You are on page 1of 67

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC
CỦA LOÀI CÁ MỐI THƯỜNG (Saurida tumbil) VÀ CÁ BÁNH
ĐƯỜNG (Evynnis cardinalis) Ở VÙNG BIỂN THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ

KHÁNH HÒA, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC
CỦA LOÀI CÁ MỐI THƯỜNG (Saurida tumbil) VÀ CÁ BÁNH ĐƯỜNG
(Evynnis cardinalis) Ở VÙNG BIỂN THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành: Nuôi trồng thủy sản


Mã số: 60620301
Quyết định giao đề tài: 1002/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ: 29/11/2016
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ VIỆT HÀ
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO
Chủ tịch hội đồng
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cũng xin cam đoan mọi trích dẫn trong luận văn cũng như mọi số liệu được
dùng được trích dẫn là hoàn toàn rõ nguồn gốc.

Khánh Hoà, ngày 02 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Văn Minh

iii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Vũ Việt Hà và PGS. TS. Nguyễn
Đình Mão là người hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này;

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Phòng
Nghiên cứu Nguồn lợi hải sản, chủ nhiệm dự án I.9 đã cho phép tôi sử dụng nguồn số
liệu của dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực
hiện luận văn này;

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Phòng nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản - Viện
Nghiên cứu Hải sản đã giúp đỡ tôi thu thập, phân tích số liệu và cung cấp các tài liệu cũng
như số liệu trước đây để phục vụ quá trình nghiên cứu;

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh
Hóa, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa và các đồng nghiệp
trong đơn vị đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này;

Tôi cũng xin dành những lời chân thành nhất để cảm ơn gia đình đã động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 02 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Văn Minh

iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iv

MỤC LỤC ...................................................................................................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................ ix

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3

1.1. Nghiên cứu về cá bánh đường và cá mối thường trên thế giới ............................ 3
1.1.1. Cá bánh đường............................................................................................... 3
1.1.2. Cá mối thường ............................................................................................... 7
1.2. Nghiên cứu về cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Việt Nam ............8
1.2.1. Cá bánh đường.............................................................................................. 8
1.2.2. Cá mối thường ............................................................................................. 13
1.3. Nghiên cứu về cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa ........14
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 17

2.1. Tài liệu nghiên cứu ............................................................................................. 17


2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17
2.1.2. Nguồn số liệu ............................................................................................... 18
2.1.3. Ngư cụ và tàu thu mẫu.................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
2.2.1. Phương pháp thu mẫu ..................................................................................20
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 25

3.1. Một số đặc điểm sinh học cơ bản .......................................................................25


3.1.1. Cá bánh đường ............................................................................................ 25
a/ Phân bố tần suất chiều dài ............................................................................25
b/ Chiều dài trung bình...................................................................................... 26
v
c/ Tương quan chiều dài và khối lượng ............................................................. 27
d/ Chiều dài cá sinh sản Lm50............................................................................27
3.1.2. Cá mối thường ............................................................................................. 28
a/ Phân bố tần suất chiều dài ............................................................................28
b/ Chiều dài trung bình...................................................................................... 29
c/ Tương quan chiều dài và khối lượng ............................................................. 30
d/ Chiều dài cá sinh sản Lm50............................................................................30
3.2. Đặc điểm nguồn lợi ............................................................................................ 31
3.2.1. Tỷ lệ sản lượng ............................................................................................ 31
3.2.2. Năng suất khai thác ..................................................................................... 33
3.2.3. Phân bố nguồn lợi ........................................................................................ 35
3.3. Trữ lượng và khả năng khai thác ........................................................................37
3.3.1. Trữ lượng nguồn lợi .................................................................................... 37
3.3.2. Khả năng khai thác ...................................................................................... 40
3.4. Biến động nguồn lợi ........................................................................................... 41
3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn lợi ....................................................... 43
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 45

4.1. Kết luận...............................................................................................................45


4.2. Khuyến nghị .......................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 47

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các trạm nghiên cứu bằng lưới kéo đáy trong giai đoạn 2001-2005
và giai đoạn 2012-2013 ở vùng biển Thanh Hóa .........................................19
Bảng 2.2. Hệ số chết tổng số của cá bánh đường và cá mối thường trong từng giai đoạn ...24
Bảng 3.1. Chiều dài trung bình của cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa trong các
năm nghiên cứu ............................................................................................ 27
Bảng 3.2. Chiều dài trung bình của cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa trong các
năm nghiên cứu ............................................................................................ 30
Bảng 3.3. Năng suất khai thác trung bình của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng
biển Thanh Hóa theo thời gian. ....................................................................34
Bảng 3.4. Trữ lượng tức thời (tấn) cá bánh đường và cá mối thường qua các năm điều
tra theo từng mùa gió ................................................................................... 40
Bảng 3.5. Khả năng khai thác (tấn) của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển
Thanh Hóa theo thời gian. ............................................................................41
Bảng 3.6. Tổng số lượng tàu thuyền, số lượng tàu lưới kéo và tổng công suất tương
ứng tham gia khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa.. ......................................43

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Cá bánh đường (a) và cá mối thường (b) ...................................................... 17


Hình 3.1. Phân bố tần suất chiều dài của cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa ở một
số tháng qua các năm nghiên cứu ..................................................................26
Hình 3.2. Biều đồ tương quan tỷ lệ thành thục và chiều dài của cá bánh đường ở vùng
biển Thanh Hóa .............................................................................................. 28
Hình 3.3. Phân bố tần suất chiều dài của cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa dựa
trên dữ liệu điều tra nguồn lợi. .......................................................................29
Hình 3.4. Biều đồ tương quan tỷ lệ thành thục và chiều dài của cá mối thường ở biển Thanh Hóa
........................................................................................................................ 31
Hình 3.5. Tỷ lệ sản lượng (%) trung bình của cá bánh đường và cá mối thường trong
cấu trúc nguồn lợi hải sản tầng đáy theo thời gian ở vùng biển Thanh Hóa..32
Hình 3.6. Biến động năng suất khai thác của cá bánh đường và cá mối thường theo
vùng biển và theo thời gian. ...........................................................................35
Hình 3.7. Phân bố năng suất khai thác cá bánh đường qua các chuyến điều tra ...........36
Hình 3.8. Phân bố năng suất khai thác cá mối thường theo các chuyến điều tra ..........37
Hình 3.9. Biến động trữ lượng của cá bánh đường theo vùng biển và theo thời gian ở
vùng biển Thanh Hóa ..................................................................................... 38
Hình 3.10. Biến động trữ lượng của cá mối thường theo vùng biển và theo thời gian ở
vùng biển Thanh Hóa ..................................................................................... 39

viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Chủ đề và mục tiêu nghiên cứu

Chủ đề chính trong luận văn là nghiên cứu về biến động nguồn lợi và khả năng
khai thác của 2 loài cá đáy ở vùng biển Thanh Hóa, đó là cá mối thường (Saurida
tumbil) và cá bánh đường (Evynnis cardinalis).

Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:

- Đánh giá được biến động nguồn lợi và khả năng khai thác của loài cá mối
thường (Saurida tumbil) và cá bánh đường (Evynnis cardinalis) ở vùng biển Thanh
Hóa từ năm 2001 tới 2013.

- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý nghề cá của địa phương.

Nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học cơ bản của cá bánh đường và cá mối thường ở
vùng biển Thanh Hóa;

- Nghiên cứu biến động về nguồn lợi của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng
biển Thanh Hóa trong 2 giai đoạn, từ 2001-2005 và từ 2012-2013;

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn lợi cá bánh
đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa.

2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn

- Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu được thu thập từ các đề tài,
dự án điều tra bằng lưới kéo đáy từ năm 2001 tới nay; chỉ sử dụng số liệu của các
trạm đánh bắt có tọa độ nằm trong vùng biển Thanh Hóa để phân tích và đánh giá.

- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng các phần mềm về thống kê mô tả
để phân tích các chỉ tiêu sinh học cũng như đánh giá biến động nguồn lợi theo các
phương pháp phổ biến của các tác giả trên thế giới được áp dụng tại Việt Nam. Các
công thức trong luận văn được áp dụng theo các công thức của các tác giả trên thế giới
và ở Việt Nam đã được công nhận rộng rãi.

Áp dụng một số phần mềm như Map info, Statictica, FiSat để phân tích cũng như
thể hiện số liệu được sinh động và chính xác nhất.

ix
3. Kết quả chính

Đã xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của cá bánh đường và cá mối
thường ở vùng biển Thanh Hóa, bao gồm: kích thước bắt gặp, chiều dài trung bình,
tương quan chiều dài và khối lượng, chiều dài cá thành thục tham gia sinh sản lần đầu..

Đã đánh giá được hiện trạng nguồn lợi của loài cá bánh đường và cá mối thường
ở vùng biển Thanh Hóa thông qua các chỉ số nguồn lợi, gồm: tỷ lệ sản lượng, năng
suất khai thác, phân bố nguồn lợi, trữ lượng và khả năng khai thác.

Phân tích, đánh giá và chỉ rõ nguồn lợi cá bánh đường và cá mối thường ở vùng
biển này đang chịu áp lực khai thác quá mức, có chiều hướng suy giảm rõ rệt thông
qua phân tích tổng hợp biến động các chỉ số sinh học quần thể và chỉ số nguồn lợi.

Kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra được vùng lộng là vùng có biến
động nguồn lợi mạnh hơn so với vùng bờ, vùng khơi và trùng với ngư trường hoạt
động mạnh của nghề lưới kéo đáy. Đồng thời, kết quả cũng đã chỉ rõ biến động nguồn
lợi các loài cá này có liên quan đến biến động số lượng tàu thuyền, cường lực khai
thác của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua.

Đã nghiên cứu được sự biến động nguồn lợi của cá bánh đường và mối thường ở
vùng biển Thanh Hóa, từ đó đã đề xuất được một số giải pháp khai thác và bảo vệ hợp
lý nguồn lợi của 2 loài cá này.

4. Kết luận và khuyến nghị


Cá bánh đường và cá mối thường là 2 loài cá kinh tế quan trọng chiếm tỷ lệ
sản lượng cao trong cấu trúc nguồn lợi hải sản tầng đáy. Vai trò của 2 loài cá này giảm
dần cùng với xu hướng giảm về tỷ lệ sản lượng và năng suất theo chuỗi thời gian.
Chiều dài cá bắt gặp tương đối nhỏ, đàn cá con non chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản
lượng khai thác. Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác của cá bánh đường ở vùng
biển Thanh Hóa tương đối phong phú và có xu thế giảm mạnh theo thời gian đặc biệt
trong những năm gần đây. Nguồn lợi cá mối thường kém phong phú hơn so với nguồn
lợi cá bánh đường. Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác của cá mối thường ít
biến động. Vùng có biến động mạnh về nguồn lợi liên quan trực tiếp và trùng khớp với
ngư trường hoạt động mạnh của nghề lưới kéo ở vùng biển Thanh Hóa. Quần thể cá
bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa chịu áp lực khai thác quá mức
x
và có xu hướng quy giảm về nguồn lợi rõ rệt. Việc áp dụng các giải pháp bảo vệ nguồn
lợi nói chung, nguồn lợi hải sản tầng đáy và nguồn lợi cá bánh đường, cá mối thường
nói riêng là cần thiết để phát triển nghề cá của tỉnh bền vững.

5. Từ khóa

Cá mối thường, cá bánh đường, kích thước khai thác, năng suất, trữ lượng, khả năng
khai thác.

xi
MỞ ĐẦU

Vùng biển Thanh Hóa là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao,
nguồn lợi hải sản phong phú với rất nhiều loài hải đặc sản có giá trị kinh tế, tiềm năng
phát triển nghề cá lớn (1). Trong những năm qua, với chủ trương phát triển khai thác
hải sản xa bờ của Đảng và Nhà nước, hoạt động nghề cá ở Thanh Hóa đã và đang phát
triển mạnh. Số lượng phương tiện khai thác hải sản tăng, các cơ sở hậu cần nghề cá
được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất.
Các cảng cá Lạch Hới, Lạch Bạng, Ngư Lộc đã trở thành những trung tâm dịch vụ hậu
cần nghề cá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá của tỉnh. Nghề cá phát triển mạnh
đồng nghĩa với cường lực khai thác gia tăng đã và đang tạo áp lực rất lớn đến khả năng
phục hồi và tái táo nguồn lợi thủy sản. Thực tế cho thấy, nguồn lợi hải sản ở vùng biển
ven bờ, đặc biệt là vùng biển ven bờ Thanh Hóa đã và đang bị khai thác quá mức. Ngư
dân sử dụng các phương tiện khai thác có mức độ xâm hại nguồn lợi cao như sử dụng
kích thước mắt lưới nhỏ, sử dụng hóa chất, xung điện trong khai thác. Mặt khác, ngư
trường khai thác chủ yếu tập trung ở khu vực ven bờ, bao gồm cả những nơi sinh cư,
khu vực sinh sản, khu vực phát triển tự nhiên của ấu thể các loài thủy hải sản làm phá
vỡ cân bằng sinh thái, thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật và làm giảm khả
năng phục hồi nguồn lợi.

Quản lý nghề cá ở vùng biển ven bờ nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói
riêng đang đối mặt với hàng loạt thách thức do thiếu thông tin khoa học về hiện trạng
nguồn lợi cũng như hoạt động nghề cá của địa phương. Trước áp lực khai thác ngày
càng tăng, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ thì thông tin về biến động nguồn lợi theo
chuỗi thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở khoa học nền tảng cho công tác
quản lý nghề cá và duy trì trữ lượng nguồn lợi bền vững.

Cá bánh đường và cá mối thường là 2 loài cá chiếm tỷ lệ sản lượng cao trong
sản lượng khai thác bằng lưới kéo đáy ở vùng biển Thanh Hóa. Các kết quả điều tra
nguồn lợi cho thấy cá bánh đường chiếm từ 34% trong tổng sản lượng những năm
1975-1976 (2) tới khoảng 18% ở giai đoạn 2000-2002 (3). Trong khi cá mối thường
chiếm khoảng 1,2-5,5% tổng sản lượng ở những năm 2005-2007 (4). Vì vậy việc đánh
giá được biến động nguồn lợi 2 loài cá này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá

1
nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển Thanh Hóa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của
công tác quản lý nghề cá tại địa phương, việc lựa chọn đề tài“Đánh giá biến động
nguồn lợi và khả năng khai thác của loài cá mối thường (Saurida tumbil) và cá
bánh đường (Evynnis cardinalis) ở vùng biển Thanh Hóa” là cần thiết và có tính
thực tiễn cao; góp phần đánh giá đúng biến động nguồn lợi của 2 loài cá này ở vùng
biển Thanh Hóa từ đó phục vụ cho công tác quản lý nghề cá tại địa phương.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về cá bánh đường và cá mối thường trên thế giới

Cá có vài trò rất lớn trong đời sống của con người, trước hết chúng là nguồn thực
phẩm vô cùng quan trọng, nhất là đối với các nước đang phát triển trong khu vực Đông
Nam Á, chúng là một những nguồn xuất khẩu đem lại nhiều lợi nhuận trong kinh tế xã
hội, vì thế con người đã và đang tác động trực tiểp rất mạnh đến cá qua khai thác. Mặc
dù nguồn lợi cá có khả năng tái tạo những không phải là vô hạn. Do khai thác quá mức
và không có biện pháp quản lý hợp lý kịp thời, sản lượng của nhiều loài kinh tế đã bị
giảm sút. Theo các nhà thống kê nghề cá của FAO, nghề cá biển trên thế giới đã đạt tới
sản lượng cao nhất là 100,3 triệu tấn vào năm 1989, nhưng đến năm 1999 xuống còn
84,1 triệu tấn. Sản lượng khai thác đối với cá biển chắc chắn đã đạt tới giới hạn. Điều
này thể hiện qua sản lượng khai thác gần như không đổi trong khi cường lực khai thác
tăng lên và mật độ cá lại giảm xuống. Anthony (1993) và Hutchings & Myers, (1994)
đã nghiên cứu điều tra và kết luận rằng do khai thác quá mức đã làm suy giảm nghề cá
đáy ở Đại Tây Dương. Đối với nghề cá của các nước Đông nam Á là nghề cá qui mô
nhỏ, đa loài và đa phương tiện. Với số lượng lớn tàu cỡ nhỏ và thuyền thủ công, tập
trung khai thác ở các vùng nước gần bờ, nghề cá quy mô nhỏ đã làm cho nguồn lợi cá
ở vùng ven bờ nhiều nước lâm vào tính trạng khai thác quá mức (5).

