You are on page 1of 42

1

2
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là cách tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình thực tập
đã giúp áp dụng kiến thức học trong nhà trường vào thực tế và cũng là trang bị kiến thức vào
thực tế cùng với đó là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng giúp sinh viên tự tin sau khi tốt nghiệp
ra trường.

Sau đợt thực tập tại khoa dược Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc này đã giúp em được giao
lưu, trải nghiệm được thực tế và đặc biệt quan trọng hơn là học thêm kiến thức, áp dụng những
gì đã học trên giảng đường thời gian qua vào thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc, dược sĩ chuyên khoa
I Hoàng Sĩ Quân - trưởng khoa dược và các anh chị trong khoa dược đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong thời gian đi thực tế tại khoa dược bệnh viện. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
cô Phạm Thị Phương Dung đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực
tập.

Trong quá trình thực tập, cũng như quá trình làm báo cáo thực tập không tránh khỏi sai sót rất
mong cô thông cảm và mong nhận được góp ý của cô để rút được kinh nghiệm.

1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ST Từ viết tắt Nghĩa các từ viết tắt
T
1 HĐND Hội đồng nhân dân
2 UBND Ủy ban nhân dân
3 STT Số thứ tự
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 ĐVT Đơn vị tính

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………..…………..…………..…………..…………..…………..…………5
NỘI DUNG…………..…………..…………..…………..…………..…………..………….
I. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập…………..…………..…………..………………….......…6
1.Tên và địa chỉ……………………………………………………………………………………………6
2. Chức năng và nhiệm vụ……………………………………………………………………………….6
3. Quy mô của bệnh viện…………………………………………………………………………………6
4. Cơ cấu tổ chức – Sơ đồ tổ chức tại bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc……………………………...13
II. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của khoa dược, các bộ phận nhân sự, cơ sở vật chất
và hoạt động chuyên môn…………………………………………………………………...….13
2.1. Chức năng của khoa dược bệnh viện…………………………………………………………...13
2.2. Nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện……………………………………….…………………….13
2.3. Sơ đồ tổ chức khoa dược…………………………………………………………………………14
2.4. Nhân sự trong khoa dược………………………………………………………………………...14
2.5. Cơ sở vật chất của khoa dược……………………………………………………………………15
2.6. Hoạt động chuyên môn của khoa dược…………………………………………………………..15
III. Quản lý cung ứng thuốc………………………………………………..………………...…17
3.1. Cách thức xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện……………………………………………17
3.2. Lập dự trù mua thuốc …………………………………………………………………………..…17
3.3.Tổ chức mua thuốc ………………………………………………………………........................18
3.4. Theo dõi xuất, nhập, hóa chất, vật tư y tế………………………………………………………18
3.5. Thực hiện theo dõi quản lý sử dụng thuốc ……………………………………………………..18
3.6. Thực hiện quy chế chuyên môn về dược của các khoa lâm sàng và sử dụng thuốc trong
bệnh viện, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý……………………………………………….. 19
IV. Tổ chức quản lý cấp phát thuốc, cấp thuốc nội trú và ngoại trú……………………...…….20
4.1. Cấp thuốc nội trú…………………………………………………………………………………..20
4.2. Cấp thuốc ngoại trú…………………………………………………………………………….....21
V. Bảo quản thuốc (Quy định chuẩn GFP)………………………………………………...…...22
5.1. Cơ sở vật chất trang thiết bị………………………………………………………………………22
5.2. Bố trí sắp xếp bảo quản thuốc …………………………………………………………………...22
5.3. Điều kiện bảo quản thuốc ………………………………………………………………………..23
5.4. Theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc…………………………………………………………24
VI. Danh mục thuốc trong tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc………………………………...…25
6.1. Danh mục các thuốc có tại khoa dược sử dụng trong bệnh viện……………………………25
6.2. Danh mục thuốc kê đơn ……………………………………………………………………...….28
6.3. Danh mục thuốc không kê đơn………………………………………………………………….28
VII. Việc tổ chức đấu thầu thuốc – Hóa chất – Vật tư y tế của bệnh viện………………..…...31

3
VIII. Các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng tại khoa dược bệnh viện – Tên các sổ sách
ghi chép – Việc kiểm tra thực hiện các quy định chuyên môn………………………...……….32
8.1. Các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng tại khoa dược bệnh viện ………………...32
8.2. Các sổ ghi chép tại khoa dược bệnh viện……………………………………………………….32
8.3. Việc kiểm tra thực hiện các quy định chuyên môn ……………………………………………32
IX. Hoạt động về thông tin thuốc, tổ chức, hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, hoạt động
dược lâm sàng. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc……………………………………..……33
9.1. Hoạt động về thông tin thuốc trong bệnh viện ………………………………………………..33
9.2. Hoạt động dược lâm sàng ……………………………………………………………………….34
9.3. Tổ chức, hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị…………………………………………...34
9.4. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc ……………………………………………………………35
X. Ứng dụng CNTT trong quản lý sử dụng thuốc ………………………………………...…...36
KẾT LUẬN………………………………………..……………………………………………38
Nhận xét tại cơ sở thực tập……………………………………………………………………...39

4
Lời mở đầu
Trong bất cứ thời điểm nào liên quan đến ngành dược thì người dược sĩ cũng có một vai trò
hết sức quan trọng. Bởi người dược sĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của
con người. Người dược sĩ không chỉ có vai trò trong việc chẩn đoán, kê toa và hướng dẫn cho
người bệnh cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý mà còn phải là người dược sĩ có cái tâm, đạo đức
nghề nghiệp. Trong hơn 4 năm em học tập tại Trường đại học Đại Nam, em đã được các thầy cô
giáo bộ môn trong ngành đã tận tình chỉ bảo, truyền dạy những kiến thức quý báu của chuyên
ngành dược. Tuy nhiên, kiến thức lý thuyết chỉ mang tính chất trên giảng đường. Có câu “Học
phải đi đôi với hành” là một thực tế, những kiến thức đó cần được thực hành thực tế để giải
quyết vấn đề cụ thể. Với một sinh viên năm cuối của Trường đại học Đại Nam chuyên ngành
dược chuẩn bị trở thành một dược sĩ đại học của tương lai, nhà trường đã tạo điều kiện để em có
cơ hội thực tập để có thể áp dụng kiến thức đã học và có thêm kinh nghiệm thực tế giúp em tự
tin hơn, có trách nghiệm hơn.

Quãng thời gian thực tập tại khoa dược Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc đã giúp em nhận thức rõ
hơn về vai trò, trách nghiệm của người dược sĩ. Qua đó, em đã hoàn thành khóa thực tập tại
bệnh viện với các mục tiêu sau:

1.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quy mô giường bệnh, sơ đồ tổ chức các phòng ban trong Bệnh
viện Đa khoa Hậu Lộc
2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa được trong bệnh viện.
3. Thực hiện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của khoa dược.

