You are on page 1of 76

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ TỪ


QUẶNG SẮT TRẠI CAU – THÁI NGUYÊN VÀ KHẢO SÁT
KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYLEN XANH, METYL DA CAM
CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ TỪ


QUẶNG SẮT TRẠI CAU – THÁI NGUYÊN VÀ KHẢO SÁT
KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYLEN XANH, METYL DA CAM
CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VẬT CHẤT


Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 60 44 01 13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hậu

Thái Nguyên - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Thƣơng

Xác nhận Xác nhận


Của trưởng khoa chuyên môn của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Lan TS. Vũ Thị Hậu

i
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Hậu, cô giáo trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Hóa học, các thầy cô
Khoa sau Đại học, các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu..
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh,
ủng hộ và động viên em trong những lúc gặp phải khó khăn để em có thể hoàn thành
quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu
của bản thân còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu xót. Em rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp
và những người đang quan tâm đến vấn đề đã trình bày trong luận văn, để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

ii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. iv
Danh mục bảng biểu.................................................................................................... v
Danh mục các hình ..................................................................................................... vi
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Một số phương pháp chế tạo vật liệu ................................................................... 3
1.1.1. Phương pháp thủy nhiệt .................................................................................... 3
1.1.2. Phương pháp kết tủa .......................................................................................... 4
1.1.3. Phương pháp sol-gel.......................................................................................... 5
1.1.4. Phương pháp tổng hợp đốt cháy........................................................................ 6
1.1.5. Phương pháp gốm truyền thống ....................................................................... 7
1.1.6. Phương pháp phóng điện hồ quang ................................................................... 8
1.1.7. Phương pháp ngưng đọng pha hơi ................................................................... 8
1.2. Giới thiệu về phương pháp hấp phụ ..................................................................... 8
1.2.1.Các khái niệm ..................................................................................................... 9
1.2.2. Các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt .................................................................... 12
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ .................................................. 16
1.2.4. Đặc điểm chung của hấp phụ trong môi trường nước ..................................... 17
1.3. Sơ lược về thuốc nhuộm .................................................................................... 18
1.3.1. Định nghĩa thuốc nhuộm ................................................................................. 18
1.3.2. Phân loại thuốc nhuộm .................................................................................... 18
1.4. Tiềm năng quặng sắt của Việt Nam ................................................................... 21
1.5. Một số hướng nghiên cứu hấp phụ metylen xanh và metyl da cam .................. 22

iii
1.5.1. Một số hướng nghiên cứu hấp phụ metylen xanh ........................................... 22
1.5.2. Một số hướng nghiên cứu hấp phụ metyl da cam ........................................... 23
1.6. Giới thiệu về phương pháp phân tích trắc quang ............................................... 24
1.6.1. Cơ sở của phương pháp phân tích trắc quang ................................................. 25
1.6.2. Các phương pháp phân tích định lượng bằng trắc quang ............................... 26
1.7. Một số phương pháp nghiên cứu đặc trưng vật liệu. ......................................... 27
1.7.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD) ......................................................... 27
1.7.2. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET) ............................................... 28
1.7.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ....................................................... 29
Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
............................................................................................ 30
2.1.1. Thiết bị ............................................................................................................ 30
2.1 .......................................................................................................... 30
2.2. Chuẩn bị nguyên liệu ......................................................................................... 30
2.3. Xác định thành phần hoá học của quặng............................................................ 31
2.4. Chế tạo một số mẫu vật liệu hấp phụ ................................................................. 33
2.5. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ ......................................................... 34
2.5.1. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của metylen xanh ......................... 34
2.5.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ của metyl da cam ......................... 35
2.6. Khảo sát sơ bộ khả năng hấp phụ của NL và các mẫu VLHP chế tạo được ...... 36
2.7. Khảo sát ảnh hưởng các yếu tố đến quá trình chế tạo vật liệu hấp phụ ............. 38
2.7.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nung .......................................................... 38
2.7.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung ........................................................... 40
2.8. Một số đặc trưng của VLHP M3 ........................................................................ 43
2.8.1. Diện tích bề mặt riêng .................................................................................... 43
2.8.2. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) ..................................................................... 43
2.8.3. Xác định điểm đẳng điện của VLHP chế tạo được ......................................... 44
2.9. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ metylen xanh, metyl da
cam của VLHP........................................................................................................... 46
2.9.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH ............................................................................. 46
2.9.2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng hấp phụ của VLHP ........... 49
2.9.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ của VLHP............... 52
2.9.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ của VLHP ......... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 60
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 63
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Từ nguyên gốc

1 VLHP Vật liệu hấp phụ

2 BET Brunauer-Emmet-Teller

3 XRD X Ray Diffraction (Nhiễu xạ tia X)

4 SEM Hiển vi điện tử quét

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Một số phương trình đẳng nhiệt hấp phụ .................................................13

Bảng 2.1: Thành phần hóa học chính của quặng Sắt Trại Cau-Thái Nguyên ...........32

Bảng 2.2: Kí hiệu các VLHP chế tạo được ...............................................................33

Bảng 2.3: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metylen xanh với các
nồng độ khác nhau ....................................................................................35

Bảng 2.4: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metyl da cam với các
nồng độ khác nhau ....................................................................................36

Bảng 2.5: Số liệu đánh giá khả năng hấp phụ của NL và các VLHP đối với
metylen xanh và metyl da cam .................................................................37

Bảng 2.6: Số liệu xác định điểm đẳng điện của VLHP M3 .......................................45

Bảng 2.7: Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ của VLHP .....47

Bảng 2.8: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metylen xanh và metyl da cam
của VLHP vào khối lượng VLHP ............................................................50

Bảng 2.9: Sự phụ thuộc của dung lượng, hiệu suất hấp phụ metylen xanh vào
thời gian ....................................................................................................52

Bảng 2.11: Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir ...............................57

v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Đường đẳng nhiệthấp phụ Langmuir ................................................................... 14


Hình 1.2: Đồ thị sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf .................................................................... 14
Hình 1.3: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich ................................................................ 16
Hình 1.4: Sự phụ thuộc lgq vào lgCcb ................................................................................. 16
Hình 1.6: Công thức cấu tạo của metylen xanh ................................................................... 20
Hình 1.7: Công thức cấu tạo của MB+ ................................................................................. 20
Hình 2.1: Giản đồ XRD của nguyên liệu ............................................................................. 31
Hình 2.2 : Quy trình chế tạo vật liệu hấp phụ ...................................................................... 34
Hình 2.3: Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ metylen xanh .......................................... 35
Hình 2.4: Đường chuẩn xác định nồng độ metyl da cam. ................................................... 36
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn khả năng hấp phụ metylen xanh và metyl da cam của NL
và các mẫu VLHP ................................................................................................ 37
Hình 2.6: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 1 giờ .................................... 38
Hình 2.7: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 2 giờ .................................... 39
Hình 2.8: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 3 giờ .................................... 39
Hình 2.9: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 1500C trong 2 giờ .................................... 40
Hình 2.10: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 2 giờ .................................. 41
Hình 2.11: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2500C trong 2 giờ .................................. 41
Hình 2.12: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 3000C trong 2 giờ .................................. 42
Hình 2.13: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 4000C trong 2 giờ .................................. 42
Hình 2.14: Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của VLHP M3................................................. 44
Hình 2.15: Đồ thị xác định điểm đẳng điện của VLHP M3 ................................................. 45
Hình 2.16: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metylen xanh của VLHP vào pH ......... 48
Hình 2.17: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metyl da cam của VLHP vào pH ............ 48
Hình 2.18: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metylen xanh của VLHP vào khối
lượng VLHP ........................................................................................................ 51
Hình 2.19: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metyl da cam của VLHP vào khối
lượng VLHP ........................................................................................................ 51
Hình2.20: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấpphụ metylen xanh vào thời gian ........................ 53

vi
Hình 2.21: Sự phụ thuộc của hiệu suấthấp phụ metyl da cam vào thời gian ....................... 53
Hình 2.22: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của VLHP đối với metylen xanh .......... 56
Hình 2.23: Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với metylen xanh ...................................... 56
Hình 2.24: Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir của VLHP đối với metyl da cam .......... 56
Hình 2.25: Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với metyl da cam ...................................... 56

vii
MỞ ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu xây dựng một nước công nghiệp.
Đây là giai đoạn tạo ra những tiền đề cơ bản cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước vì vậy vấn đề nhân lực có trình độ cao và vấn đề phát triển khoa học - công
nghệ phải được đặt lên hàng đầu. Khoa học - công nghệ thực sự trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản của sự phát triển. Đặc biệt là ngành khoa học
chế tạo vật liệu đang trên đà phát triển khá mạnh mẽ.

Là một nước đang phát triển nên công nghiệp hóa - hiện đại hóa được xem
như chìa khóa để phát triển đất nước. Hiện nay, với hơn 800.000 cơ sở sản xuất
công nghiệp và gần 70 khu chế xuất - khu công nghiệp tập trung đã đóng góp một
phần rất lớn vào GDP của đất nước. Công nghiệp càng phát triển thì vấn nạn ô
nhiễm môi trường lại càng đáng lo ngại.

Thuốc nhuộm hữu cơ là một trong những hóa chất gây độc môi trường sống
của sinh vật dưới nước làm ô nhiễm nặng nguồn nước. Các ngành công nghiệp dệt
nhuộm, giấy, chất dẻo, da, thực phẩm, mỹ phẩm thường sử dụng các phẩm màu. Do
vậy, nước thải công nghiệp từ các xí nghiệp nhà máy này thường chứa ít nhiều các
hóa chất màu nhuộm. Hấp phụ là một trong những phương pháp hóa lý phổ biến và
hiệu quả để khử màu nhuộm. Nhiều loại chất hấp phụ khác nhau được biết đến
trong ứng dụng này như than hoạt tính, zeolit, tro than, chitin và chitosan, v.v...
Một trong số chất hấp phụ được dùng nhiều nhất là than hoạt tính bởi nó có dung
lượng hấp phụ chất hữu cơ cao. Tuy nhiên, than hoạt tính thì giá thành cao và
không tái sinh được. Từ quan điểm này, các chất hấp phụ giá rẻ hơn từ chất liệu
thiên nhiên, vật liệu sinh học, phế liệu công - nông nghiệp được đề xuất và triển
khai ứng dụng trong việc loại bỏ thuốc nhuộm và các kim loại nặng trong nước.

Là một trong những quốc gia giàu khoáng sản như quặng sắt, quặng
mangan…Các loại quặng này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như luyện
gang thép, nấu thủy tinh, pin khô…Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng chúng làm

1
vật liệu hấp phụ còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do đó,
chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ quặng sắt Trại
Cau - Thái Nguyên và khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh, metyl da cam
của vật liệu hấp phụ”.
Với mục đích đó trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu những nội dung sau:
- Chế tạo vật liệu hấp phụ từ quặng sắt Trại Cau - Thái Nguyên
- Nghiên cứu cấu trúc, hình thái học, diện tích bề mặt riêng của vật liệu bằng
các phương pháp vật lý hiện đại như X-ray, BET, SEM…
- Đánh giá được khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ như metylen
xanh, metyl da cam của các vật liệu chế tạo được.

2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số phƣơng pháp chế tạo vật liệu

Để tổng hợp vật liệu có thể dùng nhiều phương pháp tổng hợp hóa học
truyền thống hoặc phương pháp mới như: phương pháp ngưng tụ pha hơi, phương
pháp đốt cháy, phương pháp sol - gel,… Sau đây là một số phương pháp cụ thể để
tổng hợp vật liệu.

1.1.1. Phƣơng pháp thủy nhiệt

Phản ứng trong dung dịch nước xảy ra ở nhiệt độ và áp suất cao gọi là
phản ứng thủy nhiệt [20].Đó là dùng sự hoà tan trong nước của các chất tham gia
phản ứng ở nhiệt độ cao (hơn 100oC) và áp suất (lớn hơn 1atm) trong hệ kín. Đầu
tiên, trong bình thuỷ nhiệt chỉ bao gồm nước và các tiền chất rắn. Khi nhiệt độ tăng,
các tiền chất liên tục bị hoà tan, khiến cho nồng độ của chúng trong hỗn hợp lỏng
ngày càng tăng lên và phản ứng hoá học xảy ra dễ dàng hơn. Các phần tử cấu thành
nên dung dịch ở giai đoạn này có kích thước nhỏ hơn tiền chất ban đầu. Sau đó, hạ
nhiệt độ sẽ xảy ra phản ứng ngưng tụ tạo thành chất mới. Phương pháp này có đặc
điểm là kết tủa đồng thời các hiđroxit kim loại ởđiều kiện nhiệt độ và áp suất cao,
cho phép khuếch tán các chất tham gia phản ứng tốt, tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc
của chất phản ứng do đó có thể điều chếđược nhiều vật liệu mong muốn.

Các oxit kim loại thường được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt kết
tủa và kết tinh. Tổng hợp thủy nhiệt kết tủa sử dụng dung dịch muối tinh khiết của
kim loại, còn tổng hợp thủy nhiệt kết tinh dùng hidroxit, sol hoặc gel. Thành công
của quá trình tổng hợp vật liệu bằng phương pháp thủy nhiệt phụ thuộc vào sự lựa
chọn tiền chất, nhiệt độ, pH và nồng độ của chất phản ứng. Trong phương pháp
này thường sử dụng một số chất hữu cơ làm chất hoạt động bề mặt như cetyl
trimetyl amoni bromua (CTAB), natri dodecyl sunfat (SDS), poli etylen glicol (PEG),
etylen diamin (EDA).

