You are on page 1of 106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA Y DƯỢC

----------

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI

XÃ QUẢNG TIẾN - CƯ M’GAR  ĐĂK LĂK

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Lan Anh

Phó phụ trách trạm: BS. Nguyễn Viết Lý

Nhóm 2 - Lớp Điều dưỡng K2019 .

Đăk Lăk, tháng 03 năm 2023


2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................4
A.QUYẾT ĐỊNH CỬ SINH VIÊN ĐI THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG 2:................5
B. KẾ HOẠCH THỰC TẾ CỘNG ĐỔNG:.........................................................8
Nội dung công việc..................................................................................................8
Địa điểm...............................................................................................................8
C. CÁC NỘI DUNG HỌC TẬP:........................................................................11
PHẦN 1  GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:.............................................11
II.ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ:...................................................................................12
III.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ:..................................................................................12
IV.ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI:................................................................12
PHẦN 2  CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y
TẾ,TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN:........................................................................13
I.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRẠM Y TẾ:.......................................................13
II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ:(Theo thông tư Số:
33/2015/TT-BYT)................................................................................................16
III.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN: ( Theo
thông tư Số: 37/2016/TT-BYT)...........................................................................18
IV. VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG:.....19
PHẦN 3  BÁO CÁO TÌNH HÌNH BỆNH TẬTNĂM 2021, 4 THÁNG ĐẦU
NĂM 2022:............................................................................................................23
I.KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH YTQG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT TẠI
TRẠM:...................................................................................................................23
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 202230
II. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ NHẬN ĐỊNH MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA
XÃ QUẢNG TIẾN TỪ 1/1/2023 ĐẾN 28/02/2023:.............................................44
III. KHẢO SÁT VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TẠI ĐỊA BÀN:..........................................46
PHẦN 4: LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC HỘ GIA ĐÌNH...................................49
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC HỘ GIA ĐÌNH...........................................................49
PHẦN 5: LẬP KẾ HOẠCH TIÊM CHỦNG THÁNG 2/2023:...........................56
KẾ HOẠCH...........................................................................................................56
3

1. Mục tiêu chung..................................................................................................57


2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................57
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI, HÌNH THỨC TRIỂN KHAI..........58
1. Đối tượng triển khai ..........................................................................................58
2. Nhu cầu vắc xin, vật tư (Phụ lục 2)...................................................................58
3. Thời gian, phạm vi triển khai, cơ sở tiêm chủng...............................................59
3. Điều tra, đăng ký đối tượng...............................................................................59
4. Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.............................................60
PHẦN 6  BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐIỀU TRA MẪU MỘT VẤN ĐỀ SỨC
KHOẺ CHO CỘNG ĐỒNG..................................................................................72
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT....................................................................84
PHẦN 7: BÁO CÁO CAN THIỆP VẤN ĐỀ CỘNG ĐỒNG (GDSK)...............93
II. TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN:.............................................................................97
PHẦN 8  PHỤ LỤC:...........................................................................................98
4

LỜI CẢM ƠN
Trong chuyến đi thực tập cộng đồng tại xã Quảng Tiến, Huyện Cư M’gar từ
ngày 20/02/2023 đến ngày 03/03/2023. Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển
kèm theo đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân ngày càng đòi hỏi được nâng cao, nên trong công cuộc cung
cầu đó đòi hỏi cần có những cán bộ, nhân viên chuyên gia tâm huyết về y tế yêu
nghề, yêu những người cần chúng ta giúp đỡ, những người đau khổ trong những
người đau khổ ấy tạo ra công viêc chăm sóc sức khỏe con người trong cộng đồng.
Nhờ vào sự dẫn dắt nhiệt tình của cô Vũ Thị Lan Anh và nhân viên y tế tại trạm y
tế xã Quảng Tiến. Chúng em đã có chỗ ăn, chỗ ngủ đàng hoàng và tiện nghi, tất cả
đã giúp cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập trong 2 tuần qua. Qua đợt thực
tập đã giúp chúng em hiểu được những vấn đề thực tiễn tại cộng đồng, đã học hỏi
được rất nhiều điều bổ ích, tiếp thu thêm được kiến thức và nâng cao được khả
năng giao tiếp ở cộng đồng.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
 Khoa Y-Dược Trường Đại học Tây Nguyên
 Giảng viên phụ trách hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Lan Anh
 Trung tâm y tế Huyện Cư M’gar
 UBND xã Quảng Tiến
 Phó phụ trách trạm y tế xã Quảng Tiến: Bác sĩ Nguyễn Viết Lý
 Cùng toàn thể cán bộ nhân viên y tế tại trạm y tế xã Quảng Tiến
Sau 2 tuần đi thực tế tại cộng đồng, mặc dù thời gian không ngắn cũng không
dài nhưng cũng giúp cho chúng em rút ra được nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho
công việc sau này. Trong quá trình thực tập lần này chúng em không thể tránh
được những thiếu sót và khuyết điểm, chúng em rất mong sự góp ý từ các quý thầy
cô, cán bộ nhân viên y tế tại trạm Y tế xã Quảng Tiến cùng các tổ thực tập khác để
báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Cư M’gar, ngày 03 tháng 03 năm 2023
5

NHÓM 2 LỚP CNĐD K19

A. QUYẾT ĐỊNH CỬ SINH VIÊN ĐI THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG.


6
7
8
9

B. KẾ HOẠCH THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG THỰC TẬP


1. Thời gian: từ 20/02/2023 đến 3/03/2023
2. Địa điểm: Trạm Y tế xã Quảng Tiến, , Trạm Y tế xã Ea Drơng, Trạm Y tế xã Ea
Kpam, Trạm Y tế xã Ea Pok
3. Đối tượng: Lớp Cử nhân Điều dưỡng K19 - Hệ chính quy. Số lượng 40 sinh
viên
4. Quyết định ban hành: Quyết định số 212/QĐ-ĐHTN ngày 15 tháng 2 năm
2023
5. Giảng viên phụ trách: ThS. Vũ Thị Lan Anh, Khoa Y Dược, đại học Tây
Nguyên, SĐT 0979789649, Email: gvlananh2023@gmail.com
II. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
2.1 Mục tiêu chung:
Thực tập điều dưỡng cộng đồng là một học phần rất quan trọng trong chương
trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, là một môn học nằm trong chương trình chính
khoá được giảng dạy cho sinh viên ngành học Cử nhân điều dưỡng trong tất cả
các trường Đại học Y trên toàn quốc nói chung và trường Đại học Tây Nguyên nói
riêng.
Nội dung học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, các phương pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và vai trò người điều
dưỡng trong cộng đồng; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc sức khỏe tại
trạm y tế xã, phường và các cụm dân cư được cơ sở y tế công nhận là cơ sở thực
hành của trường.
Học phần này được thực hiện theo mục tiêu và chuẩn đầu ra với mục đích
nhằm tạo ra cơ hội cho sinh viên thực hành các kỹ năng trong điều kiện thực tế của
y tế tuyến huyện và xã. Ngoài việc thực hành các kỹ năng cần thiết đây là cơ hội tốt
cho sinh viên học hỏi, quan sát các vấn đề sức khỏe đang xảy ra trong thực tế cộng
đồng và các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc
cung cấp và sử dụng các dịch vụ y tế của cộng đồng.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
10

MT1. Mô tả được mô hình, cơ cấu, tổ chức y tế cơ sở, vai trò nhiệm vụ của người
điều dưỡng cộng đồng, chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã. Các chương trình y
tế quốc gia, các phương pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
MT2. Thực hiện tiếp cận cộng đồng, tham gia khảo sát một vấn đề sức khỏe cộng
đồng, lập kế hoạch thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người
bệnh, gia đình và cộng đồng phù hợp đồng thời tăng cường kỹ năng làm việc nhóm
và viết báo cáo
III. LỊCH TRÌNH THỰC TẬP
Thời gian Nội dung Người thực hiện
- SV tập trung tại các Trung tâm y tế/ trạm
theo tổ phân công - GVHD: ThS. Vũ Thị
- Các trạm trưởng y tế xã tiếp nhận SV theo Lan Anh
quyết định nhà trường.
Ngày 20/02
- Tại trạm: đón nhận SV giới thiệu làm - Trạm trưởng TYT.
quen, thông báo nội quy
- SV chuẩn bị hậu cần cho đợt thực tập - Nhóm SV thực tập
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng tại
TYT.
Tìm hiểu các sổ sách, biểu mẫu, phương - Nhóm SV thực tập
tiện hoạt động của TYT.
- Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức
khỏe
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vai trò nhiệm vụ
Ngày 21/2 của người điều dưỡng cộng đồng.
- Vẽ sơ đồ TYT (chú ý các vùng nguy
hiểm) và tìm hiểu về công tác tổ chức của
TYT.
- Phân công sắp xếp kế hoạch tư vấn sức
khỏe cho người dân
11

- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng tại Nhóm SV thực tập
TYT.
- Tìm hiểu các thông tin về: vị trí địa lý,
Ngày 22/2
dân số, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,
môi trường, phong tục tập quán, nguồn
nước,…
- Tham gia tư vấn GDSK cho người dân - Nhóm SV thực tập
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng tại
TYT.
Ngày 23/2
- Thống kê tình hình bệnh tật của cộng
đồng trong năm 2022 và tháng 1,2 năm
2023 trong sổ khám & điều trị bệnh của
TYT
Tham gia truyền thông,giáo dục SK Nhóm SV thực tập
Tham gia tiêm chủng mở rộng
Sv thực hành dưới sự hướng dẫn của
Ngày 24/02
CBYT
Giao ban SV trạm y tế sơ bộ đánh giá, rút
kinh nghiệm
Ngày 25 -26/2 Thăm hộ dân, thu thập số liệu - Nhóm SV thực tập
dưới sự hướng dẫn của CBYT
- Nhóm SV thực tập
- Thực hiện điều tra về một chủ đề liên
Ngày 27/02
quan đến sức khỏe tại một hộ gia đình /
người dân trong số các hộ đã điều tra tại xã
Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng tại - Nhóm SV thực tập
TYT.
Ngày 28/02
- Tìm hiểu về các chương trình y tế quốc
gia đang triển khai tại cộng đồng.
12

- Thực hiện các kĩ thuật điều dưỡng tại Nhóm SV thực tập
Ngày 01 /03 TYT
- Lập KHCS người bệnh tại cộng đồng.
- Viết báo cáo thu hoạch
Báo cáo kết quả thực xin ý kiến nhận xét - Nhóm SV thực tập
của trạm trưởng TYT
- Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
Ngày 02 /03
- Tham gia công tác vệ sinh môi trường tại
TYT.
- Tổng kết đợt thực tế.
- Thu nhật ký thực tập cộng đồng
Ngày 03/03 SV Tập trung về trường để báo cáo. - Nhóm SV thực tập
(SV tự túc phương tiện đi lại)

C. CÁC NỘI DUNG HỌC TẬP

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:


13

 Vị trí địa lí: Xã Quảng Tiến có diện tích tự nhiên 2568ha, cách Trung tâm
Huyện 1,5km, có tỉnh lộ 8 đi ngang qua.
Có ranh giới chính như sau:
 Phía Đông giáp với xã EA Drơng
 Phía Tây giáp với xã EA Mnang
 Phía Nam giáp với thị trấn EA Pốk
 Phía Bắc giáp với xã thị trấn Quảng Phú
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ:
- Địa bàn được chia làm 6 thôn: 5/6 huyện đạt văn hóa cấp huyện
- Dân số: 7053 nhân khẩu với 1774 hộ. Trong đó, hộ dân tộc Kinh 7018 nhân
khẩu với 1761 hộ, dân tộc thiểu số nhân khẩu với hộ, gồm: Mường: 9 nhân
khẩu, 3 hộ; Thái: 16 nhân khẩu, 5 hộ; Tày: 8 nhân khẩu, 3 hộ; Nùng: 1 nhân
khẩu, 1 hộ; Dao: 1 nhân khẩu, 1 hộ....
- Trên địa bàn có 2 tôn giáo chính là Thiên chúa giáo và Phật giáo. Trong đó,
người dân theo Phật giáo chiếm >50% dân số trên địa bàn.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ:
- Nông nghiệp chiếm khoảng 80%.
- Thương mại, dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ chiếm gần 20%.
- Thu nhập bình quân đầu người: 25 triệu/người/năm.
IV. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI:

 Giáo dục:
Trên địa bàn có 4 trường: Trường mầm non Kim Đồng
Trường tiểu học Quang Trung
Trường tiểu học Trần Phú
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương
 Hệ thống y tế:
Có trạm y tế được xây dựng năm 2007 theo mô hình chuẩn của Bộ.
14

o Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông liên thôn liên xã hầu hết được
nhựa hóa, thuận lợi thông thương với các xã bạn, đồng thời thuận lợi cho
việc đi lại trong xã.
PHẦN 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y
TẾ,TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRẠM Y TẾ:
1. Sơ đồ trạm Y tế xã Quảng Tiến:

2. Bảng phân công nhiệm vụ viên chức trạm Y tế xã Quảng Tiến Năm 2023:
Trình độ
S
Họ và tên chuyên Chức vụ Phân công nhiệm vụ
Stt
môn
1 Nguyễn Viết Lý Bác sỹ Phó phụ - Quản lý điều hành chung các hoạt
1 trách trạm động y tế của trạm; Khám, chữa
bệnh; Chịu trách nhiệm chính công
tác tham mưu cho chính quyền địa
15

phương triển khai các hoạt động y tế


trên địa bàn xã; quản lý mạng lưới Y
tế thôn , CTV Dân số;
- Phụ trách chuyên môn
- Phụ trách hoạt động siêu âm, điện
tim.
- Kiêm nhiệm các chương trình:
CSSKTTCĐ, P/C Rối loạn do thiếu
Iode, Đái tháo đường, Tăng huyết áp,
Ung thư, Sốt xuất huyết, Lao, Bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và
Hen phế quản.
- Chỉ đạo phối hợp hoạt động với các
chương trình khác.

- Phòng, chống dịch bệnh;


- Y học cổ truyền;
- Quản lý sức khỏe Người cao tuổi;
Chăm sóc sức khỏe Người khuyết tật
tại cộng đồng;
Phó - Phụ trách công tác thi đua, khen
2 Ngô Thị Thanh Y sỹ
trưởng thưởng.
2 Nga YHCT
trạm - Tham mưu công tác quản lý, điều
hành cơ quan.
- Tham gia trực, phối hợp khám chữa
bệnh và các chương trình, hoạt động
y tế khác.

3 Phan Thị Xuân Y sỹ Sản Nhân viên - Phụ trách chương trình Chăm sóc
3 Thủy nhi sức khỏe sinh sản; Giám sát dinh
16

dưỡng; P/C Suy dinh dưỡng trẻ em;


Tiểu ban CLQGVCDD ;
- P/C HIV/AIDS; và bệnh lây nhiễm
qua đường tình dục; PC sốt rét;.
- Tham gia trực, khám chữa bệnh và
phối hợp hoạt động với các chương
trình khác.

- Phụ trách TCMR;


- CT Phong- Da liễu;
Điều - Y tế trường học;
4
Nguyễn Thị Quang dưỡng Cao Nhân viên - Tham gia trực, phối hợp khám điều
4
đẳng trị và hoạt động các chương trình
khác.

5 Trần Thanh Hòa Điều Nhân viên - Y tá Hành chính; quản lý chất thải y
5 dưỡng tế;
trung cấp - Vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Cập nhật thông tin văn bản chỉ đạo
trên các hộp thư điện tử. Lập bảng và
theo dõi chấm công, phân trực, báo
cáo nhanh (tuần, tháng), tổng hợp số
liệu khám bệnh chung (tháng, quý);
- CT Nước sạch-vệ sinh môi trường;
CT Vệ sinh lao động;
- P/C Tai nạn thương tích;
- Thống kê, báo cáo tình hình sinh, tử
chung;
- Tham gia trực, phối hợp khám điều
trị và hoạt động các chương trình
17

khác.

- Dân số - KHHGĐ, CT Truyền


thông giáo dục sức khỏe; quản lý
điều hành cộng tác viên dân số;
Nhân
- Phụ trách các phong trào về công
6 Nguyễn Thị Xuân viên,
Nữ hộ sinh đoàn
6 Phương Tổ trưởng
- Phụ trách phong trào HMNĐ;
TCĐ
- Phối hợp hoạt động với các chương
trình khác.

