You are on page 1of 56

Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÀI PHÚC TRÌNH


THỰC TẬP TẾ CƠ SỞ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
(MSHP: CS304)
Nhóm: N01

Giảng viên hướng dẫn:


Trần Vũ Phương

CẦN THƠ, 06/2023


Trang 0
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC....................................................................................................................1
Thông Tin Sinh Viên.................................................................................................. 3
I. PHẦN GIỚI THIỆU............................................................................................... 5
1. Giới thiệu về học phần........................................................................................... 5
2. Giới thiệu về chuyến đi thực tế..............................................................................6
3. Hình ảnh của thành viên trong nhóm.................................................................. 7
4. Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm...................................... 7
II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................ 8
1. Viện cây ăn quả Miền Nam................................................................................... 8
1.1 Thời gian...............................................................................................................8
1.2 Địa chỉ...................................................................................................................8
1.3 Nội dung học tập.................................................................................................. 8
1.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 12
2. Trại rắn Đồng Tâm...............................................................................................13
2.1 Thời gian.............................................................................................................13
2.2 Địa chỉ.................................................................................................................13
2.3 Nội dung học tập................................................................................................ 13
2.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 19
3. Nhà máy Ajinomoto..............................................................................................20
3.1 Thời gian.............................................................................................................20
3.2 Địa chỉ.................................................................................................................20
3.3 Nội dung học tập................................................................................................ 20
3.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 28
4. Trang trại nho Ba Mọi......................................................................................... 28
4.1 Thời gian.............................................................................................................28
4.2 Địa chỉ.................................................................................................................28
4.3 Nội dung học tập................................................................................................ 29
4.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 34
Trang 1
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

5. Viện Hải Dương Học Nha Trang........................................................................ 35


5.1 Thời gian.............................................................................................................35
5.2 Địa chỉ.................................................................................................................35
5.3 Nội dung học tập................................................................................................ 35
5.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 40
6. Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng........................................ 41
6.1 Thời gian.............................................................................................................41
6.2 Địa chỉ.................................................................................................................41
6.3 Nội dung học tập................................................................................................ 41
6.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 45
7. Công ty TNHH trà artiso & rượu vang Vĩnh Tiến...........................................46
7.1 Thời gian.............................................................................................................46
7.2 Địa chỉ.................................................................................................................46
4.2 Nội dung học tập................................................................................................ 46
4.3 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 50
8. Bảo tàng Lâm Đồng................................................................................................51
8.1 Thời gian.............................................................................................................51
8.2 Địa chỉ.................................................................................................................51
8.3 Nội dung học tập................................................................................................ 51
8.4 Nhận thức của sinh viên..................................................................................... 54
III. PHẦN TỔNG KẾT............................................................................................44

Trang 2
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

THÔNG TIN SINH VIÊN


TT Thông tin sinh viên Hình sinh viên
1 Họ tên: Ngô Minh Toàn
MSSV: B2102132
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0862248921

2 Họ tên: Nguyễn Thị Hương Lan


MSSV: B2102058
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0394443262

3 Họ tên: Trần Quỳnh Như


MSSV: B2102097
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0939033433

4 Họ tên: Bùi Thị Cẩm Tú


MSSV: B2102144
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0356570311

Trang 3
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

TT Thông tin sinh viên Hình sinh viên

5 Họ tên: Nguyễn Đức Triều Minh


MSSV: B2102067
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0902819525

6 Họ tên: Nguyễn Lý Minh Đăng


MSSV: B2102029
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0886844176

7 Họ tên: Lê Quốc Trung


MSSV: B2102141
Mã Lớp: DA2166A1
Số ĐT: 0939573146

Trang 4
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

I. PHẦN GIỚI THIỆU


1. Giới thiệu về học phần (mục đích...)
- Thực tế cơ sở (chuyên ngành công nghệ sinh học) là môn học giúp cho sinh viên
học hỏi kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành mà mình đang quan tâm.
Trong suốt quá trình tham quan thực tế, sinh viên được giải đáp, hướng dẫn chỉ dạy tận
tình, cặn kẽ từ những người hướng dẫn chuyên môn về các quy trình sản xuất, các kỹ
thuật được áp dụng, những thành tựu và khảo sát tình hình thực tiễn của một số đơn vị
tiêu biểu như Viện nghiên cứu, các công ty, trung tâm kỹ thuật và các nhà máy…
- Mục đích và ý nghĩa của môn học.
Đối với nhà trường, các thầy cô lãnh đạo Viện Công Nghệ Sinh Học &
Thực Phẩm:
Tổ chức chuyến đi tham quan thực tế để giới thiệu và hướng dẫn cho sinh
viên các hoạt động thực tiễn của các cơ sở sản xuất, nhà máy, viện nghiên cứu, trao đổi
các thông tin và khảo sát các lĩnh vực thực tế liên quan đến ngành công nghệ sinh học
– vi sinh vật, từ đó sẽ liên hệ, so sánh, và cập nhật những kiến thức mới nhằm phục vụ
cho công tác giảng dạy ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.
Đối với sinh viên:
Trong quá trình tham quan, sinh viên phải có tinh thần học tập, trao đổi
kinh nghiệm, các làm việc hiệu quả ở các cơ sở, chủ động ghi chép những điều quan
trọng khi nghe để được trao dồi kiến thức và đặc ra câu hỏi cho vấn đề được nghe để
được giải đáp để tiếp thu thêm kiến thức mới lạ, nâng cao hiểu biết cho bản than.
Từ đó sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về những ứng dụng, lĩnh vực
trọng tâm của ngành, từ đó giúp định hướng việc làm tương lai dễ dàng và đúng đắng
hơn.
Nắm bắt, tiếp thu và mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, hiểu rõ hơn
về đa dạng hệ sinh thái động, thực vật. Có cái nhìn đúng đắn về các loài động vật, thực
vật mang lại ý nghĩa thực tiễn nhằm ứng dụng và phục vụ trong đời sống, y học.
Tiếp thu đặc trưng, những tinh hoa văn hoá, phong tục tập quán khi tham
quan, tìm hiểu về các công trình, địa điểm lịch sử văn hoá.
Qua các buổi sinh hoạt tập thể, vui chơi cộng đồng nhằm giúp sinh viên
hoàn thiện thêm các kỹ năng: kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giúp đỡ
nhau, tạo sự gắn bó đoàn kết giữa các sinh viên, hình thành lối sống tập thể văn minh.

Trang 5
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

2. Giới thiệu về chuyến đi thực tế (lịch trình cụ thể)


Ngày Thời Hoạt động – tên cơ quan Nội dung học tập
gian
4h30 Tập trung tại hội trường Rùa
5h00 Khởi hành tại cổng B, khu II, ĐHCT
Ăn sáng
- Lĩnh vực hoạt động.
7h50 Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền - Một số kỹ thuật được ứng dụng hiệu
Nam quả trong việc sản xuất giống.
29/05/2023 - Các hoạt động của trại.
(Thứ 2) 10h15 Trại rắn Đồng Tâm - 5 loại rắn đáng chú ý trong y học và
kinh tế - xã hội.
Ăn trưa
Nhận phòng: Khách sạn Công đoàn
Chiều Thanh Đa: Lô 5, cư xá Thanh Đa,
P27 Q. Bình Thạnh, TPHCM
30/05/2023 8h00 Tham quan nhà máy Ajinomoto Quy trình sản xuất, sản phẩm, công dụng
(Thứ 3) Chiều Về Khách sạn (tự do)
2h00 Khởi hành đi Nha Trang
Ăn sáng
31/05/2023 9h00 Trang trại nho Ba Mọi, Ninh Thuận - Quản lý tổ chức và hoạt động của cơ
(Thứ 4) sở
- Qui trình trồng nho
Ăn trưa
Nhận phòng: Nhà nghỉ Công Đoàn 22
Chiều Phạm Văn Đồng
- Các lĩnh vực hoạt động và lịch sử của
Viện
8h35 Viện Hải Dương Học Nha Trang - Sự đa dạng của sinh vật biển
01/06/2023 - Một nghiên cứu đang ứng dụng đáng
(Thứ 5) quan tâm của Viện
10h30 Pear Gem Ngọc Việt
Trưa Tham quan chợ Đầm
Chiều Về khách sạn (tự do)
9h39 Đi Đà Lạt, trên đường ghé Bến Lội
12h30 – Tham quan chùa Linh Phước
14h00 Dùng bữa trưa tại Chùa
02/06/2023 14h15 Vườn hoa Cẩm Tú Cầu, nấc thang
(Thứ 6) thiêng đường
16h00 Trung tâm giống và vật tư nông Qui trình sản xuất giống và kỹ thuật
nghiệp Lâm Đồng nuôi cấy mô
Chiều Nhận phòng: Khách sạn Thái Thanh
- Quản lí tổ chức và hoạt động của cty
8h45 Cty TNHH trà Artiso & Rượu vang - Qui trình sản xuất trà và rượu vang
03/06/2023 Vĩnh Tiến - Các sản phẩm của cty
(Thứ 7) 13h55 Bảo tang Lâm Đồng Sự đa dạng dinh học về động, thực vật
của tỉnh Lâm Đồng.
Chiều Về khách sạn (tự do)
4h00 Khởi hành từ Đà Lạt  Cần Thơ
04/06/2023 Ăn sáng

Trang 6
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

(Chủ Ăn trưa
nhật)

3. Kèm 1 hình của nhóm N01

4. Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm


TT MSSV Họ tên Sinh viên Nhiệm vụ Mức độ
hoàn
thành

1 B2102132 Ngô Minh Toàn Viện cây ăn quả miền nam 100%

2 B2102058 Nguyễn Thị Hương Lan Trại rắn Đồng Tâm 100%

3 B2102097 Trần Quỳnh Như Nhà máy Ajinomoto 100%

4 B2102144 Bùi Thị Cẩm Tú Trang trại nho Ba Mọi 100%

5 B2102067 Nguyễn Đức Triều Minh Viện Hải Dương Học Nha 100%
Trang

6 B2102029 Nguyễn Lý Minh Đăng Trung tâm giống và vật tư nông 100%
nghiệp Lâm Đồng

7 B2102141 Lê Quốc Trung Công ty Rượu Vang Vĩnh Tiến 100%

Bảo tàng Lâm Đồng

Trang 7
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

II. PHẦN NỘI DUNG


1. Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam
1.1. Thời gian (theo đúng thời gian thực tế đến và đi)
7g50 đến 9h50 ngày 29/05/2023
1.2. Địa chỉ
Trụ sở chính của Viện đóng tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
1.3. Nội dung học tập (theo yêu cầu nội dung học)
a) Giới thiệu
Viện cây ăn quả Miền Nam (viết tắt là SOFRI) được thủ tướng Chính Phủ Võ
Văn Kiệt ký quyết định thành lập số 116/QĐ – TTg, ngày 26/03/1994 với tên gọi
là Trung Tâm cây ăn quả Long Định, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15
tháng 4 năm 1994, Trung Tâm trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực
Phẩm.
Năm 1997, Trung Tâm cây ăn quả Long Định được nâng cấp và chuyển thành
Viện Nghiên Cứu cây ăn quả Miền Nam theo Quyết định số 1056/1997/QĐ – TTg
ký ngày 09/12/1997, trực thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn. Viện
Nghiên Cứu cây ăn quả Miền Nam được đổi tên thành Viện cây ăn quả Miền Nam
theo Quyết định số 930/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ký ngày 09/09/2005.
Đến 01/01/2010, Viện cây ăn quả Miền Nam trực thuộc Viện Khoa Học Nông
Nghiệp Việt Nam (VAAS) theo Quyết định số 3530/QĐ – BNN – TCCB ký ngày
10/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hình 1: Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (nguồn ảnh từ Google: Viện Cây Ăn Quả Miền Nam)

Trang 8
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

b) Các lĩnh vực hoạt động của Viện.


