You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ


CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

TÊN ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT QUY TRÌNH TÁI CHẾ XỈ TRO SẢN XUẤT
GẠCH TERAZO TẠI CHI NHÁNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
CÔNG TY CP- TỔNG CÔNG TY NƯỚC - MÔI TRƯỜNG
BÌNH DƯƠNG

Người hướng dẫn tại đơn vị thực tập: Kỹ sư Trần Quốc Hiếu
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Bích Liên
Họ và tên: Nguyễn Từ Trung Hiếu
Lớp: D21KTMT01
MSSV: 2125203200027
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Bình Dương, Tháng 04 năm 2024

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THỰC HÀNH KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

TÊN ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT QUY TRÌNH TÁI CHẾ XỈ TRO THÀNH VẬT
LIỆU XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
CÔNG TY CP- TỔNG CÔNG TY NƯỚC - MÔI TRƯỜNG
BÌNH DƯƠNG

Người hướng dẫn tại đơn vị thực tập: Kỹ sư Trần Quốc Hiếu
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Bích Liên
Họ và tên: Nguyễn Từ Trung Hiếu
Lớp: D21KTMT01
MSSV: 2125203200027
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, tháng 04 năm 2024


BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
MÔN THỰC TẬP KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Họ và tên sinh viên: …………………………………………………………………….
Ngày sinh: ……………………. Lớp: …………………Khoá: …………………………
Ngành: ………………………………………………………………………………….
Cơ quan thực tập: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Thời gian thực tập: ……………………………………………………………………...
Người trực tiếp hướng dẫn (tợi cơ quan thực tập): ……………………………………...
I. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (thang điểm 10)

STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Kết quả


1 Đạo đức, thái độ và tác phong làm việc 0–3
2 Tính chuyên cần, kỷ luật và kỹ năng làm việc nhóm 0–3
Nội dung, báo cáo thực tập:
3 - Nội dung đầy đủ và gắn kết thực tế 0–4
- Nhận xét, đánh giá và kết luận có tính thuyết phục
Tổng cộng
II. Ý KIẾN KHÁC
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Xác nhận của cơ quan, đơn vị thực tập Bình Dương, ngày…. tháng …. năm 2024
(Ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu) Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP


MÔN HỌC: THỰC TẬP KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Họ và tên sinh viên: …………………………………………………………………….
MSSV: …………………………………………………………………………………
Ngày sinh: …………………… Lớp: …………………Khoá: ………………………….
Ngành: ………………………………………………………………………………….

Điểm Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực hành của tôi trong thời gian qua, những kết quả và các
số liệu trong bài được thực hiện tại Chi nhánh Xử lý chất thải rắn Bình Dương, không sao
chép bất kỳ nguồn nào khác.

Bình Dương, ngày 25 tháng 04 năm 2024

TÁC GIẢ BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH

Nguyễn Từ Trung Hiếu

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành thành công đề tài này, bên cạnh sự nỗ lực cá nhân, em đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ hết từ nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, em xin gửi lời tri ân chân thành đến tất cả các giáo viên trong Khoa học quản lý,
cũng như thầy cô trong trường Đại Học Thủ Dầu Một. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến cô Hồ Bích Liên, người tạo đã tạo điều kiện để em có chuyến đi thực tập này
và anh hướng dẫn tại nơi thực tập Trần Quốc Hiếu đã tận tâm hướng dẫn và hỗ trợ em suốt
quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.

Ngoài ra, em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ tập thể cán bộ công nhân viên tại Chi
nhánh Xử lý chất thải rắn thuộc Công ty CP – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình
Dương. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận những kiến thức thực tế quan trọng.

Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến quý thầy cô. Em cũng xin kính
chúc các anh chị trong cuộc sống luôn khỏe mạnh và đạt được nhiều thành công lớn trong
công việc.

Xin chân thành cảm ơn!

