You are on page 1of 126

MỤC TIÊU

1. Trình bày các dạng thuốc và quá trình sinh dược học của thuốc
2. Trình bày đặc điểm các đường dùng thuốc trên bệnh nhân
3. Trình bày được ý nghĩa thời điểm dùng thuốc
ĐẠI CƯƠNG

 Đưa thuốc vào cơ thể áp dụng cho BN có chỉ định, cần sự phối hợp của BS, DS,
ĐD. Cần tuân thủ các nguyên tắc chuyên môn
 Tùy mục đích điều trị, bệnh lý, dạng thuốc mà có đường đưa thuốc phù hợp
 Dù theo đường nào, thuốc → máu (A). Trải qua (D) (M) (E). Chịu ảnh hưởng của:
 Yếu tố hóa học, lý hóa tính của thuốc
 Dạng bào chế, đường dùng
 Bệnh lý và yếu tố cá thể bệnh nhân
1. DẠNG THUỐC
DẠNG THUỐC

Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) của quá trình bào
chế, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định, được dùng để đưa dược
chất vào cơ thể nhằm mục đích phòng hay chữa bệnh

Dạng thuốc trong bào chế hiện đại:


“Hệ đưa thuốc” vào cơ thể (Drug Delivery Systems) hoặc
“Hệ trị liệu” (Therapeutic Systems) hay “thiết bị” mang thuốc (Devices)
DẠNG THUỐC
CÂU HỎI

Yêu cầu NÀO không đề cập với dạng thuốc:


A. Tiện bảo quản, vận chuyển
B. Sử dụng an toàn
C. Không bị hư hỏng
D. Hiệu quả, kinh tế
DẠNG THUỐC

Cùng 1 dược chất, bào chế dưới các dạng thuốc khác nhau dùng
theo các đường dùng khác nhau → tác dụng lâm sàng khác nhau.

Vd: magnesi sulfat dùng dưới dạng bột để uống thì có tác dụng nhuận
tràng, nhưng khi tiêm lại có tác dụng chống co giật
DẠNG THUỐC

THÀNH PHẦN
1. Dược chất
2. Tá dược
3. Bao bì
DẠNG THUỐC

DƯỢC CHẤT (active ingredients): là thành phần chính của dạng


thuốc, quyết định tác dụng dược lý.

Lý-hóa tính.

Các yếu tố thuộc về Độ ổn định hóa học.


dược chất liên quan
Độ tan.
trực tiếp SKD khi thiết
kế dạng thuốc Kích thước tiểu phân

Tính chất dược động học


DẠNG THUỐC

TÁ DƯỢC (non-active ingredients)


 Quan niệm trước: chất trơ, phụ trợ cho bào chế & bảo quản thuốc.
 Quan niệm nay: “giá mang thuốc” ảnh hưởng rất lớn, đến mô hình,
cơ chế, tốc độ giải phóng dược chất → ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng
như hiệu quả điều trị của thuốc, đặc biệt là các polyme tổng hợp.
(*) Cảnh giác với những tương tác bất lợi của tá dược với dược chất và
cơ thể có thể xảy ra không dự đoán trước đc
DẠNG THUỐC

BAO BÌ
Đc xem là một thành phần quan trọng của dạng thuốc, Vai trò:
 Đảm bảo mỹ quan
 Cung cấp thông tin về chế phẩm thuốc
 Ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất và tuổi thọ của thuốc, nhất là với
các dạng thuốc lỏng đòi hỏi chất lượng cao như thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt
DẠNG THUỐC

Dược chất, tá dược, bao bì phải được đặt dưới tác động trực tiếp
của kỹ thuật bào chế để hình thành dạng thuốc. Vì vậy, kỹ thuật
bào chế cũng được coi là thành phần vô hình của dạng thuốc, góp
phần và đảm bảo chất lượng thuốc
CÂU HỎI

Thành phần nào sau đây không thuộc về dạng thuốc:


A. Hoạt chất
B. Kỹ thuật bào chế
C. Bao bì
D. Nhãn hiệu
E. Tá dược
F. Dược chất
1.1. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG THUỐC
PHÂN LOẠI
Dạng thuốc lỏng
Giải phóng nhanh
Theo thể chất Dạng thuốc mềm
Giải phóng muộn
Dạng thuốc rắn
Dạng bao tan ở ruột

Dạng giải phóng theo nhịp

Giải phóng ngay – IR


Theo cơ chế giải Giải phóng kéo dài
phóng dược chất
Giải phóng biến đổi – MR
Giải phóng kiểm soát

Giải phóng theo chương


trình

Giải phóng tại đích


PHÂN LOẠI THEO THỂ CHẤT
DẠNG THUỐC LỎNG
Dược chất đc hòa tan dưới dạng phân tử hay phân tán trong môi trường lỏng
dưới dạng tiểu phân, bao gồm các dạng như dung dịch (thuốc nước, cồn thuốc,
cao thuốc, siro thuốc, elixir, potio,…), hỗn dịch, nhũ dịch,… có thể dùng uống,
tiêm hay dùng ngoài
PHÂN LOẠI THEO THỂ CHẤT
DẠNG THUỐC LỎNG
 Khi dùng để uống, thuốc lỏng có ưu điểm là dễ nuốt.
 Phần lớn dược chất hoàn tan dưới dạng phân tử nên quá trình sinh dược học
đơn giản (không cần bước giải phóng, hòa tan), hấp thụ & gây tác dụng
nhanh, thích hợp trong trường hợp cần đáp ứng lâm sàng ngay sau dùng (tim
mạch, hạ sốt, giảm đau,..)
 Tuy nhiên, phân liều kém chính xác và ít ổn định hơn dạng thuốc rắn (tuổi
thọ ngắn), thể tích cồng kềnh, khó mang - vận chuyển.
PHÂN LOẠI THEO THỂ CHẤT

