You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
TỔNG QUAN VỀ CÂY KIM TIỀN THẢO
DESMODIUM STYRACIFOLIUM (OSBECK) MERR.
FABACEAE

TP.HCM – 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
TỔNG QUAN VỀ CÂY KIM TIỀN THẢO
DESMODIUM STYRACIFOLIUM (OSBECK) MERR.
FABACEAE

THÀNH VIÊN MSSV


NGUYỄN MẠNH ĐỨC 1511536813
NGUYỄN BÙI HOÀN 1511538949
ĐOÀN THỊ THANH HẬU 1511537217
LƯƠNG NGỌC MAI 1511537695
NGUYỄN CÔNG HUÂN 1511537694

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHAN THIỆN VY

TP.HCM – 2019

i
LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đồ án chuyên ngành tổng quan về cây Kim tiền thảo
(Desmodium styracifolium) một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của
các thành viên trong nhóm, chúng em còn nhận được sự hướng dẫn, quan tâm nhiệt
tình của quý Thầy Cô bộ môn trong suốt thời gian thực hiện đồ án chuyên ngành.

Trước hết, chúng em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Phan Thiện Vy,
người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em
hoàn thành bài đồ án này. Bên cạnh đó, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Dược trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho chúng em trong suốt thời gian theo học tại trường. Chúng em xin
chúc nhà trường ngày càng phát triển, các quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe để hoàn
thành nhiệm vụ dạy học của mình.

Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, bài đồ án chuyên ngành này không thể
tránh được nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm
của quí Thầy Cô để bài đồ án này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa chúng em xin gửi đến quí Thầy Cô lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp
nhất!

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v


DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC..................................................2
1.1. Vị trí trong phân loại thực vật....................................................................................... 2
1.1.1. Họ Fabaceae ...............................................................................................2
1.1.2. Chi Thóc Lép (Desmodium) .......................................................................3
1.1.3. Loài Desmodium styracifolium ..................................................................3
1.2. Tổng quan về thực vật .................................................................................................... 4
1.2.1. Mô tả thực vật .............................................................................................4
1.2.2. Vi phẫu .......................................................................................................5
1.3. Sinh thái và phân bố ........................................................................................................ 7
1.3.1. Sinh thái ......................................................................................................7
1.3.2. Phân bố .......................................................................................................7
1.3.3. Trồng trọt ....................................................................................................7
1.3.4. Thu hoạch và chế biến ................................................................................8
1.4. Bộ phận dùng .................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ..................................9
2.1. Flavonoid ............................................................................................................................ 9
2.2. Alkaloid ............................................................................................................................. 12
2.3. Terpenoids ........................................................................................................................ 12
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ ......................................14
3.1. Tác dụng trị sỏi thận ...................................................................................................... 14
3.2. Tác dụng trên hệ tim mạch ........................................................................................... 15
3.3. Tác dụng ức chế alcohol dehydrogenase (ADH) ................................................... 16
3.4. Trị đường mật viêm không do vi khuẩn ................................................................... 16
3.5. Công dụng trong y học cổ truyền ............................................................................... 17
3.5.1. Tính vị, quy kinh ......................................................................................17

iii
3.5.2. Tác dụng ...................................................................................................17
3.5.3. Chủ trị .......................................................................................................17
3.5.4. Liều dùng ..................................................................................................17
3.6. Một số bài thuốc và chế phẩm từ Kim tiền thảo .................................................... 17
3.6.1. Một số bài thuốc từ Kim tiền thảo ............................................................17
3.6.2. Kiêng kỵ ...................................................................................................18
3.6.3. Độc tính ....................................................................................................18
3.7. Một số chế phẩm từ Kim tiền thảo ............................................................................. 19
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT & PHÂN LẬP ...............................21
4.1. Phương pháp chiết xuất................................................................................................. 21
4.1.1. Chiết xuất & phân lập bằng dung môi Methanol (MeOH) ......................21
4.1.2. Chiết xuất toàn cây Kim tiền thảo bằng dung môi Ethanol (EtOH) ........23
4.1.3. Chiết xuất hạt Kim tiền thảo bằng dung môi Ethanol (EtOH) .................25
CHƯƠNG 5. KIỂM NGHIỆM .................................................................................27
5.1. Mô tả dược liệu ............................................................................................................... 27
5.2.1. Định tính hóa học .....................................................................................27
5.2.2. Sắc ký .......................................................................................................27
5.3. Định lượng ........................................................................................................................ 28
5.3.1. Phương pháp cân ......................................................................................28
5.3.2. Phương pháp đo phổ tử ngoại ..................................................................28
5.3.3. Phương pháp đo màu ................................................................................28
5.4.4. Phương pháp sắc ký lỏng HPLC ..............................................................28
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................29
6.1. Kết luận ............................................................................................................................. 30
6.2. Kiến nghị........................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................31

iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ


D. Styracifolium Desmodium Styracifolium
TFDS Tổng số flavonoid của D. styracifolium
CaOx Canxi oxalat
Ang II Angiotensin II
OPN Loãng xương
ADH Alcohol dehydrogenase (ADH)
NAD + Nicotinamide adenine dinucleotide
CCE Clematis chinensis
EtOH Ethanol
MeOH Methanol
HPLC Sắc kí lỏng hiệu năng cao

v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hoa, lá và quả cây Kim tiền thảo ..............................................................4


Hình 1.2. Vi phẫu lá Kim tiền thảo ...........................................................................5
Hình 1.3. Vi phẫu Thân Kim tiền thảo ......................................................................6
Hình 2.4. Các công thức cấu tạo của Flavonoid .....................................................10
Hình 2.5. Các hợp chất Flavonoid từ D. styracifolium ...........................................11
Hình 2.6. Cấu trúc hóa học của 1 – 7 ......................................................................11
Hình 2.7. Công thức cấu tạo các alkaloid trong D. styracifolium ...........................12
Hình 2.8. Soyasoponin I ..........................................................................................12
Hình 2.9. Công thức cấu tạo 2 saponin triterpenoid ...............................................13
Hình 4.10. Hợp chất chiết xuất và phân lập bằng Methanol ...................................22
Hình 4.11. Sơ đồ chiết xuất Kim tiền thảo với Methanol .......................................22
Hình 4.12. Hình chụp tia X cấu trúc hợp chất 1 và 2 ..............................................23
Hình 4.13. Cấu trúc các hợp chất mới được phân lập .............................................24
Hình 4.14. Sơ đồ chiết xuất toàn cây Kim tiền thảo bằng Ethanol .........................24
Hình 4.15. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ hạt Kim tiền thảo ............................25
Hình 4.16. Sơ đồ chiết xuất hạt Kim tiền thảo bằng dung môi Ethanol .................26
Hình 5.17. Sắc ký đồ HPLC dịch chiết Kim tiền thảo bước sóng 272nm ..............29
Hình 5.18. Các cấu trúc hóa học tương ứng sắc ký đồ trong hình 5.17 ..................29

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Một số chế phẩm thông dụng .................................................................20

vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị sỏi thận đã được bắt đầu chú ý nghiên
cứu từ cuối những năm 1970. Kim tiền thảo - Desmodium styracifolium (Osb.)
Merr., họ Đậu (Fabaceae) - là loại dược liệu rất công hiệu để chữa các bệnh về sỏi
tiết niệu.
Ở Việt Nam cây Kim tiền thảo mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi ở nước ta
như Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ngãi…được thu
hái vào mùa hạ, mùa thu, có thể dùng tươi hay phơi khô. [9]
Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền, Kim tiền thảo là nguồn dược
liệu quan trọng dùng để chữa các bệnh về thận, sỏi thận, sỏi túi mật, bàng quang,
phù thũng, đái buốt, khó tiêu, thanh nhiệt, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm, trị các chứng
nhiệt, ung nhọt, hoàng đản…Tại Việt Nam, Kim tiền thảo đã được nghiên cứu tính
kháng khuẩn từ năm 1975, đưa vào Dược liệu Việt Nam từ năm 1978 và có trong
Dược điển Việt Nam III xuất bản 2002. Một số công trình nghiên cứu cho thấy thành
phần hóa học của Kim tiền thảo có chứa flavonoid, alkaloid, triterpenoid,… Thử
nghiệm độc tính trên chuột nhắt có liều tương đương với 333 lần liều lâm sàng đã
cho thấy Kim tiền thảo hầu như không có độc tính. Kết quả nghiên cứu lâm sàng
cho thấy Kim tiền thảo có hiệu lực điều trị tốt đối với sỏi có gốc Calcium. [8]
Xuất phát từ thực tế trên chúng em đã chọn đề tài “ Tổng quan về cây Kim tiền
thảo Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.” để tìm hiểu mối quan hệ giữa thành
phần hóa học của cây với công dụng dược tính đã được sử dụng làm ra các chế phẩm
thông dụng trên thị trường hiện nay.
Tổng quan được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tổng quan về thực vật học
- Tổng quan về thành phần hóa học
- Tổng quan về tác dụng dược lý
- Phương pháp chiết xuất
- Kiểm nghiệm