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................... 3

1.1. Giới thiệu về công ty CP – Tổng công ty nước – Môi trường Bình Dương ............ 3

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP – Tổng Công ty nước - Môi trường Bình
Dương.............................................................................................................................. 3

1.3. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................ 4

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH XỬ LÝ TRO XỈ TỪ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI


CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 6

2.1. Tổng quan về nhà máy sản xuất gạch không nung .................................................. 6

2.7 Một số hình ảnh về các quy trình làm ra gạch Terazo .............................................. 16

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................... 18

3.1. Kết luận .................................................................................................................... 18

3.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 19

iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Công ty cổ phần -Tổng Công ty Nước-Môi trường Bình Dương .....................3
Hình 2 Sơ đồ quy trình công nghệ của lò đốt chất thải 8400 kg/h ................................ 7
Hình 3 Tro xỉ từ lò đốt sơ cấp chất thải công nghiệp. ...................................................9
Hình 4 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Terazo ...........................................10
Hình 5 Một số thành phẩm .......................................................................................... 16
Hình 6 Máy ép gạch Terazo ........................................................................................16
Hình 7 Hộc chứa liệu...................................................................................................17
Hình 8 Máy trộn ..........................................................................................................17

v
DANH MỤC BẢNG

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XLCT: xử lý chất thải

TCCS: tiêu chuẩn cơ sở

GTVT: giao thông vận tải

TNHH MTV: trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CTCP: công ty cổ phần

vii
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đáng được quan tâm.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường. Mục tiêu là giải quyết tình trạng ô nhiễm tại các khu vực dân cư để
đảm bảo sức khỏe cho người dân. Sự xuất hiện các khu liên hợp xử lý chất thải và khu
xử lý nước thải tập trung là một dấu hiệu tích cực cho những nỗ lực của con người trong
việc bảo vệ môi trường.
Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương đã hoạt động trong lĩnh vực thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải cùng các lĩnh vực môi trường khác trong hơn 15
năm. Họ đã đạt được sự phát triển bền vững cùng khách hàng thông qua việc áp dụng
các hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001:2015) và thực hành sản xuất sạch hơn
(GMP). Điều này đã đóng góp vào việc giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Vấn đề khảo sát quy trình tái chế xỉ tro thành vật liệu xây dựng là một chủ đề quan
trọng trong việc tạo ra sự bền vững và giảm thiểu chất thải trong ngành xây dựng. Xỉ
tro, còn được gọi là tro bay, là chất thải phát sinh từ quá trình đốt than trong các nhà
máy nhiệt điện hoặc nhà máy sản xuất thép. Việc tái chế xỉ tro thành vật liệu xây dựng
có thể giúp giảm thiểu sự tiêu thụ tài nguyên tự nhiên và giảm lượng chất thải phải xử
lý.
Do đó em chọn đề tài “Khảo sát quy trình tái chế xỉ tro thành vật liệu xây dựng tại
Chi nhánh xử lý chất thải thuộc Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình
Dương”

2. Mục tiêu đề tài


- Tìm hiểu về quy trình và công nghệ xử lý tại Chi nhánh.
- Tìm hiểu về quy trình tái chế xỉ tro thành vật liệu xây dựng
3. Nội dung đề tài
- Khảo sát cổng tiếp nhận chất thải công nghiệp của Chi nhánh.
- Khảo sát về quý trình tái chế xỉ tro
- Khảo sát quy trình sản xuất gạch xây không nung
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu từ Chi nhánh, trên báo mạng và các kênh
truyền thông.

1
- Phương pháp khảo sát thực tế tại Chi nhánh để nắm bắt các thông số.
- Tìm và nghe mấy anh chị hướng dẫn tại nơi thực tập
5. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn công nghiệp.
6. Giới hạn của đề tài
- Đề tài được thực hiện từ ngày 25/03 đến 25/04/2024.
- Tên đề tài là “ Khảo sát quy trình tái chế xỉ tro thành vật liệu xây dựng tại Chi
nhánh xử lý chất thải thuộc Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương”
7. Nhật ký thực hành

STT Thời gian Nội dung thực hành

7h30 - 11h30 ngày


1 Tìm hiểu về quy trình sản xuất gạch xây không nung
25/03/2024

7h30 - 16h30 ngày Được anh Hiếu thuyết minh về sơ đồ công nghệ, quy
2
27/03/2024 trình sản xuất gạch Terazo

7h30 – 16h30 ngày


3 Thu thập hình ảnh của gạch Terazo
01/04/2024

7h30 – 16h30 ngày Đi tìm hiểu về nguồn xỉ tro sau khi xử lý chất thải rắn
4
03/04/2024 công nghiệp

7h30 – 16h30 ngày


5 Làm bài báo cáo thực hành
08/04/2024

7h30 – 16h30 ngày


6 Nộp bài báo cáo thực hành
10/04/2024

7h30 – 16h30 ngày


7 Sửa lại bài báo cáo thực hành và nộp lại
15/04/2024

7h30 – 16h30 ngày


8 Kết thúc chuyến thực hành
24/04/2024

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu về công ty CP – Tổng công ty nước – Môi trường Bình Dương

Tên chi nhánh: Chi nhánh xử lý chất thải trực thuộc Công ty cổ phần Nước – Môi
trường Bình Dương.

