You are on page 1of 103

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO THỰC TẬP


QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
TẠI

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI


NHỰA CHỢ LỚN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : 1. Phạm Văn Bổn
2. Huỳnh Thị Sự
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH : TS. Nguyễn Quốc Hải
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Quang Khuyến
TS. Trần Hoài Khang
Sinh viên thực hiện: Lưu Quế Nhu 61900166
Vũ Thị Thúy Lan 61900748
Nguyễn Thị Diễm Trang 61900792
Trần Thúy Quyên 61900217

NĂM HỌC: 2021 – 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT


(Về quá trình thực tập của sinh viên tại Nhà máy)
Thực tập tại : CÔNG TY TNHH Sản xuất - Thương mại Nhựa Chợ Lớn
Nội dung thực tập: Thực tập Quá trình và Thiết bị công nghệ
Thời gian thực tập : Từ 25/07/2022 đến 7/08/2022
Nhóm sinh viên thực tập :
1. Lưu Quế Nhu 61900166
2. Vũ Thị Thúy Lan 61900748
3. Nguyễn Thị Diễm Trang 61900792
4. Trần Thúy Quyên 61900217
Ý kiến nhận xét:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Ngày tháng năm 2022 Ngày tháng năm 2022


Đại diện Công ty (Nhà máy) Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ Họ, tên)

1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.......................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022


Giáo viên phụ trách
(Ký và ghi rõ Họ, tên)

2
LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực tập chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc bằng tất cả lòng
chân thành và sự trân trọng đến ban lãnh đạo và các phòng ban của công ty TNHH Sản
xuất - Thương mại Nhựa Chợ Lớn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em được
thực tập tốt nhất.

Đồng thời, chúng em vô cùng biết ơn đến Khoa Khoa học ứng dụng Trường Đại
học Tôn Đức Thắng đã cho chúng em cơ hội được thực tập môn Qúa trình và thiết bị
công nghệ giúp trau dồi thêm kiến thức về bộ môn, được lấy kinh nghiệm thực tế tại
Công ty. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn lẫn sự hỗ trợ từ
phía công ty đã giúp chúng em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Chúng em vô cùng trân trọng khoảng thời gian được đồng hành và lắng nghe
những hướng dẫn tận tình từ các anh chị cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm việc tại các khâu
sản xuất, cô Huỳnh Thị Sự - phân xưởng ép nhựa và đặc biệt là chú Phạm Văn Bổn -
phòng tổ chức nhân sự đã dành thời gian quý báu truyền tải những kiến thức thực tế và
kinh nghiệm trong suốt những ngày thực tập của chúng em.

Sau cùng, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Hải
vì thầy đã liên hệ công ty tạo cơ hội cho cho chúng em thực tập ở đó. Và chúng em
cảm ơn thầy Nguyễn Quang Khuyến và thầy Trần Hoài Khang đã đưa ra những góp ý
giúp chúng em hoàn thiện bài báo cáo lần này. Chúng em rất biết ơn ba thầy đã tận tình
giúp đỡ và giải quyết mọi khó khăn của chúng em trong suốt quá trình thực tập, để
chúng em có thể hoàn thành khóa thực tập một cách tốt nhất.

Nhóm sinh viên thực hiện

MỤC LỤC

3
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ - VIẾT TẮT...................................................8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU


TIẾNG......................................................................................................................9

1.1. Tên và địa chỉ..............................................................................................................9

1.2.Vị trí địa lý................................................................................................................... 9

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng..................9

1.4. Mục tiêu, chiến lược và nhiệm vụ của công ty..........................................................10

1.4.1. Mục tiêu của công ty năm 2020..............................................................................10

1.4.2. Các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm........................................................................12

1.4.3. Các biện pháp thực hiện.........................................................................................13

1.4.4. Nhiệm vụ của công ty.............................................................................................14

1.5. Quy mô sản xuất........................................................................................................15

1.6. Các sản phẩm chính...................................................................................................16

1.7. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh..................................................................................17

1.8. Bộ máy tổ chức của công ty......................................................................................18

1.8.1. Hội đồng thành viên...............................................................................................18

1.8.2. Kiểm soát viên........................................................................................................18

1.8.3. Ban Tổng giám đốc................................................................................................19

1.9. Nguồn nhân lực.........................................................................................................21

1.10. Sơ đồ nhân sự công ty tnhh mtv cao su dầu tiếng....................................................21

4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU BẾN SÚC
.................................................................................................................................22

2.1. Tổng quan về nhà máy chế biến cao su bến súc........................................................23

2.2. Vị trí địa lý................................................................................................................23

2.3. Mục tiêu của nhà máy bến súc..................................................................................23

2.4. Nội quy của nhà máy.................................................................................................24

2.5. Tình hình sản xuất và công tác chế biến....................................................................25

2.5.1. An toàn lao động và vệ sinh...................................................................................25

2.5.2. Phòng cháy chữa cháy (PCCC)..............................................................................26

2.6. Nguồn năng lượng và xử lý nước thải của nhà máy..................................................26

2.6.1. Nguồn năng lượng..................................................................................................26

2.6.2. Xử lí nước thải.......................................................................................................27

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỦ CỐM VÀ MỦ LY TÂM...........32

3.1. Giới thiệu về cây cao su............................................................................................32

3.2. Nguyên liệu sản xuất, sản phẩm cao su.....................................................................35

3.2.1. Nguyên liệu chính..................................................................................................35

3.2.2. Nguyên liệu phụ.....................................................................................................37

3.2.3. Sản phẩm chính của nhà máy.................................................................................38

3.3. Quy trình sản xuất mủ cốm svr3l..............................................................................39

3.3.1. Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm SVR3L.....................................39

3.3.2. Thuyết minh quy trình sản xuất mủ cốm SVR3L...................................................40

3.4. Quy trình sản xuất mủ ly tâm....................................................................................65

5
3.4.1. Sơ đồ khối quy trình sản xuất mủ ly tâm................................................................65

3.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất mủ ly tâm............................................66

3.4.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mủ Skim Block..............................................78

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TIẾN, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG......................................................................................82

4.1. Một số mục tiêu chất lượng – môi trường năm 2019.................................................82

4.2. Các phương án cải tiến, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường........................82

4.2.1. Cải tạo công đoạn xử lý sinh học hiếu khí và lắng bùn hoạt tính...........................82

4.2.2. Xí nghiệp chế biến tái sử dụng nước thải đã xử lý tổi thiểu 30%...........................84

4.2.3. Tuần hoàn dòng khí nóng sau khi sấy....................................................................85

4.2.4. Thay H2SO4 bằng CaCl2 96% để đánh đông mủ Skim............................................85

4.2.5. Đề xuất hệ thống thu hồi khí NH3 và tái sử dụng...................................................86

KẾT LUẬN............................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................88

PHỤ LỤC...............................................................................................................89

6
LỜI MỞ ĐẦU
“Thực tập Quá trình và thiết bị công nghệ” (Mã môn học: 602046) là một môn
học không những rất quan trọng mà còn cần thiết giúp cho sinh viên trong việc nâng
cao kiến thức về thiết bị, máy móc, các quy trình công nghệ, bên cạnh đó còn tạo cho
sinh viên bước đầu tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất.

Khoa Khoa học ứng dụng cùng Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nhựa
Chợ Lớn đã tổ chức 2 tuần thực tập trải nghiệm thực tế tại nhà máy, được tiếp xúc với
các khâu sản xuất nhằm hiểu rõ hơn về quy trình cho ra sản phẩm nhựa hoàn chỉnh.

Tính đến thời điểm này, uy tín thương hiệu công ty TNHH Sản xuất - Thương
mại Nhựa Chợ Lớn đã định hướng trở thành nhà phân phối đồ chơi trẻ em bằng những
sản phẩm mẫu mã đa dạng, chủng loai với chất lượng tốt nhất và giá thành cạnh tranh
nhất. Công ty làm việc với slogan “Tất cả vì trẻ thân yêu” cam kết về chất lượng và
đảm bảo an toàn khi trẻ em sử dụng. Tạo lòng tin cho người tiêu dùng vào hàng đồ
chơi Việt Nam chất lượng cao.

Với sự hướng dẫn tận tình cũng như các nguồn tài liệu được cung cấp từ phía
nhà máy, chúng em xin tổng hợp lại những kiến thức quan trọng để trình bày trong
quyển báo cáo này. Bao gồm:

 Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nhựa Chợ Lớn .
 Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất.
 Quy trình công nghệ sản xuất.
 Các lỗi sản phẩm thường gặp và biện pháp khắc phục .
 Kiểm soát chất lượng và các quy định về an toàn lao động, phòng cháy
chữa cháy.
 Xử lý nước thải

7
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ - VIẾT TẮT
KCS: Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm.
QLCL: Quản lý chất lượng.
PCCC: Phòng cháy chữa cháy.

8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI
NHỰA CHỢ LỚN

1.1. Khái quát về vị trí địa lý


- Tên công ty: CÔNG TY TNH SX – TM NHỰA CHỢ LỚN.
- Văn phòng /Nhà máy: 8H An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí
Minh
 Điện thoại : (028) 3980 5394 – 3980 5851
 Fax : (028) 3875 0946
 Email : info@nhuacholon.com.vn
- Nhà máy 2: 36A, tổ 09, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
 Điện thoại : (0272) 3735251
- Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm: 1044 – 1046 – 1048 đường 3/2,
phường 12, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.
 Điện thoại : (0285) 3962 9159
 Fax : (028) 3962 9158
 Email : info@nhuacholon.com.vn
 Website : nhuacholon.com.vn

Hình 1-1. Nhà máy Nhựa Chợ Lớn quận 8 (nguồn: nhuacholon.com.vn)

9
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.2.1. Lịch sử hình thành
Thành lập năm 1990 với tên Cơ Sở Nhựa Chợ Lớn đặt tại số 08 Lý Chiêu
Hoàng, quận 6, TP. Hồ Chí Minh với diện tích nhà xưởng khoảng 2.000 m2 chủ yếu
phục vụ thị trường TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1997, đổi tên thành Doanh Nghiệp Tư Nhân Nhựa Chợ Lớn và chuyển về
địa chỉ số 8H An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh với diện tích
lên đến 15.000m2 và phát triển thị trường ra toàn quốc.
Năm 2000, Nhựa Chợ Lớn áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001
và được công nhận năm 2001.
Năm 2001, Nhựa Chợ Lớn bắt đầu xuất khẩu ra thị trường quốc tế như Mỹ, Úc,
Hàn Quốc…
Năm 2010, Nhựa Chợ Lớn xây dựng thêm xưởng sản xuất tại xã Phước Lý,
huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với diện tích 100.000m2 để phục vụ nhu cầu thị
trường ngày càng tăng cao.
Năm 2017, DNTN NHỰA CHỢ LỚN đã đổi tên thành CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT - THƯƠNG MẠI NHỰA CHỢ LỚN.

1.2.2. Sự phát triển của Công ty


Đến nay, Nhựa Chợ Lớn đã có hơn 1500 mặt hàng trên thị trường với đầy đủ
các chủng loại, kiểu dáng và màu sắc. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, thì Nhựa
Chợ Lớn đã cho ra đời các dòng sản phẩm điện tử cao cấp. Trong tương lai, Nhựa Chợ
Lớn sẽ tiếp tục đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và quan tâm nhiều hơn
đến khách hàng để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. 
Không chỉ đầu tư vào sản xuất mà Nhựa Chợ Lớn còn quan tâm đầu tư phát
triển thị trường tiêu thụ. Hiện thị trường của Nhựa Chợ Lớn đã phát triển rộng khắp với
hệ thống phân phối bao gồm 400 đại lý hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả trên 63 tỉnh,
thành trong cả nước.

10
1.3. Tình hình phát triển kinh doanh, chủng loại sản phẩm
1.3.1. Tình hình phát triển kinh doanh
- Sản xuất các loại xe trẻ em với thương hiệu Nhựa Chợ Lớn.
- Sản xuất các loại đồ chơi trẻ em với thương hiệu CHOLO BLÓC.
- Sản xuất các loại đồ dùng trẻ em.
- Sản xuất các loại đồ gia dụng nhựa cao cấp.
- Quần áo trẻ em LOVELY.

1.3.2. Chủng loại sản phẩm


- Xếp hình sang tạo tổng hợp.
- Đồ chơi điện tử.
- Đồ chơi trẻ em cao cấp.
- Võng nôi điện.
- Ghế tắm gội.
- Bô trẻ em
- Thảm nằm cho bé.
- Quần áo trẻ em.
- Xe ăn bột.
- Xe đẩy bé.
- Xe đạp.
- Xe 3 bánh.
- Xe 4 bánh.
- Xe chòi.
- Xe bập bênh.
- Xe lúc lắc.
- Xe đứng trượt.

11
- Xe tập đi.
- Nhựa gia dụng.

Hình 1-2. Xe bập bênh hươu con VINATOY | M1785-XBB (nguồn: nhuacholon.com.vn)

Hình 1-3. Xe lúc lắc đại siêu nhân VINATOY I M1845B-X3B (nguồn: nhuacholon.com.vn)

12
1.4. Mục tiêu, chiến lược và nhiệm vụ của công ty
1.4.1. Mục tiêu của công ty năm 2020
1.4.1.1. Mục tiêu chung

Với truyền thống đoàn kết, quyết tâm cao, tập trung trí tuệ, tập thể lãnh đạo
Công ty và công nhân lao động “ Tiếp tục phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng; tăng
cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự vững mạnh; mở rộng và nâng cao
hiệu suất kinh doanh; ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập, đời sống cho người lao
động; gắn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty với phát triển kinh tế – xã hội;
quốc phòng – an ninh của địa phương; quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ năm 2020” [8].

1.4.1.2. Mục tiêu chất lượng – môi trường năm 2020

Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như sau:
a) Đối với cao su tự khai thác
 Các loại cao su độ nhớt ổn định từ mủ nước đạt 97,5%.
 Các loại cao su độ nhớt ổn định từ mủ tạp đạt 98%.
 Các loại cao su SVR 3L đạt 98%.
 Các loại cao su SVR L đạt 96%.
 Các loại cao su SVR 10, SVR 20 đạt 99%.
 Cao su ly tâm HA, LA và ULP đạt 99.5%.
b) Đối với cao su mua từ tiểu điền
 Các loại cao su độ nhớt ổn định đạt 97,2%.
 Các loại cao su SVR L, SVR 3L đạt 95,5%.
 Các loại cao su SVR 10, SVR 20 đạt 70%.
 Cao su ly tâm đạt 98%.

13
c) Khiếu nại khách hàng nghiêm trọng: 2 lần.
d) Duy trì hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn kỹ
thuật cột A theo QCVN01 – MT2015/BTNMT. Nước thải của Bệnh viện đa
khoa đạt qui chuẩn kỷ thuật cột A thoe QCVN28: 2010/BTNMT. Khí thải của lò
đốt của lò đốt chất thải rắn y tế Bệnh viện đa khoa đạt qui chuẩn cột B theo
QCVN02:2021/BTNMT.
e) Xử lý 100% chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường được thu gom.
f) Xí nghiệp chế biến tái sử dụng nước thải đã xử lý tối thiểu 30%.
g) Xí nghiệp chế biến tiết kiệm sản lượng điện năng 2%/ tấn sản phẩm so với định
mức của Công ty [8].

1.4.2. Các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm


1.4.2.1. Các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm
 Khai thác sản lượng: 27.720 tấn mủ cao su.
 Thu mua mủ tiểu điền: 13.500 tấn.
 Chế biến và tiêu thụ: 41.220 tấn.
 Tái canh trồng mới: 457,35 Ha.
 Nộp ngân sách và thực hiện các nghĩa vụ khác đầy đủ.
 Đảm bảo nhu cầu vốn, đầu tư phát triển có hiệu quả các công ty con và triển
khai các dự án mới [8].
1.4.2.2. Các nhiệm vụ trọng tâm phục vụ SXKD

Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, quản lý môi trường ISO 14001
theo phiên bản 2015, hệ thống quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025:2005.

Chăm sóc tốt vườn cây, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản; đảm bảo kế hoạch
tái canh.

14
Triệt để thực hiện giảm suất đầu tư, rà soát lại các chi phí, giảm đầu tư các hạng
mục công trình, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, hạ giá thành sản phẩm; đảm bảo
các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục đầu tư góp vốn các dự án hiện có và đầu tư các dự án mới.

Tiếp tục vận hành không sử dụng hóa chất và nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý
nước thải của các nhà máy chế biến, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát
triển bền vững.

Nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, giữ vững thương hiệu trên thị trường
trong và ngoài nước.

Thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong làm việc, văn hóa trong kinh doanh, đẩy
mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới; giữ vững quan hệ với khách hàng
truyền thống, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.

Phối hợp, kết hợp tốt với địa phương về công tác bảo vệ an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, chống mất cắp mủ. Tăng cường việc kiểm tra thực
hiện công tác phòng, chống cháy nổ trong toàn công ty [8].

1.4.2.3. Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức Đoàn thể

Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức Đoàn thể thực hiện theo đúng Nghị
quyết và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của Đảng ủy công ty. Phấn đầu năm 2020
Đảng bộ toàn công ty và các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu vững mạnh toàn diện [8].

1.4.2.4. Công tác chăm lo đợi sống, văn hóa-xã hội

Tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCN, sắp xếp lao động hợp
lý, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động; tiền lương bình quân đạt trên 6 triệu
đồng/người/tháng trở lên.

15
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn quỹ phúc lợi và các nguồn quỹ khác, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho CNLĐ.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các
tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân. Đẩy mạnh các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ CNLĐ.

Quan tâm, chú trọng thực hiện tốt công tác BHLĐ, an toàn vệ sinh lao động, tạo
môi trường làm việc an toàn cho người lao động [8].

