You are on page 1of 17

Trực Phù Trực Sử là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong Bát môn.

Dùng lịch Can –
Chi để xác định tứ trụ thời gian, mới có thể biết được tiết – khí, xác định Tam
nguyên, Âm hay dương độn. Từ đó mới có thể xác định Phù – Sử nhị trực. Qua đó xác
định được vị trí của bát môn, bát thần, cửu tinh. Sau đó mới có thể dùng hưu tù vượng
tướng, khắc chế, tiết khí, hình xung phá hại tuyệt, hợp hội…  mà luận cát hung. Vậy,
nếu không dùng lịch can – chi, tiết khí, tất không thể nào dùng được Bát môn độn.

Địa chi Tứ hành xung là: Tứ Vượng:  Tý – Ngọ – Mão – Dậu; Tứ Sinh: Dần – Thân –
Tỵ – Hợi; Tứ Mộ: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi kết hợp với Giáp – Kỷ dùng để định Tam
nguyên trong một tháng:

 Thượng nguyên: Tứ Vượng;


 Trung nguyên: Tứ Sinh;
 Hạ nguyên: Tứ mộ.

 DƯƠNG ĐỘN                                                                      ÂM ĐỘN

Đông Chí, Kinh Trập 1-7-4   Hạ Chí, Bạch Lộ 9-3-6

Tiểu Hàn 2-8-5   Tiểu Thử 8-2-5

Xuân Phân, Đại Hàn 3-9-6   Đại thử, Thu Phân 7-1-4

Thanh Minh, Lập Hạ 4-1-7   Hàn Lộ, Lập Đông 6-9-3

Cốc Vũ, Tiểu Mãn 5-2-8   Sương Giáng, Tiểu Tuyết 5-8-2

Mang Chủng 6-3-9   Đại Tuyết 4-7-1

Lập Xuân 8-5-2   Lập Thu 2-5-8

Vũ Thủy 9-6-3   Xử Thử 1-4-7

1
 CÁCH TÌM:

Dùng tứ trụ tìm tiết khí, sau đó xác định tam nguyên để có âm độn hay dương độn. Có
Âm độn hay Dương độn rồi thì mới sắp xếp tam kỳ, lục nghi:

Dương độn thì Lục nghi đi theo chiều thuận và Tam kỳ đi theo chiều nghịch.

Mậu – 1; Kỷ – 2; Canh – 3; Tân – 4; Nhâm – 5; Quý – 6; Đinh – 7; Bính – 8; Ất – 9;


Âm độn thì Lục nghi đi theo chiều nghịch và Tam kỳ đi theo chiều thuận.

Mậu – 1; Kỷ – 9; Canh – 8; Tân – 7; Nhâm – 6; Quý – 5; Đinh – 4; Bính – 3; Ất – 2;


Dùng Lục thập Giáp Tý tìm phù đầu, Trực Phù, Trực
Sử.
Trực Phù chính là sao trong cửu tinh đương lệnh đối
với giờ xem.
Trực Sử chính là 1 cửa trong Bát môn đương lệnh
đối với giờ đang xem
Trực Phù nằm ở đâu thì Trực Sử nằm ở đó.
VD: Ta xem giờ Quý Mùi, Dương độn 7 cục (Đông chí, Trung nguyên)

Tìm Phù – Sử, ta làm như sau:

Quý Mùi có Tuần thủ Giáp Tuất (Dùng cách tính tuần thủ Lục thập Giáp Tý), ẩn trong
Lục Kỷ. Kỷ ở cung 4 tức cung Tốn. Cung Tốn có sao là Thiên Phù, môn là Đỗ Môn.
Vậy Trực Phù là Thiên Phù, Trực Sử là Đỗ Môn

Bảng tìm 24 tiết khí kết hợp với 9 tinh, Bát môn, Bát quái

2
Phép "chỉ quy kì môn"
PHÉP "CHỈ QUY KÌ MÔN"
Bố trí sắp xếp bàn quay là bước then chốt để vận dụng Độn giáp học. Ngày xưa các sách độn giáp
luôn cố ý dấu giếm hoặc đưa độc giả đến chỗ không nắm được điều chủ yếu nhất. Học giả Vương Lập
Quân muốn cho ngày càng nhiều người nắm được thuật số quý báu này, đã nhiều năm nghiên cứu,
sàng lọc, chỉnh ra phương pháp bố trí bàn quay thành một phương pháp đơn giản, rõ ràng, cơ bản, gọi
là "phép chỉ quy kì môn". Xin giới thiệu với độc giả như sau:

Bước thứ nhất: Bố trí lục nghi, tam kì trên bàn quay.

Đẩu tiên xác định tiết khí của việc muốn đoán, sau đó căn cứ quy định thuận hay nghịch đem lục nghi,
tam kì theo thứ tự "lắp" vào cửu cung. Cụ thể từ đông chí đến hạ chí dùng dương độn, bắt đầu từ cung
1 khảm tính theo chiều thuận mà đi. Từ hạ chí đến đông chí dùng âm độn, bắt đầu tứ cung 9 li tính
ngược trở lại. Ví dụ: đông chí thượng nguyên cục 1 dương thì tính thuận, giáp tí mậu bắt đầu ở cung
1, giáp tuất kỉ ở cung 2, giáp thân canh ở cung 3, giáp ngọ tân ở cung 4, giáp thìn nhâm cung 5, giáp
dần quý cung 6, đinh kì cung 7, bính kì cung 8, ất kì cung 9.

