You are on page 1of 7

1.

Nêu các yêu cầu về đạo đức trong tư vấn thuốc


hiện nay và kể tên các phạm trù cơ bản của đạo
đức.
- yêu cầu về đạo đức trong tư vấn thuốc hiện
nay:
1. PHẢI TƯ VẤN CHÍNH XÁC, ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN THÔNG TIN TẠI NHÀ THUỐC
2. PHẢI TƯ VẤN TRUNG THỰC, KHÔNG VỤ LỢI
3. PHẢI TƯ VẤN RÕ RÀNG , DỄ HIỂU
4. PHẢI TƯ VẤN ĐỂ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QUÁ
TRÌNH TỰ ĐIỀU TRỊ, SỬ DỤNG THUỐC OTC.
5. PHẢI TƯ VẤN ĐỂ GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH VIỆC KÊ
ĐƠN, SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ, AN TOÀN & HIỆU
QUẢ.

- kể tên các phạm trù cơ bản của đạo đức:


1. Hạnh phúc
2. Nghĩa vụ
3. Lương tâm
4. Danh dự
5. Thiện và ác

2. Trình bày một số thành tựu và điểm nổi bật về


thân thế sự nghiệp của “Đại danh y Tuệ Tĩnh”.
- Thời nhà Trần:
+ Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh) là một nhà sư chuyên làm thuốc
chữa bệnh giúp dân. Ông đã để lại một pho sách y thư có giá trị là Nam
dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư. Ông đã đề ra khẩu hiệu thuốc
Nam chữa người Nam.Người đầu tiên đặt nền móng trong việc xây dựng
nền y học cổ truyền ở Việt Nam.
- Luôn miệt mài trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong
dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ với phương châm “Nam
Dược trị Nam nhân”. Trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Đại Danh Y
Tuệ Tĩnh đã:
- Xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa ➔ y xá chữa bệnh.
- Tổng hợp: 182 chứng bệnh/3.873 phương thuốc.
- Tuệ Tĩnh: quê ở làng Nghĩa Phú, Cẩm Giàng, Hải Dương; người mở
đầu cho nền Y Dược cổ truyền Việt Nam với các bộ sách Nam Dược
Thần hiệu và Hồng Nghĩa Giác tư Y thư, danh y, thường nuôi trồng cây
thuốc, bốc thuốc chữa bệnh không lấy tiền cho người nghèo

3.Trình bày một số thành tựu và điểm nổi bật về


thân thế sự nghiệp của “Đại danh y Lê Hữu Trác
(Hải Thượng Lãn Ông)”.
+ Hải Thượng Lãn Ông là biệt hiệu của Lê Hữu Trác (1720 - 1791): quê
ở làng Liêu Xá, Đường Hào, Hải Dương; đại danh y có đóng góp lớn
cho nền y học dân tộc Việt Nam với nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng
Y tông Tâm lĩnh, Lĩnh Nam Bản thảo và Thượng kinh Ký sự.
- Trong giai đoạn thời phong kiến y học Việt Nam chưa thực sự phát
triển mặc dù đã hình thành các tổ chức có liên quan đến y tế. Chủ yếu
chữa bệnh bằng thuốc nam và đông y. Y học dự phòng chưa được quan
tâm, ngoại trừ Lê Hữu Trác có viết tài liệu liên quan đến vệ sinh phòng
bệnh
- Thời nhà Lê:
+ Hải Thượng Lãn ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là một nhà
y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiếng.
+ Về học thuật ông viết cuốn Y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển.
+ Tập sách nói về đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh, về chẩn đoán và
dược học; các loại bệnh án nội, ngoại, sản, nhi. Ông luôn chú ý đến mối
quan hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
+ Về đạo đức ông luôn thể hiện là một người thầy thuốc mẫu mực, tận
tuỵ và nhiệt thành với mọi người.

