You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC

----- // -----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN QUẬN 7

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng

MSSV: 1511536663

Lớp 15CDS1B

Khóa: 2015 – 2018

Người hướng dẫn: ThS. DS. Ngô Ngọc Anh Thư

DSCK1. Nguyễn Thị Kim Tuyến

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN QUẬN 7


NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

TP.HCM, ngày tháng năm 2019


(ký tên, xác nhận)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

TP. HCM, ngày tháng năm 2019


(ký tên, xác nhận)
Lời mở đầu
Hiện nay ngành Y Tế phát triển mạnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người dân càng quan tâm đến việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Từ đó, các Dược sĩ công tác tại các bệnh
viện có vai trò hết sức quan trọng, bệnh nhân tìm đến họ khi có những nhu cầu như:
Cần hướng dẫn họ sử dụng thuốc thế nào là hợp lí, an toàn và hiệu quả trong suốt cả
quá trình điều trị.

Các loại thuốc được sử dụng ngày càng rộng rãi, thuốc là sản phẩm thiết yếu
của con người. Vì vậy sự hiểu biết về thuốc và cách dùng cho hợp lý và an toàn là
cần thiết.

Là sinh viên khoa Dược – ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người,
ngoài nắm bắt lý thuyết thì việc biết áp dụng vào thực tế cũng rất quan trọng. Trong
2 tuần qua, thầy cô phụ trách đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Bệnh viện
quận 7 là cơ hội quý giá cho sinh viên Dược thấy rõ được nhiệm vụ, chức năng của
Dược sĩ tại các bệnh viện . Thời gian thực tập này đã giúp em hiểu biết thêm nhiều
về vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của một Dược sĩ ở bệnh viện. Từ đó em rút ra
được các kinh nghiệm từ thực tế về kiến thức, cũng như kỹ năng và có định hướng
nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

Thời gian thực tập có giới hạn, lần đầu đi thực tế còn bỡ ngỡ, kiến thức của
em còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy kính mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các anh chị cán bộ dược sĩ tại Bệnh viện quận 7 để em hoàn
thành tốt bài báo cáo của mình.

1
Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Gíam Hiệu, cùng toàn thể quý
thầy cô trong Khoa Dược trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã tận tình giúp đỡ
em trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô ThS DS Ngô
Ngọc Anh Thư đã tạo cho em cơ hội được tìm hiểu, học tập trau dồi kiến thức và
gặp gỡ các anh chị Dược sĩ tại Bệnh viện Quận 7. Để em có những định hướng tốt
về con đường tương lai phía trước của chính bản thân mình.

Thời gian 2 tuần đã trôi qua, mới đó mà đã hoàn thành thời gian em thực tập
tại Bệnh Viện Quận 7. Qua bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
DS. CKI. Cô Nguyễn Thị Kim Tuyến, đã tạo điều kiện để em được thực tập ở
bệnh viện này. Tiếp đến em xin cảm ơn các anh, chị Dược sĩ tại Khoa Dược Bệnh
Viện đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong khoảng thời gian qua đã
chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em. Nhưng do thời gian thực hiện
còn hạn chế nên không tránh sự thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của anh chị
và các cô chú trong khoa để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn ạ.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Nguyễn Tất Thành và toàn thể
các cô chú anh, chị trong Bệnh Viện Quận 7 dồi dào sức khỏe và thành công trong
cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan chung về đơn vị thực tập.
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập. 4
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện. 6
1.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược. 8
Phần 2: Kết quả thực tập. 12
2.1. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện.
2.1.1. Việc sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho thuốc BHYT. 12
2.1.2. Cách sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho lẻ nội viện. 14
2.1.3. Cách sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho chẵn (kho tổng). 17
2.1.4. Cách theo dõi, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản ở kho. 19
2.2. Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP. 21
2.3. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và
điều trị. 23
2.3.1. Cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện. 23
2.3.2. Nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. 26
2.4. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện. 28
2.4.1. Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện (lập dự trù, đấu thầu, ký hợp đồng
mua..). 30
2.4.2. Phương thức cấp phát thuốc đến tay người bệnh (ngoại trú, nội trú, bảo hiểm
y tế) một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý. 31
2.5. Nghiệp vụ Dược bệnh viện. 32
2.5.1. Các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa Dược
và các khoa phòng chuyên môn. 32
2.5.2. Quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược. 35
2.5.3. Phần mềm quản lý khoa Dược. 37
Phần 3: Kết luận – kiến nghị. 59

3
PHẦN I : TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Mô tả tổng quan bệnh viện quận 7

Tên đơn vị: Bệnh Viện Quận 7

Địa chỉ: 101 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh.

 02838733420

4
 Lịch sử và năm hình thành
 Bệnh viện Quận 7 tiền thân là Trung tâm y tế Nhà Bè được thành lập từ năm
1981, nằm tại trung tâm quận 7 trên đường Nguyễn Thị Thập. Trải qua trên
30 năm phát triển và thay đổi, đến nay Bệnh viện Quận 7 đã đáp ứng được
cơ bản nhu cầu Khám – Chữa – Bệnh của nhân dân trong quận và các vùng
lân cận.
 Bệnh viện quận 7 trực thuộc Ủy ban nhân dân quận 7 trên cơ sở
sắp xếp lại Trung tâm Y tế quận 7. Bệnh viện quận 7 là đơn vị sự
nghiệp y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp
kinh phí hoạt động và mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước theo quy
định. Trụ sở chính đặt tại số 101 đường Nguyễn Thị Thập, phường
Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM.
 Bệnh viện quận 7 chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban
nhân dân quận 7 và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y
tế.

 Tổ chức bộ máy

 Bệnh viện quận 7 do Giám đốc Trần Dư Đông phụ trách, Phó
Giám đốc tham mưu Giám đốc.
 Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận 7 bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ quận.

 Giám đốc Bệnh viện quận 7 quyết định bổ nhiệm Trưởng, Phó các
khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện.

 Các phòng chức năng và khoa của bệnh viện


 Các phòng chức năng
a) Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị;

b) Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư - Thiết bị y tế;

c) Phòng Tài chính - Kế toán.

Các khoa của bệnh viện

5
a) Khoa Cấp Cứu;
b) Khoa Khám Bệnh;
c) Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn;
d) Khoa Dược;
e) Khoa Nội;
f) Khoa Ngoại;
g) Khoa Sản;
h) Khoa Nhi;
i) Khoa Y Học Cổ Truyền;
j) Khoa Dinh Dưỡng;
k) Khoa Xét Nghiệm;
l) Khoa liên chuyên khoa: Tai – Mũi - Họng, Răng - Hàm mặt.

 Trang thiết bị: có 163 trang thiết bị hiện đại phục vụ khám và chữa bệnh

6
 Sơ đồ tổng quan Bệnh viện quận 7
 Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính

N

ghiệp vụ dược.
 Kho:
 Kho chẵn.
 Kho lẻ phát thuốc cho khoa lâm sàng (kho lẻ nội trú).
 Kho lẻ phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú (kho lẻ ngoại trú).
 Thống kê dược.
 Dược lâm sàng.
 Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ khoa Dược:


 Cơ cấu tổ chức

7
TRƯỞNG KHOA DƯỢC
Ds. Nguyễn Thị Kim Tuyến

PHÓ KHOA DƯỢC


Ds. Nguyễn Minh Tiền

TỔ KHO LẺ
TỔ KHO Ngoại trú
CHUẨN -Dsth. Bùi Thị
TỔ NGIỆP THUỐC – Thơ
VỤ DƯỢC – -Dsth. Võ. H. NHÀ
VẬT TƯ Y
TỔ CUNG Song THUỐC
THÔNG TIN TẾ, HÓA
TIÊU – -Dsth. TỔ OXY – BỆNH
THUỐC – CHẤT
THỐNG KÊ T.T.Hương VĂN THƯ VIỆN
DƯỢC LÂM Thuốc
DƯỢC Phượng
SÀNG -Dsth. Phạm
-Dsth. Ng. Phụ trách
Thị Hương
-Dsth. Cung Cầm Phương Dt. Trần nhà thuốc
-Ds. Nguyễn Nguyền.
Ngọc Kim -Dt. Lương Cao Lập
Minh Tiền -Dsth. Trần
-Dsth. Ng Văn Tám
-Ds. Lê Thanh Thanh Phong
Cẩm Phương -Dsth. Phạm Ds. Lê Thị
Nhã VTYT-HC
N. Ngọc lan Đặng
Dsth.Phạm
Thị Diệu -Dsth. Lê
Minh Thảo
 Chức năng của Khoa Dược:
-Dsth. Võ
Phan Lưu Luy
Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
Nội Trú
Khoa dược có chức năng quản lý và tham-Dsth. Đậugiám đốc bệnh viện về toàn bộ
mưu cho
Thị Châu
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
-Dsth. Đào
Thị Liên
lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

8
 Nhiệm vụ Khoa Dược:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc
từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao
đẳng và trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi
tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có
phòng vật tư - trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.

1.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược:


 Nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.

- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư.

9
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác
chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.

- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh
viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử
dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.

- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc
cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn).

- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng
Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm
bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.

- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế, sát
khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.

- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.

- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham gia
hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.

- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng
nghiệp và cán bộ tuyến dưới.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.

10
 Nhiệm vụ tổ công tác nghiệp vụ Dược:
 Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa
lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
 Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu
cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực
hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
 Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
 Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
 Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng
 Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không
tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan
có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
 Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
 Nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng:

- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi,
giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.

- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế
và người bệnh.

- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm
đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính
toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay
thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc
trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho
khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.

- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành
viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.

11
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

 Nhiệm vụ dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc:


 Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”,
đảm bảo an toàn của kho.
 Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của
kho thuốc, khoa Dược.
 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa
Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho
và cấp phát.
 Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
 Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
 Nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược:
 Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp
phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
 Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc
Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được
phân công.
 Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha
chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm
(theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa
bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước
ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của
năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao

 Nhiệm vụ của các cán bộ Dược khác:

Thực hiện theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược.

