You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC
----- // -----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NHÀ THUỐC ĐẠI PHÁT

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Linh


MSSV : 1411527778
Lớp : 14CD02
Khóa : 2014 - 2017
Người hướng dẫn : DS Nguyễn Đăng Khoa
Thời gian thực tập : Từ ngày

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 08- năm 2017


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHÀ THUỐC ĐẠI PHÁT
LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy và các anh chị ở nhà thuốc Đại Phát đã tạo
điều kiện cho em cùng các bạn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong thực tế.
Qua ba tuần thực tập tại nhà thuốc giúp những kiến thức mà em học ở
trường củng cố chắc hơn, giúp em nắm vững hơn về tác dụng, chỉ định, tác
dụng phụ của hoạt chất. Cũng như hiểu rõ hơn về cách phối hợp thuốc trong
điều trị bệnh, cách sắp xếp thuốc theo nhóm tác dụng dược lí, ngoài ra em
còn được học được cách cư xử đón tiếp bệnh nhân, cách ghi chép các loại
sổ sách tại nhà thuốc. Qua đó giúp em càng ý thức hơn về trách nhiệm và
chức trách của người dược sĩ trung học đối với sức khỏe bệnh nhân và cộng
đồng. Bên cạnh những thuận lợi cũng còn một số khó khăn như việc tiếp
xúc với thuốc còn hạn chế, chưa nắm rõ về cách quản lý của nhà thuốc.
Một lần nữa en xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến nhà trường, đã cho em
có khoảng thời gian thực tập vô cùng bổ ích tại nhà thuốc Đại Phát
Em xin chân thành cảm ơn…..!
LỜI NÓI ĐẦU
Được sự giúp đỡ của nhà trường, em đã trải qua 3 đợt thực tế ở 3 cơ sở đó
là, Xí nghiệp, Bệnh viện, Nhà thuốc . Trong đó nhà thuốc là nơi thực tập
vô cùng quan trọng, bởi vì nhà thuốc là nơi giúp em có điều kiện tiếp xúc
trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn và bán thuốc cho bệnh nhân. Vì thế
nhà thuốc là nơi tạo điều kiện thuận lợi, quan trọng để em sau này tốt
nghiệp ra trường làm việc trong chuyên nghành của mình, đặc biệt là nhà
thuốc.
Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người. một người dược sĩ biết cách bán thuốc, biết phối hợp thuốc và biết
cách tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Ngược lại, nếu
người dược sĩ bán thuốc không đúng cách thì bệnh nhân sẽ không khỏi
bệnh. Có thể nói vai trò của người dược sĩ trong nhà thuốc rất quan trọng,
quyết định sinh mạng của con người, cho nên người dược sĩ cần phải nắm
vững kiến thức cần thiết về thuốc cho chuyên nghành của mình, trước khi
tốt nghiệp ra trường, chúng ta cần phải trải qua các đợt thực tập ở các cơ
sở khác nhau, đặc biệt là nhà thuốc. Vì vậy, ta cần tuân thủ nội quy, bảo
quản, phân phối để đảm bảo thuốc tốt nhất đến tay người sử dụng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký tên và đóng dấu
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
(ký tên và đóng dấu)
MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC.............................8

1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập...........................................................8

1.2. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức của nhà thuốc..................................8

1.3. Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc....................................10

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP...............................................................15

2.1. Tổ chức, hoạt động của nhà thuốc...................................................15

2.2. Sắp xếp và nhận xét........................................................................15

2.3. Thực hiện GPP tại nhà thuốc........................................................32

2.4. Tình hình bán/ nhập thuốc...................................................................36

3.Thông tin giới thiệu thuốc và hướng daaxb sử dụng thuốc.....................58


PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................60
PHẦN 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập
Tên đơn vị: Nhà thuốc Đại Phát

Địa chỉ: 122 Tôn Đản, Phường 10, Quận 4, TP.HCM

Dược sĩ phụ trách: ThS.DS Nguyễn Đăng Khoa

Hình 1.1 nhà thuốc Đại Phát

1.2. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức của nhà thuốc


1. Nhiệm vụ:
 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối y tế, đường lối quốc gia về thuốc của
Bộ Y tế

 . Chịu sự quản lý về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế và Sở Y tế.

 Phải học tập, nắm vững và thực hiện các văn bản pháp luật và quy chế
chuyên môn có liên quan đến phạm vi hành nghề.
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng thuốc
do mình sản xuất, buôn bán.

 Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc theo đúng quy chế "Thông tin thuốc
phòng và chữa bệnh cho người" và các quy định khác của Bộ Y tế.
 Có trách nhiệm thông tin cho Sở Y tế (Phòng nghiệp vụ y, dược) những vấn
đề có liên quan đến chất lượng thuốc, các tai biến và tác dụng phụ của thuốc khi
được các thầy thuốc hoặc người dùng thông báo.

 Giữ vững và trao dồi đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất, buôn
bán thuốc.
 Tham gia phục vụ các nhu cầu y tế cấp bách.
 Bảo quản thuốc theo quy định, thực hiện tốt bảo quản thuốc (GSP).
 Quản lý mọi hoạt động của nhà thuốc theo đúng quy định
2. Quy mô tổ chức của nhà thuốc Đại Phát:
Dược sĩ phụ trách: ThS.DS Nguyễn Đăng Khoa

Nhân sự: 2 người


 DSCĐ Thóng Hếnh Vũ
 DSCĐ Nguyễn Thị Ngọc Thắm

Hình 1.2.2Sơ đồ tổ chức nhà thuốc


− Các giấy tờ liên quan:
+ Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “ Thực hành tốt nhà thuốc” số:
625/GPP
+ Giấy phép kinh doanh số: 4321/HCM – ĐKKD.
a. Cơ sở vật chất:
− Về cơ sở vật chất Nhà thuốc đã trang bị đầy đủ tủ thuốc, kệ thuốc, máy điều
hòa, nhiệt kế, quạt, camera, thiết bị chữa cháy. Thuốc được sắp xếp theo tác dụng
dược lý của tuừng loại để tiện lợi trong khi bán
− Nhà thuốc khang trang, đầy đủ ánh sáng với 8 bòng đèn.
− Các thuốc được sắp xếp trên kệ, theo nhóm tác dụng. Để đảm bảo nguyên
tắc 3 dễ: “Dễ lấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” và theo nguyên tắc FIFO- thuốc nhập trước
xuất trước, FEFO – thuốc hết hạn trước xuất trước.
− Có nội quy của nhà thuốc và bảng giá theo quy định
− Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm.
b. Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra
− Tình hình kinh doanh thuốc được thể hiện rõ rang trên sổ sách và được cập
nhật thường xuyên:
+ Sổ theo dõi lượng thuốc
+ Sổ theo dõi hằng ngày
+ Sổ theo dõi xuất nhập đơn hàng để kiểm tra số lượng hàng.đã bán và tồn.
1.3. Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc.
− Để thuận lợi cho việc bán thuốc và giao tiếp với khách hàng, nhà thuốc đặt
phía ngoài quầy một tủ kính lớn hình chữ L có chiều cao khoảng 1,3m. Phía bên
trong quầy là từng hộc ngăn kéo được sắp xếp thuốc theo từng nhóm rất dễ dàng
cho việc ra lẻ thuốc. Phía ngoài sát tường là 2 tủ kính lớn để đặt những loại mỹ
phẩm và thực phẩm chức năng.

