You are on page 1of 73

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM


THẺ CHÂN TRẮNG (Litopennaeus vannamei Boone, 1931) TRONG
AO ĐẤT LÓT BẠT TẠI XÃ LÂM HẢI, HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH
CÀ MAU

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thành Cường


Th.s Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
Sinh viên thực hiện: Võ Minh Đức
Mã số sinh viên: 61130169

Khánh Hòa, 06/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM


THẺ CHÂN TRẮNG (Litopennaeus vannamei Boone, 1931) TRONG
AO ĐẤT LÓT BẠT TẠI XÃ LÂM HẢI, HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH
CÀ MAU

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thành Cường


Th.s Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
Sinh viên thực hiện: Võ Minh Đức
Mã số sinh viên: 61130169

Khánh Hòa, 06/2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng đây là kết quả của sự nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung đã được trình bày trong bài được tiến hành nghiên cứu tại xã Lâm Hải, huyện
Năm Căn, tỉnh Cà Mau thuộc khu nuôi của Công ty TNHH Tongwei Việt Nam. Các số
liệu này được thu thập và nghiên cứu theo lời chỉ dẫn của thầy Lê Thành Cường và
thầy Nguyễn Văn Quỳnh Bôi. Sự đồng ý của chủ hộ là anh Nguyễn Văn Khởi cùng
với Ban Lãnh đạo Công ty Tongwei Việt Nam đã hỗ trợ và cho phép tôi dùng những
kết quả đã nghiên cứu vào đồ án tốt nghiệp của mình.
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả trong bài báo cáo này là đúng sự
thật và chưa từng được công bố trong bất kỳ tạp chí khoa học nào.
Tác giả đồ án tốt nghiệp

Võ Minh Đức

i
LỜI CẢM ƠN

Đề tài tốt nghiệp được hoàn thành với chủ đề “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật
nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong
ao đất lót bạt tại xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. Cùng sự phấn đấu,
nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện thì bên cạnh tôi có thêm sự động
viên và giúp đỡ của gia đình, các cá nhân và tổ chức khác.
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với đội ngũ cán bộ của Viện Nuôi trồng
Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã dạy, hỗ trợ tôi xuyên suốt bốn năm học tập
qua và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với thầy Lê Thành Cường và thầy
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi giảng viên hướng dẫn tôi về kiến thức, kỹ năng thu thập số
liệu và phương pháp thực hiện đồ án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty TNHH Tongwei Việt Nam cùng bộ phận kỹ
sư tại thị trường cùng các kỹ thuật đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành
đề tài.
Một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của tôi, gia đình luôn là chỗ
dựa tinh thần vững vàng cho tôi trong nhưng năm tháng qua gia đình là nơi hỗ trợ, tiếp
sức cho tôi suốt bốn năm đại học để tôi có thể cố gắng và phát triển.
Lời cuối cùng xin chúc thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc
sống đến toàn thể giảng viên Viện Nuôi trồng Thủy sản và Công ty TNHH Tongwei
Việt Nam cùng gia đình và bạn bè.
Nha Trang,18 tháng 6 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Võ Minh Đức

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ...................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU................................................................viii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..........................................................................................3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng...............................................3
1.1.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái...............................................................3
1.1.2 Đặc điểm phân bố, sinh thái và môi trường sống..............................................4
1.1.3 Đặc điểm vòng đời, sinh trưởng và phát triển...................................................4
1.1.4 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................5
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................5
1.1.6 Khả năng thích ứng..........................................................................................5
1.2 Vai trò các yếu tố môi trường trong ao nuôi........................................................6
1.2.1 Yếu tố vô sinh..................................................................................................6
1.2.2 Yếu tố hữu sinh..............................................................................................10
1.3 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam..........................11
1.3.1 Trên thế giới...................................................................................................11
1.3.2 Việt Nam........................................................................................................12
1.3.3 Tại Cà Mau.....................................................................................................13
1.4 Một số mô hình nuôi tôm hiện nay....................................................................14
1.4.1 Công nghệ nuôi tôm ít thay nước...................................................................15
1.4.2 Công nghệ nuôi tôm biofloc............................................................................15
1.4.2 Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn..............................................................16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................17
2.1 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài...................................................................17
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu........................................................................17
2.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................18

iii
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................18
2.3.2 Phương pháp xác định các chỉ số kỹ thuật......................................................18
2.4 Công thức tính toán............................................................................................18
2.5 Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................21
3.1 Cơ sở vật chất và hệ thống công trình................................................................21
3.1.1 Sơ đồ hệ thống ao nuôi...................................................................................21
3.1.2 Thiết bị phục vụ sản xuất................................................................................22
3.2 Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng.................................................23
3.2.1 Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi...............................................................................23
3.2.2 Kỹ thuật xử lý nước nuôi................................................................................24
3.2.3 Kỹ thuật chọn giống và thả giống...................................................................26
3.2.4 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý.........................................................................28
3.3 Kỹ thuật quản lý môi trường ao nuôi.................................................................34
3.3.1 Biến động độ mặn...........................................................................................34
3.3.2 Biến động pH.................................................................................................35
3.3.3 Độ kiềm..........................................................................................................36
3.3.4 Biến động canxi và magie..............................................................................37
3.3.5 Biến động của khí độc....................................................................................37
3.4 Kỹ thuật phòng và trị bệnh.................................................................................40
3.5 Theo dõi tốc độ tăng trưởng...............................................................................42
3.5.1 Tăng trưởng về khối lượng của tôm...............................................................42
3.5.2 Tăng trưởng khối và khối lượng tuyệt đối......................................................42
3.5.3 Tăng trưởng về chiều dài của tôm..................................................................43
3.5.4 Tăng trưởng chiều dài và chiều dài tuyệt đối của tôm nuôi............................44
3.6 Thu hoạch và đánh giá hiệu quả sơ bộ...............................................................45
3.6.1 Thu hoạch.......................................................................................................45
3.6.2 Hiệu quả kinh tế............................................................................................46
3.6.3 Thảo luận........................................................................................................47
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN....................................................50
4.1 Kết Luận............................................................................................................50
4.2 Đề Xuất..............................................................................................................50

iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC....................................................................................................................54

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố môi trường nước phù hợp cho ao nuôi tôm .................................6
Bảng 3.1. Một số loại hóa chất dùng trong xử lý nước................................................25
Bảng 3.2. Công thức ủ vi sinh gây màu nước..............................................................26
Bảng 3.3: Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng và chọn lựa tôm giống........................26
Bảng 3.6. Thành phần dinh dưỡng và các loại thức ăn sử dụng...................................29
Bảng 3.7. Một số sản phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của tôm sử dụng tại trại nuôi......29
Bảng 3.8. Khẩu phần ăn/ngày tính theo phần trăm của tôm dưới 30 ngày tuổi............31
Bảng 3.9. Phương pháp cho ăn theo giai đoạn và thời gian kiểm tra nhá thăm tôm.....33
Bảng 3.10. Phương pháp điều chỉnh lượng thức ăn.....................................................33
Bảng 3.11. Kết quả chuyển đổi hệ số thức ăn..............................................................34
Bảng 3.12. Mức độ sử dụng các chế phẩm ao nuôi......................................................39
Bảng 3.13. Chỉ tiêu dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe tôm....................................41
Bảng 3.14. Kết quả thu hoạch tôm ở 2 ao nuôi A1 và A2............................................45
Bảng 3.15. Đánh giá kinh tế vụ nuôi............................................................................46
Bảng 3.16. Sự khác biệt giữa các mô hình nuôi...........................................................47
Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa 3 mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay ....48
Bảng 3.18. Sự dao động các yếu tố môi trường giữa các hệ thống ao nuôi ở các khu
vực khác nhau..............................................................................................................49

vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng........................................................................................3
Hình 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng qua các năm trên thế giới..............................11
Hình 1.3. Sản lượng tôm thẻ chân trắng 5 tháng đầu năm 2021...................................12
Hình 1.4. Bản đồ toàn tỉnh Cà Mau.............................................................................13
Hình 1.5. Top 5 tỉnh dẫn đầu xuất khẩu tôm năm 2022 ..............................................14
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu..................................................................17
Bảng 2.1. Dụng cụ, thiết bị đo môi trường...................................................................18
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống ao nuôi.................................................................................21
Hình 3.2. Ao nuôi........................................................................................................22
Hình 3.3. Một số thiết bị phục vụ cho sản xuất............................................................23
Hình 3.4: Vệ sinh ao nuôi............................................................................................24
Hình 3.5: Nguồn nước lấy vào ao xử lý.......................................................................25
Bảng 3.4. Yếu tố môi trường trước khi thả giống........................................................27
Bảng 3.5. Chỉ tiêu ao và mật độ nuôi...........................................................................27
Hình 3.6. Cân bằng nhiệt độ cho tôm giống trước khi thả...........................................28
Hình 3.7. Máy cho ăn (A) và thiết bị điều chỉnh (B)....................................................32
Hình 3.8. Cho tôm ăn giai đoạn nhỏ............................................................................32
Hình 3.9. Sự biến động độ mặn trong 2 ao nuôi A1 và A2..........................................35
Hình 3.10. Sự biến động pH trong 2 ao nuôi A1 và A2...............................................36
Hình 3.11. Sự biến động độ kiềm trong 2 ao nuôi A1 và A2.......................................37
Hình 3.12. Sự biến động NH3 ở 2 ao nuôi....................................................................38
Hình 3.13. Sự biến động NO2 trong 2 ao nuôi A1 và A2.............................................39
Hình 3.14. Khối lượng của tôm qua các giai đoạn.......................................................42
Hình 3.15. Sự biến động về tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối theo
ngày (DWG) trong thời gian nuôi từ ngày 30-70.........................................................43
Hình 3.16. Chiều dài tôm qua các giai đoạn................................................................44
Hình 3.17. Sự biến động chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối (DLG) trong thời gian
nuôi từ 30 – 70.............................................................................................................44
Hình 3.18. Thu hoạch..................................................................................................45

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
WG : Tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm
DWG : Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối
LG : Tốc độ tăng trưởng chiều dài của tôm
DLG : Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của tôm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
SFP : Tổ chức nghề cá bền vững
VNĐ : Việt Nam đồng
USD : Đô la mỹ
FCR : Hệ số chuyển đổi thức ăn
PL : Post larvae
PVC : Nhựa dẻo Polyvinylclorua
CTV : Cộng tác viên
UBND : Ủy ban nhân dân

viii
MỞ ĐẦU
Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của Việt Nam. Với vị trí địa lý có chiều dài đường bờ biển dài, nước ta sở hữu nhiều
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy sản bao gồm khai thác và nuôi trồng các đối
tượng thủy sản. Những năm trở lại đây, xuất khẩu tôm tiếp tục giữ tỷ trọng kim ngạch
cao nhất trong các mặt hàng thủy sản. Được xem là thủ phủ của ngành tôm, sản lượng
tôm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 95% sản lượng tôm nuôi cả nước,
cung cấp nguồn tôm xuất khẩu chính của nước ta. Theo Tổng cục Thủy sản, xuất khẩu
tôm năm 2020 chiếm 44% tương ứng với 3,7 tỷ USD. Trong năm 2022, tổng kết 4
tháng đầu năm tổng kim ngạch đạt kỷ lục trong 5 năm gần đây trong đó xuất khẩu tôm
đạt 1,4 tỷ USD tăng 45% so với cùng kỳ [24].
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế về
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ mặn. Theo UBND tỉnh Cà Mau,
trong vòng 5 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh sản xuất được 259.715 tấn thủy sản, tăng
1,6 % trong đó sản lượng tôm đạt gần 98.000 tấn, tăng 10,9 so với cùng kỳ năm 2021
[18]. Ngành nuôi trồng và xuất khẩu tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn có
vai trò quan trọng trong chuỗi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, nghề nuôi
tôm đang phát triển mạnh với nhiều kỹ thuật nuôi tiên tiến và áp dụng các mô hình
nuôi tôm công nghệ cao bao gồm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn và nuôi theo công nghệ
biofloc. Nhưng nhìn chung, nghề tôm vẫn chủ yếu là ao nuôi theo một giai đoạn vẫn
được áp dụng rất rộng rãi bởi chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở không cao, phù hợp với
địa phương và đạt hiệu quả kinh tế.
Được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thủy sản, đề tài “Tìm hiểu quy trình
kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931) trong ao đất lót bạt tại xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” được
thực hiện với mục tiêu và những nội dung như sau:
Mục tiêu đề tài: nhằm giúp sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản tiếp cận với
thực tế ngành nghề và thực hiện được các quy trình kỹ thuật nuôi tôm.
Nội dung đề tài:
1. Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2. Tìm hiểu cơ sở vật chất và công trình thiết bị nuôi.
3. Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

1
4. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế vụ nuôi
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, điều kiện nghiên cứu tại cơ sở còn hạn chế
và kiến thức bản thân còn thiếu nên trong quá trình thực hiện báo cáo không tránh
những thiếu sót. Do vậy, rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
1.1.1 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Trọng Nho & cộng sự (2006), tôm thẻ chân trắng được phân loại
như sau [4]:
Ngành: Arthopoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei Boone (1931)
Tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng.
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp.

Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng


Về mặt hình dạng cơ thể, tôm thẻ chân trắng phân làm 2 phần đầu ngực và phần
bụng. Có chủy hơi cong xuống, có từ 7-10 răng trên và 2-4 răng dưới chủy (Hình 1.1)
[4]. Đối với tôm cái, ở giữa gốc chân ngực thứ 4 và 5 có thelycum hở, đây là sự khác
biệt về hình thái so với tôm sú. Phần bụng bao gồm 7 đốt với 5 đôi chân bơi được gắn
ở 5 đốt bụng đầu tiên. Thùy đuôi (telson) được hình thành bởi đốt bụng thứ 7 và hợp
với đôi chân đuôi và phân nhánh tạo thành đuôi. Ở tôm đực, cơ quan giao vĩ của con
đực (petasma) được tạo thành bởi 2 nhánh trong của đôi chân bụng thứ nhất và bộ

3
phận sinh dục bên ngoài của tôm đực được hình thành bởi 2 nhánh của trong của đôi
chân bụng biến thành [4].
Tôm thẻ chân trắng là loài có kích thước nhỏ hơn so với tôm sú, cơ thể có màu
trắng hay hơi trắng nhạt, không có các vết vằn trên cơ thể. Các đôi chân bò có màu sắc
hơi trắng ngà nên được gọi là tôm chân trắng [13].
1.1.2 Đặc điểm phân bố, sinh thái và môi trường sống
Trong tự nhiên, tôm chân trắng được tìm thấy ở phía đông Thái Bình Dương từ
phía bắc Mexico đến Peru. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được thuần hóa và được nuôi
tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Israel [4].
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi lớn với giới hạn
rộng về độ mặn và nhiệt độ. Tôm sống thích nghi trên môi trường có nền đáy cát hoặc
bùn, sống và phân bố ở độ sâu từ 0 đến 72m. Thời thiếu niên, tôm sống và tập trung ở
vùng cửa sông nơi có nhiều chất dinh dưỡng. Khi bước vào giai đoạn trưởng thành,
tôm thường sống ở các vùng biển gần bờ nơi có độ mặn ổn định. Hoạt động bắt mồi
diễn ra vào ban đêm, ban ngày tôm rúc trong nền đáy bùn [9].
1.1.3 Đặc điểm vòng đời, sinh trưởng và phát triển
Giống như họ tôm he, vòng đời của tôm thẻ chân trắng trải qua quá trình phát
triển phôi với giai đoạn, thời kì phôi bắt đầu từ khi trứng thụ tinh cho đến khi trứng nở.
Giai đoạn ấu trùng của tôm bắt đầu sau khi trứng nở, ấu trùng phát triển và trải qua
nhiều giai đoạn biến thái và lột xác. Gồm giai đoạn nauplius, giai đoạn zoea, mysis và
postlarva. Đối với mỗi giai đoạn này, tôm trải qua lần lột xác để phát triển và trưởng
thành, tôm chân trắng sẽ lột xác vào ban đêm [4].
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh thông qua quá trình lột xác
và biến thái. Sự lột xác của tôm trải qua một số giai đoạn chính như tiền lột xác, lột
xác, hậu lột xác và giữa chu kì lột xác. Cũng vì trải qua quá trình lột xác mà sự tăng
trưởng tôm có tính gián đoạn theo hình bậc thang và diễn ra không liên tục. Thời gian
giữa hai lần lột xác gọi là chu kì lột xác, ở giai đoạn tôm con chu kì này diễn ra ngắn
hơn so với tôm trưởng thành [13].
Trong điều kiện môi trường ao nuôi thâm canh, tôm postlarvae 10 có chiều dài
thân từ 9-11mm sau từ 7- 10 ngày ương đạt 1-2 cm. Nếu thả con giống giai đoạn
postlarvae 15 sau 30 ngày kích cỡ đạt khoảng 1-2 g/con. Tôm tăng trưởng nhanh hơn
trong thời gian 60 ngày đầu sau khi thả nuôi và tốc độ tăng trưởng giảm dần sau đó.

