You are on page 1of 9

1.

Nhiệm vụ chính của NVCSSKCĐ:


- Phòng bệnh
- Giáo dục sức khỏe
- Ngoài ra, Vệ sinh môi trường, Vệ sinh lao động, Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Kế hoạch hóa
gia đình, Dinh dưỡng, Tiêm chủng
2.Nêu các tổ chức cấu thành nên y tế công cộng:
Tổ chức y tế nửa nhà nước
Cơ quan y tế phi chính phủ
Cơ quan y tế nhà nước
3. Nêu các cấp trong hệ thống y tế tại Việt Nam:
Cấp trung ương
Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
Cấp thị trấn, phường, xã
4. Nêu mục tiêu của CSSK toàn dân
Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế
Cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện
Bảo vệ người sử dụng trước nguy cơ rủi ro
5. Sức khỏe bao gồm những bộ phận cấu thành nào:
Sức khỏe thể lực– Tâm thần – Cảm xúc – Xã hội – Tâm linh – Môi trường
6. Chức năng của dược sĩ hiện nay:
Định hướng bệnh nhân
• Quản lý dược
• Y tế công cộng
- CSSKCĐ
- Sản xuất thuốc, nghiên cứu bào chế vaccine
- Giới thiệu thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ
- Tư vấn bác sĩ liều dùng thuốc
- Tư vấn thuốc cho bệnh nhân
- Quản lý bảo quản thuốc
- Hội chẩn đoán bệnh
- Giám sát bệnh nhân theo đơn của bác sĩ
- Báo cáo các ca bệnh, ghi nhận phản ứng thuốc
7. Chức năng của dược sĩ trước đây:
Định hướng sản phẩm:
• Cấp phát thuốc
• Phân phối thuốc
• Dược lâm sàng
8. Nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng là gì:
Là người sống tại cộng đồng, được tập huấn và làm việc với nhân viên y tế, là người tiếp
xúc đầu tiên giữa cá nhân với y tế, là cầu nối giữa y tế với cộng đồng
9. Chức năng của nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng là gì:
- Giúp cộng đồng xác định nhu cầu, đối tượng cần tác động, tác động tạo sự tham gia đưa
cộng đồng tiếp cận với y tế
- Giúp y tế lập ra kế hoạch có hiệu quả và đưa y tế đến tận nơi với người dân sinh sống và
lao động
10. Tuyên ngôn Alma – Ata ra đời năm nào: 1978
11. Nêu 4 trong tám nội dung chính của CSSKCĐ theo Tuyên ngôn Alma – Ata:
Giáo dục sức khỏe – Dinh dưỡng – Môi trường,nước sạch – Sức khỏe bà mẹ,trẻ em
12. Nếu 2 thành tố Việt Nam bổ sung vào nội dung CSSKBĐ: 
Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở
Quản lí sức khỏe toàn dân- toàn diện
13. Quan điểm phát triển Thiên nhiên kỳ về CSSKBĐ ở Việt Nam
Là hoạt động cơ bản và thiết yếu được xây dựng trên nền tảng khoa học kĩ thuật phổ biến
cho mọi người tham gia
14. Nêu 5 nguyên tắc trong CSSKBĐ:
• Công bằng
• Tăng cường dự phòng phục hồi sức khỏe
• Sự tham gia của cộng đồng(QT)
• Kĩ thuật thích hợp
• Kết hợp liên ngành
15. Nêu định nghĩa sức khỏe theo TCYTTG:
Sức khỏe là tình trạng thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ
bao gồm tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật.
16. Nêu định nghĩa cộng đồng: 
Là một nhóm người, hoặc một tập đoàn người có chung phong tục tập quán, lối sống, văn
hóa, lịch sử và tín ngưỡng.
17. Chăm sóc cấp 1 là gì? Cho ví dụ?
Là các biện pháp chăm sóc can thiệp vào cá nhân, gia đình. Vd: tiêm chủng, chế độ ăn
uống…
18. Chăm sóc cấp 2 là gì? Cho ví dụ?
Là các hoạt động tập trung vào môi trường. vd: thoát nước gần nhà…
19. Chăm sóc cấp 3 là gì? Cho ví dụ?
Là các can thiệp mà xảy ra ở bối cảnh bệnh viện. vd: phẫu thuật, truyền dịch nước biển
20. Nêu khái niệm sức khỏe cộng đồng: 
Là trạng thái cân bằng từ sự cân bằng giữa các nỗ lực tự giữ trạng thái thoải mái của cá
nhân, tập thể và những ước lệ về môi trường, văn hóa, xã hội, tâm lý và thể chất.
