You are on page 1of 106

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


....................................................

HOÀNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT


SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT
GIA THANH HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát
triển và một số biên pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” là do tôi nghiên cứu và thực hiện, dưới sự
hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Huấn. Mọi số liệu nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ bất cứ một
công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2012
HỌC VIÊN CAO HỌC

Hoàng Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông học, các thầy
giáo, cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Thế Huấn
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, các
phòng ban chuyên môn huyện Phù Ninh, đặc biệt là phòng Nông nghiệp
&PTNT huyện Phù Ninh nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian
để Tôi hoàn thành khoá học cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin
chân thành cảm ơn UBND xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh; Chi cục Bảo vệ
thực vật Phú Thọ đã xây dựng thuyết minh và được UBND tỉnh Phú Thọ phê
duyệt tại Quyết định số 3118/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2007, với tên
đề tài: "Nghiên cứu, ứng dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư
trên giống Hồng Gia Thanh ở Phú Thọ", và các đơn vị cơ quan: Trung tâm
Nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu Rau quả - Bộ Nông nghiệp
&PTNT; Viện Khoa học thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp &PTNT là cơ quan chuyển
giao công nghệ thuộc chương trình “xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi
giai đoạn 2005-2010”, đơn vị chuyển giao công nghệ thực hiện dự án “Xây
dựng mô hình trồng và thâm canh giống hồng Gia Thanh trên đất đồi sau khai
thác cây bạch đàn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”. Trong quá trình thực
hiện đề tài, có nhiều thông tin cùng kết quả nghiên cứu, phân tích của cơ quan
đơn vị tôi đã được kế thừa sử dụng, xin trân trọng cảm ơn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp, cơ
quan, các hộ gia đình trong vùng dự án của huyện và gia đình của tôi đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2012
HỌC VIÊN CAO HỌC

Hoàng Thị Thu Hà


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ...i


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ..ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... .iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................... .vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ .x
MỞ ĐẦU
........................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 3
3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa ...................................................................4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón qua lá ...............................................7
1.1.2.1. Biện pháp sử dụng phân bón qua lá ................................................................. 7
1.1.2.2.Hiệu quả của biện pháp sử dụng phân bón qua lá ........................................... 8
1.1.2.3. Ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc sử dụng phân bón qua lá ............................... 8
1.1.2.4. Các nghiên cứu về việc sử dụng phân bón qua lá ........................................... 9
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng ................................10
1.1.3.1.Cơ sở khoa học của biện pháp sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng ................ 10
1.1.3.2. Vai trò sinh lý của chất điều tiết sinh trƣởng ................................................... 12
1.1.3.3. Phân loại chất điều tiết sinh trƣởng .................................................................. 12
1.1.3.4. Sử dụng chất điều tiết sinh trƣởng trong sản xuất cây ăn quả ....................... 13
iv
1.1.3.5. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều tiết sinh trƣởng cho cây trồng và
cây ăn quả ......................................................................................................................... 13
1.2. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒNG
ĂN QUẢ ........................................................................................................ 14
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại .......................................................................................14
1.2.2. Tình hình phân bố và sản xuất hồng ăn quả .........................................................18
1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 18
1.2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam. ............................................................................. 20
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 27
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây hồng ...................................................27
1.3.1.1.Đặc điểm rễ và hệ rễ ........................................................................................... 27
1.3.1.2.Đặc điểm thân cành hồng ................................................................................... 28
1.3.1.3. Đặc điểm về lá .................................................................................................... 29
1.3.1.4. Đặc điểm về hoa ................................................................................................. 29
1.3.1.5. Đặc điểm về quả và hạt ..................................................................................... 30
1.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cây hồng ..........................................................32
1.3.2.1. Nhiệt độ ............................................................................................................... 32
1.3.2.2. Ẩm độ và mƣa .................................................................................................... 32
1.3.2.3. Yêu cầu về ánh sáng .......................................................................................... 33
1.3.2.4. Yêu cầu về đất đai .............................................................................................. 34
1.3.3. Nhu cầu dinh dƣỡng và kỹ thuật bón phân cho hồng ...........................................35
1.3.4. Nguồn gốc, đặc tính một số chất điều hoà sinh trƣởng và phân bón qua lá sử dụng
trong nghiên cứu của đề tài ............................................................................................36
1.3.5. Một số đặc điểm của giống hồng Gia Thanh .......................................................38
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 40
v
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 40
2.2. ĐỊA ĐIỂN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................ 40
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 40
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 40
2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả và cây hồng tại
huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ ................................................................................................40
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học .............................................................................41
2.4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống hồng
không hạt hồng Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.................................................41
2.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 42
2.5.1. Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Gia Thanh ......................................42
2.5.2. Nghiên cứu các giai đoạn ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lƣợng quả ..................43
2.5.3. Các chỉ tiêu về chất lƣợng quả .............................................................................44
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN ......................... 44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN ......................................45
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT HỒNG TẠI XÃ GIA THANH HUYỆN PHÙ NINH TỈNH
PHÚ THỌ ...................................................................................................... 45
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................45
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................46
3.1.3. Tình hình sản xuất hồng tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ .................................49
3.1.4. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc ..............................52
3.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG HỒNG GIA THANH ....................................................................... 53
3.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái .............................................................53
3.2.1.1. Đặc điểm thân, cành, dạng tán .......................................................................... 53
3.2.1.2.Đặc điểm lá hồng ................................................................................................ 54
vi
3.2.1.3. Các đợt lộc sinh trƣởng ...................................................................................... 55
3.2.1.4. Động thái tăng trƣởng chiều dài các đợt lộc năm 2012 .................................. 57
3.2.2. Quá trình ra hoa, đậu quả .....................................................................................58
3.2.3. Đặc điểm hình thái và năng suất quả ...................................................................60
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HẠN
CHẾ HIỆN TƢỢNG RỤNG QUẢ ................................................................ 61
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất chất lƣợng
hồng ...............................................................................................................................61
3.3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất ............ 61
3.3.1.2. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lƣợng quả hồng. .......................... 64
3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng của chế phẩm điều tiết sinh trƣởng và phân bón qua
lá đến khả năng ra hoa đậu quả. .....................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................72
1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 72
2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................74
I. TIẾNG VIỆT .............................................................................................. 74
II. TIẾNG ANH ............................................................................................ 77
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NS : Năng suất
SL : Sản lƣợng
DT : Diện tích
PTNT : Phát triển nông thôn
CAQ : Cây ăn quả
TGST : Thời gian sinh trƣởng
Cành TT : Cành thành thục
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bả ng 1.1: Sả n lượng trồ ng hồ ng củ a mộ t số nước trên thế giới nă m 2005 -