4
Trong thực tế tôm được nuôi ở điều kiện phù hợp sau 3-4 tháng có đạt kích cỡ từ 30-
50 g/con [4, 9].
1.1.4 Đặc điểm sinh sản
Tôm thẻ chân trắng bắt đầu thành thục khi đạt 12 tháng tuổi trở lên, ngoài tự
nhiên thường bắt gặp tôm cái ôm trứng quanh năm. Ở Bắc Ecuador, vào tháng 4 đến
tháng 5 tôm chân trắng thường bước vào mùa sinh sản, ở Peru bắt đầu vào tháng 12
đến tháng 4 năm sau [9].
Tôm chân trắng thuộc đối tượng có cơ quan giao vĩ cái (thelycum) hở khác với
tôm sú có thelycum kín. Hoạt động giao vĩ ở tôm chân trắng, xảy ra chủ yếu vào chiều
tối hay đầu hôm của đêm đẻ trứng, khoảng 18:00 - 20:00 giờ. Quá trình sinh sản ở tôm
chân trắng bao gồm sự lột xác, thành thục, giao vĩ và đẻ trứng [4,13].
Số lượng trứng cho lần đẻ ở tôm chân trắng thường tùy thuộc vào kích cỡ của
tôm bố mẹ, thông thường tôm mẹ có khối lượng từ 30-35 g, số lượng trứng dao động
từ 100.000- 250.000 trứng. Trứng sau khi thụ tinh có đường kính khoảng 0,28 mm.
Sau khoảng 12 ngày, ấu trùng trải qua 12 lần lột xác trở thành giai đoạn poslarvea [9].
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát
triển. Trong tự nhiên tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật và thích bắt
mồi vào ban đêm. Hiện tượng tôm tấn công lẫn nhau trong trường hợp thiếu thức ăn
hoặc khẩu phần dinh dưỡng không cân đối [4].
Đối với tôm thẻ chân trắng nhu cầu đạm thấp hơn so với tôm sú, giai đoạn
trưởng thành nhu cầu đạm khoảng từ 30-35%. Chất béo có vai trò quan trọng đối với
sinh trưởng của tôm giúp cung cấp năng lượng cho tôm, hàm lượng chất béo cần thiết
trong thức ăn cho tôm khoảng 6-7,5%. Ngoài ra, carbohydrate có vai trò giúp hấp thu
chất đạm, cung cấp năng lượng. Hàm lượng đường bột trong khẩu phần thức ăn
khoảng từ 10-20% [13].
1.1.6 Khả năng thích ứng
Các yếu tố môi trường sống rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển và tỷ lệ sống từ giai đoạn ấu trùng đến khi trưởng thành của tôm. Trong môi
trường sống của tôm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lý, hóa, sinh và chất đất nền
quyết định đến các thông số môi trường sống như [13]:

5
- pH: nước có pH ở khoảng dưới 4 hay lớn hơn 10 có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống của tôm, đối với tôm chân trắng pH ở ngưỡng từ 7,5 - 8,5 là thích hợp.
- Độ mặn: đối với mỗi loài tôm khác nhau đều có khả năng thích nghi và chịu
đựng ngưỡng độ mặn khác nhau. Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi ở
độ mặn từ 0,5 - 45 ppt, tốt nhất từ 7 - 34 ppt.
- Nhiệt độ: ngưỡng nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của tôm từ 25 –
30oC.
- DO: hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho sinh trưởng và khả năng sống của tôm
từ 3,5mg/L đến bão hòa. Và oxy hòa tan thấp hơn 1,5 mg/L có thể làm chết
tôm.
1.2 Vai trò các yếu tố môi trường trong ao nuôi
1.2.1 Yếu tố vô sinh
Tôm thẻ chân trắng là động vật biến nhiệt, không có khả năng cân bằng nhiệt độ
trong cơ thể. Một số yếu tố môi trường theo nghiên cứu được xem là phù hợp với sinh
trưởng và phát triển của tôm chân trắng được nêu trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các yếu tố môi trường nước phù hợp cho ao nuôi tôm [9].
Yếu tố Khoảng giới hạn Khoảng tối ưu
Nhiệt độ (oC) 18 – 33 20 – 30
Độ trong (cm) 20 – 50 30 - 35
Độ mặn (ppt) 5 – 35 10 – 25
pH 7 ÷ 9, dao động không > 7,5 ÷ 8,5
0,5/ngày 8,0 ÷ 8,3
Oxy hòa tan (mg O2/l) ≥3,5 ≥4
Độ kiềm (mg CaCO3/l) 20– 150 80 - 120
NH3 < 0,3 <0,1
NO2 < 0,35 < 0,25

 Nhiệt độ
Tôm thẻ chân trắng là động vật biến nhiệt, không có khả năng cân bằng nhiệt độ
trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến tôm bị sốc làm quá trình
trao đổi chất bị rối loạn. Hậu quả làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu
và làm mất cân bằng. Vì vậy, những giải pháp làm ổn định nhiệt độ trong ao nuôi ở

6
ngưỡng tối ưu sẽ giúp tôm phát triển nhanh, ăn tốt và tiêu hóa mạnh [3]. Bảng 1.1 cho
thấy đối với tôm chân trắng, ngưỡng nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển tốt nhất từ 20 -
300C [8].

 Độ trong
Đối với nước trong nuôi thủy sản, số lượng và đặc tính các vật chất lơ lửng có
trong nước và các sinh vật phù du gọi là seston quyết định đến độ trong của môi
trường nước cao hay thấp. Seston bao gồm 3 hợp phần: Các chất vẩn vô cơ được đưa
vào thủy vực từ đất thông qua mưa lũ, cùng với mùn bã hữu cơ có trong môi trường
nước do sự phân hủy tạo thành và sự góp mặt của các sinh vật phù du trong nước [3].
Trong môi trường ao nuôi, độ trong có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi,
càng về cuối giai đoạn nuôi độ trong càng thấp và để khắc phục sự suy giảm độ trong
bằng cách quản lý mật độ tảo trong ao, lượng thức ăn và phân thải trong ao nuôi [15].
Độ trong của nước ao nuôi giảm kéo theo việc làm giảm khả năng truyền ánh
sáng trong nước, giảm khả năng quang hợp của tảo, sinh khối tảo giảm, cản trở quá
trình hô hấp của tôm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Với tôm thẻ
chân trắng độ trong thích hợp cho sự phát triển từ 30-35 cm [8].
 Độ mặn
Đối với mỗi đối tượng thủy sản nuôi sẽ phù hợp với ngưỡng độ mặn khác nhau,
với tôm thẻ chân trắng độ mặn nằm trong ngưỡng 5- 35 ppt khoảng tối ưu từ 10-25 ptt.
Độ mặn ảnh hưởng đến hoạt động sống của thủy sinh vật do ảnh hưởng đến khả năng
điều hòa áp suất thẩm thấu của sinh vật. Khi độ mặn vượt qua ngưỡng tối ưu thì cơ thể
sinh vật sẽ phải điều hòa nước trong cơ thể về ngưỡng phù hợp. Khi độ mặn tăng, sinh
vật sẽ điều chỉnh nhược trương tức giảm nước trong tế bào và khi độ mặn giảm, sinh
vật cần điều chỉnh ưu trương tức tăng nước trong tế bào [8].
Vì vậy, khi độ mặn trong ao nuôi thay đổi đột ngột, vượt qua ngưỡng chịu đựng
của tôm sẽ có thể gây nên phản ứng sốc và rối loạn các yếu tố sinh lý của tôm. Điều
chỉnh độ mặn phù hợp và thuần hóa độ mặn cho tôm trước khi thả giống xuống ao sẽ
góp phần hạn chế các ảnh hưởng [3].
 pH

7
Trong đánh giá chất lượng nước độ pH là một trong những chỉ số rất quan trọng.
pH được xem là thước đo để đánh giá chỉ số axit hoặc độ kiềm trong nước. Khi môi
trường pH thấp sẽ thiên nhiều hơn về axit và khi pH cao thì độ kiềm tăng lên, trong
môi trường ao nuôi pH được xem là phù hợp khi ở mức pH=7,5-8 [3].
Theo Nguyễn Đình Trung (2010), sự biến động pH bị ảnh hưởng bởi các chức
năng sinh hóa xảy ra trong ao nuôi do sự hao hụt hay sự tăng lên của khí CO 2. Cùng
với đó, sự thay đổi của pH trong ao nuôi cũng bị ảnh hưởng bởi vùng nuôi và chất đất.
Đối với những ao ở vùng nuôi có đất phèn do bị axit hóa dẫn đến sự hóa axit làm cho
pH trong nước giảm thấp. Khi đó, độ kiềm có chức năng điều hòa cân bằng pH trong
ao nuôi làm giảm sự biến động pH hằng ngày. Độ kiềm cao 80-100 mg CaCO 3/L thì
tính đệm tốt pH dao động 0,5 đơn vị và khi độ kiềm thấp 20-40 mg CaCO 3/L thì tính
đệm kém pH dao động rộng có thể pH=6 vào buổi sáng, pH= 10 vào lúc trưa chiều.
Như vậy, pH có vai trò rất quan trọng trong ao nuôi nó gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của tôm và gián tiếp thông qua khu hệ thủy sinh vật trong ao tác động lên tôm
[19].
- pH thấp (<5): làm tăng tiết dịch nhờn trên bề mặt mang, mất cân bằng acid-base,
rối loạn điều hòa áp suất thẩm thấu, giảm khả năng vận chuyển oxy.
- pH cao (>9): gây nên tổn thương thủy tinh thể và giác mạc, mất cân bằng acid-
base và biểu bì phiến mang bị phồng. Và gây ức chế tiết thải nito, cơ chế khếch
tán ammoniac từ trong cơ thể ra ngoài môi trường. Khiến cho vật nuôi tăng
trưởng chậm.
- pH (gián tiếp): pH cao sẽ làm tăng độc tính của một số khí độc và làm ảnh
hưởng đến hoạt tính của các hoá chất.
Trong ao nuôi, thông thường pH sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến động vật nuôi thông
qua biến động của CO2, cụ thể khi CO2 thấp không đủ cho tảo quang hợp, hoặc pH cao
sẽ làm tăng độc tính của NH3. Khoảng pH tôm thẻ chân trắng có thể sống là từ 7 đến 9,
tuy nhiên để tôm thẻ chân trắng có thế sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì khoảng pH
nên duy trì ở mức 7,5 đến 8,5 và cần quản lý để mức độ biến động ngày và đêm không
quá 0,5 (Bảng 1.1) [8, 3].
 Oxy hòa tan
Đối với các đối tượng sống trong môi trường nước, hàm lượng oxy hòa tan đóng
giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các loài sinh vật. Đối với môi

8
trường ao nuôi tôm, hàm lượng oxy hòa tan có tác động đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của đối tượng nuôi [3].
Theo Nguyễn Đình Trung (2010), khi môi trường có hàm lượng oxy hòa tan
thấp, khiến tôm chậm lớn, tỷ lệ sống giảm và gia tăng các khí độc như NO 2-, H2S, Fe2+
có thể gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi. Khi được nuôi ở mật độ cao, tôm cần lượng
oxy cao trong khi sự phân hủy các chất thải của tôm trong ao cũng làm giảm đi lượng
oxy hòa tan. Lượng oxy hòa tan trong ao nuôi là yếu tố mà con người có thể tác động
và điều chỉnh nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng nuôi thông qua sử dụng quạt nước
nhằm giúp trao đổi dòng nước, khếch tán oxy cùng với đó sử dụng sục khí vào môi
trường nước [3].
Trong ao nuôi thâm canh với mật độ dày, nhằm thỏa mãn nhu cầu oxy cho đối
tượng nuôi. Người ta thường sử dụng các biện pháp nâng cao hàm lượng oxy trong ao
nuôi bằng các thiết bị hỗ trợ trong nuôi thủy sản như: sục khí, quạt nước. Độ oxy hòa
tan được xem là phù hợp đối với tôm thẻ chân trắng phát triển tốt ở mức oxy hòa tan
từ 5 mgO2/L hoặc cao hơn được nêu trong Bảng 1.1 [8].
 Kiềm
Độ kiềm của nước là số đo tổng ion carbonate CO 2- và bicarbonate HCO3-. Các
ion này có vai trò quan trọng trong môi trường nước thông qua khả năng làm giảm sự
biến động của pH trong ao nuôi [13].
Hệ đệm của nước trong ao nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh được quyết định
và điều hòa bởi độ kiềm, độ kiềm càng cao thì hệ đệm của nước càng lớn giúp cho môi
trường ổn định pH. Sự phát triển của thực vật trong ao cũng liên quan đến độ kiềm,
bởi vì CO2 là nguồn carbon giúp tảo tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào, trong khi
đó nước ao nuôi tôm có hàm lượng CO 2 thấp. Trong ao nuôi với mật độ tảo dày, CO 2
trong ao không đủ cho tảo quang hợp. Để bù đắp sự thiếu hụt này, lượng CO 2 được bổ
sung thông qua sự tự hủy của ion HCO 3-. Do đó trong các ao nuôi thâm canh, khi độ
kiềm giảm thấp là nguyên nhân dẫn đến sự suy hụt CO 2 làm cho tảo quang hợp kém,
giảm sự phát triển. Ở những ao nuôi tôm có nguồn nước nhiễm phèn, các ion kim loại
thường tồn tại dưới dạng Al2+, Fe3+, Fe2+ đây là những kim loại gây độc cho tôm. Vì
vậy tùy thuộc vào mức độ của pH mà chúng tồn tại ở những dạng khác nhau và mức
độ độc tính khác nhau [3].