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
1.1. Vị trí trong phân loại thực vật
Theo hệ thống phân loại của Bentham and Hooker’s, vị trí của Desmodium
styracifolium (Osb.) Merr. được xếp như sau:
Giới thực vật (Plantae)
Phân giới thực vật bậc cao
Ngành Thực vật có hoa (Magnoliophyta)
Phân lớp Hai lá mầm (Magnoliophyta)
Bộ Đậu (Fabales)
Họ Đậu (Fabaceae)
Chi Thóc lép (Desmodium)
Loài Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.[17]
1.1.1. Họ Fabaceae
Dạng sống: Thân cây gỗ to hay nhỏ, dây leo nhờ thân quấn hay vòi cuốn hoặc là cỏ
sống 1 năm hay nhiều năm, đa số thân non đều có lông.
Rễ: Có nốt rễ chứa vi khuẩn cộng sinh, có khả năng cố định nitơ trong không khí, có
khi biến thành củ.
Lá: Mọc cách, kép hình lông chim 1-2 lần, chẵn hay lẻ. Lá kép đôi khi giảm còn 3 lá
chét hoặc thu hẹp thành vòi cuốn. Đôi khi cây không có lá .
Cụm hoa thường là chùm ở ngọn cành hay nách lá.
Hoa: Hoa đối xứng 2 bên, cánh hoa cờ (cánh lớn và trùm lên 2 cánh bên), tràng tiền
khai lợp úp. Nhị 10, tất cả đều dính nhau thành ống, 9 dính nhau còn chiếc thứ 10 tự
do. Noãn cong hình móng ngựa và có chân ngắn.
Quả: Đậu nhưng đôi khi không mở mà phân đốt, đứt khúc thành từng đoạn có 1 hạt
ở bên trong.
Thế giới có 500 chi, 20.000 loài. Phân bố ở toàn cầu.
Việt Nam có 90 chi, trên 450 loài.
Phân loại: Họ được phân thành 10 - 11 tông căn cứ vào dạng sống, dạng lá, mức độ
dính của nhị Sophoreae, Podalyrieae, Genisteae, Trifolieae, Loteae, Galegeae,
Hedysareae, Vicieae, Phaseoleae, Dalbergieae. Một số gộp 3 họ: Mimosaceae,

2
Caesalpiniaceae và Fabaceae thành một họ Leguminosae có quan hệ với Hoa hồng
qua họ Vang.
Giá trị kinh tế: Nguồn cây làm rau quan trọng, cây làm thuốc, cây làm thức ăn gia
súc, cây làm cảnh và cây cải tạo đất.[15]
1.1.2. Chi Thóc Lép (Desmodium)
Chi Thóc Lép hay còn là Chi Tràng (danh pháp khoa học: Desmodium).
Dạng sống: Thân cỏ, mọc bò. Thân hình trụ, màu xanh hơi vàng, phủ đầy lông mịn
màu vàng hoe.
Lá: Lá mọc so le, đơn hay kép lông chim lẻ gồm 1-3 lá chét; lá chét ở giữa to hơn 2
lá bên. Cuống lá dài 2-4 cm, hình trụ phù ở đáy, phủ đầy lông trắng. Hai lá kèm hình
mũi mác, dài 6-9 mm, ngang 2-3 mm, nhiều gân dọc, đầy lông trắng mịn. Lá kèm con
nhỏ, hình tam giác. Lá chét có phiến tròn hoặc hơi xoan, đường kính 2-4 cm, ít khi
đến 5 cm, mép nguyên, đỉnh tròn hay tù hoặc chia 2 thùy cạn, đáy hình tim; mặt trên
nhẵn, màu hơi vàng hoặc lục xám; mặt dưới mốc mốc do phủ đầy lông mịn màu trắng;
gân lá kiểu lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ 8-10 đôi; cuống lá dài 1-2 mm, phủ
đầy lông trắng mịn. Hai lá chét bên có phần phiến hai bên gân giữa không đều nhau
ở gốc, một bên to, một bên hơi nhỏ hơn.
Hoa: Hoa nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Hai cuống hoa của xim hướng ra hai
bên sau đó xụ xuống trên quả. Cánh hoa 5, màu tím hồng, nhẵn, nhiều gân dọc, không
đều, tiền khai cờ.
Quả: Quả loại đậu xụ xuống, mang đài tồn tại ở gốc, dẹp, dài 1,5-2 cm, ngang 3-4
mm, nhiều lông trắng mịn, chia thành 2-6 đốt, hiếm khi 1.[3]
1.1.3 Loài Desmodium styracifolium
Tên Khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
Tên tiếng Việt: Đậu vảy rồng; Mắt rồng; Mắt trâu; Kim tiền thảo; Đuôi chồn quả
cong.
Tên khác: Hedysarum styracifolium Osbeck; Uraria styracifolia (Osbeck) Wight &
Arn.; Hedysarum retroflexum L.; Desmodium retroflexum (L.) DC.; Uraria
retroflexa (L.) Drake; Hedysarum capitatum Burm.f.; Desmodium capitatum
(Burm.f.) DC.; Meibomia capitata (Burm.f.) Kuntze.[15]

3
1.2. Tổng quan về thực vật
1.2.1. Mô tả thực vật
Dạng sống: Kim tiền thảo là dược liệu dạng thân thảo, sống lâu năm, thân bò sát dưới
mặt đất, dài khoảng 1 m
Lá: Lá cây mọc so le gồm 1 – 3 chét, rộng 2 – 4 cm, chiều dài khoảng 2,5 – 4,5 cm.
Chét giữa của lá có hình mắt chim, các lá bên có hình bầu dục. Mặt trên lá có màu
xanh lục, mặt dưới phủ lông trắng bạc, khi sờ vào có cảm giác mềm mại ( Xem hình
1.1.B)
Hoa: Hoa Kim tiền thảo mọc thành chùm, thường mọc ở nách lá. Tràng hoa hình
bướm, màu tía. Hoa màu hồng, mỗi chùm có 2 – 3 hoa ( Xem hình 1.1.A)
Quả: Quả loại đậu, chiều dài khoảng 14 – 16 mm, bên trong có 4 – 5 hạt nhỏ (Xem
hình 1.1.B)[7][13]

B C
Hình 1.1. Hoa, lá và quả cây Kim Tiền Thảo
A. Hoa Kim tiền thảo B. Lá, quả Kim tiền thảo C. Toàn cây Kim tiền thảo

4
1.2.2. Vi phẫu
Lá: có gân lồi ở mặt dưới. Tế bào biểu bì của gân chính có kích thước nhỏ hơn so với
tế bào ở phiến lá. Mặt trên của phiến lá nhẵn, mặt dưới mang nhiều lông che chở và
lông tiết. Lông che chở có loại đa bào, dài (chân có 1-2 tế bào rất ngắn, tế bào ở đầu
rất dài), cũng có loại đơn bào ngắn hơn và đầu thường cong hình móc câu. Lông tiết
đa bào có chân phình to gồm nhiều tế bào, phía trên lông thon nhỏ, đầu tù. Mô mềm
giậu và mô mềm ở 2 bên phiến lá hơi lấn sâu vào phần gân lá khá đặc biệt. Lớp mô
dày góc nằm sát biểu bì trên và dưới của gân chính. Đám mô cứng nhỏ có hình tròn
rất đặc sắc bao bọc bó libe - gỗ phụ, nằm sát lớp mô dày trên. Bó libe - gỗ chính hình
cung, sát libe là một vòng mô cứng, đa số phát triển thành sợi. (Xem hình 1.2 )
Trong đó:
1. Biểu bì trên
2. Mô mềm giậu
3. Bó sợi
4. Mô mềm khuyết
5. Gỗ
6. Lông che chở
7. Các khối màu
8. Libe
9. Sợi trụ bì
10. Biểu bì dưới
11. Lông tiết