Chọn lọc, lai tạo và nhân giống cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Điều tra, quy hoạch để xây dựng hoặc tham gia xây dựng các mô hình và cải tạo
các vườn tạp, phát triển các vùng trung lập chuyên canh.
Chuyển giao các quy trình tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Chuyển giao các
quy trình tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất từ khâu: Chọn tạo giống, nhân giống,
kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản đến chế biến sản phẩm, các chế
phẩm, dụng cụ phục vụ cho nhu cầu phát triển nghề vườn, phát triển nông thôn,…
cung cấp thông tin thị trường, khoa học công nghệ về chuyên ngành.
Nghiên cứu thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh và đề xuất các chính sách
phát triển cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh,… nghiên cứu sinh lý, sinh thái, bảo vệ thực
vật, công nghệ sao thu hoạch.
Đào tạo, tập huấn các cán bộ, nông dân, tư vấn xây dựng và chứng nhận VietGAP,
GlobalGAP, giám định dư luận hoá học, vi sinh vật và chất lượng nông sản. Hợp tác
quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Sản xuất kinh doanh hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, thử nghiệm kĩ thuật mới về các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
 Bộ môn Công Nghệ Sinh Học:
- Nghiên cứu biện pháp Công Nghệ Sinh Học để cải thiện giống cây ăn quả,
lưu trữ nguồn gen cây chuối và cây có múi.
- Nuôi cấy mô cây chuối và cây có múi sạch bệnh, vi ghép tạo giống cây có
múi sạch bệnh, giám định các bệnh virus trên cây ăn trái, rau và hoa.
- Nghiên cứu phát triển các chỉ thị phần tử trong phân tích tính đa dạng di
truyền.
 Bộ môn Chọn Giống:
- Thu thập, bảo tồn, đánh giá và đưa vào sử dụng nguồn gen cây ăn quả.
- Nghiên cứu chọn tạo giống cây ăn quả có phẩm chất tốt, năng suất cao,
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu chọn tạo giống gốc ghép cây có múi chống chịu với sâu bệnh
hại, mặn, ngập.
 Bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác:
- Nghiên cứu sinh lý, sinh thái, giải quyết và chuyển giao kỹ thuật canh tác
cây ăn quả.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp theo VietGAP, GlobalGAP để
nâng cao năng suất và chất lượng quả.

Trang 9
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giống gốc ghép để nâng cao phẩm chất
giống thương phẩm, gốc ghép CAQ chống chịu điều kiện khô hạn, ngập
mặn ở ĐBSCL.
 Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật:
- Nghiên cứu thành phần và xây dựng quy trình quản lí tổng hợp sâu bệnh
hại quan trọng trên cây ăn quả, rau và hoa.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật
phục vụ cho ngành sản xuất rau quả theo hướng an toàn và ít độc.
- Xác định tác nhân gây dịch hại mới trên cây ăn quả cho các tỉnh phía
Nam.
 Công Nghệ Sau Thu Hoạch:
- Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ về thu hoạch, xử
lý, bảo quản và chết biến rau quả ở tỉnh phía Nam.
- Nghiên cứu công nghệ kéo dài thời gian bảo quản của một số loại trái cây.
 Trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật phục vụ nhu cầu cấp thiết cho nông
dân.
- Tư vấn và thực hiện các mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn
VietGAP và GlobalGAP.
- Tập huấn cho nông dân, kỹ thuật viên các kỹ thuật quản lí vườn, kỹ thuật
canh tác cây ăn quả.
- Giải đáp thắc mắc về các kỹ thuật canh tác vườn qua các phương tiện –
thông tin hiện có.
- Cung cấp tài liệu, băng hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây ăn quả.
- Tham gia các dự án chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường phát triển
hợp tác xã, cải tạo vườn tạp, mô hình vườn du lịch sinh thái.
- Thực huyện khóa huấn luyện về multi-media,sản xuất bang hình,đĩa
CD-ROM trong huấn luyện khuyến nông

Hình 2: Đoàn sinh viên Đại Học Cần Thơ nghe giới thiệu về Viện
Trang 10
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

c) Kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất giống:


Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống nhãn, vải và các cây ăn
quả khác bằng phương pháp ghép nêm đoạn cành cho tỷ lệ sống và xuất vườn cao, quy
trình kỹ thuật nhân giống dứa cayenne bằng biện pháp dâm hom than và hom nách lá.
Hoàn thiện mô số quy trình kỹ thuật thâm canh một số cây ăn quả, quy trình
kỹ thuật cắt tỉa cành cho nhãn, vãi, xoài hay quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa cho dứa
cayenne và quy trình kỹ thuật phòng trừ các đối tượng sâu hại trên cây có múi.
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình ghép cà chua lên gốc cà tím EG203 nhằm hạn
chế tác hại do bệnh, úng ngập ảnh hưởng đến năng suất của cà chua trong sản xuất rau
trái vụ.
Nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật chăm sóc, điều khiển ra hoa lan Hạc
Đính, lan Hồ Điệp.
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật xử lý cận và sau thu hoạch kết hợp
bảo quản bằng nhiệt độ thấp cho vải thiều, chuối tiêu và một số loại rau, hoa, thiết lập
quy trình kỹ thuật bảo quản trong điều kiện khí hậu cải biến cho một số loại sản phẩm
rau quả.
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thu nhận emzym β-glucosidaza trong
nhân hạt mơ, sử dụng để khử đắng cho một số loại nước quả. Ứng dụng emzym
Pectinaza làm tăng hiệu suất thu hồi nước quả, thu nhận vi khuẩn lactic dùng trong chế
biến rau muối.
Nghiên cứu kỹ thuật sản suất cây giống đu đủ in vitro lưỡng tính nhằm phát
triển đu đủ hàng hoá chất lượng cao ở miền Đông Nam Bộ.
Sản xuất thử và phát triển giống cam sành không hạt LĐ 6 theo hướng –
VietGAP tại các tỉnh vùng ĐBSCL.
Sản xuất thử nghiệm giống thanh long ruột tím hồng LĐ 5 theo VietGAP tại
các tỉnh Nam Bộ.

Hình 3: Một số giống cây trồng của viện

Trang 11
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

1.4. Nhận thức của sinh viên.(Qua điểm tham quan học được gì)
Sau buổi tham quan và lắng nghe buổi thuyết trình của Chị về Viện cây ăn quả
Miền Nam chúng em đã hiểu biết thêm về tổ chức, đơn vị, những bộ môn trong Viện
cùng các hoạt động khác của Viện. Đồng thời đã cho sinh viên thấy ngành Công Nghệ
Sinh Học cực kì quan trọng vì tạo ra nhiều giống cây ăn quả, rau, hoa nhằm cải thiện
về chất lượng và những phẩm chất tốt cho cây trồng, ngoài ra cũng góp phần việc thúc
đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam ra thế giới nhằm cải thiện tình hình kinh tế của người
dân trồng cây ăn quả nói riêng và cả nước nói chung.
Hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng trọt theo mô hình VietGAP hay GlobalGAP và
nhiều kỹ thuật được ứng dụng hiệu quả trong việt sản xuất giống mới.
Qua đó, sinh viên có nhiều đam mê hơn với cây ăn quả, lĩnh hội các kỹ thuật, làm
đề tài luận văn tốt nghiệp hoặc nghiên cứu đề tài về cây ăn quả có thể đăng kí vào học
tập và thực tập ở Viện. Được thầy cô và các anh chị giúp đỡ tận tình về những kỹ thuật
hiện đại, công nghệ cao và truyền đạt các kinh nghiệm làm vườn, từ đó sinh viên có
thể thực hiện cho việc trồng cây ăn quả tại nhà bằng những phương pháp và kỹ thuật
hiện đại… và áp dụng những điểm mới của lĩnh vực công nghệ sinh học vào cây trồng
cho năng suất và chất lượng cao.
Việc tích cực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và khoa học của ngành Công Nghệ
Sinh Học là điều cần thiết và hướng đến để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo
công nghệ - kỹ thuật cao. Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ những sản
phẩm cũng không kém phần quan trọng, giúp cho chúng ta ngày càng mở rộng thị
trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả trong ngoại giao quốc tế.

Hình 4: N01 tại Viện cây ăn quả Miền Nam

Trang 12
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

2. Trại rắn Đồng Tâm


2.1 Thời gian
10h15 ngày 29/5/2023
2.2 Địa chỉ
Thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (cách thành phố Mỹ
Tho 9km về phía Tây).
2.3 Nội dung học tập
a) Giới thiệu
Trại rắn Đồng Tâm, hay còn có tên khác là Trung tâm nuôi trồng Nghiên
cứu Chế biến Dược liệu Cục hậu cần Quân khu 9. Tại đây, có hơn 400 loài rắn độc đã
được nuôi dưỡng và khai thác với rất nhiều cá thể. Từ lâu, rắn ở đây nuôi để lấy nọc để
phục vụ nhu cầu điều trị trong nước và xuất khẩu với hơn 50 loài rắn độc khác nhau,
chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân
trong vùng.

Hình 5: Trại rắn Đồng Tâm (nguồn: Wikipedia)


Trại rắn Đồng Tâm được hình thành vào năm 1977 trên khu căn cứ quân
sự đầy mìn và dây kẽm gai do Mỹ để lại, theo sáng kiến của trung tá Trần Văn Dược
(Tư Dược). Ban đầu, trại rắn chỉ có 3 con rắn Hổ Đất và 5 cán bộ từ Cần Thơ đến xã
Bình Đức để đống lồng nuôi rắn lấy tên là Xí Nghiệp 408. Năm 1988, Xí Nghiệp 408
chuyển thành Trung Tâm Nuôi Trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, quân khu.
Ngoài nuôi rắn, tại đây còn trồng hơn 60 cây thuốc Nam, góp phần đưa phong trào
thuốc Nam phát triển mạnh mẽ ở các đơn vị quân đội và các tỉnh lân cận.
Trại rắn Đồng Tâm có diện tích lên đến 12ha, trong đó bao gồm nhiều
dịch vụ như du lịch sinh thái, tham quan rắn, bảo tàng rắn, nhà truyền thống, ẩm thực,
hoa cây cảnh, vườn thuốc Nam,… Tại đây, du khách có thể quan sát đời sống của hơn
40 loài rắn, các loài thú và một số tiêu bản của các loại rắn, trong đó có hơn 200 con
rắn Hổ Mang Chúa. Trung bình mỗi năm, trung tâm đón hơn 200.000 lượt du khách
gần xa đến tham quan, trong đó có hơn hàng chục ngàn du khách quốc tế.

