¹ng tîng, kinh l¹c. Dùa vµo mÇu s¾c,
mïi vÞ cña Thuèc cã mÇu xanh, vÞ chua th× vµo hµnh Méc
Thuèc cã mÇu ®á vÞ ®¾ng th× vµo hµnh Ho¶
Thèc cã mÇu vµng vÞ ngät th× vµo hµnh Thæ
Thuèc cã mÇu ®en, vÞ mÆn th× vµo hµnh Thuû
Thuèc cã mÇu tr¾ng, vÞ cay th× vµo hµnh Kim
Trªn c¬ së cña quan hÖ kinh l¹c vµ c¸c t¹ng phñ ®Ó thÓ hiÖn sù quy kinh
- Dùa vµo thùc tiÔn l©m sµng
Ngêi ta tæng kÕt sù t¸c dông cña thuèc víi t¹ng phñ kinh l¹c nhÊt ®Þnh .
Tõ ®ã biÕt ®îc sù quy kinh cña thuèc
- ChÕ biÕn lµm t¨ng sù quy kinh cña thuèc

188
§Ó ph¸t huy thªm t¸c dông cña thuèc vµo nh÷ng kinh cô thÓ cãthÓ tiÕn
hµnh chÕ biÕn chóng víi c¸c phô liÖu nhÊt ®Þnh
VD: §ç träng, h¬ng phô , tr¹ch t¶ trÝch víi muèi ®Ó chóng nhËp vµo kinh
ThËn
Mçi vÞ thuèc cã quy vµo mét kinh nhÊt ®Þnh cña nã, cho nªn khi söa dông
c©n quan t©m tíi sù quy kinh cña nã vµo kinh chÝnh khi tiÕn hµnh phèi
ngò trong mét ®¬n thuèc.
VD: vÞ thuèc chÝnh ®ãng vai trß lµm “ Qu©n” trong ®¬n th× thêng ®îc
quy vµo kinh chñ cßn c¸c vÞ ®ãng vai trß lµm “ ThÇn” th× vµo kinh chñ
hoÆc kinh kh¸ch
CÇn quan t©m tíi mèi liªn hÖ gi÷a sù quy kinh cña vÞ thuèc tÝnh cña vÞ
thuèc víi tÝnh cña bÖnh tËt.
VD: Khi ch÷a ho ta nªn chó ý nh÷ng vÞ quy vµo kinh phÕ nh Ma hoµng,
H¹nh nh©n, M¹ch m«n...NÕu ho tÝnh hµn ta dïng b¸ch bé, h¹nh nh©n; NÕu
ho tÝnh nhiÖt ta dïng tiÒn hå, tang b¹ch b×; NÕu ho do thùc th× ta dïng
tang b¹ch b×, ®×nh lÞch tö; NÕu ho do phÕ h ta dïng Nh©n s©m , ®¶ng
s©m...
- CÇn chó ý nh÷ng vÞ thuèc cã cïng tÝnh vÞ nhng sù quy kinh l¹i kh¸c nhau
th× t¸c dông còng kh¸c nhau
VD: Hoµng liªn, hoµngb¸, hoµng cÇm , chi tö ®Òu vÞ ®¾ng tÝnh hµn t¸c
dông thanh nhiÖt t¶ ho¶ ; Song hoµng liªn th× quy vµo kinh t©m cã t¸c
dông thanh t©m ho¶; Hoµng b¸ quy vµo kinh thËn t¸c dông t¶ thËn ho¶, chi
tö quy vµo kinh tam tiªu th× t¶ ho¶ tam tiªu, hoµng cÇm quy vµo kinh phÕ
th× t¶ phÕ ho¶...
IV. T¬ng t¸c cña thuèc
1. §¬n hµnh( t¸c dông cña mét vÞ thuèc)

189
Khi dïng riªng mét vÞ thuèc còng cã thÓ ph¸t huy t¸c dông cña nã cho ch÷a
bÖnh
VD: Nh©n s©m cã t¸c dông bæ khÝ nhÊt lµ tr¹ng th¸i v« lùc, tho¸t d¬ng..
2. T¬ng tu ( t¸c dông hiÖp ®ång cña hai vÞ thuèc cã tinh vÞ gièng nhau)
Hai vÞ thuèc cã tÝnh vÞ gièng nhau khi phèi hîp l¹i th× t¸c dông ®iÒu trÞ
tèt h¬n
VD: Kim ng©n phèi víi Liªn kiÒu lµm t¨ng søc thanh nhiÖt gi¶i ®éc trong
c¸c bÖnh môn nhät, dÞ øng...
3. T¬ng sö ( t¸c dông hiÖp ®ång cña hai vÞ thuèc cã tÝnh vÞ kh¸c nhau)
Hai vÞ thuèc cã tÝnh vÞ kh¸c nhau dïng chung t¸c dông t¨ng lªn
VD: Liªn kiÒu vÞ ®¾ng tinh hµn phèi víi Ng« thï du vÞ cay tÝnh Êm th×
lµm t¨ng t¸c dông cÇm n«n
4. Tương uý (ức chế độc tính của nhau)
Khi dùng hai vị thuốc chung, vị nay ức chế độc tính của vị kia thì gọi là
tương uý.
VD: bán hạ uý sinh khương , khi đó sinh khương làm mất tính kích thích của
bán hạ và làm mất tác dụng phụ của bán hạ là buồn nôn.
5. Tương sát( tiêu trừ độc tính của nhau)
Khi dùng chung vị nay kiềm chế tính năng của vị kia
VD: Ph òng phong tr ừ độc thạch t ín
6. Tương ác ( Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)
Khi dùng thì vị này kiềm chế tính năng của vị kia
VD: Hoàng cầm và sinh khương, khi dùng thì hoàng cầm tính lạnh sẽ kiềm
chế tính ôn của sinh khương
7. Tương phản
Hai v ị thu ốc d ùng chung s ẽ g ây đ ộc t ính kh ông t ốt cho c ơ th ể
YHCT có quy định 19 vị thuốc phản nhau đó là :
190
Cam thảo phản cam toại, đại kích, nguyên hoa, hải tảo.
Ô đầu phản Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liễm, Qua lâu nhân
Lê lô phản các loại sâm ( nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, sa sâm, khổ sâm),
tế tân, thược dược.
Về nguyên tắc hai vị thuốc tương phản nhau thì không thể dùng chung với
nhau được
VD: tế tân với lê lô sẽ gây mù mắt cho bệnh nhân. Hoặc Nguyên hoa là vị
thuốc lợi thủy dùng với cam thảo sẽ không có tác dụng lợi thủy mà còn làm
tăng tính độc của nguyên hoa.
Tóm lại khi tiến hành phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc cần lưu ys
tới tình huống trên. Cần khai thác mặt tốt của chúng vào việc chữa bệnh và
chế biến thuốc; đồng thời kết sức tránh các trường hợp tương phản, tương
ác…để tránh các hậu quả khi dùng thuốc.
V.Phân loại thuốc cổ truyền
Có nhiều phương pháp phân loại thuốc y học cổ truyền
- Phân loại theo tính chất ( trong đó lấy tính độc làm trung tâm)
Phương pháp này dựa vào tính chất và tác dụng của thuốc để phân ra làm 3
loại, đó là:
Loại thượng phẩm: là các thuốc có tác dụng bổ dưỡng cơ thể là chính và không
có tính độc.
Loại trung phảm: là thuốc có tác dụng tăng lực, tác dụng chữa bệnh và có ít
độc.
Loại hạ phẩm: là thuốc có tác dụng chữa bệnh nặng song có độc lớn.
- Phân loạitheo tính vị
Dựa vào tính vị để phân loại thuốc. Ví dụ:
Thuốc tân ônn giải biểu
Thuốctaan lương giải biểu
191
Thuốc ôn trung trừ hàn
Thuốc ôn bổ…
- Phân loại theo tác dụng
Thuốc phát tán phong hàn
Thuốc phát tán phông nhiệt
Thuốc phát tán phong thấp
Thuốc thanh nhiệt
…………..
- Phân loại dựa vào tính vị và tác dụng của thuốc
Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay, dựa vào tính vị và tác dụng của các
thuốc . kết hợp hai loại hihf này thì đông dược được chia thành nhiều loại ví
dụ: Thuốc giải biểu, thuốc thanh nhiệt, thuốc bổ…
Tóm lại sẽ có nhiều cách phân loại thuốc, song để tiện cho người học giáotrinh
sẽ phân loại theo phương pháp cuối này.
V. Các thành phần cầu tạo nên phương thuốc ( bài thuốc )
Phương thuốc là kết quả cụ thể của lý pháp và sử dụng thuốc
Nguyên tắc để xây dựng một phương thuốc hoàn chỉnh là phải có các vị thuốc
đảm nhận các vị trí QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ.
-Quân: vị thuốc có tác dụng chính trong phương thuốc, cớ công năng chính, hoặc
giải quyết các triệu chứng chính của hội chứng bệnh.
-Thần: một hay nhiều vị thuốc có tác dụng hỗ trợ vị thuốc Quân để giải quyết vấn
đề triệu chứng chính, đồng thời vị thần cũng có tác dụng giải quyết nhiều khía
cạnh khác nhau.
-Tá: Một vị thuốc hay nhiều vị có tác dụng giải quyết các triệu chứng phụ của hội
chứng bệnh. Có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng bệnh.
Ngoài ra vị Tá còn có tác dungj hạn chế tính độc và tác dungj mãnh liệt của vị
Quân, hiệp đồng với vị Quân để tăng tác dụng điều trị.
192
-Sứ: vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một triệu chứng
phụ của bệnh, cũng có khi mang tính chất hòa hoãn sự mãnh liệt của phương
thuốc.
*Cách nhận dạng các thành phần trong phương thuốc.
-Vị quân thường mang tên bài thuốc; thường có lượng lớn trong phương, đôi khi
lượng nhỏ nhưng tác dụng lại mạnh. Thông thường một phương thuốc chỉ có một
vị làm quân. Tuy nhiên những phương lớn để giải quyết những bệnh nan giải phải
có hai vị quân.
-Vị thần thường nằm trong dãy phân loại của vị quân, song tác dụng kém hơn; có
khi ở trong dãy phân loại khác, nhưng có tác dụng tương tự vị quân.
-Vị tá nằm trong dãy phân loại khácl có tác dụng giải quyết triệu chứng phụ nào
đó của bệnh.
-Vị sứ: cam thảo thườn đóng vai trò làm sứ trong phương thuốc. Nếu không có
cam thảo thì tìm trong phương một vị nào đó có tác dụng tương đối mạnh với
một tạng phủ hoặc kinh lạc nào đó để dãn thuốc vào kinh.

Thuốc giải biểu


1. Định nghĩa
Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường
mồ hôi, dùng để chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không còn xâm
nhập vào lý.
- Ngoại tà: Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt
- Đặc điểm thuốc: là thuốc có vị cay, có tác dụng phát hãn, phát tán, giải biểu
giảm đau đầu, thúc đẩy ban sởi mọc.
2. Phân loại
Dựa vào tác dụng chữa bệnh mà chia thuốc giải biểu ra làm các loại sau
193
- Phát tán phong hàn: đa số thuốc có vị cay, tính ấm, nên còn gọi là thuốc tân
ôn giải biểu. Dùng để chữa cảm phong hàn
- Phát tán phong nhiệt: đa số thuốc có vị cay, tính mát, nên còn gọi là thuốc
tân lương giải biểu. Dùng để chữa cảm phong nhiệt.
3. Chú ý khi dùng thuốc giải biểu
- Chỉ dùngthuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định
- Mùa hè dùng lượng ít hơn mùa đông
- Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và nên phối ngũ với
các thuốc bổ âm, bổ huyết, ích khí
- Khí dùng cần phối hợp cho thích hợp với từng chứng trạng của bệnh để gia
giảm.
- Khi uống nên uống nóng, ăn cháo và tránh gió
4. Thuốc phát tán phong hàn
-Đặc điểm: có vị cay tính ấm, phần lớn quy vào kinh phế
Công năng: phát tán phong hàn, giải biểu, phát hãn, chỉ thống, thông kinh
lạc
Chủ trị:cảm hàn có sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau minh mẩy, ngạt
mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh.
- Các vị thuốc:

Tên thuốc:Quế chi


Ramulus Cinnamoni
Bộ phận dùng: Cành nhỏ một số loại quế Cinnamomum sp.
Họ long não Lauraceae
Thành phần hoá học chính: Có tinh bột, chất nhày, tanin, chất mầu,đường,
tinh dầu từ 1 – 15%
194
Tính vị: Cay ngọt, tính ấm
Quy kinh: Tâm, phế, bàng quang
Công năng: Phát hãn giải cơ, ôn kinh, thông dương
Chủ trị: - Giải biểu tán hàn: chữa cảm phong hàn mà biểu thực không ra mồ
hôi dùng bài “ Ma hoàng thang” biểu hư thì dùng bài “ Quế chi thang”
- Làm thông dương khí, bị ứ trệ dẫn đến phàn nước trong cơ thể bị ngưng
đọng, gây phù nề, hoặc dùng trong chứng đàm ẩm, khí huyết lưu thông kém.
- Làm ấm thông kinh mạch: điều trị phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức
khớp xương
- Hành huyết giảm đau: dùng trong kinh bế, thống kinh, chữa đau dạ dày, đại
tràng co thắt do lạnh
Liều dùng: 4- 20g/ ngày
Kiêng kỵ : âm hư hoả vượng, thấp nhiệt, đau bụng, xuất huyết phụ nữ có thai

Tên thuốc: Ma hoàng


Herba Ephedrae
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ và đốt của nhiều loại ma hoàng Ephedra
equisetinaBunge, hay Ephedra sinica Staff
Họ Ma hoàng Ephedraceae
Thành phần hoá học chính: Ephedrin 80%, L - ephedrin
Tính vị: Cay đắng, tính ấm
Quy kinh: Phế, bàng quang
Công năng: Phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi tiểu, tuyên thũng.
Chủ trị:
- Giải cảm hàn do tác dụng phát hãn, hạ nhiệt
- Làm thông khí phế, bình suyễn: khi cảm phong hàn có kèm ho, suyễn.
- Lợi niệu tiêu phù thũng, do viêm thận cấp tính
195
Liều dùng: 4- 12 g/ ngày
Kiêng kỵ: người biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư sốt cao, cao huyết áp

Tên thuốc: Sinh khương


Rhizoma Zingiberis
Bộ phận dùng: Thân rễ cây gừng Zingiber officinale Rose,
Họ gừng Zingiberaceae.
Gưng tươi là sinh khương
Gừng khô là can khương
Gừng qua bào chế là bào khưng
Gừng sao cháy là thán khương
Thành phần hoá học chính: Có tinh dầu 2 – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%,
tinh bột và
các chất cay.
Tính vị: Cay, tính ấm
Quy kinh: phế, thận, tỳ , vị
Công năng:Tán hàn, giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc
Chủ trị:
- Phát tán phong hàn; dùng chữa cảmphong hàn
- Làm ấm vị, hết buồn nôn khi bị lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng không
tiêu, phụ nữ sau sinh bị cảm lạnh, khí huyết ngưng trệ
- Hoá đờm chỉ ho: chữa ho do lạnh
- Lợi tiểu tiêu phù thũng, dùng vỏ gừng trong bài Ngũ bì ẩm
- Gừng còn dùng để gián tiếp cứu trên các huyệt, dùng làm thang trong một số
phương thuốc, làm mất mùi tanh hôi của gạc hươu nai, xương động vật khi
nấu cao.
Liều dùng: 4 -12g/ ngày
196
Kiêng kỵ: Ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt

Tên thuốc: Kinh giới


Herba Elsholtziae cili atae
Bộ phận dùng: lá tươi hoặc khô, ngọn có hoa của cây kinh giới Elsholtzitae
ciliatace (Thunh) Hyland.
Họ hoa môi Lamiaceae
Thành phần hoá học chính: Có tinh dầu 1.8%, chủ yếu là d-limonen và
monton
Tính vị: Cay, tính ấm
Quy kinh: Phế, can
Công năng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết
Chủ trị:
- Giải cảm làm ra mồ hôi: chữa cảm phong hàn
- Giải độc làm sởi mọc, trị dị ứng, mẩn ngứa
- Khứ ứ chỉ huyết: kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiện ra máu
- Khứ phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu
- Lợi đại tiểu tiện , khi đại tiện bí táo phối hợp với đại hoàng dùng chung
Liều dùng: 4- 16g. Tươi dùng đến 100g
Kiêng kỵ: động kinh, sởi, đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ

Tên thuốc: Tía tô


Folium Perillae
Bộ phận dùng: Gồm là tía tô( tô diệp), cành tía tô( tô ngạnh), hạt tía tô( tô
tử), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens L,
Họ Hoa môi Lamiaceae.
Thành phần hoá học: chủ yếu là tinh dầu 1-1.5%
197
Tính vị: cay , tính ấm
Quy kinh: Phế , tỳ
Công năng: Phát tán phong hàn, lý khí.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, dùng lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi. Hoặc
dùng riêng cho vào cháo nóng mà ăn.
- Kiện vị, chỉ nôn, dùng chữa tỳ vị ứ trệ, đầy chướng, ăn không tiêu, buồn
nôn, có thể hợp với bào khương.
- Khử đờm chỉ ho, dùng khi ngoại cảm phong hàn mà ho nhiều đờm
- Hành khí an thai, dùng khi can khí bị uất kết dẫn đến động thai, có thể phối
hợp với chư ma căn, ngải diệp và tô ngạnh.
- Giải độc cua cá, gây đau bụng, nôn mửa dị ứng.
Liều dùng: 4- 12g
Kiêng kỵ: Người biểu hư, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm

Tên thuốc: Hành (thông bạch)


Herba Allii fstulosi
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây hành Allium fistulosum L.
Họ hành tỏi Liliaceae.
Thành phần hoá học: có acid malic, phytin, chất alysunfit và tinh dầu
Tính vị: Cay, tính ấm
Quy kinh: Phế , vị
Công năng: Phát tán phong hàn, hành khí.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi, có thể dùng riêng hoặc ăn với
cháo nóng

198
- Kiện vị giảm đau, dùng khi đầy bụng, đau bụng, đại tiện lỏng, thường phối
hợp với can khương.
- Lợi tiểu, trong bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng giã giập rồi đắp ở vùng
bàng quang.
- Chống viêm, dùng hành giã nát trộn với mật ong đắp ngoài, chữa mụn nhọt
khi mới bị viêm.
Liều dùng: 4- 40g
Kiêng kỵ: Người biểu hư, mồ hôi nhiều. Không uống hành với mật ong (
tương kỵ)
Bào chế , thu hái: dùng vào tháng 10- 11. Dùng tươi hoặc khô

Tên thuốc: Bạch chỉ


Radix Angelicae
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây bạch chỉ Angelica dahurica Benth et Hook.
Họ hoa tán Apiaceae.
Thành phần hoá học: Oxypeucednin, imperatorin, alloizoimperatonin...
Tính vị: Cay, tính ấm
Quy kinh: Phế, vị, đại trường
Công năng: Phát tán phong hàn, chỉ thống, tiêu viêm.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, biểu hiện đau đầu vùng trán, nhưngc vùng xương
lông mày hốc mắt, chảy nước mắt
- Trừ phong giảm đau, chữa phong thấp, đau răng, đau thần kinh mặt, viêm
mũi mạn tính.
- Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, có thể phối hợp vớikim
ngân, bồ công anh.
199
- Hành huyết điều kinh, phối hợp với các thuốcđiều kinh khác.
Liều dùng: 4 – 12g
Kiêng kỵ: Âm hư hoả uất, nhiệt thịnh

Tên thuốc: Tế tân


Herba Asari sieboldi
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây, cả rễ của cây tế tân Asarum siebildi và
Asarum heterotropoides.
Họ mộc hương Aristolochiaceae.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Quy kinh: Phế, tâm, thận.
Công năng: Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, khử ứ chỉ ho.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu , tắc mũi, chữa viêm xoang.
- Khử phong giảm đau, chữa đau đầu, đau răng, đau nhức khớp xương, đau
dây thần kinh do lạnh.
- Chữa ho, đờm nhiều, suyễn tức khó thở
- Lở mồn lở lưỡi dùng tế tân và hoàng liên hai vị bằng nhau tán nhỏ bôi vào
miệng.
Liều dùng: 1- 4g
Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, ho khan không có đờm

5. Thuốc phát tán phong nhiệt


Đặc điểm: vị cay, tính mát, phần lớn quy vào kinh phế can
Công năng chung: phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống

200
Chủ trị: Chữa cảm phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng,
hạ sốt.

Tên thuốc: Bạc hà


Herba Menthae
Bộ phận dùng: Dùng toàn thân trên mặt đất cây bạc hà Metha arvensis L
Họ hoa môi Lamiaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu là menthol
Tính vị: Vị cay, tính mát
Quy kinh: Phế, can
Công năng: Phát tán phong nhiệt, trừ phong giảm đau
Chủ trị:
- Giải cảm nhiệt, làm ra mồ hôi, chữa sốt cao, đau đầu phiền khát. Có thể
xông và uống.
- Chữa đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng sưng đỏ đau
- Chữa ho và ho có sốt
- Làm sởi mọc, đậu mọc.
- Dùng trong các bệnh ăn không tiêu, nôn, ợ chua, đau bụng, đi tả. Có thể
dùng lá 20g sắc uống trong ngày
Liều dùng: 4- 20g
Kiêng kỵ: Người khí hư huyết táo, can dương thịnh, biểu hư, mồ hôi nhiều

Tên thuốc: Cát căn


Radix Pueraiae
Bộ phận dùng: Dùng rễ câu sắn dây Pueraria thomsonii Benth.
Họ đậu Pabaceae.
Thành phần hoá học: chứa nhiều tinh bột 12 – 15%
201
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính mát
Quy kinh: Tỳ , vị
Công năng: Thăng dương khí tán nhiệt, sinh thân dịch chỉ khát
Chủ trị:
- Chữa ngoại cảm phong nhiệt có sốt cao, phiền khát, đau đầu, đau vùng cổ
gáy
- Giải độc, làm mọc ban chẩn
- Sinh tân chỉ khát trong các bệnh sốt cao gây phiền khát.
- Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ lâu ngày
- Thanh tâm nhiệt, dùng trong chứng niêm mạch miệng môi lở loét, mụn nhọt,
bí tiểu tiện, tiểu đục,tiểu buốt dắt.
- Hạ huyết áp
Liều dùng: 4 -24g
Kiêng kỵ: Âm hư hoả thịnh, trên thịnh dưới hư
chú ý: hoa cát căn có tác dụng giải rượu, lá chữa rắn cắn

Tên thuốc: Tang diệp


Folium Mori albae
Bộ phận dùng: Dùng lá tươi hay khô của cây dâu tằm Morus alba L.
Họ dâu tằm Moraceae.
Thành phần hoá học: có chất cao su, caroten, tanin, vitamin C, colin..
Tính vị: Vị ngọt đắng, tính hàn
Quy kinh: Phế, can , thận
Công năng: Phát tán phong nhiệt, lương huyết nhuận phế.
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu, ho khan

202
- Dùng trong trường hợp mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm, ra mồ hôi lòng bàn tay,
bàn chân.
- Dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đỏ đau, viêm kết mạc, hoa mắt,
chảy nước mắt
- Hạ huyết áp, hạ đường huyết.
Liều dùng: 6 -12g
Kiêng kỵ: bệnh hư hàn không dùng

Tên thuốc: Cúc hoa


Flos Chrysanthemi
Bộ phận dùng: Dung hoa cây cúc hoa vàng Chrysan themum indicum L,
hay Chrysanthemum sinnensis Sabine. Họ Cúc_ Asteraceae.
Thành phần hoá học: Có adenin, chrysanthemin, cholin, vitamin A...
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: Phế, can , thận
Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, hạ áp.
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu.
- Thanh can minh mục, khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đau đỏ.
- Bình can hạ áp, dùng phối hợp với hoa hoè, kim ngân hoa, đinh lăng
- Giải độc, chữa mụn nhọt, đinh độc
Liều dùng: 8 -16g
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đau đầu do phong hàn không dùng

Tên thuốc: Mạn kinh tử


Fructus Viticis

203
Bộ phận dùng: Dùng quả chín phơi sấy khô cây mạn kinh tử Vitex trifolia
L,
Họ cỏ roi ngựa Verabenaceae.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu, và rượu dipenten
Tính vị: Vị đắng cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: Can phế, bàng quang
Công năng: Phát tán phong nhiệt , lợi niệu, thông kinh hoạt lạc
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
- Thanh can minh mục,chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp
- Trừ tê thấp co quắp
- Hạ huyết áp, phù thũng do viêm thận, phù dị ứng do tác dụng lợi niệu
Liều dùng: 8 -12g
Kiêng kỵ: Người huyết hư mà đau đầu

Tên thuốc: Phù bình( bèo tấm tía)


Herba Sp irodeae polyrrhizae
Bộ phận dùng: Toàn thân bỏ rễ sấy khô cây bèo tấm tía Spirodela
polyrrhiza.
Họ bèo tấm Lemnaceae
Thành phần hoá học: Có anbumin, chất béo, chất xơ, photpho
Tính vị: Vị cay, tính hàn
Quy kinh: Can, phế
Công năng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, giải độc, giải dị ứng.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo có sốt
- Làm cho sởi mọc, dùng tốt với bệnh nhân sởi ở thời kỳ đầu.
204
- Lợi tiểu tiêu phù thũng
- Giải độc, trị mẩn ngứa, mụn nhọt có thể sao vàng sắc uống.
- Bình suyễn.
Liều dùng: 4 -12g
Kiêng kỵ: Người mồ hôi ra nhiều, thể hư.

Tên thuốc: Sài hồ


Radix Bupleuri
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây sài hồ Bupleurum chinense DC.
Họ hoa tán Apiaceae.
Thành phần hoá học: chứa saponin 0.5%bupleumon, chất béo,
phytosteron,tinh dầu và rutin
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Can, đởm, tâm bào lạc, tam tiêu.
Công năng: Thoái nhiệt, thư can, thăng dương.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo nhưng bán biểu bán lý, có thể dùng bài tiểu sài hồ thang
- Giải cảm nhiệt dùng sốt khi cảm mạo
- Chữa sốt rét
- Sơ can giải uất do can khí uất kết gây ra suy nhược thần kinh, hoa mắt chóng
mặt, đau tức ngực sườn, thống kinh , bế kinh...
- Chữa loét dạ dày tá tràng, ỉa chảy
- Thăng dương để chữa các chứng sa giáng do khí hư sinh ra
Liều dùng: 8 -16g
Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, nôn lợm.

Tên thuốc: Thăng ma


205
Radix Cimicifugae
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây thăng ma Cimicifuga foetida L, cimicifuga
dahurica Turcz.
Họ mao lương_ Ranunculaceae.
Thành phần hoá học: Chứa cimicifugin,tanin, axid béo...
Tính vị: Vị cay ngọt, hơi đắng, tính hàn
Quy kinh: Phế, vị, đại tràng
Công năng: Phát tán phong nhiệt, giải độc, thăng dương.
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt, làm ra mồ hôi
- Giải độc, chữa vị nhiệt gây ra loét miệng, sưng đau răng lợi, đau họng, làm
cho sởi mọc.
- Làm cho phần khí đi lên trong trường hợp trung khí hạ hãm
- Thanh vị nhiệt dùng trong chứng nóng rát ở dạ dày.
Liều dùng: 4 -8g
Kiêng kỵ: trên thịnh, dưới hư, âm hư hoả vượng kiêng dùng.

Thuốc phát tán phong thấp

1. Định nghĩa
Thuốc phát tán phong thấp là thuóc chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập
vào da, gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức,mà yhct gọi là chứng tý
- Nguyên nhân: do phong thấp hàn, phong thấp nhiệt
- Đặc điểm: Các vị thuốc có tính nhiệt và ráo, cho nên người âm hư , huyết hư
thận trọng khi dùng.
2. Chú ý khi dùng thuốc phong thấp

206
- Cần chú ý phân biệt tính hàn nhiệt của vị thuốc chữa các chứng do phong
thấp hàn, phong thấp nhiệt.
- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc phát tán phong thấp cần phối hợp với:
Thuốc hoạt huyết: để làm giảm sưng đau và đến nơi cần chữa bệnh
Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm sưng phù tại chỗ
Với các thuốc bổ
- Bệnh lâu ngày thì nên dùng thuốc ngâm rượu
3. Các vị thuốc phát tán phong thấp

Tên thuốc: Hy thiªm


Herba Siegesbeckiae
Bộ phận dùng: dïng toµn th©n trªn mÆt ®Êt lóc c©y s¾p ra hoa cña c©y
hy thiªm Siegesbeckia orientalis L.
Hä cóc Asteraceae
Thành phần hoá học: có chất đắng là darutin.
Tính vị: vÞ ®¾ng tÝnh hµn
Quy kinh: Can thận
Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cố, thanh nhiệt, giải độc
Chủ trị:
- Chữa các bệnh phong tê đau, thấp khớp,đau xương, chân tay tê mỏi , đau
lưng, đau dây thần kinh.
- Giã đắp chữa mụn nhọt, dị ứng.
- Bình can tiềm dương, chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, huyết áp cao
Liều dùng: 8- 16g
Kiêng kỵ: không phải phong thấp không dùng

Tên thuốc: Tang chi


207
Ramulus Mori
Bộ phận dùng: dùng cành dâu non < 1cm của cây dâu tằm Morus alba L.
Họ dâu tằm Moraceae.
Thành phần hoá học: tanin, đường, pectin…
Tính vị: Vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Phế, thận
Công năng: Trừ phong thấp, lợi gân cốt.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chữa đau nhức khớp xương, chân tay
co rút tê dại.
- Chữa ho.
- Lợi tiểu, chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hoặc phù thũng.
- Hạ áp, có thể nấu nước tang chi ngâm châm trước khi ngủ 20 phút.
Liều dùng: 8-12g

Tên thuốc: Tang ký sinh


Ramulus Loranthi
Bộ phận dùng: Dùng toàn thân cây tầm gửi Loranthus parasiticus ( L).
Họ tầm gửi Loranthaceae, sống ký sinh trên cây dâu Moraceae.
Thành phần hoá học: có glucosid
Tính vị: Vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Can thận
Công năng: Thông kinh hoạt lạc, bổ thận, an thai.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt : dùng khi chức năng gan thận kém dẫn đến
đau lưng mỏi gối ở người già, trẻ con chậm biết đị, chậm mọc răng, đau dây
thần kinh.
208
- Dưỡng huyết an thai, dùng khi huyết hư dẫn đến động thai, có thai ra máu.
Dùng cho phụ nữ đẻ xong không có sữa, làm xuống sữa.
- Hạ áp: dùng cho bệnh nhân cao huyết áp.
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: Khi mắt có màng mộng ko dùng

Tên thuốc: Thiên niên kiện ( sơn thục)


Rhizoma Homalomenae
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ cây thiên niên kiện Homalomena occulta.
Họ ráy_ Araceae.
Thành phần hoá học: tinh dầu 0.8-1%
Tính vị: Vị đắng cay, hơi ngọt, tính ấm
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
-Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn tháp tý đau nhức xương
khớp, cơnhục, đặc biệt là đau các khớp vai, cổ, gáy.
- Thông kinh hoạt lạc : dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau
dây thần kinh.
- Mạnh gân cốt: dùng cho người già đau nhức mình mẩy trẻ con chậm biết đi
- Kích thích tiêu hoá: dùng khi tỳ vị hư hàn ăn uốngkhó tiêu, đầy bụng
- Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, háo khát, táo bón, đau đầu.

Tên thuốc: Ngũ gia bì


Cortex Schefflerae
209
Bộ phận dùng: dùng vỏ rễ cây ngũ gia bì Schefflera heppataphylla.
Họ nhân sâm_ Araliaceae.
Thành phần hoá học: có chất thơm metthoxysalyxytandehyt và acid hữu cơ
Tính vị: Cay tính ấm
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương
Chủ trị:
- Chữa đau nhức lưng gối, đau khớp xương, sưng khớp, gân co quắp.
- Bổ dưỡng khí huyết, dùng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu vô lực, mệt mỏi
- Kiện tỳ cố thận, dùng khi da thịt teo nhẽo, bại liệt, trẻ em chậm biết đi, chậm
mọc răng.
- Lợi tiểu, tiêu phù thũng.
- Giảm đau, trong sang chấn gẫy xương.
- Giải độc, chữa mụn nhọt, sang lở.
Liều dùng: 6- 12g
Kiêng kỵ: không phải phong thấp không dùng

Tên thuốc: Khương hoạt


Radix Notopterygii
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây khương hoạt Notopterygium incisum Ting
Họ hoa tán_ Apiaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu
Tính vị: Cay đắng, tính ấm
Quy kinh: Can, thận, bàng quang
Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giảm đau.
Chủ trị:

210
- Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạo phong hàn, đau đầu, toàn thân đau
mỏi.
- Trừ thấp chỉ thống , chữa phong thấp, đau nhức xương cốt, đau dây thần
kinh,đau cơ do lạnh.
CY: dùng với các chứng thấp từ lưng trở lên
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người huyết hư, không do phong hàn

Tên thuốc: Độc hoạt


Radix Angelicae pubescentis
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây độc hoạt Angelicae pubescentis Maxim.
Họ hoa tán_ Apiaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu
Tính vị: Cay đắng, ấm
Quy kinh: Can thận, bàng quang
Công năng: Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể
- Chỉ thống, chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh
CY: dùng cho các chứng đau từ thắt lưng trở xuống.
Liều dùng: 6- 12g
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, huyết hư không dùng.

Tên thuốc: Uy linh tiên


Radix Clematidis
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây uy linh tiên Clematis chinensis Osbeck.
Họ mao lương Ranunculaceae.
211
Thành phần hoá học: có anemonin và anemonon.
Tính vị: Cay mặn, ấm
Quy kinh: Bàng quang
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh lạc
Chủ trị:
- Trừ phong thấp giảm đau, chữa tê thấp, xương sườn đau, chân tay tê dại, đau
nhức trong xương, đau lưng, đau dây thần kinh.
- Chống viêm, chữa viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, đau răng, viêm mũi.
- Chữa chứng hoàng đản có phù thũng
- Lợi tiểu tiêu phù, dùng trong viêm khớp có phù nề
- Dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào, lang ben.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người huyết hư không nên dùng.

Tên thuốc: Mộc qua


Fructus Chaenomelis
Bộ phận dùng: Dùng quả chín phơi sấy khô của cây mộc qua Chaenomeles
speciosa ( Sweet).
Họ hoa hồng Rosaceae
Thành phần hoá học: có 2% saponin, acid hữu cơ, tanin
Tính vị: chua chát, ấm
Quy kinh: Can, tỳ , thận
Công năng: Trừ thấp
Chủ trị:
- Chữa đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, chân tay đau nhức.
- Chữa phù nề do tỳ hư
- Chữa ho lâu ngày
212
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Bí tiểu, trường vị tích nhiệt.

Tên thuốc: Phòng phong


Radix Ledebouriellae seseloidis
Bộ phận dùng: Thân rễ cây phòng phong Ledebouriella seseloides Wolff
Họ hoa tán ( Apiaceae).
Thành phần hoá học: chất manit, phenola, glucozit, đường, có 0.05% tinh
dầu.
Tính vị: Vị cay ngọt, tính ấm
Quy kinh: Phế, tỳ, vị, can, bàng quang
Công năng: Phát tán giải biểu, trừ phong thấp
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho.
- Trừ phong thấp, giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, đau
buổt cơ, đau nửa đầu
Liều dùng: 6 -12g
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng không có phong tà.
Phòng phong tương sát( trừ độc) với thạch tín

Tên thuốc: Mã tiền tử


Semen Strychni
Bộ phận dùng: Dùng hạt cây mã tiền Strychnos nux- vomica L.
Họ mã tiền Loganiaceae.
Thành phần hoá học: cómanan 15%,galactan 85%, chất dầu 4-5%
Tính vị: đắng, ấm ( có độc)
Quy kinh: can, tỳ ( và 12 lạc mạch)
213
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh lạc, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau trong các bệnh phong thấp,
đau khớp cấp hoặc mãn tính.
- Mạnh gân cốt, dùngtrong gân cơ tê đau ,đau thần kinh ngoại biên.
- Dùng chữa ghẻ và một số bệnh ngoài da ( tán bôt trộn với dâu vừng)
- Làm nguyên liệu sản xuất Strycnin
Liều dùng: 0.1-0.3g
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, bệnh di tinh, mất ngủ.

Tên thuốc: Rắn


Bộ phận dùng: Dùng thịt nhiều loại rắn để làm thuốc như rắn hổ mang Naja-
naja, rắn cạp nong Bungarus fasciatus, rắn cạp nia Bungarus candidus,
rắn ráo Zamenis mucosus L
Thành phần hoá học: acid amin, protein…
Tính vị: Ngọt mặn, ấm ( có độc)
Quy kinh: Can
Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải độc.
Chủ trị:
- Trừ phong thấp, thông hoạt kinh lạc, dùng chữa đau nhức khớp xương, đau
cột sống, chân tay tê dại.
- Chỉ kinh, giải co quắp, dùng chữa kinh phong, bán thân bất toại.
- Xác rắn, vị mặn tính bình, có tác dụng trừ phong giải độc, làm tan mộng
mắt, viêm họng, đau họng, mụn nhọt, sang lở
- Mật rắn: thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa ho, đau lưng,
nhức đầu khó chữa, có khi ngâm với rượu mà uống.

214
- Xác rắn: vị ngọt, mặn tính bình, vào kinh can. Chữa chứng kinh nguy hiểm
của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ.
Liều dùng: 8- 16g
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai.

Tên thuốc: Hổ cốt


Os tigris
Bộ phận dùng: dùng xương hổ Panthera tigris L.
Họ mèo_ Felidae
Thành phần hoá học:có protid, canxiphotphat, acid amin
Tính vị: cay mặn, hơi ấm.
Quy kinh:.Can,thận
Công năng: Khu phong, mạnh gân cốt, trấn kinh
Chủ trị:
- Chữa gân cốt đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, đau cột sống, đau
thần kinh liên sườn, bán thân bất toại.
- Bổ khí huyết, tăng sức đề kháng, cơ thể suy nhược da dẻ xanh xao, người vô
lực.
Liều dùng: 10-30g
Kiêng kỵ: Người huyết hư hoả thịnh

Tên thuốc: Dây đau xương ( khoan cân đằng)


Caulis Tinosporae
Bộ phận dùng: dùng thân cây dây đau xương Tinospora sinensis Merr.
Họ tiết dê Menispermaceae.
Thành phần hoá học:có nhiều ancaloit
215
Tính vị: đắng, mát
Quy kinh: Can,tỳ.
Công năng: Khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết,
Chủ trị:
- Chữa tê thấp, đau nhức xương cốt.
- Dây đau xương sao vào ngâm rượu uống bồi bổ cơ thể ( không uống quá 15
ngày)
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai cẩn trọng khi dùng.

Tên thuốc: Thổ phục linh( khúc khắc)


Rhizoma Smilacis
Bộ phận dùng: thân rễ phơi sấy khô của cây thuộc chi Smilax , trong đó có
cây Smilax glabra Roxb.
Họ khúc khắc ( Smilaceae)
Thành phần hoá học: Có saponin, tanin, chất nhựa
Tính vị: ngọt nhạt, bình
Quy kinh: Can, vị, thận
Công năng: Khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thuỷ ngân.
Chủ trị:
- Chữa đau xương, sang ung thũng
- Giải độc thuỷ ngân, tẩy độc cơ thể
- Làm ra mồ hôi, chữa giang mai
Liều dùng: 6-12g

Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp


216
1. Đinh nghĩa: thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu
để bài tiết thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài.
- Đặc điểm: là những vị thuốc có tình bình vị nhạt.
2. Tác dụng chung
- Lợi tiểu thông lâm: chữa đái buốt đái rắt, tiểu tiện khó, hay gặp trong các
bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi niệu quản.
- Lợi niệu tiêu phù thũng: chữa các chứng do phù nước ứ đọng trong các bệnh
viêm thận cấp, viêm thận mãn, phù dị ứng.
- Lợi niệu chữa vàng da
- Lợi niệu trừ phong thấp, do phong thấp ứ lại ở gân xưong, kinh lạc, gây cử
động khó khăn, sưng đau
- Lợi niệu cầm ỉa chảy, do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp xuống đại
tràng gây ỉa chảy mãn; tăng cường bài tiết thuỷ thấp qua đường tiểu tiện thì
cầm ỉa chảy.
3. Những chú ý khi dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp.
- Các vị thuốc được dùng chủ yếu để giải quyết triệu chứng bệnh nên phải
phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân
- Cơ chế bài trừ thuỷ thấp do các tạng sau phụ trách; tỳ chủ vận hoá, phế chủ
thông điều thuỷ đạo, thận khí hóa bàng quang. Vì vậy tuỳ theo vị trí bị trở
ngại để phối hợp thuốc của tạng phủ phụ trách thuỷ thấp đó gây ra.
4. Các vị thuốc

Tên thuốc: Trạch tả ( mã đề nước)


Rhizoma Alismatis
Bộ phận dùng: là thân rễ đã cạo sạch vỏ ngoài cây trạch tả Alisma plantago
aquatica L.
217
Họ trạch tả (Alismataceae.)
Thành phần hoá học: có anbumin,tinh bột 23%, tinh dầu, nhựa 7%
Tính vị: ngọt mặn, hàn
Quy kinh: Can, thận, bàng quang.
Công năng: Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh thấp nhiệt
Chủ trị:
- Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh nhiệt, chữa tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái rắt, trị
phù thũng
- Chữa ỉa chảy, phù thũng do tỳ hư.
- Thanh thấp nhiệt ở can, dùng trong các bệnh đau đầu, nặng đầu, hoa mắt.
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: Thận hư hoả, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng.

Tên thuốc: Xa tiền tử ( hạt mã đề)


Semen Plantaginis
Bộ phận dùng: là hạt chín phơi sấy khô cây mã đề Panatgo major L.
Họ mã đề (Plantaginaceae.)
Thành phần hoá học: có glycosid, chất nhày, chất đắng, carotin, vitamin C&
K, acid xitric, cholin…
Tính vị: Ngọt, hàn
Quy kinh: Can thận, tiểu trường.
Công năng: Lợi niêu, thanh phế, thanh can.
Chủ trị:
- Thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa các chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó khăn, đi
tiểu đau buốt, đái dắt, nước tiểu đỏ, đục, nóng, và lượng ít.
- Chữa viêm thận cấp, viêm niệu đạo, viêm bàng quang cấp, sỏi niệu đạo.
- Thanh thấp nhiệt ở tỳ vị, chữa ỉa chảy, lỵ
218
- Thanh phế hoá đàm, trị phế nhiệt sinh ho, ho có đàm.
- Thanh can minh mục, trị mắt đỏ, sưng mắt, hoa mắt.
- Hạ huyết áp
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: tiểu quá nhiều, đại tiện táo, thận hư, nội thương dương khí hạ
giáng.

Tên thuốc: Mộc thông


Caulis clematidis
Bộ phận dùng: là thân leo của cây tiểu mộc thông Clemantis armandi Frach.
Họ hoàng liên (Ranunculataceae.)
Thành phần hoá học: có tinh dầu và chất akebin
Tính vị: đắng, hàn
Quy kinh: Tâm, phế, tiểu trường, bàng quang
Công năng: Thanh tâm hoả,trị thấp nhiệt.
Chủ trị:
- Chữa đái buốt, đái rắt, tiểu khó khăn, phù thũng do thấp nhiệt.
- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt bế , huyết mạch ứ trệ, mình mầy
đau nhức, đau khớp, sữa tắc.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người tiểiu tiện quá nhiều không dùng.

Tên thuốc: Ý dĩ nhân ( hạt bo bo)


Semen Coicis
Bộ phận dùng: Dùng nhân hạt cay ý dĩ Coix lachrymajobi L.
Họ lúa (Poaceae.)
Thành phần hoá học: có tinh bột, đường ,đạm, acid amin và chất béo
219
Tính vị: Ngọt nhạt, hơi hàn
Quy kinh: Phế, tỳ, vị.
Công năng: Kiện tỳ hoá thấp.
Chủ trị:
- Lợi thuỷ, chữa các bệnh phù thũng, tiểu khó khăn, đái buốt.
- Chữa các bệnh tỳ hư, tiêu hoá kém,tả tiết
- Trừ phong thấp đau nhức
- Thanh nhiệt độc, trừ mủ; chữa phế hoá mủ, vết thương có mủ
Liều dùng: 8- 40g
Kiêng kỵ: không thấp nhiệt thì kiêng dùng.
Chú ý: khi dùng sống thì lợi thuỷ thấp, khi sao vàng thì kiện tỳ.

Tên thuốc: Đăng tâm thảo ( cỏ bấc đèn)


Medulla Junci effusi
Bộ phận dùng: là ruột xốp phơi khô của cây cỏ bấc đèn Juncus effusus L.
Họ bấc (Juncaceae.)
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: Ngọt nhạt, hàn
Quy kinh: Tâm, phế, tiểu trường.
Công năng: Thanh nhiệt, thẩm thấp, an thần.
Chủ trị:
- Lợi niệu thông lâm, chữa đái buốt, đái rắt, tiểu đỏ ngắn.
- Thanh tâm trừ phiền, dùng khi tâm phiền, miệng khô khát, mất ngủ
- Chữa đau họng, ho do phế nhiệt
- Cầm máu, do sốt cao gây chảy máu cam
- Chữa nôn mửa do vị nhiệt
Liều dùng: 2- 3g
220
Kiêng kỵ: Không dùng cho người tiểu nhiều, tiểu không cầm

Tên thuốc: Tỳ giải


Rhizoma Dioscoreae
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ cây tỳ giải Dioscorea tokoro Makino.
Họ củ mài (Dioscoreaceae)
Thành phần hoá học: có saponozit
Tính vị: đắng, bình
Quy kinh: Can, vị
Công năng: Lợi thấp hoá trọc, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa tiểu đỏ, vàng, tiểu ít đục, đi tiểu buốt rắt.
- Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ; chữa chân tay đau nhức, đau khớp
- Giải độc chữa mụn nhọt.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người âm hư không có thấp nhiệt

Tên thuốc: Kim tiền thảo


Herba Desmodii
Bộ phận dùng: Dung toàn thân trên mặt đất cây kim tiền thảo Desmodium
styracifolium (Osb) Merr. Họ đậu (Fabaceae.)
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: hơi mặn, bình
Quy kinh: Can, đởm, thận
Công năng: Lợi niệu thông lâm
Chủ trị:

221
- Thẩm thấp lợi niệu, chữa viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, niệu đạo và
bàng quang có sỏi.
- Lợi mật, chữa sỏi mật.
- Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt
Liều dùng: 10-40g
Kiêng kỵ: tỳ hư gây tiêu chảy

Tên thuốc: Đậu đỏ( xích tiểu đậu)


Semen Phaseoli
Bộ phận dùng: dùng hạt cây đau đỏ Phaseolus angularis Wight.
Họ đậu (Fabaceae).
Thành phần hoá học: có protit, chất béo, vitamin B, sắt, canxi...
Tính vị: Ngọt hơi chua, bình
Quy kinh: Tâm, tiểu trường.
Công năng: Lợi niệu, hoạt huyết và trừ mủ.
Chủ trị:
- Lợi niệu tiêu phù thũng; chữa tiểu tiện khó, đái buốt, đái dắt, tiểu ra máu,
phù thũng.
- Chữa lỵ ra máu.
- Giải độc tiêu mủ, chữa mụn nhọt,sưng đau
Liều dùng: 10-40g
Kiêng kỵ: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.

Tên thuốc: Thông thảo


Medulla Tetrapanacis
Bộ phận dùng: Dùng lõi xốp trắng cây thông thảo Tetrapanax papyryferus
Hook
222
Họ nhân sâm (Araliaceae).
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: Ngọt nhạt, hàn
Quy kinh: Phế, vị
Công năng: Lợi niệu, thanh thấp nhiệt, lợi sữa
Chủ trị:
- Lợi thấp, lợi niệu thông lâm; chữa phùdo thấp nhiệt, nước tiểu đỏ, ít.
- Hành khí thông sữa, dùng cho phụ nữ sinh ít sữa tắc sữa.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người thấp nhiệt không bí tiểu không dùng.

Tên thuốc: Râu ngô ( ngọc mễ tu)


Stigmata Maydis
Bộ phận dùng: là vòi núm của hoa ngô Zea mays L.
Họ lúa (Poaceae).
Thành phần hoá học: chất béo2.5%, tinh dầu 0.12%,
chất gôm 3.8%, glycosid đắng1.5%, saponin 3.18%, acid hữu cơ, vitamin
C& K…
Tính vị: Ngọt, bình
Quy kinh: thận, bàng quang
Công năng: Lợi niệu, lợi mật, tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái
hoàng, chỉ huyết.
Chủ trị:
- Lợi niệu tiêu phù thũng, trị tiểu tiện khó khăn, đái buốt, phù thũng, sỏi niệu
đạo.
- Lợi mật, trị trong bệnh gan, tắc mật.
Liều dùng: 12-24g
223
Tên thuốc: Bạch phục linh
Poria
Bộ phận dùng: là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông Pora cocos.
Họ nấm lỗ (Polyporaceae).
Thành phần hoá học: có đường và chất khoáng, cholin,histadin...
Tính vị: Ngọt nhạt, bình
Quy kinh: Tâm, phế,thận, tỳ, vị.
Công năng: Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ định tâm.
Chủ trị:
- Dùng trong bệnh bí tiểu tiện, đái buốt, đái rắt, nước tiểu đỏ, đục, lượng nước
tiểu ít, người phù thũng.
- Dùngtrong các bệnh tạng tỳ bị hư nhược gây ỉa lỏng.
- Trị tâm thần bất an,tim loạn nhịp, hồi hộp mất ngủ, hay quên.
Liều dùng: 12-16g
Kiêng kỵ: âm hư mà không thấp nhiệt không dùng

Thuốc trục thuỷ


1. Đại cương
Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc gây tả hạ rất mạnh, sau khi dùng bệnh
nhân có thể dẫn tới đến đi tiểu liên tục. Do đó thích hợp cho những trường
hợp phù nề nặng, phù thũng cổ trướng, ứ nước màng phổi, ứ nước màng tim.
- Thuốc trục thuỷ có tính năng mạnh: vị đắng, tính hàn đưa nước ra ngoài qua
đường tiểu tiện, đại tiện. Đa số thuốc có tính độc
- Khi dùng thuốc tả hạ chú ý:
Sức khoẻ người bệnh, những người yếu không dùng.

224
Phải có sự phối ngũ thích hợp để hoà hoãn tính năng của vị thuốc, hoặc làm
tăng tác dụng của thuốc đạt yêu cầu chữa bệnh.
Chú y đến liều dùng thuốc
Dùng đúng chỉ định và chống chỉ định của vị thuốc. Cấm dùng cho phụ nữ
có thai.
Theo dõi chặt chẽ người bệnh sau khi dùng thuốc, xử lý kịp thời những tai
biến xảy ra
Chú ý đến bào chế làm giảm bớt tính độc, bớt tính mãnh liệt của vị thuốc.
2. Một số vị thuốc

Tên thuốc: Khiên ngưu tử ( hắc sửu)


Semen Pharbitidis
Bộ phận dùng: Dùng hạt cây bìm bìm Ipomoea hederaea Jacq,
Họ bìm bìm (Convolulaceae).
Thành phần hoá học:có glycosid 2%, chất béo 11%.
Tính vị: Đắng, hàn.
Quy kinh: Phế, thận, đại trường..
Công năng: Trục thuỷ, sát trùng.
Chủ trị:
- Trục thuỷ tả hạ; dùng khi đại tiện bí kết.
- Trục thuỷ trừ phù thũng, dùng trong chứng phù thực chứng, có thể trong
viêm thận mãn, viêm gan mãn.
- Tẩy giun đũa.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người tỳ hư.

Tên thuốc: Đình lịch tử


225
Semen Lepidii
Bộ phận dùng: Dùng hạt cây đình lich tử.
Tên khoa học: Lepidium apetalum Willd, thuộc họ Thập tự_ Cruciferaceae
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: Cay đắng, tính đại hàn
Quy kinh: Phế, bàng quang
Công năng: Tả phế hành thuỷ, trừ đàm bình suyễn.
Chủ trị:
- Chữa khó thở do ứ nước màng phổi.
- Lợi niệu trừ phù thũng.
Liều dùng: 3-8g
Kiêng kỵ: Hen phế quản, tâm phế mãn, phù do thiếu dinh dưỡng, bàng
quang khí kém gây bí tiểu tiện.

Tên thuốc: Cam toại


Radix Euphorbiae Kansui
Bộ phận dùng: Dùng rế cây cam toại Euphorbia kansui Liou ined.
Họ thầu dầu (Euphorbiaceae)
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: Đắng, hàn
Quy kinh: Phế, tỳ, thận.
Công năng: Trục thuỷ tả hạ.
Chủ trị:
- Dùng trong trường hợp phù bụng, lồng ngực tích nước, dẫn đến khó thở.
- Dùngtrong trường hợp phù bí đại tiểu tiện
Liều dùng: 1-2g
Kiêng kỵ: Người không có phù, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai.
226
Cam thảo phản cam toại

Thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình xuyễn.


1. Đại cương
Thuốc hoá đàm chỉ ho, bình suyễn là các vị thuốc có tác dụng làm hết hay
giảm các triệu chứng ho, đàm, xuyễn.
YHCT cho rằng đàm là chất dịch dính nhớt, sản sinh trong quá trình hoạt
động của lục phủ ngũ tạng, chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đàm. Đàm
ngưng đọng ở bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó.
Nếu đàm đọng ở phế thì gây bệnh cho đường hô hấp, đàm ở phế có liên
quan tới suyễn.
2. Thuốc hoá đàm
- Có tác dụng hoá đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho đàm rễ khạc
ra
- Thuốc hoá đàm ngoài việc trị bệnh đàm ở phê, còn dùng cho các bệnh phong
đàm, đại tại não như kinh giản, trúng phong.
- Phân loại: dựa vào tính năng chia làm 2 loại
+ Thuốc ôn hoá hàn đàm: thường là các cị cay, tính ấm, và táo, dùng cho các
chứng đàm lạnh, đàm thấp.
+ Thuốc thanh hoá nhiệt: tính hàn, dùng cho các chứng nhiệt đàm.
A. Thuốc ôn hoá hàn đàm

Tên thuốc: Bán hạ


Rhizoma Typhonii
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ cây bán hạ Typhonium trilobatum Schott.
Họ Ráy (Araceae.)
Thành phần hoá học: Có phytosterin, tinh dầu, chất béo, bột, chất ngứa…
227
Tính vị: Cay, ấm ( có độc)
Quy kinh: Tỳ, vị
Công năng: Ráo thấp hoá đàm, giáng nghịch cầm nôn,tiêu viêm, tán kết.
Chủ trị:
- Dùng trong chứng đàm thấp, biểu hiện có ho nhiều đàm, viêm khí quản mãn,
hoặc kèm theo mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, váng đầu.
- Chữa khí nghịch lên mà gây nôn, hoặc phụ nữ có thai nôn hoặc buồn nôn
- Dùng ngoài trị rắn cắn, sưng đau
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người không có chứng táo, nhiệt không nên dùng. Phụ nữ có thai
không dùng.
Bán hạ phản ô đầu, phụ tử.

Tên thuốc: Bạch giới tử ( hạt cải bẹ trắng)


Semen Brasicae
Bộ phận dùng: dùng hạt chín cây cải trắng Brassica alba Boisser hoặc
Sinapis alba.
Họ Cải (Brassicaceae.)
Thành phần hoá học: co sinanbin, dầu béo, chất đạm…
Tính vị: Cay, ấm
Quy kinh: Phế
Công năng: Ôn phế trừ đàm, tiêu viêm chỉ thống.
Chủ trị:
- Dùng chữa ho do đàm hàn ngưng đọng ở phế, hoặc hen suyễn, nhiều đàm,
ngực đầy trướng.
- Hành khí giảm đau, dùng khi khí trệ, đàm ứ đọng, đau khớp, cơ nhục.

228
- Tiêu ung nhọt, tán kết, chữa mụn nhọt lúc mới viêm. Bạch giới tử nghiền bột
hoà với dấm và bôi vào chỗ nhọt mới mọc.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư không dùng.

Tên thuốc: Tạo giác ( quả bồ kết)


Fructus Glendischiae
Bộ phận dùng: Dùng quả cây bồ kết Gleditschia australis Hemsl.
Họ Vang (Caesalpiniaceae).
Thành phần hoá học: chứa saponin 10%
Tính vị: Cay mặn, ấm (ít độc)
Quy kinh: Phế,đại trường.
Công năng: Trừ đàm thông khiếu, trừ mủ, tán kết.
Chủ trị:
- Khử đờm chỉ ho, chữa đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy tức,nôn ra đờm rãi.
- Thông khiếu, khai bế; dùngkhi trúng phong, cấm khẩu, điên giản, đàm tắc cổ
họng, cổ họng sưng đau.
- Dùng ngoài trị mụn nhọt, rửa vết thương.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người có khí hư có nhiệt và ho khan do phế hư. Phụ nữ có thai
không dùng

B_ Thuốc thanh hoá nhiệt đàm


Tên thuốc: Trúc nhự ( tinh tre)
Caulis Bambusae in Taeniis
Bộ phận dùng: Dùng lớp vỏ giữa sau khi đã cạo bỏ vỏ ngoài thân cây tre
Bambusa sp.
229
Họ Lúa (Poaecea.)
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: Ngọt, hơi hàn
Quy kinh: Phế, can, vị.
Công năng: Thanh phế hoá đàm,thanh vị cầm nôn.
Chủ trị:
- Chữa ho nhiều đàm do viêm phế quản, viêm phổi.
- Chữa nôn nấc do vị nhiệt
- Cầm máu do sốt cao gây chảy máu; chảy máu cam, nôn ra máu, rong huyết.
- An thai; do sốt cao gây động thai.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn

Tên thuốc: Trúc lịch


Succus Bambusae
Bộ phận dùng: Là dịch chảy ra sau khi đem đốt các ống tre tươi, hoặc măng
cành tre Bambusa sp.
Họ Lúa (Poaceae).
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: Ngọt, đại hàn.
Quy kinh: Tâm, vị
Công năng: Khử đàm, khai bế, thanh nhiệt trừ phiền.
Chủ trị:
- Sốt cao, hôn mê co giật, hoặc viêm phổi dẫn đến ho hen, khó thở. Dùng trúc
lịch và nước gừng 5-10ml uống với nước sôi để nguội.
- Chữa sốt cao bứt dứt khó chịu
- Chữa sốt cao gây mất tân dịch, phiền khát.
230
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
Liều dùng: 5-10ml
Kiêng kỵ: Không có đàm nhiệt thì không dùng.

Tên thuốc: Thiên trúc hoàng ( phấn nứa)


Concretio Silicea Bambusae
Bộ phận dùng: là những cục bột mầu trắng hoặc vàng đọng lại trong ống cây
tre, nứa Bambusa sp.
Họ Lúa (Poaceae).
Thành phần hoá học: có kali hydroxyt 1.1%, silic 90.5%, AL2O3 0.9%;
Fe2O3 0.9%; canxi cacbonat.
Tính vị: Ngọt, hàn.
Quy kinh: Tâm, can.
Công năng: Thanh nhiệt trừ đàm, đinh tâm, an thần, đuổi phong nhiệt
Chủ trị:
- Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã.
- Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm khò khè.
- Chữa trẻ em sốt cao hôn mê co giật.
Liều dùng: 3-6g dạng sắc, 1-3g dạng bột.
Kiêng kỵ: Người không có đàm nhiệt không nên dùng.

Tên thuốc: Qua lâu nhân


Semen Trichosanthis
Bộ phận dùng: Là hạt phơi sấy khô của cây qua lâu Trichosanthes sp.
Họ Bí (Cucurbitaceae).
Thành phần hoá học: có chất dầu béo 26%
Tính vị: Ngọt, hàn.
231
Quy kinh: Phế, vị, đại trường.
Công năng: Thanh nhiệt, hoá đàm, nhuận phế, trị ho, nhuận tràng.
Chủ trị:
- Chữa các chứng đàm nhiệt gây ho, chữa viêm phế quản, gián phế quản
- Dùng khi lồng ngực đầy chướng, buồn bực do đàm nhiều trong phế quản,
- Nhuận tràng thông đại tiện, dùng khi đại tràng táo kết
- Tán kết tiêu ung thũng, dùng trong viêm hạch, buớu cổt, mụn nhọt.
- Chữa hoàng đản nhiễm trùng.
Liều dùng: 8-20g
Kiêng kỵ: Khong dùng cho ngững người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mãn tính.
Qua lâu phản ô đầu.

Tên thuốc: Bối mẫu


Bộ phận dùng: dùng hai loại bối mẫu:
+ Triết bối mẫu ( Bulbus fritillariae thunbergii) là tép dò khô của cây triết
bối mẫu.
+ Xuyên bối mẫu ( Bulbus fritillariae cirrlosac ) là tép dò khô của cây
xuyên bối mẫu.
Đều thuộc họ Hành (Alliaceae).
Thành phần hoá học: có fritimin và ancoloid
Tính vị: Đắng, hàn.
Quy kinh: Tâm, phế.
Công năng: Thanh táo nhuận phế, hoá đàm, tán kết.
Chủ trị:
- Chữa đờm ho nhiệt, viêm phổi, viêm phế quản, họng rát, đờm nhiều, dính
khó khạc.
- Chữa ho, lao hạch.
232
- Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sưng tấy
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Bối mẫu phản ô đầu

3. Thuốc chỉ khái


- Thuốc chỉ khái còn gọi là thuốc chữa ho là những vị thuốc làm hết hay
giảm triệu chứng ho.
- Nguyên nhân gây ho co nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy chữa ho phải
lấy chữa phế làm chính.
- Ho và đàm có quan hệ mật thiết với nhau, do đó thuốc chữa ho thường có
tác dụng trừ đàm hay ngược lại thuốc trừ đàm lại có tác dụng làm hết ho.
A_ Thuốc ôn phế chỉ khái
- Thường chữa các chứng thuộc đàm hàn, hàn chứng.
- Nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, có kèm ho, ngạt mũi, khản tiếng,
…hoặc do nội thương, hay gặp ở người già dương khí suy kém, chứng ho
thường nặng khi trời lạnh.
- Vị thuốc:

Tên thuốc: Bách bộ


Radix Stemonae tuberosae
Bộ phận dùng: Dùng rễ đã phơi khô của cây bách bộ Stemona tuberosa
Lour.
Họ Bách bộ (Stemonaceae).
Thành phần hoá học: có ancaloid, đường 2.3%, chất béo 0.8%, đạm 9%, các
acid hữu cơ, vitamin C..
Tính vị: ngọt đắng, hơi ấm
Quy kinh: Phế
233
Công năng: Nhuận phế chỉ khái, sát trùng.
Chủ trị:
- Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, người già bị ho.
- Chữa viêm họng, ho nhiều.
- Bách bộ tẩm mật có tác dụng điều trị âm hư, lao thấu.
- Tẩy giun kim, diệt chấy giận,ghẻ lở. ( dùng ngoài)
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược

Tên thuốc: La bặc tử ( hạt củ cải)


Semen Raphani sativi
Bộ phận dùng: Là hạt chín phơi khô của cây cải củ Raphanus sativus L.
Họ Cải (Brassicaceae)
Thành phần hoá học: có chất dầu…
Tính vị: Cay ngọt, bình.
Quy kinh: Phế, tỳ, vị.
Công năng: Giáng khí hoá đàm, tiêu thực trừ trướng.
Chủ trị:
- Chữa hen suyễn; ho do lạnh nhiều, tiêu thực trừ trướng.
- Chữa đầy bụng, do tiêu hoá kém thức ăn tích trệ, đại tiện bí kết, tiêu chảy,
lỵ.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người khí hư không có tích thực, đàm trệ không dùng.

Tên thuốc: Hạnh nhân


Semen Armeniacae amarae
Bộ phận dùng: Dùng hạt quả mơPrunus armeniaca L.
234
Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học: có chất dầu 50-60%,amygydalin,anbuminoit,các mem.
Tính vị: Đắng, hơi ấm.
Quy kinh: Phế, đại trường.
Công năng: Giáng khí, chỉ khái, bình suyến, nhuận tràng thông tiện.
Chủ trị:
- Chữa ho hàn, đàm trắng, loãng.
- Chữa viêm khí quản, ho, khí quản suyễn tức, đàm nhiều.
- Nhuận tràng, chữa táo bón do tân dịch không đủ.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người ỉa chảy không dùng.

Tên thuốc: Cát cánh


Radix platycodi grandiflori.
Bộ phận dùng: là rề phơi khô cây cát cánh Platycodon gradiflorum.
Họ Hoa chuông ( Campanulaceae).
Thành phần hoá học: chứa kikyosaponin,phytosteron, đường, chất béo…
Tính vị: Đắng cay, hơi ấm.
Quy kinh: Phế
Công năng: Ôn phế chỉ khái, tán hàn, trừ đàm trừ mủ.
Chủ trị:
- Tuyên phê do cảm phong hàn gây nên phế khí bị ngưng trệ thành các chứng
ho ngạt mũi, khản tiếng, đau họng tức ngực.
- Chữa ho, long đàm.
- Chữ mụn nhọt làm mủ không vỡ, vết thương ngoại khoa nhiễm khuẩn( dùng
ngoài).
Liều dùng:6-12g
235
Kiêng kỵ: âm hư hỏa vượng

B_ Thuốc thanh phế chỉ khái


- Thường dùng để chữa ho thuộc chứng nhiệt đàm.
- Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt
đỏ, miệng khát, đại tiện táo, người sốt, khó thỏ, lưỡi vàng dày, mạch phù
sác.
- Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…

Tên thuốc: Tiền hồ


Radix Peucedane
Bộ phận dùng: là rễ phơi khô của cây Bạch hoa tiền hồ Peucedanum
praeruptorum Dunn, hoặc cây Tử hoa tiền hồ Paecedanum decursivum
Maxim.
Họ Hoa tán (Apiaceae).
Thành phần hoá học: có tinh dầu, tannin, nodakenin,đường, acíd béo.
Tính vị: Đắng cay, hơi hàn.
Quy kinh: Phế, tỳ.
Công năng: Tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, dẫn đến đau đầu, sốt, ho.
- Chữa ho đàm nhiều, suyễn, đàm vàng dính đặc.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người thể âm hư dẫn đến ho khan, ho đàm hàn loãng.

Tên thuốc: Tang bạch bì ( vỏ rễ dâu)


Cortex Mori albae radicis
236
Bộ phận dùng: là vỏ rễ đã cạo vỏ ngoài phơi khô của cây dâu tằm Morus
alba L. Họ Dâu tằm (Moraceae).
Thành phần hoá học: có pectin, amyrin, chất chát, đường, galactan, tanin….
Tính vị: Ngọt, hàn.
Quy kinh: Phế
Công năng: Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng.
Chủ trị:
- Chữa ho, hen, đàm nhiều do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
- Lợi tiểu tiện, trừ phù thũng, tiểu tiện khó khăn.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Ho do phế hàn

Tên thuốc: Tỳ bà diệp


Folium Eriobootryae japonicae
Bộ phận dùng: là lá phơi khô cây Tỳ bà ( nhót nhật bản) Eriobotrya
japonica ( Thunb).
Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học: có saponin, vitamin B1, acid hữu cơ
Tính vị: Đắng, hơi hàn (bình)
Quy kinh: Phế, vị
Công năng: Thanh phế chỉ ho, bình suyễn, giáng nghịch, trừ nôn.
Chủ trị:
- Chữa ho do phế nhiệt, khó thở, tức ngực, đàm khó khạc.
- Chữa nôn nấc do vị nhiệt.
- Chỉ khát chữa nóng bứt rứt, miệng khô do nhiệt gây mất tân dịch
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Ho do hàn không dùng.
237
Lưu ý: khi dùng tỳ bà diệp phải chải sạch các lông mịn ở mặt lá.

Tên thuốc: Mướp


Herba Luffae
Bộ phận dùng: là các bộ phận trên mặt đất của cây mướp Luffa cylindrica
L.
Họ Bí (Cucurbitaceae).
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: Hơi đắng chua, mát ( lá và dây)
Hơi ngọt, bình ( xơ)
Quy kinh: Phế
Công năng: Thanh phế, chỉ khái, trừ đàm, giải độc.
Chủ trị:
- Thân và lá chữa ho, đàm cấp hoặc mãn tính trong viêm phế quản. Có thể
dùng quả mướp non chữa ho hen.
- Dùng thân mướp kho sao đen trị tắc, ngạt mũi khi viêm mũi.
- Giải độc chỉ huyết: lá tươi giã nát đắp vào chỗ viêm loét, sưng đau, hoặc
nghiền thành bột mịn cầm máu.
- Thông kinh hoạt lạc; dùng xơ mướp chữa sườn đau tức hoặc đau khớp.
- Xơ mướp t ác dụng thanh lương hoạt huyêt thông kinh, giải độc giảm đau,
c ầm máu trong chảy máu ruột, thường đốt tồn tính cho uống.
Liều dùng: Thân mướp 40-80g, Lá mướp 12-20g, Xơ mướp 8-12g
4.Thuốc bình suyễn

Thuèc cè s¸p

1. §inh nghÜa
238
Thuèc cè s¸p lµ nh÷ng vÞ thuèc cãt¸c dông thu liÔm cè s¸p khi må h«i,
m¸u, níc tiÓu, ph©, khÝ h do h chøng mµ ho¹t tho¸t ra ngoµi qu¸ nhiÒu
- Thuèc cè s¸p thêng cã vÞ chua ch¸t.
- C¨n cø vµo t¸c dông cña thuèc cè s¸p mµ ph©n thµnh c¸c lo¹i sau:
+ Thuèc cÇm må h«i( thuèc liÔm h·m)
+ Thuèc cÇm di tinh di niÖu( thuèc cè tinh s¸p niÖu)
+ Thuèc cÇm Øa ch¶y ( thuèc s¸p trêng chØ t¶)
2. nh÷ng chó ý khi dïng thuèc cè s¸p
- Thuèc cè s¸p lµ thuèc ®iÒu trÞ triÖu chøng, khi dïng ph¶i phèi hîp víi c¸c
thuèc ®iÒu trÞ nguyªn nh©n.
+ Ra må h«i nhiÒu do vÖ khÝ h ph¶i dïng c¸c thuèc bæ khÝ, må h«i trém
do ©m h ph¶i phèi hîp víi thuèc bæ ©m.
+ Di niÖu, di tinh do thËn h ph¶i phèi hîp víi c¸c thuèc bæ ©m
+ Øa ch¶y kÐo dµi do tú h cÇn ph¶i thªm thuèc kiÖn tú.
- Thuèc cè s¸p lµ thuèc ch÷a c¸c bÖnh thuéc h chøng, v× vËy kh«ng nªn dïng
qu¸ sím khi ngo¹i tµ cha hÕt v× do tÝnh thu liÔm ®éc tµ cã thÓ bÞ gi÷ l¹i.
3. CÊm kþ
- Kh«ng nªn dïng thuèc cÇm må h«i khi må h«i ra nhiÒu do nhiÖt chøng.
- Kh«ng dïng thuèc cÇm Øa ch¶y khi Øa ch¶y do thÊp nhiÖt.
- Kh«ng dïng thuèc s¸p niÖu khi ®¸i r¾t, ®¸i buèt, ®¸i m¸u do thÊp nhiÖt.
4.C¸c vÞ thuèc
A_ Thuèc cÇm må h«i
Dïng thuèc trong c¸c trêng hîp bÖnh cã liªn quan ®Õn khai më tÊu lý; ®ã
lµ ®¹o h·n, tù h·n.
Nguyªn nh©n do d¬ng h kh«ng b¶o vÖ bªn ngoµi, ©m h kh«ng liÔm bªn
trong, v× vËy khi dïng cã thÓ phèi hîp víi c¸c thuèc bæ d¬ng, bæ ©m, bæ
khÝ
239
Chó ý nÕu må h«i ra nhiÒu qu¸, kh«ng ngõng kÌm theo c¸c triÖu chøng,
ch©n tay l¹nh, h¬i thë gÊp, m¹ch vi muèn tuyÖt( chøng vong d¬ng) th× ph¶i
dïng thuèc håi d¬ng cøu nghÞch, bæ khÝ cøu tho¸t nh s©m, phô…

Tên thuốc: Ngũ vị tử


Fructus Schisandrae
Bộ phận dùng: Dùng quả chín phơi khô của cây ngũ vị bắc Schisandra
chinensis, hay cây ngũ vị hoa nam Schisandra sphenanthera,
Họ Ngũ vị ( Schisandraceae).
Thành phần hoá học: chất nhày, keo, vitamin C,, schizandrin…
Tính vị: 5 vị trong đó vị chua là chính, tính ấm
Quy kinh: Tâm, phế, thận
Công năng: Cố biểu liễm hãm, ích khí sinh tân, bổ thận, an thần.
Chủ trị:
- Cố biểu liễm hãm; chữa mồ hôi ra nhiều, đạo hãn.
- Liễm phế chỉ ho; chữa ho do phế hư, hen suyễn do thận hư không nạp được
phế khí.
- Ích thận cố tinh; dùng khi thận hư gây hoạt tinh, di tinh, đái đục, tiểu nhiều.
- Cầm ỉa chảy do thận dương hư không ôn vận được tỳ dương gây ngũ canh
tả.
- Sinh tân chỉ khát, dùng khi tân dịch hư lao, miệng khô khát, nứt nẻ.
Liều dùng: 1.5-6g
Kiêng kỵ: Đang sốt cao, đang lên sởi, phát ban không được dùng.

Tên thuốc: Long cốt


Os Draconis
Bộ phận dùng: là khối xương đã hoá thạch Os draconis
240
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: Ngọt, bình
Quy kinh: Tâm, can, đởm, thận.
Công năng: Thu liễm cố sáp, trấn tâm an thần, bình can tiềm dương,
Chủ trị:
- Di tinh di niệu, đạo hãn, băng lậu
- Mất ngủ hồi hộp, chóng mặt hoa mắt.
- Can thận âm hư, kèm theo can dương vượng
- Khí hư do thận suy
Liều dùng: 12-20g
Kiêng kỵ: thấp nhiệt không dùng
Lưu ý: không sắc chung với thuốc.

Tên thuốc: Mẫu lệ


Concha Ostreae
Bộ phận dùng: là vỏ hầu, vỏ hà Ostrea sp, đem tán bột có mầu xanh nhạt.
Họ Mẫu lệ (Ostreidae).
Thành phần hoá học: có glycozit. Tanin, acid benzoic, glucoza…
Tính vị: Mặn chát, bình
Quy kinh: Can, đởm, thận.
Công năng: Tư âm , cố sáp, tiềm dương, an thần, hoá đàm, nhuyễn kiên.
Chủ trị:
- Chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt, phiền táo, mất ngủ do cao huyết áp, tiền
mãn kinh
- Chữa cốt nhiệt, đái dầm, di tinh, băng đới, băng huyết, đạo hãn do âm hư.
- Trị mụn nhọt, rắc ngoài da làm vết thương chóng lành
241
- Lợi niệu chữa phù thũng, đau dạ dày do thừa acid
- Lao hạch do đàm hỏa.
Liều dùng: 12-40g
Kiêng kỵ: hư hàn không nên dùng

B_ Thuốc cầm di tinh, di niệu.


Thuốc có tinh cáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong trường hợp
di tinh, hoạt tinh, tinh tiết sớm, liệt dương, sinh dục kém, thận hư không tàng
được tinh.
Thuốc còn dùng trong trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần,
lượng nhiều, đái dầm, do thận hư ,không kiềm chế được bàng quang.
Thuốc sáp niệu dùng cho phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung nhâm
yếu.
Vì vậy thuốc cố tinh sáp niệu thường dùng phối hợp với thuốc bổ thận.

Tên thuốc: Kim anh tử


Fuctus Rosae laevigatae
Bộ phận dùng: là quả chín phơi khô của cây kim anh Rosa laevigata Michx.
Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học: chất chát, acid zitric, đường, vitamin C .
Tính vị: Chua chát, bình
Quy kinh: Phế, tỳ, thận.
Công năng: Cố tinh, sáp niệu, cầm ỉa chảy.
Chủ trị:
- Chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư bạch đới do thận hư
242
- Chữa tiểu tiện nhiềulần, đái xón, đái dầm do thận hư, đặc biệt đối với trẻ em.
- Cầm ỉa chảy do tỳ hư, hoặc lỵ lâu ngày không khỏi.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người có tháp nhiệt, tiểu tiện bí không nên dùng.

Tên thuốc: Tang phiêu tiêu


Vagina ovorum Mantidis
Bộ phận dùng: là tổ con bọ ngựa Vagina ovorum Mantidis, trên cây dâu
tằm Morus alba, họ dâu tằm (Moraceae).
Thành phần hoá học: có albumin, chất béo, chất xơ, khoáng…
Tính vị: Ngọt mặn, bình
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Cố tinh, sáp niệu.
Chủ trị:
- Ích thận cố tinh: dùng cho bệnh nhân thận hư, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh
sớm, liệt dương.
- Chữa đái dầm, đái xón
- Chữa ra mồ hôi trộm.
- Chữa khí hư bạch đới do thận hư
- Chữa đái đục.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, thấp nhiệt bàng quang, tiểu ngắn đỏ.

Tên thuốc: Khiếm thực


Semen Euryales
Bộ phận dùng: là hạt quả chín đã phơi khô cây khiếm thực Euryale ferox
Salisb.
243
Họ Súng (Nymphaeceae).
Thành phần hoá học: chất béo, protein
Tính vị: Ngọt chát, bình
Quy kinh: Tỳ, thận.
Công năng: Ích thận cố tinh, bổ tỳ trừ thấp, ngừngtiêu chảy, đới hạ.
Chủ trị:
- Dùng trong trường hợp thận hư dẫn đến di tinh, hoạt tinh, mộng tinh, tiểu
tiện không cầm được, đới hạ.
- Kiện tỳ cầm ỉa chảy, đặc biệt là trẻ em tỳ hư, tiêu hoá không tốt, ỉa chảy
không ngừng.
Liều dùng:12-20g
Kiêng kỵ: Người đại tiện táo, tiểu tiện bí.

Tên thuốc: Liên nhục


Semen nelumbinis
Bộ phận dùng: là hạt sen đã bỏ vỏ, vỏ tâm, còn màng mỏng của quả già phơi
khô của cây sen Nelumbo nucifera Gaertn.
Họ Sen (Nulumbonaceae).
Thành phần hoá học:protit, đường 15.9%, chất béo 2.8%, sinh tố C,
nelumbia.
Tính vị: Ngọt chát, bình
Quy kinh: Tâm, tỳ, thận.
Công năng: Bổ tỳ thận, sáp tinh, dưỡng tâm an thần.
Chủ trị:
- Kiện tỳ chỉ tả: dùng với bệnh tỳ hư dẫn đến tả tiết, lỵ lâu ngày không khỏi.
- Ích thận cố tinh, chữa di tinh, khi hư bạch đới, đái đục do thận hư

244
- Chữa hồi hộp mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp tim đập mạnh, kém ăn,
suy nhược cơ thể.
Liều dùng: 12-20g
Kiêng kỵ: Thực nhiệt, táo bón.
Dùng sống thì an thần, chín thì kiện tỳ.

Tên thuốc: Sơn thù du


Fructus Corni
Bộ phận dùng: Dùng quả chín phơi khô bỏ hạt của cây sơn thu du Cornus
officinalis Sieb.
Họ Thù du (Cornaceae).
Thành phần hoá học: acid hữu cơ, cocnin, đường, chất keo.
Tính vị: Chua chát, ấm
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.
Chủ trị:
- Chữa di tinh, liệt dương, tai ù, tai điếc, tiểu nhiều lần, đau lưng, mỏi gối do
thận hư.
- Cố biểu liễm hãm; dùng sau khi mới ốm dậy biểu hư ra nhiềumồ hôi.
- Cố tinh chỉ huyết dùng khi phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều,
rong huyết, băng huyết.
- Chữa ù tai, hoa mắt chóng mặt do can hư.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: thấp nhiệt, tiểu không thông lợi

C_ Thuốc cầm ỉa chảy

245
Là thuốc dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hoá, hấp
thu giảm sút, bị ngộ độc thức ăn dẫn đến tiêu chảy
Do ỉa chảy lâu ngày, tỳ dương hạ hãm, chân tay mệt mỏi, thở ngắn, ngại
nói, sa trực tràng.
Thuốc ỉa chảy phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị.

Tên thuốc: Ô mai


Fructus Armeniaceae Praeparatus
Bộ phận dùng: Là sản phẩm chế từ quả mơ của cây mơPrunus mume Sieb
Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học: có đường, acid hữu cơ, tinh bột, caroten, tanin, vitamin
C, pectin…
Tính vị: Chua chát, ấm
Quy kinh: Phế, can, tỳ.
Công năng: Sáp trường chỉ tả, chỉ ho, sinh tân, giảm đau.
Chủ trị:
- Cầm ỉa chảy do tỳ hư, hoặc do lỵ lâu ngày
- Chữa ho lâu ngày không giảm, viêm họng, đau họng.
- Sinh tân chỉ khát do hư nhiệt, tân dịch giảm, cơ thể háo khát.
- Chữa đau bụng do giun đũa, hoặc nôn ra giun, giun chui ống mật
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Bệnh phát tán không dùng.

Tên thuốc: Ngũ bội tử


Galla chinensis

246
Bộ phận dùng: Là tổ đã phơi khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử melaphis
chinensis (bell), sinh sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc Rhus
chinensis.
Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Thành phần hoá học: có tanin 50-80%, acid galic, chất nhựa
Tính vị: Chua chát mặn, bình
Quy kinh: Phế, thận, đại trường.
Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm hãm,chỉ huyết, liễm sang, giải độc
Chủ trị:
- Cầm ỉa chảy; chữa ỉa chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày.
- Cầm mồ hôi, chữa mồ hôi trộm
- Cầm máu; đắp ngoài vết thương, nôn ra máu, trĩ ra máu.
- Chữa hôi nách, phối với bột phèn phi cùng lượng trộn đều sát vào nách.
- Chữa ho, hôi miệng, chảy máu chân răng
- Dùng ngoài sắc để rửa các vết thương, mụn nhọt, trĩ, sa dạ con; súc miệng
chữa viêm mạc miệng, viêm lợi rang
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Có thực tà do ngoại cảm, tả lỵ do thấp nhiệt.

Tên thuốc: Kha tử


Fructus Terminaliae chebulae
Bộ phận dùng: là quả chín phơi khô cây kha tử Terminalia chebula Retz.
Họ Bàng (Combretaceae).
Thành phần hoá học: có acid xebulic, chất mỡ, chất chát, acid anlagic.
Tính vị: Đắng chua sáp, bình
Quy kinh: Phế, đại trường
Công năng: Sáp trường chỉ tả, liễm phế, thông lợi yết hầu.
247
Chủ trị:
- Chữa tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, sa trực tràng
- Phế hư ho, suyễn, ho lâu ngày không ngừng, yết hầu đau, tiếng khàn
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Mới cảm có thực tà

Thuốc tiêu hoá


1. Đại cương
- Tác dụng chung
+ tiêu thực tích: loại thuốcnày được dùng khi tiêu hoá không tốt, thức an bị
tích trệ, trong dạ dày, ruột, gây bụng chướng, ợ hơi, buồn nôn, nấc, lợm
giọng, đau bụng, ỉa chảy
+ Khí vị nhập thực làm ăn ngon miệng
- Chú ý khi sửa dụng
+ Khi tiêu hoá không tốt mà có kèm theo khí trêj trì phải phối hợp với thuốc
tiêu hoá với thuốc lý khí như chỉ thực, trần bì, hậu phác.
+ khi có tích trệ đầy chướng thì phải phối hợp với thuốc tả hạ, nhưđại
hoàng,mang tiêu.
+ khi tiêu hoá không tốt do tỳ vị hư nhược thì phải phối hợp với thuốc tiêu
hoá với thuốc bổ khí kiện tỳ, như bạch truật, đẳng sâm…
2. Các vị thuốc

Tên thuốc: Sơn tra


Fructus Mali

Bộ phận dùng: là quả chín đã thái phiến phơi khô của cây chua chát Malus
doumeri ( Bois. A. Chev).
248
Họ Hoa hồng( Rosaceae.)
Thành phần hoá học:
Tính vị: chua ngọt, bình
Quy kinh: Can, tỳ, vị.
Công năng: Tiêu thực tích, hành ứ hoá đàm.
Chủ trị:
- Tiêu thực hoá tích, dùng khi ăn thức ăn là thịt,dầu mỡ, sữa bị tích trệ, bụng
chướng ăn không tiêu.
- Khử ứ thông kinh, dùng đối với ứ trệ, kinh bế lâu ngày, sau khi đẻ ứ huyết,
đau bụng.
- Bình can hạ áp, dùng trong cao huyết áp, co thắt mạch vành
Liều dùng: 8-20g
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư nhược, không có tích trệ

Tên thuốc: Kê nội kim


Endothelium corneum Gigeriae Galii

Bộ phận dùng: là màng trong đã phơi khô của mề con gà Gallus domesticus
Brisson.
Họ Chim trĩ (Phasianidae).
Thành phần hoá học: có protit, chất vị kinh tố.
Tính vị: Ngọt, bình
Quy kinh: Tỳ vị, tiểu trường, bàng quang
Công năng: Kiện vị,tiêu thực, sáp tinh
Chủ trị:
- Tiêu thực hoá tích, kiện vị; dùng khi ăn uống tích trệ, tiêu hoá không tốt,
bụng đầy chướng, buồn bực, bí tích, buồn nôn.
249
- Cầm ỉa chảy, do tỳ vị hưđi lỏng lâu ngày.
- Cố thận ích tinh; chữa di tinh, đái dầm.
- Chữa sỏi bàng quang, sỏi mật.
Liều dùng: 8-12g
Kiêng kỵ: Không có tích trệ không nên dùng.

Tên thuốc: Mạch nha


Fructus Hordei germinatus
Bộ phận dùng: là quả chín nảy mầm của cây lúa Đại mạch Hordeum
vulgare L.
họ Lúa (Poaceae.)
Thành phần hoá học: tinh bột,đường, chất béo, protid, mem…
Tính vị: mặn, bình
Quy kinh: Tỳ, vị
Công năng: Tiêu thực hoá tích, làm mất sữa
Chủ trị:
- Tiêu hoá thức ăn, do ăn nhiều miến, sữa hoa quả gây đầy bụng, dùng mạch
nha sao
- Làm mất sữa, dùng mạch nha sao uống.
Liều dùng: 8-16g, làm mất sữa 60g/ ngày
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và cho con bú không dùng.

Tên thuốc: Cốc nha


Bộ phận dùng: là mầm hạt thóc tẻ đã phơi khô của cây lúa Oryza sativa L.
Họ Lúa (Poaceae)
Thành phần hoá học: tinh bột, đường, men…
250
Tính vị: Ngọt, ấm
Quy kinh: Tỳ,vị
Công năng: Tiêu thực hoá tích, khai vị.
Chủ trị:
- Dùng khi ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, căng đau.
- Khai vị, làm cho ăn ngon miệng, dùng đối với tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu.
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: Tỳ vị không có tích trệ không nên dùng

Tên thuốc: Thần khúc


Massa medicata fermentata
Bộ phận dùng: là chế phẩm được chế biến từ một số vị thuốc đông y phối
hợp với bột mỳ, hay bột gạo, trộn đều ủ kín, cho lên mốc vàng rồi phơi khô
thành thuốc.
Thành phần hoá học: tinh bột, tinh dầu,men…
Tính vị: cay ngọt, ấm
Quy kinh: tỳ, vị
Công năng: Tiêu thực tích, hành khí, kiện tỳ, phát biều hoà lý.
Chủ trị:
- Tiêu hoá thức ăn bị tích trệ, bụng đầy trướng, nôn ỉa chảy
- Chữa bệnh không muốn ăn uống, miệng nhạt vô vị, bụng đầy
- Cầm ỉa chảy do tỳ hư
- Chữa cảm lạnh, cảm nóng
- Lợi sữa.
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: trường vị không có thực tích

251
Thuốc tả hạ
1. Đại cương
Thuèc t¶ h¹ lµ thuèc xæ, lµ nh÷ng vÞ thuèc cã t¸c dông th«ng lîi ®¹i tiÖn.
Thuèc cã kh¶ n¨ng lµm t¨ng nhu ®éng vÞ trµng, ®Æc biÖt ®¹i trµng mµ
g©y ra ®¹i tiÖn láng, mÆt kh¸c do b¶n chÊt gi÷ níc cña thuèc mµ g©y ra
ho¹t trµng.
2.T¸c dông chung
- Th«ng ®¹i tiÖn, dÉn tÝch trÖ; ch÷a t¸o bãn.
- T¶ ho¶ gi¶i ®éc; th«ng qua viÖc t¶ h¹ ®Ó lo¹i trõ ho¶ ®éc, nhiÖt ®éc cßn
lu tÝch trong vÞ trµng, do ®â mµ c¸c t¹ng phñ trong c¬ thÓ ®îc hoµ gi¶i.
V× vËy mµ thuèc t¶ h¹ ®îc dïng ®Ó ch÷a chøng ®au m¾t ®á, ®au häng,
®au lîi, môn nhät, ch÷a chøng sèt cao g©y vËt v· mª sµng.
- Ch÷a phï thòng do níc bÞ gi÷ l¹i kÌm theo t¸o bãn.
- KÕt hîp víi thuèc khö trïng ®Ó tÈy giun.
3. Chó ý khi dïng thuèc t¶ h¹
- Cêng dé cña thuèc t¶ h¹ cã liªn quan tíi liÒu lîng, liÒu nhá th× nhuËn h¹,
liÒu lín th× c«ng h¹.
- Phèi ngò thuèc : thuèc t¶ h¹ phèi hîp víi thuèc lý khÝ th× søc t¶ sÏ m¹nh
h¬n, nÕu phèi hîp víi cam th¶o th× søc t¶ sÏ hoµ ho·n h¬n.
- Víi liÒu lîng cÇn chó ý, nÒu dïng qu¸ liÒu sÏ dÉn ®Õn n«n, ®au bông,
dïng liªn tôc còng ¶nh hëng tíi tiªu ho¸ cña trêng vÞ.
Víi ngêi giµ d¬ng khÝ suy, phô n÷ sau sinh, phô n÷ cã thai kh«ng ®îc dïng
thuãc c«ng h¹, nªn dïng thuèc nhuËn h¹.
4. Ph©n lo¹i thuèc
Chia lµm hai lo¹i:
+ Thuèc c«ng h¹: gåm thuèc hµn h¹ vµ nhiÖt h¹
+ Thuèc nhuËn h¹
252
5. VÞ thuèc
A_ Thuèc c«ng h¹
1.a_Thuèc hµn h¹:
C¸c thuèc trong nhãm nµy phÇn lín cã vÞ ®¾ng, tÝnh hµn; Cã t¸c dông
th«ng ®¹i tiÖn, t¶ ho¶, dïng trong c¸c trêng hîp bÝ kÕt, trong c¬ thÓ thùc
nhiÖt ngng trÖ, ®¹i tiÖn bÝ t¸o, dÉn ®Õn ®au bông, sèt cao mª s¶ng, ch©n
tay ra må h«i, miÖng kh¸t, thÝch uèng níc, lo¹i nµy chÝnh khÝ cha suy.

Tên thuốc: Đại hoàng


Rhizoma Rhei
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ đã cạo vỏ phơi khô cây đại hoàng Rheum
palmatum L hay Rheum officinale Baillon.
Họ Rau răm ( Polygonaceae)
Thành phần hoá học: có tannoit, chất xổ, tinh dầu, acid hữu cơ…
Tính vị: Đắng, lạnh
Quy kinh: Tỳ vị, đại tràng, can, tâm bào lạc.
Công năng: Tả nhiệt thông trường, lương huyết giải độc, trục ứ thông kinh.
Chủ trị:
- Thanh trường thông tả: chữa sốt cao, gây táo bón, thậm trí sốt cao, mê sảng,
phát cuồng.
- Tả hoả giải độc, chữa chứng chảy máu do sốt cao như nôn ra máu, chảy máu
cam, đại tiện ra máu
- Trục ứ thông kinh, chữa bế kinh, thống kinh, chấn thương ứ huyết sưng đau
- Chữa chứng hoàng đản nhiễm trùng.
- Chữa mụn nhọt, lở loét dùng cho trường hợp ăn kém.
Liều dùng: 4-6g là liều nhuận tràng, 8-20g thì tẩy, 0.1-0.5g là dùng cho ăn
kém
253
Kiêng kỵ: Không có uất nhiệt tích đọng, phụ nữ có thai không dùng.

Tên thuốc: Mang tiêu


Mirabilita
Bộ phận dùng: là tinh thể của sulfat natri thiên nhiên Natrium Sunlfuricum
Thành phần hoá học:Na2S
Tính vị: Mặn đắng, hàn.
Quy kinh: Vị, đại trường, tam tiêu.
Công năng: Thanh trường thông tiện, hạ hoả giải độc, nhuyễn kiên tán kết
Chủ trị:
- Dùng khi vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết.
- Dùng trong trường hợp đau mắt đỏ, miệng lở loét, mụn nhọt, đau họng.
- Phù các khối u, thông kinh, truỵ thai.
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: Không có thực nhiệt, phụ nữ có thai không dùng.
Mang tiêu sợ tam lăng , ghét lưu hoàng.

Tên thuốc: Lô hội


Aloe
Bộ phận dùng: là chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội Aloe vera
L, hoặc Aloe ferox Mill.
Họ Lô hội (Asphodelaceae).
Thành phần hoá học: . có alonin, aloe-emodin…
Tính vị: Đắng, hàn.
Quy kinh: Can, vị, đại trường.
Công năng: Thanh can nhiệt, thông tiện.
Chủ trị:
254
- Thanh trường thông tiện, dùng khi trường vị thực nhiệt tân dịch không dẫn
đủ đến đại tiện táo, bí táo, tâm phiền.
- Thanh can giáng hoả, dùng khi can đởm thực nhiệt mắt đỏ sưng đau, chóng
mặt đau đầu.
- Sát trùng, tẩy giun đũa
- Giải độc trị mụn nhọt, lở loét.
- Dùng giải độc ba đậu
Liều dùng: 1-2g
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đang đi lỏng, phụ nữ có thai.

2.b_ Thuốc nhiệt hạ


Là loại thuốc dùng cho các loại bí tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn
ngưng tích trệ, nhu động ruột bị giảm, phân khó đi
Triệu chứng thường biểu hịên đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không
khát,thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều trong.

Tên thuốc: Ba đậu


Fructus Crotonis
Bộ phận dùng: là hạt phơi khô của cây ba đậu Croton tiglium L.
Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.
Thành phần hoá học:có dầu 30-50%, protein 18%, glucozit, crotin rất độc,
ancoloid
Tính vị: Cay, nhiệt ( rất độc)
Quy kinh: Vị, đại trường.
Công năng: Tả hàn tích, trục đờm, hành thuỷ.
Chủ trị:

255
- Ôn tràng thông tiện, dùng khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do tỳ vận hoá
không tốt, đại tiện táo.
- Trục thuỷ tiêu thũng, chữa phù do xơ gan cổ chướng.
- Chữa đờm nhiều gây khó thở.
Liều dùng: 0.02-0.5g
Kiêng kỵ: Người hư nhược , phụ nữ có thai không nên dùng.

B_ Thuốc nhuận hạ
- Tác dụng: phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống
phân ra ngoài.
- Dùng cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược, đồng
thời dùng cho người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập quán.
- Phối hợp thuốc: dùng do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với
thuốc dưỡng âm, nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc
bổ huyết, nếu kèm theo khí trệ thì dùng phối hợp thuốc hành khí.

Tên thuốc: Ma nhân( vừng đen)


` Semen Sesami nigrum
Bộ phận dùng: là hạt lấy từ cây vừng Sesamum indicum L.
Họ Vừng- Pedaliaceae.
Thành phần hoá học: dầu 40-55%, protein 22%, acid hữu cơ, lexitin1%,…
Tính vị: Ngọt, bình.
Quy kinh: Tỳ, vị, đại trường.
Công năng: Bổ can thận, nhuận tràng, lợi sữa.
Chủ trị:

256
- Bổ can thận dưỡng huyếtl; dùng cho người thiếu máu, huyết hư, chức năng
thận kém, tóc bạc sớm.
- Nhuận tràng thông tiện; ngày dùng 40-60g
- Lợi niệu, trừ phù thũng.
- lợi sữa; vừng đen sao qua cho phụ nữ sau sinh ít sữa ăn hàng ngày.
- Chữa nôn nấc do sốt cao gây vị nhiệt.
Liều dùng: 12-60g

Tên thuốc: Mật ong


Mel
Bộ phận dùng: là mật của mật ong gốc Á Apis cerana Fabricius, hoặc mật
của ong gốc Âu Apis mellifera Linnaeus.
Họ Ong mật- Apidae
Thành phần hoá học: glucoza, levuloza, fructoza, chất men, abumin, vitamin
A,B,C,D; chất thơm…
Tính vị: Ngọt, bình.
Quy kinh: Tâm, phế, vị, đại trường.
Công năng: Nhuận tràng, giải độc, giảm đau, chỉ khái.
Chủ trị:
- Nhuận tràng chữa táo bón, uống 30ml mật ong pha với 100ml nước, buổi
sáng trước bữa ăn.
- Nhuận phế chỉ ho
- Giảm các cơn đau nội tạng nhưđau dạ dày.
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, vết thương, vết loét.
- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em.
- Thuốc bổ, dùng cho người hư nhược.
- Mật ong còn dùng bào chế thuốc.
257
Liều dùng: 15-30g
Kiêng kỵ: Mật ong kỵ hành.

Tên thuốc: Chút chít( cây lưỡi bò, dương đề)


Bộ phận dùng: là lá và rễ cây chút chít Rumex wallichii,
Họ Rau răm- Polygonaceae.
Thành phần hoá học:antharaglycosid 3.0-3.4%
Tính vị: đắng nhẹ, hàn
Quy kinh: Tỳ, vị.
Công năng: Nhuận tràng, thanh nhiệt, lương huyết, sáp trùng
Chủ trị:
- Trị đại tiện ra máu, ung nhọt sưng đau.
- Nhuận tràng chữa táo bón, dùng khi ăn uống không tiêu, thức ăn bị tích trệ.
- Nhuận gan lợi mật, chữa vàng da
- Dùng ngoài chữa lang ben, hắc lào.
Liều dùng: 15-30g
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy.

Thuốc lý khí
1. Định nghĩa
Thuốc lý khí là các thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể.
- Thuốc lý khí thường là nhữngvị có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông,
làm cho lồng ngực khoan khoái, giải uất, giảm đau.
- Nguyên nhân gây khí trệ có nhiều, nhưng chủ yếu là:
o Khí hậu không điều hoà
258
o Ăn uông không điều độ
o Tình chí uất kết
- Đặc điểm của các vị thuốc là cay, ấm, thơm, ráo.
2. Phân loại
- Dựa vào tác dụng thuốc lý khí chia làm 3 loại sau:
o Thuốc hành khí giải uất
o Thuốc phá khí giáng nghịch
o Thuốc thông khí khai khiếu.
3. Chú ý khi dùng thuốc
- Do các vị thuốc thường cay, ấm, thơm, ráo; nên dùng nhiều hoặc kéo dài gây
ảnh hưởng tới tân dịch.
- Phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân như: có hàn ngưng khí trệ thì phối
hợp với thuốc ôn trung trừ hàn,; khí uất hoá hoả thì phối hợp với thuốc thanh
nhiệt tả hoả; tỳ vị hư nhược thì phối hợp với thuốc kiện tỳ ích khí…
- Những người khí hư, chân âm suy kém phải thận trọng khi dùng các thuốc
hành khí.
- Một số thuốc âm hư hoả vượng không nên dùng.
- Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với
thuốc tả để làm tăng tác dụng của thuốc.
4. Các vị thuốc
A. Thuốc hành khí giải uất
Thường dùng để chữa các chứng :
- Khí trệ ở tỳ vị gây đau bụng do co thắt đại tràng, ợ chua, ợ hơi, nôn, nấc.
táo bón, mót rặn, đầy bụng…
- Can khí uất kết gây: đau tức ngực sườn, đau dây thần kinh liên sườn, suy
nhược thần kinh, rối loạn kinh, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức. cáu
gắt, ăn kém…
259
- Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu khó khăn, đau nhức có nhục
do khí trệ.
Như vậy thuốc hành khí giải uất có tác dụng chính là làm cho tuần hoàn khí
huyết thông lợi, giảm đau, giảm uất kêt.

Tên thuốc:Hương phụ ( củ gấu)


Rhizoma Cyperi
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi khô của cây
hương phụ vườn Cyperus rotundus, hoặc cây hương phụ biển Cyperus
stoloniferus.
Họ Cói- Cyperaceae.
Thành phần hoá học: tinh dầu 0.3-2.8%, tinh bột…
Tính vị: Cay đắng, hơi ngọt, bình
Quy kinh: Can, tỳ, tam tiêu.
Công năng: Hành khí giải uất điều kinh, giảm đau.
Chủ trị:
- Hành khí giảm đau; chữa phụ nữ đau bụng, đau dạ dạy, đau co thắt đại tràng,
sôi bụng, tả tiết.
- Hành khí giải uất: dùng chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí uất ức
do lo nghĩ tức giận.
- Điều kinh giải uất, chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, bế
kinh, thống kinh, bầu vú đau trướng.
- Khai vị tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn.
- Chữa cảm mạo phong hàn.
Liều dùng: 8-12g
Kiêng kỵ: Âm hư, huyết nhiệt không dùng

260
Tên thuốc: Trần bì( vỏ quýt chín)
Pericarpium Citri
Bộ phận dùng: là vỏ quả quýt chín, phơi khô Citrus reticulata, được bào
chế theo phương pháp cổ truyền của cây một số họ cam - Rutaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, heperidin, vitamin A,B,C
Tính vị: đắng, cay, ấm
Quy kinh: Phế, tỳ
Công năng: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.
Chủ trị:
- Đau bụng do gặp lạnh, khí trệ.
- Kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, chậm tiêu.
- Chữa nôn , ỉa chảy do lạnh.
- Hoá đàm, ráo thấp: chữa ho,đàm nhiều( bài nhị trần thang)
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Người ho khan, âm hư không có đàm.

Tên thuốc: Thanh bì (vỏ quýt xanh)


Pericarpium Citri reticulatae
Bộ phận dùng: là vỏ quả quýt còn xanh của cây quýt Citrus reticulata.
Họ Cam- Rutaceae.
Thành phần hoá học:tinh dầu, vitamin C,…
Tính vị: đắng cay, ấm
Quy kinh: Can, đởm.
Công năng: Phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm.
Chủ trị:
- Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây thần
kinh, sưng đau tuyến vú.
261
- Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn
- Chữa nôn mửa do vị khí nghịch.
- Kích thích tiêu hoá, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua, đầy bụng, ăn không
ngon.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: người ho khan, âm hư có đàm không nên dùng.