Trước tình hình đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá về trữ
lượng, đặc tính sinh học, mùa vụ sinh sản…của các loài cá kinh tế từ đó tìm ra các
phương thức khai thác hợp lý, hiệu quả đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản
nói chung và các loài cá kinh tế nói riêng. Sau đây là các công trình nghiên cứu trên
thế giới về các loài cá kinh tế của đề tài:

1.1.1. Cá bánh đường

Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về cá bánh đường (Evynnis
cardinalis), trong đó tập trung chủ yếu về hình thái phân loại, phân bố, chiều dài bắt
gặp, sinh học sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng và các hệ số chết ... Các nghiên cứu về
đối tượng này có thể tập hợp và kể đến như sau:

- Nghiên cứu về hình thái, phân loại và phân bố

3
Đặc điểm hình thái và phân bố của cá bánh đường đã được mô tả và làm cơ sở
xây dựng khóa tra phân loại các loài khác nhau trong họ cá Tráp (Sparidae). Các chỉ số
đếm cũng được mô tả ở đây cụ thể là D XII-10÷11 và A III- 2÷9 (6).

Nakabo tiến hành nghiên cứu, tập hợp và xây dựng khóa tra định loài cho các
loài cá ở vùng biển Nhật Bản trong đó có loài cá bánh đường. Một số chỉ tiêu đo và
đếm cũng được mô tả chi tiết và nêu ra ở đây: D XII-10; A III-9; P 15; LL 58-64;
TRac 4,5-6,5; GR 7-8 + 12-13 ≈ 19-21 (7).

Cá bánh đường phân bố tập trung ở phía tây Thái Bình Dương bao gồm vùng
biển phía Đông, phía Nam Trung Hoa và vùng biển phía Bắc của Philippins (8). Bản
đồ phân bố địa lý của loài được thể hiện rõ hơn ở hình 1. Loài cá này thuộc nhóm cá
rạn, thường sống ở vùng nước có độ sâu từ 0-100m và thức ăn chủ yếu là động vật đáy

- Nghiên cứu về tuổi và sinh trưởng

Cá bánh đường có chiều dài lớn nhất bắt gặp khoảng 40cm, tuy nhiên trong sản
lượng đánh bắt thường gặp các cá thể có chiều dài khoảng 20cm (8). Khối lượng cá
bánh đường có thể đạt được 900g và tương ứng với số tuổi tối đa là 12 tuổi (6).

Chen và Qui (2003) (9) tiến hành nghiên cứu về sinh trưởng của cá bánh đường ở
vùng biển vịnh Bắc Bộ trên cơ sở số liệu thu thập về tần suất chiều dài và sinh học.
Kết quả ước tính các tham số trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy cụ thể
như sau: L∞=273mm; k = 0,45; to = -0,34.

Đặc điểm về sinh trưởng của loài cá này ở vùng biển phía Nam Fujian và vùng biển
Đài Loan được quan tâm nghiên cứu, trong đó các kết quả đã chỉ ra rằng: cấu trúc chủng
quần của loài cá này có nhiều biến đổi, các cá thể sinh trưởng rất nhanh ở giai đoạn con
non và quần thể cá bị đánh bắt ngày càng có xu hướng trẻ hơn. Ngoài ra, các tham số
trong phương trình sinh trưởng của Von Bertalanffy cũng được xác định ở đây: L∞ =
244,56mm; k = 0,2313; to = -1,1817 (10).

Một số đặc điểm sinh học chủng quần của cá bánh đường ở vùng biển Đài Loan
được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở nguồn số liệu thu thập trong 12 tháng thuộc giai
đoạn 2003-2004. Cấu trúc về chủng quần, các tham số sinh trưởng, mức tử vong của
loài cá này được xác định và so sánh với kết quả nghiên cứu trước để thấy rõ sự biến

4
động về nguồn lợi. Kết quả trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, chiều dài trung bình
của đàn cá đánh bắt vào năm 2004 nhỏ hơn nhiều so với chiều dài trung bình của đàn
cá trong những năm 1976, 1994 và 2000 (11).

Cá bánh đường đánh bắt bằng lưới kéo đáy đơn và lưới rê ở vùng biển vịnh Bắc
Bộ giai đoạn từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2007 được quan tâm nghiên cứu. Tổng số mẫu
thu thập và đo chiều dài là 1.155 cá thể. Kết quả đã xác định được chiều dài kinh tế (SL)
của loài cá này dao động trong khoảng 49 - 249mm. Tuổi của cá được nghiên cứu dựa
trên các vòng năm trên lắt cắt từ nhĩ thạch. Vòng năm sinh trưởng được xác định bằng sự
kết hợp của một vùng mờ đục ở phía trong và vùng mờ ở phía ngoài. Dựa trên số liệu
chiều dài và tuổi tương ứng, bằng phương pháp bình phương tối thiểu đã ước tính được
các tham số trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy cụ thể như sau: L∞ =
292,8mm; k = 0,167; to = -1,116. Ngoài ra, các tác giả cũng đã chỉ ra rằng, không có sự sai
khác có ý nghĩa về sinh trưởng giữa giới đực và giới cái ở loài cá này (12). Trong giai
đoạn sau, số liệu tiếp tục được bổ sung kéo dài đến tháng 3/2008, từ đó các tác giả đã chỉ
ra khoảng chiều dài ưu thế dao động trong khoảng 70 - 140 mm và chiếm 82,2% tổng số
cá thể phân tích (13).

- Nghiên cứu các hệ số chết (Z, F, M)

Dựa trên số liệu về tần suất chiều dài, các tham số sinh trưởng và nhiệt độ nước
biển trung bình tầng mặt trong năm đã xác định được các hệ số chết của cá bánh
đường, trong đó hệ số chết tổng số Z = 2,825; hệ số chết tự nhiên M = 1,045 và hệ số
chết do khai thác F = 1,78 (14).

Hou et al. năm 2008 khi nghiên cứu về cá bánh đường ở vịnh Bắc Bộ, tác giả cũng
đã xác định mức chết cho loài cá này ở giai đoạn 2006-2008, cụ thể hệ số chết tổng số Z =
1,0414; hệ số chết tự nhiên M = 0,2828 và hệ số chết do khai thác F = 0,7526 (13).

Nguồn lợi cá bánh đườngở vùng biển vịnh Bắc Bộ bị khai thác và sử dụng quá
mức cho phép. Tuổi và chiều dài cá trong sản lượng đánh bắt rất thấp, bên cạnh đó
nguồn lợi có nhiều thay đổi khá rõ rệt. Do vậy, trong nghiên cứu này các tác giả đã
đưa ra kiến nghị là nên đánh bắt cá bánh đường ở độ tuổi lớn hơn 1 và chiều dài cơ thể
trên 120mm (14).

5
Chen và Qiu năm 2005 (15) đã chỉ ra rằng, phân bố của cá bánh đường ở vịnh
Bắc Bộ khác nhau theo mùa và theo dải độ sâu khá rõ. Mật độ cá bánh đường vào mùa
đông và mùa xuân là cao hơn so với mật độ vào mùa hè và mùa thu. Thời điểm có mật
độ cao nhất là vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Vùng biển ở dải độ sâu từ
30-60m có năng đánh bắt cao và vùng có độ sâu từ 30-40 cho năng suất đánh bắt cao
nhất. Năng suất đánh bắt trung bình ở vùng biển vịnh Bắc Bộ là khoảng 10,27kg/giờ,
tương ứng với 700 cá thể/giờ.

Năng suất đánh bắt trung bình của cá bánh đường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ được
ước tính khoảng 35,8 kg/giờ (năm 2000) và thấp nhất là 2,73 kg/giờ (năm 1992) (9).
Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 do đặc điểm di cư của loài cá này mà vùng biển phía
Bắc vịnh có năng suất cao nhất. Một vài năm gần đây hiện trạng nguồn lợi của đối
tượng này đã được cải thiện, tuy nhiên sản lượng đánh bắt chủ yếu là các cá thể cá nhỏ
chưa thành thục sinh dục (14).

Feng và cộng sự (2009) (16) đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiện trạng
nguồn lợi cá bánh đườngở vùng biển phía đông vịnh Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, nguồn lợi cá bánh đường ở vùng biển này đang trong tình trạng khai thác
quá mức cho phép. Hệ số chết do khai thác giữa giới đực và giới cái của loài cá này ở
vịnh Bắc Bộ là khác nhau không có ý nghĩa. Do vậy, một số biện pháp quản lý, bảo vệ
và phục hồi nguồn lợi cá này đã được nghiên cứu và ban hành. Trong đó, quy định rõ
về chiều dài đánh bắt nhỏ nhất cho phép là 105mm, ban hành lệnh cấm khai thác có
thời hạn và khoanh vùng bảo vệ các bãi sinh sản của loài cá này. Mục đích của các
biện pháp này là nhằm làm tăng lượng bổ sung cho quần đàn và điều chỉnh mức khai
thác luôn thấp hơn so với lượng bổ sung.

Nhìn chung, các nghiên cứu về đối tượng này trên thế giới được quan tâm khá
sớm. Nội dung nghiên cứu khá phong phú, tuy nhiên vùng nghiên cứu chủ yếu là ở ven
bờ đảo Hải Nam thuộc vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ (nửa bên kia đường biên
giới) hoặc vùng biển Đài Loan. Một số tham số quan trọng trong đánh giá nguồn lợi
như Lm50, tương quan chiều dài - khối lượng, biến động năng suất theo thời gian, biến
động chiều dài trung bình ... không được đề cập đến trong các nghiên cứu này.

6
1.1.2. Cá mối thường

Ở Thái Lan, Boonwanich (1991) đã công bố một số kết quả về sự biến động
chủng quần cá mối thường ở vùng biển phía Nam Vịnh Thái Lan. Còn ở Philippine,
Tiews, Mines et. al. (1972) đã nghiên cứu về một số đặc sinh học của cá mối thường
bao gồm sự phân bố, tuổi và sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng cho vùng biển này. Ở
Trung Quốc, Xu và Zhang (1999) Nghiên cứu tập tính ăn và thức ăn ưa thích nhất của
một số loài cá kinh tế từ thềm lục địa đến vùng biển Đông Bắc ở đảo Nansha, trong đó
có đề cập đến cá Mối thường. Xu và Zhang (1989) đã có dẫn liệu về tuổi và sinh
trưởng dựa vào phương pháp đọc tuổi trên vảy của cá Mối thường từ đó tác giả đã xác
định được mùa vụ sinh sản cho cá Mối thường ở vùng biển này. Trong khi đó 2 nhà
nghiên cứu Jiang và Bai (1986) đã nghiên cứu rất sâu về so sánh một số đặc điểm sinh
học sinh sản như trứng, giai đoạn phát triển phôi, giai đoạn phát triển ấu trùng và đặc
điểm hình thái của cá Mối hoa và cá Mối thường ở vùng biển phía Bắc Đài Loan và
biển phía Đông của Trung Quốc. Shindo (1972) nghiên cứu về quần đàn của cá Mối
thường và điều tra về sự phân bố, sự di cư của loài này, sinh trưởng và bãi đẻ, dinh
dưỡng và đánh giá quần đàn của cá Mối thường cho vùng biển phía Đông Trung Quốc.
Ở Ấn Độ, công trình Gulati, Devaraj và George (1994) đề cập tới một số đẫn liệu về
đặc điểm sinh học như sinh trưởng, mức chết, lượng bổ sung và ước tính trữ lượng của
cá Mối thường cho vùng biển thêm lục địa Tây Bắc. Nanda và Ramamoorthi (1980)
nghiên cứu rất sâu về độ thành thục và sức đẻ trứng, cá con của của cá mối thường
cho vùng biển Porto Novo. Công trình của Rao (1983) đề cập tới tương quan khối
lượng và chiều dài và biển đổi thức ăn của mối thường. Dileep và cộng sự (1977)
Nghiên cứu sự phát triển ấu trùng và sự xuất hiện cá con của của Mối thường, sự phân
bố và mối tương quan trữ lượng cá con cho bờ biển Tây Bắc ân Độ. Ở Campuchia.
Năm 1986, Cher-Nhi-Kov E.I và Kar-Pen-Ko V.I thuộc bộ nghề cá Liên Xô, Viện
Nghiên cứu nghề cá và Hải Đương Thái Bình Dương đã dùng tàu Shantar nghiên cứu
thăm dò đánh giá trữ lượng, đặc điểm sinh học tôm cá như thành phần chiều dài, độ
chín muồi tuyến sinh dục và độ no dạ dày cho vùng biển đặc quyền kinh tế của nước
Campuchia trong đó có nêu lên họ cá mối (5).

7
Một kết quả phân tích khác tại ĐH Sri Jayawardenepura, Sri Lanka về thành
phần acid béo trong một số loài cá ven biển Sri Lanka trong đó có cá mối ghi nhận các
tỷ lệ acid béo trong cá mối như sau:

Acid béo no : 39 %
Acid béo chưa no đơn : 17 %
Acid béo chưa no đa (poly) : 37,3 %
Thành phần các acid béo được chia ra như sau (mg/trong 100g cá)
Palmitic acid : 2,9
Oleic acid : 3,5
EPA : 76,8
DHA : 257

1.2. Nghiên cứu về cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Việt Nam

Trong những năm gần đây, trong nước đã có nhiều kết quả nghiên cứu công bố
về đặc điểm sinh học của các loài cá kinh tế vịnh Bắc Bộ như công trình của Lê Trọng
Phấn, Trần Đôn, Hồ Sĩ Bình (1999) về đặc điểm sinh học một của một số loài cá đáy
và gần đáy ở vịnh Bắc Bộ trong đó tập trung nghiên cứu như: cá nục sồ, cá chỉ vàng,
cá phèn một sọc, cá phèn hai sọc, cá phèn khoai, cá lượng dài vây đuôi, cá lượng Nhật,
cá trác ngắn, cá bánh đường, cá hồng, cá mối, họ cá khế, họ cá căng, họ cá đù, họ cá
hè, họ cá bò, họ cá chim trắng... Gần đây nhất có công trình nghiên cứu về mùa vụ
sinh sản của cá bánh đường, cá nục sồ và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa của
Lê Đức Giang (2013).

1.2.1. Cá bánh đường

Ở nước ta, các nghiên cứu về cá bánh đường công bố tập trung vào hình thái
phân loại, phân bố, thành phần chiều dài, sinh trưởng, sinh sản và đặc điểm về nguồn
lợi. Một số kết quả nghiên cứu có thể kể đến cụ thể như sau:

- Các nghiên cứu về hình thái phân loại và phân bố

Nguyễn Nhật Thi và nnk (1995) lần đầu tiên nghiên cứu đặc điểm hình thái cá
bánh đường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Các chỉ tiêu đo và chỉ tiêu đếm được mô tả rất
chi tiết. Một số chỉ tiêu đếm chủ yếu bao gồm: D VII-10; A III-9; P 15; V 15; số vảy
8
đường bên 7/60-62/15. Hình thái bên ngoài của cá bánh đườngđược mô tả khá rõ trong
đó đặc điểm nhận dạng chính và làm cơ sở phân loại cho loài cá này trong họ Sparidae
là gai thứ 3 và 4 của vây lưng kéo dài thành đôi (2), (17).

