You are on page 1of 35

Bài giảng dành cho sinh viên Dược

PGS. TS. TRẦN HÙNG


ĐHYD Tp. HCM
03.2022
NỘI DUNG MÔN HỌC
II. ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ TRONG NGÀNH Y TẾ
1. Đạo đức hành nghề Y Dược qua các thời kỳ
1.1. Đạo đức trong hành nghề y tế ở phương đông
1.2. Đạo đức trong hành nghề y tế ở phương tây
1.3. Đạo đức trong hành nghề y tế ở Việt nam trước đây
2. Đạo đức hành nghề trong lĩnh vực y tế ở Việt nam
2.1. Đạo đức y tế
2.2. Đạo đức hành nghề y
2.3. Đạo đức hành nghề điều dưỡng
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

1. ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ Y DƯỢC QUA CÁC THỜI KỲ


1.1. Đạo đức hành nghề y tế ở phương đông
1.1.1. Assiry-Babilon
• Hamurabi: quy định về hành nghề y dược như giá cả khám
bệnh, phạt vạ khi gây nguy hiểm cho người bệnh
1.1.2. Trung hoa
• Thầy thuốc phải có đạo đức, thầy thuốc phải biết khuyên
bệnh nhân tự chữa bệnh, hãy “biết giữ gìn trái tim trong
lồng ngực”
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

1.1.3. Ấn độ cổ đại
− quy định về trách nhiệm của thầy thuốc - người bệnh
Người thầy thuốc phải có:
1. Lòng trắc ẩn
2. Sự niềm nở
3. Nhẫn nại, chủ động, bình tĩnh, lạc quan hy vọng

• Đối với bệnh nhân, thầy thuốc là cha


• Đối với người đang bình phục, thầy thuốc là người bảo vệ
• Đối với người khỏe, thầy thuốc là bạn
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

1.2. Đạo đức hành nghề y tế ở phương tây


− Primum non nocere – first, do noharm

Lời thề Hippocrates:


(Bản cổ điển)
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh,
trước Esculape thần y học, trước thần
Hygie và Panacea, và trước sự chứng
giám của tất cả các nam nữ thiên thần,
là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để
làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

− Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra
tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp
ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh
em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho
họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt
cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn
hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và
cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời
thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.
− Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng
và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

− Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và
cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không
trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
− Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
− Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành
công việc đó cho nhưng người chuyên.
− Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh
mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và
thiếu niên tự do hay nô lệ.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

− Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc
hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao
giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một
nghĩa vụ.
− Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được
hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự
quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay
tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

Lời thề Hippocrates:


(Bản hiện đại - L. Lasagna, H. trưởng Trường Y khoa - Đại học Tufts, 1964)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lời_thề_Hippocrates
Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước
này:
− Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các thầy thuốc đi trước,
và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.
− Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần
thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô.
− Tôi sẽ luôn nhớ rằng nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học,
cần sự ấm áp, cảm thông, và sự hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao
của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của người dược sĩ.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

− Tôi sẽ không xấu hổ khi nói rằng "Tôi không biết", cũng sẽ không ngần ngại
tham vấn ý kiến các đồng nghiệp khi các kỹ năng của họ cần thiết cho việc
phục hồi của bệnh nhân.
− Tôi sẽ tôn trọng sự riêng tư của BN, không được tiết lộ các vấn đề của
họ. Quan trọng hơn, tôi không thể quyết định được sự sống và cái
chết. Trên hết, tôi không thể đóng vai trò của Chúa trời.
− Tôi sẽ luôn nhớ rằng mình không phải điều trị một cơn sốt, hay sự phát
triển của khối u, mà là đang điều trị một người đang mắc bệnh, tình trạng
bệnh có thể ảnh hưởng đến gia đình người đó và sự ổn định của nền kinh
tế. Trách nhiệm của tôi bao gồm những vấn đề liên quan, để chăm sóc đầy
đủ cho người bệnh.
− Tôi sẽ tìm mọi cách để phòng bệnh bất cứ khi nào có thể nhưng tôi sẽ luôn
tìm kiếm một phương hướng chữa cho tất cả các bệnh.
− Tôi luôn nhớ rằng mình vẫn là một thành viên của XH, với những nghĩa vụ
đặc biệt cho đồng bào của tôi, tâm trí và thể xác tôi cũng như các bệnh tật.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

Tuyên ngôn Geneva (WMA - 1949, 1968, 1983)


