You are on page 1of 58

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


BỘ MÔN TVD – DƯỢC LIỆU – ĐÔNG DƯỢC
----------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN 2

ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN VỊ THUỐC SƠN THÙ DU

Người hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thu Hiền


Họ tên sinh viên : Phạm Quang Đăng
Tổ : 7
Lớp : D5BK3
Mã sinh viên : 1654010118

HÀ NỘI - 2020
BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN TVD – DƯỢC LIỆU – ĐÔNG DƯỢC
----------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN 2

ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN VỊ THUỐC SƠN THÙ DU

Người hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thu Hiền


Họ tên sinh viên : Phạm Quang Đăng
Tổ : 7
Lớp : D5BK3
Mã sinh viên : 1654010118
Nơi thực hiện :
Bộ môn TVD – Dược liệu – Đông dược,
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN

Từ tận đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS.
Trần Thị Thu Hiền - Giảng viên Bộ môn Thực vật dược - Dược liệu - Đông dược.
Người cô đã ân cần chỉ dạy, quan tâm hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên, tư
vấn, dìu dắt và truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Bộ môn Thực vật
dược - Dược liệu - Đông dược, đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tiểu luận.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào
tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn tới ba mẹ, người đã sinh thành, nuôi
dưỡng, luôn quan tâm, chăm sóc, gắn bó, là động lực cho con học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn bạn bè tôi luôn chia sẻ, động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong
học tập và quá trình làm bài tiểu luận.

Bài tiểu luận này như thành quả đúc kết trong quá trình học. Mặc dù quyết
tâm nỗ lực hoàn thành bài tiểu luận trong khả năng của mình nhưng do trình độ,
kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót
mà bản thân chưa nhìn thấy được. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý
báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt, tiếp tục đạt được
nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn!

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Quang Đăng, sinh viên lớp D5K3, Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt Nam, xin cam đoan:
1. Đây là đề tài do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
ThS. Trần Thị Thu Hiền

2. Đề tài này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt
Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách
quan.

4. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài luận này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong bài luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2020

Người viết cam đoan

Phạm Quang Đăng

MSV: 165401011

iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii


LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN THỰC VẬT ............................................................. 2
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ............................................................................ 2
1.1. Mô tả cây ................................................................................................ 2
1.2. Bộ phận dùng làm thuốc ......................................................................... 3
1.3. Phân bố ................................................................................................... 4
1.4. Thu hái và chế biến................................................................................. 4
1.5. Vi phẫu ................................................................................................... 5
1.6. Bột dược liệu .......................................................................................... 6
1.7. Tính vị, Quy kinh ................................................................................... 8
1.8. Chỉ định – Kiêng kị ................................................................................ 8
1.9. Cách dùng............................................................................................... 9
II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC .................................................................... 9
III. TÁC DỤNG SINH HỌC ........................................................................11
3.1. Tác dụng theo Y học cổ truyền ..............................................................11
3.2. Tác dụng theo Y học hiện đại ................................................................14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ..................................................20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................20
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................20
1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................20
1.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................20

iv
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................21
2.1. Thu thập thông tin .................................................................................21
2.2. Phân tích, tổng hợp ................................................................................21
2.3. Thống kê, mô tả .....................................................................................22
2.4. Quy nạp, diễn dịch .................................................................................22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................23
I. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ CHỨA VỊ THUỐC SƠN THÙ DU .............23
1.1. LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN ..............................................................23
1.2. TẢ QUY HOÀN ...................................................................................23
1.3. KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN .............................................................24
1.4. HỮU QUY HOÀN ................................................................................24
1.5. ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ ...........................................................................25
II. PHÂN TÍCH BÀI THUỐC “LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN”..............26
2.1. Thành phần ............................................................................................26
2.2. Nguồn gốc xuất sứ .................................................................................26
2.3. Phân tích các vị thuốc ............................................................................26
2.4. Phân tích đơn thuốc ...............................................................................30
2.5. Tác dụng và chỉ định .............................................................................31
2.6. Cách dùng..............................................................................................31
2.7. Kiêng kị .................................................................................................31
2.8. Gia giảm ................................................................................................31
2.9. Ứng dụng lâm sàng ................................................................................32
BÀN LUẬN ........................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................37
PHỤ LỤC ...........................................................................................................40
Phụ lục 1 .............................................................................................................40
Phụ lục 2 .............................................................................................................44

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa


ACh Acetyl Choline
Advances glycation endproducts
AGEs
Nâng cao sản phẩm cuối glycation
Bax bcl-2-associated X
B-cell lymphoma-2
Bcl-2
U lympho tế bào B-2
Brain-derived neurotrophic factor
BDNF
Yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não
C. O Cornus Officinalis
CAT Catalase
CF Corni Fructus
cGMP Cyclic guanosine monophosphate
COX-2 Cyclooxygenase-2
Connective tissue growth factor
CTGF
Yếu tố tăng trưởng mô liên kết
Coxsackie virus A group 16 strain
CVA16
Vi rút Coxsackie chủng A nhóm 16
Cyt c Cytochrome C
Diabetic Mice
Db/db
Chuột bị bệnh đái tháo đường
E2 17β-estradiol
E3 Estrone
Estrogen receptor-positive
ER+
Dương tính với thụ thể estrogen
Extracellular-signal-related kinase
ERK
Kinase liên quan đến tín hiệu ngoại bào
Growth-associated protein-43
GAP-43
Liên quan đến tăng trưởng protein-43

vi
GSH Glutathione
GSSG Glutathione disulfide
HepG2 Dòng tế bào ung thư gan ở người

HFMD Hand, foot, and mouth disease


Bệnh tay, chân, miệng
Human renal proximal tubular epithelial cells
HK-2
Tế bào biểu mô ống thận ở người
HO-1 Heme oxygenase-1
Liquid chromatography–mass spectrometry (LC-MS /or HPLC-MS)
HPLC/MS
Sắc ký lỏng cao áp ghép khối phổ
Hippocampal cells
HT22
Tế bào hải mã
Human umbilical vein endothelial cells
HUVEC
Tế bào nội mô tĩnh mạch rốn của con người
IkB-α Inhibitor kappa B
IL Interleukin
iNOS Inducible nitric oxide synthase tổng hợp oxit nitric cảm ứng
JNK1/2 C-Jun N-terminal kinase
Mitogen-activated protein kinase
MAPK
Kinase protein hoạt hóa mitogen
Middle cerebral artery occlusion
MCAO
Tắc động mạch não giữa
Michigan cancer foundation-7
MCF-7
Một dòng tế bào ung thư vú
MDA Malondialdehyde
Mitochondrial membrane potential
MMP
Tiềm năng màng ti thể
Messenger RNA
mRNA
RNA thông tin
Nuclear factor of activated T cells cytoplasmic 2
NFATC2
Nhân tố nhân của tế bào T hoạt hóa tế bào chất 2

vii
Nuclear factor-kappa B
NF-kB
Yếu tố hạt nhân-kappa B
Nerve growth factor
NGF
Yếu tố tăng trưởng thần kinh
NO Nitric oxide
PGE2 Prostaglandin E2
Receptor of AGE
RAGE
Thụ thể của AGE
ROS Reactive oxygen species
SH-SY5Y Bệnh u nguyên bào thần kinh
SOD Superoxide dismutase
Sterol regulatory element binding protein-1&2
SREBP-1&2
Yếu tố điều hòa sterol liên kết protein-1 & 2
STZ Streptozotocin
SYP Synaptophysin
Type 1 diabetes
T1D
Bệnh tiểu đường loại 1
Thiobarbituric acid-reactive substance
TBARS
Chất phản ứng với axit thiobarbituric
TC Triglyceride
Traditional Chinese medicine
TCM
Y học cổ truyền Trung Quốc
Total cholesterol
TG
Tổng lượng chất béo
Transforming growth factor
TGF-β1
Yếu tố tăng trưởng chuyển
Tumor necrosis factor-α
TNF-α
Yếu tố hoại tử khối u-α
Tyrosine receptor kinase A
Trk A
Thụ thể tyrosine kinase A