DẠNG THUỐC MỀM (BÁN RẮN)


 Bao gồm các dạng thuốc có thể chất mềm ở nhiệt độ thường, trong đó dược
chất ở dạng hòa tan hay phân tán dưới dạng hỗn dịch hay nhũ tương.
 Có thể để uống (cao mềm, nang mềm) hay dùng ngoài (mỡ-kem-gel,…)
PHÂN LOẠI THEO THỂ CHẤT
DẠNG THUỐC RẮN
Dạng bột, pellet (0.25 - 0.1.5mm)
Viên tròn, viên nén, viên nang cứng…
ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ
 Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, bảo  Thường chứa dược chất ít tan
quản và sử dụng hơn dạng thuốc lỏng  Quá trình bào chế có nhiều yếu tố tác
 Tuổi thọ dài hơn thuốc lỏng, chiếm >60% động bất lợi đến việc giải phóng dược
lượng thuốc lưu hành trên thị trường. chất (lực nén, vỏ bao,…) → thường có vấn
 Dược chất dễ che giấu mùi vị & kiểm soát đề về SKD, TD chậm hơn dạng thuốc lỏng
giải phóng
CÂU HỎI

Dạng thuốc nào không dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp
A. Hỗn dịch
B. Nhũ tương
C. Siro
D. Sủi bọt
CÂU HỎI

Cách dùng siro thuốc nào dưới đây là đúng?


A. Pha loãng trước khi dùng
B. Không sử dụng cho bệnh nhân có bệnh ĐTĐ
C. Lắc đều trước khi dùng
D. Có thể dùng chung với các loại thuốc khác
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

Giải phóng ngay (IR: Immediated Release): là những dạng thuốc, quy
ước (Conventional Dosage Forms), truyền thống, khi bào chế chưa
quan tâm nhiều đến giải phóng dược chất (thường dược chất được
giải phóng sau khi uống trong vòng 30 phút)
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

Giải phóng biến đổi (MR: Modifed Release): nhà bào chế chủ động
tác động vào tốc độ giải phóng dược chất để điều tiết hòa tan và hấp
thu theo nhu cầu điều trị, bao gồm:

 Giải phóng nhanh  Giải phóng kéo dài


 Giải phóng muộn  Giải phóng kiểm soát
 Dạng bao tan ở ruột  Giải phóng theo chương trình
 Dạng giải phóng theo nhịp  Giải phóng tại đích
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT
GIẢI PHÓNG NHANH (Fast Release)
 Dạng bột, hạt, viên nén rã & hòa tan ngay
sau khi uống (~1-2 phút) như viên pha
dung dịch, viên sủi bọt, viên rã nhanh,…
 Dùng trong trường hợp cần thuốc phát huy
tác dụng ngay
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

GIẢI PHÓNG MUỘN (Delay Release): dược chất được giải phóng sau
một khoảng thời gian tiềm tàng (lag time) nhất định.
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

DẠNG BAO TAN Ở RUỘT (viên, nang, pellet): quy định dược điển, vỏ
bao phải kháng môi trường dịch vị (pH 1-2) trong vòng 2h & giải
phóng dược chất ở môi trường dịch ruột (pH 6-8) trong vòng 30p
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

DẠNG GIẢI PHÓNG THEO NHỊP (Pulsatile Release): giải phóng dược
chất sau pha tiềm tàng ~6-9 giờ để điều trị bệnh tại đại tràng hoặc để
phòng ngừa cơn bệnh diễn biến theo nhịp ngày – đêm (thuốc chữa
hen, tim mạch,…)
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT
GIẢI PHÓNG KÉO DÀI (SR - Sustained Release): dược chất giải phóng từ từ sau khi
uống để kéo dài tác dụng → giảm bớt số lần dùng thuốc. Với thuốc uống thường
có 2 mô hình:
 Kéo dài 12h mỗi ngày (ngày uống 2 lần)
 Kéo dài 24 giờ (mỗi ngày uống 1 lần)

Giải phóng kéo dài


PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT
GIẢI PHÓNG KIỂM SOÁT (CR - Controlled Release)
Dạng giải phóng kéo dài nhưng bao hàm việc giải
phóng dược chất đều đặn liên tục trong nhiều ngày
(3-7 ngày) để duy trì nống độ dược chất trong máu
trong vùng điều trị → giảm tác dụng phụ của thuốc
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

1. Dạng thông thường


2. Dạng giải phóng kéo dài
MTC
3. Dạng giải phóng theo nhịp
4. Dạng giải phóng có kiểm soát
MIC
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT
GIẢI PHÓNG THEO CHƯƠNG TRÌNH (Programmed Release)
 Yêu cầu về giải phóng dược chất rất cao: tốc độ giải phóng hằng định
trong thời gian dài tuân theo chương trình đc thiết kế từ trước.
 Các dạng này thường là các hệ điều trị như hệ điều trị qua da TTS
(Transdermal Therapeutic Systems), hệ đặt tại mắt (Ocusert) hoặc là
các “thiết bị” nhưu thiết bị đặt tử cung IUD (Intraurine Device), thiết
bị cấy dưới da (Implant)…
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT

GIẢI PHÓNG TẠI ĐÍCH (Targetted Release):


 Là thế hệ các dạng bào chế siêu nhỏ, hiện đại nhằm đưa dược chất tới nơi bị
bệnh (drug targeting) như tiểu phân nano (nanoparticles) hoặc liposome,…
 Mục đích giảm tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT
Kí hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
LA Long acting Tác dụng kéo dài
CR Controlled release Phóng thích có kiểm soát
CD controlled delivery Phóng thích có kiểm soát
SR Sustained release Phóng thích chậm
XL/XR Extended release Phóng thích kéo dài
SA Sustained action Tác dụng kéo dài
DA Delayed action Tác dụng kéo dài
MR Modified release Tác dụng kéo dài
ER Extended release Tác dụng kéo dài
PA Prolonged action Tác dụng kéo dài
Retard Retard Chậm
PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT
Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất biến đổi