Hình 1.2. Vi phẫu lá Kim tiền thảo


Thân: Có tiết diện gần như tròn. Biểu bì gồm những tế bào khá nhỏ mang nhiều lông
che chở, lông tiết (giống như ở lá). Mô dày phiến gồm 2-3 lớp tế bào. Mô mềm vỏ
đặc, thỉnh thoảng xen kẻ những khoảng gian bào, thành hơi nhăn. Ở vùng sát với mô
cứng thường có chứa tinh thể calci oxalat hình khối lập phương. Mô cứng thường hoá
sợi tạo thành cung phủ lên bó libe. Bó libe - gỗ gồm libe I là những tế bào nhỏ có
thành mỏng, xếp lộn xộn, có nhiều quản bào. Libe II gần như liên tục gồm những tế
bào xếp đồng tâm và xuyên tâm khá đều đặn. Gỗ tạo từng bó gồm gỗ II và gỗ I, xen

5
kẽ giữa những tia gỗ. Tầng sinh libe - gỗ khá liên tục. Mô mềm tuỷ rộng, cấu tạo bởi
những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ (nằm
kế phần bị nhuộm màu xanh với thuốc nhuộm carmin-lục iod) rất đặc biệt. (Xem hình
1.3)
Trong đó:
A. Lược đồ thân
B. Vi phẫu thân
C. Lông che chở
D. Lông tiết
E. Các khối màu
F. Tinh thể canxi oxalat hình lặng trụ
1. Lông che chở
2. Lông tiết
3. Biểu bì
4. Tế bào nhu mô vỏ
5. Các bó trụ bì
6. Các khối màu
7. Libe
8. Gỗ
9. Nhu mô tủy
10. Tinh thể canxi oxalat hình lăng
trụ.

Hình 1.3. Vi phẫu Thân Kim tiền thảo


Bột: Bột có màu lục nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Lông che
chở đa bào gồm chân có 1–2 tế bào thật ngắn, phần trên của lông rất dài, có đầu nhọn;
cũng có loại lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn hay có móc hình câu. Lông tiết đa
bào chân phình to gồm 2 hàng tế bào, mỗi hàng khoảng 4–5 tế bào với chất tiết màu
vàng, phần trên của lông thuôn dài, đầu tù. Mảnh biểu bì mang lông che chở và lỗ
chân lông bị gãy còn sót lại, có hình tròn. Lỗ khí kiểu song bào (1 to, 1 nhỏ) thường
nằm rời. Mảnh biểu bì dưới của lá mang đầy lông che chở. Mảnh biểu bì thân gồm
những tế bào dài, thành mỏng bên trong thường có rải rác vết sắc tố màu nâu, vàng

6
nâu. Thỉnh thoảng có tế bào mô cứng có vách dày. Nhiều bó sợi bị tưa ra. Mảnh mạch
vạch, mạch xoắn, mạch điểm.[7]
1.3. Sinh thái và phân bố
1.3.1. Sinh thái
Mọc hoang ở các vùng đồi núi trung du ở nước ta, độ cao dưới 600 m so với mực
nước biển.
Thích hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc ấm mát, đất ít chua, có thành phần cơ giới
trung bình, ẩm và thoát nước nhưng chịu được đất chua, nghèo xấu và khô hạn.
Ưa sáng nhưng cũng chịu được bóng râm, sống lưu niên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi
thân, chồi cành đều rất khỏe.
1.3.2. Phân bố
Kim tiền thảo phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, mọc hoang ở vùng núi trung
du có độ cao dưới 1000 m.
Tại Việt Nam, loài này được tìm thấy ở vùng đồi núi như Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái,
Lạng Sơn, Ninh Bình,…[7]
1.3.3. Trồng trọt
Điều kiện gây trồng:
Không trồng ở vùng giá rét, đất ngập úng, bí chặt, đất kiềm mặn hoặc dưới bóng che
rậm rạp quanh năm.
Nguồn giống:
Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì hạt
giống sẵn và đỡ tốn công hơn.
Vào tháng 4-5 khi quả chín vỏ có màu nâu thì thu hái phơi khô đập mạnh để tách vỏ,
sàng sẩy kỹ loại hết tạp chất thu lấy hạt.
Phơi khô hạt dưới nắng nhẹ, cho vào túi ni lông buộc kín bảo quản nơi khô ráo thông
thoáng, chú ý chống kiến vì hạt có mùi thơm hấp dẫn.
Gây trồng và chăm sóc:
Có thể trồng toàn diện theo hàng dưới tán rừng thưa trong các vườn quả hay theo đám
lỗ trống, nhất là ở giai đoạn cây chưa khép tán để kết hợp che phủ đất. Nơi đất dốc

7
trồng xen thành băng xanh ngang dốc giữa các băng cây chính để kết hợp hạn chế
dòng chảy mặt, chống xói mòn và giữ đất.
Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân hay đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm.
Mật độ trồng ổn định khoảng 10.000-15.000 cây/ha (cự ly 1 x 1m hoặc 0,8 x 0,8m).
Làm đất toàn diện, cuốc hoặc cày theo rạch sâu và rộng 5-10 cm. Nơi đất xấu bón lót
1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh theo rạch cho 1 ha trước lúc gieo hạt.
Ngâm hạt trong nước ấm 40-50oC (2 sôi 3 lạnh). Trong 4-5 giờ vớt ra để ráo nước,
trộn hạt với cát hoặc đất mịn khô đem gieo thẳng theo rạch, lấp đất kín hạt dày 2-3
cm, phủ rơm rạ đã khử trùng lên rạch sau khi gieo xong (lượng hạt gieo 1 kg cho 1
ha).
Theo dõi khi hạt nảy mầm thì dỡ bỏ vật che phủ, chú ý phòng trừ kiến tha hạt và sâu
dế cắn mầm.
Khi cây được 3-4 lá thì bắt đầu tỉa dặm cây, điều tiết mật độ ổn định. Cây được 5-10
lá nhổ cỏ xới đất vun gốc cho cây.
1.3.4. Thu hoạch và chế biến
Thu hái 1-2 lần mỗi năm vào vụ hè và vụ thu, cắt toàn bộ phần thân cành và lá trên
mặt đất chừa lại phần thân sát gốc dài 4-5 cm để tái sinh chồi cho lần sau.
Phơi thật khô sản phẩm đã thu hoạch cho vào bao tải hoặc bao ni lông giữ nơi khô
ráo thoáng mát để bán cho cơ sở thu mua dược liệu.[5]
1.4. Bộ phận dùng
Toàn thân cây Kim tiền thảo đều có thể dùng làm thuốc.Thân, cành mang lá đã phơi
khô của cây Kim tiền thảo.[16]

8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong Kim tiền thảo có chứa các thành phần:
 Các Flavonoid: Kaempferol, quercetin, astragalin, vicenin 1, vicenin 2, vicenin 3,
schaftoside, isoschaftoside, vitexin, isovitexin, 7,4’-dihydroxy-3’-methoxy-
isoflavone, aromadendrin, 2’-hydroxygenistein, desmoxyphillin A, chrysoeriol,
5,7,4’-trihydroxy-coumaronochromone, luteolin, 2,3-trans-3,5,7,2’,4’-
pentahydroxy-flavanone, orobol.
 Các Alkaloid: Desmodimine, desmodilactone,…
 Các Terpenoid: Lupeol, soyasaponin I, soyasapogenol B, soyasapogenol E, …
 Ngoài ra còn có: các hợp chất Steroides, Phenolic acid, Polysaccharid, Tinh dầu
dễ bay hơi.
Kim tiền thảo thu thập được ở Việt Nam có fIavonoid 0,46 % và saponin 3,1 %. [14]
2.1. Flavonoid
 Các công thức cấu tạo của Flavonoid có trong Kim tiền thảo (Xem hình 2.4)

