You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


----

BÙI QUANG DUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, KHAI THÁC


LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC


MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. BÙI THẾ ĐỒI

Hà Nội, 2019
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được
người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn

Bùi Quang Duận


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
cá nhân, tập thể và cơ quan.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Bùi Thế Đồi - Trường Đại học Lâm Nghiệp - người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi tận tình về mặt chuyên môn cũng như tinh thần trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệuTrường Đại học Lâm nghiệp, Khoa
Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô thuộc bộ môn đã tạo
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Bắc Hướng Hóa và các cơ quan ban ngành liên quan đã nhiệt tình
hướng dẫn, góp ý, cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu cần thiết, tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành Khóa luận đúng thời hạn.
Tôi cũng xin cảm ơn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và các đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình,
bạn bè và tập thể lớp đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019

Bùi Quang Duận


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................vii
ĐĂT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
C ng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN C U................................... 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ ...................................... 3
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ .................................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của LSNG, các pháp chế liên quan .............................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về Lâm sản ngoài gỗ ...................................... 4
1.2.1.Trên thế giới ............................................................................. 4
1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................. 6
1.2.3. Những nghiên cứu tại Quảng Trị .............................................. 8
1.3. Khái quát chung về khu BTTN Bắc Hướng Hóa ............................... 9
1.3.1. Lịch sử hình thành ................................................................... 9
1.3.2. Vị trí địa lý ............................................................................ 10
1.3.3. Phân khu chức năng và vùng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa 11
1.3.4. Điều kiện tự nhiên .................................................................. 11
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 15
C ng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U .20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................. 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................... 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 20
2.2.1.Đ i tư ng nghiên cứu ............................................................. 20
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 21
iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 22


2.4.1.Phư ng pháp kế th a tài liệu thứ c p ..................................... 22
2.4.2. Phư ng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................. 22
C ng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN C U VÀ THẢO LUẬN .................................26
3.1. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn của Khu BTNN Bắc Hướng Hóa .. 26
3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................... 26
3.1.2. Tài nguyên nhân văn .............................................................. 27
3.1.3. M i quan hệ giữa phát triển LSNG với Khu BTTN Bắc Hướng Hóa 28
3.2. Tính đa dạng các loài cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa ............................................................................................ 29
3.2.1. Danh mục cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.............. 29
3.2.2. Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng ............................... 31
3.2.3. Phân loại cây LSNG theo dạng s ng thực v t ......................... 34
3.2.4. Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy c p, quí hiếm ............. 34
3.3. Hiện trạng sử dụng, khai thác lâm sản ngoài gỗ tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa ............................................................................................ 36
3.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng LSNG của ngư i dân ản địa tại
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ............................................................. 36
3.3.2. Hiện trạng u n án LSNG tại vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng
Hóa ................................................................................................. 39
3.3.3. Thực trạng quản lý LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ...... 41
3.3.4. Thu n l i và khó khăn trong c ng tác quản lý LSNG của Khu
Bảo t n Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa ............................................... 41
3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa ............................................................................................ 42
3.4.1. Định hướng phát triển LSNG tại địa phư ng .......................... 42
3.4.2. Giải pháp ảo t n và phát triển LSNG ................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................52
PHỤ LỤC
v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thống kê hệ thực vật có ở Khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá .............. 26
Bảng 3.2: Thành phần loài động vật rừng khu BTTN Bắc Hướng Hóa ......... 27
Bảng 3.3: Thành phần thực vật cho lâm sản ngoài gỗ phân bố ở các taxon ... 30
Bảng 3.4: Đa dạng về họ thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ................................ 31
Bảng 3.5: Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng tại Khu BTTN
Bắc Hướng Hóa ............................................................................................... 32
Bảng 3.6: Dạng sống thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ...................................... 34
Bảng 3.7: Danh lục các loài LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có giá trị
bảo tồn ............................................................................................................. 35
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Trụ sở Ban quản lý Khu BTTNBắc Hướng Hóa.......................................21


Hình 2.2: Phân bố tuyến điều tra khảo sát LSNG tại Khu BTTN Bắc HH ..............23
Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi thị trường LSNG tại địa phương............................................39
Hình 3.2: Khảo sát, điều tra tại cơ sở thu mua, chế biến LSNG tại huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị......................................................................................................40
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C ữ viết tắt C ữ viết đầy đủ

BQL Ban quản lý

Khu BTTN Khu bảo tồn Thiên nhiên

BHH Bắc Hướng Hóa

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

Cs Cộng sự

PTNT Phát triển nông thôn

VHBĐ Văn hóa bản địa

UBND Ủy ban nhân dân

Food and Agriculture Organization of the


FAO United Nations (Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc)

World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế


WWF
Bảo vệ Thiên nhiên)
1

ĐĂT VẤN ĐỀ

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là thành phần quan trọng của rừng, có giá trị
kinh tế cao. Theo chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 về một số nhiệm vụ
và giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và
lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu đã nhấn mạnh. Gỗ và LSNG là ngành
hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam và liên tục có tốc độ tăng
trưởng cao, bình quân đạt trên 13% năm trong giai đoạn 2010-2018. Chỉ thị
đã nhấn mạnh cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học
công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu, xây dựng thương
hiệu gỗ và LSNG Việt Nam.
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có một vai trò quan trọng đối với đời sống
của người dân ở nông thôn miền núi, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số
sống gần rừng. Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy LSNG đã góp phần
tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho một bộ phận dân cư sống dựa vào rừng,
đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm
sản, góp phần phát triển kinh tế địa phương, sử dụng có hiệu quả rừng và đất
rừng ở nước ta. Vì thế nhà nước ta rất quan tâm ban hành nhiều văn bản quy
định, khuyến khích, hướng dẫn phát triển LSNG từ trung ương đến địa
phương; cụ thể Bộ nông nghiệp &PTNT ban hành Quyết định số 2366/QĐ-
BNN-LN, ngày 07/8/2006 về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản
ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020; tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số
1775/QĐ-UB, ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2010 và
định hướng đến 2020[4,19].
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTNN) Bắc Hướng Hóa, huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày
14/03/2007 với tổng diện tích là 23.456,71ha. Đây là khu vực có địa hình cao
2

nhất của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội là đỉnh Sa Mù (1.570 m)
và đỉnh Voi Mẹp (1.775 m). Khu vực này có tính đa dạng sinh học cao, phong
phú và độc đáo, là nơi giao lưu giữa các luồng thực vật Bắc Nam, khu vực
Đông Dương. Tài nguyên LSNG tại Khu BTTN cũng hết sức phong phú với
nhiều giá trị sử dụng như làm dược liệu, thuốc nhuộm, tinh bột, tanin, tinh
dầu, công nghiệp chế biến hay đồ thủ công mỹ nghệ... Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa có tài liệu nào thống kê, đánh giá đầy đủ nguồn tài nguyên LSNG tại
khu vực.Do việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý nguồn tài nguyên LSNG ở
nhiều khu vực trên huyện Hướng Hóa đã làm cho tài nguyên LSNG bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Nhiều loài dược liệu quý như lan Kim tuyến
(Anoectochilus cetaceus), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Thất diệp nhất chi
hoa (Paris polyphylla), Đẳng sâm (Codonopsis pilosula)… hay các loài động
vật quí hiếm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, bảo tồn và phát triển
LSNG phải gắn liền với bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng nhằm
sử dụng rừng bền vững mà vẫn phát huy các nguồn lợi từ rừng là hướng đi
cho nghiên cứu khoa học, cho các khu bảo tồn, sự vào cuộc của các cấp chính
quyền và sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước [8].
Xuất phát từ thực tiễn và những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng, khai thác lâm sản ngoài
gỗ tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”, nhằm
kiểm kê nguồn LSNG tại Khu bảo tồn, đánh giá được thực trạng khai thác,
sử dụng của dân địa phương, từ đó tạo cơ sở cho các nhà quản lý có định
hướng phát triển và bảo tồn phù hợp.
3

C ng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN C U
1.1. Một số vấn đề c bản về Lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ
Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) luôn là chủ đề được bàn luận rất sôi
nổi, vì vậy, có nhiều khái niệm về LSNG được đưa ra, như một số khái niệm dưới đây:
“LSNG là tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự
nhiên phục vụ mục đích của con người (WWF, 1989);
“LSNG là tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ
làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia
đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội (Wickens,1991);
“LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng
như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (FAO,1995);
"LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất
rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO,1999);
“LSNG là những sản phẩm từ sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, không
phải gỗvà các dịch vụ từ sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ
cho mục đích sử dụng của con người. Mục đích sử dụng của con người tùy thuộc
vào đặc tính riêng của từng cộng đồng, từng quốc gia hay từng khu vực".
1.1.2. Ý nghĩa của LSNG, các pháp chế liên quan
- Nâng cao thu nhập;
- Tạo tính an toàn lương thực, sức khỏe, nguyên nhiên liệu;
- Tăng đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng.
Phát triển LSNG nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội mà
vẫn giữ được đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người. LSNG có ý nghĩa lớn trong việc
hiện thực hóa vai trò của rừng và giúp người dân địa phương thấy r hơn
nguồn lợi từ rừng mà họ có được. Những đóng góp của LSNG được thể
hiện qua các mặt sau:
4

- Ý nghĩa về kinh tế:Phát triển LSNG đúng hướng, sẽ góp phần làm tăng
trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao
động. Trong khi đó, tài nguyên thiên nhiên một mặt vẫn được khai thác để
phục vụ tăng trưởng, mặt khác vẫn được bảo tồn, gìn giữ đảm bảo cho sự tăng
trưởng kinh tế bền vững. Phát triểnLSNG góp phần tôn vinh những giá trị văn
hoá bản địa, các làng nghề truyền thống được duy trì, phát triển, đem lại lợi
ích kinh tế cho cộng đồng cũng như lợi ích quốc gia.
- Ý nghĩa về xã hội: LSNG luôn gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất
định mà sự gắn kết cộng đồng được xem là nền tảng, là đặc tính hàng đầu
trong đời sống văn hoá bản địa. Hoạt động khai thác LSNGtạo điều kiện cho
cộng đồng dân cư địa phương cung cấp các kinh nghiệm truyền thống, bài
thuốc, phương thức tiêu d ng bản địa... Đồng thời, hoạt động khai thác LSNG
cũng đem lại cho người dân địa phương việc làm trực tiếp, thu nhập, hoạt
động giao lưu văn hoá,… tạo ra được mối đoàn kết trong cộng đồng, đoàn kết
dân tộc và quốc tế.
- Ý nghĩa về m i trư ng: Trong hoạt động kinh doanh LSNG, việc thực
hiện giáo dục và diễn giải môi trường sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của
người dân, của các nhà quản lý bảo tồn và chính quyền địa phương. Từ đó,
người dân sẽ nỗ lực đối với bảo vệ, bảo tồn những nguồn tài nguyên đó. Hoạt
động khai thác LSNG sẽ đóng góp nguồn kinh phí thu được từ hoạt động khai
thác cho những nỗ lực nhằm bảo tồn thiên nhiên và văn hoá. Hoạt động khai
thác cần tránh được tình trạng quá tải trong hoạt động từ đó mà giảm những
tác động tiêu cực.
1.2. Tìn ìn ng iên cứu về Lâm sản ngoài gỗ
1.2.1.Trên thế giới
Cây và rừng cung cấp nhiều sản phẩm cần thiết cho những người sống
xung quanh chúng. Cải thiện sinh kế và cơ hội tạo thu nhập từ các sản phẩm
này là cần thiết cho các bên liên quan tại địa phương tham gia và phân bổ đủ
5

nguồn lực trong việc phục hồi và quản lý bền vững đất bị thoái hóa. Các
LSNG là cần thiết và được sử dụng tại địa phương, có giá trị trong và ngoài
nước đáng kể. Tạo thu nhập và cung cấp các lợi ích khác là rất quan trọng để
đảm bảo sự cam kết của cộng đồng địa phương để phục hồi rừng. [25]
Ở Ấn Độ, LSNG gắn liền với đời sống kinh tế xã hội và văn hóa của
các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trong điều kiện sinh thái và khí hậu
địa lý rộng khắp cả nước. Người ta ước tính rằng 275 triệu người nghèo ở
nông thôn ở Ấn Độ phụ thuộc vào LSNG cho ít nhất một phần sinh kế và sinh
kế tiền mặt của họ. LSNG cũng đóng vai trò là mạng lưới an toàn sinh kế
quan trọng trong thời kỳ khó khăn.[23]
Tuy nhiên, sự cạn kiệt tài nguyên LSNG do khai thác bừa bãi, phá rừng
và suy thoái rừng là một vấn đề quan tâm lớn có thể ảnh hưởng đến sinh kế và
kinh tế dựa trên LSNG. [23]
Albert Ahenkan và cs (2011) Khi nghiên cứu về sự cải thiện dinh
dưỡng và sức khỏe thông qua các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ ở Ghana,
thuộc Bỉ đã chỉ ra những đóng góp của LSNG vào dinh dưỡng, sức khỏe và
giảm nghèo. Đối với các hộ nghèo, việc thu thập LSNG từ rừng tự nhiên là
một biện pháp đối phó với việc cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng, thuốc men
và thiếu tiền mặt. Các hộ gia đình sống gần rừng thường phụ thuộc nhiều nhất
vào các sản phẩm này và hầu hết những người thu gom LSNG tích cực trong
khu vực nghiên cứu. Sự phụ thuộc cao này vào LSNG, đặc biệt là bởi nhóm
thu nhập nghèo, cho thấy tầm quan trọng của chúng trong việc cải thiện sinh
kế, dinh dưỡng và sức khỏe. LSNG không chỉ bổ sung vitamin, protein,
khoáng chất và nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng, họ còn đa dạng hóa chế
độ ăn uống và tăng cường cân bằng thực phẩm theo mùa.[24]
Thật không may, việc khai thác LSNG từ rừng tự nhiên đã hạn chế tiềm
năng cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của các hộ gia đình. Vì hầu
hết các sản phẩm này được hái tự do từ rừng trong mùa chúng nở hoa, điều
6

này rõ ràng là không bền vững. Những người thu hoạch LSNG bị buộc phải
bán khoảng 80% sản phẩm của họ do thiếu các cơ sở lưu trữ và chế biến. Hầu
hết các sản phẩm như nấm, bị hỏng trong vài ngày sau khi thu hoạch. Để tăng
cường sử dụng LSNG, điều quan trọng là các cơ sở chế biến được cung
cấp.[24]
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể những người
được hỏi đã dựa vào cây thuốc để điều trị các bệnh khác nhau. Như ở hầu hết
các khu vực hẻo lánh khác ở Ghana, do thiếu nhân viên y tế được đào tạo, các
dịch vụ y tế hiện đại không có sẵn cho hầu hết các khu vực nông thôn nơi
phần lớn dân số sinh sống. Do đó, hầu hết mọi người sử dụng một số cơ chế
đối phó để khắc phục các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ, bao gồm cả
việc sử dụng LSNG. [24]
Một số lượng tốt LSNG và cây thuốc được sử dụng trong dinh dưỡng
và chữa bệnh không được ghi nhận. Điều quan trọng là việc sử dụng truyền
thống của thực vật phải được ghi chép đúng cách, và hiệu quả điều trị của
chúng được phổ biến một cách hiệu quả.[24]
Susan J. Alexander và cs (2001). Nghiên cứu về năng suất sản phẩm
LSNG, khảo sát thị trường, phân tích giá, quản lý sản phẩm và lâm sinh, sử
dụng giải trí và phân tích chính sách. Khuyến nghị cho nghiên cứu trong
tương lai được vạch ra. Ngành lâm sản ngoài gỗ là một ngành rất đa dạng và
thường xuyên thay đổi, với các vấn đề từ tính bền vững sinh học đến công
bằng. Nghiên cứu xã hội và kinh tế giúp giải quyết các câu hỏi xung quanh
việc quản lý, thu hoạch, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm có nhu cầu cao và
thường được hiểu kém này.[26]
1.2.2. Ở Việt Nam
Lâm sản ngoài gỗ được các nhà quản lý quan tâm từ lâu và đã có nhiều
nghiên cứu cụ thể ở từng vùng khác nhau.
7