(Được xem là lời thề Hippocrates sửa đổi của ngành Y thế giới)
Tại thời điểm được thừa nhận là một thành viên của ngành
y tế,
− Tôi trang nghiêm cam kết hiến dâng đời mình để phục vụ
nhân loại;
− Tôi sẽ tôn trọng và biết ơn những người thầy của tôi như họ
xứng đáng được như vậy;
− Tôi sẽ hành nghề với lương tâm và danh dự;
− Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của
tôi;
− Tôi sẽ tôn trọng những bí mật được ký thác cho tôi;
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

− Tôi sẽ duy trì bằng tất cả khả năng của mình, danh dự và
truyền thống cao đẹp của nghề y;
− Đồng nghiệp sẽ là anh chị em của tôi;
− Tôi sẽ không cho phép những quan tâm về tôn giáo, quốc tịch,
chủng tộc, đảng phái chính trị hay địa vị xã hội can thiệp vào
trách nhiệm của mình và bệnh nhân của mình;
− Tôi sẽ duy trì sự tôn trọng tối đa với sự sống nhân loại từ lúc
hoài thai
− Ngay cả khi bị đe doạ, tôi sẽ không dùng kiến thức y khoa để
vi phạm nhân quyền
− Tôi hứa điều này một cách trang nghiêm, tự do và bằng danh
dự của mình.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

Quy tắc quốc tế về y đức (1949, 1968)


Nghĩa vụ của bác sĩ nói chung:
− Bác sĩ phải luôn duy trì chuẩn mực cao nhất của đạo đức
nghề nghiệp
− Bác sĩ phải thực hành nghề nghiệp không vì động cơ vụ lợi.

Tuyên ngôn Helsinki (1964, 1975, 1983, 2000, 2013)


− Trong bất kỳ nghiên cứu nào, lợi ích của chủ thể luôn cao
hơn lợi ích của khoa học hay xã hội.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

Tuyên ngôn Lisbon (1981, 1995, 2005)


(Hiệp hội Y khoa quốc tế về Quyền của bệnh nhân)
1. Quyền được chăm sóc y khoa chất lượng tốt,
2. Quyền tự do lựa chọn,
3. Quyền tự quyết định,
4. Bệnh nhân vô thức,
5. Bệnh nhân không có năng lực pháp lý,
6. Các thủ thuật đi ngược mong muốn của bệnh nhân,
7. Quyền được thông tin,
8. Quyền được bảo mật,
9. Quyền được giáo dục y khoa,
10. Quyền phẩm giá,
11. Quyền được hỗ trợ tôn giáo.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

1.3. Đạo đức hành nghề y tế ở Việt nam trước đây


1.3.1. Các quan niệm chung
− ‘Thương người như thể thương thân’, ‘Còn nước còn tát’,
− Không lấy tiền của người nghèo,
− Giá cả được thảo luận trước.
1.3.2. Chu Văn An
− Nhân – Minh – Trí – Đức
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

1.3.3. Hải Thượng Lãn Ông


− 8 xây:
• Nhân - Minh - Đức - Trí - Lượng - Thành - Khiêm - Cần
(nhân ái, sáng suốt, đức độ, hiểu biết, rộng lượng, thành
thật, khiêm tốn, cần cù).

− 8 Đức tính của người thầy thuốc


• Thương người - Sáng suốt - Khôn ngoan - Rộng lượng -
Thành thật - Liêm khiết - Siêng năng - Khiêm tốn.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

− 8 tội
1. Tội lười: “Có bệnh, xem xét đã rồi mới kê đơn, bốc thuốc, nếu
ngại đêm mưa vất vả, không chịu tới thăm mà đã cho phòng là
tội lười”.
2. Tội bủn xỉn: “Có bệnh, nên uống thuốc thứ nào đó mới cứu
được nhưng sợ con bệnh nghèo túng không trả được tiền nên
chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội bủn xỉn”.
3. Tội tham: “Khi thấy bệnh chết đã rõ, không báo thực lại nói lơ
mơ để làm tiền, đó là tội tham”.
4. Tội lừa dối: “Như thấy bệnh dễ chữa lại dối là khó, lè lưỡi, cau
mày dọa cho người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là tội lừa dối”.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

