You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC

Câu hỏi 1: Phân tích quan điểm “Hãy xem hạnh phúc của người bệnh như hạnh
phúc của chính mình”?
Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết
- Hãy hành động vì lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
Mỗi cán bộ y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ của riêng mình, không thực hiện những công
việc khác ngoài chuyên môn của mình. Ví dụ: Dược sĩ tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Tích cực tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn.
Dược sĩ cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy sáng
kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
Ví dụ: Domperidon có cấu trúc hóa học giống risperidone với tác dụng kháng dopamine
và sự vận động dạ dày.
Canada: Domperidone có thể gây loạn nhịp thất nghiêm trong và gây tử vong, đặc biệt ở
liều >30 mg hoặc khi dùng thuốc cho bệnh nhân >60 tuổi.
Hoa Kỳ: Theo “guidelines” của Hội tiêu hóa Hoa Kỳ phải theo dõi ECG và tránh sử dụng
nếu QT >470 msec (nam) hoặc >450 msec (nữ).
Pháp: Tạp chí Prescrire (3/2014) liên quan từ 25 đến 120 ca tử vong năm 2012 tại Pháp
và nên loại thuốc ra khỏi thị trường.
CMDh đưa ra khuyến cáo: Thuốc chứa domperidone có thể vẫn sử dụng / điều trị triệu
chứng buồn nôn và nôn, nhưng phải giảm liều xuống 10 mg uống ngày 3 lần cho người
lớn và trẻ em nặng trên 35 kg ”
- Cung cấp thuốc/các sản phẩm liên quan đến sức khỏe từ các nguồn an toàn và đã
được chứng minh.
Dược sĩ phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì mục đích
lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh.
Dược sĩ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn; thực
hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác
lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Valsartan là một chất đối kháng thụ thể angiotensin II được sử dụng để điều trị
tăng huyết áp và suy tim. Tuy nhiên, 07/2018, một số sản phẩm valsartan do ZHP sản
xuất đã bị phát hiện nhiễm NDMA, một chất gây ung thư tiềm năng, khiến các nhà quản
lý của Mỹ và châu Âu đã loại tất cả các sản phẩm valsartan bị nhiễm NDMA ra khỏi thị
trường.
- Không để cho những lợi ích vật chất ảnh hưởng đến sự phán đoán về chuyên
môn.
Phải trung thực, thật thà và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề.
Ví dụ: Không nên cho người bệnh sử dụng kháng sinh rộng rãi trước khi vào viện, đặc
biệt là kháng sinh nhóm beta lactam vì như vậy sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn
kháng sinh điều trị tại bệnh viện và làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh.
- Hợp tác với các đồng nghiệp và các chuyên gia y tế để đạt được mục tiêu chăm sóc
sức khỏe cho bệnh nhân.
Phải đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh
nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ví dụ: Phương
châm xem người bệnh là trung tâm: Dược sĩ hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và điều dưỡng để
cải thiện sức khỏe cho người dân.
- Tham khảo ý kiến với các chuyên gia y tế khác để mang lại lợi ích tốt nhất cho
bệnh nhân.
Ví dụ: Không nên dùng paracetamol để hạ sốt sau khi chủng ngừa. Sau khi chích ngừa,
đa phần trẻ em có phản ứng sốt nhẹ. Đây là một phản ứng tốt của cơ thể, cho thấy hệ
miễn dịch bắt đầu khởi động, tạo ra kháng thể cần thiết nhờ phản ứng với vaccin vừa tiêm
vào. Khi sử dụng paracetamol sẽ làm giảm số lượng kháng thể tạo ra sau khi chủng ngừa,
từ đó hiệu quả miễn dịch do vaccine tạo ra bị hạn chế.
Câu hỏi 2: Thực trạng về đào tạo liên tục về chuyên ngành Dược tại Việt Nam. Đề
xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo liên tục.
CPE: Continuing Pharmacy Education – Chương trình đào tạo liên tục Dược.
Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn đào tạo liên tục
trong lĩnh vực y tế
- Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng để cập
nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo
lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và các khóa
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống văn
bằng giáo dục quốc dân.
- Cơ sở đào tạo liên tục là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên cứu; các cơ
sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã
ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế,
được Bộ Y tế thẩm định. Các cơ sở được cấp mã số đào tạo liên tục và cấp giấy
chứng nhận đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo
liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm.
- Dược sĩ là cán bộ y tế thuộc khoản 2, điều 5 của thông tư này có nghĩa vụ tham gia đào
tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12
tiết học.
- Hình thức đào tạo:
 Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn
hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning)
được cấp chứng chỉ, chứng nhận.
 Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn
y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức.
 Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa
học đã được công bố.
 Biên soạn giáo trình chuyên môn.
- Thực trạng:
Tại Việt Nam, các khóa đào tạo liên tục cho Dược sĩ đã được tổ chức tại nhiều tỉnh thành
trên cả nước nhằm giúp Dược sĩ cập nhật kiến thức kịp thời, đầy đủ và chính xác. Tuy
nhiên, các khóa đào tạo này thường tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Nẵng và TP. Hồ Chí Minh và chưa thật sự phổ biến ở những tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, do sự phân bố nguồn nhân lực y tế chưa đồng đều giữa các tuyến và các
lĩnh vực hoạt động nên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Ví dụ: Dược sĩ trình độ
chuyên môn sau Đại Học chủ yếu tập trung ở tuyến trung ương, tuyến tính và trong lĩnh
vực nghiên cứu, giảng dạy và quản lý. Do đó, cần tăng cường, đào tạo tập huấn để bổ
sung kiến thức, kỹ năng cho các Dược sĩ.
