You are on page 1of 42

BÀI 1.

ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình: Bào Chế và Sinh Dược học – Tập 1
 Luật Dược 2016 (LD 105/2016/QH13)
 Dược điển Việt Nam V (Hiệu lực 01.07.2018)
 Trang web cục Quản lý Dược: www.dav.gov.vn
 Hình ảnh: Nguồn internet

Lượng giá:
 Câu hỏi trắc nghiệm
 Tự luận trả lời ngắn

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
Mục tiêu
 Trình bày được định nghĩa, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của
môn Bào chế học cùng một số khái niệm liên quan
 Phân biệt được khái niệm thuốc generic, biệt dược, thuốc phát
minh lần đầu và các khái niệm liên quan
 Nêu được vai trò của các thành phần trong dạng bào chế, trong
thuốc thành phẩm
 Phân loại được dạng bào chế, dạng thuốc
 Trình bày được khái niệm chất lượng thuốc, yêu cầu của quá
trình nghiên cứu và triển khai một thuốc mới, mục đích của việc
triển khai GMP.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
 Trên thế giới
- Thời nguyên thủy, sử dụng cây cỏ, khoáng vật, … để chữa bệnh.
+ Tài liệu cổ khoảng 3000 năm tr. CN (Kinh “Vedas” – Ấn Độ)

- Hippocrates (400 năm tr. CN): Y Học


+ Đưa khoa học vào thực hành Y Dược, biên soạn
nhiều sách có giá trị
+ Ông tổ ngành Y – lời thề Hypocrat.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
 Trên thế giới
- Caludius Galenus (Claude Galien 130 – 201): Bào chế học
+ Quan niệm chữa bệnh mới
+ Giải phẫu động vật
+ Pp Bào chế – Người sáng lập môn Bào Chế học
(Galenicals, Pharmacie galénique)
+ Có ảnh hưởng lớn đến y học phương tây.
Để lại hơn 400 tác phẩm về Y Dược trong đó có
nhiều sách viết về phân loại thuốc, công thức thuốc,
cách pha chế một số dạng thuốc
Ngày nay ứng dụng và phát triển hoàn chỉnh trong pha
chế theo đơn tại nhà thuốc, bệnh viện ở các nước tiên tiến
+ Ông tổ ngành Dược Tây Y

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
 Trên thế giới
-Thế kỷ XVI, thời kỳ đầu nhà Minh (Trung Quốc)
+ Lý Thời Trân (1518-1593): “Bản Thảo Cương Mục”
có những ghi chép về kỹ thuật bào chế các dạng
thuốc bột, viên tròn, cao thuốc….
* Y Dược chưa tách biệt hẳn
- Thế kỷ XIX, ngành dược nói chung, bào chế
học nói riêng phát triển mạnh nhờ sự phát
triển các ngành vật lý, hóa học, sinh học,…
+ Nhiều dạng bào chế mới ra đời:
Thuốc tiêm, viên nén, viên nang mềm…
+ Ngành CND phẩm ra đời, sản xuất qui mô lớn,
máy móc hiện đại
* Dược tách dần khỏi Y 本草綱目 Bản in 1593
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
 Trên thế giới
- Từ những năm 1960, sự ra đời của môn Sinh dược học đánh dấu một
bước chuyển từ Bào chế học truyền thống sang Bào chế học hiện đại.
- Môn sinh dược học bào chế nghiên cứu:
+ Nguyên nhân hiện tượng không tương đương
+ Nhấn mạnh đến vai trò của tá dược, kỹ thuật bào chế, bao bì đối với tính
sinh khả dụng (SKD) của thuốc.
+ Nhiều thuốc mới cải thiện SKD: Thuốc phóng thích hoạt chất biến đổi
* Thuốc phóng thích kéo dài
* Thuốc tác động tại đích (phóng thích tại nơi tác động)
* Thuốc phóng thích theo chương trình,…
- Bào chế học hiện đại đang có xu hướng đi sâu vào những dạng thuốc
siêu nhỏ (vi nang, liposome, nano…) trong cố gắng đưa thuốc đến đích.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
Trong nước
- Y học có từ rất sớm (thời Vua Hùng đã biết sử dụng cây cỏ chữa bệnh)
- Thời Trần (Thế kỷ XII):
+ Thành lập Thi Y Viện ở Kinh Đô để dạy nghề làm thuốc và chữa bệnh
+ Thế kỷ XIV: Thiền Sư Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đã viết “Nam Dược
Thần Hiệu” với luận điểm “Nam Dược trị Nam nhân”