Theo đánh giá của Nguyễn Huy Sơn (2015). LSNG do nhiều nguyên
nhân đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng, trong đó phải kể đến các
nguyên nhân chính như: Khai thác không đảm bảo tái sinh; Vấn đề du canh và
phát triển cây công nghiệp; Việc phát triển các công trình thủy điện; Sự suy
thoái tầng cây gỗ trong rừng tự nhiên và nguyên nhân biến đổi khí hậu. Nên
việc cần thiết là đưa ra các giải pháp hợp lý để bảo vệ và các giải pháp khoa
học và công nghệ để sử dụng bảo tồn hợp lý. [30]
Đào thị Minh Châu và cs (2015). Khi nghiên cứu Đa dạng các loài lâm
sản ngoài gỗ được khai thác tại v ng đệm Khu BTTN Pù Huống - Nghệ An
đã xác định LSNG có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo vệ rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Với giá trị đa dạng sinh học cao
(528 loài thuộc 382 chi, 155 họ), mà nó còn là nguồn thu nhập có ý nghĩa với
cộng đồng địa phương (chiếm 25-38% tổng thu nhập hộ). Mục đích sử dụng
LSNG của người dân địa phương rất đa dạng, họ khai thác các bộ phận khác
nhau của cây rừng (thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ,…) để sử dụng hàng ngày (ăn,
thuốc chữa bệnh, nuôi gia súc, làm dây buộc,…) hoặc để làm nhà cửa, để bán.
Các loại LSNG được chia làm 6 nhóm theo công dụng, trong đó số nhóm cây
thuốc có nhiều loài nhất, tiếp đến là nhóm cây ăn được và nhóm cây cho
tanin, thuốc nhuộm.[7]
Theo kết quả điều tra LSNG của Nguyễn Thị Hạnh và cs (2017) tại
Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, tại đây khá đa dạng và phong phú
về thành phần loài, dạng sống, bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng và giá trị
bảo tồn. Ghi nhận được 234 loài, 186 chi, 90 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc
cao có mạch là Dương xỉ, Thông và Ngọc lan. Trong đó, dạng thân bụi chiếm
tỷ trọng cao nhất (22,22%); thấp nhất là dạng thân bò (chiếm 1,28%), với lá là
bộ phận được sử dụng nhiều nhất. [11]
Nhìn chung độ đa dạng thực vật mang lại nguồn LSNG phong phú, tuy
nhiên chưa có sự quản lý và khai thác bền vững.
8

1.2.3. Những nghiên cứu tại Quảng Trị


Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các cộng đồng có đời sống gắn
liền với rừng ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Phần lớn người dân ở
đây vẫn coi rừng như một kho nguyên liệu sẵn sàng cung cấp mọi thứ cho
cuộc sống của họ, nên đã khai thác triệt để làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
rừng. Trước tình hình đó, chính quyền các cấp và các tổ chức phi chính phủ
đã triển khai một số mô hình trồng LSNG trên địa bàn Hướng Hóa và
Đakrông là hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị và nhận được sự đồng tình
ủng hộ của người dân. Nhiều mô hình lâm sản ngoài gỗ đã được hình thành
và phát triển, bao gồm các loại cây LSNG chủ yếu: Tre lấy măng, Sa nhân,
Mây nước, Bời lời đỏ và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Một số mô hình trồng Bời lời đỏ, trồng tre lấy măng hàng năm cho lợi nhuận
từ 10-13 triệu đồng/ha. Các mô hình đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cung
cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần không nhỏ
trong phục hồi tài nguyên rừng. [20]
Theo báo cáo rà soát, xây dựng chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020 tỉnh Quảng Trị, đã trình bày tình hình
khai thác LSNG chủ yếu là nhựa thông (có tính bền vững cao, có khả năng tái
tạo) ngoài ra có song mây, tre nứa, lá nón,... chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên
nên số lượng chưa nhiều, thiếu đồng nhất và không ổn định.[15]
Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, Khu bảo tồn thiên nhiên BHH đã ghi
nhận được 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ. Trong
số đó có 17 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 23 loài trong Sách Đỏ Thế
giới (IUCN, 1996). Về giá trị sử dụng, đã thống kê được 125 loài cây cung
cấp gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực
phẩm.[14]
9

Với nguồn thực vật đa dạng, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có nhiều loài
thực vật có giá trị, được khai thác trong những năm qua, nhưng chưa được
đánh giá đúng mức và chưa có biện pháp quản lý phù hợp.
1.3. K ái quát c ung về Khu BTTN Bắc H ớng Hóa
1.3.1. Lịch sử hình thành
Năm 2004, tổ chức BirdLife Quốc tế, chương trình Việt Nam phối hợp
với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tiến hành điều tra, đánh giá đa dạng
sinh học tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Hướng Hóa. Kết quả cho thấy,tại khu
vực có tính đa dạng sinh học cao,với nhiều loài động vật quý hiếm cần phải
bảo tồn như: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Bò Tót (Bos gaurus), Voọc
Hà Tĩnh (Semnopithecus laotum hatinhensis), Voọc vá chân nâu (Pygathrix
nemaeus), Vượn Sikivà Thỏ vằn; c ng với sự phát hiện nhiều loài chim đặc
hữu và quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Gà so trung bộ, Trĩ sao, Hồng
hoàng, Niệc nâu và nhiều loài chim có v ng phân bố hẹp.Trên cơ sở đó,
UBND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
thành lập mới Khu BTTN Bắc Hướng Hóa với Bộ Nông nghiệp và PTNT và
Bộ đã có công văn số 1736/BNN-KL, ngày 13/7/2005 về việc thống nhất với
đề nghị của UBND tỉnh Quảng Trị. Hai khu rừng đặc dụng trên đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT đưa vào danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam
quy hoạch đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng luận chứng
kinh tế kỹ thuật (Dự án đầu tư) thành lập khu rừng đặc dụng để trình Bộ
NN&PTNT thẩm định.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh giao cho Chi cục Kiểm lâm kết hợp với sự hỗ
trợ của Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam về tài chính và
chuyên gia quy hoạch bảo tồn đã tiến hành xây dựng Dự án quy hoạch và đầu
tư Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2007. Dự án đã được
UBND tỉnh Quảng trị phê duyệt theo quyết định số 479/QĐ-UBND ngày
14/3/2007, với tổng diện tích tự nhiên là 25.200 ha.
10

Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009, của
UBND tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, theo đó diện tích được điều chỉnh từ
rừng đặc dụng sang rừng phòng hộ là 1.900 ha. Trong đó: xã Hướng Sơn:
880ha tại một phần của các tiểu khu 630, 635,644, 657; xã Hướng Việt: 200
ha (rừng tự nhiên: 80 ha, đất trống: 120 ha) tại một phần của tiểu khu 641; xã
Hướng Lập: 820ha (rừng tự nhiên: 656 ha, đất trống: 164 ha).
Năm 2010, Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa được thành lập theo
Quyết định số 1183/QĐ-UBND, ngày 07/7/2010 của UBND tỉnh Quảng
Trị.Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 2688/QĐ-UBND
ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt Đề cương và nhiệm vụ Quy hoạch tổng
thể Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đến năm 2020.
Năm 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị tiến hành đo
đạc, xác định lại diện tích và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Ngày 13/6/2012 UBND tỉnh Quảng Trị ra các
Quyết định cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa với tổng diện tích đất tự nhiên của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là
23.456,7 ha, nằm trên địa bàn thuộc 05 xã của huyện Hướng Hóa.
1.3.2. Vị trí địa lý
Khu BTTNBắc Hướng Hóa có diện tích 23.456,71ha (v ng đệm:
82.383,32 ha), nằm trên địa giới hành chính của 5 xã: Hướng Lập, Hướng
Việt, Hướng Ph ng, Hướng Sơn, Hướng Linh thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh
Quảng Trị và nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị và thuộc phía Nam của dải
Trường Sơn Bắc, cách thành phố Đông Hà khoảng 100 km theo quốc lộ 9 đến
thị trấn Khe sanh và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
* Vị trí tọa độ địa lý:
+ Từ 16043'22’’ - 16059’55’’ vĩ độ Bắc;
11

+ Từ 106033' - 106047’03’’ kinh độ Đông.


* Phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Quảng Bình (khoảng 20 km);
+ Phía Nam giáp các xã: Hướng Linh, Hướng Sơn và Hướng Ph ng;
+ Phía Đông giáp với 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrông;
+ Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.3.3. Phân khu chức năng và vùng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa
Phân khu chức năng: Khu BTTNBắc Hướng Hóa chia làm các phân
khu chức năng như sau:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tổng diện tích (4.352,81 ha); bao gồm 03
phân khu (BVNN I: Chà Lỳ; BVNN II: Cha Lô - Sa Mù; BVNN III: Bò tót);
+ Phân khu phục hồi sinh thái tổng diện tích (6.971,73 ha); gồm 4 phân
khu (PKI: cụm thôn Cụp xã Hướng Lập; PK II: thôn Cuôi xã Hướng Lập; PK
III: các tiểu khu 638,641 A; PK IV: tiểu khu 630, 635, 636S, 644A, 644B);
+ Phân khu hành chính dịch vụ tổng diện tích (1.567,16 ha). Nằm ở
phía Tây Khu BTTN thuộc tiểu khu 641A, 652 và 652A, trên địa bàn giáp
ranh xã Hướng Việt, Hướng Ph ng và Hướng Sơn;
Phạm vi v ng đệm ngoài Khu BTTNBắc Hướng Hóa được xác định
nằm trên địa giới 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Ph ng, Hướng Sơn,
Hướng Linh (thuộc huyện Hướng Hóa); Hướng Hiệp (huyện Đakrông); xã
Linh Thượng (huyện Gio Linh), xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), với tổng diện
tích 82.383,32 ha. V ng đệm trong gồm 2 thôn Cựp và thôn Cuôi, xã Hướng
Lập, với tổng diện tích 793,01 ha.
1.3.4. Điều kiện tự nhiên
1.3.4.1. Đặc điểm địa hình, địa ch t
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm tại vị trí có địa hình là v ng núi thấp ở
phía Nam của dải Trường Sơn Bắc với các dãy núi cao trên 1.000 m chạy theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
12

Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến
từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao
điển hình như: đỉnh Sa M (1550m) gần đỉnh đèo Sa M và đỉnh Voi Mẹp
(1771m) ở phía Đông Nam của KhuBTTN. Trong khu vực, ngoài đồi núi đất
chiếm đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy
theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung
tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam. Nơi đây có
đặc trưng của địa hình là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối dọc theo 2
sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới
điện cũng như tổ chức sản xuất ở đây gặp khó khăn nhất định.
1.3.4.2. Khí h u, thủy văn
a. Khí h u
Khu BTTN Bắc Hướng Hoá có đặc điểm khí hậu chung của huyện Hướng
Hóa, khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió m a, vừa có đặc trưng
riêng của một tiểu v ng giao thoa khí hậu nhiệt đới gió m a và khí hậu lục địa
trên đỉnh Trường Sơn. Tại khu vực nghiên cứu có m a đông lạnh, m a khô từ
tháng 1 đến tháng 5 (Biểu đồ khí hậu Việt Nam). M a đông tương đối lạnh và
rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió m a Đông Bắc, nhiệt độ trung bình trong các
tháng này ở v ng đồng bằng xuống dưới 22oC. Trên các v ng có độ cao từ 400-
500 m trở lên, nhiệt độ thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và tháng 1. Ngược lại m a
hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có tới 3-4 tháng (từ
tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng
nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. So với khí hậu Quảng Trị, v ng này m a khô
đến sớm hơn và m a mưa cũng đến sớm hơn.
- Chế độ ẩm:
V ng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt
tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong m a mưa, hai
13

tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa
cả năm. Mưa ít bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa
trung bình của tháng 5 ở Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.
Độ ẩm không khí trong v ng đạt tới 85-90%, trong m a mưa độ ẩm lên
tới 91%. Mặc d vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ
khô nóng kéo dài. Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các
tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khô hạn. Độ ẩm
trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.
- Chế độ gió:
Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tuy nhiên nhẹ hơn
nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳ có gió khô nóng độ ẩm hạ
thấp, lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây trồng. Trong v ng còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từ tháng 5
đến tháng 8.
Tuy nhiên khí hậu của Hướng Hoá do chịu tác động của yếu tố độ
cao và sự phân chia địa hình, nên có thể phân thành 3 tiểu v ng khí hậu
khác nhau:
Tiểu v ng Đông Trường Sơn: Chịu ảnh hưởng r nét của chế độ nhiệt
đới gió m a, khô nóng về m a hè, ẩm ướt về m a đông. Phân bố chủ yếu ở
khu vực các xã: Hướng Linh, Hướng Sơn.
Tiểu v ng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu
phân hoá bởi độ cao địa hình của đỉnh Trường Sơn với nền nhiệt bình quân
trong năm tương đối ôn hòa, phân bổ chủ yếu ở các xã: Tân Hợp, Khe Sanh,
Tân Liên, Tân Lập, Hướng Tân, Hướng Ph ng, Húc, Ba Tầng.
Tiểu v ng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện r nét của chế độ khí hậu
nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng, lượng mưa thấp, phân
bổ chủ yếu ở các xã còn lại.
- Một s hiện tư ng th i tiết đặc iệt:
14

+ Gió Tây khô nóng: Đây là v ng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây
khô nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu
và giữa m a hè (từ tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể
vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấp xuống dưới 30%.
+ Sạt lở đất: Đây là v ng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc,
các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất,
đôi khi lũ quét cục bộ trong những tháng m a mưa. Nhìn chung đây là một
trong những vùng khí hậu ít thuận lợi. Số liệu khí tượng một số trạm có liên
quan đến vùng quy hoạch được thể hiện trong Bảng 2, phần Phụ lục 2.
. Thủy văn
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có một
sông lớn và nhiều sông suối nhỏ.
+ Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn
đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa T ng.
+ Phía Tây Bắc và Nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê
Păng Hiêng chảy qua Lào vào sông Mê Kông.
+ Phía Đông Nam, bao gồm Bắc động Sa M và Đông động Voi Mẹp
là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại
Cửa Việt.
+ Phía Nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông
Quảng Trị (Thạch Hãn). Thượng nguồn từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy
qua Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông
dài 30km, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay, đã xây dựng và đưa vào khai
thác sử dụng Hồ thủy lợi thủy điện Quảng Trị ở hạ lưu của Sông Rào Quán.
+ Suối Nậm Xê: Chảy qua xã Hướng Lập, theo hướng từ Đông sang
Tây và chảy sang nước CHDCND Lào.
+ Sông Cam và suối Tiên Hiên: Bắt nguồn từ dãy núi cao của xã
Hướng Sơn đổ ra sông Cam Lộ.
15

+ Khe Tà Bồng: Bắt nguồn từ phía Bắc xã Hướng Sơn chảy xuống phía
Nam xã rồi đổ vào sông Rào Quán.
+ Ngoài ra còn rất nhiều khe suối nhỏ có ở hầu hết các xã và đổ vào
sông Rào Quán.
Nhìn chung hệ thống sông, suối trong v ng khá dày đặc, nguồn nước
khá dồi dào, nhưng do địa hình quá dốc, nên việc khai thác phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn có một số hồ đập quan trọng phục vụ cho
phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường
như: Hồ XaKia (Hướng Ph ng), đập Hướng Tân (Hướng Tân), Hồ chứa nước
thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị…
- Ngu n nước ngầm: Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm
trong v ng rất sâu, hầu hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 -
20m. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp thoát nước Quảng Trị tại các
điểm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh cho thấy chất lượng nước ngầm
tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nước sinh hoạt.
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.5.1. Về kinh tế
Thu nhập của nhân dân trong v ng chủ yếu từ các hoạt động sản xuất
nông lâm nghiệp. Tổng sản lượng cây lương thực 8 xã v ng đệm là 8.653,8
tấn, bình quân lương thực đầu người: 2.732,5kg/người/năm, trong đó riêng
thóc là 1.506,2 kg/người/năm.
Các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, ngành nghề phụ không đáng kể. Một
số xã thuộc huyện Hướng Hóa đang phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày
như cà phê đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình, như xã Hướng
Ph ng tổng diện tích trồng cà phê toàn xã là 1278.9 ha.
Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong v ng là 53,3%; Số hộ trung bình và khá
chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu tập trung ở những hộ gia đình có thêm ngành nghề
16

phụ, có người hưởng lương và biết lối làm ăn. Riêng 02 thôn trong v ng l i
có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 67,4% tổng số hộ (thôn Cuôi 66,7%, thôn Cựp
68,2%).
* Sản xuất nông nghiệp: Là ngành sản xuất chính của dân địa phương
trong v ng đệm, trong đó cây lúa và một số loại hoa màu vẫn là cây trồng chủ
yếu trong v ng. Việc tổ chức thực hiện và lồng ghép có hiệu quả các chương
trình dự án đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp
và bộ mặt nông thôn mới, nhất là các xã v ng sâu, v ng xa đã có nhiều
chuyển biến tích cực.
Các v ng sản xuất tập trung như sắn, cà phê, cao su, chuối; Tạo ra một
số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, tiêu, sắn nguyên liệu, chuối.
Vi vậy, để tiếp cận thị trường và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng
suất, giá trị sản phẩm. Sản xuất nông sản gắn với các cơ sở thu mua, chế biến
đã góp phần tăng giá trị sản phẩm.
Việc tổ chức triển khai trồng cao su vẫn còn những vấn đề bất cập, việc
tiếp cận nguồn đầu tư từ nhà nước, doanh nghiệp cũng như nội lực của nông
dân còn hạn chế, nên phát triển diện tích trồng cây cao su tiểu điền không đạt
kế hoạch đề ra; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiếu nhất
là việc giao đất cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc.
* Chăn nuôi:
Phần lớn sản phẩm chăn nuôi ở các xã v ng đệm chỉ mới phục vụ cho
sinh hoạt hàng ngày và lễ hội. Các xã v ng đệm có tiềm năng rất lớn để phát
triển chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại nông lâm kết hợp. Nhưng do
điều kiện kinh tế khó khăn, dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số,
chăn nuôi còn theo hình thức thả rông, không có thói quen làm chuồng trại,
chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Các loại giống gia súc, gia
cầm chủ yếu là các loại giống địa phương, tuy có khả năng thích nghi với các
điều kiện tự nhiên của v ng, nhưng năng suất thấp, chất lượng chưa cao.
17