Tên thuốc: Sa nhân


Fructus Amomi
Bộ phận dùng: là quả gần chín đã bóc vỏ phơi khô của cây Sa nhân
Amomum ovoideumPierre, và một số loài khác trong chi Amomum.
Họ Gừng- Zingiberaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu 2-3%, chất nhựa, chất béo.
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Tỳ, vị, thận.
Công năng: Lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh
- Chữa đau bụng ỉa chảy do tỳ hư.
- Chưa đầy bụng ăn không tiêu.
- An thai, chữa động thai do khí trệ.
- Dùng ngoài ngâm rượu cùng với một số vị thuốc khác để xoa bóp trừ phong
thấp, giảm đau xương, cơ bắp, đau dây thần kinh.
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt.

Tên thuốc: Mộc hương


262
Radix Sausureae lappae
Bộ phận dùng: Dùng rễ phơi khô của cây mộc hương Sausurea lappa
Clarke
Họ Cúc- Asteraceae.
Thành phần hoá học: tinh dầu thơm
Tính vị: cay đắng, ấm
Quy kinh: Phế, can, tỳ.
Công năng: Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ.
Chủ trị:
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực đầy
chướng, đi ngoài phân lỏng.
- Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau bụng.
- Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: huyết hư mà táo, chứng do khí hư không nên dùng

Tên thuốc: Ô dược


Radix Linderae
Bộ phận dùng: là rễ khô của cây ô dược Lindera aggregata ( Sim) Kosterm.
Họ Long não – Lauraceae.
Thành phần hoá học: có ancaroid
Tính vị: Cay, ấm
Quy kinh: Phế, tỳ, thận, bàng quang.
Công năng: Thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.
Chủ trị:
- Chữa đau co hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co thắt, đầy bụng,
bụng dưới đay do bàng quang lạnh.
263
- Kích thích tiêu hoá: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng, sôi
bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.
- Chữa hen, khó thở, tức ngực.
- Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dầm do thận dương hư không khí hoá được
bàng quang..
- Chữa thống kinh, sán khí.
Liều dùng: 4-16g
Kiêng kỵ: Khí hư, nội nhiệt không nên dùng.

B_ Thuốc phá khí giáng nghịch


Tác dụng chung:
- Chữa ho hen , khó thở, tức ngực do phế khí không thuận.
- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm vị.
- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành hòn cục.

Tên thuốc: Chỉ thực


Fructus Aurantii immaturus
Bộ phận dùng: là quả non đã phơi khô của cây cam chua Citrus aurantium
L,
Họ Cam- Rutaceae.
Thành phần hoá học: orantiamarin, hetperiddin, citran, d-limonen…
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: tỳ, vị.
Công năng: Phá khí tiêu tích, hóa đàm, tán bĩ.
Chủ trị:
264
- Chữa bệnh ngực bụng đầy chướng, đại tiện bí, tỳ hư ứ trệ, ăn không tiêu, lỵ
lâu ngày
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dầy,đau đại tràng, đau ngực, đau co thắt
tử cung.
- Hoá đàm; chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.
Liều dùng:4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn mà không đầy tích.

Tên thuốc: Chỉ xác


Fructus Aurantii
Bộ phận dùng: là quả già bổ đôi, phơi khô của cây cam chua Citrus
auranitium L. họ Cam- Rutaceae.
Thành phần hoá học: có orantiamarin, hetperiddin, citran, d-limonen…
Tính vị: chua, hàn.
Quy kinh: Phế, tỳ.
Công năng: Phá khí hoá đàm, kiện vị tiêu thực.
Chủ trị:
- Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.
- Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, táo kết đại tràng.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn.

Tên thuốc: Hậu phác


Cortex Magnoliae
Bộ phận dùng: là vỏ cây hậu phác Magnolia officinalis Rehd et Wils.
Họ Mộc lan- Magnoliaceae.
Thành phần hoá học: có magnolon
265
Tính vị: đắng cay, ấm
Quy kinh: Phế, tỳ, vị, đại trường.
Công năng: Táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy bụng.
Chủ trị:
- Dùng khi tỳ vị hạn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn không tiêu.
- Giáng khí bình suyễn: dùng khi bệnh đàm thấp ngưng đọng ở phế, ngực
bụng đầy trướng, bứt rứt khó chịu.
- Điều hoà đại tiện: dùng chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc ỉa chảy.
- Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, kiêng ăn đậu
Không dùng với trạch tả, hàn thuỷ thạch, tiêu thạch

Tên thuốc: Thị đế ( tai quả hồng)


Calyx Kali
Bộ phận dùng: là tai (đài quả ) chín cây hồng Diospyros kaki L.f.
Họ Thị- Ebenaceae.
Thành phần hoá học:có tanin, acid tritecpenic, acíd ursolic, acid oleanoic,
acid betulinic.
Tính vị: đắng chát, bình
Quy kinh: Tỳ, vị.
Công năng: Giáng nghịch, hạ khí
Chủ trị:
- Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc, nếu do vị hàn thì phối hợp với
can khương, đinh hương; nếu do vị nhiệt thì phối hợp với trúc nhự, mộc
hương.
- Dùng tốt khi nôn do thai nghén.
266
- Quả hông non ép lấy nước chữa cao huyết áp
Liều dùng: 4-12g

Tên thuốc: Trầm hương


Lignum Aquilariae resinatum
Bộ phận dùng: là gỗ cây có nhựa của cây trầm hương Aquilaria agallocha
Roxb, hoặc cây bạch mộc hương Aquilaria sinensis (Lour) Gilg.
Họ Trầm- Thymelaeceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, chất nhựa, agazon, benzyl axeton..
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: tỳ, vị, thận
Công năng: Hành khí, chỉ thống, ôn trung ngừng nôn, thu nạp khí, bình
suyễn.
Chủ trị:
- Ngực bụng đầy chướng tức đau, vị hàn, nấc, thận hư.
- Khí nghịch phát suyễn
Liều dùng: 1-4g
Kiêng kỵ: người khí hư, âm hư hoả vượng

Tên thuốc: Đại phúc bì(vỏ cau)


Pericarpium Arecae catechi
Bộ phận dùng: là vỏ ngoài và giữa của cây cau Areca catechu L
Họ Cau- Arecaceae.
Thành phần hoá học: Có arecolin
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Vị, Tỳ
267
Công năng: Thông đại tiểu tràng, làm tiêu chất tích đọng, hạ khí, lợi tiểu
Chủ trị:
- Chữa bệnh giun sán, đầy bụng, tức ngực, tả lỵ, viêm ruột, ăn không tiêu
- Thông tiểu tiện, chữa phù toàn thân.
- Dùng chín thì an thai, bình vị
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Người thể hư, sức yếu

Thuốc hành huyết


1. Đại cương
Thuốc hành huyết là các vị thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch,
dùng để chữa các chứng bệnh do huyết ứ gây ra.
- Một số nguyên nhân gây ra huyết ứ: do sang chấn, do viêm tắc gây đau đớn,
do huyết ứ đọng như bế kinh, sau khi sinh máu sấu đọng lại, viêm nhiễm…
- Do tính chất của vị thuốc có thể làm cho tác dụng hành huyết ở các mức độ
mạnh yếu khác nhau, nên có thể chia thuốc hoạt huyết ra làm hai loại:
+ Thuốc hoạt huyết: có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu, được dùng khi
huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau.
+ Thuốc phá huyết: có tác dụng hành huyết mạnh hơn, được dùng với các
bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mạnh.
2. Tác dụng chung
- Giảm các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ do xung huyế như ; cơn đau dạ
dày, đau do viêm nhiễm, đau do sang chấn, thống kinh…
- Chống viêm: giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau.
- Chỉ huyết: dùng khi xuất huyết do xung huyết như trĩ chảy máu, tiểu tiện ra
máu do sỏi…
268
- Đưa máu đi các nơi phát triển hệ tuần hoàn bàng hệ: chữa viêm tắc động
mạch,teo cơ cứng khớp…
- Điều hoà kinh nguyệt, chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều…
- Một số có tác dụng giáng áp.
3.Chú ý khi dùng thuốc hành huyết
- Phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân.
- Phối hợp với thuốc hành khí để tăng tác dụng của thuốc hành huyết.
- Không nên dùng thuốc hành huyết cho phụ nữ có thai, nhất là các thuốc
phá huyết .
4. Các vị thuốc
A_ Thuốc hoạt huyết

Tên thuốc: Đan sâm


Radix Salviae multiorrhizae
Bộ phận dùng: là rễ phơi khô của cây đan sâm Salvia multiorrhiza
Bungne.
Họ Hoa môi Lamiaceae.
Thành phần hoá học: có 3 loại ceton kết tinh
Tính vị: đắng, hơi hàn
Quy kinh: Tâm, can.
Công năng: Hoạt huyết, khử ứ, điều kinh, thanh nhiệt.
Chủ trị:
- Hoạt huyết trục ứ, chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, sau khi
sinh huyết ứ đọng, gây đau đớn.
- Chữa các chứng sưng, đau do mụn nhọt, do sang chấn.
- Dưỡng tâm an thàn, chữa hồi hộp,mất ngủ, suy nhược thần kinh, còng dùng
trong bệnh co thắt động mạch vành tim.
269
- Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận gây sốt cao, vật vã
trằn trọc.
- Giải độc chữa mụn nhọt, sang lở.
- Bổ huyết: chữa thiếu máu ( dùng đan sâm sống)
Liều dùng: 8-20g
Kiêng kỵ: Không dùng chung với Lê lô.

Tên thuốc: Xuyên khung


Rhizoma Ligustici wallichii
Bộ phận dùng: là thân rễ phơi khô của cây Xuyên khung Ligusticum
wallichii Franch.
Họ Hoa tán Apiaceae
Thành phần hoá học: có tinh dầu 1-2%, acid ferulic, có dầu.
Tính vị: cay , ấm
Quy kinh: Can, đởm, tâm bào lạc
Công năng: Hành huyết, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.
Chủ trị:
- Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh
- Chữa ngoại cảm phong hàn: dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau nhức mình mẩy.
- Hành khí giải uất, giảm đau: dùng khi khí trệ gây đau tức ngực sườn, tình
chí uất kết.
- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau cơ do lạnh.
- Tiêu viêm chữa mụn nhọt
- Bổ huyết.( sao thơm)
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Ích mẫu


270
Herba Leonuri
Bộ phận dùng: là toàn thân trên mặt đất cây chớm ra hoa , phơi khô của cây
ích mẫu Leonurus heterophyllus Sw.
Họ Hoa môi- Lamiaceae.
Thành phần hoá học: Có leonurin A&B, có tinh dầu, chất nha, chất mỡ.
Tính vị: Cay hơi đắng, mát.
Quy kinh: Can, tâm bào lạc.
Công năng: Hoạt huyết điều kinh.
Chủ trị:
- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh,
sau khi sinh ứ huyết gây đau bụng.
- Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú.
- Giảm đau do chấn thương.
- Thanh can nhiệt, ích tinh: chữa đau mắt đỏ, cao huyết áp.
- Hạt ích mẫu vị cay, ngọt, chua, tính ấm: có tác dụng bổ thận ích tinh, dưỡng
can làm sáng mắt, hạ áp.
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: Người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, phụ nữ có thai.

Tên thuốc: Ngưu tất


Radix Achyranthis bidentatae
Bộ phận dùng: là rễ đã được chế biến và phơi khô của cây ngưu tất –
Achyranthes bidentata Blume.
Họ Rau rền_ Amaranthaceae.
Thành phần hoá học: có saponin, muối kali, chất dính
Tính vị: đắng chua, bình
271
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Hoạt huyết điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
- Hoạt huyết thông kinh lạc: chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều.
- Thư cân, mạnh gân cốt: chữa đau khớp, đau thắt lưng, đau đầu gối.
- Chữa chóngmặt do can dương nghịch lên.
- Lợi tiểu thông lâm: chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu ra sỏi, đục.
- Giải độc chống viên: chữa loét miệng, họng sưng đau.
- Giáng áp: chữa cao huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, băng huyết không dùng.

Tên thuốc: Đào nhân


Semen Pruni
Bộ phận dùng: là hạt quả đào Prunus persica Stokes.
Họ Hoa hồng _ Rosaceae
Thành phần hoá học: có chất dầu béo, amydalin…
Tính vị: đắng ngọt, bình
Quy kinh: Tâm, can, đại tràng.
Công năng: Hoạt huyết,trừ đàm, nhuận tràng, thông tiện.
Chủ trị:
- Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, ứ huyết
sau sinh gây đau bụng.
- Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dich khô ráo.
- Chữa ho đàm nhiều.
- Giảm đau, chống viêm do sang chấn.
Liều dùng: 6-12g
272
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai.

Tên thuốc: Xuyên sơn giáp( vảy tê tê)


Squama Manidis
Bộ phận dùng: là vảy phơi khô của con tê tê _ Manis pentadactyla.
Họ Tê tê_ Manidae.
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: mặn, hàn.
Quy kinh: Can, vị.
Công năng: Hoạt huyết, thông kinh, tan ung nhọt,lợi sữa.
Chủ trị:
- Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ thành hòn cục;
dùng trường hợp sau khi sinh máu ứ đọng, bụng đầy trướng đau.
- Thông lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa.
- Giải độc chữa mụn nhọt.
- Chữa phong thấp đau nhức.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Hồng hoa


Flos Carthami
Bộ phận dùng: là hoa phơi khô của cây hồng hoa_ Carthamus tictorius
L.
Họ Cúc Asteraceae.
Thành phần hoá học: có gluxit, anbumin, sáp…
Tính vị: cay, ấm.
Quy kinh: Tâm, can.
Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống.
273
Chủ trị:
-Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ thành hòn; dùng
cho trường hợp sinh máu bị ứ đọng, bụng trướng đau.
- Chữa các chấn thương, đau, tụ máu.
- Chữa mụn nhọt sưng đau.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai
Chú ý: Hồng hoa dùng ít có tác dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, liều cao có
tác dụng phá huyết, khử ứ.

Tên thuốc: Kê huyết đằng


Caulis Spatholobi
Bộ phận dùng: là thân leo phơi khô của cây Kê huyết đằng – Spatholobus
suberectus Dunn, họ Đậu Fabaceae.
Thành phần hoá học: có glycisid, tanin, chất nha.
Tính vị: đắng hơi ngọt, ấm
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc.
Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng
- Dùng trong trường hợp huyết hư, da vàng.
- mạnh gân cốt: chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê dại.
Liều dùng: 10-20g

Tên thuốc: Nhũ hương


Gummi resina Olobanum

274
Bộ phận dùng: là chất gôm nhựa lấy từ cây Nhũ hương _ Boswellia carterii
Birdw.
Họ Trám_ Burseraceae.
Thành phần hoá học: có acid masticonic 90%, aicd mastixinis, tinh dầu
2%
Tính vị: cay, đắng.
Quy kinh: Tâm, tỳ, can.
Công năng: Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống trừ độc.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng do khí huyết ngưng trệ, điều kinh, chữa đau bụng kinh.
- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, đau các dây thần kinh, đau do chấn
thương.
- Dùng ngoài chữa mụn nhọt sưng đau, mụn đã vỡ
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai.

B_ Thuốc phá huyết:

Tên thuốc: Khương hoàng( nghệ vàng)


Rhizoma Curcumae longae
Bộ phận dùng: là thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi khô của cây Nghệ
_ Curcuma longa L.
Họ Gừng Zingiberaceae.
Thành phần hoá học:
Tính vị: Cay đắng, ấm
Quy kinh: Tâm, can, tỳ.

275
Công năng: Hành khí, chỉ thống, phá huyết, thống kinh, tiêu mủ, lên da
non
Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ sau sinh để hoạt
huyết, làm sạch huyết ứ, chữa chứng huyết vựng.
- Chữa mụn nhọt sang lở.
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, ngực bụng đau trướng.
- Chữa các chứng xung huyết do sang chấn.
- Trị phong thấp, tay chân đau nhức.
- Ngoài ra nghệ tươi giã lấy nước để bôi ung nhọt, các vết tấy lở loét ngoài da.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ không nên dùng

Tên thuốc: Nga truật( nghệ tím)


Rhizoma Curcumae zedoariae
Bộ phận dùng: là thân rễ đã chế biến, phơi khô của cây Nga truật Curcuma
zedoaria ( Berg) Roscoe.
Họ Gừng Zingiberaceae.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu 1-1.5%, nhựa, chất dính, tinh bột….
Tính vị: đắng cay, ấm
Quy kinh: Can, tỳ.
Công năng: Hành huyết, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích.
Chủ trị:
- Phá huyết hành khí: dùng chữa bế kinh, thống kinh.
- Tiêu thực hoá tích trệ: dùng khì ăn uống không tiêu gây đau bụng, đầy bụng,
chướng hơi, ợ chua.
276
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, thống kinh.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, cơ thể yếu không có tích trệ.

Tên thuốc: Tô mộc ( gỗ vang)


Lignum Sappan
Bộ phận dùng: là lõi chẻ nhỏ rồi phơi khô của cây Tô mộc Caesalpinia
sappan L.
Họ Vang Caesalpiniceae.
Thành phần hoá học: có Tanin, acid Galic, chất Sappanin, Brasilin và
tinh dầu…
Tính vị: ngọt mặn, bình
Quy kinh: Can, tỳ.
Công năng: Phá huyết, chỉ thống.
Chủ trị:
- Chữa bế kinh, thống kinh..
- Chữa xung huyết do sang chấn.
- Chữa lỵ ỉa chảy.
Liều dùng: 3-9g
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, huyết hư không ứ trệ không nên dùng.

Tên thuốc: Tam lăng


Rhizoma Sparganii
Bộ phận dùng: là thân rễ cây tam lăng Seipus yagara Ohwi
Thành phần hoá học: tinh dầu, tinh bột…
Tính vị: đắng, bình.
Quy kinh: Can, tỳ.
277
Công năng: Phá huyết, hành khí, tiêu tích
Chủ trị:
- Chữa bế kinh, sản hậu ứ trệ.
- Chữa các cơn đau nội tạng do khí trệ như đau dạ dày.
- Chữa đầy bụng, đau bụng do ăn nhiều thịt, trứng, sữa
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì không nên dùng

Tên thuốc: Uất kim


Radix Curcumae
Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Thân rễ là củ Nghệ ( Khương hoàng)
vàng đậm. Rễ là củ con (Uất kim)_ Curcuma long L, ta gọi là dái củ nghệ
vàng nhạt. Họ Gừng (Zingiberaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu 1 - 5%, có chất màu curcumin. Ngoài ra
còn có tinh bột, calci oxalat, chất béo.
Tính vị: đắng, hàn
Quy kinh: Phế, tâm, can
Công năng: Giải uất, hành khí, lương huyết, phá ứ
Chủ trị:
- Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, kinh nguyệt nghịch lên, đau ngực,
bụng, trị hoàng đản, kích thích lên da non.
. Đau ở ngực, bụng hoặc vùng hạ sườn: Dùng Uất kim với Đan sâm, Hương
phụ, Sài hồ và Chỉ xác.
. Ít kinh do ứ khí, huyết: Dùng Uất kim với Sài hồ, Hương phụ, Bạch thược
và Đương qui.
278
- Loạn tri tâm thần do nhiệt ấm bên trong tấn công: Dùng phối hợp uất kim
với thạch xương bồ dưới dạng xương bồ uất kim thang.
- Vàng da do tính nhiệt thấp bên trong: Dùng phối hợp uất kim với nhân trần
cao và chỉ tử.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: âm hư không có ứ trệ

Thuốc chỉ huyết


1. Định nghĩa:
- Thuốc chỉ huyết la những vị thuốc dùng để chữa các chứng chảy máu do
nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Dựa vào nguyên nhân chia làm 3 loại:
+ Thuốc cầm máu: do xung huyết gọi là thuốc khử ứ chỉ huyết.
+ Thuốc cầm máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ
huyết.
+ Thuốc cầm máu do tỳ hư không thống huyết.
2. Tác dụng của các loại thuốc chỉ huyết
- Thuốc khử ứ chỉ huyết:
Chảy máu do sang chấn
Chảy máu do đường tiêu hoá: như chảy máu dạ dày, trĩ…
Sỏi tiết niệu gây ra đái ra máu
Ho ra máu, chảy máu cam.
Rong kinh, rong huyết.
- Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết:
Ho ra máu do viêm phổi
279
Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu.
Chảy máu cam, đại tiện, tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da.
Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ.
- Tỳ hư không thống huyêt:
Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra máu kéo dài.
Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu cầu.
3. Cách dùng
- Phải sao đen để chỉ huyết
- Phối ngũ để tăng tác dụng của thuốc:
Thuốc khử ứ chỉ huyết phối hợp với thuốc hoạt huyết
Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả, thanh
nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt táo thấp, thuốc hoạt
huyết để tiêu viêm.
Thuốc chỉ huyết do tỳ hư phải phối hợp với thuốc kiện tỳ.
Trường hợp chảy máu nhiều gây choáng truỵ mạch thì phải phối hợp dùng
nhân sâm để cấp cứu.
4. Các vị thuốc
A_ Thuốc khử ứ chỉ huyết:

Tên thuốc: Tam thất


Radix notoginseng
Bộ phận dùng: Là thân rễ của cây tam thất Panax notoginseng Burk.
Họ Nhân sâm _ Araliaceae.
Tam thất Loại I: 5-6củ/100g
Loại II: 14-16củ/100g
Loại III: 22-24 củ/100g
Thành phần hoá học: có arasaponin A&B, dầu, đường…
280
Tính vị: ngọt đắng, ấm.
Quy kinh: Can, vị
Công năng: Khử ứ chỉ huyết, chỉ thống.
Chủ trị:
- Chữa ho ra máu, thổ huyết, lỵ ra máu, chảy máu dạ dày.
- Chữa sang chấn tụ máu.
- Chữa rong kinh, rong huyết, dùng cho phụ nữ sau đẻ.
- Giảm đau do sang chấn, mụn nhọt, đạu dạ dày, đau do khí trệ, thống kinh,
đau khớp.
- Bồi bổ cơ thể không kém gì nhân sâm.
- Bột rắc vết thương để cầm máu.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: người huyết hư, không có ứ huyết thì không dùng.

Tên thuốc: Bách thảo sương ( nhọ nồi)


Pulvis Fumi Carbonisatus
Bộ phận dùng: là chất mịn đen bamd vào đáy nồi đun bằng rơm rạ cỏ
khô.
Thành phần hoá học: có cacbon
Tính vị: Cay, ấm.
Quy kinh: Phế, vị, đại trường..
Công năng: Chỉ huyết.
Chủ trị:
- Đi ngoài ra máu: chữa tả lỵ ra máu.
- Chữa chảy máu cam,chảy máu chân răng, dùng thổi vào mũi hoặc sát vào
chân răng.
- Động thai ra máu.
281
- Chữa chốc đầu, trộn với mỡ lợn bôi vào chỗ chốc.
Liều dùng: 2-4g
Kiêng kỵ: không có ứ trệ kiêng dùng.

Tên thuốc: Ô long vĩ ( bồ hóng)


Tên khoa học: Fuligo ligni F. sptendens
Bộ phận dùng: dùng thứ bồ hóng đốt bằng củi ở các lò sưởi, ở các đồ vật gác
lên bếp, không dùng thứ đốt bằng các loại khác: than, quả bàng v.v...
Khi lấy nên phẩy nhẹ bỏ bụi ngoài, lấy thứ vẩy đen đóng đặc ở trong. Bồ
hóng giòn, óng ánh sáng, mùi khó chịu và xốp nhẹ hơn nhọ nồi (Bách thảo
sương).
Thành phần hoá học: nước hoà tan được 2/3, chứa các loại muối ammôn và
các loại muối khác, có pyridin, và một chất đặc biệt vàng, cay và đắng gọi là
asbôlin, trong chất này có pyrocatechol.
Tác dụng: Chỉ huyết, tiêu tích, lợi thuỷ.
Chủ trị:
- Tây y: dùng ngoài trị lác, lở ghẻ, ung nhọt, bị loét, diệt chấy rận, nước bồ
hóng, còn dùng trị phỏng.
- Đông y: trị thổ tả, tích thực, đau bụng, nôn mửa, chảy máu (răng, mũi) mụn
nhọt, thịt thừa trong mũi.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8g.

Tên thuốc: Ngẫu tiết ( ngó sen)


Nodus Nelumbinis Rhizomatis
Bộ phận dùng: là thân rễ hình trụ mọc trong bùn của cây hoa sen Nelumbo
nucifera Gaetn.
282
Họ sen Nelumbonaceae.
Thành phần hoá học: có asparagin 2% acginin, trigonelin, tyrocin, glucoza,
vitamin C, ete photphoric…
Tính vị: đắng chát, bình.
Quy kinh: Tâm, can, vị.
Công năng: Khử ứ chỉ huyết.
Chủ trị:
- Chữa ho ra máu, thổ huyết, chảy máu cam.
- Đại tiện ra máu, rong kinh rong huyết.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Bạch cập


Rhizoma Bletiliae
Bộ phận dùng: là thân rễ phơi khô của cây bạch cấp Bletilla
hyacinthina
Họ lan Orchidaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, chất dính…
Tính vị: đắng, bình.
Quy kinh: Phế
Công năng: Khử ứ chỉ huyết.
Chủ trị:
- Chữa ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu do viêm loét dạ dày, lỵ ra máu,
đau mắt đỏ.
- Đắp ngoài chữa mụn nhọt, bỏng lửa.
Liều dùng: 4-12g

Tên thuốc: Huyết dư thán


283
Crinis carbonisatus
Bộ phận dùng: là tóc người rửa sạch đốt tồn tính thành than.
Họ người Hominidae
Thành phần hoá học: có xystin, chất mỡ, cacbon.
Tính vị: đắng, bình.
Quy kinh: Tâm, can, thận.
Công năng: Chỉ huyết hoạt huyết.
Chủ trị:
- Chữa thổ huyết ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, bí đái.
- Nấu cao dán nhọt làm chóng liền da non.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Tông lư thán ( bẹ móc)


Petilus Trachycarpi Carbonisatus
Bộ phận dùng: là cuống đốt thành than của cây cọ Trachycarpus fortunei
H. Wendl.
Thành phần hoá học: Chưa rõ
Tính vị: đắng sáp, bình
Quy kinh: Phế, can, đại trường.
Công năng: Chỉ huyết
Chủ trị:
- Chữa nôn ra máu, máu cam, lỵ ra máu, rong huyết.
Liều dùng: 4-12g

Tên thuốc: Bồ hoàng


Pollen Typhae
Bộ phận dùng: là phấn hoa của cây cỏ nến Typha orientalis G.A.Stuart
284
Họ Hương Bồ (Typhaceae)
Thành phần hoá học: có flavonoid, chất mỡ 10-30%, chất xitosterin 13%
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: Can, thận, tâm bào lạc.
Công năng: hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu viêm, lợi niệu
Chủ trị:
-Dùng sống ( hoạt huyết, lợi tiểu tiêu viêm): trị bế kinh, thống kinh, đau
do chán thương, trị mụn nhọt, viêm tai giữa, loét miệng, tiểu tiện khó.
-Sao đen: trị thổ huyết, máu cam, ho ra máu, sao đen để cầm máu.
Liều dùng: 6-12g
B_ Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết:

Tên thuốc: Trắc bá diệp


Cacumen Biotae
Bộ phận dùng: là lá phơi khô của cây trắc bá Biola oriensatatis Endl =
Thuja orientalis L.
Họ Trắc bá Cupressaceae
Thành phần hoá học: có tinh dầu, chất đắng, nhựa, fenohobo…
Tính vị: đắng sáp, hàn.
Quy kinh: Phế, can, đại trường.
Công năng: Lương huyết chỉ huyết, táo thấp, lợi tiểu, bổ âm.
Chủ trị:
- Sao đen chỉ huyết: chữa ho ra máu, chảy máu cam.
- Dùng sống chữa khí hư bạch đới do thấp nhiệt, lợi tiểu.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Hoè hoa


285
Flos Sophorae
Bộ phận dùng: là nụ hoa mầu vàng của cây hoè Sophora japonica L
Họ Cánh bướm_ papiltonaceae.
Thành phần hoá học: có Rutin 6-30%
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Can, đại trường
Công năng: Chỉ huyết giải độc.
Chủ trị:
- Chỉ huyết: chữa ho ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ
chảy máu, băng huyết.
- Sao vàng: làm bền thành mạch, chữa cao huyết áp, trị mụn nhọt, viêm họng,
viêm mắt.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Hạ liên thảo (cỏ nhọ nồi)


Herba Ecliptae
Bộ phận dùng: là toàn cây tươi hoặc phơi khô của cây cỏ nhọ nồi
Eclipta alba
Hask.
Họ Cúc (Asteraceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten, ecliptin..
Tính vị: ngọt chua, mát.
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Chỉ huyết, giải độc, bổ thận
Chủ trị:
- Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh, rong huyết, sốt xuất
huyết,
286
- Chữa viêm họng, mụn nhọt.
- Làm mạnh gân cốt, đen râu tóc, răng lung lay.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Hạt mào gà


Bộ phận dùng: là hạt của cây mào gà trắng ( Thanh tương tử)_ Celosia
argentea L và cây mào gà đỏ ( Kê quan hoa)_ Celosia cristata L .
Họ Rau rền (Amaranthaceae).
Thành phần hoá học: có chất béo…
Tính vị: Thanh tương tử: vị đắng, tính hàn
Kê quan hoa: vị ngọt, tính mát
Quy kinh: Thanh tương tử: kinh Can
Kê quan hoa: Can, đại trường
Công năng: Chỉ huyết, tả can hoả.
Chủ trị:
- Chữa xích bạch lỵ, trĩ chảy máu, thổ huyết, nục huyết, tử cung xuất huyết.
- Khứ phong thanh nhiệt, thanh can hoả, sáng mắt: chữa phong nhiệt làm đau
mắt đỏ.
Liều dùng:4-12g
Kiêng kỵ: Người có đồng tử mở rộng không dùng thanh tương tử.
Người không có tích trệ thì không dùng kê quan hoa.

C_ Thuốc cầm máu do tỳ hư:

Tên thuốc: Ngải cứu


Folium Artemisiae Argyi
Bộ phận dùng: là lá phơi khô của cây ngải cứu Arlemisia vulgaris L
287
Họ cúc (Asteraceae)
Thành phần hoá học : tinh dầu, tanin..
Tính vị: đắng, ấm
Quy kinh: Can,tỳ, thận.
Công năng: Điều khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh an thai, cầm máu, thông
kinh giải nhiệt.
Chủ trị:
- Lá khô:
o Chữa đau bụng do lạnh,
o Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn, hoặc do phong hàn
gây động thai.
o Sao chảy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do
tỳ.
o Ngải nhung làm mồi cứu huyệt vị.
- Lá tươi:
o Chữa cảm mạo: sao nóng với rượu, gừng, đánh gió.
o Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau dây thần kinh do lạnh
o Bổ huyết chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi
o Luộc, nấu canh ăn với trứng gà.
Liều dùng: 4-8g dạng khô
30-50g dạng tươi.
Kiêng kỵ: Âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

Tên thuốc: Ô tặc cốt


Os sepiae seu sepiellae
Bộ phận dùng: mai còn nguyên vẹn,trắng, nhẹ, không vụn nát của con mực
Sepiella maindroni de Rochchebrune hoặcSepia esculenta Hoyle
288
Họ Cá mực ( Sepiidae)
Thành phần hoá học: có photphat, cabonat- canxi 83%, naclorua, iot…
Tính vị: mặn, ấm
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc.
Chủ trị:
- Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, rắc vết thương chảy
máu
- Chữa khí hư bạch đới, bế kinh.
- Chữa đau mắt hột, mờ mắt, viêm tai giữa.
- Chữa đau dạ dày.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Âm hư đại nhiệt không dùng.

Thuốc an thần

1. Định nghĩa
Thuốc an thần là những vị thuốc có tác dụng chữa các chứng mất ngủ do
nhiều nguyên nhân:
- Do âm hư, huyết hư, tỳ hư, không nuôi dưỡng tâm, làm tâm không tàng thần
gây hồi hộp mất ngủ.
- Do thận âm không dưỡng can âm, làm can dương vượng, làm than chí
không ổn định, biểu hiện: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phiền táo, cáu
gắt…
2. Phân loại
Dựa vạo 2 nguyên nhân trên chia thuốc an thần làm 2 loại
289
- Dưỡng tâm an thần
- Trọng trấn an thần.
3. Đặc điểm tác dụng của từng loại thuốc

Dưỡng tâm an thần Trọng trấn an thần


Thảo mộc, tỷ trọng nhẹ Khoáng vật, động vật, tỷ
TVQK: bình_ tâm, can, trọng nặng.
thận TVQK: bình_ Tâm, can,
CNCT: dưỡng huyết, bổ thận
can huyết CNCT: tiết giáng, trấn kinh
Chữa: tâm huyết hư, Chữa: các chứng đau đầu
can âm bất túc gây mất hoa mắt chóng mặt, phiền
ngủ hồi hộp, vật vã, táo, dễ cáu gắt, co giật,
hoảng sợ, mồ hôi động kinh…
trộm…

4. Cách dùng
- Phối ngũ: phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân.
o Do âm hư, huyết hư, tỳ hư phối hợp với các thuốc bổ âm, bổ huyết, bổ tỳ.
o Do can phong nội động: phối hợp với thuốc bình can tức phong.
o Do sốt cao gây trằn trọc, vật vã, mất ngủ: phối hợp với thuốc tả hoả…
- Bào chế: Thuốc là khoáng vật, động vật cần đập nhỏ trước khi sắc, sắc cho
kỹ cho ra hết hoạt chất thuốc, không dùng kéo dài.
5.Kiêng kỵ
- Thuốc dưỡng tâm an thần không dùng cho thực chứng.
- Thuốc trọng trấn an thần không dùng cho hư chứng.
6.Các vị thuốc
290
A_ Dưỡng tâm an thần:

Tên thuốc: Toan táo nhân


Semen Zizyphi Sponae
Bộ phận dùng: là nhân hạt cây táo Zizyphus jujuba Lamk.
Họ táo ta ( Rhamnaceae).
Thành phần hoá học: có chứa dầu, saponin 2.52%, acid hữu cơ…
Tính vị: Ngọt, bình
Quy kinh: Tâm, tỳ, can, đởm.
Công năng: Dưỡng tâm an thần, sinh tân chỉ hãn.
Chủ trị:
- Sao cháy để dưỡng tâm an thần, chữa mất ngủ, hồi hộp hay quên.
- Dùng sông có tác dụng sinh tân, chỉ hãn, bổ can đơm, chữa hư phiền, mất
ngủ, tân dich ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi.
Liều dùng: 1-2g dùng sống
6-12g sao cháy.
Kiêng kỵ: Thực tà, uất hoả không nên dùng.

Tên thuốc: Lạc tiên


Passiflora foetida
Bộ phận dùng: là toàn cây bỏ rễ của cây Lạc tiên Passiflora foetida L
Họ lạc tiên ( Passifloraceae).
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: ngọt nhạt, bình
Quy kinh: Tâm, thận.
Công năng: Dưỡng tâm an thần.
Chủ trị:
291
- Dưỡng tâm an thần: chữa mất ngủ, hồi hộp, di tinh.
- Thanh can giải nhiệt: chữa đau nửa đầu, mờ mắt do can nhiệt.
Liều dùng: 15-30g khô.

Tên thuốc: Vông nem ( Hải đồng)


Bộ phận dùng: là lá tươi hoặc khô hoặc vỏ thân ( hải đồng bì) của cây vông
nem Erythrina orientalis (L) Murr hay Erythrina indica Lamk.
Họ cánh bướm ( Papilionaceae)
Thành phần hoá học: có ancoloid độc erithrin, saponin.
Tính vị: đắng, bình
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Lá: an thần
Vỏ thân: an thần, trừ phong thấp
Chủ trị:
- Lá:
o Chữa mất ngủ, không dùng liều cao vì gây độc, khi đó không gây ngủ mà
giãn cơ là chính, có cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được.
o Lá tươi hơ nóng đắp hậu môn trĩ. Giã đắp vết thương chóng liền sẹo.
- Vỏ thân:
o Chữa mất ngủ
o Chữa lưng gối đau nhức, tê liệt.
o Chữa sốt, lở ngứa, thổ tả, lỵ trực khuẩn, lỵ amíp
o Thông tiểu, nhuận tràng.
Liều dùng: Lá 2-4g khô, 20-30g tươi.
Vỏ thân 6-12g
Kiêng kỵ: không có phong, hàn, thấp không dùng.

292
Tên thuốc: Bình vôi
Tuber Stephania rotundae
Bộ phận dùng: là thân củ phơi khô của cây bình vôi Stephania rotunda
Lour
Họ Tiết dê ( menispermaceae)
Thành phần hoá học: có tinh bột, đường, rotundin1.2-1.5%, Các alcaloid là
L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin
Tính vị: đắng hơi ngọt, mát
Quy kinh: Tâm, phế.
Công năng: Trấn kinh an thần
Chủ trị:
- Chữa sốt, đau đầu, mất ngủ.
- Chữa hen, nấc, đau tim
- Chữa đau dạ dày, lỵ amip
Liều dùng: 3-6g

Tên thuốc: Liên tâm ( tâm sen)


Bộ phận dùng: là chồi nảy mầm phơi khô lấy từ hạt của cây sen Nelumbium
speciosum Wild hoặc Nelumbo nucifera Gaertn
Họ Sen ( Nulumbonaceae)
Thành phần hoá học: có ancoroid
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Tâm, thận.
Công năng: Thanh tâm khứ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh.
Chủ trị:
- Chữa tim hồi hộp, mất ngủ.
- Trị thổ huyết, di tinh, mộng tinh.
293
Liều dùng: 4-10g
Kiêng kỵ: âm hư hỏa vượng.

Tên thuốc: Viễn chí


Polygala sp
Bộ phận dùng: Rễ bỏ lõi của cây viễn trí Xiberi Polygala sibirica L hoặc
viễn trí lá nhỏ Polygala tenuiflorum Willd.
Họ viễn chí ( Polygalaceae)
Thành phần hoá học: có senegin A&B, tinh dầu, acid Sylaxylic
Tính vị: cay đắng, ấm
Quy kinh: Tâm, thận.
Công năng: Bổ thận, an thần, hoá đàm
Chủ trị:
- Chữa suy nhực thần kinh, gây hồi hộp, mất ngủ, hay quên, mộng nhiều sợ
hãi.
- Chữa di tinh do thận hư.
- Chữa ho, long đờm, hôn mê xuất huyết não
- Chữa mụn nhọt sưng đau
Giải độc phụ tử.
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Thực nhiệt không nên dùng

Tên thuốc: Bá tử nhân


Semen Bitae
Bộ phận dùng: Nhân trong hạt cây trắc bá Biota orientalis Endl hoặc cây
Thuja orientalis L.
Họ trắc bá ( Cupressaceae)
294
Thành phần hoá học: có chất dầu, chất mỡ.
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: Tâm, tỳ.
Công năng: Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, định thần, chỉ hãn, nhuận tràng.
Chủ trị:
- Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh gây ăn kém, ngủ ít, sút cân,
thiếu máu.
- Chữa ra mồ hôi nhiều do âm hư, khí hư.
- Chữa táo bón.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Ỉa lỏng, đờm nhiều.

B_ Thuốc trọng trấn an thần:

Tên thuốc: Mẫu lệ


Concha Ostreae
Bộ phận dùng: là vỏ hầu, vỏ hà Ostrea sp, đem tán bộ có mầu xanh nhạt,
họ Mẫu lệ (Ostreadae)
Thành phần hoá học: có glycozit. Tanin, acid benzoic, glucoza…
Tính vị: Mặn chát, bình
Quy kinh: Can, đởm, thận.
Công năng: Tư âm , cố sáp, tiềm dương, an thần, hoá đàm, nhuyễn kiên.
Chủ trị:
- Chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt, phiền táo, mất ngủ do cao huyết áp, tiền
mãn kinh
- Chữa cốt nhiệt, đái dầm, di tinh, băng đới, băng huyết, đạo hãn do âm hư.
- Trị mụn nhọt, rắc ngoài da làm vết thương chóng lành
295
- Lợi niệu chữa phù thũng, đau dạ dày do thừa acid
- Lao hạch do đàm hỏa.
Liều dùng: 12-40g
Kiêng kỵ: hư hàn không nên dùng

Tên thuốc: Thạch quyết minh


Concha Haliotidis
Bộ phận dùng: là vỏ có từ 7-13 lỗ, đem nung của một số bào ngư Haliotis
diversicolor Reeve hoặc Haliotis ginantea Reeve và Haliotis ovina
Gmelin.
Họ Bào ngư ( Haliotidae)
Thành phần hoá học: chủ yếu là canxi carbonat
Tính vị: Mặn, bình
Quy kinh: Can, phế
Công năng: Bình can, tiềm dương.
Chủ trị:
- Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, do cao huyết áp, suy nhược thần kinh
- Chữa đau mắt: do viêm màng tiếp hợp cấp, thong manh, thị lực kém.
- TRừ nhiệt, thông lâm: làm giảm sốt, và lợi tiểu.
- Can thận âm hư : gây đỏ mặt, đau đầu hoa mắt, chóng mặt.
Liều dùng: 3-6g dạng nung, tán bột
15-30g dạng đập nhỏ
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt không nên dùng.

Tên thuốc: Chu sa- Thần sa


296
Cinnabaris
Bộ phận dùng: Chu sa và thần sa cùng là một thứ, chu sa thì dạng bột, thần
sa dạng cục của một loại khoáng thiên nhiên có HgS hay HgSe
Thành phần hoá học: chứa HgS, HgSe
Tính vị: Ngọt, hơi hàn
Quy kinh: Tâm
Công năng: Yên hồn phách, định kinh giản, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa mất ngủ, ngủ mê, hay giật minh, hoảng sợ, trẻ em khóc đêm, co giật,
động kinh.
- Chữa di tinh.
- chữa viêm màng tiếp hợp cấp, trị mụn nhọt, giang mai mới phát sinh
Liều dùng: 0.04-1g
Chu sa dùng uống nhất thiết phải thuỷ phi, uống ở dạng bột, viên hoà vào
thang đã sắc, hoặc hấp với tim lợn mà dùng.
Kiêng kỵ: Không thực nhiệt không nên dùng.
Không dùng lửa hay sắc trực tiếp sẽ gây ngộ độc thuỷ ngân.

Thuốc trừ hàn

1. Định nghĩa
Thuốc trừ hàn la những vị thuốc có tính ấm, nóng, để chữa các chứng bệnh
gây ra lạnh trong cơ thể, do phần dương khí suy giảm sút, do tà hàn trúng
vào tạng phủ.
2. Phân loại
Dương khí giảm ghây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát, do đó thuốc trừ
hàn chia làm 2 loại:
297
- Ôn trung trừ hàn: chữa các chứng tỳ vị hư hàn
- Hồi dương cứu nghịch: chữa chứng thoát dương.
3.Tác dụng của từng loại thuốc
- Ôn trung trừ hàn:
+ Chữa rối loại tiêu hoá do tỳ vị hư hàn: đầy bụng nôn mửa, ỉa hảy mãn,
không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì vô
lực.
+ Chữ đau bụng do lạnh: Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn
+ Kích thích tiêu hoá: Trị đầy bụng, châm tiêu ăn uống kém.
- Hồi dương cứu nghịch
o Chữa chứng thoát: do mất nước, mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng
truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn
tuyệt.
o Chữa cơn đau nội tạng, nôn mửa do lạnh.
4.Cách dùng:
- Dạng khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ ( 3-6g/24h).
- Uống thuốc khi còn ấm, kiêng mỡ, thức ăn lạnh và tanh.
- Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng
5. Cấm kỵ
- Chân Nhiệt giả hàn: Truỵ mạch do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Âm hư, tân dịch giảm, thiếu máu, ốm lâu ngày.
6. Các vị thuốc
A_ Thuốc ôn trung trừ hàn:

Tên thuốc: Can khương


Rhizoma zingiberis
Bộ phận dùng: là thân rễ của cây gừng Zingiber officinale Rose
298
Họ Gừng ( Zingiberaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu 2-3%, chất nhựa dầu 5%, chất béo 3.7%,
tinh bột và chất cay.
Tính vị: Cay, ấm
Quy kinh: Tâm, phế, tỳ, vị.
Công năng: Ôn trung trừ hàn.
Chủ trị:
- Chữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư gây đau bụng, đầy bụng buồn nôn, kém ăn,
mệt mỏi_Bài lý trung thang.
- Chữa đau bụng do lạnh: bài đại kiến trung thang.
- Tăng tác dụng của thuốc hồi dương cứu nghịch: Bài tứ nghịch thang.
- Cấm máu ( sao cháy) gọi là thán khương: chữa ho ra máu kéo dài, người
lanh, đi ngoài ra máu do tỳ hư.
- Chữa ho và nôn mửa do lạnh- Bài tiểu thanh long thang.
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Ho do nhiệt, thận trọng với phụ nữ có thai.

Tên thuốc: Thảo quả


Fructus tsaoko
Bộ phận dùng: là quả phơi khô của cây Thảo quả Amomum
aromaticum Roxb
Họ gừng ( Zingiberaceae).
Thành phần hoá học: tinh dầu 1-1.5%...
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Tỳ, vị.
Công năng: Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rét.
Chủ trị:
299
- Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh.
- Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh
- Chữa ho long đờm.
- Chữa sốt rét do tỳ hư: sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn.
Liều dùng: 3-6g

Tên thuốc: Ngải cứu


Folium Artemisiae Argyi
Bộ phận dùng: là lá phơi khô của cây ngải cứu Arlemisia vulgaris L
Họ cúc ( Composilae)
Thành phần hoá học : tinh dầu, tanin..
Tính vị: đắng, ấm
Quy kinh: Can,tỳ, thận.
Công năng: Điều khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh an thai, cầm máu, thông
kinh giải nhiệt.
Chủ trị:
- Lá khô:
o Chữa đau bụng do lạnh,
o Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn, hoặc do phong hàn
gây động thai.
o Sao chảy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do
tỳ.
o Ngải nhung làm mồi cứu huyệt vị.
- Lá tươi:
o Chữa cảm mạo: sao nóng với rượu, gừng, đánh gió.
o Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau dây thần kinh do lạnh
o Bổ huyết chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi
300
o Luộc, nấu canh ăn với trứng gà.
Liều dùng: 4-8g dạng khô
30-50g dạng tươi.

Tên thuốc: Đại hồi


Fructus Foeniculi
Bộ phận dùng: quả chín phơi khô hình bát giác của cây hồi lllicimum
verum Hook.
Họ hồi ( llliciaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Tỳ, vị, can, thận.
Công năng: Ôn trung trừ hàn.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh.
- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá.
- Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương.
Liều dùng: 4-8g
Kiêng kỵ: Không dùng liều cao gây ngộ độc

Tên thuốc: Tiểu hồi


Fructus Foeniculi vulgris
Bộ phận dùng: quả chín phơi khô của cây hồi hương Foenniculum
vulgare Mill
Họ Cần ( apiaceae)
Thành phần hoá học: có chủ yếu là tinh dầu
Tính vị: cay, ấm
301
Quy kinh: Can, tỳ, vị, thận.
Công năng: Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị.
Chủ trị:
- Chữa ăn không ngon, đầy bụng chậm tiêu.
- Chữa đau bụng do lạnh
- Chữa thoát vị bẹn do hàn trệ ở kinh can.
Liều dùng: 4-8g

Tên thuốc: Cao lương khương ( riềng)


Rhizoma Alpinae Officinarum.
Bộ phận dùng: là thân rễ phơi khô của cây riềng Alpinia officinarum
Hance
Họ gừng (Zingiberaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu, chất cay…
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Tỳ, vị.
Công năng: Ôn trung tán hàn, giảm đau, tiêu thực.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng do lạnh: gây đau dạ dày, viêm đại tràng.
- Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa.
- Làm ăn ngon, chóng tiêu.
- Nhai sống chữa đau răng.
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắc loạn.

Tên thuốc: Sả
Cymbopogon nardus
302
Bộ phận dùng: là lá, củ dạng tươi khô của cây sả Cymbopogon sp
Họ Lúa ( Poaceae).
Thành phần hoá học: tinh dầu citral, limonen, isopulegol, acid citronellic,
acid cuea geranium và (-camphoren).
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Tỳ, vị.
Công năng: Phát hãn giải biểu, kích thich tiêu hoá.
Chủ trị:
- Lá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu.
- Củ thông tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu hoá.
- Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu.
Liều dùng: 15-30g

Tên thuốc: Đinh hương


Flos caryophylatac
Bộ phận dùng: là nụ hoa phơi khô của cây đinh hương Syzygium
aromatincum L Merill. Et L. Parry hoặc cây Eugenia caryphyllata
Thunb
Họ Sim ( Myrtaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu 14-21%
Tính vị: Cay, ấm.
Quy kinh: Phế, thận, tỳ, vị.
Công năng: Ôn trung trừ hàn, phá khí giáng nghịch.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt.
- Bôi ngoài chữa tràm, lở, nhai đinh hương đề phòng dịch.
- Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng.
303
- Dùng chín có tác dụng chỉ huyết.
Liều dùng: 1-4g.
Khi sắc thuốc được rồi mới cho đinh hương vào.
Kiêng kỵ: Kỵ lửa, không phải hư hàn không dùng.

Tên thuốc: Ngô thù du


Fructus Evodiae
Bộ phận dùng: là quả chín phơi khô qua thuỷ bào của cây ngô thù du Evodia
rutaecarpa ( Juss).
Họ cam ( Rutaceae).
Thành phần hoá học: có 0.4% tinh dầu
Tính vị: cay đắng, ấm ( hơi có độc)
Quy kinh: Tỳ, vị, can, thận.
Công năng: Ôn trung trừ hàn, chỉ thống.
Chủ trị:
- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, ăn không tiêu.
- Chữa đau đầu, đau răng, đau mình mẩy, lưng gối mềm yếu.
- Chữa cảm lạnh, lở ngứa
Liều dùng: 1-3g dạng bột, 4-6g dạng sắc.
Kiêng kỵ: Không phải hàn thấp không dùng.

Tên thuốc: Xuyên tiêu


Zanthoxylum nitidum
Bộ phận dùng: là vỏ quả đã nở mắt của cây xuyên tiêu Zanthoxylum sp
Họ Cam ( Rutaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu, chất thơm, chất đắng.
Tính vị: Cay, ấm
304
Quy kinh: Phế, tỳ, thận.
Công năng: Ôn trung tán hàn, trục thấp trợ hoả, tẩy giun.
Chủ trị:
- Chữa bụng lạnh đau, thổ tả, kích thích tiêu hoá.
- Tẩy giun sán, đau nhức răng.
- Rễ gọi là Hoàng lực: chữa sốt làm ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, tê thấp.
Liều dùng: Quả 3-6g
Rễ 4-8g.

B_ Thuốc hồi dương cứu nghịch:

Tên thuốc: Ô đầu - Phụ tử


Aconiyum- Radix aconiti
Bộ phận dùng: Rễ củ của cây ô đầu Aconitum chinense= Acinitum
carmichaeli= Aconitum fortunei Hemsl
Họ Hoàng liên ( Raununculaceae).
Ô đầu (củ mẹ) ngâm rượu xoa bóp chữa bệnh chan tay nhức mỏi, bán thân
bất toại, mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành.
Phụ tử ( củ con của cây ô đầu) phải chế mới dùng được. Độ độc giảm dần từ
Diêm phụ ( trị bán thân bất toại), Hắc phụ ( trị hồi dương cứu nghịch), Bạch
phụ ( trị đàm trừ ho)
Thành phần hoá học: có chất aconiti gây độc mạnh
Tính vị: cay ngọt, đại nhiệt
Quy kinh: 12 kinh
Công năng: Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong thấp.
Chủ trị:

305
- Chữa choáng truỵ mạch, bỗng dưng dương khí thoát, mạch vi muốn tuyệt:
dùng bài tứ nghịch thang.
- Chữa đau lưng mỏi gối, di tinh, di niệu, liệt dương.
- Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư.
- Trị cước khí thuỷ thũng ( phù do thận dương hư)
- Chữa đau khớp, đau dây thần kinh do lanh, chân tay tê mỏi.
Liều dùng: 4-12g
Phối hợp với can khương, cam thảo sắc kỹ để tránh ngộ độc
Kiêng kỵ: Âm hư, có thai không nên dùng
Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm.

Tên thuốc: Quế nhục


Cortex cinnamomi
Bộ phận dùng: Là vỏ thân từ 5 tuổi trở lên của cây quế cinnamomum
obtusifolium Nees và một số loại quế khác như Cinnamomum cassia
Blume, cinnamomum zeylanicum Breyn)
Họ Long não (Lauraceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu 1-15%, tinh bột, chất nhày, tanin, chất
mầu.
Tính vị: cay ngọt, đại nhiệt
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá.
Chủ trị:
- Truỵ mạch do mất nước mất máu.
- Chữa di tinh liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê lạnh.
- Chữa phù do viêm thận mãn.
- Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ.
306
- Chữa đầy bụng, ăn chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảy do lạnh.
- Chữa đau mắt, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không vỡ.
Liều dùng: 3-6g
Kiêng kỵ: Âm hư, có thai không nên dùng.

Thuốc bình can tức phong


1. Định nghĩa
Thuốc bình can tức phong là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh
do nội phong gây ra.
- Nguyên nhân sinh nội phong
o Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật
o Do thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, làm can dươg vượng, gây
nhức đầu hoa mắt, chóng mặt…
o Do huyết hư nên can huyết cũng hư, làm chân tay run, co giật, bán thân bất
toại.
2. Tác dụng: chấn kinh tiềm dương.
- Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can hoả vượng, hay gặp ở bệnh cao
huyết áp, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền mãn kinh.
- Chữa chứng co giật do sốt cao, sản giật, động kinh.
- Chữa đau khớp, đau thần kinh ( do can phong đi vào kinh lạc)
3. Cách dùng
- Chú ý tính hàn nhiệt của thuốc với tính hàn nhiệt của bệnh
- Chứng âm hư, huyết hư mà dùng thuóc có tính ôn, nên thận trọng vì gây táo
làm mất thêm tân dịch.
- Phối ngũ: với các thuốc trị nguyên nhân
o Sốt cao co giật, phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả.
o Âm hư, huyết hư, phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết.
307
o Mất ngủ, co giật động kinh phối hợp với thuốc trọng trấn an thần.
o Đau khớp đau thần kinh, phối hợp với thuốc thông kinh hoạt lạc.
4. Kiêng kỵ: hư chứng
5. Các vị thuốc
Hàn Bình Ôn
Câu đằng Bạch cương tàm Ngô công
Thuyền thoái Thiên ma, toàn Bạch tật lê
yết.

Tên thuốc: Câu đằng


Ramulus Uncariae Cum Unis
Bộ phận dùng: là cành có gai móc câu phơi khô của cây Câu đằng
Uncaria sp
Họ Cà phê ( Rubiaceae).
Thành phần hoá học: có Rhinchophyllin, isorhinchophyllin….
Tính vị: ngọt, hàn
Quy kinh: Can, tâm bào lạc
Công năng: Bình can trấn kinh, giải độc
Chủ trị:
- Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt do cao huyết áp.
- Chữa sốt cao co giật, trẻ em khóc dạ đề.
- Chữa sốt phát ban, xích bạch đới, làm mọc các nốt ban chẩn như sởi, thuỷ
đậu.
Liều dùng: 12-16g
Khi sắc thuốc gần được mới cho câu đằng vào đun sôi sau 15 phút là
được.

308
Tên thuốc: Thuyền thoái
Periostracum Cicadac
Bộ phận dùng: là xác của con ve sầu ở dưới đất chui lên phơi khô không
dập nát Leptopsaltria tuberosa Sigr hay Gaeana maculata Drury.
Họ Ve sầu ( Cicadidae)
Xác lột con ve sầu có 2 loại:
- Kim thuyền thoái: Xác ve có mầu vàng là tốt nhất
- Thuyền hoa: Xác ve có mầm cỏ bên trong vì rơi xuống đất.
Thành phần hoá học: có kitin…
Tính vị: ngọt mặn, hàn.
Quy kinh: Can, phế.
Công năng: Bình can trấn kinh, giải độc, tán phong nhiệt, tuyên phế.
Chủ trị:
- Chữa co giật do sốt cao, uốn ván, trẻ con kinh giản, khóc dạ đề.
- Chữa cam phong nhiệt gây sốt, đau đầu choáng váng.
- Chữa ho cảm mất tiếng do viêm họng, viêm thanh quản.
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm tai giữa, viêm màng tiếp hợp, làm mọc các nốt
ban chẩn như sởi, thuỷ đậu..
Liều dùng: 1-3g
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai

Tên thuốc: Bạch cương tàm


Bombyx Batryticatus
Bộ phận dùng: là con tằm bị bệnh do vi khuẩn Batrylis Basinna chế cứng có
sắc trắng như vôi có Tên khoa học là Bombyx mori L, Họ Tằm tơ (
Bombycidae)
Thành phần hoá học: có độ tro 6.34%, chất protid 67%, chất béo 4.5%...
309
Tính vị: cay mặn, bình
Quy kinh: Tâm, phế, can, tỳ.
Công năng: Khứ phong, hoá đàm, tán kết.
Chủ trị:
- Chữa cảm phong nhiệt gây sốt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
- Chữa co giật, trẻ em khóc đêm, hay giật mình, tai biến mạch máu não.
- Chữa ho cảm mất tiếng do viêm thanh quản, ho lâu ngày do viên phế quản
mãn.
- Chữa lao hạch, dùng ngoài chữa lở ngứa, dị ứng, sạm da do suy tuỷ thượng
thận
- Bổ thận dương: chữa liệt dương, xích bạch đới, băng huyết.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Huyết hư, không phải phong tà không nên dùng.

Tên thuốc: Thiên ma


Rhizoma Gastrodiae
Bộ phận dùng: là thân củ phơi khô của cây thiên ma Gastrodia elata Bl
Họ Lan (Orchidaceae)
Thành phần hoá học: có chất dính, tro, tro của rễ có ocid canxi, ocid
magie…
Tính vị: cay, bình
Quy kinh: Can
Công năng: Bình can trấn kinh.
Chủ trị:
- Chữa co giật trẻ em
- Chữa cao huyết áp, gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
- Chữa liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
310
- Chữa đau khớp, đau thần kinh
- Chữa ho và long đàm.
Liều dùng: 3-6g

Tên thuốc: Toàn yết ( bọ cạp)


Scorpio
Bộ phận dùng: là toàn thân con bọ cạp Buthus sp
Họ Bọ cạp ( buthidae)
Thành phần hoá học: có chất béo, albumin…
Tính vị: mặn cay, bình (có độc)
Quy kinh: Can
Công năng: Bình can trấn kinh, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa trẻ con kinh giản, uốn ván, bị cam r méo miệng, bán thân bất toại.
- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau bụng do lạnh.
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, chảy mủ tai, trĩ, rắn cắn.
Liều dùng: 3-4con/ ngày hoặc 3-8 đuôi/ ngày dạng sắc hoặc bột.

Tên thuốc: Ngô công ( con rết)


Scolopendra
Bộ phận dùng:là con khô đã bỏ đầu đuôi của con rết Scolophendra
morsitans L.
Họ Rết ( Scolopendradae)
Thành phần hoá học: có hai chất độc gần giống chất độc của nọc ong.
Có chất đạm 70%, độ tro hơn 4%.
Tính vị: cay, ấm ( có độc)
Quy kinh: Can
311
Công năng: Bình can, phá huyết, giải độc của rắn.
Chủ trị:
- Chữa trẻ em co giật, uốn ván, bán thân bất toại.
- Truỵ thai, sang nhọt, lao hạch, rắn hoặc sâu trùng độc cắn ( bôi)
Liều dùng: 2-6g
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai.

Tên thuốc: Bạch tật lê


Fructus Tribuli
Bộ phận dùng: là quả chín phơi khô, sao cho cháy gai của cây bạch tật lê
Tribulus terrestris L.
Họ Tật lê ( ygophyllaceae)
Thành phần hoá học: có dầu béo 3.5%, tinh dầu, chất nhựa, saponin,
phylloetythrin…
Tính vị: đắng, ấm
Quy kinh: Can, phế
Công năng: Bình can, tán phong, hành huyết, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa nhức đầu hoa mắt do cao huyết áp.
- Chữa ngực sườn đầy tức, sữa không xuống, kinh nguyêt không đều, thống
kinh.
- Chữ đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt do can hoả ( viêm màng tiếp
hợp cấp)
- Chữa lỵ, loét miệng, giải dị ứng, chảy máu cam.
- Bổ thận: trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu.
Liều dùng: 12-16g
Kiêng kỵ: huyết hư, khí yếu không nên dùng.
312
Thuốc thanh nhiệt
1. Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn lương để chữa bệnh gây
chứng nhiệt trong người.
Do nhiều nguyên nhân gây ra :
- Thực nhiệt:
o Do hoả độc nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp
o Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục.
o Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.
- Huyết nhiệt:
o Do tạng nhiệt ( cơ địa dị ứng)
o Do ôn nhiệt xâm phạm vạo phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc
thần kinh, rối loạn thành mạch. Thường là những biến chứng trong giai đoạn
toàn phát của các bệnh nhiễm khuẩn.
2. Phân loại
Dựa vào nguyên nhân chialàm 5 loại:
- Thanh nhiệt tả hoả.
- Thanh nhiệt lương huyết.
- Thanh nhiệt giải độc.
- Thanh nhiệt táo thấp
- Thanh giải thử: + Thanh nhiệt giải thử
+ Ôn tá thử thấp.
3. Cách dùng
- Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý. Nếu ở biểu bệnh vẫn còn mà đã xuất hiện lý
chứng thì phải kết hợp “ biểu lý song giải”.
313
- Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài.
- Phối ngũ:
o Các vị thuốc thanh nhiệt có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối với thuốc
hành khí kiện tỳ.
o Các vị thuốc thanh nhiệt vị đắng tính hàn, gây khô táo, làm mất tân dịch,
phải phối với thuốc bổ âm sinh tân
- Liều lượng
o Bệnh mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao
o Bệnh nặng dùng liều cao, bệnh nhẹ dùng liều thấp.
- Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng.
4. Cấm kỵ
- Bệnh thuộc biểu
- Dương hư, chân hàn giả nhiệt
- Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng.
A. Thuốc thanh nhiệt tả hoả ( thuốc hạ sốt)
a. Định nghĩa:
Thuốc thanh nhiệt tả hoả là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do
hoả độc nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật
vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hồng sác.
b. Tác dụng
- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh,
vận mạch.
- Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.
c. Cách dùng:
- Là thuốc chữa triệu chứng, phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
- Người thuộc hư chứng, phối hợp với thuốc bổ.
d. Kiêng kỵ
314
- Người tỳ vị hư hàn.
e. Các vị thuốc: đa số có tính hàn quy kinh phế, vị.
Tên thuốc: Thạch cao ( bạch hổ)
Gypsum Fibrosum
Bộ phận dùng: là loại đá chủ yếu là calci sunfat ngậm nước
Thành phần hoá học: có CaSO4
Tính vị: ngọt cay, đại hàn
Quy kinh: Phế, vị
Công năng: Tả hoả, trừ phiền chỉ khát.
Chủ trị:
- Dùng sống để uống: chữa sốt cao, khát nước, ho do phế nhiệt, vị ẩu gây
nhức đầu, đau răng.
- Dùng ngoài nung cho mất nước : chữa lở loét, ,eczema, vết thương nhiều
mủ. Tây y dùng bó bột.
Liều dùng: 12-80g dạng bột hay mài với nước, hoặc hoà vào thang đã sắc
để uống
Kiêng kỵ: không có thực nhiệt , tỳ vị hư nhựơc không nên dùng.
Không dùng lửa sao sấy trực tiếp, vì thạch cao mất nước uống vào sẽ tắc
ruột chết

Tên thuốc: Chi tử ( dành dành)


Frutuc Gardeniae
Bộ phận dùng: là quả chín của cây dành dành Gardenia florida L =
Gardenia jasminoides Ellis.
Họ cà phê ( Rubiaceae)
Thành phần hoá học: có gacdenin, xeroxetin, tinh dầu, chất nhày…
Tính vị: đắng, hàn
315
Quy kinh: Can, phế, vị.
Công năng: Tả hoả, lương huyết, lợi niệu.
Chủ trị:
- Dùng sống hoặc sao vàng để tả hoả: Sốt cao vật vã, hoàng đản, đau mắt đỏ
do can hoả ( dùng lá tươi đắp mặt).
- Sao cháy để chỉ huyết: viêm dạ dày, chảy máu dạ dày ( uống với nước
gừng), sốt cao chảy máu ( nục huyết, tiện huyết, xuất huyết)
Liều dùng: 10-20g sắc uống.

Tên thuốc: Trúc diệp ( lá tre)


Folium Bambusae
Bộ phận dùng: lá phơi khô hoặc dùng tươi của cây tre Bambusa, cây vầu
Phyliostachys.
Họ Lúa ( Poaceae)
Thành phần hoá học: chưa rõ
Tính vị: cay đạm, hàn
Quy kinh: Tâm, phế, vị.
Công năng: Tả hoả, trừ phiền.
Chủ trị:
- Sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, nôn mửa, trằn trọc, mất ngủ.
- Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng, viêm phế quản.
Liều dùng: 10-20g sắc uống hoặc xông.

Tên thuốc: Hạ khô thảo


Spica Prunellae
Bộ phận dùng: là hoa bỏ cuống và lá phơi khô của cây hạ khô thảo bắc
Prunella vulgaris L.
316
Họ Bạc hà ( Lamiaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu, muối vô cơ…
Tính vị: đắng cay, hàn
Quy kinh: Can, đởm.
Công năng: Thanh can hoả, hoạt huyết, lợi niệu.
Chủ trị:
- Hạ sốt, cao huyết áp, viêm gan virus, đau mắt kèm đau nửa đầu.
- Chữa rong huyết, chấn thương (đắp ngoài) , lao hạch, giải dị ứng.
- Chữa đái buốt đái rắt, đái ra máu.
Liều dùng: 10-20g sắc uống.
Kiêng kỵ: âm hư, ăn uống kém

Tên thuốc: Thảo quyết minh ( hạt muồng muồng)


Semen Cassiae
Bộ phận dùng: là hạt phơi khô của cây thảo quyết minh Casia tora L.
Họ Vang ( Caesalpiniaceae)
Thành phần hoá học: có antraglucosid, chất béo, chất nhày, protid, rein
crysophanola…
Tính vị: mặn, bình.
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Bình can, nhuận tràng.
Chủ trị:
- Sao vàng: nhuận tràng, chữa táo bón.
- Sao cháy: bình can chữa đau đầu, hoa mắt, mất ngủ do cao huyết áp, đau
mắt đỏ do can hoả, hạ sốt.
- Lá tươi sát ngoài chữa hắc lào
Liều dùng: 10-20g, sắc uống
317
Tên thuốc: Tri mẫu
Rhizoma Anemarrhenae
Bộ phận dùng: là thân rễ phơi khô của cây tri mẫu Anemarhena
asphodeloides Bge.
Họ tri mẫu (Asphodelaceae)
Thành phần hoá học: có saponin, chất dính, chất đường, chất thơm, chất
béo.
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Phế, vị, thận
Công năng: Tả hoả,tư âm, nhuận trường.
Chủ trị:
- Hạ sốt, khát nước ( do sốt cao kéo dài, tiêu khát)
- Chữa ho khan, nhức xương, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đại tiểu tiện không lợi
Liều dùng: 6-12g, sắc uống.

B. Thanh nhiệt lương huyết


a. định nghĩa:
thuốc thanh nhiệt lương huyết là những vị thuốc để chữa các chứng do
huyết nhiệt gây ra.
b. Tác dụng
- Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát có biến chứng dẫn đến thần
kinh, vận mạch.: gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật, hay chảy máu
như thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn.
- Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt
- Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ phục hồi của bệnh
nhân nhiễm khuẩn.
318
c. Cách dùng
- Là thuốc chữa triệu chứng phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân, như
thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp.
- Để tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp với thuốc khu phong.
- Để tăng tác dụng phối hợp với thuốc bổ âm.
d. Cấm kỵ: tà còn ở khí phận, tỳ hư.
e. Các vị thuốc : đa số là ngọt, hàn quy kinh tâm, can, thận. và thuốc đều sinh
tân dịch.

Tên thuốc: Sinh địa


Radix Rehmanniae
Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô cây sinh địa Rehmannia Glutinosa
(Gaertn)
Họ hoa mõn chó - Scrophulariaceae
Thành phần hoá học: có manit, rehmanin, chất đường và caroten.
Tính vị: ngọt đắng, hàn
Quy kinh: Tâm, can, thận, tiểu trường.
Công năng: Lương huyết giải độc, điều kinh, an thai.
Chủ trị:
- Chữa sốt kéo dài mất tân dịch, sốt cao, gây chảy máu,
- Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan.
- Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn.
- Chữa ho do phế âm hư, táo bón do tân dịch mất, khát nước do đái tháo
đường.
Liều dùng: 12-64g, sắc uống.

Tên thuốc: Huyền sâm


319
Radix Scrophulariae
Bộ phận dùng: rễ củ phơi khô của cây huyền sâm Scrophularia
buergeriana Miq.
Họ hoa mõn chó_ Scrophulariaceae.
Thành phần hoá học: Scrophularin, ancaloit, asparagin, tinh dầu, acid béo và
các chất đường.
Tính vị: đắng mặn, hàn.
Quy kinh: Phế, thận.
Công năng: Lương huyết, giải độc, nhuyễn kiên.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao vật vã, khát nước, táo bón do mất tân dịch.
- Chữa sốt phát ban, viêm họng, mụn nhọt, tràng nhạc.
Liều dùng: 10-20g, sắc uống.
Kiêng kỵ: kỵ đồng gây tổn huyết, bại thận gây bạc tóc.

Tên thuốc: Bạch mao căn (rễ cỏ tranh)


Rhizoma Imperarae.
Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô sắc vàng ngà của cây cỏ tranh Imperata
cylindrica P, Beauv.
Họ Lúa_ Poaceae
Thành phần hoá học: có đường glucoza, fructoza, acid hữu cơ…
Tính vị: ngọt, hàn.
Quy kinh: Phế,vị
Công năng: Lương huyết, lợi niệu.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, chảy máu: chữa chảy máu cam, ho ra
máu, tiểu tiện ra máu.
320
- Chữa viêm phế quản co thắt.
- Chữa đái buốt, đái rắt, đái máu, hoàng đản.
Liều dùng: 10-40g/ ngày.
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai.

Tên thuốc: Mẫu đơn bì (đan bì)


Cortex Moutan
Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi khô của cây mẫu đơn Paeonia suffuticosa
Andr.
Họ Hoàng liên _ Ranunculaceae.
Thành phần hoá học: có glucozit, glucoza, tanin, acid benzoic…
Tính vị: cay đắng, hàn.
Quy kinh: Tâm, can , thận.
Công năng: Lương huyết, hoạt huyết.
Chủ trị:
- Dùng sống: chữa sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng do sang
chấn.
- Tẩm rượu sao: chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, một số bệnh sau
sinh đẻ.
- Sao cháy: cầm máu khi chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu.
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Tên thuốc: Địa cốt bì


Cortex Lycii.
Bộ phận dùng: vỏ rễ cây khởi tử Lycium chinense Mill
Họ Cà _ Solaceae.
321
Thành phần hoá học: có chất đắng…
Tính vị: Ngọt, hàn
Quy kinh: Phế, can, thận, tam tiêu.
Công năng: Lương huyết, thanh phế dưỡng âm.
Chủ trị:
- Sốt cao chảy máu: chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu huyết..
- Ho do viêm phế quản cấp và mãn.
- Nhức trong xương, lao nhiệt ra mồ hôi, phiền nhiệt, tiêu khát.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: phần vinh không nhiệt và nội tạng hàn kiêng dùng

C_ Thuốc thanh nhiệt giải độc


a. Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh
do hoả độc nhiệt độc gây ra.
b. Tác dụng
- Trị ho do phế nhiệt: viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản….
- Trị mụn nhọt, chốc lở, dị ứng…
- Hạ sốt do nhiễm khuẩn.
- Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm tuyến vú, chữa các vết
thương…
c. Cách dùng:
- Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt, khi kê đơn số vị thuốc ít nhất
là 2 và nhiều nhất là 4.
- Phải phối hợp vớicác thuốc chữa triệu chứng:
o Để chống viêm phối hợp với thuốc hoạt huyết
o Để hạ sốt phối hợp với thuốc tả hoả, nhuận tràng, lợi niệu.
322
o Để sinh tân chống tái phát, phối hợp với thuốc lương huyết
d. Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ.
e. Các vị thuốc: đa số có vị đắng, hàn quy kinh can, phế, vị. Đều gây táo.

Tên thuốc: Kim ngân ( nhẫn đông)


Flos Lonicerae
Bộ phận dùng: dùng hoa chớm nở của cây kim ngân( kim ngân hoa), cành
lá( Kim ngân đằng) phơi khô Lonicera japonica Thunb.
Họ Kim ngân_ Caprifoliaceae.
Thành phần hoá học: có inozit 1%, luteolin, saponin, chất chát…
Tính vị: ngọt, hàn.
Quy kinh: Tâm, phế, tỳ, vị.
Công năng: Giải độc, táo thấp.
Chủ trị:
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, ho do phế nhiệt, hạ sốt.
- Chữa lỵ trực khuẩn, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt.
- Chữa đau khớp ( dùng cành lá)
Liều dùng: 12-16g dạng khô- 20-50g dạng tươi, sắc uống
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không có thực nhiệt không nên dùng

Tên thuốc: Bồ công anh


Herba Taraxaci
Bộ phận dùng: là lá tươi hay phơi khô của cây bồ công anh Lacluca
indica L.
Họ Cúc_ Asteraceae.
Thành phần hoá học: Có Lactuxerin, chất đăngs, acid lacturic…
Tính vị: đắng ngọt, hàn.
323
Quy kinh: Can, vị.
Công năng: Giải độc, táo thấp, lợi niệu.
Chủ trị:
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm mắt, tràng nhạc thì phối hợp với hạ khô thảo,
viêm vú dùng lá tươi vắt nước uống bã đắp vào nơi vú sưng.
- Chữa đái buốt, đái rắt, phù do viêm đường tiết niệu
- Chữa đau dạ dày, ăn kém tiêu.
- Nước tiểu đục: Dùng Bồ công anh với Kim tiền thảo và Bạch mao căn.
Liều dùng: 10-20g dạng khô- 50-100 dạng tươi.
Bồ công anh dùng thứ mới, tốt hơn để lâu ngày.

Tên thuốc: Xạ can ( rẻ quạt)


Bộ phận dùng: là rễ phơi khô của cây xạ can Belamcanda sinensis (L) D. C
Họ Lay Ơn (Iridaceae)
Thành phần hoá học: chứa Belamcandin, Tectoridin, Iridin v.v...đều có tính
chất Glucosid
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Can, phế
Công năng: Giải độc, lợi niệu.
Chủ trị:
- Chữa ho do phế nhiệt, hạ sốt, mụn nhọt, tràng nhạc, sưng vú, thống kinh.
- Chữa phù, bí đại tiểu tiện.
Liều dùng: 3-6g, sắc uống.

Tên thuốc: Sài đất


Herba Wedeliae Chinensis

324
Bộ phận dùng: là toàn cây bỏ rễ phơi khô của cây sài đất Wedelia
calendulacea Less.
Họ Cúc (Asteraceae)
Thành phần hoá học: Có ưedelacton 0.05%, tinh dầu, muối vô cơ…
Tính vị: đắng, mát.
Quy kinh: Can, phế, thận.
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, viêm cơ.
Liều dùng:25-30g dạng khô- 100g dạng tươi.

Tên thuốc: Ngư tinh thảo ( diếp cá, rấp cá)


Herba Houttuyniae
Bộ phận dùng: là toàn cây tươi hay phơi khô của cây diếp cá Houttuynia
cordata Thunb.
Họ Lá Giấp (Saururaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu0.005%, acid caprinic, cocdarin…
Tính vị: cay, hàn. ( hơi có độc vì làm phồng da)
Quy kinh: Phế
Công năng: Giải độc, táo thấp.
Chủ trị:
- Trị mụn nhọt, áp xe phổi, viêm mắt do trực khuẩn mủ xanh, trĩ chảy máu.
- Chữa đái buốt đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo.
Liều dùng: 10-20g dạng khô- 40-60g dạng tươi.

Tên thuốc: Liên kiều


Fructus Forsythiae
325
Bộ phận dùng: là quả chín ( xanh) phơi khô của cây liên kiều Forsythia
suspensa Vahl.
Họ nhài_ Oleaceae.
Thành phần hoá học: có 4.89% saponin, ancaroid 0.20%, phylirin, vitamin P

tinh dầu.
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Đởm, đại tràng, tam tiêu.
Công năng: Giải độc, táo thấp.
Chủ trị:
- Chữa sốt cao, vật vã mê sảng, mụn nhọt, sưng vú, tràng nhạc.
- Chữa đái buốt, đái rắt do viêm bàng quang, niệu đạo.
Liều dùng: 10-30g

Tên thuốc: Sâm đại hành ( tỏi đỏ, sâm cau)


Bộ phận dùng: củ tươi hay phơi hoặc sây khô của cây tỏi đỏ làm thuốc với
Tên khoa học: Eleutherinis shbaphylla Gagnep, Họ Lay dơn ( Iridaceae)
Thành phần hoá học: có eleutherin, eleutherola và một chất gọi Ex.
Tính vị: ngọt nhạt, mát.
Quy kinh: Phế, can, thận.
Công năng: Giải độc, bổ huyết.
Chủ trị:
- Chữa các bệnh ngoài da; mụn nhọt, chốc lở, chàm nhiễm khuẩn, viêm da có
mủ, tổ đỉa, vẩy nến…
- Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng cấp và mãn tính.
- Chữa thiếu máu: da xanh, mệt mỏi.
Liều dùng: 4-12g dạng khô_ 12-30g dạng tươi.
326
D_ Thuốc thanh nhiệt táo thấp.
a. Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh
do thấp nhiệt gây ra.
b. Tác dụng
- Chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, viêm
niệu đạo, viêm lơét tử cung, viêm tinh hoàn…
- Nhiễm khuẩn tiêu hoá: đau dạ dày, viêm gan mật, lỵ trực khuẩn, lỵ amip…
- Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, ghẻ lở nhiễm khuẩn.
- Chữa viêm tuyến mang tai ( bệnh quai bị)
c. Cách dùng
- Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất.
- Phải phối hợp với thuốc chữa triệu chứng
o Sốt co phối hợp với thuốc hoạt huyết, chỉ huyết.
o Co thắt gây mót rặn đái rắt, phối hợp với thuốc hành khí.
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp có tác dụng giải độc, ngược lại thuốc thanh nhiệt
giải độc có tác dụng táo thấp.
d. Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn.
e. Các vị thuốc: đa số vị đắng, hàn quy kinh tâm, tỳ, phế, thận Và thuốc đều
gây mất tân dịch.

Tên thuốc: Hoàng cầm


Radix Scutellariae
Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis
Georg.
327
Họ Bạc hà Lamiaceae.
Thành phần hoá học: Có scutenlarin, baleailin…
Tính vị: đắng, hàn
Quy kinh: Tâm, phế, can, đởm, đại trường.
Công năng: Táo thấp, giải độc, an thai.
Chủ trị:
- Chữa lỵ trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, hoàng đản.
- Ho do phế nhiệt: viêm phổi, viêm phế quản.
- Hạ sốt khi lúc sốt nóng lúc sốt rét gọi là hàn nhiệt vãng lai.
- An thai khi sốt nhiễm khuẩn gây động thai.
- Chữa cao huyết áp gây đau đầu mất ngủ; không có tác dụng giãn cơ trơn làm
tăng huyết áp.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Hoàng cầm ghét sinh khương

Tên thuốc: Hoàng liên


Rhizoma coptidis
Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô của cây hoàng liên chân gà Coptis
teeta Wall.
Họ hoàng liên – Ranunculaceae.
Thành phần hoá học: ancaroid 5-8%....
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Tâm, can, đởm, tiểu trường.
Công năng: Táo thấp, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa lỵ trực khuẩn, lỵ amip, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp
- Chữa mụn nhọt, viêm mắt, mê sảng, mất ngủ, nôn, chảy máu do sốt cao.
328
- Giải độc ba đậu, khinh phấn.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Tỳ hư, ỉa chảy do lên đậu không dùng.
Phụ nữ có thai thận trọng vì berberin gây co bóp tử cung làm xảy thai.

Tên thuốc: Hoàng bá


Cortex Phellodendri
Bộ phận dùng: là vỏ cây hoàng bá Phellodendron chinenses Schneid.
Họ cam_ Rutaceae.
Thành phần hoá học:
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Bàng quang, đại trường.
Công năng: Táo thấp, giải độc, trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm khuẩn, trĩ, hoàng đản
- Trị lâm lậu, xích bạch đới: viêm bàng quang, âm đạo, tử cung…
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, viêm vú, viêm mắt, đắp vết thương…
- Chữa thấp khớp cấp có sưng nóng đỏ đau.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Không phải các chứng thực hoả, tỳ hư không nên dùng.

Tên thuốc: Nhân trần


Herba Artemisiae Scopariae
Bộ phận dùng: toàn cây phơi khô cây nhân trần Adenosma caeruleum R.Br
Họ Hoa Mõm Chó (Scruphulariaceae)
Thành phần hoá học: có Kali nitrat, saponin, glucosid, tinh bột…
Tính vị: đắng, bình.
329
Quy kinh: Can, đởm, bàng quang.
Công năng: Táo thấp, phát hãn, lợi tiểu.
Chủ trị:
- Chữa hoàng đản nhiễm khuẩn thể dương hoàng.
- Chữa cảm phong nhiệt làm ra mồ hôi, lợi tiểu.
- Dùng cho phụ nữ sau đẻ, giúp ăn ngon cơm, chóng hồi phục sức khoẻ.
Liều dùng: 8-16g

Tên thuốc: Khổ sâm


Radix sophorae flavescentis
Bộ phận dùng: dùng lá của cây khổ sâm cho lá Croton tonkinensis
Gagnep.
Họ Thầu dầu_Euphorbiaceae.
Thành phần hoá học: có Xitizin, martin…
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Tâm, tỳ, thận.
Công năng: Táo thấp, giải độc.
Chủ trị:
- Chữa đau dạ dày, đầy bụng, tiêu hoá kém, lỵ trực khuẩn, hoàng đản, đái rắt,
đái máu do viêm bàng quang.
- Chữa mụn nhọt, dị ứng, tràm, lở ngứa..
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Cỏ sữa


Bộ phận dùng: toàn thân lá phơi khô của cây cỏ sữa lá nhỏ Herba
Euphorbiae Thymifoliae và cỏ sữa lá to Euphorbia hirta L.
Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae
330
Thành phần hoá học: tinh dầu
Tính vị: đắng, mát.
Quy kinh: Phế, đại trường.
Công năng: Táo thấp, giải độc.
Chủ trị:
- Dùng cỏ sữa lá nhỏ chữa lỵ trực khuẩn, phối hợp với rau sam, sao vàng hạ
thổ, sắc uống.
- Dùng cỏ sữa lá to chữa loét giác mạc ( giã, đắp mắt)
Liều dùng: 16-40g dạng khô _ 50-100g dạng tươi.

Tên thuốc: Rau sam ( mã xỉ hiện)


Herba Portulacae Oleraceae
Bộ phận dùng: toàn thân phơi khô của cây rau sam Portulaca oleracea
L.
Họ Rau sam - Portulacaceae.
Thành phần hoá học: Trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu
cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ureaze.
Tính vị: chua, hàn.
Quy kinh: Tâm, can, tỳ.
Công năng: Táo thấp, giải độc, nhuận tràng.
Chủ trị:
- Chữa lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đục, khó khăn, khí hư bạch đới.
- Chữa mụn nhọt, đinh độc.
- Chữa táo bón, tẩy giun sán ( giun kim, giun đũa)
- Dùng ngoài trị đinh nhọt sưng đau, ezema và lở ngứa, trẻ em lên đậu, chốc
đầu
Liều dùng: 50-100g tươi
331
Kiêng kỵ: Tỳ hư, phụ nữ có thai không dùng.

Tên thuốc: Xuyên tâm liên ( khổ đởm thảo)


Bộ phận dùng: cành lá, hoặc rễ phơi khô của cây xuyên tâm liên
Andrographis paniculata (Burm. f.) Nees.
Thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Thành phần hoá học: Trong cây và lá có các acid hữu cơ, tanin, chất nhựa,
đường,...
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Phế, vị, đại trường.
Công năng: Táo thấp, giải độc, kích thích tiêu hoá.
Chủ trị:
- Chữa lỵ trực khuẩn, ỉa chảy nhiễm khuẩn, đau dạ dày cấp.
- Chữa phế nhiệt sinh ho ( viêm họng, viêm phế quản, phổi)
- Đắp ngoài chữa rắn cắn.
- Làm thuóc bổ đắng chữa mệt mỏi ăn kém.
Liều dùng: 10-20g

Tên thuốc: Mơ lông ( mơ tam thể)


Folium Paederiae Lanuginosae
Bộ phận dùng: là lá tươi của cây mơ tam thể Paederia tomentosa L.
Họ cà phê_ Rubiaceae.
Thành phần hoá học:
Tính vị: đắng, mát.
Quy kinh: Đại trường.
Công năng: Táo thấp, nhuận tràng.
Chủ trị:
332
- Chữa lỵ trực khuẩn, táo bón ( hấp hay dán với trứng gà).
- Chữa viêm gan, xơ gan có báng.
Liều dùng: 30-50g

Tên thuốc: Mộc hoa trắng ( mức hoa trắng)


Folium, Semen, Cortex et Radix Holarrhenae Pubescentis.
Bộ phận dùng: là vỏ thân và hạt của cây Mức hoa trắng, Thừng mực -
Holarrhena pubescens (Buch. - Ham.) Wall.
Thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Thành phần hoá học:có alcaloid như conessin, norconessin, conesimin,
isoconesimin, conesinidin, conkurchin và holarrhenin
Tính vị: đắng the, bình.
Quy kinh: Đại trường.
Công năng: Táo thấp, chữa lỵ amip.
Chủ trị:
- Cây có Conesin là ancaloid có tác dụng đặc biệt với lỵ amip, mà không có
tác dụng phụ gây độc cho gan như emetin.
Liều dùng: vỏ thân 10g; hạt 3-6g.
Thường tán thành bột uống liên tục từ 7-15 ngày thì khỏi trở thành mãn
tính.

E_ Thuốc thanh giải thử


a. Định nghĩa và phân loại
Thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do thử gây
ra.
- Thử hay thường kết hợp với các chứng thử nhiệt.

333
- Thử còn kết hợp với thấp thành các chứng thử thấp. Do đó chia thuốcgiải
thử thành hai loại:
o Thuốc thanh nhiệt giải thử: chữa chứng thử nhiệt
o Ôn tán thử thấp: Chữa các chứng thử thấp.
b.Tác dụng của từng loại thuốc.
- Thuốc thanh nhiệt giải thử
+ Chữa sốt cao mùa hè: sốt cao, tự hãn, phiền khát, thích uống nước, nhức
đầu chóng mặt, nước tiểu ít, ngắn, đỏ.
+ Chữa say nắng: nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê bất
tỉnh, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyêt lạnh.
- Thuốc ôn tán thử thấp
o Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau
đầu, không có mồ hôi.
o Chữa rối loạn tiêu hoá, mùa hè ăn đồ sống lạnh, gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực
bụng đầy tức, khát nước, ra mồ hôi…
c. Các vị thuốc
I. Thanh nhiệt giải thử

Tên thuốc: Lá sen ( hà diệp)


Bộ phận dùng: là lá tươi hay phơi khô của cây sen Nulumbium speciosum
Wild hoặc Nelumbium nuciferum Gaertn.
Họ sen Nelumbonaceae.
Thành phần hoá học: có nhiều ancaroid, vitamin C, acid hữu cơ…
Tính vị: đắng bình.
Quy kinh: Can, tỳ, vị
Công năng: Thanh nhiệt giải thử, thăng phát tỳ dương.
Chủ trị:
334
- Chữa sốt cao mùa hè, say nắng.
- Chữa ỉa chảy do tỳ hư, ỉa chảy do thử thấp.
- Cầm máu ( sao cháy): chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh,
rong huyết..
- Chống béo phì.
- An thần, phối hợp với lá vông.
Liều dùng: 15-20g

Tên thuốc: Dưa hấu ( tây qua)


Bộ phận dùng: là nước ép của quả dưa hấu Citrullus lanatus L.
Họ bầu bí_Cucurbitaceae.
Thành phần hoá học: có đường, vitamin C…
Tính vị: ngọt, hàn
Quy kinh: Tâm, vị
Công năng: Giải thử, sinh tân, lợi niệu.
Chủ trị:
- Chữa say nắng, khát nước, phù.
- Say rượu
Liều dùng: ½-1quả ép nước uống.
Kiêng kỵ: tỳ hư.

II. Thuốc ôn tán thử thấp:

Tên thuốc: Hương nhu


Herba Ocimi Sancti & Herba Ocimi Gratissimi
Bộ phận dùng: là toàn cây phơi khô của cây hương nhu trắng Ocimum
gratissimum L, và hương nhu tía Ocimum sanctum L.
335
Thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu với tỷ lệ 0,2-0,3% ở cây tươi và 0,5 ở
cây khô
Tính vị: Cay, ấm
Quy kinh: Phế, vị
Công năng: Giải thử, phát hãn giải biểu, lợi niệu, điều hoà tỳ vị.
Chủ trị:
- Chữa cảm lạnh mùa hè, phối hợp với thuốc giải biểu chữa cảm phong hàn.
- Chữa ỉa chảy do lạnh.
- Chữa phù và làm thuốc trị hôi miệng
Liều dùng: 3-8g

Tên thuốc: Hoắc hương


Bộ phận dùng: là toàn cây phơi khô của cây Hoắc hương - Pogostemon cablin
(Blanco) Benth.
Thuộc họ Hoa môi - Lamiaeae.
Thành phần hoá học: cây khô có tinh dầu 0.5-0.6%
Tính vị: cay, ấm
Quy kinh: Phế, vị.
Công năng: Hành khí, giải thử.
Chủ trị:
- Chữa cảm lạnh mùa hè, trị hoắc loạn.
- Chữa đau bụng châm tiêu, rối loạn tiêu hoá do khí trệ.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Bạch biển đậu (đậu ván trắng)


Semen Dolichoris
336
Bộ phận dùng: là hạt phơi khô của cây đậu ván trắng Labiab vulgaris
Savi.
Họ đậu_ Fabaceae.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10%
Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg
Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin
Tính vị: Ngọt, ấm
Quy kinh: Tỳ, vị
Công năng: Kiện tỳ, hoá thấp, sinh tân dịch.
Chủ trị:
- Chữa ỉa chảy mùa hè, ỉa chảy mãn do tỳ hư.
- Làm bớt khát nước do đái đường.
- Giải độc rượu, nhân ngôn ( thạch tín)
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: trường vị có tích trệ, đang bị thương hàn không nên dùng.

Tên thuốc: Thanh hao hoa vàng ( thanh cao)


Herba artermisiae apiaceae.
Bộ phận dùng: là toàn thân trên mặt đất phơi khô của cây thanh hao hoa
vàng ( thanh hao) Artemisia apiacea Hance.
Họ cúc_ Arteraceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, chất đắng, ancaloid…
Tính vị: đắng, hàn.
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Thanh thử tịch uế, trừ âm phận, phục nhiệt.
Chủ trị:
- Chữa cốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm.
337
- Chữa cảm sốt, sốt rét, sốt không có mồ hôi, sốt do bệnh phổi thương hàn.
- Chữa vàng da, ăn không ngon, chóng tiêu, mệt mỏi cơ thể và trí nhớ.
- Cầm máu: chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu.
- Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa.
Liều dùng: 6-20g

Thuốc bổ
1. Định nghĩa:
Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính
khí cơ thẻ do bẩm sinh, dinh dưỡng kém, hoặc do hậu quả bệnh tật gây ra
2. Phân loại
Chính khí cơ thể phân gồm 4 mặt: âm, dương, khí, huyết. Nên thuốcbổ được
chia làm 4 loại:
- Bổ âm
- Bổ dương
- Bổ khí
- Bổ huyết
3. Cách dùng
- Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị có phục hồi mới phát huy
được kết quả của thuốc bổ
- Liều lượng
o Người có hư chứng lâu ngày, dùng thuốc bổ phải từ từ
o Người nếu âm dương khí huyết đột ngột mất dùng liều mạnh 40g/24h.
- Ngũ phối: để tăng tác dụng thường phối hợp
o Bổ khí phối hợp bổ huyết
o Bổ khí phối hợp hành khí
o Bổ huyết phối hợp hoạt huyết
338
o Thuốc bổ phối hợp thuốc chữa bệnh ( công bổ kiêm trị)
- Sắc kỹ lửa nhỏ cho ra hết thuốc.
4. Cấm kỵ
- Dương hư, tỳ hư không dùng thuốc bổ âm, tính nê trệ. Khi cần thiết phải
dùng thuốc phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ.
- Âm hư không dùng với thuốc bổ dương, vì làm mất tân dịch hơn.
A_ Thuốc bổ âm
a. Định nghĩa
Thuốc bổ âm: là các thuốc chữa bệnh gây ra do phần âm của cơ thể bị giảm
sút (âm hư), do tân dịch hao tổn,hư hoả bốc lên gây miệng khô họng đau, đi
xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón.
Phần âm gồm: Phế, vị, thận, tân dịch. Khi hư nhược có triệu chứng sau:
- Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm…
- Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, vật vã
trằn trọc,táo bón, sốt nhẹ…
- Thận âm hư: đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, lòng bàn
tay chân nóng,…
- Tân dịch hao tổn: da khô, lưởi đỏ, rêu ít…
- Mạch tế sác
Âm hư thường có triệu chứn hư nhiệt biểu hiện: Người gầy da khô nóng,
lòng bàn tay, chân nóng, có cảm giác nóng trong người, sốt về chiều hoặc
đêm, đạo hãn, mất ngủ, di tinh, di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
b. Tác dụng
- Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: như cao huyết áp, mất ngủ, di tinh,
đau lưng, ù tai…
- Chữa rối loạn thần kinh thực vật do lao: ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ,
triều nhiệt, đạo hãn… ( lao phổi).
339
- Chữa rối loạn chất tạo keo: thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp, nhức trong
xương, hâm hấp sốt, khát nước …( thận âm hư).
- Trẻ em đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễmkhuẩn do hệ thần
kinh chưa phát triển hoàn chỉnh: như viêm phế quản mãn, viêm bàng quang
mãn, hen…
- Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân: yhct cho rằng do thiếu tân dich gây
ra
c. Cách dùng:
- Dựa vào sự quy kinh mà chọn thuốc thích hợp với triệu chứng lâm sàng của
người bệnh
- Phối ngũ:
o Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ, tránh nê trệ
o Phối hợp với thuốc bổ khí, bổ huyết để tăng tác dụng.
d. Kiêng kỵ: dương hư, tỳ hư.
e. Các vị thuốc: Đa số vị ngọt, hàn, sinh tân dịch

Tên thuốc: Sa sâm


Radix Glehniae
Bộ phận dùng: thân rễ cây sa sâm
TKH: Glehnia littoralis Fr.Schm, họ cần ( Apiaceae)
Thành phần hoá học: có đường, tanin, ít chất béo.
Tính vị: đắng ngọt, hơi hàn
Quy kinh: Phế
Công năng: Dưỡng âm, thanh phế, tả hoả, chỉ khái
Chủ trị:
- Chưa ho khan , ho lâu ngày do phế âm hư.
- Chưa ho có sốt đờm vàng ( ho do phế nhiệt)
340
- Chữa sốt cao, sốt kéo dài, miệng khô khát, tiện bí.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Ho thuộc hàn không dùng

Tên thuốc: Mạch môn


Radix Ophiopogonis
Bộ phận dùng: củ bỏ lõi của cây mạch môn
TKH: Ophiopogon japonicus (thunb), họ Mạch môn ( Haemohoraceae)
Thành phần hoá học: có đường, chất nhày…
Tính vị: Ngọt đắng, bình
Quy kinh: Phế, vị
Công năng: Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân.
Chủ trị:
- Chữa ho lao, ho ra máu do phế âm hư.
- Chữa sốt cao khát nước, sốt cao gây chảy máu, táo bón do âm hư.
- Lợi tiểu, lợi sữa: trị phù thũng, đái buốt, đái rắt, tắc tia sữa
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Kỵ khổ sâm,tỳ vị hư ,đại tiện tả tiết không nên dùng.

Tên thuốc: Thiên môn ( dây tóc tiên)


Radix Asparagi
Bộ phận dùng: là củ bỏ lõi của cây tóc tiên
TKH: Asparagus cochinchinensis ( Lour), họ Thiên môn
(Asparagaceae)
Thành phần hoá học: có chất dính, chất nhày, tinh bột…
Tính vị: ngọt đắng, đại hàn.
Quy kinh: Phế, thận
341
Công năng: Thanh tâm , giáng phế hoả, sinh tân dịch.
Chủ trị:
- Chữa phế ung, hư lao, ho ra máu, nôn ra máu.
- Chữa sốt cao mất tân dịch gây khát nước, đau họng, bí đại tiểu tiện, khát
nước do đái đường
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Kỵ hùng hoàng, kiêng cá chép. Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không
nên dùng.

Tên thuốc: Kỷ tử
Fuctus Lycii
Bộ phận dùng: là quả chín đỏ của cây khởi tử
TKH: Lycium sinense Mill, họ Cà ( Salanaceae).
Thành phần hoá học:có betain 0.09%,chất béo, protein, caroten, khoáng..
Tính vị: Ngọt, bình
Quy kinh: Phế, can, thận.
Công năng: Bổ can thận, nhuận huyết.
Chủ trị:
- Di tinh, đau lưng mỏi gối, nhức trong xương, miệng khát do thận âm hư.
- Chữa ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, do phế âm hư, hoặc phế ung.
- Chữa quáng gà, giảm thị lực do can huyết hư.
Liều dùng: 6-12g

Tên thuốc: Thạch hộc


Herba Dendrobii
Bộ phận dùng: Thân phơi khô của nhiều loài phong lan Dendroblum sp
Họ Lan (Orchidaceae)
342
Thành phần hoá học: có ancaroid và chất nhày.
Tính vị: ngọt nhạt, bình
Quy kinh: Phế, vị, thận.
Công năng: Dưỡng âm, ích vị, sinh tân.
Chủ trị:
- Chữa sốt làm mất tân dịch gây miệng khô, họng đau, khát nước, bệnh khỏi
rồi mà người vẫn còn hư nhiệt.
- Do tân dịch không đủ mà không muốn ăn, nôn, mắt nhìn kém, khớp xương
sưng đau, mệt mỏi không có sức lực, giảm sinh lý.
- Chữa táo bón do sốt cao, sốt kéo dài tân dịch giảm.
- Sốt về chiều do âm hư, nội nhiệt: Dùng Thạch hộc với Sinh địa hoàng, Bạch
vi và Thiên môn đông.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Bệnh ôn nhiệt chưa hoá khô táo.
Thu hái, bào chế: Rửa sạch, bỏ rễ, bỏ khúc đen, cắt ngắn, phơi khô dùng.
Kỵ Ba đậu.

Tên thuốc: Ngọc trúc ( uy di)


Rhizona polygonati odorati
Bộ phận dùng: thân rễ cây ngọc trúc
TKH: Polugonatum odoratum All, họ Hành_ Alliaceae.
Thành phần hoá học: có Glycosid, chất nhày..
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: Phế, vị.
Công năng: Dưỡng âm, sinh tân, bổ khí huyết.
Chủ trị:
- Chữa âm hư phát sốt, phiền khát, mồ hôi trộm, vị hoả ăn nhiều mau đói
343
- Chữa ho sốt do viêm phế quản, viêm phổi.
- Thuốc bổ dùng khi suy nhược cơ thể, mồ hôi ra nhiều, di tinh, di niệu.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: người dương suy âm thịnh, tỳ hưđờm thấp ứ trệ không nên
dùng.

Tên thuốc: Bách hợp ( tỏi rừng)


Bulbus Lili
Bộ phận dùng: là củ bóc ra từng miếng gọi là tép tỏi
TKH: Lilium brownii var, họ Loa kèn trắng ( Liliaceae)
Thành phần hoá học: có tinh bột 30%, protid 4%, chất béo 0.1%, vitamin
C.
Tính vị: đắng, bình
Quy kinh: Tâm, phế.
Công năng: Nhuận phế,an thần, lợi niệu.
Chủ trị:
- Chữa ho lao, ho có đờm, viêm khí quản do phế nhiệt, phế hư.
- Chữa hồi hộp, mất ngủ do sốt cao hay can hoả vượng.
- Chữa phù thũng, bí đái, táo bón do thiếu tân dịch.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Trúng hàn không nên dùng.

Tên thuốc: Bạch thược ( thược dược)


Radix Paeoniae Alba.
Bộ phận dùng: là thân rễ của cây bạch thược
TKH: Paeonia lactiflora Pall, họ Hoàng liên ( Ranunculaceae)

344
Thành phần hoá học: tinh bột, tanin, tinh dầu, acid benzoic 1.07%, nhựa,
chất nhày, chất béo, caxi oxalat.
Tính vị: đắng chua, bình.
Quy kinh: can, tỳ, phế.
Công năng: Bổ huyết, liễm âm, nhuận can, chỉ thống, lợi tiểu.
Chủ trị:
- Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, xích bạch đới lâu năm
không khỏi.
- Giảm đau: chữa tả lỵ đau bụng, đau lưng, ngực, chan tay nhức mỏi…
- Tư âm giải biểu: chữa người hư chứng bị cảm mạo, đạo hãn.
- Chữa tiểu tiện khó khăn, trị băng huyết ( sao cháy)
- Dùng sống để giảm đau, hư chứng mà cảm mạo
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: trúng hàn, đau bụng đi ngoài.
Bạch thược phản lê lô.

B_ Thuốc bổ dương
a. Định nghĩa
- Thuốc bổ dương là các vị thuốc để chữa các chứng dương hư.
- Phần dương trong cơ thể gồm có: Tâm, tỳ, thận.
o Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn: Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh
ăn không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực. Dùng thuốc ông trung trừ
hàn để chữa.
o Thận dương hư biểu hiện: Liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối mỏi, di
niệu, mạch trầm tế. Dùng thuóc ôn thận hay thuốc bổ thận dương.
Vì vậy thuốc bổ thận dương chính là thuốc ôn bổ thận dương.
b. Tác dụng
345
- Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm:
o Nam chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương, đau đầu , ù tai, chân tay lạnh, mạch
trầm nhược.
o Nữ: kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh.
o Người già lão suy: đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần.
o Chữa đái dầm thể hư hàn
- Trẻ em chậm phát dục: chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ
kém phát triển.
- Chữa hen mãn thể hư hàn do thận dương không nạp được khí.
- Chữa đau khớp, thoái hoá khớp lâu ngày
c. Cách dùng
- Không nhầm với thuốc trừ hàn.
- Phối ngũ:
o Đau xương khớp phối với thuốc trừ phong thấp.
o Ngũ canh tả phối với thuốc trừ hàn.
o Phù do viêm thận mãn phối với thuốc kiện tỳ.
o Phối hợp với thuốc sinh tân vì thuốc làm mất tân dịch
d. Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt.
e. Các vị thuốc: Đắng cay, ấm quy vào kinh can thận, đèu gây mất tân dịch.