Trang 13
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 6: Một số sản phẩm được chiết xuất từ nọc rắn của trại rắn Đồng Tâm
b) Các lĩnh vực nghiên cứu
Có nhiệm vụ bảo tồn các nguồn dược liệu quý, sản xuất thuốc y học dân tộc,
cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, Trung tâm
có thể cứu sống những người bị rắn độc cắn nếu đem đến Trung tâm kịp thời.
Ngoài ra, trại rắn Đồng Tâm còn nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài động vật
khác như: Cá sấu, Gấu chó, Chồn Mực, Rùa, Đà điểu, Công, Hổ…
Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng nghìn cá thể rắn khác nhau, từ
những loại rắn hiền lành như rắn nước, rắn gáo… đến các loài rắn độc như rắn hổ ngựa,
rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm… những loài động vật quý hiếm như trăn, cá sấu, b aba,
cáo, gấu… .Đặc biệt, nơi này có bảo tàng rắn, là nơi lưu giữ 50 tiêu bản của các loài
rắn quý hiếm.
c) Một số khu nuôi các loại động vật ở trại rắn Đồng Tâm
Trong không gian rộng gần 12ha, trại rắn hiện nay được chia làm 3 khu nuôi
rắn, trăn và 13 khu nuôi các loài động vật khác gồm có:
Khu hồ nước: khu này có một hồ nước có một độ sâu khoảng 30 – 40cm,
những bức tường ở khu này đều được xây cao ngang ngực người lớn và có một cửa ra
vào. Giữa hồ có một tiểu đảo được trồng cây có tán thấp. Khu này nuôi một số loài rắn
điển hình như: rắn lục mỏ dọ, rắn lục đuôi đỏ, rắn ri cá… nơi tiểu đảo, có cỏ mọc um
tùm cũng là nơi trú ngụ của cóc, nhái, ễnh ương đây cũng là nguồn thức ăn cho rắn.
Phía trên tiểu đảo có vài chòm cây xanh cao gần như ngang tường hồ. Trên chòm lá có
những con rắn bò trên đấy, các chuyên gia khi xây dựng đã tính toán mọi thứ cẩn thận
để đảm bảo rắn không vượt tường rào gây nguy hiểm cho khách tham quan.
Khu nuôi rắn độc: vì là nơi nuôi dưỡng những loài rắn từ độc đến cực độc nên
khu này được che chắn cẩn thận. Khu này chủ yếu nuôi các loài rắn độc như: rắn hổ
mang chúa, rắn cạp nong, rắn hổ mây…
Khu nuôi trăn: Khu này có những chiếc lồng sắt lớn. Mỗi lồng chứa một chú
trăn. Đến đây, chúng ta sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những con trăn mang kích
thước dài đến vài mét. Với đặc tính ăn tạp của loài trăn, nên khi nuối trăn trong chuồng

Trang 14
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

thì các anh chị nhân viên ở đây thường cho chúng ăn thức ăn như gà, vịt, chim cút
non… thú có guốc nhỏ (thịt heo, bò, dê…), các loài gậm nhấm (thỏ, chuột…).
d) 5 loại rắn được quan tâm
Rắn Hổ Mang Chúa: đặc điểm của rắn hổ mang chúa là nó cực dài, trông
giống một sợi dây dài, nó dài hơn nhiều so với các loại rắn khác.
Tên khoa học: Ophiophagus Hannah
Họ rắn Hổ: Elapidae
Phân bố: rừng rậm cao nguyên, rừng nhiệt đới, đồng cỏ, đồng bằng, hồ nước
rừng đước…
Sinh sản: đẻ từ 20 – 50 trứng/lứa vào tháng 4 tháng 5 hằng năm
Tuổi thọ: khoảng 20 năm
- Mang bành nhỏ hơn rắn nhưng ngóc đầu cực cao khi tấn công.
- Có khả năng rượt đuổi con người mà hiếm con rắn nào có thể làm
vậy nên loài rắn này rất nguy hiểm.
- Có khả năng phát triển, kích thước có thể to lên đến 50kg, trên Thế
Giới đã từng ghi nhận rất nhiều rắn hổ mang chúa có kích thước
lớn.
- Mắt có con người như mắt người, rất hung dữ, rắn hổ mang thường
chỉ có mắt một màu xanh hoặc đen.
- Đỉnh đầu của nó khá giống đầu rùa và có những đường gạch, rắn hổ
mang thường thì đỉnh đầu vẫn chỉ là vảy.
- Phía sau đầu không có chữ O, nó vẫn có những đường vân hình mũi
tên.

Hình 7: Rắn Hổ Mang Chúa (nguồn: ảnh google)


Rắn Hổ Mang
Hổ Mang thường tại Việt Nam thường có màu xám, mang của nó khi bành ra
sẽ lộ rõ gạch ngang màu trắng phái sau đầu, ở giữa vạch trắng có vệt tròn màu đen.
Loài rắn này rất phổ biến tại 3 miền của Việt Nam, con nặng nhất cũng chỉ khoảng tầm
5kg. Tất cả loài rắn hổ mang đều là rắn độc nguy hiểm cho con người.
Trang 15
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Tên khoa học: Naja naja atra


Họ rắn Hổ: Elapidae
Phân bố: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia
Nơi sống: có thể xuất hiện trong tất cả các môi trường như: thành phố, làng
mạc, cánh đồng, trừ rừng dầy.
Sinh sản: đẻ từ 12 – 30 trứng/lứa, sau 45 – 60 ngày nở
Tuổi thọ: tối đa 12 năm

Giá trị: là loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ
Hình 8: Rắn Hổ Mang (nguồn: ảnh chụp của nhóm và ảnh từ Báo Dân Trí)
Rắn Hổ Mèo
Còn được gọi là rắn Hổ Mang phun nọc, rắn hổ chuối, rắn hổ mang
Xiêm, rắn hổ mang phục nọc Đông Dương… loài rắn độc tại Việt Nam này có
màu nâu xám hoặc vàng xanh nhạt. Một đặc điểm khác biệt của chúng là bành
mang về phía trước thay vì sang hai bên như các loài rắn hổ mang khác.
Tên khoa học: Naja siamensis
Phân bố: các nước Châu Á
Nơi sống: thường bên cạnh sông, suối, hồ, đồng cỏ…
Sinh sản: đẻ từ 12 – 20 trứng/lứa, sau 45 – 60 ngày nở
Tuổi thọ: tối đa từ 8 – 12 năm
Giá trị: là loại động vật hiếm đang được bảo vệ

Hình 9: Rắn Hổ Mèo

Trang 16
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Rắn Lục Đuôi Đỏ


Đây là loài cực độc trong số các loài rắn lục, mình xanh và đuôi có
màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60cm, cân nặng khoảng 300gram. Tổng
chiều dài trên con đực là 600mm, con cái dài 810mm, chiều dài đuôi con đực
120mm, con cái 130mm. Có trường hợp hi hữu có những con sống lâu có cân
nặng lên đến 500gram.
Tên khoa học: Trimeresurus albolabris
Họ rắn Lục: (Viperidae), bộ có vảy (Squamata)
Phân bố: khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực
Tây Bắc Việt Nam
Thức ăn: ếch, nhái, nhim, chuột…
Sinh sản: đẻ con
Tuổi thọ: dao động từ 10 – 25 năm

Hình 10: Rắn Lục Đuôi Đỏ


Rắn Cạp Nong
Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau, chúng có khả
năng thích nghi rất cao nên phân bố từ rừng núi đến đồng bằng. Kích thước
trung bình dài trên 1m, đặc điểm nhận dạng là những khúc màu đen – vàng
khá điều nhau, nằm xen kẽ làm vẻ ngoài của loài rắn này rất nổi bậc. Đầu rắn
cạp nong lớn và ngắn, mắt tròn. Đuôi của chúng ngắn, mút đuôi tròn, giữa
sống lưng có một gờ dọc. Nọc độc của chúng mạnh đến nỗi được cho rằng trên
tầm rắn hổ mang. Lớp vảy ở sống lưng của rắn cạp nong có hình sáu cạnh, lớn
hơn vảy bên.
Tên khoa học: Bungarus fasciatus
Phân bố: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia
Nơi sống: thường bên cạnh sông, suối, hồ, đồng cỏ, vùng đất cày
Thức ăn: Cóc, ếch, nhái, thằn lằn, chim, chuột, trứng bò sát, các loài
rắn khác

Trang 17
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Sinh sản: đẻ từ 6 – 10 trứng/lứa, sau 45 – 60 ngày nở


Tuổi thọ: tối đa 10 năm
Giá trị: là động vật quý hiếm đang được bảo vệ

Hình 11: Rắn Cạp Nong


e) Một số loài động vật khác được nuôi tại trại rắn
Ngoài nuôi rắn, trại rắn còn có khu bảo tổn động vật hoang dã – nơi bảo tồn và bảo
vệ các loài động vật quý hiếm như hổ, đại bang bụng trắng…

Hình 12: Cổng vào khu bảo tồn động vật hoang dã

Trang 18
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 13: Một số loài động vật được bảo tồn tại trại rắn

Nhà bảo tang Rắn


Ngoài các khu kể trên, nếu đã đến trại rắn Đồng Tâm thì không thể
quên kể đến Nhà Bảo Tàng Rắn, ở đây lưu trữ các tiêu bản của các loài rắn,
các loài động vật như hổ, cua đinh, gấu ngựa… đã qua xử lý hoá chất.

Hình 14: Nhà Bảo Tàng Rắn

Hình 15: Một số tiêu bản trưng bày tại Nhà Bảo Tàng Rắn

Trang 19
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

2.4 Nhận thức của sinh viên


Khi tham quan tại trại rắn Đồng Tâm, chúng ta biết được quy trình lấy nọc rắn,
tầm quan trọng của huyết thanh, biết nhiều loài rắn khác nhau và nhiều loài động vật
quý hiếm khác nhau. Đồng thời giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của rừng đó
chính là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật. Vì thế, chúng ta nên chung tay xây
dựng, góp sức bảo vệ rừng, bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
nằm trong sách đỏ, tuyên truyền cho những người dân, bạn bè, người than về việc bảo
vệ rừng, không phá rừng, đốn hạ rừng, săn bắt động vật quý hiếm. Lên án những hành
vi xấu làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của các loài động thực vật đang sinh
sống, nghiêm cấm khai thác rừng trái phép, săn bắt động vật hoang dã.

Hình 16: N01 tại trại rắn Đồng Tâm


3. Nhà máy Ajinomoto
3.1 Thời gian
8h00 30/5/2023
3.2 Địa chỉ
Khu công nghiệp Biên Hoà 1, đường Lê Văn Duyệt, phường An Bình, Thành
Phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
3.3 Nội Dung Học Tập
a) Giới thiệu về nhà máy Ajnomoto
Tập đoàn Ajinomoto ra đời năm 1909 do giáo sư Kikunae Ikeda thành lập và
có những bước đi tiên phong trong việc đưa một gia vị mới vào bữa ăn của các gia
đình Nhật. Ngày nay, tập đoàn đã có những bước tiến phát triển vượt bậc trở thành tập
đoàn đa quốc gia có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với 6 lĩnh vực kinh doanh
cốt lõi hiện nay của tập đoàn Ajinomoto: sản phẩm sốt và gia vị, sản phẩm dinh dưỡng
nhanh, giải pháp và các sản phẩm làm nguyên liệu, thực phẩm đông lạnh, sản phẩm
chăm sóc sức khỏe, vật liệu điện tử. Với sứ mệnh cải thiện bữa ăn Việt, tập đoàn đã có
mặt tại Việt Nam vào năm 1991 với nhà máy Ajinomoto Biên Hoà, nối tiếp thành công
sau đó là sự ra đời của nhà máy Ajinomoto Long Thành. Bên cạnh đó, Ajinomoto còn
thực hiện nhiều hoạt động xã hội vì sức khoẻ người tiêu dùng Việt Nam như: xây dựng

Trang 20
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

nhà tình thương, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo, tổ chức chương trình bữa ăn
học đường.

