You are on page 1of 86

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

TỈ LỆ HIỆN MẮC TẬT CẬN THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


Ở HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM
ĐỒNG THUỘC PHƯỜNG 10 QUẬN GÒ VẤP NĂM 2023

SINH VIÊN THỰC HIỆN

1. Nguyễn Đình Anh 6. Đào Bích Ngọc


2. Nguyễn Tuấn Hải 7. Trần Chấn Nguyên
3. Huỳnh Minh Hiếu 8. Phan Tùng Quân
4. Nguyễn Đình Huy 9. Phạm Huỳnh Thảo Vy
5. Lê Xuân Nam

NĂM THỨ SÁU (YCQ2017) - NĂM HỌC: 2022 - 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG


TỈ LỆ HIỆN MẮC TẬT CẬN THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH LỚP 4 VÀ LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM
ĐỒNG THUỘC PHƯỜNG 10 QUẬN GÒ VẤP NĂM 2023

SINH VIÊN THỰC HIỆN

1. Nguyễn Đình Anh 6. Đào Bích Ngọc


2. Nguyễn Tuấn Hải 7. Trần Chấn Nguyên
3. Huỳnh Minh Hiếu 8. Phan Tùng Quân
4. Nguyễn Đình Huy 9. Phạm Huỳnh Thảo Vy
5. Lê Xuân Nam

NĂM THỨ SÁU (YCQ2017) - NĂM HỌC: 2022 - 2023


LỜI CÁM ƠN
Kì thực tập sức khỏe cộng đồng kéo dài 6 tuần tại quận Gò Vấp đã dần đến hồi kết,
nhóm sinh viên tổ 14 lớp Y2017C chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình của quý Thầy, Cô Bộ môn Tổ chức - Quản lý Y tế, cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế
Quận Gò Vấp và trạm y tế phường 10. Chúng em đã học tập và vận dụng những kiến
thức từ lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn trong việc viết và xây dựng Đề cương
nghiên cứu khoa học tại cộng đồng. Ngoài ra, chúng em còn học được các kỹ năng
phân tích, xử lý số liệu từ các chương trình sức khỏe tại Trung tâm Y tế quận nói
chung và Trạm Y tế phường nói riêng, kỹ năng giao tiếp với người dân, kỹ năng
thuyết trình và kỹ năng làm việc nhóm để tạo thành một ê-kíp hoạt động hiệu quả.
Về phía nhà trường, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Bộ môn Tổ chức - Quản lý
Y tế, đặc biệt là ThS. Nguyễn Linh Phương, BS. Nguyễn Mạnh Cường đã tận tình chỉ
dẫn, mỗi tuần đều dành ra thời gian quý báu của mình để xem và nhận xét, góp ý cho
đề cương của chúng em. Nhờ đó, chúng em có thể nhận ra được điểm tốt để phát huy
và điểm yếu để khắc phục, cuối cùng là có thể hoàn thành các mục tiêu trong đợt thực
tập cũng như hoàn thành quyển báo cáo.
Về phía Trạm Y tế phường 10 quận Gò Vấp, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến chị
Nguyễn Thị Tuyết (trưởng trạm) và các anh chị đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
thập số liệu của các chương trình sức khoẻ tại quận cũng như các chủ trương, chính
sách của phường và quận.
Trải qua gần 6 tuần thực tập do còn nhiều bỡ ngỡ và kiến thức còn hạn chế nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em mong nhận được sự góp ý, nhận xét
và chỉnh sửa từ quý thầy cô giúp chúng em hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cần thiết
không chỉ trong quá trình học tập mà còn trên chặn đường làm việc sau này.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô. Kính chúc quý Thầy, Cô
dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2023
Trân trọng cảm ơn
Tập thể tổ 14, lớp Y2017C, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

i
MỤC LỤC
BẢN VIẾT TẮT.................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN.................................................................3
1.1. Tổng quan về cận thị...............................................................................3
1.2. Tình hình cận thị trên thế giới và Việt Nam.........................................3
1.2.1. Trên thế giới........................................................................................3
1.2.2. Tại Việt Nam......................................................................................4
1.3. Các yếu tố liên quan đến cận thị.............................................................5
1.3.1. Nguyên nhân bẩm sinh.......................................................................5
1.3.2. Nguyên nhân môi trường và lối sống.................................................6
1.3.3. Một số bất lợi khác...........................................................................11
1.4. Phân loại cận thị.....................................................................................11
1.5. Phương pháp chẩn đoán cận thị...........................................................11
1.6. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam..........................13
1.6.1. Các nguyên cứu trên thế giới............................................................13
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................14
1.7. Mô tả địa bàn nghiên cứu.....................................................................17
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............19
2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................19
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................19
2.1.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................19
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................19
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................19
2.2.1. Dân số mục tiêu................................................................................19
2.2.2. Dân số chọn mẫu..............................................................................19
2.2.3. Cỡ mẫu..............................................................................................19
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................20
2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu............................................................................21
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số................................................................22
2.4. Thu thập số liệu......................................................................................26
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................26
2.4.2. Công cụ thu thập...............................................................................27
2.4.3. Quy trình thu thập số liệu.................................................................33
2.4.4. Kế hoạch thu thập số liệu tại cộng đồng...........................................34
2.4.5. Dự trù kinh phí..................................................................................41
2.5. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................42
2.5.1. Xử lý số liệu......................................................................................42
2.5.2. Phân tích số liệu................................................................................42
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................v
PHỤ LỤC............................................................................................................x
BẢN VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ

WHO World Health Organization

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Quy định cỡ số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh.............................10
Bảng 2. Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế..................................................10
Bảng 3. Biến số nghiên cứu.......................................................................................22
Bảng 4. Tổng hợp chỉnh sửa bảng câu hỏi sau thử nghiệm...................................27
Bảng 5. Kế hoạch xây dựng công cụ thu thập số liệu.............................................34
Bảng 6. Kế hoạch thu thập số liệu tại cộng đồng....................................................36
Bảng 7. Dự trù kinh phí............................................................................................41

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Mắt cận thị....................................................................................................3
Hình 1.2. Bảng kiểm tra thị lực (từ trái qua): Bảng thị lực Snellen; Bảng thị lực
Landolt; Bảng thị lực Armaignac................................................................................12
Hình 1.3. Bảng kiểm tra thị lực đầy đủ (10/10)...........................................................12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cận thị là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở mắt. Cận thị nặng có liên
quan đến các bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ mất thị lực nghiêm trọng và không thể
đảo ngược [22]. Theo ước tính năm 2016, có tới 1406 triệu người cận thị (22,9% dân
số thế giới) trong năm 2000 và dự đoán đến năm 2050 sẽ có 4758 triệu người cận thị
(49,8% dân số thế giới) [27]. Đông Á và Đông Nam Á đang là nơi có tỷ lệ mắc tật
khúc xạ học đường cao nhất thế giới, đặc biệt là ở các nước như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, nơi mà tật khúc xạ chiếm khoảng từ 80%
đến 90% ở học sinh phổ thông [20, 35]. Trong đó, Việt Nam cũng là một trong những
nước có tỷ lệ cận thị cao, và có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là khu vực đô thị
[8]. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014, cả nước ta có gần 5
triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó số trẻ bị cận thị chiếm tới
hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị [5].
Cận thị ở trẻ em gây nhiều tác hại khác nhau như giảm thị lực nhìn xa, giảm
khả năng quan sát gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sức khỏe và thẩm
mỹ của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh sớm có thể dẫn đến các biến
chứng, ảnh hưởng thị giác vĩnh viễn của trẻ, thậm chí có thể gây mù lòa [27].
Các cơ chế bệnh sinh chính xác của cận thị vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều yếu
tố được ghi nhận có mối liên hệ làm tăng nguy cơ mắc cận thị, như cha mẹ bị cận thị,
giới tính, dân tộc, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, hoạt động nhìn gần và các hoạt
động ngoài trời [22]. Nhiều giả thuyết cho rằng cận thị có khả năng là sự cộng gộp và
tương tác của yếu tố di truyền và môi trường [22]. Nhiều bằng chứng tích cực chứng
minh cho khả năng bảo vệ khỏi tật cận thị của yếu tố thời gian hoạt động ngoài trời
[32, 37]. Các hoạt động nhìn gần, chẳng hạn như đọc, viết, sử dụng máy tính và chơi
trò chơi điện tử, được cho là có thể chịu trách nhiệm cho sự gia tăng đáng kể tỷ lệ cận
thị [30]. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tăng hoạt động ngoài trời hoặc giảm hoạt động
nhìn gần làm giảm nguy cơ mắc tật cận thị vẫn chưa phân định rõ ràng, vì khi trẻ đồng
thời dành nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoài trời và sẽ ít tham gia hoạt động
nhìn gần [37]. Từ nhiều quan điểm trên, chúng tôi cho rằng việc thu thập các yếu tố
liên quan đến nguy cơ mắc cận thị là cần thiết nhằm cải thiện tỉ lệ cận thị trong cộng
đồng.
1
Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh tiểu học
năm 2009 là 25,3%, trong đó cận thị chiếm tỉ lệ 17,2% [7]. Đến năm 2020, tỉ lệ học
sinh tiểu học ở TP.HCM mắc tật cận thị chiếm lên đến 27,1%, trong đó đối tượng lớp
4 có tỉ lệ mắc cao nhất (25 - 28,6%) [13].
Tại quận Gò Vấp, tật khúc xạ là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm
trong toàn quận ở nhóm đối tượng học sinh, bệnh cạnh tình trạng thừa cân béo phì và
sâu răng. Theo báo cáo tổng kết công tác khám sức khỏe học sinh từ khối 1 đến khối
12 trên toàn quận, học sinh có tật khúc xạ ở khối tiểu học là 21,33% vào năm 2019,
24,46% vào năm 2020 và 27,93% vào năm 2021 [15]. Xét riêng trong cấp tiểu học thì
tình trạng tật khúc xạ có xu hướng tăng dần theo tuổi và khối lớp 5 là khối lớp có tỉ lệ
tật khúc xạ cao nhất với tỉ lệ là 33,38%, theo sau là khối lớp 4 với 26,57% [15].
Trường tiểu học Kim Đồng trực thuộc phường 10, là một trong các trường có số lượng
học sinh lớn nhất trong quận Gò Vấp, theo đó cũng là trường ghi nhận số lượng có tỉ
lệ tật khúc xạ cao (28,85%), cao hơn so với trung bình toàn quận là 21,33% [15]. Từ
kết quả trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề sức khỏe cấp thiết của phường 10
quận Gò Vấp là “Học sinh lớp 4 và lớp 5 có vấn đề về thị lực cao tại trường tiểu học
Kim Đồng”.
Hiện nay chưa có số liệu cụ thể nào về tỉ lệ thực sự của tật cận thị trong tổng số
học sinh được xác định mang tật khúc xạ, cũng như chưa có số liệu về các yếu tố liên
quan đến tật cận thị ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tật cận thị của nhóm học sinh lớp 5
và lớp 4 trường tiểu học Kim Đồng. Từ những số liệu về tỉ lệ tật khúc xạ cao tại địa
bàn và những bằng chứng tích cực về lợi ích tìm ra mối liên quan của các yếu tố ảnh
hưởng đến nguy cơ mắc tật cận thị [32, 37], nhóm chúng tôi đặt câu hỏi nghiên cứu là:
“Tỉ lệ hiện mắc tật cận thị ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng
thuộc phường 10 quận Gò Vấp năm 2023 là bao nhiêu ? Các yếu tố nào liên quan đến
tật cận thị đang có ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng thuộc
phường 10 quận Gò Vấp năm 2023 là gì ?”.
Chúng tôi hy vọng thông qua kết quả nghiên cứu này có thể mô tả được tỷ lệ
hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan đến tật cận thị ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại
trường tiểu học Kim Đồng thuộc quận Gò Vấp trong năm 2023, từ đó mang lại nguồn
thông tin giúp xây dựng các can thiệp thích hợp và kịp thời, nhằm nâng cao sức khỏe
cho học sinh, cải thiện tình trạng tật cận thị ngày càng gia tăng tại địa phương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Tổng quan về cận thị
Tật khúc xạ là tình trạng giảm khả năng tự điều chỉnh để nhìn rõ ở khoảng cách
nhất định. Khi mắt bị tật khúc xạ thì một vật sẽ tạo thành hình ảnh trong mắt ở trước
hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó cận thị
học đường chiếm 96.5%. Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến do mắt có công suất
quang học quá cao so với chiều dài trục nhãn cầu. Ở mắt bình thường, hình ảnh vật
hội tụ lên võng mạc giúp mắt nhìn rõ vật. Đối với mắt cận thị, các tia sáng song song
đi từ một vật ở xa được hội tụ ở phía trước võng mạc làm cho mắt gặp khó khăn khi
nhìn những vật ở xa [14].
Người mắc cận thị có khuynh hướng khép mắt lại một chút khi nhìn những vật
ở xa, vì vậy cận thị được hiểu là “tầm nhìn gần”. Để nhìn rõ những vật ở xa phải giảm
độ khúc xạ của giác mạc hoặc sử dụng thấu kính phân kỳ phù hợp [18]. Cận thị được
coi là một bệnh di truyền không có phương pháp điều trị vào những năm đầu của thế
kỉ XIX. Khoảng những năm 70 sau đó, đã có những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới
về cận thị ở đối tượng học sinh [38].

Hình 1.1. Mắt cận thị

1.2. Tình hình cận thị trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Trên toàn cầu, ít nhất 2,2 tỷ người bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó ít
nhất 1 tỷ người bị suy giảm thị lực có thể ngăn chặn được hoặc chưa được giải quyết,
1 tỷ người này bao gồm những người bị suy giảm thị lực từ xa đến trung bình hoặc
nặng hoặc bị mù do tật khúc xạ không được điều trị (88,4 triệu), đục thủy tinh thể (94
triệu), thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (8 triệu), tăng nhãn áp (7,7 triệu), bệnh võng
mạc tiểu đường (3,9 triệu), cũng như cận thị suy giảm do viễn thị không được điều trị
(826 triệu). Hàng chục triệu người mắc suy giảm thị lực nghiêm trọng và có thể được
hưởng lợi từ phục hồi chức năng mà họ hiện không tiếp cận được. Gánh nặng của các
bệnh về mắt và suy giảm thị lực không phải chịu như nhau: nó thường lớn hơn nhiều ở
các nước có mức thu nhập thấp và trung bình, người lớn tuổi và phụ nữ, trong cộng
đồng nông thôn và vùng khó khăn. Xét về sự khác biệt giữa các khu vực, tỷ lệ suy
giảm thị lực ở các khu vực có thu nhập thấp và trung bình được ước tính cao gấp bốn
lần so với các khu vực có thu nhập cao. Liên quan đến tầm nhìn gần, tỷ lệ suy giảm thị
lực gần không được điều trị được ước tính là lớn hơn 80% ở phía tây, phía đông và
trung tâm châu Phi cận Sahara, trong khi tỷ lệ so sánh ở các khu vực có thu nhập cao
ở Bắc Mỹ, Úc, Tây Âu và của Châu Á - Thái Bình Dương được báo cáo là thấp hơn
10%. Sự gia tăng dân số và lão hóa dự kiến sẽ làm tăng nguy cơ nhiều người bị suy
giảm thị lực, ước tính đến năm 2050 sẽ có khoảng 9,8% dân số toàn cầu tương đương
với con số hơn 4 tỷ người có thể gặp phải tật khúc xạ ở mắt. Và quan ngại hơn là số
người bị cận thị nặng dẫn đến thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu và mất thị lực vĩnh
viễn có thể chiếm tới gần 1 tỷ người trong số liệu thống kê đó. Số người bị suy giảm
thị lực dẫn đến mù lòa do tật cận thị nặng dự tính sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050 trên
toàn thế giới. Đáng báo động là tật cận thị sẽ có nguy cơ lớn trở thành nguyên nhân
gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới và vượt qua cả bệnh đục thủy tinh thể hiện
đang đứng top đầu [16, 17, 23].