Tên thuốc: Cẩu tích ( lông culy)


Rhizoma Cibotii
Bộ phận dùng: thân rễ bỏ lông vàng phơi khô
TKH: Cibotium barometz L, họ Kim mao ( Dicksoniaceae)
Thành phần hoá học: có tinh bột…
Tính vị: đắng ngọt, ấm.
Quy kinh: Can, thận.
346
Công năng: Bổ can thận, trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, có thai lưng người đều đau
- Chữa xích bạch đới, người già tiểu tiện nhiều.
- Chữa bí đái, đái nhỏ giọt
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Thận hư có nhiệt, tiểu đỏ vàng.
Kỵ hương phụ, phối hợp với tỳ giải làm tăng tác dụng của thuốc.

Tên thuốc: Ba kích ( ruột gà)


Radix Morindae
Bộ phận dùng: thân rễ bỏ lõi của cây ba kích
TKH: Morinda officinalis How, họ cà phê( Ribiaceae)
Thành phần hoá học: có anthraglucozit, ít tinh dầu, chất đường, nhựa,
acid hữu cơ.
Tính vị: cay ngọt, ấm
Quy kinh: Thận
Công năng: Bổ thận dương, trừ phong thấp.
Chủ trị:
- Chữa liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều.
- Chữa phong thấp, đau lưng mỏi gối.
- Nước sắc có tác dụng hạ huyết áp, của nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khoẻ.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng, táo bón không dùng.
Kỵ đan sâm.

Tên thuốc: Bổ cốt toái ( tổ rồng)


347
Rhizoma Drynariae
Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô hoặc tươi của cây bổ cốt toái.
TKH: Drynaria fortunei J,Sm, họ Dương xỉ ( Polypodiaceae)
Thành phần hoá học: có tinh bột 25-34.89%....
Tính vị: đắng, ấm.
Quy kinh: Can, thận.
Công năng: Bổ thận, lợi gân cốt, hành huyết, chỉ thống.
Chủ trị:
- Chưa thận hư tai ù, răng đau rụng sớm, đau nhức xương.
- Chữa chấn thương, bong gân, sai khớp gãy xương.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: âm hư, huyết hư không dùng.

Tên thuốc: Tục đoạn


Radix Dipsaci
Bộ phận dùng: thân rễ cây tục đoạn
TKH: Dipsacus japonicus Miq, họ Tục đoạn ( Dipsacaceae)
Thành phần hoá học: có alcaloid, tinh dầu, chất màu, chất chát, saponin,
đường.
Tính vị: cay đắng, ấm
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Bổ can thận, chỉ thống, an thai
Chủ trị:
- Chữa đau lưng, di tinh do thận dương hư.
- Chữa gãy xương, đứt gân, đau do chấn thương.
- Trị động thai, lợi sữa do băng huyết.
Liều dùng: 6-12g
348
Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng không dùng.

Tên thuốc: Phá cố chỉ ( bổ cốt chỉ)


Fructus Psoraleae
Bộ phận dùng: hạt khô đã tẩm muối của cây phá cố chỉ
TKH: Psoralea corylifolia L, họ đậu Fabaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu 20%, chất nhựa 9.2%, glucozit,
ancaroid..
Tính vị: cay đắng, nhiệt
Quy kinh: Tỳ, thận, tâm bào lạc.
Công năng: Bổ thận dương, kiện tỳ.
Chủ trị:
- Chữa di tinh, liệt dương, lưng gối lạnh đau, phụ nữ kinh nguyệt không đều,
khí hư bạch đới, truỵ thai.
- Chữa chứng ngũ canh tả do tỳ thận dương hư.
- Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són.
- Ngâm rượu bôi ngoài chữa bạch đới, nhiễm khuẩn ngoài da.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, đai máu, táo bón không dùng.
Kỵ cam thảo, kiêng ăn rau cải, tiết canh
Phối hợp với hồ đào nhục làm tăng tác dụng

Tên thuốc: Thỏ ty tử


Semen Cuscutsae
Bộ phận dùng: là hạt dây tơ hồng xanh mọc ký sinh trên cây sim hay tơ
hồng vàng
ký sinh trên cây cúc tần, cây nhãn
349
TKH: Cuscuta sinensis Lamk, họ Tơ hồng ( Cuscutaceae)
Thành phần hoá học: có chất nhựa, một chất glucosid gọi là cuscutin.
Tính vị: cay ngọt, ấm
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Bổ can thận, ích tuỷ tinh, mạnh gân cốt.
Chủ trị:
- Thận kém biểu hiện như bất lực, mộng tinh, xuất tinh sớm, đau lưng dưới
hoặc khí hư ra nhiều, phụ nữ sảy thai đẻ non, mắt mờ giảm thị lực
- Trị chứng ngũ canh tả, ỉa chảy mãn do tỳ thận dương hư
-Trị sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: Thận hoả, dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng.

Tên thuốc: Tắc kè ( cáp giới)


Gecko
Bộ phận dùng: là con phơi khô hay tươi, bỏ đi nội tạng và 4 bàn chân,
còn nguyên đuôi.
TKH: Gekko gekko L, họ Tắc kè_ Genkkonidae.
Thành phần hoá học: đuôi có acid béo 23-25%, các acid amin.
Tính vị: Mặn, ấm
Quy kinh: Phế, thận
Công năng:Bổ phế thận, ích tinh trợ dương
Chủ trị:
- Chữa liệt dương, di tinh, hoạt tinh, điều hoà kinh nguyệt
- Chữa ho có đờm, ho lâu ngày, ho ra máu mủ, hen xuyễn.
- Chữa suy nhược cơ thể, đái tháo đường.
Liều dùng: 3-4g dạng khô
350
Kiêng kỵ: Thực tà, tỳ thận không hư suy không nên dùng

Tên thuốc: Ích trí nhân


Fructus Alpiniae Axyphyllae
Bộ phận dùng: là quả và hạt của cây ích trí Zingiber nigrum Gaerin
Họ gừng- Zingiberaceae.
Thành phần hoá học: có tinh dầu
Tính vị: cay, ấm.
Quy kinh: Tâm, tỳ, thận.
Công năng: Ôn tỳ, ấm thận.
Chủ trị:
- Chữa di tinh, di niệu.
- Cầm ỉa chảy, đau bụng đầy hơi, buồn nôn.
- Thận hư biểu hiện như đái dầm và di tinh: Dùng phối hợp ích chí nhân với
sơn dược và ô dược.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: thực hoả, hoả nghịch không nên dùng.

Tên thuốc: Nhục thung dung


Herba cistanches
Bộ phận dùng: là thân có mang vẩy của cây nhục thung dung
TKH:Cistanche deserticola Y.G.Ma; Cistanche ambigua G. Back
(Bge); Cistanche salsa B.bek.
Họ nhục thung dung _ Orobanchaceae
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: ngọt chua mặn, ấm
Quy kinh: Thận
351
Công năng:Bổ thận tráng dương, dưỡng âm sinh tân
Chủ trị:
- Chữa di tinh, liệt dương, lưng gối đau lạnh.
- Chữa phụ nữ băng đới, băng huyết, vô sinh
- Chữa khát nước, táo bón, đái rắt do âm hư.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Tỳ hư ỉa chảy, thận hoả vượng mà di tinh.

Tên thuốc: Đỗ trọng


Cortex Eucommiae
Bộ phận dùng: thân vỏ cây đỗ trọng
TKH: Eucomia ulmoides Oliv, họ Đỗ trọng_ Eucommiaceae.
Thành phần hoá học:
Tính vị: cay ngọt, ấm
Quy kinh: Can, thận.
Công năng:Bổ can thận, an thai, hạ áp.
Chủ trị:
- Dùng sống: bổ can hạ áp.
- Tẩm muối sao: bổ thận chữa liệt dương, di tinh, di niệu, tiểu tiện nhiều lần,
đau lưng, mỏi gối, chân tay mềm yếu.
- Tẩm rượu sao: Trị phong thấp tê ngứa.
- Sao đen: trị động thai, rong huyết.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng không nên dùng.

Tên thuốc: Lộc nhung


Cornu Cervi Pantotrichum.
352
Bộ phận dùng: là sừng non của con hươu
TKH: Cervus nipon Temminck ( con hươu), Cervus uunicolor Cuv ( con
nai), họ Hươu_ Cervidae.
Thành phần hoá học:có hormon, calci phosphat, calci cacbonat, protein,
chất keo v.v...
Tính vị: ngọt, ấm
Quy kinh: Tâm, can, thận
Công năng:Bổ dương, bổ tinh huyết.
Chủ trị:
- Liệt dương, di tinh, di niệu, đau nhức xương, trẻ em phát dục chậm.
- Hen mãn tính do thận hư không nạp được khí.
- Rong kinh rong huyết.
Liều dùng: 2-6g
Kiêng kỵ: người bệnh hư hàn không dùng.

C_ Thuốc bổ khí
a. Định nghĩa
- Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư.
- Khí hư thường gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy có các triệu chứng:
o Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt là
khi lao động nặng.
o Tỳ khí hư: Chân tay mệt mỏi, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng,
thịt nhẽo…
• Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính ( con hư thì bổ mẹ) , tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy
đủ. Nên các thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.
• Khí Sinh ra do tinh hoa đồ ăn thức uống, tạng tỳ vận hoá đồ ăn. Do đó nếu tỳ
hư thì khí hư. Vì vậy thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ.
353
b. Tác dụng
- Chữa suy nhược thần kinh do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: ăn
ngủ kém, sút cân
- An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dương được
tâm huyết
- Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh,
rong huyết.
- Kích thích tiêu hoá: ăn kém, châm tiêu, đậy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại
tràng mãn tín, viêm gan mãn, viêm loét hành tá tràng.
- Chữa suy hô hấp: ho lâu ngày, hen xuyễn, viêm phế quản mãn…
- Lợi niệu, chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp: Phù do
suy dinh dưỡng, phù do viêm thận mãn.
- Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: sa trực tràng, sa dạ con, thoát vị
bẹn…
c. Cách dùng
- Để tăng tác dụng phối hợp với thuốc hành khí.
- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ
của khí và là nơi tàng trữ khí. Vì vậy thường phối hợp thuốc bổ khí với
thuốc bổ huyết để tăng tác dụng.
d. Kiêng kỵ: Thực tà
e. Các vị thuốc

Tên thuốc: Nhân sâm


Radix Ginseng
Bộ phận dùng: Rễ củ thu hoạch ở cây 6 năm tuổi trở lên của cây nhân sâm
cao ly Panax ginseng C.A.Mey.
Họ Nhân sâm_ Araliaceae.
354
Thành phần hoá học: có panakilon, acid panaxic, glucosid, dầu thơm,
vitaminB1, B2, chất hữu cơ.
Tính vị: ngọt hơi đắng, ấm
Quy kinh: Phế, tỳ.
Công năng: Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần ích trí.
Chủ trị:
- Chữa suy nhược cơ thể: mệt mỏi, ăn kém, sút cân…
- Chữa suy nhược thần kinh: hồi hộp, mất ngủ, hoảng hốt, sợ hãi… do huyết
hư không dưỡng được tâm
- Chữa phế hư sinh ho suyễn, tỳ hư sinh tả tiết, vị hư sinh nôn mửa.
- Liều cao(40g) trị thoát dương.
- Chữa đái đường, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ người, tăng tuổi thọ.
Liều dùng: 4-12g.
Thoát dương 40g/24h.
Kiêng kỵ: Phản lê lô, ngũ linh chi.Ghét la bạc tử.

Tên thuốc: Đẳng sâm ( phòng đẳng sâm)


Radix Codonopsis Pilosulae
Bộ phận dùng: thân rễ cay đẳng sâm
TKH: Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (
Campanulaceae)
Thành phần hoá học: có saponin, đường, chất béo.
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: Phế, tỳ
Công năng: Bổ trung ích khí,sinh tân chỉ khát.
Chủ trị:
355
- Chữa tỳ hư ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi.
- Chữa phế hư sinh ho, phiền khát.
- Chữa viêm thượng thận, chân tay phù đau, nước tiểu có anbumin
Liều dùng: 6-12g, liều cao 30-40g khi có anbulmin niệu.
Kiêng kỵ: như nhân sâm.

Tên thuốc: Cam thảo


Radix Glycyrrhizae

Bộ phận dùng: thân rễ của cây cam thảo


TKH: Glycyrrhiza uralensis Fisch, họ Đậu ( Fabaceae)
Thành phần hoá học: có glycyrrbizin 6-14%, chất đắng, glycoza, saccaroza,
tinh bột, saponin.
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: 12kinh
Công năng: Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị
Chủ trị:
- Dùng sống: giải độc, điều vị( dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng
chữa ho, viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải độc phụ tử.
- Nướng, tẩm mật sao gọi là trích thảo: bổ tỳ, nhuận phế dung chữa tỳ hư mà
ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho
- Tây y dùng chữa viêm loét dạ dày tá tràng, suy thượng thận
Liều dùng: 2-12g
Kiêng kỵ: Tỳ hư thấp trệ, ngực đầy tức không dùng

Tên thuốc: Đại táo


Fructus ZiZyPhi
356
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô
TKH: Zizyphus sativa Mii, họ táo ( Rhamnaceae)
Thành phần hoá học: có protid 3.3%, chất béo 0.4%, hydrat cacbon 73%,
vitamin C, các khoáng như Fe, P, Ca…
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinhTỳ,vị
Công năng: Bổ tỳ, nhuận phế, sinh tân.
Chủ trị:
- Chữa tỳ hư sinh tả tiết, phế hư sinh ho, miệng khô khát nước.
- Điều hoà vị: làm hoà hoãn các vị thuốc có tác dụng mạnh.
- Hoà hoãn cơn đau: đau dạ dày, đau ngực sườn, mình mảy….
Liều dùng: 5-10quả
Kiêng kỵ: Đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không dùng.

Tên thuốc: Hoàng kỳ


Radix Astragali
Bộ phận dùng: là rễ của cây đã trồng được 3-7 năm
TKH: Astragalus membranaceus Bge; Astragalus mongholicus Bge,
họ Đậu_ Fabaceae.
Thành phần hoá học: có cholin betain, acid amin, chất nhầy, saccaroza,
tinh bột, glucoza, selenium.
Tính vị: Ngọt, ấm
Quy kinh: Phế, tỳ
Công năng:Bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, thác sang.
Chủ trị:
- Tẩm mật sao( trích kỳ): bổ tỳ thăng dương, chữa tỳ hư sinh ỉa lỏng, sa trực
tràng, khí huyết hư nhược.
357
- Dùng sống: Chữa biểu hư ra mồ hôi, mồ hôi trộm, phù do viêm thận, suy
thận, suy dinh dưỡng, bài nùng sinh cơ, trị tiêu khát, huyết tý.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: thực chứng, tích trệ không nên dùng.

Tên thuốc: Hoài sơn


Rhizoma Dioscoreae.
Bộ phận dùng: rễ củ của cây củ mài
TKH: Dioscorea persimillis Prain et Burk, thuộc họ củ nâu_
Dioscoreaceae.
Thành phần hoá học: có 63.25% chất bột, 0.45% chất béo, 6.75% chất
protid, acid amin, cholin, acginin, allantoin, muxin, mantaza…
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: Tỳ vị, phế, thận
Công năng:Bổ tỳ chỉ tả, dưỡng âm sinh tân
Chủ trị:
- Chữa tả lỵ lâu ngày, di tinh, di niệu, khí hư bạch đới.
- Chữa ho hen, hen mãn tính, ho lao.
- Chữa khát nước do âm hư, đái đường.
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: thực tà thấp nhiệt không nên dùng.

Tên thuốc: Bạch truật


Rhizoma Atractylodis Alba
Bộ phận dùng: là thân rễ cây bạch truật
TKH: Atractylodes macrocephala Koidz, họ Cúc Asteraceae.
Thành phần hoá học:
358
Tính vị: ngọt, đắng, hơi ấm
Quy kinh: Tỳ, vị
Công năng:Kiện tỳ hoá thấp, chỉ hãn an thai, lợi tiểu.
Chủ trị:
- Chữa tỳ hư gây trướng mãn, tả tiết
- Chữa tự hãn, đạo hãn
- Chữa phù do viêm thận mãn hay phù do suy dinh dưỡng.
- Chữa sảy thai, đẻ non, động thai.
- Dùng sống: trị thấp nhiệt
- Tẩm hoàng thổ sao: có tác dụng bổ tỳ, trị nôn, bụng trướng đau, an thai
- Sao cháy: chỉ huyết, ấm trung tiêu.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Âm hư táo kết không nên dùng.

D_ Thuốc bổ huyết
a. Định nghĩa
Thuốc bổ huyết là những vị thuốc dùng chữa các chứng bệnh do huyết hư
sinh ra.
b. Tác dụng
- Chữa thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng, do lao
động qua sức, hoặc sau khi ốm dậy, biểu hiện: Sắc mặt xanh vàng, da khô, ù
tai, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng
chân tay nhợt, kinh nguyệt không đều, mạch tế sác vô lực.
- Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cơ cứng khớp
- Chữa suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quyên, giật mình sợ
hãi.

359
- Chữa bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh, sảy thai,
đẻ non, vô sinh..
- Chữa nhũn não, tai biến mạch máu não do huyết hư sinh phong.
c. Cách dùng
- Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ
âm, và ngược lại một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết. Vì vầy
thường phối hợp thuốc bổ huyết với thuốc bổ âm để tăng tác dụng điều trị
- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ
của khí và là nơi để tàng trừ. Vì vậy thường phối hợp thuốc bổ khí với thuốc
bổ huyết để tăng tác dụng điều trị
- Phối hợp bổ huyết với hành huyết để tăng tác dụng.
d. Kiêng kỵ : tỳ hư
e. Các vị thuốc: thường quy kinh Tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch

Tên thuốc: Thục địa


Radix Rehmanniae

Bộ phận dùng: là sinh địa đem 9 trưng với rượu, sa nhân, gừng rồi phơi
khô
TKH: Rehmannia glutinosa Libosch., họ hoa mõn chó Scrophularaceae
Thành phần hoá học: Rehmaglutin A, B, C, D, Actioside, Leonuride,
Ajugol, Aucubin, Catapol,
Tính vị: ngọt, ấm
Quy kinh: Tâm, can, thận
Công năng: Bổ huyết, dưỡng âm.
Chủ trị:
- Chữa huyết hư thiếu máu, kinh nguyệt không đều, kinh ít nhạt màu
360
- Chữa âm hư sinh ho suyễn, khát nước, vật vã ít ngủ, đái đường.
- Chữa di tinh, di niệu, lưng gối mềm yếu, sáng tai mắt, đen râu tóc.
Liều dùng: 8-16g
Kiêng kỵ: Ghét Bối mẫu, sợ Vô di

Tên thuốc: Đương quy ( xuyên quy)


Radix Angelicae Sinensis
Bộ phận dùng: là rễ củ cây đương quy
+ Quy đầu (lấy một phần về phía đầu).
+ Quy thân (trừ đầu và đuôi).
+ Quy vĩ (lấy riêng phần rễ nhánh).
TKH: Angelia sinensis (Oliv), họ Cần Apiaceae)
Thành phần hoá học: có tinh dầu (0,2%), chất đường và sinh tố B12
Tính vị: cay ngọt, ấm
Quy kinh: Tâm, can, tỳ.
Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết
Chủ trị:
- Quy đầu: chỉ huyết, bổ.
- Quy thân: dưỡng huyết
- Quy vĩ: hành huyết.
- Chữa thiếu máu, các bệnh thai tiền sản hậu
- Chữa chấn thương ứ huyết, chân tay đau nhưc và lạnh , đau bụng do ruột co
bóp mạnh.
- Tẩm rượu sao trị táo bón, băng huyết.
- Kinh nguyệt ít: Dùng Đương qui với Hương phụ, Diên hồ sách và Ích
mẫu thảo.
- Vô kinh: Dùng Đương qui với Đào nhân và Hồng hoa.
361
- Chảy máu tử cung: Dùng Đương qui với A giao, Ngải diệp và Sinh địa
hoàng.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, âm hư hoả thịnh,không nên dùng

Tên thuốc: Hà thủ ô


Radix Polygoni Multifori
Bộ phận dùng: Thân rễ cây hà thủ ô đỏ chế với đậu đen phơi khô
TKH: Polygonum multiforum Thunb, họ rau răm_ Polygonaceae
Thành phần hoá học: có Antharaglucozit, chất đạm 1.1%, tinh bột 45.2%,
chất béo 3.10%, chất vô cơ 4.5%, chất tan trong nước 26.40%, lexitin
Tính vị: ngọt đắng chát, ấm
Quy kinh: Can,thận
Công năng: Ích tinh huyết, bổ can thận.
Chủ trị:
- Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thiếu máu, mất ngủ, bán thân
bất toại.
- Dùng cho phụ nữ sau sinh đẻ, sốt kéo dài gây thiếu máu.
- Chữa di tinh đới hạ, mạnh gân cốt, đen râu tóc.
- Chữa táo bón, đi ngoài ra máu gây thiếu máu
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: Táo bón nhiều không nên dùng
Kiêng hành tỏi, tiết canh,cải củ, cá da trơn.

Kỷ tử - Bạch thược - Kê huyết đằng

Tên thuốc: Agiao


362
Colla Asini
Bộ phận dùng: là keo nấu từ da trâu, bò, lừa, ngựa, nhưng tốt nhất là da lừa
( Equus Asinus L.)
Thành phần hoá học: có chất đạm
Tính vị: Ngọt, bình.
Quy kinh: Phế, can, thận
Công năng: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai.
Chủ trị:
- Chữa hư lao sinh ho, phế ung ra máu.
- Chữa kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non.
- Chữa chảy máu do tỳ hư không thống huyết: thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra
máu, băng huyết.
Liều dùng: 6-12g. Dùng sống hoà vào thang thuốc.
Kiêng kỵ: tỳ vị suy nhược, ỉa lỏng, ăn không tiêu.
Kỵ đại hoàng

Tên thuốc: Tang thầm


Frutus Mori
Bộ phận dùng: là quả dâu gần chín phơi khô
TKH: Morus alba L, họ dâu tằm ( Moraceae)
Thành phần hoá học:
Tính vị: ngọt chua, hàn
Quy kinh: Can, thận
Công năng: Bổ can thận, bổ huyết trừ phong.
Chủ trị:
- Chữa huyết hư sinh phong: hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất ngủ, run chân tay,
liệt nửa người do nhũn não.
363
- Chữa khát nước do sốt cao, tiêu khát, táo bón do thiếu tân dịch
- Bổ can thận chữa râu tóc bạc sớm,mắt có màng mộng
- Chữa phù thũng, lao hạch
Liều dùng: 10-20g
Kiêng kỵ: Tỳ hư tả tiết không dùng.

Tên thuốc: Quy bản


Carapax testudinis
Bộ phận dùng: là yếm con rùa đen Chinemys (Geoclemys) recvesil (
Gray)
Họ Rùa ( Testudinidae)
Thành phần hoá học: chất keo, chất béo, muối canxi, acid amin
Tính vị: ngọt mặn, hàn.
Quy kinh: Tâm, tỳ, can, thận.
Công năng: Bổ thận âm, bổ huyết.
Chủ trị:
- Chữa cao huyết áp: nhức trong xương, âm hư hoả vượng, phiềnkhát
- Chữa di tinh, khí hư bạch đới, trẻ em gầy yếu, chậm liền thóp.
- Bổ huyết điều kinh: rong kinh rong huyết, kinh trước kỳ, sốt rét dai dẳng.
- Dùng nấu cao với các loại xương khác.
Liều dùng: 10-15g
Kiêng kỵ: âm hư không nhiệt không dùng.

Tên thuốc: Miếp giáp


Carapax Trionycis
Bộ phận dùng: là mai con ba ba Trionyx sinensis Wegmannhay Amyda
sinensis Stejneger.
364
Họ Ba ba (Trionychidae)
Thành phần hoá học: chất keratin, iot, vitamin D.
Tính vị: Mặn, hàn
Quy kinh: Can, tỳ, phế
Công năng: Tư âm tiềm dương, phá ứ tán kết.
Chủ trị:
- Trị kinh giản, nhức xương, triều nhiệt, cao huyết áp.
- Mụn nhọt,sang chấn, bế kinh, tích huyết sinh báng.
Liều dùng: 10-30g
Kiêng kỵ: Tỳ hư, có thai không nên dùng.

Tên thuốc: Long nhãn


Arillus longan
Bộ phận dùng: là cùi của quả nhãn Euphoria longana (Lamk), Euphoria
longana Lour. Stead., Nephelium longana Lamk.
Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Thành phần hoá học: có vitamin A&B, đường glucoza và saccaroza.
Tính vị: ngọt, bình
Quy kinh: Tâm, tỳ.
Công năng: Bổ tâm tỳ dưỡng huyết, an thần ích trí.
Chủ trị:
- Chữa huyết hư sinh hay quên, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Chữa mất ngủ hồi hộp, hoảng sợ do suy nhược thần kinh.
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: Đầy bụng, có thai, trong có uất hoả tích nước không nên dùng.

365
366
BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đại cương về phương tễ


I. Mối quan hệ giữa phương tễ và các phương pháp trị liệu:
Trong Trung y, phép biện chứng của YHCT được thể hiện bằng lý, pháp, phương.
Như vậy có mối liên hệ chặt chẽ giữa phương tễ và phương pháp trị liệu, nếu
phương tễ phù hợp với pháp trị liệu thì hiệu quả điều trị tốt và ngược lại.
Phương tễ không có nghĩa là đã hoàn thành các phương pháp điều trị. Một phương
thuốc tốt không có nghĩa là trên lâm sàng tốt mà phải căn cứ vào lý luận và điều trị.
VD: Phương Đại thừa khí thang để điều trị chứng táo bón do nhiệt kết ở hạ tiêu, là
một phương tễ hoàn hảo bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa các vị thuốc, nhưng dù
phương thuốc đó tốt không có nghĩa là trên lâm sàng cứ táo bón ta dùng nó, thực tế
lâm sàng sẽ phản ánh đầy đủ tác dụng tốt hay không của phương thuốc đó nếu ta
không biện chứng xem chủ chứng do gì.
Ta có sơ đồ:

Giai đoạn biện Giai đoạn luận trị


chứng ‫׀‬
‫׀‬ ˇ
ˇ

367
Phân tích vấn đề Giai đoạn biện
chứng
‫׀‬
ˇ ‫׀‬
ˇ
Đưa ra phương
Cơ chế sinh bệnh pháp → Lập thành tổ
→ điều trị chính xác phương

Giai đoạn điều trị tốt sẽ đưa ra phương pháp chính xác.
1. Nguyên tắc điều trị trong YHCT
- Chính trị
Thuốc và bệnh ngược chiều nhau: Bệnh hàn dùng thuốc ôn, bệnh nhiệt dùng
thuốc hàn lương; hư thì bổ, thực thì tả.
- Phản trị
Cũng nnên thuận thế, dùng thuốc thận theo sự biến hoá của bệnh, tức là thuốc
biểu hiện bệnh giống nhau.
VD: Bệnh biểu hiện nóng, nhiệt dùng thuốc nhiệt
Vì căn cứ vào diễn biến của bệnh thấy bản chất củabệnh và biểu hiện bệnh ngựơc
nhau đó là hiện tượng chân giả. Trong chân giả ta dùng 4 phương pháp phản trị:
+ Hàn nguyên dụng hàn
+ Nhiệt nguyên dụng nhiệt
+ Thông nguyên thông dụng
+ Tắc nguyên tắc dụng

368
VD: ( thông nguyên thông dụng) Bệnh kiết lỵ dùng bài thược dược thang. Trong
đó đại hoàng là quân vì có tác dụng thông tiện, thông nhiệt trong trường hợp lý
nhiệt nặng, nhưng trong trường hợp này dùng Đại hoàng để đẩy tà khí ra ngoài.
VD: ( Tắc nguyên tắc dụng) Đại tiện táo bón ( bình thường đại tiện táo thì phải
thông tiện) nhưng phải biện chứng xem nguyên nhân tá bón do gì để dùng thuốc
cho phù hợp. Đại tiện táo ta phải phân rõ hàn nhiệt, hư, thực, âm, dương. Nếu do
thực chứng phải dùng Đại hoàng để thông tiện. Nhưng nguyên nhân gây đại tiện
không thông: âm hư tiện táo, huyết hư tiện táo, khí hư tiện táo, dương hư tiện táo.
Những nguyên nhân này không dùng phưong pháp thông để thông tiện ( trong
YHCT nếu trị táo bón là mới trị tiêu chứ chưa trị bản) trường hợp này phải bổ hư
gõi lài Dĩ bổ khai tắc.
II. phương tễ và phối ngũ
1. Phương tễ
- Khái niệm
Ta lấy một hay nhiều vị thuốc được bào chế theo một phương pháp nhất định
thông qua cách tổ chức hợp lý để chữa một bệnh, một hội chứng bệnh hay một
triệu chứng bệnh gọi là phương tễ
Có phương thuốc chỉ có một vị là đơn phương. Đặc điểm của loại một vị này là
chỉ chữa một bệnh, một nguyên nhân gây bệnh, dễ nghiên cứu, dễ bào chế, dễ sửa
dụng và là cơ sở hình thành phương thuốc đa vị (Độc sâm thang, Ngũ vị tử ẩm…)
Khi dùng hai vị thuốc trở lên kết hợp với nhau có thể bổ xung hay hạn chế tác
dụng của nhau như Ngô thù với Hoàng liên, loại trừ những yếu tố không tốt của
các vị thuốc kia như sinh khương với Bán hạ, hoặc phát huy tác dụng của các vị
thuôc như Can khương với Phụ tử, hoặc làm giảm tính mãnh liệt của vị thuốc kia
như Đại táo và Đình lịch
- Kết cấu cơ bản của phương tễ
Là lý luận Quân- Thần- Tá- Sứ
369
+ Quân: là vị thuốc chính dùng để chữa chủ chứng, nguyên nhân gây ra
bệnh, vì trí của quân thường là có 1-2 vị.
+ Thần: là vị thuốc có vai trò hỗ trợ quân dược tăng tác dụng chữa chủ
chứng, chủ bệnh, hoặc căn cứ vào kiêm bệnh, kiêm chứng để phát huy tác dụng
của thuốc.
+ Tá: là hỗ trợ quân, thần làm tác dụng chữa bệnh, hoặc trực tiếp chữa kiêm
chứng gọi là tá trợ dược, hoặc làm giảm tác dụng quá mạnh, quá độc tính của vị
thuốc chính gọi là tá chế dược.
+ Sứ: có vai trò dẫn kinh (đưa thuốc đến nơi có bệnh) điều hoà các vị thuốc
trong phương.
VD: Phương Ma hoàng thang: Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân, Cam thảo. Trong
thương hàn luận Ma hoàng dùng để chữa chứng cảm mạo phong hàn biểu thực.
Chứng trạng: Sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, không có mồ hôi, có khi
có ho, suyễn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Cơ chế bệnh sinh: Do ngoại cảm phong hàn, vệ khí bị bó, dinh âm mất trệ, phế khí
bất tuyên.
Pháp trị liệu: Tân ôn phát hãn, tuyên phế bình suyễn.
Phân tích bài thuốc:
Quân dược: Ma hoàng vị tân tính ôn, có tác dụng phát hãn giải biểu, tán
phong hàn, tuyên phế khí bình suyễn.
Thần dược: Quế chi giải cơ phát biểu, trợ giúp cho Ma hoàng phát hãn, tán
hàn, lại ôn thông kinh lạc, chỉ thống.
Tá dược: Hạnh nhân tính bình, vị đắng có tác dụng giáng phế khí, trợ ma
hoàng bình suyễn.
Sứ dược: Cam thảo vị cam, tính ôn có tác dụng điều hoà các vị thuốc, đồng
thời làm giảm sức mạnh phát hãn mãnh liệt của ma hoàng.
2. Loại hình phối ngũ
370
Trong Thần nông bản thảo nói: “ Phải có âm dương, tử mẫu, huynh đệ phối hợp”.
Mục đích của sự phối ngũ nhằm phát huy hiệu quả chữa bệnh, hạn chế tác dụng
không mong muốn.
- Tương tu:
Công dụng, tính vị, ứng dụng phối ngũ giống nhau khi dùng chung làm tăng cường
công dụng của nhau, hoặc sản sinh ra tác dụng tương đồng.
VD:
Ma hoàng + Quế chi → Tăng tác dụng phát hãn giải biểu
Thạch cao + Tri mẫu → Thanh nhiệt tả hoả
Hoàng bá + Tri mẫu → Thanh hư nhiệt, giáng hư hoả
Đại hoàng + Mang tiêu → Tả hạ.
- Tương sử:
Hai vị thuốc có tác dụng gần giống nhau, hoặc khác nhau. Khi dùng chung một vị
là chủ, một vị là thần sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.
VD: Hoàng kỳ bổ khí lợi thuỷ + Phục linh → Tăng hiệu quả điều trị.
Hoàng cầm thanh nhiệt tả hoả + Đại hoàng → Tăng tác dụng điều trị
Hai phép tương tu, tương sử là hai phép phối ngũ thông dụng nhất.
- Tương uý:
Một vị thuốc có tác dụng phụ, hoặc có phản ứng độc bị một loại khác làm mất hay
làm giảm độc tính, hoặc tác dụng phụ.
VD: Sinh bán hạ, sinh Nam tinh khi dùng Sinh khương thì sẽ bị Sinh khương làm
mất độc tính. Như vậy, sinh bán hạ, sinh Nam tinh tương uý với Sinh khương.
- Tương sát:
Một vị thuốc làm giảm, mất độc tính hoặc tác dụng phụ của vị thuốc khác.
VD: Sinh khương có tác dụng làm giảm hoặc mất tác dụng phụ của Bán hạ và Nam
tinh. Như vậy, Sinh khương tương sát Bán hạ, Nam tinh.
Hai loại tương uý, tương sát là hai loại phối ngũ đối với thuốc độc.
371
- Tương ố:
Hai vị thuốc dùng kết hợp với nhau làm giảm hoặc mất tác dụng của nhau.
VD: Nhân sâm ố Lai phúc tử vì Lai phúc tử làm mất tác dụng bổ khí của Nhân
sâm. Sinh khương ố Hoàng cầm vì Hoàng cầm làm mất tác dụng tán hàn của sinh
khương.
- Tương phản:
Hai vị thuốc kết hợp với nhau sinh ra độc tính hoặc tăng tác dụng phụ. Có hai loại
tương phản:
+ Thập bát phản: Các loại thuốc chống nhau, cấm kỵ không được dùng gồm
có:
Cam thảo phản Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo
Ô đầu phản Bối mẫu, Qua lâu, Bán hạ, Bạch liễm, Bạch cập.
Lê lô phản Nhân sâm, Sa sâm, Đan sâm, Khổ sâm, Tế tân, Bạch thược.
+ Thập cửu uý: 19 vị thuốc tương uý
Lưu hoàng uý Phác tiêu
Thuỷ ngân uý Phê sương
Long độc uý Mật đà tăng
Đinh hương uý Uất kim
Nha tiêu uý Tam lăng
Xuyên ô, thảo ô uý Tê giác
Nhân sâm uý Ngũ linh chi
Nhục quế uý Xích thạch chi
Tương ố và tương phản là hai loại phối ngũ nói lên sự cấm kỵ khi dùng thuốc.
3. Liều lượng các thuốc phương tễ:
Có 3 mức độ dùng lượng thuốc: lượng nhỏ, lượng vừa, lượng lớn. Tuỳ theo mục
đích sửa dụng và tuỳ theo loại thuốc mà sửa dụng liều lượng cho phù hợp.

372
- Thuốc không có độc: lượng dùng thường từ 6 – 12g và có thể lớn hơn như
Mạch môn, Sa sâm, Liên nhục…
- Thuốc có độc: liều lượng thường ít, thường từ 4 – 8g, hoặc thấp hơn như các
vị Phụ tử chế, Toàn yết, Mã tiền chế…Đối với loại thuốc độc dùng lượng
phải chính xác.
- Thuốc có khí vị bình nhạt dùng lượng nhiều hơn các vị thuốc có vị khí nồng
hậu như Phục linh, Ý dĩ dùng lượng nhiều hơn như Quế chi, Trầm hương,
Tế tân…
- Loại tẩy sổ, trục thuỷ, phá khí, tán kết nên dùng lượng ít như Đại hoàng,
Cam toại.
- Căn cứ vào trọng lượng thuốc: Trọng lượng nặng như Mẫu lệ, Cửu khổng,
Hoạt thạch nên dùng nhiều. Các loại nhẹ, hoa, lá như Đăng tâm, Tang diệp
dùng ít.
- Căn cứ tác dụng của thuốc thì thuốc giải biểu thường dùng ít, thuốc trừ hàn
dùng ít, thuốc bổ âm có thể dùng nhiều.
- Căn cứ vào mục đích dùng thuốc:
VD:
Lượng nhỏ Lượng vừa Lượng lớn
Nhân sâm Phối hợp với nhau có Bổ ích tỳ phế Ích khí cứu
tác dụng trợ chính khu thoát
Hoàng kỳ tà Bổ ích tỳ phế Ích khí cứu
thoát

Hoặc:
Lượng nhỏ Lượng vừa Lượng lớn
Sài hồ Thăng củ thăng dương Sơ can lý khí Giải cơ khu tà

373
Tô diệp Thanh nhiệt giải uất Điều hoà khí Phát biểu tán
huyết hàn

Vị Hoàng liên nếu dùng để thanh nhiệt tả hoả thì dùng liều 8- 12g ( trong hoàng
liên giải độc thang thì Hoàng liên là Quân). Nhưng dùng với mục đích táo thấp thì
lượng dùng chỉ 4-6g ( trong bài Bán hạ tả tâm thang thì Hoàng liên là Thần)
- Căn cứ vào tình trạng người bệnh:
o Người cao tuổi vốn dĩ tỳ vị hư kém nên sự dùng nạp thuốc yếu do đó
lượng dùng ít hơn người trẻ khoẻ. Trẻ em dùng lượng nhỏ hơn người
lớn.
o Bệnh hư nhược, bệnh lâu ngày dùng thuốc bổ, lượng thường bắt đầu
ít, sau tăng dần để không làm ảnh hưởng tơi tỳ vị.
o Bệnh cấp và phản ứng mạnh thường dùng liều nhiều hơn.
- Đơn vị đo lường dùng trong YHCT: Hiện nay thống nhất quy định dùng đơn
vị đo lường quốc tế:
o 1 cân ta= 16lạng =500g
o 1 lạng = 37.5g ( làm tròn 40g) có tài liệu ghi 31.25g
o 1 lạng = 10 đồng cân
o 1đc = 3.75g ( làm tròn 4g) có tài liệu ghi 3.125g
4. Cách đặt tên các phương tễ:
Thông thường có 3 cách đặt tên sau:
- Lấy tác dụng điều trị của phương ghép với tên dạng thuốc bào chế của
phương thuốc
VD: bổ trung ích khí hoàn, Khu phong thư cân hoàn, Chỉ thấu tán….
- Lấy thành phần của phương ghép với tên dạng bào chế của phương thuốc
VD: Lục nhất tán gồm 6 phần Hoạt thạch và 1 phần Cam thảo. Lục vị địa hoàng
hoàn gồm 6 vị phối hợp với nhau.
374
- Lấy tên vị thuốc chủ yếu ghép với tác dụng điều trị của phương và dạng bào
chế của phương thuốc.
VD: Bá tử dưỡng tâm hoàn, Hoắc hương chính khí tán, Chu sa an thần hoàn…
Nguyên tắc đầu là phổ biến, hai nguyên tắc sau là phụ. Như vậy, mục đích của việc
đặt tên các phương thuốc là cho người dùng một khái niệm về điều trị, hiểu rõ về
một vị thuốc chính và dạng bào chế của thuốc. Do đó, sau khi đã chẩn đoán được
chứng bệnh có thể tra cứu mà chon phương thuốc.

5. Sự biến hoá của một phương thuốc:


- Tăng hay giảm các vị thuốc trong phương thuốc ( tạo thành phương thuốc
mới)
Căn cứ vào sự diễn biến của bệnh ( trong trường hợp triệu chứng không thay đổi
song có kiêm chứng) của một bệnh hay một hội chứng bệnh mà tăng hay giảm các
vị thuốc trong bài cho phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng.
VD: Bài Ma hoàng thang dùng để chữa cảm mạo phong hàn không có mồ hôi, sợ
lạnh, phát sốt, ho suyễn; nếu có thêm chứng vật vã, rêu lưỡi vàng thì thêm Thạch
cao, bỏ Quế chi thành bài Ma hạnh thạch cam thang.
- Thay đổi các vị thuốc phối ngũ trong phương thuốc:
Không thay đổi vị quân mà chỉ thay đổi các vị thuốc phối ngũ để dẫn tới tác dụng
của phương thuốc.
VD: Trong bài Tả kim hoàn có Hoàng liên là quân phối ngũ với Ngô thù du để
chữa chứng đau dạ dày có ợ hơi, ợ chua. Nếu Hoàng liên chỉ hợp với Mộc hương
mà không hợp với Ngô thù du thì tạo thành bài Hương liên hoàn để chữa chứng lỵ
có đau mót rặn.
- Thay đổi liều lượng của các vị thuốc trong phương thuốc:
Cấu trúc phương thuốc không thay đổi, song liều lượng của vị thuốc nào đó thì
thay đổi, dẫn tới tác dụng chữa bệnh thay đổi, thay đổi tên phương thuốc.
375
VD: Trong bài Tứ nghịch thang ( Chích thảo 2 lạng, Phụ tử sống 1 củ, Can
khương1.5 lạng) để hồi dương cứu nghịch do âm thịnh (ỉa lỏng, nôn, sợ lạnh, chân
tay quyết lạnh, thân thể đau, mạch vi tế.
Nếu tăng tác liều Phụ tử 1 củ to và Can khương 3 lạng thành bài Thông mạch
thang có tác dụng hồi dương trục âm, thông mạch cứu nghịch do âm tà thịnh đẩy
dương ra ngoài (ỉa lỏng, chân tay quyết lạnh, mạch vi muốn tuyệt, thân mình
không sợ lạnh).
- Thay dổi dạng bào chế:
Thuốc sắc dùng cho bệnh nhân nặng, bệnh cấp tính. Thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc
ngâm rượu dùng cho bệnh nhân mãn tính, hoà hoãn, hoặc bệnh ở giai đoạn củng
cố.
VD: Bài Lý trung hoàn ( Can khương, Bạch truật, Nhân sâm, Cam thảo đuề 3 lạng
hoàn mật) có tác dụng hoà hoãn để chữa trung tiêu hư hàn. Bài này dùng để sắc có
tác dụng nhanh hơn để chữa thượng tiêu hư hàn gây hung tý, có tên là Nhân sâm
thang.
6. Cách dùng thuốc trong YHCT:
- Cách sắc thuốc
o Ấm sắc: ấm đất hoặc tráng men là tốt nhất. Ngày nay có thể dùng
dụng cụ bằng nhôm hay inox
o Nước dùng để sắc: Nước sạch, đổ ngập nước, ngâm thuốc trước khi
sắc khoảng nửa giờ.
o Lửa:
+ Lửa to ( vũ hoả): với thuốc cần lấy khí để chữa bệnh ở biểu, để thanh
nhiệt, thuốc thơm có tinh dầu cần to lửa, sắc nhanh để giữ tác dụng của
thuốc.
+ Lửa nhỏ ( văn hoả) : với thuốc chữa bệnh hư tổn lúc đầu lửa to, sau lửa
nhỏ âm ỉ, với thuốc độc phải sắc kỹ để giảm độc (ô đầu, phụ tử..)
376
o Thời gian sắc:
+ Sắc trước: khoáng vật, vỏ cứng sắc trước 10- 15 phút, rồi cho thuốc
khác vào sắc cùng.
+ Sắc sau: dùng cho thuốc thơm ( bạc hà, sa nhân…)
o Những loại gây kích ứng họng phải bọc vải rồi mới sắc
o Sắc riêng: đối với một số thuốc quý như Nhân sâm, Tê giác… tránh
lãng phí.
o Hoà tan: dùng với thuốc cao ( A giao, Phác tiêu, Chu sa…)
- Cách uống thuốc
Thời gian uống thuốc: Ngày xưa quan niệm bệnh ở thượng tiêu thì ăn xong phải
uống ngay thuốc, bệnh ở hạ tiêu thì uống thuốc rồi mới ăn; nếu là thuốc bổ thì
uống lúc đói.
Ngày nay nói chung uống thuốc trước khi ăn 1 giờ, song với thuốc kích thích dạ
dày thì uống sau khi ăn, với thuốc an thần thì uống trước khi đi ngủ; bệnh nhân cấp
tính thì thời gian uống thuốc không nhất định, với bệnh mãn tính dùng thuốc hoàn
tán thì uống theo giờ ( giờ uống thuốc bổ uống trước khi ăn, thuốc tả uống lúc đói)
Cách uống thuốc: Tuỳ theo tình trạng bệnh mà uống thuốc 1,2 hoặc 3 lần để duy trì
hiệu quả
Nếu là thuốc hàn để chữa bệnh nhiệt thì uống thuốc để ấm hoặc nguội.
Nếu là thuốc nhiệt để chữa bệnh hàn thì uống thuốc lúc nóng.
Thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi phải uống nóng.
Nếu có nôn phải chú ý hiện tượng chân giả để dùng thuốc cho phù hợp. Nếu
đúng thuốc mà vẫn nôn thì giảm lượng thuốc hoặc cho thêm gừng tươi.
Nếu thuốc có độc thì uống từ từ liều nhỏ trước để đảm bảo an toàn.

PHƯƠNG GIẢI BIỂU


377
I.PHƯƠNG TÂN ÔN GIẢI BIỂU
Bài : Ma hoàng thang

Nguồn gốc: Từ sách Kim quỹ yếu lược của Trương Trọng Cảnh

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, bquang 6g Bỏ mắt
Quế chi Cay,ngọt-ấm Tâm,phế,bquang 4g
Hạnh nhân Đắng-hơi ấm Phế,đại trường 8g
Cam thảo Ngọt-bình 12 kinh 4g

Cách dung: Sắc uống. Ma hoàng sắc trước đun sôi bỏ bọt, sau cho các vị thuốc
vào sắc cùng từ 15-20phút. Uống nóng, chia làm 2 lần trong ngày. Uống xong ăn
cháo hành và đắp chăn ấm cho ra mồ hôi râm rấp là tốt.
Công dụng:Phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn.
Chủ trị:
- Cảm mạo phong hàn thể biểu thực: Sợ lạnh, phát sốt, đau cứng cổ gáy, chân
tay đau mỏi, không có mồ hôi, ho có thể có suyễn, không khát nước, chảy
nước mũi trong, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương Ma hoàng phát hãn giải biểu có tác dụng tán phong hàn, thông lợi
phế khí, do đó chỉ được khái, đinh được suyễn là chủ dược. Trợ dược là Quế chi
phát hãn giải cơ, ôn kinh tán hàn vừa giúp Ma hoàng phát hãn giải biểu, lại chỉ
thống. Hạnh nhân thông suốt phế khí, giúp Ma hoàng định suyễn là tá dược. Cam

378
thảo điều hoà vị thuốc là sứ dược. Bốn vị thuốc phối ngũ là thăng công dụng phát
hãn tán hàn, tuyên phế bình suyễn.
UDLS: dùng trị viêm thận cấp, lên sởi, mề đay, bí tiểu tiện, cảm cúm, viêm phế
quản mãn, hen phế quản…

Bài : Đại thanh long thang

Nguồn gốc: theo thiên thứ 12, điều 23 sách Kim quỹ yếu lược của Trương Trọng
Cảnh.

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, bquang 6g Bỏ đốt
Quế chi Cay,ngọt-ấm Tâm,phế,bquang 4g Bỏ vỏ
Hạnh nhân Đắng-hơi ấm Phế,đại trường 8g Bỏ vỏ, chóp
Chích cam Ngọt-bình 12 kinh 4g Nướng mật
thảo
Thạch cao Ngọt,cay-đại Phế, vị 12g
hàn
Sinh khương Cay- ấm Phế, thận, tỳ, vị 8g
Đại táo Ngọt –bình Tỳ, vị 4 quả

Các dùng: sắc uống ngày 3 lần, uống nóng


Công dụng: Phát hãn giải biểu, thanh nhiệt trừ phiền
Chủ trị:

379
- Chữa chứng cảm mạo phong hàn: có sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau mỏi người,
không có mồ hôi, phiền táo, rêu lưỡi vàng, mạch phù khẩn
Phân tích bài thuốc:
Bài là phương Ma hoàng thang gia liều Ma hoàng và gia Thạch cao, sinh khương,
và đại táo. Trong phương ma hoàng, quế chi phối hợp với nhau có tác dụng phát
hãn tán hàn. Ma hoàng phối ngũ với Hạnh nhân cùng tuyên phế khí, định suyễn.
Thạch cao vị cay,, tính hàn, sắc trắng nên nhập phế để thanh hỏa mà tán hàn, đồng
thời làm giảm tác dụng ra mồ hôi của các vị thuốc phát hãn. Sinh khương và đại
táo điều hòa dinh vệ và trừ hàn, cùng với Cam thảo có thể an trung khí, điều hòa
các vị thuốc là sứ.
UDLS: Ngày nay dùng điều trị viêm cầu thận cấp, dị ứng do lạnh, phù từ lưng trở
lên, phù mi mắt, sợ gió, hơi sốt, miệng khát.
Gia giảm:
- Với chứng bệnh phong thủy: sợ gió, toàn thân phù thũng, không khát, sốt ít,
mạch phù dùng bài này bỏ Hạnh nhân, quế chi gọi là Việt tỳ thang.

Bài : Tiểu thanh long thang

Nguồn gốc: theo thiên thứ 12, điều 23 sách Kim quỹ yếu lược của Trương Trọng
Cảnh.

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, bquang 6g
Quế chi Cay,ngọt-ấm Tâm,phế,bquang 4g

380
Bán hạ chế Cay -ấm Tỳ, vị 12g
Can khương Cay- ấm Tâm, phế, tỳ, vị 4g
Chích cam Ngọt, bình 12 kinh 4g
thảo
Ngũ vị tử Ngũ vị- ấm Tâm, phế, thận 4g
Bạch thược Đắng, chua- Phế, tỳ 6g
bình
Tế tân Cay- ấm Tâm, phế, thận 4g

Các dùng: Sắc uống, ngày 3 lần, uống nóng


Công dụng:Giải biểu tán hàn, ôn phế hóa ẩm
Chủ trị:
- Chứng cảm mạo phong hàn: không có mồ hôi, ho, đờm nhiều, ngạt mũi.
Phân tích bài thuốc:
Ttrong phương Ma hoàng phối ngũ với Quế chi để phát hãn giải biểu, tuyên phế
định suyễn cùng làm quân. Can khương, tế tân, ôn phế hóa ẩm, giúp ma hoàng,
Quế chi giải biểu là thần. Bạch thược phối ngũ với Quế chi điều hòa dinh vệ. Bán
hạ táo thấp hóa đàm, giáng trọc trừ ẩm,,, Ngũ vị tử liễm phế chỉ khái để phòng các
thuốc ôn tán thái quá, làm hao tổn phế khí. Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm
hòa hoãn dược tính của vị thuốc là sứ.
UDLS: dùng điều trị Viêm mũi dị ứng do lạnh, viêm phế quản mãn tính, hen phế
quản mãn tính, suy hô hấp, ở người già do phế khí thũng.
Gia giảm:
- Ho suyễn nhiều gia Hạnh nhân, tô tử
- Holâu ngày phế hư bội liều Ngũ vị tử
- Phù thũng gia bạch truật
Kiêng kỵ: ho khan âm hư, ho suyễn phế hư, thận hư khó thở kiêng dung
381
Bài : Quế chi thang

Nguồn gốc: theo thiên thứ 10, điều 19 sách Kim quỹ yếu lược của Trương Trọng
Cảnh.

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Quế chi Cay,ngọt-ấm Tâm,phế, 12g
bquang
Bạch thược Đắng, chua- Phế, tỳ 12g
bình
Cam thảo Ngọt, bình 12 kinh 4g
Sinh khương Cay -ấm Phế, thận, tỳ, vị 4g
Đại táo Ngọt, bình Tỳ, vị 4 quả

Các dùng: sắc uông làm 3 lần trong ngày, uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn ấm
cho ra mồ hôi ra râm rấp là tốt. Nếu uống một lần mà mồ hôi ra thì thôi không
uống nữa, không nhất thiết phải uống hết thang thuốc. Nếu chưa ra mồ hôi thì tiếp
tục uống đến khi ra mồ hôi thì ngừng. Có thể uống 2-3 thang.
Công dụng:Giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong hàn thể biểu hư: phát hãn, đau đầu, ra mồ hôi, ho
khan, sợ gió, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, không khát, rêu lưỡi trắng,
mạch phù hoãn, hay phù nhược.
Phân tích bài thuốc:

382
Trong phương Quế chi ôn kinh tán hàn, chỉ thống, giải cơ biểu, thông dương khí là
Quân dược. Trợ dược có Bạch thược liễm âm hòa dinh, làm cho quế chi cay tán mà
không tổn thương âm. Hai vị thuốc cùng sửa dụng, một thu một tán, điều hòa dinh
vệ, biểu tà được giải, lý khí để điều hòa. Đại táo ích khí bổ trung, giúp Bạch thược
điều hòa dinh vệ là tá. Cam thảo điều hòa các vị thuốc là sứ. Các vị thuốc phối ngũ
phát huy công dụng giải cơ tán tà, điều hòa dinh vệ.
UDLS: dùng điều trị ho, hen suyễn, cảm cúm, phụ nữ có thai nôn nhiều, liệt mặt,
viêm mũi dị ứng.
Gia giảm:
- Biểu hư mà có mồ hôi nhiều gia Hoàng kỳ, dương hư rát hàn gia Phụ tử
- Nếu có suyễn, lại có ngoại cảm phong hàn thêm Hậu phác 8g, Hạnh nhân 8g
để giáng khí bình suyễn
- Nếu có cảm mạo phong hàn làm vai gáy cưng đau gia thêm Cát căn có tác
dụng đưa tân dịch đi lên gọi là Quế chi gia cát căn thang.
( Phụ giải: bài quế chi gia giảm thêm ma hoàng, cát căn thành bài 5: Cát căn
thang)

Bài : Cát căn thang


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Quế chi Cay,ngọt-ấm Tâm,phế, 12g
bquang
Bạch thược Đắng, chua- Phế, tỳ 12g
bình
Cam thảo Ngọt, bình 12 kinh 4g

383
Sinh khương Cay -ấm Phế, thận, tỳ, vị 9g
Đại táo Ngọt, bình Tỳ, vị 4 quả
Cát căn Cay,ngọt- Tỳ, vị 12g
bình
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, bquang 9g

Các dùng: sắc uống ngày 1 thang


Công dụng:Phát hãn giải biểu, tăng tân thư kinh.
Chủ trị:
- Ngoại cảm phong hàn biểu thực: sốt, ớn lạnh, sợ gió, đau đầu, không có mồ
hôi, lưng gay co quắp, đau , tiêu chảy, hoặc nôn mửa, tiểu tiện ít, rêu lưỡi
trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương Cát căn để giải cơ, tán tà, tăng thân dịch, thư kinh mạch. Trợ dược
cát căn là Ma hoàng, Quế chi, sơ tán phong hàn, phát hãn giải biểu. Bạch thược,
cam thảo sinh tan dưỡng dịch, hoãn cấp chỉ thống. Sinh khương, Đại táo điều hòa
tỳ vị. Các vị thuốc phối ngũ nhau cùng có công năng phát hãn giải biểu, tăng tân
dịch, kinh lạc thư thái.
UDLS: Chữa cảm mạo, cúm, viêm não B mới phát, viêm ruột cấp, lỵ trực khuẩn
giai đoạn đầu
Gia giảm:
- Có sốt bứt rứt, khát nước gia Thạch cao
- Họng đau, đờm đặc dính gia Cát cánh
- Đau đầu nhiều gia Mạn kinh tử, Cảo bản.

II. PHƯƠNG TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU


Bài : Tang cúc ẩm
384
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Tang diệp Ngọt,đắng-hàn Phế, can, thận 10g
Liên kiều Đắng-hàn Đởm, đtrường, 6g
t.tiêu
Cúc hoa Cay,đắng-hơi Phế, can,thận 4g
hàn
Hạnh nhân Đắng-ấm Phế, đại trường 8g
Cam thảo Ngọt- bình 12 kinh 4g
Cát cánh Cay,đắng-hơi Phế 8g
hàn
Lô căn Ngọt-hàn Phế, vị, thận 10g
Bạc hà Cay –mát Phế, can 4g

Các dùng: Sắc uống ngày có thể uống 2 thang.


Công dụng:Giải biếu sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái.
Chủ trị:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, và ôn bệnh thời kỳ sơ khởi: ho sốt ít, miệng hơi
khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác.
Phân tích bài thuốc:
Cúc hoa tính mát có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu, Tang diệp có tác
dụng thanh phế nhiệt cùng là Thần, Bạc hà giúp Tang diệp, Cúc hoa sơ tán phong
nhiệt ở thượng tiêu là Thần, Hạnh nhân, Cát cánh một vị thăng lên, một vị giáng
xuống, giải cơ túc phế đểu chỉ khái; Liên kiều, thanh nhiệt thấu tà trên cơ hoành,

385
Lô căn thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát làm tá dược. Cam thảo thanh nhiệt giải độc,
điều hòa các vị thuốc là sứ dược.
UDLS: Chữa Cảm cúm, giai đoạn đầu của bệnh truyền nhiễm, viêm họng, viêm
màng tiếp hợp
Gia giảm:
- Nếu 2- 3 ngày nóng không hết, là có nhiệt phận, thở thô thì thêm Thạch cao,
Tri mẫu.
- Ho khạc nặng do nhiệt ở phế nặng thì thêm Hoàng cầm để thanh nhiệt chỉ
khái
- Khát nhiều gia Thiên hoa phấn để thanh nhiệt sinh tân.
- Ho có đờm vàng, đặc khó khạc thêm Qua lâu bì, Bối mẫu, để thanh nhiệt
hóa đàm
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp dùng bài này thêm Thảo quyết minh, Hạ khô
thảo

Bài : Ma hạnh thạch cam thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, bquang 8g
Hanh nhân Đắng-ấm Phế, đại trường 12g
Thạch cao Ngọt,cay-đại Phế, vị 24g
hàn
Chích cam Ngọt-bình 12 kinh 6g
thảo

386
Các dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Có thể nấu thành cao lỏng liểu thích
hợp
Công dụng:Tiết uất nhiệt, thanh phế bình suyễn
Chủ trị:
- Ngoại cảm phong tà, mình nóng không giải được, khí nghịch, ho cấp, mũi
thở phập phồng, miệng khát, có mồ hôi, hay không có mồ hôi, lưỡi có rêu
trắng hay vàng, mạch hoạt sác.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương Ma hoang vị cay đắng, ôn có tác dụng phát hãn tuyên phế là Quân.
Thạch cao thanh tiết phế nhiệt, giúp Ma hoàng tuyên phế mà không làm tăng nhiệt,
làm phế thanh, tà không lưu lại được, như vậy phế khí túc giáng, bình thường và
hết suyễn. Hạnh nhân giáng phế khí, giúp cho Ma hoàng, Thạch cao thanh phế
bình suyễn, chỉ khái là Tá. Cam thảo ích khí hòa trung, hợp với Thạch cao sinh tân
chỉ khát, điều hòa tính năng ấm và lạnh của các vị thuốc trên là Sứ. Các vị thuốc
phối ngũ cùng phát huy công hiệu tuyên phế, thanh tả phế nhiệt, chỉ khái bình
suyễn.
UDLS: Chữa viêm phế quản cấp, mãn tính; hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị
ứng, dị ứng nổi ban.
Gia giảm:
- Nếu sốt cao làm hao tân dịch, mồ hôi giảm đi thì tăng liều Thạch cao, thêm
chích tang bì, Lô căn, Tri mẫu, để thanh nhiệt sinh tân.
- Nếu không có mồ hôi sợ lạnh là do tuy tà đã vào lý hóa nhiệt, phong hàn tà ở
biểu chưa hết, vừa có phong nhiệt ở trong, vừa có phong hàn ở ngoài thì
thêm Kinh giới, Bạc hà, Đạu xị đẻ tăng tác dụng giải biểu.

Bài : Ngân kiều tán

387
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Kim ngân hoa Ngọt- hàn Tâm,phế, tỳ, vị 30g
Liên kiều Đắng-hàn Đởm, đtrường, 30g
t.tiêu
Kinh giới tuệ Cay -ấm Phế, can 12g
Cát cánh Cay,đắng-hơi Phế 18g
hàn
Sinh cam thảo Ngọt-bình 12 kinh 15g
Ngưu bàng tử Cay,đắng-hàn Phế, vị 15g
Trúc diệp ( lá Cay,đạm-hàn Tâm, phế, vị 12
tre)
Đạm đậu xị 15g
Bạc hà Cay - mát Phế,can 18g

Các dùng: Tán thành bột, mỗi lần uống 18g, thêm Lô căn sắc nước uống. Người
nhẹ thì ngày uống 3 lần, nặng thì 4 lần. Có thể làm thang sắc uống.
Công dụng:Tân lương thấu biểu, thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị:
- Bệnh ôn mới phát, sốt mà không có mồ hôi, hoặc có mồ hôi, hơi sợ gió, đau
đầu, miệng khát, đau họng, ho, đầu lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng, hoặc vàng
mỏng, mạch phù sác.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương dùng lượng cao Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc,
nhẹ nhàng mở thông mà bài tiết ra ngoài là Quân. Trợ dược là Kinh giới tuệ, Bạc
hà, Đạm đậu xị tân tán biểu tà tiết nhiệt ra ngoài. Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam

388
thảo cùng phối hợp để có thể giải độc lại lợi yết hầu, tan sự bế kết, tuyên phế trừ
đàm. Đạm trúc diệp, lô căn, thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát đều là tá dược. Cam thảo
điều hòa vị thuốc là sứ.
UDLS: Chữa sởi, thủy đậu, cảm mạo, viêm amidan cấp, quai bị, viêm não, viêm
phế quản, mụn nhọt.
Gia giảm:
-Nếu chảy máu cam thì bỏ Đậu xị, Kinh giới tuệ gia Bạch mao căn, Trác bá diệp
thán, Chi tử thán.
- Ho nhiều gia Hạnh nhân
- Khát nhiều gia Thiên hoa phấn

Bài : Việt tỳ thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, bquang 9g
Thạch cao Ngọt,cay-đại Phế, vị 15g
hàn
Cam thảo Ngọt, bình 12 kinh 6g
Sinh khương Cay -ấm Phế, thận, tỳ, vị 9g
Đại táo Ngọt-bình Tỳ, vị 5g
( Bài này là từ bài Quế chi thang bỏ Chi – Thược gia Ma – Thạch)

Cách dùng: sắc nước uống


Công dụng: Tán phong thanh nhiệt, tuyên phế hành thủy
Chủ trị:

389
- Phong thủy toàn thân phù sốt, hoặc không sốt, sợ gió, hay ra mồ hôi, miệng
khát, tiểu tiện không thông lợi, ho suyễn, mạch phù.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương ma hoàng tuyên phế khí, phát hãn, giải biểu, khử thủy khí. Thạch
cao cùng với Ma hoàng giải cơ, thanh tả uất nhiệt ở phế. Sinh khương giúp Ma
hoàng tuyên phế tán thủy thấp. Cam thảo, Đại táo ích khí hòa trung. Các vị thuốc
phối ngũ với nhau phát huy tác dụng tán phong, thanh nhiệt, tuyên phế, hành thủy.
UDLS: chữa Viêm thận cấp, mãn tính; bí tiểu tiện, viêm phế q uản mãn, mụn
nhọt.
Gia giảm:
-Nếu thủy thấp thình gia Bạch truật
- Nếu nhiệt nhiều, tiểu ít gia Bạch mao căn tươi
- Nếu đau họng gia Bản lam căn, Cát cánh, Liên kiều
- Nếu tay đau nhiều gia Tang chi, Quế chi
- Nếu chân đau nhức gia Ngưu tất, Hải đồng bì

Bài: Giải cơ thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng Cay, đắng - Phế, b quang 3g
ấm
Hoàng cầm Đắng- hàn Tâm,phế,can,đởm,đtrg 6g
Cam thảo Ngọt, bình 12 kinh 6g
Bạch thược Đắng,chua- Phế, tỳ,can 6g
bình

390
Đại táo Ngọt-bình Tỳ, vị 3 quả
Cát căn Cay, ngọt- Tỳ, vị 12g
bình

Các dùng: sắc uống ngày 1 thang


Công dụng: Giải biểu tán tà, thanh lý nhiệt.
Chủ trị:
- Thương hàn ôn bệnh mới phát, tà ở vệ biểu, sốt ớn rét, đau đầu, không có
mồ hôi, hay có mồ hôi không nhiều, miệng khô, đắng, vai gáy và lưng co
đau, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc vàng, mạch phù sác.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương có Cát căn vị cam tân, tính bình quy vào kinh phế, lại thanh nhẹ,
thăng tán nên có tác dụng giải biểu tán tà. Ma hoàng tân ôn giải biểu phát hãn tán
tà, Cát căn và Ma hoàng lượng dùng tỷ lệ 4:1 nên Cát căn là chủ dược, Ma hoàng
là trợ dược. Hoàng cầm khổ hàn có tác dụng thanh nhiệt. Bạch thược ích âm tán
tà, Cam thảo, đại táo giải độc, sinh tân, điều hòa vị thuốc. Phối ngũ toàn phương
ngoài thì giải biểu, trong thì thanh nhiệt sinh tân, làm thành phương tân lương giải
biểu.
UDLS: chữa cảm mạo, cúm…
Gia giảm:
- Nếu nặng về biểu nhiệt thì gia Ngân hoa, Liên kiều
- Nếu họng đau gia Cát cánh, Huyền sâm
- Nếu ho gia Hạnh nhân, Tiểu hồi.

III. PHƯƠNG PHÙ CHÍNH GIẢI BIỂU


1.Phương tư âm giải biểu
Bài: Thông bach thất vị ẩm
391
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Thông bạch Cay- ấm Phế, vị 9g
Cát căn Cay,ngọt- Tỳ, vị 9g
bình
Sinh khương Cay –âm Phế, tỳ, vị 6g
Mạch môn Ngọt,đắng- Phế, vị 9g
bình
Đậu xị 9g
Can địa hoàng 9g

Các dùng: sắc uống chia 3 lần trong ngày, uống lúc còn ấm. Sau 1 lúc chưa ra mồ
hôi tiếp tục uông lần 2.
Công dụng: Dưỡng huyết giải biểu
Chủ trị:
- Bản thân người có bệnh âm huyệt hư giữ gìn không cẩn thận, cảm phải
ngoại tà, hay sau khi mất máu vị cảm phải ngoại tà ( phong hàn): đau đầu,
người nóng, hơi lạnh, không ra mồ hôi.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương Thông bạch, Đậu xị, Sinh khương phát hãn giải biểu, Cát căn thư
cân, giải cơ, sinh tân dịch. Địa hoạng, Mạch môn để dương huyết tư âm.
Tà ở biểu phải phát hãn, đó là cách chữa thông thường, nhưng nếu như vốn có
bệnh huyết hư mà đơn thuần phát hãn thì việc ra mồ hôi lại gây thương tổn đến âm
huyết. Trọng Cảnh nói: “ Vong huyết kỵ hãn”, tức là nếu có tà ở biểu không cho ra
mồ hôi thì không giải được đó là một khó khăn. Vì vậy phải dưỡng huyets, giải
biểu, song song mới trị được gốc, tránh được sai.
392
UDLS: chữa người già yếu suy nhược, phụ nữ sau đẻ, người bẩm tố âm hư, ngoại
cảm phong hàn
Gia giảm:
- Nếu sợ lạnh nhiều hơn gia Tô diệp, kinh giới để tán phong hàn
- Nếu nhiệt nhiều thêm Kim ngân hoa, Liên kiều, hoặc Hoàng cầm để thanh
nhiệt.
- Nếu chảy máu chưa cầm gia thêm A giao, ngẫu tiết, Bạch mao căn, Bạch
cập để chỉ huyết.

2.Phương trợ dương giải biểu


Bài: Ma hoàng phụ tử tế tân thang
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Ma hoàng Cay,đắng-ấm Phế, can 6g
Phụ tử chế Cay,ngọt-đại 12 kinh 12g
nhiệt
Tế tân Cay,ấm Phế,tâm, thận 4g

Các dùng: sắc uống, chia 3 lần trong ngày, uống nóng.
Công dụng: Trợ dương giải biểu
Chủ trị:
- Chữa chứng dương hư bị ngoại cảm phong hàn: Sợ lạnh nhiều, phát sốt,
hoặc hơi sốt mạch không phù mà trầm.
Phân tích bài thuốc:
Ma hoàng tán hàn, giải biểu là quân, Phụ tử chế ôn kinh tán hàn, trợ dương là thần,
Tế tân giúp Ma hoàng giải biểu, giúp Phụ tử chế ôn kinh tán hàn, là tá và sứ.

393
UDLS: Chữa viêm phế quản mãn, hen phế quản thể hàn phối hợp với bài Nhị trần
thang để chữa
Gia giảm: Phương này bỏ Tế tân, gia Chích cam thảo 6g để chữa bệnh kinh thiếu
âm, sợ rét, đau mình, không có mồ hôi, hơi sốt sợ nóng, mạch trầm nhược hay
đoản khí mạch phù, tiểu tiện không thông lợi.

3.Phương ích khí giải biểu


Bài: Bại độc tán
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Xuyên khung Cay –ấm Can,đởm,tâm bào 40g
Khương hoạt Cay,đắng-ấm Can,thận, bquang 40g
Đẳng sâm Ngọt, bình Phế, tỳ 40g
Sài hồ Đắng-hàn Can,đởm, t bào, t 40g
tiêu
Cam thảo Ngọt bình 12 kinh 20g
Tiền hồ Cay,đắng-hơi Phế, tỳ 40g
hàn
Phục linh Ngọt,nhạt-bình Tâm,phế,thận,tỳ, vị 40g
Độc hoạt Cay,đắng- ấm Can, thận, bquang 40g
Chỉ xác Chua-hàn Phế, tỳ 40g
Cát cánh Đắng,cay-hơi Phế 40g
ấm

Các dùng: Tán thành bột, mỗi lần uống 8g với sinh khương và bạc hà sắc uống.
Công dụng: Ích khí giải biểu, khu phong trừ thấp.
Chủ trị:

394
- Chữa chứng khí hư bị ngoại cảm phong hàn: sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi,
đầu gáy cứng đau, chân tay mình mẩy nhức mỏi, mũi tắc, tiếng nói nặng, ho
có đờm, rêu lưỡi trắng dính, mạch phù.
Phân tích bài thuốc:
Khương hoạt, độc hoạt, giải biểu khu phong tán hàn, trừ thấp. Xuyên khung hành
khí trong huyết giúp Khương hoạt Độc hoạt chỉ thống. Đẳng sâm ích khí, kiện tỳ.
phục linh thẩm thấp hóa đàm. Tiền hồ, cát cánh, chỉ xác chữa ngực tức, chỉ khái,
hóa đàm. Sài hồ, Bạc hà giải biểu, Cam thảo điều hòa vị thuốc.
UDLS: Chữa viêm khớp dạng thấp, dùng cho trẻ em nguyên khí chưa đủ, cho
người già, phụ nữ sau sinh , người mới ốm dậy.
Gia giảm: Chữa mụn nhọt bắt đầu viêm, cảm mạo phong hàn bỏ Đẳng sâm, gia
Kinh giới, phòng phong gọi là bài Kinh phong bại độc tán.

Bài: Sâm tô tán

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Đẳng sâm 28g
Phục linh 28g
Trần bì 20g
Bán hạ chế 28g
Cam thảo 20g
Tô diệp 28g
Cát căn 28g
Tiền hồ 28g
Cát cánh 20g

395
Chỉ xác 20g
Mộc hương 20g

Các dùng: tán nhỏ thành bột, mỗi lần lấy 16g, thêm 7 lát gừng, 1 quả đại táo,
uống nóng.
Công dụng: ích khí giải biểu, lý khí hóa đàm.
Chủ trị:
- Chữa người suy nhược cơ thể bị cảm mạo phong hàn: ho có đờm, sợ lạnh,
sốt nóng, nhức đầu, tắc mũi, ngực đầy, buồn phiền, lưỡi trắng, mạch phù
Phân tích bài thuốc:
Nhân sâm bổ nguyên khí. Tô diệp cay nóng, sơ tán phong hàn, Cát căn thanh nhiệt
sinh tân, thư cân giải cơ. Tiền hò khử đờm, Bán hạ hóa đàm giáng nghịch. Phục
linh táo thấp hóa đàm. Trần bì, chỉ xác lý khí. Cát cánh tuyên phế giải cơ. Cam
thảo điều hòa các vị thuốc, hợp với Cát cánh lợi hầu họng. Mộc hương hành khí,.
Phương thuốc có tác dụng phù chính giải biểu, tán phong hàn, để điều hòa dinh vệ,
trừ đờm chỉ ẩm, trị ho. Tác dụng tương đối ôn hòa, có thể dùng cho cả trẻ em,
người già yếu, trong có đờm ẩm bị ngoại cảm phong hàn
UDLS: dùng trong các trường hợp trẻ em, người già suy yếu, cảm cúm, hen phế
quản, viêm phế quản.

PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT

I.PHƯƠNG THANH NHIỆT TẢ HỎA


Bài: Bạch hổ thang

396
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Thạch cao 30g
Tri mẫu 9g
Ngạnh mễ 9g
Chích cam thảo 3g

Cách dùng: sắc đến khi gạo chín còn 300ml là được, chắt thuốc chia làm 3 lần
uống lúc còn ấm.
Công dụng: Thanh nhiệt sinh tân.
Chủ trị:
- Nhiệt ở phần khí của dương minh thịnh: người rất nóng, mặt đỏ, phiền khát,
uống nhiều, ra mồ hôi, sợ nóng, mạch hồng đại
Phân tích bài thuốc:
thạch cao ( tân, cam, đại hàn) để thanh nhiệt ở phần khí của dương minh là Quân,
Tri mẫu ( khổ, hàn, nhuận) để giúp Thạch cao thanh nhiệt ở phế vị và tư âm là
Thần, Cam thảo, ngạnh mễ để ích vị, bảo vệ tân dịch và phòng thuốc đại hàn có
thể thương tổn đến trung tiêu là Tá và Sứ.
UDLS: chữa viêm gan B dịch tễ, sốt xuất huyết dịch, viêm màng não tủy dịch tễ,
sở, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, đái tháo đường.
Gia giảm:
- Nếu mồ hôi ra nhiều và mạch đại vô lực là có cả khí và tân dịch cùng bị
thương thì thêm Nhân sâm 12g để ích khí, có tên là Bạch hổ gia Nhân sâm
thang có tác dụng thanh nhiệt ích khí, sinh tân.
- Nếu là thấp ôn ,có ngực bĩ rêu lưỡi trắng thêm Thương truật 9g, để táo thấp
gọi là Bạch hổ gia Thương truật thang có tác dụng trừ thấp. Ngày nay dùng
để chữa chứng phong thấp nhiệt tý.
397
- Nếu có khớp đau sưng thì gia Quế chi 6g để thông lạc hòa dinh gọi là Bạch
hổ gia Quế chi thang có tác dụng thanh nhiệt, thông lạc hòa dinh, để chữa
phong thấp nhiệt tý.

Bài : Trúc diệp thạch cao thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Sinh thạch cao 30g
Ngạnh mễ 15g
Cam thảo 3g
Mạch môn 15g
Bán hạ 9g
Trúc diệp 15g
Nhân sâm 5g
( từ Bạch hổ thang bỏ tri mẫu gia thêm các vị dưới)

Cách dùng: Sắc kỹ các vị thuốc Trúc diệp, Thạch cao, bán hạ, Mạch môn, Cam
thảo còn 400ml, chắt thuốc đun với Ngạnh mễ đến khi gạo chín, bỏ bã đi, thuỗ chia
làm 3 lần uống trong ngày. Nhân sâm sắc riêng, đổ nước Nhân sâm vào thuốc uống
cùng.
Công dụng: Thanh nhiệt, sinh tân, ích khí hòa vị.
Chủ trị:
- Sau khi bệnh nhiệt, dư tà chưa hết và còn khí, tân dịch đều bị thương. Người
nóng, mồ hôi nhiều, tâm phiền, ngực bực bội khó chịu, khí nghịch muốn

398
nôn, miệng khô muốn uống nước, hoặc hư phiền không ngủ, mạch hư sác,
lưỡi đỏ.
Phân tích bài thuốc:
Trúc diệp, Thạch cao để thanh nhiệt trừ phiền là Quân, Nhân sâm để ích khí, Mạch
môn để dưỡng âm sinh tân, Bán hạ để giáng nghịch chỉ nôn, Cam thảo, ngạnh mễ
để hòa trung dưỡng vị.
Đây là bài Bạch hổ thang bỏ Tri mẫu thêm Nhân sâm để ích khí, Mạch môn để
dưỡng âm sinh tân, Trúc diệp, bán hạ để hòa vị trừ phiền nên tuy là phương thuốc
đại hàn song lại là phương thuốc thanh nhiệt ( khu tà) có bổ chính và dùng sau khi
sốt cao ( bệnh nhiệt) có khí và âm đều hư, người sốt ra mồ hôi không hết, vị khí
không hòa giáng.
UDLS: Chữa viêm màng não tủy dịch tễ, viêm phổi, viêm dạ dày mãn tính, đái
tháo đường, trẻ em sốt mùa hè loét miệng…
Gia giảm:
-Nếu vị âm không đủ, vị hỏa nghịch lên, miệng lưỡi loét, lưỡi đỏ, mạch sác thì gia
thêm Thiên hoa phấn, tri mẫu
- Nếu ho suyễn do viêm phổi thì gia ma hoàng, Hạnh nhân.

II.PHƯƠNG THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT Ở PHẦN DINH


Bài: Thanh dinh thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Tê giác 2g
Sinh địa 15g
Đan sâm 6g

399
Huyền sâm 9g
Mạch môn 9g
Trúc diệp 3g
Hoàng liên 5g
Liên kiều 6g
Kim ngân hoa 9g

Cách dùng: Đổ 800ml nước sắc lấy 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Thanh dinh tiết nhiệt, dưỡng âm hoạt huyết.
Chủ trị:
- Nhiệt tà đã chuyển vào phần dinh: thân nhiệt cao về đêm, thần phiền ít ngủ,
có lúc nói nhảm, mắt thích mở hoặc thích nhắm, khát hoặc không, hoặc có
ban chẩn lờ mờ, lưỡi đỏ sẫm khô, mạch sác.
Phân tích bài thuốc:
Phương này dùng Tê giác có tính hàn, Sinh địa ngọt hàn để thanh dinh lương huyết
là quân, huyền sâm Mạch môn phối hợp với sinh địa để dưỡng âm thanh nhiệt là
Thần, Tá là Ngân hoa, liên kiều, Hoàng liên, Trúc diệp thanh nhiệt giải độc thấu tà
nhiệt, khiến tà đã nhập vào dinh rồi được đẩy qua phần khí thấu xuất mà giải được.
Nhiệt cùng với bí kết mà thành ứ nhiệt, cho nên phối hợp với Đan sâm hoạt huyết
để tiêu ứ nhiệt, Thanh dinh dưỡng âm ,hoạt huyết, cùng với nhau sẽ thu được cọng
dụng thanh dinh thấu nhiệt, hoạt huyết tiêu ứ.
UDLS: Trị viêm màng não dịch tễ, viêm não B, nhiễm khuẩn huyết, trẻ em bị viêm
phổi, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu…
Gia giảm:
- Nếu như nhiệt ở khí phần bốc mạnh mà ở dinh phận nhiệt lại nhiệt lại nhẹ thì nên
dùng nhiều thêm Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Trúc diệp tâm, giảm bớt lượng
Tê giác Sinh địa, Huyền sâm.
400
-Nếu thử nhiệt tà nhập vào tâm bào, sốt cao, phiền khát, co giật, lưỡi đỏ, mà mạch
sác thì uống thêm Tử tuyết đan
-Trẻ em bị tinh hồng nhiệt nặng, do nhiệt độc úng thịnh thì gia thê Thạch cao, đan
bì, Cam thảo.
-Viêm não B, viêm màng não tủy dịch tễ mà có các chứng về dinh phận như thấy
kinh nguyệt thì gia thêm Linh dương giác, Câu đằng, Địa long.

Bài: Tê giác địa hoàng thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Tê giác 3g
Sinh địa 30g
Đan bì 9g
Thược dược 12g

Cách dùng: sắc 3 vị Tê giác mài ra để uống cùng, sắc còn 300ml chia uống làm 3
lần.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán ứ.
Chủ trị:
- Nhiệt làm tổn thương huyết lạc gây chảy máu, nôn máu, máu cam, ỉa máu,
đái máu..
- Huyết ứ ngoài kinh: Hay quên, cuồng, súc miệng xong không muốn nuốt,
trong ngực bồn trồn, đau bụng, phân đen.
- Nhiệt nhiễm tâm: cuồng, mê sảng, có đám xuất huyết, lưỡi đỏ sẫm có gai.
Phân tích bài thuốc:
401
Phương này lấy Tê giác để thanh tâm, lương huyết, giải độc làm chủ dược, phối
với Sinh địa vừa lương huyets, chỉ huyết, vừa dưỡng âm, thanh nhiệt, Thược dược,
đan bì có thể mát huyết, lại có thể tán ứ, Đặc điểm phối ngũ là lương huyết và hoạt
huyết tán ứ sửa dụng đồng thời.
UDLS: Trị bệnh bạch cầu cấp, nhiễm khuẩn huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu,
viêm gan nặng, ure huyết…
Gia giảm:
-Nếu hay quên như cuồng thêm Đại hoàng, Hoàng cầm để thanh tiết nhiệt, và
huyết kết ở hạ tiêu gây lý nhiệt.
-Nếu nhiệt bốc mạnh làm động huyết, thổ huyết, chảy máu cam thì gia thêm Bạch
mao căn, Trác bá diệp, Hạ liên thảo, Đại tiện ra huyết thì gia thêm Địa du, Hòe
hoa, Đái ra máu thì gia thêm Bạch mao căn, Tiểu kế.

III. PHƯƠNG THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC


Bài : Hoàng liên giải độc thang
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Hoàng liên 3-9g
Hoàng bá 6g
Hoàng cầm 6g
Chi tử 9g

Cách dùng: sắc uống


Công dụng:Tả hỏa giải độc
Chủ trị:
- Mọi chứng bệnh thực hỏa độc, tam tiêu nhiệt thịnh, sốt cao bứt dứt, mình
táo họng khô, nói nhảm, mất ngủ hoặc nhiệt bệnh thổ huyết, chảy máu cam,
402
hoặc sốt phát ban, người sốt đi lỵ, thấp nhiệt hoàng đản, ngoại khoa ung thư
đinh độc, tiểu tiện vàng đỏ, rêu vàng lưỡi đỏ, mạch sác có lực.
Phân tích bài thuốc:
Phương này dùng Hoàng liên tác dụng tả tâm hỏa làm Quân kèm tả hỏa ở trung
tiêu. Hoàng cầm thanh phế nhiệt, tả hỏa ở thượng tiêu, làm Thần. Hoàng bá tả hỏa
ở hạ tiêu, chi tử thông tả hỏa ở tam tiêu, dẫn nhiệt đi xuống, hợp lại làm tá sứ. Tất
cả có được công dụng tả hỏa thanh nhiệt giải độc. Các chứng vì hỏa độc nghịch
lên, vượt ra ngoài mà sinh ra, muốn điều trị thì dùng thuốc tả hỏa tiết nhiệt, hỏa
độc giáng xuống ắt các chứng tự nhiên sẽ dẹp hết
UDLS: Điều trị viêm màng não tủy dịch tễ, viêm não B, nhiễm khuẩn đường tiết
niệu, viêm phổi, viêm ruột, kiết lỵ, nhiễm khuẩn huyết.
Gia giảm:
-Nếu đại tiện bí kết gia thêm Đại hoàng
-Nếu nôn ra máu phát ban thì gia Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì.
-ứ nhiệt phát vàng da thì gia Nhân trần, Đại hoàng
-Ung thư đinh độc gia Bồ công anh, Kim ngân hoa
-Kiết lỵ ra máu mủ rất mót rặn mà không đi được gia thêm Mộc hương, Binh lang.

Bài: Tả tâm thang


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Đại hoàng 6g
Hoàng liên 3g
Hoàng cầm 9g

Cách dùng: sắc nước uống


Công dụng:Tả hỏa giải độc, táo thấp tả nhiệt
403
Chủ trị:
- Tả hỏa bốc mạnh vào trong làm cho huyết vong hành, thổ huyết, máu cam,
tam tiêu tích nhiệt, đầu cổ sưng đau, mứt sưng to, miệng lưỡi phát nhọt, tâm
cách phiền táo, tiểu tiện bím nhọt độc biến chứng nhiễm khuẩn huyết, ung
thư đan độc, thấp nhiệt hoàng đản, trong ngực nóng bứt rứt bĩ tắc, thấp nhiệt
kiết lỵ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch sác thực.
Phân tích bài thuốc:
Trong bài này có Đại hoàng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc lại có thể công hạ thông
đại tiện, làm cho nhiệt độc tiết ra làm chủ dược. Hoàng liên Hoàng cầm thanh nhiệt
táo thấp, tả hỏa độc là phó dược. Tam hoàng hợp dụng cùng phát huy công năng tả
hỏa giải độc, táo thấp tiết nhiệt.
UDLS: Điều trị viêm vị tràng cấp, xuất huyết đường tiêu hóa trên, giãn phế quản
xuất huyết, lao phổi khạc ra mủ, chảy máu mũi, chảy máu cam, viêm xoang miệng,
tăng huyết áp nguyên phát…
Gia giảm:
- Nếu xuất huyết đường tiêu hóa trên thì gia thêm Bạch cập, Ô tặc cốt, Trắc
bách diệp
- Buồn nôn và nôn mửa thì gia Trúc nhự, Đại giả thạch, Toàn phục hoa
- Miệng đắng, tâm phiền, cấp táo dễ giận dữ thì gia thêm Đan bì, Chi tử.

Bài: Lương cách tán

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Đại hoàng 600g
Cam thảo 600g

404
Bạc hà 300g
Liên kiều 1200g
Phác tiêu 600g
Sơn tri tử nhân 300g
Hoàng cầm 300g

Cách dùng: các thuốc trên cùng làm bột khô, mỗi lần uống 6- 12g thêm Trúc diệp
3g, một ít mật, sắc nước uống. Cũng có thể làm thành thang sắc uống nước, liều
lượng các vị thuốc cứ theo tỷ lệ nguyên phương mà thay đổi cho phù hợp.
Công dụng: Tả hỏa thông tiện, thanh thượng tả hạ.
Chủ trị:
- Tà uất ở trung tiêu và thượng tiêu sinh nhiệt, nhiệt tụ ở ngực và vùng cơ
hoành, người nóng miệng khát, mặt đỏ môi xám, hung cách nóng bứt dứt,
miệng lưỡi phát nhọt, đau họng, thổ máu, tiểu bí, nước tiểu đỏ, hoặc đại tiện
không thỏa mái, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác.
Phân tích bài thuốc:
Phương thuốc này dùng nhiều Liên kiều, lấy thanh nhiệt giải độc làm chủ, phối
hợp với Hoàng cầm để thanh uất nhiệt ở hung cách, Sơn chi thông tả hỏa ở tam
tiêu, dẫn hỏa xuống, Bạc hà, Trúc diệp ngoài thì sơ tán, trong thì thanh lọc, dùng
Mang tiêu, Đại hoàng để xử trí tà nhiệt ở hung cách, đưa tác dụng tả đi xuống,
phối hợp giúp Phác tiêu, Đại hoàng thúc đẩy lực dẫn. Toàn bộ việc phối ngũ như
trên hàm ý thanh thì lên, tả thì xuống, song tả hạ là nói về thanh tả tà nhiệt ở hung
cách, gọi là “ lấy tả thay cho thanh”
UDLS: điều trị sởi, viêm não B, viêm amidan cấp, viêm kết mạc hầu câp tính,
viêm phổi thùy lớn, nhiễm khuẩn đường mật, viêm ruột thừa cấp…
Gia giảm:

405
- Nếu yết hầu sưng đau, sốt cao phiền khát thì gia thêm Thạch cao, Cát cánh,
Sơn đậu căn.
- Nếu miệng lưỡi phát nhọt thì gia Hoàng liên, Trúc diệp
- Ho nhiều, đờm vàng gia thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu nhân.
- Ngực sườn trướng đau thì gia Sài hồ, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách.
- Hoàng đản gia Nhân trần, Uất kim.

Bài: Thanh nhiệt giải độc thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Sa sâm 12g
Mạch môn 12g
Cam thảo đất 2g
Sài đất 16g
Lá tre 20g
Sắn dây củ 12g
Ngân hoa 16g

Cách dùng: dùng 600ml nước, sắc lấy 300 ml chia làm nhiều lần, mỗi lần uông
30- 40ml, 3 giờ uống 1 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thúc sởi mọc.
Chủ trị:
- Thời kỳ sởi mọc, từ khi sởi mọc đến mọc khắp người ước 3 ngày.
Phân tích bài thuốc:

406
Lá tre để thanh nhiệt ở thượng tiêu; Ngân hoa, sài đất, để tiêu độc, thanh nhiệt. Sa
sâm, Mạch môn, Cát căn để thanh nhiệt tư âm; Cam thảo đất để giải độc, điều hòa
vị thuốc.

IV. PHƯƠNG THANH NHIỆT Ở TẠNG PHỦ


1.Phương thanh nhiệt ở tâm
Bài: Đạo xích tán
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Sinh địa 9g
Đạm trúc diệp 6g
Mộc thông 9g
Cam thảo 9g sao

Cách dùng: các thuốc trên tán bột, mỗi lần uống 10g, cũng có thể làm thang sắc
nước uống.
Công dụng: Thanh tâm dương âm, lợi thủy thông lâm.
Phân tích bài thuốc:
Bài này dùng Sinh địa hoàng mát huyết nuôi âm để ức chế tâm hỏa, Mộc thông
trên thì thanh nhiệt ở kinh Tâm, dưới thì thanh nhiệt lợi tiểu trường, lợi thủy thông
lâm được đái rắt. Cam thảo sao thì thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc khác,
chấm dứt đái dắt, đái buốt. Đạm trúc diệp thanh tâm trừ phiền. Cả bài phối ngũ với
nhau đại ý là kiêm cố cả thanh tâm và dưỡng âm, lợi thủy đồng thời dẫn nhiệt đi
xuống, cùng thu được công dụng thanh tâm dưỡng âm, lợi thủy thông lâm.
UDLS: điều trị nhiễm khuẩn cấp tính hệ tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, loét miệng,
trẻ nhỏ khóc đêm.
Gia giảm:
407
-Nếu tâm hỏa mạnh thì gia Hoàng liên, đăng tâm
-Tiểu tiện ra máu rát thì gia Hạ liên thảo, Tiểu kế
-Tiểu tiện nhiều lần gia thêm Bạch mao căn
-Đại tiện bí kết gia thêm Đại hoàng.

Bài: Thanh tâm liên tử ẩm


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Hoàng cầm 10g
Địa cốt bì 10g
Chích cam thảo 6g
Phục linh 10g
Nhân sâm 6g
Mạch môn 10g
Xa tiền tử 10g
Thạch liên nhục 10g
Chích hoàng kỳ 10g

Cách dùng: sắc nước uống.


Công dụng:Thanh tâm lợi thấp, ích khí dưỡng âm
Chủ trị:
- Tâm hỏa thiên về vượng, âm và khí đều hư, thấp nhiệt trút xuống, sinh
chứng di tinh đái són đau, nước tiểu đục, huyết băng đới hạ, lúc mệt phát ra,
ức và lòng bàn tay, bàn chân đều nóng bứt dứt, tay chân ngại, cử động,
miệng lưỡi khô táo.
Phân tích bài thuốc:

408
Trong bài này, có Thạch liên nhục thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt là chủ dược; phối
hợp với Hoàng cầm, Địa cốt bì để thanh thoái hư nhiệt, Xa tiền tử, Phục linh thanh
lợi thấp nhiệt; Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích cam thảo, ích khí dưỡng âm. Các vị
thuốc phối ngũ với nhau cùng thu được hiệu quả thanh tâm lợi thấp, ích khí nuôi
âm.
UDLS: dùng điều trị đái ra máu, viêm thận mãn, viêm bể thận mãn, viêm bàng
quang, viêm cơ tim do virus.
Gia giảm:
- Nếu tiểu tiện rát đau thì gia thêm Cù mạch, Biển súc.
- Trong nước tiểu có nhầy máu thì gia thêm Tiểu kế, Ngẫu tiết, Bạch mao căn.
- Phù thũng thì gia thêm Đông qua bì, Ích mẫu thảo, Bạch mao căn.

Bài: Trúc diệp cỏ nhọ nồi thang


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Sinh địa 20g
Cỏ nhọ nồi 20g
Mộc thông 20g
Sài đất 16g
Cam thảo đất 16g

Cách dùng: sắc với 600ml nước còn 300ml chia làm 2 lần uống trong ngày. Trẻ
em tùy theo tuổi giảm liều.
Công dụng:Thanh tâm, lợi niệu, chỉ huyết
Chủ trị:
- Đái ra máu do hạ tiêu có nhiệt: bứt rứt khó ngủ, mặt đỏ, miệng khát nước,
miệng lưỡi loét, đái máu, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác.
409
Phân tích bài thuốc:
Trúc diệp để thanh tâm nhiệt. Sinh địa để lương huyết, tư âm thanh nhiệt. Mộc
thông đưa nhiệt xuống ra ngoài bằng đường tiểu tiện. Cỏ nhọ nồi để lương huyết,
chỉ huyết. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

2.Phương thanh nhiệt ở can đởm


Bài: Long đởm tả can thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Hoàng cầm 9g
Chi tử 9g
Trạch tả 12g
Mộc hương 9g
Xa tiền tử 9g
Sinh địa hoàng 9g
Sài hồ 6g
Đương quy 3g
Sinh cam thảo 6g
Long đởm thảo 6g

Cách dùng: Sắc uống , cũng có thể chế thành thuốc hoàn. Mỗi lần uống 6-9g mỗi
ngày uống 2 lần, uống với nước ấm.
Công dụng:Tả can đởm thực hỏa, thanh hạ tiêu thấp nhiệt.
Chủ trị:

410
- Can đởm thực hỏa đi lên trên gây nhiễu loạn, đầu đau mắt đỏ, sườn đau,
miệng đắng, tai điếc, tai sưng; hoặc thấp nhiệt rót xuống, âm hộ sưng đau,
ngứa, vùng âm bộ, nhiều mồ hôi, tiểu tiện đục rỉ, phụ nữ thấp nhiệt đới hạ,
thấp nhiệt hoàng đản.
Phân tích bài thuốc:
Bài này dùng Long đởm thảo rất đắng, trên thì tả thực hỏa ở can đởm, dưới thì tiêu
thấp nhiệt ở hạ tiêu đó là Quân, trong bài này có công năng giỏi cả tả hỏa trừ thấp.
Hoàng cầm, Chi tử khổ hàn, có công năng tả hỏa, phối ngũ với Long đởm thào là
Thần. Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử thanh nhiệt lợi thấp khiến cho thấp nhiệt bài
trừ theo đường thủy đạo, can chủ tàng huyết, can kinh có nhiệt vốn dễ tổn thương
đến âm huyết. Dùng thêm thuốc khổ hàn để táo thấp thì lại hao đến âm, cho nên
dùng Sinh địa hoàng, Đương quy tư âm dưỡng huyết, khiến kiêm cố cả gốc cả
ngọn. Phương này dùng Sài hồ là để dẫn dắt các thuốc vào can đởm, Sinh Cam
thảo để điều hòa các vị thuốc. Nhìn chung toàn phương thuốc trong tả có bổ, trong
thông lợi có tư dưỡng, làm cho hỏa giáng nhiệt thanh, thấp trọc lọc tan, các chứng
phát ra theo đường kinh tương đương mà ứng khỏi.
UDLS: dùng trị viêm gan thể hoàng đản, cấp tính, cao huyết áp nguyên phát, viêm
bể thận cấp tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thần kinh suy nhược, viêm phổi,
viêm túi mật cấp tính…
Gia giảm:
- Nếu nhức đầu, hoa mắt chóng mặt do hỏa bốc lên, mắt đỏ nhiều dử, miệng
đắng, hay cáu bẳn thì gia thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.
- Lạc huyết mộc hỏa hành kim thì gia Đan bì, trắc bá diệp
- Hoàng đản gia thêm Nhân trần
- Đại tiện bí gia Đại hoàng
- Cao huyết áp nguyên phát gia Hạ khô thảo, Long cốt, Mẫu lệ, Cương tàm

411
Bài: Tả kim hoàn
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Hoàng liên 180g
Ngô thù du 30g

Cách dùng: các vị thuốc trên tán thành bột, làm hoàn bằng cách dấp nước hoặc
hấp bánh, mỗi lần uống 2-3 lần nuốt với nước. Cũng có thể làm thang sắc nước
uống liều dùng căn cứ tỉ lệ nguyên phương mà châm chước.
Công dụng:Thanh can tả hỏa, giáng nghịch chỉ ẩu.
Chủ trị:
- Can hỏa xâm phạm vị: mạn sườn trướng đau, bụng cồn cào, nuốt chua,
miệng đắng, ẩu thổ, bụng tắc, ợ hơi, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
Phân tích bài thuốc:
Bài này dùng nhiều Hoàng liên để thanh tả hỏa ở can vị , mượn Ngô thù du một ít
cay nóng, vừa có thể sơ can giải uất, giáng nghịch chỉ nôn lại có thể hạn chế bớt
tính đắng hàn của Hoàng liên. Hai vị này phối ngũ cay thì khai mơ, đắng thì giáng
xuống, một hàn một nhiệt, tương phản tương thành, gộp lại cùng phát huy công
năng thanh can tả hỏa, giáng nghịch chỉ nôn.
UDLS: Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính, viêm ruột mãn tính, mất ngủ, tinh
hoàn sưng đau
Gia giảm:
- Nếu can vị bất hòa gia thêm Tứ nghịch thang
- Nếu can vị uất nhiệt gia Kim linh tử tán
- Dạ dày đau, ợ chua thì gia Ô tặc cốt
- Tả lỵ do thấp nhiệt, bụng đau nhiều gia thêm Bạch thược, Hoàng cầm.

412
Bài: Phương thuốc chữa vàng da nhiễm trùng

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Hạt muồng 1kg
Nhân trần 1kg
Quả dành dành 1kg
Đại hoàng 5kg
Rau sam 5kg
Lá gai 1kg
Cỏ nhọ nồi 1kg

Cách dùng: Nấu cao cho nước đường vừa đủ 10 lít, mỗi ngày uống từ 10- 20ml
chia làm 2 lần
Công dụng:Thanh thấp nhiệt, nhuận tràng
Phân tích bài thuốc:
Hạt muồng, Quả dành dành, Đại hoàng tả hỏa, nhuận mật, nhuận tràng. Nhân trần
trừ thấp nhiệt chữa vàng da, Rau sam thanh nhiệt nhuận can, Cỏ nhọ nồi lương
huyết.
UDLS: Chữa viêm gan siêu vi trùng, viêm đường túi mật, đường dẫn mật

3. Phương thanh nhiệt ở vị


Bài: Thanh vị tán
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Sinh địa hoàng 12g

413
Đơn bì 9g
Đương quy 6g
Hoàng liên 3g
Thăng ma 6g

Cách dùng: nguyên là thuốc bột, nay hay dùng làm thang, sắc nước uống.
Công dụng:Thanh vị lương huyết
Chủ trị:
- Tích nhiệt ở Vị: đau răng kéo lên tận óc, mặt hay nóng bừng, răng sợ nóng
thích lạnh, hoặc lở loét lợi, hoặc teo lợi chảy máu, hoặc môi lưỡi, má, mang
tai sưng to, miệng thở ra nóng hôi, miệng lưỡi khô táo, lưỡi đỏ rêu vàng,
mạch hoạt đại mà sác.
Phân tích bài thuốc:
Dùng Hoàng liên vị đắng hàn tả hỏa làm quân, để thanh tích nhiệt trong vị, lấy sinh
địa lương huyết tư âm, Đan bị lương huyết thanh nhiệt, cùng làm thần, Đương quy
dưỡng hòa huyết, Thăng ma tán hỏa, giải độc cùng Hoàng liên phối hợp khiến tan
được hỏa thượng viêm, giáng được nội uất, cùng làm thuốc dẫn kinh dương minh.
Năm vị phối hợp cùng phát huy công năng thanh vị và lương huyết.
UDLS: Điều trị Viêm quanh răng, viêm xoang miệng, xoang miệng loét, đau thần
kinh tam thoa…
Gia giảm:
- Nếu vị hỏa bốc mạnh thì gia Thạch cao
- Đại tiện bí kết gia Đại hoàng
- Vị hỏa làm chảy máu chân răng gia Ngưu tất, Bạch mao căn
- Phong hỏa làm đau răng gia Phòng phong, Bạc hà.

414
Bài: Ngọc nữ tiễn
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Thạch cao 15 -30g
Thục địa 9 – 30g
Tri mẫu 4.5g
Ngưu tất 4.5g
Mạch môn 6g

Cách dùng: sắc nước uống


Công dụng:Thanh vị tư âm
Chủ trị:
- Vị nhiệt âm hư, phiền nhiệt khô khát, đau đầu, đau răng, chảy máu chân
răng. Răng lung lay, lợi sưng, thổ huyết chảy máu mũi, lỡi đỏ rêu vàng mà
khô, tiêu khát ăn nhiều chóng đói.
Phân tích bài thuốc:
Trong bài này Thạch cao thanh lọc hỏa con dư ở vị, là Quân. Thục địa tư bổ thận
thủy, là phó dược, Hai vị thuốc hợp dùng, là phép thanh hỏa mà tráng thủy. Tri
mẫu đắng hàn, chất nhuận giúp Thạch cao dể tả hỏa thanh vị, không đắng, táo làm
thương tổn tân dịch; Mạch môn nuôi vị âm , hiệp cùng Thục địa bồi dưỡng thận
âm, kiêm cố cái gốc đều là tá dược. Ngưu tất tư bổ thận thủy, đồng thời có thể dẫn
nhiệt đi xuống là sứ dược. Các vị thuốc trên phối ngũ cùng phát huy công năng
thanh vị tư âm.
UDLS: Điều trị Viêm xoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, đau răng, đái
tháo đường, đau thần kinh tam thoa, chảy máu cam, lạc huyết, ho, viêm cơ tim
virus…
Gia giảm:
415
- Nếu vị hỏa rất mạnh mà thận âm hư không rõ rệt thì có thể dùng Sinh địa
thay Thục địa, Huyền sâm thay Ngưu tất hoặc gia thêm Sơn chi, Hoàng liên
- Huyết nhiều mà nhiệt thịnh thì Sinh địa thay Thục địa, đồng thời gia thêm
Đan bì, Bạch mao căn, Hạ liên thảo.
- Vị nhiệt thịnh mà thổ máu cam thì dùng nhiều Thạch cao, Ngưu tất.
- Lưỡi chất đỏ hồng mà khô, hoặc lưỡi như mặt gương không thấy rêu thì gia
thêm Sa sâm, Thạch hộc.