Phạm Thược và nnk (1977) khi tiến hành nghiên cứu về cá đáy ở vịnh Bắc Bộ đã
công bố một số kết quả nghiên cứu về cá bánh đường. Đặc điểm hình thái phân loại
của loài cá này được xác định cụ thể là: D XII-10; A III-9; P 5; V I-5; C 17. Trong kết
quả đã công bố, tác giả cũng chỉ ra vùng phân bố địa lý của loài chủ yếu ở vùng biển
Nhật Bản, Triều Tiên, Indonesia, Đông Hải và Nam Hải (2).

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước, Nguyễn Hữu Phụng và nnk (1965) đã tập
hợp và công bố “Danh mục cá biển Việt Nam” trong đó có cá Miễn sành hai gai. Đây là
loài cá thường gặp, phân bố ở vùng biển của Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung
Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, đối tượng này phân bố tập trung ở vùng biển vịnh Bắc Bộ
(18).

- Các nghiên cứu về phân bố chiều dài

Chiều dài bắt gặp của cá bánh đường ở vịnh Bắc Bộ không được xác định trong
công trình nghiên cứu của Nguyễn Nhật Thi và nnk (1995) nhưng các tác giả đã xác
định chiều dài kinh tế của loài cá này dao động trong khoảng 135-150mm (17).

Phân bố tần suất chiều dài của cá bánh đường chung cho từng năm được Phạm
Thược và nnk chỉ ra khá chi tiết (2). Năm 1974, khoảng chiều dài bắt gặp của loài cá
này là 70-210mm trong đó các nhóm ưu thế chính là 80-120mm và 140-165mm. Năm
1975, khoảng chiều dài bắt gặp hẹp hơn so với năm 1974, cụ thể là 100-180mm, trong
đó các nhóm ưu thế chỉ tập trung vào một khoảng nhất định từ 110-150mm. Dựa trên
phân bố tần suất chiều dài thấy rõ từ tháng 5 đến tháng 7 xuất hiện 2 đàn cá có kích
thước khác nhau nhưng ở các tháng khác chủ yếu chỉ thấy 1 đàn có khoảng chiều dài
bắt gặp rộng hơn. Nhìn chung, cá bánh đường đánh bắt ở vịnh Bắc Bộ tập trung ở
chiều dài 110-150mm là chủ yếu, các nhóm chiều dài lớn hơn 150mm có số lượng rất
ít chiếm tỷ lệ không đáng kể từ 0,16-0,32%. Chiều dài bắt gặp của cá bánh đường ở
vịnh Bắc Bộ dao động trong khoảng 50-260mm, trong đó chiều dài ưu thế tập trung
chính từ 50-80mm và 140-170mm (3).

9
Cá bánh đường ở vịnh Bắc Bộ phân bố khá ngẫu nhiên và không theo quy luật
nào. Vào mùa gió Tây Nam 2004, cá lớn thường có xu hướng phân bố ở dải các dải độ
sâu lớn hơn. Chiều dài trung bình khai thác dao động trong khoảng 10,4-11,5cm và
không có sự khác biệt theo chuỗi thời gian nghiên cứu (19).

- Nghiên cứu về sinh trưởng

Sinh trưởng của cá bánh đườngở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ đã được ước tính
dựa trên số liệu sinh học và tần suất chiều dài thu thập từ các chuyến điều tra ngoài
thực địa. Các tham số trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy của loài cá này
được ước tính từ số liệu về phân bố tần suất chiều dài chạy trên phần mềm FiSAT II,
kết quả cụ thể như sau: L∞ = 27,81cm; k = 0,375; to = 0,095. Các tham số trong
phương trình tương quan chiều dài - khối lượng của cá bánh đường cũng được xác
định, cụ thể a = 0,0073 và b = 3,2811 (3).

- Nghiên cứu về sinh sản

Dựa trên tỷ lệ thành thục của tuyến sinh dục theo từng tháng thu mẫu, các tác giả
đã nhận định mùa đẻ rộ của cá bánh đường là vào mùa đông (tháng 12, tháng 1 và
tháng 2). Mùa xuân, có bắt gặp các cá thể thành thục sinh dục (giai đoạn IV) nhưng
với tỷ lệ không nhiều, một số cá thể sinh sản vào cả đầu mùa xuân (2).

Năm 2013, đề tài “Xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng
biển Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ nguồn lợi” đã chỉ ra mùa vụ
sinh sản của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa. Theo đó, cá
bánh đường sinh sản từ tháng 12 năm trước tới khoảng tháng 2, tháng 3 sang năm và
rộ nhất là vào tháng 1 hằng năm; hệ số GSI cao nhất ở tháng 1 là 3,15% ở cá cái (20).

- Ước tính các hệ số chết

Dựa trên phân bố tần suất chiều dài thu thập ở vịnh Bắc Bộ và các tham số sinh
trưởng trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy, Chu Tiến Vĩnh (2001) đã xác
định mức tử vong của cá Miễn sành ở vùng biển này. Các kết quả chính đã công bố cụ
thể như sau: hệ số chết tổng số Z = 2,24; hệ số chết tự nhiên M = 1,49 và hệ số chết do
khai thác F = 0,75. Đây là kết quả duy nhất, nghiên cứu và công bố về loài cá này ở
vịnh Bắc Bộ (3).
10
- Tỷ lệ thành phần sản lượng

Cá bánh đường là một trong những đối tượng cá kinh tế và có vai trò quan trọng
đối với nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ. Tỷ lệ sản lượng của loài cá này trong nghề
lưới kéo đáy rất cao, đứng đầu trong thành phần sản lượng và chiếm 33,95% trong
tổng sản lượng đánh bắt. Nếu xét trong khoảng thời gian 1974-1975 thì thời gian này
được coi là những năm được mùa cá bánh đường (2).

Nguồn lợi cá đáy ở vùng biển xa bờ vịnh Bắc Bộ được tiếp tục quan tâm nghiên
cứu ở giai đoạn 1998-2000, trong đó một số đặc điểm về nguồn lợi cá bánh đườngđược
công bố. Tỷ lệ sản lượng của loài cá này tính chung cho cả năm khoảng 29,07%. Xét
riêng theo mùa, tỷ lệ sản lượng rất cao vào mùa gió Đông Bắc (37,6%) nhưng lại thấp ở
mùa gió Tây Nam (1%). Cá bánh đường được xem là đối tượng đứng đầu trong 9 loài
ưu thế và có sản lượng đánh bắt bằng nghề kéo đáy là khá ổn định (21).

Chu Tiến Vĩnh và ctv (2001) khi nghiên cứu nguồn lợi cá đáy ở vùng biển ven
bờ Thanh Hóa đã chỉ ra cá bánh đường là một đối tượng có vai trò quan trọng trong
sản lượng nghề lưới kéo đáy. Tuy nhiên, tỷ lệ sản lượng của loài này khoảng 18,5% và
thấp hơn so với các nghiên cứu trước. Thành phần tỷ lệ sản lượng của cá bánh đường ở
vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ tính chung cho cả năm là khá cao, chiếm khoảng 27,4%
tổng sản lượng đánh bắt. Xét theo mùa gió, tỷ lệ sản lượng của loài cá này đánh bắt
vào mùa gió Đông Bắc (38,2%) cao hơn nhiều so với mùa gió Tây Nam (11,5%) (1).

Biến động về tỷ lệ thành phần sản lượng cá bánh đường ở vùng biển phía Tây
vịnh Bắc Bộ đã được Vũ Việt Hà tập trung nghiên cứu. Kết quả, tác giả đã chỉ rõ, tỷ lệ
sản lượng của loài cá này trong tổng sản lượng dao động trong khoảng 9,8 - 34,4% ở
mùa gió Tây Nam và tương ứng là 9,6% vào mùa gió Đông Bắc (22).

- Năng suất đánh bắt

Phạm Thược và nnk đã chỉ ra rằng, cá bánh đường đánh bắt ở vịnh Bắc Bộ cho
năng suất cao nhất vào mùa hè, tiếp đó là mùa xuân và mùa thu. Mùa đông (tháng 12,
1, 2), loài cá này ít xuất hiện, do vậy năng suất đánh bắt thấp nhất trong năm. Tính
theo tháng, cá bánh đường đánh bắt vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11
trong năm sẽ cho năng suất cao. Thời điểm đánh bắt có năng suất cao nhất là vào tháng
7, cụ thể khoảng 250kg/giờ (năm 1974) và 134kg/giờ (2).
11
Năng suất đánh bắt cá bánh đường ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa được xác định
trên cơ sở kết quả điều tra nguồn lợi bằng lưới kéo đơn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, năng suất đánh bắt loài cá này biến động lớn, khoảng 1,96 - 882,0 kg/giờ (1).

Trên cơ sở số liệu về sản lượng của cá bánh đường thu thập vào mùa gió Tây
Nam giai đoạn 2001-2005, một số đặc điểm về nguồn lợi cho loài cá này được đánh
giá và công bố. Nhìn chung, năng suất đánh bắt của cá bánh đường biến động rất
mạnh và phân bố không theo quy luật chuẩn. Năng suất đánh bắt có xu hướng giảm
mạnh theo chuỗi thời gian, đặc biệt ở vùng nước xa bờ (có độ sâu 50-100m) giảm từ
15,5 kg/giờ (năm 2001) xuống còn 1,7 kg/giờ (năm 2005). Kết quả phân tích thống kê
cho thấy, năng suất đánh bắt trung bình chung của cá bánh đường khác nhau có ý
nghĩa (p<0,05) (19).

Vũ Việt Hà (2008) đã chỉ ra sự biến động về năng suất đánh bắt cá bánh đường ở
vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ. Trong đó, năng suất đánh bắt cao nhất ở dải độ sâu
30-50m và thấp nhất ở dải độ sâu 50-100m. Năng suất đánh bắt ở mùa gió Tây Nam
năm 2001 cao ở tất cả các dải độ sâu. Năng suất đánh bắt cao nhất đạt 59 kg/giờ ở dải
độ sâu 30-50m và thấp nhất ở dải độ sâu dưới 20m trong chuyến điều tra ở mùa gió
Đông Bắc năm 2001 (22).

- Vùng phân bố tập trung

Vùng phân bố tập trung của cá bánh đường vào tháng 6 năm 1998 được xác định
là ở ngư trường Đông Nam Hòn Mê của vùng biển ven bờ Thanh Hóa (1). Phân bố
không gian của loài cá này có sự khác nhau theo mùa gió khá rõ. Ở mùa gió Đông
Bắc, loài cá này tập trung ở vùng phía Bắc vịnh Bắc Bộ nhưng vào mùa gió Tây Nam
vùng phân bố tập trung cả ở phía Bắc và phía Nam vịnh (2).

Đặc trưng phân bố và biến động nguồn lợi của một số loài cá đáy ở vùng biển
phía Tây vịnh Bắc Bộ trong đó có cá bánh đường được Vũ Việt Hà quan tâm nghiên
cứu. Các số liệu sử dụng phân tích chủ yếu được trích rút từ cơ sở dữ liệu của dự án
“Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam” trong giai đoạn 2001-2005. Tác giả đã
nhận định rằng, loài cá bánh đường phân bố rải rác khắp vịnh Bắc Bộ, tuy nhiên khu
vực có năng suất cao tập trung ở vùng nước nông ven bờ phía Bắc của vịnh và loài cá
này thường ít xuất hiện ở vùng cửa vịnh Bắc Bộ (22).
12
- Trữ lượng nguồn lợi

Chu Tiến Vĩnh và cộng sự (2001) đã ước tính sơ bộ và công bố trữ lượng của cá
bánh đường ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa khoảng 3.515 tấn, tương ứng với khả năng
khai thác cho phép là 2.619 tấn (1).

Trữ lượng của loài cá này trên toàn vùng ven biển phía Tây vịnh Bắc Bộ được
ước tính bằng phương pháp diện tích dựa trên dữ liệu thu thập bằng lưới kéo đáy đơn.
Kết quả đã xác định được trữ lượng của loài đạt khoảng 17.914 tấn và khả năng khai
thác cho phép là 7.165 tấn (3).

Nguyễn Bá Thông (2006) khi nghiên cứu nguồn lợi cá bánh đường ở vịnh Bắc
Bộ đã nhận định rằng trữ lượng nguồn lợi của loài cá này có xu hướng giảm nghiêm
trọng. Ở mùa gió Tây Nam, trữ lượng biến động trong khoảng từ 12.150 tấn đến
33.952 tấn. Xét trong khoảng thời gian, trữ lượng cá bánh đường ở vịnh Bắc Bộ ở năm
2005 đã bị suy giảm 58% trữ lượng so với trữ lượng ở năm 2001 (19).

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu về cá bánh đường ở vùng biển vịnh
Bắc Bộ đã thể hiện rõ một số hạn chế, tồn tại và còn nhiều bất cập. Công trình nghiên
cứu của Phạm Thược và cộng sự (1977) là khá đầy đủ về nội dung và bao phủ đầy đủ
các tháng trong năm, tuy nhiên các kết quả này quá xa với hiện tại, không đảm bảo về
tính cập nhật của dữ liệu. Các kết quả nghiên cứu ở công trình khác chủ yếu dựa trên
nguồn số liệu từ các chuyến khảo sát đại diện cho mùa gió, thời gian nghiên cứu ít lặp
lại hoặc không có, vùng biển nghiên cứu và hệ thống trạm vị không đồng nhất do vậy
gây khó khăn trong quá trình phân tích, đánh giá xu hướng biến động. Ngoài ra, nghiên
cứu chuyên sâu về tuổi, thành phần tuổi của loài cá này ít được quan tâm. Kết quả ước
tính các tham số chủng quần, các hệ số chết còn rất hạn chế và chủ yếu dựa vào vào tần
suất chiều dài, với số lượng mẫu thu thập không lớn và từ nguồn số liệu thu thập từ điều
tra nguồn lợi độc lập nghề cá. Bên cạnh đó, một số còn nhiều hạn chế khác cần được
đánh giá và xem xét kỹ lưỡng.

1.2.2. Cá mối thường

Ở Việt Nam, đặc điểm sinh học sinh sản của cá mối thường ở vùng biển vịnh Bắc
Bộ được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một số công trình đề cập đến độ chín muối
tuyến sinh dục, mùa sinh sản, sức sinh sản, tỷ lệ đực cái của loài này, điển hình là công
13
trình của Vũ Xuân Hoàn (1962), Bùi Đình Chung (1962), Nguyễn Xuân Lộc (1963),
Đoàn Văn Dư (1977) và Phạm Thược (1977).

Năm 1980, Lê Trọng Phấn đã thực hiện nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học của
họ cá mối trong đó có loài cá mối thường và tập trung vào thành phần chiều dài, thành
phần tuổi khai thác, tốc độ sinh trưởng, đặc điểm sinh sản, đặc điểm dinh dưỡng của loài
ở vùng biển Việt Nam. Phạm Thược (2003) cũng tiến hành các nghiên cứu tương tự cho
một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bạc Liêu trong đó có đề cập đến loài cá mối thường.

Một số tác giả đã chú ý tới các tham số chủng quần để phục vụ cho việc đánh giá
nguồn lợi như Nguyễn Xuân Huấn nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ
lượng và dự báo khả năng khai thác của 5 loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận -
Ninh Thuận trong đó có cá mối thường (23). Các nghiên cứu đã chú ý và nêu lên
những đặc điểm hình thái, thành phần thức ăn, tập tính sống, đặc điểm phân bố của cá
mối thường.

Nguyễn Văn Lục (1994) đã nghiên cứu và đề cập tới các vấn đề phân bố và biến
động số lượng cá trong mối quan hệ với một số đặc trưng môi trường như nhiệt độ,
dòng chảy, độ mặn và sinh học như sinh trưởng, mức chết tự nhiên, mức chết khai
thác, đặc trưng dinh dưỡng và cơ sở thức ăn cho một số loài cá kinh tế có sản lượng
cao ở vùng biển Ninh Thuận - Cà Mau, trong đó có cá mối thường. Tác giả đã nêu lên
khá đầy đủ về độ sâu phân bố, môi trường sống, đặc điểm di cư theo mua gió của loài
này. Hoàng Phi (1980), Nguyễn Hữu Phụng (1980) đã công bố các kết quả nghiên cứu
về sự phát triển phôi và trứng cá, cá con của cá mối thường (5).