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình Tên hình Trang


Hình 1 Cây Sơn thù du (Cornus officinalis) 3
Hình 2 Vị thuốc Sơn thù du (Fructus Corni) 3
Hình 3 Vi phẫu quả Sơn thù 5
Hình 4 Vi phẫu bột quả Sơn thù 7
Hình 5 Vị thuốc Thục địa 28
Hình 6 Vị thuốc Sơn thù du 28
Hình 7 Vị thuốc Sơn dược 28
Hình 8 Vị thuốc Trạch tả 29
Hình 9 Vị thuốc Bạch phục linh 29
Hình 10 Vị thuốc Đan bì 29
Hình 11 Sản phẩm Lục vị địa hoàng hoàn của Traphaco 33
Hình 12 Sản phẩm Hoàn lục vị của OPC 33
Hình 13 Sản phẩm Traluvi của Traphaco 34
Hình 14 Sản phẩm Khang minh lục vị nang của Khang Minh 34

ix
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 1 Tác dụng dược lý của Sơn thù du trong Y học hiện đại 15

Bảng 2 Phân tích các vị thuốc của bài “Lục vị địa hoàng hoàn” 26

Bảng 3 Phân tích phương thang “Lục vị địa hoàng hoàn” 30

x
ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá để chữa
bệnh và phòng bệnh cho nhân dân. Nguồn dược liệu được sử dụng phong phú và
đa dạng vô cùng, với nhiều công năng, chủ trị khác nhau, mang lại tác dụng điều
trị bệnh đáng kể. Trong đó có thể kể đến Sơn thù du - một dược liệu quý giá. Mặc
dù tại nước ta chưa có nơi trồng, nhưng vấn đề di thực cũng đã được đặt ra và cũng
đang tích cực phát triển để cây thuốc ngày càng phổ biến hơn.
Vị thuốc Sơn thù du được sử dụng rộng rãi trong dân gian với nhiều tác dụng
chữa bệnh, ngày nay cũng được ứng dụng rộng rãi trong Y học. Vị thuốc Sơn thù
du xuất hiện trong các bài thuốc cổ, các bài thuốc gia giảm,…với các tác dụng điều
trị và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhiều công ty đã nghiên cứu vị thuốc Sơn thù du, bài
thuốc chứa Sơn thù du, tạo ra nhiều sản phẩm đông y mang lại hiệu quả đáng kể.
Trong đó điển hình là Công ty cổ phần Traphaco với sản phẩm “Lục vị địa hoàng
hoàn” và “Traluvi” hay “Hoàn lục vị” của Công ty cổ phần dược phẩm OPC, …
các sản phẩm rất nổi tiếng và được nhiều người dân tin dùng. Đồng thời cũng có
rất nhiều nghiên cứu đã công bố về công dụng của vị dược liệu này.
Để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm tổng quan cũng như tác dụng của vị thuốc
Sơn thù du, em làm tiểu luận với chủ đề “Tổng quan về dược liệu Sơn thù du” đã
được thực hiện với 3 mục tiêu sau:
1. Tổng quan về vị thuốc Sơn thù du.
2. Tác dụng của vị thuốc Sơn thù du trong Y học cổ truyền và trong Y
học hiện đại
3. Ứng dụng của bài thuốc chứa vị thuốc Sơn thù du trong chữa bệnh.

1
Chương 1: TỔNG QUAN THỰC VẬT

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

Cây Sơn thù du còn gọi là Sơn thù, Thù nhục, Táo bì.[5]

Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. et Zucc thuộc họ Sơn thù du
Cornaceae.[3]

Cây Sơn thù du cho vị thuốc gọi là Sơn thù hay Sơn thù du (Fructus Corni) là
quả gần chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du.[5]

1.1. Mô tả cây


Sơn thù du là loại cây sống lâu năm, chiều cao trên dưới 3m và thường mọc
thành những bụi nhỏ. Cây có vỏ ngoài màu nâu nhạt, nứt nẻ, cành nhỏ và không
có lông.[7]

Lá đơn, mọc đối xứng, lá trơn, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5-7cm,
rộng 3-4,5cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ, mặt trên được
phủ một ít lông, mặt dưới không có lông.

Hoa mọc ở kẽ lá, thường mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài, 4 cành
tràng, 4 nhị, bầu hạ.

Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7mm, khi chín có màu
đỏ tươi, nhẵn, nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5-2cm. hạch
hình trứng. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 8-10.[5]

2
Hình 1: Cây Sơn thù du (Cornus officinalis)

1.2. Bộ phận dùng làm thuốc


Quả bị vỡ, nhăn nheo do bị tách bỏ hạt. Quả hình trứng, dài 1cm đến 1,5cm,
rộng 0,5cm đến 1cm. Mặt ngoài màu đỏ tía đến tím đen nhăn nheo, sáng bóng.
Đỉnh quả có vết sẹo hình tròn của đài, đáy quả có vết của cuống quả. Chất mềm,
mùi nhẹ, vị chua, đắng nhẹ.[1]

Hình 2: Vị thuốc Sơn thù du (Fructus Corni)

3
1.3. Phân bố
Vì Sơn thù là nguyên sản ở Trung Quốc. Hiện nay nước ta còn hoàn toàn phải
nhập chủ yếu của Trung Quốc.[9]
Tại Trung Quốc cây này mọc hoang và được trồng ở Thiểm Tây, Hà Nam,
Sơn Đông, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên. Vị thuốc là quả đã loại hạt rồi phơi
hay sấy khô. Dùng với tên Sơn thù nhục hay Du nhục và theo Trung dược chí thì
vị thuốc xuất khẩu với tên Táo bì.
Tại nước ta, một số người dùng thịt quả táo hay táo chua thay cho vị Sơn thù
phải chăng vì tên gọi này? Thực tế ta thấy đây là quả của hai cây xa hẳn nhau về
thực vật. Cần chú ý phân biệt và cố đặt vấn đề di thực cây Sơn thù.[5]

1.4. Thu hái và chế biến


Tại những nơi có Sơn thù mọc ở Trung Quốc, vào các tháng 10-11 người ta
thu hoạch lấy quả, cho vào giá tre hong cho khô rồi bóc bỏ hạt, rồi tiếp tục sấy cho
khô hẳn. Loại này tốt hơn. Vì có nơi hái quả về đem đồ cho hơi chín hay cho vào
nước sôi trong 10 phút rồi lấy ra bóc bỏ hạt. Loại này thịt mỏng và được xem như
chất lượng kém hơn loại trên. Vị thuốc dai, khó xé, vị chua, nhưng hơi chát và
đắng. Trên thị trường người ta cho những quả sạch hết hạt, thịt dày, màu hồng,
không bị cháy đen, vị chua là loại tốt.[5]
• Sơn thù nhục: Nhặt sạch tạp chất, lấy quả khô, bỏ hạt là được.
• Sơn thù chưng: Cho Sơn thù nhục vào lồng hấp, hấp khoảng 3 giờ đến
khi có màu đen, lấy ra phơi khô.
• Sơn thù tẩm rượu chưng: Công thức chế biến 1,0 kg Sơn thù tẩm rượu chưng:
Sơn thù nhục 1,0 kg
Rượu 0,2 lít
Trộn đều Sơn thù nhục với rượu, cho vào dụng cụ thích hợp, đậy kín; đun
cách thuỷ đến khi nào hút hết rượu, lấy ra, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

4
✓ Cảm quan:
• Sơn thù nhục: Là những quả đã vỡ, nhăn nheo do tách bỏ hạt, dài 1,0 - 1,7
cm, cùi dày không đến 0,15 cm. Mặt ngoài màu hồng tía hoặc nâu tía, nhăn
nheo bóng láng, có miệng rạch bỏ hạt, một đầu có rốn nhỏ hình tròn. Màu
sắc mặt trong tương đối nhạt hơn và ẩm, không trơn bóng. Không mùi, vị
chua chát và hơi đắng.
• Sơn thù tẩm rượu chưng: Là những hình phiến không theo quy tắc nào hoặc
dạng hình nang, có mặt ngoài màu cánh gián, nhăn nheo, bóng láng. Mùi hơi
thơm, vị chua chát và hơi đắng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, nấm mốc. [10]