Hình 17: Cổng vào nhà máy Ajinomoto tại Biên Hoà, Đồng Nai, Việt Nam
(nguồn chụp: trang web trực tuyến chính thức của Ajinomoto)
Đây là nhà máy đầu tiên của Ajinomoto Việt Nam, đi vào hoạt động vào năm
1991 và trải qua hơn 30 năm thành lập và phát triển với diện tích lớn hơn 14ha. Hệ
thống sản xuất và kinh doanh của công ty Ajinomoto Việt Nam đã không ngừng mở
rộng. Hiện tại công ty có 2 nhà máy sản xuất tại Biên Hòa và Long Thành tỉnh Đồng
Nai, 2 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, 3 trung tâm phân phối, 66 kho
hàng khắp các tỉnh thành, gần 300 đội bán hàng toàn quốc với gần 3.200 nhân viên
mang lại thông điệp ổn định và đầy tiềm năng cho người lao động Việt Nam.
Nhà máy Ajinomoto Biên Hoà là nơi sản xuất ra gia vị bột ngọt
AJI-NO-MOTO® - sản phẩm chủ lực của công ty. Đồng thời, đây cũng là nơi sản xuất
các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ lên men tiên tiến đóng góp cho những bữa ăn
ngon, phù hợp với khẩu vị người Việt như các gia vị dạng lỏng: Xốt Mayonnaise
Aji-Mayo®, nước tương “Phú Sĩ”, giấm gạo lên men Ajinomoto.
Bên cạnh các khu vực sản xuất, trong khuôn viên nhà máy Ajinomoto Biên
Hoà, còn có các khu vực được công ty đầu tư hướng đến mục tiêu không phát thải và
đóng góp bảo vệ môi trường như: Hệ thống xử lý nươc thải công nghệ Nhật Bản – nơi
ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh hiện đại đảm bảo nước thải từ nơi sản xuất được xử
lý đạt tiêu chuẩn, hệ thống lò hơi sinh học giúp giảm hơn 50% khí thải CO2 ra môi
trường, khu vực phát triển các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp với khu vườn ứng dụng
sản phẩm phân bón sinh học AMI-AMI® …v.v
Song song với việc sản xuất ra các sản phẩm ngon, tiện dụng, đảm bảo chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng thì nhà máy Ajinomoto Biên
Hoà luôn nỗ lực trong việc phát triển bền vững, theo đuỗi mô hình nhà máy xanh, sạch
kiểu mẫu và phấn đấu trở thành “công dân gương mẫu” trong việc tiết kiệm năng
lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trang 21
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

b) Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto


 Giới thiệu sơ lược về gia vị Utami (tiêu biểu bột ngọt AJI-NO-MOTO®)

Hình 18: Sản phẩm Bột Ngọt AJ-NO-MOTO®

Năm 1909, sản phẩm bột ngọt AJI-NO-MOTO® lần đầu tiên được giới
thiệu ra thị trường và việc phát minh ra gia vị bột ngọt được xem là một
trong những phát minh vĩ đại nhất của Nhật Bản trong thế kể XX. Cho đến
ngày nay, bột ngọt AJI-NO-MOTO® đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ, mang đến những bữa ăn ngon và đóng góp nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Bột ngọt AJI-NO-MOTO®
được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên là mía đường và khoai mì (sắn),
luôn được kiểm tra kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho quá trình
sản xuất. Từ giai đoạn nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng, các chỉ
tiêu chất lượng luôn được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt
nhằm đảm bảo bột ngọt AJI-NO-MOTO® đến tay người tiêu dùng là những
sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Hình 19: Nguyên liệu thiên nhiên dùng để sản xuất gia vị bột ngọt AJI-NO-MOTO®

Trang 22
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

 Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto


- Bột ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu thiêng nhiên giàu tinh
bột hoặc đường như ngô, củ cải, mía, lúa mì… tuỳ vào điều kiện
từng quốc gia. Tại Việt Nam, bột ngọt Ajinomoto được sản xuất từ
mía đường và khoai mì bằng phương pháp lên men tự nhiên tương
tự như cách tạo ra sữa chua, giấm, phô mai… với quy trình như sau.

Hình 20: Qui trình sản xuất bột ngọt AJ-NO-MOTO®

- Ajinomoto Việt Nam áp dụng chu trình sinh học khép kín qua việc
phát triển các sản phẩm đồng hành là phân bón sinh học và nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi, đóng góp cho nền chăn nuôi nông nghiệp và
thức ăn đóng gói tại Việt Nam.

Hình 21: Khâu đóng gói bột ngọt AJ-NO-MOTO®

Trang 23
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

c) Các sản phẩm khác của Ajnomoto Việt Nam


 Hạt nêm Aji-ngon® Heo ( còn có loại Nấm và Gà)

Để có được chiếc xuất từ thịt hầm


cho gia vị hạt nêm Aji-ngon® Heo,
công ty Ajinomoto Việt Nam đã lựa
chọn các nguyên liệu từ xương ống
và tuỷ, và thịt được cung cấp bởi các
công ty thực phẩm uy tín trong
nước.

Hình 22: Hạt nêm Aji-ngon®


Quy trình sản xuất chiết xuất xương thịt hầm là sự tái hiện lại quy trình nấu
nước dùng của người nội trợ gia trình trên quy mô công nghiệp với công đoạn hầm
xương và thịt độc đáo giúp giữ nguyên vị ngọt tự nhiên của xương và thịt.

Toàn bộ quy trình sản xuất được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm
ngặt nhằm đảm bảo mang đến sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu
dùng.

Hình 23: Nguyên liệu chế biến và được kiểm tra ngoại quan và vi sinh

Trang 24
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

 Gia vị nêm sẵn Aji-Quick® (bột tẩm khô chiên giòn)


- Gia vị bột chiên Aji-Quick® bao gồm 2 sản phẩm: bột tẩm khô
chiên giòn và bột chiên giòn. Với loại gia vị này, người tiêu dùng
sẽ không tốn nhiều thời gian để chế biến các món ngon.
- Với cá và rau củ là hai
loại thực phẩm mà trẻ
thường kén ăn, nhưng khi
chế biến cùng với gia vị
bột chiên giòn
Aji-Quick® sẽ kích thích
trẻ dễ ăn hơn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, gia vị bột
chiên giòn còn có thể
dùng để chiên gà, thịt hay
tôm và nhiều loại thực Hình 24: Gia vị nêm sẵn Aji-Quick®
phẩm khác, giúp cho bữa
ăn gia đình thêm phong phú và giàu chất dinh dưỡng.
- Công ty đã sử dụng những nguyên liệu được tuyển chọn kĩ lưỡng
như tinh bột, bột mì, bột bắp, bột chiên xù, hành, tỏi… từ những
nhà cung cấp uy tín, trải qua quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm
ngặc trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất.
- Thành phần cuối cùng sẽ được kiểm tra VSATTP trước khi đóng
gói bao bì đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng.

 Bột bánh rán pha sẵn

Bột bánh rán pha sẵn là loại bột bánh rán


hoàn chỉnh đã bao gồm thành phần cần
thiết “chỉ thêm nước” sau 3 phút sẽ có
những chiếc bánh rán ngon. Sản phẩm
hiện tại có 3 vị: Bột bánh rán pha sẵn vị
Truyền thống, bột bánh rán pha sẵn vị
Socola, bột bánh rán pha sẵn vị truyền
thống và bữa sáng dinh dưỡng vị
Phomai.
Hình 25: Bột Bánh Rán Pha Sẵn

Trang 25
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

 Giới thiệu về thức uống giấm gạo Vtox


- Ajinomoto Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời thức uống giấm
gạo Vtox – sản phẩm tiên phong tại thị trường Việt Nam với công
thức từ giấm gạo tự nhiên.
- “Vtox” là thức uống giấm gạo uống liền được làm từ giấm gạo lên
men tự nhiên kết hợp với mật ong và chiết xuất trái cây cùng thành
phần năng lượng thấp (16 – 18 kcal/100ml) mang lại cảm giác thật
sự thanh mát.
- Để phù hợp với khẩu vị và sở thích của người Việt, thức uống giấm
gạo Vtox đã được nghiên cứu và điều chỉnh hương vị cân bằng, hài
hoà với hai lựa chọn là vị vải và vị nho. Sản phẩm được kiến nghị
sử dụng thường xuyên hằng ngày sau bữa ăn.
- Sản phẩm được ứng dụng quy trình sản xuất khép kín với công
nghệ hiện đại, từ giai đoạn lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến
thành phẩm cuối cùng, các chỉ tiêu chất lượng luôn được kiểm soát
chặt chẽ nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người
tiêu dùng. Nguyên liệu giấm gạo trong sản phẩm được lên men
hoàn toàn tự nhiên từ gạo. Đặc biệt con giấm dùng để lên men được
nghe nhạc cổ điển và thính phòng là một trong những tác nhân giúp
cho giấm gạo lên men có chất lượng cao với chị chua dịu và mùi
thơm đặc trưng.

Hình 26: Thức uống giấm gạo “Vtox” với vị vải và vị nho

 Phân bón sinh học AMI-AMI®α

Hình 27: Phân bón sinh học AMI-AMI, thành phần và hàm lượng

Trang 26
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Công dụng:
- Sử dụng cho nhiều loại cây trồng cạn: mía, mì, cao su… và trên cây
lúa nước.
- Giúp cây trồng đẻ nhiều nhánh, nở bụi, mập gié, bộ rễ phát triển
mạnh, chống nghẹn rễ.
- Giúp lá xanh dày, chống lớp đổ, bông trổ thoát đều và tập trung.
- Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, cải tạo đất, tăng hàm lượng
mùn.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, sinh thái được bền vững.
 Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Ajitein
Ajitein là sản phẩm cung cấp đạm cao cấp có nguồn gốc từ xác vi sinh vật
được lên men, có màu nâu, mùi lên men đặc trưng. Là sản phẩm thích hợp
để thay thế bã nành, bột xương thịt, bột huyết trong khẩu phần thức ăn, giúp
vật nuôi ăn ngon miệng, tăng trọng nhanh…

Hình 28: Ajitein cùng với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng
Hiệu quả mà Ajitein mang lại:
- Giúp vật nuôi ăn ngon miệng.
- Ăn nhiều hơn và tăng trọng nhanh.
- Cải thiện tiêu hoá, chỉ số chuyển hoá thức ăn cho vật nuôi.
- Giảm tỉ lệ tiêu tốn thức ăn.
- Tăng sức đề kháng cho thú non và thú đang điều trị bệnh.
- Là sản phẩm thích hợp để thay thế bã nành, bột xương thịt, bột
huyết trong khẩu phần thức ăn.
c) Một số quy trình và ứng dụng đáng chú ý của nhà máy Ajinomoto
Quy trình xử lý nước thải
- Để bảo vệ cho nguồn tài nguyên nước, công ty Ajinomoto đã xây
dựng và đưa vào hai hệ thống vận hành gồm: tháp giải nhiệt hiện
đại và xử lý nước thải ứng dụng công nghệ nitơ sinh học tiên tiến
vào quy trình.
- Công ty đã ứng dụng công nghệ hiện đại nhất và cho xây dựng một
hệ thống tháp giải nhiệt với bể chứa nước riêng, sử dụng nguyên lý
Trang 27
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

tuần hoàn nước có trong hồ để làm mát cho hệ thống máy sản xuất.
Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến năm 2017 thì lượng nước được
dùng để tản nhiệt giảm đến 84,5%.
- Với hệ thống xử lý nước thải, công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để
xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống hiện đại tại nhà máy
Ajinomoto Biên Hoà. Hệ thống áp dụng công nghệ xử lý nitơ sinh
học tiên tiến từ Nhật Bản với công suất xử lý 3.400m3 nước
thải/ngày. Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam
(QCVN40:2011/BTNMT cột A) và mục tiêu “Không phát thải” của
Tập Đoàn. Hoạt động xã thải luôn được kiểm soát nghiêm ngặt
bằng hệ thống ghi nhận dữ liệu quan trắc trước khi thải tự động và
báo cáo trực tuyến đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng
Nai.

Hình 29: Bể chứa nước sạch đã qua xử lý


3.4 Nhận thức của sinh viên
Qua chuyến đi tham qua nhà máy Ajinomoto Biên Hoà thực sự đây là một trải
nghiệm rất tuyệt với đối với nhóm chúng em, vì tới đây, chúng em được học hỏi và
biết được một khối lượng kiến thức siêu khủng về các công nghệ sản xuất tiên tiến
cũng như những hướng đi của công ty, được tìm hiểu thêm về cách thức vận hành của
những thiết bị máy móc tân tiến, những dây chuyển sản xuất quy mô lớn. Qua đó
chúng em thấy được cách thức làm việc chuyên nghiệp của nhân viên cũng như sự tần
tình trao dồi kiến thức của anh chị bên phần quan hệ công chúng. Cuối cùng, đây thực
sự là một chuyến đi đáng nhớ, tạo cơ hội cho chúng em có nhiều kỹ năng mềm, cách
thức làm việc nhóm, có nhiều năng lượng hơn và có lối đi đúng đắn hơn trong nghề
đang theo học và tiếp tục phấn đấu trong con đường học tập cho chặng đường dài sắp
tới.

