You are on page 1of 42

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP


TẠI NHÀ THUỐC NẮNG PHARMACY

Họ và tên: Tăng Thị Thu


Mã sinh viên: 15540100148
Nhóm: 1

Hà Nội – 2020
BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP


TẠI NHÀ THUỐC NẮNG PHARMACY

Họ và tên: Tăng Thị Thu


Mã sinh viên: 15540100148
Nhóm: 1

Hà Nội - 2020
Lời cảm ơn
Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng để giúp em hoàn thành chương trình học
sau năm năm học tại Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đây là những trải
nghiệm quý giá giúp em tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kĩ năng cho bản thân
đối với công việc của một người dược sĩ tại nhà thuốc.
Để hoàn thành đợt thực tập tại nhà thuốc này, em xin chân thành cảm ơn chị Đào
Thị Lanh và anh Vũ Khắc Tùng là hai dược sĩ tại nhà thuốc Nắng Pharmacy đã tạo
điều kiện cho em có môi trường để học tập cũng như đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quãng thời gian em thực tập tại nhà thuốc.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo là những giảng viên tại Học
viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã bồi dưỡng cho em những kiến thức chuyên
môn cần thiết để em có thể hoàn thành đợt thực tập lần này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên
cạnh, động viên, hỗ trợ và cho em những lời khuyên, những góp ý cần thiết để em có
thể từng bước hoàn thành chương trình đào tạo Dược sĩ Đại học của Học viện Y Dược
học cổ truyền Viên Nam.
Trân trọng cảm ơn!

Sinh viên

Tăng Thị Thu

1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn......................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................6
PHẦN 2...........................................................................................................................8
NỘI DUNG BÁO CÁO..................................................................................................8
I. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC...................................................................8
1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập.................................................................8
1.2. Quản lý hồ sơ nhân viên gồm:......................................................................11
II. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC....13
2.1 Nhân sự............................................................................................................13
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật.....................................................................................13
III. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH THAO
TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC..................................16
3.1. Văn bản quy định, tài liệu chuyên môn..........................................................16
3.2. Sổ sách tại nhà thuốc.......................................................................................18
3.3. Quy trình thao tác chuẩn (SOP) đang thực hiện tại nhà thuốc........................19
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC...................................................................20
4.1. Lựa chọn nhà phân phối..................................................................................20
4.2. Lập dự trù thuốc và lên đơn đặt hàng.............................................................20
4.3. Kiểm tra chất lượng thuốc..............................................................................20
4.4. Niêm yết giá....................................................................................................21
4.5. Trưng bày thuốc..............................................................................................21
4.6. Ghi chép vào sổ sách.......................................................................................22
5. CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC......................................................................22
5.1. Tiếp đón, giao tiếp..........................................................................................22
5.2. Tư vẫn,hướng dẫn cách sử dụng thuốc...........................................................22
5.3. Hoạt động bán thuốc theo đơn........................................................................23
5.4. Thuốc không kê đơn.......................................................................................23
6. BẢO QUẢN THUỐC...........................................................................................24

2
6.1. Kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc..........................................................24
a) Theo dõi chất lượng thuốc, theo dõi hạn dùng..................................................24
b) Kiểm kê, giao hàng............................................................................................25
6.2. Bảo quản, sắp xếp hàng hóa............................................................................25
6.4. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà thuốc.....................26
VII. Thuốc kiểm soát đặc biệt...................................................................................27
7.1. Một số thuốc phải kiểm soát đặc biệt có tại nhà thuốc...................................27
7.2. Một số lưu ý đối với thuốc kiểm soát đặc biệt................................................28
VIII. Danh mục nhóm và một số thuốc có tại cửa hàng............................................28
8.1. Thuốc kê đơn..................................................................................................29
8.2. Thuốc không kê đơn.......................................................................................31
IX. Triển khai công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc................................................34
X. Việc thực hiện các quy định tại nhà thuốc............................................................36
10.1. Niêm yết giá..................................................................................................36
10.2 Việc đào tạo cập nhập kiến thức chuyên môn của Nhà thuốc:......................36
10.3 Vấn đề Marketing của các hãng thuốc tại Nhà thuốc....................................36
KẾT LUẬN...................................................................................................................39

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Nghĩa tiếng Việt


GPP Thực hành tốt nhà thuốc
SĐK Số đăng ký
SOP Quy trình thao tác chuẩn
DSĐH Dược sỹ đại học
DSCĐ Dược sỹ cao đẳng
TPBVSK Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
BYT Bộ Y tế

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1: Mặt ngoài của nhà thuốc
Hình ảnh 2: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Hình ảnh 3: Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)
Hình ảnh 4: Chứng chỉ hành nghề Dược
Hình ảnh 5: Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh
Hình ảnh 6: Sơ đồ mô phỏng nhà thuốc
Hình ảnh 7: Các hình ảnh khác của nhà thuốc

5
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với việc kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người
ngày càng được nâng cao, thì việc chăm sóc sức khỏe cũng trở nên được quan tâm chú
trọng rất nhiều.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, các cở sở kinh doanh thuốc
ngày càng phát triển, các hệ thống bán lẻ thuốc không ngừng mở rộng, số lượng nhà
thuốc ngày càng nhiều.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc kinh doanh thuốc chưa đảm bảo chất lượng, việc bán
thuốc kê đơn chưa tuân theo quy chế, việc sắp xếp bảo quản thuốc ở các nhà thuốc
chưa đúng quy định, việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh chưa đầy đủ... đã
làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh và uy tín của ngành Dược.
Trước thực trạng đó, ngày 24/01/2007 Bộ Y Tế đã chính thức ban hành các nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice gọi tắt là GPP).
Đây là một trong những nguyên tắc, tiêu chuẩn mà ngành Dược Việt Nam đang áp
dụng.
Để thực hiện tốt GPP, ngày 22/01/2018 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư
số 02/2018/TT-BYT quy định về “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” nhằm mục đích
đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người bệnh.
Thông tư có quy định: “Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm
bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng”. Do vậy, việc tư vấn lựa
chọn và sử dụng thuốc của người Dược sỹ là vô cùng quan trọng. Người Dược sỹ tại
các cơ sở bán lẻ thuốc phải có đầy dủ kiến thức và kỹ năng để bảo đảm sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe
người dân ngày càng tốt hơn.
Vì vậy, đối với chúng em – những Dược sỹ tương lai, những đợt thực tập tại các cơ
sở là rất cần thiết để trau dồi kinh nghiệm tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả cho người
bệnh.
Trong đợt Thực tập nghề nghiệp cuối khóa, em đã có quãng thời gian thực tập tại
nhà thuốc. Đây là nơi em được tiếp xúc với người bệnh, là nền tảng để sau này em ra
trường làm việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình.
Báo cáo thực tập ở nhà thuốc là kinh nghiệm em tóm tắt được trong quá trình học
tập tại nhà trường và nhà thuốc. Bài báo cáo có những nội dung chính sau:

6
- Hồ sơ pháp lý của nhà thuốc
- Nhân sự, cơ sở vật chất của nhà thuốc
- Các văn bản, tài liệu chuyên môn, sổ sách tại nhà thuốc
- Các hoạt động tại nhà thuốc: mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc
- Danh mục thuốc tại nhà thuốc
- Công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc
- Việc thực hiện các quy định tại nhà thuốc

7
PHẦN 2
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC
1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Tên nhà thuốc: Nắng PHARMACY
Địa chỉ: Số 363A phố Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội.
Nhà thuốc nằm ngoài mặt đường có đông dân cư qua lại, vị trí gần chợ, gần bệnh
viện…, khu vực trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc kinh doanh nhà thuốc.
Hình ảnh bên ngoài Nhà thuốc :

Hình ảnh 1

8
Nhà thuốc đạt chuẩn GPP với đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Số 01C8029814 ngày 11 tháng 01 năm
2019, nơi cấp UBND Quận Hoàn Kiếm .
- Chứng chỉ hành nghề của Dược sĩ phụ trách chuyên môn Số 01828/CCHND-SYT-
HNO ngày 05 tháng 02 năm 2018, nơi cấp Sở y tế Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Số
5952/GPP ngày 31 tháng 1 năm 2019, nơi cấp Sở y tế Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Số 03-5952/ĐKKDDD-HNO cấp
ngày 31 tháng 1 năm 2019, nới cấp Sở y tế Hà Nội.
Các giấy tờ pháp lý của nhà thuốc:
1.1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Hình ảnh 2

1.1.2. Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc GPP

9
Hình ảnh 3

1.1.3. Chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn

Hình ảnh 4
1.1.4. Giấy đăng kí kinh doanh

10
Hình ảnh 5

1.2. Quản lý hồ sơ nhân viên gồm:


+ Hợp đồng lao động
+ Giấy khám sức khỏe
11
+ Bằng cấp chuyên môn
+ Sơ yếu lý lịch
+ Các chứng chỉ đào tạo

12
II. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC
2.1 Nhân sự
Nhà thuốc gồm có 01 DSĐH và 01 DSCĐ:
Chủ nhà thuốc - DSĐH: Đào Thị Lanh - Phụ trách chuyên môn.
- DSCĐ: Vũ Khắc Tùng – Người giúp việc.
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Diện tích và bố trí: với diện tích cơ sở là 20m2.
- Nhà thuốc có 05 tủ kính, trong đó có:
+ 04 tủ thuốc tân dược.
+ 01 tủ mỹ phẩm.
+ 01 tủ thực phẩm chức năng.
- Có 1 kệ để mỹ phẩm.
- Có nước rửa tay cho nhân viên nhà thuốc và khách hàng.
- Có 01 quầy để giao dịch với khách hàng và ra lẻ thuốc.
- Tủ quầy dễ vệ sinh và đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Có bàn tư vấn thuốc.
- Có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có sổ ghi chép theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Có
hiệu chuẩn 01 lần/ 1 năm. Ẩm kế theo dõi nhiệt độ, độ ẩm được treo trên tường ngay
chính giữa tủ ngoài cùng để thuận tiện cho việc theo dõi và ghi chép hàng ngày.
- Nhà thuốc có hệ thống đèn điện đủ ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động của nhà
thuốc.
- Các tủ được bầy cách cửa ra vào 1m để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào
thuốc.
- Có đầy đủ các thiết bị như: tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ để bảo quản thuốc.
- Nơi bán thuốc được duy trì ở nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75% và thỏa mãn điều
kiện bảo quản thuốc.

* Dụng cụ bao bì ra lẻ thuốc:


- Có bao bì ra lẻ thuốc phù hợp, dễ vệ sinh.
- Có bao bì kín khi cho thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp. Có đủ túi PE, mép
kín, trên có dán nhãn đề ghi thông tin theo quy định.
* Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong Nhà thuốc:

13
Kệ mĩ phẩm

Bàn tư vấn và
Tủ Tủ thuốc tân dược Tủ
giao dịch
thuốc Thực
tân phẩm
dược BVSK

Tủ mỹ phẩm Tủ thuốc tân dược

Hình ảnh 6
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÀ THUỐC

14
Hình ảnh 7

15
III. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH
THAO TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC.
3.1. Văn bản quy định, tài liệu chuyên môn
 Văn bản quy phạm pháp luật
1) Luật Dược: Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2017
2) Nghị định: Nghị định số 54/2017 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều
và biện pháp và biện pháp thi hành Luật Dược
3) Các quyết định, thông tư của Bộ Y tế liên quan đến các hoạt động của nhà thuốc:
 Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
a) Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế “Quy
định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc –GPP”
b) Thông tư số 03/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế “Quy định
về tổ chức, quản lý và hoạt động của Chuỗi nhà thuốc GPP”
c) Thông tư số 07/2017 /TT-BYT ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế “Ban
hành danh mục thuốc không kê đơn”
d) Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ Y tế “Thông tư sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của
Bộ Y tế “Quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị
ngoại trú”
 Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 06 năm 2001 của Bộ Y tế về việc
triển khai áp dụng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc
 Quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt
a) Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/8/2017 của Bộ Y tế “Quy định chi tiết
một số điều của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của
Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt”
b) Thông tư số 10/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế ban hành “Thông tư
quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt”
 Quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế “Quy định về chất
lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc”
16
 Thông tin, quảng cáo thuốc
Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế “Quy định chi tiết một
số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ- CP ngày
08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Dược”
 Danh mục thuốc thiết yếu
Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 của Bộ Y tế ban hành Danh mục
thuốc thiết yếu.
 Thực hành tốt phân phối thuốc
Thông tư số 03/2018/TT-BYTngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về
thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc

 Tài liệu chuyên môn:


- Dược thư quốc gia
- Nhà thuốc có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế được hiện hành
- Có tài liệu, máy vi tính kết nối mạng và điện thoại di động có thể tra cứu các tài
liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thông báo có
liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.