21.Nêu khái niệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Là làm cho cộng đồng khỏe mạnh, nghĩa là nâng cao sức khỏe con người qua cách sống
lành mạnh, xây dựng những quan điểm sức khỏe đúng đắn, khoa học, có thể thực hiện
được tại cộng đồng.
22. Nêu đối tượng của CSSKCĐ:
Cá nhân, Gia đình, Cộng đồng
23. Nêu mục tiêu của CSSKCĐ:
• Duy trì nâng cao sức khỏe
• Phòng bệnh
• Phát hiện sớm và điều trị kịp thời
• Ngăn ngừa khuyết tật và hạn chế thương vong
24. Nêu 4 yếu tố ảnh hưởng đến SKCĐ:
• Yếu tố vật chất
• Yếu tố văn hóa – xã hội
• Cộng đồng tổ chức
• Hành vi cá nhân
25. Các yếu tố vật chất ảnh hưởng đến SKCĐ là:
Vật lí - Địa lí, Quy mô cộng đồng - Môi Trường, Sự phát triển công nghiệp
26. Hành vi cá nhân chia thành mấy loại? Cho ví dụ: 
Hành vi tăng cường sức khỏe: tập thể dục, tiêm chủng, tái chế rác...
Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, sử dụng rượu bia...
27. Bệnh truyền nhiễm là gì?
Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm
28. Bệnh không lây là gì?
Là những bệnh mà không thể làm lây lan bệnh từ người nhiễm bệnh sang một người khoẻ
mạnh, nhạy cảm.
29. Bệnh cấp tính là gì?
Độ trầm trọng cao nhất của các triệu chứng và cơn lui bệnh xảy ra trong vòng 3 tháng và
sự phục hồi của những bệnh nhân sống sót thường là hoàn toàn.
30. Bệnh mạn tính là gì? 
Những bệnh thường kéo dài trên 3 tháng, có những trường hợp kéo dài suốt quãng đời còn
lại của bệnh nhân. Sự phục hồi thường chậm và không hoàn toàn. Bệnh có thể lây hoặc
không lây.
31. Bệnh ưu tiên là gì?
Các cộng đồng đang đối mặt với vô số vấn đề sức khoẻ. Nhân viên y tế cần đưa ra các
chọn lựa có trách nhiệm và khoa học để phân bổ nguồn lực của cộng đồng cho việc phòng
chống các vấn đề sức khoẻ này.
32. Các tiêu chí xác định bệnh ưu tiên: 
(1) Số người chết do một bệnh,
(2) Số năm tuổi thọ bị mất do một nguyên nhân cụ thể
(3) Chi phí liên quan đến một bệnh hoặc một tình trạng sức khoẻ
cụ thể.
33. Nêu các giai đoạn của bệnh:
Khỏe mạnh – Cảm nhiễm – Tiền lâm sàng – Lâm sàng – Phục hồi/ Tử vong
34. Dự phòng cấp 1 là gì? Cho ví dụ:
Bảo vệ người khỏe mạnh không mắc bệnh. Vd: mặc đồ bảo hộ lao động
35. Dự phòng cấp 2 là gì? Cho ví dụ:
Phát hiện sớm những người mắc bệnh để điều trị kịp thời. vd: khám sức khỏe định kì
36. Dự phòng cấp 3 là gì? Cho ví dụ:
Điều trị, phòng ngừa biến chứng và tử vong.
37. Quy trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm mấy bước? Nêu các bước:
Gồm 5 bước:
1.Lượng giá nhu cầu CSSK
2.Phân tích và Chẩn đoán cộng đồng
3.Lập kế hoạch
4.Thực hiện kế hoạch
5.Theo dõi, đánh giá
38. Trong bước lập kế hoạch CSSKCĐ gồm những hoạt động nào:
• Chọn lựa vấn đề chăm sóc ưu tiên
• Xác định mục tiêu chăm sóc
• Lựa chọn các hoạt động chăm sóc
• Viết bản kế hoạch chăm sóc
39. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe là gì: 
- Bệnh tật
- Tình trạng sức khỏe
- Tình hình, yếu tố đe dọa sức khỏe (yếu tố nguy cơ)
40. Phân tích, chẩn đoán cộng đồng trong CSSKCĐ cần thực hiện các công việc: 
• Xác định vấn đế sức khỏe ưu tiên
• Xác định các yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ
• Xác định nguyên nhân gây ra các yếu tố nguy cơ
• Thảo luận các biện pháp can thiệp.