Vitexin Isovitexin

Schaftoside Astragalin

9
Kaempferol Quercetin

Hình 2.4. Các công thức cấu tạo của Flavonoid


 Năm 2010, Minh Giang Phan và các cộng sự đã nghiên cứu về các hợp chất
flavonoid từ D. styracifolium. Trong nghiên cứu hóa học của các bộ phận của D.
styracifolium có nguồn gốc từ việt nam có các chất như 2-isoflavon, homoferreirin
(1) và 5,7-dihydroxy-2’,3’,4’-trimethoxyisoflavanone (2), 2-isoflavones,
panchovillin (3) và genistein (4), 6-flavonoid C-glucosides, isoorientin (5),
isoschaftoside (6), schaftoside (7), isovitexin (8), isoorientin 3’-O-methyl ether
(12), orientin (13), 5-flavonoid O-glucosides, genistin (9), ambonin (10), quercetin
3-O-β-D-glucopyranoside (14), astragalin (15), genistein 7-O-β-D-apiofuranosyl-
(1- 6)-O-β-D-glucopyranoside (16), và một amide, desmodilactone (11), đã được
phân lập. (Xem hình 2.5) [24]

1,2 3,4
1: R1 = H; 2: R1 = OCH3 3: R1 = R3 = OCH3 R2 = CH3
4: R1 = R2 = R3 = H

5 - 8, 12 -15 9, 10, 16 11

10
5: R1 = β-Glc, R2 = R3 = H, R4 =OH; 6: R1 = α-Ara, R2 = β-Glc, R3 = R4 = H
7: R1 = β-Glc, R2 = α-Ara, R3 = R4 = H; 8: R1 = β-Glc, R2 = R3 = R4 = H
9: R1 = OH, R2 = β-Glc; 10: R1 = H, R2 = β-Api-(1-6)-β-Glc
12: R1 = β-Glc, R2 = R3 = H, R4 = OCH3; 13: R1 = R3 = H, R2 = β-Glc, R4 = OH
14: R1 = R2 = H, R3 = O- β-Glc, R4 = OH; 15: R1 = R2 = R4 = H, R3 = O-β-Glc
16: R1 = OH, R2 = β-Api-(1-6)-β-Glc
Hình 2.5. Các hợp chất Flavonoid từ D. Styracifolium
 Năm 2007, Ming Zhao và các cộng sự đã nghiên cứu về isoflavanones và O-
glycoside từ D. styracifolium. Nghiên cứu cho thấy hợp chất 1 là 5,7-dihydroxy-
2’,3’,4’-trimethoxy-isoflavanone (1). Hợp chất 2 là 5,7-dihydroxy-2’-methoxy-
3’,4’-methylenedioxy-isoflavanone (2). Hợp chất 3 là 5,7-dihydroxy-2’,3’,4’-
trimethoxy-isoflavanone 7-O-β-glucopyranoside (3). Hợp chất 4 là 5,7-dihydroxy-
2’-methoxy-3’,4’-methylenedioxy-isoflavanone 7-O-β-lucopyranoside (4). Hợp
chất 5 là 5,7-dihydroxy-2’,4’-dimethoxy-isoflavanone 7-O-β-glucopyranoside (5).
Hợp chất 6 là 5,7,4’-trihydroxy-2’,3’-dimethoxy-isoflavanone 7-O-β-
glucopyranoside (6). Hợp chất 7 là 3,5,7,4’-tetrahydroxy-coumaronochromone
(7). (Xem hình 2.6) [23]

1–6 7
R1 R2 R3 R4
1 OCH3 OCH3 OCH3 OH
2 OCH3 OCH2O OH
3 OCH3 OCH3 OCH3 OGlc
4 OCH3 OCH2O OGlc
5 OCH3 H OCH3 OGlc
6 OCH3 OCH3 OH OGlc
Hình 2.6. Cấu trúc hóa học của 1 – 7

11
2.2. Alkaloid

Desmodimine Desmodilactone
Hình 2.7. Công thức cấu tạo các alkaloid trong D. Styracifolium
2.3. Terpenoids
 Soyasaponin I – và một số triterpenoid khác - có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi
canxi oxalat ở thận. Cao Kim tiền thảo thí nghiệm trên chuột cống trắng có tác
dụng ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalat ở thận do ức chế sự tăng trưởng của
canxi oxalalat monohydrat đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu. Vì thế Kim
tiền thảo có thể đánh tan sỏi và ổn định lượng canxi trong cơ thể, pha loãng nước
tiểu giúp ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của viên sỏi.
Mặc khác trong Kim tiền thảo còn có chứa lupenone và lupeol có tác dụng chống
viêm, chống co thắt, kháng khuẩn, các hoạt chất trong Kim tiền thảo có tác dụng
làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện cho viên sỏi di chuyển xuống và
đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, từ đó làm giảm các triệu chứng đau buốt
khi đi tiểu, hay đi tiểu nhiều lần, phù thũng. ( Xem hình 2.8) [6]

Hình 2.8. Soyasoponin I

12
 Năm 1989, Tomoko Kubo và các cộng sự đã nghiên cứu về các thành phần của D.
styracifolium. Nghiên cứu này cho thấy hai saponin triterpenoid (1 và 2) được phân
lập từ D. styracifolium và cấu trúc hóa học đặc trưng của chúng là Soyasaponin I
và một saponin mới, 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-galactopyranosyl- (1
→ 2) -β-D-glucuronopyranosyl] Soyasapogenol E, tương ứng, bằng phương pháp
hóa học và quang phổ. (Xem hình 2.9) [26]

R1 R2 R
1 -glc UA2gal2rha H 2 -glc UA2 gal2rha
3 -H H 13 -glc UA Me2 gal2rha
4 -glc UA Me2 gal2rha H 14 -H
5 -glc UA Me2 gal H
6 -glc2-gal2rha H
7 -glc2-gal H
10 -H Me
11 -Ac Me
16 -Ac Ac
Hình 2.9. Công thức cấu tạo 2 saponin triterpenoid

13
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Các nghiên cứu cho thấy Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh,
kháng viêm, hạ huyết áp. Công dụng chủ yếu lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng
chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, viêm đường tiết niệu, khó tiêu….
3.1. Tác dụng trị sỏi thận
Desmodium styracifolium (D. styracifolium) được coi là một loại thảo dược Trung
Quốc, đã được báo cáo để điều trị các bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, các thành phần hóa
học tiềm năng và các cơ chế liên quan đến hiệu quả của nó trong điều trị sỏi tiết niệu
vẫn cần được làm sáng tỏ. Nghiên cứu của Jianfu Zhou và cộng sự vào năm 2018 về
vấn đề “Tổng số flavonoid của D. styracifolium (TFDS) làm suy giảm sự hình thành
hydroxy-1-prolin canxi oxalat (CaOx) gây ra sỏi tiết niệu ở chuột Sprague Nott
Dawley”. Các mô thận được phân lập và xử lý để đo các thông số chống oxy hóa và
kiểm tra mô bệnh học. Hyperoxal niệu gây ra sỏi thận CaOx ở chuột. Nghiên cứu chỉ
ra TFDS làm giảm đáng kể tinh thể CaOx trong các phần thận so với nhóm HLP
không được điều trị. Ngoài ra, TFDS đã được quan sát để làm giảm bài tiết oxalate
trong nước tiểu, làm giảm tình trạng nhiễm axit pro-pro, cải thiện các chức năng thận
bị suy yếu và tổn thương tế bào biểu mô thận. Hơn thế nữa, TFDS được bảo vệ chống
lại sự thay dổi căng thẳng oxy hóa thông qua việc giảm hàm lượng MDA, tăng hoạt
động CAT và GSH-Px trong homogenate thận, cũng như làm giảm biểu hiện của
protein MCP-1, OPN và TGF. Những kết quả này chỉ ra rằng TFDS có tác dụng có
lợi trong việc ức chế sự hình thành CaOx ở thận của chuột có thể thông qua sự kết
hợp của các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, kiềm hóa nước tiểu và làm giảm
nồng độ các thành phần tạo sỏi trong nước tiểu. Do đó, TFDS có thể có ý nghĩa lâm
sàng trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào thận oxy hóa và cuối cùng là hình thành
sỏi thận. Dữ liệu cung cấp một lý do sử dụng thuốc TFDS trong sỏi thận và xác định
điều này như một nguồn tiềm năng của thuốc chống sỏi mới.
Sỏi tiết niệu, đặc trưng bởi đa sinh học trong đường tiết niệu, là một trong những rối
loạn tiết niệu phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ lưu hành và tái phát cao. CaOx đã
được hiển thị là thành phần chính của sỏi tiết niệu và tăng ure niệu và là một trong
những yếu tố rủi ro chính của CaOx sỏi thận. D. styracifolium được sử dụng rộng rãi