1.4.3. Các biện pháp thực hiện


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chỉ tiêu và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 và Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2019 của
công ty, quán triệt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đến toàn thể CBCN.

Tiếp tục cải tiến thủ tục quản lý, phương pháp làm việc khoa học; nâng cao trình
độ, năng lực của cán bộ và hệ thống quản lý. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ tiên tiến trong công tác sản xuất, chế biến.

Gắn phát triển sản xuất kinh doanh của công ty với quốc phòng - an ninh và bảo
vệ môi trường; thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBCN,
vận động và tạo điều kiện cho CBCN phát triển kinh tế gia đình vì mục tiêu “công
nhân giàu, công ty mạnh”.

Tăng cường công tác quản lý, triệt để thực hành tiết kiệm; chỉ tiêu đảm bảo
đúng nguyên tắc; tăng cường và duy trì tốt sự đoàn kết nội bộ, giữa vững niềm tin, cán
bộ lãnh đạo các cấp phải là tấm gương tiêu biểu về đạo đức lối sống, chấp hành pháp
luật, nội quy, quy chế và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

16
Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và quy chế đối thoại định kì; phát
huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tính năng động, sáng tạo trong điều hành
SXKD của Hội đồng Thành viên, Ban Tồng Giám đốc và của cả hệ thống chính trị; tổ
chức tốt các hoạt động, tuyên truyền giáo dục vận động và đẩy mạnh các phong trào thi
đua trong CBCN.

Tăng cường quan hệ phối hợp với các cấp chính quyền địa phương. Tập đoàn
CNCS Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2020
[8].

1.4.4. Nhiệm vụ của công ty


Nhiệm vụ trọng tâm của Công ty là tái canh trồng mới, khai thác, thu mua mủ
tiểu điền, chế biến và tiêu thụ sản phảm cao su sơ chế; khai thác, chế biến, kinh doanh
sản phẩm gỗ; liên doanh, liên kết xây dựng khu công nghiệp, khu nông nghiệp công
nghệ cao và kinh doanh một số ngành nghề khác [8].

1.5. Quy mô sản xuất


Tổng diện tích: 28639,21 ha, trong đó:

- Diện tích khai thác: 18577,07 ha.


- Diện tích khai thác chế biến: 10062,14 ha.

Xí nghiệp có chức năng sản xuất chế biến mủ cao su gồm 3 nhà máy:

Bảng 1.1. Năng lực chế biến của từng nhà máy

STT Nhà máy Công suất (tấn/năm)


1 Bến Súc 19.800
2 Long Hòa 12.000
3 Phú Bình 15.000
Tổng 46.800

17
Hiện công ty có 9 nông trường chuyên canh cao su với nhiệm vụ xây dựng vườn
giống, trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. Bao gồm:

1) Nông trường cao su Đoàn Văn Tiến.


2) Nông trường cao su Minh Thạnh .
3) Nông trường cao su Long Hòa.
4) Nông trường cao su Trần Văn Lưu .
5) Nông trường cao su Minh Tân.
6) Nông trường cao su Bến Súc.
7) Nông trường cao su Long Tân.
8) Nông trường cao su An Lập.
9) Nông trường cao su Thanh An .

Quy mô hoạt động đang được mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh,
từ năm 2005 đến nay Công ty đã đầu tư tài chính, thành lập 7 công ty con, 2 công ty
liên kết và đầu tư góp vốn vào 2 đơn vị khác ở tỉnh Bình Dương, Lai Châu, Lào Cai,
Vương Quốc Campuchia và Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Trên lĩnh vực chế biến gỗ, công ty đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần gỗ
Dầu Tiếng. Chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phối gỗ cao su, gỗ ghép tấm và
sản phẩm gỗ tinh chế theo đơn đặt hàng.

Đầu tư phát triển khu công nghiệp, Công ty cổ phần Công nghiệp An Điền, thực
hiện dự án Khu công nghiệp Rạch Bắp. Giai đoạn 1 dự án hơn 276 ha hiện nay đã được
lấp đầy. Công ty đang tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Rạch Bắp
thêm 360 ha. Ngoài ra, Cao su Dầu Tiếng còn hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và Phát
triển Công nghiệp Becamex IDC thực hiện dự án Khu công nghiệp Bàu Bàng diện tích
1.489 ha.

18
Trên lĩnh vực nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thu hút đầu tư
phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, ưu tiên thu hút đầu
tư các lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Công ty sẽ liên doanh với Công ty cổ
phần Nông nghiệp U&I thực hiện dự án phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao với diện tích 1.000 ha giai đoạn 2017-2020 [8].

1.6. Các sản phẩm chính


Cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Cao
su khối có SVR CV40, SVR CV50, SVR CV60; SVR10, SVR20, SVR10CV, SVR L,
SVR 3L, SVR5. Sản phẩm mủ tạp có 10CV50, 10CV60, SVR 10, SVR 20, Dây, NL.
Sản phẩm mủ ly tâm có HA, LA, HA-ULPL, LA-ULPL; sản phẩm mủ Skimblock.

Hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn
ISO9001:2015 và được tổ chức QMS (Australia) cấp chứng nhận. Hệ thống quản lý
phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025:2015, hệ thống quản lý môi trường ISO
14001:2015. Ngoài ra, hai tổ chức BVQI (Anh Quốc) và QUACERT (Việt Nam) đã
cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2000 [8].

1.7. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh


Công ty hiện đang quản lý hơn 27.000 ha cao su, 3 nhà máy chế biến: Long
Hòa, Phú Bình và Bến Súc với thiết bị và công nghệ tiên tiến. Nâng tổng công suất chế
biến hiện nay lên 47.000 tấn/năm. Hàng năm Công ty khai thác, thu mua mủ tiểu điền,
chế biến, tiêu thụ trên 37.000 tấn mủ Cao su. Chất lượng sản phẩm của công ty đạt trên
98% tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các sản phẩm đều có chất lượng cao, được các tổ chức trong và ngoài nước trao
nhiều giải thưởng và chứng nhận danh giá. Tiêu biểu như “Giải thưởng Sao vàng đất
Việt” top 10,“Giải bạc Chất lượng Việt Nam”; “Cúp vàng Thương hiệu Việt Uy tín
chất lượng”; “Cúp vàng Sản phẩm Việt uy tín chất lượng”; “Cúp vàng ISO”; “Top 20
Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam” và nhiều giải thưởng cao quý khác.

19
Uy tín thương hiệu Cao su Dầu Tiếng được khách hàng 40 quốc gia, vùng lãnh
thổ thuộc 5 châu lục tín nhiệm. Đặc biệt, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ, gắn bó
lâu dài với các khách hàng truyền thốn.

Mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng ngành nghề kinh doanh, từ năm 2005 đến
nay Công ty đã đầu tư tài chính, thành lập 7 Công ty con, 2 Công ty liên kết và đầu tư
góp vốn vào 2 đơn vị khác, ở tỉnh Bình Dương, Lai Châu, Lào Cai, Vương Quốc
Campuchia và Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Trên lĩnh vực chế biến gỗ, công ty đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần gỗ
Dầu Tiếng. Chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phôi gỗ cao su, gỗ ghép tấm và
sản phẩm gỗ tinh chế sâu theo đơn đặt hàng.

Đầu tư phát triển khu công nghiệp, Công ty cổ phần Công nghiệp An Điền thực
hiện dự án Khu công nghiệp Rạch Bắp. Giai đoạn 1 dự án hơn 276 ha hiện nay đã được
lấp đầy. Công ty đang tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Rạch Bắp
thêm 360 ha. Ngoài ra, Cao su Dầu Tiếng còn hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và Phát
triển Công nghiệp Becamex IDC thực hiện dự án Khu công nghiệp Bàu Bàng diện tích
1.489 ha.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thu hút đầu tư
phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, ưu tiên thu hút đầu
tư các lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Công ty sẽ liên doanh với Công ty cổ
phần Nông nghiệp U&I thực hiện dự án phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao với diện tích 1.000ha giai đoạn 2017-2020. Trước mắt trong năm 2017, Công
ty liên doanh với Công ty cổ phần Nông nghiệp U&I thực hiện dự án trồng chuối cấy
mô tại Nông trường Thanh An với diện tích 100ha, bên cạnh đó công ty đã quy hoạch
1000ha để tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới
[8].

20
1.8. Bộ máy tổ chức của công ty
1.8.1. Hội đồng thành viên
 Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV).
 Thành viên HĐTV:
 Tổng giám đốc.
 Bí thư Đảng ủy – Phó Tổng giám đốc.
 Chủ tịch Công đoàn.
 Giám đốc Nông trường [8].

1.8.2. Kiểm soát viên


 Kiểm soát viên chuyên ngành.
 Kiểm soát viên:
 Chánh văn phòng Công ty.
 Phó Trưởng ban tài chính tập đoàn [8].

1.8.3. Ban Tổng giám đốc


Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty, là người điều hành cao
nhất trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty, chỉ đạo công tác kế hoạch tài
chính, tổ chức lao động tiền lương và công tác nhanh, đồng thời có quyền phân công,
giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực.

 Một Phó Tổng giám đốc thường trực phụ trách khối nội chính Y tế và các
chính sách xã hội.
 Một Phó Tổng giám đốc phụ trách chế biến mủ.
 Một Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Nông nghiệp.
 Một Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Công nghiệp.

21
Công ty có 11 phòng nghiệp vụ hành chính kinh tế và kĩ thuật với các chức năng
tham mưu với các biện pháp và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Bao gồm:

1) Văn phòng Công ty.


2) Phòng Lao động tiền lương.
3) Phòng Tài chính kế toán.
4) Phòng Kế hoạch đầu tư.
5) Phòng TCCB – Đào tạo.
6) Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu.
7) Phòng Kỹ thuật nông nghệp.
8) Phòng Kỹ thuật công nghiệp.
9) Phòng Quản lý chất lượng.
10) Phòng Thanh tra bảo vệ.
11) Phòng Thi đua tuyên truyền văn thể.

Có 2 đơn vị phục vụ thực hiện chức năng quản lý và cung ứng các vật tư đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất của Công ty; phục vụ cho nhu cầu đời sống và chăm sóc sức
khỏe cho công nhân lao động trong Công ty. Bao gồm:

1) Tổng kho vật tư.


2) Bệnh viện đa khoa.

Mỗi xí nghiệp có chức năng sản xuất chế biến mủ cao su gồm 3 nhà máy: nhà
máy chế biến mủ Bến Súc, nhà máy chế biến mủ Long Hòa, nhà máy chế biến mủ Phú
Bình.

Có 9 nông trường chuyên canh cao su.

Có 7 công ty con, 2 công ty liên kết và đầu tư góp vốn vào 2 đơn vị khác.

22
Có 3 cơ quan đoàn thể và 2 tổ chức Hội chuyên trách bao gồm: Đảng ủy, Công
đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ chịu trách nhiệm hoạch
định các chủ trương đường lối và nghị quyết các chủ trương đường lối và nghị quyết
các chương trình hành động. Giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất và các khâu
thực hiện chế độ chính sách cho người lao động sản xuất và đào tạo lực lượng kế thừa.

Riêng Công đoàn Công ty còn chịu trách nhiệm phụ trách hệ thống nhà trẻ mẫu
giáo từ trung tâm công ty đến nông trường.

Mối quan hệ giữa thành viên trong Công ty: Công ty với tư cách pháp nhân đầy
đủ được quyền hạch toán độc lập là đơn vị đầu mối chủ động trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, trực tiếp đầu tư trên cơ sở các dự án và kế hoạch được Tập đoàn Công
nghiệp cao su Việt Nam phê duyệt kiểm tra đôn đốc các thành viên trực thuộc theo
hình thức báo sổ chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc theo nhiệm vụ được
phân cấp. Bao gồm:

1 Đảng bộ Công ty trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương.


2 Công đoàn Công ty trực thuộc Công đoàn Cao su Việt Nam.
3 Đoàn TN Công ty trực thuộc Tỉnh Đoàn Bình Dương.
4 Hội Cựu chiến binh Công ty trực thuộc Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương.
5 Hội Chữ thập đỏ Công ty trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương [8].

1.9. Nguồn nhân lực


Huyện Dầu Tiếng tỉnh Bỉnh Dương có phần lớn cư dân sống chủ yếu nhờ nghề
trồng cây công nghiệp, đây là nguồn lao động cho Nhà máy. Qua đó giúp cho công ty
có được nguồn lao động ổn định và tiết kiệm được chi phí về chỗ ở cho công nhân.

Tính đến cuối năm 2017, tổng số lao động cuối kỳ: 6398 người (2733 nữ) với
thu nhập bình quân: 8,09 triệu đồng/người/tháng. Công ty cũng tổ chức và cử 1418 lượt
CBCN tham gia các lớp Đại học, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, chính trị và xúc tiến

23
thương mại. Với đội ngũ cán bộ, công nhân vừa hồng vừa chuyên, lãnh đạo Công ty
tập trung chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết từ Nông trường đến Công ty, cùng hỗ trợ
nhau trong sản xuất lẫn đời sống. Nhờ vậy, năng suất ngày càng tăng, đời sống cán bộ
công nhân ngày càng được cải thiện [8].

1.10. Sơ đồ nhân sự công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

24
25
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU BẾN SÚC
2.1. Tổng quan về nhà máy chế biến Cao su Bến Súc
Tháng 4/1996, công ty đầu tư xây dựng nhà máy Bến Súc với diện tích 13,08 ha
đến tháng 12/1996 hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất mủ cốm với
công suất lò sấy 4 tấn/giờ.

Tháng 12/1997, tiếp tục đầu tư tại khuôn viên nhà máy Bến Súc dây chuyền sản
xuất mủ ly tâm với công suất 6000 tấn/năm, trang bị máy ly tâm của Westfalia theo
công nghệ của Đức. Xưởng ly tâm được hoàn thành vào tháng 12/1998.

Tháng 6/2003, nhằm mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy Bến Súc
khởi công xây dựng xưởng sản xuất mủ Skim Block (một phụ phẩm của ly tâm) với
công suất 1500 tấn/năm và hoàn thành vào tháng 1/2006 [8].

2.2. Vị trí địa lý


Nhà máy chế biến Cao su Bến Súc nằm tại Ấp Gò Mối, xã Thanh Tuyền, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương [8].

2.3. Mục tiêu của nhà máy Bến Súc


Nhiệm vụ: sơ chế mủ cốm, mủ ly tâm, skim block, xử lý nước thải luôn phải đạt
loại A do nhà nước ban hành.

Tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước 30%.

Áp dụng duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, quản lý môi trường ISO
14001 theo phiên bản 2015 trong quản lý và sản xuất.

Không ngừng cải tiến hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mặc dù nhà máy chế biến cao su Bến Súc có nhiều thuận lợi phát triển nhưng
vẫn còn gặp nhiều khó khăn (thời tiết, tuổi cây, chất lượng mủ, thổ nhưỡng, kinh
nghiệm của công nhân,...) nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ của toàn thể

26
cán bộ, kỹ sư, công nhân mà công ty nói chung và nhà máy nói riêng đã gặt hái được
nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh [8].

2.4. Nội quy của nhà máy


 Công nhân đi làm đúng giờ, trang phục gọn gàng, đúng quy định.
 Tuyệt đối chấp hành đúng kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp, nội quy an toàn lao
động và bảo hộ lao động.
 Nghiêm cấm công nhân:
 Uống rượu trước khi vào làm việc.
 Đeo các loại nữ trang, đồng hồ khi làm việc.
 Hút thuốc và xả rác bừa bãi nơi làm việc.
 Không:
 Tổ chức uống rượu, đánh bài trong Nhà máy.
 Đi lại lộn xộn, đùa giỡn nơi làm việc, nằm ngủ dựa, gác chân lên thành phẩm
và thiết bị.
 Đánh nhau gây mất trật tự nơi làm việc
 Tuyên truyền, đồn nhảm gây mất đoàn kết nội bộ.
 Sử dụng, bảo quản, giữ gìn tốt trang thiết bị, dụng cụ làm việc, tài sản được
giao.
 Phương tiện đi lại, xe máy để đúng nơi quy định, không để ở nơi làm việc,
trong kho [8].

27
2.5. Tình hình sản xuất và công tác chế biến
2.5.1. An toàn lao động và vệ sinh
2.5.1.1. An toàn lao động

Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ do
công ty và pháp luật quy định. Tuân thủ các quy định sử dụng máy móc, trang thiết bị,
phương tiện… và các tiêu chuẩn về an toàn lao động của đơn vị.

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quy trình an toàn lao
động. Giữ gìn bảo quản các trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Phòng hộ lao động, phòng
chống cháy nổ, đồng thời sử dụng đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả.

Sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất, chấp hành đúng chế độ bảo
trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nơi làm việc.

Thông báo hoặc treo biển báo ở những nơi dễ xảy ra tai nạn lao động.

Trường hợp khi làm việc nếu phát hiện máy móc, thiết bị có nguy cơ gây ra tai
nạn lao động thì người lao động được quyền ngưng làm việc và phải báo cáo cho người
có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục. Người có trách nhiệm khi nhận được thông
tin phải kiểm tra ngay và có biện pháp khắc phục kịp thời, nếu ngoài khả năng thì phải
báo cho giám đốc công ty xử lý. Sau khi đã khắc phục được nguy cơ gây ra tai nạn thì
người lao động phải tiếp tục trở lại vị trí làm việc.

Trước khi đóng cửa rời khỏi cơ quan, đơn vị thì người lao động có trách nhiệm
kiểm tra và thực hiện kiểm tra các biện pháp an toàn về điện, nước và thiết bị khác (ví
dụ như máy vi tính, máy fax, máy in...).