Bài: Thanh vị nhiệt thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thục địa 20g
Thạch cao 20g
Sài hồ 20g
Mạch môn 16g
Rễ cỏ xước 12g

Cách dùng: sắc còn 300ml. Người lớn uống làm 2 lần, trẻ em tùy tuổi mà chia làm
3-4 lần.
Công dụng:Tả vị hỏa
Vị nhiệt gây chảy máu chân răng sưng có máu mủ, miệng hôi, rêu lưỡi vàng, mạch
hoạt sác.
Phân tích bài thuốc:
Sài hồ để tiêu độc, Thạch cao để thanh vị nhiệt, kết hợp với Mạch môn, Thục địa
đẻ tư âm giáng hỏa, Rễ cỏ xước ( sống) để hoạt huyết hành ứ.

416
4.Phương thanh nhiệt ở phế
Bài: Phương thuốc Tả bạch tán ( Tả phế tán)

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Địa cốt bì 10g
Tang bạch bì 10g
Ngạnh mễ 9g
Chích cam thảo 6g

Cách dùng: Sắc uống


Công dụng:Tả phế thanh nhiệt, chỉ khái bình suyễn.
Chủ trị:
- Phế nhiệt nên ho, nặng thì thở gấp muốn suyễn, da dẻ nóng hấp, càng chiều
càng nặng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:
Bài này dùng Tang bạch bì tả phế mà thanh uất nhiệt là Quân dược, Thần là Địa
cốt bì tả hỏa ẩn phục ở phế, lại lui được hư nhiệt. Chích thảo, Ngạnh mễ dưỡng vị
hòa trung để phòng trị phế khí , đều là tá sứ. Bốn vi hợp dùng, cùng phát huy công
năng tả phế thanh nhiệt, chỉ khái bình suyễn. Đặc điểm của phương thuốc này vừa
không phải thanh thấu thực nhiệt trong phế để trị cái ngọn, cũng không phải tư
nhuận phế để trị các gốc, mà chính là thanh tả cái hỏa ẩn phục trong phế để tiêu uất
nhiệt.
UDLS: Dùng trị ho gà, viêm phổi, viêm khí quản, áp xe phổi, bệnh tim phổi mãn
tính, hen suyễn, chảy máu cam, chứng nhiều mồ hôi ở trẻ em.
Gia giảm:
- Nếu nhiệt nặng ở kinh phế thì gia thêm Hoàng cầm, Tri mẫu
417
- Ho suyễn khó thở gia Hạnh nhân, Địa long , Đình lịch tử
- HO nhiều do táo nhiệt gia Qua lâu bì, Xuyên bối mẫu
- Nóng bứt rứt miệng khát, gia Thiên hoa phấn, Tri mẫu.

5.Phương thuốc chữa lỵ


Bài: Bạch đầu ông thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Bạch đầu ông 15g
Hoàng liên 6g
Hoàng bá 12g
Trần bì 12g

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng:Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ
Chủ trị:
- Nhiệt lỵ, đau bụng, mót nhiều vội mà rặn không ra, hậu môn nóng rát, đi
ngoài máu mũi, đỏ nhiều trắng ít, khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch
huyền sác
Phân tích bài thuốc:
Phương này dùng Bạch đầu ông thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ, là chủ
dược. Phối với Hoàng liên, Hoàng bá, thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc. Trần bì
vừa có thể thanh nhiệt táo thấp lại vừa có thể thu sáp chữa lỵ. Bốn thứ phối hợp với
nhau, thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ lỵ. Công dụng đầy đủ làm cho nhiệt
được thanh lọc, độc được giải trừ hết lỵ mà hậu trọng tự hết.

418
UDLS: Dùng trị bệnh lỵ do vi khuẩn, lỵ do amip, viêm ruột cấp, viêm kết tràng
mãn loét không đặc trưng
Gia giảm:
- Nếu có biểu chứng sốt ớn lạnh gia Cát căn, Ngân hoa, Liên kiều
- Đau bụng nhiều gia Mộc hương, Binh lang, Bạch thược, hoặc kèm theo thực
trệ, bụng đạu sợ ấm, rêu lưỡi dày nhờn gia Chỉ thực, Sơn tra.

Bài: Hoàng cầm thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Hoàng cầm 12g
Bạch thược 12g
Cam thảo 4g
Đại táo 4 quả

Cách dùng: sắc uống ngày 3 lần.


Công dụng:Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp.
Phân tích bài thuốc:
Hoàng cầm thanh nhiệt táo thấp, chữa lỵ do thấp nhiệt là quân, Bạch thược hòa
huyết nhu can chữa đau bụng do lỵ là Thần, Cam thảo giúp cho Bạch thược chữa
đau bụng, Đại táo, cam thảo hòa tỳ là Tá và Sứ.
UDLS: chữa Lỵ amip, lỵ trực trùng có đau bụng nhiều.

Bài: Phương thuốc chữa lỵ

419
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Cỏ sữa lá nhỏ 100g
Cỏ nhọ nồi 100g
Rau sam 100g

Cách dùng: Sao vàng, sắc cô đặc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Công dụng:Thanh nhiệt giải độc, táo thấp, lương huyết.
Phân tích bài thuốc:
Cỏ sữa lá nhỏ, rau sam thanh nhiệt giải độc, và táo thấp. Cỏ nhọ nồi lương chỉ
huyết.
UDLS: Chữa hội chứng lỵ cấp, nhất là lỵ do trực trùng.

V. PHƯƠNG THUỐC THANH HƯ NHIỆT

Bài: Thanh hao miết giáp thang


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Thanh hao 6g
Sinh địa 12g
Đan bì 9g
Miết giáp 15g
Tri mẫu 6g

Cách dùng: sắc nước uống

420
Công dụng:Dưỡng âm thấu nhiệt.
Chủ trị:
- Ôn bệnh giai đoạn cuối, âm dịch hoa thương, tà phục ở âm phần. Đêm sốt
buổi sáng mát, sốt lui không ra mồ hôi, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:
Bài này dùng Miếp giáp tư âm thoái nhiệt,” nhập lạc sưu tà” Thanh hao hương
thơm thanh nhiệt thấu lạc, dẫn tà ra ngoài. Sinh địa ngọt mát tư âm, Tri mẫu đắng
hàn tư nhuận, phối hợp cùng với Miết giáp Thanh hao, cộng thành hiệu lực dưỡng
âm thấu nhiệt. Đan bì phối hợp với Thanh hao, trong thì thanh nhiệt mai phục ở
huyết, ngoài thì thấu tà phục ở trong âm. Tổng hợp cả bài phối ngũ, Ngô Đường đã
nói: “ Bài này có cái hay là trước nhập sau xuất, Thanh hao không thể vào thẳng
âm phận thì đã có Miết giáp dẫn vào, Miếp giáp không thể một mình đi ra dương
phận, thì đã có Thanh hao dẫn ra vậy”. Ý nói âm hư nhiệt tà mai phục, cần phải
đồng thời tư âm thấu tà, cùng tức là phép kiên cố cả gốc lẫn ngọn, phương thuốc
mới có hiệu lực.
UDLS: Điều trị sốt lâu ngày nguyên nhân không rõ, sốt tiêu hao do bệnh mãn
tính, sốt nhẹ chức năng, trẻ nhỏ sốt mùa hè, lao thận, sốt nhẹ sau phẫu thuật.
Gia giảm:
- Nếu có âm hư hỏa vượng , sốt lâu ngày không lui thì gia Bạch vi, Thạch hộc,
Địa cốt bì
- Phế lao ra mồ hôi trộm gia Sa sâm, Hạ liên thảo
- Trẻ em mùa hè sốt thuộc âm hư có nhiệt thì ra Hà ngạnh, Bạch vi
- Miệng khát gia Long cốt, Mẫu lệ.

Bài: Tần cửu miếp giáp tán

421
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Địa cốt bì 30g
Miết giáp 30g
Sài hồ 30g
Tần cửu 15g
Tri mẫu 15g
Đương quy 15g

Cách dùng: các vị thuốc trên tán thành bột, mỗi lần uống 15g thêm vào 5 lá
Thanh hao, 1 quả ô mai, sắc nước bỏ bã uống ấm. Cũng có thể làm thang sắc nước
uống, liều dùng căn cứ vào tỷ lệ nguyên phương châm chước tăng giảm.
Công dụng:Tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt trừ chưng.
Chủ trị:
- Bệnh phong lao, nóng hâm hấp, ra mồ hôi trộm, cơ bắt hao gầy, môi hồng
má đỏ, sốt hẹn giờ sau buổi trưa, ho, mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:
Phương này dùng Miếp giáp, Tri mẫu tư âm thanh nhiệt, Đương quy bổ huyết hòa
huyết, phối ngũ với Tần cửu, Sài hồ khu phong tà có thể theo ra ngoài, phối ngũ
với Địa cốt bì, Thanh hao thanh lọc nội nhiệ để trị sốt cao, mồ hôi trộm. dùng Ô
mai chua sáp là nói liễm âm chỉ hãn. Tập hợp lại thu được công dụng tư âm thanh
nhiệt khiến cho cái nhiệt ấy trong thì thanh, ngoài thì thấu âm huyết, tư bổ có
nguồn, Vậy là sốt mòn, mồ hôi trộm có thể dẫn đến tiêu tan thoái hoãn.

Bài: Đương quy lục hoàng thang

422
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Đương quy 9g
Thục địa 12g
Sinh địa 12g
Hoàng kỳ 6g
Hoàng bá 15g
Hoàng cầm 9g
Hoàng liên 3g

Cách dùng: sắc nước uống


Công dụng:Tư âm tả hỏa, cố biểu chỉ hãn.
Chủ trị:
- Âm hư có hỏa, sốt mồ hôi trộm, mặt đỏ, tim bứt rứt, miệng khô môi táo, táo
bón, vàng võ gầy gò, lưỡi đỏ, mạch sác.
Phân tích bài thuốc:
Bài này dùng Đương quy, Sinh địa, Thục địa lấy cái tư âm dưỡng huyết, vun gốc
để thanh hỏa nhiệt, đó là chủ dược. “ Ba cái hoàng” tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt
kiên âm, dùng làm phụ dược, tá thì thêm Hoàng kỳ, ích khí cố biểu để dứt mồ hôi
trộm. Nhìn chung toàn phương thuốc phối ngũ, một là dưỡng dục âm đồng thời tả
hỏa thanh nhiệt, để khiến âm được kiên cố thì thủy có thể chế ngự được hỏa, nhiệt
lại được thanh lọc thì khong làm tổn hại đến âm, hai là ích khí cố biểu cùng phối
hợp với dục âm tả hỏa, là phương pháp kiên cố cả trong ngoài để khiến dinh âm
giữ lại ở trong, vệ ngoài cố định chặt chẽ, do đó nội nhiệt, ngoại hàn đều khỏi.
UDLS: Điều trị mồ hôi trộm, sốt nhẹ, di tinh, ưu năng tuyến giáp, hội chứng về
già, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu nguyên phát

423
Gia giảm:
- Nếu người sốt hẹn giờ thì gia Tần cửu, Ngân sài hồ, bạch vi
- Nếu người ra nhiều mồ hôi gia Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nhu đạo căn.
- Người chỉ hư mà vô hỏa thì khử “ ba hoàng” gia Huyền sâm, Mạch môn
- Sốt hẹn giờ họng khô, mạch xích cuồng thình thì đó là Thận hỏa vượng gia
Tri mẫu, Quy bản.

PHƯƠNG THUỐC BỔ

I.PHƯƠNG BỔ ÂM
Bài: Lục vị địa hoàng hoàn

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thục địa 8g
Phục linh 3g
Trạch tả 3g
Đan bì 3g
Sơn dược 4g
Sơn thù 4g

Cách dùng: Tán bột làm hoàn nhỏ, Ngày uống 2 lần với muối nhạt, uống lúc bụng
trống. Có thể dùng làm thang với liều thích hợp vọi là Lục vị địa hoàng thang
Công dụng:Tư bổ can thận
Chủ trị:

424
- Chứng can thận âm hư, hư hỏa bốc lên, lưng gối mỏi yếu, nhức trong xương,
ngũ tâm phiền nhiệt, hoa mắt chóng mặt, ù tai, di tinh, đạo hãn, họng đau,
khô, khát, răng lung lay, lưỡi khô, rêu ít, mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:
Thục địa tư bổ thận âm, ích tinh tủy là Quân, Sơn thù tư thận ích can, Sơn dược tư
thận ích tỳ, cộng lại ba âm cùng được bổ, cùng hiệu bổ thận trị gốc, đều là phó
dược. Trạch tả phối ngũ với Thục địa mà tả thận giáng trọc, Đan bì phối hợp với
Sơn thù để tả can hỏa, Phục linh phối ngũ với Sơn dược mà thẩm thấp của tỳ, Ba vị
tả sẽ ngăn ngừa sự nê trệ do các vị tư bổ gây nên có ý nghĩa là tá và sứ. Ba vị thuốc
trên có tác dụng bổ, ba vị thuốc dưới có tác dụng tả nên phương thuốc bổ âm, vừa
giáng hòa để chữa chứng âm hư sinh nội nhiệt.
UDLS: Chữa suy nhược thần kinh, lao phổi, đái đường, Basedow, lao thận, cao
huyết áp, rong huyết thể can thận âm hư.
Gia giảm:
- Phế nhiệt mà phiền gia Mạch môn 8g
- Tâm nhiệt mà táo gia Huyền sâm 8g
- Tỳ nhiệt hay đói gia Thược dược 8g
- Cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn nhiều gia Địa cốt bì
- Huyếtnhiệt vong động thêm Sinh địa 8-12g
- Huyết hư mà táo trệ gia Đương quy 8g
- Thượng thực hạ hư gia Ngưu tất.
- Tri bá địa hoàng hoàn: do bài Lục vị gia thêm Tri mẫu, Hoàng bá, tác dụng
tư âm giáng hỏa mạnh hơn, chữa cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn.
- Kỷ cúc địa hoàng hoàn: do bài Lục vị gia Kỷ tử, Cúc hoa chữa chứng
quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.

425
- Bát tiên hoàn: do bài Lục vị gia thêm Ngũ vị tử, Mạch môn chữa chứng Phế
thận âm hư, ho khan, ho ra máu, triều nhiệt, đạo hãn, Bài này còn có tên là
Bát tiên trường thọ hoàn. Chủ trị thận hư gây ho suyễn nhiều.

Bài : Tả quy ẩm

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thục địa 12g
Phục linh 8g
Sơn thù 8g
Hoài sơn 8g
Kỷ tử 8g
Cam thảo 4g

Cách dùng: Sắc uống chia 2 lần trong ngày.


Công dụng:Tư bổ thận âm.
Chủ trị:
- Thận thủy bất túc, đau thắt lưng, di tinh, ra mồ hôi trộm, miệng đắng họng
khô, dương thịnh tỳ hư phát sinh nghẹn.
- Bệnh thương hàn, tân dịch bị hư tổn, môi lưỡi đen, khát nhiều.
Phân tích bài thuốc:
Thục địa ngọt âm, tư thận thủy để điều bổ thận âm là Quân. Thần là Sơn thù, kỷ
tử, dưỡng can huyết, phối với thuocs chủ để tăng cường dưỡng thận âm mà nuôi
can huyết. Tá dược là Phục linh, cao thảo ích khí kiện tỳ, Sơn dược ích âm, kiện tỳ,
tư thận. Toàn phương hợp dụng có công dụng tư thận dưỡng can, Âm bình thì

426
dương ổn định, cho nên với chứng thận thủy bất túc hay tỳ thổ âm hư phát sinh
chứng bệnh thì dùng bài này rất tốt.

Bài: Tả quy hoàn

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thục địa 320g
Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g
Kỷ tử 160g
Ngưu tất 120g
Thỏ ty tử 160g
Lộc giác giao 160g
Quy bản 160g

Cách dùng: Tán nhỏ hoàn viên, mỗi ngày uống 12 – 16g
Công dụng:Tư âm bổ thận.
Chủ trị:
- Thận âm bất túc, đầu váng hoa mắt, lưng gối mỏi, di tinh, ù tai, đạo hãn,
miệng táo, họng khô, khát, ít rêu, mạch tế.
Phân tích bài thuốc:
Dùng nhiều Thục địa tư thận để điều hòa chân âm, Kỷ tử ích tinh sáng mắt, Sơn
thù sáp tinh,, liễm hãn. Lộc giao thiên về bổ dương, Quy bản thiên về tư âm,. Hai
cao hợp dụng khơi thông hai mạch Nhâm Đốc, tích tinh điền tủy, trong bổ âm có
hàm nghĩa “ dương trung cầu âm”. Thỏ ty tử phối ngũ với Ngưu tất làm mạnh lưng

427
gối, kiên cân cốt. Sơn dược tư ích tỳ vị. Hợp lại có được công năng tư thận điều
âm, dưỡng âm tiềm dương.
UDLS: Chữa viêm thận mãn, di tinh, bất dục nam, viêm tiền liệt mãn, đau lưng,
nữ vô sinh.
Gia giảm:
- Nếu có khí hư biểu hiện mệt mỏi, tự hãn gia: Hoàng kỳ, Nhân sâm.
- Nếu có di tinh gia Khiếm thực, Kim anh
- Nếu sốt có uất chứng gia Miết giáp, Địa cốt bì
- Nếu đại tiện táo gia Nhục thung dung, Ma tử nhân, tiểu vàng ít gia Trạch tả,
BẠch linh.

Bài: Hà xa đại tạo hoàn


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Tử hà xa 1 cái
Hoàng bá 45g
Đỗ trọng 45g
Ngưu tất 36g
Mạch môn 36g
Thiên môn 36g
Thục địa 75g
Nhân sâm 36g
Quy bản 60g

428
Cách dùng: Thục địa nấu thành cao, các vị khác tán thành bột, hòa với cao thêm
rượu làm thành hoàn, bằng hạt đậu đỏ, mỗi làn 6-9g, uống ngày 2 lần dùng với
nước chín hay nước muối.
Công dụng: Dưỡng âm điền tình, bổ phế ích thận.
Chủ trị:
- Bệnh lâu ngày hư tổn, ho, sốt định giờ, người gầy, tinh thần uể oải, đạo hãn,
lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:
Tử hà xa đại bổ tinh huyết là quân, Quy bản tư âm bổ tinh, Thục địa, Thiên môn
nuôi dưỡng phần dương của phế thận. Đỗ trọng, Ngưu tất bổ thận, mạnh gân cốt.
Nhân sâm, đại bổ nguyên khí để hậu thiên bổ túc cho tiên thiên. Hoàng bá, Mạch
môn để tả hỏa tư âm, để trừ cái nóng hun đốt. Phối ngũ toàn phương có tác dụng
dưỡng âm điền tinh, phế thận cùng điều, khí huyết song bổ.
UDLS: Chữa hen phế quản, người già khí phế thũng, lao phổi, viêm thận mãn, bất
dục nam, vô sinh nữ.
Chú ý: trong trường hợp ăn ít, đại tiện lỏng hay trong tiêu có thấp trọc, nghẽn đờm
thì cẩn trọng khi dùng.

Bài: Đại bổ âm hoàn

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Hoàng bá 120g
Tri mẫu 120g
Thục địa 180g
Quy bản 180g

429
Cách dùng: bốn vị nghiền thành bột mịn, tủy lợn sống vừa đủ trưng lên, quấy
nhuyễn luyện mật trộn bột thuốc vào đánh đều làm hoàn. Mỗi hoàn từ 15g, mỗi
ngày uống 2 hoàn, chia làm 2 lần vào sáng – tối, uống với nước muối nhạt.
Công dụng:Tư âm giáng hỏa.
Chủ trị:
- Can thận âm hư, hư hỏa thượng viêm, sốt định giờ, cốt chưng, đạo hãn, di
tinh, khái huyết, lòng bứt rứt, dễ cáu giận, chân gối nóng nhức, nhược, chất
lưỡi đỏ, ít rêu, bộ xích mạch sác hữu lực.
Phân tích bài thuốc:
Thục địa, Quy bả tư bổ chân âm, tiềm dương chế ngự hỏa, Tủy lợn sống và mật
ong nhuận ngọt dùng để điền bổ chân âm, sinh tân dịch. Hoàng bá đắng hàn tả
tướng hỏa, vững chân âm. Tri mẫu đắng hàn trên thì thanh nhuận phế nhiệt, dưới
thì nhuận thận âm. Hai mặt phối ngũ sẽ thu được công dụng bồi bản thanh nguyên
để khiến âm trội lên, dương chìm xuống, hư hỏa giáng xuống mà hư được thanh
lọc.
UDLS: Điều trị lao phổi, khạc ra máu, viêm thận mã, viêm mào tinh hoàn, đái
tháo đường, cường năng tuyến giáp, di tinh, đái ra máu, mồ hôi trộm, hội chứng
cao tuổi tắt dục.
Gia giảm:
- Nếu ho ra máu thêm Tiên hạc thảo, Hạ liên thảo
- Nếu di tinh thêm Khiếm thực, Liên tu
- Nếu tiểu không thông lợi thêm Trạch tả, Phục linh.

II.PHƯƠNG THUỐC BỔ DƯƠNG


Bài: Thận khí hoàn ( Bát vị quế phụ)

430
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Thục địa 8g
Phục linh 3g
Trạch tả 3g
Đan bì 3g
sơn dược 4g
Sơn thù 4g
Nhục quế 1g
Phụ tử 1g
( thục – phục – trạch – đan- sơn dược – sơn thù- phụ tử - quế )

Cách dùng: Tán bột làm viên nhỏ, mỗi lần uống 12g. Ngày uống 2 lần, với nước
sôi để nguội hay nước muối nhạt. Có thể dùng thang sắc với liều thích hợp.
Công dụng:Ôn bổ thận dương
Chủ trị:
- Chữa chứng thận dương hư: Đau lưng mỏi gối, lưng và chi dưới lạnh, bụng
dưới co quắp, tiểu nhiều, ù tai, đàm ẩm, cước khí, liệt dương, chất lưỡi nhạt
mà bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.
Phân tích bài thuốc:
Thục địa tư bổ thận âm, Sơn thù, sơn dược tư bổ can tỳ, và phần âm trong cơ thể,
Đồng thời dùng lượng nhỏ Phụ tử, Quế nhục để ôn bổ phần dương trong Thận,
Hàm ý là tăng trưởng thiếu hỏa để sinh thận khí. Trạch tả Phục linh lợi thủy thẩm
thấp, Đan bì thanh can tả hỏa, phối hợp với các thuốc ôn bổ thận dương là có ý
trong bổ có tả kiêm cho bổ mà không bị nê trệ.

431
UDLS: Chữa viêm thận mãn, đái tháo đường, huyết áp thấp, huyết áp cao, phì đại
tuyến tiền liệt, đái dầm, hư lao, viêm phế quản mãn, hen phế quản, loét dạ dày tá
tràng, hội chứng tuổi già tắt dục, tăng tạo xương
Gia giảm:
- Tế sinh thận khí hoàn: bài thận khí hoàn gia Ngưu tất, Xa tiền tử là tăng tác
dụng lợi niệu tiêu thũng trị chứng thận hư, eo lưng nặng nề, chân phù, tiểu
tiện không lợi
- Thập bổ hoàn: Là Thận khí hoàn gia Lộc nhung, Ngũ vị tử trị các chứng
tạng thận hư nhược; Sắc mặt đen, chân lạnh, phù, tai ù điếc, cơ thể gầy còm,
chân, đầu gối mềm yếu, tiểu tiện không thông lợi, eo lưng và đầu gối đau.
- Nếu tiểu tiện nhiều gia Ngũ vị tử, tiểu tiện vặt mặt nhợt gia Lộc nhung, bổ
cốt chỉ
- Nếu liệt dương gia Ba kich thiên, Tỏa dương
- Nếu ngủ không yên giấc, hay quên, tai ù gia Toan táo nhân
- Nếu tiểu không nhịn được gia Ích trí nhân, Tang phiêu tiêu.

Bài: Hữu quy ẩm

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thục địa 12g
Phục linh 8g
Sơn dược 8g
Sơn thù 4g
Nhục quế 4g
Phụ tử 4g

432
Đỗ trọng 8g
Kỷ tử 8g
Chích cam thảo 4g

Cách dùng: sắc uống chia làm 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Công dụng:Ôn bổ thận dương
Chủ trị:
- Thận dương bất túc, đau lưng mỏi gối, chi lạnh, âm thịnh cách dương, thực
hàn giả nhiệt, lưỡi rêu trắng, mạch trầm tế.
Phân tích bài thuốc
Phương này do Thận khí hoàn gia giảm mà thành. Trong phương Thục địa là chủ
dược, ngọt ấm để tư bổ thận ích tủy tinh, là gốc sự tương hỗ âm dương hàm ý trong
âm tìm dương. Phụ tử, Nhục quế ôn bổ thận dương mà khu hàn. Sơn thù, Kỷ tử
dưỡng can huyết giúp cho chủ dược tư thận dưỡng can, Sơn dược, Cam thảo bổ
trung tiêu. Đỗ trọng bổ can thận mạnh gân cốt đều là tá dược. Các vị thuốc trên
phối dùng có tác dụng ôn thận điều tinh.
UDLS: Chữa cao huyết áp, rối loạn chức năng tạo huyết, lupus ban đỏ hệ thống,
bệnh sơ cứng bì, hội chứng tắt dục tuổi già.
Gia giảm:
- Nếu khí hư huyết thoát, hoặc co quắp hoặc mồ hôi nhiều đoản khí gia Nhân
sâm, Bạch truật.
- Nếu hỏa suy không sinh thổ, nôn mửa, nuốt chua gia Bào khương
- Nếu dương suy trúng hàn, đau bụng đi tả gia Nhân sâm, Nhục đậu khấu
- Nếu bụng dưới đau gia Ngô thù du
- Nếu đới hạ nhiều gia Phá cố chỉ
- Nếu huyết hư, huyết trệ, lương gối đau gia Đương quy

433
Bài: Hữu quy hoàn

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thục địa 30g
Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g
Phụ tử 80g
Nhục quế 80g
Kỷ tử 160g
Thỏ ty tử 160g
Lộc giác giao 160g
Đỗ trọng 160g
Đương quy 120g

Cách dùng: tán bột làm viên, ngày uống từ 4-8g. Có thể dùng làm thang sắc uống,
tỷ lệ theo bài gốc mà chiết giảm.
Công dụng: Ôn bổ thận dương, điều bổ tinh huyết.
Chủ trị:
- Thận dương bất túc. Mệnh môn hỏa suy, bệnh lâu ngày khí suy, tinh thần uể
oải, sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt dương, di tinh, dương suy không có con, đại
tiện lỏng, hoặc phân sống, lưng gối đau mỏi, chân phù thũng, mạch trầm tế.
Phân tích bài thuốc:
Nhục quế, Phụ tử, Lộc giác ôn bổ thận dương, điền tinh bổ tủy. Thục địa, Sơn thù,
Sơn dược, Thỏ ty tử, Kỷ tử, Đỗ trọng tư âm ích thận, dưỡng can bổ tỳ. Đương quy

434
bổ huyết dưỡng can. Các vị phối ngũ cùng có công dụng ôn dương ích thận, điều
tinh bổ huyết để bồi bổ nguyên dương trong thận.
UDLS: Chữa viêm phế quản mãn, khí phế thũng, cao huyết áp, thiếu máu mãn
tính, bệnh nhược cơ nặng, loạn dưỡng cơ tiến triển, phì đại tuyến tuyền liệt, đau
thần kinh tọa, rối loạn sinh dục nam. Kinh nguyệt quá nhiều. không thai nghén
được
Gia giảm:
- Nếu dương suy, khí hư gia thêm Nhân sâm, Dương hư hoạt tinh hoặc đới
trọc và đại tiện lỏng gia Bổ cốt chỉ;Ngũ canh tả gia Ngũ vị tử, Nhục đậu
khấu.
- Nếu ăn uống kém, khó tiêu, hoặc nôn ọe nuốt chua, tỳ vị hư hàn, gia Can
khương.
- Nếu đau bụng không ngừng gia Ngô thù du
- Nếu có hội chứng tuổi già , người gầy, lưng mỏi gia Bổ cốt chỉ
- Nếu đái không cầm được gia Kiếm thực, Nhục đậu khấu
- Nếu hàn sán đau bụng gia Tiểu hồi hương, Ô dược
- Nếu phù thũng gia Xa tiền tử, Phục linh, Ngưu tất.

Bài: Ban long hoàn


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Lộc giác giao 250g
Bá tử nhân 250g
Lộc giác sương 250g
Thỏ ty tử 250g
Thục địa 250g

435
Bổ cốt chỉ 120g
Bạch linh 120g

Cách dùng: Làm tan cháy Lộc giác giao, các vị còn lại nghiền thành bột, dùng
rượu đánh hồ làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 2-3g, mỗi ngày uống
từ 2-3 lần, uống lúc đói, uống với nước muối hay rượu. Có thể làm thang sắc,
lượng dùng căn cứ bài gốc mà chước giảm.
Công dụng:Ôn bổ thận dương.
Chủ trị:
- Thận dương bất túc, lưng gối vô lực, sợ lạnh,liệt dương, xuất tinh sớm, hoạt
tinh, tiểu tiện không hết, tiểu đêm nhiều, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng,
mạch hư và vô lực.
Phân tích bài thuốc:
Lộc giác giao và Lộc giác sương đại bổ nguyên dương, Thục địa, Thỏ ty tử, Bổ cốt
chỉ ôn thận điều tinh, cố sáp, Bá tử nhân, Phục linh dưỡng tâm an thần. Toàn
phương đồng thời bổ cả thận âm thận dương, trong ôn có nhuận, bổ mà sáp đạt
được công dụng trong âm tìm được dương, tác dụng ôn bổ thận dương.
UDLS: chữa phì đại tuyeetns tiền liệt, giảm sút chức năng tình dục, không thai
nghén được, đái tháo đường.
Gia giảm:
- Nếu có thận âm hư gia Quy bản, Miết giáp, Kỷ tử
- Nếu tâm thận lưỡng hư gia Mạch môn, Nhân sâm, viên trí
- Nếu tỳ thận lưỡng hư gia Sơn dược, Khiếm thực
- Nếu tiểu tiện đục gia Tỳ giải, Ích trí nhân.
- Nếu lạnh bụng dưới đau gia Tiểu hồi hương, Ô dược, Nhục quế.

III.PHƯƠNG THUỐC BỔ KHÍ


436
Bài: Tứ quân tử thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 10g
Bạch linh 9g
Bạch truật 9g
Cam thảo

Cách dùng: Tán bột làm viên, mỗi lần uống 8- 12g. Có thể dùng làm thang sắc
uống.
Công dụng: Bổ khí, kiện tỳ.
Chủ trị:
- Chứng tỳ vị khí hư, vận hóa kém gây sắc mặt trắng bệch, nói nhỏ, ăn kém, ỉa
phân nát, tay chân mệt mỏi, mạch tế hoãn.
Phân tích bài thuốc:
Nhân sâm là quân vị cam ôn, đại bổ nguyên khí, kiện tỳ nuôi vị. Bạch truật là thần,
khổ ôn, kiện tỳ táo thâp, Tá là Phục linh cam đạm thẩm thấp kiện tỳ. Phối hợp với
Phục linh, Bạch truật thì công năng kiện tỳ trừ thấp càng mạnh, sự vận hóa càng
tăng. Sứ là Cam thảo, cam ôn, điều trung. Toàn bài phối ngũ có công năng ích khí
kiện tỳ.
UDLS: Chữa viêm dạ dày cấp, mãn tính; viêm hang vị, loét dạ dày, loét hành tá
tràng, suy nhược chức năng dạ dày ruột, băng huyết, rong kinh, viêm gan mạn tính.
Gia giảm:
- Bài Dĩ công tán do bài Tứ quân gia Trần bì chữa chứng tỳ vị hư kiêm khí trệ
gặp ở trẻ em tiêu hóa kém, nôn mửa, ăn kém, ỉa chảy.

437
- Bài Lục quân tử thang do bài Tứ quân gia Trần bì, Bán hạ chữa các chứng
nôn mửa do thai nghén.
- Tỳ vị khí hư kiêm đàm thấp gây viêm phế quản mãn, ho, đờm nhiều, đờm
lỏng loãng, thường gia thêm các vị thuốc trừ đàm chỉ khái như Tử uyển,
Khoản đông hoa.
- Nếu có huyết hư gia Thục địa, Đương quy; Nếu có dương hư gia Phụ tử,
Can khương.

Bài: Hương sa lục quân tử thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 10g
Bạch linh 9g
Bạch truật 9g
Cam thảo 6g
Trần bì 9g
Bán hạ 12g
Mộc hương 6g
Sa nhân 6g

Cách dùng: sắc nước uống


Công dụng:Kiện tỳ hòa vị, lý khí chỉ thống.
Chủ trị:
- Tỳ vị hư hàn, hàn thấp ở trung tiêu, bụng đầy chướng hoặc đau, tiêu hóa
kém, nôn mửa, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhớt.

438
Phân tích bài thuốc:
Trong bài Tứ quân tử kiện tỳ ích khid dùng làm quân, Trần bì, Bán hạ hóa đàm trừ
thấp, Mộc hương, Sa nhân hòa vị hành khí, chỉ thống đều làm thần. Cao thảo điều
hòa vị thuốc, bổ trung tiêu, làm sứ. Toàn phương trong kiện có tiêu, trong hành có
bổ, cùng nhau kiện tỳ hòa vị, lý khí chỉ thống.
UDLS: Chữa loét dạ dày hành tá tràng, viêm dạ dày mãn, viêm đại tràng mãn.
Gia giảm:
- Nếu đau bụng nhiều gia Cao lương khương, Ngô thù du
- Nếu hàn thấp nhiều gia Nhục quế, Can khương
- Nếu khó tiêu gia Bạch đậu khấu, Hoắc hương.

Bài: Sâm linh bạch truật tán

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 100g
Phục linh 100g
Bạch truật 100g
Cam thảo 100g
Liên nhục 500g
Hoài sơn 100g
Ý dĩ 500g
Cát cánh 500g
Bạch biển đậu 750g
Sa nhân 500g

439
Cách dùng: Tán nhỏ thành bột, ngày dùng từ 8 -12g chia làm 2 lần uống với nước
táo. Trẻ em tùy theo tuổi mà chước giảm. Cũng có thể dùng làm thang sắc nước
uống, lượng dùng tính theo tỷ lệ gốc mà chước giảm.
Công dụng:Ích khí kiện tỳ, thẩm thấp chỉ tả.
Chủ trị:
- Tỳ vị hư nhược, ăn ít, đại tiện lỏng, hoặc thổ, hoặc tả, tay chân yếu, người
gầy, bụng ngực căng, buồn bực, sắc mặt vàng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng
nhạt, mạch tế hoãn.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương chủ dược là Tứ quân bình bổ tỳ vị khí. Phối ngũ với Biển đậu, ý dĩ,
Sơn dược cam nhạt; Liên nhục cam sáp, phụ giup Bạch truật vừa có thể kiện tỳ, lại
có thể thẩm thấp mà chỉ tả. Thêm cái cay ôn, thơm hương củ Sa nhân phụ tá cho
Tứ quân, thúc đẩy sự vận hóa của trung châu, làm cho khí cơ trên thông dưới chỉ
được tả. Cát cánh dẫn thuốc vào kinh phế, tới được thượng tiêu để ích khí phế. Các
vị thuốc này phối ngũ với nhau có tác dụng bổ hư, trừ thấp, hành trệ, điều khí, hòa
can tỳ lẫn vị, ắt mọi chứng đều đau.
UDLS: Chữa viêm thận mãn, viêm ruột mãn, rối loạn chức năng dạ dày ruột, xơ
gan, tiêu hóa kém, viêm phế quản mãn, đái đường.
Gia giảm:
- Nếu tỳ thận dương suy gia Bổ cốt chỉ, Phụ tử
- Nếu hư hàn hoặc thoát gia Kha tử
- Nếu thấp nhiều đều nặng thì gia Hoàng liên, Hoàng bá
- Nếu bụng chướng đau nhiều gia Mộc hương, Chỉ xác.

Bài: Bổ trung ích khí thang

440
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Đảng sâm 12g
Hoàng kỳ 12g
Đương quy 4g
Bạch truật 8g
Thăng ma 6g
Sài hồ 6g
Trần bì 4g
Cam thảo 6g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm.
Chủ trị:
- Tỳ vị khí hư: Người mệt mỏi, tự hãn, đoản hơi, đoản khí, chân tay yếu, sắc
mặt trắng bệch, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch hư.
- Khí hư hạ hãm gây sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng…Tiêu chảy lâu ngày,
kiết lỵ lâu ngày, sốt rét lâu ngày, chứng thanh dương hạ hãm.
Phân tích bài thuốc:
Hoàng kỳ ích khí làm quân, Nhân sâm, bạch truật, Cam thảo kiện tỳ ích khí làm
thần, Phối ngũ có Trần bì lý khí, Đương quy bổ huyết đều là tá. Thăng ma, Sài hồ
thăng cử thanh dương, hãm ở dưới là sứ.
Toàn phương vừa bổ khí kiện tỳ để trị gốc của khí hư, lại thăng đề dương khí bị
hãm ở dưới khiến cái đục giáng xuống, cái thanh thăng lên. Do đó điều hòa được tỳ
vị, tinh khí của thủy cốc sinh hóa có nguồn, các chứng khí hư của tỳ vị sẽ hết.
Trung khí không hư, mọi thứ thoái xuống đều trở về đúng vị trí.

441
UDLS: Chữa sa dạ dày, sa tử cung, nhược cơ năng,,, viêm gan mãn, thoát vị bẹn,
đái đục, trẻ em tiêu chảy, chứng giảm tiểu cầu, ỉa chảy mãn, rong kinh, đới hạ, rối
loạn tiền đình.
Gia giảm:
- Nếu khí hư, chóng mặt, buồn nôn gia Thiên ma,Bán hạ, Đởm nam tinh
- Nếu ra nhiều mồ hôi gia Mẫu lệ, Phù tiểu mạch
- Nếu khí hư tiết tả gia Sơn dược, Thạch lựu bì
- Nếu khí hư đái dầm gia Phục linh, Thương truật
- Nếu có rong kinh, băng huyết bỏ Đương quy gia Xích thạch chi, bổ cốt chỉ.

Bài: Sinh mạch tán


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Nhân sâm 10g
Mạch môn 12g
Ngũ vị tử 6g

Cách dùng: sắc uống


Công dụng:Ích khí liễm hãm, dưỡng âm sinh tân.
Chủ trị:
- Chứng người nóng, ra nhiều mồ hôi, hao tổn khí, thương tổn tân dịch, mệt
nhọc, đoản hơi, đoản khí, họng khô, miệng khát, mạch hư tế.
- Chữa chứng ho lâu ngày do phế khí hư, thương tổn cả khí lẫn âm gây bởi
đờm ít, thở ngắn, miệng khô, mạch hư.
Phân tích bài thuốc:
Nhân sâm vị ngọt bình bổ phế, đại bổ nguyên khí làm quân, Mạch môn ngọt hàn,
dưỡng âm sinh tân, thanh lọc hư nhiệt, là thần. Ngũ vị tử chua thu liễm, chỉ hãn là
442
tá và sứ. Toàn phương lấy bổ phế, dưỡng tâm tư âm mà thu được công dụng ích
khí inh tân.
UDLS: Chữa bệnh loạn nhịp tim, bệnh mạch vành tim, ban xuất huyết do giảm
tiểu cầu nguyên phát, xuất huyết các khiếu, đái tháo đường, lao phổi.
Gia giảm:
- Nếu miệng khát, thích uống gia Lô căn, Thiên hoa phấn
- Nếu lưỡi đỏ, tim đập nhanh gia Hoàng liên
- Nếu tâm dương không nổi lên được gia Phụ tử
- Nếu mồ hôi ra quá nhiều, muốn thoát dương gia Long cốt, Mẫu lệ
- Nếu nhiệt làm thương âm gia Sa sâm
- Nếu tâm âm không đủ gia Hà thủ ô, sơn thù du.

IV.PHƯƠNG BỔ HUYẾT
Bài: Tứ vật thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Xuyên khung 8g
Đương quy 10g
Thục địa 12g
Bạch thược 12g

Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột khô, sắc nước uống, mỗi lần uống 9g.
Có thể dùng ẩm phiến làm thang sắc nước uống.
Công dụng: Bổ huyết,điều huyết.
Chủ trị:

443
Xung Nhâm hư tổn, kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng rốn, băng huyết, rong
kinh, huyết hóa thành khối cứng, thường gây đau lúc thai nghén, thì thai động
không yên, huyết ra không dứt, lúc sinh xong sản dịch không xuống hết, kết thành
hòn tụ, bụng dưới đau cứng, có lúc nóng lạnh, sắc mặt vàng, môi không tươi
nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế, hay tế sáp.
Phân tích bài thuốc:
Đương quy bổ huyết, hoạt huyết, Thục địa bổ huyết là chủ dược. Xuyên khung đi
vào huyết phận lý khí trong huyết. Thược dược liễm âm dưỡng huyết,,,, Toàn
phương gồm các vị đều thuộc huyết phận, nhưng tổ hợp thành một chỉnh thể bổ
huyết mà không trệ huyết, ,hành huyết mà không phá huyết, trong bổ có tán, trong
tán có thu, làm thành phương thuốc chính yếu để bổ huyết.
UDLS: Chữa kinh nguyệt không đều, tử cung xung huyết chức năng, ban xuất
huyết giảm tiểu cầu, đau đầu.
Gia giảm:
- Nếu huyết hư là chính thì thêm lượng Thục địa, Bạch thược, Đương quy
thân, cùng ít Xuyên khung.
- Nếu huyết ứ là chính thì thêm lượng Xuyên khung, Đương quy vĩ, Xích
thược, cùng ít Sinh địa.
- Nếu huyết hàn, đến kỳ kinh đau bụng thì thêm Bào khương, Quế chi, Ngô
thù du, Chỉ xác, hương phụ, Tang ký sinh, Tục đoạn.
- Nếu có thai mà âm đạo chảy máu thì gia A giao, Ngải diệp sao với rượu
- Nếu huyết hư không hành gia t hêm Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm.
- Nếu có uất nhiệt, gia Hoàng cầm, Đan bì.
- Nếu có huyết hư không nhiếp được huyết thì gia Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch
truật
- Nếu có huyết ứ mà dạ dày hấp thu kém gia Mộc hương, Sa nhân, Trần bì.

444
Bài: Đương quy bổ huyết thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Hoàng kỳ 30g
Đương quy 6g

Cách dùng: Sắc uống nóng trước khi ăn.


Công dụng:Bổ khí, sinh huyết
Chủ trị: Nội thương mệt mỏi, khí nhược huyết hư, dương phù vượt ra ngoài,
người nóng, mặt đỏ, khát nước, bứt rứt, thích uống nước,, mạch hồng đại mà hư.
Phụ nữ sau sinh huyết hư, phát sốt, đau đầu, mụn nhọt khi vỡ lâu không liền
Phân tích bài thuốc:
Trong phương hoàng kỳ nhiều đại bổ nguyên khí của tỳ và phế, để làm giầu nguồn
sinh hóa ra huyết. Đương quy ích huyết hòa dinh, khiến cho dương sinh âm trưởng,
khí vượng huyết sinh. Đây là cái hữu tình của huyết không thể tự sinh mà sinh ra
cá vô hình của khí. Toàn phương ích khí dưỡng huyết mà khiến cho sốt lui, vết vỡ
của mụn nhọt lâu ngày không khỏi sẽ sinh cơ khép miệng.
UDLS: Chữa xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, rong kinh, băng huyết, bế
kinh, mụn nhọt đã vỡ lâu ngày không khỏi, táo bón sau đẻ.
Gia giảm:
- Nếu khí hư nặng gia Nhân sâm, Bạch truật.
- Nếu huyết hư nặng gia Thục địa, Kỷ tử
- Nếu âm hư gia Sinh địa, Mạch môn
- Nếu dương hư gia Thỏ ty tử, bổ cốt chỉ
- Nếu có chứng xuất huyết, đại tiện lỏng gia giảm đi lượng Đương quy
- Nếu âm hư phát sốt thì không dùng bài này.
445
Bài: Quy tỳ thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 12g
Hoàng kỳ 12g
Đương quy 8g
Bạch truật 12g
Viễn trí 4g
Phục thần 12g
Mộc hương 6g
Chích cam thảo 6g
Toan táo nhân 12g
Long nhãn 12g

Cách dùng: Sắc uống cùng với 6g sinh khương, 3 quả Đại táo, hoặc làm hoàn với
mật mỗi hoàn nặng 15g, uông lúc đói 1 hoàn với nước chín ngày 3 lần.
Công dụng:Kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.
Chủ trị:
- Chữa chứng Tâm tỳ hư, khí huyết hư, gây các chứng hồi hộp hay quên, mất
ngủ, ăn kém, mệt mỏi, sắc mặt vàng, miệng nhạt, mạch nhược.
- Chữa chứng tỳ hư không thống nhiếp được huyết, gây kinh nguyệt không
đều rong huyết, chảy máu dưới da.
Phân tích bài thuốc:

446
Phương lấy Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, sinh khương, Đại táo ngọt
ôn bổ tỳ ích khí. Đương quy ngọt cay, dưỡng can mà sinh tâm huyết. Phục thần,
Táo nhân, Long nhãn ngọt bình, dưỡng tâm an thần. Viễn trí giao thông với tâm
thận mà định trí, ninh tâm, Mộc hương lý khí tỉnh tỳ để phòng ngừa các vị thuốc
bổ ích làm tổn tỳ. Toàn phương song song dương tâm mà ích tỳ, ích khí mà dưỡng
huyết hòa vào nhau, có thể ích tỳ khí, phò tỳ dương, nuôi can huyết làm cho các
chứng tiện huyết, rong huyết, đới hạ đều hết.
UDLS: Chữa: suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, rong
kinh, rong huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu không tái tạo, loét dạ dày tá
tràng.
Gia giảm:
- Nếu có rong kinh gia Sơn thù, Ngũ vị
- Nếu có rong huyết không hết, bệnh chứng nặng bỏ Đương quy, Mộc hương
gia Xích thạch chi, Thăng ma.
- Nếu mất ngủ nặng gia Từ thạch, Long cốt.

Bài: Bổ can thang


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Xuyên khung 6g
Đương quy 10g
Thục địa 10g
Bạch thược 10g
Chích cam thảo 6g
Toan táonhân 6g
Mộc qua 6g

447
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng:Bổ can huyết, dưỡng cân, sáng mắt.
Chủ trị:
Can huyết bất túc, cân lỏng, chân tay không thu giữ được, mắt mờ, chất lưỡi nhạt,
mạch huyền tế.
Phân tích bài thuốc:
Lấy tứ vật để bổ huyết, điều huyết, bổ can huyết để trị cái gốc, Mộc qua ôn, toan,
thư cân, hoạt lạc, dưỡng can. Táo nhân ngọt bình dưỡng tâm an thần. Chích thảo để
điều trung ích khí, điều hòa các vị thuốc. Phối ngũ toàn phương có công dụng
dưỡng can, nuôi cân, sáng mắt.
UDLS: Chữa chuột rút, viêm dây thần kinh ngoại vi, bệnh đốt sống cổ, viêm gan
mãn tính, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quyên, hội chứng Guillain-Barre
Gia giảm:
- Nếu huyết hư nhiều gia Hà thủ ô, Kỷ tử
- Nếu khí hư gia Hoàng kỳ, Đẳng sâm
- Nếu chân tay co rút gia Toàn yết, Địa long
- Nếu thận hư gia Thỏ ty tử, Tục đoạn.

V. PHƯƠNG BỔ KHÍ HUYẾT


Bài:Bát trân thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Đảng sâm 12g
Bạch linh 12g

448
Bạch truật 12g
Cam thảo 6g
Xuyên khung 8g
Đương quy 12g
Thục địa 12g
Bạch thược 12g

Cách dùng: sắc uống trước bữa ăn với 3 lát gừng 2 quả táo.
Công dụng: Bổ ích khí huyết.
Chủ trị:
Chứng huyết khí hư: sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhạt, hồi hộp, ăn kém, chậm
tiêu, đoản khí, ngại nói, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng,
mạch hư tế, vô lực.
Phân tích bài thuốc:
Bài Tứ quân thì bổ tỳ ích khí, Đương quy, Bạch thược, Thục địa thì tư dưỡng can
huyết, phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương
quy, Thục địa bổ mà không nê trệ. Sinh khương Đại táo giúp Nhân sâm, Bạch truật
nhập vào khí phận để điều hòa tỳ vị. Phối ngũ toàn phương có công dụng song bổ
khí huyết.
UDLS: Chữa chứng giảm bạch cầu, viêm dạ dày mãn, kinh nguyệt không đều,
chứng tý, rụng tóc.
Gia giảm:
- Nếu khí hư bội nhiều Nhân sâm, hoàng kỳ
- Nếu huyết hư nhiều gia Hà thủ ô,, kỷ tử
- Nếu ăn uống hấp thu kém gia Trần bì, Sa nhân
- Nếu huyết hư, kinh bế gia Kê huyết đằng, đan sâm

449
Bài: Thập toàn đại bổ
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Đảng sâm 12g
Bạch linh 12g
Bạch truật 12g
Cam thảo 6g
Xuyên khung 8g
Đương quy 12g
Thục địa 12g
Bạch thực 12g
Hoàng kỳ 12g
Nhục quế 4g

Cách dùng: sắc uống


Công dụng:Ôn bổ khí huyết
Chủ trị:
khí huyết bất túc, hư lao, ho, ăn kém, chân gối mất sức, di tinh, mụn nhọt lở loét
không liền, phụ nữ rong kinh, rong huyết
Phân tích bài thuốc:
Trong phương Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, phục linh, can thảo kiện tỳ ích
huyết, Đương quy, Bạch thược, Thục địa tư dưỡng can huyết. Xuyên khung nhập
vào phần huyết mà lý khí, làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. Nhục
quế cay ngọt, nóng dùng trong phương thuốc thuốc dưỡng huyết bổ khí có sự ôn
vận dương khí, có công năng cổ vũ sự sinh trưởng của khí huyết. Sinh khương đại

450
táo hỗ trợ Nhân sâm, Bạch truật nhập vào khí phận để điều hòa tỳ vị. Phối ngũ toàn
bài thu được công dụng ôn bổ khí huyết.
UDLS: Chữa suy nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều, dọa sảy thai, phụ nữ sau
đẻ, người già yếu, người mới ốm dậy.
Gia giảm:
- Nhân sâm dưỡng vinh thang: do thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung gia thêm
Ngũ vị tử, Viễn trí, Trần bì, Sinh khương, Đại táo trị chứng hư lao, khó thở,
mất ngủ, hồi hộp, hoảng hốt, bàng hoàng, miệng họng khô táo, mụn nhọt vỡ
lâu liền.
- Thái sơn bàn thạch thang: Do thập toàn đại bổ bỏ Nhục quế, Phục linh gia
Tục đoạn, Hoàng cầm, Sa nhân trị chứng động thai, hồi hộp, sắc mặt trắng
bệch, mệt mỏi vô lực, không muốn ăn uống, lưỡi nhạt, mạch hoạt vô lực. Đề
phòng sảy thai hoặc trường hợp hay sảy thai, đẻ non thì cách 3-5 ngày uống
1 thang, uống liền trong 3-4 tháng.
o Nếu thể trạng hàn thì tăng Sa nhân, giảm Hoàng cầm
o Nếu thể trạng nhiệt thì giảm Sa nhân, tăng Hoàng cầm
o Nếu người rét, chân tay lạnh thì bội Nhục quế
o Nếu kinh nguyệt ra nhiều thì gia Thăng ma, A giao, Hạ liên thảo.

Bài: Đại bổ nguyên tiễn

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 15g
Chích cam thảo 6g
Thục địa 9g

451
Kỷ tử 9g
Sơn dược 9g
Sơn thù 9g
Đương quy 9g
Đỗ trọng 9g

Cách dùng: Sắc uống


Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, song bổ can thận.
Chủ trị:
Khí huyết đều suy, tinh thần hoảng hốt, tai ù, đau lưng, mỏi gối, mồ hôi nhiều,
chân tay lạnh, đoản hơi, tim rung, mạch trầm tế.
Phân tích bài thuốc:
Có Nhân sâm đại bổ nguyên khí, khí sinh ắt huyết trưởng, làm Quân. Sơn dược,
cam thảo kiện tỳ bổ khí, trợ cho Nhân sâm để ích cái nguốn sinh hóa. Thục địa,
Đương quy, Kỷ tử, Sơn thù tư dưỡng can thận, ích tinh huyết, bổ chân thủy. Đỗ
trọng bổ can thận. Phối ngũ toàn phương có công năng song bổ khí huyết điều hòa
can thận.
UDLS: Chữa hội chứng Thận, lao phổi, hen suyễn, viêm phế quản mãn, kinh
nguyệt không đều, vô sinh.
Gia giảm:
- Nếu nguyên dương bất túc, hàn nhiều gia Phụ tử, Nhục quế, Can khương
- Nếu khí hư gia Hoàng kỳ, Bạch truật
- Nếu huyết trệ gia Xuyên khung, bỏ Sơn thù
- Nếu ỉa chảy không cầm gia Ngũ bội tử, Bổ cốt chỉ
- Nếu tim rung, mất ngủ gia Viễn trí, ngũ vị tử
- Nếu tỳ hư không vận hóa ăn ít, ỉa lỏng thì bỏ Đương quy, Gia Bạch truật,
bạch biển đậu, Sa nhân.
452
- Nếu huyết hư, âm khuy, sốt định giờ đạo hãn gia Trinh nữ tử, Hạ liên thảo,
hà thủ ô, Địa cốt bì.

PHƯƠNG THUỐC HÒA GIẢI

I. PHƯƠNG HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG

Bài: Tiểu sài hồ thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 9g
Sài hồ 12g
Sinh khương 9g
Chích cam thảo 4g
Hoàng cầm 9g
Bán hạ 9g
Đại táo 4 quả

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng: Hòa giải thiếu dương
Chủ trị:
Bệnh thiếu dương thương hàn, khi hàn khi nhiệt, lồng ngực và mạng sườn đầy tức
không muốn ăn, tâm phiền, buồn nôn, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi
mỏng trắng, mạch huyền; Thương hàn của phụ nữ, nhiệt nhập vào huyết thất, có

453
lúc hàn nhiệt phát tác, sốt rét, hoàng đản, thấy ở người có chứng thiếu dương. TÀ ở
biểu hoặc đã nhập vào lý không nên dùng bài này, nếu dùng thì tùy mà gia giảm.
Phân tích bài thuốc:
Phương này chủ phương để hòa giải. Khí chất của sài hồ là thuốc nhẹ, thăng tán có
tác dụng sơ tà thấu biểu là Quân.Hoàng cầm đắng mà hàn, khí vị tương đối nặng,
có thể thanh nhiệt ở ngực bụng, trừ được phiền đầy. Sài hồ, Hoàng cầm cùng sử
dụng có thể giải tà nửa biểu nửa lý của thiếu dương. Bán hạ, Sinh khương để điều
lý vị khí, giáng nghịch, cầm nôn mửa. Nhân sâm, Chích cam thảo, Đại táo ích khí
hòa trung, phù chính khử tà. Phương này dùng cả hàn ôn, thăng giáng cùng điều
hòa phối hợp, có tác dụng sơ lợi tam tiêu, điều hòa tới tận cả trên dưới, truyền
thông cả trong ngoài, hòa sướng khí cơ.
UDLS: chữa cảm mạo, viêm amidan, thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, sốt rét,
viêm phế quản, viêm màng não, viêm dạ dày, viêm gan cấp, mãn tính.
Gia giảm:
- Ngực phiền không nên bỏ Bán hạ, Nhân sâm; thêm Qua lâu 8g để khai kết,
tán nhiệt, trừ phiền
- Nếu bụng đau thì bỏ Hoàng cầm, gia Bạch thược 9g để tả mộc an thổ, chỉ
thống.
- Nếu hiếp hạ bĩ nghịch là khí uất ở kinh, tân dịch tụ lại thành đờmthì bỏ Đại
táo, gia Mẫu lệ 12g để hóa đờm nhuyễn kiên, tiêu tích.

Bài: Đại sài hồ thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Sài hồ 15g

454
Sinh khương 15g
Hoàng cầm 9g
Bán hạ 9g
Đại táo 5 quả
Bạch thược 9g
Chỉ thực 9g
Đại hoàng 6g
( Tiểu sài hồ gia Chỉ thực và đại hoàng)

Cách dùng: Sắc uống


Công dụng: Hòa giải thiếu dương, nội tả nhiệt kết
Chủ trị:
Các bệnh phối hợp thiếu dương, dương minh, hàn nhiệt qua lại. Ngực sườn đầy
tức, nôn ọe không thôi, uất mà hơi phiền, dưới tim đầy đau, đại tiện không được
hoặc tiêu chảy hiệp nhiệt, rêu lưỡi vàng mạch huyền hữu lực.
Phân tích bài thuốc:
Sài hồ làm quân, phối hợp với Hoàng cầm có thể hòa giải thanh nhiệt, có thể trừ
được tà ở thiếu dương. Đại hoàng, chỉ thực tả nhiệt kết ở dương minh là thần,Bạch
thược hoãn cấp chỉ thống, kết hợp với đại hoàng có thể trị thực thống ở bụng, phối
hợp với Chỉ thực để trị đau lưng do khí huyết bất hòa. Bán hạ giáng nghịch chỉ nôn
phối ngũ với Sinh khương để chỉ nôn làm tá. Đại táo cùng với Sinh khương để điều
hòa dinh vệ mà hòa các vị thuốc là sứ.
UDLS: chữa viêm túi mật cấp- mãn, viêm gan mãn,, áp xe gan, thống phong, viêm
amidan cấp…
Gia giảm:
- Nếu nhiều ngày không đi đại tiện được, nhiệt thịnh gây phiền táo, lưỡi khô,
miệng khát, thích uống mặt đỏ, mạch hộng thực gia Mang tiêu.
455
- Nếu đau bụng nhiều gia Diên hồ sách, Xuyên luyện tử
- Nôn mửa nhiều gia Trúc nhự, Hoàng liên, Trần bì
- Hoàng đản gia Nhân trần, Chi tử.

Bài: Sài hồ quế chi thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 4,5g
Sài hồ 6g
Sinh khương 4,5g
Chích cam thảo 3g
Hoàng cầm 4,5g
Bán hạ 4,5g
Đại táo 6 quả
Bạch thược 4,5g
Quế chi 4,5g
( Tiểu sài hồ gia Quế chi và Bạch thược)

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng:Hòa giải thiếu dương, giải cơ phát biểu
Chủ trị:
Bệnh của thiếu dương kèm với chứng của thái dương: Sốt, hơi sợ gió rét, các khớp
chân tay nhức nhối, buồn nôn, vùng dưới tim buồn tực, rêu lưỡi tráng, mạch phù
huyền.
Phân tích bài thuốc:

456
bài này là thuốc nhẹ song giải cả biểu lẫn lý của thái dương, thiếu dương. Lấy Tiểu
sài hồ, Quế chi thang mỗi thứ một nửa lượng hợp thành. Lấy sài hồ thang để hòa
giải thiếu dương, để trị nửa biểu nửa lý, Quế chi thang điều hòa dinh vệ, giải cơ để
trị biểu của thái dương.
UDLS: Chữa cảm mạo, sốt do virus, động kinh, viêm gan mãn, các hội chứng sau
viêm gan, loét dạ dày, thần kinh suy nhược, sốt sản hậu…
Gia giảm:
- Nếu cảm mạo biểu hư thì gia Hoàng kỳ, Bạch truật
- Nếu sốt cao gia Sinh thạch cao
- Nếu có hàn mà đau bụng gia Xuyên ô, Thảo ô
- Nếu can vị không yên, đau dạ dày thêm Hổ phách, Đương quy.

II.PHƯƠNG ĐIỀU HÒA CAN TỲ


Bài: Tứ nghịch tán

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Chỉ thực lượng
Thược dược bằng
Sài hồ nhau
Cam thảo

Cách dùng: Các vị thuốc trên tán mịn, uống với nước cơm, mỗi lần 3-6g, mỗi
ngày uống 3 lần. Cũng có thể làm thang, sắc lên uống, liều lượng các vị thuốc
chiếu theo lượng thuốc thường quy mà châm chước.
Công dụng:Thấu tà giải uất, sơ can lý khí
Chủ trị:
457
Các bệnh của thiếu âm ở trong có dương uất, tứ chi lạnh quắp, hoặc ho, hoặc run,
tiểu tiện bất lợi hoặc trong bụng đau, hoặc tiêu chảy nặng, mạch huyền. can tỳ bất
hòa, bụng và hông sườn đau, trẻ nhỏ sốt, tứ chi lanh, phụ nữ kinh nguyệt không
đều ,đau bụng kinh, bầu vú căng đau.
Phân tích bài thuốc:
Phương này sơ can giải uất, điều hòa can tỳ, Trong bài Sài hồ sơ can giải uất, thấu
tà thăng dương là quân, phối với thược dược dưỡng huyết nhu can, dùng cùng sài
hồ mà sơ can lý tỳ. Chỉ thực hành khí tán kết, dùng cùng Sài hồ mà thăng giáng
điều khí. Chích thảo ích khí kiện vị, cùng phối ngũ với Thược dược mà hoãn cấp
chỉ thống. Bốn vị phối ngũ với nhau cùng phát huy công năng thấu tà giải uất, sơ
can lý tỳ, Can khí điều đạt ắt khỏi đau bụng, sườn hông, khỏi tiêu chảy, uất dương
được ruỗi thì chân tay lạnh ắt bình phục.
UDLS: Chữa viêm gan mãn tính dai dẳng, xơ gan, viêm dạ dày mãn tính, loét
đường tiêu hóa, đau thần kinh gian sườn.
Gia giảm:
- Nếu ho gia Ngũ vị tử, Can khương
- Nếu tiểu tiện bất lợi gia Bạch linh
- Đau bụng gia Phụ tử
- Tiêu chảy gia Bạch giới tử

Bài: Tiêu giao tán


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Bạch linh 30g
Bạch truật 30g
Bạch thược 30g

458
Đương quy 30g
Sài hồ 30g
Chích cam thảo

Cách dùng: các vị thuốc trển tán thành bột thô, mỗi lần uống 6-9g, thêm nước sắc
Sinh khương, một ít Bạc hà sắc nước uống lúc còn ấm. Cũng có thể làm thang sắc
uống lượng các vị thuốc căn cứ vào nguyên phương, châm chước tăng giảm theo tỷ
lệ. Thuốc hoàn mỗi lần uống 6-9g mỗi ngày uống 2 lần
Công dụng:Sơ can giải uất, kiện tỳ hòa dinh.
Chủ trị:
Can uất huyết hư làm cho hai bên sườn đau, lúc rét lúc sốt, đau đầu, mờ mắt,
miệng ráo, họng khô, tinh thần mệt mỏi, ăn ít, kinh nguyệt không đều, bầu vú căng
trướng, mạch huyền mà hư.
Phân tích bài thuốc:
Sài hồ sơ can giải uất làm Quân, Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết nhu can,
mùi hương thơm của Đương quy có thể hành khí, vị ngọt của nó có thể hoãn cấp là
thần. Bạch truật, Phục linh kiện tỳ trừ thấp, khiến cho việc vận hóa có sự linh hoạt,
khí huyết có nguồn gốc. Chích cam thảo ích khí bổ trung, hoãn cấp ở can, tuy là
các vị tá và sứ, nhưng có tác dụng trợ giúp. Sinh khương ôn vị hòa trung, Bạc hà
giúp sài hồ tách nhiệt do can uất gây ra để tan can uất.
UDLS: chữa viêm gan virus, viêm túi mật mãn, sỏi mật, viêm kết tràng mãn, hội
chứng tắt dục, histery, kinh nguyệt không đều.
Gia giảm:
- Nếu kinh nguyệt không đều, huyết hư sinh nhiệt, uất hóa hỏa gây phiền táo,
dễ cáu gắt mà đỏ, họng khô gia Đan bì, để thanh can nhiệt. Chi tử 4g để tả
hỏa ở tam tiêu là bài Đan chi tiêu giao tán.

459
- Nếu thống kinh, mạch huyền hư, có sốt thêm Sinh địa, nếu không có sốt chỉ
là huyết hư thêm Thục địa là Hắc tiêu giao tán

Bài: Hòa can tiễn


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Thanh bì 6g
Trần bì 6g
Đan bì 4,5g
Trạch tả 4,5g
Thược dược 6g
Chi tử 6g
Thổ bối mẫu 6 - 9g

Cách dùng: sắc uống


Công dụng:Sơ can lý khí, tả nhiệt hòa vị.
Chủ trị:
giận dữ mà tổn thương can, khí ngược hỏa động, sườn đau đầy chướng, dạ dày
đau rát, miệng đắng bứt rứt, hay động huyết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Phân tích bài thuốc:
Thanh bì sơ can lý khí, TRần bì lý khí hòa vị, thược dược dưỡng huyết nhu can
hoãn cấp chỉ thống. Đan bì, Sơn chi thanh can tả hỏa nhiệt. Thổ bối mẫu thanh
nhiệt tán kết, Trạch tả thẩm thấp tả nhiệt. Các vị thuốc trên hợp dùng sẽ phát huy
hiệu lực sơ can lý khí, tả nhiệt hòa vị.
UDLS: Dùng chữa viêm dạ dày mãn, viêm gan mãn, đau ngực sườn.
Gia giảm:

460
- Nếu đại tiện ra huyết gia Địa du
- Nếu tiểu ra huyết thì gia Mộc thông
- Nếu người hỏa thịnh gia Hoàng cầm.

III.PHƯƠNG ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ


Bài: Bán hạ tả tâm thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Nhân sâm 6g
Hoàng cầm 6g
Bán hạ 9g
Hoàng liên 3g
Chích cam thảo 6g
Can khương 6g
Đại táo 4 quả

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng:Hòa vị giáng nghịch, khai kết trừ bĩ.
Chủ trị:
Hàn nhiệt hỗ kết, vị khí bất hòa, vùng dưới tim bí tắc không thông, nôn khan hoặc
mửa, sôi bụng tiêu chảy, rêu lưỡi mỏng vàng mà nhờn, mạch huyền sác.
Phân tích bài thuốc:
Bán hạ tiêu bĩ tắc, giáng nghịch chỉ nôn là chủ dược, Hàn nhiệt lẫn lộn sinh ra bĩ
tắc ở tâm hạ nên phải dùng Hoàng liên, Hoàng cầm đắng hàn có tác dụng thanh
nhiệt giáng tiết nhiệt; Can khương, Bán hạ cay ôn, khai kết tán hàn. Giúp Nhân

461
sâm, Cam thảo, Đại táo ngọt ôn, ích khí để bổ cái hư của tỳ vị mà phục hồi chức
năng thăng giáng. Bảy vị thuốc phối hợp với nhau, dùng cả hàn lẫn nhiệt cay thì
khai, đắng thì giáng, bổ khí hòa trung, tự nhiên tà phải đi, chính khí hồi phục, khí
thăng giáng được các chứng sẽ hết
UDLS: Chữa viêm loét dạ dày mãn tính, loét đường tiêu hóa, xuất huyết đường
tiêu hóa trên, Viêm gan mãn tính, Xơ gan, hôi chứng lỵ, trẻ em tiêu chảy kéo dài.
Gia giảm:
- Nếu tỳ vị khí hư, thủy khí ở trong, thủy nhiệt kết làm tâm hạ bĩ cùng gây ợ
hơi, sôi bụng nhiều, ỉa lỏng thì Can khương giảm còn 4g , thêm Sinh khương
8g để hòa vị tiêu bĩ, tán kết trừ thủy là bài Sinh khương tả tâm thang
- Nếu ngực có nhiệt, vị có hàn làm cho trong lồng ngực bồn chồn, muốn nôn,
đau bụng hoặc sôi bụng, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền thì bỏ
Hoàng cầm thêm Quế chi 6g, tăng Hoàng liên 6g để bình điều hàn nhiệt, hòa
vị giáng nghịch, Hoàng liên để tả nhiệt ở thương tiêu, Sinh khương, Quế chi
để tán hàn trong vị, Bán hạ giáng nghịch chỉ nôn, Nhân sâm, Cam thảo, Đại
táo ích khí hòa trung làm cho hàn nhiệt hết, trên dưới hòa, các chứng sẽ hết
gọi là Hoàng liên thang.

Bài: Sinh khương tả tâm thang


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Nhân sâm 6g
Hoàng cầm 6g
Bán hạ 9g
Hoàng liên 3g
Chích cam thảo 6g

462
Can khương 3g
Đại táo 4 quả
Sinh khương 12g
( bán hạ tả tâm thang gia thêm Sinh khương)

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng: Hòa vị tiêu bĩ, tán kết trừ thủy.
Chủ trị:
Thủy nhiệt hỗ kết, vị trung bất hòa, vùng dưới tim tắc cứng, ợ khan, ăn vào mùi
khó chịu, sôi bụng, tiêu chảy.
Phân tích bài thuốc:
Bài dùng Bán hạ tả tâm thang giảm lượng Can khương, thêm Sinh khương mà
thành. Trong bài sinh khương ôn ấm tỳ vị, chỉ nôn, tuyên tán thủy khí, dùng làm
chủ dược, phối hợp với Bán hạ làm tăng sức giáng nghịch hóa ẩm hòa vị. Bán hạ,
Can khương cùng với Hoàng liên, Hoàng cầm phối ngũ cùng nhau, cay thì khai,
đắng thì giáng, tán kết tiêu bĩ tắc. Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo kiện tỳ ích vị sẽ
phục hồi chức năng thăng giáng của trung tiêu.
UDLS: Chữa viêm dạ dày mãn tính, loét hành tá tràng, môn vị nghẽn cứng, dạ dày
trướng to, dạ dày sa xuống, ách ngược ,viêm ruột, phụ nữ có thai nôn ọe.

PHƯƠNG TRỪ PHONG


I.PHƯƠNG SƠ TÁN NGOẠI PHONG
Bài: Đại tần giao thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng

463
Xuyên khung 60g
Đương quy 30g
Thục địa 30g
Bạch thược 60g
Sinh địa 30g
Bạch linh 30g
Bạch truật 30g
Cam thảo 60g
Hoàng cầm 30g
Khương hoạt 30g
Độc hoạt 60g
Phòng phong 30g
Bạch chỉ 30g
Tế tân 15g
Tần cửu 90g
Thạch cao 60g

Cách dùng: Nghiền thành bột thô, mỗi lần uống 30g, sắc nước uống bỏ bã uống.
Hiện nay làm thang sắc uống, liều lượng theo tỷ lệ bài gốc gia giảm.
Công dụng: Khu phong thanh nhiệt, dưỡng huyết hoạt huyết.
Chủ trị:
Phong tà mới chớm vào kinh lạc, lệch mắt, méo miệng, lưỡi cứng không nói được,
chân tay không vận động được, phong tà lan khắp đường kinh.
Phân tích bài thuốc:
Trong phương lấy tần cửu làm Quân, khu phong mà thông suốt kinh lạc. Khương
hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ,Tế tân đều là thứ cay ấm, có thể đuổi

464
phong tà cùng làm thần, Huyết hư không nuôi dưỡng được cân, nên nói năng và
vận động chân tay bị trở ngại. Phong dược phần nhiều tá nên phối ngũ với Đương
q uy, Bạch thược, Thục địa để dưỡng huyết nhu cân, để khu phong mà không làm
tổn thương tân dịch. Phối ngũ Xuyên khung với Đương quy, Bạch thược mà làm
gộc lưỡi mềm ra.Bạch truật, Phục linh ích khí kiện tỳ, giúp nguồn sinh hóa, Hoàng
cầm, Thạch cao, Sinh địa thanh nhiệt lương huyết là đề phòng phong tà hóa nhiệt.
Các vị thuốc đó đều làm tá dược, Cam thảo điều hòa vị thuốc là sứ.
UDLS: Chữa liệt mặt, Tai biến mạch máu não.
Gia giảm:
- Nếu có bí tắc vùng dưới tim gia Chỉ thực
- Nếu nôn mửa, nhiều đờm, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt thì bỏ Địa hoàng gia
Bán hạ, Nam tinh
- Nếu miệng méo, mắt méo lệch gia Bạch phụ tử, Toàn yết, Cương tàm
- Nếu người già suy nhược gia Hoàng kỳ

Bài: Tiểu tục mệnh thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ma hoàng 9g
Nhân sâm 9g
Quế tâm 9g
Phòng phong 9g
Thược dược 9g
Xuyên khung 9g
Phòng kỷ 9g

465
Hoàng cầm 9g
Cam thảo 9g
Phụ tử 6g
Sinh khương 6g
Hạnh nhân 9g

Cách dùng: Sắc uống


Công dụng:Khu phong tán hàn, ích khí hoạt huyết.
Chủ trị:
Đột nhiên phải cảm, miệng mắt méo lệch, gân mạch co quắp, bán thân bất toại,
lưỡi cứng không nói được, tinh thần buồn bã rối loạn, phong thấp tê đau.
Phân tích bài thuốc:
Phương này lấy Ma hoàng thang, Quế chi thang gia giảm thêm Phòng phong,
Phòng kỷ, để khu phong thông lạc, đuổi phong tà ngoại lai. PHụ tử, Nhân sâm làm
ấm dương ích khí dùng với các thuốc khu phong tán hàn có được công dụng phù
chính khu tà. Xuyên khung đi lên đầu, lên mắt để đuổi phong tại đỉnh đầu, lại hoạt
huyết hóa ứ lấy cái ý “ huyết hành thì phong tự diệt”. Hoàng cầm vị đắng hàn làm
hạn chế bớt cái ôn nhiệt của các vị thuốc là phản tá dược, Phối hợp sửa dụng các
thuốc cùng có tác dụng khu phong tán tà, ích khí hoạt huyết, chủ trị ngoại phong
trúng kinh lạc.
UDLS: Chữa TBMM Não, đau các khớp xương.
Gia giảm:
- Nếu gân mạch co quắp bội Thược dược gia Cát căn
- Nếu miệng méo, mắt méo lệch gia Bạch phụ tử, Toàn yết, Cương tàm.
- Nếu bán thân bất toại gia Tần cửu,Khương hoạt, Độc hoạt.

Bài: Xuyên khung trà điều tán


466
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Xuyên khung 120g
Bạch chỉ 60g
Cam thảo 60g
Bạc hà 240g
Kinh giới 120g
Khương hoạt 60g
Phòng phong 45g
Tế tân 30g

Cáchdùng: Các vị thuốc trên tán thành bột mịn, Mỗi ngày uống 6g, ngày 2 lần,
pha uống với nước trà xanh. Cũng có thể là thang sắc nước uống, liều dùng châm
trước theo bài gốc.
Công dụng:Sơ phong chỉ thống.
Chủ trị: Nhức đầu do ngoại cảm phong tà, thiên về đau cả đầu hoặc đỉnh đầu, sốt
ớn rét, mũi tắc, mắt hoa, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Phân tích bài thuốc:
Phương này có Xuyên khung, Bạch chỉ, Khương hoạt, sơ phong chỉ thống. Trong
đó có Xuyên khung mạnh ở chỉ thống, tốt về điều trị đau ở đầu ở thiếu dương,
Quyết âm, Khương hoạt tốt về trị đau đầu ở thái dương, Bạch chỉ tốt về điều trị đau
đầu ở kinh dương minh, các thuốc này đều là Quân dược. Nếu như ở vị trí đau đầu
nghiêng về một phía thì dùng thuốc cũng tăng giảm tương ứng, Tế tân tán hàn chỉ
thống, mạnh trị đau đầu ở kinh thiếu âm, lượng Bạc hà dùng nhiều có thể thanh lợi
đầu mắt, sưu phong tán nhiệt, Kinh giới, Phòng phong cay tán đi lên, sơ tán phong

467
tà ở phần trên. Các vị thuốc nói trên phụ trợ cho quân dược để tăng cường hiệu lực
sơ phong chỉ thống, đồng thời giải biểu điều là thần. Cam thảo điều hòa vị thuốc,
lúc dùng pha với trà xanh uống lấy tính khổ hàn của trà mà thanh được đầu mắt ở
trên, lại chế ước được sự ôn táo, và thăng tán quá mức của phong dược khiến trong
thăng có giáng làm tá và sứ.
UDLS: chữa đau nửa đầu, viêm mũi mạn tính, viêm xoang dẫn tới đau đầu.
Gia giảm:
- Nếu phong hàn có chiều hướng vượt trội thì khử Bạc hà, gia Tô diệp, Sinh
khương
- Nếu đau đầu phong nhiệt bỏ Tế tân, Khương hoạt gia Cúc hoa, Cương tàm,
Câu đằng.
- Nếu đau đầu lâu không khỏi gia Đào nhân, Hồng hoa, Toàn yết.
- Nếu viêm mũi, viêm xoang mãn tính dẫn tới đau đầu gia thêm Tân di,
Thương nhĩ tử.

II.PHƯƠNG BÌNH TỨC NỘI PHONG


Bài: Linh giác câu đằng thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Linh dương 4,5g
giác
Tang diệp 6g
Sinh địa 15g
Cúc hoa 9g
Đạm trúc nhự 15g

468
Xuyên bối mẫu 12g
Câu đằng 9g
Phục thần 9g
Sinh cam thảo 2,4g
Bạch thược 9g

Cách dùng: Sắc nước uống.


Công dụng:Thanh can tắt phong, tăng tân dịch, thư giãn cân.
Chủ trị:
Can kinh nhiệt thịnh, cực sinh phong, sốt cao không lui, phiền muội, chân tay co
quắp, phát thành kinh quyết, nặng thì tinh thần mê muội, chất lưỡi đỏ mà khô, lưỡi
đen bị kích ứng, mạch huyền sác, can dương bốc mạnh, đau đầu, váng đầu, run rẩy.
Phân tích bài thuốc:
Phương này Linh dương giác, câu đằng làm Quân, để thanh can, tắt phong, giảm
co giật,Tang diệp, Cúc hoa, phối hợp làm thần để tăng cường công dụng tắt phong,
Phong hỏa hỗ trợ thúc đẩy nhau, hao âm mất dịch, cho nên dùng Bạch thược Sinh
địa dưỡng âm tăng dịch để nhu can, thư giãn cân, dùng cùng với Dương giác, Câu
đằng có tác dụng thanh can tức phong, là có ý nghĩa kiêm cố cả gốc lẫn ngọn. Tà
nhiệt bốc mạnh để đốt tân dịch hóa thành đờm cho nên dùng Bối mẫu, Trúc nhự
thanh nhiệt hóa đàm, Hỏa làm nhiễm tâm nên dùng Phục thần để bình can, ninh
tâm, an thần, đều là tá dược. Sinh cam thảo điều hòa vị thuốc làm sứ, cùng với
Bạch thược phối hợp với nhau, chua ngọt hóa âm, thư cân hoãn cấp.
UDLS: Chữa sốt cao kinh quyết, viêm não B, cao huyết áp nguyên phát, bệnh não
tăng huyết áp, phụ nữ có thai sản giật, sản hậu kinh phong…
Gia giảm:

469
- Nếu có khí hư kết hợp với răng cắn chặt, chân tay co, tim đập, sốt cao, mắt
trợn ngược gia Toàn yết, Thiên ma, Nhân sâm để thanh nhiệt trừ phong, ích
khí giải kinh.

Bài: Thiên ma câu đằng ẩm

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Thiên ma 9g
Câu đằng 12g
Dạ giao đằng 9g
Thạch quyết 18g
minh
Hoàng cầm 9g
Sơn chi 9g
Đỗ trọng 9g
Tang ký sinh 9g
Ích mẫu thảo 9g
Xuyên ngưu tất 12g
Phục thần 9g

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng:Bình can tắt phong, thanh nhiệt hoạt huyết, bổ ích can thận.
Chủ trị:
Can dương mạnh lên, can phong nội động làm cho nhức đầu, chóng mặt ù tai, mắt
hoa, run, mất ngủ, nặng thì bán thân bất toại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

470
Phân tích bài thuốc:
Thiên ma, câu đằng, Thạch quyết minh đều có công dụng bình can tức phong là
Quân, Sơn chi, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa khiến cho nhiệt của kinh can không
có chiều hướng mạnh lên, là thần. Ích mẫu thảo hoạt huyết lợi thủy, Ngưu tất dẫn
huyết đi xuống, phối hợp với đỗ trọng, Tang ký sinh có thể bổ ích can thận, Dạ
giao đằng, Phục thần an thần định trí, đều là tá sứ.
UDLS: Chữa cao huyết áp vô căn, bệnh TBMMN do tăng huyết áp, đột nhiên
trúng cảm, loạn thần kinh, sản giật.
Gia giảm:
- Người bệnh nặng gia thêm Linh dương giác.
- Đầu váng gia Cúc hoa, Bạch tật lê
- Mất ngủ nhiều gia Trân châu mẫu, Sinh long cốt
- Nhìn vật không rõ rệt gia thêm Sung úy tử, Thạch quyết minh, Hạ khô thảo
- Châ n tay tê gia Hy thiêm thảo.
- Trị sản giật bỏ Ngưu tất, Ích mẫu thảo.

Bài: Trấn can tức phong thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Ngưu tất 30g
Sinh long cốt 15g
Sinh quy bản 15g
Huyền sâm 15g
Xuyên luyện tử 6g
Nhân trần 6g

471
Sinh giả thạch 30
Sinh mẫu lệ 15g
Sinh bạch thược 15g
Sinh mạch nha 6g
Thiên môn 15g
Cam thảo 4,5g

Cách dùng: Sắc nước uống


Công dụng:Trấn can tắt phong, tư âm tiềm dương.
Chủ trị:
Can thận âm suy, can dương mạnh lên, khí huyết nghịch loạn gây ra đau đầu,
chóng mặt, mắt căng, ù tai, trong lòng bứt rứt, sắc mặt đỏ, hoặc nhiều lúc ợ hơi,
chân tay khó chịu, miệng lệch, hoặc chóng mặt ngã vật, hôn mê, sau khi tỉnh không
phục hồi hẳn, tinh thần suy kém, chân tay yếu, hoặc thành bán thân bất toại, mạch
huyền hữu lực.
Phân tích bài thuốc:
Ngưu tất quy về các kinh can thận, vị dùng nhiều để dẫn huyết đi xuống, lại có
công dụng bổ ích can thận, là quân. Đại giả thạch, Long cốt, mẫu lệ phối hợp với
nhau giáng nghịch tiềm dương, chặn và làm tắt can phong, là Thần. Quy bản,
huyền sâm, Thiên đông, Bạch thược tư dưỡng âm dịch, hạn chế mạnh dương. Nhân
trần, Xuyên luyện tử, Sinh mạch nha phối hợp với quân dược để thanh tiết can
dương dư thừa, điều đạt chỗ uất trệ của can khí, có lợi cho việc bình giáng can
dương. Cam thảo điều hòa vị thuốc, phối hợp với Mạch nha, đồng thời hòa vị điều
trung, phòng ngừa cái hại của các dược chất thuộc kim thạch gây trở ngại cho dạ
dày, đều là tá, sứ. Phối hợp sử dụng các thuốc trở thành bài rất hay để trấn can, tức
phong.
472
UDLS: Chữa tai biến mạch máu não, cao huyết áp vô phát, chứng căng thẳng
trước hành kinh..
Gia giảm:
- Người nhức đầu, hoa mắt nặng thì gia Hạ khô thảo, Cúc hoa,
- Trong tim bứt dứt gia thêm Chi tử, hoàng cầm.
- Đàm nhiệt khá nặng gia Đởm tinh, Trúc lịch, Xuyên bối
- Huyết áp cao đau đầu dữ dội, mắt cảm thấy căng đau gia Hạ khô thảo, Câu
đằng, Thạch quyết minh, Cúc hoa.

PHƯƠNG THUỐC AN THẦN

I.PHƯƠNG DƯỠNG TÂM AN THẦN


Bài: Thiên vương bổ tâm đan
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Nhân sâm 15g
Huyền sâm 15g
Đan sâm 15g
Bạch linh 15g
Mạch môn 60g
Thiên môn 60g
Ngũ vị tử 15g
Viễn trí 15g
Toan táo nhân 60g

473
Quy thân 60g
Cát cánh 15g
Chu sa 15g
Sinh địa 120g

Cách dùng: Các vị trên tán bột, luyện mật hoàn to bằng hạt ngô, bao áo Chu sa,
mỗi lần uống 9g, uống lúc đói với nước chín hoặc nước sắc Long nhãn nhục, hoặc
có thể làm thang sắc uống.
Công dụng:Tư âm dưỡng huyết, bổ tâm an thần.
Chủ trị:
Âm hư huyết thiếu, lòng phiền không ngủ, tim rung, tinh thần uể oải, hay quên, di
tinh, mộng tinh, đạo hãn, miệng lưỡi khô, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế
sác.
Phân tích bài thuốc:
Chủ dược là Sinh địa lượng dùng nhiều một mặt là tư thận thủy để bổ âm, thủy
thịnh ắt kiềm chế được hỏa, mặt khác đi vào huyết phận để dưỡng huyết, huyết
không táo thì ắt tân dịch tư nhuận, huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn ngọt hàn
dùng để tư nhuận để thanh hư hỏa. Đương quy, Đan sâm bổ huyết nuôi huyết, để tư
dưỡng huyết. Nhân sâm, phục linh ích khí ninh tâm, an thần ích khí. Ngũ vị tử liễn
khí sinh tân, phòng ngừa tâm khí hao tân dịch, bổ tâm khí, yên ổn tâm thần. Hai
nhóm đó phối ngũ, một nhóm bổ cái gốc là âm huyết bất túc, một nhóm trị cái
ngọn là hư phiền ít ngủ, cả gốc lẫn ngọn song song, âm huyết không hư ắt các
chứng bệnh sẽ tự hết. trong phương này cát cánh dùng để đưa thuốc đi lên.
UDLS: Chữa thần kinh suy nhược, bệnh tim, chứng thần kinh phân liệt, hysteria…
Gia giảm:
- Nếu như tim rung, lo lắng, gia Long nhãn nhục, Dạ giao đằng
- Di tinh hoạt tiết gia Kim anh tử, Khiếm thực
474
- Mất ngủ nhiều gia Long xỉ, Mẫu lệ, Hợp hoan hoa.

Bài: Toan táo nhân thang

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Toan táo nhân 18g
Tri mẫu 10g
Phục linh 10g
Xuyên khung 5g
Cam thảo 3g

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.


Công dụng:Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
Chủ trị:
Hư lao, hư phiền không ngủ được, hồi hộp, mồ hôi trộm, đầu váng, mắt hoa, họng
khô, miệng táo, mạch huyền tế.
Phân tích bài thuốc:
Táo nhân làm chủ dược dùng lượng nhiều, sắc nước trước, để dưỡng can huyết, an
tâm thần. Tá là Xuyên khung điều dưỡng can huyết, thượng hành đầu mục, Phục
linh hiệp trợ với Táo nhân để ninh tâm an thần. Tri mẫu bổ phần âm bất túc, thanh
lọc hỏa nội viêm, đều có công năng kiêm cả tư dưỡng và thanh lọc. Cam thảo hoãn
cấp điều trung và điều hòa vị thuốc, Các vị phối ngũ có công năng dưỡng huyết an
thần, thanh nhiệt trừ phiền.
UDLS: Chữa thần kinh suy nhược, hội chứng cao tuổi tắt dục, trầm uất và các
bệnh cao huyết áo nguyên phát, bệnh tim dẫn đến hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, mồ
hôi trộm.
475
Gia giảm:
- Nếu tâm khí hư, có lúc kinh tỉnh, hồi hộp, nhiều mộng, lưỡi nhạt, mạch
huyền tế gia Nhân sâm, Long xỉ để ích khí trấn kinh.
- Nếu huyết hư rõ rệt thì gia Đương quy, Long nhãn, kiêm cả âm hư gia Sinh
địa, mạch môn.
- Nội nhietj đắng miệng gia Chi tử, mồi hôi nhiều gia Ngũ vị tử
- Nội nhiệt đắng miệng gia Chi tử, mồi hôi nhiều gia Ngũ vị tử

Bài: Bá tử dưỡng tâm hoàn

Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế


lượng
Bá tử nhân 120g
Mạch môn 30g
Thạch xương 30g
bồ
Huyền sâm 60g
Kỷ tử 90g
Đương quy 30g
Phục thần 30g
Thục địa 60g
Cam thảo 15g

Cách dùng: tán bột luyện mật, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 9g.
Cũng có thể làm thang sắc.

476
Công dụng:Dưỡng tâm an thần, bổ thận tư âm
Chủ trị: Dinh huyết bất túc, tâm thận thất điều dẫn tới tinh thàn hoảng hốt, lo lắng,
run sợ, đêm ngủ mộng mị nhiều, dễ quên, mồ hôi trộm.
Phân tích bài thuốc:
Dùng lượng nhiều Bá tử nhân làm quân, có tác dụng dưỡng tâm an thần. Kỷ tử,
Đương quy, Thục địa bổ huyết, Huyền sâm, Mạch môn dưỡng âm, Thạch xương
bồ, Phục thần an thần định chí, đều là tá. Cam thảo điều hòa vị thuốc làm sứ.
UDLS: chữa thần kinh suy nhược, thiếu máu, thận hư, di tinh, đại tiện bí.

II.PHƯƠNG TRỌNG TRẤN AN THẦN


Bài: Chu sa an thần hoàn
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Chu sa 15g
Hoàng lien 18g
Sinh địa 8g
Đương quy 8g
Chích cam thảo 16g

Cách dùng: các vị thuốc trên chế thành hoàn, mỗi lần uống 6-9g trước khi đi ngủ
với nước chín.
Công dụng: Trấn tâm an thần, thanh nhiệt dưỡng âm.
Chủ trị:
Tâm hỏa có chiều hướng căng mạnh, âm huyết bất túc Tâm thần phiền loạn lo lắng
run sợ, mất ngủ, ngực nóng bứt rứt, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:
UDLS: chữa thần kinh suy nhược,, mất ngủ, hysteria, trầm cảm…
477
Bài 89: Sinh thiết lạc ẩm
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Sinh thiết lạc 30g
Mạch môn 9g
Thiên môn 9g
Bối mẫu 9g
Đởm tinh 3g
Quất hồng 3g
Viễn trí 3g
Thạch xương 3g
bồ
Phục linh 3g
Lien kiều 3g
Phục thần 3g
Huyền sâm 5g
Câu đằng 5g
Đan sâm 5g
Thần sa 1g

Cách dùng: sắc uống, sinh thiết lạc sắc trước thời gian 1 giờ, lấy nước ấy sắc
thuốc.
Công dụng:Trấn tâm trừ đờm, an thần định chí
Chủ trị:

478
Chứng điên cuồng do đàm hỏa lên quấy rối, tinh thần thất thường, thao động phát
cuồng, không ăn không ngủ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch huyền hoạt sác.
Phân tích bài thuốc:
trong phương Sinh thiết lạc chất nặng để trấn tâm an thần làm chủ dược, Đởm
tinh, bối mẫu, Quất hồng để thanh nhiệt hóa đàm, Thiên môn, Mạch môn, Huyền
sâm, Liên kiều, Đan sâm thanh tâm hỏa, nuôi tâm âm, đều là thần. Viễn trí, Xương
bồ trừ đờm khai khiếu, yên thần chí, Phục thần, Phục linh dưỡng tam an thần, Câu
đằng thanh lọc cho can, trừ phong chữa kinh giật. Chu sa trọng trấn an thần, cộng
tất cả đều là vị thuốc tá, sứ.Các vị hợp khiến lọc được đàm nhiệt, giáng được tâm
hỏa, ắt tự khỏi các chứng.
UDLS: Chữa bệnh tinh thần phân liệt thao cuồng, động kinh.

Bài: Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang


Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Quế chi 9g
Long cốt 30g
Chích cam thảo 9g
Mẫu lệ 30g

Cách dùng: sắc nước uống


Công dụng:Ôn thông tâm dương, trấn kinh an thần, chỉ hãn.
Chủ trị:
Tâm dương thương tổn ở trong, khí xung đi ngược lên, bứt rứt không yên, hồi hộp
lo lắng, mồ hôi toát, tứ chi lạnh, lưỡi nhạt, mạch nhược hoặc kết đại.
Phân tích bài thuốc:

479
Phương có Quế chi, Chích thảo để ôn thông tâm dương, Long cốt, Mẫu lệ dùng để
trấn kinh, sáp để thu liễm mồ hôi. Bốn vị hợp cùng nhau thành phương phục dương
an thần, bối bản cố thoái.
UDLS: Chữa mất ngủ, váng đầu, nhịp tim thất thường, hysteria, di tinh, đái són,
đới hạ…
Gia giảm:
- Nếu mất ngủ gia Toan táo nhân, Thạch xương bồ, Viễn trí để an thần
- Nếu hư rõ rệt về khí gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.
- Người có thêm âm hư gia Sinh địa, Mạch môn để nuôi âm.
- Người hư hàn rõ rệt dùng thêm Quế chi hoặc Can khương, Phụ phiến, để ôn
dương tán hàn.

PHƯƠNG THUỐC CỐ SÁP


I.Phương cố biểu chỉ hãn
Bài: MẪU LỆ TÁN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Mẫu lệ 40g
Hoàng kỳ 40g
Ma hoàng căn 40g
Cách dùng: tán nhỏ mỗi ngày uống 12g, uống với nước Tiểu Mạch. Hiện tại có
thể dùng dạng thang với liều thích hợp.
Công dụng: CỐ BIỂU LIỄM HÃM
Chủ trị: Chữa chứng đạo hãn, tự hãn. Người ra mồ hôi, đêm ra nhiều hơn, không
cầm được, hồi hộp, dễ lo sợ, đoản khí, buồn phiền, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, mạch
tế nhược.

480
Phân tích bài thuốc: Mẫu lệ để ích âm tiềm dương,trừ phiễn liễm hãm là quân,
Hoàng kỳ ích khí cố biểu, chỉ hãn là thần. Ma hoàng căn chỉ hãn là tá và sứ. Các vị
thuốc phối hợp có thể ích tâm khí củng cố cơ biểu, liễm hãn.
UDLS: dùng điều trị lao phổi gây ra mồ hôi, trộm, phụ nữ sau khi sinh sức yếu tự
hãn hoặc đạo hãn, lao phổi, rối loạn chức năng thần kinh.
Gia giảm:
- Nếu phụ nữ do âm hư thêm Sinh địa, Bạch thược/
- Nếu có khí hư gia Bạch truật, Đẳng sâm kể kiện tỳ ích khí.
- Nếu dương hư ra mồ hôi gia Bạch truật, Phụ tử để trợ dương cố biểu.
- Nếu huyết hư ra mồ hôi gia Thục địa, Hà thủ ô để tư dưỡng âm huyết.

Bài: NGỌC BÌNH PHONG TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hoàng kỳ 360g
Bạch truật 240g
Phòng phong 80g
Cách dùng: tán nhỏ mỗi lần uống 8 – 12g, ngày uống 2 lần.
Công dụng: ÍCH KHÍ, CỐ BIỂU LIỄM HÃM
Chủ trị: Biểu hư, vệ bất cố, tự hãn nhiều, dễ cảm phải phong tà, sắc mặt trắng,
chất lưỡi nhợt, rêu trắng mạch phù mà hư.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Hoàng kỳ ngọt ấm có tác dụng ích khí, ngoài
thì cố biểu chỉ hãn trong thì đại bổ tỳ phế là quân dược. Bạch truật kiện tỳ ích khí,
phối ngũ với Hoàng kỳ để kiện tỳ ích khí, cố biểu liễm hãm. Phòng phong giải
biểu khu phong đuổi đươc tà khí mà không hại đến chính khí, Hoàng kỳ được thêm
Phòng phong ắt cố biểu mà không lưu tà. Ba vị phối hợp trong bổ có sơ trong tán

481
có bổ nên vừa dùng trong trường hợp tự hãn vì vệ khí không kiên cố, vừa dùng
trong trường hợp tự hãn do biểu hư hoặc ngoại cảm vì khí hư.
Gia giảm:
- Nếu ngoại cảm, biểu hư sợ gió, ra mồ hôi, mạch hoãn gia Quế chi để giải cơ.
- Nếu mồ hôi ra nhiều gia thêm Mẫu lệ, Tang diệp, Ngũ vị tử, Ma hoàng căn
để tăng cường cố biểu cầm mồ hôi.
- Nếu viêm mũi mãn tính hoặc do dị ứng gia Thương nhĩ tử, Bạch chỉ để sơ
phong khai khiếu.
UDLS: Viêm mũi dị ứng, mề đay mãn tính, suy nhược cơ thể ra nhiều mồ hôi.

Bài: MA HOÀNG CĂN TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ma hoàng căn 30g
Hoàng kỳ 30g
Đương quy 30g
Cách dùng: tán bột mỗi lần dùng 10g, cung có thể làm thang sắc uống.
Công dụng:BỔ ÍCH KHÍ HUYẾT, THU LIỄM CHỈ HÃN
Chủ trị: Khí huyết suy, hoặc sau đẻ khí huyết hư suy gây nên đạo hãn, tự hãn
không ngừng, ngại nói, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi trắng nhạt, mạch tế vô lực.
Phân tích bài thuốc: đây là phương thuốc chủ trị khí huyết hư nhược, tự hãn, đạo
hãn. Trong phương dùng Ma hoàng căn để thu liễm chỉ hãn, Hoàng kỳ để bổ khí
chỉ hãn. Đương quy để bổ huyết, ba vị cùng có công năng bổ khí huyết thu liễm chỉ
hãn.
Gia giảm:
- Nếu sau đẻ ra mồ hôi không ngừng gia Mẫu lệ, Nhân sâm.
UDLS: suy nhược sau ốm, sau đẻ, rối loạn thần kinh thực vật.
482
II.PHƯƠNG CỐ TINH SÁP NIỆU
Bài: KIM TỎA CỐ TINH HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Sa uyệt tật lê 80g
Liên tu 80g
Khiếm thực 80g
Long cốt 40g
Mẫu lệ 40g
Cách dùng: tán bột, hồ bằng Liên nhục tán mịn và làm thành viên hoàn, uống với
nước muối nhạt, ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 9g. Có thể dùng làm dạng thang với
liều thích hợp.
Công dụng: BỔ THẬN SÁP TINH
Chủ trị: thận hư, tinh suy tổn, người mệt mỏi vô lực, chân tay dã rời, lưng mỏi, tai
ù, tinh thần uể oải, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch tế nhược.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Sa uyển tật lê bổ thận sáp tinh là quân, liên
nhục Khiếm thực cố thận sáp tinh, ích khí ninh tâm là thần. Quân thần phối hợp
với nhau để bổ sự bất túc, tăng cường sức cố thận sáp tinh. Long cốt, Mẫu lệ, Liên
tu sáp tinh chỉ di, thu liễm cố thoát đều là tá sứ. Các vị phối hợp nên bổ được thận
mà cố được tinh.
Gia giảm:
- Nếu thận dương hư gia thêm Bổ cố chỉ, Sơn thù để ôn bổ thận dương.
- Nếu mộng tinh, khó ngủ, trằn trọc, lưỡi đỏ khô,mạch tế sác thiên thận âm hư
gia Quy bản, Nữ trinh tử, hoặc gia thêm Lục vị hoàn đẻ bổ thận âm.
- Nếu hư nhiệt gia Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm, giáng hỏa.

483
UDLS: trị chứng suy nhược thần kinh có biểu hiện của hoạt tinh, mộng tinh, đái
dầm ở trẻ em, chức năng tình dục suy giảm, viêm tuyến tiền liệt mãn tính, phụ nữ
khí hư bạch đới.

Bài: TANG PHIÊU TIÊU TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Tang phiêu tiêu 40g
Viễn trí 40g
Thạch xương 40g
bồ
Đẳng sâm 40g
Phục thần 40g
Đương quy 40g
Quy bản 40g
Cách dùng: Quy bản tẩm giấm nướng, tất cả đem tán bột dùng Đẳng sâm làm
thang, uống mỗi lần 8 – 12g trước lúc ngủ. Có thể dùng làm thuốc thang tỷ lệ tùy
theo tình hình bệnh mà gia giảm.
Công dụng: BỔ TÂM THẬN, CỐ TINH SÁP NIỆU
Chủ trị: các chứng tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, đái dầm, tiểu són không kiềm chế
được hoặc di tinh, mộng tinh do tâm thận bất túc.
Phân tích bài thuốc: Phương này chủ trị tâm khí bất túc, thận hư không khí hóa
được bàng quang nên đái són, đái dắt. Trong phương Tang phiêu tiêu bổ thận ích
tinh, sáp niệu là quân. Long cốt sáp thận tinh mà an tâm thần. Quy bản điều bổ tinh
tủy, ích âm khí mà bổ tâm thận. Đương quy tư âm ích huyết, nhân sâm bổ khí,
phục thần, Viễn trí, Xương bồ có tác dụng an thần, định chí giao thông tâm thận,

484
đều là tá, sứ. Các vị thuốc cùng dùng vừa có thể bổ thận ích tinh, sáp tinh chỉ di,
vừa có thể bổ tâm an thần, cùng nhau điều hòa cả tâm và thận, giao thông trên dưới
nên có công dụng thu liễm tốt.
Gia giảm:
- Trường hợp di niệu có thể gia Phúc bồn tử, Ích trí nhân
- Nếu là di tinh, mạch hư nhược thì gia Sơn thù, Sa uyển tật lê.
UDLS: dùng có kết quả tốt với các chứng Tiểu đêm, đái dầm, hoạt tinh, mất ngủ
hay quên, tim hồi hộp do tâm thận bất giao, suy nhược thần kinh.

Bài: BÍ NGUYÊN TIỄN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Kim anh tử 6g
Sơn dược 6g
Bạch truật 4g
Nhân sâm 6g
Viễn trí 2g
Khiếm thực 6g
Toan táo nhân 6g
Phục linh 4g
Ngũ vị tử 14 hạt
Cam thảo 3g
Cách dùng: Sắc uống, uống lúc đói.
Công dụng: ÍCH KHÍ DƯỠNG TÂM, KIỆN TỲ CỐ SÁP
Chủ trị: Di tinh hoạt tinh đã lâu, đới hạ bạch trọc, tinh thần uể oải, sức kém, dễ
quên, tâm thần hoảng hốt, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.