Thứ tự này như trên kia đã nói là lục nghi thuận, tam kì nghịch. Tương tự, hạ chí thượng nguyên cục 9
âm, tính ngược. Giáp tí mậu bắt đầu ở cung 9, giáp tuất kỉ cung 8, giáp thân canh cung 7, giáp ngọ tân
cung 6, giáp thìn nhâm cung 5, giáp dần quý cung 4, đinh kì cung 3, bính kì cung 2, ất kì cung 1, như
trên kia đã nói: âm độn, lục nghi ngược, tam kì thuận.

Cách sắp xếp lục nghi, tam kì của thượng nguyên, đông chí và thượng nguyên hạ chí như trên chỉ mới
là một kiểu. Nếu việc cần đoán phát sinh ở tiết lệnh khác thì phương pháp này sẽ vận dụng ra sao?
Thực ra chỉ cần làm một phép tính đơn giản nữa thôi. Tức căn cứ vào tiết khí và số thứ tự nguyên của

3
tiết khí đó để đặt tương ứng với số cửu cung của lạc thư, rồi lấy số đó làm xuất phát điểm, theo quy
luật dương độn thuận nghi nghịch kì, âm độn thuận kì nghịch nghi đã nói ở trên để quay bàn.

Ví dụ: việc phát sinh vào hạ nguyên xuân phân thì căn cứ theo "xuân phân 3,9,6" có thể biết là dùng
cục 6. Cục 6 âm hay cục 6 dương? Xuân phân là tiết khí nằm trong đông chí đến hạ chí, nên dùng
dương độn. Bắt đầu từ 6 và theo quy định dương độn thuận nghi nghịch kì là: mậu kỉ canh tân nhâm
quý đinh bính ất để quay đến vị trí tương ứng với cửu cung của bàn quay, tức mậu tương ứng với
cung 6 càn, kỉ - cung 7 đoài, canh - cung 8 cấn, tân - cung 9 ly, nhâm - cung 1 khảm, quý - cung 2
khôn. Sau đó đến tam kì: đinh kì - cung 3 chấn, bính kì - cung 4 tốn, ất kì - cung 5 ở giữa.

Ta trình bày lại theo dạng bảng.

Cung 4 tốn Cung 9 li Cung 2 khôn


Tân (giáp ngọ) Quý (giáp dần)
Bính kì

Cung 3 chấn Cung 5 giữa Cung 7 đoài


Đinh kì Ất kì Kỉ (giáp tuất)

Cung 8 cấn Cung 1 khảm Cung 6 càn


Canh (canh giáp thân) Nhâm (giáp thìn) Mậu (giáp tí)

Như vậy địa bàn này đã bố trí xong. Đối với các cách cục khác phương pháp tiến hành cũng tương tự.

Khi bố trí địa bàn có đề cập đến vấn đề làm sao xác định được là thượng nguyên, trung nguyên hay hạ
nguyên. Vì cả ba nguyên đều căn cứ vào tiết khí để xác định, nên chỉ cần tra lịch tiết khí là có thể xác
định được ở nguyên nào. Lúc tra lịch chủ yếu xem chi của ngày. Người xưa đã tổng kết và đưa ra
công thức:

Ngày tí ngọ mão dậu là thượng nguyên.

- dần thân tị hợi là trung nguyên.

- thìn tuất sửu mùi là hạ nguyên.

Công thức này đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ đoán việc vào ngày tân sửu thì dùng cách cục hạ nguyên.
Thiên can của ngày không dùng đến, chỉ dùng địa chi mà thôi.

Bước thứ hai: Bố trí trực phù, cửu tinh.

"Trực phù" là vết tích vận hành của cửu tinh. Các sao vận hành vốn là hiện tượng tự nhiên, nhưng
trong hành có biến hoặc trong ẩn có hiện, do đó tạo nên cảm giác thần bí. Tương ứng với cửu tinh có
cửu thần. Cửu thần mỗi cái chủ một việc riêng. Do đó tương ứng với vị trí vận hành của cửu tinh là
mệnh của cửu thần. Trên trời có cửu thần, dưới đất có bát quái. Về thời gian có giáp tí. Cái khí phù
hợp với bát quái có thể dùng sáu mươi giáp tí để biểu thị. Đó chính là cái mà được gọi là "trực phù".
Cửu thần gồm có: trực phù, phi xà, thái âm, lục hợp, câu trần, thái thường, chu tước, cửu địa, cửu
thiên. Có thể hiểu rằng đó là những phù hiệu tổ hợp chín trạng thái trường năng lượng khác nhau của
bức xạ năng lượng vũ trụ mà người xưa cảm nhận được. Nếu gọi là chín thần nghe trái tai thì có thể
thay bằng chín phụ âm la tinh nghe cho có vẻ hiện đại và khoa học cũng được.

4
Vì cái mà chín thần phản ánh là chín trạng thái trường năng lượng, mà trạng thái trường năng lượng
lại thay đổi theo thời gian, thời gian thay đổi, năng lượng thay đổi cho nên sắp xếp cửu thần bằng trực
phù theo can chi ngày. Đoán quẻ vào ngày nào hay sự việc cần đoán xẩy ra ngày nào thì tùy tình hình
cụ thể mà xác định Phương pháp tìm can chi ngày là tra lịch vạn niên đã giới thiệu ở trên.