9
Độ kiềm trong ao nuôi tôm, ngoài việc có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi
trường khác nó còn ảnh hưởng đến chu kì lột xác, tăng trưởng của tôm. Độ kiềm trong
ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần được quản lý ở mức từ 80 mgCaCO3/l trở lên [8].
 NH3
Trong hệ thống nuôi trồng thủy sản, ammonia NH3 được hình thành từ sự phân
hủy protein trong thức ăn dư thừa, từ sản phẩm bài tiết, hoặc từ các loại phân bón vô
cơ và hữu cơ. Độc tính của NH3 có liên quan đến khả năng khuếch tán NH3 từ trong cơ
thể ra ngoài môi trường. NH3 tạo nên cơ chế gây độc cấp tính với đối tượng nuôi khi
tôm cá sống trong môi trường có NH3 cao hơn 1-2mg/l trong vài giờ. Nồng độ này làm
ức chế quá trình sinh ra năng lượng trong hệ thần kinh [3].
Tuy nhiên, NH3 rất ít khi làm cho tôm cá bị chết mà chủ yếu làm ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm. Hàm lượng NH 3 thích hợp cho sự phát
triển của tôm thẻ chân trắng là nhỏ hơn 0,3 mg/l (Bảng 1.1) [8, 3].
 NO2
Trong ao nuôi, NH4 + chuyển sang nitrite NO2- dưới tác dụng của vi khuẩn nitrite
và sự có mặt của oxy. Ở cá, khi NO2- được hấp thu và kết hợp với hemoglobin tạo
thành methemoglobin là hiện tượng máu có màu nâu và gây mất khả năng kết hợp với
oxy, dấu hiệu này được gọi là bệnh máu màu nâu. Ở giáp xác, hồng cầu chứa
hemocyanin, phản ứng của NO2 với hemocyanin chưa được nghiên cứu cụ thể và do
đó phản ứng vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng dù sao NO2 trong ao nuôi cũng là yếu tố
gây độc cho giáp xác. Độ độc của NO2- phụ thuộc vào độ mặn, độ mặn càng cao độc
tính càng giảm thấp [3].
Trong điều kiện bình thường, hàm lượng NO 2 trong ao nuôi hiếm khi tăng cao
quá mức cho phép nhưng nếu điều này xảy ra vượt quá mức 4-5 mg/L khí độc này sẽ
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Cho nên, trong ao nuôi luôn kiểm soát hàm
lượng NO2 ở mức khoảng cho phép < 0,35 mg/L [13].
1.2.2 Yếu tố hữu sinh
Trong môi trường ao nuôi tôm, sự có mặt của yếu tố hữu sinh là rất quan trọng
như vi khuẩn phân giải, vi tảo. Các vi sinh vật này giúp phân hủy các chất hữu cơ
trong ao nuôi và ổn định sự biến động môi trường ao nuôi.
Dựa vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường, vi khuẩn trong ao được chia làm
2 nhóm [3]:

10
- Vi khuẩn dị dưỡng: là vi khuẩn dựa vào nguồn carbon để thực hiện quá trình
sinh tổng hợp và sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng.
- Vi khuẩn tự dưỡng: là vi khuẩn tạo ra năng lượng bằng cách oxy hóa các chất vô
cơ và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp.
Vi tảo có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, toàn bộ cơ thể đều chung chức năng
quang hợp. Tảo đóng vai trò quan trọng, như một hệ sinh thái giúp ổn định sự biến
động môi trường trong ao nuôi. Sự có mặt của tảo trong ao quyết định đến màu sắc
của nước ao nuôi. Vi tảo giúp hạn chế sự chiếu sáng trực tiếp vào đáy ao làm kìm
hãm sự phát triển của tảo đáy, góp phần ổn định nhiệt độ trong môi trường ao nuôi do
cơ chế hấp thu nhiệt vào ban ngày và giảm chậm tốc độ tản nhiệt vào ban đêm. Tảo
như là một bộ lọc sinh học tự làm sạch môi trường ao nuôi nhờ sự hấp thụ muối
amoni NH4 giảm độc tính kim loại nặng và duy trì pH. Tuy nhiên, khi tảo phát triển
mạnh với mật độ dày gây biến động đến các thông số trong môi trường ao nuôi như
pH, CO2, hàm lượng oxy ngày đêm hình thành nên khí độc do sự phân hủy tảo khi kết
thúc chu kì tảo sẽ tàn lụi [3].
1.3 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
Nuôi tôm thẻ chân trắng được bắt đầu vào khoảng thập niên 80. Đến năm 1992,
tôm chân trắng trở thành đối tượng sản xuất có tiềm năng trên thế giới, phân bố chủ
yếu ở các nước Nam Mỹ. Năm 2003, một số nước ở Châu Á khởi động các dự án phát
triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đối tượng tôm chân trắng. Khi đó sản lượng tôm
thẻ chân trắng toàn cầu đạt khoảng 1 triệu tấn và tăng nhanh đạt 2,7 triệu tấn năm 2010
và gần 4 triệu tấn năm 2012 (Bảng 1.2) [21].

11
Hình 1.2. Sản lượng tôm thẻ chân trắng qua các năm trên thế giới [19].
Hình 1.2 cho thấy sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới luôn tăng trưởng
qua các năm và tăng trưởng mạnh vào năm 2021-2022. Năm 2021, sản lượng tôm chân
trắng trên thế giới đạt 4,843 nghìn tấn, trong năm 2022 sản lượng tôm thẻ chân trắng
đạt 4,973 nghìn tấn tăng trưởng so với năm trước 2,7%. Và dự kiến vào năm 2023 sản
lượng tôm thế giới vẫn tiếp tục duy trì ở mức sản lượng 4,870 nghìn tấn [19].
Theo Tổ chức nghề cá bền vững (SPF), Châu Á hiện chiếm khoảng 85% sản
lượng tôm nuôi của thế giới và sản lượng tôm khai thác tự nhiên chiếm 74%, bao gồm
86% là tôm vùng nhiệt đới. Trong đó, chủ yếu có 10 nước tham gia hoạt động sản xuất
tôm chính Châu Á gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam,
Malaysia, Philippines, Myanmar, Bangladesh và Campuchia. Điển hình ở Trung Quốc
sản lượng tôm thẻ chân trắng tại nước này lên đến 1,5 triệu tấn năm 2016 [16].
1.3.2 Việt Nam
Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được tiến hành nuôi thử nghiệm vào năm 2001.
Tuy nhiên, do e ngại về vấn đề bệnh lây lan ở tôm thẻ sang tôm sú, ngành công nghiệp
nuôi tôm thẻ của nước ta không phát triển ở giai đoạn này. Bắt đầu từ năm 2008, sau
khi nhận thấy được sự phát triển và lợi nhuận từ tôm chân trắng. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cấp phép nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ đó, tôm thẻ chân trắng phát

12
triển mạnh diện tích nuôi và sản lượng tăng đáng kể [21]. Trong 5 tháng đầu năm
2021, sản lượng tôm chân trắng trắng tăng trưởng nhanh chóng (Hình 1.3).

Sản lượng
70 60.7
60

50
35.8
Nghìn tấn

40 33

30 22.7 21
20

10

0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
Tháng

Hình 1.3. Sản lượng tôm thẻ chân trắng 5 tháng đầu năm 2021 [22].
Vào tháng 5/2021, sản lượng tôm chân trắng đạt 60,7 nghìn tấn (Hình 1.3), tăng
so với tháng trước 70% và tăng so với cùng kỳ năm trước 17,5%. Trong đó sản lượng
tôm nuôi chiếm 65,7 % và sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 14,6% [22]. Theo
Tổng cục Thống kê, sản lượng tôm nuôi trồng 9 tháng đầu năm 2022 ngành tôm đạt
886,6 nghìn tấn, tăng 8,8% so với năm 2021. Trong đó tôm sú tăng 2,4 % so với cùng
kì năm trước đạt sản lượng 202,1 nghìn tấn. Tôm chân trắng đạt sản lượng 533 nghìn
tấn, tăng 14,3 % [23].
1.3.3 Tại Cà Mau
Cà Mau có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm nhiều vùng ngập mặn và
ngư trường rộng lớn cùng với thời tiết khí hậu ổn định rất thích hợp cho việc nuôi
trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt là là tôm nước mặn, lợ (Hình 1.4). Cùng với các
tỉnh là thủ phủ của nghề nuôi tôm như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Cà Mau là nơi
có diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm lớn nhất cả nước nhiều năm qua [23].

13
Hình 1.4. Bản đồ toàn tỉnh Cà Mau
Bên cạnh các thuận lợi về địa lý thì hệ thống công trình thủy lợi và điện nước
phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Cà mau cũng được nhà nước chính quyền
đầu tư, góp phần đáp ứng, phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, với sự phát triển của các
doanh nghiệp nuôi tôm, đội ngũ kỹ thuật viên lớn tham gia vào quá trình nuôi tôm
cũng góp phần cho sự sự phát triển của nghề nuôi tôm thâm canh, siêu thâm tại Cà
Mau [27].
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau có khoảng 301.509 ha,
trong đó 278.600 ha là nuôi tôm nước mặn, lợ. Có nhiều mô hình khác nhau đang diễn
ra trên toàn tỉnh bao gồm nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh, thâm canh và siêu
thâm canh. Với thời điểm hiện nay mô hình nuôi siêu thâm canh đang ngày càng phát
triển tại Cà Mau, do áp dụng công nghệ cao cho kết quả nuôi trồng tăng cao về năng
suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao [20].
Tính đến tháng 6 năm 2022, ngành xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt 2,3 tỷ USD,
tăng 33% so với năm 2021. Sản lượng tôm xuất khẩu của Cà Mau chiếm 40% tổng thị
phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng đầu trong 5 tỉnh thành có lượng tôm
xuất khẩu lớn nhất cả nước (Hình 1.5) [12]. Với 97 triệu USD giá trị xuất khẩu tôm
trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,6 triệu USD, chiếm 23,1%,
tôm sú 1,6 triệu USD và các loại tôm khác chiếm 34,5% [12]. (Hình 1.5).

14
120

100 97
91.3

80
Triệu USD

60
49.6

40 33
26
20

0
Cà Mau Sóc Trăng Bạc Liêu Hậu Giang Tp.HCM

Hình 1.5. Top 5 tỉnh dẫn đầu xuất khẩu tôm năm 2022 [12].
Mặc dù, diện tích nuôi thủy sản tại Cà Mau lớn nhưng chủ yếu từ nuôi quảng
canh của hộ dân. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước do nguồn nước thải từ quá trình
nuôi tôm và sự xuống cấp của các công trình phục vụ nuôi trồng cũng gây khó khăn
cho quá trình sản xuất tại địa phương. Đặc biệt hơn, sự thiếu sự liên kết giữa người
cung ứng nguyên vật liệu cho nghề nuôi, người nuôi và người chế biến là một vấn đề
gây khó khăn cho nuôi thủy sản bền vững tại địa phương [25].
1.4 Một số mô hình nuôi tôm hiện nay
Cùng với sự mở rộng diện tích nuôi tôm là sự ra đời của các công nghệ nuôi tôm
được ứng dụng công nghệ cao giúp cho việc nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên cơ sở của sự phát triển của ngành, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vào công
cuộc nghiên cứu và sự chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất.
1.4.1 Công nghệ nuôi tôm ít thay nước
Công nghệ này được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 2000. Trong thời gian
nuôi, khoảng thời gian 1 đến 2 tháng đầu tiên của vụ nuôi không cần thay nước, chỉ bổ
sung nước cho ao do lượng nước bị bốc hơi hay hao hụt do thẩm thấu hoặc quá trình
siphon. Đối với mô hình nuôi này, môi trường ao nuôi được định kỳ khử trùng nước và
sử dụng chế phẩm sinh học gây lại hệ vi sinh để cải thiện chất lượng nước và xử lý đáy
ao nuôi [14].

15
Ưu điểm của công nghệ này là giúp giảm lượng nước sử dụng từ đó giảm chi phí
xử lý nước. Ngoài ra, không tốn công và chi phí sang ao cũng là một trong số ưu điểm
giúp giảm chi phí sản xuất của công nghệ này. Tuy nhiên, do ít thay nước nên mật độ
tôm nuôi ở mô hình này không cao thường dưới 150 con/m2. Tôm nuôi về kích thước
lớn dễ gây nên đáy ao bị suy thoái do chất hữu cơ tích lũy, khí độc hình thành cao làm
cho tôm bị nổi đầu và dễ nhiễm bệnh. Những nhược điểm của mô hình này khiến cho
quá trình thực hiện đối với tôm nuôi mật độ cao khó thành công do sự quản lý ao nuôi
về cuối giai đoạn khó khăn, chủ yếu được áp dụng với điều kiện nuôi ở mật độ thấp từ
dưới 100 con/m2 [14].
1.4.2 Công nghệ nuôi tôm biofloc
Nuôi tôm theo công nghệ biofloc thực chất là quá trình nuôi sử dụng tập hợp các
loại vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại thành khối bông, xốp, màu vàng
nâu, với trung tâm là hạt chất rắn lơ lửng trong nước được gắn kết lại với nhau. Sử
dụng hệ biofloc trong ao nuôi với mục đích tạo các vi sinh vật giúp tối hạn chế sự tăng
cao hàm lượng khí độc (NH 3/NH4+), giúp giảm thiểu sự có mặt NH 3 trong ao nuôi.
Trong hệ thống biofloc, việc thay nước để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi được
hạn chế tối đa, thay vào đó, việc xử lý chất thải được thự hiện ngay bên trong hệ thống
nhờ vào vai trò của các vi sinh vật dị dưỡng. Cùng với đó, hạn chế các vi sinh vật gây
bệnh. Tạo nguồn thức ăn cho ao nuôi, do trong các hạt floc chứa lượng lớn hàm lượng
dinh dưỡng chủ yếu là chất đạm và béo [2].
Hệ thống biofloc giúp cho hệ số thức ăn (FCR) giảm thấp do sự chuyển hóa các
chất hữu cơ thành nguồn protein cho tôm. Trong hệ thống này, lượng lớn nitrogen
được vi sinh vật sử dụng và tạo nên các hạt biofloc. Giảm chi phí sử dụng nước trong
quá trình nuôi, do hiệu quả làm sạch nước của các vi sinh vật có trong hệ thống, hạn
chế các khí độc cho tôm giúp tăng tỷ lệ sống [16]. Tuy nhiên, do với công nghệ này
việc trao đổi nước được hạn chế cũng khiến cho tảo dễ bị phát triển quá mức và khó
kiểm soát khi hàm lượng chất thải hữu cơ trong nước quá cao. Điều này khiến cho
công nghệ này đòi hỏi kỹ thuật quản lý cao hơn so với các công nghệ khác [16].
1.4.2 Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn
So với cách nuôi truyền thống thì vụ nuôi được chia làm 2-3 giai đoạn nuôi.
Tôm được ương vèo trong bể tròn với mật độ cao, sau tháng đầu tiên, tôm được sang
ao nuôi mới. Ở giai đoạn 2 này tôm được nuôi từ 45-60 ngày. Giai đoạn 3, tôm được

16
nuôi trong vòng 25-30 ngày để đạt kích thước thương phẩm. Việc chia vụ nuôi làm 2-3
giai đoạn giúp cho môi trường ao nuôi được làm mới, dễ quản lý và hạn chế sự ô
nhiễm ao nuôi giúp cho tôm tăng trưởng nhanh [14].
Ưu điểm của công nghệ này là tôm tăng trưởng nhanh hơn khi được ương trong
ao ương trước khi được thả vào ao thương phẩm do trong ao ương dễ quản lý và đảm
bảo tính an toàn sinh học. Đối với nuôi thương phẩm ở mô hình này khá an toàn vì khi
tôm đưa ra ao nuôi đã đạt kích thước lớn rút ngắn thời gian nuôi thưong phẩm và cho
tỷ lệ sống cao hơn. Nhược điểm chính của công nghệ này là lượng nước được thay cho
mô hình này thường lớn, gây tăng chi phí cho quá trình xử lý nước. Gây ô nhiễm môi
trường do lượng nước thải ra ngoài chưa được xử lý hoặc xử lý không hoàn toàn, gây
hệ lụy cho môi trường dễ xảy ra dịch bệnh cho khu vùng nuôi.