485
Phân tích bài thuốc: đây là phương chữa trị ba tạng tâm, tỳ, thận bất túc, di tinh
hoạt tinh, đới hạ bạch trọc. Trong phương có nhân sâm kiện tỳ ích khí, dưỡng tâm
an thần. Khiếm thực, Kim anh tử kiện tỳ bổ thận cố tinh chỉ di. BA vị phối hợp với
nhau, trên thì bổ tâm, dưới thì cố thận cùng là chủ dược. Bạch truật, Phục linh, Sơn
dược, Cam thảo giúp Nhân sâm bổ khí kiện tỳ; Toan táo nhân, Viễn trí giúp Nhân
sâm dưỡng tâm an thần. Ngũ vị tử cố thận sáp tinh, Các vị hợp lại có công năng ích
khí dưỡng tâm, kiện tỳ cố thận.
Gia giảm:
- Nếu thở gắng, kém sức rõ rệt gia Hoàng kỳ, Đẳng sâm
- Nếu lưng gối mỏi, tai ù gia Sa uyển tử, Liên nhục.
- Nếu miệng khô, tiểu vàng gia Khổ sâm, Hoàng bá, Tri mẫu, Tỳ giải.
UDLS: dùng điều trị Thần kinh suy nhược, di tinh hoạt tinh, đái tháo đường, phụ
nữ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung mãn tính.

III.PHƯƠNG SÁP TRƯỜNG CHỈ TẢ


Bài: TỨ THẦN HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bổ cốt chỉ 120g
Nhục đậu khấu 60g
Ngũ vị tử 60g
Ngô thù du 30g
Cách dùng: tán bột, Sinh khương 240g, Hồng táo 100 quả, nấu lấy nước, trộn với
bột hoàn to bằng hạt ngô đồng. Uống mỗi ngày 6 – 9 g, uống lúc đói, hoặc trướng
ăn với nước trắng. Có thể dùng thang sắc liều lượng theo tỷ lệ bài thuốc gốc mà gia
giảm.
Công dụng: ÔN BỔ TỲ THẬN, SÁP TRƯỜNG CHỈ TẢ.
486
Chủ trị: Tỳ thận dương hư, ngũ canh tả, chán ăn, đi ngoài sống phân, hoặc tiêu
chảy lâu ngày không khỏi. Đau bụng, đau lưng, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi,
chất lưỡi nhạt,rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm trì vô lực.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Bổ cốt chỉ vị cay đắng, tính ấm nóng, có tác
dụng ôn tỳ thận, bổ mệnh môn hỏa, kiêm tán hàn tà là quân. Ngô thù du ôn tỳ vị,
tán hàn thấp. Nhục đậu khấu ôn noãn tỳ thận, sáp trường chỉ tả, hai vị phối ngũ với
Bổ cốt chỉ làm cho mệnh môn hỏa đầy đủ mà tỳ dương được kiện vận là thần. Tá,
sứ là ngũ vị tử chua liễm, cố sáp; sinh khương , Đại táo điều bổ tỳ vị, giúp sự vận
hóa. Tỳ thận ấm, đại trường bền chặt thì chứng ngũ canh tả hết.
Gia giảm:
- Nếu khí hư hạ hãm gây ỉa chảy lâu ngày, lòi dom gia Thăng ma, Hoàng kỳ.
- Nếu lưng gối mỏi, lạnh chi nhiề gia Nhục quế, Phụ tử.
- Nếu bụn dưới đai gia Tiểu hồi hương, Mộc hương, Ô dược
UDLS: điều trị viêm đại tràng mãn, viêm ruột mãn, lao ruột.

Bài: ĐÀO HOA THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Xích thạch chi 32g
Ngạnh mễ 20g
Can khương 8g
Cách dùng: lấy ½ xích thạch chi sắc cùng Can khương và Ngạnh mễ, đợi lúc gạo
chín nhừ, lấy nước ra uống với bột Xích thạch chi chỉ còn lại, ngày uống 2 lần.
Công dụng: ÔN TRUNG SÁP TRÀNG
Chủ trị: lỵ lâu ngày không khỏim đi ngoài ra máu mũi, tiểu khó, bụng đau thích
chườm ấm, lưỡi nhạt, rêu trắng mạch trì nhược hoặc vi tế.
487
Phân tích bài thuốc: trong phương lấy Xích thạch chi thể nặng, tính ôn có tác dụng
sáp tràng cố thoát là quân. Can khương ôn trung khu hàn là thần. Ngạnh mễ dưỡng
vị hòa trung giúp Xích thạch chi làm đầy tràng vị là tá sứ. Các vị phối hợp có công
dụng ôn trung sáp tràng cho nên chữa được tả lâu ngày vì trung tiêu hư hàn.
Gia giảm:
- Nếu khí hư gia Đẳng sâm, Nhục đậu khấu
- Nếu hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, đau bụng, chờm nóng đỡ đau, rêu lưỡi trắng
dày, mạch trầm trì thì dùng Bào khương thay Can khương.
- Nếu đau bụng nhiều gia thêm Bạch thược, Quế chi, Can khương.
UDLS: Điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính, sa trực tràng, kiệt lỵ lâu ngày, viêm loét
dạ dày tá tràng, viêm cổ tử cung.

Bài: CỐ TRÀNG HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Long cốt 60g
Khô phàn 60g
Lương khương 45g
Đinh hương 30g
Bạch đậu khấu 18g
Phụ tử chế 60g
Kha tử 60g
Xích thạch chi 45g
Mọc hương 15g
Sa nhân 18g

488
Cách dùng: tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
Công dụng: ÔN TRUNG KHU HÀN, SÁP TRÀNG CHỈ TẢ
Chủ trị: tỳ vị hư nhược, tạng phủ đọng hàn, bụng đau, tiêu chảy nhiều lần, bắp thịt
tiêu gầy, ăn uống không ngon miệng.
Phân tích bài thuốc: trong phương có Lương khương, Đinh hương, Mộc hương,
Bạch đậu khấu, Sa nhân ôn trung tán hàn, phương hương hóa thấp, hành khí chỉ
thống, Phụ tử ôn thận ấm tỳ, Xich thạch chi, Kha tử, KHô phàn, Long cốt thu liễm
sáp trường chỉ tả. Phối hợp các vị thuốc có công dụng ôn trung hóa thấp, hành khí
tán hàn, sáp tràng chỉ tả.
Gia giảm:
- Nếu tiểu chảy nhiều mà không cầm gia thêm Anh túc xác, Nhục đậu khấu.
- Nếu khí hư hạ hãm gia Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Thăng ma.
UDLS: điều trị viêm ruột mãn tính, kiết lỵ mãn.

PHƯƠNG KHAI KHIẾU

I.Phương khai lương


Bài: NGƯU HOÀNG THANH TÂM ĐƠN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ngưu hoàng 1g
Hoàng cầm 8g
Chu sa 6g
Chi tử 12g
Hoàng liên 10g

489
Uất kim 8g
Cách dùng: Tán bột, hoàn mật, mỗi lần uống 2 – 4g. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Trẻ
em giảm liều
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, khai khiếu an thần
Chủ trị: Ôn tà đã vào trong, nhiệt đã vào tâm bào: Thần hôn mê, nói sảng, người
nóng, phiến toái không yên, trẻ em kinh quyết, trung phong khiếu bị bế.
Phân tích bài thuốc: Ngưu hoàng để thanh tâm giải độc, tống đờm khai khiếu. Uất
kim để thông khiếu. Hoàng liên tả tâm hỏa, Hoàng cầm tả phế hỏa, Chi tử tả hỏa ở
tam tiêu đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Gia giảm: Có thể thêm Băng phiến lượng bằng Ngưu hoàng để thông khiếu bị khai
bế.
UDLS:

Bài: AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ngưu hoàng 40g
Uất kim 40g
Hoàng cầm 40g
Hùng hoàng 40g
Sơn chi 40g
Trân trâu 20g
Băng phiến 10g
Chu sa 40g
Tê giác 40g
Hoàng liên 40g

490
Xạ hương 10g
Cách dùng: Tất cả các vị tán mịn, luyện mật làm hoàn. Mỗi viên 4g, mỗi lần uống
1 viên, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi giải liều.
Công dụng: THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC, KHU ĐÀM KHAI KHIẾU, TRẤN
KINH
Chủ trị: Ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nhập vào tâm bào, đàm nhiệt ủng tắc tâm khiếu:
Sốt cao, bực bội, mê man, nói sảng, lưỡi đỏ sẫm, mạch sác; thậm chí trúng phong
hôn mê, trẻ em co giật do tà nhiệt bế tắc bên trong.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Ngưu hoang thanh tâm giải độc,, hóa đàm khai
khiếu; Tê giác thanh tâm lương huyết giải độc; Xạ hương khai khiếu an thần;
Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc. Hùng hoàng cùng
với Ngưu hoàng khu đàm giải độc. Uất kim, Băng phiến phương hương hóa trọc,
thông khiếu khai bế. Chu sa, Trân châu trấn kinh, an thần. Các phương thuốc hợp
lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu đàm, khai khiếu, trần kinh, an thần.
Gia giảm: Trường hợp có hội chứng nhiệt nhập tâm bào, sốt cao, hôn mê, co giật
thêm hội chứng Dương minh phủ chứng, có thể dùng bài này thêm bột Đại hoàng
12g chia 2 lần uống, gọi là bài Ngưu hoàng thừa khí thang.
UDLS: dùng để điều trị Viêm màng não, viêm não, lỵ, nhiễm độc, viêm phổi
nhiễm độc.

Bài: THANH TÂM NGƯU HOÀNG HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ngưu hoàng 6g
Quy thân 15g
Chu sa 15g

491
Đởm nam tinh 30g
Cam thảo 15g
Hoàng liên 30g
Cách dùng: Tán mịn, tẩm nước thang chưng viên thành hoàn to bằng nước hạt đậu
xanh. Mỗi lần uống 1,5g trẻ em giảm liều. Lúc đi ngủ nuốt theo bọt nước, hoặc
uống với thang nước gừng, thang nước Bạc hà hay nước Nhân sâm, tùy theo hư
thực mà điều chỉnh.
Công dụng: THANH TÂM THÔNG KHIẾU, THÔNG ĐÀM ĐỊNH KINH.
Chủ trị: Tuy nhiên tinh thần mê muội không nói được, đờm tắc khó nói, mép trào
nước dãi, nóng bức rứt, thở gấp, hoặc lưỡi không co lại được, mồm méo, chân tay
liệt, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.
Phân tích bài thuốc: Phương nay chủ dược là Ngưu hoàng có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, hóa đàm khai khiếu.Phụ dược là Hoàng liên thanh tâm giải độc; Đởm
nam tinh hóa đàm làm hết kinh hãi. Tá dược là Chu sa trấn kinh an thần. Cam thảo
điều hòa các vị thuốc là sứ dược. Phối hợp các vị thuốc sẽ có công năng thanh tâm
khai khiếu, thông đàm định kinh.
UDLS: Điều trị huyết khối não, xuất huyết não, di chứng trúng phong, động kinh,
chấn thương hoặc chấn động não dẫn tới bất thường về tinh thần, tinh thần phân
liệt, di chứng của viêm não B…

II.PHƯƠNG ÔN KHAI
Bài: THÔNG QUA TÁN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Tê giác Lượng bằng
Tế tân nhau
Cách dùng: Các vị thuốc tán mịn hòa đều, lúc dùng thổi vào mũi gây hắt hơi.
492
Công dụng: THÔNG QUAN, KHAI KHIẾU
Phân tích bài thuốc: Dùng Tạo giác để khu đàm, Tế tân để thông khiếu, thổi vào
mũi để thông khiếu phế khiếu, vì phế chủ khí toàn thân, gây hắt hơi làm cho phế
khí được tuyên thông thì chứng bế được cứu thoát.
UDLS: Dùng trong trường hợp cấp cứu chứng trúng phong hoặc đàm quyết,
thường gặp ở bệnh nhân Hysteria, lên cơn động kinh, tuyệt đối không nên dùng đối
với chứng thoát, hôn mê trong tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não. Phương
này chỉ dùng cấp cứu sau khi bệnh nhân đã tỉnh, phải xem nguyên nhân hôn mê để
dùng thuốc cho thích hợp.

PHƯƠNG LÝ KHÍ

I.PHƯƠNG HÀNH KHÍ


Bài: VIỆT CÚC HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Thương truật Lượng
Xuyên khung bằng
Chi tử nhau
Hương phụ
Thần khúc
Cách dùng: Tán mịn làm hoàn, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước ấm. Cũng có
thể dùng dạng thuốc thang. Lượng dùng theo bài nguyên mẫu mà gia giảm.
Công dụng: HÀNH KHÍ GIẢI UẤT
Chủ trị: Khí uất gây bĩ khó chịu ở ngực hoành, bụng trên chướng đau, ợ hơi, nuốt
chua, buồn nôn và nôn, ăn không tiêu.
493
Phân tích bài thuốc: Trong phương này có dùng Hương phụ hành khí giải uất, trị
khí uất làm chủ dược. Xuyên khung hoạt huyết khứ ứ, trị huyết uất. Chi tử thanh
nhiệt tả hỏa trị hỏa uất; Thương truật táo thấp vận tỳ, trị thấp uất; Thần khúc tiêu
thực dẫn thoát bế trệ, thị thực uất đều là phụ dược; Nếu khí cơ lưu thông thuận lợi
thì ngũ uất đều được giải, đàm uất cũng hết, cho nên sự phối ngũ các vị thuốc trong
bài là đầy đủ.
Gia giảm:
- Chứng tâm thần phân liệt thể khí uất thì gia thêm Uất kim, Diên hồ sách,
Xích thược để tăng tác dụng hành khí sơ can giải uất.
- Chứng rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua gia thêm Sa nhân , Trần bì.
- Đàm uất thì gia Bán hạ, Trần bì, Đởm nam tinh.
- Thống kinh gia Uất kim, Ngô thù du
UDLS: Dùng điều trị Viêm gan mãn, viêm dạ dày, bệnh tuyến vú, đau bụng kinh,
đau thoát vị.

Bài: BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bán hạ 8 – 12g
Phục linh 12 – 16g
Tô diệp 6 – 12g
Hậu phác 8 – 12g
Sinh khương 8 – 12g
Cách dùng: Sắc uống lúc ấm, ngày chia 4 lần.
Công dụng: HÀNH KHÍ KHAI UẤT, GIÁNG NGHỊCH HÓA ĐÀM

494
Chủ trị: chứng đàm khí uất trong họng như có vật chướng, nuốt khó khăn, ngực
sườn đây tức đau, hoặc ho khó thở, hoặc nôn, rêu lưỡi nhuận hoặc trắng, mạch
huyền hoạt.
Phân tích bài thuốc: Bán hạ hóa đàm tán kết, giáng nghịch hòa vị là quân. Hậu
phác hạ khí chữa đầy bụng giúp Bán hạ tán kết, giáng nghịch. Phục linh cam, đạm,
thẩm thấp giúp Bán hạ hóa đàm đều là Thần. Sinh khương tân ôn tán kết, hòa vị
dứt nôn mửa; Tô diệp hương thơm hành khí lý phế, thư can dùng làm tá, sứ. Các vị
thuốc dùng phối hợp phát huy công dụng hành khí tán kết, giáng nghịch hóa đàm.
Gia giảm:
- Nếu ngực sườn đau tức nhiều gia Mộc hương, Thanh bì, Chỉ xác để hành khí
giảm đau
- Nếu nôn nhiều gia thêm Sa nhân, Bạch đậu khấu, Đinh hương để giáng
nghịch cầm nôn.
- Nếu đàm thấp nặng gia thêm Đại táo 2 quả để hòa trung, kết hợp dùng Sinh
khương để điều hòa dinh vệ, thông đạt khí cơ.
UDLS: điều trị các chứng Co thắt thực quản, đau dạ dày cơ năng, viêm phế quản
cấp – mãn tính.

Bài: NOÃN CAN TIỄN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Đương quy 9g
Tiểu hồi hương 6g
Ô dược 6g
Phục linh 6g

495
Câu kỷ tử 9g
Nhục quế 3g
Trầm hương 3g
Sinh khương 3 lát
Cách dùng: sắc uống
Công dụng: NOÃN CAN ÔN THẬN, HÀNH KHÍ CHỈ THỐNG
Chủ trị: can thận âm hàn, bụng dưới đau, sán khí.
Phân tích bài thuốc: phương lấy chủ dược là Đương quy, Kỷ tử có tác dụng bổ can
thận. Phụ dược là Nhục quế, Tiểu hồi hương để ôn thận, tán hàn; Ô dược, Trầm
hương hành khí chỉ thống; Tá và sứ dược là Phục linh thẩm thấp kiện tỳ, Sinh
khương ttans hàn hòa vị. Phối ngũ với các vị thuốc trên lấy ôn bổ can thận trị cái
gốc, lấy cái hành khí đuổi hàn trị cái ngọn khiến cho hạ nguyên được ấm, khí trệ
tan đi, các chứng đau bụng dưới và sán khí sẽ hết.
Gia giảm:
- Nếu hàn nhiều gia thêm Ngô thù du, Can khương
- Đau nhiều gia Diên hồ sách, Xuyên luyện tử
UDLS: Dùng trị chứng sán khí, viêm tinh hoàn, thống kinh, viêm loét dạ dày tá
tràng.

Bài: HẬU PHÁC ÔN TRUNG THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hậu phác 30g
Thảo đậu khấu 15g
Can khương 2g

496
Cam thảo 15g
Trần bì 30g
Phục linh 15g
Mộc hương 15g
Cách dùng: Sắc với 3 lát gừng, sắc uống lúc ấm.
Công dụng: ÔN TRUNG HÀNH KHÍ, TÁO THẤP TRỪ MÃN
Chủ trị: Tỳ vị bị hàn thấp lâu ngày tổn thương, bụng trên đầy chướng, đau không
muốn ăn uống, chân tay mệt mỏi.
Phân tích bài thuốc: Phương lấy Hậu phác hành khí tiêu chướng, táo thấp trừ đầy là
quân; Thảo đậu khấu ôn trung tán hàn, táo thấp trừ đàm là thần. Phục linh thẩm
thấp kiện tỳ cùng với Cam thảo hòa trung, đều là tá và sứ. Phối ngũ các vị thuốc có
công năng ôn trung hành khí táo thấp trừ đầy.
Gia giảm:
- Nếu có khí hư gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ
- Nếu có chướng bụng nhiều gia Sa nhân, Chỉ xác
- Nếu đau nhiều gia Huyền hô, Hương phụ.
UDLS: dùng chữa Viêm dạ dày mãn, viêm gan mãn, xơ gan thời kỳ đầu, loét dạ
dày tá tràng…

Bài: Ô DƯỢC THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ô dược 9g
Đương quy 12g
Hương phụ 6g

497
Mộc hương 6g
Cam thảo 4g
Cách dùng: Sắc uống.
Công dụng: HÀNH KHÍ ĐIỀU KINH, CHỈ THỐNG
Chủ trị: khí cơ uất trệ, huyết ứ, hung phúc trướng đau, khi có kinh nguyệt bụng
trướng đau, vú căng đau, lượng kinh ít, có huyết khối, tinh thần phiền muộn, rêu
lưỡi trắng, mạch sáp.
Phân tích bài thuốc: trong phương Ô dược lý khí hành trệ làm quân. Hương phụ sơ
can lý khí; mộc hương hành khí trệ ở tỳ vị là thần; Đương quy dưỡng huyết, hoạt
huyết điều kinh là tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc là sứ. Toàn bài cộng lại có
công năng hành khí, điều kinh, chỉ thống.
Gia giảm:
- Nếu có hàn ngưng gia Ngô thù du, Tiểu hồi hương
- Nếu có hàn thấp gia Quế chi, Ý dĩ
- Nếu có huyết hư gia Tứ vật bỏ Thục địa, gia Kê huyết đằng
- Nếu sườn đau nhiều gia Sài hồ, Uất kim
- Nếu bụng dưới đau gia Huyền hồ.
UDLS: thường dùng để điều trị Thống kinh, kinh nguyệt không đều, kinh trước kỳ,
viêm khoanh chậu mãn tính.

II.PHƯƠNG GIÁNG KHÍ


Bài: TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Tô tử 8g
Bán hạ chế 8g

498
Đương quy 8g
Cam thảo 4g
Tiền hồ 8g
Hậu phác 6g
Nhục quế 2g
Sinh khương 4g
Trần bì 4g
Cách dùng: Sắc uống nóng, ngày chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Giáng khí bình suyễn, khử đàm chỉ khái
Chủ trị: thượng thực hạ hư: đờm dãi nhiều ho suyễn khí đoản, ngực hoành đầy tức,
hoặc đau lưng chân yếu, chân tayy rã rời, hoặc chân tay phù nề, rêu lưỡi trắng trơn.
Phân tích bài thuốc: phương này Tô tử giáng khí khử đàm, chỉ khái bình suyễn là
quân; Bán hạ, Hậu phác, Tiền hồ khứ đàm, chỉ khái bình suyễn, cũng làm thần.
Nhục quế ôn thận khu hàn, nạp khí bình suyễn; Đương quy vừa dưỡng huyết bổ
can cùng Nhục quế ôn bổ hạ hư, vừa có thể chỉ khái nghịch khí xộc lên, thêm ít
Sinh khương, Tô diệp để tán hàn tuyên phế cùng làm tá. Cam thảo, Đại táo hòa
trung điều vị làm sứ. Phối hợp sử dụng khiến cho khí giáng, đàm tiêu, ắt tự hết ho
suyễn. Phương này để giáng khí khu đờm, tính thiên về ôn táo nên không thể dùng
cho chứng phế thận đề hư không có tà gây ho, hoặc phế nhiệt có đờm suyễn.
Gia giảm:
- Nếu đờm dãi nhiều, ho suyễn khiến không nằm yên được thì gia thêm Trầm
hương; kiêm có biểu chứng phong hàn thì bỏ Nhục quế, Đương quy và gia
thêm Ma hoàng, Hạnh nhân.
- Thận dương hư suy, người rét, chân tay lạnh, mạch trầm nhược vô lực thì gia
thêm Trầm hương, Bạch quả, Hạnh nhân, Ngũ vị tử.
UDLS: dùng điều trị viêm phế quản mãn, hen phế quản, tràn khí phổi.

499
Bài: TỨ MA THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Nhân sâm 3g
Trầm hương 3g
Tân lang 9g
Ô dược 9g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: HÀNH KHÍ GIÁNG NGHỊCH, KHOAN DUNG TÁN KẾT
Chủ trị: Thất tình gây thương tổn ở trong, làm can khí uất kết: Ngực hoành phiền
muộn, khí thượng lên phế gây suyễn cấp, tắc đầy, không muốn ăn.
Phân tích bài thuốc: Ô dược hành khí sơ can giải uất; Trầm hương thuận khí,
giáng nghịch nhằm bình suyễn; Tân lang để hành khí hóa trệ nhằm trừ đầy, hoặc
phối hợp cùng nhau thuận khí phá kết, có thể giải được phiền muộn, bình được
nghịch khí thì chứng đầy chướng tự hết; Nhân sâm để ích khí phù chính nhằm giữ
cho chính khí không bị suy khi khí kết bị phá. Như vậy vừa chữa chứng thực, vừa
phòng chứng hư do phá khí hết. Trường hợp hư suyễn mà không ăn uống được thì
kiêng dùng.
Gia giảm:
- Nếu thấy có biểu hiện chân tay quyết lạnh hoặc thất tình uất kết gây đau
căng ở tâm và bụng thì gia thêm Mộc hương.
- Nếu có chứng thực mà không có biểu hư thì bỏ Nhân sâm, thêm Chỉ xác 6g.
UDLS: điều trị hen phế quản, tắc ruột, nấc cụt, đau dạ dày.

Bài: ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG


Nguồn gốc:

500
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Đinh hương 6g
Thị đế 9g
Nhân sâm 3g
Sinh khương 6g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: ÔN TRUNG ÍCH KHÍ, GIÁNG NGHỊCH CHỈ NẤC.
Chủ trị: Vệ khí hư hàn: Nấc không ngừng, ngực bĩ, mạch trì
Phân tích bài thuốc: Đinh hương để ôn vị tán hàn, hạ khí chỉ nấc. Thị đế để ôn sáp
chuyên trị nấc; Đây là 2 vị thuốc chủ yếu chữa nấc do vị hàn. Nhân sâm để ích khí
bổ hư; Sinh khương để ôn vị giáng nghịch. Các vị phối hợp có thể khử được hàn
cho vị, bình được nghịch khí, khôi phục được vị hư, ắt hết nấc, bĩ tắc ở ngực cũng
hết.
Gia giảm:
- Nếu có khí trệ đờm ngưng đọng thì gia thêm Bán hạ, Trần bì, Trầm hương.
- Người hàn nặng thì khử bỏ Sinh khương, gia thêm Can khương hoặc Cao
lương khương.
UDLS: Điều trị cơ hoành co thắt nấc cụt do thần kinh, nôn mửa do thần kinh, nôn
mửa có thai, viêm dạ dày trào ngược dịch mật.

Bài: QUẤT BÌ TRÚC NHỰ THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Quất bì 12g
Trúc nhự 12g
Nhân sâm 3g

501
Sinh khương 9g
Cam thảo 6g
Đại táo 5g
Cách dùng: sắc uống
Công dụng: GIÁNG NGHỊCH CHỈ NÔN, ÍCH KHÍ THANH NHIỆT
Chủ trị: vị hư nhiệt, khí nghịch không giáng, nấc hoặc nôn khan
Phân tích bài thuốc: trong phương Quất bì hành khí hòa vị, chỉ nôn là quân, Trợ
dược là Trúc nhự thanh nhiệt, yên vị để chỉ nôn; Nhân sâm bổ khí dùng cùng Quất
bì trong sự hành có bổ; Sinh khương hòa vị chỉ nôn dùng cùng Trúc nhự thì trong
cái hành có cái ôn. Cam thảo, Đại táo giúp Nhân sâm ích khí hòa vị, đồng thời điều
hòa dược tính của các vị thuốc là tá, sứ.
Gia giảm: Nấc nhiều không dứt gia Thị đế.
UDLS: chữa viêm dạ dày mãn, ung thư dạ dày, sa dạ dày, nấc không dứt sau phẫu
thuật vòm họng.

PHƯƠNG LÝ HUYẾT

I.PHƯƠNG HOẠT HUYẾT KHỨ Ứ

Bài: ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Đào nhân 12g
Đại hoàng 12g
Mang tiêu 6g

502
Quế chi 6g
Chích cam thảo 6g
Cách dùng: Sắc 4 vị trên, được rồi thì cho Mang tiêu hòa tan, đun sôi nhẹ, ăn xong
uống thuốc còn ấm, uống ngày 3 lần.
Công dụng: PHÁ HUYẾT HẠ Ứ
Chủ trị: Hạ tiêu chứa huyết bức huyết nội kết: Bụng dưới cấp kết, nói sảng, phiền
khát, đến đêm thì sốt, nặng thì người bệnh như điên, huyết ứ kinh bế, hành kinh
đau, vết thương đau do bị ngã, mạch trầm thực hoặc sáp.
Phân tích bài thuốc: Phương thuốc này thích hợp chữa chứng ứ huyế nội kết, trong
phương có Đào nhân phá huyết khử ứ, Đại hoàng hạ ứ tiết nhiệt. Hai vị thuốc này
được sử dụng đồng thời để tiết nhiệt và khử ứ, cùng làm quân. Quế chi thông hành
huyết mạch, giúp Đào nhâ phá huyết khử ứ; Mang tiêu tả nhiệt, làm mềm chỗ
cứng, giúp cho Đại hoàng hạ tả ứ nhiệt, cùng làm thần. Chích cam thảo ích khí hòa
trung, đồng thời làm hoãn tính kịch liệt của các vị thuốc khác, để khử ứ mà không
làm thương tổn cái chính, làm tá sứ.
Nếu có ra máu nhiều, khí huyết suy, sắc mặt trắng bệch, phụ nữ có thai không
được dùng.
Gia giảm:
- Nếu đại tiện lỏng khử bỏ Mang tiêu
- Bụng dưới co thắt rõ rệt thì dùng tăng lượng Quế chi hoặc gia thêm Ô dược.
- Tiểu tiện khó gia thêm Trạch tả, Xa tiền tử.
- Chảy máu mũi hoặc thổ huyết đen tím thì gia Sinh địa, Bạch mao căn.
UDLS: điều trị chứng hành kinh đau, bế kinh, kinh nguyệt không đều, chửa ngoài
dạ con, viêm khoang chậu cấp tính, sau khi đẻ sản dịch không xuống hết, viêm
ruột, tắc ruột.

Bài: HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG


503
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Đào nhân 16g
Hồng hoa 12g
Ngưu tất 12g
Đương quy 12g
Sinh địa 12g
Xuyên khung 6g
Xích thược 6g
Cát cánh 6g
Sài hồ 4g
Chỉ xác 8g
Cam thảo 4g
Cách dùng: sắc uống
Công dụng: HOẠT HUYẾT KHỬ Ứ, HÀNH KHÍ CHỈ THỐNG
Chủ trị: Huyết ứ ở ngực, huyết hành không thông lợi: Ngực đau, đầu đau lâu
không khỏi, đau như kim châm, có chỗ đau nhất định, nấc lâu không khỏi, hoặc
uống nước thì sặc, nôn khan, trống ngực hồi hộp, đêm không ngủ được, hoặc ngủ
không yên giấc, dễ cáu gắt đến chiều thì sốt, lưỡi có đám tím, rìa lưỡi có huyết ứ,
hai mắt cuồng tím, mạch sáp hoặc huyền khẩn.
Phân tích bài thuốc: phương thuốc này hợp thành của Tứ vật đào hồng và tứ
nghịch tán thêm Cát cánh, Ngưu tất. Tứ vật đào hồng để hoạt huyết hóa ứ, nhằm
dưỡng huyết, Tứ nghịch tán để hành khí hòa huyết và sơ can. Cát cánh để khai phế
dẫn thuốc lên ngực, hợp với Chỉ xác làm điều hòa sự thăng giáng của khí ở thượng
tiêu nhằm khoan hung. Ngưu tất để thông lợi huyết mạch để dẫn huyết đi xuống.

504
Đó là cách nhất thăng nhất giáng phối ngũ thành phương, nên chữa được tất cả các
chứng nê trệ do huyết ứ, cho nên gọi là “ trục ứ”.
Gia giảm:
- Nếu huyết ứ dưới cơ hoành thành khối cục, hoặc trẻ em có khối cục hoặc
đau bụng một chỗ không di động, khi nằm thì thấy có vật trong bụng thì bỏ
Sinh địa, Sài hồ, Ngưu tất, Cát cánh thêm Ngũ linh chi, Đan bì, Ô dược,
Diên hồ sách, Hương nhu để hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ thống.
- Nếu bụng dưới tích khối huyết ứ đau hoặc không, hoặc đau song không có
tích khối, hoặc bụng dưới căng đầy, hoặc kinh nguyệt tháng thấy 3 – 5 lần
hoặc băng lậu bụng dưới đau, hoặc khi có kinh đau lưng bụng dưới đau thì
chỉ giữ Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, thêm Quan quế, Tiểu hồi 7
hạt, Can khương, Diên hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết khử ứ,
ôn kinh chỉ thống gọi là Thiếu phúc trục ứ thang
- Nếu khí huyết làm tắc kinh lạc gây đau vai, đau tay ,đau lưng, đau đùi, hoặc
toàn thân lâu không khỏi thì giữ Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đương
quy, Ngưu tất, Cam thảo thêm Tần giao, Khương hoạt, Một dược, Ngũ linh
chi, Hương phụ, Địa long để hoạt huyết hành khí ứ thông lạc, thông tý chỉ
thống gọi là Thân thống trục ứ thang.
UDLS: điều trị đau thắt ngực do sơ cứng mạch vành, thấp tim, đau ngực do chấn
thương, và viêm sụn xương sườn, đau đầu do di chứng của chấn thương.

Bài: ÔN KINH THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ngô thù du 12g
Đương quy 8g

505
Đan bì 8g
Sinh khương 8g
Bạch thược 8g
Xuyên khung 8g
Nhân sâm 8g
Quế chi 8g
Bán hạ 8g
Mạch môn 8g
A giao 12g
Cam thảo 8g
Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.
Công dụng: ÔN KINH TÁN HÀN, KHỨ Ứ DƯỠNG HUYẾT
Chủ trị: Xung nhâm hư hàn, huyết ứ trệ: Rong kinh không dứt, kinh nguyệt
không đều, đến trước, hoặc đến sau khì; có khi kinh không dứt và chiều tối thì phát
nóng, long bàn tay nóng, môi miệng khô ráo ( do âm huyết bất túc), bụng dưới đau
cấp, bụng đầy, phụ nữ lâu không có con.
Phân tích bài thuốc: Trong phương này Ngô thù du, Quế chi làm quân, ôn kinh
tán hàn, thông lợi huyết mạch; Đương quy , xuyên khung, thược dược, hoạt huyết
hóa ứ, dưỡng huyết điều kinh. Đan bì khử ứ thông kinh, đồng thời đẩy lui hư nhiệt
cùng làm thần. A giao, Mạch môn dưỡng âm nhuận táo mà thanh hư nhiệt. A giao
còn chỉ huyết; Nhân sâm, Cam thảo ích khí kiện tỳ để nuôi nguồn huyết, cùng
được dùng để thống huyết. Bán hạ có thể thông giáng vị khí mà tán kết, giúp cho
việc khứ ứ điều kinh. Sinh khương làm ấm vị khí để giúp việc sinh hòa cùng làm tá
dược. Các vị hợp lại cùng có công năng ôn kinh, thông mạch, nuôi huyết trừ ứ, ắt
huyết ứ được khử, huyết mới sinh ra, hư nhiệt tiêu đi, kinh nguyệt điều hòa, bệnh
sẽ tự hết.

506
Gia giảm:
- Nếu khí hư gia Hoàng kỳ, và dùng nhiều Nhân sâm
- Nếu huyết hư thì gia thêm Hà thủ ô, Thục địa
- Kinh ít, đau nhiều gia Đào nhân, Hồng hoa, Ích mẫu thảo.
- Lưng mỏi thì gia thêm Đỗ trọng, Ngưu tất.
- Bạch đới nhiều gia thêm Ô tặc cốt, Sơn dược.
UDLS: điều trị chứng không thai nghén được, tử cung xuất huyết do rối loạn chức
năng, bế kinh, thống kinh kinh nguyệt muộn, tử cung phát triển không tốt, viêm âm
đạo, dọa dảy thai

Bài: SINH HÓA THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Đương quy 12g
Xuyên khung 12g
Bào khương 2g
Đào nhân 14 hạt
Cam thảo 2g
Cách dùng: sắc uống
Công dụng: HOẠT HUYẾT TIÊU Ứ, ÔN KINH CHỈ THỐNG
Chủ trị: Sau khi sinh huyết hư bị trúng hàn gây nên huyết ứ, sản dich không ra,
bụng dưới chướng đau.
Phân tích bài thuốc: Đương quy có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, hóa ứ sinh tân.
Xuyên khung hoạt huyết hành khí. Đào nhân hoạt huyết, khứ ứ; Bào khương vào
huyết phận để tán hàn, ôn kinh chỉ thống. Chích cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Phương thuốc giản dị mà có công dụng lớn, vì huyết ứ được khử mà huyết mới
được sinh ra, cho nên có tên gọi là Sinh hóa thang.
507
Gia giảm:
- Nếu bụng dưới lạnh đau do hàn gia thêm Nhục quế, Phụ tử
- Nếu huyết ứ chưa tiêu được gia Nhân sâm, Hoàng kỳ
- Nếu ứ huyết nhiều gia thêm Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Ích mẫu thảo.
- Nếu phiền khát nhiều gia Mạch môn
- Nếu đàm thấp tắc trở ở trong gia thêm Trần bì, Trúc lịch.
- Nếu đại tiện bí gia Ma nhân, Hạnh nhân, Nhục thung dung
- Nếu ra nhiều mồ hôi , mất ngủ gia Phục thần, táo nhân, Hoàng kỳ
- Người có huyết nhiệt mà có ứ trệ thì kiêng dùng
UDLS: trị sản hậu tử cung không hồi phục tốt; sốt cao sau sinh, hoàng đản sau
sinh, bụng chướng sau sinh, tiêu chảy sau sinh, không có sữa, u xơ tử cung, liệt
dương, viêm dây thần kinh.

Bài: HOẠT HUYẾT TIÊU Ứ THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hương phụ chế 40g
Ích mẫu thảo 20g
Ngải diệp 16g
Trạch lan 30g
Nga truật 20g
Mã tiền thảo 3g
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Công dụng: HOẠT HUYẾT TIÊU Ứ
Chủ trị: Kinh bế do huyết ứ huyết ngưng: sắc mặt xanh, bụng dưới đau, ngực
bụng đầy chướng, khó chịu, miệng khô, không muốn uống, tiểu tiện không thông
lợi, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ sẫm có gai, mạch huyền sáp.
508
Phân tích bài thuốc: Hương phụ, Ích mẫu, Ngải diệp có tác dụng hành khí hoạt
huyết, điều kinh; Trạch lan, Nga truật, Mã tiền thảo cùng để hoạt huyết tiêu ứ.
Gia giảm: Nếu có hàn nhiều gia Can khương 8g, Quế tâm 8g.
UDLS:

Bài: BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hoàng kỳ 120g
Quy vĩ 8g
Xuyên khung 4g
Xích thược 6g
Đào nhân 4g
Hồng hoa 4g
Địa long 4g
Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Công dụng: HOẠT HUYẾT, BỔ KHÍ, THÔNG LẠC.
Chủ trị: Di chứng trúng phong: bán thân bất toại, méo miệng, lệch mắt, nói khó,
chảy dãi, đái nhiều hoặc đái dầm, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.
Phân tích bài thuốc: Hoàng kỳ với liều cao để bổ khí của tỳ, làm cho khí vượng,
thúc đầy huyết hành khứ ứ mà không làm hại đến chính khí. Quy vĩ để hoạt huyết,
khứ ứ song không làm hại huyết. Hồng hoa, Xích thược giúp Quy vĩ hoạt huyết,
khứ ứ. Địa long để thông kinh hoạt lạc. Phương thuốc này phù hợp với chứng bán
thân bất toại có chính khí hư làm huyết mạch không thông lợi.
Gia giảm:

509
- Nếu thấy mắt lệch miệng méo thì gia thêm Thạch xương bồ, Uất kim, Viễn
trí.
- Nếu khóe miệng chảy dãi thêm Quất hồng, Thạch xương bồ.
- Bán thân bất toại lâu ngày không phục hồi gia thêm Xuyên sơn giáp, Địa
miết trùng, Thủy điệt.
- Nếu nhiều đờm đục thiêm Trúc lịch, Thiên trúc hoàng, Thiên nam tinh.
- Nếu nhức đầu do cao huyết áp gia thiêm Cúc hoa, Thạch quyết minh, Trân
trâu mẫu.
- Nếu bứt rứt mất ngủ gia thêm Toan táo nhân, Dạ giao đằng.
UDLS: trị bệnh máu não, liệt thần kinh mặt, di chứng bại liệt, di chứng sau chấn
thương não, đau dây thần kinh tọa, viêm dây thần kinh, phế khí thũng.

II.PHƯƠNG CHỈ HUYẾT


Bài: THẬP KHÔI TÁN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Đại kế thảo 320g
khôi
Trần tong khôi 320g
Đại hoàng khôi 320g
Đan bì khôi 320g
Hà diệp khôi 320g
Tiểu kế thảo 320g
khôi
Trắc bá khôi 320g
Sơn chi tử khôi 320g

510
Tây thảo khôi 320g
Mao căn khôi 320g
Cách dùng: Mười vị trên tán thành bột dùng, mỗi ngày uống 12g với nước chin.
Công dụng: LƯƠNG HUYẾT CHỈ HUYẾT
Chủ trị: các chứng nội xuất huyết, khái huyết, nục huyết đều dùng được.
Phân tích bài thuốc: Đây là phương chỉ huyết, mười vị thuốc trong phương đều
có tác dụng lương huyết chỉ huyết, nhưng Tiểu kế, tây thảo, Đan bì, Đại hoàng có
tác dụng hóa ứ; Đại hoàng, Chi tử có tác dụng tả hỏa, Hà diệp, Trắc bá, Trần tông
có tác dụng thu liễm. Phối ngũ toàn phương có công năng lương huyết chỉ huyết
nhưng không lưu ứ.
Gia giảm:
UDLS:

Bài: TỨ SINH HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Sinh hà diệp 20g
Sinh ngải diệp 12g
Sinh trắc bá 20g
diệp
Sinh địa hoàng 12g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: LƯƠNG HUYẾT CHỈ HUYẾT
Chủ trị: Xuất huyết do nhiệt bức huyết vong hành: Nôn ra máu, máu cam, sắc máu
đỏ tươi, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

511
Phân tích bài thuốc: Trắc bá diệp để lương huyết, chỉ huyết là quân; Sinh địa để
thanh nhiệt lương huyết, giúp vị quân tăng thêm tác dụng chỉ huyết và dưỡng huyết
sinh tân, để phòng nhiệt làm tổn thươong âm là thần. Hà diệp, Ngải cứu vừa để chỉ
huyết vừa để hóa ứ làm cho chỉ được huyết song không có huyết ứ là tá và sứ.
Gia giảm:
- Nếu nhiệt ở vị bốc mạnh gia thêm Đại hoàng
- Xuất huyết do ứ trệ gia thêm Đan bì, Tam thất, Xích thược.
- Muốn tăng sức lương huyết, chỉ huyết thì gia thêm Ngẫu tiết, Tiên mao căn,
Hạ liên thảo, Tiểu kế.
UDLS: Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên, lao phổi, khạc ra máu, giãn phế quản
khạc máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, băng lậu huyết.

Bài: HÒE HOA TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hòe hoa Lượng
Kinh giới tuệ bằng
Bách diệp nhau
Chỉ xác
Cách dùng: Sao đen tồn tinh, tán mịn, mỗi lần dùng với nước cơm, uống lúc đói,
mỗi ngày 8 – 12g. Nay có thể dùng dạng thuốc thang.
Công dụng: THANH NHIỆT Ở ĐẠI TRƯỜNG, CHỈ HUYẾT, SƠ PHONG HẠ
KHÍ.
Chủ trị: Xuất huyết do trường phong hoặc tạng độc. Trường phông do thấp nhiệt
biểu hiện: Đi ngoài ra máu tươi, tia ra ngoài trước phân. Tạng độc do khí của âm
độc có biểu hiện: Đi ngoài ra máu ứ sẫm trước hoặc sau khi ra phân.

512
Phân tích bài thuốc: Phương này Hòe hoa chuyên thanh thấp nhiệt ở đại trường,
lương huyết chỉ huyết làm quân. Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ giúp Hòe hoa lương
huyết chỉ huyết, cùng làm thần. Chỉ xác hạ khí khoan trường làm tá, sứ. Phối hợp
sử dụng các vị vừa có thể lương huyết chỉ huyết, vừa có thể thanh trường sơ phong
nhiệt thấp độc thanh rồi tự hết đại tiện huyết.
Gia giảm: Nếu đi ngoài ra máu, trĩ, lòi dom do phong tà nhiệt độc hoặc thấp nhiệt
thì thêm Phòng phong, Hoàng cầm.
UDLS: điều trị trĩ, xuất huyết, rách hậu môn.

Bài: TIỂU KẾ ẨM TỬ
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Sinh địa 20 – 30g
Tiểu kế 12 – 16g
Hoạt thạch 16 – 20g
Bồ hoàng 8 – 12g
Đạm trúc diệp 8 – 12g
Chi tử 8 – 12g
Mộc thông 12g
Ngẫu tiết 12g
Đương quy 12g
Chích cam thảo 4g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: LƯƠNG HUYẾT CHỈ HUYẾT, LỢI THỦY THÔNG LÂM
Chủ trị: Hạ tiêu có ứ nhiệt gây tiểu tiện máu, trong nước tiểu có máu, tiểu tiện
đau, dắt, nước tiểu đỏ sáp nóng, lưỡi đỏ mạch sác.

513
Phân tích bài thuốc: Trong phương Tiểu kế để lương huyết chỉ huyết làm quân.
Ngẫu tiết, Bồ hoàng giúp vị Quân lương huyết chỉ huyết tiêu ứ. Hoạt thạch để
thanh nhiệt lợi thủy thông lâm. Đạm trúc diệp, Chi tử để thanh nhiệt hỏa ở tâm,
phế, tam tiêu cho đi ra ngoài, bằng đường tiểu tiện cùng làm thần. Sinh địa để
dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Đương quy để dưỡng huyết hòa
huyết cùng làm tá. Cam thảo để hòa trung và điều hòa các vị thuốc làm sứ. Phơng
này là Đạo xích tán gia vị và thường dùng trong nhiệt thực gây tiểu tiện máu, huyết
lâm.
Gia giảm:
- Nếu huyết nhiệt, đau gia thêm Tam thất, Hổ phách.
- Sỏi niệu đạo, đau nhiều không chịu nổi thì gia thêm Kim tiền thảo, Hải kim
sa, Kê nội kim.
- Bụng thắt lưng đau mỏi gia thêm Thược dược, Cam thảo.
UDLS: trị nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp

PHƯƠNG TRỪ ĐÀM

I.PHƯƠNG TÁO THẤP HÓA ĐÀM


Bài: NHỊ TRẦN THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bán hạ 200g
Trần bì 200g
Bạch linh 120g
Cam thảo 60g
Cách dùng: Tán thô, mỗi lần dùng 4g sắc với 7 lát gừn, một quả ô mai, chắt lấy
nước thuốc, uống lúc cần.
514
Công dụng: TÁO THẤP HÓA ĐỜM, LÝ KHÍ HÒA TRUNG
Chủ trị: Thấp đờm, ho khạc ra máu, đờm nhiều trắng, dễ khạc, ngực hoành bĩ tắc,
khó chịu buồn nôn, nôn, chân tay mệt mỏi, hoặc đầu váng tim động, rêu lưỡi trắng
nhuận, mạch hoạt.
Phân tích bài thuốc: Bán hạ tân, ôn, táo là quân để táo thấp hóa đờm, giáng
nghịch hòa vị và chỉ nôn. Phục linh để kiện tỳ thẩm thấp, thấp được trừ thì tỳ
vượng và không sinh đờm nữa; Sinh khương để giáng nghịch hóa ẩm, giảm cái độc
của Bán hạ, giúp Bán hạ, Trần bì hành khí tiêu đờm. Ô mai để thu liễm phế khí
cùng Bán hạ hợp thành một cặp có thu có tán, làm cho đờm bị loại trừ và chính
khí không bị tổn thương, Cam thảo điều hòa các vị thuốc, nhuận phế hòa trung.
Gia giảm:
- Phong đờm thêm Nam tinh, Bạch phục linh, Tạo giác, Trúc lịch, Hàn đờm
thêm Bán hạ, nước cốt gừng. Hỏa đờm thêm Thạch cao, Thanh đại. Thấp
đờm thêm Thương truật. Táo đờm thêm Qua lâu, Hạnh nhân. Thực đờm
thêm Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc. Lão đờm thêm Chỉ thực, Mang tiêu,
Hải phù thạch. Khí đờm thêm Hương phụ, Chỉ xác.
- Nếu đờm mê tâm khiếu, lưỡi cứng nói khó thêm Nam tinh, Chỉ thực ( lượng
bằng Bán hạ ), Nhân sâm, Xương bồ ( bằng ½ Bán hạ), Trúc nhự ( bằng ½
Bán hạ) để dịch đờm khai khiếu, gọi là Địch đờm thang.
UDLS: điều trị viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi, viêm dạ dày, loét dạ dày,
viêm gan mãn, viêm túi mật mãn, trúng cảm mất tiếng, mất ngủ, trẻ em dãi nhiều.

Bài: PHỤC LINH HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bán hạ 80g

515
Phục linh 40g
Chỉ thực 48g
Mang tiêu 0g
Cách dùng: tán bột ngày uống 9 – 12g
Công dụng: TÁO THẤP HÀNH KHÍ, NHUYỄN KIÊN TIÊU ĐỜM
Chủ trị: Đờm đình ở trung quản tràn ra làm hai cánh tay đau, hoặc chân tay phù
nề, rêu lưỡi trắng cáu, mạch huyền hoạt. Có thể dùng cho người ho khạc đờm
nhiều, ngực bụng trên đầy khó chịu.
Phân tích bài thuốc: Bán hạ là quân để táo thấp hóa đờm, Phục linh là thần để
kiện tỳ thẩm thấp, vừa để tiêu đờm đã có, vừa để triệt đườn sinh đờm Chỉ xác để lý
khí làm ngực khoan khoái, làm cho đờm theo khí đi xuống. Mang tiêu để nhuyễn
kiên nhuận hạ làm cho đờm kết tích dễ bị tiêu. Nước gừng vừa để giải độc của Bán
hạ,vừa đẻ hóa đờm tán ẩm.
Gia giảm:
- Nếu chân tay phù thũng thì gia thêm Trạch tả, Bạch truật, Trư linh.
- Nếu ho nhiều đờm gia Toàn phục hoa, Hạnh nhân, tiền hồ
- Nếu trong long buồn bực muốn nôn ọe gia thêm Quất bì, Trúc nhự
- Nếu đầu nặng, chóng mặt gia thêm Thiên ma, Bạch truật.
UDLS: điều trị Viêm phế quản, viêm dạ dày, bán thân bất toại, mất ngủ.

Bài: ĐẠO ĐÀM THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bán hạ 6g
Chỉ thực 3g
Quất hồng 3g

516
Nam tinh 3g
Phục linh 3g
Sinh khương 3g
Cam thảo 2g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: TÁO THẤP KHỨ ĐỜM, HÀNH KHÍ KHAI UẤT
Chủ trị: đờm dãi nhiều, hung cách bí tắc, ho, buồn nôn, không muốn ăn uống, can
phong sinh đàm gây nhức đầu, choáng váng, đờm nghịch.
Phân tích bài thuốc: Trong phương có Nam tinh táo thấp hóa đàm, khu phong tán
kết, Chỉ thực giáng nghịch hành đàm, cùng là quân. Bán hạ táo thấp khư đàm, Quất
hồng giáng khí tiêu đàm, cùng là Thần. Phục linh thẩm thấp. Cam thảo hòa trung là
tá, sứ. Toàn phương có công hiệu táo thấp hóa đàm, khí đã thuận thì đàm tự tiêu,
hết choáng váng, tiêu được bí trướng.
Gia giảm:
- Nếu đờm khí thịnh gia Tô tử, Bạch giới tử
- Nếu ho có đờm vàng gia Hoàng cầm, Trúc nhự, Qua lâu nhân
- Nếu nhức đầu chóng mặt gia thêm Thiên ma, Bạch truật, Xuyên khung
UDLS: điều trị viêm phế quản mãn, viêm dạ dày mãn.

II.PHƯƠNG THANH NHIỆT HÓA ĐÀM


Bài: THANH KHÍ HÓA ĐÀM HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Qua lâu nhân 40g
Trần bì 40g
Hoàng cầm 40g

517
Hạnh nhân 40g
Chỉ thực 40g
Phục linh 40g
Đởm nam tinh 60g
Bán hạ chế 60g
Cách dùng: làm hoàn bằng nước cốt gừng, mỗi làn uống 6g bằng nước ấm.
Công dụng: THANH NHIỆT HÓA ĐỜM, LÝ KHÍ CHỈ HO
Chủ trị: Đờm nhiệt kết ở trong: ho , đờm vàng, khó khạc, ngực hoành có bĩ mãn,
nước tiểu ít đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng cáu, mạch hoạt sác.
Phân tích bài thuốc: Nam tinh là quân để thanh nhiệt hóa đàm, chữa úng tắc của
thực đờm, thực hỏa. Hoàng cầm, Qua lâu nhân là thần, để giáng hỏa ở phế, hóa
nhiệt đờm, tăng tác dụng của Nam tinh, Chỉ thực, Trần bì để hạ khí, khai bĩ, tiểu
đờm tán kết. Phục linh để kiện tỳ thẩm thấp, Hạnh nhân để tuyên lợi phế khí, Bán
hạ để táo thấp hóa đờm. Như vậy nhiệt được thanh, hỏa bị giáng, khí thuận và đờm
tự tiêu, các chứng cũng sẽ hết.
Gia giảm:
- Nếu phế nhiệt ủng thịnh thì gia Thạch cao, Tri mẫu
- Nếu nhiệt két táo bón thì gia thêm Đại hoàng.
- Nếu ho, nôn ra đờm xanh vàng thì gia thêm Lô căn, Ngư tinh thảo, Bại
tướng thảo, Đông qua nhân.
UDLS: điều trị viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản.

Bài: TIỂU HÃM HUNG THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế

518
Hoàng liên 8g
Bán hạ 12g
Qua lâu nhân 20g
Cách dùng: sắc uống chia làm 3 lần trong ngày
Công dụng: THANH NHIỆT, HÓA ĐỜM, KHOAN HUNG TÁN KẾT
Chủ trị: đờm nhiệt kết với nhau, ngực bụng trên có bĩ khó chịu, ấn thì đau, hoặc
ho khạc đờm vàng đặc, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.
Phân tích bài thuốc: Qua lâu nhân là quân để thanh nhiệt hóa đờm, thông bế tắc
của ngực hoành, Hoàng liên là thần để tả nhiệt giáng hỏa, trừ tắc ở tâm hạ. Bán hạ
để giáng nghịch tieu bĩ, trừ kết ở tâm hạ. Hợp lại sẽ thanh được nhiệt, làm sạch
được đờm, tán được kết và khai được bĩ. Tên gọi Tiểu hãm hung thang vì đờm
nhiệt kết ở tâm hạ, ấn vào đau gây bệnh kết ở ngực, thuộc loại nhẹ.
Gia giảm:
- Nếu đầy chướng nhiều thì gia thêm Chỉ thực, Uất kim.
- Nếu lan hai bên sườn thì gia Sài hô, Hoàng cầm.
- Nếu buồn nôn, hoặc nôn mửa nhiều thì gia thêm Trúc nhự, Sinh khương
- Nếu đờm đặc, chắc như keo thì gia Đởm nam tinh, Bối mẫu.
UDLS: điều trị viêm phế quản, viêm phổi, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, viêm
thực quản, loét dạ dày tá tràn, viêm gan hoàng đản, viêm túi mật, sỏi mật.

Bài: ÔN ĐỞM THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bán hạ 12g
Phục linh 12g
Trúc nhự 8g

519
Chỉ thực 8g
Trần bì 8g
Cam thảo 4g
Cách dùng: Tán thô, mỗi lần dùng 12 – 16g sắc với 5 lát gừng, 1 quả táo, chắt láy
nước thuốc, uống trước khi ăn. Ngày nay dùng thuốc thang sắc uống.
Công dụng: LÝ KHÍ HÓA ĐỜM, THANH ĐỞM HÒA VỊ
Chủ trị: Đởm vị bất hòa, đởm nhiệt nhiễu ở trong gây hư phiền không ngủ, hoặc
nôn nấc, tim đợm không yên, điên giản.
Phân tích bài thuốc: Bán hạ giáng nghịch hòa vị táo thấp hóa đờm, là quân. Trúc
nhự thanh nhiệt hóa đờm, chỉ nôn trừ phiền là thần. Chỉ thực hành khí tiêu đờm để
đờm theo khí xuống. Trần bì lý khí táo thấp. Phục linh kiện tỳ thẩm thấp làm cho
thấp hết đờm tiêu, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo ích tỳ hòa vị, điều hòa các vị
thuốc. Như vậy toàn phương sẽ có tác dụng ký khí hóa đờm, thanh đởm hòa vị.
Gia giảm:
- Nếu đờm nhiệt nặng thêm Hoàng liên
- Nếu điên giản thì gia thêm Nam tinh, Viễn chí, Xương bồ, Uất kim
- Nếu trong ngực uất ức gia thêm Uất kim, Thanh bì
- Nếu mất ngủ gia thêm Táo nhân, Dạ giao đằng
- Nếu chóng mặt gia thêm Thiên ma, Câu đằng
- Nếu có nôn mửa gia thêm Hoàng liên, Tô diệp.
UDLS: điều trị điên cuồng, mất ngủ, nhức đầu, bệnh mạch vành, cao huyết áp
nguyên phát, viêm dạ dày, loét tá tráng, viêm phế quản, hội chứng tắt dục tuổi già,
trẻ nhỏ kinh phong.

III.PHƯƠNG NHUẬN TÁO HÓA ĐÀM


Bài: BỐI MẪU QUA LÂU TÁN
Nguồn gốc:
520
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bối mẫu 10g
Thiên hoa phấn 8g
Qua lâu 8g
Cát cánh 8g
Phục linh 8g
Trần bì 6g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: NHUẬN PHẾ THANH NHIỆT, LÝ KHÍ HÓA ĐỜM
Chủ trị: Phế táo có đờm, khạc đờm khó khăn, đờm dính không ra, hầu họng khô.
Phân tích bài thuốc: bối mẫu thanh nhiệt nhuận phế, hóa đờm chỉ ho, khai uất kết
giữa đờm và khí là quân. Qua lâu thanh nhiệt nhuận táo, lý khí hóa đờm, thông ách
tắc ở ngực hoành, là thần. Thiên hoa phấn thanh nhiệt hóa đờm, có thể sinh tân
nhuận táo. Phục linh để kiện tỳ lợi thấp, Trần bì để lý khí hóa đờm, làm cho khí
thuận đờm tiêu. Cát cánh tuyên lợi phế khí. Như vâyj phế được nhuận lại hết táol,
đờm tự hóa, tuyên giáng bình thường, và hết ho.
Gia giảm:
- Nếu họng khô, đau gia thêm Mạch đông, Huyền sâm
- Nếu rát họng thì gia Tiền hồ, Ngưu bang tử
- Nếu mất tiếng, đờm lẫn máu thì khử bỏ Trần bì, gia Sa sâm, A giao
- Nếu sốt có hẹn giờ gia Thanh hao, Bạch vi, Địa cốt bì.
UDLS: điều trị cảm mạo, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi.

Bài: BÁCH HỢP CỐ KIM THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế

521
Sinh địa 8 – 12g
Bối mẫu 8 – 12g
Đương quy 8 – 12g
Bách hợp 8 – 12g
Huyền sâm 8 – 12g
Thược dược 8 – 12g
Mạch môn 8 – 12g
Cát cánh 8 – 10g
Thục địa 12 – 16g
Cam thảo 4 – 8g
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: DƯỠNG TÂM THANH NHIỆT, NHUẬN PHẾ HÓA ĐÀM
Chủ trị: Phương này trị chứng phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên sinh ra hầu họng đỏ
đau, ho khó thở, đờm vàng có máu, long bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế
sác.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Bách hợp, Sinh địa dưỡng âm thanh nhiêt, tư
nhuận phế thận, là chủ dược. Mạch môn hỗ trợ Bách hợp nhuận phế chỉ khái.
Huyền sâm trợ giúp Sinh địa tư thận, thanh nhiệt. Đương quy, Bạch thược dưỡng
huyết hòa âm. Bố mẫu, Cát cánh thanh phế hóa đàm. Cam thảo điều hòa các vị
thuốc, kết hợp với Cát cánh có tác dụng lợi yết hầu là sứ.
Gia giảm:
- Nếu đờm nhiều gia Qua lâu, Hạnh nhân, Tang bạch bì.
- Nếu khạc ra máu, ho ra máu thì gia Mao căn, Tiên hạc thảo, Bạch cập.
- Nếu khí suyễn gia Hạnh nhân, Tử tô
- Nếu người có nhiệt rõ gia Hoàng cầm, Tri mẫu, Ngư tinh thảo.
UDLS: Chữa viêm họng mãn, viêm phế quản mãn, lao phổi.

522
Bài: LINH CAM NGŨ VỊ KHƯƠNG TÂN THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Phục linh 12 – 16g
Cam thảo 4 - 8g
Ngũ vị tử 4 – 8g
Can khương 8 – 12g
Tế tân 4 – 8g
Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn ấm, chia làm 3 lần trong ngày.
Công dụng: ÔN PHẾ HÓA ĐÀM
Chủ trị: Hàn tích ở trong do dương hư, âm hàn thịnh: Ho khạc đờm nhiều, đờm
loãng trắng, ngực hoành không khoan khoái, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoạt.
Phân tích bài thuốc: Can khương tân, nhiệt để ôn phế, tán hàn nhằm hóa ẩm, ôn
tỳ dương để trừ đờm là quân, Tế tân tân tán để ôn phế tán hàn, trợ Can khương tán
ẩm ngưng tụ ở phế là thần. Phục linh kiện tỳ thẩm thấp.Ngũ vị tử liễm phế chỉ ho,
cùng với Tế tân hợp lại có tác dụng tán hàn mà không làm tổn thương tân dịch, giữ
tân dịch mà không lưu tà khí lại. Cam thảo hòa trung, điều hòa các vị thuốc. Đây là
phương có tác dụng ôn hóa đờm ẩm tốt.
Gia giảm:
- Đờm nhiều buồn nôn thêm Bán hạ để giáng nghịch chỉ nôn, táo thấp hóa
đàm.
- Khí nghịch thượng xung thêm Quế chi để ôn trung giáng nghịch.
- Ho nhiều làm mặt nặng thêm Hạnh nhân để lợi phế khí chỉ ho.
UDLS: điều trị viêm phế quản, hen phế quản.

Bài: TAM TỬ DƯỠNG TÂM THANG


523
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bạch giới tử 6g
Tô tử 9g
Lai phục tử 9g
Cách dùng: Rửa sạch đậm dập, mỗi lần dùng 8 – 12g, bọc vào vải, cho vào nước
đun sôi, không sắc lâu, chắt lấy nước thuốc uống dần. Có thể dùng dưới dạng thang
sắc uống.
Công dụng: GIÁNG KHÍ HÓA ĐỜM, TIÊU THỰC
Chủ trị: Đờm ủng khí trệ: Ho khạc suyễn nghịch, nhiều đờm ngực tắc, ăn ít khó
thở, rêu lưỡi trắng cáu, mạch hoạt.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Bạch giới tử để ôn phế lý khí, tiêu đờm làm
khoan khoái ngực. Tô tử để giáng khí hành đờm, chỉ ho bình suyễn. Lai phục tử để
tiêu thực đạo trệ hành khí trừ đờm. Như vậy là làm cho khí thuận đờm tiêu, thức ăn
tích được tiêu hóa, ho suyễn được bình.
Gia giảm:
- Nếu đờm nhiều loãng gia Tế tân
- Nếu ngực buồn bực, thở dốc, đờm nhiều, khó khạc gia Hạnh nhân, Hậu
phác.
- Nếu có biểu tà gia thêm Tiền hồ, Tô diệp
UDLS: trị viêm phế quản, hen phế quản ở người già tỳ hư vận hóa thất thường.

V.PHƯƠNG TRỊ PHONG HÓA ĐỜM


Bài: BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế

524
Bán hạ 9g
Bạch truật 15g
Thiên ma 6g
Trần bì 6g
Phục linh 6g
Cam thảo 4g
Cách dùng: sắc với 1 lát gừng, 2 quả táo
Công dụng: TÁO THẤP HÓA ĐÀM, BÌNH CAN TỨC PHONG
Chủ trị: Phong đờm nhiễu ở trên: choáng mặt, đau đầu, ngực khó chịu, buồn nôn,
rêu lưỡi vàng cáu, mạch huyền hoạt.
Phân tích bài thuốc: Bán hạ táo thấp hóa đờm, giáng nghịch chỉ nôn. Thiên ma
hóa đờm tức phong chữa chóng mặt. Hai vị hợp với nhau trở thành cặp thuốc có
tác dụng chính trong chữa đau đầu, chóng mặt do phong đờm. Bạch truật kiện tỳ
táo thấp, cùng Bán hạ, Thiên ma trừ thấp hóa đờm, chữa chóng mặt. Phục linh kiện
tỳ thẩm thấp, cùng Bạch truật chữa gốc của đờm. Trần bì lý khí hóa đờm, Sinh
khương, Đại táo điều hòa tỳ vị. Cam thảo điều hòa các vị thuốc, hòa trung.
Gia giảm:
- Nếu chóng mặt nhiều gia thêm Cương tàm, Đởm nam tinh
- Nếu nôn mửa nhiều gia Thông bạch, Uất kim, Xương bồ
- Nếu khí hư gia thêm Đẳng sâm, Hoàng kỳ.
UDLS: dùng điều trị đau nửa đầu, cao huyết áp nguyên phát, bệnh mạch vành.

Bài: TANG SINH ẨM


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Sinh nam tinh 30g

525
Sinh xuyên ô 15g
Sinh phụ tử 15g
Mộc hương 3g
Cách dùng: Nghiền thành bột, mỗi lần 10g, sắc với nước Sinh khương 15 lát, bỏ
bã, uống với nước ấm. Trong bài này ba vị thuốc đều dùng sống, là những vị thuốc
có độc nên sắc lâu. Nếu làm thang thì phải chế Nam tinh, chế Xuyên ô, chế Phụ tử.
Công dụng: KHU PHONG HÓA ĐÀM, TÁN HÀN THÔNG LẠC
Chủ trị: Đột nhiên trúng phong, mê man, mồm méo mắt lệch, liệt nửa người, khò
khè, đờm khí dâng lên, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm phục.
Phân tích bài thuốc: Trong phương dùng Nam tinh để khu phong hóa đàm, Phụ
tử, Xuyên ô ôn dương tán hàn, khu phong thông lạc. Mộc hương lý khí để thuận
khí thì đàm tiêu. Sinh khương vừa tán hàn, vừa làm giảm độc tính của Nam tinh.
Phụ tử, Xuyên ô hợp dùng các vị thuốc với nhau có tác dụng khu phong hóa đàm,
tán hàn thông lạc.
Gia giảm:
- Nếu miệng méo mắt lệch nhiều gia thêm Toàn yết, Cương tàm, Bạch phụ tử.
- Nếu nói khó gia Uất kim, Xương bồ, Viền trí.
UDLS: trị động kinh, bán thân bất toại, chống huyết khối não.

PHƯƠNG THUỐC KHƯ THẤP


I.PHƯƠNG TÁO THẤP HÒA VỊ
Bài: BÌNH VỊ TÁN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hậu phác 12g

526
Trần bì 12g
Thương truật 12g
Cam thảo 12g
Cách dùng: Sắc uống với gừng 2 lát, táo 2 quả. Chắt lấy nước uống nóng trước
bữa ăn.
Công dụng: TÁO THẤP VẬN TỲ, HÀNH KHÍ HÒA VỊ
Chủ trị: Thấp trệ tỳ vị: Bụng trên căng đầy, không muốn ăn uống, miệng nhạt, nôn
hoặc buồn nôn, ợ hơi, nuốt chua, chân tay nặng nề, mệt mỏi, thích nằm, tiểu nhiều,
rêu lưỡi trắng dày, mạch hoãn.
Phân tích bài thuốc: Trong phương này Thương truật làm quân, đắng ấm, cay tán
trừ thấp vận tỳ. Hậu phác đắng ấm, hạnh khí tiêu trướng, giúp Thương truật để vận
tỳ, Trần bì lý khí hòa vị, hương thơm để hóa trọc là thần. Sinh khương, Đại táo
điều hòa tỳ vị giúp kiện vận; Cam thảo điều hòa các vị thuốc. Phối hợp sử dụng các
vị thuốc này khiến thấp trệ được vận hóa, tỳ vận trở lại bình thường, các chứng tự
hết.
Gia giảm:
- Nếu có thấp nhiệt gia Hoàng cầm, Hoàng liên để táo thấp thanh nhiệt
- Nếu có hàn thấp gia Can khương, Nhục quế để ôn khí hàn thấp
- Nếu có nôn mửa, ỉa lỏng gia Hoắc hương, Bán hạ để hành khí giáng thấp,
hòa vị chỉ nôn, gọi là bài Bất hoán kim chính khí tán ( Cục phương).
- Nếu có biểu hiện của kinh thiếu dương: Sốt rét, đau người, chân tay nặng nề,
mạch nhu gia Sài hồ, Nhân sâm, Bán hạ, Hoàng cầm để hòa giải thiếu
dương, trừ thấp hòa vị gọi là sinh bình thang ( Cảnh nhạc toàn thư).
UDLS: chữa viêm dạ dày mãn, viêm loét đại tràng.

Bài: HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN


Nguồn gốc:
527
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hoắc hương 120g
Bạch chỉ 80g
Tô tử 80g
Phục linh 80g
Bán hạ 80g
Bạch truật 80g
Trần bì 80g
Hậu phác 80g
Cát cánh 80g
Đại phúc bì 80g
Cam thảo 80g
Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần uồng 12 – 16g với 3 lát gừng, táo 1 quả, chắt lấy
nước uống nóng. Nếu uống xong có cảm giác ra mồ hôi thì mặc áo đắp chăn, uống
tiếp nước thuốc thứ hai. Có thể dùng dạng thang.
Công dụng: GIẢI BIỂU HÓA THẤP, LÝ KHÍ HÒA TRUNG
Chủ trị: Ngoài thì cảm phong hàn, trong thì có thấp trệ: Nôn mửa, ỉa chảy, sốt rét,
sợ lạnh, đau đầu, ngực hoành đầy tức, bụng trên đau, rêu lưỡi trắng trơn.
Phân tích bài thuốc: Hoắc hương mùi thơm hóa thấp, hòa vị chỉ nôn, kiêm giải
biểu tà là quân. Tô tử, Bạch chỉ, Cát cánh cay ấm giải biểu; Hậu phác, Đại phúc bì
lý khí hóa thấp, trừ ngực hoành đầy tức; Bán hạ, Trần bì táo thấp hành khí, giáng
nghịch hòa vị; Bạch truật, Phục linh kiện tỳ lợi thấp là thần. Cam thảo, Sinh
khương, Đại táo điều hòa tỳ vị là tá, sứ. Phối hợp sử dụng các thuốc này khiến cho
hàn phải tán, thấp trọc phải hóa, tỳ vị được hòa, ắt các chứng thổ tả, hàn nhiệt tự
hết.

528
Gia giảm: Nếu không có ngoại cảm phong hàn, chỉ có thấp làm tổn thương tỳ vị
thì bỏ các vị: Tử tô, Bạch chỉ, Đại phúc bì, Trần bì, Cát cánh thêm các vị Nhân
sâm, Biển đậu, Hạnh nhân, Sa nhân, Mộc qua để kiện tỳ hóa thấp, thăng thanh
giáng trọc.
UDLS: chữa bệnh viêm đường ruột cấp, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.

II. PHƯƠNG THANH NHIỆT KHƯ THẤP


Bài: NHÂN TRẦN CAO THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Nhân trần 18g
Chi tử 9g
Đại hoàng 6g
Cách dùng: Sắc uống, ngày chia 3 lần
Công dụng: THANH NHIỆT, LỢI THẤP, THOÁI HOÀNG
Chủ trị: Thấp nhiệt hoàng đản: Toàn thân đều vàng, sắc vàng sang, sốt, đầu ra mồ
hôi, mình không mồ hôi, miệng khát, bụng hơi đầy, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng
nhờn, mạch hoạt sác hoặc trầm sác.
Phân tích bài thuốc: trong phương dùng Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt lợi
thấp, thoái hoàng, để chữa hoàng đản là quân. Chi tử thanh nhiệt giáng hỏa, thông
lợi tam tiêu, dẫn thấp nhiệt xuất ra theo đường tiểu tiện là thần. Đại hoàng tả nhiệt
trục ứ, thông lợi đại tiện, dẫn ứ nhiệt ra ngoài là tá. Ba vị thuốc hợp dùng, có thể tả
can đởm, lợi tam tiêu, thông cái đục ở các phủ khiến thấp đi theo đại tiểu tiện mà
tiêu, các chứng hoàng đản tự hết.
Gia giảm:
- Nếu sợ lạnh, đầu đau gia Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải.

529
- Nếu táo bón gia thêm Chỉ thực, hoặc tăng lượng Đại hoàng để tả nhiệt thông
tiện
- Nếu tiểu tiện sẻ đỏ thì gia Sa tiền tử, Kim tiền thảo, Trạch tả, Hoạt thạch để
tăng tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Nếu bụng đầy đau gia thêm Uất kim, Chỉ xác, Xuyên luyện tử để sơ can chỉ
thống
- Nếu sốt cao thì gia Hoàng bá, Long đởm thảo để tăng tác dụng thanh nhiệt.
UDLS: chữa viêm gan siêu vi trùng cấp, viêm túi mật, sỏi mật.

Bài: DƯƠNG HOÀNG THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Nhân trần 30g
Chi tử 12g
Tỳ giải 20g
Mã đề 20g
Râu ngô 20g
Thanh hao 12g
Trúc lịch 12g
Đại hoàng 10g
Sài hồ 12g
Ý dĩ 30g
Mạch nha 12g
Củ sả 12g
Sinh khương 3 lát
Cách dùng: Chia là 2 lần uống trong ngày. Trẻ em chia là 3 – 4 lần.

530
Công dụng: THANH NHIỆT LỢI THẤP
Chủ trị: Dương hoàng: Mặt mắt sắc vàng tươi nhuận, đau tức thượng vị, mệt mỏi,
ăn kém, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn, nước tiểu sẻn đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn.
Phân tích bài thuốc: Nhân trần trừ thấp nhiệt, lợi tiểu chữa vàng da. Chi tử thanh
nhiệt ở can đởm và tam tiêu, dẫn xuống . Thanh hao, Sài hồ thanh nhiệt nhuận gan
lý khí. Ý dĩ, mạch nha, Củ sả để kiện tỳ trừ thấp tiểu thực. Gừng, Trúc lịch để chỉ
nôn.

Bài: BÁT CHÍNH TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Mộc thông
Cù mạch
Xa tiền tử Lượng
Biển súc bằng nhau
Hoạt thạch
Sơn chi tử
Đại hoàng
Chích cam thảo
Cách dùng: tán bột mịn, mỗi lần uống 8 – 12g với nước sắc Đăng tâm, có thể làm
thuốc thang sắc uống.
Công dụng: THANH NHIỆT TẢ HỎA, LỢI THỦY THÔNG LÂM
Chủ trị: Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, có biểu hiện lâm sàng: Tiểu tiện dắt,
ít, đau, tiểu nhiều lần, bụng dưới đầy, miệng táo, họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch hoạt sác hữu lực.

531
Phân tích bài thuốc: Cù mạch có tác dụng lợi thủy thông lâm, thanh nhiệt lương
huyết; Mộc thông lợi thủy giáng hỏa là chủ dược. Biển súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch,
Đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông lâm là thần. Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt tả
hỏa là sứ. Cam thảo điều hòa vị thuốc là sứ.
Gia giảm:
- Nếu tiểu tiện ra máu gia thêm Tiểu kế, Hạ liên thảo, Bạch mao căn, để lương
huyết chỉ huyết.
- Nếu sạn tiết niệu, tiểu tiện đau gia thêm Hải kim sa, Kim tiền thảo, Kê nội
kim.
UDLS: Dùng trị viêm bang quang, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu, viêm cầu
thận cấp, viêm thận, viêm bể thận.

Bài: TAM NHÂN THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hạnh nhân 8 – 12g
Bạch đậu khấu 6 – 8g
Hoạt thạch phi 12 – 24g
Trúc diệp 6 – 12g
Ý dĩ nhân 12 - 24g
Bạch thông 4 – 8g
thảo
Bán hạ chế 6 – 12g
Cách dùng: Sắc nước uống, chia 3 lần trong ngày
Công dụng: TUYÊN THÔNG KHÍ CƠ, THANH LỢI THẤP NHIỆT

532
Chủ trị: Thấp ôn sơ khởi, tà ở khí phận, thấp nhiều hơn nhiệt, hoặc thử ôn kèm
thấp. Nhức đầu, nặng nề, sắc mặt vàng, ngực buồn bực, không khát, sốt về chiều,
lưỡi trắng, mạch nhu.
Phân tích bài thuốc:Hạnh nhân vị cay đắng, khai thông phế khí. Bạch đậu khấu vị
cay đắng hóa thấp lợi tỳ; Ý dĩ nhân ngọt nhạt, thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu; Bán
hạ, Hậu phác trừ thấp tiêu trệ. Thông thảo, Hoạt thạch, Trúc diệp thanh lợi thấp
nhiệt. Các vị thuốc hợp lại thành một phương thuốc có tác dụng sơ lợi khí cơ,
tuyên thông tam tiêu, thấp nhiệt tiểu tán, bệnh ắt phải khỏi.
Gia giảm:
- Nếu thấp nặng hơn gia Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt.
- Nếu có triệu chứng của biểu hư thì gia Hương nhu, Thanh hao để giải biểu
- Nếu hàn nhiệt vãng lai gia Thảo quả, Thanh hao.
UDLS: trị viêm ruột, dạ dày, viêm thận, bể thận.

Bài: NHỊ DIỆU TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Hoàng bá Lượng
Thương truật bằng nhau
Cách dùng: Tán bột, mỗi lần uống 3 – 9g, uống với nước trắng hoặc nước gừng.
Cũng có thể làm thang sắc uống. Liều dùng tùy theo mức độ bệnh.
Công dụng: THANH NHIỆT TÁO THẤP
Chủ trị: Thấp nhiệt rót xuống, gân cốt đau nhức, hoặc đầu gối sưng đỏ đau nhức,
tháp nhiệt mà đới hạ, hạ bộ sưng đau, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn.
Phân tích bài thuốc: phương này lấy Hoàng bá làm quân, lấy cái hàn của nó để
thắng nhiệt, đắng để táo thấp, lại hay ở chỗ đuổi được cái thấp nhiệt ở hạ tiêu. Thấp
ở tỳ đến thì lấy Thương truật để táo thấp kiện tỳ khiến thấp tà bị khử mà không tái
533
sinh. Hai vị này phối hợp sử dụng chiếu cố cả gốc lẫn ngọn khiến trừ khử được
thấp, thanh được nhiệt, các chứng đều tự hết.
Gia giảm:
- Nếu thấp nhiệt gây nuy thêm Hy thiêm, Ngũ gia bì để khu phong thấp, mạnh
gân xương.
- Nếu thấp nhiệt gây khí hư ở nữ, sắc vàng, đặc dính thêm Khiếm thực, Xích
chi.
- Nếu thấp nhiệt chạy xuống dưới làm 2 chân tê bì vô lực hoặc rất nóng thêm
Ngưu tất để thanh nhiệt táo thấp gọi là bài tam diệu hoàn.
- Nếu thấp nhiệt phát xuống làm hai chân tê bì, cơ mềm nhẽo, sưng đau gia Ý
dĩ 15g, Ngưu tất 10g để thanh lợi thấp nhiệt ở chân gọi là bài Tứ diệu hoàn.
UDLS: trị viêm âm đạo, phong thấp nhiệt, nhược cơ nặng, thống phong, đau dây
thần kinh tọa do thấp nhiệt rót xuống.
III.PHƯƠNG LỢI THỦY THẨM THẤP
Bài: NGŨ LINH TÁN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Trư linh 12g
Trạch tả 12g
Bạch linh 12g
Bạch truật 12g
Quế chi 8g
Cách dùng: Có thể dùng dạng thuốc thang uống ngày 3 lần
Công dụng: LỢI THỦY THẨM THẤP, ÔN DƯƠNG HÓA KHÍ
Chủ trị:

534
- Ở ngoài có biểu chứng, ở trong có thủy thấp đình lại: Đau đầu, nóng, phiền
khát, muốn uống hoặc uống vào lập tức nôn, tiểu tiện không thông lợi, rêu
lưỡi trắng, mạch phù.
- Thủy thấp đình lại ở trong: Phù, ỉa lỏng, tiểu tiện không thông lợi, hoặc nôn,
hoặc loạn thổ tả.
- Đờm ẩm: dưới sườn đau, thổ đờm dãi, đầu váng, hoặc đoản khí và ho.
Phân tích bài thuốc:Trạch tả cam, đạm, hàn vào bàng quang để lợi thủy thẩm thấp
là quân. Phục linh, Trư linh để tăng tác dụng lợi thủy hóa ẩm là thần. Bạch truật để
kiện tỳ khí nhằm vận hóa thủy thấp; Quế chi vừa để giải biểu của thái dương, vừa
để trợ quá trình khí hóa bàng quan là tá và sứ.
Gia giảm: Nếu có thấp nhiệt, hoàng đản thì gia thêm Nhân trần 10g.
UDLS: điều trị viêm thận, xơ gan dẫn tới thủy thủng, viêm ruột cấp, bí tiểu.

Bài: TRƯ LINH THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Trư linh 9 -12g
Phục linh 9 -12g
Trạch tả 9 -12g
A giao 9 -12g
Hoạt thạch 9 -12g
Cách dùng: Sắc Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Phục linh, Hoạt thạch; chắt lấy nước
thuốc rồi cho A giao hòa tan, chia làm 3 lần, uống lúc thuốc còn ấm.
Công dụng: LỢI THỦY, THANH NHIỆT DƯỠNG ÂM
Chủ trị: Thủy nhiệt kết lại với nhau: tiểu tiện không thông lợi, phát nóng, miệng
khát muốn uống hoặc âm phiền không ngủ hoặc kiêm ho khạc, nôn, buồn nôn, ỉa
lỏng. Còn dùn trong huyết lâm: Tiểu tiện ít, đau, ra nhỏ giọt, bụng dưới đầy đau.
535
Phân tích bài thuốc:trư linh, Phục linh, Trạch tả để thẩm thấp lợi tiểu tiện. Hoạt
thạch để thanh nhiệt thông lâm. A giao cam hàn để tư âm nhuận táo. Như vậy vừa
lợi thủy, vừa thanh nhiệt không làm thương âm khi lợi tiểu, không giữ tà khi tư âm,
làm cho thủy khí ra ngoài và thanh được nhiệt tà, âm dịch tự phục hồi. Song tác
dụng thẩm thấp lợi thủy là chính, thanh nhiệt tư âm là phụ.
Gia giảm:
- Nếu tiểu tiện nhỏ giọt do nóng gia thêm Cù mạch, Biển súc, Xa tiền tử.
- Nếu trong nước tiểu dính máu thì gia Đại kế, Tiểu kế, Bạch mao căn, kèm
bứt dứt trong tâm, mất ngủ gia thêm Hổ phách, Chi tử.
UDLS: trị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận hoặc xơ gan.

Bài: NGŨ BÌ TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Tang bạch bì Lượng
Trần bì bằng nhau
Đại phúc bì
Bạch linh bì
Sinh khương bì
Cách dùng: Tán bột mịn ngày uống 8 – 12g với nước sôi để nguội. Có thể sắc
thuốc thang liều thích hợp.
Công dụng: KIỆN TỲ HÓA THẤP, LÝ KHÍ TIÊU PHÙ
Chủ trị: Tỳ hư thấp thịnh: toàn thân phù thũng, chân tay nặng nề, bụng dưới
trướng đều, suyễn cấp, tiểu tiện không thông lợi, phụ nữ có thai thủy thũng, rêu
lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn.

536
Phân tích bài thuốc: phương lấy Phục linh bì cam đạm thẩm thấp, hành thủy tiêu
thũng làm quân. Đại phúc bì hạ khí hành thủy, tiêu trướng trừ mãn; Trần bì lý khí
hòa vị, tỉnh tỳ hóa thấp là thần. Tang bạch bì giáng phế khí để thông điều thủy đạo
mà lợi thủy tiêu thũng; Sinh khương bì hòa tỳ giáng phế, hành thủy tiêu thũng mà
trừ đầy trướng. Năm vị phối hợp khiến tam tiêu thông sướng, thủy đạo thông điều
vì thế các chứng hết.
Gia giảm: Phụ nữ có thai do tỳ hư thấp nặng thì bỏ Tang bạch bì gia Bạch truật để
kiện tỳ trừ thấp, an thai tiêu thũng.
UDLS: viêm thận cấp, mãn.

IV. PHƯƠNG ÔN HÓA THỦY THẤP


Bài: LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Phục linh 12 – 16g
Quế chi 8 – 10g
Bạch truật 12g
Chích cam thảo 4 – 6g
Cách dùng: Sắc uống lúc còn ấm, chia làm 3 lần.
Công dụng: ÔN HÓA ĐỜM ẨM, KIỆN TỲ LỢI THẤP
Chủ trị: Trung dương bất túc gây bệnh đờm ẩm: ngực sườn đầy, mắt hoa, tim đập
hoặc đoản khí, ho, tâm hạ đầy tắc, lưỡi rêu trắng trơn, mạch huyền hoạt.
Phân tích bài thuốc: Phương này lấy phục linh kiện tỳ thẩm thấp, trừ đàm hóa ẩm
là quân. Quế chi là thần có tác dụng ôn dương hóa khí, vừa ôn dương để hóa ẩm,
vừa hóa khí để lợi thủy, lại kèm bình xung giáng nghịch. Phối ngũ cùng Phục linh
một lợi một ôn rất tốt đối với người bệnh thủy âm trệ lưu mà thiền về hàn. Nguồn
của thấp là ở tỳ, tỳ hư ắt sinh thấp, cho nên làm tá lấy Bạch truật kiện tỳ táo thấp,
537
giúp cho tỳ vận hóa, kiến tỳ dương được kiện vận, thủy thấp tự hết Cam thảo ích
khí hòa trung, đuổi ẩm hóa tỳ, thấp không tụ trở lại là sứ.
Gia giảm: Nếu hàn thấp xuống phạm thận ( bệnh thận trước) làm người nặng nề từ
thắt lưng xuống đau lạnh, không khát, tiểu tiện dễ thì bỏ Quế chi thêm Can khương
lượng bằng Phục linh, sắc uống có tác dụng làm ấm thổ để thắng thấp gọi là Cam
thảo can khương phục linh bạch truật thang ( Kim quỹ yếu lược).
UDLS: trị viêm phế quản mãn, hen phế quản, bệnh mạch vành, bệnh thấp tim, tim
suy, cao huyết áp, viêm dạ dày mãn, loét dạ dày tá tràng, viêm thận mãn.

Bài: CHÂN VŨ THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Phục linh 8 – 12g
Bạch truật 8 – 12g
Bạch thược 12 – 16g
Sinh khương 8 – 12g
Phụ tử 8 – 12g
Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn ấm, chia làm 3 làn trong ngày.
Công dụng: ÔN DƯƠNG LỢI THỦY
Chủ trị:
- Tỳ thận dương hư, thủy khí đình ở trong: Tiểu tiện không thông lợi, chân tay
nặng nề, bụng đau, đi lỏng, hoặc chân tay phù nề, không khát, rêu trắng,
mạch trầm.
- Bệnh thái dương: Ra mồ hôi, song bệnh không giải, vẫn nóng, tâm hạ đập,
đầu váng, người mệt, lười vận động.
Phân tích bài thuốc: Phương này có Phụ tử đại tân, đại nhiệt có tác dụng ôn thận
trợ dương để hóa khí hành thủy, kiêm ấm tỳ thổ để vận hóa thủy thấp là quân. Phục
538
lin, Bạch truật kiện tỳ lợi thấp, đạm thẩm lợi thủy khí theo tiểu tiện mà ra ngoài, là
thần. Sinh khương ôn tán, vừa giúp Phụ tử ôn dương đuổi hàn, vừa phối ngũ với
Phục linh, Bạch truật tán thủy thấp là tá. Bạch thược có tác dụng lợi tiểu tiện đẻ
hành thủy khí, nhu can để chống đau bụng và liễm âm thư cân để chống run gân,
máy thịt. Phối ngũ các vị ấm tỳ thận, lợi thủy thấp, phát huy công dụng ôn dương
lợi thủy.
Gia giảm:
- Nếu ho thêm Ngũ vị tử, Can khương
- Nếu tiểu tiện không thông lợi bỏ Phục linh
- Nếu ỉa lỏng bỏ Bạch thược gia Can khương
- Nếu nôn bỏ Phụ tử tăng Sinh khương
- Nếu dương hư hàn thấp xâm nhập bên trong làm thân thể xương khớp đau ê
ẩm, sợ lạnh bỏ Phục linh.
- Chân tay lạnh, mạch trầm vi thì bỏ Sinh khương, thêm Nhân sâm 2 lạng để
ôn kinh trợ dương, khu hàn hóa thấp gọi là Phụ tử thang ( Thương hàn
luận).
UDLS: trị viêm thận cấp, phù tim, thiểu năng tuyến giáp, viêm phế quản mãn,
viêm ruột mãn, lao ruột.

Bài: KÊ MINH TÁN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Binh lang 7g
Trần bì 4g
Mộc qua 4g
Ngô thù 8g

539
Hạt tía tô 8g
Cát cánh 20g
Sinh khương 20g
Cách dùng: Sắc uống, có thể giảm liều cho tích hợp. Uống thuốc lúc đã nguội vào
lúc canh 5, uống làm 2 – 3 lần. Khi trời sang rõ đi ngoài phân loãng đen, đó là khí
thấp độc ở thận bị tống ra. Sauk hi đại tiện xong thì ăn muộn hơn bình thường.
Công dụng: HÀNH KHÍ GIÁNG TRỌC, TUYÊN HÓA HÀN THẤP
Chủ trị: cước khí do thấp: hai chân phù vô lực, tê bì lạnh đau, sợ lạnh, sốt hoặc
khí xung lên cấp, có thể làm ngực khí chịu, buồn nôn; phong thấp rót chạy làm
cho chân đau không chịu nổi, phù thũng.
Phân tích bài thuốc: Trong phương này Binh lang, chất nặng đi xuống hành khí
đuổi thấp là quân. Mộc qua thư cân, thông kinh hoạt lạc, hóa thấp; Trần bì kiện tỳ
táo thấp lý khí là thần. Tử tô, Cát cánh ngoài thì tán biểu tà, trong thì mở uất kết;
Ngô thu du, Sinh khương ôn hóa hàn thấp, giáng nghịch chỉ nôn là tá. Hợp dùng
các vị có tác dụng khư thấp hóa trọc, tuyên thông tán tà, ôn tán hàn thấp, hành khí
khai úng. Phương này có tác dụng tuyên thông, thích hợp với thấp cước khí thiên
hàn.
Gia giảm:
- Nếu chứng ở biểu rõ thêm Quế chi, Phòng phong để khu phong giải biểu.
- Nếu hàn thấp nặng thêm Phụ tử, Nhục quế để ôn hóa hàn thấp.
UDLS: trị bệnh cước khí, giun chỉ dẫn tới phù voi, các khớp nhức đau, thấp độc
hỏa chạy, viêm thận bán cấp tính.

V.PHƯƠNG KHU PHONG THẮNG THẤP


1.phương trừ phong thấp nhiệt
Bài: PHƯƠNG THUỐC CHỮA THẤP KHỚP
Nguồn gốc:
540
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều Bào chế
lượng
Ngũ gia bì 80g
Rễ cây rung rúc 80g
Rễ cây bươm 80g
bướm
Hà thủ ô đỏ 20g
Ô dược 40g
Rễ cây kim anh 80g
Rễ mò đỏ 40g
Rễ mò trắng 40g
Cỏ xước 40g
Rễ cây roi ngựa 24g
Tiền hồ nam 20g
Tang ký sinh 24g
Cách dùng: Tán bột, cứ 200g thuốc ngâm vào 1 lít rượu trắng, ngâm từ 15 ngày
đến 1 tháng, uống ngày 4 lần, mỗi lần 2 thìa café.
Công dụng: THÔNG DƯƠNG HÀNH KHÍ, KHU PHONG THẮNG THẤP
Chủ trị: Phong hàn thấp tý, tà có dạng nhiệt, khớp chi đau nhức, thân thể yếu đuối
chân phù, đầu váng, đoản hơi, nôn hoặc buồn nôn, lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch nhu
sác.
Phân tích bài thuốc: Trong phương này có Quế chi khu phong thông dương, ôn
kinh tán hàn chỉ thống, Bạch truật, Phòng phong khu phong trừ thấp. Tri mẫu,
Thược dược dưỡng âm thanh nhiệt, Sinh khương, Cam thảo hòa vị điều trung,
Toàn bài cộng lại có công dụng thông dương hành tý, khu phong trục thấp.
Gia giảm:

541
- Nếu các khớp đau nhức nóng rát thì gia thêm Hải đồng bì, Tang chi
- Thấp nhiệt phát xuống dưới thì gia thêm Mạch nha, Phòng kỷ, Tỳ giải, Hải
đồng bì.
- Người ngực sườn đầy bực bội gia Sài hồ, Hoàng cầm
- Miệng khát muốn uống gia Thạch hộc, Thiên hoa phấn.
UDLS: trị thấp khớp, đau dây thần kinh tọa, đau lưng

2.Phương thuốc phong hàn thấp


Bài: QUYÊN TÝ THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Khương hoạt 9g
Đương quy 9g
Khương hoàng 9g
Chích hoàng kỳ 3g
Phòng phong 9g
Xích thược 9g
Chích cam thảo 3g
Cách dùng: Thêm 3 lát gừng sắc nước uống
Công dụng: ÍCH KHÍ HÒA DINH, KHU PHONG THẮNG THẤP
Chủ trị: Dinh vệ lưỡng hư, phong thấp tý thống, vai cổ đau mỏi, chân tay tê.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Hoàng kỳ, Cam thảo ích khí; Phòng phong,
Khương hoạt sơ phong trừ thấp, Đương quy, Xích thược hoạt huyết hòa dinh;
Khương hoàng lý khí trệ ở trong huyết, khư hàn trừ thấp; Sinh khương làm vật dẫn,
hòa dinh vệ đến các khớp. Cả bài hợp lại ích khí hòa dinh, khư phong thắng thấp.
Gia giảm:

542
- Nếu khí huyết bất túc gia thêm Tang ký sinh, Ngưu tất, Đỗ trọng
- Đau nhiều các khớp không co duỗi được gia thêm Tế tân, Phụ tử.
- Thấp nhiều, chân tay nặng nề, da thịt tê dại gia thêm Thương truật, Phòng
kỷ, Ý dĩ
- Tà theo nhiệt hóa, các khớp sưng đỏ gia thêm Thạch cao, Tri mẫu, Phòng kỷ
- Đau chi trên gia thêm Tang chi, Uy linh tiên; đau chi dưới gia thêm Ngưu
tất.
UDLS: Trị viêm khớp dạng thấp, đau vai cánh tay, đau lưng, viêm quanh khớp
vai…

Bài: ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Độc hoạt 9g
Tang ký sinh 6g
Đỗ trọng 6g
Tế tân 6g
Phục linh 6g
Ngưu tất 6g
Tần giao 6g
Quế tâm 6g
Phòng phong 6g
Nhân sâm 6g
Đương quy 6g
Thục địa 6g
Xuyên khung 6g

543
Thược dược 6g
Cam thảo 6g
Cách dùng: Sắc nước uống
Công dụng: KHU PHONG THẤP, CHỈ TÝ THỐNG, ÍCH CAN THẬN, BỔ
HUYẾT
Chủ trị: Tý chứng lâu ngày, can thận lưỡng hư, khí huyết bất túc, lương gối đau
nhức khớp chi co duỗi khó khăn hoặc tê dại khó chịu, sợ lạnh thích ấm, tim rung,
đoản khí, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.
Phân tích bài thuốc: trong bài này Độc hoạt làm quân, có tác dụng trị phong phục
lâu ngày, chuyên trừ khử phong hàn thấp tà ở hạ tiêu và khoảng cân cốt; Phối ngũ
với Tế tân phất tán âm kinh phong hàn, giảm đau. Phòng phong đuổi phong tà
thắng thấp, Tần giao trừ phong thấp mà thư duỗi cân; Tang ký sinh, Đỗ trọng,
Ngưu tất đuổi phong thấp kiêm bổ can thận; Đương quy, Xuyên khung, Thục địa,
Bạch thược dưỡng huyết lại kiêm hoạt huyết; Nhân sâm, Phục linh bổ khí kiện tỳ;
Quế tâm ấm thông huyết mạch; Cam thảo điều hòa các vị thuốc. Tổng hợp cả bài
khu tà phò chính, kiêm cố cả gốc ngọn có thể khiến huyết khứ mà phong thấp trừ,
can thận mạnh lên mà tê đau khỏi.
Gia giảm:
- Đau nhiều gia Địa long, Hồng hoa, Ô đầu để đuổi phong tà
- Hàn thiên thắng gia Phụ tử
- Thấp tà thắng gia Phòng kỷ
- Chính khí không hư có thể bỏ Nhân sâm, Thục địa
UDLS: trị đau thần kinh tọa, lao tổn mãn tính của tứ chi hoặc sống lưng, đau khớp,
viêm khớp, viêm khớp dạng phong thấp…

Bài: TAM TÝ THANG


Nguồn gốc:
544
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Độc hoạt 12g
Tục đoạn 4g
Đỗ trọng 8g
Tế tân 4g
Phục linh 4g
Ngưu tất 12g
Tần giao 12g
Quế tâm 4g
Phòng phong 4g
Nhân sâm 4g
Đương quy 12g
Sinh địa 12g
Xuyên khung 12g
Thược dược 4g
Cam thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Hoàng kỳ 4g
Cách dùng: sắc uống
Công dụng: ÍCH KHÍ DƯỠNG HUYẾT, KHU PHONG THẮNG THẤP
Chủ trị: Khí trệ huyết ứ trệ, chân tay co duỗi khó, phong tý.
Phân tích bài thuốc: Nhân sâm, , Bạch linh, Hoàng kỳ, Cam thảo để ích khí;
Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược để dưỡng huyết; Tục đoạn, Đỗ
trọng, Ngưu tất để bổ thận; Phòng phong, Tế tân, Độc hoạt, Tần giao để khu
phong, tán hàn, trừ thấp, thư cân; Quế tâm để ôn thông huyết mạch.

545
PHƯƠNG TIÊU ĐẠO
I.PHƯƠNG TIÊU ĐẠO TÍCH TRỆ
Bài: TIÊU CỐC HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Thần khúc 180g
Bào khương 120g
Sao ô mai nhục 120g
Mạch nha 90g
Cách dùng: Tán mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 6g, uống với nước gạo,
ngày 3 lần
Công dụng: TIÊU THỰC KIỆN TỲ
Chủ trị: tỳ vị hư nhược, không tiêu hóa được đồ ăn thức uống, hung cách bế tắc,
buồn bực, bụng sườn chướng phình lâu ngày không khỏi, kém ăn, thích nằm,
miệng nhạt.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Chủ dược là Thần khúc có tác dụng tiêu thực
điều trung, kiện tỳ hòa vị. Bào khương ôn trung hòa vị tán hàn chỉ tả. Ô mai vị
chua, sinh tân dịch và chỉ tả. Mạch nha khai vị tiêu thực là phụ tá, Phối hợp sử
dụng các vị thuốc có công năng tiêu thực kiện tỳ, ôn trung chỉ tả.
UDLS: trị viêm dạ dày mãn, viêm ruột mãn, giun đũa.

Bài: KIỆN TỲ HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Bạch truật 60g
Mộc hương 20g

546
Hoàng liên 10g
Bạch linh 40g
Nhân sâm 20g
Thần khúc sao 20g
Trần bì 40g
Sa nhân 20g
Mạch nha sao 20g
Sơn dược 20g
Nhục đậu khấu 40g
Cam thảo 12g
Cách dùng: tán mịn làm hoàn, mỗi lần 30g uống với nước ấm, ngày 2 lần.
Công dụng: KIỆN TỲ HÒA VỊ, TIÊU THỰC CHỈ TẢ
Chủ trị: Tỳ vi hư nhược, thức ăn đình ở trong, ăn ít tiêu hóa khó, bụng trên có bĩ
khó chịu, ỉa lỏng, lưỡi rêu cáu hơi vàng, mạch hư nhược.
Phân tích bài thuốc: Trong phương lấy Tứ quân để bổ khí kiện tỳm trong đó Bạch
truật, Bạch linh lượng lớn để bổ tỳ thẩm thấp chỉ tả. Sơn dược, Nhục đậu khấu để
tăng tác dụng kiện tỳ chỉ tả; Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu thực hóa trệ;
Mộc hương, Sa nhân, Trần bì để ký khí hòa vị, Hoàng liên để thanh nhiệt táo thấp.
Như vậy làm cho thức ăn đình tích lại tiêu đi, tỳ kiện vận, vị khí hòa, thấp nhiệt bị
thanh lợi.
Gia giảm:
- Nếu không có nhiệt thì bỏ Hoàng liên
- Nếu tỳ vị hư hàn gia Can khương, Phụ phiến
- Nếu khí hư thì gia Hoàng kỳ
- Nếu khí trệ gia Chỉ xác.
UDLS: trị tiêu hóa không tốt, sa dạ dày, tiêu chảy.

547
Bài: BẢO HÒA HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Sơn tra 60g
Thần khúc 20g
Bán hạ chế 30g
Phụclinh 30g
Trần bì 10g
Liên kiều 10g
La bạch tử 10g
Cách dùng: tán mịn làm hoàn, mỗi lần dùng 6 – 12g ngày uống 2 lần. uống với
nước ấm. Nay có thể dùng thuốc thang với liều thích hợp.
Công dụng: TIÊU THỰC HÒA VỊ
Chủ trị:Các loại thực tích: bụng trên có bĩ mãn chướng đau, ợ hơi, ợ chua, chán
ăn, nôn hoặc ỉa lỏng, rêu lưỡi dày cáu, mạch hoạt.
Phân tích bài thuốc: Sơn tra là quân để tiêu các loại thức ăn tích trệ,nhất là tiêu
thịt mỡ. Thàn khúc để tiêu thực kiện tỳ, La bạc tử để hạ khí tiêu thực. Bán hạ, Trần
bì đê hành khí hóa trệ, hòa vị chỉ nôn. Phục linh để kiện tỳ lợi thấp, hòa trung, chỉ
tả. Liên kiều để thanh nhiệt tán kết do thực tích.
Gia giảm:
- Nếu thực tích nặng thêm Chỉ thực, Tân lang
- Nếu rêu lưỡi vàng, mạch sác thêm Hoàng liên, Hoàng cầm.
- Nếu phân khô bón, ỉa khó thêm Đại hoàng, trẻ em bị tích thực thêm Bạch
truật để tiêu thực kiện tỳ gọi là Đại an hoàn.
UDLS: trị trẻ nhỏ cam tích, trẻ nhỏ tiêu chảy, viêm dạ dày mãn, viêm ruột.

548
II.PHƯƠNG TIÊU BĨ HÓA TÍCH
Bài: CHỈ THỰC TIÊU BĨ HOÀN
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Can khương 4g
Bạch truật 8g
Chỉ thực 20g
Nhân sâm 12g
Bạch linh 8g
Mạch nha 8g
Bán hạ chế 12g
Hoàng liên 20g
Hậu phác 16g
Chích cam thảo 8g
Cách dùng: Tán mịn làm hoàn, mỗi ngày uống 12 – 16g chia làm 2 lần. Có thể
dùng dạng thuốc thang để sắc uống.
Công dụng: TIÊU BĨ TRỪ ĐẦY, KIỆN TỲ HÒA VỊ
Chủ trị:Tỳ vị khí trệ, hàn nhiệt kết lại với nhau, có bĩ mãn ở tâm hạ, không muốn
ăn, mệt mỏi vô lực, ỉa không điều hòa.
Phân tích bài thuốc: Chỉ thực để hành khí tiêu bĩ là quân; Hậu phác để hành khí
trừ mãn là thần. Hợp lại để tăng tác dụng tiêu bang trừ mãn. Hoàng liên để thanh
nhiệt táo thấp trừ bĩ; Bán hạ để tán kết hòa vị, Can khương để ôn trung trừ hàn. Ba
vị này giúp Chỉ thực, Hậu phác để hành khí tiêu bĩ; Nhân sâm để phù chính kiện
tỳ; Bạch truật, Bạch linh để kiện tỳ trừ thấp. Mạch nha để tiêu thực hòa vị. Cam
thảo để ích tỳ điều hòa các vị thuốc.