Can giờ là chỉ thiên can của giờ dùng việc. Sau khi tìm ra thiên can giờ lại căn cứ bước thứ nhất để
xác định thứ tự tam kì, lục nghi xem can đó rơi vào cung nào của địa bàn. Tiếp đến lấy cung đó làm
chuẩn để tìm trực phù theo thứ tự chín thần vừa giới thiệu ở trên. Dưới đây lấy một thí dụ để thuyết
minh cho rõ.

Một ngày nào đó sau xuân phân gần thanh minh. Đầu tiên cứ căn tiết khí xác định được là hạ nguyên
xuân phân. Theo "xuân phân 9,3,6" ta biết được đó là cục 6 dương. Phương pháp sắp xếp thứ tự lục
nghi, tam kì của cục 6 dương đã giới thiệu ở phần trên. Sau đó xác định trực phù tương ứng theo chi
của giờ dùng sự. Nếu dùng sự vào giờ ngọ ngày canh dần thì tra bảng sẽ được đó là giờ nhâm ngọ tức
thiên can giờ là "nhâm". Nhâm là trực phù. Theo quy tắc sắp xếp lục nghi, tam kì thì ta sẽ đặt càn 6
tương ứng với mậu, đoài 7 ứng với kỉ, cấn 8 ứng với canh, li 9 ứng với tân, khảm 1 ứng với nhâm,
khôn 2 ứng với quý. Vì dùng sự vào giờ nhâm, chữ nhâm rơi vào cung khảm 1 trên địa bàn, như vậy
trong cách cục này cung khảm 1 là cung bắt đầu để bố trí trực phù. Căn cứ thứ tự quy định cửu thần,
cung 1 khảm ứng với trực phù, cung 2 khôn ứng với phi xà, cung 3 chấn ứng với thái âm, cung 4 tốn
ứng với lục hợp, cung 5 giữa ứng với câu trầu, cung 6 càn ứng với thái thường, cung 7 đoài ứng với
chu tước, cung 8 cấn ứng với cửu địa, cung 9 li ứng với cửu thiên. Đến đây cửu thần trực phù của địa
bàn đã bố trí xong. Ta lập bảng dưới đây:

Tốn 4 Li 9 Khôn 2
Cửu thiên Phi xà
Lục hợp

Chấn 3 Giữa 5 Đoài 7


Thái âm Câu trần Chu tuớc

Cấn 8 Khảm 1 Càn 6


Cửu địa Trực phù Thái thường

Bước thứ ba: Bố trí bát môn.

Ngày xưa truyền lại có nhiều phương pháp sắp xếp bát môn. Trừ những phương pháp có tính chất làm
rối vấn đề lên, còn lại có thể chia làm hai loại: bố trí theo cung và phi cung. Trong phương pháp bố trí
theo cung, thiên bàn là bàn quay. Thứ tự của bát môn là: hưu, sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai.
Lục nghi, tam kì thì căn cứ các ngôi cung của địa bàn mà quay. Dưới đây giới thiệu phương pháp phi
cung.

Trình tự bố trí bát môn của phương pháp phi cung là: sau khi đã xác định được cách cục, đầu tiên xem
can giờ dùng sự ở tuần nào trong sáu mươi giáp tì để tìm đến tuân thủ (đứng đầu tuần). Ví dụ giờ kỉ tị
thuộc tuần giáp tí tức tuân thủ là giáp tí. Sau đó xem giáp này thuộc độn nào trong lục nghi để sắp xếp
tuần thủ vào cung nào của địa bàn. Cách xác định vị trí cung này là dùng quy tắc thuận hay nghịch
của lục nghi, tam kì đã nói ở phần trên. Một vấn đề mấu chốt sau khi xác định được vị trí cung là phải
xem rõ môn nào trong bát môn nguyên ở trên cung đó. Môn đó chính là môn trực sứ. Sau khi xác định
được môn trực sứ, lại căn cứ theo thứ tự: hưu, tử, thương, đỗ, trung, khai, kinh, sinh, cảnh đưa môn

5
trực sứ đến "lắp" với địa chi làm điểm xuất phát, hình thành sự sắp xếp một môn mới phù hợp với giờ
dùng sự, khác với môn ban đầu. Dưới đây ta vẫn lấy ví dụ cũ để minh họa. Ngày dùng sự là cục 6
dương độn hạ nguyên xuân phân. Ví dụ giờ dùng sự là canh ngọ. Canh ngọ thuộc tuần giáp tí tuần thủ
là giáp tí. Căn cứ quy định giáp tí độn mậu để tìm cung có mậu trên địa bàn. Vì đã xác định là cục 6
dương, trong bố cục lục nghi tam kì ở trên, mậu kỉ được xếp vào cung 6 càn. Trên "bàn chết" (tức bàn
đứng yên) khai môn vốn ở cung 6 càn. Đến đây, khai môn chính là môn trực sứ. Lấy nó làm chuẩn để
"lắp" các môn khác với cửu cung của lạc thư. Bước "lắp" này khá phức tạp, phải kết hợp với can chi,
tức trước hết phải xác định môn trực sứ đang ở cung nào, rồi tìm đến cung tương ứng với địa chi, đó
chính là "vị trí mới" của môn trực sứ. Vì là cục 6 dương, lục nghi tính theo chiều thuận nên ta được
các mối quan hệ sau:

Địa chi: tí sửu dần mão thìn tị ngọ mùi.