Hằng năm, người lao động làm việc tại công ty được tổ chức khám sức khỏe
định kỳ (1 lần/năm) theo điều 7 nghị định 06/CP ngày 20/01/ 2005 [8].

28
2.5.1.2. Vệ sinh lao động

Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, các công trình công cộng, máy móc,
thiết bị, nhà xưởng, kho hàng, …

Đảm bảo vệ sinh y tế trong chế biến thức ăn và nước uống cho người lao động
[8].

2.5.2. Phòng cháy chữa cháy (PCCC)


 Nhiều năm qua, các cấp lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới công tác PCCC.
Tính đến nay công ty đã trang bị 3 xe chữa cháy chuyên dùng, các nhà máy đều
có hệ thống chữa cháy bán tự động, trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy, bình cứu
hoả các loại.
 Nhiều năm qua, trên địa bàn công ty không có vụ cháy nào xảy ra gây thiệt hại
tài sản.
 Lập các ban chữa cháy và lên kế hoạch ứng phó với cháy nổ.
 Đặt báo động, thiết bị báo cháy tại các kho hàng, kho hóa chất.
 Chữa cháy vách tường, đường ống dẫn nước vách tường.
 Đối các thiết bị điện, dùng bình chữa cháy CO 2 vật thông thường thì dùng
Calcium,.... [8].

2.6. Nguồn năng lượng và xử lý nước thải của nhà máy


2.6.1. Nguồn năng lượng
Là một nhà máy sản xuất mủ với công suất lớn và vô cùng hiện đại, nguồn năng
lượng rất được nhà máy quan tâm và đầu tư.

Gas LPG sử dụng cho lò đốt cung cấp nhiệt cho buồng sấy.

Điện 220V lấy từ lưới điện quốc gia, dầu diesel sử dụng cho xe cẩu hàng, máy
phát điện, …

29
Nước: nhà máy có trạm bơm với công suất 150 m3/h sau đó được lọc qua bể lọc
có dung tích 4000 m3 sau đó đưa vào sử dụng.

Với vị thế là nhà máy sản xuất mủ cao su hàng đầu Việt Nam, nhà máy Bến Súc
đang có kế hoạch đưa vào sử dụng pin năng lượng mặt trời làm nguồn cung cấp năng
lượng chính cho toàn nhà máy nhằm vừa tiết kiệm nguồn năng lượng điện vừa thân
thiện với môi trường [8].

2.6.2. Xử lí nước thải


Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận
một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới. Vì vậy, Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đất nước ta đang tiến vào thời kì đổi
mới thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá với ngành cao su là ngành mũi nhọn của
nước ta.

Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư có công suất lên tới 2000 m 3 một ngày
đêm.

Hiện nay, nhà máy chế biến cao su Bến Súc đang sử dụng hệ thống xử lý nước
thải bằng vi sinh (bùn hoạt tính).

Nước thải của các xưởng được đưa đến bể gạn ( bể gạn có sức chứa lên đến
8000 m3 ). Sau đó, được đưa đến bể điều hòa, bể tuyển, bể vi sinh.

Quy trình xử lý nước thải: thiếu khí 1 → thiếu khí 2 → hiếu khí 1 → hiếu khí 2
→ lắng → xử lý → tái sử dụng (xem hình 2.1) [4].

30
Hình 2.1: Sơ đồ khối quy trình xử lý nước thải nhà máy bến súc [8].

31
2.6.2.1. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải
a) Mương dẫn nước thải trong phân xưởng sản xuất mủ ly tâm

Nhập chung 3 dòng thải từ quá trình sản xuất mủ ly tâm, mủ skim và nước thải
rửa máy ly tâm vào một mương chung (nhằm tách dòng nước thải rửa máy ly tâm mủ
ra khỏi mương dẫn nước rửa xe). Tạo dốc 1% từ phân xưởng ra đầu mương tách mủ ly
tâm.

b) Mương và bể tách mủ nước thải rửa xe

Mương và bể tách mủ nước thải rửa xe hiện hữu có chức năng gạn và tách mủ từ
quá trình rửa xe. Nước thải sau khi qua mương và bể gạn sẽ đổ về hồ bơm và được
bơm về bể đệm.

c) Bể gạn mủ (bẫy mủ)

Nước thải mủ ly tâm, mủ skim, mủ cốm từ quá trình sản xuất và rửa máy, từ
phân xưởng sản xuất sẽ được dẫn bằng mương chung ra mương tách mủ đã được cải
tạo. Do có cấu tạo ziczag hướng dòng nước đi lên và đi xuống, nhờ vậy lượng mủ nổi
lên trên và các bông cặn cao su nổi trên bề mặt sẽ được loại vớt bỏ hàng ngày bằng thủ
công nhằm hạn chế phát sinh mùi và nghẹt các lỗ thông. Sau khi qua bể gạn mủ, dòng
nước thải mủ sẽ được chảy qua bể trung gian, từ đây nước sẽ được bơm qua bể điều
hòa.

d) Bể điều hòa

Chức năng của bể điều hòa là để điều hòa lưu lượng ô nhiễm có trong nước thải
của nhà máy, có lúc ô nhiễm nhiều, có lúc ô nhiễm ít nhưng cả 2 đều được trộn lẫn với
nhau để nước ô nhiễm nó loãng ra rồi vô bể tuyển nổi .

e) Bể tuyển nổi

32
Chức năng của bể tuyển nổi dùng để tách chất rắn lơ lửng ra khỏi nước đối với
những cặn có tỷ trọng nhỏ so với nước vì loại cặn này có khả năng lắng kém. Nhờ vào
sự hình thành các vi bọt, các vi bọt này kết dính vào bề mặt các bông cặn nên tạo ra các
bọt khí. Hỗn hợp này có tỉ trọng nhỏ hơn nước nên nổi lên bề mặt và được cơ cấu cơ
khí gạt bỏ ra ngoài. Nghĩa là làm giảm nổng độ COD đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí phía sau. Nước thải sau đó tự chảy qua bể thiếu
khí.

f) Bể thiếu khí 1,2

Các vi sinh không có đủ oxy để sử dụng nên chúng phải phân giải O 2 từ các hợp
chất muối nitrat. Do đó, tại bể thiếu khí O2 bị phân giải và chỉ còn lại nitơ. Sau đó,
nước thải được đưa đến bể hiếu khí.

g) Bể hiếu khí 1,2

Trong bể hiếu khí, nước thải sẽ được khuấy trộn liên tục bằng các máy sục khí
bề mặt được gắn cố định trên phao. Máy khuấy trộn được sử dụng với mục đích là
cung cấp oxy cho các vi sinh sử dụng để chúng giải phóng hết nitơ khỏi nước thải. Sau
quá trình, sẽ có một phần bùn non được hoàn lưu trở lại bể thiếu khí để đảm bảo có đủ
vi sinh dùng cho bể thiếu khí.

h) Bể lắng

Nước thải sau khi qua bể hiếu khí 2 sẽ được chảy đến bể lắng. Tại bể lắng, với
tốc độ chuyển động dòng nước thích hợp, trong bể sẽ xảy ra hiện tượng lắng ngang.
Lúc này, phần bùn già sẽ lắng xuống đáy còn phần bùn non nằm phía trên bề mặt bể
lắng. Từ đây phần bùn non có chứa vi sinh được bơm hút tuần hoàn về bể hiếu khí 2 và
phần bùn già sẽ được đưa đến bể khử trùng để xử lý.

i) Bể khử trùng

33
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa nhiều vi khuẩn.
Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải là vi trùng gây bệnh, nhưng trong quá
trình xử lý không thể loại bỏ tất cả các vi trùng gây bệnh đó. Vì vậy nước thải đầu ra
nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài vi khuẩn gây bệnh nào đó. Vì vậy, trước
khi xả ra môi trường, một lượng hóa chất nước Javen được châm vào trước bể sục khí
để tiêu hủy các vi khuẩn trong dòng nước ra. Bên cạnh đó, COD và các chất ô nhiễm
đặc biệt là Amoniac phản ứng hóa học chuyển hóa thành các chất khí N 2, CO2, H2O,
các chất khí này được giải phóng khỏi nước thải nhờ hệ thống sục khí.

j) Bồn lọc áp lực

Nước thải đầu ra hầu như đã sạch các chất hữu cơ, nhưng vẫn còn một lượng
cặn lơ lửng còn sót lại trong nước thải, vì vậy bồn lọc áp lực với vật liệu lọc là cát mịn
được đề xuất để loại bỏ triệt để các chất hữu cơ và cặn lơ lửng, đảm bảo cho nước thải
đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Quá trình rửa lọc được thực hiện theo quy trình này,
nước sau khi rửa lọc được dẫn về bể tiếp nhận. Nước sau khi qua bể lọc đạt tiêu chuẩn
xả thải, có thể xả ra nguồn tiếp nhận.

k) Bể chứa bùn

Bùn dư được lấy ra từ bể lắng và bể DAF, được đưa đến bể chứa bùn. Bể chứa
bùn được cải tạo từ bể sinh học cũ. Mục đích của bể này là làm giảm thể tích của bùn
khi đưa đến máy ép bùn, có nghĩa rằng tăng nồng độ bùn rắn trong bùn lỏng từ 1% lên
5%. Điều này đồng nghĩa việc giảm khối lượng nước đi vào mày ép bùn.

l) Hệ thống tách nước ra khỏi bùn

Bùn nén từ bể thu bùn sẽ được chuyển đến máy ép bùn để loại bỏ nước. Trước
khi đến máy ép bùn, bùn sẽ được trộn với polymer trong bể phản ứng để tăng hiệu quả
nén. Áp suất được tạo ra bởi máy ép bùn sẽ nén và giảm độ ẩm của bùn. Mày ép bùn

34
băng tải, vì thế hoạt động liên tục. Bùn khô được ép lại thành bánh bùn có thể chôn lấp
hoặc làm phân bón tùy vào cách xử lý.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỦ CỐM VÀ MỦ LY TÂM


3.1. Giới thiệu về cây cao su
Cây cao su (danh pháp Havea Brasiliensis) là một loại cây thân gỗ có tầm quan
trọng kinh tế lớn do chất lỏng tiết ra như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu
nhập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.

Cây cao su có thể cao tới trên 30m cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, sinh
trưởng tự nhiên bằng hạt nhựa mủ màu trắng hay vàng trong các mạch nhựa ở vỏ cây,
các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân hướng tay phải tạo một góc bằng 30 0 với mặt
phẳng.

Khi cây đạt độ tuổi 6 – 7 năm nếu cây cao su phát triển tốt, quanh thân nó từ 47
trở lên thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ, các vết rạch vuông góc với mạch nhựa
mủ với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhiều mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho
sự phát triển của cây và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi
là cạo mủ cao su, cây cao su thường được thu hoạch 10 tháng, 2 tháng còn lại không
được thu hoạch vì đây là thời gian thay lá, khai thác vào thời điểm này có ảnh hưởng
rất lớn đến sinh lý cây cao su.

Nếu đo trên lô bình quân, mà mật độ dưới 60% thì không mở. Phải từ 65% trên
toàn lô mời bắt đầu mở từ năm thứ 6 nếu không thì năm thứ 7 mới mở.

Đưa vào khai thác, khai thác chu kì của nó là mỗi 1 bản (miệng ngửa) chu kì 12
năm, mỗi bản có 6 năm bên này xuống tới gốc xong bắt đầu mở lên mét 3, cạo từ mét 3
trở xuống gốc là 12 năm (hết 1 chu kì cạo miệng ngửa).

35
Sau đó là chu kì cạo miệng úp, chia thành 4 bản HO1, HO2, HO3, HO4. Năm
đầu tiên cạo miệng úp là cạo HO1. Vòng qua năm tiếp là HO2, HO3, HO4. Cứ vòng
quanh vậy đến khi xoay tròn cây (12 năm).

Hằng ngày công nhân vào lò cao khoảng 2 tiếng, mỗi người cạo trong 1 ngày từ
600 700 cây. Sau khi cạo từ 2 giờ đến 6 giờ hoặc 7 giờ sẽ xong  người ta quay về
phần cây cạo ngày hôm qua vệ sinh, bóc mủ tạp còn lại và úp chén lại để lát sau cạo
tiếp. Sau 1 tiếng, thu mủ tạp của ngày hôm trước.

Máng chắn mưa để không bị ướt vào khu vực miệng cạo, vẫn khai thác được khi
trời mưa. Người ta khai thác vào buổi tối (2 giờ) vì mạch mủ cây cao su sẽ nở ra khi
trời mát trời nóng sẽ co lại vì vậy cạo vào buổi tối sẽ được mủ nhiều hơn.

Bón phân cho cây tăng năng suất:

Năm đầu bón kali, ure, lân trộn đất bón.

Năm 2: phân tổng hợp NPK 16, 16, 8 bón cách gốc 1 (met) bón theo rồi lấp
lại.

Năm 3, 4 bón cách hàng, cày từ 1m2  1m5 cày, rải 1 dọc phân, máy cày
sau bừa ra rồi lặp lại.

Năm 5 rải phân giữa luồng không cày lấp gì.

Vào khai thác cũng vậy:

2 loại phân : NPK và vi sinh ( cải tạo đất ).

Cây con hay bị bệnh nấm bị héo đen đầu lá, nấm hồng  phun thuốc.

Đầu năm thứ 3 trở đi phân nhánh chính bị nhiều nhất

36
Độ sâu cạo từ 1,1 li đến 1,5 li mủ trôi nhiều nhất cách 1,5 li từ trong gỗ đi
ra mỗi cây hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3m , có một hàng cây trồng ziczag
mục đích là để chống bão.

Nhựa mủ cây cao su dùng để sản xuất lốp xe, găng tay y tế, bao cao su và các
sản phẩm khác.

Gỗ từ cây cao su gọi là gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nó được
đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận được các
kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ ”thân thiện với môi
trường” nhưng người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc một chu kỳ
khai thác.

Cây cao su là loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây ô nhiễm
nguồn nước khu vực rừng đang khai thác nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người
khai thác, ngoài ra cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày
và ban đêm, không bao giờ xây dựng nhà ở gần cao su khả năng hiếu khí xảy ra rất
cao.

Cây cao su chu kỳ của nó từ khi trồng đến khi thanh lý khoảng 30 năm [2].

37
Hình 3.1: Mủ được trích từ cây cao su [8].

3.2. Nguyên liệu sản xuất, sản phẩm cao su


3.2.1. Nguyên liệu chính
3.2.1.1. Thành phần latex
Latex là mủ cao su ở trạng thái huyền phù chứa các chất phân tán nằm lơ lửng
trong dung dịch có chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ.

Toàn bộ hệ thống latex đều kín, cần phải thực hiện cạo sạch để cho latex tiết
chảy ra ngoài, công việc này gọi là “cạo mủ”.

Ngoài hydrocacbon cao su, latex còn chứa nhiều chất trong cấu tạo tế bào sống
như protein, acid béo, storol, glicid, hoterocid enzym, muối khoáng.

38
Hàm lượng những chất cần tạo nên latex thay đổi tùy theo điều kiện và khí hậu
hoạt tính sinh lý và hiện trạng sống của cây. Các phân tích latex từ nhiều loại cây cao
su khác nhau đưa ra những con số ước chừng về thành phần latex:

 Cao su: 30% - 40%.


 Nước: 52% - 70%.
 Protein: 2% - 3%.
 Acid béo và dẫn xuất: 1% -2%.
 Glucid và heterocid: khoảng 1%.
 Khoáng chất: 0.3% - 0.7% [7].
3.2.1.2. Tính chất hóa học
Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisoprene – polymer của isoprene:

Gồm các phản ứng: cộng hydro, cộng halogen, cộng acid.

Khả năng lưu hóa: sản phẩm cao su với những tính năng đặc biệt đáp ứng được
nhu cầu sử dụng nhờ chất phụ gia thêm vào. Trong đó, chất phụ gia quan trọng nhất là
các chất trong hệ thống lưu hóa và những chất tạo mạng giữa các đại phân tử cao su.
Lưu hóa cao su là phản ứng tạo liên kết giữa các đaị phân tử cao su bằng cách đun
nóng ở một nhiệt độ nào đó. Hỗn hợp cao su và các chất thêm vào, các chất thêm vào
thường sử dụng là lưu huỳnh và các chất xúc tác khác.

Sự lão hóa: các sản phẩm cao su ngoài sự lão hóa sinh ra khi tồn trữ, nó còn bị
lão hóa trong quá trình sử dụng chịu ảnh hưởng của các tác nhân: oxy, ozon, nhiệt ánh
sáng, đó là quá trình oxy hóa hay ozon hóa vào các nối đôi gây ra 2 phản ứng chính và

39
phản ứng ngược nhau: đứt mạch và khâu mạch, tùy thuộc vào cấu tạo mạch phân tử mà
phản ứng nào chiếm ưu thế chủ đạo. Nếu phản ứng chủ đạo là khâu mạch thì sau khi
lão hóa cao su sẽ cứng lên, tiêu biểu là cao su BR, SBR. Ngược lại, nếu phản ứng chủ
đạo là phản ứng đứt mạch thì sau lão hóa sản phẩm sẽ mềm ra, tiêu biểu là cao su thiên
nhiên, butyl isoprene [7].

3.2.1.3. Tính chất vật lý


Trong 1mL mủ nước có chứa 35% hàm lượng cao su thô, có khoảng 200 triệu
hạt cao su. Đường kính trung bình mỗi hạt là 0,139 – 0,173mm. Mủ cao su mang tính
kiềm yếu nhưng sau một thời gian các vi sinh vật phát triển sẽ tiết ra một loại acid làm
pH giảm và mủ bị đông tụ.