1.5. Vi phẫu [7]

Hình 3: Vi phẫu quả Sơn thù

5
Trong đó:
A- Hình dạng tổng quát (Sketch)
B- Vi phẫu cắt ngang (Section illustration)
C- Các bó mạch, sợi, cụm tinh thể canxi oxalat rải rác trong nhu mô
(Vascular bundles, fibres and clusters of calcium oxalate scattered in parenchyma)
D- Lớp biểu bì vỏ quả ngoài (Exocarp covered by cuticle)

1.Vỏ quả ngoài (Exocarp)


2.Vỏ quả trong (Mesocarp)
3.Bó mạch (Vascular bundle)
4.Khe rỗng (Hollow cavity)
5.Khối màu (Pigment masses)
6.Sợi (Fibre)
7.Tinh thể canxi oxalat (Cluster of calcium oxalate)
8.Biểu bì (Cuticle)

1.6. Bột dược liệu

Màu nâu đỏ. Tế bào biểu bì vỏ quả màu vàng cam, hình đa giác hoặc hình chữ
nhật, đường kính 16 µm đến 30 µm, mặt ngoài tế bào biểu bì dày, sần sùi, cutin hóa.
Khoang chứa sắc tố màu vàng cam nhạt. Tế bào vỏ quả giữa màu nâu vàng cam,
phần nhiều bị nhăn. Khối inulin với những đường vằn dạng quạt, đường kính 23µm
đển 105µm. Cụm tinh thể calci oxalat có đường kính 12 µm đến 32 µm ít thấy. Tể
bào đá hình vuông, hình trứng, hình chữ nhật, các lỗ rõ và có một khoang lớn. Nhiều
hạt tinh bột hình trứng, đôi khi có rốn phân nhánh và vân mờ. Mảnh mạch điểm,
mạch vạch, mạch vòng.[1]

6
Hình 4: Vi phẫu bột quả Sơn thù.[7]

Trong đó:
A- Hình quan sát dưới kính hiển vi quang học (the light microscope)
B- Hình quan sát dưới kính hiển vi phân cực (the polarized microscope)
1- Tế bào biểu bì vỏ quả (1a-1 hình bề mặt, 1a-2 hình mặt bên)
2- Tế bào vỏ quả giữa
3- Hạt tinh bột (Inulin masses)
4- Cụm tinh thể Canxi oxalat (Cluster of calcium oxalate)
5- Tế bào đá (Stone cells)
6- Sợi (Fibre)
7- Mạch xoắn (Spiral vessels)

7
1.7. Tính vị, Quy kinh
a. Tính vị

− Vị chua, tính bình (Bản Kinh).


− Tính hơi ôn, không độc (Biệt Lục).
− Vị mặn, cay, rất nhiệt (Dược Tính Luận).
− Vị chua, tính hơi ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
− Vị chua, sáp, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
− Vị chua, chát (Đông Dược Học Thiết Yếu).[8]

b. Quy kinh

− Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
− Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm can (Bản Thảo Kinh Giải).
− Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).[8]

Sơn thù du có vị chua, sáp, tính hơi ôn, vào hai kinh can và thận.[1]

1.8. Chỉ định – Kiêng kị


1.8.1. Chỉ định
− Bổ can thận, cố tinh sáp niệu
− Di mộng tinh
− Tiểu tiện nhiều
− Đái dầm
− Đau lưng gối
− Ù tai
− Mồ hôi nhiều
− Phụ nữ bị khí hư,
− Rong kinh

8
− Rong huyết.[2]

1.8.2. Kiêng kị

Dùng thận trọng khi tiểu khó, ít.[2]

1.9. Cách dùng


Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Theo kết quả nghiên cứu của hệ dược Viện y học Bắc Kinh, 1958 thì trong
sơn thù du có 13% saponoside, phản ứng tanin. Theo một tài liệu khác thì trong
sơn thù du có các axit hữu cơ (axit galic, axit malic, axit tactric), các glucoside,
tannin, và một chất có tinh thể có độ chảy 245ºC, phản ứng axit, ngoài ra còn chứa
một glucoside gọi là cornin.
Ngoài ra còn có axit ursolic,axit tartric, axit malic, axit gallic và ước chừng
13% saponin (Trung dược chí, 11,1961,7).
Trong quả có các glucoside bao gồm cornuside, morroniside C17H26O11,
metylmorroniside C18H28O11, sweroside C16H22O9, loganin C16H26O10 (Dược học
tạp chí, 1973,93,30).
Lá chứa secologanin C17H24O10 (Jensen S.R . et.al Phytochemistry,
1973,64,2064). Trong lá tươi phát hiện thấy vitamin E và C. [7]

9
10
Gallic acid, Malic acid, Tartaric acid, Vitamin A (Trung Xung Thái Thất Lang,
Phúc Sơn Dược Truyền Hối Báo [Nhật Bản] 1933, 1 : 202 ).

Verbenalin, Saponin, Ursolic acid, Tannin, Vitamin A (Trung Dược Học).

Cornus Tannin 1, 2, 3 (T. Okuda và cộng sự, Heterocycles 1981, 16 : 1321).

Isoterchebin, Tellimagradin I, Tellimagradin II, Cornusiin A, B, C (Hatano


Tsutsmu và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (8) : 2083).

Trapai (Hatano Tsutsmu và cộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (9) : 2975).

Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Linoleic acid, Lauric acid
(Trương Quảng Cường, Trung Dược Tài, 1991, 14 (1) : 38).

Threonine, Valine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Histidine, Lysine,


Serine, Glutamic acid, Glycine, Alanine, Tyrosine, Arginine, Aspartic acid,
Methionine, Proline, Cystine (Dương Gia Hoa, Trung Thảo Dược 1989, 20 (11) :
497).

Cornus-tannin (T. Okuda, et al. Heterocycles, 1981, 16 : 1321).

Isoterchebin (Hatano Tsutsmu et al. Chem Pharm Bull, 1989, 37 (8) : 2038).[8]

Tham khảo Phụ lục 1, Phụ lục 2.

III. TÁC DỤNG SINH HỌC


3.1. Tác dụng theo Y học cổ truyền
Sơn thù du có tác dụng bổ ích can thận thu liễm cố sáp.

Trích đoạn Y văn cổ:

• Sách Danh y biệt lục: "Trị nhĩ lung (Điếc tai), diệu sang (Lở ở mặt), ra
mồ hôi, thuốc có tác dụng ôn trung, hạ khí cường âm (Làm mạnh sinh lý
sinh dục), ích tinh, làm khỏe ngũ tạng (Yên ngũ tạng), thông cửu khiếu,
làm bớt chứng tiểu nhiều, minh mục, cường lực (Làm sáng mắt, tăng sức).

11
• Sách Lôi công bào chế luận: "Tráng nguyên khí, bí tinh".

• Sách Dược tính bản thảo: "Chỉ nguyệt thủy bất định (Trị rối loạn kinh
nguyệt), bổ thận khí, hưng dương đạo (Trị liệt dương) thêm tinh tủy, liệu
nhĩ minh (Trị tai ù). Trị người già tiểu nhiều".[7]

Chủ trị: Di tinh, liệt dương, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, tai ù, tai
điếc, tiểu nhiều đau lưng, đau gối. Dùng sau khi ốm dậy biểu hư, ra nhiều mồ hôi.
Dùng cho phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều, không đều.[4]

Hiện nay, thường người ta vẫn dùng Sơn thù du theo những kinh nghiệm cổ
trong những đơn thuốc gồm nhiều vị thuốc như:

+ Bài thuốc Lục vị hay Lục vị địa hoàng hoàn để chữa những người tinh khí
không kiên, hay đi tiểu, tai ù điếc do tuổi già hay do thận kém, mắt vàng do
can hư.[6]
+ Trị 5 loại lưng đau, hạ tiêu bị phong lạnh, chân yếu không có sức:
• Sơn thù 40g, Ngưu tất 40g, Quế tâm 1,2g. Tán bột, uống 8g với rượu ấm, trước
bữa ăn (Thánh Huệ phương).
+ Trị Thận hư, liệt dương, di tinh, choáng váng, tai ù, điếc, tiểu vặt, lưng đau,
gối mỏi:
• Sơn thù du, Bổ cốt chỉ, Đương quy đều 12g, Xạ hương 0,12g. tán bột, làm hoàn,
uống với nước muối loãng (Thảo Hoàn Đơn – Phù Thọ Tinh phương).
+ Trị Tâm hư, hồi hộp:
• Long nhãn nhục 40g, Toan táo nhân (sao) 20g, Sơn thù nhục (bỏ hột) 20g, Bá tử
nhân (sao) 16g, Long cốt (sinh), Mẫu lệ (sinh) đều 16g, Nhũ hương, Một dược
đều 4g. Sắc uống (Định Tâm Thang – Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).
+ Trị cơ thể vốn bị khát nhưng lại không muốn uống, tiểu ngày trên 10 lần, khí
hụt:

12
• Sơn thù, Sơn dược, Ngũ vị tử (sao), Nhục thung dung (cắt ra, tẩm rượu sấy khô).
Tán bột, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30
viên, lúc đói (Thù Du Hoàn - Toàn Sinh Chỉ Mê).
+ Trị thận hư, lưng đau:
• Sơn thù, Đỗ trọng, Địa hoàng, Bạch giao, Sơn dược. Lượng bằng nhau. Sắc uống
hoặc tán bột làm thành viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ích tinh, tăng tủy, cường yêu, kiện tất, ích dương đạo, thêm con:
• Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ba kích, Nhục thung dung, Lộc nhung, Ngưu tất, Bạch
giao, Xa tiền tử, Câu kỷ tử, Sinh địa, Sa uyển tật lê, Mạch môn. Lượng bằng nhau,
tán bột. Luyện với mật ong làm viên, to bằng hạt Nhãn. Mỗi lần uống 20 viên
hoặc sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị lớn tuổi tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu són:
• Thù du nhục, Nhân sâm, Ngũ vị tử, Mẫu lệ, Ích trí nhân. Lượng bằng nhau. Sắc
uống hoặc tán bột làm viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đầu đau, não đau, tủy xương đau :
• Sơn thù, Sa uyển tật lê, Thục địa, Nhân sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Cam cúc hoa.
Lượng bằng nhau, tán bột làm viên hoặc sắc nước uống (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Trị thận hư, tai ù, trong tai như ve kêu:
• Sơn thù, Thạch xương bồ, Cam cúc hoa, Địa hoàng, Hoàng bá, Ngũ vị. Lượng
bằng nhau, sắc uống hoặc làm viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị mồ hôi ra nhiều có thể dẫn đến hư thoát, bệnh lâu ngày hư thoát:
• Sơn thù 40g. Long cốt (sống), Mẫu lệ (sống), Bạch thược (sống) đều 12g, Đảng
sâm 40g, Cam thảo 4g, sắc uống (Lai Phục Thang - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cơ thể suy yếu, tiểu cầu giảm gây nên kinh nguyệt ra nhiều:
• Sơn thù 40g, Nhân sâm 4 – 8g, sắc uống [nếu do huyết nhiệt: không dùng] (Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

13
+ Trị cơ thể suy yếu, tiểu cầu giảm gây nên kinh nguyệt ra nhiều:
• Sơn thù, Thục địa đều 20g, Đương quy, Bạch thược 12g, sắc uống (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thần kinh suy nhược, suy nhược cơ thể do thận hư, liệt dương, di tinh, tai
ù, tiểu nhiều:
• Sơn thù, Bổ cốt chỉ, Đương quy đều 10g, Xạ hương 0,1g. Tán bột làm thành
viên, uống với nước muối (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).[8]

3.2. Tác dụng theo Y học hiện đại


Ngày nay, các nghiên cứu thực nghiệm in vivo và in vitro chỉ ra rằng Sơn thù
du thể hiện các hoạt động dược lý bao gồm hạ đường huyết, chống oxy hóa, chống
viêm, chống ung thư, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan và các hoạt động bảo vệ thận.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 18% các thành phần hóa học trong CF được kiểm tra. Nó
có nghĩa là các hoạt động dược lý tiềm năng và các giá trị lâm sàng của CF cần
được nghiên cứu thêm.[26]
✓ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Sơn thù, in vitro, có tác dụng ức chế
Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
✓ Tác dụng ức chế ngưng tập máu: Chích dịch chiết Sơn thù với liều 1.0g/kg,
0.5g/kg cho thỏ nhà thấy có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu (Lý Sĩ Mậu,
Trung Quốc Y Dược Học Báo 1988, 3 (3) : 31).
✓ Tác dụng tổng quát: Nước sắc Sơn thù chích tĩnh mạch chó đã gây mê thấy có
tác dụng lợi tiểu và hạ áp với liều nhỏ đối với serum Glucose (Trung Dược
Học).[8]
✓ Chiết xuất etanol nghiên cứu trên tế bào Đại thực bào RAW 264.7 ở chuột do
LPS gây ra như mô hình ứng suất oxy hóa trong ống nghiệm. Giảm hoạt động
xanthine oxidase và sản xuất ROS. Tạo ra các enzym chống oxy hóa, ví dụ,
CAT, GSX, Cu / Zn-SOD và Mn-SOD.[25]

14
Bảng 1: Tác dụng dược lý của Sơn thù du trong Y học hiện đại.[26]

Chất chiết xuất


Mô hình tác động Tác dụng cụ thể
hoặc hợp chất

✓ Hoạt động Hạ đường huyết

Giảm nồng độ glucose trong huyết


tương. Điều chỉnh giải phóng ACh từ
Iridoid
các đầu cuối thần kinh để kích hoạt các
glycoside Chuột đói
thụ thể muscarinic M3 trong tế bào
tuyến tụy và tăng giải phóng C-peptide
và insulin

Thể hiện hoạt động ức chế α-


Iridoid Chuột cảm ứng STZ làm mô
glucosidase in vitro và giảm nồng độ
glycoside hình tiểu đường
glucose huyết thanh in vivo

Cho thấy hoạt động ức chế α-


glucosidase trong ống nghiệm. Giảm
lượng đường trong máu lúc đói và giảm
Loganin Chuột cảm ứng STZ làm mô bớt tình trạng sụt cân, chứng đa mắt và
Morroniside hình tiểu đường, dòng tế bào đa não. Tăng hoạt động SOD và hoạt

Ursolic acid HepG2 động tìm ROS. Làm giảm hoạt động của
aldose reductase và giảm mức MDA
trong huyết tương và các chỉ số ở thận
của chuột

Thể hiện hoạt động ức chế α-


Dịch chiết Chuột bình thường
glucosidase in vitro và thể hiện tác dụng

15
hạ đường huyết thông qua thử nghiệm
dung nạp đường qua đường uống in vivo

✓ Hoạt động bảo vệ thận

Chuột gây ra STZ và HK-2 gây


Cải thiện chức năng thận. Giảm mức
ra đường huyết cao như mô
Loganin CTGF trong thận và huyết thanh thông
hình bệnh thận đái tháo đường
qua con đường tín hiệu ERK
in vivo và in vitro

Ức chế sự hình thành AGEs và TBARS


Morroniside
Chuột Db / db làm mô hình trong thận. Giảm sản xuất SREBP-1 &
Loganin
bệnh thận đái tháo đường type 2, NF-κB p65, COX-2 và iNOS. Giảm
7-O-Galloyl -D-
2 liên quan đến béo phì tỷ lệ GSH / GSSG và nồng độ glucose
sedoheptulose
huyết thanh, TC và TG

Ức chế sự lắng đọng quá mức của


Iridoid Chuột gây ra STZ làm mô hình fibronectin và laminin trong thận. Giảm
glycoside bệnh thận do đái tháo đường mức protein và mRNA của TGF-β1
trong huyết thanh và cầu thận

✓ Hoạt động bảo vệ cơ tim

Ức chế quá trình apoptosis của tế bào cơ


Chuột có đường huyết cao gây
Morroniside tim. Tăng cường sản xuất Bcl-2 và giảm
ra bệnh cơ tim do tiểu đường
các biểu thức của Bax và caspase-3