17
3.2. Sổ sách tại nhà thuốc
- Sổ Xuất Nhập thuốc:
 Mẫu sổ xuất nhập thuốc:
STT Ngày Tên thuốc – SĐK Số Hạn Số Công Kiểm soát
tháng hàm lượng lô dùng lượng ty chất
năm nhập lượng

- Sổ kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc
 Mẫu sổ kiểm kê kiểm soát chất lượng
Ngày Diễn dải Số hóa SĐK Số lô Hạn Nhận Số
đơn dùng lượng

- Sổ theo dõi bệnh nhân, ghi chép thông tin các bệnh nhân mua thuốc theo đơn
 Mẫu sổ theo dõi bệnh nhân
Ngày Tên địa chỉ Tên địa chỉ Chẩn đoán của Tên thuốc Số lượng
bệnh nhân bác sỹ kê đơn bác sỹ kê đơn

- Sổ theo dõi tác dụng phụ ADR của thuốc:


 Mẫu sổ theo dõi ADR
18
Ngày Tên Tên Số Thuốc Sử Hiện Số lần Xử trí
bệnh thuốc lượng nghi ngờ dụng tượng xảy ra
nhân xảy ra lần thứ ADR trong
ADR mấy ngày

- Sổ theo dõi khiếu nại của bệnh nhân:


 Mẫu sổ theo dõi khiếu nại của bệnh nhân
Ngày Tên địa chỉ Nội dung Tên Số Lý do Xử Lý
bệnh nhân khiếu nại thuốc lượng khiếu nại

- Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của Nhà thuốc: nhân viên bán lẻ có theo dõi nhiệt độ,
độ ẩm, ngày 2 lần vào lúc 8h sáng và 18h chiều.
Ngày/ Nhiệt độ Độ ẩm Người theo Người Ghi chú
tháng/năm dõi kiểm tra

+ Lưu giữ hồ sơ sổ sách ít nhất 01 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
+ Hồ sơ, sổ sách có thể tra cứu kịp thời khi cần thiết

3.3. Quy trình thao tác chuẩn (SOP) đang thực hiện tại nhà thuốc
- Tại nhà thuốc có 5 quy trình thao tác cơ bản:

STT Tên quy trình thao chuẩn

19
1 Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng
2 Quy trình bán và tư vấn thuốc theo đơn
3 Quy trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn
4 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
5 Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

- Các quy trình thao tác chuẩn của cơ sở do người có thẩm quyền phê duyệt và ký
ban hành.
- Nhân viên bán thuốc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC


4.1. Lựa chọn nhà phân phối
- Qua kinh nghiệm của nhà thuốc, nhiều năm hành nghề, nhà thuốc đã lựa chọn các
nhà cung cấp hợp pháp, có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh
doanh.
- Cụ thể nhà thuốc thường nhập của các công ty dược phẩm như: Zuellig Pharma,
DKSH, CTCP Traphaco, CTCP Nhất Nhất, CTCP Á Âu, CTCP Phúc Vinh,…
- Ngoài ra, nhà thuốc còn trực tiếp nhập thuốc tại chợ thuốc Hapulico.
4.2. Lập dự trù thuốc và lên đơn đặt hàng
- Nhà thuốc dựa vào doanh số bán hàng và lượng thuốc còn tồn của mỗi loại mà lập
dự trù thuốc. Dự trù không theo định kỳ hàng tháng mà theo nhu cầu thực tế, lên dự trù
và liên hệ với nhà cung cấp để nhập thuốc.
- Dựa trên dự trù thuốc, các nhà cung cấp đã được nhà thuốc liên hệ sẽ cử nhân viên
giao thuốc tới tận nhà theo đúng số lượng đã yêu cầu.
- Khi nhập thuốc, nhân viên bán hàng kiểm tra tên thuốc, số lượng, hàm lượng,
nồng độ, số lô, hạn sử dụng, quy cách đóng gói giữa phiếu xuất và thực tế, kiểm tra
chất lượng bằng cảm quan (nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng).
- Chỉ mua các loại thuốc được cấp phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có
đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ
hóa đơn chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
4.3. Kiểm tra chất lượng thuốc
- Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì thuốc.
- Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp. Số lượng thực tế với hóa đơn.
20
- Kiểm tra đối với thuốc nhập khẩu xem có số đăng ký hoặc tem nhập khẩu hay
không.
- Kiểm tra số lô sản xuất, hạn dùng.
 Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan:
- Đối với thuốc viên nén: kiểm tra màu sắc, kiểm tra độ ẩm, của viên trong lọ hay vỉ
bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra toàn bộ vỉ thuốc bằng mắt thường.
- Đối với viên bao: bề mặt nhẵn không nứt, không bong mặt, bảo quản trong lọ hoặc
vỉ kín, lắc không dính. Đối với viên bao đường không được chảy nước.
- Đối với viên nang mềm: kiểm tra tính toàn vẹn của viên, của vỉ (vỉ không bị hở, bị
rách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên).
- Đối với viên đạn, thuốc trứng: không chảy nước, bao bì trực tiếp nguyên vẹn.
- Đối với siro thuốc: thuốc phải trong, không biến chất trong quá trình bảo quản,
không lắng cặn, lên men, không có đường kết tinh lại.
- Đối với thuốc mỡ: tuýp mỡ đồng đều, bao bì nguyên vẹn.
- Đối với thuốc cốm: kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu.
- Đối với thuốc tiêm: kiểm tra thuốc bột pha kiêm xem có bị vón cục không, lắc nhẹ
quan sát.
Nếu hàng không đạt yêu cầu phải để ở “khu vực chờ xử lý”. Liên hệ với nhà cung
ứng để trả hoặc đổi hàng.
- Đối với miếng dán hạ sốt hoặc băng dính : phải đồng nhất.
4.4. Niêm yết giá
- Tất cả thuốc đều được niêm yết giá bán lẻ.
- Giá niêm yết thể hiện đầy đủ mức giá và theo từng đơn vị nhỏ nhất của thuốc. Ví
dụ: vỉ, lọ chai.
- Thuốc nhập về sau khi kiểm tra sẽ được dán nhãn ghi giá bán vào từng sản phẩm.
4.5. Trưng bày thuốc
- Thuốc được trưng bày trên kệ, trong tủ theo từng khu vực được quy định sẵn như:
Nhóm tiêu hóa, nhóm hạ sốt giảm đau kháng viêm, nhóm kháng histamine…
- Thuốc hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.
- Chống đổ vỡ hàng ,nặng để dưới, nhẹ để trên. Các mặt hàng dễ vỡ, rơi như ống
thuốc tiêm truyền chai lọ,… xếp vào trong, không xếp chồng lên nhau.
- Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo:
+ Nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
21
 Gọn gàng, ngăn nắp có thẩm mỹ, không xếp, lẫn lộn giữa các mặt hàng.
 Nhãn hàng (chữ, số của thuốc), các hình ảnh phải quay ra ngoài cho thuận
tầm nhìn của khách.
+ Nguyên tắc FEFO & FIFO đảm bảo chất lượng hàng.
 FEFO: hàng có hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dài hơn xếp vào trong.
 FIFO; hàng sản xuất trước xuất trước, lô sản xuất trước xuất trước.
- Bán hết những hộp ra lẻ, đánh dấu bên ngoài vỏ hộp, tránh tình trạng nhầm lẫn mở
nhiều hộp cùng một lúc.
- Một số thuốc yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt như bảo quản lạnh, bảo quản
tránh ánh sáng,… đều có khu vực bảo quản trưng bày riêng.
- Một số thuốc có quy chế bảo quản đặc biệt như các thuốc hướng thần,… đều có
khu vực bảo quản trưng bày riêng.
4.6. Ghi chép vào sổ sách
- Sau khi kiểm nhập và kiểm tra chất lượng thuốc, người giúp việc ghi vào “Sổ nhập
và kiểm soát chất lượng thuốc” đầy đủ các thông tin về thuốc vào các cột, các mục có
trong sổ.
5. CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC
5.1. Tiếp đón, giao tiếp
- Trước khi bán hàng người giúp việc vệ sinh quầy tủ chuẩn bị đầy đủ trang phục
như: quần áo blouse, đeo biển hiệu, mũ khẩu trang.
- Khi khách đến, người giúp việc tươi cười niềm nở chào hỏi khách.
5.2. Tư vẫn,hướng dẫn cách sử dụng thuốc
- Tuỳ từng trường hợp mà người giúp việc sẽ tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc
cho khách hàng sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm cho người bệnh.
- Đối với người bệnh phải tư vấn, khi người giúp việc không nắm rõ thì hướng dẫn
bệnh nhân ra bàn tư vấn để người phụ trách chuyên môn giải quyết hoặc đề nghị bệnh
nhân tới khám bác sỹ chuyên khoa thích hợp.
- Nhà thuốc không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi
bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua
thuốc nhiều hơn cần thiết.