12
Cung tiêu, thống kê:

Làm đơn hàng, phiếu Fax, nhập hóa đơn, liên hệ công ty đổi trả hàng, làm báo cáo,
biên bản kiểm kê…

 Oxy – Thanh trùng – Văn thư:


 Oxy: nhận trả oxy từ công ty, thường xuyên kiểm tra, thay oxy tại các khoa lâm
sàng
 Thanh trùng: nhận dụng cụ từ các khoa, xử lý, đóng gói, hấp dụng cụ, giao trả về
các khoa
 Văn thư: Trình ký giấy tờ, hợp đồng mua bán thuốc, photo đơn hàng, fax đơn hàng
 Tổ công đoàn:

Làm biên bản họp khoa hàng tháng, bảng chấm công, bảng điểm danh đầu giờ, tổng
hợp các ý kiến đóng góp kế hoạch, chuyên đề…

Sơ Đồ Vị Trí Khoa Dược

PHẦN II: TỔNG KẾT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

13
2.1 Việc sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa dược bệnh
viện:
2.1.1 Việc sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho thuốc BHYT

Hình ảnh Kho Thuốc BHYT

Sơ Đồ Chi Tiết Kho Lẻ BHYT

14
Một số Hình ảnh Sắp Xếp Thuốc Tại Kho Thuốc BHYT

Khu vực thuốc tiêm: Thuốc được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và theo hoạt chất,
công dụng. Những thuốc mới nhập được sắp xếp sau hoặc dưới thuốc nhập trước, khi
xuất kho sẽ xuất thuốc nhập trước, hết hạn trước sử dụng trước, ưu tiên dùng thuốc lẻ
hết rồi mới mở hộp tiếp theo.

Khu vực thuốc viên và thuốc dùng ngoài cũng được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái
và theo công dụng, thuốc nhập trước được đặt trong tủ kính để dễ dàng cho việc cắt
thuốc. Thuốc nhập sau được sắp xếp ở hai ngăn tủ dưới, sau khi xuất hết thuốc nhập
trước sẽ được mang ra sử dụng.

Tủ đựng hóa chất và dược phẩm được đặt trong khu vực lưu trữ dược phẩm và vật tư,
chỉ khi có đơn yêu cầu mới mang ra sử dụng, tránh nhầm lẫn trong phát thuốc. Vào
cuối ngày, nhân viên kho có nhiệm vụ kiểm tra số lượng thuốc còn lại, ghi nhận và
niêm phong tủ thuốc.

15
Khu vực dự trữ vật tư, thuốc viên và thuốc dùng ngoài được đặt cạnh khu vực cấp phát
thuốc viên. Thuận lợi cho việc di chuyển và bổ sung thuốc viên và thuốc dùng ngoài
cho khu vực cấp phát thuốc viên cũng như bổ sung vật tư.

Một số dược phẩm yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng sẽ được
bảo quản trong tủ lạnh.

Sơ Đồ Bẫy Chuột Tại Kho thuốc BHYT

2.1.2 Cách sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho lẻ nội viện:

16
Sơ Đồ Kho Nội Viện

Chức năng: kho nội viện nhận thuốc và vật tư y tế từ kho chẵn về cấp phát cho
các khoa phòng trong bệnh viện.

 Các hoạt động tại kho cấp phát nội viện:

- Nhận hàng từ kho chẵn: kho nội viện nhận hang từ kho chẵn về kho của mình
để cấp cho các khoa phòng trong bệnh viện. Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo
quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn
hàng hóa.

- Kiểm hàng: thủ kho kiểm tra hàng hóa thực tế theo phiếu lĩnh: tên thuốc, tên
hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, hạn
dùng. Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng.

17
- Nhập hàng: hàng nhận từ kho chẵn về được xếp lên giá, kệ vào kho, thuốc
gần hạn dùng xếp ra ngoài, thuốc xa hạn dùng xếp vào trong. Trong kho nội viện
có 2 khay thuốc: khay lớn xếp viên và thuốc gói theo nhóm dược lý (trong nhóm
xếp theo a, b, c... từ trái sang) và khay nhỏ xếp thuốc tiêm theo nhóm dược lý. Vật
tư y tế, hóa chất để riêng một khu vực để dễ kiểm tra và cấp phát. Thuốc gây
nghiện – hướng tâm thần được bảo quản trong tủ kín có khóa cẩn thận và có người
phụ trách.

- Xuất hàng: các khoa phòng gửi phiếu lĩnh đến kho nội viện. Thủ kho soạn
thuốc và vật tư đúng chủng loại, đủ số lượng và giao hàng cho khoa phòng.

 Bảo quản và giám sát tại kho nội viện:

18
Bảng theo dõi nhiệt độ hằng ngày

19
Tủ lạnh để bảo quản thuốc đặc biệt

2.1.3 Cách sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho chẵn (kho tổng):

Kho chẵn là nơi tồn trữ thuốc, thuốc mới được nhập về kho chẵn và được vận chuyển
đến các kho khác trong bệnh viện. Thuốc trong kho được sắp xếp theo dạng bào chế,
tên biệt dược và tác dụng. Tên biệt dược và ngày nhập hàng được ghi trên thùng để dễ
dàng kiểm tra và thay thế khi thuốc hết hạn sử dụng.

20
Một số Hình ảnh Sắp xếp tại Kho

chẵn

Cơ sở được trang bị đầy đủ máy điều hòa nhiệt độ, các kệ thuốc được sắp xếp ngăn
nắp, các hộp thuốc không sắp khít nhau mà cách một khoảng nhỏ để thông khí.

Phiếu Theo dõi Nhiệt Độ và Độ Ẩm tại Kho Chẵn

21
Sơ đồ Bẫy Chuột tại Kho Chẵn

2.1.4 Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản
tại kho:

Các điều kiện bảo quản phải duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Bao bì thuốc phải
giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.. Thuốc nhạy cảm với nhiệt độ bảo quản
ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh.Các thuốc nhạy cảm ánh sáng bảo quản trong bao bì kín,
không cho ánh sáng truyền qua. Các thuốc có bao bì chai lọ bằng thủy tinh dễ vỡ phải
được sắp xếp gọn gàn, không đặt quá cao để tránh đổ vỡ. Các thuốc dễ bay hơi và các
thuốc nhạy cảm với độ ẩm phải được bảo quản tại kho lạnh, bao bì đóng kín. Các chất
hút ẩm mạnh phải được bảo quản tại phòng khô, bao bì bằng thủy tinh hoặc nhựa đóng
kín. Nếu có thể thì nút phải được phủ paraffin. Các thuốc có mùi phải được bảo quản
trong bao bì kín và trong kho khác. Các thùng hàng phải được sắp xếp hợp lý đảm bảo
cho không khí lưu thông.

22
Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản riêng theo
đúng quy định trong tủ kín được khóa cẩn thận, chỉ mở tủ khi có đơn yêu cầu, tránh
nhầm lẫn trong cấp phát hay mất thuốc, cuối ngày nhân viên kho phải niêm phong tủ
thuốc bảo quản thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.

Phải tuân thủ những quy trình bảo quản thuốc được in sẵn trên bao bì thuốc, nếu không
có quy trình bảo quản được in trên bao bì thì có thể bảo quản ở môi trường thường.

Phải định kỳ đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng
còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải
được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.

Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước – xuất
trước( FIFO) hoặc hết hạn trước- xuất trước (FEFO) được tuân thủ, và để phát hiện
hàng gần hết hoặc hết hạn dùng. Những thuốc lẻ trong bao bì được mở trước phải được
phát trước rồi mới mở bao bì hộp thuốc tiếp theo. Thông tin thuốc được nhập – xuất
kho phải được lưu trong dữ liệu máy tính và lưu phiếu nhập – xuất trong kho. Thông
tin thuốc được lưu trữ phải đầy đủ tên dược phẩm, tên công ty sản xuất phân phối, số
lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng và ngày nhập kho.

Định kỳ kiểm tra chất lượng của thuốc trong tủ để phát hiện các biến chất, hư hỏng
trong quá trình bảo quản.Thuốc hết hạn dùng phải được bảo quản riêng, phải dán nhãn
chờ xử lý. Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn
ngừa việc cấp phát.

* Sắp xếp bảo quản thuốc:

23
Quy tắc Sắp xếp Thuốc tại Kho

* Một số quy định về bảo quản thuốc:

Thuốc kháng sinh, thuốc viên: 15 – 25oC

Thuốc bột: độ ẩm < 8%

Thuốc viên bao: tránh ánh sáng và tia cực tím.

Thuốc đặt: 8 – 15oC

Thuốc tiêm, sirô: tránh ánh sáng, nhiệt độ cao

24
Độ ẩm không quá 70 %.

2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP

Kho Thuốc

Bệnh Viện Quận 7

Kho đạt tiêu chuẩn GSP trong bệnh viện phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

+ Phải có một thiết kế phù hợp:

- Diện tích : ≥ 60 m2
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ
thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng
bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động
vật, sâu bọ, côn trùng… Và để đáp ứng được yêu cầu cho thiết kế, cần phải chú

25
ý đến các điểm sau: địa điểm; thiết kế, xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc
bảo quản; lấy mẫu nguyên liệu đảm bảo cung cấp hệ thống không khí sạch.