Cửu cung: càn 6, đoài 7, cấn 8, li 9, khảm 1, khôn 2, chấn 3, tốn 4.

Dùng cục 6 dương nên ta đặt cung 6 càn ứng với địa chi thứ nhất, sau đó từng địa chi ứng với từng
cung một theo thứ tự trên. Giờ dùng sự là canh ngọ, nên ngọ tương ứng với cung 3 chấn, cho nên trực
sứ là khai môn từ vị trí ban đầu là càn 6 nay được dời đến cung 3 chấn và các môn khác cũng theo đó
mà chuyển dời. Ta được kết quả tương ứng giữa bát môn, cửu cung và bát quái theo bảng dưới đây.

Tốn 4 Li 9 Khôn 2
Cảnh môn (cũ) Tử môn (cũ)
Đỗ môn (cũ)
Thương môn (mới bố trí) Trung môn (mới bố trí)
Kinh môn (mới bố trí)

Chấn 3 Đoài 7
Giữa
Thương môn (cũ) Kinh môn (cũ)
Sinh môn (mới bố trí)
Khai môn (mới bố trí) Hưu môn (mới bố trí)

Cấn 8 Khảm 1 Càn 6


Sinh môn (cũ) Hưu môn (cũ) Khai môn (cũ)

Tử môn (mới bố trí) Đỗ môn (mới bố trí) Cảnh môn (mới bố trí)

Thứ tự là: chấn 3, tốn 4, giữa 5, càn 6, đoài 7, cấn 8, li 9, khảm 1, khôn 2, ứng với cửu cung: khai,
kinh, sinh, cảnh, hưu, tử, thương, đỗ, trung.

Trình tự bố trí này khá phức tạp. Để độc giả dễ hiểu hơn nên cứ thêm một ví dụ về bố trí bát môn.
Cách cục vẫn là cục 6 dương, giờ dùng sự là nhâm ngọ. Tra sáu mươi giáp tí, giờ nhâm ngọ thuộc
tuần giáp tuất nên tuần thủ là giáp tuất. Giáp tuất độn kỉ. Vì dùng cục 6 dương, mậu đầu lục nghi
tương ứng với cung 6 càn, sau mậu là kỉ tương ứng với cung 7 đoài. Cứ thế tính tiếp cho đến khi môn
nào ứng với can giờ môn đó là trực sứ: kinh môn từ cung 7 đoài dời đến tương ứng với cung 6 càn,
sinh môn từ cấn 8 sang đoài 7, tử môn từ khôn 2 sang khảm 1, thương môn từ chấn 3 sang khôn 2, đỗ
môn từ khảm 1 sang chấn 3, trung môn sang tốn 4, khai môn từ càn 6 sang cung giữa.

6
Bước thứ tư: Bố trí cửu tinh.

Thứ tự cửu tinh là: phùng, nhuế, xung, bổ, cầm, tâm, trụ, nhâm, anh. Phương pháp sắp xếp cửu tinh cơ
bản giống với sắp xếp Bát môn.

Đầu tiên phải tìm được thiên can của giờ dùng sự để xác định tuần thủ, xem nó là lục nghi nào của
độn. Sau khi tìm thấy lục nghi thì theo quy định tính thuận hay nghịch của tam kì, lục nghi để biết
được nó ở cung nào trong bát cung. Xác định cung xong, thì xem nó tương ứng với tinh nào trong cửu
tinh. Lấy tinh đó làm trực phù, sau đó theo phương pháp như tính bát môn để sắp xếp cửu tinh, ở đây
cần chú ý: sắp xếp bát môn lấy môn trực sứ làm chuẩn theo địa chi của giờ dùng sự; còn sắp xếp cửu
tinh lấy trực phù làm chuẩn, theo thiên can của giờ dùng sự. Trực sứ và trực phù tương ứng với nhau,
bát môn và cửu tinh tương ứng với nhau. Sự tương ứng này chứng tỏ can giờ và chi giờ thống nhất.
Cho nên trong độn giáp học có câu như sau: "Mỗi lần gặp cửu tinh là trực phù thì tự hiểu bát môn là
trực sứ". Dưới đây đưa ra một ví dụ để nói rõ phương pháp sắp xếp cửu tinh.

Ta dùng lại ví dụ trước, dùng sự vào xuân phân hạ nguyên, cách cục là cục 6 dương, can chi giờ dùng
sự là nhâm ngọ, thuộc tuần giáp tuất. Giáp tuất độn kỉ. Vì là cục 6 dương, nên khi sắp xếp lục nghi,
tam kì lục nghi mậu ở cung 6 càn, kỉ ở cung 7 đoài. Sao ban đầu ở cung 7 đoài là thiên trụ. Vậy thiên
trụ là trực phù. Sau khi đã định được chuẩn trực phù thì thiên trụ trực phù này sẽ dời đến cung nào?
Trong cục 6 dương, mậu ở cung 6 càn, kỉ ở cung 7 đoài, canh ở cung 8 cấn, tân ở cung 9 li, nhâm ở
cung 1 khảm, quý ở cung 2 khôn, đinh ở cung 3 chấn, bính ở cung 4 tốn, ất ở cung 5 giữa. Do đó cung
mà thiên can của giờ nhâm ngọ đang đóng nguyên là sao thiên trụ cung 7 đoài sẽ dời đến cung 1 khảm
nhâm đang đóng. Cung trực phù đã được xác định rồi thì những sao khác sẽ lắp theo thứ tự tám cung
là: trực phù thiên trụ từ đoài 7 chuyển đến khảm 1, thiên nhâm từ cung 8 cấn chuyển đến cung 2 khôn,
thiên anh từ cung 9 li chuyển đến cung 3 chấn, thiên phùng từ cung 1 khảm chuyến đến cung 4 tốn,
thiên nhuế từ cung 2 khôn chuyển đến cung 5 giữa, thiên cung từ cung 3 chấn chuyển đến cung 6 càn,
thiên bổ từ cung 4 tốn chuyển đến cung 7 đoài, thiên cầm từ cung 5 giữa chuyển đến cung 8 cấn, thiên
tâm từ cung 6 càn chuyển đến cung 9 li.