22
5.3. Hoạt động bán thuốc theo đơn
- Khi bán thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của dược sỹ có trình độ
chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y Tế về
bán thuốc theo đơn.
- Người dược sỹ kiểm tra đơn thuốc có hợp lệ không.
- Kiểm tra thuốc trong đơn tại quầy có không.
- Giới thiệu thuốc tại quầy.
- Khi bệnh nhân đồng ý, tính tiền thu tiền.
- Sau đó chuẩn bị hàng ghi số lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng.
- Giao thuốc cho người mua đối chiếu thuốc thực với đơn thuốc của bệnh nhân, dặn
dò nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng cách sử dụng theo đơn thuốc để có kết quả
điều trị bệnh tốt nhất.
- Người dược sỹ phải bán đúng theo đơn thuốc, trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về pháp
lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, yêu cầu người bệnh phải
thông báo lại cho Bác sỹ kê đơn biết để xử lý hoặc thay đổi đơn thuốc.
- Nhà thuốc bán lẻ giải thích cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn
trong trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn
thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh…
- Khi trong đơn thuốc biệt dược mà nhà thuốc không có thì Dược sỹ đại học thay
thế thuốc trong đơn bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng,
công dụng khi có sự đồng ý của người bệnh và ghi tên thuốc thay thế vào đơn thuốc
hoặc sổ y bạ.
5.4. Thuốc không kê đơn
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, người dược sỹ
cần giải thích rõ cho người mua biết cách tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng của
bệnh.
- Người dược sỹ phải xác định trường hợp nào cần có sự tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về
thuốc, giá cả lựa chọn thuốc không cần kê đơn.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh và đến thuốc mà người mua yêu cầu:
Thuốc được mua dùng để chữa bệnh/triệu chứng gì, giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe,

23
bệnh mạn tính? Bệnh mắc kèm? Đang dùng thuốc gì? Hiệu quả? Tác dụng không
mong muốn?
- Nhân viên tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc
- Người bán lẻ hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói, đồng thời viết lên túi
giấy đựng thuốc hoặc gắn nhãn cách sử dụng lên đồ bao gói
- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc các
thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
- Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm yết.
6. BẢO QUẢN THUỐC
6.1. Kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc
a) Theo dõi chất lượng thuốc, theo dõi hạn dùng
Sau khi nhập hàng về 100% các loại thuốc được theo dõi chất lượng bằng cảm
quan và được ghi chép vào sổ theo dõi và có một sổ theo dõi thuốc cận date riêng,
nhân viên nhà thuốc kiểm tra, kiểm soát về các nội dung sau:
- Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.
- Số lượng thuốc.
- Số đăng ký.
- Số lô.
- Hạn dùng của thuốc.
- Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất.
- Các thông tin ghi trên nhãn thuốc (theo yêu cầu quy chế nhãn).
- Có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan.
- Thuốc lưu tại Nhà thuốc: có tiến hành kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột
xuất (định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 quý/1 lần).
- Tránh để hàng bị biến đổi chất lượng, hết hạn dùng.
+ Cột “Ghi chú”: ghi những lưu ý về thuốc,bao gồm hàng sắp xếp, hàng cận date dễ
dàng hơn để từ đó ta có thể dự trù mặt hàng cần mua, loại bỏ những mặt hàng không
đủ yêu cầu.
+ Lập và quản lý các hóa đơn nhập, hóa đơn xuất. Quản lý thông tin nhà cung cấp,
xuất nhập và điều chỉnh nhập, xuất hàng. Quản lý công việc bán, xử lý đơn hàng của
khách hàng và nhà cung cấp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

24
+ Cung cấp các báo cáo nhanh, chính xác số lượng thuốc còn tồn theo loại thuốc, lô
sản xuất, quá hạn sử dụng. Báo cáo xuất – nhập – tồn theo ngày, tháng, năm. Báo cáo
doanh số và lợi nhuận theo ngày, tháng, năm.
+ Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định. Có kiểm kê đối với các loại thuốc
khiếu nại, thuốc thu hồi.
b) Kiểm kê, giao hàng
- Kiểm kê - bàn giao định kỳ hàng tháng số lượng tồn thực tế với số lượng trên sổ
sách vào ngày cuối tháng và có kiểm chứng của chủ nhà thuốc vì số lượng thiếu thừa
về thuốc hoặc tiền hàng.
- Trong quá trình kiểm kê, nhà thuốc vẫn bán hàng bình thường.
6.2. Bảo quản, sắp xếp hàng hóa
- Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc phải được kiểm soát đầy đủ, sau đó vào sổ xuất
nhập.
- Sắp xếp thuốc lên tủ theo:
 Tác dụng dược lý như:
+ Nhóm tiêu hóa.
+ Nhóm hạ sốt giảm đau kháng viêm.
+ Nhóm thuốc kháng sinh
...
 Theo nhóm thuốc kê đơn:
+ Nhóm huyết áp.
+ Nhóm tim mạch.
+ Nhóm nội tiết.
+ Nhóm thần kinh.
...
 Theo nhóm không kê đơn:
+ Dụng cụ y tế.
+ Nhóm tuần hoàn não.
+ Nhóm vitamin và khoáng chất.
+ Nhóm TPBVSK
+ Mỹ phẩm