Khối lượng riêng của cao su thô là 0.92 – 0.96 g/cm3.

Cao su thiên nhiên là cao su không phân cực nên dễ tan trong các dung môi
không phân cực, họ béo, họ thơm [7].

Bảng 3.1. Tính chất hóa học của cao su thiên nhiên

Tính chất Hệ số đo, đơn vị

Tỷ trọng 0.92 g/cm3

Hệ số trương nở thể tích 0.00062 /0C

Khả năng tỏa nhiệt khi đốt 10.7 cal/g

Hằng số điện môi 2.73

Hệ số công suất (1000 chu kỳ) 0.15 – 0.2

40
Chiết xuất 1.52

Độ dẫn điện 0.00032 cal/s/cm3/0C

Trở kháng thể tích 10 /cm3

3.2.2. Nguyên liệu phụ


Những hóa chất sử dụng trong công nghệ sản xuất cao su:
 NH3: chất chống đông mủ, diệt khuẩn.
 HCOOH: rửa, khử trùng diệt khuẩn, tạo đông mủ cao su ở dạng latex dẫn qua
xử lý.
 Dung dịch TMTD/ZnO 25% (tetramethylthiuram disulfite + Zinc Oxide) sử
dụng làm chất diệt khuẩn, trợ kháng đông.
 DAP: chất tạo lắng xử lý Mg.
 HAS hay HNS: làm ổn định độ nhớt cao su không gia tăng làm cắt mạch phân
tử.
 Na2S2O5 (Sodium meta bisufite): chất chống oxy hóa.
 Dung dịch Amonium laurate 10%: chất ổn định trong ly tâm.
 CaCl2 96%: hỗ trợ đông mủ skim block [7].
3.2.3. Sản phẩm chính của nhà máy
3.2.3.1. SVR 3L

41
Là dạng cao su dưới dạng khối được ép lại từ các hạt cao su có kích thước
khoảng 4 – 6 mm. Nó được ứng dụng trong các sản phẩm cần màu sáng, có chất lượng
cao như dây đai, dây cáp điện, sản phẩm y tế, trong công nghiệp điện tử,.. Mủ SVR L
sáng và ít tạp chất hơn mủ SVR 3L, mủ SVR 5 là loại màu xấu nhất.

Hình 3.2: Cao su SVR 3L thành phẩm từ nhà máy [8].

3.2.3.2. Cao su ly tâm


Gồm 2 loại HA (High Amoniac) và LA (Low Amoniac). Chúng được ứng dụng
trong kỹ thuật và trong đời sống hàng ngày. Vì bản thân cao su là chất lỏng có chứa hạt
cao su phân tán nên rất thuận lợi trong sản xuất và định hình sản phẩm như làm găng
tay, keo dán, …

42
3.3. Quy trình sản xuất mủ cốm SVR3L
3.3.1. Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm SVR3L

Hình 3.3: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm SVR 3L [8].

43
3.3.2. Thuyết minh quy trình sản xuất mủ cốm SVR3L
3.3.2.1. Tiếp nhận và xử lý mủ nước
a) Chống đông mủ nước
Mủ nước từ vườn cây đã được chống đông bằng NH 3, hàm lượng NH 3 cho vào
nhiều hay ít thùy thuộc vào khoảng cách từ vườn cây về xưởng chế biến. Nếu vườn cây
xa xưởng thì cần lượng NH 3 nhiều để chống đông. Thông thường độ pH ổn định của
mủ cao su là 7 - 7.2.

Sau đó, mủ nước được vận chuyển đến nhà máy bằng xe tank, mỗi xe chứa tối
đa 4.500kg latex. Khi tiếp nhận nguyên liệu, công nhân lấy mẫu của từng xe để xác
định TSC, DRC, pH và kiểm tra ngoại quan để phân loại sản phẩm ...

b) Phân loại nguyên liệu


Nguyên liệu tốt: Nguyên liệu nhận biết khi nhúng tay vào trong mủ và đưa lên
thấy không có hiện tượng lợn cợn, 6,5 < pH < 8 và màu trắng như sữa, lỏng tự nhiên.

Nguyên liệu xấu: gồm 2 dạng:

Nguyên liệu đã đông hoàn toàn hoặc đông gần như toàn phần không thể
xả theo dòng được.

Nguyên liệu chỉ mới chớm đông là nguyên liệu nhận biết khi dùng tay
nhúng vào và đưa lên thấy có nhiều hạt mủ đông lấm tấm

Sau khi kiểm tra TSC, DRC nguyên liệu, mủ chế biến SVR 3L sẽ được lọc qua
lưới lọc 60 mesh trước khi xả vào mương tiếp nhận. Mục đích của việc lọc này nhằm
loại bỏ tạp chất (vỏ cây, lá cây, ...) trước khi xuống hồ chứa mủ.

c) Xử lý hóa chất
Mủ cho vào hơn cánh khuấy một xíu, thêm vào Sodium meta bisulfite (Na 2S2O5)
để chống sự oxy hóa xảy ra. Tuy nhiên, sử dụng Na 2S2O5 với 5-7% vì dùng nhiều sẽ

44
làm giảm tính cơ học và làm sậm màu cao su. Hòa trộn hóa chất đã pha từ thùng chứa
vào hồ chứa mủ. Chú ý là khi xả hóa chất phải kết hợp khuấy mủ sao cho lượng hóa
chất và mủ hòa trộn thật đều.

d) Xử lý latex
Khi latex đã đủ số lượng vào hồ chứa mủ, bắt đầu khuấy đều và lấy mẫu kiểm
tra nhanh độ nhớt Mooney của nguyên liệu. Lúc này công nhân tiếp nhận cho lượng
nước thêm vào để hạ hàm lượng theo đúng số lượng đã tính toán của tổ trưởng đánh
đông. Đó là quá trình pha loãng nhằm thu được cao su có nồng độ DRC đạt yêu cầu (vì
mủ ở vườn cây có DRC cao nếu không hạ DRC sẽ khó gia công, cán rửa khó) và làm
giảm độ nhớt xuống tạo điều kiện lắng chất bẩn. Sau khi pha loãng, cần lấy mẫu trong
hồ để xác định DRC trước khi cho xuống mương đánh đông thông qua máng phân
phối.

e) Khuấy mủ
Công nhân tiếp nhận mủ tại hồ, sau đó bật máy khuấy để khuấy đều, thời gian
khuấy đối với loại SVR3L là 15 phút công nhân lúc này có nhiệm vụ dùng vòi nước
phun có áp lực lên bề mặt mủ để hạ bọt, tránh bọt vón thành cục, chống đông cục bộ.

Xác định TSC – DRC hồ: sau khi hạ hàm lượng và khuấy đều, lấy 200ml mẫu
mủ ở hồ nướng rồi cân để xác định TSC sau đó xem bảng để đổi qua DRC và xác định
lại xem đã đúng như quy định. Nếu DRC cao hơn quy định thì phải hiệu chỉnh lại cho
đúng bằng cách thêm nước, nếu gặp trường hợp DRC thấp hơn quy định thì phải báo
lại cho ban quản lý để có hướng xử lý.

Máy khuấy:

Công dụng
Máy khuấy trộn cao su là loại thiết bị phụ được lắp đặt trong các hồ rửa, có
nhiệm vụ đảo rửa các tạp chất và cặn bẩn (đất, đá, cát, kim loại…) dính trong mủ nước

45
tiếp nhận. Ngoài ra, máy khuấy còn tạo dòng nước luân chuyển trong hồ để các chất
bẩn lắng xuống đáy hồ và làm rời rạc các cục mủ cao su.

Đặc tính kỹ thuật


Công suất: Tùy theo công suất dây chuyền.

Khung máy: Chế tạo bằng thép hình U 160×64 cm ghép hàn, bên trên có lót tấm
thép nhám dày 4,5 mm.

Trục khuấy: Bằng thép không gỉ D = 60 cm.

Cánh khuấy: Bằng thép inox 304 dày 2 mm, được lắp trên trục khuấy bằng các
bu-long có thể điều chỉnh được các góc cánh khuấy.

Hộp giảm tốc: Kiểu trục vít – bánh vít GVT 125, tỉ số truyền i = 50.

Động cơ: 3,7Kw, 1450 v/p, 3 pha, 220/330 V, loại lồng sóc, lớp cách điện cấp
E.

Truyền động: Pu-li và đai thang.

Tốc độ trục khuấy: 15 – 20 vòng/phút.

Kích thước: Phù hợp với kích thước hồ khuấy.

Nguyên lý hoạt động


Hoạt động theo nguyên tắc ly tâm tạo dòng luân chuyển hỗn hợp mủ trong hồ.

46
Hình 3.4: Máy khuấy [8].
f) Lắng tạp chất
Sau khi khuấy xong, công nhân tiếp nhận phải để yên cho tạp chất lắng xuống
đáy hồ với khoảng thời gian ít nhất là 15 – 20 phút (tùy theo số lượng latex trong hồ
mủ và tính chất nguyên liệu mà tổ trưởng đánh đông xác định thời gian lắng cho phù
hợp). Nếu trên mương tiếp nhận chưa loại được hết đất cát thì xuồng hồ khuấy mủ nhờ
lực ly tâm cuốn đất cát ở giữa hồ, sau khi để lắng 15 phút thì xả đáy tận dụng để làm
mủ tạp.

3.3.2.2. Đánh đông


a) Pha acid
Chuẩn bị và vệ sinh các dụng cụ và bồn pha axit.

Có 4 bồn axit mỗi bồn chứa 2500 kg cho 35 kg aicd formic 85% pha nồng độ
khoảng 0,4% ; 0,46% hoặc 0,38% tùy thuộc vào độ pH của cao su.

Công nhân tổ đánh đông cho nước vào trong bồn pha acid lượng nước cho vào
còn cách mặt bồn khoảng 20cm sau đó cho acid fomic nguyên chất vào bồn.

47
Bật máy khuấy: khuấy đều sau đó lấy mẫu đem vào phòng hóa nghiệm để xác
định nồng độ acid vừa pha.

Sau khi có kết quả chuẩn độ nếu nồng độ acid chưa đạt như dự kiến thì tổ
trưởng đánh đông tính toán lại lượng nước hoặc acid thêm vào cho đạt kết quả như
mong muốn.

Lấy mẫu kiểm tra lại nồng độ acid HCOOH và tiếp tục thực hiện như trên sao
cho đạt nồng độ mong muốn.

Chuẩn độ mủ cốm bằng acid chuẩn 0,5% để xem độ đánh đông của acid với
mẫu.

b) Đánh đông
Tất cả các thiết bị dụng cụ đánh đông tiếp xúc với mủ phải được chà rửa sạch sẽ
trước khi thực hiện đánh đông. Xịt nước làm ướt máng phân phối mủ và mương đánh
đông.

Mủ đem vào chế biến sẽ được đánh đông thành khối trong các mương mủ bằng
acid fomic nồng độ khoảng 0,4%. Độ pH quy định để đánh đông là khoảng thường là
5,2 - 5,8 là môi trường thuận lợi để đông tụ hoàn toàn mủ cao su thời gian đông tụ
thường 6 đến 8 giờ.

Việc đánh đông được tiến hành như sau:

Mở van acid và van mủ để hai dòng chảy rối vào nhau lấy mẫu để đo pH
nhanh tại cuối máng, dùng máy đo pH kiểm tra điều chỉnh van mủ sao cho đạt
giá trị pH cần đánh đông dễ dàng hơn (pH tuột xuống thấp khoảng 4 đơn vị thì
nhích van mủ ra để tăng pH nhưng nếu sai số 1,2 đơn vị thì không cần).

Công nhân tổ đánh đông dùng vòi xịt nước để hạ bọt.

48
Thường nồng độ acid thấp nên mở van acid lớn và chỉ điều chỉnh van mủ
đồng thời kiểm tra pH đã đạt đến giá trị phù hợp hay chưa. Mương cán trước
sẽ có pH nhỏ hơn mương cán sau.

Xử lý bề mặt sau khi đã đánh đông hoàn tất trên các mương, công nhân
đánh đông dùng Metabisufit Sodium pha loãng nồng độ khoảng 5% - 7% trong
bình phun sương phun lên bề mặt mương vừa mới đánh đông để chống oxy
hóa bề mặt mủ.

Kiểm tra độ đông tụ sau khi đến đánh đông xong, tổ trưởng đánh đông đi
dọc mương xem có đoạn nào không đông theo ý muốn hay không. Nếu có phải
dùng thêm lượng acid để đánh đông lại ở đoạn đó, trường hợp đông yếu cả
mương thì tổ trưởng quyết định dời mương đó lại để đánh sau nhằm thêm thời
gian để có thể thông tụ được tốt hơn.

Mủ có pH cao đông chậm, mủ pH thấp acid nhiều đông nhanh, đánh


đông theo xu hướng pH tăng từ từ để thời gian đông tụ kéo dài, sau khi cán
mương này 15 phút sau thì qua mương tiếp theo là mương đó cũng vừa đông
tụ, nếu đánh pH bằng nhau thì mương mủ sẽ đông cứng lại vì đã trải qua thời
gian dài. Một mương được khoảng 3 thùng sấy.

Kiểm tra độ đông tụ nếu mặt bóng thì chưa đông, mặt sần sùi thì đã đông.

49
Hình 3.5: Mủ nước sau khi đánh đông [8].

3.3.2.3. Cán kéo


Sau khoảng 6 – 8 giờ đợi mủ đông ở trạng thái nhất định, kiểm tra nếu mủ đông
ổn định thì nên thực hiện cán theo thứ tự đã đánh đông. Đối với mủ đông còn mềm,
còn nhiều nước đục thì có thể để thêm một thời gian và cho cán sau.

Công dụng
Máy cán kéo sẽ kéo khối mủ ra khỏi mương đánh đông đồng thời loại bớt một
phần hóa chất, acid, nước và serum có trong mủ. Bên cạnh đó, tấm mủ sau khi ra khỏi
máy cán kéo được ép để giảm bớt bề dày giúp thuận lợi cho quá trình cán rửa ở sau.

Đặc tính kỹ thuật


Khe hở trục máy cán kéo là 50 mm, rãnh sâu 25 mm, bề rộng rãnh 50 mm.

Công suất: 2000 kg/giờ.

Khung máy: Bằng thép định hình ghép hàn, bên dưới có lắp 4 bánh xe bằng
gang, di chuyển trên đường ray dọc theo mương.

50
Trục cán: Áo trục cán bằng gang xám biến tính có kích thước 442×1600 mm,
trên bề mặt được hàn các vấu hình thang cân có kích thước 38×32 mm. Vỏ trục được
ép chặt vào lõi trục thép cacbon Φ120 mm.

Bạc đạn: Ổ lăn 2 dãy tự lựa SKF23220, bạc đạn có phớt chặn nhớt và nước
được lắp trên trục bằng măng-xông-côn để dễ dàng tháo lắp, tránh làm lỏng bạc đạn.

Gối đỡ: Gối đỡ bằng gang đúc 2 nửa ghép lại, có lắp phớt profile chữ V và vòng
chặn để bảo vệ.

Hộp giảm tốc: tỉ số truyền động i=1/10

Cấp 1: Loại trục vít – bánh vít GVT 120.

Cấp 2: Loại bánh răng trụ răng nghiêng HST122.

Động cơ: 15 kW (10HP), 1450 vòng/phút, 420V, 50Hz, 3 pha.

Hệ thống truyền động:

Từ mô-tơ đến giảm tốc (cấp 1): Giảm tốc cấp 1 từ mô-tơ đến giảm tốc trục
vít – bánh vít, truyền động bằng Pu-li đai thang. Hộp giảm tốc loại Makishinko
SBK120 hoặc tương đương.

Từ hộp giảm tốc đến hộp số (cấp 2): Giảm tốc cấp 2 từ hộp giảm tốc đến
hộp số, truyền động bằng Pu-li đai thang. Hộp số TV122 hoặc tương đương.

Từ trục chủ động sang bị động: Bộ bánh răng trụ, răng thẳng bằng gang đúc
có tỷ số truyền i = 1.

Cơ cấu an toàn và bao che:

Bộ phận nạp mủ: Sử dụng trống quay dẫn động bằng tay quay. Cáp có gắn 1
móc gồm 4 nhánh. Quá trình nạp mủ vào máy cán kéo an toàn hơn, khi dùng cáp có
móc để kéo nạp dây mủ vào máy thông qua cơ cấu trống – tay quay hoặc trục nạp

51
liệu có tính năng tương đương. Bộ phận nạp mủ đảm bảo độ an toàn cho người đứng
máy.

Bao che an toàn: Các bao che bộ truyền đai; khung tác động trực tiếp đến nút
dừng khẩn cấp được lắp trên khung máy.

Kích thước tổng: 1700(L)×1400(W)×1300(H) mm.

Trọng lượng: 2500 kg.

Nguyên lý hoạt động


Máy hoạt động theo nguyên lý ly tâm để luân chuyển tấm mủ ra khỏi mương.
Trên trục cán có các vấu giúp tấm mủ bám dễ dàng hơn. Phía dưới chân máy có thanh
đỡ để đổi chiều tấm mủ do công nhân lắp đặt.

Cách thực hiện: Ban đầu, công nhân cho nước vào mương để khối mủ nổi lên.
Sau đó, máy cán kéo được di chuyển đến đầu mương, kéo khối mủ vào giữa 2 trục máy
cán kéo để máy cán hết khối mủ đông. Lúc này, người công nhân cần chú ý theo dõi
suốt quá trình hoạt động.

Bề dày tờ mủ sau khi kéo vào khoảng 60 – 70 mm.