Tồn tại: Do nguồn vốn hạn hẹp, thiếu nguồn thức ăn chế biến công
nghiệp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi tập trung, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, c ng với mạng lưới thú y còn quá mỏng
manh nên bệnh dịch sảy ra khá phổ biến, hiệu quả kinh tế thấp và còn gây ảnh
hưởng xấu đến tài nguyên rừng và công tác bảo tồn.
* Sản xuất lâm nghiệp:
Trong những năm qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các
xã v ng đệm chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng theo chương
trình 661 và khoanh nuôi phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên. Các cơ sở sản
xuất cây giống và chế biến lâm sản chưa phát triển, giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp chưa đúng tầm với địa bàn các xã miền núi.
Nhìn chung hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn còn hạn chế,
công tác phát triển rừng, công tác khai thác chế biến lâm sản phụ chưa được
chú trọng tham gia của nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn ít,
đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
còn thấp so với tiềm năng.
1.3.5.2. Về xã hội
* Dân số: V ng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa có 19.116 khẩu, 4.467
hộ, mật độ trung bình 119,17 người/ km2. Mật độ dân cư các xã nằm trong v ng
đệm không đồng đều, xã có mật độ dân cư cao nhất là xã Hướng Ph ng có mật
độ 39,36 người/km2, xã Hướng Lập và xã Hướng Sơn có mật độ thấp nhất là 9,1
người/km2. Dân cư trong xã cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu
trung tâm xã, nơi có điều kiện thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, có
khả năng làm lúa nước và có đường giao thông qua lại. Mỗi hộ trung bình có
khoảng 4 người/hộ. Các xã v ng đệm có tỷ lệ tăng dân số khá cao trung bình đạt
1,83 % gồm cả tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.
Đặc biệt hiện nay trong khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa còn có 40
hộ, với 215 nhân khẩu, thuộc 02 thôn (thôn Cựp và thôn Cuôi ), xã Hướng Lập
nằm trong ranh giới của Khu bảo tồn.
18

* Giáo dục và đào tạo:Sự nghiệp giáo dục tại các xã v ng đệm đã được
chính quyền và nhân dân quan tâm chăm lo cho con em ăn học nâng cao dân
trí. Kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động từ các
doang nghiệp các tổ chức Phi Chính phủ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
ngành giáo dục, tỷ lệ phòng học mầm non kiên cố đạt 82%, phổ thông đạt
97,5%. Hệ thống trường học đã được đầu tư xây dựng, các điểm trường đã
được xây dựng trải đều ở các thôn, trang thiết bị phần nào cũng đã đáp ứng nhu
cầu dạy và học.
Chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng lên, thực hiện tốt
công tác duy trì và củng cố vững chắc đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở.
Tỷ lệ học sinh huy động đến trường đạt 99,75%; có 8/8 xã đạt chuẩn phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi và Trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, có nhiều em vươn
lên học tập xuất sắc. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa m chữ
hiện đang tiếp tục được củng cố và mở rộng, huy động và duy trì các đối tượng
đến lớp.
* Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đ ng: C ng với sự tiến bộ của ngành y
tế, trong thời gian qua công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch
bệnh trong các xã v ng đệm ngày càng tiến bộ. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ
sở được củng cố và mở rộng. Theo số liệu thống kê năm 2015 cho thấy, các xã
đã có trạm y tế là nhà kiên cố và bán kiên cố; 8/8 xã đã có bác sỹ, 100% thôn
bản có nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo đảm công tác chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên so với nhiều xã, thị trấn trong huyện, tỉnh thì
công tác y tế ở các v ng đệm còn phát triển chậm, các trạm y tế xã với cơ sở sở
vật chất còn nghèo nàn, thực sự mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong việc
khám và chữa bệnh.
19

1.3.5.3. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
Khu BTTNBắc Hướng Hóa
Các xã trong v ng đệm đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu
quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Cơ sở hạ tầng đã được tăng cường,
đời sống kinh tế-xã hội của đại bộ phận dân cư được nâng lên r rệt, người
dân đã có nhận thức về sản xuất hàng hóa và có chí vươn lên thoát khỏi đói
nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, cứu trợ của Nhà nước, tạo điều
kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện quá trình hiện đại hoá
nông nghiệp - nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các xã v ng đệm còn đang đứng
trước nhiều khó khăn thách thức trên bước đường phát triển, nền kinh tế vẫn
dựa chủ yếu vào nông nghiệp, các ngành thương mại, dịch vụ chưa phát triển.
Nguồn nhân lực lao động hầu hết chưa qua đào tạo, trình độ dân trí thấp, chưa
có định hướng phát triển nguồn nhân lực và đào tạo ngành nghề nên vấn đề
giải quyết công ăn việc làm cho con em đến tuổi trưởng thành đang bị bế tắc.
Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
chưa hoàn thiện, đặc biệt các công trình thủy lợi chưa bảo đảm tưới tiêu chủ
động, các đường giao thông nội đồng còn nhiều hạn chế do mưa lũ. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu
cầu dạy và học của thầy và trò, cũng như yêu cầu khám chữa bệnh hoặc giao
lưu văn hoá thông tin trong khu vực của người dân.
Các hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến sinh thái môi trường như: khai
thác gỗ, củi và lâm sản phụ, tập quán chăn thả gia súc bừa bãi. Đặc biệt là
nhận thức của người dân về rừng và công tác bảo tồn cũng còn nhiều hạn chế,
việc phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra thường xuyên, đã gây ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái rừng khu vực Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa.
20

C ng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN C U

2.1. Mục tiêu ng iên cứu


2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
bảo tồn LSNG gắn với phát triển sinh kế của người dân v ng đệm Khu BTTN
Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần và tính đa dạng của các loài cây LSNG tại
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị;
- Xác định được hiện trạng khai thác, sử dụng, tiềm năng phát triển và
quản lý cây LSNG ở khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn
LSNG gắn với phát triển sinh kế của người dân địa phương.
2.2. Đối t ợng và p ạm vi ng iên cứu
2.2.1.Đ i tư ng nghiên cứu
Tài nguyên LSNG gồm các loài cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo… và
một số các sản phẩm khác có thể được khai thác từ các khu rừng trong khu
BTTN Bắc Hướng Hóa sẽ là đối tượng điều tra, phân loại, đánh giá và đề xuất
giải pháp quản lý hiệu quả.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến những cây lâm sản ngoài gỗ.
Những lâm sản ngoài gỗ là động vật hoặc có nguồn gốc từ các loài động vật
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Khu vực nghiên cứu của đề tài bao gồm cả v ng đệm và v ng l i của
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
21

- Thời gian: Hiện trạng khai thác và quản lý, tiềm năng phát triển LSNG
của Khu BTTN Bắc Hướng Hóađược nghiên cứu trong thời gian kể từ tháng
03/2019 đến tháng 10/2019.

Hìn 2.1:Trụ sở Ban quản Khu BTTNBắc H ớng Hóa


2.3. Nội dung ng iên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu tính đa dạng các loài cây LSNG tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa:
+ Điều tra xác định danh lục cây LSNG tại khu vực nghiên cứu;
+ Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng;
+ Phân loại cây LSNG theo dạng sống;
+ Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy cấp, quí hiếm.
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, khai thác cây LSNG:
+ Hiện trạng khai thác, sử dụng cây LSNG, Thu thập mẫu cây
thường được người dân bản địa khai thác;
+ Hiện trạng buôn bán LSNG tại v ng đệm Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa;
+ Thực trạng quản lý LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa;
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại khu vực:
+ Định hướng phát triển LSNG tại địa phương;
+ Giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG.
22

2.4. P ng p áp ng iên cứu


2.4.1.Phương pháp kế thừa tài liệu thứ c p
Kế thừa chọn lọc và phát triển các số liệu, kết quả điều tra, khảo sát,
các nghiên cứu đã có trước đây về khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái cảnh quan,
cơ sở dữ liệu bản đồ, đa dạng các quần xã thực vật của khu vực nghiên cứu
bao gồm cả những báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, các kế hoạch hành
động, các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các đề án, dự án…
liên quan đến LSNG tại địa phương và Việt Nam.
Các tài liệu về cây thuốc như: T điển cây thu c Việt Nam, Cây cỏ Việt
Nam, Cây cỏ thư ng th y ở Việt Nam...; tài liệu về song mây: Gây tr ng song
mây (Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường;2000);Cẩm nang ngành Lâm nghiệp -
chư ng Lâm sản ngoài gỗ (2006)... [1, 9,10,12].
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1.Nghiên cứu tính đa dạng các loài cây LSNG
Trên cơ sở kế thừa các kết quả điều tra về thực vật và LSNG đã có tại
khu vực nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra bổ sung danh lục cây lâm sảng
ngoài gỗ trên tuyến thực địa:
- Số lượng tuyến: 05 tuyến theo sinh cảnh đặc trưng và tình hình khai
thác của người dân bản địa;
+ Tuyến 1: bắt đầu tuyến 16°47'40.2"N 106°35'51.4"E kết thúc tuyến
16°48'08.5"N 106°36'13.7"E;
+ Tuyến 2: bắt đầu tuyến tại 16°49'48.2"N 106°35'29.1"E, kết thúc
tuyến tại điểm: 16°48'60.0"N 106°35'48.2"E;
+ Tuyến 3: bắt đầu tuyến tại 16°52'31.7"N 106°35'01.2"E, kết thúc
tuyến tại điểm: 16°51'27.8"N 106°37'23.7"E;
+ Tuyến 4: bắt đầu tuyến tại 16°43'34.9"N 106°45'04.5"E, kết thúc
tuyến tại điểm: 16°44'55.8"N 106°45'05.0"E;
+ Tuyến 5: bắt đầu tuyến tại 16°48'01.8"N 106°35'21.1"E, kết thúc
tuyến tại điểm: 16°48'30.8"N 106°35'34.5"E.
23

- Chiều dài tuyến: Mỗi tuyến có độ dài khoảng 3km, với phạm vi chiều
ngang 3 m.
- Nội dung khảo sát: đo đếm số lượng loài, trữ lượng, hiện tượng tái
sinh của các đối tượng LSNG được quan tâm khai thác.
- Bản đồ phân bố tuyến:

Hình 2.2:P ân bố tuyến điều tra k ảo sát LSNG tại Khu BTTNBắc HH
24

Điều tra xác định danh lục cây LSNG tại khu vực nghiên cứu:
+ Các mẫu thực vật thu thập được phục vụ nghiên cứu là mẫu vật của
các loài có cơ quan sinh sản (hoa, quả), xử lý và bảo quản theo phương pháp
Điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005); Các phương pháp nghiên cứu đa
dạng thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) và Mary Susan Taylor (1990).
+ Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh.
+ Danh pháp các taxon được xử lý theo Hệ thống APG, danh lục thực
vật thế giới của vườn thực vật Kew theo trang www.theplantlist.org,
www.tropicos.org.
+ Phương pháp xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng thực vật theo
Nguyễn Nghĩa Thìn (2005).
* Phân loại cây LSNG:
- Phân loại theo giá trị sử dụng dựa theo hướng dẫn của Cẩm nang
ngành lâm nghiệp, chương LSNG;
- Phân loại Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy cấp, quí hiếm dựa
vào sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06/NĐ-CP 2019.
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, khai thác cây LSNG:
- Hiện trạng sử dụng và khai thác cây LSNG: Công cụ phân tích kinh tế
hộ gia đình. Chọn ngẫu nhiên 100 hộ ở các xã giáp với v ng đệm khu bảo tồn
để tiến hành điều tra phiếu tham vấn về LSNG.
Nội dung cần đánh giá: Nguyên nhân, hiện tượng khai thác gỗ trái
phép; Ảnh hưởng giao đất rừng đến sinh kế; Thông tin LSNG từng khai thác
sử dụng hoặc bán; Nhu cầu trồng LSNG, Thuận lợi, khó khăn; LSNG có ảnh
hưởng đến khai thác rừng, Những đóng góp ý kiến riêng.
+ Đánh giá 50 phiếu dành cho chuyên gia: các cán bộ xã, cán bộ thuộc
ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, văn hóa - xã hội có sự am hiểu về công tác
quản lý và bảo tồn.
25

Nội dung đánh giá: Tầm quan trọng của LSNG, Tiêu chí xác định tiềm
năng, Điều kiện khai thác và triển vọng trong tương lai của LSNG.
- Thực trạng quản lý LSNG: công cụ phỏng vấn cá nhân (phỏng vấn
cán bộ Khu bảo tồn, cán bộ xã, thôn (mỗi nhóm đối tượng 10 người).
Đề xu t giải pháp:
- Khuôn khổ chính sách liên quan đến LSNG và Định hướng phát triển
LSNG tại địa phương (phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu).
- Tiềm năng phát triển LSNG của địa phương: công cụ thảo luận nhóm cán
bộ khu BTTN, nhóm cán bộ địa phương và nhóm ND (nêu nội dung thảo luận).
+ Giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG: phương pháp chuyên gia.
* Phư ng pháp xử lý và phân tích s liệu về hệ thực v t: Số liệu thu
thập được ngoài thực địa
26

C ng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN C U VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tài nguyên t iên n iên và n ân văn của K u BTNN Bắc H ớng Hóa
3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Tài nguyên thực v t
Kết quả các đợt điều tra, nghiên cứu tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã
ghi nhận được 1009 loài thực vật bậc cao có mach, thuộc 548 chi, 138 họ của 5
ngành thực vật khac nhau. So với kết quả điều tra khi xây dựng dự án đầu tư thì
số loài đã tăng lên 89 loài. Trong tổng số 7 ngành thực vật được xác định phân
bố ở Việt Nam, thì Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 5 ngành, chiếm 71.43 %
về số ngành và 35.7 % về số họ. Ngành có số lượng cá thể đóng vai trò chủ đạo
trong cấu trúc hệ thống thực vật Hướng Hóa thuộc về ngành Ngọc lan -
Magnoliophyta 911 loài chiếm 90.29 % tổng số loài ghi nhận được, kế tiếp
ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 79 loài chiếm 7.83 %, ngành Thông-
Pilophyta 12 loài chiếm 1.19 %, ngành Thông-Pilophyta 6 loài chiếm 0.59 %
và cuối c ng là ngành Mộc tặc-Equisetophyta với 1 loài. Chi tiết tại sau:
Bảng 3.1: T ống kê ệ t ực vật có ở K u bảo tồn Bắc H ớng Hoá

Ngàn t ực vật Số ọ Số c i Số oài


1- Equisetophyta - Ngành Mộc tặc 1 1 1
2- Lycopodiophyta - Ngành Thông đất 2 2 6
3- Polypodiophyta - Ngành Dương xỉ 14 34 79
4- Pilophyta - Ngành Thông 5 7 12
5- Magnoliophyta - Ngành Ngọc lan 116 504 911
5.1 Magnoliopsida - Lớp Ngọc lan 94 390 724
5.2 Liliopsida-Lớp Một lá mầm 22 114 187
Tổng số 138 548 1.009

Ngu n: Trung tâm Tài nguyên M i trư ng lâm nghiệp, 2018


27

- Giá trị tài nguyên thực v t Bắc Hướng Hoá: Đã thống kê được 613 loài
thuộc 6 nhóm công dụng khác nhau, chiếm 60,57 % tổng số loài ghi nhận được.
Trong đó nhóm cây làm thuốc 276 loài chiếm 26,46 %, cho gỗ 200 loài chiếm
19,82 %, làm thức ăn 159 loài chiếm 15,76 %, làm cảnh 80 loài chiếm 7,93 %,
cho dầu và nhựa 13 loài chiếm 1,29 % và nhóm khác 24 loài chiếm 2,38 %..
3.1.1.2. Tài nguyên động v t
Dựa trên các dẫn liệu khảo sát của Birdlife trong các năm 2004-2006,
và dữ liệu điều tra khảo sát bổ sung đã thống kê được 341 loài động vật rừng .
Trong đó: Thú có 109 loài, 30 họ, 10 bộ; Chim có 206 loài, 49 họ, 12 bộ; Bò
sát có 31 loài, 8 họ, 2 bộ và Lưỡng thê 1 bộ, 5 họ, 30 loài, thể hiện trong Bảng
Thành phần loài động vật rừng dưới đây.
Bảng 3.2: T àn p ần oài động vật rừng k u BTTN Bắc H ớng Hóa

Lớp Số bộ Số ọ Số oài
Thú - Mammalia 8 26 72
Chim-Aves 14 48 206
Bò sát - Reptilia 2 13 33
Lưỡng thê - Amphibia 1 5 30
Tổng số 25 91 341