5
I. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập:
1.Tên và địa chỉ:

- Địa chỉ: Số 15 đường Lưu Cộng Hòa, khu Tân Mỹ, thị trấn Hậu Lộc
- SĐT: 0237 383 1006
- Email: bvhauloc2014@gmail.com
Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc được thành lập theo quyết định của tỉnh Thanh Hóa, căn cứ
theo luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 về việc thành lập bệnh viện đa khoa tuyến
huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở y tế, chịu sự quản lý toàn diện của giám đốc Sở y tế và
sự quản lý Nhà nước của UBND huyện Hậu Lộc. Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc thành lập
với quy mô 120 giường bệnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước chi nhánh Hậu Lộc
2. Chức năng và nhiệm vụ:
Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc có chức năng nhiệm vụ triển
khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật y tế về công tác
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện và
nhân dân các huyện lân cận trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện
Hậu Lộc và tình hình thực tế tại địa phương.
3. Quy mô của bệnh viện:
Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc trực thuộc Sở y tế Thanh Hóa quản
lý. Bệnh viện được xây dựng trên khuôn viên 35000m2 đất với 6
khối nhà 2 tầng và khối nhà 1 tầng với diện tích sân sau sử dụng
18000m2. Ngày 10/03/2006 quyết định về việc thành lập Bệnh viện
Đa khoa Hậu Lộc với tổng số 120 giường bệnh gồm các khoa
phòng trong bệnh viện.

6
3.1) Khoa khám bệnh

3.2) Khoa cận lâm sàng

7
3.3) Khoa sản:

3.4) Khoa ngoại

8
3.5) Khoa hồi sức tích cực và chống độc

3.6) Khoa nội II

3.7) Khoa đông y

9
3.8) Khoa trực cấp cứu

3.9) Khoa nội tim mạch – Lão học

10
3.10) Khoa dược

3.11) Khoa liên chuyên khoa


11
3.12) Khoa nhi

3.13) Các phòng chức năng:


- Phòng hành chính – Tổ chức nhân sự
- Phòng kế toán
- Phòng kế hoạch tổng hợp

4. Cơ cấu tổ chức – Sơ đồ tổ chức tại bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc:

12
1) Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo bệnh viện:
+ Giám đốc bệnh viện: BS CKII Lê Đình Tiệp
+ Phó giám đốc I: Ths, BS Nguyễn Văn Toàn
+ Phó giám đốc II: BS CKI Trịnh Danh Minh
-Các hội đồng:
+ Hội đồng quản lý chất lượng
+ Hội đồng thuốc và điều trị
+ Hội đồng thi đua khen thưởng
+ Hội đồng điều dưỡng
2) Sơ đồ tổ chức:

Phòng tài chính Giám đốc bệnh Hội đồng chẩn


– kế toán viện đoán

Phó giám đốc I Phó giám đốc II

Phòng Phòng Khoa Khoa Khoa hồi


Khoa Khoa
hành kế Khoa trực cận Khoa Khoa sức tích Khoa
khám Đông
chính - hoạch nội II cấp lâm sản ngoại cực và dược
bệnh y
Tổ chức tổng cứu sàng chống
nhân sự hợp độc

II. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt


động của khoa dược, các bộ phận nhân sự,
cơ sở vật chất và hoạt động chuyên môn:
2.1. Chức năng của khoa dược bệnh viện:
Khoa dược là chuyên khoa môn chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng
quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát
việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
2.2. Nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện:
13
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng đạt tiêu chuẩn về chất lượng cho nhu
cầu điều trị nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán và điều trị
- Quản lý theo dõi nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các yêu cầu khác khi
cần thiết
- Đầu mối tổ chức, triển khai của hội đồng thuốc và điều trị
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, dạng bào chế thuốc động y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác
dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh
viện
- Phối hợp với khoa Cận lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an
thần hợp lý. Đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
- Tham gia theo dõi, quản lý khinh phí sử dụng thuốc
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy luật
2.3. Sơ đồ tổ chức khoa dược:

Trưởng khoa dược

Phó khoa dược

Tổ pha Tổ pha
Tổ pha
Tổ thống chế, kế chế dược
Kho chính chế Đông
kê lưu trữ hoạch vật và thông
y
tư tin thuốc

Kho cấp Kho cấp


Kho cấp Nhà Kho vật
phát bảo phát bảo
phát thuốc tư y tế
hiểm nội hiểm
Đông y bệnh viện tiêu
trú ngoại trú

2.4. Nhân sự trong khoa Dược:


14
Trình độ chuyên môn Số lượng Họ và tên
Dược sỹ CKI – Trưởng khoa 1 Hoàng Sỹ Quân
Kỹ sư thiết bị y tế 1 Trịnh Tuấn Anh
Dược sỹ đại học 2 Cao Thị Thảo
Nguyễn Thu Hương
Dược sỹ cao đẳng 8 Phạm Thị Lương
Hoàng Thị Thủy
Trịnh Văn Cường
Cao Thị Đào
Hoàng Thị Hạnh
Lê Thị Loan
Nguyễn Thị Hồng Vân
Đoàn Thị Dung

2.5. Cơ sở vật chất của khoa dược:


- Khoa dược được sắp xếp tại tầng 1, tòa nhà 2 tầng Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc
- Khoa dược được lãnh đạo bệnh viện đầu tư trang thiết bị cần thiết để phục vụ tốt nhất cho
công việc như sau:

STT Trang thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú


1 Tủ lạnh Cái 3
2 Nhiệt kế - Ẩm kế Cái 5
3 Điều hòa Cái 5
4 Máy sắc thuốc đông y Cái 1
5 Máy tính Cái 5
6 Máy in Cái 5
7 Điện thoại cố định Cái 1
8 Bàn làm việc Bộ 12
9 Ghế Cái 28

2.6. Hoạt động chuyên môn của khoa dược:


2.6.1) Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa:
- Mỗi cán bộ công nhân viên trong khoa dược đều phải hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động của khoa
- Kiểm tra đôn đốc cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện tốt các quy định về y đức làm theo
lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như từ mẫu”
- Chịu trách nhiệm chuyên môn trước giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động chuyên môn của
khoa
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng,
bảo quản và sử dụng thuốc, vật tư hóa chất.
15
- Tổ chức cấp phát thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho điều trị và khám bệnh
- Thực hiện soát, kiểm nghiệm thuốc chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo cho
bệnh nhân dùng
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chuyên môn về dược trong khoa mình đồng thời hướng
dẫn kiểm tra và thực hiện các chế độ trong toàn viện góp phần xây dụng các tiêu chuẩn về chế
độ chuyên môn về dược trong ngành
- Tham gia công tác huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia hội chẩn
khi có yêu cầu của lãnh đạo bệnh viện
- Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện
- Hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu quả các loại thuốc
2.6.2) Nhiệm vụ của phó khoa:
- Cùng với trưởng khoa theo dõi, tổ chức lãnh đạo trực tiếp tham gia công tác nghiệp vụ
chuyên môn của khoa trong bệnh viện và công tác hướng dẫn sử dụng thuốc
- Tham gia công tác dự trù, lập kế hoạch, xuất nhập, kiểm kê thuốc, hóa chất, sinh phẩm theo
sự phân công
- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng theo
quy định và đúng thời hạn
- Lập kế hoạch của từng năm, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của khoa lên giám đốc,
những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo ngay
- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn
- Kiểm tra việc bảo quản thuốc tại tủ của các khoa trong bệnh viện
2.6.3) Nhiệm vụ của thủ kho, vật tư hóa chất, thuốc đông y:
- Tổ chức quản lý thuốc men, dụng cụ y tế của kho chính của bệnh viện
- Hàng ngày có trách nhiệm cấp phát thuốc cho các khu vực, phòng khám, các khoa lâm sàng
- Thủ kho phải theo dõi đầy đủ số lượng thuốc nhập vào, xuất ra hàng tháng, hàng quý và báo
về kế toán thống kê
- Khi cấp phát thuốc, vật tư hóa chất thủ kho phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng chế độ: 3 kiểm
tra, 3 đối chiếu, cách dùng, liều lượng, hàm lượng, hạn sử dụng, nồng độ thuốc.
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa dược về trách nhiệm được phân công
2.6.4) Thống kê dược:
- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho, số liệu cấp phát cho nội trú, ngoại
trú và cho các nhu cầu đột xuất khác
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của giám đốc bệnh viện hoặc trưởng khoa
dược
- Thực hiện báo cáo công tác khoa dược, tình hình sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất
2.6.5) Nhà thuốc bệnh viện:

16
- Nhà thuốc bệnh viện phục vụ 24/24 cho bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế. Ngoài ra nhà
thuốc bệnh viện luôn có dược sỹ hướng dẫn sử dụng thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân
- Nhà thuốc đạt chứng nhận tiêu chuẩn GPP do Sở y tế cấp, giá bán thuốc theo giá của Bộ y tế
cho phép, có bán niêm yết giá tại nhà thuốc
- Bệnh nhân nhận đơn thuốc từ các phòng khám, sau đó đưa bộ phận thu phí tại nhà thuốc để
tính tiền. Sau khi thanh toán tiền sẽ được chuyển đến các nhân viên dược. Các dược sĩ tại nhà
thuốc chỉ cắt thuốc theo đơn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn
2.6.6) Bào chế và sản xuất thuốc đông y:
- Phải đảm bảo có đủ điều kiện, phương tiện cơ sở chế biến sao cho sản xuất được bố trí khu
vực riêng hợp lý và vệ sinh vô khuẩn
- Dược liệu phải đảm bảo chất lượng, không bị mối mọt, nấm mốc, có cơ sở sắc thuốc cho
người bệnh nội trú

III. Quản lý cung ứng thuốc:


3.1. Cách thức xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện:
Khoa xây dựng quy trình xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện như sau :
- Trưởng khoa dược có nhiệm vụ xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hằng
năm theo yêu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng
- Danh mục thuốc của bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc thiết yếu và danh mục
thuốc chủ yếu của Bộ y tế
- Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dụng điều trị tại bệnh viện
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị. Hoạt chất được sử dụng nhiều năm
tại bệnh viện
- Căn cứ vào số lượng thực tế trong năm để lập kế hoạch cho năm sau, cụ thể:
Số lượng kế hoạch bằng số lượng sản xuất trong năm nhân với 30%
+ Khoa dược dựa vào kế hoạch của Sở y tế để lập kế hoạch cung ứng thuốc trình lên
giám đốc bệnh viện phê duyệt nhằm đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ và có chất lượng
cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị
17
3.2. Lập dự trù mua thuốc:
- Mục đích: Nhằm đảm bảo nhu cầu cung ứng thuốc cho bệnh viện tại bệnh viện thì việc báo
cáo và dự trù thuốc phải thực hiện chính xác và đúng quy định quản lý của dược. Cứ vào ngày
25 hàng tháng, các thủ kho dựa vào số lượng thuốc, vật tư, hóa chất đã sử dụng của tháng trước
để lên kế hoạch dự trù lấy thuốc cho tháng sau
- Quy trình lập dự trù mua thuốc:
+Bước 1: Kiểm tra và tổng hợp số liệu về nhập, cấp phát, hư hao hoặc điều chuyển thuốc
Trước khi báo cáo dự trù phải kiểm tra, đối chiếu số lượng tồn đầu, nhập, xuất, hư hao, tồn cuối
chính xác. Lấy báo cáo nhập tồn sử dụng của kho 3 tháng liên tiếp, từ đó tính bình quân 1 tháng
+Bước 2: Lập báo cáo sử dụng thuốc và tồn kho thuốc.
Thủ kho thực hiện báo cáo sử dụng và tồn kho tại khoa dược
+Bước 3: Tính toán nhu cầu sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Thủ kho đã có số liệu sử dụng thuốc, từ đó tính bình quân nhu cầu mỗi tháng
+Bước 4: Lập bảng dự trù:
Thủ kho tính toán và dự trù thuốc gửi lên trưởng khoa dược xem xét
+Bước 5: Xem xét và phê duyệt:
Trưởng khao dược duyệt, trình lên ban lãnh đạo xem xét, duyệt chi
+Bước 6: Chuyển cung tiêu đặt hàng, lưu hồ sơ
3.3.Tổ chức mua thuốc:
Sau khi nhận bảng dự trù tổng hợp từ các kho, trưởng khoa dược xin ý kiến phê duyệt của lãnh
đạo bệnh viện và mua thuốc theo danh mục thuốc dự trù
Mua thuốc theo danh mục các thuốc đã trúng thầu được Sở y tế Thanh Hóa cho là trúng thầu
3.4. Theo dõi xuất, nhập, hóa chất, vật tư y tế:
-Thuốc, vật tư y tế, hóa chất khi về kho sẽ có ban kiểm nhập, kế toán phụ trách dược. Trưởng
khoa dược hoặc phó khoa, thủ kho và người giao hàng
-Mọi thuốc trong bệnh viện mua đều được kiểm nhập
-Thuốc mua về trong 24h phải kiểm nhập đối với các loại hàng nguyên đai, nguyên kiện,
trong 1 tuần lễ phải được tiến hành kiểm nhập toàn bộ do hội đồng kiểm nhập của bệnh viện
thực hiện. Thực tế, ngay sau khi thuốc nhập về khoa dược Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc phải
được kiểm tra ngay sau khi nhập kho
-Tất cả các thuốc, hóa chất khi nhập về kho đều có hóa đơn chứng từ hợp lệ
-Phương pháp thực hiện:
+ Trưởng phòng tài chính kế toán đọc hóa đơn, thủ kho người đại diện công lý kiểm tra hàng
+ Ban lãnh đạo công ty chứng kiến
+ Trưởng khoa dược viết biên bản nhập hàng
+ Việc kiểm nhập được tiến hành cụ thể và đối chiếu
+ Biên bản kiểm nhập gồm đầy đủ các nội dung trên hóa đơn và có chữ ký xác nhận của tất cả
hội đồng
3.5. Thực hiện theo dõi quản lý sử dụng thuốc:
18
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, lựa chọn các hướng dẫn
điều trị (các pháp đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc
- Quy trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến người bệnh nhằm đảm bảo thuốc được sử dụng
đúng, an toàn
- Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục bệnh viện trong trường hợp phát sinh do
nhu cầu bệnh viện
- Thống kê báo cáo
- Xây dựng hệ thống theo dõi xuất nhập và lưu trữ
- Thống kê dược: Cập nhật số lượng và đối chiếu
- Thống kê, báo cáo về số liệu về nhầm lẫn, thừa thiếu, hư hoa, đình kỳ và đột xuất
- Thanh toán
- Xử lý thuốc thừa thiếu, hư hao và hết hạn
- Thuốc hết hạn phải được tiến hành hủy theo quy định
- Thuốc ở khoa lâm sàng trả lại phải được kiểm tra và tái nhập theo quy trình
3.6. Thực hiện quy chế chuyên môn về dược của các khoa lâm sàng và sử dụng thuốc trong
bệnh viện, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý:
3.6.1) Quản lý tự trực tại các khoa phòng trong bệnh viện
- Tùy theo từng bệnh viện và nhu cầu của các khoa mà cách quản lý sử dụng thuốc hợp lý riêng
biệt theo từng khoa từng bộ phận
- Đối với khoa dược ở bệnh viện luôn xây dựng sẵn một cơ sở thuốc có tại tự trực của khoa để
tiện sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân
- Nhân viên khoa dược, phòng điều dưỡng, phòng quản lý chất lượng, các khoa cận lâm sàng
phối hợp kiểm kê thuốc trong tự trực về số lượng thuốc, hạn dùng, điều kiện bảo quản, sắp xếp
sổ theo dõi thuốc có trong tủ trực
3.6.2) Các biện pháp sử dụng thuốc an toàn hợp lý
- Thuốc được chỉ định đúng theo pháp đồ điều trị của bệnh viện
- Theo dõi thuốc cần chia liều khi sử dụng
- Xây dựng quy trình hướng dẫn và giám sát sử dụng các thuốc có nguy cơ cao ADR và các sự
cố sử dụng thuốc
- Đảm bảo thực hiện kê đơn theo đúng các quy chế kê đơn
- Có xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, pha chế thuốc, giám sát
sự cố trong sử dụng thuốc
- Thực hiện được việc ra lẻ thuốc cho từng người bệnh và cung cấp đủ các thông tin như tên,
tuổi, địa chỉ của người bệnh, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng của thuốc
- Có áp dụng phần mềm cảnh báo tương tác thuốc tích hợp khi kê đơn trên phạm vi toàn bệnh
viện
- Xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua việc theo dõi nồng độ thuốc trong
máu
- Tiến hành cải tiến chất lượng dựa trên kết quả khảo sát đánh giá
19
- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý giúp điều trị hiệu quả, giảm số ngày nằm viện, giảm chi phí
điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh và cộng đồng.
IV. Tổ chức quản lý cấp phát thuốc, cấp thuốc ngoại trú và nội trú:
4.1. Cấp thuốc nội trú:
- Thủ kho nội trú lĩnh thuốc từ các khoa, phòng kiểm tra phiếu gồm 3 liên và đã có ký duyệt của
trưởng hoặc phó khoa dược. Sau đó thủ kho nội trú, vật tư lưu phiếu lĩnh thuốc cấp phát theo
danh mục có trong phiếu lĩnh. Sau khi cấp phát xong các khoản trong phiếu thủ kho phải ký vào
mục “người phát” trong phiếu và lưu lại một liên tại khoa dược, đưa kế toán một liên, lưu tại
khoa lâm sàng một liên