4. Nêu khái niệm và nguồn gốc phạm trù “Lương


tâm”.
*Khái niệm:- "Lương" là lành, là tốt , “tâm” là lòng , tấm lòng; lương
tâm là lòng tốt, tấm lòng tốt có tính vô hình, là cơ quan vô hình trong mỗi
cá nhân hội tụ, chứng nhận những điều tốt lành trong mọi hành vi của con
người.
- Nhiều nhà đạo đức học cho lương tâm là tiếng nói bên trong đầy quyền
uy, chỉ dẫn thôi thúc con người ta những điều tốt đáng làm, ngăn cản chỉ
trích những điều xấu cần tránh
*Nguồn gốc:+ Nguồn gốc lương tâm có nhiều cách hiểu khác nhau.
Song, lương tâm là ý thức trách nhiêm và tình cảm đạo đức cá nhân về sự
tự đánh giá những hành vi, cư xử của mình trong đời sống xã hội. Sự hình
thành của lương tâm là quá trình lao động sản xuất, phát triển tri thức lên
cao.

5. Trình bày đặc điểm của phạm trù “Lương Tâm”.


- Phạm trù lương tâm thường biểu hiện rõ hai trạng thái: khẳng định và
phủ định.
+ Giá trị của sự khẳng định đối với những hành vi của cái thiện, công
bằng... đem lại niềm vui, sự thanh thản của lương tâm.
+ Giá trị phủ định đối với cái ác, cái bất công, tà ma sẽ làm cho lương
tâm ray rứt, làm cho con người nhu nhược, đau khổ
+ Sự khẳng định lẫn phủ định, sự thanh thản và sự cắn rứt lương tâm đều
mang lại sự điều chỉnh và nâng cao tính tích cực trong hành vi đạo đức
con người.
+ Chủ thể đạo đức có cả hai mặt đó ở trong mình thì là người có lương
tâm.
+ Ngược lại những người nào mà thường xuyên làm điều ác, điều xấu mà
không thấy xấu hổ, ray rứt là người không có lương tâm.
6. Trình bày nội dung Điều Y đức số 1,2,3 của 12
điều Y Đức (12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm
công tác y tế) do Bộ Y tế ban hành.
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện
đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích
cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng
vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
2.Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương
pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của
Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3.Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo
đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính
sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không
được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người
bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh

7. Trình bày nội dung Điều Y đức số 4,5,6,7 của 12


điều Y Đức (12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm
công tác y tế) do Bộ Y tế ban hành.
4.Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở,
tận tâm; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh.
Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để
cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và
nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều
trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc bên
lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời
thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5.Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được
đùn đẩy người bệnh.
6.Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp
lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém
phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7.Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp
thời các diễn biến của người bệnh

8. Trình bày nội dung Điều Y đức số 8,9,10,11,12


của 12 điều Y Đức (12 tiêu chuẩn đạo đức của
người làm công tác y tế) do Bộ Y tế ban hành.
8.Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều
trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.
9.Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng
dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10.Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11.Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình
không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12.Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng
chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương
mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

9. Nêu khái niệm “Hành nghề Dược” và nội dung


của Điều Dược Đức số 1,2,3,4 trong 10 điều Dược
Đức ban hành tại quyết định số 2397/1999/QĐ-
BYT ngày 10/08/1999 (hay còn gọi là 10 điều Y
đức trong nghề Dược).
*Khái niệm:Theo Luật dược năm 2016 thì hành nghề dược tại Việt
Nam được hiểu như sau : “Hành nghề dược là việc cá nhân sử dụng trình
độ chuyên môn của mình để hoạt động kinh doanh dược và hoạt động
dược lâm sàng”.
*Nội dung:
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên
2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho
người bệnh và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến
thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.hết.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên
quan đến bệnh tật của người bệnh
4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên
môn; thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng
hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu
cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.

10. Nêu khái niệm “Dược Lâm Sàng” và nội dung


của Điều Dược Đức số 5,6,7 trong 10 điều Dược
Đức ban hành tại quyết định số 2397/1999/QĐ-
BYT ngày 10/08/1999 (hay còn gọi là 10 điều Y
đức trong nghề Dược).
5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết
đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn
trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến
thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt
nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh,
nghiên cứu khoa học.

11. Nêu khái niệm “Kinh Doanh Dược” và nội


dung của Điều Dược Đức số 8,9,10 trong 10 điều
Dược Đức ban hành tại quyết định số
2397/1999/QĐ-BYT ngày 10/08/1999 (hay còn gọi
là 10 điều Y đức trong nghề Dược).
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được
vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của
người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề
nghiệp.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học-
công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu
phục vụ xã hội trong mọi tình huống
10. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu
thực hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng
chống các tệ nạn xã hội.

You might also like