Ngu n: Trung tâm Tài nguyên và M i trư ng lâm nghiệp, 2018


Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật rừng Bắc Hướng Hóa có đến 16
loài. Trong đó có một số loài phân bố hẹp, song tình trạng quần thể vẫn còn
khả năng cho phục hồi sau này.
3.1.2. Tài nguyên nhân văn
Về tài nguyên du lịch nhân văn, trên v ng đất này là nơi sinh sống của
người Vân Kiều, Pa Kô với bản sắc văn hoá độc đáo, dồi dào về kho tàng văn
hóa phi vật thể với các làn điệu dân ca, Lễ hội văn hóa Cồng chiêng, các loại
nhạc cụ truyền thống của dân tộc đã được khôi phục, bảo tồn. Trải nghiệm
28

thực tế về cuộc sống, phong tục tập quán hàng ngày của dân cư địa phương có
ảnh hưởng đến chủng loại LSNG được khai thác[28,29].
* Các lễ hội: Theo thống kê, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Trị, hiện nay toàn tỉnh có 27 lễ hội, chia thành bốn nhóm loại hình: Lễ
hội dân gian truyền thống; Lễ hội lịch sử cách mạng; Lễ hội tôn giáo và Lễ
hội văn hóa du lịch. Trong đó; Lễ hội của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô chiếm 7
lễ hội: Lễ hội Mừng lúa mới; Lễ hội Cồng chiêng; Lễ hội đâm trâu; Lễ hội A
riêu Ping; Lễ hội Ara Pựt; Lễ hội uống rượi thề, Lễ hội mừng bản mới.
* Nhà ở: Nhà ở trong các bản là nhà sàn, kỹ thuật đơn giản, vật liệu từ
rừng. Nhà của người Vân Kiều có quy mô nhỏ, là nơi sinh hoạt cho từng gia
đình, nhà trường làm theo kiểu hai mái tròn hoặc mái vuông hai đầu.
* Văn hóa ản địa:Nhạc cụ truyền thống được làm bằng những nguyên
liệu có từ thiên nhiên như tre, nứa, lá cây và một số loại cây rừng khác. Dân
tộc Pa Kô có các làn điệu: A Dền, Cha Chấp, Ka Lơi, Xiêng, nhạc cụ truyền
thống đặc biệt như Khèn Bè, Atôôc, A Bel, Ămprech, Xar, Ta ngạc.. còn
người Vân Kiều có các làn điệu dân ca: Sa Nớt, Oát, Ta Oải và các nhạc cụ
đặc sắc như: Sáo Khui, Pih, Ta Ril, A Mam, khèn bè, đàn ta lư, thanh la, cồng
chiêng, kèn…
* Ẩm thực:Điểm nổi bật trong ẩm thực còn phải kể đến nhiều loại đặc
sản mang tính đặc trưng của địa phương như: Rượu cần, rượu Đoác, cơm Lam,
thịt dê, cá suối… Các loại bánh không thể thiếu trong lễ Tết lúa mới đó là bánh
Beng, Acoắt, Aduh… Tất cả các loại bánh này đều làm bằng gạo nếp nấu chín
sau đó đem giã nhuyễn c ng với mè đen, muối để thêm phần đậm đà.
3.1.3. M i quan hệ giữa phát triển LSNG với Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
3.1.3.1. Tác động tích cực t LSNG ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Lâm sản ngoài gỗ phát triển tạo cơ hội tăng thêm nguồn thu cho Khu
BTTN và cộng đồng dân cư trong khu vực. Đời sống của người dân được
nâng lên, giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tài nguyên thiên
29

nhiên trong v ng l i của Khu BTTN, đồng thời góp phần giới thiệu các giá trị
ĐDSH, môi trường sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa bản địa, tới người dân
trong và ngoài nước. Hoạt động LSNG sẽ đem lại các lợi ích như sau:
- Bảo t n thiên nhiên: Các nguồn thu từ LSNG có khả năng tạo một cơ
chế tự hoạch toán tài chính cho KBT. Trong đó có cả việc duy trì bảo tồn
HST, diện tích các khu bảo tồn.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương. Từ
đó mọi người có nhận thức tích cực hơn trong việc bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
- L i ích về kinh tế: LSNG tạo nguồn thu nhập, ngân sách, giải quyết
công ăn việc làm,… Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng,
nhất là những người trực tiếp tham gia. Trong đó, bao gồm cải thiện những
dịch vụ xã hội, y tế, nhà cửa, hệ thống cung cấp điện, nước,…
3.1.3.2. Những tác động tiêu cực có thể mang lại do hoạt động khai thác LSNG
- Tác động lên quy hoạch quản lý đất: Do những lợi ích từ LSNG mang
lại, sẽ xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất rừng tự nhiên để phát triển trồng và khai
thác LSNG. Gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, quy hoạch quản lý đất.
- Tác động lên hệ động thực vật: Hoạt động khai thác LSNG có thể tạo
ra các tác động đến thực vật khác như bẻ cành, giẫm đạp, khiến động vật
hoảng sợ, thay đổi diển biến sinh hoạt, địa bàn cư trú của chúng.
3.2. Tín đa dạng các oài cây âm sản ngoài gỗ tại K u BTTN Bắc
H ớng Hóa
3.2.1.Danh mục cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Kết quả điều tra hiện trường kết hợp với phương pháp chuyên gia với
sự tham gia của những người giàu kinh nghiệm trong việc thu hái, sử dụng
thực vật cho lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng người dân
tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 265 loài thực vật bậc cao có
mạch trong tổng số 1.283 loài thực vật tại khu vực nghiên cứu có khả năng
30

cho lâm sản ngoài gỗ(chiếm 20,65 % tổng số loài thực vật của Khu BTTN),
thuộc 99 họ, 189 chi.
265 loài thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu có ở tất cả
các ngành thực vật: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ
(Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta), Dây gắm (Gnetophyta) và Ngọc lan
(Magnoliophyta), trong đó ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 246 loài, chiếm
92,83 %. Số lượng các bậc taxon phân bố được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3.3: T àn p ần t ực vật c o âm sản ngoài gỗ p ân bố ở các ta on
Ngàn Họ Chi Loài
TT Tên Tên Số T ệ Số T ệ Số T ệ
p ổ t ng k oa ọc ợng (%) ợng (%) ợng (%)

I Họ Thông đất Lycopodiophyta 2 2,02 3 1,59 5 1,89


II Dương xỉ Polypodiophyta 6 6,06 6 3,17 7 2,64
III Hạt trần Pinophyta 4 4,04 5 2,65 6 2,26
IV Dây gắm Gnetophyta 1 1,01 1 0,53 1 0,38
V Hạt kín Magnophyta 86 86,87 174 92,06 246 92,83
1 Lớp 2 lá mầm Magnoliopsida 70 70,71 134 70,89 182 68,68
2 Lớp 1 lá mầm Liliopsida 16 16,16 40 21,17 64 24,15
Tổng 99 100 189 100 265 100

Theo bảng 3.3, tỉ lệ loài giữa hai lớp Magnoliopsida và Liliopsida là:
2,84:1, thấp hơn tỷ lệ loài của lớp Hai lá mầm và Một lá mầm của khu vực
nhiệt đới điển hình là (3:1) (De Candolle). Ngoài yếu tố về độ cao của khu
vực nghiên cứu, số lượng loài Một lá mầm nhiều hơn là do LSNG nhiều loài
thuộc nhóm 1 lá mầm, với sự sinh trưởng nhanh, với dạng thân leo, thân thảo
là chủ yếu. Đây là một điểm khá tốt cho việc sử dụng LSNG khi không có
nhiều cây dạng gỗ.Trong đó, có nhiều họ đa dạng về thành phần loài thực vật
cho lâm sản ngoài gỗ. Đặc biệt như các họ: Phong lan (Orchidaceae) có đến
17 loài chiếm 6,42%, thường được khai thác để làm cây cảnh, ngoài ra có
31

Trúc đào (Apocynaceae) chiếm 5,66% , loài được d ng làm thuốc và chơi
cảnh. Các họ khác như Thầu dầu, Cau dừa, Hòa thảo, Cà phê,... chiếm một số
lượng loài khá lớn so với các họ còn lại, được thống kê qua bảng3.4:
Bảng 3.4: Đa dạng về ọ t ực vật c o âm sản ngoài gỗ
Họ
TT Số ợng loài T ệ
Tên Việt Nam Tên K oa ọc
1 Phong lan Orchidaceae 17 6,42
2 Trúc đào Apocynaceae 15 5,66
3 Thầu dầu Euphorbiaceae 11 4,15
4 Cau dừa Arecaceae 10 3,77
5 Hòa thảo Poaceae 10 3,77
6 Cà phê Rubiaceae 9 3,39
7 Na Annonaceae 8 3,02
8 Cúc Asteraceae 7 2,64
9 Rau dền Amaranthaceae 6 2,26
Tổng 93 35,09

Bảng 3.4 cho thấy, có nhiều họ có sự đa dạng cao về loài thực vật cho
LSNG. Đặc biệt các họ như Phong lan (Orchidaceae) có đến 17 loài chiếm
6,42%, thường được khai thác để làm cây cảnh; ngoài ra có Trúc đào
(Apocynaceae) chiếm 5,66% chủ yếu loài được d ng làm thuốc và chơi cảnh.
Các họ khác như Thầu dầu, Cau dừa, Hòa thảo, Cà phê... chiếm một số lượng
loài khá lớn so với các họ còn lại, được thống kê qua bảng 02. Kết quả ở bảng
04 cũng cho thấy có 09 họ có số loài nhiều nhất với tổng số 93 loài chiếm
35,09% tổng số loài thực vật lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Bắc Hướng Hóa.
3.2.2. Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng
Căn cứ vào kết quả điều tra hiện trường, kết hợp phỏng vấn chuyên gia
và các tài liệu công bố liên quan về giá trị sử dụng, đề tài đã xác định được
32

06nhóm thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Kết
quả được tổng hợp bảng sau:
Bảng 3.5:T ực vật c o âm sản ngoài gỗ t eo giá trị sử dụng
tại K u BTTN Bắc H ớng Hóa

N óm giá trị sử dụng Số ợng T ệ


TT
loài %

1 Cây cho sản phẩm làm dược liệu/mỹ phẩm 173 45,41

2 Cây cho sản phẩm thực phẩm 77 20,21

3 Cây làm cảnh, bóng mát 64 16,80

4 Cây cho sản phẩm có sợi 13 3,41

5 Cây cho sản phẩm chiết suất 8 2,10

6 Cây cho sản phẩm khác 46 12,07

Tổng cộng 381 100

* Nhóm cây cho sản phẩm làm dược liệu/mỹ phẩm chiếm tỷ lệ lớn
nhất: Có khoảng 173 loài, chiếm 45,41%. Công dụng chữa bệnh khá đa dạng,
từ những bệnh cảm mạo thông thường đến những bệnh nan y. Tuy nhiên,
việc sử dụng cây thuốc của đồng bào chủ yếu đơn loài và thông tin ít, không
được chia sẻ nhiều, khó lưu truyền cho thế hệ sau. Loài dược liệu quý như:
Thạch t ng răng cưa Huperzia serrata , Sói r ng Sarcandra gla ra , Hoàng
đ ng i raurea tinctoria , Lan kim tuyến noectochilus setaceus ...
* Nhóm cây cho sản phẩm thực phẩm: Khoảng 77 loài, chiếm 20,21%
tổng số loài LSNG. Các loài cho quả ăn được có vị ngon: Chóp máu cụt
(Salacia verrucosa), Bứa lửa (Garcinia fusca Pierre.) hoạt chất chính trong
nạc trái có tác dụng tiêu mỡ, giảm cân, chống béo phì của Bứa là
hydroxycitric acid (HCA). Một số loài thực vật khác làm rau ăn như: rau má,
rau me, bắp chuối,...
33

* Nhóm cây làm cảnh, bóng mát: Gồm 64 loài, chiếm 16,8% tổng số
loài hệ thực vật LSNG. Nhiều loài phong lan cho hoa đẹp, Cẩm c (Hoya) và
Hoa mẫu đơn (Ixora). Đặc biệt loài Hoya globulosa lần đầu tiên ghi nhận ở
nơi này, đề nghị bổ sung danh lục thực vật của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
* Nhóm cây cho sản phẩm có sợi: Gồm 13 loài, chiếm 3,41% tổng số
loài thực vật LSNG được điều tra. Nhóm cây này được nhân dân sử dụng với
các mục đích đa dạng: đan lát thủ công và các công việc hữu ích khác, gồm
các loài mây và tre: Bambusa balcooa Roxb., Melocalamus compactiflorus
(Kurz), Calamus poilanei,…
* Nhóm cây cho sản phẩm chiết suất (tinh dầu, nhựa): Các loài cung
cấp nguyên liệu ép dầu, dầu ăn, tinh dầu, nhựa... có khoảng 8 loài, chiếm
2,10%, gồm Bời lời chanh (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), V hương
(Cinamomum balansae) có tinh dầu rất thơm, Giổi xanh (Michelia
mediocris)...
* Nhóm cây cho sản phẩm khác: Gồm khoảng 46 loài, chiếm 12,07%
tổng số loài LSNG. Nhóm cây này được nhân dân sử dụng với các mục đích
đa dạng: như Lá nón (Licuala centralis), lá lợp nhà...
Như vậy, thực vật cho LSNG theo giá trị sử dụng ở Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa rất phong phú, đa dạng; có đủ các nhóm tác dụng chính. Trong đó
đáng chú ý là nhóm cho sản phẩm dược liệu, chiếm 45,41% với 173 loài; tiếp
đến là nhóm cây cho sản phẩm làm thực phẩm 77 loài (chiếm 20,21%), có thể
làm thức ăn trực tiếp cho cộng đồng địa phương hoặc qua sơ chế để đem ra
chợ bán hoặc đưa đến các khu vực khác để tiêu thụ. Tuy với số lượng loài
thực vật cho sản phẩm dược liệu là rất lớn, nhưng người dân địa phương vẫn
chủ yếu tập trung đối với một số loài chính như Thạch t ng răng cưa, Lan kim
tuyến… trong khi còn nhiều loài có giá trị cao hơn vẫn chưa được khai thác,
sử dụng một cách hiệu quả. Các nhóm khác cũng có nhiều loài phổ biến
thường bị khai thác quá mức, dẫn tới dần cạn kiệt trong tự nhiên, cần có biện
pháp quản lý, khai thác ph hợp hơn.
34

3.2.3. Phân loại cây LSNG theo dạng s ng thực v t


Bảng 3.6: Dạng sống t ực vật c o âm sản ngoài gỗ

TT Dạng sống Số ợng T ệ


1 Cây gỗ 56 22,05
2 Cây bụi 51 20,08
3 Dây leo 44 17,32
4 Cây thảo 81 31,89
5 Ký sinh/ Phụ sinh 22 8,66
Tổng 254 100

Trong các dạng sống của thực vật LSNG ở Khu BTTN Bắc Hướng
Hóa, dạng cây gỗ chỉ có 56 loài, chiếm 22,05%, các dạng còn lại có số lượng
khá lớn, đặc biệt dạng thân thảo có 81 loài, chiếm 31,89%. Điều này cho thấy
nhu cầu cây LSNG chủ yếu dạng cây bụi, dây leo và cây thảo, điều này có tác
động rất tốt đến phát triển LSNG, do thời gian sinh trưởng ngắn và dễ thu
nguyên liệu, giúp cải thiện sinh kế nhanh và bền vững hơn. Không tác động
nhiều đến những loài cây gỗ có kích thước lớn.
3.2.4.Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy c p, quí hiếm
Căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 06/NĐ-CP/2019
kết hợp với kết quả điều tra thực tế đề tài đã ghi nhận được 36 loài thực vật
quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. Có 13 loài trong
Sách đỏ Việt Nam (2007) và 27 loài thuộc Nghị định 06/NĐ-CP/2019. Điều
đặc biệt, theo quy định mới, tất cả các loài Lan đều thuộc phạm vi cấm khai
thác, có 14 loài lan thuộc danh lục này ghi nhận tại Bắc Hướng Hóa. Số lượng
cây nguy cấp và quý hiếm nhiều trong danh lục cây LSNG vừa là tiềm năng
của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Nhưng đây cũng chính là những thách thức
với các nhà quản lý. Cần có chế tài ph hợp để thực hiện tốt Nghị định này,
bảo tồn được các loài Lan rừng[2,6].
35

Bảng 3.7: Dan ục các oài LSNG tại Khu BTTN Bắc H ớng Hóa
có giá trị bảo tồn

SĐVN NĐ06
TT Tên k oa ọc Tên Việt nam
2007 2019
1 Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. Thạch t ng răng cưa IIA
2 Podocarpus pilgeri. Thông tre lá ngắn IIA
3 Rauvolfia cambodiana Pierre ex
Ba gạc căm bốt VU
Pitard
4 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc VU
5 Asarum balansae Franch in Morot. Trầu tiên thảo EN IIA
6 Cinnamomum balansae Lecomte V hương VU IIA
7 Codonopsis javanica (Blume)
Đẳng sâm VU IIA
Hook.f
8 Fibraurea tintoria Lour Hoàng đằng IIA
9 Coscinium fenestratum (Gaertn.)
Vàng đắng IIA
Colebr.
10 Stephania japonica (Thunb.) Miers. Bình vôi nhật IIA
11 Stephania glabra Bình vôi IIA
12 Murraya glabra (Guillaum.)
Vương t ng VU
Guillaum.
13 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi tía VU
14 Aquilaria crassna Pierre ex
Trầm hương EN
Lecomte
15 Calamus poilanei Conr. Mây bột EN IIA
16 Polygonatum kingianum coll. et
Hoàng tinh đỏ IIA
Hemsl
17 Tacca intergrifolia Ker.-Gawl. Hạ túc VU
18 Cephalotaxus mannii Hook. f. Đỉnh t ng VU IIA
19 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Mù cua
20 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến EN IA
21 Dendrobium amabile (Lour.)
Thuỷ tiên hường EN
O'brien
36