17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài
Địa điểm nghiên cứu: Ấp Chà Là, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Thời gian nghiên cứu: 20/02/2023-03/06/2023
Đối tượng nghiên cứu: Tôm thẻ chân trắng (Litopennaeus vannamei Boone,
1931).
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Đề tài “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong ao đất lót bạt tại xã Lâm Hải, huyện Năm
Căn, tỉnh Cà Mau” được thực hiện theo nội dung ở Hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

18
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình trực tiếp thực tập tại
trại sản xuất của hộ nuôi. Số liệu thu thập từ ao nuôi số 1 và số 2.
Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, tạp chí Khoa học –
công nghệ, kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng.
2.3.2 Phương pháp xác định các chỉ số kỹ thuật
Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm được kiểm tra định kỳ 1 lần/tuần từ
ngày 30 trở đi. Thu mẫu ngẫu nhiên 15 con/ao/lần để kiểm tra sinh trưởng. Trong đó,
chiều dài được kiểm tra bằng cách đặt tôm nằm chuỗi thẳng trên thước và đo chiều dài
từ mũi chủy đến chót đuôi. Khối lượng được kiểm tra bằng cách cân mỗi tôm trên cân
điện tử. Kiểm tra tỷ lệ sống bằng cách sử dụng chài để bắt tôm 2 lần sau và trước dàn
quạt gần khu vực máy cho ăn. Một số dụng cụ dùng để kiểm tra môi trường ao nuôi
được liệt kê thông qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Dụng cụ, thiết bị đo môi trường
Yếu tố Dụng cụ Thời gian
pH Test pH 7 giờ
Độ mặn (ppt) Khúc xạ kế 7 giờ
Độ kiềm (Mg/l) Test độ kiềm 7 giờ
NH3 Test amoniac 7 giờ
NO2 Test NO2 7 giờ
Ca (ppm) Test Ca/Mg 7 giờ
Mg (ppm) Test Mg 7 giờ

2.4 Công thức tính toán


Tăng trưởng khối lượng tôm (g/con)
WG=Wt−W 0 [ 5 ]
Trong đó: WG: Tăng trưởng khối lượng tôm
Wt: Khối lượng tôm đo sau
W0: Khối lượng tôm đo trước
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (g/con/ngày)

19
Wt−W 0
DWG= [5]
T
Trong đó: DWG: Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối
Wt: Khối lượng tôm đo sau
W0: Khối lượng tôm đo trước
T: Thời gian giữa lần đo trước và sau
Chiều dài tôm được xác định bằng cách chài tôm và lấy ngẫu nhiên đo bằng
thước kẻ vạch 1 (mm).
Tăng trưởng chiều dài của tôm (cm/con)
LG=¿−L 0[5]
Trong đo: LG: Tăng trưởng chiều dài của tôm
Lt: Chiều dài tôm đo sau
L0: Chiều dài tôm đo trước
Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối theo ngày (g/con/ngày)
¿−L 0
DLG= [5 ]
T
Trong đó: DLG: Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của tôm
Lt: Chiều dài tôm đo sau
L0: Chiều dài tôm đo trước
T: Thời gian giữa lần đo trước và sau
Xác định tỷ lệ sống của tôm bằng phương pháp ước lượng (đếm số lượng tôm
qua các lần chài và ước lượng)
Tính số lượng tôm có trong ao và tỷ lệ sống của tôm
Σ Lượng tôm chài được
Tổng số tôm có trong ao= × Diệntích ao nuôi [ 5 ]
Σ Diện tích chài
ΣTổng số tôm có trong ao
Tỷ lệ sống ( % )= ×100 [ 5 ]
Σ Số tôm thả ban đầu
Phương pháp xác định năng suất và hiệu quả kinh tế
Hệ số chuyển đổi thức ăn
Tổnglượng thức ăn sử dụng
FCR= [5]
Tổng sản phẩm
Năng suất (tấn/ha)
Tổng sản phẩmthu hoạch
Năng suất= [5]
Đơn vị diện tích
Lợi nhuận (Triệu đồng/ha)

20
Lợi nhuận=Tổng thu−Tổng chi[5]
Tỷ suất lợi nhuận/vụ
TR−TC
Tỷ suất lợi nhuận= [5]
TC
Trong đó: TR: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý và tính toán về giá trị trung bình, vẽ đồ thị bằng phần
mềm Excel.

21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Cơ sở vật chất và hệ thống công trình
3.1.1 Sơ đồ hệ thống ao nuôi
Đề tài được thực hiện tại khu nuôi thuộc đại lý phân phối thức ăn của công ty
Tongwei Việt Nam. Khu nuôi có tổng diện tích 3 ha, bao gồm 2 ao xử lý nước có diện
tích khoảng 1500 m2, các ao A1 và A2 có diện tích 1200 m2, khu nhà kho là nơi sinh
hoạt và bảo quản thức ăn, thuốc, khoáng và dụng cụ. Hệ thống ao nuôi nằm cạnh với
kênh/mương nước, có độ mặn ổn định từ 25-30 ppt phù hợp với sự phát triển của tôm
chân trắng (Hình 3.1).

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống ao nuôi.


Nước biển được lấy vào ao/vuông tôm, sau đó được bơm vào ao xử lý. Tại đây
tiến hành xử lý hóa chất để tiêu diệt các mầm bệnh, khử khuẩn và tảo trong nước. Sau
khi tiến hành xử lý nước hoàn tất, nước được cấp vào hệ thống ao nuôi. Nước sau khi
nuôi và thay nước được bơm vào các ao lắng, tại đây sử dụng cá rô phi để hạn chế chất
thải từ ao nuôi ra ngoài môi trường (Hình 3.1).
Hệ thống ao nuôi được lót bạc toàn bộ. Ao nuôi có dạng hình chữ nhật được bo
tròn bốn góc để thuận tiện cho việc gom chất thải vào cống/rốn ao, giúp cho việc

22
siphon chất thải hiệu quả nhất. Độ sâu ao khoảng 2m, bờ ao rộng khoảng 1m có hệ số
mái là 1,2 m. Xung quanh các ao được làm ngăn cách bằng bạt lót ao. Hệ thống nước
thuận tiện cho việc cấp và thoát nước cho hệ thống ao nuôi (Hình 3.2).

Hình 3.2. Ao nuôi.


Xung quanh ao được ngăn cách bởi bạt HDBE tạo thành vách, nhằm ngăn chặn
các động vật nhỏ xâm nhập và gây hại cho ao nuôi. Giúp cho ao nuôi dễ quản lý và
đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
3.1.2 Thiết bị phục vụ sản xuất
Trang trại nuôi có hệ thống cấp thoát nước riêng, nước được lấy trực tiếp từ sông
được lắng tại vào vuông (Hình 3.1). Sau đó được bơm vào ao xử lý bằng máy bơm có
mã lực 4 HP dẫn qua ống nhựa PVC có đường kính 200 mm, mỗi ao có van điều khiển
nước riêng. Các ao nuôi đều có sử dụng máy bơm và ống siphon đưa ra chất thải vào
hố siphon.
Các ao nuôi được bố trí 4 dàn quạt xung quanh ao, mỗi dàn quạt có từ 9 đến 18
cánh quạt tùy vào chiều dài bờ ao với motor sử dụng để quay dàn quạt có công suất từ
2 đến 4 HP (Hình 3.2). Mỗi ao đều sử dụng kèm quạt bổ sung để tạo dòng nước và
gom chất thải hiệu quả hơn. Dàn quạt có công dụng giúp cho nguồn nước trong ao
được xáo trộn, tăng hàm lượng oxi hòa tan và phân tán oxi đều khắp ao từ bề mặt
xuống đáy. Đồng thời, tạo dòng chảy giúp gom thức ăn, phân và xác tôm về hố siphon
để dễ dàng hơn trong việc siphon làm sạch đáy ao.

23
Hệ thống sục khí được bố trí xung quanh ao là các sợi ống dẫn khí có chiều dài
từ 4-8 m. Ở các góc của bờ ao được bố trí nhiều sợi khí hơn, giúp hòa tan oxi trong ao
và tránh việc tồn động khí độc ở những góc ao. Mỗi ao được gắn từ 120 ống khí nhằm
cung cấp oxi đầy đủ cho tôm trong khi cho ăn. Hình 3.3 Một số máy móc và thiết bị
cần thiết hỗ trợ trong ao nuôi tôm.

Hình 3.3. Một số thiết bị phục vụ cho sản xuất


A. Quạt nước C. Máy thổi khí
B. Máy bơm D. Máy trộn thức ăn
Trại nuôi sử dụng hệ thống điện một pha và đèn Leg có công suất 50 W
để chiếu sáng cho khu vực ao nuôi về đêm. Ngoài ra, các thiết bị hỗ trợ như
máy bơm, bơm chìm, máy phát điện và các dụng cụ khác như: máy trộn thức
ăn, chài, máy cho ăn tự động, cân.
3.2 Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
3.2.1 Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi
Vệ sinh kiểm tra công trình và thiết bị ao nuôi
Theo Trần Ngọc Hải và ctv (2017), cải tạo ao là khâu quan trọng của quy trình
kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm. Mục đích chính của việc cải tạo ao là tạo cho tôm có
môi trường sống sạch, sạch mầm bệnh, tạo nên chất lượng môi trường nuớc ổn định.
Ao nuôi được cải tạo tốt sẽ hạn chế được sự phát triển của mầm bệnh từ vụ nuôi trước,
giúp cho vụ nuôi tiếp đạt hiệu quả và hạn chế sự phát triển bệnh [11]. Sau thu hoạch,
ao nuôi được tháo cạn nước, các ống sục khí dàn quạt được tháo dỡ để đảm bảo công
tác vệ sinh kỹ càng (Hình 3.4).

24
Hình 3.4: Vệ sinh ao nuôi
Ao nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng cách rút sạch nước và tiến hành xịt rửa ao bạt
nhằm gom chất thải phân thức ăn thừa, rong tảo vào hố siphon. Sau đó chất thải được
xả ra ngoài ao chứa nước thải bằng máy bơm.
Ao được phơi khô 7-8 ngày để diệt mầm bệnh và rong tảo bám vào bạt. Phơi ao
ít nhất 15 ngày đối với những ao đã bị nhiễm bệnh ở vụ nuôi. Khi không có nắng, ao
được ngâm bằng hóa chất diệt khuẩn chlorin với nồng độ 100-150 ppm. Sau đó, ao
được chà bằng chất tẩy rửa và tiếp tục ngâm chlorin hố siphon phơi nắng 2-3 ngày
trước khi rửa ao và cấp nước vào ao nuôi.
Đối với các dụng cụ như dàn quạt, dây ống dẫn khí, thùng, vợt được vệ sinh sạch
sẽ bằng cách sử dụng máy xịt áp suất. Đối với ống nano được ngâm bằng chlorin sau
đó sử dụng máy xịt áp suất để vệ sinh và phơi nắng. Trường hợp vụ nuôi trước ao nuôi
nhiễm bệnh, ống nano được loại bỏ và thay thế bằng ống mới. Sau khi cải tạo ao, tiến
hành kiểm tra bạt ao và vá những chổ bị rách. Các máy phát điện, bơm, máy thổi khí,
motor được kiểm tra và bảo dưỡng để tiếp tục cho vụ nuôi tiếp theo.
3.2.2 Kỹ thuật xử lý nước nuôi
Sau khi hoàn tất việc vệ sinh và lắp đặt thiết bị cho ao nuôi, nước từ ao xử lý
được bơm cấp nước vào ao nuôi được thực hiện trước khi thả giống từ 1-2 ngày. Việc
xử lý nước nuôi trước khi cấp vào ao nhằm giúp cho nguồn nước sạch các vi sinh vật
có thể gây bệnh cho tôm.
 Tại ao xử lý

25
Trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, ao xử lý được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô trước khi
cấp nước vào ao và tiến hành xử lý để phục vụ cho vụ nuôi. Nước được lấy từ sông lớn
vào vuông, cho lắng 8-10 giờ, sau đó được bơm vào ao xử lý. Hình ảnh ao xử lý và
vuông lắng được thể hiện qua Hình 3.5.

Hình 3.5: Nguồn nước lấy vào ao xử lý


Nguồn nước có độ mặn ổn định dao động từ 25-30 ppt . Nước được đưa vào ao
xử lý thông qua lướt lọc để hạn chế rác và ngăn chặn tôm cá và các sinh vật khác vào
ao. Tại đây, nước được xử lý bằng thuốc tím KMnO 4 trong 10-12 giờ kết hợp bật quạt
để dòng nước hòa tan đều hóa chất. Tiếp tục xử lý nước bằng chlorin trong 3 ngày.
Sau đó, dư lượng chlorin được kiểm tra trước khi nước được xử lý vôi nóng và vôi
canxi trong 12 giờ. Sau xử lý hoàn tất, nước có thể được bơm vào ao nuôi để sử dụng.
Khi sử dụng hóa chất cho ao xử lý, chạy quạt nước để hóa chất được hòa tan
đều, tùy theo loại hóa chất và liều lượng sử dụng mà thời gian chạy sục khí khác nhau
theo Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số loại hóa chất dùng trong xử lý nước.
Tên sản phẩm Liều lượng (ppm) Thời gian (giờ)
Thuốc tím (KMnO4) 1 10-12
Chlorin 15 68-72
Vôi CaO 20 12
Vôi CaCO3 10 12
 Tại ao nuôi

26
Nước từ ao sẵn sàng được bơm vào ao nuôi thông qua đầu van có gắn lọc vải
mịn để nhằm loại bỏ vật chất có kính thước nhỏ. Mực nước tại ao nuôi đạt 0,8-1m
nhằm giúp tạo không gian cho tôm hoạt động và ổn định môi trường. Mực nước thấp
khi tôm còn nhỏ giúp dễ quản lý và quan sát tôm.
Nhằm giúp cho tôm giảm stress khi tiếp xúc với môi trường ao nuôi mới, 2 ngày
trước khi thả giống, gây màu nước ao nuôi tạo hệ vi sinh bằng ủ hỗn hợp (Pro PZT+
Mật đường + Nước, Bảng 3.2) kết hợp sục khí trong vòng 24 giờ để vi khuẩn nhân
sinh khối. Vi sinh được bổ sung 2 liều liên tiếp trong 2 ngày vào thời điểm 7-8 giờ
sáng, đến khi màu nước ao nuôi có màu trà nhẹ.
Bảng 3.2. Công thức ủ vi sinh gây màu nước
STT Thành phần ủ vi sinh Liều lượng
1 BZT 250g/1000m3
2 Mật đường 1,5 lít
3 Nước sạch 50 lít.
3.2.3 Kỹ thuật chọn giống và thả giống
 Chọn giống
Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2006) chất lượng con giống rất quan trọng và
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của vụ nuôi. Việc kiểm tra và chọn lựa con giống
nhằm đảm bảo đàn giống có khả năng sinh trưởng tốt, có tỷ lệ sống cao [4]. Trại nuôi
chọn con giống CP Vũng Tàu, đây là một trong những công ty có tôm đạt chất luợng
ổn định và được nhiều người lựa chọn tại khu vực. Trước khi tiến hành thả giống, tôm
giống được kiểm tra và đánh giá thông qua các đặc điểm hình thái bên ngoài được nêu
trong Bảng 3.3. Tôm giống được đóng trong các túi nhựa bóng có bơm oxy với kích
thước 15x40 cm, mỗi túi chứa khoảng 1500 postlarva.
Bảng 3.3: Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng và chọn lựa tôm giống
Chỉ tiêu Yêu cầu
Kích cỡ Tỷ lệ đồng đều trên 95%
Màu sắc Màu sắc tươi sáng, đặc trưng của loài
Hình dạng Đầy đủ phụ bộ, không dị tật, không dị hình.
Phản xạ Hoạt động của con giống linh hoạt, khi bị khấy đảo dòng nước
thì những cá thể tôm giống khỏe mạnh sẽ có xu hướng bơi

27
ngược dòng nước hoặc bung tỏa ra.
Đường Đường ruột đầy đặn, không bị đứt khúc.
ruột
 Thả giống
Tôm giống rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường ao nuôi, việc kiểm tra các
thông số môi trường ao nuôi trước khi thả là điều rất quan trọng [11]. Môi trường ao
nuôi tại trại được thể hiện trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Yếu tố môi trường trước khi thả giống
Ao Nhiệt độ Độ mặn pH Độ kiềm NH3
nuôi (0 C) (ppt) (mg/l) (ppm)
1 26 30 7.8 110 0
2 26.5 30 8.1 120 0
Trước khi thả giống, trại nuôi thông báo cho nơi cung cấp giống về các thông số
môi trường của ao, chủ yếu đối với độ mặn để công ty cung cấp giống thuần hóa con
giống về độ mặn phù hợp tại ao nuôi.
Các tính toán liên quan đến mật độ và lợi nhuận dự kiến được thực hiện trước
khi thả tôm nhằm ránh trường hợp thả quá dày hoặc quá thấp gây ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế cho vụ nuôi (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Chỉ tiêu ao và mật độ nuôi.
Ao A1 A2
Chỉ tiêu
Diện tích (m2) 1200 1200
Kích cỡ giống PL12 (9 mm) PL12 (9 mm)
Số lượng thả (con) 216.000 228.000
Mật độ thả (con/m2) 180 190
Nguồn giống CT CP Vũng Tàu CT CP Vũng Tàu
Trước khi thả giống, vitamin C được bổ sung bằng cách tạt đều quanh khu vực
ao nhằm giúp cho tôm tránh bị sốc và tăng cường sức khỏe tăng sức đề kháng cho tôm
giống. Thời điểm thả giống là khi trời mát, vào lúc buổi chiều hoặc sáng sớm khoảng
từ 5 giờ đến 6 giờ sáng. Con giống được thả là postlarvae 12 có chiều dài khoảng
9mm. Thao tác mở bao và thả tôm giống cần nhanh gọn, đảm bảo không còn tôm dính
vào sót lại trong túi. Tôm được thả cách bờ khoảng 1,5 – 2m nhằm tránh cho tôm

28
giống bị dạt vào và dính trên bờ ao và nên thả gần dòng chảy của quạt nước để cho
tôm giống được dòng nước khuếch tán đều ao.
Các túi chứa tôm được thả xuống ao 15-20 phút nhằm giúp cân bằng nhiệt độ
môi trường giữa ao nuôi và bên trong túi chứa con giống, giúp cho tôm sau khi được
thả ra ngoài môi trường ao không bị sốc (Hình 3.6).