− Các tủ thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, đông dược, tủ ra lẻ, dụng cụ y tế,
mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được phân loại và sắp xếp một cách rất hợp lý
theo thứ tự từ thường dùng đến ít dùng, rất thuận tiện giúp cho việc lấy được
nhanh chóng.
− Ngăn biệt trữ được đặt phía dưới tủ mỹ phẩm và có khóa chắc chắn, an toàn
cho việc bảo quản.

− Mỗi tủ thuốc đều có khóa và cửa kính để kéo nhằm đảm bảo chống được
bụi bẩn, côn trùng và thuận tiện cho việc kiểm soát thuốc được tốt hơn.

− Bàn tư vấn được đặt sau tủ ra lẻ tách biệt với phía quầy trước thuận tiện cho
việc tư vấn và dặn dò bệnh nhân hơn về các vấn đề sử dụng thuốc.
− Nhà thuốc còn có thêm diện tích cho các hoạt động khác như:
− Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc.
− Có một khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là thuốc: mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế và không gây ảnh hưởng đến
thuốc.

− Ngoài ra nhà thuốc còn lắp đặt thêm 4 camera thuận tiện cho việc quan sát
khách hàng ra vào đề phòng trộm cắp.
Hình 1.3 Sơ đồ nhà thuốc

THUỐC
ĐÔNG
THỰC PHẨM
DƯỢC
CHỨC NĂNG
Thuốc kê đơn

Thuốc không kê đơn và Thuốc Đông dược


Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

Kẹo
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1. Tổ chức, hoạt động của nhà thuốc
a. Quy mô hoạt động của nhà thuốc Đại Phát:
- Nhà thuốc Đại Phát hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo được sự tin tưởng của
người dân ở đây
- Cùng với một địa điểm đẹp, dân cư đông đúc xung quanh nơi nhà thuốc Đại
Phát tọa lạc là một điều kiện phát triển vô cùng thuận lợi.
- Nhà thuốc Đại Phát chỉ có một nhà thuốc duy nhất, ngoài ra không có chi nhánh
nào khác nên tầm hoạt động chủ yếu của nhà thuốc chỉ nhắm vào dân cư khu vực
xung quanh. Một số khách hàng khác ngoài khu vực chủ yếu chỉ là khách vãng lai
hoặc do thuận tiện đường. Nhưng nhờ vào sự uy tín luôn cung cấp các mặt hàng có
chất lượng, bán đúng giá cùng với sự nhiệt tình giàu kinh nghiệm của đội ngũ các
dược sĩ trong nhà thuốc mà nhờ đó tên tuổi nhà thuốc Đại Phát đang dần có chỗ
đứng hơn không chỉ trong khu vực mà còn không ngừng lan rộng.
b. Loại hình kinh doanh:
- Nhà thuốc Đại Phát chuyên bán sỉ và lẻ các loại thuốc tân dược, đông dược,
dụng cụ y tế, thực phẩm chức năng và một số các mặt hàng mỹ phẩm.
c. Tổ chức nhân sự:
- Nhà thuốc gồm có 3 người:
+ Dược sĩ phụ trách: ThS.DS Nguyễn Đăng Khoa
+ Nhân viên: DSCĐ Thóng Hếnh Vũ và DSCĐ Nguyễn Thị Ngọc Thắm.
2.2. Sắp xếp và nhận xét

Cách theo dõi số lượng:

Nhà thuốc Đại Phát theo dõi số lượng thuốc và các mặt hàng khác bằng cách ghi
chép vào sổ. Sau khi bán xong, người đứng quầy sẽ ghi chép lại mọi thông tin về
tên bệnh nhân, loại bệnh, các chủng loại thuốc được kê ra và số lượng. Nhờ vào
đó mà nhà thuốc có thể theo dõi được số lượng đã bán và còn tồn lại bao nhiêu
để có những tính toán chọn thời điểm hợp lý cho lần nhập thuốc tiếp theo sao cho
thuận tiện nhất.
Cách bảo quản thuốc
- Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc và theo nguyên tắc 5 chống
(chống nhầm lẫn – chống quá hạn – chống mối mọt – chống trộm cắp - chống
cháy nổ).

- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng


dược lý và theo nguyên tắc 3 dễ (dễ thấy –
dễ lấy – dễ kiểm tra).

- Các thiệt bị máy điều hòa, nhiệt ẩm


kế cũng được nhà thuốc trang bị đầy đủ để
có thể bảo quản thuốc được tốt nhất. Nhiệt
độ và độ ẩm tại nhà thuốc luôn được duy
trì theo đúng qui định của GPP. Nhân viên
tại nhà thuốc sẽ cập nhật nhiệt độ, độ ẩm
mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng lúc 9 giờ và
buổi chiều lúc 15 giờ rồi ghi chép vào
phiếu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại nhà
thuốc.
Hình 2.2a Phiếu theo doixnhieejt độ, độ ẩm
- Các thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu
vực riêng cố ghi rõ “thuốc kê đơn”, “thuốc không kê đơn”.
Nguyên tắc FIFO – FEFO:
 FEFO: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dài hơn xếp
vào trong.
 FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước.
 Ngoài ra các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất phải được sắp
xếp riêng, trong các tủ hoặc ngăn tủ riêng có khoá chắc chắn, bảo quản và quản
lý theo các quy chế chuyên môn.
 Sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
Các thuốc có tại nhà thuốc
1. Tim mạch

Hình 1.1. SIMVASTATIN Hình 1.2 AMLODIPIN


( Simvastatin 10mg ) ( Amlodipine 5mg )

Hình 1.3. CAPTOPRIL Hình 1.4. VASTAREL


(Captopril 25mg) (Trimetazidine dihydrochlotide 20mg

Hình 1.5. DIGOXIN - RICHTER


( Digoxin 250mg)
2. Tiểu đường

Hình 2.1 GLUCOFAST Hình 2.2 GLUCOPHAGE 850 mg


( Metformin HCL) (Metformin Hydrochloridum)

Hình 2.3 NATRILIX SR Hình 2.4 DIAMICRON MR 30mg


( Indapamide 1.5mg) ( Gliclazide 30mg)

