You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP


BỘ MÔN THÚ Y


XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh
Long”, do sinh viên Lý Thị Yến Nhi thực hiện tại phòng E.212/ Phòng thí
nghiệm Ký sinh trùng – Bộ môn Thú y – Khoa Nông nghiệp – Trường Đại học
Cần Thơ, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2021 dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Hữu Hưng.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021

Duyệt Bộ môn Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021

Duyệt Khoa Nông nghiệp

i
LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp,

Ban Chủ nhiệm Bộ môn Thú y, trường Đại học Cần Thơ

Tôi tên: Lý Thị Yến Nhi, MSSV: B1703637, Lớp: NN1767A3


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả, số
liệu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021


Sinh viên thực hiện

Lý Thị Yến Nhi

ii
LỜI CẢM ƠN

Cảm ơn Đại học Cần Thơ! Hơn 4 năm nơi đây, có lẽ chẳng đáng gì so
với cuộc đời nhưng đó chính là tất cả tuổi thanh xuân tươi nồng của tôi. Tôi
yêu bầu trời năm ấy cùng vệt nắng cuối ngày, yêu cả bóng dáng tuổi mười tám
đôi mươi và nụ cười xuân thời, thương lắm lời giảng bên tai của thầy cô và
tiếng vỗ tay động viên tôi những ngày mới bắt đầu Đại học. Ai đó đã nói:
“không có ai đơn độc trên đỉnh thành công” và hôm nay khi tôi chuẩn bị tốt
nghiệp để bước sang trang mới của cuộc đời, tôi biết một mình tôi có lẽ đã
không làm được điều đó. Đến giờ sắp chia xa tôi bàng hoàng thốt lên câu:
“những năm tháng ấy quay lại được không?”
Không biết bày tỏ lòng này sao cho bằng công ơn nuôi dưỡng của cha
mẹ, hai người đã phải trải qua những vất vả gió sương để tạo điều kiện cho
con có thể hoàn thành con đường học vấn một cách tốt nhất. Con mong cha
mẹ luôn vui khỏe và tự hào về con. Mong gia đình mình bình an và hạnh phúc.
Lời cảm ơn từ tâm cho phép em gửi đến Quý thầy cô Bộ môn Thú y và
Bộ môn Chăn nuôi – Khoa Nông nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ, thầy cô
đã luôn tận tình dạy bảo em trong suốt những năm qua. Đặc biệt, em muốn
dành lời tri ân này tặng đến thầy PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng và cô TS.
Nguyễn Hồ Bảo Trân - thầy cô đã giúp em hoàn thành luận văn một cách trọn
vẹn nhất. Em chúc thầy cô luôn khỏe mạnh, nhiệt huyết dạy bảo và giúp đỡ
các thế hệ sinh viên tiếp theo nên người.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS. Lưu Hữu Mãnh và thầy TS.
Nguyễn Thanh Lãm là thầy cố vấn học tập của em trong suốt khoảng thời gian
sinh viên. Hai thầy luôn ân cần quan tâm mỗi khi em cần lời khuyên và sự
giúp đỡ. Chúc thầy luôn nhiều sức khỏe và mãi nhiệt huyết với nghề.
Tôi cũng muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến chị Lư Ái Tiên và các
bạn của tôi đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tại phòng
thí nghiệm Ký sinh trùng E.212. Chúc mọi người báo cáo luận văn và thuận
lợi tốt nghiệp ra trường.
Em cảm ơn các anh chị làm việc tại trại Trương Hữu Nghi thuộc hệ
thống trại của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
cho em thu thập mẫu trong suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng là cảm ơn các bạn sinh viên lớp Thú y K43 – NN1767A3.
Cảm ơn chúng ta vì đã luôn bên nhau, cùng nhau đi qua những năm tháng đẹp
nhất của cuộc đời. Sau này mong chúng ta luôn vững lòng tin, nuôi dưỡng
lòng nhân ái và chân thành. Dù có bao gian khó hãy nhớ nụ cười là món quà
và hiên ngang bước sóng gió rồi sẽ qua. Chúng ta hẹn gặp lại nhau trên con
đường thành công và mong lắm ngày tự hào nói bản thân là sinh viên Đại học
Cần Thơ. Chúc các bạn luôn bình an và thành công với những đam mê của
riêng mình.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn.

iii
Lý Thị Yến Nhi

iv
TÓM LƯỢC

Đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh Long”
được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2021, nhằm khảo sát tỷ lệ lưu
hành và định danh các loài cầu trùng trên đàn gà công nghiệp tại địa bàn tỉnh
Vĩnh Long bằng phương pháp định danh truyền thống và phương pháp định
danh bằng sinh học phân tử. Qua thu thập và phân tích 470 mẫu phân gà
Lohmann 202 từ 1 tuần tuổi đến 5 tuần tuổi, kết quả cho thấy đàn gà nhiễm
cầu trùng với tỷ lệ khá cao chiếm 53,62%. Ở tuần tuổi đầu tiên gà đã bắt đầu
nhiễm noãn nang cầu trùng (4,29%) và trong 5 tuần khảo sát tỷ lệ nhiễm ở
tuần đầu tiên là thấp nhất, tăng cao ở tuần thứ 3 và thứ 4 với tỷ lệ 75,00% và
92,00%. Cường độ nhiễm ở mức 3(+) và 4(+) cao nhất tương ứng với thời
điểm gà nhiễm cầu trùng nặng ở tuần tuổi thứ 4 (39,13%) và (34,78%). Cả 2
phương pháp định danh truyền thống và sinh học phân tử bằng phương pháp
PCR cho thấy gà Lohmann 202 nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long nhiễm 4
loài cầu trùng là: E. maxima, E. acervulina, E. tenella và E. mitis. Trong
nghiên cứu này không tìm thấy sự hiện diện của loài E. necatrix, E. brunetti,
E. praecox ...Trong đó E. maxima phổ biến nhất (80,16%), sau đó là E.
acervulina (59,52%), E. tenella (40,48%) và thấp nhất là E. mitis (20,24%).
Tỷ lệ nhiễm ghép ở 2 loài, 3 loài là phổ biến (32,54%), (30,95%) và thấp nhất
là nhiễm ghép 4 loài (13,89%).
Từ khoá: Gà công nghiệp, noãn nang cầu trùng, PCR, Vĩnh Long.

v
MỤC LỤC

Tóm lược......................................................................................................iv
Danh mục bảng...............................................................................................viii
Danh mục hình..................................................................................................ix
Danh mục từ viết tắt...........................................................................................x
Chương 1 Đặt vấn đề........................................................................................1
Chương 2 Cơ sở lý luận...................................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh cầu trùng gà................2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................4
2.2 Bệnh cầu trùng gà.........................................................................................6
2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà...........................................................6
2.2.2 Đặc điểm của một số loài noãn nang cầu trùng...............................7
2.2.3 Vòng đời........................................................................................12
2.2.4 Đặc điểm dịch tễ............................................................................14
2.2.5 Tính chuyên biệt của cầu trùng.....................................................15
2.2.6 Cơ chế sinh bệnh...........................................................................16
2.2.7 Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà..................................................17
2.2.8 Triệu chứng...................................................................................17
2.2.9 Bệnh tích........................................................................................18
2.2.10 Chẩn đoán bệnh cầu trùng............................................................19
2.2.11 Phòng bệnh...................................................................................21
2.2.12 Phương pháp điều trị....................................................................23
Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu..................................25
3.1 Nội dung nghiên cứu..................................................................................25
3.2 Phương tiện nghiên cứu..............................................................................25
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................25

vi
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................25
3.2.3 Vật liệu dùng trong nghiên cứu.......................................................25
3.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................26
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu......................................................................26
3.3.2 Phương pháp phù nổi Willis............................................................26
3.3.3 Phương pháp Mac – Master............................................................27
3.3.4 Phương pháp thu thập noãn nang cầu trùng....................................28
3.3.5 Phương pháp nuôi cấy noãn nang...................................................29
3.3.6 Phương pháp định danh phân loại truyền thống..............................29
3.3.7 Phương pháp định danh bằng sinh học phân tử...............................30
3.3.8 Chỉ tiêu theo dõi..............................................................................35
3.4 Xử lý số liệu...............................................................................................35
Chương 4 Kết quả và thảo luận....................................................................36
4.1 Khảo sát tình hình Chăn nuôi – Thú y trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long..........36
4.1.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gà tại tỉnh Vĩnh Long............36
4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại khu vực và cơ sở khảo sát.........................37
4.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng gà trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.........................................................................................................42
4.2.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long....................................................................42
4.2.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo trạng
thái của phân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long..............................................43
4.2.3 Kết quả định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng
phương pháp truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long..........................44
4.2.4 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm các loài noãn nang cầu trùng
trên gà công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long...................................................46
4.3 Kết quả định danh loài noãn nang cầu trùng trên đàn gà nòi lai thả
vườn bằng phương pháp sinh học phân tử.......................................................48
4.3.1 Kiểm tra độ tinh sạch của DNA......................................................49

vii
4.3.2 Kết quả sản phẩm PCR với các mồi đặc hiệu cho từng loài cầu
trùng..........................................................................................................49
Chương 5 Kết luận và đề nghị.......................................................................51
5.1 Kết luận......................................................................................................51
5.2 Đề nghị.......................................................................................................51
Tài liệu tham khảo..........................................................................................52
Phụ lục.............................................................................................................57

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang


2.1 Đặc điểm noãn nang các loài cầu trùng trên gia cầm (Eckert 12
et al., 1995).
3.1 Dung lượng mẫu thu thập tại trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 26
3.2 Trình tự mồi thực hiện phản ứng PCR 32
3.3 Thành phần phản ứng PCR 33
4.1 Tổng đàn gà giai đoạn 2015 – 2020 tại các huyện, thị xã và 36
thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long
4.2 Thống kê tổng đàn gà năm 2021 dựa theo hình thức chăn 37
nuôi tại các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh
Long
4.3 Quy trình sử dụng thức ăn theo từng giai đoạn của gà 39
4.4 Tuần tuổi, nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình nuôi 39
4.5 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại khảo sát 40
4.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà theo tuần 42
tuổi tại trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
4.7 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo từng trạng thái phân 43
4.8 Ký hiệu hình dáng các loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn 44
khảo sát
4.9 Kích thước từng loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn khảo 44
sát
4.10 Thời gian sinh bào tử của các loài noãn nang cầu trùng 45
4.11 Thành phần các loài noãn nang cầu trùng tại địa bàn tỉnh 46
Vĩnh Long
4.12 Tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh 47
Long
4.13 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng theo tuần tuổi 48
tại tỉnh Vĩnh Long
4.14 Kết quả đo OD mẫu sau khi ly trích DNA 49

ix
DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Trang


2.1 Cấu tạo chung của noãn nang 7
2.2 Một số tổn thương do E. maxima gây ra 8
2.3 Một số tổn thương do E. acervulina gây ra 8
2.4 Một số tổn thương do E. tenella gây ra 9
2.5 Một số tổn thương do E. necatrix gây ra 10
2.6 Vòng đời của Eimeria 14
2.7 Một số triệu chứng của gà bệnh cầu trùng 18
2.8 Một số bệnh tích của bệnh cầu trùng trên gà 19
3.1 Phương pháp phù nổi 27
3.2 Thu noãn nang bằng máy ly tâm 29
3.3 Đĩa nuôi cấy noan nang trong bichromate kali 2,5% 29
3.4 Chu trình nhiệt PCR chung 32
3.5 Máy luân nhiệt PCR 33
3.6 Hóa chất và máy chạy điện di 35
4.1 Gà Lohmann 202 38
4.2 Thức ăn cho gà 38
4.3 Ô chuồng trước và sau khi thả gà giai đoạn úm 39
4.4 Thu gom nền trấu và phun sát trùng sau khi xuất bán gà 40
4.5 Kích thước Esp 1 45
4.6 Kích thước Esp 2 45
4.7 Kích thước Esp 3 45
4.8 Kích thước Esp 4 45
4.9 Kết quả điện di gene vùng ITS - 1 49

x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


µl Microliter
µm Micrometer
Bp Base pairs Cặp bazo
Ctv. Cộng tác viên
ddPCR Droplet digital PCR PCR kỹ thuật số nhỏ giọt
DNA Deoxyribonucleic acid
E. Eimeria
et al. et alia Cộng tác viên
EAF Đoạn mồi xuôi của E. acervulina
EAR Đoạn mồi ngược của E. acervulina
EMFA2 Đoạn mồi xuôi của E. maxima
EMi5FA Đoạn mồi xuôi của E. mitis
EMi5RA Đoạn mồi ngược của E. mitis
EMRA2 Đoạn mồi ngược của E. maxima
ENF Đoạn mồi xuôi của E. necatrix
ENR Đoạn mồi ngược của E. necatrix
Esp Eimeria sp Các loài Eimeria
ETF Đoạn mồi xuôi của E. tenella
ETR Đoạn mồi ngược của E. tenella
FCR Feed Conversion Ratio Hệ số chuyển hóa thức ăn
ITS-1 Internal transcribed spacer 1 Phiên mã nội bộ vùng 1
Km Kilometer
Kp Kilobase
m Micrometer
MTV Một thành viên
NaCl Sodium chloride
NGS Next Generation Sequencing Công nghệ giải trình tự gene thế hệ
mới
Nm Nanometer
OD Optical Density Mật độ quang
PCR Polymerase chain reaction Phản ứng tổng hợp dây chuyền nhờ
polymerase
pM Picomole

xi
SDS Sodium dodecyl sulphate
SMKT Số mẫu kiểm tra
SMN Số mẫu nhiễm
SUL Sulfachloropyridazine
TAE Tris – acetate - EDTA
Taq Taq polymerase Một loại DNA polymerase bền với
nhiệt
TBE Tris – borate - EDTA
TE Tris - EDTA
TLN Tỷ lệ nhiễm
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TOL Toltrazuril
TP Thành phố
TX Thị xã
EBF Đoạn mồi xuôi của E. brunetti
EBR Đoạn mồi ngược của E. brunetti
EPFA Đoạn mồi xuôi của E. praecox
EPRA Đoạn mồi ngược của E. praecox

xii
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới tác động của đại dịch Covid – 19, ngành chăn nuôi nước ta đã phải
trải qua những biến động nhưng nhờ có sự chung tay của Chính phủ, các cơ
quan Bộ, ngành và doanh nghiệp đã kịp thời hỗ trợ cân bằng lại. Đối với chăn
nuôi gia cầm, tổng đàn vẫn tiếp tục tăng nhờ khu vực hộ mở rộng quy mô chăn
nuôi và khu vực doanh nghiệp phát triển tốt, từ đó tạo ra công ăn việc làm,
giúp ổn định cuộc sống cho hàng triệu người dân.
Dù chăn nuôi theo hình thức nào thì vấn đề dịch bệnh thường xuyên xảy
ra cũng gây nên những khó khăn và thách thức. Trong đó, bệnh cầu trùng
(Coccidiosis) là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ký sinh trùng. Bệnh phân
bố rộng khắp trên thế giới do 9 loài Eimeria gây ra, trong đó có 7 loài phổ biến
gây bệnh trên gia cầm: E. acervulina, E. brunetti, E. maxima, E. mitis, E.
necatrix, E. praecox, và E. tenella (Shirley, 1986). Tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại
các trại gà từ 4 – 100%, trung bình từ 30 – 50% tùy vào từng cơ sở chăn nuôi,
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi. Tỷ lệ chết
dao động từ 5–15% (Nguyễn Hữu Hưng, 2008). Thiệt hại kinh tế hằng năm do
bệnh cầu trùng gây ra lên tới khoảng 3 tỷ đô la (Zhang et al., 2012, Blake et
al., 2015). Bệnh làm đàn còi cọc, tăng tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ chết
cao, kết phát những bệnh truyền nhiễm khác như dịch tả, Gumboro,
E. coli,...(Lê Văn Năm, 2003).
Tỉnh Vĩnh Long nhờ nguồn vốn đầu tư cơ sở chuồng trại mà chăn nuôi
gà công nghiệp phát triển chiếm trên 60% tổng sản lượng đàn gà cả tỉnh (Chi
cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long). Đáng lưu ý, bệnh cầu trùng lại phổ biến trên đàn
gà công nghiệp, thường xuyên xảy ra với tỷ lệ nhiễm chung lên đến 50% và gây
thiệt hại kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi theo phương thức này.
Từ đó để nhằm hạn chế tác hại của bệnh cầu trùng gà, giúp cho người
chăn nuôi phòng chống bệnh một cách hiệu quả thì quá trình chẩn đoán để tìm
các loài noãn nang cầu trùng gây bệnh một cách chính xác và nhanh chóng là
điều rất cần thiết. Đồng thời có thể phần nào giúp cho người chăn nuôi trong
quá trình chọn vaccine phòng bệnh cầu trùng sử dụng đạt được hiệu quả tốt
hơn. Được sự chấp nhận của Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh Long”.
Mục tiêu đề tài
Xác định tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại địa bàn
tỉnh Vĩnh Long.
Xác định thành phần loài cầu trùng trên gà công nghiệp tại đại bàn tỉnh
Vĩnh Long bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử.