41. Chung cư X2, phường T. với các hộ dân là các cặp vợ chồng trẻ trong cùng một công
ty với thu nhập cao, sức khoẻ ổn định. Nếu nhóm hộ gia đình này có nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ, theo anh/chị, mục tiêu ưu tiên để xây dựng kế hoạch hỗ trợ hỗ là gì? Duy trì và
nâng cao sức khoẻ: Giáo dục kế hoạch hóa gia đình
42. Một khách hàng cao tuổi đến một quầy thuốc, than phiền bị đau đầu và muốn mua ít
thuốc giảm đau. Khách hàng không có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim mạch. Dược sĩ
quầy thuốc kiểm tra và phát hiện huyết áp của bệnh nhân cao hơn mức cho phép nên đã
chuyển khách hàng này đến bác sĩ chuyên khoa. Dược sĩ này đã thực hiện công việc gì?
Phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời
43. Một dự án chống mù loà "tiến hành khám mắt cho các học sinh tiểu học và trung học
cơ sở để điều tra về cận thị học đường. Mục tiêu chính của hoạt động này là gì? Phát hiện
sớm và điều trị bệnh kịp thời
44. Một dự án “nha học đường” tiến hành khám răng cho các học sinh tiểu học để điều tra
về tỷ lệ sâu răng. Mục tiêu chính của hoạt động này là gì? Phát hiện sớm và điều trị bệnh
kịp thời
45. Một dự án “phòng chống HIV/AIDS” tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe cho
đối tượng gái mại dâm về quan hệ tình dục an toàn để giảm tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm đối
tượng này. Mục tiêu chính của hoạt động này là gì? Phòng bệnh
46. Dự phòng cấp I là tác động vào giai đoạn nào của bệnh: -Khỏe mạnh - Cảm nhiễm
47. Dự phòng cấp II là tác động vào giai đoạn nào của bệnh: -Tiền lâm sang- Lâm sàng
48. Dự phòng cấp III là tác động vào giai đoạn nào của bệnh: -Lâm sàng – Phục hồi/Tử
vong
49. Thông tin cá nhân của đối tượng cần thu thập khi lượng giá nhu cầu đối tượng ở
QLTH là? 
-Nhân khẩu học: họ tên, tuổi, địa chỉ, học vấn, tình trạng hôn nhân....
-Thông tin về các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, hàng xóm...
50. Cần thu thập những thông tin về tình trạng sức khỏe nào khi lượng giá nhu cầu
đối tượng QLTH?
- Tiền sử, bệnh sử cá nhân, gia đình
- Thái độ, hành vi liên quan đến sức khỏe bệnh tật...
51. Xác định vấn đề và vấn đề ưu tiên trong QLTH là làm gì?
- Xác định bệnh tật – Tình trạng sức khỏe – Yếu tố ảnh hưởng
52. Xây dựng kế hoạch trong QLTH bao gồm những hoạt động nào?
- Xác định mục tiêu - Lựa chọn giải pháp để đạt được mục tiêu
53. Bước đánh giá kết quả thực hiện trong QLTH nhằm mục đích gì? 
- Phân tích nguyên nhân của các kết quả đạt được và chưa đạt được.
Rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm đó để cải tiến quá trình lập kế hoạch
và những hoạt động cho tương lai.
54. Theo báo cáo y tế của huyện A vào tháng 06/2019, vấn đề sức khỏe tồn tại tỷ lệ
mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue là 42%, một gia đình 2 người chết vì bệnh bạch hầu,
chiếm tỷ lệ 0,03% của tổng dân số, tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá chiếm 62%
của tổng dân số. Theo bạn vấn đề sức khỏe ưu tiên ở đây là gì?  - Bệnh bạch hầu
55. Nhóm cán bộ y tế về một huyện miền núi của Quảng Nam để xây dựng kế hoạch
trong QLTH cho bà con dân tộc thiểu số ở đây. Theo bạn bước đầu tiên họ cần làm là
gì? 
