You are on page 1of 6

Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp

Kỹ năng giao tiếp

TĂNG CƯỜNG SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU


TRỊ CỦA BỆNH NHÂN

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:


Sau khi học xong bài này SV phải:
1. Thông báo được với bệnh nhân về chẩn đoán và phương pháp điều trị.
2. Giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị.
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Giới thiệu nội dung bài giảng: 20’
- Thực hành kỹ năng: 50’
- Tổng kết cuối buổi: 15’
C. NỘI DUNG:
1. Giới thiệu:
Những thông tin thu thập được từ bệnh sử cùng với kết quả thăm khám và xét nghiệm,
bạn đã có thể chẩn đoán bệnhvà lập kế hoạch điều trị cho hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, kết
quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào việc chẩn đoán chính xác, phương pháp điều trị hoàn hảo
mà còn tùy thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân với kế hoạch điều trị. Khi bệnh nhân tuân thủ
điều trị đòi hỏi họ phải có những thay đổi quan trọng trong chế độ ăn uống, lối sống, thói quen
hằng ngày trong một thời gian thậm chí suốt đời. Và vấn đề này thật ra không đơn giản, cần có
sự hỗ trợ, động viên và khích lệ của thầy thuốc.
Mục tiêu cuối cùng của thầy thuốc là giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Như vậy, thầy thuốc
phải học cách tiếp xúc với bệnh nhân như thế nào để khuyến khích bệnh nhân chấp nhận tuân
thủ chế độ điều trị. Bệnh nhân sẽ tuân thủ điều trị tốt nếu như họ được giải thích cặn kẽ về
bệnh tật, được cung cấp một chế độ điều trị phù hợp, được bác sĩ động viên khuyến khích
trong quá trình thay đổi hành vi. Những điều này là kết quả của quá trình cung cấp thông tin
của bác sĩ. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng kỹ năng cung cấp thông tin tốt sẽ giúp bệnh
nhân giảm lo lắng, hài lòng hơn về bác sĩ, hiểu rõ bệnh tật hơn và bệnh nhân sẽ tuân thủ điều
trị cao.

1
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng giao tiếp
2. Những mục tiêu cần đạt được trong cung cấp thông tin cho bệnh nhân:
- Cung cấp đúng và đủ thông tin.
- Giúp bệnh nhân nhớ và hiểu thông tin.
- Đạt được sự chia sẻ kiến thức.
- Đạt được sự chia sẻ trong tiến trình ra quyết định.
2.1.Để cung cấp đúng và đủ những thông tin cần thiết cho bệnh nhân chúng ta cần
phải:
- Chuẩn bị:
+ Tóm tắt những thông tin có sẵn về vấn đề của bệnh nhân.
+ Xác định những mong đợi của bệnh nhân.
+ Phác thảo các bước cung cấp thông tin.
- Đánh giá khởi điểm của bệnh nhân: tìm hiểu xem bệnh nhân đã biết gì về vấn đề của họ, xác
định những thông tin nào bệnh nhân cần biết và muốn biết.
- Cung cấp thông tin theo từng phần, kiểm tra mức độ tiếp nhận thông tin của bệnh nhân, sử
dụng đáp ứng của bệnh nhân như một hướng dẫn cho tiến trình tiếp theo.
2.2 Giúp bệnh nhân nhớ và hiểu thông tin:
- Trình tự cung cấp thông tin phải logic, phân chia thông tin thành từng phần cụ thể.
- Cung cấp thông tin quan trọng nhất trước.
- Dùng những câu, từ nhấn mạnh như “Điều quan trọng nhất là…, thứ hai…” để báo cho
bệnh nhân những nội dung quan trọng sắp đưa ra.
- Thường xuyên lặp lại và tóm tắt thông tin.
- Có thể sử dụng sơ đồ, tranh ảnh minh hoạ đế giúp bệnh nhân nhớ.
- Sử dụng từ ngữ đơn giản, chính xác, dễ hiểu, tránh thuật ngữ y khoa.
- Cung cấp thông tin một cách cụ thể, tránh đưa thông tin mơ hồ.
- Kiểm tra mức độ hiểu của bệnh nhân về thông tin được cung cấp.
2.3 Đạt được sự chia sẻ kiến thức:
- Những điều bạn giải thích nên có liên quan đến sự hiểu biết, niềm tin, sự quan tâm và mong
đợi của bệnh nhân.
- Tạo cơ hội cũng như khuyến khích bệnh nhân tham gia.
- Chú ý phản ứng, cảm xúc của bệnh nhân thông qua biểu hiện từ lời nói và nét mặt, cử chỉ.