1.3. Nghiên cứu về cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa

Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa đã được quan tâm
từ những năm 1998-1999 với các chương trình điều tra nghiên cứu giữa Đoàn quy
hoạch Thủy sản Thanh Hóa và Viên Nghiên cứu Hải sản. Kết quả sơ bộ đã đánh giá
được hiện trạng nguồn lợi và đa dạng sinh học ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa (Chu
Tiến Vĩnh và Đoàn Văn Dư, 1998-1999). Trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển này biến
động mạnh từ 9 ngàn tấn (năm 1998) đến 25 ngàn tấn (năm 1999). Cá bánh đường và
cá mối thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản lượng đánh lưới thu mẫu. Một số thông
tin ban đầu về nguồn lợi cá bánh đường và cá mối thường cũng được mô tả trong
14
nghiên cứu này. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu tập trung chính ở vùng biển ven
bờ, đồng thời số trạm điều tra ít (11 -13 trạm/ô thu mẫu) và số đợt điều tra chưa nhiều
(2 đợt) nên kết quả còn tồn tại các hạn chế.

Chu Tiến Vĩnh và nnk (2001) khi nghiên cứu nguồn lợi cá đáy ở vùng biển ven
bờ Thanh Hóa đã chỉ ra cá bánh đường là một đối tượng có vai trò quan trọng trong
sản lượng nghề lưới kéo đáy tại vùng biển này. Năng suất đánh bắt được xác định dao
động trong khoảng 1,96 - 882,0 kg/giờ kéo lưới. Tỷ lệ sản lượng của loài cá này chiếm
khoảng 18,5% trong cấu trúc nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ Thanh
Hóa. Trên cơ sở mật độ nguồn lợi, vùng phân bố tập trung của cá bánh đường tại thời
điểm tháng 6/1998 được xác định là ngư trường ở vùng biển Đông Nam hòn Mê,
Thanh Hóa. Trữ lượng của cá bánh đường ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa ước tính
khoảng 3.515 tấn và khả năng khai thác cho phép là 2.619 tấn (1).

Trong thời gian đần đây, Lê Đức Giang (2013) khi nghiên cứu cơ sở khoa học cho
việc đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa, một số
thông tin về mùa vụ sinh sản của cá mối thường ở vùng biển này được công bố. Tác giả
đã nhận định rằng, cá mối thường sinh sản kéo dài từ tháng 4 tới tháng 9 hằng năm và rộ
nhất ở thời điểm tháng 8. Hệ số thành thục sinh dục GSI của loài cá này ở vào thời điểm
đàn cá đẻ rộ (tháng 8) đạt giá trị 2,7% (20).

Năm 2014, dựa trên kết quả điều tra nguồn lợi bằng lưới kéo đáy đơn vào mùa
gió Tây Nam (tháng 5-6) giai đoạn 2000-2005, Lê Đức Giang đã công bố một số thông
tin về đa dạng sinh học và nguồn lợi vùng biển Thanh Hóa (vùng phía bắc Hòn Mê).
Tổng số loài hải sản đã thống kê được ở vùng biển này là 267 loài thuộc 153 giống và
86 họ hải sản. Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa sơ bộ ước tính dao
động khoảng 22,3-31,6 ngàn tấn và trung bình khoảng 27,3 ngàn tấn (5).

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Thuỷ sản Thanh Hóa đến năm 2015 định
hướng đến năm 2020, nguồn lợi hải sản vùng biển Thanh Hoá có đặc điểm tương đối
giống như nguồn lợi hải sản của các tỉnh ven biển thuộc Vịnh Bắc bộ. Những loài hải
sản có giá trị kinh tế của Vịnh Bắc bộ đều xuất hiện tại vùng biển Thanh Hoá. Nhiều
loài hải sản có giá trị kinh tế cao, điển hình gồm: cá chim, cá thu, cá nhụ, cá đé, tôm
he, tôm bộp, tôm sú, mực nang, mực ống, cua.v.v.. Kết quả điều tra cho thấy, vùng

15
biển Thanh Hoá đã bắt gặp 190 loài thuộc 118 giống và 71 họ hải sản. Nhóm cá có 155
loài, 102 giống, 60 họ; nhóm mực có 12 loài, 4 họ; nhóm tôm có 15 loài, 4 họ; nhóm
cua/ghẹ có 4 loài, 1 họ và nhóm sam có 1 loài, 1 họ. Về thành phần cấu trúc trong sản
lượng khai thác, nhóm cá chiếm khoảng 89,8%, mực 7,2%, tôm 1,1% và ghẹ 1,1%.
Tổng số có 23 giống chiếm trên 1% sản lượng, tương ứng chiếm 88,6% trong tổng sản
lượng. Giống có tỉ lệ sản lượng cao nhất là giống cá bánh đường khoảng 18,5%, tiếp
đó là cá úc 13,6%, cá liệt 8,8%... Mực ống là nhóm cũng chiếm tỉ lệ khá cao đạt 6,3%.

Theo số liệu điều tra của Đoàn quy hoạch thủy sản Thanh Hóa cho thấy sản
lượng và tần suất xuất hiện của các loài trong nhóm đối tượng nghiên cứu vào các thời
điểm và các loại nghề như sau:

Trong thành phần sản lượng lưới giã đơn trong vụ Nam, cá liệt chiếm tỉ lệ cao
nhất (21,5 %), sau đó là cá bánh đường (16,2 %), cá lượng (15,3 %), cá mối (4,0 %),
mực (4,08%),v.v...

Về ngư trường:

Ngư trường khai thác cá đáy: Tập trung các loài có giá trị kinh tế như: cá hồng,
nhỡ, đù, dưa, phèn, mối, lượng, tráp… Các ngư trường chính gồm: ngư trường lộng :
Từ bắc hòn Nẹ đến lạch Hới, độ sâu từ 10-20m; từ Sầm Sơn đến bắc Hòn Mê, độ sâu
từ 12-25m. Ngư trường khơi: các bãi cá số 14 và 15, độ sâu từ 30- 60m

Ngư trường khai thác cá nổi: Tập trung các loài có giá trị kinh tế như: cá chim,
thu, nhụ, đé, mòi, lầm, nục, trích , bạc má, chỉ vàng… Có 03 ngư trường chính gồm:
Từ đông bắc lạch Hới đến đông nam Hòn Mê, độ sâu từ 30-60m, cách bờ từ 30-50 hải
lý. Từ bắc Hòn Nẹ đến tây nam Hòn Mê, độ sâu từ 15-30m. Từ giáp Ninh Bình đến
giáp Nghệ An, độ sâu khai thác từ 8-12m.

16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là 2 loài gồm cá bánh đường và mối thường (
Hình 2.1):

(a)

(b)

17
Hình 2.1. Cá bánh đường (a) và cá mối thường (b)
Vị trí phân loại của cá bánh đường và cá mối thường như sau:

Hệ thống phân loại Cá bánh đường Cá mối thường

Giới Animalia Animalia

Ngành Chordata Chordata

Lớp Actinopterygii Actinopterygii

Bộ Perciformes Aulopiformes

Họ Sparidae Synodontidae

Giống Evynnis Saurida

Loài E. cardinalis S. tumbil

Danh pháp khoa học Evynnis cardinalis Lacepède, Saurida tumbil Block, 1795
1802

Tên tiếng Việt Cá bánh đường Cá mối thường

Tên tiếng Anh Threadfin porgy Greater lizardfish

* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là vùng biển Thanh Hóa giới hạn từ vĩ độ 19017’15’’N đến
19049’34’’N và phía động được giới hạn bởi đường phân định trên biển giữa Việt Nam
và Trung Quốc.

2.1.2. Nguồn số liệu


Số liệu được tổng hợp thu thập từ các chuyến điều tra của dự án “Đánh giá
nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam giai đoạn II (2001-2005)” và dự án “Điều tra tổng
thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam (2012-2013)” do Viện
nghiên cứu Hải sản thực hiện.

Từ nguồn số liệu điều tra của các đề tài dự án, các trạm điều tra thuộc vùng biển
nghiên cứu được lọc, tách riêng và phục vụ cho tính toán. Tổng số có 126 trạm điều tra

18
nguồn lợi sử dụng lưới kéo đáy ở vùng biển Thanh Hóa trong giai đoạn 2001-2005 và
giai đoạn 2012-2013, chi tiết trình bày ở bảng 2.1.

Ngoài ra, đề tài sử dụng một số dữ liệu của dự án “Xác định mùa vụ sinh sản của
một số loài cá kinh tế vùng biển Thanh Hóa làm cơ sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi”,
bao gồm dữ liệu về tương quan chiều dài và khối lượng, chiều dài thành thục lần đầu
Lm50 và mùa vụ sinh sản của cá mối thường, cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa.

Bảng 2.1. Thống kê các trạm nghiên cứu bằng lưới kéo đáy trong giai đoạn 2001-2005
và giai đoạn 2012-2013 ở vùng biển Thanh Hóa

Dự án ALMRV Dự án I.9
Loại Tổng
Thời gian điều tra
ngư cụ 2001 2003 2004 2005 2012 2013 số

Mùa gió Tây Nam


16 17 16 16 14 - 79
Lưới kéo (tháng 5-6)
đáy cá Mùa gió Đông Bắc
15 - - - - 16 31
(tháng 11-12)

Lưới kéo Mùa gió Đông Bắc


- - - - - 16 16
đáy tôm (tháng 10-11) (*)

Tổng số 31 17 16 16 14 32 126
Ghi chú: (*) là dữ liệu bổ sung điều tra bằng lưới kéo tôm ở vùng biển ven bờ; “-“ không có số liệu
2.1.3. Ngư cụ và tàu thu mẫu

Ngư cự sử dụng trong các chương trình điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy là
lưới kéo đáy đơn cá. Tàu điều tra là tàu cá thuê của ngư dân. Thực hiện đánh lưới ban
ngày theo mạng trạm cố định được thiết kế sẵn.

Dự án ALMRV (2001-2005): Lưới kéo thu mẫu nguồn lợi là lưới kéo đáy đơn cá
có kích thước mắt lưới ở đụt 2a = 35mm, chiều dài giềng phao là 29m. Tàu điều tra
Đông Nam 05 có công suất máy chính là 500CV.

Dự án I.9 (2012-2013): Lưới kéo thu mẫu nguồn lợi là lưới kéo đáy đơn cá có
kích thước mắt lưới ở đụt 2a = 30mm và chiều dài giềng phao là 26,28m. Tàu điều tra
là tàu thuê của ngư dân có công suất máy chính là 640CV.

19
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu mẫu


Phương pháp điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy sử dụng lưới kéo đáy đơn cá thu
mẫu theo mạng trạm cố định, thực hiện vào ban ngày được đồng nhất trong cả 2 giai
đoạn 2001-2005 và 2012-2013. Phương pháp điều tra, thu mẫu nguồn lợi được mô tả
cụ thể như sau:

Thu mẫu sản lượng mẻ lưới

Tại mỗi trạm nghiên cứu tiến hành đánh một mẻ lưới, thời gian đánh lưới trung
bình là 1 giờ. Tốc độ dắt lưới 3,2-3,6 hải lý/giờ tùy thuộc vào tình hình thực địa nhưng
tối thiểu phải trên 3,0 hải ly/giờ. Thông tin về mẻ lưới được ghi chi tiết trên biểu kết
quả đánh lưới gồm thông tin chung chuyến điều tra, thông tin ngư lươi cụ sử dụng, vị
trí thả và thu lưới, tốc độ và thời gian kéo lưới. Sản lượng mẻ lưới được phân loại đến
loài, đếm số cá thể và cân khối lượng của loài. Cá bánh đường và cá mối thường được
tách riêng để xác định sản lượng cho những đối tượng này.

Thu mẫu sinh học

Mẫu sinh học của caá bánh đường và mối thường được thu thập sau khi hoàn
thành việc phân tích thành phần loài và thành phần sản lượng mẻ lưới. Mẫu sinh học
được thu thập, ghi nhãn thông tin mẻ lưới, cấp đông và đưa về phòng thí nghiệm phân
tích. Phân tích sinh học bao gồm: đo chiều dài cơ thể, cân khối lượng của từng cá thể,
xác định giới tính, giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục và độ no dạ dày. Chiều dài
sử dụng trong nghiên cứu là chiều dài đến chẽ vây đuôi (Fork Length - FL), đơn vị đo
là mm. Cân khối lượng toàn thân sử dụng đơn vị là gram. Xác định giới tính và độ
chín muồi tuyến sinh dục bằng mắt thường theo thang 6 bậc của Nikolsky (24). Cá có
độ chín muồi tuyến sinh dục từ giai đoạn IV là cá thành thục và giai đoạn I - III là cá
chưa thành thục.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu


a) Một số chỉ số sinh học cơ bản
- Tần suất chiều dài và chiều dài trung bình

20
Tần suất chiều dài của cá bánh đường và cá mối thường được vẽ trên biểu đồ
hình cột thể hiện theo tháng thu mẫu. Tần suất chiều dài 2 loài cá ở các năm được tích
hợp theo biểu đồ dạng cột ngang trong phần mềm FISAT II.

Chiều dài trung bình của quần thể cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh
Hóa được tính theo công thức của Sparre và Vanema (1998) (25):

1 m m
X *  Fj * L j n   Fj
n j 1 j 1

Trong đó: X là chiều dài trung bình (mm), Fj là số cá thể của nhóm chiều dài thứ
j, Lj là chiều dài của nhóm thứ j (cm), n là tổng số cá thể của loài (cá thể), m là số
nhóm chiều dài.

- Tương quan chiều dài và khối lượng


Tương quan chiều dài và khối lượng của cá được xác định bằng phương pháp hồi
quy lặp phi tuyến tính (26):

W = a * FLb

Trong đó: W là khối lượng cá thể (gam); FL là chiều dài của cá thể (cm); b là hệ
số sinh trưởng; a là hệ số quan hệ.

- Chiều dài thành thục lần đầu Lm50

Chiều dài thành thục Lm50 được xác định bằng hồi quy lặp phi tuyến tính theo
công thức của Udupa (27):

P = 1/(1 + e-r*(FL – Lm50))


Trong đó: P là tỷ lệ thành thục sinh dục theo nhóm chiều dài; FL là chiều dài đến
chẽ vây đuôi (cm); Lm50 là chiều dài thành thục lần đầu (chiều dài ở đó 50% số lượng
cá thể lần đầu tham gia vào quần đàn sinh sản); r là hệ số của phương trình.

b) Tỷ lệ thành phần sản lượng

Tỷ lệ % sản lượng được tính toán theo hướng dẫn của Simmonds &
MacLennan (2005) sử dụng trong phân tích thành phần loài. Trong quá trình
thực hiện, tùy thuộc vào tình hình thực địa mà thời gian kéo lưới có thể nhiều
hoặc ít hơn 1 giờ, do vậy tỷ lệ sản lượng được tính quy chuẩn theo 1 giờ kéo

21
lưới. Giả sử có n trạm thu mẫu trong vùng biển nghiên cứu thì tỷ lệ sản lượng của
loài i đóng góp vào tổng sản lượng của mẻ lưới k được tính theo công thức:

Trong đó: Ti là tỷ lệ sản lượng của cá bánh đường/cá mối thường ở trạm thứ
i (%); wi là sản lượng của cá bánh đường/cá mối thường ở trạm thứ i (kg); Ci là
tổng sản lượng mẻ lưới thu mẫu ở trạm thứ i (kg); ti là thời gian kéo lưới tại
trạm thứ i (giờ).

c) Năng suất khai thác và phân bố nguồn lợi

Năng suất khai thác (CPUE) là sản lượng khai thác trên 1 giờ kéo lưới
(kg/h) được xác định theo Sparre & Venema (1998). Do các chương trình khác
nhau sử dụng tàu điều tra là khác nhau nên năng suất khai thác được quy về tàu
chuẩn trước khi tính toán. Năng suất trung bình được ước tính cho từng chuyến
điều tra. Biến động năng suất khai thác trung bình theo chuỗi thời gian được mô
tả, phân tích và được xem là chỉ số biến động nguồn lợi của đối tượng này (25):

Trong đó: CPUEi là năng suất đánh bắt của trạm thứ i (kg/h); Ci là sản
lượng của trạm thứ i (kg); ti là thời gian kéo lưới của trạm thứ i (h); là
năng suất đánh bắt trung bình (kg/h);n là tổng số trạm khảo sát.