549
UDLS: trị viêm dạ dày cấp – mãn.

Bài: CHỈ TRUẬT HOÀN


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Chỉ thực 30g
Bạch truật 60g
Cách dùng: Tán thành bột mịn, đốt trong bọc lá sen làm hoàn với cơm, to bằng hạt
ngô đồng. mỗi lần uống 6 – 9g uống với nước đun sôi để nguội.
Công dụng: KIỆN TỲ TIÊU BĨ TẮC
Chủ trị:Tỳ hư khí trệ, đồ ăn thức uống không tiêu, bụng dạ bí đầy, không muốn
ăn.
Phân tích bài thuốc: chủ dược của bài này là Bạch truật kiện tỳ, hóa thấp giúp cho
việc vận hóa. Phụ dược là Chỉ thực hạ khí hóa trệ, tiêu bĩ trừ đầy. Lá sen thăng
phát vị khí vừa giúp Bạch truật để kiện tỳ, vừa giúp Chỉ thực điều khí. Ba vị này
cũng được sử dụng thì kiện tỳ tiêu bĩ tắc, khí thì điều, vị thì hòa, các chứng tự tiêu.
Gia giảm:
- Người tỳ hư thân thể gầy suy nhược có thể gia thêm Đẳng sâm, Phục linh để
tăng sức bổ khí kiện tỳ.
- Người bị thực tích nhiều gia thêm Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc để giúp
tiêu thực hóa tích.
UDLS: trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày mãn, sa dạ dày.

PHƯƠNG TRỪ HÀN


I.PHƯƠNG ÔN TRUNG KHU HÀN
Bài: LÝ TRUNG HOÀN
Nguồn gốc:
550
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Nhân sâm 90g
Can khương 90g
Chích cam thảo 90g
Bạch truật 90g
Cách dùng: Các thuốc trên cùng nghiền thành bột min, luyện mật để làm hoàn.
Mỗi lần uống 6 – 9g mỗi ngày uống 2 – 3 lần uống với nước chin. Có thể đồi thành
thang sắc nước, liều dùng căn cứ theo nguyêhn phương mà quy định.
Công dụng: ÔN TRUNG KHU HÀN, BỔ KHÍ KIỆN TỲ
Chủ trị: Trung tiêu hư hàn, ỉa lỏng, không khát, nôn mửa đau bụng, không muốn
uống, thổ tả… Dương hư mất huyết, trẻ nhỏ mạn kinh sau bệnh thích nhổ nước bọt
và ngực đau tức do trung tiêu hư hàn mà ra.
Phân tích bài thuốc: Phương lấy Can khương tân nhiệt làm quân để ôn trung tiêu
mà khu lý hàn. Nhân sâm đại bổ nguyên khí, giúp sự thăng giáng vận hóa làm thần.
Bạch truật kiện tỳ táo thấp, Chích cam thảo ích khí hòa trung đều là tá sứ. Bốn vị
phối hợp với nhau có được cái tân nhiệt mà khử lạnh ở trung tiêu, có cái cam ôn
mà phcj được trung tiêu hư, thanh dương thì thăng mà trọc âm thì giáng, củng cố
được sự vận hóa mà trị được t rung tiêu, cho nên gọi là “lý trung”.
Gia giảm:
- Nếu dương hư mất máu ( nôn ra máu, ỉa ra máu, máu cam) thay Can khương
bằng Bào khương, gia Hoàng kỳ, Đương quy, A giao.
- Nếu tỳ hư thủy thấp không hóa, có nhiều đờm thì gia thêm Bán hạ để giáng
nghịch hòa vị táo thấp hóa đàm, Phục linh để thẩm thấp kiện tỳ là bài Lý
trung hóa đờm hoàn.
- Nếu khí của hàn thủy thịnh lên gia thêm Quế chi là bài Quế chi nhân sâm
thang.
- Nếu nôn thêm Sinh khương
551
- Nếu trung tiêu hư hàn mà khí trệ gia Thanh bì, Trần bì
- Bài này gia thêm Phụ tử để tán hàn, hồi dương cứu nghịch là bài Phụ tử lý
trung thang
UDLS: trị bệnh loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm
gan mãn, viêm khí quản mãn, bệnh tim phổi…

Bài: TIỂU KIẾN TRUNG THANG


( Quế chi thang + Di đường)
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Di đường 30g
Quế chi 9g
Thược dược 18g
Sinh khương 10g
Chích cam thảo 6g
Đại táo 4 quả
Cách dùng:Trước tiên lấy 5 vị đầu sắc nước 2 lần, bỏ bã lấy nước, cho Di đường
vào chia 2 làn uống ấm.
Công dụng: ÔN TRUNG BỔ HƯ, HÒA LÝ HOÃN CẤP
Chủ trị: Hư lao lý cấp, nhiều lúc đau trong bụng, chườm ấm thì đỡ đau, lưỡi nhạt
rêu trắng, mạch hoãn tế; hoặc tim hồi hộp, hư phiền không yên, sắc mặt xấu hoặc
tứ chi đau đớn, chân tay nóng bứt rứt, họng khô miệng ráo.
Phân tích bài thuốc: phương này tức là Quế chi thang bội Bạch thược và gia Di
đường mà thành. Trong bài Di đường cam ôn chất nhuận làm quân, có tác dụng ích
tỳ khí mà nuôi tỳ âm, ôn bổ trung tiêu lại có thể hoãn cái cấp của can, nhuận cái
táo của phế. Quế chi ôn dương khí, Bạch thược ích âm huyết đều là thần. Chích
cam thảo ngọt ấm ích khí giúp Di đường và Quế chi ích khí ôn trung, hợp với Bạch
552
thược chua ngọt hóa âm mà ích can tư tỳ làm tá. Sinh khương ôn vị, Đại táo bổ tỳ
hợp lại dâng cao cái sinh phát ở trung tiêu mà hành chuyển tân dịch hòa dinh vệ
đều là tá. Sáu vị phối hợp cai ngọt hóa dương và chua ngọt hóa âm cùng phát huy
công năng ôn trung bổ hư hoãn cấp hòa lý.
Gia giảm:
- Nếu khí hư tự hãn người nóng thì gia Hoàng kỳ 9g là Hoàng kỳ kiến trung
thang; công dụng ôn trung bổ khí hòa lý hoãn cấp.
- Nếu sau đẻ, người suy yếu, mạch rỗng hư, họng đau lâm râm, thiếu khí hoặc
bụng sườn đau cấp lan sau lưng, không ăn được gia thêm Đương quy 12g là
bài Đương quy kiến trung thang.
- Nếu mất máu nhiều thêm Địa hoàng, A giao.
UDLS: Trị loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày mãn, viêm gan mãn, thần kinh suy
nhược, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu do thiếu sắt, vàng da tan huyết…

Bài: ĐẠI KIẾN TRUNG THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Thục tiêu 3g
Can khương 12g
Nhân sâm 6g
Di đường 30g
Cách dùng: trước hết lấy ba vị đầu tiên sắc lấy nước 2 lần, lấy nước bỏ Di đường
vào, chia uống ấm 2 lần.
Công dụng: ÔN TRUNG BỔ HƯ, GIÁNG NGHỊCH CHỈ THỐNG
Chủ trị: Trung dương suy nhược, âm hàn nội thịnh, đau nhiều ở vùng ngực, chân
tay lạnh, nôn ọe, không uống được, cả người đều đau, cự án, rêu lưỡi trắng trơn,
mạch tế khẩn.
553
Phân tích bài thuốc: Trong bài này Thục tiêu vị cay tính nhiệt, ôn tỳ vị, tán hàn
trừ thấp, hạ khí tán kết là quân. Can khương ôn trung tán hàn, giúp Thục tiêu gây
dựng trung dương, tán khí nghịch, chỉ thống, chỉ nôn là thần. Nhân sâm bổ ích tỳ
vị, phù trợ chính khí; Di đường dùng nhiều kiến trung hoãn cấp, lại có thể hòa
hoãn Thục tiêu,, Can khương có tính mạnh bạo đều là tá. Các vị thuốc hợp dụng,
cùng phát huy công năng ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ thống.
UDLS: chữa loét dạ dày tá tràng, co thắt dạ dày ruột, dạ dày trướng to, dạ dày sa,
ruột dính, tắc ruột do giun…

Bài: NGÔ THÙ DU THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Ngô thù du 4g
Nhân sâm 12g
Sinh khương 8g
Đại táo 12g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1thang chia 2 lần.
Công dụng: ÔN TRUNG BỔ HƯ, GIÁNG NGHỊCH CHỈ NÔN
Chủ trị: Vị trung hư hàn, ăn xong muốn nôn, dưới tim bĩ mãn, ợ chua, họng đau,
nôn khan, hoặc nôn ra nước dãi, đau đầu, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.
Phân tích bài thuốc: Ngô thù du ôn trung tán hàn, giáng nghịch chỉ nôn, chỉ thống
là chủ dược. Nhân sâm, Đại táo ích khí hòa trung, Sinh khương tán hàn, chỉ nôn là
trợ dược. Ngô thù du phối hợp với Nhân sâm để ôn trung bổ hư, phối hợp với Sinh
khương để tăng cường tác dụng ôn trung, chỉ thống và giáng nghịch chỉ nôn.
Gia giảm: Nếu có hàn thấp, nôn mửa nhiều rêu lưỡi trắng nhờn bỏ Nhân sâm, gia
thêm Bán hạ, Trần bì.

554
II.PHƯƠNG HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
Bài: TỨ NGHỊCH THANG
Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Phụ tử 5 – 10g
Can khương 6 – 9g
Chích cam thảo 6g
Cách dùng: Trước hết sắc Phụ tử với nước 1 giờ, sau cho các vị còn lại vào sắc
cùng lấy nước uống ấm.
Công dụng: HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
Chủ trị: Bệnh thiếu âm, tứ chi quyết lạnh, sợ lạnh nằm co, nôn mửa không khát,
đau bụng không đi ngoài, tinh thần suy nhược, thích ngủ, rêu lưỡi trắng trơn, mồ
hôi đầm đìa, đi tả ồ ạt như nước xối dẫn tới vong dương thoát, mạch vi tế.
Phân tích bài thuốc: Trong phương Phụ tử đại tân, đại nhiệt làm quân, có tác
dụng bổ ích tiên thiên mệnh môn chân hỏa. Can khương ôn dương của trung tiêu
mà trừ lý hàn, giúp Phụ tử phát huy được dương khí là thần. Phụ tử cùng dùng với
Can khương tính chất của chúng rất mãnh liệt nên dùng có tác dụng ích khí ôn
trung của Chích thảo là tá dược, vừa có thể giải độc, vừa có thể hoãn tính chất cay
mạnh của Can khương, Phụ tử. Các vị thuốc hợp lại hồi dương cứu nghịch, lại
không lo bạo tán, cho nên đại tên phương là “Tứ nghịch”.
Gia giảm:
- Nếu sau khi uống Tứ nghịch thang mà hết ỉa lỏng nhưng vẫn còn các chứng
chân tay quyết nghịch, sợ lạnh, nằm co thì gia thêm Nhân sâm gọi là Nhân
sâm tứ nghịch thang; có tác dụng hồi dương ích khí, cứu nghịch cố thoát.
- Nếu có âm hàn thịnh ở hạ tiêu ( ỉa lỏng, mạch vi) bỏ Cam thảo thêm Thông
bạch để thông dương phá âm gọi là Bạch thông thang; để hồi dương thông
mạch.
555
- Nếu ỉa lỏng toàn nước, hàn ở trong song nhiệt ở ngoài, chân tay quyết
nghịch mạch muốn tuyệt, không sợ lạnh, mặt đỏ do âm thịnh cách dương (
đẩy dương ra ngoài ), chân dương muốn thoát thì tăng lượng Phụ tử lên 15g
để thông dương phục mạch gọi là Thông mạch tứ nghịch thang.
UDLS: điều trị sốc, nhồi máu cơ tim, suy tim, viêm đường tiêu hóa cấp – mãn, thổ
tả, sa dạ dày, trẻ em tiêu chảy, chuột rút bắp chân…

Bài: HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Phụ tử chế 9g
Bạch truật sao 9g
Chích cam thảo 5g
Bán hạ chế 9g
Can khương 5g
Nhân sâm 6g
Trần bì 6g
Nhục quế 3g
Phục linh 9g
Ngũ vị tử 3g
Sinh khương 3 lát
Cách dùng: Sắc uống với 0,5g Sạ hương
Công dụng: HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH, ÍCH KHÍ SINH MẠCH
Chủ trị:Hàn tà trực trúng vào cả 3 kinh âm, chân dương bị suy vi: Sợ lạnh nằm co,
chân tay lạnh giá, đau bụng, nôn, ỉa lỏng, không khát, thần mệt muốn ngủ, hoặc

556
người lạnh run cầm cập, hoặc nóng, miệng môi xanh tím, hoặc chảy dãi, lưỡi nhợt
rêu trắng, mạch trầm vi, nặng thì không thấy mạch.
Phân tích bài thuốc: Đây là bài Tứ nghịch thang hợp với Lục quân tử thang gia
thêm Quế chi, Ngũ vị tử, Sạ hương. Trong phương Phụ tử, Can khương, Nhục quế
để ôn và làm khỏe nguyên dương khu hàn phá âm. Lục quân ( Nhân sâm, Bạch
truật, Bạch linh, Cam thảo, Trần bì, Bán hạ) để bổ ích tỳ vị, trừ đờm ẩm. Nhân sâm
hợp với Ngũ vị để ích khí sinh mạch, Sạ hương để thông 12 kinh. Khi chân tay ấm
thì ngừng.

Bài: SÂM PHỤ THANG


Nguồn gốc:
Tên thuốc Tính vị Quy kinh Liều lượng Bào chế
Nhân sâm 8 – 16g
Phụ tử chế 4 – 12g
Cách dùng: Sắc uống, bệnh nặng liều tăng gấp đôi, ngày có thể dùng 2 thang.
Công dụng: HỒI DƯƠNG ÍCH KHÍ, CỨU DƯƠNG THOÁT
Chủ trị:Dương khí tự thoát: Sắc mặt trắng xanh, thở gấp, mồ hôi vã ra nhiều, tứ
chi lạnh, chóng mặt, khí đoản, mạch muốn tuyệt. Phụ nữ sau khi sinh băng huyết
hoặc bị rọng kinh dẫn tới huyết thoát dương vong.
Phân tích bài thuốc: Phương này lấy Tứ nghịch thang bỏ Can khương, Chích thảo
gia Nhân sâm mà thành. Có tác dụng đại ôn, đại bô, hồi dương cứu thoát. Nhân
sâm đại bổ nguyên khí, PHụ tử ôn tráng chân dương. Hai vị phối ngũ với nhau làm
phấn chấn dương khí, ích khí cố thoát.
Gia giảm: Bài này bỏ Nhân sâm gia Hoàng kỳ gọi là bài Kỳ phụ thang ; chủ trị
dương cố biểu, chứng dương hư mồ hôi vã ra nhiều.

557
BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bài: RỐI LOẠN THẦN KINH TIM (*)


Rối loạn thần kinh tim thường là một triệu chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác
rối loạn thần kinh chức năng, thiếu máu, các bệnh về tim mạch ( cao huyết áp, thấp
tim, xơ cứng động mạch), thiếu sinh tố B1…

Chứng này được miêu tả trong phạm vi chứng Chính xung của yhct.
Phân loại triệu chứng và cách chữa của yhct
1.Thể tâm huyết hư
Hay gặp ở các bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thẻ ( do bệnh tật, sinh đẻ, dinh dưỡng
kém)…
558
-TC: tim đập nhanh, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, ngủ ít, trằn trọc hay mê, mạch tế nhược
nhanh.
-Pháp: Dưỡng huyết, kiện tỳ, an thần.
-Bài thuốc: Quy tỳ thang ( đảng sâm 12g; Bạch truật 12g; Hoàng kỳ 12g; Đương quy
8g; Mộc hương 6g; Viễn trí 8g; Táo nhân 8g; Long nhãn 8g; Phục linh 8g; Đại táo
8g)
Nếu thêm thục địa gọi là Hắc quy tỳ.
Châm cứu: châm bổ hay cứu Tâm du, Cao hoang, Can du, Nội quan, Thần môn,
Tam âm giao.
2.Thể âm hư hỏa vượng
Hay gặp ở những người bệnh rối loạn thần kinh chức năng, cao huyết áp, rối loạn
tiền mãn kinh.
-TC: tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, triều nhiệt, lòng bàn
tay chân nóng, đái đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, họng khô, mạch tế sác
-Pháp: tư âm giáng hỏa
Nếu âm hư dương xung thì thêm các thuốc bình can tiềm dương như Câu đằng, Thiên
ma, Long cốt, Mẫu lệ, Chân châu mẫu, Thạch quyết minh.
Bài thuốc: Thiên vương bổ tâm ( thang, hoàn): (Toan táo nhân 8g; đan sâm 12g; sa
sâm 12g; thiên môn 12g; mạch môn 12g; ngũ vị 6g; thục địa 12g; viễn trí 8g; Long
nhãn 12g; Đẳng sâm 12g; Bá tử nhân 8g ) – Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm
hoàn uống 20 – 30g một ngày.
Châm cứu: châm bổ các huyệt Tâm du, Cao hoang, Can du, Nội quan, Thần môn,
Tam âm giao, thận du, thái xung, thái khê.
3.Dương hư
Tâm dương hư, thận dương hư, tỳ dương hư hay gặp ở những người già ( lão suy )
suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, xơ cứng động mạch.

559
-TC: hồi hộp, hay thổn thức, đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, ăn kém, ngủ
ít, tiểu tiện trong dài, tiểu đi luôn, mạch trầm tế nhược, hay huyền tế.
-Pháp: Ôn dương an thần.
Bài thuốc: Bát vị quế phụ
-Còn hiện tượng mà yhct có nêu ra do tỳ dương hư hàn âm nghịch len gây chứng
mặt trắng bệch, ăn kém, ngủ ít, hay thổn thức, khát nước, tiểu tiện ít, mạch trầm
khẩn, khi chữa phải dùn phép thông dương tiêu ẩm. Cổ phương hay dùng bài Phục
linh thang gia giảm ( phục linh 12; quế chi 6g; Long nhãn 12g; đẳng sâm 12g; cam
thảo 6g; đương quy 12g; gừng 4g).
Châm cứu: huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, thận du, tỳ du, tâm du.
4.Sang chấn tinh thần đột ngột
-TC: Lo sợ, hoảng hốt, buồn, ăn không ngon, ngủ ít hay bong đè, mạch huyền hoạt.
-Pháp: an thần trấn kinh
-Bài thuốc: Quế chi gia mẫu lệ, long cốt thang ( Quế chi 6g; Bạch thược 10g; Cam
thảo 6g; Long cốt 20g; Mẫu lệ 16g; Gừng 4g; Đại táo 4 quả).
Châm cứu: thái xung, thái khê, tam âm giao, nội quan, thần môn.

Bài: DI TINH(*)
Thường được chia ra làm hai loại: hoạt tinh và mộng tinh
Hoạt inh là tinh tự chảy ra khi triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh chứng năng.
Khi nào ảnh hưởng đến sức khỏe mới coi là bệnh cần chữa. Không nên nhầm với
các trường hợp di tinh có tinh chất sinh lý bình thường.
Nguyên nhân thường do tâm thần quá vượng thịnh, do bị tình dục kích thích gây
hoạt tinh, thận hư không tang tinh, gây mộngtinh, ăn nhiều đồ cay béo, ngọt gây thấp
hỏa nhiệt dồn xuống dưới kích thích thận hỏa gây mộng tinh.
I. Tâm, can, thận quá mạnh ( quân hỏa, tướng hỏa quá mạnh)

560
Hay gặp ở trường hợp rối loạn thần kinh chức năng thể hưng phấn tăng, hay gây hoạt
tinh.
-TC: ngủ ít, hồi hộp, đầu choáng váng, hoạt tinh, mạch huyền.
-Pháp: Định tâm an thần, cố tinh.
Bài: An thần định chí thang gia giảm ( Sài hồ 12g; Phục linh 8g; Đẳng sâm 12g;
Viễn trí 8g; Long cốt 16g; Hạt muồng 16g; Kiếm thực 12g; Liên nhục 12g)
Châm cứu: châm tả quan nguyên, khí hải, thận du, tam âm giao, nội quan, thần môn.
II. Thận hư không tàng tinh
Do thận âm hư và thận dương hư gây ra, gặp ở người bệnh rối loạn thần kinh chức
năng, nếu ức chế giảm là âm hư nếu ức chế và hưng phấn là dương hư.
-TC: đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, nhức đầu, , hay mê, dinh tinh, ù tai.
Nếu thận âm hư: phiền nhiệt, họng khô, miệng khô, tiểu tiện đỏ ít, đại tiện táo, ra mồ
hôi, nhức trong xương, mạch tế sác.
Nếu thận dương hư kèm theo sợ lạnh, lưng gối đau, tay chân lạnh, hay đi phân nát,
nước tiểu trong, di tinh kèm theo liệt dương, mạch trầm nhược.
-Pháp: Bổ thận âm ( nếu thận âm hư)
Bổ thận dương ( nếu thận dương hư)
An thần, cố tinh.
-Bài thuốc:
Bài 1: Cố tinh hoàn ( liên nhục 2kg, Hoài sơn 2kg, Kiếm thực 0,5kg, Liên tu 1kg;
sưng nai 1kg; Kim anh 9,5kg) – Tán nhỏ thành bột làm viên ngày uống 10 – 20g.
Dùng chung cho cả hai loại thận âm hư và thận dương hư.
Bài 2: Kim tỏa cố tinh hoàn ( sa uyển tật lê 80g; Kiếm thực 80g; Long cốt 40g; Mẫu
lệ 40g) – Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 12g. dùng cho cả hai loại âm hư và dương
hư.

561
Bài 3: Tang phiêu tiêu tán ( tang phiêu tiêu, viễn trí, xương bồ, phục thần, đảng sâm,
đương quy, quy bản thành phần bằng nhau, tán bột làm viên, uống ngày 8g. Dùng
cho cả 2 thể trên.
Bài 4: nếu âm hư dùng bài Đại bổ âm hoàn gia giảm ( hoàng bá 12g; tri mẫu 12g;
thục địa 16g; quy bản 12g; kim anh 12g; kiêm thực 12g; liên nhục 12g; tủy lợn 12g)
– Làm viên mỗi ngày dùng 30g.
Bài 5: nếu dương hư dùng bài : hữu quy hoàn gia giảm ( thục địa 12g; Hoài sơn 9g;
sơn thù 6g; Kỷ tử 8g; Đương quy 8g; Đỗ trọng 8g; Thỏ ty tử 8g; Phụ tử chế 8g; Nhục
quế 4g; Cao ban long 12g) – Tán bột ngày uống 10 – 20g một ngày hoặc dùng thuốc
sắc ngày một thang.
Châm cứu: nếu thận âm hư thì châm bổ các huyệt Quan nguyên, khí hải, trung cực,
thận du, tam âm giao, nội quan. Nếu thận dương hư thì cứu các huyệt trên trừ nội
quan.
III. Thấp nhiệt
-TC: di tinh, khát nước nhiều, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác.
-Pháp: thanh nhiệt lợi thấp là chính
-Bài thuốc: Trư đỗ hoàn ( Bạch truật 16g; Khổ sâm 10g; Mẫu lệ 10g; Dạ dày lợn
10g) – làm thành viên, mỗi ngày uống 30g.
Châm cứu: châm tả quan nguyên, khí hải, khúc cốt, hợp cốc, nội đình.

Bài: LIỆT DƯƠNG (*)


Liệt dương là một chứng mà dương vật không cương được thuộc phạm vi chứng
dương nuy của yhct.
Nguyên nhân gây ra chứng liệt dương do cơ thể bị suy nhược ( tâm lý tổn thương
làm cho tinh, khí hao kiệt) do rối loạn thần kinh chức năng ( thận hư gây bại tinh
huyết); do viêm nhiễm lâu ngày, sỏi niệu quản…( thấp nhiệt tích trệ)
Phân loại theo nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa chứng liệt dương như sau:
562
1.Liệt dương do suy nhược cơ thể : tâm tỳ hư
-TC: da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, di tinh, liệt dương, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi
nhợt, mạch trầm tế.
-Pháp: ôn bổ tâm tỳ ( kiện tỳ an thần)
Bài thuốc: Quy tỳ thang hoặc hắc quy tỳ thang ( đảng sâm 12g; Bạch truật 12g;
Hoàng kỳ 12g; Đương quy 8g; Mộc hương 6g; Viễn trí 8g; Táo nhân 8g; Long
nhãn 8g; Phục linh 8g; Đại táo 8g).
Châm cứu: châm bổ hoặc cứu Âm du, tỳ du, Mệnh môn, túc tam lý, Tam âm
giao.
2.Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Thận âm và thận dương đều hư ( yhct cho sinh dục quá độ, thủ dâm hoặc do tiên
thiên bẩm tố thận kém sinh ra chứng liệt dương ).
-TC: Sắc mặt trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối mắt mờ, ăn kém, sợ lạnh, tay chân
lạnh, ngủ ít, di tinh, liệt dương, hồi hộp, mạch trầm tế nhược.
-Pháp: ôn bổ hạ nguyên, an thần
-Bài thuốc: Đại bổ nguyên tiễn gia giảm ( Đảng sâm 12g; sơn dược 12g; thục địa
12g; đỗ trọng 12g; đương quy 8g; kỷ tử 12g; sơn thù 8g; trích thảo 6g)
Bài thuốc: Ban long hoàn ( thục địa 12g; Thỏ ty tử 12g; Phá cố chỉ 12g; Bá tử nhân
12g; Phục linh 12g; Lộc giác giao 20g) – làm viên ngày uống 20 – 30g.
Bài 3: Có thể dùng các bài Bát vị quế phụ, hữu quy hoàn gia giảm để điều trị dưới
dạng viên hay sắc.
Châm cứu: cứu huyệt Quan nguyên, khí hải, trung cực, thận du, mệnh môn, tam
âm giao, thái khê.
3.Liệt dương do viêm nhiễm sỏi lâu ngày ở vùng tiết niệu sinh dục: thấp nhiệt
-TC: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác
-Pháp: tư âm thanh nhiệt

563
Bài thuốc: ( vỏ núc nác 12g; ý dĩ 12g; mạch môn 12g; kỷ tử 12g; thục địa 12g; trâu
cổ 8g; huyết dụ 12g; Hà thủ ô 12g; Phá cố chỉ 8g)
Bài 2: bát vị tri bá gia giảm
Châm cứu: châm tả Trung cực, Khúc cốt, Hợp cốc, Khúc trì.

Bài: BỆNH TÂM THẦN(*)


Các bệnh tâm thần được yhct mô tả trong phạm vi của chứng Điên cuồng. Điên là
trạng thái tràn tinh, đần độn tương ứng với thể trầm cảm củabeenhj. Cuồng là trạng
thái kích động, la hét, đập phá, đánh người…Tương ứng với thể hưng phấn của
bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh gây ra bệnh do tinh thần bị kích động lo nghĩ giận dữ quá
độ gây các rối loạn về hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ phát sinh ra đàm. Nếu
đàm khí uất kết thì sinh chứng trầm cảm ( điên). Nếu đàm khí hóa hỏa thì sinh
chứng hưng phấn ( cuồng).
Bệnh được phân loại ra thể chu kỳ và thể kéo dài, có những biểu hiện trầm cảm,
hưng phán, ảo giác, và hoang tưởng…
Sự phân loại triệu chứng và cách chữa bệnh tâm thần theo phương pháp của yhct
như sau:
I. Điên
Tương ứng với thể trầm cảm, hoang tưởng và ảo giác của thể trầm cảm kéo dài.
1. Đàm khí uất kết
-TC: tinh thần uất ức, người lẩn thẩn, vui buồn thất thường, lúc cười, lúc khóc;
động tác kỳ dị, không muốn ăn uống,không biết sạch bẩn, rêu lưỡi trắng mỏng,
mạch huyền hoạt hoặc huyền tế.
-Pháp: lý khí giải uất,hóa đàm khai khiếu

564
Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm ( Phục linh 12g; bán hạ 8g; trần bì 8g; cam thảo
6g; Trúc nhự 6g; chỉ thực 6g; gừng 4g) – Sắc uống ngày một thang
-Nếu ngực đầy tức thêm Hương phụ 8g; Uất kim 8g. Ý thức mơ hồ thêm Xương bồ
8g; Viễn trí 8g. Mất ngủ thêm toan táo nhân 20g. Vật vã không ngủ thêm Hoàng
liên 8g.
Bài Thuận khí đạo đàm thang ( Bán hạ tẩn trúc lịch 8g; trần bì 6g; Nam tinh chế
6g; Phục thần 12g; Hương phụ 8g; Xương bồ 6g; Uất kim 8g; Viễn trí 6g). – Sắc
uống ngày 1 thang.
Bài Tiêu giao thang thêm Uất kim, Đởm tinh, Xương bồ.
Châm cứu: can du, tỳ du, Thái xung, Phong long, Nội quan, Thần môn.
2.Thể tâm tỳ hư :
-TC : bệnh kéo dài, hồi hộp, sợ hãi, u uất không vui, dễ khóc, không biết đói, tinh
thần trí lực giảm sút, chất lưỡi đạm, rêu trắng, mạch tế nhược.
-Pháp : Kiện tỳ, an thần, ích huyết
Bài thuốc : Quy tỳ thang gia giảm
Bài thuốc: Thất vị ẩm gia giảm ( Đẳng sâm 16g; Phục thần 12g; Mạch môn 12g;
Thiên môn 12g; Huyền sâm 12g; Bối mẫu 8g; Xương bồ 8g; Đởm tinh 8g; Viễn trí
8g; Liên kiều 8g; Câu đằng 12g; Thần sa 0,6g) – Sắc uống ngày 1 thang, tán nhỏ
thần sa uống riêng với chuối hoặc đổ vào nước thuốc sau khi sắc các vị khác.
Châm cứu: châm bình bổ bình tả tỳ du, Tâm du, túc tam lý, Tam âm giao, Nội
quan, Thần môn.
II. Cuồng
Tương ứng với thể hưng phấn: có 2 thể nhỏ
1. Đàm hỏa nghịch
-Tc: bệnh phát ra cấp, thao cuồng táo bạo, hai mắt giận dữ, mặt đỏ, mắt đỏ, lúc
cười, lúc hát, nói loạn xạ, có khi cởi quần áo trần truồng, đánh người, đập phá, chất
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
565
-Pháp: Tả can, trấn tâm, tả hỏa, thông đàm
-Bài thuốc: Giản chứng trấn tam thang ( Ngưu bàng 12g; Sừng trâu 12g; Chân châu
mẫu 40g; Thần sa 4g; mạch môn 12g; Xuyên liên 10g; Viễn trí 12g; Xương bồ 8g;
cam thảo 6g;Đởm tinh 6g; Phục thần 6g; Táo nhân 8g) – Sắc uống ngày 1 thang.
Thần sa tán nhỏ uống viên,không sắc với thuốc.
Châm cứu: Châm tả nhân trung, Thiếu thương, Ẩn bạch, Đại lăng, Phong long,
Khúc trì.
2. Hỏa lâm thương âm
-TC: sau cơn kịch phát, người bệnh mệt mỏi, gầy yếu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu ít,
mạch tế sác.
-Pháp: tư âm giáng hỏa, an thần định trí
-Bài thuốc: Cam mạch đại táo thang ( tiểu mạch 12g; Sơn thù 8g; Bạch thược 8g;
Táo 12g; Trúc lịch 12ml; mạch môn 12g; Bán hạ chế 8g; Cam thảo 6g;) – Sắc uống
ngày 1 thang.
Bài thuốc: nghệ giã 40g; Phèn chua 40g. Tán bột, ngày dùng 6 – 8g liên tục từ 3 –
6 tháng.

Bài: ĐỘNG KINH(*)


Động kinh là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, được miêu tả trong
phạm vi chứng Điên giản của yhct.
Cơn động kinh xảy ra đột ngột, ngã lăn quay, chân tay co quắp, sắc mặt xanh nhợt,
hai hàm răng cắn chặt, ỉa đái không biết, sùi bọt mép, thở khò khè, hôn mê,tỉnh dần
sau một thời gian ngắn. Sau đó bệnh nhân mệt mỏi. Cơn động kinh tái phát nhanh
hay chậm tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh, có những cơn động kinh liên tục
là trường hợp phải cấp cứu bằng thuốc và phương tiện y học hiện đại.
Nguyên nhân gây ra bệnh do di truyền, tình trí bị kích động làm công năng hoạt
động các tạng phủ Tâm, tỳ, can, thận bị giảm sút dần tới sự mất thăng bằng âm
566
dương, khí nghịch, đàm ủng trẹ làm tắc khiếu, hỏa viêm gây phong động sinh ra
chứng hôn mê, co giật.
Động kinh chia làm 2 thể: Lúc mới mắc bệnh thường thuộc thực do phong đàm
ủng trệ, sau đó dần dần thành hư chứng gây tổn thương nhiều đến tâm thần.
Phương pháp chữa nếu là thực chứng lấy hóa đàm tức phong là chính, nếu thành
hư chứng thì bổ tâm thận, kiện tỳ hóa đàm là chính. Để phòng bệnh tái phát, thời
gian không có cơn, phương pháp chữa lấy bổ thận an thần là chính.
1.thể phong đàm ủng trệ
-TC: giống cơn động kinh điển hình đã nêu ở trên, mạch hoạt sác.
-Pháp: Hóa đàm tức phong, khai khí bế
-Bài thuốc: Uất kim 40g; Phèn chua phi 0g; Phèn chua sống 10g – tán thành bột
mịn, ngày uống 4 – 8g chia làm 2 lần.
Bài thuốc: Định giản hoàn ( Thiên ma 12g; bối mẫu 6g; Mạch môn 12g; viễn trí
12g; Cương tàm 12g; Chu sa 6g; Trần bì 6g; Phục linh 12g; Đởm nam tinh 12g;
Bán hạ chế 12g; Phục thần 12g; Đảng sâm 16g; Toàn yết 12g; Hổ phách 6g; Thạch
xương bồ 8g) – Tán thành bột, lấy nước Trúc lịch, Gừng, Cam thảo nấu thành cao
trộn với bột trên làm thành viên. Ngày uống 40g chia là 2 lần.
2.Tâm thận tỳ hư
-TC: mắc động kinh lâu ngày, tái phát nhiều lần, khi lên cơn đầu tối,ngã, tay chân
run, miệng kêu, hôn mê, sau khi tỉnh, mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không
tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn ít, đờm nhiều, rêu mỏng, mạch tế hoãn.
-Pháp: bổ tâm thận, kiện tỳ hóa đàm
-Bài thuốc: Hà sa hoàn ( thang): ( Tử hà sa 8g; Phục linh 8g; Đan sâm 8g; viễn trí
8g; Trần bì 6g; Bạch truật 12g; Kỷ tử 112g; hà thủ ô 12g; Đảng sâm 12g; Cam thảo
6g) – Sắc uống ngày một thang.
Nếu người gầy, hư phiền thêm Mạch môn 8g; Sinh địa 12g; Quy bản 8g.

567
Châm cứu: châm Thận du, Tâm du, Tỳ du, Thái xung, Túc tam lý, Phong long,
Đại trùy.
Nếu phong đàm nhiệt ủng trệ thì châm tả. Nêus do can thận tỳ hư thì châm bổ.
Để củng cố kết quả chữa bệnh, thường chữa vào thận là chủ yếu: dùng bài Lục vị
hoàn gia thêm Cúc hoa, Thăng ma. Nếu có nhiều dấu hiệu sang chấn tinh thần
dùng bài Tiêu giao tán thêm Cúc hoa, Câu đằng, Chi tử; Nếu có đờm nhiều, ăn
kém, mỏi mệt là dấu hiệu của Tỳ hư sinh đàm thấp thì dùng bài Quy tỳ hoàn gia
thêm Bán hạ, trần bì, Thương truật…

BÀI: MỘT SỐ BỆNH VỀ KHỚP


CHỨNG TÝ(*)
-Bệnh danh: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau nhức các khớp đều thuộc
phạm vi chứng Tý.
-Các thể lâm sàng:
1.Thể phong thấp hàn tý ( đau nhức các khớp không có nóng đỏ )
1.1 Phong tý ( hành tý)
-TC: Đau nhức các khớp với tính chất di chuyển, đau nhiều khớp, sợ gió. Bn đau
tăng khi trời lạnh, ít sưng. Rêu lưỡi trắng mạch phù.
-Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thong kinh lạc
-Phương: Phòng phong thang gia giảm: Phòng phong, khương hoạt, đương quy,
bạch thược đều 12g; Tần giao, quế chi, phục linh, ma hoàng đều 8g; cam thảo 6g.
-Có thể gia thêm Trần bì, xuyên khung.
-Châm cứu: Châm các huyệt tại chỗ nơi khớp đau.
Huyệt toàn thân: Phong trì, phong môn, hợp cốc, túc tam lý.
1.2 Hàn tý ( thống tý)

568
-TC: đau nhức khớp với đặc điểm dữ dội, thường chỉ ở một khớp, vận động khó
khăn, trời lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ đau, sợ lạnh ít sưng, rêu lưỡi trắng,
mạch huyền khẩn.
-Pháp: Tán hàn, khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc.
-Điều trị:
-Phương: Ô đầu thang gia giảm: Phụ tử chế, ma hoàng, bạch thược, hoàng kỳ,
phục linh đều 8g; cam thảo 6g.
+Bỏ Ma hoàng them Phục linh, có thể them Trần bì, xuyên khung.
-Châm cứu: Tại chỗ: ôn châm các huyệt tại chỗ khớp đau
Toàn thân: cứu Quan nguyên, khí hải, phong trì, túc tam lý.
1.3 Thấp tý ( trước tý)
-TC: đau nhức các khớp với đặc trưng là nhức mỏi, tê bì, sưng nhiều,thường chỉ bị
một khớp, đau mỏi các cơ, trời ẩm thấp đau tăng, người mệt mỏi, rêu lưỡi trắng
dính,mạch hoạt hoặc nhu hoãn.
-Pháp:Trừ thấp, khu phong tán hàn, thông kinh lạc
-Điều trị:
-Thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm: Ý dĩ 16g; Hoàng kỳ, đẳng sâm đều 12g;
Thương truật, Ma hoàng, Quế chi, Khương hoạt, Ô dược, Xuyên khung,độc hoạt,
phòng phong, ngưu tất đều 8g.
-Châm: Tại chỗ châm cứu các huyệt tại chỗ nơi khớp đau
Toàn thân: Túc tam lý, tỳ du, Tam âm giao, Phong trì, hợp cốc.
1.4 Can thận hư kết hợp phong hàn thấp: ( thường gặp trong thoái hóa khớp)
-TC: ngoài các biểu hiện phong hàn thấp tý nhất là thể hàn tý, bn còn có hội chứng
của Can thận hư: đau lưng, mỏi gối, ù tai, tiểu đêm, đại tiện lỏng,mạch trầm
nhược…
-Pháp: bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc.
-Điều trị:
569
-Thuốc: Bài độc hoạt tang ký sinh gia giảm: Tang ký sinh, quy, sinh, thược đều
12g; Linh, khung, ngưu tất, tế tân, tần giao, độc hoạt, phòng phong đều 8g; Quế
tâm 4g; Cam thảo 6g.
-Bài Tam tý thang: là bài trên bỏ Tang ký sinh them đỗ trọng 8g, Hoàng kỳ 12g,
tục đoạn 10g.
-Ngoài ra có thể gia them các vị bổ can thận trừ phong thấp như: thỏ ty tử, Ba kích,
Bổ cốt chỉ, Tắc kè…
-Châm: Tại chỗ ôn châm các huyệt tại chỗ khớp đau.
-Toàn thân: Thận du, can du.
2.Phong thấp nhiệt tý
-Đau nhức các khớp có nóng đỏ, gặp trong nhiều loại bệnh khớp nhưng trên lâm
sàng thường gặp nhất là viêm khớp dạng khớp.
-Pháp điều trị : Khu phong thanh nhiệt trừ thấp thông kinh lạc
Tùy theo giao đoạn tiến triển của bệnh mà chúng ta còn phải gia thêm các thuốc trừ
đàm, bổ can thận, lương huyết.
-Điều trị : Bên cạnh dùng thuốc ( Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm,
Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm).
-Châm cứu thì xoa bóp bấm huyệt, hướng dẫn bn tập vận động là rất quan trọng.
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP(*)
1. Bệnh danh
Thuộc phạm vi chứng tý.
2.Nguyên nhân cơ chế sinh bệnh
- Nguyên nhân gây bẹnh do dinh vệ hư, bì phu tấu lý sơ hở, phong, hàn, thấp thừa
cơ xâm nhập vào ( da, cơ nhục, cân, kinh lạc, khớp, xương) làm sự vận hành khí
huyết bị tắc trở gây chứng đau, co rút, tê bì hoặc sưng nóng đỏ. Thể chất mỗi người
khác nhau, phong, hàn, thấp tà xâm nhập cũng khác nhau. Nếu phong xâm nhập
mạnh là hành tý, nếu hàn xâm nhập mạnh là thống tý, thấp xâm nhập mạnh là trước
570
tý. Người dương thịnh, nhiệt náu bên trong bị Phong, Hàn, thấp tà thì hóa nhiệt
hoặc hành tý, thống tý, trước tý đau lau không khỏi tà lưu ở kinh lạc, uất lại hóa
nhiệt cũng thành nhiệt tý.
Bệnh kéo dài không được điều trị, hoặc điều trị không đúng bệnh tái đi tái lại nhiều
lần vào sâu gây thương tổn chức năng tạng phủ ( can, tỳ, thận khiến bệnh càng
nặng và khó chữa.
3. Các thể lâm sàng
3.1. Viêm khớp dạng thấp chưa có biến dạng, teo cơ, dính khớp
a. Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp ( thể phong thấp nhiệt tý)
-TC : các khớp sưng, nóng, đỏ, đau ( đối xứng) cự án ngày nhẹ, đêm nặng co duỗi
cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước
tiểu vàng, mạch hoạt sác.
-Pháp : Khu phong thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp.
-Bài thuốc 1:Bạch hổ quế chi thang gia giảm ( thể nặng) : Thạch cao 40g – Tri mẫu
12g - Quế chi 06g – Hoàng bá 12g – Thương truật 8g – tang chi 12g – ngạnh mễ
12g – kim ngân 20g – phòng kỷ 12g.
Nếu có hồng ban nút hoặc khớp sưng đỏ nhiều gia Đan bì 12g ; Xích thược 8g ;
Sinh địa 20g.
Bài thuốc 2 : Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm ( thể nhẹ và vừa) : Quế
chi 8g – bạch thược 12g – cam thảo 6g – ma hoàng 8g – tri mẫu 12g – bạch truật
12g – phong phong 12g – kim ngân hoa 12g.
Bài thuốc nam : Rễ vòi voi 16g ; thổ phục linh 16g ; Nam độc lực 10g ;Rễ cà gai
10g ; Rễ cây cúc áo 10g ; Hy thiêm 16g ; Ngưu tất 12g ; Huyết dụ 10g ; Kê huyết
đằng 12g ; Sinh địa 12g.
Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng không khô,
chất lưỡi đỏ, mạch tế sác do thấp nhiệt thương âm.
-Pháp : bổ âm thanh nhiệt, khu phong trừ thấp
571
-bài thuốc : Dùng 3 bài trên bỏ Quế chi thêm các vị thuốc dưỡng âm, thanh nhiệt
như Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp.
-Phương huyệt :
baHuyệt tại chỗ : quanh khớp đau, vùng lân cận.
Huyệt toàn thân : Hợp cốc, Phong môn, túc tam lý, Huyết hải, Đại trùy.
b. Thể phong hàn thấp tý
-TC : Tứ chi các khớp đau rõ, ít sưng nóng đỏ, cử động đau tăng, sợ gió, sợ lạnh,
chờm nóng dễ chịu, đau có khi di chuyển, có khi cố định, cảm giác nặng nề tay
chân,rêu lưỡi trắng nhớt, chất lưỡi ít thay đổi, mạch huyền khẩn hoặc phù hoãn.
-Pháp : Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc
Nếu phong hàn thắng gọi là Hành tý lấy Khu phong làm chính
Hàn thắng gọi là Thống tý lấy Tán hàn làm chính
Thấp thắng gọi là Trước tý lấy Trừ thấp làm chính.
-Bài thuốc : Phong thắng dùng bài Phòng phong thang gia giảm ( Phong phong
12g ; Khương hoạt 12g ; Tần giao 8g ; Quế chi 8g ; Phục linh 8g ; Bạch thược
12g ; Đương quy 112g ; Cam thảo 6g ; Ma hoàng 8g).
-Phương huyệt : Tại chỗ huyệt Quanh khớp và vùng lân cận
Toàn thân : Hợp cốc, Phong trì, Huyết hải, Cách du.
+HÀN THẮNG – THỐNG TÝ
-Phương dược : Ô đầu thang gia giảm ( Phụ tử chế 8g ; Ma hoàng 8g ; Bạch thược
8g ; Hoàng kỳ 8g ; Phục linh 8g ; Cam thảo 6g)
-Phương huyệt : Tại chỗ huyệt Quanh khớp và vùng lân cận
Toàn thân : cứu Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý.
+THẤP TÝ – TRƯỚC TÝ
-Phương dược : Ý dĩ nhânthang gia giảm ( Ý dĩ 16g ; thương truật 12g ; ma hoàng
8g ; Quế chi 8g ; Khương hoạt 8g ; Độc hoạt 8g ; Phòng phong 8g ; Ô dược 8g ;
Hoàng kỳ 12g ; Cam thảo 6g ; Đảng sâm 12g ; Xuyên khung 8g ; Ngưu tất 8g)
572
-Phương huyệt : Tại chỗ huyệt Quanh khớp và vùng lân cận
Toàn thân : túc tam lý, tỳ du, Huyết hải.
3.2. Viêm khớp dạng thấp kéo dài đã biến dạng, teo cơ, dính cứng
khớp
-Pháp : Vừa bổ chính ( bổ can thận, khí huyết)
Vừa khu tà ( khu phong, thanh nhiệt, tán hàn, trừ thấp)
Gia trừ đàm ( nếu còn sưng đau các khớp)
-Phương dược : dùng 1 trong các bài thuốc trên ( tùy thể bệnh) kết hợp bổ can thận
bổ khí huyết.
Gia trừ đàm :
Nam tinh chế 8g ; Bạch giới tử sao 8g ; Cương tàm 12g ; Đào nhân 8g ; Hồng hoa
8g ; Xuyên sơn giáp 8g.
-Không dùng thuốc
-Xoa bóp vận động ( Kết hợp cả thầy thuốc + bệnh nhân) các khớp từ từ thường
xuyên theo các tư thế, động tác cơ năng.
Châm cứu : Tại chỗ huyệt Quanh khớp và vùng lân cận
Toàn thân : Can du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao ( bổ)
THOÁI HÓA KHỚP(*)
- Bệnh danh : yhct cho rằng thoái hóa khớp thuộc phạm vi thể Phong hàn thấp
tý.
- Nguyên nhân : do can thận hư kết hợp với phong hàn thấp gây nên.
- TC : đau nhức ê ẩm các khớp, đau nhiều khi trời ấm lạnh, chờm nóng khớp
đau dễ chịu.
Đau lưng mỏi gối, ù tai, đái đêm ngủ ít, tiểu tiện dài, mạch trầm tế
- Pháp : bổ can thận, khu phong tán hàn, trừ thấp thông lạc
- Phương : Độc hoạt tang ký sinh thang gia vị ( Độc hoạt 8g; Tần giao 12g;
Tang ký sinh 20g; Xuyên khung 8g; Bạch thược 12g ; Đảng sâm 8g ; Phòng
573
phong 8g ; Tế tân 4g ; Quế chi 9g ; xuyên quy 12g ; Sinh địa 12g ; Phục linh
12g ; cam thảo 5g ; ngưu tất 12g ; cẩu tích 12g ; Phá cố chỉ 12g ; Đỗ trọng
12g ; Cốt toái bổ 12g ; Ba kích 10g ; Thỏ ty tử 12g)
Hoặc bài Tam tý thang gia Thỏ ty tử, Cẩu tích, Cốt toái, Ba kích, Phá cố chỉ, Tắc
kè…
- Phương huyệt :
Toàn thân : cứu hoặc châm bổ Can du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan
nguyên, Khí hải.
Tại chỗ : ôn châm + châm bình các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.

Bài : GOUTE(*)
I.Đại cương
Bệnh Goute được mô tả đầu tiên trong sách « Đan Khê tâm pháp » với tên gọi là
chứng Thống phong, ngoài ra còn gọi là ‘ Lịch Tiết Phong’ ‘ Bạch hổ phong’ ‘
Bạch hổ lịch tiết’.
Theo yhct Thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí
huyết ứ trệ tại khớp gây đau co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh
lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết
tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm kết
mà hình thành các cục tophi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn
thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và phát triển nhiều lần.
II.Các thể lâm sàng
1.Thể phong thấp nhiệt ( tương ứng với bệnh cảnh goute cấp)
-TC : đột ngột khớp ( bàn ngón cái) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm
theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ,
rêu vàng bẩn, mạch phù hoạt sác.
574
-Chẩn đoán : Bát cương : biểu thực nhiệt
Kinh lạc : Can, thận, tỳ, vị
Nguyên nhân: Ngoại nhân
Bệnh danh: Thống phong
-Pháp: Thanh nhiệt khu phong, trừ thấp, thông lạc
-Phương thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia giảm: Thạch cao 50g; Quế chi 6g; Xích
thược 12g; Phòng kỷ 10g; Cam thảo 6g; Tri mẫu 12g; Bạch thược 12g; Kim ngân
đằng 30g; Mộc thông 10g; Ngạnh mễ 10g) – Sắc uống ngày 1 thang.
2.Thể hàn thấp( tương ứng với goute ngoài đợt cấp)
-TC: Nhiều khớp sưng to đau âm ỉ kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ
nhưng đau nhiều, khớp di dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ
chịu, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền hoặc khẩn.
-Chẩn đoán:
Bát cương: biểu lý tương kiêm, hư, thiên hàn
Tạng phủ kinh lạc: Can, thận, tỳ, vị
Nguyên nhân: nội nhân, ngoại nhân
Bệnh danh: Thống phong
-Pháp: Tán hàn, trừ thấp, thông lạc, chỉ thống
-Phương: Đối pháp lập phương ( Đương quy 12g; Uy linh tiên 10g; Tỳ giải 12g;
Mộc thông 10g; Xích thược 12g; thổ phục lịnh 16g; Ý dĩ 20g; Quế chi 6g) – Sắc
uống ngày 1 thang
-Gia giảm: Các khớp sưng nhiều, có cứng khớp gia thêm Cương tàm, xuyên sơn
giáp
Đau âm ỉ lâu ngày gia thêm Huyền hồ.
Có biểu hiện của Thận dương hư gia thêm Cốt toái
Châm cứu: Thận du, Khí hải du, Bàng quang du, Quan nguyên du, Tam âm giao,
phối với huyệt vùng đau, lân cận.
575
Bài : VIÊM PHỔI(*)
VIème phi thuộc phạm vi chứng Phong ôn của yhct được chia ra các loại: viêm
phổi thùy, viêm phế quản phổi, viêm phổi do biến chứng sau các bệnh nhiễm khuẩn.
Viêm phế quản – phổi, viêm phổi do biến chứng hay gặp ở trẻ em sẽ giới thiệu ở
phần bệnh học nhi.
Nguyên nhân gây viêm phế quản do phần phế và phần vệ khí của cơ thể bị yếu,
phong nhiệt xâm nhập qua mũi, miệng vào phế. Nhiệt làm phế khí bị uất trệ, tân dịch
bị ngưng lại thành đàm.
Viêm phổi là một bệnh cần chữa kịp thời bằng thuốc y học hiện đại, để đề phòng các
biến chứn như suy hô hấp, suy tuần hoàn. Sau đay xin giới thiệu phân loại bệnh và
cách chữa theo yhct tùy theo các giai đoạn của bệnh.
1.Giai đoạn khởi phát
Một đến hai ngày đầu của bệnh: tà khí phạm vào phần: tà khí xâm phạm vào phế và
phàn vệ
-TC: sốt, sợ lạnh, ít hoặc không có mồ hôi, nhức đầu, miệng hơi khát, hơi thở gấp,
đờm ít, đau ngực, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.
-Pháp: phát tán phong nhiệt, chỉ khái
-Bài thuốc:
Bài 1: ( kim ngân 20g; Sài đất 20g; Bồ công anh 20g; Kinh giới 16g; Tang bạch bì
12g; Hạnh nhân 8g; Cỏ mạn chầu 16g; Trúc nhự 8g) – Sắc uống ngày một thang
Bài 2: Ngân kiều tán gia giảm: Kim ngân 16g; Liên kiều 16g; Ngưu bàng tử 12g;
Cát cánh 8g; Tiền hô 8g; Đậu xị 12g; Bạc hà 8g; bối mẫu 6g. – Sắc uống ngày 1
thang
Nếu sốt sợ lạnh, thêm Kinh giới 8g; Đau ngực thêm Bạch thược 8g; Uất kim 8g; Qua
lâu 12g; Sốt cao thêm Hoàng cầm 12g; Chi tử 12g.

576
2.Giai đoạn toàn phát: chưa có biến chứng ( mất nước), nhiễm độc thần kinh:
Nhiệt uất phế khí.
-TC: Sốt cao, mặt đỏ, không có mồ hôi, khát nước, ho ra đờm vàng, hoặc có dính
máu, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô, chất
lưỡi hồng, mạch hoạt sác.
-Pháp: Thanh nhiệt tuyên phế
-Bài thuốc
Bài 1: Hoàng liên 16g; Hoàng bá 16g; Kim ngân hoa 16g;Bồ công anh 16g; Sài đất
16g; Thạch cao 20g; tang bạch bì 12g; Hạnh nhân 12g; Trúc nhự 8g; Bố mẫu 6g;
Cam thảo 6g; cỏ mận trầu 20g. – Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ma hạnh thạch cam thang gia giảm: Ma hoàng 8g; Hạnh nhân 12g; Thạch
cao 40g; Cam thảo 6g; Kim ngân 20g; Liên kiều 16g; Hoàng liên 12g; Hoàng cầm
12g; Ngư tinh thảo 20g; Lô căn 20g.- Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu khó thở đờm nhiều thêm Đình lịch tử 12g; Tang bạch bì 12g.
Nếu ho ra máu thêm Bạch mao căn 12g; Nếu táo bón bỏ Ma hoàng thêm Qua lâu
12g; Nếu ra mồ hôi nhiều bỏ Ma hoàng thêm Sa sâm 20g; Tri mẫu 12g; Thiên hoa
phấn 12g.
3.Giai đoạn toàn phát có biến chứng: ( mất nước, nhiễm độc thần kinh) Nhiệt nhập
tâm doanh.
-TC: sốt cao kéo dài, về đêm càng nặng, miệng khát nhiều, trằn trọc vật vã, nói lảm
nhảm, dính máu, có khi tinh thần mê sảng, khó thở, thở nhanh gấp, đờm khò khè, ho
ra đờm có khi dính máu. Tay chân co giật, miệng môi khô, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi
vàng khô, mạch tế sác.
-Pháp: thanh doanh tiết nhiệt, khai khiếu
-Bài thuốc:
Bài 1: Sinh địa 20g; Huyền sâm 20g; Địa cốt bì 16g; Sa sâm 16g; Mạch môn 16g;
Kim ngân hoa 20g; Hoàng liên 12g; Xương bồ 6g – Sắc uống ngày 1 thang.
577
Bài 2: Thanh doanh thang gia giảm ( Sinh địa 20g; Huyền sâm 20g; Mạch môn 20g;
Liên kiều 12g; Uất kim 12g; Kim ngân 20g; Đan bì 12g; Hoàng liên 6g; Thạch
xương bồ 6g) – Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu co giật thêm: Câu đằng 20g; Thạch quyết minh 40g; Địa long 8g; Thở gấp nhiều
đờm thêm Bối mẫu 8g.
Nếu người bệnh bị suy tuần hoàn cấp do nhiễm độc ( choáng, trụy mạch). Phải cấp
cứu bằng phương tiện của y học hiện đại.
Châm cứu: các huyệt Phế du, Xích trạch, Thiếu thương ( châm nặn máu). Có thẻ
châm ngày 2 lần tùy bệnh nặng nhẹ.
Châm loa tai: các vùng Phế, phế quản, giao cảm, thần môn, bình suyễn.

Bài: MẤT TIẾNG(*)


Mất tiếng thuộc phạm vi của chứng Thất âm, có liên quan tới công năng hoạt động
thất thường của hai tạng phế và thận. vì phế chủ khí là cửa của thanh âm, thận là gốc
của thanh âm.
Mất tiếng là do ngoại cảm phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào phế, làm phế khí
không tuyên gây ra bệnh, hoặc do phế âm hư hay thận âm hư làm tân dịch bị hao
kiệt không khí hóa được mà gây ra bệnh.
Phân biệt được cả thể lâm sàng:
I. Loại cấp ( thực chứng)
Chia làm hai thể: Ngoại cảm phong hàn và đàm nhiệt
1.Ngoại cảm phong hàn
-TC:Tiếng nói khan, nói không ra tiếng, sốt ít, sợ lạnh, khạc ra đờm nhiều, loãng
không dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng.
-Pháp:Phát tán phong hàn
-Bài thuốc
578
Bài 1: ( Kinh giới 12g; Tang diệp 12g; Tang bạch bì 12g; Địa cốt bì 12g; Tử tô 8g;
Bán hạ chế 8g; Trần bì 6g) – Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: ( Tiền hồ 8g; Bán hạ chế 6g; Kinh giới 12g; Tế tân 6g; Gừng 6g; Phục linh
8g; Cam thảo 6g; Đại táo 12g) – Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu: châm tả Thiên đột, Phong môn, Xích trạch, Phong trì, Hợp cốc.
Châm loa tai: vùng phế, phế quản, họng.
2.Đàm nhiệt
-TC: nói không ra tiếng, đờm nhiều, vàng dính, họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng,
mạch hoạt sác.
-Pháp: Thanh phế hóa đàm
-Bài thuốc:
Bài 1: ( Tang bạch bì 12g; Lá tre 12g; Thanh bì 8g; Cát cánh 8g; Thổ bối mẫu 10g;
Trúc nhự 12g; Gừng 4g; Nam tinh chế 6g) – Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhị trần thang gia giảm: ( Trần bì 8g; Bán hạ chế 8g; Thạch xương bồ 12g;
Cát cánh 8g; Phục linh 8g; Cam thảo 6g; Tri mẫu 12g; Bố mẫu 8g) – Tán bột, mỗi
ngày uống 10g chia làm 2 lần.
Châm cứu: châm tả Trung phủ, Xích trạch, Hợp cốc, Túc tam lý, Phong long, Tam
âm giao.
Châm loa tai: vùng phế, phế quản, họng.
II. Loại mãn ( hư chứng)
Chia làm 2 thể: Phế âm hư, thận âm hư.
1.Phế âm hư
-TC: gầy, họng khô, ho khan nhiều, khan tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
-Pháp: Tư âm, dưỡng phế
-Bài thuốc

579
Bài 1: ( Sa sâm 12g; Thiên mông 12g; Mạch môn 12g; Tang bạch bì 8g; Bố chính
sâm 12g; Ngưu bàng tử 8g; Sinh địa 8g; Đan bì 6g; Địa cốt bì 8g; Trúc lịch 10ml) –
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Thanh táo cứu phế thang ( thang diệp 12g- thạch cao 12g – Hạnh nhân 12g;
Gừng 4g; Cam thảo 6g; A giao 8g; Đẳng sâm 16g; Mạch môn 12g; Tỳ bà diệp 12g)
– Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu: Châm bổ Trung phủ, Đản trung, Thiên đột, Hợp cốc.
2.Thận âm hư
-TC: họng khô, khản tiếng, bứt dứt, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt,
mạch tế sác.
-Pháp: Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế
-Bài: Lục vị hoàn gia Ngũ vị tử ( thục địa 12g – Sơn thù 12g – Hoài sơn 16g – Đan
bì 8g – Phục linh 12g – Ngũ vị tử 8g) – Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu: châm bổ Thận du, Thái khê, Nhiên cốc, Hợp cốc, Thiên đột

BÀI: LIỆT VII NGOẠI BIÊN


1.Liệt VII ngoại biên do lạnh: yhct gọi là trúng phong hàn ở kinh lạc
-TC: Thường sau khi gặp gió lạnh, tự nhiên thấy xuất hiện ở các triệu chứng của liệt
VII ngoại biên: mắt nhắm không kín, miệng méo, uống nước trào ra…Toàn thân có
hiện tượng sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
-Pháp: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc
-Bài thuốc 1: ( Ké đầu ngựa 12g; Ngưu tất 12g; Tang ký sinh 12g; Kê huyết đằng
12g; Quế chi 8g; Bạch chỉ 8g; Uất kim 8g; Trần bì 8g; hương phụ 8g). Sắc uống
ngày 1 thang.
Bài 2: Đại tần giao thang gia giảm ( Khương hoạt 8g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g;
Bạch chỉ 8g; Trần bì 8g; Ngưu tất 8g; Đương quy 12g; Thục địa 12g; Bạch thược
580
8g; Xuyên khung 8g; Đẳng sâm 12g; Phục linh 8g; Cam thảo 6g; Bạch thược 12g).
Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra có thể dùng các bài cổ phương khác có tác dụng khu phong tán hàn ở biểu
như Quế chi thang, Ma hoàng thang gia giảm thêm các vị hành khí hoạt huyết.
-Châm cứu: ôn châm các huyệt
Toản trúc xuyên Tình minh; Dương bạch xuyên Ngư yêu; Ty trúc không xuyên Đồng
tử lieu ( thái dương); Ế phong xuyên Hạ quan ( quyền lieu); Quyền lieu xuyên
Nghinh hương; Địa thương xuyên giáp xa. Huyệt tại chỗ có Nhân trung, thừa tương,
Thừa khấp…Huyệt toàn thân Hợp cốc ( đối bên), phong trì…
Ngoài ra nếu bẹnh nhân bị lâu nên thủy châm: vitamin nhóm B vào các huyệt trên.
-Xoa bóp: Bấm huyệt sử dụng các động tác đã học lên mặt bên liệt ( chú ý hướng
động tác từ giữa sang bên), day bấm các huyệt trên.
2.Liệt dây VII ngoại biên do nhiễm khuẩn: yhct gọi là trúng phong nhiệt ở kinh
lạc.
-TC: bệnh nhân có các triệu chứng của liệt VII ngoại biên như: mắt nhắm không kín,
miệng méo…Toàn thân có sốt, sợ nóng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác.
Chú ý: khi hết sốt chỉ còn các triệu chứng của liệt VII nên phải chú ý hỏi các triệu
chứng lúc khởi bệnh.
-Pháp: đang có sốt: Khu phong, thanh nhiệt, thông kinh lạc; Hết sốt: khu phong,
bổ huyết, thông kinh lạc.
Bài thuốc: ( Kim ngân hoa 16g; bồ công anh 12g; thổ phục linh 12g; Ké đầu ngựa
12g; Xuyên khung 12g; Đan sâm 12g; Ngưu tất 12g; Trần bì 12g). Sắc uống ngày 1
thang
Giai đoạn hết sốt, có thể dùng bài này giảm bớt 1 -2 vị khu phong thanh nhiệt; gia
thêm các vị bổ huyết như Bạch thược, Xích thược, Đương quy, Tang thầm, Sinh
( thục ) địa.. hoặc bài Tứ vật thang.
-Châm cứu:
581
Huyệt tại chỗ: châm như thể trên
Huyệt toàn thân: Phong trì, Hợp cốc ( đối bên), khúc trì, Nội đình.
Thủy châm: vitamin c, vitamin nhóm B.
-Xoa bóp – bấm huyệt : như thể trên, day bấm thêm huyệt Khúc trì, Nội đình.
3.Liệt dây VII ngoại biên do sang chấn : yhct gọi là ứ huyết ở kinh lạc
-TC : Bệnh nhân có các triệu chứng của liệt dây VII ngoại biên xuất hiện sau một
sang chấn như ngã, bị đánh, mổ vùng hàm mặt – xương chũm…
Do đó phải hỏi kỹ hoàn cảnh xuất hiện bệnh.
-Pháp : Hoạt huyết, hành khí
Bài thuốc : ( đan sâm 12g ; xuyên khung 12g ; ngưu tất 12g ; tô mộc 8g ; uất kim
8g ; chỉ xác 6g ; Trần bì 6g ; Hương phụ 6g). Sắc uống ngày 1 thang
Có thể dùng bài tứ vật đào hồng gia giảm thêm các vị hành khí như Trần bì, Hương
phụ, Chỉ xác…
-Châm cứu : Huyệt tại chỗ như thể trên
Huyệt toàn thân : Huyết hải, Túc tam lý
-Xoa bóp – bấm huyệt : giống thể trên + day bấm thêm Huyết hải, Túc tam lý.

BÀI : ĐAU VAI GÁY CẤP


1. Trúng phong hàn ở kinh lạc
-TC: Đột nhiên vai gáy cứng đau, quay cổ khó, ấn vào khối cơ vùng cổ gáy thấy đau,
khối cơ co cứng so với bên lạnh. Toàn thân sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng,
mạch phù.
-Pháp: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
-Bài thuốc: ( Quế chi 8g; Tang chi 12g; Kê huyết đằng 12g; Ý dĩ 12g; gừng 4g;
Bạch chỉ 8g; Uất kim 8g; Thiên niên kiện 8g).

582
Bài thuốc: Ma hoàng quế chi thang gia giảm: ( quế chi 8g; Tang chi 12g; Gừng
4g; Bạch chỉ 8g; Phòng phong 8g; Cam thảo 6g; Đại táo 12g) gia thêm Trần bì, Uất
kim.
Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm: ( khương hoàng 12g; Khương hoạt 8g; phòng
phong 8g; Xích thược 12g; Đương quy 12g; Hoàng kỳ 16g; Trích thảo 6g; Đại táo
12g; Sinh khương 4g) gia thêm Trần bì.
-Châm cứu: Cứu hoặc ôn châm Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tong,. Kiêng ngung, cự
cốt, Đại trữ, Phế du. Ngoài da còn có thể châm tả một huyệt Tuyệt cốt, vừa châm
vừa bảo bệnh nhân vận động cổ.
-Nên kết hợp với xoa bóp – bấm huyệt.
2.Huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc
-TC: sau khi ngủ dậy hoặc sau khi lao động thấy vai gáy đau, vận động cổ khó, cơ
vùng cổ co cứng.
-Pháp: hoạt huyết, hành khí, thông kinh lạc
-Bài thuốc: đào hồng tứ vật gia giảm ( Thục địa 12g; Xuyên khung 12g; Đào nhân
8g; Hồng hoa 8g; Đương quy 12g; Bạch thược 12g; Trần bì 8g; Chỉ xác 8g).
-Châm cứu: Châm các huyệt như trên thêm Cách du.

Bài:VIÊM CẦU THẬN CẤP (Thuỷ thũng thể dương thuỷ)


1, Do phong tà (phong thủy): thường gặp VCTC do lạnh do viêm nhiễm.
+ T/c: phù mặt và nửa người trên, sau đó phù toàn thân, kèm theo biểu chứng: sốt,
gai rét, rêu lưỡi trắng mỏng, tiểu tiện ít, mạch phù.
+ Cơ chế: phong tà làm ảnh hưởng tới phế vệ (bì mao) nên biểu phát hiện sốt, gai
rét, rêu lưỡi mỏng, mạch phù. Phong tà tác động mạch vào phế làm phế khí ko tuyên
thông, phế khí ko giáng thì ko làm thông và điều hòa đường tuần hoàn nước ở thượng

583
tiêu, nước ko xuống được bàng quang, ứ lại tràn ra thành thủy thũng và biểu hiện
t/ch phù ở nửa người trên, phù mặt, đái ít.
+ C/đoán: BC: Lý hư hàn; NN: Ngoại nhân; TP: Thận, BQ ; BD: Thủy thũng thể
dương thủy.
+ Pháp: tuyên phế phát hãn lợi niệu.
+ Phương: Bài 1 : Việt tỳ thang gia giảm:
Ma hoàng 12g (sơ phong tuyên phế).
Sinh khương 6g (sơ tán ngoại tà làm tăng t/d của ma hoàng).
Thạch cao 20g (trừ phiền lợi niệu).
Bạch truật 12g (kiện tỳ thẩm thấp lợi niệu).
Mộc thông 8g, Sa tiền 6g (lợi thủy)
Quế chi 6g (tân ôn giải biểu)
Cam thảo 6g, Đại táo 12g (điều hòa các vị thuốc).
+ Châm cứu: tả: ngoại quan, liệt khuyết, âm lăng tuyền, khí hải, túc tam lý, phục
lưu, hợp cốc.
2. Thủy thấp: hay gặp viêm cầu thận bán cấp.
+ T/c: phù toàn thân, đái ít sốt nhẹ, thân mình nặng nề, ngực tức, ăn kém, rêu lưỡi
dày, mạch trầm hoãn hoặc đới sác.
+ Cơ chế:- Do thủy thấp cảm nhiễm vào bì phu làm ủng tắc gây phù. Do thủy thấp
tụ vào trong khiến tam tiêu bị trở ngại, BQ khí hóa thất thường nên tiểu tiện ko thông.
Thủy thấp ko có đường ra nên tràn ứ ở bì phu gây nên phù càng tăng. Tỳ bị thấp
dương khí ko thư thái nên người mệt mỏi thân mình nặng nề, ngực tức chán ăn.
+ C/đoán: BC: lý hư; NN: Ngoại nhân Nội thương. BD: Thủy thấp thể dương thủy.
+ Pháp: thông dương lợi thấp. (Ôn thông hoá khí, kiện tỳ, trừ thấp, lợi niệu)
+ Phương: Ngũ linh tán:Phục linh, Trư linh, Bạch truật, Trạch tả: 12g; Quế chi 8g
-Phân tích bài thuốc:Phục linh, trư linh: lợi thủy thẩm thấp làm Quân.

584
Quế chi: ôn hóa BQ, lợi niệu sơ tán ngoại tà ra ngoài là Thần;Trạch tả: lợi niệu giúp
cho trư linh mạnh hơn. B/truật để kiện tỳ táo thấp vận hoá thuỷ thấp
- Hoặc phối hợp Bài Ngũ linh tán với Ngũ bì ẩm thì có t/d tốt hơn:
Trần bì6g, Sinh khương bì6g, Tang bạch bì15g, Đại phúc bì10g, Phục linh bì12g,
Phục linh12g, Trư linh12g, Bạch truật12g, Trạch tử12g, Quế chi8g.
+ Châm tả: ngoại quan liệt khuyết, âm lăng tuyền, túc tam lý, phục lưu, hợp cốc.
3. Thấp nhiệt: hay gặp VCTC do mụn nhọt:
+ T/c:phù toàn thân nước tiểu đỏ ít, khát nước nhiều, da cơ viêm nhiễm sưng nóng
đỏ đau, bụng đầy tức, khó thở, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
+ Cơ chế: Da thịt do tỳ phế làm chủ cho nên da nổi mụn nhọt thấp độc chưa thanh
giải tiêu tan được quay vào tạng phủ làm cho trung tiêu ko vận hóa được thủy thấp,
mất khả năng thăng thanh giáng trọc, mặt khác làm cho phế ko thông điều thủy đạo
nên tiểu tiện ko lợi, chuyển hóa thủy dịch bị trở ngại tràn đầy bì phu mà gây phù. Vì
thấp nhiệt ủng trệ ở tam tiêu, khí cơ thăng giáng thất thường mà gây ngực bụng đầy
tức, khó thở. Nhiệt tà thịnh hơn làm cho tân dịch bị hao gây tiểu ít, tiểu đỏ. Rêu lưỡi
vàng, mạch hoạt sác là thuộc thấp nhiệt.
+ C/Đ: lý hư; NN: Ngoại nhân; Nội nhân; TP: Phế tỳ. BD: Thủy thũng dương thủy.
+ Pháp: thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, trục thủy (nếu phù nặng).
+ Phương: Bài 2: Đạo xích tán gia giảm:
Sinh địa; Mộc thông, Hoàng cầm, Hoàng bá: 12g; Rễ cỏ tranh, Bồ công Anh 20g;
Trúc diệp 16g.
+ Phân tích bài thuốc:
Sinh địa, Rễ cỏ tranh: thanh nhiệt lương huyết.
Hoàng cầm, Hoàng bá, Bồ công anh: thanh nhiệt táo thấp giải độc.
Mộc thông, Trúc diệp: thanh nhiệt lợi thủy.
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.
Gia giảm: Nếu đái máu nhiều thêm tiểu kế, chi tử sao đen.
585
Nếu HA cao thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Câu đằng,
Phù nặng gia thêm Trục thủy; Đình lịch tử, Hắc sửu.
+ Châm: thủy phần, khúc trì, hợp cốc, tam tiêu du, âm lăng tuyền, phục lưu.

Bài : VIÊM CẦU THẬN MÃN (thủy thủng thể âm thủy).


1. Thể tỳ dương hư:
+ ĐN: VCTM còn gọi là suy thận tuần tiến ko hồi phục là chỉ tình trạng thận suy
kéo dài do tổn thương xơ hoá, thoái hoá ở CT hoặc ống thận, mạch máu thận. Bệnh
kéo dài hàng tháng, hàng năm, có những đợt cấp x/hiện nặng dần và gần nhau hơn.
+ T/c: phù ít ko rõ ràng, phù ở mí mắt và nặng 2 chi dưới, sắc mặt trắng xang, thở
gấp, tay chân mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, tiểu ít, đại tiện phân nhão, lưỡi bệu có vết
hằn răng, chân tay lạnh, mạch trầm hoãn.
+ Cơ chế:
Do dương khí yếu, tỳ khí kém nên ko chuyển hóa được nước khiến thủy tràn ứ xuống
hạ tiêu gây nên phù.
Tỳ dương hư ko được phấn chấn, sức vận hóa kém nên ăn ít đầy bụng, đại tiện lỏng,
sắc nhợt, người mệt mỏi.
Do dương khí ko vận hóa, thủy thấp ko lưu hành được nên tiểu tiện ít, lưỡi nhợt
mạch trầm hoãn.
+ C/đoán: BC: Lý hư hàn; NN: Nội thương; TP: tỳ ; BD: Thủy thũng thể âm thủy.
+ Pháp: Ôn bổ tỳ dương, lợi niệu.
+ Phương: Thực tỳ ẩm gia giảm.
Phục linh 16g, Bạch truật 12g: kiện tỳ táo thấp.
Hậu phác, Đại phúc bì, Mộc hương 8g: hành khí lợi niệu.
Can khương 4g, Thảo quả 8g, Phụ tử chế 8g: ôn dương trừ hàn.
Mộc qua 8g: lợi tiểu trừ thấp.
586
Cam thảo 4g: điều hòa các vị thuốc.
-Nếu thủy thấp nặng gia thêm quế chi, trư linh, trạch tả để trợ khí hóa BQ và lợi tiểu
tiện.
-Mệt mỏi nhiều gia; đẳng sâm, hoàng kỳ để ích khí.
-Đại tiện phân lỏng thì bỏ Đại phúc bì.
+ Cứu: tỳ du, vị du, túc tam lý, tam tiêu du
2. Thể thận tỳ dương hư:
+ ĐN: VCTM còn gọi là suy thận tuần tiến ko hồi phục là chỉ tình trạng thận suy
kéo dài do tổn thương xơ hoá, thoái hoá ở CT hoặc ống thận, mạch máu thận. Bệnh
kéo dài hàng tháng, hàng năm, có những đợt cấp x/hiện nặng dần và gần nhau hơn.
+ T/c: phù ko rõ ràng, phù kéo dài, thường phù ở mắt cá chân, bụng chướng nước
tiểu ít, sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu, mệt mỏi, sợ lạnh,lưng lạnh, người lạnh, tay chân
lạnh, mạch Trầm tế.
+ C/Đ: BC: Lý hư hàn; NN: Nội thương; TP: Thận tỳ; BD: Thủy thũng thể âm thủy.
+ Cơ chế:
-Do thận dương suy nhược, âm thịnh ở dưới nên nữa người dưới phù nhiều.
-Do thận dương yếu, mệnh môn hỏa suy nên chân tay lạnh, sợ lạnh.
-Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý, thận dương hư dẫn đến khí hóa ở BQ ko
lợi nên tiểu tiện ít.
-Tỳ dương hư nên vận hóa kém gây bụng đầy chướng.
-Do dương khí ko thư thái nên người mệt mỏi.
+ Pháp: ôn thận tỳ dương
+ Phương: Chân vũ thang gia giảm:
Phụ tử 8g, Nhục quế 4g: ôn dương trừ hàn.
Can khương 8g: trợ cho phụ tử nhục quế để ôn dương trừ hàn.
Bạch truật, Bạch linh 12g: kiện tỳ ích khí, lợi thủy.
Bạch thược 12g: dưỡng âm, giảm tính cay của Phụ tử,Can khương, Nhục quế.
587
Trạch tả, Sa tiền 12g, Trư linh 8g: lợi thủy.
+ Cứu: quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.
+ Đ/trị củng cố: Sau khi hết triệu chứng phù, BN ổn định thì cho dùng các thuốc bổ
tỳ thận và kèm lợi thấp như: “Sâm linh bạch truật tán” để kiện tỳ lợi thấp, “Tế sinh
thận khí hoàn” để ổn thận lợi thấp và theo dõi Bn trong 1 t/gian dài kết hợp với
YHHĐ: định lượng Protein nước tiểu.
3. Thể âm hư dương xung: VCTM có tăng HA
+ ĐN: VCTM còn gọi là suy thận tuần tiến ko hồi phục là chỉ tình trạng thận suy
kéo dài do tổn thương xơ hoá, thoái hoá ở CT hoặc ống thận, mạch máu thận. Bệnh
kéo dài hàng tháng, hàng năm, có những đợt cấp x/hiện nặng dần và gần nhau hơn.
+ T/c: phù ít hoặc hết phù, nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, miệng
khát, môi đỏ, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
+ Cơ chế: Do thận âm hư tổn ko nuôi dưỡng được can mộc dẫn đến can huyết thiếu,
can dương bốc lên gây nhức đầu, chóng mặt.
- Do thận âm hư sinh nội nhiệt sinh các chứng miệng khát, môi đỏ, họng khô, chất
lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
+ C/Đ: BC: Lý hư nhiệt; NN: nội thương; TP: Can thận; BD: Thủy thũng âm thủy.
+ Pháp: bình can, tư âm, lợi thủy.
+ Phương: Kỷ cúc địa hoàng thang gia ngưu tất, sa tiền.
-Thục địa 12g: tư âm dưỡng huyết.
-Sơn thù 8g: dưỡng can nhiếp huyết.
-Hoài sơn 12g: kiện tỳ.
-Trạch tả 8g: thanh tả thận hỏa.
-Đan bì 8g: thanh tả can hỏa.
-Bạch linh 12g: thẩm thấp lợi thấp.
-Kỷ tử 12g, Cúc hoa 10g: bình can giáng hỏa.
-Ngưu tất 12g: hạ HA.
588
-Sa tiền 16g: lợi niệu.
+ Châm: thái xung, can du, nội quan, thần môn, tam âm giao và các huyệt tại chỗ
theo chứng.
4. Thể VCTM có Ure máu tăng:
+ ĐN: VCTMcòn gọi là suy thận tuần tiến ko hồi phục là chỉ tình trạng thận suy kéo
dài do tổn thương xơ hoá, thoái hoá ở CT hoặc ống thận, mạch máu thận. Bệnh kéo
dài hàng tháng, hàng năm, có những đợt cấp x/hiện nặng dần và gần nhau hơn.
+ T/c: sắc mặt sạm đen, lợm giọng buồn nôn, bụng chướng tức ngực, đại tiện lỏng,
tiểu tiện ít, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Huyền tế hoặc Nhu tế.
+ Cơ chế: do thận dương và tỳ dương hư nhiều, trọc âm nghịch lên gây gây những
t/c trên..
+ C/Đ: BC: Lý hư hàn; NN: Nội thương; TP: Tỳ thận; BD: thủy thũng thể âm thủy.
+ Pháp: Ôn dương giáng nghịch.
+ Phương: Bài Phụ tử lý trung thang + Nhị trần thang + Đại hoàng, Hậu phác.
-Phụ tử 12g: ôn dương trừ hàn.
-Can khương 8g: trợ phụ tử ôn dương trừ hàn.
-Đẳng sâm 20g, Bạch truật 12g: kiện tỳ bổ khí.
-Hậu phác 6g, Đại hoàng 12g: hạ khí tiêu đờm.
-Trần bì 8g, Bán hạ chế 12g: ôn trung lý khí trừ đàm.
-Phục linh 12g: trừ thấp hóa đàm.
+Nếu trọc khí hóa hàn: ỉa phân nát, nước tiểu trong, đau bụng, rêu lưỡi trắng trơn
thêm Can khương 8g, Ngô thù 8g.
+Nếu trọc khí hóa nhiệt, nước tiểu ít đại tiện táo, miệng hôi lở loét: thêm Hoàng liên,
Trúc nhự, Chỉ thực 12g.
+Nếu nôn nhiều dùng bài: Bán hạ tả tâm thang: Bán hạ chế, hoàng liên, đẳng sâm,
cam thảo, đại táo, can khương. Nếu có hiện tượng trụy mạch dùng bài “ độc sâm

589
thang” hoặc “sinh mạch thang” (nhân sâm, mạch môn, ngũ vị tử) kết hợp với các
thuốc hồi dương như: phụ tử chế 12g, nhục quế 6g, can khương 8g.

Bài : VIÊM BÀNG QUANG


1. Viêm bàng quang cấp tính (thấp nhiệt)
-T/chứng: đái dắt, đái buốt, đau tức vùng hạ vị, đái ra máu, sốt, lưỡi vàng, táo bón,
mạch huyền sác.
-C/đoán: Lý thực nhiệt; NN: Ngoại nhân ; TP: BQ, Thận; BD: Lâm chứng.
-Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp.
-Phương:Bài 2:Đạo xích tán
Sinh địa 12 : Thanh nhiệt lương huyết
Mộc thông 12, Đăng tâm 6 : Để lợi thủy
Hoàng cầm 12, Trúc diệp 16g: Thanh nhiệt lợi thấp, tả hỏa
-Nếu tiểu tiện ra máu, thêm Chi tử sao đen 12, Rễ cỏ tranh 12
-Nếu đau tức trướng, co thắt vùng BQ, hạ vị thêm Ô dược 8, Khổ luyện tử 8
-Châm cứu: châm tả các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Khúc
cốt, Tam âm giao, Thái khê

2. Viêm bàng quang mạn tính :Do âm hư, thận hư, kết hợp với thấp nhiệt (hư thực
lẫn lộn, hư nhiệt)
-Tr/chứng: Đau mỏi lưng, người mệt, chóng mặt, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu
vàng, rêu lưỡi mỏng hoặc hơi vàng, chất lưỡi đỏ, vùng hạ vị hơi tức, đái dắt, mạch
tế sác.
-C/đoán: lý hư trung hiệp thực, thiên nhiệt; TP: BQ, Thận ; BD: lâm chứng; NN:
Thấp nhiệt, Thận âm hư.
-Pháp: Dưỡng âm bổ thận, thanh nhiệt thấp (tư âm thanh nhiệt trừ thấp)
590
-Phương: Bài :Bát vị tri bá gia giảm:
Thục địa 16 : Tư âm dưỡng huyết- Trạch tả 8g: Thanh tả thận hỏa- Sơn thù 8g:
Dưỡng can nhiết huyết- Đan bì 8g: Thanh tả can hỏa- Hoài sơn 8g: Kiện tỳ cố tinh-
Phục linh 8g: thẩm thấp lợi niệu
Tri mẫu 8g, Hoàng bá 12g: Thanh nhiệt lợi thủy
+Nếu dung tích bàng quang giãn, kèm thêm đái són, tiểu tiện nhiều lần, mệt mỏi,
hoa mắt bỏ Tri,bá thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16, Hoàng kỳ 12, Bạch truật 12
+Nếu lưng đau mỏi, lưng lạnh, chân tay lạnh, triệu chứng thiên về dương hư, bỏ Tri,
bá thêm các thuốc ôn thận trợ dương như Thỏ ty tử 12, Ba kích 12, Phụ tử chế 8,
Nhục quế 4, (hoặc dùng bài thận khí hoàn, bài Tế sinh thận khí hoàn)
-Châm cứu: Châm bổ các huỵêt Thận du, Bàng quang du, Trung cực, Quan nguyên,
Tam âm giao.
+ Nếu thiên về hư hàn thì cứu các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Mệnh
môn, Thận du, Tam âm giao
+ Có thể căn cứ vào sự phân loại các bệnh cấp tính và mạn tính và cách chữa bệnh
bàng quang mà ứng dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khác.

Bài: HEN PHẾ QUẢN


Bệnh danh: Hen phế quản thuộc phạm vi chứng Háo xuyễn, Đàm ẩm của YHCT.
Hay xảy ra ở người có tình trạng dị ứng (cổ họng phát ra tiếng gọi là háo, thở ít gấp
gáp, hơi đưa lên thì nhiều hơi đưa xuống thì ít thì gọi là xuyễn)
Nguyên nhân – cơ chế bệnh sinh:
- Do cảm phải ngoại tà (trong đó tà khí là phong hàn thấp là cơ bản): phong là dương
tà, hàn là âm tà tác động vào phế làm cản trở công năng của phế là xuất nhập khí nên
khởi đầu của hen phế quản thường thấy bệnh nhân hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi,
ho rồi khó thở, thường sợ gió lạnh. Thấp là âm tà thấp tác động dần vào tỳ vị làm
591
mất công năng vận hoá của tỳ vị không phân thanh giáng trọc mà sinh đàm, đàm trở
trệ phế sinh khó thở
- Do ăn uống làm việc quá sức: làm tỳ khí kém, khí huyết kém công năng tỳ giảm
sút sinh đàm trở trệ mà thành bệnh
- Tình chí thất thường: buồn rầu quá độ làm phế khí không thư thái, phế khí bị hại
làm khí cơ bị tắc. Phế chủ khí khí không thăng giáng mà nghịch lên gây khó thở. Lo
nghĩ nhiều làm tỳ khí bị uất kết rối loạn công năng mà sinh đàm. Kinh sợ làm tổn
khí, kinh thì làm khí loạn, tạng Thận chủ nạp khí khi khí hao tổn mà loạn thì khó thở
do thận không nạp được khí
- Tạng phủ: phế tỳ thận. Khi bị RL hoạt động của các tạng: Phế, thận, tỳ sẽ biểu
hiện các triệu chứng bệnh lý
Bệnh có liên quan mật thiết tới Đàm trong đó đàm sinh ra do: Tỳ hư không vận hoá
được thuỷ thấp. Thận dương hư không ôn hoá được tỳ dương vận hoá thuỷ cốc và
không khí hoá được nước. Phế khí hư không túc giáng, thông điều thuỷ đạo nên sẽ
có biểu hiện trên lâm sàng triệu chứng đờm nhiều, khó thở, ngực đày tức
Đặc điểm của bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn là chứng thực, ngoài
cơn thuộc chứng hư. Như vậy khi điều trị phải phân biệt tiêu bản hoãn cấp mà xử
trí: lên cơn thì điều trị triệu chứng để cắt cơn; khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh
tức là vào các tạng: phế, thận, tỳ để phòng tái phát
A -Điều trị hen phế quản trong cơn
- Biểu hiện triệu chứng chung là cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở ở thì thở ra,
ngực đầy tức, có tiếng ran rít, ran ngáy, có thể không nằm được, ra mồ hôi
1. Thể hen hàn:
-T/chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát,
thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch huyền tế
-Pháp:Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ xuyễn
-Phương:Xạ can ma hoàng thang gia giảm
592
Xạ can 8g, Khoản đông hoa 12g, Tử uyển 12g, Ma hoàng 6g, Sinh khương 4g, Đại
táo 12g Ngũ vị tử 4 -6g, Tế tân 4 -6g, Bán hạ chế 8 -12g
-Phân tích:
Ma hoàng để thông dương khí ở biểu, phát hãn tuyên phế bình xuyễn;
Sinh khương, Tế tân làm ôn phế hoá ẩm giúp ma hoàng phát hãn.
Tử uyển, Khoản đông hoa: để giáng phế khí, tán phong hàn, bình xuyễn.
Ngũ vị tử để liễm khí. Cam thảo để giảm tính mãnh liệt của Ma hoàng;
Bán hạ chế để hoá đờm,
Sinh khương, Đại táo để hoà trung.
Xạ can: Thanh nhiệt giải độc ở 2 kinh phế, can tác dụng chữa ho và long đờm
-Châm cứu:Châm bổ: Thiên đột, chiên trung, phong môn, định xuyễn, liệt khuyết,
tam âm giao, phong long, túc tam lý; Cứu: Phế du, cao hoang, thận du
+Nhĩ châm các huyệt bình xuyễn, tuyến thượng thận, giao cảm
2. Thể hen nhiệt:
-Tr/chứng: Người bứt rứt, sợ nóng, mội đỏ, đờm dính vàng, thích uống nước lạnh,
đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác.
-Pháp: Thanh nhiệt, tuyên phế hoá đàm, bình xuyễn
-Phương: Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm:
Ma hoàng 6-8g, Thạch cao 20g, Đại táo 12g, Sinh khương 4g, Bán hạ chế 6g, Hạnh
nhân 10g, tô tử 8g, Đình lịch tử 4g, Xạ can 10g.
-Phân tích:
Ma hoàng để thông dương khí ở biểu, phát hãn tuyên phế; Sinh khương giúp Ma
hoàng ôn trung tán hàn phát hãn; Thạch cao để thanh phế nhiệt, sinh tân chỉ khát;
Bán hạ để hoá đờm giáng nghịch; Cam thảo để ích khí hoà trung làm giảm tính mãnh
liệt của Ma hoàng; Đại táo để hoà trung; Hạnh nhân, Tô tử để giáng khí hoá đờm
bình xuyễn; Xạ can: Thanh nhiệt giải độc ở 2 kinh phế, can t/dụng chữa ho và long
đờm
593
Châm cứu:Châm tả: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định xuyễn, Phế du, Xích
trạch, Thái uyên, Phonglong, Hợp cốc; Nhĩ châm các huỵêt bình xuyễn, tuyến
thượng thận, giao cảm
B-Điều trị hen phế quản ngoài cơn:
Để tránh tái phát hoặc cơn hen nhẹ, chu kỳ tái phát chậm ngoài cơn nên chữa gốc
bệnh chủ yếu là hồi phục công năng các tạng : Phế, Tỳ, Thận
1. Phế hư: Hen phế quản lâu ngày kèm giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, thời
kỳ đầu của tâm phế mạn
-Triệu chứng: Phế khí hư: sắc mặt trắng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, hơi thở ngắn
gấp, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, dễ bị cảm lạnh và hay tái phát cơn hen, ngạt mũi, chảy
nước mũi, lưỡi đạm, rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực
Phế âm hư: ho thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, miệng khô họng ráo, hâm hấp
sốt về chiều, lưỡi đỏ ít rêu hoặc không rêu, mạch nhanh nhỏ
-Pháp: Bổ phế cố biểu, ích khí định xuyễn
-Phương: Thể phế khí hư: Ngọc bình phong tán gia giảm (Phòng phong 6, Hoàng
kì 12, Tô tử 12, Bạch truật 12)
Thể phế âm hư: Sinh mạch tán gia giảm(Đẳng sâm 16, Mạch môn 12, Ngũ vị tử 6,
Sa sâm 12, Ngọc trúc 8, Bối mẫu 12)
-Châm cứu: Phế khí hư: Cứu: Phế du, Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Cao hoang,
Chiên trung ;Phế âm hư: châm bổ Phế du, Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Cao hoang,
Chiên trung
2. Tỳ hư:
-T/chứng: Sắc mặt vàng, ho đờm nhiều, mệt mỏi ăn kém, bụng đầy chướng, đại tiện
loãng, ăn chất béo dễ bị ỉa chảy, phù thũng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch
hoãn tế vô lực.
-Pháp: Kiện tỳ ích khí (ôn trung kiện tỳ)

594
-Phương: Lục quân tử thang (Đẳng sâm 16, Bạch linh 12, Bạch truật 12, Cam thảo
6, Trần bì 6, Bán hạ chế 8)
-Châm cứu: Cứu Tỳ du, Vị du, Phế du, Thận du, Quan nguyên, Túc tam lý
3. Thận hư:
-Tr/chứng: Thận dương hư: sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, hồi hộp, hơi thở ngắn gấp,
càng lao động càng tăng, ho đờm có bọt, lưng gối mỏi yếu, nươc tiểu trong dài, tiểu
tiện nhiều lần, lưỡi đạm, rêu trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực.
Thận âm hư: Hơi thở ngắn gấp, hồi hộp, ho đờm có bọt, lưng gối mỏi yếu, hoa mắt
chóng mặt, ù tai, miệng họng khô, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ khô ít rêu, đại
tiện táo, tiểu tiện vàng, mạch tế sác
-Pháp: Ôn thận nạp khí (Thận dương hư) ; Tư âm bổ thận (Thận âm hư)
-Phương: Thận khí hoàn (Bát vị quế phụ)
Hoặc Hữu quy ẩm điều trị thận dương hư (Thục địa 12, Hoài sơn 12, Sơn thù 8,
Đan bì 6, Bạch linh 8, Trạch tả 6, Mạch môn 12, Ngũ vị tử 6)
-Châm cứu:Thận dương hư: Cứu : Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Phế du, Chiên
trung, Mệnh môn; Thận âm hư: Châm bổ Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Phế du,
Chiên trung, Mệnh môn, Tam âm giao, Thái khê.