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
 Trong nước
- Thời Hậu Lê (Thế kỷ XVII)
Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) đã viết
“ Y Tôn Tâm Lĩnh” nói về y lý thuốc nam
- Thời Pháp thuộc, trường Y Dược Đông Dương
(1902) đã có Bộ môn Bào chế (1935).
- Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ:
Xây dựng mạng lưới pha chế, sản xuất thuốc
rộng khắp, đảm bảo nhu cầu phục vụ chiến đấu
và chữa bệnh.
- Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975):
CNDP có điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng
cao chất lượng thuốc trong nước, tạo điều kiện 海上醫宗心嶺 – quyển 28 năm 1885
hội nhập thị trường khu vực và thế giới.
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
1. Vài nét về Lịch sử phát triển bào chế học
- Các nhà máy SXDP bắt đầu triển khai áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt
sản xuất thuốc” – Good Manufacturing Practices):
* 1996, ASEAN-GMP (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)
* 2006, WHO-GMP (Tổ chức Y Tế thế giới)
* Gần đây: Nâng cấp
+ PIC/S-GMP (hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm - Pharmaceutical
Inspection Co-operation Scheme)
Hiện có 49 thành viên (Châu Úc: Úc và Newzealand; Châu Mỹ: Mỹ, Canada và Argentina, Mexico; Châu
Phi: Nam Phi; Châu Á: Đài Loan, Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Nhật, Korea và
Iran; Châu Âu: Áo, Bỉ, Croatia, Síp, CH Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungagi,
Aixơlen, Ailen, Israel, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithunia, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha,
Rumani, CH Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ucraina, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ).
+ EU-GMP (Cộng đồng Châu Âu – European Union); J-GMP (Nhật)
+ FDA-GMP (Cục quản lý thực và dược phẩm Mỹ - United State Food & Drug
Administration)
* Tính đến 31/08/2022, cả nước có 272 cở sở SX trong nước đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
 Bào chế học hiện nay
- Xu thế phát triển lĩnh vực dược học trên thế giới hiện nay theo 2 hướng
* Khoa học dược (Pharmaceutical science): tập trung nghiên cứu thuốc và
nguyên liệu làm thuốc, tạo ra sản phẩm thuốc an toàn hiệu quả, ổn định
* Chăm sóc dược (Pharmacy care): tập trung quản lý, bảo quản, phân
phối thuốc, tư vấn, hướng dẫn dùng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý đối với
tùng cá thể (cá thể hóa trị liệu)
- Dù ở hướng nào, bào chế học cũng tham gia đóng góp quan trọng
* Khoa học dược: Tham gia trong việc thành lập công thức của các dạng
bào chế, đóng góp cho việc phát triển, sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm
thuốc hiệu quả, an toàn, ổn định khi sản xuất ở qui mô công nghiệp.
* Chăm sóc dược: cung cấp kiến thức, kỹ năng cho việc tư vấn sử dụng,
lựa chọn dạng bào chế, bào chế các dạng thuốc phù hợp với từng đối tượng
bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả cao nhất (Pharmaceutical Compounding
and Dispensing)

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
2. Đại cương về bào chế học (Pharmaceutics)
 2.1 Định nghĩa về Bào chế học
- Môn khoa học nghiên cứu về cơ sở lý luận và kỹ thuật về pha chế, sản
xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc
- Khoa học và nghệ thuật trong bào chế, bảo quản và trình bày các dược
phẩm (Giản yếu Bào Chế - A. Le Hir).
- Bào chế học có liên quan đến lĩnh vực KHCN nhằm thiết kế và sản xuất
các dạng bào chế.
- Một cách đơn giản nhất, bào chế học nghiên cứu biến đổi dược chất thành
dược phẩm (thuốc thành phẩm) theo như thiết kế.
 2.2. Mục tiêu của bào chế học
- Tìm cho mỗi DC dạng bào chế thích hợp nhất để điều trị một bệnh xác định
- Cải thiện hiệu quả, tính không độc hại (an toàn) và độ ổn định của dược
phẩm.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
2. Đại cương về bào chế học (Pharmaceutics)
2.3. Đối tượng của bào chế học
- Tìm hiểu về các tính chất hóa lý cơ bản của dược chất, tá dược để thiết kế
các dạng bào chế (Vật Lý, Hóa Học, Hóa Lý Dược – Physical Pharmacy)
- Thiết kế và xây dựng công thức các dạng thuốc (Thiết kế dạng thuốc)
- Tìm hiểu sự giải phóng hoạt chất từ dạng bào chế và sự hấp thu trong cơ
thể (Sinh Dược Học – Biopharmaceutics)
- Sản xuất thuốc ở qui mô nhỏ (phòng thí nghiệm), qui mô lớn (Công nghiệp)