Phân bố năng suất đánh bắt theo không gian được biểu diễn trên bản đồ sử
dụng phần mềm Map Infor 10.0. Để thuận tiện cho việc xác định biến động
nguồn lợi theo không gian, các tháng chia năng suất khai thác được sử dụng
thống nhất việc xây dựng bản đồ phân bố nguồn lợi.

d) Mật độ, trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi

Mật độ nguồn lợi (CPUA) và trữ lượng nguồn lợi của cá bánh đường và cá mối
thường được xác định theo phương pháp diện tích của Guland (1969) (28). Diện tích

22
của vùng biển Thanh Hóa sử dụng trong tính toán được xác định trên phần mềm Map
Infor, ước tính khoảng 13.384 km2 (5).

Trong đó: CPUAt là mật độ phân bố của các loài hải sản ở trạm thứ i (kg/km2);
Ci, ti, Vi tương ứng là sản lượng (kg), thời gian (giờ) và tốc độ kéo lưới (km/giờ) của
trạm thứ I; D là độ mở ngang của miệng lưới trung bình tính theo lý thuyết thiết kế
lưới kéo (0,4 lần chiều dài giềng phao); B là trữ lượng; A là diện tích của vùng biển
Thanh Hóa (km2) và q là hệ số thoát lưới. Đối với lưới giã đơn đánh bắt ở vùng biển
Đông Nam Á, giá trị q = 0,5 được khuyến cáo sử dụng trong tính toán (29).
Trong thực tế điều tra, sản lượng đánh bắt của loài thường không tuân theo luật
phân bố chuẩn với đại lượng CPUA. Phần lớn các trạm thu mẫu có sản lượng loài nhỏ,
bên cạnh đó một số ít trạm có sản lượng lớn và những trạm không bắt (sản lượng bằng
0). Trong trường hợp này, để giảm sai số khi ước tính giá trị thì phương pháp
Pennington (1983) được áp dụng. Các bước tính toán mật độ phân bố của phương pháp
này cụ thể như sau:

Gọi n là tổng số trạm nghiên cứu, m là số mẻ lưới có sản lượng và (n-m) sẽ là số


mẻ lưới không có sản lượng. Đặt là
logarit tự nhiên của CPUA ở các mẻ có sản lượng. Và ; .
Theo Pennington, giá trị và phương sai sau khi logarit hoá được tính ngược
theo công thức (30):

23
Khả năng khai thác được tính theo công thức sau áp dụng cho quần thể cá đã bị
khai thác (28):

MSY = 0,5 * Z * B

Trong đó: MSY là khả năng khai thác tối đa; Z là hệ số chết tổng số của loài; B
là trữ lượng của loài. Trong nghiên cứu này, hệ số chết tổng số Z được sử dụng đối với
cá bánh đường và cá mối thường được tham khảo từ các nghiên cứu trước phù hợp
từng giai đoạn năm, cụ thể trình bày ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Hệ số chết tổng số của cá bánh đường và cá mối thường trong từng giai đoạn

Loài Giai đoạn Hệ số chết tổng số Z Tác giả nghiên cứu


Chu Tiến Vĩnh
2001 - 2005 2,24
Cá bánh đường (2001) (3)
(Evynnis cardinalis) Phạm Huy Sơn
2012 - 2013 3,09
(2013) (31)
Đào Mạnh Sơn
2001 - 2005 2,48
Cá mối thường (2007) (4)
(Saurida tumbil) Nguyễn Viết Nghĩa
2012 - 2013 3,55
(2015) (32)
Biến động nguồn lợi cá bánh đường và mối thường được đánh giá dựa trên sự
biến động năng suất khai thác, trữ lượng nguồn lợi tức thời và áp lực khai thác (hệ số
chết tổng số Z) theo chuỗi thời gian. Ngoài ra, các chỉ số sinh học quần thể bao gồm
kích thước cá lớn nhất bắt gặp, chiều dài trung bình năm của quần thể và chiều dài
tham gia sinh sản lần đầu được sử dụng bổ sung cho việc đánh giá biến động.

Toàn bộ số liệu sinh học, nguồn lợi được xử lý bằng thống kê mô tả trên
Microsoft Excel. Một số phần mềm phụ trợ sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá
gồm Statistica 7.0, Map Infor 10.0, FiSAT II.

24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm sinh học cơ bản

3.1.1. Cá bánh đường

a/ Phân bố tần suất chiều dài

Tổng số 4.860 cá thể cá bánh đường đã được thu thập và đo chiều dài trong 7
chuyến điều tra, khảo sát đại diện cho mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam giai
đoạn 2001 - 2013 ở vùng biển Thanh Hóa (Hình 3.1). Phân bố tần suất chiều dài của
quần thể cá bánh đường tại thời điểm điều tra được trình bày ở Hình 3.1. Nhìn chung,
cấu trúc kích thước trong quần thể cá bánh đường ở mùa gió Tây Nam (tháng 5, tháng
6) chủ yếu là đàn cá con non có kích thước nhỏ. Nhóm chiều dài ưu thế của quần thể
tập trung ở các nhóm nhỏ hơn 10cm. Đàn cá có kích thước lớn trên 12cm bắt gặp số
lượng không nhiều. Trong mùa gió Đông Bắc (tháng 11, 12), cấu trúc kích thước trong
quần thể cá bánh đường có thay đổi và bắt gặp cá lớn nhiều hơn so với mùa gió Tây
Nam. Ở thời điểm này, đàn cá con kích thước nhỏ bắt gặp ở mùa gió Tây Nam đã sinh
trưởng bổ sung cho đàn cá kích thước lớn trong quần thể của loài.

Mùa vụ sinh sản của cá bánh đường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ được xác định từ
tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau; đàn cá sinh sản tập trung vào thời điểm
tháng 1 hàng năm (33). Lê Đức Giang (2013) đã chỉ ra rằng cá bánh đường đánh bắt ở
vùng biển Thanh Hóa có kích thước tương đối nhỏ, dao động khoảng 6-18cm, cá kích
thước lớn có số lượng không nhiều. Cấu trúc thành phần chiều dài của cá bánh đường
đánh bắt ở biển Thanh Hóa tương đối đơn giản. Ở hầu hết các tháng, quần thể cá bánh
đường chỉ bắt gặp 1 khoảng chiều dài ưu thế với biên độ hẹp và chiếm tỷ lệ nhóm ưu
thế cao trên 90% tổng số cá thể. Biên độ dao động của nhóm ưu thế khác nhau theo
tháng khá rõ và phụ thuộc vào từng thời điểm. Trong 12 tháng thu mẫu, cá bánh đường
xuất hiện đàn cá nhỏ (6-9cm) vào thời điểm tháng 5 (20). Như vậy, kết quả ở nghiên
cứu này tương tự so với các kết quả nghiên cứu trước cho quần thể cá bánh đường ở
vùng biển Thanh Hóa. Đồng thời, khẳng định rằng cá có kích thước nhỏ bắt gặp vào
tháng 5-6 thuộc mùa gió Tây Nam là thuộc đàn cá được sinh ra ở mùa sinh sản trong
các tháng đầu năm.

25
Hình 3.1. Phân bố tần suất chiều dài của cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa ở một
số tháng qua các năm nghiên cứu

b/ Chiều dài trung bình

Cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa bắt gặp có kích thước cơ thể dao động từ
6cm đến 20cm. Chiều dài cá thể nhỏ nhất là tương đối đồng đều ở các năm, thường cá
có kích thước 6-7 cm bắt đầu xuất hiện trong sản lượng khai thác và được xem là
nhóm đầu tiên bổ sung cho nguồn lợi. Chiều dài lớn nhất bắt gặp có sự biến động
mạnh, tuy nhiên xét theo chuỗi thời gian thì chiều dài cơ thể lớn nhất trong quần thể có
xu thế giảm. Dựa trên dữ liệu tần suất chiều dài của đàn cá thu thập, chiều dài trung
bình theo năm của quần thể cá bánh đường được xác định dao động khoảng 7,6 - 9,64
cm và đạt giá trị cao nhất ở năm 2001, thấp nhất ở năm 2013 (Bảng 3.1). Chiều dài
trung bình của quần thể loài cá này biến động giảm theo chuỗi thời gian. Như vậy, hai
chỉ số chiều dài nhất lớn nhất bắt gặp và chiều dài trung bình của quần thể đều giảm đã
phần nào phản ảnh được áp lực của hoạt động khai thác lên quần thể loài cá này ở
vùng biển Thanh Hóa.

Cá bánh đường là loài có kích thước trung bình, chiều dài lớn nhất từng ghi nhận
được là 40cm ở vùng biển phía đông Ấn Độ (8). Ở vùng biển Việt Nam, chiều dài cá
bánh đường lớn nhất từng được ghi nhận là 26cm; các nhóm chiều dài ưu thế trong
quần đàn là nhóm 5-8cm và 14-17cm (3). Phạm Thược trong nghiên cứu về nguồn lợi

26
cá bánh đường đã chỉ ra rằng tỷ lệ cá bánh đường có kích thước lớn hơn 15cm chỉ
chiếm khoảng từ 0,16-0,32% trong toàn bộ cá bánh đường bắt gặp (2). Theo nghiên
cứu của Lê Đức Giang ở vùng biển Thanh Hóa thì chiều dài thành thục Lm50 của cá
bánh đường cái là 8,9cm còn của cá đực là 8,6cm (20). Như vậy, cá bành đường ở
vùng biển Thanh Hóa có chiều dài khai thác trung bình cũng gần với chiều dài thành
thục của quần đàn.

Bảng 3.1. Chiều dài trung bình của cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa trong các
năm nghiên cứu

Chiều dài Năm Năm Năm Năm Năm Năm


Tên loài
(FL-cm) 2001 2003 2004 2005 2012 2013

Nhỏ nhất 6,0 6,0 6,0 8,0 6,0 7,0


Cá bánh đường
Lớn nhất 20,0 15,0 17,0 14,0 19,0 17,0
(Evynnis cardinalis)
Trung bình 9,64 8,02 8,53 9,00 8,85 7,60

c/ Tương quan chiều dài và khối lượng

Phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của các bánh đường ở vùng
biển Thanh Hóa được xác định trên cơ sở dữ liệu đo chiều dài và cân khối lượng của
5.040 cá thể, cụ thể theo phương trình sau: W = 0,024039 * FL3,02804 (chung cho loài, n
= 5.040); W = 0,025144 * FL3,01528 (cá cái, n = 2.272); W = 0,026402 * FL 2,98757
(cá
đực, n = 2.515); W = 0,015438 * FL3,18024 (cá con - Juv, n = 253). Nhìn chung, sinh
trưởng chiều dài và khối lượng của loài cá này thuộc dạng sinh trưởng bất đẳng (b ≠
3). Cơ thể cá bánh đường sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn so với sinh trưởng về
chiều dài (20).

d/ Chiều dài cá sinh sản Lm50

Dựa trên dữ liệu phân tích tỷ lệ thành thục theo nhóm chiều dài của cá bánh
đường, chiều dài cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu ở vùng biển Thanh Hóa
được xác định tương ứng là 8,58cm chung cho loài, 8,36cm ở cá cái và 8,69cm ở cá
đực. Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ thành thục và nhóm chiều dài theo
giới tính được trình bày ở Hình 3.2.

27
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá bánh đường ở vịnh Bắc Bộ được
một số tác giả quan tâm, trong đó chiều dài cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu
được xác định là 10,3cm ở vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ (12) và 12,1cm ở vùng
biển phía Tây vịnh Bắc Bộ (34). Ở vùng biển phía Nam Fujian và Đài Loan, cá bánh
đường tham gia sinh sản lần đầu ở chiều dài 11,1cm và 11,7cm. So sánh với các kết
quả nghiên cứu thấy rằng, chiều dài cá bánh đường thành thục và tham gia sinh sản lần
đầu ở vùng biển Thanh Hóa là nhỏ hơn so với giá trị của quần thể loài cá này ở vịnh
Bắc Bộ và các vùng biển lân cận. Như vậy, chỉ số này đã phần nào phản ánh được áp
lực của hoạt động khai thác lên loài cá này ở vùng biển Thanh Hóa.

1.0

0.9

0.8

0.7

0.6

0.5

0.4
Tû lÖthµnh thôc

0.3

0.2
C¸ i P = 1/(1 + e-0,814427* (FL - 8,35554))
N = 2.272 ; R = 0,99
0.1
§ ùc P = 1/(1 + e-0,898376* (FL - 8,69297))
N = 2.515 ; R = 0,99
0.0
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

ChiÒu dµi FL (cm)

Hình 3.2. Biều đồ tương quan tỷ lệ thành thục và chiều dài của cá bánh đường ở vùng
biển Thanh Hóa

3.1.2. Cá mối thường

a/ Phân bố tần suất chiều dài


Tổng số 2.833 cá thể cá mối thường đã được đo chiều dài trong 6 chuyến điều tra
ở vùng biển Thanh Hóa giai đoạn 2001-2013. Phân bố tần suất chiều dài của loài cá
này theo mùa gió (theo chuyến điều tra) được trình bày ở Hình 3.3. Cá mối thường ở
vùng biển Thanh Hóa có chiều dài cơ thể bắt gặp dao động 8-35cm và khác nhau theo
từng năm. Trong cấu trúc kích thước của quần thể, chiều dài ưu thế của cá mối thường
có khoảng dao động khá rộng và thường tập trung ở 2 nhóm đại diện cho đàn cá non
28
và cá bố mẹ có kích thước lớn. Cá mối thường bắt gặp ở mùa gió Đông Bắc (tháng 11-
12) thường có kích thước lớn hơn đàn cá bắt gặp ở mùa gió Tây Nam (tháng 5-6).
Năm 2012, cá mối thường bắt gặp chủ yếu đàn cá lớn trên 15cm và không bắt gặp đàn
cá con. Chiều dài lớn nhất (Lmax) bắt gặp trong quần thể biến động giữa các năm và có
xu thế giảm theo thời gian. Năm 2001, cá thể lớn nhất ghi nhận được là 35cm, tuy
nhiên ở các chuyến điều tra trong những năm sau đó cá lớn nhất bắt gặp đều nhỏ hơn
28cm và không bắt gặp các đàn cá lớn. Như vậy, sự suy giảm về chiều dài lớn nhất của
của quần thể cũng là thông tin phản ánh một phần nào đó áp lực khai thác lên quần thể
loài cá này.