Hình 2.5 FUROSEMIDE


Furosemide 40mg
3. Kháng sinh

Hình 3.1 KLAMENTIN 625mg Hình 3.2 MEKOCEFACLOR


(Amoxicillin + Acid clavulanic) Cefaclor 125mg

Hình 3.3 DOXYCYCLIN Hình 3.4 CADICEFIN 100


Doxycyclin hydrochloride 100mg Cefdinir 100mg

Hình 3.5 CEFUROXIM 250mg


Cefuroxim 250mg
4. Kháng viêm

Hình 4.1. MEDISOLONE 4 mg Hình 4.2. IBUMED 400


(Methylprednisolon 4mg) Ibuprofen 400mg

Hình 4.3 DIFELENE Hình 4.4 DICLOFENAC 75


Diclofenac natri 50mg Diclofenac natri 75mg

Hình 4.5 MOBIC


Meloxicam 15mg
5. Dạ dày

Hình 5.1 SIMELOX Hình 5.2 ESOMEPRAZOL


Suspension 10g Esomeprazol 40mg

Hình 5.3 MAALOX Hình 5,2 BIVIANTAC

Hình 5.5 LOMAC-20


Omeprazole 20mg
6. Kháng nấm

Hình 6.1 GYNOTERNAN Hình 6.2 FLUCONAZOL


Fluconazol 150mg

Hình 6.3 MEGYNA Hình 6.4 METRONIDAZOLE


Metronidazol 250mg
7. Hormon

Hình 7.1 TANIALD Hình 7.2 MIFESTAD 10


Mifestad 10mg

Hình 7.3 NEW CHOICE Hình 7.4 DIANE 35

Hình 7.5

MARVELON
8. Hô hấ

Hình 8.1 BROMHEXIN Hình 8.2 TOSSOLENE


Bromhexin 8mg Alimemazine tartrat 5mg

Hình 8.3 ACEMUC Hình 8.4 VENTOLIN


Acetylcysteince 200mg
Salbutamol
Hình 8.5 DEXIPHARM 15
Dextromethorphan HBr 15mg

9. Giảm đau – hạ sốt

Hình 9.1 TYLENOL 8 HOUR Hình 9.2 HAPACOL 250


Paracetamol 650mg Paracetamol 250mg

Hình9.3 GLOTADOL Hình 9.4 EFFERALGAN


Paracetamol 300mg
Hình 9.5 HAPACOL (sủi)
Paracetamol 500mg

10. Vitamin – Khoáng chất

Hình 10.1 SAVI-C 1000 Hình 10.2 PHARMATON

Hình 10.3 BEROCCA Hình 10.4 VITAMIN B1


Hình 10.5 RUTIN C

11. Kháng nấm – virus ( Cream )

Hình 11.1 ACYLOVIR Hình 10.2 KENTAX


Acyclovir Ketoconazole 2%

Hình 11.3 GENTRI-SONE Hình11.4 KEDERMFA


Hình 11.5 NIZORAL

12. Kháng histamine H1

Hình 12.1 SPASTICON Hình 12.2 CETIRIZIN


(Piracetam 400mg + Cinnarizin 25mg) Cetirizin Dihydrolorid 10mg
Hình 12.3 FEFASDIN Hình 12.4 NATURIMINE
Fexofenadine hydrochloride 120mg Dimenhydribate 50mg

Hình 12.5 LORASTAD D


Desloratadine 5mg

13. Đông dược

Hình 13.1 KIM TIỀN THẢO Hình 13.2 HÀ THỦ Ô ĐỎ


Hình 13.3 ÍCH MẪU Hình 13.4 BỔ PHẾ NAM HÀ

Hình 13.5
TONKA

14. Thực phẩm chúc năng

Hình 14.1 SÂM NHUNG BỔ THẬN TW3 Hình 14.2 VIÊM XƯƠNG KHỚP
LINH CHI
Hình 14.3 ĐẠI TRÀNG TÂM BÌNH Hình 14.4 CHỨC NĂNG GAN
BẢO NGUYÊN

Hình 14.5 TỦ THUỐC KHÔNG


KÊ ĐƠN VÀ ĐÔNG DƯỢC

15. Mỹ phẩm

Hình 15.1 và 15.2 DẦU GỘI VÀ SỮA TẮM


Hình 15.3 VÀ 15.4 MỸ PHẨM

Hình 15.5 TỦ MỸ PHẨM VÀ


TPCN

2.3. Thực hiện GPP tại nhà thuốc


1) GPP là gì?

GPP (Good Pharmacy Practice) có nghĩa là “ Thực hành tốt quản lý nhà
thuốc”. GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong
thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật)
để đảm bảo việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn.
a) So sánh, nhận xét những nội dung nhà thuốc đã thực hiện được so với
bảng kiểm GPP của Bộ Y Tế:

Nhà thuốc Đại phát đã thực hiện đúng theo các hồ sơ, qui trình và các qui định so
với bảng kiểm GPP của Bộ Y Tế. Từ việc bán các loại thuốc kê đơn hay không kê
đơn đều có sổ sách ghi chép lại kĩ càng; đến việc bảo quản, vệ sinh nhà thuốc…
đều được thực hiện đúng theo các qui định, các S.O.P thuộc bảng kiểm GPP của
Bộ Y Tế.
Về nhân sự của nhà thuốc có Thạc sĩ dược sĩ chuyên nghành dược túc trực để tư
vấn cho người bệnh và còn có 2 dược sĩ cao đẳng được chia ra 2 ca để đứng bán
tại nhà thuốc.
Nhà thuốc sắp xếp thuốc theo nhóm:
+ Thuốc kê đơn (kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc kháng nấm,
thuốc hô hấp – chống dị ứng, thuốc tiêu hóa, thuốc tuần hoàn-lợi tiểu chống rối
loạn tâm thần, thuốc hocmon hệ nội tiết…)
+ Thuốc không kê đơn (thuốc vitamin-khoáng chất, thuốc tiêu hóa, thuốc dùng
ngoài…)
+ Thực phẩm chức năng.
+ Mỹ phẩm .
+Thuốc từ dược liệu.
Cách bày trí sắp xếp trong nhà thuốc cũng tuân thủ theo nguyên tắc 3 dễ (dễ thấy,
dễ lấy, dễ kiểm tra). Các thuốc được sắp xếp trong tủ thuốc cũng luôn tuân thủ
nghiêm ngặt theo nguyên tắc FIFO – FEFO.
Nhà thuốc Đại Phát cũng luôn quan tâm đến yếu tố nhiệt độ và độ ẩm, nhiệt độ
trong nhà thuốc luôn được duy trì ở mức dưới 30oC và với độ ẩm thì không khi
nào thấp hơn 75%. Vào những ngày trời nắng nóng, nhà thuốc Đại Phát luôn bật
điều hòa không khí để đảm bảo chất lượng thuốc đến tay người tiêu
dùng được tốt nhất.
b) Các loại sổ sách, SOP có tại nhà thuốc và việc triển khai thực hiện trong
thực tế:
- Các loại sổ sách có tại nhà thuốc Đại Phát theo đúng GPP:
+ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng mua thuốc thành phẩm phối hợp có
chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất.