1
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh cầu trùng gà
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Hữu Hưng (2010) tiến hành khảo sát 2 tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh
Long, cho thấy gà nuôi công nghiệp nhiễm cầu trùng khá cao với tỷ lệ
33,57%. Tại tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 36,41% cao hơn gà
nuôi ở tỉnh Vĩnh Long là 31,07%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng có khuynh hướng
tăng dần theo lứa tuổi: bắt đầu thấy noãn nang cầu trùng ở tuần thứ 2 với tỷ lệ
nhiễm 8,06%, cao nhất ở tuần thứ 4 là 70,02%, giảm dần từ tuần thứ 5. Gà
nuôi theo kiểu chuồng hở nhiễm với tỷ lệ 41,64%, cao hơn rất nhiều so với
kiểu chuồng kín 30,63%. Khi phát hiện gà bệnh cầu trùng cần dùng thuốc điều
trị, trong liệu trình điều trị không nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng
thuốc cùng cơ chế tác động vì Eimeria dễ tạo ra sức đề kháng với thuốc.
Nguyễn Thị Thùy và ctv. (2014) đã ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase
Chain Reaction) để chẩn đoán bệnh cầu trùng gà tại các địa điểm thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế. Huyện Hương Trà có 15 mẫu nhiễm trên tổng số 50 mẫu
phân tích chiếm 30,00%, trong đó E. acervulina chiếm cao nhất với 24,00%,
tiếp đến là E. tenella là 20,00%, E. mitis và E. necatrix là 18,00%, E. praecox
12,00% và cuối cùng là E. maxima 16,00%. Tại huyện Phú Vàng có 24 mẫu
nhiễm trên tổng số 50 mẫu phân tích chiếm 48,00%, trong đó E. tenella chiếm
cao nhất với 44,00%, tiếp đến là E. acervulina nhiễm 28,00%, E. mitis là
38,00%, E. necatrix là 30,00%, E. praecox là 24,00% và cuối cùng là E.
maxima nhiễm 18,00%. Thành phố Huế có 16 mẫu nhiễm trong tổng số 50
mẫu phân tích, chiếm 32,00%, trong đó E. acervulina chiếm cao nhất với
30,00%, tiếp đến E. tenella 26,00%, E. necatrix 18,00%, E. praecox 12,00%,
E. maxima 8,00% và cuối cùng E. mitis là 6,00%.
Nguyễn Phúc Khánh và ctv. (2015) đã kiểm tra 166 mẫu phân và 20 mẫu
máu trên đàn gà ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bằng phương pháp
phù nổi của Willis, kết quả kiểm tra được ghi nhận như sau: gà nhiễm bệnh
cầu trùng với tỷ lệ là 36,74%, trong đó gà từ 1–2 tháng tuổi nhiễm 40,30%, gà
lớn hơn 2 tháng tuổi nhiễm 42,50% và nhiễm với tỷ lệ cao hơn gấp 1,5 lần so
với gà dưới 1 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm là 26,00%. Gà nhiễm cầu trùng với
cường độ tăng dần theo nhóm tuổi, gà lớn hơn 2 tháng tuổi nhiễm với cả 4
cường độ. Đối với chỉ tiêu sinh lý máu, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và

2
Hematocrit ở gà bệnh cầu trùng thấp hơn so với gà không nhiễm bệnh. Tuy
nhiên, số lượng bạch cầu ở gà bệnh cao hơn so với gà không bệnh.
Cao Thanh Hoàn và ctv. (2016) đã tiến hành kiểm tra 2400 mẫu phân gà
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thu thập mẫu từ tuần tuổi đầu tiên
đến tuần tuổi thứ 6 với tỷ lệ nhiễm là 38,33%. Và tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng
có khuynh hướng tăng nhanh từ tuần thứ 2 (7,00%) đến tuần thứ 4 (100,00%)
sau đó giảm dần. Ở tuần thứ 5 và tuần thứ 6, tỷ lệ nhiễm bệnh ở đàn gà chỉ còn
37,00% và 35,00%. Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng có những biểu hiện: ủ rủ, ít
vận động, uống nhiều nước, gà đi phân có màng nhày, có bọt khí, phân sáp
nâu, hậu môn dính đầy phân. Sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong các
mẫu phân chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,79%, kế đến là mẫu phân sáp nâu là
48,38%, mẫu phân màng nhày là 33,52% và trong những mẫu phân bình
thường hiện diện loài noãn nang cầu trùng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15,35%.
Về thành phần loài, đàn gà nuôi trong kiểu chuồng kín ở Vĩnh Long nhiễm ít
nhất 3 loài cầu trùng là E. acervulina, E. tenella và E. maxima. Trong đó, 2
loài trên 1 cá thể là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 37,83%, kế đến là nhiễm ghép 3
loài, chiếm tỷ lệ 27,39% và tỷ lệ gà chỉ nhiễm 1 loài cầu trùng là 34,78%.
Bùi Khánh Linh và Đỗ Thanh Thơm (2017) tại Viện Chăn nuôi Quốc gia
đã tiến hành thí nghiệm dùng trà xanh để điều trị cho lô gà gây nhiễm với loài
E. tenella. Kết quả, lô gà được điều trị bằng trà xanh có số lượng noãn nang
giảm đến 40% so với lô gà đối chứng, đồng thời các triệu chứng và bệnh tích
đặc trưng của bệnh cầu trùng không thấy xuất hiện ở lô gà được điều trị bằng
trà xanh. Điều này mở ra một phương pháp điều trị mới bằng dược liệu trước
tình trạng cầu trùng kháng thuốc tổng hợp hóa học.
Phạm Diệu Thùy và Dương Thị Hồng Duyên (2019) khảo sát một số đặc
điểm dịch tể bệnh cầu trùng ở gà nuôi tại thành phố Thái Nguyên và dùng dịch
chiếc tỏi điều trị. Kết quả, gà nuôi chăn thả và bán chăn thả có tỷ lệ nhiễm cầu
trùng cao hơn so với gà nuôi công nghiệp. Tỷ lệ gà nhiễm cầu trùng cao nhất
là vào mùa Hè (67,54%), sau đó đến mùa Xuân (50,00%), mùa Thu (49,12%)
và thấp nhất là vào mùa Đông (30,91%). Mùa Xuân và mùa Hè, thời tiết nóng
ẩm, mưa nhiều, rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng, tạo điều kiện cho
noãn nang phát triển để tạo thành noãn nang có sức gây bệnh. Ngoài ra, sử
dụng dịch chiết tỏi nồng độ 5% điều trị bệnh cầu trùng cho gà tỷ lệ khỏi là
84,44% và an toàn đối với gà.
Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ Bảo Trân (2020) đã nghiên cứu tình
hình nhiễm cầu trùng gà lông màu nuôi theo phương thức bán công nghiệp tại
tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ nhiễm cao tới 48,76%. Tuần tuổi thứ nhất chưa tìm

3
thấy noãn nang cầu trùng, tỷ lệ nhiễm của gà ở 2 tuần tuổi là 37,50% (huyện
Phụng Hiệp) và 34,48% (huyện Long Mỹ), tuần tuổi thứ 3 tỷ lệ nhiễm noãn
nang cầu trùng gà ở huyện Phụng Hiệp và Long Mỹ lần lượt là 60,63% và
51,25%, tỷ lệ nhiễm cao nhất là tuần tuổi thứ 4 với tỷ lệ nhiễm là 95,63%
(huyện Phụng Hiệp) và 98,75% (huyện Long Mỹ). Thành phần loài nhiễm có
4 loại noãn nang là E. acervulina, E. necatrix, E. maxima và E. tenella. Loài
E.tenella gây bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất.
Lê Thị Lan Anh và ctv. (2021) đã tiến hành nghiên cứu trên gà tại một số
tỉnh phía Bắc nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của 2 loại thuốc có hoạt chất
sulfachloropyridazine (SUL) và toltrazuril (TOL) trong phòng ngừa cầu trùng
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Kết quả cho thấy chỉ số kháng thuốc ACI
– anticoccidial index của 2 lô sử dụng hoạt chất SUL và TOL lần lượt là 112,4
và 132,0. Ngoài ra, chỉ số tổn thương ruột và bài thải noãn nang ở các lô điều
trị đều cao hơn so với lô đối chứng âm. Nhìn chung, có thể thấy thuốc ngừa
cầu trùng chứa hoạt chất SUL không có hiệu quả đối với chủng noãn nang
phân lập trong thí nghiệm, trong khi đó hoạt chất TOL đã bị giảm hiệu quả.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Dalloul et al. (2006) nghiên cứu tại Đại học Utrecht, Hà Lan đã ghi nhận
bệnh cầu trùng là bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn trong chăn nuôi do gà bị nhiễm
trùng chậm tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn cao. Việc kiểm soát bệnh cầu trùng
được thực hiện qua nghiên cứu các loại thuốc mới trong phòng trị cầu trùng và
các loại vaccine sống để phòng chống bệnh cầu trùng trên đàn gà, dựa trên sự
hiểu biết về đáp ứng miễn dịch vật chủ đối với Eimeria và thảo luận về những
chiến lược khống chế sự phát triển của bệnh cầu trùng trên gia cầm.
Conway and McKenzie (2007) tại đại học Georgia của Mỹ đã nghiên cứu
và thấy rằng, thời gian từ khi gà nuốt noãn nang gây nhiễm đến khi gà thải
noãn nang trong phân là 4,5–5 ngày với loài E. acervulina, E. mitis và 6,5
ngày đối với loài E. tenella. Trên loài E. acervulina, sau khi vật chủ nuốt noãn
nang 1,5 ngày, các bào tử thể đã giải phóng trong tá tràng, 54 giờ sau khi xâm
nhiễm chúng đã ở trong tế bào biểu bì ruột và sau đó 16 giờ bắt đầu nhân lên.
Hamidinejat el al. (2010) đã tìm thấy 3 loài cầu trùng trong mẫu phân
của gà thịt ở Khuzestan thuộc Iran bằng phương pháp PCR với kích thước các
đoạn gene thể hiện trên gel E. acervulina (145 bp), E. tenella (278 bp), E.
brunetti (183 bp).chủng vi khuẩn đã được chuẩn bị
Mahmoud and Kandeel (2011) đã gây nhiễm cho gà bằng noãn nang cầu
trùng E. tenella được phân lập từ một trang trại ở Ai Cập sau đó đã ghi nhận
hiệu quả phòng trị bệnh cầu trùng của 2 loại thuốc amprolium và toltrazuril

4
sau 4 ngày sử dụng. Kết quả cho thấy cường độ nhiễm noãn nang ở lô sử dụng
toltrazuril đã giảm từ 29.770 noãn nang/ gram phân xuống còn 11.960 noãn
nang/ gram phân, ở lô sử dụng amprolium cường độ nhiễm giảm không đáng
kể chứng tỏ toltrazuril hiệu quả phòng trị bệnh cầu trùng gà cao hơn
amprolium. So sánh khả năng mẫn cảm của các giống gà đối với cầu trùng.
Các tác giả nhận thấy các giống gà địa phương ít mẫn cảm với cầu trùng hơn
so với các giống gà nhập.
Esin el al. (2013) khi nghiên cứu về Eimeria trên giống gà Thổ Nhĩ Kỳ
bằng phương pháp PCR khuếch đại vùng ITS – 1, đã tìm thấy được 6 loài khác
nhau của Eimeria với kích thước các đoạn gene thể hiện trên gel:
E. acervulina (145 bp), E. maxima (205 bp), E. tenella (278 bp), E. praecox
(215 bp), E.brunetti (183 bp) và E. mitis (330 bp).
Shazia el al. (2014) nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng gà theo mùa
ở thung lũng Kashmir, Ấn Độ cho rằng tỷ lệ nhiễm chung của cầu trùng là
29,87%, trong đó gà nhiễm bệnh phổ biến nhất là vào mùa thu với 45,12%,
tiếp theo là mùa hè với 30,84%, mùa xuân là 23,81% và thấp nhất là mùa đông
20,29%. Trong các loài cầu trùng ký sinh trên gà, E. tenella là loài ký sinh phổ
biến nhất với tỷ lệ nhiễm 18,13%.
Penny el al. (2017) khi nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà ở Java, Ấn Độ
cho biết bệnh cầu trùng gà là một vấn đề lớn trên toàn thế giới, những con vật
bị nhiễm bệnh nặng có dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng, sức đề kháng suy yếu
tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ xâm nhiễm và gây bệnh. Trong
tổng số 699 mẫu phân được lấy từ các giống gà khác nhau, có 175 mẫu nhiễm
chiếm tỷ lệ 25,04%. Trong 3 nhóm gà được kiểm tra, nhóm gà thịt có tỷ lệ
nhiễm cao nhất là 34,00%, tiếp đến là gà đẻ với 26,26% và gà địa phương là
10,45%. Có 7 loài Eimeria được phát hiện: E. tenella là loài phổ biến nhất
(43,30%), E. maxima (26,30%), E. necatrix (15,70%), E. acervulina (8,00%),
E. praecox (3,10%), E. mitis (2,20%) và E. brunetti (1,30%).
Huang el al. (2017) cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà ở tỉnh An Huy,
Trung Quốc là 87,75%, trong đó loài E. tenella phổ biến nhất (80,67%), tiếp
đến loài E. necatrix, E. mitis, E. maxima, E. brunetti và E. acervulina với tỷ lệ
lần lượt là 68,00%; 55,33%; 54,67%; 44,67% và 2,67%. Gà nhiễm ghép phổ
biến các loài: E. tenella, E. maxima, E. necatrix, E. brunetti và E. mitis. Tác
giả cho rằng bệnh cầu trùng là bệnh nhiễm trùng kết hợp, gây hại phổ biến và
nghiêm trọng trên gà do đó để kiểm soát tốt bệnh cầu trùng cần thực hiện biện
pháp phòng ngừa tổng hợp.

5
Lan et al (2017) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ nhiễm và khả năng kháng
thuốc của các loài Eimeria trên gà tại các trang trại gà thịt ở tỉnh Chiết Giang,
Trung Quốc. Khảo sát thấy có 5 loài phổ biển trên địa bàn là E. tenella,
E. acervulina, E. maxima, E. necatrix và E. mitis. Kết quả tỷ lệ nhiễm chung là
30,70%, tỷ lệ nhiễm E. tenella là (30,50%), E. acervulina (24,20%), E.
maxima (21,10%), E. necatrix (14,70%) và E. mitis (9,50%). Trong đó, noãn
nang cầu trùng gà hoàn toàn kháng với toltrazuril và sulfaquinixaline natri.
Ojimelukwe et al. (2018) đã dựa vào các chỉ số kháng thuốc ACI –
anticoccidial index để đánh giá khả năng kháng thuốc của các chủng cầu trùng
gà tại Nigeria, cụ thể là 3 loại: amprolium hydrochloride, amprolium
hydrochloride + sulfaquinoxaline sodium và toltrazuril. Kết quả là các chủng
cầu trùng tại Nigeria nhạy với amprolium hydrochloride, amprolium
hydrochloride + sulfaquinoxaline sodium và kháng nhẹ với toltrazuril.
Chen et al. (2020) thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc để
tiến hành giải phẫu manh tràng ở gà sau khi nhiễm loài cầu trùng E. tenella để
xác định sự biến đổi của hệ vi sinh vật. Các vi khuẩn không gây bệnh trong đó
có vi khuẩn Lactobacillus, Faecalibacterium, Ruminococcaceae UCG–013,
Romboutsia và Shuttleworthia đã bị giảm số lượng trong khi các vi khuẩn cơ
hội Enterococcus và Streptococcus lại tăng lên một cách nhanh chóng.
2.2 Bệnh cầu trùng gà
2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà
Cầu trùng gà (Coccidiosis) là động vật đơn bào thuộc:
Ngành: Protozoa
Lớp: Sporozoa
Bộ: Coccidia
Họ: Eimeridae
Giống: Eimeria
Cầu trùng là ký sinh trùng nội bào nhân lên nhanh chóng và có khả năng
sinh sản hàng loạt. Bệnh phổ biến nhất ở gia cầm, chúng ký sinh ở tế bào biểu
mô ruột và sinh sản hàng loạt, gây tổn thương biểu mô, ảnh hưởng đến quá
trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, gà bệnh mất nước, mất máu, tăng mẫn
cảm với các bệnh khác. Bệnh xảy ra lúc gà ở tuần tuổi thứ 2 đến thứ 7, với
biểu hiện tiêu chảy lẫn máu, tỷ lệ chết cao. Sau khi nhiễm miễn dịch nhanh
chóng được tạo ra, tuy nhiên không tạo miễn dịch chéo giữa các loài Eimeria,
ngay sau khi mắc bệnh với giống Eimeria này vẫn có thể nhiễm với loài

6
Eimeria khác. Vòng đời Eimeria ngắn và khả năng sinh sản cao, là nguyên
nhân chính làm bệnh phát tán nhanh (Calnek et al., 1997).
Bên cạnh đó, bệnh cầu trùng còn đặc trưng với vật chủ. Cầu trùng gà là
một bệnh rất phổ biến, đặc biệt trên gà nuôi nhốt. Mầm bệnh do các loài thuộc
giống Eimeria gây ra. Bệnh gây ra do các loài cầu trùng: E. acervulina, E.
brunetti, E. hagani, E. maxima, E. mitis, E. necatrix, E. praecox và E. tenella.
(Nguyễn Hữu Hưng, 2011).

Hình 2.1: Cấu tạo chung của noãn nang


(Calnek et al., 1997)

2.2.2 Đặc điểm của một số loài noãn nang cầu trùng
Eimeria maxima
Noãn nang hình trứng hoặc bầu dục, vỏ sần sùi, màu vàng, có lỗ noãn, có
hạt cực. Kích thước của loài là 21,50 – 42,50 x 16,50 – 29,50µm, trung bình
20,70 x 30,50µm. Thời gian hình thành bào tử 30 – 48 giờ. Thời kỳ nung bệnh
5 – 6 ngày, ký sinh ở đoạn giữa và ½ đoạn cuối ruột non.
Độc lực: gây bệnh ở mức trung bình. Quá trình sinh sản hữu tính gây tổn
thương đáng kể hơn so với các giai đoạn khác. (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Triệu chứng: Nếu nhiễm nhẹ thì gà biếng ăn, gầy còm, niêm mạc tái,
lông xơ xác do E. maxima làm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắc tố carotene và
xanhthophylls, nhiễm hơn 200.000 noãn nang gà có hiện tượng tiêu chảy cao
và thỉnh thoảng gây chết. (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).