+ Các điều kiện bảo quản trong kho:

- Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc.
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo
quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-25⁰c hoặc tuỳ thuộc vào
điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30⁰c. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay
gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm khác. Nếu trên nhãn không ghi
rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ 300C và
độ ẩm không quá 70%. Một số điều kiện bảo quản đặc biệt:
- Kho lạnh: nhiệt độ không vượt quá 80C
- Tủ lạnh: nhiệt độ trong khoảng 2-80C.
- Kho đông lạnh: nhiệt độ không được vượt quá – 100C.
- Kho mát: nhiệt độ trong khoảng 8-150C.
- Kho nhiệt độ phòng: nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời
gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.
- Để đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt, ẩm độ các
kho cần có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt và ẩm độ, việc đánh giá phải tuân
theo quy định chung của hướng dẫn.
- Phải trang bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp: trang bị các phương tiện, thiết bị
phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hòa
không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế…
- Đối với các chất lỏng rắn dễ cháy nổ, các khí nén… Phải được bảo quản trong
kho được thiết kế, xây dựng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo qui
định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực nhà ở. Kho phải thông
thoáng và được trang bị đèn chống cháy nổ. Các công tắc điện phải được đặt
ngoài kho.
- Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: phải được bảo quản
theo đúng qui định tại các qui chế liên quan.

26
- Các thuốc, hoá chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc … Cần
được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để mùi hấp thụ vào
các thuốc khác.
- Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi, duy trì liên tục và được điều
chỉnh thích hợp khi cần thiết.

Ý nghĩa của một kho thuốc đạt chuẩn GSP: đảm bảo chất lượng của thuốc, thuốc an
toàn đến tay người sử dụng.

2.3 Giới thiệu về hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện - Hội đồng thuốc
và điều trị:

2.3.1 Hoạt động thông tin thuốc:

- Nhiệm vụ :
 Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc.
 Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến dưới.
 Thu thập, tổng hợp, báo cáo những phản ứng có hại của thuốc tới hội đồng
thuốc và điều trị của bệnh viện, trung tâm quốc gia, trung tâm khu vực về
thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
- Triển khai thực tế :
 Hằng năm, hội đồng thuốc thường họp từ 6 – 10 lần, nội dung chủ yếu là
thông qua danh mục thuốc bệnh viện có thể thêm, bớt.
 Kiểm tra và chấm các bệnh án, các đơn thuốc, thực hiện nhiệm vụ sử dụng
thuốc hợp lý an toàn.
 Tổ chức các đợt tu nghiệp, đào tạo chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ cho cán
bộ nhân viên của bệnh viện.
 Dị ứng thuốc , phản ứng có hại của thuốc ADR
Dị ứng thuốc là gì?

-Khi đưa thuốc vào trong cơ thể được xem là “chất lạ”. Ví vậy, ngoài tác dụng
chính là điều trị, phòng bệnh do thuốc đem lại, cơ thể ta có thể chống lại chất lạ

27
đó bằng những phản ứng gây rối loạn cho chính cơ thể. Đặc biệt, có phản ứng
gọi là dị ứng thuốc.
Dị ứng thuốc có những đặc điểm gì?

- Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng nên sẽ xảy ra dị ứng dù thuốc
được dùng đúng liều hoặc thậm chí dùng rất ít.

- Phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân được gọi là người dễ dị ứng,
hoặc người có “cơ địa dị ứng”. - Trong thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược,
chất bảo quản, kể cả tạp chất và người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ
thành phần nào trong đó.

- Phản ứng dị ứng sẽ biến mất khi ngưng dùng thuốc.


Dị ứng thuốc có những biểu hiện gì?

-Dị ứng thuốc biểu hiện bằng nhiều dạng. Nặng nhất là sốc phản vệ biểu hiện
bằng chứng xanh tím tái, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, trụy tim mạch, có thể gây
chết người. Hoặc biểu hiện nhẹ hơn ở nhiều cơ quan khác nhau: trên da nổi mề
đay, mẩn ngứa; trên hệ hô hấp khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hóa đau bụng,
nôn mữa, tiêu chảy; trên mắt bị đỏ kết mạc v.v…

-Dị ứng thuốc được phân loại theo 4 kiểu (gọi là tuýp 1,2,3,4), trong đó có
“phản ứng tức thì kiểu phản vệ” (tuýp 1) xảy ra nhanh, khởi phát sau khi tiếp
xúc với thuốc khoảng 15 phút. Có phản ứng chậm hơn gọi là “phản ứng độc tế
bào” (tuýp 2) với triệu chứng xuất hiện sau vài giờ. Hoặc xuất hiện sau vài
ngày như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell gây bong da, tróc niêm
mạch giống như bị bỏng toàn thân trông rất thương tâm.

-Đối với thuốc, bất cứ dược chất nào cũng đều có khả năng gây dị ứng thuốc.
Đứng đầu là các kháng sinh và các thuốc có gốc là chất đạm (protein, peptid)
như các hormon. Ngay như các vitamin C, vitamin B1 cũng gây dị ứng thuốc
(tiêm vitamin B1 có thể bị sốc phản vệ đưa đến chết người). Đặc biệt lưu ý có

28
hiện tượng phản ứng chéo. Thí dụ, người dị ứng với amoxicillin thì có thể dị
ứng với các thuốc khác cùng nhóm penicillin và cepphalosporin. Hoặc người
đã dị ứng với aspirin có thể bị dị ứng với các thuốc khác trong nhóm NSAID.

-Về đường dùng, không chỉ dùng dạng uống hay tiêm mới dễ bị dị ứng mà dùng
dạng thuốc bôi ngoài da hay thuốc nhỏ mắt cũng bị dị ứng. Có người dùng
thuốc nhỏ mắt có chứa sulfamid đã bị hội chứng Stevens-Johnson rất nặng hoặc
thậm chí có thể bị sốc phản vệ.
Làm thế nào để phòng ngừa dị ứng thuốc?

- Xem việc dùng thuốc là hệ trọng, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự
hiểu biết tối thiểu về cách dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ của thuốc.
Nếu có gì nghi ngờ về bệnh của mình thì cách tốt nhất đến bác sĩ khám để được
chỉ định dùng đúng thuốc.

- Khi đang dùng thuốc nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề
đay, khó thở, hoặc cảm thấy khó chịu thì ngưng ngay thuốc đó, đến tái khám ở
bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp (có thể phải đổi
thuốc).

- Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó
nữa. Khi đi khám bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho
bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và
những loại thuốc hiện đang dùng. Nếu được thông báo, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ
tránh cho người bệnh đó dùng những thuốc nguy hại này.

2.3.2 Hội đồng thuốc và điều trị:

Căn cứ nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ y tế; theo đề nghị của
cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh; bộ trưởng bộ y tế ban hành thông tư quy định
về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.

29
- Chức năng: hội đồng thuốc có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các
vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt
chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
- Nhiệm vụ:
 Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
 Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
 Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
 Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
 Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
- Hoạt động :
 Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do chủ tịch hội đồng triệu
tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ
họp định kỳ của hội đồng.
 Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định
kỳ trong 1 năm.
 Phó chủ tịch kiêm ủy viên thường trực hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài
liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của hội đồng. Tài liệu phải được gửi
trước cho các ủy viên hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.
 Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình giám đốc
bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
 Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu
quy định tại phụ lục 9 ban hành kèm theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày
08/08/2013 của bộ y tế.

30
\

Tập San Thông Tin Thuốc

31
Một Số Tài Liệu Trong Tủ Thông Tin Thuốc

2.4 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện:

Mô hình quản lý cung ứng thuốc

Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện:

- Lập bảng dự trù: có 2 cấp.


o Dự trù cuối năm vào tháng 11: dự trù cho năm sau. Bên kho dự trù một
lần nữa duyệt mới cấp phát.
o Dự trù bổ sung: do kho dự trù đấu thầu nhà thuốc và bảo hiểm thuốc
hướng tâm thần một năm dự trù một lần.

32
- Cách tính dự trù:
+ Tồn kho tối thiểu = số lượng sử dụng trung bình / ngày x số ngày tối thiểu.
+ Số lượng sử dụng = số lượng sử dụng trung bình / ngày x 30 ngày + tồn kho
tối thiếu.
+ Dự trù = số lượng sử dụng – tồn kho trong kỳ.
Bảng dự trù:

Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện: dựa theo nguyên tắc lựa chọn thuốc để lập

danh mục thuốc tại bệnh viện:

- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do bộ y
tế ban hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.

Tiêu chí lựa chọn thuốc để lập danh mục thuốc tại bệnh viện:

- Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng;


- Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo
quản, cung ứng và sử dụng;

33
- Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy
thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Giá cả hợp lý;
- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó có
lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn.
Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ
sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả
năng cung ứng.

Hình ảnh danh mục thuốc :

34
2.4.1 Cấp phát thuốc tại kho BHYT

35
Khu Vực Phát Thuốc BHYT

Quy trình cấp phát thuốc cho các khoa tại kho BHYT:

- Đơn xuất từ các khoa và bệnh nhân được chuyển cho khoa hành chính tiến hành
nhập dữ liệu và in ra.
- Nhận đơn xuất dược phẩm và vật tư tại bàn. Kiểm tra đơn xuất.
- Cấp phát các dược phẩm và vật tư theo đúng số lượng được ghi trong đơn xuất.
- Kiểm tra lại dược phẩm và vật tư trước khi xuất kho. Nhập dữ liệu vào máy tính.
- Các đơn xuất trong ngày sẽ được sắp xếp trong khay đặt tại bàn, cuối ngày sẽ
được mang vào kho lưu trữ.