Hình b.1 và b.2

Hình b.3 và b.4


Hình b.5 và b.6

Hình b.7

Hình b.9

SOP tại nhà thuốc Đại Phát.


+ Quy trình mua thuốc.
+ Quy trình bán và tư vấn sử dụng
thuốc bán theo đơn.
+ Quy trình bán và tư vấn sử dụng
thuốc bán không theo đơn.
+ Quy trình bảo quản và theo dõi
chất lượng thuốc.
+ Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại và thu hồi.
+ Quy trình đào tạo nhân viên.
+ Quy trình tư vấn điều trị.
+ Quy trình theo dõi vệ sinh.
+ Quy trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm.
Hình b.9 các S.O.P tại nhà thuốc Đạ Phát

Hình b.10 S.O.P về quy trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm tại nhà thuốc Đại Phát

2.4. Tình hình bán/ nhập thuốc


1. Cách thức tổ chức nhập thuốc tại nhà thuốc Đại Phát:
− Cách dự trù mua và thời điểm mua:
+ Kế hoạch mua thuốc phụ thuộc và các yếu tố sau đây:
+ Mua vào các thời điểm ưu tiên, khuyến mãi của các công ty dược.
+ Căn cứ vào lượng hàng còn lại tại nhà thuốc.
+ Tùy vào khả năng tài chính của nhà thuốc.
+ Danh mục thuốc thiết yếu.
+ Cơ cấu bệnh tật, nhu cầu của thị trường nơi nhà thuốc tọa lạc.
+ Đặt hàng khi lượng thuốc cần mua con đủ cho 1 tuần.
 Nguồn cung ứng:
− Dựa vào các tiêu chí: chất lượng, giá cả, thái độ dịch vụ, độ uy tín mà nhà
thuốc Đại Phát đã lựa chọn ra các nguồn cung ứng như:
Thông qua các trình dược viên:
+ Công ty Dược Hậu Giang
+ Công ty Dược DOMESCO
+ Công ty TNHH Stada Việt Nam
+ Công ty TNHH Hisamitsu
+ Công ty CP OPC
+ Công ty CP BV PHARMA
2. Nhận xét chung về tình hình bán thuốc:
− Các nhóm thuốc được bán ra nhiều tại nhà thuốc:
− Nhóm tim mạch – Tiểu đường.
− Nhóm giảm đau- kháng viêm NSAID
− Nhóm kháng histamine
− Nhóm kháng sinh
− Các thuốc điều trị ho giảm đau hạ sốt.
Giải thíchnguyên nhân:
- Nhóm tim mạch – Tiểu đường: Quận 4 nơi nhà thuốc Đại Phát tọa lạc là một
trong những quận lâu đời của Tp.HCM. Vì vậy số lượng người già nơi đây khá
đông và các vấn đề về tim mạch cùng tiểu đường theo đó mà nhân lên.
- Nhóm giảm đau-kháng viêm NSAID: Với các tác dụng giảm đau và kháng viêm
rất tốt do đó mà các thuốc nhóm NSAID được dùng nhiều.
- Nhóm kháng sinh: Từ ý thức giữ vệ sinh của người dân còn kém, chăm sóc sức
khỏe không tốt nên việc mắc các căn bệnh nhiễm khuẩn rất nhiều. Sử dụng kháng
sinh trong nhà thuốc luôn là một trong những nhóm được bán rất nhiều hiện nay.
- Nhóm kháng histamine – Ho – Hạ sốt: Do cơ cấu thời tiết của Tp.HCM dẫn đến
đây là các căn bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi.
Tình hình bán thuốc theo tự khai bệnh:
Hiện nay, hầu hết bệnh nhân đến mua thuốc đều tự khai bệnh. Các bệnh nhân
thường nói và diễn tả các triệu chứng, sau đó yêu cầu số thuốc với số ngày điều trị.
Hầu hết các bệnh nhân chỉ mua thuốc đủ dụng cho 2 – 3 ngày, có một số bệnh
nhân chỉ mua 1 ngày hoặc một liều duy nhất và dùng ngay. Rất ít bệnh nhân có
nhu cầu được tư vấn xem liều bao nhiêu ngày là đủ.
Các bệnh nhân sau khi uống thuốc thấy hết thì dừng thuốc và thường là không
dùng đủ liều theo hướng dẫn.
Các bệnh thường thấy ở đây là: cảm sốt, ho, sổ mũi, viêm họng, đau đầu, dị ứng,
tiêu chảy, táo bón, đau cơ, đau nhức xương khớp, tim mạch, tiểu đường…
Tình hình bán thuốc kê đơn tại nhà thuốc Đại Phát:
Tại nhà thuốc Đại Phát hiện nay rất ít khi có bệnh nhân mua thuốc bằng đơn thuốc.
Các bệnh nhân khi mua thuốc theo đơn sẽ được dược sĩ tại quầy kiểm tra xem đơn
thuốc đã hợp lý chưa và có đúng không. Nếu trong đơn có các loại thuốc đặc biệt
bị quản lý sẽ được nhà thuốc ghi chép lại tên và địa chỉ người mua và người mua
phải kí tên rõ ràng vào sổ để theo dõi.
* Dưới đây 10 toa thuốc :

TOA THUỐC 01

Sở Y Tế Hồ Chí Minh Mã số BN: 1223625


BỆNH VIỆN QUẬN 7 Đối tượng: BHYT
Ngày: 01/08/2015

TOA THUỐC KIỂM PHIẾU PHÁT THUỐC

Họ và tên bệnh nhân: ……….XXX XXX XXX…..Tuổi: 1965 Nam

Địa chỉ: 237/6 Nguyễn Thị Thập, Phường 4, Quận 7, TP.HCM.

Số thẻ BHYT:..............TA479020010213545398........................................

Chẩn đoán:...................Động kinh cơn lớn......................................................

1. Phenobarbital, (Phenobarbital), 100mg Viên – Uống Số lượng: 60


Sáng: 1 Trưa: 0 Chiều: 0 Tối: 1

2. Carbatol, (Carbamazepine ), 200mg Viên – Uống Số lượng: 60

Sáng: 1 Trưa: 0 Chiều: 0 Tối:

Ngày 01 tháng 08 năm 2015


KÝ XÁC NHẬN CỦA BỆNH NHÂN NGƯỜI PHÁT THUỐC
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Phân tích toa số 01


1) Phenobarbital 100mg (Phenobarbital)
− Chỉ định: Động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ.
− Tác dụng phụ: Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic. Đau khớp,
nhiễm xương còi xương ở trẻ em, rối loạn tâm thần, buồn ngủ - rung
− Chống chỉ định: Mẫn cảm với barbituric, loạn chuyển hóa pophyrin, suy hô
hấp nặng, suy gan nặng.
2) Carbatol (Carbamazepine 200mg)
− Chỉ định: Động kinh, đau thần kinh
− Tác dụng phụ: Choáng váng, ngủ gà, mất thăng bằng, buồn nôn & nôn.
− Chống chỉ định: Quá mẫn với Carbamazepine và thuốc chống trầm cảm 3
vòng. Suy tủy, ngưng IMAO ít nhất 14 ngày trước khi dùng thuốc.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.