Lưu ý: một số thuốc không có ký hiệu nhưng vẫn là dạng thuốc giải phóng kéo dà

CẦN XEM CHI TIẾT VỀ DẠNG BÀO CHẾ TRONG TỜ THÔNG TIN SẢN PHẨM
35
1.2. QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC
QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC

QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC phản ánh số phận của dạng thuốc
trong cơ thể, gồm 3 bước (L – D – A)

Giải phóng Hòa tan Hấp thu


(Liberation) (Dissolution) (Absorption)
QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC

1. GIẢI PHÓNG
 Dược chất là thành phần quyết định cấu trúc tác dụng dược lý của dạng
thuốc, do đó dạng thuốc sau khi dùng muốn phát huy tác dụng thì phải
giải phóng trở lại dược chất.
 Mức độ và tốc độ giải phóng liên quan đến bước hòa tan tiếp sau
 Còn nơi giải phóng liên quan đến độ ổn định hóa học & khả năng hấp thu
của dược chất
QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC

1. GIẢI PHÓNG
Quá trình giải phóng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
 Dạng thuốc: dạng thuốc lỏng, dạng mềm, dạng rắn
 Mức độ thân hay sơ môi trường giải phóng: dịch sinh học
 Tương tác dược chất – tá dược
 Kỹ thuật bào chế: kỹ thuật tạo hạt, lực dập viên, độ dày màng bao, trong
các dạng thuốc viên nén, nang cứng, pellet, nếu lựa chọn không hợp lý có
thể hạn chế quá trình giải phóng dược chất
QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC
2. HÒA TAN
Dược chất muốn hấp thu qua màng thì phải hòa tan trong dịch sinh học.
 Tốc độ và mức độ hòa tan ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của chế phẩm.

Cách giải phóng

Độ tan của dược chất

Hòa tan phụ


Kích thước tiểu phân dược chất
thuộc vào
Tương tác dược chất – tá dược

Môi trường giải phóng (lượng môi trường, pH, chất diện hoạt, enzym,…)
QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC

3. HẤP THU
Tốc độ và mức độ hấp thu quyết định sinh khả dụng của chế phẩm.

Giải phóng hòa tan

Hấp thu phụ Khả năng thấm của dược chất (mức độ ion hóa, hệ số
thuộc phân bố D/N)

Vùng hấp thu (niêm mạc, tuần hoàn, chất mang,..)


QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC

Quá trình Sinh dược học của dạng thuốc đc đánh giá bằng 2 tiêu chí:
 SKD in vitro là thử nghiệm hòa tan (dissolution test) được ghi trong các
dược điển, đánh giá bằng giai đoạn giải phóng – hòa tan, đặc trưng cho tính
chất lý hóa của dược chất.
 SKD in vivo đánh giá giai đoạn hấp thu dựa trên các thông số dược động học
(như AUC, Cmax, Tmax,…) của đồ thị nồng độ dược chất trong máu khi thử
nghiệm trên động vật hoặc người tình nguyện
QUÁ TRÌNH SINH DƯỢC HỌC
Dựa vào sinh dược học: nhiệm vụ của nhà bào chế hiện nay là phải chủ động
tác động vào giải phóng & hòa tan nhằm điều tiết hấp thu, tạo ra nhiều mô
hình giải phóng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của điều trị.

Kỹ thuật
Dược chất
bào chế

Giải phóng Hòa tan Hấp thu

Tá dược
2. ĐƯỜNG DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
ĐƯỜNG DÙNG VÀ CÁCH CHỌN ĐƯỜNG DÙNG
 Đường dùng chính là môi trường sinh dược học của dạng thuốc , tại đó dược
chất được giải phóng khỏi dạng thuốc → hòa tan trong môi trường sinh học để
phát huy hiệu quả điều trị tại chỗ hoặc vượt qua hàng rào để đc hấp thu .
 Khi thiết kế dạng thuốc , yếu tố đầu tiên phải tính đến là đường dùng thuốc , vì
mỗi đường dùng là một hàng rào hấp thu riêng có những đặc điểm cơ bản liên
quan đến SKD của dược chất.
 Đúng đường dùng dạng thuốc mới phát huy tối đa hiệu quả điều trị theo thiết
kế và giảm bớt được tác dụng không mong muốn .
ĐƯỜNG DÙNG VÀ CÁCH CHỌN ĐƯỜNG DÙNG

Tiêm truyền Hô hấp


tĩnh mạch
Dưới lưỡi

Tiêm dưới da

Uống

Tiêm bắp Trực tràng


ĐƯỜNG DÙNG VÀ CÁCH CHỌN ĐƯỜNG DÙNG

1. Tiêm (IV,IM,SC)
1. Uống
2. Đường hô hấp
2. Đặt dưới lưỡi
3. Các đường khác
3. Đặt trực tràng
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Ưu điểm
• Áp dụng rộng rãi, phổ biến. Đơn giản, thuận tiện
• Hầu như là giải pháp duy nhất điều trị các bệnh
tại chổ: nhiễm trùng, viêm loét
• Là cơ quan hấp thu chính của cơ thể, tạo điều
kiện cho dược chất vào vòng tuần hoàn phát huy
tác dụng
• Thời gian vận chuyển dài tạo điều kiện cho dược
chất giải phóng và hấp thu tối đa

Nhược điểm
• Chịu nhiều tác động của môi trường sinh học: PH,
enzym, thức ăn…
• Một số chất có mùi vị khó chịu, 1 số gây kích ứng
niêm mạc đường tiêu hóa
• Một số có trọng lượng phân tử lớn sẽ gây khó hấp
thu
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.1 THUỐC ĐẶT DƯỚI LƯỠI