Bài: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


Bệnh danh: Đái tháo đường được miêu tả trong phạm vi chứng tiêu khát
Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh Theo lý luận của YHCT, bệnh này xuất hiện do:
-Bất nội ngoại nhân: Ăn nhiều đồ cay, béo, ngọt làm nhiệt nung nấu ở vị.
-Nội nhân: Sang chấn tinh thần: chủ yếu do tạng Can, uất hóa hỏa gây thiêu đốt tân
dịch.
-Bẩm tố âm hư: lao lực quá độ (phòng dục)
Âm hư, phế táo làm c/năng túc giáng bị RL, tinh hoa thủy cố ko phân bổ tới tạng
595
phủ. Nhiệt ở trung tiêu thiêu đốt tân dịch của thủy cốc. Thận ko tàng trữ tinh tiên
thiên, tinh hậu thiên ko được bổ xung, tinh hoa thủy cốc ko được tàng trữ theo tiểu
ra ngoài.
Phân loại theo YHCT (3 thể):
-Thể thượng tiêu: khát nhiều có liên quan đến tạng Phế
-Thể trung tiêu: đói nhiều có liên quan đến tạng Tỳ, vị
- Thể hạ tiêu: đái nhiều có liên quan đến tạng Thận
1. Thể Thượng tiêu
-T/chứng: Khát nhiều, miệng khô, thích uống mát. Tiểu nhiều; Chất lưỡi đỏ, ko rêu
hoặc ít rêu ; Mạch sác
-Biện chứng:
+ Do bẩm tố âm hư cộng với thói quen ăn uống thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm
trong cơ thể ngày càng hao tổn. T/hợp này là Phế âm.
+Phế chủ khí, chủ về thông điều thuỷ đạo, trường hợp Phế âm ko đủ, Phế cơ mất
chức năng tuyên giáng, thuỷ dịch trong cơ thể ko được phân bố đều khắp cơ thể mà
dồn xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và số lượng nhiều.
+Cơ thể mất nhiều thể dịch nên có biểu hiện miệng khô và khát nước nhiều, Chất
lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác đều là biểu hiện của hư nhiệt.
-Chẩn đoán: BC: Lý - Hư - Nhiệt; TP: Phế âm hư; BD: Tiêu khát; NN: Nội nhân,
Bất nội ngoại nhân; Tiên thiên bất túc, Thiên quý suy
-Pháp: Dưỡng âm nhuận phế, Sinh tân chỉ khát
-Phương dược: Thiên hoa phấn thang
Thiên hoa phấn 20g: làm chủ quân với tác dụng ở thượng tiêu, tư âm giảm khát .
Sinh địa 16g: thanh huyết nhiệt.
Mạch môn 16g: sinh tân nhuận phế táo, phế âm được bổ xung tân dịch sẽ tuyên phát
toàn thân mà làm giảm triệu chứng bệnh
Ngũ vị tử 8g: liễm âm để sinh tân, làm giảm đi tiểu mà giữ lại được tân dịch cho cơ
596
thể
Cam thảo6g: ích khí, điều hoà vị thuốc
2. Thể Trung tiêu
-Triệu chứng: Ăn nhiều, mau đói, ăn vào khát có giảm, ko ăn khát lại tăng. Khát,
uống nhiều, tiểu nhiều, đại tiện táo. Gầy nhiều, người nóng nảy, bứt rứt, da nóng.
Chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô. Mạch hoạt thực.
-Biện chứng: Do bẩm tố tiên thiên có thể trạng âm hư cộng với thói quen ăn uống
thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn. Trường hợp này
là vị âm hư nung đốt trung tiêu nên ăn vào mau đói, âm hư thiêu đốt làm hao tổn tân
dịch nên ăn nhiều mà cơ thể vẫn gầy. Tỳ và vị có quan hệ biểu lý, cùng ở trung tiêu,
hỗ trợ nhau để vận hoá thuỷ cốc; Vị âm ko đầy đủ khiến công năng của tạng tỳ cũng
bị ảnh hưởng khiến khả năng vận hoá thuỷ dịch bị suy giảm. Khí của tỳ thường thăng
lên trên cùng với tinh hoa thuỷ cốc, Tỳ hư khiến thuỷ dịch ko giữ được trong cơ thể
mà thoát xuống bàng quang ra ngoài → tiểu nhiều. Mặt khác Tỳ khí kém cũng dẫn
đến phế khí suy mà ko thông điều thuỷ đạo, cơ thể ngày càng mất tân dịch
Chẩn đoán: BC: Lý - Hư - Nhiệt; TP: Vị âm hư; NN: Nội nhân, Bất nội ngoại nhân;
BD: Tiêu khát
-Pháp: Dưỡng vị, sinh tân, chỉ khát
-Phương dược: Tăng dịch thang(Sâm sinh liên mạch thiên hoa)
Hoàng liên 6g: tả vị hoả, làm giảm cảm giác đói.
Huyền sâm, Sinh địa 16g: thanh huyết nhiệt, sinh tân nhuận táo .
Thiên hoa phấn 12g, Mạch môn 16g: bổ phế và vị âm, chỉ khát.
3. Thể Hạ tiêu
-Triệu chứng: Tiểu nhiều, uống bao nhiêu tiểu ra bấy nhiêu, nước tiểu vị ngọt, ko
cặn. Miệng khát,uống nhiều.Ngũ tâm phiền nhiệt.Đầu váng,mệt mỏi,lưng đau gối
mỏi. Chất lưỡi đỏ khô. Mạch trầm tế sác.
-Biện chứng: Do bẩm tố tiên thiên có thể trạng âm hư cộng với thói quen ăn uống
597
thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm trong cơ thể ngày càng hao tổn. Trường hợp này
là thận âm hư, thận là gốc của các tạng, thận âm hư khiến các tạng đều hư suy. Âm
hư sinh nội nhiệt nên ngũ tâm phiền nhiệt, mạch tế mà sác.Thận chủ thuỷ, thận suy
thì chức năng khí hoá rối loạn,BQ ko được chế ước nên tiểu nhiều
-C/Đ:BC: Lý Hư Nhiệt;TP: Thận âm hư;NN: Nội nhân, Bất nội ngoại nhân; BD:
tiêu khát
-Pháp: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt
-Phương dược: Lục vị địa hoàng gia giảm
Sinh địa, Kỷ tử: lương huyết, ích thận thuỷ
Hoài sơn :hỗ trợ công năng của tỳ vị
Sơn thù, Đan bì : thanh nhiệt ở can kinh, vì thận âm hư sẽ dẫn tới can âm hư
Thạch hộc, Sa sâm: bổ phế âm
Thiên hoa phấn: sinh tân chỉ khát
4. Thận dương hư:
T/chứng: Mệt mỏi, tay chân lạnh, lưỡi nhợt bệu, mạch tế vô lực.
Pháp: ôn bổ thận dương.
Phương: Thận khí hoàn gia vị.
5.thể khí âm lưỡng hư
-TC: người mập,ngũ tâm phiền nhiệt nặng nề, mệt mỏi, chân tay tê bì
-Pháp: Tư âm ích khí, chỉ khát
-Phương: Sinh mạch tán gia giảm

Bài :VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG( Vị quản thống)


Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
-Can khí phạm Vị: Do tình chí bị kích thích, u uất buồn giận lâu ngày gây Can khí
uất kếtlàmmất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ, hoành nghịch phạm vị làm Can
598
- Vị bất hoà; rối loạn sự thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị gây ra đau, ợ hơi, ợ chua,
buồn nôn
-Tỳ vị hư hàn: Ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm Tỳ Vị bị tổn
thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ gây
đau
1. Can khí phạm Vị
A, Khí trệ (khí uất)
+ Triệu chứng: Đau thượng vị từng cơn, đau lan ra sau lưng và hai bên mạng sườn,
ấn đau (cự án) ; Bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc
hơi vàng ; Mạch huyền
+ Biện chứng: Can chủ sơ tiết, khi tình chí ko được thư thái làm Can khí uất kết
phạm Vị và gây đau. Hông sườn là phân giới của Can nên khi Can khí uất kết gây
đau vùng mạng sườn. Bệnh về khí hay di chuyển nên đau thường đau lan ra sau lưng.
Khí cơ bất lợi trở trệ ở trung tiêu ko thông giáng được mà gây bụng đầy chướng, ợ
hơi
+ C/Đ: BC: Lý Thực thiên Nhiệt; TP: Can, Vị; NN: Nội nhân; BD: Vị quản thống
+ Pháp: Sơ can lý khí (Sơ can hoà vị)
+ Phương dược: Sài hồ sơ can thang gia giảm:
Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ: sơ Can lý khí hoà vị chỉ thống.
Thanh bì: hoà vị giáng nghịch.
Bạch thược: dưỡng huyết nhu can.
Xuyên khung: hoạt huyết hoá ứ.
Cam thảo: điều hoà bài thuốc, hoà hoãn giảm đau.
+ Gia giảm: Đau nhiều gia Khổ luyện tử, Diên hồ sách
Nếu ợ chua nhiều thêm Ô tặc cốt, Mẫu lệ
Nếu đau bụng dữ dội dùng bài Trầm hương giải khí tán (Trầm hương 6, Sa nhân
8, Trích thảo 6, Hương phụ 10, Diên hồ sách 8, Khổ luyện tử 8)
599
+ Phương huyệt: Tả: Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc
tam lý, Tam âm giao, Lương khâu
B, Hoả uất
+ T/chứng: Thượng vị đau nhiều, có cảm giác nóng rát, cự án. Miệng khô đắng, ợ
chua ; Tiểu tiện đỏ, đại tiện táo ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng ; Mạch huyền sác.
+ Biện chứng: Do vị khí bất hoà, khí lưu hành bị uất trệ gây nên.Khí trệ lâu ngày
hoá hoả. Do ăn uống ko điều độ, no đói thất thường, ăn nhiều các thức béo, ngọt sinh
thấp nhiệt ở trong nên miệng khô đắng.
+ C/Đ: BC:LýThựcNhiệt; TP: Can, Vị;NN:Bất nội ngoại nhân; BD: Vị quản thống
+ Pháp: Sơ can tiết nhiệt (Thanh nhiệt lợi thấp, hoà vị khoan hung)
+ Phương dược: Hoá can tiễn hợp Tả kim hoàn gia giảm:
Thanh bì: sơ can lý khí
Trần bì: lý khí hoà vị
Thược dược:dưỡng huyết nhu can hoãn cấp chỉ thống
Đan bì, Sơn chi: thanh can tả nhiệt
Thổ bối mẫu: thanh nhiệt tán kết
Trạch tả: thẩm thấp tả nhiệt
Các vị trên để phát huy hiệu lực sơ can lý khí, tả nhiệt hoà vị.
Hoàng liên thanh tả hoả ở can vị
Ngô thù: sơ can giải uất, giáng nghịch, hạn chế bớt tính đắng hàn của Hg liên
+ Phương huyệt: Tả: Thái xung, Can du, Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Túc
tam lý, Tam âm giao, Lương khâu, Hợp cốc, Nội đình, Nội quan.
C,Huyết ứ
+ T/chứng: đau ở 1 vị trí, cự án, chia 2 loại: Thực chứng: Nôn ra máu, ỉa phân đen,
môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực; Hư chứng: Sắc mặt xanh
nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt, chất lưỡi đỏ bệu, có điểm ứ huyết, rêu
lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp
600
+ Biện chứng: Đau lâu ngày không khỏi dẫn đến khí trệ huyết ứ, gốc bệnh càng sâu.
Huyết ứ là loại hữu hình nên đau cố định một chỗ. Đau lâu tổn thương đến mạch lạc
nên thổ huyết, ỉa phân đen. Lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch tế sáp cũng do huyết ứ
không lưu hành được gây ra
+ C/Đ: BC: Lý-Thực- Nhiệt or Lý-Hư-Hàn- TP: Can, Vị- NN: Bất nội ngoại nhân-
BD: Vị quản thống
+ Pháp: Thực chứng: Lương huyết chỉ huyết; Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết
+ Phương dược:
- Thực chứng: Thất tiếu tán(Bồ hoàng 12; Ngũ linh chi 12) Tán bột uống 12g/24h
chia 2 lần
Bồ hoàng hoạt huyết chỉ huyết Ngũ linh chi hoạt huyết giảm đau
Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, tán kết chỉ thống
- Hư chứng: Tứ quân tử thang gia giảm
Tứ quân tử thang là phương thuốc có tác dụng bổ khí kiện tỳ, dưỡng vị được gia
thêm Hoàng kỳ làm tăng tác dụng kiện tỳ sinh huyết, chữa chứng Tỳ hư, người mệt,
thiếu máu.
A giao, Tây thảo để chỉ huyết
- Gia giảm:- Nếu chảy máu nhiều gia Tam thất- Nếu thiếu máu nhiều gia Nhân sâm,
Hoàng kỳ, Bạch truật
+ Phương huyệt:
- Thực chứng: Tả: Can du, thái xung, Huyết hải, Tỳ du, Hợp cốc
- Hư chứng: Bổ hoặc cứu: Can du, Tỳ du, Cách du, Tâm du, Cao hoang du
2. Tỳ Vị hư hàn
+ Triệu chứng: Đau thượng vị liên miên. Nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng.
Người mệt, thích xoa bóp, chườm nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh . Phân nát, có lúc táo.
Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt .Mạch hư tế.
+ Biện chứng:Do Tỳ Vị hư hàn, dương khí ko vận chuyển được, lại được ăn uống
601
đình tụ nên đau bụng, đầy bụng, nôn ra nước trong.
-Tỳ vị dương hư, dương hư sinh ngoại hàn nên sợ lạnh, tay chân lạnh, phân nát.
-Người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư tế là biểu hiện của hư hàn
+ Chẩn đoán :- BC: Lý - Hư – Hàn- TP: Tỳ, Vị- NN: Bất nội ngoại nhân- BD: Vị
quản thống
+ Pháp: Ôn bổ tỳ vị (Ôn trung kiện tỳ)
+ Phương dược: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Bài thuốc có tác dụng ôn trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp
Quế chi, Can khương, Cao lương khương ôn trung trừ hàn, giảm đau, chỉ nôn
Hương phụ lý khí giảm đau, ôn ấm trung tiêu
Đại táo, Hoàng kỳ, Cam thảo kiện tỳ ích khí, hoà hoãn giảm đau
Bạch thược giảm đau, điều hoà dinh vệ, đảm bảo sự cân bằng hàn nhiệt của bài thuốc
-Gia giảm- Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm Chỉ xác 6, Mộc hương 6g- Nôn ra
nước trong bỏ Quế chi, gia Bán hạ 8,gPhục linh 8 để hoá đờm giáng khí
+ Phương huyệt: ôn châm hoặc cứu Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Vị du, Túc tam
lý, Quan nguyên, Khí hải

Bài : TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO:


NN, cơ chế bệnh sinh: Bệnh phần nhiều do chính khí suy hư, can phong nội động
gây ra. Bệnh chủ yếu do nội phong gây ra, có thể phối hợp với ngoại phong cùng
gây bệnh, hiếm khi chỉ do ngoại phong. Phong đánh vào 12 kinh lạc và 12 tạng phủ.
Trúng phong là 1 bệnh mà gốc bệnh do can, thận, tâm tỳ giảm công năng h/đ gây ra
RL về tinh khí thần, ngọn bệnh là do phong,hỏa đàm gây nhiễu loạn.
PL: Trúng phong KL (Âm hư hỏa vượng; Phong đàm); Trúng phong tạng phủ
(chứng bế, chứng thoát).
1, Trúng phong kinh lạc (TBMMN ko có hôn mê)
602
1.1. Âm hư hoả vượng Thường gặp ở BN tăng HA thể Can thận âm hư :
+ T/chứng: Liệt cứng 1/2 người, liệt mặt ; Có thể thoáng mất ý thức ; Hoa mắt
chóng mặt ; Mạch huyền tế sác
+ Biện chứng: Can thận âm hư sinh ra phong, kèm theo chính khí suy giảm, vệ khí
yếu, gặp thời tiết thất thường kết hợp với ngoại phong làm bế tắc 12 kinh lạc gây ra
+ Chẩn đoán- BC: Biểu Lý - Hư Thực - Nhiệt- TP: Can, Thận ; KL : 12 kinh.- NN:
Nội nhân + Ngoại nhân(phong tà)- BD: Nuy chứng
+ Pháp: Tư âm tiềm dương, khứ phong thông lạc.
+ Phương dược: Bình can tức phong thang gia giảm :
Thiên ma 12g-Nam tinh 19g-Câu đằng 16g-Địa long 10g-Bạch tật lê 12g-Ngô công
12g-Bạch cương tằm 12g-Chỉ xác 12g-Hy thiêm 16g-Hồng hoa 12g Phân tích bài
thuốc Thiên ma, Câu đằng : Bình can tiềm dương; Bạchtật lê,Hy thiêm:Khu
phong,trừ thấp,hoạt huyết; Nam tinh: Trừ đàm, giáng nghịch ; Địa long, Hồng hoa :
Hoạt huyết hóa ứ thông lạc ; Ngô công, Cương tằm : Trừ phong, giải kinh ; Chỉ xác :
Hành khí trục đàm:
+ Phương huyệt: Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh
dương - bổ các kinh âm, thay đổi huyệt
-Mặt: Nhân trung, Thừa tương, Giáp xa → Địa thương, Nghinh hương, Ế phong,
Quyền liêu, Phong trì, Toản trúc → Tình minh, Dương bạch → Ngư yêu, Ty trúc
không → Đồng tử liêu, …
-Tay: Kiên ngung → Tý nhu, Khúc trì → Thủ tam lý, Ngoại quan → Nội quan,
Dương trì, Hợp cốc → Lao cung, Khúc trạch, Thần môn, Bát tà, …
-Chân: Phục thỏ, Lương khâu, Túc tam lý, Dương lăng tuyền → Âm lăng tuyền,
Huyền chung, Côn lôn → Thái khê, Giải khê, Túc lâm khấp, Thái xung, Hành gian,
Thái khê, Tam âm giao → Trung đô, Huyết hải, …
-Lưng và mặt sau chân: Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông, Giáp tích, Can du, Thận du,
Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn,..
603
-Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều.
-Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác ở nửa người bên liệt, vận động các khớp
chống cứng khớp (hướng dẫn người nhà xoa bóp thường xuyên).
+ Chăm sóc: Thay đổi tư thế để chống loét. Hướng dẫn b/n tự tập luyện theo từng
mức độ bài tập.

1.2. Phong đàm Thường gặp ở những người cao HA thể Đàm thấp :
+ Tr/chứng: Liệt cứng nửa người, liệt mặt ; Miệng nhiều dớt dãi ; Lưỡi cử động khó
khăn, rêu lưỡi trắng dày ; Mạch huyền hoạt.
+ Biện chứng: Do ăn uống thất thường làm tỳ bị tổn thương không vận hóa được
thủy cốc gây đình trệ lâu ngày sinh ra đờm, đờm thấp ứ trệ lâu ngày hoá hoả, sinh
ra phong, can phong nội động mà gây ra bệnh.
+C/đoán:- BC: Lý - hư- thiên hàn(thực thiên nhiệt)- TP: Can, Tỳ- NN: Nội nhân +
Ngoại nhân- BD: Nuy chứng, Bán thân bất toại
+ Pháp: Hoá đàm trừ thấp, thông kinh lạc.
+ Phương dược: Đạo đàm thang gia giảm
Bán hạ chế 8g;Phục linh8g; Trần bì 6g; Cam thảo 6g;Đởm nam tinh 8g; Chỉ thực8g;
Toàn yết 4g; Cương tàm 8g
+ Phân tích:Nhị trần thang: Táo thấp hóa đờm, lý khí hòa trungToàn yết, Cương
Tàm: Khu phong trấn kinh;Namtinh: Sưu phong khứ đờm; Chỉ thực: Hạ khí giáng
nghịch
-Gia giảm:Hoàng cầm: thanh nhiệt táo thấp;Tang ký sinh: trừ thấp; Trúc nhự: thanh
hoá nhiệt đàm; Bạch trụât: kiện tỳ hoá thấp; Đào nhân: hoạt huyết thông lạc.
+ Phương huyệt:
-Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương - bổ các kinh
âm, thay đổi huyệt
-Mặt: Nhân trung, Thừa tương, Giáp xa → Địa thương, Nghinh hương, Ế phong,
604
Quyền liêu, Phong trì, Toản trúc → Tình minh, Dương bạch → Ngư yêu, Ty trúc
không → Đồng tử liêu,
-Tay: Kiên ngung → Tý nhu, Khúc trì → Thủ tam lý, Ngoại quan → Nội quan,
Dương trì, Hợp cốc → Lao cung, Khúc trạch, Thần môn, Bát tà, …
-Chân: Phục thỏ, Lương khâu, Túc tam lý, Dương lăng tuyền → Âm lăng tuyền,
Huyền chung, Côn lôn → Thái khê, Giải khê, Túc lâm khấp, Thái xung, Hành gian,
Thái khê, Tam âm giao → Trung đô, Huyết hải, …
-Lưng và mặt sau chân: Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông, Giáp tích, Can du, Thận du,
Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Phong long, Tỳ du.
+Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều.
+Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác ở nửa người bên liệt, vận động các khớp
chống cứng khớp (hướng dẫn người nhà xoa bóp thường xuyên)
+ Chăm sóc: Thay đổi tư thế để chống loét. Hướng dẫn b/n tự tập luyện theo từng
mức độ bài tập
2, Trúng phong tạng phủ (TBMMN có hôn mê):
2.1. Chứng bế: Cấp cứu bằng YHHĐ:
+ T/chứng: Liệt cứng ; Thở khò khè. Mắt đỏ ; Người nóng, ko mồ hôi. Táo bón ;
Chất lưỡi vàng, rêu lưỡi vàng dày ; Mạch hoạt sác hữu lực.
+ Biện chứng: Do nội phong được sinh ra trong cơ thể cùng với ngoại phong trực
trúng vào lục phủ ngũ tạng làm bế tắc các khiếu, bế tắc kinh lạc mà gây ra bệnh.
+ C/đoán: - BC: Lý - Thực - Nhiệt- TP: Can- NN: Nội nhân + Ngoại nhân- BD: Nuy
chứng, Bán thân bất toại
+ Pháp: Tức phong, thanh hoả, tiêu đàm, khai khiếu
+ Phương dược: Linh dương giác Câu đằng ẩm gia giảm
Linh dương giác 8g; Câu đằng 16g;Bán hạ 8g; Trúc nhự 8g Nam tinh chế 8g; Xương
bồ 6g; Uất kim 8g; Thiên trúc hoàng 8g; Hoàng liên 4g
+ Phân tích:Linh dương giác, Câu đằng: Thanh nhiệt lương can, tức phong chỉ kinh;
605
Trúc nhự, Thiên trúc hoàng: Thanh nhiệt hóa đàm; Bán hạ, Nam tinh, Xương bồ:
Trừ đàm khai khiếu; Hoàng liên: Thanh nhiệt
Gia giảm:-Thở khò khè, đờm ứ đọng nhiều gia Bối mẫu, Trúc lịch.
-Táo bón gia Đại hoàng 4g.
- Miệng họng khô gia Thiên hoa phấn12g, Sa sâm 12g.
+ Phương huyệt: Nhân trung, Thừa tương, Liêm tuyền, Thập nhị tỉnh.
2.2. Chứng thoát: Cấp cứu bằng YHHĐ:
+ Tr/chứng: Liệt mềm, đại tiểu tiện ko tự chủ ; Mồ hôi nhiều. Mặt trắng bệch ; Chân
tay lạnh. Lưỡi nhạt ; Mạch tế sác hoặc trầm tế muốn mất.
+ Biện chứng: Tấu lý sơ hở, phong hàn nhân cơ hội xâm nhập vào làm triệt tiêu khí
của các tạng phủ, làm dương khí thoát mà gây ra bệnh
+ Chẩn đoán:-BC: Lý - Hư – Hàn- TP: Thận, Tâm, Can- NN: Nội nhân + Ngoại
nhân- BD: Nuy chứng, Bán thân bất toại
+ Pháp: Hồi âm, hồi dương, cứu thoát .
+ Phương dược: Sinh mạch tán gia vị:
Mạch môn 12g-Nhân sâm 8g-Ngũ vị tử 8g-Long cốt 12g-Mẫu lệ 12g-Phụ tử chế 8g
-Phân tích bài thuốc:Nhân sâm: ích nguyên khí, bổ phế khí, sinh tân dịch; Mẫu lệ,
Long cốt: Tư âm tiềm dương, trấn can tức phong; Phụ tử chế: Ôn trung tán hàn, hồi
dương;Mạch môn: dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế sinh tân;Ngũ vị : liễm phế chỉ
hãn sinh tân chỉ khát.
+ Phương huyệt: Cứu: Quan nguyên, Khí hải, Nội quan, Bách hội, Hợp cốc, Tam
âm giao
3. TK hồi phục di chứng TBMMN:
+ Pháp: Điều trị di chứng liệt nửa người ;Điều trị nguyên nhân gây bệnh
+ Phương:
- Điều trị tăng HA : bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm ; Lục vị gia giảm ; Long đởm
tả can thang ; Bán hạ bạch truật thang hoặc Ôn đởm thang ; Quy tỳ thang hoặc Bát
606
trân thang. Gia giảm: các thuốc thông kinh lạc)
- Điều trị tăng choslesterol máu, xơ vữa ĐM,
+ Phương huyệt:
-Châm các huyệt bên liệt, châm xuyên huyệt, châm tả các kinh dương - bổ các kinh
âm, thay đổi huyệt
-Mặt: Nhân trung, Thừa tương, Giáp xa → Địa thương, Nghinh hương, Ế phong,
Quyền liêu, Phong trì, Toản trúc → Tình minh, Dương bạch → Ngư yêu, Ty trúc
không → Đồng tử liêu
-Tay: Kiên ngung → Tý nhu, Khúc trì → Thủ tam lý, Ngoại quan → Nội quan,
Dương trì, Hợp cốc → Lao cung, Khúc trạch, Thần môn, Bát tà, …
-Chân: Phục thỏ, Lương khâu, Túc tam lý, Dương lăng tuyền → Âm lăng tuyền,
Huyền chung, Côn lôn → Thái khê, Giải khê, Túc lâm khấp, Thái xung, Hành gian,
Thái khê, Tam âm giao → Trung đô, Huyết hải, …
-Lưng và mặt sau chân: Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông, Giáp tích, Can du, Thận du,
Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Phong long, Tỳ du.
+ Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao, Vitamin C nếu có nhiệt nhiều
+ Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác ở nửa người bên liệt, vận động các khớp
chống cứng khớp (hướng dẫn ng nhà xoa bóp thường xuyên)
+ Chăm sóc:- Hướng dẫn tập luyện tuỳ mức độ hồi phục của b/n- Ăn uống kết hợp
với điều

Bài :TĂNG HUYẾT ÁP


Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh
+ Yếu tố tình chí:
- Do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí ko thư thái, lo nghĩ tức giận khiến Can khí
nội uất, uất hoá hoả làm hao tổn Can âm. Âm ko liễm được Dương, Can dương nhiễu
607
loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc hoả
Can và Thận có quan hệ mật thiết với nhau, hoả nung đốt phần âm của Can thận
dẫn tới Can Thận âm hư, Can dương vượng.
+ Yếu tố về ăn uống:
- Do ăn uống nhiều chất các chất ngọt béo làm tổn thương Tỳ Vị khiến chức năng
vận hoá của Tỳ suy giảm → đàm thấp nội sinh nên phát bệnh
- Hoặc uống nhiều rượu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hoá nhiệt, nhiệt nung nấu tân
dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị… làm thanh
dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vựng.
1. Âm hư dương xung Gặp ở b/n tăng HA trẻ tuổi, rối loạn tiền mãn kinh,…
+ Tr/chứng: Hoa mắt, nhức đầu, ù tai, dễ cáu gắt ; Miệng đắng, họng khô ít ngủ hay
mê ; Rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng ; Mạch huyền hoạt sác.
-Thiên về âm hư (ức chế giảm): chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ hay quên,
lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.
-Thiên về dương xung hay can hoả thịnh (hưng phấn tăng): đầu đau dữ dội, mắt đỏ,
táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực.
+B/chứng : Do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí ko thư thái, lo nghĩ tức giận
khiến Can khí nội uất, uất hoá hoả làm hao tổn Can âm. Âm ko liễm được Dương.
Can dương nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc hoả.
Can và Thận có quan hệ mật thiết với nhau, hoả nung đốt phần âm của Can thận
dẫn tới Can Thận âm hư, Can dương vượng
+ C/đoán: - BC: thiên âm hư (Lý - Hư - Nhiệt) ; dương xung (Lý-Thực-Nhiệt)- TP:
Can, Thận; - NN: Nội nhân-BD: Huyễn vựng, Đầu thống
+ Pháp: Tư âm tiềm dương
- Nếu Âm hư nhiều : Tư dưỡng can thận âm.
- Nếu Dương xung nhiều : Bình can tiết dương hoặc thanh can tả hoả.
+ Phương dược:Thiên ma câu đằng ẩm.
608
Thiên ma6g, Câu đằng12g : bình can tiềm dương.
Chi tử8g, Hoàng cầm12g : thanh tiết can nhiệt.
Dạ giao đằng16g, Phục thần12g, Thạch quyết minh20g : an thần định trí
Ngưu tất12g, Ích mẫu16g : hoạt huyết, giãn mạch.
Đỗ trọng12g, Tang kí sinh16g: bổ ích can thận.
-Nếu ngủ ít thêm toan táo nhân 8g, Bá tử nhân 8g
Nếu nhức đầu thêm mạn kinh và cúc hoa 12g.
- Âm hư dùng Lục vị quy thược hay Kỷ cúc địa hoàng gia giảm
Thục địa16g tư âm bổ thận, sinh huyết.
Sơn thù8g→ đuổi phong, nhiếp tinh .
Hoài sơn 8g→ thanh hư hoả ở phế tỳ, bổ thận.
Phục linh 8g→ lợi thấp, thông thận .
Đ.qui 8g, B.thược 8g → tư âm, dưỡng huyết .
Trạch tả 8g→ tả thuỷ ở Bàng quang.
Đan bì 8g → làm lui nóng ở tâm thận.
- Dương xung hay can hoả thịnh dùng Long đởm tả can thang
Long đởm thảo 8g tả thực hoả ở can đởm
Sài hồ 8g dẫn thuốc vào can đởm
Hoàng cầm 12g, Chi tử12g: thanh tiết can nhiệt
Sinh địa 14g, Đương quy 8g→ tư âm, dưỡng huyết
Xa tiền 16g,Trạch tả 12g,Mộc thông 4g: thanh nhiệt, lợi thấp đưa nhiệt ra ngoài bằng
đường tiểu.
Cam thảo 4g: điều hoà các vị thuốc
+ P/ huyệt: Thái xung, Thái khê, D.lăng tuyền, Phong trì, Nội quan, Thần môn, Tam
âm giao
Tại chỗ: nhức đầu châm huyệt: Đầu duy, Thái dương, Bách hội
Nhĩ châm: điểm hạ áp, can thận
609
2. Can Thận hư Hay gặp tăng HA ở ng già, xơ vữa ĐM:
+ Triệu chứng :Thiên về âm hư: Nhức đầu hoa mắt, chóng mặt ù tai hoảng hốt dễ
sợ, miệng khô, ngủ ít hay mê, mặt đỏ , lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác . Thiên về dương
hư: sắc mặt trắng chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh, mạch trầm tế.
+ B/chứng :Do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí ko thư thái, lo nghĩ tức giận
khiến Can khí nội uất, uất hoá hoả làm hao tổn Can âm. Âm ko liễm được Dương
→ Can dương nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc
hoả. Can và Thận có quan hệ mật thiết với nhau, hoả nung đốt phần âm của Can
thận dẫn tới Can Thận âm hư, Can dương vượng.
+ C/đoán:- BC: Lý Hư Nhiệt; - TP: Can,Thận;- NN: Nội nhân;- BD: Huyễn vựng
+ Pháp: Tư dưỡng can thận
Âm hư: Bổ can thận âm
Dương hư: Ôn dưỡng can thận
+ Phương dược: Lục vị qui thược
-Thiên về Can Thận âm hư dùngLục vị kỉ cúc gia giảm
-Thiên về can thận dương hư dùng 1 trong 2 bài trên gia thuốc trợ dương: Ba
kích 12g, Ích trí nhân 12g, Đỗ trọng 8g
+ Phương huyệt:
-Thiên về âm hư: bổ Thận du, Thái khê, Can du, Huyết hải, Tam âm giao
-Thiên về dương hư ôn châm hoặc cứu: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn.
-Mất ngủ châm Nội quan, Thần môn, Tam âm giao
3. Tâm Tỳ hư: Tăng HA người già có kèm viêm loét DD-TT và viêm ĐT mạn :
+ Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô. Mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém. Đầu choáng.Hay đi
phân lỏng.Rêu nhạt.Mạch huyền.tế.
+ Chẩn đoán :- BC: Lý - Hư – Hàn- TP: Tỳ, Vị, Tâm- NN: Bất nội ngoại nhâ- BD:
Huyễn vựng, Đầu thống
+ Pháp: Kiện tỳ, bổ huyết, an thần.
610
Dương hư: Ôn dưỡng can thận
+ Phương dược: Lục vị qui thược
-Thiên về Can Thận âm hư dùngLục vị kỉ cúc gia giảm
-Thiên về can thận dương hư dùng 1 trong 2 bài trên gia thuốc trợ dương: Ba
kích 12g, Ích trí nhân 12g, Đỗ trọng 8g
+ Phương huyệt:
-Thiên về âm hư: bổ Thận du, Thái khê, Can du, Huyết hải, Tam âm giao
-Thiên về dương hư ôn châm hoặc cứu: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn.
-Mất ngủ châm Nội quan, Thần môn, Tam âm giao
3. Tâm Tỳ hư: Tăng HA người già có kèm viêm loét DD-TT và viêm ĐT mạn :
+ Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô. Mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém. Đầu choáng.Hay đi
phân lỏng.Rêu nhạt.Mạch huyền.tế.
+ Chẩn đoán :- BC: Lý - Hư – Hàn- TP: Tỳ, Vị, Tâm- NN: Bất nội ngoại nhâ- BD:
Huyễn vựng, Đầu thống
+ Pháp: Kiện tỳ, bổ huyết, an thần
+Phương: Quy tỳ thang gia giảm
Bạch truật, đẳng sâm, táo nhân, long nhãn, tang ký sinh, ngưu tất đều 12g; đương
quy, viễn trí, hòe hoa, hoàng cầm đều 8g; mộc hương 4g
+Phân tích bài thuốc: truật, sâm kiện tỳ ích khí; quy dưỡng can sinh tâm huyết; Trí,
táo nhân, nhãn dưỡng tâm an thần; ngưu tất hoạt huyết ; hòe hoa sơ can tán ứ,; mộc
hương lý khí tỉnh thần
+Châm: tam âm giao, túc tam lý, huyết hải, thần môn, nội quan.
4.Thể đàm thấp:
-TC: người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn, ngủ kém, ăn ít,
rêu lưỡi trắng dính, miệng nhật, mạch huyền hoạt.
Nếu đàm thấp hóa hỏa, thì khi ngủ hay giật mình, đầu có cảm giác tức căng, mạch
hoạt sác.
611
-Pháp: Kiện tỳ trừ thấp hoá đàm
-Phương: Bán hạ bạch truật thang gia giảm
Linh8g; hạ, trần, cam đều 6g; Thiên ma, câu đằng, hòe hoa, tang ký, ngưu tất, ý dĩ
đều 16g; bạch truật 12g.
-Phân tích bài thuốc: Bán hạ, tràn bì chỉ khái hóa đàm; thiên ma ,câu đằng bình can
tức phong; ngưu tất hoạt huyết; ý dĩ, bạch truật kiện tỳ trừ thấp, cam thảo điều hòa
các vị thuốc.
-Nếu Đàm thấp hoá hoả dùng bài Ôn đởm thang gia giảm: Phục linh 8g, bán hạ
8g, trần bì 6g, cam thảo 6g, chỉ thực 8g, trúc nhự 12g, Hòe hoa 16g, Tang ký sinh
16g, long đởm thảo 12g.
-Phân tích bài thuốc: Phục linh lợi thấp, rút ẩm ướt; Chỉ thực → phá ứ;Trúc nhự khai
uất vị hoả, thanh khô táo của phế;Long đởm thảo tả nhiệt ở can đởm;Hoàng cầm
thanh can tiết nhiệt;Hoè hoa → thanh can nhiệt;Tang ký sinh → trừ thấp, bổ can
thận;Cam thảo điều hoà các vị thuốc.
- Phương huyệt: phong long ,dương lăng tuyền, đởm du, túc tam lý…

Bài : SUY TIM


C/C BS: Tâm huyết suy tổn, tâm khí ko đầy đủ, khí âm hư... x/hiện chứng tim đập
mạnh, loạn nhịp.
Phế khí hư ko túc giáng, thận hư ko nạp khí, khí nghịch lên gây suyễn.
Thủy thũng l/quan đến phế tỳ thận và khí hóa của tam tiêu. Tâm tỳ hư ko chủ thủy,
thủy thấp hạ tiêu tràn lên trên, x/hiện chân phù thũng, tim hồi hộp...
Tâm khí ko đầy đủ nên huyết khí ko thông dẫn tới huyết ứ, x/hiện ngực xườn đau
tức, môi tím, tay nhợt tím.
1. Thể khí âm hư :

612
- T/c : tim hồi hộp khó thở, suyễn, mệt mỏi choáng váng, ra mồ hôi trộm, hay tự ra
mồ hôi, gò má đỏ, chất lưỡi đỏ mạch kết đại. Trường hợp bệnh nặng thấy khí hư
kèm theo, huyết hư, chất lưỡi nhạt, lưỡi bệu, có vết hằn răng, toát mồ hôi, khạc ra
máu..
- C/đoán : BC : Lý hư nhiệt ; NN : nội thương ; TP : Tâm, phế. BD : Tâm quý.
- B/chứng : Tâm huyết suy tổn, tâm khí ko đầy đủ, khí âm đều hư, phế khí ko túc
giáng, thận hư ko nạp khí được làm khí nghịch lên gây suyễn thở. Âm hư sinh nội
nhiệt gây gò má đỏ, lưỡi đỏ
- Pháp : ích khí liễm âm, nếu khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.
- Phương :Sinh mạch thang gia giảm.
Đẳng sâm 20g : bổ phế khí.
Mạch môn 20g : nhuận phế tả nhiệt.
Ngũ vị tử 20g : liễm phế để thâu lại khí đã hao tán.
Cam thảo 6g: điều hòa bổ khí.
Nếu huyết hư gia thêm : thục địa, đương qui, bạch thược, đan sâm.
- Châm cứu : Bổ tâm du, Tỳ du, Phế du, Thận du, Túc tam lý, tam âm giao, Nội
quan.
2. Thể tâm dương hư :
- T/c : tim hồi hộp khó thỏ ko nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới, đái ít, hay
ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính, có nhiều điểm ứ huyết, mạch trầm tế kết
đại.
- C/đoán : BC : lý hư hàn ; NN : Nội thương ; TP :Tâm, Phế, Tỳ, Thận ; BD : thuỷ
thũng.
- Pháp : ôn dương lợi niệu hoạt huyết.
- Phương : chân vũ thang gia giảm.
Phụ tử 12g, nhục quế 6g : ôn dương khu hàn.
Phục linh 12g, bạch truật 16g : kiện tỳ lợi thủy.
613
Sa tiền 12g : lợi thủy.; Cam thảo 6g: kiện tỳ ích khí.
Đan sâm 16g, đương qui 12g: hoạt huyết dưỡng huyết.
- Châm cứu : Cứu : Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Tâm du, tỳ
du, Thận du.
3. Thể âm dương khí huyết đều hư :
-T/c : thường là suy tim toàn bộ, tình trạng bệnh nặng, toàn thân mệt mỏi, khó thở
nhiều, da mặt trắng bệch thở gấp, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước
tiểu ít, mạch kết đại.
- C/đoán : BC : Lý hư hàn ; NN : nội thương ; TP : Tâm, tỳ, thận, phế ; BD : Chính
xung.
- Pháp : ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.
-Phương: độc sâm thang: nhân sâm 8g. Sắc uống ít một trong ngày.
- Phương : sâm phụ thang + sinh mạch thang gia giảm.
Nhân sâm 8g, hoàng kỳ 12g : ích tâm khí.
Đương qui 12g, đan sâm 16g : hoạt huyết dưỡng tâm.
Hồng hoa 8g, đào nhân 16g : hoạt huyết.; Trạch tả 12g, sa tiền 12g : lợi niệu.
Long cốt 16g: an thần; Ngũ vị tử 12g: liễm khí; Phụ tử 12g
Mạch môn 12g: bổ phế, bổ âm
- Châm cứu : Chỉ cứu : Quan nguyên, khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao.

Bài : ĐAU THẦN KINH HÔNG


Nguyên nhân: Phong hàn, phong hàn thấp, phong nhiệt (kèm thấp), huyết ứ, khí trệ
Cơ chế bệnh sinh: do ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) nhân cơ hội chính khí cơ
thể suy yếu, vệ khí ko vững vàng, tấu lý sơ hở, xâm nhập vào cơ thể làm kinh lạc bị
bế tắc (chủ yếu là kinh Đởm, Bàng quang), hoặc do huyết ứ, khí trệ ở 2 kinh trên
làm cho kinh lạc bị bế tắc, khí huyết ko thông gây đau dây thần kinh hông to. Bệnh
614
kéo dài lâu ngày làm ảnh hưởng tới tạng can, thận. Hoặc người bệnh chức năng can
thận bị suy giảm làm cho tấu lý sơ hở, phong tà hàn thấp thừa cơ xâm nhập làm khí
huyết bị ứ trệ, gây đau.
1. Trúng phong hàn kinh lạc (YHHĐ: Đau TK tọa do lạnh)
+ Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau (mặt bên) đùi, cẳng
chân, đau cấp, co rút, buốt giật, đi lại khó khăn, ko có teo cơ. Toàn thân: sợ gió, sợ
lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù
+ C/đoán: - BC: Biểu - Thực – Hàn; - TP: Kinh Đởm , kinh BQ-NN: Ngoại nhân
(phong hàn)- BD: Toạ cốt phong, Yêu cước thống.
+ Biện chứng : Do ngoại tà (phong hàn) nhân cơ hội chính khí suy yếu, vệ khí ko
vững vàng, tấu lý sơ hở, xâm nhập vào cơ thể làm kinh lạc bị bế tắc (chủ yếu là kinh
Đởm, Bàng quang).
+ Pháp: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc
+ Phương dược: Phòng phong thang gia giảm : dùng trong T/hợp phong thắng:
Phòng phong 12g-Xuyên khung 12g-Khương hoạt 12g-Trần bì 8g -Tần giao 8g -
Cam thảo 4g -Quế chi 8g -Ma hoàng 8g.
- Phân tích bài thuốc:Phòng phong, Khương hoạt, Tần giao: khu phong tán hàn,
thư gân thông lạc; Ma hoàng, Quế chi: giải biểu, tán hàn, ấm kinh thông
dương;Xuyên khung, Trần bì: hành khí, hoạt huyết thông kinh lạc; Cam thảo: điều
hoà các vị thuốc .
-Bài : Ô đầu thang gia giảm: đau tới khoeo chân, đau dữ dội do hàn.
Phụ tử chế 8g ,Mật ong 4g -Ma hoàng 8g -Xuyên khung 12g- Bạch thược 8g -Trần
bì 8g -Cam thảo 4g
+ Phương huyệt: Cứu hoặc ôn (điện) châm: Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên,
Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, A thị huyệt.
-Nếu đau ở mặt sau cẳng chân: Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấp.
-Nếu đau ở mặt ngoài cẳng chân: Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt
615
-Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao vào các huyệt trên (Nevramin, Trivit-B…)
2. Phong hàn thấp tý : Đau lâu dài, dễ tái phát trên nền thể lực kém, can thận hư.
+ Tr/chứng: Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau (mặt bên) đùi, cẳng chân,
có teo cơ. Bệnh kéo dài, hay tái phát, thích xoa bóp, chườm nóng, đau tăng khi trời
lạnh. Toàn thân: thường kèm các biểu hiện của HC can thận âm hư (đau lưng, mỏi
gối âm ỉ, tiểu đêm, cơ nhẽo, mông sệ...) Mạch trầm nhược.
+ Biện chứng : Do bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng tới chức năng các tạng Can, Thận.
Hoặc người bệnh có chức năng Can Thận bị suy giảm làm cho tấu lý sơ hở, phong
hàn thấp tà thừa cơ xâm nhập làm khí huyết bị ứ trệ, gây đau.
+ C/đoán: - BC: Biểu Lý - Hư - thiên Hàn; TP - KL: Can, Thận, Tỳ; Kinh đởm,BQ
- NN: Ngoại nhân (phong hàn thấp), Nội nhân- BD: Toạ cốt phong, Yêu cước thống
+ Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc, bổ can thận
Nếu teo cơ: Bổ khí huyết
+ Phương dược: Bài 1 : Độc hoạt ký sinh thang gia giảm
-Độc hoạt12g : trừ các phong hàn thấp tà ở hạ tiêu, mạnh gân cốt.
-Tế tân 6g: Khu phong tán hàn, trừ phong thấp ở gân cốt mà giảm đau.
-Phòng phong 8g: Khu phong, thắng thấp.
-Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 8g, Ngưu tất 12g: Bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong
thấp.
-Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Thục 12g: dưỡng huyết lại kiêm hoạt huyết.
-Đẳng sâm 12g, Phục linh 12g, Đại táo 12g : bổ khí kiện tỳ.
-Quế chi 6g : Ôn thông huyết mạch.
-Cam thảo 8g: điều hoà các vị thuốc.
+ Phương huyệt: Can du, Thận du (bổ), Cứu hoặc ôn (điện) châm Đại trường du,
Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, A thị huyệt.Nếu đau ở mặt
sau cẳng chân (nhánh hông kheo trong): Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm khấpNếu đau

616
ở mặt ngoài cẳng chân (nhánh hông kheo ngoài) Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt.
Thuỷ châm: Vitamin nhóm B liều cao vào huyệt.

Bài : HƯ LAO ( suy nhược cơ thể)


Biện chứng về hư lao, các y gia y học cổ truyền thường dựa trên bốn yếu tố cơ bản
là Âm, Dương, Khí và Huyết trong cơ thể để chia làm 4 loại: Khí hư, huyết hư,
dương hư, âm hư kết hợp với ngũ tạng, trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh sau
đây:
I- Khí hư
1.Phế khí hư:
-TC:Mệt, hơi thở ngắn, lúc nóng lúc lạnh, dễ ra mồ hôi, dễ mắc bệnh ngoại cảm,
ho khan, sắc da trắng nhạt, lưỡi nhạt, mạch Nhuyễn, Nhược.
- Biện chứng: Hơi thở ngắn, ra mồ hôi là dấu hiệu Phế khí yếu, bì phu không kín
vững. Lúc nóng lúc lạnh: vinh vệ không điều hòa. Dễ cảm, ho khan, thở yếu: dấu
hiệu Phế khí hư không bảo vệ được phần biểu. Sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt, mạch
Nhược: dấu hiệu hư nhược.
-Pháp: Ích khí cố biểu.
-Phương:Bổ Phế Thang gia giảm:(Trong bài dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ dưỡng
phế khí; Tang bạch bì, 'I'ử uyển để nhuận Phế, chỉ khái; Thục địa, Ngũ vị tử ích
Thận, nạp khí).
- Ra mồ hôi nhiều thêm bài Mẫu Lệ Tán để ích khí, cố biểu, liễm hãn.Hoặc thêm
Mẫu lệ, Tang diệp để hỗ trợ cho Hoàng kỳ liễm hãn. Khí âm hư: thêm Miết giáp, A
giao để liễm bổ Phế âm.
2.Tỳ khí hư:
-TC:Mệt mỏi, ăn ít, tiêu lỏng, sắc mặt vàng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận,
mạch Nhược.
-Pháp: Ích khí kiện Tỳ.
617
-Phương:Sâm Linh Bạch Truât Tán gia giảm: (Trong bài dùng Nhân sâm, Bạch
truật, Cam thảo để ích khí, kiện Tỳ, hòa trung; Sơn dược, Biển đậu, Liên nhục, Ý
dĩ, Bạch linh để kiện Tỳ, trừ thấp, chỉ tả).
- Do tỳ khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày không khỏi hoặc ở phụ nữ khí hư bạch đớì
kéo dài hoặc kèm theo sa trực tràng, sa tử cung: dùng bài ‘Bổ Trung Ích Khí
Thang’ để bổ khí thăng đề
- Các chứng khí hư nói trên, tuy chủ yếu là do Phế và Tỳ nhưng thực ra 5 tạng đều
có thể bị khí hư. Tâm Phế ở cùng vị trí thượng tiêu, nếu Phế khí hư, nặng hơn thì
Tâm khí cũng hư (Biểu hiện hồi hộp, thở gấp, nhiều mồ hôi). Nếu Tỳ khí hư quá
thì Thận khí cũng hư (biểu hiện dương hư, tiêu chảy không ngừng, chân tay lạnh,
mạch Vi). Vì vậy, các chứng khí hư, thời kỳ đầu, nên coi trọng Phế và Tỳ, thời kỳ
cuối liên hệ đến Tâm, Thận.
II- Huyết hư
1.Tâm huyết hư:
-TC:Hồi hộp hay quên, mất ngủ, mộng nhiều, sắc mặt tái nhợt kém tươi nhuận,
môi lưỡi nhợt, mạch Trầm Tế.
-Pháp: Dưỡng tâm, an thần.
-Dùng bài Qui Tỳ Thang gia giảm:(Trong bài, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật,
Cam thảo để ích khí, kiện tỳ, bồ khí để sinh huyết; Đương qui, Long nhăn, Táo
nhân, Viễn chí để dưỡng huyết an thần; Mộc hương, Sinh khương, Đại táo để lý
khí hòa trung).
2.Can huyết hư:
-TC:Váng đầu, hoa mắt, ù tai, sườn đau, bứt rứt, tính nóng nảy, phụ nữ kinh
nguyệt không đều, sắc mặt tái sạm, môi lưỡi nhợt, mạch Huyền Tế.
-Điều trị: Bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết, hóa ứ.
-Dùng bài Tứ Vật Thang gia vị:(Trong bài, Đương qui, Thục địa tư bổ âm huyết;
Bạch thược dưỡng huyết, hòa can; Xuyên khung điều khí, hoạt huyết).
618
-Gia giảm: Chóng mặt, ù tai thêm Nữ trinh tử, Mẫu lệ, Long cốt để dưỡng âm,
tiềm dương. Trong người bứt rứt khó ngủ thêm Táo nhân, Viễn chí, Thạch quyết
minh để an thần. Bệnh gan đau vùng sườn phải thêm Uất kim, Sài hồ, Hương phụ
để sơ can giải uất. Bệnh lâu ngày có triệu chứng huyết ứ như đau cố định, tê chân
tay thêm Đào nhân, Hồng hoa, Đơn sâm để hoạt huyết, hóa ứ. Trường hợp khí
huyết đều hư dùng "Bát Trân Thang" để song bổ khí huyết.
- Tuy chỉ giới thiệu tâm huyết và can huyết hư là thường gặp trên lâm sàng vì 'Tâm
chủ huyết’, ‘Can tàng huyết’ nên trực tiếp liên quan đến huyết nhưng đều có liên
quan đến các tạng khác. Nếu Phế, Thận huyết hư thường thuộc về âm hư vì âm
huyết đồng nguyên. Tỳ là nguồn gốc của sinh hóa khí huyết cho nên bổ huyết cũng
phải chú ý kiện tỳ. Huyết hư có thể do nguồn sinh của nó bị bất túc hoặc do xuất
huyết quá nhiều, vì vậy trong điều trị Tâm huyết hư và Can huyết hư đều dùng
phương pháp bổ Tỳ, ích khí, sinh huyết như bài Qui Tỳ Thang (bao gồm cả huyết
hư của tạng tỳ bên trong).
III- Dương hư
1.Tỳ dương hư:
-TC:Sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt
vàng sạm hoặc tái nhợt, lưỡi nhợt, bệu, rêu trắng, mạch Trì, Nhược hoặc Tế
Nhược.
-Điều trị: Ôn trung, kiện tỳ.
-Dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang gia giảm: (Trong bài, Chế Phụ tử cay nóng
trợ dương; Gừng nướng ôn trung tán hàn; Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo bổ
khí, kiện tỳ).
- -Đau bụng tiêu chảy kéo dài, thêm Ích trí nhân, Nhục đậu khấu để ôn thận, chỉ
tả.Ăn dễ nôn thêm Khương Bán hạ, Trần bì, Bào khương.
2.Thận Dương Hư:

619
-TC:Sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối nhức mỏi, trời lạnh nhức nhiều, di tinh, liệt
dương, tiểu nhiều, nước tiểu trong hoặc tiểu gấp khó cầm, sắc mặt tái nhợt, giọng
nói yếu, có thể hơi ngắn, hụt hơi, thân lưỡi bệu, sắc nhợt, rêu trắng, mạch Trầm
Trì.
-Điều trị:Ôn bổ thận dương, dưỡng tinh huyết.
-Dùng bài Hữu Qui Hoàn gia giảm: (Trong bài, Chế Phụ tử, Nhục quế ôn hổ thận
dương, Thỏ ti tử, Lộc giác giao ôn thận (trị di tinh, liệt dương, tiểu nhiều), Thục
địa, Sơn dược, Sơn thù, Đỗ trọng ôn thận tráng dương kiêm bổ thận tinh; Đương
qui, Kỷ tử bổ huyết.
-Thận tả bỏ Đương qui, Kỷ tử thêm Bổ cốt chỉ, Nhục đậu khấu, Kha tử nhục để ôn
thận, chỉ tả.Khí hư nặng thêm Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Chích thảo.
Ngoài 2 thể bệnh dương hư trên đây, trên lâm sàng nội khoa thường gặp ngoài
những triệu chứng dương hư có thêm triệu chứng chức năng của tâm như hồi hộp,
khó thở, hay quên, đau ngực... nhưng hay kết hợp với thận dương hư, Phế dương
hư hoặc kèm theo phế khí hư, ít khi biện chứng độc lập.
IV.Âm Hư
1.Phế Âm Hư:
-TC:Ho khan, ho có máu, họng khô, miệng khô, có khi khàn giọng, người gầy, da
nóng, hay sốt về chiều hay về đêm, mồ hôi trộm gò máù hồng, lưỡi đỏ, khô, ít rêu,
mạch Tế Sác.
-Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái.
-Dùng bài Sa Sâm Mạch Đông Thang gia giảm: (Trong bài, Sa sâm, Mạch môn,
Ngọc trúc tư dưỡng phế âm; Tang diệp, Thiên hoa phấn, Cam thảo thanh phế, sinh
tân).
-Sốt về chiều và đêm thêm Địa cốt bì, Ngân sài hồ, Miết giáp. Nhiều mồ hôi trộm:
thêm Sinh hoàng kỳ, Mẫu lệ, Lá dâu, Cốc nha, Phù tiểu mạch. Ho ra máu thêm A
giao, Trắc bá diệp (sao cháy), Hoa hòe...
620
2.Tâm Âm Hư:
-TC:Hồi hộp, khó ngủ, hay quên, bứt rứt, ra mồ hôi trộm, miệng lở, lưỡi loét, gò
má đỏ, sốt về chiều, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
-Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, dưỡng Tâm, an thần.
-Dùng bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn gia giảm: (Trong bài, Sinh địa, Thiên
môn, Mạch môn, Huyền sâm tư dưỡng tâm âm; Đơn sâm, Đương qui, Viễn chí,
Táo nhân, Bá tử nhân, Phục thần dưỡng tâm an thần; Nhân sâm bổ tâm khí; Ngũ vị
tử liễm tân dịch; Cát cánh dẫn thuốc đi lên).
-Hỏa vượng bứt rứt, miệng lở loét: thêm Hoàng liên, Mộc thông, Trúc diệp. Sốt về
chiều và đêm thêm Ngân Sài hồ, Địa cốt bì.
3.Tỳ Vị Âm Hư:
-TC:Miệng khô, môi khô, chán ăn, thích uống nước mát, táo bón nặng, có thể nôn
khan, mặt đỏ, lưỡi thon, khô, đỏ, có điểm loét hoặc hình địa đồ, mạch Tế Sác.
-Điều trị: Tư dưỡng Tỳ Vị.
-Dùng bài Ích Vị Thang gia giảm: (Trong bài, Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa,
Ngọc trúc tư dưỡng vị âm. Thêm đường phèn để dưỡng vị, hòa âm).
Táo bón uống với mật ong hoặc bột chuối chín. Miệng lở loét, thêm Thạch hộc,
Cát căn để tư âm, thanh nhiệt.
4.Can Âm Hư:
-TC:Đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt khô, sợ ánh sáng, người nóng nảy, dễ giận
hoặc gân cơ giật, lưỡi khô, đỏ tía, mạch Huyền Tế Sác.
-Điều trị: Tư âm, tiềm dương.
-Phương: Bổ Can Thang gia giảm: (Trong bài, bài Tứ Vật (Qui, Thục, Thược,
Khung) để dưỡng huyết, hòa can; Táo nhân, Mộc qua, Mạch môn, Cam thảo sống
tư dưỡng can âm).
-Đau đầu, chóng mặt, ù tai hoặc gân cơ giật thêm Thạch quyết minh, Cúc hoa, Câu
đằng để bình can, tiềm dương. Mắt khô, mắt mờ, sợ ánh sáng thêm Câu kỷ tử, Nữ
621
trinh tử, Thạch quyết minh để dưỡng can, minh mục. Tính tình nóng nay, táo bón,
tiểu vàng thêm Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử để thanh can, tả hỏa.
- 5.Thận Âm Hư:
-TC:đau lưng, mỏi gối, chân yếu, má đỏ, ù tai, dễ rụng tóc, lưỡi đỏ thẫm, khô
bóng, mạch Trầm Tế.
-Điều trị: Tư bổ thận âm.
-Dùng bài Đại Bổ Âm Hoàn gia giảm:(Trong bài, Quy bản, Thục địa, Tri mẫu,
Hoàng bá tư âm thanh nhiệt).
-Di tinh hoặc tiểu nhiều thêm Long cốt, Mẫu lệ, Kim anh tư, Liên tu để cố thận sáp
tinh.
Tuy các tạng phủ mắc bệnh đều có chứng âm hư nhưng trên lâm sàng can thận âm
hư thường gặp nhất.

Bài : SUY NHƯỢC THẦN KINH


Là một bênh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng bệnh: Kinh Quý, Chinh
Xung, Kiện Vong, Thất Miên… của Đông y.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1.Can và Tâm Khí Uất Kết (Tương ứng với giai đoạn hưng phấn tăng và do sang
chấn tinh thần gây nên)
-TC: Tinh thần uất ức hoặc phiền muộn, đầy tức, hay thở dài, bụng đầy trướng, ăn
kém, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.
-Điều trị: Sơ Can, lý khí, an thần.
-Dùng bài:Tiêu Dao Thang gia vị: Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch truâït, Phục linh,
Bạch thược, Đại táo đều 12g, Thanh bì, Bạc hà, Uất kim, Hương phụ, Chỉ xác,
Toan táo nhân đều 8g. Sắc uống
622
-Phương:Lý Khí Giải Uất Thang: Hương phụ, Uất kim, Bạch tật lê, Chỉ xác đều
8g, Phục linh 12g. Sắc uống
-Gia giảm: Mắt đỏ, miệng đắng (uất hóa hỏa) thêm Đơn bì 8g, Chi tử 12g. hồi hộp,
ngủ hay mơ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Hoạt (đờm hỏa uất kết) thêm Trúc nhự 6g,
Bán hạ 8g. Khó thở, tức ngực, cảm thấy khó nuốt (đờm khí trở trệ) thêm Tô ngạnh,
Hậu phác đều 8g, Bán hạ chế 6g.
-Châm Cứu: Thái xung, Thần môn, Nội quan, Tam âm giao.
Đầu đau thêm Phong trì, Bá hội, Thái dương. Đờm hỏa uất thêm Túc lâm khấp,
Đởm du.
2.Can Tâm Thận Âm Hư (Tương ứng với giai đoạn ức chế thần kinh giảm).
Có thể chia làm 4 loại:
2.1- Âm Hư Hỏa Vượng (ức chế giảm, hưng phấn tăng)
-TC: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, vui
buồn thất thường, ngủ ít, hay mơ, miệng khô, họng khô, trong người hay cảm thấy
bừng nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch Huyền, Tế, Sác.
-Điều trị:Tư âm giáng hỏa, an thần, bình can tiềm dương.
-Dùng bài:Kỷ Cúc Địa Hoàng Thang gia vị: Kỷ cúc, Thục địa, Sơn dược, Câu
đằng, Sa sâm, Mạch môn đều 12g, Cúc hoa, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Phục linh,
Toan táo nhân, Bá tử nhân đều 8g. Sắc uống
-Bài 2 : Chu Sa An Thần Hoàn gia giảm: Sinh địa, Đương quy, Bạch thược,
Mạch môn đều 12g, Hoàng liên, Toan táo nhân, Phục linh đều 8g, Cam thảo 6g,
Chu sa 0,6g. Sắc uống
-Châm Cứu: Châm bổ Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung, Nội quan,
Thần môn
2.2- Tâm Can Thận Âm Hư (Ức chế giảm ít, hưng phấn tăng)
-TC: Lưng đau, tai ù, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, nước tiểu trong, táo bón,
miệng ít khô, mạch Tế.
623
-Điều trị: bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh.
-Dùng bài:Tả Quy Hoàn (Thang) gia giảm: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Thỏ
ty tử, Lộc giác giao, Ngưu tất đều 12g, Sơn thù, Quy bản, Bá tử nhân, Toan táo
nhân đều 8g. Sắc uống
-Bài:Lục Vị Quy Thược Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Liên nhục, Kim anh,
Khiếm thực đều 12g, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Phục linh, Bạch thược, Đương
quy, Toan táo nhân, Bá tử nhân đều 8g. Sắc uống
-Châm Cứu: Châm bổ Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung, Nội quan,
Thần môn
3.Tâm Tỳ Hư
-TC: Ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sút cân, mệt mỏi, mắt thâm quầng, hồi hộp,
nhức đầu, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, Tế, Hoãn.
-Điều trị: Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, an thần.
-Dùng Quy Tỳ Thang: Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Đại táo đều 12g, Đương
quy, Viễn chí, Long nhãn, Phục thần, Toan táo nhân đều, Mộc hương 6g. Sắc
uống.
-Châm Cứu: Châm bổ Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao, Thần
môn
4.Thận Âm Thận Dương Hư
-TC: Sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, lưng đau, gối mỏi, di tinh, liệt dương, chân
tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu nhiều, nước tiểu trong, dài, lưỡi trắng nhạt, mạch
Trầm Tế vô lực.
-Điều trị: Ôn Thận dương, bổ Thận âm, an thần, cố tinh.
-Dùng bài:Thận Khí Hoàn: Thục địa, Sơn dược, Kim anh, Khiếm thực, Ba kích,
Đại táo đều 12g, Sơn thù, Trạch tả, Phục linh, Phụ tử (chế), Toan táo nhân, Thỏ ty
tử đều 8g, Đơn bì, Nhục quế đều 4g, Viễn chí 6g. Sắc uống

624
- Bài: Hữu Quy Hoàn gia giảm: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Cao ban long đều
12g, Sơn thù, Đỗ trọng, Phụ tử (chế), Toan táo nhân, Viễn chí đều 8g, Nhục quế 4g
-Châm Cứu: Châm bổ Nội quan, Thần môn, Cứu Quan nguyên, Khí hải, Thận du,
Mệnh môn, Tam âm giao.

Bài : CẢM MẠO VÀ CÚM


I.Đại cương
Cảm mạo và cúm xuất hiện bốn mùa hay gặp nhất về mùa đông xuân, vì hàn tà
nhiều hơn và chính khí kém, cúm hay phát sinh thành dịch. Phong hà gây cảm
mạo, phong nhiệt gây cúm.
II.Triệu chứng
2.1.Cảm mạo phong:
mệt mỏi ăn kém, phát sốt, sợ giợ sợ lạnh, nhức đầu đau mỏi vai gáy, không có mồ
hôi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, ngứa họng, ho khan, có thể gây rối loạn tiêu
hóa: đầy bụng, buồn nôn chán ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Nếu thêm thấp thì người nặng nề, các khớp rức mỏi.
2.2.Cúm phong nhiệt:
Mệt mỏi ăn ké, phát sốt, sợ gió, không sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, đau nhức
cơ xương khớp, miệng mũi khô, mũi có thể chảy máu cam, đau rát họng, ho tức
ngực có đờm, có thể có rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, miệng đắng, buồn nôn, chán
ăn. Rêu lưỡi vàng mạch phù sác.
III.Điều trị
3.1.Cảm mạo phong hàn
-Pháp: Sơ phong giải biểu , tuyên phế, tán hàn. Nếu kèm theo thấp thì thêm trừ
thấp
-Phương: Hương tô tán ( hương phụ 80g; tử tô 80g; trần bì 40g; cam thảo 20g)
Phương 2: Ma hoàng thang ( ma – chi – hạnh – thảo)
625
Nếu kèm theo thấp: người nhức mỏi, đau các khớp dùng bài Kinh phong bại độc
tán hoặc bài Cửu vị khương hoạt thang.
Bài: Kinh phong bại độc tán gia giảm: ( Kinh giới – phòng phong – khương hoạt-
chỉ xác – tiền hồ - xuyên khung 8g; độc hoạt – sài hồ - bạch chỉ - sinh địa 10g; cát
cánh – quy 12g; bạch linh – kỳ 16g; cam thảo 4g; sinh khương 5g)
Bài: Cửu vị khương hoạt thang gia giảm: ( khương hoạt – phong phong, -thương
truật – tế tân – trần bì 8g; bạch chỉ -khung – hoàng cầm 10g; sinh địa – quy – cát
cánh 12g; hoàng kỳ 16g; cam thảo 4g; sinh khương 5g).
Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày dùng 10 – 12g hoặc sắc uống.
-Châm cứu: huyệt phong môn, hợp cốc, khúc trì; nhức đầu thêm: bách hội, thái
dương; ho châm thêm: Xích trạch, thái uyên; Ngạt mũi thêm huyệt: nghinh hương.
-Xoa bóp bấm huyệt:
Xoa bóp vùng đẩu, cổ vai là chủ yếu, với các động tác Xát, xoa, day, ấn, miết,
phân, hợp.
Bấm huyệt: phong trì, bách hội, thái dương, ấn đường, Nghinh hương.
-Nồi nước lá xông với ba loại lá:
+Lá có tinh dầu sát trùng đường hô hấp: Chanh, bưởi, tía tô, KInh giới, sả, bạc hà,
cúc tần..
+Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối, khoai lang
+Lá có tác dụng kháng sinh: hành, tỏi…
3.2.Cúm phong nhiệt:
-Pháp: sơ phong giải biểu, tuyên phế thanh nhiệt lương huyết.
-bài thuốc:
Bài 1: Tang cúc ẩm gia giảm: ( tang diệp – sinh địa – hoàng kỳ 16g; liên kiều – cúc
hoa – trần bì – phòng phong – khung – 8g; cát cánh - quy 12g; bạc hà 6g; hạnh
nhân – xích thược – bạch chỉ 10g; cam thảo 4g; sinh khương 5g).

626
Bài 2: Bột thanh hao địa liền: ( thanh hao – kinh giới – kim ngân 80g; địa liền – cà
gai – tía tô 40g; gừng 20g).
Tán bột ngày uống 16 – 20g.
Bài 3: Ngân kiều tán gia giảm: ( kim ngân – khung – bạch chỉ 10g; liên kiều – kinh
giới tuệ - ngưu bang tử - phòng phong – kinh giới 8g; cát cánh – lá tre – đậu xị
12g;đẳng sâm- sinh địa 16g; cam thảo 4; sinh khương 5g).
-Châm cứu:
Châm các huyệt: phong trì, hợp cốc, ngoại quan, khúc trì
Nhức đầu thêm huyệt: Bách hội, thái dương
Chảy máu cam thêm huyệt: Nghinh hương.
-Xoa bóp bấm huyệt:
Xoa vùng đầu, cổ gay là chủ yếu, với các động tác Xát, xoa, day, ấn, miết, phân,
hợp.
Bấm huyệt: phong trì, bách hội, thái dương, ấn đường, Nghinh hương.
-Nồi nước lá xông với ba loại lá:
+Lá có tinh dầu sát trùng đường hô hấp: Chanh, bưởi, tía tô, KInh giới, sả, bạc hà,
cúc tần..
+Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối, khoai lang
+Lá có tác dụng kháng sinh: hành, tỏi…
IV.Phòng bệnh và chăm sóc
-Phong bệnh:
Phòng đặc hiệu: tiêm vacxin phòng cúm, hiện nay vẫn chưa có thuốc tiêm chủng
rộng rãi, chỉ mới tiêm cho một số người có nguy cơ cao.
Phòng không đặc hiệu:
Phát hiện và cách ly sớm bệnh nhân hạn chế lây lan
Tránh lao động quá sức nhiễm lạnh
Nâng cao thể trạng nhằm nâng cao chính khí hạn chế tà khí xâm phạm gây bệnh.
627
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, khử trùng mũi họng bằng nước
muối, thuốc sát trùng.
-Chăm sóc: bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu.
Nấu nước xông, tránh ăn thức ăn nhiều mỡ, nên uống nhiều nước, tăng cường các
loại sinh tố hoa quả.

Bài : SỐT XUẤT HUYẾT


I.Đạ cương
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi hay
gặp vào các tháng 6, 7,8,9 thường phát sinh thành dịch làm nhiều người mắc bệnh.
II.Triệu chứng
2.1.Giai đoạn khởi phát
-TC: sốt cao đột ngột, mặt đỏ, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau rát họng, đau mỏi cơ, khức
khung mắt. Có khi đau bụng nôn mửa, đại tiện lỏng. người mệt mỏi ngủ kém, có
hạch ở nách, khuỷu, bẹn. mạch phù sác hoặc hồng đại. Thời gian kéo dài từ 2 – 3
ngày ( nhiệt vào phần vệ khí ).
-Pháp: phát tán phong nhiệt, lương huyết
Bài thuốc: Tang cúc ấm gia giảm ( tang diệp – sinh địa – hoàng kỳ 16g; liên kiều –
cúc hoa – trần bì – phòng phong – khung – 8g; cát cánh - quy 12g; bạc hà 6g; hạnh
nhân – xích thược – bạch chỉ 10g; cam thảo 4g; sinh khương 5g).
Châm huyệt: khúc trì, hợp cốc, đại trùy, nội đình, nội quan, thần môn, tam âm
giao…

2.2.Giai đoạn toàn phát


-TC: sốt ngày càng tăng, mặt đỏ, miệng khát, có khi nôn mửa, đau mổi khớp tăng
lên, nhức khung mắt. lưng chân tay có điểm xuất huyết hoặc chảy máu cam, chảy
máu tiêu hóa. Đau tức mạn sườn phải. Mạch phù sác hoặc hồng đại. Nếu đang sốt
628
cao hoặc sốt giảm đột nhiên hạ thấp nhiệt độ, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt
mỏi vật vã, vã mồ hôi, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch trầm tế. Thời gian kéo dài
từ 3 – 7 ngày.
-Pháp: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, chỉ huyết
-Phương: bài thuốc kinh nghiệm ( trúc diệp 20g; chi tử - hòe hoa sao – ngũ vị tử
10g; hạ khô thảo – cầm 8g; kim ngân hoa – huyền sâm – quy – rễ cỏ tranh – mạch
môn 12g; kỳ - cỏ nhọ nồi 16g; trắc bá diệp sao 6g;sinh khương 5g; cam thảo 5g).
Nếu hạ huyết áp nhiều dùng bài Sinh mạch tán gia giảm: ( Nhân sâm 8g; ngũ vị tử
- mạch môn- cỏ nhọ nồi 16g; long cốt – mẫu lệ nung – hoàng kỳ 20g; phụ tử chế -
can khương 6g; thục – thược – truật – phục thần – quy – trắc bá diệp sao12g; cam
thảo 4g).
-Châm bổ hoặc cứu: quan nguyên, khí hải, túc tam lý, huyết hải, nội quan, thần
môn, tam âm giao…

2.3.Giai đoạn lui bệnh


-TC: sốt lui, người mệt mỏi, ăn kém miệng đắng khô. Ngủ kém, không ngon giấc,
đại tiện táo, tiểu tiện vàng mạch trầm tế, lưỡi đỏ, khô. Thời gian kéo dài từ 3 – 5
ngày.
-Pháp: bổ khí huyết dưỡng âm
-Phương: Thập toàn đại bổ gia Hoàng kỳ 16g; nhục quế 4g; mạch môn 12g; ngũ vị
8g; liên nhục 16g; táo nhân sao 12g; trần bì 8g; sinh khương 5g).
Bài 2: bổ trung ích khí gia Mạch môn16g; Ngũ vị 16g; liên nhục 16g; tao nhân sao
12g; đại táo 16g; sinh khương 5g).
III.Phòng bệnh và chăm sóc
-Phòng bệnh:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như thuốc phòng ngừa. Vùng hay có
dịch sử dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
629
Chú ý các biện pháp vệ sinh môi trường: dọn dẹp nơi bùn lầy nước đọng xunh
quanh nhà, khơi thông cống rãnh, nhà cửa thoáng sạch.
Diệt trung gian truyền bệnh: lăng quăng bằng hóa chất hoặc thả cá phun thuốc diệt
muỗi.
Ngăn cản muỗi đột người: hun khói, hương muỗi, nằm màn.
-Chăm sóc:
Sốt xuất huyết thường gây sốt cao, chán ăn, nôn mửa cần được bồi hoàn nước và
điện giải đầy đủ tránh tình trạng thiếu nước. Cách bồi hoàn tốt nhất là qua đường
uống bằng dung dịch ORS hoặc nước trái cây.
Trẻ em cần đề phòng co giật nên dùng thuốc hạ nhiệt để tránh nguy cơ này.
Cần theo dõi sát để phát hiện các biến chứng sớm của Sốc, chủ yếu theo dõi tinh
thần, mạch, huyết áp.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu, tránh đồ ăn
nhiều mỡ, nên uống nhiều nước.

Bài : VIÊM GAN VIRUS


I.Đại cương
Bệnh viêm gan virus được miêu tả trong phạm vi chứng Hoàng đản, Hiếp thống
của YHCT. Trên lâm sàng viêm gan được chia làm 2 thể cấp và mãn tính.
Thể cấp tính do thấp nhiệt độc gây ra thuộc phạm vi chứng dương hoàngg ( nếu ó
hoàng đản). Thể mãn tính do sự giảm sút công năng của các tạng can, tỳ thuộc
phạm vi chứng Âm hoàng ( nếu có vàng da kéo dài ).
II.THỂ CẤP TÍNH
1.Thể vàng da: Dương hoàng
-TC: Toàn thân vàng, sắc vàng sang, đạu hạ sườn phải, lợm giọng buồn nôn, ăn
kém, đầy bụng, nước tiểu vàng sẫm, tiểu tiện ít, hơi sợ lạnh, miệng đắng, rêu lưỡi
dày dính, mạch nhu sác.
630
-Phương pháp chữa: Thanh nhiệt táo thấp, thoái hoàng lợi niệu, nhuận tràng (
nếu có táo bón). Hết giai đoạn sốt chỉ còn hoàng đản với các triệu chứng về tiêu
hóa ( ăn kém, chán ăn, chậm tiêu) nước tiểu ít, thì dùng phương pháp: Thanh nhiệt
táo thấp, kiện tỳ, lợi niệu.
-Bài thuốc 1: Siro nhuận gan ( chè vằng – chi tử - lá mua – vỏ núc nác – rau má –
lá bồ cu vẽ 12g; nhân trần 20g; thanh bì 8g; cam thảo 4g).
Bài 2: Nhân trần cao thang phối hợp với Tứ linh tán gia giảm ( Nhân trần – chi tử -
trư linh –sa tiền tử - trạch tả - sài hồ 12g; phục linh - thược 16g; cam thảo 4g; hạ
khô thảo – hoàng cầm – trần bì 8g; có đẻ răng cưa – thanh bì 10g)
Nếu có sốt nhiều miệng khô, rêu lưỡi vàng, mạch sác thêm Hoàng bá – liên kiều
12g; hoạt thạch – lô căn 20g).
Nếu thấp nhiệt: người mệt mỏi, bụng đầy chướng, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu
thêm : Mộc hương, Hậu phác, Bán hạ mỗi thứ 6 -8g.
2.Thể nặng ( YHCT gọi là Cấp hoàng ) do teo gan vàng da
-TC: Hoàng đản ngày càng nặng, sốt cao, trằn trọc vật vã, có thể có hôn mê co giật,
có thể chảy máu, bụng đầy chướng có khi cổ trướng, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền
sác.
-Pháp: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc, thoái hoàng
-Bài 1: ( Hoàng cầm 8g; chi tử - uất kim – nhân trần 12g; rễ cỏ tranh – bồ công anh
20g; đại hoàng sao 6g; cam thảo 4g).
Bài 2: Tê giác tán ( Dùng sừng trâu thay tê giác): ( Sừng trâu 16g; chi tử - đan bì
10g; hoàng cầm 8g; đan sâm – huyền sâm – thăng ma- sinh địa – thạch hộc 12g;
nhân trần 20g).
Bài 3: Hoàng liên giải độc thang gia giảm ( Hoàng cầm – hoàng bá - thanh bì8g;
hoàng liên - nhân sâm 6g; chi tử - nhân trần – sài hồ - thược 12g; khổ qua – chó đẻ
răng cưa 10g; sinh khương 5; cam thảo 4g).

631
Sốt cao thêm Sừng trâu 40g; chảy máu thêm sinh địa 10g; rễ cỏ tranh 40g, tam thất
8g.
3.Thể không có vàng da
-TC: người mệt mỏi vô lực, ăn kém, chậm tiêu, chán ăn, tiểu tiện vàng, đại tiện táo
hay nát. Rêu lưỡi trắng dính, mạch huyền sắc hoặc hoạt sác.
-Pháp: thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng
-Bài 1: Ngũ linh chi tán gia giảm ( Phục linh – truật – nhân trần – chi tử - diệp hạ
châu 12g; trư linh – trạch – trần bì – thanh bì 8g; sa tiền 16g; sinh khương 5g, cam
thảo 4g).
Bài 2: ( lá đại thanh 20g; chi tử - hương phụ 8g; nhân trần – đại phúc bì 12g; ý dĩ –
sa tiền 16g; cam thảo 4g).
III. THỂ MÃN TÍNH
Viêm gan mãn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp ( viêm gan
virus, viêm gan do nhiễm độc…) hoặc tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài…
Biểu hiện lâm sàng thường thấy nhất là các biểu hiện về rối loạn tiêu hóa như đau
tức nặng vùng hạ sườn phải, ăn kém, sợ mỡ… trong các đợt tiến triển có thể xuất
hiện sốt, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải tăng lên.
Nguyên nhân do công năng của tạng can tỳ, vị bị rối loạn ảnh hưởng đến sự hoạt
động của cơ thể về các mặt âm , dương, khí, huyết, tân dịch…
1.Thể Can nhiệt tỳ thấp:
Do viêm gan cấp kéo dài trở thành viêm gan mãn, trên lâm sàng biểu hiện bằng
vàng da kéo dài còng gọi là Âm hoàng
-TC: Miệng đắng không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tứ, miệng
khô, nhạt, nóng đau nhiều vùng gan, da vàng sạm, tiểu tiện vàng đại tiện táo, lưỡi
đỏ rêu vàng mạch huyền.
-Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ.

632
-Bài 1: ( Nhân trần – chi tử - đinh lăng – hoài sơn – rễ cỏ tranh – sa tiền tử 12g;
uất kim – nghệ - ngưu tất – hoàng cầm – diệp hạ châu 8g; ý dĩ 16g).
Bài 2: Nhân trần ngũ linh tán gia giảm ( Nhân trần 20g; truật – phục linh – trạch tả
- sa tiền - khổ qua 12g; trư linh – trần bì 8g; cam thảo 4g; đảng sâm – ý dĩ 16g;
diệp hạ châu 10g; sinh khương 5g).
Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm ( Hoàng cầm – trư linh – diệp hạ châu
8g; hoạt thạch 20g; đại phúc bì – nhân trần – chi tử - khổ qua – mộc thông – đẳng
sâm – truật 12g; phục linh – thược 16g; cam thảo 4g).
2.Can uất tỳ hư khí trệ: Thường gặp viêmm gan mãn tính do hậu quả của viêm
gan virus
-TC: đau tức nặng vùng hạ sườn phải, ngực sườn đầy tức, miệng đắng ăn kém,
người mệt mỏi, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch huyền.
-Pháp: Sơ can, kiện tỳ, lý khí.
-Bài 1: Sài hồ sơ can thang gia giảm ( sài hồ - nhân trần – phục linh – truật 12g;
thược 16g; chỉ thực – khung – uất kim – trần bì – chi tử 8g; hoàng cầm 10g; cam
thảo 4g).
Bài 2: Sài thược lục quân thang gia giảm ( đảng sâm – truật – thược – sài hồ - nhân
trần – huyền hồ 12g; phục linh 16g; trần bì – chi tử 8g; bán hạ chế - hoàng cầm -
thanh bì 10g; sinh khương 5g; cam thảo 4g).
Bài 3: Tiêu giao tán gia giảm ( bạch linh 16g; truật – thược – sài hồ - quy – nhân
trần 12g; chi tử - uất kim – thanh bì – chỉ thực 8g; sinh khương 5g; cam thảo 4g).
3.Can âm bị thương tổn
-TC: đầu choáng, hồi hộp , ngủ ít hay mê, long bàn tay chân nóng, khát nước,
miệng khô, họng đau, hay tức giận, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch
huyền tế sác.
-Pháp: Bổ can âm

633
-Bài 1: ( sa sâm – thục địa – mạch môn – kỷ tử - hà thủ ô 12g; thiên môn – tang
thầm 8g; huyết dụ - hoài sơn ý dĩ 12g).
Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm ( sa sâm – sinh địa – nữ trinh tử - mạch môn –
thược – kỷ tử - hà thủ ô 12g).
Mất ngủ gia Táo nhân 10g; Sốt hâm hấp gia Địa cốt bì 112g; Thanh hao 8g.
4.Khí trệ huyết ứ ( can huyết, can khí ứ trệ)
Thường gặp trong viem gan mãn tiến triển.
-TC: sắc mặt tối xạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, đại tiện táo
hay nát, nước tiểu vàng, ít, chất lưỡi đỏ, hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng, dính,
mạch huyền sáp.
-Pháp: Sơ can lý khí, hoạt huyết
-Bài 1: ( kê huyết đằng – cỏ nhọ nồig – sinh địa 12g; uất kim – tam lăng – nga truật
– chỉ xác 8g; mẫu lệ 16g; quy bản 10g).
Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm ( khung 8 – quy 12- thục 10g - thược12- đào 10g
– hồng 6g; diên hồ sách – diệp hạ châu 10g; nhân trần – sài hồ 12g; chi tử - thanh
bì – chỉ thực – hoàng cầm 8g).
Nếu lách to gia Tam lăng 12g; nga truật 12g; mẫu lệ - mai ba ba 20g.
-Châm cứu: ít áp dụng.
PHẦN PHỤ KHOA

Bài: Bài đại cương sản yhct


1.Đặc điểm sinh lý của phụ nữ
Sách nội kinh có miêu tả khái quát đặc điểm sinh lý của pn từ khi phát dục đến khi
suy tàn:
-7 tuổi thận khí thịnh, thay răng, tóc dài.
-14 tuổi ( 2 x 7): Thiên quý dến mạch nhâm thong, mạch xung thịnh, có kinh
nguyệt và có khả năng có con.
634
-21 tuổi ( 3 x 7): mạch nhâm thong, mạch Xung thịnh có khả năng có con.
-28 tuổi ( 4 X7): cơ thể cường tráng, gân cốt mạnh
-35 tuổi ( 5 x 7): Dương ninnh mạch suy, da nhăn tóc rụng
-42 tuổi ( 6 x7): tam dương mạch suy, da nhăn tóc bạc
-49 tuổi ( 7 x 7): Nhâm mạch hư, thái xung mạch suy, Thiên quý kiệt, địa đạo
không thong nên khó có khả năng có con.
1.1.Thận khí:
Thận khí là gốc của tiên thiên là nguồn sinh khí, là khí bẩm thụ tiên thiên tạo thành
bởi sự két hợp tinh huyết của bố mẹ, có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và
phát dục của mỗi con người.
Thận khí được tinh huyết của hậu thiên nuôi dưỡng. Tinh huyết của hậu thiên đầy
đủ thì thận khí vượng ngược lại thận khí sẽ suy yếu nên tinh huyết của hậu thiên
không đầy đủ.
1.2.Thiên quý
Ngoài tân dịch khí huyết tinh ra, trong cơ thể con người còn 1 chất là nguyên âm,
không nhìn thấy bằng mắt thường được ( thiên quý ) nhưng nó có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của cơ thể ( dĩ trưởng ) điều hòa kinh nguyệt và sự sinh sảnn của
con người. Thiên quý được sinh ra khi thận khí đã thịnh, ở phụ nữ khi 14 tuổi thận
kkhis thinh Thiên quý đến là mạch nhâm thong, mạch Thái xung thịnh thì phụ nữ
có kinh nguyệt và có con.
Đến 49 tuổi thiên quý kiệt, mạch nhâm, thái xung suy, địa đạo không thong nên
khó con con.
1.3.Vai trò của 4 mạch Xung, Nhâm, Đới, Đốc trong phụ khoa
-Mạch Xung: là nơi họi tụ khí huyết của 12 kinh, là bể của 5 tạng 6 phủ. Mạch
xung bắt đầu từ Hội âm gắn với dạ con vì vậy có quan hệ với kinh nguyệt thai sản.

635
-Mạch Nhâm: Chủ các kinh âm trong cơ thể, là bể của các kinh âm, chủ bào cung.
Mạch nhâm cũng bắt đầu từ Hội âm, gắn với dạ con và có liên quan đến kinh
nguyệt thai sản,.
-Mạch đốc: Chủ các kinh dương, là bể của các kinh dương. Mạch đốc cũng bắt
nguồn từ Hội âm và thong qua xung nhâm có quan hệ sinh lý với kinh nguyệt t hai
sản,.
-Mạch Đới: giống như thắt lưng, gắn bó hoạt động của các kinh mạch với nhau.
Nhất là quan hệ của các mạch: Xung, Nhâm, Đốc.
Mạch nhâm chủ âm, mạch Đốc chủ dương để duy trì sự điều hòa âm dương trong
than thể. Mạch đới thì rang buộc để giữ mối quan hệ giữa các mạch. Nếu công
năng ấy không điều hòa làm cho ba tạng Xung, Nhâm, Đốc bị rối loạn, sẽ gây ra
bệnh phụ khoa: khí hư, đới hạ, vô sinh…
1.4.Vai trò của 5 tạng
Ở người phụ nữ có kinh nguyệt chủ yếu do hai mạch Nhâm, Xung nhưng cũng có
quan hệ chặt chẽ với 5 tạng. Kinh nguyệt do huyết biến hóa mà tâm chủ huyết, can
tang huyết, tỳ thống nhiếp huyết, đều là nguồn suối cung ứng cho sự sinh hóa ấy.
Thận tang t inh chủ tủy, huyết do tinh tủy sinh ra, phế chủ khí, phế triều bách
mạch, can dự mọi sự tuần hoàn vận chuyển chất tinh vi. Như vậy 5 tạng đều có tác
dungl trực tiếp với huyết mà sinh hóa tang trữ, thống nhiếp, điều hòa, vận chuyển
huyết. Chức năng của 5 tạng điều hòa, huyết mạch lưu thong thì kinh nguyệt đúng
kỳ.
1.5.Kinh nguyệt
-Mỗi tháng thấy kinh 1 lần là kinh nguyệt, 3 tháng thấy 1 lần ( cự kinh), 1 năm
thấy 1 lần ( tỵ niên).
-Không có kinh mà vẫn có con ( ám kinh)
-Có thai ra ít máu theo chu kỳ, thai phát triển bình thường ( khích kinh)

636
Có kinh là do thận khí thịnh, thiên quý đến mạch nhâm thong, mạch Thái xung
thịnh, bào cung thay đổi dẫn tới có kinh và quan hệ trực tiếp với ngũ tạng.
-Tiền mãn kinh: có một giai đoạn rối loạn kinh nguyệt kèm theo triệu chứng bốc
nóng, dễ cáu gắt, ngủ kém, ăn uống không ngon miệng. Trước và trong lúc hành
kinh có thể chướng bụng dưới, đau lưng, váng đầu, tính tình hơi thay đổi. Nếu
không nghiêm trọng thì không cần điều trị.
1.6.Thai sản
Nam nữ đến tuổi dậy thì thì có quan hệ tình dục có thể có thai.
Thai nằm và phát triển trong bào cung được âm huyết của mẹ nuôi dưỡng, âm do
huyết mạch Xung Nhâm cung cấp, do đó khi mang thai không có kinh. Dịch âm
đạo tăng, vú to dần, quầng thâm chuẩn bị sữa cho thai nhi ra đời. Thai lớn dần
trong bào cung, sau 4 tháng thai máy, 9 tháng 10 ngày sinh nở.
Thời kỳ đầu mang thai do thai khí nghịch ảnh hưởng đến tỳ vị, có hiện t ượng buồn
nôn, nôn. Thèm ăn khác thường.
Thời gian cuối: có thể đái nhiều, táo bón, phù chân. Cần theo dõi cân nặng và triệu
chứng bất thường để chữa kịp thời ( tăng huyết áp, sản giật…)
Sản: sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường Hải Thượng Lãn Ông ghi 10
điều dăn dậy khi sinh đẻ: trong đó cần lưu ý
-Đến lúc đẻ cần tự nhiên, không thúc dục cưỡng bách.
-Để thần trí yên ổn không lo sợ.
-Không rặn sớm vô ích, mất sức hại cả cho mẹ lẫn con.
Nguyên nhân đẻ khó:
Nhàn rỗi quá, bồi dưỡng quá nhiều, dâm dục quá độ, hoài nghi lo sợ, đuối sức nhút
nhát.
Trong quá trình chuyển dạ thấy đau bụng từng cơn, mạnh và mau dài 7 – 8 giờ là
cuộc đẻ bình thường. CÒn ngôi ở cao, cơn đau rối loạn, vỡ ối sớm, ngôi ngang là
bất thường.
637
Sản hậu:
-Sau khi đẻ vú tiết sữa : Kinh và sữa đều bắt nguồn từ thức ăn, Tinh hoa thức ăn
chuyển vào tâm, qua phế dồn về mạch xung nhâm thành kinh.
-Sau khi đẻ tinh hoa của thức ăn chuyển thành sữa nên không có kinh.
Ngày đầu sau sinh thường phát sốt, sợ rét, đổ mồ hôi, mạch trì hoãn là do lúc sinh
hao tổn khí huyết. Nếu các triệu chứng nhanh chóng giảm mà k hông tiến triển
nghiêm trọng thì không coi là bệnh lý.
Sau khi sinh âm đạo chảy ra huyết hôi ( sản dịch) giảm dần khoảng 13 ngày thì hết
có kèm theo đau bụng dưới từng cơn ( co hồi tử cung ).
Sau sinh nằm nghỉ và vận động nhẹ nhàng tại chỗ 100 ngày ( ở cữ) cho bú và
không thấy hành kinh, cơ thể dần hồi phục trở về bình thường và không thụ thai (
không tuyệt đối).
2.Đặc điểm bệnh lý
2.1.Nguyên nhân
-Nội nhân : Sinh ra do sự thay đổi của 7 thứ tình chí : hỷ nộ, ưu, bi, khủng, kinh
trong đó lo buồn nghĩ, giận, hờn là nguyên nhân chính. Khi thất tình phần nhiều
làm hại khí, khí là soái của huyết. Khí không điều hòa thì mọi bệnh từ đó mà sinh
ra.
Nội kinh âm dương biện luận có chép : Bệnh kinh Dương minh phát ra ở tâm tỳ,
đàn bà với sự uẩn khúc bên trong nên kinh bị bế tắc.
-Ngoại nhân : do lục dâm ảnh hưởng tói sức khỏe con người. Trng đó hàn, nhiệt,
thấp là nguyên nhân chính gây bệnh phụ khoa. Phụ nữ lấy huyết làm chủ, gặp
nhiệt thì lưu thông, gặp hàn thì ngưng trệ.
Nhiệt cực thì bức huyết vong hành gây băng kinh, băng huyết, rong kinh, nôn mửa,
hoặc đại tiện ra máu, đái máu trước khi thấy kinh.
Hàn quá thì huyết ngưng, thường gây thống kinh, bế kinh , vô kinh.
Nếu thấp uất đọng thường sinh bệnh đới hạ.
638
-Bất nội ngoại nhân :
Do ăn uống không điều độ, chửa đẻ, nạo sảy thai nhiều lần, mất vệ sinh khi ăn
uống, khi giao hợp, lấy chồng sớm, lao động quá sức sinh bệnh.
Nội kinh Phúc trung luận chép : Bệnh huyết khô là vì tuổi trẻ bị mất nhiều, hoặc ăn
nhậu say sưa mà nhành phòng là cho khí kiệt, can huyết bị tổn hại cho nên kinh
nguyệt mất nguồ mà không thành.
Chu bệnh nguyên hậu luận viết : Đang lúc hành kinh mà giao hợp, mạch máu co lại
không ra, sinh chứng nặng vùng hạ vị, ngực lưng co thắt, tay chân buồn mỏi, huyết
kinh bế lại nên kinh nguyệt thất thường.
Tham dâm dục vô độ là yếu tố quan trong gây bệnh, vì mỗi lầng giao hợp mạch
Xung nhâm bị tiêu hao ảnh hưởng đến kinh đới thai sản. Chu Đan Khê chủ trương
“ hạn chế tình dục’ để phòng bệnh.
2.2.Cơ chế bệnh sinh
-Khí huyết không đều :
Phụ nữ lấy huyết làm gốc. Khi hành kinh, sinh con, nuôi con đều mất huyết, cơ thể
yếu dễ sinh bệnh. Vì vậy phụ nữ huyết thường bất túc khí thường hữu dư.Khí
huyết không điều hòa gây bệnh về kinh đới thai sản, Huyết phối hợp với khí, sự
thăng giáng, hàn nhiệt, hư thực của nó đều do khí. Cho nên khí nhiệt thì huyết
nhiệt, khí thăng thì huyết nghịch, khí hãm thì băng huyết, rong huyết.
-Chức năng của tạng phủ không điều hòa
Các nguyên nhân lục dam, thất tình, phòng dục quá độ.. đều có thể dẫn tới tình
trạng của 5 tạng phủ mất điều hòa mà sinh bệnh nói chung và bệnh phụ khoa nói
riêng. Nếu tam khí suy yếu, huyets dịch không đầy đủ dễ sinh kinh nguyệt không
đều, bế tắc khó có con. Can khí uất kết huyết không về can thường sinh bệnh kinh
nguyệt sai kỳ, băng kinh, băng huyết . Ăn uống không điều độ, lạo động quá sức
hoặc lo nghĩ nhiều hại tỳ gây huyết hư, khí hư hạ hãm, rối loạn kinh nguyệt, khí hư
bạch đới. Phế hư thì phé khí không vận hành được huyết làm huyết hư, huyết khô,
639
tân dịch tiêu hao sinh bệnh đau ngực hoặc nhập phòng quá độ thận khí hao tổn dẫn
đến kinh nguyệt mất điều hòa, vô sinh, đẻ non.
-Xung nhâm bị thương tổn :
Mạch xung là bể của huyết, mạch nhâm chủ bào cung, hai mạch này có quan hệ
mật thiết đến hoạt động sinh lý và bệnh lý của phụ nữ.
Nguyên nhân gây tổn thương Xung Nhâm : giao hợp quá độ, chửa đẻ nhiều, nào
dày, sảy thai liên tiếp…
Ngoài ra tất cả các nguyên nhân gây khí huyết không điều hòa công năng tạng phủ
bị rối loạn cũng gây thương tổn Nhâm Xung.
3.Nguyên tắc điều trị bệnh phụ khoa
3.1.Nguyên tắc chung
Từ đặc điểm bệnh lý và cơ chế sinh lý của phụ khoa, nguyên tắc điều trị bệnh phụ
khoa phải chú trọng dến điều hòa khí huyết, điều hòa tỳ vị và can thận. Khí huyết
điều hòa thì tạng phủ ổn đinh, kinh mạch thông, mạch xung nhâm thịnh sẽ khỏi
mọi bệnh tật.
-Điều hòa khí huyết :
Cần phải kết hợp với chứng trạng cụ thể trên lâm sàng để phân biệt bệnh thuộc khí
hay huyết rồi mới có phép chữa thích hợp.
Bệnh ở phần khí thì chữa khí là chủ yếu, chữa huyết là thứ yếu. Khí nghịch thì phải
giáng, khí uất thì phải khai, hành, khí loạn thì điều lý, khí hàn thì ôn phần dương
để trợ giúp nó. Khí hư thì kèm thêm bổ khí huyết dưỡng huyết hoạt huyết.
Bệnh ở phần huyết thì phải chữa huyết là chính, điều khí là phụ. Huyết hàn thì ôn
ấm huyết nhiệt thì thanh, huyết hư thì bổ, còn nếu mất huyết quá nhiều thì phải bổ
khí để cố thoát.
Khi dùng các vị thuốc công hạ ôn bổ thanh bổ phải lưu ý đến khí huyets, không
nên cho quá nên trệ, quá hao tán mới thu được hiệu quả tốt.

640
-Điều hòa tỳ vị : Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn của sự sinh hóa, Nếu tỳ vị
không điều hòa, nguồn sinh hóa không đầy đủ thì bệnh tật phát sinh. Trong tình
trạng này phải điều hòa tỳ vị, bồi bổ nguồn sinh hóa thì bệnh tự khỏi. Điều hòa
phải căn cứ vào chứng trạng bệnh : hư thì bổ, tích thì tiêu, hàn thì ôn ấm, nhiệt thì
thanh.
Không nên dùng thuốc quá nê trệ, công phạt để tổn hại khí của tỳ vị ảnh hưởng đến
công năng vận hóa.
-Điều dưỡng can thận :
Can thận có tác dụng tàng trữ huyết, tàn tinh và tử cung, can chủ sơ tiết, thận chủ
bế tàng. Hai tạng này có quan hệ mật thiết với nhau.
Kinh mạch can, thận lại liên quan với 2 mạch Nhâm, Xung Mạch Xung cùng đi với
kinh thiếu âm Thận đến rối rồi đi lên. Kinh quyết âm Can khởi từ ngón chân cái đi
lên mắt hợp với mạch Xung Nhâm. Mạch xung nhâm bị tổn thương đều ảnh hưởng
đến can thận.
Tất cả những bệnh : bế kinh, băng kinh, rong huyết, đới hạ, suy thai… đều do Can
thận hư hoặc Xung nhâm thương tổn gây nên.
Vì vậy dưỡng can thận cũng có nghĩa là tư xung nhâm.
Bồi dưỡng phần âm của can thận hư thì tư dưỡng để bổ âm
Bồi dưỡng phần dương thì lấy phép ôn dưỡng để hồi phục dương khí làm cho khí
của can thận đầy đủ thì xung nhâm dồi dào mọi bệnh tự khỏi.
3.2.Nguyên tắc điều trị bệnh kinh nguyệt
Phép điều kinh có 3 nguyên tắc cơ bản :
-Trị theo căn bản
-Điều lý phần khí
-Điều dưỡng tỳ vị
Trị theo căn bản : là tìm nguyên nhân để điều trị

641
VD : Có bệnh khác gây kinh nguyệt không đều thì phải điều trị bệnh trước rồi kinh
nguyệt sẽ đều hòa. Rối loạn kinh nguyệt rối sịnh bệnh khác nên điều trị rối loạn
kinh nguyệt
Điều kinh lý khí : thì láy hành khí khai uất làm chủ, không nên dùng nhiều thuốc
quá thơm ráo mà phải kiêm thuốc bổ huyết để khí huyết không bị tiêu hao. Nếu khí
loạn khí nghịch, khí hàn, khí hư : thì dùng các phép điều khí giáng nghịch, ôn bổ
để chữa
Điều dưỡng tỳ vị : tỳ vị là gốc của hậu thiên sinh huyết, nhiếp huyết, bổ tỳ vị là bổ
nguồn gốc của huyết, huyết đủ đầy thì các cơ quan trong cơ thể được nuôi dưỡng
tốt, chức năng điều hòa, kinh nguyệt trở lại bình thường.
3.3.Nguyên tắc điều trị bệnh đới hạ
Bênh đới hạ nguyên nhân chính thường do thấp nhiệt. Tỳ hư không hóa được thủy
thấp làm thấp thịnh lâu ngày thành thấp nhiệt.
Thấp tích ở mạch dới kết ở mạch Nhâm sẽ sinh chất đục chảy ra ngoài âm đạo
thành Đới hạ, lâu ngày hóa nhiết, thấp nhiệt lâu ngày thành trùng.
Điều trị cần bổ tỳ hóa thấp kèm sơ can lý khí. Nếu thấp nhiệt năng phải tả thấp
nhiệt, nếu khí hư nhiều phải bổ khí thăng đề. Bệnh lâu ngày dùng phương cố sáp.
Lưu ý : không dùng thuốc thanh nhiệt táo thấp quá độ dễ hao tân dịch.
Không nên dùng thuốc tư nhuận cố sáp nhiều gây thấp trệ.
Nếu có trùng phải thanh nhiệt giải độc sát trùng.
3.4.Điều trị bệnh thai sản
Quá trình mang thai được chia làm 3 giai đoạn.
-Mang thai
-Chuyển dạ đẻ
-Sau đẻ

642
*Khi mang thai : huyết tập trung nuôi thai, bình thường phụ nữ huyết đã không đủ,
nay huyết lại dược tập trung nuôi thai nên càng thiêu huyết. Huyết thiếu dễ thương
âm, âm hư sinh nội nhiệt.
Bệnh thường thấy khi mang thai là Đau bụng, động thanh, ra huyết, ra ối, tiền sản
giật.
Trong điều trị : chú ý dưỡng huyết thanh nhiệt ( nếu có) tránh dùng các thuốc kỵ
thai : Sổ, hoạt lợi, phá huyết, hao khí, tán khí, chất độc.
Trong chẩn đoán : phải xác định rõ bệnh của thai hay mẹ
VD : Có thai ra máu : bình thường do mẹ ( huyết nhiệt, khí hư, khí huyết hư). Do
con ( chửa trứng, chửa ngoài dạ con, thai lưu)
Phải căn cứ vào hàn nhiệt, hư thực mà biện chứng luận ra phép chữa đồng thời
phải chiếu cố can tỳ để dưỡng thai.
Cần kiêng giao hợp 3 tháng và 3 tháng cuối để tranh sảy thai, đẻ non.
Kiêng chất cay nóng
Cần giữ cho tinh thần thanh thản vui vẻ.
3.5.Điều trị bệnh sản hậu
Khi chửa đẻ, nguyên khí bị tiêu hao nhiều do đó cơ thể suy yếu, nếu không giữ gìn
sẽ sinh bệnh. Tất cả những bệnh sinh ra sau đẻ đều gọi là bệnh sản hậu.
Sau đẻ cần tránh: phong, hàn, ăn uống dễ tiêu, không ăn thức ăn sống lạnh, rắn,
thức ăn quá béo, hoặc ổ phòng thương thực. Tránh g iao hợp, tinh thần thỏa mái
thanh thản.
Khi dung thuốc phải chú trọng khí huyết, khai uất không dùng thuốc hao tán.
Trong tiêu thực nên dùng thuốc kiện tỳ. Nhiệt thịnh không nên dùng thuốc quá
lạnh dễ ngưng trệ. Hàn thịnh không nên dùng thuốc quá hương táo có thể gây
băng huyết.
Điều trị bệnh sản hậu nhơ 3 điều: Không nên hàn, không nên hạ, không nên lợi tiểu
quá nhiều.
643
Bài: KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
1.Kinh nguyệt trước kỳ:
là kinh đến sớm hơn 1 -2 tuần, kỳ kinh bình thường, liên tục trong 2 chu kỳ kinh
trở lên goi là kinh trước kỳ.
Bệnh nguyên chủ yếu liên quan tới xung nhâm bất cố kinh huyết không được chế
ước vì vậy đến sớm. Nguyên nhân phần nhiều là do khí suy, và huyết nhiệt. Trong
khí suy gồm có tỳ khí hư và thận khí hư. Huyết nhiệt gồm có âm hư huyết nhiệt, và
dương thịnh huyết nhiệt và can uất hóa nhiệt.
1.Khí hư
1.1.Tỳ khí hư
Do bẩm tỳ hư, hoặc do bệnh lâu ngày làm thương tổn đến phần khí, lao lực quá độ,
suy nghĩ nhiều, ăn uống không điều độ.. gây nên thương tỳ, làm trung khí hư
nhược dẫn đến. Xung nhâm bất cố hậu quả là huyết thất thống nhiếp sẽ gây ra kinh
đến sớm.
-TC: kinh đến sớm, kiêm lượng nhiều, mầu nhạt, chất loãng, mệt mỏi đoản khí
ngại nói, ăn kém đi ngoài phân nát, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng mạch hoãn nhược.
-Pháp: Bổ tỳ ích khí, cố xung điều kinh
-Phương: Bổ trung ích khí thang ( nhân sâm 16; kỳ 8g, quy 8g; truật 12g, thăng
12g; sài 12g, trần 4g; cam 5g).
Sắc uống ngày 1 thang.
-Phân tích bài thuốc: hoàng kỳ có tác dụng bổ trung ích khí thăng dương cử hãm,
thực vệ cố biểu, Nhân sâm, cam thảo, bạch truật có tác dụng bố khí kiện tỳ làm
mạnh tác dụng bổ trung khí của Hoàng kỳ. Đương quy dưỡng huyết hòa dinh. Trần
bì lý khí hòa vị. Thăng ma, sài hồ thăng dương cử hãm giúp cho Hoàng kỳ tăng tác
dụng thăng dương bổ trung ích khí. Chích cam thảo còn có tác dụng điều hòa vị
thuốc.
644
1.2.Thận khí hư
Do bẩm tốc thận suy, lao lực sinh đẻ nhiều, bệnh lâu ngày làm thương tổn đến
thận. Các yếu tố này dẫn đến thận khí hư nhược làm cho xung nhâm bất cố, không
tàng giữ được gây nên kinh nguyệt đến sớm.
-TC: kinh đến sớm lượng ít nhạt mầu tối, chất loãng, lưng gối mỏi, chóng mặt ù
tai, tiện nhiều lần, sắc mặt tối hoặc có vết đen sạm, lưỡi nhạt tối, rêu trắng mỏi,
mạch trầm tế.
-Pháp: bổ thận ích khí, cố xung điều kinh.
-Phương: cố âm tiễn ( nhân sâm – thục 10g; sơn dược – sơn thù – thỏ ty tử 12g;
viễn trí – cam thảo 6g; ngũ vị tử 8g)
Sắc uống ngày 1 thang.
-PTBT: thỏ ty tử bổ thận ích tinh, thục địa sơn thù tư thận ích tinh, nhân sâm sơn
dược, cam thảo bổ tỳ ích khí, bổ hậu thiên dưỡng tiên thiên, cố mệnh môn, ngũ vị
tử, viễn trí giúp cho tam thận giao nhau làm cho thận khí cố nhiếp tốt hơn.
2.Huyết nhiệt
2.1.Âm hư huyết nhiệt
Bẩm tố âm hư, mất máu thương âm, lao lực, sinh đẻ nhiều, uư tư quá độ, làm tổn
thương phần tinh huyết, âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt nhiễu xung nhâm gây kinh
nguyệt trước kỳ.
-TC:Kinh trước kỳ lượng ít, mầu hồng đặc, môi hồng gò má đỏ, bàn tay bàn chân
nóng, họng khô miệng khô, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.
-Pháp: Dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết điều kinh.
-Phương: Lương địa thang ( A giao 20g, sinh địa 16g; địa cốt bì – mạch môn –
thược dược – huyền sâm 12g)
-PTBT: địa cốt bì, mạch môn, huyền sâm để dưỡng âm t hanh nhiệt. Bạch thược để
hòa huyết liễm âm. A giao để tư âm chỉ huyết.
2.2.Dương thịnh huyết nhiệt
645
Bẩm tố dương thịnh, hay ăn đồ cay nóng, cảm phải nhiệt tà làm thương tổn mạch
xung nhâm, nhiễu động đến huyết hải gây kinh nguyệt trước kỳ.
-TC: kinh trước kỳ, lượng nhiều, màu đỏ tím, đặc, tâm hung phiền m uộn, khát
muốn uống nước, đại tiện khô kết, tiểu tiện đỏ ít, sắc mặt hồng đor, lưỡi hồng rêu
vàn, mạch hoạt sác.
-Pháp: thanh nhiệt giáng hỏa, lương huyết điều kinh.
-Phương: Thanh kinh tán ( thục – đan bì – địa cốt bì – phục linh – thược 12g; thanh
hao 10g; hoàng bá 8g)
-PTBT: Hoàng bá, thanh hao, đan bì để giáng hỏa thanh nhiệt, lương huyết. Thục
địa, địa cốt bì để thanh nhiệt huyết mà sinh thủy, Bạch thược dưỡng huyết lưỡng
âm. Phục linh hành thủy tiết nhiệt.
Bài 2: Cầm liên tứ vật thang ( sinh địa 16g; thược –cầm 12g; khung – quy 8g;
hoàng liên 4g)
Bài thuốc nam: ( hương phụ chế - sinh địa 20g; rau má tươi – cỏ nhọ nồi sao 40g;
ngải diệp – chỉ sác sao đen 16g)
2.3. Can uất hóa nhiệt
Bẩm tố người u uất, tình chí nôi thương, can uất hóa nhiệt thương xung nhâm,
nhiễu động huyết hải gây kinh nguyệt trước kỳ.
-TC: Kinh trước kỳ lượng nhiều hoặc ít, mầu đỏ tím, đặc có cục, trước khi hành
kinh thì vú, sườn ngực, tiểu phúc đau chướng, phiền táo dị nộ, miệng đắng họng
khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền hoạt.
-Pháp: thanh can giải uất, lương huyết điều kinh
-Phương: Tiêu giao đan chi ( linh – thược – truật – sài – quy 40g; thảo – đan bì –
chi tử 20g)
Các vị thuốc trên tán bột uống mỗi lần 8g, có thể sắc uống liều 8 – 12g.
-PTBT: Sài hồ, để sơ can giải uất; chi tử, đan bì thanh nhiệt lương huyết. Đương
quy, Thược để dưỡng huyết nhu can. Truật, linh chích thảo để bổ tỳ hòa trung.
646
* Châm cứu: Châm bổ địa cơ, khí hải, túc tam lý.
2. KINH NGUYỆT SAU KỲ
Kinh nguyệt đến sau 1 tuần trở lên thậm chí 3 – 5 tháng mới có một lần, thời gian
một chu kỳ bình thường. liên tục 2 chu kỳ kinh trở lên.
Bệnh nguyên: Chủ yếu là do tinh huyết bất túc, hoặc tà khí trệ, huyết hải không thể
đúng thời gian mãn đầy làm cho kinh nguyệt đến chậm. Nguyên nhân bao gồm
Thận hư, huyết hư, huyết hàn, khí trệ và đàm thấp.
2.1.Thể thận hư
Do bẩm tố thận suy, thận khí hư tổn, lao lực sinh đẻ nhiều lần làm nhâm xung bất
túc, huyết hải không đúng thời hạn mãn đầy được gây kinh đến muộn.
TC: kinh đến muộn, lượng ít, mầu nhạt tối, chất loãng, eo gối mềm đau, ù tai
chóng mặt, khí hư loãng sắc mặt tối, hoặc có ban sạm tối, hoặc có ban sạm tối,
lưỡi nhạt tối, rêu trắng mỏi, mạch trầm tế.
-Pháp: Bổ thận ích khí, dưỡng huyết điều kinh
-Phương: Đại bổ nguyên tiễn (Nhân sâm 12g; Đương quy 16g; Sơn thù 12g; Sơn
thù du 10g; thục địa 10g; Kỷ tử 12g; đỗ trọng 16g; Chích cam thảo 8g).
-PTPT: Nhân sâm, Sơn dược,Đỗ trọng để bổ thận khí, cố mệnh môn. Sơn thù, kỷ
tử để bổ thận điều tinh sinh huyết. Đương quy, thục địa dưỡng huyết ích khí âm,
Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
2.2.huyết hư
Nhiều lần thương tổn đến phần huyết, đẻ nhiều, nuôi con bằng sữa mẹ nhiều, sau
khi mắc bệnh cơ thể suy nhược, tỳ vị hư nhược. Dẫn tới danh suy huyết kém, xung
nhâm huyết hư, huyết hải không theo thời hạn mà đầy được gây kinh đến muộn.
-TC: Kinh đến muộn, lượng ít, nhạt mầu loãng, tiểu phúc đau, chóng mặt hoa mắt,
tâm quý mất ngủ, bì phu không nhuận, sắc mặt trắng bệch hoặc vàng úa, lưỡi nhạt,
rêu mỏng, mạch tế vô lực.
-Pháp: bổ huyết dưỡng doanh ích khí điều kinh.
647
-Phương: Nhâm sâm dưỡng vinh thang: ( Nhân sâm 10g; bạch linh 12g; Bạch truật
12g; bạch thược 12g; Đương quy 12g; Thục địa 10g; Nhục quế 6g; Hoàng kỳ 12g;
chích cam thảo 8g; Ngũ vị tử 8g; Viễn trí 6g; trần bì 8g; Sinh khương 4g; Đại táo
8g).
2.3.Huyết hàn
Hư hàn: Bẩm tố dương hư, bệnh lâu thương đến phần dương, dương hư nội hàn,
tạng phủ sinh hóa thất kỳ, nhâm xung bất túc, huyết hải không theo thời gian mà
đầy được dẫn tới kinh nguyệt đến sau kỳ.
-TC: Kinh đến muộn, lượng ít sắc nhạt loãng, tiểu phúc đau âm ỉ, thích trờm nóng
và xoa bụng, lưng mỏi vô lực, tiểu tiện trong dài, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, rêu
trắng, mạch trầm trì.
-Pháp: Ôn kinh trợ dương ích huyết điều kinh
-Phương: Đại doanh tiễn: (Đương quy 12g; thục địa 10g; Kỷ tử 12g; Đỗ trọng
12g; Ngưu tất 12g; nhục quế 4g; Chích cam thảo 6g).,
Sắc uống ngày 1 thang
-PT: trong phương Nhục quế để ôn kinh trợ dương, thông hành huyết mạch, Thục
địa, Đương quy, Kỷ tử, Đỗ trọng để bổ thận điều tinh dưỡng huyết. Ngưu tất để
hoạt huyết thông kinh dẫn tới huyết hạ hành.
Thựchàn: Cam phải hàn tà, ăn uống thức ăn sống lạnh, hàn ngưng xung nhâm tủ
trệ, bao mạch không thông, huyết hải không theo thời hạn mà đầy được gây bệnh.
-TC: Kinh đến muộn, lượng ít, mạch tím tối có cục, tiểu phúc lạnh đau cự án,
chườm nóng đỡ đau, sợ lạnh chân tay lạnh, lưỡi tối, rêu trắng, mạch trầm khẩn
hoặc trầm trì.
-Pháp: Ôn kinh tán hàn, hoạt huyết điều kinh
-Phương: ÔN kinh thang ( Ngô thù du 6g; Thược dược 12g; Nhân sâm 12g; A giao
8g; Bán hạ 8g; Sinh khương 3 lát; Đương quy 12g; Xuyên khung 4g; Quế chi 4g;
Mẫu đơn bì bỏ lõi 8g; Cam thảo 4g; mạch môn đông 12g).
648
12 vị trên sắc, nước một đấu, sắc lấy 3 bát chia 3 lần uống ấm.
2.4.Khí trệ
Người có tính hay uất ức lo nghĩ can uất khí trệ, do khí trệ nên huyết hành không
thông, xung nhâm bất thông, huyết hải không đầy theo thời hạn kinh đến chậm.
-TC: Kinh đến muộn, lượng ít, mầu tối hồng hoặc có cục, tiểu phúc đau chướng,
tinh thần trầm uất, phiền muộn không thỏa mái, lưỡi bình thường, mạch huyền.
-Pháp: Lý khí hành trệ, hoạt huyết điều kinh
-Phương: Ô dược thang ( Ô dược 12g; Hương phụ 10g; Mộc thông 12g; Đương
quy 12g; Cam thảo 8g).
-PT: Ô dược lý khí hành trệ, Hương phụ lý khí điều kinh, Mộc hương hành khí chỉ
thống, Đươngquy hoạt huyết hành trệ điều kinh, Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
2.5.huyết ứ
Kinh đến sau kỳ, lượng ít, mầu đen, đóng cục, sắc mặt tím tái, bụng dưới chướng
đau, khi huyết khối ra được thì bớt đau, ngực bụng đầy chướng, táo bón nước tiểu
ít và đỏ, mạch trầm sáp.
-Pháp: Hoạt huyết khứ ứ điều kinh
-Phương: Đào hồng tứ vật ( Thục địa 12g; Đương quy 12g; Xuyên khung 12g;
Bạch thược 12g; Đào nhân 10g; Hồng hoa 10g).
-PT: Bài tứ vật có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh. Đào nhân, hồng hoa
hoạt huyết khứ ứ điều kinh.
2.6.Đàm thấp
Bẩm tố béo bệu, lao lực quá độ, ăn không điều độ, làm thương tạng tỳ, đàm thấp
nội sinh, đàm thấp xuống xung nhâm làm tắc trở bào cung, huyết hải không đầy
theo thời hạn gây kinh đến muốn.
-TC: Kinh đến muộn, lượng ít, mầu nhạt, dính nhớt, chóng mặt, người béo bệu,
tâm quý khí đoản, ngực bụng chướng buồn nôn, đới hạ nhiều, lưỡi nhạt bệu, rêu
trắng nhớt, mạch hoạt.
649
-Pháp: táo thấp hóa đàm, hoạt huyết điều kinh
Phương 1: Khung quy nhị trần thang ( trần bì 12g; bán hạ 12g; xuyên khung 10g;
đương quy 12g; cam thảo 6g; phục linh 12g; sinh khương 8g).
-PT: Bán hạ, Trần bì, cam thảo táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung. Phục linh, Sinh
khương thẩm thấp hóa đàm, Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết hoạt huyết.
3.Kinh không định kỳ
Là kinh nguyệt lúc đến sớm , lúc đến muộn 1 – 2 tuần, liên tục trong 3 chu kỳ kinh
trở lên gọi là kinh không định kỳ.
Chủ yếu do xung nhâm khí huyết không điều do thận hư, tỳ hư, hoặc can khí uất.
3.1.Thận hư:
Do bẩm tố thận hư, lao lực đẻ nhiều, bệnh lâu ngày, đại bệnh làm thận hư không
phong tang được làm nhâm xung thất điều, gây kinh nguyệt không định kỳ.
-TC: Kinh đến khi sớm khi chậm, lượng ít, mầu nhạt, loãng chóng mặt, ù tai, lưng
mỏi chân mềm, tiểu tiện nhiều lần, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.
-Pháp: bổ thận ích khí, dưỡng huyết điều kinh
-Phương: Cố âm tiễn ( Nhân sâm 12g; Thục địa 12g; Sơn dược 10g; Sơn thù 10g;
Viễn trí 6g; Chích cam thảo 6g; Ngũ vị tử 12g; Thỏ ty tử 12g).
Hoặc dùng bài Định kinh thang nếu có thêm triệu chứng của can khí uất.
( Đương quy 16g; thục địa 12g; bạch thược 12g; sài hồ 8g; sơn dược 12g; phục
linh 12g; kinh giới sao 10g; thỏ ty tử 12g).
Sài hồ , kinh giới sao để sơ can giải uất. Đương quy, bạch thược để dưỡng huyết
nhu can, Thục địa, Thỏ ty tử để bổ thận ích tinh huyết. Sơn dược, Phục linh kiện tỳ
sinh huyết.
3.2.Tỳ hư
Do bẩm số thận hư, âm thực thất tiết, suy tư quá độ làm tỳ hư, không nhiếp huyết
làm xung nhâm khí huyết thất điều cũng gây bệnh.