Địa chỉ: khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Điện thoại: 0274.3452906

Website: www.biwase.com.vn

Người đại diện: ông Ngô Chí Thắng - chức vụ: Giám đốc.

Hình 1 Công ty cổ phần -Tổng Công ty Nước-Môi trường Bình Dương

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP – Tổng Công ty nước - Môi
trường Bình Dương

Trước năm 1975: tên tiền thân Công ty là Trung Tâm Cấp Thủy Bình Dương.

Tháng 5/1975: đổi tên thành Nhà Máy Nước Thủ Dầu Một trực thuộc Sở GTVT
Tỉnh Sông Bé.

Năm 1979: đổi thành Xí nghiệp Điện Nước Nhà ở và Công trình công cộng
trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Sông Bé.

3
Năm 1991: đổi tên thành Xí nghiệp Cấp nước Sông Bé.

Năm 1996: đổi tên thành Công ty Cấp nước Sông Bé.

Ngày 13/06/1997: Công ty Cấp thoát nước Bình Dương chịu sự chỉ đạo của
UBND Tỉnh Bình Dương trực thuộc Sở Xây dựng quản lý Nhà Nước ra đời.

Ngày 21/12/2005: đổi tên thành Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi
trường Bình Dương (BIWASE).

Ngày 30/09/2016: chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới mô hình CTCP với
tên gọi là CTCP Nước - Môi trường Bình Dương.

Ngày 20/07/2017: là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu
là 14,300 ₫/CP.

Ngày 04/12/2020: tăng vốn điều lệ lên 1,875 tỷ đồng.

Ngày 30/06/2021: tăng vốn điều lệ lên 1,929 tỷ đồng.

Ngày 20/04/2023: đổi tên thành Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường
Bình Dương (BIWASE).

1.3. Lĩnh vực kinh doanh


- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất
thải nguy hại).

- Sản xuất phân Compost.

- Sản xuất bê tông, vật liệu xây dựng và các sản phẩm gạch tái chế.

- Sản xuất, tái chế, mua bán phế liệu, các sản phẩm từ rác, thiết bị vật tư,
dụng cụ.

- Thực hiện các dịch vụ công trình đô thị (nạo vét cống rãnh, hút hầm cầu,
rửa đường).

- Trồng, chăm sóc và mua bán cây kiểng.

4
1.4. Cơ cấu tổ chức

1.5. Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải công nghiệp bình thường (hoặc chất thải công nghiệp không độc hại) là
loại chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến và các hoạt động công nghiệp
tại các nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất và khu công nghiệp. Những chất thải này
không thuộc danh mục chất thải nguy hiểm và không có tính chất độc hại khi được xử
lý đúng cách. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng gây hại cho môi trường và sức khỏe
con người.

Một số ví dụ về chất thải công nghiệp bình thường bao gồm bao bì, vật liệu xây
dựng, giấy, bìa, gỗ và mùn gỗ.

Quản lý chất thải công nghiệp bình thường đòi hỏi các biện pháp như tái chế, tái
sử dụng hoặc loại bỏ an toàn nhằm đảm bảo không gây hại cho môi trường và sức khỏe
con người. Các cơ quan môi trường và chính phủ thường quy định và kiểm soát việc
này để đảm bảo tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn.