Hình 3.3. Phân bố tần suất chiều dài của cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa dựa
trên dữ liệu điều tra nguồn lợi.

b/ Chiều dài trung bình

Dựa trên dữ liệu tần suất chiều dài, chiều dài trung bình năm của quần thể cá mối
thường được tính toán và xác định. Chiều dài trung bình chung cho cả quần thể theo
năm dao động từ 16,6 đến 20,8cm, thấp nhất ở năm 2004 và cao nhất ở năm 2012. Xét
theo chuỗi thời gian, chiều dài trung bình của quần thể cá mối thường biến động tăng
giảm ở từng năm, tuy nhiên với xu thế chung là giảm dần theo thời gian. Sự biến động
chiều dài trung bình của quần thể cũng là chỉ số quan trọng đánh giá áp lực khai thác
tăng đối với loài cá này ở vùng biển Thanh Hóa.
29
Lê Đức Giang (2013) khi điều tra thu mẫu nghề cá thương phẩm tại cảng cá đã
chỉ ra rằng, cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa khai thác đàn cá con non có kích
thước nhỏ 4-5cm chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản lượng nghề lưới kéo. Chiều dài trung
bình cá bị khai thác gần bằng với chiều dài cá thành thục sinh dục lần đầu. Dựa trên
kết quả nghiên cứu, tác giả đã nhận định quần thể cá mối thường ở vùng biển Thanh
Hóa hiện tại đang chịu áp lực khai thác quá mức.

Bảng 3.2. Chiều dài trung bình của cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa trong các
năm nghiên cứu

Chiều dài Năm Năm Năm Năm Năm Năm


Tên loài
(FL-cm) 2001 2003 2004 2005 2012 2013

Nhỏ nhất 8,00 9,00 10,00 - 15,00 8,00


Cá mối thường
Lớn nhất 35,00 26,00 23,00 - 28,00 25,00
(Saurida tumbil)
Trung bình 18,48 17,58 16,60 - 20,79 17,44

c/ Tương quan chiều dài và khối lượng


Cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa có sinh trưởng chiều dài và khối lượng
thuộc dạng sinh trưởng bất đẳng (b ≠ 3). Cơ thể sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn
so với sinh trưởng về chiều dài ở các đàn cá lớn. Ở đàn cá con non (Juv), cơ thể cá
sinh trưởng chiều dài nhanh hơn so với sinh trưởng về khối lượng (b < 3,0). Điều này
cũng phù hợp với quy luật chung của sinh vật ở giai đoạn nhỏ thường cơ thể sinh
trưởng nhanh về chiều dài để tăng khả năng trốn thoát và tránh vật dữ bắt mồi. Kết quả
nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Đức Giang (2013) cho
quần thể loài cá này ở vùng biển Thanh Hóa (20). Phương trình tương quan chiều dài
và khối lượng của loài cá này được xác định là W = 0,004629 * FL3,1 chung cho loài (n
= 3.600), W = 0,005873 * L3,13 cho cá cái (n = 2.226), W = 0,007309 * FL3,06 cho cá
đực (n = 1.286) và W = 0,009716 * FL2,94 cho đàn cá con (n = 88).

d/ Chiều dài cá sinh sản Lm50


Tỷ lệ thành thục của quần thể cá mối thường được xác định riêng cho từng nhóm
chiều dài. Nhìn chung, xu thế biến động tỷ lệ thành thục là tăng và tăng đồng đều cùng
với sự gia tăng chiều dài cơ thể. Dựa trên dữ liệu tỷ lệ thành thục theo nhóm chiều dài,

30
chiều dài cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu của quần thể cá mối thường ở
vùng biển Thanh Hóa được xác định là 17,78cm (chung cho loài), 17,36cm (cá cái) và
18,03cm (cá đực). Kết quả phân tích ANCOVA cho thấy, có sự khác nhau về chiều dài
thành thục lần đầu của cá mối thường theo giới tính với mức ý nghĩa p<0,05. Như vậy,
ở cùng nhóm chiều dài cái có xu hướng thành thục sớm hơn so với giới đực. Biểu đồ
thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ thành thục và nhóm chiều dài theo giới tính được
trình bày ở Hình 3.4.

1.0
C¸ i P = 1/(1 + e-0,494547* (L -17,3673))
0.9 n = 2.226 ; R = 0,99
§ ùc P = 1/(1 + e-0,408478* (L -18,0356))
0.8 n = 1.286 ; R = 0,99

0.7

0.6

0.5

0.4
Tû lÖthµnh thôc

0.3

0.2

0.1

0.0
6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28
ChiÒu dµi FL (cm)

Hình 3.4. Biều đồ tương quan tỷ lệ thành thục và chiều dài của cá mối thường ở biển Thanh Hóa
3.2. Đặc điểm nguồn lợi

3.2.1. Tỷ lệ sản lượng


Tỷ lệ sản lượng của cá bánh đường và cá mối thường được tính trung bình cho tất
cả các mẻ lưới theo từng năm nghiên cứu (Hình 3.5).

31
Hình 3.5. Tỷ lệ sản lượng (%) trung bình của cá bánh đường và cá mối thường trong
cấu trúc nguồn lợi hải sản tầng đáy theo thời gian ở vùng biển Thanh Hóa.
Cá bánh đường là loài chiếm tỷ lệ sản lượng tương đối cao trong các mẻ lưới kéo ở
vùng biển Thanh Hóa. Chúng có thể chiếm tới 22,03% tổng sản lượng của các mẻ lưới
kéo ở vùng biển này trong năm 2001. Đây là một tỷ lệ sản lượng lớn trong mẻ lưới, thể
hiện loài cá bánh đường là loài chiếm sản lượng cao ở vùng biển này. Ở các năm tiếp
theo, tuy tỷ lệ sản lượng không cao như năm 2001 nhưng cá bánh đường vẫn chiếm một
tỷ trọng lớn trong thành phần sản lượng mẻ lưới kéo. Từ năm 2003 – 2005, cá bánh
đường luôn chiếm hơn 10% trong sản lượng của các mẻ lưới kéo. Ở 2 năm gần đây nhất
(2012 và 2013) thì tỷ lệ cá bánh đường trong mẻ lưới đã giảm xuống đáng kể, chỉ chiếm
khoảng 7,4 và 8,4% trong tổng sản lượng điều tra. Tuy vậy, đây vẫn là 1 tỷ lệ sản lượng
thuộc diện cao nhất trong sản lượng lưới kéo ở vùng biển Thanh Hóa.

Theo các nghiên cứu từ trước thì có thể nhận thấy một xu hướng giảm về nguồn
lợi loài cá này trong sản lượng của lưới kéo đáy ở vùng biển Thanh Hóa nói riêng và
vùng vịnh Bắc Bộ nói chung. Theo nghiên cứu của Phạm Thược (1977) thì cá bánh
đường là một trong những đối tượng cá kinh tế và có vai trò quan trọng đối với nguồn
lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ. Tỷ lệ sản lượng của loài cá này trong nghề lưới kéo đáy rất
cao, đứng đầu trong thành phần sản lượng và chiếm 33,95% trong tổng sản lượng đánh
bắt. Nếu xét trong khoảng thời gian 1974-1975 thì thời gian này được coi là những năm
được mùa cá bánh đường (2). Từ năm 1998 tới năm 2000 tỷ lệ sản lượng của loài cá

32
này tính chung cho cả năm khoảng 29,07%. Xét riêng theo mùa, tỷ lệ sản lượng rất cao
vào mùa gió Đông Bắc (37,6%) nhưng lại thấp ở mùa gió Tây Nam (1%). Cá bánh
đường được xem là đối tượng đứng đầu trong 9 loài ưu thế và có sản lượng đánh bắt
bằng nghề kéo đáy là khá ổn định (21). Còn theo Chu Tiến Vĩnh khi nghiên cứu nguồn
lợi cá đáy ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa đã chỉ ra cá bánh đường là một đối tượng có
vai trò quan trọng trong sản lượng nghề lưới kéo đáy, tỷ lệ sản lượng của loài này
khoảng 18,5% và thấp hơn so với các nghiên cứu trước (3). Như vậy có thể thấy những
năm gần đây tỷ lệ sản lượng cá bánh đường đã giảm sút rất nhiều trong thành phần sản
lượng của nghề kéo đáy. Trong khi đó nguồn lợi hải sản cũng đang giảm sút ở thời
điểm này so với trước kia. Điều này cho thấy khả năng nguồn lợi loài cá bánh đường
đang giảm một cách nghiêm trọng, chúng ta có thể thấy vấn đề này khi phân tích về
trữ lượng loài cá này ở vùng biển Thanh Hóa ở phần sau.

Cá mối thường cũng là loài chiếm tỷ lệ sản lượng cao trong cấu trúc nguồn lợi
hải sản tầng đáy ở vùng biển Thanh Hóa (Hình 3.5). Trong các năm nghiên cứu, tỷ lệ
sản lượng của loài cá này thường dao động 4-6%, trung bình là 4,79% trong tổng sản
lượng. Ở năm 2005, tỷ lệ sản lượng cá mối thường tương đối thấp, thấp hơn so với các
năm khác và chỉ chiếm 0,72% trong tổng sản lượng. Ở vùng biển giữa vịnh Bắc Bộ, cá
mối thường là một trong những loài ổn định về tỷ lệ sản lượng ổn định và thuộc đối
tượng nguồn lợi chủ đạo (trên 1% sản lượng). Đào Mạnh Sơn (2007) đã xác định cá
mối thường chiếm khoảng 1,2-5,5% trong cấu trúc nguồn lợi ở Vùng đánh cá chung
vịnh Bắc Bộ trong giai đoạn 2005-2007 (4). Trong những năm tiếp theo, cá mối
thường chiếm 1,3-4,4% ở cấu trúc nguồn lợi ở giai đoạn 2008-2010 và khoảng 2,3% ở
giai đoạn 2011-2014 (36). Như vậy, tỷ lệ sản lượng của cá mối thường ở vùng biển
ven bờ Thanh Hóa cao hơn nhiều so với biển khơi ở Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
Với tỷ lệ sản lượng đánh kể, điều này đã phần nào khẳng định loài cá này có vai trò
quan trọng đối với nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển Thanh Hóa nói chung và
vịnh Bắc Bộ nói riêng.

3.2.2. Năng suất khai thác


Năng suất khai thác của cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa biến động với
biên độ rộng và có xu hướng giảm khá rõ rệt theo chuỗi thời gian (Bảng 3.3, Hình 3.6).
Ở giai đoạn 2001-2005, năng suất của loài cá này tương đối cao, dao động khoảng
33
8,13-23,9 kg/giờ. Trong những năm gần đây (2012-2013), năng suất khai thác trung
bình giảm mạnh chỉ còn 3,32-3,55 kg/giờ. Điều này cho thấy rằng, quần thể cá bánh
đường ở vùng biển Thanh Hóa đã và đang bị khai thác quá mức cho phép, nguồn lợi
loài cá này đang suy giảm. Xét theo vùng, năng suất khai thác cá bánh đường ở các vùng
biển có sự xáo trộn mạnh, trung bình đạt 7,0 kg/giờ ở vùng bờ, 16,1 kg/giờ ở vùng lộng và
9,49 kg/giờ ở vùng khơi. Như vậy, cá bánh đường tập trung chính ở vùng lộng và thưa
hơn ở vùng bờ và vùng khơi.

Cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa có năng suất khai thác thấp hơn nhiều so
với loài cá bánh đường (Bảng 3.3). Năng suất trung bình năm dao động 2,04-4,95
kg/giờ kéo lưới, đạt giá trị cao nhất ở năm 2004 và thấp nhất ở năm 2012. Xét theo
chuỗi thời gian, năng suất khai thác biến động tăng ở giai đoạn 2001-2004 (3,86-4,95
kg/giờ) và biến động giảm ở giai đoạn 2012-2013 (2,04-2,28 kg/giờ). Mặc dù các giai
đoạn có sự biến động năng suất khai thác là khác nhau, tuy nhiên xu thế chung cho cả
chuỗi thời gian là giảm và mức giảm ít hơn so với quần thể cá bánh đường (Hình 3.6).
Xét theo vùng biển, năng suất khai khác cá mối thường thường có xu thế tăng từ vùng
bờ (1,61 kg/giờ), vùng lộng (3,7 kg/giờ) và ra vùng khơi (4,99 kg/giờ).

Bảng 3.3. Năng suất khai thác trung bình của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng
biển Thanh Hóa theo thời gian.

Năng suất khai thác CPUE (kg/giờ)


Loài cá Vùng biển
2001 2003 2004 2005 2012 2013

Vùng bờ 12,42 12,07 6,36 4,82 4,80 4,13

Cá bánh Vùng lộng 29,90 6,95 24,34 17,88 2,86 2,69


đường Vùng khơi 20,49 0,42 9,22 1,24 2,10 2,15

Toàn vùng 23,90 8,13 12,69 9,33 3,55 3,32

Vùng bờ 1,50 1,80 2,51 - 0,76 1,46

Cá mối Vùng lộng 3,85 3,58 8,49 - 2,23 2,34


thường Vùng khơi 6,24 2,92 4,79 - 8,68 3,11

Toàn vùng 3,86 2,90 4,95 - 2,28 2,04

34
Hình 3.6. Biến động năng suất khai thác của cá bánh đường và cá mối thường theo
vùng biển và theo thời gian.
3.2.3. Phân bố nguồn lợi
Phân bố nguồn lợi theo không gian của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng
biển Thanh Hóa được xác định riêng cho từng chuyến ở từng năm điều tra. Giá trị biểu
diễn trên sơ đồ phân bố là năng suất khai thác ở từng trạm hay ở từng mẻ lưới. Phân bố
cụ thể cho từng loài trình bày chi tiết ở Hình 3.7 cho loài cá bánh đường và Hình 3.8
cho loài cá mối thường.
Cá bánh đường phân bố ở vùng biển Thanh Hóa khác nhau theo mùa gió và
không gian khá rõ. Ở mùa gió Tây Nam (tháng 5-6), cá phân bố tương đối đồng đều
với năng suất khai thác cao ở năm 2001 nhưng khá rải rác với khu vực cao, thấp ở các
năm còn lại. Năm 2003 và năm 2005, năng suất đánh bắt thường thấp trên toàn vùng
biển và chỉ một số ít điểm có năng suất trội hơn. Ở mùa gió Đông Bắc, năng suất khai
thác cá bánh đường thấp hơn so với năng suất khai thác ở mùa gió Tây Nam trên toàn
vùng biển Thanh Hóa.
35
Tháng 5/2001 Tháng 6 /2003

Tháng 6/2004 Tháng 6/2005

Tháng 11/2001 Tháng 12/2012

Hình 3.7. Phân bố năng suất khai thác cá bánh đường qua các chuyến điều tra
36
Cá mối thường phân bố rải rác toàn vùng biển Thanh Hóa và có sự khác nhau
theo mùa gió và theo năm (Hình 3.8). Vùng lộng và vùng khơi bắt gặp nhiều trạm có
năng suất cao hơn so với vùng bờ. Trên bản đồ phân bố, xét theo thời gian thì việc suy
giảm năng suất đánh bắt cũng được thể hiện khá rõ.

Tháng 5/2001 Tháng 6/2003

Tháng 11/2001 Tháng 12/2012

Hình 3.8. Phân bố năng suất khai thác cá mối thường theo các chuyến điều tra

3.3. Trữ lượng và khả năng khai thác

3.3.1. Trữ lượng nguồn lợi


Trữ lượng loài cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa được tính cho từng chuyến
điều tra theo từng mùa gió và theo vùng biển (Bảng 3.4). Ở mùa gió Tây Nam, trữ
37
lượng nguồn lợi cá bánh đường cao nhất ở năm 2011 (11.680 tấn) và thấp nhất là năm
2012 (1.938 tấn). Trong mùa gió Đông Bắc, trữ lượng cá bánh đường đạt 2.425 tấn ở
năm 2012 và 1.359 tấn ở năm 2013 (Hình 3.9). Xét chuỗi theo thời gian, trữ lượng
nguồn lợi loài cá bánh đường đều giảm ở cả 2 mùa gió. So sánh giữa 2 giá trị của năm
đầu và năm cuối cho thấy rằng, trữ lượng loài cá này đã giảm 80,1% ở mùa gió Tây
Nam và giảm 44,0% ở mùa gió Đông Bắc (Bảng 3.4).