- Thuốc hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.
25
- Chống đổ vỡ hàng ,nặng để dưới, nhẹ để trên. Các mặt hàng dễ vỡ, rơi như ống
thuốc tiêm truyền chai lọ,… xếp vào trong, không xếp chồng lên nhau.
- Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo:
+ Nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
 Gọn gàng, ngăn nắp có thẩm mỹ, không xếp, lẫn lộn giữa các mặt hàng.
 Nhãn hàng (chữ, số của thuốc), các hình ảnh phải quay ra ngoài cho thuận
tầm nhìn của khách.
+ Nguyên tắc FEFO & FIFO đảm bảo chất lượng hàng.
 FEFO: hàng có hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dài hơn xếp vào trong.
 FIFO; hàng sản xuất trước xuất trước, lô sản xuất trước xuất trước.
- Bán hết những hộp ra lẻ, đánh dấu bên ngoài vỏ hộp, tránh tình trạng nhầm lẫn mở
nhiều hộp cùng một lúc.
- Điều kiện bảo quản: nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75%.
- Thường xuyên làm công tác vệ sinh, tuyệt đối không để ánh sáng mặt trời chiếu
trực tiếp vào thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
6.4. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà thuốc
- Nhà thuốc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc PMS của Viettel.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà thuốc có những lợi ích như:
 Kiểm soát dễ dàng lượng hàng, tiền nhập - xuất - tồn tại thời điểm bất kỳ
 Lập dự trù nhập hàng nhanh chóng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng
 Quản lý thuốc theo liều
 Quản lý chặt chẽ lượng và tiền hàng của từng ca, từng nhân viên nhà thuốc
 Theo dõi doanh số bán theo đơn kê bởi bác sỹ
 Dễ dàng tra cứu thông tin về sản phẩm, thông tin sản phẩm có cùng hoạt chất.
 Tự động cảnh báo thuốc cận hạn sử dụng
 Quản lý xuyên suốt quá trình diễn biến giá thuốc
 Quản lý tất cả các chi phí phục vụ cho hoạt động nhà thuốc
 Theo dõi công nợ chi tiết của nhà cung cấp/khách hàng
 Thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá doanh số - lợi nhuận theo mặt hàng,
nhóm hàng, theo mùa, theo nhân viên.
 Cung cấp hệ thống báo cáo thống kê hoàn chỉnh theo yêu cầu của nhà thuốc và
các biểu mẫu được quy định bởi GPP.
26
 Tích hợp tài liệu tra cứu Dược thư Quốc gia Việt Nam
 Thiết lập sẵn bộ hồ sơ mẫu nhà thuốc GPP, các văn bản do Bộ Y tế ban hành về
GPP.
VII. Thuốc kiểm soát đặc biệt
Nhà thuốc không có bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất được
quy định trong Thông tư 20/2017/TT- BYT ngày 10/05/2017 “Quy định chi tiết một số
điều của Luật Dược” và nghị định số 54/2017-NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính Phủ
về “thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt”.
Nhà thuốc có bán một số thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc có trong “Danh mục chất bị cấm
sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực”. Đây là những thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
7.1. Một số thuốc phải kiểm soát đặc biệt có tại nhà thuốc
a) Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện

Tên thuốc Hoạt chất Hàm Dạng bào Nhà sản xuất
lượng chế
Terpin Codein 10 Terpin hydrat 100 mg. Viên nén bao Công ty dược
Codein phosphat 5 mg đường phẩm Cửu Long
Terpin Codein Terpin hydrat 100mg Viên nén bao Pharimexco (Việt
VPC Codein 3.9mg đường Nam)
camphosulfonat

b) Thuốc có trong “Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực”
Tên thuốc Hoạt chất Hàm Dạng bào Nhà sản xuất
lượng chế
Chloramphenicol Chloramphenicol 250 mg Viên nén Mekophar
Colchicin Colchicin 1 mg Viên nén Traphaco
Metronidazole Metronidazole 250mg Viên nén bao Stada
Stada phim
Rodogyl Spiramycin 750.000 Viên nén Sanofi
IU
Metronidazole 125mg

27
7.2. Một số lưu ý đối với thuốc kiểm soát đặc biệt
 Bảo quản:
Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng
biệt, không được để cùng các thuốc khác;
 Hồ sơ sổ sách đối với cơ sở bán lẻ:
Cơ sở bán lẻ thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối
hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải lập và
ghi chép đầy đủ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng theo mẫu sổ quy định tại Phụ
lục XXI kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BYT.
Mẫu sổ theo dõi thôngtin chi tiết khách hàng mua thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng
phối hợp có chứa tiền chất như sau:
SỔ THEO DÕI THÔNG TIN CHI TIẾT KHÁCH HÀNG
Số Hoạt chất, Số
Ngày Tên thuốc. Quy Đơn vị Tên khách Địa Ghi
thứ nồng độ/ hàm lượng
tháng cách đóng gói tính hàng chỉ chú
tự lượng bán
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

 Lưu trữ hồ sơ sổ sách:


Cơ sở kinh doanh dược có các hoạt động liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm
thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến thuốc,
nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt dưới dạng hồ sơ, sổ sách hoặc phần
mềm theo dõi trong thời gian ít nhất hai (02) năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm
thuốc hết hạn dùng.

VIII. Danh mục nhóm và một số thuốc có tại cửa hàng


Hiện tại Nhà thuốc có đầy đủ các loại mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu của nhân
dân quanh khu vực Nhà thuốc, với tổng số khoảng hơn 600 mặt hàng.
Để bảo quản thuốc tốt với mục đích dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, Nhà thuốc thường
phân loại các loại thuốc theo từng nhóm tác dụng dược lý, theo từng khu vực riêng
như sau:

28
8.1. Thuốc kê đơn
 Gồm: Nhóm kháng sinh – Tim mạch – Hormon – Tiêu hóa – Nhỏ mắt –
Thuốc trị nấm