36
2.4.2 Cấp phát thuốc tại nhà thuốc:

Nhà Thuốc Bệnh Viện Quận 7


Quy trình cấp phát thuốc:
- Chuẩn bị cấp phát đóng gói các thành phẩm ra chai lọ.
- Nhận và kiểm tra phiếu có chữ ký của bác sĩ và thuốc phù hợp là hợp lệ,ngược
lại nếu không hợp lệ trả lại bệnh nhân.
- Chuẩn bị cấp phát : thực hiện.
 Ba kiểm tra:
 Thể thức đơn, phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng.
 Nhãn thuốc
 Chất lượng thuốc bằng cảm quan
 Ba đối chiếu:
 Tên thuốc ở đơn, phiếu với nhãn thuốc
 Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc được giao
 Số lượng, số khoản trên đơn, phiếu với thuốc chuẩn bị giao cho khách hàng

37
2.5 Nghiệp vụ dược bệnh viện:

2.5.1 Các văn bản pháp lý hiện hành:

a. Luật dược: 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 nội dung chủ yếu

Luật này quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp
dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên
liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin
thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của
thuốc; quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc.
b. Nghị định 54/2017/NĐ-CP - Hướng dẫn việc thi hành Luật dược. Chính phủ
ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017. Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật dược, quy định về Chứng chỉ hành nghề dược; kinh doanh
dược; xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang; đánh
giá cơ sở sản xuất thuốc tại nước ngoài; thẩm quyền, hình thức, thủ tục thu hồi nguyên
liệu làm thuốc.
c. Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngảy 01 tháng 9 năm 2009 của Bộ Y Tế về việc
hướng dẫn hoạt động thông tin quảng cáo thuốc.

Các đơn vị doanh nghiệp hoặc các tổ chức, văn phòng đại diện tại VN khi tổ chức
một chương trình hội thảo tại bệnh viện về vấn đề sử dụng thuốc và giới thiệu thuốc thì
khoa dược được BGĐ giao cho làm đầu mối tiếp nhận các thông tin về sản phẩm và
phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp sau đó trình qua hội đồng và các ban ngành
trước khi thông báo cho đơn vị được phép hội thảo.
d. Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Bộ Y Tế về
việc quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Đối với bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến
tỉnh; bệnh viện trực thuộc Y tế Ngành; bệnh viện tuyến huyện bao gồm Trung tâm Y tế

38
huyện ở nơi không có bệnh viện đa khoa huyện riêng; bệnh viện đa khoa khu vực; bệnh
viện chuyên khoa khu vực:

- Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng
1.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 20%.

- Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng
đến 5.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 15%.

- Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng
đến 100.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 10%.

- Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000
đồng đến 1.000.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 7%.

- Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000
đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 5%.

Tại bệnh viện : Vẫn áp dụng thực hiện theo thông tư này để thực hiện các hoạt
động dịch vụ nhà thuốc

đ. Thông tư số 22/2011/TT- BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế quy


định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, chức trách, nhiệm vụ của các
chức danh trong khoa Dược bệnh viện.

e. Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế hướng


dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

a) Dược sĩ khoa Dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn
sử dụng thuốc cho Thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng viên và người bệnh.

b) Thầy thuốc hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh) cách dùng
thuốc.

39
c) Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc
hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng
thời gian, đủ liều theo y lệnh.

d) Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc
không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh chịu
trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc.

Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử dụng
thuốc

a. Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.

b. Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao
bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. Việc ra lẻ
thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác hợp
vệ sinh.

c. Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc
có sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý kiến của dược
sĩ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận
bên cạnh.

d. Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý,
tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ.

e. Khoa Dược làm đầu mối trình giám đốc phòng khám báo cáo phản ứng có hại
của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5) và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin
thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý.

g. Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30 tháng 12 năm


2011 của liên Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương về việc hướng dẫn quản lý nhà
nước về giá thuốc dùng cho người.

40
h. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ Y tế quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong phòng khám.

Hiện tại đơn vị thường xuyên họp hội đồng thuốc định kỳ 1 tháng một lần và đột
xuất nhằm đưa ra những vấn đề bàn giải giải quyết được kịp thời.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật Bệnh viện Quận 7 luôn
thực hiện tốt mọi quy định và pháp luật của nhà nước.

2.5.2 Phần mềm quản lý khoa dược: Medisoft.

Medisoft do nhóm các Bác sĩ, Dược sĩ cùng các Kỹ sư điện toán, Cử nhân công
nghệ thông tin thực hiện nhằm tư vấn ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào
những hoạt động y tế.

Phần mềm Medisoft tại Bệnh viện Quận 7

Medisoft là hệ thống phần mềm quản lý toàn diện bệnh viện, quy trình từ khi tiếp
nhận cho đến khi bệnh nhân ra viện. Được thiết kế lấy bệnh nhân làm trung tâm, hiện
đại hóa hầu hết các quy trình để bệnh nhân luôn cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi
khám chữa bệnh. Phần mềm cũng giúp bác sĩ, y tá, kĩ thuật viên, nhân viên tài chính
cũng như ban lãnh đạo bệnh viện đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

41
 Đặc điểm nổi bật:
- Am hiểu quy trình chăm sóc sức khỏe: Medisoft được xây dựng dựa trên tư vấn
của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành, và tham khảo các hệ thống thông tin y tế tiêu chuẩn
quốc tế. Phần mềm được liên tục nghiên cứu và nâng cấp, tối ưu cả về quy trình,
nghiệp vụ và công nghệ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao tại các bệnh viện,
cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong ngành y tế.
- Giải pháp tổng hợp đầy đủ: bao gồm đầy đủ tất cả chức năng của bệnh viện, tích
hợp với các hệ thống bên ngoài như pacs (hệ thống lưu trữ hình ảnh và tin tức), lis (hệ
thống thông tin phòng xét nghiệm), mã vạch, thẻ thông minh, rfid, biometric, hệ thống
erp…
- Tính linh hoạt và khả năng mở rộng: hệ thống được thiết kế theo nhiều mô-đun,
dễ dàng cho việc thao tác và nâng cấp.
- Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: HL7, DICOM, ICD 10…
- Đảm bảo chất lượng: iso 9001:2000, ISO-IEC 27001:2005

42
Một số Tiện ích của Phần mềm

Hệ thống được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa sự tự động hoá quy trình
nghiệp vụ và thông tin xuyên suốt tất cả các mảng hoạt động như quản lý khám chữa

43
bệnh, quản lý hành chính, văn phòng, quản lý xét nghiệm, quản lý lưu trữ, xử lý, truyền
hình ảnh, kết nối giao tiếp bệnh nhân, báo cáo tổng hợp về cơ quan quản lý…

2.5.3 Thao tác chuẩn trong khoa Dược (SOP):

QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC KHO LẺ BHYT:

Trách nhiệm Các bước thực hiện Hồ sơ liên quan/Biểu mẫu

Bác sĩ:

- Bác sĩ - Khám bệnh, cho chẩn đoán, cho thực


- Điều dưỡng viên Cấp đơn
- Bệnh nhân hiện CLS (nếu có) và cấp đơn thuốc điều
thuốc
trị trên hệ thống phần mềm.

- In và kí xác nhận trên 2 đơn thuốc và

kết quả cận lâm sàng.

Điều dưỡng viên thực hiện như sau:


- Kiểm tra thông tin bệnh nhân.
- Kiểm tra thể thức đơn thuốc.
- Hướng dẫn bệnh nhân đến quầy phát

thuốc BHYT.
Nhân viên kho lẻ Kiểm tra, rà soát và - Kiểm tra trên phần mềm.

bổ sung các thuốc để - Kiểm tra thực tế.

đảm bảo đầy đủ cho

bệnh nhân.

Duyệt đơn thuốc


44
Sau khi Kế toán - Đơn thuốc.Nhân viên dược kiểm tra, đối
chiếu đơn thuốc thực tế và bảng kê chi
lưu đơn thuốc, Bộ
phí thuốc trên phần mềm về tên thuốc,
phận trả thẻ chuyển
đơn thuốc qua. nồng độ, hàm lượng, quy cách, số

lượng, liều dùng, cách dùng, đúng

Nhân viên dược thuốc, đúng bệnh. Đóng mộc “Đã

duyệt đơn thuốc. phát thuốc” trên đơn thuốc đã kiểm

tra. Chuyển đơn thuốc cho bộ phận cấp

phát khi không có gì sai sót.

45
- Cấp phát thuốc theo nguyên tắc FEFO.
Chuẩn bị cấp - Thuốc khi nhập về kho nhân viên dược
- Nhân viên dược \
phát phụ trách soạn thuốc sẽ sắp xếp thuốc ra
cấp phát thuốc
khay và chuẩn bị số lượng thuốc để phục
vụ cấp phát.

- Đối với số lượng thuốc phát ra lẻ, nhân

viên dược soạn thuốc cần sử dụng khay

Soạn thuốc đếm và que đếm sau đó cho thuốc vào túi
đựng thuốc có dán nhãn thuốc ghi rõ tên
thuốc, hạn dùng và số lượng.

- Nhân viên dược phụ trách soạn đơn

thuốc nhận đơn thuốc có mộc “Đã phát


thuốc” và có kèm theo BHYT, kiểm tra đối
chiếu:

. Năm sinh, giới tính, chữ ký Bác sĩ


. Thuốc phù hợp với chuẩn đoán theo

ICD và TT40/2013 kiểm đơn thuốc, theo

Cấp phát thuốc quy định kê đơn của bệnh viện.

cho bệnh nhân . Kiểm tra đối chiếu giữa số thuốc đang

chuẩn bị và đơn thuốc về tên thuốc, hàm


lượng, quy cách, số lượng, cảm quan chất
lượng và soạn thuốc theo đơn ký nhận chịu
trách nhiệm vào đơn mình đã soạn và kiểm
tra.

- Chú ý những thuốc dễ nhầm lẫn theo

46
danh mục đã thông báo Sắp xếp các thuốc
nhìn giống nhau vào các tủ, kệ, khay chứa
thuốc khác nhau. Các thuốc cấp phát lẻ đã
bóc khỏi hộp thuốc phải để vào khay riêng
hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn
nếu đựng trong cùng một khay thuốc.

(cập nhật thường xuyên danh mục nhìn


giống, đọc giống và có tập huấn nhân
viên)

47
Nhân viên dược Những trường hợp ưu tiên cấp phát
Cấp phát thuốc
cấp phát - Bệnh trước:Phụ nữ có thai. Trẻ em dưới 6 tuổi.
cho bệnh nhân
nhân/ thân nhân Người già trên 80 tuổi. Bệnh nhân khám
dịch vụ.