16
✓ Hoạt động bảo vệ tinh hoàn

Cải thiện tình trạng tổn thương mô bệnh


học của tinh hoàn và tuyến tụy. Tăng
giải phóng insulin huyết thanh và giảm
lượng đường huyết. Giảm nhẹ tình
Chuột gây ra STZ là mô hình tổn
Iridoid trạng giảm cân, chứng đa đàm, đa não
thương tinh hoàn của bệnh nhân
glycosides và đa niệu. Tăng hoạt động CAT và
tiểu đường
SOD. Giảm sản xuất AGEs, RAGE,
ROS, MDA và p-p38 MAPK. Điều
chỉnh giảm tỷ lệ Bax / Bcl-2 và quá
trình chết rụng tế bào sinh tinh

✓ Hoạt động chống oxy hóa

Dòng tế bào SH-SY5Y tạo ra Ức chế sự tích tụ trong tế bào của
Morroniside hydro peroxit như mô hình rối Ca 2+ . Tăng hoạt động của SOD và
loạn thoái hóa thần kinh in vitro giảm mất MMP. Ức chế độc tính tế bào

Chuột gây ra STZ như một mô Điều chỉnh sự phóng thích NO và sự


Tổng saponin hình stress oxy hóa bệnh tiểu giãn phụ thuộc nội mạc vào động mạch
đường mạc treo tràng. Giảm mức đường huyết

✓ Hoạt động chống viêm

Giảm sản xuất COX-2, iNOS, PGE2 ,


NO, IL-1β, IL-6 và TNF-α. Ức chế sự
Tế bào đại thực bào RAW 264.7
chuyển vị của NF-κB p65, sự
Cornuside do LPS gây ra như mô hình viêm
phosphoryl hóa và thoái hóa IκB-α, và
in vitro
sự phosphoryl hóa ERK1/2, JNK1/2 và
p38

17
Tế bào đại thực bào RAW 264.7 Giảm mức protein và mRNA của COX-
Dịch chiết do LPS gây ra như mô hình viêm 2 và iNOS. Giảm sản xuất PGE 2 và
in vitro NO

✓ Hoạt động chống ung thư

Dòng tế bào MCF-7 cảm ứng E2 Ức chế sự phát triển không phụ thuộc
như mô hình ung thư biểu mô vào vùng neo của dòng tế bào và giảm
Dịch chiết
tuyến vú ở người ER+ trong ống sự hình thành chất chuyển hóa trơ phân
nghiệm bào E3

✓ Hoạt động bảo vệ thần kinh

Giảm thể tích nhồi máu và cải thiện


chức năng thần kinh. Tăng biểu hiện
Chuột gây ra MCAO như một
Morroniside GSH và hoạt động SOD. Giảm sản xuất
mô hình thiếu máu não cục bộ
và hoạt động của MDA và caspase-3
trong các mô vỏ não thiếu máu cục bộ

Giảm sự mất tế bào thần kinh ở vùng


Chuột được cắt bỏ Fimbria- hải mã và cải thiện tình trạng thiếu trí
Iridoid
fornix làm mô hình thiếu máu nhớ. Tăng sản xuất BDNF, NGF, Bcl-
glycoside
não 2, SYP, Trk A và GAP-43, đồng thời
giảm sản xuất Bax và Cyt c

7 R - O -Metyl-
morroniside
Dòng tế bào HT22 gây ra bởi
7 S - O -Metyl-
glutamate làm tổn thương tế bào Cải thiện khả năng tồn tại của tế bào
morroniside
hải mã trong ống nghiệm
7- O -Butyl-
morroniside

18
Loganin
Morroniside

Mycobacterium tuberculosis và
myelin oligodendrocyte
Iridoid Giảm mất BDNF và NGF trong tủy
glycoprotein gây ra bệnh viêm
glycoside sống
não tủy tự miễn thực nghiệm ở
chuột làm mô hình đa xơ cứng

✓ Hoạt động bảo vệ gan

Chiết xuất Những con chuột bị tổn thương Tăng mức CAT, HO-1 và SOD. Ức chế
ethanol gan gây ra bởi acetaminophen quá trình peroxy hóa lipid

✓ Hoạt động điều hòa mạch máu

Làm giãn nở cơ trơn mạch máu ở chuột


Động mạch chủ chuột bị nhiễm
Cornuside và tăng sản xuất cGMP trong ống
Phenylephrine và HUVEC
nghiệm

✓ Hoạt động chống vi rút

Tế bào Vero bị nhiễm CVA16


Dịch chiết Ức chế sao chép CVA16
như mô hình HFMD in vitro

19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tổng quan về vị thuốc Sơn thù du,
những tài liệu, các công trình khoa học liên quan.

1.2. Phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Về thời gian

Tiểu luận được tiến hành tìm hiểu từ tháng 09 năm 2020 đến ngày 07 tháng
10 năm 2020.

1.2.2. Về không gian

Tổng quan về vị thuốc Sơn thù du trong các cuốn sách, tạp chí, website.

1.2.3. Về nội dung

Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan vị thuốc Sơn thù du, bao gồm: đặc điểm thực
vật, thành phần hoá học, tác dụng sinh học, chỉ định, chống chỉ định.

Thứ hai, tìm hiểu về tác dụng, nghiên cứu, ứng dụng về vị thuốc Sơn thù du
theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Thứ ba, tìm hiểu về một số bài thuốc chứa vị thuốc Sơn thù du, phân tích
bài thuốc theo Y học cổ truyền.

Thứ tư, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao vai trò, ứng
dụng vị thuốc Sơn thù du trong chữa bệnh.

20
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thu thập thông tin

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, dữ kiện trên cơ sở các tài liệu hay
các tuyên bố đã được công bố chứ không phải trực tiếp thu thập lần đầu. Phương
pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương của tiểu luận và tập trung chủ
yếu ở chương tổng quan. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các
công trình nghiên cứu liên quan tới tiểu luận, phân tích những nội dung chính,
phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần
tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó.

Trong quá trình nghiên cứu, tiểu luận đã được nghiên cứu từ các tiểu luận
nghiên cứu khoa học, luận án, sách tham tham khảo, chuyên khảo, tạp chí… có
liên quan đến vị thuốc Sơn thù du.

2.2. Phân tích, tổng hợp

Phương pháp này sử dụng phổ biến ở Chương 1.

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành
những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu,
phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta
hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức
tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để
tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc
thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là việc từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng vấn đề đơn lẻ
tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, từ đó tìm hiểu từng đối

21
tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn
từng khía cạnh khác nhau của vấn đề, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử
dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và
đánh giá chung trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của
vấn đề. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn
chế, bất cập vấn đề.

2.3. Thống kê, mô tả

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê của vấn đề được
sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các
bằng chứng về các phân tích hay nhận định về vấn đề.

2.4. Quy nạp, diễn dịch

Trong quá trình nghiên cứu, đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật
đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp diễn
dịch trong việc nghiên cứu về vị thuốc Sơn thù du. Trên cơ sở thông tin được thu
thập chủ yếu của các bài báo, tạp chí, nghiên cứu và được tổng hợp thành những
nhận định, đánh giá.[11]

22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ CHỨA VỊ THUỐC SƠN THÙ DU


1.1. LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN «Tiểu nhi dược chứng trực quyết»

Thành phần:

1. Thục địa 8 lạng 4. Đan bì 3 lạng


2. Sơn thù du 4 lạng 5. Trạch tả 3 lạng
3. Sơn dược 4 lạng 6. Phục linh 3 lạng

Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn, luyện với mật làm
hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, ngày dùng 8-16 gam, chia 2 lần uống với
nước muối nhạt. Trong lâm sàng cũng dùng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần
uống.

Công dụng: Tư bổ âm của can thận.

Chủ trị: chữa chứng can thận bất túc, thận âm khuy tổn, lưng đầu gối đau
thắt, hoa mắt, ù tai, di tinh, tiêu khát và trẻ em phát dục không tốt.[12]

1.2. TẢ QUY HOÀN «Cảnh nhạc toàn thư»


Thành phần:

1. Thục địa 8 lạng 5. Câu kỷ tử 4 lạng


2. Sơn thù 4 lạng 6. Hoài ngưu tất 3 lạng
3. Sơn dược 4 lạng 7. Cao lộc hươu 4 lạng
4. Thỏ ti tử 4 lạng 8. Cao Quy bản 4 lạng

Cách dùng: Ngào mật làm thành hoàn, mỗi lần dùng 4-8 gam, ngày 1-2 lần,
uống với nước muối nhạt, có thể thay đổi liều lượng làm thuốc thang, đun sắc chia
2 lần uống.