3
Có thể kể ra một số ưu điểm của phương pháp này là: Thao tác đơn giản, có
khả năng điều chỉnh kích thước hạt bằng nhiệt độ thủy nhiệt, có khả năng điều
chỉnh hình dạng các hạt bằng cách sử dụng các dạng tiền chất khác nhau, thu được
sản phẩm chất lượng cao, tinh khiết từ các vật liệu không tinh khiết ban đầu, quá
trình sử dụng các phân tử tiền chất không phải là các khối vật liệu lớn, có thể dùng
các nguyên liệu rẻ tiền để tạo các sản phẩm có giá trị, có thể sử dụng nhiều nguyên
liệu khác nhau.
Nhưng cũng có một số nhược điểm như: Tạo ra tạp chất không mong muốn, một
sốchất không thể hoà tan trong nước, do đó không thể dùng phản ứng thuỷ nhiệt.
Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, tổng hợp được các vật liệu có kích thước hạt
nanomet, tuy nhiên phương pháp này yêu cầu thiết bị tiến hành phản ứng tương
đối phức tạp.
1.1.2. Phƣơng pháp kết tủa
Một trong các phương pháp quan trọng để điều chế oxit là phương pháp kết
tủa. Để thu được kết tủa có thành phần hóa học mong muốn, các tác nhân tạo kết tủa
cần thỏa mãn điều kiện sau: phản ứng kết tủa phải xảy ra nhanh và sản phẩm kết tủa
không tan trong dung môi. Các tác nhân kết tủa có thể là dung dịch muối vô cơ hoặc
hữu cơ. Các muối vô cơ thường sử dụng là muối cacbonat, oxalat, hidroxit của natri,
kali, amoni… Khi sử dụng dung dịch muối hữu cơ làm tác nhân kết tủa làm cho quá
trình rửa kết tủa dễ dàng hơn. Khả năng bay hơi cao của các hợp chất hữu cơ khi
phân hủy tạo cho hạt mịn hơn. Các tác nhân kết tủa trên cơ sở muối hữu cơ rất thích
hợp cho sản xuất sản phẩm có độ mịn, độ đồng nhất cao theo tỉ lệ hợp thức mong
muốn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kết tủa như nồng độ, tỉ lệ các chất
tham gia phản ứng, nhiệt độ và pH của dung dịch. Các yếu tố trên cũng ảnh hưởng
nhiều đến kích thước và diện tích bề mặt riêng của sản phẩm. Chẳng hạn, khi tăng
nhiệt độ kết tủa từ 400C lên 800C thì kích thước hạt MgO giảm từ 28,89 đến 14,48
nm và diện tích bề mặt riêng tăng từ 58 đến 116 m2/g [22]. Ảnh hưởng của tác nhân
tạo kết tủa đến diện tích bề mặt riêng của oxit cũng được tác giả [23] nghiên cứu.

4
Phương pháp kết tủa có ưu điểm sau: Cho sản phẩm tinh khiết, tính đồng nhất
của sản phẩm cao, thay đổi các tính chất của vật liệu thông qua việc điều chỉnh các
yếu tố ảnh hưởng như: pH, nhiệt độ, nồng độ, tốc độ của sự thuỷ phân, sự kết tinh
ảnh hưởng hình thái học, độ lớn và tính chất của các hạt sản phẩm cuối cùng. Vật
liệu tổng hợp được bằng phương pháp này cho kích nhỏ, đồng đều, các tiền chất để
tổng hợp đơn giản dễ tìm. Tuy nhiên, để tổng hợp vật liệu nào đó, không phải lúc
nào cũng lựa chọn được các tiền chất thích hợp.
Phƣơng pháp đồng kết tủa: Theo phương pháp này muối của các cation kim loại
được hòa tan trong một dung dịch, sau đó các cation này được kết tủa dưới dạng
hidroxit, muối cacbonat, muối oxalat. Sản phẩm được đem rửa, sấy khô, nghiền và
nung. Tính đồng nhất của vật liệu cần điều chế phụ thuộc vào tính đồng thời kết tủa
từ dung dịch. Để các ion kết tủa đồng thời thì chúng phải có tốc độ tan và tốc độ kết
tủa gần giống nhau. Việc chọn điều kiện để các ion kim loại kết tủa đồng thời là khó
khăn và phức tạp, người ta phải sử dụng một số biện pháp như thay thế một phần
nước bằng dung môi hữu cơ.Với các điều kiện chế tạo tối ưu phương pháp này có
thể cho ta những hạt ban đầu cỡ vài trăm Å. Các ion phản ứng dư cần vượt qua
quãng đường khuếch tán gấp 10 - 50 lần kích thước ô mạng cơ sở, nghĩa là nhỏ hơn
rất nhiều so với phương pháp gốm. Sản phẩm thu được có tính đồng nhất cao, bề
mặt riêng và độ tinh khiết khá lớn, giảm năng lượng thiêu kết[17], [18].
1.1.3. Phƣơng pháp sol-gel
Phương pháp sol-gel thường dựa vào sự thủy phân và ngưng tụ ankolat kim
loại hoặc ankolat precursor định hướng cho các hạt oxit phân tán vào trong sol. Sau
đó sol được làm khô và ngưng tụ thành mạng không gian ba chiều gọi là gel. Gel là
tập hợp gồm pha rắn được bao bọc bởi dung môi [23]. Nếu dung môi là nước thì sol
và gel tương ứng được gọi là aquasol và alcogel. Chất lỏng được bao bọc trong gel
có thể loại bỏ bằng cách làm bay hơi hoặc chiết siêu tới hạn. Sản phẩm rắn thu được
là xerogel và aerogel tương ứng.
Phương pháp sol-gel có một số ưu điểm sau: Tạo sản phẩm có độ tinh khiết cao, có
thể điều chỉnh được các tính chất vật lý như sự phân bố kích thước mao quản, số

5
lượng mao quản của sản phẩm, tạo sự đồng nhất trong pha ở mức độ phân tử, có thể
điều chế mẫu ở nhiệt độ thấp và bổ sung dễ dàng một số thành phần.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ đồng nhất của của sản phẩm là dung môi, nhiệt độ,
bản chất của precursor, pH, xúc tác, chất phụ gia. Dung môi có ảnh hưởng đến
động học quá trình, còn pH ảnh hưởng đến các quá trình thủy phân và ngưng tụ.
Có bốn bước quan trọng trong quá trình sol-gel: hình thành gel, làm già gel, khử
dung môi và cuối cùng là xử lí bằng nhiệt để thu được sản phẩm.
Phương pháp sol-gel rất đa dạng tùy thuộc vào tiền chất tạo gel và có thể qui
về ba hướng sau: thủy phân các muối, thủy phân các ankolat và sol-gel tạo phức.
Trong ba hướng này, thủy phân các muối được nghiên cứu sớm nhất, phương pháp
thủy phân các ankolat đã được nghiên cứu khá đầy đủ còn phương pháp sol-gel tạo
phức hiện đang được nghiên cứu nhiều và đã được đưa vào thực tế sản xuất [23].
1.1.4. Phƣơng pháp tổng hợp đốt cháy

Trong những năm gần đây, phương pháp tổng hợp đốt cháy hay tổng hợp bốc
cháy (Combustion Synthesis-CS) trở thành một trong những kĩ thuật quan trọng
trong điều chế và xử lí các vật liệu gốm mới (về cấu trúc và chức năng), composit,
vật liệu nano và chất xúc tác [26].

So với một số phương pháp hóa học khác, tổng hợp đốt cháy có thể tạo ra
oxit nano ở nhiệt độ thấp hơn trong một thời gian ngắn và có thể đạt ngay sản
phẩm cuối cùng mà không cần phải xử lí nhiệt thêm nên có thể hạn chế được sự tạo
pha trung gian và tiết kiệm được năng lượng. Trong quá trình tổng hợp đốt cháy xảy
ra phản ứng oxi hóa khử tỏa nhiệt mạnh giữa hợp phần chứa kim loại và hợp phần
không kim loại, phản ứng trao đổi giữa các hợp chất hoạt tính hoặc phản ứng giữa
hợp chất hay hỗn hợp oxi hóa khử… Những đặc tính này làm cho tổng hợp đốt cháy
trở thành một phương pháp hấp dẫn để sản xuất vật liệu mới với chi phí thấp nhất so
với các phương pháp truyền thống. Một số ưu điểm của phương pháp đốt cháy là
thiết bị công nghệ tương đối đơn giản, sản phẩm có độ tinh khiết cao, có thể dễ
dàng điều khiển được hình dạng và kích thước của sản phẩm [26].

6
Phương pháp đốt cháy được biết như là quá trình tổng hợp tự lan truyền nhiệt độ
cao phát sinh trong quá trình phản ứng (Self Propagating High Temperature
Synthesis Process) hay còn gọi là quá trình SHS. Tùy thuộc vào trạng thái của các
chất phản ứng, tổng hợp đốt cháy có thể chia thành: đốt cháy trạng thái rắn (Solid
State Combustion-SSC), đốt cháy dung dịch (Solution Combustion-SC), đốt cháy
gel polime (Polimer Gel Combustion-PGC) và đốt cháy pha khí (Gas Phase
Combustion-GPC).

Trong phương pháp đốt cháy gel polime, để ngăn ngừa sự tách pha cũng
như sự đồng nhất cao cho sản phẩm, phương pháp hoá học ướt thường sử dụng các
tác nhân tạo gel. Một số polime hữu cơ được sử dụng ngoài vai trò tác nhân tạo gel
còn là nguồn nhiên liệu như polivinyl alcol, polietylen glycol, polyacrylic axit
và có thể là hồ tinh bột[27]. Trong phương pháp này, dung dịch tiền chất gồm dung
dịch các muối kim loại (thường là muối nitrat) được trộn với polyme hoà tan trong
nước tạo thành hỗn hợp nhớt. Làm bay hơi nước hoàn toàn hỗn hợp này thu được
khối xốp nhẹ và đem nung ở khoảng 300 -900oC thu được các oxit phức hợp. Từ
các thống kê trên cho thấy phương pháp đốt cháy gel polime được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu và đã tổng hợp được các vật liệu có kích thước nanomet, diện
tích bề mặt lớn.

1.1.5. Phƣơng pháp gốm truyền thống

Cơ sở của quá trình này chính là quá trình xâm nhập của các nguyên tử chất
rắn khác loại lẫn vào nhau, quá trình này gọi là quá trình khuếch tán. Quá trình
khuếch tán xảy ra mạnh khi nung chất rắn ở nhiệt độ cao (cỡ bằng 2/3 so với nhiệt
độ nóng chảy). Các phản ứng pha rắn thường xảy ra chậm khi các hạt tiếp xúc với
nhau, ban đầu xảy ra nhanh hơn sau đó lớp phẩm dần lên làm cho con đường
khuếch tán của các ion tiếp xúc với nhau càng kéo dài hơn do vậy làm giảm tốc độ
phản ứng.

7
Theo phương pháp này, người ta dùng phối liệu ban đầu là các muối cacbonat,
muối axetat hay các muối khác của kim loại hợp phần, sau đó được làm qua các
công đoạn sau:

Chuẩn bị Nghiền Ép viên Nung Nghiền trộn Sảnphẩm


phối liệu trộn
Phương pháp gốm truyền thống có những ưu điểm như: dùng ít hóa chất, hóa
chất không đắt tiền, các thao tác dễ tự động hóa nên dễ dàng đưa đưa vào dây
chuyền sản xuất với lượng lớn. Tuy nhiên nó có những nhược điểm như: đòi hỏi
nhiều thiết bị phức tạp, tính đồng nhất của sản phẩm không cao, kích thước hạt lớn
(cỡ milimet) nên khi ép viên tạo thành sản phẩm thường có độ rỗng lớn, phản ứng
trong pha rắn diễn ra chậm[17].
1.1.6. Phƣơng pháp phóng điện hồ quang
Cho chất khí trơ thổi qua bình chân không với áp suất thấp, trong bình có hai
điện cực nối với một hiệu điện thế cỡ vài Vôn. Khi mồi cho chúng phóng điện có hồ
quang giữa hai điện cực, điện cực anot bị điện tử bắn phá làm cho các phân tử ở đó
bật ra, bị mất điện tử và trở thành ion dương hướng về catot. Do đó catot bị phủ một
lớp vật chất bay từ anot sang. Trong những điều kiện thích hợp sẽ tạo ra trên catot
một lớp bột mịn, kích thước hạt cỡ nano[4].
1.1.7. Phƣơng pháp ngƣng đọng pha hơi
Phương pháp này có thể tạo ra bột nano kim loại có độ tinh khiết cao kích
thước hạt đồng đều. Để tiến hành người ta cho kim loại vào một bình kín, hút chân
không và đốt nóng kim loại để kim loại nóng chảy và bốc hơi. Hơi kim loại bay
lên được ngưng tụ lại trên bề mặt vật rắn ở trong bình chân không. Muốn tạo ra
bột oxit kim loại hoặc nitrua kim loại người ta thay môi trường chân không bằng
khí oxi hoặc khí nitơ ở áp suất thích hợp rồi thổi qua bình. Cùng với sự ngưng
đọng trên bề mặt, còn có các phản ứng hóa học xảy ra tạo được với bột có thành
phần như mong muốn [4].
1.2. Giới thiệu về phƣơng pháp hấp phụ
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải : Phương pháp cơ học, phương
phương pháp xử lý sinh học, phương pháp hóa lý, phương pháp hấp phụ và

8
phương pháp hóa học. So với các phương pháp xử lí nước thải khác, phương pháp
hấp phụ có các đặc tính ưu việt hơn hẳn và đang được chú ý nhiều trong thời gian
gần đây. Vật liệu hấp phụ có thể chế tạo từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên và các
phụ phẩm nông, công nghiệp sẵn có và dễ kiếm, quy trình xử lý đơn giản, công
nghệ xử lý không đòi hỏi thiết bị phức tạp, chi phí thấp, đặc biệt, các vật liệu hấp
phụ này có độ bền khá cao, có thể tái sử dụng nhiều lần nên giá thành thấp, hiệu
quả cao và quá trình xử lý không đưa thêm vào môi trường những tác nhân độc hại
[2], [9], [11].Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp hấp phụ cho
quá trình nghiên cứu.
1.2.1.Các khái niệm
Hấp phụ: là quá trình tích lũy chất trên bề mặt phân cách các pha (rắn - khí,
rắn - lỏng, khí - lỏng, lỏng - lỏng). Trong đó:
Chất hấp phụ: là chất mà phần tử ở lớp bề mặt có khả năng hút các phần tử
của pha khác nằm tiếp xúc với nó. Chất hấp phụ có bề mặt riêng càng lớn thì khả
năng hấp phụ càng mạnh.
Bề mặt riêng là diện tích bề mặt đơn phân tử tính đối với 1 gam chất hấp phụ.
Chất bị hấp phụ: là chất bị hút khỏi pha thể tích đến tập trung trên bề mặt
chất hấp phụ.
Pha mang: hỗn hợp tiếp xúc với chất hấp phụ.
Hấp phụ là một quá trình tỏa nhiệt. Ngược với sự hấp phụ là quá trình đi ra
khỏi bề mặt chất hấp phụ của các phần tử bị hấp phụ. Tùy theo bản chất lực tương
tác giữa các phân tử của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ người ta phân biệt thành
hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học [2], [9].
1.2.1.1. Hấp phụ vật lý
Định nghĩa: Hấp phụ vật lý là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực Vander Walls
giữa phân tử chất bị hấp phụ và bề mặt chất hấp phụ (bao gồm cả ba loại lực: cảm
ứng, định hướng, khuếch tán), liên kết này yếu dễ bị phá vỡ. Vì vậy hấp phụ vật lý
có tính thuận nghịch cao.

