You are on page 1of 9

MINITEST

ĐỘNG KINH - SLB&DL + SỬ DỤNG THUỐC


4. Thuốc điều trị động kinh nào nhìn chung gây ức chế CYP 450? (ô tròn)

Carbamazepine
Phenytoin
Phenobarbital
Valproate
Topiramate

6. Thuốc điều trị động kinh nào sau đây thường liên quan đến tăng sự cáu kỉnh?

Felbamate
Clobazam
Levetiracetam
Lamotrigine
Phenytoin

17. Loại cơn động kinh nào sau đây có đặc điểm gồm thời gian giảm nhận thức kéo dài ngắn
(<20s), không có tiền triệu cũng như bối rối sau cơn?

Cơn giật cơ
Cơn mất trương lực
Cơn co cứng
Cơn co cứng – co giật toàn thể nguyên phát
Cơn vắng ý thức

24. Các yếu tố cần thực hiện để chẩn đoán động kinh, trừ:

Kiểm tra tiền sử


Thăm khám thần kinh
MRI, CT-scan
Xét nghiệm (máu, sinh hóa)
ECG

10. Thuốc điều trị động kinh nào sau đây có nguy cơ gây phản ứng da nặng gồm SJS nếu dùng
liều khởi đầu hay tăng liều cao hơn khuyến cáo?

Perampanel
Lamotrigine
Eslicarbazepine
Clobazam
Brivaracetam
Mục khác:

5. Thuốc điều trị động kinh nào bị bão hòa hấp thu qua đường tiêu hóa khi dùng liều cao? (ô
tròn)

Gabapentin
Tiagabine
Levetiracetam
Lacosamide
Tất cả đều sai

13. Bệnh nhân đề kháng thuốc chống động kinh bị thất bại điều trị với ít nhất bao nhiêu thuốc? (ô
tròn)

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Hơn ba thuốc

7. Ông H có tiền sử sỏi thận calcium phosphate và dị ứng với sulfamide. Thuốc nào sau đây
không nên dùng cho ông H trong điều trị cơn động kinh cục bộ? (ô tròn)

Topiramate
Lacosamide
Zonisamide
Oxcarbazepine
Carbamazepine

18. Phương pháp chẩn đoán nào sau đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phân biệt
các loại động kinh? (ô tròn)

MRI
CT-scan
PET scan
Video EEG
Công thức máu

15. Yếu tố nào sau đây có thể làm thay đổi nồng độ phenytoin ở dạng tự do?

Dạng bào chế


Suy gan
Mang thai
Dùng kèm thuốc lamotrigine
Dùng kèm thuốc phenylbutazone

11. Chọn cơ chế tác dụng phù hợp với thuốc

Chẹn Tăng dẫn Ức chế Chẹn Ức chế Làm bền Tác động Ức chế ly
kênh Na truyền dẫn carbonic túi chứa trên tiểu giải
kênh Ca
phụ GABA truyền anhydras chất dẫn đơn vị GABA
loại T
thuộc glutamate e truyền alpha2
điện thế phụ thần kinh delta của
thuộc kênh Ca
điện thế phụ
thuộc
điện thế
acid valproic X X X
phenytoin X
levetiraceta
X X
m
ethosuximid
X
e
Lamotrigine X X
Zonisamide X
Pregabalin X X
Felbamate
X

1. Điều trị không thuốc ở ở bệnh nhân động kinh có thể gồm các liệu pháp nào sau đây, NGOẠI
TRỪ:

Phẫu thuật thùy thái dương


Chế độ ăn hạn chế đường
Châm cứu
Kích thích thần kinh phế vị
Luyện tập thể dục điều độ

2. Thuốc điều trị động kinh nào sau đây có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cao nhất? (ô tròn)

Lamotrigine
Topiramate
Clobazam
Acid valproic
Levetiracetam

22. Xử trí khi gặp cơn co cứng – co giật toàn thể? (ô tròn)

A. Đảm bảo xung quanh bệnh nhân an toàn, ghi nhận thời gian kéo dài của cơn, đặt khăn vào miệng bệnh
nhân để tránh cắn lưỡi
B. Đảm bảo xung quanh bệnh nhân an toàn, theo dõi thời gian kéo dàBi cơn, đặt gối đầu và chờ đợi bệnh nhân
hết cơn và giúp đỡ sau đó (đưa về nhà, hoặc liên hệ người thân)
C. Cho bệnh nhân uống nước ngay sau khi hết cơn
A, C đúng
B, C đúng

20. Loại cơn động kinh nào sau đây không là cơn cục bộ?

Cơn ngưng hành vi


Cơn vắng ý thức
Cơn mất trương lực
Cơn co cứng - co giật
Cơn thần kinh tự chủ

14. Yếu tố cần theo dõi khi sử dụng phenytoin?

Công thức máu


Điện giải
Tình trạng tâm thần
Chức năng tuyến giáp
Tần số cơn động kinh
Nồng độ thuốc