23
Công dụng: Bổ can thận, ích tích huyết.

Chủ trị: Bệnh lâu ngày, sau khi bệnh nặng, hoặc người già can thận tinh huyết
hư tổn, thân thể gầy mòn, lưng gối đau mỏi, hoa mắt, di tinh.[13]

1.3. KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN «Kim quỹ yếu lược»

Thành phần:[14]

1. Thục địa 8 lạng 5. Phục linh 3 lạng


2. Sơn thù 4 lạng 6. Đan bì 3 lạng
3. Sơn dược 4 lạng 7. Quế chi 1 lạng
4. Trạch tả 3 lạng 8. Phụ tử 1 lạng
Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn nếu chuyển thành thuốc
thang thì liều lượng tham khảo tỷ lệ mà linh hoạt gia giảm. Cách dùng thuốc hoàn
ngày 12-16 gam, chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn bổ thận dương.
Chủ trị: Thận dương không đủ, lưng gối đau lạnh, bụng vặn đau, tiểu tiện
không lợi hoặc không kiềm chế được, ban đêm tiểu tiện nhiều và các hiện tượng
thận dương hư suy như ho đờm, tiêu khát, thủy thũng, đi tả lâu ngày.[15]

1.4. HỮU QUY HOÀN «Cảnh nhạc toàn thư»

Thành phần:

1. Thục địa 8 lạng 5. Chế phụ tử 2-6 lạng


2. Sơn thù 3 lạng 6. Câu kỷ tử 4 lạng
3. Sơn dược 4 lạng 7. Nhục quế 2-4 lạng
4. Thỏ ti tử 4 lạng 8. Đương quy 3 lạng
5. Đỗ trọng 4 lạng 10. Cao sừng hươu 4 lạng

24
Cách dùng: Hiệu thuốc có thuốc chế sẵn, ngày dùng 4-8 gam, có thể thay đổi
liều lượng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.

Công dụng: Ôn bổ thận dương, bổ sung tinh huyết.

Chủ trị: Thận dương không đủ, mệnh môn hỏa suy, người già bệnh lâu xuất
hiện chứng khí khiếp thần suy, sợ rét chân tay lạnh, dương suy, hoạt tinh, lưng gối
đau mỏi.[15]

1.5. ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ «Tuyên minh luận»

Thành phần:

1. Can địa hoàng 20-40 gam 7. Ngũ vị 4 gam


2. Viễn chí 4-8 gam 8. Nhục quế 4 gam
3. Ba kích 12 gam 9. Bạch phục linh 12 gam
4. Sơn thù 12 gam 10. Mạch môn 12 gam
5. Thạch hộc 12 gam 11. Phụ tử (nướng) 6-12 gam
6. Nhục thung dung 6-12 gam 12. Xương bồ 4-8 gam

Cách dùng: Nguyên bài này là nghiền các vị thuốc thành bột, mỗi lần dùng 3
gam, lấy 1 bát rưỡi nước, 5 lát gừng sống, 1 quả Đại táo, 5-7 lá Bạc hà cho vào sắc
lên lấy nước uống không kể thời gian nào. Hiện nay chuyển thành thuốc thang.

Công dụng: Bổ thận ích tinh, ninh tâm khai khiếu.

Chủ trị: Bài này nguyên dùng chữa trúng phong không nói được, hai chân
suy yếu, hiện nay thường dùng chữa chứng bệnh trong quá trình bị bệnh mãn tính
xuất hiện thận âm thận dương đều hư như động mạch não sơ cứng, bị di chứng sau
khi trúng phong, thận viêm mạn tính huyết áp cao.[16]

25
II. PHÂN TÍCH BÀI THUỐC “LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN”
2.1. Thành phần
1. Thục địa 8 lạng 4. Đan bì 3 lạng
2. Sơn thù du 4 lạng 5. Trạch tả 3 lạng
3. Sơn dược 4 lạng 6. Phục linh 3 lạng

2.2. Nguồn gốc xuất sứ


Lục vị địa hoàng hoàn là bài thuốc cổ phương xuất xứ từ sách Tiểu nhi dược
chứng trực quyết, là bài thuốc tiêu biểu cho phép tư bổ âm của can thận.

Phương thang được thành y Trương Trọng Cảnh để lại cho hậu thế. Cụ Hải
Thượng của chúng ta cũng theo cái đạo đó mà trị bệnh, ứng dụng phương thuốc
này để chữa trị cho bao người.[18]

Nhóm thuốc: Thuốc bổ âm

2.3. Phân tích các vị thuốc

2.3.1. Đặc điểm các vị thuốc

Bảng 2. Phân tích các vị thuốc của bài “Lục vị địa hoàng hoàn”.[19]

Tính vị -
Dược liệu Công năng Chủ trị
Quy kinh

Tư âm dưỡng Thiếu máu, chóng mặt, đau


Thục địa Vị ngọt, đầu, tân dịch khô ráp, hao tổn,
huyết
Radix Rhemannia tính ấm. háo khát
Nuôi dưỡng và
glutinosa Quy kinh
bổ thận âm Thận âm kém, ù tai, di mộng
praeparata tâm, can, tinh, tự hãn, phụ nữ kinh
thận Sinh tân dịch, nguyệt không đều, huyết hư
Scophulariaceae
chỉ khát sinh đau đầu

26
Di tinh, liệt dương, tiểu tiện ra
Ích thận cố tinh tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, tai
Sơn thù du Vị hơi
ù, tai điếc, tiểu nhiều đau lưng,
chát, tính Cố tinh chỉ
Fructus Corni đau gối.
hơi ôn huyết
Cornus officinalis Dùng sau khi ốm dậy biểu hư,
Quy kinh Cố biểu liễm
Cornaceae ra nhiều mồ hôi. Dùng cho phụ
can, thận hãn nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh
nguyệt nhiều, không đều
Tỳ vị hư nhược, ăn uống kém,
Sơn dược Vị ngọt, ỉa chảy.
Rhizoma tính bình Kiện tỳ, chỉ tả Khí phế hư nhược, hơi thở
Dioscoreae Quy kinh Bổ phế ngắn, người mệt mỏi, chỉ ho.
persimilis tỳ, phế, Ích thận, cố tinh Thận hư, mộng tinh, di tinh,
Dioscoreaceae thận tiểu tiện không cầm được; phụ
nữ bạch đới.

Trạch tả Lợi thủy thẩm Tiểu tiện khó khăn, đái buốt,
Vị ngọt,
thấp, thanh đái rắt, trị phù thũng.
Rhizoma Alismatis tính hàn
nhiệt Chữa ỉa chảy; các bệnh đau
Alisma plantago Quy kinh
Thanh thấp đầu, nặng đầu, váng đầu, hoa
aquatica can, thận,
nhiệt ở can và mắt. Ngoài ra còn ích khí,
Alismataceae bàng quang
đại tràng dưỡng ngũ tạng.
Vị ngọt, Tiểu tiện bí, tiểu buốt, nhức,
nhạt, tính Lợi thủy, thẩm nước tiểu đỏ hoặc đục, lượng
Bạch phục linh
bình thấp nước tiểu ít, người bị phù thũng
Poria cocos
Quy kinh Kiện tỳ Tạng tỳ hư nhược gây ỉa lỏng
Polyporaceae tỳ, thận, vị, An thần Tâm thần bất an, tim loạn nhịp,
tâm, phế hồi hộp, mất ngủ, hay quên
Tổ huyết, chảy máu cam, ban
Đan bì Vị đắng, Thanh nhiệt chẩn.
tính hơi lương huyết Kinh nguyệt không đều, đau
Cortex Paeoniae hàn Thanh can nhiệt bụng kinh, đau đầu, hoa mắt,
suffruticosae
radices Quy kinh Làm ra mồ hôi sườn đau tức.
tâm, can Hoạt huyết khứ Bế kinh, tích huyết, chấn
Paeoniaceae thận ứ thương sưng tím đau nhức cân
cơ.