1.2.2. Tại Việt Nam


Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất, toàn bộ cả nước có khoảng 15 -
40% người mắc phải tật khúc xạ. Như vậy, hiện nay nước ta có khoảng 14 - 36 triệu
người đang gặp phải tật khúc xạ ở mắt và cần được điều chỉnh kính. Và tỷ lệ người
cận thị sẽ ngày càng gia tăng cao. Trong đó đối tượng phổ biến nhất mắc phải cận thị
là trẻ em từ 6 - 15 tuổi với tỷ lệ 20 - 40% ở khu vực thành thị và 10 - 15% ở khu vực
nông thôn. Theo thống kê nước ta hiện có 5 triệu trẻ em Việt Nam mắc phải các tật
khúc xạ ở mắt, ở một số trường học trong nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, tỉ lệ học sinh mắc tật cận thị chiếm tới 50%. Và ở một số trường đại học lớn có
tới hơn 70% sinh viên bị cận thị và rất nhiều người bị cận nặng.
1.3. Các yếu tố liên quan đến cận thị
Nguyên nhân gây cận thị bao gồm các nguyên nhân: bẩm sinh, môi trường, ánh
sáng, kích thước bàn ghế, và một số bất lợi khác như sách vở, chữ viết… chưa đạt tiêu
chuẩn, nhìn gần liên tục, đọc truyện quá nhiều, nhất là sách có chữ nhỏ, giấy đen...[4].
Bên cạnh đó các nguyên nhân khác như là: Thiếu rèn luyện thị lực hàng ngày,
mắc thói quen làm việc thiếu khoa học làm hại mắt như tư thế ngồi viết không đúng,
nằm đọc sách lâu ở trên giường, vào mạng internet, chơi trò chơi điện tử kéo dài, ăn
uống không hợp lý, thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể, học quá nhiều và sức ép tâm
lý quá lớn [25].

1.3.1. Nguyên nhân bẩm sinh


Nguyên nhân của cận thị thông thường là do sự sai lệch phát triển xảy ra ở thời
kỳ phôi thai và thời kỳ phát triển tích cực. Những bất thường của các thành phần cấu
tạo khúc xạ nhãn cầu như thay đổi độ cong giác mạc, thay đổi độ sâu tiền phòng, thay
đổi chỉ số khúc xạ của thể thủy tinh và trục trước sau của nhãn cầu đều có thể dẫn đến
cận thị, sự gia tăng trục trước sau của nhãn cầu hình thành yếu tố cơ sở của cận thị
trục. Sự dài ra của trục nhãn cầu là kết quả của các nguyên nhân như tình trạng di
truyền, mâu thuẫn giữa sự gắng sức của mắt và khả năng điều tiết, độ rắn chắc của
củng mạc [1]. Di truyền đóng một vai trò cao và khá rõ nét trong cận thị bẩm sinh và
cận thị nặng.
Tiền sử gia đình có người bị tật khúc xạ là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cả cha và mẹ bị
cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận thị có cha hoặc mẹ bị cận thị và chỉ có
6% đến 15% trẻ cận thị không có cha và mẹ bị cận thị [3]. Wilson Low (2010) nghiên
cứu yếu tố liên quan tiền sử gia đình, hoạt động nhìn gần và hoạt động ngoài trời ảnh
hưởng đến tật khúc xạ của 3009 học sinh Trung Quốc, thấy rằng học sinh có một hoặc
cả hai bố mẹ bị tật khúc xạ thì có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn các học sinh không có
bố mẹ bị tật khúc xạ [34]. Nghiên cứu của Lisa A. Jones – Jordan (2010) cho thấy
38,3% học sinh bị tật khúc xạ có bố bị tật khúc xạ và 46,4% học sinh bị tật khúc xạ có
mẹ bị tật khúc xạ [33].
Tại Việt Nam nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương (2012), cho thấy những
học sinh có bố mẹ bị tật khúc xạ thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao gấp 2,2 lần so với
các học sinh khác. Tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2008), cho thấy
những học sinh có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ thì có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao
gấp 2,3 lần các học sinh không có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ [2, 3].

1.3.2. Nguyên nhân môi trường và lối sống


Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy tật khúc xạ liên quan đến
các yếu tố di truyền, song song đó cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố
liên quan đến môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ trong tỉ lệ các yếu tố dẫn đến tật
khúc xạ của học sinh.
Môi trường ảnh hưởng đến tình trạng khúc xạ của mắt học sinh, nhất là sự gắng
sức trong làm việc ở thị giác gần kéo dài. Đối với lứa tuổi học sinh, yếu tố nguy cơ
chính có thể liệt kê như là:
- Hoạt động ngoài trời: Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định hoạt động ngoài
trời là yếu tố bảo vệ cho tật cận thị. Một nghiên cứu cắt ngang tại thủ đô New
Delhi ở Ấn Độ trên 9884 trẻ từ lớp 1 đến lớp 9 cho thấy, khi lấy mốc thời gian
hoạt động ngoài trời > 2 giờ mỗi ngày, trẻ không cận thị dành nhiều thời gian ở
ngoài trời hơn trẻ cận thị gấp gần 10 lần (47,4% so với 5%) [39]. Tại Mỹ, khi
so sánh dữ liệu 5 năm trước và sau khi cận thị của 2 nhóm trẻ mắc và không
mắc cận thị, cũng đưa ra kết quả thời gian dành cho sinh hoạt/chơi thể thao
ngoài trời ở những trẻ mắc cận thị thấp hơn trẻ bình thường trung bình 1,1 đến
1,8 giờ mỗi tuần sau khi đã hiệu chỉnh cho tuổi, giới và sắc tộc [32]. Năm
2008, Rose và các cộng sự đã lấy mẫu cắt ngang từ 2 nghiên cứu trên trẻ em
người Trung Quốc sống ở 2 khu vực địa lý khác nhau là Sydney (Úc) và
Singapore. Kết quả là tần suất mắc cận thị ở trẻ từ 6 - 7 tuổi ở Sydney (3,4%)
thấp hơn hẳn ở Singapore (29,1%) mặc dù cùng là người gốc Hoa. Nghiên cứu
cũng ghi nhận trẻ em ở Sydney đọc nhiều sách hơn mỗi tuần và có thời gian
dành cho các hoạt động nhìn gần mỗi tuần nhiều hơn. Tuy nhiên, yếu tố có mối
liên hệ mạnh mẽ nhất giải thích cho sự khác biệt về tần suất mắc cận thị ở 2
khu vực chính là tổng thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ em người Trung
Quốc ở Sydney cao hơn nhiều so với ở Singapore (13,75 giờ mỗi tuần so với
3,05). Đây là nghiên cứu đầu tiên tách biệt 2 yếu tố thời gian với tham gia một
môn thể thao cụ thể ngoài trời và cuối cùng đưa ra khẳng định chính tổng thời
gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tăng lên mới chính là yếu tố bảo vệ khỏi tật
cận thị [37]. Cơ chế giải thích cho việc này xuất phát từ những nghiên cứu thực
nghiệm trên động vật, trong đó cường độ ánh sáng mặt trời cao giúp bảo vệ mắt
khỏi tật cận thị vì làm tăng giải phóng dopamine ở võng mạc và làm chậm sự
kéo dài của trục nhãn cầu [21]. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng ngoài trời thì
thay đổi theo thời điểm trong ngày, cao nhất vào giữa trưa và thấp vào sáng
sớm hoặc chiều tối. Do đó, để tìm hiểu kỹ hơn về tác động của cường độ ánh
sáng với cận thị, nghiên cứu cắt ngang tại Qingdao, Trung Quốc đã đo lường cụ
thể việc học sinh lớp 4, 5 sinh hoạt ngoài trời ở những thời điểm khác nhau
trong ngày thông qua nhật kí tự điền, kết quả là những trẻ dành > 30 phút mỗi
ngày tham gia các hoạt động ngoài trời vào buổi trưa có thị lực tốt hơn hẳn
những học sinh còn lại. Những nhóm học sinh dành thời gian sinh hoạt ngoài
trời ở những thời điểm khác trong ngày như sáng sớm và chiều tối thì không có
sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ mắc cận thị [24].
- Hoạt động nhìn gần: Từ lâu thời gian trẻ em dành cho việc đọc sách và các
công việc nhìn gần khác như học bài, đọc sách, xem tivi, chơi điện tử, sử dụng
máy vi tính đã được coi là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến sự phát triển của tật
cận thị. Nhìn chung tổng thời gian dành cho các hoạt động nhìn gần thì tỷ lệ
thuận với việc mắc tật cận thị. Một nghiên cứu cắt ngang tại Beijing trên đối
tượng học sinh lớp 10, 11 cho thấy, thời gian dành cho các công việc nhìn gần
> 9 giờ/tuần thì làm tăng nguy cơ mắc cận thị và tổng lượng thời gian càng lớn
thì xác suất mắc tật cận thị càng cao (OR = 1.34 cho 9–10,9 giờ; OR = 1.53 cho
11–12,9 giờ; OR = 1,63 cho ≥ 13 giờ) [40]. Năm 2018, trong một phân tích
cộng gộp, Huang và các cộng sự cũng khẳng định lại mối liên hệ này, khả năng
mắc tật cận thị của trẻ sẽ tăng lên 2% với mỗi một diopter-giờ/tuần (diopter-giờ
được tính bằng tổng thời gian trẻ tham gia các công việc nhìn gần như đọc
sách, xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính) [35]. Lứa tuổi học đường tham
gia rất nhiều hoạt động nhìn gần khác nhau và mỗi loại hoạt động có mức thời
gian tương quan với cận thị riêng. Một nghiên cứu cắt ngang trên 9884 trẻ em
từ lớp 1 - 9, tại thành phố New Delhi, Ấn Độ đã chỉ ra thời gian học/đọc sách >
5 giờ/ngày, xem tivi > 3 giờ/ngày và chơi game (trên máy tính, tivi, điện thoại)
> 1 giờ/ngày được xem là có liên quan đến cận thị. Nghiên cứu này cũng giải
thích tỷ lệ mắc cận thị cao hơn ở các bé gái có thể do sở thích sinh hoạt theo
giới, các bé gái dành nhiều thời gian trong nhà để đọc sách hoặc viết hơn, trong
khi các bé trai mặc dù chơi điện tử nhiều hơn nhưng lại tham gia các hoạt động
thể thao ngoài trời tích cực hơn [39]. Tuy nhiên, tại Guangzhou, Trung Quốc,
cũng khảo sát trên trẻ em từ lớp 1 - 9, khoảng thời gian xem tivi hoặc sử dụng
thiết bị điện tử chỉ cần > 2 giờ/tuần là có liên quan đến tật cận thị, thấp hơn
nhiều so với ngưỡng cắt ở nghiên cứu tại New Delhi [25].
- Nghỉ ngơi mắt: Mặc dù thời gian vẫn là khía cạnh được khảo sát nhiều nhất,
các nghiên cứu về sau đã chỉ ra thói quen sử dụng mắt nhìn gần liên tục trong
một thời gian dài mà không nghỉ ngơi cũng là một yếu tố mạnh mẽ gây nên tật
cận thị. Một nghiên cứu cắt ngang trên sinh viên trường đại học Nanjing -
Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ cận thị thấp hơn ở những sinh viên có dành thời
gian cho mắt nghỉ ngơi sau 30 phút đọc liên tục [29]. Tương tự như vậy, nghiên
cứu tại Beijing trên học sinh lớp 10, 11 cũng chỉ ra khả năng cận thị tăng lên
khi tần suất cho mắt nghỉ ngơi chủ động thấp đi. Nghỉ ngơi chủ động được định
nghĩa là học sinh dừng việc nhìn vào sách/vở/màn hình máy tính khoảng 10
phút mỗi 40 - 50 phút học tập trung [40]. Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu về yếu
tố này trên đối tượng học sinh tiểu học hay nhỏ hơn có lẽ vì cường độ học tập ở
lứa tuổi này còn thấp và trẻ còn nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ lại
và ước lượng chính xác khoảng thời gian nhìn gần liên tục.
- Thời gian tập trung mắt: Cường độ học tập cao cũng được cho là một nguyên
nhân liên quan trực tiếp đến tật cận thị. Ngoài giờ học chính khóa, trẻ em dành
nhiều thời gian tham gia các lớp học thêm hoặc tự học thì có nguy cơ mắc tật
cận thị cao hơn [28, 41]. Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang trên học sinh từ
lớp 1 đến lớp 9 năm 2014 tại tỉnh Trà Vinh cũng cho thấy kết quả tương tự,
thời gian học thêm trung bình ở nhóm học sinh cận thị là 9,01 giờ/tuần cao hơn
so với nhóm học sinh không mắc cận thị là 4,75 giờ/tuần. Tuy nhiên khác với
dự đoán là thời gian học thêm tăng dần theo cấp học, học sinh tiểu học tại Trà
Vinh có thời gian học thêm trung bình tuần đứng hàng thứ 2, thấp hơn THPT
và cao hơn THCS [14, 31].
- Thời điểm ngủ và tổng thời gian giấc ngủ: Những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu đã chứng minh được rằng thời gian ngủ trung bình trong ngày ảnh hưởng
đến tật cận thị. Năm 2015, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc kết hợp với Trung
tâm Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc thực hiện một nghiên cứu cắt
ngang khảo sát thời gian ngủ trên 3625 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến
19 bằng bộ câu hỏi tự trả lời song song với việc đo khúc xạ tự động cho các đối
tượng trên. Kết quả cho thấy những người bị cận thị có thời gian ngủ trung
bình ngày ít hơn những người không cận thị, cụ thể là tỷ lệ cận thị giảm đáng
kể từ 88,4% ở những trẻ ngủ ít hơn 5 giờ/ngày xuống 75,4% ở trẻ ngủ hơn 9
giờ/ngày. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng kết luận rằng nguy cơ cận thị giảm
10% mỗi giờ khi ngủ và độ cận giảm 0,1 diop khi thời gian ngủ tăng thêm 1 giờ
đồng hồ [31]. Song song với việc khảo sát tổng thời gian ngủ, ở Shanghai,
Yang Qu và các cộng sự cũng sử dụng bảng câu hỏi tự điền để khảo sát thói
quen ngủ ở 1831 học sinh trung học với những câu hỏi như: “Thời điểm lúc đi
ngủ vào ban đêm?”, “Thời điểm lúc thức dậy?’’, ‘’Số giờ ngủ vào ban
đêm?’’…phân biệt ở những ngày đi học và cả những ngày nghỉ. Từ những kết
quả thu được, các nhà nghiên cứu cho là việc đi ngủ trước 10 giờ tối vào những
ngày nghỉ và thức dậy sau 6 giờ sáng vào ngày đi học là 2 cách khả thi để giảm
tỷ lệ cận thị [36].
- Điều kiện kinh tế gia đình: Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra điều kiện kinh tế
gia đình có liên quan đến tật cận thị. Ở những học sinh mà gia đình có điều
kiện kinh tế xếp hạng rất giàu có khả năng mắc cận thị thấp hơn (OR = 0,4,
95% CI; 0,2 - 0,7). Ngược lại, khả năng mắc cận thị ở học sinh mà kinh tế hộ
gia đình ở các mức; rất nghèo, nghèo, trung bình và giàu không có sự khác biệt.
Một lý do mà các tác giả đề xuất cho tình trạng này là những gia đình có điều
kiện kinh tế sẽ thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của con họ hơn, hơn nữa
họ cũng có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt tốt hơn, trong đó thì
sức khỏe thị giác cũng được quan tâm.
- Ánh sáng: Thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu tăng độ chiếu sáng thì khả
năng phân biệt những vật nhỏ sẽ tăng. Do vậy, thiếu ánh sáng và chiếu sáng
không hợp lý khi học sẽ gây mỏi điều tiết là một trong những yếu tố nguy cơ
cao dẫn đến cận thị. Cường độ chiếu sáng tại giảng đường, lớp học, phòng học
là 300 Em (LUX), tiêu chuẩn được đưa ra từ Bộ Y tế theo 22/2016/TT-BYT
[11].
- Kích thước bàn ghế: Bàn ghế không đạt tiêu chuẩn theo quy định của từng cấp
học cũng được xem là yếu tố nguy cơ làm gia tăng cận thị. Tại Việt Nam, vấn
đề vệ sinh học đường được quan tâm từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tiêu
chuẩn vệ sinh trường học đã được ban hành và bổ sung hoàn thiện. Quy định về
tiêu chuẩn bàn ghế cũng đã được đề cập rõ trong quy định của Bộ Y tế [9]. Bàn
ghế thiếu, kích thước không phù hợp với lứa tuổi học sinh, sắp xếp sai quy
cách, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường: bàn cao ghế thấp hoặc bàn thấp
ghế cao (hiệu số bàn ghế sử dụng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường)
[10].

Cỡ số I II III IV V VI

Chiều cao học sinh (cm) 100-109 110-119 120-129 130-144 145-159 160-175
Bảng 1. Quy định cỡ số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh.