20
4.2. Cấp thuốc ngoại trú:

- Cấp phát thuộc ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc là cấp phát trực tiếp cho bệnh nhân
khi có đơn của bác sĩ
- Khu cấp phát thuốc ngoại trú được bố trí nhân viên cấp phát thuốc làm việc liên tục từ 7h-
16h30 đảm bảo cho bệnh nhân sau khi khám xong được lĩnh thuốc ngay trong ngày. Không có
tình trạng bệnh nhân phải đợi đến ngày hôm sau mới được lĩnh thuốc
- Khoa dược không ngừng cải tiến công tác cấp phát thuốc ngoại trú, giảm thời gian chờ lĩnh
thuốc, xây dựng phương án điều động nhân lực trong giờ cao điểm
- Nhân viên cấp phát thuốc luôn thực hiện đúng các bước trong quy trình, xác định chính xác
người bệnh trước khi cấp phát thuốc

21
- Nhân viên cấp phát thuốc luôn có thái độ niềm nở, hòa nhã, giải đáp mọi thắc mắc của người
bệnh về đơn thuốc, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc, cách bảo quản và các vấn đề bất

thường có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.

V. Bảo quản thuốc(Quy định chuẩn GSP):


5.1. Cơ sở vật chất trang thiết bị:
- Các kho thuốc, vật tư hóa chất, trang thiết bị tại khoa dược được bố trí trên các giá đỡ cách
mặt nền khoảng 5cm
- Mỗi loại thuốc hay vật tư hóa
chất để trên mỗi giá khác nhau
nên khi lấy thuốc không bị
nhầm lẫn
- Các loại thuốc, chủng loại,
hàm lượng hay nơi sản xuất
được sắp xếp theo từng sản
phẩm của nhà sản xuất sao cho
dễ thấy, dễ lấy, dễ nhìn
- Tất cả các kho được trang bị
đèn chiếu sáng, quạt thông gió,
máy điều hòa, nhiệt kế, ẩm kế
để tiện theo dõi nhằm đảm bảo
điều kiện bảo quản thuốc
- Bên ngoài cửa kho có trang bị hệ thống báo cháy và bình chữa cháy
5.2. Bố trí sắp xếp bảo quản thuốc:
5.2.1) Bố trí sắp xếp:

22
- Thuốc, y cụ, vật tư tiêu hao phải có kho riêng hay khu vực riêng trong kho để đảm bảo yêu
cầu tính chất của từng loại
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải sắp xếp ở khu vực riêng và được bảo quản theo
chế độ đặc biệt
- Thuốc và hóa chất yêu cầu bảo quản ở chế độ đặc biệt như hóa chất độc, chất dễ cháy nổ phải
đảm bảo ở nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng
- Thuốc và hóa chất bảo quản ở nhiệt độ thông thường như các nguyên liệu dược được bào chế
từ động vật thực vật
- Tất cả thuốc, hóa chất, y cụ vật tư tiêu hao sau khi được sắp xếp bảo quản trong kho phải đảm
bảo yêu cầu sau:
+ Đảm bảo chống ẩm mốc, chuột bọ, côn trùng phá hoại, thuận tiện cho việc kiểm tra, vận
chuyển cấp phát, đảm bảo an toàn
+ Thuốc có thể sắp xếp theo dạng từng thể loại hoặc có thể sắp xếp theo vần ABC
+ Phải đảm bảo cấp phát hợp lý, mỗi loại thuốc phải sắp xếp một chỗ trong kho thuốc và có sơ
đồ sắp xếp
5.2.2) Bảo quản thuốc:
- Phải theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho thuốc, phải có biện pháp chống nóng, ẩm kịp thời
- Sử dụng các chất hút ẩm khi cần thiết
- Áp dụng các biện pháp thông hơi, thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo
- Từng loại thuốc phải được đựng trong hộp, chai, lọ thích hợp hoặc bọc trong giấy đen
- Thuốc, hóa chất, vật tư phải được kiểm soát, kiểm định khi xuất nhập, định kỳ kiểm tra chất
lượng và theo dõi hạn dùng
- Kho thuốc phải sạch sẽ, bố trí nơi giao, nhận hàng riêng
- Có chế độ vệ sinh khu vực kho, nơi làm việc, các phương tiện trung chuyển thuốc, vật tư
5.3. Điều kiện bảo quản thuốc:
- Thuốc, hóa chất có bao bì đóng gói, ghi nhãn đúng quy chế, các loại thuốc có hướng dẫn sử
dụng, bảo quản phải có kèm nhãn phụ, không sử dụng bao bì lẫn lộn.
- Thuốc, vật tư hóa chất kém phẩm chất phải để riêng và có bảng ghi “Hàng kém chất lượng,
chờ xử lý” khi xử lý phải lập hội đồng xử lý đúng quy định
- Phải bảo quản trong kho đúng tính chất và yêu cầu từng loại
- Thường xuyên theo dõi các thuốc, vật tư dễ biến chất, nhanh đổi màu
- Dược liệu đóng gói cẩn thận và có biện pháp bảo quản thích hợp
- Để nơi khô ráo, thoáng mát
- Thuốc và hóa chất yêu cầu bảo quản đặc biệt:
+ Hóa chất được dụng cho công tác vệ sinh phòng dịch và hóa chất kiểm nghiệm phải bảo quản
kho riêng và xa kho thuốc
+ Bao bì đóng gói phải đảm bảo nút kín, xỉ sáp
-Thuốc và hóa chất dễ cháy nổ:
+ Phải đảm bảo trong kho riêng được thiết kế đúng quy định
23
+ Các bình khí oxi phải bảo quản theo quy định riêng.
+ Các dụng dịch sát khuẩn, oxi già, cồn 70° , 90° độ phải để khu vực riêng, tránh xa các ổ dịch,
quạt điện và các thiết bị đang sử dụng điện
+ Không được tự ý sửa chữa tháo lắp
-Các chất ăn mòn:
+ Để riêng đóng gói trong các bao bì thích hợp
+ Phải nút kín trong Parafin, đảm bảo không để các chất mòn làm hỏng

PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM


Tháng….Năm…..
Giới hạn nhiệt độ: 25-30° C Giới hạn độ ẩm: 60-70%

Ngày Nhiệt độ Độ ẩm Ký tên Ghi chú


9h 15h 9h 15h Người thực hiện Người
kiểm tra

-Việc thực hiện:


+Đễ thấy
+Dễ lấy
+Dễ kiểm tra
-Năm chống:
+Chống ẩm, mối mọt, chuột, mốc
+Chống nhầm lẫn
+Chống mất mát
24
+Chống cháy nổ
+Chống sử dụng thuốc quá hạn
5.4. Theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc:
- Tại mỗi kho của bệnh viện đều có trang bị nhiệt kế, ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, đảm
bảo kịp thời khi nhiệt độ và độ ẩm không đạt yêu cầu. Việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm diễn ra
hằng ngày, ít nhất 2 lần/ngày. Thời gian thích hợp ghi kiểm tra nhiệt, ẩm kế là 9h và 15h
- Để ngăn chặn kiểm soát sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, gặm nhấm tại mỗi kho
của kho dược đều trang bị bẫy chuột
- Có bình chữa cháy ở mỗi kho thuốc, kho vật tư y tế để phòng chống cháy nổ
- Thuốc được quản lý và kiểm soát chất lượng theo quy trình như sau:
+ Tiếp nhận và kiểm tra thuốc
+ Nhập kho thuốc
+ Phân loại và sắp xếp kho thuốc, báo cáo tình hình nhập thuốc
+ Lưu hồ sơ
-Phát thuốc cho các khoa phòng, bệnh nhân ngoại trú
VI. Danh mục thuốc trong tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc:
6.1. Danh mục các thuốc có tại khoa dược sử dụng trong bệnh viện:
Bảng 1: Thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn
ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Cefixim100 Cefixim 100mg Viên Uống Việt nam
2 Cefixim 200 Cefixim 200mg Viên Uống Việt nam
3 Amoeillin 500 Amoeillin 500mg Viên Uống Thanh Hóa
4 Penieillin 1UI Penieillin 1.000.000 Viên Uống Thanh Hóa
5 Cecloesus Cefaclor 125 Chai Uống Ấn Độ
6 Đoxycylin 100 Doxycylin 100mg Viên Uống Hungary
7 Vipocff 200 Ceppodoxine 200mg Viên Uống Palaistan
8 Cotrimoxarl 480 Cotrimoxazol 480 mg Viên Uống Việt Nam
9 Gentamicin 80 Gentamian 80mg Ống Uống Việt Nam

Bảng 2: Thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm đau


STT Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất sứ
1 Hapacol 150 Paracetamol 150mg Gói Uống Việt Nam
2 Hapacol 250 Paracetamol 150mg Gói Uống Việt Nam
3 Hapacol 500 Paracetamol 150mg Viên Uống Việt Nam
4 Piroxicam 20 Pirosicam 20mg Viên Uống Việt Nam
5 Vicoxib 200 Celecoxid 200mg Viên Uống Việt Nam

Bảng 3: Thuốc giãn cơ và ức chế cho Linnesterase:


STT Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
25
1 Đetrucyl 256 Mephenesin 250mg Viên Uống Việt Nam
2 Midopeson Telperysone 50mg Viên Uống Việt Nam
3 Vaisan Eperyson 50mg Viên Uống Việt Nam
4 Coltramil 4mg Thiacoltricoside 4mg Viên Uống Việt Nam

Bảng 4: Thuốc tim mạch, huyết áp


STT Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
1 Vastarel MR35 Vastarel 3,5mg Ống Tiêm tĩnh mạch Pháp
2 Niglyvid 10mg Niglyvid 10mg Ống Tiêm Đức
3 Digoxino 2,5ml Digoxim 5mg Ống Tiêm Greece
4 Tozevac plus Toveooc 150mg Viên Uống Việt Nam
5 Stadovas 5mg Stadovas 5mg Viên Uống Việt Nam
6 Tenocar 100 Tenocar 100mg Viên Uống Việt Nam
7 Ambelin Amlodipine 50mg Viên Uống Việt Nam
8 Captopril Captopril 5mg Viên Uống Việt Nam
9 Domitral Nitroglycerin Viên Uống Việt Nam
10 Nisten Ivabradine 5mg Viên Uống Việt Nam
11 Kavasdin 10 Amlodipine 10mg Viên Uống Việt Nam

Bảng 5: Thuốc tuần hoàn não


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Piracetam 400 Piracetam 400mg Viên Uống Việt Nam
2 Einnarizin Einnarizin Viên Uống Việt Nam
3 Siberizin Siberizin 10mg Viên Uống Việt Nam
4 Stacetom 800 Piracetam 80mg Viên Uống Việt Nam
5 Ginglaoplus Ginglaobiloba 60mg Viên Uống Việt Nam

Bảng 6: Thuốc Hormon – Nội tiết


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Agilizil Gliclazide 80mg Viên Uống Việt Nam
2 Prednison 5mg Prednison 5mg Viên Uống Việt Nam
3 Hasanbest 500/2.5 Metformin 500mg + Viên Uống Việt Nam
Glibenclamid 2.5mg
4 Lantus solostar Insulin glargine Ống Tiêm Việt Nam
5 Medrol Methylprednisolon Viên Uống Việt Nam
6 Metformin Savi 500 Metformin hydroclorid 500mg Viên Uống Việt Nam

Bảng 7: Thuốc hô hấp – Dị ứng:


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
26
1 Acetylcystein N – Acetylcystein Viên Uống Việt Nam
2 Ambroxol 30mg Ambroxol 30mg Viên Uống Việt Nam
3 Benita Budesonid Viên Uống Việt Nam
4 Bluecezin Citirizin 10mg Ống Tiêm Việt Nam
5 Bromhexin Bromhexin Ống Tiêm Việt Nam
6 Clanzen Levocitirizine Viên Uống Việt Nam
7 Vaco Loratadine Desloratadine Viên Uống Việt Nam

Bảng 8: Thuốc hạ lipit máu


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Fenbrad Fenofibrat Viên Uống Việt Nam
2 Lipanthyl NT Fenofibrate Viên Uống Việt Nam
3 Rosuvas Hasan 10 Rosuvastatin 10mg Viên Uống Việt Nam
4 Rosuvastatin Savi 10 Rosuvastatin 10mg Viên Uống Việt Nam
5 Merovast 10 Rosuvastatin 10mg Viên Uống Việt Nam

Bảng 9: Thuốc gan mật – tiêu hóa – đường ruột


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Motilium M Domperidone maleate Viên Uống Việt Nam
2 Lamivudin Savi 100 Lamivudin 100mg Viên Uống Việt Nam
3 Domuvar Bào tử Bacillus subtilis Ống Uống Việt Nam
4 Esolona Esomeprazol 20mg Viên Uống Việt Nam
5 Fumagate Magnesi hydroxyd 800mg Gói Uống Việt Nam
+ Nhôm hydroxyd 400mg
6 Domperidon Domperidon 10mg Viên Uống Việt Nam
7 Sorbitol Sorbitol 5g Viên Uống Việt Nam