STT TÊN THUỐC HOẠT CHẤT HÀM DẠNG NƠI SẢN


LƯỢNG BÀO CHẾ XUẤT
1 Zinnat Cefuroxime 500mg Viên nén Glaxo Smith
Kline - Anh
2 Zitromax Azithromycin 200mg Bột pha Pfizer
/5ml hỗn dịch
uống
3 Augmentin 1g Amoxicilline 875mg Viên nén Glaxo Smith
Clavulanic acid 125mg Kline- Anh
4 Newtop Cefixime 200mg Viên nang Ấn Độ
5 Cefpodoxime Cefpodoxime 200mg Viên nang Việt nam
mềm
6 Ciprofloxacin Ciprofloxacin 500mg Viên nén Việt nam
dài
7 Doxycycline Doxycycline 100mg Viên nang Việt nam
mềm
8 Ceclor Cefaclor 125mg Bột pha Menarin- Italy
/5ml hỗn dịch
uống
9 Clamoxyl Amoxiciclin 250mg Gói bột Glaxo Smith
Kline- Anh
10 Cephalexin Cephalexin 500mg Viên nén DP TW1-VN
11 Erythromycin Erythromycin 500mg Viên nang DP Mekophar
mềm
12 Cefixim Cefixime 100mg Gói bột Việt Nam
13 Amoxicillin Amoxicillin 500mg Viên nang DP Domesco-
mềm Đồng tháp
14 Azicine Azithromycin 250mg Viên nang LD Stada - VN
cứng
29
15 Amlor Amlodipine 5mg Viên nang Pfizer
16 Betaloc Zok Metoprolol 50mg Viên nén AstraZeneca
succinate
17 Coversyl Perindopril 5mg Viên nén Pháp
18 Tanatril Imidapril 5mg Viên nén P.T Tanabe
hydrochloride Indonesia
19 Concor Bisoprolol 2,5mg Viên nén Đức
fumarate
20 Utrogestan Progesteron 200mg Viên nang Besins
mềm International
Belgique
21 Duphaston Dydrogesterone 10mg Viên bao Pháp
phim
22 Orgametril Lynestrenol 5mg Viên nén Merc Sharp
23 Provironum Mesterolone 25mg Viên nén PT Schering
Indonesia
24 Mifetras Mifepristone 10mg Viên nén Stada VN
25 Cimetidin Cimetidine 300; 400 Viên nén Ấn Độ
mg
26 Ranitidin Ranitidine 150; 300 Viên nén Ấn Độ
mg
27 Famotidin Famotidine 20; 40 mg Viên nén Ấn Độ
28 Nizatidine Nizatidine 10, 20, 30 Viên nén Ấn Độ
mg
29 Tobradex Tobramycin 3 mg/ml Dd nhỏ Pháp
0.03% Dexamethazol 1 mg/ml mắt vô
khuẩn
30 Tobrex 0,03% Tobramycin 0,03% Dd nhỏ Pháp
mắt vô
khuẩn
31 Levofrox Levofloxacin 0,03% Thuốc nhỏ Ấn Độ
mắt
32 Ciprofloxacin Ciprofloxacin 0,03% Thuốc nhỏ Việt Nam
30
mắt
33 Poema Neomycin Sulfat 34000UI Thuốc nhỏ Merap VN
Dexamethazol 10mg mắt, mũi,
natri phosphate tai
34 Sporal Itraconazole 100mg Viên nang Thái Lan
35 Itraconazol Itraconazole 100mg Viên nang Ấn Độ
36 Fluconazol Fluconazole 150mg Viên nén Việt Nam
37 Nystatin Nystatin 500.000 Viên bao Việt Nam
IU phim
38 Nizoral cream Ketoconazole 2% Kem bôi Jassen- Cilag
ngoài da

8.2. Thuốc không kê đơn


8.2.1. Thuốc nhỏ mắt không kê đơn
STT TÊN THUỐC HOẠT CHẤT HÀM DẠNG NƠI SẢN
LƯỢNG BÀO CHẾ XUẤT
1 Osla Natriclorid 0,9% Dung dịch Merap VN
2 Natriclorid Natriclorid 0,9% Dung dịch CTCPDP
Traphaco
8.2.2. Thuốc bôi ngoài da
STT TÊN HOẠT CHẤT DẠNG BÀO NƠI SẢN XUẤT
THUỐC CHẾ
1 Deap heat Methyl salicylate, L- Dầu xoa Úc
methol, tinh dầu
thông, tinh dầu
khuynh diệp
2 Gấu Misa Methol, methyl Kem xoa bóp Việt Nam
sacicylate, lidocaine, ngoài da
mật gấu
3 Voltaren 1% Diclofenac Gel bôi ngoài da Đức
diethyllamine
4 Salonpas L-methol, Methyl Dầu xoa Hisamisu-VN
Sacicylate Cao dán
31
8.2.3. Thuốc ho
STT TÊN HOẠT CHẤT HÀM DẠNG NƠI SẢN
THUỐC LƯỢNG BÀO CHẾ XUẤT
1 Acemuc Acetyl cystein 100mg Gói bột Sanofi VN
2 Atussin Dextromethorphan 10mg Viên nang United
HBr mềm International
Chlopheniramine 1mg Pharma
Maleate
3 Bilsovon Bromhexine 8mg Viên nén Đức
hydrochloride
4 Muscosvan Ambroxol 30mg Viên nén Đức
tròn

8.2.4. Thuốc chống dị ứng


STT TÊN HOẠT CHẤT HÀM DẠNG NƠI SẢN
THUỐC LƯỢNG BÀO CHẾ XUẤT
1 Telfast Fexofennadine 60, 120, Viên nén Aventis Pharm
180mg
2 Chlorphenira Chlorpheniramine 4mg Viên nén DP Mekophar
min
3 Audocal Desloratadine 10mg Viên nén Pháp
4 Aerius Desloratadine 5mg Siro, viên Schering
0,5mg/ml nén Plough

8.2.5. Thuốc tuần hoàn não


STT TÊN HOẠT CHẤT HÀM DẠNG NƠI SẢN
THUỐC LƯỢNG BÀO CHẾ XUẤT
1 Stugeron Cinarizine 25mg Viên nén Thái lan
2 Taganil Acetyl-DL-Leucine 500mg Viên nén Pháp
3 Hasacetam Piracetam 800mg Viên nang Hasan VN
mềm
Phezam Piracetam 400 mg Viên nang Bulgaria
32
4 Cinnarizine 25 mg

8.2.6. Vitamin và khoáng chất


STT TÊN HOẠT CHẤT DẠNG BÀO NƠI SẢN XUẤT
THUỐC CHẾ
1 Neurobion Vitamin B1+B6+B12 Viên nén Merc Đức
2 Pharmaton Nhân sâm, VitaminE, Viên nang mềm Thụy sỹ
vitamin B1
4 Ceelin Vitamin C, đường Siro United Pharma VN
Saccazose
5 Enervon C Vitamin B1, B2, B5, Viên bao phim United Pharma VN
500mg B6, B12, PP, C