- Phụ trách công tác thủ quỹ của


trạm.
- Phụ trách quản lý dược, quản lý tài
sản, trang thiết bị, vật tư trạm Y tế,
7 Dược sỹ
Nguyễn Thị Thơ Nhân viên cấp phát thuốc; Tham gia quản lý
7 trung cấp
hành nghề Y – Dược tư nhân;
- Phối hợp khám, điều trị và hoạt
động các chương trình khác.

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRẠM Y TẾ: (Theo thông tư Số:
33/2015/TT-BYT)
1. Chức năng của trạm y tế.
Y tế xã, phường là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong
hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kĩ thuật chăm sóc sức
khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bênh, chăm sóc sức khỏe
ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thức
hiện kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe. Trạm y tế (TYT) xã, phường
chịu sự quản lý của nhà nước, của phòng y tế huyện, và ủy ban nhân dân xã,
18

phường trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
TYT xã, phường được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư,địa giới hành chính, theo
nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khả năng ngân sách của cộng đồng. Cán bộ y tế
( CBYT) phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp, có kiến thức về y tế cộng
đồng và gồm ba bộ phận: Vệ sinh phòng bệnh, Điều trị và hộ sinh, và Dược. Trạm
y tế còn quan hệ phối hợp vs các Ban, Ngành, Đoàn thể trong xã tham gia vào
công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân.
2. Nhiệm vụ của trạm y tế.
Nhiệm vụ 1: Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên
môn y tế của UBND xã,phường, thị trận duyệt, báo cáo phòng Y tế, quận , thị xã
và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt.
Nhiệm vụ 2: phát hiện báo cáo kịp thời các bênh dịch lên tuyến trên và giúp chính
quyền địa phương thực hiện các biện pháp về các công tác vệ sinh phòng bệnh,
phòng chống dịch, giữ vệ sinh nơi công cộng và đường làng, xã,tuyên truyền y
thức bảo vệ sức khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
Nhiệm vụ 3: tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên
môn và bảo về sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đảm bảo việc quản
lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
Nhiệm vụ 4: Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân
dân tại trạm y tế, và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại họ gia đình.
Nhiệm vụ 5: Tổ chức khám sức khỏe và quản lý khám sức khỏe cho các đối tượng
trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Nhiệm vụ 6: Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý
có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng phát triển thuốc Nam, kế hợp ứng
dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
Nhiệm vụ 7: quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo cung cấp thông tin
kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
Nhiệm vụ 8: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng
ấp, bản và nhân dân y tế cộng đồng.
19

Nhiệm vụ 9: Tham mưu cho chính quyền, xã , phường, thị trấn và phòng y tế chỉ
đạo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những
nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế địa phương.
Nhiệm vụ 10: Phát hiện báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp
chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh,
phòng chống dịch,giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng,xã ,tuyên truyền
ý thức bảo vệ sức khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
Nhiệm vụ 11: Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã
để tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN: ( Theo
thông tư Số: 37/2016/TT-BYT)
1. Chức năng của trung tâm y tế huyện
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội
- Phòng chống bệnh nghề nghiệp tai nạn thương tích
- Phòng chống các yếu tố và các nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm tại
cộng đồng
- Phòng chống yếu tố nguy cơ trong sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động,
sức khỏe trường học và dinh dưỡng cộng đồng
- Kiểm dịch y tế biên giới
- Sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
2. Nhiệm vụ của trung tâm y tế huyện
Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch về y tế dự phòng về các nội dung gồm
các nội dung:
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, tai nạn
thương tích, các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, bảo vệ sức khỏe môi
trường, sức khỏe lao động, sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng cộng đồng,
kiểm dịch y tế biên giới, quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng , kiểm
20

dịch y tế biên giới, quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
dùng trong gia dụng và y tế.
- Phối hợp xây dựng sửa đổi bổ sung các văn bản vi phạm pháp luật, chế độ
chính sách về lĩnh vực y tế dự phòng được phân công, trình bộ trưởng bộ y
tế ban hành hoặc bộ trưởng có trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, các quy định phân tuyến kĩ thuật,
quy chế chuyên môn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phòng
chống bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp... vệ sinh nước sử
dụng trong ăn uống và sinh hoạt, các công trình vệ sinh hộ gia đình.
- Xây dựng danh mục dự trữ về thuốc hóa chất trang thiết bị, vật tư chuyên
dụng và kinh phí phòng chống dịch.
- Chỉ đạo sử dụng vacin, hướng dẫn giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy
định về việc sử dụng vacin và sinh phảm y tế an toàn hiệu quả.
- Xây dựng danh mục các bệnh nghề nghiệp, và danh mục các chất về an toàn
lao động.
- Chỉ đạo các chuyên ngành y tế dự phòng, thực hiện các chương trình y tế
quốc gia, các đề án và dự án thuộc lĩnh vực y tế dự phòng được phân công.
- Triển khai các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông sức khỏe thuộc
lĩnh vực y tế dự phòng
- Thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ về lĩnh
vực y tế dự phòng
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, thực hiện kiểm tra đánh giá chuẩn quốc
gia y tế dự phòng
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức kiểm tra và đề xuất các biện
pháp xử lý vi phạm trong hoạt động chuyên ngành y tế dự phòng theo quy
định.
IV. VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG:
1. Vai trò của người điều dưỡng cộng đồng.
- Thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch bệnh, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho
nhân dân tại cộng đồng
21

- Tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
- Chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng
2. Nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng
a. Giáo dục sức khỏe và huy động cộng đồng cùng tham gia chăm sóc
sức khỏe:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng chống tiêu chảy, tiêm chủng
- Tổ chức thực hiện, đánh giá công tác giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
- Tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khỏe và
hạnh phúc gia đình.
- Huy động cộng đồng cùng tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe.
b. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân
dân:
- Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm:
 Hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, kế hoạch và vệ sinh.
 Vận động nuôi con bằng sữa mẹ, ăn sam và nuôi con đúng phương
pháp, phối hợp phát hiện và can thiệp sớm các nguy cơ thiếu vi chất:
Fe, I, Vitamin A.
 Giám sát vệ sinh thực phẩm và ăn uống tại gia đình.
- Nước sạch- vẹ sinh môi trường- tiêm chủng mở rộng.
 Hướng dẫn cộng đồng xây dựng, sử dụng, bảo quản công trình vệ sinh
 Giám sát an toàn trong lao động sản xuất, phát hiện và xử lý các nguy
cơ ô nhiễm môi trường.
 Thực hiện một số kiến thức y tế tại cộng đồng: mẫu nước, mẫu thực
phẩm... gửi xét nghiệm. Hướng dẫn các kĩ thuật làm trong sạch nước.,
kỹ thuật diệt ruồi, diệt chuột....
- Phòng chống dịch bệnh xã hội:
 Phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh, dịch và cộng đồng và đề xuất các
vấn đề cần giải quyết.
 Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh
truyền nhiễm.
22

3. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại hộ gia đình:
- Thực hiện các chỉ định điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Phối hợp xử lý các bệnh và vết thương thông thường.
- Tham gia xử lý ban đầu các tai nạn và thảm họa xảy ra.
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng thích hợp và hướng dẫn người bệnh tự
chăm sóc.
- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho gia đình và cá nhân.
- Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc hợp lý và an toàn.
- Trực tại trạm và đến từng hộ gia đình.
- Tham gia quản lý phụ nữ có thai: thực hiện các nguy cơ sản khoa.
- Tham gia quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, và hưỡng dẫn sinh đẻ hợp
lý.
- Thực hiện hoạt động GOBIFFF.
4. Quản lý công tác điều dưỡng tại cộng đồng:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch điều dưỡng cho cá nhân và cho
cộng đồng.
- Giám sát công tác điều dưỡng tại cộng đồng theo nhiệm vụ được giao.
- Lượng giá, đánh giá công tác điều dưỡng tại cộng đồng.
- Huấn luyện công tác điều dưỡng cho nhân viên và cho học sinh- sinh viên y
tế.
- Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe theo hộ gia đình và các đối tượng ưu tiên.
23

PHẦN 3 . BÁO CÁO TÌNH HÌNH BỆNH TẬT NĂM 2022, 2 THÁNG ĐẦU
NĂM 2023:
I. KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH YTQG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT
TẠI TRẠM:

TTYT HUYỆN CƯM’GAR CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TYT QUẢNG TIẾN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Số: /BC - TYT Quảng Tiến, ngày 27 tháng 12 năm 2022

BÁO CÁO
Kết quả hoạt động Y tế năm 2022

Thực hiện CV số 289/TTYT-KHNV, ngày 23/12/2022 của trung tâm y tế -


kế hoạch nghiệp vụ huyện CưM’gar, về việc Báo cáo tổng kết năm 2022 và xây
dựng kế hoạch năm 2023;
Nay trạm y tế xã Quảng Tiến báo cáo kết quả hoạt động y tế năm 2022 như
sau:
A - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Trạm y tế xã Quảng Tiến trực thuộc Trung tâm y tế huyện CưM’gar, cách
trung tâm huyện 02 km về phía Nam, đường tỉnh lộ 8 cửa ngỏ vào trung tâm huyện
là cơ sở chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn xã Quảng Tiến.
1.Chỉ số cơ bản
Diện tích: 2568 ha
Dân số:
+ 1895 hộ; 8371 nhân khẩu (số liệu Dân số của xã)
+ 1773 hộ; 7033 nhân khẩu (số liệu Phòng Dân số huyện)
Địa bàn gồm 6 thôn, các thôn đều có nhà sinh hoạt cộng đồng, dân cư sống
tập trung, trên 80% người dân sống vào nghề nông, đường sá nông thôn đều được
bê tông hóa thông thoáng thuận lợi cho giao thông đi lại, thông thương hàng hóa;
Trình độ dân trí của người dân tương đối được nâng cao hiểu biết về tình hình kinh
tế, văn hóa xã hội.
24

2. Thuận lợi và khó khăn


a. Thuận lợi
Công tác Y tế được sự quan tâm của Cấp ủy Đảng và chính quyền địa
phương chỉ đạo sự phối hợp của các phòng, ban, đoàn thể trong công tác y tế, đẩy
mạnh việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, trong đó
gắn liền với việc tăng cường thực hiện các chỉ tiêu về y tế và sự chỉ đạo trực tiếp,
chặt chẽ về chuyên môn của Trung tâm Y tế huyện Cư Mgar.
Trạm y tế được trang bị cơ số máy móc, trang thiết bị và nguồn thuốc BHYT
thiết yếu đầy đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân
trên địa bàn.
Có đội ngũ cán bộ y tế xã đoàn kết, nỗ lực, nhiệt tình, năng động trong công
tác.
Cộng tác viên Y tế thôn đã được kiện toàn 6/6 thôn;
Ý thức về tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng được
nâng cao, đặc biệt là trong công tác phòng chống dịch bệnh.
b. Khó khăn
- Nhân lực: Biên chế trạm chưa được bổ sung, có một biên chế nghỉ hưu
năm 2019
- Cơ sở hạ tầng: Một số hạng mục công trình đã xuống cấp: Mặt sân,
máng nước, Biển tên trạm chưa có, chưa được bổ sung, nâng cấp sửa chửa.
- Dịch bệnh: Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức
tạp, đồng thời với công tác chăm sóc sức khỏe thường quy tại trạm còn phải cấp
bách phòng, chống dịch, đòi hỏi người viên chức y tế tại trạm phải nổ lực, cố gắng
về tinh thần, sức lực và thời gian để đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
B. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2022
1. Công tác tham mưu UBND xã
- Thành lập, kiện toàn, phân công, xây dựng, triển khai đầy đủ kịp thời các
quyết định, kế hoạch Ban chỉ đạo (BCĐ): BCĐ chăm sóc sức khỏe ban đầu
(BCĐCSSKBĐ); BCĐ phòng, chống dịch bệnh (BCĐPCDB); BCĐ các chương
25

trình y tế, khám chửa bệnh, khám dự phòng, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, phòng,
chống dịch bệnh.
- Thành lập các đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra công
tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch Covid-19, thực hiện các chương trình y
tế.
- Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam ngày 27/02/2022.
2. Phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế
a) Phòng chống Covid -19
- Tiếp tục tham mưu triển khai các văn bản, biện pháp phòng chống dịch
bệnh Covid – 19; Thành lập và kiện toàn Trạm y tế lưu động, tổ truy vết khẩn
trương đi vào hoạt đông có hiệu quả.
- Phối hợp đoàn kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại 6
thôn, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các trường hợp cách ly.
- Hướng dẫn người dân khai báo y tế, theo dõi sức khỏe tại nhà.
- F0 được cách ly điều trị tại nhà, hết thời gian điều trị được trạm y tế cấp
giấy hoàn thành điều trị.
Trong đó:
+ Khai báo y tế: 870 Trường hợp
+ Cách ly tập trung: 02 Trường hợp
+ Cách ly tại nhà: 390 Trường hợp
+ Chuyển cách ly: 0 Trường hợp
- Số mắc Covid-19 (F0): 702 trường hợp.
b) Tiêm chủng Covid-19:
*Từ 18 tuổi trở lên:
+ M1: 4544/4659 tỷ lệ %: 97,53%
+ M2: 4417/4659 tỷ lệ %: 94,8%
+ Mũi bổ sung: 2191 tỷ lệ %: 47% (số tiêm M1, M2 vắc xin Verocell phải
tiêm mũi bổ sung, không tính mũi 3)
26

+ M3 (mũi 1 nhắc lại): 3065/3179 tỷ lệ : 96,41% (3179 là số các trường hợp


được tiêm mũi 2 và mũi bổ sung có mặt tại xã)
+ M4 (mũi 2 nhắc lại): 836/3179 tỷ lệ : 31,42% (3179 là số các trường hợp
được tiêm mũi 2, mũi 3 và mũi bổ sung có mặt tại xã)
*Từ 5 tuổi đến <18 tuổi: 1390
+ M1: 1223/1390 đạt 87,99%
+ M2: 980/1390 đạt 70,50%
+ M3 (từ 12 tuổi đến <18 tuổi): 369/396 đạt 93,18%
Trong đó:
-Từ 15 tuổi đến <18 tuổi: 51
+ M1:47/51 đạt 92,16%
+ M2: 53/51 đạt 103,92% (tăng do tiêm các trường hợp vãng lai)
+ M3: 74/51 đạt 145,1% (tăng do tiêm các trường hợp vãng lai)
-Từ 12 tuổi đến <15 tuổi: 344
+ M1: 351/344 đạt 102% (tăng do tiêm các trường hợp vãng lai)
+ M2: 413/344 đạt 120% (tăng do tiêm các trường hợp vãng lai)
+ M3: 295/344 đạt 85,76%
- Từ 5 tuổi đến <12 tuổi: 995
+ M1: 825/995 đạt 82,91%
+ M2: 514/995 đạt 51,66%
c) Tiêm chủng mở rộng:
- Tiêm phòng lao cho trẻ dưới 1 tuổi (BCG): 84/120 đạt 70%
- Tiêm phòng đầy đủ 8 bệnh: 96/120 đạt 80% (tháng 2 không tổ chức tiêm
chủng vì trùng với lịch nghỉ tết Nguyên Đán, tháng 3 và tháng 4 dịch Covid-19
bùng phát mạnh người dân mang con đi tiêm ít).
- Viêm Não Nhật Bản mũi 3: 62/120 đạt 51,7%
- Phụ nữ có thai tiêm phòng uốn ván UV2+: 58/104 đạt 55,8%
d) Phòng chống Sốt xuất huyết:
- Tổng số ca mắc SXH: 30, tất cả các ca bệnh được điều tra kịp thời và
hướng dẫn, giám sát tại hộ gia đình, cụm dân cư việc thực hiện các biện pháp
27

phòng, chống sốt xuất huyết; Đã tổ chức 04 đợt tổng vệ sinh môi trường tại các
thôn, thu gom xử lý các vật dụng chứa đọng nước, diệt lăng quăng (bọ gậy); tổng
số lượt CTV, tổ xung kích đến hướng dẫn hộ gia đình 3130/1985 hộ; số hộ có lăng
quăng: 74; số dụng cụ chứa nước có lăng quăng: 100.
- Tổng số mắc TCM: 01 trường hợp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, SXH, Covid-19,
TCM, Đậu mùa khỉ.....
e) Vệ sinh ATTP
- Tham mưu UBND xã lập kế hoạch và ra quyết định thành lập Đoàn kiểm
tra liên ngành ATTP năm 2022. Tiến hành tổ chức kiểm tra được 3 đợt:
+ Tết nhâm dần và mùa Lễ hội Xuân 2022.
+ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.
+ Công tác bảo đảm ATTP nhân dịp tết trung thu năm 2022.
- Tổng số cơ sở đã kiểm tra: 34/44 cơ sở, các cơ sở đều có ý thức chấp hành
tốt, không có cơ sở vi phạm.
g) Chương trình phòng chống Suy dinh dưỡng
- Tiến hành tổ chức Ngày vi chất dinh dưỡng cho trẻ 2 lần/ năm.
+ Số trẻ được cân, đo: 487/514 trẻ, đạt 95%.
+ Số trẻ SDD cân nặng: 49/487 trẻ, đạt 10 % so với chỉ tiêu giao 11%.
+ Số trẻ SDD thấp còi: 98/487 trẻ, đạt 20% so với chỉ tiêu giao 30,5%.
+ Số trẻ được tẩy giun định kỳ: 314/330 trẻ, đạt 95 %.
+ Số trẻ được uống Vitamin A: 434/456 trẻ, đạt 95%.
h) Chương trình YTTH
- Khám sức khỏe học sinh cho 4/4 trường
+ Trường Nguyễn Tri Phương: 451/454 đạt 99,3%.
+ Trường Trần Phú: 317/328 đạt 96,6%.
+ Trường Quang Trung: 568/576 đạt 98,6%.
+ Trường Kim Đồng: 85/109 đạt 78%
- Tiến hành kiểm tra công tác YTTH: 4/4 trường, đạt 100%.
i) Các chương trình y tế khác
28