5. Tội bất nhân: “Như thấy bệnh khó đáng lý bảo thật rồi hết sức
cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng, không biết thuốc chưa chắc
đã thành công mà e rồi sẽ không được hậu lợi nên cương quyết
không chịu chữa để người ta bó tay chịu chết, đó là tội bất
nhân”.
6. Tội hẹp hòi:”Có trường hợp, người bệnh ngày thường bất bình
với mình, khi mắc bệnh phải đưa đến mình liền nghĩ ra ý nghĩ
oán thù không chịu chữa hết lòng đó là tội hẹp hòi”.
7. Tội thất đức:”Lại như thấy kẻ mồ côi, góa bụa người hiền con
ốm mà nghèo đói, ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích,
không chịu hết lòng cứu chữa, đó là tội thất đức”.
8. Tội dốt:”Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn nông mà đã
cho thuốc chữa bệnh, đó là tội dốt”.
Di huấn cách ngôn
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

• Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có
thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. Khi có chút thì giờ
nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa này, luôn
luôn phát huy biến hoá thâm nhập được vào tâm, thấy rõ được ỏ
mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không phạm sai lầm.
• Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tuỳ bệnh cần kíp hay không
mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay
nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới sau, hoặc bốc thuốc lại phân
biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó
mong thu được hiệu quả.
• Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà goá, ni cô cần phải
có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh, để
tránh hết sự nghi ngờ; dù cho đến con hát nhà thổ cũng vậy, phải
đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang
tiếng bất chính sẽ bị hậu quả về tà dâm.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

• Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự
ý cầu vui, như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà
chốc lát, nhỡ có bệnh nhân cấp cứu làm cho người ta sốt ruột
mong chờ nguy hại đến tính mệnh con người. Vậy cần phải biết
nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào?
• Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để
cứu chữa tuy đó là lòng tốt, song phải nói rõ cho gia đình người
ốm biết trước rồi mới cho thuốc; lại có khi phải cho không cả
thuốc như thế thì thuốc uống nếu có công hiệu thì người ta sẽ
biết cảm phục mình; nếu không chữa khỏi bệnh, cũng không có
sự oán trách mà tự mình cũng không bị hổ thẹn.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

• Phàm chuẩn bị thuốc men thì nên mua giá cao để được thứ tốt.
Theo sách lôi công mà bào chế và cất giữ thuốc men cho cẩn
thận. Hoặc y theo từng phương mà bào chế, hoặc tuỳ thời tuỳ
bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo ý
nghĩa của người xưa, chớ nên tự lập ra những phương bừa bãi
để thử bệnh, Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và
thuốc sắc nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời,
khi gặp bệnh khỏi phải bó tay.
• Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái
độ kính cẩn không nên khinh nhờn. Người lớn tuổi hơn mình thì
nên kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu
ngạo thì mình nhân nhượng, người kém mình thì mình dìu hắt
họ, Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc
cho mình.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

• Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ
côi, hoá bụa hiếm hoi càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những
người giầu sang không lo không có người chữa; còn những
người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để
tâm một chút họ sẽ được sống suốt đời. Còn như những người
con thảo vợ hiền nghèo mà mắc bệnh ngoài việc cho thuốc lại
tuỳ sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có
ăn thì cũng vẫn đi đến chỗ chết, cần phải cho họ được sống đầy
đủ, mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vl chơi đời phóng
đãng mà nghèo và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

• Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi chỗ có mưu cầu quà cáp, vì những
người nhận của người khác thường hay sinh ra nể nang huống
chi với kẻ giầu sang tính khí thất thường mà mình cầu cạnh thì
hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường
hay sinh ra nhiều chuyện; cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta
phải giữ khí tiết trong sạch, Tôi xét lời dạy bảo của các bậc tiên
hiền về lòng tử tế và đức hàm dục. Rèn luyện cho mình rất chặt
chẽ và đầy đủ. Đạo làm thuốc một nhân thuật chuyên bảo vệ
sinh mạng con người phải lo cái lo của người và vui cái vui của
người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người để làm nhiệm vụ cho
mình, không nên cầu lợi, kể công, tuy không có sự báo ứng ngay
nhưng để làm âm đức về sau.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