SĐVN NĐ06
TT Tên k oa ọc Tên Việt nam
2007 2019
22 Dendrobium farmeri Paxt. Thuỷ tiên VU
23 Calanthe triplicata (Willem.)
Kiều lan IIA
Ames.
24 D. hercoglossum Rchb.f. Thạch hộc hoa tím IIA
25 D. lindleyi Steudel. Vảy rắn IIA
26 Hoàng thảo thạch
D. loddigesii Rolfe IIA
hộc
27 Dendrobium nobile Steudel Thạch hộc IIA
28 Dendrobium tortile Hoàng thảo xoắn IIA
29 Holcoglossum subulifolium
Lan tóc tiên IIA
(Rchb.f.)
30 Liparis elliptica Wight Nhẵn diệp bầu dục IIA
31 L. tixieri Guillaum. Lan cánh nhạn IIA
32 Ludisia discolor (Ker-Gawl.)
Lan lá gấm IIA
A.Rich.
33 L. zollingeri Rchb.f. Lan gấm IIA
34 Paphiopedilum amabile Hall. f. Vệ hài IIA
35 Paphiopedilum appletonianum
Lan hài vân IIA
(Gower)
36 Rhynchostylis retusa (L.) Bl. Đuôi cáo IIA

Đây là cơ sở giúp Khu BTTN có những chiến lược bảo tồn và phát triển
bền vững nguồn tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ nơi đây.
3.3. Hiện trạng sử dụng, k ai t ác âm sản ngoài gỗ tại K u BTTN Bắc
H ớng Hóa
3.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng LSNG của người dân bản địa tại Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa
Theo kết quả điều tra về tình hình khai thác LSNG, cách thức người
dân thu hái là rất đa dạng và phong phú. Đa số các sản phẩm LSNG được khai
37

thác chủ yếu được thu hái trong tự nhiên với 265 loài cây LSNG có thu hái
trong tự nhiên tại 4 xã nghiên cứu, thuộc phạm vi v ng đệm Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa. Hoạt động khai thác và sử dụng các loài cây cho LSNG diễn ra
thường xuyên trong năm và hết sức phức tạp. Đặc biệt với những hộ gia đình
nghèo hoạt động khai thác LSNG góp một phần thu nhập đáng kể cho kinh tế
hộ gia đình. T y theo mục đích sử dụng khác nhau mà hình thức khai thác các
loại LSNG cũng khác nhau. Việc khai thác LSNG cũng phụ thuộc vào công
dụng của từng loài LSNG. Tại khu vực nghiên cứu, các loài cây LSNG thuộc
6 nhóm giá trị sử dụng với mức độ và các loài chính như sau:
* Nhóm cây cho sản phẩm có s i: Trong tổng số 13 loài thì 5-6 loài
LSNG thuộc nhóm cày được khai thác, sử dụng cuả người dân để làm đồ đạc,
hàng rào… những loài mây thường được khai thác là Calamus henryanus, C.
flagellum, đặc biệt loài Calamus poilanei, d ng để đan lát làm đồ thủ công mỹ
nghệ. Có đến 73% người dân được hỏi đã từng thu hái nhóm cây này, trong
đó 45% người dân thu hái thường xuyên để bán lại cho người thu mua. Giá trị
thu mua trong khoảng 9.000 -13.000 VNĐ/ kg tươi.
* Nhóm cây cho sản phẩm dư c liệu/mỹ phẩm: Là nhóm được khai
thác với số lượng rất nhiều và thường xuyên nhất. Đồng thời, các loài cây cho
LSNG được khai thác rất phong phú và đây cũng là nhóm có nhiều loài có giá
trị cao như Ba kích, lan kim tuyến, lá khôi, lá bướm bạc, bá bệnh,... Người
dân trung bình khai thác mỗi lần được 5-10 kg của 5-10 loài, sau đó được
thương lái đặt thu gom. Một số loại cây bồi bổ sức khỏe, củ bách bộ được
người dân sử dụng cho phụ nữ sau sinh hay chữa ho được bày bán nhiều nơi,
giá bán 0,5kg dao động từ 50.000 -100.000 VNĐ. Đây là nguồn thu LSNG
quan trọng của người dân. Theo số liệu thống kê phiếu, 82% người dân được
hỏi đã từng thu hái dược liệu từ rừng, và sử dụng cây chữa bệnh.
38

* Nhóm cây cho lư ng thực, thực phẩm: Số lượng các loài thường
xuyên được khai thác, sử dụng là khoảng 20 loài trong tổng số 77 loài. Đây là
nhóm cho các sản phẩm có giá trị cao như rau Dớn (đọt dương xỉ non), Trám,
Bứa, măng tre. Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như góp phần vào
thu nhập của các hộ gia đình, các loài trong nhóm này cũng được gây trồng và
khai thác hàng năm với một lượng lớn. Trong đó, đáng chú ý là các loại rau
rừng, măng dễ khai thác và tiêu thụ, 65% người dân được khảo sát từng thu
nhóm này để ăn và bán hàng hóa nhỏ.
Ngoài ra, bên cạnh nhóm thực vật LSNG sử dụng cho các mục đích nói
trên còn nhiều loài thân thảo ở rừng được sử dụng làm gia vị, lấy tinh dầu như
Gừng, Vương t ng, hạt giổi xanh…
* Nhóm cây cho sản phẩm chiết su t tinh dầu, cho nhựa):Có ít loài
đang được khai thác, sử dụng nhất trong số 6 nhóm loài cây. Đặc biệt hạt Giỗi
xanh đang được giá bán, theo điều tra, hạt giổi khô có thể bán từ 1.200.000-
1.400.000 VNĐ/ kg. Có giá thành cao, nên người dân khai thác nhiều, tuy
nhiên lượng thu hái không được nhiều.
* Nhóm cây cảnh, óng mát:Tình hình khai thác nhóm này khá phức
tạp, trong tổng số 100 người dân được khảo sát, có 63 người dân đã từng khai
thác phong lan từ rừng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đang dần
cạn kiệt. Chủ yếu nguồn cây được bán là nhập theo đường tiểu ngạch từ Lào
sang. Chính vì vậy, rất khó có chế tài xử lý.Qua phỏng vấn người dân nhận
thấy đây là nhóm đã bị khai thác rất mạnh, với số lượng nhiều, hầu như trong
tự nhiên cây cảnh còn rất ít và trở nên khan hiếm như Re hương, V hương…
Đây là những loài có tiềm năng trên thị trường, chủ yếu là các sản phẩm tinh
dầu, chất gỗ thơm có thể làm đồ mỹ nghệ, nên được thị trường khá ưa chuộng.
Nhóm này có giá trị kinh tế cao, cần có phương án quy hoạch phát triển.
Ngoài ra có những nhóm cây khác được khai thác với một mức hạn chế
hơn như: Dương xỉ thân gỗ, cẩm c …
39

3.3.2. Hiện trạng bu n bán LSNG tại vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Có thể thấy tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, các nhóm LSNG được
khai thác và sử dụng khá đa dạng. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thị trường tiêu
thụ của nhóm LSNG chính là nhóm cây cho sản phẩm có sợi, câycho sản
phẩm dược liệu, nhóm cây thực phẩm, cây cảnh, bóng mát. Qua sự điều tra,
khảo sát của đề tài, tthị trường các nhóm cây LSNG tại địa phương diễn ra
theo chuỗi thị trường như sau:

Người dân
khai thác

Khách Thương lái


vãng lai thu gom

Đại lý Tỉnh khác

Cơ sở Hàng hóa
chế biến

Hìn 3.1: S đồ c uỗi t ị tr ờng LSNG tại địa p ng


Từ sơ đồ có thể thấy thị trường cây thuốc diễn ra theo 3 kênh chính:
* Kênh 1:LSNG được người dân khai thác từ rừng, sau đó bán trực tiếp
cho người tiêu d ng. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu. Người tiêu d ng ở đây chủ
yếu là người dân đang sinh sống tại địa phương hoặc khách du lịch. Kênh tiêu
thụ này đơn giản, ít mắt xích trung gian, giá thành ít phải chịu ảnh hưởng của
các loại phí như vận chuyển, bảo quản, chi phí cho người trung gian. Tuy
nhiên, giá trị mang lại không ổn định.
40

* Kênh 2:LSNG thường ở dạng nguyên liệu thô được thu gom, sản
phẩm qua sơ chế, chế biến đơn giản được người thu gom trực tiếp sử dụng
phương tiện của mình để vận chuyển đi nơi khác. Ở kênh này xuất hiện đối
tượng trung gian trong quá trình lưu thông LSNG đó là những người thu gom.
Ở kênh này giá cả thường thấp do phải chịu các chi phí vận chuyển, chi phí
cho người trung gian,...
* Kênh 3: Sản phẩm thô sau khi được khai thác sẽ được những người
thu gom đến tận gia đình để thu mua. Sau đó, các sản phẩm thô này được
người thu gom bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong v ng. Sản phẩm có
thể được sơ chế, đóng gói để xuất đi các tỉnh bạn hoặc được chuyển cho một
cơ sở sản xuất trong tỉnh để tạo thành hàng hóa. Giá trị LSNG theo kênh này
được tăng giá trị, thu lại nguồn lợi cho địa phương và ổn định nguồn thu cho
người dân.
Tuy nhiên, việc khai thác, buôn bán LSNG chưa được quy hoạch tổng
thể. Nên một số ngành phát triển chủ yếu dựa vào thị trường thu mua có sẵn,
chủ yếu sơ chế thô nên giá trị mang lại không cao. Do vậy, cần có cơ chế
quản lý thị trường thích hợp đảm bảo lợi ích cho người khai thác, đồng thời
ổn định được thị trường tiêu thụ LSNG.

Hìn 3.2: K ảo sát, điều tra tại c sở t u mua, c ế biến LSNG tại uyện
H ớng Hóa, tỉn Quảng Trị
41

3.3.3. Thực trạng quản lý LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Qua khảo sát và phỏng vấn, đa số người dân đã từ bỏ khai thác gỗ trái
phép và không xâm phạm đến phạm vi rừng thuộc sự quản lý của Khu BTTN
Bắc Hướng Hóa. Tuy nhiên, có một số trường hợp vẫn còn khai thác những
cây gỗ vừa và nhỏ để phục vụ cho đời sống hàng ngày, tu sửa nhà.
Các hoạt động khai thác LSNG có nguồn gốc thực vật vẫn lén lút xảy
ra, tuy đã có sự ngăn cấm từ phía Khu bảo tồn. Cán bộ quản lý vườn tuyên
truyền và nhắc nhở, chứ không thể cấm người dân vào rừng khai thác vì như
vậy sẽ cắt đứt nguồn sống của người dân.
Người dân thu hái LSNG chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của mình, ít gây
tổn hại đến hiện trạng của rừng nên các cán bộ kiểm lâm chỉ có thể tuyên
truyền người dân không vào rừng khai thác chứ không thể cấm người dân vào
rừng. Trong quá trình tuần tra, nếu bắt gặp thì tuyên truyền, nhắc nhở, nếu tái
phạm nhiều lần sẽ bị đưa lên xã khiển trách. Chính vì vậy, nên nhiều loại
LSNG quý vẫn thường xuyên bị khai thác. Các hoạt động thu mua LSNG thì
thường lén lút và trên địa bàn rộng nên khó kiểm soát hoạt động thu mua.
Đối với việc lưu thông các loại LSNG hiện nay thì công tác quản lý của
Ban quản lý và Kiểm lâm địa bàn tại đây chuyên chú trộng vào công tác kiểm
tra các loại LSNG quý cấm khai thác như trầm, các loại phong lan, cây dược
liệu quý trong sách đỏ. Những loài LSNG khác ít được quan tâm hơn. Một số
chương trình nhân giống thử nghiệm và trồng thử mô hình cây ba kích, cây sa
nhân dưới tán rừng, tuy nhiên chưa mang lại nhiều hiệu quả.
3.3.4. Thu n l i và khó khăn trong c ng tác quản lý LSNG của Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Qua quá trình điều tra, khảo sát về thực trạng quản lý LSNG tại Bắc
Hướng Hóa, đề tài nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thu n l i:
- Bước đầu có các chính sách hỗ trợ người dân nâng cao đời sống và
giảm phụ thuộc sinh kế vào LSNG từ đó người dân ít vào rừng thu hái LSNG.
42

- Người dân từng bước được tuyên truyền sử dụng bền vững các tài
nguyên rừng và đã tự gây trồng một số loại LSNG quý tại vườn hoặc nương rẫy.
* Khó khăn:
- Địa hình núi cao, diện tích vườn rộng, giao thông đi lại khó khắn, nên
lực lượng tuần tra kiểm soát hành vi khai thác là rất khó khăn.
- Dưới tác động của giá cả thị trường, quá trình khai thác LSNG quý
hiếm là rất mạnh, nhưng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của vườn,
do LSNG phân bố rãi rác và sự khai thác nhỏ lẻ của người dân.
Với những thuận lợi và khí khăn trên đây, chúng ta nhận thấy rằng cách
thức quản lý LSNG hiện nay còn gặp rất nhiều trở ngại. Khó khăn nhất là các
loại LSNG thuộc nhóm ưu tiên được quản lý bảo vệ, bảo tồn loài quý hiếm.
3.4. Đề uất giải p áp bảo tồn và p át triển LSNG tại K u BTTN Bắc
H ớng Hóa
3.4.1. Định hướng phát triển LSNG tại địa phương
* ây dựng chính sách phù h p:
- Cơ chế, chính sách cho Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa:
Nhằm thực hiện các nội dung và các hoạt động trong quy hoạch, lãnh đạo
BQL Khu BTTN (chủ rừng) cần phải có những chức năng, quyền hạn và các
cơ chế chính sách để thực hiện các hoạt động như: nhân giống cây; dịch vụ
nghiên cứu khoa học; cho thuê đất dịch vụ để phát triển LSNG. Do đó rất cần
các ban ngành chức năng của Tỉnh c ng phối hợp để đưa ra một cơ chế chính
sách cho các hoạt động của BQL Khu BTTN sau này, nhằm thực hiện tốt hoạt
động của Khu BTTN.
- Cơ chế chính sách cho v ng đệm: Trong quá trình quản lý bảo vệ Khu
BTTN cần có cơ chế chính sách riêng cho v ng đệm, đặc biệt đối với các thôn
bản thuộc v ng đệm trong và các thôn bản nằm kề ranh giới Khu BTTN.
- Đối với v ng đệm trong của Khu BTTN, để ổn định đời sống của
cộng đồng dân cư ở thôn Cựp và thôn Cuôi xã Hướng Lập.Cần thực hiện một
số giải pháp như:
43

+ Không tăng số hộ trong thôn nhằm giảm áp lực như lấn chiếm vào
đất rừng của Khu BTTN.
+ Nếu trong thôn có tách hộ thì chính quyền địa phương tạo điều kiện
cho hộ này đến khu tái định cư mới, ngoài ranh giới Khu BTTN.Có chính
sách ưu đãi với các hộ này trong các hoạt động của Khu BTTN.
* Lựa chọn đ i tư ng cây tr ng h p lý:
Trong quá trinh điều tra đã ghi nhận 265 loài được khai thác LSNG.
Tuy nhiên, trong quá trình định hướng phát triển LSNG cần có sự lựa chọn
những đối tượng cây trồng ph hợp với đặc điểm địa phương.
Tiêu chí chọn đối tượng cây trồng cần phải là những cây mang lại giá
trị kinh tế cao, có sinh thái ph hợp với vườn nhà hay nương rẫy của bà con
bản địa. Có sự bố trí mô hình ph hợp, cần tuân thủ nguyên tắc: "lấy ngắn
nuôi dài" để phục hồi những đối tượng cây có giá trị cao và thời gian sinh
trưởng lâu.
Đề tài đề xuất một số nhóm đối tượng có thể xem xét chọn gây trồng:
Nhóm song mây, tre nứa; nhóm cây thuốc: lan kim tuyến, cây sói rừng, cây lá
khôi, ba kích tím, bảy lá một hoa, ... Nhân giống một số loài lan cho hoa đẹp
và trồng trong điều kiện tự nhiên vốn có. Điều kiện sinh thái ở Bắc Hướng
Hóa thích hợp với nhiều loại lan mà ít nơi có được.
* Kết c u hạ tầng xã hội:
Cơ sở hạ tầng Khu BTTN Bắc Hướng Hóa còn thiếu, còn yếu và chưa
đồng bộ. Đây chính là sự hạn chế đến công tác bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa
học và phát triển du lịch trong những năm qua. Định hướng quy hoạch hạ tầng
cơ sở của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa phải được ổn định lâu dài, tránh xáo
trộn gây những biến động trong hoạt động của Khu bảo tồn. Khu bảo tồn cần
phân định r các khu vực chức năng sau.
* C sở v t ch t kỹ thu t canh tác:
Cần có sự xây dựng các cơ sở nhân giống công nghệ cao tại địa
phương, sử dụng phương pháp nuôi cấy mô những loài cây có nguy cơ.
44