9
Đặc điểm: Phân tử bị hấp phụ không chỉ tương tác với một nguyên tử mà với
nhiều nguyên tử trên bề mặt. Do vậy, phân tử hấp phụ có thể hình thành một hoặc
nhiều lớp phân tử trên bề mặt chất hấp phụ.
Hấp phụ vật lý không có tính chọn lọc. Quá trình hấp phụ vật lý là một quá
trình thuận nghịch tức là có cân bằng động giữa chất hấp phụ và bị hấp phụ. Nhiệt
lượng tỏa ra khi hấp phụ vật lý khoảng 2÷6 kcal/mol. Sự hấp phụ vật lý ít phụ thuộc
vào bản chất hóa học của bề mặt, không có sự biến đổi cấu trúc của các phân tử chất
hấp phụ và bị hấp phụ [2], [9].
1.2.1.2. Hấp phụ hóa học
Định nghĩa: Hấp phụ hóa học được gây ra bởi các liên kết hóa học (liên kết
cộng hóa trị, lực ion, lực liên kết phối trí…). Trong hấp phụ hóa học có sự trao đổi
electron giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Cấu trúc electron phân tử các chất
tham gia quá trình hấp phụ có sự biến đổi rất lớn dẫn đến hình thành liên kết hóa
học. Nhiệt lượng tỏa ra khi hấp phụ hóa học thường lớn hơn 22 kcal/mol.
Đặc điểm: Chất bị hấp phụ chỉ hình thành một lớp đơn phân tử hấp phụ, giữa
chúng hình thành hợp chất bề mặt.
Hấp phụ hóa học đòi hỏi phải có ái lực hóa học giữa bề mặt chất hấp phụ và
chất bị hấp phụ, do đó mang tính đặc thù rõ rệt. Đây không phải là một quá trình
thuận nghịch.
Trong thực tế sự phân biệt giữa hấp phụ hóa học và hấp phụ vật lý chỉ là
tương đối vì ranh giới giữa chúng không rõ rệt. Trong nhiều quá trình hấp phụ xảy
ra đồng thời cả hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Ở vùng nhiệt độ thấp thường xảy
ra hấp phụ vật lý, khi tăng nhiệt độ khả năng hấp phụ vật lý giảm, khả năng hấp phụ
hóa học tăng lên [9].
Cân bằng hấp phụ:
Hấp phụ vật lý là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị hấp phụ khi
đã hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ vẫn có thể di chuyển ngược pha mang. Theo thời
gian lượng chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất hấp phụ càng nhiều thì tốc độ di

10
chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn. Đến một thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ
(quá trình thuận) bằng tốc độ giải hấp phụ (quá trình nghịch) thì quá trình hấp phụ đạt
trạng thái cân bằng.

Đối với một hệ hấp phụ xác định, dung lượng hấp phụ là một hàm của nhiệt
độ và áp suất hoặc nồng độ chất bị hấp phụ trong pha thể tích.
q = f(T, p) hoặc q = f(T, C) (1.1)
Ở một nhiệt độ xác định, dung lượng hấp phụ phụ thuộc vào áp suất
(nồng độ):
q = f(p) hoặc q = f(C) (1.2)
Trong đó:
q: Dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g)
T: Nhiệt độ
p: Áp suất
C: Nồng độ của chất bị hấp phụ trong pha thể tích (mg/l) [6].
Dung lượng hấp phụ cân bằng:
Dung lượng hấp phụ cân bằnglà khối lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị
khối lượng chất hấp phụ ở trạng thái cân bằng dưới các điều kiện nồng độ và nhiệt
độ cho trước.
Dung lượng hấp phụ được tính theo công thức:
(C o  C cb ).V
q (1.3)
m

Trong đó:
- q: dung lượng hấp phụ (mg/g)
- V: thể tích dung dịch (ml )
- m: khối lượng chất hấp phụ (g )
- Co: nồng độ dung dịch ban đầu (mg/l)
- Ccb: nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/l)

11
Trong quá trình hấp phụ, các phần tử bị hấp phụ không bị hấp phụ đồng thời,
bởi vì các phần tử chất bị hấp phụ phải khuếch tán từ dung dịch đến bề mặt ngoài
chất hấp phụ và sau đó khuếch tán vào sâu bên trong hạt của chất hấp phụ [9].

Hiệu suất hấp phụ

Hiệu suất hấp phụ là tỷ số giữa nồng độ dung dịch bị hấp phụ và nồng độ dung
dịch ban đầu.

(Co  Ccb ) (1.4)


H .100%
Co

Trong đó:

- H: Hiệu suất hấp phụ

- Co: nồng độ dung dịch ban đầu (mg/l)

- Ccb: nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/l) [9].

1.2.2. Các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt

Khi nhiệt độ không đổi, đường biểu diễn q = fT (P hoặc C) được gọi là đường
đẳng nhiệt hấp phụ.

Đường đẳng nhiệt hấp phụ là đường mô tả sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ
tại một thời điểm vào nồng độ hoặc áp suất của chất bị hấp phụ tại thời điểm đó ở một
nhiệt độ không đổi.

Đối với chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng, khí thì đường hấp
phụ đẳng nhiệt được mô tả qua các phương trình đẳng nhiệt hấp phụ như: phương trình
hấp phụ đẳng nhiệt Henry, Freundlich, Langmuir… [2], [3], [9].

Một số phương trình đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng nhất áp dụng cho hệ hấp
phụ rắn - khí được nêu ở bảng 1.1.

12
Bảng 1.1: Một số phƣơng trình đẳng nhiệt hấp phụ
Bản chất của
Tên phƣơng trình Phƣơng trình
sự hấp phụ
v b.q
Langmuir   Vật lý và hóa học
vm 1  b.q
Henry v  k. p Vật lý và hóa học
1
Freundlich v  k . p (n > 1)
, n Vật lý và hóa học

Shlygin-Frumkin- v 1
   ln Co . p Vật lý và hóa học
Temkin vm a
Brunauer-Emmett- p 1 (C  1) p
  . Vật lý, nhiều lớp
Teller (BET) v.( po  p ) vm .C vm .C po

Trong các phương trình trên:


v : thể tích chất bị hấp phụ, đặc trưng cho đại lượng hấp phụ thường biểu
diễn bằng cm3 ở điều kiện tiêu chuẩn
vm : đại lượng hấp phụ cực đại
p : áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí
 : độ che phủ ; a, b, k , k , , n, C, Co : là các hằng số
po : áp suất hơi bão hòa của chất bị hấp phụ ở trạng thái lỏng tinh khiết ở
cùng nhiệt độ
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir: là phương trình mô tả cân bằng
hấp phụ đầu tiên được thiết lập bằng lý thuyết. Phươngtrình
Langmuirđượcxâydựngdựatrêncác giảthuyết:
1.Tiểuphânbịhấpphụliênkếtvớibềmặt của chất hấp
phụtạinhữngtrungtâmxácđịnh.
2.Mỗitrungtâmchỉhấpphụmộttiểuphân.
3.Bềmặtchấthấpphụ làđồngnhất,nghĩalànănglượnghấpphụ trêncác
tiểuphânlànhưnhauvàkhôngphụthuộcvàosựcómặtcủacáctiểuphân
hấpphụtrêncáctrungtâmbêncạnh.

13
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir nêu ở bảng 1.1 được xây dựng
cho hệ hấp phụ rắn - khí. Tuy nhiên, phương trình trên cũng có thể áp dụng cho
hấp phụ trong môi trường nước. Khi đó có thể biểu diễn phương trình Langmuir
như sau:
b.C f
q  qmax . 1.11
(1.5)
1  b.C f
Trong đó:
q , qmax : dung lượng hấp phụ cân bằng, dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g)
b : hằng số Langmuir
Cf: nồng độ chất bị hấp phụ khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/l)
Khi tích số b.Cf 1 thì q = qmax: mô tả vùng hấp phụ tuyến tính
Khi tích số b.Cf 1 thì q = qmax : mô tả vùng hấp phụ bão hòa
Để xác định các hằng số trong phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir có
thể sử dụng phương pháp đồ thị bằng cách chuyển phương trình trên thành phương
trình đường thẳng có dạng:
Cf 1 1
= .Cf + (1.6)
q q max
q max b

Cf/q
q

q max

0 0
Cf Cf
Hình 1.1: Đƣờng đẳng nhiệt Hình 1.2: Đồ thị sự phụ thuộc
hấp phụ Langmuir của Cf/q vào Cf

14
1 1 1
tan    qmax  ; ON 
qmax tan  qmax .b
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir có dạng đơn giản, cho phép giải
thích khá thỏa đáng các số liệu thực nghiệm.
Phương trình Langmuir được đặc trưng bằng tham số RL
RL = 1/(1+b.C0) (1.7)
0< RL<1 thì sự hấp phụ là thuận lợi, RL>1 thì sự hấp phụ là không thuận lợi
và RL=1 thì sự hấp phụ là tuyến tính.
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Henry
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Henry là phương trình đơn giản mô tả sự
tương quan tuyến tính giữa lượng chất bị hấp phụ trên bề mặt pha rắn và nồng độ
hoặc áp suất của chất bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng.
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Henry có dạng:
a = K.p hay q = K.Ccb (1.8)
Trong đó:
a : là lượng chất bị hấp phụ (mol/g)
K: hằng số hấp phụ Henry
p : áp suất (mm Hg)
Ccb: Nồng độ của chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/l)
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich là phương trình thực nghiệm mô
tả sự hấp phụ khí hoặc chất tan lên vật hấp phụ rắn trong phạm vi một lớp [2], [9].
:
1
q  k . C cbn (1.9)

Trong đó:
k: Hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và các yếu tố khác
n: Hằng số chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và luôn lớn hơn 1
Phương trình Freundlich phản ánh khá tốt số liệu thực nghiệm cho vùng ban
đầu và vùng giữa của đường đẳng nhiệt hấp phụ, tức là ở vùng nồng độ thấp của
chất bị hấp phụ.

15
Để xác định các hằng số, đưa phương trình trên về dạng đường thẳng:
1
lg q  lg k  lg Ccb (1.10)
n
Đây là phương trình đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của lg q vào lg Ccb
Dựa vào đồ thị ta xác định được các giá trị k và n.

q lgq
(mg/g)

Ccb(mg/l) 0
0 lgCcb

Hình 1.3: Đƣờng đẳng nhiệt Hình 1.4: Sự phụ thuộc lgq
hấp phụ Freundlich vào lgCcb

tan = 1/n

OM = lgk

1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hấp phụ

Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hấp phụ của các chất lên bề mặt
chất rắn, đó là:

Nồng độ của chất tan trong chất lỏng (hoặc áp suất đối với chất khí).

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, sự hấp phụ trong dung dịch giảm
nhưng thường ở mức độ ít.

Quá trình hấp phụ cạnh tranh đối với các chất bị hấp phụ.

- Ngoài ra, còn một vài yếu tố khác như sự thay đổi diện tích bề mặt của chất
hấp phụ và sự thay đổi pH của dung dịch [9].

16
1.2.4. Đặc điểm chung của hấp phụ trong môi trƣờng nƣớc

Hấp phụ trong môi trường nước thường diễn ra khá phức tạp, vì trong hệ có
ít nhất ba thành phần gây tương tác là: nước - chất hấp phụ - chất bị hấp phụ. Do sự
có mặt của nước nên trong hệ sẽ xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh và có chọn lọc
giữa chất bị hấp phụ và nước tạo ra các cặp hấp phụ là: chất bị hấp phụ - chất hấp phụ;
nước - chất hấp phụ, cặp nào có tương tác mạnh hơn thì hấp phụ xảy ra với cặp đó.
Tính chọn lọc của các cặp hấp phụ phụ thuộc vào các yếu tố: độ tan của chất
bị hấp phụ trong nước, tính ưa nước hoặc kị nước của chất hấp phụ, mức độ kị nước
của chất bị hấp phụ trong nước. Vì vậy, khả năng hấp phụ của chất hấp phụ đối với
chất bị hấp phụ trước tiên phụ thuộc vào tính tương đồng về độ phân cực giữa chúng:
chất bị hấp phụ không phân cực được hấp phụ tốt trên chất hấp phụ không phân cực
và ngược lại. Đối với các chất có độ phân cực cao, ví dụ các ion kim loại hay một số
dạng phức oxy anion như SO42 , PO 43 , CrO42 … thì quá trình hấp phụ xảy ra do tương
tác tĩnh điện thông qua lớp điện kép. Các ion hoặc các phân tử có độ phân cực cao
trong nước bị bao bọc bởi một lớp vỏ là các phân tử nước, do đó bán kính (độ lớn)
của các ion, các phân tử chất bị hấp phụ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp phụ
của hệ do tương tác tĩnh điện. Với các ion cùng hóa trị, ion nào có bán kính lớn hơn
sẽ được hấp phụ tốt hơn do độ phân cực cao hơn và lớp vỏ hyđrat nhỏ hơn.
Hấp phụ trong môi trường nước còn bị ảnh hưởng nhiều bởi pH của dung
dịch. Sự biến đổi pH dẫn đến sự biến đổi bản chất của chất bị hấp phụ và chất hấp
phụ. Các chất bị hấp phụ và các chất hấp phụ có tính axit yếu, bazơ yếu hoặc lưỡng
tính sẽ bị phân li, tích điện âm, dương hoặc trung hoà tùy thuộc giá trị pH. Tại giá trị
pH bằng điểm đẳng điện thì điện tích bề mặt chất hấp phụ bằng không, trên giá trị đó
bề mặt chất hấp phụ tích điện âm và dưới giá trị đó bề mặt chất hấp phụ tích điện
dương. Đối với các chất trao đổi ion diễn biến của hệ cũng phức tạp do sự phân li của
các nhóm chức và các cấu tử trao đổi cũng phụ thuộc vào pH của môi trường, đồng
thời trong hệ cũng xảy ra cả quá trình hấp phụ và tạo phức chất [2], [3].