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

 Tác dụng nhanh (Bắt đầu -3-5p)  Mất vào dạ dày,


 Vào thẳng tĩnh mạch cảnh (F cao) ruột (nuốt)
 Không bị phá hủy tại gan  Liều thấp
 pH nước bọt tối ưu (trung tính)  Đắt tiền
 Thuận tiện, an toàn
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.1 THUỐC ĐẶT DƯỚI LƯỠI
Các thuốc giãn mạch (điều trị cơn đau thắt ngực,tăng huyết áp cấp cứu,…)
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA

2.1.1. THUỐC ĐẶT DƯỚI LƯỠI

Vitamin B12 Progesterol Buprenorphine


CÂU HỎI

Sự hấp thu thuốc theo đường đặt dưới lưỡi có đặc điểm nào
sau đây?
A. Tất cả các loại thuốc đểu được hấp thu tốt
B. Tránh được tác dụng chuyển hóa qua gan lần 1 .
C. Các thuốc tan theo lipid dễ được hấp thu .
D. Các thuốc tan trong nước không được hấp thu .
CÂU HỎI

Chọn những câu đúng khi nói vè ưu điểm của thuốc đặt dưới lưỡi
A. Tác dụng nhanh, dùng cấp cứu (nitroglycerin)
B. Rút ngắn thời gian khởi phát (lorazepam, zolpidem)
C. Tránh chuyển hóa mạnh ở gan (morphin)
D. Tương đối an toàn (adalat)
E. Tránh bị phá hủy bởi men tiêu hóa (oxytocin)
F. Tăng hấp thu thuốc (isosorbid dinitrat, buprenorphine)
Câu hỏi

Những thuốc nào sau đây bị mất hoạt tính 1 phần sau khi
chuyển hóa ở gan lần đầu?
A. Morphin
B. Lidocain
C. Clopidogrel
D. Enalapril
E. Propranolol
F. Imipramin
Câu hỏi

Những thuốc nào sau đây là tiền dược cần chuyển hóa lần đầu
tại gan để có tác dụng?
A. Enalapril
B. Penrildopril
C. Clopidogrel
D. Omeprazole
E. Gentamicin
F. Lisinopril
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.2. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

 Dễ sử dụng  Sinh khả dụng dao động do:


 An toàn • Yếu tố sinh lý
 Rẻ • Cách sử dụng thuốc
 Thời gian bắt đầu tác dụng thường chậm

Chế độ dùng thuốc đường uống:


 Uống với lượng nước lớn (150-200ml), bắt buộc: doxycycline, sắt sulfat, natri adlenronat
 Với trẻ em, người cao tuổi – nên pha thành dung dịch, hỗn dịch
 Lưu { về thời điểm uống thuốc
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA

2.1.2. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG


Ruột non là cơ quan chính hấp thu thuốc do:
 Niêm mạc mỏng
 Diện tích bề mặt tiếp xúc lớn
 Thời gian thuốc đi dài
 Tuần hoàn phong phú
 Nhu động mạnh…
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA

2.1.2. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG


Câu hỏi

Bệnh nhân N, nữ 60 tuổi, đang bị thoái hóa khớp và đc kê đơn sử


dụng thuốc alendronate 70mg x 1 lần/ tuần. Cần hướng dẫn gì về
cách sử dụng thuốc trên?
A. Uống với một lượng nước lớn
B. Nghiền viên thuốc trước khi uống
C. Sau khi uống không đc nằm do thuốc gây loét thực quản
D. Nên uống vào lúc đói (trước ăn sáng 30 phút)
E. Uống nguyên viên thuốc
F. Không nên dùng thực phẩm trong vòng 30 phút sau uống thuốc
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.2. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG
Các trường hợp bẻ, nhai, nghiền thuốc
 Liều dùng nhỏ hơn đơn vị phân liều
 Bệnh nhân khó nuốt
 Bệnh nhân đặt ống thông dạ dày, phải dùng thuốc đường uống

Đồng đều hàm lượng, nếu có vạch thì mới được chia, đối với các thuốc này
được duyệt tiêu chí đồng đều hàm lượng
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.2. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG
Các trường hợp bẻ, nhai, nghiền thuốc
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.2. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG UỐNG
Các trường hợp KHÔNG được bẻ, nhai, nghiền thuốc
 Thuốc có dạng dược chất biến đổi
 Thuốc bao tan trong ruột
 Thuốc có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc
 Thuốc gây kích ứng mạnh đường tiêu hóa
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
HOẠT CHẤT BIỆT DƯỢC HOẠT CHẤT BIỆT DƯỢC
1. THUỐC GIẢI PHÓNG KÉO DÀI 3. THUỐC NGẬM DƯỚI LƯỠI
Ferrous Sulfate + Acid folic Tardypheron B9 Chất ly giải vk đông khô Immubron
Metformin Glucophage XR, Panfor SR 4. Thuốc viên sủi
Theophyllin Theostat L.P Paracetamol + Codein Panalganeffer codein
Savi Trimetazidine 35 MR, Calci lactat + Calci Carbonat Bodycan
Trimetazidin
Vastarel MR Paracetamol Partamol Eff,, Effervescent
Gliclazid Crondia 30 MR, Diamicron MR 5. THUỐC UNG THƯ
Alfuzosin Gromzat 10mg Anastrozol Aremed, Arimidex, Dilonas
Felodipin Mibeplen 5mg Capecitabin Xeltabine, Xeloda
Glimepiride + Metformin Perglim M-2 Bicalutamide Casodex
Nifedipin Cordaflex, Adalat LA Tamoxifen Nolvadex
Mebeverin HCl Duspatalin Retard Vinorelbine Ditartrate Navelbine
2. THUỐC BAO TAN Ở RUỘT Ciclosporin Sandimmun Neoral Cap
Mycophenolic acid Myfortic Mycophenolate mofetil Cellcept
Omeprazole Ovac-20 6. THUỐC RẤT ĐẮNG, MÙI KHÓ CHỊU
Rabeprazole HAPPI, Pariet Berberin, Mộc hương Antesik
Esomeprazole Nexium Nguồn: Phan Thị Diệu Hiền, Võ Thị Hà (2017)
Câu hỏi