Trang 28
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 30: N01 tại Bảo Tàng Ajinomoto (nhà máy Ajinomoto Biên Hoà, Đồng nai)
4. Vườn nho Ba mọi
4.1 Thời gian
9h00 ngày 31/5/2023
4.2 Địa chỉ
Thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại: 02593 968 048 - 0918 143 555
Giờ mở cửa: 07:00 – 17:30
4.3 Nội dung học tập
a) Giới thiệu về vườn nho Ba Mọi
Nhắc đến Ninh Thuận là nhắc đến thủ phủ trồng nho lớn nhất ở Việt Nam.
Ở mảnh đất nhiều nắng nhiều gió này không quá khó khăn để bạn tìm được cho mình
một vườn nho để đến tham quan. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất có lẽ chính là Vườn Nho
Ba Mọi. Tại đây sở hữu đến 13 giống và loại nho khác nhau.
Bác Ba tên đầy đủ là Nguyễn Văn Mọi là 1 trong những người đi tiên phong trồng nho
ở tỉnh Ninh Thuận từ năm 1980. Trong hai năm 2005-2006, Viện Nghiên cứu bông và
Phát triển nông nghiệp Nha Hố – Ninh Thuận, đã nhập về trồng và chuyển giao một số
giống nho chuyên dùng để chế biến rượu cho vườn nho của Bác Ba. Cũng trong thời
gian này, Phân viện Công nghệ thực phẩm TP HCM lại phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ Ninh Thuận thực hiện dự án sản xuất rượu vang quy mô hộ gia đình. Dự án
đã chọn vườn nho của Bác Ba Mọi làm thí điểm. Năm 2007, chai rượu vang đầu tiên
của ông mới được đưa ra thị trường. Bác Ba đã đăng ký thương hiệu để được bảo hộ
độc quyền.

Trang 29
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 31: Trang trại Nho Ba Mọi

Hình 32: Bác Ba đang giới thiệu về trang trại và kinh nghiệm trồng nho của mình
b) Khái quát về quy mô tổ chức, sản lượng, sản phẩm
Vườn nho Ba Mọi rộng 2 héc ta, trong đó 1,5 ha trồng nho ăn và 0,5 héc ta
ông đầu tư trồng các giống nho làm rượu (Mỗi năm ông thu được 15 tấn nho làm
rượu và ủ cho ra 10.000 – 15.000 chai rượu loại 0,75 lít. Bình quân 1 kí nho thì
cho ra khoảng 1 chai vang 0,75 lít). Tại đây trồng nhiều giống nho như là giống
Syrah, giống Cabernet Sauvignon làm vang đỏ, giống Chenin Blanc, Sauvignon
Blanc làm vang trắng.

Trang 30
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 33: Các sản phẩm của Trang trại nho Ba Mọi
c) Quy trình trồng nho
 Giới thiệu sơ lược về cây nho
- Họ nho có tên khoa học là Vitaceae (hay Vitidaceae) thuộc thực vật
hai lá mầm, dây leo thảo hay dây leo gỗ, thường ở tronng rừng có
than dẹt. Tua cuốn mọc đối diện với lá thường xẻ thuỳ chân vịt với
gân chân vịt hoặc lá kép chân vịt (gồm 3 – 5 – 7 là chét), ít khi lá
kép lông chim. Lá đơn, có lá kèm (nhưng không dính với cuốn lá).
Cụm hoa xim dạng tán hay ngủ.
- Thế thới có 10 chi và 700 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, ít có vùng ôn đới. Việt Nam có 7 chi và khoảng 85 loài.
Cây nho nước ta thường chịu đất có mùn tương đối, ưa nắng. Cây
nho Việt Nam có thể trồng trực tiếp hoặc giâm cành, phát triển
trong khoảng một năm, tuổi thọ dao động từ 7 – 10 năm.
 Quy trình trồng nho tại vườn
- Bước 1: Chọn giống
- Bước 2: Lên luống đất trồng: Khoảng cách hai luồng là khoảng
2,5m, khoảng cách hai hó là 1,2m den 1,5m.
- Bước 3: Xuống gốc ghép
- Bước 4: Lên giản:
+ Tạo cảnh cấp 1: Khi cây nho có cánh vượt khỏi giản 30-40 cm,
tiến hành bẩm ngọn để tạo cảnh cấp 1, giữ lại khoảng 2-3 cảnh cấp 1
khỏe.
+ Tạo cảnh cấp 2: khi cảnh cấp 1 dài khoảng 120 em có thể chọn
những cảnh khoe tiến hành bẩm ngọn tạo cảnh cấp 2.
+ Tạo cảnh cấp 3: giống như tạo cảnh cấp 2.
* Lưu ý: Tránh cắt cành vào những ngày mưa, nên chọn những cảnh khỏe,...
- Bước 5: Chăm sóc nho: Khi nho ra hoa và kết trái, tiến hành tia bớt
50%. trái để để chăm sóc. Nho được bao bọc hạn chế được khủng
thư và côn trùng gay hai.
- Bước 6: Thu hoạch nho: Nho thu hoạch không được để trực tiếp
xuống đất, tránh sự nhiễm các vi sinh vật đất (khoảng 15 – 20
tấn/ha).

Trang 31
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

- Bước 7: Kiểm tra và đóng gói nhỏ.

Hình 34: Ảnh chụp tham quan tại vườn


- Hiện tại có 7 giống nho chính đang được trồng tại vườn phục vụ cho nhu cầu ăn
tươi hoặc sản xuất các sản phẩm từ nho như mật nho, mứt nho, rượu nho.
+ Giống nho rượu Cabernet Sauvignon (quả nhỏ, vỏ dày, màu đen đậm, dùng để
sản xuất rượu vang đỏ).
+ Giống nho rượu Syrah (giống nho đỏ có vỏ sẫm màu, dùng để sản xuất rượu vang
đỏ).
+ Giống nho rượu Sauvignon Blanc (nho có màu xanh lá cây, dùng để sản xuất
rượu vang trắng).
+ Giống nho Red Cardinal (nho đỏ Ninh Thuận).
+ Giống nho NH01 – 152 (có chum thon dài, quả hình bầu dục, vỏ quả dày, thịt chắc,
giòn, độ ngọt vừa phải, có hương vị nhẹ rất đặc trưng, giống nho này được lai tạo
thành công từ trồng trên gốc ghép của nho dại).
+ Giống nho NH01 – 48 (nho xanh Ninh Thuận).
+ Giống nho Black Queen (nho Nữ Hoàng Đen).
- Một số bệnh xuất hiện trên cây nho:
+ Bệnh phấn trắng: đây là loại bệnh đầu tiên được gặp trên cây nho, thường sinh sôi
và phát triển vào mùa mưa. Bệnh khiến là nho bị bao phủ một lớp phấn trắng như
bột lên lá non, cành non. Phần than bắt đầu cũng có những phấn trắng sau đó sẽ
chuyển dần sang màu nâu gần như đen.
+ Bệnh Rỉ Sắt: ảnh hưởng đến hệ tán lá là nặng nhất và thường xảy ra vào thời điểm
lượng mưa nhiều. Biều hiện của bệnh là trên những lá trưởng thành thường xuất
hiện những loại mụn rất nhỏ màu rỉ sắt.
+ Bệnh nấm cuống: đây là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả. Biểu hiện
của bệnh dễ dàng nhìn thấy khi phần cuống của chúng có xuất hiện những đốm
nấm màu đen hoặc nâu. Bệnh làm cho chum nho bị giảm chất lượng. nếu không
điều trị kịp thời sẽ lây lan qua phần quả và rất khó điều trị.
+ Bệnh nấm vàng: loại bênh này do một loại nấm Plasmopara viticola gây ra. Đây là
loại bệnh xuất hiện vào mùa mưa có ảnh hưởng khá nặng đến lá non và đọt non.
Biểu hiện của bệnh là phần bề mặt lá có xuất hiện những vệt màu xanh và vàng,
sau đó chuyển sang màu đỏ nâu. Ngoài ra, bề mặt bên dưới của chúng có xuất
hiện những tơ nấm và phát triển thành một màng mỏng và bao gồm những loại
lông tơ.
Trang 32
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

+ Bệnh thán thư: thường tấn công vào các phần xanh của cây nho, trên lá vết bệnh
xuất hiện đầu tiên có màu vàng nâu, khi bệnh nặng lá sẽ co rúm lại và cháy khô.
Trên cành bệnh có dạng vết lõm xuống, có gờ xung quanh. Khó khắc phục và hầu
như là không thể trị được.

Hình 35: Bác Ba đang chăm sóc nho tại trang trại của mình

 Qui trình làm rượu nho Ba Mọi


- Đối với rượu vang trắng: rượu sẽ được ép từ thịt nho, không bao gồm vỏ.
- Đối với rượu vang đỏ: lại được ép bao gồm cả vỏ để có màu sắc tự nhiên và
hương thơm độc đáo.
- Đến giai đoạn lên men : 3-4 tuần đối với giống nho rượu đỏ, 1-2 ngày đối với
giống nho rượu trắng. Tiếp theo là giai đoạn ủ, rượu non sau khi lọc bã được
đưa xuống hầm ủ lên men lần 2 (kéo dài 7-8 tháng) để rượu đạt được sự hài
hòa và ổn định của mùi vị và chất lượng. Sau đợt ủ sẽ di chuyển sản phẩm qua
bồn chứa bằng inox. Sau 3 tháng ủ tank, rượu sẽ chín. Rượu tuy chín nhưng
còn đục và có cặn, được chuyển qua giai đoạn lọc và làm mịn để đạt được màu
tinh khiết cho rượu. Cuối cùng là giai đoạn vô chai (mỗi chai vang Ba Mọi có
dung tích 0,75 lít (quy chuẩn Quốc tế), được bán với giá 110-120 ngàn đồng
tùy loại vang đỏ hay vang trắng.). Thương hiệu Nho Ba Mọi có tiếng trong
nước. Mỗi năm, trang trại nho Ba Mọi cung cấp ra thị trường hàng chục tấn
nho tươi và rất nhiều sản phẩm chế biến từ nho như: nho sấy, mật nho, rượu
nho, siro nho…

Trang 33
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 36: Bên trong hằm rượu ở Trang trại nho Ba Mọi
4.4 Nhận thức của sinh viên
Trang trại nho Ba Mọi là một nơi lý tưởng để sinh viên có thể đến tham quan, du
lịch và đặc biệt là có thể nghe được những chia sẻ những kinh nghiệm thấm nhuần mồ
hôi năm tháng của một người Bác tận tuỵ với nghề, yêu nghề, ở đây chúng em được
học hỏi kinh nghiệm trồng nho từ Bác, được Bác chia sẻ về những câu chuyện thú vị
của việc trồng nho, lợi ích của quả nho và đồng thời cũng được bác giới thiệu những
sản phẩm của trang trại. Qua đó, chúng em thấy được, tầm quan trọng của những vùng
miền khác nhau, có những tính chất khác nhau về địa lý, đất, nước để có thể tạo ra
những sản phẩm ngon, sạch, bổ dưỡng mà tinh hoa đất trời đã ban tặng. Đồng thời con
người ở đây cực kỳ than thiện, dễ thương, sẵn sàng chia sẻ những kiến thức mà họ có,
đặc biệt là Bác Ba, một tấm gương sáng cho những đời con cháu nôi theo tiếp tục phát
triển và hình thành nên những giống nho mới. Cuồi cùng, chúng em xin cảm ơn thầy
cô, các bạn, đã cùng đồng hành và chia sẻ với nhau những kiến thức chuyên môn, qua
chuyến đi này, giúp chúng em học tập thêm được những kiến thức mới như cách trồng
nho, quy trình làm rượu vang, bên cạnh đó còn có những sản phẩm làm từ nho như
nho khô, siro nho, mật nho… để từ đó chúng em có thêm nền tảng để có thể nghiên
cứu, sáng tạo những sản phẩm mới để góp phần phát triển thúc đẩy nền nông nghiệp
Việt Nam.