Nhà bào chế phải có sự hiểu biết tối đa về Vật Lý, Hóa Học, Hóa Dược, Hóa
Lý, Sinh Học, Vi Sinh Học, Dược Lý, Dược Động, Quy Chế Dược, … đặc
biệt là GMP và quản lý chất lượng trong sản xuất công nghiệp.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc
 3.1. Nguyên liệu làm thuốc
Thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu,
tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc
 3.2. Thuốc
Chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục
đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh,
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
- 3.2.1. Dược chất (Hoạt chất)
Chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý
hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh,
điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người
- 3.2.2. Dược liệu
Là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật,
khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
- 3.2.3. Thuốc hóa dược
Thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh
khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ
dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng
minh về tính an toàn và hiệu quả.
- 3.2.4. Thuốc dược liệu
Thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa
học, trừ thuốc cổ truyền.
- 3.2.5. Thuốc cổ truyền (gồm cả vị thuốc cổ truyền) (LD 105/2016/QH13)
Thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo
lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian
thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
Thuốc cổ truyền còn gọi là thuốc đông y hay thuốc y học cổ truyền.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp
của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng
bệnh, chữa bệnh.
- 3.2.6. Vắc xin
Thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được
dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
- 3.2.7. Sinh phẩm (Thuốc sinh học)
Thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc
hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất
của máu và huyết tương người.
Sinh phẩm không bao gồm kháng sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân
tử lượng thấp có thể phân lập thành những chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn
đoán in vitro.
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
- 3.2.8. Thuốc phát minh/ sáng chế (Innovator (pharmaceutical) product)
+ Thuốc được cấp phép lưu hành đầu tiên, trên cơ sở đã có đầy đủ các số
liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả.
+ Thuốc phát minh (biệt dược gốc) vì mang tên thương mại do nhà phát
minh đặt tên đầu tiên (Clamoxyl® là biệt dược gốc của công ty GSK)
+ Biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có
đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả.
+Thuốc phát minh được cấp bằng sáng chế (Patent), được bảo hộ theo
thời gian nhất định (có thể đến 20 năm). Khi hết bảo hộ, thuốc generic ra đời
+ Thuốc phát minh được xem là thuốc tham chiếu, dùng để so sánh về mặt
tương đương sinh học. Ngoài ra một số thuốc có đầy đủ dữ liệu về chất
lượng, an toàn, hiệu quả, lâm sàng cũng được dùng làm thuốc tham chiếu.
Danh mục thuốc tham chiếu qui định tùy điều kiện mỗi nước.
* Việt Nam: Tham khảo trang web cục quản lý dược – hiện có 24 thuốc
* FDA: Tham khảo Sách vàng (Yellow Book)
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
- 3.2.9. Thuốc generic (Generic drug)
+ Thuốc generic là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với
biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc (LD 2016).
+ Theo WHO: là một thuốc nhằm thay thế lẫn nhau với thuốc phát minh đầu
tiên, được sản xuất không có nhượng quyền từ công ty sáng chế thuốc phát
minh và được đưa ra thị trường sau khi bản quyền hay các độc quyền khác
hết hạn bảo hộ.
+ Theo FDA: là một sản phẩm thuốc có thể so sánh được với một biệt dược
được nêu trong danh sách đối chiếu về dạng bào chế, hàm lượng, đường
dùng, chất lượng, đặc tính và mục đích sử dụng.
+ Theo EMA (European Medicines Agency): là một sản phẩm có cùng thành
phần định tính và định lượng hoạt chất, cùng dạng bào chế và đạt tương
đương sinh học (bioequivalence) so với sản phẩm đối chiếu đã được chứng
minh qua các nghiên cứu thích hợp về sinh khả dụng.
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
- 3.2.9. Thuốc generic (Generic drug)
Tương tự với thuốc sinh học (sinh phẩm) sẽ có:
+ Sinh phẩm tham chiếu là sinh phẩm được cấp phép lưu hành tại VN trên
cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả.
+ Sinh phẩm tương tự (Thuốc sinh học tương tự - biosimilar) là sinh phẩm có
sự tương tự về chất lượng, an toàn, hiệu quả so với một thuốc sinh học
tham chiếu.
* Tên của thuốc generic:
+ Tên chung quốc tế của dược chất (INN – International Non-proprietary
Name). Ví dụ viên nang amoxycyclin (Amoxicyclin là tên INN)
+ Tên thương mại riêng của nhà sản xuất, khác với tên thuốc phát minh,
trình bày trong bao bì có kiểu dáng đặc biệt khi đó gọi là biệt dược (Brand
name). Viên nén Hapacol là tên biệt dược của công ty Dược Hậu Giang.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
* Một số ký hiệu:
+ ®: Registered có hàm ý thương hiệu (brand) đã được đăng ký bảo hộ với cơ
quan pháp luật. ® chỉ được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng,
hình ảnh, màu sắc,…) đã được đăng ký bảo hộ với cơ quan thẩm quyền.