- Nhân viên phụ trách cấp phát trả thuốc

cho bệnh nhân : nhận đơn thuốc có mộc


“Đã phát thuốc” và có kèm theo BHYT,
kiểm tra đối chiếu:

. Năm sinh, giới tính, chữ ký Bác sĩ

. Thuốc phù hợp với chuẩn đoán theo

ICD và TT40/2013 kiểm đơn thuốc.

. Kiểm tra đối chiếu giữa số thuốc đã

chuẩn bị và đơn thuốc về tên thuốc, hàm


lượng, quy cách, số lượng, cảm quan chất
lượng và soạn thuốc theo đơn và phát thuốc
ký vào đơn mình đã kiểm tra – Nhân viên
phụ trách cấp phát trả thuốc cho bệnh nhân
gọi tên bệnh nhân, đối chiếu họ và tên,
tuổi, nơi ở bệnh nhân so đơn thuốc với
BHYT, CMND và yêu cầu bệnh nhân kiểm
tra lại thẻ BHYT, CMND và thuốc để đảm
bảo bệnh nhân được cấp đúng và đủ thuốc
trước khi ra về.

48
- Nhân viên dược Hướng dẫn sử - Hướng dẫn sử dụng thuốc khi có yêu

- Dược sĩ phụ trách dụng thuốc cầu và hướng dẫn bệnh nhân gặp dược sĩ
phụ trách về dược lâm sàng khi bệnh nhân
Dược Lâm Sàng
muốn tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng thuốc.

QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC KHO LẺ NỘI VIỆN:

Người thực hiện Các bước thực hiện Mô tả


Nhân viên kho Các khoa phòng có nhu cầu sử dụng
thuốc - vật tư y tế - hóa chất sẽ chuyển
lẻ nội viện
tổng hợp y lệnh và phiếu trên phần
mềm : phiếu lĩnh, hoàn trả, bù tủ trực,
hao phí. Gây Nghiện - Hướng Thần,
Kiểm tra y
xuống khao dược ..v..v.
lệnh
Nhân viên của Kho lẻ nội viện sẽ đối
chiếu và kiểm tra theo tổng hợp y lệnh.

Sau khi đối chiếu xong nếu thấy hợp lý


thì sẽ duyệt phiếu theo yêu cầu của các
khoa.

Nếu phiếu không hợp lý sẽ liên hệ khoa


điều chỉnh lại.

Lưu ý: các khoa lĩnh thuốc - vtyt - hóa


chất vào buổi sáng thì gửi tổng hợp y

49
lệnh và chuyển phiếu trước 11h45 và
buổi chiều trước 16h15.
Nhân viên kho lẻ Tiến hành cấp phát thuốc Theo
nội viện nguyên tắc 3 tra: Thể thức đơn hoặc
Cấp phát
phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng.

Nhận thuốc

Chất lượng thuốc

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số


lô, hạn dùng, đường dùng.

Thuốc được cấp phát theo đúng


phiếu đã duyệt.

Thuốc ra lẻ có kèm theo nhãn, có


ghi tên, hạn dùng, số lô.
Nhân viên các Nhân viên các khoa phòng nhận phiếu,
khoa phòng Kiểm tra kiểm tra thuốc, đối chiếu theo phiếu.

Nhận đúng số lượng thuốc, tên thuốc,


hàm lượng, nồng độ, số lô, hạn dùng.

Ký vào phiếu nhận thuốc.

QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ:

Người thực hiện Các bước thực hiện Mô tả


Điều dưỡng Kiểm tra y lệnh của Bác sĩ theo hồ sơ
Thực hiện y bệnh án
lệnh

- Ra lẻ thuốc cho từng bệnh nhân

50
Điều dưỡng - Kiểm tra tên Bệnh nhân, chẩn
đoán, tên thuốc, nồng độ hàm
lượng, số lượng, liều dùng, cách
Cấp phát
dùng, tương tác thuốc hay không
thuốc nội trú
trước khi cấp phát cho bệnh nhân
- Đảm bảo 5 đúng khi sử dụng thuốc

+ Đúng người bệnh,


+ Đúng thuốc,
+ Đúng liều dùng,
+ Đúng đường dùng,
+ Đúng thời gian.

51
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH:

ST Trách
Tình huống Hướng xử trí
T nhiệm
1 Hết thuốc – - Kiểm tra lại tồn kho toàn khoa Dược, - Nhân viên
không xuất được
nếu còn thì điều chuyển kho để cấp phát. dược
thuốc trên máy
- Nếu các kho đã hết thuốc: trả đơn

thuốc, báo BS để đổi thuốc hoặc giới thiệu


sử dụng thuốc tương đương, nếu đồng ý
thì lập lại đơn thuốc mới. Khoa Dược
không sửa xóa các chi tiết của đơn thuốc.
2 Phát hiện sai sót - Báo cáo khoa lâm sàng, thảo luận hướng - Nhân viên
trong đơn thuốc.
xử lý. dược

- Nếu đã lưu đơn thì xóa đơn thuốc đã lưu

trên máy. Báo bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc.


3 Thừa thiếu sau - Nếu thiếu thuốc và không tìm được thì - Nhân viên
khi kiểm hàng.
báo cáo trưởng khoa xử lý. dược phụ
trách -
- Nếu thừa và không tìm được thì báo
Thống kê
nhân viên thống kê lập danh sách thuốc
thừa trong tháng, làm báo cáo thừa thiếu
trong tháng trình lãnh đạo bệnh viện xử lý.
4 Số lượng bệnh - Tăng cường thêm cửa phát thuốc. - Nhân viên
- Tăng cường thêm nhân sự phục vụ cấp
tăng đột xuất.
dược
phát.

52
HỒ SƠ:

ST
Tên hồ sơ Mã số Nơi lưu Thời gian lưu
T
1 Toa thuốc và bảng kê Phòng TCKT 10 năm
2 Báo cáo nhập xuất tồn thuốc Khoa Dược 10 năm

Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng:

-Mục đích yêu cầu: Ðảm bảo thuốc mua đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng kịp
thời, đúng đủ theo nhu cầu, đúng quy chế hiện hành.

-Phạm vi áp dụng: Các loại thuốc nhập vào kho.

-Ðối tượng thực hiện: nhân viên kho thuốc, dược sĩ phụ trách.

-Nội dung quy trình:

 Xây dựng mức tồn tối thiểu:


 Xây dựng mức tồn tối thiểu của từng mặt hàng.
 Khi hàng hóa xuất bán đến mức tồn tối thiểu, phần mềm máy tính sẽ hiển thị
yêu cầu đặt hàng.

-Lập kế hoạch mua thuốc:

Kế hoạch mua thuốc bao gồm:

 Các kế hoạch mua hàng thường kỳ (Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý).
 Kế hoạch mua hàng đột xuất.

-Khi lập kế hoạch phải cãn cứ vào:

 Danh mục thuốc thiết yếu.


 Lýợng hàng tồn tại nhà thuốc.
 Khả năng tài chính của nhà thuốc.
53
 Cơ cấu bệnh tật, nhu cầu thị trýờng trong bệnh viện.
 Giao dịch mua thuốc.

-Lựa chọn nhà phân phối:

Các nguồn để nắm bắt thông tin về nhà phân phối:

 Các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế: Bộ Y tế, Sở Y tế,...

 Các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, đài, truyền hình, tờ rơi,…

 Qua người giới thiệu thuốc, nhân viên bán hàng, người trung gian.

 Qua kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế.

 Qua liên lạc điện thoại hoặc tham quan trực tiếp.

Những thông tin về nhà sản xuất, nhà cung ứng cần được tìm hiểu:

 Có đủ tích cách pháp nhân, có uy tín trên thị trường.

 Chính sách giá cả, chính sách phân phối, phương thức thanh toán phù hợp.

 Chất lượng dịch vụ:


 Ðáp ứng được yêu cầu bảo quản hàng hóa;

 Có đủ các điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;

 Thái độ dịch vụ tốt (đáp ứng đơn hàng nhanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng
chu đáo).
 Lập “Danh mục các nhà phân phối”: Ðiện thoại, địa chỉ, người liên hệ,…

Các thông tin về sản phẩm do nhà cung cấp giới thiệu cần ðýợc tìm hiểu:

 Phải được phép lưu hành trên thị trường.


 Có chất lượng đảm bảo: Ðã qua kiểm nghiệm, có công bố tiêu chuẩn chất
lượng,…

-Ðàm phán, thỏa thuận, và ký hợp đồng (nếu cần thiết)

54
-Lọc và in những hàng hóa ðến hạn mức tồn tối thiểu

-Lập dự trù đặt hàng

-Ðiện thoại trực tiếp để đặt hàng (có thể đặt hàng thông qua trình dược viên)

-Lập dự trù đặt hàng: Ðể đối chiếu khi nhận hàng.

-Lập “Sổ theo dõi các nhà phân phối”:

-Theo dõi số lượng, chủng loại hàng nhập về nhà thuốc so với đơn đặt hàng để liên
lạc với nhà phân phối.

-Nắm được thông tin về các mặt hàng đang hết hoặc không có hàng, thông báo cho
người bán hàng biết để thông tin lại cho khách hàng khi cần và có kế hoạch dự trù
các mặt hàng thay thế.

-Khi hàng nhập về phải kiểm tra kiểm soát chất lượng theo quy trình “Bảo quản và
theo dõi chất lượng”:

-Hàng đảm bảo chất lượng, Dược sĩ phụ trách kho đồng ý cho nhập và nhân viên
bán hàng tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính.

-Hàng không đảm bảo chất lượng được để riêng trong khu biệt trữ và trả lại cho nhà
cung cấp.

Biểu mẫu áp dụng : Sổ theo dõi các nhà phân phối.

Hình thức lưu trữ: SOP này được lưu trong tập hồ sơ “GPP” của nhà thuốc.