52
Hình 3.6: Máy cán kéo [8].
3.3.2.4. Cán rửa 3 lần (cán crep 1-2-3)
Cách tiến hành:

Sau khi ra khỏi máy cán kéo, tờ mủ theo băng tải được chuyển lần lượt
qua máy cán Crep 1 – 2 – 3, nước luôn được tưới vào giữa 2 trục cán trong
suốt quá trình cán.

Lúc này công nhân phải thường xuyên theo dõi bề dày tờ mủ, khi không
thích hợp phải báo cáo ngay đến tổ trưởng để điều chỉnh khe hở.

53
Hình 3.7: Tờ mủ sau khi qua máy cán kéo được băng tải đưa vào máy cán crep [8].

Công dụng
Sau khi qua máy cán kéo thì một phần serum đã bị loại bỏ, lúc này tấm mủ tiếp
tục được đưa qua 3 máy cán crep có thông số kỹ thuật như nhau nhưng khe hở giữa 2
trục cán giảm dần nhằm làm tấm mủ mỏng hơn, đồng thời máy sẽ nhào trộn ép bớt
serum, acid trước khi qua giai đoạn tạo hạt cốm thuận tiện cho công đoạn sấy.

Nước qua máy cán rửa sẽ được hồi lưu về mương cán kéo. Việc rửa sạch là vô
cùng quan trọng vì khi acid đã được rửa sạch ra khỏi mủ thì mủ sau khi sấy sẽ có màu
vàng tươi ngược lại mủ sẽ có màu sẫm, làm giảm giá trị kinh tế.

Đặc tính kỹ thuật


Công suất: 2000 kg/giờ

Khung máy: Bằng gang xám được thiết kế có lắp các chân đệm chống rung
đồng thời có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nền xưởng. Trên khung có

54
lắp bộ trục vít inox để điều chỉnh khe hở của trục. Khung, cầu trục cán được đúc bằng
gang xám có lắp thanh ngang để gia cường vững chắc.

Trục cán: Kích thước Φ360 mm, dài 762 mm, trục cán được đúc bằng gang xám
biến tính, thành phần có chứa Crom để tăng cường khả năng chống mài mòn. Độ cứng
bề mặt trục đạt 250 BHN. Vỏ trục cán được đúc trong khuôn kim loại; hợp kim gang –
crom dùng để đúc trục có thành phần được xác định. Nơi đúc trục cán có tính chuyên
môn hóa cao. Trục cán khi xuất xưởng được ghi rõ trong “phiếu chứng nhận sản phẩm”
về thành phần hợp kim, phương pháp đúc, nơi đúc, độ cứng.

Bề dày tấm mủ thay đổi qua các máy cán:

Máy cán Crep 1: 10 – 11 mm.

Máy cán Crep 2: 8 – 9 mm.

Máy cán Crep 3: 6 – 7 mm.

Lõi trục: bằng thép, Φ150 mm, vỏ trục được ép vào lõi trục bằng ép thủy lực.

Ổ và bạc đạn: bằng gang xám, có lắp phớt 2 mí mặt trên có lắp ống bơm mỡ, từ
đây có thể bơm mỡ dễ dàng vào bạc đạn.

Điều chỉnh trục: trục vít me điều chỉnh trục cán và đai ốc khóa bằng inox.

Mô-tơ dẫn đông: 30 kW, 1450 v/pernigraniline, 380V, 50 Hz, lồng sóc, cách
điện cấp F.

Hệ thống truyền động:

Từ mô-tơ đến hộp giảm tốc: truyền động bằng bộ truyền Pu-li đai thang (5
sợi). Bệ hộp số giảm tốc và mô-tơ được chế tạo từ thép định hình và thép tấm dày
19mm. Bệ mô-tơ đặt trên 4 trụ thẳng đứng có thể điều chỉnh được sức căng đai.

55
Từ giảm tốc đến trục cán: truyền động bằng khớp nối xích. Khớp nối xích
được bôi trơn bằng mỡ, bao che khớp nối bằng nhôm.

Hộp giảm tốc: loại trục vít – bánh vít i = 1/30.

Ống nước: Φ25 mm lắp phía trên giữa 2 trục cán, có các lỗ tia phun nước.

Trọng lượng: 4500 kg.

Kích thước tổng: 2450×1450×1560 mm.

Nguyên lý hoạt động


Khi có nguồn điện, phần động cơ quay, thông qua bộ phận truyền động làm cặp
trục cán quay ngược chiều nhau với vận tốc khác nhau. Chính sự chênh lệch về chiều
quay cũng như vận tốc mà khi rơi xuống khe hở của 2 trục, tờ mủ sẽ được ép, cán
mỏng, dàn đều và được băng tải đưa sang các máy tiếp theo. Lúc này nước được xịt
liên tục để loại bỏ tạp chất và hạ nhiệt cho tờ mủ giúp tờ mủ cán đều màu, không có
đốm đen và khi sấy không bị sậm màu.

56
Hình 3.8: Máy cán crep 1-2-3 [8].
3.3.2.5. Cán cắt tạo hạt
Tờ mủ sau khi cán phải liên tục, bề dày đồng đều, không bị lẫn tạp chất, có bề
dày phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật. Sau đó tờ mủ được băng tải dẫn đến trục tiếp liệu
(trục cấp liệu) tự động nạp cho trục cán cắt.

Điều chỉnh dao băm sao cho khít với trục cắt để máy băm cắt hạt cốm theo yêu
cầu (băm nhuyễn ép sát dao vào trục cắt, ngược lại thì nhích ra hoặc mủ mềm băm to,
cứng băm nhỏ), các hạt mủ cốm sau khi băm thì rơi vào hồ rửa mủ, hạt cốm lúc này
phải đảm bảo độ tơi xốp, đồng đều.

Hạt cốm được dòng nước đẩy xuống miệng phễu của máy bơm cốm. Máy bơm
cốm bơm tống mủ lên sàn rung với công suất lớn. Nước trong hồ luôn đầy và sạch. Sử
dụng tia nước có áp lực đẩy serum ra khỏi hồ.

Cần vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.

Công dụng
Sau khi qua máy cán Crep thì mủ được đưa đến máy cán cắt để băm nhỏ cốm,
tạo độ tơi xốp, dễ chín đều ở khâu sấy.

Đặc tính kỹ thuật


Công suất: 2000 kg/giờ.

Khung bệ máy: được chế tạo từ thép hình, thép tấm bằng phương pháp ghép hàn
vững chắc.

Trục cán: áo trục bằng hợp kim gang – crom có kích thước D360 × L760 mm,
độ cứng bề mặt làm việc đạt 240 – 260 HB. Lõi trục bằng thép cacbon ép chặt vào áo
cán.

57
Trục cấp liệu: kích thước D125 × L762, được chế tạo bằng thép không gỉ, trên
bề mặt trục có các rãnh khía.

Bạc đạn và gối đỡ.

Hộp giảm tốc.

Trọng lượng: 3200 kg.

Truyền động: từ mô-tơ đến trục chính: bộ truyền bằng Pu-li và đai thang bảng
C; từ hộp giảm tốc đến trục cấp liệu: bộ truyền xích – bánh xích.

Nguyên lý hoạt động


Khi có nguồn điện, phần động cơ quay, thông qua bộ trục truyền động làm trục
cán quay. Khi mủ đi qua trục cán sẽ bị dao trên trục cán và con dao tĩnh cắt mủ ra
thành những hạt mủ nhỏ. Sau khi mủ được cắt sẽ rơi vào hồ rửa mủ hạ bọt sau đó được
máy bơm theo dòng nước lên sàn rung.

58
Hình 3.9: Máy cán cắt [8].

3.3.2.6. Sàn rung


Bảng 3.2 Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn gia công cơ học

Chỉ tiêu Mức yêu cầu

Bề dày tờ mủ sau khi cán kéo Từ 30 mm – 50 mm

Bề dày tờ mủ sau khi qua máy cán rửa 3 Từ 6 mm – 7 mm

Kích thước hạt cốm mủ sau khi băm 4 mm – 6 mm

Thời gian để ráo Từ 10 phút


Công dụng

59
Tách nước ra khỏi mủ, rải đều mủ vào thùng ở dạng tơi, không nén chặt, tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình sấy, cải thiện chất lượng mủ sau sấy.

Đặc tính kỹ thuật


Sàn rung được cấu tạo gồm khung sàn rung kết cấu vững chắc, sàn lưới rung,
phễu nạp mủ và hệ thống ống nước thu hồi.

Bao gồm các bộ chính: phễu phân phối, bầu hứng nước, sàn lưới, họng xả mủ,
bộ tạo rung, ống dẫn liệu, ống hồi lưu, hệ thống thanh, lan can và sàng công tác, mô-tơ
và hộp điều khiển.

Nguyên lý hoạt động


Nhờ máy bơm, các hạt cốm sẽ được đưa lên sàn rung cùng với dòng nước.

Sàn rung có lỗ khoảng 2 ly sẽ chuyển động rung nhẹ dao động biên độ nhỏ theo
chiều lên xuống để phân riêng hạt cốm và nước, hạt cốm và một ít nước sẽ rơi xuống
phễu và được thả tự do vào thùng chứa Trolley để chuẩn bị đưa vào hệ thống sấy.

Nước đã được tách riêng sẽ qua hệ thống ống hồi lưu về hồ rửa cốm để tái sử
dụng và tạo áp lực mạnh để đẩy hạt cốm đến miệng bơm đưa cốm lên sàn rung.

Để mủ rơi tự nhiên từ phễu sàn rung xuống các hộc của thùng sấy Trolley, công
nhân dùng tay khỏa mủ nhẹ để đảm bảo mủ tơi xốp, bằng mặt và phân phối đều trong
các hộc của thùng sấy. Khối lượng của mỗi hộc phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của
ca trưởng.

60
Các thùng sấy phải để ráo với một thời gian thích hợp. Sau đó dùng vòi nước
rửa hết các hạt mủ còn dính bên ngoài thùng.

Hình 3.10: Sàn rung [8].


3.3.2.7. Sấy
a) Khỏa mủ

Cốm rơi xuống thùng sấy phải được công nhân khỏa mủ đều tay, không để vón
cục, loại bỏ các cục chai và khỏa cho bằng mặt, không dược dùng tay ấn mạnh nhiều
cốm bị sẽ dễ bị sống.

Các thùng sấy sau khi được xếp đầy mủ phải để ráo nước trước khi đưa vào lò
sấy. Nếu phả không đều chỗ thấp chỗ cao thì hơi sấy sẽ luồn vào chỗ thấp nhiều. Trong
trường hợp có sự cố phải để lại quá lâu thì trước khi đưa vào lò sấy phải xịt nước trên
thùng cho thật ướt để tránh mủ bị khô.

61
Thùng sấy phải được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ, không còn dính cao su cũ
bên trong và ngoài thùng sấy.

Hình 3.11: Thùng sấy sau khi khỏa mủ được đưa vào trước lò sấy [8].

b) Lò sấy

Tùy theo từng chủng loại sản phẩm mà nhà máy ấn định nhiệt độ sấy và thời gian sấy
cho phù hợp, riêng với nhà máy Bến Súc:
Nhiệt độ sấy

Khoang sấy 1: 1170C

Khoang sấy 2: 1140C

Quạt làm nguội 1: 50 - 600C (quạt bên trong lò sấy)

Quạt làm nguội 2: dưới 400C (quạt bên ngoài lò sấy)

62
Chu kỳ sấy: Trung bình 3 – 3.5 giờ cho 36 thùng, thời gian sấy phụ thuộc vào
tình trạng cao su, độ ẩm môi trường, nhiệt độ sấy. Sản phẩm ra khỏi lò có nhiệt độ dưới
40oC.

Kiểm tra trong khi sấy: Vận hành và kiểm tra các thông số kỹ thuật, tình trạng
hoạt động của lò sấy theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo. Trong thời gian
sấy cần ghi lại và kiểm tra nhiệt độ sấy, thời gian sấy theo chu kỳ tương ứng với thời
gian cán một mương mủ.

Kiểm soát sau khi sấy và để nguội: Cao su cốm sau khi sấy được kiểm tra bằng
mắt, mủ cốm phải chín hoàn toàn, có màu vàng sáng đồng đều tránh bị vàng sậm,
không bị sạm ở đáy cốm hay bị khói đen, mủ cốm không bị nhiễm bụi hay các vật lạ.
Sau khi thùng cốm ra khỏi lò sấy phải kiểm tra trên bề mặt thùng cao su cốm xem có
vật gì lạ để lấy ra. Gỡ các phần cốm chín trên các vách ngăn dính vào vĩ. Để nguội ít
nhất 10 phút ngoài không khí có gió thổi của quạt. Trong thời gian để nguội, kiểm tra
mặt dưới của mỗi vĩ cốm, trường hợp có đốm đen hay mẫu cốm cao su chảy nhão thì
phải gỡ ra.

Hình 3.12: Quạt làm nguội cốm [8].


Công dụng

63
Lò sấy giúp cao su chín đều, không chảy nhão, giảm ẩm (còn xấp xỉ 1%), tiêu
diệt vi sinh vật gây nấm mốc và là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong
sơ chế cao su thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Đặc tính kỹ thuật


Công suất: sấy liên tục 4 tấn/giờ.

Tiêu thụ nhiên liệu: LPG (24 – 26) kg/tấn DRC.

Các bộ phận chính: khung chính, buồng hút ẩm, buồng đốt, buồng làm nguội,
đầu đốt, các loại quạt (hồi nhiệt, làm nguội), thùng sấy.

Kiểu lò sấy:

Dạng hầm lò, sấy liên tục 3 – 4 tấn/giờ.

Tự động kiểm soát và điều tiết nhiệt độ sai số 0,5℃ .

Hệ thống nạp thùng sấy tự động vào ra.

Có 3 giai đoạn sấy chính: sấy vực ướt, sấy vực khô, làm nguội.

Nguyên lý hoạt động


Mủ từ sàn rung sẽ rơi xuống các thùng sấy để ráo, sau đó các thùng sẽ đi vào lò
(mỗi thùng cách nhau 5 phút). Lò sấy chia thành:

Khoang hút ẩm: 5 thùng sấy.

Buồng đốt 1: 13 thùng sấy – đốt từ dưới lên.

Buồng đốt 2: 12 thùng sấy – đốt từ trên xuống.

Khoang đối lưu hồi nhiệt: 3 thùng sấy.

Làm nguội: 3 thùng sấy (2 buồng).

Sấy theo nguyên tắc đối lưu tuần hoàn.

64
Mục đích của lò sấy là giúp cho sản phẩm đạt độ ẩm theo yêu cầu, tạo điều kiện
để bảo quản cốm, giúp cốm không bị mốc.

Cách tiến hành như sau:

Khi xích tải đưa một thùng sấy vào lò thì phải đưa ngay một thùng khác vào
trước vị trí lò. Thường 3 tiếng sẽ sấy xong 1 thùng, thời gian sấy giữa 2 thùng
vào lò liên tiếp khoảng 5 phút, công suất thực tế là sấy khoảng 4 – 4,5 tấn/giờ.

Sử dụng lò sấy để sấy cốm, cốm được sấy bằng 2 đầu đốt tương ứng với 2
vùng sấy. Đầu đốt phải đảm bảo được hỗn hợp cháy hoàn toàn và duy trì nhiệt
độ theo yêu cầu. Khu vực này phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Nguyên liệu sử
dụng để đốt là gas (dùng không khí đốt gas tạo khí). Mủ được đưa vào theo từng
thùng, cứ 5 phút thì đưa vào một thùng.

Tại khoang hút ẩm, dùng hơi nóng của lò đốt 1 thổi hơi nóng từ dưới lên
của 5 thùng sấy, nước từ trong mủ được phân phối ra ngoài. Qua buồng đốt 1,
quạt chính số 1 hút khí nóng từ buồng đốt 1 thổi từ dưới lên (vì ban đầu nước
còn nhiều) để ráo hết nước. Qua buồng đốt 2, quạt chính số 2 hút khí nóng từ
buồng đốt 2 thổi từ trên xuống để âm lại bề mặt để chín mủ. Quạt hồi lưu hút và
thổi hơi nóng về buồng đốt số 1,2 để đốt khí gas nhằm giảm chi phí đốt gas, tiết
kiệm nhiên liệu. Sau đó đưa qua khoang làm nguội (2 thùng sấy) lấy không khí
bên ngoài thổi từ dưới lên rồi cho hơi nóng đi ra ngoài mà không hồi lưu vì mục
đích làm nguội nếu lỡ hơi nóng đc hồi lưu đi ngang qua mủ cốm thì nó sẽ nóng
lại. Thùng vào các khoang được lò xo nâng thanh lên hoặc ép xuống cho kín
nguyên khoang nhưng vẫn có khoảng trống để đưa nhiệt vào.

Dụng cụ dùng để kiểm tra nhiệt độ là nhiệt kế lưỡng kim gắn trực tiếp vào
đầu đốt và dẫn đến đồng hồ chỉ thị tại tủ điện điều khiển lò sấy.

65
Chuẩn bị tắt lò, phả lưng 5 thùng để dễ bốc hơi lên. Tắt lò để 5 thùng không
(ở vùng hút ẩm) để đẩy 5 thùng phả lưng lên vùng sấy để tận dụng lượng nhiệt
sấy 1 phần. Hôm sau lấy 5 thùng không ra, phả mủ bằng mặt và bắt đầu sấy toàn
phần 5 thùng phả lưng hôm qua.

Hình 3.13: Lò sấy mủ [8].

66
Hình 3.14: Bảng điều khiển lò sấy [8].
3.3.2.8. Đóng gói
a) Ra thùng

Mủ sau khi ra lò, công nhân lấy mủ ra khỏi thùng sấy và vệ sinh thùng sấy thật
sạch.

b) Phân loại trước khi cân

Phân loại bằng mắt thường.