Thương hiệu: khái niệm về thương mại, tài sản vô hình; hiện diện trong tâm trí người tiêu
dùng; doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng chấp nhận; xây dựng do hệ thống tổ chức của
doanh nghiệp; là phần linh hồn của doanh nghiệp.
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
* Một số ký hiệu:
+ TM: Trade Mark (nhãn hiệu) - được quy ước chung rằng dấu hiệu mà nó đi kèm
là nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, một mặt công khai khẳng định tới người tiêu dùng về
sự hiện diện của một nhãn hiệu hàng hoá (có mặt một sản phẩm/hoăc một dịch vụ
mang nhãn hiệu đó trên thị trường), một mặt ngầm chỉ ra rằng đã là nhãn hiệu hàng
hoá thì đương nhiên nó phải thuộc quyền sở hữu của một chủ sở hữu nhất định, các
chủ thể khác không được sử dụng dấu hiệu đó nữa.
Một số quốc gia, còn sử dụng cả SM (Service Mark - dấu hiệu dịch vụ) cho các sản
phẩm dịch vụ. Một số trường hợp, một nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể
được doanh nghiệp gắn TM hoặc SM lên đó.
Nhãn hiệu: khái niệm về luật pháp, tài sản hữu hình; hiện diện trên văn bản pháp lý;
doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức năng công nhận; xây dựng trên hệ thống luật
pháp quốc gia; là phần thể xác của doanh nghiệp.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
* Một số ký hiệu:
+ ©: Copyrighted (bản quyền). Đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử
dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó,
nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng chúng nếu chưa được sự đồng ý
của người sở hữu. (Cơ quan quản lý sẽ bảo hộ tất cả các quyền lợi hợp pháp này).
Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản
phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công
nghiệp… và một số hình thức biểu hiện khác. Đại thể nó giống như một quyền lợi
cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ
nguyên bản.
Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright
áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người
tạo ra tác phẩm/ý tưởng/thông tin…

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc (LD 105/2016/QH13)
3.2. Thuốc
- 3.2.10. Thuốc mới
Là thuốc có chứa dược chất mới, dược liệu lần đầu tiên được sử dụng làm
thuốc tại Việt Nam; thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành
hoặc các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam.
- 3.2.11. Thuốc Placebo (Giả Dược – Thuốc Vờ)
+ Dùng dưới sự kiểm soát của nhà chuyên môn trong các thử nghiệm về
tâm lý, tác động của thuốc
+ Chỉ chứa tá dược, không chứa dược chất.
+ Hình dạng cảm quan giống hết thuốc thử nghiệm (tránh tác động tâm lý)
- 3.2.12. Trang thiết bị y tế:
Khái niệm và phân loại hiện nay rất phức tạp (thông tư 39/2016/TT-BYT)