Hình 3.6. Cân bằng nhiệt độ cho tôm giống trước khi thả.
3.2.4 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý
 Thức ăn
Thức ăn là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu đối với vật nuôi giúp cho sự phát
triển, tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. Chất lượng và phương thức sản xuất
thức ăn còn quyết định đến hệ số thức ăn trong nuôi trồng cao hay thấp từ đó sẽ quyết
định đến hiệu quả kinh tế. Trong nuôi tôm thức ăn chiếm tổng khoảng 40 - 50% tổng
chi phí cho toàn bộ vụ nuôi [4].
Vì thế trong nuôi tôm, việc chọn lựa thức ăn thích hợp bảo đảm chất lượng tốt,
giá thành ổn định. Bên cạnh đó kỹ thuật cho ăn và điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày
phù hợp sẽ giúp cho đạt được hiệu quả trong sản xuất. Cùng với việc quản lý thức ăn
chặt chẽ, giúp cho môi trường nước nuôi ổn định. Đối với mỗi giai đoạn nuôi, tôm
được sử dụng các loại thức ăn khác nhau về yếu tố dinh dưỡng, kích cỡ hạt thức ăn
phù hợp cho từng giai đoạn và cỡ ăn mồi của tôm (Bảng 3.6).

29
Bảng 3.6. Thành phần dinh dưỡng và các loại thức ăn sử dụng.
Mã số thức ăn
Thành phần dinh GAP Super No.981 No.982 No.983S No.983
dưỡng PL #3 fast
Độ ẩm (%) max 10 11 11 11 11 11
Protein thô (%) min 45 48 40 40 40 40
ME (Kcal/kg) min 0 3300 3100 3100 3100 3100
Béo thô (%) min 6 4 4 4 4 4
Xơ thô (%) max 3 10 10 10 10 10
Canxi (%) min 0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Phốt pho tổng số (%) 0,25 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6
min
Lysine tổng số (%) min 0,25 2,2 1,4 1,4 1,4 1,4
Methionine + Cystine 0 1,1 0,6 0,6 0,6 0,6
tổng số (%) min
Ethoxyquin (ppm) max 150 0 0 0 0 0
Hình dạng Bột Bột Mảnh Mảnh Viên Viên
nhỏ lớn 1.2 mm 1.4mm
Thức ăn sử dụng tại trại nuôi là từ Công ty Tongwei Việt Nam được phối trộn
với các nguyên liệu như bột cá, khô dầu đậu nành, dầu cá, lecithin, các acid amin,
vitamin và khoáng chất. Tỷ lệ thành phần thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và các yếu tố
cần thiết cho sự phát triển của tôm nuôi trong từng giai đoạn (Bảng 3.6).
 Sản phẩm hỗ trợ
Trong nuôi tôm, ngoài sử dụng thức ăn đã được phối trộn theo tiêu chuẩn sản
xuất, thức ăn còn được bổ sung các sản phẩm hỗ trợ cho sự phát triển và phòng bệnh
cho tôm được nêu trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Một số sản phẩm hỗ trợ cho sự phát triển của tôm sử dụng tại trại nuôi.
Sản Thành phần Công dụng Liều
phẩm lượng
Super P, K, Mg, Ca, dung Cung cấp khoáng chất cần thiết cho sự 3-5 ml/kg
remix môi nước phát triển. Hỗ trợ lột xác, cứng vỏ
nhanh, giảm hiện tượng cong thân,
30
đục cơ.
V809 Propionic acid, Cung cấp acid hữu cơ và các acid 5-10
lactic acid, fumaric amin cần thiết cho sự phát triển. Ổn hệ ml/kg
acid, threonine, vi sinh vật đường ruột. Cải thiện tiêu
glutamin acid, hóa, tránh đứt ruột, lỏng. Hỗ trợ tẩy
dung môi nước. ký sinh trùng trong đường ruột tôm.
Mantol Sorbitol, Garlicin, Giúp tiêu hóa tốt, tăng cường chức 3-5 ml/kg
Propionic acid, năng của gan, tăng trưởng nhanh và tỷ
Formic acid, Lactic lệ sống cao.
acid, dung môi
nước.
Biolacto Bacillus subtilis, Bổ sung hệ vi sinh vật, enzym có lợi 3-7 g/kg
Bacillus polymyxa, vào thức ăn. Tăng khả năng tiêu hóa
Bacillus và hấp thu chất dinh dưỡng, giúp ổn
lichenniformic, định khi có dấu hiệu tiêu hóa kém,
amylase, chất ruột nhỏ, lỏng.
mang.
Anion B-Glucan, Lysine, Ngăn chặn EHP, hoại tử cơ, đục thân. 2 -5g/ kg
Cu, chất mang. Chặn hồng thân, cung cấp acid amin
và khoáng chất cần thiết. Giúp tăng
sức đề kháng, kích thích tôm sử dụng
thức ăn.
Các sản phẩm bổ trợ được sử dụng trong nuôi tôm chủ yếu là các sản phẩm giúp
tiêu hóa tốt, cung cấp chất khoáng vitamin, bổ sung enzim và các vi sinh có lợi vào
đường ruột hỗ trợ gan hệ tụy tốt hơn. Cùng với đó, cung cấp một số kháng sinh phòng
bệnh trên tôm ở mức cho phép, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm.
 Kiểm tra theo dõi
Trong quá trình nuôi, mẫu nước được thu và gửi phân tích tại Phòng xét nghiệm
định kì 2-3 ngày. Các chỉ tiêu phân tích gồm thông số môi trường ao nuôi, lượng
Vibrio tổng số, đánh giá cảm quan gan tụy và phân trắng. Theo dõi tốc độ tăng trưởng
của tôm hằng tuần để định mức lượng thức ăn hằng ngày.

31
 Chế độ cho ăn
Lượng thức hằng ngày đối với tôm nhỏ, sử dụng thức ăn có thành phần dinh
dưỡng cao và hạt thức ăn nhỏ, chia làm 4 cữ trong ngày (Bảng 3.8). Quạt nước được
tắt 30 phút trước khi cho ăn nhằm hạn chế dòng nước cuốn thức ăn, gây hao hụt thức
ăn, hệ số FCR tăng cao và gây ô nhiễm nguồn nước ao nuôi. Sau khi cho ăn 2 giờ, quạt
nước được bật trở lại.
Bảng 3.8. Khẩu phần ăn/ngày tính theo phần trăm của tôm dưới 30 ngày tuổi.
Giờ ăn Khẩu phần ăn tính theo phần trăm
6 giờ 25%
9 giờ 30 25%
13 giờ 30 25%
17 giờ 25%
Sau mỗi cữ ăn khoảng 90 phút, lượng thức ăn được kiểm tra bằng cách dùng vợt
xúc nền đáy xung quanh bờ ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn ở các cử kế tiếp theo.
Thông thường lượng thức ăn sẽ được giảm vào buổi trưa thời tiết nóng nắng hoặc khi
mưa lớn. Bắt đầu từ ngày 30 trở về sau, tôm đạt cỡ lớn khoảng từ 1-1,5 g/con chuyển
qua sử dụng thức ăn có kích cỡ hạt lớn hơn với mã số thức ăn No.982 (Bảng 3.6). Giai
đoạn này, tôm đã đạt trọng lượng lớn nên việc cho ăn không chia theo cữ như lúc nhỏ
mà sử dụng máy cho tôm ăn tự động. Thức ăn sau khi được trộn và cho vào máy cho
ăn, máy được điều chỉnh thời gian và phun đều thức ăn trong khu vực.
Thời gian bắt đầu cho tôm ăn là lúc 5 giờ 30 và kết thúc lượng thức ăn trong
máy vào lúc khoảng 20 giờ. Trong quá trình cho ăn, thường xuyên kiểm tra nhá để
điều chỉnh máy cho ăn và cho thức ăn vào máy. Điều chỉnh thời gian phun và lượng
thức ăn bằng thiết bị điều khiển Timer (Hình 3.7).

32
Hình 3.7. Máy cho ăn (A) và thiết bị điều chỉnh (B)
Sử dụng máy và thiết bị điều chỉnh thức ăn giúp dễ dàng quản lý lượng thức ăn
phun xuống ao, nhằm tránh dư thừa thức ăn trong ao gây ô nhiễm nước. Gây nên các
vấn đề khí độc trong ao và sự phát triển mạnh của tảo.
 Kỹ thuật cho ăn
Đối với mỗi giai đoạn nuôi khác nhau sử dụng kỹ thuật cho ăn khác nhau với
thành phần dinh dưỡng và kích thước khác nhau (Bảng 3.9). Ở giai đoạn tôm nhỏ, thức
ăn được sử dụng với kích thước hạt mịn, mỏng nên cho ăn bằng tay rải thức ăn đều
xung quanh ao và gần bờ để tôm có thể sử dụng thức ăn hiệu quả (Hình 3.8). Do giai
đoạn này tôm chủ yếu tập trung xung quanh mé bờ ao theo đàn.

Hình 3.8. Cho tôm ăn giai đoạn nhỏ


Vì hạt thức ăn mảnh nhỏ nên khi cho ăn sẽ được hòa với nước để khi tạt thức ăn
xung quanh gần bờ ao tránh việc gió bay thức ăn. Khi chuyển sang thức ăn dạng viên
mã số No.982, tôm được cho ăn hoàn toàn bằng máy tự động. Đồng thời, nhá cho ăn
cũng được bố trí vào ao để kiểm tra theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn (Bảng 3.9).

33
Bảng 3.9. Phương pháp cho ăn theo giai đoạn và thời gian kiểm tra nhá thăm
tôm.
Ngày Khối lượng Mã số thức Phương pháp cho ăn Thời gian kiểm tra
nuôi (g) ăn
1-9 - GAP PL #3
6 – 15 - Super fast Bằng tay
14- 27 - No.981
25- 40 1-1,5 No.982
39-50 3-3,5 No.983s Bằng máy 30-60 phút
50> 8 No.983
Giai đoạn đầu chưa sử dụng nhá để kiểm tra thức ăn, hằng ngày sau 1 giờ cho ăn
dùng vợt cào trên nền đáy trong vùng vẩy thức ăn để kiểm tra lượng thức ăn thừa để
điều chỉnh. Khi tôm lớn đã sử dụng nhá, thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm thông
qua nhá để đánh giá tình hình sử dụng thức ăn của tôm và điều chỉnh thời gian phun
thức ăn. Tránh gây dư thừa lượng thức ăn ảnh hưởng đến môi trường nước. Lượng
thức ăn hằng ngày cho tôm ăn được điều chỉnh thông qua tỷ lệ phần trăm lượng thức
ăn còn thừa hay thiếu trong nhá mà điều chỉnh cho phù hợp (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Phương pháp điều chỉnh lượng thức ăn.
Tỉ lệ thức ăn còn lại Lượng điều chỉnh
<5% Tăng 5 – 10 % so với lần trước
5 – 10 % Giữ nguyên
>10 % Giảm 5 – 10% so với lần trước
Việc kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn, nhằm đảm bảo thức ăn phun xuống
ao và lượng thức ăn cho vào nhá được tôm sử dụng hiệu quả. Nếu kiểm tra, lượng thức
ăn trong nhá còn ít hơn 5% thức ăn đã cho vào nhá, lượng thức ăn được tăng lên 5-
10% và rút ngắn thời gian máy cho ăn tăng thời gian quay của máy cho ăn. Nếu lượng
thức ăn thừa từ 5-10% thì có thể giữ nguyên hoặc cắt giảm thức ăn khoảng 5 %. Nếu
thức ăn trong nhá còn thừa hơn 10% thì cắt giảm ngay 5-10% lượng thức ăn so với cử
trước.
Thông qua việc quản lý giai đoạn phát triển và điều chỉnh lượng thức ăn hằng
ngày cho tôm ăn, tránh việc gây dư thừa giúp cho hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
trong nuôi tôm thấp (Bảng 3.11).

34
Bảng 3.11. Kết quả chuyển đổi hệ số thức ăn
Lượng thức ăn (kg)
Ngày nuôi Mã số thức ăn
Ao A1 Ao A2
1-9 GAP PL #3 7,180 7,860
7-16 Super fast 17,400 20.100
15- 27 No.981 111,8 111,8
25- 40 No.982 421 396.5
39- 59 No.983S 1520 1570
58-70 No.983 1315 1500
Tổng 3392 3606
FCR 1,07 1,12
Trong chăn nuôi hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cho thấy tôm hấp thụ thức ăn
tốt và lượng thức ăn dư thừa không cao. Điều đó cho thấy, kết quả của vụ nuôi lợi
nhuận cao hay thấp phụ thuộc phần lớn hê số chuyển đổi thức ăn (FCR), FCR càng
cao lợi nhuận càng thấp hoặc không có.
3.3 Kỹ thuật quản lý môi trường ao nuôi
3.3.1 Biến động độ mặn
Độ mặn của nước biển được cấu thành từ một số muối chủ yếu như: NaCl,
MgCl2, MgSO4, CaSO4, K2SO4, CaCO3 [4]. Độ mặn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và
tỷ lệ sống của tôm, một số đối tượng tôm phổ biến hiện nay như tôm chân trắng, tôm
sú có thể sống thích nghi với ngưỡng độ mặn thấp khoảng 5-10 ppt hoặc thấp hơn. Khi
độ mặn trở nên quá cao 45-60 ppt có thể làm cho tôm chết. Tôm thẻ chân trắng có khả
năng sống thích nghi với độ mặn từ 0,5-45 ppt [5].
Độ mặn tại trại nuôi biến động suốt vụ nuôi, được thể hiện qua Hình 3.9. Tuy
nhiên, nhìn chung độ mặn ao nuôi vẫn tương đối ổn định. Do vị trí ao nuôi gần nơi tiếp
giáp biển nên độ mặn của nguồn nước luôn ổn định. Độ mặn luôn duy trì ở mức từ 25-
30 ppt. Vào những thời điểm nắng cao, độ mặn ao tôm luôn đạt mốc cao từ 29-30 ppt
do nước bị bốc hơi cao nên lượng muối trong nước cao. Và khi thời tiết mát, trời mưa
lớn lượng nước ngọt hòa vào làm cho mực nước dâng lên dẫn đến độ mặn bị giảm
xuống nhưng sự giảm độ mặn không quá cao, vẫn giữ sự ổn định trong ao nuôi.

35
33.0
32.0 A1 A2
31.0
30.0
29.0
Nhiệt độ (ppt)
28.0
27.0
26.0
25.0
24.0
23.0
22.0
21.0
Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tuần nuôi (tuần)

Hình 3.9. Sự biến động độ mặn trong 2 ao nuôi A1 và A2.