Ngoài ra, độ xốp, sự phân bố lỗ xốp, diện tích bề mặt, kích thước mao
quản,… cũng ảnh hưởng tới sự hấp phụ [2].

17
1.3. Sơ lƣợc về thuốc nhuộm

1.3.1. Định nghĩa thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm là những chất hữu cơ có màu, hấp thụ mạnh một phần nhất
định của quang phổ ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gắn kết vào vật liệu dệt
trong những điều kiện quy định(tính gắn màu).

Thuốc nhuộm có thể có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Đặc điểm nổi
bật của các loại thuốc nhuộm là độ bền màu và tính chất không bị phân huỷ bởi
những điều kiện tác động khác và môi trường, đây vừa là yêu cầu với thuốc nhuộm
vừa là vấn đề đối với xử lý nước thải dệt nhuộm. Màu sắc của thuốc có được là do
cấu trúc hoá học. Một cách chung nhất, cấu trúc thuốc nhuộm bao gồm nhóm mang
màu và nhóm trợ màu.

Nhóm mang màu là những nhóm chứa các nối đôi liên hợp với hệ electron π
không cố định như:  C  C  ,  C  N  ,  N  N  ,  NO2 …

Nhóm trợ màu là những nhóm thế cho hoặc nhận electron như:  NH 2 ,
COOH , SO3 H , OH … đóng vai trò tăng cường của nhóm mang màu bằng
cách dịch chuyển năng lượng của hệ electron [5],[13],[16].
1.3.2. Phân loại thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm tổng hợp rất đa dạng về thành phần hoá học, màu sắc, phạm vi
sử dụng. Tùy thuộc cấu tạo, tính chất và phạm vi sử dụng được phân loại thành các
họ, các loại khác nhau. Có hai cách phân loại thuốc nhuộm phổ biến nhất:
Phân loại theo cấu trúc hoá học: Đây là cách phân loại dựa theo cấu trúc của
nhóm mang màu, bao gồm: thuốc nhuộm azo, thuốc nhuộm antraquinon, thuốc
nhuộm inđizo, thuốc nhuộm phenazin.
Phân loại theo đặc tính áp dụng: Đây là cách phân loại thuốc nhuộm thương
mại đã được thống nhất trên toàn cầu. Theo đặc tính áp dụng người ta quan tâm
nhiều nhất đến thuốc nhuộm sử dụng cho tơ sợi xenlulo, đó là các loại thuốc
nhuộm: thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm lưu hoá, thuốc nhuộm trực tiếp,

18
thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm bazơ cation, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm
hoạt tính [13], [16].
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số loại thuốc nhuộm nhằm làm sáng tỏ
hơn về loại thuốc nhuộm sử dụng trong phần thực nghiệm của đề tài.
Thuốc nhuộm azo: Nhóm mang màu là nhóm azo ( N  N ) phân tử thuốc
nhuộm có một nhóm azo (monoazo) hay nhiều nhóm azo (điazo, triazo, polyazo).
Thuốc nhuộm trực tiếp: Là loại thuốc nhuộm anion có dạng tổng quát
Ar─SO3Na. Khi hoà tan trong nước nó phân ly về dạng anion thuốc nhuộm và bắt
màu vào sợi. Trong tổng số thuốc nhuộm trực tiếp thì có 92% thuốc nhuộm azo.
Thuốc nhuộm bazơ cation: Các thuốc nhuộm bazơ dễ nhuộm tơ tằm, bông cầm
màu bằng tananh. Là các muối clorua, oxalat hoặc muối kép của bazơ hữu cơ chúng dễ
tan trong nước cho cation mang màu. Trong các màu thuốc nhuộm bazơ, các lớp hoá
học được phân bố: azo (43%), metin (17%), tryazylmetan (11%),arycydin (7%),
antriquinon (5%) và các loại khác.
Thuốc nhuộm axit: Là muối của axit mạnh và bazơ mạnh chúng tan trong
nước phân ly thành ion:
Ar  SO3 Na → Ar  SO3 + Na 
anion mang màu thuốc nhuộm tạo liên kết ion với tâm tích điện dương của
vật liệu. Thuốc nhuộm axit có khả năng tự nhuộm màu tơ sợi protein (len, tơ tằm,
polyamit) trong môi trường axit. Xét về cấu tạo hoá học có 79% thuốc nhuộm axit
azo, 10% là antraquion, 5% là triarylmetan và 6% là lớp hoá học khác [13], [16].
Thuốc nhuộm metylen xanh
Metylen xanhlà một loại thuốc nhuộm bazơ cation, nó được sửdụng phổ biến
trong công nghiệp dệt nhuộm,làm chất chỉ thị và thuốc trong y học. Đây là một chất
khó phân hủy khi thải ra môi trường nước, gây mất vẻ đẹp mĩ quan, ảnh hưởng xấu
đến quá trình sản xuất và sinh hoạt.
Metylen xanh là một hợp chất hóa học thơm dị vòng có công thức phân tử là:
C16H18N3SCl. Công thức cấu tạo như sau:

19
Hình 1.6: Công thức cấu tạo của metylen xanh
Phân tử gam: 319,85 g/mol; Nhiệt độ nóng chảy: 100 - 110 °C. Khi tồn tại
dưới dạng ngậm nước (C16H18N3SCl.3H2O) trong điều kiện tự nhiên, khối lượng
phân tử củametylen xanh là 373,9 g/mol [16].
Metylen xanh (MB) là một chất màu thuộc họ thiôzin, phân ly dưới dạng
cation MB+ là C16H18N3S+:
N

(H3C)2N S N(CH3)2

Hình 1.7: Công thức cấu tạo của MB+


Metylen xanh là một chất tinh thể màu xanh lục, có ánh kim, tan nhiều trong
nước, etanol. Trong hóa học phân tích, metylen xanh được sử dụng như một chất
chỉ thị với thế oxi hóa khử tiêu chuẩn là 0,01V. Dung dịch của chất này có màu
xanh khi trong môi trường oxi hóa, nhưng sẽ chuyển sang không màu nếu tiếp xúc
với một chất khử. Metylen xanhđã được sử dụng làm chất chỉ thị để phân tích một
số nguyên tố theo phương pháp động học [16].
Thuốc nhuộm metyl da cam
Metyl da cam là một monoazo thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm,
dệt may và các ngành công nghiệp khác. Metyl da cam có thể gây các bệnh về mắt,
đường hô hấp, đường tiêu hóa [14].
Metyl da cam hay còn gọi là heliantin, bột màu vàng da cam, tan trong nước
không tan trong etanol. Dung dịch trong nước dùng làm chỉ thị chuẩn độ axit - bazơ,
có màu hồng trong môi trường axit, màu vàng da cam trong môi trường kiềm,
khoảng pH chuyển màu: 3,1 - 4,4.
Công thức phân tử: C 14 H 14 N 3 O 3 SNa

20
Công thức cấu tạo:
CH3
NaO3S N N N
CH3

Metyl da cam: là chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính với hằng số axit Ka=4.10 44
Trong môi trường kiềm và trung tính, nó có màu vàng là màu của anion:
H3 C
N N N SO3
H3 C

Trong môi trường axit, anion này kết hợp với proton (H  ) chuyển thành
cation màu đỏ:

H3C H
N N N SO3H
H3C

1.4. Tiềm năng quặng sắt của Việt Nam


Ở Việt Nam, quặng sắt phân bố rất rộng rãi và dễ khai thác, đó là các mỏ: mỏ
sắt Trại Cau, Quang Trung, Linh Nham, Tiến Bộ (Thái Nguyên), Quý Xa (Yên
Bái), Mộ Đức (Quảng Ngãi), Phú Thọ, Cao Bằng. Gần đây, mỏ Thạch Khê (Hà
Tĩnh) được cho là lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng khoảng 500 triệu tấn đã bắt
đầu được khai thác [8].
Căn cứ vào các khoáng vật chính tạo quặng mà phân ra các kiểu công nghiệp
chủ yếu của quặng sắt sau đây: quặng manhetit (sắt từ) FeO.Fe2O3 (72,4% Fe);
quặng hematit (Sắt đỏ, xpecularit, lepidomelan) Fe2O3 (70% Fe); quặng sắt nâu
(limonit) Fe2O3.nH2O (n = 1÷1,5; 59,8% Fe); quặng xiderit FeCO3 (48,3% Fe);
quặng Silicat (Samozit) 4FeO.Al2O3.3SiO2.4H2O và titanomahetit – quặng tổng hợp
có thành phần chủ yếu là sắt, vanadi và titan [8].
Về giá thành, quặng sắt được bán trên thị trường với giá từ 100 –
200USD/tấn, tương đương với 2-4 triệu đồng Việt Nam/tấn. Với giá thành như vậy
cùng với trữ lượng lớn được phân bố ngay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quặng sắt
rất thích hợp để xử lí môi trường.

21
1.5. Một số hƣớng nghiên cứu hấp phụ metylen xanh và metyl da cam

Các nghiên cứu về sự hấp phụmetylen xanh và metyl da ca trên các vật liệu
hấp phụ khác nhau trước đây đã được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu đều dựa trên sự hấp phụ của các vật liệu đắt tiền, ít phổ biến (ví dụ: than
hoạt tính, các bon nano đơn vách…). Vì vậy, trong những năm gần đây nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra những vật liệu hấp phụ có chi phí thấp
tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp hoặc chất thải để loại bỏ
một số hợp chất hữu cơ nói chung và metylen xanh và metyl da cam nói riêng.
Những lợi thế chính của các vật liệu này bao gồm: chi phí thấp, hiệu quả cao, giảm
thiểu bùn hóa học hoặc sinh học.
1.5.1. Một số hƣớng nghiên cứu hấp phụ metylen xanh

Kumar và các cộng sự [25] đã nghiên cứu các cơ chế hấp phụ metylen xanh
củatro bay và chứng minh rằng tro bay có thể được sử dụng như một vật liệu hấp
phụ đểloại bỏ metylen xanh từ dung dịch nước của nó.

Vadilvelan và các cộng sự [29] đã nghiên cứu trạng thái cân bằng, động lực
học hấp phụ, cơ chế hấp phụ metylen xanhtrên trấu và thấy rằng động học hấp phụ
của quá trình hấp phụ này tuân theo phương trình động học bậc 2 của Lagegren.

Nhóm nghiên cứu của Ghosh [21] đã tiến hành chế tạo vật liệu hấp phụ từ
cao lanh. Nghiên cứu này cho thấy cao lanh có thể có hiệu quả trong việc loại bỏ
metylen xanh ở nồng độ tương đối thấp từ môi trường nước.

Trong khi đó Senthikumaar và các cộng sự [28] tiến hành nghiên cứu sự hấp
phụ metylen xanh lên sợi cacbon và sợi đay và nó được mô tả khá tốt theo mô hình
đẳng nhiệt Langmuir.

Gurses và các cộng sự [19] nghiên cứu việc loại bỏ metylen xanh bằng đất
sét và quan sát thấy rằng khả năng hấp phụmetylen xanh của đất sét giảm khi nhiệt
độ tăng. Sự hấp phụ này có thể đạt cân bằng hấp phụ sau 1 giờ.
Battacharyya và cộng sự [24] dựa trên lượng bã thải chè lớn phát sinh từ các
hộ gia đình ở Bangladesh đã nghiên cứu và tiến hành đề xuất quy trình xử lí bã thải

22
chè thành vật liệu hấp phụ. Kết quả thu được dung lượng hấp phụ cực đại đạt là
85,16 mg/g của metylen xanhcao hơn so với khả năng hấp phụ của một số vật liệu
hấp phụ được nghiên cứu gần đây. Cân bằng hấp phụ đạt được trong vòng 5 giờ cho
nồng độ metylen xanh là 20-50 mg/l.
Một số tác giả cũng tiến hành nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh
trên các loại vật liệu hấp phụ khác nhau như: sợi thủy tinh, đá bọt, bề mặt thép
không gỉ, đá trân châu, vỏ tỏi…. Kết quả thu được cho thấy khả năng hấp phụ của
các vật liệu hấp phụ đối với metylen xanh cho hiệu suất khá cao.

1.5.2. Một số hƣớng nghiên cứu hấp phụ metyl da cam

Trung tâm trắc quang và kỹ thuật tài nguyên môi trường An Giang đã nghiên
cứu và chứng minh được khả năng hấp phụ metyl da cam của tro trấu từ lò đốt gạch
thủ công với 200mg tro trấu (đã hoạt hoá với hàm lượng HF trong dung dịch là 10%
thể tích) có khả năng loại bỏ 99% metyl da cam từ 50ml dung dịch metyl da cam
(10mg/l) với thời gian hấp phụ là 30 phút, ở pH =5. Với metyl da cam thì ngoài các
vật liệu chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp còn có thể dùng hệ tác chất H2O2/OMS-2
để hấpphụ, hiệu suất xử lý sau 60 phút là 83-84% [15].

Trường Đại học Bách khoa và Viện Công nghệ hóa học đã nghiên cứu chế
tạo than hoạt tính từ tính dạng sợi có cấu trúc lỗ xốp từ tính bằng phương pháp kết
hợp hoạt hóa với từ hóa từ sợi cây dứa bà (dứa mỹ). Sợi dứa bà được hoạt hóa kết
hợp từ hóa với muối sắt trong axit nitric ở nhiệt độ cao, sau đó thử nghiệm khả năng
hấp thụ của chúng với một số chất hữu cơ trong dung dịch nước. Kết quả cho thấy,
than hoạt tính từ tính dạng sợi được chế tạo bằng phương pháp mới có khả năng hấp
phụ metyl da cam và phenol trong dung dịch nước cao hơn so với than hoạt tính gáo
dừa thương phẩm. Từ tính cao của than hoạt tính dạng sợi còn cho phép tách than
khỏi dung dịch một cách triệt để và dễ dàng khỏi dung dịch bằng hệ lọc từ, mở
ra triển vọng cải tiến công nghệ xử lý nước bằng vật liệu hấp phụ có từ tính và
hệ lọc từ.