Xét theo mùa gió, trữ lượng nguồn lợi cá bánh đường theo vùng biển ở mùa gió
Tây Nam suy giảm theo thời gian khá rõ khi so sánh giữa năm cuối 2013 và năm đầu
2001. Vùng lộng và vùng khơi giảm mạnh hơn so với vùng bờ, tỷ lệ trữ lượng giảm
tương ứng là 51% ở vùng bờ, 91% ở vùng lộng và 83,5% ở vùng khơi. Sự biến động
trữ lượng theo 3 vùng là không rõ ràng, có những năm vùng lộng ước tính có trữ lượng
cao nhất, nhưng có những năm vùng bờ hoặc vùng khơi lại có trữ lượng cao hơn. Tuy
nhiên xét theo trung bình các năm thì trữ lượng ở vùng lộng là lớn nhất, đạt trung bình
khoảng 2.159 tấn, tiếp theo là vùng khơi đạt 1.434 tấn và thấp nhất là vùng bờ chỉ đạt
khoảng 1.175 tấn (Bảng 3.4). Ở mùa gió Đông Bắc, trữ lượng nguồn lợi cá bánh
đường theo vùng biển biến động giữa năm 2001 và 2013 không rõ ràng. Trong năm
2001, vùng khơi có trữ lượng cao nhất tiếp theo đó vùng lộng và vùng bờ. Tuy nhiên,
vùng bờ lại có trữ lượng cao nhất và thấp nhất ở vùng lộng trong năm 2012 (Bảng 3.4).

Hình 3.9. Biến động trữ lượng của cá bánh đường theo vùng biển và theo thời gian ở
vùng biển Thanh Hóa

38
Cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng thấp hơn nhiều so với trữ
lượng của cá bánh đường. Tính chung cho toàn vùng biển, trữ lượng cá mối thường ở
mùa gió Tây Nam dao động 955-1.979 tấn, cao nhất ở năm 2004 và thấp nhất ở năm
2003. Trong mùa gió Đông Bắc, trữ lượng đạt 1.348 ở năm 2001 và khoảng 2.024 tấn
ở năm 2013. Xu thế biến động trữ lượng của cá mối thường là tăng ở cả 2 mùa gió, tuy
nhiên mức tăng không nhiều về số lượng. Xét theo tỷ lệ, mức tăng trữ lượng của loài
cá này đạt khoảng 40% ở mùa gió Tây Nam và 50% ở mùa gió Đông Bắc khi so sánh
giữa 2 thời điểm năm đầu và năm cuối.

Xét theo vùng biển, trữ lượng cá mối thường biến động đồng pha giữa vùng bờ
và vùng lộng (Hình 3.10). Trữ lượng có xu thế tăng ở mùa gió Tây Nam và giảm ở
mùa gió Đông Bắc. không rõ ràng theo mùa gió. Ở vùng khơi, biến động trữ lượng cá
mối thường tương đối mạnh, đặc biệt có xu thế tăng mạnh đạt 131% ở mùa gió Đông
Bắc khi so sánh trữ lượng của loài trong năm 2013 và năm 2001.

Hình 3.10. Biến động trữ lượng của cá mối thường theo vùng biển và theo thời gian ở
vùng biển Thanh Hóa

Do loài cá mối thường không có số liệu trong năm 2005 và 2013 nên việc giả sử
trữ lượng nguồn lợi của loài là tương tự tại các thời gian lân cận để việc so sánh biến
động trữ lượng tổng số của cả 2 loài được đầy đủ hơn. Xét chung cho cả 2 loài nghiên
cứu, tổng trữ lượng của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển Thanh Hóa dao
động khoảng 2.839-13.093 tấn, trung bình đạt 6.437 tấn ở mùa gió Tây Nam và
39
khoảng 3.383-3.773 tấn, trung bình đạt 3.578 tấn ở mùa gió Đông Bắc. Năm 2014, Lê
Đức Giang khi nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa đã xác định
tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển này giai đoạn 2001-2005 dao
động từ 22,3-31,6 ngàn tấn và trung bình đạt 27,3 ngàn tấn (5). Như vậy, với trữ lượng
trung bình của cá bánh đường và cá mối thường như trên đã chứng tỏ vai trò quan
trọng của 2 đối tượng này đối với nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa.

Bảng 3.4. Trữ lượng tức thời (tấn) cá bánh đường và cá mối thường qua các năm điều
tra theo từng mùa gió

Mùa gió Đông


Tuyến Mùa gió Tây Nam
Loài Bắc
biển
2001 2003 2004 2005 2013 2001 2012
Vùng bờ 2.149 1.270 740 661 1.054 575 627

Cá bánh Vùng lộng 4.874 602 2.458 2.419 440 786 333
đường Vùng khơi 4.657 66 1.421 259 765 1.064 399
Toàn vùng 11.680 1.938 4.619 3.339 2.259 2.425 1.359
Vùng bờ 257 147 347 - - 126 70

Cá mối Vùng lộng 273 351 864 - - 508 306


thường Vùng khơi 883 457 768 - - 714 1.648
Toàn vùng 1.413 955 1.979 1.979 2.024 1.348 2.024
Tổng 2 loài 13.093 2.893 6.598 5.318 4.283 3.773 3.215
Ghi chú: “-“ cá mối thường năm 2005 mượn dữ liệu của 2004, năm 2013 mượn dữ liệu năm 2012 do
không có dữ liệu. Việc mượn dữ liệu sử dụng cho việc đánh giá biến động trữ lượng cho cả 2 loài.

3.3.2. Khả năng khai thác


Để tính toán khả năng khai thác cho phép của từng đối tượng cần có các thông in
về trữ lượng nguồn lợi và hệ số chết tổng số của loài. Trong nghiên cứu này, tác giả
tham khảo hệ số chết của 2 loài này theo từng giai đoạn tương ứng để thực hiện tính
toán và đánh giá. Kết quả nghiên cứu đã xác định khả năng khai thác của cá bánh
đường ở giai đoạn 2001 - 2005 dao động từ 2.170 - 13.081 tấn; giai đoạn 2012 - 2013
dao động từ 2.100 - 3.490 tấn. Khả năng khai thác của cá mối thường dao động khoảng
từ 1.184 - 2.454 tấn ở giai đoạn 2001-2005 và khoảng 3.594 tấn ở năm 2012 (Bảng
3.5).
40
Khả năng khai thác được xác định là sản lượng cho phép khai thác của quần thể
đó trong vòng một năm. Ở vùng biển Thanh Hóa, cá bánh đường và cá mối thường là
đối tượng thuộc những loài có vòng đời sinh trưởng ngắn (0-4 tuổi), sức sinh sản lớn,
cá thành thục tham gia sinh sản thường ở 1 năm tuổi. Đồng thời, cấu trúc tuổi của quần
thể tập trung chính chủ yếu ở nhóm tuổi từ 0+ - 2+ (33), (20). Do vậy khả năng khai
thác của 2 loài này được tính khá cao và cao hơn so với trữ lượng tức thời tại thời điểm
đánh giá.

Bảng 3.5. Khả năng khai thác (tấn) của cá bánh đường và cá mối thường ở vùng biển
Thanh Hóa theo thời gian.

Vùng Năm
Loài
biển 2001 2003 2004 2005 2012 2013
Vùng bờ 2.407 1.422 829 740 969 1.629

Cá bánh Vùng lộng 5.215 74 1.591 290 616 1.182


đường
Vùng khơi 5.459 674 2.753 2.709 515 679
Toàn vùng 13.081 2.170 5.173 3.739 2.100 3.490
Vùng bờ 319 182 430 - 125 -
Cá mối
thường Vùng lộng 1.095 567 952 - 2.926 -

Vùng khơi 338 435 1.072 - 543 -

Toàn vùng 1.752 1.184 2.454 2.454 3.594 3.594


Tổng 2 loài 14.833 3.354 7.627 6.193 5.694 7.084
Ghi chú: “-’’ là không có dữ liệu; gạch chân là dữ liệu giả sử và mượn tại thời điểm lân cận

3.4. Biến động nguồn lợi

Biến động nguồn lợi cá mối thường và cá bánh đường được xem xét tổng hợp
trên nhiều chỉ số trong đó bao gồm: i) Các chỉ số sinh học (chiều dài lớn nhất bắt gặp,
chiều dài trung bình và chiều dài cá thành thục lần đầu…) và ii) Các chỉ số nguồn lợi
(tỷ lệ sản lượng, năng suất khai thác, mật độ nguồn lợi, trữ lượng tức thời và khả năng
khai thác…). Dưới áp lực của hoạt động khai thác do tăng số lượng tàu thuyền, tăng
cường lực khai thác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số sinh học và nguồn lợi của
loài. Trên cơ sở sự biến động này, hiện trạng nguồn lợi của loài được xác định, từ đó
các giải pháp được áp dụng để điều chỉnh nghề cá phù hợp nhằm duy trì và phát triển
bền vững.
41
Đối với quần thể cá bánh đường, nguồn lợi của đối tượng này suy giảm khá rõ
qua sự suy giảm của kích thước cá lớn nhất bắt gặp, chiều dài trung bình của đàn cá
khai thác giảm dần, cá thành thục và tham gia sinh sản ở kích thước nhỏ hơn so với
những giai đoạn trước. Trong cấu trúc nguồn lợi, tỷ lệ sản lượng của loài cũng có xu
hướng giảm dần và cùng với đó là sự suy giảm về năng suất đánh bắt, trữ lượng nguồn
lợi và khả năng khai thác cho phép. Đối với quần thể cá mối thường, kích thước lớn
nhất bắt gặp và chiều dài trung bình năm của quần thể cũng có xu thế giảm tương tự
với loài cá bánh đường. Năng suất khai thác, trữ lượng nguồn lợi ít biến động hoặc
biến động tăng, giảm nhẹ ở các năm gần đây nhưng chưa rõ ràng.

Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa
cho thấy, số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn
1996-2012, sau đó giảm nhưng mức giảm không nhiều. Tổng số tàu thuyền tăng từ
3.430 tàu (năm 1996) lên 4.860 tàu (năm 2006) và đạt 7.293 tàu ở năm 2012 (Bảng
3.6). Tốc độ cơ giới hóa của nghề cá tăng nhanh hơn so với số lượng tàu thuyền khai
thác. Cá mối thường và các bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa bị khai thác chủ yếu ở
loại nghề lưới kéo. Do vậy, biến động số lượng tàu thuyền nghề lưới kéo của tỉnh được
xem xét và đánh giá. Về số lượng tàu nghề lưới kéo, không có các con số thống kê chi
tiết ở trước năm 2006 do hệ thống nghề cá tại thời điểm đó chưa hoàn thiện và công
tác lưu trữ chưa đầy đủ. Ở năm 2012, số lượng tàu lưới kéo là 1.213 tàu tương ứng với
79.736CV chiếm 16,6% về số lượng và 22,5% về tổng công suất. Trong những năm
tiếp theo, số lượng tàu nghề lưới kéo giảm và giảm từ 1.213 tàu (16,6%) xuống còn
804 tàu (11,6%) ở năm 2015. Tuy nhiên, tàu thuyền được cơ giới hóa, thay thế và lắp
đặt máy có công suất lớn hơn phục vụ cho hoạt động vươn khơi đánh bắt hải sản nên
tổng năng lực hoạt động (tổng công suất) của của nghề lưới kéo lại tăng lên từ 22,5%
và đạt đến 27,9% ở năm 2015. Như vậy, mặc dù có sự điều chỉnh về số lượng và cơ
cấu nghề khai thác trong đó tập trung vào giảm nghề lưới kéo nhưng áp lực khai thác
của loại nghề này vẫn tăng. Đồng thời, mặc dù được trang bị máy móc công suất lớn
hơn để vươn khơi, tuy nhiên tình trạng tàu cá vi phạm vùng khai thác của nghề lưới
kéo thường xuyên diễn ra, tàu có công suất trên 90cv thường xuyên vào vùng lộng và
vùng ven bờ để khai thác đã tác động không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản tại các vùng
này. Theo kết quả điều tra của dự án Việt-Trung về hoạt động khai thác của các đội tàu

42
từ năm 2010 trở lại đây thì ngư trường hoạt động chính của nghề lưới kéo đơn và lưới
kéo đôi ở vùng biển Thanh Hóa tập trung chủ yếu ở vùng bờ và vùng lộng, nơi phân
bố các đàn cá con kích thước nhỏ (31). Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến suy
giảm nguồn lợi nói chung mà đại diện là 2 đối tượng kinh tế chủ đạo ở vùng biển
Thanh Hóa là cá bánh đường và cá mối thường.

Như vậy, trên cơ sở phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cá
bánh đường và cá mối thường có vai trò quan trong trong nguồn lợi hải sản tầng đáy ở
vùng biển Thanh Hóa. Các đối tượng này chịu áp lực khai thác quá mức trong thời
gian dài, nguồn lợi đã suy giảm và đang tiếp diễn ra trong những năm gần đây. Vùng
lộng là khu vực có nguồn lợi suy giảm mạnh nhất và nơi đây cũng chính là ngư trường
hoạt động cao, thường xuyên của các đội tàu lưới kéo. So sánh 2 đối tượng, sự suy
giảm nguồn lợi của cá bánh đường là rõ ràng hơn nhiều so với loài cá mối thường.

Bảng 3.6. Tổng số lượng tàu cá, số lượng tàu làm nghề lưới kéo và tổng công suất
tương ứng tham gia khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa.

Số lượng tàu (chiếc) Công suất (CV)


Năm Tổng Nghề Tỷ lệ Tổng Nghề Tỷ lệ
số tàu lưới kéo (%) công suất lưới kéo (%)

1996 3.430 - - 39.000 - -

2005 4.876 - - 164.000 - -

2006 4.860 - - - - -

2012 7.293 1.213 16,6 354.307 79.736 22,5

2013 6.975 972 13,9 379.316 86.910 22,9

2014 6.824 756 11,1 388.168 104.187 26,8

2015 6.912 804 11,6 440.494 122.738 27,9


Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Thanh Hóa

3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn lợi

Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá biến động nguồn lợi và khả
năng khai thác của loài cá mối thường và cá bánh đường ở vùng biển Thanh Hóa,
43
một số giải pháp được đề xuất nhằm cung cấp cơ sở cho việc quản lý nguồn lợi ở
địa phương cụ thể như sau:

i) Giảm thiểu khai thác đàn cá con; thực hiện tốt việc cấm và hạn chế khai thác
ở một số vùng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;

ii) Tăng cường thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai
thác hải sản đảm bảo tuân thủ theo các quy định của ngành thủy sản về: vùng khai
thác, mùa vụ khai thác, loại nghề cho phép hoạt động, thông số ngư lưới cụ, sử dụng
các phương pháp khai thác hủy diệt;

iii) Thực hiện tốt công tác thống kê thủy sản ở địa phương, gồm: thống kề cơ cấu
nghề, số lượng tàu thuyền, cường lực, ngư trường, sản lượng khai thác…

iv) Kết hợp với một số cơ quan nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu xây dựng cơ
sở khoa học cho việc phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa bền vững.

v) Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi
thủy sản của địa phương.

44
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

1. Chiều dài cá bắt gặp tương đối nhỏ, dao động khoảng 6-20cm ở loài cá bánh
đường và 8-35cm ở loài cá mối thường. Đàn cá con non chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản
lượng khai thác ở vùng biển Thanh Hóa.

2. Quần thể cá bánh đường và cá mối thường đã và đang chịu áp lực khai thác
quá mức cho phép. Chiều dài lớn nhất bắt gặp của loài, chiều dài trung bình của quần
thể và chiều dài thành thục lần tham gia sinh sản lần đầu có xu hướng giảm.

3. Cá bánh đường và cá mối thường là 2 loài cá kinh tế quan trọng chiếm tỷ lệ
sản lượng cao trong cấu trúc nguồn lợi hải sản tầng đáy. Vai trò của 2 loài cá này giảm
dần cùng với xu hướng giảm về tỷ lệ sản lượng và năng suất theo chuỗi thời gian.