7
Bệnh tích: thành ruột non trương to và dày lên, xuất huyết, viêm cata.
Lòng ruột có màu vàng nâu có nhiều dịch nhầy màu hồng hay vàng cam. Noãn
nang và giao tử tồn tại trong vị trí tổn thương (Nguyễn Hữu Hưng, 2011).

a. Ruột chứa màng nhày vàng cam b. Thành ruột bong tróc, xuất huyết
Hình 2.2: Một số tổn thương do E. maxima gây ra
(https://www.imlmucox.com)

Eimeria acervulina
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, không có lỗ noãn, kích
thước là 17,70 – 20,20 x 13,70 – 16,30µm, trung bình 18,30 x 14,60µm. Thời
gian hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài là 24 giờ ở nhiệt độ
phòng, 17 giờ ở 28oC, thời gian nung bệnh là 4 ngày, ký sinh tại tá tràng (Lê
Văn Năm, 2003).
Độc lực: E. acervulina gây bệnh nhẹ nhưng có rất nhiều noãn nang có
thể gây những triệu chứng trầm trọng, có thể gây chết (Nguyễn Hữu Hưng,
2011).
Triệu chứng: sụt cân, mất nước, tiêu chảy phân hơi trắng. Nếu nhiễm
mức độ nhẹ đến trung bình thì tác động làm giảm sự chuyển hóa thức ăn và
giảm tăng trọng ở gà, làm mất lượng carotene từ máu và do sự giảm khả năng
hấp thụ ở ruột non, khả năng sản xuất trứng cũng giảm (Tyzzer, 1929).
Bệnh tích: ruột non dày, viêm cata, có khi xuất huyết, noãn nang nằm
trong ruột tạo nên những điểm màu trắng hay xám hoặc lan rộng khắp ruột non
(Nguyễn Hữu Hưng, 2011).

a. Xuất huyết niêm mạc ruột b. Điểm trắng ở niêm mạc ruột
Hình 2.3: Một số tổn thương do E. acervulina gây ra
(https://www.immucox.com)

8
9
Eimeria tenella
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, sáng, không lỗ noãn và thể
cặn, có một hạt cực, kích thước 14,00 – 31,00 x 9,00 –25,00µm, trung bình
25,00 x 19,00µm. Thời gian hình thành bào tử 18 – 48 giờ. Thời kỳ nung bệnh
4 ngày, ký sinh ở manh tràng. Thường xảy ra với gà 3 – 4 tuần tuổi (Lê Hồng
Mận và Phương Song Liên, 1999).
Độc lực: là loài gây bệnh nặng nhất ở gia cầm, gây thiệt hại nhiều nhất.
Tỷ lệ chết 20,00 – 30,00%, có trường hợp cao hơn (Lê Hồng Mận và Phương
Song Liên, 1999).
Bệnh tích: thường gây bệnh ở dạng cấp tính và thường tìm thấy trong
manh tràng. Niêm mạc manh tràng tổn thương nặng, xuất huyết lấm chấm
thành từng đám, có những đốm mủ, bã đậu kèm máu, đôi khi có nhiều điểm
hoại tử trắng vàng đầu đinh ghim, tùy theo cường độ nhiễm. Niêm mạc manh
tràng có nhiều cục máu, thường thấy ở ngày thứ 7, vách manh tràng chuyển từ
màu đỏ sang màu trắng sữa do việc tạo thành noãn nang (Nguyễn Hữu Hưng,
2011).

a. Xuất huyết, thành ruột dày b. Manh tràng chứa máu vón cục
Hình 2.4: Một số tổn thương do E. tenella gây ra
(www.immucox.com)

Eimeria brunetti
Loài này phân bố rộng trên gà. Quá trình sinh sản sớm nhất xảy ra hoàn
toàn ở ruột non. Các quá trình sinh sản vô tính sau đó như meront, gamount và
giao tử xảy ra ở cuối ruột non, trực tràng, manh tràng và lỗ huyệt (Nguyễn
Hữu Hưng, 2010). Noãn nang hình trứng hoặc elip, vỏ nhẵn, không màu,
không có lỗ noãn, kích thước 20,70 – 30,30 x 18,10 – 24,20µm, trung bình
24,60 x 18,80µm. Thời gian hình thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài là
18 – 48 giờ. Thời gian nung bệnh là 5 ngày.
Độc lực: E. brunetti có độc lực thấp hơn E. tenella và E. necatrix, gây tỷ
lệ tử vong thấp, giảm tăng trọng và chuyển hóa thức ăn giảm. Nếu nhiễm

10
100.000 – 200.000 noãn nang tỷ lệ chết của gà là 10,00 – 30,00%, những con
khỏi bệnh có năng suất thấp (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Bệnh tích: mức độ gây bệnh của E. brunetti tùy thuộc vào cường độ
nhiễm. Nhiễm nhẹ không thấy tổn thương. Nhiễm nặng vách ruột dày và có
dịch màu hồng. Xuất huyết ở phần cuối ruột non và ruột già, viêm loét, hoại tử
toàn bộ hệ thống tiêu hóa nhưng thường thấy ở hồi tràng và manh tràng, làm
bong tróc niêm mạc ruột, tích máu.(Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Eimeria necatrix
Noãn nang hình trứng hoặc hình cầu, vỏ nhẵn, không có lỗ noãn, kích thước
13,20 – 22,70 x 11,30 – 18,30µm, trung bình 20,40 x 17,20µm. Thời gian hình
thành bào tử 18 –24 giờ. Thời kỳ nung bệnh 6 – 7 ngày. Ký sinh ở ⅔ phía trên
ruột non.
Độc lực: có độc lực mạnh, là loài gây bệnh nặng nhất trong các loài cầu
trùng ký sinh gây bệnh ở ruột non (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
Triệu chứng: ủ rũ, còi cọc, sức đẻ trứng giảm, phân sáp, loãng, có máu
và màng nhầy. Gia cầm thường chết sau khi có triệu chứng bệnh 7 ngày. Gia
cầm không uống nước, yếu hay đứng, cánh sà, mắt nhắm lại (Nguyễn Hữu
Hưng, 2010).
Bệnh tích: tổn thương thường thấy ở ruột non, đoạn giữa ⅔ phía trước.
Trên bề mặt ruột có những tiêu điểm nhỏ, màu trắng mờ, xen kẽ nhau với
nhiều kích cỡ khác nhau, đôi khi có thể thấy huyết thanh trên bề mặt. Kiểm tra
dưới kinh hiển vi sẽ thấy những khối lớn liệt nguyên. Trong trường hợp bệnh
nghiêm trọng, thành ruột dày, nơi nhiễm bệnh trương to từ 2 – 2,5 lần đường
kính bình thường, lòng ruột non chứa đầy máu, niêm dịch. Manh tràng ít bị tổn
thương hơn, có chứa nhiều dịch nhầy. Gia cầm thường chết sau khi có triệu
chứng bệnh 7 ngày. Gia cầm không uống nước, yếu hay đứng, cánh xà, mắt
nhắm lại (Nguyễn Hữu Hưng, 2011).

a.Xuất huyết và chất nhầy trong ruột b. Xuất huyết nặng, chất nhầy đặc
non trong ruột non
Hình 2.5: Một số tổn thương do E. necatrix gây ra
(www.immucox.com)

11
Eimeria mitis
Noãn nang hình cầu, vỏ nhẵn, vách không màu, không có lỗ noãn, kích
thước 11,70 – 18,70 x 11,00 – 18,00µm, trung bình 15,60 x 13,40µm. Thời
gian hình thành bào tử 18 – 48 giờ. Thời gian nung bệnh 4 –5 ngày, ký sinh ở
tất cả các đoạn của ruột non nhưng thường thấy ở phần đầu và phần manh
tràng (Nguyễn Hữu Hưng, 2011).
Độc lực: ít gây bệnh (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
Bệnh tích: E. mitis gây ra tổn thương nhẹ không có bệnh tích đặc trưng vì
E. mitis không xâm nhập vào sâu biểu mô, shizont và giao tử (gametocytes)
nằm trên bề mặt màng nhầy. Nếu nhiễm 1.000.000 – 1.500.000 noãn nang sẽ
làm giảm tăng trọng, mất sắc tố và có thể chết (Calnek et al., 1997).
Eimeria praecox
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, vách không màu, không có lỗ noãn, kích
thước 19,80 – 24,70 x 15,70 – 19,80µm, trung bình 17,20 x 21,30µm. Thời
gian hình thành bào tử 24 –36 giờ. Thời gian nung bệnh 3 – 4 ngày. Ký sinh ở
⅓ phía trên ruột non,không gây ra bệnh tích đặc biệt nhưng có thể làm giảm
tăng trọng (Nguyễn Hữu Hưng, 2011).
Độc lực: loài E. praecox ít gây bệnh (Nguyễn Hữu Hưng, 2011).
Triệu chứng: giảm tăng trọng gây còi cọc (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn
Hữu Hưng, 2015).
Bệnh tích: vùng tổn thương chứa nhiều chất nhầy. Xuất hiện những điểm
xuất huyết hình đinh ghim ở bề mặt màng nhầy ruột ở ngày thứ 4–5 sau khi
nhiễm (Calnek et al., 1997).
Eimeria mivati
Noãn nang có hình elip và hình trứng, vỏ nhẵn, vách không màu, có lỗ
noãn, kích thước của noãn nang là 11,10 – 19,90 x 10,50 – 16,20µm, trung
bình 15,60 x 13,40µm. Thời gian sinh bào tử 18 – 24 giờ. Thời gian nung bệnh
4 – 5 ngày. Ký sinh từ quai tá tràng đến manh tràng (Calnek et al., 1997).
Độc lực: gây bệnh nặng hơn so với E. acervulina nhưng cũng thuộc
nhóm các loài gây bệnh nhẹ. Tỷ lệ tử vong không quá 10,00% (Nguyễn Hữu
Hưng, 2011).
Bệnh tích: thường thấy ở tá tràng và đoạn sau ruột non. Nếu nhiễm với
1.000.000 noãn nang sẽ làm giảm tăng trọng và có thể chết (Calnek et al.,
1997).

12
Eimeria hagani
Loài này hiếm gặp, noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không có lỗ noãn,
kích thước 15,80 – 20,90 x 14,30 – 19,5µm, trung bình 19,10 x 17,60µm. Thời
gian hình thành bào tử 18 – 24 giờ. Thời kỳ nung bệnh 6 – 7 ngày. Ký sinh ½
đoạn đầu ruột non.
Bảng 2.1: Đặc điểm noãn nang các loài cầu trùng trên gia cầm (Eckert et al.,
1995).

Đặc điểm của noãn nang

Màu Thời
STT Loài Hình dạng
sắc Kích thước gian sinh
Lỗ noãn
(µm) bào tử
(giờ)
1 E. acervulina Không Trứng 18,30 x 14,60 Không 24

2 E.brunetti Không Trứng, 24,60 x 18,80 Không 18 – 48


elip

3 E. hagani Không Trứng 19,10 x 17,60 Không 18 – 48


4 E. maxima Vàng Trứng, 20,70 x 30,50 Có 30 – 48
bầu dục
5 E. mitis Không Cầu 15,60 x 13,40 Không 18 – 48
6 E. mivati Không Trứng, 15,60 x 13,40 Có 18 – 24
elip
7 E. necatrix Không Trứng, 20,40 x 17,20 Không 18 – 24
cầu
8 E. praecox Không Trứng 17,10 x 21,30 Không 24 – 36

9 E. tenella Không Trứng 23,00 x 19,00 Không 18 – 48

2.2.3 Vòng đời


Nguyễn Hữu Hưng (2009) cho rằng chu kỳ sinh trưởng của cầu trùng trải
qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sinh sản vô tính (schizogony).
Giai đoạn 2: Sinh sản hữu tính (gametogony).
Giai đoạn 3: Hình thành bào tử (sporogony).

13
Trong đó giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính xảy ra ở tế bào biểu mô
ruột, giai đoạn 3 xảy ra ở môi trường bên ngoài.
Giai đoạn 1: Sinh sản vô tính
Khi gà nuốt phải những noãn nang sinh bào tử, dưới tác dụng của dịch
tiêu hóa lớp vỏ noãn nang bị phá vỡ phóng thích bào tử thể. Bào tử thể xâm
nhập vào biểu mô nhanh chóng phát triển và phân chia thành các liệt nguyên
bào. Mỗi liệt nguyên bào hình thành rất nhiều tế bào có dạng elip dài, gọi là
liệt trùng.Đây là liệt sinh thế hệ thứ nhất. Những liệt sinh sinh trưởng rất
nhanh phá vỡ tế bào biểu bì vật chủ, rồi xâm nhập sang các tế bào biểu bì mới,
quá trình phát triển được lặp lại. Tùy theo chủng cầu trùng và loài vật chủ có
thể hình thành đến thế hệ liệt sinh lần 3, liệt sinh lần 4…Mỗi quá trình còn gọi
là quá trình sinh sản liệt sinh và phát triển của các liệt tử mang hình thức liệt
sinh.
Giai đoạn 2: Sinh sản hữu tính
Các liệt sinh thế hệ cuối cùng phát triển thành giao tử: tiểu giao tử
(microgamet), đại giao tử (macrogamet). Nhân của tiểu giao tử phân chia và
lớn lên đến kích thước nào đó thì xung quanh mỗi nhân con hình thành nguyên
sinh chất bao bọc và hình thành tiểu giao tử trưởng thành, có hình quả lê, kích
thước nhỏ và một đầu có một vòi sinh dục. Quá trình hình thành đại giao tử
cũng tương tự nhưng đại giao tử to hơn và ít chuyển động, một đầu tế bào có 1
lỗ sinh dục gọi là lỗ noãn (micropile) để tiểu giao tử chui vào tạo hợp tử. Hợp
tử được bao bởi màng vỏ gồm 2 lớp, nguyên sinh chất dạng hạt và trở thành
noãn nang, rơi vào lòng ruột kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
Giai đoạn 3: Hình thành bào tử
Các noãn nang được thải ra ngoài cùng với phân, được bao bọc trong vỏ
cứng dày 1 – 2 lớp, màu sắc khác nhau tùy loài cầu trùng. Khi gặp điều kiện
thuận lợi phát triển thành bào tử nang, bên trong chứa 4 túi bào tử, mỗi túi bào
tử chứa 2 bào tử thể. Kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển.
Sự phát triển của noãn nang cầu trùng phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh
nhất là nhiệt độ, ẩm độ nên thời gian phát triển của noãn nang khác nhau.
Đồng thời các loại cầu trùng khác nhau thì thời gian sinh bào tử cũng khác
nhau. Đó là đặc điểm rất quan trọng trong phân loại cầu trùng.
Trong giai đoạn sinh sản hữu tính và vô tính là thời kỳ nung bệnh và phát
triển bệnh cầu trùng trong cơ thể của gà. Giai đoạn sinh sản bào tử là nguồn
bệnh. Cầu trùng là một loại nội ký sinh trùng trong tế bào nhưng lại có quá
trình sinh trưởng và phát triển hết sức phức tạp, các loại cầu trùng gà đều phát
triển theo vòng đời chung. Việc hiểu về vòng đời cầu trùng là rất quan trọng
trong việc chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.

14
Hình 2.6: Vòng đời của Eimeria
(www.sciencedirect.com)

2.2.4 Đặc điểm dịch tễ


Điều kiện gây bệnh
Điều kiện vệ sinh thú y: tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi là một
trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm cầu trùng ở vật
nuôi. Điều kiện chuồng nuôi, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho
noãn nang cầu trùng tồn tại và lưu hành lâu hơn. Chuồng trại chật chội, ẩm
ướt, chất độn chuồng để quá lâu và không được thay đúng định kỳ là yếu tố
quan trọng gây nhiễm cầu trùng (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2004).
Các yếu tố bất lợi như: stress, chuồng trại ẩm thấp, kém thông thoáng, vệ
sinh chăn nuôi không đảm bảo, mật độ cao, khẩu phần thức ăn không cân đối,
đặc biệt là việc nhốt chung gà con với gà lớn sẽ thúc đẩy bệnh càng thêm nặng
nề, bùng nổ triền miên và kéo dài (Lê Văn Năm, 2003).
Ngoài môi trường thiên nhiên noãn nang cầu trùng tồn tại rất lâu. Chúng
có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng, đem sấy khô ở nhiệt độ 40 oC
sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30 ngày (Lê Văn Năm,
2003). Sự phát triển của cầu trùng còn phụ thuộc vào điều kiện ẩm độ và nhiệt
độ bên ngoài. Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm nhưng dễ bùng phát hơn vào
những tháng có mưa nóng ẩm. Trong chuồng gà những chỗ ẩm ướt xung
quanh máng uống là điều kiện tối ưu cho noãn nang cầu trùng phát triển và
gây tác hại (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980).

15
Đối tượng mắc bệnh
Cầu trùng gà rất phổ biến, sự giám định ở miền Nam và miền Bắc nước
Mỹ cho thấy cầu trùng tồn tại trong tất cả trại gà thịt (Calnek et al., 1997).
Bệnh xảy ra nhiều ở gà nuôi công nghiệp hơn là gà nuôi thả (Nguyễn Hữu
Hưng, 2008). Mọi giống và mọi lứa tuổi gà đều có thể bị bệnh, song bệnh
thường thấy ở gà con từ 10 – 60 ngày tuổi, nặng ở gà từ 15 – 45 ngày tuổi (Lê
Văn Năm, 2003).
Thông thường bệnh cầu trùng xảy ra và phát triển khá nhanh, gây hậu
quả nặng nề cho ký chủ do: Bệnh có tính lây lan thành dịch, gà con đang trong
thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh và phát triển nhanh hơn, nặng nề hơn so
với động vật trưởng thành. Gà trưởng thành và gà càng già thì có biểu hiện
lâm sàng càng ít, song chúng lại là động vật mang trùng và là nguồn lây bệnh
nguy hiểm nhất với gà con (Lê Văn Năm, 2003).
Đường lây nhiễm
Nguyễn Thị Kim Lan (2008) cho rằng đường lây nhiễm bệnh chủ yếu
qua hệ thống tiêu hóa. Cầu trùng lây nhiễm theo hai cách: lây nhiễm trực tiếp
và lây nhiễm gián tiếp.
Lây nhiễm trực tiếp
Gà bệnh thải cầu trùng ra ngoài môi trường qua phân, do đó noãn nang
sẽ dễ dàng được phát tán trên khắp nền chuồng, máng ăn, máng uống và dụng
cụ chăn nuôi. Tập tính của gà hay nhặt, bới và tìm kiếm những mảnh thức ăn
thừa, chất độn ở nền chuồng nên dễ nuốt phải noãn nang có sức gây bệnh.
Lây nhiễm gián tiếp
Bệnh cầu trùng lây lan qua vật môi giới trung gian truyền bệnh như: các
dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giày dép, ủng, phương tiện vận chuyển
mang noãn nang cầu trùng từ bên ngoài vào khu vực chuồng nuôi.
2.2.5 Tính chuyên biệt của cầu trùng
Tính chuyên biệt là sự thích nghi phức tạp, lâu dài của cầu trùng đối với
ký chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các mô, các tổ chức nhất định phù
hợp cho sự tồn tại và phát triển của chúng (Kolapxki et al., 1980).
Đối với Eimeria tính chuyên biệt đó thể hiện rất nghiêm ngặt, chỉ có thể
nhiễm và gây bệnh cho ký chủ mà chúng thích nghi trong quá trình phát triển.
Ví dụ như cầu trùng gà không gây bệnh cho gà tây và ngược lại, mặc dù trong
nhiều trường hợp căn nguyên giống nhau về cấu trúc, hình thái và kích thước.