2008 ............................................................................................... 18
Bả ng 1.2: Sự phân bố và sử dụ ng củ a các loà i thuộ c chi Diospyros ..... 19
Bả ng 1.3: Diệ n tích, sả n lượng hồ ng ở Việ t Nam đ ế n nă m 2000 ...... 20
Bả ng 1.4: Diệ n tích hồ ng củ a mộ t số tỉ nh trong cả nước nă m 2004 . 21
Bả ng 1.5: Lượng phân bón cho hồ ng ở các cấ p tuổ i (kg/cây)................. 36
Bả ng 3.1: Kế t quả phân tích đ ấ t ............................................................... 45
Bả ng 3.2. Diễ n biế n khí hậ u trung bình nă m 2012 trong thời gian nghiên
cứu tạ i huyệ n Phù Ninh tỉ nh Phú Thọ ..................................... 47
Bả ng 3.3: Hiệ n trạ ng sử dụ ng đ ấ t nông nghiệ p tạ i huyệ n Phù Ninh .. 49
Bả ng 3.4: Diệ n tích, nă ng suấ t, sả n lượng mộ t số cây ă n quả chính
nă m 2006-2008 ............................................................................ 50
Bả ng 3.5: Số hộ , tỷ lệ hộ áp dụ ng các biệ n pháp kỹ thuậ t chă m sóc
hồ ng .............................................................................................. 52
Bả ng 3.6: Đặ c đ iể m thân, cà nh ................................................................. 53
Bả ng 3.7: Đặ c đ iể m lá củ a giố ng hồ ng Gia Thanh ................................. 54
Bả ng 3.8: Đặ c đ iể m và khả nă ng sinh trưởng lộ c xuân nă m 2012 ..... 55
Bả ng 3.9: Đặ c đ iể m và khả nă ng sinh trưởng lộ c hè nă m 2012 ......... 56
Bả ng 3.10: Đặ c đ iể m và khả nă ng sinh trưởng lộ c thu nă m 2012...... 57
Bả ng 3.11: Độ ng thái tă ng trưởng chiề u dà i các đ ợt lộ c nă m 2012 ... 58
Bả ng 3.12: Quá trình ra hoa, đ ậ u quả củ a hồ ng Gia Thanh .................... 59
Bả ng 3.13: Mộ t số chỉ tiêu liên quan đ ế n nă ng suấ t, chấ t lượng quả
hồ ng Gia Thanh ........................................................................ 60
Bả ng 3.14: Biệ n pháp cắ t tỉ a ả nh hưởng củ a đ ế n khả nă ng ra hoa,
đ ậ u quả , nă ng suấ t ................................................................... 62
Bả ng 3.15: Ảnh hưởng củ a biệ n pháp cắ t tỉ a đ ế n nă ng suấ t, kích thước
ix
quả ................................................................................................ 63
Bả ng 3.16: Ảnh hưởng củ a biệ n pháp cắ t tỉ a đ ế n chấ t lượng quả ... 64
Bả ng 3.17: Hiệ u quả kinh tế củ a biệ n pháp cắ t tỉ a ............................... 65
Bả ng 3.18: Ảnh hưởng củ a GA3 và phân bón dinh dưỡng qua lá đ ế n
tình hình ra hoa và đ ậ u quả ..................................................... 67
Bả ng 3.19: Ảnh hưởng củ a GA3 và phân bón dinh dưỡng qua lá đ ế n
kích thước và nă ng suấ t quả .................................................. 68
Bả ng 3.20: Ảnh hưởng củ a phun GA3 kế t hợp phân bón dinh dưỡng qua
lá đ ế n chấ t lượng hồ ng ........................................................... 70
Bả ng 3.21: Sơ bộ hạ ch toán hiệ u quả kinh tế khi phun GA3 kế t hợp
phân bón dinh dưỡng qua lá cho hồ ng ....................................... 71
x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Đồ thị so sánh lượng mưa và nhiệ t đ ộ giữa các tháng ....... 47
Hình 3.2: Đồ thị tỷ lệ các loạ i lộ c củ a giố ng hồ ng Gia Thanh ............ 57
Hình 3.3: Biể u đ ồ anh hưởng củ a biệ n pháp cắ t tỉ a đ ế n số quả và nă ng
suấ t ................................................................................................. 63
Hình 3.4: Biể u đ ồ ả nh hưởng phun GA3 kế t hợp phân bón qua lá đ ế n
nă ng suấ t củ a hồ ng Gia Thanh .................................................. 69
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Cây hồng (Diospyros Kaki L), thuộc họ thị (Ebenaceae) là một trong
những loại cây ăn quả quan trọng nhất của các nƣớc châu Á thuộc miền ôn
đới nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… Ngƣời châu Âu đánh giá quả
hồng khá cao, chỉ sau đào, lê, táo tây, bơ, Ở châu Âu hồng đƣợc trồng nhiều ở
vùng Địa Trung Hải.
Hồng ở Việt Nam đƣợc coi là một trong những loại cây ăn quả truyền
thống, đƣợc xếp trong nhóm cây ăn quả quan trọng. Hồng là loại cây ăn quả
lâu năm có nguồn gốc Á Nhiệt Đới, có khả năng chịu rét và chịu hạn tốt, có
giá trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế. Hồng có vị ngọt, không chua nên rất hợp
với khẩu vị của ngƣời Á đông và đƣợc đánh giá cao với một số lý do sau:
Hồng không chỉ nổi tiếng là loại quả chứa nhiều đƣờng 12 - 16%, trong
đó chủ yếu là đƣờng glucoza và fructoza, vì thế hồng thuộc loại quả ăn kiêng.
Lƣợng axit 0,1% (ít khi tới 0,2%). Trong 100g thịt quả chín (phần ăn đƣợc)
chứa 16 mg vitamin C, 0,16 mg caroten; Ngoài ra còn có Vitamin PP; B 1,
B2,…, các hợp chất hữu cơ, sắt và chất chát (tanin) có 0,25 - 0,3%.
Ngoài giá trị cung cấp dinh dƣỡng cho cơ thể con ngƣời, quả Hồng và
các bộ phận của cây hồng còn là những vị thuốc quý. Quả chín đƣợc sử dụng
để ăn tƣơi, chữa bệnh táo bón, bệnh trĩ, giảm sốt, chống say rƣợu, bớt căng
thẳng, khi qua chế biến đƣợc sử dụng để chữa bệnh tiêu chảy. ..
Cây Hồng có nhiều ƣu điểm hơn so với các cây trồng khác nhƣ: dễ
trồng, chịu đƣợc khô hạn, ít sâu bệnh, sinh trƣởng khỏe, lá to, tán rộng có thể
trồng để thu hoạch quả hoặc sử dụng nhƣ cây trồng tạo cảnh quan, trồng rừng,
năng suất ổn định, phẩm chất quả ngon. Bởi vậy trồng hồng cho thu nhập cao
hơn so với một số cây ăn quả khác, với những ƣu điểm trên có thể coi cây
hồng là một trong những cây trồng quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo ở
vùng nông thôn, trung du miền núi phía Bắc.
Huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ có giống hồng không hạt Gia Thanh,
hồng Gia Thanh là loại quả đặc sản mới đang đƣợc biết đến trong vài năm gần
đây. Huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, dọc trên đƣờng quốc lộ
số 2, phía bắc giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp
huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì; phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị
xã Phú Thọ; phía Đông có sông Lô bao bọc, là địa giới với huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc, rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ.
Đối với các vùng miền trên cả nƣớc ngƣời dân biết đến sản phẩm này
chƣa nhiều vì sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức độ đã và đang nghiên cứu và
giới thiệu, thậm chí các tài liệu viết về cây hồng này cũng rất ít. Giống hồng
không hạt Gia Thanh khi chín quả có mầu vàng nhạt, thịt quả khi ăn có mùi
thơm đặc trƣng, vị ngọt và rất giòn...), quả chín vào đúng dịp tết trung thu
hàng năm (đáp ứng nhu cầu thị trƣờng ngày rằm tháng tám) và có thời gian
thu hoạch bảo quản tƣơng đối dài. Do vị trí địa lý, kinh tế xã hội, tập quán
canh tác... Đặc biệt là giao thông liên thôn và thông tin thị trƣờng làm hạn chế
rất nhiều đến sự phát triển của giống hồng này. Bên cạnh đó hiện nay do
ngƣời dân chƣa đầu tƣ nhân lực, vật lực để phát triển nên sản phẩm hồng Gia
Thanh chƣa đƣợc biết đến rộng rãi trên thị trƣờng cả nƣớc, phần lớn diện tích
Hồng không hạt Gia Thanh chƣa đƣợc ngƣời dân đầu tƣ thâm canh, thiếu
chăm sóc, bón phân không đầy đủ, cân đối, kịp thời nên tỷ lệ hoa và quả rụng
nhiều, cây thiếu dinh dƣỡng, chậm phát triển. Việc phát triển cây hồng còn
nhiều hạn chế so với tiềm năng của giống và ƣu thế về điều kiện tự nhiên - xã
hội của vùng miền. Vì vậy, với mong muốn phát triển vùng trồng sản phẩm
hồng Gia Thanh tại xã Gia Thanh huyện Phù Ninh thành vùng sản xuất hàng
hoá tập trung, đáp ứng thị trƣờng ngƣời tiêu dùng và phát huy lợi thế của
vùng, tăng thu nhập cho ngƣời dân thì việc nghiên cứu và áp dụng biện pháp
kỹ thuật thâm canh hợp lý để phát triển cây hồng không hạt Gia Thanh trở
thành cây hàng hoá, và tiến tới xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm, tạo ra
vùng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Xuất
phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật
đối với giống hồng không hạt Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ".
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây hồng không hạt
Gia Thanh tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hiện tƣợng rụng
quả, nâng cao năng suất, chất lƣợng quả, góp phần hoàn thiện quy trình chăm
sóc hồng.
3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định một số đặc điểm sinh trƣởng, phát triển liên quan đến năng
suất, chất lƣợng của giống hồng không hạt Gia Thanh tại xã Gia Thanh huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Xác định hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, tủ gốc giữ
ẩm, bón phân qua lá, sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng, phân bón qua lá, liên
quan đến tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lƣợng quả hồng không hạt Gia
Thanh, từ kết quả nghiên cứu tìm ra biện pháp tốt nhất để ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất.
- Đề tài tài góp phần bổ sung vào quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây hồng không hạt Gia Thanh.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa
Bên cạnh công tác chọn giống thích hợp với vùng sinh thái và mục
đích sử dụng, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất
và chất lƣợng cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng có ý nghĩa quan
trọng đối với ngƣời trồng trọt và các nhà khoa học.
Cây hồng sinh trƣởng và phát triển tốt khi nó nhận đƣợc đầy đủ dinh
dƣỡng từ 2 nguồn:
- Dinh dƣỡng nuôi cây đƣợc hút thông qua bộ rễ
- Dinh dƣỡng cung cấp cho cây từ bộ lá do quá trình quang hợp
Sự cân đối giữa hai nguồn dinh dƣỡng trên giúp cho cây sinh trƣởng
phát triển tốt từ đó con ngƣời tác động vào cây để có tỷ lệ C/N thích hợp (C
là nguồn cacbon, N là nguồn đạm). Tỷ lệ C/N cao thƣờng xảy ra ở cây già bộ
rễ hoạt động kém nên cung cấp nhựa nguyên không đủ, trong khi bộ khung
tán lớn, lá nhiều quang hợp cũng không tốt do vậy việc vận chuyển nhựa gặp
nhiều khó khăn. Tỷ lệ C/N thấp thì nhựa luyện ít do quang hợp yếu, lá quá
dày. hơn nữa thƣờng xảy ra vào trƣờng hợp cây còn non bộ rễ sung sức, hút
các chất dinh dƣỡng mạnh và bón quá nhiều phân nhất là đạm.
Cũng nhƣ các loại cây ăn quả khác cây hồng đều trải qua hai giai đoạn
đó là:
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Giai đoạn kinh doanh
Cắt tỉa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để tạo cho cây có bộ khung tán
vững chắc, cành phân bố đều còn cắt tỉa ở giai đoạn kinh doanh (cây đã cho
thu hoạch quả) là một biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, phẩm
chất, khắc phục đƣợc hiện tƣợng ra quả cách năm, kéo dài thời gian thu
hoạch và làm tăng hiệu quả kinh tế.
Cắt tỉa tạo cho cây khoẻ mạnh sung sức và bồi dƣỡng đƣợc nhiều cành
mẹ tốt, dinh dƣỡng không bị phân tán, nhằm điều chỉnh cân đối giữa quá
trình sinh trƣởng sinh dƣỡng và quá trình sinh trƣởng sinh thực tạo điều kiện
cho cây ra hoa đậu quả tốt. Trích dẫn Nguyễn Kim Đƣơng, (2006) [7] theo
Giáo sƣ Trần Thế Tục và cộng sự (1998) [29] Cắt tỉa là biên pháp kỹ thuật
quan trọng và cần thiết đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, giúp cho cây phân bố
thân, cành một cách đồng đều, hợp lý để tận dụng không gian, rút ngắn độ
cao, tăng chiều rộng tán. Làm cho cây thông thoáng, quang hợp tốt, tránh
đƣợc sâu bệnh và tránh những cành ra không có hiệu quả mất nhiều dinh
dƣỡng không cần thiết. Tuy nhiên hiện nay ngƣời làm vƣờn vẫn chƣa nhận
thức đầy đủ về biện pháp cắt tỉa, mới chỉ tập trung vào khâu bón phân và
phòng trừ sâu bệnh.
Tuỳ thuộc vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu
kỳ sống một năm cây hồng thƣờng ra 2 - 3 đợt lộc là xuân, hè, thu. Phạm Văn
Côn (2002) [5], Vũ Công Hậu, (1980) [9], Vũ Công Hậu, (1999) [11], Trần
Nhƣ Ý và cộng sự [34], [35]. Các đợt lộc có liên quan chặt chẽ với nhau, quá
trình ra lộc của năm trƣớc là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Nắm
bắt đƣợc quy luật trên để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp điều khiển quá
trình ra lộc sẽ hạn chế ra hoa đực, hạn chế hiện tƣợng ra quả cách năm, bồi
dƣỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận
dƣới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng quả
hồng [3], [4], [9], [11]. Chính vì những ƣu điểm trên việc nghiên cứu quá
trình ra các đợt lộc trong năm trên cây hồng Gia Thanh là rất cần thiết và là
tiền đề để xây dựng các biện pháp kỹ thuật.
Theo Phạm Văn Côn (2004) [6], Trần Thế Tục (1994) [28], ngƣời làm
vƣờn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành, khung, nửa
khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vƣờn và mục đích
kinh doanh. Trong kỹ thuật làm vƣờn hiện tại việc đốn, cắt tỉa là khâu kỹ
thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề.
Hiện nay, nhiều biện pháp đốn tỉa, tạo hình cho cây hồng rất đƣợc quan
tâm. Thông thƣờng mới đem trồng phải tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính
cao 80 - 100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khoẻ hơn. Chọn
trên thân chính 3 cành khoẻ mọc ra 3 hƣớng khác nhau để làm cành khung.
Cuối năm thứ nhất, chủ yếu là cắt ngắn các cành khung cấp I để cây ra cành
khung cấp II. trên mỗi cành khung cấp I chỉ để 2 - 3 cành khung cấp II ở các vị
trí thích hợp sao cho các cành hƣớng ra phía ngoài. Nếu cây khoẻ có thể gây
thêm một cành khung cấp I thứ 4 ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ 2 chủ yếu là
cắt ngắn các cành khung cấp II và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung
cấp III. Hết năm thứ 3 coi nhƣ tán cây hồng đã ổn định, cây hồng bắt đầu bói
quả và bắt đầu bƣớc sang thời kỳ đốn tạo quả [5], [6], [9], [10], [11].
Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trƣớc. Cành mẹ thƣờng
sinh ra cành quả ở mắt thứ nhất đến mắt thứ 3 tính từ ngọn xuống. Do vậy,
các tác giả trên đã đƣa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là không đốn
hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ
hẳn những cành mẹ cành quả nào quá yếu, quả tập trung. Cành đã ra quả do
dinh dƣỡng tập trung nuôi quả nên sinh trƣởng yếu đi, do vậy cũng cần đốn,
kỹ thuật cắt tỉa nhƣ sau: cắt tận chân nếu cành yếu, cắt phía trên, nơi đã có
quả, để lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành
mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khoẻ nhất.
Những cành mẹ cành quả năm nay nếu đƣợc đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ
sinh ra những cành quả khoẻ với số lƣợng phù hợp ở những vị trí cần thiết
[4], [5], [6], [9], [10], [11]. Nhƣ vậy việc nghiên cứu các biện phát cắt tỉa có ý
nghĩa quan trọng trong sản xuất hồng.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón qua lá
1.1.2.1. Biện pháp sử dụng phân bón qua lá
Nhiều kết quả nghiên cứu về phân phức hợp hữu cơ vi sinh tăng năng
suất cây trồng cho thấy: thƣờng sau khi hoa nở rộ hoặc hoa đã tàn lúc này cây
đang ở tình trạng thiếu dinh dƣỡng trầm trọng [23], [30]. Ở thời điểm này bộ
rễ ở dƣới đất phát triển yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón phân vào đất rễ
cũng chƣa có điều kiện hấp thu đƣợc ngay. Nguyễn Ngọc Nông (1997) [14].
Do vậy, phải kịp thời phun dinh dƣỡng lên cây để bổ sung dinh dƣỡng và làm
bớt rụng quả sinh lý. Trần Văn Uyển (1995) [30].
Lá là một bộ phận quan trọng của cây trồng, nhiệm vụ của lá là quang
hợp hấp thu dinh dƣỡng cho cây. Tất cả quá trình này đƣợc diễn ra trên cơ
quan ở mặt lá đó là lỗ khí khổng. Tuy nhiên sự hấp thu các nguyên tố khoáng
dƣới dạng ion từ dung dịch gặp phải khó khăn hơn vì tầng cultin ở lớp ngoài
cùng của lá, tầng cultin này có thể dày hay mỏng thuỳ theo từng loại cây
trồng và tuổi của cây.
Lỗ khí khổng có kích thƣớc trung bình 100µm2 (dài 7-10µm, rộng 3-
12µm), số lƣợng khá lớn, có thể chiếm tới 1% diện tích lá. Lỗ khí khổng
phân bố ở cả mặt trên và mặt dƣới của lá. Số lƣợng lỗ khí khổng của từng
loại cây rất khác nhau nhƣ: số lƣợng lỗ khí khổng/1mm2 lá ở lá ngô là 120; ở
lá cà chua là 142; đặc biệt ở những cây thân gỗ số lƣợng lỗ khí khổng rất lớn
từ 300 - 400. Điều đáng chú ý là muốn cho phân bón qua lá mang lại hiệu quả
cao nhất thì nó phải đƣợc phun lên bề mặt lá có nhiều lỗ khí khổng. Phƣơng
pháp dinh dƣỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong điều kiện đất nghèo dinh
dƣỡng và sự hấp thụ dinh dƣỡng của cây ở đất bị hạn chế. Do vậy, việc áp
dụng bón phân qua lá từ 2 - 3 lần ở những thời điểm thích hợp là hoàn toàn
có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của cây và cải thiện đƣợc năng suất cây trồng.
Horst (1993) [46].
1.1.2.2.Hiệu quả của biện pháp sử dụng phân bón qua lá
Bón phân qua lá đƣợc xác định là biện pháp có hiệu suất sử dụng phân
bón cao nhất, kinh tế nhất, cây trồng hấp thu đƣợc tới 95% lƣợng phân bón
vào. Nguyên nhân chính là do phân bón qua lá đƣợc sản xuất với nguyên liệu
tinh khiết trong sạch đến 99,9%. Trong quá trình sản xuất, phân bón lá đƣợc
kết hợp với nhiều nguồn Enzim (enzymes) chiết xuất từ động vật, thực vật,
sinh vật, vi khuẩn hoặc vi nấm, các vi lƣợng cần thiết giúp cho cây trồng sinh
trƣởng, phát triển tốt hơn, Horst (1993) [46].
1.1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng phân bón qua lá
* Ưu điểm :
Phƣơng pháp sử dụng phân bón qua lá đặc biệt có hiệu quả trong
những trƣờng hợp sau đây:
- Tầng đất mặt nghèo dinh dƣỡng, khả năng hấp thu dinh dƣỡng của
cây bị hạn chế.
- Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dƣỡng vào đất.
Sử dụng phân bón qua lá là phƣơng pháp rất phổ biến với các nguyên
tố trung lƣợng nhƣ Magiê, S và các nguyên tố vi lƣợng đƣợc yêu cầu với liều
lƣợng nhỏ. Phƣơng pháp này hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu dinh dƣỡng
của cây. Điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dƣỡng của cây khi chuyển giai
đoạn từ sinh trƣởng sinh dƣỡng sang sinh trƣởng sinh thực. Lúc này các chất
dinh dƣỡng đƣợc tập trung vào hình thành cơ quan sinh sản làm giảm sinh
trƣởng bộ rễ, giảm hút khoáng chất dẫn đến mất cân bằng nên bổ sung dinh
dƣỡng qua lá sẽ khắc phục đƣợc tình trạng này. [55], [56].
Sử dụng phân bón qua lá rất có hiệu quả khi trong đất có hiện tƣợng
đối kháng ion. Trong điều kiện đất giàu K+ và Mg2+, hàm lƣợng K lớn hơn
300 mg/kg đất và lớn hơn 160 mg Mg2+/kg đất. Sự hấp thu Mg bị ngăn cản
do hiện tƣợng đối kháng ion, cây có biểu hiện thiếu Mg nếu bón Mg cho cây
vào đất sẽ làm cho cây mất cân bằng dinh dƣỡng và chết do ngộ độc Mg,
trong khi đó bón Mg qua lá lại giúp cây hấp thu và sinh trƣởng tốt. [55].
* Nhược điểm:
- Chỉ một lƣợng nhỏ chất khoáng có thể hút qua lá. Đối với các nguyên
tố đa lƣợng chỉ khoảng 10% là đƣợc đồng hoá qua lá. Vì thế phƣơng pháp
này không đƣợc sử dụng phổ biến với các nguyên tố đa lƣợng, với các
nguyên tố này thì dinh dƣỡng qua lá đƣợc xem nhƣ là một biện pháp hỗ trợ
cho các phƣơng pháp dinh dƣỡng vào đất trong điều kiện cần thiết và chỉ phổ
biến với các nguyên tố trung lƣợng và vi lƣợng.
- Phân bón qua lá rất dễ bị trôi khỏi lá, vì thế khi sử dụng phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện thời tiết.
- Dung dịch dinh dƣỡng sau khi phun đòi hỏi phải tạo thành một lớp phin
mỏng trên bề mặt lá với thời gian tồn tại lâu, vì vậy, khi phun phải chọn lúc trời
râm mát, phun vào chiều tối và thƣờng kết hợp với các chất hoạt động bề mặt.
[55], [56].
1.1.2.4. Các nghiên cứu về việc sử dụng phân bón qua lá
Khi nghiên cứu về phân phức hợp hữu cơ vi sinh tăng năng suất cây
trồng, Lê Văn Trí (2000) [23], Trần Văn Uyển (1995) [30] nhận thấy: thông
thƣờng sau khi hoa nở rộ hoặc hoa đã tàn cây trồng ở trong tình trạng thiếu
dinh dƣỡng trầm trọng. Lúc này bộ rễ ở dƣới đất phát triển yếu vì bị ức chế
do hoa nở rộ, đất thiếu nƣớc nếu bón phân vào đất rễ cũng chƣa có điều kiện
hấp thu đƣợc ngay. Nguyễn Ngọc Nông (1997) [14].
Theo Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hậu (2004) [32] cho biết: xử lý hoa
xoài Châu Hạng Võ bằng cách phun Thioure nồng độ 0,5% hoặc phun
Nitratkali nồng độ 1,5% (sau khi kích thích tƣợng mầm hoa bằng tƣới
Paclobutrazol ở nồng độ 1 gam a.i/1m đƣờng kính tán cây) không làm ảnh
hƣởng đáng kể đến thời gian nhú hoa và nở hoa, thời gian từ khi trổ đến thu
hoạch và cũng không làm ảnh hƣởng đến phẩm chất của trái. Nhƣng biện
pháp xử lý ra hoa này có tác dụng mạnh mẽ đến tỷ lệ đợt ra hoa và năng suất
trái so với cách xử lý ra hoa của nông dân. Đặc biệt là phun Thioure cho năng
suất trái cao nhất, cao hơn gấp đôi cách xử lý của nông dân (phun Dola 0,2e).
Nhƣ vậy, phun Thioure nồng độ 0,5% sau tƣới Paclobutrazol 1gam a.i/1m
đƣờng kính tán giúp xoài Châu Hạng Võ ra hoa nhiều và có năng suất cao mà
không ảnh hƣởng đến phẩm chất trái. Do vậy, phun dinh dƣỡng qua lá kịp
thời là biện pháp quan trọng để bổ sung dinh dƣỡng và làm giảm bớt rụng
quả sinh lý, Trần Văn Uyển (1995) [30].
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
1.1.3.1.Cơ sở khoa học của biện pháp sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
Các tác giả: Hoàng Minh Tấn và cộng sự (1994) [17], Hoàng Minh Tấn
và cộng sự (1996) [18] cho rằng: chất điều hoà sinh trƣởng ngày nay đã và
đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong trồng trọt nhƣ là một phƣơng tiện điều
chỉnh hoá học quan trọng. Nó có nhiều ứng dụng nhƣ kích thích nhanh sinh
trƣởng của cây, điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt, củ, điều khiển sự ra hoa của
cây, điều chỉnh giới tính của hoa, tăng hiệu quả và tạo quả không hạt, điều
chỉnh sự chín của quả.
Quả đƣợc hình thành sau khi sảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh. hợp tử
phát triển thành phôi. Phôi sinh trƣởng là trung tâm sinh ra các chất kích
thích sinh trƣởng có bản chất auxin và giberelin. Các chất này khuyếch tán
vào bầu kích thích sự lớn lên của quả. Vì vậy, nếu không có quá trình thụ
phấn, thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng. [16], [17], [18], [23], [33].
Nếu chúng ta sử dụng auxin và gibberelin ngoại sinh cho hoa trƣớc khi
thụ phấn, thụ tinh chúng sẽ thay thế đƣợc nguồn gốc phyohormon nội sinh từ
hạt và quả sẽ đƣợc hình thành, nhƣng không qua thụ tinh và sẽ không có hạt.
Việc sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt
đƣợc sử dụng rất rộng rãi và có hiệu quả cao trong sản xuất với các đối tƣợng
nhƣ; nho, bầu, bí, cà chua, táo...[17], [18], [19], [23].
Hiện nay năng suất quả hồng thu hoạch chƣa cao, không ổn định và
chịu tác động của nhiều yếu tố nhƣ giống, trình độ và kỹ thuật canh tác cũng
nhƣ mức độ đầu tƣ sản xuất... Năng suất thấp và không ổn định của cây
hồng chủ yếu là do rụng quả. Tỷ lệ đậu quả của hồng khá cao nhƣng tỷ lệ
rụng quả của hồng cũng tƣơng đối lớn. Mức độ rụng quả hồng tuỳ thuộc vào
giống, khí hậu và điều kiện chăm sóc. Nhìn chung cây hồng rụng quả khá
nhiều, tỷ lệ cao nhất tới 70% trong đó giống hồng vuông có tỷ lệ rụng quả
cao nhất (Lƣu Vinh Quang 1995) [15]. Nguyên nhân rụng quả ở cây hồng
có thể chia thành 3 loại:
- Sự rụng quả sinh lý.
- Tác hại của sâu bệnh.
- Nguyên nhân cơ giới.
Trong đó rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất
của cây hồng. Rụng quả sinh lý bao gồm: quả không thụ tinh, hoa nở muộn,
thiếu nắng, mất cân đối về các chất dinh dƣỡng, mất cân đối về chất điều hoà
sinh trƣởng. Để khắc phục nguyên nhân này có thể dùng một số chất điều hoà
sinh trƣởng phun lên cây nhằm giảm tỷ lệ rụng quả. Phun chất điều hoà sinh
trƣởng không những thúc đẩy quá trình sinh trƣởng phát triển của cây, mà
còn làm chậm lại việc hình thành tầng rời, bảo đảm cho việc vận chuyển các
chất dinh dƣỡng vào nuôi quả, do đó giảm đƣợc tỷ lệ rụng quả [21], [22],
[23], [24]. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu phun chất điều tiết sinh trƣởng cho hồng
để tăng tỷ lệ đậu quả là rất cần thiết trong điều kiện sản xuất hiện nay.
1.1.3.2. Vai trò sinh lý của chất điều tiết sinh trưởng
Chất điều tiết sinh trƣởng còn đƣợc gọi hoocmon thực vật, nó có tác
dụng tham gia điều chỉnh các quá trình sinh trƣởng phát triển của cây trồng.
Các hoocmon thực vật là các chất hữu cơ đƣợc tổng hợp với lƣợng nhỏ trong
các bộ phận nhất định của cây và vận chuyển đến các bộ phận khác để điều
hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trƣởng phát triển và duy trì mối
quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận thành một thể thống nhất. Do chức
năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ nên
hoocmon thực vật có vai trò quyết định đến quá trình hình thành năng suất thu
hoạch của cây hồng. Bằng việc xử lý các chất điều tiết sinh trƣởng ngoại sinh
cho các đối tƣợng cây trồng khác nhau con ngƣời có thể nâng cao năng suất và
chất lƣợng sản phẩm cây hồng. Phạm Văn Côn (2004) [6], Hoàng Minh Tấn và
cộng sự (1993) [16], Lê Văn Tri [21], [22];
1.1.3.3. Phân loại chất điều tiết sinh trưởng
Để sử dụng các chất điều tiết sinh trƣởng có hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp, việc quan trọng nhất là phân loại và tìm hiểu tính năng tác dụng
của chúng với cây trồng và môi trƣờng.
Căn cứ vào nguồn gốc ngƣời ta chia chất điều tiết sinh trƣởng làm 2
nhóm là các phytohormon và chất điều tiết sinh trƣởng tổng hợp.
Căn cứ vào hoạt tính sinh lý: chia làm 2 nhóm đối kháng nhau về mặt sinh lý là:
+ Các chất kích thích sinh trƣởng: Gồm các nhóm chất Auxin,
Gibberellin và Xytokynin đƣợc sản sinh ra từ các cơ quan non nhƣ lá non,
chồi non, quả non... ở nồng độ thấp chúng kích thích quá trình sinh trƣởng
của cây và chi phối sự sinh trƣởng hình thành các cơ quan dinh dƣỡng.
+ Các chất ức chế sinh trƣởng: Gồm Axit abxixic, Erthylen, các phenol...
đƣợc hình thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trƣởng thành, cơ quan
sinh sản, cơ quan dự trữ. Chúng ức chế quá trình sinh trƣởng, thúc đẩy cây
chuyển hoá nhanh vào gian đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ,
gây già hoá và chết.
1.1.3.4. Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả
Nguyên tắc sử dụng:
- Nồng độ: Hiệu quả của chất điều tiết sinh trƣởng đối với cây phụ
thuộc vào nồng độ. Thông thƣờng, nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả sinh lý
kém, nồng độ sử dụng ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh trƣởng,
nồng độ cao lại có tác động ức chế, nồng độ quá cao phá huỷ và dẫn đến huỷ
diệt mô cây. Vì vậy, tuỳ theo mục đích tác động mà chọn nồng độ sử dụng
khác nhau.
- Phối hợp: Chất điều tiết sinh trƣởng không phải là chất dinh dƣỡng,
chúng chỉ có tác dụng hoạt hoá quá trình trao đổi chất. Vì vậy, để nâng cao
hiệu quả kinh tế thì cần phải phối hợp giữa việc xử lý chất điều tiết sinh
trƣởng với việc thoả mãn nhu cầu về nƣớc và dinh dƣỡng cho cây trồng.
- Đối kháng sinh lý giữa các chất xử lý ngoại sinh và các chất nội sinh
trong cây: Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau. Chẳng hạn, sự
đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Ethylen nội sinh trong phòng ngừa
rụng hoa, quả; sự đối kháng giữa GA ngoại sinh và ABA nội sinh trong việc phá
ngủ nghỉ; sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong phân hoá rễ và chồi.
- Chọn lọc: Mỗi loại chất điều tiết sinh trƣởng chỉ có hiệu quả đối với
một số giống, loài cây nhất định hoặc với một số vùng nhất định. Do vậy,
muốn sử dụng chất điều tiết sinh trƣởng có hiệu quả cần phải nghiên cứu cụ
thể, khi có kết quả chắc chắn mới mở rộng ra sản xuất đại trà.
1.1.3.5. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều tiết sinh trưởng cho cây
trồng và cây ăn quả
* Ở Ấn Độ, nhiều công trình nghiên cứu cho biết khi xử lý chất
Paclobutrazol (PBZ) có tên thƣơng mại là Cultar 10g/cây cho xoài đã có tác
dụng làm xoài ra hoa sớm hơn đối chứng không xử lý là 20 - 25 ngày, với tỷ
lệ cây ra hoa 76 - 85% và năng suất trung bình đạt 68,3 - 76,9 kg/cây so với
đối chứng 13,3 kg/cây (gấp 5 - 6 lần).
* Cooper (1942) đã sử dụng chất điều tiết sinh trƣởng NAA nồng độ 5
- 10ppm phun cho dứa làm cho dứa ra hoa sớm hơn đối chứng không phun.
* Vanoverbach (1946) đã sử dụng 2,4 D và NAA nồng độ 5 - 10ppm
phun cho cây dứa giống Cabenzonna liên tục trong các tháng trong năm đều
cho ra hoa 100% (Thí nghiệm với cây dứa 14 tháng tuổi).
Theo nghiên cứu của Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36]; để
chống rụng quả hồng, ngoài thụ phấn bổ khuyết còn có thể phun hoá chất
(NAA 10ppm; 2,4 D; 2,45 T phun 2 - 3 lần) và kết hợp bón phân đạm vào lúc
thích hợp có tác dụng chống rụng quả tốt cho cây hồng.
Theo Trần Thế Tục [25], [26], [27] biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả tốt
nhất là phun các chất điều hoà sinh trƣởng nhƣ GA3, NAA, Axit Boric,
Sunphát đồng, các chất này có thể dùng riêng rẽ với các nguyên tố vi lƣợng.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2003) [20] cho biết: khi phun
Ethrel cho hồng vào thời kỳ rụng lá tự nhiên 80% đã làm cho lá hồng rụng
nhanh hơn, lộc ra muộn hơn so với đối chứng không phun, nhƣng lộc lại ra
tập trung hơn, nâng cao tỷ lệ cành mang hoa cái.
Tác giả Phạm Văn Côn (2004) [6] cho rằng: khi phun NAA nồng độ 10
ppm và GA3 nồng độ 30 ppm vào thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm
giảm tỷ lệ rụng hoa, quả rõ rệt đặc biệt là GA3.
1.2. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒNG ĂN QUẢ
1.2.1. Nguồn gốc và phân loại
* Nguồn gốc:
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lƣu vực sông
Trƣờng Giang), phân bố tự nhiên ở 320 - 370 vĩ độ Bắc. Từ Trung Quốc hồng
đƣợc đƣa đến trồng tại Địa Trung Hải, cũng từ đây hồng đƣợc đƣa sang Mỹ từ
năm 1856, đƣợc nhập vào châu Âu năm 1789. Vũ Công Hậu [9], [10], [11].
Hồng là cây trồng á nhiệt đới khởi nguyên từ Trung Quốc và cũng là cây
trồng có nguồn gốc ở Hàn Quốc (cây bản địa). Việc trồng hồng đƣợc sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau, ngoài ăn quả còn đƣợc sử dụng để chữa các bệnh nhƣ:
bệnh liệt, tê cóng, bỏng và làm ngƣng chảy máu vì trong lá của hồng có rất nhiều
chất tanin, phenol, axit hữu cơ, chlorophyl... nhƣng tanin là nguyên tố chủ yếu [38].
Theo một số tác giả: khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng
phƣơng Đông đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại Diospyros
kaki tồn tại trong những khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu của cây hồng
xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V, VI [43], [49], [59].
Cây hồng đƣợc nhập từ Trung Quốc đến châu Âu vào năm 1789 và di
chuyển san châu Mỹ vào năm 1856 [3], [4], [5], [10], [11], [12].
Ở Việt Nam, cây hồng đƣợc nhập từ Trung Quốc qua miền Bắc Việt
Nam rồi đến Đà Lạt Việt Nam. [36].
*Phân loại:
Cây hồng (Diospyros) thuộc họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae),
thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae)
[1], [2].
Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36] trích dẫn kết quả
nghiên cứu của các nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: hiện nay có 800 -
1000 loài hồng. Cây hồng đƣợc trồng phổ biến ở các nƣớc có khí hậu ôn hoà
thuộc châu Á, bắc Mỹ và chỉ có 4 loài đƣợc trồng để lấy quả đó là: Diospyros
kaki linn: D. oleifera Cheng: D. virginiana Linn: D. lotus Linn.
Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu
Á, châu Phi và nam Mỹ, một số loài trong đó có hồng phƣơng đông phân bố
rộng trên các vùng ôn đới [41], [42], [58].
Cây hồng (Diospyros kaki linn) đƣợc trồng rộng rãi ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ôn hoà, cận nhiệt đới nhƣ
Califonia (Mỹ), Italia, Israen, Braxin, Niudilân, Úc... có hai nhóm hồng chính
là hồng chát và hồng không chát.
Cũng theo tác giả Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36] trích
dẫn kết quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:
+ Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination constant Non-Astringnt): những
giống không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống Fuju,
Jiro, Gosh, Suruga, thịt quả gồm những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringnt): những
giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru,
Shogatsu, Mizushima, Anahya kume, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi
không có hạt thì thịt quả có vị chát.
+ Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination constant Astringent): những giống
chát, không biến đổi với sự thụ phấn, gồm những giống: Yokomo,
Yotsumizo, Shakokaski, Hagakushi, Hachiya, Ghionho, thịt quả không có
những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringnt): những giống
chát biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi Shirazu, Emon,
Kosshuhya kume, Hiratanenashi, có thể chát khi đƣợc thụ phấn và có một vài
đốm tanin sẫm xung quanh hạt [51], [60].
Ở Việt Nam, những điều tra ban đầu từ năm 1990 về cây hồng đã phát
hiện 3 loài hồng sau:
+ Hồng lông (D. Tokinensis L) đƣợc phân bố rải rác khắp nơi ở miền
Bắc.Thân cao to thƣờng có màu trắng tro, cây phân cành ngang, tạo nhiều
tầng cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu sẫm, có lông vàng màu
xanh, mặt dƣới màu xanh nhạt, có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc tròn
dẹt; khi còn xanh, mặt ngoài quả có lông tơ màu xanh, khi chín, lông màu
vàng nhạt, trong quả có nhiều hạt (6 - 9 hạt), to dày, màu vàng nâu.