25. . Một bệnh nhân, 19 tuổi, vừa được nhập vào phòng cấp cứu. Lí do nhập cấp cứu: bạn cùng
phòng phát hiện bệnh nhân co giật trên giường, mặt xanh và sùi bọt mép và sau đó thì thở khó.
Bệnh nhân tè dầm khi co giật. Ngay trước khi xe cấp cứu đến bệnh viên thì bệnh nhân đã tỉnh, tuy
nhiên vẫn chưa tỉnh táo. Bạn bệnh nhân khai đêm qua bệnh nhân có nhậu nhiều và ngủ muộn
(khoảng 4h sáng). 1h sau khi tỉnh, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn và định hướng được và
không có than phiền nào ngoài việc cơ vẫn còn đau. Kết quả xét nghiệm huyết học và hóa học
bình thường. nồng độ cồn trong máu thấp. CT-scan não bình thường. Kiểm tra thần kinh của bn
bình thường. Điều nào sau đây đúng với tình trạng của bệnh nhân này? (ô tròn)

Là động kinh co cứng – co giật toàn thể


Là động kinh co giật toàn thể
Là động kinh cục bộ phát triển thành co cứng – co giật 2 bên
Chưa đủ cơ sở xác định là động kinh

3. Thuốc chống động kinh nào làm nặng hơn động kinh thể vắng ý thức?

phenytoin
Valproate
Ethosuximide
Carbamazepine
Levetiracetam
Phenobarbital

16. Yếu tố nào sau đây có thể kích thích khởi phát cơn động kinh?

Hành kinh
Hạ đường huyết
Thuốc vigabatrin
Thuốc ciprofloxacine
Hạ Mg huyết
Thuốc primidone

12. Thuốc ASD nào liên quan đến mất thị lực không hồi phục sau thời gian dùng dài?

Vigabatrin
Lacosamide
Levetiracetam
Valproate
Rufinamide

23. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG là của cơn co cứng – co giật toàn thể?

Đối xứng 2 bên


Không có tiền triệu
Bệnh nhân suy giảm nhận thức kéo dài sau khi hết cơn
Bệnh nhân thường mất trương lực ruột – bàng quang

21. Yếu tố nào sau đây có thể là bệnh sinh của động kinh? chọn câu SAI

Sự tăng hoạt hóa kênh Cl- phụ thuộc GABA


Sự giảm hệ đệm Ca2+ trong tế bào thần kinh tiết GABA
Sự tăng giải phóng Glutamate
Sự tăng hoạt hóa thụ thể kainate
Ức chế kênh Na+ phụ thuộc điện thế ở tế bào thần kinh trung gian tiết GABA

8. Thuốc điều trị động kinh nào sau đây có thể gây rối loạn ngôn ngữ hay lời nói? (ô tròn)

Valproate
Tiagabine
Phenytoin
Topiramate
Tất cả đều sai

19. Bệnh động kinh thường khởi phát ở độ tuổi nào sau đây nhiều nhất?

Trẻ em
Thiếu niên
Trung niên
Tuổi > 65

9. Bệnh nhân nam, 35 tuổi có tiền sử động kinh cục bộ kèm giảm nhận thức và migraine. Thuốc
điều trị động kinh nào sau đây là lựa chọn cho bệnh nhân này?

Topiramate
acid valproic/ valproate
phenytoin
Ethosuximide
Lamotrigine

TRẦM CẢM - RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC


7. Triệu chứng nào sau đây không phải là hưng cảm cấp?

Phân tán hoặc thay đổi liên tục trong các kế hoạch, hoạt động
Có các hành vi ngông cuồng hoặc liều lĩnh mà bệnh nhân không nhận thấy có các nguy cơ của chúng ví dụ:
tiêu pha hoang phí, đầu tư bừa bãi, lái xe liều lĩnh
Chán ăn
Giảm nhu cầu ngủ
Nói nhiều

18. Để đạt các tiêu chí lâm sàng của bệnh trầm cảm, theo DSM-5, bệnh nhân phải có các đặc
điểm nào sau đây?