23
Một số công trình nghiên cứu xử lí đồng thời cả metyl da cam và metylen xanh
để tách loại chúng ra khỏi nước. Một nhóm các nhà hóa học Đài Loan đã nghiên
cứu chế tạo thành công VLHP từ vỏ cam,vỏ chuối để hấp phụ các loại phẩm nhuộm
như: metyl da cam, metylen xanh, metyl tím, công gô đỏ.Nguyên cứu của Ngô Thị
Lan Anh đã tiến hành chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã mía hấp phụ đồng thời metylen
xanh và metyl da cam và được mô tả khá tốt theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir [1].

1.6. Giới thiệu về phƣơng pháp phân tích trắc quang

Phân tích trắc quang là các phương pháp phân tích quang học dựa trên việc
đo độ hấp thụ năng lượng ánh sáng của một chất xác định ở một vùng phổ nhất
định. Trong phương pháp này, chất cần phân tích được chuyển thành một hợp chất
có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng, hàm lượng của chất được xác định bằng
cách đo độ hấp thụ năng lượng ánh sáng của hợp chất màu.

Phân tích trắc quang là một phương pháp phân tích hóa lí phổ biến và quan
trọng để xác định hàm lượng của các nguyên tố, các chất, các hợp chất trong nhiều
đối tượng phân tích khác nhau.

Ví dụ: để kiểm tra các quá trình sản xuất công nghiệp trong hóa học, công
nghiệp luyện kim, để nghiên cứu địa chất điều tra cơ bản, nghiên cứu sinh học, y
học, khoáng vật học…

Phương pháp phân tích trắc quang do có độ nhạy, độ chính xác, độ chọn lọc
khá cao nên thường được dùng để xác định hàm lượng nhỏ, trung bình và hàm
lượng lớn của các nguyên tố của các đối tượng phân tích trong nhiều đối tượng
phân tích.

Phương pháp này thực hiện nhanh, thuận lợi, thiết bị đơn giản và dễ tự động
hóa nên được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học, phòng
thí nghiệm nhà máy…

Các công trình khoa học đăng trên các báo tạp chí thì phương pháp trắc
quang chiếm 40% tổng số các công trình được công bố [12].

24
Trong phương pháp này phản ứng hóa học tạo ra hợp chất màu đóng vai trò
quan trọng, nó quyết định độ nhạy, độ chính xác, độ chọn lọc và thời gian phân tích.
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến vài nét của phương pháp trắc quang nhằm
làm sáng tỏ hơn những vấn đề sẽ được trình bày trong phần thực nghiệm.
1.6.1. Cơ sở của phƣơng pháp phân tích trắc quang
Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích trắc quang là muốn xác định
một cấu tử X nào đó, chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo
độ hấp thụ ánh sáng của nó và suy ra hàm lượng chất cần xác định X.
Cơ sở của phương pháp là định luật hấp thụ năng lượng ánh sáng Bouguer-
Lambert-Beer. Biểu thức của định luật:
I0
A = lg =  LC (1.11)
I
Trong đó:
I 0 , I lần lượt là cường độ của ánh sáng đi vào và ra khỏi dung dịch.

L là bề dày của dung dịch ánh sáng đi qua.


C là nồng độ chất hấp thụ ánh sáng trong dung dịch
 là hệ số hấp thụ mol phân tử, nó phụ thuộc vào bản chất của chất hấp thụ
ánh sáng và bước sóng của ánh sáng tới (  =f(  )).
Như vậy độ hấp thụ quang A một hàm của các đại lượng: bước sóng, bề dày
của dung dịch và nồng độ của chất hấp thụ ánh sáng.
A=f(  ,L,C) (1.12)
Do đó nếu đo A tại một bước sóng  nhất định với cuvet có bề dày L xác
định thì đường biểu diễn A=f(C) phải có dạng y = ax là một đường thẳng. Tuy
nhiên do những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ năng lượng ánh sáng của dung
dịch (bước sóng của ánh sáng tới, sự pha loãng dung dịch, nồng độ H  , sự có mặt
của các ion lạ) nên đồ thị không có dạng đường thẳng với mọi giá trị của nồng độ.
Do vậy biểu thức (1.13) có dạng:
A  = k  L(C x ) b (1.13)

25
Trong đó:
C x : nồng độ chất hấp thụ ánh sáng trong dung dịch.
K: hằng số thực nghiệm.
b: hằng số có giá trị 0 < b  1. Nó là một hệ số gắn liền với nồng độ C x

Khi C x nhỏ thì b=1, khi C X lớn thì b < 1.


Đối với một chất phân tích trong một dung môi xác định và trong một cuvet
có bề dày xác định thì  = const và K = k  L ta có:
A  = K.C b (1.14)
Phương trình (1.16) là cơ sở để định lượng các chất theo phương pháp phổ
hấp thụ quang phân tử UV-Vis (phương pháp trắc quang). Trong phân tích người ta
chỉ dùng phổ nồng độ tuyến tính giữa A và C, vùng tuyến tính này rộng hay hẹp phụ
thuộc vào bản chất của chất hấp thụ quang của mỗi chất và điều kiện thực nghiệm
[6], [10].
1.6.2. Các phƣơng pháp phân tích định lƣợng bằng trắc quang
Có nhiều phương pháp khác nhau để định lượng bằng phương pháp trắc
quang. Từ các phương pháp đơn giản không cần máy móc như: phương pháp so
màu bằng mắt, phương pháp dãy chuẩn nhìn màu… các phương pháp này đơn giản
không cần máy móc phức tạp nhưng chỉ xác định được nồng độ gần đúng của chất
cần định lượng, nó thích hợp cho việc kiểm tra ngưỡng cho phép của một chất nào
đó có đạt hay không. Các phương pháp phải sử dụng máy quang phổ như: phương
pháp đường chuẩn, phương pháp dãy tiêu chuẩn, phương pháp cân bằng, phương
pháp thêm, phương pháp vi sai phân tích định lượng bằng trắc quang… có rất nhiều
phương pháp nhưng tùy theo điều kiện đối tượng cụ thể mà ta chọn phương pháp
thích hợp. Trong đề tài này, tôi chọn phương pháp đường chuẩn để định lượng
metyl da cam.

Phương pháp đường chuẩn: Từ phương trình cơ sở A = K.(C x ) b về nguyên


tắc, để xây dựng một đường chuẩn phục vụ cho việc định lượng một chất trước hết
phải pha chế một dung dịch chuẩn có nồng độ hấp thụ ánh sáng nằm trong vùng

26
nồng độ tuyến tính (b=1). Tiến hành đo độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn
đó. Từ các giá trị độ hấp thụ quang đo được dựng đồ thị A = f (C). Ta được đường
chuẩn có dạng đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Sau khi có đường chuẩn, pha chế các dung dịch cần xác định trong điều kiện
giống như xây dựng đường chuẩn. Đo độ hấp thụ quang A của chúng với điều kiện
như khi xây dựng đường chuẩn (cùng dung dịch so sánh, cùng cuvet, cùng bước
sóng) được giá trị A x . Áp các giá trị đo được vào đường chuẩn sẽ tìm được các giá
trị nồng độ C x tương ứng [6].

1.7. Một số phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng vật liệu.
1.7.1. Phƣơng pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD)
Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chùm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể
của chất rắn do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể tạo nên cực đại và cực tiểu
nhiễu xạ. Kỹ thuật nhiễu xạ tia X (thường viết gọn là nhiễu xạ tia X) được sử dụng
để phân tích cấu trúc chất rắn, vật liệu ...xét về bản chất vật lý, nhiễu xạ tia X cũng
gần với nhiễu xạ điện tử, sự khác nhau trong tính chất phổ nhiễu xạ là do sự khác nhau
về tương tác giữa tia X với nguyên tử và sự tương tác giữa điện tử và nguyên tử.
Hiện tượng các tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể chất rắn, tính tuần hoàn
dẫn đến việc các mặt tinh thể đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ.
Khi chiếu một chùm tia X vào tinh thể, điện trường của tia X sẽ tương tác
với các nguyên tử nằm trong mạng tinh thể tạo ra các tia khuếch tán. Sự giao thoa
của các tia khuếch tán sau khi đi qua tinh thể được gọi là sự nhiễu xạ.
Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen là một phương pháp hiệu quả dùng để xác
định đặc trưng lý hóa của vật liệu và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học
và công nghệ. Phương pháp này dùng để phân tích pha: kiểu và lượng pha có mặt
trong mẫu, ô mạng cơ sở, cấu trúc tinh thể, kích thước hạt, sức căng cũng như phân
bố electron. Khoảng cách d giữa các mặt mạng tinh thể liên hệ với góc có nhiễu
xạ cực đại và chiều dài bước sóng tia X theo phương trình Vulff- Bragg :

n = 2d.sin (1.15)

27
Trong đó:
n: bậc phản xạ; n có các giá trị nguyên n = 1, 2 ,3…

: chiều dài bước sóng tia X

d: khoảng cách giữa hai mặt tinh thể

: góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ

Phương trình Vulff - Bragg mô tả điều kiện nhiễu xạ và được xem là


phương trình cơ bản trong nghiên cứu cấu trúc bằng tia X. Phương pháp nhiễu xạ
Rơnghen phân tích cấu trúc vật liệu được tiến hành trên thiết bị Siemen D5000
Difractometer tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

1.7.2. Phƣơng pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET)

Hiện nay phương pháp BET được ứng dụng rất phổ biến để xác định diện
tích bề mặt riêng của các chất hấp phụ rắn.

Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng phương trình BET ở dạng sau:
P 1 (C  1) P
  (1.16)
V ( P0  P) VmC VmCP0

Trong đó:

- V là thể tích chất bị hấp phụ tính cho một gam chất rắn.

- Vm là thể tích chất hấp phụ cần thiết để tạo một lớp đơn phân tử chất bị hấp
phụ trên bề mặt một gam chất ở áp suất cân bằng P.

- C là hằng số BET.

- V/Vm =  được gọi là phần bề mặt bị hấp phụ.

Phương pháp BET nói chung có thể áp dụng để xác định bề mặt riêng của tất
cả chất rắn, miễn là áp suất tương đối P/P0 nằm trong khoảng 0,05-0,3 và hằng
sốC>1. Phương pháp BET xác định diện tích bề mặt được đo tại Khoa Hóa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

28
1.7.3. Phƣơng pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Nguyên tắc của phương pháp hiển vi điện tử quét là dùng chùm điện tử quét
lên bề mặt mẫu vật và thu lại chùm tia phản xạ. Qua việc xử lý chùm tia phản xạ
này, có thể thu được những thông tin về hình ảnh bề mặt mẫu để tạo ảnh của mẫu
nghiên cứu.
Phương pháp kính hiển vi điện tử quét cho phép quan sát mẫu với độ phóng
đại rất lớn, từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn lần.
Chùm điện tử được tạo ra từ catot qua hai tụ quang sẽ được hội tụ lên mẫu
nghiên cứu. Chùm điện tử đập vào mẫu phát ra các điện tử phản xạ thứ cấp. Mỗi
điện tử phát ra này qua điện thế gia tốc vào phần thu và biến đổi thành tín hiệu sáng,
chúng được khuếch đại đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn hình.
Mỗi điểm trên mẫu nghiên cứu cho một điểm trên màn hình. Độ sáng tối trên
màn hình phụ thuộc lượng điện tử thứ cấp phát ra tới bộ thu, đồng thời còn phụ
thuộc bề mặt của mẫu nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp SEM là có thể thu
được bức ảnh ba chiều rõ nét và không đòi hỏi khâu chuẩn bị mẫu quá phức tạp.Tuy
nhiên phương pháp này cho độ phóng đại nhỏ hơn phương pháp TEM.
Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) được đo tạiViện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.

29
Chƣơng 2
THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1.1. Thiết bị

Cân điện tử 4 số Precisa XT 120A- Switland, máy đo pH Precisa 900 (Thuỵ


Sĩ), tủ sấy Jeitech (Hàn Quốc), lò nung, máy lắc, máy quang phổ hấp thụ phân tử
UV mini 1240 (Shimadzu - Nhật Bả , ủy tinh, bếp
công phá mẫu, bình chịu nhiệt...

Nước cất, HNO3 đặc, MnCl2.4H2O, NaOH 0,01M, HCl 0,01M, H2O2 30%,
metylen xanh, metyl da cam. Tất cả các hóa chất nói trên đều có độ tinh khiết PA.

2.2. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu được sử dụng trong đề tài này là quặng sắt lấy ở mỏ quặng sắt
Trại Cau - tỉnh Thái Nguyên (kí hiệu là NL) được rửa sạch bằng nước cất, sấy khô,
rồi nghiền nhỏ bằng máy nghiền bi, phân loại hạt với kích thước d ≤ 63 µm.

Thành phần pha của nguyên liệu và vật liệu chế tạo được xác định bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) trên máySiemen D5000 Difractometer tại Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với chế độ đo: ống phát xạ tia X bằng
Cu, bước sóng λ = 0,15406 nm, điện áp 40kV, cường độ dòng điện 40mA, nhiệt độ
250C, góc quét 2θ =10-750, bước quét 0,030/s.

Kết quả ghi giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của nguyên liệu được trình bày
trong hình 2.1

30
Hình 2.1: Giản đồ XRD của nguyên liệu
Nhận xét: Kết quả hình 2.1 cho thấy trên giản đồ XRD của NL có hematit -
Fe2O3 mang mã số 33-0664và goethite - FeO(OH) mang mã số 29-0713,không xuất
hiện pha nào có chứa Mn.

2.3. Xác định thành phần hoá học của quặng


Cân chính xác 0,5000g quặng cho vào cốc 100ml, thấm ướt bằng nước cất.
Thêm vào đó 10ml HNO3 đặc, đun cách thuỷ ở 800C  900C trong thời gian 2giờ. Để
nguội trong khoảng 15phút sau đó thêm 3ml H2O2 30%. Đun hỗn hợp cũng ở khoảng
nhiệt độ trên thêm 1 giờ nữa. Sau đó thêm 1ml HNO3 và 1ml H2O2 30% đun đến khi
dung dịch mất màu là được. Sau đó lọc sạch dung dịch, loại bỏ cặn trong dung dịch, rồi
định mức dung dịch trong bình định mức 50ml, sau đó đi xác định hàm lượng % các
chất như: Fe, Mn,… Thí nghiệm này được tiến hành lặp lại 3 lần.