Quy Trình Bảo Quản Thuốc Tại Kho

- Kho được trang bị đầy đủ: Hệ thống điều hòa hoặc thông gió đảm bảo nhiệt độ, độ
ẩm (nhiệt kế - ẩm kế). Tủ có khóa, giá, kệ, tủ lạnh và có thiết bị phòng chống cháy nổ.

- Thủ kho theo dõi nhiệt độ - độ ẩm, thuốc hết hạn sử dụng; mẫu biên bản kiểm nhập
thuốc; Biên bản kiểm kê tồn kho.

55
- Kho nhận thuốc từ công ty, thuốc sau khi kiểm nhập, nhập kho, được sắp xếp theo
chủng loại, khu vực để dễ kiểm tra, bảo quản.

- Kho chính phát thuốc được xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, không ảnh hưởng
mưa lớn, lũ lụt, tường không có dẫu hiệu nứt, vỡ, rò rĩ, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
vào thuốc, không có tác nhân gây hại (ẩm mốc, côn trùng), đủ diện tích lưu kho (kho
chính >= 3 tháng) có khu việc thực hiện các tác nghiệp như giao nhận, đi lại, biệt trữ,..

- Thuốc được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất:

 Thuốc được chuyển vào kho chính được sắp xếp trong tủ/giá/kệ

 Thuốc được sắp xếp trong kho theo các nguyên tắc sau:

+ FEFO: Thuốc hết hạn trước được xếp ra phía trước để đảm bảo thuốc hết hạn trước
sẽ được xuất trước, FIFO: Thuốc nhập trước phải được xuất trước.

+ 3 dễ (dễ thấy - dễ lấy - dễ kiểm tra)

+ 5 chống (chống thất thoát, nhầm lẫn, đổ vỡ; chống nóng ẩm; chống kiến, gián, mối
mọt, chuột bọ, côn trùng; chống cháy nổ; chống để thuốc quá hạn sử dụng).

+ Thuốc từ các nguồn khác nhau cần sắp xếp riêng biệt để dễ phân biệt.

 Điều kiện bảo quản: Thuốc được bảo quản theo đúng điều kiện ghi trên nhãn.
Nếu trên nhãn ghi không rõ thì sẽ theo điều kiện bảo quản:

+ Kho chính: nhiệt độ <=250C, độ ẩm <= 70%

+ Kho lẻ/ phòng cấp phát: nhiệt độ <= 300C, độ ẩm <= 70%

+ Thuốc bảo quản đặc biệt (nhiệt độ 2 – 80C

 Ghi chép nhiệt độ, độ ẩm trong kho 2 lần / ngày (sáng và chiều) theo biểu mẫu
trong.

56
 Theo dõi xuất, nhập thuốc: Cập nhật thẻ kho sau mỗi lần xuất, nhập theo biểu
mẫu thẻ kho.

 Thực hiện kiểm kê tồn kho thuốc hàng tháng theo biểu mẫu trong.

 Kiểm soát thuốc cận hạn, thuốc hỏng, thuốc hết hạn sử dụng:

+ Danh sách thuốc sẽ hết hạn trong vòng 6 tháng cần được cập nhật hàng tháng.

+ Thuốc chờ hủy (ví dụ thuốc hỏng, thuốc hết hạn sử dụng,.) được bảo quản theo
đúng qui định (đúng nơi biệt trữ, số lượng và chủng loại được cập nhật vào sổ theo dõi
thuốc biệt trữ).

Quy Trình Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Tại Khoa Lâm Sàng

- Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT qui định về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.

- Căn cứ vào thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 qui định tổ
chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

- Căn cứ vào thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011Huowsng dẫn


sử dụng thuốc trong accs cơ sở y tế có giường bệnh.

Bệnh viện xây dựng qui trình hướng dẫ sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng.

a. Dược sĩ lâm sàng kiểm tra phần chỉ định thuốc trên hồ sơ bệnh án và phiếu công
khai thuốc hàng ngày cho từng bệnh nhân cùa khoa Lâm sàng.

b. Dược sĩ lâm sàng cùng điều dưỡng hướng dẫn, giải thích cho bệnh nhân tuân thủ
điều trị.

Hướng dẫn cho người bệnh cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm
dùng nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

57
c. Trong khi bệnh nhân dùng thuốc phải đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn. Đảm
bảo 5 đúng:

+ Đúng người bệnh.

+ Đúng thuốc.

+ Đúng liều dùng.

+ Đúng đường dùng.

+ Đúng thời gian.

Quy Trình Thông Tin Thuốc Tại Bệnh Viện:

- Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT qui định về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.

- Căn cứ vào thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 qui định tổ
chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện.

Bệnh viện xây dựng qui trình thông tin thuốc tại bệnh viện:

a. Thông tin thuốc được thu thập từ các nhân viên y tế, bệnh nhân, các văn bản từ các
cơ quan chủ quản như: Bộ Y Tế, Cục quản lý dược, Trung tâm DI & ADR Quốc gia,..

b. Thông tin sẽ được tiểu ban giám sát thông tin thuốc kiểm tra, thẩm định, có tham
khảo ý kiến từ Ban Giám Đốc, Hội đồng thuốc và điều trị, được soạn thảo lại dưới
dạng văn bản triển khai đến các khoa, phòng.

Với những yêu cầu thông tin thuốc nhận được qua điện thoại sẽ được người có thẩm
quyền tại khoa Dược hoặc trong đơn vị thông tin thuốc xử lý trực tiếp, trường hợp cần
thiết sẽ xin ý kiến Ban Giám Đốc, Hội đồng thuốc và điều trị hoặc các khoa, phòng có
liên quan.

58
c. Các thông tin cập nhật thuốc mới, đình chỉ lưu hành thuốc, rút số đăng kyshoajwc
các cảnh báo về ADR, tương tác thuốc… từ các cơ quan có thẩm quyền công bố sẽ
được triển khai bằng văn bản gởi về các khoa, phòng có liên quan, đồng thời sẽ được
triển khai dán tại bản thông tin thuốc của bệnh viện và lưu trữ tại hộp thư nội bộ.

Thông tin tồn kho tại khoa Dược, thuốc cận date, thuốc chậm sử dụng,… sẽ được
triển khai bằng văn bản đến các khoa, phòng có liên quan, Bác sĩ điều trị sau khi có ý
kiến của Ban Giám đốc.

d. Thông tin thay thế thuốc, thông tin tương tác thuốc, tư vấn sử dụng, bảo quản sẽ
được thông báo bằng văn bản đến các khoa, phòng và Bác sĩ điều trị.

Quy Trình Xây Dựng Danh Mục Thuốc Điều Trị Sử Dụng Tại Nhà Thuốc Bệnh
Viện:

Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT qui định về tổ chức và hoạt động của hội đồng
thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Căn cứ thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y Tế qui định về tổ chức


và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.

Căn cứ vào phác đồ điều trị đang sử dụng tại bệnh viện.

Căn cứ vào nhu cầu điều trị của các khoa lâm sàng.

Bệnh viện xây dựng quy trình danh mục thuốc sử dụng cho nhà thuốc bệnh viện như
sau:

a. Danh mục thuốc sử dụng tại nhà thuốc bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc
thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành.

b. Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh
viện. Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và kỹ thuật mới trong điều trị.

59
c. Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị. Hoạt chất được sử dụng
nhiều năm tại bệnh viện. Thuốc điều trị cho một số bệnh đặc biệt nhằm hạn chế chuyển
viện không cần thiết.

d. Ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong năm, thuốc
của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sane xuất thuốc (GMP).

đ. Danh mục thuốc được xây dựng dưới dạng hoạt chất dựa trên kế hoạch danh mục
thuốc hàng năm sử dụng tại bệnh viện.

e. Lựa chọn thuốc theo tên biệt dược dựa vào kết quả đấu thầu tập trung của Sở Y Tế.
Danh mục thuốc theo tên biệt dược phải được thông qua Hội đồng thuốc và Giám đốc
phê duyệt.

g. Để hỗ trợ điều trị, danh mục thực phẩm chức năng phải được thông qua Hội đồng
thuốc và Giám đốc phê duyệt. Bác sĩ không được kê đơn thực phẩm chức năng.

Trong quá trình thực hiện, các thành viên Hội đồng thuốc đóng góp ý kiến cho
thường trực hội đồng thuốc để danh mục ngày càng hoàn thiện hơn.

Quy Trình Xây Dựng Danh Mục Thuốc Túc Trực Cấp Cứu Của Khoa:

 Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
 Căn cứ thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 quy định tổ chức
và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
 Căn cứ thông tư 23/2011/TT-BYT 10/06/2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

Khoa Dược xây dựng quy trình xây dựng danh mục thuốc tủ trực cấp cứu của các
khoa:

 Các khoa căn cứ vào nhu cầu thực tế tại khoa xây dựng danh mục thuốc và cơ số
sử dụng tại khoa.

60
 Khoa Dược, hội đồng thuốc căn cứ vào yêu cầu điều trị cảu các khoa để thẩm
định lại danh mục thuốc tủ trực cấp cứu các khoa.
 Thống nhất danh mục, số lượng thuốc.
 Trình ký giám đốc danh mục thuốc tủ trực.
 Phát thuốc cho tủ trực các khoa theo đúng danh mục và cơ số đã trình ký.
+ Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần quản lý, bảo quản theo thông tư
1/2014/TT-BYT ngày 02/02/2014 của Bộ Y Tế.
+ Điều dưỡng được phân công kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ/ hàm lượng,
số lượng, chất lượng, dạng bào chế của thuốc trong phiếu lĩnh thuốc khi nhận thuốc từ
khoa dược.
+ Đảm bảo 5 đúng khi sử dụng thuốc.

Quy Trình Giám Sát Sai Sót Trong Sử Dụng Thuốc:

Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Căn cứ thông tư số 22/2011-TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 quy định tổ


chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

Căn cứ thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 hướng dẫn sử


dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh.