Tâm trạng ức chế hầu như mỗi ngày trong thời gian ít nhất 1 tuần
Có ít nhất 1 dấu hiệu trong danh sách các dấu hiệu của DSM-5
Có sự suy giảm chức năng xã hội và/ hoặc công việc
Có tiền sử chuyển sang cơn hưng cảm sau khi dùng thuốc chống trầm cảm
Tróng các dấu hiệu của trầm cảm phải có dấu hiệu cảm thây vô dụng hay mất định hướng

9. Chẩn đoán xác định Rối loạn lưỡng cực loại I không có tiêu chí nào sau đây

Cơn hưng cảm gây ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, công việc của bệnh nhân
Cơn hưng cảm không được giải thích bởi các nguyên nhân khác như dùng thuốc, bệnh nền
Trầm cảm
Cơn hưng cảm gây nhập viên
Cơn hưng cảm có thể gồm các tình trạng như tự tin thái quá, nói nhiều, suy nghĩ chạy đua

1. Thuốc chống loạn thần nên được dùng trong trường hợp nào sau đây?

Hưng cảm kèm loạn thần


Hưng cảm không kèm loạn thần
Trầm cảm kèm loạn thần
Trầm cảm kháng trị
Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm kèm Parkinson

10. Thuốc có nguy cơ gây trầm cảm


Amphetamin
Ketamin
Methyldopa
Lisinopril
dexamethasone
Metoprolol

3. Bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị trầm cảm sau pha điều trị cấp, yếu tố nào sau đây là quan
trọng nhất để đưa ra quyết định về thời gian điều trị duy trì?

Chi phí
Nguy cơ tái phát trầm cảm
Sự sẵn có của thuốc
Sự ưa thích của người chăm sóc

6. Chọn phát biểu đúng về lamotrigine

Thuốc dùng điều trị cơn hưng cảm cấp


Có thể dùng đơn trị để điều trị cơn trầm cảm
Thuốc dùng điều trị duy trì để ngăn ngừa tái phát cơn
Thuốc không dùng nên dùng đơn trị để điều trị cơn trầm cảm
Ưu tiên dùng cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực kèm động kinh

20. nếu nghi ngờ hội chứng serotonin, dấu hiệu nào sau đây nên chú ý ở bệnh nhân đang điều trị
với thuốc SSRI?

dễ nóng giận
co giật
suy tư thế vận động (asterixis)
hạ thân nhiệt
Đánh trống ngực

21. . Khi bệnh nhân người lớn không đáp ứng đầy đủ với đơn trị liệu 1 thuốc, hướng điều trị tiếp
theo là?

Kết hợp thuốc


Đổi thuốc
Tăng liều
Chuyển sang đơn trị liệu với trị liệu nhận thức - hành vi
Kết hợp trị liệu nhận thức - hành vi

24. Phân biệt Rối loạn lưỡng cực loại I và II dựa vào yếu tố nào sau đây?

Sự hiện diện của giai đoạn trầm cảm


Sử ảnh hưởng đến chất lượng sống, hiệu quả công việc của cơn trầm cảm
Mức độ hưng cảm (thời gian kéo dài, tác động của cơn hưng cảm)
Nguyên nhân khởi phát cơn hưng cảm
Tần suất xuất hiện cơn hưng cảm

5. Điều nào sau đây là đúng khi dùng chung SSRI với NSAID? (ô tròn)

Chống chỉ định dùng chung


Cần thận trọng khi dùng chung và theo dõi bệnh nhân
Dùng chung 2 thuốc làm tăng hiệu quả chống trầm cảm
Dùng chung 2 thuốc có nguy cơ gây hội chứng serotonin
Kết hợp giữa 2 thuốc làm tăng nguy cơ huyết khối
17. Bệnh nhân bị trầm cảm kháng trị, bước nào sau đây cần được xác định trước khi kết luận các
triệu chứng không đáp ứng với thuốc?

thời gian và liều thuốc sử dụng đủ


sự tuân thủ điều trị
sự theo dõi đáp ứng thuốc hoàn chỉnh
Sự chính xác của chẩn đoán
Tương tác thuốc
Thuốc đã dùng có là thuốc điều trị đầu tay (hiệu quả cao) hay chưa

26. Bệnh nhân nữ, 56 tuổi với tiền sử trầm cảm 2 năm được đưa đến phòng cấp cứu sau khi
chồng bà ta phát hiện bà ta cố gắng tự sát với nhiều viên amitriptyline. Triệu chứng của bệnh
nhân này hiện tại là?