Cỡ số
Thông số
I II III IV V VI

Chiều cao ghế (cm) 26 28 30 34 37 41

Chiều sâu ghế (cm) 26 27 29 33 36 40

Chiều rộng ghế (cm) 23 25 27 31 34 36

Chiều cao bàn (cm) 45 48 51 57 63 69

Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm) 19 20 21 23 26 28

Chiều sau bàn (cm) 45 45 45 50 50 50

Chiều rộng bàn (cm)


Bàn một chỗ ngồi 60 60 60 60 60 60

Bàn hai chỗ ngồi 120 120 120 120 120 120
Bảng 2. Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế

1.3.3. Một số bất lợi khác


Một số yếu tố bất lợi khác như sách vở, chữ viết... chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh,
nhìn gần liên tục, đọc sách truyện quá nhiều, nhất là sách truyện có cỡ chữ nhỏ, giấy
đen... Do chế độ học tập quá căng thẳng. Gần đây nguyên nhân do một số trò chơi giải
trí như điện tử, băng hoạt hình ngày càng nhiều và chiếm nhiều thời gian học tập, nghỉ
ngơi của học sinh, mắt phải điều tiết nhiều, là điều kiện có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển của cận thị [3, 4].

1.4. Phân loại cận thị


Phân loại dựa vào định tính: Cận thị trục, đặc trưng do độ dài trục dài hơn bình
thường; cận thị do khúc xạ, đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc hoặc vị trí các thành
phần của mắt (giác mạc, thể thủy tinh); cận thị thứ phát, một trạng thái khúc xạ cận thị
mà một nguyên nhân cụ thể (ví dụ: thuốc, bệnh giác mạc hoặc hội chứng lâm sàng
toàn thân) có thể được xác định là không do một yếu tố nguy cơ dân số được công
nhận cho sự phát triển cận thị. Dựa trên mức độ can thiệp, Tổ chức Y tế Thế giới
thống nhất chia cận thị thành 3 loại [26]:
- Cận thị: là khi một trong hai mắt có độ cầu tương đương (SE) < - 0,5D.
- Cận thị nặng: là khi một trong hai mắt có độ cầu tương đương (SE) < - 5,0D.
- Cận thị bệnh lý: Là cận thị nặng kèm theo thoái hóa hoàng điểm và/hoặc tăng
nhãn áp.

1.5. Phương pháp chẩn đoán cận thị


Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán cận thị. Chẩn đoán cận
thị
trên lâm sàng thường theo trình tự sau:
- Các dấu hiệu: giảm tầm nhìn xa, nhìn rõ vật ở gần, giảm tập trung, nheo mắt
khi nhìn và nhức đầu vùng trán.
- Đánh giá thị lực bằng bảng thị lực:
Bảng thị lực: bao gồm nhiều dòng chữ, các chữ thử có kích thước nhỏ dần từ trên
xuống, tất cả các chữ này đều ứng với góc thị giác 5 phút cung, nhưng khoảng cách
khác nhau. Bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường có ghi mức độ thị lực tương ứng với
dòng chữ thử đó và khoảng cách mắt bình thường có thể đọc được dòng chữ đó. Trên
lâm sàng bảng thử thị lực nhìn xa được dùng phổ biến nhất là bảng thị lực Snellen.
Bảng được đặt cách xa người được khám 6m. Với trẻ nhỏ hoặc người không biết chữ
có thể sử dụng bảng thị lực Landolt hoặc bảng thị lực Armaignac. Ở trẻ em có thể sử
dụng bảng thị lực đầy đủ (10/10) với khoảng cách đo là 3m. Kiểm tra lần lượt mỗi
mắt. Nếu người được khám không đọc được chữ ở hàng thứ 6 ở bảng thị lực Snellen
(tương đương thị lực 6/6 hoặc thị lực 10/10 ở bảng thị lực đầy đủ), người được khám
có thể bị mắc tật khúc xạ, cụ thể là cận thị [26].

Hình 1.2. Bảng kiểm tra thị lực (từ trái qua): Bảng thị lực Snellen; Bảng thị lực
Landolt; Bảng thị lực Armaignac.
Hình 1.3. Bảng kiểm tra thị lực đầy đủ (10/10)
Kiểm tra thị lực qua kính lỗ:
Kính lỗ che mắt có một hoặc nhiều lỗ, hoặc có thể là che màu đen giống mắt kính
ở giữa có một lỗ nhỏ. Cách tiến hành: che bên mắt không cần thử của bệnh nhân. Đặt
kính lỗ trước mắt cần thử, điều chỉnh vị trí kính lỗ để bệnh nhân nhìn rõ nhất chữ thử.
Yêu cầu bệnh nhân đọc các hàng chữ lần lượt từ trên xuống đến hàng chữ nhỏ nhất
thấy được và ghi kết quả thị lực.
Sử dụng kính lỗ với người được khám sau khi đánh giá thị lực bằng bảng thị lực
với kết quả <6/6 (tương đương <8/10 ở bảng thị lực đầy đủ).
Dùng kính lỗ cho phép nhanh chóng phân biệt giảm thị lực do tật khúc xạ với tổn
thương đáy mắt hoặc thể thủy tinh. Nếu người được khám có tật khúc xạ, khi sử dụng
kính lỗ sẽ cải thiện tầm nhìn.
Đo khúc xạ tự động: Đo khúc xạ tự động bằng máy là phương pháp khách quan để
chẩn đoán cận thị. Để đảm bảo kết quả chính xác, người được khám được cho dùng
thuốc nhỏ mắt làm giãn cơ thể mi gây liệt điều tiết mắt tạm thời. Cận thị được xác
định khi kết quả đo độ cầu tương đương (SE) ≤ - 0,50D [26].

1.6. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Các nguyên cứu trên thế giới
“Nghiên cứu về tỷ lệ và yếu tố ảnh hưởng đến cận thị ở trẻ em và thanh thiếu
niên ở thành phố Liyang” của Mingxi Shao, Xiaoyun Ma, Xinyi Xu, Jianhua
Chen, Xinyuan Zhang, Hongsheng Bi và Qinghua Ma [19]:
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phát hiện ra mức độ cận thị ở trẻ em và
thanh thiếu niên ở thành phố Liyang, cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của mắt và mức độ nghiêm trọng của cận thị. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 7.309
trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 6 đến 18. Tất cả các thí nghiệm được thực
hiện bởi các chuyên gia y tế đã được đào tạo. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc cận thị ở trẻ
em và thanh thiếu niên ở thành phố Liyang là khá cao, đặc biệt là ở những độ tuổi cao
hơn. Cụ thể, tỷ lệ mắc cận thị ở độ tuổi 6-12 là 29,2%, trong khi đó ở độ tuổi 13-18 là
60,8%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ mắc cận thị ở nữ giới (47,2%) cao hơn so
với nam giới (44,2%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định được một số yếu tố ảnh
hưởng đến cận thị như thời gian học tập, số giờ ngủ và sử dụng điện thoại di động. Cụ
thể, thời gian học tập dài và thiếu giấc ngủ là hai yếu tố quan trọng liên quan đến tỷ lệ
mắc cận thị cao hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sử
dụng điện thoại di động quá nhiều là một yếu tố tiềm ẩn có thể gây ra cận thị. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc cận thị
ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các khuyến nghị bao gồm tăng cường giám sát và chăm
sóc sức khỏe mắt cho trẻ em và thanh thiếu niên, đảm bảo rằng trẻ em và thanh thiếu
niên phải có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi, giảm thời gian sử dụng điện thoại di động,
giảm thời gian học tập áp lực và tăng thời gian ngoài trời. Nghiên cứu cũng đề xuất
rằng phụ huynh, giáo viên và các nhà quản lý trường học nên cộng tác với nhau để
giảm thiểu nguy cơ mắc cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nghiên cứu này đã phát
hiện ra mức độ cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên ở thành phố Liyang, Trung Quốc,
cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt và mức độ nghiêm trọng của
cận thị. Tuy nhiên, nghiên cứu còn có một số hạn chế, bao gồm việc thu thập dữ liệu
từ một khu vực nhỏ trong một thành phố, không phải là một mẫu đại diện cho toàn bộ
Trung Quốc, cũng như không thể khẳng định được mối liên hệ nhân quả giữa các yếu
tố ảnh hưởng và cận thị. Tóm lại, nghiên cứu này đã cung cấp thông tin quan trọng về
tỷ lệ mắc cận thị và các yếu tố ảnh hưởng đến cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên ở
thành phố Liyang, Trung Quốc. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của
cận thị và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu trên quy mô
lớn hơn và trên nhiều vùng đất khác nhau.
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
“Thực Trạng Cận Thị Học Đường Và Các Yếu Tố Liên Quan Ở Học Sinh Tiểu
Học Tại Quận I Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2021” của Tất Thắng Trần, Sa
Huỳnh Nguyễn, Thị Giang An Nguyễn, Thị Ngọc Diễm Nguyễn, Thị Mai Thơ
Nguyễn [13]:
Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ một mẫu gồm 520 học sinh tiểu học
trong độ tuổi từ 7 đến 12, trong đó có 269 nam và 251 nữ. Kết quả cho thấy rằng tỉ lệ
cận thị học đường ở học sinh tiểu học tại Quận I là khá cao, với tỉ lệ chung là 27,1%.
Trong đó, tỉ lệ cận thị tập trung cao chủ yếu ở khối lớp 4 và lớp 5, với tỉ lệ cận thị
trung bình tính chung cả 2 khối là 32,5%. Ngoài ra, tỉ lệ cận thị học đường ở học sinh
nữ (29,1%) cao hơn so với học sinh nam (25,3%). Tác giả còn chỉ ra mức độ cận thị
của học sinh chiếm đa số ở mức trung bình với tỉ lệ 54,6%, mức độ nhẹ 29,1%,
mức độ nặng 16,3%, cận thị cả hai mắt chiếm 83% còn cận thị một mắt chỉ
chiếm 17%. Một yếu tố liên quan đến cận thị được tác giả nhắc đến là yếu tố di
truyền, khi tìm mối quan hệ giữa học sinh mắc cận thị và bố mẹ, chỉ ra nếu bố
hoặc mẹ bị cận thị thì tỉ lệ HS cận thị là 69 - 82%, khi cả bố lẫn mẹ đều mắc cận
thị thì tỉ lệ con em cận thị lên đến 93,1%. Trường hợp cả hai không mắc cận thị
thì có 37,5% học sinh có nguy cơ mắc cận thị, cho thấy rằng những học sinh có
tiền sử gia đình bị cận thị thì có nguy cơ mắc cận thị cao hơn các học sinh
không có tiền sử gia đình bị cận thị.

“Xác Định Tỷ Lệ Cận Thị, Một Số Yếu Tố Liên Quan Và Hiệu Quả Truyền
Thông Giáo Dục Sức Khỏe Ở Học Sinh Trung Học Cơ Sở Thị Xã Hoàng Mai,
Tỉnh Nghệ An (2019 - 2020)” Của Tác Giả Hồ Đức Hùng [6]:
Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Hồ Đức Hùng tiến hành trên 1987 học sinh
THCS trên địa bàn thị xã Hoàng Mai từ 12 đến 15 tuổi nhằm xác định tỷ lệ và một số
yếu tố liên quan mắc tật cận thị ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An năm 2019. Bảng câu hỏi nghiên cứu đưa ra bộ câu hỏi gồm khoảng 22 câu,
có các dạng câu hỏi đóng; đóng mở kết hợp. Các câu hỏi kiến thức chủ yếu tìm hiểu
về: đã từng nghe nói về cận thị bao giờ chưa, người bị cận thị có biểu hiện thế nào,
nguyên nhân dẫn đến cận thị, nhìn mờ do cận thị có thể dùng phương pháp nào sau
đây để điều chỉnh, làm thế nào để dự phòng mắc cận thị, tăng thời gian hoạt động
ngoài trời có giúp phòng mắc cận thị không, làm thế nào để hạn chế tăng độ cận thị ở
người cận thị... Trong đó có 13 câu hỏi về thực hành của học sinh về cận thị: Nghe
hoặc xem các thông tin về cận thị từ nguồn nào, Hàng ngày khi ở nhà em có thường
xuyên ra ngoài trời chơi không, Hàng ngày em dành bao nhiêu thời gian cho các hoạt
động ngoài trời, Thời gian nghỉ giải lao trong quá trình đọc sách, học bài ở nhà của em
như thế nào… Kết quả cho thấy tỷ lệ những học sinh nhóm cận thị có thời gian hoạt
động ngoài trời ≥ 14 giờ/tuần là 32,8%, nhưng tỷ lệ này trong nhóm không cận thị là
46,4%. Thời gian hoạt động ngoài trời ≥ 14 giờ/tuần là yếu tố bảo vệ cận thị ở học
sinh. Hay nói cách khác, những học sinh có thời gian hoạt động ngoài trời ≥ 14
giờ/tuần có khả năng mắc cận thị giảm 40% so với học sinh có thời gian hoạt động
ngoài trời < 14 giờ/tuần. Kết quả phân tích hành vi sử dụng mắt để nhìn gần thấy rằng
những học sinh nhóm cận thị có hành vi nhìn gần với khoảng cách từ mắt đến vật nhìn
< 30cm chiếm tỷ lệ 58,1% cao hơn so nhóm không cận thị là 22,3%. Những học sinh
có hành vi nhìn gần khi đọc sách, học bài <30 cm có khả năng mắc cận thị cao gấp 5
lần so với nhóm học sinh có hành vi nhìn gần khi đọc sách học bài ≥ 30 cm.

“Thực Trạng Cận Thị Ở Học Sinh Tiểu Học Thành Phố Điện Biên Phủ Và Hiệu
Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Năm 2019” Của TS. Trần Đức Nghĩa [12]:
Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Trần Đức Nghĩa mô tả thực trạng cận thị,
thực trạng vệ sinh học đường và một số yếu tố liên quan đến cận thị trên tổng số 4.757
học sinh tiểu học Thành phố Điện Biên Phủ năm 2019 đã sử dụng bảng câu hỏi gồm
khoảng 26 câu hỏi, bao gồm các dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi đóng mở
kết hợp. Các câu hỏi tập trung chủ yếu tìm hiểu về vệ sinh học đường, kiến thức liên
quan đến cận thị và các yếu tố liên quan đến cận thị. Về vệ sinh học đường, các câu
hỏi tập trung vào phòng học và cách bố trí trong phòng học tại trường, bao gồm: diện
tích phòng học là bao nhiêu, kích thước phòng học, số 15 cửa sổ trong phòng học,
kích thước bàn ghế, khoảng cách từ bảng đến các hàng ghế ngồi, số bóng đèn được lắp
trong phòng học… Các kiến thức liên quan đến cận thị, tác giả nghiên cứu tìm hiểu về
đối tượng có biết về cận thị và các triệu chứng của cận thị hay không, lứa tuổi dễ mắc
cận thị, nguyên nhân cận thị, thói quen xấu gây ra cận thị và các phương pháp điều
chỉnh cận thị mà đối tượng biết. Về các yếu tố liên quan đến cận thị, tác giả tìm hiểu
về việc tự học ở nhà của đối tượng, việc học thêm ở trong và ngoài trường, thời gian
sử dụng máy vi tính, xem tivi, đọc truyện, chơi điện tử của đối tượng. Ngoài ra, tác giả
còn tìm hiểu về tình trạng cận thị của đối tượng, ba mẹ và ông bà của đối tượng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy đối với học sinh khối 5, tỷ lệ mắc cận thị đã tăng lên tới
26,7%. Việc khảo sát kiến thức về cận thị kết quả cho ta thấy nhóm không hiểu biết
về biểu hiện và nguyên nhân của cận thị thì có tỷ lệ mắc cận thị cao hơn so với nhóm
hiểu biết về biểu hiện và nguyên nhân của cận thị. Đồng thời mô tả liên quan giữa cận
thị và hiểu biết về những thói quen xấu gây cận thị của học sinh. Không thấy mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng cận thị và một số hiểu biết về thói quen gây
cận thị, bao gồm hiểu biết về tư thế ngồi sai, không đủ ánh sáng, kích thước bàn ghế
không phù hợp và tập trung mắt quá lâu > 1 giờ có thể gây ra cận thị (toàn bộ giá trị p
> 0,05). Tuy nhiên, đáng chú ý hơn đó là có mối liên quan giữa mắc cận thị của học
sinh đối với học thêm liên tục trên 1 giờ, sử dụng máy tính liên tục trên 1 giờ và chơi
điện tử liên tục trên 1 giờ.
1.7. Mô tả địa bàn nghiên cứu
Phường 10 nằm ở trung tâm quận Gò Vấp, có vị trí địa lý: Phía đông giáp
Phường 7 và Phường 17 với ranh giới là đường Nguyễn Oanh; Phía tây giáp Phường
11 với ranh giới là đường Thống Nhất; Phía nam giáp quận Tân Bình, đông nam giáp
Phường 3; Phía bắc giáp Phường 16 và Phường 17 với ranh giới là đường Nguyễn
Văn Lượng. Phường có diện tích 1,65 km², dân số năm 2021 là 45.872 người, mật độ
dân số đạt 27.801 người/km². Phường 10 được chia thành 12 khu phố và 179 tổ dân
phố. Trạm y tế phường 10 quận Gò Vấp có địa chỉ tại 507 Quang Trung, Phường 10,
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường tiểu học Kim Đồng hiện có 2 cơ sở, cơ sở 1 có địa chỉ 1A Quang
Trung, Phường 10, Gò Vấp, cơ sở 2 có địa chỉ 323 Quang Trung, Phường 10, Gò Vấp.
Hiện tại trong năm học 2022 - 2023, trường có 2513 học sinh, chiếm 6,2% trong tổng
số học sinh cấp tiểu học tại quận Gò Vấp. Trường có tổng cộng 63 lớp, được chia ra
thành các lớp bán trú và một buổi.
Hằng năm trường tiểu học Kim Đồng đều có hoạt động khám sức khỏe cho tất
cả các học sinh, trong năm học 2022 – 2023 đạt tỷ lệ 100% (2.513/2.513 học sinh)
[15]. Tại trường hiện có 1 Y sĩ trung cấp. Hằng năm trường đều tiến hành phối hợp
tầm soát thị lực cho trẻ trong chương trình khám sức khỏe chung để can thiệp kịp thời
và đảm bảo những trẻ mắc tật khúc xạ được xác định sớm và điều trị phù hợp theo
Chiến lược quốc gia Phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
(được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2016).
Khối lớp 5 hiện có 475 học sinh chia thành 12 lớp và khối lớp 4 hiện có 585
học sinh chia làm 14 lớp.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh
lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng thuộc phường 10 quận Gò Vấp năm
2023.