Tốn 4 Li 9 Khôn 6
Thiên anh (cũ) Thiên nhuế (cũ)
Thiên bổ (cũ)
Thiên tâm Thiên nhâm
Thiên phùng

Chấn 3 Giữa 5 Đoài 7


Thiên xung(cũ) Thiên cầm (cũ) Thiên trụ (cũ)

Thiên anh Thiên nhuế Thiên bổ

Cấn 8 Khảm 1 Càn 6


Thiên nhâm (cũ) Thiên phùng (cũ) Thiên tâm (cũ)

Thiên cầm Thiên trụ (trực phù) Thiên xung

Bước thứ năm: Bố trí tam kì, lục nghi của thiên bàn.

Tam kì, lục nghi của thiên bàn cũng được bố trí căn cứ theo cách cục. Chỗ khác nhau so với cách bố
trí tam kì, lục nghi của địa bàn là cách bố trí của thiên bàn lấy sao thiên tâm trong cửu tinh làm chuẩn.

7
Sau khi bố trí xong cửu tinh, thiên tâm ở cung nào thì tam kì, lục nghi bắt đầu từ cung đó. Trong ví dụ
trên, thiên tâm ở cung 9 li thì mậu bắt đầu từ cung 9 li. Theo quy tắc dương độn là thuận nghi, nghịch
kì ta lần lượt được: mậu vào cung 9 li, kỉ vào cung 1 khảm, canh cung 2 khôn, tân cung 3 chấn, nhâm
cung 4 tốn, quý cung 5 giữa, đinh cung 6 càn, bính cung 7 đoài, ất cung 8 cấn.

"Kì môn chỉ quy pháp": tức là năm bước vừa giới thiệu ở trên. Khi bố trí bàn phải xét đến trường hợp
tháng nhuận, nếu không thì dù bố trí công phu đến đâu cũng không ăn khớp với "khí". Dưới đây xin
giới thiệu cùng độc giả một phương pháp bố trí bàn tương đối đơn giản.

@@@@@@@@@@

Thuật Kì Môn
Độn giáp cái nhìn khái quát
- Bộ môn Độn giáp thuộc tham thức, vậy tam thức là gì?
Có thể coi tam thức là ba mô thức thuật số cơ bản của lý số đông phương, trong đó
Thái ất được xếp đứng đầu trong tam thức , chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên
quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược
Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu, ngày nay với tư duy " thị trường là chiến
trường" thì độn giáp cũng có chỗ đứng trong vấn đề kinh doanh, ngoài ra độn giáp còn
là công cụ cơ bản trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan
mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên, Địa, Nhân.
Lục Nhâm Đại độn có vị trí khiêm tốn hơn cả, giải quyết những vấn đề liên quan đến
chiêm bốc cát hung của ngượi Ở đây yếu tố nhân sinh nổi trôi.
Rất nhiều sách nói nhìn trong hệ thống Tam tài thì Thái ất biểu hiện về "THiên", Độn
giáp biểu hiện cho " Địa", Lục nhâm đại độn biểu hiện cho "Nhân", xem ra cũng có
nhiều ý nghĩa xác thực. Chúng ta tiến hành xem ý nghĩa của kỳ môn độn giáp:
"Độn" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ẩn đi, Giáp là mã đầu trong hệ thập can,
một hệ mã long cốt mang tính cơ sở đo đếm thiên, địa, nhân.