8.2.7. Giảm đau – Kháng viêm


STT TÊN HOẠT CHẤT HÀM DẠNG NƠI SẢN
THUỐC LƯỢNG BÀO XUẤT
CHẾ
1 Piroxicam Piroxiccam 20mg Viên nén Domesco
Đồng Tháp
2 Medrol Methylprednisolon 4; 16mg Viên nén Pfizer Italia
3 Efferalgan Paracetamol 500mg Viên sủi Sanofi
4 Hapacol Paracetamol 500mg Viên sủi DP Hậu Giang
5 Alphachoay Alphachymotripsin Viên nén Sanofi

IX. Triển khai công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của dược lâm sàng.
Để sử dụng thuốc hợp lý, trước hết phải chọn được thuốc hợp lý. Hợp lý là phải cân
nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/Rủi ro và Hiệu quả/Chi phí đạt cao nhất.
Tuy nhiên, ngoài tiêu chuẩn hợp lý của từng thuốc riêng biệt còn phải tính đến
nhiều mặt khác, trong đó 3 vấn đề quan trọng nhất là:
- Phối hợp thuốc phải đúng (không có tương tác bất lợi ).
33
- Khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao (số lần dùng trong ngày ít, khả
năng chi trả phù hợp với người bệnh).
- Có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.
Muốn sử dụng thuốc hợp lý không chỉ cần đến các kiến thức liên quan đến thuốc
và bệnh mà còn phải đưa kiến thức này đến người bệnh cụ thể có nghĩa là phải hiểu rõ
các đặc điểm của người bệnh như các bệnh mắc kèm (gan, thận, tim, phổi....), các bất
thường về sinh lý (béo phì, có thai...), tuổi tác (trẻ em, người già) đến các thói quen
(nghiện rượu, thuốc lá, ăn kiêng...) và cả hoàn cảnh kinh tế. Như vậy trong điều trị
phải tính đến người bệnh chứ không phải chỉ là bệnh đơn thuần.
Sau đây là bốn nội dung cụ thể liên quan đên sử dụng thuốc hợp lý an toàn:
 Hiệu quả điều trị tốt: Hiệu quả là khả năng khỏi bệnh tốt, tỷ lệ bệnh nhân
được chữa khỏi bệnh cao.
 An toàn cao: Là khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn thấp,
nghĩa là tỷ lệ Hiêu quả/Nguy cơ rủi ro cao.
 Tiện dụng (dễ sử dụng): Tiện dụng hay dễ sử dụng bao gồm cách đưa thuốc,
số lần dùng thuốc trong ngày .. phù hợp, càng đơn giản càng tốt.
 Kinh tế ( rẻ nhất so với các thuốc đã đạt 3 tiêu chuẩn trên): Kinh tế có thể
tính theo chi phí tiền của một loại thuốc đó cho một ngày điều trị hoặc cho
cả liệu trình điều trị. Giá thuốc có thể chọn là thuốc sản xuất trong nước
hoặc ngoại nhập.
Thuốc được coi là hợp lý phải đạt các yêu cầu phù hợp với bệnh và phù hợp với
người bệnh. Để tư vấn đúng cho bệnh nhân, người dược sỹ cần thực hiện theo các
bước:
- Bước 1 . Xác định vấn đề cần giải quyết
 Bệnh nhân nhân này mắc bệnh gì ?
 Có cần dùng thuốc hay không ?
- Bước 2 . Xác định mục tiêu điều trị
 Mục tiêu của điều trị trong trường hợp này là gì ?
 Điều trị triệu chứng
 Loại trừ nguyên nhân gây bệnh
- Bước 3 : Lựa chọn các phương án điều trị phù hợp với bệnh nhân
Thông thường có 3 biện pháp can thiệp :

34
(1) . Hướng dẫn những biện pháp điều trị không dùng thuốc: chế độ ăn uống, xông
hơi, xoa bóp, thể dục ...
(2) . Điều trị bằng thuốc: lựa chọn thuốc, liều lượng, …
(3). Nếu bệnh vượt quá khả năng giải quyết của nhà, thuốc, khuyên bệnh nhân đến
khám tại các cơ sở y tế.
- Bước 4 . Tư vấn thuốc điều trị
Nếu bệnh nhân có đơn thuốc bác sỹ kê, nhà thuốc bán thuốc theo đơn của bác sỹ.
Khi trong đơn thuốc có biệt dược mà nhà thuốc không có thì DSĐH có thể thay thế
thuốc trong đơn bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng,
công dụng khi có sự đồng ý của người bệnh và ghi tên thuốc thay thế vào đơn thuốc
hoặc sổ y bạ.
Với thuốc không kê đơn, nhân viên nhà thuốc có thể tư vấn cho bệnh nhân dựa trên
triệu chứng, tình trạng…của bệnh nhân.
- Bước 5 . Hướng dẫn điều trị
Có 2 nội dung cần hướng dẫn :
• Hướng dẫn dùng thuốc: Giải thích cho bệnh nhân tác dụng của những thuốc có
trong đơn, giải thích cẩn thận cách thực hiện, giải thích tầm quan trọng : nếu không
làm thì sẽ có nguy cơ gì để họ tự giác tuân thủ?...
• Hướng dẫn theo dõi hay còn gọi là giám sát điều trị :
Đây là bước giải thích và chỉ dẫn cho bệnh nhân hoặc cho người nhà bệnh nhi.
Những nội dung chỉ dẫn có thể bao gồm :
- Điều chỉnh lại chế độ ăn ...
- Theo dõi sát để kịp thời phát hiện nếu bệnh nặng thêm.
- Nếu khỏi thì ngừng điều trị và căn dặn bệnh nhân các biện pháp để tránh tái phát.
- Nếu bệnh không chuyển biến hoặc có xu hướng nặng thêm thì phải quay lại để
nhà thuốc tư vấn hoặc đến khám tại cơ sở y tế.

 Trong thời gian thực tập tại Nhà thuốc, em đã gặp một số bệnh nhân với các
bệnh khác nhau, nhân viên bán thuốc theo đơn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho
bệnh nhân nhiệt tình, chu đáo. Bệnh nhân sử dụng thuốc và chưa gặp tác dụng không
mong muốn nào.