Hình 37: Nhóm N01 tại Trang trại nho Ba Mọi

Trang 34
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

5. Viện Hải Dương Học Nha Trang


5.1 Thời gian
8h35 1/6/2023
5.2 Địa chỉ
Số 1, Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hoà
5.3 Nội dung học tập
a) Giới thiệu chung về Viện Hải Dương Học Nha Trang
 Lịch sử hình thành
Viện Hải Dương Học được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỉ 20, sau đó
được đưa về Viện Đại Học Sài Gòn quản lí, Viện là nơi nghiên cứu, lưu trữ, bảo vệ
sinh vật biển lớn nhất Đông Dương. Ngày nay, Viện vẫn lưu trữ hơn 24.000 loại
sinh vật biển, trong đó có nhiều mẫu đã được lưu trữ qua nhiều thập kỹ. Viện cũng
nuôi rất nhiều sinh vật biển sống, giúp khách du lịch có thể tận mắt quan sát, tìm
hiểu về cuộc sống dưới đại dương tại vùng biển Việt Nam. Viện Hải Dương Học
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài liệu sống cho công tác
nghiên cứu của các nhà khoa học.
 Chức năng
Viện Hải Dương Học có chức năng nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hải dương học và
các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ bản về các quá trình, quy luật hải dương học và sinh thái học, các
hiện tượng đặc biệt của biển và đại dương, tương tác thuỷ quyển – khí quyển –
thạch quyển và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu trên biển Đông.
- Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, đặc điểm sinh học – sinh
thái – sinh hoá thuỷ sinh vật, nguồn lợi sinh vật – phi sinh vật và môi trường biển
Việt Nam.
- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học cơ bản vào thực tiễn quản lý và sử
dụng hợp lý tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường và chủ quyền quốc gia trên biển, dự báo các quá trình hải dương,
khảo sát phục vụ thiết kế công trình biển và ven bờ.
- Nghiên cứu và thực hiện các dịch vụ đánh giá tác động môi trường và giám sát
quan trắc môi trường.
- Hợp tác liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tiến
hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo quy định
của pháp luật.
- Nghiên cứu độc tố, độc chất trong sinh vật và môi trường biển; thực hiện các nhiệm
vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng bộ mẫu sinh vật và phi sinh vật, trao đỗi mẫu vật trong và ngoài nước,
chuyển giao kỹ thuật bảo tàng biển.

Trang 35
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

- Triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực hải
vương học và các lĩnh vực khoa học có liên quan.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khoa
học khác có liên quan.
- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực hải
dương học và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khác có liên quan.

Hình 38: Viện Hải Dương Học


b) Các khu vực tham quan
*Tham quan bảo tang sinh vật biển, ngắm nhìn thế giới đại dương thu nhỏ
Với các khu tham quan này, chúng em được ngắm nhìn các sinh vật biển
đang được bảo tồn tại Viện cùng với các tập tính thú vị của chúng. Khu vực
này có nhiều bể kính nuôi đa dạng các loại sinh vật biển, vừa để bảo tồn, vừa
mang tính giáo dục và nghiên cứu. Các loài cá ở đây có muôn vàn hình thái,
kích thước và màu sắc như cá, san hô, rùa biển, sam, hải quỳ, bọt biển,… và
những mối quan hệ hợp tác của các sinh vật trong đại dương như mối quan
hệ của cá khoang cổ và hải quỳ, cá khoang cổ có nhiệm vụ săn mồi và nuôi
sống hải quỳ còn hải quỳ thì cung cấp nơi ẩn náo và bảo vệ các con cá
khoang cổ khỏi các loài ăn thịt khác.

Hình 39:Bộ xương cá voi lưng gù (cá ông) tại Viện Hải Dương Học Nha Trang
Trang 36
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Vừa bước vào nơi tham quan, chúng em được hướng dẫn viên, thuyết tình về
lịch sử của bộ xưng cá voi lưng gù này. Do nhân dân xã Hải Cường, huyện Hải
Hậu tỉnh Nam Hà khai quật được vào ngày 08/12/1994 trong khi đào mương
làm thuỷ lợi. Bộ xương đã bị vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2m và cách biển
4km (đường chim bay). Chiều dài của bộ xương là 18m và trọng lượng gần 10
tấn. Khi phục dựng lại bộ xương, các đốt sống cùng phần than dưới của cá voi
lưng gù được các nhà khoa học phục chế lại, bảo tồn nguyên vẹn. Bộ xương cá
voi lưng gù là một trong những điểm nhấn đáng chú ý khi đến tham quan Viện.

Hình 40: “nàng tiên cá” tại Viện Hải Dương Học Nha Trang

Tiếp theo, khi bước vào chúng em lại tiếp tục được giới thiệu về
một loại bọ biển được người dân Kiên Giang tìm thấy vào năm 2003, chiều dài
275cm và nặng tới 400kg. Chính từ con bọ biển này mà ngư dân cùng với trí
tưởng tượng của mình đã tạo nên hình tượng nàng tiên cá xinh đẹp trong truyền
thuyết.
Tại đây, chúng em được biết có hơn 3000 loài cá mập khác nhau nhưng chỉ có
khoảng 1000 loài gây hại. Viện Hải Dương Học đang nuôi và bảo tồn hai loài
cá mập là cá mập vây trắng và cá mập vây đen, chúng là 2 loài cá mập tương
đối hiền lành và có thể sống được trong môi trường nhân tạo một cách khoẻ
mạnh (hầu hết các loài cá mập đều không thể sống trong môi trường nuôi nhốt).
Đặc điểm khác nhau giữa 2 loài cá mập này là cá mập vây đen có đầu thuôn
nhọn, phần lưng màu xám và nhạt màu về phía dưới bụng, có một đường sọc
đen kẻ xuôi từ mang xuống tới vây đuôi. Còn cá mập vây trắng thì có phần
thân dài, đầu to và dẹt, chót vây và chót đuôi có đốm màu trắng, thân hình có
màu xám tương đối sậm và khá lười biếng. Trong khi các con cá mập vây đen
di chuyển 24/24 thì những chú cá mập vây trắng giành hầu hết thời gian để
“nằm”, mỗi ngày chúng đi bơi từ 3 – 4 giờ để kiếm ăn. Cá mập không có bóng
hơi nên khi bơi hay khi nghỉ thì chúng luôn há miệng để lấy không khí giúp
chúng nổi lên mặt nước. Chị hướng dẫn viên cũng liệt kê những tác nhân làm
cá mập trở nên hung dữ như mùi nước tiểu, mùi máu, và cả song điện từ mạnh
phát ra từ con mồi khi vùng vẫy. Chính vì vậy, chúng em được hướng dẫn về
cách phòng vệ khi bị cá mập tấn công là không nên vùng vẫy vì điều này sẽ tạo
ra song năng lượng mạnh làm cá mập càng giận dữ hơn.

Trang 37
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 41: Cá mập vây đen và cá mập vây trắng tại viện Hải Dương Học Nha Trang
Sự đa dạng của sinh vật biển: Viện Hải Dương Học bao gồm các khu vực: khu
nuôi thuần hoá sinh vật biển, rừng ngập mặn nhân tạo, khu tai biến thiên nhiên,
khu mẫu sinh vật biển lớn, thiết bị nghiên cứu hải dương học, tài nguyên phi
vật thể. Trong bảo tang, có hơn 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 sinh vật biển và
nước ngọt. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều loại sinh vật biển được nuôi thả trong
bể kính.

Hình 42: Một số loài sinh vật được nuôi thả trong bể kính

Trang 38
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

*Khu trưng bày mẫu vật tại Viện Hải Dương Học Nha Trang
Lưu giữ hơn 4.000 mẫu vật, từ các sinh vật sống đến mẫu vật tiêu bản. Viện
lưu giữ nhiều sinh vật vô cùng than thuộc chẳng hạn như: cá, tôm, mực, cá
đuối, cá mập, sam biển, cá chình…v.v. Đây sẽ là kho tang kiến thức sinh vật
biển cực kỳ bổ ích với vô vàng kiến thức để các bạn sinh viên học tập và trau
dồi kiến thức. Không chỉ trưng bày các mẫu vật trong khu vực Biển Đông
thuộc Việt Nam, bảo tàng còn trưng bày nhiều sinh vật nước ngọt ở vịnh
Thái Lan, Campuchia, mang nhiều ý nghĩa nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh vật
biển khu vực Đông Nam Á.

Hình 43: Thư viện lưu trữ mẫu vật tại Viện Hải Dương Học Nha Trang

c) Một số nghiên cứu của Viện Hải Dương Học


- Phục hồi nguồn lợi tự nhiên và các hệ sinh thái đặc trưng của biển:
+ Phục hồi nguồn lợi vẹm xanh (Perna viridis) ở đầm Nha Phu – Khánh Hoà.
+ Phục hồi rạn san hô bị suy thoái.
+ Phục hồi rừng ngập mặn bị phá huỷ do sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi trồng các sinh vật biển có giá trị nhằm phục hồi
nguồn lợi và phát triển nuôi trồng bền vững.
+ Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình công nghệ.
+ Nuôi trồng rong nho biển làm thực phẩm rau sạch.
+ Nuôi tôm hùm lồng bền vững.
- Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ sinh vật biển.
Năm 1992, Viện đã xưng dựng được “Quy trình chiết xuất hoạt tính lysate từ máu
sam” dùng trong phép thử sinh học nhằm phát hiện các nội độc tố trong các đối tượng
cần nghiên cứu.
5.4 Nhận thức của sinh viên
Sau chuyến tham quan tại Viện Hải Dương Học Nha Trang, chúng em đã được
mở rộng thêm kiến thức về các loài sinh vật biển cũng như những mẫu vật được lưu
lại và nghiên cứu tại đây. Với đa dạng các loài sinh vật biển từ cá lớp sụn (Cá mập),
da gai (hải sâm, cầu gai, sao biển…), bọt biển đến động vật có vú (cá voi). Việc
khảo sát, kiểm tra, ra soát và lưu giữ những sinh vật biển không chỉ là công tác
nghiên cứu khoa học mà còn là một cách thức để đánh dấu chủ quyền biển đảo Việt
Trang 39
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Nam bằng các mẫu vật đã được lưu lại từ đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều năm
trước. Ngoài những vấn đề trên, chúng em còn tìm ra được những vấn đề liên quan
đến ngành học như cách lưu trữ mẫu của Viện, các bảo tồn những tiêu bản của mẫu
vật, cách phục hồi xương của loài sinh vật to lớn (cụ thể là cá voi lưng gù), công
nghệ nhuộm mẫu, các đặc tính của những loài sinh vật biển… Viện hải dương học
còn bảo tồn và giúp một số loài sinh sản tạo ra nhiều cá thể hơn và Viện còn bảo tồn
các loài vật quý hiếm như một cách bảo tồn các loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên. Qua đó, Viện còn có cả một khu bảo tang khổng lồ chứa đựng
vô vàng kiến thức mà chúng em chỉ có thể tìm hiểu sơ bộ vì trong đó có rất nhiều
tiêu bản được lưu trữ lại từ sinh vật vật bình thường cho đến loại quý hiếm. Thông
qua buổi tham quan, chúng em thấy được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật biển
và chúng ta cần phải bảo vệ, bảo tồn sự đa dạng của sinh vật biển. Chuyến đi này
không những giúp cho chúng em hiểu rỏ hơn về sinh vật biển đồng thời cũng trang
bị kiến thức cho chúng em biết thế hệ của chúng em cần phải làm gì để bảo vệ
những giá trị mà tự nhiên mang lại cho chúng ta. Con người cần phải bảo tồn các
loài sinh vật tự nhiên.

Hình 44: Nhóm N01 tại Viện Hải Dương Học Nha Trang
6. Trung tâm giống và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng
6.1 Thời gian
15 giờ 40 phút đến 16 giờ 45 phút. Ngày 2 tháng 6 năm 2023
6.2 Địa chỉ
284 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
6.3 Nội dung học tập
a) Giới thiệu
- Trung tâm Giống và Vật tư Nông nghiệp ở Lâm Đồng là một cơ sở quan
trọng trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực này. Trung tâm này có nhiệm vụ cung
cấp giống cây trồng chất lượng cao và các vật tư, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón và các dịch vụ hỗ trợ khác cho người nông dân, các nhà nghiên cứu và doanh
nghiệp nông nghiệp. Kể từ ngày 01/01/2018, Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp
Trang 40
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Lâm Đồng chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Nghiên cứu,
chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả và Trung tâm Nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng.
- Trung tâm thành lập mới này trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Lâm Đồng, là đơn vị sự nghiệp công lập, tự bảo đảm một phần
chi thường xuyên. Lãnh đạo Trung tâm gồm 1 Giám đốc và không quá 2 Phó
Giám đốc. 2 Phòng chuyên môn Hành chính- Tổng hợp và Phòng Kỹ thuật
chuyển giao công nghệ; cùng 2 Trạm Thực nghiệm ở Đà Lạt và Bảo Lộc. Trụ sở
Trung tâm đặt tại địa bàn phường 8, Đà Lạt.