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.1. Dạng bào chế
Thuật ngữ để chỉ dạng trình bày của thuốc nhằm đưa dược chất vào cơ thể
để điều trị một bệnh xác định. Ví dụ viên nén, viên nang, thuốc mỡ.
4.2. Dược chất (Active pharmaceutical Ingredient – API)
- Là thành phần có hoạt tính trong thuốc, có thể có một hay nhiều dược chất
- Chất có tác dụng sinh học/ dược lý ở liều nhất định
- Thực tế, dược chất hiếm khi sử dụng trực tiếp (chỉ riêng mình nó) thường
được bào chế thành một dạng thuốc thích hợp trước khi đến người dùng
Nguyên nhấn: Lượng nhỏ: Khó phân chia cấp phát; Màu, mùi, vị (đắng, khó
chịu…), độ tan, độ thấm kém; Lưu tính, độ ổn định: kém;…
Khắc phục: Sử dụng tá dược, kỹ thuật bào chế.
Kỹ thuật bào chế là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sinh
khả dụng của thuốc
- Đa số ở trạng thái rắn (lỏng: rất ít, chỉ có một vài chất như vitamin A, E, dầu
cá; Nitro glycerin; khí: khoảng trên dưới 10 chất, chủ yếu gây mê)
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.2. Dược chất (Active pharmaceutical Ingredient – API)
- Có thể ở các dạng khác nhau (nguyên trạng, dẫn chất, phức,…) việc tính
toán hàm lượng thường dựa trên nguyên trạng
+Chloramphenicol, Chloramphenicol palmitat, Chloramphenicol succinat Na
+ Amlodipin besylat 6,9 mg tương đương amlodipin 5mg
Hàm lượng: Lượng dược chất có trong một đơn vị đóng gói nhỏ nhất của
một dạng bào chế
Vd: Viên nén paracetamol có các hàm lượng 325; 500; 650 mg
Hỗn dịch uống ibuprofen 100 mg/10 ml
Lượng dược chất trong dạng bào chế thường được thể hiện qua các đơn vị:
mg, µg (Khối lượng); IU ( International Unit - Viên Vitmamin A 10000 IU); %
(Nồng độ - dung dịch tiêm truyền glucose 5%); microkatal (Hoạt độ xúc tác –
Viên nén alphachymotrypsin 21 microkatal); …

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.2. Dược chất (Active pharmaceutical Ingredient – API)
Trong kiểm soát chất lượng thuốc:
* Xác định sự hiện diện của dược chất trong dạng bào chế: Định tính
* Xác định hàm lượng dược chất trong dạng bào chế: Định lượng
Do hao hụt, sai lệch trong quá trình sản xuất,…, hàm lượng hoạt chất trong
dạng bào chế thường quy định 90 – 110% so với hàm lượng ghi trên nhãn.
Tuy nhiên cũng có qui định chặt hơn 95 – 105% hay rộng hơn tùy theo tính
chất ổn định của dược chất.
- Chọn lựa dược chất khi thành lập công thức thuốc, sản xuất thuốc
+ Tương hợp với dạng bào chế
+ Hàm lượng, Độ tinh khiết – tạp (Hóa học)
+ Dạng thù hình (trạng thái tinh thể), kích thước, phân bố cỡ hạt (Vật lý)
+ Hạn dùng
+ Nhà cung cấp (ổn định, lâu dài),
+ Giá thành
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.1. Dạng bào chế
4.2. Dược chất (Active pharmaceutical Ingredient – API)
Liều dùng: Còn gọi là liều điều trị (khác hàm lượng) - Lượng dược chất đưa
vào cơ thể đảm bảo tác dụng trị liệu hiệu quả, an toàn. Liều dùng có thể thể
hiện liều 1 lần (single dose); 1 ngày (daily dose), tổng liều (Total dose)
Việc trị liệu đòi hỏi tuân thủ đúng liều dùng, đúng thời gian trị liệu
VD đối với một số nhiễm khuẩn thông thường, liều dùng 1 lần cho người lớn
là 1 viên Amoxicillin 500mg, liều cho cả ngày là uống 3 hoặc 4 lần, và liều
cho một đợt điều trị là uống 10 ngày.
Việc tính toán liều dùng có thể dựa trên:
+ khối lượng
+ Diện tích da
+ Tình trạng sinh lý cơ thể bệnh nhân (suy gan, suy thận, ung thư,…)

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.3. Tá Dược (Excipients, Vehicles)
- Không có hoạt tính trị liệu cụ thể
- Định hình nên dạng bào chế, tạo sự thuận lợi khi sử dụng
- Cải thiện hiệu quả trị liệu của dược chất
- Đảm bảo tính ổn định, giúp bảo quản thuốc
- Tùy theo dạng bào chế và quy trình bào chế tá dược có chức năng khác
nhau và được gọi tên khác nhau.
- Tá dược có ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc
4.4. Dạng bào chế qui ước (Conventional dosage form)
Là dạng bào chế sử dụng những tá dược và kỹ thuật bào chế kinh điển,
không chủ ý thay đổi tốc độ phóng thích hoạt chất ra khỏi dạng bào chế