Mủ tốt: đồng màu, mủ chín, khô ráo (mủ sẽ bị sống nếu bị ẩm).

Mủ xấu: không thuộc loại bên trên.

c) Cân

Sau khi mủ được phân loại thì phải lấy đúng theo từng loại tránh để nhầm lẫn
các loại với nhau. Phải lau chùi cân sạch sẽ trước mỗi ca làm việc. Kiểm tra và điều

67
chỉnh lại điểm cân bằng của cân, kiểm tra lại cài đặt và độ chính xác của cân thực hiện
các thao tác cân chính xác và cẩn thận. Để chống dính cao su, khuôn ép bánh cao su
được bôi trơn bằng dầu cao su hay dầu thầu dầu trước khi ép bánh.

d) Ép

Công nhân ép bành phải vệ sinh máy trước khi làm việc, đặt các khối mủ thật
ngay ngắn trong khuôn ép, ép xếp cho bành mủ được vuông và không có phần dư rìa ở
bên. Lúc ép xuống phải dừng 30 giây để cao su thành khuôn vì cao su có tính đàn hồi.

e) Cắt mẫu kiểm tra, kiểm phẩm

Công nhân tiến hành cắt mẫu kiểm tra (bành mẫu phải là bành trước khi cho vào
túi, dán tem) cứ một lớp gồm 6 bành thì cắt trái mẫu. 1 kiện gồm 6 lớp, 1 lớp cắt 4 góc,
1 lớp chẻ sâu, 1 lớp vừa cắt 4 góc vừa chẻ. Dùng dao cắt giữa bành mủ, cắt đứt 1/3
bành mủ, bẻ gãy ra để xem bên trong (sống đùm, sống hạt) nếu có thì loại ra, cắt miếng
nêm vào giữa bành mủ để kiểm tra sau này (vì khi mủ để lâu nó sẽ tự kết dính lại nên
khi người ta kiểm tra lại thì không biết đã cắt hay chưa), khi xếp mủ vào ballet phải
xếp bành này chính giữa lớp.

f) Đóng gói (vào túi dán tem, vào ballet)

Đóng gói đủ kiện: công nhân khâu đóng gói nhận thông tin từ ca trưởng sản
xuất để phải xem vào loại túi nào, tem nào, chuẩn bị các vật tư cần thiết khi mủ được
phân loại, công nhân đóng gói kiểm tra lại lần nữa các chấm đen, chấm sống, dùng túi
PE trùm kín bành mủ cho thẳng, gói miệng túi lại, dùng mỏ hàn điện hàn dính lại.
Công nhân vào ballet cho bành mủ vào ballet, trước khi vào ballet phải kiểm tra ballet
(xem có mối, mọt). Dùng thảm PE trải xung quanh bên trong ballet và xếp bành mủ
vào, trước khi vào ballet, công nhân đưa mủ vào băng tải của thiết bị kiểm tra kim loại,
mủ khi vào máy nếu phát hiện có kim loại thì máy sáng đèn, công nhân loại bành mủ

68
đó ra. Nếu không thì cứ cho bành mủ tiếp tục chạy qua. Khi phát hiện kim loại trong
mủ phải báo ngay cho ca trưởng biết để xử lý.

Đóng gói không đủ kiện: nếu số lượng mủ vào không đủ kiện thì phải cắt mẫu
như bình thường (cắt lớp 1, 3, 5) đồng thời phải cắt một trái bất kỳ để đo nhanh độ dẻo
hoặc độ nhớt Po. Lô này chỉ dùng để theo dõi các ballet lẻ và sẽ ghép thành các lô
chính thức sau này khi các ballet có các số liệu thích hợp. Ngày hôm sau sản xuất, cũng
cắt mẫu như trên để đo độ dẻo hoặc độ nhớt. Nếu kết quả của 2 lần đo là bằng nhau
hoặc chênh lệch 1-2 đơn vị thì kiện hàng đó chính thức xác định đúng tiêu chuẩn. Nếu
kết quả 2 lần đo không đạt thì phải đánh dấu kiện mủ đó chờ xếp hạng của phòng quản
lý chất lượng.

g) Cân kiểm tra lại

Trước khi vào ballet, mủ đưa qua máy dò kim loại. Nếu có bulong, ốc vít rớt ra
qua máy dò kim loại để kiểm tra rồi qua cân xem số kg có đạt yêu cầu nếu không đạt sẽ
có đèn báo hiệu.

Công nhân phải cân kiểm tra lại bành mủ có đúng trọng lượng theo chỉ định
không (bành mủ phải được cân kiểm tra lại trước khi vào túi, dán tem) nếu cân lại mà
không đúng như chỉ thị 1 kiện hàng thường là 1200kg thì công nhân vào ballet phải cáo
cáo ngay cho ca trưởng để tiến hành kiểm tra lại lô hàng và kiểm tra hiệu chỉnh lại cân.

69
Hình 3.15: Máy dò kim loại [8].

h) Nhập kho và xuất hàng

Kho bảo quản sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt, nền kho phải bằng phẳng.

Nhiệt độ trong kho không quá 40oC.

Trong kho phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Xếp các thùng chứa cao su theo lô, cách nhau 0,5m.

Xếp theo sơ đồ kho, lô vào sản xuất trước thì xuất kho đó trước.

Thùng chứa cao su trong kho không được quá 3 lớp.

Cao su chứa trong kho trên 6 tháng thì phải cắt mẫu để kiểm nghiệm và xác định
chất lượng.

70
3.4. Quy trình sản xuất mủ ly tâm
3.4.1. Sơ đồ khối quy trình sản xuất mủ ly tâm

Hình 3.8: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mủ ly tâm [8].

71
3.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất mủ ly tâm
3.4.2.1. Chuẩn bị hóa chất
Chuẩn bị dung dịch NH3 18%: Công nhân tiếp nhận cho nước vào gần đầy bồn
NH3, sau đó nạp NH3 vào bồn theo tỷ lệ cứ 82 kg nước thì nạp vào 18 kg NH 3 theo yêu
cầu. Lấy mẫu đem vào cho công nhân hóa nghiệm kiểm tra nồng độ NH 3. Nếu thấy
chưa đạt thì cho thêm hoặc là nước hoặc là NH3 vào cho đạt.

Chuẩn bị TMTD/ZnO 25%: công nhân hóa nghiệm cân hóa chất theo bảng sau
đây:

Đối với Attritor: Cho 25 kg nước vào máy bật khuấy cho lần lược bentonite
– tanol – ZnO – TMTD khuấy trong 5 phút cho phần nước còn lại và KOH (để
ổn định hỗn hợp TMTD/ZnO) đóng nắp laị vệ sinh sạch dừng khuấy 3 phút, bật
khuấy 90 phút, dừng khuấy dùng bơm hút dung dịch ra cho hết pha loãng bằng
100kg nước để đạt dung dịch 25%.

Bảng 3.3: Bảng thành phần pha TMTD/ZnO 25%

STT Tên hóa chất Khối lượng (kg) Attritor


1 TMTD 25
2 ZnO 25
3 Dipersant (Tamol) 1.8
4 KOH 0.1
5 Bentonite (Haillin clay) 0.5
6 Nước 47.6
Cộng 100

Lưu ý: Sau khi chuẩn bị xong TMTD/ZnO thì tiến hành lấy mẫu thử đám
mây và TSC.

72
Cách thức thử đám mây:

Lấy 1000mL nước cất cho vào ống đong.

Nhỏ 1 giọt TMTD/ZnO vừa chuẩn bị cho vào ống đong 1000mL. Sau đó,
tiến hành bấm giây khoảng thời gian dung dịch đi từ đỉnh xuống tới đáy của ống
đong từ 55-60 giây thì đạt yêu cầu. Ghi lại thời gian thử đám mây.

Một số chất bảo quản phụ thường dùng và tỉ lệ của chúng kết hợp với NH3 :

0,2% NH3 – 0,2% pentaclorophenate de sodium.

0,2% NH3 – 0,2% diethyl ditho carbarnate Zn.

0,2% NH3 – 0.025% TMTD/ZnO.

0,2% NH3 – 0,24% axit boric.

3.4.2.2. Bảo quản mủ nước vườn cây


Mủ nước vườn cây phải được bảo quản càng sớm càng tốt, ngay sau khi tạo mủ,
để tránh không cho vi khuẩn phát triển và điều này được biểu thị bằng sự gia tăng
nhanh chóng VFA (khi lượng acid béo bay hơi càng nhiều thì mủ bị nhiễm khuẩn càng
cao). Có nhiều chế độ bảo quản khác nhau trong đó chế độ được sử dụng nhiều nhất là
ammoniac (NH3).

Cấp phát chất bảo quản: Hằng ngày tổ trưởng sẽ cấp phát NH 3 loại 10% hoặc
15% cho vào can nhựa để lái xe vận chuyển mủ xuống nông trường.

Khi bắt đầu thu hoạch mủ lần đầu tiên để ly tâm phải khử trùng toàn diện tất cả
các dụng cụ tiếp xúc với mủ nước.

Sử dụng ammoniac NH3: Khi vi khuẩn còn chưa kháng NH 3 người ta có thể
dùng thuần túy dung dịch NH3 để diệt khuẩn, tính nhiễm khuẩn của mủ, dùng trong
khoảng 0.3 – 0,5% w/w dung dịch NH3 10% hoặc 15%. Lưu ý, ở vườn cây việc cho

73
chất diệt khuẩn vào càng sớm càng tốt vì nếu trễ quá sẽ không còn tác dụng. Vấn đề sử
dụng amoniac riêng lẻ này sinh ra hiện tượng các vi khuẩn sẽ quen với amoniac và các
gốc biểu hiện kháng amoniac sẽ nảy sinh nên phải khử trùng tổng quát toàn bộ dây
chuyền tối thiểu 2 lần/năm.

3.4.2.3. Tiếp nhận mủ nước


Formol 5% xử lý tại bồn lưu trữ.

Việc kiểm tra mủ nước trải qua rất nhiều công đoạn từ nông trường đến khi về
tới nhà máy. Mủ nước vận chuyển về được xử lí với NH 3 để chống đông (liều lượng 10
lít NH3/1000 lít mủ nước gần bằng pH = 9).

Khi mủ đưa về nhà máy, công nhân tiếp nhận sẽ xả mủ vào mương qua rây 40
mesh (1 inch có 40 lỗ), dùng gậy để khuấy không cho mủ đông và cặn bẩn làm tắc
nghẽn lỗ rây (hạn chế không sử dụng nhiều nước để xịt vào rây khi xả mủ vì nước còn
tạp chất).

Khi xả mủ được 1/3 tank, công nhân sẽ lấy mẫu để kiểm tra sau đó chuyển mủ
lên hồ chứa. Các tiêu chuẩn cần để kiểm tra:

Đo nhanh TSC và quy ra DRC.

Kiểm tra ngoại quan để xác định trạng thái, màu sắc và tạp chất của latex
theo yêu cầu kỹ thuật đối với latex ngoài vườn cây.

Xác định hàm lượng NH3.

Xác định VFA.

Xác định độ pH.

Chỉ số Kali (KOH), có thể có.

Hàm lượng chất Mg.

74
Việc kiểm soát chỉ tiêu VFA và NH3 ở khâu tiếp nhận nguyên liệu rất quan
trọng, chỉ số VFA cao có nghĩa mủ nguyên liệu đã bị nhiễm khuẩn (vi sinh vật đã tác
động trên một số hidrocacbon của serum) và khi bị nhiễm khuẩn thì rất khó tách và tiêu
diệt vi khuẩn. Dung dịch NH3 dùng để diệt vi khuẩn nhưng khi cho NH3 tốt mà mủ vẫn
bị nhiễm khuẩn là do việc cho NH 3 vào mủ nguyên liệu để diệt vi khuẩn quá trễ. Vì
vậy, kiểm soát chỉ số VFA và chỉ tiêu NH 3 là kiểm soát sự xâm nhập và sự tiêu diệt vi
khuẩn trong mủ phải chặt chẽ.

Nhìn chung, tỉ lệ VFA của các loại mủ latex thông dụng nằm giữa 0,01% và
0,04%. Nếu VFA có chỉ số >= 0,04% thì QLCL lập biên bản báo cáo cho lãnh đạo
nông trường đó biết để có hướng khắc phục trong vòng một tuần.

Độ pH quan trọng vì nó cho biết một cách nhanh gọn về sự bảo quản mủ nước
và sự tiến triển của nó. Nếu pH < 9 thì công nhân hóa nghiệm lập biên bản báo cho
lãnh dạo nhà máy để xử lý cùng nông trường và công nhân vận chuyển.

3.4.2.4. Xử lý hóa chất


Tại hồ hỗn hợp chứa mủ, khuấy đều 5 đến 10 phút, lấy mẫu tại hồ để kiểm tra.
Tùy theo các giá trị NH3, VFA, Mg, DRC mà có các bước xử lí như sau:

NH3: tính toán lượng NH3 thêm vào cho đủ như đã cấp ban đầu cho vườn cây (là
do NH3 đã thất thoát trong quá trình vận chuyển).

TMTD/ZnO 25%: thêm dung dịch TMTD/ZnO 25% vào cho đủ hàm lượng
TMTD/ZnO.

DRC: Tất cả mủ nước được dành để chế biến mủ ly tâm phải được pha loãng
nhằm cho phép hoạt động đều đặn của dây chuyền ở bất kì mùa nào và sự lắng tụ cặn
tốt nhất được hình thành. Sự pha loãng mủ này phải được ấn định tùy theo chất lượng
của mủ nước có sẵn và đặc biệt hàm lượng chất phi cao su, pha loãng đến DRC từ 26%
đến 28% (chỉ sử dụng ở một mức ổn định).

75
Hàm lượng Mg: phải được xác định và phải được hạ xuống mức cần thiết thông
qua lượng DAP để đưa Mg về mức cần thiết và giữ tính ổn định. Thông thường người
ta không thể triệt tiêu hết lượng Mg bằng phản ứng DAP, liều dùng này tùy thuộc vào
hàm lượng Mg tự nhiên có trong mủ của các nơi riêng biệt, chung quy sử dụng liều
lượng sao cho Mg có trong thành phẩm nằm ở giới hạn cho phép, luôn luôn an toàn và
có tính ổn định. Xác định lượng Mg là việc quan trọng, Mg có ảnh hưởng làm suy yếu
tính ổn định cơ học do sự hình thành xà phòng Mg không tan, do vậy hàm lượng Mg
phải được kiểm soát chặt chẽ, nó cũng là tác nhân của một số các khuyết điểm sau này,
trong các sản phẩm công nghiệp.

VFA: Nếu chỉ tiêu VFA của hồ có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,04% thì nguyên
liệu hồ đó là nguyên liệu tốt, thực hiện công đoạn tiếp theo. Nếu chỉ tiêu VFA của hồ
có giá trị lớn hơn 0,04% thì khi ly tâm phải tách riêng ra bồn khác để tránh lây lan vi
khuẩn, khi tách riêng biệt có thể sử dụng tăng thêm NH3 đến 0,7% w/w.

Sau khi ly tâm xác định giá trị VFA:

Nếu VFA có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,02% thì cho vào hòa trộn chung
với mủ tốt.

Nếu VFA có giá trị 0,02 - 0,04%: có thể dùng chung với các nhóm
nguyên liệu khác nhưng phải gia tăng lượng NH3 trên hồ lưu trữ lên 0,7%
w/w.

Sau khi xử lí trên hồ hỗn hợp xong, đối với mủ dùng để sản xuất Low protein
(LP) thì ta phải quậy 24 giờ, để lắng 12 giờ. Đối với mủ để sản xuất HA, LA thì ta
quậy 20 phút rồi để lắng trong vòng 12 giờ. Sau đó lấy mẫu để kiểm tra pH, TSC,
DRC, VFA, Mg, NH3 hồ. Khi đủ điều kiện thì ta tiến hành ly tâm. Nếu thời gian quá
ngắn, cặn sẽ không lắng hết hoàn toàn xuống đáy và hệ quả là các chén của máy ly tâm
sẽ nhanh chóng bị đóng cặn hơn và phải ngưng máy thường xuyên để làm vệ sinh.

76
3.4.2.5. Ly tâm
Hàm lượng DRC tại hồ tiếp nhận mủ hạ xuống còn 25

Trước khi ly tâm phải xử lý hồ lắng 12 tiếng (cho Mg để lắng bùn), xả đáy hồ
kiểm tra sao cho bỏ đi hết phần bùn lắng bên dưới đáy hồ, sau đó khuấy 15 phút nhằm
tạo sự đồng đều cho mủ.

Khởi động máy ly tâm, cho dung dịch NH 3 5% vào máy ly tâm để tráng và diệt
khuẩn trong bowl.

Mủ từ hồ hỗn hợp sẽ thông qua ống dẫn (sau khi qua nhiều rây lọc) đưa vào
máy ly tâm (quay 7200 vòng/1 phút).

Ở chu kì đầu chỉ định là 1,5 tiếng vì tua đầu bùn trong hồ, dưới đáy còn nhiều,
dơ nhiều, sau đó công nhân sẽ dùng Palan lấy Bowl ra, xem xét lượng bùn đóng lại
thành máy nhiều hay ít để chỉ định cho các chu kì kế tiếp (lưu ý: ngoài việc xác định
lượng bùn đóng lại trong thành máy nhiều hay ít để chỉ định cho các chu kì kế tiếp, khi
chất lượng latex thành phẩm có vấn đề thì cũng phải xem xét đến thời gian ly tâm cho
các chu kì sau).