5
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU QUY TRÌNH XỬ LÝ TRO XỈ TỪ
LÒ ĐỐT CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
2.1. Tổng quan về nhà máy sản xuất gạch không nung

Nhà máy tái chế gạch là một phần của hệ thống công nghệ xử lý chất thải tại Khu
liên hợp, có nhiệm vụ chuyển đổi chất thải thành sản phẩm gạch tái chế không cần
nung, sử dụng tro xỉ từ quá trình đốt chất thải công nghiệp. Nhà máy sản xuất gạch là
một phần quan trọng của dây chuyền công nghệ xử lý chất thải, nhà máy tái chế gạch
hoạt động như một cơ sở sản xuất chuyên dụng để chế tạo gạch từ nguyên liệu tái chế.
Tro xỉ từ quá trình đốt chất thải công nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu chính để
tạo ra các viên gạch mới. Quá trình hóa rắn và công nghệ khác đảm bảo rằng gạch tái
chế không cần nung đạt được chất lượng và tiêu chuẩn cần thiết.

Ngoài ra còn phải đảm bảo được chất lượng đầu ra của tro xỉ từ lò đốt công nghiệp
theo QCVN 07:2009/BTNMT lấy mẫu kiểm tra định kì ba tháng một lần. Nếu đạt thì
làm nguyên liệu đầu vào của gạch tự chèn không nung còn nếu không đạt thì sẽ chôn
lấp an toàn.

2.2. Sơ đồ tiếp nhận tro xỉ từ lò đốt công nghiệp

Nguồn gốc của tro xỉ: Tro xỉ sử dụng cho quá trình sản xuất gạch thường là dạng
tro đáy, tro xỉ từ lò đốt xử lý chất thải công nghiệp là phần chất rắn còn lại, dạng hạt,
kích thước, thành phần hóa học chủ yếu là hỗn hợp các oxit vô cơ như: CaO, SiO2,
Al2O3, Fe2O3, MgO, K2O, Na2O, SO3 tương tự xi măng, nhưng ở dạng trơ. Do đó, tro
lò đốt sau khi nghiền sàng (kích thước hạt tro là ≤ 5 mm) sẽ được thay thế cho một
phần cốt liệu nhỏ trong hỗn hợp bê tông.

6
Quy trình tiếp nhận tro xỉ từ lò đốt chất thải

Hình 2 Sơ đồ quy trình công nghệ của lò đốt chất thải 8400 kg/h

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Chất thải rắn trước khi được đưa vào lò đốt phải trải qua quá trình phân loại để
loại bỏ các kim loại, chất thải có thể tái chế, chất thải hữu cơ dùng để làm phân
compost và một số chất thải không thể đốt được được chôn lấp. Sau khi hoàn tất quá
trình loại bỏ, các chất thải còn lại sẽ được chuyển đến kho chứa chất thải để chuẩn
bị cho quá trình đốt.

Hệ thống nạp liệu tự động sẽ vận chuyển rác thải thông qua băng chuyền tải và
đưa vào bộ phận đảo trộn trước khi vào buồng đốt sơ cấp. Bộ phận đảo trộn có nhiệm
vụ tách rác thải và tạo bề mặt tiếp xúc với nguồn đốt để tăng tốc quá trình cháy. Rác
thải sau đó được đưa vào buồng đốt sơ cấp, nơi sử dụng nhiệt độ từ 650 - 1200ºC.
Trong quá trình này, các chất thải nguy hại sẽ được chuyển thành dạng khí, và quá
trình nhiệt phân xảy ra tạo ra tro xỉ.

7
Tro xỉ và cặn bụi nằm dưới lò được lấy ra và đưa qua kho chứa. Tro xỉ được vận
chuyển xuống kho chứa, và hệ thống phun nước từ trên mái nhà giúp giảm nhiệt độ
sau khi đốt từ lò đốt chất thải công nghiệp. Thời gian phun nước vào tro dao động
khoảng 4,5 giờ, tùy thuộc vào lượng tro nhiều hay ít. Sau đó, xe nâng tải sẽ xúc tro
xuống hố chứa ở dưới. Dưới hố có một hệ thống băng tải để vận chuyển tro xỉ qua hệ
thống tách từ sử dụng nam châm để loại bỏ kim loại lớn để xử lý bằng công nghệ khác.

Tiếp theo, tro xỉ sẽ đi qua hệ thống máy sàng quay (lưới mắt sàng 5mm) để loại
bỏ các hạt lớn không cần thiết. Tro xỉ đã qua sàng lọc thành những hạt mịn đạt tiêu
chuẩn sẽ được chuyển đến nhà chứa. Tro xỉ này cũng là nguyên liệu đầu vào để sản
xuất gạch không nung.