Quản lý độ mặn tại ao nuôi được tính toán khi lựa chọn vị trí đặt ao nuôi và khảo
sát sự dao động độ mặn và lượng nước lên xuống của vùng nuôi. Đảm bảo lượng nước
luôn được chủ động cấp phục vụ trong quá trình nuôi như thay nước và cấp nước cho
ao nuôi.
3.3.2 Biến động pH
pH là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng.
Trong các ao nuôi tôm, pH biến biến động rộng trong ngày sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp
đến tôm như làm tôm nuôi bị tổn thương phụ bộ và mang, khiến tôm bị mềm vỏ sau lột
xác khi pH thấp. Khi độ kiềm trong ao nuôi thấp làm giảm độ pH, dù ở ngưỡng chưa
gây hại đến tôm nhưng có thể gây thiếu CO 2 và ảnh hưởng đến tảo quang hợp. Khi
hàm lượng ammonia và pH cao sẽ làm tăng độc tính của NH 3 gây độc hoặc chết tôm
cá [4].
pH trong ao nuôi thường biến đổi giữa buổi sáng và chiều. Thông thường pH
vào buổi sáng thường giảm thấp khi trời mát bởi vì vào lúc này sự quang hợp của tảo
diễn ra yếu. Do cường độ ánh sáng chiếu không cao, nên hàm lượng CO 2 tiêu thụ ít
nên lượng pH trong ao thấp và tăng cao vào thời điểm nắng gắt trong ngày. Qua Hình
3.10 cho thấy sự biến động của pH trong suốt vụ nuôi ở cả 2 ao A1 và A2 tương đối ổn
định và sự biến động luôn nằm trong ngưỡng pH cho phép tôm phát triển. Mặc dù sự
biến động của pH trong vụ luôn nằm ở ngưỡng cho phép, nhưng vào tuần 3 – 5 pH có
sự biến động lớn. Do tại thời điểm này thời tiết có sự thất thường nắng lớn vào buổi
sáng, đổ mưa vào cuối buổi chiều và có sự dư thừa thức ăn nên mật độ tảo tăng cao ở 2

36
ao dẫn đến sự biến động pH lớn. Về cuối vụ nuôi, do hàm lượng chất thải tan nhiều
trong nước tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh, đặc biệt là là khi thời tiết ánh sáng
mạnh pH tăng nhanh.

A1 A2
8.4
8.3
8.2
8.1
pH

8.0
7.9
7.8
7.7
7.6
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần
10
Tuần nuôi (tuần)

Hình 3.10. Sự biến động pH trong 2 ao nuôi A1 và A2.


Tại ao nuôi, pH trong ao được quản lý bằng cách bón vôi CaO giúp ổn định hệ
đệm. Tiến hành bón vôi định kỳ 2 ngày 1 lần vào ban đêm, bón vôi nóng CaO với
lượng 10kg/1000m3. Hòa tan vôi và xả nước vôi xuống cạnh dàn quạt để dòng nước
giúp cho vôi nhanh chóng khếch tán đều khắp ao. Kết hợp sử dụng khoáng định kỳ 2
ngày lần xen kẽ đánh vôi và khoáng, việc đánh khoáng cũng tương tự như vôi, và kết
hợp sử dụng chế phẩm vi sinh giúp cho tảo ao nuôi phát triển ổn định ở mức cho phép.
Nước ao được thay khi pH trong ao nuôi quá cao và sự phát triển của tảo quá mạnh.
3.3.3 Độ kiềm
Độ kiềm là yếu tố quan trọng trong ao nuôi tôm giúp cân bằng sự biến động của
pH. Trong nước biển, độ kiềm thường ở mức >116 mg CaCO 3/L. Độ kiềm ở mức tốt
nhất trong ao nuôi tôm ở ngưỡng từ 80-160 mg CaCO3/L. Đối với tôm chân trắng chỉ
số độ kiềm thích hợp từ 140-160 mg CaCO3/L. Trong ao nuôi, một số nguyên nhân
làm cho độ kiềm thường thấp là do độ mặn nước nuôi thấp, nước nhiễm phèn, chế độ
và lượng nước thay ít kèm với đó sự phát triển của các sinh vật, ốc, hà, giun. Độ kiềm
ao nuôi thấp khiến cho tôm bị hiện tượng mềm vỏ và không lột vỏ được, còn gây nên
sự thay đổi lớn của pH khó khống chế [5]. Tại ao nuôi, độ kiềm có biến đổi nhưng
luôn nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển (Hình 3.11).

37
A1 A2
180
160
140
mg CaCO3/L

120
100
80
60
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần
10
Tuần nuôi (tuần)

Hình 3.11. Sự biến động độ kiềm trong 2 ao nuôi A1 và A2


Hình 3.11 cho thấy, sự dao động của độ kiềm không quá cao và có xu hướng
tăng nhanh ở thời gian cuối vụ nuôi, do độ mặn ao nuôi vào thời gian nuôi lâu có sự
giảm độ mặn do sự pha loãng của nước mưa và quá trình thay và cấp nước nhưng
không quá cao. Độ kiềm ở 2 ao nuôi A1 và A2 có sự biến động trong suốt thời gian
nuôi trong khoảng 120 mg CaCO3/l đến đến 160 mg CaCO3/l.
Trong quá trình nuôi, giống như phương pháp ổn định pH trại thường sử dụng
vôi nóng CaO và khoáng Mix để ổn định độ kiềm. Định kỳ sử dụng 2 ngày 1 lần đánh
xen kẽ vôi CaO và khoáng Mix.
3.3.4 Biến động canxi và magie
Trong ao nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với động vật giáp xác ion Ca 2+ có vai
trò quan trọng giúp tạo vỏ cứng, còn đối với các loại thực vật thủy sinh trong ao nuôi
Mg2+ cần thiết cho quá trình tạo chất diệp lục trong thân để thực hiện quá trình quang
hợp. Ngoài ra, sự có mặt của 2 ion Ca 2+ và Mg2+ trong ao nuôi tạo nên độ cứng cho
nước [9].
Độ cứng được điều chỉnh và bổ sung để ổn định thông qua sử dụng chất bổ trợ
trong quá trình nuôi như cung cấp khoáng, vôi nóng, vôi canxi. Liều lượng sử dụng
tùy vào điều kiện ao nuôi thực tế và kinh nghiệm của người nuôi và hướng dẫn nhà sản
xuất.
3.3.5 Biến động của khí độc
Trong ao nuôi tôm thương phẩm ammonium và nitrite rất độc đối với tôm nó
ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống như làm rối loạn chức năng điều hòa áp suất

38
thẩm thấu, giảm khả năng vận chuyển của máu. Ammonium có thể tồn tại dưới dạng
NH3 hoặc NH4+ phụ thuộc vào yếu tố pH trong ao nuôi. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa
đạm ammonium nhờ sự hoạt động của vi khuẩn nitrosomonas tạo ra nguồn nitrite, tiếp
đến vi khuẩn nitrobacter tiếp tục chuyển hóa nitrite thành nitrate và được thực vật khác
sử dụng. Nồng độ NO2 trong ao nuôi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pH, nhiệt
độ khi nhiệt độ hạ thấp vi khuẩn nitrobacter nhạy cảm hơn vi khuẩn nitrosomonas vì
thế hàm lượng NO2 thường cao hơn [5].
Hình 3.12 và Hình 3.13 cho thấy trong ao nuôi tôm, sự hình thành NH 3 và NO2
ngày càng tăng cao về cuối vụ nuôi. Do lúc này hàm lượng chất thải, thức ăn, xác tảo
và vỏ lột của tôm tôn tại ngày càng nhiều tạo điều kiện cho sự hình thành khí độc.

0.25 A1 A2

0.2

0.15
Mg/L

0.1

0.05

0
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần
10
Tuần nuôi (tuần)

Hình 3.12. Sự biến động NH3 ở 2 ao nuôi

39
0.5 A1
Mg/L

0.4

0.3

0.2

0.1

0.0
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần
Tuần nuôi (tuần) 10

Hình 3.13. Sự biến động NO2 trong 2 ao nuôi A1 và A2.


Để quản lý khí độc trong ao nuôi, trước hết cần quản lý lượng thức ăn hằng ngày
cho tôm ăn vừa đủ không để tồn đọng trong ao nuôi. Bằng cách xem nhá kiểm tra
lượng thức ăn tôm ăn và quản lý mật độ tảo phù hợp trong ao nuôi, thường xuyên
siphon thức ăn và chất thải trong ao.
Khi hàm lượng khí độc gia tăng, ta sử dụng một số loại thuốc để xử lý ao nuôi
như Yuca nhằm làm giảm lượng khí độc xuống. Nếu khí độc tăng cao cách giải quyết
nhanh nhất tiến hành thay nước cho ao nuôi nếu đủ điều kiện thay nhiều lần, thay nước
vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát nhằm giúp giảm sốc cho tôm. Ngoài việc thay nước
ao nuôi tôm để giảm hàm lượng khí độc và tảo phát triển mạnh, đồng thời chúng ta có
thể sử dụng các chế phẩm (Bảng 3.12).
Bảng 3.12. Mức độ sử dụng các chế phẩm ao nuôi.
Mức độ Tên thuốc, vi
Liều lượng Ghi chú
sử dụng sinh, hóa chất.
Thường Sử dụng khi thay và cấp
EDTA 0,5 kg/1000 m3
xuyên nước mới vào ao nuôi
Sử dụng định kì 2 ngày 1
Khoáng PRO
2 Kg/ 1000 m3 lần nhằm cung cấp khoáng
MIX
cho tôm
Vôi 10 Kg/1000 m3 Sử dụng định kì 2 ngày 1
lần

40
Mật đường 1,5 L/1000 m3 Sử dụng ủ vi sinh hằng ngày
Sử dụng hằng ngày duy trì
Pro PZT 250 g/1000 m3
tảo trong ao
Sử dụng khi ao nuôi bị nhớt
Pro F 0,5 Kg/ 1000m3
bạt, dơ đáy ao.
Sử dụng khi khí độc NH3
Yuca 1 L/2000-4000 m3
và NO2 tăng cao
Thỉnh
G172 1 Lit/1000 m3 Hỗ trợ gan cho tôm
thoảng
Sử dụng khi hàm lượng
Alumax 0,5Kg/2000-3000 m3
phèn trong nước cao
Sử dụng khi ao nuôi nhớt
S10 320 g/1000m3
bạt.
Việc sử dụng các chế phẩm trong Bảng 3.12 nhằm để giúp ổn định môi trường
nước và giúp hạ khí độc, phân hủy xác tảo trong ao. Tạo môi trường nước ổn định giúp
tôm phát triển ổn định.
3.4 Kỹ thuật phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
Ngoài việc quản lý lượng thức ăn và sự biến động môi trường ao nuôi, thì phòng
và trị bệnh cho tôm là biện pháp cần thiết trong quá trình nuôi. Việc sử dụng các biện
pháp theo dõi và phòng bệnh ao nuôi giúp người nuôi phát hiện những dấu hiệu bất
thường của tôm và sự xuất hiện của mầm bệnh. Để đưa ra những biện pháp xử lý
nhanh chóng và hiệu quả [11].
Những biện pháp phòng bệnh được thực hiện trong quá trình nuôi như: xây dựng
hệ thống ao nuôi cách xa khu nhà dân, xung quanh bờ ao được bao vây hạn chế sự
xâm nhập của nguồn lây và gây bệnh. Hoạt động chăm sóc, quản lý ao nuôi diễn ra
đảm bảo an toàn sinh học giữa các ao và môi trường bên ngoài ao. Cải tạo ao và các
thiết bị phục vụ ao nuôi được vệ sinh sạch sẽ diệt sạch mầm bệnh. Xử lý nguồn nước
đầu vào kỹ càng.
Hằng ngày, kiểm tra tình trạng của tôm thông qua việc kiểm tra nhá thức ăn,
quan sát các cơ quan chủ yếu như: màu sắc tôm, gan tụy, đường ruột để phát hiện dấu
hiệu bất thường trên tôm (Bảng 3.13). Đồng thời, chất lượng nước ao nuôi, mẫu tôm

41
được gửi mẫu kiểm tra định kỳ 2-3 lần/tuần tại Trung tâm phục vụ kỹ thuật Tongwei
tại Cà Mau.
Bảng 3.13. Chỉ tiêu dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe tôm [4].
Bộ phận Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe tôm
Tôm bình thường Tôm không bình thường
Gan Màu nâu, quanh có bao gan Màu vàng nhạt, bị teo lại
màu trắng, tròn và căng. hoặc sưng to.

Ruột Có màu của thức ăn, căng và Có màu khác màu thức ăn,
liên tục. bị đứt khúc, lỏng lẻo.
Mang Màu sáng, không bị kí sinh Màu đen, vàng bị kí sinh
bám. bám.
Hình dạng Không bị dị hình, dị tật. Thân bị cong không duỗi
cơ thể thẳng lại được, dị tật.
Vỏ Sáng bóng, nhìn được nội Màu sậm, trên thân có nhiều
quan bên trong. đốm đen.
Phần phụ Các đôi anten, đuôi không bị Các đôi anten bị đứt, đuôi bị
mòn. đứt một phần.
Bổ sung các chất hỗ trợ được trộn vào thức ăn, nhằm tăng sức đề kháng ngăn
chặn một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm như: hồng thân, phân trắng, suy gan cấp
tính. Ổn định hệ gan tụy cho tôm, giúp đường ruột tôm khỏe mạnh. Đồng thời định kỳ
bổ sung kháng sinh vào thức ăn liên tục 3 ngày vào cử đầu tiên trong ngày định kỳ 7
ngày/lần với liều lượng 2g/kg thức ăn giúp cho vi khuẩn bị ức chế, nâng cao sức đề
kháng tăng cường phòng bệnh cho tôm.
 Trị bệnh
Bệnh phân trắng (WFD): Khi tôm có dấu hiệu bệnh, kiểm tra sàng ăn sẽ thấy
phân tôm có màu trắng hoặc trắng xám trên sàng hoặc nổi hẳn lên mặt nước, phân tôm
có nhớt. Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, đường ruột bị đứt đoạn, tôm bị óp, chậm lớn và có dấu
hiệu tôm rớt.
Biện pháp phòng bệnh: Cải tạo ao nuôi sạch sẽ, phơi ao kỹ càng. Nước được xử
lý và diệt khuẩn, kiêm tra các yếu tố môi trường và khí độc.
Trị bệnh: Nâng cao liều kháng sinh so với thời gian phòng bệnh và giảm lượng
thức ăn. Thay nước 50% khi có dấu hiệu xuất hiện bệnh, đồng thời xử dụng iodine
42
hoặc vikon để diệt khuẩn ao nuôi. Sau đó cấy lại vi sinh trong ao nuôi. Tăng cường
men vi sinh, acid hữu cơ để giảm vi khuẩn đường ruột. Thường xuyên kiểm tra tăng
trưởng tôm, nếu phát hiện dấu hiệu tôm chậm tăng trưởng kéo dài. Thu hoạch ngay khi
tôm bắt đầu hao hụt.
3.5 Theo dõi tốc độ tăng trưởng
3.5.1 Tăng trưởng về khối lượng của tôm
Qua biểu đồ dưới cho thấy, khối lượng tôm ở 2 ao A1 và A2 đều tăng trưởng
liên tục từ ngày nuôi 30 cho đến cuối vụ nuôi (Hình 3.14).

17.5 A1 A2
15
12.5
10
g/con

7.5
5
2.5
0
Ngày 30 Ngày 37 Ngày 44 Ngày 51 Ngày 58 Ngày 65 Ngày 70
Ngày nuôi (ngày)

Hình 3.14. Khối lượng của tôm qua các giai đoạn
Xem Hình 3.14 cho thấy khối lượng tôm ở 2 ao nuôi đều có xu hướng tăng lên,
trong đó ao A1 có sự tăng trưởng về khối lượng cao hơn A2. Nhưng nhìn chung, ở cả
2 ao đều không có sự chênh lệch quá lớn.
3.5.2 Tăng trưởng khối và khối lượng tuyệt đối
Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi tôm tăng trưởng về khối lượng
(WG) và tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG) rất quan trọng, quyết định đến hiệu
quả trong nuôi trồng (Hình 3.15).