650
-TC: Kinh đến sớm hoặc muộn, lượng nhiều, sắc nhạt loãng, mệt mỏi vô lực, ngực
bụng chướng đầy, ăn ít, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch hoãn.
-Pháp: Bổ ích tỳ khí, dưỡng huyết điều kinh.
-Phương: Quy tỳ thang ( Nhân sâm 10g; Hoàng kỳ 12g; Đương quy 12g; Bạch
truật 12g; Long nhãn 6g; Táo nhân 12g; viễn trí 6g; Phục thần 12g; Đại táo 8g;
Cam thảo 8g).
-PT: Nhân sâm, bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo kiện tỳ bổ khí cố xung. Đương
quy, Long nhãn, Đại t áo kiện tỳ dưỡng huyết, Toan táo nhân, Phục thần , Viễn trí
dưỡng tâm định thần.
Ngoài ra có thể dùng bài Bổ trung ích khí thang điều trị.
3.3.Can uất
Bẩm tố hay uất ức làm thương can, can uất khí loạn gây bệnh.
-TC: Kinh đến sớm hoặc muộn, lượng nhiều hoặc ít, mầu tối, cục, kinh ra không
thông, ngực sườn vú đầy tức, tiểu phúc đau chướng, tinh thần uất muộn, ăn kém.
Lưỡi bình thường, rêu trắng mỏng, mạch huyền.
-Pháp: Sơ can giải uất, hòa huyết điều kinh
-Phương: Tiêu giao tán gia vị ( Bạch linh 40g; Bạch truật 40g; Bạch thược 40g;
Đương quy 40g; Sài hồ 40g; Bạc hà 12g; Bào khương 12g; Cam thảo 20g).
Sài hồ để sơ can giải uất, Đương quy dưỡng huyết hòa huyết, Bạch thược dưỡng
huyết liễm âm, nhu can hoãn cấp. Bạc hà sơ can tán khí uất, thanh nhiệt ở kinh can.
Sinh khương ôn vận hòa trung, ngoài ra có tính cay ấm có thể thông đạt khí uất.
Bạch truật, Bạch linh, Chích cam thảo kiện tỳ ích khí sinh doanh huyết, Cam thảo
điều hòa vị thuốc.
-Bài 2: Việt cúc hoàn gia vị (Thương truật 8g; Hương phụ 8g; Thần khúc 6g;
Xuyên khung 12g; Hậu phác 8g; Sài hồ 8g; Chỉ xác 6g; Chi tử 8g).
Châm cứu

651
-Lấy huyệt ở Nhâm mạch và 3 kinh âm ở chân là chính. Huyệt chung: Huyết hải,
Tam âm giao
-Nếu kinh đến trước kỳ do thực nhiệt, hư nhiệt, huyết ứ thì không châm cứu.
Châm thêm huyệt Thái xung, Thái khê.
-Nếu kinh sau kỳ do hư hàn thì cứu hoặc châm bình bổ bình tả. Thêm huyệt Thiên
khu, Quy lai.
-Không định kỳ: Thận du, Tỳ du, Túc tam lý.

Bài: RONG KINH


-Rong kinh là hiện tượng huyết ra từ tử cung có chu kỳ dài trên 7 ngày.
Các thể lâm sàng theo yhct:
1.Rong kinh do khí hư
Gặp ở người bẩm tố cơ thể suy nhược. Hoặc lao lực quá độ, lo nghĩ nhiều làm
thương tổn đến tỳ khí. Trung khí bất túc, xung nhâm bất cố không chế được kinh
huyết gây ra kinh kéo dài.
-TC: Kinh ra nhiều, kéo dài, loãng kèm theo người mệt mỏi, đuối sức, ngại nói, ăn
uống kém, đoản khí. Rêu lưỡi trắng nhợt, chất lưỡi bệu, mạch hoãn nhược.
-Pháp: Bổ khí thăng đề cố xung điều kinh
-Phương 1: Cử nguyên tiễn gia thêm A giao, ngải diệp , Ô tặc cốt ( đẳng sâm 12g;
kỳ - truật –thăng ma 8g; cam thảo 4g).
Phương 2: Bổ trung ích khí thang
Phương 3: Quy tỳ thang
2.Rong kinh do âm hư huyết nhiệt
Do tâm hỏa vượng hoặc ăn đồ cay nóng quá nhiều, Hỏa bức huyết mà huyết ra
ngoài đều từ trong tâm bào đi ra, lâu ngày thì huyết ở kinh tâm bào bị thiếu, mà

652
huyết của 12 kinh mạch đều từ đó thấm ra. Nhưng bào lạc dính với thận, trên thông
với tâm cho nên chúng rong kinh, huyết thực có liên quan tới 2 kinh tâm và thận.
-TC: Kinh ra nhiều kéo dài sẫm mầu, có cục, đau vùng hạ vị à thắt lưng, người
buồn bực, miệng khát, mặt đỏ lưỡi khô, môi khô, mạch huyền hoạt, hay hoạt sác.
-Pháp: Dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết điều kinh
-Phương: Thanh nhiệt dưỡng âm thang ( sinh địa – huyền sâm – hạ lien thảo 12g;
Nữ trinh tử - bạch thược 16g; đan bì 10g; hoàng bá 8g).
-PTBT: Hoàng bá, đan bì thanh nhiệt lương huyết. Sinh địa, Huyền sâm, Hạ lien
thảo tư âm lương huyết chỉ huyết. Nữ trinh tử tư thận âm, Bạch thược liễm can âm.
3.Rong kinh do huyết ứ
Có thể do sau đặt vòng tránh thai một số phụ nữ bị rong kinh có thể do viêm
nhiễm, ứ huyết sang chấn, quá sản niêm mạc tử cung gây xung huyết, huyết xấu
ngăn trở ở trong gây rong kinh. Yhct gọi là huyết ứ.
Ngoài ra thường gặp ở bệnh nhân tình chí u uất, tức giận quá độ làm khí trệ huyết
ứ lại. Hoặc ở những người sau đẻ hoặc người bị cảm phải ngoại tà gây ứ huyết nội
đình. Làm cho mạch nhâm xung bị ngưng trệ, huyết không thuận kinh được gây ra
kinh kéo dài.
-TC: Kinh kéo dài lượng nhiều hoặc ít, mầu đen tím có máu cục. Đau bụng, cự án,
mạch trầm sáp, rêu lưỡi bình thường. Chất lưỡi tím hoặc có điểm huyết ứ.
-Pháp: Hoạt huyết khứ ứ, cố xung điều kinh.
-Bài 1: Tứ vật – thất tiêu tán gia giảm ( Sinh - Quy 16g; Xích thược 12g; Khung –
bồ hoàng – Ngũ linh chi 10g; cam thảo 4g).
Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc dung Thất tiêu tán: Bồ hoàng ( nửa sống, nửa chin) Ngũ linh chi 2 vị lượng
bằng nhau tán dập, 2 đồng cân sắc với rượu và nước tiểu trẻ em mỗi thứ một nửa.
Uống

653
Thuốc nam: ( Cỏ nhọ nồi – Mần tươi sao – Nghệ xanh sao dấm 20g; củ gấu chế -
ngải cứu sao đen – tô mộc 16g; Cam thảo 10g).
Sắc uống ngày 1 thang.
4.Do can thận âm hư
Can hư kông tang được huyết, can kinh có nhiệt huyết không về chỗ được. Thận
không sinh tinh huyết được, âm hư sinh nội nhiệt huyết vong hành.
-TC:Rong kinh kèm theo mệt mỏi, váng đầu ù tai, đau lưng mỏi gối, long bàn tay
bàn chân nóng, họng khô, đạo hãn lưỡi đỏ không rêu, mạch sác.
-Pháp: Bổ thận âm, bổ can huyết điều kinh
-Phương: ( thục địa – cỏ nhọ nồi – chi tử 12g; Ngưu tất 16g; Kỷ tử - Quy bản – chi
tử sao đen 8g)
Sắc uống một thang
5.Do đàm thấp
Đờm rãi uất ở ngực mà thanh khí không thăng lên được, kinh lạc ngăn chặn lại mà
giáng khí. Phải khai đờm rãi thì hành được khí làm thăng lên sẽ gây ngưng huyết.
-TC: Thường gặp ở người béo, da xanh, mệt mỏi, ăn kém hay buồn nôn, đại tiện
lỏng chất lưỡi bệu, nhớt, rêu trắng dày, mạch hoạt.
-Pháp: Kiện tỳ hóa đàm
-Bài: ( Cỏ nhọ nồi 16g; Bạch truật – Ngưu tất 12g; Bán hạ chế - Phục linh – Trần
bì – Hương phụ 8g).

Bài: THỐNG KINH


Các thể lâm sàng:
1.Thận khí hư tổn

654
Thường gặp ở những người bẩm tố thận hư, hoặc đẻ nhiểu, hoặc bệnh lâu ngày làm
cho thận hư tổn, dẫn đến tinh hư huyết thiếu làm cho hai mạch nhâm xung huyết
hư dẫn đến bào cung thất dưỡng gây ra thống kinh.
-TC: Kinh kỳ hoạc kinh hậu bụng dưới đau âm ỉ, đau thiện án, kèm theo eo lưng
đau mỏi, kinh nguyệt lượng ít, sắc nhạt, loãng, chóng mặt ù tai, sắc mặt sạm tối.
Tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch trầm tế.
-Pháp: Bổ thận điều tinh, dưỡng huyết thống.
-Phương: Điều can thang ( Quy – sơn dược 12g; A giao – thược 16g; Ba kích – sơn
thù du 10g; cam thảo 8g).
-PTBT: Ba kích,sơn thù du bổ thận khí điều thận tinh. Quy, thược, a giao dưỡng
huyết hoãn cấp chỉ thống. Sơn dược, cam thảo bổ tỳ thận, sinh tinh huyết.
2.Khí huyết hư nhược
Thường gặp ở những người bẩm tố cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc. Hoặc
những người bệnh lâu ngày tổn thương đến khí huyết. Hoặc ở người tỳ thận hư
nhược, không vận hóa được thủy cốc, không tạo được nguồn khí huyết cho cơ thể.
Khí huyết hư yếu là cho nhâm xung huyết hư, khí nhược dẫn đến bao mạch thất
dưỡng, huyết hành ngưng trệ gây ra thống kinh.
-TC: kinh kỳ hoặc kinh hậu tiểu phúc đau âm ỉ, thiện án. Kinh ít lượng nhạt mầu,
loãng. Người mệt mỏi, chóng mặt, tâm quý, Mất ngủ, mơ nhiều. Sắc mặt trắng
bệch, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế nhược.
-Pháp: Bổ khí dưỡng huyết, hòa trung chỉ thống.
-Phương: Hoàng kỳ kiến trung thang gia đương quy, đẳng sâm ( kỳ - táo – di
đường 12g; chích thảo 8g; sinh khương – quế chi 6g).
-PTBT: Kỳ, đảng sâm, quế chi bổ khí ôn trung, thông kinh chỉ thống. Quy, thược,
di đường dưỡng huyết hòa trung, hoãn cấp chỉ thống. Chích thảo, sinh khương, đại
táo kiện tỳ vị sinh khí huyết, di đường bổ khí huyết.
3.Khí trệ huyết ứ
655
Thường gặp ở người có bẩm tố hỏa uất, hay tức giân nhiều làm hại đến can, gây ra
khí trệ huyết ứ. Hoặc lúc hành kinh hoặc sản hậu cảm nhiễm ngoại tà gây ra khí trệ
huyết ứ. Ngưng trệ ở mạch xung nhâm như vậy sẽ làm cho bao mạch huyết vận
hành không thong gây ra thống kinh.
-TC: Kỳ kinh hoặc trước khi hành kinh tiểu phúc chướng đau cự án. Kinh lượng ít
ra một ít không thong, sắc kinh đen tím, có máu cục, khi cục máu ra được nhiều thì
đau giảm. Mạn sườn vú chướng đau. Chất lưỡi tím, hoặc có điểm ứ huyết, mạch
trầm sáp.
-Pháp: Hành khí hoạt huyết, khứ ứ chỉ thống.
-Phương: Cách hạ trục ứ thang ( quy – xích thược – khung – chỉ xác – ngũ linh chi
– đan bì 12g; Diên hồ sách 16g; Hồng hoa – Ô dược – Hương phụ - Đào nhân 10g;
cam thảo 8g).
-PTBT: Chỉ xác, ô dược, hương phụ, Diên hồ sách hành khí hoạt huyết chỉ thống.
Xích thược, dào nhân, hồng hoa, đan bì, ngũ linh chi hoạt huyết hóa ngưng chỉ
thống. Đương quy, xuyên khung dưỡng huyết hoạt huyết điều kinh. Cam thảo điều
hòa các vị thuốc.
4.Hàn ngưng huyết ứ
Thường gặp những người trong lúc hành kinh hoặc sau đẻ cảm nhiễm phải ngoại
tà, hoặc ăn uống đồ sống lạnh.Hàn và huyết gặp nhau sẽ làm ngưng trệ xung nhâm
làm cho bao mạch không thông gây ra thống kinh.
-TC: trước hoặc trong khi có kinh bụng dưới lạnh đau, cự án. Thích chườm nóng,
hoặc kinh đến muộn, lượng ít, màu sám đen, có máu cục, sợ lạnh chân tay lạnh.
Sắc mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm khẩn.
-Pháp: Ôn kinh tán hàn, khử ứ chỉ thống.
-Phương: Ôn kinh thang ( quy – đan bì – nga truật – thược – khung – ngưu tất 12g;
nhân sâm 10g; cam thảo 8g; nhục quế 6g)

656
-PTBT:Nhục quế để ôn kinh tán hàn thong mạch điều kinh, đương quy, xuyên
khung để dưỡng huyết, hoạt huyết, điều kinh. Nhân sâm, cam ôn bổ khí giúp cho
nhục quế thong dương tán hàn. Nga truật, đan bì, ngưu tất là hoạt huyết khử ứ giúp
cho đương quy xuyên khung thong hành huyết trệ. Bạch thược, cam thảo để hoãn
cấp chỉ thống.
5.Thấp nhiệt uất kết
Thường gặp ở những bệnh nhân bẩm tố có thấp nhiệt uẩn, khí có hành kinh hoặc
sau đẻ cảm nhiễm thấp nhiệt tà. Thấp nhiệt và huyết kết lại làm ngưng tắc xung
nhâm làm cho bao mạch huyết hành không thong gây thống kinh.
-TC: Trước khi hành kinh hoặc khi hành kinh bụng dưới đau nóng rát cự án, đau
lan xuống phía dưới. Bệnh nhân ngày thường tiểu phúc cũng đau âm ỉ, đến kỳ kinh
thì đau nặng thêm. Kinh lượng nhiều hoặc ngày kinh kéo dài, mầu tím hồng, đau
có thể có máu cục. Ngày thường khí hư ra nhiều mầu vàng có mùi hôi, có thể có
sốt nhẹ, tiểu tiện vàng đỏ. Lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác, hoặc nhu sác.
-Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, hóa ngưng chỉ thống.
-Phương: thanh nhiệt điều huyết gia hồng đẳng, bại tương thảo, ý dĩ nhân ( Đan bì
– Sinh địa – Quy – Thược – Khung – nga truật 12g; Hồng hoa – đào nhân – hương
phụ 10g; Diên hồ sách 16g; Hoàng liên 6g)
-PTBT: Hoàng lien, ý dĩ thanh nhiệt trừ thấp, Hồng đằng, bại thương thanh nhiệt
giải độc, Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, đan bì hoạt huyết trừ ứ
thông kinh. Nga truật, Hương phụ, Diên hồ sách hành khí hoạt huyết chỉ thống,
Sinh địa, Bạch thược lương huyết thanh nhiệt, hoãn cấp chỉ thống.
Châm cứu:
-Hư chứng: Lấy các huyệt ở nhâm mạch, đốc mạch, kinh Tỳ vị là chính.
Phương pháp bổ hoặc cứu:
Huyệt: Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Đại hách, Túc tam lý.
Có thể gia giảm: Quy lai, Tam âm giao, Huyết hải.
657
-Thực chứng: Lấy huyệt ở nhâm mạch, kinh tỳ là chính. Dung phương pháp tả.
Huyệt: Trung cực, Thứ lieu, Địa cơ.

Bài: Đới hạ
Đới hạ được hiểu theo hai nghĩa:
-Nói đến tất cả các bệnh phụ khoa từ eo lưng trở xuống bao gồm kinh, đới, thai
sản. Sách Tố vấn viết: “ Nữ tử đới hạ hà tụ” nghĩa là đàn bà bị khí hư huyết khối.
-Bệnh đới hạ là chỉ một thứ chất dịch nhờn dính hoặc lỏng loãng ở trong âm đạo
chảy ra liên mien. Người ta có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh đới hạ để chia
đới hạ làm nhiều thể. Ngoài ra có thể căn cứ vào mầu sắc mà chia ra: Hoàng đới,
bạch đới, xích đới, thanh đới, hắc đới. Ngoài ra còn có đới hạ có đủ 5 sắc lẫn lộn:
Bạch dâm, bạch trọc.
1.Nguyên nhân:
Bệnh sinh của chứng đới hạ có quan hệ chặt chẽ với mạch Nhâm, Đới. Mạch
Nhâm chủ bào cung, mạch đới giữ việc ước thúc. Nếu mạch đới không ước thúc,
mạch nhâm không củng cố, thủy thấp vẩn đục chảy xuống thành chứng đới hạ.
Nguyên nhân có thẻ làm tổn thương mạch đới và mạch nhâm là:
+Tỳ dương hư: ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá độ làm tổn thương tỳ vị,
hoặc suy nghĩ nhiều làm khí hết lại cũng tổn t hương đến tỳ vị. Tỳ dương suy yếu,
công năng vận hóa không bình t hường nên chất tinh vi không thăng được hóa thấp
khí mà hãm xuống gây thương tổn đến mạch nhâm đới, làm mạch này cố ước vô
lực gây bệnh đới hạ.
+Âm hư kiêm thấp: Thường gặp trên bệnh nhân bẩm tố tỳ hư, thấp uất hóa nhiệt,
hoặc bệnh nhân can uất phạm tỳ làm thấp nhiệt uất kết, hoặc bệnh nhân cảm nhiễm
thấp nhiệt. Thấp nhiệt hãm xuống và làm tổn thương hai mạch nhâm đới gây ra cố
ước vô lực gây ra bệnh đới hạ.
+Thấp độc uẩn kết:
658
Trong khi hành khí hoặc sau đr không kiêng kỵ phòng dục, hoặc thủ thuật cảm
nhiễm phải thấp độc, thấp độc uẩn kết gây tổn thương hai mạch nhâm đới gây
bệnh.
2.Phân loại – triệu chứng
2.1.Chứng tỳ dương hư:
-TC: Khí hư lượng nhiều, mầu trắng hoặc vàng nhạt, không có mùi hôi, liên mien
không dứt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, ăn kém, phân nát, hai chân có thể phù
thũng, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch hoãn nhược.
-Pháp: Kiện tỳ ích khí thăng dương trừ thấp
-Phương: Hoàng đới thang ( bạch truật 20g; Hoài sơn – nhân sâm 16g; thược – sài
hồ - sa tiền tử 12g; thương truật – trần bì – Hắc giới tuệ 8g; cam thảo 4g).
-PTBT: Nhân sâm, sơn dược cam thảo kiện tỳ ích khí. Thương truật, Bạch truật
kiện tỳ táo thấp. Sài hồ, bạch thược, trần bì sơ can giải uất lý khí thăng dương. Sa
tiền tử vào thận, tiết giáng lợi thủy trừ thấp. Hắc giới tuệ vào huyết phần trừ phong
thắng thấp.
2.2.Thận dương hư
-TC:đới hạ lượng nhiều, mầu trắng trong lạnh, loãng như nước, lâu ngày không
hết. ù tai chóng mặt, eo lưng đau như gãy, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu phúc lạnh,
tiểu tiện nhiều lần nhất là về đêm. Đại tiện nát, sắc mặt sạm đen, chất lưỡi nhạt, rêu
t rắng mỏng, mạch trầm tế trì.
-Pháp: Ôn thận, trợ dương, sáp tinh, chỉ đới
-Phương: Nội bổ hoàn ( lộc nhung – đồng tật lê – hoàng kỳ - bạch tật lê – tang
phiêu tiêu – nhục thung dung 12g; thỏ ty tử 16g; phụ tử chế 8g ; nhục quế 6g)
-PTBT: Lộc nhung, Nhục thung dung thỏ ty tử ôn bổ thận điền tinh ích tủy. Đồng
tật lê, tang phiên tiêu bổ thận sáp tinh chỉ đới. Phụ tử, nhục quế, ôn thận tráng
dương bổ thủy. Hoàng kỳ ích khí cố sáp. Bạch tật lê sơ can tiết phong, tử uyển nhĩ
ôn phế ích thận.
659
2.3.Thận âm hư kiêm nhiệt
-TC: đới hạ không nhiều lắm, mầu anh hoặc đỏ trắng lẫn nhau, đặc, dính, có mùi
hôi, âm hộ khô rát khó chịu, hoặc cảm giác nóng rát, eo lưng đau mỏi, ù tai chon
mặt, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, thất mien đa mộng, lưỡi đỏ rêu ít hoặc vàng
dính nhớt, mạch tế sác.
-Pháp: Tư âm ích thận, thanh nhiệt, trừ thấp
-Phương: Tri bá địa hoàng hoàn gia khiếm thực, kim anh tử
-PTBT: bài lục vị tri bá để bổ thận âm, khiếm thực, kim anh tử để cố sáp chỉ đới.
2.4.Thấp nhiệt hạ tiêu
-TC: Đới hạ lượng nhiều, mầu vàng, dính nhớt, có mùi hôi, kèm theo ngứa âm hộ
khó chịu, miệng đắng họng khô, ăn ít, tiểu phúc đau, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu
vàng dính, mạch nhu sác.
-Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, chỉ đới
-Phương: Chỉ đới phương ( trư linh – phục linh – trạch tả - nhân trần – xích thược –
đan bì – chi tử - ngưu tất 12g; hoàng bá 10g; sa tiền từ 16g).
-PTBT: Trư linh, phục linh, sa tiền tử trạch tả lợi thủy trừ thấp.Nhân trần, Hoàng
bá, Chi tử thanh nhiệt tiết hỏa giải độc. Xích thược, đan bì lương huyết hóa ngưng;
ngư tất hoạt huyết dẫn thuốc đi xuống.
-Nếu can kinh thấp nhiệt:
TC đới hạ lượng nhiều, mầu vàng hoặc như mủ, hoặc như bã đậu, có mùi hôi, kèm
theo ngứa âm hộ, hoa mắt chóng mặt, miệng đắng, họng khô, phiền táo dị nộ, đại
tiện táo kết, tiểu tiện đỏ, chất lưỡi hồng rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt sác.
-Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp sơ phong hóa trọc
-Phương: tỳ giải thấm thấp thang gia thương truật, hoắc hương ( tỳ giải – ý dĩ nhân
16g; xích phục linh – đan bì –trạch tả - hoạt thạch 12g; hoàng bá 10g; Thông thảo
8g).

660
-PTBT: Tỳ giải, ý dĩ nhân, hoàng bá, xích phục linh, trạch tả, hoạt thạch thông thảo
để thanh nhiệt lợi thấp hóa trọc. Hoàng bá, Đan bì thanh nhiệt lương huyết.
Thương truật, hoặc hương lưu phong hóa trọc chỉ ngứa.
2.5.Thấp độc uẩn kết
-TC: Đới hạ lượng nhiều, mầu vàng xanh như mủ, hoạc mầu đỏ trắng lẫn nhau,
hoặc ngũ sắc, mùi hôi khó chịu, tiểu phúc đau nhiều. Eo lưng đau mỏi, miệng đắng
họng khô, tiểu tiện đỏ ít, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác.
-Pháp: Thanh nhiệt giải độc trừ thấp
-Phương: Ngũ vị tiêu độc ẩm gia thổ phục lịnh, ý dĩ nhân ( bồ công anh – kim ngân
hoa – dạ cúc hoa 12g; tử hoa địa đinh – thiên nhẫn tử 10g).
-PTBT: bồ công anh, kim ngân hoa, dạ cúc hoa, tử hoa địa đinh thanh nhiệt giải
độc, Thiên nhân tử, thổ phục linh, ý dĩ nhân thanh nhiệt giải độc, lợi thủy trừ thấp.
3.Châm cứu
Huyệt chung:Đới mạch, Bạch hoàn du, Khí hải, Tam âm giao.
Thấp nhiệt: Hành gian, Âm lăng tuyền
Đàm thấp: Quan nguyên, Túc tam lý ( bình bổ, bình tả).

Bài: THIẾU SỮA


Các thể lâm sàng
1.Thể khí huyết hư nhược
-TC: Sản hậu sau sinh sữa không xuống hoặc xuống rất ít, vú không căn đau, sắc
mặt xanh nhợt hoặc vàng bủng, da khô thân thể gầy yếu, chân tay mỏi rũ, móng tay
trắng bệch. Người mệ mỏi, đau đầu, choáng váng ù tai, đoản hơi, đoản khí. Nặng
thì tự hãn, đại tiện phân lỏng, huyết ra hôi ít, đái rắt, lưỡi bệu rêu ít, mạch hư tế.
-Biện chứng:Sản phụ vốn hư thể chất hư yếu, hoặc do sau đẻ mất nhiều huyết, khí
huyết hư nhược, có khí can kiệt, nguồn sinh hóa kém không đủ để sinh sữa gây nên
661
thiếu sữa. Vì vậy phải lấy bổ khí huyết làm cốt, tránh dùng các vị khắc phạt để
tống sữa ra vì sẽ càng làm hư thêm.
-Pháp: bổ khí huyết, thông sữa
-Phương: Thông nhũ đan gia giảm ( đẳng sâm 16g; hoàng kỳ 12g; mộc thông 10g;
quy – mạch môn 8g; cát cánh – thông thảo6g – móng giò lợn 2 cái).
-PTBT: Hoàng kỳ, nhân sâm bổ khí kiện trung. Quy, mạch môn dưỡng tăng dịch.
Thông thảo thông lạc lợi sữa, móng giò lợn thông sữa bổ huyết.Cát cánh đưa thuốc
lên trên khí cho khí huyết dồi dào, mạch lạc thông sướng.
Có thể dùng bài Tứ vật thang hoặc Bát trân thang gia vị thiên hoa phấn, mộc thông
để bổ khí huyết.
Tránh dùng cácvij mạch nha, than khúc là những vị làm mất sữa.
Bên ngoài dùng vị thông bạch rửa vú để giúp cho thông khí lưu thông đường sữa.
2.Thể can khí uất kết
-TC: Sau hâu sau khi sinh đẻ, sữa không xuống vú căng mà đau, tinh thần uất ức,
buồn bực, phiền táo mất ngủ, ăn uống kém, đại tiện táo, ngực sườn đầy tức, lưỡi đỏ
rêu vàng, hoặc trắng dày, mạch huyền.

-Biện chứng: sau đẻ sản phụ có sang chấn về tinh thần giận giữ bực tức làm tổn hại
đến can, can không sơ tiết biểu đạt được dẫn tới khí trệ, huyết ứ, khí không lưu
thông không sinh hóa được ra sữa gây nên thiếu sữa.
-Pháp: Sơ can giải uất, thông lạc ,lợi sữa
-Phương: Tiêu giao tán gia giảm ( sài hồ 12g; linh –truật – thược – quy 8g; trần bì
– mộc thông – thông thảo – bạc hà 6g; cam thảo 4g; sinh khương 2g).
Bài Tiêu giao sơ can giải uất, kiện tỳ hòa dinh. Sinh khương, bạc hà thông lạc, hòa
trung đưa vị thuốc lên trên; mộc thông, thông thảo thông lạc lợi sữa khiến cho
mạch lạc thông sướng, dịch sữa tiết ra.

662
Ngoài ra có thể dùng bài Dũng toàn tán ( đinh hương – vương bât lưu hành – thiên
hoa phấn - lô lâu 12g, móng giò 1 cái)
Châm cứu, nhĩ châm:
-Châm huyệt Đản trung, Thiếu trạch, Nhũ căn, Hợp cốc.
-Nhĩ châm vị trí tuyến vú, tuyến nội tiết, can.

Bài: VIÊM PHẦN PHỤ (*)


Viêm phần phụ là viêm các nội tạng sinh dục nư trong khung chậu gồm ống dẫn
trứng, buồng trứng, và các tổ chức liên kết ở khung chậu.
Trên lâm sàng được chia làm 2 loại: Viêm phần phụ cấp, và viêm phần phụ mãn
tính.
Cần chẩn đoán viêm phần phụ với các bệnh Viêm ruột thừa, chửa ngoài dạ con, sỏi
niệu quản.
I. Viêm phần phụ cấp tính
Yhct cho răng do thấp nhiệt ở hạ tiêu
-TC: hơi sợ lạnh, sốt, có mồ hôi, đau vùng hạ vị, cự án, ra khí hư vàng như mủ,
chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác
-Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, hoạt huyết
-Bài thuốc: ( Hoàng bá 12g; Hoàng liên 12g; Liên kiều 16g; Kim ngân 16g; Sa tiền
12g; Tỳ giải 16g; Nga truật 12g; Đại hoàng 4g; Ý dĩ 16g; Uất kim 8g; Tam lăng
8g)
II. Viêm phần phụ mãn tính
-TC: Đau vùng hạ vị hai bên như châm, có khối u, rêu lưỡi trắng dày, lưng đau,
mạch huyền tế.
-Phương: Lý khí hoạt huyết
-Bài thuốc 1: ( hạt quýt 8g; Hạt vải 8g; Đan sâm 12g; Hương phụ 8g; Ngưu tất
12g; Xuyên luyện tử 8g; Tam lăng 8g; Nga truật 8g.
663
Bài thuốc 2: Quất hạch hoàn gia giảm ( hạt quýt 12g; Hạt vải 12g; Thiên tiên đằng
12g; Hương phụ 12g; Đan sâm 12g; Xích thược 12g; Xuyên luyện tử 12g; Huyền
hồ 12g
+Nếu có khối u thêm Đào nhân 8g; Hồng hoa 8g; Tam lăng 12g; Nga truật 12g.
+Nếu đau bụng thêm Nhũ hương 4g.
Châm cứu: các huyệt Khí hải, Quy lai, Tam âm giao, Thứ lieu.
Cấp tính có sốt thêm Đại trùy, Khúc trì
Nôn mửa thêm Nội quan
Mãn tính có thể cứu vùng hạ vị.
Châm loa tai: vị trí Tử cung, Buồng trứng, Tuyến nội tiết.

664
PHẦN NHI KHOA
665
Bài : ĐẠI CƯƠNG NHI KHOA YHCT (*)
A.Các đặc điểm về chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh trẻ em cũng dựa trên cơ sở lý luận, tứ chẩn, bát cương. Do đặc
điểm của trẻ em chưa biết nóng, chưa diễn tả được quá trình bệnh lý, khó xác định
được mạch tượng nên y học cổ truyền thường lấy vọng chẩn là chính để chẩn
đoán.
I.Vọng chẩn
1.Trông hình thể: Có thể phân biệt được tình trạng hư thực của bệnh và người
bệnh, quan sát tổng hợp về tình trạng, tinh thần, tính tình, thái độ…
Như hàn thường trầm lặng, thực thường rãy rụa lăn lộn, hư thì tinh thần suy kém,
nhiệt thì rối loạn khóc thét.
Tinh thần thỏa mái là biểu hiện khí cơ thông lợi, tiên lượng bệnh tốt, thần mất là
khí biến, tinh thần mệt mỏi là tiên lượng xấu. Hình thái thịnh là thực chứng, thân
hình mềm yếu phần nhiều là hư, Da thịt tươi nhuận, long tóc dày kín thuộc thực, da
nhăn nheo long tóc khô là thuộc hư, Thóp lâu ngày là do tiên thiên không đầy đủ.
2.Trông sắc mặt: Sắc đỏ thuộc nhiệt, sắc xanh chủ về phong, sắc trắng thuộc hư
hàn, sắc vàng chủ về thấp nhiệt ở tỳ vị, sắc đen phần nhiều là bệnh nặng nguy kịch.
3.Trông về ngũ quan, tiền âm, hậu âm: biểu hiện sự khác thường ở ngũ quan ,
tiền âm hậu âm phản ánh tình trạng bệnh lý cuả tạng để phân biệt tình trạng hư
thực, hàn nhiệt của tạng phủ, khí huyết tân dịch.
a.Xem mắt: mắt là khiếu của can, tất cả tinh hoa của ngũ tạng đều dồn lên mắt, là
mấu chốt để xem thần khí còn hay mất.
Sắc đỏ ở long trắng là nhiệt, sắc vàng là thấp uất, sắc xanh là can phong thịnh.
Nước mắt chảy nhiều, sắc đỏ là sởi sắp mọc. khóc mà không có nước mắt phần
nhiều là bệnh nặng.

666
Mắt đỏ ngứa là do phong nhiệt, đồng tử giãn la thần khí sắp hét, kích thích mà hoạt
động phản ứng tăng là biểu hiện chứng can phong còn chữa được, ngược lại là khó
chữa.
b.Xem mũi: Đầu mũi xanh mà chau mày lại, khọc không nín phần nhiều là đau
bụng, hơi thở gấp yếu có mùi hoi là do phế nhiệt; thở chậm lạnh là biểu hiện bệnh
nặng, nước mũi chảy trong là cảm phong hàn. Ngứa nóng lỗ mũi khô không có
nước mũi là biểu hiện của phế nhiệt nhiều, cánh mũi phập phồng là biểu hiện của
âm hư, khí nặng nghịch lên là chứng bệnh nặng.
c.Xem lưỡi, họng rêu lưỡi: biểu hiện của bệnh phế trường vị
-Rêu lưỡi trắng , mỏng là giai đoạn đầu của bệnh ngoại cảm.
-Rêu lưỡi trắng dày là do thấp trọc;
-Rêu lưỡi vàng là do vị nhiệt.
Chất lưỡi : biểu hiện bệnh của tâm, phần dinh , huyết.
-Chất lưỡi hồng nhạt là hư nhiệt.
Họng : loét đỏ là viêm họng ( phế nhiệt)
Amydan sưng là do nhiệt.
d.Xem răng lợi :Răng có cáu vàng đọng lại do thấp trọc bốc lên, răng khô ráo mà
sáng là do vị nhiệt ; răng khô là tân dịch bị tổn thương. Chảy máu chân răng là vị
nhiệt nhưng có khi do huyết hư ; Trẻ em nghiến răng nhiều thường do giun.
D.Xem môi và tai : Môi trắng nhạt là tỳ hư, thiếu máu ; Sắc môi hồng khô cháy là
bệnh thuộc nhiệt.
Dái tai xanh lạnh, sau tai có vành đỏ ẩn hiện là biểu hiện của sởi sắp mọc. Tai đỏ
thường là phong nhiệt, xanh là biểu hiện của đàm, Tai đỏ, đau có mủ là do can hỏa,
đờm hỏa bốc lên.
e.Xem tiền âm, hậu âm : tiền âm thuộc thận, con trai mà bíu dái săn thâm đen là
thận khí đầy đủ ; Bìu dái nhăn nheo, nhợt là thận khí kém, Bíu dái phù thũng là tỳ
thận hư hàn, bíu dái sưng đau là chứng sán khí.
667
Con gái âm hộ đỏ ngứa là biểu hiện của thấp nhiệt
Hậu âm : Hậu âm sưng đau, nóng,s đỏ là có nhiệt ở đại trường, ngứa là có giun
kim.
4.Xem chỉ tay : là mọt phương pháp đặc biệt để xem bệnh ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Chỉ ngón tay là đường mạch lạc hiện ra từ hố khẩu thắng đến mé trên trong ngón
tay chỏ được chia ra :
-Đốt I ngón chỏ là Phong quan
Đốt II ngón chỏ là Khí quan
Đốt III ngón chỏ là Mệnh quan
Lúc bình thường chỉ ngón tay phần nhiều mầu đỏ vàng ẩn nấp phía trong mà không
biểu hiện ra phong quan ; khi có bệnh thì chỉ ngón tay biến đổi mầu sắc tùy theo
tình trạng biểu lý hư thực, hàn nhiệt của bệnh.
a.Nổi hay chìm để phân biệt biểu lý
Ở biểu : chỉ tay hiện nổi ra ngoài ; Ở lý : chỉ tay chìm vào trong
b.Mầu đỏ hay nhạt để phân biệt hư thực, hàn nhiệt
Chỉ ngón tay nhợt nhạt là hư hàn ; chỉ ngón tay hồng đỏ phần nhiều là thực nhiệt
Chỉ ngón t ay mầu đỏ tươi là tà mới xâm nhập thuộc thực ; mầu đỏ nhạt bóng là do
hư nhiệt ; Đỏ bầm hay tím thâm là cực nhiệt
c.Chỉ tay mầu xanh : là biểu hiện cua sự đau đớn hay kinh phong ; xanh đen
thường là bệnh nặng.
d.Để tiên lượng bệnh : chỉ tay xuất hiện ở phong quan là bệnh mới mắc dễ chữa ; ở
khí quan là bệnh đang mạnh ; ở mệnh quan là bệnh nặng khó chữa.
II.VĂN CHẨN
Cần chú ý đến đặc điểm sau : Khóc từng cơn, lúc gay gắt, lúc khóc bình thường là
do đau bụng ; Khóc rên rỉ là co cam tích ; Khóc khan là do bệnh ở hầu, họng.
Ngoài ra còn nghe tiếng nói, hơi thở, ho, hen, ngửi khí vị.
III.VẤN CHẨN
668
Hỏi về nóng lạnh, thân mình, đại tiểu tiện, ăn uống ngủ thông qua người nhà bệnh
nhân.
Nếu đang ngủ mà giật mình, kêu la là do phiền táo không yên. Ngủ yên lặng, hơi
thở đều là thần khí bình thường.
IV.THIẾT CHẨN
Xem mạch, sờ nắn bụng, sờ thóp.
B.CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH
Vì bệnh tật ở trẻ em phát triển và biến hóa nhanh chóng nên việc chữa bệnh bằng
các phương pháp khácnhau phải kịp thời, không để bệnh kéo dài.
Một số điểm cần chú ý khi dùng thuốc :
-Dùng thuốc phải kịp thời
-Không nên sử dụng thuốc bừa bãi : thường bệnh ở trẻ nhỏ có tính chất đơn thuần,
một số chứng bệnh cótheer dùng các phương pháp chữa không dùng thuốc như xoa
bóp, châm cứu, mai hoa châm. Hầu hết các vị thuốc đều có tính chất thiên thăng (
hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc âm hoặc dương) nên khi dùng phải thận trọng để tránh
làm tổn hại đến chính khí của cơ thể trẻ em.
-Không nên dùng các vị thuốc quá hàn, quá nhiệt, thuốc xổ mạnh. Thuốc đắng lạnh
làm thương tổn đế vị khí, sinh khí. Thuốc cay nóng làm thương tổn đến tân dịch,
phần âm. Khi cần thiết phải sử dụng, không được dùng kéo dài, phải phối hợp với
các thuốc kiện tỳ ích khí hay thuốc dưỡng âm sinh tân dịch tùy theo tính chất hàn
nhiệt của thuốc.
-Nên tinh chế, dùng các dạng bào chế dễ uống, dùng lượng ít nhưng tác dụng
mạnh.
-Chú ý đến liều lượng thuốc dùng : so với người lớn lượng dùng trẻ em giảm
nhiều. Ngoài ra cầu chú ý đến vấn đề chăm sóc trẻ bị bệnh về các mặt ăn uống, vệ
sinh cá nhân,nhà ở, ánh sáng…

669
Bài: SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM (*)
Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, y học cổ truyền gọi là chứng cam. Bệnh này luôn
luôn có sự liên quan đến hoạt động tiêu hóa thất thường ( tích trệ đồ ăn, trùng tích
), nên y học cổ truyền còn gọi là Cam tích.
Khả nang chữa suy dinh dưỡng trẻ em bằng các phương pháp y học dân tọc đem lại
kết quả tốt.
Suy dinh dưỡng độ I chữa như ỉa chảy; Độ II ỉa chảy suy dinh dưỡng y học cổ
truyền gọi là tỳ hư gây chứng cam; Độ III gọi là Can cam ( can là khô)
I.PHÂN LOẠI CHỮA BỆNH
1.Ỉa chảy do suy dinh dưỡng: do tỳ hư còn gọi là Tỳ cam ( suy dinh dưỡng độ II)
-TC: Mặt vàng, người gầy, miệng khô, khát nước, triều nhiệt, sôi bụng ỉa chảy. Có
trường hợp do tân dịch giảm gây âm hư sinh táo bón, bụng to, gân xanh nổi lên,
nước giải đặc trắng, rêu lưỡi trắng.
-Pháp: Bổ khí, bổ tỳ vị là chính.
-Phương: Bài 1: ( Bạch truật 6g; ý dĩ 6g; Hoài sơn 12g; Sa nhân 2g; cam thảo nam
4g; Mạch môn 4g).
Bài 2: ( bạch truật 6g; Hoài sơn 8g; Hạt đỗ ván trắng 8g; Chỉ thực 4g; Trần bì 4g;
Kê nội kim 4g).
Nếu tích trệ đồ ăn, bụng chướng thêm: Đại phúc bì 4g; Sơn tra 4g; Thần khúc 4g.
Nếu do giun gây tích trệ, đau bụng thêm Sử quân tử 4g.
Bài 3: Tiêu cam lý tỳ thang gia giảm: ( bạch truật 4g; Trần bì 4g; Binh lang 2g;
Cam thảo 4g: Hồ hoàng liên 6g; Thần khúc 6g; Tam lăng 2g; Nga truật 4g; Thanh
bì 4g; Lô hội 0,2g; sử quân tử 4g; Hoàng liên 4g; mạch nha 6g)
Bài 4: Nếu suy dinh dưỡng , ỉa chảy do giun dùng bài Lô hội phì nhi hoàn gia
giảm: ( Hồ hoàng liên 40g; Lô hội 5g; Hoàng liên 40g; Ngân sài hồ 6g: Sơn dược
80g; Xạ hương 0,5g; Binh lang 20g; Mạch nha 6g; Vu di 40g; Biển đậu 80g; Sơn

670
tra 40g; B ạch đậu khấu 40g; Sử quân tử 80g; Thần khúc 80g). Tán nhỏ làm viên,
uống mỗi ngày 4 – 8g
2.Suy dinh dưỡng thể khô: ( do khí huyết hư, can thận hư y học cổ truyền gọi là
Cancam: suy dinh dưỡng độ III)
-TC: Người gầy, da khô, bộ mạt người già, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, tiếng khóc
nhỏ bé, rêu lưỡi mỏng khô, long tóc khô. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác
như: khô loét giác mạc, loét miệng, lắng đọng sắc tố, tử ban, phù thũng…
-Pháp: Bổ khí huyết, bổ can thận tỳ vị
Bài 1: ( Thục địa 12g; Hà thủ ô 8g, Kê huyết đằng 8g; Ý dĩ 8g; Đỗ đen 8g; Bạch
truật 6g; Ngũ gia bì 6g; Liên nhục 8g; Kê nội kim 6g).
Bài 2: Bát trân thang gia giảm: ( đảng sâm 8g; Phục linh 6g; Bạch truật 8g; Cam
thảo 4g; Thục địa 8g; Xuyên khung 8g; Xuyên quy 8g; Bạch thược 8g)
Nếu loét miệng khô giác mạc thêm Kỷ tử 8g, Cúc hoa 8g, hoạc uống viên Kỷ cúc
địa hoàng hoàn 12 – 16g/ ngày.
Nếu tử ban, lắng đọng sắc tố thêm Hoàng kỳ, A giao; Nếu có sốt mà xuất huyết
thêm Sinh địa 12g Đan bì 6g; Rễ cỏ tranh 12g.
Nếu có phù dinh dưỡng thêm Quế chi 2g, Phục linh 12g.
II. CHỮA SUYDINH DƯỠNG BẰNG CHÂM CỨU
1.Thường dùng phép cứu các huyệt: Tâm du, tỳ du, Vị du, Cao hoang, Túc tam
lý Tam âm giao.
2.Châm huyệt Tứ phùng: dùng kim tam lăng châm vào huyệt Tứ phùng ở hai
bàn tay, sâu chừng 1/10 thốn, nặn dịch bạch huyết, ngày một lần. Chú ý không để
chảy máu.
Bài: ỈA CHẢY TRẺ EM
Ỉa chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa thực tích, tích trệ.

671
NGuyên nhân gây bệnh do ăn uống, nhiễm khuẩn giun làm tổn thương đến công
năng hoạt động của tỳ vị gây các triệu chứng chủ yếu: Nôn, ỉa chảy, gày mòn.
Bệnh có thể gặp ở thế cấp hoặc mãn tính.
Các phương pháp điều trị bằng y học dân tọc chỉ thích hợp với ỉa chảy cấp tính đơn
thuần và ỉa chảy mãn tính do tỳ hư. Còn ỉa chảy cấp tính do nguyên nhân nhiễm
khuẩn có biến chứng nhiễm độc thần kinh do mất nước và điện giải thì phải dùng
các phương pháp chữa của y học hiện đại.
I.ỈA CHẢY CẤP
Nguyên nhân: do nhiễm khuẩn trực tiếp đường tiêu hóa hoặc ỉa chảy do dị ứng
nhiễm khuẩn.
-Tc: Trẻ ỉa nhiều lần một ngày ( có thể trên 10 ngày) phân lỏng nhiều nước, mùi
khẳn. Toàn thân sốt, nôn mửa, sôi bụng, bụng chướng, tiểu tiện ít, đỏ, rêu lưỡi
vàng, hoặc trắng khô, hâu môn đỏ rát.
-Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp
Bài thuốc: Cát căn cầm liên thang ( Cát căn 12g; Hoàng cầm 8g; Hoàng liên 8g;
Cam thảo 4g).
Nếu thiên về thấp: rêu lưoix trắng dày, ỉa chảy nhiều nước, buồn nôn hoặc nôn,
thêm Thương truật g;Bán hạ chế 4g.
Đi tiểu ít thêm PHục linh 8g, Sa tiền 8g.
II.ỈA CHẢY KÉO DÀI
Y học cổ truyền cho là do tỳ hư
Thường gặp ở các trẻ em bị rối loạn tiêu hóa loạn khuẩn.
-TC: Thường ỉa chảy kéo dài, phân sống ỉa ngày 2 – 3 lần. Trẻ em chậm lớn, người
gầy yếu, mệt mỏi, ăn kém, sắc mặt vàng, tự hãn,hoặc hay đạo hãn, rêu lưỡi trắng,
ướt.
-Pháp: Ôn bổ tỳ vị

672
-Bài: Sâm linh bạch truật tán ( đảng sâm 20g; Ý dĩ 16g; Cát cánh 8g; Liên nhục
16g; Biển đậu 16g; Sa nhân 8g; Bạch truật 16g; Trần bì 8g; Cam thảo 6g; Phục
linh 16g; Hoài sơn 16g)
Châm cứu: Dùng các huyệt Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý, Âm lăng tuyền.
Mỗi ngày châm một lần, mỗi lần châm 2 – 3 huyệt.
-Nếu sốt châm Nội đình
\-Ỉa chảy nhiều sợ trụy mạch có thể cứu huyệt Thần khuyết cách muối nhiều lần,
liên tục.
III.CHỨNG TÍCH TRỆ
Do không tiêu hóa được đồ ăn: sữa, các loại ngũ cốc hoặc do giun.
1.Tích trệ đồ ăn:
-NGuyên nhân: do ăn uống quá nhiều không kịp tiêu hóa.
-TC: Trẻ bú ít, nôn mửa mùi chua, hay quấy khóc. Bụng đày chướng, ỉa chảy mùi
chua, ra thức ăn không tiêu, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch hoạt, chỉ tay chìm.
-Pháp: Tiêu thực đạo trệ
-Bài thuốc:
Bài 1: ( Sơn tra 8g; Mạch nha 8g; Thần khúc 4g; Kê nội kim 4g; Trần bì 4g; Hạt
cải củ 4g; Ý dĩ 12g). Sắc uống hay tán bột làm viên hoàn, mỗi ngày uống 12 – 16g.
Bài 2: Nếu trẻ em còn bú nguyên nhân do tích sữa không tiêu hì dùng bài Tiêu nhũ
hoàn ( Hương phụ 80g; Sa nhân 20g; Trần bì 8g; Mạch nha 40g; Thàn khúc 40g;
Chích cam thảo 20g). Tán bột ngày uống chia 2 lần uống.
Bài 3: Bảo hòa hoàn ( thang): Sơn tra 6g; Thần khúc 6g; Hạt củ cải 4g; Mạch nha
6g; bán hạ chế 4g; Trần bì 2g; Phục linh 2g; Liên kiều 6g.
-Nôn mửa thêm Hoắc hương 4g; Trúc nhự 2g.
-Ỉa chảy nhiều thêm 6g.
Sốt thêm Hoàng liên 4g; Khát nước bỏ Trần bì, Bán hạ, Thiên hoa phấn 6g.

673
Bài 4: Mộc hương hoàn ( Mộc hương 12g; Bạch truật 12g; mạch nha 12g; Liên
kiều8g; Chỉ thực 12g; Sa nhân 8g; Hoàng liên 12g; Sơn tra 12g; La bạc tử 8g; Trần
bì 12g; Thần khúc 12g). Tán nhỏ, làm viêm, Ngày uống 4 – 8g. truật tán. Ngày
uống 6 – 12g.
2.Do trùng tích: Do giun đũa hoặc giun kim
-TC:Ngứa ngáy, da vàng khô, hay quấy khóc, hay lên cơn kinh giật, ăn uống thất
thường, buồn nôn, bụng đau, bụng chướng, đại tiện lỏng.
-Pháp: Kiện tỳ, trừ thấp, trừ trùng.
-Bài thuốc: Phì nhi hoàn: Đẳng sâm 16g; hoàng liên 20g; Sơn tra 12g; Bạch truật
20g; Lô hội 6g; Sử quân tử 16g; Chích cam thảo6g; Phục linh 12g; Thần khúc 16g;
Mạch nha 10g.
Tán nhỏ làm viên, mỗi ngày uống 8 – 12g.

BÀI: VIÊM PHỔI TRẺ EM (*)


Viêm phổi trẻ em là một bệnh gây các triệu chứng chủ yếu: sốt, ho, khó thở, hay
gặp về mùa đông – xuân ở các trẻ em cơ thể suy yếu hoặc biến chứng của các bệnh
truyền nhiễm như sởi, ho gà…
Yhct cho rằng viêm phổi là một trong các loại bệnh Ôn nhiệt.
Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, đàm nhiệt xâm nhập vào phế, làm phế
khí bị trở ngại gây ho, khó thở, sốt cao, nếu nhietj độc mạnh vào phần doanh huyết
làm trở ngại đến sự vận hành của huyết gây chứng sắc mặt xanh tím tái ở đầu chi;
nếu sốt cao có thể thấy hôn mêm co giật; Nếu chính khí quá suy yếu có thể xuất
hiện chứng trụy mạch: ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, mạnh nhỏ muốn mất…
I. Phân loại theo các thể bệnh và cách chữa:
1. Thể phong hàn:
-TC: sốt, ho, sợ rét, không có mồ hôi, ho nặng tiếng, cổ có đờm, khó thở, cánh mũi
phập phồng, miệng không khát, ăn kém, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.
674
-Pháp:Tuyên phế khí, tán hàn tà.
-Bài thuốc: Hoa cái tán ( Ma hoàng 2g; Chích thảo 2g; Hạnh nhân 6g; Phục linh
8g; Tang bạch bì 6g; Tô tử 2g; Trầ bì 2g)
Bài thuốc: Tam ấn thang gia giảm ( ma hoàng 2g; Hanh nhân 4g; Cam thảo 4g;
Bách bộ 6g; Tử uyển 6g; Bạch tiền 4g; Tiền hồ 6g)
2. Thể phong nhiệt, nhiệt độc
-TC: sốt cao, sợ gió, thở nhanh gấp, mũi phập phồng, ho đờm vàng, ra mồ hôi ít,
mặt đỏ, môi hồng, họng khô, miệng khát, nước tiểu đỏ ít, lưỡi khô rêu vàng, mạch
phù sác.
-Pháp: tuyên phế hóa đàm, thanh nhiệt giải độc
-Bài thuốc: Ma hạnh thạch cam thang gia giảm ( Ma hoàng 4g; Thạch cao 20g;
Hoàng liên 6g; Hoàng cầm 6g; Hạnh nhân 4g; Cam thảo 2g; Liên kiều 6g; Kim
ngân hoa 12g).
Bài thuốc: Bạch hổ thang gia giảm ( Thạch cao 20g; Tri mẫu 6g; Cam thảo 4g;
Ngân hoa 16g; Hoàng liên 6g; Liên kiều 6g; Tang bạch bì 8g; Hoàng cầm 6g).
3. Thể đàm nhiệt
-TC: bệnh nhân khó thở, sốt cao, phiền táo, thở gấp, cánh mũi phập phồng, sắc mặt
xanh, khò khè xuyễn, nặng có thể hôn mê, co giật, gáy cứng, nước tiểu vàng ít, táo
bón, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hồng đại.
-Pháp: Thanh nhiệt giải độc, tuyên phế trừ đàm
Bài thuốc: Thanh tâm dịch đàm thang ( Nhân sâm 6g; Nam tinh chế 4g; Bán hạ chế
2g; Gừng 2g; Xương bồ 8g; Trần bì 2g; Táo nhân 6g; Hoàng liên 6g; Cam thảo 2g;
Chỉ thực 2g; Mạch môn 8g; Phục linh 8g; Trúc nhự 6g)
4. Thể Phế hư
-TC: sắc mặt trắng bệch, khó thở, trán có mồ hôi hai mắt không có thần, người gầy
còm, chân lạnh, đại tiện lỏng, mạch có khi muốn mất, biểu hienj chứng dương hư
khí thoát ( trụy mạch )
675
-Pháp: bổ thổ sinh sinh, cứu thoát.
-Bài thuốc: Nhân sâm ngũ vịthang ( Nhân sâm 6g; PHục linh 8g; Mạch môn 12g;
Đại táo 8g; Bạch truật 8g; Ngũ vị tử 6g; Chích thảo 4g; Sinh khương 2g)
Nếu có hiện tượng ra mồ hôi liên tục, dùng thêm : Long cốt, mẫu lệ 12g.
II. Chữa viêm phổi trẻ em bằng châm cứu
Huyệt chung: Xích trạch, Liệt khuyết, Phế du, Khúc trì, Chiên trung, Thiên đột
Đờm nhiều thêm: Thái xung, Thái uyên
Co giật: Thái xung, Thần môn
Trụy mạch: cứu Quan nguyên, Khí hải.

Bài : CO GIẬT TRẺ EM (*)


Co giật trẻ em yhct gọi là chứng Kinh phong, là một chứng bệnh diện cấp cứu do
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Hiện nay thường chia ra hai loại: co giật có sột và co giật không có sốt.
Co giật có sốt thường do viêm nhiễm, bệnh não trúng độc ( nhiễm khuẩn huyết,
lỵ…) lao màng não, uấn ván…
Co giật khong sốt như giảm canxi huyết, đường huyết hạ, động kinh…
Y học cổ truyền căn cứ vào tính chất hàn, nhiệt, hư, thực và tính chất hoãn cấp của
quá trình phát sinh bệnh và chia ra 2 thể cấp và mãn gọi là cấp kinh phong và mạn
kinh phong.
I. Phân loại các thể co giật trẻ em và phương pháp chữa bệnh y học cổ
truyền.
1. Cấp kinh phong
Chứng cấp kinh phong thuộc nhiệt chứng và thực chứng có những biểu hiện lâm
sàng sau: phát bệnh nhanh, hôn mê co giật, hai mắt trực thị, hai hàm răng cắn chặt,
gáy cứng, tay chân co quắp do 4 chứng đàm, nhiệt, phong, kinh gây ra.
Pháp: Sơ phong thanh nhiệt, khai khiếu hóa đàm, bình can trấn kinh.
676
Có tài liệu căn cứ vào 4 chứng đàm, nhiệt, kinh, phong mà chia ra 4 thể riêng biệt,
nhưng trên thực tế các chứng hay phối hợp xuất hiện nên việc vận dụng vào công
tác chữa bệnh khó khăn. Gần đây nhiều tài liệu phân loại sát với các nguyên nhân
của y học hiện đại và căn cứ vào mức độ nặng nhẹ, vị trí nông sâu của bệnh, vì vậy
viêchj vận dụng để chữa bệnh có dễ dàng hơn.
a. Kinh phong do ngoại cảm hay ngoại phong
Gặp ở các trường hợp co giật nhưng không hôn mê, sốt cao co giật, hội chứng não
cấp, viêm mang não, viêm não ở thời kỳ đầu
-TC: phát bệnh nhanh, có biến chứng, phiền táo, có khi nôn mửa, đột nhiên gáy
cứng, chân tay co gắp, tinh thần không minh mẫn.
-Pháp: sơ phong chỉ kinh
-Bài thuốc: Ngân kiều tán gia giảm ( Ngân kiều 16g; Liên kiều 12g; Đạu xị 12g;
Ngưu bàng tử 8g; Kinh giới 12g; Bạc hà 8g; Cát cánh 8g; Cam thảo 4g; Trúc diệp
16g)
Bài thuốc: Nếu có nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhớt, dính dùng bài trên thêm Hương
nhu 12g; Hoắc hương 8g; Xương bồ 4g.
Hoặc dùng bài Hương nhu ẩm gia giảm ( Hương nhu 12g; Ngân hoa 16g; Biển đậu
12g; Hậu phác 8g; Liên kiều 8g)
Nếu không có mồ hôi thêm Cát cánh 16g.
b. Kinh phong do thực nhiệt : Nội phong
Là các trường hợp co giật hôn mê do sốt cao gặp ở thời kỳ toàn phát các hội chứng
nhiễm độc, viêm não, viêm màng não.
-TC: Sốt cao, hôn mê, co giật, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ và khô.
-Pháp: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, bình can tức phong
-Bài thuốc: Thanh ôn bác độc ẩm gia giảm ( Thạch cao 40g; Sinh địa 12g; Sừng
trâu 12g; Hoàng liên 8g; Chi tử 8g; Đan bì 8g; Hoàng cầm 8g; Tri mẫu 8g; Xích
thược 8g; Huyền sâm 12g; liên kiều 12g; Cam thảo 4g; Trúc diệp 16g)
677
- Nếu táo bón: thêm Đại hoàng 8g
Ứ đọng dịch tiết: Xương bồ 8g; Bán hạ 8g; Trúc lịch 30ml; Trần bì 6g.
Trụy mạch ngoại biên thêm Nhân sâm 4g; Phụ tử chế 12g; Long cốt 8g; Mẫu lệ 8g.
c. Kinh phong do thấp nhiệt
Do trúng độc não, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như lỵ trực khuẩn.
-TC: sốt cao, phiền táo, hôn mê, co giật, bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng ra
ngoài thối, ra máu mũi, rêu lưỡi nhờn, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác.
-Pháp: thanh nhiệt trừ thấp, giải độc trừ phong
-Bài thuốc: Hoàng liên giải độc thang gia giảm ( Hoàng liên 12g; Hoàng cầm 12g;
Hoàng bá 12g; Chi tử 8g).
Bạch đầu ông thang g ia giảm ( Bạch đầu ông 16g; Hoàng bá 12g; Hoàng liên 12g;
Trần bì 12g)
Gia thêm Mộc hương 8g; Hậu phác 8g; Câu đằng 12g
Nếu trụy mạch, dùng bài Sâm phụ long mẫu thang ( đã nêu ở mục trên).
d. Kinh phong do sợ hãi, sau khi ngã, động kinh, uấn ván.
-TC: trẻ vốn yếu, có sốt nhẹ hoặc không sốt, tay chân lạnh, ngủ ít, hay kinh hoảng,
tinh thần không tỉnh táo, thỉnh thoảng tay chân co quắp, sắc mặt xanh, hay ra mồ
hôi, mạch tế sác.
-Pháp: an thần,trấn kinh
-Bài thuốc: Viễn trí hoàn ( thang) ( Viễn trí 6g; Xương bồ 6g; Phục linh 8g; Long
cốt 12g; Đảng sâm 12g; Chu sa 0.6g)
Chu xa gói riêng uống với nước sắc với các vị thuốc trên.
Tán nhỏ làm hoàn uống một ngày chia 20g, chia 2 – 3 lần.
Bài thuốc: nếu tâm thần không yên, vật vã co giật nhiều uông bài Chỉ kinh tán hay
bài Trấn kinh hoàn.
Chỉ kinh tán ( Toàn yết 2g; Ngô công 2g; Thiên ma 12g; Cương tàm 12g)
Tán nhỏ sắc hay làm viên uống 4g/ngày chia là 2 lần uống
678
Trấn kinh hoàn ( Long đờm thảo 4g; Xạ hương 0,2g; Hoàng liên 4g; Phòng phong
4g; Thanh đại 4g; Câu đằng 4g; Ngưu bàng 3g; Long nhãn 4g) – Tán nhỏ uống
ngày 4g.
2. Mạn kinh phong
Chứng mạn kinh phong thuộc hàn chứng và hư chứng có những biểu hiện lâm sàng
sau:
Tinh thần uể oải, sắc mặt vàng hoặc trắng bệch, tay chân lạnh hoặc lòng bàn tay
chân nóng ( âm hư) tỉnh thoảng co giật, thở yếu, nông, mắt dao động, tay chân run,
có khi nôn mửa, ỉa chảy…
Chứng mạn kinh phong xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn cấp tính, rối loạn công
năng các tạng phủ, âm dương, khí huyết, tân dịch , đặc biệt là các tạng tỳ, thận và
phần khí, phần âm.
Chứng mạn kinh phong kéo dài không khỏi chữa dai dẳng; có những lúc do dương
khí suy bại phong nội động gây chứng trụy mạch nguy hiểm đến tính mạng bệnh
nhân.
a. Kinh phông do tỳ hư:
Hay gặp ở những chứng lao màng não, rối loạn điện giải, hạ canxi máu:
-TC: tinh thần không tỉnh táo, sắc mặt hơi vàng, đại tiện lỏng, tay chân lạnh, mắt
và lưng hơi phù, thỉnh thoảng co giật, rêu lưỡi trắng, miệng nhạt, mạch nhu.
-Pháp: Ôn trung kiện tỳ, tức phong
-Bài thuốc: Lý trung thang gia giảm ( Đẳng sâm 112g; Bạch truật 12g; Can khương
0,5g; cam thảo 4g)
Nếu co giật thêm Câu đằng 12g; Thiên ma 8g; Bạch thược 8g)
b. Kinh phong do thận tỳ đều hư
Hay gặp ở giai đoạn sau của viêm não, lao màng não, suy dinh dưỡng nặng,rối
loạn điện giải như hạ canxi máu, trụy mạch sau khi bị bệnh kéo dài.

679
-TC: tinh thần uể oải, sắc mặt trắng bệch, tay chân run, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng
trắng, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
Nếu bệnh nặng gây trụy mạch gọi là dương khí thoát thì thấy môi xanh, mặt xanh,
trán đổ mồ hôi, khó thở, tay chân quyết lạnh, mạch trầm vi muốn tuyệt.
-Pháp: ôn bổ tỳ thận; Nếu trụy mạch ( thoát dương) phải hồi dương cứu nghịch.
Bài thuốc: Phụ tử lý trung thang( nhân sâm 4g; bạch truật 12g; can khương 8g; phụ
tử 8g; cam thảo 4g).
Bài thuốc Cố chân thang ( Nhân sâm 4g; Bạch truật 8g; Phục linh 8g; Cam thảo 4g;
Hoàng kỳ 8g; Phụ tử chế 8g; Nhục quế 6g; Hoài sơn 12g)
Nếu trụy mạch phải dùng Phụ tử lý trung thang, Cố chânthang trong 2 bài điều
dùng Nhân sâm 8g/ ngày, Phụ tử chế 12g/ngày.
c. Kinh phong do khí âm đều hư
Hay gặp ở di chứng lao màng não, viêm não.
-TC: mệt mỏi vật vã, sắc mặt trắng, có lúc đỏ, co giật lúc nặng lúc nhẹ, tay chân co
quắp hoặc cứng đờ, đại tiện lỏng hay khô, lưỡi không có rêu, chất lưỡi khô, mạch
tế sác.
-Pháp: ích khí dưỡng âm, bình can tức phong
-Bài thuốc: Đại định phong chân thang ( Bạch thược 12g; A giao 8g; Quy bản 12g;
Sinh địa 12g; Hạt vừng 8g, ngũ vị tử 6g; Mẫu lệ 12g; mạch môn 12g; Chích thảo
4g; Miết giáp 8g; Lòng đỏ trứng gà một quả).
II. Xử trí cấp cứu cơn co giật cấp bằng các phương pháp yhct
Co giật gây nguy hiểm tức thời đén tính mạng bệnh nhân, cần xử trí nhanh chóng
để đề phòng các biến chứng ngừng thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn bằng cách săn
sóc, cắt đứt cơn co giật, hạ sốt bằng mọi phuonwg tiện và phương pháp chữa bệnh
sau đó dần dần tìm nguyên nhân gây bệnh bằng hỏi bệnh, chẩn đoán lâm sàng, xét
nghiệm để chữa về căn bản chứng giật gây ra co giật.
Cách cấp cứu co giật bằng châm cứu, nhĩ châm:
680
1.Cắt cơn co giật
a.Châm: Nhân trung, Nội quan, Thái xung, Dũng tuyền. Châm tả, kích thích vừa
phải luuw châm 30 phút đến 1h.
b.Nhĩ châm: châm vị trí Thần môn, vùng dưới vỏ. Kích thích vừa phải lưu châm 30
phút đến 1h.
Nếu châm cứu không hết cơn co giật thì phải dùng các thuốc chống co giật của
yhhđ.
2.Hạ sốt
Châm huyệt Khúc trì, thập tuyên, Hợp cốc.
Có thể châm nặn máu, không lưu châm.
3.Tìm nguyên nhân để giải quyết cơn co giật
Như co giật do hạ canxi máu, do hạ đường huyết…thì phải tiêm thuốc có canxi,
nước đường…

Bài : THỦY ĐẬU


1.Đại cương
Thủy đậu còn gọi là Thủy hoa, ( tên khác là thủy bào, thủy chẩn, thủy sang…) dân
gian còn gọi là Phỏng rạ.
Là một bệnh truyền nhiễm, gặp ở mùa đông xuân, hay mắc ở trẻ em, chứng trạng
chủ yếu là mọc những nốt dạ ( bào chẩn).
Nguyên nhân do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua mũi miệng, kết hợp lại với
thấp t rọc tích tụ lâu ngày ở bên trong gây ảnh hưởng tới hai tạng: Phế - tỳ. Phế
chủ bì mao nên tà khí trước tiên phát tiết ra ngoài da tạo nên các mụn nước. Thủy
đậu một bệnh nông nhẹ thường ở phần vệ và khí, rất ít gặp ở phần huyết.
2.Lâm sàng
2.1.Thể nhẹ

681
Lúc bắt đầu xổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, vài ngày sau thì xuất hiện rải rác
những nốt đỏ ở sau lưng, sau đó lan ra khắp tay chân gọi là bào chẩn. Bào chẩn
chóng lớn to dần không đều nhau, hình bầu dục chứa một chất nước trong không
nung mủ có vành đỏ xung quanh, kéo dài độ 3 – 4 ngày thì khô và bong ra, đạc
điểm những nốt thủy đậu có tuổi khác nhau, nốt này mọc nốt kia bay khác với đậu
mùa.
-Pháp: Sơ phong, giải biểu, thanh nhiệt trừ thấp, giải độc
-Phương: bài 1: ( lá dâu- cam thảo đất12g; rễ sậy – lá tre16g; sinh khương 5g;
thuyền thoái 4g; hoa cúc 8g; bạc hà 6g; ngân hoa 10g; kinh giới 8g).
Bài 2: Thông xị cát cánh thang ( ( hành tăm 8 củ- liên kiều – cát cánh – đạm đậu
xị - trúc diệp – kinh giới 8g; bạc hà – cam thảo 4g; sơn tri 6g; sinh khương 5g).
Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp Trừ thấp giải độc.
Bài3: Đại liên kiêu ẩm gia giảm ( phòng phong – kim ngân – liên kiều 8g; kinh
giới – hoàng cầm 6g; thuyền thoái – cam thảo 4g; hoạt thạch 20g; xích thược –
mộc thông 10g; sinh khương 5g; huyền sâm- sa tiền – quy- thăng ma 12g).
2.2.Thể nặng
Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mầu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu mầu đỏ
sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng,
rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.
-Pháp: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, thẩm thấp
-Phương: ( Kinh giới – phòng phong – xích thược – liên kiều 8g; quy – sinh địa –
huyền sâm – kim ngân12g; bồ công anh 16g; thảo4g; khương 5g).
Họng đau: xạ can 8g; sơn đậu căn 8g
Phiền táo: hoàng liên 8g; Táo bón gia Đại hoàng 6g.
Khát nước, miệng khô: Thiên hoa phấn, Sa sâm, Mạch môn 12g.
3.Phòng bệnh và chăm sóc
-Phòng bệnh:
682
Phòng đặc hiệu: đưa trẻ đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng hang tháng.
Phòng không đặc hiệu: rất khó đạt hiệu quả, vì bệnh có thể lây từ 24 – 48h trước
khi có bong nước.
Khi phát hiện cách ly bệnh nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh cho đến khi nốt đậu
đóng mày.
-Chăm sóc:
Vệ sinh răng miệng, da: chăm sóc trẻ xúc miệng rửa tay, tắm rửa sạch sẽ bằng
dung dịch sát trùng ( nước chè xanh) thay quần áo hang ngày. Bôi dung dịch xanh
Methylen, Axyclovir hoặc Castellanin.
Cho trẻ ăn nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.

Bài : QUAI BỊ
1.Đại cương
Quai bị là một ệnh truyền nhiễm thường sảy ra vào mùa đông xuân, thường gặp ở
trẻ từ 5 – 9 tuổi, triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến mang tai.
Nguyên nhân do dịch độc qua mũi miệng vào thiếu dương, đi theo đởm kinh ra
ngoài sinh bệnh. Đởm và can có quan hệ biểu lý với nhau nên khi có bệnh có các
triệu chứng của can kinh kèm theo; viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật.
2.Triệu chứng
2.1.Trường hợp nhẹ
Bắt đầu thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng đỏ đau, có thể thấy phát sốt, sợ lạnh,
đâu đầu, đau họng, nhai nuốt khó, bệnh nhân mệt mỏi, nôn mửa. Chất lưỡi đỏ, rêu
trắng hoặc hơi vàng, mạch phù sác. Sưng tuyến mang tai một bên nhiều trường hợp
683
sưng cả hai bên. Trong thời gian sưng 5 – 6 ngày rồi khỏi hoàn toàn ( tất cả các
triệu chứng diễn ra trong 6 -12 ngày.
-Pháp: sơ phong thanh nhiệt, giải độc tán kết, tiêu thũng
Bài: ( kinh giới – trần bì 6g; kim ngân hoa 10g, bồ công anh 16g; sài đất – đẳng
sâm – linh – truật 12g; sinh khương 5g; cam thảo 4g)
Bài 2: Sài hồ cát căn thang gia giảm: ( sài hồ - thăng ma – kim ngân hoa – cát cánh
10g liên kiều – hoàng cầm 8g; cam thảo 4; sinh khương 5g; ngưu bang tử - cát căn
– huyền sâm – xa tiền 12g; thạch cao – mẫu lệ 20g)
Phép gia giảm:
Tuyến mang tai đau rắn: Xạ can 10g
Viêm tinh hoàn: hạt vải 12g; khổ luyện tử 12g.
Bài 3: Hạt gấc giã nát trưng với giấm đắp vào chỗ viem ngày 2 lần.

2.2.Trường hợp nặng ( nhiệt độc uất kết ):


Sốt cao liên tục, đau nhức dữ dội vùng mang tai, há miệng và nhai nuốt khó khăn,
phiền táo, miệng khô khát, tiểu tiện đỏ ngắn, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng
dày, mạch hoạt hữu lực. Nặng có thể me man, co giật.
-pháp: thanh nhiệt, giải độc, nhuyễn kiên, tán kết
Hoặc: thanh nhiệt giải độc, tức phong trấn kinh
-Phương: bài 1: Phổ tế tiêu độc ẩm gia giảm: ( sài hồ - thăng ma – cát cánh – lệ chi
hạch 10g; liên kiều – hoàng cầm 8g; ngưu bang tử - huyền sâm – cương tàm – xạ
can 12g; cam thảo 4g; sinh khương 5g; mẫu lệ - thạch cao 20g).
Bài 2: Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm: ( thạch cao – mẫu lệ 20g; sinh địa 16g;
hoàng cầm – liên kiều 8g; Xích thược – thiên ma – lệ chi hạch 10g; huyền sâm –
câu đằng – xạ can 12g; sinh 5g; thảo 4g).
3.Châm cứu: châm tả Hợp cốc, Giáp xa, Uyển cốt, Ế phong, Dương khê.
Nhĩ châm: vị trí tuyến nội tiết, tuyến mang tai.
684
4.Phòng bệnh
4.1.Phòng bệnh
-Phòng đặc hiệu: tiêm vacxin sống giảm độc lực liều 0,5ml tiêm dưới da 1 lần duy
nhất phong bệnh cho thanh thiếu niên chưa có miễn dịch. Vacxin cho miễn dịch tốt
không có tai biến bảo vệ trong 3 – 5 năm.
Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu liều
0,3mg/kg 1 liều duy nhất, tiêm bắp.
i-Phòng không đặc hiệu: rất khó đạt hiệu quả, vì bệnh có thể lây trong 6 ngày trước
khi viêm tuyến mang tai.
Cần phát hiện cách ly sớm bệnh nhân hạn chế lây lan, tránh tiếp xúc với người
bệnh.
Nâng cao thể trạng nhằm nâng cao chính khí hạn chế tà khí xâm nhập gây bệnh.
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân. Khử trùng mũi họng bằng nước
muối, thuốc sát trùng.
4.2.Chăm sóc
Vệ sinh chăm sóc răng miệng, cho trẻ xúc miệng bằng nước sắt trùng, nước muối -
acid boric 5%.
Nằm nghỉ, đắp ấm vùng tuyến sưng, cho thuốc hạ nhiệt, giảm đau, mặc quần lót để
nâng tinh hoàn.
Cho trẻ em ăn nhiều bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiểu hóa.

Bài : HO GÀ
I.Đại cương
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do trực khuẩn ho gà Bordetella
pertussis gây ra. Hay gặp ở mùa đông xuân. YHCT còng gọi là BÁCH NHẬT
KHÁI hay SINH KHÁI ( ho cơn).
685
Do tà khí qua mũi miệng vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên
trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.
II.Triệu chứng
2.1.Giai đoạn đầu ( cảm nhiễm, phế hàn )
-TC: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng
mỏng.
-Pháp: sơ phong giải biểu, tuyên phế, chỉ khái, hóa đàm.
-Bài 1: ( tô diệp – cát cánh 12g; lá hẹ - lá xương song – hạnh nhân – ngũ vị tử -
bách bộ 8g; ma hoàng – trần bì 6g; bán hạ 10g; sinh khương 5g; cam thảo 4g).
Nếu có sốt thêm Hoàng cầm 8g; Tang bạch bì 12g.
Bài 2: Tiểu thanh long thang gia giảm ( Ma hoàng – trần bì 6g; quế chi – cam thảo
4g;bạch thược – cát cánh – tang bạch bì 12g; bán hạ chế - xuyên bối mẫu – sơn đậu
căn - ngũ vị tử - hạnh nhân – bách bộ 8g; sinh khương 5g.

2.2.Giai đoạn ho cơn ( thường do đờm nhiệt, phế nhiệt)


-TC: sau khi mắc bệnh khoảng 1 tuần, ho ngày càng nặng, ho cơn , sau khi ho có
tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn; nếu ho nhiều có thể ho ra máu, xuất huyết dưới
giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày.
-Pháp: Thanh nhiệt tiết phế, hóa đàm, chỉ huyết
-Bài 1: Cao bách bộ ( bách bộ - rễ cỏ tranh – cỏ nhọ nồi – cỏ mận trầu – rau má
250g; lá mơ tam thể - cam thảo dây - đường kính 150g; trần bì 100g; sinh khương
50g.
Cho vào 6 lít nước, sắc còn lại 1 lít, dùng phèn phi tán nhỏ với đường hòa lẫn đun
sôi còn lại vừa đủ 1 lít. Liều dùng mỗi ngày uống 2 -3 lần.
Trẻ từ 6 tháng đến 1 năm: mỗi lần uống 2 thìa con/ Từ 1 – 2 tuổi : 4 thìa / từ 2 – 4
tuổi uống 6 thìa/ Từ 4 – 7 tuổi uống 7 thìa.

686
Bài 2: Ma hạnh thạch cam thang gia giảm ( Ma hoang 6; hạnh nhân – xạ can – bối
mẫu – trúc nhự - hoàng cầm – bách bộ 8g; tang bạch bì – cỏ nhọ nồi 12g; thạch cao
20g; sinh khương 5g; cam thảo 4g).

2.3.Giai đoạn hồi phục ( phế khí hư hoặc phế âm hư)


-TC: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu,
thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khá nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ.
-Pháp: Tư dưỡng phế âm, phế khí
-Bài 1: ( tang bạch bì – mạch môn – ngọc trúc – sa sâm – bạch linh – bạch truật
12g; ngũ vị tử - bách bộ - tử uyển 8g; cam thảo – sinh khương 4g; trần bì 6g).
Nếu tự gia mồ môi: phế khí hư gia: đẳng sâm – bạch truật 16g
Bài 2: Chỉ thấu tán gia giảm ( cát cánh – sa sâm – bạch linh – truật – thược – quy
12g; tử uyển – bán hạ - bách bộ - mạch môn – ngũ vị tử - xuyên khung 8g; trần bì
6g; thục 10g; sinh khương – cam thảo 4g)
Chữa ho gà bằng phương pháp không dùng thuốc
-châm cứu:
Giai đoạn đầu ( phế hàn ): châm bổ Phong môn, phế du, khí hải, xích trạch, phong
long, liệt khuyết, thiên đột.
Giai đoạn ho cơn: châm tả các huyệt trên
Giai đoạn hồi phục: Châm bổ hay cứu các huyệt Phế du, khí hải, cao hoang, Túc
tam lý.
-Nhĩ châm: châm các huyệt vùng phế, phế quản, tuyến thượng thận, thần môn,
huyệt: Bình suyễn.
-Kinh nghiệm dân gian: Hoa hồng bạch hấp cơm với đường kính uống ngày 2 – 3
lần.
III.Phòng bệnh và chăm sóc

687
-Phòng bệnh:
Phòng đặc hiệu: đưa trẻ đi tiêm phong theo lịch tiêm chủng hang tháng.
Phòng không đặc hiệu: rất khó đạt hiệu quả vì bệnh có biểu hiện lâm sàng không
điển hình khá nhiều hoặc có một số không có triệu chứng lâm sàng.
-Chăm sóc: Trẻ em có nguy cơ cao với biến chứng của ho gà: Viêm phổi – giãn
phế quản – Tràn khí màng phổi – Khí phế thũng – xẹp phổi.
Biến chứng thần kinh: Viêm não, và để lại di chứng trầm trọng nên cho trẻ em ăn
nhiều bữa, đầy đủ chất, dễ tiêu hóa. Bồi hoàn nước điện giải đầy đủ đặc biệt ở trẻ
nôn nhiều.
Theo dõi sát hô hấp để pháp hiện dấu hiệu ngừng thở đột ngột ở trẻ sơ sinh, hoặc
trẻ có sẵn bệnh từ trước: bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh thần kinh…

688
PHẦN NGOẠI KHOA

Bài: TRĨ (*)


I. Đại cương
-ĐN: trĩ là bệnh mạn tính do các trình trạng sa giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng
không hồi phục. Tùy theo vị trí gốc búi trĩ trên lâm sang phân thành trĩ nội hay trĩ
ngoại
- NN theo YHCT: đại tràng thấp hoặc thấp nhiệt kéo dài làm hư hao tân dịch gây
nên táo bón thường xuyên, đại tiện rặn nhiều làm cho khí huyết dồn xuống giang
môn gây nên hạ trĩ.
Can khí sơ tiết không điều hòa, tuần hoàn khí huyết trở trệ, huyết ứ vùng giang
môn mà sinh ra trĩ.
Các bệnh nghề nghiệp do đứng lâu, ngồi lâu, mang vác nặng, người già, phụ nữ
sinh đẻ nhiều lần, có chửa làm cân mạch bị sa giãn mà thành trĩ
Đặc biệt do ăn nhiều caolương mỹ vị, chất cay nóng nhờn béo thấp nhiệt dồn đọng
xuống hạ tiêu gây khí trệ.
-Phân độ trĩ nội: chia làm 4 độ

689
Độ 1: búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tưới, có trường hợp chảy máu niều gây
thiếu máu.
Độ 2: Khi đại tiện trĩ lòi ra, sau đó trĩ lại tự co lên được.
Độ 3: Khi đại tiện trĩ lòi ra, không tự co lên được, phải dung tay đẩy đám trĩ co lên
Độ 4: trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy vào lại sa ra khi ngồi sổm hoặc lao động
mạnh, búi trĩ ngoằn ngoèo.
-Trĩ ngoại chia ra làm 4 thời kỳ:
+Trĩ lòi ra ngoài
+Trĩ lòi ra ngoài với các búi TM ngoằn ngoèo.
+Trĩ bị viêm tắc gây đau, chảy máu
+Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
II. Các thể lâm sàng
1.Thể trĩ nội xuất huyết hay huyết ứ
-TC: đi ngoài xong ra máu từng giọt, táo bón
-Pháp: lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết hóa ứ
-Phương : Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm
Sinh địa 20g, địa du 12g, đương quy 12g, hòe hoa 12g, hoàng cầm 12g, kinh giới
12g, xích thược 20g.
Nếu táo bón gia thêm Ma nhân 12g, Đại hoàng 4g.
Phương: Tứ vật đào hồng gia giảm: Sinh địa, trác bá diệp, bạch thược, Xuyên
khung 12g; đương quy, đào nhân, hòe hoa, hồng hoa, chỉ xác 8g; đại hoàng 4g.
-Châm: trường cường, thứ lieu, tiểu trường du, đại trường du, túc tam lý, tam âm
giao, thừa sơn, hợp cốc.
2.Thể trĩ ngoại bội nhiễm hay thể thấp nhiệt
-TC: Vùng hậu môn sưng đỏ, trĩ bị sưng to, đau, ngồi đứng không yên,táo, tiểu đỏ.
-Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống
-Phương: Hòe hoa tán gia giảm:
690
Hòe hoa, trắc ba diệp, địa du,chi tử sao đen 12g; kinh giới (sao đen), kim ngân hoa,
sinh địa 16g; chỉ xác, xích thược 8g; cam thảo 4g.
Phương: chỉ thống thang gia giảm
Hoàng bá, hoàng liên, xích thược, trạch tả 12g; đào nhân, đương quy 8g; đại hoàng
6g.
-Châm tả: trường cường, thứ lieu, tiểu trường du, đại trường du, túc tam lý, tam âm
giao, thừa sơn, hợp cốc.
3.Trĩ lâu ngày gây thiếu máu, trĩ ở người già ( thể khí huyết đều hư)
-TC: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt, tai ù, săc mặt trắng nhợt,người mệt mỏi,
đoản hơi, tự hãn, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế
-Pháp: bổ khí huyết, chỉ huyết, thăng đề
-Phương: Tứ vật thang gia giảm
Thục địa, xuyên khung, bạch thược, địa du, hoàng kỳ 12g; xuyên khung, a giao 8g;
cam thảo 4g
Phương: bổ trung ích khí thang gia: Địa du sao đen, hòe hoa sao đen 8g; kinh giới
sao đen 12g.
-Cứu: bách hội, tỳ du, vijdu, cao hoang,cách du, quan nguyên, khí hải.
II. Chữa trĩ bằng phương pháp chống viêm, chống chảy máu tại chỗ và làm
hoại tử trĩ
1.Cao dán tiêu viêm, giảm đau: gồm các vị thuốc như: Hoạt thạch, Long cốt, Bối
mẫu, Chu sa, Băng phiến.
2.Thuốc làm hoại tử rụng trĩ
a.Trĩ khô tán ( Thạch tín 160g; Thần sa 360g; Phèn chua 400g; Ô mai 100g) Tán
bột rắc vào trĩ.
Chỉ định trĩ nội thời kỳ 3. Chống chỉ định trĩ nội thời kỳ 1, ung thư trực tràng hậu
môn
b.Thắt búi trĩ
691
Tiêm dung dịch Minh phàn 8% chữa trĩ nội – trĩ ngoại các thời kỳ
Thời kỳ 1,2 tiêm ít nhất từ 0,5 – 1ml cho 1 búi trĩ, tổng liều không quá 3ml.
Ngoài tác dụng hoại tử búi trĩ nhanh, còn tác dụng cầm máu tốt.
VD: Thời kỳ 1 tiêm 0,5 – 1ml; Thời kỳ 2 tiêm 0,5 – 3ml; Thời kỳ 3 tiêm 0,5 – 8ml.
Có thể tiêm 3 – 7ml.

Bài: SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU (*)


Sỏi đường tiết niệu yhct gọi là chứng “ sa lấm” “ thạch lâm” gồm các triệu chứng
chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó…
-Nguyên nhân do thấp nhiệt ở hạ tiêu làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to
gọi là thachj. Sa và thạch đàm trở ngại đến việc bài tiết gây tiểu tiện khó khăn, ứ lại
gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt xuất huyết ứ khí trệ gây chảy máu.
-Cách chữa bệnh tùy theo thể bệnh trên lâm sàng và theo nguyên tắc cấp tính trị
liệu, mãn tính hòa hoãn trị bản. Thời gian chữa bệnh kéo dài có thể làm sỏi nhỏ lại
tự tiêu hoặc đi tiểu ra sỏi có thể làm thay đổi cơ địa làm sỏi không tái phát.
-Phân loại và phương pháp chữa:
1.Thể thấp nhiệt
Tương ứng với sỏi tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu.
-TC:Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch
Bài thuốc: Đạo xích tán gia giảm: ( sinh địa 16g; đạm trúc diệp 16g; mộc thông
8g; cam thảo sao chảy 8g; Kim tiền thảo 40g; Sa tiền 20g; Kê nội kim 8g)
Nếu đái ra máu thêm Cỏ nhọ nồi 16g; Tiểu lế 12g.
Nếu đái nhiều thêm Ô dược 8g; Uất kim 8g; Diên hồ sách 8g.
Châm cứu: châm kích thích mạnh, ngày 1 lần. Chọn huyệt tùy vị trí của sỏi trên
đường niệu.
Sỏi thận và đoạn trên của niệu quản: thận du, Kinh môn, Túc tam lý.
692
Sỏi niệu quản( đoạn dưới), sỏi bàng quang: Quan nguyên, khí hải, trung cực, bàng
quang du, túc tam lý.
Châm loa tai: giao cảm, thận, bàng quang.
2.Thể ứ trệ:
Tương ứng với các trường hợp sỏi gây xung huyết, chảy máu nhiều.
-TC: lưng đau liên mien, đau nhức, vùng hạ vị đầy chướng đau, tiểu tiện khó,
không hết , tiểu tiện ra máu hoặc máu cục, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi
mỏng, mạch huyền sác.
-Pháp: lý khí hành trệ, hoạt huyết thông tiểu.
-Bài thuốc: ( kim tiền thảo 40g; sa tiền 20g; đào nhân 8g; uất kim 8g; ngưu tất 12g;
chỉ xác 8g; Đại phúc bì 8g; Kê nội kim 8g; Ý dĩ 16g)
Sauk h châm cứu dùng thuốc như trên không đỡ hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước ứ
mật ở thận thì phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi cuả y học hiện đại.
Sau khi phẫu thuật thông có thể dùng bài thuốc trên để tránh tiết niệu tái phát.

Bài: VIÊM XOANG(*)


Nguyên nhân do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn ( huyết nhiệt) dị ứng do lạnh ( phế khí
hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc…mà gây ra
bệnh.
Được chia làm hai loại để chữa:
1.Viêm xoang dị ứng
Thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư.
-Pháp: bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn\
-Bài thuốc: Ngọc bình phong tán và quế chi thang gia giảm: ( Hoàng kỳ 16g; bạch
thược 12g; phòng phong 6g; Bạch truật 8g; Quế chi 8g; Gừng 2g; đại táo 6g)
Nếu mới mắc chảy nước mũi nhiều thêm Ma hoàng 4g; Tế tân 6g.
693
Nếu mệt mỏi ăn kém, đoản hơi thì thêm Đảng sâm 16g; Kha tử 6g.
Châm cứu: cứu phế du, cao hoang; châm nghinh hương, Hợp cốc, túc tam lý.
Nhĩ châm: vùng muĩ, trán, tuyến nội tiết.
2.Viêm xoang nhiễm khuẩn
Thường do phong nhiệt, nhiệt độc gây ra, có hai thể cấp tính và mãn tính.
a.Cấp tính: bệnh mới phát, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng, có mủ, xoang hàm trán
đau, viêm hố mũi kèm thêm các chứng toàn thân như: sốt, sợ lanhj, nhức đầu.
Pháp: thanh phế tiết nhiệt giải độc là chính. Nếu có kèm thêm sốt, sợ lạnh nhức đầu
thêm phát tán phong nhiệt.
Bài thuốc: ( kim ngân hoa 16g; ké đầu ngựa 16g; chi tử 8g; mạch môn 12g; hy
thiêm thảo 16g; rấp cá 16g).
Bài thuốc: Tân di thanh phế âm gia giảm: ( tân di 12g; Hoàng cầm 12g; sơn chi
12g; Thạch cao 40g; tri mẫu 12g; kim ngân hoa 16g; mạch môn 12g; ngư tinh thảo
20g)
Nếu sợ lạnh, sốt, nhức đầu bỏ hoàng cầm, mạch môn thêm Ngưu bàng tử 12g, Bạc
hà 12g.
b.Mãn tính: bệnh kéo dài, xoang hàm và trán ấn đau, thường chảy nước mũi có
mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên.
-Pháp: dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc: ( Sinh địa 16g; Huyền sâm 12g; Đan bì 12g; Kim ngân 16g; ké đầu
ngựa 16g; tân di 8g; mạch môn 12g; Hoàng cầm 12g)
Châm cứu: chọn huyệt tại chỗ nơi vị trí xoang đau như Đầu duy, Thái dương, Ấn
đường, Thừa khấp, Quyền lieu.
Nếu viêm xoang dị ứng thêm huyệt Túc tam lý
Nếu viêm xoang nhiễm khuẩn thêm: Khúc trì, Hợp cốc, Nội đình.

694
Bài: LOÉT MIỆNG(*)
Bệnh hay tái phát yhct gọi là Khẩu cam do tâm tỳ bị bốc hỏa, nhiệt độc hoặc do
thận âm hư, vị âm hư làm hư hỏa bốc lên gây viêm mà sinh ra bệnh.
Trên lâm sàng căn cứ vào triệu chứng của bệnh chia làm 2 loại:
1.Thực hỏa
Do hỏa độc ở tâm tỳ sinh ra
-Tc: vết loét đỏ, sưng, có mủ, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ, rêu
vàng, táo bón, nước tiểu đỏ.
-Pháp: thanh nhiệt tả hỏa ở tâm tỳ
-Bài thuốc : Đạo xích tán gia giảm ( sinh địa 20g; mộc thông 6g; trúc diệp 20g;
thạch cao 40g; ngọc trúc 12g; cam thảo 4g; huyền sâm 12g; lô căn 20g; tri mẫu
12g; thăng ma 8g)
2.Hư hỏa
Do vị âm hư, thận âm hư, tân dịch giảm gây ra.
-Tc: các vết loét sưng đỏ, đau nhẹ, khi mệt nhọc dễ tái phát, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
-Pháp: dưỡng âm thanh nhiệt.
-Bài thuốc: Lục vị tri bá gia giảm ( sinh địa 16g; sơn thù 8g; hoài sơn 12g; trạch tả
8g; đan bì 8g; phục linh 8g; hoàng bá 12g; tri mẫu 8g; huyền sâm 8g; bạch thược
8g0
Mất ngủ thêm Táo nhân 12g; Táo bón thêm Ma nhân 12g.

Bài: MỀ ĐAY (*)


Y học cổ truyền gọi bệnh mề đay là Phong chân khối
-Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, hoặc các nhân tố khác như thức ăn,
thuốc, ký sinh trùng làm xuất hiện ở da những nốt ban, ngứa, đỏ da hặc phù tại
chỗ.
695
-Trên lâm sàng thường chia làm 2 thể:
1.Thể phong hàn
Hay gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh, do nước lạnh
-Tc: da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, trời nóng bệnh giảm, rêu lưỡi
trắng, mạch phù khẩn.
-Pháp: phát tán phong hàn sắc, điều hòa dinh vệ
-Bài thuốc: Quế chi thang gia giảm ( Quế chi 8g; Bạch thược 12g; Sinh khương 6g;
ma hoàng 6g; Tô tử 12g;Kinh giới 12g; phòng phong 8g; Tế tân 6g; Bạch chỉ 8g)
Bài thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm ( Hoàng kỳ 8g; quế chi 8g; Bạch
thược 8g; Sinh khương 6g; đại táo 12g; Đẳng sâm 12g; Kinh giới 12g; Phòng
phong 12g; bạch chỉ 8g; Ma hoàng 8g).
Nếu táo bón thêm Đại hoàng 6g; Nếu do ăn uống ( tôm cua…) thêm Sơn tra, Hoắc
hương 8 -12g.
2.Thể phong nhiệt
-Tc: da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát, miệng khát, phiền táo:gặp khí hậu hoàn cảnh
nóng thể bệnh phát ra hoặc tăng thêm; mạch phù sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
hoặc trắng.
-Pháp: Khu phong, thanh nhiệt lương huyết
-Bài thuốc: Ngân kiều tán gia giảm ( Kim ngân hoa 16g; liên kiều 12g; ngưu bàng
tử 12g; Lô căn 12g; trúc diệp 12g; Kinh giới 12g; cam thảo 4g; bạc hà 12g; ké đầu
ngựa 16g; sa tiền tử 12g; phù bình 8g)
Bài thuốc: Tiêu phong tán gia giảm ( Kinh giới 16g; Phòng phong 12g; ngưu bàng
tử 12g; thuyền thoái 8g; sinh địa 16g; thạch cao 20g; đan bì 8g; Bạch thược 8g).
Châm cứu: châm tả Huyết hải, khúc trì, đại trùy, tam âm giao.
Nếu do ăn uống thêm Túc tam lý
Nhĩ châm: vị trí Phổi, tuyến thượng thận, thần môn, Khu nội tiết

696
697

You might also like