Nghiên cứu, xây dựng quy trình canh tác cho những đối tượng LSNG cụ thể,
khai thác hiệu quả, mang lại lọi nhuận cao cho người dân.
* Văn hóa - xã hội:
Chính quyền địa phương và Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
cần có sự tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương về bảo vệ rừng. Cần
lập những hương ước theo từng thôn, xã. Từng thôn, xã có những chế tài xử
phạt nghiêm những hành vi sai quy tắc đề ra.
Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức trồng, nhân giống LSNG, tìm hiểu
thêm các phương pháp chế biến, bảo quản mang lại giá trị cao cho LSNG
được khai thác.
3.4.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG
Từ những thực trạng về tình hình khai thác và sử dụng, buôn bán
LSNG tại Khu BTTN BHH. Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các
loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.4.2.1.Giải pháp về quản lý hoạt động khai thác LSNG
Cộng đồng dân cư đã khai thác và sử dụng LSNG qua bao đời nay, chính
vì vậy vai trò của cộng đồng là rất quan trọng trong việc phát triển nguồn lợi
LSNG. Cộng đồng cần tham gia vào các hoạt động khai thác LSNGvà cần có
sự quản lý tốt tử Khu BTTN và các ban ngành. Ban quản lý Khu BTTN cần
lồng ghép nội dung khai thác LSNG và bảo vệ rừng, phân r vai trò quản lý
của các tổ, thôn, xã.
Đây là một giải pháp quan trọng, mang quyết định đến sự phát triển hay
kìm hãm các hoạt động khai thác LSNG, vì vậy cần được quan tâm và cải tiến
cho ph hợp, do người dân còn rất thiếu kiến thức chuyên ngành về LSNG.
- Ban quản lý Khu BTTNcó kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực cơ bản phục vụ cho hoạt động tập huấnkhai thác LSNG. Ban quản lý cần
thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ chuyên
môn về LSNG cho các cán bộvà cộng đồng địa phương.
45

- Ban quản lý Khu BTTNcần xây dựng nội quy và các nguyên tắc khai
thác cụ thể các loại LSNG theo từng loài, từng m a, từng bộ phận sử dụng
của loài và hạn chế các tác động tiêu cực do khai thác LSNG do người dân
địa phương gây ra.
- Xây dựng chính sách thu hút đầu tư nhằm lôi kéo sự tham gia phát triển
LSNG của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
3.4.2.2. Giải pháp về Bảo t n đa dạng sinh học
Người dân khi khai thác LSNG rất thiếu ý thức trong việc Bảo tồn đa
dạng sinh học. Một số ví dụ về hạt đười ươi, người dân đốn hạ cả cây để lấy
hạt. Chính vì vậy, việc đưa giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt
động LSNG là rất quan trọng và cần thiết.
Trong quá trình hoạt động khai thác, các tác động đến môi trường là
không tránh khỏi. Các nhà quản lý liên quan cần nghiên cứu tác động đó ở
mức độ nào, có nằm trong khả năng chịu đựng và phục hồi tự nhiên của môi
trường hay không. Nghiên cứu sức tải là một trong những cơ sở để xây dựng
các kế hoạch phát triển LSNG ph hợp hoàn cảnh thực tế, tránh những tác
động tiêu cực lên môi trường sinh thái. Trong nghiên cứu này, một số biện
pháp cần thiết để bảo vệ môi trường được đề xuất như sau:
- Xây dựng hệ thống biển báo, chỉ dẫn, các nội quy bảo vệ môi trường
đối với các khu vực trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Thực hiện tốt công tác
tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân và cán bộ.
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn để người dân có thể khai thác và sử
dụng hợp lý LSNG theo các m a, cách thức thu hoạch, giảm thiểu tác động
đến phục hồi nguồn lợi.
- Quá trình xây dựng, cải tạo các điểm, khu vực phục vụ nhân trồng cũng
cần được quan tâm. Cần có những đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng
trước khi xây dựng hay cải tạo để giảm bớt các tác động tiêu cực đến Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa.
46

3.4.2.3. Giải pháp về v n


Vấn đề thiếu vốn trong phát triển LSNGnói riêng và sinh kế cho người
dân nói chung là một trong những vấn đề trọng tâm đối với các Khu BTTN ở
Việt Nam. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho phát triển LSNG ở Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa chủ yếu dựa vào ngân sách từ Trung ương hoặcĐịa phương. Tuy
nhiên, nguồn ngân sách này rất hạn chế. Mặt khác, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
hoàn toàn chưa có doanh thu từ LSNG để tái đầu tư cho phát triển trong những
năm qua. Vìvậy, để thúc đẩy phát triển LSNG ở Khu BTTN Bắc Hướng
Hóacần phải thực hiện các giải pháp huy động vốn ph hợp và có hiệu quả:
+ Các cấp quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cần tạo một hành lang
thông thoáng về chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn từ xã hội để thực hiện
chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ giúp phát triển LSNG. Xây dựng các
cơ chế ph hợp nhằm thu hút và khuyến khích các tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư vào kinh doanh và khai thác du lịch ở nơi đây.
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất: vốn đầu tư cho phát triển, nghiên cứu
trồng cần được huy động từ nhiều nguồn như: Nhà nước, địa phương, các ban
ngành, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Các địa phương phát triển
loại hình nuôi, trồng ph hợp thường nhận được hỗ trợ từ các tổ chức phi
chính phủ và các tổ chức quốc tế vì tính bền vững của nó. Tuy nhiên, trong
thời gian qua, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa vẫn chưa thu hút hiệu quả các
nguồn vốn này. Vìvậy, các nhà quản lý liên quan cần tập trung thu hút các
nguồn hỗ trợ này.
3.4.2.4. Giải pháp về c sở hạ tầng và v t ch t kỹ thu t
Cơ sở hạ tầng là những tiêu chí quan trọng để phát triển LSNG của Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa. Các cơ sở hạ tầng cần ưu tiên phát triển cần bao gồm:
- Xây dựng một số hạng mục liên quan đến ươm tạo giống cây bản địa
cho LSNG của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, nhằm đáp ứng được yêu cầu
nhân giống kịp thời.
47

- Xây dựng hệ thống các biển báo chỉ điểm. Hệ thống bảng này được
chia thành 3 đối tượng: Đối tượng 1 các bảng chỉ dẫn đường, thông tin; Đối
tượng 2 bảng cảnh báo nguy hiểm; Đối tượng 3 bảng bảo vệ môi trường, động
thực vật.
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị: Để đi vào hoạt động có hiệu quả, cần
trang bị một số trang thiết bị để vận hành như xây dựng một trang web về
LSNG Khu BTTN Bắc Hướng Hóanhằm tích cực tìm đầu ra ổn định cho
người dân.
Trên cơ sở những loài LSNG được gây trồng phổ biến và mang lại hiệu
quả kinh tế cao nên tiến hành tổng kết kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm
bản địa, từ đó chúng ta chọn lọc ra những kỹ thuật gây trồng thích hợp nhất
đem phổ biến rộng rãi cho người dân. Điển hình như một số loài cây: Ba kích,
Gối hạc, Đỗ quyên, Hải đường, phong lan được người dân ở đây sử dụng kinh
nghiệm bản địa của họ để tạo ra nguồn giống từ hom và từ hạt. Điều này rất
có ý nghĩa trong tiết kiệm chi phí về giống. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần
xây dựng các vườn giống chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là
giống các loài cây có giá trị như Ba kích, Gối hạc, Hải đường, phong lan...
3.4.2.5. Giải pháp về ngu n nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nguồn lợi LSNG ở Khu BTTN
Bắc Hướng Hóa bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động
quản lý, bảo vệ và người dân xung quanh KBT. Để cho hoạt động LSNG đươc
triển khai thuận lợi, có hiệu quả cao, cần có sự đào tạo được nguồn nhân lực có
kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc cần thiết là đào tạo cộng đồng
người bản địa, vì họ sẽ tham gia chính trong các hoạt động LSNG gắn với cộng
đồng, cần thực hiện một số biện pháp như sau để đào tạo nguồn nhân lực:
+ Tăng cường tổ chức các đợt tập huấn và đào tạo tại chỗ để trang bị
các kiến thức cần thiết cho các cán bộ của Khu BTTNvề quản lý kinh doanh,
về chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển LSNG.
48

+ Tăng cường đào tạo các cán bộ phục vụ du lịch chuyên nghiệp, có
trình độ, kỹ năng tốt. Đặc biệt là đào tạocác kỹ năng trong công tác giáo dục
cộng đồng,năng lực quản lý, kỹ năng nhận diện LSNG…
+ Tổ chức, hỗ trợ cho các cán bộ tham gia quản lý hoạt động LSNG đi
tham quan thực tế ở các địa điểm đang phát triển tốtLSNG lân cận nhằm rút
kinh nghiệm để tổ chức, thực hiện phát triển LSNG đạt hiệu quả cao hơn trên
địa bàn.
+Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cũng
như nâng cao nhận thức cho người dân trong khu vực v ng đệm của Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa, tăng kỹ năng nhân giống, khai thác đúng quy trình kỹ
thuật, phòng trừ bệnh và cách kiểm soát, xử lý những sự cố.
+ Trong quá trình hoạt động LSNG, cần lồng ghép giáo dục, nâng cao
về nhận thức môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa bản
địa, … cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và đơn vị thu mua.
3.4.2.6. Giải pháp tuyên truyền, quảng á
Một số sản phẩm LSNG được bà con khai thác rất có giá trị về dược
liệu như: bồi bổ sau sinh, thuốc chữa các bệnh dạ dày, ... tuy nhiên, chỉ buôn
bán nhỏ lẻ và ít được biết đến trên thị trường.
Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hệ thống thông tin,
đăng ký thương hiệu LSNG, tổ chức bộ phận nghiên cứu, dự báo thị trường.
Đánh giá khả năng cung cấp về mặt tài nguyên, phân tích khả năng cạnh tranh
để đề xuất nhóm sản phẩm chủ lực và thị trường tiêu thụ. Thông qua các hội
chợ thương mại, giới thiệu thêm các sản phẩm.
Tổ chức tốt các kênh tiêu thụ, có biện pháp điều tiết vĩ mô về giá cả thị
trường cây LSNG, đặc biệt đối với loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Cần hỗ trợ để xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến LSNG trong v ng
để có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, kích thích sự phát triển kinh
doanh kinh tế hộ.
49

Hỗ trợ về các nguồn thông tin để người dân nắm r , để việc bán các sản
phẩm từ LSNG trên thị trường không bị ép giá hay không bị thua thiệt thông
qua các giải pháp sau:
+ Thành lập hợp tác xã mua bán hiệp hội những người mua bán vừa và
nhỏ. Cần tạo mối quan hệ bền vững giữa người sản xuất và người bán LSNG.
+ Xây dựng các mô hình điển hình về người trồng rừng giỏi, kinh
doanh LSNG tốt mà đảm bảo phát triển rừng bền vững.
Nói tóm lại, chính quyền tỉnh Quảng Trị nói chung và Ban quản lý Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa nói riêng cần đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài
và những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn để phát huy các tiềm năng và cải
thiện các điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa - xã hội. Những chiến lược và
giải pháp này sẽ phát huy các các thế mạnh sẵn có của Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa trong việc phát triển LSNG và bảo vệ tốt rừng tự nhiên.
50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết uận
Qua nghiên cứu và đánh giá hiện trạng và khai thác LSNG ở Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1.1. Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có tính đa dạng sinh học cao và văn
hóa bản địa đặc sắc, hấp dẫn. Kết quả điều tra được 265 loài thực vật LSNG,
thuộc 99 họ, 189 chi thực vật bậc cao có mạch.
1.2. Thực vật LSNG được chia thành 6 nhóm cây: cho sản phẩm có sợi,
cho sản phẩm dược liệu/mỹ phẩm, cho thực phẩm, cho tinh dầu và nhựa (chiết
suất), cây cảnh và bóng mát, cây nguyên liệu. Trong đó có 36 loài thuộc Sách
đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 06/NĐ-CP/2019 cần được bảo vệ.
1.3. Thực trạng khai thác LSNG đang còn mang tính tự phát, còn gặp
nhiều khó khăn trong quản lý và bảo tồn loài LSNG có giá trị. Chưa có sự quy
hoạch phát triển LSNG.
1.4. Định hướng phát triển LSNG tại địa phương thông qua việc: xây
dựng chính sách ph hợp, lựa chọn được đối tượng cây trồng, kết cấu hạ tầng
xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật canh tác và nâng cao văn hóa xã hội.
1.5. Đề ra được những giải pháp về: quản lý hoạt động khai thác; Giải
pháp về Bảo tồn đa dạng sinh học; Giải pháp về vốn; Giải pháp về cơ sở hạ
tầng và vật chất kỹ thuật; Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp tuyên
truyền, quảng bá,... đã được đề ra nhằm góp phần khai thác hợp lý và bền
vững nguồn LSNG tại Khu BTTNBắc Hướng Hóa.
2. Kiến ng ị
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về tài chính và
nhân lực, đề tài này mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá bước đầu về tình
hình khai thác, sử dụng của LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Để phát
huy được thế mạnh của LSNG trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học,
những nghiên cứu tiếp theo cần tập trung một số vấn đề sau:
51

2.1. Xây dựng quy chế, phân chia quyền lợi hợp lý về LSNG ở cấp độ
thôn, xã, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
2.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng nhân giống, sinh trưởng của các loại
LSNG cho giá trị kinh tế cao, phổ biến kỹ thuật cho người dân địa phương.
2.3. Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác LSNG
đến đa dạng sinh học của Khu BTTNBắc Hướng Hóa, đưa ra các giới hạn cần
tuân thủ.
52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt:


1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (1994), Một s rau dại ăn đư c ở Việt Nam.
Nxb Quân đội, Hà Nội.
2. Bộ khoa học và Công nghệ (2007),Sách đỏ Việt Nam (Vol. Phần II. Thực
v t), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ
và chất lượng sản phẩm (2000),Tên cây r ng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Quyết định s 2366/QĐ-BNN-LN,
ngày 7/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án bảo t n và phát
triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.
5. Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam (2007), “Lâm sản ngoài
gỗ Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Chính phủ (2019), Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm
2019 về quản lý thực v t r ng, động v t r ng nguy c p, quý, hiếm và thực thi
c ng ước về buôn bán qu c tế các loài động v t, thực v t hoang dã nguy c p,
Hà Nội.
7.Đào Thị Minh Châu, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái (2015), Đa dạng
các loài lâm sản ngoài gỗ đư c khai thác t vùng đệm Khu bảo t n thiên nhiên Pù
Hu ng - Nghệ An, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật lần thứ 6, trang 1050-1054.
8. Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị - Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Báo cáo Quy hoạch ảo t n và phát triển ền vững Khu ảo t n
Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
9. V Văn Chi (1997),T điển cây thu c Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
53

10. V Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phạm Nguyên Hồng, Lê Khả Kế, Đỗ
Tất Lợi & Thái Văn Trừng (1971),Cây cỏ thư ng th y ở Việt Nam,Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hợp (2017), Đa dạng thực v t cho
lâm sản ngoài gỗ tại Khu ảo t n thiên nhiên - văn hóa Đ ng Nai, tỉnh Đ ng
Nai, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 6 - 2017, trang 33-41.
12. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000),Cây cỏ Việt Nam t p 1, t p 2, t p 3,
Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
13. Lâm sản ngoài gỗ (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
14. Phạm Bình Quyền, Khổng Trung (2011), Đặc điểm ĐDSH Khu ảo
t n Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
http://www.vacne.org.vn/dac-diem-ddsh-khu-bao-ton-thien-nhien-bac-
huong-hoa-tinh-quang-tri/27596.html.
15. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị (2016), Báo cáo rà soát,
xây dựng chư ng trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn
2016-2020.
16. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực v t r ng Việt Nam, Nxb Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh v t,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Phư ng pháp nghiên cứu thực v t, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
19. UBND tỉnh Quảng Trị (2005),Quyết định s 1775/QĐ-UB, ngày
04/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Chiến lư c phát triển
Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến 2020.
20. Lê Quang Vĩnh, Hoàng Công Phúc (2014), Đánh giá hiệu quả các
m hình Lâm sản ngoài gỗ ở một s huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Hue
54