- Thu thập thông tin và xác định được nhu cầu của đối bà con dân tộc thiểu số
56. Sau khi thu thập được thông tin và xác định được nhu cầu của đối tượng, chúng
ta nên làm gì tiếp theo?
- Xác định xác vấn đề của đối tượng và lựa chọn vấn đề ưu tiên
57. Lưu ý khi lập mục tiêu khi xây dựng kế hoạch trong QLTH là gì?
- Luôn đặt ra câu hỏi: Cái gì, điều gì? Tại sao? Làm như thế nào? Ở đâu? Ai làm? Khi
nào làm?
- Cần dựa vào các dữ liệu thu thập từ trước trong bước lượng giá để thực hiện các
bước trên.
- Trọng tâm của quy trình CSSKCĐ là kế hoạch chăm sóc, và phần
- chính của kế hoạch chính là xây dựng mục tiêu để có căn cứ thực
- hiện kế hoạch, đánh giá hiệu quả chăm sóc từng giai đoạn và toàn bộ quá trình chăm
sóc.
- Dựa trên cây vấn đề, liệt kê các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ
em
- Thảo luận với các nhóm để lựa chọn giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhất.
58. Thu thập thông tin và lượng giá nhu cầu từ những nguồn số liệu nào?
• Quan sát trực tiếp, gián tiếp đối tượng, phỏng vấn đối tượng
• Vấn đáp với cộng đồng, Thu thập số liệu từ các sổ sách, báo cáo
• Các điều tra, nghiên cứu
59. Khi xác định vấn đề sức khỏe, cần trả lời những câu hỏi nào về vấn đề? 
• Cái gì?
• Ở đâu?
• Khi nào?
• Đối tượng nào?
• Mức độ như thế nào?
60. Một làng có nguồn nước bị ô nhiễm đã gây ra hậu quả là xảy ra một vụ dịch tiêu
chảy. Hãy xem xét và phân tích vấn đề này?
Vấn đề: làng có nguồn nước bị ô nhiễm
Hậu quả: một vụ dịch tiêu chảy
61. Trình bày 1 tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khỏe trong bảng tiêu chuẩn xác
định vấn đề sức khỏe? 
62. Khi xác định được 1 loạt các vấn đề sức khỏe tại 1 địa phương, việc tiếp theo cần
làm là gì? 
-Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
63. Một tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên trong QLTH?
1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc hoặc liên quan) – Không tác động, ảnh
hưởng tới nhiều đối tượng khác có thể lây bệnh
64. Khi xây dựng mục tiêu cần tuân theo những tiêu chuẩn nào? SMART
65. Dịch vụ dược là gì?
- Là tất cả các dịch vụ được cung cấp bởi các nhân viên dược để hỗ trợ cung cấp chăm sóc
dược.
66. Một khách hàng cao tuổi đến một quầy thuốc, than phiền bị đau đầu và muốn
mua ít thuốc giảm đau. Dược sĩ quầy thuốc hỏi bệnh, kiểm tra và phát hiện huyết áp
của bệnh nhân cao hơn mức cho phép nên đã chuyển khách hàng này đến bác sĩ
chuyên khoa. Dược sĩ này đang thực hiện bước nào của chăm sóc Dược hiện nay? 
- Đánh giá nhu cầu điều trị bằng thuốc của bệnh nhân và xác định các vấn đề điều trị bằng
thuốc thực tế và tiềm năng.
67. Hoạt động chính của dược sĩ cộng đồng là gì? 
1) Xử lý đơn thuốc:
2) Chăm sóc bệnh nhân hoặc quầy thuốc lâm sàng
3) Giám sát việc sử dụng thuốc
4) Chuẩn bị nhanh và sản xuất thuốc quy mô nhỏ
5) Dược phẩm truyền thống và dược phẩm thay thế
6) Cải thiện triệu chứng của các bệnh nhẹ
7) Cung cấp thông tin cho các chuyên gia CSSKCĐ
8) Thúc đẩy/tăng cường sức khoẻ
9) Dịch vụ tại nhà
10) Thực hành lĩnh vực nông nghiệp và thú y
68. Một vai trò quan trọng của dược sĩ cộng đồng ?
- Chẩn đoán bệnh và bán thuốc cho khách hàng
69. Bước đầu tiên trong chăm sóc Dược là gì? 
Bước 1: Đánh giá nhu cầu điều trị bằng thuốc của bệnh, nhân và xác định các vấn đề điều
trị bằng thuốc thực tế và tiềm năng.