31
Hàm lượng kim loại có trong quặng được tính theo công thức sau:
Vdm .C 1000
Cm = . = Vdm .C (2.1)
1000 M d Md

Trong đó:

Cm: là hàm lượng kim loại có trong quặng (mg/kg khô)

V dm: thể tích dung dịch khi định mức mẫu phân tích (ml)

C: Nồng độ dung dịch phân tích (mg/l)

Vdm/1000: thể tích quy đổi theo đơn vị lít ( l )

Md: khối lượng quặng đem phân tích (g)

Md/1000: thể tích quy đổi theo đơn vị kg

Dung dịch thu được sau lọc đem đo phổ hấp thụ nguyên tử tại Trung Tâm Y
tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên ta thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1:Thành phần hóa học chính của quặng Sắt Trại Cau-Thái Nguyên

% Khối lƣợng %Fe %Mn %SiO2 %khác

Lần 1 51,23 0,025 10,265 38,48

Lần 2 52,04 0,0265 9,5835 38,35

Lần 3 53,24 0,0247 8,4753 38,26

Trung bình 52,17 0,0254 9,4413 38,39

Nhận xét: Từ bảng số liệu bảng 2.1 cho thấy hàm lượngsắt có trong quặng là
tương đối lớn, chiếm hơn một nửa thành phần khối lượng quặng, còn mangan thì
tương đối nhỏ chỉ chiếm chưa đến 0,1%. Như vậy khi ta đưa thêm mangan vào
quặng để chế tạo VLHP thì lượng mangan trong quặng không làm ảnh hưởngđáng

32
kể đến tỉ lệ giữa Fe và Mn(khi tính toán tỉ lệ Fe, Mn để chế tạo VLHP ta bỏ qua
lượng mangan có trong quặng).

2.4. Chế tạo một số mẫu vật liệu hấp phụ

Nhằm nâng cao khả năng hấp phụ, nguyên liệu được biến tính bằng mangan
oxit với các tỉ lệ mol Mn và Fe là 1:3; 1:2; 2:3 (trong đó Mn từ MnCl2.4H2O;Fe từ
quặng sắt Trại Cau-Thái Nguyên) theo phương pháp kết tủa.

Kí hiệu các vật liệu hấp phụ chế tạo được ghi ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Kí hiệu các VLHP chế tạo đƣợc

Tỉ lệ mol Mn:Fe 2: 3 1:2 1: 3

Kí hiệu VLHP M1 M2 M3

*Cách tiến hànhnhư sau:

- Tính toán và cân chính xác một lượng nguyên liệu (NL), MnCl2.4H2O theo
các tỉ lệ Mn : Fe cần nghiên cứu.

- Đưa NL vào dung dịch MnCl2 1M.

- Kết tủa MnCl2 trên bằng dung dịch NaOH 10% đến pH = 9÷10, đồng thời
đưa thêm dung dịch H2O2 30%[7].

- Lọc rửa phần rắn bằng nước cất đến pH ~7, sấy khô trong khoảng 800C rồi
nung ở 2000C trong 2 giờ.

- Làm nguội

- Nghiền mịn.

- Rây đến kích thước d ≤ 63 µm

Toàn bộ quá trình chế tạo VLHP có thể được biểu diễn bằng sơ đồhình 2.2:

33
MnCl2.4H2O Dung dịch Dung dịch
+H2O
MnCl2 + NL Mn 2 và NL

+ H2O2 30% + NaOH


10% đến
pH = 9÷10

Lọc, rửa bằng


Nung Sấy khô nước cất
đếnpH=7

Làm nguội Nghiền Rây VLHP

Hình 2.2 : Quy trình chế tạo vật liệu hấp phụ
2.5. Xây dựng đƣờng chuẩn xác định nồng độ
2.5.1. Xây dựng đƣờng chuẩn xác định nồng độ của metylen xanh

Tiến hành lập đường chuẩn theo các bước sau:

- Cân chính xác 0,025g metylen xanh trên cân điện tử 4 số Precisa XT 120A
- Switland (Thụy Sỹ).

- Pha lượng metylen xanh trên vào bình định mức 500ml ta được dung dịch
gốc có nồng độ 50 mg/l.

- Từ dung dịch gốc trên pha thành các dung dịch có nồng độ 5mg/l; 4mg/l;
3mg/l; 2mg/l; 1mg/l; 0,5mg/l.

Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch trên ở bước sóng   665 nm theo
thứ tự: mẫu trắng, dung dịch có nồng độ từ thấp đến cao.Với sự hỗ trợ của hệ thống
máy đo quang và phần mềm ta có kết quả được ghi ở bảng 2.3 và lập được đường
chuẩn của metylen xanh ở hình 2.3.

34
Bảng 2.3: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metylen xanh
với các nồng độ khác nhau

STT 1 2 3 4 5 6

C(mg/g) 0,5 1,0 2 3,0 4,0 5,0

Abs 0,0868 0,1730 0,3339 0,5276 0,7166 0,8688

1
0.9 y = 0.176x - 0.005
0.8 R² = 0.998

0.7
0.6
0.5
0.4
Abs

0.3
0.2
0.1
0
0 1 2 3 4 5 6
C(mg/l)

Hình 2.3: Đồ thị đƣờng chuẩn xác định nồng độ metylen xanh
2.5.2. Xây dựng đƣờng chuẩn xác định nồng độ của metyl da cam
Tiến hành tương tự như trên với metyl da cam từ dung dịch gốc có nồng độ
50mg/l pha thành các dung dịch có nồng độ 50mg/l; 40mg/l; 30mg/l; 20mg/l;
10mg/l; 5mg/l; 2mg/l.Dùng dung dịch NaOH 0,01M và HCl 0,01M để điều chỉnh
môi trường của các dung dịch đến pH = 1,5. Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch
trên ở bước sóng  =456,5nm theo thứ tự: mẫu trắng, dung dịch có nồng độ từ thấp
đến cao.Với sự hỗ trợ của hệ thống máy đo quang và phần mềm ta có kết quả được
ghi ở bảng 2.4 và lập được đường chuẩn của metyl da cam ở hình 2.4.

35
Bảng 2.4: Kết quả đo độ hấp thụ quang của dung dịch metyl da cam
với các nồng độ khác nhau

STT 1 2 3 4 5 6 7

C(mg/g) 2 5 10 20 30 40 50

Abs 0,1305 0,3145 0,6289 1,2268 1,8199 2,3984 2,9881

3
y = 0.059x + 0.021
2.5 R² = 0.999

1.5
Abs

0.5

0
0 10 20 30 40 50
C(mg/l)

Hình 2.4: Đƣờng chuẩn xác định nồng độ metyl da cam.


2.6. Khảo sát sơ bộ khả năng hấp phụ của NL và các mẫu VLHP chế tạo đƣợc
Chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ khả năng hấp phụ của NL và các VLHP
M1, M2, M3 với metylen xanh và metyl da cam, từ đó chọn mẫu có khả năng hấp
phụ tốt nhất. Cách tiến hành như sau:
Cân chính xác 0,2g các mẫu NL, VLHP M1, VLHP M2, VLHP M3 vào bình
tam giác dung tích 100ml. Cho vào mỗi bình tam giác đó riêng biệt 25ml dung dịch
metylen xanh và metyl da cam có nồng độ lần lượt là 51,012mg/l; 49,568mg/l. Tiến
hành lắc trên máy lắc trong khoảng thời gian 120phút ở nhiệt độ phòng(~25oC) với
tốc độ lắc 200vòng/phút. Sau đó, xác định nồng độ còn lại metylen xanh và metyl
da cam trong dung dịch sau hấp phụ.

36
Bảng 2.5: Số liệu đánh giá khả năng hấp phụ của NL và các VLHP đối với
metylen xanh và metyl da cam

Tên thuốc C0 Ccb


Tên mẫu q (mg/g) H(%)
nhuộm (mg/l) (mg/l)

Metylen xanh 51,012 47,434 0,447 7,01


NL
Metyl da cam 49,568 45,289 0,535 8,63

Metylen xanh 51,012 11,943 4,884 76,59


VLHP M1
Metyl da cam 49,568 10,563 4,876 78,69

Metylen xanh 51,012 15,129 4,485 70,34


VLHP M2
Metyl da cam 49,568 12,456 4,639 74,87

Metylen xanh 51,012 4,034 5,872 92,09


VLHP M3
Metyl da cam 49,568 2,567 5,875 94,82

Từ số liệu ở bảng 2.5 ta có đồ thị hình 2.5:


H(%)
92.09 94.82 Metylen xanh
100
78.69
76.59 74.87 Metyl da cam
70.34
80

60

40

20 8.63
7.01

0
NL VLHP M1 VLHP M2 VLHP M3 Tên VLHP

Hình 2.5:Đồ thị biểu diễn khả năng hấp phụ metylen xanh và metyl da cam của
NL và các mẫu VLHP

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 2.5 và hình 2.5 cho thấy trong cùng điều kiện,
khả năng hấp phụ của VLHP M1, VLHP M2, VLHP M3 đều cao hơn nguyên

37
liệu.Điều này cho thấy hiệu quả của việc đưa mangan vào nguyên liệu để có VLHP
đã làm tăng đáng kể khả năng hấp phụ,trong đó mẫu VLHP M3 cho dung lượng và
hiệu suất hấp phụ cao nhất, do đó chúng tôi chọnM3(tỉ lệ mol Mn:Fe = 1:3) cho các
thí nghiệm tiếp theo.

2.7. Khảo sát ảnh hƣởng các yếu tố đến quá trình chế tạo vật liệu hấp phụ

2.7.1. Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian nung

Khi khảo sát ảnh hưởng của thời gian nung đến quá trình chế tạo vật liệu, chúng
tôinung mẫu có tỉ lệ mol Mn:Fe=1:3ở 2000Clần lượt trong 1giờ, 2giờ,

3 giờ. Sau đó tiến hành ghi giản đồ XRD của mẫu. Kết quả được chỉ ra ở các hình
2.6, 2.7, 2.8.

Hình 2.6: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 1 giờ

38
Hình 2.7: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 2 giờ

Hình 2.8: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 3 giờ

39
Nhận xét:Kết quả hình 2.6 cho thấy trên giản đồ XRD mẫu VLHP M3 khi
nung ở nhiệt độ 2000C trong 1giờ vẫn chỉ có hematit và goethitelà pha của nguyên
liệu mà chưa xuất hiện pha chứa Mn (hình 2.1). Mẫu VLHP M3 khi nung ở 2giờ, 3
giờ thì ngoài pha của nguyên liệu đềuđã xuất hiện pha chứa Mn và Mn tồn tại ở
dạng đơn pha MnO2 mang mã số 42-1316 (hình 2.7, 2.8). Do đó, chúng tôi chọn
thời gian nung là 2 giờ để khảo sát yếu tố ảnh hưởng tiếp theo.

2.7.2. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ nung

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình chế tạo vật liệu, chúng
tôinung mẫu VLHP M3lần lượtở 1500C, 2000C, 2500C, 3000C, 4000Ctrong 2giờ.
Sau đó tiến hành ghi giản đồ XRD của mẫu. Kết quả được chỉ ra ở các hình 2.9,
2.10, 2.11, 2.12, 2.13.

Hình 2.9: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 1500C trong 2 giờ

40
Hình 2.10: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2000C trong 2 giờ

Hình 2.11: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 2500C trong 2 giờ

41
Hình 2.12: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 3000C trong 2 giờ

Hình 2.13: Giản đồ XRD mẫu VLHP M3 nung ở 4000C trong 2 giờ

42
Nhận xét: Kết quả ở các hình 2.9, 2.10, 2.11, 2.12, 2.13 cho thấy trên giản
đồ XRD mẫu VLHP M3 khi nung ởcác nhiệt độ1500C, 2000C, 2500C,
3000C,4000Ctrong2 giờ đều có hematit và goethite là pha của nguyên liệu (hình
2.1). Mẫu VLHP M3 khi nung ở 1500C chưa xuất hiện pha của MnO2(hình 2.9). Khi
tăng nhiệt độ nung đến 2000Cngoài pha của nguyên liệu đã xuất hiện pha chứa Mn
đưa vào mẫu, tồn tại ở dạng đơn phaMnO2 với mã số là 42-1316.Khi tiếp tục tăng
nhiệt độ nung, ngoài pha của nguyên liệu và pha củaMnO2như trên thì nung ở
2500C (hình 2.11)và 3000C (hình 2.12) đều thu được kết quả giống nhau là xuất
hiện thêm pha của Mn tồn tạiở dạng Mn2O3. Nung ở4000C (hình 2.13) xuất hiện
thêm hợp chất của Fe và Mn tồn tại dạng (Mn, Fe)2O3. Như vậy, khi nung mẫu M3 ở
2000C trong 2giờ đã xuất hiện đơn pha của MnO2, khi nhiệt độ nung tăng thêm thì
MnO2 không còn tồn tại dạng đơn pha nữa mà đã xuất hiện thêm các hợp chất khác
của Mn. Vìvậy, chúngtôi chọn nhiệt độ nung là 2000C, thời gian nung là2giờ để chế
tạo VLHP.

2.8. Một số đặc trƣng của VLHP M3


2.8.1. Diện tích bề mặt riêng
Diện tích bề mặt riêng của vật liệu được xác định theo phương pháp BET
trên máy TriStar 3000-Micromeritics (USA) tại khoa Hóa học - Đại học Sư Phạm
Hà Nội.
Kết quả đo diện tích bề mặt riêng theo phương pháp BET của mẫu VLHP M-
3là 16,7m²/g (phụ lục).

2.8.2. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM)

Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của VLHP M3được chụp ở Viện Vật liệu
thuộc Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt Nam.

43
Hình 2.14: Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của VLHP M3

Nhận xét:Từ hình 2.14 thấy VLHP M3cónhiều hình dạng khác nhau, kích
thướckhông đồng đều.