Hệ thống xử lý khí

Sau khi hoàn tất quá trình đốt rác thải ở buồng đốt sơ cấp, khói thải hữu cơ sẽ
được chuyển đến buồng đốt thứ cấp để tiếp tục quá trình đốt cháy và tạo ra khói vô cơ,
được sử dụng trong hệ thống xử lý khí thải. Trong buồng đốt thứ cấp, nhiệt độ được
duy trì trong khoảng từ 1050 - 1200ºC, thời gian lưu khí kéo dài ít nhất 2 giây và đốt
cháy ở điều kiện dư Oxi. Cả hai quá trình đốt này đều sử dụng dầu DO làm nhiên liệu.
Khí vô cơ từ buồng đốt thứ cấp tiếp tục được chuyển qua thiết bị lưu khí. Trong tháp
lưu, khí thải tiếp tục được đốt cháy, kéo dài thời gian lưu cháy để hoàn toàn chuyển
hóa khí hữu cơ thành khí vô cơ. Khí thải trong tháp lưu sau đó đi qua hệ thống cyclone
để loại bỏ bụi có trong khí thải. Nguyên lý quay ly tâm được sử dụng trong cyclone để
làm cho các hạt bụi chuyển động xoáy xuống phía đáy cyclone, va đập vào thành và
rơi xuống ngăn thu bụi. Tuy nhiên, quá trình này không loại bỏ hoàn toàn bụi trong
khí thải, do đó sau khi khí thải ra khỏi cyclone, nó sẽ được đưa qua hệ thống giải nhiệt
bằng nước trước khi đi qua hệ thống tháp hấp phụ. Hệ thống tháp hấp phụ bao gồm
tháp hấp thụ số 1 và số 2. Dòng khí đi vào tháp từ phía dưới và tiếp xúc với dung dịch
hấp thụ từ trên xuống qua lớp đệm. Trong quá trình tiếp xúc này, sẽ xảy ra phản ứng
giữa chất ô nhiễm trong khí thải và dung dịch hấp thụ, tạo thành các muối được tách
ra khỏi dòng khí. Sau đó, dòng khí tiếp tục đi qua tháp tách ẩm và sau đó qua hệ thống
thoát khí và ống thoát khí. Trên mỗi ống thoát khí thải, có hệ thống giám sát tự động
8
các thông số của khí thải và dữ liệu này được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bình Dương. Ngoài ra nguồn điện sẽ được phát tự tiêu trong nội bộ nhà
máy, theo quy trình tuần hoàn. Trước mắt, theo tính toán lượng điện năng từ hai tổ
máy phát điện tận dụng nguồn khí Metal và nguồn nhiệt từ lò đốt sẽ đáp ứng khoảng
80% nhu cầu điện cho hoạt động sản xuất tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Bình Dương.

Hình 3 Tro xỉ từ lò đốt sơ cấp chất thải công nghiệp.

2.3. Quy trình công nghệ sản xuất gạch Terazo

Để góp phần làm phong phú sản phẩm xây dựng, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm và
giải quyết nguồn tro xỉ sau khi đốt, nhà máy tái chế gạch đã nghiên cứu phối trộn thành
công tro xỉ làm nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất gạch Terazo. Sản phẩm sản
xuất ra với mẫu mã, hình dạng, màu sắc khá đa dạng phong phú.

Quy trình sản xuất gạch xây không nung

9
Hình 4 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Terazo

Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất gạch Terazo:

Bước 1 : Kiểm tra nguyên vật liệu sản xuất

-Nguyên liệu phần mặt men: Bột màu, ximăng, cát mịn/bột đá, đá nghiền, đá màu.

-Nguyên liệu phần mặt đế: Tro xỉ từ lò đốt, xi măng, đá mi bụi, cát vàng, phụ gia
(nếu có).

10
-Mỗi lần nhập hàng phải kiểm tra xuất xứ - chủng loại - số lượng; nhân viên kỹ
thuật kết hợp với trưởng ca kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn chất
lượng cơ sở về nguyên vật liệu sản xuất ghi nhận vào phiếu nghiệm thu hàng hóa. Bộ
phận mua hàng sẽ nhận hàng và kiểm tra số lượng. Nếu có nghi ngờ về chất lượng và
số lượng tạm ngưng ngay lô nguyên liệu vừa nhập, lấy mẫu kiểm tra lại và thay đổi
nguồn nguyên liệu phù hợp yêu cầu kỹ thuật.