16
Đặc tính chuyên biệt đó còn thể hiện ngay trong một cơ thể ký chủ, mỗi
loại cầu trùng chỉ khu trú tại một vùng, một cơ quan nào đó nhất định trong cơ
thể ký chủ. Ví dụ: E. tenella chỉ ký sinh và gây bệnh ở manh tràng của gà,
trong khi đó E. acervulina chỉ ký sinh trong niêm mạc tá tràng. Tùy theo loài
cầu trùng mà chúng có thể sống ở trên vật chủ này hay vật chủ khác, hoặc các
vị trí kí sinh khác nhau trên cùng một cơ thể gia cầm. Điều này có ý nghĩa
quan trọng giúp một phần trong việc phân loại cầu trùng được chính xác.
Khi so sánh tính chuyên biệt giữa 2 giống Eimeria và Isospora thì người
ta thấy Eimeria có tính chuyên biệt cao hơn (Lê Văn Năm, 2003). Các nhà
khoa học đã tập trung nghiên cứu khá kỹ giống Eimeria hơn là giống Isospora,
bởi giống Eimeria phổ biến hơn, có nhiều loại hơn và cũng gây bệnh nhiều
hơn cho gia súc, gia cầm.
2.2.6 Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế tác động có hại gây bệnh cho ký chủ xảy ra và phụ thuộc chủ yếu
vào số lượng cầu trùng, số các tế bào niêm mạc bị chúng ký sinh và phá hủy.
Giai đoạn sinh sản cầu trùng xảy ra trong biểu mô ruột, sự sinh sản quá nhanh
làm hàng loạt tế bào biểu bì của vật chủ bị phá vỡ, protide bị chết, những mao
mạch và mạch quản bị phá hủy, vách ruột bị tổn thương là điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn kế phát. Hệ vi khuẩn sinh mủ sẽ sinh sản làm nặng thêm quá
trình viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột gây tiêu
chảy (Kolapxki et al., 1980).
Quá trình sinh sản vô tính thứ II của E. tenella và E. necatrix nằm sâu ở
nhân tế bào biểu mô gây nên tổn thương nặng. Tế bào biểu mô bề mặt tróc ra,
nhiều đám mao nhung bị phá hủy hoàn toàn thay vào đó là chất bã đậu lẫn
máu. Vật chất trong manh tràng chứa lượng lớn hồng cầu, tế bào hoại tử, các
mảnh tế bào và nhiều noãn nang (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002). Từ
một noãn nang cầu trùng sau khi thâm nhập vào cơ thể gà sau 1 – 2 tuần (tùy
theo loài) đã sinh ra hàng triệu thể phân lập và do vậy có hàng triệu tế bào mới
của ký chủ bị hủy hoại. Trên thực tế mỗi lần ký chủ không bị nhiễm bệnh bởi
một bào tử nang mà có tới hàng trăm, hàng ngàn bào tử nang xâm nhập cùng
một lúc, với tốc độ sinh sản và phân chia nhanh thì sẽ có hàng triệu tế bào biểu
bì bị phá vỡ.
Cơ chế sinh bệnh được tóm tắt như sau:
Sau khi noãn nang vào cơ thể vật nuôi qua thức ăn, nước uống, noãn
nang cảm nhiễm xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột phát triển qua các giai
đoạn, phá hủy tổ chức ruột bằng cách cơ giới. Bên cạnh đó cầu trùng tiết ra

17
các độc tố và các men dung giải mô ruột, gây độc cho cơ thể (Lê Văn Năm,
2003).
2.2.7 Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà
Đối với động vật nhai lại sau khi đã khỏi bệnh, chúng có khả năng tạo
được miễn dịch đặc hiệu cho mỗi loài cầu trùng. Nhưng ở những động vật
khác miễn dịch bền vững do cầu trùng kích thích tạo ra chỉ xuất hiện đối với
những chủng cầu trùng ký sinh ở những tế bào nằm sâu trong thành ruột. Ví
dụ như những chủng cầu trùng ký sinh trong các tế bào niêm mạc như E.
acervulina, E. necatrix, E. mitis không tạo được miễn dịch. Trong khi chủng
cầu trùng ký sinh trong các tế bào biểu bì nằm sâu trong lớp mucosa của thành
ruột như E.tenella, E. maxima, E. praecox mới có khả năng tạo được miễn
dịch thật sự nhưng miễn dịch cũng không cao lắm, không tồn tài được lâu.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng, song
đến nay hiệu lực của các vaccine đó vẫn chưa thỏa mãn cho thực tế sản xuất
và kết quả là trong quá trình sử dụng vaccine có khi hiệu quả, có khi đã dùng
vaccine nhưng bệnh vẫn nổ ra. Đối với động vật trưởng thành có sức đề kháng
tốt với bệnh cầu trùng là do miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi kháng được cầu
trùng. Tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc bị cầu trùng phá hủy trước đây nay
được thay thế bằng lớp biểu bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các
tác động của cầu trùng (Lê Văn Năm, 2003).
2.2.8 Triệu chứng
Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn gà nằm trong độ tuổi 10 – 90
ngày tuổi. Nhưng nặng nhất là ở gà con từ 18 – 45 ngày tuổi. Thời gian ủ bệnh
ngắn từ 4 – 7 ngày, phụ thuộc vào loài cầu trùng, nơi cư trú và mức độ nhiễm
bệnh, số lượng căn bệnh xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khỏe chung
của đàn gà. Diễn biến của bệnh gắn liền vói quá trình sinh sản nội sinh của cầu
trùng. Bệnh biểu hiện ở 3 thể: cấp tính, mãn tính và mang trùng (Conway et
al., 2007).
Thể cấp tính
Chủ yếu là xảy ra ở gà con với triệu chứng điển hình là ủ rũ, lười đi lại,
nằm hoặc đứng một chỗ. Khi gà đứng đầu gà thường ngoặc sang một bên, mắt
nhắm nghiền, hai cánh xà xuống, lông xù. Gà kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn,
nhưng lại uống nhiều nước. Lúc đầu mới phát hiện bệnh, gà ỉa khó, sau mấy
tiếng đồng hồ gà tiêu chảy nhiều nước. Phân sống lúc đầu có màng nhầy, màu
nâu vàng, sau đó chuyển thành sáp nâu, cuối cùng có lẫn máu. Đặc biệt khi gà
nhiễm E. tenella thì hậu môn của gà có dính máu tươi, đôi khi có biểu hiện
triệu chứng thần kinh như liệt và bán liệt chân và cánh hoặc nằm tụm lại một

18
góc chuồng. Bệnh chỉ kéo dài 2 – 3 ngày gà sẽ chết với tỷ lệ 90,00 – 95,00%
nếu không có sự can thiệp của thuốc. Những gà khỏi bệnh thường bị còi cọc,
giảm tăng trọng so với gà bình thường, gây thiệt hại về kinh tế.

a. Gà nhắm nghiền mắt, ủ rũ, b. Hậu môn gà dính máu tươi


phân máu
Hình 2.7: Một số triệu chứng của gà bệnh cầu trùng
Thể mãn tính
Thường xảy ra ở gà từ 49 – 50 ngày tuổi cũng có các triệu chứng đã mô tả ở
thể cấp tính nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn, thời gian ốm kéo dài 7 – 15
ngày, tỷ lệ chết khoảng 25,00 – 45,00%.
Thể mang trùng (không có triệu chứng lâm sàng)
Khó quan sát triệu chứng, thường là tiêu chảy, giảm tỷ lệ đẻ 15,00 –
25,00%, kiểm tra phân thấy rất nhiều noãn nang. Gà thường chết sau 5 – 7
ngày với tỷ lệ cao 40,00 – 60,00%. Một số trường hợp gà bệnh có thể bị bại
liệt vào thời kỳ cuối. Gà khỏi bệnh thường bị còi cọc, giảm tăng trọng so với
gà bình thường. Gà lớn thường biểu hiện không rõ ràng, đôi khi chỉ thấy gà
chậm lớn, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có những con hoàn toàn khỏe mạnh có
triệu chứng duy nhất là đôi khi đi phân lỏng, tỷ lệ đẻ không đều năng suất
trứng giảm. Khi xét nghiệm thấy rất nhiều noãn nang (Phạm Sĩ Lăng và Phan
Địch Lân, 2002).
Kolapxki et al. (1980) mô tả xác gà con rất gầy, thường quanh lỗ huyệt,
chân sau dính bẩn phân lỏng, đôi khi có máu. Mào, yếm, kết mạc trắng bệch
(ở gà con bệnh tích cơ bản là ở ruột). Mức biến đổi tùy theo loài cầu trùng và
số lượng xâm nhập. Ông đã làm thí nghiệm gây bệnh trên liều gây chết cho gà
với cầu trùng nuôi cấy gồm các loài sau: E. tenella (79,00%), E. necatrix
(12,00%), E. maxima (8,00%), E. acervulina (1,00%).
2.2.9 Bệnh tích
Bệnh tích tập trung chủ yếu ở đường ruột, tùy vào loài cầu trùng mà có
những biến đổi đặc trưng ở vùng bệnh lý.

19
Manh tràng: bệnh tích thấy rõ ở gà 2 – 4 tuần tuổi (Trịnh Văn Thịnh và
Đỗ Dương Thái, 1982). Manh tràng căng to bên trong phân có lẫn máu, đôi
khi chứa đầy máu lỏng. Niêm mạc manh tràng tổn thương nặng, xuất huyết
lấm chấm thành từng đám. Có những đốm mủ, bã đậu kèm theo. Có những
điểm hoại tử trắng vằng bằng đầu đinh ghim (Lê Hồng Mận và Phương Song
Liên, 1999).
Ruột non: nhìn bên ngoài có thể thấy ruột sưng căng to, có những chấm
trắng nhạt, bên trong có những chấm trắng trên niêm mạc. Thành ruột dày lên,
xem dưới kính hiển vi thấy có rất nhiều noãn nang (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ
Dương Thái, 1982).
Trực tràng: mặc dù bệnh tích ở trực tràng xuất hiện với tỷ lệ thấp nhưng
mức độ tổn thương rất nặng. Thành trực tràng phát triển tăng sinh, chỗ dày chỗ
mỏng, niêm mạc xuất huyết (Huỳnh Văn Chương và ctv., 2010).

a. Manh tràng căng to chứa máu b. Manh tràng tích bã đậu

c. Ruột chứa máu đông d. Xuất huyết niêm mạc ruột


Hình 2.8: Một số bệnh tích của bệnh cầu trùng trên gà
(www.immucox.com)

2.2.10 Chẩn đoán bệnh cầu trùng


Joyner et al. (1974) đã chẩn đoán bệnh cầu trùng gà và sự khác biệt giữa
các loài thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng trong cơ thể và đặc tính sinh
học của loài đó. Sau này bao gồm thời gian ủ bệnh, vị trí ký sinh trong ruột,
hình thái kén hợp tử trong phân niêm mạc trong ruột non và manh tràng.

20
Chẩn đoán lâm sàng:
Dựa vào độ tuổi của gà bệnh và các biểu hiện đặc trưng như: tiêu chảy
phân có lẫn máu, gà còi cọc, giảm tăng trọng, niêm mạc nhợt nhạt, ủ rủ, gà bỏ
ăn nhưng lại uống nhiều nước và đôi khi bị liệt hoặc bán liệt.
Chẩn đoán theo dịch tễ:
Gà bị ốm thường sau 10 – 14 ngày tuổi, bệnh nặng nhất từ 18 – 45 ngày
tuổi, từ 45 – 90 ngày tuổi luôn ở thể mãn tính, sau 90 ngày tuổi là thể mang
trùng. Xét nghiệm phân: Thường dung phương pháp phù nổi của Willis để
kiểm tra noãn nang trong phân. Phương pháp xét nghiệm phân chủ yếu nhằm
mục đích khẳng định bệnh và phân loại cầu trùng. Thông thường 7 – 9 ngày
sau khi nhiễm bệnh hầu như không thể phát hiện noãn nang cầu trùng trong
phân, do đó chẩn đoán bệnh phải lấy ngay niêm mạc hoặc vật chất tại vùng có
biển đổi để xem xét sự có mặt của thể phân lập (schizont thế hệ 1 hoặc 2) hoặc
nguyên bào trung gian (meorozoites).
Kiểm tra bệnh tích:
Zander et al., (1991) đã sử dụng phương pháp mổ khám để kiểm tra bệnh
tích. Phương pháp này là mổ để lộ ổ bụng, sau khi ổ bụng được mở, kéo phần
ruột thẳng ra để kiểm tra toàn bộ chiều dài của nó. Quan sát hình thái bên
ngoài ruột, có thể có một số thay đổi như ruột bị sưng, xuất huyết, có thể
chuyển từ màu đỏ sang màu nâu hoặc trắng. Nguyên nhân gây xuất huyết và
sưng có thể do E. acervulina, E. necatrix hoặc E. maxima. Nếu dùng kéo để
cắt phần ruột ra, có thể nhận thấy thành ruột dày lên, xuất huyết, tụ huyết, cạo
phần sinh khối trong ruột sau đó hòa thêm nước muối sinh lý để kiểm tra qua
kính hiển vi.
Donal et al. (2007), cho biết rằng để xác định sự khác biệt của từng loài
cầu trùng thì dựa vào các đặc điểm sau:
Phần ruột mà loài cầu trùng ký sinh.
Tất cả những tổn thương xuất hiện trên cơ thể.
Hình thái của noãn nang.
Thời gian tối thiểu để hình thành noãn nang.
Thời gian ủ bệnh tối thiểu.
Schizont và vị trí phát triển của nó.
Vị trí ký sinh trong biểu mô ruột.

21
Chẩn đoán ở cấp độ phân tử:
Sử dụng phương pháp PCR để định danh các loài cầu trùng gà gây bệnh.
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh
Bệnh tụ huyết trùng
Cũng có triệu chứng phân đỏ, có lẫn máu trong trường hợp cấp tính. Sốt,
bỏ ăn, chảy dịch từ họng, tái mào, hô hấp tăng, phù nề mào, viêm khớp ở thể
mãn tính. Bệnh tích xuất huyết điểm ở tim, thanh mạc, mỡ bụng, viêm cata
đường hô hấp, hoại tử điểm trên nhu mô gan, viêm phúc mạc có tơ huyết, sung
huyết và vỡ buồng trứng ở gà đẻ. Gà chết nhanh và đột ngột.
Điều trị bằng streptomycin, kanamycin, tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn
cầu trùng thì không khỏi (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
Bệnh Gumboro
Triệu chứng lông xù, phân lúc đầu loãng có màng nhầy và trắng lúc sau
có màu nâu đỏ. Nhưng tốc độ bệnh xảy ra trong vòng 3 – 7 ngày và tỷ lệ chết
cao (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
Bệnh tích không sưng manh tràng mà chỉ sưng túi Fabricius. Xuất huyết
ở phần giáp dạ dày cơ và dạ dày tuyến (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
Bệnh thương hàn, phó thương hàn và E. Coli:
Triệu chứng phân tiêu chảy trắng như là cầu trùng ruột non. Bệnh tích ở
ruột không sưng to và có điểm trắng như cầu trùng. Dùng kháng sinh
cloramphenicol, chlotetrasol, neodexin, neocyclin điều trị thì bệnh giảm ngay,
còn cầu trùng thì không khỏi (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
Bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxin:
Phân có màu đỏ do xuất huyết ruột, bệnh tích gan sưng và xuất huyết giai
đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi sần sùi và dai chắc, không sưng manh tràng
(Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2004).
2.2.11 Phòng bệnh
Vệ sinh thú y
Chuồng trại phải khô ráo, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho sự phát triển
của noãn nang cầu trùng.
Sau mỗi đợt nuôi nên tổng vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng
thuốc sát trùng và thay lớp độn chuồng mới.
Nuôi gà cùng lứa tuổi, không nuôi mật độ quá dày.

22
Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày.
Áp dụng các nguyên tắc về an toàn sinh học.
Phòng bệnh bằng thuốc hoặc vaccine.
Trộn thuốc vào thức ăn, nước uống định kỳ cho gà:
Từ 7 – 45 ngày tuổi: dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 3 ngày và lặp lại cho đến
khi gà được 45 ngày tuổi
Từ 45 – 90 ngày tuổi trở lên: mỗi tháng 1 – 2 đợt dùng thuốc phòng, mỗi
đợt 3 ngày (Lê Văn Năm, 2003).
Một số thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng
Rigecocin: trộn 1g/ 10 kg thức ăn. Dùng cho gà thịt và dê.
Anticoc: pha 1g/ lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị.
Deccox: trộn 5g/ 10 kg thức ăn. Dùng cho gà thịt, hậu bị và dê.
Coccibio: pha 1ml/ lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị.
Sulfaquinoxalin: pha 6g/ lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị.
ESB3: pha 1g/ lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị. (Nguyễn Xuân Bình
và ctv., 2002)
Phòng bệnh bằng vaccine
Để gây miễn dịch chống cầu trùng gà, có thể dùng liều nhỏ các noãn
nang có sức gây bệnh cho gà uống nhưng làm như vậy khó và nguy hiểm vì gà
dễ bị bệnh cầu trùng. Vì vậy cũng có thể dùng noãn nang gây bệnh để gây
nhiễm thực nghiệm, sau đó dùng hoá dược điều trị cho gà mắc bệnh.
Ngoài ra, cho đến nay một số vaccine chống cầu trùng gà đã được chế
tạo, tuy nhiên hiệu lực còn thấp.
Vaccine độc lực (vaccine chết): có chứa các noãn nang sống, còn độc
lực. Biện pháp sử dụng loại vaccine này bằng hình thức phun trong chuồng gà,
gà sẽ tiếp xúc với mầm bệnh những gà có nhiễm tiềm ẩn mầm bệnh sẽ phát
bệnh nhanh hơn và những gà khỏe sẽ có miễn dịch. Yêu cầu khi sử dụng loại
vaccine này là sau đó phải dùng hóa dược để điều trị.
Vaccine nhược độc: được sản xuất từ những sản phẩm của giai đoạn sinh
sản vô tính của cầu trùng, là loại vaccine thế hệ thứ hai, có chứa các dòng
noãn nang giảm độc của giống Eimeria. Chúng ít độc nhưng vẫn có khả năng
kích thích cơ thể tạo miễn dịch. Loại vaccine này an toàn hơn.