Mục tiêu cụ thể:


- Xác định tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim
Đồng thuộc phường 10 quận Gò Vấp năm 2023.
- Xác định các yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại trường
tiểu học Kim Đồng thuộc phường 10 quận Gò Vấp năm 2023.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang

2.1.2. Thời gian nghiên cứu


Từ ngày 20/02/2023 đến ngày 31/03/2023

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu


Trường tiểu học Kim Đồng, phường 10 quận Gò Vấp, TP.HCM

2.2. Đối tượng nghiên cứu


2.2.1. Dân số mục tiêu
Học sinh khối lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng phường 10 quận Gò Vấp,
TP.HCM.

2.2.2. Dân số chọn mẫu


Học sinh khối lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng phường 10 quận Gò Vấp,
TP.HCM trong thời gian nghiên cứu

2.2.3. Cỡ mẫu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang với biến số kết
quả là một tỷ lệ như sau:
2
Z 1−α/ 2 × p ×(1− p)
n= 2
d

n: Cỡ mẫu cần tìm


α: Mức ý nghĩa thống kê, α = 0,05
Z: Trị số phân phối chuẩn (Tương ứng với xác suất sai lầm loại 1 là: Z1-α/2 = 1,96
d: Sai số cho phép (d = 0,05)
p: Trị số mong muốn của tỉ lệ
 Chọn p: ta có các nghiên cứu về tỉ lệ tật cận thị ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại các
trường tiểu học ở quận 1 TP.HCM 2020 [13] cho số liệu tỉ lệ trung bình là
32,5% khi tính trung bình cho cả 2 khối lớp 4 và lớp 5.
 Chọn p = 0.325
⇒ Vậy cỡ mẫu được tính theo công thức là n0 ≈ 337 (học sinh)
Ta có quần thể dân số đích là N = 1060 (học sinh lớp 5 và học sinh lớp 4)
⇒ Quần thể này là hữu hạn vì n0 x 20 > N (337 x 20 > 1060)
⇒ Thu thập cỡ mẫu nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo chính xác theo công thức:
n0 337
n= = ≈ 256
n0 337
1+ 1+
N 1060

⇒ Sau khi hiệu chỉnh với ước đoán mất mẫu 10% thì cỡ mẫu cuối cùng là:
n 242
n= = ≈ 284
1−(tỉ lệ mất mẫu) 1−( 0,1)

⇒ Vậy cỡ mẫu cần lấy trong nghiên cứu là 284 học sinh.

2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu:


Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1: Dùng phương pháp Chọn mẫu phân tầng:
Nghiên cứu chọn 284 học sinh trên 1060 học sinh, trong đó có 585 học sinh lớp 4 và
có 475 học sinh lớp 5  ta có hai tầng lớp 4 và lớp 5, có tính tỉ lệ học sinh tại mỗi
tầng là:
585
Tính tỉ lệ học sinh lớp 4 ¿ =55 %
1060
475
Tính tỉ lệ học sinh lớp 5 ¿ =45 %
1060
Dựa vào tỉ lệ học sinh tại mỗi tầng  ta tính được số học sinh cần lấy tại mỗi tầng là:
⇒ Tầng học sinh lớp 4, mẫu cần lấy = 55% x 284 = 156 (học sinh)
⇒ Tầng học sinh lớp 5, mẫu cần lấy = 45% x 284 = 128 (học sinh)
Giai đoạn 2: Dùng phương pháp Chọn mẫu cụm:
o Ở khối lớp 4 ta có:
Khối lớp 4 có 585 học sinh chia làm 14 lớp, mỗi lớp có trung bình 42 học sinh với số
lượng học sinh mỗi lớp tương tự nhau, mẫu cần lấy là 156 học sinh:
156
⇒ Chọn ra: ≈ 4 lớp trong 14 lớp 4
42
585
Ta tìm hệ số k: k= ≈4
156
Chọn ngẫu nhiên số i từ 1 ≤ i ≤ k trên trang web ramdom.org ta được: i=2
Lớp có số thứ tự chứa i là lớp đầu tiên được chọn
Các lớp được chọn sau đó là lớp có số thứ tự chứa i + k, i + 2k, ...
Ta lập khung mẫu theo từng lớp có số lượng học sinh của khối lớp 4:
Số ngẫu Số ngẫu
Số Số
STT Lớp nhiên được Lớp được chọn STT Lớp nhiên được Lớp được chọn
HS HS
chọn chọn
1 4A1 42 8 4A8 42
2 4A2 41 2 Lớp mẫu 1 9 4A9 42
3 4A3 42 10 4A10 42 10 Lớp mẫu 3
4 4A4 42 11 4A11 42
5 4A5 42 12 4A12 41
6 4A6 42 6 Lớp mẫu 2 13 4A13 42
7 4A7 41 14 4A14 42 14 Lớp mẫu 4

Lập danh sách toàn bộ học sinh các lớp mẫu được chọn là: 4A2, 4A6, 4A10 và 4A14

o Ở tầng khối lớp 5 ta có:


Khối lớp 5 có 475 học sinh chia làm 12 lớp, mỗi lớp có trung bình 40 học sinh với số
lượng học sinh mỗi lớp tương tự nhau, mẫu cần lấy là 128 học sinh:
128
⇒ Chọn ra: ≈ 3 lớp trong 12 lớp 5
40
475
Ta tìm hệ số k: k= ≈4
128

Ta lập khung mẫu theo từng lớp có số lượng học sinh của mỗi khối
Chọn ngẫu nhiên số i từ 1 ≤ i ≤ k trên trang web ramdom.org ta được: i=3
Lớp có số thứ tự chứa i là lớp đầu tiên được chọn
Các lớp được chọn sau đó là lớp có số thứ tự chứa i + k, i + 2k, ...
Ta lập khung mẫu theo từng lớp có số lượng học sinh của khối lớp 5:
Số ngẫu Số ngẫu
Số Số
STT Lớp nhiên được Lớp được chọn STT Lớp nhiên được Lớp được chọn
HS HS
chọn chọn
1 5A1 40 7 5A7 39 7 Lớp mẫu 2
2 5A2 40 8 5A8 40
3 5A3 40 3 Lớp mẫu 1 9 5A9 38
4 5A4 40 10 5A10 40
5 5A5 40 11 5A11 40 11 Lớp mẫu 3
6 5A6 39 12 5A12 40

Lập danh sách toàn bộ học sinh các lớp mẫu được chọn là: 5A3, 5A7 và 5A11
Sau khi chọn được danh sách học sinh tham gia nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo
sát bảng câu hỏi thông qua đối tượng được chọn và phụ huynh (hoặc người chăm sóc)
của đối tượng được chọn.

2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu


Tiêu chí chọn vào:
- Học sinh khối lớp 4 và lớp 5 đang theo học tại trường tiểu học Kim Đồng
phường 10 quận Gò Vấp trong thời gian nghiên cứu.
- Học sinh được chọn và phụ huynh của học sinh được chọn trong nghiên cứu
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Phụ huynh của học sinh được chọn trong nghiên cứu đồng ý cho con tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra:
- Phụ huynh và học sinh vắng mặt trong tất cả 3 ngày khám sàng lọc và khảo sát
yếu tố nguy cơ.
- Phụ huynh không có khả năng đọc hiểu, giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Học sinh có các bệnh khác về mắt gây ảnh hưởng thị lực.
- Phụ huynh và học sinh không trả lời được 75% bảng câu hỏi.
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số

Bảng 3. Biến số nghiên cứu

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại Các giá trị

Mô tả đặc điểm dân số, kinh tế ở đối tượng học sinh lớp 4 lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng

A1 Tuổi Tuổi của đối tượng nghiên cứu tính Định ...... tuổi
bằng năm dương lịch hiện tại trừ năm lượng rời
sinh do phụ huynh trả lời rạc

A2 Giới tính Giới tính của đối tượng nghiên cứu do Nhị giá 1. Nam
phụ huynh trả lời 2. Nữ

A3 Lớp Lớp của đối tượng nghiên cứu đang Nhị giá 1. Lớp 4
theo học do phụ huynh trả lời 2. Lớp 5

A4 Tổng thu Tổng thu nhập hằng tháng của gia đình Định ...... triệu đồng
nhập của gia đối tượng nghiên cứu theo đơn vị triệu lượng liên
đình đồng do phụ huynh trả lời tục

Xác định tỉ lệ cận thị ở đối tượng học sinh lớp 4 lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng

B1 Cận thị Tình trạng cận thị của đối tượng Nhị giá 1. Có
nghiên cứu đã từng được chẩn đoán 2. Không
bởi nhân viên y tế có chuyên môn về
mắt do phụ huynh trả lời
B2 Thời gian bị Thời gian bị cận thị được tính bằng Định ...... năm
tật cận thị 2023 trừ đi năm được chẩn đoán tật lượng rời
cận thị bởi nhân viên y tế có chuyên rạc
môn trước đây của đối tượng nghiên
cứu do phụ huynh trả lời

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại Các giá trị

B3 Độ cận mắt Độ cận thị của mắt trái của đối tượng Định ...... độ (diop)
trái nghiên cứu được đo gần nhất bởi nhân lượng rời
viên y tế có chuyên môn về mắt do phụ rạc
huynh trả lời

B4 Độ cận mắt Độ cận thị của mắt phải của đối tượng Định ...... độ (diop)
phải nghiên cứu được đo gần nhất bởi nhân lượng rời
viên y tế có chuyên môn về mắt do phụ rạc
huynh trả lời

B5 Đeo kính Tình trạng đang đeo kính cận của đối Nhị giá 1. Có
cận thị tượng nghiên cứu do phụ huynh trả lời 2. Không

B6 Tật khúc xạ Tật khúc xạ khác ngoại trừ cận thị đã Định danh 1. Viễn thị
khác đi kèm từng được chẩn đoán bởi nhân viên y nhiều giá 2. Loạn thị
3. Khác (ghi
tế có chuyên môn trước đây của đối trị
rõ): ......
tượng nghiên cứu do phụ huynh trả lời
4. Không
B7 Tiền căn cận Tình trạng cận thị của phụ huynh đối Định danh 1. Ba
thị phụ tượng nghiên cứu được chẩn đoán bởi nhiều giá 2. Mẹ
huynh nhân viên y tế có chuyên môn trước trị 3. Cả hai
đây do phụ huynh trả lời 4. Không có ai

Mô tả các yếu tố hoạt động ngoài trời liên quan đến tật cận thị ở đối tượng học sinh lớp 4
lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng

C1 Thời gian Trung bình số giờ hoạt động ngoài trời Định ...... giờ / ngày
sinh hoạt được tính theo công thức: lượng liên
ngoài trời (5 x số giờ trung bình sinh hoạt ngoài tục

trời mỗi ngày trong 5 ngày đầu tuần +


2 x số giờ trung bình sinh hoạt ngoài
trời mỗi ngày trong 2 ngày cuối tuần) /
7

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại Các giá trị

C2 Thời gian Thời gian trung bình (tính bằng phút) Định ...... phút / ngày
học thêm trong một ngày mà đối tượng nghiên lượng liên
cứu dành cho việc học thêm bên ngoài tục
nhà trường do phụ huynh trả lời

Mô tả các yếu tố hoạt động nhìn gần liên quan đến tật cận thị ở đối tượng học sinh lớp 4
lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng

D1 Thời gian Thời gian (làm tròn, tính bằng phút) Định ...... phút
đọc và viết đối tượng nghiên cứu sử dụng mắt cho lượng rời
mỗi ngày việc đọc (sách, truyện tranh, tạp chí) rạc
và viết (làm bài) ở nhà mỗi ngày mà
phụ huynh tự ước lượng và trả lời

D2 Nghỉ ngơi Thời gian (làm tròn, tính bằng phút) Định ...... phút
mắt sau đọc đối tượng nghiên cứu cho mắt nghỉ lượng rời
và viết ngơi mỗi lần sau khi liên tục đọc (sách, rạc
truyện tranh, tạp chí) và viết (làm bài)
(không tính thời gian ngủ) do phụ
huynh tự ước lượng và trả lời

D3 Thời gian sử Thời gian (làm tròn, tính bằng phút) Định ...... phút
dụng mắt đối tượng nghiên cứu đọc (sách, truyện lượng rời
liên tục cho tranh, tạp chí) và viết (làm bài) liên tục rạc
việc đọc và trước khi cho mắt thư giản hoặc ngưng
hẳn việc đọc và viết do phụ huynh tự
viết ước lượng và trả lời

D4 Thời gian sử Thời gian (làm tròn, tính bằng phút) Định ...... phút
dụng ti vi, đối tượng nghiên cứu sử dụng ti vi, lượng rời
máy vi tính, máy vi tính, điện thoại ở nhà mỗi ngày rạc
điện thoại mà phụ huynh tự ước lượng và trả lời
mỗi ngày

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại Các giá trị

D5 Nghỉ ngơi Thời gian (làm tròn, tính bằng phút) Định ...... phút
mắt sau sử đối tượng nghiên cứu cho mắt nghỉ lượng rời
dụng ti vi, ngơi mỗi lần sau khi liên tục sử dụng ti rạc
máy vi tính, vi, máy vi tính, điện thoại (không tính
điện thoại thời gian ngủ) do phụ huynh tự ước
lượng và trả lời

D6 Thời gian sử Thời gian (làm tròn, tính bằng phút) Định ...... phút
dụng mắt đối tượng nghiên cứu sử dụng ti vi, lượng rời
liên tục cho máy vi tính, điện thoại liên tục trước rạc
sử dụng ti khi cho mắt thư giản hoặc ngưng hẳn
vi, máy vi sử dụng ti vi, máy vi tính, điện thoại
tính, điện do phụ huynh tự ước lượng và trả lời
thoại

Mô tả các yếu tố môi trường khác liên quan đến tật cận thị ở đối tượng học sinh lớp 4 lớp 5
trường tiểu học Kim Đồng

E1 Thời điểm Thời điểm đi ngủ vào ban đêm (làm Định ...... giờ ...... phút
bắt đầu giấc tròn, theo quy ước 24 giờ) mỗi ngày lượng rời
ngủ của đối tượng nghiên cứu do phụ rạc
huynh ước lượng và trả lời

E2 Thời điểm Thời điểm thức dậy vào buổi sáng Định ...... giờ ...... phút
thức dậy (làm tròn, theo quy ước 24 giờ) mỗi lượng rời
vào buổi ngày của đối tượng nghiên cứu do phụ rạc
sáng huynh trả lời

E3 Thời gian Thời gian ngủ mỗi ngày vào ban đêm Định ...... giờ
ngủ mỗi của đối tượng nghiên cứu, được phụ lượng liên
ngày huynh tự ước lượng và trả lời tục

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại Các giá trị

E4 Bàn ngồi Tình trạng trang bị bàn và ghế dành Nhị giá 1. Có
học riêng cho việc học tập của đối tượng 2. Không
nghiên cứu do phụ huynh trả lời

E5 Nguồn sáng Loại nguồn sáng hoặc loại đèn mà đối Định danh 1. Đèn bàn ánh sáng
vị trí ngồi tượng nghiên cứu dùng để đọc và viết nhiều giá vàng

học tại nhà do phụ huynh và trả lời trị 2. Đèn bàn ánh sáng
trắng
3. Đèn treo trần
nhà / tường ánh
sáng vàng
4. Đèn treo trần
nhà / tường ánh
sáng trắng
5. Ánh sáng mặt trời
6. Khác (ghi
rõ): ......