Sơ đồ 1: Phân loại hồng theo Mori 1953

Hồng

Không chát Chát

Thụ phấn bất Thụ phấn biến Thụ phấn bất Thụ phấn biến
biến đổi biến đổi

(Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)


+ Hồng cậy (D. lotus L) đƣợc trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam nhƣ Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Thân cây cao to, tán lớn, lá
nhỏ hẹp, mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhƣng không bóng, mặt lá màu
xanh trắng có ít lông. Quả hình tròn dẹt, bé, chiều cao quả trung bình 2,2
cm, đƣờng kính quả trung bình 2,6cm. Hiện nay, nông dân thƣờng thu
hoạch quả chín để lấy hạt gieo làm gốc ghép.
+ Hồng trơn có lá nhẵn (D. kaki L) đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía
Bắc và vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thƣờng có màu nâu, cành hẹp,
tán hình tròn hoặc hình tháp, lá hình bầu dục hoặc elip, mặt trên màu xanh
sẫm, nhẵn, mặt dƣới có lông màu xanh nhạt hoặc trắng. Quả to, nhỏ tuỳ
giống, khi còn xanh vỏ nhẵn, trơn màu xanh lục, khi chín màu vàng đỏ.
Trong quả có ít hạt hơn 2 loài trên (0 - 6 hạt). Hạt nhỏ, mỏng màu nâu cánh
gián. (Phạm Văn Côn (2002) [5]).
1.2.2. Tình hình phân bố và sản xuất hồng ăn quả
1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử phát triển cây hồng, theo Yung Kyung Choi và Jung Hokim
(1972) [36] cho biết: Từ Trung Quốc hồng đƣợc đƣa sang Nhật Bản, Triều
Tiên sang châu Âu rồi đến Mỹ.
Theo Grubov, U.I (1967) [44]: Hiện nay những nƣớc trồng hồng và xuất khẩu
nổi tiếng nhát là: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và các nƣớc á nhiệt đới
miền Nam Liên Xô cũ.
Theo Vũ Công Hậu [11] hiện nay Trung Quốc là nƣớc trồng hồng nhiều nhất,
khắp lãnh thổ của nƣớc này, trừ mấy tỉnh biên giới nhƣ: Hắc Long Nam, Nội
Mông, Tân Cƣơng, Tây Tạng; còn hầu hết các tỉnh đều trồng hồng.
Theo tác giả Đào Thanh Vân (2002) [57]: Ở Hàn Quốc hồng là một trong
những cây ăn quả quan trọng đang đƣợc chú ý phát triển, chỉ sau 5 năm, sản lƣợng
hồng của Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi (từ 167.671 tấn năm 1994 lên 273.846 tấn
năm 1999).
Bảng 1.1: Sản lượng trồng hồng của một số nước trên thế giới năm 2005 - 2008
Đơn vị: tấn
STT Tên nƣớc Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Trung Quốc 2.212.152 2.346.741 2.332.962 2.533.899
2 Hàn Quốc 363.822 352.822 395.614 430.521
3 Nhật Bản 285.900 232.700 244.800 244.800
4 Brazin 164.849 168.274 159.851 169.000
5 Italia 51.332 52.863 50.000 50.000
6 Israen 48.000 24.606 37.347 30.089
7 Niudilan 3.000 3.000 3.000 3.000
8 Iran 1.000 1.000 1.000 1.000
9 Australia 650 700 715 715
10 Mexico 369 287 442 442
11 Thế giới 3.261.981 3.335.565 3.383.165 3.627.575
(Nguồn: FAO năm 2010)
Qua bảng 1.1 ta thấy, mặc dù năng suất của Trung Quốc không cao
nhƣng do có diện tích lớn nhất thế giới nên sản lƣợng hồng của Trung Quốc
vẫn đứng đầu thế giới với 2.212.152 tấn năm 2005 tăng lên 2.533.899 tấn
năm 2008 tỷ lệ tăng đạt 14,54%, chiếm 69,85% sản lƣợng toàn thế giới,
tiếp đến vẫn là Hàn Quốc và Nhật Bản là ba nƣớc đứng đầu trong danh
sách những nƣớc có sản lƣợng lớn nhất thế giới.
Mỗi loại cây trồng đều có một biên độ sinh thái nhất định. Khi đƣợc
trồng trong điều kiện sinh thái phù hợp, cây trồng đó sẽ sinh trƣởng phát triển
tốt và cho năng suất cao. Các loài thuộc chi Diospyos có các vùng phân bố
khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu ở Châu Á và Bắc Mỹ. Tuỳ đặc điểm của
các loài khác nhau mà hƣớng sử dụng khác nhau (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Sự phân bố và sử dụng của các loài thuộc chi Diospyros
Loài Phân bố Sử dụng
Nhật Bản, Trung Quốc,
Diospyros kaky Linn Ăn tƣơi và chế biến
Hàn Quốc, Việt Nam
Sản xuất tanin, làm
Diospyros lotus linn Châu Á
gốc ghép
Ăn tƣơi, làm gốc
Deospyros virginiana Linn Bắc Châu Mỹ
ghép
Diospyros oleifera Cheng Trung Quốc Sản xuất tanin
(Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)
Loài D.kali phân bố chủ yếu ở 4 nƣớc: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Việt Nam. Vì loài Diospyros kaki có thịt quả mềm nên có thể dùng để chế biến.
Về mặt tiêu thụ và chế biến: Quả hồng chủ yếu đƣợc ăn tƣơi với thị
trƣờng tiêu thụ là các nƣớc Châu Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, hồng là một
trong những món tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản phẩm
hồng khô chế biến đƣợc sản xuất nhiều ở các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc,
Triều Tiên... Các sản phẩm chế biến từ hồng tiêu thụ mạnh ở thị trƣờng Châu
Âu. Ngƣời Châu Âu ở vùng Địa Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng
quả hồng chín rất ngọt, hƣơng vị đậm đà. Phạm Văn Côn (2002) [5], Vũ Công
Hậu (1999) [11].
Ở Mỹ, hồng trƣớc đây chƣa phát triển rộng đƣợc là do ngƣời ta chƣa
quen cách ăn quả hồng chín... Những điều này lí giải các ý kiến cho rằng
hồng rất khó xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Mỹ. Vũ Công Hậu (1999) [11].
1.2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam chƣa xác định đƣợc nguồn gốc và xuất xứ của cây hồng,
tuy nhiên hiên nay hồng đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao
của miền Nam nhƣ Đàt Lạt - Lâm Đồng. Theo Mai Xuân Lƣơng (1994) [13];
Yung Kyung Choi và Jung Hokim (1972) [36] cây hồng đƣợc trồng từ rất lâu
đời ở Việt Nam, đây là một trong những cây ăn quả quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp bởi khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái, năng suất
cao và ổn định, chất lƣợng quả tốt, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với khẩu vị
của ngƣời phƣơng Đông.
Theo Đào Thanh Vân (2002) trong những năm gần đây, cây ăn quả
nƣớc ta đang đƣợc chú trọng phát triển trong đó có cây hồng nên diện tích và
sản lƣợng hồng đã tăng lên đáng kể và đƣợc thể hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3: Diện tích, sản lƣợng hồng ở Việt Nam đến năm 2000
Diện tích Năng suất Sản lƣợng
Năm
(ha) (kg/ha) (tấn)
1998 2.575 4.600 5.469
1999 3.676 4.800 7.765
2002 4.713 4.620 9.750
Đào Thanh Vân [56]
Qua số liệu bảng 1.3. cho ta thấy diện tích và sản lƣợng hồng ở nƣớc ta
đã tăng lên gấp đôi sau 4 năm (1998 - 2002). Do cây hồng có khả năng thích
nghi rộng, chủng loại phong phú nên hồng đƣợc trồng ở rất nhiều tỉnh trong
cả nƣớc, nhƣng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và
tỉnh Lâm Đồng.
Bảng 1.4: Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nƣớc năm 2004
TT Tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Bắc Giang 1.093,0 22,52
2 Hoà Bình 534,0 11,00
3 Lạng sơn 628,0 12,94
4 Yên Bái 418,0 9,92
5 Thái Nguyên 373,0 7,68
6 Bắc Cạn 100,0 2,06
7 Lâm Đồng 700,0 14,43
8 Các tỉnh khác 1.007,0 20,75
Tổng số 4.853,0 100
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh
Mỗi giống hồng đều có vùng phân bố riêng, khả năng mở rộng diện
tích trồng hồng còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nơi trồng. Những nơi có
điều kiện sinh thái gần tƣơng tự nhau đều có thể trồng cùng một giống hồng
Nhìn chung, các giống hồng chính ở Việt Nam đƣợc trồng chủ yếu ở
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và một số tỉnh đồng bằng. Hồng Thạch
Thất là giống có diện tích trồng lớn nhất (chiếm 25,1% diện tích trồng của cả
nƣớc), trồng chủ yếu ở Thái Nguyên, hồng Nhân Hậu là giống có diện tích
trồng lớn thứ 2 (sau hồng Thạch Thất).
Hầu hết các tác giả nghiên cứu và điều tra về cây ăn quả đều thống nhất
nhận xét ở Việt Nam hiện nay có nhiều vùng trồng hồng và các giống hồng
rất phong phú, có những giống hồng rất nổi tiếng [3], [9], [28], [31].
Dƣới đây là một số giống hồng đƣợc trồng phổ biến:
+ Hồng trứng lốc
Đặc điểm: Quả hình vuông, cân đối, quả khi chín có màu hồng, bóng
láng. Cây có tán rất lớn, năng suất cao, có thể đạt 5 - 6 tạ/cây/năm, có khả năng
chống chịu tốt với sâu bệnh, dễ trồng. Đây là một trong những giống hồng
đƣợc ƣa chuộng nhất hiện nay. Quả khi chín ăn rất ngọt, vừa giòn vừa dẻo,
thích hợp cho vận chuyển đi xa, thời gian thu hoạch từ tháng 6 - 8 dƣơng lịch.
+ Hồng trứng muộn
Đặc điểm: Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng. Cây có tán
trung bình, năng suất cao, chống chịu tốt, quả khó rụng khi gió lớn. Mặc dù
chất lƣợng không bằng hồng trứng lốc, nhƣng vì chín muộn (thu hoạch hàng
năm vào tháng 10 - 11) nên giá hồng tƣơi rất cao. Thông thƣơng cây 7 - 8
năm tuổi có thể cho thu hoạch 3 - 4 tạ/năm.
+ Hồng Pome tròn
Đặc điểm: Quả tròn to, mã quả rất đẹp, năng suất tƣơng đối cao, trung
bình 1tạ/cây/năm. Cây bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 7 - 8 sau trồng. Quả
chín có màu đỏ son, phẩm chất tốt, rất đƣợc ƣa chuộng. Mùa thu hoạch hàng
năm vào tháng 9 - 10.
+ Hồng chén
Đặc điểm: Cây có tán lá trung bình, cành yếu nên thƣờng phải chống
đỡ khi có quả. Lá nhiều, thƣờng che khuất quả, năng suất trung bình, quả to,
hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Mùa
thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.
+ Hồng ăn liền
Đặc điểm: Cây có tán lá thấp bé, có thể trồng với mật độ dày. Quả tròn
dẹt, khi chín màu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi quả ở trạng thái cứng, thịt quả
giòn, ngọt, khối lƣợng 1 quả trung bình 200 - 250 g, không có hạt.
+ Hồng Nhật
Đặc điểm: Cây có tán lá trung bình, có thể trồng tƣơng đối dày, nhanh
cho quả, có thể thu hoạch quả sau 3 năm kể từ khi trồng. Chất lƣợng quả
trung bình, có nhiều nƣớc, khó vận chuyển. Tuy nhiên do có năng suất cao
nên giống này đƣợc đánh giá là một trong số các giống có giá trị kinh tế cao
nhất. Nhƣợc điểm của nó đƣợc khắc phục bằng cách chế biến thành hồng sấy
khô để tiêu thụ trên thị trƣờng. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 10 - 11.
Ngoài các giống kể trên, còn nhiều giống hồng với số lƣợng không
nhiều nhƣ: hồng quê hƣơng, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn,
hồng Lạng Sơn, hồng xà, hồng nƣớc...
+ Hồng vuông không hạt
Đặc điểm: Cây cao trung bình 9,5 m, đƣờng kính tán cây 9,2 m, thân
không to lắm (đƣờng kính gốc khoảng 27 cm, tán cây hình dù. Lá to, hơi bầu,
dài 15 cm, rộng 11 cm, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dƣới có màu xanh
nhạt và có lông màu vàng mọc dày theo gân lá. Quả hình vuông có khía sâu
dọc quả, chiều cao và đƣờng kính quả khoảng 6,3 cm, trọng lƣợng quả 160 g,
tỷ lệ phần ăn đƣợc 93%, tỷ lệ chất khô 15%, tỷ lệ đƣờng 9,5%, tỷ lệ axit
0,3%. Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt
quả có màu đỏ hồng, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Năng suất trung bình có thể
đạt 400 - 500 kg/cây.
+ Hồng tròn
Đặc điểm: Cây cao trung bình 10,5 m, tán rộng 8,3 m , hình cầu, đƣờng
kính gốc thân 27 cm. Lá hình bầu dục, dài 14 cm, rộng 10,5 cm, mặt trên xanh
bóng, mặt dƣới có lông tơ màu vàng nhƣng thƣa hơn so với lá hồng vuông
không hạt. Quả hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có màu
vàng, thịt quả có màu vàng nhạt, không có sơ, ăn ngọt. Trọng lƣợng quả trung
bình 120 g, chiều cao 6,0 cm, đƣờng kính quả cũng khoảng 6,0 cm. Tỷ lệ
phần ăn đƣợc: chất khô 18,7%, đƣờng 11%, axit 0,2%, có 0,5 hạt/quả.
+ Hồng cậy vuông
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,4 m, tán cây rộng 7,5 m, hình bán
nguyệt. Lá hơi tròn dài, to trung bình, đầu lá nhọn, mặt trên bóng nhẵn, mặt
dƣới xanh nhạt có lông tơ màu nâu tập trung ở gân lá. Quả hình vuông, đỉnh
quả bằng hoặc hơi lõm. Khi chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng giòn, có ít phấn ở
gần cuống lá. Tai quả nhỏ, vểnh lên, gốc quả lõm ít, thịt quả có màu đỏ. Chiều
cao quả 3,3 cm, đƣờng kính quả 4,2cm. Trọng lƣợng quả trung bình 50 g, số
hạt trong quả 0,4, tỷ lệ thịt quả 71,5%. Một cây cho khoảng 80 kg quả.
+ Hồng nứa
Đặc điểm: Cây cao trung bình 8,2 m, tán rộng khoảng 9 m, hình cầu. Lá
to màu xanh nhạt, đầu lá tròn, mặt dƣới lá có lông tơ màu vàng mọc theo gân
lá. Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ, vỏ quả không bóng,
phần trên quả (tai quả) có rãnh dọc. Thịt quả màu vàng, ít sơ. Tai quả to và
vểnh lên. Trọng lƣợng quả trung bình 90 g. Chiều cao quả 5,2 cm, đƣờng kính
quả 4,8 cm, số hạt trong quả 1,5 hạt, tỷ lệ thịt quả 88,1%. Một cây có thể cho
thu hoạch tới 100 kg quả.
+ Hồng tiên
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6 m (thấp cây), tán rộng 6 m, hình tháp.
Lá to nhẵn, mặt trên lá hơi vàng, có độ bóng, mặt dƣới lá màu xanh trắng có
lông tơ màu vàng xung quanh gân lá. Quả thuộc dạng quả to, đỉnh quả lõm,
nhìn dọc theo quả thì hơi vuông, nhƣng nhìn ngang thì dài, khi chín có màu
đỏ, vỏ quả dày, trơn, vỏ quả không có vân, có ít phấn ở đỉnh quả, gốc và tai
quả lõm sâu. Trọng lƣợng quả trung bình 85g, chiều cao quả 5,0 cm, đƣờng
kính quả 4,7 cm. Số hạt trong quả 0,5, tỷ lệ thịt quả 89%. Một cây cho
khoảng 65 kg quả.
+ Hồng tròn dài
Đặc điểm: Cây cao khoảng 7 m, tán rộng 6,7 m hình đống rơm. Lá to,
đầu nhọn, mặt trên lá xanh bóng, mặt dƣới có lông tơ màu vàng, mọc thƣa. Quả
mọc thành chùm 1 - 3 quả, khi chín có màu đỏ, không hạt. Quả hình tròn dài,
chóp quả bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi có khía, gốc quả lõm, tai quả cong lên,
thịt quả màu đỏ. Trọng lƣợng quả trung bình 80g. Chiều cao quả 4,9 cm, đƣờng
kính quả 4,7 cm. Tỷ lệ thịt quả 90%, tỷ lệ đƣờng 10,5%, tỷ lệ axit 0,2%. Năng
suất 1 cây khoảng 142 kg.
+ Hồng gáo
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,2m, tán rộng 5,8 - 6,4 m, lá to dài, đầu lá
nhọn màu xanh nâu không nhẵn. Quả có dạng quả tim, vai quả to, dƣới thắt lại,
chôn quả nhọn, tai ôm vào quả, vỏ quả màu vàng bóng. Quả nặng trung bình 63,6
g, có 2,5 hạt.
+ Hồng chuối
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,0m, tán rộng 6,2 -6,5 m, phiến lá nhỏ
hình bầu dục. Quả có dạng tròn dài, đáy quả thắt lại, rốn quả tròn, tai quả
cong lên, vỏ quả màu vàng bóng. Quả nặng trung bình 70,6 g có 5,1 hạt.
+ Hồng Nhân Hậu
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình
bán nguyệt, độ cao phân cành trên 1m. Lá to, hình bầu dục, màu xanh đậm;
trên mặt lá bóng láng, mặt có lông tơ màu nâu vàng, chiều dài lá 15,8 cm,
chiều rộng lá 10,4 cm. Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ thắm, chín
vào trung tuần tháng 8 âm lịch, vỏ quả mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Trọng
lƣợng quả 150 -200g.
+ Hồng Văn Lý
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu xám sáng, tán cây thƣờng
có hình dù, độ phân cành 60 - 70 cm. Lá to trung bình, hình bầu dục, mặt trên hơi
ráp, chiều dài lá 14,4 cm, chiều rộng lá 7,5 cm. Quả hình trụ, chôn quả tròn, khi
chín có màu đỏ vàng, không hạt. Trọng lƣợng quả trung bình 70 - 90 g, chín vào
giáp tết âm lịch.
+ Hồng Yên Thôn
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình tròn
hoặc ô van, độ cao phân cành khoảng 65 cm. Lá to hình bầu dục, màu xanh
đậm. Mặt trên lá bóng, phản quang, mặt dƣới có lông tơ màu nâu vàng. Chiều
dài lá 16 cm, chiều rộng 9,3 cm. Quả hình trụ, chôn quả hơi lồi, khi chín có
màu đỏ vàng, thƣờng chín vào tháng 11 - 12; thịt quả nát, nhiều nƣớc. Quả
nặng 150 - 250 g, có 2 - 3 hạt.
+ Hồng Hạc Trì
Đặc điểm: Cây cao trên 9 m, tán rộng trên 7 m, sinh trƣởng khoẻ. Lá
hình elíp rộng, mặt trên có màu xanh hơi vàng, không bóng, mặt dƣới màu
xanh trắng, có lông màu vàng. Quả hình trụ, chôn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt.
Trọng lƣợng quả 100 - 150 g, không hạt. Khi chín có màu vàng đỏ, thịt quả
màu vàng, ăn giòn, có cát, chín vào tháng 9 (thƣờng thu hoạch đồng loạt vào
trƣớc 15/8 âm lịch, ngâm sau 2 - 3 ngày là ăn đƣợc).
+ Hồng Tiến
Đặc điểm: Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục,
mặt trên màu xanh đậm, không bóng, mặt dƣới màu trắng xanh có nhiều lông
tơ. Quả hình trụ vuông, trên và dƣới quả đều bằng. Quả năng trung bình 120 -
160 g, không có hạt hoặc có 1 - 2 hạt bé dẹt. Chín vào tháng 10, khi chín quả
có màu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ. Vỏ quả nhẵn đẹp, giấm 3 ngày thì chín, nếu
quả chín trên cây vẫn ăn đƣợc ngay.
+ Hồng Thạch
Đặc điểm: Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục, mặt trên
màu xanh thẫm, không bóng, mặt dƣới màu trắng xanh có lông màu vàng. Quả hình
trụ tròn, chôn quả lồi. Quả nặng trung bình 150 - 200 g, có 1 - 2 hạt, ít khi có 3 hạt.
Chín vào đầu tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt màu đỏ hồng, giấm 4 ngày
là chín.
+ Hồng ngâm quả hình trứng
Đặc điểm: Thân cây bé, cây cao trên 9 m, tán rộng trên 6 m (thuộc loại
tán hẹp). Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh đậm, bóng, mặt dƣới xanh trắng có
lông thƣa. Quả hình trứng nặng 100 - 150 g có 1 - 3 hạt dài và dày. Chín vào
tháng 9, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt. Ngâm khoảng 3 ngày là ăn đƣợc.
+ Hồng ngâm quả hình trụ dài
Đặc điểm: Cây không lớn (cao khoảng 7 m), tán lá rộng 4 m. Lá thuôn
dài, mặt trên xanh bóng, mặt dƣới màu xanh có lông tơ thƣa màu vàng. Quả
hình trụ dài nặng trung bình 100 - 150g, chín vào tháng 9, khi chín quả có
màu vàng không đều, phía tai quả màu xanh, phía chôn quả màu vàng có 1 - 2
hạt, có quả không hạt.
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây hồng
1.3.1.1.Đặc điểm rễ và hệ rễ
Sự phân bố của rễ theo chiều sâu và chiều ngang phụ thuộc vào giống
và các loại đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Côn cho thấy
giống hồng Thạch Thất có hệ rễ tập trung nhất ở tầng đất 20 - 30 cm, giống
hồng Hạc Trì có tầng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất 30 - 40 cm. Việc xác
định đƣợc tầng rễ tập trung nhất là yếu tố quan trọng để quyết định biện pháp
bón phân hợp lý thúc đẩy sinh trƣởng phát triển của cây hồng. Phạm Văn Côn
[5], [6]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Thế Tục [25], 26], [28].
Nhiệt độ thích hợp cho bộ rễ hoạt động là 12 - 250C. Trong mùa lá
rụng, rễ hồng hầu nhƣ không hoạt động, hấp thu dinh dƣỡng rất chậm, từ mùa
xuân rễ hồng mới bắt đầu hoạt động. Hoạt động mạnh nhất vào 2 thời kỳ cuối
tháng 6 - 7 và giữa tháng 9 đầu tháng 10. Rễ hồng chứa nhiều tanin, cƣờng độ
hô hấp yếu, nhu cầu về hàm lƣợng oxy trong đất thấp, vì vậy cây hồng có thể
chịu úng tốt. Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Thế
Tục [25], [26], [28]; Trần Nhƣ Ý và cộng sự [34], [35].
1.3.1.2.Đặc điểm thân cành hồng
Hồng là loại cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán cây có dạng hình tròn
mâm xôi hoặc hình tháp, tốc độ sinh trƣởng chậm, thƣờng một cây hồng 30
tuổi đƣờng kính thân chỉ đạt 25 - 30 cm [34], [35]. Hồng là cây thay lá hàng
năm về mùa đông, có thời gian ngủ nghỉ rõ rệt. Trong các loại cây thay lá,
hồng ƣa nhiệt độ tƣơng đối cao, vì vậy rụng lá sớm và nảy mầm muộn.
Ở miền Bắc nƣớc ta, hồng bắt đầu rụng lá vào đầu tháng 10, đến giữa
tháng 2 mới ra lộc, thời gian ngủ nghỉ khoảng 2 - 3 tháng. Vũ Công Hậu [11].
Thời gian ra lộc của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ, nơi nào có nhiệt độ
cao hồng sẽ ra lộc sớm hơn, nơi nào có nhiệt độ thấp sẽ ra lộc muộn hơn. Vũ
Công Hậu [9], [10], [11]. Trong một năm hồng ra 3 - 4 đợt lộc tuỳ thuộc vào
tuổi cây. Cây ở giai đoạn kinh doanh chỉ ra một đợt cành chủ yếu là cành
xuân. Cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản một năm có thể ra 3 - 4 đợt cành.
Nhƣng các đợt cành sau có số lƣợng cành ít hơn. Vũ Công Hậu [9], [10], [11]
Theo Trần Nhƣ Ý và các cộng sự [35], hồng có các đợt cành chính sau:
- Cành xuân: Nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên
cành lúc này có cả cành hoa và cành dinh dƣỡng.
- Cành hè: Nảy lộc vào tháng 6, tháng 7.
- Cành thu: Nảy lộc và tháng 8, tháng 9. Cần chú ý đợt cành này để
đảm bảo số lƣợng cành mẹ cho vụ quả năm sau.
Đối với những cây đã ra hoa kết quả trong đợt cành xuân thƣờng có 3
loại cành; cành sinh trƣởng, cành mang hoa đực và cành mang hoa cái (cành
quả). Phạm Văn Côn (2002) [5], [6].
+ Cành sinh trƣởng: Là những cành không mang hoa quả, chỉ mang lá
làm nhiệm vụ tăng khối lƣợng cành, cây, lá và tích luỹ dinh dƣỡng nuôi quả.
+ Cành mang hoa đực: Loại cành này thƣờng nhỏ, mọc từ gốc cành
năm trƣớc, sinh trƣởng yếu, là nguồn cung cấp phấn cho hoa nhờ côn trùng.
+ Cành mang hoa cái và hoa lƣỡng tính: Là những cành mang quả,
phần lớn phát sinh ở phần trên gần ngọn của cành sinh trƣởng năm trƣớc chƣa
ra quả học từ chồi nách thứ 1 - 2 của cành mẹ.
1.3.1.3. Đặc điểm về lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây. Nhiệm vụ chính của lá là quang
hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây. Lá thƣờng xuất hiện vào mùa xuân, sau
khoảng 1 tháng thì phát triển đầy đủ, lúc này màu lá đã chuyển dần từ xanh
lục sang xanh đậm, cây sung sức bƣớc vào thời kỳ hoạt động mạnh, một số
giống mặt dƣới lá có nhiều lông tơ màu vàng xanh, lá có hình elíp đến tròn
ovan. Cuối tháng 10, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng rồi chuyển sang
màu đỏ rồi rụng, tháng 12 - 1 trên cây hoàn toàn không có lá. Trần Nhƣ Ý
và cộng sự [34], [35].
1.3.1.4. Đặc điểm về hoa
Khoảng 30 - 40 ngày sau khi ra lộc thì hoa bắt đầu nhú, thông
thƣờng hoa ở nách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả đến ngọn. Vì lộc
nảy vào tháng 2, hoa xuất hiện sau khoảng 1 tháng tức là vào cuối tháng
3, thời kỳ ra hoa kéo dài 20 - 25 ngày.
Theo Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Nhƣ Ý
và các cộng sự [34], [55], hồng có 3 loại hoa.
- Hoa cái: Nhị đực thoái hoá hoặc không có hạt phấn, nhụy rất phát
triển, mọc ở nách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả lên ngọn.
- Hoa lƣỡng tính: Tồn tại cả nhụy lẫn nhị, có thể tự thụ phấn cùng hoa.
- Hoa đực: Nhị cái thoái hoá, hoa đực nhỏ bằng 1/3 hoa cái, mọc thành
chùm ở nách lá.
Hoa đực và hoa cái có thể phát sinh trên cùng một cây, nhƣng tỷ lệ
không ổn định. Nếu cây khoẻ, dinh dƣỡng đầy đủ thì hoa cái thƣờng phát sinh
nhiều hơn, ngƣợc lại khi cây già, thiếu dinh dƣỡng hoa đực sẽ ra nhiều hơn.
Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Nhƣ Ý và cộng sự
[34], [35].
Những giống hồng trồng bằng hạt phổ biến ở vùng trung du Bắc Bộ
thƣờng có hoa lƣỡng tính, có thể tự thụ phấn và tạo quả dễ dàng nhƣng quả có
nhiều hạt, chất lƣợng kém. Những giống hồng tốt có hoa đơn tính hoặc đực
hoặc cái. Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11].
Một số tác giả khi nghiên cứu về hoa của cây hồng cho thấy: có những
giống không cần thụ phấn vẫn có thể đậu quả đƣợc (Parthenocarpy), quả hoàn
toàn không hạt và kích thƣớc khá đồng đều (hồng Lạng Sơn, hồng Hạc Trì).
Có những giống để đạt đƣợc năng suất cao nhất thiết phải đƣợc thụ phấn, nếu
không đƣợc thụ phấn hoặc thụ phấn không tốt thì quả nhỏ, không có hoặc có
1 - 2 hạt, rõ nhất là hồng Thạch Thất. Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu
[9], [10], [11].