70. Khi xây dựng mục tiêu cho mô hình chăm sóc sức khỏe cần tuân thủ những tiêu
chí nào?
-Dễ tiếp cận – Hiệu quả - Năng suất – Toàn diện
71. Người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc kết nối giữa y tế và cộng đồng
trong mô hình chăm sóc sức khỏe?-Nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng
72. Nội dung chính của mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng là?
- Mô hình chăm sóc sức khoẻ dựa vào gia đình và cộng đồng được định nghĩa như là một
hệ thống chăm sóc thống nhất được thiết kế để thoả mãn các nhu cầu chăm sóc tại chỗ về
sức khoẻ của các cá nhân, gia đình và cộng đồng.
73. Khi tiếp cận sự chăm sóc cộng đồng, cấp chăm sóc thấp nhất là: -Cá nhân gia đình
và tại nhà 
74. Trình bày các giai đoạn khi tiếp cận sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng?
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình
Giai đoạn 2: Thực hiện CSSK dựa vào gia đình và cộng đồng
75. Chăm sóc dược là gì?
- Chăm sóc Dược là nhiệm vụ tập trung vào việc điều trị bằng thuốc với mục đích cải thiện
chất lượng của cuộc sống bệnh nhân.
76. Bước 2 của chăm sóc dược là gì?
Bước 2: Xây dựng kế hoạch chăm sóc để giải quyết và/hoặc ngăn chặn các vấn đề điều trị
bằng thuốc
77. Một phụ nữ đến quầy thuốc hỏi mua thuốc đầy hơi, đau bụng, một chai dầu gió,
và thuốc giảm đau. Cô ấy cũng hỏi thêm nên mua loại kháng sinh nào vì nghi con
mình bị ngộ độc thức ăn. Là nhân viên quầy thuốc GPP, anh/chị sẽ xử lý như thế
nào?
- Tìm hiểu thêm vấn đề của trẻ và trao đổi giải pháp.
78. Trình bày 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đàu của Việt Nam theo tuyên ngôn
Alma-Alta. Xác định vai trò của của dược sỹ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

1. Giáo dục sức khoẻ


2. Dinh dưỡng
3. Môi trường - Nước sạch
4. Sức khoẻ bà mẹ - trẻ em và KHHGĐ
5. Tiêm chủng mở rộng
6. Phòng chống bệnh dịch địa phương
7. Điều trị kịp thời các bệnh và vết thương thông thường
8. Thuốc thiết yếu
9. Quản lý sức khoẻ toàn dân và toàn diện
10. Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở
 Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
 Sản xuất thuốc, Nghiên cứu thuốc mới, Nghiên cứu Vaccin
 Giới thiệu thuốc cho nhà thuốc, bác sỹ
 Tư vấn BS liều lượng thuốc
 Tư vấn thuốc cho người dân
 Quản lý và bảo quản thuốc
 Hội chẩn
 Đưa ra quyết định sử dụng thuốc cho BN
 Giám sát BN theo kê đơn của BS
 Hướng dẫn nuôi trồng nguồn dược liệu để bào chế thuốc
 Làm kinh tế, kinh doanh
 Tham gia các chương trình y tế
 Tham gia theo dõi điều trị
 Báo cáo, ghi nhận phản ứng thuốc
 Đánh giá, kiểm tra tương tác thuốc trong đơn thuốc
 Truyền thông giáo dục sức khỏe
 Đảm bảo chất lượng thuốc đến BN
79. Phường A có 2.300 dân, trong đó nam 1.050 và nữ là 1.250. Nhóm NVCSSKCĐ xã
A được thông báo tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi của phường bị suy dinh dưỡng (SDD) là
36%. Phường A là phường mới thành lập của thành phố Đ. Dân cư chủ yếu là các cặp
vợ chồng trẻ, và đa số là dân nhập cư từ nơi khác đến. Có thể hỗ trợ cộng đồng này
phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, lập kế hoạch chăm sóc
sức khỏe cho phường A?