E6 Tư thế ngồi Tư thế của đối tượng nghiên cứu khi Nhị giá 1. Tốt
học tại nhà học bài tại nhà do phụ huynh trả lời 2. Chưa tốt
2.4. Thu thập số liệu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu về các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, tình trạng tật cận thị và
các yếu tố liên quan đến tật cận thị bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp phụ huynh
học sinh.
2.4.2. Công cụ thu thập
Bảng câu hỏi phỏng vấn, bao gồm 3 phần:
- Thông tin chung
- Xác định tỉ lệ tật cận thị của học sinh lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim
Đồng phường 10 quận Gò Vấp, TP.HCM đang học tại thời điểm nghiên cứu: 6
câu hỏi
- Xác định các yếu tố liên quan đến tật cận thị của học sinh lớp 4 và lớp 5 tại
trường tiểu học Kim Đồng phường 10 quận Gò Vấp, TP.HCM đang học tại thời
điểm nghiên cứu: 24 câu hỏi

Bảng 4. Tổng hợp chỉnh sửa bảng câu hỏi sau thử nghiệm
ST Câu hỏi trước thử nghiệm Lí do chỉnh sửa Câu hỏi sau thử nghiệm
T

3 Bé đang học lớp nào? Thông tin đã có từ Mã số Bỏ
□ Lớp 4 phiếu
□ Lớp 5

4 Bé có từng được chẩn đoán tật Phụ huynh không rõ về “cơ Bé có từng được chẩn
cận thị tại cơ sở y tế có chuyên sở y tế có chuyên môn về đoán tật cận thị tại bệnh
môn về mắt? mắt” viện, phòng khám chuyên
□ Không (Chuyển câu 9) khoa mắt?
□ Có □ Không (Chuyển câu 7)
□ Có

6 Độ cận mắt trái của bé được đo 2 câu hỏi có nội dung lặp lại Độ cận mắt trái và mắt
gần đây nhất tại cơ sở y tế có và dài phải của bé được đo gần
chuyên môn là bao nhiêu? đây nhất là bao nhiêu?
........... độ Mắt phải: … độ
7 Độ cận mắt phải của bé được đo
gần đây nhất tại cơ sở y tế có
Mắt trái: …  độ
chuyên môn là bao nhiêu?
........... độ

ST Câu hỏi trước thử nghiệm Lí do chỉnh sửa Câu hỏi sau thử nghiệm
T

10 Gia đình có ai bị tật cận thị được Gia đình có ai bị tật cận
chẩn đoán tại cơ sở có chuyên thị không?
môn về mắt? Phụ huynh không rõ nghĩa về □ Ba
□ Ba “cơ sở có chuyên môn về □ Mẹ
□ Mẹ mắt” □ Cả hai
□ Cả hai □ Không có ai
□ Không có ai

11 Trong 5 ngày đầu tuần, bé có


tham gia hoạt động ngoài trời
sau buổi học không?
□ Không (chuyển câu 13) Trong 5 ngày đầu tuần,
Đa số phụ huynh trong khảo
□ Có tổng thời gian bé tham gia
sát muốn gộp 2 câu hỏi có
hoạt động ngoài trời sau
12 Thời gian trung bình bé tham gia cùng nội dung để rút gọn
khi tan trường?
hoạt động ngoài trời sau buổi tránh lặp lại
… giờ
học vào 5 ngày đầu tuần là bao
nhiêu giờ trong 1 ngày?
........... giờ

13 Trong 2 ngày cuối tuần, bé có Đa số phụ huynh trong khảo Trong 2 ngày cuối tuần,
tham gia hoạt động ngoài trời sát muốn gộp 2 câu hỏi có tổng thời gian bé tham gia
không? cùng nội dung để rút gọn hoạt động ngoài trời?
□ Không (chuyển câu 15) tránh lặp lại … giờ
□ Có
14 Thời gian trung bình bé tham gia
hoạt động ngoài trời vào 2 ngày
cuối tuần là bao nhiêu giờ trong
1 ngày?
........... giờ

ST Câu hỏi trước thử nghiệm Lí do chỉnh sửa Câu hỏi sau thử nghiệm
T

15 Bé có tham gia học thêm ngoài


giờ học tại trường không?
□ Không (chuyển câu 18)
□ Có Đa số phụ huynh trong khảo
sát muốn gộp 3 câu hỏi có Tổng số giờ bé học thêm
16 Bé tham gia bao nhiêu buổi học
cùng nội dung để rút gọn trong 1 tuần là bao nhiêu?
thêm ngoài giờ trong 1 tuần?
tránh dài dòng … giờ
........... buổi

17 Trung bình 1 buổi học thêm bé


tham gia trong thời gian bao lâu?
........... phút

18 Ở nhà bé có đọc sách, truyện


tranh, tạp chí không?
□ Không (Chuyển câu 20) Đa số phụ huynh trong khảo Trung bình mỗi ngày bé
□ Có sát muốn gộp 2 câu hỏi có đọc truyện, tạp chí bao

19 Trung bình một ngày bé dành cùng nội dung để rút gọn lâu?

bao nhiêu phút để đọc sách, tránh lặp lại … phút

truyện tranh, tạp chí ở nhà?


........... phút

20 Ở nhà bé có học bài và làm bài Đa số phụ huynh trong khảo Trung bình một ngày bé
tập không? sát muốn gộp 2 câu hỏi có dành bao nhiêu thời gian
□ Không (Chuyển câu 22)
□ Có
để học và làm bài tập ở
21 Trung bình một ngày bé dành cùng nội dung để rút gọn
nhà?
bao nhiêu phút để học bài và làm tránh lặp lại
… phút
bài tập ở nhà?
........... phút

ST Câu hỏi trước thử nghiệm Lí do chỉnh sửa Câu hỏi sau thử nghiệm
T

22 Thời gian bé liên tục đọc sách,


truyện tranh, tạp chí hoặc học Trong quá trình đọc sách,
bài, làm bài tập mỗi lần trong truyện tranh, tạp chí, học
bao nhiêu phút? bài, làm bài tập, khoảng
........... phút bao lâu bé cho mắt nghỉ

23 Ở nhà, trong khi đọc sách, truyện ngơi một lần ?

tranh, tạp chí hoặc học bài, làm Phụ huynh không hiểu nội … phút

bài tập thì bé có nghỉ ngơi mắt* dung câu hỏi 

không? (*Nghỉ ngơi mắt là để

(*Nghỉ ngơi mắt là để mắt nhìn Gộp chung và đổi cách hỏi mắt nhìn xa, nhìn ra

xa, nhìn ra không gian rộng, nhìn lại  không gian rộng, nhìn

xung quanh, ngừng đọc sách, xung quanh, ngừng đọc

ngừng sử dụng thiết bị điện sách, ngừng sử dụng thiết

tử, ...) bị điện tử, ...)

□ Không (Chuyển câu 25)


□ Có

25 Bé có sử dụng màn hình điện Bỏ vì chắc chắn bé nào cũng Bỏ
thoại, vi tính, tivi không? có xài
□ Không (Chuyển câu 30)
□ Có
ST Câu hỏi trước thử nghiệm Lí do chỉnh sửa Câu hỏi sau thử nghiệm
T

27 Thời gian bé liên tục sử dụng Phụ huynh không hiểu nội Trong quá trình sử dụng
màn hình điện thoại, vi tính, tivi dung câu hỏi  màn hình điện thoại, vi
mỗi lần trong bao nhiêu phút? tính, tivi, khoảng bao lâu
…. phút Gộp chung và đổi cách hỏi bé cho mắt nghỉ ngơi một
lại  lần?
28 Trong khi sử dụng màn hình điện
…phút
thoại, vi tính, tivi thì bé có nghỉ
(*Nghỉ ngơi mắt là để
ngơi mắt không?
mắt nhìn xa, nhìn ra
□ Không (Chuyển câu 31)
không gian rộng, nhìn
□ Có
xung quanh, ngừng đọc
sách, ngừng sử dụng thiết
bị điện tử, ...)

32 Trung bình mỗi ngày bé ngủ Câu 30 và 31 đã đủ nội dung Bỏ
trong bao lâu? cần
…… giờ

35 Tư thế thường xuyên học bài ở Thay đổi nội dung câu hỏi để Tư thế thường xuyên học
nhà của bé có đúng * không? (* dễ hiểu hơn bài ở nhà của bé có đúng
So sánh với hình bên dưới) hình bên dưới không?
□ Có □ Có
□ Không □ Không
2.4.3. Quy trình thu thập số liệu
Chuẩn bị công cụ thu thập số liệu:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi, tạo bảng câu hỏi và biên bản đồng thuận bằng Word.
Bước 2: Tập dợt, thống nhất cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu.
Bước 3: In bảng câu hỏi và biên bản đồng thuận ra giấy A4.
Bước 4: Thử nghiệm bộ câu hỏi trên phụ huynh ngẫu nhiên có con đang học lớp 4 lớp
5 tại trường tiểu học Kim Đồng vào giờ tan trường lúc chờ đón con ngoài cổng để
xem xét tính chính xác và tính chấp thuận của bảng câu hỏi.
Bước 5: Ghi nhận ý kiến và hoàn chỉnh bảng câu hỏi sau thử nghiệm.
Bước 6: Phân công cho việc thu thập số liệu.
Tiến hành thu thập số liệu:
Bước 1: Xin ý kiến đồng thuận của Ban giám hiệu trường tiểu học Kim Đồng.
Bước 2: Thống nhất thời gian, địa điểm tiến hành phỏng vấn với giáo viên chủ nhiệm
của từng lớp được chọn.
Bước 3: Dựa vào danh sách chọn mẫu, phối hợp với cán bộ của trường tiểu học để gửi
phụ huynh học sinh (các lớp được chọn) thư mời tham gia nghiên cứu, phiếu đồng
thuận tham gia nghiên cứu.
Bước 4: Nhận trả lời thư và tổng hợp danh sách các đối tượng thỏa tiêu chuẩn chọn
vào.
Bước 5: Tập trung theo kế hoạch, giới thiệu bản thân, trình bày nội dung và mục đích
nghiên cứu
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn phụ huynh học sinh thuộc danh sách được chọn.
Bước 7: Tổng hợp câu trả lời của các đối tượng.
Bước 8: Thống kê và xử lý số liệu.
2.4.4. Kế hoạch thu thập số liệu tại cộng đồng
Kế hoạch thử nghiệm bộ câu hỏi:
- Đề tài: Tỷ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4, 5
trường tiểu học Kim Đồng thuộc phường 10 quận Gò Vấp năm 2023
- Đối tượng: Phụ huynh các học sinh đang theo học tại trường tiểu học Kim
Đồng, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
- Số lượng: 40 phụ huynh học sinh
- Địa điểm: Trường tiểu học Kim Đồng phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM
- Thời gian dự kiến: Buổi chiều thứ 2 ngày 20 tháng 3 năm 2023
- Hình thức: Phỏng vấn 20 phụ huynh học sinh, pháp vấn 20 phụ huynh học sinh
- Tiến độ: Đang xây dựng kịch bản thử nghiệm bộ câu hỏi

Bảng 5. Kế hoạch xây dựng công cụ thu thập số liệu

S Người Người
Địa Phương Sản Kinh
T Hoạt động thực hướng Thời gian
điểm tiện phẩm phí
T hiện dẫn

1 Xây dựng bảng Các - Giảng 09/03/2023 TYT Laptop Bảng 0 đồng
câu hỏi thử bạn viên bộ - phường câu hỏi
nghiệm, phiếu trong môn: ThS. 12/03/2023 10 quận
đồng thuận tham tổ Nguyễn Gò Vấp
gia thử nghiệm Linh
Phương
- Giảng
viên bộ
môn: BS.
Nguyễn
Mạnh
Cường

S Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
thực hướng
T điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn
T

2 Liên hệ nhà - Trưởng 14/03/2023 TYT 0 đồng


trường TYT phường
phường 10 10 quận
quận Gò Gò Vấp
Vấp:
Nguyễn
Thị Tuyết

3 Lập kế hoạch chi Các - Giảng 12/03/2023 TYT Laptop Bảng 0 đồng
tiết cho buổi thử bạn viên bộ - phường kế
nghiệm trong môn: BS. 13/03/2023 10 quận hoạch
tổ Nguyễn Gò Vấp thử
Mạnh nghiệm
Cường bảng
câu hỏi

4 Xây dựng kịch Các - Giảng 14/03/2023 TYT Laptop 0 đồng


bản thử nghiệm bạn viên bộ phường
bộ câu hỏi trong môn: BS. 10 quận
tổ Nguyễn Gò Vấp
Mạnh
Cường

5 Thử nghiệm bộ Các 17/03/2023 Trường - Bảng Bảng - In


câu hỏi bạn tiểu học câu hỏi ghi chú bảng
trong Kim thử lại góp câu
tổ Đồng nghiệm ý của hỏi:
phường - Phiếu phụ 45.000
10 quận đồng huynh đồng
Gò Vấp thuận học - In
tham gia sinh Phiếu
thử tham đồng
nghiệm gia thử thuận:
nghiệm 15.000
đồng

6 Chỉnh sửa lại Các - Giảng 18/03/2023 TYT Laptop Bảng 0 đồng
bảng câu hỏi sau bạn viên bộ - phường câu hỏi
thử nghiệm trong môn: ThS. 21/03/2023 10 quận hoàn
tổ Nguyễn Gò Vấp chỉnh
Linh
Phương
- Giảng
viên bộ
môn: BS.
Nguyễn
Mạnh
Cường

Bảng 6. Kế hoạch thu thập số liệu tại cộng đồng

ST Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
T thực hướng điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn

1 Lập bảng kế - Giảng 20/02/2023 TYT Laptop - Bảng 0 đồng


hoạch, dự trù viên bộ - phường kế
kinh phí môn: BS. 19/03/2023 10 quận hoạch
Nguyễn Gò Vấp
Mạnh - Bảng
Cường dự trù

- Trưởng kinh phí

TYT
phường
10 quận
Gò Vấp:

Nguyễn
Thị
Tuyết

ST Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
T thực hướng điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn

2 Lập danh sách - Giáo 13/03/2023 Trường Laptop - Danh 0 đồng


học sinh viên chủ - tiểu học sách đối
thuộc các lớp nhiệm 17/03/2023 Kim tượng
được chọn lấy các lớp Đồng nghiên
mẫu được phường cứu 
chọn 10 quận

- Trưởng Gò Vấp

TYT
phường
10 quận
Gò Vấp:

Nguyễn
Thị
Tuyết
ST Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
T thực hướng điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn

3 Soạn và gửi - Giáo 18/03/2023 Trường - Thư - Phong


thư mời tham viên chủ - tiểu học mời bì:
gia nghiên nhiệm 21/03/2023 Kim tham 75.000
cứu, phiếu các lớp Đồng gia đồng
đồng thuận được phường nghiên - Thư
tham gia chọn 10 quận cứu mời
nghiên cứu Gò Vấp tham
cho phụ gia
huynh học nghiên
sinh trong cứu:
danh sách  75.000
đồng

- Phiếu
đồng
thuận
tham
gia
nghiên
cứu:
150.000
đồng

4 Nhận trả lời Các - Giáo 22/03/2023 TYT Laptop - Danh 0 đồng
thư và tổng bạn viên chủ - phường sách
hợp danh sách trong nhiệm 24/03/2023 10 quận đồng ý
đồng ý tham tổ các lớp Gò Vấp tham
gia nghiên được gia
cứu chọn nghiên
cứu

ST Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
T thực hướng điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn

5 Phỏng vấn thu Các - Giáo 27/03/2023 Trường - Bảng - Bảng - In


thập số liệu bạn viên chủ - tiểu học câu hỏi câu hỏi bảng
dựa trên bảng trong nhiệm 29/03/2023 Kim hoàn đã được câu hỏi:
câu hỏi hoàn tổ các lớp Đồng chỉnh điền số 450.000
chỉnh sau thử được phường liệu sơ đồng
nghiệm chọn 10 quận cấp 