TOA THUỐC 02
Phân tích toa 02
1) Augmentin 1g tablets 875mg + 125mg (Amoxicillin + Acid Clavulanic)
− Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn ở da, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.
− Tác dụng phụ: Dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
− Chống chỉ định: Dị ứng với nhóm beta-lactam (các penicillin và
cephalosporin), các thành phần khác của thuốc.
2) Brexin 20mg (Piroxicam-ß-cyclodextrin)
− Chỉ định: Giảm đau cơ, răng, xương, khớp.
− Tác dụng phụ: Dị ứng, rối loạn tiêu hóa. Loét dạ dày, tá tràng, độc gan thận.
− Tăng nguy cơ xuất huyết
− Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc. Loét dạ dày tá tràng,
suy gan thận, người bị hen xuyễn, xuất huyết. Phụ nữ có thai và đang cho con bú
3) Paracetamol 500mg (500mg) (Paracetamol (acetaminophen))
− Chỉ định: Điều trị và làm giảm các triệu chứng sốt, đau nhức như: nhức
đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng.
− Tác dụng phụ: Dị ứng, rối loạn tiêu hóa. Liều cao gây tổn thương ở gan.
− Chống chỉ định: Người có tiền sử nhạy cảm với Paracetamol. Người bị suy
gan, thiếu G6PD. Trẻ em dưới 12 tuổi.
4) Savi Dimin 450mg + 50mg (Diosmin + Hesperidin)
Chỉ định: Điều trị những triệu chứng liên quan tới suy tĩnh mạch - mạch bạch
huyết. Bảo vệ các mao mạch chống lại các hóa chất trung gian gây nên hiện
tượng viêm
− Tác dụng phụ: rối loạn dạ dày thông thường và rối loạn thần kinh thực vật
(cảm giác bất an).
Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Tiền sử
phù Quincke.
Suy tim mất bù chưa điều trị. Suy thận nặng, suy gan nặng. Phụ nữ có thai & cho
con bú.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.

TOA THUỐC 03

BỆNH VIỆN AN SINH MÃ Y TẾ: 717607.150704231


10 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, MẠCH: ……………lần/phút
TP.HCM HUYẾT ẤP: .120/100mm/Hg
Tel: 3845 7777 – Fax: 3847 6734 CÂN NẶNG:
Website: www.ansinh.com.vn NHIỆT ĐỘ:

ĐƠN THUỐC

Họ tên: ……….XXX XXX XXX……..Tuổi:56….Giới tính: …Nam…

Địa chỉ: 325 Trần Huy Liệu, phường 14, quận 3, TP.HCM.

Số thẻ bảo hiểm y tế:..................................................................................

Chẩn đoán:.........Viêm khóp dạng thấp – Gout mạn................................

1Penicilin V Kali 400.000 IU Viên – Uống Số lượng: 14


 Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên
2Colchicin 1mg Viên – Uống Số lượng: 7
 Ghi chú: Ngày 1 lần, lần 1 viên buổi tối
3Allopurinol 300mg Viên – Uống Số lượng: 14
 Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên
4.Omprazol 20mg Viên – Uống Số lượng: 14
 Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên (Trước ăn 30’)
5.Glucosamin 500mg Viên – Uống Số lượng: 14
 Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên       

Ngày 08 tháng 08 năm 2015


Bác sĩ khám bệnh
BS Nguyễn Mạnh Cường

Phân tích toa số 03


1) Penicilin V Kali 400.000 IU
− Chỉ định: Điều trị hoặc phòng nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm,
đặc biệt là Streptococcus, nhưng chỉ dùng điều trị những nhiễm khuẩn nhẹ hoặc
trung bình.
− Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, ngoại ban.
− Chống chỉ định: Mẫn cảm với ß-lactam.
2) Colchicin 1mg (Colchicin 1mg)
− Chỉ định: Cơn cấp bệnh Gout, đề phòng Gout mạn, tránh cơn Gout cấp do huy
động acid uric.
− Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn máu, vô tinh trùng, rối loạn cơ thần kinh.
− Chống chỉ định: Suy gan thận nặng, phụ nữ có thai, nguy cơ glaucoma góc hẹp
3) Allopurinol 300mg (Allopurinol 300mg)
− Chỉ định: Gout mạn tính, tăng acid uric huyết
− Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, mẫn đỏ ngoài da kèm sốt nhẹ, tăng men gan…
− Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Không kết hợp với xanturic.
4) Omprazol 20mg (Omeprazole)
− Chỉ định: Loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison.
− Tác dụng phụ: Buồn nôn nhức đầu, táo bón, nổi ban nhẹ.
− Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần thuốc.
5) Glucosamin 500mg (Glucosamin sulfate)
− Chỉ định: Tất cả các bệnh thoái hóa xương khớp, viêm khớp, loãng xương.
− Tác dụng phụ: Liều cao gây đầy bụng, tiêu phân lỏng, buồn nôn.
− Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần thuốc.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 04

Họ tên: Phạm Thị H Tuổi: 20 Giới tính: Nữ


Địa chỉ:
Chuẩn đoán: Thoái hóa khớp – Viêm dạ dày
M: …………..lần/phút Huyết áp: 120/70 mmHg

1.Glucosumin 28 viên
Ngày uống 2 lần, Lần 1 viên
2.Vitamin B1, B6, B12 28 viên
Ngày uống 2 lần, Lần 1 viên
3.Calci D 28 viên
Ngày uống 2 lần, Lần 1 viên
4.Pantadol Extra 28 viên
Ngày uống 2 lần, Lần 1 viên
5.Motilium M 20 viên
Ngày uống 2 lần, Lần 1 viên
6.Pantoprazol 40mg 14 viên
Ngày uống 1 lần, Lần 1 viên

Ngày 21 tháng 07 năm 2015

Tái khám sau 14 ngày sau


Tái khám nhớ mang theo toa này
Phân tích toa số 04
1) Glucosumin: Hỗ trợ và điều trị xương khớp
2) Vitamin B1 ,B6, B12: Dự phòng thiếu viatamin nhóm B, kém ăn mất ngủ
suy nhược thần kinh
3) Calci D:Bổ sung calcium : cơ thể bị thiếu hụt, trẻ em đang lớn, phụ nữ có
thai, người già bị chứng xốp xương.
4) Panadol Extra: Điều trị đau và viêm: đau bụng kinh, nhức đầu, đau nữa
đầu,….còn dùng để hạ sốt
5) Motilium M: Điều trị các triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng, mau no,
căng tức bụng
6) Pantoprazol 40mg: Loét dạ dày, loét tá tràng, Viêm thực quản trào ngược,
bệnh lý tăng tiết acid.Phối hợp với kháng sinh để loại trừ nhiễm Helicobacter
pylor
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 05