Bảng 10: Thuốc tiết niệu – lợi tiểu:


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Verospiron 25mg Spironolactone 25mg Viên Uống Việt Nam
2 Agifugos Furosemid 40mg Viên Uống Việt Nam
3 Domitazol Methylen blue Viên Uống Việt Nam
4 Mezathion Spironolacton 25mg Viên Uống Việt Nam
5 Savispirono – Plus Spironolacton 50mg + Viên Uống Việt Nam
Furosemid 25mg
6 Spasmavidi Alverin citrate Viên Uống Việt Nam

Bảng 11: Thuốc điều trị suy tĩnh mạch:


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
27
T
1 Dilodin DHG Diosmin, Hesperidin Viên Uống Việt Nam
2 Dopolys – S Ginkgo biloba, Heptaminol Viên Uống Việt Nam
hydroclorid, Troxerutine
3 Savi Dimin Diosmin, Hesperidin Viên Uống Việt Nam
4 Phlebodia Diosmin Viên Uống Việt Nam

Bảng 12: Thuốc bổ - Vitamin – Khoáng chất


ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Việt Nam
T
1 Calcitriol Calcitriol Viên Uống Việt Nam
2 Magnesi-B6 Magnesi lactat dihydat Ống Uống Việt Nam
+Pyridoxin hydroclorid
3 Myvita C Vitamin c 1000mg Viên Uống Việt Nam
4 Bofit F Sắt fumarat 162mg , Viên Uống Việt Nam
Acid folic, vitamin B12
5 Vitamin A Vitamin A Viên Uống Việt Nam

Bảng 13: Thuốc điều trị về mắt

ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Acetazolamid Acetazolamid 250mg Viên Uống Việt Nam
2 Biloxcin Eye Ofolxacin 15mg Lọ Nhỏ mắt Việt Nam
3 Gentaminci Gentamicin sulfate Lọ Tra mắt Việt Nam
4 Biracin –E Tobramycin 5ml Lọ Nhỏ mắt Việt Nam
5 Melevo Levofloxacin 25mg Lọ Nhỏ mắt Việt Nam
6 Tobidex Tobramycin 15mg Lọ Nhỏ mắt Việt Nam
Dexamethaxon 5 mg

Bảng 14: Thuốc dùng ngoài

ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 Benate fort ointment Clobetasol propionat 2,5 mg Tube Dùng ngoài Việt Nam
2 Cồn Boric 3% Acid boric 300mg Chai Dùng ngoài Việt Nam
3 Bikozol Ketoconazol 100mg Tuýp Dùng ngoài Việt Nam
4 Kem trozimed Calcipotriol 1,5 mg Tuýp Dùng ngoài Việt Nam
5 Mibeviru cream Acyclovir 50mg Tuýp Dùng ngoài Việt Nam
6 Promethazin Promethazin 15mg Tuýp Dùng ngoài Việt Nam

Bảng 15: Thuốc đông y:


28
ST Tên biệt dược Tên hoạt chất ĐVT Đường dùng Xuất xứ
T
1 An thần Bình vôi , Lá vông, Lạc tiên, Viên Uống Việt Nam
Tâm sen
2 Diệp hạ châu BVP Cao Diệp hạ châu Viên Uống Việt Nam
3 Ho Astex Tần dày lá , Núc nác Cineol Viên Uống Việt Nam
4 Kim tiền thảo Cao Kim tiền thảo Viên Uống Việt Nam
5 Phong thấp ACP Cai khô Hy thiêm : Ngũ gia bì Viên Uống Việt Nam
giai: Thiên niên kiện : Cấu tích ;
Thổ phục linh
6 Bổ thận âm -BVP Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu đơn bì, Viên Uống Việt Nam
Thục địa, Trạch tá, Phục linh

6.2. Danh mục thuốc kê đơn

STT Tên thuốc hàm lượng ĐVT Tác dụng dược lí Xuất xứ
1 Thephadol 50c Viên Hạ sốt , giảm đau Việt Nam
2 Biofinl Ống Thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa , Việt Nam
tăng thể trạng
3 Mebendazol 1g Viên Tẩy giun Việt Nam
4 Medocef 1g Lọ Điều trị chống nhiễm khuẩn Việt Nam
5 Timmarh 3mg Viên Điều trị đau nữa đầu Việt Nam

6.3. Danh mục thuốc không kê đơn

STT Tên thuốc hàm lượng ĐVT Tác dụng dược lý Xuất xứ
1 Ejjeralgan 150 Viên Điều trị giảm đau ,hạ sốt Pháp
2 Mofen 400mg Viên Điều trị đau cơ , đau răng Canada
3 α phachoay Viên Tác dụng chống viêm ,chống phù nề Sanofi
4 Glucosamin 500mg Viên Điều trị thoái hóa khớp Việt Nam
5 Haginat 125 mg Gói Điều trị viêm đường hô hấp trên , Việt Nam
dưới

*Các thuốc thường dùng trong Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc:
- BIOFIL: Thuốc Biofil kích thích ăn ngon miệng, được sử dụng cho các đối tượng sau:
+ Trẻ em biếng ăn, chậm lớn, cơ thể thấp bé, gầy yếu.
+ Người suy nhược hoặc mới ốm dậy.
+ Người lao động nặng nhọc, kém ăn, mệt mỏi sút cân.
+ Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Liều dùng: Có thể tham khảo liều sau:
+ Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: 1 ống/ngày.
29
+ Trẻ em từ 1 - 2 tuổi: 1 - 2 ống/ngày.
+ Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: 2 ống/ngày.
+ Trẻ em dưới 6 tháng tuổi dùng theo chỉ định của bác sĩ.

-ALPHACHYMOTRYPSIN 4,2mg: Điều trị phù nề sau chấn


thương, phẫu thuật, bỏng.
Liều dùng: Theo chỉ dẫn của Thầy thuốc hoặc theo liều sau:

+ Uống: 2 viên/lần, ngày 3 – 4 lần, uống không nhai.

+ Ngậm dưới lưỡi: Ngày 4 – 6 viên, chia làm nhiều lần.


Cách dùng: Dùng đường uống với nhiều nước (trên 200ml) nhằm
tăng hoạt tính men hoặc ngậm dưới lưỡi (thuốc tan từ từ dưới lưỡi).

-AMOXICILLIN 500mg: Cho các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn


còn nhạy cảm như:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường mật, tiêu
hoá, tiết niệu– sinh dục.
+ Bệnh ngoài da.
Liều dùng: Theo chỉ dẫn của bác sỹ, liều
thường dùng:
+ Người lớn: uống 1 – 2 viên/lần, 2 – 3
lần/ngày.
+ Trẻ em: uống 25 – 50mg/kg/ngày, chia làm 2
– 3 lần.

-PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG: Chuyên chữa trị các bệnh viêm


khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng,
đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buồn
chân tay.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần trước ăn.


Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 12 viên
Trẻ em từ 8 đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 8 viên
Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi: Mỗi lần uống 5 viên

30
-PENICILIN V KALI 1000000 IU: Phòng và điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn
nhạy cảm, đặc biệt là Streptococcus trong các trường hợp nhẹ đến trung bình như:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa.
+ Nhiễm khuẩn ở miệng, họng. - Viêm phổi thể nhẹ do
Pneumococcus.
+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

+ Phòng thấp khớp cấp tái phát. Điều trị cần dựa trên kết
quả thử kháng sinh đồ và đáp ứng lâm sàng.
Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1
viên/lần, 6 – 8 giờ uống 1 lần.
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 1/2 viên/lần, 6 – 8 giờ uống 1
lần.
Người cao tuổi: Dùng liều như người lớn. Nên giảm liều nếu bệnh nhân bị suy thận. Đối với
người suy thận nên dùng viên có hàm lượng thấp hơn.
6.4. Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt:

31
VII. Việc tổ chức đấu thầu thuốc – Hóa chất – Vật tư y tế của bệnh
viện:
Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc là bệnh viện tuyến huyện nên chịu sự quản lý trực thuộc của Sở
y tế Thanh Hóa, tất cả các mặt hàng thuốc, hóa chất, vật tư y tế mà bệnh viện sử dụng sẽ lấy
theo danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo danh mục trúng thầu của Sở y tế Thanh Hóa chỉ
định. Sau khi có danh mục thuốc, vật tư, hóa chất đã trúng thầu khoa dược, đầu mối gửi yêu cầu
xuống từng khoa, phòng để xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cần sử dụng theo yêu cầu của
từng khoa. Sau đó khoa dược sẽ tập hợp lại thành danh mục chung của bệnh viện.
-Danh mục thuốc bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu
do Bộ y tế ban hành
-Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị tại bệnh viện
-Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và kỹ thuật mới trong điều trị
-Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, hoạt chất được sử dụng nhiều năm trong
bệnh viện
-Khoa dược dựa vào kế hoạch của Sở y tế lập kế hoạch xây dụng danh mục thuốc tại bệnh viện
gửi về các khoa
VIII. Các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng tại khoa dược
Bệnh viện – Tên các sổ sách ghi chép – Việc kiểm tra thực hiện các
quy định chuyên môn:
8.1. Các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng tại khoa dược bệnh viện:
- Thông tư số 21/2003/TT – BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều
trị trong bệnh viện
- Thông tư số 22/2011/TT – BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện
- Thông tư số 23/2011/TT – BYT ngày 10/06/2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các
cơ sở y tế có giường bệnh
- Luật dược 2016, nghị định 54/2017/ND – CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật dược
- Thông tư số 02/2019/TT –BYT ngày 22/01/2019 quy định về thực hiện tốt cơ sở bán lẻ thuốc
- Thông tư 20/2017/TT – BYT quy định chi tiết một số điều của luật dược và nghị định số
54/2017/ND – CP ngày 08/05/2017 của chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc, kiểm soát
đặc biệt
- Thông tư 52/2017/TT – BYT ngày 29/12/2017 quy định về đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm
trong điều trị ngoại trú
- Thông tư 06/2017/TT – BYT ngày 03/05/2017 thông tư ban hành danh mục thuốc độc và
nguyên liệu độc làm thuốc
- Thông tư 40/2013/TT – BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
và chuyển tuyến khám, chữa bệnh y tế
32
8.2. Các sổ ghi chép tại khoa dược bệnh viện:
- Bảng theo dõi nhiệt độ - độ ẩm của các kho
- Các loại biểu mẫu:
+ Sổ theo dõi thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, sổ theo dõi phản ứng phụ của thuốc, sổ
xuất nhập tồn kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nhập, biên bản kiểm kê cuối
tháng,…Ngoài ra còn có các mẫu báo cáo sử dụng thuốc theo quy định của Bộ y tế
-Nguyên tắc ghi chép và cập nhật biểu mẫu đó:
+ Cập nhật thường xuyên hằng ngày, hằng tháng
+ Số lượng được ghi bằng chữ và số rõ ràng, dễ hiểu
8.3. Việc kiểm tra thực hiện các quy định chuyên môn:
- Lãnh đạo khoa dược thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất tại khoa mình việc thực hiện các
quy chế chuyên môn
- Đoàn kiểm tra gồm trưởng khoa và phó khoa kiêm quản lý công tác nhân sự và công việc
trong kho
- Nơi kiểm tra gồm các kho, các phòng ban và nhà thuốc bệnh viện
- Nội dung kiểm tra đánh giá: Nhân viên có mặt tại vị trí làm việc, có làm việc ngoài chuyên
môn hay không
- Việc sắp xếp, bảo quản, cấp phát tại các kho ngoại trú, nội trú, cấp phát tại các kho có đúng
quy trình hay không
- Quy trình vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà kho, các phòng ban có gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ hay
không
IX. Hoạt động về thông tin thuốc, tổ chức, hoạt động của hội đồng
thuốc và điều trị, hoạt động dược lâm sàng. Theo dõi phản ứng có hại
của thuốc:
9.1. Hoạt động về thông tin thuốc trong bệnh viện:

33
- Thông tin giới thiệu về thuốc nhằm mục đích đảm bảo thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý
và nâng cao chất lượng thông tin tại bệnh viện
- Thông tin thuốc cần phải:
+ Đầy đủ
+ Chính xác
+ Khách quan
+ Trung thực
+ Dễ hiểu, không được gây hiểu nhầm
-Hoạt động thông tin thuốc được thực hiện các bước sau:
*Bước 1: Thu nhập thông tin
+ Thông tin thuốc được thu nhập từ các nhân viên y tế, các văn bản từ các cơ quan chủ quản,
thông tin cập nhật từ sách, báo, tạp chí, website của các cơ quan như Bộ y tế, Cục quản lý dược,
Trung tâm ĐY&ADR Quốc gia,…
*Bước 2: Xử lý thông tin
+Thông tin sẽ được phận dược lâm sàng và thông tin thuốc kiểm tra ,thẩm định ,có tham khảo ý
kiến của Ban giám đốc , Hội đồng thuốc và điều trị được soạn thảo dưới dạng văn bản và thông
qua Hội đồng thuốc và điều trị phê duyệt trước khi triển khai
+ Với những yêu cầu thông tin thuốc nhận được qua điện thoại sẽ được người có thẩm quyền tại
khoa dược hoặc trong đơn vị thông tin xử lý trực tiếp, trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến của ban
giám đốc, hội đồng thuốc và điều trị hoặc các phòng khoa có liên quan
*Bước 3: Triển khai thông tin thuốc