University Journal of Science - Chuyên san khoa học Nông nghiệp, Sinh học
và Y Dược, tập 94, số 6, năm 2014.
21. Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), Sổ tay điều tra quy hoạch
r ng, Nxb Nâm nghiệp, Hà Nội.
22. Viện Dược Liệu (2006),Cây thu c và động v t làm thu c ở Việt Nam,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
* Tài liệu tiếng Anh:
23. A.K. Pandey, Y.C. Tripathi, Ashwani Kumar (2016),Review Article
Non Timber Forest Products (NTFPs) for Sustained Livelihood: Challenges
and Strategies,Research Journal of Forestry. DOI: 10.3923/rjf.2016.
24. Albert Ahenkan, Emmanuel Boon (2011), Improving Nutrition and
Health through Non-timber Forest Products in Ghana,J HEALTH POPUL
NUTR 2011 Apr;29(2):141-148.
25. Sacande, M. & Parfondry, M., (2018), Non-timber forest products:
from restoration to income generation,Rome, FAO. 40 pp. License: CC BY-
NC-SA 3.0 IGO.
26. Susan J. Alexander, Rebecca J. McLain & Keith A.
Blatner (2001), Socio-Economic Research on Non-Timber Forest Products in
the Pacific Northwest, Journal of Sustainable Forestry, 13:3-4, 95-
103, DOI: 10.1300/J091v13n03_09
* Tài liệu Web:
27. DS.Phan Đức Bình (2011), “Bứa & Bụp gi m có phải là cây
thu c?”,http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/10306/bua-&-bup-
giam-co-phai-la-cay-thuoc%20?.html, 21/9/2019.
28. Thiên Thư (2012), Độc đáo nhạc cụ truyền th ng của ngư i dân tộc
Vân Kiều,Báo An ninh Thủ đô (ngày 15/08/2012).
http://anninhthudo.vn/giai-tri/doc-dao-nhac-cu-truyen-thong-cua-nguoi-
dan-toc-van-kieu/460371.antd.
55

29. Kô Kăn Sương (2013),Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền th ng ở huyện Đakr ng,Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 228,
tháng 9 năm 2013.
http://www.tapchicuaviet.com.vn/DuLieu/index.asp?main=ndd&TL=N
D_QH&ID=7958.
30. PGS.TS Nguyễn Huy Sơn (2015),Nguy c tổn th t tài nguyên lâm
sản ngoài gỗ và giải pháp ảo t n, phát triển,Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/9328-
nguy-co-ton-that-tai-nguyen-lam-san-ngoai-go-va-giai-phap-bao-ton-phat-
trien.html
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra cho hộ dân và Cán bộ
PHIẾU ĐIỀU TRA LSNG
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA
Dành cho hộ dân trong vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa)

Ngày phỏng vấn: / /2019

PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Họ và tên:......................................................................................................
2. Giới tín : Nam Nữ
3. Tuổi: ................. 4. Ng ề g iệp:………………………………...................
5. Thôn/ xóm:................................................. 6. Số t àn viên trong ộ: ......
Đề nghị ng/ à/anh/chị sau đây xin đư c gọi ngư i đư c phỏng v n là
ạn cho khách quan ạn chỉ phải nêu ý kiến, nh n xét về tình hình ở địa
phư ng, kh ng áp đạt cho cá nhân hay gia đình ạn.
PHẦN II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Bạn có đ ợc giao đất rừng k ng? Có K ng
2. T eo bạn, ở địa p ng iện nay, ng ời dân còn k ai t ác gỗ trái p ép
nữa ay k ng? Có K ng
Hãy cho ví dụ về một số các oại gỗ bị k ai t ác trái p ép .........................
.............................................................................................................................
3. T eo bạn, nguyên n ân c ín dẫn đến k ai t ác gỗ trái phép là gì?
c ọn một đáp án bạn c o rằng c ín ác n ất .
Đói nghèo Gia tăng dân số
Áp lực thị trường Hiệu quả pháp luật chưa cao
Phát triển du lịch Khác: .............
Trình độ dân trí thấp
4. Việc giao đất rừng có giúp cải t iện đến t u n ập của gia đìn ay
không? Có Không
Ý kiến khác (xin ghi rõ):.............................................................................
5. Hãy iệt kê các sản p ẩm t u đ ợc từ rừng mà an c ị dùng trong
đời sống ay để bán trong 1 năm qua?
Loài cây Khai thác bao Thu
n iêu kg/năm n ập/năm
1. Cây lấy củi và cây đốt
làm than
2. Cây lấy quả (chuối rừng,
xoài, v.v…)
3. Cây rau và cây ăn
được (ví dụ: măng, chua
me, rau ngổ, mộc nhĩ, nấm,
mật ong)
4. Cây làm vật liệu xây
dựng (cọ, tre nứa, mây
đắng, mây nước, mây tắt,
song, hèo, giang, cây gỗ,
v.v…)
5. Cây thuốc
6. Cây cho gia súc ăn
(khoai, sắn dây, v.v…)
7. Cây có dầu, nhựa,
nhuộm, cây độc
8. Cây làm đồ gia dụng (ví
dụ: lá nón, đót, lá chuối,
mây, lá cây v.v)
9. Cây cảnh (ví dụ: phong
lan, v.v…)
10. Cây cho mục đích khác

6. Ông bà đã trồng ay có kế oạc trồng n ững oại cây nào để tằng


t êm t u n ập ay t uận tiện sử dụng?
.............................................................................................................................
7. N ững t uận ợi và k ó k ăn k i gia đìn đ a LSNG vào trồng trong
rừng quản ay v ờn n à ?
Thuận lợi: ...................................................................................................
Khó khăn:....................................................................................................
8. T eo ng bà t ì việc n ân rộng và p át triển các m ìn này có cần
t iết k ng? Nếu có t ì ng bà cần ỗ trợ n ững điều kiện nào?
.............................................................................................................................
9. Nếu có nguồn t u n ập ổn địn từ LSNG, ng bà có k ai t ác gỗ rừng
hay không?
Có Không
Nếu có, xin vui lòng cho biết lý do:…………………………………………
10. Ngoài những đánh giá trên, Quý khách có thể đóng góp thêm
những ý kiến khác để KBTTN BHH làm tốt hơn công tác bảo tồn và đa
dạng sinh học.
.............................................................................................................................
in cảm n ạn đã tham gia chư ng trình phỏng v n điều tra nhanh của
chúng t i vì sự phát triển của cộng đ ng và mục tiêu phát triển của Khu ảo
th n thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
Chúng t i sẽ kh ng nêu tên ạn nếu ạn kh ng yêu cầu nêu tên trong
phần đánh giá phỏng v n. Tên của ạn chỉ góp phần xác định tính ao hàm
của kết quả phỏng v n: tức là mọi ngư i ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể
trả l i phỏng v n. Kết quả phỏng v n chỉ mang tính ch t tham khảo và kh ng
báo cáo với c p chính quyền hoặc lãnh đạo Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
in trân trọng cảm n!
Người phỏng vấn

Bùi Quang Duận


PHIẾU THAM KHẢO
Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Người phỏng vấn: B i Quang Duận
PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:..................................... 2. Nghề nghiệp:.........................................
3. Đơn vị công tác hiện nay:...............................................................................
Địachỉ:.................................................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................
PHẦN II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1.Xin ông bà cho biết tầm quan trọng của LSNG ở Khu BTTN BHH dưới
đây (Xin vui lòng cho điểm từ 1 đến 10 về tầm quan trọng của các tiêu chí)

TT Tiêu chí Điểm số

1 Cung cấp những nhu cầu sống hằng ngày của người dân (cây
thu c, cây rau, cây ăn quả, cây thực phẩm…

2 Tăng thu nhập cho người dân án LSNG để chi phí sinh hoạt ...)

3 Góp phần tích cực trong bảo vệ rừng Ngư i dân có thu nh p t
LSNG sẽ hạn chế việc phá r ng, chặt cây gỗ, ....)

4 Góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Hướng Hóa (Các LSNG chủ
ch t có thể đưa lại ngu n thu đáng kể cho huyện, ....)

5 Khả năng khai thác bền vững (Khả năng ảo t n, duy trì các ộ
ph n tự nhiên trước những tác động của khai thác LSNG)

6 Việc phát triển LSNG có được người dân bản địa ủng hộ (để
chọn một s đ i tư ng phát triển tại địa phư ng, à con có nhiệt
tình tham gia)

2. Ông (bà) đánh giá như thế nào đối với các tiêu chí xác định tiềm năng LSNG
của Khu BTTNBắc Hướng Hóa? (Xin vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng)
Trung Kém Rất
Rất tốt Tốt Khá
Nội dung bình 20 đ kém
100 đ 80 đ 60 đ
40 đ 0đ
Nguồn thu nhập
Bảo vệ rừng
Bảo vệ đa dạng sinh học
Phát triển bền vững
3.Xin ông (bà) cho biết tầm quan trọng của các điều kiện phát triển LSNG ở
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa dưới đây (Xin vui lòng cho điểm từ 1 đến 10 về
tầm quan trọng của các điều kiện)

TT Điều kiện Điểm số

1 Có chính sách phù hợp


2 Chọn được đối tượng cây phát triển
3 Kết cấu hạ tầng xã hội
4 Cơ sở vật chất - kỹ thuật canh tác, khai thác
5 Văn hoá - xã hội

4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về các điều kiện để khai thác tiềm năng du
lịch sinh thái của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa hiện tại. (Xin vui lòng đánh
dấu V vào ô tương ứng)

Trung Kém Rất


Rất tốt Tốt Khá
Nội dung bình 20 đ kém
100 đ 80 đ 60 đ
40 đ 0đ
Có chính sách phù hợp
Chọn được đối tượng
cây phát triển
Kết cấu hạ tầng xã hội
Cơ sở vật chất - kỹ thuật
canh tác, khai thác
Văn hoá - xã hội
5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về triển vọng trong tương lai của các điều
kiện phát triển LSNG của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. (Xin vui lòng đánh dấu
V vào ô tương ứng).

Trung Kém Rất


Rất tốt Tốt Khá
Nội dung bình 20 đ kém
100 đ 80 đ 60 đ
40 đ 0đ

Có chính sách phù hợp

Chọn được đối tượng cây


phát triển

Kết cấu hạ tầng xã hội

Cơ sở vật chất - kỹ thuật


canh tác, khai thác

Văn hoá - xã hội

6. Ông (bà) có ý kiến nào đóng góp biện pháp quản lý tốt LSNG của Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa........................................................................................

Trân trọng cảm ơn Ông (Bà) đã dành thời gian cung c p th ng tin!
Phụ lục 2. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện luận văn
0

Hình pl1. Lấy p iếu điều tra LSNG các ộ dân

Hình pl2. Lấy p iếu điều tra LSNG các Chuyên gia
Hình pl.3: K ảo sát giá các sản p ẩm đan át, mỹ ng ệ

Hình pl.4: K ảo sát các oại D ợc iệu đ ợc bán đ n ẻ

Hình pl.5: K ảo sát địa điểm t u mua, c ế biến LSNG


Hình pl.6: K ảo sát t ực địa để ập tuyến

Hình pl.7: Lập , tuyến k ảo sát, điều tra đối t ợng LSNG trong
Hình pl.8: K ảo sát LSNG đ ợc t u mua tại địa p ng

Hình pl.9: Một số cây LSNG àm t uốc đ ợc trồng ở v ờn n à


P ụ ục 3: Dan ục cây Lâm sản ngoài gỗ ở K u BTTN Bắc H ớng Hóa
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
I. LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT
1. Lycopodiaceae Mirb. Họ T ng đất
1 Lycopodium cemua ( L.) Pic.-Serm. Thông đất x x x

2 Thạch t ng răng cưa x


Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. x
3 Huperzia squarrosa (G. Forst.) Trev. Thạch t ng x x
4 Huperzia phlegmaria L. Thạch t ng đuôi ngựa x x
5 2. Selaginellaceae Họ Quyển bá
6 Selaginella deliculata (Desv.) Alst. Quyển bá yếu x x
II. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
3. Blechnaceae Họ Ráng á dừa
7 Blechnum orientale L. Ráng lá dừa thường x x x x
4.Dicksoniaceae (C. Presl) Bower Họ L ng cu i
8 Cibotium barometz (L.) J. Sm. Cẩu tích x x x
5. Gleicheniaceae Họ Tế guột
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
9 Dicranopteris spp. Vọt, Guột x x x
6. Marsilleaceae Họ Rau bợ
10 Marsilea quadrifolia L. Rau bợ thường x x x x
7. Pteridaceae Họ Ráng seo gà
11 Pteris multifida Poir. Ráng seo gà x x
8. Schizaeaceae Kaulf. Họ Bòng Bong
12 Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bong lá liễu x x x
13 Lygodium conforme C. Chr. Bòng bong lá to x x x
NGÀNH THÔNG HẠT
III PINOPHYTA
TRẦN
9.Pinaceae Họ T ng
14 Dacrycarpus imbricatus Thông nàng x x x
10. Podocarpaceae Họ t ng tre
15 Podocarpus pilgeri Thông tre lá ngắn x x x x
16 Podocarpus neriifolius Thông tre lá dài x x x x
17 Nageia wallichiana Kim giao núi đất x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
11. Taxaceae Đỉn tùng x
18 Cephalotaxus mannii Đỉnh t ng x x
12. Alangiaceae Thôi ba
19 Keteleeria evelyniana Du sam núi đất
IV GNETOPHYTA NGÀNH DÂY GẮM
13. Gnetaceae Lindley Họ Dây gắm
20 Gnetum montanum Markgr. Dây gắm x x x x
NGÀNH MỘC LAN
V MAGNOLIOPHYTA
HẠT KÍN
Lớp Ngọc an Hai á
A. Magnoliopsida
mầm
14. Acanthaceae Họ r
21 Acanthus leucostachyus Wall. Ô rô núi x x
15.Amaranthaceae Họ Rau dền
22 Amaranthus spinosus L. Dền gai x x x
23 A. tricolor L. Dền x x x
24 A. viridis L. Dền xanh x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
25 Achyranthes aspera L. Cỏ xước x x
26 A. bidentata Bl. Cỏ xước 2 răng x x
27 Celosia argentea L. Mào gà x x x
16.Anacardiaceae Lindl. Họ Đào ộn ột
28 Toxicodendron succedanea (L.) Mold. Sơn lắc x x x
29 Allospondias lakonensis (Pierre) Stap. Dâu gia xoan x x
17. Ancistrocladaceae Họ Trung quân
30 Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr. Trung quân x x
18. Annonaceae Juss. Họ Na
31 Annona squamosa L. Na x x x
32 A. muricata L. Mãng cầu x x x
33 A. reticulata L. Bát bát
34 Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston Bồ quả lá to
35 U. lurida Hook. f. & Thoms. Bồ quả tái
36 Desmos cochinchinensis Lour. Giẻ nam bộ x x x
37 Polyalthia floribunda Ast Quần đầu nhiều bông x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
38 Xylopia vielana Pierre Giền đỏ x x
19. Apiaceae Lindl. Họ Hoa tán
39 Celtella asiatica (L.) Urb. in Mart. Rau má x x x x
40 Eryngium foetidum L. Mùi tàu x x
41 Hydnocotyle sibthorpioides Lamk. Rau má nhỏ x x x x
20.Apocynaceae Juss. Họ Trúc đào
42 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Mù cua x x
Strophanthus divaricatus (Lour.)
43 Sừng dê x x
Hook. et Arn.
44 Tabernaemontana bufalina Lour. Lài trâu lá nhỏ x x x
45 Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit Ba gạc căm bốt x x
46 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng x x
47 Asclepias curassavica L. Bông tai x x
48 Dischidia acuminata Cost. Song ly nhọn x x
49 Dischidia balansae Cost. Song ly Balansa x x
50 Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô trắng x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
51 Hoya fungii Merr. Cẩm c x x
H. crassipetiolata Aver., V. T. Pham Cẩm c đá
52
et T. A. Le X X
53 Hoya globulosa Hook.f. Cẩm c nhiều lông x X
54 H. lockii V. T. Pham et Aver. Cẩm c lộc x X
55 H. kerrii Craib. Cẩm c tim x X
56 Hoya sp. Cẩm c x X
21. Araliaceae Juss. Ng gia bì/N ân sâm
57 Aralia armata Seem. Cuồng x x
Aralia armata (Wall. ex G. Don)
58 Đơn châu chấu x x
Seem.
59 Schefflera octophylla (Lour.) Harms Chân chim x x x x
60 S. vidaliana Shang. Chân chim Vidal x x x x
22.Aristolochiaceae Họ Nam mộc ng
61 Aristolochia contorta Bunge Rễ gió, Sơn dịch x x
62 Asarum balansae Franch in Morot. Trầu tiên thảo x x
23. Asteraceae Dumort. Họ Cúc
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
63 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn, Cỏ hôi x x x
64 Blumea lanceolata (Roxb.) Druce Xương sông x x x
65 Eclipta prostrata (L.) L. Cỏ mực x x
66 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào x x
67 Crassocephalum crepidioides (Benth.) Rau tàu bay x x x
68 Vernonia cenerea (L.) Less. Bạch đầu ông x x
Acmella oleracea (L.) R.K.Jansen
69 Cúc nút áo