23
Vaccine tái tổ hợp: nhiều loại vaccine tái tổ hợp được nghiên cứu chế
tạo, nhưng nhìn chung còn phải khắc phục một số hạn chế như: khả năng bảo
hộ yếu, đường đưa vaccine phải cải tiến, sự thay đổi tính kháng nguyên giữa
các chủng cầu trùng.
2.2.12 Phương pháp điều trị
Khi điều trị không nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc có
cùng cơ chế tác động. Nên dùng một loại khi Eimeria quen thuốc, đổi sang
thuốc khác và khác cả cơ chế tác động. Eimeria rất dễ tạo sức đề kháng với
thuốc (Nguyễn Hữu Hưng, 2008). Một số loại thuốc thường dùng để điều trị
cầu trùng gà hiện nay là:
Amprolium
Cạnh tranh sự hấp thu thiamine (B1) với ký sinh trùng. Vì sự phân chia
nhanh của cầu trùng cần nhiều thiamine. Ảnh hưởng cao nhất thường xảy ra ở
ngày thứ 3 trong vòng đời của cầu trùng. Amprolium làm giảm hoạt động của
một số chủng Eimeria, dùng kết hợp với folic acid antagonists, ethopabate và
sulfaquinoxaline tạo phổ tác dụng rộng.
Liều phòng bệnh: trộn 0,006 – 0,0125% thuốc trong thức ăn và cho ăn
thường xuyên.
Liều điều trị: dùng 0,012%. Trường hợp bệnh nặng do E. brunetti thì
phải dùng với nồng độ 0,025% trong thức ăn.
Tác dụng bảo vệ của amprolium đến quá trình tái nhiễm về sau không
đảm bảo chắc chắn như tác dụng của sulfaquinoxalin. Nguyên nhân vì
amprolium tác dụng vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển phân chia của
Eimeria, sớm hơn so với sulfamic, do đó khả năng miễn dịch xảy ra yếu hơn.
Clopidol và quinolones
Là loại thuốc duy nhất của nhóm pyridinol được dùng để điều trị cầu
trùng. Clopidol có hiệu quả chống lại các giai đoạn sporozoite, thế hệ thứ hai
của schizogony, gamatogomy và các giai đoạn hình thành noãn nang. Clopidol
có khả năng truyền qua trứng gà đẻ (Võ Thị Trà An, 2014).
Liều phòng bệnh: dùng chlopidol premix 25% với liều 113,5g/tấn.
Vimecox
Thuốc có các thành phần gồm: sulfachlorpyrazine 125mg, diaveridine
25mg và vitamin K 2,5g.

24
Liều điều trị: dùng 1g pha trong 1 lít nước và cho uống vào các giai đoạn
4 – 7 ngày tuổi, 22 – 25 ngày tuổi, 38 – 40 ngày tuổi (Nguyễn Thị Kim Lan,
2008).
Zoalen
Thuốc tác dụng tốt với cầu trùng ở manh tràng và ở ruột non. Zoalen
dùng liều cao gây hại và nồng độ gấp 3 lần nồng độ điều trị sẽ ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của gà (Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp, 1997).
Liều phòng bệnh: Zoalen 0,0125% trong thức ăn, cho ăn liên tục nhiều
tuần.
Liều điều trị: Trộn zoalen 0,025% với thức ăn, cho ăn liên tục 4 – 5 ngày.
Sulfamide và diaminopyrimidin
Sulfamide và diaminopyrimidin hiệp lực với nhau trong quá trình điều trị
cầu trùng. Mỗi chất tác động lên hai bước kế tiếp nhau của quá trình biến
dưỡng. Thuốc sẽ có hiệu quả hơn nếu dùng trong giai đoạn sinh sản vô tính
của cầu trùng. Thuốc được chỉ định trong việc phòng và trị tất cả các loại cầu
trùng.
Liều dùng: Trộn trong thức ăn hoặc pha trong nước uống với liệu trình
điều trị trong 3 – 5 ngày hoặc phòng bằng cách cho uống 2 ngày nghỉ, 3 ngày
uống (Võ Thị Trà An, 2014).
Baycox (hãng Bayer, Đức sản xuất)
Có thành phần chính là toltrazuril 25mg. Baycox tác động đến tất cả các
giai đoạn phát triển của cầu trùng, kể cả sinh sản vô tính và hữu tính, đồng
thời có tác dụng kích thích và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể gà.
Liều điều trị: 1ml pha trong 1 lít nước (tương đương với nồng độ 25ppm).
Uống liên tục trong 2 ngày (Nguyễn Thị Kim Lan, 2008).

25
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu


Khảo sát tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng trên gà Ri tại địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
Khảo sát thành phần loài cầu trùng trên gà công nghiệp tại địa bàn tỉnh
Vĩnh Long bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: đề tài được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2021.
Địa điểm lấy mẫu: trại chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng – Bộ môn
Thú y – Khoa Nông nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Gà trắng siêu thịt–Lohmann 202, được theo dõi để lấy mẫu phân từ 1 đến
5 tuần tuổi.
3.2.3 Vật liệu dùng trong nghiên cứu
Dụng cụ
Kính hiển vi, phiến kính, lá kính, túi nylon, dây thun, găng tay, kẹp,
thùng trữ mẫu, nước đá khô, lọ penicilline, cốc thủy tinh, que khuấy, ống
đong, đĩa petri, ống hút nhỏ giọt, buồng đếm Mac – Master, micropipet, bi sắt.
Thiết bị
Máy quang phổ Nanodrops, máy ly tâm (Hermle Z446), máy chụp ảnh
điện di (UVP Transilluminator), máy luân nhiệt (96 Well Thermal Cycler),
máy vortex MX – S, tủ đông –400C (Arctiko), tủ lạnh 40C, kính hiển vi điện
(Nikon Eclipse E200), cân điện tử.
Các loại hóa chất cần dùng
Thu noãn nang cầu trùng sử dụng: NaCl bão hòa (d=1,2g/ml), nước cất,
Bichromate kali 2,5%.
Lý trích DNA sử dụng : digestion buffer, SDS 10%, proteinase K (công
ty TNHH Giải pháp y sinh ABT), phenol:chloroform, chloroform,
isopropanol, NaOAC, ethanol 70%, TAE 1X.

26
Phản ứng PCR: nước khử ion; mytaq mix 2x , mồi xuôi, mồi ngược.
Chạy điện di: agarose (PhuSa Biochem), TBE 1X, safe dye (PhuSa
Biochem), loading buffer (PhuSa Biochem), thang chuẩn DNA
Mẫu
Mẫu phân gà và mẫu bệnh phẩm gà nghi mắc bệnh cầu trùng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu phân được lấy kiểm tra là phân mới thải của đàn gà, lấy ở từng cụm
dọc theo dãy chuồng, bao quát khắp chuồng và đảm bảo tính ngẫu nhiên. Mỗi
mẫu khoảng 3 gram cho vào túi zip, ghi ký hiệu (địa điểm, lứa tuổi, tình trạng
phân, ngày tháng lấy mẫu), mẫu vừa lấy xong được bảo quản trong thùng có
nước đá khô. Phân được lấy một lần theo phương thức điều tra cắt ngang để
xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm theo lứa tuổi và xác định thành phần
loài cầu trùng. Dung lượng mẫu thu thập được trình bày qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Dung lượng mẫu thu thập tại trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Tuần tuổi Số mẫu thu thập (mẫu gộp)
1 70
2 100
3 100
4 100
5 100
Tổng 470
Nơi kiểm tra mẫu: phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Thú y, Khoa
Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Mẫu phân phải được kiểm tra trong
vòng 2 – 3 ngày sau khi lấy. Trong thời gian chờ kiểm tra, mẫu phải được bảo
quản lạnh 5 – 10OC.
3.3.2 Phương pháp phù nổi Willis
Mục đích
Tìm sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân dựa trên sự chênh
lệch tỉ trọng. Dung dịch NaCl bão hòa có tỉ trọng lớn hơn so với tỉ trọng của
noãn nang nên noãn nang sẽ nổi lên trên bề mặt.
Các bước tiến hành

27
Cho phân vào khoảng 1/3 lọ peniciline.
Cho tiếp dung dịch NaCl bão hòa đến ⅔ lọ.
Dùng que khuấy phân tán đều.
Cho tiếp nước NaCl bão hòa đến gần miệng lọ.
Dùng kẹp vớt vỏ trấu, bã nổi trên bề mặt dung dịch.
Cho dung dịch NaCl bão hòa đến đầy lọ sao cho tạo thành độ căng bề
mặt miệng lọ.
Đậy lá kính lên miệng lọ (tránh tạo bọt khí), để yên 10 – 15 phút.
Gắp lá kính để lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng
đại 10X – 40X.

Hình 3.1: Phương pháp phù nổi


Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng được tính bằng công thức:
Số mẫunhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100
Số mẫu kiểm tra
3.3.3 Phương pháp Mac – Master
Mục đích
Tính số lượng noãn nang cầu trùng trong 1 gram phân.
Các bước tiến hành
Cho dung dịch NaCl bão hòa vào ống đong đến vạch 42 ml.
Cho mẫu phân vào ống đong đến vạch 45 ml.
Cho 10 viên bi sắt vào ống đong và lắc đều để phân tán đều mẫu.
Dùng ống hút, hút dung dịch trong ống đong cho vào 2 buồng đếm, để
yên 5 – 10 phút.
Đặt buồng đếm lên kính hiển vi xem ở độ phóng đại 10X và đếm số noãn
nang cầu trùng có trong 2 buồng đếm.

28
n1+¿ n
X= 2
¿x 100
2
X: là số lượng noãn nang trong 1 gram phân.
n1 , n2: số lượng noãn nang đếm được trong 2 buồng đếm.

Cường độ nhiễm
Sau khi tính số noãn nang có trong 1 gram phân, chia thành các mức độ
nhiễm như sau (Jordal et al., 2011):
Cường độ 1(+): Số lượng dưới 1000 noãn nang/ 1 g phân.
Cường độ 2(+): Số lượng từ 1000 – 5000 noãn nang/ 1 g phân.
Cường độ 3(+): Số lượng từ 5000 – 20000 noãn nang/ 1 g phân.
Cường độ 4(+): Số lượng trên 20000 noãn nang/ 1 g phân
Các mẫu phân sau khi kiểm tra bằng phương pháp Mac – Master có
cường độ nhiễm 4(+) sẽ được tiến hành thu noãn nang.
3.3.4 Phương pháp thu thập noãn nang cầu trùng
Mục đích
Thu số lượng lớn noãn nang sạch để nuôi cấy theo dõi thời gian sinh bào
tử và ly trích DNA.
Cách tiến hành
Noãn nang được thu thập bằng cách khuấy các mẫu phân có cường độ
nhiễm 4(+) vào nước muối bão hòa (theo tỷ lệ 1 gram phân: 14 ml nước muối
bão hòa). Để yên khoảng 10 phút sau đó:
Phần nước trong được rửa sạch nước muối bằng cách ly tâm nhiều lần
với nước cất (tỷ lệ 1: 2) ở 4.000 vòng/ 5 phút, thu phần cặn và bỏ lần nước
trong cho đến khi kiểm tra phần nước không còn noãn nang cầu trùng thì
ngưng lại.
Còn phần cặn: đem gạn rửa sa lắng nhiều lần với nước cất, lọc qua ray
lọc. Bỏ phần cặn bã, thu phần dung dịch đem ly tâm nhiều lần với nước cất
tương tự như trên cho đến khi kiểm tra trong dung dịch không còn noãn nang
nữa. Noãn nang sau khi thu thập được sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 40C.

29
Hình 3.2: Thu noãn nang bằng máy ly tâm
3.3.5 Phương pháp nuôi cấy noãn nang
Mục đích
Theo dõi thời gian sinh bào tử của noãn nang cầu trùng trong môi trường
bichromate kali 2,5% để xác định thời gian sinh bào tử.
Các bước tiến hành:
Cho dung dịch chứa noãn nang vào bichromate kali 2,5% theo tỷ lệ 1:1
và để yên ở nhiệt độ phòng.
Sau 12 giờ nuôi cấy, noãn nang được kiểm tra liên tục 2 giờ 1 lần dưới
kính hiển vi điện. Ghi nhận lại thời gian sinh bào tử.

Hình 3.3 :Đĩa nuôi cấy noan nang trong bichromate kali 2,5%
3.3.6 Phương pháp định danh phân loại truyền thống
Tiến hành định danh phân loại theo khóa định danh phân loại gồm các
đặc điểm như sau (Eckert, 1995)
Đặc điểm hình thái cấu tạo
Đặc điểm vỏ, màu sắc của noãn nang, hình dáng của noãn nang được
thực hiện bằng phương pháp phù nổi và được xem qua kính hiển vi X10 và
X40.

30
Thời gian hình thành bào tử
Cho dung dịch chứa noãn nang vào bichromate kali 2,5% theo tỷ lệ 1: 1
và để yên ở nhiệt độ phòng.
Sau 12 giờ nuôi cấy, cứ 2 giờ kiểm tra dưới kính hiển vi một lần. Ghi
nhận lại thời gian sinh bào tử, sau đó so sánh với thời gian hình thành bào tử
giữa lý thuyết và thực tế đã ghi nhận được.
Đo kích thước các loại hình noãn nang
Trên mỗi loài tiến hành đo kích thước noãn nang để tìm số vạch đo của
chiều dài và chiều rộng được thực hiện trên kính hiển vi điện. Sau đó, so sánh
kích thước giữa lý thuyết và thực tế đo được để bổ sung cho công tác định
danh phân loại.
3.3.7 Phương pháp định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng
sinh học phân tử
Các mẫu dùng cho định danh sinh học phân tử được lấy từ các mẫu phân
gà có cường độ nhiễm cao 4(+) để tiến hành, cụ thể về ký hiệu mẫu như sau:
VL1, VL2 và VL3
Phương pháp tách chiết DNA ( phương pháp phenol – chloroform)
Bước 1
Thu thập noãn nang từ các mẫu phân gà có cường độ nhiễm 4(+).
Tiến hành thu noãn nang như ở mục 3.3.4.
Bước 2
Hút 1,8ml dung dịch mẫu thu được cho vào tube (2ml). Ly tâm bỏ phần
dịch lỏng (khoảng ¾ dịch lỏng). Cho 3 viên thủy tinh nhỏ (3mm) vào mẫu,
vortex mẫu 5 phút. Tiếp theo ủ –400C trong 6 phút.
Bước 3
Cho lần lượt các hóa chất: 700μl digestion buffer, 10μl SDS 10% và 18μl
proteinase K vào tube mẫu. Ủ qua đêm mẫu ở 37 0C, có lắc trong lúc ủ. Cho
vào 700μl phenol: chloroform, lắc đều ly tâm 10.000 vòng/ 10 phút.
Bước 4
Hút phần dịch lỏng phía trên cho qua tube mới. Cho thêm vào tube 700μl
chloroform, lắc đều, đem ly tâm 10.000 vòng/10 phút. Hút phần dịch lỏng phía
trên cho qua tube mới. Cho thêm 700μl isopropanol + 70μl NaOAC, lắc nhẹ,
ly tâm 10.000 vòng/5 phút. Hút bỏ phần dịch nổi, thu lấy kết tủa DNA.

31
32
Bước 5
Cho thêm 1.400μl ethanol 70%, lắc nhẹ, ly tâm 10.000 vòng/ 5 phút. Bỏ
phần dịch nổi, thu lấy kết tủa DNA. Để khô DNA ở nhiệt độ phòng, sau đó
thêm 500μl TE 1X hòa tan DNA.
Mẫu DNA sau đó được kiểm tra độ tinh sạch bằng phương pháp đo
quang phổ ở bước sóng 260nm và 280nm.
Xác định độ tính sạch của DNA bằng phương pháp đo quang phổ hấp
thụ
Độ tinh sạch của DNA
Trong mẫu DNA thường có lẫn phenol và protein. Những tạp chất này
làm tăng độ hấp thụ ở bước sóng 280 nm vùng tử ngoại. Vì vậy, độ tinh sạch
của dung dịch nucleic acid được đánh giá bằng tỷ lệ giữa độ hấp thụ ánh sáng
ở hai bước sóng 260nm và 280nm.
Mẫu DNA càng tinh sạch càng giúp cho sản phẩm PCR và giải trình tự
gene được tốt hơn.
Độ tinh sạch của mẫu DNA tính bằng công thức sau:
Độ sạch nucleic acid = OD260/OD280
Nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng 1,8 đến 2 thì mẫu chứa dung dịch DNA
được xem là tinh sạch. Tỷ lệ này thấp hơn 1,8 chứng tỏ mẫu có nồng độ DNA
thấp, nhiễm protein hoặc các hóa chất ly trích DNA và tỷ lệ này lớn hơn 2 thì
mẫu nhiễm chloroform
Tiến hành
Cài đặt máy ở 2 bước sóng là 260nm và 280nm.
Dùng micropipet nhỏ 2µl TE 1X vào vị trí đo để tạo mẫu blank.
Sau đó tương tự như trên ta lần lượt nhỏ 2µl mẫu lên vị trí đo.
Ghi nhận kết quả hiển thị trên màn hình.
Thực hiện phản ứng PCR
Để khuếch đại đoạn gene hiệu quả, phải sử dụng các thành phần phản
ứng, chu trình nhiệt và cặp mồi chuyên biệt cho từng loài cầu trùng. Sau khi ly
trích DNA, tiến hành phản ứng PCR với các cặp mồi như bảng 3.1

33
Bảng 3.2: Trình tự mồi thực hiện phản ứng PCR (Lew et al., 2003)
Ký hiệu Kích
Loài Trình tự (5’ – 3’) thước
mồi
(bp)
EAFb GGC TTG GAT GAT GTT TGC TG
E. acervulina 321
EARb CGA ACG CAA TAA CAC ACG CT
EBFb GAT CAG TTT GAG CAA ACC TTC G
E. brunetti 311
EBRb TGG TCT TCC GTA CGT CGG AT
ETFb ATT TTA GTC CAT CGC ACC CCT
E. tenella 278
ETRb CGA GGG CTC TGC ATA GGA CA
ENFb TAC ATC CCA ATC TTT GAA TCG
E. necatrix 383
ENRb GGC ATA CTA GCT TCG AGC AAC
EPFAd AAA A/GCA A/CAG CGA TTC AAG
E. praecox 116
EPRAd CCA AGC GAT TTC ATC ATT/C GG GGA/G
EMFA2d GCG GTT TCA TCA TCC ATC ATC G
E. maxima 145
EMRA2d CGT TGT GAG AAG/A ACT GA/GA AGG G
EMi5FAd CGG AGC TGG GGT TTT CTT TC
E. mitis 193
EMi5RAd CCT GCA TAT CCA CA/GT T/CGA AC/AT AC
b
Đoạn mồi được thiết kế bởi Schinitzler et al., 1998, d Đoạn mồi được thiết kế bởi Lew et al., 2003