Bệnh nhân M, nữ 60 tuổi, bị ĐTĐ 3 năm và được kê thuốc


Diamicron MR 30mg x 2v/ngày. Chọn ý đúng khi tư vấn sử dụng
thuốc này
A. Thuốc nên uống 1 lần 2v trong bữa ăn sáng
B. Nên uống thuốc nguyên viên không chia, bẻ, nghiền viên thuốc
C. Đây là loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt cho tác dụng rất nhanh
D. Khi uống bệnh nhân nên uống với nhiều nước hơn bình thường
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.3. THUỐC ĐẶT TRỰC TRÀNG

Ưu điểm Nhược điểm

 Ít bị chuyển hóa tại gan  Sinh khả dụng


 Thích hợp cho người thất thường
khó uống thuốc, không  Khó bảo quản
uống được thuốc  Giá thành đắt
 Đặt thuốc có mùi vị khó
chịu,kích thích
2.1. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG TIÊU HÓA
2.1.3. THUỐC ĐẶT TRỰC TRÀNG
CÂU HỎI

Ưu điểm của đưa thuốc qua đường trực tràng, ngoại trừ?
A. Giải phóng dược chất nhanh
B. Thuốc không qua tĩnh mạch cửa gan sau khi hấp thu
C. Tránh được sự phân hủy thuốc do môi trường pH và men ở dạ
dày, ruột non
D. Thuốc có tác dụng tại chỗ, toàn thân
CÂU HỎI

Đặc điểm của thuốc đặt trực tràng bao gồm, NGOẠI TRỪ :
A. Thuốc tránh được tác động của dịch vị và men tiêu hóa
B. Có thể dùng cho người khó uống thuốc
C. Thuốc không qua gan nên tránh được phá hủy tại gan
D. Do thuốc có mùi vị khó chịu hoặc gây kích thích ruột
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


• Sinh khả dụng bảo đảm • Điều kiện vô trùng nghiêm ngặt
• Tác dụng nhanh • BN ko tự tiêm được
• Tránh các yếu tố đường tiêu hóa • Chi phí thường cao
• Tránh chuyển hóa lần đầu qua gan • Độ an toàn thấp
Ví dụ:
- Thuốc không hấp thu khi uống - aminosid, heparin
- Thuốc bị phân hủy bởi men tiêu hóa - insulin
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

Nồng độ thuốc trong máu (C)

Thời gian (t)


2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
Ưu điểm
 Sinh khả dụng 100%
 Tác dụng nhanh (cấp cứu)
 Đưa được thuốc với liều lớn (đến 3 lít/ngày)
Nhược điểm
 Phức tạp
 Dễ gây tai biến
 Viêm tắc tĩnh mạch - dung dịch ưu trương
 Tụt huyết áp - thường do tiêm truyền nhanh
 Tràn dịch ra ngoài mạch, hoại tử mô, nhiễm trùng huyết, tụ máu tại chỗ tiêm,…
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
Những thuốc hay dùng:
 Chất gây đau hoặc hoại tử cơ khi IM (penicillin G, CaCl2)
 Các dụng dịch ưu trương – (glucose 30%)
 Chất bù thể dịch lưu hành (albumin, gelatin, dextran,…)
 Nhũ dịch lipid

CHÚ Ý: KHÔNG DÙNG DUNG DỊCH DẦU, HỖN DỊCH QUA IV


2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH

Các cách đưa vào tĩnh mạch V T Lưu ý

Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 5-10ml 3-7 phút Không tiêm quá nhanh

Mục đích tránh kích ứng → hạ huyết


Truyền tĩnh mạch quãng ngắn 50-200ml 30-60 phút
áp: lincomycin, gentamicin

Truyền tĩnh mạch kéo dài Vài lít Kéo dài Duy trì nồng độ: ampicilin, penicilinG
CÂU HỎI

Thuốc dùng qua đường tiêm có rất nhiều ưu điểm vì sao?


A. Thuốc có tác dụng nhanh, ít hao hụt
B. Kỹ thuật dùng thuốc khá dễ dàng
C. Dễ áp dụng, ít hao hụt
D. Khó áp dụng, hao hụt nhiều
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

TIÊM BẮP
 Là đường tiêm phổ biến nhất
 Thuốc sau tiêm bắp qua dịch ngoại biên vào máu
 Không hấp thu khi mất dịch ngoại biên
 Hấp thu chậm hơn IV
 Không tiêm quá 5mL (mông) & 2mL (cơ delta)
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

TIÊM BẮP
→ Không nên tiêm bắp cho trẻ sơ sinh
→ IV ưu tiên

Ước tính Việt Nam có khoảng 16.000 trẻ em Việt Nam bị teo hóa cơ
delta do tiêm một lượng lớn kháng sinh vào các cơ đang phát triển.
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

TIÊM BẮP
Không được tiêm bắp trong trường hợp:
 Dung dịch ưu trương, quá acid, kiềm
 Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông
 Trạng thái sốc
 Giảm tưới máu ngoại vi
 Quá 10ml vào 1 chỗ → dễ áp-xe
Câu hỏi