Họ tên: Nguyễn Võ V Tuổi: 40 Giới tính: Nữ


Địa chỉ:
Chuẩn đoán: Đái tháo đường type 2 – Tăng huyết áp
M: …………..lần/phút Huyết áp: 120/70 mmHg

3. Glicazid MR 30mg 28 viên


Ngày uống: 1 lần sáng trước ăn 30 phút
Lần 1 viên.
4. Glucophage 1g 28 viên
Ngày uống 1 lần sau ăn trưa
Lần 1 viên
5. Telmisartan 40mg 28 viên
Ngày uống 1 lần sáng
Lần 1 viên
6. Aspirin 81mg 28 viên
Ngày uống 3 lần, sáng
Lần 1 viên

Tái khám sau Ngày 31 tháng 07 năm 2015


Tái khám nhớ mang theo toa BS CK1 NGUYỄN THANH HẢI
này
Phân tích toa số 05
1) Gliclazid MR 30mg: Điều trị đái tháo đường type 2, phối hợp với chế độ
ăn kiêng phù hợp

− Chống chỉ định: đái tháo đường týp 1, đặc biệt là đái tháo đường ở trẻ em,
nhiễm toan, nhiễm ceton nặng, hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường, suy
thận nặng, suy gan nặng, mẫn cảm
− Tác dụng phụ: Nổi ban ngoài da, niêm mạc: Ngứa, phát ban, nổi mề đay,
hiếm khi có viêm da có bóng nước.
2) Glucophage 1g: Điều trị tiểu dường type 2, Kết hợp chế độ ăn kiêng tập
thể thao.
− Tác dụng phụ: Rối loạn dạ dày ruột: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy; các rối
loạn này thường xảy ra trong lúc điều trị ban đầu
− Chống chỉ định: suy thận
3) Telmisartan 40mg: Điều trị cao huyết áp.
− Chống chỉ định: Sốc tim; hội chứng Raynaud; nhịp xoang chậm và blốc nhĩ
thất độ 2 - 3; hen phế quản, suy tim sung huyết, trừ khi suy tim thứ phát do loạn
nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol.
− Tác dụng phụ: Nhịp chậm, suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất; hạ huyết áp;
ban xuất huyết giảm tiểu cầu; giảm tưới máu động mạch thường là dạng
Raynaud.
4) Aspirin 81mg: Điều trị các cơn đau cơ, răng, giảm sốt. Chứng viêm cấp và
mãn: viêm khớp dạng thấp.
− Tác dụng phụ: Ticlid có thể gây hạ bạch cầu máu (0,2 -5 % các trường
hợp), có thể gây hạ tiểu cầu máu kèm theo.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 06

BỆNH VIỆN AN SINH MÃ Y TẾ: 1200607.150704231


10 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM MẠCH:………………….lần/phút
Tel: 3845 7777 – Fax: 3847 6734 HUYẾT ÁP:….110/90…mm/Hg
Website: www.ansinh.com.vn CÂN NẶNG:
NHIỆT ĐỘ:

ĐƠN THUỐC

Họ tên:……….XXX XXX XXX……..Tuổi:….31….Giới tính:…Nữ....


Địa chỉ: 124 Hai Bà Trưng, phường 2, quận 1, Tp.HCM.
Số thẻ Bảo hiểm y tế:…………………………………………………….
Chẩn đoán: Thoái hóa cột sống – Bệnh dây thần kinh ngoại biên khác

1. Brexin 20mg (Piroxicam 20mg) Viên – Uống Số lượng: 10


*Ghi chú: Ngày 1 lần, lần 1 viên SAU ĂN
2. Myolaxyl 250mg (Mephenesin) Viên – Uống Số lượng: 20
*Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên SAU ĂN
3. Mecob 500 (Mecobalamin) Viên – Uống Số lượng: 20
*Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên SAU ĂN

Ngày 10 tháng 08 năm 2015


Bác sĩ khám bệnh

BS Nguyễn Kim Linh


Phân tích toa số 06
1) Brexin 20mg (Piroxicam 20mg)
− Chỉ định: Viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp.
− Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu lỏng, chóng mặt, mất ngủ.
− Chống chỉ định: Loét dạ dày tá tràng. Quá mẫn với Aspirin và NSAID.
Bệnh gan thận nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.
2) Myolaxyl 250mg (Mephenesin)
− Chỉ định: Bệnh lý thoái hóa cột sống và các rối loạn tư thế cột sống.
− Tác dụng phụ: Buồn ngủ, buồn nôn, dị ứng da
− Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần của thuốc, loạn chuyển hóa
− porphyrin, phụ nữ có thai & cho con bú.
3) Mecob 500 (Mecobalamin)
− Chỉ định: Các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
− Tác dụng phụ: Ăn không ngon, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
− Chống chỉ định: Dị ứng với thành phần của thuốc.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 07

Họ tên: Pham Thi N Tuổi: 20 Giới tính:


Nữ
Địa chỉ:
Chuẩn đoán: Viên dạ dày. Rối loạn tiền đình
M: …………..lần/phút Huyết áp: 120/70 mmHg

1.Pantoprazol 40mg 06 viên


Ngày uống 2 lần, Lần 1 viên
2.Pepsane 06 gói
Ngày uống 2 lần, Lần 1 gói
3.Tanganil 0.5g 09 viên
Ngày uống 3 lần, Lần 1 viên
4.Pantamol Extra 09 viên
Ngày uống 3 lần, Lần 1 viên
5.Motilium 09 viên
Ngày uống 3 lần, Lần 1 viên

Ngày 21 tháng 07 năm 2015

Tái khám sau 3 ngày


Tái khám nhớ mang theo toa này
Phân tích toa số 07
1) Pantoprazol 40mg: Loét dạ dày, loét tá tràng, Viêm thực quản trào ngược,
bệnh lý tăng tiết acid.Phối hợp với kháng sinh để loại trừ nhiễm Helicobacter
pylor
2) Pepsane: Điều trị đầy hơi, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày
thực quản, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

3) Tanganil 0.5g: Điều trị triệu chứng cơn chóng mặt


4) Pantamol Extra: Điều trị đau và viêm: đau bụng kinh, nhức đầu, đau nữa
đầu,….còn dùng để hạ sốt
5) Motilium: Điều trị các triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng, mau no, căng
tức bụng.

So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 08
BỆNH VIỆN AN SINH MÃ Y TẾ: 000607.150702751
10 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM MẠCH:………………….lần/phút
Tel: 3845 7777 – Fax: 3847 6734 HUYẾT ÁP:….130/110…mm/Hg
Website: www.ansinh.com.vn CÂN NẶNG:
NHIỆT ĐỘ:

ĐƠN THUỐC

Họ tên:……….XXX XXX XXX……..Tuổi:….78….Giới tính:…Nữ....