2.8.3.Xác định điểm đẳng điện của VLHP chế tạo đƣợc

Chuẩn bị các dung dịch NaCl 0,1M có pH tăng dần từ 1 đến 12. Lấy 11 bình
nón cho vào mỗi bình 0,2g VLHP. Sau đó cho lần lượt vào các bình nón 100ml
dung dịch có pH tăng dần đã chuẩn bị sẵn. Để trong vòng 24 giờ, rồi sau đó đem lọc
lấy dung dịch và xác định lại pH (pHf) của các dung dịch trên. Sự chênh lệch giữa
pH ban đầu (pHi)và pH cân bằng (pHf)làΔpH = pHi- pHf, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của ΔpH vào pHi, điểm giao nhau của đường cong với tọa độ mà tại đó giá trị
ΔpH = 0 cho ta điểm đẳng điện cần xác định.

Kết quả xác định điểm đẳng điện của VLHP M3 được chỉ ra ở hình 2.15

44
Bảng 2.6: Số liệu xác định điểm đẳng điện của VLHP M3

Stt pHi pHf ΔpH = pHi - pHf

1 1,85 3,94 -2,09

2 2,83 5,71 -2,88

3 3,86 5,64 -1,78

4 5,02 5,64 -0,62

5 5,95 5,23 0,52

6 7,08 5,26 1,82

7 8,01 5,06 2,95

8 9,05 5,39 3,66

9 10 4,58 5,42

10 11,39 6,02 5,37

11 12,05 10,81 1,24

2
ΔpH

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
-2

-4
pHi

Hình 2.15: Đồ thị xác định điểm đẳng điện của VLHP M3

45
Nhận xét: Từ kết quả ở hình 2.15 ta thấy điểm đẳng điện của VLHP M3 là pI
=5,5. Điều này cho thấy khi pH < pI thì bề mặt VLHP tích điện dương, khi pH > pI
thì bề mặt VLHP tích điện âm.

2.9. Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng hấp phụ metylen xanh,
metyl da cam của VLHPM3

2.9.1. Khảo sát ảnh hƣởng của pH


Lấy các bình tam giác dung tích 100mg/l có đánh số thứ tự, mỗi bình chứa
0,2g VLHP M3 và 25ml dung dịch metylen xanh có nồng độ 112,06mg/l. Dùng
dung dịch NaOH 0,01M và HCl 0,01M để điều chỉnh pH của các dung dịch đến các
giá trị tương ứng là 2,02; 3,02; 4,01; 5,11; 6,10; 7,10; 8,00; 9,02;10,01; 11,1. Tiến
hành lắc các mẫu trên với tốc độ 200vòng/phút ở nhiệt độ phòng (~25oC) với thời
gian 120 phút, sau đó xác định nồng độ metylen xanh sau hấp phụ trong điều kiện
giống như khi xây dựng đường chuẩn. Kết quả được trình bày ở bảng 2.7 và hình
2.16.
trên với0,1g VLHP M3 vàdung dịch metyl da cam có
nồng độ 107,36mg/l. Dùng dung dịch NaOH 0,01M và HCl 0,01M để điều chỉnh
pH của các dung dịch đến các giá trị tương ứng là 1,5; 2,01; 3,10; 3,83; 5,03; 6,05;
7,06; 8,12; 9,11. Tiến hành lắc với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ phòng(~25oC)
với thời gian 120phút, sau đó xác định nồng độ metyl da cam sau hấp phụ trong
điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn. Kết quả được trình bày ở bảng 2.7
và hình 2.17.

46
Bảng 2.7: Ảnh hƣởng của pH đến hiệu suất và dung lƣợng hấp phụ của VLHP

Tên thuốc pH Co Ccb H(%) q


nhuộm (mg/l) (mg/l) (mg/g)

2,02 112,06 35,64 68,20 9,55

3,02 112,06 26,31 76,52 10,72

4,01 112,06 19,14 82,92 11,61

5,11 112,06 14,09 87,43 12,25

6,1 112,06 8,69 92,25 12,92


Metylen xanh
7,1 112,06 6,50 94,20 13,20

8,00 112,06 10,09 91,00 12,75

9,02 112,06 16,68 85,12 11,92

10,01 112,06 24,51 78,13 10,94

11,1 112,06 34,94 68,66 9,64

1,50 107,36 2,98 97,22 26,09

2,01 107,36 3,29 96,93 26,02

3,10 107,36 30,90 71,22 19,11

3,83 107,36 33,54 68,76 18,45

Metyl da cam 5,03 107,36 50,26 53,19 14,27

6,05 107,36 50,49 52,97 14,22

7,06 107,36 50,57 52,89 14,20

8,12 107,36 50,85 52,64 14,13

9,11 107,36 50,80 52,68 14,14

47
100 100

95

90
90

85
80

80

75 70

70
60
65

60
50
6.1
7.1
2.02
3.02
4.01
5.11

9.02

11.1
8

10.01

1.5 2.01 3.1 3.83 5.03 6.05 7.06 8.12 9.11

Hình 2.16: Sự phụ thuộc của hiệu suất Hình 2.17: Sự phụ thuộc của hiệu suất
hấp phụ metylen xanh của VLHPM3 hấpphụ metyl da cam của VLHPM3
vào pH vào pH

Nhận xét:
Từ hình 2.16 và hình 2.17 cho thấy ở các giá trị pH khác nhau, khả năng hấp
phụ của metylen xanh, metyl da cam của VLHP có giá trị khác nhau.
Đối với metylen xanh: Trong khoảng pH từ 2,02÷6,10, khi pH tăng dung
lượng và hiệu suất hấp phụ tăng nhanh, trong khoảng pH từ 6,10÷7,1 dung lượng
hấp phụ và hiệu suất hấp phụ của VLHP M3 tăng chậm và trong khoảng pH từ
7,1÷11,1 thì cả dung lượng và hiệu suất hấp phụ đều giảm. Điều này có thể giúp
chúng ta suy luận rằng trong cả môi trường axit mạnh và kiềm mạnh đều không
thuận lợi cho quá trình hấp phụ metylenxanh lên bề mặt của VLHPM3,mà chỉ có
môi trường kiềm yếu hoặc axit yếu, hoặc trung tính thì khả năng hấp phụ metylen
xanh là tốt nhất.Điều này có thể giải thích như sau: khi giá trị pH > pHpzcbề mặt

48
VLHP tích điện âm, mà metylen xanh tan trong nước phân li dưới dạng cation
C16H18N3S+. Do đó xuất hiện lực hút tĩnh điện giữa VLHP mang điện tích âm và
thuốc nhuộm mang điện tích dương. Nên tại các giá trị pH lớn, hiệu xuất hấp phụ lớn.

Do vậy, chúng tôi lựa chọn pH hấp phụ tốt nhất đối với dung dịch metylen
xanh của VLHP M3 là pH~7,0 và sử dụngkết quả này cho những thí nghiệm tiếp theo.

Đối với metyl da cam : Từ kết quả đã trình bày ở bảng 2.7 và dựa vào đồ thị
hình 2.17ta thấy pH có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp phụ của VLHPM3. Khi
pH tăng, hiệu suất hấp phụ của VLHP giảm. Khi pH tăng từ 1,5  2,01 hiệu suất và
dung lượng hấp phụ là cao (97,22%), trong khoảng pH từ 2,01  3,83 hiệu suất giảm
nhiều (96,93÷71,22%), trong khoảng pH từ 5,03  9,11 hiệu suất và dung lượng là rất
thấp và gần như không thay đổi. Điều này có thể giúp chúng ta suy luận rằng trong
môi trường kiềm không thuận lợi cho quá trình hấp phụ metyl da cam lên bề mặt của
VLHP.

2.9.2. Khảo sát ảnh hƣởng của khối lƣợng đến khả năng hấp phụ của VLHP

Tiến hành sự hấp phụ trong các điều kiện: 25ml dung dịch metylen xanh
nồng độ 108,26mg/l, khối lượng VLHP thay đổi từ 0,05  0,7g, pH của các dung
dịch được điều chỉnh đến pH = 7,1. Tiến hành lắc với tốc độ 200vòng/phút ở nhiệt
độ phòng (~25oC) với thời gian 120phút, sau đó xác định nồng độ metylen xanh sau
hấp phụ trong điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn.

Tiến hành tương tự với 25ml dung dịch metyl da cam nồng độ 107,36mg/l,
khối lượng VLHP thay đổi từ 0,05  0,7g, pH của các dung dịch được điều chỉnh
đến pH =1,5. Tiến hành lắc với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ phòng (~25oC) với
thời gian 120phút, sau đó xác định nồng độ metyl da cam sau hấp phụ trong điều
kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn.

Kết quả được trình bày ở bảng 2.8 và hình 2.18, 2.19

49
Bảng 2.8: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metylen xanh và metyl da cam
của VLHP vào khối lƣợng VLHP

Khối lƣợng
Tên thuốc Co Ccb q
VLHP H(%)
nhuộm (mg/l) (mg/l) (mg/g)
(g)

0,05 108,26 21,63 80,02 43,32

0,1 108,26 15,07 86,08 23,30

0,2 108,26 5,99 94,47 12,78

0,3 108,26 6,01 94,45 8,52


Metylen xanh
0,4 108,26 6,04 94,42 6,39

0,5 108,26 6,05 94,41 5,11

0,6 108,26 6,04 94,42 4,26

0,7 108,26 6,05 94,41 3,65

0,05 107,36 10,70 90,04 48,33

0,1 107,36 0,50 99,54 26,72

0,2 107,36 0,52 99,51 13,35

0,3 107,36 0,52 99,52 8,90


Metyl da cam
0,4 107,36 0,54 99,50 6,68

0,5 107,36 0,52 99,51 5,34

0,6 107,36 0,52 99,51 4,45

0,7 107,36 0,52 99,51 3,82

50
100
102

95 100

98
90 96
H(%)

H(%)
94
85
92

80 90

88
75
86
0.05 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7
0.05 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

m(g) m(g)

Hình 2.18: Sự phụ thuộc của hiệu suất Hình 2.19: Sự phụ thuộc của hiệu suất
hấp phụ metylen xanh của VLHP vào hấp phụ metyl da cam của VLHPvào
khối lƣợng VLHP khối lƣợng VLHP

Nhận xét:

Từ bảng 2.8 và hình 2.18, 2.19ta thấy khi tăng khối lượng VLHP hiệu suất
hấp phụ metylen xanh, metyl da cam tăng, đến một giá trị khối lượng nhất định khi
tăng khối lượng VLHP thì hiệu suất tăng lên không đáng kể. Điều này có thể lí giải
do sự tăng lên của diện tích bề mặt, sự tăng lên số vị trí các tâm hấp phụcủa VLHP
và do sự cân bằng nồng độ thuốc nhuộm trong dung dịch và trên bề mặt chất
rắn.Đối với metylen xanh trong khoảng khối lượng VLHP tăng từ 0,2  0,7g, hiệu
suất hấp phụ dao động không đáng kể (từ 94,41  94,47%). Vì vậy chúng tôi lựa
chọn khối lượng VLHP bằng 0,2g cho các nghiên cứu tiếp theo đối với metylen
xanh. Đối với metyl da cam trong khoảng khối lượng VLHP tăng từ0,1  0,7g, hiệu
suất hấp phụ dao động không đáng kể (từ 99,51  99,54%). Vì vậy chúng tôi lựa

51
chọn khối lượng VLHP bằng 0,1g cho các nghiên cứu tiếp theo đối với metyl da
cam.

2.9.3. Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến khả năng hấp phụ của VLHP
Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100ml. Cho 0,2g VLHP vào mỗi
bình và thêm vào đó 25ml dung dịch metylen xanh có nồng độ đầu là 111,28mg/l.
pH của các dung dịch được điều chỉnh đến pH~7,0. Đem lắc trên máy lắc trong các
thời gian 15, 30, 45, 60, 90, 120, 150, 180phút ở nhiệt độ phòng(~25oC) với tốc độ
lắc 200 vòng/phút, sau đó xác định nồng độ còn lại của các dung dịch sau hấp phụ
trong điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn.
Tương tự với metyl da cam có nồng độ đầu là 106,23mg/l, khối lượng VLHP là
0,1g, pH của các dung dịch được điều chỉnh đến pH~1,5. Đem lắc trên máy lắc trong
các thời gian 15, 30, 45, 60, 90, 120, 150, 180phút ở nhiệt độ phòng(~25oC) với tốc độ
lắc 200 vòng/phút, sau đó xác định nồng độ còn lại của các dung dịch sau hấp phụtrong
điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.9 và hình 2.20, 2.21.
Bảng 2.9: Sự phụ thuộc của dung lƣợng, hiệu suất hấp phụ
metylen xanh vào thời gian

Tên thuốc Thời gian Co Ccb q


H(%)
nhuộm (phút) (mg/l) (mg/l) (mg/g)
15 111,28 16,99 84,73 11,79
30 111,28 13,44 87,93 12,23
45 111,28 9,35 91,59 12,74
60 111,28 4,74 95,74 13,32
Metylen xanh
90 111,28 4,75 95,73 13,32
120 111,28 4,79 95,70 13,31
150 111,28 4,86 95,64 13,30
180 111,28 4,77 95,72 13,31
15 106,23 26,51 75,05 19,93
Metyl da cam 30 106,23 23,07 78,28 20,79
45 106,23 18,48 82,60 21,94

52
60 106,23 12,07 88,64 23,54
90 106,23 8,02 92,45 24,55
120 106,23 4,92 95,37 25,33
150 106,23 5,36 94,95 25,22
180 106,23 4,97 95,33 25,32

98 100

96
95
94
90
92

H(%)
H(%)

90 85

88
80
86
75
84

82 70
15 30 45 60 90 120 150 180 15 30 45 60 90 120 150 180
t(phút) t(phút)

Hình2.20: Sự phụ thuộc của hiệu suất Hình 2.21: Sự phụ thuộc của hiệu
hấpphụ metylen xanh vào thời gian suấthấp phụ metyl da cam vào thời
gian