Bệnh viện xây dựng Quy trình giám sát sai sót trong sử dụng thuốc như sau :

1. Trước khi kê đơn, bác sĩ cần biết: - Tình trạng bệnh nhân – Tiền sử bệnh, dị ứng
– Tiền sử dung thuốc, quá trình bệnh lý – Các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Giám sát sử dụng ngoại trú:
- Đơn thuốc sau khi được bác sĩ kê đơn được chuyển xuống Phòng thu viện phí để
tính thu đồng chi trả BHYT. Sau đó đến khoa Dược, khoa Dược kiểm tra lại đơn thuốc
xem thuốc có phù hợp với chẩn đoán, có đúng nồng độ, hàm lượng, số lượng, liều
dung, cách dung, thời điểm dùng, tương tác thuốc hay không trước khi cấp phát cho
bệnh nhân. Phải đảm bảo 5 đúng khi sử dụng thuốc.
3. Giám sát thuốc sử dụng nội trú:

61
- Bác sĩ ra y lệnh nêu lý do kê đơn trong hồ sơ bệnh án. – Đường dùng – Thời
gian điều trị (khi biết trước hoặc ghi theo quy định) – Cách thức đánh giá điều trị - Liều
dùng cho mỗi lần và mỗi ngày – Thời điểm dùng thuốc – Đối với thuốc tiêm: Cách
pha, tốc độ và thời gian truyền (ghi rõ ràng, chi tiết hoặc ghi theo một protocol đã soạn
sẵn).
- Điều dưỡng tổng hợp thuốc theo y lệnh và lĩnh thuốc theo phiếu thuốc.
- Điều dưỡng trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện
kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
- Dược sĩ lâm sàng kiếm tra phần chỉ định thuốc trên hồ sơ bệnh án và phiếu công
khai thuốc hằng ngày cho từng bệnh nhân của khoa Lâm Sàng.
- Dược sĩ lâm sàng cùng Điều dưỡng hướng dẫn , giải thích cho bệnh nhân tuân
thủ điều trị. Hướng dẫn cho người bệnh các dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời
điểm dùng nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
- Trong khi bệnh nhân dùng thuốc phải đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.

Đảm bảo 5 đúng.

4. Bộ phận quản lý phần mềm cài đặt chế độ báo động khi cho trùng thuốc

Trên đây là quy trình giám sát sai sót trong sử dụng thuốc của Bệnh viện.

Đề nghị các khoa, phòng thực hiện nghiêm túc.

Quy Trình Sử Dụng Thuốc Có Chi Phí Cao:

 Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
 Căn cứ vào phác đồ điều trị đang sử dụng tại bệnh viện.
 Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị.

Bệnh viện xây dựng Quy trình sử dụng thuốc có chi phí cao như sau:

1. Điều kiện:

- Danh mục thuốc thuốc có phi phí cao của bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc
thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành.

62
- Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh
viện.

- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật mới trong điều trị.

- Căn cứ vào phác đồ đã xây dựng và áp dụng tại bệnh viện.

- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị. Hoạt chất được sử dụng nhiều
năm tại bệnh viện.

2. Theo dõi giám sát:


a. Theo dõi:
- Xây dựng danh mục thuốc có chi phí cao cần theo dõi giám sát khi sử dụng
- Thuốc có giá tiền cao hơn 6.000 đồng cần theo dõi giám sát khi sử dụng. Ưu tiên sử
dụng cho bệnh nhân nội trú và điều trị ngoại trú những trường hợp bệnh mãn tính nặng
khi sử dụng thuốc khác không hiệu quả có bệnh án theo dõi.
b. Giám sát:
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Giám sát sử dụng thuốc tại các khoa qua hồ sơ bệnh án.
- Trưởng khoa Lâm Sàng: giám sát các toa thuốc tại khoa mình phụ trách.
Dùng thuốc có chi phí cao trong những trường hợp bệnh mãn tính, bệnh nặng khi sử
dụng thuốc khác không hiệu quả.
- Phòng kế hoạch tài chính: giám sát những toa có số tiền lớn hơn 600.000 đồng phải
được ký duyệt Ban Giám Đốc.
- Phòng tổ chức: Phân công chuyên viên IT thực hiện các nội dung cảnh báo ngăn
chặn trên phần mềm, khi bác sĩ thực hiện không đúng theo quy định của bệnh viện.
- Khoa Dược: kiểm tra đơn có thuốc nằm trong danh mục thuốc có chi phí cao cần
theo dõi giám sát khi sử dụng, xem đơn phù hợp với chẩn đoán và phác đồ điều trị.
- Báo cáo: Định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có sự cố xảy ra.
3. Cung ứng :
- Căn cứ vào nhu cầu điều trị của khoa lâm sàng.
- Căn cứ vào số lượng xuất thực tế trong tháng, Khoa dược lập dự trù thông qua Hội
đồng thuốc xét chọn và Giám Đốc phê duyệt mới được phép mua sử dụng.

Quy Trình Xây Dựng Danh Muc Thuốc Điều Trị Nội Trú:

63
Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng
thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Căn cứ vào phác đồ điều trị đang sử dụng tại bệnh viện.

Căn cứ vào nhu cầu điều trị của các khoa lâm sàng.

Bệnh viện xây dựng quy trình danh mục thuốc điều trị nội trú như sau:

1. Danh mục thuốc bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc thiết yếu và danh mục
thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành.
2. Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện. Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và kỹ thuật mới trong điều trị.
3. Ưu tiên lựa chọn thuốc biệt dược gốc, thuốc có chi phí cao, sử dụng thuốc khi
bệnh nhân điều trị ngoại trú không hiệu quả.
4. Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, hoạt chất được sử dụng
nhiều năm tại bệnh viện.
5. Danh mục thuốc dựa vào phân tích ABC ven.
6. Căn cứ vào số lượng xuất thực tế trong năm đề lập kế hoach năm sau .
Cụ thể số lượng kế hoạch = số lượng xuất trong năm 30%
Trên đây là quy trình xây dựng danh mục thuốc điều trị nội trú.

Qui Trình Sử Dụng Một Số Thuốc Không Nằm Trong Danh Mục Thuốc Bệnh Viện:

Căn cứ thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Bệnh viện xây dựng quy trình sử dụng một số
thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện.
Các khoa có nhu cầu sử dụng thuốc không nằm trong danh mục thuốc tại bẹnh viện.
Các khoa phải căn cứ vào:
 Danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành.
 Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện.
 Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và kỹ thuật mới trong điều trị.
 Căn cứ vào phác đồ đã xây dựng và áp dụng tại bệnh viện.

64
 Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, dạng bào chế thích hợp
đảm bảo sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản sử dụng
theo quy định.
 Danh mục thuốc ngoài danh mục thuốc bệnh viện sẽ thông qua hội đồng thuốc
& điều trị xem xét và giám đốc phê duyệt mới được khoa Dược cung ứng sử dụng.

Quy Trình Cấp Phát Thuốc Trong Bệnh Viện Từ Khoa Dược Đến Người Bệnh:

BƯỚC 01:

Đơn thuốc đã được in chi phí từ kế toán chuyển sang khoa Dược có đầy đủ các yêu
cầu sau:

Có đóng mộc “đồng chi trả” hoặc “không đóng tiền”

Có kẹp thẻ BHYT của bệnh nhân vào đơn thuốc và có đóng mộc “đã trả thẻ”

BƯỚC 02:

Khoa Dược khi nhận đơn thuốc có đủ những yếu tố trên sẽ tiến hành đối chiếu thuốc
gồm: Tên bệnh nhân, tên thuốc và số lượng, nồng độ hàm lượng thuốc trên phần mềm.

Trong qua trình đối chiếu đơn thuốc có 2 trường hợp xảy ra như sau:

TH 01:

- Nếu nhân viên đối chiếu đơn thuốc đúng với phần mềm ( về thông tin, số lượng
thuốc,…) thì bộ phận cấp phát tiến hành soạn thuốc theo đơn và ký phía sau đơn mình
soạn. Người trực tiếp cấp phát sẽ kiểm tra, đối chiếu thuốc với đơn theo đúng tiêu
chuẩn 3 kiểm tra, 3 đối chiếu về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, cách dùng, liều dùng,
phân thuốc theo thời điểm dùng thuốc cho bệnh nhân và phải đảm bảo 5 đúng trong
việc cho bệnh nhân dùng thuốc: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng
đường dùng, đúng thời gian. Nhân viên trực tiếp cấp phát sẽ tiến hành đối chiếu thẻ
hình và thẻ bảo hiểm trước khi giao thuốc cho bệnh nhân (ký tên để kiểm soát đã phát
thuốc).

65
- Thông báo bệnh nhân khi cần tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc vui lòng gặp Dược
sĩ lâm sàng

TH 02:

Nếu đơn thuốc không đúng với phần mềm hoặc chỉ định sử dụng thuốc. Khoa Dược
sẽ liên hệ với bác sĩ và tiến hành chỉnh sửa lại đơn thuốc. Sau khi đơn thuốc đã chỉnh
sửa xong bệnh nhân trở lại bộ phận thu phí nộp đơn và thực hiện lại theo qui trình
Bước 01 và Bước 02 và TH.01.

Chú ý: Trường hợp nào khác báo cáo lãnh đạo khoa giải quyết.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT VIỆC KÊ ĐƠN SỬ DỤNG THUỐC

Bệnh viện xây dựng quy trình giám sát việc kê đơn sử dụng thuốc như sau:

1) Đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán và phác đồ điều trị.
- Không được kê đơn thực phẩm chức năng.
2) Đơn thuốc sau khi được bác sĩ kê đơn được huyển xuống phòng thu viện phí để
tính thu đồng cho trả với BHYT. Sau đó đến khoa dược, khoa dược kiểm tra lại đơn
thuốc xem có phù hợp với chẩn đoán, có đúng nông độ, hàm lượng, số lượng, liều
dung, cách dung ha khộng trước khi cấp phát cho bệnh nhân.
nếu đơn thuốc không phù hợp, khoa dược lien hệ với bác sĩ kê đơn để điều chỉnh cho
thích hợp.
3) Hàng ngày, tại giao ban buổi sang, bác sĩ trực bình bệnh án, hội đồng diễn biến
bệnh
-hàng tuần khoa dược bình đơn thuốc tại buổi giao ban sáng.
-hàng tháng, các khoa tổ chức bình đơn thuốc và bình bệnh án tại khoa.
-phòng kế hoạch tổng hợp giám sát sử dụng thuốc tại các khoa qua hồ sơ bệnh án.
-tại buổi họp hội đồng thuốc, khoa dược tổng kết công tác bình đơn thuốc, bình bệnh
án trong tháng có báo cáo phân tích sử dụng thuốc.