1.3.1.5. Đặc điểm về quả và hạt
Khoảng năm thứ 3 - 5 sau trồng, hồng bắt đầu bói quả và thời gian ra
quả rất dài. Tỷ lệ đậu quả của hồng tƣơng đối cao vì hoa ra đều, ít bị phụ
thuộc vào thời gian rét dài hay ngắn; hoa to, đƣợc thụ phấn dễ dàng nhờ ong,
bƣớm, ruồi; hoa nở vào thời gian tƣơng đối muộn, lúc thời tiết đã ấm áp (ở
miền Bắc vào tháng 3 - 4) nên dễ đậu quả. Vũ Công Hậu [9], [10], [11].
Hồng có 2 đợt rụng quả sinh lý; lần 1 vào tháng 5 khi quả to bằng đầu
ngón tay; lần 2 vào tháng 7, lần này tuy nhẹ hơn tháng 5 nhƣng vẫn ảnh
hƣởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn. Quả hồng còn rụng rải rác cho đế
trƣớc thu hoạch do các nguyên nhân nhƣ sâu bệnh, gió bão. Trong các
nguyên nhân gây rụng quả thì rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu,
chiếm 97% số quả rụng. (Các nguyên nhân khác do không đủ phấn, kết quả
quá nhiều, quả ra muộn thiếu dinh dƣỡng...) Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ
Công Hậu [9], [10], [11].
Theo k. Konoshi, S. Iwhori, H. Kitagawa, T. Tykuma (1994) [51]:
Những cành có chiều dài trên 40 cm có thể mang 3 - 4 quả cho mùa sau, cành
có chiều dài trung bình 15 - 40 cm có thể mang 2 quả và cành có chiều dài
dƣới 15 cm có thể mang một quả đơn.
Khả năng mang quả không hạt là một nhân tố quan trọng để đánh giá
chất lƣợng quả. Khả năng mang quả không hạt cao giúp ổn định sản lƣợng
quả. Yenemori, K.A. Sugiura and M. (2002) [60].
Rụng quả sớm có liên quan đến 2 nhân tố, khả năng mang quả không
hạt và khả năng sinh hạt. Kajiura (1914) [48].
Giống có khả năng mang quả không hạt cao hơn thì rụng quả ít hơn.
một số giống đƣợc thụ phấn đầy đủ, số hạt đƣợc hình thành nhiều cũng rụng
quả sinh lý ít. Yenemori, K.A. Sugiura and M. (2002) [60].
Kết quả điều tra của một số chuyên gia Nhật Bản cho thấy, các giống
hồng chính ở Nhật Bản đều có khả năng mang quả không hạt, tuy nhiên khả
năng này thấp hay cao tuỳ thuộc vào giống (Nguồn: K.Konishi và cộng sự
(1994) [51]
1.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cây hồng
1.3.2.1. Nhiệt độ
Hồng là cây ƣa khí hậu ôn đới và á nhiệt đới. Nhiệt độ là yếu tố quyết
đinh đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây. Trong thời kỳ sinh
trƣởng cây hồng cần nhiệt độ tƣơng đối cao 20 - 300C, nhiệt độ tối thích là 22
- 260C. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa cây hồng cần nhiệt độ thấp, khoảng
100C. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [10], [11]; Trần Thế Tục (1998)
[29], Bird.R. (1991) [40]; Dirr, M.A. và cộng sự (1987) [43].
Theo nghiên cứu của Yosimura, trong thời kỳ chuẩn bị phân hoá mầm
hoa cây hồng cần tổng thời gian có nhiệt độ 8 - 110C là 886 giờ. Vì hồng là
cây rụng lá định kỳ nên nó cần có một thời gian ngủ nghỉ đi đôi với nhiệt độ
thấp nhất định. Nếu nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông không đạt đến
mức nhất định thì cây hồng không có thời gian nghỉ đông và không thể ra hoa
đƣợc. Theo kinh nghiệm, năm nào mùa đông lạnh nhiều thì hồng ra nhiều
hoa. Phạm Văn Côn (2002) [4], Vũ Công Hậu [9], [10], [11], Trần Thế Tục
(1998) [29]
Theo các tác giả Hong S. K., và cộng sự (1980) [45]; Leng P., và các
cộng sự (1993) [52]; Nakagawa Y., và các cộng sự (1969) [54]; cây hồng yêu
cầu nhiệt độ thấp vào mùa đông để ngủ nghỉ, nhƣng với chồi non và mầm hoa
lại rất mẫn cảm với nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp vào thời kỳ nảy lộc và nở hoa
sẽ ảnh hƣởng đến năng suất quả thu hoạch.
Theo các tác giả Ashworth E. N. và cộng sự (1991) [37]. Chồi hoa
ngừng phân hoá khi lá rụng vào mùa thu và phát triển trở lại vào mùa xuân,
khi nhiệt độ ấm dần lên.
1.3.2.2. Ẩm độ và mưa
Nƣớc là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trƣởng phát triển của cây.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy nƣớc vừa tham gia vào cấu trúc cơ thể cây,
vừa quyết định các biến đổi sinh hoá và hoạt động sinh lý trong cây. Chính vì
vậy mà nƣớc đƣợc xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định đến
năng suất, chất lƣợng nông sản và sinh trƣởng phát triển của cây trồng.
Cây hồng có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều loại cây ăn quả khác nhƣ
vải, nhãn, cam, quýt... Ngƣời Trung Quốc và Nhật Bản đánh giá cao cây hồng
về mặt chịu hạn và trồng hồng ở vùng núi khô hạn, lƣợng mƣa bình quân năm
xấp xỉ 500 mm, mạch nƣớc ngầm thấp dƣới 10 m. Năng suất có thể không
cao, nhƣng chất lƣợng tốt. Phạm Văn Côn (2002) [5], Vũ Công Hậu [9], [10],
[11]; Trần Thế Tục (1998) [29], Konishi K. S và các cộng sự (1994) [50].
Ở vùng Trung Á: Azecbaizan, Gruzia, Uzơbekistan (thuộc Liên Xô cũ)
cây hồng cũng đƣợc trồng nhiều ở vùng đất xấu, khô hạn với lƣợng mƣa bình
quan hàng năm 300 - 400 mm. Ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Phú Hộ (Phú
Thọ) qua quan sát cho thấy: trên đất đồi dốc vào lúc trời năng hạn cây hồng
vẫn không bị héo lá. Nó chịu hạn tốt hơn cây vải. Phạm Văn Côn (1994) [6].
Bên cạnh đó khả năng chịu ẩm, chịu úng của cây hồng cũng tƣơng đối
tốt. Theo Yung, lƣợng mƣa hàng năm thích hợp với hồng là 1200 - 2100 mm,
cây hồng không bị các loại nấm phá hại nặng ngay cả trong điều kiện lƣợng
mƣa cao, nên có thể coi cây hồng nhƣ một loại cây á nhiệt đới ẩm. Phạm Văn
Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11], Yung Kyung Choi, Jung Hokim
(1992) [36].
1.3.2.3. Yêu cầu về ánh sáng
Nhờ quá trình quang hợp của cây trồng mà năng lƣợng ánh sáng mặt
trời đƣợc biến đổi thành năng lƣợng hoá học dƣới dạng các hợp chất hữu cơ.
tuy nhiên yêu cầu về cƣờng độ chiếu sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày tuỳ
thuộc theo loài cây mà có sự khác nhau. Phạm Văn Côn [5], [6].
Hồng là cây ƣa sáng [38], [39]; kết cấu bộ lá cũng thể hiện đặc tính
này; lá dày to, mặt trên xanh thẫm (nhiều diệp lục tố), mặt dƣới nhạt, bộ lá
phủ kín tán cây (lá rậm). Vì vậy, cần chú ý các biện pháp canh tác để làm tăng
khả năng quang hợp, sử dụng tối ƣu ánh sáng của cây hồng. Nên bố trí mật độ
hợp lý, đốn tỉa cành thƣờng xuyên để tạo độ thông thoáng cho cây. . Phạm
Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [9], 10], [11].
1.3.2.4. Yêu cầu về đất đai
Hồng có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
[5], [6], [25], [26], [34], [35], [47]. Bộ rễ của hồng có khả năng đâm sâu, nên
muốn đạt năng suất cao cần trồng hồng trên đất khô ráo có mực nƣớc ngầm
sâu dƣới 1 m [10]. Cây hồng không ƣa đất axit, ẩm và thoát nƣớc kém, đòi
hỏi vị tri kín gió (tránh gió mạnh) [47]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Yung và Jung về độ đƣờng của quả
hồng trên các loại đất khác nhau cho thấy: đất dốc, đất bằng thoát nƣớc, đất
bằng có mực nƣớc ngầm cao cho tỷ lệ đƣờng tƣơng ứng: 14,54%, 13,77%,
12,5%. Vùng đất có tầng đất nông hoặc nơi có mực nƣớc ngầm cao, một đến
hai năm đầu hồng có thể mọc bình thƣờng, sau đó đến năm thứ 3, thứ 4 sinh
trƣởng, phát triển của cây của cây hồng bị ảnh hƣởng; cây thấp bé, rễ bị thối,
bệnh phá hại mạnh và số cây chết tăng dần. Ƣu điểm nổi bật của cây hồng là
có khả năng huy động dinh dƣỡng trong đất rất cao. Bởi vậy, trong điều kiện
nghèo dinh dƣỡng, hồng vẫn có khả năng sinh trƣởng mạnh hơn các cây trồng
khác. Phạm Văn Côn (2002) [5], [6] Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Thế
Tục (1998) [29].
Theo giao sƣ Vũ Công Hậu [9], [10], [11], tính chất đất có ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến sinh trƣởng phát triển của cây hồng:
- Đất phù sa có cát: Tỷ lệ đƣờng trong quả cao, cất giữ đƣợc lâu, nhƣng
thân cành mọc yếu, dễ bị rụng quả.
- Đất phù sa màu mỡ: Cây mọc khoẻ cho năng suất cao, dù bón ít phân.
- Đất sét: Ảnh hƣởng tồn dƣ của phân bon lớn và nếu thoát nƣớc kém
thì bộ rễ kém phát triển.
Độ pH thích hợp cho cây hồng là 5 - 5,5.
1.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho hồng
Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả thì cây hồng có tới 14
nguyên tố dinh dƣỡng, trong đó nhiều nhất là N, P, K, Ca, Mg và sau đó
là các nguyên tố vi lƣợng. Thiếu một trong những nguyên tố này, cây
hồng sẽ có một số biểu hiện nhƣ sau:
Một số nghiên cứu của Trần Thế Tục [26], [29] đã chỉ ra rằng; cây
hồng lá rộng, năng suất cao, hàng năm có rụng quả sinh lý nên lƣợng phân
phải đầy đủ để đảm bảo nhu cầu sinh lý của cây. Bón phân cho hồng phải cân
đối N, P, K, bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu dinh dƣỡng của cây.
Tác giả Trần Nhƣ Ý và các cộng sự [34], [35] cho biết; lƣợng phân cần
bón cho hồng theo các tuổi nhƣ sau:
- Hồng dƣới 5 tuổi bón với lƣợng; 35 kg N + 20 kg P 2O5 + 30 kg K2O.
(cho mỗi ha một năm).
- Hồng từ 6 - 10 tuổi, sản lƣợng 6 - 10 tấn quả/ha cần bón với lƣợng
phân là: 200 kg N + 170 kg P2O5 + 160 kg K2O /ha/năm.
- Hồng trên 20 tuổi, sản lƣợng thu 20 tấn quả/ha cần bón với lƣợng
phân là: 265 kg N + 160 kg kg P2O5 + 210 kg K2O/ha/năm.
Thời kỳ bón: tập trung vào giai đoạn cây tạm ngừng sinh trƣởng (tháng
1), mùa mƣa tháng 7 bón 1/3 lƣợng phân để chống rụng quả và phát triển
cành thu, số còn lại bón vào thời kỳ rụng lá mùa đông.
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, lƣợng phân bón cho hồng nhƣ sau:
Bảng 1.5: Lƣợng phân bón cho hồng ở các cấp tuổi (kg/cây)
Năm tuổi
1 3 5 10 15 20
Loại phân
Phân chuồng 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 40,00
Đạm sunfat 0,50 0,60 0,75 2,00 2,50 3,00
Lân Super 0,25 0,25 0,25 1,00 1,50 1,00
Kali Clorua 0,10 0,10 0,20 0,50 0,80 1,00
(Nguồn: Phạm Văn Côn (2002) [7])
Theo nghiên cứu của các tác giả trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội:
hàng năm nên bón phân lót cho hồng vào tháng 1 trƣớc khi cây nảy lộc. Đối
với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là
30 - 40 kg phân chuồng hoai mục trộn với 0,3 - 0,5 kg N + 0,3 kg P2O5 + 0,5
kg K2O.
Cách bón: Bón theo hình chiếu mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với
kích thƣớc sâu và rộng 50 cm, sau đó cho phân xuống hố rồi lấp đất hơi cao
hơn mặt đất. Năm sau đào hố bón phân xen kẽ với hố năm trƣớc. Làm nhƣ
vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây, vừa có tác dụng cải
tạo đất trong vƣờn cây. Phạm Văn Côn (2002) [5].
1.3.4. Nguồn gốc, đặc tính một số chất điều hoà sinh trưởng và phân bón
qua lá sử dụng trong nghiên cứu của đề tài
- Kích phát tố hoa trái thiên nông: là chất điều hoà sinh trƣởng do công
ty Thiên Nông (Nghĩa Đô - Từ Liêm - Hà Nội) sản xuất. Thành phần chính
gồm có -NAA, GA3.
Tác dụng: kích thích ra hoa, hạn chế rụng hoa và rụng quả, tăng khả
năng đậu quả và phát triển quả, giúp trái to, nâng cao năng suất và màu sắc vỏ
quả khi thu hoạch.
Thành phần dinh dưỡng gồm: Alpha-Naphthalene Acetic Acid 2%,
Beta-Naphtoxy Acetic Acid 0.5%, Gibberrellic Acid GA-3 0.1%
Cách sử dụng: Phun 3 lần vào thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi
quả đã hình thành. Nồng độ phun 0,05%. Liều lƣợng phun 800-1000 lít nƣớc
thuốc/ha, phun ƣớt đều tán cây vào lúc sáng sớm hoặc triều khi trời dâm mát.
- Phân bón lá Pomior: Là sản phẩm phức hữu cơ EDTA - aminoacid
chelated có gốc từ EDTA và các aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ gầu
Protein (Pomior tên viết tắt của Polymicroelements organic). Từ những năm
1998-2004 PGS.TS Hoàng Ngọc thuận và các cộng sự đã tạo đƣợc các dạng
Pomior ổn định về chất vật lý và thành phần hoá học, sản phẩm ở dạng dung
dịch màu xanh lá mạ hoặc xanh vàng, trong, đặc sánh, tỷ trọng từ 1,18 - 1,22
độ PH 6,5-7.
Tác dụng: kích thích sự ra rễ, ra hoa nhanh chóng, chống rụng hoá, trái
và tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trƣởng quả nhanh, quả to, chắc quả tăng năng suất
và chất lƣợng quả tƣơi.
Thành phần dinh dưỡng gồm: Hàm lƣợng đạm Amin của phân là 340/l,
N 5,5%; P2O5 5,5%; K2O 9,6%; CaO 0,4%; Mg++ 540mg/l; Cu++ 130mg/l; FeO
322mg/l; Zn++ 236mg/l; Mn++ 163mg/l; B3+ 84mg/l; Ni++ 78,4mg/l; Mo++
3mg/l; chất điều tirts sinh trƣởng 0,14%.
Cách sử dụng: pha 0,2 -0,3% hoặc 30-50ml/bình 16 lít. 3-5 bình cho
diện tích 1000m2, (1-1,5 lít pomior /1ha/ lần phun). Có thể dùng để tƣới rễ,
phun trƣớc ra hoa 7 - 10 ngày, định kỳ 10 - 20 ngày phun 1 lần.
- Chất kích thích sinh trƣởng Atonik: Do ASAHI Nhật Bản sản xuất.
Atonik có hiệu lực đối nhiều lại cây trồng và khá an toàn, ít gây hại cho cây
và cho môi trƣờng sống.
Tác dụng: Atonik là thuốc kí ch thí ch sinh trƣởng cây trồng thế hệ mới .
Cũng nhƣ các loại vitamin Atonik làm tăng khả năng sinh trƣởng đồng thời
giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hƣởn g xấu do nhƣ̃ng điều kiện sinh
trƣởng không thuận lợi gây ra . Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ ,
nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch . Ngoài ra Atonik cũng
làm tăng khả năng sinh trƣởng , ra hoa đậu quả , làm tăng năng suất và chất
lƣợng nông sản . Atonik có hiệu lƣ̣c vào tất cả các giai đoạn sinh trƣởng của
cây trồng kể tƣ̀ giai đoạn nẩy mầm cho đến giai đoạn thu hoạch.
Thành phần dinh dưỡng gồm: Hàm lƣợng S - Nitrogualacolate 0,03 %,
O - Nitrophenolate 0,06 %, P - Nitrophenolate 0,09 %.
Cách sử dụng: pha 1 gói 10ml/bình 16 lít, phun 800-1000 lít nƣớc
thuốc/ha, phun ƣớt đều trên tán cây vào sáng sớm hoặc chiều khi trời dâm
mát, phun 3 lần, phun vào thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã
hình thành.
1.3.5. Một số đặc điểm của giống hồng Gia Thanh
Hồng không hạt Gia Thanh đƣợc trồng trên đất Gia Thanh ít nhất cũng
khoảng 50-70 năm trở lại đây, trƣớc năm 1940 cây hồng Gia Thanh chỉ tồn tại
ở 3 gia đình khá thời đó, nên trái hồng còn rất xa lạ với ngƣời dân. Hồng rất
quý hiếm, là lễ vật để dâng tiến vua quan thời bấy giờ. Sâu những năm 1940
cây hồng mới đƣợc ngƣời dân biết đến nhiều hơn và có ý thức trồng nhƣng
còn là số ít, chƣa hình thành phong trào rộng khắp. Đến năm 1997 cây hồng
Gia Thanh mới đƣợc ngƣời dân quan tâm và từ đó cây hồng mới đƣợc trồng ở
diện rộng. Nhƣng do kỹ thuật nhân giống chƣa tốt lên tỷ lệ sống đạt tiêu
chuẩn suất vƣờn chỉ khoảng 40%, do đó số lƣợng cây trồng tăng qua các năm
không nhiều.
+ Hồng không hạt Gia Thanh là loại cây ăn quả thân gỗ, mọc rất khỏe,
thông thƣờng cây cao 5 - 8m. Trong điều kiện bình thƣờng, không tác động
đốn tỉa, thì những cây có tuổi thọ khoảng 30 năm có thể cao trên 10m.
+ Hồng không hạt Gia Thanh có lá to, lá có hình bầu dục, gân lá nổi rõ,
gân sống chính có lông màu nâu nhƣng rất ít. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dƣới
nháp, lá có màu xanh thẫm, mặt lá không lồi, lõm mà trải phẳng.
+ Quả hình thuôn dài, hơi vuông. Vỏ quả cứng, nhẵn, khi chín có màu
vàng đỏ, thịt quả màu vàng đỏ, không có hạt. Chiều dài quả trung bình 6,5cm
đƣờng kính quả trung bình 5cm trọng lƣợng quả trung bình 80g - 90g. Tỷ lệ
chất khô khoảng 20%, tỷ lệ đƣờng 13,5% , tỷ lệ tanin 0,2%. Năng suất trung
bình 45kg/cây.
+ Tai quả (núm) lõm đƣợc chia đều thành 4 cánh rất rõ. Các cánh có
hình trái tim vểnh lên.
Giống hồng không hạt Gia Thanh có đặc tính sinh học phân biệt rõ rệt
với các giống khác, đảm bảo đủ điều kiện để khẳng định là một giống hồng
riêng biệt. Có thể nói hồng Gia Thanh là loại quả đặc sản, chất lƣơng thơm
ngon, quả to, hình thức đẹp, có vị thơm ngọt đậm, ăn giòn hơn các loại hồng
khác. Khả năng thích ứng rộng, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
khá tốt. Sản phẩm cho thu hoạch vào dịp tết Trung Thu góp phần tăng giá trị
kinh tế.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên giống hồng không hạt Gia Thanh trồng tại
xã Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, nhân giống bằng hom rễ.
2.2. ĐỊA ĐIỂN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Địa điểm nghiên cứu:
Thí nghiệm bố trí tại xã Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
* Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 08/2011 đến tháng 9/2012
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả và
cây hồng tại huyện huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống hồng không hạt Gia
Thanh tại xã Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống
hồng không hạt tại xã Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả và
cây hồng tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất (thu
thập số liệu của phòng thống kê huyện Phù Ninh)
* Điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu: (Lấy số liệu khí hậu năm thực
hiện đề tài 2012)
* Hiện trạng sản xuất cây ăn quả và sản xuất hồng
- Tiến hành theo phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (Raipd
rual appraisal) và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA
(Participartory rural appraisal)
- Sử dụng phƣơng pháp RRA và PRA trên cơ sở trả lời bộ câu hỏi điều
tra tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu giống, diện tích, năng suất, các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc mà ngƣời dân đang áp dụng trong sản
xuất hồng tại địa phƣơng.
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của hồng Gia Thanh huyện Phù Ninh
tỉnh Phú Thọ thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu về hình thái, khả năng ra hoa
đậu quả, năng suất, tình hình sâu bệnh
Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của hồng Gia Thanh dựa
theo phƣơng pháp nghiên cứu cây ăn quả Học viện nông nghiệp Hoa Trung-
Trung Quốc năm 1999. Trên vƣờn hồng 10 tuổi, tiến hành chọn cây có sức
sinh trƣởng đồng đều làm thí nghiệm, trên mỗi cây chọn 4 cành có đƣờng
kính ≥ 2 cm phân bố đều về 4 hƣớng, đánh dấu ở gốc cành theo dõi. Các chỉ
tiêu theo dõi bao gồm: chiều cao cây, đƣờng kính tán, chu vi gốc, tình hình ra
lộc, sinh trƣởng của lộc trên cành từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc xuất hiện
đánh dấu lộc và ghi ngày tháng ra lộc. Số đợt lộc vụ hè, thu, đông, xuân. Thời
gian sinh trƣởng từ khi nhú lộc đến khi thành cành thuần thục. Lộc đƣợc coi là
thuần thục khi các lá non chuyển sang màu xanh đậm. Tổng số hoa trên cành,
sô hoa cái và hoa lƣỡng tính, tỷ lệ đậu quả, chiều cao quả, đƣờng kính quả,
năng suất cả cây khi thu hoạch, phân tích chất lƣợng quả tại Viện Khoa học sự
sống trƣờng đại học Nông Lâm- Thái Nguyên.
2.4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
giống hồng không hạt hồng Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến
năng suất, phẩm chất giống hồng
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
Công thức 1: Cắt tỉa ngay sau khi thu hoạch (tỉa một lần)
Công thức 2: Cắt tỉa thƣờng xuyên
Công thức 3: Không cắt tỉa (làm đối chứng)
Đối tƣợng cắt tỉa: cành la, cành vƣợt, cành vô hiệu mọc ra từ thân
chính. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên cây hồng 10 tuổi, bố trí theo phƣơng
pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành 1995, mỗi công thức 3
cây, mỗi cây là một lần nhắc lại, các cây đồng đều về tình hình sinh trƣởng.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của phun GA3 kết hợp với
một số phân bón dinh dƣỡng qua lá đến năng suất, chất lƣợng hồng
không hạt Gia Thanh.
Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1: Chế phẩm GA3 40ppm + Kích phát tố hoa trái Thiên Nông
Công thức 2: Phun chế phẩm GA3 40ppm + Phân bón lá Pomior
Công thức 3: Chế phẩm GA3 40ppm + Chất kích thích sinh trƣởng Atonik
Công thức 4: Phun nƣớc lã (làm đối chứng)
Phun 3 lần: từ hình thành quả đến khi quả thành thục, mỗi lần cách
nhau 15 ngày, phun ƣớt toàn bộ tán cây vào lúc 8-9h sáng hoặc lúc 4-5h chiều
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên cây hồng 9 tuổi, bố trí theo phƣơng
pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành 1995, mỗi công thức 3
cây, mỗi cây là một lần nhắc lại, các cây đồng đều về tình hình sinh trƣởng.
2.5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Gia Thanh
Chọn 9 cây trên vƣờn hồng 10 tuổi, sức sinh trƣởng đồng đều nhân
giống bằng phƣơng pháp giâm hom chia làm 3 lần nhắc lại để theo dõi theo
các chỉ tiêu:
+ Theo dõi về đặc điểm sinh học:
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn, đơn vị tính (cm), đo 1 lần
vào tháng 12 năm 2011, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình.
- Đƣờng kính tán: đo theo hƣớng Đông-Tây và Nam-Bắc, đơn vị tính (cm),
đo 1 lần vào tháng 12 năm 2011, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình
- Chu vi gốc: đo cách mặt đất 20cm, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào
tháng 12 năm 2011, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình
- Số cành cấp 1, số cành cấp 2
- Đặc điểm lá (mùa sắc, dài, rộng, độ dày phiến lá, hình dạng lá...)
+ Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc:
- Số lộc trên cành theo dõi: đếm số lộc ra mỗi đợt rồi tính trung bình
- Tỷ lệ cành của từng đợt lộc so với tổng số cành lộc trong năm
- Thời gian bắt đầu ra lộc: đƣợc tính từ khi có 5% số cành/cây bật lộc
- Thời gian lộc ra rộ: đƣợc tính khi 50% số cành/cây bật lộc
- Thời gian kết thúc ra lộc: đƣợc tính khi trên 80% số lộc trên cây thành thục
- Số lộc/cành. Định cành theo dõi, đếm tất cả số lộc có trên cành theo dõi
- Chiều dài cành lộc: đo 15 ngày một lần sau khi lộc xuất hiện.
- Đƣờng kính lộc: đo cách gốc cành 1 cm khi cành lộc đã thành thục
2.5.2. Nghiên cứu các giai đoạn ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả
- Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả. Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện
- Thời kỳ nở hoa tập trung. Khi có 25-75% hoa nở
- Thời kỳ tàn hoa. Khi có >80% hoa rụng cánh
- Theo dõi tỷ lệ các loại hoa (đực, cái, lƣỡng tính)
- Tỷ lệ cành mang hoa/tổng số cành
- Tỷ lệ cành mang quả/tổng số cành mang hoa
- Số quả trung bình/1 cành quả
- Theo dõi tỷ lệ đậu quả (%)
Tổng số quả đậu
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100
Tổng số hoa cái và hoa lƣỡng tính
- Động thái rụng hoa, rụng quả và tỷ lệ đậu quả. Đếm số quả đậu khi
tàn hoa 15 ngày và đếm cho đến lúc thu hoạch
Số quả đậu (thu hoạch)
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100
Tổng số quả hình thành
- Thời kỳ chín. Đƣợc tính khi có >20% số quả chín
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: đếm số quả/cây, tính
khối lƣợng trung bình quả (g), đo đƣờng kính, chiều cao quả (cm), dung
lƣợng mẫu đo đếm 30 quả/lần nhắc lại. Tính năng suất (kg quả/cây)
2.5.3. Các chỉ tiêu về chất lượng quả
- Hàm lƣợng chất khô (%) đƣợc xác định theo phƣơng pháp sấy đến
khối lƣợng không đổi.
- Đƣờng tổng số (%)đƣợc xác định theo phƣơng pháp Bertrand.
- Axit tổng số (%)
- Độ Brix (%), đo bằng Brix kế cầm tay
- Hàm lƣợng tanin (%)...
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN
Các kết quả thí nghiệm đƣợc tổng hợp xử lý theo phƣơng pháp thống
kê sinh học, số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm IRRISTAT và EXCEL để xác
định sự sai khác giữa các công thức.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN


XUẤT HỒNG TẠI XÃ GIA THANH HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Đất đai:
Tổng diện chích tự nhiên toàn xã là 620,65ha. Trong đó diện tích đất nông
nghiệp 460,68ha chiếm 74,2% diện tích đất tự nhiên (có 110,63ha đất cây lâu
năm và 93ha đất cây lâm nghiệp). Đất chủ yếu thuộc đất đỏ vàng, vàng nhạt phát
triển trên đá Grai. Đất có tầng canh tác dày >70cm, địa hình chủ yếu là đồi thấp
độ dốc 3-25o. Theo kết quả phân tích đất tại địa bàn xã Gia Thanh, của Trung
tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu rau quả, các chỉ tiêu đều
phù hợp cho cây hồng sinh trƣởng và phát triển, kết quả cụ thể:
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất
Chỉ tiêu phân tích
Tên Đạm Đạm dễ Kali Kali dễ Lân Lân dễ
pH
mẫu tổng số tiêu tổng số tiêu tổng số tiêu
Kcl
(%) (mg/100g) (%) (mg/100g) (%) (mg/100g)
Đ.CT1 5,2 0,09 6,7 0,60 21,10 0,08 31,10
Đ.CT2 5,0 0,85 6,5 0,60 20,50 0,08 31,20
Đ.CT3 5,3 0,85 6,4 0,62 20,60 0,09 32,00
Đ.CT4 5,2 0,89 6,8 0,60 20,40 0,08 31,40
Đ.MD1 5,3 0,12 7,6 0,45 22,30 0,10 35,30
Đ.MD2 5,3 0,13 7,6 0,50 22,30 0,10 35,20
Đ.MD3 5,4 0,14 7,7 0,48 22,40 0,12 35,50
Đ.MD4 5,2 0,12 7,6 0,46 22,80 0,13 35,50
Đ.CC1 5,3 0,10 7,8 0,50 16,20 0,06 20,20
Đ.CC2 5,3 0,12 7,9 0,60 18,10 0,06 21,20
Đ.CC3 5,1 0,10 7,6 0,55 16,70 0,07 22,30
Đ.CC4 5,4 0,13 7,8 0,58 15,70 0,07 22,20
(Nguồn: Bộ môn: Phân tích và chất lượng sản phẩm Trung tâm nghiên cứu
cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu rau quả)
* Khí hậu - Thuỷ văn:
Xã Gia Thanh có chung khí hậu của huyện, thuốc vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nhiệt độ trung bình/năm khoảng từ 1600-1700mm; độ ẩm không
khí trung bình/năm 85%. Đây là điều kiện thuận lợi để cây hồng sinh trƣởng,
phát triển tốt, ra hoa và đậu quả ổn định (theo nhận định của Trung tâm
nghiên cứu Rau - Hoa - Quả - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền
núi phía Bắc )
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về kinh tế:
Nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có sự tăng trƣởng bình
quân tăng 9,0%/năm. Tổng giá trị sản xuất tăng 5,0%/năm. Trong đó giá trị
sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5%.
Xã Gia Thanh có làng nghề nón lá xóm Rền, hàng năm sản xuất từ 80-
100 ngàn chiếc, nghề nón có từ lâu đời, song do mẫu mã hình thức chƣa đƣợc
cải tiến nên giá trị kinh tế thu nhập đem lại chƣa cao.
Về giao thông thuận tiện đến các khu dân cƣ và phân bố hợp lý, hình
thành đƣợc các dƣờng lên đồi, ra đồng, giúp nông dân có điều kiện vận
chuyển vật tƣ và thu hoạch sản phẩm bằng các phƣơng tiện cơ giới.
Hệ thống thuỷ lợi nhƣ các kênh mƣơng, hồ đập đƣợc nâng cấp cải tạo,
toàn xã có 14 hồ đập các loại đảm bảo tƣới trên 70% diện tích gieo trồng của xã.
* Về xã hội:
Xã Gia Thanh có 8 khu hành chính: Dân số 3.501 ngƣời, số ngƣời
trong độ tuổi lao động 1.800 ngƣời chiếm 51,41% tổng lao động, chủ yếu là
lao động nông nghiệp.
Nhìn trung một vài năm gần đây nền kinh tế của xã Gia Thanh đã có sự
phát triển đáng kể, đời sống nông dân đang dần đƣợc cải thiện, song còn một bộ
phận nông dân còn khó khăn do sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Gia Thanh là xã
nghèo của huyện, nhƣng do có lợi thế phát triển cây hồng và có diện tích đất cây
lâu năm (đất vƣờn), đất lâm nghiệp dồi dào, tầng canh tác đất dầy, phù hợp để
mở rộng phát triển cây hồng.
Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu thời tiết đƣợc trình bày qua
bảng 3.2
Bảng 3.2. Diễn biến khí hậu trung bình năm 2012 trong thời gian nghiên
cứu tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Yếu tố Lƣợng Nhiệt độ Nhiệt độ
Ẩm độ Nhiệt độ Nắng
mƣa TB tối cao tối thấp
TB (%) TB (0C) 0 (giờ)
Tháng (mm) ( C) (0C)
1 56,1 87 17,5 27,4 8,9 41,3
2 13,9 83 20,3 34,4 10,0 100,3
3 48,0 83 21,4 30,9 11,2 60,6
4 73,7 89 22,9 21,4 15,3 58,6
5 105,5 85 27,9 39,7 22.2 113,7
6 106,3 83 29,5 39,2 23,8 144,3
7 220,7 81 29,6 39,6 23,8 200,2
8 389,7 89 27,6 34,5 23,5 153,7
9 83,3 87 27,8 35,9 22,0 163,3
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc )
SO SÁNH LƯỢNG MƯA VÀ NHIỆT ĐỘ GIỮA CÁC THÁNG