2. Đạo đức hành nghề trong lĩnh vực y tế ở Việt nam


2.1. Đạo đức y tế
− Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Lương y như từ mẫu
− BYT ban hành Quy định về y đức của người làm công tác y tế
Quyết định Số: 2088/BYT-QĐ, ngày 06/11/1996
• Quy định gồm 12 điều áp dụng cho mọi người hành nghề y tế tại
Việt nam (kể cả người nước ngoài).
Nội dung:
1.Phải có lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao. Những người
học ngành y phải luôn rèn luyện để nâng cao phẩm chất của người
thầy thuốc, không ngừng rèn luyện, phấn đấu học tập và nghiên cứu
khoa học để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn sâu rộng, sẵn
sàng vượt qua mọi khó khăn vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ cộng đồng.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm túc các
quy định trong ngành y tế. Tuyệt đối không được lấy bệnh nhân làm
thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán điều trị hoặc
nghiên cứu khoa học khi chưa được sự đồng ý của Bộ Y tế và người
bệnh.
3. Phải tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của người dân.
Người học ngành y tuyệt đối không được phân biệt đối xử với các
đối tượng bệnh nhân khác nhau, luôn quan tâm đến những người
bệnh nằm trong diện chính sách ưu đã của xã hội. Nói không với
việc lạm dụng nghề nghiệp gây ra phiền hà cho người bệnh và gia
đình bệnh nhân, không có thái độ ban ơn. Thầy thuốc phải có nghĩa
vụ tôn trọng và bảo vệ những bí mật riêng tư của người bệnh.
Luôn trung thực khi thanh toán các chi phí khám chữa bệnh của
bệnh nhân.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

4. Luôn có thái độ ân cần, niềm nở, nhiệt tình khi tiếp xúc với bệnh
nhân và thân nhân của họ. Mặc đúng trang phục theo quy định của
ngành y, giữ vệ sinh sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh mỗi khi
đến khám hoặc điều trị bệnh. Phải giải thích rõ ràng về tình trạng
bệnh cho người bệnh và thân nhân để họ có những hợp tác tốt nhất
trong việc điều trị bệnh. Luôn khuyến khích, động viên để người
bệnh yên tâm điều trị, nhanh chóng phục hồi. Những trường hợp
bệnh quá nặng hoặc tiên lượng xấu nhất cũng phải hết lòng cứu
chữa và chăm sóc tới cùng.
5. Những trường hợp cấp cứu phải gấp rút thực hiện, chẩn đoán và
xử trí một các kịp thời, nhanh chóng, tuyệt đối không được đùn
đẩy người bệnh.
6. Không được rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ theo dõi và xử trí
kịp thời các diễn biến của người bệnh.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

7. Trong quá trình kê đơn thuốc phải đảm bảo phù hợp với chẩn
đoán, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đặt mục tiêu an toàn lên hàng
đầu, không vì lợi ích cá nhân mà cung cấp cho người bệnh những
loại thuốc kém chất lượng, không đúng yêu cầu và mức độ của
bệnh.
8. Khi người bệnh xuất viện phải tiếp tục dặn dò chu đáo để họ tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ khi ở nhà.
9. Khi bệnh nhân tử vong phải có sự chia buồn, cảm thông và giúp
đỡ gia đình làm các thủ tục cần thiết.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

10. Trong công việc và đời sống hàng ngày, người học ngành y phải
luôn thật thà, đoàn kết, phải biết kính trọng tiền bối, tôn trọng
và giúp đỡ đồng nghiệp, cầu thị, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
lẫn nhau.
11. Khi mắc lỗi hay thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm, không
đổ lỗi cho đồng nghiệp.
12. Tích cực tham gia tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương
mẫu thực hiện nếp sống văn mình, giữ gìn vệ sinh chung.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

2.2. Đạo đức hành nghề y


12 điều quy định về y đức
(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã
tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực
hiện. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu
nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy
thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa
học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua
mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế
chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực
nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên
cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân
dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi
thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.
Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu
đãi XH. Không được phân biệt đối xử với người bệnh.
Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và
gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh
toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ
niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo
niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật
cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều
trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và
nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích
người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong
trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết
lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo
cho gia đình người bệnh biết.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời
không được đùn đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng
thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho
người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với
yêu cầu và mức độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và
xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ
tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn
và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các
bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh
nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về
mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại
cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn
môi trường trong sạch.
II. Đạo đức hành nghề trong ngành y tế

2.3. Đạo đức hành nghề điều dưỡng


8 Quy định về y đức của điều dưỡng viên
1. Bảo đảm an toàn cho người bệnh
2. Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh
3. Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh
4. Trung thực trong khi hành nghề
5. Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề
6. Tự tôn nghề nghiệp
7. Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp
8. Cam kết với cộng đồng và xã hội

You might also like