2
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng giao tiếp
2.4 Đạt được sự chia sẻ trong tiến trình ra quyết định:
- Đưa ra những lời đề nghị hơn là chỉ dẫn.
- Khuyến khích bệnh nhân tham gia.
- Thảo luận với bệnh nhân để có được một kế hoạch điều trị phù hợp và được bệnh nhân chấp
nhận.
- Tạo cơ hội cho bệnh nhân tham gia lựa chọn kế hoạch điều trị phù hợp.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có chấp nhận chế độ điều trị không và còn lo lắng gì khác.
3. Vận dụng kỹ năng cung cấp thông tin:
3.1. Thông báo chẩn đoán:
- Nêu chẩn đoán: chuyện gì đang xảy ra với bệnh nhân và đó là vấn đề gì.
- Đưa ra những lý do cho chẩn đoán của bạn.
- Giải thích về nguyên nhân, tính nghiêm trọng và những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài đối
với bệnh nhân.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có hiểu những gì bạn nói không.
- Chú ý nhận ra và giải đáp những điều lo lắng thắc mắc của bệnh nhân.
3.2. Thảo luận về kế hoạch điều trị:
- Cung cấp những thông tin về điều trị (tên, các bước, lợi ích, tác dụng phụ).
- Chú ý đến sự thông hiểu, phản ứng và những lo lắng của bệnh nhân.
- Xem xét ý kiến bệnh nhân cũng như những trở ngại khi áp dụng chế độ điều trị cũng như
động cơ và sự chấp nhận của bệnh nhân.
- Xem xét các khía cạnh khác như lối sống, niềm tin, văn hoá và khả năng của bệnh nhân.
- Khuyến khích bệnh nhân tham gia, tự nỗ lực và chiu trách nhiệm.
3.3. Giải thích trước khi thực hiện thủ thuật hoặc xét nghiệm:
- Cung cấp thông tin về thủ thuật hoặc xét nghiệm bao gồm những gì bệnh nhân sẽ trải qua và
khi vào bệnh nhân sẽ được thông báo kết quả.
- Giá trị và mục đích của thủ thuật hoặc xét nghiệm này đối với việc chẩn đoán và điều trị.
- Chú ý nhận ra, trấn an những lo lắng và giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân.
3.4. Đưa ra những lời khuyên về lối sống:

- Hỏi: tìm hiểu những thông tin về lối sống và quan điểm của bệnh nhân về lối sống đó.
Ví dụ: bệnh nhân không hút thuốc, bỏ hút, hay đang hút thuốc. Nếu đang hút thì hỏi số
năm hút, tuổi bắt đầu hút, số điếu hút hàng ngày.