- Giảng Gò Vấp

viên bộ
môn: BS.
Nguyễn
Mạnh
Cường

- Trưởng
TYT
phường
10 quận
Gò Vấp:

Nguyễn
Thị
Tuyết

ST Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
T thực hướng điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn

6 Nhập số liệu Các - Trưởng 29/03/2023 TYT Laptop - Bảng 0 đồng


bạn TYT - phường số liệu
trong phường 31/03/2023 10 quận được
tổ 10 quận Gò Vấp nhập
Gò Vấp: vào

Nguyễn bằng

Thị phần

Tuyết mềm
Epidata 

7 Xử lý và phân Các - Giảng 01/04/2023 Trường Laptop - Bảng 0 đồng


tích số liệu bạn viên bộ - ĐHYK số liệu
trong môn: 07/04/2023 Phạm được xử
tổ ThS. Ngọc lý và
Nguyễn Thạch phân
Linh tích
Phương bằng

- Giảng phần

viên bộ mềm

môn: BS. Stata

Nguyễn 13.0

Mạnh
Cường

ST Hoạt động Người Người Thời gian Địa Phương Sản Kinh
T thực hướng điểm tiện phẩm phí
hiện dẫn
8 Hoàn thành Các - Giảng 08/04/2023 Trường Laptop Bài báo 0 đồng
bài báo cáo bạn viên bộ - ĐHYK cáo kết
kết quả trong môn: 16/04/2023 Phạm quả
nghiên cứu tổ ThS. Ngọc nghiên
Nguyễn Thạch cứu
Linh
Phương

- Giảng
viên bộ
môn: BS.
Nguyễn
Mạnh
Cường

2.4.5. Dự trù kinh phí


Bảng 7. Dự trù kinh phí

Số
STT Thành phần Đơn vị Đơn giá Thành tiền
lượng

1 Bảng câu hỏi thử nghiệm Bộ 1.500 đồng 30 45.000 đồng

2 Phiếu đồng thuận tham gia nghiên Bộ 500 đồng 30 15.000 đồng
cứu thử nghiệm

3 Phong bì Cái 250 đồng 300 75.000 đồng

Số
STT Thành phần Đơn vị Đơn giá Thành tiền
lượng

4 Photo thư mời tham gia nghiên cứu Cái 250 đồng 300 75.000 đồng
5 Photo phiếu đồng thuận tham gia Bộ 500 đồng 300 150.000 đồng
nghiên cứu

6 Bảng câu hỏi hoàn chỉnh Bộ 1.500 300 450.000 đồng

7 Di chuyển Người 100.000 đồng 9 900.000 đồng

Tổng: 1.660.000
đồng

2.5. Xử lý và phân tích số liệu


2.5.1. Xử lý số liệu
Sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu từ đối tượng nghiên cứu, số
liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata và sử dụng phần mềm Stata 13.0 để xử lí
số liệu.
Lập bảng số liệu, biểu đồ thể hiện kết quả nghiên cứu bảng phần mềm
Microsoft Word 2021 sau khi dữ liệu đã được xử lý.

2.5.2. Phân tích số liệu


Thống kê mô tả:
- Đối với biến định lượng phân phối chuẩn thì trình bày theo trung bình, độ lệch
chuẩn.
- Đối với biến định lượng phân phối không chuẩn thì trình bày theo trung vị, tứ
phân vị.
- Đối với biến định tính thì trình bày theo tần số, tỷ lệ.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu


- Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, đã được Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, Trạm Y tế phường 10,
giảng viên trường kiểm tra và thông qua.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành dựa trên cơ sở tự nguyện của đối tượng tham gia
nghiên cứu, không làm tổn hại tinh thần hay thể chất, và không dùng các hình
thức ép buộc đối tượng tham gia nghiên cứu. Đảm bảo đối tượng có quyền
tham gia, từ chối hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục đích
nghiên cứu, việc sử dụng kết quả nghiên cứu.
- Những thông tin mà phụ huynh cung cấp được đảm bảo tính bảo mật bằng cách
không điền họ và tên vào bộ câu hỏi nghiên cứu và chỉ sử dụng với mục đích
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong nước
1. Nguyễn Chí Dũng, Hướng dẫn quốc gia về khám sàng lọc tật khúc xạ ở
học sinh. Tạp chí Nhãn khoa, 2009. 13: p. 88-96.
2. Vũ Quang Dũng, Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa
cận thị ở học sinh khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên, in Trường Đại học
Thái Nguyên. 2008.
3. Hoàng Hữu Khôi Hoàng Ngọc Chương, Nghiên cứu giải pháp phòng
ngừa và triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ tật
cận thị ở học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng. Đề
tài khoa học cấp thành phố Đà Nẵng, 2012.
4. Đỗ Như Hơn, Nhãn khoa tập 1. 2012: Nhà xuất bản Y học.
5. Đỗ Như Hơn, Công tác phòng chống mù lòa năm 2013-2014 và phương
hướng hoạt động năm 2015. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2014,
2014: p. 6-17.
6. Hồ Đức Hùng, Xác Định Tỷ Lệ Cận Thị, Một Số Yếu Tố Liên Quan Và
Hiệu Quả Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Ở Học Sinh Trung Học Cơ
Sở Thị Xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An (2019 - 2020). 2020.
7. Bùi Thị Thu Hương Lê Thị Thanh Xuyên, Phí Duy Tiến, Nguyễn Hoàng Cẩn,
Trần Huy Hoàng, Huỳnh Chí Nguyễn, Nguyễn Thị Diễm Uyên và CS, KHẢO
SÁT TỶ LỆ TẬT KHÚC XẠ VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA
HỌC SINH, CHA MẸ HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN VỀ TẬT KHÚC XẠ
TẠI TP. HCM. 2009.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-
BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 giữa ban hành quy định về công
tác y tế trường học. 2016.
9. Bộ Y tế, Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 về
việc ban hành quy định về vệ sinh trường học, Hà Nội. 2000.
10. Bộ Y tế, 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT: THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN BÀN GHẾ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU
HỌC, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG. 2011.
11. Bộ Y tế, 22/2016/TT-BYT: QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA VỀ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM
VIỆC, B.Y. tế, Editor. 2016.
12. Nguyễn Thị Thùy Dương Trần Đức Nghĩa, Trần Văn An, Thực trạng cận
thị ở học sinh tiểu học thành phố Điện Biên Phủ năm 2016. Tạp chí Y
học dự phòng, 2017. 27: p. 204-210.
13. Nguyễn Sa Huỳnh Trần Tất Thắng , Nguyễn Thị Giang An, Nguyễn Thị
Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Mai Thơ, THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC
ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI
QUẬN I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Vietnam Medical Journal, 2020.
02: p. 60-63.
14. Nguyễn Văn Trung, Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số
yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm
2014, in Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 2015.
p. 50-70.
15. Trung tâm Y tế Quận Gò Vấp, Báo cáo công tác khám sức khỏe học sinh
tổng hợp quận Gò Vấp. 2019-2020-2021.
16. R Bourne, JD Steinmetz, and S Flaxman, GBD 2019 Blindness and
Vision Impairment Collaborators; Vision Loss Expert Group of the
Global Burden of Disease Study. Trends in prevalence of blindness and
distance and near vision impairment over 30 years: an analysis for the
Global Burden of Disease Study. Lancet Glob Health, 2021. 9(2): p.
e130-e143.
17. MJ Burton, J Ramke, AP Marques, RRA Bourne, N Congdon, I Jones,
BAM Ah Tong, S Arunga, D Bachani, and C Bascaran, The Lancet
Global Health Commission on Global Eye Health: vision beyond 2020.
Lancet Glob Health 2021: 9: e489-e551. 2021.
18. John Herbert Claiborne, The Functional examination of the eye. 1895:
Edwards & Docker.
19. Chunming Chen, Yan Shao, Hong Zhong, Tianhua Huang, Jun Shen,
Qian Xu, Chengyao Qing, Zehao Liu, Wenxiu Sun, and Min Li,
Investigation on the prevalence and influencing factors of myopia among
children and adolescents in Liyang city. American Journal of
Translational Research, 2022. 14(10): p. 7164.
20. Elie Dolgin, The myopia boom. Nature, 2015. 519(7543): p. 276.
21. Marita Feldkaemper and Frank Schaeffel, An updated view on the role of
dopamine in myopia. Experimental eye research, 2013. 114: p. 106-119.
22. PJ and Foster and Y Jiang, Epidemiology of myopia. Eye, 2014. 28(2): p.
202-208.
23. Timothy R Fricke, Nina Tahhan, Serge Resnikoff, Eric Papas, Anthea
Burnett, Suit May Ho, Thomas Naduvilath, and Kovin S Naidoo, Global
prevalence of presbyopia and vision impairment from uncorrected
presbyopia: systematic review, meta-analysis, and modelling.
Ophthalmology, 2018. 125(10): p. 1492-1499.
24. Hongyu Guan, Ning Neil Yu, Huan Wang, Matthew Boswell, Yaojiang
Shi, Scott Rozelle, and Nathan Congdon, Impact of various types of near
work and time spent outdoors at different times of day on visual acuity
and refractive error among Chinese school-going children. PloS one,
2019. 14(4): p. e0215827.
25. Lan Guo, J Yang, J Mai, X Du, Y Guo, P Li, Y Yue, D Tang, C Lu, and
Wei Hong Zhang, Prevalence and associated factors of myopia among
primary and middle school-aged students: a school-based study in
Guangzhou. Eye, 2016. 30(6): p. 796-804.
26. BA Holden, S Mariotti, I Kocur, S Resnikoff, M Jong, K Naidoo, and M
He. The impact of myopia and high myopia. Report of the Joint World
Health Organization-Brien Holden Vision Institute. 2015. Global
Scientific Meeting on Myopia, University of New South Wales,
Sydney ….
27. Brien A Holden, Timothy R Fricke, David A Wilson, Monica Jong,
Kovin S Naidoo, Padmaja Sankaridurg, Tien Y Wong, Thomas J
Naduvilath, and Serge Resnikoff, Global prevalence of myopia and high
myopia and temporal trends from 2000 through 2050. Ophthalmology,
2016. 123(5): p. 1036-1042.
28. Chih-Chien Hsu, Nicole Huang, Pei-Yu Lin, Der-Chong Tsai, Ching-Yao
Tsai, Lin-Chung Woung, and Catherine Jui-Ling Liu, Prevalence and
risk factors for myopia in second-grade primary school children in
Taipei: a population-based study. Journal of the Chinese Medical
Association, 2016. 79(11): p. 625-632.
29. Luoming Huang, Hiromi Kawasaki, Yiqun Liu, and Zhongliang Wang,
The prevalence of myopia and the factors associated with it among
university students in Nanjing: A cross-sectional study. Medicine, 2019.
98(10).
30. Jenny M Ip, Son C Huynh, Dana Robaei, Kathryn A Rose, Ian G Morgan,
Wayne Smith, Annette Kifley, and Paul Mitchell, Ethnic differences in
the impact of parental myopia: findings from a population-based study of
12-year-old Australian children. Investigative ophthalmology & visual
science, 2007. 48(6): p. 2520-2528.
31. Donghyun Jee, Ian G Morgan, and Eun Chul Kim, Inverse relationship
between sleep duration and myopia. Acta ophthalmologica, 2016. 94(3):
p. e204-e210.
32. Lisa A Jones-Jordan, G Lynn Mitchell, Susan A Cotter, Robert N
Kleinstein, Ruth E Manny, Donald O Mutti, J Daniel Twelker, Janene R
Sims, Karla Zadnik, and CLEERE Study Group, Visual activity before
and after the onset of juvenile myopia. Investigative ophthalmology &
visual science, 2011. 52(3): p. 1841-1850.
33. Lisa A Jones-Jordan, Loraine T Sinnott, Ruth E Manny, Susan A Cotter,
Robert N Kleinstein, Donald O Mutti, J Daniel Twelker, and Karla
Zadnik, Early childhood refractive error and parental history of myopia
as predictors of myopia. Investigative ophthalmology & visual science,
2010. 51(1): p. 115-121.
34. Wilson Low, Mohamed Dirani, Gus Gazzard, Yiong-Huak Chan, Hui-Jun
Zhou, Prabakaran Selvaraj, Kah-Guan Au Eong, Terri L Young, Paul
Mitchell, and Tien-Yin Wong, Family history, near work, outdoor
activity, and myopia in Singapore Chinese preschool children. British
Journal of Ophthalmology, 2010. 94(8): p. 1012-1016.
35. Ian G Morgan, Mingguang He, and Kathryn A Rose, Epidemic of
pathologic myopia: what can laboratory studies and epidemiology tell
us? Retina, 2017. 37(5): p. 989-997.
36. Yuan Qu, Jianfeng Yu, Wei Xia, and Huijuan Cai, Correlation of myopia
with physical exercise and sleep habits among suburban adolescents.
Journal of ophthalmology, 2020. 2020.
37. Kathryn A Rose, Ian G Morgan, Wayne Smith, George Burlutsky, Paul
Mitchell, and Seang-Mei Saw, Myopia, lifestyle, and schooling in
students of Chinese ethnicity in Singapore and Sydney. Archives of
ophthalmology, 2008. 126(4): p. 527-530.
38. Seang-Mei Saw, Joanne Katz, Oliver D Schein, Sek-Jin Chew, and Tat-
Keong Chan, Epidemiology of myopia. Epidemiologic reviews, 1996.
18(2): p. 175-187.
39. Rohit Saxena, Praveen Vashist, Radhika Tandon, RM Pandey, Amit
Bhardawaj, Vimala Menon, and Kalaivani Mani, Prevalence of myopia
and its risk factors in urban school children in Delhi: the North India
Myopia Study (NIM Study). PloS one, 2015. 10(2): p. e0117349.
40. Li Juan Wu, Qi Sheng You, Jia Li Duan, Yan Xia Luo, Li Juan Liu, Xia
Li, Qi Gao, Hui Ping Zhu, Yan He, and Liang Xu, Prevalence and
associated factors of myopia in high-school students in Beijing. 2015.
10(3): p. e0120764.
41. Xiaofang You, Ling Wang, Hui Tan, Xiangui He, Xiaomei Qu, Huijing
Shi, Jianfeng Zhu, and Haidong Zou, Near work related behaviors
associated with myopic shifts among primary school students in the
Jiading District of Shanghai: a school-based one-year cohort study.
2016. 11(5): p. e0154671.
PHỤ LỤC
Mẫu phiếu thông tin dành cho đối tượng tham gia nghiên cứu

PHIẾU THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA


NGHIÊN CỨU
1. Tên nghiên cứu
Tỷ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4, 5 thuộc các
trường tiểu học công lập tại phường 10 quận Gò Vấp năm 2023.
2. Nghiên cứu viên chính
Sinh viên Y6 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
3. Giới thiệu
Con Anh (Chị) hiện đang là học sinh lớp 4, 5 tại địa bàn phường 10 quận Gò
Vấp, là 2 khối lớp có tỉ lệ học sinh mắc tật cận thị cao nhất trong 5 khối lớp thuộc các
trường tiểu học tính đến cuối năm 2022. Qua khảo sát ý kiến chuyên gia ghi nhận
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự phổ biến của các thói quen sinh hoạt
có hại cho mắt của học sinh như là: thời gian tập trung mắt cho hoạt động nhìn gần
quá nhiều, khoảng cách an toàn từ mắt đến sách, thiết bị điện tử chưa đúng theo
khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế và các yếu tố khác.
Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu tỷ lệ hiện mắc tật cận thị và
các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4, 5 thuộc các trường tiểu học công lập tại phường
10 quận Gò Vấp năm 2023. Chúng tôi xin mời Anh (Chị) tham gia vào nghiên cứu
này.
Trong tờ phiếu này, chúng tôi sẽ cung cấp cho Anh (Chị) thông tin về nghiên cứu để
giúp Anh (Chị) quyết định xem có muốn tham gia nghiên cứu hay không. Nếu Anh
(Chị) có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, xin vui lòng trao đổi với nhóm thực hiện
nghiên cứu.
4. Mục đích của nghiên cứu
Xác định tỷ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5
thuộc các trường tiểu học công lập tại phường 10 quận Gò Vấp năm 2023
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu Anh (Chị) tham gia vào nghiên cứu này?
Nếu Anh (Chị) đồng ý tham gia, chúng tôi sẽ tiến hành khám mắt để xác định
tình trạng cận thị của con Anh (Chị) và thu thập một số thông tin về đặc điểm kinh tế,
văn hóa, xã hội, một số thói quen sinh hoạt có liên quan đến tật cận thị của con Anh
(Chị).
6. Lợi ích của Anh (Chị) khi tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm khảo sát về tỷ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan
ở học sinh lớp 5 thuộc các trường tiểu học công lập tại phường 10 quận Gò Vấp năm
2023, qua đó giúp Anh (Chị) và con Anh (Chị) biết thêm thông tin về tình trạng cận
thị và cách chăm sóc mắt, phòng ngừa tật cận thị đúng đắn.
7. Tính bảo mật
Thông tin thu thập từ Anh (Chị) và con Anh (Chị) sẽ được bảo mật và chỉ dùng
cho mục đích nghiên cứu.
Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Đình Anh - 0948420931
Mẫu phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRUNG TÂM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA


QUẬN GÒ VẤP PHẠM NGỌC THẠCH

PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Phần 1. Giới thiệu về nghiên cứu


Tên nghiên cứu: “Tỉ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4 và
lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng thuộc phường 10 quận Gò Vấp năm 2023”
Đây là nghiên cứu do Tổ 14 được sự phân công của bộ môn Sức khơẻ cộng đồng
thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Trạm y tế phường 10
của Quận Gò Vấp thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng cận thị ở học sinh lớp 4 và 5
trường tiểu học Kim Đồng năm 2023 và các yếu tố liên quan đến tật cận thị ở học
sinh  trường tiểu học Kim Đồng năm 2023. 
Nghiên cứu diễn trong thời gian từ ngày 01 tháng 03 năm 2023 đến 31 tháng 03 năm
2023. Tổng thời gian đọc và trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra khoảng 20 phút. Khi
tham gia vào nghiên cứu, bạn sẽ không gặp phải bất cứ tổn thất nào về sức khỏe cũng
như tiền bạc. Ngược lại, việc tham gia nghiên cứu sẽ giúp tổng hợp thông tin về tật
cận thị và các yếu tố liên quan để liên tục cập nhật nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả
nhất ở đối tượng học sinh lớp 4 và 5 trường tiểu học Kim Đồng năm 2023. Ngoài ra,
toàn bộ thông tin bạn cung cấp cùng với thông tin thu được những người khác sẽ được
bảo mật và giữ kín. Tất cả những thông tin bạn cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Sự tham gia của bạn vào nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng giúp
chúng tôi xây dựng các chương trình và dự án can thiệp dự phòng tật cận thị ở học
sinh lớp 4 và 5 trường tiểu học Kim Đồng năm 2023. Nếu bạn không tham gia vào
nghiên cứu, chúng tôi bảo đảm sẽ không có bất cứ sự khó chịu hoặc phân biệt đối xử
nào xảy ra với bạn. 
Chúng tôi rất mong bạn đồng tham gia nghiên cứu. 
Phần 2. Lấy ý kiến chấp thuận tham gia nghiên cứu

Tôi đã đọc/nghe đọc thông tin về nghiên cứu: □

Tôi đã hiểu rõ thông tin về nghiên cứu: □

Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu: □

Nghiên cứu viên lấy mẫu phiếu chấp thuận Người tham gia nghiên cứu
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu thư mời

THƯ MỜI
V/v tham gia nghiên cứu
Kính gửi:……………………………………………………………………
Chúng tôi là sinh viên năm 6 trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 
Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu “Tỉ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên
quan ở học sinh lớp 4 và lớp 5 tại trường tiểu học Kim Đồng thuộc phường 10 quận
Gò Vấp năm 2023” 
Chúng tôi xin trân trọng kính mời Anh/Chị tham gia nghiên cứu của chúng tôi.
Rất mong Anh/Chị thu xếp thời gian tham gia. 

Trân trọng kính chào!


Mẫu thu thập số liệu
NGHIÊN CỨU TỈ LỆ HIỆN MẮC TẬT CẬN THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
THUỘC PHƯỜNG 10 QUẬN GÒ VẤP NĂM 2023
Mã số phiếu

CÁCH GHI MÃ SỐ PHIẾU


Ô 1: Mã số của Phỏng vấn viên
Ô 2: Mã số Khối của học sinh
Ô 3-4: Mã số Lớp của học sinh
Ô 5-6: Số thứ tự của phiếu phỏng vấn dựa trên số lượng phiếu thu thập mà
phỏng vấn viên thu thập được.
GIỚI THIỆU
Xin chào Anh (Chị), Chúng tôi là nhóm sinh viên Y chính quy năm 6, trường Đại học
Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện đang học lớp Y2017C, đến đây để thực hiện cuộc
khảo sát “TỈ LỆ HIỆN MẮC TẬT CẬN THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG THUỘC PHƯỜNG 10
QUẬN GÒ VẤP NĂM 2023”. Cuộc khảo sát này đã được sự cho phép của chính
quyền địa phương và Trung tâm Y tế phường 10 Quận Gò Vấp, nhằm mục đích xác
định tỉ lệ hiện mắc tật cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4, 5 trường tiểu
học KIM ĐỒNG thuộc phường 10 quận gò vấp năm 2023. Kết quả của nghiên cứu
này là tiền đề để cho Trạm Y tế phường 10 và các cấp chức năng có thể xác định được
tỷ lệ hiện mắc cận thị lớp 4 và lớp 5 và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời và
phù hợp. Để nghiên cứu đạt được kết quả khách quan nhất, chúng tôi rất mong Anh
(Chị) đưa ra câu trả lời rõ ràng và trung thực nhất có thể. Chúng tôi xin cam đoan tất
cả những thông tin mà Anh (Chị) cung cấp bên dưới sẽ được dùng vào mục đích
nghiên cứu và hoàn toàn được bảo mật. Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự
nguyện. Bộ câu hỏi này dự kiến kéo dài khoảng 20 phút, chúng tôi rất mong Anh
(Chị) đồng ý tham gia buổi phỏng vấn này. Xin trân trọng cảm ơn.
Bảng câu hỏi trước thử nghiệm

STT Câu hỏi Câu trả lời

1 Bé sinh năm bao nhiêu? Năm: ………….

2 Giới tính
□ Nam
□ Nữ
3 Bé đang học lớp nào? □ Lớp 4
□ Lớp 5
4 Bé có từng được chẩn đoán tật cận thị tại cơ sở y tế có
□ Không (Chuyển câu 9)
chuyên môn về mắt?
□ Có
5 Bé được chẩn đoán cận thị từ năm nào? Năm: ...........

6 Độ cận mắt trái của bé được đo gần đây nhất tại cơ sở ........... độ
y tế có chuyên môn là bao nhiêu?

7 Độ cận mắt phải của bé được đo gần đây nhất tại cơ ........... độ
sở y tế có chuyên môn là bao nhiêu?

8 Bé có đang đeo kính cận thị không? □ Không


□ Có
9 Bé còn bị các bệnh khác về mắt nữa không?
□ Viễn thị
□ Loạn thị
□ Khác (ghi rõ): ...........
□ Không
STT Câu hỏi Câu trả lời

10 Gia đình có ai bị tật cận thị được chẩn đoán tại cơ sở □ Ba


có chuyên môn về mắt?
□ Mẹ
□ Cả hai
□ Không có ai
11 Trong 5 ngày đầu tuần, bé có tham gia hoạt động
□ Không (chuyển câu 13)
ngoài trời sau buổi học không?
□ Có
12 Thời gian trung bình bé tham gia hoạt động ngoài trời ........... giờ
sau buổi học vào 5 ngày đầu tuần là bao nhiêu giờ
trong 1 ngày?

13 Trong 2 ngày cuối tuần, bé có tham gia hoạt động □ Không (chuyển câu 15)
ngoài trời không?
□ Có
14 Thời gian trung bình bé tham gia hoạt động ngoài trời ........... giờ
vào 2 ngày cuối tuần là bao nhiêu giờ trong 1 ngày?

15 Bé có tham gia học thêm ngoài giờ học tại trường


□ Không (chuyển câu 18)
không?
□ Có
16 Bé tham gia bao nhiêu buổi học thêm ngoài giờ trong ........... buổi
1 tuần?

17 Trung bình 1 buổi học thêm bé tham gia trong thời ........... phút
gian bao lâu?

18 Ở nhà bé có đọc sách, truyện tranh, tạp chí không? □ Không (Chuyển câu 20)
□ Có
STT Câu hỏi Câu trả lời
19 Trung bình một ngày bé dành bao nhiêu phút để đọc ........... phút
sách, truyện tranh, tạp chí ở nhà?

20 Ở nhà bé có học bài và làm bài tập không? □ Không (Chuyển câu 22)
□ Có
21 Trung bình một ngày bé dành bao nhiêu phút để học ........... phút
bài và làm bài tập ở nhà?

22 Thời gian bé liên tục đọc sách, truyện tranh, tạp chí ........... phút
hoặc học bài, làm bài tập mỗi lần trong bao nhiêu
phút?

23 Ở nhà, trong khi đọc sách, truyện tranh, tạp chí hoặc
□ Không (Chuyển câu 25)
học bài, làm bài tập thì bé có nghỉ ngơi mắt* không?
□ Có
(*Nghỉ ngơi mắt là để mắt nhìn xa, nhìn ra không
gian rộng, nhìn xung quanh, ngừng đọc sách, ngừng
sử dụng thiết bị điện tử,...)

24 Bé dành bao nhiêu phút cho mỗi lần nghỉ ngơi mắt ........... phút
sau đọc sách, truyện tranh, tạp chí hoặc học bài, làm
bài tập (không tính thời gian ngủ)?

25 Bé có sử dụng màn hình điện thoại, vi tính, tivi


□ Không (Chuyển câu 30)
không?
□ Có
26 Trung bình một ngày bé dành bao nhiêu phút để sử ........... phút
dụng màn hình điện thoại, vi tính, tivi?

27 Thời gian bé liên tục sử dụng màn hình điện thoại, vi ........... phút
tính, tivi mỗi lần trong bao nhiêu phút?

STT Câu hỏi Câu trả lời


28 Trong khi sử dụng màn hình điện thoại, vi tính, tivi □ Không (Chuyển câu 31)
thì bé có nghỉ ngơi mắt không?
□ Có
29 Bé dành bao nhiêu phút cho mỗi lần nghỉ ngơi mắt ........... phút
sau khi liên tục sử dụng màn hình điện thoại, vi tính,
tivi (không tính thời gian ngủ)?

30 Bé thường đi ngủ vào buổi tối lúc mấy giờ? ........... giờ ........... phút

31 Bé thường dậy vào buổi sáng lúc mấy giờ? ........... giờ ........... phút

32 Trung bình mỗi ngày bé ngủ trong bao lâu? ........... giờ

33 Nguồn sáng chủ yếu tại vị trí học ở nhà của bé dùng
□ Đèn bàn ánh sáng vàng
để đọc sách và làm bài tập?
□ Đèn bàn ánh sáng trắng
(lựa chọn nhiều đáp án)
□ Đèn treo trần nhà / tường
ánh sáng vàng
□ Đèn treo trần nhà / tường
ánh sáng trắng
□ Ánh sáng mặt trời
□ Khác (ghi rõ): ......
34 Tổng thu nhập bình quân hằng tháng của gia đình ........... triệu đồng
anh/chị là bao nhiêu?

35 Tư thế thường xuyên học bài ở nhà của bé có đúng*


□ Có 
không? (* So sánh với hình bên dưới)
□ Không
Bảng câu hỏi sau thử nghiệm
STT Câu hỏi Câu trả lời

1 Bé sinh năm bao nhiêu? Năm: ………….

2 Giới tính
□ Nam
□ Nữ
Bé có từng được chẩn đoán tật cận thị tại bệnh viện, □ Không (Chuyển câu 7)
3
phòng khám chuyên khoa mắt? □ Có
4 Bé được chẩn đoán cận thị từ năm nào? Năm: ...........

Độ cận mắt trái và mắt phải của bé được đo gần đây Mắt phải: … độ
5
nhất là bao nhiêu? Mắt trái: … độ

6 Bé có đang đeo kính cận thị không?


□ Không
□ Có
□ Viễn thị
7 Bé còn bị các bệnh khác về mắt nữa không?
□ Loạn thị
□ Khác (ghi rõ): ...........
□ Không
□ Ba
8
Gia đình có ai bị tật cận thị không? □ Mẹ
□ Cả hai
□ Không có ai
STT Câu hỏi Câu trả lời
Trong 5 ngày đầu tuần, tổng thời gian bé tham gia
9 ........... giờ
hoạt động ngoài trời sau khi tan trường?

Trong 2 ngày cuối tuần, tổng thời gian bé tham gia


10 ........... giờ
hoạt động ngoài trời?

11 Tổng số giờ bé học thêm trong 1 tuần là bao nhiêu? ........... phút

12 Trung bình mỗi ngày bé đọc truyện, tạp chí bao lâu? ........... phút

Trung bình một ngày bé dành bao nhiêu thời gian để


13 ........... phút
học và làm bài tập ở nhà?

Trong quá trình đọc sách, truyện tranh, tạp chí, học
bài, làm bài tập, khoảng bao lâu bé cho mắt nghỉ
ngơi một lần?
14 ........... phút
*Nghỉ ngơi mắt là để mắt nhìn xa, nhìn ra không
gian rộng, nhìn xung quanh, ngừng đọc sách, ngừng
sử dụng thiết bị điện tử,...

Bé dành bao nhiêu phút cho mỗi lần nghỉ ngơi mắt
15 sau đọc sách, truyện tranh, tạp chí hoặc học bài, làm ........... phút
bài tập? (không tính thời gian ngủ)

Trung bình một ngày bé dành bao nhiêu phút để sử


16 ........... phút
dụng màn hình điện thoại, vi tính, tivi?

Trong quá trình sử dụng màn hình điện thoại, vi


tính, tivi, khoảng bao lâu bé cho mắt nghỉ ngơi một
lần?
17 ........... phút
*Nghỉ ngơi mắt là để mắt nhìn xa, nhìn ra không
gian rộng, nhìn xung quanh, ngừng đọc sách, ngừng
sử dụng thiết bị điện tử,...

STT Câu hỏi Câu trả lời


Bé dành bao nhiêu phút cho mỗi lần nghỉ ngơi mắt
18 sau khi liên tục sử dụng màn hình điện thoại, vi tính, ........... phút
tivi? (không tính thời gian ngủ)

19 Bé thường đi ngủ vào buổi tối lúc mấy giờ? ........... giờ ........... phút

20 Bé thường dậy vào buổi sáng lúc mấy giờ? ........... giờ ........... phút

□ Đèn bàn ánh sáng vàng


□ Đèn bàn ánh sáng trắng
Nguồn sáng chủ yếu tại vị trí học ở nhà của bé dùng □ Đèn treo trần nhà / tường
21 để đọc sách và làm bài tập? ánh sáng vàng

(lựa chọn nhiều đáp án) □ Đèn treo trần nhà / tường
ánh sáng trắng
□ Ánh sáng mặt trời
□ Khác (ghi rõ): ......
Tổng thu nhập bình quân hằng tháng của gia đình là
22 ........... triệu đồng
bao nhiêu?