14
để điều trị bệnh sỏi thận vì tính thanh nhiệt của nó là tốt như tính chất lợi tiểu. Văn
học dân tộc từ Trung Quốc cổ đại tiết lộ rằng D. styracifolium đã được sử dụng trong
y học cổ truyền để điều trị sỏi tiết niệu, tim mạch, bệnh mạch máu não và viêm gan.
Nghiên cứu in vivo xác nhận dịch chiết D. styracifolium ức chế sự hình thành đá
CaOx thông qua việc tăng bài tiết citrat nước tiểu, giảm canxi niệu, cũng như tác
dụng chống oxy hóa ở chuột. Dữ liệu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với tế bào thận các tinh
thể oxalate hoặc CaOx dẫn đến việc tạo ra ROS, gây ra stress oxy hóa cùng với biểu
mô thận tổn thương tế bào, trực tiếp làm nặng thêm dạng tinh thể CaOx-tion và lắng
đọng trong ống thận. Một số các đại phân tử đã được phát hiện để điểu chỉnh quá
trình dừng bao gồm angiotensin II (Ang II), làm tăng trưởng yếu tố β (TGF-β), protein
đơn chất hóa học đơn chất -1 (MCP-1) và loãng xương (OPN). Ngoài ra, một loạt các
nuôi cấy mô và nghiên cứu mô hình động vật đã chứng minh điều trị bằng chất chống
oxy hóa và các gốc tự do làm giảm chấn thương oxalate và tinh thể CaOx ở thận.
Những kết quả này chỉ ra một tiềm năng lớn cho ứng dụng trị liệu của chất chống oxy
hóa và các gốc tự do để giảm hình thành tinh thể và tái phát đá.
Trong nghiên cứu này, cho thấy tác dụng các flavonoid của D. styracifolium làm suy
giảm sự hình thành Hydroxy-l-proline canxi oxalate gây ra sỏi tiết niệu ở chuột. [21]
3.2. Tác dụng trên hệ tim mạch
Dược lý tim mạch của dịch chiết nước D. styracifolium và Clematis chinensis (CCE)
đã được nghiên cứu trên chuột cả in vivo và in vitro . D. styracifolium đã tạo ra hai
hành động hạ huyết áp liên tiếp: lần đầu tiên thông qua quá trình bão hòa thụ thể
cholinergic, trong khi hành động thứ hai tăng cường bởi sự phong tỏa của hạch tự trị
và α-adrenoceptor. Trái ngược với D. styracifolium, CCE chỉ tạo ra trên phản ứng hạ
huyết áp được điều hòa thông qua hoạt động histaminergic. Hơn nữa, cả hai chiết
xuất thư giãn dải động mạch đuôi xoắn ốc methoxamine bị cô lập. CCE cũng tạo ra
cả hai hiệu ứng chronotropic âm tính và inotropic đối với tâm nhĩ bị cô lập, trong khi
D. styracifolium là chronotropic dương mà không có tác dụng rõ ràng đối với lực co
bóp. [20]

15
3.3. Tác dụng ức chế alcohol dehydrogenase (ADH)
Alcohol dehydrogenase (ADH) xúc tác quá trình oxy hóa rượu với giảm nicotinamide
adenin dinucleotid (NAD +) ở nhiều sinh vật. Trong cơ thể con người ADH cũng
tham gia vào quá trình oxy hóa methanol để tạo thành aldehyd và ethylene glycol
thành axit glycolic và oxalic. Tuy nhiên sự tồn tại của formaldehyd hoặc axit glycolic
có hại cho con người. Thuốc ức chế ADH cản trở sự trao đổi chất của methanol và
ethylene glycol, do đó có thể được sử dụng trong các liệu pháp điều trị bằng chất độc
methanol và ethylene glycol ở người. Hơn nữa các chất ức chế ADH có thể ngăn chặn
sự tích lũy của acetaldehyd ở người nghiện rượu. D. styracifolium (Osb.) Merr. được
biết đến ở Trung Quốc với đặc tính thanh nhiệt và lợi tiểu. Nó cũng là một loại thuốc
quan trọng của Trung Quốc cho phương pháp điều trị sỏi thận và bệnh mạch máu
não. Các chất cho thấy rằng chiết xuất ethyl acetate của D. styracifolium cho thấy sự
ức chế trên ADH.
Liangliang Liu và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu vào năm 2015 về tác dụng ức chế
của dịch chiết Kim tiền thảo (D. styracifolium (Osb.) Merr.) đối với enzym alcohol
dehydrogenase, enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa ethanol,
methanol và ethylen glycol. Trong nghiên cứu này, các chất ức chế ADH từ D.
styracifolium sử dụng phương pháp ly tâm siêu lọc, kết hợp với HPLC – MS. Các
điều kiện thí nghiệm bao gồm nồng độ enzyme, thời gian ủ, PH và nhiệt độ, tối ưu
hóa điều kiện sàng lọc. Hai chất ức chế ADH được xác định dưới mức tối ưu điều
kiện. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh phương pháp này có thể sàng lọc và phân
tích ức chế ADH mà không cần tinh chế mẫu tự nhiên và sàng lọc. [22]
3.4. Trị đường mật viêm không do vi khuẩn
Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 ca bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt
nhẹ và triệu chứng điển hình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần
trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình.
Uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9%. [10]

16
3.5. Công dụng trong y học cổ truyền
3.5.1. Tính vị, quy kinh
Vị ngọt, mặn, tính hơi hàn. Quy vào các kinh can, đởm, thận, bàng quang.
3.5.2. Tác dụng
+ Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm.
+ Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ.
+ “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra”.
3.5.3. Chủ trị
+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, phù thủng, hoàng đản, ung nhọt do
nhiệt độc.
+ Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt, hoàng đản.
3.5.4. Liều dùng
Ngày dùng từ 15 g đến 30 g. Dạng thuốc sắc, thường phối hợp với một số vị thuốc
khác. [4]
3.6. Một số bài thuốc và chế phẩm từ kim tiền thảo
3.6.1. Một số bài thuốc từ kim tiền thảo
 Trị sạn đường mật
Kim tiền thảo 20 g, Rau má tươi 20 g, Nghệ vàng 8 g, Cỏ xước 20 g, Hoạt thạch, Vảy
tê tê, Củ gấu đều 12 g, Mề gà 6 g, Hải tảo 8 g, nước 500 ml sắc còn 200 ml uống một
lần lúc đói hoặc sắc 2 nước chia 2 lần uống trong ngày.
 Trị sạn tiết niệu
Gom 40 g Kim tiền thảo, 20 g Mã đề, 20 g Tỳ giải, 12 g Trạch tả, 12 g Uất kim, 12 g
Ngưu tất, 8 g Kê nội kim (màng trong mề con gà) thành một thang sắc nước uống.
Mỗi ngày dùng một thang.
 Trị bệnh trĩ
Dùng Kim tiền thảo 50 g (nếu dùng tươi thì 100 g) sắc uống. Theo nhiều nghiên cứu
thì sau 1 – 3 tháng thuốc, búi trĩ sẽ hết sưng và đau.
Bài thuốc có tác dụng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại.