24. Balanophoraceae/Balsaminaceae Họ Bóng n ớc


70 Balanophora aff. laxiflora Hemsl. Nấm đất, Dó đất x x
71 Impatien sp. Bóng nước hoa tím x x
25.Begoniaceae Họ T u ải đ ờng
Begonia aptera Bl. Thu hải đường không
72 x
cánh x x
73 B. boisiana Gagn. Mắt đá x x x
26.Bignoniaceae Juss. Họ Đin
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
74 Oroxylum indicum (L.) Kurz Núc nác x x x
27.Boraginaceae Juss. Họ Vòi voi
Cynoglossum zeylanicum (Vahl.) Tai mèo
75 x
Thunb ex Lehm x
76 Heliotropium indicum L. Vòi voi x x
28. Brassicaceae Burn. Họ Cải
Brassica intergrifolia (West.) O. B. Cải ngọt
77 x x
Schultz
78 B. junca (L.) Cải bẹ x x
29. Burseraceae Kunth Họ Trám
79 Canarium bengalense Roxb. Trám hồng x x x x x
Canarium album (Lour.) Raeusch ex Trám trắng
80 x x x x x
DC.
30. Campanulaceae Họ Hoa C u ng
81 Codonopsis celebrica (Blume) Thuan Ngân đằng x x
82 Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f Đẳng sâm x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
Pentaphragma sinense Hemsl. & Rau tai voi
83
Wils. x x
31.Capparaceae Họ Bún, Màn Màn
84 Crateva magna (Lour.) DC. Bún to x x
85 C. nurvala Buch. Ham Bún x x
32. Caprifoliaceae Họ Kim Ngân
Lonicera. macrantha (D. Don) Kim ngân hoa to
86
Sprengel x x
33. Celastraceae Họ C ân Dan
87 Salacia verrucosa Wight Chóp mau cụt x x
34. Caesalpiniaceae R. Br. Họ Vang
88 Bauhinia galpinii N.E. Br. Móng bò thân leo x x
89 Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. Móc mèo x x
35.Clusiaceae Lindl. Họ Bứa
90 Garcinia fusca Pierr. Bứa lửa x x
Garcinia oblongifolia Champ. ex Bứa lá tròn
91 x x
Benth.
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
92 Garcinia planchonii Pierr. Bứa x x
36. Chloranthaceae Họ Sói
93 Sarcandra glabra Sói rừng x x x
37. Combretaceae Họ Bàng x
94 Quiqualis indica L. Dây giun x x x
38.Connaraceae R. Br. Họ Dây k ế
95 Rourea minor (Gaertn.) Leenh. Khế rừng x x x
39. Cucurbitaceae Họ Bầu Bí
96 Benincasia hispida (Thunb.) Cogn. Bí đao x x
97 Curcubita. pepo L. Bí đỏ x x
98 Gynostemma laxum wall Cogn Thư tràng thưa x x
99 Gynostemma pentaphyllum Thư tràng 5 lá x x
40.Dilleniaceae Salisb. Họ Sổ
100 Dillenia indica L. Sổ bà x x x
101 Tetrcera sarmentosa (L.) Vahl Dây chìu x x x
102 T. scandens (L.) Merr. Dây chiều tứ giác x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
41. Elaeocarpaceae Họ C m
103 Elaeocarpus angustifolius Roxb. Côm lá hẹp x x x
104 E. hainamensis Oliv. Rù rì x x x
42. Ericaceae Họ Đỗ quyên
105 Rhododendron aff. fleuryiDop Đỗ quyên hoa trắng x x
106 Gaultheria fragrantissima Wall., Châu thụ x x
43. Euphorbiaceae Juss. Họ T ầu dầu
107 Antidesma ghaesembilla Gaertn. Chòi mòi x x x x
108 B. fruticosa (L.) Hook.f. B cu vẽ x x
109 Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lông x x
110 E. indica Lamk. Cỏ sữa an x x
111 E. orbiculata Miq. Cỏ sữa tròn x x
112 E. pulcherrima Jacq. Trạng nguyên x x x
113 E. thymifolia L. Cỏ sữa đất x x
Sapium discolor (Champ. ex Benth.)
114 Sòi tía x x x x
Muell
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
115 P. reticulata Poir. Phèn đen x x
Macaranga denticulata (Blume)
116 Ba soi x x x
Muell.-Arg.
117 Sauropus androgynus (L.) Merr. Rau ngót x x x
Phân ọ Fabaceae P ân Họ Đậu
44. Ceasalpinioideae Họ P ụ cán b ớm
118 Senna alata (L.) Roxb. Muồng trâu x x x
119 Milletia piscidia (Roxb.) W & Arn Mát giết cá x x
45. Mimosoideae Họ P ụ trin nữ
120 Acacia concinna (Willd.) A. DC. Me ăn lá x x
121 Archidendron clypearia (Jack) Mán đỉa x x
Mimosa diplotricha C. Wright ex Xấu hổ móc
122 x
Sauvalle x
123 M. pudica L. Xấu hổ x x
46. Papilionoideae Họ P ụ Đậu
124 Milletia ichthyotona Drake Thàn mát x x
125 Mucuna gigantea (Willd.) DG Đậu lào
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
47. Fagaceae Họ Sồi dẻ
Castanopsis quangtriensis
126 Castanopsis faberi Hance tên đúng Kha tử Quảng Trị x x

48. Flacourtiaceae Họ Mùng quân


Hydnocarpus annamensis (Gagn.) Nhọ nồi
127 x
Lese. & Sleum. x
49. Lauraceae Họ Long Não
128 Cinamomum. balansae Lec. V hương x x x
129 Cinnamomum bejolghota Re gừng x x x
130 Litsea. cubeba (Lour.) Pers. Màng tang x x x x
131 Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Robins. Bời lời nhớt x x x
50. Leaceae Họ Gối Hạc
132 Leea rubra Bl. ex Spreng. Gối hạc x x
51. Loranthaceae Họ Tầm Gửi
133 Viscum liquidambaricum Hay Tầm gửi sau sau x x
52. Lythraceae Họ Bằng Lăng
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
134 Lagerstroemia tomentosa Presl. Săng lẻ lông x x
53. Magnoliaceae Họ Mộc Lan
135 Michelia mediocris Dandy Giổi xanh x x x
54. Menispermaceae Họ Dây Mối Tiết Dê
Coscinium fenestratum (Gagn.) Dây vằng đắng
136 x
Colebr. x
137 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng x x
138 Limacia scandens Lour. Dây mề gà x x
139 Stephania japonica (Thunb.) Miers. Bình vôi nhật x x
140 Stephania glabra Bình vôi x x
55. Moraceae Họ Dâu Tằm
141 Artocarpur melinoxyla Gagn. Mít nài x x
142 Ficus altissima Bl. Đa tía x x
143 F. auriculata Lour. Vả x x
144 F. hispida L.f. Sung x x x
145 Ficus hispida L.f. Ngái x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
56. Myrsinaceae Họ Đ n Nem
146 Ardisia. silvestris Pit. Lá khôi x x
147 Maesa perlarius (Lour.) Merr Đơn nem x x x
57. Myrtaceae Họ Sim
148 Cleistocalyx nervosum DC. Vối x x x x
149 Psidium guajava L. Ổi x x
150 Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hacck. Sim x x x
58. Oleaceae Họ n ài
151 Ligustrum sinensis Lour. Râm trung quốc x x
59. Orobanchaceae Họ ệ d ng
152 Aeginetia indica L. Lệ dương x x
60. Oxalidaceae Họ C ua Me Đất
153 Averrhoa calambola L. Khế x x x
154 Oxalis corymbosa DC. Me đất x x
61. Passifloraceae Họ Lạc Tiên
155 Passiflora foetida L. Lạc tiên x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
62. Plantaginaceae Họ Mã Đề
156 Plantago asiatica L. Mã đề x x x
63. Ranunculaceae Họ Mao L ng
157 Clematis chinensis Retz. Râu ông lão x x
64. Rosaceae Họ Hoa Hồng
158 Rubus alcaefolius L. Mâm xôi x x
159 R. niveus Thunb. Ngấy nhiều lá chét x x
65. Rubiaceae Họ Cà P ê
160 Ixora chinensis Lam. Trang đỏ x x
161 Ixora rosea Mẫu đơn hồng x x
162 I. finlaysoniana Wall. Trang trắng x x
163 Morinda citifolia L. Nhàu X x
164 Morinda officinalis Ba kích tím x x
165 Mussaenda aptera Pit. Bướm bạc không cánh X X
166 M. cambodiana Pierre. Bướm bạc căm bốt x x
167 Psychotria rubra (Lour.) Poit. Lấu đỏ x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
168 Uncaria macrophylla Wall. Mẫu câu đằng lá lớn x x
66. Rutaceae Họ Cam Qu t
169 Acronychia pedunculata (L.) Miq. Bưởi bung x x
170 Clausena indica (Dez.) Oliv. Củ khỉ x X
171 Euodia lepta (Spreng) Merr Ba gạc x x
172 Murray paniculata (L.) Jack Nguyệt quế x x x
173 Murraya glabra (Guillaumin) Swingle Vương t ng
67. Simaroubaceae Họ T an T ất
174 Ailanthus triphysa (Dennst.) Alst Thanh thất x x
175 Brucea javanica (L.) Merr. Sầu đâu x x
176 Eurycoma harmandiana Pierre Bá bệnh x x
68. Solanaceae Họ Cà
177 Capsicum frutescens L. Ớt x x
178 Solanum procumbens Lour. Cà bò x x
179 S. torvum Swartz. Cà nồng x x
180 S. trilobatum L. Cà 3 thuỳ x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
181 S. undatum Poir. Cà pháo x x
69. Sterculiaceae Họ Tr m
182 Pterospermum diversifolium Bl. Lòng mang x x
183 P. heterophyllum Hance Lòng mang lá dị dạng x x
70. Theaceae Họ Trà
184 Camellia sinensis (L.) O. Ktze Trà x x
71. Thymeleaceae Họ Trầm
185 Aquilaria crassna Pierre ex Lec Dó trầm x x x
72. Verbenaceae Họ Cỏ Roi Ngựa
186 Gmelia asiatica L. Tu hú x x
187 P. serratifolia L. Cách x x x
73. Vitaceae Họ N o
188 Ampelopsis cantiniensis Planch. Chè dây x x
189 Cissus modeccoides Pl. Chìa vôi x x
74. Iridaceae Họ L ỡi Đòng
190 Eleuthrine bulbosa (Mill.) Urban. Sâm đại hành x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
75. Icacinacea Họ T ụ Đào
191 Gonocaryum lobbianum (Miers) Kurz Cuống vàng x x x x x
76. Jugladaceae Họ Hồ Đào
192 Engelhardia roxburghiana Wall. Chẹo x x
77. Lamiaceae Họ Hoa M i
193 Coleus scutellaroides (l.) Benth. Tía tô x x x
194 Mentha quatica L. Húng lũi x x x
78.Oleaceae Hoffm. & Link Họ N ài/ Ô iu
195 Jasminum subtriplinrrve C. L. Blume Lá vằng, Chè vằng x x x x
79. Oxalidaceae R. Br. Họ C ua me đất
196 Averrhoa carambola L. Khế chua x x
197 Oxalis corniculata L. Chua me đất hoa vàng x x x
80.Passifloraceae Juss. ex Kunth Họ Lạc tiên
198 Passiflora foetida L. Lạc tiên x x x
81. Piperaceae Agardh Họ Hồ tiêu
199 Piper lolot L. Lá lốt x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
200 Peperomia leptostachya Hook. & Arn. Càng cua gié mảnh
82.Plantaginaceae Họ Mã đề
201 Plantago major L. Mã đề x x x
83.Tiliaceae Họ Đay
202 Grewia paniculata Roxb.. Cò ke x x x
LILIOPSIDA LỚP MỘT LÁ MẦM
(MONOCOTYLEDONES)
84. Araceae Họ M n
203 Homalonema occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện x x
204 Pothos scandens L. Ráy leo x x
85. Arecaceae Họ Cau Dừa
205 Arenga pinnata (Wurmb.) Merr. Đoác x x x
206 Arenga caudata Phướn x x
207 Calamus henryanus Becc Mây x x x x
208 C. flagellum Griff. Mây roi x x x x
209 Calamus poilanei Conr. Mây bột x x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
210 C. tetradactylus Hance Mây mật x x x x
211 Daemonorops pierreanus Becc Mây rút x x x
212 Korthalsia laciniosa Mart. Mây dạ x x x
Licuala centralis Henderson, Lá nón
213
N.K.Ban & N.Q.Dung x x
L. dakrongensis A.J.Hend., N.K.Ban Lá nón đăk rông
214
& B.V.Thanh x x
86. Bromeliaceae Họ T m
215 Ananas comosus (L.) Merr. Thơm x x
87. Costaceae Họ Mía dò
Costus speciosus (Koenig ex Retz.) J. Mía dò hoa trắng
216 x
E. Smith. x x
88. Dioscoreaceae Họ Củ Nâu
217 Dioscorea alata L. Củ tím x x
218 D. cirrhosa Prain.& Burk. Củ nâu x x
219 D. glabra Roxb. Củ mài x x
220 Dioscorea bulbifera L.. Khoai dãi, khoai trời x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
89. Flagellariaceae Họ Mây N ớc
221 Flagellaria indica L. Mây nước x x x x
90. Hemodoraceae Họ Mạc m n
(Convallariaceae)
222 Liriope spicata Lour. Xà thảo x x
223 Ophiopogon reptan Hook.f. Cao cẳng x x
91. Liliaceae (Convallariaceae) Họ Bạc Huệ
224 Paris chinensis Franch. Bẩy lá một hoa x x
225 Polygonatum kingianum coll.et Hemsl Hoàng tinh x x
92. Musaceae Họ C uối
226 Musa aucuminata Colla. Chuối rừng x x x
93. Orchidaceae Họ Lan
227 Calanthe triplicata (Willem.) Ames. Kiều lan x x
228 Dendrobium amabile (Lour.) O'brien Thuỷ tiên hường x x x
229 D. farmeri Paxt. Thuỷ tiên X x x
230 D. hercoglossum Rchb.f. Thạch hộc hoa tím x x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
231 D. lindleyi Steudel. Vảy rắn x x
232 D. loddigesii Rolfe Hoàng thảo thạch hộc x x x
233 Dendrobium nobile Steudel Thạch hộc x x x
234 Dendrobium tortile Hoàng thảo xoắn x x
235 Holcoglossum subulifolium (Rchb.f.) Lan tóc tiên x x
236 Liparis elliptica Wight Nhẵn diệp bầu dục x x
237 L. tixieri Guillaum. Lan cánh nhạn x x
238 Ludisia discolor (Ker-Gawl.) A.Rich. Lan lá gấm x x x
239 L. zollingeri Rchb.f. Lan gấm x x x
240 Anoectochilus setaceus Lan Kim Tuyến x x x
241 Paphiopedilum amabile Hall. f. Vệ hài x x
Paphiopedilum appletonianum
242 Lan hài vân
(Gower) x x
243 Rhynchostylis retusa (L.) Bl. Đuôi cáo x x
94. Pandanaceae Họ Dứa Gai
244 Pandanus tonkinensis Mart. ex Stone Dứa bắc bộ x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
245 P. affinis Kurz. Dứa cam x x
95. Poaceae Họ Hoà T ảo
246 Bambusa balcoa Roxb. Lồ ô x x x x
247 B. blumeana Schultes Tre gai x x x x
248 Coix lacryma Jobi L. Ý dĩ x x
249 Cynodon dactylon (L.) Pers Cỏ chỉ x x
250 Dendrocalamus patellaris Gamble Giang x x x x
251 Oryza sativa L. Lúa x x
252 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh x x x
Sinarundinaria griffithiana (Munro) Trúc gai
253
Chalo & Rens x x x
Thysanolaena maxima (Roxb.) O. Đót, chít
254
Ktze. x x
255 Zea mays L. Ngô x x
96. Smilacaceae Họ Kim Cang
256 Smilax corbularia Kunth. Kim cang x x
257 Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh x x
TT Tên K oa ọc Tên Việt Nam Dạng sống C ng dụng
(4) (5)
(1) (2) (3) Ks/
Gỗ Bu Dle Th Sợi Dl Tp D&N Ca Nl
Ps
258 Smilax china Khúc khắc – Kim cang x x
97. Stemonaceae Họ Bác Bộ
259 Stemona tuberosa Lour. Bách bộ củ x x
98. Taccaceae Họ Râu Hùm
260 Tacca chantrieri Andre Râu hùm x x
261 T. plantaginea (Hance) Drenth Vùi dâu x x
262 T. intergrifolia Ker.-Gawl. Hạ túc x x
99. Zingiberaceae Họ Gừng
263 Alpinia officina Hance Riềng x x
264 Alpinia globosa (Lour.) Horan. Mè tré x x
265 Hedychium stenopetalum Lodd. Ngải tiên X x
266 Globba pendula Roxb. Ngải mọi x x
Chú thích:
+ ạng s ng:
 Go T ân gỗ (Go.01/Go.02/Go.03 Gỗ lớn/Gỗ nhỡ/ Gỗ nhỏ);
 Bu Cây bụi (Bu.tr Bụi trườn; Bu.cd Bụi dạng cau dừa; Bu.tt Bụi dạng tre trúc, lau sậy...);
 DL = Dây leo ( DLtt Dây leo thân thảo; DLgo Dây leo thân gỗ; DLsm dây leo dạng song mây...);
 T T ân t ảo (Th.01/Th.02/Th.03 thảo hàng năm/2 năm/lâu năm);
 KS K sin PS P ụ sin .
+ ng dụng: Sợi lấy sợi nguyên liệu; Dl Dược liệu; Tp = Thực phẩm, ăn được; D&N = Lấy tinh dầu và
nhựa; Ca = Cây cảnh, bóng mát; Nl Cây cho nguyên liệu, vật liệu xây dựng ngoài gỗ).

You might also like