- Đồng thời cùng triển khai tổ chức thực hiện trong hoạt động y tế các
chương trình mục tiêu: Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, các bệnh không
lây, Dược, y học cổ truyền, phòng chống Lao, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nước
sạch vệ sinh môi trường, phòng chống HIV/AIDS, tai nạn thương tích,... đảm bảo
hoàn thành, hiệu quả đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
3. Khám chữa bệnh
* Tổng số lượt khám chung: 3200
- Tổng số lượt khám BHYT: 3100/3000 lượt đạt 103% ( vượt chỉ tiêu 3%)
- Tư vấn sức khỏe: 5767
- Duy trì tốt hoạt động khám chữa bệnh cấp thuốc bảo hiểm y tế, tăng cường
thu dung bệnh nhân đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi tiếp
đón, phân luồng khám chữa bệnh, vệ sinh, khử khuẩn, khẩu trang, khai báo y tế….
4. Công tác dân số
- Cấy tránh thai: 2/1 trường hợp, đạt 200% (vượt chỉ tiêu 100%)
- Tiêm tránh thai: 15/15 trường hợp, đạt 100%
- Dụng cụ tử cung: Tổ chức thực hiện đặt vòng mới cho 85/85 trường hợp,
đạt 100% .
- Số người sử dụng thuốc uống tránh thai: 192/205 trường hợp, đạt 94%.
- Số người sử dụng bao cao su: 108/105 trường hợp, đạt 103%.
- Tỷ suất sinh thô : 11,52‰
- Tỷ lệ sinh con thứ 3: 7,41%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 6,26 ‰.
- Sàng lọc trước sinh 44/43 đạt 102%
- Sàng lọc sơ sinh 22/45 đạt 48,9%
- Phát 1230 tờ rơi tuyên truyền về Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, và các biện
pháp tránh thai hiện đại cho đối tượng.
5.Các hoạt động khác
- Thực hiện, chấp hành tốt nội qui, qui chế của ngành, của cơ quan.
- Phát động triển khai thực hiện thường xuyên hiệu quả 12 điều y đức, các
phong trào Xanh- Sạch- Đẹp; không hút thuốc tại cơ quan, công sở.
29

- Duy trì thực hiện tốt Qui chế dân chủ, đoàn kết; Qui tắc văn hóa, giao tiếp,
ứng xử tại cơ quan.
- Tổ chức tọa đàm ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày Dân số thế giới, ngày
phụ nữ Việt nam 8/3 ngày 20/10, tổ chức phát quà cho các em thiếu nhi con em
viên chức trạm vào ngày tết trung thu..
- Tham gia, nhiệt tình đóng góp các công tác văn hóa, xã hội ở cơ quan, địa
phương như nuôi heo đất...
- Đóng góp các khoản mái ấm công đoàn: 420.000đồng, quỹ ngày 1 ngàn:
2.520.000đồng, hỗ trợ buôn kết nghĩa tết nguyên đán, tết trung thu: 385.000 đồng.
- Tham gia hiến máu ngày chủ nhật đỏ tại xã: 01 người
6. Thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã, các tiêu chí Nông thôn mới
trong phạm vi y tế
- Duy trì thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã, các tiêu chí Nông thôn
mới trong phạm vi y tế, Đoàn kiểm tra chấm điểm cuối năm:
+ Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã đạt 87/100 điểm.
+ Các tiêu chí Nông thôn mới trong phạm vi y tế: Đạt.
II. . KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG:
1. Kinh phí Trung tâm y tế:
Thực hiện đúng theo Quyết định số 25a/QĐ – TTYT, ngày 25/01/2022 của
Giám đốc trung tâm y tế CưM’gar về việc ban hành Qui chế chi tiêu nội bộ của
Trung tâm y tế.
Kinh phí hổ trợ các chương trình y tế, chế độ trực, phụ cấp y tế thôn, CTV
dân số, công khám chửa bệnh BHYT,...Được mở sổ công khai ghi nhận lưu trử tại
trạm.
2. Kinh phí Ủy ban nhân dân xã hổ trợ:
- Công tác phòng, chống dịch bệnh: 50.000.000đ
- Tọa đàm ngày 27/02 – Ngày Thầy thuốc Việt Nam: 3.600.000đ
III. NHẬN XÉT
- Chưa thực hiện thống nhất số liệu dân số của xã với phòng dân số huyện.
(đã có tờ trình gửi trung tâm y tế huyện)
30

-Một số hạng mục cơ sở hạ tầng hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chửa
nâng cấp đã có tờ trình.
-Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chưa được chi trả chế độ, hổ trợ
đối với trạm y tế lưu động xã. ( Thông báo số 34/TB-UBND ngày 28/02/2022 ý
kiến kết luận của của chủ tịch UBND huyện CưM’gar về công tác phòng chống
dịch Covid-19; Công văn số 13/PYT ngày 23/03/2022 của Phòng y tế huyện
CưM’gar V/v đảm bảo hậu cần cho bệnh nhân, chế độ chính sách của nhân viên y
tế; chi trả chế độ, hổ trợ đối với trạm y tế lưu động các xã, thị trấn).
 Chương trình TCMR chưa đạt chỉ tiêu, nguyên nhân:
+ Một số loại vắc xin còn thiếu (Sởi-rubella, DPT)
+ Ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh Covid-19
+ Số sinh thực tế thấp so với chỉ tiêu giao 85/120
+ Chỉ tiêu giao về trẻ từ 0 đến 12 tháng đầu năm cao 120
III. KIẾN NGHỊ
Trung tâm y tế:
+ Đề xuất thống nhất số liệu nhân hộ khẩu trên địa bàn xã Quảng Tiến
+ Quan tâm xem xét, đề xuất chi trả chế độ, hổ trợ đối với trạm y tế lưu
động xã.
+ Nâng cấp, sửa chửa các hạng mục cơ sở hạ tầng: Mặt sân, máng nước,
Biển tên trạm, cắt tỉa các cây xanh trước cổng trạm.
+ Giảm chỉ tiêu trẻ từ 0 đến 12 tháng trong năm 2022: 120 trẻ qua 2023 : 85
trẻ (theo tỷ suất sinh thô : 11,52‰, # 82 trẻ)
Trên đây là báo cáo hoạt động y tế xã Quảng Tiến năm 2022

Nơi nhận: TM TRẠM Y TẾ

- TTYT huyện(B/cáo); Phó phụ trách


- UBND xã (B/cáo);
- Lưu TYT xã.
31

Nguyễn Viết Lý
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC Y TẾ
NĂM 2023
I. HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH:
- Số gường bệnh: 05
- Tổng số lượt khám chữa bệnh đạt 3.000 lượt
Trong đó thực hiện:
+ KCB BHYT ≥ 100 %
+ YHCT ≥ 40%
Chuyển viện ≤ 0.1.
Đảm bảo an toàn kiểm soát phòng, chống dịch, bệnh trong việc phân luồng
khám, chữa bệnh tại trạm.
Đảm bảo trực xử lý cấp cứu, khám, điều trị, chuyển tuyến kịp thời đúng quy
định và cung ứng đủ, kịp thời nguồn thuốc, vật tư y tế. Tăng cường sử dụng các
trang thiết bị hiện đại trong khám chữa bệnh (như siêu âm) đồng thời quản lý, sử
dụng và bảo quản, bảo trì tốt hiệu quả vật tư, trang thiết bị y tế, chú trọng thu dung
bệnh nhân điều trị nội trú trong khám chữa bệnh.
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn, học tập
chính trị về các Nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước; Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao
về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường học tập và rèn luyện thao tác
nhuần nhuyễn về sử dụng ứng dụng phần mềm trong quản lý y tế, khám chữa bệnh,
quản lý tiêm chủng, báo cáo, phòng chống dịch bệnh…;Rèn luyện nâng cao đạo
đức nghề nghiệp, thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử, văn hóa ứng xử trong giao
tiếp và thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo được lòng tin yêu ngày càng cao của nhân
dân đối với cán bộ y tế.
Phối hợp chặt chẽ với BCHQS xã thực hiện tốt công tác khám sơ tuyển
NVQS và khám đăng ký quản lý đối tượng dự bị NVQS trong năm theo Thông tư
32

liên tịch số 16/2016/TTLT – BYT – BQP ngày 30/6/2016 của Bộ y tế và Bộ Quốc


phòng về “Quy định việc khám sức khỏe công dân tham gia nghĩa vụ quân sự”.
Thực hiện tốt công tác dự trù, cung ứng, quyết toán, bảo quản, quản lý sử
dụng đúng quy định nguồn thuốc, vật tư y tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh tại địa phương, chủ động dự trù cơ số thuốc, vật tư sẵn sàng đáp ứng kịp thời
khi có dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn.
II. HOẠT ĐỘNG Y TẾ DỰ PHÒNG
1. Công tác phòng chống dịch bệnh
Chủ động cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, cập nhật các thông tin, văn
bản chỉ đạo về chuyên môn các tuyến trên, tham mưu kịp thời, chính xác nhằm
tranh thủ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo.
Kiện toàn phân công Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh, Các Tổ chăm sóc,
kiểm tra, giám sát theo chức năng nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh tại các thôn,
chỉ đạo cho các ban, đoàn thể, tổ chức khác tại địa phương phối hợp cùng tham gia
vào các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao.
Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tăng cường công
tác truyền thông tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng; Chủ động xây dựng giải
pháp phòng chống dịch trước khi có dịch xảy ra, đặc biệt đối với các dịch, bệnh
như Covid-19, sốt xuất huyết, bạch hầu, tay-chân-miệng…;
- Khống chế không để dịch lớn xảy ra.
- Giảm số ca mắc/chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm.
- Điều tra giám sát 100% ca bệnh gây dịch trên địa bàn.
Phân công cho từng CB -VC trạm giám sát địa bàn, thực hiện nghiêm chế độ
khai báo, thông tin, báo cáo dịch theo quy định tại Thông tư 54/2015 của Bộ y tế.
Thành lập Đội chống dịch cơ động cấp xã.
Đảm bảo cơ số thuốc, vật tư sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra.
Tổ chức xử lý ổ dịch theo đúng quy định.
BẢNG PHÂN CÔNG VIÊN CHỨC, Y TẾ THÔN PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN
TT Thôn Y tế thôn Y tế xã
33

01 Tiến Đạt Lê Thị Lan Phan Thị Xuân Thủy

02 Tiến Phú Nguyễn Thị Hạnh Ngô Thị Thanh Nga

03 Tiến Cường Nguyễn Thị Công Nguyễn Thị Thơ

04 Tiến Thịnh Phan Thị Quyển Nguyễn Thị Quang


05 Tiến Phát Đoàn Thị Đủ Trần Thanh Hòa
06 Tiến Thành Nguyễn Thị Lan Nguyễn Thị Xuân Phương
2. Xây dựng Phòng khám an toàn:
- Duy trì thực hiện bộ tiêu chí phòng khám an toàn phòng chống Covid-19
theo Quyết định số: 4999/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ y tế về ban hành “Bộ
tiêu chí phòng khám an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp” đạt hiệu quả. Định kỳ hàng tháng, quý tổ chức rà soát chấm
điểm theo bộ tiêu chí, xây dựng giải pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại đảm
bảo đạt tiêu chuẩn phòng khám an toàn phòng chống Covid-19 theo quy định.
3. Hoạt động tiêm chủng mở rộng:
- TCĐĐ 8 loại vaccine cho trẻ <1 tuổi đạt ≥ 95%;
- Tiêm UV cho PNCT đạt ≥ 85%;
- Tỷ lệ tiêm vaccin Sởi – Rubella đạt: ≥ 95%;
- 100% trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có vaccin phòng được điều
tra, giám sát kịp thời;
Thực hiện tiêm chủng cho trẻ < 1 tuổi đúng lịch, đúng thời gian theo Nghị
định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm
chủng và Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ y tế về việc ban
hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vaxcin trong tiêm chủng và các
văn bản liên quan khác.
4. Hoạt động phòng chống Phong:
- Tiếp tục khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân phong 150 người.
- 100% BN mới phát hiện được điều trị ĐHTL.
- 100% BN phong tàn tật được chăm sóc tàn tật tại CĐ.
Duy trì công tác tuyên truyền phong chống phong.
34

Tiếp tục thực hiện công tác khám sàng lọc để phát hiện bệnh nhân có dấu
hiệu nghi ngờ bệnh phong gửi tuyến trên chẩn đoán những trường hợp nghi phong
để xác định chẩn đoán.
Tiếp nhận, lập hồ sơ quản lý, điều trị ĐHTL và chăm sóc tàn tật tại cộng
đồng BN phong tại xã (nếu có)
5. Hoạt động phòng, chống bệnh Lao:
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng, đủ liệu trình, ngăn ngừa kháng thuốc.
- Duy trì mạng lưới phòng chống Lao 3 cấp tỉnh, huyện xã: đạt100%
- Dân số được chương trình chống Lao quốc gia bảo vệ: đạt 90%
- Tổng số bệnh nhân lao chung các thể mới và tái phát được phát hiện: 03
BN;
- Bệnh nhân lao mới và tái phát có bằng chứng vi khuẩn học: 02 BN;
- Bệnh nhân Lao phổi là dân tộc thiểu số: 01 BN;
- Số bệnh nhân nghi lao được xét nghiệm đờm: 25 BN;
- Tỷ lệ phát hiện BN Lao mới và tái phát: 40/100.000 dân;
- Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi mới và tái phát có bằng
chứng vi khuẩn học: ≥ 90%;
- Tỷ lệ điều trị thành công (khỏi + hoàn thành) bệnh nhân lao phổi
mới và tái phát có bằng chứng vi khuẩn học: ≥ 85%;
- Tỷ lệ điều trị thành công bệnh nhân lao kháng thuốc: ≥75%;
- Tỷ lệ BN Lao quản lý điều trị được cét nghiệm HIV: 80%;
- Tăng cường phát hiện các đối tượng nguy cơ cao nhiễm Lao tiềm ẩn và
điều trị đúng đúng phác đồ đạt chỉ tiêu.
Duy trì tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, tăng cường công tác khám
phát hiện, gửi những bệnh nhân nghi ngờ lên tuyến trên để xác định bệnh.
Tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ tuyến trên chuyển về; Đảm bảo điều trị đúng
phác đồ, đủ liệu trình.
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bệnh nhân lao tại hộ gia đình trong
giai đoạn điều trị duy trì.
Ghi chép hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.
35