17
 Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật
Kim tiền thảo 40 g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20 g; Dành dành, chút chít, mỗi vị
10 g. Mang các vị thuốc trên sắc thành uống, dùng uống mỗi ngày một thang.
 Chữa quai bị
Dùng Kim tiền thảo tươi rửa sạch, giã nát đắp vào tuyến mang tai bị viêm (quai bị).
Sau 12 giờ kể từ lúc đắp thuốc vùng da bệnh sẽ khỏi sưng, đau.
 Chữa bỏng
Để điều trị các vết bỏng, dùng Kim tiền thảo tươi, rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp lên
vùng da tổn thương.
Bài thuốc có tác dụng với bỏng độ 2 và độ 3.
 Chữa tiểu buốt kèm táo bón
Kim tiền thảo 30 g; Xa tiền tử 15 g; Ngưu tất 12 g; Ô dược 10 g; Thanh bì 10 g;
Đào nhân 10 g.
Dùng các dược liệu trên sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.
 Chữa tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu
Kim tiền thảo 30 g; Xa tiền tử 20g; Tỳ giải 20 g; Hoạt thạch 20 g; Đan sâm 9 g;
Thục địa 10 g; Tục đoạn 9 g.
Mang các vị thuốc trên đi sắc thành thuốc thuốc. Mỗi ngày uống một thang. [12]
3.6.2. Kiêng kỵ
Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng. Vì Kim tiền thảo có tính hàn và qui vào kinh can nên
sẽ làm cho người bị tỳ hư và tiêu chảy bị ảnh hưởng.
3.6.3. Độc tính
Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20 g/kg liên tục trong tuần đối với chuột thí
nghiệm không thấy có tác dụng phụ. [11]

18
3.7. Một số chế phẩm từ Kim tiền thảo
CHẾ PHẨM CÔNG DỤNG
Kim tiền thảo
- Công Ty Cổ Phần dược Hậu Giang
- Thành phần: Cao khô Kim tiền thảo 200mg, tương
đương Kim tiền thảo khô 2,5g, tá dược vừa đủ 1 viên
- Công dụng: Hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu: sỏi
thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và sỏi mật.
Kim tiền thảo OPC
- Công ty Cổ Phần dược phẩm OPC
- Thành phần:120mg cao khô Kim Tiền Thảo tá duợc
vừa đủ 1 viên.
- Công dụng: Hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu: sỏi
thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và sỏi mật.
Trà Kim tiền thảo Lava
- Công ty TNHH Lava
- Thành phần: Kim tiền thảo 100%
- Công dụng:
+ Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt.
+ Tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt
+ Ức chế hình thành sỏi ở thận
Viên Tán Sỏi Tống Thạch Hoàn
- Công ty Cổ Phần ONEPHARM
- Thành phần: Kim Tiền Thảo, Thạch Vĩ, Hải Kim Sa,
Râu Ngô,…
- Công dụng: Hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu: sỏi
thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và sỏi mật.

19
Cao Kim Tiền Thảo
- Công ty TNHH Đông Nam dược Minh Nhi
- Thành phần: 100% Cây kim Tiền Thảo
- Công dụng:
+ Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, sỏi niệu, tiểu buốt, tiểu
dắt.
+ Tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt
Ức chế hình thành sỏi thận.

Bảng 3.1. Một số chế phẩm thông dụng

20
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT & PHÂN LẬP
4.1. Phương pháp chiết xuất
Có nhiều thành phần hoạt chất cũng như các phương pháp chiết xuất Kim tiền thảo
khác nhau tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo cáo này nhóm nghiên cứu sẽ trình bày
một số phương pháp chiết xuất từ các nghiên cứu gần đây và các phát hiện hoạt chất
mới. Phần chiết xuất trong bài báo cáo này cũng chủ yếu tập trung vào các hợp chất
flavonoid đã biết hoặc mới được tìm thấy trong Kim tiền thảo. Tuy nhiên không có
phương pháp chiết chung nào để chiết flavonoid vì chúng rất khác nhau về độ tan
trong nước và các dung môi hữu cơ. [2]
Các dẫn chất flavon, flavonol có OH tự do ở vị trí 7 tan được trong dung dịch kiềm
loãng dựa vào đó để chiết.
Để chiết flavonoid glycosid phải loại các chất thân dầu bằng ether dầu hỏa sau đó
chiết bằng nước nóng hoăc methanol hoặc ethanol hay hỗn hợp CHCl3 và ethanol.
Để phân lập các flavonoid người ta sử dụng phương pháp sắc ký cột. Có thể dùng pha
tĩnh là cellulose, silicagel, magnesol…Một số hệ cột được kể đến như Sephadex LH-
20, ODS.
4.1.1. Chiết xuất & phân lập bằng dung môi Methanol (MeOH)
Nguyên liệu 1kg Kim tiền thảo (toàn cây) chiết hồi lưu bằng MeOH. Dịch chiết thu
được đem cô rồi thu hồi dung môi thu được cao MeOH (50 g). Lắc phân bố với n-
BuOH-H2O để lắng tự nhiên thu được cao n-BuOH được phân tách bằng kỹ thuật sắc
ký cột Sephadex LH-20 (MeOH) thu được 2 phân đoạn triterpenoid (21,6 g) và
flavonoid (9,73 g).
Phân đoạn triterpenoid được tiếp tục đem đi cô bằng sắc ký cột silicagel
(CHCl3:MeOH:H2O =9:2:0,1 => 8:2:0,2 => 7:3:0,5) thu được 2 hợp chất 1 (870 mg)
và 2 (57 mg). [26]

21
R1 R2 R
1 -glc UA2gal2rha H 2 -glc UA2gal2rha
Hình 4.10 Hợp chất chiết xuất và phân lập bằng Methanol

Kim tiền thảo

Chiết hồi lưu với MeOH

Cao MeOH

Lắc phân bố với n-BuOH-H2O

Cao n-BuOH

Sắc ký cột

Phân đoạn Triterpenoid (21,6 g) Phân đoạn flavonoid (9,73 g)

Hợp chất 1 Hợp chất 2


(870 mg) (57mg)

Hình 4.11 Sơ đồ chiết xuất Kim tiền thảo với Metanol

22
4.1.2. Chiết xuất toàn cây Kim tiền thảo bằng dung môi Ethanol (EtOH)
Toàn cây Kim tiền thảo phơi khô nghiền thành bột (25 kg) chiết hồi lưu bằng EtOH–
H2O (9.5:0.5), 2 lần mỗi lần 60 phút, thu được cao EtOH. Hòa tan cao này trong nước
nóng và tiếp tục lắc phân bố với n-hexane và EtOAc.
Cao n-hexane này đem đi phân tách bằng kỹ thuật sắc ký cột với chất nhồi nhựa
macroporous resin và tiếp đến là sắc ký cột silica gel rửa giải kiểu gradient (petroleum
ether–EtOAc, 9:1 → 8:2 →7:3 →6:4 →5:5) thu được các phân đoạn H-1, H-2, H-3,
H-4, H-5. Phân đoạn H-5 sau khi tiến hành sắc ký cột silica gel rửa giải bằng hexane–
acetone (9:1 → 7:3) cho ra 128 phân đoạn khác. Trong số đó thấy được rằng có kết
tinh không màu ở phân đoạn 88-95. Phần kết tinh này được chia làm 2 phần, phần
thứ nhất đem đi hòa tan trong MeOH rồi chạy sắc ký cột Sephadex LH-20 (MeOH)
thu được hợp chất 1 (15 mg) và 2 (20 mg). Đây được xác định là 2 hợp chất isoflavon
mới được tìm thấy.

Hình 4.12 Hình chụp tia X cấu trúc hợp chất 1 và 2


Phần còn lại hòa tan trong EtOH chạy qua sắc ký cột nhồi macroporous resin dung
môi MeOH-H2O (9:1) và cột silica gel dung môi dichloromethane–acetone (9:1
→5:5) cho ra 3 phân đoạn E-1, E-2 và E-3. Phân đoạn E-3 tiếp tục chạy qua các cột
macroporous resin rửa giải MeOH-H2O (8:2) và Sephadex LH-20 rửa giải methanol
quan sát thấy có phần giàu flavonoid. Phần này cho chạy qua cột silica gel rửa giải
bằng hệ dung môi CH2Cl2–MeOH (8:2 →6:4) cho ra 90 phân đoạn nhỏ. Phân đoạn
từ 64-81 sau khi chạy qua các hệ sắc ký cột RP-18 rửa giải MeOH–H2O (3:7 →4:6)
và Sephadex LH-20 MeOH thu được các hợp chất 3 (16 mg), 4 (12 mg), 5 (15 mg) 6
(100 mg). Bốn hợp chất này được xác định là các isoflavanon 7-O-glycosid mới.
(Xem hình 4.14) [23]

