You are on page 1of 29

TỔNG HỢP VÀ TRÌNH BÀY

THÔNG TIN THUỐC

1
MỤC TIÊU
1. Các bước cần thiết để tiếp cận và trả lời TTT
2. Mô tả được cách trình bày TTT
3. Áp dụng được cách trình bày tài liệu tham khảo

2
CÁC CÂU HỎI TTT THƯỜNG GẶP

1. Câu hỏi về biệt dược, hoạt chất


2. Câu hỏi liên quan đến dạng BC và SKD
3. Câu hỏi về dược lực học
4. Câu hỏi về dược động học
5. Câu hỏi về đánh giá sử dụng và lựa chọn thuốc
6. Câu hỏi về liều dùng (liều dùng thông thường, hiệu
chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận)
7. Câu hỏi về đường dùng, cách dùng
8. Câu hỏi về tác dụng phụ, độc tính

3
CÁC CÂU HỎI TTT THƯỜNG GẶP

9. Câu hỏi về chỉ định


10. Câu hỏi về chống chỉ định
11. Câu hỏi về tính tương kị, độ ổn định của thuốc
12. Câu hỏi về tương tác thuốc
13. Câu hỏi về sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai
và cho con bú
14. Các câu hỏi về luật, chính sách y tế, số đăng ký…
15. Câu hỏi về giá cả

4
I. CÁC BƯỚC TIẾP CẬN

1. Tìm hiểu đặc điểm của người yêu cầu


2. Khai thác các thông tin liên quan
3. Xác định và phân loại câu hỏi chính
4. Xây dựng chiến lược và tiến hành tìm kiếm
5. Đánh giá, phân tích và tổng hợp nội dung có
liên quan
6. Trình bày câu trả lời
7. Theo dõi và lưu tài liệu
5
Ví dụ: Một bác sĩ chuyên khoa và một bệnh nhân có
thể cùng quan tâm đến một thuốc và cùng đưa ra
một câu hỏi:
1. Sử dụng NSAID (Ibuprofen, Diclofenac…) bị phù
và tăng huyết áp.
2. Trình bày các bước chiến lược tìm kiếm thông tin để trả
lời câu hỏi:
- Liều sử dụng của thuốc đã hợp lý chưa?
- Có tương tác thuốc nào không? Cách xử lý.
3. Thuốc bẻ đôi ra uống có được không hoặc
nghiền mịn ra cho trẻ uống có được không?
6
4. Anh/ Chị hướng dẫn sử dụng nhóm thuốc PPI sao hợp lý, an
toàn và tiết kiệm nhất.
5. So sánh tác dụng phụ gây ho giữa nhóm ức chế mem
chuyển và nhóm chẹn thụ thể angiotensin trong điều trị tăng
huyết áp.

7
Bước 1: Đặc điểm của người yêu cầu

- Nhằm xác định cách phản hồi phù hợp:


+ Nhân viên y tế: sử dụng các thuật ngữ và nên có những
thông tin chuyên môn chuyên sâu chi tiết.
+ Bệnh nhân: Cần đơn giản và sử dụng ít thuật ngữ, trình
bày các kiến thức cơ bản, dễ hiểu và đời thường
- Cách liên hệ với người yêu cầu
+ Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, các kiến thức sẵn có
về vấn đề yêu cầu được thông tin.
+ Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail... để
có thể liên hệ một cách thuận tiện nhất.

9
Bước 2: Thông tin liên quan từ
người yêu cầu

- Trên lâm sàng, phần lớn các câu hỏi TTT có liên
quan đến bệnh nhân cụ thể.
- Thu thập TT cơ bản có liên quan chính là các TT để
trả lời chính xác câu hỏi của người yêu cầu.
- Các TT thu thập được có tác động trực tiếp hay
gián tiếp quyết định nội dung TTT cần tìm kiếm.
Ví dụ: Tuổi, giới tính, tiền sử bệnh, tình trạng hiện tại,
các thuốc đã dùng…
 Đây có thể coi là bước khó nhất trong quy trình
TTT vì cần vốn kiến thức rộng để khai thác các TT
liên quan.
10
Bước 3: Xác định và phân loại câu
hỏi
- Theo một nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm thông tin
thuốc của trường đại học y thuộc bệnh viện Virginia cho thấy
85% yêu cầu cơ bản của người hỏi khác với câu hỏi ban
đầu của họ.
- Vì vậy, một kỹ năng cơ bản trong quy trình thông tin thuốc
Kết hợp: + Câu hỏi ban đầu
+ Các thông tin được khai thác trong hai bước trên

Ví dụ: Một người phụ nữ là NVVP hỏi: “Tôi có thể dùng co-
trimoxazol được không?"