- Tổ chức thực hiện tốt treo bằng rôn tuyên truyền ngày thế giới phòng
chống Lao 24/03.
6. Hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét:
- Tỷ lệ mắc sốt rét (số trường hợp mắc/tổng dân số): 0 %;
- Tỷ lệ chết do Sốt rét / 100.000 dân: 0 %;
- Số người được xét nghiệm chẩn đoán sốt rét: 100 lam.
Duy trì tốt công tác truyền thông, GDSK về phòng, chống bệnh SR.
Tổ chức lấy lam máu XN tìm KSTSR cho những BN sốt và nghi SR.
Duy trì công tác khám phát hiện và điều trị đúng phác đồ thường xuyên tại
trạm.
7. Hoạt động PC sốt xuất huyết:
- Tỷ lệ mắc /100.000 dân (giao chỉ tiêu cho xã tính ca): < 15 ca;
- Tỷ lệ chết/mắc: 0%.
Không để xảy ra dịch lớn sốt xuất huyết – Dengue;
Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết – Denge từ
đầu năm; Tham mưu cho UBND xã kiện toàn và củng cố lại BCĐ PC DB cấp xã
và tổ chức hoạt động có hiệu quả. Duy trì tốt công tác truyền thông tuyên truyền về
phòng, chống bệnh SXH, duy trì hoạt động Tổ xung kích phòng, chống SXH tại
các thôn, buôn.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai chiến dịch Tổng vệ sinh môi trường
phòng chống dịch, bệnh SXH 3-4 đợt/năm, 6/6 thôn, tập trung chú trọng các cụm
dân cư có nguy cơ phát bệnh cao, môi trường gây dịch cao.
Phát hiện, điều trị bệnh nhân SXHD theo đúng phác đồ của Bộ y tế quy
định; Điều tra giám sát 100% ca bệnh SXHD trên địa bàn xã.
8. Hoạt động phòng chống bệnh ung thư:
- Tỷ lệ cán bộ y tế thực hiện công tác phòng chống bệnh Ung thư được đào
tạo, tập huấn, hướng dẫn về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, giám sát và quản
lý ca bệnh Ung thư: 85%.
- Số phụ nữ 25-60 tuổi đưuọc khám sàng lọc Ung thư cổ tử cung: 18 lượt
người.
36

Tăng cường triển khai thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền về
phòng, chống bệnh ung thư, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc ung thư trong cộng đồng.
Lập hồ sơ sổ sách, thực hiện việc thăm hỏi, tư vấn điều trị cho bệnh nhân ung thư
trên địa bàn.
9. Hoạt động phòng chống tăng huyết áp (THA):
- Tỷ lệ CBYT thực hiện công tác phòng chống bệnh tim mạch được đào tạo,
tập huấn, hướng dẫn về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý các
bệnh tim mạch: 90%;
- Tỷ lệ người dân ≥ 40 tuổi được đo huyết áp sàng lọc bệnh tăng huyết áp
trên 50%;
- Tỷ lệ bệnh nhân THA được phát hiện: 30%;
- Tỷ lệ bệnh nhân THA điều trị đạt HA mục tiêu: 20%.
Định kỳ triển khai thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền về phòng,
chống bệnh bệnh THA bằng nhiều hình thức.
Tổ chức khám đo huyết áp cho các đối tượng lồng ghép trong khám chữa
bệnh tại trạm và lồng ghép khám tại cộng đồng các dự án, chương trình khác;
Thực hiện kê đơn điều trị và tư vấn điều trị cho các bệnh nhân THA đúng
quy định.
10. Hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và phòng chống
các rối loạn do thiếu hụt I ốt:
- Tỷ lệ người bệnh Đái tháo đường được phát hiện: 34%;
- Tỷ lệ người dân ≥ 40 tuổi được sàng lọc đánh giá nguy cơ phát hiện
sớm bệnh đái tháo đường: 30%;
- Tỷ lệ cán bộ y tế thực hiện hoạt động phòng, chống bệnh Đái tháo đường
và các rối loạn do thiếu I ốt được tập huấn, hướng dẫn về dự
phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường và các rối loạn do
thiếu I ốt: 90%;
- Tỷ lệ người dân sử dụng muối, gia vị mặn có I ốt: 98%.
Triển khai công tác tuyên truyền nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong
cộng đồng; Duy trì tốt công tác truyền thông, tuyên truyền cho người dân hiểu biết
37

được tác dụng của việc sử dụng muối Iode và thực hiện sử dụng muối Iode trong
bữa ăn hàng ngày của gia đình
Lập sổ quản lý bệnh nhân ĐTĐ, tiền ĐTĐ và bệnh do rối loạn thiếu Iode
trên địa bàn, thực hiện tư vấn điều trị, phòng các biến chứng cho bệnh nhân.
11. Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng:
- Điều tra, khám phát hiện và thu dung điều trị bệnh nhân mới: (0 BN)
- Tổng số bệnh nhân quản lý tại xã: 25
- Số duy trì tại xã:
+ TTPL: 12 bệnh nhân;
+ Động kinh: 11 bệnh nhân;
+ Trầm cảm: 02 bệnh nhân.
Duy trì chế độ theo dõi, điều trị BN tâm thần đúng phác đồ; Duy trì phục hồi
chức năng cho bệnh nhân tâm thần;
Vận động gia đình bệnh nhân mua BHYT và nhận thuốc qua BHYT, uống
thuốc đều, Ghi chép bệnh án đầy đủ theo quy định;
12. Hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh hen
phế quản:
Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nhằm khống chế tỷ lệ mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh hen phế quản trong cộng đồng;
Quản lý công tác kê đơn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh hen
phế quản đúng phác đồ quy định.
13. Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe
sinh sản:
Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu:
* Dân số và kế hoạch hóa gia đình:
- Triệt sản: 0 ca;
- Vòng tránh thai: 70 cái
Trong đó:
+ Miễn phí: 30 ca;
+ Tiếp thị xã hội: 0 ca;
38

+ Xã hội hóa: 40 ca;


- Cấy tránh thai: 01 ca; (miễn phí: 01 ca);
- Thuốc tiêm tránh thai: 20 ca;
Trong đó:
+ Miễn phí: 13 ca;
+ Tiếp thị xã hội: 0 ca;
+ Xã hội hóa: 7 ca;
- Thuốc uống tránh thai: 192 ca;
Trong đó:
+ Miễn phí: 30 ca;
+ Tiếp thị xã hội: 0 ca;
+ Xã hội hóa: 162 ca;
- Sử dung bao cao su: 115 ca
Trong đó:
+ Miễn phí: 15 ca;
+ Tiếp thị xã hội: 20 ca;
+ Xã hội hóa: 80 ca;
- Sàng lọc trước sinh: 45 ca
- Sàng lọc sơ sinh: 46 ca
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 40%;
- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: 50%.
* Chăm sóc sức khỏe bà mẹ:
- Phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần/ 3 kỳ: 80%;
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ có kỹ năng đỡ: >95%;
- Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc: 70%;
- Tỷ lệ bà mẹ/TSS được chăm sóc từ tuần thứ 2 đến hết 6 tuần tại nhà: 78%;
- Tỷ suất tử vong sơ sinh: <15‰;
Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt chỉ
tiêu, yêu cầu đề ra, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về DS-
KHHGĐ, làm mẹ an toàn…
39

Thực hiện đỡ đẻ thường và các thủ thuật sản phụ khoa đúng quy trình
chuyên môn. Đảm bảo công tác vô khuẩn sản khoa, xử trí tốt các giai đoạn chuyển
dạ (đặc biệt giai đoạn 3), thực hiện tốt công tác làm mẹ an toàn.
Tăng cường công tác thăm khám, tư vấn về sản, phụ khoa, lập hồ sơ, sổ sách
theo dõi và ghi chép đầy đủ; tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách sản, phụ khoa,
KHHGĐ.
Giảm tối đa 5 tai biến sản khoa; giám sát 100% ca tử vong do chửa, đẻ và
chết sơ sinh do mọi nguyên nhân.
14. Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:
Tỷ lệ SDD trẻ em ≤ 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) < 16%;
- Tỷ lệ SDD trẻ em ≤ 5 tuổi (chiều cao theo tuổi) < 28%;
- Tỷ lệ cân TE <2 tuổi đạt ≥ 98%;
- Tỷ lệ cân TE <5 tuổi đạt ≥ 96%;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về PCSDD, lồng ghép với công tác
khám chữa bệnh tại trạm và trong thực hiện các chương trình khác tại cộng đồng;
Tập huấn lại cho CTVDD về các kỹ năng về dinh dưỡng như hướng dẫn bà
mẹ cách nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc con ốm, kỹ năng cân, đo trẻ, vẽ biểu đồ
tăng trưởng của trẻ…
Tổ chức cân trẻ hàng tháng đối với trẻ ≤ 2 tuổi bị SDD, 03 tháng 1 lần đối
với trẻ ≤ 2 tuổi và 6 tháng 1 lần đối với trẻ ≤ 5 tuổi. Đánh giá kết quả và có biện
pháp can thiệp phù hợp với từng trường hợp.
Tham mưu và phối hợp với y tế tuyến trên mở các lớp tập huấn về kiến thức,
kỹ năng về hoat động PCSDD.
15. Hoạt động chiến lược Quốc gia dinh dưỡng:
- Giám sát 100% trẻ đẻ hàng tháng;
- Tỷ lệ trẻ trẻ 6 - 60 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 đợt/năm đạt ≥ 98%;
- Bà mẹ sau sinh được uống Vitamin A ≥ 90%;
- Tỷ lệ đối tượng trẻ được uống thuốc tẩy giun ≥ 96%.
40

Tổ chức tuyên truyền, điều tra đối tượng, xây dựng kế hoạch triển khai cho
trẻ 6 – 60 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh <45 ngày uống Vitamin A và trẻ 24 – 60
tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 đợt vào ngày 01, 02 tháng 6 và tháng 12.
16. Công tác vệ sinh môi trường, y tế trường học và y tế lao động:
- ≥ 90% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch
đạt Quy chuẩn 05/2009/QĐ-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ y tế.
- ≥ 90% số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh;
- ≥ 80% hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh;
- ≥ 95% nhà trẻ, trường học, trạm y tế có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ
sinh.
- ≥ 85% học sinh được khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo quy định.
- ≥ 65% doanh nghiệp có cán bộ làm công tác y tế lao động, thực hiện quản
lý môi trường lao động, lập hồ sơ VSLĐ, có sổ quản lý sức khỏe, bệnh tật, TNLĐ
và thực hiện báo cáo hàng tháng;
- ≥ 70% doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, nhân
viên, người lao động;
- ≥ 75% người lao động được đào tạo và huấn luyện nâng cao kiến thức về
VSLĐ;
- ≥ 92% doanh nghiệp thực hiện công tác phòng bệnh, VSTP, VSMT.
Trạm y tế xây dựng kế hoạch phối hợp với cán bộ y tế trường học và Ban
giám hiệu tổ chức khám kiểm tra sức khỏe cho học sinh 1 – 2 đợt/ 1 năm học,
thông báo kết quả khám về cho nhà trường và phụ huynh học sinh, ghi chép đầy đủ
vào sổ và hồ sơ quản lý sức khỏe học sinh; đồng thời lồng ghép công tác tuyên
truyền các nội dung về phòng chống dịch bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong
trường học.
Trạm y tế kiến nghị, phối hợp với Ban lãnh đạo công ty, doanh nghiệp triển
khai thực hiện các công tác về VSLĐ trong doanh nghiệp;
Mời cán bộ phụ trách công tác YTLĐ tập huấn kiến thức về VSLĐ;
Tham mưu cho UBND xã ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành
tiến hành định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác VSLĐ tại doanh nghiệp
41

6 tháng một lần.


Chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức phòng
tránh TNLĐ trong doanh nghiệp.
17. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích:
- Triển khai công tác tuyên truyền nhằm khống chế tỷ lệ mắc các loại TNTT,
chú trọng phòng chống TNTT trong các trường học, tăng cường công tác tuyên
truyền phòng chống đuối nước cho các đối tượng, đặc biệt là học sinh trong kỳ
nghỉ hè.
- 90% nhân dân hiểu đúng và biết cách dự phòng, chống TNTT;
Theo dõi, quản lý và thống kê đầy đủ các trường hợp TNTT trên địa bàn xã.
18. Hoạt động nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Thực hiện ký cam kết với ban VHTT xã về phối hợp truyền thông, tuyên
truyền các nội dung về y tế.
- Tuyên truyền về các nội dung y tế trên hệ thống truyền thanh xã ít nhất 1
lượt/ tuần. Đặc biệt tùy theo diễn biến của tình hình dịch bệnh có sự điều chỉnh
tăng thời gian, thời lượng phù hợp với yêu cầu.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tháng hành động VSATTP,
HIV/AIDS, KHHGĐ, CSSKSS, ngày Thế giới phòng chống Lao, ngày môi trường
Thế giới….
Thực hiện truyền thông, tuyên truyền các nội dung thường xuyên bằng nhiều
hình thức như phát thanh, tranh, ảnh, áp phích, tờ rơi, họp nhóm, họp cộng đồng,
tư vấn trực tiếp…
Lồng ghép công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong công tác khám,
chữa bệnh tại trạm và với các đợt thực hiện chiến dịch hoặc thường xuyên của các
chương trình, dự án như PCSDD, TCMR, PCSXH, PCSR…
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đúng thời gian quy định.
19. Chương trình an toàn thực phẩm:
Không để xảy ra vụ NĐTP trên địa bàn xã;
- Tỷ lệ cơ sở SX,CB, KD thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu ≥ 90%;
- Tỷ lệ cán bộ làm công tác VSATTP được bồi dưỡng về CMNV ≥ 90%;
42

Duy trì công tác tuyên tuyền về VSATTP; Tham mưu cho UBND xã củng
cố lại BCĐVSATTP, Đoàn kiểm tra VSATTP, Đoàn thẩm định VSATTP cấp xã,
xây dựng kế hoạch và triển khai tiến hành thanh kiểm tra VSATTP định kỳ 3 - 4
lượt / 1 năm và đột xuất trên địa bàn xã; Tham mưu cho UBND xã và phối hợp với
y tế tuyến trên tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP và hướng dẫn hộ BBKDTP
thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Thực hiện công tác thẩm định và
lập hồ sơ ký cam kết VSATTP theo phân cấp quản lý. Thường xuyên giám sát,
phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp NĐTP.
20. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS:
Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm khống chế tỷ lệ nhiễm
HIV trong cộng đồng; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS và tư vấn tại xã;
- Số người nmhieexm HIV được phát hiện mới: 0 người;
- Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS/100.000
dân: <1,0
- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con: <2%;
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận
dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV: 25%;
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV:
60%;
- Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình:
90%;
- Tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng
thuốc thay thế và các loại thuốc, bài thuốc: 20%;
- Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS: 60%;
- Tỷ lệ người dân 15 đến 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV: 60%.
- Phấn đấu tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT: 90%;
Lập sổ theo dõi, quản lý và tư vấn, chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS;
Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS bằng nhiều hình
43

thức; Tổ chức chiến dịch truyền thông, mít tinh và diễu hành quần chúng nhân kỷ
niệm ngày Thế giới chống AIDS;
Tư vấn, giới thiệu, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Phối hợp, lồng ghép với các Phòng, Ban chống ma túy và tệ nạn xã hội cấp
xã để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
21. Công tác xét nghiệm:
- Số lam xét nghiệm phát hiện KSTSR: 60 lam (Ghi chú: Thực hiện 01 Test
nhanh sốt rét được tính tương đương = 01 lam xét nghiệm).
Thực hiện lấy lam máu xét nghiệm tìm KSTSR đối với tất cả các trường hợp
nghi ngờ sốt rét.
Lập dự trù hóa chất thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu
như đường máu, đường niệu, men gan…
Đề xuất với y tế tuyến trên xem xét đầu tư máy xét nghiệm các thông số về
máu nhằm tăng cường thực hiện một số xét nghiệm cơ bản phục vụ cho công tác
khám và điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, tăng cường thu hút bệnh nhân đến trạm
nhiều hơn.
22. Hoạt động vận động hiến máu tình nguyện:
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong cộng đồng.
- Phấn đấu đạt 90% người hiến máu tình nguyện/tổng số người hiến máu.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo;
vận động nhiều người cùng tham gia.
23. Một số hoạt động khác:
- Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên giao đối với các nội dung, công tác khác
như: quản lý sức khỏe NCT, quản lý, phục hồi chức năng NKT, công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn, xử lý rác thải y tế…
- Thường xuyên quán triệt, đôn đốc mọi CB – VC cơ quan tăng cường học
tập và thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, văn hóa giao tiếp ứng xử, chấp hành nghiêm
quy định về y đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác nhằm hướng tới sự
hài lòng ngày càng cao của người bệnh, thân nhân của người bệnh.
III. CÔNG TÁC THỰC HIỆN 10 TIÊU CHÍ QUỐC GIA Y TẾ XÃ:
44