Thông thường, nếu trong lòng Bowl bị mủ đông ít thì cứ 2 giờ 30 phút ta phải
đem ra vệ sinh. Nếu mủ bị đông nhiều hoặc bình thường chạy 15 phút là đầy bồn trung
chuyển nhưng 17,18 phút mới đầy thì cứ 2 giờ ta phải đem ra vệ sinh. Sau khi vệ sinh
xong công nhân sẽ tiến hành ráp máy lại và cho mủ vào máy để tiếp tục chạy chu kì
khác, tiến hành như vậy cho đến khi hết mủ trong hồ.

Hiệu chỉnh vít skim: ta sẽ lấy mẫu để xác định TSC sau đó quy ra DRC. Kết quả
cho DRC thường trong khoảng 60 – 60,2. Nếu ngoài phạm vi này ta hiệu chỉnh vít
skim. Vặn vô sâu lượng mủ skim ra ngoài ít, vặn ra ngoài mủ skim ra ngoài nhiều, nếu

77
hàm lượng DRC mủ ly tâm quá cao thì cho mủ skim ra nhiều để hạ hàm lượng DRC
xuống (chỉnh vít lúc vệ sinh máy). Số vít skim cần phải thay đổi tùy thuộc vào việc cần
phải nâng lên hay hạ xuống mấy chỉ số. Ví dụ: Nếu chiều dài vít skim là 19cm thì DRC
= 60,65%. Sau đó, nếu nâng chiều dài vít skim lên 19,5cm thì DRC giảm còn 60,50%.

Vì mong muốn mủ thành phẩm có DRC = 60 người ta thường cố định vít skim
nên đầu vào phải hạ DRC mủ xuống còn 25 mới đạt yêu cầu.

Máy ly tâm có công suất 500L/h vì nếu thiết kế máy nhỏ hơn hoặc lớn hơn sẽ
không đạt kỹ thuật hoặc giá trị kinh tế.

Trong suốt quá trình ly tâm cần phải kiểm tra: việc cấp liệu mủ, độ rung của
máy, tình trạng cúp điện để xử lý kịp thời do tốc độ ly tâm rất cao nên việc cân bằng
máy trong lúc chạy là rất quan trọng. Ngoài ra còn phải kiểm tra dòng mủ vào và
đường mủ ra để không bị nghẹt và theo dõi dòng mủ thành phẩm và mủ skim chảy vào
đúng máng quy định.

Máy ly tâm:

Công dụng
Máy ly tâm mủ cao su là một hệ gồm nhiều trang thiết bị hiện đại và thống nhất
với nhau, hoạt động với tốc độ quay rất cao để có tách các thành phần hóa học trong
latex theo cầu, thường được sử dụng để nâng cao chất lượng của nhiều sản phẩm có
liên quan đến các thành phần mủ latex như: găng tay cao su, bao cao su, các thiết bị y
tế.

Đặc tính kỹ thuật


Bao gồm các bộ phận chính: nạp liệu, thùng chứa nguyên liệu vào, phao nổi,
nắp máy, nồi quay, động cơ, bộ phận chứa mủ tràn, bộ phận tháo mủ kem cô đặc, bộ
phận tháo mủ skim, thắng điện từ, bộ trục quay, kính quan sát, dầu bôi trơn.

78
Nguyên lý hoạt động
Từ hộp đựng mủ vào, mủ latex thô chảy qua ống tube vào trong nồi đang quay,
ở đó mủ được phân tách thành mủ skim và mủ ly tâm.

Mủ skim (DRC khoảng 5%) chảy xung quanh chu vi nồi và đưa qua xưởng mủ
skim. Mủ kem chảy vào phía trung tâm nồi và chảy qua máng thoát liệu của mủ kem.

Khi xuất hiện hiện tượng có nhiều mủ đông bị tràn phải dừng máy ly tâm lại và
vệ sinh sạch sẽ nồi quay.

Hình 3.15: Máy ly tâm [8].

3.4.2.6. Thu hồi các sản phẩm từ ly tâm


Qua ly tâm, mủ nước vườn cây được tách ra thành hai thành phẩm:

Mủ latex ly tâm chứa khoảng hơn 60% cao su. Mủ latex ly tâm sẽ chảy vào ống
trên vì chứa cao su nhiều có khối lượng riêng (~0.92) nhẹ hơn nước và tạp nên có xu

79
hướng chạy dọc theo cối, gần trung tâm máy ly tâm, mủ sau ly tâm đi ra máng thoát
liệu ở trên.

Skim chứa khoảng từ 3 đến 6% cao su. Mủ skim sẽ chảy vào máng dưới vì skim
chứa 94 - 97% là nước có khối lượng riêng (=1) và tạp chất có khối lượng riêng (>=1)
nặng hơn cao su nên có xu hướng văng xa hơn lên thành máy ly tâm, mủ sau ly tâm đi
ra máng thoát liệu ở dưới.

Mủ latex ly tâm xuất phát từ máy ly tâm được thu bằng máng thép không rỉ và
được đưa đến rây lọc được đặt bên trên 2 thùng trung chuyển.

Mủ skim bơm lên Spillway để khử bớt NH3.

Sau khi được khử amoniac, mủ skim được chuyển vào mương đánh đông (có
giữ lại một ít serum hạ NH3 và đông một phần) và bơm lên hồ chứa đánh đông bằng
CaCl2.

3.4.2.7. Mủ ly tâm về bồn trung chuyển

Hình 3.16: Bồn trung chuyển [8].

80
Sau khi ly tâm, latex cô đặc được đưa đến bồn trung chuyển (có vai trò rất quan
trọng vì tại đây ta sẽ kiểm soát được chất lượng của mủ thành phẩm) qua ray 2 ly.
Trước khi bơm mủ phải xem xét các hệ thống van bồn cẩn thận, phải theo dõi liên tục
để dòng mủ không chảy ra ngoài.

Nhập mủ nửa bồn là khuấy. Khuấy khoảng 15 phút đều mủ latex ly tâm được
chứa trong bồn suốt quá trình thực hiện. Nếu có bọt nổi trong bồn thì dùng dụng cụ lấy
bọt ra. Sau đó lấy một mẫu để xác định tỷ lệ NH3, TSC, DRC nhanh. Sau khi bơm xong
bồn trung chuyển phải khóa van bồn lưu trữ ngay, sau đó tiến hành vệ sinh thật sạch
dụng cụ. Sau khi có kết quả kiểm tra, ta cho thêm hóa chất vào hai bồn trung chuyển:

Cho NH3 (dùng để chống đông và diệt khuẩn): Khi có kết quả NH 3 tiến hành xử
lý theo 2 loại sản phẩm (tuân thủ theo chỉ định).

Loại mủ LA (0.18% NH 3, tối đa 0.29% NH 3): NH 3 cần thiết thêm vào bồn (kg) =
(0.2 x thể tích bồn)/(100-A).

Loại mủ HA (tối thiểu 0.6% NH 3, tối đa 0.7% NH 3) : NH 3 cần thiết thêm vào
bồn (kg) = (0.67 x thể tích bồn)/(100-A). (với A = kết quả NH 3 đo được).

Cho Amonium laurat 10%: Tăng thời gian ổn định cơ học MST (tăng độ liên
kết, kết dính lại để khi gia công sản phẩm bám vào khuôn). Ổn định cơ học là khả năng
các hạt cao su được chứa trong mủ latex nhằm duy trì các hạt này tách rời nhau. Ngay
sau khi ly tâm, mủ latex có một độ ổn định cơ học rất thấp. Đối với cao su LA, MST
thường dao động từ 800 – 1400 giây. Đối với cao su HA, MST thường dao động từ 800
– 1200 giây. Độ ổn định quá cao cũng không được mong muốn nhất là khi độ này đạt
được là do thêm quá nhiều xà bông.

Loại mủ LA: Dung dịch Amonium laurat 10% cần thiết (lít) = A x thể tích
bồn/100 với A = (0.01 – 0.05).

81
Loại mủ HA: Dung dịch Amonium laurat 10% cần thiết (lít) = A x thể tích
bồn/100, với A = (0.01 – 0.02).

Cho TMTD/ZnO 25%: Dùng để diệt khuẩn (dùng đối với mủ LA vì lượng NH 3
thấp còn mủ HA không cần vì lượng NH3 cao)

Dung dịch TMTD/ZnO 25% cần thiết (lít) = 0.1 x thể tích bồn /100.

Chế độ mới tiến hành loại bỏ TMTD/ZnO: Xí nghiệp Đức đề xuất một sản phẩm
thay thế TMTD/ZnO là stucktol LB 219. Sản phẩm này có một hiệu ứng tương tự như
TMTD/ZnO nhưng không chứa amine, như vậy tránh được sự hình thành Nitrosamine
(chất gây ung thư).

Xử lý NH 3: khi có số lượng NH 3 đã tính toán ở trên, dùng NH 3 ga nẹt vào bồn.

Xử lý dung dịch Amonium laurat 10% và TMTD/ZnO 25% (chỉ áp dụng cho
loại mủ LA): Cho dung dịch cần xử lý vào bồn định lượng, bật máy khuấy bồn trung
chuyển khuấy các loại dung dịch cần thêm vào từ từ cho đến hết lượng dung dịch đã
định. Đậy nắp bồn dịch cần thêm và khóa thật chặt giữ khuấy đủ 10 phút, tắt máy
khuấy.

3.4.2.8. Đưa mủ về bồn lưu trữ


Chuẩn bị: tất cả các bồn lưu trữ phải có thước đo số lượng, trước khi sử dụng
phải được khử trùng triệt để bằng dung dịch formol 5% hoặc phun sương bằng formol
nguyên chất đủ khắp bề mặt của bồn (lưu ý trước khi cho mủ vào phải xả đáy cho hết
lượng formol thừa đọng lại đáy bồn).

Sau khi hoàn tất công đoạn thêm hóa chất và ngưng khuấy mủ, mủ latex ly tâm
sẽ được chuyển bằng khí nén từ 0.5 – 0.6 bar qua bộ phận lọc đến các bồn lưu trữ.

Trước khi bơm phải xem xét các hệ thống van bồn cẩn thận, bơm xong bồn
trung chuyển phải khóa van bồn lưu trữ ngay để tránh không có sự cố tháo mủ khi ống

82
PVC bị bể. Sau đó bồn trung chuyển phải được vệ sinh sạch trước khi tiếp nhận mủ
cho đợt sau.

Lô hàng: Khi bồn đầy sẽ hình thành một lô và tiến hành đánh số lô. Khi lô xuất
đi không hết thì người ta sẽ kiểm tra chất lượng của những lô đó, nếu chất lượng mủ
tương đương thì sẽ dồn lại thành lô mới (số lô mới sẽ là số lô có lượng mủ thêm vào
nhiều nhất) hoặc thêm một lượng mủ mới vào cho đủ lô. Công tác quản lý này giúp cho
ta biết rõ chất lượng của từng lô hàng để có thể khắc phục khi cần thiết.

Đo TSC, DRC, VFA, KOH, NH 3, LA ở ngày thứ 4, 10, 20 tính từ ngày sinh
nhật.

Xử lý: khi các chỉ tiêu hoặc các yêu cầu của khách hàng cần phải xử lý thì phải
thêm vào hoặc bớt ra, chuyển đổi lô này sang lô khác, thêm Amonium laurat, NH 3,
TMTD/ZnO hoặc một số hóa chất khác. Xử lý cần phải có các số liệu thống kê và xem
xét có yếu tố liên quan để đưa ra quyết định.

3.4.2.9. Xuất hàng


Khi xuất hàng phải kiểm tra và xử lý thật sạch các dụng cụ chứa đựng vì khi cho
mủ vào dụng cụ chứa đựng dơ sẽ làm hư mủ.

Xuất bằng thùng phuy.

Nạp mủ latex vào túi Flexibags.

Sản phẩm mủ ly tâm LA, HA ngoài ra còn sản xuất thêm mủ ly tâm không chứa
TMTD/ZnO, LA protein cực thấp, HA protein cực thấp,…

83
3.4.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mủ Skim Block
3.3.3.1. Sơ đồ khối quy trình sản xuất mủ Skim Block

Hình 3.10: Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất mủ skimblock [8].

84
3.3.3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất mủ Skim Block

Trong quá trình sản xuất mủ ly tâm ta thu được mủ Skim (sản phẩm phụ) có giá
trị khoảng 70% so với loại chính phẩm SVR 3L. Mủ Skim có hàm lượng Amoniac khá
cao (0,35 - 0,4%) và hàm lượng cao su khô (DRC) thấp (5% - 6%) nên để xử lý cần
giảm lượng NH 3 đến mức hợp lý.

Phương pháp đánh đông mủ Skim là một bước quan trọng, nhằm giảm ô nhiễm
môi trường và chi phí chế biến Skim Block. Công đoạn xử lý nước thải sẽ tốn kém
thêm một phần chi phí vì thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm. Do H 2SO4 gây ô nhiễm
môi trường, độc hại nên nhà máy thay thế bằng CaCl2 để đánh đông mủ Skim. Vì sản
lượng mủ ly tâm thấp nên lượng mủ Skim thải ra sẽ được đánh đông rồi chuyển qua
dây chuyền chế biến mủ tạp.

a) Xử lý mủ Skim

Sau quá trình ly tâm, mủ Skim bơm lên Spillway để khử bớt NH3 từ máy ly tâm
được chuyển về hồ lưu trữ.

Xác định pH của mủ Skim trước và sau khi qua Spillway:

Lấy 50 mL tại máng phân phối mẫu.

Gửi mẫu cho phòng kiểm phẩm kiểm tra.

Mủ Skim từ hồ được bơm đến hệ thống khử Amoniac mang tên Spillway, dài
khoảng 750m, áp dụng nguyên lý chảy thoáng trên bề mặt rộng và dài, đủ thời gian và
gia tăng diện tích tiếp xúc để NH 3 thoát ra ngoài. Hệ thống đơn giản nhưng cần một
khoảng không gian lớn.

Nguyên lý hoạt động hệ thống Spillway: dòng mủ Skim được bơm từ bể chứa
lên hệ thống Spillway sau đó được chảy tràn tự nhiên trong toàn bộ hệ thống Spillway

85
(có bơm bơm về). Lượng NH 3 sẽ được bốc hơi khỏi dòng mủ Skim do mặt thoáng rộng
và lớp chất lỏng mỏng

Do vị trí hệ thống Spillway nằm lộ thiên, xa nơi làm việc nên trong quá trình
bay hơi NH 3 không ảnh hưởng đến công nhân trong nhà máy. Nhờ sức nóng của mặt
trời để gia nhiệt cho dòng chảy mủ Skim và nhờ có gió tự nhiên sẽ làm cho quá trình
bốc hơi của NH3 diễn ra nhanh hơn.

Sau khi được khử amoniac, mủ skim được chuyển vào mương đánh đông (có
giữ lại một ít serum hạ NH3 và đông một phần) và bơm lên hồ chứa đánh đông bằng
CaCl2.

b) Đánh đông:

Mủ Skim đi qua máng phân phối xuống mương đánh đông có nồng độ NH 3 (26-
28%). Để yên sau 12 giờ để bay bớt lượng NH 3.

Tại mương đánh đông cùng với serum cũ từ các mẻ trước (trong serum có chứa
các vi khuẩn làm đông tụ cao su), để đông tự nhiên (do hàm lượng cao su ít nên quá
trình đông tụ lâu), pH khoảng 6,7 – 6,9.

Đưa qua hồ đánh đông. Sử dụng CaCl2 (30-40%) để hạ pH của hồ hỗn hợp, sau
24 – 48 giờ, hỗn hợp sẽ đông lại. Sau đó cắt mủ skim tại hồ thành từng mảng phù hợp,
xả nước, xả van đáy, mủ xuống theo, mở cửa hồ lôi mủ ra.

Tiến hành vệ sinh mương đánh đông, chủ trương chừa lại một lượng serum
trong mương (bằng 1/10 mương) góp phần giảm lượng nước thải đưa vào hệ thống và
tạo lượng vi sinh hỗ trợ đông tụ cho mẻ mủ skim mới (serum chứa vi khuẩn đông tụ).

86
Sau đó mủ Skim này được đưa qua dây chuyền chế biến mủ tạp. Tại đây diễn ra
các quá trình sản xuất tương tự mủ cốm: Cán - rửa  Sấy  Đóng gói  Nhập kho
 Xuất hàng.

Hình 3.17: Mủ skim block được sản xuất từ nhà máy [8].

87
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TIẾN, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1. Một số mục tiêu chất lượng – môi trường năm 2019
Duy trì hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn kỹ
thuật cột A theo QCVN01 – MT:2015/BTNMT.

Xử lý 100% chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường được thu gom.

Xí nghiệp chế biến tái sử dụng nước thải đã xử lý tối thiểu 30%.

Xí nghiệp chế biến tiết kiệm sản lượng điện năng 6% so với năm 2018.

4.2. Các phương án cải tiến, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
4.2.1. Cải tạo công đoạn xử lý sinh học hiếu khí và lắng bùn hoạt tính
4.2.1.1 Nguyên nhân

Bể DAF mặc dù có loại bỏ được một phần chất thải nhưng hiệu quả thấp hơn
nhiều so với tính toán vì hiện nay công trình này không còn sử dụng hoá chất để có thể
thu lại mủ gạn nên hiệu quả tuyển nổi và loại bỏ chất bẩn không cao.

Cụm bể Anoxic vận hành ổn định, hiệu quả tương đối tốt.

Cụm bể Aerotank hiện tại không đạt yêu cầu do hiệu quả cấp oxy thấp, chỉ từ
0,23mgO2/l đến 1,09 mgO2/l (yêu cầu trên 2 mgO2/l). Do đó, quá trình Nitrate hoá diễn
+¿¿
ra chậm, NH 4 giảm chất ít, vi sinh vật phát triển không đồng nhất làm bông bùn tan,
không tạo bông lớn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ thấp. Quá trình này sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả khử Nitrate của bể Anoxic và sẽ làm cho chỉ số tổng Nitơ trong nước thải
khó đạt yêu cầu.