Bệnh nhi B, 3 tháng tuổi đc cha mẹ đưa tới TYT để tiêm vaccine
Quinvaxem (5 trong 1) tiêm bắp, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Không nên tiêm bắp do thuốc làm teo cơ của trẻ
B. Có thể tiêm vào bắp cơ rộng ngoài đùi
C. Với trẻ em nên dùng thuốc này đường IV là tốt hơn
D. Tốt nhất là không nên tiêm bất cứ đường nào
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

TIÊM DƯỚI DA
 Hấp thu chậm hơn tiêm bắp
 Tác dụng kéo dài hơn

Tiêm thuốc cần tác dụng kéo dài:


VD: Insulin, glucagon

(*) Bút tiêm Insulin sau sử dụng bảo quản ở t0 thường


2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

TIÊM DƯỚI DA
 Không tiêm quá 1ml
 Không nên tiêm ở BN có tổn thương mô da:
giảm tưới máu tổ chức da
 Nên thường xuyên thay đổi vị trí tiêm
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM

TIÊM TRONG DA
 Thuốc hấp thu chậm
 Tiêm ở mặt trước cánh tay, lưng
 Ví dụ:
Thử test dị ứng thuốc
Thử dị ứng lao (tuberculin)
Tiêm chủng ngừa lao
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
TIÊM VÀO KHỚP
 Giảm đau, chống viêm khớp
 Điều trị:
Thoái hóa khớp
Viêm bao khớp, viêm khớp, bệnh khớp mạn (như viêm khớp dạng
thấp, viêm cột sống…).
VD: corticoid (triamcinolon, betamethason, hydrocortison), Hyaluronate
natri (hyasyn).
2.2. ĐƯA THUỐC ĐƯỜNG TIÊM
TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG
Chỉ định:
 Gây tê, giảm đau sau phẫu thuật, điều trị đau kéo dài
 Thường dùng: lidocain 0,5-2%, bupicain 0,25-0,5%
Chống chỉ định:
 Nhiễm khuẩn,
 Rối loạn thể dịch
 Giảm thể tích máu
Tai biến: Tụt huyết áp, bí tiểu tiện, nhiễm khuẩn
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP
Đặc điểm
 Bề mặt tiếp xúc lớn, thành niêm mạc mỏng
dược chất dễ đi qua
 Tuần hoàn phong phú với lưu lượng trao đổi
lớn, không qua gan
 Tại chỗ: corticoid, SABA (hen phế quản, COPD,
viêm phế quản thể hen…)
 Toàn thân: calcitonin (loãng xương), ADH
(chống đái tháo nhạt), insulin đường hít
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

60-80%

Tiểu phân không tan (>10μm): Bám


vào niêm mạc & đẩy ra ngoài
10 -20%

Tiểu phân (1-10μm): Đi đc tới tiểu phế quản hoặc


đầu các ống phế nang, cho tác dụng tại chỗ

Tiểu phân hòa tan (0,5 - 1μm)


Hấp thu ở phế nang & cho tác dụng toàn thân
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

Thuốc dạng phun mù, dạng xịt


 Cho tác dụng tại chỗ, điều trị các bệnh hô hấp
(Hen suyễn, COPD, viêm phế quản)
 Khởi phát tác dụng nhanh, trực tiếp vào phổi

Cấu tạo Ống hít định liều có chất đẩy (MDI)


CÂU HỎI

Trong điều trị hen phế quản đợt cấp, thuốc corticoid
(beclomethason, budesonide, flucatison) nên được sử
dụng thế nào?
A. Đường uống ưu tiên hơn vì tác dụng nhanh
B. Đường xông hít được ưu tiên hơn do tác dụng nhanh
ít tác dụng phụ toàn thân
C. Đường tiêm ưu tiên hơn vì sinh khả dụng cao
D. Không nên sử dụng corticoid cho bệnh nhân hen
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

MDI – Ống hít định liều có chất đẩy


2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

Ống hít định liều có chất đẩy sử dụng cùng buồng đệm

93
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

Ống hít định liều có chất đẩy sử dụng cùng buồng đệm

94
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

DPI (dry powder inhaler) – Dụng cụ hít bột khô

Dụng cụ hít bột khô nhiều liều Dụng cụ hít bột khô một liều

95
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP

DPI – Dụng cụ hít bột khô nhiều liều


2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG HÔ HẤP
Ưu điểm Nhược điểm
MDI - ống hít Thuận tiện, di động Bệnh nhân cần phố hợp động tác
định liều có Rẻ hơn máy khí dung Lắng đọng thuốc nhiều ở họng
chất đẩy Hiệu quả hơn dạng máy khí dung
Không cần chuẩn bị thuốc
Dụng cụ đếm liều (1 số)
pMDI và buồng Bệnh nhân ít phải phối hợp động tác Đắt hơn chỉ dùng pMDI
đệm Ít lắng đọng thuốc ở họng hơn so với Không thuận tiện như chỉ dùng pMDI
pMDI
DPI – dụng cụ Bệnh nhân ít phải phối hợp động tác Yêu cầu dòng khí hít vào từ trung bình –
hít bột khô Thuận tiện, di động mạnh
Dụng cụ đếm liều Lặng đọng thuốc nhiều ở họng
Không sử dụng trên bệnh nhân thở máy
CÂU HỎI
Bệnh nhân X, 58 tuổi bị hen phế quản được khuyên mang theo bình xịt
MDI chưa salbutamol bên mình để phòng khi lên cơn hen cấp. Hướng dẫn
bệnh nhân sử dụng bình xịt này đúng cách.
A. Lắc thuốc → mở nắp → ngậm bình xịt → hít chậm đồng thời bấm xịt →
nín thở 10 giây → thở ra nhẹ.
B. Lắc thuốc → mở nắp → thở ra hết → ngậm bình xịt → bấm xịt → nín thở
10 giây → thở ra nhẹ.
C. Lắc thuốc → mở nắp → thở ra hết → ngậm bình xịt → hít chậm đồng thời
bấm xịt → nín thở 10 giây → thở ra nhẹ.
D. Lắc thuốc → mở nắp → thở ra hết → ngậm bình xịt → nín thở 10 giây →
hít chậm đồng thời bấm xịt → thở ra nhẹ.
2.4. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG ÂM ĐẠO – TỬ CUNG