Nhận xét:
Từ hình 2.20 và 2.21 biểu diễn sự phụ của hiệu suất hấp phụ metylen xanh,
metyl da cam vào thời gianđều có dạng tương tự nhau, khi tăng thời gian hấp phụ
thì hiệu suất hấp phụ tăng do nồng độ còn lại của metylen xanh, metyl da cam giảm,
đến một thời điểm nhất định khi tăng thời gian hấp phụ thì hiệu suất hấp phụ tăng
lên không đángkể do quá trình hấp phụ đã đạt cân bằng. Cụ thể như sau:
Trong khoảng 15  60phút hiệu suất hấp phụ metylen xanh tăng tương đối
nhanh,tăng theo quy luật gần như tuyến tính (từ 84,73  95,74%) và dần ổn định
trong khoảng thời gian 60  180phút. Do vậy, chúng tôi chọn thời gian đạt cân bằng

53
hấp phụ đối với metylen xanhlà 60phút. Kết quả này được sử dụng cho các thí
nghiệm tiếp theo.
Trong khoảng trong 15  120 phút hiệu suất hấp phụ metyl da camtăng tương
đối nhanh từ 75,05  95,37% và dần ổn định trong khoảng thời gian 120  180phút.
Do vậy, chúng tôi chọn thời gian đạt cân bằng hấp phụ metyl da cam là 120phút.
Kết quả này được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

2.9.4. Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ của VLHP
Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100ml. Cho 0,2g VLHP vào mỗi
bình và thêm vào đó 25ml dung dịch metylen xanh có nồng độ đầu thay đổi: 52,67;
106,87; 157,42; 212,23; 232,12; 270,89; 321,67;402,93mg/l. Các dung dịch trên
được giữ ổn định ở pH=7,1. Tiến hành lắc đều với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ
phòng (~25oC) trong 60phút, sau đó xác định nồng độ metylen xanh sau hấp phụ
trong điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn.
Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100ml. Cho 0,1g VLHP vào mỗi
bình và thêm vào đó 25ml dung dịch metyl da cam có nồng độ đầu thay đổi: 64,08;
109,48; 122,57; 162,93; 291,68; 345,09; 462,94; 524,31mg/l. Các dung dịch trên
được giữ ổn định ở pH = 1,5. Tiến hành lắc đều với tốc độ 200 vòng/phút ở nhiệt độ
phòng (~25oC) trong 120phút, sau đó xác định nồng độ metyl da cam sau hấp phụ
trong điều kiện giống như khi xây dựng đường chuẩn.
Bảng 2.10: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ metylen xanh và metyl da cam
của VLHP vào nồng độ
Tên thuốc
Co(mg/l) Ccb(mg/l) H(%) q(mg/g) Ccb/q(g/l)
nhuộm
52,67 0,60 98,87 6,51 0,09
106,87 1,33 98,76 13,19 0,10
157,42 2,07 98,68 19,42 0,11
Metylen xanh 212,23 4,26 97,99 26,00 0,16
232,12 6,20 97,33 28,24 0,22
270,89 10,41 96,16 32,56 0,32
321,67 19,39 93,97 37,78 0,51

54
402,93 44,46 88,97 44,81 0,99
64,08 1,055 98,35 15,76 0,067
109,48 1,697 98,45 26,95 0,063
122,57 2,233 98,18 30,08 0,07
162,93 4,355 97,33 39,64 0,11
Metyl da cam
291,68 10,759 96,31 70,23 0,15
345,09 32,849 90,48 78,06 0,42
462,94 92,680 79,98 92,56 1,00
524,31 130,965 75,02 98,34 1,33
Nhận xét:Từ bảng kết quả ta thấy khi tăng nồng độ chất bị hấp phụ thì hiệu
suất hấp phụ giảm và dung lượng hấp phụ tăng. Điều này được giải thích như sau:
Tốc độ hấp phụ tuân theo quy luật:vhp = khp.C( 1- θ ); (θ: Độ che phủ)
Ở nồng độ thấp (dung dịch loãng ), 1- θ = const, khi C tăng thì vhp tăng tuyến
tính. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ tồn tại ở 1 thời gian nhất định tùy thuộc vào bản
chất chất bị hấp phụ và chất hấp phụ. Sau đó, nếu tiếp tục tăng nồng độ thì vhp tăng
không kể và đến một mức nào đó nếu tiếp tục tăng nồng độ hầu như không tăng nữa
mà thậm chí có thể giảm đi.
Cụ thể là: Trong khoảng nồng độ ban đầu khảo sát từ 52,67÷402,93mg/l đối với
metylen xanhhiệu suất hấp phụ của VLHP giảm từ 98,87÷88,97%, dung lượng hấp phụ
tăng từ 6,51  44,81mg/g. Đối với metyl da cam trong khoảng nồng độ ban đầu khảo sát
từ 64,08  524,31mg/l hiệu suất hấp phụ của VLHP giảm từ98,35  75,02%, dung lượng
hấp phụ tăng từ 15,76  98,34mg/g.
Từ các kết quả thu được ở bảng 2.10 chúng tôi nghiên cứu cân bằng hấp phụ
metylen xanh và metyl da cam của VLHP theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ
Langmuir.
Kết quả được trình bày ở hình 2.22 và 2.23.

55
1.20
50
R² = 0.995 y = 0.020x + 0.082
45 1.00
R² = 0.997
40
35 0.80
30

Ccb/q(g/l)
0.60
q(mg/g)

25
20
0.40
15
10 0.20
5
0 0.00
0 20 40 60 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00
Ccb(mg/l) Ccb(mg/l)

Hình 2.22: Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Hình 2.23: Sự phụ thuộc của Ccb/q
Langmuir của VLHP đối với vào Ccb đối với metylen xanh
metylen xanh

120 1.6

100 R² = 0.997 1.4


y = 0.009x + 0.060
1.2 R² = 0.998
80
1
Ccb/q(g/l)
q(mg/g)

60 0.8

0.6
40
0.4
20
0.2

0 0
0 50 100 150 0 50 100 150
Ccb(mg/l) Ccb(mg/l)

Hình 2.24: Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Hình 2.25: Sự phụ thuộc của Ccb/q
Langmuir của VLHP đối vào Ccb đối với metyl da cam
với metyl da cam
Từ đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb đối với sự hấp phụ metylen xanh và metyl
da cam của VLHP, ta xác định được dung lượng hấp phụ cực đại qmax và hằng số b.

56
Bảng 2.11:Dung lƣợng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir
Metylen xanh Metyl da cam
qmax(mg/g) hằng số b qmax(mg/g) hằng số b
48,08 0,25 101,01 0,16

Nhận xét:
Từ kết quả khảo sát cho thấy: Sự hấp phụ metylen xanh và của metyl da cam
của VLHP được mô tả khá tốt theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. Điều này
được thể hiện thông qua hệ số hồi quy của phương trình: R2>0,99.
Trong khoảng nồng độ đã khảo sát thì khả năng hấp phụ metyl da cam của
VLHP cao hơn metylen xanh.
Từ các giá trị b tính được ở bảng 2.11 và các giá trị C0 ở bảng 2.10 thay vào
công thức RL = 1/(1+b.C0) tính được các giá trị 0<RL<1. Như vậy quá trình hấp phụ
của VLHP đối với metylen xanh và metyl da cam là thuận lợi.

57
KẾT LUẬN

Dựa vào các kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận chính sau:

1. Đã xác định thành phần hoá học chính của quặng sắt Trại Cau-Thái
Nguyên.

2. ứa Mn từ nguyên liệu ban đầu là quặng sắt Trại


Cau - Thái Nguyên. Khả năng hấp phụ của các mẫu VLHP chế tạo được là M1, M2,
M3 đối với metylen xanh và metyl da cam đều cao hơn nguyên liệu nhiều lần. Trong
đó mẫu VLHP M3 cho hiệu suất hấp phụ cao nhất.

3. Khảo sát được một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo VLHP
M3như thời gian nung, nhiệt độ nung. Kết quả cho thấy để thu được VLHP M3chứa
Mn ở dạng đơn pha MnO2 cần nung mẫu ở 2000C trong 2 giờ.

4. Đã xác định một số đặc trưng của mẫuVLHP M3 như diện tích bề mặt
riêng là 16,7m2/g, Mn tồn tại trong mẫu ở dạng đơn pha MnO2 mang mã số 42-
1316, điểm đẳng điện của VLHP M3là pI=5,5.

5. Đã xây dựng được đường chuẩn xác định nồng độmetylen xanh, metyl da
cam.Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ metylen xanh, metyl
da cam của VLHP bằng phương pháp hấp phụ tĩnh, kết quả thu được như sau:

- pH tốt nhất cho sự hấp phụ của VLHPM3đối metylen xanh là ở khoảng:
pH=7, đối với metyl da cam là pH=1,5.
- Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với metylen xanh là 60 phút, metyl da
cam là 120 phút.

- Khối lượng VLHP M3 cần thiết cho sự hấp phụ metylen xanh tốt nhất là
0,2g (thể tích dung dịch V = 25ml, nồng độ đầu C0 = 108,26mg/l) cho sự hấp phụ
metyl da cam tốt nhất là 0,1g (thể tích dung dịch V = 25ml, nồng độ đầu C0 =
107,36mg/l).

58
- Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đầu metylen xanh và metyl da
cam đến quá trình hấp phụ thấy khi nồng độ metylen xanh, metyl da cam tăng thì
dung lượng hấp phụ tăng, hiệu suất hấp phụ giảm.

- Mô tả quá trình hấp phụ theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir đã
xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của VLHPM3đối với metylen xanh là
qmax= 48,08(mg/g), metyl da cam là: qmax= 101,01(mg/g).

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ngô Thị Lan Anh (2011), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ metyl da cam,
metylen xanh của các VLHP chế tạo từ bã mía”, Luận văn thạc sĩ Trường
ĐHSP–ĐHTN.
2. Lê Văn Cát (2002), Hấp phụ và trao đổi ion trong kĩ thuật xử lí nước và nước
thải, NXB Thống Kê.
3. Lê Văn Cát (1999), Cơ sở hóa học và kĩ thuật xử lí nước thải, NXB Thanh niên
Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Dũng (2009), “Nghiên cứu, tổng hợp perovskit hệ lantan cromit
và lantan manganit bằng phương pháp đốt cháy”, Luận án tiến sĩ hóa học, Hà
Nội.
5. Fadeev G.N, Hóa học và màu sắc, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1998.
6. Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV-Vis, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thị TốLoan (2014),Giáo trình Hóa học vô cơ tập II, NXB Giáo dục
Việt Nam.

8. Hoàng Trọng Mai (1970), Khoáng vật học, Nxb Đại học và Trung học Chuyên
nghiệp.
9. Trần Văn Nhân (chủ biên) (1999), Hóa lý tập II, NXB GD, HN.
10. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế (1998), Hóa lí tập II, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Nội, Nguyễn Tấn Lâm (2008), “Nghiên cứu khả năng tách loại và
thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo
từ rau câu”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T.13, Số 1, Tr 24-28
12. Hồ Viết Quý, Nguyễn Tinh Dung (1999), Các phương pháp phân tích Lý hóa.
13. Đỗ Đình Rãng (2007), Hóa học hữu cơ 3, NXB Giáo dục Việt Nam
14. Trịnh Thị Thanh (2003), Độc học môi trường và sức khỏe con người, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.

60
15. Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thuỳ Trang, Lâm Thành Trí, Hồ Nguyễn Thy
Thy, Lê Ngọc Hăng (2012), “Nghiên cứu ứng dụng tro trấu từ lò đốt gạch thủ
công làm chất hấp phụ metyl da cam”, Luận văn thạc sĩ hóa học, khoa học kĩ
thuật công nghệ môi trường trường Đại học An Giang.
16. Cao Hữu Trượng (2002), Hóa học thuốc nhuộm, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
17. Phan Văn Tường (2004), Các phương pháp tổng hợp vật liệu gốm, NXB Đại
học KHTN – Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Phan Văn Tường (1998), Vật liệu vô cơ, NXB Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh.


19. A. Gurses, S. Karaca, C.Dogar, R. Bayrak, M. Acıkyıldız, M. Yalcın, (2004)
“Determination of adsorptive properties of clay/water system: methylene blue
sorption”, J.Colloid Interf. Sci. 269, pp 310–314.
20. C. N. R. Rao, A. Muller, A. K. Cheetham (2004), The Chemistry of
Nanomaterials: Synthesis, Properties and Applications”, Wileyvch Verlag
GmbH & Co.KGaA, Weinheim
21. D. Ghosh, K.G. Bhattacharyya, (2002), “Adsorption of methylene blue on
kaolinite”, Appl. Clay Sci. 20, pp 295–300
22. Fereshteh Meshkani, Mehran Rezaei (2010), “Effect of process parameters on
the synthesis of nanocrystalline magnesium oxide with high surface area and
plate-like shape by surfactant assisted”, Powder Technology, 199, pp. 144-148.
23. Hench L. L. and West J. K. (1990), “The sol-gel process”, Chemical reviews,
90 (1), pp. 33 -72.
24. K.G. Bhattacharyya, A. Sharma, (2005), “Kinetics and thermodynamics of
methylene blue adsorption on Neem (Azadirachta indica) leaf powder”, Dyes
Pigments, 65, pp 51–59.
25. K.V. Kumar, V. Ramamurthi, S. Sivanesan, (2005), “Modeling the mechanism
involved during the sorption of methylene blue onto fly ash”, J. Colloid Interf.
Sci. 284, pp 14–21

61
26. Kashinath C.Patil, S.T.Aruna, Tanu Mimani (2002), “Combustion synthesis: an
update”, Current Opinion in Solid State annd Materials Science, 6, pp. 507 -512.
27. Patil K. C. and Aruna S. T (2002), “Redox methods in SHS practice in self-propagating
high temperature synthesis of materials”, Taylor and Francis, New York.
28. S. Senthilkumaar, P.R. Varadarajan, K. Porkodi, C.V. Subbhuraam, (2005),
“Adsorptionof methylene blue onto jute fiber carbon: kinetics and equilibrium
studies”,J.Colloid Interf. Sci. 284, pp 78–82.
29. V. Vadivelan, K.V. Kumar, (2005), “Equilibrium, kinetics, mechanism, and
process designfor the sorption of methylene blue onto rice hush”, J. Colloid
Interf. Sci. 286, pp 90–100.

62
PHỤ LỤC
Kết quả đo BET mẫu VLHP M3
31,37-42,44,62,63

1-19,21-30,32-36,43,45-61

You might also like