43
WG A1 WG A2
DWG A1 DWG A2
3.50 0.50
0.45
3.00
0.40
2.50 0.35

g/ngày/con
g/con

2.00 0.30
0.25
1.50 0.20
1.00 0.15
0.10
0.50
0.05
0.00 0.00
Ngày 37 Ngày 44 Ngày 51 Ngày 58 Ngày 65 Ngày 70
Ngày nuôi (ngày)

Hình 3.15. Sự biến động về tăng trưởng khối lượng (WG) và khối lượng tuyệt đối
theo ngày (DWG) trong thời gian nuôi từ ngày 30-70.
Trục tung bên trái thước đo giá trị cho biểu đồ hình cột (WG).
Trục tung bên phải thước đo giá trị cho biểu đồ đường (DWG).
Qua hình 3.15 cho thấy, tăng trưởng về khối lượng tôm có sự không đồng đều
qua mỗi giai đoạn trong vụ nuôi. Tăng trưởng khối lượng (WG) cao nhất ở giai đoạn
ngày nuôi từ 37 – 44 ở hai ao A1 đạt (1.49 g – 2.88 g), ao A2 đạt (1.50 g – 2.58 g). Và
tăng trưởng nhanh trở lại vào giai đoạn ngày nuôi 51 – 58 ở hai ao A1 (2.50 g – 3.19
g), A2 đạt (2.50 g – 3.22 g). Tăng trưởng khối lượng tôm giảm vào thời gian nuôi từ
ngày 44 – 51 có sự tăng trưởng chậm ở cả hai ao A1 (2.88 g – 2.50 g), A2 (2.58 g –
2.50 g) và tiếp tục giảm ở những giai đoạn về sau từ ngày nuôi 58 -70 (Hình 3.15).
Tăng trưởng về khối lượng (WG) từ đầu vụ nuôi tôm tăng trưởng chậm và tăng
trưởng nhanh ở thời gian giữa vụ nuôi và bắt đầu giảm về sau. Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này do NH3 có sự biến động không ổn định và có dấu hiệu tăng cao vào thời
gian từ tuần nuôi thứ 6 trở về sau, cao nhất vào cuối vụ nuôi ao A1 đạt ngưỡng 0.24 và
ao A2 đạt ngưỡng 0.21 (Bảng 3.12). Cùng với sự không ổn định của NH 3 dẫn đến sự
biến động của NO2 từ tuần thứ 4 và tăng cao vào tuần thứ 6 trở về sau (Bảng 3.13). Do
việc quản lý môi trường ao nuôi không chặt chẽ khiến lượng thức ăn dư thừa, tảo tàn
và chất hữu cơ tích lũy trong ao gây hàm lượng khí độc tăng khiến cho tôm tăng
trưởng chậm.
3.5.3 Tăng trưởng về chiều dài của tôm
Chiều dài của tôm ở 2 ao nuôiđược thể hiện qua Hình 3.16.
44
14.0 A1 A2
12.9
12.0
12.0 11.3 12.6
10.1 11.9
10.0 11.3
9.0
9.9
8.0 7.2 8.9
Cm

6.0 5.5 7.1


5.4
4.0
2.0
0.0
Ngày 30 Ngày 37 Ngày 44 Ngày 51 Ngày 58 Ngày 65 Ngày 70

Ngày nuôi (ngày)

Hình 3.16. Chiều dài tôm qua các giai đoạn


Chiều dài ở ao A1 có xu hướng cao hơn so với ao A2. Nhưng nhìn chung, sự
tăng trưởng về chiều dài ở 2 ao không có sự chênh lệch nhau quá lớn.
3.5.4 Tăng trưởng chiều dài và chiều dài tuyệt đối của tôm nuôi
Tăng trưởng chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối theo ngày (DLG) ở cả 2 ao A1
và A2 đều có tăng trưởng cao ở thời gian đầu, và có xu hướng giảm dần vào các giai
đoạn sau (Hình 3.17).

2 LG A1 LG A2 0.30
1.8 DLG A1 DLG A2
1.6 0.25
Cm/ngày/con
1.4 0.20
1.2
Cm/con

1 0.15
0.8
0.6 0.10
0.4 0.05
0.2
0 0.00
Ngày 37 Ngày 44 Ngày 51 Ngày 58 Ngày 65 Ngày 70
Ngày nuôi (ngày)

Hình 3.17. Sự biến động chiều dài (LG) và chiều dài tuyệt đối (DLG) trong thời
gian nuôi từ 30 – 70.
Trục tung bên trái thước đo giá trị cho biểu đồ hình cột (LG).
Trục tung bên phải thước đo giá trị cho biểu đồ đường line (DLG).

45
Qua Hình 3.17 cho thấy sự tăng trưởng của tôm nuôi nhanh nhất ở thời gian 37
ngày nuôi đầu, các giai đoạn sau bắt đầu giảm dần và có xu hướng tăng trưởng chậm.
Điều này, xu hướng này phù hợp với sự tăng trưởng của tôm. Bởi vì, thời gian phát
triển ban đầu tôm có xu hướng tăng nhanh về chiều dài và về sau tăng trưởng chiều dài
bị giảm lại, ưu tiên cho sự tăng trưởng về khối lượng.
3.6 Thu hoạch và đánh giá hiệu quả sơ bộ
3.6.1 Thu hoạch
Thu hoạch là công đoạn cuối cùng của một vụ nuôi. Thời gian thu hoạch phụ
thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết, kích cỡ tôm, giá cả thị trường và tình hình sức khỏe
của tôm dựa vào những điều này để quyết định thời gian thu hoạch.
Tại trại nuôi, trước khi thu tôm tiến hành ngưng cho tôm ăn và rút mực nước ao
nuôi. Sau đó tháo dỡ những thiết bị dụng cụ trong ao nuôi như dàn quạt, dây oxy đáy
để thuận tiện cho việc kéo lưới. Thu tôm sử dụng lưới kéo có nối điện áp 12V để thu
toàn bộ tôm có trong ao. Tôm được chuyển lên bờ để vào các vỏ cho rút nước, sau đó
cân và cho tôm vào các túi lưới ngâm trong nước đá và chuyển tôm ra xe đông lạnh
(Hình 3.18).

Hình 3.18. Thu hoạch


A. Kéo tôm B. Cân tôm
Sau xuất bán tôm, tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và chi phí vận hành ở 2
ao nuôi được thực hiện. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3.14, lượng tôm thu
hoạch ở 2 bể không có sai khác quá lớn với nhau về khối lượng và tỷ lệ sống.
Bảng 3.14. Kết quả thu hoạch tôm ở 2 ao nuôi A1 và A2.
Chỉ tiêu kĩ thuật Ao A1 Ao A2
Diện tích (m2) 1200 1200
Ngày thả 03/03/2019 03/03/2019

46
Mật độ (con/m2) 180 190
Thời gian nuôi (ngày) 70 70
Lượng tôm thu hoạch (kg) 3175 3200
Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 61 63
Tỷ lệ sống (%) 89,2 87,9
Lượng thức ăn sử dụng (kg) 3392 3606
FCR 1,07 1,12
Từ kết quả nuôi ở 2 ao, hệ số chuyển đổi thức ăn chăn nuôi tương đối thấp. Tỷ lệ
sống tương đối cao.
3.6.2 Hiệu quả kinh tế
Sau khi kết thúc vụ nuôi tổng các chi phí đầu tư cho vụ nuôi được tính toán và
thể hiện ở Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Đánh giá kinh tế vụ nuôi
Hạng mục Ao A1 Ao A2
Cải tạo ao (triệu đồng/vụ) 3 3
Con giống (triệu đồng/vụ) 19 19
Thức ăn (triệu đồng/vụ) 152 162
Thuốc – hóa chất (triệu 30 30
đồng/vụ)
Điện (triệu đồng/vụ) 20 20
Nhân công (triệu 10 10
đồng/vụ)
Khấu hao tài sản cố định 5 5
(triệu đồng/vụ)
Chi phí khác (triệu 3 3
đồng/vụ)
Tổng chi (triệu đồng/vụ) 242 252
Tổng thu (triệu đồng/vụ) 287 289
Lợi nhuận (triệu đồng/vụ) 43 37
Tỉ suất lợi nhuận trên 18,59 14,68
tổng chi (%)

47
Theo kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của vụ nuôi ở Bảng 3.15, nuôi tôm mang
lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn, mặc dù vụ nuôi có gặp khó khăn như kết thúc vụ
nuôi sớm, giá xuất bán tôm thị trường giảm mạnh, giá thức ăn tăng cao so với các vụ
nuôi trước.
3.6.3 Thảo luận
Hiện nay, bên cạnh công nghệ nuôi tôm truyền thống, các công nghệ mới như
nuôi tôm biofloc trong nhà kính, nuôi tôm nhiều giai đoạn cũng được áp dụng phổ biến
tại Việt Nam. Mỗi công nghệ này đều có những ưu, nhược điểm riêng và thường được
lựa chọn áp dụng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của người nuôi [14,
16]. Bảng 3.16 cho thấy một số đặc điểm sự khác biệt cơ bản giữa các công nghệ nuôi
hiện nay.
Bảng 3.16. Sự khác biệt giữa các mô hình nuôi
Hệ thống Truyền thống Biofloc [1] 2 giai đoạn [6]
Khác nhau Áp dụng kỹ Sử dụng hệ vi Sử dụng công nghệ
thuật thông sinh vật để phân ương tôm ở giai đoạn
thường, tôm được giải các chất thải nhỏ từ 17-25 ngày tuổi.
thả vào ao nuôi với hữu cơ trong ao Sau 30 ngày ở giai đoạn
mực nước thấp, nuôi nhằm chuyển ương, tôm đạt kích cỡ
tăng mực nước hóa thành các chất tương đối thì chuyển
theo thời gian dinh dưỡng cho sang ao nuôi thương
nuôi. tôm trong các hạt phẩm, nhằm giúp cho
floc và từ đó giảm tôm tăng trưởng nhanh.
đi hàm lượng khí
độc trong ao nuôi.
Siphon và Hạn chế tối Sử dụng hệ thống
thay nước để quản đa sự thay nước siphon và thay nước để
lý ao nuôi nhằm nhằm ngăn sự mất quản lý ao nuôi nhằm
hạn chế sự phát đi của hệ biofloc hạn chế sự phát triển của
triển của tảo. trong ao tảo
Về mặt sinh thái, hệ thống biofloc có mục tiêu giữ an toàn sinh học trong ao nuôi
và thân thiện đối với môi trường ngoài. Do sử dụng hệ vi sinh vật để tận dụng chất thải
hữu cơ, nên công nghệ biofloc hạn chế tối đa nước cấp, từ đó giảm chi phí vận hành và

48
ô nhiễm môi trường. Đối với hệ thống nhiều giai đoạn và truyền thống, do sử dụng hệ
thống siphon thay nước hằng ngày, lượng nước được xả thải ra ngoài môi trường lớn,
làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cho vùng nuôi [26]. Cho
đến nay chưa có các nghiên cứu so sánh đặc điểm, tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế
của các công nghệ này trong cùng một điều kiện thí nghiệm, chính vì vậy các so sánh
giữa các mô hình chưa mang tính khách quan và chính xác.
So sánh kết quả nghiên cứu của đề tài hiện tại và một sống nghiên cứu trước đây
cho thấy có các khác biệt giữa các mô hình nuôi tôm (Bảng 3.17). Mật độ thả nuôi ở 3
mô hình có sự khác biệt. Mật độ ao nuôi thương phẩm cao nhất ở ao nuôi truyền thống
180-190 con/m2 và thấp nhất ở mô hình 2 giai đoạn 120 con/m2.
Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa 3 mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay
[6, 1].
Chỉ tiêu Mô hình truyền Mô hình biofloc Mô hình 2
thống trong nhà kính [1] giai đoạn [6]
Diện tích ao nuôi (m2) 1200 500 500
Nguồn giống CP Vũng Tàu Việt Úc C.P
Mật độ (con/m2) 180-190 250 120
Thời gian nuôi (ngày) 70 105 73
Tỷ lệ sống (%) 87-89 71-79 85-87
Kích cỡ thu hoạch (con/g) 60-63 61-64 43-44
FCR 1.07-1.12 1.3-1.27 1.29-1.31
Tỷ lệ sống của tôm nuôi đạt thấp nhất ở mô hình biofloc với 71 -79 % và cao
nhất ở mô hình lót bạt truyền thống với 87-89 %. Nguyên nhân có sự chênh lệch về tỷ
lệ sống do các chỉ tiêu thả nuôi không giống nhau giữa các mô hình và chất lượng con
giống, thức ăn và kỹ thuật quản lý của người nuôi. Tuy nhiên ngoài yếu tố khách quan
trên, các ao nuôi theo biofloc và 2 giai đoạn nuôi với thời gian dài hơn, cỡ tôm thu
hoạch lớn hơn nên có sự chênh lệch về tỷ lệ sống với ao lót bạt truyền thống (Bảng
3.17).
Tương tự, tôm nuôi từ ao áp dụng công nghệ cao cho thấy có hệ số thức ăn cao
hơn ao nuôi theo mô hình truyền thống. Hệ số thức ăn ở mô hình biofloc và 2 giai
đoạn FCR chiếm 1.27- 1.31 (Bảng 3.17) [6,1]. Trong khi đó hệ thống nuôi truyền
thống FCR giao động từ 1-1.12. Theo Cao Văn Thịnh (2017), mặc dù nghiên cứu ứng

49
dụng công nghệ biofloc nhưng kết quả của tác giả này cho thấy quy trình mới chỉ dừng
lại ở việc hạn chế bệnh và kiểm soát môi trường ao chứ chưa tận dụng được các hạt
sinh khối floc làm thức ăn cho tôm. Vì thế quy trình chưa cải thiện được hệ số thức ăn
[1]. Theo Phạm Khá Bành (2019), mặc dù năng suất cao nhưng theo quy trinh 2 giai
đoạn của công ty hệ số thức ăn cao hơn so với một số quy trình nuôi thâm canh thông
thường [6].
Theo Lục Minh Diệp và ctv (2006) pH thích hợp cho ao nuôi tôm dao động từ
7.5-8.5, độ mặn phù hợp từ 5-30 ppt và độ kiềm từ 80 mg CaCO3 trở lên [4]. Nhìn
chung, các thông số môi trường ở các hệ thống nuôi áp dụng các công nghệ nuôi khác
nhau đều cho tương đồng và nằm ở ngưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm (Bảng
3.18).
Bảng 3.18. Sự dao động các yếu tố môi trường giữa các hệ thống ao nuôi ở các
khu vực khác nhau [6, 1].
Kiềm
Độ mặn NO2 NH3
Hệ thống pH (mg
(ppt) (mg/L) (mg/L)
CaCO3/L)
Biofloc [1] 14-15 7.2-8.3 >=80 0-3 0-0.5
2 giai đoạn [6] 22-26 7.6-8.2 140-120 0-3.5 0-0.2
Thông thường 24-30 7.8-8.3 120-160 0-0.5 0-0.25
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), hàm lượng
NH3 và NO2 giới hạn trong ao nuôi tôm lần lượt < 0,3 và <0,35 [8]. Riêng đối với
lượng khí độc ở các hệ thống, hàm lượng NO 2 ở hệ thống biofloc và 2 giai đoạn đều
tăng cao vượt qua ngưỡng cho phép lần lượt là 3 mg/l và 3.5 mg/l (Bảng 3.18).
Nguyên nhân có thể là do cuối giai đoạn nuôi lượng chất thải hữu cơ tích lũy trong ao
nuôi lớn và sự quản lý ao nuôi chưa tốt làm cho hàm lượng TAN tăng cao, khiến cho
NO2 tăng cao [1,6]. Ở hệ thống 2 giai đoạn và truyền thống, lượng nước được trao đổi
nên hàm lượng khí độc tương đối ổn định và hàm lượng khí độc dễ khắc phục khi tăng
cao. Đối với ao nuôi truyền thống, hàm lượng khí độc trong ao đều ở ngưỡng cho phép
(Bảng 3.18).
Như được đề cập ở trên, do chưa có nhiều các nghiên cứu so sánh hiệu quả và
tính ứng dụng của các công nghệ nuôi tôm khác nhau sử dụng cùng điều kiện thí
nghiệm. Chính vì vậy việc lựa chọn công nghệ nuôi nào sẽ tùy thuộc vào đặc điểm địa

50
lý từng khu vực, khả năng tài chính và trình độ kỹ thuật của người nuôi. Nhìn chung
công nghệ nuôi tôm truyền thống có đặc điểm đơn giản, dễ áp dụng, chi phí đầu từ
thấp nên phù hợp với nhiều người nuôi.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN


4.1 Kết Luận
Hệ thống ao xử lý và ao nuôi cho quy trình bao gồm:
- Ao xử lý nước gồm 2 ao có diện tích 1500 m2, với độ sâu 2m và có dạng hình
chữ nhật được lót bạt HDBE 1mm toàn bộ ao.
- Ao nuôi gồm 2 ao có diện tích 1200 m2, với độ sâu 1,8m và có dạng hình chữ
nhật được bo tròn 4 góc. Và được lót bạt HDBE 1mm toàn bộ ao.
- Ao nuôi được quản lý chặt chẽ nhằm duy trì các thông số môi trường ao nuôi ở
ngưỡng phù hợp cho hoạt động và sinh trưởng của tôm. Thức ăn, chất thải và tảo
được quản lý tránh gây nguồn nước bị hư. Đối với hàm lượng khí độc trong ao có
xu hướng tăng cao về cuối vụ nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm
- Quy trình nuôi thông thường, tôm giống được thả vào ao nuôi thương phẩm
không qua ao ương. 2 Ao 1200m2 được thả với mật độ 180 con/m2 và 190
con/m2 tổng số lượng tôm thả lần lượt ở 2 ao là 216.000 con/ao và 228.000
con/ao.
- Tôm sau khi kết thúc vụ nuôi 70 ngày đạt kích cỡ 15-16 g/con và tỷ lệ sống từ
87% - 89% năng suất đạt 1,5 tấn/ao.
- Chi phí đầu tư cho một vụ nuôi bao gồm 2 ao nuôi với diện tích 1200 m2 khoảng
495 triệu đồng, tổng doanh thu với khoảng 575 triệu đồng và đạt được lợi nhuận
với mức 80 triệu đồng. Và tỷ suất lợi nhuận đạt 16,6%.
Kết thúc vụ nuôi với hai ao, mặc dù vụ nuôi kết thúc sớm giữa thị trường giá
tôm thấp nhưng vẫn mang lại lợi nhuận sau vụ nuôi, góp phần nâng cao điều kiện cuộc
sống của người dân vào nuôi tôm.
4.2 Đề Xuất
- Quy trình xử lý nước và quản lý nước ao nuôi cần nâng cao để đảm bảo môi
trường ao nuôi luôn đảm bảo và an toàn cho sinh trưởng của tôm. Cần quản lý

51
sức khỏe tôm bằng các chế phẩm vi sinh thay vì lạm dụng kháng sinh trong
phòng và trị bệnh cho tôm.
- Quy trình xử lý nước đầu vào và nguồn nước thải về cơ bản chưa được đảm bảo
an toàn sinh học. Đầu tư và áp dụng quy trình ao xử lý và nâng cấp hệ thống ao
nuôi lên các công nghệ hiện đại hơn để nâng cao năng suất như công nghệ nuôi
nhiều giai đoạn, công nghệ ít thay nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cao Văn Thịnh (2017) “Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) trong nhà kính theo công nghệ Biofloc tại
chi nhánh Công ty Việt Úc - Bạc Liêu”, Đồ án tốt nghiệp, Đại học Nha Trang.
2. Lục Minh Diệp, “Công nghệ biofloc trong nuôi tôm he thương phẩm. Đại học
Nha Trang”.
3. Nguyễn Đình Trung (2010), “Bài giảng quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng
thủy sản”, Đại học Nha Trang.
4. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006), "Kỹ thuật nuôi
giáp xác", Nhà xuất bản Nông Nghiệp T.P Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thanh Vũ Em (2015), “Ảnh hưởng của mật độ nuôi tăng trưởng, Tỷ lệ
sống và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng đêm canh tại Thạnh Phú-Bến
Tre”. Luận án tốt nghiệp, Đại học Tây Đô.
6. Phạm Khá Bành (2019), “Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong bể nổi theo công nghệ của
Công ty TNHH MTV Long Mạnh - Vĩnh Hậu A - Hòa Bình - Bạc Liêu”, Đồ án tốt
nghiệp, Đại học Nha Trang.
7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Cẩm
nang nuôi tôm chân trắng Penaeus vannamei.
8. Thái Bá Hồ và Nguyễn Trọng Lư (2003), “Kỹ Thuật Nuôi Tôm He Chân Trắng”,
Nhà xuất bản nông nghiệp.
9. Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT (2010/07/22) của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Tổng cục thống kê (2021), “Tôm thẻ chân trắng đạt mức sản lượng cao trong
tháng 5/2021”.

52
11. Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo, Nguyễn Thanh Phương (2017), “Kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi giáp xác”, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
12. Trương Quốc Phú “Bài giảng quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản”, Khoa
thủy sản. Đại học Cần Thơ.
13. TS. Châu Tài Tảo (2015), “Tổng quan nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và
Việt Nam”, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
14. Vũ Công Tâm “Nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn khép kín, xu thế tất yếu góp
phần phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh”. Trường Đại học Hạ Long.
15. Vũ Thị Thảo (2017), “Nghiên cứu các thông số chính trong môi trường nước nuôi
tôm he chân trắng và đề xuất biện pháp quản lý chất lượng nước tại Công ty nuôi
tôm xuất khẩu”, Đồ án tốt nghiệp Đại học, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Đại
học Nha Trang.
Tài liệu tiếng anh.
16. James L. Anderson, Diego Valderrama, Darryl Jory (2015), “Shrimp production
review”, Vancouver, Canada.
17. Jonah Van Beijnen, Gregg Yan (2023), “Four tips to optimise the stability of your
biofloc system”, Australia’s National Science Agency.
Tài liệu trang wed
18. https://baotintuc.vn/kinh-te/ca-mau-gia-tom-van-tang-du-san-luong-tang-manh-
20220606110513380.htm. Truy cập ngày 03/04/2023.
19. https://nguoinuoitom.vn/gsmc-san-luong-tom-toan-cau-nam-2023-dat-487-trieu-
tan/. Truy cập ngày 29/03/2023
20. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tom/xuat-nhap-khau/ca-mau-tiep-tuc-
giu-ngoi-vuong-xuat-khau-tom-chiem-23-kim-ngach-du-bao-nong-ve-san-luong-
tom-nuoi-25183.html. Truy cập ngày 29/03/2023
21. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tom/thi-truong-the-gioi/chau-a-chiem-
85-san-luong-tom-nuoi-cua-the-gioi-2242.html. Truy cập ngày 05/03/2023
22. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/san-luong-thuy-san-nuoi-
trong-quy-iii-tang-6-9-so-voi-cung-ky-nam-truoc-25481.html. Truy cập ngày
05/04/2023.
23. https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm
%3Apath%3A%2Fcamaulibrary%2Fcamauofsite%2Ftrangchu

53
%2Fthamluannghiencuu%2Fkhoahockythuat%2Fsdg6575df78678. Truy cập ngày
13/05/2023
24. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/tin-t%E1%BB%A9c/-tin v%E1%BA
%AFn/doc-tin/017538/2022-06-24/dien-dan-tom-viet-1572022?
fbclid=IwAR185_IHD79g4xWQ45iDPGh88tLUC_bV_aKmFhlaGXTghg3uTI4k
dIs_7hs. Truy cập ngày 11/05/2023
25. http://daidoanket.vn/ca-mau-chan-chinh-viec-nuoi-tom-gay-o-nhiem-moi-truong-
411919.html. Truy cập ngày 16/06/2023
26. https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm
%3Apath%3A%2Fcamaulibrary%2Fcamauofsite%2Ftrangchu
%2Fthamluannghiencuu%2Fkhoahockythuat%2Fdfhrt7r6dfh567dfg. Truy cập
ngày 17/06/2023
27. https://www.baocamau.com.vn/thuy-san/phat-trien-ben-vung-kinh-te-thuy-san-
76588.html. Truy cập ngày 17/06/2023

54
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Lượng thức ăn ao nuôi A1 từ ngày 1 đến ngày 30
Ngày Mã thức ăn Thời gian cho ăn Tổng Tổng
nuôi 6 giờ 9 giờ 13 giờ 17 thức ăn lượng
30 30 giờ theo ngày thức ăn
1 #3 X X X 220 0,22 0,22
2 #3 200 200 200 200 0,8 1,02
3 #3 220 220 220 220 0,88 1,9
4 #3 250 250 250 250 1 2,9
5 #3 275 275 275 275 1,1 4
6 #3 300 300 300 300 1,2 5,2
7 #3+ SP fast 350 350 350 350 1,4 6,6
8 #3+SP fast 400 400 400 400 1,6 8,2
9 #3+SP fast 500 500 500 500 2 10
10 SP fast 550 550 550 550 2,2 12,4
11 SP fast 560 560 560 560 2,24 14,64
12 SP fast 575 575 575 575 2,3 16,94
13 SP fast 600 600 600 600 2,4 19,34
14 SP fast 675 675 675 675 2,7 22,04
15 SP fast+No.981 750 750 750 750 3 25,04
16 SP fast+No.981 900 900 900 900 3,6 28,64
17 No.981 1,5 1,5 1,5 1,5 6 34,64
18 No.981 2 1,8 1,8 2 7,6 42,24
19 No.981 2,2 2,2 2,2 2,2 8,8 51,04
20 No.981 2,6 2,6 2,6 2,6 10,4 61,44
21 No.981 3 3 3 3 12 73,44
22 No.981 3,5 3,2 3 3 12,7 86,14
23 No.981 3,5 3,5 3,5 3,5 14 100,14
24 No.981 4 4 4 4 16 116,14
25 No.981+No.982 4,5 4,5 4 4 17 133,14
26 No.981+No.982 4,5 4,5 4,5 4,5 18 151,14

55
27 No.981+No.982 5 5 5 5 20 171,14
28 No.982 20 20 191,14
29 No.982 20 20 211,14
30 No.982 21 21 232,14

56
Phụ lục 2: Lượng thức ăn ao nuôi A2 từ ngày 1 đến ngày 30
Ngày Mã thức ăn Số cử cho ăn Tổng Tổng
nuôi 6 giờ 9 giờ 13 giờ 17 giờ thức lượng
30 30 ăn theo thức ăn
ngày
1 #3 X X X 220 0,22 0,22
2 #3 240 240 240 240 0,96 1,18
3 #3 260 260 260 260 1,04 2,22
4 #3 280 280 280 280 1,12 3,34
5 #3 300 300 300 300 1,2 4,54
6 #3 320 320 320 320 1,28 5,82
7 #3+ SP fast 360 360 360 360 1,44 7,26
8 #3+SP fast 400 400 400 400 1,6 8,86
9 #3+SP fast 500 500 500 500 2 10,86
10 SP fast 550 550 550 550 2,2 13,06
11 SP fast 560 560 560 560 2,24 15,3
12 SP fast 575 575 575 575 2,3 17,6
13 SP fast 600 600 600 600 2,4 20
14 SP fast 750 750 750 750 3 23
15 SP fast+No.981 900 900 900 900 3,6 23,6
16 SP fast+No.981 1 1 1 1 4 30,6
17 No.981 1.5 1.5 1.5 1.5 6 36,6
18 No.981 2 2 2 2 8 44,6
19 No.981 2.2 2.2 2.2 2.2 8,8 53,4
20 No.981 2.6 2.6 2.6 2.6 10,4 63,8
21 No.981 3 3 3 3 12 75,8
22 No.981 3.5 3.5 3.5 3.5 14 89,8
23 No.981 3.5 3.5 3.5 3.5 14 103,8
24 No.981 4 4 4 4 16 119,8
25 No.981+No.982 4.5 4,5 4,5 4,5 18 137,8
26 No.981+No.982 4.5 4,5 4,5 4,5 18 155,8

57
27 No.981+No.982 5 5 5 5 20 175,8
28 No.982 20 20 195,8
29 No.982 20 20 215,8
30 No.982 21 21 236,8

58
Phụ lục 3: Tăng trưởng chiều dài của tôm ao A1 từ ngày 30- 70.
Ngày Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/con)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
30 5.5 5.2 5.4 5.4 5.7 5.2 5.5 5.4 5.1 5.8 5.5 5.4 5.7 5.6 5.5
37 7.2 7.4 7.3 7.2 7.2 7.4 7.1 7.1 7.5 7.3 6.7 7.4 6.6 7.2 7.1
44 9.1 9.2 9.2 9.3 8.6 8.8 8.9 9.5 8.7 8.8 9.1 8.8 9.2 8.8 9.3
51 9.8 10.3 10.4 10.7 10.3 10.7 9.8 10.3 10.5 10.2 10.3 10.2 8.2 9.5 9.8
58 11.2 11.4 11.7 11.4 11.2 11.4 11.4 10.2 11.4 11.2 11.3 11.2 11.2 11.6 11.5
65 12 11.9 12 11.9 12.3 12.2 12.3 11.9 11.9 12.4 11.8 11.8 12.2 11.9 12.1
70 12.6 13 13 12.6 12.7 13 12.7 12.9 13.2 12.9 12.8 12.9 12.7 13 13.2

59
Phụ lục 4: Tăng trưởng chiều dài của tôm ao A2 từ ngày 30- 70.
Ngày Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/con)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
30 4.7 5.6 4.9 5.8 5.5 5.4 5.4 5.5 4.8 5.5 5.8 5.2 5.6 5.4 5.7
37 7.4 7.1 7.3 7.5 7.2 7.4 6.8 7.2 7.2 7.1 7.1 7.3 6.5 6.5 6.4
44 8.8 8.7 8.8 8.6 8.8 9.3 8.6 8.8 9.6 9.5 8.7 8.6 8.7 8.8 9.1
51 9.9 9.8 9.7 9.8 9.6 9.8 9.7 9.8 9.7 10.3 9.7 9.8 10.4 10.3 9.8
58 11.3 11.2 11.7 11.2 11.2 11.4 11.7 10.3 11.3 11.2 11.1 11.2 11.3 11.4 11.2
65 11.9 12 11.9 11.8 11.7 11.7 11.8 11.8 12 11.9 12.2 11.7 11.9 11.7 11.9
70 12.6 12.5 12.4 12.5 12.5 12.8 12.5 12.7 12.4 12.7 13 12.8 12.4 12.5 12.4

60
Phụ lục 5: Tăng trưởng khối lượng tôm ở ao A1 từ ngày 30-70

Ngày Tăng trưởng khối lượng (g/con)


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
30 1.46 1.24 1.37 1.35 1.65 1.22 1.54 1.36 1.19 1.63 1.48 1.39 1.57 1.53 1.43
37 2.83 3.21 3.02 2.91 2.97 3.06 2.53 2.73 3.17 3.08 2.61 3.25 2.63 3.01 2.74
44 5.72 5.98 5.91 6.22 4.97 5.64 5.7 6.59 5.49 5.61 5.85 5.59 6.12 5.48 6.13
51 7.84 8.39 8.61 9.11 8.34 9.04 7.82 8.46 8.82 8.12 8.47 8.29 8.21 6.95 7.96
58 10.94 11.67 12.15 11.77 10.6 11.78 11.69 10.87 11.91 10.97 11.28 11.8 10.97 12.1 11.84
65 13.59 13.47 13.97 13.78 14.59 14.18 14.81 13.86 13.92 14.46 13.82 13.79 14.31 13.86 14.02
70 15.98 16.56 16.73 15.81 16.09 16.81 15.92 16.76 17.11 16.59 16.31 16.87 15.97 16.57 17.19

61
Phụ lục 6: Tăng trưởng khối lượng tôm ở ao A2 từ ngày 30-70

Ngày Tăng trưởng khối lượng (g/con)


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
30 1.15 1.53 1.17 1.63 1.46 1.33 1.39 1.41 1.08 1.34 1.66 1.27 1.48 1.32 1.61
37 3.2 2.73 3.05 3.11 2.82 3.06 2.74 2.95 3.07 2.89 2.87 3.19 2.65 2.57 2.37
44 5.51 5.23 5.67 4.86 4.74 6.17 4.81 5.51 6.45 6.08 4.88 4.86 5.58 5.81 5.87
51 8.03 7.89 7.62 8.69 7.34 7.94 7.53 7.76 7.81 8.43 7.75 7.9 8.65 8.36 7.85
58 11.26 10.91 12.11 10.68 11.41 11.79 12.05 10.92 11.35 10.84 10.44 10.69 11.43 11.37 10.63
65 13.79 14.02 13.95 13.57 13.61 13.67 12.91 13.86 14.21 13.72 14.51 12.87 13.84 12.91 13.97
70 16.13 15.87 14.89 15.75 15.91 16.29 16.07 16.3 15.91 16.34 17.02 16.53 15.21 15.89 15.47

62
Phụ lục 7: Một số hình ảnh

Hình 1: Chlorine Hình 2: Thuốc tím

Hình 3: Nguyên liệu ủ vi sinh Hình 4: Một số chất bổ trợ

Hình 5: Đo chiều dài tôm Hình 6: Đo khối lượng tôm

63

You might also like