8
Các học giả cho rằng Can giáp đứng đầu trong các Can nay ẩn nó thì thì " Cát". Được
rút ra theo ý nghĩa của hào dụng cửu quẻ Càn " Quần long vô thủ cát"
Nghĩa là bày rồng không dầu cát. Tại sao lại như vậy, trong sách dịch nói rồng tượng
trưng cho người có tài có đức, cùng hợp tác với nhau mà không có người đứng đầu.
Theo quan điểm về quản lý mà nói các nhóm làm việc với nhau phân ra hai hình thức
hợp tác cơ bản.
1. Bắt tay
Phù hợp với các nhóm làm việc có nhiều người giỏi và có phương pháp phối hợp với
nhau khoa học, hiểu biết.
2. Điều khiển
Phù hợp với những nhóm người có trình độ nhận thức chưa cao, cần có sự thúc ép chỉ
dẫn và trong trường hợp này thì nhu cầu có người lãnh đạo là cần thiết.
Phải chăng câu quân long vô thủ cát ứng với trường hợp 1 và dịch lý cho rằng cát.
Kỳ môn: tách làm 2 :
- Kỳ gồm có tam kỳ, Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ. Trong Ất kỳ tương ứng với Nhật, Bính
kỳ tương ứng với Nhật, Đinh kỳ tương ứng với tinh tú
- Môn là cửa, trong độn giáp bao hàm nghĩa rộng hơn là 8 phương hướngchiến lược
hành động cơ bản.
Độn giáp có tầm quan trọng theo nghĩa hẹp giúp cho quan lại trong chế độ phong kiến
có được phương hướng chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Nghĩa rộng hơn giúp cho
những yếu nhân cai trị các mặt chính của đời sống xã hội, như Chính trị, kinh tế, giáo
duc...vv.
Học thuyết độn giáp được hình thành trên cơ sở của các mô hình : Tam tài( Thiên địa
nhân), Can chi, âm dương ngũ hành. Tiên thiên bát quái , hậu thiên bát quái, cửu cung
phi tinh. Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa
và rực rỡ ở Đài Loan. Nhưng thông dụng nhất vẫn là Thời gia kỳ môn học, sau đó
phải kể đến niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học.
Bát môn bao gồm: Hưu, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, sinh. Trong đó phân ra tính
cát hung mang tính tổng quátt như sau :
Hưu, Khai, sinh: Cát môn
Cảnh : trung tính, có trường phái cho rằng cảnh là Cát mộn
Kinh, thương, tử : Môn hung.
Cửu tinh gồm: Bồng, nhuế,xung, phụ, tâm , trụ, nhậm, anh, Tâm.
Hung tinh :Xung, bồng ,nhuế, trụ

9
Cát tinh :Tâm, Nhậm, cầm, Phụ.
Anh thú cát
Bát thần :Trực phù( còn gọi là tiểu trực phù), Đằng xà, thái âm, Lục hợp,bạch hổ,
huyền vũ, cửu địa, cửu thiên.
Các bước thiết lập thông số tính toán với trường phái nhật gia kỳ môn độn giáp:
1. Ngày giờ chiêm độn
2. Tiết khí
3. Tam nguyên phù đầu
4. Âm dương cục số
5. Phù đầu nghi
6. Lập công thứ
7. tìm trực phù trực sứ
8. Tìm tam kỳ lục nghi, bát môn, bát thần
9. Độn giáp diễn quái
10. Tím thế ứng
11. Nạp giáp
12. An thế ứng
13.Tìm tứ cát, tam kỳ
14.tìm lộc mã quí.
Để hỗ trợ cho việc lên thông số trên người ta thường sử dụng bàn độn giáp, dưới đây
là một ví dụ về bàn độn giáp.
Để tiện dụng không nhớ vẫn có thể dùng được tốt nhất lên làm một bàn độn giáp độ 5
vòng thì có thêm cả tiết khí vào cho dễ tính. Các cach cát hung làm thành bảng phối
với bàn độn giáp, thi được cách rồi tra thêm ý nghĩa của cách luôn. Chỉ việc lập bảng
tinh âm dương ngũ hành , sinh vượng... đây mới là việc của người học độn giáp. Cũng
có thể lấy tiết khí, can ngày, can chi giờ tra luôn sách họ làm cho hết từ cách cát, hung
trên từng cửa luôn (có 1080 cách cục làm sẵn). Nếu muốn cầu tài, quan, lộc thì phải
xem trong quẻ độn có không, nếu có thì ở phương nào, muốn tính được phải chuyển
về quái kinh dịch nạp lục thân, so với lộc mã quý từ can chi giờ chiêm, nếu có trong
quẻ thi mới có và suy ngược ra phương vị thời giờ. Tất nhiên có thể phối thêm thập
nhị bát tú, thần sát thêm vào... và phức tạp hơn.

10
Cái bí quyết để tính độn giáp nằm ở cần các yếu tố âm dương ngũ hành, phối mệnh
chủ, thời gian có như vậy mới ra được những phương thức nghi binh ở cửa nào, phục
binh ở cửa nào, khi nào có thể dùng biến tử thành sinh...
Duyen Nghi
Kỳ Môn Độn Giàp lập Thiên Địa 2 Bàn
Âm độn 3 cục, giờ Kỷ Tỵ
Bản Lục Nghi Tam Kỳ
Mậu .........3, Giáp Tý, Thiên Xung, Thương
Kỷ ............2, Giáp Tuất, Thiên Nhuế, Tử
Canh ........1, Giáp Thân, Thiên Bồng, Hưu
Tân ..........9, Giáp Ngọ, Thiên Anh, Cảnh
Nhâm ......8, Giáp Thìn, Thiên Nhậm, Sinh
Quí ..........7, Giáp Dần, Thiên Trụ, Kinh
Đinh ........6, Thiên Tâm, Khai
Bính ........5, Thiên Cầm,
Ất ............4, Thiên Phụ, Đổ
Giờ Kỷ Tỵ phù đầu là Giáp Tý ẩn tại Mậu 3 (Cung 3), có sao là Thiên Xung, và môn
là Thương, cho nên trực phù là Mậu 3 Thiên Xung, và trực sử là Thương Môn.
Can giờ là Kỷ, trong bản lục nghi tam kỳ là Kỷ 2 cung, vì vậy trực phù gia thời can
lâm Kỷ 2 vậy.
Chi giờ là Tỵ, từ phù đầu là Giáp Tý tại Mậu 3, thì Ất Sửu là Kỷ 2, Bính Dần Canh 1,
Đinh Mão Tân 9, Mậu Thìn Nhâm 8, và Kỷ Tỵ là Quí 7, cho nên trực sử gia thời chi là
lâm cung Quí 7 vậy. Tóm lại ta có công thức như sau
Trực Phù: Mậu 3, Thiên Xung
.........................Kỷ 2
Trực Sử: Thương Mon
.....................Quí 7
Từ công thức trên ta có Địa bàn và Thiên Bàn như sau
Địa Bàn:
Thiên Bàn:
An Sao