27
2.3.2. Hình ảnh các vị thuốc

Hình 5. Vị thuốc Thục địa

Hình 6. Vị thuốc Sơn thù du

Hình 7. Vị thuốc Sơn dược

28
Hình 8. Vị thuốc Trạch tả

Hình 9. Vị thuốc Bạch phục linh

Hình 10. Vị thuốc Đan bì

29
2.4. Phân tích đơn thuốc
Bảng 3. Phân tích phương thang “Lục vị địa hoàng hoàn”.[20]

Vị thuốc Tác dụng


Tư âm bổ thận trấn kinh ích thủy mà sinh huyết, lấy ích
Quân Thục địa
thủy làm chủ
Ôn bổ can thận, thu liễm tinh khí cho can thận ở hạ tiêu
(bài thuốc dùng Sơn thù để mượn chất chua chát để thu
Sơn thù du
liễm cùng Hoài sơn làm hỏa đi xuống vào trong đến can
Thần thận, lấy tráng thủy làm chủ)
Kiện tỳ liễm tinh và sáp niệu (cùng Sơn thù bảo đảm
Sơn dược thủy thổ hợp thành đưa xuống dưới, lấy bội thủy làm
nguồn)
Thục địa bổ thận để ích thủy; Sơn thù bổ can để tráng thủy và Sơn dược bổ tỳ
cho nên gọi là tam bổ ở phần âm của 3 tạng nhưng Thục địa bổ thận làm chủ; Sơn
thù, Sơn dược làm bổ trợ nên liều lượng Thục địa gấp đôi Sơn thù, Sơn dược.
Thanh nhiệt lương huyết, tả hỏa ở can do âm hư sinh ra
và ức chế tính ôn và tính thu liễm của Sơn thù để điều
Đan bì hòa dẫn thủy xuống bàng quang như vậy có tác dụng
thông thủy. Đây là trong bổ có tả và trong tả có bổ song
đôi ở tạn can.
Kiện tỳ, thẩm thấp, lợi thủy, hạn chế cố tinh sáp niệu và
Tá tăng tính kiện vận của Sơn thù như vậy có tác dụng điều
Bạch phục linh
thủy vừa phải cho nên gọi trong bổ có tả, trong tả có bổ
ở tạng tỳ.
Thanh tiết thận hỏa và thẩm thấp lợi thủy nên phòng và
hạn chế tích nê trệ ích thủy quá của Thục địa, đồng thời
Trạch tả
cũng dẫn thủy xuống bể của nó là thận thủy và bàng
quang. Đây là trong bổ có tả trong tả có bổ ở thận.
Tam tả, trong tả có bổ trong bổ có tả ở tạng can, tỳ, thận.
Đạm nhạt, tính bình thẩm lợi thấp, làm tăng tác dụng
Sứ Phục linh
kiện tỳ của Hoài sơn.
Bài thuốc này là bài thuốc có 6 vị giúp đỡ lẫn nhau, chế ước lẫn nhau để có
tác dụng thông khai bổ hợp, có bổ có tả, trong tả có bổ trong bổ có tả cho nên
không bao giờ them vị thuốc điều hòa vào.

30
2.5. Tác dụng và chỉ định
2.5.1. Tác dụng

Tư bổ can thận.[20]

2.5.2. Chỉ định


Điều trị các bệnh thuộc can thận âm hư và thận âm hư, thường gặp lưng gối
đau mỏi, chóng mặt ù tai, di tinh, đạo hãn, tiêu khát và các bệnh trẻ em phát dục
không tốt.

Trên lâm sàng: điều trị viêm tiết niệu mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường,
tâm căn suy nhược, trẻ nhỏ ra mồ hôi trộm, đái dầm, chậm lớn, chậm phát dục do
âm hư.[20]

2.6. Cách dùng


Tán bột luyện mật làm hoàn, mỗi ngày uống 8 – 16g, ngày uống 2 lần với
nước sôi nguội hoặc cho tí muối.[20]

2.7. Kiêng kị
Không dùng bài thuốc Lục vị cho người tiêu chảy, có rối loạn tiêu hóa.[18]

2.8. Gia giảm


✓ “Quy thược địa hoàng hoàn” (Y cấp) còn gọi là “Bát vị quy thược”. “Lục vị”
gia Đương quy và Bạch thược để điều trị âm hư, kiêm can huyết hư.
✓ “Thất vị đô khí hoàn”. “Lục vị” gia Ngũ vị tử để điều trị âm hư kiêm phế thận
khí hư có thêm triệu chứng ho, khó thở, đờm dính, vã mồ hôi.
✓ “Tri bá địa hoàng hoàn” (Y tông kim giám) còn gọi là “Bát vị tri bá”. “Lục vị”
gia Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm tá hoả dùng cho âm hư hoả vượng, cốt chưng
(Cảm giác nóng trong xương, tự hãn, họng đau, hoả bốc), có thể dùng điều trị
viêm đường tiết niệu mạn tính.

31
✓ “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” (Y cấp) gồm bài “Lục vị địa hoàng” gia Câu kỷ tử,
Bạch cúc hoa mỗi vị 12g điều trị can thận bất túc, nhưng có thêm triệu chứng
hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, còn dùng bệnh tăng huyết áp có triệu chứng
âm hư hoả vượng.
✓ “Minh mục địa hoàng hoàn”. “Lục vị” gia Đương quy, Bạch thược, Câu kỷ
tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh có tác dụng minh mục (sáng mắt),
tư bổ can thận, thanh tán phong nhiệt, dùng điều trị mắt mờ, khô, bệnh tăng
huyết áp thể hư hoả vượng.
✓ “Đại bổ nguyên tiễn”. “Lục vị” giảm Phục linh, Trạch tả, Đan bì (bỏ 3 tả) gia
Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Đẳng sâm, Đương quy, Chích cam thảo, dùng điều trị can
thận hư có nội nhiệt và thấp đàm.
✓ “Mạch vị địa hoàng hoàn” còn gọi là “Bát tiên trường thọ hoàn”. “Lục vị” gia
Ngũ vị tử, Mạch môn điều trị ho lâu ngày có nội nhiệt: phế âm hư hay dùng.[20]

2.9. Ứng dụng lâm sàng


Chữa các chứng can thận âm hư có các triệu chứng: hư hảo bốc lên gây lưng
đau gối mỏi, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức mỏi
trong xương, triều nhiệt, nóng lòng bàn tay bàn chân, miệng khô họng khát, đau
răng, nam giới có thể di tinh, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.
Chữa các bệnh thần kinh suy nhược, lao phổi, đái tháo đường, lao thận, cao
huyết áp thể can thận âm hư theo đông y.[18]
Hiện nay, các sản phẩm được nghiên cứu từ phương thang “Lục vị địa hoàng
hoàn” đã được ứng rộng rộng rãi, điển hình như các sản phẩm:
• “Lục Vị Địa Hoàng Hoàn” là sản phẩm dược phẩm của Công ty cổ phần
Traphaco. Viên hoàn có tác dụng Tư âm bổ thận. Dùng trong trường hợp
thận âm suy tổn, thân hình gầy yếu, chóng mặt ù tai, lưng gối mềm yếu, cốt
chưng, di tinh, mồ hôi trộm, người khô háo.[21]

32
Hình 11. Sản phẩm Lục vị địa hoàng hoàn của Traphaco

• “Hoàn lục vị” là sản phẩm dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm
OPC. Viên hoàn cứng có tác dụng dùng cho người tinh huyết suy kém, thắt
lưng đầu gối mỏi yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nước tiểu vàng, da hấp
nóng, mồ hôi trộm, di tinh.[22]

Hình 12. Sản phẩm Hoàn lục vị của OPC

• “Traluvi” có xuất xứ từ cổ phương “Lục vị” kinh điển của Đông Y chuyên
dùng cho trẻ em, có tác dụng bổ âm, sẽ bổ sung phần chân âm còn thiếu
hụt, giúp bé hết mồ hôi trộm, ăn ngon hơn, ngủ ngon và không quấy
khóc.[23]

33
Hình 13. Sản phẩm Traluvi của Traphaco

• “Khang minh lục vị nang” là sản phẩm dược phẩm của Công ty cổ phần
Dược phẩm Khang Minh có tác dụng Tư âm, bổ thận, điều trị can thận hư,
biểu hiện qua các dấu hiệu như chóng mặt, ù tai, đau mỏi thắt lưng và đầu
gối, có cảm giác nóng trong xương (cốt chưng triều nhiệt), ra mồ hôi trộm,
di tinh, tiêu khát.[24]

Hình 14. Sản phẩm Khang minh lục vị nang của Khang Minh

34
BÀN LUẬN

Cơ sở dữ liệu tổng quan về vị thuốc Sơn thù du là nền tảng để phát triển những
nghiên cứu khoa học về tác dụng trong Y Học Cổ Truyền cũng như Y Học Hiện
Đại.