Bể lắng bùn hoạt tính kiểu lắng ngang hiện nay có diện tích bề mặt lắng lớn
nhưng không có thiết bị thu gom bùn lắng, dẫn đến bùn không được hoà lưu và hút bỏ
không đồng đều. Từ đó, số bùn này quá tuổi và chết đi sẽ làm chất lượng nước thải xấu

88
đi, nhất là các chỉ tiêu về BOD, tổng Nitơ, Photpho. Bơm tuần hoàn bùn chưa đủ công
suất. Ngoài ra, bể Aerotank chưa hiệu quả làm cho hiệu suất của bể lắng thấp, bùn
không tạo hạt lớn nên khó lắng mà sẽ trôi theo nước thải ở dạng li ti. Kết quả phân tích
cho thấy, sau khi lọc áp lực các chỉ số ô nhiễm giảm chứng tỏ trong nước lẫn nhiều
cặn. Điều này sẽ làm hệ thống bồn lọc mau tắt và hỏng vật liệu lọc.

4.2.1.2 Mục đích cải tạo

Tiết kiệm điện năng, kiểm soát tốt lượng bùn từ đó nâng cao hiệu quả xử lý.

4.2.1.3 Quy trình công nghệ xử lý nước thải đề xuất

Phương án cải tạo cụm hồ xử lý hiếu khí và thiết kế, thi công lại đường ống
công nghệ phù hợp với phương án đề xuất nhằm giảm chi phí vận hành và chi phí cải
tạo. Cụ thể:

Giảm dung tích bể hiếu khí, cụ thể là chuyển công năng hồ hiếu khí số 2
(hiện tại) thành hồ ổn định chứa nước sau lắng ly tâm. Chỉ sử dụng hồ hiếu khí số 1
hiện tại cho toàn hệ thống. Hệ thống cấp khí làm thoáng bề mặt hiện tại được thay
thế bằng hệ thống đĩa phân phối khí đáy bể và tận dụng lại 6 máy thổi khí sẵn có của
Công ty.

Nâng cấp, cải tạo các công đoạn xử lý áp dụng theo dạng module chia bể
aerotank 1 thành 2 ngăn chứa nước để trạm XLNT có thể đáp ứng yêu cầu vận hành
theo 2 mùa cao điểm và thấp điểm khi lưu lượng xả thải thay đổi với biên độ lớn
(cao điểm 2200 m3/ngày và thấp điểm 800 m3/ngày), nhằm tăng tính ổn định và giảm
chi phí vận hành.

Mùa cao điểm:

89
Gạn mủ tập trung  bể điều hoà  bể DAF  anoxic 1  anoxic 2 
aerotank (ngăn thứ 1)  aerotank 2 (ngăn thứ 2)  lắng ly tâm  hồ chứa
(aerotank số 2 cũ)  bể khử trùng lọc áp lực  sau xử lý.

Mùa thấp điểm:

Gạn mủ tập trung  bể điều hoà  bể DAF  anoxic 1  anoxic 2 


aerotank (ngăn thứ 1) l ắng ly tâm  hồ chứa (aerotank số 2 cũ)  bể khử trùng
 lọc áp lực  sau xử lý.

Xây mới bể lắng ly tâm để kiểm soát tốt lượng bùn dư và chủ động điều chỉnh
mật độ bùn cần duy trì. Đơn giản hoá công tác vận hành so không cần vệ sinh bể lắng
như hiện tại.

4.2.2. Xí nghiệp chế biến tái sử dụng nước thải đã xử lý tổi thiểu 30%
4.2.2.1. Nguyên nhân
Theo quyết định về việc quy định bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, số 01/2018/QĐ – UBND. Nhà máy sử dụng nước thiên nhiên dùng cho
sản xuất, mục đích làm mát, vệ sinh công nghiệp, phải đóng 5.000 đồng/m 3. Nhà máy
chế biến cao su Bến Súc có nhu cầu sử dụng nguồn nước thiên nhiên để phục vụ trong
hoạt động của nhà máy. Cho nên, chi phí chi trả cho việc sử dụng nguồn nước thiên
nhiên khá lớn.

Theo nghị định – quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường , số 155/2016/NĐ-CP.

Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường
thông thường vào môi trường:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chẩn kỹ thuật về chất
thải dưới 1,1 lần ( tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

90
2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5
lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường
hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

Ví dụ: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải
lượng nước thải nhỏ hơn 05 m 3/ngày (24 giờ). Điều này là vấn đề khó giải quyết
của nhiều nhà máy.

4.2.2.2. Mục đích và ý nghĩa


Nhà máy chế biến Cao su Bến Súc đưa ra phương án tái sử dụng nước thải đã
xử lý tối thiểu 35% nhằm: Giảm chi phí sử dụng nước thiên nhiên và bảo vệ môi
trường nước.

4.2.3. Tuần hoàn dòng khí nóng sau khi sấy


Lò sấy được thiết kế theo nguyên lý dòng nhiệt đối lưu hoàn toàn. Nguyên liệu
sấy trải qua 3 giai đoạn sấy chính: giai đoạn sấy vực ướt, giai đoạn sấy vực khô, giai
đoạn làm nguội.

Tác nhân sấy là không khí nóng được gia nhiệt bởi khí gas LPG với mức tiêu
thụ nhiên liệu: LPG (24 - 26) kg/tấn DRC.

Sau giai đoạn làm nguội, lượng không khí nóng dư thừa được tuần hoàn buồng
đốt nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như thời gian gia nhiệt.

Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sản phẩm. Không khí tuần
hoàn này cần qua hệ thống lọc để đảm bảo yếu tố trên.

4.2.4. Thay H2SO4 bằng CaCl2 96% để đánh đông mủ Skim


Ở giai đoạn đánh đông:

91
Mủ Skim cùng với serum cũ từ các mẻ trước (trong serum có chứa các vi khuẩn
làm đông tụ cao su), khuấy trộn đều hỗn hợp và để đông tự nhiên, pH khoảng 6,7 –
6,9).

Trường hợp hỗn hợp mủ Skim không thể đông tự nhiên, ta thêm vào hỗn hợp
H2SO4 (nay được thay là CaCl2 96%) để hạ pH của hồ hỗn hợp sau 24 - 48 giờ, hỗn
hợp sẽ đông lại.

Như vậy, cả H2SO4 và CaCl2 đều đóng vai trò là chất trợ đông. Tuy nhiên, vì
gây ô nhiễm môi trường nên nhà máy bỏ áp dụng Acid Sulfuric thay bằng CaCl 2 để
đánh đông mủ Skim.

4.2.5. Đề xuất hệ thống thu hồi khí NH3 và tái sử dụng


NH3 là chất được sử dụng rất nhiều trong nhiều khâu trong dây chuyền sản xuất
mủ. Trong khu vực sản xuất mủ skim block, ở giai đoạn bay hơi NH 3 ở spillway NH3
sẽ thải ra môi trường làm cho không khí bị ô nhiễm trong khi NH3 có thể thu hồi và tái
sử dụng trong sản xuất. Đề nghị cải tiến thêm một hệ thống hấp thụ NH 3 để có thể tận
dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và giảm ô nhiễm môi trường.

92
KẾT LUẬN
Công ty TNHH-MTV cao su Dầu Tiếng là một công ty uy tín về sản xuất mủ
cao su, với dây chuyền công nghệ hiện đại.

Nhà máy Bến Súc có dây chuyền thiết bị tốt, hiện đại, lò sấy cố định, máy cán
kéo, máy cán Crep, sàn rung đều được kiểm tra vận hành thường xuyên. Sản phẩm đạt
chất lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công nhân già dặn kinh nghiệm, được huấn
luyện và nắm vững những biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố. Cao su thành phẩm có
độ mềm dẻo, màu nâu vàng thuận lợi cho quá trình luyện và được ứng dụng rộng rãi để
sản xuất nhiều mặt hàng như dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình…

Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, bên cạnh đó, vấn đề môi
trường cũng được quan tâm không kém. Mong rằng tương lai nhà máy ngày càng phát
triển và đầu tư thêm những trang thiết bị dây chuyền cũng như đội ngũ công nhân viên
được nâng cao trình độ góp phần phát triển ngành cao su ở Bình Dương nói riêng và cả
nước nói chung.

Sau thời gian làm việc, học tập ở nhà máy, chúng em đã học tập được nhiều kiến
thức hơn về những trang thiết bị, dù đôi khi có chút ít khác với trong sách đã từng học.
Không những thế còn giúp chúng em hiểu được nhiều khái niệm về quy trình sản xuất,
rất có ích cho việc định hướng việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, chúng em cũng
học tập được tác phong làm việc cũng như tuân thủ kỉ luật, quy tắc, quy định của công
ty, nhà máy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tuỵ của ban
Lãnh đạo nhà máy trong thời gian qua. Kính mong Ban Lãnh đạo Công ty TNHH
MTV Cao su Dầu Tiếng nói chung và nhà máy chế biến cao su Bến Súc nói riêng tiếp
tục tạo điều kiện cho sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng sau này có thể tiếp tục
học tập và thực tập tại nhà máy.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Bin, (2008), Các quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực
phẩm, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[2]. Nguyễn Hữu Trí, (2011), Khoa học kỹ thuật công nghệ cao su thiên nhiên, Nhà
xuất bản trẻ.
[3]. Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, tập 4,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[4]. Nguyễn Văn Phước, (2015), Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, NXB Đại học
quốc gia TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Hoàng Minh Sơn, (2009), Cơ sở điều khiển quá trình, NXB Bách Khoa Hà Nội.
[6]. Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm mủ cao su, danh mục phụ tùng.
[7]. Nguyễn Quang Khuyến, Bài giảng cơ sở công nghệ cao su, tài liệu lưu hành nội bộ
trường Đại học Tôn Đức Thắng.
[8]. Tài liệu nội bộ do nhà máy chế biến cao su Bến Súc cung cấp.

94
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ TSC

1. Dụng cụ
 Bếp điện hoặc bếp gas.
 Cân kỹ thuật có vạch chia đến 0,01g.
 Lọ đựng mủ.
 Chảo nhôm có tay cầm có đường kính khoảng 15cm.
2. Tiến hành thử
 Cho khoảng 10g mủ nước vào lọ (đã cân trước) và cân chính xác đến 0,01g.
 Trút mủ nước trong lọ vào chảo sạch (máng lọ bằng nước cất).
 Tráng đều mủ trên đáy chảo và đặt lên bếp, lắc chảo để mủ phân tán đều cho
đến khi nước bốc hơi hết. Tiếp tục nướng mủ trong chảo cho đến khi mủ có màu
vàng đều.
 Lấy chảo ra khỏi bếp và để nguội. Gỡ hết cao su trong chảo ra, cân cao su không
trên cân kỹ thuật để lấy kết quả.
3. Tính kết quả

Trong đó:

 m0: là khối lượng mủ và lọ, tính bằng gram;


 m1: là khối lượng lọ tính bằng gram;
 m2: là khối lượng cao su khô, tính bằng gram.

95
PHỤ LỤC 2 : BẢNG GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG GIỮA TSC VÀ DRC

TSC DRC TSC DRC TSC DRC TSC DRC TSC DRC TSC DRC
25 22,3 30 26,9 35 32 40 36,8 45 41,4 50 46,1
25,1 22,4 30,1 27 35,1 32,1 40,1 36,9 45,1 41,5 50,1 46,2
25,2 22,4 30,2 27,1 35,2 32,2 40,2 37 45,2 41,6 50,2 46,3
25,3 22,5 30,3 27,2 35,3 32,3 40,3 37,1 45,3 41,7 50,3 46,4
25,4 22,6 30,4 27,3 35,4 32,4 40,4 37,2 45,4 41,8 50,4 46,4
25,5 22,7 30,5 27,5 35,5 32,5 40,5 37,2 45,5 41,9 50,5 46,4
25,6 22,8 30,6 27,6 35,6 32,6 40,6 37,3 45,6 42 50,6 46,5
25,7 22,8 30,7 27,7 35,7 32,7 40,7 37,4 45,7 42,1 50,7 46,6
25,8 22,9 30,8 27,8 35,8 32,8 40,8 37,5 45,8 42,2 50,8 46,7
25,9 23 30,9 27,9 35,9 32,9 40,9 37,6 45,9 42,3 50,9 46,8
26 23,1 31 28 36 33 41 37,7 46 42,4 51 46,9
26,1 23,2 31,1 28,1 36,1 33,1 41,1 37,8 46,1 42,5 51,1 47
26,2 23,3 31,2 28,2 36,2 33,2 41,2 37,9 46,2 42,6 51,2 47,1
26,3 23,4 31,3 28,3 36,3 33,3 41,3 38 46,3 42,7 51,3 47,2
26,4 23,5 31,4 28,4 36,4 33,4 41,4 38,1 46,4 42,8 51,4 47,3
26,5 23,5 31,5 28,5 36,5 33,5 41,5 38,2 46,5 42,8 51,5 47,4
26,6 23,6 31,6 28,6 36,6 33,5 41,6 38,3 46,6 42,9 51,6 47,5
26,7 23,7 31,7 28,7 36,7 33,6 41,7 38,4 46,7 43 51,7 47,6
26,8 23,8 31,8 28,8 36,8 33,7 41,8 38,5 46,8 43,1 51,8 47,7
26,9 23,9 31,9 28,9 36,9 33,8 41,9 38,6 46,9 43,2 51,9 47,8
27 24 32 29 37 33,9 42 38,7 47 43,3 52 47,9
27,1 24,1 32,1 29,1 37,1 34 42,1 38,8 47,1 43,4 52,1 48
27,2 24,2 32,2 29,2 37,2 34,1 42,2 38,9 47,2 43,5 52,2 48,1
27,3 24,3 32,3 29,3 37,3 34,2 42,3 39 47,3 43,6 52,3 48,2

96
27,4 24,4 32,4 29,4 37,4 34,3 42,4 39,1 47,4 43,7 52,4 48,3
27,5 24,5 32,5 29,5 37,5 34,4 42,5 39,1 47,5 43,7 52,5 48,4
27,6 24,6 32,6 29,6 37,6 34,5 42,6 39,2 47,6 43,8 52,6 48,5
27,7 24,7 32,7 29,7 37,7 34,6 42,7 39,3 47,7 43,9 52,7 48,6
27,8 24,8 32,8 29,8 37,8 34,7 42,8 39,4 47,8 44 52,8 48,7
27,9 24,9 32,9 29,9 37,9 34,8 42,9 39,5 47,9 44,1 52,9 48,8
28 25 33 30 38 34,9 43 39,6 48 44,2 53 48,9
28,1 25,1 33,1 30,1 38,1 35 43,1 39,7 48,1 44,3 53,1 49
28,2 25,2 33,2 30,2 38,2 35,1 43,2 39,8 48,2 44,4 53,2 49,1
28,3 25,3 33,3 30,3 38,3 35,2 43,3 39,9 48,3 44,5 53,3 49,2
28,4 25,4 33,4 30,4 38,4 35,3 43,4 40 48,4 44,6 53,4 49,3
28,5 25,4 33,5 30,5 38,5 35,3 43,5 40 48,5 44,7 53,5 49,4
28,6 25,5 33,6 30,6 38,6 35,4 43,6 40,1 48,6 44,8 53,6 49,5
28,7 25,6 33,7 30,7 38,7 35,5 43,7 40,2 48,7 44,9 53,7 49,6
28,8 25,7 33,8 30,8 38,8 35,6 43,8 40,3 48,8 45 53,8 49,7
28,9 25,8 33,9 30,9 38,9 35,7 43,9 40,4 48,9 45,1 53,9 49,8
29 25,9 34 31 39 35,8 44 40,5 49 45,2 54 49,9
29,1 26 34,1 31,1 39,1 35,9 44,1 40,6 49,1 45,3 54,1 50
29,2 26,1 34,2 31,2 39,2 36 44,2 40,7 49,2 45,4 54,2 50,1
29,3 26,2 34,3 31,3 39,3 36,1 44,3 40,8 49,3 45,5 54,3 50,1
29,4 26,3 34,4 31,4 39,4 36,2 44,4 40,9 49,4 45,6 54,4 50,2
29,5 26,4 34,5 31,5 39,5 36,3 44,5 40,9 49,5 45,6 54,5 50,3
29,6 26,5 34,6 31,6 39,6 36,4 44,6 41 49,6 45,7 54,6 50,4
29,7 26,6 34,7 31,7 39,7 36,5 44,7 41,1 49,7 45,8 54,7 50,5
29,8 26,7 34,8 31,8 39,8 36,6 44,8 41,2 49,8 45,9 54,8 50,6
29,9 26,8 34,9 31,9 39,9 36,7 44,9 41,3 49,9 46 54,9 50,7

97
PHỤ LỤC 3: CÔNG THỨC TÍNH NGÀY SINH NHẬT

 Ví dụ:
 Bắt đầu sản xuất: 3/01/2000
 Sản xuất trong 7 ngày: từ ngày 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
 Số lượng mủ sản xuất trong các ngày: 12,3; 21,5; 18,6; 21,3; 19,7; 0; 6,6.
 Tuổi bình quân :
(12,3 x 7) + (21,5 x 6) + (18,6 x 5) + (21,3 x 4) + (19,7 x 3) + (0 x 2) +(6,6 x 1)
= = 3,99 ngày
12,3 + 21,5 + 18,6 + 21,3 + 19,7 + 0 + 6,6
- Ngày sản xuất (sinh nhật): 3/01/2000 + (4 - 1 ) = 6/01/2000

98
99
100
101
102

You might also like