11
Từ địa bàn Thiên xung cung 3 mà đi tới cung 2, đếm thuận là đi qua 3 cung, cho nên
các sao khác đều di chuyển thuận chiều kim đồng hồ qua 3 cung, cho nên ta có
Thiên Xung địa bàn cung 3 bay đến cung 2 trên thiên bàn,
Thiên Phụ địa bàn cung 4 bay đến cung 7 trên thiên bàn,
Thiên Anh địa bàn cung 9 bay đến cung 6 trên thiên bàn,
Thiên Nhuế địa bàn cung 2, bay đến cung 1 trên thiên bàn,
Thiên Trụ địa bàn cung 7, bay đến cung 8 trên thiên bàn,
Thiên Tâm địa bàn cung 6, bay đến cung 3 trên thiên bàn,
Thiên Bồng địa bàn cung 1, bay đến cung 4 trên thiên bàn,
Thiên Nhậm địa bàn cung 8, bay đến cung 9 trên thiên bàn,
Thiên Cầm thì dương độn theo sao của cung Khôn là sao Thiên Nhuế, âm độn thì theo
sao của cung Cấn là sao Thiên Nhậm (Nam Khôn, Nử Cấn). Nhưng có nhiều sách thì
chỉ dùng sao cung Khôn Thiên Nhuế cho cả âm lẩn dương.
Để tính trên bàn tay được dể dàng, ta chỉ cần nhớ thứ tự các sao như sau Bồng, Nhậm,
Xung, Phụ, Anh, Nhuế, Trụ, Tâm thì ta có thể an các sao trên thiên bàn dể dàng. Sau
khi an được Trực Phù vào cung 2 trên thiên bàn, thì ta theo thứ tự chiều kim đồng hồ
mà an tiếp các sao (đọc như thứ tự trên) Phụ 7, Anh 6, Nhuế 1, Trụ 8, Tâm 3, Bồng 4,
Nhậm 9.
An Môn
Từ địa bàn Thương môn cung 3 mà đi tới cung 7, đếm thuận là đi qua 4 cung, cho nên
các môn khác đều di chuyển thuận chiều kim đồng hồ qua 4 cung, cho nên ta có
Thương môn địa bàn cung 3 chuyển thuận đến cung 7 trên thiên bàn,
Đổ môn địa bàn cung 4 chuyển thuận đến cung 6 trên thiên bàn,
Cảnh môn địa bàn cung 9 chuyển thuận đến cung 1 trên thiên bàn,
Tử môn địa bàn cung 2 chuyển thuận đến cung 8 trên thiên bàn,
Kinh môn địa bàn cung 7 chuyển thuận đến cung 3 trên thiên bàn,
Khai môn địa bàn cung 6 chuyển thuận đến cung 4 trên thiên bàn,
Hưu môn địa bàn cung 1 chuyển thuận đến cung 9 trên thiên bàn,
Sinh môn địa bàn cung 8 chuyển thuận đến cung 2 trên thiên bàn.
Để tính trên bàn tay được dể dàng, ta chỉ cần nhớ thứ tự môn như sau, Hưu, Sinh,
Thương, Đổ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Sau khi an Thương môn vào cung 7 trên thiên

12
bàn, thì ta lần lượt an luôn các môn Đổ 6, Cảnh 1, Tử 8, Kinh 3, Khai 4, Hưu 9, Sinh
2.
An Bát Thần
Bát thần là Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần (hoặc Bạch Hổ), Huyền
Vũ, Cữu Địa, Cữu Thiên. Có 2 cách an, một theo Trực Phù nơi địa bàn, hai theo Trực
Phù trên thiên bàn. Sách hán văn thì có quyển an theo địa bàn, có quyển an theo thiên
bàn. Còn các sách Việt thì đều an theo thiên bàn cả.
Cho nên ta dùng cách thiên bàn vậy. Trước hết an thần Trực Phù vào cung đả an trực
phù sao (Thiên Xung trong thí dụ trên) trên thiên bàn. Sau đó lần lược an các thần
theo thứ tự trên, âm độn thì đi nghịch chiều kim đồng hồ, dương độn thì đi thuận. Vì
vậy thần Trực Phù vào cung 2 trên thiên bàn, Đằng Xà 9, Thái Âm 4, Lục Hợp 3,
Bạch Hổ 8, Huyền Vũ 1, Cửu Địa 6, và Cửu Thiên 7 (nghịch chiều đông hồ nên
2,9,4,3,8,1,6,7. Như là dương độn theo chiều kim đồng hồ thì ta đi 2,7,6,1,8,3,4,9 vậy)
vietlyso
Độn Giáp
là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).
Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Độn giáp.
Độn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những
nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật .
Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của
các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Độn Giáp, lại thiên về Địa, nó nghiên cứu ảnh
hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.