Mạch nhanh
Da nhợt nhạt
Tăng huyết áp
Tăng thông khí
Giãn đồng tử

25. Bệnh nhân nữ, 33 tuổi đến phòng khám tâm thần vì có nhiều lần suy nghĩ về cái chết cùng với
đứa con trai 1 tháng tuổi của mình và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bệnh nhân có tiền sử trầm
cảm trước đây. Sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định kết hợp trị liệu tâm lý và thuốc cho bệnh
nhân. Thuốc nào sau đây là thích hợp nhất với bệnh nhân? (ô tròn)

Selegiline
Trazodone
Sertraline
Fluoxetine
Venlafaxine

23. Bệnh nhân nam, 30 tuổi bị viêm gan HBV mạn, Child-Bugh A. Gần đây bệnh nhân đã được
chẩn đoán bị rối loạn lưỡng cực và đang trong cơn trầm cảm. Thuốc điều trị nào sau đây ưu tiên
sử dụng ở bệnh nhân này để điều trị cơn trầm cảm và điều trị duy trì phòng ngừa tái phát?

ziprasidone
Valproic acid
Lithium
Lamotrigine
Oxcarbazepine

19. Tương tác nào sau đây là tương tác về mặt dược động?

Fluoxetine dùng kèm tamoxifen làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính
Fluoxetine dùng kèm phenelzine gây hội chứng serotonine
Fluoxetine dùng kèm ibuprofen gây xuất huyết
Fluoxetine dùng kèm hydrochlorothiazide gây hạ Na huyết

14. Chọn phát biểu đúng về sinh lý bệnh trầm cảm

Có sự thay đổi cấu trúc não với thể tích dịch não tủy tăng, hồi hải mã giảm
Các thuốc làm tăng hoạt động của monoamin có khả năng cải thiện tình trạng trầm cảm
Có liên quan đến điều hòa ngược dương của trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận
Nồng độ glutamate ngoại bào giảm
4. Chọn cơ chế tác động phù hợp với thuốc

chẹn
Ức chế 5- đối Ức chế Đối kháng ức chế
Ức chế thụ Kháng
HT kháng mono thụ thể dopamin
norepinephrin thể histamin
transporte M1- amin seorotoni transporte
e transporter alpha H1
r receptor oxidase n 2A r
1
amitriptylin
X X X X X
e
Paroxetine X
Duloxetine X X
Bupropion X X
Selegiline X
olanzapine X X X
nefazodone
X

22. Điều nào sau đây là KHÔNG đúng với thuốc fluoxetine

Là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân trẻ em bị trầm cảm


Nguy cơ gây tăng cân cao nhất trong các thuốc SSRI
Là thuốc có thời gian washout dài nhất trong SSRI
Chỉ định điều trị rối loạn lo âu (GAD)
Dùng chung với duloxetine làm tăng nguy cơ hội chứng serotonin (tương tác dược lực + dược động)
Là thuốc có nguy cơ gây hội chứng cai thuốc cao nhất trong nhóm SSRI

11. Chọn phát biểu đúng về đặc điểm bệnh trầm cảm

Bệnh nhân thường có hành vi ngông cuồng hoặc liều lĩnh mà không nhận thấy nguy cơ
Bệnh nhân thường ăn nhiều do gặp stress
Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng
Bệnh nhân bị giảm hứng thú với các sở thích thường ngày
Bệnh nhân có kích động, cử động không kiểm soát

2. Thuốc chống trầm cảm nào sau đây không ức chế tái hấp thu serotonin?

Quetiapine
Buspiron
Vortioxetine
Venlafaxine
Mirtazapine

15. Nếu lamotrigin được dùng ở bệnh nhân đang dùng valproic acid, liều khởi đầu của
lamotrigine nên là

Thấp hơn liều khởi đầu ở bệnh nhân không dùng VPA
Cao hơn liều khởi đầu ở bệnh nhân không dùng VPA
Giống liều khởi đầu ở bệnh nhân không dùng VPA
Chống chỉ định dùng chung lamotrigin và VPA

13. Chọn phát biểu đúng về Lithium (Li)

Ăn nhạt gây tăng nguy cơ ngộ độc Li vì thận tăng tái hấp thu Li ở ống thận
Sử dụng kèm NSAIDs và Li làm tăng nguy cơ ngộ độc Li do tăng tái hấp thu Li ở ống thận
Li có tác dụng điều trị trầm cảm nhưng không gây nên hưng cảm
Cần theo dõi TSH, FT4, GFR, ECG, nồng độ Li, công thức máu khi điều trị với Li

16. xét nghiệm nào sau đây nên được thực hiện trước khi khởi đầu điều trị với VPA?

Nồng độ VPA
Công thức máu
Chức năng gan
chức năng tuyến giáp
Mg huyết

12. Thuốc nào sau đây cần theo dõi HA khi sử dụng?

Amitriptyline
Venlafaxine
Levomilnacipran
Sertraline
Selegiline

8. Thuốc chống trầm cảm có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực khi:

Gần đây bị trầm cảm, với tiền sử trầm cảm đề kháng thuốc
Không bị trầm cảm, nhưng có tiền sử trầm cảm nặng trước mỗi cơn hưng cảm
Hưng cảm nhẹ, nhưng có tiền sử trầm cảm nặng
Hưng cảm, nhưng có tiền sử trầm cảm nặng sau mỗi cơn hưng cảm

You might also like