11
Bước 3: Xác định và phân loại câu
hỏi
Câu hỏi trên của một phụ nữ có thai 5 tháng, hiện là thư ký
văn phòng, đang bị viêm đường tiết niệu dưới và một năm
trước đã từng bị tình trạng tương tự như vậy.
Đơn của lần khám trước được kê dùng co-trimoxazol.
Như vậy yêu cầu của khách hàng không chỉ dừng lại ở câu
trả lời có hay không?
Vấn đề quan tâm là thuốc nào có thể sử dụng được cho phụ
nữ có thai bị viêm đường tiết niệu?
- Sau khi nhận được nội dung yêu cầu tiếp theo là phân
loại yêu cầu theo từng nhóm nội dung nhất định.

12
Phân loại TT theo nội dung chuyên biệt của nội dung
yêu cầu
1. Các TT liên quan đến đặc tính và cách sử dụng của thuốc
2. Các thông tin về luật, chính sách y tê, số đăng ký...
3. Thông tin về giá cả

13
Bước 4: Xây dựng chiến lược tìm kiếm

- Căn cứ vào nội dung chuyên biệt của TT cần tìm


kiếm
- Chọn nguồn TT thích hợp tìm ra các TT đáp ứng
yêu cầu.
- Thông thường việc tìm kiếm TT hiệu quả nhất khi
bắt đầu từ nguồn tài liệu cấp 3. Khi nguồn tài liệu
cấp 3 không cung cấp được câu trả lời hoặc cần
thêm những bằng chứng khoa học cụ thể và cập
nhật thì việc tìm đến nguồn tài liệu cấp 2 và cấp1 là
cần thiết.
14
Bước 4: Xây dựng chiến lược tìm kiếm

Ví dụ: Như trong bước 3, khách hàng yêu cầu TT về


cơ chế tác dụng của thuốc, thuộc nhóm nội dung
thông tin về dược lực học người tìm tin có thể khai
thác từ các nguồn sau:
- Trong các sách dược lý của các trường đại học y -
dược trong nước
- Một nguồn tài liệu tìm tin rất phong phú hiện có tại
thư viện Đại học Dược Hà Nội là “Drug Information:
A Guide for Pharmacists"

15
Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp

- Kĩ năng đánh giá TT là một kĩ năng rất khó.


- Đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh
vực trong y dược học.
- Cùng một vấn đề có thể có rất nhiều TT có liên
quan, có thể giống nhưng cũng có thể khác, thậm
chí trái ngược nhau.
- Việc đánh giá, phân tích thông tin, tổng hợp thành
câu trả lời gửi đến khách hàng là yêu cầu bắt buộc.

16
Bước 6: Trình bày câu hỏi (trả lời)

- Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thông tin sẽ


được trả lời dưới nhiều hình thức:
+ trả lời miệng
+ trả lời qua điện thoại
+ qua thư/thư điện tử
+ trả lời bằng phiếu trả lời tin...
- Theo yêu cầu của khách hàng để chọn hình thức
thích hợp.

17
Bước 6: Trình bày câu hỏi (trả lời)

- Nội dung trả lời bao gồm:


+ Phần mở đầu: cung cấp đánh giá toàn diện, ngắn
gon về bệnh, thuốc được đề xuất trong câu hỏi
+ Nội dung chính: các nội dung trả lời (ghi rõ nguồn
tài liệu tham khảo). Trong phần này nếu TT cho cán
bộ y tế có thể ghi các y kiến trái chiều, các tranh
luận giữa các nghiên cứu.
+ Kết luận: Tóm tắc ngắn gọn các TT đã cung cấp ở
trên.

18
Bước 7: Theo dõi và lưu tài liệu

- Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi Việc thu thập
thông tin phản hồi để đảm bảo câu hỏi đã được trả
lời một cách đầy đủ, chính xác, đã thoả mãn nhu
cầu khách hàng hay chưa
- Khi có những thông tin được tìm kiếm thêm sau khi
đã đưa câu trả lời, cần tiếp tục liên lạc với khách
hàng để trao đổi tiếp.
- Lưu trữ câu hỏi TTT bao gồm nội dung câu hỏi, câu
trả lời và tài liệu tham khảo.