Trong chữa bệnh, cũng cần nắm vững tác dụng sinh học của vị thuốc. Mỗi
bệnh được chữa trị bằng nhiều vị thuốc, một vị thuốc cũng có thể chữa được nhiều
bệnh. Tìm hiểu tác dụng sinh học của thuốc giúp sử dụng đúng thuốc đúng bệnh,
đúng liều lượng.

Từ xưa, Sơn thù du được sử dụng rộng rãi trong dân gian với nhiều tác dụng
chữa bệnh, ngày nay cũng được ứng dụng rộng rãi trong Y học,…Vị thuốc Sơn
thù du xuất hiện trong các bài thuốc cổ, các bài thuốc gia giảm,…với các tác dụng
điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhiều công ty đã nghiên cứu vị thuốc Sơn thù du,
bài thuốc chứa Sơn thù du, tạo ra nhiều sản phẩm đông y mang lại hiệu quả đáng
kể.

Việc sử dụng rộng rãi, phổ biến vị thuốc này cũng dẫn đến sự kiểm soát lỏng
lẻo của Nhà nước. Vị thuốc Sơn thù du thực sự có tác dụng tốt, nhưng nếu nguồn
gốc thuốc không đảm bảo thì sẽ có nhiều hậu quả không lường trước. Các tác dụng
không mong muốn không chỉ đến từ thuốc mà còn đến từ những “bẩn” trong nguồn
vị thuốc Sơn thù du như chất bảo quản, chất chống nấm,…

Mặc dù hoàn toàn phải nhập từ người bạn láng giềng Trung Quốc, nhưng vấn
đề di thực cây Sơn thù đang rất cấp thiết và đang được tiếng hành. Những lo lắng
về nguồn cung cấp thuốc cũng đang được tiến hành thoả đáng.

Tuy đã có nhiều nghiên cứu về Sơn thù du ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng
vẫn còn rất nhiều vấn đề cho con người khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu.

35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
− Sơn thù du là một vị thuốc được biết đến và sử dụng từ lâu đời và nhiều nơi
trên thế giới.
− Vị thuốc Sơn thù du có nhiều tác dụng, được ứng dụng rộng rãi trong cả Y
học cổ truyền và Y học hiện đại.
− Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt chất, tác dụng của vị thuốc Sơn thù du.

KIẾN NGHỊ

− Cần nuôi trồng và sản xuất Sơn thù du tại Việt Nam.
− Cần phát triển và nghiên cứu cây Sơn thù du tại Việt Nam.
− Khuyến khích, đầu tư nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến Y
học của vị thuốc Sơn thù du.
− Kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, quản lý chặt chẽ.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

[1] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam 5 - tập II, 2018, p.1318.
[2] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam 5 - tập II, 2018, p.1319.
[3] Bộ Y tế, Dược học cổ truyền, 2005, NXB Y học, p.304.
[4] Bộ Y tế, Dược học cổ truyền, 2005, NXB Y học, p.305.
[5] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 2005, NXB Y học, p.911.
[6] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 2005, NXB Y học, p.912.
[7] Ks. Lê Văn Thành, “Sơn thù du”, 2017, Công ty cổ phần dược phẩm OPC,
https://opcpharma.com/vuon-duoc-lieu/son-thu-du.html, cập nhật ngày
29/12/2017. [online]
[8] LY. Nguyễn Hữu Toàn, “Sơn thù du”, website của Lương y Nguyễn Hữu
Toàn, https://amp.thaythuoccuaban.com/vithuoc/sonthudu.htm, truy cập ngày
05/10/2020. [online]
[9] Nguyễn Thị Phương Thảo, “Sơn thù du”, Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng
dược liệu quốc gia - Vietfarm, https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/son-
thu-du, Cập nhật ngày 04/11/2019. [online]
[10] Bộ Y tế, Thông tư 30/2017/TT-BYT, 2017.
[11] GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Dịch tễ dược học, 2006, Bộ Y tế, NXB Y học
[12] Viện Y học dân tộc Thượng Hải (1990), 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm,
NXB Thanh Hóa, p. 71.
[13] Viện Y học dân tộc Thượng Hải (1990), 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm,
NXB Thanh Hóa, p. 72.
[14] Viện Y học dân tộc Thượng Hải (1990), 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm,
NXB Thanh Hóa, p. 76.

37
[15] Viện Y học dân tộc Thượng Hải (1990), 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm,
NXB Thanh Hóa, p. 77.
[16] Viện Y học dân tộc Thượng Hải (1990), 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm,
NXB Thanh Hóa, p. 78
[17] Bộ Y tế, Dược học cổ truyền, 2005, NXB Y học.
[18] Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, "Bài thuốc cổ phương Lục vị
địa hoàng hoàn", http://dongythoxuanduong.com.vn/kho-bau-duoc-lieu/bai-
thuoc-dan-gian/ba-i-thuo-c-co-phuong-lu-c-vi-di-a-hoa-ng-hoa-n.html, Hà
Nội, cập nhật ngày 21/09/2018. [online]
[19] Bộ Y tế, Dược học cổ truyền, 2005, NXB Y học.
[20] PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim, Phương tễ học, 2009, Bộ Y tế, NXB Y học,
p.160-162.
[21] Công ty Cổ phần Traphaco, "Lục vị địa hoàng",
https://www.traphaco.com.vn/vi/san-pham/50-luc-vi-dia-hoang.html, Hà
Nội, truy cập ngày 06/10/2020. [online]
[22] Công ty Cổ phần dược phẩm OPC, "Hoàn lục vị", https://opcpharma.com/san-
pham/than-kinh-co/bo-than-am.html, Tp. Hồ Chí Minh, truy cập ngày
06/10/2020. [online]
[23] Công ty cổ phần Traphaco, "Traluvi", https://www.traphaco.com.vn/vi/san-
pham/73-traluvi.html, Hà Nội, truy cập ngày 06/10/2020. [online]
[24] Công ty cổ phần dươợc phẩm Khang Minh, "Khang Minh lục vị nang",
http://www.khangminhpharma.com/vn/khang-minh-luc-vi-nang.html, Tp.
Hồ Chí Minh, truy cập ngày 06/10/2020. [online]

38
B. Tài liệu tiếng Anh

[25] Rami Najjar, Neda Akhavan, Shirin Pourafshar, Yun-Hwa Hsieh, Bahram
Arjmandi, and Rafaela Feresin, “Cornus Officinalis Polyphenol Extract
Decrease Pro-inflammatory Markers in Lipopolysaccharide (LPS)-
induced RAW 264.7 Macrophages (P06-087-19)”, Curr Dev Nutr. 2019.

[26] Yu Dong, Zhe-Ling Feng, Hu-Biao Chen, Fu-Sheng Wang, and Jia-Hong
Lu, “Corni Fructus: a review of chemical constituents and
pharmacological activities”, Chin Med. 2018.

39
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Chemical constituents identified from CF.[26]


«Các thành phần hóa học được xác định từ CF»

40
41
42
43
PHỤ LỤC 2: Structures of chemical constituents from Corni Fructus [26]
«Cấu trúc của các thành phần hóa học từ Corni Fructus»

44
45
46
47

You might also like