450

400

350

300

250
Lượng mưa TB (mm)
Ẩm độ TB (%)
200

150

100

50

0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9
THÁNG

Hình 3.1: Đồ thị so sánh lƣợng mƣa và nhiệt độ giữa các tháng
Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của
cây. Trong thời kỳ sinh trƣởng cây hồng cần nhiệt độ tƣơng đối cao 20 - 300C,
nhiệt độ tối thích là 22 - 260C. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa cây hồng cần
nhiệt độ thấp, khoảng 100C. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu, [11]; Trần
Thế Tục (1998) [29], Bird.R. (1991) [40]; Dirr, M.A. và cộng sự (1987) [43].
Theo Yung, lƣợng mƣa hàng năm thích hợp với hồng là 1200 - 2100 mm,
cây hồng không bị các loại nấm phá hại nặng ngay cả trong điều kiện lƣợng mƣa
cao, nên có thể coi cây hồng nhƣ một loại cây á nhiệt đới ẩm. Phạm Văn Côn
[5], [6]; Vũ Công Hậu [9], [11], Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1992) [36].
Nhiệt độ trung bình tại Gia Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ trung bình
năm từ 22 - 250C Tối cao là 340C - 350C, tối thấp là 8,90C. Lƣợng mƣa trung
bình từ tháng 1 đến tháng 9 khoảng 1.100 mm với điều kiện nhiệt độ và lƣợng
mƣa nhƣ vậy có thể nói là khá thích hợp cho cây hồng sinh trƣởng và phát
triển. Tuy nhiên trong tháng 1 nhiệt độ trung bình là 17,5oC và ẩm độ 87%,
lƣợng mƣa 56,1 mm, không thuận lợi cho sự ngủ nghỉ của cây. Còn tháng 3
và 4 có nhiệt đột trung bình từ 22,90C - 27,9oC thuận lợi cho sự phát triển của
quả hồng. Bên cạnh đó ẩm độ trung bình cao gây khó khăn cho sự phát triển
của quả làm giảm năng suất và sản lƣợng. Vào tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ
cao nhất 39,2oC - 39,6oC cộng thêm một số đợt mƣa lớn kéo dài kèm theo gió
lốc, dẫn đến quả rụng nhiều và sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và sản
lƣợng cây hồng. Đặc biệt tháng 8 năm 2012 tỉnh Phú Thọ liên tiếp có nhiều
đợt mƣa lớn kèm gió lốc xoáy, làm gẫy cành, đổ một số cây hồng trên 10 năm
tuổi, các đợt mƣa kéo dài nhiều giờ làm thiệt hại không nhỏ cho năng suất,
sản lƣợng và phẩm cấp chất lƣợng sản phẩm quả hồng.
* Điều kiện đất đai
Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Phù Ninh về hiện
trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện với cơ cấu sử dụng đƣợc trình bày
qua bảng 4.3 cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phù Ninh
Diện tích
Loại đất Cơ cấu (%)
(ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 15.648,01 100,00
I. Đất nông nghiệp 11.230,23 71,8
1.1. Đất trồng cây hàng năm 4.682,63
1.1.1. Đất lúa nƣớc, lúa màu 3.139,93
1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 1.542,7
1.2. Đất trồng cây lâu năm (CAQ) 3.026,27
1.3. Đất mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 284,07
II. Đất lâm nghiệp có rừng 3.233,46 20,7
III. Đất chuyên dùng 2.297,25
IV. Đất ở 653,49 4,1
V. Đất chƣa sử dụng 526,59 3,4
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh năm 2012)
Qua bảng 3.3 ta thấy huyện Phù Ninh có tổng diện tích đất nông nghiệp
là 11.230,23 ha, trong đó quỹ đất lâm nghiệp và đất chƣa sử dung còn khá,
đây chính là nguồn quỹ đất để có thể phát triển trồng cây lâm nghiệp và cây
ăn quả.
3.1.3. Tình hình sản xuất hồng tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Huyện Phù Ninh nằm ở phía đồng Bắc của tỉnh Phú Thọ, dọc trên
đƣờng quốc lộ số 2. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh tuyên Quang ;
phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì ; Phía Tây giáp huyện
Thanh Ba và thị xã Phú Thọ ; phía Đông có sông Lô bao bọc, là địa giới với
huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ. Tính
đến hết năm 2011 tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của huyện là 3.026,7ha
trong đó có 40ha cây hồng đã cho thu hoạch.
Diện tích cây ăn quả của huyện từ năm 2009- 2011. Kết quả đƣợc thể
hiện cụ thể qua bảng 3.4.
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây ăn quả
chính năm 2009 - 2011
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giống
Số SL DT
CAQ DT (ha) DT (ha) SL (tấn) SL (tấn)
TT (tấn) (ha)
1 Hồng 30 120 35 175 40 640
2 Cam, quýt 64,4 386 67 358,5 67,5 381,5
3 Nhãn 140 370 134 332 134 335
4 Vải 346 1.557 322 1.280 322 1.276
5 Cây xoài 95,8 850 95,8 756 95,8 989,3
6 Cây bƣởi 66 420 66 462 69 522
7 Cây táo 11,1 56 10,5 82 10,5 91
Cây khác 106,1 215 107,4 296 112,5 337
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh năm 2012)
Số liệu bảng 3.4. cho thấy nhìn trung diện tích cây ăn quả không tăng
qua các năm, nhất là đối với một số cây ăn quả truyền thống năng suất thấp
hiệu quả kinh tế chƣa cao, bởi ngƣời dân chƣa đầu tƣ thâm canh, không tuyển
lựa những sản phẩm cây giống ƣu tú chất lƣợng, phù hợp với thị hiếu ngƣời
tiêu dùng. Tuy nhiên, qua biểu số liệu cũng nhƣ nhìn nhận thực tiễn tại địa
phƣơng nhận thấy nổi bật lên hai sản phẩm hồng và bƣởi là hai giống cây
trồng có diện tích tăng lên đáng kể trong vài năm trở lại đây. Bởi gần đây nhìn
nhận thấy hai giống cây này có nhiều đặc điểm nổi bật về chất lƣợng và năng
suất, cũng nhƣ tính thích nghi với điều kiện sinh thái vùng. Nhƣng trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin đƣợc đề cập riêng tới loại cây ăn quả hồng
Gia Thanh. Giống cây hồng này có những nét riêng biệt mà chỉ tập trung tại
xã Gia Thanh còn các xã khác hầu nhƣ không có cây hồng và nếu có thì cũng
rất ít, chất lƣợng không thể bằng giống hồng đƣợc trồng ở xã Gia Thanh.
Tại xã Gia Thanh do UBND huyện tổ chức, chủ trì thực hiện dự án. Cơ
quan chuyển giao công nghệ là trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả Phú Hộ -
Viện nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp & PTNT ; Viện Khoa học Thủy
lợi - Bộ Nông nghiệp &PTNT đã thực hiện một số các nội dung để tiến hành
xây dựng khoanh vùng phát triển giống cây quả hồng Gia Thanh nhƣ:
- Điều tra khảo sát , tuyển chọn và tổ chức nhân giống hồng Gia Thanh
bằng hom rễ ;
- Khảo sát lựa chọn địa điểm, xây dựng mô hình, chọn hộ dân tham gia đề tài.
- Quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức nhân giống, trồng, chăm sóc ; xây
dựng hệ thống tƣới, đào tạo tập huấn cho ngƣời sản xuất.
- Xây dựng văn bản hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh,
chăm sóc giống hồng Gia Thanh và chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất
vùng dự án.
Xuất phát từ lợi ích kinh tế với chƣơng trình xoá đói giảm nghèo,
huyện Phù ninh có Nghị quyết số 62/NQ-HU ngày 29/4/2004 về lãnh đạo xây
dựng mô hình cánh đồng, khu đồi, hộ nông dân có thu nhập cao. UBND
huyện đã cụ thể hoá kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hƣớng chuyên sâu để tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng
hoá lớn tập trung. Trong đó có mô hình hồng không hạt Gia Thanh, vừa đem
lại hiệu quả kinh tế hộ, vừa bảo tồn phát triển giống hồng quý Gia Thanh.
Cũng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, với
việc quỹ đất có khả năng chuyển mục đích để trồng hồng còn khá nhiều, cùng
định hƣớng phát triển sản xuất của huyện Phù Ninh đặc biệt chú trọng mở
rộng diện tích giống hồng Gia Thanh. Ngày 24/10/2005, UBND tỉnh Phú Thọ
đã có quyết định số: 2909/QĐ-UBND V/v phê duyệt dự án khoa học „„Xây
dựng mô hình thâm canh giống hồng Gia Thanh trên đất đồi sau khai thác cây
bạch bàn tại huyện Phù Ninh, tỉnh phú Thọ‟‟. Đây là dự án ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp tổ chức quả lý sản xuất trong điều kiện
thành vùng tập trung nhƣng ở quy mô hộ nông dân do UBND huyện chủ trì
triển khai và thực hiện.
Thực hiện điều tra khảo sát lấy mẫu quả hồng ở các cây hồng đã có trên 15
tuổi, ở 8 khu hành chính, lập hồ sơ đánh mã số cây cây của từng hộ gia đình. Kết
quả đã tuyển tron đƣợc 190 cây ở 87 hộ, làm cơ sở để phân tích chỉ tiêu hàm
hƣợng đƣờng tổng số, axít tổng số, hàm lƣợng tanin, độ Brix, tỷ lệ chất khô.
Trong tổng số 190 cây lựa tron ra 173 cây ở 87 hộ đủ tiêu chuẩn làm
cây khai thác hom rễ để nhân giống. Đến tháng 11/2007 đã hoàn thành trồng
xong 30ha, năm 2011 đã bắt đầu cho thu hoạch.
3.1.4. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
Chăm sóc là khâu không thể thiếu đƣợc đối với cây ăn quả nói chung và
cây hồng nói riêng. Chăm sóc quyết định đến năng suất, chất lƣợng của cây hồng
cũng nhƣ việc kéo dài hay rút ngắn tuổi thọ của cây hồng. Trong chăm sóc cần
chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhƣ: Tƣới nƣớc, bón phân, cắt tỉa, phun thuốc
kích thích sinh trƣởng, phân bón qua lá và phun thuốc bảo vệ thực vật... tuy
nhiên qua thực tế điều tra chúng tôi thấy các hộ trồng hồng ở đây chƣa chú trọng
đến các biện pháp này. Số liệu điều tra thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Số hộ, tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồng
TT Biện pháp KT Hộ (%)
1 Bón phân NPK, vi sinh 60 30
2 Bón đạm, lân, kali 50 25
3 Tƣới nƣớc 75 37,5
4 Phun KTST, PBQL 0 0
5 Phun thuốc BVTV 0 0
6 Cắt tỉa 15 7,5
Tổng số hộ trồng hồng 200 100
Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào
cây hồng còn rất hạn chế đặc biệt là biện pháp phun thuốc kích thích sinh
trƣơng, bón phân qua lá và phòng trừ sâu bệnh 100% các hộ trồng hồng ở đây
chƣa áp dụng, việc bón phân, tƣới nƣớc ở đây cũng còn rất hạn chế, cụ thể
cũng chỉ có 25 - 30% số hộ áp dụng. Tuy nhiên việc bón đủ số lƣợng phân, số
lần bón, cách bón phân cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của cây nhƣ bón
phân quá ít, bón không theo nhu cầu dinh dƣỡng của cây... nên đã đem lại
hiệu quả không cao. Ngoài ra biện pháp cắt tỉa đối với ngƣời trồng hồng ở đây
còn rất hạn chế chỉ có 15% số hộ áp dụng vào trong việc chăm sóc nhƣng việc
cắt tỉa cũng chƣa đúng theo kỹ thuật. Từ những lý do trên, việc áp dụng các
biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây hồng ở đây là cần thiết. nếu
đáp ứng đƣợc các yêu cầu sinh trƣởng của cây hồng thì chắc chắn cây hồng ở
đây sẽ sinh trƣởng phát triển tốt hơn và cho năng suất, chất lƣợng tốt hơn.
3.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG HỒNG GIA THANH
3.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái
3.2.1.1. Đặc điểm thân, cành, dạng tán
Thân cành của cây là một bộ phận rất qua trọng, vì nó làm nhiệm vụ
nâng đỡ tất cả lá, hoa và quả của cây. Chiều cao cây là tính trạng phản ánh
đặc trƣng, đặc tính của giống. Trong các điều kiện sinh thái khác nhau thì
chiều cao cây là tính trạng ít thay đổi nhất. Số liệu bảng 3.6 cho thấy chiều
cao trung bình của cây ở độ tuổi 10 năm trở lên.
Bảng 3.6: Đặc điểm thân, cành
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số
1 Chiều cao cây m 5,35 ± 0,54
2 Chu vi gốc cm 35,7 ± 3,56
3 Đƣờng kính tán m 5,67 ± 0,82
4 Số cành cấp I cành 5,24 ± 0,74
5 Độ cao phân cành cấp I cm 92,78 ± 8,43
6 Số cành cấp II cm 13,8 ± 4,7
Đƣờng kính tán và chu vi gốc là những yếu tố quan trọng trong việc
tăng cƣờng khả năng chống đổ khi có gió bão cũng nhƣ sự tạo thuận lợi cho
việc chăm sóc và thu hái quả. Mặt khác đƣờng kính tán còn là yếu tố để xác
định khả năng thâm canh của giống. Cành cấp I, cấp II là chỉ tiêu liên quan
chặt chẽ đến hình dạng cây và dạng tán cây, đồng thời là chỉ tiêu quyết định
khả năng mang quả và năng suất quả. Số lƣợng cành cấp I, cấp II và độ cao
phân cành phù hợp giúp cây có bộ khung tán vững chắc hơn và ra lộc nhiều
hơn, qua đó góp phần tăng năng suất cây trồng. Qua bảng trên ta thấy cây
hồng Gia Thanh ở độ tuổi 10 sinh trƣởng phát triển tốt có chiều cao cây trung
bình là 5,0 m, chu vi gốc là 35cm, đƣờng kính tán là 5-6 m.
3.2.1.2.Đặc điểm lá hồng
Bộ lá của cây hồng ngoài chức năng chính là quang hợp còn thể hiện
đặc điểm của giống. Ngoài ra bộ lá là chỉ tiêu để cho biết sức sinh trƣởng và
nhu cầu dinh dƣỡng của cây. Thông qua hệ thống diệp lục dƣới bề mặt lá giúp
biến đổi quang năng từ ánh sáng mặt trời thành hoá năng cung cấp dinh
dƣỡng cho cây trồng, chính vì thế bộ lá khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng
chuyển hoá chất dinh dƣỡng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Lá cây hồng Gia Thanh có hình bầu dục, gân lá nổi rõ, giữa gân sống
chính có một lớp lông mỏng mầu nâu và tập trung 2 bên phần sát thịt lá. Mặt
trên của lá nhẵn, mặt dƣới nháp, lá có mầu xanh đậm, mặt lá trải phẳng không
cong vênh lồi, lõm. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về lá của cây hồng
Gia Thanh đƣợc thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Đặc điểm lá của giống hồng Gia Thanh
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số
1 Chiều dài lá cm 12,14 ± 1,2
2 Chiều rộng lá cm 9,10 ± 1,2
3 Chiều dài cuống lá cm 18,02 ± 0,2
4 Độ dày phiến lá mm 0,35 ±0,2
5 Hình dạng lá - Hình bầu dục -
6 Màu sắc lá - Xanh thẫm -
Số liệu bảng 3.7 cho thấy lá khi thành thục có màu xanh thẫm, chiều rộng lá
có kích thƣớc trung bình 9,10 ±1,2 cm, chiều dài lá có kích thƣớc 12,14 ±1,2cm.
3.2.1.3. Các đợt lộc sinh trưởng
Trong một năm cây hồng ra từ 2 - 3 đợt lộc đó là lộc xuân, lộc hè và lộc
thu, trong đó lộc xuân là chủ yếu vì lộc xuân là lộc mang hoa, quả của cây
hồng. Số lộc trên cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tích luỹ chất
dinh dƣỡng và sinh trƣởng của cây. Số lƣợng lộc càng lớn chứng tỏ cây có sự
tích luỹ chất dinh dƣỡng càng tốt từ thời kỳ ngủ đông và từ những giai đoạn
sinh trƣởng trƣớc.
Kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trƣởng các đợt lộc của cây hồng Gia
Thanh trong năm 2012 đƣợc thể hiện qua các bảng 3.8, bảng 3.9 và bảng 3.10.
Bảng 3.8: Đặc điểm và khả năng sinh trƣởng lộc xuân năm 2012
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số
1 Thời gian ra lộc Ngày 13/2-5/4 -
2 Thời gian lộc thành thục Ngày 28,8 -
3 Tổng số lộc trên cành Lộc 65 ± 4,5
4 Chiều dài lộc thành thục cm 13 ± 4,5
5 Đƣờng kính lộc thành thục mm 0.40 ± 5,5
6 Lộc xuân mang hoa Lộc 39.5 ± 9,5
7 Lộc xuân mang quả Lộc 15,5 ± 4,2
8 Lộc dinh dƣỡng Lộc 25.5 ± 5,8
Số liệu bảng 3.8 cho thấy: Lộc xuân mọc từ tháng 2 đến tháng 4 nhƣng tập
trung chủ yếu là giữa tháng 2 đến cuối tháng 2, Kết quả nghiên cứu cho thấy
tổng số lộc ra trong vụ xuân trên cành theo dõi là 65 ((lộc) với 2 loại cành là
cành dinh dƣỡng 25,5 (lộc) và cành mang hoa (39,5 lộc), cành mang quả chiếm
15,5. Lộc xuân có thời gian từ lúc ra lộc đến lúc lộc thành thục trung bình
khoảng 28,8 ngày. Cành xuân thành thục có đƣờng kính trung bình 0,40 mm
chiều dài cành đạt 13,0 cm. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy số lƣợng cành xuân
trở thành cành mang quả của giống này là rất ít chỉ chiếm khoảng 38,27% so với
lộc xuân mang hoa. Chính vì vậy cần có một số biện pháp kỹ thuật nhất định để
làm tăng tỷ lệ đậu quả để nâng cao tỷ lệ cành mang quả.
Lộc hè: Lộc hè ra trong khoảng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 7 với
tổng số lộc là 13,56 lộc, chiếm 14,78 % số lộc trong năm. Lộc hè có thời gian
sinh trƣởng trung bình là 35,62 ngày. Cành hè thành thục có đƣờng kính trung
bình là 0,45 mm, chiều dài trung bình là 22,36 cm, số mắt lá và số lá trên cành
thành thục là 7,8 lộc và 6,3 lộc. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.9
Bảng 3.9: Đặc điểm và khả năng sinh trƣởng lộc hè năm 2012
Đơn vị
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Kết quả Sai số
tính
1 Thời gian ra lộc Ngày 18/5-17/7 -
2 Thời gian lộc thành thục Ngày 35,62 -
3 Tổng số lộc trên cành theo dõi Lộc 13,56 ±2,9
4 Chiều dài lộc thành thục cm 22,36 ±3,7
5 Đƣờng kính lộc thành thục mm 0,45 ±0,12
6 Số mắt lá trên cành thành thục Lộc 7,8 ±0,8
7 Số lá trên cành thành thục Lộc 6,3 ±0,7

Lộc thu: Trong các đợt lộc xuân, hè và thu thì lộc thu là lộc có số lƣợng
ít nhất. Lộc thu xuất hiện từ đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 với 3,2 lộc
chiếm 3,5 %. Đợt lộc này có thời gian sinh trƣởng từ mọc đến thành thục
trung bình khoảng 29,34 ngày. Cành thu thành thục có đƣờng kính trung bình
0,36 cm ; chiều dài trung bình 13,5cm số mắt lá trên cành trung bình là 5,5
mắt và số lá trung bình 4,0 lá. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.10
Bảng 3.10: Đặc điểm và khả năng sinh trƣởng lộc thu năm 2012
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị Kết quả Sai số
1 Thời gian ra lộc Ngày 5/8-15/9 -
2 Thời gian lộc thành thục Ngày 29,34 -
3 Tổng số lộc trên cành theo dõi Lộc 3,2 ± 0,9
4 Chiều dài lộc thành thục cm 13,5 ± 3,2
5 Đƣờng kính lộc thành thục mm 0,36 ± 0,1
6 Số mắt lá trên cành thành thục Lộc 5,5 ± 0,5
7 Số lá trên cành thành thục Lộc 4,0 ± 0,4

Các đợt lộc ra của hồng Gia Thanh ở các vụ không giống nhau, nhiều nhất
là lộc xuân sau đó đến lộc hè. Tỷ lệ các loại lộc đƣợc trình bày qua hình 3.2.

Hình 3.2: Đồ thị tỷ lệ các loại lộc của giống hồng Gia Thanh
3.2.1.4. Động thái tăng trưởng chiều dài các đợt lộc năm 2012
Lộc và sự phát triển của lộc thể hiện sự sinh trƣởng của toàn cây, do đó
nghiên cứu động thái tăng trƣởng của các đợt lộc cũng là nghiên cứu tốc độ
sinh trƣởng của cây. Động thái tăng trƣởng chiều dài các đợt lộc năm 2012
đƣợc thể hiện qua bảng 3.11
Bảng 3.11: Động thái tăng trƣởng chiều dài các đợt lộc năm 2012
Chỉ tiêu Ngày sau nhú lộc (ngày)
Đợt lộc 10 20 30 40
Lộc xuân (cm) 6 9,5 12,5 12,5
Lộc hè (cm) 10,2 17,6 20 21,36
Lộc thu (cm) 5,2 8 14,34 14,34
Số liệu bảng 3.11 cho thấy các đợt lộc sinh trƣởng khá mạnh trong
khoảng thời gian sau nhú 20 - 30 ngày, trong khoảng thời gian này lộc tăng
trƣởng về chiều dài gần nhƣ đạt kích thƣớc tối đa, sau đó lộc tăng trƣởng
chậm lại. Lộc xuân có thời gian tăng trƣởng đạt chiều dài tối đa là ngắn nhất,
khoảng 28 ngày sau nhú lộc, lộc xuân đã phát triển thành cành thành thục.
Lộc hè có thời gian sinh trƣởng kéo dài nhất khoảng 35 ngày và cũng là loại
lộc có chiều dài lớn nhất, do trong vụ hè nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi cho sự
sinh trƣởng của cây, lộc thu là lộc có thời gian sinh trƣởng khoảng 29 ngày
sau khi nhú lộc.
Qua các chỉ tiêu sinh trƣởng cho thấy các đợt lộc xuân, hè, thu có sự
khác nhau tƣơng đối rõ nét. Tuy nhiên nếu so sánh sự phát triển về mặt sinh
khối thì lộc xuân phát triển mạnh hơn cả, bởi ở vụ xuân số lƣợng lộc ra nhiều
hơn gấp nhiều lần số lƣợng lộc ở vụ hè và vụ thu. Nhƣ vậy, lộc xuân và lộc hè
là hai đợt lộc quan trọng của cây hồng, bởi chúng có tính chất quyết định đế
sự sinh trƣởng và ra hoa kết quả của cây trong năm.
3.2.2. Quá trình ra hoa, đậu quả
Hồng là cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới, do đó, thời kỳ ngủ nghỉ,
phân hoá mầm hoa của cây là rất quan trọng. Sau thời kỳ phân hoá mầm hoa
là thời kỳ xuất hiện hoa, nở hoa và tạo quả. Nắm vững quy luật sinh trƣởng
của cây hồng đẻ có những biện pháp thích hợp, tác động vào từng thời kỳ nhất
định nhằm thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.
Động thái quá trình phát triển ra hoa tạo quả của hồng Gia Thanh đƣợc
theo dõi và thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.12.
Bảng 3.12: Quá trình ra hoa, đậu quả của hồng Gia Thanh
Đơn vị
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Kết quả Sai số
tính
1 Thời điểm xuất hiện nụ hoa Ngày 23/2 -
2 Thời điểm nở hoa Ngày 3/3 -
3 Thời điểm kết thúc nở hoa Ngày 20-26/3 -
4 Thời gian thu hoạch Ngày 15/9-25/10 -
5 Tổng số hoa trên cành Hoa 457,2 ± 35,7
6 Số lƣợng hoa lƣỡng tính Hoa 154,6 ± 9,6
7 Số lƣợng hoa cái Hoa 9,4 ± 2,3
8 Tỷ lệ hoa cái+ hoa lƣỡng tính % 35,88 ± 7,5
9 Số quả đậu Quả 15,34 ± 2,1
Tỷ lệ đậu quả so với hoa cái và
10 % 9,35 ± 2,7
hoa lƣỡng tính

Qua bảng trên cho thấy: Thời điểm xuất hiện nụ hoa, nở hoa và kết
thúc nở hoa tƣơng đối tập trung. thời gian nở hoa của cây khoảng 1 tháng.
Đây là một lợi thế để áp dụng các biện pháp tăng khả năng đậu quả bằng
thụ phấn nhân tạo hoặc phun các chất kích thích sinh trƣởng. Do thời
điểm nở hoa tƣơng đối tập trung nên thời điểm thu hoạch vào dịp tết trung
thu (rằm tháng 8 âm lịch) và thời gian thu hoạch kéo dài nên rất có lợi cho
nông dân vì đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
Số lƣợng hoa và tỷ lệ các loại hoa là chỉ tiêu quan trọng cần đƣợc
theo dõi và đánh giá một cách chính xác, vì chúng có ảnh hƣởng quyết
định đến năng suất và chất lƣợng quả. Trên cùng một cây hồng có thể có 3
loại hoa, hoa đực, hoa cái và hoa lƣỡng tính. Hoa đƣợc thƣờng đƣợc hình
thành trên những cành sinh trƣởng yếu, đƣợc tạo ra ở những mầm gần gốc
cành, ngƣợc lại hoa cái đƣợc hình thành trên những cành sinh trƣởng khoẻ
hơn và ở về phía ngọn. Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy tổng số hoa trên
cành của giống hồng Gia Thanh là 457,2 hoa. Trong đó hoa đực chiếm số
lƣợng nhiều nhất với tỷ lệ 64,12% còn số lƣợng hoa cái và hoa lƣỡng tính
chiếm tỷ lệ 35,88 %.
Tỷ lệ đậu quả khá cao, số quả đậu/cành là 15,34 quả và tỷ lệ đậu quả là
9,35 %. Qua phân tích số liệu ở trên ta thấy giống hồng này có nhiều ƣu thế
về thời gian nở hoa, tỷ lệ đậu quả, thời gian thu hoạch phù hợp với điều kiện
tự nhiên của vùng.
3.2.3. Đặc điểm hình thái và năng suất quả
Hình thái quả là một chỉ tiêu quan trọng, các giống hồng khác nhau thì
có hình dạng quả khác nhau. Quả hông Gia Thanh có dạng vuông dài đều,
dƣới đáy khá bằng hoặc hơi lõm, đỉnh quả lõm, tai quả dài hình trái tim vểnh
lên. Khi quả chín có màu vàng đỏ hấp dẫn. Quả hồng Gia Thanh thuộc loại
quả to với trọng lƣợng trung bình 80-90g, năng suất bình quân 45 kg/cây, kết
quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.13.
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất, chất lƣợng quả hồng
Gia Thanh
STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số
1 Đƣờng kính quả cm 5,5 ± 0,4
2 Chiều cao quả cm 6,5 ± 0,4
3 Trọng lƣợng quả g 90 ± 9,4
4 Màu sắc quả khi chín - Vàng đỏ -
5 Năng suất quả thực thu kg/cây 45 ± 5,0
6 Hàm lƣợng đƣờng khử % 13,5 ± 0,5
7 Caroten mg/100g 0,55 ± 0,05
8 Tỷ lệ ăn đƣợc % 95 ± 0,8
Kết quả nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học cho thấy, giống hồng
Gia Thanh có tỷ lệ đậu quả thấp, chỉ đạt trung bình 9,35% do vậy việc nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả là hết sực cần thiết.
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HẠN
CHẾ HIỆN TƢỢNG RỤNG QUẢ
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất
chất lượng hồng
3.3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất
Nhiều nghiên cứu đã xác định nếu cắt tỉa đúng cách sẽ tạo ra đƣợc
những cành có sức sinh trƣởng mạnh góp phần nâng cao năng suất của vụ quả
năm sau, thậm chí có thể gấp 2 lần so với vụ quả năm trƣớc. Cắt tỉa cũng là
biện pháp điều chỉnh cành lá phân bố đều trong tán để hấp thu tối đa năng
lƣợng ánh sáng mặt trời. Cắt tỉa giúp cho cây trồng sử dụng ánh sáng triệt để
hơn qua đó tạo ra nguồn năng lƣợng nhiều hơn để cung cấp cho cây trồng.
Đối với các giống hồng nói chung và giống hồng Gia Thanh nói riêng,
việc ra hoa đực, hoa cái hay hoa lƣỡng tính phụ thuộc rất nhiều vào tình hình
sinh trƣởng của cành. Nếu cành sinh trƣởng khoẻ, số hoa cái sẽ nhiều hơn,
ngƣợc lại nếu cành sinh trƣởng yếu, hoa đực sẽ chiếm ƣu thế. Tỷ lệ hoa đực
và hoa cái lại có liên quan mật thiết đến tỷ lệ đậu quả của cây,
Trong quá trình theo dõi, nghiên cứu về cây hồng Gia Thanh, cho thấy
hầu hết vƣờn hồng đang đƣợc trồng ở dạng tự nhiên cắt tỉa không thƣờng
xuyên làm ảnh hƣởng rất nhiều đến năng suất.
Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến tình hình ra hoa
và đậu quả của cây hồng đƣợc trình bày qua bảng 3.14. Thời gian ra hoa của
cả 3 công thức thí nghiệm không có sự sai khác nên có thể kết luận các biện
pháp cắt tỉa khác nhau không ảnh hƣởng đến thời gian ra hoa của cây hồng
Gia Thanh
Bảng 3.14: Biện pháp cắt tỉa ảnh hƣởng của đến khả năng ra hoa,
đậu quả, năng suất
Hoa cái + hoa Tỷ lệ
Chỉ tiêu Tổng số Số quả
lƣỡng tính đậu
hoa/cành đậu/cành
Số lƣợng Tỷ lệ quả
Công thức (hoa) (quả)
(hoa) (%) (%)
Cắt tỉa sau thu hoạch 388,13 135,14 34,82 13,63 10,08
Cắt tỉa thƣờng xuyên 383,54 144,30 37,62 15,00 10,40
Không cắt tỉa (Đ/C) 414,60 121,88 29,40 11,57 9,50
CV% 1,60 3,60 2,00 3,90 3,30
LSD05 13,90 11,03 1,50 1,19 0,7
Qua bảng 3.14 cho ta thấy tổng số hoa/cành giữa các công thức áp dụng
các biện pháp cắt tỉa không có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy
95%. Số lƣợng hoa lƣỡng tính + hoa cái giữa các công thức áp dụng biện
pháp cắt tỉa thƣờng xuyên đạt trung bình 160,33 hoa/cành theo dõi, cao hơn
so với đối chứng 24,91 hoa, sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.
Số quả đậu trên cành sau đợt rụng quả sinh lý lần 2 ở công thức cắt tỉa
thƣờng xuyên đạt ở mức cao nhất (15,00 quả) cao hơn so với không cắt tỉa
3,43 quả; ở công thức cắt tỉa sau thu hoạch số quả trên cành theo dõi 13,63
quả, cao hơn so với đối chứng 1,79 quả, sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.
Việc sử dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng tỷ lệ đậu quả giữa các công
thức thí nghiệm, trong đó công thức cắt tỉa thƣờng xuyên có tỷ lệ đậu quả đạt
cao nhất đạt 10,40 %. Qua đó ta thấy các biện pháp cắt tỉa khác nhau có ảnh
hƣởng số lƣợng hoa cái và hoa lƣỡng tính của cây hồng, trong đó biện pháp
cắt tỉa thƣờng xuyên cho kết quả tốt nhất. Nếu kết hợp với một số biện pháp
kỹ thuật khác nhƣ sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng, phân bón qua lá chắc
chắn sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao hơn.
Năng suất của cây hồng phụ thuộc vào số quả hữu hiệu hay còn gọi là
số quả thu hoạch/cành, khối lƣợng quả, số cành quả/cây.
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, kích thước quả
Chỉ tiêu Số quả thu Chiều cao Đƣờng Khối Năng
hoạch/ Quả (cm) kính lƣợng suất
Công thức cành (quả) quả (cm) quả (g) (kg/cây)
Cắt tỉa sau thu hoạch 12,79 5,59 5,27 85,4 49,18
Cắt tỉa thƣờng xuyên 13,11 5,90 5,49 91,2 53,34
Không cắt tỉa (Đ/C) 10,13 5,40 5,12 80,7 38,95
CV % 8,00 18,20 6,10 2,10 2,80
LSD05 2,19 2,30 0,70 3.90 3,00

Qua bảng 3.15 cho thấy việc áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng số quả
thu hoạnh trên cành, ở công thức cắt tỉa thƣờng xuyên số quả khi thu hoạch đạt
13,11 quả cao so với đối chứng 2,98 quả; công thức cắt tỉa sau thu hoạch có số
quả cao hơn so với đối chứng 2,66 quả, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy
95%. Khối lƣợng quả ở các công thức cắt tỉa đều cao hơn hẳn so với đối chứng
một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến
năng suất, kích thƣớc quả đƣợc trình bày qua đồ thị hình 3.3.
Qua số liệu trình bày biểu đồ 3.3. cho thấy năng suất ở công thức cắt tỉa
thƣơng xuyên cho năng suất cao hơn đối chứng 36,94%, cắt tỉa sau thu hoạch
cũng cho năng suất cao hơn 26,26%.