Địa chỉ: 412/11 Nguyễn Văn Trỗi, phường 6, quận 3, Tp.HCM.
Số thẻ Bảo hiểm y tế:…………………………………………………….
Chẩn đoán: Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin – Tăng lipid máu
hỗn hợp
1. Glucovance 500mg + 5mg (Metformi+ Glibenclamid)Viên –Uống Số lượng:
56
Sáng: 2 Trưa: 0 Chiều: 0 Tối: 2
*Ghi chú: Thuốc uống trước ăn
2. Glucobay 50 (Acarbose 50mg) Viên – Uống Số lượng: 28
Sáng: 1 Trưa: 0 Chiều: 0 Tối: 1
*Ghi chú: Thuốc uống trong bữa ăn
3. Glovitor 10 (Atorvastatin 10mg) Viên – Uống Số lượng:
14
Sáng: 0 Trưa: 0 Chiều: 0 Tối: 1
*Ghi chú: lần 1 viên

Ngày 05 tháng 08 năm 2015


Bác sĩ khám bệnh

BS Lê Thanh Hải
Phân tích toa số 08.
1) Glucovance 500mg + 5mg (Metformin + Glibenclamid)
− Chỉ định: Tiểu đường không phụ thuộc insulin.
− Tác dụng phụ: Tăng acid lactic gây toan máu, miệng có vị kim loại, buồn
nôn. Dùng lâu gây chán ăn, sụt cân.
− Chống chỉ định: Bệnh nhân suy chức năng gan, thận và tuyến giáp. Suy
tim,suy hô hấp, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
3) Glucobay 50 (Acarbose 50mg)
− Chỉ định: Bệnh nhân đái tháo type 2
− Tác dụng phụ: Trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng.
− Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần của thuốc, rối loạn đường ruột
mãn tính
4) Glovitor 10 (Atorvastatin 10mg)
− Chỉ định: Giảm cholesterol LDL và các triglyceride, tăng cholesterol HDL
− trong điều trị tăng lipid máu.
Tác dụng phụ: Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau
đầu, đau cơ, suy nhược, mất ngủ.
− Chống chỉ định: Dị ứng với thành phần của thuốc, bệnh gan tiến triển, phụ
nữ có thai và đang cho con bú.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 09

BỆNH VIỆN AN SINH MÃ Y TẾ: 717607.150702592


10 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM MẠCH:…….lần/phút
Tel: 3845 7777 – Fax: 3847 6734 HUYẾT ÁP: 150/10 mm/Hg
Website: www.ansinh.com.vn CÂN NẶNG:
NHIỆT ĐỘ:

ĐƠN THUỐC

Họ tên:……….XXX XXX XXX……..Tuổi:….54….Giới tính:…Nam....


Địa chỉ: 212 Lý Chính Thắng, phường 10, quận 3, Tp.HCM.
Số thẻ Bảo hiểm y tế:…………………………………………………….
Chẩn đoán:….Tăng huyết áp – Viêm gan do rựơu – Rối loạn mỡ máu…...

1. Cozaar, (Losartan), 50mg Viên – Uống Số lượng: 14


Sáng: ½ Trưa: 0 Chiều: 0 Tối: 0
*Ghi chú: Thuốc uống sau ăn
2. Fenosup, (Fenofibrate 160mg), Lidose 160mg Viên – Uống Số lượng: 28
Sáng: 0 Trưa: 0 Chiều: 1 Tối: 0
*Ghi chú: Thuốc uống sau ăn
3. Uruso, (Ursodeoxycholic acid), 300mg Viên – Uống Số lượng: 28
Sáng: 0 Trưa: 0 Chiều: 1 Tối: 0
*Ghi chú: Thuốc uống sau ăn
- Lời dặn của bác sĩ: hết thuốc tái khám (sáng thứ 7) hoặc ngay khi thấy bất
thường.
Cử bia rựơu, thuốc lá, không uống thuốc nam. Hạn chế mỡ, chất béo. Chích ngừa
siêu vi gan B 3 mũi.
Ngày 08 tháng 08 năm 2015
Bác sĩ khám bệnh

BS Phạm Thị Thu Hà


Phân tích toa số 09
1) Cozaar 50mg (Losartan)
− Chỉ định: Điều trị tăng huyết áp
− Tác dụng phụ: Phản ứng phản vệ, phù mạch, ho, viêm gan, dị ứng, rối loạn
vị giác, da nhạy cảm ánh sáng…
− Chống chỉ định: Mẫn cảm, phù mạch, suy gan thận.
2) Fenosup Lidose (Fenofibrate 160mg)
− Chỉ định: Tăng cholesterol máu và tăng triglyceride nội sinh đơn lẻ hoặc
phối hợp ở người lớn
− Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa gây khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, tăng
tạm thời men gan, dị ứng da, đau cơ.
− Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần của thuốc, bệnh nhân suy gan
thận, trẻ em dưới 10 tuổi.
3) Uruso 300mg (Ursodeoxycholic acid)
− Chỉ định: Cải thiện chức năng gan, tăng lipid huyết.
− Tác dụng phụ: Dị ứng, tăng bilirubin huyết, rối loạn tiêu hóa.
− Chống chỉ định: Dị ứng với thành phần của thuốc, loét dạ dày tá tràng cấp,
bệnh thận, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi, bệnh nhân viêm gan tiến triển
nhanh, sỏi calci.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
TOA THUỐC 10

BỆNH VIỆN AN SINH MÃ Y TẾ: 1200607.150704100


10 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
MẠCH:………………….lần/phút
Tel: 3845 7777 – Fax: 3847 6734 HUYẾT ÁP:….130/95…mm/Hg
Website: www.ansinh.com.vn CÂN NẶNG:
NHIỆT ĐỘ

ĐƠN THUỐC

Họ tên:……….XXX XXX XXX……..Tuổi:….65….Giới tính:…Nữ....


Địa chỉ: 90 Cao Thắng, phường 3, quận 1, Tp.HCM.
Số thẻ Bảo hiểm y tế:…………………………………………………….
Chẩn đoán: Thiểu năng vành-Tắc động mạch mắt-Thiểu năng tuần hoàn não

1. Co-Diovan 80mg+12,5mg (Valsartan + Hydrochlothiazide) Số lượng: 07


*Ghi chú: Ngày 1 lần, lần 1/2 viên Sáng

2. Aspirin 81mg (Acetyl salicylic acid) Viên – Uống Số lượng: 14


*Ghi chú: Ngày 1 lần, lần 1 viên SAU ĂN TRƯA

3. Kacetam 800mg (Piracetam) Viên – Uống Số lượng: 28


*Ghi chú: Ngày 2 lần, lần 1 viên Sáng-chiều.