Bước 2: Định lượng và phối trộn cốt liệu

-Trước khi đưa vào phối trộn công nhân phụ trách phối trộn màu/bê tông kiểm tra
đúng chủng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất. Căn cứ vào bảng cấp phối (mẫu
M01 – QT52/XLCT) và hướng dẫn phối trộn nguyên vật liệu sản xuất gạch terazo để
pha màu và phối trộn bê tông theo đúng quy định.

-Cuối ca trưởng ca ghi sản lượng gạch sản xuất, số lượng nguyên vật liệu sử dụng
vào nhật ký theo dõi nguyên vật liệu (mẫu M02-QT52/XLCT) và nhật ký vận hành (mẫu
M03-QT52 /XLCT).

-Hàng tháng tổ trưởng tổng hợp vật tư nguyên vật liệu sử dụng lập phiếu đề nghị
xuất kho nộp về cho nhân viên tổng hợp để làm thủ tục xuất kho theo quy định.

Bước 3 : Tạo hình

Chuẩn bị :

-Căn cứ theo các đơn đặt hàng, công nhân vận hành máy xác định chủng loại sản
phẩm cần sản xuất, lựa chọn khuôn theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.

-Chuẩn bị vận hành dây chuyền ép gạch terrazzo. Chạy thử không tải, kiểm tra sơ
bộ dây chuyền về an toàn điện, vệ sinh sạch sẽ khuôn trước khi sản xuất.

-Nhân viên phối trộn bê tông/ men màu kiểm tra phần nạp liệu, đảm bảo dây
chuyền hoạt động ổn định.
Tạo hình sản phẩm:
-Sau khi đã đảm bảo dây chuyền hoạt động bình thường, công nhân vận hành
tiến hành sản xuất.

11
-Phần nguyên liệu mặt đế/ mặt men được phối trộn tại cối trộn bê tông và cối
trộn men màu được đưa vào thùng cấp liệu của dây chuyền sản xuất bằng băng tải.
-Dây chuyền vận hành hoàn toàn tự động công nhân vận hành điều khiển trực tiếp trên
tủ điều khiển.
-Khi thấy dấu hiệu 2 sản phẩm không đạt kích thước hay bị lỗi công nhân vận
hành kiểm tra kích thước gạch theo bảng thông số kỹ thuật sản phẩm gạch. Nếu không
đúng thì loại ra đưa qua cối trộn liệu. Sau đó cho máy tạm dừng để điều chỉnh lại dây
chuyền đến khi đúng yêu cầu kỹ thuật thì mới sản xuất tiếp. Nếu không có hướng xử lý,
phải báo cáo cho tổ trưởng ngay lập tức.
-Sản phẩm lỗi (nứt men màu, vỡ góc cạnh, không đảm bảo kích thước…) trong quá
trình sản xuất được chuyển về thùng cấp liệu để sản xuất lại.
-Sau khi kết thúc ca sản xuất, nhân viên mỗi ca vệ sinh máy móc thiết bị, dọn dẹp sạch
sẽ nơi làm việc.
Bước 4: Bảo dưỡng sản phẩm
-Gạch sau khi sản xuất được đưa vào khu vực bảo dưỡng tưới theo các giai đoạn
sau.
+ Giai đoạn 1: Tưới nước 3-5 lần/ ngày: duy trì 3 – 5 ngày.
+ Giai đoạn 2 (sau khi mài): Tưới nước 1-2 lần/ ngày: duy trì 10 – 15 ngày.
-Sau khi kết thúc thời gian bảo dưỡng tưới, tĩnh định khoảng thêm khoảng 7 – 10 ngày
để gạch khô và đủ chất lượng để vận chuyển đi xa.
-Thời gian bảo dưỡng tối ưu là 20-28 ngày kể từ ngày sản xuất sau đó có thể
nhập kho xuất bán, hoặc sớm hơn nếu khách hàng yêu cầu.
Bước 5: Hoàn thiện bề mặt
-Bán thành phẩm gạch sau khi tưới giai đoạn 1 được vận chuyển tập kết đến dây
chuyền mài bề mặt: Công nhân thao tác mài bề mặt theo từng lô sản xuất. Còn những
sản phẩm không yêu cầu mài sẽ đc tiếp tục tăng thời gian tưới bảo dưỡng (theo chỉ định
của kỹ thuật).
-Thành phẩm được kiểm tra xếp vào pallet theo từng lô sản xuất. Sau đó dán tem
thông tin sản phẩm và số lô đầy đủ rồi tiếp tục bảo dưỡng theo như hướng đẫn ở bước
4.