4) Bộ phận quản lý phần mềm:

66
Cài đặt chế độ báo động khi cho trùng thuốc.

Quy Trình Xây Dựng Danh Mục Thuốc Điều Trị Ngoại Trú:

Bệnh viên xây sựng quy trình danh mục thuốc điều trị ngoại trú như sau:

1) Danh mục thuốc bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc thiết yếu và danh mục
thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.
2) Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện.
3) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và kỹ thuật mới trong điều trị.
4) Thuốc điều trị cho một số bệnh đặc biệt nhằm hạn chế chuyển viện không cần
thiết.
5) Ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc
của các dianh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP.
6) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị. Hoạt chất sử dụng nhiều
năm tại bệnh viện.
7) Danh mục thuốc dựa vào phân tích ABC VEN.
8) Căn cứ vào số lượng xuất thực tế trong năm để lập kế hoạch cho năm sau. Cụ
thể số lượng kế hoạch = số lượng xuất trong năm x 30%.

67
2.6 Một số đơn thuốc trong bệnh viện:

 Toa 1:

Phân tích toa:


HASANBEST 500/ 2,5:
Chỉ định:
- Ðái tháo đường type 2 không phụ thuộc Insulin khi đã điều trị bằng chế độ ăn
kiêng mà không đạt hiệu quả.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với glibenclamide. Ðái tháo đường phụ thuộc Insulin.
- Rối loạn nặng chuyển hóa đường kèm toan chuyển hóa máu.
- Suy gan, thận nặng, phụ nữ có thai & cho con bú.
MIXTARD 30
Chỉ định:
- Điều trị bệnh đái tháo đường.
- Chống chỉ định:
- Quá mẫn.
- Hạ đường huyết.
Nhận xét: Toa thuốc phù hợp với chuẩn đoán.

68
 Toa 2:

Phân tích toa 2:

Phân tích toa:


LOXFEN 60MG
Chỉ định:

69
- Viêm khớp dạng thấp mạn tính, viêm khớp xương.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn cảm với loxoprofen, hen do aspirin hoặc tiền sử có bị hen. Loét dạ dày,
rối loạn huyết học nặng, suy gan nặng, suy thận nặng.

MY PARA 500MG
Chỉ định:
- Giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với Acetaminophen. Trường hợp thiểu năng tế bào gan.

TOPXOL 50
Chỉ định:
- Điều trị tăng trương lực cơ, co thắt cơ và các co thắt kèm theo các bệnh vận
động. Phục hồi chức năng sau các phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn, nhược cơ, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Không nên dùng
tolperison trong thời kỳ cho con bú.

KAGASDINE 20MG
Chỉ định:
- Ðiều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào
ngược.

70
Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc.
Nhận xét: Toa thuốc phù hợp với chuẩn đoán.

 Toa 3:

71
Phân tích toa 3:
HAPACOL 250
Chỉ định:
- Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm
khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose
- 6 - phosphat dehydrogenase.
CESYRUP 600MG/3ML
Chỉ định:
- Giúp trẻ em tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và các
bệnh lây qua đường hô hấp từ môi trường xung quanh, đồng thời bảo vệ trẻ em
tránh các tác hại của môi trường ô nhiễm.
Chống chỉ định: Quá mẫn, người thiếu G6PD.

KATRYSIN 21 MICROKATAL
Chỉ định:
- Điều trị các trường hợp phù nề do chấn thương, làm giảm và mất các bọc máu ở
da.
- Điều trị các trường hợp bong gân.
- Điều trị các chứng viêm tai kết dính, viêm xoang.
Chống chỉ định: quá mẫn.
Nhận xét: Toa thuốc phù hợp với chuẩn đoán.

72
 Toa 4:

Phân tích toa 4:


AUCLANITYL 1G
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm Amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã
được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không giảm.
Chống chỉ định: quá mẫn.
MY PARA 500MG
Chỉ định:
- Giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với Acetaminophen. Trường hợp thiểu năng tế bào gan.

VACO LORATADINE 10MG

73
Chỉ định:
- Những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi,
và ngứa mũi, cũng như ngứa và xót mắt.
Chống chỉ định: quá mẫn
Nhận xét: Toa thuốc phù hợp với chuẩn đoán.
 Toa 5:

Phân tích toa 5:


CEFUBI – 100 DT
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan
và viêm họng.
Chống chỉ định: tiền sử nhạy cảm với cefpodoxime proxetil.
HAPACOL 250
Chỉ định:
- Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm
khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose
- 6 - phosphat dehydrogenase.

74
2.7 Kết luận – kiến nghị :
Trải qua những ngày học tập và làm việc ở bệnh viện Quận 7 em thấy được sự nhiệt
huyết, chuyên nghiệp của mọi người trong công việc. Các anh chị Dược sĩ – những
người đi trước rất nhiệt tình, năng động và vui vẻ. Luôn hỗ trợ và tạo sự thoải mái nhất
cho tụi em học tập tốt.
Đặc biệt nữa là sự tận tâm và tình thương dành cho bệnh nhân.
Một trong những nơi em ấn tượng nhất có lẽ là Quầy cấp phát thuốc BHYT của bệnh
viện, nơi tiếp xúc bệnh nhân, lấy và cấp phát thuốc, ân cần căn dặn họ những điều cần
thiết, giúp họ sớm bình phục. Làm cho họ hiểu và hài lòng. Đó là niềm vui và y đức
của người thầy thuốc.
Thời gian thực tập không quá dài để em nắm được toàn bộ kiến thức nhưng cũng phần
nào làm quen được với môi trường làm việc ở đây. Cụ thể như cách phân phối thuốc,
cấp phát thuốc, quản lý kho thuốc ; sắp xếp, bảo quản, trưng bày thuốc; ghi sổ sách,
báo cáo, kiểm tra...
Em hiểu được khoa Dược là một vị trí quan trọng, là hậu cần cho ngành y tế. Khoa
Dược bệnh viện Quận 7 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong chăm
sóc sức khỏe người dân.
Từ đó em thấy yêu thích hơn ngành nghề mình đã chọn, muốn bản thân cố gắng cải
thiện, tiếp thu kiến thức nhiều hơn nữa để góp sức mình phục vụ cho xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Dược bệnh viện Quận 7 và trường Đại Học Nguyễn
Tất Thành đã chỉ dạy và giúp em đi vào thực tế một cách tốt nhất. Đây là bài học, kinh
nghiệm quý giá trong tương lai sau này của em với ngành mình đã chọn.

75
Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu tại khoa dược bệnh viện quận 7


- Hệ thống phần mềm quản lý tổng thể Medisoft
- Thư viện pháp luật Việt Nam:

LOẠI NGÀY
TRÍCH YẾU NỘI DUNG
STT VĂN SỐ VĂN BẢN BAN
VĂN BẢN
BẢN HÀNH
1 Luật Dược Luật 105/2016/QH13 06/4/2016
Quy định chi tiết một số điều
2 và biện pháp thi hành luật Nghị định 54/2017/NĐ-CP 08/5/2017
dược
Hướng dẫn hoạt động
3 Thông tư 13/2009/TT-BYT 01/9/2009
thông tin, quảng cáo thuốc
Hướng dẫn việc quản lý chất
4 Thông tư 09/2010/TT-BYT 29/04/2010
lượng thuốc.
Quy định về tổ chức và hoạt
5 động của các cơ sở bán lẻ Thông tư 15/2011/TT-BYT 19/04/2011
thuốc trong bệnh viện
Quy định tổ chức và hoạt
động của khoa Dược bệnh
6 viện, chức trách, nhiệm vụ Thông tư 22/2011/TT- BYT 10/06/2011
của các chức danh trong khoa
Dược bệnh viện.
7 Hướng dẫn sử dụng thuốc Thông tư 23/2011/TT-BYT 10/06/2011
trong các cơ sở y tế có giường

76
bệnh.
Hướng dẫn thực hiện quản lý
Thông tư 50/2011/TTLT-
8 nhà nước về giá thuốc dùng 30/12/2011
liên tịch BYT-BTC-BCT
cho người
Hướng dẫn hoạt động Dược
9 Thông tư 31/2012/TT-BYT 20/12/2012
lâm sàng trong bệnh viện.
Quy định về tổ chức và hoạt
10 động của Hội đồng thuốc và Thông tư 21/2013/TT-BYT 08/08/2013
điều trị trong bệnh viện.
Ban hành danh mục thuốc
11 Thông tư 45/2013/TT-BYT 26/12/2013
thiết yếu Tân dược lần thứ VI.
Hướng dẫn thực hiện danh
mục thuốc tân dược thuộc
12 Thông tư 40/2014/TT-BYT 17/11/2014
phạm vi thanh toán của quỹ
bảo hiểm y tế
Ban hành danh mục thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu và
13 vị thuốc y học cổ truyền thuộc Thông tư 05/2015/TT-BYT 17/112015
phạm vi thanh toán của quỹ
bảo hiểm y tế
Quy định về đơn thuốc và
việc kê đơn thuốc hóa dược,
14 sinh phẩm trong điều trị ngoại Thông tư 52/2017/TT-BYT 29/12/2017
trú

77
78

You might also like