3
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng giao tiếp
Việc tìm hiểu quan điểm bệnh nhân giúp bạn hiểu lý do tại sao bệnh nhân có những hành
vi, lối sống đó. Từ đó bạn có thể đưa ra lời khuyên thích hợp.
- Cung cấp thông tin:
+ Cần tuân theo những nguyên tắc chung trong cung cấp thông tin.
+ Thông tin cần rõ ràng mạnh mẽ và liên quan cụ thể đến tình trạng bệnh hiện tại hoặc các vấn
đề sức khỏe khác trong phần tiền sử đã khai thác được.
+ Cung cấp những lợi ích của việc thay đổi cũng như tác hại nếu không thay đổi.
+ Xác định lại thái độ bệnh nhân: bệnh nhân muốn thay đổi? Và thảo luận với bệnh nhân về kế
hoạch thay đổi: thay đổi như thế nào, các bước. Hãy nhớ yêu cầu bệnh nhân tóm tắt lại kế
hoạch thay đổi. Điều này giúp bạn kiểm tra sự hiểu biết của bệnh nhân về kế hoạch thay đổi.
+ Hỗ trợ bệnh nhân
Thay đổi lối sống của một người chẳng hạn như từ bỏ thói quen hang ngày về hút thuốc
hoặc uống rượu thì không phải dễ dàng. Và sự hỗ trợ liên tục cần được thực hiện. Việc tuân
thủ của bệnh nhân cần được xem xét và thảo luận trong những lần gặp tiếp theo.
D. THỰC HÀNH: 50 phút
- Lần 1: 35 phút
Sinh viên chia từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 sinh viên. Một sinh viên đóng vai bệnh nhân,
một sinh viên đóng vai bác sĩ, SV còn lại quan sát theo bảng kiểm.
- Lần 2: (15 phút). Chọn 2 SV
+ 1 SV đóng vai bệnh nhân, 1 SV thực hiện các bước kỹ năng hướng dẫn bệnh nhân tuân
thủ sự điều trị.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.
- CBG nhận xét và tổng kết.
E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nội khoa cơ sở tập 1 - Trường Đại học Y Hà Nội năm 1993.
2. A Guide to physical examination and History taking . Barbara Bates 1995
3. Medical communication skills. Margaret Lloyd, Robert Bor 1996.
4. Social and behavioural for nurses. Groenman. 2000

4
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng giao tiếp
BẢNG KIỂM
Nội dung Tiêu chí, ý Có Không
nghĩa đạt
được
thái độ thân
CHÀO HỎI thiện
BN có thể
THÔNG BÁO CHẨN ĐOÁN hiểu được tình
1. Nêu chẩn đoán: bệnh nhân được chẩn trạng bệnh
đoán bệnh gì?
2. Giải thích về nguyên nhân, tính nghiêm
trọng và những ảnh hưởng trước mắt và
lâu dài đối với bệnh nhân.
3. Kiểm tra xem bệnh nhân có hiểu những
gì bạn nói không
4. Chú ý nhận ra và giải đáp những điều lo
lắng thắc mắc của bệnh nhân

THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ: - Rõ ràng,


1. Cung cấp những thông tin về điều trị (tên, ngắn gọn, BN
các bước, lợi ích, tác dụng phụ). có thể hiểu
2. Chú ý đến sự thông hiểu, phản ứng và được kế hoạch
những lo lắng của bệnh nhân. điều trị
3. Xem xét ý kiến bệnh nhân cũng như
những trở ngại khi áp dụng chế độ điều
trị cũng như động cơ và sự chấp nhận của
bệnh nhân
4. Xem xét các khía cạnh khác như lối sống,
niềm tin, văn hoá và khả năng của bệnh
nhân

KHUYÊN BỆNH NHÂN THAY ĐỔI LỐI bệnh nhân


SỐNG (hành vi nguy cơ) cam kết thay
1. Tìm hiểu những thông tin về lối sống và đổi hành vi
quan điểm của bệnh nhân về lối sống đó nguy cơ
2. Cung cấp thông tin:
- Những lợi ích của việc thay đổi cũng như
tác hại nếu không thay đổi
3. Xác định bệnh nhân đồng ý thay đổi và
thảo luận về kế hoạch thay đổi
4. Thảo luận về những trở ngại của sự thay
đổi

KẾT THÚC
1. Tóm tắt
2. Thông báo bước kế tiếp hoặc cuộc hẹn
sắp tới
3. Hướng dẫn bệnh nhân khi có vấn đề
không mong muốn (như gặp tác dụng phụ
thuốc ..) cần phải làm gì, khi nào và làm

5
Huấn luyện kỹ năng Y khoa-SKILLSLAB-Module Hệ Hô hấp
Kỹ năng giao tiếp
thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ
4. Xác định lại lần cuối xem bệnh nhân có
đồng ý tuân thủ kế hoạch điều trị và có
còn lo lắng hay thắc mắc gì không

- Dùng từ/ câu đơn giản, dễ hiểu


- Diễn đạt ngắn gọn, xúc tích
- Thông cảm, tôn trọng, quan tâm niềm nở

You might also like