Hình 45: Thầy Trần Vũ Phương cùng nhóm N01 tại Trung tâm giống và vật tư nông nghiệp
Lâm Đồng
- Cơ cấu trung tâm giống và vật tư nông nghiệp ở lâm đồng bao gồm:
1.Phòng Giống cây trồng: Nghiên cứu, sản xuất và cung cấp giống cây
trồng chất lượng cao.
2.Phòng Vật tư nông nghiệp: Quản lý và cung cấp vật tư, phụ gia và
thuốc bảo vệ thực vật.
3.Phòng Kỹ thuật nông nghiệp: Tư vấn kỹ thuật về trồng trọt, chăm
sóc cây trồng và quản lý bệnh hại.
4.Phòng Nghiên cứu và Phát triển: Nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp bền vững.
5.Phòng Quản lý và Hành chính: Quản lý các hoạt động hành chính và
tổ chức công tác tại trung tâm.
- Các chức năng chính được giao của Trung tâm như:
+ Hợp tác quốc tế.
+ Nghiên cứu, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
+ Chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trang 41
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

b) Quy trình sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
Hình 46: Sơ đồ qui trình sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu:
Đầu tiên, các vật liệu cần thiết để nuôi cấy mô sẽ được chuẩn bị. Đây có thể là
một mẫu mô hoặc một mẫu mô đã được xử lý trước đó để tạo ra những môi trường
nuôi cấy tốt nhất. Tùy theo từng loại cây mà chọn các bộ phận nuôi cấy thích hợp.
Mẫu cấy phải sạch và có tỉ lệ sống cao, đúng giai đoạn phát triển. Mẫu có thể là
chồi bên, đỉnh chồi, chồi mắt,lá non…
Bước 2 : Tạo môi trường nuôi cấy:
- Môi trường nuôi cấy là một chất giống gel chứa các dưỡng chất cần thiết để
tăng trưởng và phát triển mô. Trong quá trình này, các chất bổ sung như axit
amin, vitamin, hormone, và chất chống oxi hóa có thể được thêm vào môi
trường để cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của mô.
- Môi trường nuôi cấy được pha bằng các hoá chất cùng với nước đã qua hệ
thống lọc R.O. Do khi sử dụng môi trường lỏng cần nhiều thời gian kết bè giữ
cây cũng như tình trạng cây mọng nước dễ xảy ra nên tại Trung tâm, môi
trường rắn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
- Môi trường nuôi cấy sau khi pha thường được chứa trong các túi nilon. Nếu
giống cây cần cấy đòi hỏi nhiều ánh sáng để quang hợp, người ta sẽ ưu tiên sử
dụng chai thuỷ tinh để chứa môi trường vì nếu sử dụng túi nilon hơi nước sẽ dễ
đọng trên thành túi làm cản trở quá trình quang hợp của cây.

Trang 42
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 47: Phòng chuẩn bị môi trường của Trung Tâm

Hình 48: Tuí nilon được sử dụng để đựng môi trường nuôi cấy

Bước 3: Khử trùng ( nồi hấp thanh trùng )

Nồi hấp được sử dụng tại Trung tâm có 2 loại là nồi hấp ngang và nồi hấp đứng.
Hình 49: Nồi hấp thanh trùng đứng (trái) và nồi hấp thanh trùng ngang (phải)

Trang 43
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Bước 4: Tiến hành nuôi cấy mô:


Mẫu mô được đặt vào môi trường nuôi cấy. Quá trình này có thể đòi hỏi sự
khử trùng và sử dụng các công nghệ sinh học như vi khuẩn Agrobacterium để
chuyển gen. Môi trường nuôi cấy cần được duy trì ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và
ánh sáng phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của mô.

Hình 50: Kỹ thuật viên đang cấy chuyển cây giống

Bước 5: Chăm sóc và phát triển:


Sau khi cấy ghép mô, cây giống sẽ được đặt trong một môi trường phù hợp để
phát triển và hình thành các cấu trúc cây. Việc duy trì độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ
tốt cùng với việc cung cấp dinh dưỡng sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ.

Hình 51: Mẫu được trữ tại phòng nuôi cấy

Bước 6: Chuyển cây giống ra vườn ươm kiểm tra và đánh giá
Những cá thể cây giống khoẻ, có sức sinh trưởng tốt ở giai đoạn phòng nuôi
cấy được chuyển ra vườn ươm.

Trang 44
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 52: Vườn ươm của Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng
6.4 Nhận thức của sinh viên
Sau khi đi tham quan trung tâm sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
ở Lâm Đồng và tìm hiểu về vật tư nông nghiệp, có thể emđã rút ra các nhận thức sau:
+ Quy trình nuôi cấy mô: Bạn đã nhận thức về quy trình chi tiết của việc nuôi cấy mô,
bao gồm chuẩn bị vật liệu, tạo môi trường nuôi cấy, tiến hành nuôi cấy mô, phân chia
mô, cấy ghép mô và chăm sóc phát triển. Điều này cho thấy quy trình này là phức tạp
và đòi hỏi sự chuyên môn cao để đạt được kết quả tốt.
+ Vật tư nông nghiệp: Bạn đã nắm được vai trò quan trọng của vật tư nông nghiệp
trong quá trình sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Các vật tư như chất
nuôi cấy, hóa chất, thiết bị điều chỉnh môi trường là rất quan trọng để tạo điều kiện tốt
nhất cho sự phát triển của mô. Bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng
các vật tư chất lượng cao và đảm bảo nguồn cung cấp ổn định.
+ Công nghệ sinh học: Nếu bạn đã được giới thiệu với công nghệ sinh học như vi
khuẩn Agrobacterium để chuyển gen, bạn có thể nhận thức được tiềm năng và ứng
dụng của công nghệ này trong việc tạo ra các giống cây mới có tính chất đặc biệt hoặc
cải thiện hiệu suất cây trồng.
+ Quy trình kiểm tra và đánh giá: Bạn có thể đã nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm
tra và đánh giá cây giống mới sau quá trình nuôi cấy mô. Việc kiểm tra giúp đảm bảo
tính đúng giống và chất lượng của cây, đồng thời đánh giá hiệu suất sinh trưởng và khả
năng thích ứng với môi trường.
+ Khía cạnh kỹ thuật và chất lượng: Thông qua trung tâm sản xuất giống, bạn có thể
nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh kỹ thuật và chất lượng trong quá trình sản xuất
giống. Việc áp dụng các phương pháp nuôi cấy mô tiên tiến.

Trang 45
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

7 Công ty TNHH trà Artiso & Rượu vang Vĩnh Tiến


7.1 Thời gian
8h45 ngày 03/6/2023
7.2 Địa chỉ
1 Đường Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
7.3 Nội dung học tập
a) Giới thiệu
Công ty Vĩnh Tiến (tên tiếng anh là VINHTIEN COMPANY LIMITED)
được cấp giấy phép ĐKKD số 5800409760 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng
vào ngày 12/01/2004. Được thành lập năm 1996 xuất phát từ một cơ sở sản xuất nhỏ
giờ đây công ty Vĩnh Tiến đã là một nhà máy lớn với 500 công nhân làm việc. Các
máy móc hiện đại được công ty Vĩnh Tiến đầu tư bài bản nhằm mang lại và duy
trì chất lượng sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Công ty đã có những chứng chỉ
về chất lượng như ISO-9001, HACCP là các tiêu chẩn chất lượng quốc tế được giám
sát định kỳ bởi các tổ chức cấp chứng chỉ quốc tế.
Hiện nay công ty Vĩnh Tiến đã có một hệ thống các đại lý nhà phân phối rộng khắp
các tỉnh thành Việt nam và liên tục xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Mỹ, Canada,
Pháp, Đức, Úc v.v...

Hình 53: Công ty TNHH trà Artiso & Rượu vang Vĩnh Tiến

Trang 46
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

b) Quản lý tổ chức và hoạt động của công ty

Hình 54: Sơ đồ quản lý tổ chức của công ty


c) Các sản phẩm của công ty
 Những mặt hàng Công Ty Vĩnh Tiến chuyên sản xuất phải kể đến:
- Các loại trà Atisô túi lọc, Trà Atisô bột, hoà tan,
- Các loại trà thảo dược túi lọc: trà Nhàu, trà Hà Thủ Ô v.v..
- Nước cốt trái cây: Nước Cốt Dâu Tằm, Nước Cốt Chanh Dây, Nước Cốt Trái
Nhàu v.v ...
- Rượu vang các loại: Vang Đỏ, Vang Trắng, Vang Nho, Vang Demisec...
 Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như:
- Bảo Tâm Hộ Mệnh giúp phòng ngừa và giảm thiểu tai biến đột quỵ
 Thực phẩm chức năng chữa đau dạ dày (bao tử) Bảo Toàn Vị, chữa say
rượu Bảo Toàn Can, Thanh Thống Phong v.v..
- Đông Trùng Hạ Thảo: dạng viên, dang sấy khô v.v..
- Sản phẩm từ cây Atiso như Bomaga (Bổ Mát Gan)
- Sản phẩm từ cây Nhàu như: nước cốt nhàu (Noni) bột nhàu, Viên nhộng nhàu…

Hình 55: Một số loại trà của công ty

Trang 47
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 56: Một số loại trà của công ty

d) Quy trình sản xuất trà và rượu vang.


Bước 1: Lựa chọn thời điểm gặt hái nho
Khi nho chín thì độ acid sẽ
giảm xuống và lượng đường sẽ tăng lên. Thời điểm thích hợp để gặt hái nho là vào
tháng 8 đối với Vang nổ (Sparkling Wines) vào tháng 10 đối với rượu đỏ. Các nghệ
nhân sẽ quyết định thời điểm gặt hái nho, nhằm đạt lượng acid và lượng đường như
mong muốn để chế biến theo khẩu vị riêng của mình. Thời điểm các trang trại gặt
hái nho cũng được thể hiện rõ trên nhãn của các loại rượu vang.
Để làm rượu vang
nổ thì nho sẽ được hái khi độ acid đạt khoảng 1% và 19o Brix (Brix là đơn vị đo
lượng đường còn lại trên nho, nhân đơn vị Brix với 0,55 thì chúng ta sẽ được nồng
độ cồn). Để làm rượu vang đỏ, nho sẽ đựơc hái khi đạt gần được khoảng 0,8% độ
acid và 22o Brix. Phần lớn các loại nho dùng để làm rượu vang trắng và đỏ khi được
gặt hái thì sẽ đạt khoảng 0,65% độ acid và 23o Brix. Điều kiện trên là tiêu chuẩn cơ
bản để quyết định thời điểm thích hợp nhất khi gặt hái nho. Phần lớn các nghệ nhân
làm rượu vang quyết định thời điểm gặt hái nho bằng thông qua việc đánh giá mầu
sắc nho và nếm quả nho.
Bước 2: Vắt nước nho
Để lấy nước từ những quả nho, việc này được thực
hiện qua hệ thống Vắt và Tước cuống. Hệ thống này sẽ tước các cuống từ những
chùm nho và vắt nước ra khỏi vỏ nho. Nước này được gọi là nước chất lượng 1. Để
làm ra vang trắng thì nước chất lượng 1 này sẽ được đưa qua hệ thống ép và sau đó
được đưa vào bồn lên men. Để làm ra rượu đỏ thì nước chất lượng 1 sẽ được đưa
trực tiếp đến bồn lên men rồi sau đó đưa qua hệ thống ép.
Bước 3: Lên men
Phần lớn hệ thống lên men rượu trên thế giới đều sử dụng
phương pháp truyền thống. Phương pháp lên men truyền thống này đã chứng minh
được hiệu quả cao và ổn định vì vậy rất ít nghệ nhân ứng dụng những phương pháp
khác.
Trong quy trình lên men, có một yếu tố rất quan trọng mà các nghệ nhân chú
tâm đạt tới đó là nhiệt độ. Khi lên men với nhiệt độ (7o đến 12o C) thì hương thơm
của nho được bảo quản tuyệt đối. Với nhiệt độ (25o đến 35o C) sẽ đạt được hương