Qua đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2022 trên cơ sở
đánh giá các mặt mạnh, yếu, rút ra bài học kinh nghiệm, tham mưu cho Ban chỉ
đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu xã xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện phấn đấu
duy trì xã đạt 10 tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã sau giai đoạn 2020 do Bộ y tế
quy định.
IV. CÔNG TÁC THỰC HIỆN DUY TRÌ XÃ ĐẠT TIÊN TIẾN VỀ Y- DƯỢC
HỌC CỔ TRUYỀN:
Tiếp tục tham mưu cho UBND xã xây dựng Kế hoạch duy trì xã đạt tiên tiến
Y – dược học cổ truyền trong năm 2023; đưa xã đạt chuẩn tiên tiến Y – dược học
cổ truyền vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Bám sát theo bộ tiêu chí xác định xã đạt tiên tiến Y – dược học cổ truyền
được ban hành tại Quyết định 467/QĐ-BYT ngày 14/2/2015 của Bộ y tế, rà soát
các điều kiện hiện có tại địa phương và xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện có
hiệu quả.
Tăng cường các hoạt động về khám chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền,
tăng cường áp dụng các biện pháp khám chữa bệnh không dùng thuốc, phối hợp
đông – tây y… đạt chỉ tiêu ≥ 40 %tổng số khám bệnh chung.
Đảm bảo duy trì tốt hoạt động chăm sóc, bổ sung chậu thuốc nam mẫu, tiếp
tục tăng cường công tác tuyên truyền người dân trồng và sử dụng thuốc nam chữa
một số chứng, bệnh thông thường tại nhà, tăng cường vận động, tập thể dục, rèn
luyện thân thể nhằm tăng cường sức khỏe…
Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách YHCT tham gia các lớp tập huấn cập
nhật kiến thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn;
Tập huấn kiến thức về YHCT và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ y tế thôn.
Phấn đấu đến cuối năm duy trì xã đạt chuẩn tiên tiến về y dược cổ truyền.
V. CÔNG TÁC KHÁC:
1. Dự án 1816 và hoạt động chỉ đạo truyến:
Lập danh sách đăng ký thực hiện theo Dự án 1816 về kỹ thuật quản lý dự án.
Rà soát các nhu cầu khác, báo cáo và đề xuất tuyến trên hỗ trợ về chuyên
môn kỹ thuật kịp thời.
45

2. Về công tác đăng ký thi đua:


Trạm y tế xây dựng kế hoạch đăng ký thi đua tập thể và cá nhân năm 2023:
- Tập thể trạm: đạt Lao động tiên tiến.
- Cá nhân: Phấn đấu 02 viên chức đạt danh hiệu lao động xuất sắc; số còn lại
đạt lao động tiên tiến.
- Lập hồ sơ gửi Trung tâm y tế và tổ chức triển khai thực hiện trong năm.
Cuối kỳ 6 tháng và 1 năm tổ chức họp bình xét thi đua khen thưởng kịp thời theo
Luật định.
VI. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT:
Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động khám chữa bệnh, hoạt động các
chương trình mục tiêu, dự án y tế và đánh giá tiến độ thực hiện hàng quý, 6 tháng
để có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu đến
cuối năm.
46

II. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ NHẬN ĐỊNH MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA
XÃ QUẢNG TIẾN TỪ 1/1/2023 ĐẾN 28 /02/2023:

 Đối tượng: bệnh nhân khám tại trạm y tế xã Quảng Tiến.


 Phương pháp: hồi cứu hồ sơ, phân tích sổ khám bệnh A1.
Mô hình bệnh từ ngày 1/1/2023 đến ngày 28/02/2023 tại xã Quảng Tiến:

Năm 2023
Mặt bệnh Tháng 1 Tháng 2
Tổng
Số lượng ca Tí lệ % Số lượng ca Tí lệ %
Thần kinh 9 3,45 5 2,09 14
Hô hấp 44 16,79 28 11,72 72
Tuần hoàn 116 44,27 115 48,12 231
Tiêu hóa 37 14,12 33 13,81 70
Cơ - xương khớp 17 6,5 17 7,11 34
Tiết niệu sinh dục 8 3,1 6 2,51 14
Thiếu calci 11 4,2 5 2,09 16
Da liễu 2 0,76 3 1,26 5
Mắt 1 0,38 4 1,67 5
Bệnh khác 17 `6,51 23 9,63 40
Tổng 262 100 239 100 501
47

300

250

200

150

100

50

0
Tuần Cơ xương Tiêu hóa Thần kinh Hô hấp Tiết niệu Mắt Thiếu Ca Da liễu Bệnh
hoàn khớp sinh dục khác

Biểu đồ bệnh ưu tiên ở xã Quảng Tiến từ 1/1/2023 đến 28/02/2023

50

45

40
Tuần hoàn
35
Cơ xương khớp
30 Tiêu hóa
Thần kinh
25 Hô hấp
Tiết niệu sinh dục
20 Mắt
Thiếu Ca
15
Da liễu
10 Bệnh khác

0
Tháng 1 năm 2023 Tháng 2 năm 2023

Biểu đồ mô hình tỉ lệ bệnh tật trong đợt thực tập cộng đồng

từ ngày 01/01/2023 đến ngày 28/2/2023

Nhận xét:

Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 28/2/2023:


48

- Tuần hoàn chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng dần (tăng 3,85%)


 Nguyên nhân:
o Trạm chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân là người cao tuổi, là độ tuổi dễ
mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp, huyết áp,...
- Hô hấp cũng gặp khá cao, đứng sau Tuần hoàn.
 Nguyên nhân:
o Do thay đổi thời tiết.
o Tình trạng dịch bệnh phức tạp.
o Ô nhiễm môi trường sống.
- Tiêu hóa chiếm tỉ lệ cũng khá cao.

III. KHẢO SÁT VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TẠI ĐỊA BÀN:


1.1. Phiếu thăm dò vấn đề ưu tiên:

PHIẾU THĂM DÒ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN

Họ và tên:...........................................................................................
Giới:.............................................Tuổi:.............................................
Dựa theo mức độ quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe. Ông /Bà hãy đưa ra
thứ tự bản thân quan tâm nhất bằng cách đánh số từ 1 đến 10.

ST
Vấn đề sức khỏe Thứ tự ưu tiên
T
1 Tăng huyết áp
2 Viêm họng
3 Rối loạn tiền đình
4 Viêm khớp
5 Viêm dạ dày
6 Động kinh
7 Cảm cúm
49

8 Viêm xoang
9 Thiếu canxi
10 Sốt xuất huyết
50

1.2. Kết quả khảo sát:

 Thời gian khảo sát từ: 27-28/02/2023


 Đối tượng khảo sát: 30 người dân bất kỳ tại xã Quảng Tiến

STT Vấn đề sức khỏe Số phiếu Tỷ lệ


1 Tăng huyết áp 4 13.33%
2 Viêm họng 2 6.67%
3 Rối loạn tiền đình 11 36.66%
4 Viêm khớp 3 10%
5 Viêm dạ dày 2 6.67%
6 Động kinh 0 0
7 Cảm cúm 0 0
8 Viêm xoang 2 6,67%
9 Thiếu canxi 0 0
10 Sốt xuất huyết 6 20%

Kết luận: Qua điều tra khảo sát trên 30 người dân đến trạm y tế xã Quảng Tiến,
cho thấy có khoảng 40% người dân quan tâm đến vấn đề Rối loạn tiền đình nên
nhóm chúng em quyết định chọn vấn đề Rối loạn tiền đình là vấn đề ưu tiên để
khảo sát kiến thức và tiến hành GDSK cho người dân.

1.3.Phân tích SWOT:


51

Mậ t độ dâ n số ở xã thấ p Trang thiết bị vậ t tư y tế cò n thiếu


nên trạ m y tế dễ quả n lý thố n.
và giá o dụ c sứ c khỏ e. Nhâ n viên y tế phầ n lớ n là ngườ i
Trạ m y tế đượ c đầ u tư cơ Kinh nên khó khă n trong giao tiế p
hạ tầ ng. vớ i ngườ i dâ n.
Nhâ n viên y tế đồ ng đều Mộ t số bệnh nhâ n có phong tụ c
về trình độ chuyên mô n, tậ p quá n lạ c hậ u, cổ hủ khô ng hợ p
đa số là cá n bộ trẻ nhiệt tá c vớ i nhâ n viên
huyế t vớ i cô ng việc

S w
Được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo.
O T Người dân phần lớn là làm
nông nên thờ ơ, ít quan tâm
đến vấn đề sức khỏe
Phó trưởng trạm có kinh Bất đồng ngôn ngữ và
nghiệm trong việc quản lí phong tục tập quán cổ hủ
truyền thông. của người dân là dân tộc
thiểu số.
Hiện xã là vùng 3 khó
khăn. Tỉ lệ người lớn tuổi
cao
52

PHẦN 4: LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC HỘ GIA ĐÌNH


KẾ HOẠCH CHĂM SÓC HỘ GIA ĐÌNH
I. HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Đào Tuổi:74
Nghề nghiệp: Nông
2. Họ và tên con: Vũ Đức Tình Tuổi: 38
Nghề nghiệp: Nông
3. Địa chỉ: Thôn Tiến Phú, xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar, Đăk Lak
4. Địa chỉ báo tin: Vũ Đức Tình, SĐT: 0919576393
5. Ngày, giờ làm kế hoạch CS: 9 giờ 00 ngày 28/02/2023
6. Chẩn đoán: Mẹ: Tăng huyết áp/ Đau thần kinh toạ.
II. Chuyên môn
1. Bệnh sử:
Theo lời khai của bệnh nhân, phát hiện bệnh tăng huyết áp cách đây 1 năm
với các triệu chứng: đau âm ỉ vùng đầu, đau không hướng lan, hoa mắt chóng mặt,
mất thăng bằng, mắt nhìn mờ kèm theo mệt mỏi. Bệnh nhân được người nhà đưa
đến Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar để khám.
Sau khi được thăm khám và làm các cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn
đoán: Tăng huyết áp/ Đau thần kinh toạ.
Được bác sĩ kê đơn thuốc: Amlodipin 5mg x 1 viên
Sau khi sử dụng thuốc, các triệu chứng có phần thuyên giảm. Bệnh nhân được
về nhà và tiếp tục sử dụng thuốc theo y lệnh của bac sĩ, kết hợp với theo dõi huyết
áp tại nhà thường xuyên.
Huyết áp cao nhất tại nhà của bệnh nhân là 160/90 mmHg
Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng của bệnh và sử dụng thuốc theo
đơn của bác sĩ liên tục. Bệnh nhân ăn uống chưa theo chế độ bệnh lý, tiệu tiện bình
thường.
2. Tiền sử:
a. Mẹ:
53

- Tăng huyết áp 1 năm và điều trị thuốc liên tục.


- Đau thần kinh toạ 3 năm, điều trị không liên tục.
- Có thói quen ăn mặn.
b. Con: Không ghi các bệnh liên quan.
3. Các vấn đề:
- Còn chóng mặt, đau đầu khi thay đổi tư thế và vận động quá sức.
- Thói quen ăn uống chưa theo chế độ bệnh lý.
- Chưa có kiến thức về bệnh.
III. Lập kế hoạch chăm sóc:
1. Chẩn đoán điều dưỡng:
- Bệnh nhân còn đau đầu, chóng mặt do bệnh lý Tăng huyết áp.
- Bệnh nhân chưa có chế độ ăn hợp lý với tình tràng bệnh.
- Bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh Tăng huyết áp.
2. Lập kế hoạch chăm sóc:
Chẩn Mục tiêu Lập kế hoạch CS Thực hiện Lượng giá
đoán KHCS
Bệnh Giảm tình - Hướng dẫn theo dõi - Hướng dẫn - Người nhà
nhân còn trạng đau người nhà theo dõi người nhà và bệnh nhân
đau đầu, đầu chóng huyết áp của bệnh cách đo và sử biết cách sử
chóng mặt khi thay nhân. dụng máy đo dụng máy đo
mặt do đổi tư thế huyết áp. huyết áp.
bệnh lý hoặc vận Hướng dẫn - Bệnh nhân
Tăng động quá người nhà uống thuốc
huyết áp. sức. nhận biết các đều đặn.
chỉ số huyết - Bệnh nhân
áp bất bình giảm đau đầu,
thường để kịp chóng mặt khi
thời xử trí. thay đổi tư
+ Chỉ số huyết thế.
áp bình
54

thường: 90/60
mmHg đến
140/90
mmHg.
+ Tăng huyết
- Hướng dẫn bệnh
áp: từ 140/90
nhân nghỉ ngơi hợp mmHg đến
lý.
180/110.
- Hướng dẫn
cho bệnh nhân
nằm phòng
thoáng mát,
yên tĩnh.
- Ngủ đủ giấc,
từ 6 – 8
tiếng/ngày,
không thức
khuya, hạn
chế căng
thẳng, stress.
- Không vận
động mạnh,
- Hướng dẫn bệnh thay đổi tư thế
nhân và người nhà sử từ từ.
dụng thuốc theo đơn - Tập các bài
của bác sĩ. tập thể dục
nhẹ nhàng
như đi bộ, tập
dưỡng sinh,…
- Dặn người
55

nhà theo dõi


và cho bà sử
dụng thuốc
hằng ngày: 1
viên/ngày.
Khi hết thuốc
đến trạm y tế
xã Quảng
Tiến để nhận
thêm.
- Theo dõi tác
dụng phụ của
thuốc: đau
ngực liên tục,
nhịp tim
nhanh, buồn
nôn, đau
bụng… Khi
có dấu hiệu
bất thường
cần đến ngay
CSYT gần
nhất.
Bệnh Cung cấp Hướng dẫn chế độ -Bệnh nhân Bệnh nhân và
nhân chế ăn bệnh dinh dưỡng phù hợp phải ăn nhạt: người nhà có
chưa có lý cho bệnh giảm muối lắng nghe và
chế độ nhân trong các bữa hứa sẽ thực
ăn hợp lý ăn hiện theo chế
với tình <5g/ngày( kho độ ăn.
tràng ảng ½ muỗng
56

bệnh. muối/ngày).
-Tăng đạm
khuyến khích
bệnh nhân sử
dụng đạm
thực vật, đạm
động vật nên
sử dụng đạm
ít mỡ như thịt
bò gà,trứng gà
ta - - Ăn nhiều
rau xanh và
trái cây để bổ
sung vitamin
và khoáng
chất. Hạn chế
các loại rau có
chứa muối:
rau muống,
cải thìa, cải
xoong, cải
thảo,…
- Uống đủ
nước 1,5l –
2l/ngày. Có
thể sử dụng
sữa ấm như
sữa đậu nành,
sữa chua,
nước gạo
57

rang…
-Không nên
ăn các thực
phẩm đóng
gói, đóng hộp
chế biến
sẵn( vì hàm
lượng muối
cao) như cá
hộp, thịt hộp,
mỳ tôm; hạn
chế đồ muối
ướp như cá
khô, mực khô,
dưa món,… -
Hạn chế ăn
các loại phủ
tạng động
vật:thận, óc,
tim,gan,
lòng,... vì
chứa nhiều
cholesterol.
Bệnh Cung cấp Giáo dục sức khoẻ - Các yếu tố Bệnh nhân
nhân kiến thức về cho bệnh nhân hiểu nguy cơ gây biết được các
thiếu yếu tố nguy rõ các biến chứng có tăng huyết yếu tố nguy
kiến thức cơ, biến thể xảy ra của Tăng áp: cơ cũng như
về bệnh chứng của huyết áp. + Chế độ ăn biến chứng
Tăng tăng huyết mặn của Tăng
huyết áp. áp + Uống rượu huyết áp.
58

bia.
+ Lười vận
động.
+ Căng thẳng
tâm lý, Stress,
lo âu,..
+ Tuổi cao.
+ Béo phì,…
- Các biến
chứng nguy
hiểm của tăng
huyết áp:
+ Tại tim: phì
đại thất trái,
suy tim
+ Thần kinh:
đột quỵ nhồi
máu não hoặc
xuất huyết não
- Thận: Đạm
niệu, tiểu máu
vi thể
59

PHẦN 5: LẬP KẾ HOẠCH TIÊM CHỦNG THÁNG 2/2023:

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ QUẢNG TIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-UBND Quảng Tiến, ngày tháng 02 năm 2023

KẾ HOẠCH
Tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
đợt 33, trên địa bàn, xã Quảng Tiến năm 2023

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI


- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về
hoạt động tiêm chủng.
- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi
tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ
quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của chính Phủ về việc mua và sử
dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành
Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành
Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021- 2022.
- Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng
dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
60

- Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban


hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng trước tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 đối với trẻ em.
- Công văn số 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Quyết định số 64/QĐ-VSDTTƯ ngày 08/02/2023 của Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương về phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 185.
- Quyết định số 65/QĐ-VSDTTƯ ngày 08/02/2023 của Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương về phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 186.
- Kế hoạch số 8057/KH-UBND ngày 24/8/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Đắk Lắk về việc Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn
tỉnh năm 2021-2022.
- Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk
Lắk về việc Tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
cho trẻ 3-17 tuổi, tỉnh Đắk Lắk năm 2021-2022.
- Kế hoạch số 35/KH-SYT ngày 15/02/2023 của Sở Y tế Đắk Lắk về việc
Tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 đợt 33, trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 17/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện về
việc tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 đợt 33
trên địa bàn huyện Cư M’gar năm 2023.
- Ủy ban nhân dân xã Quảng Tiến xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 đợt 33 năm 2023 trên địa bàn xã như sau:
II. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu chung
- Phòng, chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19
cho tất cả các nhóm đối tượng tiêm chủng theo qui định của Bộ Y tế.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số
104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ qui định về hoạt động tiêm
chủng.
61

2. Mục tiêu cụ thể


- Nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Trên 90% trẻ sinh sống trên địa bàn tỉnh
được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
- Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Tiêm Mũi nhắc lần 1 (mũi 3) và nhắc lần
2 (mũi 4) đạt trên 90%.
3. Yêu cầu
- Khẩn trương tổ chức tiêm chủng xin phòng COVID-19 cho tất cả các nhóm
tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Huy động các ban ngành, đoàn thể liên quan tham gia rà soát đối tượng, tổ
chức chiến dịch tiêm chủng tại địa phương một cách khẩn trương, hiệu quả, an
toàn và đạt tỷ lệ cao.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI, HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Đối tượng triển khai:
- Nhóm đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cần tiêm đủ 2 mũi; Số liều vắc
xin được phân bổ: 90 liều vắc xin Pfizer trẻ em liều 0,2ml.
- Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên cần tiêm liều cơ bản, liều nhắc lại lần 1
(mũi 3), nhắc lại lần 2 (mũi 4); Số liều vắc xin được phân bổ: 60 liều vắc xin
AstraZeneca liều 0,5ml.
* Đối tượng, loại vắc xin, thời gian và liều lượng tiêm: Thực hiện theo công
văn số 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tiêm vắc xin
phòng COVID-19.
a) Tiêm liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19 (Liều này không phải Mũi
3)
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm:
+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều
trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng
và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng
thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào
ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm
miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội
62

chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị;
người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch
liều cao.
+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc
vắc xin Sputnik V.
- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc
vắc xin Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm
(Vero cell).
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ
28 ngày đến 3 tháng.
- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho
phép.
- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành
việc cách ly y tế theo qui định.
Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ
sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.
b) Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung)
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2
hoặc 3 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có)
- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc
vắc xin Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc
vắc xin mRNA.
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của
liều cơ bản.
- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho
phép. Đối với vắc xin Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản).
- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành
việc cách ly y tế theo qui định
c) Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) vắc xin phòng COVID-19
- Đối tượng:
63

+ Người từ 50 tuổi trở lên.


+ Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng.
+ Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-
19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, lực lượng công an, quân đội, giáo viên, giao
thông vận tải, cung cấp dịch vụ thiết yếu, dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại,
siêu thị, chợ, người làm việc các khu công nghiệp.
- Loại vắc xin: vắc xin mRNA (vắc xin Pfizer hoặc Moderna); vắc
xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);
- Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau khi mắc COVID-19 3
tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.
d) Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi
Loại vắc xin: vắc xin cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa
tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm
theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong đó:
+ Đối với vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi.
+ Đối với vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.
- Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc bệnh 3
tháng.
2. Thời gian, phạm vi triển khai, cơ sở tiêm chủng:
- Thời gian dự kiến tiêm: Từ ngày 27/02/2023 đến 31/03/2023.
- Cơ sở và địa điểm tổ chức tiêm chủng:
+ Trạm Y tế xã.
+ Các Trường học có đối tượng trẻ tiêm trong đợt này.
+ Các điểm tiêm chủng lưu động ngoài Trạm Y tế xã.
- Phạm vi triển khai: Toàn xã.
3. Hình thức triển khai
- Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch trong thời gian ngắn nhất. Sử
dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có của đơn vị và phối hợp với hệ thống y tế
trường học;
64

- Triển khai đồng loạt tại các đơn vị theo lịch tiêm chủng.
- Đối với trẻ đi học: Trạm Y tế phối hợp với BGH các trường trên địa bàn lựa
chọn điểm tiêm tại trường và các điểm tiêm khác phù hợp;
Lưu ý: Nên bố trí một phòng tiêm riêng biệt, tổ chức tiêm cuốn chiếu từng
lớp, lần lượt cho từng trẻ, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh.
Cần có sự tham gia của thầy cô tại điểm tiêm chủng. Tránh phản ứng lan truyền và
có kế hoạch xử trí kịp thời khi có phản ứng tâm lý, ảnh hưởng tới tâm lý học sinh,
phụ huynh.
- Đối với trẻ không đi học: Trạm Y tế phối hợp với chính quyền lựa chọn địa
điểm tiêm cho phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh; lập
danh sách trẻ trong cộng đồng theo thôn đưa vào danh sách cả trẻ vãng lai, trẻ lang
thang cơ nhỡ không có hộ khẩu thường trú nhưng có mặt tại địa phương trong thời
gian tiêm chủng.
- Đối với trẻ có bệnh lý nền: Tổ chức tiêm chủng tại các cơ sở điều trị.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19
- Xây dựng Kế hoạch truyền thông về sử dụng vắc xin phòng COVID-19
nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người người, nhà nhà đi
tiêm chủng.
- Tổ chức cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông về loại vắc
xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vắc
xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm chủng trên địa bàn xã.
- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các ban, đoàn thể, địa phương
trong công tác truyền thông về biện pháp phòng, chống bệnh COVID-19 nói chung
và công tác tiêm chủng, đối tượng tiêm chủng, thông tin về vắc xin phòng COVID-
19 nói riêng.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Y tế với ngành Giáo dục, các
trường học trong công tác tuyên truyền và vận động học sinh tham gia tiêm chủng
đủ mũi. Cung cấp, phản hồi thông tin kịp thời trước những phản ứng của dư luận
về vắc xin, phản ứng sau tiêm chủng để người dân hiểu, an tâm phối hợp thực hiện
65

tiêm chủng cho trẻ đạt kế hoạch đề ra.


- Thời gian thực hiện: Trước, trong và sau khi triển khai tiêm.
2. Tiếp nhận, bảo quản vắc xin COVID-19:
- Điều kiện vận chuyển, bảo quản các loại vắc xin phòng COVID-19 ở nhiệt
độ 2°C - 8°C từ tuyến tuyến huyện đến xã và điểm tiêm chủng. Do vậy, việc vận
chuyển, phân phối, bảo quản vắc xin tiêm chủng phải thực hiện đảm bảo trong hệ
thống dây chuyền lạnh của tiêm chủng mở rộng.
- Ưu tiên sử dụng vắc xin có hạn sử dụng, hạn rã đông ngắn trước, đảm bảo
không hủy liều vắc xin nào do để quá hạn sử dụng.
2.1. Thời gian nhận vắc xin
- Trạm Y tế xã: Nhận vắc xin từ Khoa KSBT-HIV/AIDS Trung tâm Y tế
huyện sáng 21/02/2023; bảo quản và sử dụng vắc xin theo qui định trong các buổi
tiêm chủng.
- Việc nhận vắc xin và vật tư tiêm chủng được ghi chép và theo dõi thông qua
sổ quản lý nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao theo qui định.
2.2. Điều kiện phương tiện vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Vắc xin được vận chuyển phải được bảo quản trong phích lạnh, nhiệt độ từ
2-80C, không được để đông băng vắc xin.
- Vắc xin phải được sử dụng trước thời gian khuyến cáo của Nhà sản xuất đối
với từng loại vắc xin.
- Việc vận chuyển và bảo quản vắc xin theo khuyến cáo của Nhà sản xuất.
- Ưu tiên sử dụng vắc xin có hạn sử dụng ngắn trước, đảm bảo không hủy liều
vắc xin nào do để quá hạn sử dụng.
3. Điều tra lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng:
- Danh sách đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải được lập trước
khi triển khai tiêm chủng, lưu giữ tại cơ sở tiêm chủng để ghi chép và theo dõi
trong quá trình triển khai tiêm chủng; đối tượng đã có trong danh sách tiếp tục triển
khai tiêm và ghi chép theo quy định.
- Đối với học sinh: Danh sách được lập theo trường học, theo khối, lớp thuộc
địa bàn xã quản lý.
66

- Đối với trẻ không đi học: lập danh sách theo thôn.
- Cơ sở tiêm chủng tổng hợp danh sách đơn vị tiêm chủng và số lượng đối
tượng cần tiêm chủng trên địa bàn và báo cáo về Trung tâm Y tế huyện.
4. Tổ chức tiêm chủng.
- Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Vắc xin tiếp nhận triển khai:
+ Vắc xin Comirnaty/Pfizer – BioNTech (Pfizer) cho trẻ từ 5 đến dưới 12
tuổi; 10 liều/1 lọ, liều 0,2ml.
+ Vắc xin AstraZeneca cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên; 10 liều/1 lọ, liều 0,5
ml.
* Lưu ý: Không nên tổ chức buổi tiêm chủng với tất cả các loại vắc xin cùng
một buổi tiêm, tránh sự nhầm lẫn trong quá trình thao tác rút liều vắc xin tiêm cho
một đối tượng, nếu có tổ chức chung một buổi tiêm phải đảm bảo bố trí 2 bàn
tiêm chủng riêng biệt.
- Người đi tiêm chủng, Cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng
ý tiêm chủng theo mẫu ban hành của Bộ Y tế.
- Thực hiện Khám sàng lọc trước buổi tiêm chủng theo Quyết định số
5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời
khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18
tuổi trở lên.
- Thực hiện Khám sàng lọc trước buổi tiêm chủng theo Quyết định số
2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 và Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021
của Bộ Y tế, đối với trẻ em.
- Bố trí điểm tiêm chủng: thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ, theo quy tắc 1 chiều,
có phòng theo dõi sau tiêm chủng 30 phút.
- Cấp ngay giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng
được tiêm chủng kèm theo ghi chú các thông tin để tiếp tục tự theo dõi tại nhà các
dấu hiện thông thường xảy ra sau tiêm chủng; Trên giấy xác nhận cần ghi số điện
thoại của cán bộ y tế để người được tiêm chủng cần liên lạc và thông báo các dấu
hiệu bất thường sau tiêm chủng (nếu có).
67

- Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm theo hướng dẫn tại Quyết
định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.
- Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm theo qui định.
- Giám sát và báo cáo hoạt động tiêm chủng theo qui định.
IV. KINH PHÍ
1. Ngân sách Trung ương:
Chi phí vắc xin, bơm kim tiêm vắc xin, hộp an toàn.
2. Ngân sách địa phương:
Theo Kế hoạch số 8057/KH-UBND ngày 24/8/2021 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đắk Lắk về việc Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa
bàn tỉnh năm 2021-2022; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt, chi cho các hoạt động:
+ In ấn biểu mẫu, báo cáo, bông, cồn, túi đựng rác thải y tế.
+ Điều tra lập danh sách đối tượng, hỗ trợ mũi tiêm, vật tư tiêm chủng, thuốc
chống sốc....
+ Các hoạt động truyền thông, tập huấn, kiểm tra giám sát hỗ trợ.
+ Vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến tỉnh đến huyện, xã.
+ Trực thống kê báo cáo, giám sát chủ động phản ứng sau tiêm chủng…
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trạm Y tế xã
- Trên cơ sở kế hoạch của huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã xây dựng
kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện, bố trí đầy đủ nhân lực cho chiến dịch tiêm
vắc xin.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo cho các thôn, trường học rà soát lại
đối tượng cần tiêm đủ các mũi vắc xin vận động người dân chưa tiêm đủ mũi và trẻ
chưa tiêm đủ mũi đi tới điểm để tiêm vắc xin đúng lịch.
- Đảm nhiệm công tác chuyên môn, và báo cáo tiến độ tiêm hàng ngày cho
ban chỉ đạo và TTYT huyện.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân xã giao chỉ tiêu cho các thôn, nhà trường.
68

- Tham mưu uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo cho thôn và các trường học bố trí
điểm tiêm đảm bảo an toàn.
- Tham mưu uỷ ban nhan dân xã phân công nhân lực hỗ trợ cho trạm Y tế xã
thực hiện công tác tiêm vắc xin như (ghi danh sách, nhập dữ liệu).
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân xã phân công cho ban tự quản thôn, các trường
học trên địa bàn gọi đối tượng tới điểm tiêm theo danh sách đã rà soát của thôn và
các trường học.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân xã bố trí 01 xe ô tô (7 chỗ) để chủ động cho
công tác phòng chống sốc của xã.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân xã không để vắc xin hết hạn.
3. Các ban, đoàn thể xã
Tích cực nêu gương, tham gia và vận động gia đình, bạn bè hưởng ứng công
tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 để đảm bảo chỉ tiêu tiêm chủng.
Trên đây là Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt
33 trên địa bàn toàn xã Quảng Tiến năm 2023;

Nơi nhận: KT.CHỦ TỊCH


- TTYT huyện (B/cáo); PHÓ CHỦ TỊCH
- CT, PCT UBND xã;
- TYT xã (T/h);
- Các thôn và trường học trên địa
bàn xã;
- các ban, đoàn thể xã;
- Lưu: VT
69

Phụ lục 1:
70
71

Phụ lục 2:
NHU CẦU VẮC XIN COVID-19 – PFIZER TRẺ EM LIỀU 0,2ML – ĐỢT 33
CHO NHÓM TRẺ TỪ 05 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện)

Vắc xin
Vắc xin
theo liều BKT 1ml BKT 5ml HAT
TT Tên đơn vị theo lọ
10 liều/lọ
Liều Lọ Cái Cái Cái
TỔNG CỘNG 2.200 220 2.266 222 25
1 Ea Kuếh 120 12 123 12 1
2 Ea Kiết 130 13 133 13 1
3 Ea Tar 140 14 145 15 2
4 Ea Hđing 140 14 145 14 2
5 Quảng Hiệp 130 13 133 13 2
6 Ea Mđróh 100 10 103 10 1
7 Ea Mnang 110 11 113 11 1
8 Cư Suê 120 12 123 12 1
9 Ea Pốk 170 17 175 17 2
10 Quảng Tiến 90 9 93 9 1
11 Ea Đrơng 160 16 165 17 2
12 Cuôr Đăng 150 15 154 15 2
13 Cư DliêMnông 140 14 145 14 2
14 Ea Tul 120 12 123 12 1
15 Ea Kpam 100 10 104 10 1
16 Quảng Phú 180 18 185 18 2
17 Cư M’gar 100 10 104 10 1

Báo cáo thực tế nhóm 2 – CNDDK2019


72

Phụ lục 3:
NHU CẦU VẮC XIN COVID-19 – ASTRAZENECA LIỀU 0,5ML – ĐỢT 33
CHO ĐỐI TƯỢNG TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện)

Vắc xin
Vắc xin
theo liều BKT 1ml HAT
TT Tên đơn vị theo lọ
10 liều/lọ
Liều Lọ Cái Cái
Tổng cộng 1.440 144 1.483 17
1 Ea Kuếh 70 07 73 01
2 Ea Kiết 80 08 83 01
3 Ea Tar 70 07 72 01
4 Ea Hđing 80 08 82 01
5 Quảng Hiệp 90 09 92 01
6 Ea Mđróh 60 06 62 01
7 Ea Mnang 70 07 72 01
8 Cư Suê 90 09 93 01
9 Ea Pốk 120 12 123 01
10 Quảng Tiến 60 06 63 01
11 Ea Đrơng 110 11 113 01
12 Cuôr Đăng 100 10 103 01
13 Cư DliêMnông 80 08 83 01
14 Ea Tul 100 10 103 01
15 Ea Kpam 60 06 62 01
16 Quảng Phú 130 13 132 01
17 Cư M’gar 70 07 72 01

Báo cáo thực tế nhóm 2 – CNDDK2019


73

Phụ lục 4: Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin Phụ lục 5: Bảng kiểm trước tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 COVID-19 đối với trẻ em

Báo cáo thực tế nhóm 2 – CNDDK2019


74

Phụ lục 6: Hướng dẫn theo dõi sức khỏe cho trẻ sau tiêm chủng

Phụ lục 7: Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19

Báo cáo thực tế nhóm 2 – CNDDK2019


75

PHẦN 6  BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐIỀU TRA MẪU MỘT VẤN ĐỀ SỨC
KHOẺ CHO CỘNG ĐỒNG
I. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CƯ M’GAR BẢNG CÂU HỎI SF-36


Mã số: _/_/_/_
TRẠM Y TẾ XÃ.........................