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.5. Dạng bào chế phóng thích biến đổi (Modified release dosage form)
Là dạng bào chế sử dụng một số tá dược và/ hoặc kỹ thuật bào chế khác với
dạng bào chế quy ước nhằm tạo ra tốc độ phóng thích dược chất khác với
dạng bào chế qui ước. Nó bao gồm các dạng bào chế phóng thích dược
chất chậm, kéo dài, theo nhịp, cấp tốc …
4.6. Dạng thuốc
Thường dùng để chỉ một số nhóm dạng bào chế có chung tính chất (thường
là về đường sử dụng hoặc trạng thái vật lý):
+ Cùng đường sử dụng: dạng thuốc uống bao gồm các dạng bào chế sử
dụng qua đường uống (thuốc viên nén, viên nang, sirô, hỗn dịch uống,…)
+ Cùng trạng thái/ tính chất vật lý: Dạng thuốc rắn bao gồm các dạng bào
chế ở dạng rắn (viên nén, viên nang, bột, cốm, …)
Trong một tình huống cụ thể, thuật ngữ dạng thuốc cũng được sử dụng để
chỉ một dạng bào chế cụ thể.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.7. Thuốc thành phẩm
Là dạng thuốc đã trãi qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong
bao bì cuối cùng và dán nhãn
4.8. Bao bì đóng gói
Đóng vai trò trình bày, bảo vệ, nhận dạng thông tin thuốc và vai trò chức
năng (bao bì phải được thiết kế để việc sử dụng thuốc dễ dàng, giúp sự an
toàn trong sử dụng). Bao bì có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thuốc.
Có hai loại bao bì; bao bì cấp 1 và cấp 2 với yêu cầu TCKT khác nhau
- Bao bì cấp 1: Đa dạng (thủy tinh, các loại polymer, kim loại, …)
+ Là bao bì tiếp xúc trực tiếp với dạng bào chế bên trong.
(Vỏ nang được coi là tá dược, không phải bao bì cấp 1)
+ Công đoạn sản xuất đưa dạng đưa/ đóng dạng bào chế vào bao bì cấp 1
gọi là đóng gói cấp 1, tiến hành ở khu vực có cùng cấp độ sạch như ở công
đoạn pha chế.

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
4. Dạng Bào chế – Dạng thuốc (Pharmaceutical Dosage Forms)
4.8. Bao bì đóng gói
- Bao bì cấp 2: Thường là cellulose (giấy carton)
+ Bao bì bảo vệ dạng bào chế đóng trong bao bì cấp 1, bao bì cấp 1 và một
số thành phần phụ có liên quan (hướng dẫn sử dụng, đệm, giá đỡ…).
+ Công đoạn đưa dạng bào chế đã đóng trong bao bì cấp 1 và một số
thành phần phụ vào bao bì cấp 2 được gọi là đóng gói cấp 2
Lưu ý:
•Thường chỉ quan tâm bao bì cấp 1, 2, ngoài cấp 2 có thể có các cấp khác
• Các thành phần phụ: toa thuốc, giá đỡ, cưa,… thường mô tả đi kèm bao bì
cấp 2 (trong các hồ sơ đăng ký thuốc).

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
5. Phân loại dạng bào chế
5.1. Theo trạng thái /tính chất vật lý/ thể chất (Physical form/ properties)
5.1.1. Rắn (Solid) - Solid dosage forms
- Hình dạng nhất định (Shaped): Tablets, Capsules, Implants,Transdermal patches...
- Không hình dạng nhất định (Unshaped): Bột dùng trong, dùng ngoài
5.1.2. Bán rắn / mềm (Semisolid) - Semisolid dosage forms
- Hình dạng nhất định: Suppositories (đặt trực tràng), Pessaries (đặt âm đạo),…
- Không hình dạng nhất định: Gels, Creams, Ointments, Pastes...
5.1.3. Lỏng (Liquid) - Liquid dosage forms
- Một pha (đồng thể): Dung dịch (syrups, spirits, elixirs, Tinctures,…)
- Hai pha (dị thể): Emulsion (nhũ tương), Suspension (hỗn dịch)
- Dung dịch dùng ngoài: Lotions, Liniments, Collodions …
5.1.4. Khí (Gases) - Gaseous dosage forms
- Medicinas gase: Aerosols: Inhalation/ Volatile anaesthetic (thuốc mê hít/ bay hơi)...
- Aerodispersions: Antiasthmatics sprays (phun xịt trị hen suyễn)…