Hình 3.3: Biểu đồ anh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến số quả và năng suất
Nhƣ vậy, việc sử dụng biện pháp cắt tỉa đã có tác dụng làm tăng số quả
thu hoạch /cành, kích thƣớc quả, khối lƣợng quả dẫn tới tăng năng suất so với
không cắt tỉa trên cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng quả hồng.
Chất lƣợng là chỉ tiêu quan trọng đối với các loại cây trồng nói chung
và cây ăn quả nói riêng. Chất lƣợng của hồng chịu ảnh hƣởng nhiều bởi các
yếu tố nội tại của cây và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình cây
sinh trƣởng, ra hoa và quá trình nuôi quả. Bên cạnh những ảnh hƣởng về các
tính trạng hình thái và năng suất, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu ảnh
hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lƣợng quả hồng. kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày ở bản 3.16
Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lƣợng quả
Chỉ tiêu Caroten Đƣờng tổng Chất khô Tanin
Công thức (mg/100g) số (%) (%) (%)
Cắt tỉa sau thu hoạch 0,48 14,89 24,61 0.22
Cắt tỉa thƣờng xuyên 0,49 14,78 24,69 0.26
Không cắt tỉa (Đ/C) 0,49 14,90 24,70 0.35
CV% 3,20 3,60 0,10 2,40
LSD05 0,30 1,22 0,75 0,27

Số liệu bảng 3.16 cho thấy các biện pháp cắt tỉa làm tăng năng suất quả
hồng nhƣng không làm ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh hóa của quả hồng.
Để thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật là
cơ sở để ngƣời sản xuất hồng lựa chọn, do vậy chúng tôi đã hạch toán thu chi
giữa các công thức thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế đƣợc tính cho 1 ha với mật
độ trồng 5 x 6m = 330 cây/ha. kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa
Đơn vị tính/ha
Chỉ tiêu Năng Chi phí Tổng thu Lãi So với đối
suất (1000 đ) (1000đ) thuần chứng
Công thức (tấn/ha) (1000đ) (1000đ)
Cắt tỉa sau thu hoạch 16,23 15.000 162.300 147.300 18.800
Cắt tỉa thƣờng xuyên 17,60 23.000 176.000 153.000 24.500
Không cắt tỉa (Đ/C) 12,85 128.500 128.500 -
- Giá hồng bán tại gốc năm 2012 là 10.000 đ/1kg
- Giá thuốc vật tư tính theo giá năm 2012 tại Phù Ninh
- Giá công lao động: 100.000đ/1 công
Kết quả tính toán ở bảng 3.17 cho thấy các công thức cắt tỉa đều mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng từ 19 đến 25 triệu đồng/ha.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng của chế phẩm điều tiết sinh trưởng và
phân bón qua lá đến khả năng ra hoa đậu quả.
Các chất điều hoà sinh trƣởng có chức năng điều chỉnh sự hình thành
các cơ quan sinh sản và các cơ quan dự trữ hormon nên có tác dụng quyết
định sự hình thành năng suất thu hoạch. Bằng việc xử lý các chất điều tiết
sinh trƣởng ngoại sinh cho các đối tƣợng cây trồng khác nhau con ngƣời có
thể nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm nông nghiệp. Đối với cây
hồng là loại cây trồng có tỷ lệ rụng quả hàng năm ở mức cao, có khi lên tới
60 - 70% số quả, vì vậy việc phun chất điều hoà sinh trƣởng còn có tác dụng
làm giảm nguy cơ rụng quả.
Nghiên cứu của các nhà khoa học về phân hữu cơ phức hợp vi sinh cho
thấy: khi hoa nở rộ hoặc hoa tàn, cây ở trong tình trạng thiếu dinh dƣỡng trầm
trọng. Lúc này, bộ rễ ở dƣới đất phát triển yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón
phân vào đất cây cũng chƣa thể hấp thu đƣợc ngay. Do vậy cần phải kịp thời
phun bổ sung dinh dƣỡng cho cây để giảm bớt tỷ lệ rụng quả. Khi phun, chất
dinh dƣỡng đƣợc ngấm qua lá, thân và quả để chuyển vào bên trong và đƣợc sử
dụng ngay để kích thích sự phát triển toàn bộ cây. Phân bón lá đƣợc sản xuất kết
hợp với nhiều nguồn Enzim chiết suất từ động thực vật, sinh vật hoặc vi nấm,
các vi lƣợng cần thiết giúp cho cây trồng sinh trƣởng, phát triển tốt hơn. Do vậy
phƣơng pháp dinh dƣỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong điều kiện đất nghèo
dinh dƣỡng và sự hấp thu dinh dƣỡng của cây bị hạn chế. Việc áp dụng phân bón
qua lá từ 2-3 lần ở những thời điểm thích hợp hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc
nhu cầu của cây và cải thiện đƣợc năng suất cây trồng (Lê Văn Tri, 2002).
Sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng cũng nhƣ phân bón qua lá đối với cây
ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng đƣợc nghiên cứu và ứng dụng rất rộng
rãi ở Việt Nam. Một số chất điều hòa sinh trƣởng đƣợc kết hợp với phân bón
dinh dƣỡng qua lá đã đƣợc sản xuất tạo nên các sản phẩm kích thích sinh trƣởng,
ra hoa đậu quả làm tăng năng suất cây trồng từ 20-30% (Lê Văn Tri, 2002) [24].
Khi phun phân bón lá kết hợp với chất điều hòa sinh trƣởng cho cây hồng Thạch
Thất và hồng không hạt Bắc Cạn đã làm tăng năng suất hồng từ 25-31% so với
đối chứng. Trong số các chất điều hòa sinh trƣởng GA3 nồng độ 40 ppm cho
năng suất cao nhất, Nguyễn Thế Huấn (2006) [8]
Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân bón qua
lá và chất điều hòa sinh trƣởng đến năng suất và chất lƣợng là cần thiết nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời sản xuất. Thừa kế kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học đi trƣớc, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm phun kết
hợp phân bón dinh dƣỡng qua lá với GA3 nồng độ 40 ppm.
Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của phun GA3 hợp phân bón dinh dƣỡng
qua lá đến khả năng ra hoa đậu quả, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.18.
Số liệu bảng 3.18 cho thấy sử dụng các chất điều tiết sinh trƣởng kết
hợp phân bón dinh dƣỡng qua lá đã có tác dụng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả của
cây hồng. Số quả đậu/cành của các công thức sử dụng chất điều tiết sinh
trƣởng đều cao hơn so với đối chứng thứ tự là GA3 40ppm + kích thích sinh
trƣởng Atonik (15,90 quả đậu/cành) tiếp theo là công thức GA3 40ppm +
phân bón lá Pomior (15,60 quả đậu/cành); Công thức GA3 40ppm + kích phát
tố Thiên nông có số quả đậu/cành là 13,72, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin
cậy 95%.
Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của GA3 và phân bón dinh dƣỡng qua lá đến
tình hình ra hoa và đậu quả
Chỉ tiêu Tổng số Hoa cái + hoa Số quả
Tỷ lệ đậu
hoa/cành lƣỡng tính đậu/cành
quả
(hoa) Số lƣợng Tỷ lệ (quả)
(%)
Công thức (hoa) (%)
Phun GA3 40 ppm +
kích phát tố Thiên nông 406,23 126,14 31,05 13,72 10,87
Phun GA3 40 ppm+
phân bón lá Pomior 419,90 130,80 31,15 15,60 11,92
Phun GA3 40 ppm+
kích thích ST Atonik 414,60 125,48 30,26 15,90 12,67
Phun nƣớc lã (Đ/C) 410,15 128,95 31,44 12,00 9,30
CV% 0,3 2,0 - 7,3 -
LSD05 1,85 4,35 - 1,81 -

Tỷ lệ đậu quả ở các công thức tham gia thí nghiệm so với đối chứng đều
tăng từ 1,87 % đến 3,37 %. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức phun
GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik có tỷ lệ cao hơn so với đối chứng là
3,37 %. Nhƣ vậy phun chất điều hoà sinh trƣởng cho hồng ta thấy tác dụng làm
tăng số quả đậu/cành và tỷ lệ đậu quả so với đối chứng phun nƣớc lã.
Năng suất, chất lƣợng, mã quả đẹp là mục tiêu cuối cùng của ngƣời
trồng cây ăn quả. dù áp dụng biện pháp kỹ thuật nào thì ngƣời trồng cây ăn
quả nói chung và ngƣời trồng hồng nói riêng cũng muốn sản phẩm của cây
hồng là mẫu mã đẹp, năng suất, chất lƣợng cao. Việc phun chất điều hoà sinh
trƣởng có tác dụng nhất định đến các tính trạng hình thái và kích thƣớc quả
cũng nhƣ đến năng suất quả hồng. Kết quả nghiên cứu cụ thể đƣợc trình bày
qua bảng 3.19.
Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của GA3 và phân bón dinh dƣỡng qua lá đến
kích thƣớc và năng suất quả
Chỉ tiêu Số quả thu Chiều Đƣờng Khối Năng
hoạch/ cao kính lƣợng suất
cành quả quả quả (kg/cây)
Công thức (quả) (cm) (cm) (g)
Phun GA3 40 ppm +
13,50 5,50 5,27 88,7 46,00
kích phát tố Thiên nông
Phun GA3 40 ppm+
15,00 5,90 5,36 89,5 48,90
phân bón lá Pomior
Phun GA3 40 ppm+ kích
15,44 5,91 5,38 92,3 51,69
thích ST Atonik
Phun nƣớc lã (Đ/C) 10,49 5,36 4,61 82,1 38,13
CV% 6,60 3,60 7,40 1,5 2,50
LSD05 1,55 0,35 0,66 2,7 1,98
Số liệu bảng 3.19 cho thấy ở mức độ sai khác có ý nghĩa, các công thức
phun điều hoà sinh trƣởng đều có số quả thu hoạch/cành cao hơn so với đối
chứng từ 3,01 đến 4,95 quả, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Công
thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik tăng 4,95 quả/cành;
công thức GA3 40ppm + kích phát tố Thiên nông tăng 3.01 quả/cành; còn công
thức GA3 40ppm + phân bón lá Pomior tăng 4,51 quả/cành.Về kích thƣớc quả
không có sự biến động lớn giữa các công thức. Qua số liệu phân tích thì kích
thƣớc quả ở các công thức khác nhau có sự sai khác là đáng kể. tuy nhiên khi
xem xét tính trạng công thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik
có kích thƣớc lớn hơn cá khối lƣợng quả, kết quả nghiên cứu tại bảng 3.19 cho
thấy sự biến động rất rõ giữa các công thức. Công thức phun GA3 40ppm + kích
thích sinh trƣởng Atonik cho khối lƣợng quả cao nhất là 92,3g so với đối chứng
là 82,1g, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Tất cả các công thức thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn so với đối
chứng ở các mức độ khác nhau, trong đó công thức phun GA3 40ppm + kích
thích sinh trƣởng Atonik cho năng suất cao nhất là 51,69kg/cây cao hơn so
với đối chứng là 13,56kg/cây. Công thức phun Phun GA3 40 ppm+ phân bón
lá Pomior cho năng suất cao hơn đối chứng 10,77 kg/cây, công thức phun
GA3 40ppm + kích phát tố Thiên nông cho năng suất cao hơn đối chứng 7,87
kg/cây, sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
So sánh ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm, năng suất của hồng
Gia Thanh đƣợc thể hiện qua hình 3.4

Hình 3.4: Biểu đồ ảnh hƣởng phun GA3 kết hợp phân bón qua lá đến
năng suất của hồng Gia Thanh
Số liệu hình 3.4. cho thấy khi phun GA3 40 ppm kết hợp phân bón lá
cho năng suất cao hơn đối chứng từ 20,63 - 35,56%. Công thức phun GA3 kết
hợp phân bón lá kích thích sinh trƣởng Atonik cho năng suất cao nhất, năng
suất đạt trung bình 51,69 kg/cây, cao hơn so với đối chứng 13,56kg/cây.
Chất lƣợng quả hồng là chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp
đến chất lƣợng hàng hoá. Kết quả phân tích chất lƣợng quả, ở các công thức
sử dụng phân bón qua lá phun kết hợp với GA3 đƣợc trình bày qua bảng 3.20.
Số liệu bảng 3.20 cho thấy khi phun phân bón qua lá kết hợp GA3 nồng độ
40ppm cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm đều có hàm lƣợng caroten cao
hơn so với đối chứng, sai khác ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.20: Ảnh hƣởng của phun GA3 kết hợp phân bón dinh dƣỡng qua
lá đến chất lƣợng hồng
Chỉ tiêu Caroten Đƣờng Chất khô Tanin
(mg/100g) tổng số (%) (%)
Công thức (%)
GA3 40 ppm + kích phát tố
Thiên nông 0,58 16,80 24,90 0,24
GA3 40ppm + phân bón lá
Pomior 0,59 16,58 25,58 0,25
GA3 40ppm + kích thích ST
Atonik 0,61 17,08 25,78 0,27
Phun nƣớc lã (đ/c) 0,51 14,84 25,04 0,35
Cv% 3,30 4,80 1,70 3,00
LSD05 0,072 1,34 0,73 0,10

Hàm lƣợng caroten có chứa trong 100 g quả đạt 0,61 mg cao hơn đối
chứng 0,10g. Hàm lƣợng đƣờng tại các công thức thí nghiệm cũng cao hơn đối
chứng. Ở công thức phun nƣớc lã hàm lƣợng đƣờng chỉ đạt 14, 84%, trong khi
các công thức thí nghiệm đều đạt từ 16,58 -17,08%. Không có sự sai khác rõ rệt
giữa các công thức thí nghiệm.
Kết quả phân tích sinh hóa cũng cho thấy, không có sự thay đổi về hàm
lƣợng tanin có chứa trong quả ở các công thức, hàm lƣợng tanin dao động từ
0,50-0,52%, sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%
Để đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các công thức sử dụng chất điều hoà sinh
trƣởng kết hợp phân bón qua lá, chúng tôi tiến hành hạch toán theo từng công
thức. Kết quả trình bày ở bảng 3.21.
Bảng 3.21: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế khi phun GA3 kết hợp phân
bón dinh dƣỡng qua lá cho hồng
Chỉ tiêu Tổng Lãi So với
Năng suất Chi phí thu thuần đối
Công thức (tấn/ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ) chứng
GA3 40 ppm + kích phát
16,56 12.200 165.600 153.400 24.600
tố Thiên nông
GA3 40ppm + phân bón lá
17,60 12.800 176.000 163.200 34.400
Pomior
GA3 40ppm + kích thích
18,95 13.000 189.500 176.500 47.700
ST Atonik
Phun nƣớc lã (Đ/C) 13,73 8.500 137.300 128.800 -