4. Phân bố nguồn lợi cá bánh đường và cá mối thường có sự khác nhau theo
không gian và thời gian. Trong những năm gần đây, phân bố nguồn lợi các đối tượng
này rải rác và ít xuất hiện các vùng có mật độ nguồn lợi cao.

5. Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác của cá bánh đường ở vùng biển
Thanh Hóa tương đối phong phú và có xu thế giảm ở cả 2 mùa gió theo chuỗi thời gian
đặc biệt trong những năm gần đây.

6. Nguồn lợi cá mối thường kém phong phú hơn so với nguồn lợi cá bánh đường.
Trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác của cá mối thường ít biến động và có xu
thế tăng nhưng với lượng tăng là không nhiều.

7. Nguồn lợi các loài cá này biến động mạnh nhất ở vùng lộng, tiếp đó là vùng
bờ và ít biến động ở vùng khơi, biển Thanh Hóa. Vùng có biến động mạnh về nguồn
lợi liên quan trực tiếp và trùng khớp với ngư trường hoạt động mạnh của nghề lưới kéo
ở vùng biển Thanh Hóa

4.2. Khuyến nghị


Cần tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi và áp dụng ngay và triệt để các giải
pháp bảo vệ nguồn lợi đã đề xuất vào thực tiễn quản lý của địa phương.

45
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và cá mối thường, cá bánh đường nói
riêng tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa rất cần các nghiên cứu tiếp theo để dần cung cấp
đầy đủ cơ sở khoa học cho việc tư vấn quản lý nghề cá ở Thanh Hóa cụ thể như sau:

Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thất nguồn lợi cá bánh đường và cá mối
thường từ hoạt động khai thác xâm hại của nghề lưới kéo đáy ở vùng biển Thanh Hóa.

Nghiên cứu đánh giá sản lượng khai thác bền vững của loài cá bánh đường và
cá mối thường và đề xuất cường lực khai thác hợp lý.

Nghiên cứu và đề xuất phạm vi, thời gian, loại nghề cấm và hạn chế khai thác
để khôi phục và bảo vệ nguồn lợi cá bánh đường và cá mối thường.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Tiến Vĩnh & ctv. Điều kiện môi trường và nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ
Thanh Hóa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển 2001. Tập II:175-98.
2. Phạm Thược và cộng sự. Báo cáo tổng kết tình hình nguồn lợi và ước tính trữ lượng
cá tầng đáy vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu hải sản. 1977
3. Chu Tiến Vĩnh. Báo cáo chuyên đề Điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vịnh Bắc Bộ.
Báo cáo thuộc dự án "Điều tra nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường các vùng
trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển lâu bền ngành hải sản vùng ven bờ". Viện
Nghiên cứu Hải sản. 2002
4. Đào Mạnh Sơn và nnk. Báo cáo tổng kết dự án "Điều tra liên hợp Việt - Trung đánh
giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn I, năm 2005-
2007". Viện Nghiên cứu Hải sản. 2008
5. Lê Đức Giang. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá biển vùng
biền Thanh Hóa. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản. 2014.
6. FAO. Eastern Indian Ocean (Fishing area 57) and Western Central Pacific (Fishing
area 71). 1974. Vol IV.
7. Tetsuji Nakabo. Fishes of Japan with pictorial keys to the species: Tokai University
Press. 2002.
8. Eggleston D. Sparidae. In W. Fischer and P.J.P. Whitehead (eds.) FAO species
identification sheets for fishery purposes. Eastern Indian Ocean (Fishing Area 57)
and Western Central Pacific (Fishing Area 71), . FAO, Rome.1974.
9. Chen Gou Bao and Qiu Yong Song. Study on growth, mortality and reasonable
utilization of Decapterus maruadsi in northern continental shelf waters of South
China Sea. Journal of Oceanography in Taiwan2003. 4.
10. Ye. S.Z. Growth characteristics of golden-skin porgy, Parargyrops edita, in the
south Fujian and Taiwan bank fishing ground. Journal of Fisheries of China2004.
28:p 663-8.
11. Du J. A et al. Changes in ecological parameters of Parargyrops edita population in
southern Taiwan Strait , 2. Journal of Oceanography in Taiwan Strait2008. Vol 2.
12. Hou. G et al. Age and Growth Characteristics of Crimson Sea Bream Paragyrops
edita Tanaka in Beibu Gulf. Journal of Ocean University of China2008a. 7(4).
47
13. Hou. G. et al. Growth, Mortality and Population Composition of Crimson Sea
Bream, Paragyrops edita Tanaka in Beibu Gulf. Jounal of Guangdong Ocean
University2008b. 28(3).
14. Chen. A. C. Esitimation of growth and mortality parameters of Parargyrops edita
Tanaka in Beibu Bay. Jounal of Fisheries of China2003. 27(3).
15. Chen ZZaQ, Y. S. . Ecological distribution of Paragyrops edita Tanaka in the
Beibu Gulf Marine Fisheries research2005. 26:16-21.
16. Feng. B. et al. Management Recommendation for Paragyrops edita in Beibu Gulf
based on Per-recruilment Analysis System. Journal Science and Comprehensive
Studies in Agriculture2009. 25(1).
17. Nguyễn Nhật Thi và nnk. Những đặc điểm phân loại chủ yếu của cá vịnh Bắc Bộ.
1965.
18. Nguyễn Hữu Phụng và nnk. Danh mục cá biển Việt Nam: Nhà Xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội. 1995.
19. Nguyễn Bá Thông. Hiện trạng nguồn lợi cá Miễn sành hai gai (Evynnis cardinalis)
phân bố ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ dựa trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát bằng tàu
giã đơn trong giai đoạn 2001-2005. Tạp chí Thủy sản 2006. Số 1:37-40.
20. Lê Đức Giang. Xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển
Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa: Báo cáo tổng kết dự án. 2013.
21. Đào Mạnh Sơn. Nguồn lợi hải sản xa bờ vịnh Bắc Bộ, Đông Nam bộ và vùng biển
giữa biển Đông của Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
biển2001. Tập 2:147-74.
22. Vũ Việt Hà. Đặc trưng phân bố, biến động nguồn lợi một số loài cá đánh được
bằng lưới kéo đáy ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập nghiên cứu nghề cá
biển2008. Tập V:99-109.
23. Nguyễn Xuân Huấn. Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả
năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận - Ninh Thuận. [Luận
án Phó tiến sĩ sinh học]: Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận án Phó tiến sĩ sinh học.
1996.
24. Nikolsky G V. The Ecology of Fishes: Academic Pres Inc. 532Tr. 1963.

48
25. Sparre P. and Venema S. C. Introduction to tropical fish stock assessment: FAO
Fisheries Technical Paper. Rome, Italy. 1998.
26. King M. and King M.D. Fisheries Biology Assessment and management: Fishing
News Books, Oxford. 1995.
27. Udupa KS. Statistical method of estimating the size at first maturity in fishes.
Fishbyte1986. 4:8-10.
28. Gulland J.A. Manual of methods for fish stock assessment Part 1: Fish population
analysis. Rome: FAO Man.Fish.Sc. 1969.
29. Pauly. D. A selection of simple methods for the assessment of tropical fish stocks.
FAO Fisheries Circular1980.
30. Pennington. M. Efficient estimators of abundance for fish and plankton surveys.
Biometrics1983. Vol 39:281-6.
31. Phạm Huy Sơn và nnk. Báo cáo Tổng kết dự án Việt - Trung giai đoạn III "Đánh
giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đọn III, 2011-
2013". 2013.
32. Nguyễn Viết Nghĩa. Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở
biển Việt Nam. Báo cáo tổng kết. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản. 2016
33. Trần Văn Cường. Tuổi và sinh trưởng của cá miễn sành hai gai (Evynnis
cardinalis) ở vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ. Tạp chí khoa học và công nghệ
biển2012. Số 2:64 – 76.
34. Trần Văn Cường. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá miễn sành hai gai (Evynnis
cardinalis Lacepède, 1802) ở vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn. Chuyên đề 50 năm Viện Nghiên cứu Hải sản. Tháng 11/2011:47 – 54.
35. Fishbase. http://www.fishbase.se/summary/Saurida-tumbil.html. 2016.
36. Phạm Huy Sơn và nnk. Báo cáo tổng kết dự án "Điều tra liên hợp Việt - Trung
đánh giá nguồn lợi hải sản trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn II".
Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản. 2011.

49
PHỤ LỤC

Phụ lục nội dung trang


1 Tên đề tài dự án và trạm vị nghiên cứu sử dụng trong luận 02
văn
2 Mật độ phân bố cá mối thường và cá bánh đường tại vùng 01
biển tỉnh Thanh Hóa
3 Một số hình ảnh hoạt động thu thập, phân tích mẫu sinh học 01
cá bánh đường tại cảng cá của cán bộ thực hiện đề tài
4 Phân tích sinh học, tách buồng trứng cá bánh đường ở Lạch 01
Bạng, tỉnh Thanh Hóa
5 Phỏng vấn hoạt động khai thác hải sản của ngư dân tại cảng 01
cá Lạch Bạng và trên biển
Phụ lục 1: Tên đề tài dự án và trạm vị nghiên cứu sử dụng trong luận văn

Độ sâu Độ sâu
Tên đề Tên Kinh Tên đề Tên Kinh
Vĩ độ thả lưới Vĩ độ thả lưới
tài/dự án trạm độ tài/dự án trạm độ
(m) (m)

13 106,47 19,98 28 14 106,50 19,98 29


14 107,05 20,00 33 15 107,00 20 34
15 107,45 19,90 35 16 107,48 20,02 27
16 106,00 19,68 18 17 106,00 19,73 16
Dự án 17 106,25 19,77 30 18 106,28 19,77 27
đánh giá
18 106,80 19,67 37 Dự án đánh 19 106,73 19,75 32
nguồn
giá nguồn
lợi sinh 19 107,33 19,82 39 20 107,25 19,75 48
lợi sinh vật
vật biển 20 107,60 19,80 62 biển Việt 21 107,47 19,75 51
Việt
21 106,05 19,45 24 Nam, mùa 22 106,00 19,48 22
Nam,
gió Tây
mùa gió 22 106,55 19,48 37 23 106,50 19,5 33
Nam năm
Tây Nam 23 106,95 19,53 50 24 106,97 19,5 49
2005
năm
2001 24 107,43 19,57 52 25 107,30 19,5 59
25 105,85 19,18 14 26 105,88 19,25 14
26 106,18 19,20 30 27 106,25 19,25 28
27 106,72 19,23 47 28 106,75 19,25 45
28 107,18 19,35 60 29 106,98 19,37 55
13 106,55 19,98 30 DCC04 106,83 19,73 35
14 107,10 19,97 37 DCC05 107,22 19,73 43
16 106,05 19,70 23 DCC08 106,62 19,48 40

Dự án 17 106,23 19,73 30 DCC09 106,97 19,5 50


đánh giá 18 106,82 19,70 39 Dự án I.9 - DCC12 106,73 19,25 44
nguồn 19 107,25 19,82 38 Điều tra TK16 107,18 20,05 30
lợi sinh hải sản
vật biển 20 107,63 19,80 54 TK17 106,72 20 33
tầng đáy,
Việt 21 106,05 19,57 24 mùa gió TK18 106,33 19,93 23
Nam, 22 106,55 19,48 37 Đông Bắc TK19 106,00 19,78 100
mùa gió năm 2012
Đông 23 106,92 19,50 50 TK20 106,55 19,8 30
Bắc năm 24 107,40 19,60 56 TK21 106,23 19,48 26
2001 25 105,82 19,22 14 TK22 105,95 19,53 20
26 106,25 19,25 30 TK23 106,03 19,28 27
27 106,72 19,32 46 TK24 106,48 19,23 40
28 107,15 19,27 58 Dự án I.9 - DCC01 107,52 20,00 30
14 106,52 20,02 28 Điều tra DCC12 106,75 19,25 45
Dự án hải sản
đánh giá 15 107,05 20,02 35 tầng đáy, DCC15 106,62 19,17 44
nguồn 16 107,50 19,92 35 mùa gió DCC4 106,87 19,75 35
Độ sâu Độ sâu
Tên đề Tên Kinh Tên đề Tên Kinh
Vĩ độ thả lưới Vĩ độ thả lưới
tài/dự án trạm độ tài/dự án trạm độ
(m) (m)

lợi sinh 17 106,03 19,70 22 Tây Nam DCC5 107,18 19,75 45


vật biển năm 2013
18 106,22 19,75 28 DCC8 106,67 19,5 37
Việt
Nam, 19 106,77 19,70 35 DCC9 106,98 19,48 47
mùa gió 20 107,25 19,78 39 TK16 107,23 20,02 30
Tây Nam
21 107,57 19,75 49 TK17 106,73 20,00 35
năm
2003 22 106,05 19,48 25 TK18 106,27 19,98 14
23 106,55 19,45 35 TK19 106,00 19,75 15
24 106,98 19,53 49 TK20 106,50 19,75 30
25 107,23 19,50 59 TK21 106,25 19,50 25
26 105,80 19,20 13 TK22 105,92 19,50 15
27 106,20 19,25 30 TK23 106,00 19,23 23
28 106,70 19,25 45 TK24 106,48 19,25 39
29 107,12 19,3 54
171 106,05 19,75 20
14 106,42 20,00 26
15 107,00 19,95 37
16 107,48 19,98 28
17 106,00 19,73 18
Dự án 18 106,25 19,75 27
đánh giá
nguồn 19 106,77 19,77 33
lợi sinh 20 107,20 19,77 46
vật biển 21 107,57 19,68 57
Việt
Nam, 22 105,98 19,47 23
mùa gió 23 106,50 19,45 32
Tây Nam 24 106,98 19,5 50
năm
2004 25 107,32 19,53 58
26 105,83 19,23 13
27 106,28 19,23 28
28 106,75 19,25 47
29 107,08 19,25 53
Phụ lục 2: Mật độ phân bố cá mối thường và cá bánh đường tại vùng biển tỉnh
Thanh Hóa
Đơn vị: tấn/ km2
Mùa gió
Mùa gió Tây Nam
Loài Vùng Đông Bắc
2001 2003 2004 2005 2013 2001 2012
Bờ 0,370 0,219 0,127 0,114 0,182 0,099 0,108
Cá bánh
đường Khơi 0,379 0,005 0,116 0,021 0,062 0,087 0,032
(Evynnis Lộng 0,562 0,069 0,284 0,279 0,051 0,091 0,038
cardinalis )
Toàn vùng 0,437 0,098 0,176 0,138 0,098 0,092 0,060
Bờ 0,044 0,025 0,060 0,002 0,022 0,012
Cá mối
thường Khơi 0,072 0,037 0,062 0,058 0,134
(Saurida Lộng 0,031 0,040 0,100 0,059 0,035
tumbil )
Toàn vùng 0,049 0,034 0,074 0,002 0,046 0,060
Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động thu thập, phân tích mẫu sinh học cá bánh
đường tại cảng cá của cán bộ thực hiện đề tài

Ảnh 1: Phân tích mẫu sinh học cá bánh đường tại cảng cá Lạch Bạng

Ảnh 2: Phân tích mẫu sinh học cá bánh đường tại cảng cá Lạch Hới
Phụ lục 4: Phân tích sinh học, tách buồng trứng cá bánh đường ở Lạch Bạng, tỉnh
Thanh Hóa

Ảnh 1: Mẫu trứng cá bánh đường được thu tại cảng cá Lạch Bạng

Ảnh 2: Mẫu trứng cá bánh đường thu tại cảng Lạch Hới
Phụ lục 5: Phỏng vấn hoạt động khai thác hải sản của ngư dân tại cảng cá Lạch
Bạng và trên biển

Ảnh 1: Thu thập thông tin hoạt động khai thác của ngư dân tại cảng cá Lạch Bạng

Ảnh 2: Thu thập thông tin hoạt động khai thác của ngư dân trên biển

You might also like