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
5. Phân loại dạng bào chế
5.2. Theo đường sử dụng (Route of administration)
+ Oral (Peroral - P.O): viên nén, viên nang, hỗn dịch nhũ tương, bột hít qua đường
miệng (Dry Powder Inhaler - DPI)…
+ Sublingual (S.L – dưới lưỡi) and buccal (khoang miệng): Viên tan rã nhanh trong
miệng, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi; thuốc mỡ, phun xịt qua miệng (oral spray)...
+ Rectal (Trực tràng): thuốc đạn, thuốc đặt...
+ Parenteral (Ngoài đường tiêu hóa): Thuốc tiêm, tiêm truyền,...
+ Topical (Tại chỗ): Tác dụng tại chỗ qua da: mỡ, kem, lotion, topical patch...
Tác dụng tại chỗ qua niêm mạc (màng nhày)
+ Transdermal (percutainous): thuốc dán hấp thu/ thấm qua da (transdermal patch)
cho tác dụng toàn thân
+ Otic (tai): Thuốc nhỏ tai
+ Inhalation (mũi miệng): Thuốc xông hít, khí dung qua đường mũi miệng
+ Vagina (âm đạo): Thuốc đặt âm đạo, vòng tránh thai,...
+ Ophthalmic (mắt): Thuốc nhỏ mắt, tiêm vào mắt, mắt kính tiếp xúc (contact lens),...

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
5. Phân loại dạng bào chế
5.2. Theo đường sử dụng (Route of administration)
Hấp thu vào máu (Systemic administration)
- Peroral (P.O)
- Sublingual (S.L) and Buccal.
- Rectal
- Parenteral
- Transdermal
- Inhalation
Tác dụng tại chỗ (Local administration)
* Tại chỗ trên da, niêm mạc *Tại chỗ trong đường tiêu hóa
(Topical on the skin or mucosa) (Local gastro-intestinal)
+ The eye, nose, ear (Mắt, mũi, tai) + Thuốc kháng acid (Antacids)
+ The oral cavity (Xoang miệng) + Thuốc thấm hút (Adsorbents)
+ The vagina, rectum (Âm đạo, trực tràng)
+ The skin (Da)
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
5. Phân loại dạng bào chế
5.2. Theo đường sử dụng (Route of administration)
Đường đưa thuốc vào cơ thể có thể chia thành:
- Trong đường tiêu hóa (Enteral): thuốc đưa trực tiếp vào đường tiêu hóa
(Gastro-intestinal - GI)
- Ngoài đường tiêu hóa (Parenteral): Intravenous bolus (IV – tiêm tĩnh mạch),
Intravenous infusion (IV inf – tiêm truyền tĩnh mạch), Intramuscular injection
(IM – tiêm bắp) Subcutaneous injection (SC – tiêm dưới da),…

5.3. Theo cách phân liều


- Đơn liều: Uống một lần, có thể tự chia liều nhỏ hơn (bẻ viên)
- Đa liều: Bệnh nhân tự phân liều theo hướng dẫn, có dụng cụ phân liều.

5.4. Theo độ vô khuẩn


- Thuốc thường
- Thuốc vô khuẩn: sản phẩm vô khuẩn (đk pha chế vô khuẩn, tiệt khuẩn

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
5. Phân loại dạng bào chế
5.5. Theo thời gian tác động
- Vài giây
- Vài phút
- Phút đến hàng giờ
- Vài giờ
- Vài ngày đến vài tuần
- Thay đổi

5.6. Theo hệ phân tán (thường áp dụng cho dạng thuốc lỏng)
- Đồng thể (phân tán phân tử (Molecular), kích thước pha phân tán < 1 nm)
- Keo (Colloidal) kích thước pha phân tán 1 – 500 nm có khi đến 1000 nm)
- Dị thể (kích thước pha phân tán > 500 nm, thường > 1000 nm)

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
Tóm lại
Dược chất +Tá Dược
Kỹ thuật Bào chế

Dạng bào chế Phân loại


(Dạng thuốc) (vật lý, đường sử dụng,…)
Bao bì (cấp 1, 2), đóng gói

Thuốc thành phẩm Phân loại


(thuốc phát minh, generic,…), tên, ký hiệu

Thuốc? Phân loại (Dựa vào dược chất)


- Dược chất Thuốc hóa dược, dược liệu, sinh phẩm,…
- Thuốc thành phẩm

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
6. Chất lượng thuốc và một số khái niệm có liên quan
- Định nghĩa tổng quát: Thuốc đạt chất lượng khi
+ Chứa đúng lượng dược chất ghi trên nhãn
+ Đảm bảo hàm lượng đến từng đơn vị sản phẩm
+ Không chứa tạp chất
+ Duy trì đầy đủ lượng dược chất, hoạt tính trị liệu và hình thức trong suốt
thời gian lưu hành của thuốc
+ Khi vào cơ thể giải phóng dược chất đúng như thiết kế
- Theo nghĩa hẹp: Trong sản xuất, thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ
sở của nhà sản xuất