Họ tên : ......................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ:...................................................................................................
Ngày đánh giá: ............................................................................................................
A THÔNG TIN CHUNG:
A1.Tuổi : .....................................................................................................................
A2. Giới :.....................................................................................................................
A3. Nghề nghiệp:.........................................................................................................
A4. Dân tộc:.................................................................................................................
A5.Trình độ học vấn:...................................................................................................
A6.Tình trạng hôn nhân:..............................................................................................
A7.Thu nhập bình quân:..............................................................................................
A8.Bệnh hiện mắc:......................................................................................................
A9: Chiều cao: ...........................Cân nặng:....................................BMI:...................
A10: Tập thể dục:.....h/ngày, ....ngày/tuần ; A11: Làm việc: ....h/ngày,
....ngày/tuần
A12: Sự quan tâm của người thân đến sức khỏe của bản thân:...................................
B KHẢO SÁT VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
I/ Tình trạng sức khỏe chung:
1- Một cách tổng quát, ông (bà) có thể nói sức khỏe của ông (bà) là:
□Tuyệt vời □Rất tốt □Tốt □Kém □Quá kém
2- So với một năm trước, ông (bà) cảm giác sức khỏe như thế nào?
□Tốt hơn nhiều so với một năm trước □Tốt hơn so với một năm trước □Tương tự
nhau
□Xấu hơn so với một năm trước □Xấu hơn nhiều so với một năm trước
II/ Giới hạn hoạt động
Những câu hỏi sau đánh giá về các hoạt động ông (bà) có thể thực hiện trong suốt
một ngày bình thường. Ông (bà) có cảm thấy bị giới hạn về hoạt động không? Nếu
có thì ở mức độ như thế nào?
3- Những hoạt động mạnh mẽ, như chạy, nâng một vật nặng, hay những môn
thể thao đòi hỏi sự gắng sức
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
4- Những hoạt động vừa phải, như di chuyển một cái bàn, chơi bowling, chơi golf
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
5- Nâng hay di chuyển hàng hóa văn phòng phẩm
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
6- Đi lên nhiều bậc cầu thang
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
76

7- Đi lên một bậc cầu thang


□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
8- Uốn xoay, quỳ hay cúi xuống
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
9- Đi bộ hơn một dặm (1 dặm = 1.609m)
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
10- Đi bộ nhiều chặng
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
11- Đi bộ một chặng
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
12- Tự tắm hay mặc quần áo
□Có, giới hạn nhiều □Có, giới hạn ít □Không giới hạn gì.
III/ Những hạn chế về sức khỏe thể lực
Trong 4 tuần vừa qua, ông (bà) có vấn đề liên quan đến công việc hay những hoạt
động thường ngày khác của ông (bà) hay không liên quan đến sức khỏe thể lực?
13- Cắt giảm một số lượng lớn thời gian cho công việc hay các hoạt động khác
□Có □Không
14- Hoàn thành ít hơn sự mong muốn
□Có □Không
15- Giới hạn trong loại công việc hay loại hoạt động khác
□Có □Không
16- Có khó khăn để thực hiện công việc hay hoạt động khác (ví dụ: đòi hỏi sự
nỗ lực tối đa)
□Có □Không
IV/ Vấn đề về sức khỏe dễ xúc động
Trong 4 tuần vừa qua, ông (bà) có vấn đề liên quan đến công việc hay những hoạt
động thường ngày khác của ông (bà) hay không liên quan đến vấn đề cảm xúc (ví
dụ như chán nản hay lo âu)?
17- Cắt giảm một số lượng lớn thời gian cho công việc hay các hoạt động khác
□Có □Không
18- Hoàn thành ít hơn sự mong muốn
□Có □Không
19- Không thể thực hiện công việc cẩn thận như thường
□Có □Không
V/ Hoạt động xã hội
20- Vấn đề cảm xúc gây trở ngại với hoạt động xã hội bình thường với gia
đình, ông (bà) bè, hàng xóm hay đồng nghiệp?
□Hoàn toàn không □Nhẹ □Không nhiều lắm □Nghiêm trọng □Rất nghiêm trọng
VI/ Đau
21- Mức độ đau cơ thể của ông (bà) trong 4 tuần vừa qua?
□Không □Rất nhẹ □Nhẹ □Vừa phải □Nghiêm trọng □Rất nghiêm trọng
22- Trong 4 tuần qua, ông (bà) có đau gây trở ngại đến công việc hàng ngày
(bao gồm công việc bên ngoài xã hội và công việc nhà)?
□Không □Một ít □Vừa phải □Hơi nhiều □Cực kỳ
77

VII/ Sinh lực và cảm xúc


Những câu hỏi này đánh giá ông (bà) cảm thấy như thế nào và những việc đã xảy ra
với ông (bà) trong suốt 4 tuần vừa qua. Với mỗi câu hỏi xin vui lòng trả lời theo
cách mà ông (bà) đã từng cảm giác.
23- Ông (bà) có cảm thấy tràn đầy hăng hái ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
24- Ông (bà) có từng có bị kích thích không ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
25- Ông (bà) có từng cảm thấy buồn chán tột cùng đến nỗi không có gì có thể
làm ông (bà) phấn chấn lên ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
26- Ông (bà) có cảm giác bình tĩnh và yên bình ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
27- Ông (bà) đã có rất nhiều sinh lực ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
28- Ông (bà) đã có cảm giác nản chí và buồn chán ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
29- Ông (bà) đã có cảm giác kiệt sức ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
30- Ông (bà) đã từng hạnh phúc ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
31- Ông (bà) đã cảm thấy mỏi mệt ?
□Suốt thời gian □Hầu hết thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít
thời gian □Không
VIII/ Hoạt động xã hội
32- Trong suốt 4 tuần qua, bao nhiêu thời gian về vấn đề sức khỏe thể lực và
cảm xúc gây trở ngại đến những hoạt động xã hội của ông (bà) (ví dụ như thăm
bạn bè, mối quan hệ...) ?
□Suốt thời gian □Phần lớn thời gian □Thỉnh thoảng □Một ít thời gian □Không
IX/ Sức khỏe chung
33- Tôi cảm giác dễ bị bệnh hơn một ít so với người khác
□Hoàn toàn đúng □Thường là đúng □Không biết □Thường sai □Hoàn toàn sai
34- Tôi khỏe như một số người mà tôi biết
□Hoàn toàn đúng □Thường là đúng □Không biết □Thường sai □Hoàn toàn sai
35- Tôi cảm thấy sức khỏe của tôi xấu hơn
□Hoàn toàn đúng □Thường là đúng □Không biết □Thường sai □Hoàn toàn sai
78

36- Sức khỏe của tôi là tuyệt vời


□Hoàn toàn đúng □Thường là đúng □Không biết □Thường sai □Hoàn toàn sai

II. ĐÁP ÁN PHIẾU KHẢO SÁT

A THÔNG TIN CHUNG:

Câu hỏi Mã Giá trị


hóa
A1.Tuổi A1 1: 18-25
2: 26-49
3:50-69
4: từ 70 trở lên
A2. Giới A2 1: Nam
2: Nữ
A3. Nghề nghiệp A3 1: Làm nông
2: Công chức
3: Buôn bán
4: Nội trợ
5: Lao động tự do
6: Khác (ghi rõ)
A4. Dân tộc A4 1: Kinh
2: Ê Đê
3: Tày
4: Nùng
5: Khác(ghi rõ)
A5.Trình độ học vấn A5 1: Mù chữ
2: Tiểu học
3: THCS
4: THPT
5: Trung cấp, cao đẳng
6: Đại học, sau đại học
A6.Tình trạng hôn nhân A6 1: Kết hôn
2: Chưa kết hôn, độc thân
3:Ly hôn, góa bụa
A7.Thu nhập bình quân A7 1: Dưới 3 triệu/tháng
2: 3-5 triệu/tháng
3: Trên 5 triệu/tháng
A8.Bệnh hiện mắc A8 0: Không mắc bệnh mạn tính
1: Cao huyết áp
2: Suy tim
3: Phổi mạn tính
79

4: Đột quỵ não


5: Viêm dạ dày
6: Khác(Ghi rõ)
7: Mắc nhiều bệnh
A9: BMI A9 1: Dưới 18
2: 18-25
3: 26-30
3: Trên 30
A10.1 : Tập thể dục: h/ngày A10.1 0: không tập
1: dưới 30 phút
2: 30 phút-1h
3: trên 1h
A10.2 : Tập thể dục: ngày/tuần A10.2 0: Không tập
1: Dưới 2 ngày
2: 2-5 ngày
3: Trên 5 ngày
A11.1: Làm việc: h/ngày A11.1 0: Không làm việc
1: Dưới 1h
2: 1h-6h
3: Trên 6h
A11.2 Làm việc: ngày/tuần A11.2 0: Không làm việc
1: Dưới 2 ngày
2: 2-5 ngày
3: Trên 5 ngày
A12: Sự quan tâm của người thân A12 1: Có
đến sức khỏe của bản thân 0: Không
B KHẢO SÁT VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
Câu hỏi Mã GIÁ TRỊ BIẾN SỐ Chấm điểm
hóa
I/ Tình trạng sức khỏe chung:

37- Một cách tổng B1 1: Tuyệt vời 1=100


quát, ông (bà) 2: Rất tốt 2=75
có thể nói sức 3: Tốt 3=50
khỏe của ông 4: Kém 4=25
(bà) là: 5: Quá kém 5=0

38- So với một năm B2 1. Tốt hơn nhiều so với 1=100


trước, ông (bà) một năm trước 2=75
cảm giác sức 2. Tốt hơn so với một 3=50
khỏe như thế năm trước 4=25
nào? 3. Tương tự nhau 5=0
4. Xấu hơn so với một
80

năm trước
5. Xấu hơn nhiều so với
một năm trước

II/ Giới hạn hoạt động

39- Những B3 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


hoạt động 2. Có, giới hạn ít 2=50
mạnh mẽ, 3. Không giới hạn gì. 3=100
như chạy,
nâng một vật
nặng, hay
những môn
thể thao đòi
hỏi sự gắng
sức

40- Những hoạt B4 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


động vừa phải, 2. Có, giới hạn ít 2=50
như di chuyển 3. Không giới hạn gì. 3=100
một cái bàn,
chơi bowling,
chơi golf

41- Nâng hay di B5 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


chuyển hàng 2. Có, giới hạn ít 2=50
hóa văn phòng 3. Không giới hạn gì. 3=100
phẩm

42- Đi lên nhiều B6 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


bậc cầu thang 2. Có, giới hạn ít 2=50
3. Không giới hạn gì. 3=100

43- Đi lên một bậc B7 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


cầu thang 2. Có, giới hạn ít 2=50
3. Không giới hạn gì. 3=100

44- Uốn xoay, quỳ B8 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


hay cúi xuống 2. Có, giới hạn ít 2=50
3. Không giới hạn gì. 3=100

45- Đi bộ hơn một B9 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


81

dặm (1 dặm = 2. Có, giới hạn ít 2=50


1.609m) 3. Không giới hạn gì. 3=100

46- Đi bộ nhiều B10 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


chặng 2. Có, giới hạn ít 2=50
3. Không giới hạn gì. 3=100

47- Đi bộ một B11 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


chặng 2. Có, giới hạn ít 2=50
3. Không giới hạn gì. 3=100

48- Tự tắm hay B12 1. Có, giới hạn nhiều 1=0


mặc quần áo 2. Có, giới hạn ít 2=50
3. Không giới hạn gì. 3=100

III/ Những hạn chế về sức khỏe thể lực

49- Cắt giảm một B13 1: Có 1=0


số lượng lớn 2: Không 2=100
thời gian cho
công việc hay
các hoạt động
khác

50- Hoàn thành ít B14 1: Có 1=0


hơn sự mong 2: Không 2=100
muốn

51- Giới hạn B15 1: Có 1=0


trong loại 2: Không 2=100
công việc hay
loại hoạt động
khác

B16 1: Có 1=0
52- Có khó 2: Không 2=100
khăn để thực
hiện công việc
hay hoạt động
khác (ví dụ:
đòi hỏi sự nỗ
lực tối đa)
82

IV/ Vấn đề về sức khỏe dễ xúc động

53- Cắt giảm một B17 1: Có 1=0


số lượng lớn 2: Không 2=100
thời gian cho
công việc hay
các hoạt động
khác

54- Hoàn thành ít B18 1: Có 1=0


hơn sự mong 2: Không 2=100
muốn

55- Không thể B19 1: Có 1=0


thực hiện 2: Không 2=100
công việc cẩn
thận như
thường

V/ Hoạt động xã hội

56- Vấn đề B20 1. Hoàn toàn không 1=100


cảm xúc gây 2. Nhẹ 2=75
trở ngại với 3. Không nhiều lắm 3=50
hoạt động xã 4. Nghiêm trọng 4=25
hội bình 5. Rất nghiêm trọng 5=0
thường với
gia đình, ông
(bà) bè, hàng
xóm hay
đồng nghiệp?

VI/ Đau

57- Mức độ đau B21 1. Không 1=100


cơ thể của 2. Rất nhẹ 2=80
ông (bà) trong 3. Nhẹ 3=60
4 tuần vừa 4. Vừa phải 4=40
qua? 5. Nghiêm trọng 5=20
6. Rất nghiêm trọng 6=0
83

58- Trong 4 B22 1. Không 1=100


tuần qua, ông 2. Một ít 2=75
(bà) có đau gây 3. Vừa phải 3=50
trở ngại đến 4. Hơi nhiều 4=25
công việc hàng 5. Cực kỳ 5=0
ngày (bao gồm
công việc bên
ngoài xã hội và
công việc nhà)?

VII/ Sinh lực và cảm xúc

59- Ông (bà) có B23 1. Suốt thời gian 1=100


cảm thấy tràn 2. Hầu hết thời gian 2=80
đầy hăng hái 3. Phần lớn thời gian 3=60
? 4. Thỉnh thoảng 4=40
5. Một ít thời gian 5=20
6. Không 6=0

60- Ông (bà) có B24 1. Suốt thời gian 1=0


từng có bị 2. Hầu hết thời gian 2=20
kích thích 3. Phần lớn thời gian 3=40
không ? 4. Thỉnh thoảng 4=60
5. Một ít thời gian 5=80
6. Không 6=100

61- Ông (bà) có B25 1. Suốt thời gian 1=0


từng cảm thấy 2. Hầu hết thời gian 2=20
buồn chán tột 3. Phần lớn thời gian 3=40
cùng đến nỗi 4. Thỉnh thoảng 4=60
không có gì có 5. Một ít thời gian 5=80
thể làm ông 6. Không 6=100
(bà) phấn chấn
lên ?

62- Ông (bà) có B26 1. Suốt thời gian 1=100


cảm giác bình 2. Hầu hết thời gian 2=80
tĩnh và yên 3. Phần lớn thời gian 3=60
bình ? 4. Thỉnh thoảng 4=40
5. Một ít thời gian 5=20
6. Không 6=0

63- Ông (bà) đã B27 1. Suốt thời gian 1=100


84

có rất nhiều 2. Hầu hết thời gian 2=80


sinh lực ? 3. Phần lớn thời gian 3=60
4. Thỉnh thoảng 4=40
5. Một ít thời gian 5=20
6. Không 6=0

64- Ông (bà) đã B28 1. Suốt thời gian 1=0


có cảm giác 2. Hầu hết thời gian 2=20
nản chí và 3. Phần lớn thời gian 3=40
buồn chán ? 4. Thỉnh thoảng 4=60
5. Một ít thời gian 5=80
6. Không 6=100

65- Ông (bà) đã B29 1. Suốt thời gian 1=0


có cảm giác 2. Hầu hết thời gian 2=20
kiệt sức ? 3. Phần lớn thời gian 3=40
4. Thỉnh thoảng 4=60
5. Một ít thời gian 5=80
6. Không 6=100

66- Ông (bà) đã B30 1. Suốt thời gian 1=100


từng hạnh 2. Hầu hết thời gian 2=80
phúc ? 3. Phần lớn thời gian 3=60
4. Thỉnh thoảng 4=40
5. Một ít thời gian 5=20
6. Không 6=0

67- Ông (bà) đã B31 1. Suốt thời gian 1=0


cảm thấy mỏi 2. Hầu hết thời gian 2=20
mệt ? 3. Phần lớn thời gian 3=40
4. Thỉnh thoảng 4=60
5. Một ít thời gian 5=80
6. Không 6=100

VIII/ Hoạt động xã hội

68- Trong suốt B32 1. Suốt thời gian 1=0


4 tuần qua, bao 2. Phần lớn thời gian 2=25
nhiêu thời gian 3. Thỉnh thoảng 3=50
về vấn đề sức 4. Một ít thời gian 4=75
khỏe thể lực và 5. Không 5=100
cảm xúc gây trở
ngại đến những
85

hoạt động xã
hội của ông
(bà) (ví dụ như
thăm bạn bè,
mối quan
hệ...) ?