35
X. Việc thực hiện các quy định tại nhà thuốc
10.1. Niêm yết giá
- Nhà thuốc có niêm yết giá thuốc trên từng đơn vị nhỏ nhất vỉ, lọ hộp, giá thuốc
không cao hơn giá quy định của giá niêm yết trên trang giá bán lẻ của Cục Quản Lý
Dược Việt Nam.
- Nhà thuốc còn có bảng niêm yết giá một số loại thuốc thông thường dán tại Nhà
thuốc và bảng giá in thành quyển để tại Nhà thuốc cho người bán hàng và người mua
hàng tham khảo.
10.2 Việc đào tạo cập nhập kiến thức chuyên môn của Nhà thuốc:
- Chủ nhà thuốc hàng quý được tập huấn công tác chuyên môn với các nội dung:
phổ biến các vấn đề liên quan, chính sách, thông tư nghị định của ngành Dược.
- Sau khi tập huấn về, chủ nhà thuốc – dược sỹ đại học truyền đạt cho người giúp
việc để vào sổ “Sổ theo dõi các loại thuốc bị đình chỉ lưu hành” và kiểm tra xem trong
nhà thuốc có các loại thuốc bị đình chỉ đó không, thuốc không đạt chất lượng phải bị
thu hồi.
- Nhà thuốc thường xuyên tham dự các hội thảo khoa học của các hãng thuốc về
các loại thuốc mới.
- Nhà thuốc trang bị sách “Thuốc và biệt dược” phục vụ mục đích tra cứu thuốc.
10.3 Vấn đề Marketing của các hãng thuốc tại Nhà thuốc
Trong thời gian em thực tập tại nhà thuốc, em đã được tiếp xúc với nhiều bạn trình
dược viên của các hãng Dược, em nhận thấy vai trò quan trọng trong việc triển khai
chiến lược Marketing của các hãng thuốc.
Thông qua sự giới thiệu của các bạn trình dược viên, Nhà thuốc biết đến các sản
phẩm của hãng thuốc và giá cả của các sản phẩm của hãng thuốc đó. Từ đó Nhà thuốc
cân nhắc và lựa chọn sản phẩm mình cần theo thương hiệu, mẫu mã, giá cả hay hậu
mãi.
Marketing thuốc thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của
thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe
cộng đồng.
Bản chất thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý chứ không phải
chỉ sản xuất hay kinh doanh thuốc. Nhà thuốc là nơi phân phối trực tiếp sản phẩm của
hãng thuốc đến tay người tiêu dùng, cũng là nơi mà các hãng thuốc có thể sử dụng các

36
chiến lược Marketing dành cho người tiêu dùng, đem thương hiệu của hãng mình đến
với khách hàng.
 Vai trò của các trình dược viên trong Marketing của hãng Dược tại Nhà
thuốc:
- Giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm.
- Phát triển thị trường, chịu trách nhiệm về độ phủ và doanh số bán hàng trên địa
bàn được giao.
- Thực hiện đầy đủ và chính xác các chương trình Marketing, chăm sóc khách
hàng.
- Thu thập thông tin về sản phẩm, phản hồi của khách hàng và các hoạt động của
các đối thủ cạnh tranh.
- Nộp báo cáo độ phủ, doanh thu hàng tuần, theo mẫu của công ty.
- Nắm vững kiến thức sản phẩm.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của công ty.
 Chiến lượng Marketing trong việc xây dựng và quảng cáo thương hiệu của
các hãng thuốc tại Nhà thuốc:
- Chiến lược sản phẩm: giới thiệu sản phẩm tốt cho Nhà thuốc, thỏa mãn đầy đủ
mong muốn của khách hàng, tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu, và cảm nhận
giá trị vượt trội sản phẩm, các hoạt động Marketing chăm sóc hậu mãi sau bán hàng để
duy trì khách hàng trung thành.
- Chiến lược giá: Giá cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến suy luận của khách hàng về
chất lượng sản phẩm dựa trên mức giá cho nên mỗi hãng cần có chiến lược định giá
cho phù hợp với người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược phân phối: hãng thuốc áp dụng 2 kênh phân phối là trực tiếp hoặc gián
tiếp (Nhà thuốc) tới khách hàng.
Nhà thuốc có thể tác động đến thương hiệu qua các hoạt động Marketing ( Định giá
bán lẻ, quảng cáo, trưng bày, quầy hàng,…). Nên các hãng thuốc cần lựa chọn chiến
lược phân phối hợp lý cho từng sản phẩm (Phân phối rộng rãi phân phối chọn lọc,
phân phối độc quyền).
- Chiến lược truyền thông Marketing: là phương tiện thông qua hãng thuốc trực
tiếp hay gián tiếp nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu, sản phẩm họ bán. Yếu tố
then chốt hình thành thương hiệu và quảng bá thương hiệu là phát triển quan hệ với
khách hàng.
37
- Quảng cáo sản phẩm của hãng với khách hàng từ đó thúc đẩy việc mua hàng tại
Nhà thuốc:
 Quảng cáo qua truyền hình
 Quảng cáo báo, tạp chí, tờ rơi.
 Quảng cáo qua báo mạng.
 Quảng cáo qua tổ chức sự kiện, tài trợ cho các sự kiện cộng đồng, tổ chức
hội thảo khoa học.
 Quảng cáo bằng pano, áp phích treo, dán tại Nhà thuốc.
- Tặng quà: Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt vì vậy việc muốn khuyến mại để bệnh
nhân mua thuốc kê đơn là không được phép, người ta chỉ cho phép giới thiệu mặt hàng
và cung cấp thông tin cần thiết về sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Đối với thuốc không kê đơn hay thực phẩm chức năng khuyến mại là hình thức
kích thích ngắn hạn để thúc đẩy tiêu dùng nhằm tới Nhà thuốc hoặc người tiêu dùng để
thay đổi cách ứng xử của Nhà thuốc và người tiêu dùng để họ mua thuốc không kê đơn
lần đầu tiên, mua nhiều hơn, mua sớm hơn, thường xuyên hơn bằng các hình thức như
tặng quà, giảm giá khi mua hàng số lượng lớn.
- Nhân viên bán hàng, hãng trực tiếp tư vấn, giải quyết các thắc mắc của khách
hàng về sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng yên tâm về thương hiệu về sản phẩm
khi họ sử dụng
- Sử dụng hay thuê người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu, giới thiệu về sản phẩm
( Ca sĩ, diễn viên điện ảnh, vận động viên thể thao,….) giúp thương hiệu nhanh chóng
đi vào trí nhớ và chiếm được niềm tin của khách hàng.

38
KẾT LUẬN
Nhà thuốc đang trở thành nơi quan trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc, chăm sóc
sức khỏe cho người dân. Vì thế mỗi người dược sĩ làm việc tại nhà thuốc luôn cần có
những kiến thức chuyên môn đầy đủ, đúng đắn, những kĩ năng cần thiết để tư vấn, hỗ
trợ người bệnh trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
Trong đợt thực tập nghề nghiệp cuối khóa, có quãng thời gian thực tập tại nhà thuốc
là nơi em được tiếp xúc với người bệnh giúp em có những kiến thức và kĩ năng trong
việc tư vấn sử dụng thuốc, cắt liêu, sắp xếp và bảo quản thuốc... là nền tảng để sau này
em ra trường làm việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình.

39
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2020.


Xác nhận của cơ sở.

40

You might also like