Đưa thuốc qua đường âm đạo – tử cung


 Ưu: tránh tác động của đường tiêu hóa
và gan, nâng cao SKD
 Nhược: mô hình hấp thu không ổn
định do niêm mạc và tuần hoàn của âm
đạo thay đổi theo chu kz
2.3. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG ÂM ĐẠO – TỬ CUNG

Điều trị:
 Viêm nhiễm tại chỗ (tergynan)
 Nấm (nystatin, clotrimazol)
 Cầm máu
Progestasert chứa progesterone điều trị
thống kinh, hoặc ra kinh nhiều, tránh thai

Tá dược – thường là lactose → acid → hạn chế sự phát triển của nấm.
2.4. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG ÂM ĐẠO – TỬ CUNG
DẠNG THUỐC QUY ƯỚC:
 Dung dịch để rửa
 Thuốc trứng: hình cầu, hình trứng hoặc hình lưỡi.
 Tác dụng toàn thân: progesterone…
 Tại chỗ: penicillin, metronidazole…
 Viên đặt phụ khoa: dạng viên nén giải phóng
dược chất nhanh
2.4. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG ÂM ĐẠO – TỬ CUNG
DẠNG THUỐC CẢI TIẾN
 Viên hoặc gel kết dính sinh học (clotrimazol)
 Vòng âm đạo: dạng thiết bị giải phóng dược
chất theo chương trình chưa thuốc tránh thai
(medoxyprogesteron acetat, norgestrel và
levonorgestrel…) đựng trong khung silicon
2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

Đặc điểm: Là hàng rào bảo vệ cơ thể, diện tích tiếp


xúc lớn (khoảng 2m2), nhận đc 1/3 lượng máu từ
tuần hoàn chung, đường cho thuốc tiềm năng

Ưu điểm Nhược điểm:

 Đưa thuốc trực tiếp tại nơi tác  Là hàng rào bảo vệ vững chắc của
dụng, dễ sử dụng, hiệu quả cao cơ thể với môi trường, nên việc
 Da → vòng tuần hoàn sẽ tránh đc đưa thuốc cũng rất khó khăn
tác động của đường tiêu hóa, gan
2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

Khả năng giải phóng dược chất phụ thuộc vào:


 Vùng bôi thuốc
 Bản chất của dược chất
 Cách dùng thuốc
2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

SÁT KHUẨN: kem chứa clorhexadin, acid fusidic, dung dịch


povidon-iod
2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

CHỐNG NẤM: kem clotrimazol, miconazol, nystatin


2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

CHỐNG VIÊM: kem chứa glucocorticoid (tricamcinolon,


hydrocortison, beclomethason)
2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

GIẢM ĐAU TẠI CHỖ: gel diclofenac, kem chứa methylsalicylat


2.5. ĐƯA THUỐC THEO ĐƯỜNG DA

GIẢM TRIỆU CHỨNG DỊ ỨNG: kem promethazine, thuốc bôi


chứa glucocorticoid
2.6. ĐƯA THUỐC ĐẾN MẮT

Đặc điểm:
 Thường dùng với mục đích tại chỗ
 Nồng độ tác dụng cao
 Không gây kích ứng
 Yêu cầu nghiêm ngặt về pH và độ thẩm thấu
 Thuốc phải tiệt trùng
2.6. ĐƯA THUỐC ĐẾN MẮT

 Hệ thống tiết nước mắt: tuyến lệ & phản xạ


chớp mắt có thể đẩy trôi ~90% lượng thuốc
 Kết mạc có nhiều vi mao quản nên thấm dược
chất tan trong nước làm giảm tác dụng tại chỗ
 Giác mạc che chở tròng mắt, thân lipid nên
chỉ cho các dược chất có hệ phân bố D/N
tương đối cân bằng đi qua giác mạc
2.6. ĐƯA THUỐC ĐẾN MẮT
 THUỐC NHỎ MẮT: nhỏ từng giọt vào mắt, dùng điều trị
hay chẩn đoán bệnh của mắt
 THUỐC RỬA MẮT: nhỏ nhiều vào mắt để rửa trôi tạp bẩn
ở mắt, vệ sinh mắt. DD nước dạng không phân liều
 THUỐC TRA MẮT: mỡ mềm, kem, gel… Độ nhớt cao, tăng
khả năng bám dính. Tuy nhiên gây cản trở tầm nhìn.
 THUỐC TIÊM: DD tiêm trực tiếp vào nhãn cầu
 HỆ ĐIỀU TRỊ TẠI MẮT: giải phóng dược chất theo chương
trình, được cài vào giữa mi và tròng mắt
TÓM TẮT THỜI GIAN BẮT ĐẦU TÁC DỤNG
1. Tiêm tĩnh mạch 30-60 giây
2. Xông hít 2-3 phút
3. Dưới lưỡi 3-5 phút
4. Tiêm bắp 10-20 phút
5. Tiêm dưới da 15-30 phút
6. Đặt trực tràng 5-30 phút
7. Uống 30-90 phút
8. Qua da Vài phút – vài giờ
3. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC
3.1. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC & BỮA ĂN

Thuốc nên uống cách xa bữa ăn (trước ăn 1h hoặc sau ăn 2h)


 Thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn: tetracyclin, ciprofloxacin
 Thuốc có tác dụng băng vết loét (uống 1h trước khi ăn: sucralfat)
 Các antacid uống 1h sau ăn
 Thuốc không nên giữ lâu trong dạ dày
3.1. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC & BỮA ĂN
Thuốc nên uống vào lúc no (trong hoặc ngay sau bữa ăn)
 Thuốc kích thích bài tiết dịch vị: các enzym tiêu hóa
(pancreatin) chống ĐTĐ loại ức chế gluconidase (Acarbose) nên
uống trước ăn 10 – 15 phút.
 Thuốc kích thích dạ dày, dễ gây viêm loét đường tiêu hóa:
NSAIDs, muối kali, Quinin
 Thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói, dễ gây TDP: levodopa, thuốc
kháng histamin H1
3.1. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC & BỮA ĂN
Thời gian
Nhóm thuốc Thuốc Biệt dược Chú ý
sử dụng
THUỐC KHÁNG SINH
Uống trước bữa
Tetracycline Doxycycline Doxycycline 100mg Tránh uống cùng với sữa
ăn
Erythromycin
Erythromycin
(dạn base hay - Trước ăn 1h
250/500mg Uống trước bữa
stearat) - Nếu bị kích ứng tiêu hóa
ăn
Ruxict 150mg thì uống cùng bữa ăn
Macrolide Roxithromycin
Dorolid 150mg
Uống lúc đói (1h Uống 1h trước hay 2h sau
Aziefti 500mg
Azithromycin trước khi ăn hay khi dùng thuốc kháng
PymeAZI 500
2h sau khi ăn) acid
3.1. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC & BỮA ĂN
Thời gian
Nhóm thuốc Thuốc Biệt dược Chú ý
sử dụng
THUỐC TIÊU HÓA
Colaezole 20mg
Esomeprazole Esomeprazol Stada 20mg
Nexium Mups tab 40mg
Lansoprazole Scolanzo 30mg Uống trước
- Trước ăn 30 phút
Ức chế bơm proton Omeprazol 20mg bữa ăn
Omeprazole - Không được nghiền, bẻ đôi
Prazav 20mg
Barole 10mgArpizol
Rabeprazole
20mg
Pantoprazole Bio-panto 40mg
Eftisucral 1g
Sucralfat Sucralfat Sucrate gel 1g/5ml
Fudophos 1g gel Uống trước
Trước ăn 30 phút
Chống nôn Domperidone Domperidone gsk 10mg bữa ăn
Bidisubtilis
Men vi sinh Men vi sinh
Normagut 250mg
Thuốc nhuận tràng Sorbitol Sorbitol 3,3% Trước ăn 10 phút
3.1. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC & BỮA ĂN
Thời gian
Nhóm thuốc Thuốc Biệt dược Chú ý
sử dụng
THUỐC TIM MẠCH
Captopril 25mg Trước Tránh thực
Captopril
Taguar 25mg ăn sáng 1h phẩm
Uống
Coversyl chứa Kali:
Ức chế men trước bữa
Perindopril Perindopril Trước chuối,
chuyển ăn
Erbumine ăn sáng 15 phomat, thịt
Tanatril 5mg phút bò; thuốc
Imidapril
Imidagi 5mg chứa kali…
Uống lúc
đói (1h Tránh uống thuốc cùng
Glycoside Digoxin trước khi thực phẩm chứa nhiều
Digoxin 0,25mg
ăn hay 2h chất xơ hay cam thảo.
sau khi ăn)
3.1. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC & BỮA ĂN
Thời gian
Nhóm thuốc Thuốc Biệt dược Chú ý
sử dụng
HORMONE
- Trước ăn sáng 30 phút
Uống trước - Thận trọng khi dùng các thực
Thyroid Levothyroxin Tamidan bữa ăn phẩm như đậu tương, quả óc
chó, thực phẩm chứa nhiều
chất xơ.
THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU
Bidiferon - Trước ăn 1h
Uống trước
Ion Fe(++) Tardyferon B9 - Nếu kích ứng tiêu hóa có thể
bữa ăn
Pymeferon B9 uống sau ăn 2h
THUỐC MIỄN DỊCH
Uống lúc đói
- Không được nghiền, bẻ đôi.
(1h trước khi
Thuốc ức chế miễn - Không dùng cùng thuốc
Mycophenolate Cellcept 250/500mg ăn hay 2h
dịch kháng acid chứa Magie và
sau khi ăn)
Nhôm.
3.2. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC VÀ NGÀY ĐÊM
Thuốc nên uống vào ban ngày
 Các thuốc kích thích thần kinh trung ương, các thuốc lợi niệu
để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
 Các corticoid: 1 liều vào 8 giờ sáng để duy trì nồng độ ổn định.
3.2. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC VÀ NGÀY ĐÊM

Thuốc nên uống vào buổi tối trước ngủ


 Các thuốc an thần, thuốc ngủ
 Các thuốc antacid, kháng H2. Dịch vị acid thường tiết nhiều vào
ban đêm, cho nên ngoài việc dùng thuốc theo bữa ăn, các thuốc
kháng acid dùng chữa loét dạ dày nên được uống một liều vào
trước khi đi ngủ.
CÂU HỎI

Các thuốc nhóm statin điều trị rối loạn lipid máu nên sử dụng
vào lúc nào?
A. Buổi sáng, trước bữa ăn
B. Buổi sáng, sau bữa ăn
C. Buổi chiều tối
D. Lúc nào cũng được
CÂU HỎI

Những thuốc nào sau đây nên sử dụng vào ban ngày?
A. Prednisolon
B. Hydrochorothiazid
C. Nikethamid
D. Thuốc an thần
E. Simvastatin
F. Cimetidine
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Dũng & Nguyễn Ngọc Khôi (2019) Dược lâm sàng cơ bản,
NXB Y học
2. Hoàng Thị Kim Huyền & cộng sự (2014) Dược lâm sàng– những nguyên
lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, NXB Y học
3. Phạm Thành Suôl & cộng sự (2023) Dược lâm sàng tập 1, NXB Y học

You might also like