23
Hình 4.13. Cấu trúc các hợp chất mới được phân lập

Kim tiền thảo

Chiết hồi lưu với EtOH - H2O

Cao EtOH

Lắc phân bố với n-hexan và EtOAc


Và đem đi sắc ký cột

Phân đoạn H1 Phân đoạn H2 Phân đoạn H3 Phân đoạn H4 Phân đoạn H5

Sắc ký cột

Phân đoạn 88-95

Hòa tan EtOH Hòa tan MeOH


rồi chạy sắc ký rồi chạy sắc ký

Phân đoạn E-1 Phân đoạn E-2 Phân đoạn E-3 Hợp chất 1 Hợp chất 2

Rửa giải MeOH–H2O

Hợp chất 3 Hợp chất 4 Hợp chất 5 Hợp chất 6

Hình 4.14. Sơ đồ chiết xuất toàn cây Kim tiền thảo bằng Ethanol

24
4.1.3. Chiết xuất hạt Kim tiền thảo bằng dung môi Ethanol (EtOH)
Nguyên liệu hạt Kim tiền thảo nghiền thành bột (15 kg) sau khi loại bỏ dầu béo bằng
ether dầu hỏa chiết hồi lưu 3 lần bằng dung môi EtOH 90% và lọc, cô thu được cao
EtOH. Tiếp tục lắc phân bố với CHCl3 (3 × 1:1) và n-BuOH (3 × 1:1), lần lượt thu
được 171 g và 664 g cao. Còn lại phần dịch chiết trong nước chứa 831 g nguyên liệu.
Qua các thử nghiệm in vitro chống oxy hóa và gốc tự do cho thấy dịch chiết n-BuOH
có hiệu quả đáng kể. Do đó dịch chiết n-BuOH được chọn để phân lập trong nghiên
cứu này. Dịch chiết n-BuOH sau phân tách bằng kỹ thuật sắc ký cột ODS (MeOH–
H2O, 1:9–10:0) thu được 20 phân đoạn (1-20). Phân đoạn 16 được phân lập bằng sắc
ký cột silicagel (CHCl3–MeOH, 9:1–1:9) thu được 8 phân đoạn nhỏ (16.1-16.8). Phân
đoạn 16.8 được chạy sắc ký liên tiếp qua các hệ ODS (MeOH–H2O, 1:9–4:6),
polyamide (MeOH–H2O, 0.5:9.5–10:0), và Sephadex LH-20 thu được các hợp chất 1
(12 mg), 2 (10 mg), 3 (17 mg). Phân đoạn số 19 sau khi chạy sắc ký cột silica gel
(CHCl3–MeOH, 1:9–6:4) cho ra 10 phân đoạn nhỏ 19-1 – 19-10. Phân đoạn 19-10
chạy sắc ký cột Sephadex LH-20 thu được hợp chất 4 (5 mg). Cấu trúc hợp chất xác
định bằng sự kết hợp các kỹ thuật quang phổ. (Xem hình 4.15) [19]

2
1

3 4
Hình 4.15. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ hạt Kim tiền thảo

25
Kim tiền thảo

Chiết hồi lưu với EtOH

Cao EtOH

Lắc phân bố với n-BuOH + CHCl3

Cao 1 (171 g) Dịch chiết n-BuOH (831 g) Cao 2 (664 g)

Sắc ký cột ODS


(MeOH–H2O,
Phân đoạn 16.8 Phân đoạn 19

Hợp chất 1 Hợp chất 2 Hợp chất 3 Hợp chất 4

Hình 4.16. Sơ đồ chiết xuất hạt Kim tiền thảo bằng dung môi Ethanol

26
CHƯƠNG 5. KIỂM NGHIỆM
5.1. Mô tả dược liệu
Dược liệu có thân hình trụ, cắt ngắn thành đoạn dài 3 cm đến 5 cm, đường kính
khoảng 0,2 cm đến 0,3 cm, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt
bẻ lởm chởm. Mùi thơm.
Bột có màu lục nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa
bào gồm chân có 1 đến 2 tế bào rất ngắn, phần trên của lông rất dài, có đầu nhọn;
lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn hay có móc hình câu. Lông tiết đa bào chân
phình to gồm 2 hàng tế bào, mỗi hàng khoảng 4 đến 5 tế bào với chất tiết màu vàng,
phần trên của lông thuôn dài, đầu tù. Mảnh biểu bì mang lông che chở và lỗ chân lông
bị gãy còn sót lại, có hình tròn. Lỗ khí kiểu song bào (1 to, 1 nhỏ) thường nằm rời.
Mảnh biểu bì dưới của lá mang đầy lông che chở. Mảnh biểu bì thân gồm những tế
bào dài, thành mỏng bên trong thường có rải rác vết sắc to màu nâu, vàng nâu. [1]
5.2. Định tính
Định tính dựa vào chuyên luận và phụ lục trong Dược Điển Việt Nam IV.
5.2.1. Định tính hóa học
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, đun nóng trong cách thủy trong 15 phút,
thỉnh thoảng lắc nhẹ. Để nguội, lọc qua giấy lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn. Hòa tan
cắn bằng 5 ml ethanol 96 % (TT) được dung dịch A. Lấy 2 ml dung dịch A, thêm vào
một ít bột magnesi (TT) và 3 giọt đến 5 giọt acid hydrocloric (TT), sẽ xuất hiện màu
hồng đen đỏ.
5.2.2. Sắc ký
Tiến hành sắc ký lớp mỏng hoặc sắc ký giấy, phát hiện trên sắc ký đồ dựa vào màu
sắc của chúng dưới ánh sáng thường hoặc tử ngoại (365 nm) trước hoặc sau khi tác
dụng với kiềm (ammoniac).
Bản mỏng: Sử dụng bản mỏng: tráng sẵn GF254 của hãng Merck.
Cô đặc dịch chiết còn lại rồi dùng mao quản chấm lên bản mỏng silicagel (cỡ kính
2,5 x 10 cm).
Dung môi khai triển: ethyl acetat- acid formic- nước (80: 10: 10) ethylacetat acid
formic nước (4:1:1) và ethylacetat acid acetic nước (20:3:4). Bản sắc ký sau khi khai

27
triển, cho ra ngoài để bay hết dung môi, rồi quan sát các vết chất trong ánh sáng
thường, bằng huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại với bước 254 nm (đối với bản
mỏng silicagel 60 GF254) trước và sau khi cho tác dụng với hơi amoniac. Ngoài ra
có thể hiện màu các vết chất bằng cách phun dung dịch kiềm, dung dịch AlCl3 2%
mới pha trong cồn cao độ. [1]
5.3. Định lượng
Phần định lượng trong bài chủ yếu tập trung vào thành phần Flavonoid có trong dược
liệu Kim tiền thảo.
5.3.1. Phương pháp cân
Áp dụng cho dược liệu giàu flavonoid và dịch chiết ít tạp chất. Các bước bao gồm:
Loại tạp bằng HCl 0,5%
Chiết bằng cồn 96%
Thủy phân bằng H2SO4
Lọc lấy quercetin, sấy cân. [2]
5.3.2. Phương pháp đo phổ tử ngoại
Dựa vào độ hấp thu phân tử (ε) hoặc độ hấp thu E 1% 1cm ở một λmax và dung môi
quy định cho từng loại flavonoid để định lượng. [2]
5.3.3. Phương pháp đo màu
Bằng phản ứng cyaniding, phản ứng kết hợp với muối diazoni, tạo phức màu với
AlCl3, muối titan, chrom…[2]
5.4.4. Phương pháp sắc ký lỏng HPLC
Sắc ký HPLC thực hiện trên cột Agilent 5 TC-C18 (4,6 × 250 mm, 5 mm) bằng cách
rửa giải kiểu gradient bằng pha động acetonitril và acid formic 0,1% (v / v), nhiệt độ
cột là 30°C và bước sóng phát hiện là 272 nm. Phương pháp này dùng định lượng
năm thành phần chính của Kim tiền thảo (vicenin-1, schaftoside, isoschaftoside,
vicenin-3 và isovitexin) để đánh giá chất lượng dược liệu. [25]
Sắc ký HPLC-ESI/MS là hệ thống gồm máy sắc ký lỏng LC-2010 (Japan) có buồng
khử khí chân không, bơm tứ phân, tiêm mẫu tự động và bộ phát hiện diod quang.
Tiến hành chạy sắc ký trên cột Ultimate XB-C-18 (250x4,6mm, 5 mm), nhiệt độ 300C