Nguyên tắc
Độn Giáp là môn dự đoán, phát sinh từ Dịch học, ứng dụng dịch lý. Độn Giáp là hệ
thức thời gian theo Can Chi tương ứng với các thuộc tính của Tiết khí, theo một chu
kỳ tính theo năm (tháng) hoặc Nguyên, Hội, Vận v.v mà mỗi vị trí thời gian Can Chi
phản ánh một quá trình phát sinh, phát triển và kết quả của sự vật, hiện tượng, con
người. Nói đến Độn Giáp là nói đến Tiết khí được lượng hoá qua độ mạnh yếu của khí
Âm Dương bằng hằng số của Dịch học gọi là Cục.
Trong mười Thiên can thì ba nhóm Thiên can Ất, Bính, Đinh được gọi là Tam Kỳ,
sáu nhóm Thiên can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Can giáp
được ẩn đi nên gọi là Độn Giáp. Tam kỳ tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và tinh
tú.

Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Tám cửa gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương
Môn, Đỗ Môn, Cảnh Môn, Tử Môn, Kinh Môn và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám
phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Đồ. Tên

13
các cửa trong Bát Trận Đồ là Thiên Môn, Địa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long
Môn, Hổ Môn, Điểu Môn và Xà Môn. Bát Trận Đồ này xem thì
rất đơn giản,
dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần
diệu. Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt
Trời và Trái Đất đối với con người ta.
Kỳ Môn Độn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn
Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ
Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Địa
Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Địa Nhân rồi tìm ra
Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa).
Độn giáp được hình thành trên cơ sở của các thuyết : Tam
tài (Thiên, địa, nhân), Can Chi, Âm Dương, ngũ hành, Tiên
thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh... Hiện
nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung
Hoa lục địa và Đài Loan. Phổ biến nhất là thời gia kỳ môn
học, sau đó là niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học,
nhật gia kỳ môn học...
Kỳ Môn Độn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời
điểm nào, phương vị nào sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ
bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của
ta cho từng thời điểm.
Kỳ Môn Độn Giáp được ứng dụng trong việc lựa chọn thời
gian, hướng bày binh, xuất quân, cầu tài, cầu danh, yết kiến
quí nhân, xuất hành, khai trương, động thổ, xây cất, tìm người
cưới gả …
Trước đây, Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu. Ngày
nay độn giáp có thể ứng dụng trong các hoạt động mang tính
cạnh tranh, thi đua, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài
ra độn giáp còn là công cụ quan trọng trong tính toán địa lý
"tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa

14
độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên - Địa -
Nhân.
Cách lập hệ thức độn giáp

Muốn lập Hệ thức Độn giáp, phải có:


Biết năm, tháng, ngày, giờ để tính can chi, xét can ngày để
tính được nguyên nào:
- Can Giáp Kỷ gia với Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng nguyên
- Can Giáp Kỷ gia với Dần Thân Tỵ Hợi là Trung nguyên
- Can Giáp Kỷ gia với Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ nguyên
Rồi tra tiết khí trong năm, qua đó tính được âm hay dương
độn và mấy cục (xem bảng).

15
Ví dụ xem giờ Giáp Tí, ngày Giáp Tí, tháng Mậu Dần năm Ất Dậu (sau giao thừa
Tết Ất Dậu, 09/02/2005):

Ngày xem Giáp Tí thuộc thượng nguyên, tiết Lập xuân, nên có Dương độn 8
cục.

Lập được bảng Lục nghi, Tam kỳ:

Giờ là Giáp Tí, xác định Trực phù là Thiên Nhậm, Trực sử là cửa Sinh.

Lập công thức Độn giáp là Thiên Nhậm / 8 và Sinh môn / 8.

Sau đó an và phân tích vị trí các cửa, các sao và các thần, trên cơ sở Dịch lý,
Dịch số tiến hành phân tích và đoán giải.

Cách xét đoán một hệ thức độn giáp


Có nhiều cách xét đoán một hệ thức độn giáp như: xem tổng quát, xem thân
thế và vận hạn của một người, xem từng sự việc, xem theo cách bói Dịch, xem
về các cách dụng binh và xem các cách đặc biệt...
 Tổng quát: Là xét vế can của giờ xem. Lối coi này được dùng khi
cần coi cấp tốc các việc bất thường xảy ra như nghe một hung tin,
bị máy mắt trước khi xuất hành hay trước khi việc gì nghi ngờ mà
không tuỳ thuộc nơi mình.

Người coi căn cứ giờ ra thuộc can nào (Ất, Bính Đinh…) và căn cứ các sao
thuộc vòng cửu tinh, Trực phù lạc vào cung nào mà có phương án đoán giải.
 Thân thế và vận hạn của một người: Là cách lập lá số độn giáp rồi
xét mệnh chủ, nghi kỳ, xét bản mệnh….

Cách xem này tương tự như xem Tử vi, Tử bình, Bát tự Hà Lạc…
 Từng sự việc: Là dự báo về từng sự việc cụ thể như thời tiết (xem
mưa hay tạnh ráo), xem gia trạch cát hung, xem thi cử, xem có
thăng chức hay bị đổi đi, hôn nhân, bệnh tật, kiện tụng…
 Theo cách bói Dịch: Là căn cứ hệ thức độn giáp, qui về một quẻ
Dịch, nạp giáp cho quẻ, an hào thế và hào ứng, an lục thân, lục
thú… rồI tiến hành xét đoán như Bói Dịch.

16
17

You might also like