Hình 3.4: Chu trình nhiệt PCR chung

34
Hình 3.5: Máy luân nhiệt PCR
Hỗn hợp dùng thực hiện phản ứng PCR được cho vào ống tube chuyên
biệt dùng trong PCR với chu trình nhiệt như hình 3.5.
Tiến hành thực hiện phản ứng PCR
Trộn đều thành phần ở bảng 3.3 (trừ mẫu DNA) vào các tube PCR, chia
mỗi tube 23μl.
Hút 2μl DNA khuôn mẫu cho vào các tube.
Bảng 3.3: Thành phần phản ứng PCR
Thành phần 1 phản ứng (µl)
Nước khử ion 9,5
My Taq 2x Mix buffer 12,5
Mồi xuôi (Forward) 0,5 (20pM)
Mồi ngược (Resverse) 0,5 (20pM)
Mẫu DNA 2
Tổng thể tích 25
Phương pháp kiểm tra sản phẩm PCR
Sản phẩm được bảo quản ở 4oC cho đến khi sử dụng. Sản phẩm PCR sau
khi khuếch đại được phân tích bằng điện di trên gel 2% agarose trong dung
dịch TBE 1X và chụp bằng máy chụp ảnh điện di (UVP Transilluminator) và
phân tích hình ảnh điện di bằng phần mềm Vision. Qui trình điện di được thực
hiện như sau:

35
Chuẩn bị gel
Pha gel agarose với nồng độ 2%: cân 2g agarose cho vào chai thủy tinh
có chứa 100ml dung dịch TBE 1X. Lắc đều và đun hòa tan thạch bằng bếp
điện từ khoảng 7 phút. Để thạch nguội khoảng 50 – 55 oC sau đó thêm 5μl safe
dye, lắc đều, tiếp theo đổ nhẹ dung dịch vào một đầu khay đã lắp lược cài. Khi
bản gel đã đông cứng, gỡ lược ra, các răng lược sẽ tạo thành các giếng để
chúng ta cho mẫu vật vào điện di kiểm tra. Dìm ngập khay trong hộp điện di
chứa dung dịch đệm TBE 1X.
Tra mẫu
Dùng micropipet hút dung dịch loading dye chất chỉ thị màu – thường là
hỗn hợp xanh bromophenol và glycerol) và nhỏ thành từng giọt nhỏ khoảng
2μl ra giấy parafilm.
Trộn đều 10μl dung dịch mẫu với dung dịch loading dye rồi nhỏ hỗn hợp
vào từng giếng.
Trong 2 giếng riêng biệt khác (có thể là giếng đầu tiên hoặc cuối cùng)
cho 5μl thang chuẩn vào 1 giếng và giếng còn lại trộn 10μl nước khử ion với
loading buffer làm mẫu đối chứng âm.
Chạy điện di
Nối hệ thống điện di với nguồn điện, cực âm ở phía đầu của bảng thạch,
cực dương ở phía cuối, DNA sẽ dịch chuyển từ cực âm đến cực dương. Tiến
hành chạy điện di ở hiệu điện thế 100V, trong 40 phút.
Sau đó lấy thạch ra tiến hành chụp ảnh sản phẩm bằng máy chụp ảnh
điện di (UVP Transilluminator) và phân tích hình ảnh điện di bằng phần mềm
Vision.

a. Thuốc nhuộm safe dye b.Thuốc nhuộm loading buffer

36
c. Bột agarose d. Bộ điện di
Hình 3.6: Hóa chất và máy chạy điện di
3.3.8 Chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi tại tỉnh Vĩnh
Long
Tình hình nhiễm và tỷ lệ nhiễm ghép của các loài noãn nang cầu trùng tại
địa bàn khảo sát.
Định danh các loài noãn nang cầu trùng bằng phương pháp truyền thống
và sinh học phân tử.
3.4 Xử lý số liệu
Tất cả số liệu được ghi nhận bằng phần mềm Excel 2010.
So sánh các tỷ lệ nhiễm bằng phép thử Chi – Square trong chương trình
Minitab phiên bản 16.0.

37
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát tình hình Chăn nuôi – Thú y trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
4.1.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gà tại tỉnh Vĩnh Long
Theo báo cáo điều tra của Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, tổng đàn gà
được chăn nuôi trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến 2020 được thể hiện qua
bảng 4.1
Bảng 4.1: Tổng đàn gà giai đoạn 2015 – 2020 tại các huyện, thị xã và thành
phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long (Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long)
Huyện/ TX/ Năm
TP 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Vĩnh Long 75.860 99.120 103.920 109.285 114.520 134.328
Long Hồ 584.560 607.540 640.520 673.582 254.170 297.327
Mang Thít 1.428.070 1.497.100 1.545.720 1.625.505 1.525.230 1.797.834
Vũng Liêm 583.470 608.840 658.550 692.542 1.399.170 1.648.952
Tam Bình 734.240 769.850 787.250 827.885 884.210 1.042.386
Bình Minh 154.880 190.580 204.370 214.919 578.530 678.375
Trà Ôn 655.680 683.100 690.060 725.679 839.000 988.245
Bình Tân 363.940 370.500 396.250 416.703 584.760 685.033
Tổng 4.580.700 4.826.630 5.026.640 5.286.100 6.179.590 7.272.480
TX: thị xã; TP: thành phố

Qua bảng 4.1 nhận thấy rằng, tổng đàn gà giai đoạn 2015 – 2020 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long có xu hướng tăng qua từng năm nhờ có sự hỗ trợ và giúp
đỡ của các cơ quan Bộ ngành, khuyến khích người dân mở rộng số lượng đàn
và tăng quy mô chăn nuôi.
Tính trong năm 2021, hình thức nuôi gà nông hộ tập trung nhiều ở huyện
Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Long Hồ, Bình Tân và Tam Bình. Các trại gia
công và tư nhân nuôi gà công nghiệp chiếm phần đông ở các huyện Mang
Thít, Trà Ôn, Long Hồ và Tam Bình. Số liệu thống kê được trình bày qua
bảng 4.2

38
Bảng 4.2: Thống kê tổng đàn gà năm 2021 dựa theo hình thức chăn nuôi tại
các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long
Số hộ/ cơ sở Số lượng (con)
Huyện/ TX/
Tổng Tổng
TP Nông hộ Gia công Nông hộ Gia công

Bình Minh 733 – 733 52.939 – 52.939


Bình Tân 1.359 03 1.362 94.362 51.000 145.362
Vũng Liêm 1.121 03 1.123 781.591 74.000 855.591

Long Hồ 4.420 04 4.424 131.567 135.000 266.567


Tp.Vĩnh Long 646 – 646 22.300 – 22.300
Mang Thít 6.250 50 6.300 150.180 1.809.000 1.959.180

Trà Ôn 6.648 23 6.671 161.905 456.200 525.905


Tam Bình 2.998 02 3.000 90.832 96.000 186.832
Tổng cộng 24.175 85 24.260 1.485.676 2.621.200 4.106.876
TX: thị xã; TP: thành phố

Bên cạnh đó, theo phương thức chăn nuôi có 181 trang trại với 96 trại tư
nhân và 85 trại gia công. Trong đó có 12 trang trại lớn với số lượng 960.000
con, 79 trang trại vừa với 1.700.200 con và 90 trang trại nhỏ với 242.200 con.
Các giống gà nuôi chủ yếu là Tam Hoàng, Lương Phượng, Lương Phượng lai
Nòi, Bình Định và Bến Tre.
Dựa vào các số liệu trên, có thể nhận thấy tỉnh Vĩnh Long đã tận dụng
các tiềm năng, lợi thế của khu vực và đang từng bước chuyển dần sang chăn
nuôi quy mô lớn, định hướng chăn nuôi tập trung theo hình thức công nghiệp.
4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại khu vực và cơ sở khảo sát
Giới thiệu giống gà Lohmann 202
Giống gà Lohmann 202 là giống gà công nghiệp chuyên dụng của công
ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam. Gà có màu lông trắng, mào đỏ, chân màu
vàng nhạt. Thời gian nuôi sống trung bình 42 ngày, tỷ lệ nuôi sống là 96%, hệ
số chuyển hóa thức ăn (FCR – Feed Conversion Ratio) không vượt quá 1,8 và
khối lượng trung bình lúc xuất bán 2,7 – 2,9 kg.

39
Hình 4.1: Gà Lohmann 202
Tình hình chuồng trại
Mẫu thí nghiệm được lấy ở trại gà gia công Trương Hữu Nghi thuộc
công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Vị trí xây dựng trại: trại được xây dựng cách quốc lộ 1A khoảng 3km,
cách xa khu dân cư sinh sống và có trục giao thông thuận lợi cho việc vận
chuyển gà, thức ăn,...
Kết cấu trại: Mỗi chuồng có diện tích khoảng 1.440m2 được chia làm 4
gian, mỗi gian được thả trung bình 4.000 con gà thuộc giống Lohmann 202 do
công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam cung cấp. Trại được xây dựng theo
mô hình công nghiệp với trại lạnh, khép kín, hệ thống trang thiết bị hiện đại,
tự động hóa cao, mái chuồng được lợp bằng tole và chất độn chuồng là lớp
trấu khô, dày khoảng 7cm đã được khử trùng. Đầu dãy chuồng có hệ thống
làm mát dày 20cm, cuối dãy chuồng được bố trí 10 quạt hút gió và có hệ thống
máng ăn, uống tự động. Kho chứa thức ăn được đặt ở đầu mỗi trại và khu vực
nhà ở cho công nhân được xây dựng cách biệt với khu chăn nuôi.
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Thức ăn: trại sử dụng thức ăn của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt
Nam cung cấp từ giai đoạn gà 1 ngày tuổi đến tuổi xuất chuồng.

Hình 4.2 Thức ăn cho gà

40
Bảng 4.3: Quy trình sử dụng thức ăn theo từng giai đoạn của gà
Ngày tuổi Loại cám Quy cách
1 – 10 610SAN
11 – 20 611SAN
25kg/ bao
21 – 34 612SAN
35 – 44 613SAN
Nước uống: sử dụng nguồn nước máy. Trước khi cho gà uống, nước
được bơm vào bồn riêng, được lọc qua vicato để xử lý các vi sinh vật có hại,
sau đó dẫn vào hệ thống máng uống tự động cho gà.
Chăm sóc nuôi dưỡng: Gà con mới thả được úm bằng máy sưởi hoạt
động bằng gas. Thời gian, nhiệt độ và độ ẩm được thẻ hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4: Tuần tuổi, nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình nuôi
Tuần tuổi Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%)
1 33 – 35 30 – 50
2 29 – 30 40 – 60
3 27 – 28 50 – 60
4 24 – 26 50 – 60
5 21 – 23 50 – 65
6 19 – 21 50 – 70
7 18 50 – 70

a. Ô úm gà trước khi thả b. Ô úm gà tuần đầu tiên


Hình 4.3: Ô chuồng trước và sau khi thả gà giai đoạn úm

Mật độ trong quá trình nuôi: Trong thời gian úm diện tích ô úm là 224m 2
với mật độ là 40 – 50 con/m2. Thời gian sau, mở rộng diện tích cả chuồng là
1.440m2 và mật độ khoảng 11 con/ m2.

41
Sau mỗi tuần, để theo dõi tăng trọng, gà sẽ được cân để xác định khối
lượng, mỗi lần cân khoảng 150 con gà.
Tình hình thú y
Trong chăn nuôi, phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu làm giảm thiệt hại
cho đàn và trại cũng áp dụng quy trình vaccine riêng, phù hợp với điều kiện
dịch tễ khu vực. Quy trình vaccine phòng bệnh thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại khảo sát
Ngày tuổi Loại thuốc/vaccine Cách sử dụng
Pha 1 lọ vaccine với 1 lọ nước pha. Nhỏ mắt
2 Vaccine Izovac CHB
mỗi con 1 giọt

7 Vaccine H5N1 Tiêm dưới da cổ, 0,35ml/ con

Vaccine IB – ND Pha 1 lọ vaccine với 1 lọ nước pha. Nhỏ mắt


7–8
Polybanco mỗi con 1 giọt

Vaccine IB – ND Pha 1 lọ vaccine với 1 lọ nước pha. Nhỏ mắt


21 – 22
Polybanco mỗi con 1 giọt
Trước khi thả gà, trại được phun thuốc sát trùng GPC8 có chứa các hoạt
chất chính: glutaraldehyde, dụng cụ chăn nuôi được đem ngâm sát trùng và
phơi khô. Trước khi thả gà 3 – 5 ngày, chuồng được lót trấu mới và tiến hành
phun sát trùng GPC8 1 lần nữa. Phải mang ủng trước khi vào trại, mỗi trại đều
có ô cách ly để nhốt riêng gà còi, gà bệnh.
Trong thời gian nuôi gà, trấu lót nền chuồng được đảo thường xuyên vào
buổi sáng (2 ngày/ lần).
Sau khi xuất gà, toàn bộ trấu lót nền được thu gom, chuồng được quét
dọn sạch, phun thuốc sát trùng và bỏ trống khoảng 2 tuần, các dụng cụ chăn
nuôi được rửa sạch và sát trùng trước khi sử dụng tiếp.

Hình 4.4: Thu gom nền trấu và phun sát trùng sau khi xuất bán gà
Tuy nhiên, công tác vệ sinh sát trùng và công tác Thú y tại trại vẫn còn
nhiều hạn chế. Trang trại vẫn chưa bố trí khu xử lý gà chết, chưa có khu sát

42
trùng người và xe ra vào, hố sát trùng trước cửa trại không được thay thường
xuyên.
Qua điều tra thu thập thông tin các bệnh thường xuyên xảy ra trong quá
trình chăn nuôi tại trại gồm có:
Bệnh viêm rốn: xảy ra ở gà con giai đoan úm, tiến hành tách riêng để
chăm sóc cho vùng rốn khô lại sau đó thả vào ô nuôi bình thường
Hội chứng còi cọc ở gà: xử lý bằng cách tách ô riêng để nuôi và tăng
cường thêm thuốc bổ, Vita – Bio hoặc Permasol trộn kèm với S.G Parway
Coli, buổi trưa uống thêm điện giải Electrolyte AP hoặc S.G Electro + C.
Bệnh E. coli: có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà nhưng thường gặp ở
tuần tuổi thứ hai. Điều trị bằng Nova – Amoxicol, liều 1g cho 20kg thể trọng
uống liên tục 3 – 5 ngày.
Bệnh CRD: thường xảy ra ở tuần tuổi thứ 2 và thứ 5 của gà. Dùng
Super – Til 25 Sol hoặc Doxysol theo liều 1g cho 25kg thể trọng và dùng
trong từ 3 – 7 ngày tùy theo tình trạng bệnh.
Bệnh viêm ruột, viêm ruột hoại tử: dùng Nova – Amoxycol theo liều 1g
cho 20kg thể trọng, uống từ 3 – 5 ngày tuỳ theo tình trạng bệnh.
Bệnh cầu trùng: bệnh xảy ra ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà từ 16
ngày tuổi. Điều trị bằng Dufacoc 200 Plus W.S.P hoặc Bio Zurilcoc, liều 1g
cho 20kg thể trọng hoặc 1,5 ml pha với lít nước, uống liên tục trong 3 ngày và
nghỉ 2 ngày theo dõi tình hình bệnh có thể uống thêm 2 ngày.
Nhận định thực tế tại trại trong các bệnh nêu trên, bệnh cầu trùng gây
thiệt hại nhất trong quá trình nuôi, bệnh gây ra tổn thương ở ruột ảnh hưởng
quá trình hấp thu dinh dưỡng làm chậm tăng trưởng từ đó tiêu tốn thức ăn,
FCR tăng. Vì vậy, tình trạng bệnh cầu trùng lưu hành rất đáng được quan tâm,
cần tối ưu khâu vệ sinh chuồng trại, dùng thuốc đặc trị bệnh cầu trùng, không
nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc có cùng cơ chế tác động vì
Eimeria dễ tạo đề kháng với thuốc. Bên cạnh đó, trại có thể tiến hành dùng
vaccine phòng ngừa bệnh cầu trùng ở lứa nuôi tiếp theo sau khi có kết quả
khảo sát các loài cầu trùng gây bệnh trên địa bàn.