28
với pha động là acetonitril và axit formic theo chương trình gradient định sẵn như
sau:
0-8 phút, 10-12% B; 8-45 phút, 12-14% B; 45-55 phút, 14-15% B; 55-70 phút, 15-
35% B; 70-80phút, 35-50% B; 80-90 phút, 50-55% B. Phát hiện ở bước sóng 272nm,
tốc độ dòng 1ml/phút, thể tích tiêm mẫu 10µl. Để phân tích HPLC-MS máy đo khối
phổ được kết nối vào hệ thống thông qua bộ phận ion hóa ESI. Việc thu thập dữ liệu
sử dụng phần mềm Agilent Technologies Chem Station.
Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng sắc ký dấu vân tay với điều kiện tương tự. Để phân
tích sắc ký dấu vân tay các sắc ký đồ phải được chuẩn hóa thông qua việc lựa chọn
các peak phổ biến đặc trưng, 15 mẫu dịch chiết từ Kim tiền thảo thu hoạch tại các
khu vực địa lý khác nhau khi chạy HPLC cho ra bản sắc ký với 35 peak trong đó có
20 peak được cho là phổ biến vì xuất hiện trong tất cả các mẫu (Hình 5.16). [18]

Hình 5.17. Sắc ký đồ HPLC dịch chiết Kim tiền thảo bước sóng 272nm

2. R1=Glc, R2=Glc, R3=R4=H 12. R1=Oglc, R2=R3=H, R4=OH


3. R1=-Glc(2-1)Xyl, R2=R4=H, R3=OH 13. R1=R2=OH, R3=H, R4=OH
4. R1=Xyl, R2=Glc, R3=R4=H 14. R1=OH, R2=R4=H, R3=OCH3
5. R1=Glc, R2=Ara, R3=R4=H
7. R1=Ara, R2=Glc, R3=R4=H
8. R1=Glc, R2=Xyl, R3=R4=H
9. R1=Glc, R2=R3=R4=H
10. R1=Glc, R2=R4=H, R3=OH
15. R1=R2=R4=H, R3=OH
16. R1=R2=R3=R4=H 19. R1=R2=R3=OCH3
17. R1=R2=R4=H, R3=OCH3 20. R1=R3=OCH3, R2=H

Hình 5.18. Các cấu trúc hóa học tương ứng sắc ký đồ trong hình 5.17

29
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về cây Kim tiền thảo cho thấy các kết quả về tổng quan
thực vật học của cây. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cho thấy
Kim tiền thảo là loại cây dễ trồng, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, sinh trưởng nhanh
và cho thời gian thu hoạch ngắn. Tuy nhiên với sự khai thác liên tục mà không có
biện pháp tái trồng trọt nhân giống dẫn đến nguồn Kim tiền thảo ở Việt Nam hiện
đang giảm đi rõ rệt.
Phần tổng quan về thành phần hóa học cho thấy trong Kim tiền thảo có các thành
phần chính như flavonoid, alkaloid, triterpenoid và ngoài ra còn có các hợp chất
Steroides, Phenolic acid, Polysaccharid, Tinh dầu dễ bay hơi.
Phần tổng quan về tác dụng dược lý cho thấy dược liệu này có các tác dụng như chữa
sỏi thận, sỏi mật hiệu quả cùng với một số tác dụng khác lên hệ tim mạch, tiêu hóa,
tiết niệu cũng đang dần được nghiên cứu sâu hơn.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất,
phân lập các hợp chất có hoạt tính quan trọng trong Kim tiền thảo cũng như thay đổi
các dạng bào chế để cho ra các sản phẩm có tác dụng hiệu quả và tiện lợi hơn cho
người dùng.
6.2. Kiến nghị
Với kiến thức còn hạn chế và thời gian của khóa luận có giới hạn nên bài báo cáo này
vẫn chưa được chi tiết và hoàn chỉnh. Một số điểm cần phải nghiên cứu thêm như:
1. Hoạt tính sinh học, đánh giá mức độ hiệu quả trong điều trị bệnh.
2. Các hợp chất mới, đặc biệt các flavonoid mới được tìm thấy trong nghiên cứu
gần đây về hạt Kim tiền thảo.
3. Các phương pháp nhân giống và trồng trọt hiệu quả để bảo tồn và phát triển loài
dược liệu này.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam tái bản lần thứ 4, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
[2] Bộ y tế, Sách dược liệu học tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội .
[3] ĐHYD, Tra cứu cây thuốc, Cây Kim tiền thảo, 01/12/2019,
http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/201
[4] Hội đồng dược điển Việt Nam (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học,
Hà Nội.
[5] Nguyễn Ngọc Bách (2007), “Báo nông nghiệp Việt Nam”, Cây Kim Tiền Thảo,
24/12/2007, https://nongnghiep.vn/cay-kim-tien-thao-post4975.html
[6] OPC, Thành phần hóa học, 9/12/2019, http://www.kimtienthao.vn/thanh-phan-
hoa-hoc/
[7] OPCpharma, Vườn dược liệu, Kim tiền thảo, 28/12/2015,
https://opcpharma.com/vuon-duoc-lieu/kim-tien-thao.html
[8] OPCpharma, quá trình nghiên cứu thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo, 15/16/2016,

https://opcpharma.com/kien-thuc-y-hoc/suc-khoe-cho-moi-nguoi/qua-trinh-nghien-
cuu-thuoc-tri-soi-than-kim-tien-thao.html
[9] Phytopharma, Kim Tiền Thảo (Herba Desmodii), 18/06/2013,
https://www.phytopharma.vn/index.php/vi/cay-thuoc-viet-nam/131-kim-tien-thao
[10] Phúc Tâm Đường, Từ điển các vị thuốc, Kim tiền thảo, 18/09/2014,
https://www.phuctamduong.com/Vi-thuoc-van-K/KIM-TIEN-THAO-1017.html
[11] Thầy thuốc của bạn, từ điển vị thuốc, Kim tiền thảo, 9/12/2019,
https://amp.thaythuoccuaban.com/vithuoc/Kimtienthao.htm
[12] Thuốc dân tộc, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, Kim Tiền
Thảo, 03/07/2019, https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/kim-tien-thao.
[13] Thuốc vườn nhà, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
http://www.thuocvuonnha.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-
cuu/kim-tien-thao

31
[14] Tra cứu dược liệu, Kim Tiền Thảo, 9/12/2019, http://tracuuduoclieu.vn/kim-tien-
thao.html
[15]Trương Thị Đẹp (2007), “Thực vật dược”, NXB Y học Hà Nội, tr.245.
[16]Võ Văn Chi (1997), “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, NXB Y học.
[17] Wikipedia, Kim Tiền thảo, 17/07/2018,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_ti%E1%BB%81n_th%E1%BA%A3o.
TIẾNG ANH
[18] C Zhou, JG Luo, LY Kong (2012), “Quality Evaluation of Desmodium
styracifolium Using High-performance Liquid Chromatography with Photodiode
Array Detection and Electrospray Ionisation Tandem Mass Spectrometry”,
Phytochemical Analysis, pp. 240-247.
[19] Cheng, Xuan-xuan & Tang, et al (2018), “New Flavonol Glycosides from the
Seeds of Desmodium styracifolium”, Chemistry of Natural Compounds, pp. 846-850.
[20] CS Hồ, YH Wong, KW Chiu (1989), “The Hypotensive Action of Desmodium
styracifolium and Clematis chinensis”, The American Journal of Chinese Medicine,
Vol. 17, No. 03n04, pp. 189-202.
[21] Jianfu Zhou, Jing Jin, et al (2018), “Total flavonoids of Desmodium
styracifolium attenuates the formation of hydroxy-l-proline-induced calcium oxalate
urolithiasis in rats”, Urolithiasis, pp. 231–241.
[22] Lijanglijang Liu, Miao Chen, Xiaoqing Chen, (2015) “ Analysis of alcohol
dehydrogenase inhibitors from Desmodium styracifolium using centrifugal
ultrafiltration coupled with HPLC–MS”, Journal of the Serbian Chemical Society,
80, pp.1051-1059.
[23] Ming Zhao, Jin-Ao Duan, Chun-Tao Che (2007), “Isoflavanones and their O-
glycosides from Desmodium styracifolium”, Phytochemistry, pp. 1471-1479.
[24] Minh Giang Phan, et al (2010),“Flavonoid compounds from Desmodium
styracifolium of Vietnamese origin”, Chemistry of Natural Compounds, pp.797–
798.

32
[25] Sun, Xianduo, et al (2018), “An effective quantitative fingerprint method for

evaluating the quality consistency of Desmodium styracifolium”, Die Pharmazie -


An International Journal of Pharmaceutical Sciences, Volume 73, pp. 579-584.
[26] Tomoko Kubo, Shuichi Hamada, et al (1989), “Study on the Constituents of
Desmodium styracifolium”, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, Volume 37, pp.
2229-2231.

33

You might also like