Trang 48
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

vị của hoa nhiều hơn là hương vị của quả. Trong quá trình lên men để làm rượu
vang trắng và vang nổ thì nhiệt độ lý tưởng nhất là 10o C và cho vang đỏ là 30oC.
Bước 4: Quy trình ép
Hơn một nửa lượng nước ép ra từ quả nho một cách dễ
dàng không cần đến áp lực cao. Phần còn lại sẽ được ép ra từ hệ thống ép. Để làm
rượu vang trắng nho sẽ được ép trước sau đó đưa lên hệ thống lên men. Còn rượu đỏ
thì ngược lại, được đưa lên hệ thống lên men trước khi đưa vào hệ thống ép.
 Bước
5: Lọc và làm mịn
Nước nho khi chảy ra từ hệ thống Vắt và Tước cuống còn đục
và có cặn. Để đạt được mầu tinh khiết cho rượu ở giai đoạn cuối người ta đưa hệ
thống lọc và làm mịn vào dây chuyền sản xuất.
Hệ thống lọc sẽ làm cho nước nho
trong hơn. Rượu sau khi được lọc sẽ được chuyển qua bồn chứa sạch khác và quy
trình lọc sẽ được thực hiện vài ba lần trong 6 tháng cho đến 3 năm trong quy trình
làm rượu vang.
Hệ thống làm mịn sẽ lọc được các phần tử nhỏ nhất để rượu đạt
được mầu trong suốt. Một phương pháp phổ biến nhất mà các nghệ nhân hay sử
dụng là dùng lòng trắng trứng gà và đất sét. Cũng như phương pháp lọc, phương
pháp làm mịn có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình làm rượu vang.
Bước 5: Ủ rượu
Để rượu đạt được sự hài hòa và ổn định của mùi vị và chất
lượng thì rượu phải được ủ nhằm làm cho khí ôxi tác động thật chậm. Rượu vang ủ
lạnh sẽ phải ủ lâu hơn rượu vang ủ ấm. Rượu vang ủ trong bồn thép lớn sẽ phải ủ
lâu hơn rượu vang

Hình 57: Sơ đồ quy trình sản xuất rượu vang


e) Quy trình sản xuất trà Artiso
- Tiếp nhận nguyên liệu: Cả hoa Atiso được thu và mua về để đảm bảo về mặt
chất lượng theo quy định của Công ty TNHH Vĩnh Tiến.
- Xử lý nguyên liệu: Atiso sẽ rửa sạch thật kỹ bằng cách sử dụng máy rửa, rồi
sau đó sấy khô ở nhiệt độ 80-120 độ C.

Trang 49
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

- Xay nghiền: Nguyên liệu thô sẽ được xay nghiền theo đúng kích cỡ. Sau đó sẽ
bảo quản trong kho đựng trữ.
- Sàng trà: Loại bỏ các phần xơ, cứng không thể xay nghiền.
- Phối trộn: Các thành phần và các bộ phận của hoa Atiso sẽ được phối trộn đều
theo công thức (15kg/mẻ) và thời gian khoảng 3-5 phút.
- Sao trà: Trà được sao bằng máy, để ở nhiệt độ từ 180-220 độ C, trong thời
gian khoảng 30 phút. Rồi sau đó để nguội đến 35-40 độ C.
- Đóng máy túi lọc: Đóng túi lọc bằng máy, bỏ bịch zipper.
- Hoàn thiện sản phẩm: Và sau cùng, trà Atiso sẽ đựng đóng hộp, bịch
theo từng sản phẩm. Rồi kiểm tra chất lượng kỹ càng và đóng thùng rồi nhập
kho là xong quy trình sản xuất trà Atiso.
7.4 Nhận thức của sinh viên
Thông qua chuyến đi này, chúng em được hiểu rỏ hơn về hoạt động tổ chức
cũng như các quy trình sản xuất sản phẩm của công ty. Tại đây, chúng em đã được
tham quan, tìm hiểu, và được chị hướng dẫn viên của công ty giới thiệu và giải đáp
những tò mò của chúng em một cách tận tình.
Ngoài việc tham quan tìm hiểu ra, chúng em đã hiểu rỏ những giá trị mà công
ty mang lại cho người sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng nguyên liệu để phát triển
kinh tế cho người dân trồng trọt và hơn thế công ty còn đóng góp to lớn vào thị trường
hàng hoá của Việt Nam.
Sau chuyến đi này, chúng em được giao lưu, học tập, gắn kết tình bạn và xây
dựng được những kỹ năng rất cần cho sinh viên như: kỹ năng mềm, tự tin giao tiếp, kỹ
năng hỏi… . Cuối cùng, khi đến đây chúng em đã có thêm những động lực to lớn để
xây dựng những kiến thức chuyên ngành, phát triển con đường sau này.

Hình 58: Nhóm N01 tại Công Ty TNHH trà Artiso và rượu vang Vĩnh Tiến

Trang 50
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

8 Bảo tàng Lâm Đồng


8.1 Thời gian
13h55 ngày 03/6/2023
8.2 Địa chỉ
4 Đ. Hùng Vương Phường 10 TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Giờ mở cửa: 7h15-17h
SĐT: 02633812624
8.3 Nội dung
a) Giới thiệu

Hình 59: Bảo Tàng Lâm Đồng


Ngay sau khi đất nước độc lập, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã
được các lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, Bộ phận bảo tồn-bảo tàng được thành
lập, trực thuộc Thành uỷ Đà Lạt với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ bảo quản những hiện
vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh
Ngày 28/8/2018 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ UBND
về việc sáp nhập Bán quản lí di tích Cát Tiên vào bảo tàng Lâm Đồng.
- Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương) với trên 15000 hiện
vật sưu tập độc đáo và quý hiếm đang lưu trữ. Được chia thành các khu riêng biệt theo
các chủ đề sau:
+ Các thời kì lịch sử
+ Các hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lí thị trường thu giữ
+ Các hiện vật khảo cổ tại di chỉ Đại Làng
+ Các hiện vật khảo cổ tại di chỉ Đại Lào và Đa Đờn
Trang 51
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

+ Các hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm
+ Các nghề truyền thống
+ Các trang phục và sinh hoạt
+ Lễ hội truyền thống và văn hóa tinh thần
+ Các hiện vật về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ

Hình 60: Một số hiện vật được trưng bày tại Bảo Tàng Lâm Đồng
- Đây là nguồn hiện vật vô cùng quý giá cho học sinh, sinh viên hay các du khách
thích nghiên cứu khảo cổ học.

Hình 61: Khu dinh thự của gia đình ông Nguyễn Hữu Hào

Trang 52
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

b) Sự đa dạng sinh học động thực vật tỉnh Lâm Đồng


- Lâm Đồng được xem là địa phương có tính đa dạng sinh học cao từ hệ
sinh thái đến loài.Lâm Đồng trải trên nhiều kiểu địa hình ở các đai độ cao khác nhau,
từ 130m đến hơn 2200m. Và nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt
độ trung bình từ 18-25 độ C. Đặc điểm địa hình bậc thềm đặc trưng cùng với các điều
kiện tự nhiên khác như thổ nhưỡng, khí hậu… đã tạo điều kiện phát triển các hệ sinh
thái, động thực vật có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới ngay trong vùng cận nhiệt đới
xích đạo
+ Với hệ sinh thái, có 2 hai hst tự nhiên chính là trên cạn và đất ngập nước. HST trên
cạn ở LĐ bao gồm các hst rừng, hst nông nghiệp và hst đô thị. Trong đó hst rừng
chiếm diện tích lớn nhất( với hơn 60% dt) phân bố trên các đai cao khác nhau với
nhiều kiểu thảm thực vật: lá rộng xanh, hỗn giao lá rộng lá kim, lá kim, là rộng rụng lá,
tre hỗn giao với cây gỗ phân tán, cây bụi và cây cỏ,..

Hình 62: Thực vật đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng
+ Về loài, thống kê được 3490 loài thực vật rừng, 393 loài nấm lớn, 86 loài thú, 301
loài chim, 102 loài bò sát, lưỡng cư, 686 loài côn trùng và 111 loài cá.

Trang 53
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

Hình 64: Một số loài nấm lớn tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng

Hình 63: Bộ sưu tập các loài bướm tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng hiện có 9 khu bảo tồn Đa dạng sinh học, trong đó 6 khu đang hoạt
động và 3 khu được chọn thành lập và đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Trong 6
khu hoạt động lâu nay, thì Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang chiếm diện tích lớn nhất.
Toàn bộ khu vực có diện tích là 275439 ha, trong đó vùng lõi chiếm 34943 ha, vùng
đệm 72232 và vùng chuyển tiếp 168264 ha. Tháng 6/2015, Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hiệp quốc-UNESCO đã công nhận khu vực cao nguyên Lang
Biang và vùng phụ cận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang.
8.4 Nhận Thức Của Sinh Viên
Qua quá trình tham quan Bảo tàng Lâm đồng, nhóm em nhận thấy được là Bảo
tàng Lâm Đồng đã lưu giữ được rất nhiều hiện vật quan trọng cũng như là vô cùng
quý giá thể hiện nét truyền thống văn hóa tiêu biểu của vùng đất Lâm Đồng xa xưa.
Chính vì thế Bảo tàng Lâm Đồng được xem là một trong những “ cái nôi” của nền văn
hóa Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, là điểm đến không thể qua
qua của du khách trong và ngoài nước khi đến đây. Và Lâm Đồng là tỉnh có nguồn đa
dạng sinh học cao và đặc trưng, hệ gen phong phú . Đây là nền tảng gió phần quan

Trang 54
Viện CNSH & Thực Phẩm Thực tế cơ sở CNSH

trọng vào kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên nó cũng đang chịu nhiều thử thách lớn và
có nguy cơ suy thoái ngày càng thấy rõ, rất cần công tác bảo tồn có căn cơ.

Hình 65: Đoàn CNSH trường Đại Học Cần Thơ tại Bảo Tàng Lâm Đồng

III. PHẦN KẾT LUẬN


Qua chuyến đi thực tế lần này, chúng em được học hỏi rất nhiều kiến thức
từ những nơi mà chúng em đi qua và những kiến thức thực tế không chỉ trên sách
vở mà chúng em được cảm nhận chân thực nhất về những kiến thức mà chúng em
đã học được trước đó. Những kiến thức mới về những loài sinh vật biển từ những
mô hình bể nuôi ở viện Hải Dương học hay những giống cây và những cách thức
Ươm giống ở Viện Hạt giống cây trồng. Ngoài ra chúng em còn đi sát với kiến
thức qua những bài học thực tế. Chuyến đi thực tế này rất ý nghĩa mang lại một
bài học quý giá và thực tế cho chuyên ngành học của chúng em, không chỉ là
những kiến thức mới mà còn là những kiến thức đã được học trong sách vở và
nay đã được tiếp cận hơn thực tế hơn để hiểu rõ hơn về các quy trình các cách
thức để tạo ra một giống cây hay một loài sinh vật nào đó. Từ những bài học qua
các nơi chúng em được đi qua và được nhìn thấy cách thức thực hiện làm cho
chúng em dễ hiểu hơn về những kiến thức đó. Được biết rõ hơn về những kiến
thức đã được tiếp cận trên sách vở chuyến đi thực tế này còn mang lại một hành
trang đầy đủ về kiến thức về thực tế cho những mục đích sau này!

Trang 55

You might also like