43
4.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
4.2.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo tuần
tuổi tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại địa bàn
tỉnh Vĩnh Long được trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà theo tuần tuổi tại
trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Cường độ nhiễm
Nhiễm chung
Tuần 1+ 2+ 3+ 4+
tuổi
SM TLN TLN TLN TLN TLN
SMN SMN SMN SMN SMN
KT (%) (%) (%) (%) (%)
1 70 3 4,29 3 100,00 – – – – – –
2 100 20 20,00 16 80,00 4 20,00 – – – –
3 100 75 75,00 32 42,67 23 30,67 11 14,67 9 12,00
4 100 92 92,00 10 10,87 14 15,22 36 39,13 32 34,78
5 100 62 62,00 33 53,23 25 40,32 4 6,45 – –
Tổng 470 252 53,62 94 37,30a 66 26,19b 51 20,24b 41 16,27bc
a, b, c: Các giá trị chữ mũ cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
SMKT: số mẫu kiểm tra, SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua bảng 4.6 cho thấy gà nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ 53,62%.
Ở tuần tuổi đầu tiên gà bắt đầu nhiễm cầu trùng (4,29%). Càng về sau gà càng
lớn, lượng phân thải ra nhiều là điều kiện thuận lợi cho noãn nang phát triển
và gây nhiễm ở 3 tuần tuổi 75,00%, cao nhất ở 4 tuần tuổi là 92,00% và giảm
dần ở tuần thứ 5 là 62,00%. So với các nghiên cứu trước đây, bệnh cầu trùng
gà nhiễm từ tuần thứ nhất vốn không phổ biến, nguyên nhân có thể do trại
nuôi liên tục giữa các lứa, khâu vệ sinh chuồng trại chưa được đảm bảo và
mầm bệnh chưa được tiêu trừ triệt để. Điều này tương đồng với lời giải thích
của Nguyễn Hữu Hưng (2008) kết luận rằng tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại
tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y,
giống gà, lứa tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng giữa các
tuần tuổi của gà rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Cường độ nhiễm cầu trùng gà ở mức 1(+) là phổ biến (37,30%), 2(+)
chiếm 26,19%, 3(+) là 20,24% và 4(+) là 16,27%. Cường độ nhiễm cao 3(+)
và 4(+) tập trung ở tuần 3 và tuần 4, lúc này chính là thời điểm gà nhiễm cầu
trùng nặng với những biểu hiện như: ủ rũ, bỏ ăn, phân có máu hay phân sáp và

44
kèm với bệnh tích của bệnh cầu trùng như: niêm mạc manh tràng xuất huyết,
chứa máu. Đến tuần tuổi thứ 4, trại đã sử dụng thuốc có hoạt chất chính là
toltrazuril, liều 1,5 ml/ lít nước, liệu trình uống 3 ngày, nghỉ 2 ngày và uống 2
ngày. Kết quả tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm, cụ thể ở tuần tuổi thứ 5 tỷ lệ nhiễm
giảm còn 62,00% với cường độ 1+ (53,23%) và 2+ (40,32%). Theo Mahmoud
and Kandeel (2011) đã ghi nhận hiệu quả phòng trị bệnh cầu trùng của 2 loại
thuốc amprolium và toltrazuril sau 4 ngày sử dụng, cho kết quả cường độ noãn
nang ở lô sử dụng toltrazuril đã giảm từ 29.770 noãn nang/gram phân xuống
còn 11.960 noãn nang/gram phân chứng tỏ toltrazuril có hiệu quả phòng trị
bệnh cầu trùng.
4.2.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo trạng
thái của phân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Qua quan sát, nhận thấy những gà có biểu hiện ủ rũ, ít vận động, hậu
môn bẩn do dính phân lẫn với chất độn chuồng đôi khi toàn máu tươi hoặc
phân sáp.
Quá trình thu thập mẫu phân tìm noãn nang cầu trùng, tiến hành ngẫu
nhiên bao quát khắp chuồng, mẫu phân có nhiều trạng thái và liên quan tới tỷ
lệ nhiễm cầu trùng của gà. Kết quả được trình bày qua bảng 4.7
Bảng 4.7 :Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo từng trạng thái phân
Trạng thái phân SMKT SMN TLN (%)
Phân máu 22 22 100,00a
Phân sáp 28 24 85,71a
Phân bình thường 420 206 49,05b
Tổng 470 252 53,62
a, b: Các giá trị chữ mũ cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
SMKT: số mẫu kiểm tra, SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm;

Qua bảng 4.7 nhận thấy phân máu có sự hiện diện của noãn nang chiếm
tỷ lệ 100%, phân sáp tỷ lệ 85,71% và phân bình thường thì tỷ lệ xuất hiện
noãn nang thấp nhất, chiếm 49,05%. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà có
mối liên hệ với trạng thái của phân vì mỗi trạng thái phân đều đặc trưng cho
vùng chịu tác động bởi các loài noãn nang. Điều này phù hợp với nghiên cứu
của Nguyễn Hữu Hưng (2010) chỉ ra rằng ở gà: phân lỏng sáp có máu nhiễm
noãn nang cầu trùng với tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là các mẫu phân bình
thường. Qua xử lý kết quả thống kê, sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm cầu trùng
theo từng trạng thái phân rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
4.2.3 Kết quả định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng
phương pháp truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

45
Tiến hành quan sát hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo noãn nang
dưới kính hiển vi có độ phóng đại X10 – X40 cho kết quả như sau:
Hình dạng
Khi định danh phân loại đã nhận diện được 4 kiểu hình và ký hiệu từng
kiểu hình được trình bày qua bảng 4.8
Bảng 4.8: Ký hiệu hình dáng các loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn khảo
sát
Ký hiệu loài Hình dạng
Noãn nang hình trứng hoặc bầu dục, vỏ sần sùi, màu vàng, có một lỗ
Esp 1
noãn

Esp 2 Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, không có lỗ noãn

Noãn nang hình trứng, bề ngang rộng, vỏ nhẵn, không màu, không
Esp 3
có lỗ noãn
Noãn nang hình trứng hoặc elip, vỏ nhẵn, không màu, không có lỗ
Esp 4
noãn
Kích thước
Ứng với từng kiểu hình của noãn nang cầu trùng, tiến hành đo kích thước
50 noãn nang mỗi loài bằng kính hiển vi điện (Nikon Eclipse E200) thu được
kết quả và được thể hiện ở bảng 4.9
Bảng 4.9: Kích thước từng loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn khảo sát
(n=50)
Kí hiệu Trung bình Trung bình
Chiều dài (µm) Chiều rộng (µm)
loài (Xtb±SE) (Xtb±SE)
Esp 1 27,61 – 35,84 30,65±0,37 19,04 – 26,95 22,36±0,28
Esp 2 17,05 – 21,92 18,92 ±0,18 13,75 – 17,82 15,26±0,15
Esp 3 18,42 – 23,54 22,63±0,23 16,09 –22,36 19,77±0,20

Esp 4 13,61 – 20,98 15,65±0,37 11,23 – 20,42 14,48±0,36


Xtb: Kích thước trung bình; SE: sai số chuẩn.

46
Hình 4.5: Kích thước Esp 1 Hình 4.6: Kích thước Esp 2
(X40) (X40)

Hình 4.7: Kích thước Esp 3 Hình 4.8: Kích thước Esp 4
(X40) (X40)
Thời gian sinh bào tử
Noãn nang cầu trùng sau khi được thu thập sẽ tiến hành nuôi cấy trong
dung dịch bichromate kali 2,5%. Sau 12 giờ, cứ 2 giờ sẽ kiểm tra 1 làm, ghi
nhận thời gian sinh bào tử của các kiểu hình noãn nang cầu trùng (Esp 1, Esp
2, Esp 3, Esp 4), kết quả được ghi nhận trong bảng 4.10.
Bảng 4.10: Thời gian sinh bào tử của các loài noãn nang cầu trùng
Ký hiệu loài Thời gian sinh bào tử (giờ)
Esp 1 22 – 42
Esp 2 16 – 28
Esp 3 18 – 40
Esp 4 16 – 38

47
Bảng 4.11: Thành phần các loài noãn nang cầu trùng tại địa bàn tỉnh Vĩnh
Long
Thời gian sinh
Ký Hình dạng Kích thước (µm)
bào tử (giờ) Kết quả
hiệu
LT TT LT TT LT TT
Esp 1 Noãn nang Noãn nang Dài: Dài:
hình trứng hình trứng, 21,5 – 27,61–
hay bầu vỏ sần sùi, 42,5 35,84
dục, vỏ sần màu vàng, 30 – 48 22 – 42 E. maxima
sùi màu có một lỗ Rộng: Rộng:
vàng, có noãn 19,5 – 19,04–
một lỗ noãn 29,5 26,95

Esp 2 Noãn nang Noãn nang Dài: Dài:


hình trứng, hình trứng, 17,7 –
vỏ nhẵn, vỏ nhẵn, 20,2 17,05–
không không có 21,92 E.
lỗ noãn Rộng: 24 16 – 28
màu,không Rộng: acervulina
có lỗ noãn 13,7 –
16,3 13,75–
17,82

Esp 3 Noãn nang Noãn nang Dài: Dài:


hình trứng, hình trứng, 18,2 –
vỏ nhẵn, bề ngang 25,1 18,42–
không màu, rộng, vỏ 23,54 18 – 48 18 – 40 E .tenella
không có lỗ nhẵn, Rộng:
Rộng:
noãn không có 15,3 – 16,09–
lỗ noãn 21,6
22,36

Esp 4 Noãn nang Noãn nang Dài: Dài:


hình cầu, vỏ hình cầu,
11,7 – 13,61–
nhẵn, không vỏ nhẵn,
18,7 20,98
màu, không không 18 – 48 16 – 38 E. mitis
có lỗ noãn màu, Rộng: Rộng:
không có 11,0 – 11,23–
lỗ noãn 18,0 20,42
LT: lý thuyết; TT: thực tế

Qua kết quả so sánh giữa thực tế và lý thuyết có thể kết luận gà nuôi ở cơ
sở khảo sát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bị bệnh cầu trùng do 4 loài chủ yếu là
E. maxima, E. acervulina, E. tenella và E. mitis.
4.2.4 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm các loài noãn nang cầu trùng
trên đàn gà công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long

48
Kết quả tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng trên gà công
nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long
Kết quả nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh Long được
thể hiện qua bảng 4.12.
Bảng 4.12 Tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh Long
E. maxima E. acervulina E. tenella E. mitis
Tuần
tuổi TLN TLN TLN TLN
SMN SMN SMN SMN
(%) (%) (%) (%)
1 3 100,00 1 33,33 – – – –
2 19 95,00 5 25,00 – – – –
3 54 72,00 43 57,33 31 41,33 – –
4 83 92,22 71 77,17 53 57,61 32 34,78
5 43 69,35 30 48,39 18 29,03 19 30,65
Tổng 202 80,16a 150 59,52b 102 40,48c 51 20,24d
a, b, c, d: Các giá trị chữ mũ cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm;

Qua bảng 4.12 nhận thấy 2 tuần đầu tiên với sự xuất hiện 2 loài cầu trùng
là E. maxima, E. acervulina, trong đó cao nhất là loài E. maxima (100,00%).
Đến tuần thứ 3 phát hiện loài E. tenella và tuần thứ 4 nhiễm thêm loài E. mitis.
Ở tuần tuổi thứ 5, sau khi tiến hành điều tuy vẫn còn hiện diện của 4 loài
nhưng tỷ lệ nhiễm đã giảm xuống đáng kể. Kết quả trên có điểm tương đồng
về số loài gây bệnh trong nghiên cứu của Nguyễn Hồ Bảo Trân và ctv. (2020)
bằng phương pháp định danh truyền thống xác định trên gà tại tỉnh Bến Tre
nhiễm 4 loài cầu trùng là E. acervulina, E. tenella, E. mitis và E. maxima.
Kết quả sau 5 tuần cho thấy mức độ tỷ lệ nhiễm của 4 loài noãn nang cầu
trùng theo thứ tự giảm dần: E. maxima có tỷ lệ nhiễm cao nhất (80,16%), E.
acervulina (59,52%), E. tenella (40,48%) và thấp nhất là E. mitis (20,24%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Moraes et al. (2015) khi nghiên cứu
tỷ lệ và sự phân bố của các loài cầu trùng tại các trại gà thịt khác nhau ở 21
thành phố thuộc bang Santa Catarina, Brazil cho rằng, trong các loài hiện diện
ở các trạị thì có 2 loài phổ biến là E. maxima và E. acervulina. Qua phân tích
thống kê cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng
trên gà giữa các tuần tuổi rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).
Kết quả nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng trên gà công
nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long

49
Tiến hành kiểm tra các mẫu nhiễm cầu trùng, kết quả nhiễm ghép các
loài được thể hiện qua bảng 4.13
Bảng 4.13: Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng theo tuần tuổi tại
tỉnh Vĩnh Long
2 loài 3 loài 4 loài
Tuần tuổi
SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%)
1 1 33,33 – – – –
2 5 25,00 – – – –
3 34 45,33 20 26,67 – –
4 18 19,57 44 47,83 30 32,61
5 24 38,71 14 22,58 5 8,06
Tổng 82 32,54a 78 30,95a 35 13,89b
a, b: Các giá trị chữ mũ cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm.

Qua bảng 4.13 cho thấy tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng gà
trên địa bàn nhiễm ghép 2 loài và 3 loài là phổ biến với 32,54% và 30,95%,
thấp nhất là nhiễm ghép 4 loài (13,89%). Nhiễm ghép 2 loài chiếm tỷ lệ cao
nhất ở tuần tuổi thứ 3 (45,33%). Nhiễm ghép 3 loài chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuần
tuổi thứ 4 (47,83%) và nhiễm ghép 4 loài cũng chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuần tuổi
thứ 4 (32,61%) kết quả thu được tương đồng với nghiên cứu của Cao Thanh
Hoàn và ctv. (2016) khi tiến hành kiểm tra 2400 mẫu phân gà công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã kết luận nhiễm ghép 2 loài trên 1 cá thể là phổ biến
nhất, kế đến là nhiễm ghép 3 loài. Dựa theo phân tích thống kê cho thấy sự
khác nhau về tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng trên gà giữa các
tuần tuổi rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01)
Từ đó cho thấy gà có khả năng nhiễm nhiều loài noãn nang cầu trùng
cùng một lúc, cùng chịu các tác hại của nhiều loài. Khi gà nhiễm ghép nhiều
loài trên 1 cá thể gà làm cho tổn thương ruột tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho
các hại khuẩn đường ruột (Salmonella, E. coli,…) phát triển, ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả kinh tế cũng như tăng tiêu tốn thức ăn, thuốc, gà giảm tăng
trọng, tăng tỷ lệ chết (Calnek, 1997).
Vào tuần thứ 4 gà nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao, trại đã sử dụng thuốc có
hoạt chất toltrazuril điều trị và tỷ lệ nhiễm ghép ở 3 loài và 4 loài giảm mạnh.
4.3 Kết quả định danh loài noãn nang cầu trùng trên gà bằng phương
pháp sinh học phân tử

50
4.3.1 Kiểm tra độ tinh sạch của DNA
Mẫu sau khi ly trích được kiểm tra độ tinh sạch của DNA bằng phương
pháp đo quang phổ hấp thụ ở bước sóng 260 nm và 280 nm kết quả được thể
hiện qua bảng 4.14.
Bảng 4.14: Kết quả đo OD mẫu sau khi ly trích DNA
Mẫu
Kết quả đo OD
VL1 VL2 VL3
OD260 1,09 1,77 1,2
OD280 0,62 0,93 0,71
Độ tinh sạch DNA (OD260/ OD280) 1,76 1,9 1,69
VL1, VL2 và VL3: mẫu được lấy từ các mẫu phân gà có cường độ nhiễm 4(+)

Qua bảng 4.14 cho thấy mẫu DNA của VL2 có độ tinh sạch cao nằm
trong khoảng 1,8 đến 2. Còn mẫu VL1 và VL3 có độ tinh sạch thấp hơn 1,8
chứng tỏ mẫu còn lẫn tạp chất. Điều này cho thấy cần tối ưu hóa quy trình thu
thập noãn nang và các bước ly trích DNA để mẫu được tinh sạch hơn.
4.3.2 Kết quả sản phẩm PCR với các mồi đặc hiệu E. maxima,
E. acervulina, E. tenella, E. mitis, E. necatrix và E. brunetti
Thực hiện phản ứng PCR khuếch đại vùng gene ITS – 1 đối với các mẫu
sau ly trích với 6 cặp mồi đặc hiệu cho từng loài cầu trùng là E. maxima, E.
acervulina, E. tenella, E. mitis, E. necatrix và E. brunetti. Tiến hành điện di
mẫu trên gel agarose 2% và kiểm tra kết quả dưới máy chụp ảnh điện di (UVP
Transilluminator), thu được kết quả như hình 4.9.

321 bp
500 bp 278 bp
193 bp
100 bp 145 bp

Hình 4.9 Kết quả điện di gene vùng ITS - 1

51
M: thang chuẩn; giếng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lần lượt ứng với mẫu E. maxima, E. acervulina, E. tenella,
E. mitis, E. necatrix, E. brunetti và mẫu đối chứng âm.

Ở các giếng 1, 2, 3, 4, 5, 6 lần lượt sử dụng cặp mồi đặc hiệu cho từng
loài E. maxima, E. acervulina, E. tenella, E. mitis, E. necatrix và E. brunetti.
Kết quả thể hiện trên gel tại các giếng 1, 2, 3, 4 có băng sáng, rõ, không bị đứt
gãy, không có băng phụ. Kích thước của 4 loài theo thứ tự: E. maxima
(145bp), E. acervulina (321bp), E. tenella (278bp) và E. mitis (193bp). Bên
cạnh đó, giếng 5 và 6 không có băng sáng xuất hiện, chứng tỏ rằng không có
sự hiện diện của 2 loài E. necatrix và E. brunetti trong mẫu ly trích DNA.
So với phương pháp định danh truyền thống thì định danh bằng sinh học
phân tử cũng đạt được kết quả tương đồng. Có thể nhận thấy, cả 2 phương
pháp đều có những ưu điểm riêng và kết quả của cả 2 phương pháp đều có giá
trị về mặt khoa học và thực tiễn.