Các giải pháp được đưa ra:
a. Hướng dẫn bà mẹ, gia đình cách nấu ăn và chế độ ăn cho trẻ theo độ tuổi thông qua câu
lạc bộ nấu ăn. b.. Cung cấp thông tin về triệu chứng các bệnh thông thường cần đưa trẻ
đến trạm y tế khám
c. Cải thiện an ninh lương thực của gia đình thông qua hướng dẫn trồng rau và nuôi gia
cầm trong vườn.
d. Hướng dẫn bà mẹ cân đo trẻ hàng tháng tại trạm y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của
trẻ
Tiêu chí Giải pháp a Giải pháp b Giải pháp c Giải pháp d
Lồng ghép x x x x
Chi phí x x x x
Thực tế x x x
Bền vững x x x x
Kỹ thuật x x x x
Giải pháp (a), (b) và (d) được đánh giá có thể lồng ghép vào các hoạt động của trạm y tế,
hội phụ nữ, có khả năng làm được bằng cách sử dụng chính các nguồn lực của cộng đồng.
Ba giải pháp trên tạo ra tác động trực tiếp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại cộng
đồng. Riêng giải pháp (c) mặc dù chi phí cao hơn so với ba giải pháp còn lại nhưng góp
phần xóa đói giảm nghèo, có thể lồng ghép thông qua các hoạt động quỹ tín dụng của hội
phụ nữ, ngân hàng người nghèo. Riêng về kỹ thuật, giải pháp này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ
từ hội nông dân để có thể trồng rau và nuôi gia cầm theo mùa, đảm bảo an ninh lương thực
của gia đình.
80. Tại một xã A, sau khi thực hiện một loạt các cuộc thảo luận nhóm thông qua các
buổi họp thôn, cộng với việc rà soát báo cáo cuối năm của trạm y tế xã, nhân viên
CSSKCĐ tổng kết được 03 vấn đề tồn tại trong cộng đồng: (1) Suy dinh dưỡng trẻ
em; (2) Trầm cảm ở bà mẹ có con nhỏ; (3) Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Tiến
hành quy trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở xã A
Bước 1: Lượng giá và xác định vấn đề sức khỏe cộng đồng
Tồn tại các vấn đề gồm:
Suy dinh dưỡng trẻ em; Trầm cảm ở bà mẹ có con nhỏ; Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Bước 2: Phân tích và chẩn đoán cộng đồng:
Mức độ Suy dinh dưỡng trẻ Trầm cảm sau sinh Tiểu đường
em
Nghiêm trọng x x
Tần suất x
Ảnh hưởng x x
→ Vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em được cộng đồng đặt ưu tiên hàng đầu do tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em cao, mức độ suy dinh dưỡng trầm trọng và vấn đề suy dinh dưỡng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
Bước 3: Lập kế hoạch
Các giải pháp được đưa ra:
a. Hướng dẫn bà mẹ, gia đình cách nấu ăn và chế độ ăn cho trẻ theo độ tuổi thông qua câu
lạc bộ nấu ăn. b. Cung cấp thông tin về triệu chứng các bệnh thông thường cần đưa trẻ đến
trạm y tế khám.
c. Cải thiện an ninh lương thực của gia đình thông qua hướng dẫn trồng rau và nuôi gia
cầm trong vườn.
d. Hướng dẫn bà mẹ cân đo trẻ hàng tháng tại trạm y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của
trẻ
Tiêu chí Giải pháp a Giải pháp b Giải pháp c Giải pháp d
Lồng ghép x x x x
Chi phí x x x x
Thực tế x x x
Bền vững x x x x
Kỹ thuật x x x x
Giải pháp (a), (b) và (d) được đánh giá có thể lồng ghép vào các hoạt động của trạm y tế,
hội phụ nữ, có khả năng làm được bằng cách sử dụng chính các nguồn lực của cộng đồng.
Ba giải pháp trên tạo ra tác động trực tiếp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại cộng
đồng. Riêng giải pháp (c) mặc dù chi phí cao hơn so với ba giải pháp còn lại nhưng góp
phần xóa đói giảm nghèo, có thể lồng ghép thông qua các hoạt động quỹ tín dụng của hội
phụ nữ, ngân hàng người nghèo. Riêng về kỹ thuật, giải pháp này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ
từ hội nông dân để có thể trồng rau và nuôi gia cầm theo mùa, đảm bảo an ninh lương thực
của gia đình.

You might also like