You are on page 1of 5

TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐÔNG

LỚP 9/1

BẢN MÔ TẢ

NGHỀ BÁC SĨ
Ngành Y – dược được coi là một ngành cao quý và
luôn được xã hội tôn trọng. Mặc dù nhiều bạn thí
sinh biết rằng khi theo đuổi ước mơ theo ngành Y
sẽ gặp phải rất nhiều vất vả và gian nan nhưng đổi
lại họ sẽ nhận được niềm hạnh phúc, được xã hội
vinh danh, được bệnh nhân và người nhà của họ
trân trọng biết ơn… Chính vì vậy mà việc chọn
trường Y dược để theo học luôn là niềm đam mê
hàng đầu của nhiều bạn trẻ hiện nay.

NHÓM 4
TÊN NGHỀ NGHIỆP VÀ NHỮNG CHUYÊN
MÔN THƯỜNG GẶP TRONG NGHỀ
a) Tên nghề
Nghề bác sĩ đảm nhiệm vai trò chính là cứu người, giải quyết những vấn
đề liên quan đến bệnh tật, thương tật cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ
cũng có nhiệm vụ tháo gỡ những khó khăn về đời sống tinh thần của người
bệnh. Một người bác sĩ được đánh giá cao không chỉ đáp ứng yếu tố về
chuyên môn y học mà còn phải đem trái tim giàu y đức để thực hiện tốt sứ
mệnh chữa lành mọi vết thương.

b) Những chuyên môn thường gặp trong nghề.


Mỗi bác sĩ sẽ phụ trách chuyên môn khác nhau theo chuyên ngành được
đào tạo:
· Bác sĩ đa khoa: Là những người được trau dồi kiến thức chuyên môn toàn
diện về ngành Y, họ sẽ có nhiệm vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Bác
sĩ đa khoa sở hữu khối lượng kiến thức bao quát nhiều lĩnh vực y học khác
nhau, cùng với đó là vai trò khám tổng quát cho người bệnh.
· Bác sĩ chuyên khoa: Giống như cách gọi tên, các bác sĩ này sẽ có trình độ
chuyên sâu về một chuyên khoa cụ thể ứng với các bộ phận trên cơ thể
chúng ta. Đó là chuyên khoa răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, mắt, tim
mạch, thần kinh, mắt,…
· Bác sĩ ngoại khoa: Đây là các bác sĩ đảm nhiệm vai trò thực hiện phẫu
thuật các vấn đề trên cơ thể bệnh nhân. Chuyên khoa này không chỉ đòi hỏi
bác sĩ có một cái đầu “lạnh”, sự tỉ mỉ, tập trung cao độ mà còn cần kiến
thức chuyên môn chuyên sâu cùng đôi bàn tay khéo léo.
· Bác sĩ phụ khoa: Công việc của họ là thăm khám cho các sản phụ đồng
thời tiến hành siêu âm, xét nghiệm,…để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT LAO ĐỘNG
CỦA NGHỀ
Khám Bệnh
+ Bác sĩ, y sĩ: Khám bệnh, chuẩn đoán bệnh, quyết
định hướng điều trị cho bệnh nhân.
Tại phòng khám, chẩn đoán nhằm xác định bệnh
của bệnh nhân, thầy thuốc phải quan sát, hỏi chi
tiết về những biểu hiện từ bệnh nhân, thân nhân
người bệnh. Nếu bệnh phức tạp thì dùng đến các
thiết bị thăm khám (ống nghe, nhiệt kế,..) / máy
móc thăm dò, chụp siêu âm => xác định bệnh tật,
lập phát đồ, viết đơn thuốc.

Điều Trị Bệnh


Đề ra phác đồ trị liệu, thực hiện nghiêm ngặt theo phát đồ trị liệu, phân
phối thuốc, luôn theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân
thủ theo lời dặn của thầy thuốc,... ‌Phục Hồi Sức Khoẻ Bác sĩ, thầy thuốc
hướng dẫn bệnh nhân khám, tập luyện, ăn uống, làm việc theo chế độ quy
định để bệnh nhân lấy lại sức khỏe bình thường rồi cho xuất viện. Ngoài ra,
bác sĩ còn thực hiện một số công việc khác như:
+ Tham gia nghiên cứu, đào tạo theo chuyên ngành của bản thân.
+ Thảo luận với các bác sĩ Trưởng khoa và Giám đốc chuyên môn về tình
hình, hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những trường hợp nghiêm
trọng cần phải chủ động xin ý kiến chỉ đạo thực hiện các y lệnh tiếp theo của
người có thẩm quyền.
+ Hỗ trợ các công việc liên quan theo chuyên môn.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THAM
GIA LAO ĐỘN TRONG NGHỀ
· Có sức khỏe tốt để đáp ứng tính chất công việc có
cường độ cao, áp lực lớn với thời gian làm việc không cố
định bất kể ngày hay đêm
· Tính kiên trì, sự tỉ mỉ tập trung cao độ, khối óc nhạy
bén, linh hoạt
· Lòng nhân hậu, tâm lí vững vàng
· Tốt nghiệp Đại học trở lên
· Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương
· Có chứng chỉ hành nghề
· Có kiến thức về quy trình, quy chuẩn theo yêu cầu của
ngành Y tế
· Có phẩm chất về y đức phụ

NHỮNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH Y HỌC


Những người có các vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng như bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận hoặc
bệnh lý hô hấp nặng không nên làm bác sĩ vì
công việc này đòi hỏi sức khỏe tốt và khả năng
vận động. Ngoài ra, những người có các vấn đề
tâm lý nghiêm trọng như rối loạn tâm thần hoặc
nghiện rượu, ma túy cũng không nên làm bác sĩ
vì có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc và
quyết định chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, việc
xác định chính xác những chống chỉ định y học
trong nghề bác sĩ cần phải dựa trên tài liệu và
hướng dẫn chuyên ngành.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG
· Tham gia miễn phí gói chăm sóc sức khỏe theo năm cho
bản thân
· Được du lịch team building hàng năm
· Được tham gia khoá đào tạo nâng cao kỹ năng, tiếng Anh
y khoa
· Đầy đủ chế độ bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khá

NHỮNG NƠI CÓ THỂ THEO HỌC NGHỀ


+ Miền Nam: Trường ĐH Y dược TP. HCM Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc
Thạch Trường ĐH Y dược Cần Thơ
+ Miền Trung: Đại học Đà Nẵng Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng Đại học
Tây Nguyên
+ Miền Bắc: Đại học Y dược Hải Phòng Đại học Y dược Thái Nguyên Ngành
Dược học – Đại học Thành Đô

NHỮNG NƠI CÓ THỂ LÀM VIỆC SAU KHI


HỌC NGHỀ
Trở thành Bác sĩ Đa khoa và tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện và
cơ sở y tế.
Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ quan về sức khoẻ, các tổ
chức đa quốc gia về sức khỏe.
Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học.
Sau khi hoàn thành tốt nghiệp tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, các
tân Bác sĩ có thể tiếp tục quá trình chương trình đào tạo sau đại học như
Thạc sĩ, Tiến sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa… Cùng với các ngành nghề
khác liên quan đến vấn đề sức khỏe.

You might also like