Tư thế thường xuyên học bài ở nhà của bé có đúng □ Có


23
hình bên dưới không? □ Không
BÀI THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP

I. Tổng quan về quá trình thực tập


Trong suốt quảng thời gian sáu tuần, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giảng viên
trong Bộ môn Tổ chức – quản lý Y tế trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
và các anh chị nhân viên tại Trung tâm Y tế quận Gò Vấp và Trạm Y tế phường 10
quận Gò Vấp, tổ 14 lớp Y2017C có được một đợt thực tập sức khỏe cộng đồng
trọn vẹn. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ThS.Nguyễn Linh Phương, BS.Nguyễn
Cao Cường, CN. Nguyễn Thị Tuyết-Trưởng TYT phường 10 quận Gò Vấp, đã
dành thời gian quý báu đồng hành cùng chúng em xuyên suốt sáu tuần vừa qua để
giải đáp những thắc mắc, hỗ trợ chúng em tìm kiếm các thông tin, thu thập số liệu,
và chỉ ra những sai sót của chúng em trong các buổi sửa bài chung cũng như các
buổi sửa bài riêng. Từ đó chúng em đã được thử sức để hoàn thiện một đề cương
nghiên cứu hướng về cộng đồng một cách bài bản, điều này mang lại lợi ích to lớn
cho chúng em trong tương lai, không quá bỡ ngỡ khi tiến hành một nghiên cứu y
khoa.
II. Thuận lợi và khó khăn
Từ khi bắt đầu công việc cho đến giai đoạn hoàn thành và chỉnh sửa sản phẩm,
chúng em đã nhận được nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Dưới
sự hướng dẫn của các anh chị tại TYT phường 10, đặc biệt là chị trưởng trạm,
CN.Nguyễn Thị Tuyết và anh Hà Thúc Nhật Nguyên, dù bận rộn với các công việc
tại TYT, nhưng vẫn luôn nhiệt tình hỗ trợ chúng em trong việc tìm vấn đề hiện có
tại địa phương, phân tích và chọn ra được đề tài nghiên cứu phù hợp nhất, hỗ trợ
hết mình liên lạc đến trường tiểu học Kim Đồng để thử nghiệm bảng câu hỏi. Bên
cạnh đó, chúng em còn được tham gia, hỗ trợ các công việc hằng ngày tại TYT,
biết được vai trò to lớn của TYT trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Được
tham gia vào công tác tầm soát, tiếp cận ban đầu và quản lý các bệnh nhân mắc
bệnh mạn tính không lây và bệnh lao trên địa bàn, giúp hiểu hơn những kiến thức
chuyên môn về chăm sóc sức khỏe cộng đồng và những kỹ năng tiếp đón, giao tiếp
với người dân trong cộng đồng, điều đó vô cùng quan trọng và cần thiết cho công
việc của chúng em sau này. Về phần đề cương nghiên cứu, chúng em không thể
không nhắc đến sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ thầy cô bộ môn qua các buổi sửa bài
chung cũng như các buổi sửa bài riêng, giúp chúng em hiểu nhiều hơn về khái
niệm nghiên cứu khoa học, chỉ ra nhiều thiếu sót vì thực sự còn quá nhiều điều
mới mẻ. Thầy cô luôn đồng hành với chúng em, hỗ trợ giải đáp nhiều thắc mắc,
giúp xác định mục tiêu rõ ràng, hợp lý và kế hoạch được trình bày mạch lạc, cụ thể
khiến chúng em nắm bắt được các công việc cần hoàn thành. Cuối cùng, thuận lợi
lớn nhất đến từ nhóm tổ làm việc của chính chúng em. Các thành viên trong tổ
luôn hỗ trợ và chỉ bảo nhau nhiệt tình trong quá trình làm đề cương nghiên cứu mà
các bạn của các tổ khác cũng đã có tích cực đóng góp ý kiến, giúp chúng em nhận
ra và mở rộng các vấn đề để hoàn thiện bài báo cáo.
Với vấn đề khó khăn, chúng em không biết phải bắt đầu từ đâu với những kiến
thức còn hạn hẹp về cách làm một đề cương nghiên cứu khoa học. Những vấn đề
phát sinh khi chúng em quyết định bắt tay vào thực hiện những công việc đầu tiên.
Thời gian gấp rút nên khó khăn trong việc hoàn chỉnh đề cương cũng như quá trình
thu thập số liệu. Áp lực về thời gian, bất đồng quan điểm giữa các thành viên đã
không thể tránh khỏi những cuộc tranh luận làm chậm tiến độ hoàn thành công
việc. Một phần lớn là chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm khi làm đề cương
nghiên cứu nên còn mắc nhiều sai sót, gặp khó khăn trong việc áp dụng các kiến
thức đã được học trên giảng đường vào việc tiến hành xây dựng đề cương và thử
nghiệm bảng câu hỏi được một cách hoàn chỉnh, cụ thể là gặp sai sót trong cách
đặt câu hỏi để có thể thu thập được thông tin một cách khách quan nhất. Vì vậy, bộ
câu hỏi lúc ban đầu đã mang tính chất lý thuyết và lập trình theo khuôn khổ, phải
sửa đi sửa lại nhiều lần để có thể sử dụng được tốt nhất khi tham gia khảo sát tại
cộng đồng. Mặc dù được sự giới thiệu từ chị trưởng trạm TYT nhưng những phụ
huynh có con học tại trường tiểu học Kim Đồng không tránh khỏi sự nghi ngờ cần
thiết khi tiếp xúc với người lạ, không muốn tham gia, trả lời bảng câu hỏi của
nghiên cứu. Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng sát cánh cùng chúng em là những
thầy cô, anh chị dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Các
buổi sửa bài hàng tuần của thầy cô đã giúp chúng em có thể nắm rõ và theo sát tiến
độ, thực hiện các công việc một cách hợp lý, khoa học trong một khoảng thời gian
có hạn.
III. Kết luận
Quãng thời gian vừa qua đã giúp chúng em hình dung và hiểu rõ hơn quy trình
tạo ra một đề cương nghiên cứu, từ lúc hình thành ý tưởng, tham khảo y văn, đến
xây dựng biến số, bộ câu hỏi, xây dựng kế hoạch chi tiết. Người làm nghiên cứu
phải hình dung ra thật chi tiết những tình huống, công việc phải làm trong đề
cương nghiên cứu để không phải bị động và ít gặp sai sót khi thực hiện. Qua đợt
thực tập tại Gò Vấp, chúng em có cơ hội để trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp, cải
thiện kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh so với dự tính ban
đầu cách linh hoạt hơn, biết cách xử lý khó khăn, trở ngại khi triển khai và thực
hiện đề cương nghiên cứu. Thầy cô và anh chị đã trao cho chúng em những hành
trang cơ bản để chúng em có thể tự tin tiếp bước trên con đường học vấn nói chung
và nghiên cứu khoa học nói riêng.
Xuyên suốt đợt thực tập này, chúng em cảm nhận được sự quan tâm, tấm lòng
của quý thầy cô và các anh chị dành cho chúng em. Những lúc chúng em gặp khó
khăn, chúng em cần sự giúp đỡ, thì cho dù có bận đến mấy, quý thầy cô và anh chị
luôn luôn trả lời nhanh nhất và tường tận nhất có thể. Quý thầy cô không ngần ngại
hy sinh quỹ thời gian cá nhân của mình để dành cho chúng em.
Chúng em, tập thể tổ 14 lớp Y2017C không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn
quý thầy cô, anh chị cán bộ nhân viên của bộ môn Tổ chức - Quản lý Y tế và
Trung tâm Y tế quận Gò Vấp. Chúng em kính chúc quý thầy cô và anh chị thật
nhiều sức khỏe, luôn giữ được nhiệt huyết để truyền đạt những kiến thức bổ ích
cho những thế hệ sinh viên tiếp theo.
LỊCH PHÂN CÔNG CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG THEO TUẦN
TUẦN 1 (20/2/2023 – 26/2/2023)
S SINH VIÊN
T PHỤ NỘI DUNG PHỤ TRÁCH
T TRÁCH
- Thống kê số liệu của khoa YTCC quận Gò Vấp và TYT phường 10. Xác định các
vấn đề sức khỏe hiện có tại phường
Nguyễn Đình - Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
1
Anh - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Viết tính mới của đặt vấn đề
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
- Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
Nguyễn biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
2
Tuấn Hải - Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế- văn hoá - xã hội tại phường 10
- Tìm hiểu các chương trình sức khỏe đang được thực hiện tại TTYT quận Gò Vấp
- Viết tính mới của đặt vấn đề.
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu.
- Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
Huỳnh Minh biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn.
3
Hiếu - Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội tại phường 10
- Tìm số liệu về bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính không lây tại phường 10
- Viết tính cần thiết của đặt vấn đề.
- Tìm hiểu vấn đề sức khỏe tại phường 10 thông qua ý kiến của các thành viên làm
việc tại TYT
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
Nguyễn Đình
4 - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
Huy
biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội tại phường 10
- Viết tính ứng dụng của đặt vấn đề
5 Lê Xuân - Tìm hiểu vấn đề sức khỏe tại phường 10 thông qua ý kiến của các thành viên làm
việc tại TYT phường 10
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
Nam - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế- văn hoá - xã hội tại phường 10
- Tìm hiểu các chương trình sức khỏe đang được thực hiện tại TTYT quận Gò Vấp
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
Đào Bích
6 - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
Ngọc
biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế- văn hoá - xã hội tại phường 10
- Thống kê số liệu của khoa YTCC quận Gò Vấp và TYT phường 10.
- Xác định các vấn đề sức khỏe hiện có tại phường
Trần Chấn -Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
7
Nguyên - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Viết tính cấp thiết của phần đặt vấn đề
- Tìm hiểu vấn đề sức khỏe tại phường 10 thông qua ý kiến của các thành viên làm
việc tại TYT phường 10
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
Phan Tùng
8 - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
Quân
biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế- văn hoá - xã hội tại phường 10
- Viết phần đặt vấn đề
- Tìm các số liệu về bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính không lây tại phường 10
- Lập luận tại sao chọn chủ đề nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu
Phạm Huỳnh - Tìm các tài liệu liên quan về vấn đề mình làm nghiên cứu để biết về tính phổ
9
Thảo Vy biến, nghiêm trọng, khoảng trống y văn
- Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội tại phường 10
- Viết phần đặt vấn đề.

TUẦN 2 (27/2/2023 – 5/3/2023)


S SINH VIÊN
T PHỤ NỘI DUNG PHỤ TRÁCH
T TRÁCH
- Lập dàn ý TQYV
Nguyễn Đình
1 - Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan tới yếu tố liên
Anh
quan tới cận thị (di truyền, hoạt động nhìn gần, ánh sáng và bàn ghế)
- Lập dàn ý TQYV
- Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan tới kiến thức
Nguyễn
2 tật cận thị 
Tuấn Hải
- Tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở
Việt Nam và quốc tế
- Lập dàn ý TQYV 
- Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan tới các
Huỳnh Minh
3 phương pháp chẩn đoán tật cận thị 
Hiếu
- Tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở
Việt Nam và quốc tế.
- Lập dàn ý TQYV 
- Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các nghiên cứu liên quan tới đề tài (phê
Nguyễn Đình
4 bình y văn) 
Huy
- Tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở
Việt Nam và quốc tế
- Lập dàn ý TQYV 
Lê Xuân
5 - Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan tới dịch tễ học
Nam
cận thị ở Việt Nam
- Lập dàn ý TQYV 
Đào Bích - Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan cơ chế bệnh
6
Ngọc sinh, yếu tố liên quan tới cận thị (hoạt động nhìn gần, thời gian hoạt động ngoài
trời, thời gian cho mắt nghỉ ngơi)
-Lập dàn ý TQYV Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên
Trần Chấn quan tới dịch tễ học cận thị ở Việt Nam 
7
Nguyên - Tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở
Việt Nam và quốc tế
-Lập dàn ý TQYV 
Phan Tùng - Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan tới dịch tễ học
8
Quân cận thị ở thế giới 
- Làm Powerpoint phần đặt vấn đề, tổng quan y văn
-Lập dàn ý TQYV 
Phạm Huỳnh
9 - Tìm kiếm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin có liên quan tới khái niệm,
Thảo Vy
phân loại tật cận thị 
TUẦN 3 (6/3/2023 – 12/3/2023)
S SINH VIÊN
T PHỤ NỘI DUNG PHỤ TRÁCH
T TRÁCH
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
- Liệt kê và định nghĩa biến số
Nguyễn Đình
1 - Xác định phương pháp chọn mẫu, tính cỡ mẫu
Anh
- Mô tả phương pháp và quy trình thu thập số liệu
- Sửa TQYV về yếu tố liên quan đến cận thị
- Xác định mục tiêu, đối tượng,thiết kế nghiên cứu
Nguyễn
2 - Liệt kê và định nghĩa biến số
Tuấn Hải
-Sửa TQYV về yếu tố liên quan về cường độ sử dụng mắt liên tục
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
Huỳnh Minh
3 - Liệt kê và định nghĩa biến số
Hiếu
- Sửa TQYV về tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế xã hội
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
- Liệt kê và định nghĩa biến số
Nguyễn Đình
4 - Xác định phương pháp chọn mẫu, tính cỡ mẫu
Huy
- Mô tả phương pháp và quy trình thu thập số liệu
- Làm powerpoint phần tổng quan y văn và bảng biến số.
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
Lê Xuân
5 - Liệt kê và định nghĩa biến số
Nam
- Sửa TQYV: viết lại dịch tễ cận thị Thế giới - Làm endnote.
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
Đào Bích
6 - Liệt kê và định nghĩa biến số
Ngọc
-Sửa TQYV về hoạt động nhìn gần và thời gian hoạt động ngoài trời

Trần Chấn - Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu - Liệt kê và định nghĩa biến số
7
Nguyên -Sửa TQYV: thêm phần Tổng quan địa bàn nghiên cứu
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
- Liệt kê và định nghĩa biến số
Phan Tùng
8 - Xác định phương pháp chọn mẫu, tính cỡ mẫu
Quân
- Mô tả phương pháp và quy trình thu thập số liệu
- Sửa TQYV yếu tố liên quan về giấc ngủ
- Xác định mục tiêu, đối tượng, thiết kế nghiên cứu
Phạm Huỳnh
9 - Liệt kê và định nghĩa biến số
Thảo Vy
- Làm kế hoạch hành động, kế hoạch nhân sự
TUẦN 4 (13/3/2023 – 19/3/2023)
S SINH VIÊN
T PHỤ NỘI DUNG PHỤ TRÁCH
T TRÁCH

Nguyễn Đình - Làm bộ câu hỏi trước thử nghiệm


1
Anh - Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước thử nghiệm 
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng biến số. 
Nguyễn
2 - Làm bộ câu hỏi trước thử nghiệm 
Tuấn Hải
- Làm phiếu thư mời tham gia thử nghiệm bộ câu hỏi
- Làm bộ câu hỏi trước phỏng vấn 
Huỳnh Minh
3 - Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước thử nghiệm 
Hiếu
- Làm phiếu thư mời tham gia thử nghiệm bộ câu hỏi

Nguyễn Đình - Làm bộ câu hỏi trước phỏng vấn 


4
Huy - Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước phỏng vấn
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng biến số 
Lê Xuân
5 - Làm bộ câu hỏi trước phỏng vấn 
Nam
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước phỏng vấn
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng biến số. 
Đào Bích
6 - Làm bộ câu hỏi trước phỏng vấn 
Ngọc
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước phỏng vấn
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng biến số. 
Trần Chấn
7 - Làm bộ câu hỏi trước thử nghiệm.
Nguyên
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi trước thử nghiệm
- Làm phiếu thư mời tham gia thử nghiệm bộ câu hỏi 
Phan Tùng
8 - Làm bộ câu hỏi trước phỏng vấn 
Quân
- Làm Powerpoint bảng câu hỏi trước thử nghiệm.

Phạm Huỳnh - Làm bộ câu hỏi trước phỏng vấn 


9
Thảo Vy - Làm phiếu thư mời tham gia thử nghiệm bộ câu hỏi
TUẦN 5 (20/3/2023 – 26/3/2023)
S SINH VIÊN
T PHỤ NỘI DUNG PHỤ TRÁCH
T TRÁCH
- Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời 
Nguyễn Đình
1 - Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn 
Anh
- Sửa bảng câu hỏi sau thử nghiệm 
- Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời 
Nguyễn
2 - Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn
Tuấn Hải
-Sửa bảng câu hỏi sau thử nghiệm
- Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời
Huỳnh Minh
3 - Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn 
Hiếu
- Sửa bảng câu hỏi sau thử nghiệm
- Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời 
Nguyễn Đình
4 - Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn.
Huy
- Hoàn thiện bộ câu hỏi sau thử nghiệm
- Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời 
Lê Xuân
5 - Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn. 
Nam
- Làm bảng câu hỏi sau thử nghiệm.
- Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời. 
Đào Bích
6 - Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn.
Ngọc
- Làm bảng câu hỏi sau thử nghiệm

Trần Chấn - Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời 
7
Nguyên -Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn

Phan Tùng - Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời. 
8
Quân -Lập luận để chỉnh sửa bộ câu hỏi sau phỏng vấn. 

Phạm Huỳnh - Thử nghiệm bộ câu hỏi: phỏng vấn đối tượng, tổng hợp và phân loại câu trả lời 
9
Thảo Vy - Hoàn thiện bộ câu hỏi sau thử nghiệm.
TUẦN 6 (27/3/2023 – 31/3/2023)
S SINH VIÊN
T PHỤ NỘI DUNG PHỤ TRÁCH
T TRÁCH

Nguyễn Đình - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


1
Anh - Chỉnh sửa phần trình bày của đề cương. 

Nguyễn - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


2
Tuấn Hải - Viết bài thu hoạch.

Huỳnh Minh - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


3
Hiếu - Viết lời cảm ơn.

Nguyễn Đình - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


4
Huy - Chỉnh sửa phần trình bày của đề cương.

Lê Xuân - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


5
Nam - Viết bài thu hoạch

Đào Bích - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu 


6
Ngọc - Chỉnh sửa phần trình bày của đề cương

Trần Chấn - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


7
Nguyên - Viết lời cảm ơn.

Phan Tùng Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu 


8
Quân - Làm phụ lục.

Phạm Huỳnh - Kiểm tra và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. 


9
Thảo Vy - Làm phụ lục.

You might also like