Nhƣ vậy, việc phun chất điều hoà sinh trƣởng cho hồng đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất là công thức phun GA3 40ppm + kích thích thích sinh Atonik,
đạt 176,5 triệu đồng/ha tăng thêm 47,7 triệu đồng/ha so với đối chứng, tiếp
theo là công thức phun GA3 40ppm + phân bón lá Pomior, đạt 163,2 triệu
đồng/ha, tăng thêm so với đối chứng là 34,4 triệu đồng/ha, thứ 3 là công thức
phun GA3 40 ppm + kích phát tố Thiên nông đạt 153,4 triệu đồng/ha, tăng hơn
so với đối chứng là 24,6 triệu đồng/ha. Kết quả này càng khẳng định rõ tác
dụng của việc phun chất điều hoà sinh trƣởng cho cây hồng cho năng suất và
hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa lớn cho sản xuất hồng hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN
1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của xã Gia Thanh huyện Phù
Ninh phù hợp giống hồng này về sinh trƣởng phát triển, diện tích cây hồng
đƣợc trồng tập trung tại xã Gia Thanh và đã đƣợc các cơ quan chức năng
đánh giá khá tốt về chất lƣợng sản phẩm, dự kiến đến năm 2015 huyện Phù
Ninh sẽ mở rộng thêm diện tích, đƣa tổng diện tích đạt khoảng 50-60ha.
1.2. Kết quả nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, đặc điểm ra hoa đậu
quả của giống hồng Gia Thanh cho thấy cây hồng rất thích ứng với điều kiện
sinh thái của vùng. Năng suất trung bình đạt 45kg/cây, hàm lƣợng chất khô
khoảng 20%, tỷ lệ đƣờng 13,5%, tỷ lệ tanin 0,2%. Năng suất trung bình
45kg/cây.
1.3. Biện pháp cắt tỉa thƣờng xuyên cho năng suất hồng cao nhất đạt
53,34kg/cây. Đây cũng là biện pháp lãi thuần cao nhất tăng 35,187triệu
đồng/ha so với đối chứng, tuy nhiên biện pháp cắt tỉa thƣờng xuyên đòi hỏi
công lao động nhiều, vì thế ở những vùng khan hiếm nhân lực nên chọn biện
pháp cắt tỉa sau thu hoạch vì chênh lệch lãi thuần giữa hai biện pháp này
không quá lớn.
1.4. Phun GA3 nồng độ 40 ppm kết hợp với phân bón dinh dƣỡng qua
lá có ảnh hƣởng tốt đến năng suất và chất lƣợng quả hồng Gia Thanh. Trong
đó sử dụng chế phẩm GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik cho năng
suất cao nhất đạt 51,69kg/cây.
2. ĐỀ NGHỊ
2.1. Nghiên cứu kết hợp các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với cây
hồng Gia Thanh trong những năm tiếp theo để đƣa ra những đánh giá mang
tính tổng thể và chi tiết cụ thể cách thức thực hiện để mọi ngƣời dễ dàng tiếp
cận, ứng dụng tiến bộ phục vụ cho công tác phát triển cây hồng bền vững,
hiệu quả cao.
2.2. Cần nghiên cứu các đề tài về chế biến, bảo quản sau thu hoạch,
biện pháp phòng và xử lý những phát sinh vi khuẩn ảnh hƣởng đến chất
lƣợng quả để hoàn thiện quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
2.3. Trong những năm tiếp theo cần có những nghiên cƣ́u, quy hoạch
vùng để phát triển mở rộng ở một số vùng lân cận để bảo tồn giống hồng quý
có hiệu quả, cũng nhƣ tạo số lƣợng sản phẩm lớn làm hàng hoá đáp ứng thị
hiếu ngƣời tiêu dùng, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn gắn với mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT
1. Võ Văn Chí, Dƣơng Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp
2. Vũ Văn Chuyên (1971), Thực vật học, (tập 2), Nxb y học, Hà Nội.
cứu khoa học, (quyển 7), tr.143 - 146, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.
3. Phạm Văn Côn (1995), “Điều tra đánh giá, tuyển chọn một số giống hồng
tốt ở các địa phƣơng miền Bắc Việt Nam”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Phạm Văn Côn (2001), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Văn Côn (2002), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trƣởng, phát triển,
ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Kim Đƣơng (2006), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng của giống nhãn
Hƣơng Chi tại Thái Nguyên”, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp,
Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.
8. Nguyễn Thế Huấn (2006), “Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và
biện pháp nâng cao tỷ lệ đậu quả của một số giống hồng ở Thái Nguyên, Bắc
Kạn”, Luận án tiến sỹ Khoa học nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
9. Vũ Công Hậu (1980), Trồng cây ăn quả trong vƣờn, Nxb Nông nghiệp
TP Hồ Chí Minh, tr. 158 - 181.
10. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp
TP Hồ Chí Minh, tr. 154 - 172.
11. Vũ công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp
TP Hồ Chí Minh, tr. 155 - 174.
12. Đỗ Tất Lợi (1986), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
13. Mai Xuân Lƣơng (1994), “Điều tra, thu thập, bảo tồn và đánh giá một số
cây ăn quả đặc sản (hồng, bơ) ở Đà Lạt và các vùng lân cận”, Bộ Giáo dục
và Đào tạo
14. Nguyễn Ngọc Nông (1997) Hƣớng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lƣu Vinh Quang (1995), Sổ tay trồng cây ăn quả, Tài liệu dịch của Nxb
Nông nghiệp, Quảng Tây.
16. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hoà sinh
trƣởng đối với cây trồng, Nxb nông nghiệp, Hà nội.
17. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Giáo
trình sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1995), Sinh lý thực vật, Bài
giảng dùng cho cao học và nghiên cứu sinh ngành Trồng trọt - Bảo vệ
thực vật - Di truyền giống, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
19. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc (1999),
Etylen và ứng dụng trong cây trồng, Tủ sách khuyến nông cho mọi nhà,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Kim Oanh (2003), “Ảnh hƣởng của Ethrel đến sự rụng lá,
phát lộc, phát dục của giống hồng Thạch Thất”, Tạp chí khoa học và kỹ
thuật Nông nghiệp, 1 (1), tr. 100 - 103.
21. Lê Văn Tri (1994), Gibberellin chất kích thích sinh trƣởng thực vật, Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
22. Lê Văn Tri (1997),Hỏi - đáp về các chế phẩm điều hoà sinh trƣởng tăng
năng suất cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Lê Văn Trí (2000), Phân phức hợp hữu cơ vi sinh, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
24. Lê Văn Tri (2002), Hỏi - đáp về các chế phẩm điều hoà sinh trƣởng tăng
năng suất cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Trần Thế Tục (1980), Tài nguyên cây ăn quả nƣớc ta, Tuyển tập các
công trình nghiên cứu khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
26. Trần Thế Tục (1990), Kỹ thuật trồng chăm sóc 14 loại cây ăn quả phổ biến ở
Việt Nam, Tủ sách Kinh tế vƣờn Hội nông dân tỉnh Vĩnh Phú, tr. 64 -72.
27. Trần Thế Tục (1994), Sổ tay ngƣời làm vƣờn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Trần Thế Tục (1994), Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây rau, cây ăn
quả tại Ngân Sơn - Cao Bằng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Trần Thế Tục và cộng sự (1998), Giáo trình cây ăn quả, Trƣờng Đại học
nông nghiệp I Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Trần Văn Uyển (1995), Phân bón lá và các chất kích thích sinh trƣởng,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình (2003), Giáo trình cây ăn quả (dành
cho cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 138-148.
32. Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hau (2004), “Ảnh hƣởng của Paclobutrazol,
Thioure và Nitratkali đến sự ra hoa xoài Châu Hạng Võ”, Tạp chí Nông
nghiệp & phát triển nông thôn, (số 4), tr.507-509.
33. Vũ Văn Vụ, Hoàng Đắc Cự, Vũ Thanh Tâm, Trần Văn Lài (1993), Sinh
lý thực vật, Giáo trình cao học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Trần Nhƣ Ý và cộng sự (1996), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
35. Trần Nhƣ Ý và cộng sự (2000), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
36. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972), Trồng hồng ở Việt Nam, Phái
đoàn Nông nghiệp Đại hàn.
II. TIẾNG ANH
37. Ashworth E. N., Wisniewski M. E., (1991), Response of peuit tree
tissues to freezing temperatures, Hort. Sci. 26, p, 501-504.
38. Bean. W., (1981), Trees and Shrubs Hardy in Geat Britain. Vol I-4 and
Spplement, Murray.
39. Bianchini. F., Corbetta. F and pistoia. M. Fruits of the Eaeth, Lovely
pictures, a very readble book.
40. Bird. R. (Editor) Focus on Plants. volume 5. (formerly “Growing from
seed”) Thompson and Morgan (1991).
41. Ronquist A, (1981), An intergrated syetem of classification of flowering
plants. Columbia Univ, Press, New York. p. 499-501.
42. De Winter. B. (1963), Ebenaceae. p. 54-99. In: RA. Dyer, L. E.Codd,
and H. B. Rycroft (eds) Flora of Southern Africa, vol. 26, Government
printer, Pretoria, South Africa.
43. Dirr. M. A. and Heuser. M. W., (1987), The Reference Manual of Woody
Plant Propagation. Athens Ga, Varsuty Press ISBN 0942375009. A very
detailed book on propagating trees. Not for the casual reader.
56. Tlustos, P., Palivkova, D, Phu Nguyen Van (2001), Effeets of magnelium
and Tilanium foliar application on oat growths, Sbornik Racionalni
Pouziti Prumyslovggel Hnojiv, CZU Praha, p. 115 - 119.
45. Hong S. K., Hwang J., (1980), Differrence in freezing resistance
between common and sweet persimon (in Korean with English abstract).
J. Kor. Sci.48. p. 25 - 28.
46. Horst. n. J. (1993), Nitrogen nutrion for higher plant, Mineral Nutrx (2).
p. 243-245.
47. Huxley. A., (1992), The new RHS Dictionary of gardening. 1992.
MacMillan Prees ISBN 0-333-47494-5.
48. Kajiura, M. (1914), Studies on physiological fruit drop in persimmon. II.
relationships between fruit drop and pollination and parthenocarpic
ability (in Japanese). J. Japan. Soe. Hort. Sci. 12: 247 - 283.
49. Kikuchi, A. (1948), Pomology - Part I. (in Japanese), Yokendo, Tokyo,
Japan, p. 347 - 400.
50. Kitagawa H, Glucina PG, (1984), Persimmon Culture in new Zealand.
Wellington: SIPC.
51. Konishi K., S. Iwahori, H. Kitagawa, T. Yakuma (1994), Horticulture in
Japan Asakura publishing Co., Itd - Tokyo.
52. Leng P., Itamura H., Yamamura H., (1993), Freezing tolerance of
several Diospyros species and kaki cultivars as related to anthocyanin
formation (in Japanese, With English abstract) J. Japan. Soe. Hoetic.
Sci. 61. p. 795 - 804.
53. Mowat AD, george AP, (1994), Persimmon. In: Schaffer, Anderson PC
editors, Handbook of Environmental Physiology of Fruit Crops. Vol.l.,
Temperate Crops. Boca Raton. FL: CRC press Inc, 209-32.
54. Nakagawa Y., Sumita A., (1969), Studies on the favourable climatic
environments for fruit culture. 7. The critical temperatures for frost
demage in the deciduous fruit trees (in Japanese, With English abtract).
Bull. Horticultural Research Station A. (Hiratsuka) 8. p. 95 - 105.
55. Nguyen Van Phu (2003), The Effect of Nitrogen, Magnesium, Titanium
On growth and Element Accumulation, In Plants, Dissertation Thesis.
56. Tlustos, P., Palivkova, D, Phu Nguyen Van (2001), Effeets of magnelium
and Tilanium foliar application on oat growths, Sbornik Racionalni
Pouziti Prumyslovggel Hnojiv, CZU Praha, p. 115 - 119.
57. Dao Thanh Van (2002), Syllabus Speciality Fruit - trees, Thai Nguyen
University of Agricultural and Forestry.
58. Whitmore, T. C. (1978), Ebenales. p. 132 - 134. In: V. H. Heywood
(ed.), Flowering plant of the world, Oxford. Prees, Lonndon.
59. Wilson. E. H.(1929), China-mother of gardens, Stradford Company,
Boston. MA. p. 357.
60. Yonemori K., A. Sugiura A., Yamada M. (2000), Plant breeding
Reviews, volume 19. John Wiley and Sons, Ine.
PHỤ LỤC
1. Phụ lục ảnh
BALANCED ANOVA FOR VARIATE H/C FILE HA 5/10/** 7:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 H/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 46.8889 23.4444 0.62 0.585 3
2 G 2 1638.22 819.111 21.68 0.009 3
* RESIDUAL 4 151.111 37.7778
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 1836.22 229.528
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL FILE HA 5/10/** 7:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V004 SL

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 22.3889 11.1944 0.47 0.657 3
2 G 2 780.056 390.028 16.40 0.014 3
* RESIDUAL 4 95.1111 23.7778
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 897.556 112.194
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL FILE HA 5/10/** 7:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V005 TL

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 4.22222 2.11111 4.75 0.089 3
2 G 2 106.889 53.4444 120.25 0.001 3
* RESIDUAL 4 1.77778 .444445
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 112.889 14.1111
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ FILE HA 5/10/** 7:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 SQ

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .222222 .111111 0.40 0.696 3
2 G 2 16.8889 8.44445 30.40 0.005 3
* RESIDUAL 4 1.11111 .277777
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 18.2222 2.27778
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLDQ FILE HA 5/10/** 7:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
VARIATE V007 TLDQ

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 1.55556 .777778 7.00 0.051 3
2 G 2 1.55556 .777778 7.00 0.051 3
* RESIDUAL 4 .444444 .111111
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 3.55556 .444444
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HA 5/10/** 7:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS H/C SL TL SQ
1 3 393.667 135.000 34.6667 13.6667
2 3 394.000 134.667 34.0000 13.3333
3 3 398.667 131.500 33.0000 13.3333

SE(N= 3) 3.54860 2.81530 0.384900 0.304290


5%LSD 4DF 13.9098 11.0354 1.50873 1.19275

NL NOS TLDQ
1 3 10.6667
2 3 9.66667
3 3 10.3333

SE(N= 3) 0.192450
5%LSD 4DF 0.754363
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT G


-------------------------------------------------------------------------------

G NOS H/C SL TL SQ
1 3 388.333 135.167 34.6667 13.6667
2 3 383.667 144.333 37.6667 15.0000
3 3 414.333 121.667 29.3333 11.6667

SE(N= 3) 3.54860 2.81530 0.384900 0.304290


5%LSD 4DF 13.9098 11.0354 1.50873 1.19275

G NOS TLDQ
1 3 10.3333
2 3 10.6667
3 3 9.66667

SE(N= 3) 0.192450
5%LSD 4DF 0.754363
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HA 5/10/** 7:21


---------------------------------------------------------------- PAGE 7

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |G |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
H/C 9 395.44 15.150 6.1464 1.6 0.5847 0.0090
SL 9 133.72 10.592 4.8762 3.6 0.6574 0.0138
TL 9 33.889 3.7565 0.66667 2.0 0.0886 0.0009
SQ 9 13.444 1.5092 0.52705 3.9 0.6963 0.0054
TLDQ 9 10.222 0.66667 0.33333 3.3 0.0508 0.0508
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ FILE HA2 5/10/** 7:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SQ

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .222222 .111111 0.12 0.891 3
2 G 2 14.8889 7.44444 7.88 0.043 3
* RESIDUAL 4 3.77778 .944445
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 18.8889 2.36111
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC FILE HA2 5/10/** 7:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V004 CC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .888889 .444444 0.40 0.696 3
2 G 2 .222222 .111111 0.10 0.906 3
* RESIDUAL 4 4.44444 1.11111
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 5.55556 .694444
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK FILE HA2 5/10/** 7:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V005 DK

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 1.55556 .777778 7.00 0.051 3
2 G 2 .222222 .111111 1.00 0.446 3
* RESIDUAL 4 .444444 .111111
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 2.22222 .277778
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE HA2 5/10/** 7:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 KL

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 3.55556 1.77778 0.57 0.607 3
2 G 2 171.556 85.7778 27.57 0.006 3
* RESIDUAL 4 12.4445 3.11112
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 187.556 23.4444
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE HA2 5/10/** 7:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
VARIATE V007 NS

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .186666 .933332E-01 0.05 0.950 3
2 G 2 331.520 165.760 92.43 0.001 3
* RESIDUAL 4 7.17331 1.79333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 338.880 42.3600
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HA2 5/10/** 7:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SQ CC DK KL
1 3 12.0000 6.00000 6.00000 86.6667
2 3 12.0000 5.33333 5.33333 85.3333
3 3 12.3333 6.00000 5.00000 85.3333

SE(N= 3) 0.561084 0.608581 0.192450 1.01835


5%LSD 4DF 2.19933 2.38550 0.754363 3.99172

NL NOS NS
1 3 47.2667
2 3 47.0000
3 3 47.3333

SE(N= 3) 0.773160
5%LSD 4DF 3.03062
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT G


-------------------------------------------------------------------------------

G NOS SQ CC DK KL
1 3 12.6667 5.66667 5.33333 85.3333
2 3 13.3333 6.00000 5.66667 91.3333
3 3 10.3333 5.66667 5.33333 80.6667

SE(N= 3) 0.561084 0.608581 0.192450 1.01835


5%LSD 4DF 2.19933 2.38550 0.754363 3.99172

G NOS NS
1 3 49.3333
2 3 53.3333
3 3 38.9333

SE(N= 3) 0.773160
5%LSD 4DF 3.03062
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HA2 5/10/** 7:51


---------------------------------------------------------------- PAGE 7

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |G |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SQ 9 12.111 1.5366 0.97183 8.0 0.8913 0.0426
CC 9 5.7778 0.83333 1.0541 18.2 0.6963 0.9064
DK 9 5.4444 0.52705 0.33333 6.1 0.0508 0.4459
KL 9 85.778 4.8419 1.7638 2.1 0.6072 0.0062
NS 9 47.200 6.5085 1.3392 2.8 0.9502 0.0012
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAROTEN FILE HAF 6/10/** 21: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 CAROTEN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 .888887E-04 .444444E-04 0.18 0.840 3
2 NL 2 .622222E-03 .311111E-03 1.27 0.374 3
* RESIDUAL 4 .977778E-03 .244444E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 .168889E-02 .211111E-03
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DUONG FILE HAF 6/10/** 21: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V004 DUONG

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 2.24667 1.12333 3.85 0.117 3
2 NL 2 1.32667 .663333 2.27 0.219 3
* RESIDUAL 4 1.16667 .291667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 4.74000 .592500
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHATKHO FILE HAF 6/10/** 21: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V005 CHATKHO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 .222224E-02 .111112E-02 1.00 0.446 3
2 NL 2 2.14222 1.07111 963.95 0.000 3
* RESIDUAL 4 .444469E-02 .111117E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 2.14889 .268611
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TANIN FILE HAF 6/10/** 21: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 TANIN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 .284667E-01 .142333E-01 213.50 0.001 3
2 NL 2 .666665E-04 .333333E-04 0.50 0.642 3
* RESIDUAL 4 .266668E-03 .666670E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 .288000E-01 .360000E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HAF 6/10/** 21: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
MEANS FOR EFFECT CT
-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS CAROTEN DUONG CHATKHO TANIN
1 3 0.486667 15.8667 24.6667 0.216667
2 3 0.493333 14.7333 24.7000 0.253333
3 3 0.493333 14.9000 24.7000 0.350000

SE(N= 3) 0.902671E-02 0.311805 0.192455E-01 0.471406E-02


5%LSD 4DF 0.353828E-01 1.22221 0.754384E-01 0.184781E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CAROTEN DUONG CHATKHO TANIN


1 3 0.493333 15.1000 25.0000 0.270000
2 3 0.480000 14.7333 24.0000 0.273333
3 3 0.500000 15.6667 25.0667 0.276667

SE(N= 3) 0.902671E-02 0.311805 0.192455E-01 0.471406E-02


5%LSD 4DF 0.353828E-01 1.22221 0.754384E-01 0.184781E-01
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HAF 6/10/** 21: 9


---------------------------------------------------------------- PAGE 6

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CAROTEN 9 0.49111 0.14530E-010.15635E-01 3.2 0.8401 0.3743
DUONG 9 15.167 0.76974 0.54006 3.6 0.1173 0.2189
CHATKHO 9 24.689 0.51828 0.33334E-01 0.1 0.4459 0.0002
TANIN 9 0.27333 0.60000E-010.81650E-02 3.0 0.0005 0.6422
BALANCED ANOVA FOR VARIATE H/C FILE BANG 20 6/10/** 21:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 H/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 308.570 102.857 89.12 0.000 3
2 NL 2 5.61502 2.80751 2.43 0.168 3
* RESIDUAL 6 6.92501 1.15417
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 321.110 29.1918
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE BANG 18 6/10/** 21:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V004 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 47.0000 15.6667 2.47 0.159 3
2 NL 2 20.6667 10.3333 1.63 0.272 3
* RESIDUAL 6 38.0000 6.33333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 105.667 9.60606
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TI LE FILE BANG 18 6/10/** 21:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V005 TI LE

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .242601 .808668E-01 0.93 0.483 3
2 NL 2 6.59606 3.29803 37.97 0.001 3
* RESIDUAL 6 .521202 .868670E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 7.35987 .669079
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE Q/C FILE BANG 18 6/10/** 21:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 Q/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 28.9747 9.65825 8.77 0.014 3
2 NL 2 18.6091 9.30456 8.45 0.019 3
* RESIDUAL 6 6.60882 1.10147
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 54.1927 4.92661
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLDQ FILE BANG 18 6/10/** 21:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
VARIATE V007 TLDQ

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 18.7885 6.26283 21.85 0.002 3
2 NL 2 .969049 .484525 1.69 0.262 3
* RESIDUAL 6 1.71988 .286647
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 21.4774 1.95249
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BANG 18 6/10/** 21:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
MEANS FOR EFFECT CT
-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS H/C SOHOA TI LE Q/C


1 3 406.267 126.333 31.0500 13.7667
2 3 419.867 130.667 31.1500 15.5967
3 3 414.667 125.667 31.2600 15.8500
4 3 410.200 128.667 31.4333 12.0000

SE(N= 3) 0.620260 1.45297 0.170164 0.605935


5%LSD 6DF 2.14558 5.02604 0.588623 2.09602

CT NOS TLDQ
1 3 10.8700
2 3 11.9200
3 3 12.6667
4 3 9.33333

SE(N= 3) 0.309110
5%LSD 6DF 1.06926
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS H/C SOHOA TI LE Q/C


1 4 412.725 126.000 32.0000 12.5775
2 4 413.600 129.000 30.2250 14.8625
3 4 411.925 128.500 31.4450 15.4700

SE(N= 4) 0.537161 1.25831 0.147366 0.524755


5%LSD 6DF 1.85813 4.35268 0.509763 1.81521

NL NOS TLDQ
1 4 10.8000
2 4 11.3450
3 4 11.4475

SE(N= 4) 0.267697
5%LSD 6DF 0.926008
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BANG 20 6/10/** 21:21


---------------------------------------------------------------- PAGE 7

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
H/C 12 412.75 5.4029 1.0743 0.3 0.0001 0.1679
SOHOA 12 127.83 3.0994 2.5166 2.0 0.1588 0.2718
TI LE 12 31.223 0.81797 0.29473 0.9 0.4827 0.0006
Q/C 12 14.303 2.2196 1.0495 7.3 0.0138 0.0186
TLDQ 12 11.198 1.3973 0.53539 4.8 0.0017 0.2617
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ FILE HA 3 5/10/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SQ

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 7.16667 3.58333 4.45 0.065 3
2 G 3 44.6667 14.8889 18.48 0.002 3
* RESIDUAL 6 4.83333 .805556
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 56.6667 5.15152
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC FILE HA 3 5/10/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V004 CC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 3.29082 1.64541 39.42 0.001 3
2 G 3 .694225 .231408 5.54 0.037 3
* RESIDUAL 6 .250450 .417416E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4.23549 .385045
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK FILE HA 3 5/10/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V005 DK

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .531350 .265675 1.81 0.243 3
2 G 3 1.21257 .404189 2.75 0.135 3
* RESIDUAL 6 .881383 .146897
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.62530 .238664
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE HA 3 5/10/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 KL

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 2.31500 1.15750 0.63 0.569 3
2 G 3 171.189 57.0630 30.91 0.001 3
* RESIDUAL 6 11.0783 1.84639
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 184.582 16.7802
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE HA 3 5/10/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
VARIATE V007 NS

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 1.61167 .805834 0.61 0.576 3
2 G 3 305.753 101.918 77.39 0.000 3
* RESIDUAL 6 7.90169 1.31695
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 315.267 28.6606
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HA 3 5/10/** 8: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SQ CC DK KL
1 4 13.2500 5.20000 5.01250 87.7500
2 4 14.7500 5.40750 5.00000 88.8250
3 4 13.0000 6.40000 5.45250 88.2500

SE(N= 4) 0.448764 0.102154 0.191636 0.679409


5%LSD 6DF 1.55235 0.353366 0.662899 2.35019

NL NOS NS
1 4 46.0000
2 4 45.8250
3 4 46.6750

SE(N= 4) 0.573792
5%LSD 6DF 1.98484
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT G


-------------------------------------------------------------------------------

G NOS SQ CC DK KL
1 3 13.3333 5.50000 5.26333 89.0000
2 3 15.0000 5.90000 5.36667 89.6667
3 3 15.6667 5.91000 5.38000 92.3333
4 3 10.6667 5.36667 4.61000 82.1000

SE(N= 3) 0.518188 0.117957 0.221282 0.784514


5%LSD 6DF 1.79249 0.408032 0.765450 2.71376

G NOS NS
1 3 46.0000
2 3 48.9000
3 3 51.6333
4 3 38.1333

SE(N= 3) 0.662558
5%LSD 6DF 2.29189
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HA 3 5/10/** 8: 7


---------------------------------------------------------------- PAGE 7

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |G |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SQ 12 13.667 2.2697 0.89753 6.6 0.0653 0.0025
CC 12 5.6692 0.62052 0.20431 3.6 0.0006 0.0371
DK 12 5.1550 0.48853 0.38327 7.4 0.2427 0.1345
KL 12 88.275 4.0964 1.3588 1.5 0.5691 0.0008
NS 12 46.167 5.3536 1.1476 2.5 0.5762 0.0001
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAROTEN FILE HA4 5/10/** 8:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 CAROTEN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .500005E-04 .250002E-04 0.07 0.933 3
2 G 3 .170250E-01 .567500E-02 15.84 0.004 3
* RESIDUAL 6 .215000E-02 .358334E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .192250E-01 .174773E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DUONG FILE HA4 5/10/** 8:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
VARIATE V004 DUONG

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .568267 .284133 0.47 0.648 3
2 G 3 9.20757 3.06919 5.10 0.044 3
* RESIDUAL 6 3.61013 .601689
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 13.3860 1.21691
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHATKHO FILE HA4 5/10/** 8:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
VARIATE V005 CHATKHO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 1.41787 .708934 3.96 0.080 3
2 G 3 1.58170 .527234 2.95 0.120 3
* RESIDUAL 6 1.07280 .178800
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4.07237 .370216
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TANIN FILE HA4 5/10/** 8:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 TANIN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NL 2 .237500E-03 .118750E-03 1.73 0.256 3
2 G 3 .224250E-01 .747500E-02 108.73 0.000 3
* RESIDUAL 6 .412504E-03 .687506E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .230750E-01 .209773E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HA4 5/10/** 8:27
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS CAROTEN DUONG CHATKHO TANIN
1 4 0.570000 16.2150 24.8850 0.271250
2 4 0.572500 16.1250 25.3550 0.281250
3 4 0.575000 16.6250 25.7250 0.280000

SE(N= 4) 0.946486E-02 0.387843 0.211424 0.414580E-02


5%LSD 6DF 0.0727404E-01 1.34161 0.731349 0.100010E-01
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT G


-------------------------------------------------------------------------------

G NOS CAROTEN DUONG CHATKHO TANIN


1 3 0.580000 16.8000 24.9000 0.240000
2 3 0.590000 16.5867 25.5667 0.250000
3 3 0.610000 17.0667 25.7800 0.270000
4 3 0.510000 14.8333 25.0400 0.350000

SE(N= 3) 0.109291E-01 0.447843 0.244131 0.478716E-02


5%LSD 6DF 0.078054E-01 1.54916 0.844489 0.100000E-01
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HA4 5/10/** 8:27


---------------------------------------------------------------- PAGE 6

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |G |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CAROTEN 12 0.57250 0.41806E-010.18930E-01 3.3 0.9330 0.0036
DUONG 12 16.322 1.1031 0.77569 4.8 0.6482 0.0439
CHATKHO 12 25.322 0.60845 0.42285 1.7 0.0797 0.1202
TANIN 12 0.27750 0.45801E-010.82916E-02 3.0 0.2555 0.0001

You might also like