Ngày 30 tháng 07 năm 2015


Bác sĩ khám bệnh

BS Phan Thu Thủy


Phân tích toa số 10
1) Co-Diovan 80mg+12,5mg (Valsartan + Hydrochlothiazide)
− Chỉ định: Tăng huyết áp với đơn trị liệu thất bại.
− Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, nhiễm trùng hô hấp trên, đường niệu,
ho
− đau lưng, đau ngực, rối loạn tiêu hóa, bất lực…
− Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc, phụ nữ có thai và đang cho
con bú. Tăng Ca huyết kéo dài, tăng acid uric huyết. Hạ K, Na huyết.
2) Aspirin 81mg (Acetyl salicylic acid)
Chỉ định: Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
− Tác dụng phụ: Dị ứng, buồn nôn, nôn khó tiêu ở dạ dày, đau dạ dày, thiếu
máu, tán huyết, yếu cơ, khó thở.
− Chống chỉ định: Quá mẫn, bệnh nhân ưa chảy máu, nguy cơ xuất huyết,
giảm tiểu cầu. Loét dạ dày, tá tràng tiến triển. Tiền sử hen, suy tim, suy gan, suy
thận. 3 tháng cuối thai kì.
3) Kacetam 800mg (Piracetam)
− Chỉ định: Đột quị thiếu máu cục bộ cấp, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, rối
loạn hành vi.
− Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, bồn chồn,
dễ kích động, mất ngủ, ngủ gà.
− Chống chỉ định: Suy thận nặng, bệnh Hutington, suy gan. Phụ nữ mang thai
và đang cho con bú.
So sánh thuốc điều trị với chẩn đoán: số lượng và liều dùng phù hợp với
bệnh.
3.Thông tin giới thiệu thuốc và hướng daaxb sử dụng thuốc

3.1. Các hình thức quảng cáo thuốc và mỹ phẩm tại nhà thuốc:
 Nhà thuốc Đại Phát tập
trung quảng cáo bằng
hình ảnh, biển hiệu…

Hình 3.1.1. Một biển


quảng cáo được treo
trước nhà thuốc.

Hình 3.1.2. Trước cửa


được trưng bày một số
mặt hàng.

Hình
3.1.3. Các
loại dung
dịch dạng
xịt được
sắp xếp
trong tủ.
3.2. Việc hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng:
Có không ít bệnh nhân sau khi mua thuốc vẫn cảm thấy bối rối và khó khăn
trong việc sử dụng thuốc cũng như còn nhiều thắc mắc đối với bệnh của mình.
Hiểu được điều này nên nhà thuốc Đại Phát luôn dành ra thời gian để tư vấn
sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có nhu cầu. Với các dược sĩ giàu kinh nghiệm
Luôn giúp cho bệnh nhân hiểu hơn về công dụng, cách dùng, liều dùng của
từng loại thuốc.
Đầu tiên các bệnh nhân sẽ được mời ngồi vào bàn tư vấn.
Sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin của bệnh nhân về tên tuổi, cân nặng, thói quen
ăn uống, các triệu chứng mắc phải…các dược sĩ sẽ xác nhận sơ lược
Nguyên nhân.
Trấn an bệnh nhân nếu thấy họ lo lắng, đưa ra các lời khuyên phù hợp.
Hướng dẫn kĩ càng cách sử dụng thuốc
Chào bệnh nhân và hẹn gặp lại nếu có các phản ứng có hại xảy ra để có thể
kịp thời xử lý, thu hồi những thông tin về thuốc và báo cáo với các cơ quan Y tế
có thẩm quyền.
3.3. Nhận xét về việc bán và sử dung thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý
Các thuốc được nhà thuốc bán ra đều được nhập từ các công ty dược phẩm có uy
tín trong và ngoài nước.
Thuốc được bảo quản tại nhà thuốc theo đúng tiêu chuẩn GPP, đảm bảo chất
lượng tuyệt đối khi đến tay bệnh nhân.
Luôn bán đúng với giá đã đặt ra.
Các dược sĩ tại nhà thuốc Đại Phát rất giàu kinh nghiệm, luôn tư vấn các thuốc
hợp lý, đúng người đúng bệnh cho bệnh nhân. Tuyệt đối không chạy theo lợi
nhuận để đưa ra những lời khuyên thiếu chính xác nhằm bán được hàng.
Luôn có sổ theo dõi để ghi lại thông tin bệnh nhân giúp việc cho việc theo dõi
bệnh tình của bệnh nhân được dễ dàng và chính xác hơn, hiểu hơn về bệnh nhân,
từ đó đưa ra được những lời khuyên hữu hiệu, tư vấn chính xác đảm bảo cho
bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Trong quá trinh học và quan sát thực tế, đối với lý thuyết đã học để có những nhận
xét như sau
Những kiến thức cũng cần cũng cố :
 Bổ sung kiến thức vững chắc về các nhóm thuốc kháng viêm, nhóm thuốc
trị tiêu chảy, tim mạch, loét dạ dày tá tràng,giảm đau hạ sốt, kháng Histamin Hl
cũng như biết thêm nhiều tên biệt dược, dạng bào chế đang lưu thông trên thị
trường.
 Những kiến thức , lý thuyết được thầy cô giảng dạy trong quá trình học tập
đã giúp em có vốn kiến thức để áp dụng vào thực tế .
 Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các loại thuốc khác nhau giúp em có thể làm
quen và ghi nhớ được các tên thuốc, mặt thuốc và loại thuốc một cách khoa học
nhất

Những kỹ năng thực hành học hỏi:


 Kỹ năng làm việc tại nhà thuốc
 Kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc
 Kỹ năng chăm sóc khách hàng
 Kỹ năng xử lý tình huống
 Kỹ năng xuất nhập thuốc.

Những kỹ năng thực tiễn:


 Biết phối hợp thuốc
 Biết công dụng của nhiều thuốc
 Biết xắp xếp thuốc tại nhà thuốc
Tuy rằng chưa có đủ kinh nghiệm để tự ra lẻ thuốc cho bệnh nhân nhưng
các anh chị dược sĩ tại đây luôn tạo mọi điều kiện để chúng em có thể học
được thật nhiều. Khi có bệnh nhân thì các anh chị lấy thuốc còn các sinh
viên được cắt thuốc và cho vào bao, nhờ đó mà có thêm được nhiều kinh
nghiệm rằng bệnh gì, thể trạng gì thì cho thuốc gì, liều bao nhiêu…
Ngoài ra sinh viên cũng được hướng dẫn cách ghi chép vào sổ những thuốc
gì đã bán ra, cách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và ghi chép như thế nào cho
đúng quy định.
Cuối cùng, em xin dược chân thành cảm ơn trường Đại học Nguyễn
Tất Thành đã tạo điều kiện để em được thực tập tại nhà thuốc Đại Phát.
Xin được cảm ơn thầy Nguyễn Đăng Khoa, chị Nguyễn Thị Ngọc Thắm và
anh Thóng Hếnh Vũ đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất nhiều trong đợt thực
tập lần này, cũng như tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành được bài
báo cáo một cách tốt nhất.

You might also like