34
+Các thông tin cập nhật thuốc mới, đình chỉ lưu hành thuốc, rút số đăng ký hoặc cảnh báo về
ADR, tương tác thuốc,… từ các cơ quan có thẩm quyền công bố sẽ được triển khai bằng văn
bản gửi về các khoa phòng có liên quan
+Thông tin về thuốc dưới dạng bài viết hoặc tin tức sưu tầm từ các nguồn khác được đăng tải và
lưu trữ tại tủ thông tin thuốc của khoa dược
+Thông tin tồn kho tại kho dược ,thuốc cân date , thuốc chậm sử dụng … sẽ được triển khai
bằng văn bản khi có yêu cầu tới các khoa phòng có liên quan sau khi có ý kiến của Ban giám
đốc và được đăng tải có thời hạn trên mạng nội bộ thông tin thuốc khoa dược
+Thông tin thay thế thuốc ,tư vấn bảo vệ ,bảo quản …khi có yêu cầu trả lời trực tiếp trong thời
gian ngắn nhất hoặc bằng văn bản sau khi cần thiết phải có ý kiến của Ban giám đốc ,Hội đồng
thuốc và điều trị
9.2. Hoạt động dược lâm sàng
- Tham gia phân tích , đánh giá tình hình sử dụng thuốc
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát,
báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược
- Tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý của hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và bệnh nhân
- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân
- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng tại bệnh viện
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên trong
khoa.
*Một số ví dụ cụ thể:
- Thuốc gây mê toàn thân và thuốc an thần cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai
- NSAID: Không sử dụng cho phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 của thai kỳ
- Thuốc Codein và tramadol sử dụng trên trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú
9.3. Tổ chức, hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
9.3.1) Tổ chức hội đồng
Hội đồng được thành lập ở tất cả các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương do giám đốc
bệnh viện ra quyết định thành lập và hoạt động theo chế độ kiểm nghiệm. Vì vậy Bệnh viện Đa
khoa Hậu Lộc cũng không phải là ngoại lệ theo quy định
Theo mô hình xếp hạng của bệnh viện thì hội đồng của Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc được
thành lập với 5 thành viên bao gồm các thành phần sau đây:
+ Chủ tịch hội đồng do Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn
+ Phó chủ tịch hội đồng kiêm Ủy viên thường trực là Trưởng kho dược bệnh viện
+ Thư ký hội đồng là Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa dược của cả 2 thành
viên
+ Ủy viên gồm Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và Trưởng
điều dưỡng của bệnh viện
35
9.3.2) Hoạt động của hội đồng
- Hội đồng họp định kỳ 2 tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch hội đồng triệu tập, hội đồng có
thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các lần họp định kỳ của hội đồng
- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong một
năm
- Phó chủ tịch kiêm Ủy viên thường trực của hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên
quan về thuốc cho các buổi họp của hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên hội
đồng để nghiên cứu trước khi họp
- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình lên giám đốc bệnh viện
phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
- Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định
9.4. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
- Dược sĩ lâm sàng của từng khoa cùng với bác sĩ và điều dưỡng theo dõi phản ứng có hại của
thuốc ở khoa mình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng theo dõi được, chỉ khi có biểu hiện rõ
rành thì bác sĩ mới có thể nhận thấy. Từ đó dược sỹ lâm sàng chỉ có thể cảnh báo với bác sĩ:
+ Tuân thủ chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, liều dùng của thuốc
+ Tuân thủ khi kê đơn sử dụng thuốc có nguy cơ cao trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt
+ Tuân thủ quy trình bảo quản và sử dụng thuốc cho người bệnh
+ Kiểm tra tương tác thuốc và chống chỉ định trong đơn thuốc
+ Giám sát chất lượng thuốc trước khi cấp phát về các khoa phòng
+ Hướng dẫn hỗ trợ cán bộ y tế trong công tác báo cáo ADR
+ Lưu thư phản hồi đã nhận được báo cáo và báo cáo phản hồi của trung tâm về thông tin thuốc
và theo dõi phản ứng có hại của thuốc
-Về báo cáo ADR trong bệnh viện: Sau khi phát hiện thuốc có xảy ra ADR với bệnh nhân đang
điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ hoặc điều dưỡng có ghi chép báo cáo ADR, báo cho dược sĩ
lâm sàng xuống ghi nhân ADR của thuốc và các dược sỹ tại khoa có trách nhiệm gửi lên trung
tâm, một số nội dung cần đáng chú ý khoa dược lưu lại để rút kinh nghiệm trong viện.
*Các thuốc gây phản ứng thường gặp và cách giải quyết:
- Thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc chống viêm, huyết thanh:
+ Nhẹ: Mẩn đỏ, nổi mày đay, ngứa thì ngừng thuốc hoặc dùng kháng sinh Histamin H1
+ Nặng: Ngứa, ban đỏ phù toàn thân, khó thở, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, sốc phản vệ có thể
gây tử vong thì ngưng dùng thuốc
- Phản ứng có hại của ADR là do dùng sai thuốc, dùng sai liều, dùng liều cao về đường sử dụng
- Một trường hợp uống Paracetamol 500mg bị nổi mày đay, đỏ ban
Cách khắc phục: Phải cho bệnh nhân ngưng uống Paracetamol 500mg thay vào đó cho uống
Acetylcystein.
X. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng thuốc

36
Từ khi thành lập đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc
trong quản lý thuốc không chỉ kiểm soát việc kê đơn thuốc , bán thuốc theo đơn cấp phát thuốc
bảo hiểm y tế đúng, đủ mà còn góp phần kiểm soát được giá thuốc ,thuốc thu hồi ,thuốc xuất ,
nhập, hạn dùng của thuốc, thuốc kém chất lượng.

- Mỗi loại thuốc có một mã khác nhau nên bệnh viện dễ theo dõi tình trạng sử dụng
- Đối với bệnh nhân BHYT giúp bệnh nhân nhận thuốc được theo dõi trên hệ thống chặt
chẽ , từ số lượng , liều lượng đến chất lượng thuốc .
- Khi dùng ứng dụng CNTT thì 100% thuốc cấp đến cho bệnh nhân là chính xác, cả bệnh
nhân và bác sĩ đều tiện theo dõi về số lượng, liều dùng hàng ngày
- Thuốc được quản lý theo nhiều trường hợp thông tin bao gồm mã dược, tên thuốc, tên
hoạt chất, đường dùng, liều lượng với từng trường hợp thông tin đều có thể tra cứu được
các hoạt động quản lý tốt hơn
- Mỗi khoa phòng, giao diện quản lý phần mềm liên quan đến dược phẩm được thiết kế
khác nhau, tùy vào thuốc, vào đặc thù, chức năng của bộ phận đó
- Mỗi hoạt động chức năng của phần mềm nhằm mục đích hỗ trợ các khoa phòng khác
trong việc quản lý bệnh nhân, số giường bệnh, số phòng, lên thuốc, cấp thuốc, chỉ định
cận lâm sàng cho bệnh nhân và thanh toán khi bệnh nhân ra viện

37
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại khoa dược Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc, được sự đồng ý của
Trường đại học Đại Nam, sự giúp đỡ của ban giám đốc, trưởng khoa dược của bệnh viện cùng
với sự giúp đỡ của các anh chị trong khoa, đặc biệt hơn là sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của
giáo viên hướng dẫn thực tập Ths. Phạm Thị Phương Dung. Theo yêu cầu thực tập từ ngày
12/12/2022 đến ngày 25/02/2023, qua thời gian thực tập em đã nắm được những vấn đề: Mô
hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược, chế độ quản lý chuyên môn, quản lý kinh tế
về dược. Được tìm hiểu thực tế, được hưỡng dẫn sát sao về hoạt động cụ thể của khoa dược
38
trong từng bộ phận, việc sắp xếp bảo quản thuốc trong kho thường xuyên được quan tâm, đảm
bảo chất lượng thuốc cho bệnh viện.
Công tác thống kê, kế toán được thực hiện đầy đủ theo quy chế hiện hành, hệ thống sổ sách
đồng bộ, khoa dược theo dõi chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc hằng ngày, tháng trong kho quản lý
thuốc chất lượng, số lượng thuốc trong kho không có thuốc hư hỏng, không có thuốc hết hạn sử
dụng
Sổ sách ghi chép chi tiết, đầy đủ lên việc báo cáo thống kê, kế toán nhanh, chính xác. Qua
thời gian thực tập tại khoa dược với những kiến thức đã được học tại trường, em đã hoàn thành
tốt đợt thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc. Qua thời gian thực tập này, em đã học thêm
nhiều kinh nghiệm bổ ích về quản lý, về chuyên môn ngành dược, để sau khi ra trường, em sẽ
vận dụng những kiến thức đã học được đưa vào thực tế. Em sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của một
dược sĩ.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trên lớp, sự giúp đỡ của các bác, các
anh, chị trong khoa dược của bệnh viện đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

NHẬN XÉT TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
39
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Hậu Lộc, ngày….tháng….năm 2023

40

You might also like