- Giải pháp:
 Tăng cường công tác đào tạo liên tục, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho nhân lực
Dược sĩ.
 Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo liên tục toàn diện cho cán bộ Dược sĩ, đặc biệt là
các lớp liên quan tới chuyên ngành, cập nhật kiến thức chuyên môn.
 Thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục cho Dược sĩ ở khắp các địa phương của
cả nước, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
 Hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện cho cán bộ Dược sĩ tham gia đào tạo liên tục.
 Mỗi Dược sĩ cũng cần có trách nhiệm chủ động tìm kiếm và tham gia các khóa
đào tạo liên tục thông qua các Hội Dược sĩ lớn trong nước hoặc vào các danh sách
các cơ sở được cấp mã đào tạo liên tục theo quyết định số 492/QĐ-BYT. Ví dụ:
ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh mã A002, Bệnh viện Chợ Rẫy mã B12,….
Câu hỏi 3: Làm thế nào để thiết lập mối quan hệ giữa Dược sĩ và các cán bộ y tế
khác?
- Phương châm: Phải xem người bệnh là trung tâm. Do đó, dược sĩ, bác sĩ và điều
dưỡng cần phải hợp tác chặt chẽ để đem lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho
người bệnh.
- Để có kỹ năng làm việc nhóm nhịp nhàng, hiệu quả thì cần phải thực hiện theo các
bước sau:
 Xác định rõ mục tiêu của từng thành viên
 Xác định rõ vai trò của từng thành viên
 Quy trình làm việc rõ ràng
 Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy lẫn nhau
- Bên cạnh đó, dược sĩ cần rèn luyện những đức tính và kỹ năng giao tiếp như sau:
 Phải tự tin để tạo niềm tin cho đồng nghiệp, cho bác sĩ và điều dưỡng.
 Phải biết kiềm chế bằng cách không chống lại bão tố mà biết điều chỉnh bản thân
để đạt được mục tiêu của mình, đồng thời, không thể thay đổi sức gió mà chỉ có
thể điều chỉnh cánh buồm.
 Cần có sự bao dung trong việc xây dựng mối quan hệ giữa y và dược.
 Biết thuật nhượng bộ để có cách cư xử phù hợp trong từng trường hợp.
 Thuật chuyển bóng cho đối phương: xử lý tình huống một cách linh hoạt.
Để đạt được sự hợp tác ăn ý, nhịp nhàng thì mỗi cán bộ y tế cần phải:
 Hiểu được sứ mạnh chung của mỗi thành viên là sự an toàn và hiệu quả điều trị
cho người bệnh.
 Tôn trọng vai trò, năng lực và đóng góp của các thành viên khác nhau trong
nhóm. Không phân biệt đối xử về vị trí công tác giữa các thành viên, giữa những
người giỏi hoặc kém hơn mình.
 Giao tiếp, trao đổi thông tin thường xuyên, cởi mở với nhau. Duy trì sự đối thoại
tích cực trên tinh thần xây dựng trong công việc hàng ngày như hội chẩn, sinh
hoạt chuyên môn khoa học, trao đổi những vấn đề liên quan người bệnh.
 Có thiện chí giải quyết, hỗ trợ về mọi vấn đề trong quá trình làm việc.
Câu hỏi 4: Khi tiếp xúc với người bệnh mạn tính, người Dược sĩ phải cư xử như thế
nào để có mối quan hệ tốt đẹp?
- Những người bệnh mạn tính có hiểu biết nhất định về bệnh do có nhiều dịp tiếp xúc
với bác sĩ và quan tâm tìm hiểu về bệnh. Đồng thời, họ luôn mang trong mình tâm
trạng chán nản và thất vọng do bệnh của mình không thể chữa khỏi hẳn.
Do đó, Dược sĩ cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, giúp người bệnh hiểu vì
sao phải dùng thuốc lâu dài và có loại thuốc phải dùng suốt đời, đồng thời cần phải động
viên, khuyến khích và hướng dẫn cách người bệnh sống chung với bệnh.
- 5 câu hỏi cần thiết khi giao tiếp với người bệnh mạn tính:
Anh / Chị cảm thấy thế nào?
 Đây là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu cảm giác của người bệnh và dành
thời gian lắng nghe.
Người bệnh mạn tính thường che giấu cảm giác của họ hoặc mang gương mặt gắng
gượng mặc dù đau đớn, khó chịu.  Việc khuyến khích sự cởi mở về cảm xúc sẽ giúp
người bệnh cảm thấy gần gũi và khích lệ về tinh thần  Dược sĩ hiểu hơn về nhu cầu của
họ.
Đây là một điều rất đau đớn, bực bội đối với anh/ chị?
 Thể hiện sự lắng nghe tích cực – một kỹ năng thường được sử dụng trong tư vấn và
giải quyết xung đột  thể hiện sự đồng cảm với người bệnh  cho biết Dược sĩ quan
tâm và không gạt bỏ cảm xúc của người bệnh.
Hãy cố gắng, đừng nản lòng về kế hoạch điều trị.
 Giúp người bệnh mạn tính hiểu sự điều chỉnh về kế hoạch điều trị là cần thiết, và luôn
động viên họ có niềm tin vào cuộc sống.
Tôi có thể giúp gì cho anh /chị?
Câu hỏi này thể hiện tinh thần sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ của Dược sĩ đối với người bệnh
mạn tính  giúp người bệnh có cảm giác được động viên, nâng đỡ rất nhiều.

You might also like