52
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua khảo sát tổng quan tình hình Chăn nuôi – Thú y trên địa bàn và tỷ lệ
lưu hành, định danh cầu trùng trên gà công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long
bằng phương pháp truyền thống và phương pháp Sinh học phân tử, tôi rút ra
một số kết luận như sau:
Đàn gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long nhiễm cầu trùng với tỷ lệ
khá cao chiếm 53,62%. Bắt đầu nhiễm cầu trùng ở tuần đầu tiên (4,29%) và tỷ
lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.
Cường độ nhiễm 1(+) là phổ biến nhất với 37,30%, 2(+) chiếm 26,19%,
3(+) chiếm 20,24% và 4(+) là 16,27%.
Bằng phương pháp định danh truyền thống gà công nghiệp tại tỉnh Vĩnh
Long nhiễm 4 loài cầu trùng là: E. maxima, E. acervulina, E. tenella, E. mitis.
Trong đó E. maxima phổ biến nhất (80,16%), sau đó là E. acervulina
(59,52%), E. tenella (40,48%) và thấp nhất là E. mitis (20,24%).
Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng trên gà công nghiệp tại
địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhiễm ghép 2 loài, 3 loài là phổ biến (32,54%),
(30,95%) và thấp nhất là nhiễm ghép 4 loài (13,89%).
Định danh loài cầu trùng bằng phương pháp sinh học phân tử nhận thấy
có 4 loài là: E. maxima, E. acervulina, E. tenella, E. mitis.
5.2 Đề nghị
Cần nâng cao nhận thức với người chăn nuôi về tác hại của bệnh cầu
trùng. Hiểu rõ các triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh để kịp thời phòng
và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu thêm về các loài cầu trùng gà trên cơ sở ứng dụng các
phương pháp sinh học phân tử.
Phổ biến thành phần loài để người chăn nuôi có thể lựa chọn vaccine cầu
trùng phù hợp.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước


Bùi Khánh Linh và Đỗ Thanh Thơm, 2017. Nghiên cứu tác dụng của trà xanh
trong phòng trị cầu trùng ở gà gây nhiễm. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y,
số 3 – 2017.
Cao Thanh Hoàn, Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2016. Tình
hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí
khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp, trang
11 – 16.
Chu Hoàng Mậu, 2005. Cơ sở và phương pháp sinh học phân tử. Nhà xuất bản
Đại học Sư Phạm. Trang 5 – 7.
Đoàn Thị Thảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Hữu Nam và Nguyễn Thị Hồng
Chiên, 2014. Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng (Eimeria spp) ở gà nuôi
ở tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXI, Số 6 – 2014,
trang 68 – 75.
Dương Thanh Liêm và Nguyễn Bá Thọ, 1980. Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp.
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
Huỳnh Văn Chương, 2017. Khảo sát một số đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu
trùng ở gà và nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng
trị. Luận án Tiến sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Khuất Hữu Thanh, 2006. Kỹ thuật gene – Nguyên lý và ứng dụng. Nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thuật.
Lê Thị Lan Anh, Dương Đức Hiếu, Nguyễn Văn Phương, Vũ Hoài Nam, Bùi
Khánh Linh, 2021. Hiệu quả của hoạt chất sulfachloropyridazine (SUL) và
toltrazuril (TOL) trong điều trị bệnh cầu trùng phân lập tại một số tỉnh
miễn Bắc. Tạp chí khoa học và kỹ thuật chăn nuôi, 7:83.
Lê Văn Năm, 2003. Bệnh cầu trùng ở gia súc – gia cầm. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Hưng và Phạm Sỹ Lăng, 2015. Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia
cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc gia cầm. Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng ở gà nuôi công
nghiệp tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long. Tạp chí khoa học trường Đại
Học Cần Thơ, tập XVII, số 4.
Nguyễn Hữu Hưng, 2011. Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc gia cầm. Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ, trang 246–283.
Nguyễn Hữu Hưng, 2018. Bài giảng nguyên sinh động vật thú y. Nhà xuất bản
Đại học Cần Thơ.

54
Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2020. Tình hình nhiễm cầu trùng ở
gà lông màu nuôi theo phương thức bán công nghiêp tại tỉnh Hậu Giang.
Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 17: 67 – 74.
Nguyễn Phúc Khánh, Trần Ngọc Bích và Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2015. Khảo
sát tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và chỉ tiêu sinh lý máu trên đàn gà ở
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học
Cần Thơ, 36: 1 – 5.
Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Văn Quang,
2008. Giáo trình bệnh ký sinh trùng học thú y. Nhà xuất bản Nông
Nghiêp, Hà Nội, trang 264 – 283.
Nguyễn Thị Thùy, 2014. Ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain
Reaction) để chẩn đoán bệnh cầu trùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà xuất
bản trường Đại học Huế.
Nguyễn Văn Hoàng, 1999. Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà thả vườn,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp. Trường
Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Khanh, 2010. Bệnh cầu trùng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà
Nội. 195 trang.
Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn, 2004. Bệnh gia cầm và
cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 109.
Phạm Hồng Sơn, 2006. Giáo trình kỹ thuật cơ bản trng sinh học phân tử. Nhà
xuất bản Huế. Trang 8 – 25.
Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002. Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện
pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 5 – 15.
Thùy, P. D., Duyên và D. T. H., 2019. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng
ở gà nuôi tại thành phố Thái Nguyên và dùng dịch chiết tỏi điều trị. Tạp
chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, 197: 53 – 58.
Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1982. Công trình nghiên cứu ký sinh
trùng ở Việt Nam – tập 4. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
Trang 184 – 210.
Võ Thị Trà An, Trần Thị Dân, Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Quang
Thông, Đặng Thị Xuân Thiệp và Vũ Kim Chiến, 2014. Dược lý thú y. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh., trang 111 – 117.

55
Tài liệu nước ngoài
Ayssiwede, S. B., N'dri, K. M., Gbati, O., and Missohou, A., 2011.
Comparative study of different breeds of chicken's sensibility to avian
coccidiosis. Revue de Medecine Veterinaire, 162(3), 138 – 142.
Calnek, B.W., John B. H., Beard W. C., Larry McDougld, Saif and Y.M.,
1997. Diseases of poultry, Iowa state university, USA, pp 865 – 878.
Chen, H. L., Zhao, X. Y., Zhao, G. X., Huang, H. B., Li, H. R., Shi, C. W. and
Yang, G. L., 2020. Dissection of the cecal microbial community in
chickens after Eimeria tenella infection. Parasites and vectors, 13(1),
1–15.
Conway Donal, P., and Elizabeth McKenzie., 2007. Poultry Coccidiosis:
Diagnosis and Testing Procerdure 3th. Blackwell Publishing, pp: 168.
Dalloul, Rami, A. Lillehojn and Hyu, S., 2006. Poultry coccidiosis: Recent
advancement in control measures and vaccine development in Expert
Review of Vaccinee. Volume 5, Number 1, February 2006, pp: 143 – 163.
Esin, G., Robert B.B., Sirri, K., Zati, V., Zafer and K., 2013. Molecular
identification of Eimeria species of broiler chickens in Turkey. Ankara
Univ Vet Fak Derg, 60, pp: 245 – 250.
Hamidinejat, H., Seifiabad, M.R., Mayahi, M., Borujeni and M.P.
Characterization of Eimeria species in commercial broilers by PCR based
on ITS1 regions of rDNA. Iran J Parasitol. 2010; 5: 48 – 54.
Jordan, A., Caldwell, D.J., Klein, J., Coppedge, J., Pohl, S., Fitz–Coy, S., Lee
and J.T., 2011. Eimeria tenella oocyst shedding and output in cecal or
fecal content following experimental challenge in broilers Poultry science
department. Texas A and M system, college station 778343–2472, TX,
USA, pp: 92 – 96.
Joyner, L.P., Long and P.L., 1974. The specific characters of the Eimeria, with
special reference to the coccidia of the fowl. Avian Pathol: 145 – 157.
Julio Cesar Moraes, Marcie’l Franc, Ame’lia Aparecida Sartor, Valdomiro
Bellato, Anderson Barbosa de Moura, Maria de Lourdes Borba Magalha,
Antonio Pereira de Souza, and Luiz Claudio Miletti, 2015. Prevalence of
Eimeria spp. In Broilers by Multiplex PCR in the Southern Region of
Brazil on Two Hundred and Fifty Farms. Avian diseases ,59: 277 – 281.
Kolapxki, N.A. amd Paskin, P.I., 1980. Bệnh cầu trùng ở gia cầm (Nguyễn
Đình Chí và Trần Xuân Thọ dịch). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội,
trang 100 – 136.
Kumar, S., Garg, R., Moftah, A., Clark, E.L., Macdonald, S.E., Chaudhry,
A.S., Sparagano, O, Banerjee, P.S., Kundu, K, Tomley, F.M., Blake and
D.P., 2013. An optimised protocol for molecular identification of Eimeria
from chickens. Vet Parasitol 199(1 – 2): 24 – 31.

56
Lew, A.E., Anderson, G.R., Minchin, C.M., Jeston, P.J., Jorgenesen and W.K.,
2003. Inter– and intra–strain variation and PCR detection of the internal
transcribed spacer 1 (ITS – 1) sequences of Australian isolates of Eimeria
species from chickens. Vet Parasitol 112(PII s0303–4017 02)00393–X1–
2): 33 – 50.
Mahmoud and Kandeel, 2011. Efficacy of amprolium and toltrazuril in
chicken with subclinical infection of cecal coccidiosis. India Journal of
pharmacology, 43 (6), pp: 741 – 743.
Ojimelukwe, A. E., Emedhem, D. E., Agu, G. O., Nduka, F. O., Abah and A.
E., 2018. Populations of Eimeria tenella express resistance to commonly
used anticoccidial drugs in southern Nigeria. International journal of
veterinary science and medicine, 6(2): 192 – 200.
Peek, H.W., Landman and W.J., 2011. Higher incidence of Eimeria spp. Field
isolates sensitive for diclaruzil and monensin associated with the use of
live coccidiosis vaccineation with paracox – 5 in broiler farms. Avian Dis,
Sep; 0(3).
Penny Humaidah Hamid, Yuli Purwandari Kristianingrum, April Hari
Wardhana, Sigit Prastowo and Liliana Machado Ribeiro da Silva., 2017.
Chicken Coccidiosis in Central Java, Indonesia. Veterinary Medicine
International Volume 2018, Article ID 8515812, pp: 7.
Schnizler, B.E., Thebo, P.L., Mattson, J.G., Tomley, F.M., Shirley and M.W.,
1998. Development of a diagnostic PCR assay for the detection and
discrimination of four pathogeneic Eimeria species of the chicken. Avian
Pathol, 27:490 – 497.
Shazia Ahad, Syed Tanveer and Tauseef Ahmad Malik, 2014. Seasonal impact
on the prevalence of coccidian infection in broiler chicks across poultry
farms in the Kashmir valley. J Parasit Dis, DOI 10.1007/s12639–014–
0434–6.
Snyder, R. P., Guerin, M. T., Hargis, B. M., Imai, R., Kruth, P. S., Page, G.,
and Barta, J. R.. 2021. Exploiting digital droplet PCR and Next
Generation Sequencing technologies to determine the relative abundance
of individual Eimeria species in a DNA sample. Veterinary
Parasitology, 296, 109443.
Stucki, U., Braun, .R Roditi and I., 1993. E. tenella : characterization of a 5S
ribosomal RNA repeat unit and its use as a species specific probe. Exp
Parasitol., 76: 68 – 75.
Tsuji, N., Kawasu, S., Ohta, M., Kamio, T., Isobe, T., Shimura, K., Fujisaki
and K., 1997. Discrimmination of eight chicken Eimeria species using the
two – step polymerase chain reaction. J Parasitol, 83: 960 – 970.
Woods WG. Whitehear, K.G., Richard, D.G., Anderson, G.R., Jorgenesen ,
W.K., Gasse and R.B., 2000. Single – strand restriction fragment length
6566 polymorphism analysis of the second internal transcribed spacer

57
(ribosomal DNA) for six species of Eimeria from chickens in Australia.
Int J Parasitol 30: 1019 – 1023.
Yueyue Huang, Xiangchun Ruan, Lin Lin and Minghua Zeng, 2017.
Prevalence of Eimeria species in domestic chickens in Anhui province.
China, Journal parasitology impact factor, 29: 1209 – 1229.
Zhang H.L., and Du A.F., 2012. Adjuvant effect Chemotherapeutic
approaches to protozoa: Coccidiae – of ginsenoside – based nanoparticles
(ginsomes) on current level of knowledge and outlook. Parasitol. Res., the
recombinant vaccine against Eimeria tenella, 87: 973 – 75.
Tài liệu internet
Biology of the Eimeriidae. http://biology.unm.edu/coccidia/eimeriabiol.html,
accessed on 7/11/2021.
Disease monitoring. https://www.immucox.com/ Coccidiosis/Disease-
Monitoring, 13/19/2021
Richard W. Gerhold and Jr. Overview of Coccidiosis in Poultry.
https://www.merckvetmanual.com/poultry/coccidiosis/overview–of
coccidiosis–in–poultry?query=eimeria, accessed on 7/11/2021.

58
PHỤ LỤC
XỬ LÝ THỐNG KÊ
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng gà theo tuần tuổi tại trại trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long.
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
1 67 3 70
2 80 20 100
3 25 75 100
4 8 92 100
5 38 62 100
Tổng cột 218 252 470
Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng chung, P
Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 67 3 70

32,47 37,53

36,727 31,772

2 80 20 100

46,38 53,62

24,365 21,077

3 25 75 100

46,38 53,62

9,858 8,528

4 8 92 100

46,38 53,62

31,763 27,477

5 38 62 100

46,38 53,62

1,515 1,311

Total 218 252 470

Chi–Sq = 194,392. DF = 4. P–Value = 0,000

59
Bảng 4.6: Tỷ lệ cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà tại trại trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
1(+) 158 94 252
2(+) 186 66 252
3(+) 201 51 252
4(+) 211 41 252
Tổng cột 756 252 1008
Chi–Square Test: Tỷ lệ cường độ nhiễm, P
Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 158 94 252

189,00 63,00

5,085 15,254

2 186 66 252

189,00 63,00

0,048 0,143

3 201 51 252

189,00 63,00

0,762 2,286

4 211 41 252

189,00 63,00

2,561 7,683

Total 756 252 1008

Chi–Sq = 33,820. DF = 3. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Cường độ 1(+) và 2(+)


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 158 94 252

172,00 80,00

1,140 2,450

2 186 66 252

172,00 80,00

1,140 2,450

Total 344 160 504

60
Chi–Sq = 7,179. DF = 1. P–Value = 0,007

Chi–Square Test: Cường độ 1(+) và 3(+)


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 158 94 252

179,50 72,50

2,575 6,376

2 201 51 252

179,50 72,50

2,575 6,376

Total 359 145 504

Chi–Sq = 17,902. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Cường độ 1(+) và 4(+)


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 158 94 252

184,50 67,50

3,806 10,404

2 211 41 252

184,50 67,50

3,806 10,404

Total 369 135 504

Chi–Sq = 28,420. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Cường độ 2(+) và 3(+)


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 186 66 252

193,50 58,50

0,291 0,962

2 201 51 252

193,50 58,50

0,291 0,962

Total 387 117 504

Chi–Sq = 2,504. DF = 1. P–Value = 0,114

61
Chi–Square Test: Cường độ 2(+) và 4(+)
Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 186 66 252

198,50 53,50

0,787 2,921

2 211 41 252

198,50 53,50

0,787 2,921

Total 397 107 504

Chi–Sq = 7,415. DF = 1. P–Value = 0,006

Chi–Square Test: Cường độ 3(+) và 4(+)


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 201 51 252

206,00 46,00

0,121 0,543

2 211 41 252

206,00 46,00

0,121 0,543

Total 412 92 504

Chi–Sq = 1,330. DF = 1. P–Value = 0,249

Bảng 4.7:Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng trạng thái phân
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
Phân máu 0 22 22
Phân sáp 4 24 28
Phân bình thường 214 206 420
Tổng cột 218 252 470
Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng trạng thái phân, P
Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 0 22 22

10,20 11,80

10,204 8,827

62
2 4 24 28

12,99 15,01

6,219 5,380

3 214 206 420

194,81 225,19

1,891 1,636

Total 218 252 470

Chi–Sq = 34,157. DF = 2. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Phân máu và phân sáp


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 0 22 22

1,76 20,24

1,760 0,153

2 4 24 28

2,24 25,76

1,383 0,120

Total 4 46 50

Chi–Sq = 3,416. DF = 1. P–Value = 0,065

2 cells with expected counts less than 5.

Chi–Square Test: Phân máu và phân bình thường


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 0 22 22

10,65 11,35

10,652 9,998

2 214 206 420

203,35 216,65

0,558 0,524

Total 214 228 442

Chi–Sq = 21,731. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Phân sáp và phân bình thường


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 4 24 28

63
13,63 14,38

6,799 6,445

2 214 206 420

204,38 215,63

0,453 0,430

Total 218 230 448

Chi–Sq = 14,127. DF = 1. P–Value = 0,000

Bảng 4.12: Tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Vĩnh Long
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
E. maxima 202 50 252
E. acervulina 150 102 252
E. tenella 102 150 252
E. mitis 51 201 252
Tổng cột 504 503 1008
Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm chung 4 loài
Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 202 50 252

126,25 125,75

45,450 45,631

2 150 102 252

126,25 125,75

4,468 4,486

3 102 150 252

126,25 125,75

4,658 4,676

4 51 201 252

126,25 125,75

44,852 45,030

Total 505 503 1008

Chi–Sq = 199,251. DF = 3. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. maxima và E. acervulina


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

64
1 202 50 252

176,00 76,00

3,841 8,895

2 150 102 252

176,00 76,00

3,841 8,895

Total 352 152 504

Chi–Sq = 25,471. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. maxima và E. tenella


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 202 50 252

152,00 100,00

16,447 25,000

2 102 150 252

152,00 100,00

16,447 25,000

Total 304 200 504

Chi–Sq = 82,895. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. maxima và E. mitis


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 202 50 252

126,50 125,50

45,061 45,420

2 51 201 252

126,50 125,50

45,061 45,420

Total 253 251 504

Chi–Sq = 180,963. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. acervulina và E. tenella


Expected counts are printed below observed counts

65
Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 150 102 252

126,00 126,00

4,571 4,571

2 102 150 252

126,00 126,00

4,571 4,571

Total 252 252 504

Chi–Sq = 18,286. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. acervulina và E. mitis


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 150 102 252

100,50 151,50

24,381 16,173

2 51 201 252

100,50 151,50

24,381 16,173

Total 201 303 504

Chi–Sq = 81,108. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. tenella và E. mitis


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 102 150 252

76,50 175,50

8,500 3,705

2 51 201 252

76,50 175,50

8,500 3,705

Total 153 351 504

Chi–Sq = 24,410. DF = 1. P–Value = 0,000

66
Bảng 4.13: Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng gà tại trại trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
2 loài 170 82 252
3 loài 174 78 252
4 loài 217 35 252
Tổng cột 561 195 756
Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm ghép, P
Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 170 82 252

187,00 65,00

1,545 4,446

2 174 78 252

187,00 65,00

0,904 2,600

3 217 35 252

187,00 65,00

4,813 13,846

Total 561 195 756

Chi–Sq = 28,154. DF = 2. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm 2 loài và 3 loài


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 170 82 252

172,00 80,00

0,023 0,050

2 174 78 252

172,00 80,00

0,023 0,050

Total 344 160 504

Chi–Sq = 0,147. DF = 1. P–Value = 0,702

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm 2 loài và 4 loài


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

67
SMKN SMN Total

1 170 82 252

193,50 58,50

2,854 9,440

2 217 35 252

193,50 58,50

2,854 9,440

Total 387 117 504

Chi–Sq = 24,588. DF = 1. P–Value = 0,000

Chi–Square Test: Tỷ lệ nhiễm 3 loài và 4 loài


Expected counts are printed below observed counts

Chi–Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

1 174 78 252

195,50 56,50

2,364 8,181

2 217 35 252

195,50 56,50

2,364 8,181

Total 391 113 504

Chi–Sq = 21,092. DF = 1. P–Value = 0,000

68

You might also like