IX/ Sức khỏe chung

69- Tôi cảm giác B33 1. Hoàn toàn đúng 1=0


dễ bị bệnh 2. Thường là đúng 2=25
hơn một ít so 3. Không biết 3=50
với người 4. Thường sai 4=75
khác 5. Hoàn toàn sai 5=100

70- Tôi khỏe như B34 1. Hoàn toàn đúng 1=100
một số người 2. Thường là đúng 2=75
mà tôi biết 3. Không biết 3=50
4. Thường sai 4=25
5. Hoàn toàn sai 5=0

71- Tôi cảm thấy B35 1. Hoàn toàn đúng 1=0


sức khỏe của 2. Thường là đúng 2=25
tôi xấu hơn 3. Không biết 3=50
4. Thường sai 4=75
5. Hoàn toàn sai 5=100

72- Sức khỏe của B36 1. Hoàn toàn đúng 1=100


tôi là tuyệt vời 2. Thường là đúng 2=75
3. Không biết 3=50
4. Thường sai 4=25
5. Hoàn toàn sai 5=0
86
87
88

III. THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT


Bảng B1:

CÂU HỎI Số lượng Tỉ lệ


(người) (%)
1. Tuổi 18 - 25 3 3
26 - 49 68 68
50 - 69 24 24
70 trở lên 5 5
2. Giới tính Nam 44 44
Nữ 56 56
3. Nghề nghiệp Làm nông 46 46
Công chức 19 19
Buôn bán 20 20
Nội trợ 1 1
Lao động tự do 8 8
Khác 6 6
4. Dân tộc Kinh 100 100
Ê đê 0 0
Tày 0 0
Nùng 0 0
Khác 0 0
5. Trình độ học vấn Mù chữ 0 0
Tiểu học 8 8
THCS 31 31
THPT 42 42
Trung cấp, cao đẳng 7 7
Đại học, sau Đại học 12 12
6. Tình trạng hôn nhân Kết hôn 91 91
Chưa kết hôn, độc thân 9 9
Ly hôn, góa bụa 0 0
7. Thu nhập bình quân Dưới 3 triệu/tháng 20 20
3 - 5 triệu/tháng 15 15
Trên 5 triệu/tháng 65 65
8. Bệnh hiện mắc Không mắc bệnh 68 68
Tăng huyết áp 16 16
Suy tim 2 2
Phổi mãn tính 0 0
Đột quỵ não 0 0
Viêm dạ dày 1 1
Khác 13 13
Mắc nhiều bệnh 0 0
9. BMI Dưới 18 5 5
89

18 - 25 92 92
26 - 30 3 3
Trên 30 0 0
10.1. Tập thể dục: Không tập 40 40
h/tuần Dưới 30 phút 0 0
30p đến 1h 46 46
Trên 1h 14 14
10.2. Tập thể dục: Không tập 41 41
ngày/tuần Dưới 2 ngày 1 1
2 - 5 ngày 23 23
Trên 5 ngày 35 35
11.1. Làm việc: h/ngày Không làm việc 2 2
Dưới 1h 0 0
1 - 6h 14 14
Trên 6h 84 84
11.2. Làm việc: Không làm việc 2 2
ngày/tuần. Dưới 2 ngày 0 0
2 - 5 ngày 12 12
Trên 5 ngày 86 86
12. Sự quan tâm của Có 88 88
người thân đến sức Không 12 12
khỏe của bản thân

Bảng 2

CÂU HỎI SỐ TỈ LỆ
LƯỢNG (%)
B1 Tuyệt vời 1 1
Rất tốt 11 11
Tốt 67 67
Kém 21 21
Quá kém 1 1
B2 Tốt hơn nhiều so với một năm trước 9 9
Tốt hơn so với một năm trước 27 27
Tương tự nhau 40 40
Xấu hơn so với một năm trước 24 24
Xấu hơn nhiều so với một năm trước 0 0
B3 Có, giới hạn nhiều 10 10
Có, giới hạn ít 35 35
Không giới hạn gì 55 55
B4 Có, giới hạn nhiều 4 4
Có, giới hạn ít 27 27
90

Không giới hạn gì 69 69


B5 Có, giới hạn nhiều 4 4
Có, giới hạn ít 18 18
Không giới hạn gì 78 78
B6 Có, giới hạn nhiều 4 4
Có, giới hạn ít 24 24
Không giới hạn gì 72 72
B7 Có, giới hạn nhiều 5 5
Có, giới hạn ít 14 14
Không giới hạn gì 81 81
B8 Có, giới hạn nhiều 6 6
Có, giới hạn ít 17 17
Không giới hạn gì 77 77
B9 Có, giới hạn nhiều 5 5
Có, giới hạn ít 27 27
Không giới hạn gì 68 68
B10 Có, giới hạn nhiều 8 8
Có, giới hạn ít 30 30
Không giới hạn gì 62 62
B11 Có, giới hạn nhiều 2 2
Có, giới hạn ít 26 26
Không giới hạn gì 72 72
B12 Có, giới hạn nhiều 2 2
Có, giới hạn ít 8 8
Không giới hạn gì 90 90
B13 Có 27 27
Không 73 73
B14 Có 26 26
Không 74 74
B15 Có 27 27
Không 73 73
B16 Có 29 29
Không 71 71
B17 Có 21 21
Không 79 79
B18 Có 20 20
Không 80 80
B19 Có 23 23
Không 77 77
B20 Hoàn toàn không 33 33
Nhẹ 22 22
Không nhiều lắm 45 45
91

Nghiêm trọng 0 0
Rất nghiêm trọng 0 0
B21 Không 37 37
Rất nhẹ 13 13
Nhẹ 18 18
Vừa phải 32 32
Nghiêm trọng 0 0
Rất nghiêm trọng 0 0
B22 Không 40 40
Một ít 28 28
Vừa phải 29 29
Hơi nhiều 2 2
Cực kì 1 1
B23 Suốt thời gian 6 6
Hầu hết thời gian 7 7
Phần lớn thời gian 33 33
Thỉnh thoảng 49 49
Một ít thời gian 5 5
Không 0 0
B24 Suốt thời gian 0 0
Hầu hết thời gian 1 1
Phần lớn thời gian 3 3
Thỉnh thoảng 50 50
Một ít thời gian 23 23
Không 23 23
B25 Suốt thời gian 0 0
Hầu hết thời gian 0 0
Phần lớn thời gian 4 4
Thỉnh thoảng 48 48
Một ít thời gian 25 25
Không 23 23
B26 Suốt thời gian 3 3
Hầu hết thời gian 3 3
Phần lớn thời gian 22 22
Thỉnh thoảng 55 55
Một ít thời gian 3 3
Không 14 14
B27 Suốt thời gian 0 0
Hầu hết thời gian 5 5
Phần lớn thời gian 23 23
Thỉnh thoảng 25 25
Một ít thời gian 16 16
92

Không 21 21
B28 Suốt thời gian 0 0
Hầu hết thời gian 0 0
Phần lớn thời gian 7 7
Thỉnh thoảng 39 39
Một ít thời gian 28 28
Không 26 26
B29 Suốt thời gian 0 0
Hầu hết thời gian 0 0
Phần lớn thời gian 9 9
Thỉnh thoảng 35 35
Một ít thời gian 29 29
Không 27 27
B30 Suốt thời gian 1 1
Hầu hết thời gian 9 9
Phần lớn thời gian 37 37
Thỉnh thoảng 31 31
Một ít thời gian 6 6
Không 16 16
B31 Suốt thời gian 0 0
Hầu hết thời gian 0 0
Phần lớn thời gian 11 11
Thỉnh thoảng 50 50
Một ít thời gian 25 25
Không 14 14
B32 Suốt thời gian 0 0
Phần lớn thời gian 2 2
Thỉnh thoảng 57 57
Một ít thời gian 19 19
Không 22 22
B33 Hoàn toàn đúng 0 0
Thường là đúng 22 22
Không biết 47 47
Thường sai 27 27
Hoàn toàn sai 4 4
B34 Hoàn toàn đúng 0 0
Thường là đúng 33 33
Không biết 48 48
Thường sai 17 17
Hoàn toàn sai 2 2
B35 Hoàn toàn đúng 1 1
Thường là đúng 26 26
93

Không biết 43 43
Thường sai 26 26
Hoàn toàn sai 4 4
B36 Hoàn toàn đúng 2 2
Thường là đúng 28 28
Không biết 48 48
Thường sai 19 19
Hoàn toàn sai 33 33
Bảng 3:

LĨNH VỰC TRUNG TỈ LỆ


BÌNH (%)
1. Hoạt động thể lực 82,56 15%
2. Các hạn chế do sức khỏe thể lực 78,5 14,25%
3. Các hạn chế do dễ xúc động 76,67 13,92%
4. Sinh lực 57,6 10,46%
5. Sức khỏe tinh thần 63,68 11,56%
6. Hoạt động xã hội 67,625 12,28%
7. Cảm giác đau 72,75 13,21%
8. Sức khỏe chung 51,35 9,32%
TỔNG 550,735 100%
Bảng 4:

XẾP LOẠI SỐ LƯỢNG TỈ LỆ


1. Tốt 46 56%
2. Khá 37 37%
3. Trung bình 17 17%
4. Kém 0 0%
94

Tỉ lệ
100
90
80
70
60
Tỉ lệ
50
40
30
20
10
0
Tốt Khá Trung bình Kém

Nhận xét:
- Đa số người dân xã Quảng Tiến có điểm chất lượng cuộc sống Tốt chiếm
56%. Có 37% người dân có điểm chất lượng cuộc sống Khá và 17% có điểm
chất lượng cuộc sống kém.

NAM NỮ
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tốt 24 54,54% 22 39,29%
Khá 10 22,73% 27 48,21%
Trung bình 10 22,73% 7 12,5%
Kém 0 0 0 0
TỔNG 44 100% 56 100%
Nhận xét:
- Nam có điểm chất lượng cuộc sống cao hơn Nữ vì có sức khỏe tốt hơn, được
tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội sâu rộng hơn so với Nữ.
 NHẬN XÉT CHUNG:
- Người dân không tập thể dục chiếm tỉ lệ khá cao vì đa số người dân ở đây làm
nghề nông, công việc mang tính chất nặng nhọc.
- Tỉ lệ người dân mắc bệnh Tăng huyết áp là 16%, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất
cả các bệnh vì thói quen ăn mặn, sử dụng chất kích thích.
 KHUYẾN CÁO:
- Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe với trọng tâm là các
nội dung phòng bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý; phổ biến các kiến
thức liên quan tới s ức khỏe, lối sống, chăm sóc cho người dân.
95

- Chính quyền và các ban ngành, xã hội cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho
người dân và những người không có nguồn thu nhập.
- Khuyến khích người dân rèn luyện sức khỏe và học cách tự chăm sóc sức
khỏe bản thân
- Tích cực tham gia các hoạt động gia đình, tăng cường giao tiếp và tham gia
sinh hoạt xã hội.

PHẦN 7: BÁO CÁO CAN THIỆP VẤN ĐỀ CỘNG ĐỒNG (GDSK)


I. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
96

1. Rối loạn tiền đình là gì?


- Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có
vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động,
phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...
- Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền
đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng
não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này
khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa
mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này lặp đi lặp lại
nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc
sống và khả năng lao động của người bệnh.
2. Phân loại
Có hai loại rối loạn tiền đình là:
2.1. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên
Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ bệnh
nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa
số mọi người hay mắc nhóm bệnh này
2.2. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não.
Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy nhóm bệnh này thường
nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.
3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình là gì?
3.1. Nguyên nhân tiền đình ngoại biên
Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậu, quai bị (chiếm khoảng
5% các trường hợp), gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt xuất hiện đột
ngột, kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội
chứng Meniere).
Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp...
Các nhóm nguyên nhân khác:
97

 Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong


 Viêm tai giữa cấp và mạn
 Dị dạng tai trong.
 Chấn thương vùng tai trong
 U dây thần kinh số VIII
 Sỏi nhĩ.
 Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin...); rượu, ma
túy
 Say tàu xe
 Nhãn cầu: Nhìn đôi
3.2. Nguyên nhân tiền đình trung ương
 Thiểu năng tuần hoàn sống nền;
 Hạ huyết áp tư thế;
 Hội chứng Wallenberg;
 Nhồi máu tiểu não;
 Xơ cứng rải rác;
 U tiểu não...
 Nhức đầu Migraine.
 Bệnh Parkinson;
 Giang mai thần kinh,
3.3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình như:
 Tuổi tác: Bất cứ ai dù ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình nhưng
người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Ước tính cứ 100 người trên
40 tuổi trở lên thì có khoảng 35 người mắc bệnh rối loạn tiền đình.
 Tiền sử bị chóng mặt: Những người đã từng bị chóng mặt có nhiều khả năng bị
choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng... trong tương lai. Tăng nguy cơ bị bệnh rối
loạn tiền đình.
98

 Lưu ý: Khi có những dấu hiệu rối loạn tiền đình kể trên hoặc bất cứ những thay đổi
bất thường của cơ thể bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ thăm khám,
chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
4. Dấu hiệu rối loạn tiền đình
Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau.
4.1. Hội chứng tiền đình ngoại vi
Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh nhân hay ngược lại.
Biểu hiện rõ nhất thường là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi
xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
 Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng,
đứng không vững
 Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng
 Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ù tai phải đến khám sớm và
điều trị tích cực. Nếu điều trị muộn bệnh để lại di chứng giảm thính lực (giảm sức
nghe), hoặc điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu.. trong tai, đặc biệt về đêm.
 nhãn cầu rung giật.
 Buồn nôn hoặc nôn
 Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung
 Hạ huyết áp
4.2. Hội chứng tiền đình trung ương
 Chóng mặt: Bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh
như trên sóng.
 Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém
 Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.
 Dáng đi như người say rượu, bệnh nhân thường không đi theo một đường thẳng,
hay đi hình zic zắc.
 Mất phối hợp động tác: Bệnh nhân không thể làm chính xác động tác ví dụ như: lật
xấp bàn tay, ngón tay chỉ mũi...
99

 Đôi khi có thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm như âm “Ô”.
5. Các biến chứng nguy hiểm
Rối loạn tiền đình có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
5.1. Dễ trầm cảm
Căn bệnh trầm cảm đang ngày càng phổ biến, một trong những nguyên nhân chính là
do khi mắc phải, đa số người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, không thể đứng
vững và sinh hoạt khó khăn, điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lạc lõng.
5.2. Dễ bị té ngã
Khi cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng khi bệnh tái phát đột ngột ở nhất là lúc
thức dậy vào buổi đêm, đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên
cao, có thể khiến họ gây ra tai nạn nguy hiểm cho chính bản thân và cả những người
xung quanh.
5.3. Nguy cơ đột quỵ, tai biến
6. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và
chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng những cách
đơn giản sau:
 Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý
 Giảm căng thẳng lo lắng
 Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy
chóng mặt
 Uống đủ nước mỗi ngày
 Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
 Đối với những người bị rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng
đầu cổ.
 Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá
nhanh
 Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và
điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
100

II. TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN:


101

PHẦN 8: PHỤ LỤC

PHẦN 9: MỘT SỐ HÌNH ẢNH

H1 - H2: Hình ảnh trạm y tế xã Quảng Tiến


102

Hình 3 Hình 4

Hình 5

H3 - H4 - H5: Hình ảnh nhóm hỗ trợ tiêm vaccin covid 19 đợt 33


103

Hình 6 Hình 7

Hình 8 Hình 9

H6 - H7 - H8 - H9: Hình ảnh nhóm đi khảo sát chất lượng cuộc sống của người dân.
104

Hình 10

Hình 11
105

Hình 12 Hình 13

H10 - H11 - H12 - H13: Hình ảnh nhóm tham gia Tọa đàm Kỉ niệm 68 năm ngày
Thầy Thuốc Việt Nam 27.02

Hình 14: Hình ảnh nhóm nhập dữ liệu thông tin của người dân tiêm vaccin covid 19
106

Hình 15: Hình ảnh nhóm sinh viên ngày đầu đến trạm Y tế

Hình 16: Hình ảnh nhóm sinh viên làm bài tập nhóm tại trạm.

You might also like