Tiêu chuẩn chất lượng thuốc: bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu
kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhã, vận chuyển, bảo quản
và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc. Tiêu chuẩn chất
lượng thuốc thể hiện dưới văn bản kỹ thuật

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
6. Chất lượng thuốc và một số khái niệm có liên quan
Dược điển (Pharmacopoeia) Việt Nam:
-Là bộ tiêu chuẩn nhà nước về chất lượng phương pháp kiểm nghiêm đối
với dược phẩm và nguyên liệu làm thuốc
- Xây dựng dựa trên áp dụng thành tự khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh
nghiệm, thực tiễn phù hợp với điều kiện Việt Nam
- Quy định thành phần, cách pha chế và kiểm nghiệm một số dạng thuốc và
chế phẩm. Dược điển được định kỳ bổ sung và tái bản.
Một số Dược điển hiện hành tham chiếu:
Dược điển Mỹ (USP 43)
Dược điển Anh (BP 2022) – Giống dược điển Châu Âu
Dược điển Châu Âu (EP 10.x)
Dược Điển Nhật (JP XVIII – Tiếng Nhật); JP XVII (Tiếng Anh)
Dược điển Việt Nam V (Áp dụng 01.07.2018)
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
7. Tóm tắt quá trình nghiên cứu và triển khai một thuốc mới
- Mục đích của giai đoạn nghiên cứu:
+ Tìm ra một công thức bào chế tốt nhất
+ Bào chế một lô thuốc chuẩn gốc (prototype) thật xác định để thử lâm sàng
+ Tiến hành làm hồ sơ đăng ký sản xuất (nếu kết quả lâm sàng tốt)
+ Sản xuất
- Mục đích của giai đoạn sản xuất:
+ Sản xuất ở qui mô công nghiệp các thuốc có chất lượng như lô thuốc
chuẩn gốc dùng để thử lâm sàng và đăng ký thuốc.
+ Để đảm bảo chất lượng cần áp dụng và tuân thủ GMP

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
7. Tóm tắt quá trình nghiên cứu và triển khai một thuốc mới
7.1. Giai đoạn thiết kế nghiên cứu
- Lựa chọn dược chất, tá dược, dạng bào chế
- Xây dựng CT và qui trình bào chế qui mô phòng thí nghiệm (Labo)
- Nâng cấp cỡ lô – qui mô pilot (1/10 Lô sản xuất)
- Xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm
- Nghiên cứu độ ổn định
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký với cơ quan chức năng
7.2. Giai đoạn sản xuất
- Xây dựng qui trình sản xuất
- Thẩm định qui trình sản xuất
- Nghiên cứu độ ổn định
- Nghiên cứu sinh khả dụng, đánh giá tương đương sinh học hoặc lâm sàng
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký, nộp cơ quan chức năng

Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ HỌC
7. Tóm tắt quá trình nghiên cứu và triển khai một thuốc mới
* Thuốc generic:
- Khảo sát thuốc Tham chiếu làm cơ sở cho sản phẩm nghiên cứu
- Xây dựng CT và qui trình bào chế qui mô phòng thí nghiệm, pilot, sản xuất
- Thẩm định qui trình sản xuất
- Xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm
- Nghiên cứu độ ổn định
- Nghiên cứu SKD, đánh giá tương đương sinh học so với thuốc tham chiếu
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký, nộp cơ quan chức năng
* Thuốc mới: Thường đăng ký bản quyền
- Tiến hành gần như tương tự thuốc generic (không có thuốc tham chiếu)
- Thử nghiệm lâm sàng: 4 pha
+ Pha 1 (An toàn không?): Đánh giá tính an toàn, dung nạp, PK/PD
+ Pha 2 (Hiệu quả không?): Hiệu quả trị liệu, tác dụng phụ
+ Pha 3 (Tốt hơn pp hiện tại?): hiệu quả, an toàn, tác dụng phụ, tính chất đặc biệt
+ Pha 4: (Điều gì khác có thể xảy ra?): những bất thường sau khi sp ra thị trường.
Nguyễn Thiện Hải Đại học Y Dược TPHCM

You might also like