19
II. TRÌNH BÀY TTT

Có nhiều hình thức:


- Trả lời bằng văn bản
- Trả lời bằng miệng trực tiếp
- Trả lời tại buổi hội thảo
Dù bất kỳ hình thức nào các nội dung trình
bày cũng phải được chuẩn bị trước khi cung
cấp câu trả lời cho đối tượng yêu cầu.
Các nội dung trình bày cần được viết ra để
tránh sai sót.
20
II. TRÌNH BÀY TTT BẰNG VB

1. Mở đầu:
- Giới thiệu, giải thích về câu hỏi
- Tài liệu chính sử dụng tìm kiếm câu trả lời
2. Nội dung chính:
- Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tóm tắc 1 ý trả
lời cho câu hỏi.
Ví dụ: Khi cần minh họa kết quả nghiên cứu gần đây của
loại thuốc mới để chữa bệnh A
Có thể tóm tắt từng nghiên cứu riêng lẽ trong mỗi đoạn

21
II. TRÌNH BÀY TTT BẰNG VB

BỐ CỤC TỪNG ĐOẠN GỒM:


- Tên tác giả, năm công bố, loại nghiên cứu, nơi nghiên
cứu, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và cở mẫu.
- Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu. (nếu là nghiên
cứu so sánh thì cần nêu thuốc được so sánh và tổng
thời gian nghiên cứu)
- Tóm tắt kết quả cũng như ý nghĩa thống kê
- Tóm tắt kết luận nghiên cứu
- Đánh giá của người viết về phương pháp nghiên cứu,
các kết quả thống kê, các nhận xét về độ phù hợp của
nghiên cứu đã tham khảo
22
II. TRÌNH BÀY TTT BẰNG VB

3. Kết luận:
- Tóm tắt các bằng chứng đã xem xét và sử dụng để
trả lời dựa trên cơ sở y học chứng cứ.
- Yêu cầu của phần kết luận:
1. Cần thực tế, rõ ràng và cụ thể
Ví dụ:
Nếu nội dung để khuyến cáo sử dụng một loại
thuốc trong tình trạng bệnh cụ thể: cần cung cấp
liều lượng, đường sử dụng, tần suất, thời gian điều
trị và các thông số cần theo dõi.
23
II. TRÌNH BÀY TTT BẰNG VB

2. Cần viết theo cơ sở y học chứng cứ.


Ví dụ: Tránh các cụm từ “Tôi đề nghị sử dụng
thuốc A trong điều trị bệnh X”
Thay vào đó nên viết là “Có nhiều bằng
chứng hỗ trợ cho việc sử dụng thuốc A trong
điều trị bệnh X”

24
II. TRÌNH BÀY TTT TẠI HỘI THẢO

1. Mở đầu:
- Giới thiệu ngắn gọn, sinh động các TT sẽ
trình bày
2. Nội dung chính:
2.1 Yêu cầu về nôi dung:
- Trình tự hợp lý
- Từng slide cần tóm tắt kết quả và ý nghĩa
(nếu có)
- Các thông tin cần có trích dẫn TLTK
25
II. TRÌNH BÀY TTT TẠI HỘI THẢO

2.2 Yêu cầu về hình thức và cách trình bày:


- Chọn thông tin kèm hình ảnh để sinh động, tránh
đưa vào các hình ảnh không liên quan hoặc hiệu
ứng không cần thiết.
- Trình bày các ý, tránh chép cả câu.
- Mỗi slide không quá 8 hàng, tránh in hoa toàn bộ
- Mỗi slide nên trình bày từ 1 đến 2 phút. Tránh
chuyển liên tục
- Nên dùng “pointer” chỉ vào đúng TT đang nói. Tránh
di chuyển liên tục
26
II. TRÌNH BÀY TTT TẠI HỘI THẢO

2.2 Yêu cầu về hình thức và cách trình bày:


- Chú ý nên dành thời gian để thảo luận và trả lời câu
hỏi
- Việc tập nói trước khi trình bày hết sức quan trọng,
giúp canh chỉnh thời gian, lưu loát và có điểm nhấn
trong cách trình bày.
2.3 Các tài liệu tham khảo cũng nên chuẩn bị để mục
riêng để khi cần giải đáp thắc mắc cũng như thêm
các TT cần thiết.
Lưu trử TLTK cũng giúp cho việc trả lời các TT
tương tự sau này.
27
III. TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyên tắc:
- Trình bày theo thứ tự trích dẫn trong văn bản.
Không nên trình bày theo thứ tự ABC.
- Luôn trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo gốc của
TT được trình bày.
- Trích dẫn phải đầy đủ các thông tin: tác giả, tên
sách, năm, số tạp chí, bài báo….để có thể truy cập
tài liệu gốc.

28
29

You might also like