12
Bước 6: Phân loại sản phẩm
-Tổ trưởng hướng dẫn công nhân kiểm tra chất lượng ngoại quan sản phẩm, phân
loại theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS gạch terrazzo trước khi nhập kho và cập nhật sản lượng
gạch đã phân loại vào sổ theo dõi phân loại sản phẩm (mẫu M04-QT52/XLCT).
-Khi phát hiện sản phẩm lỗi (sản phẩm không phù hợp) trong quá trình sản xuất
hoặc lưu kho, nhân viên phụ trách kho phải báo lại tổ trưởng kết hợp nhân viên kỹ thuật
kiểm tra lại chất lượng sản phẩm và lập phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp.
-Tổ trưởng lấy mẫu ở mỗi ca sản xuất để nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng
trước khi giao hàng.
-Định kỳ 03 tháng/01 lần hoặc khi có yêu cầu của khách hàng nhân viên kỹ thuật
lấy mẫu gửi đơn vị có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Bước 7: Nhập kho thành phẩm
-Tổ trưởng kết hợp nhân viên quản lý kho thành phẩm tiến hành làm thủ tục nhập
kho thành phẩm

13
2.4 Kiểm tra chất lượng xỉ tro

14
2.5 Kiểm tra chất lượng gạch Terazo

15
2.7 Một số hình ảnh về các quy trình làm ra gạch Terazo

Hình 5 Một số thành phẩm

Hình 6 Máy ép gạch Terazo Hình 7 Máy mài

16
Hình 7 Hộc chứa liệu

Hình 8 Máy trộn

17
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình khảo sát quy trình tái chế xỉ tro thành vật liệu xây dựng tại Chi
nhánh Xử lý chất thải rắn thuộc Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước Môi trường
Bình Dương đã tìm hiểu được:
- Nơi tiếp nhận và phân loại
- Xử lý tiền xử lý để làm sạch và tách các tạp chất khác
- Quá trình xử lý
- Kiểm tra chất lượng
- Sử dụng vật liệu tái chế
=> Ngoài ra, em còn học về nội dung, cấu trúc, quy trình thực hiện công tác
xây dụng hệ thống quản lý của Chi nhánh.
3.2. Kiến nghị
Dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình trong thực hiện đề tài, em nhận
thấy rằng cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi, nhằm nâng cao nhận
thức của tất cả mọi người thông qua các chương trình đào tạo về môi trường.
Mục tiêu của việc này là đảm bảo rằng mọi người có đủ kiến thức và kỹ năng
cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường do hoạt động sản xuất
gây ra.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sổ tay môi trường của Chi nhánh xử lý chất thải.
[2]. Các quy trình sản xuất, các hình ảnh về chỉ tiêu Môi trường (Chi nhánh cấp)

19
NHỮNG KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC ĐƯỢC SAU
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Những nội dung kiến thức lý thuyết được củng cố
Kết thúc 1 tháng vừa thực hành tại Chi nhánh Xử lý chất thải – Công ty CP –
Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương giúp em biết thêm được nhiều kiến thức
và có thêm kỹ năng kinh nghiệm. Tại đây các anh hướng dẫn và chỉ bảo rất nhiệt tình.
2. Những kỹ năng
Giúp em có nhiều kinh nghiệm cho sau này và còn dạy em biết tác phong làm việc
nghiêm túc và làm việc gì điều cũng phải có trách nhiệm
3. Nhận xét bản thân sau khi thực tập
Trong thời gian đi thực tập tại chi nhánh em cảm thấy mình còn nhiều thứ để học
hỏi, kiến thức còn hạn hẹp cảm thấy bản thân mình chưa được tốt. Nhưng sau chuyến
đi thực tập này nó giúp em biết thêm nhiều thứ và kinh nghiệm trong việc học tập và
làm việc sau này.

20

You might also like