You are on page 1of 69

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ


KHOA DƯỢC

BÀI BÁO CÁO MÔN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU
CÂY CỎ XƯỚC
(Achyranthes aspera L.Amaranthaceae)

GVHD: THS.DS. THÁI THỊ CẨM


THS.DS. NGUYỄN THỊ LINH EM
SVTH: TRẦN DƯƠNG MINH TÂM
MSSV: 189675
LỚP: DH18DUO02

Cần thơ-2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA DƯỢC

BÀI BÁO CÁO MÔN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU

ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU
CÂY CỎ XƯỚC
(Achyranthes aspera L.Amaranthaceae)

GVHD: ThS.DS. Thái Thị Cẩm


ThS.DS. Nguyễn Thị Linh Em
Sinh viên thực hiện: Trần Dương Minh Tâm
Lớp: DH18DUO02
MSSV: 189675
Nhóm: 2
Tiểu nhóm: 3
Số điện thoại:0832685898
Email: jemtemmy@gmail.com

Cần thơ-2022
 LỜI CẢM ƠN 
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. DS. Thái Thị Cẩm, trưởng Bộ môn
Dược Liệu trường Đại học Nam Cần Thơ, cô đã hướng dẫn tiểu luận cho tôi, cô
là một người thầy đáng kính đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm học
tập cho tôi để đạt kết quả tốt nhất, cũng như tạo điều kiện cho chúng tôi nghiên
cứu mở mang tầm nhìn, kiến thức và nhiều kinh nghiệm thực tiễn hữu ích. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô dạy thực hành, cán bộ quản lí
phòng thực hành thí nghiệm Trường Đại Học Nam Cần Thơ đã nhiệt tình chỉ
dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi và các
bạn hoàn thành tốt tiểu luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc sức khỏe đến
gia đình, người thân quý, thầy cô và tất cả bạn bè của tôi. Chúc những điều tốt
đẹp sẽ luôn đồng hành cùng tất cả mọi người.
Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2022
Người thực hiện

Trần Dương Minh Tâm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 2
1. Đặc điểm thực vật ........................................................................................... 2
1.1 Tên gọi: .............................................................................................. 2
1.2 Mô tả cây: .......................................................................................... 2
1.3 Bộ phận sử dụng ................................................................................. 4
1.4 Thu hái ................................................................................................ 5
1.5 Sinh thái,phân bố ............................................................................... 5
2.Thành phần hóa học ......................................................................................... 5
3. Tác dụng dược lý ............................................................................................. 7
4. Công dụng ....................................................................................................... 8
5. Một số bài thuốc .............................................................................................. 8
6. Sản phẩm ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG II................................................................................................................. 12
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 12
1. Đối tượng ...................................................................................................... 12
2. Dụng cụ, máy móc, hóa chất và thiết bị ........................................................ 12
2.1 Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học: ......................... 12
2.2 Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp phân tích vi hóa: .......... 12
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13
3.1 Nghiên cứu về đặc điểm vi học: ..................................................... 13
3.1.1 Khảo sát hình thái: ............................................................. 13
3.1.2 Khảo sát vi phẫu: ............................................................... 14
3.1.3 Khảo sát bột dược liệu: ...................................................... 14
3.2 Phân tích thành phần hóa thực vật: .................................................. 15
3.2.1 Chiết xuất dược liệu: .......................................................... 15
3.2.2 Chuẩn bị dịch chiết: ............................................................ 15
3.2.3 Xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết .............. 16
3.3 Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng:................................ 17
CHƯƠNG III ............................................................................................................... 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 20
1. Kết quả nghiên cứu thực vật: ........................................................................ 20
2. Đặc điểm vi phẫu........................................................................................... 22
2.1 Bóc tách biểu bì: ............................................................................... 22
2.2 Vi phẫu rễ: ........................................................................................ 22
2.2 Vi phẫu Thân: ................................................................................... 25
2.3 Vi phẫu Lá: ....................................................................................... 27
3.Khảo sát bột dược liệu.................................................................................... 30
3.1 Bột rễ cây Cỏ xước: .......................................................................... 30
3.2 Bột thân cây Cỏ xước: ...................................................................... 31
3.3 Bột lá cây Cây Cỏ xước: ................................................................... 32
4. Phân tích thành phần hóa thực vật ................................................................ 33
4.1. Quy trình chiết và kết quả: .............................................................. 33
4.2 Xác định các chất tan trong dịch ether ............................................. 34
4.2.1 Xác định tinh dầu: ............................................................... 34
4.2.2 Xác định chất béo: .............................................................. 34
4.2.3 Định tính carotenoid: .......................................................... 35
4.2.4 Định tính triterpenoid:......................................................... 35
4.2.5 Định tính alkaloid: .............................................................. 36
4.2.6 Định tính coumarin: ............................................................ 37
4.2.7 Định tính anthraquinon: ...................................................... 38
4.2.8 Định tính flavonoid: ............................................................ 38
4.3 Dịch chiết cồn ................................................................................... 39
4.3.1 Định tính alkaloid: .............................................................. 39
4.3.2 Định tính coumarin: ............................................................ 40
4.3.3 Định tính glycosid tim: ....................................................... 40
4.3.4 Định tính flavonoid: ............................................................ 42
4.3.5 Định tính anthocyanosid: .................................................... 42
4.3.6 Định tính proanthocyanidin: ............................................... 43
4.3.7 Định tính tanin: ................................................................... 43
4.3.8 Định tính saponin: ............................................................... 44
4.3.9 Định tính các chất khử: ....................................................... 45
4.3.10 Định tính các acid hữu cơ: ................................................ 45
4.4 Dịch chiết nước................................................................................. 46
4.4.1 Định tính alkaloid: .............................................................. 46
4.4.2 Định tính glycosid tim: ....................................................... 47
4.4.3 Định tính flavonoid: ............................................................ 48
4.4.4 Định tính anthocyanosid: .................................................... 49
4.4.5 Định tính proanthocyanidin: ............................................... 49
4.4.6 Định tính tanin: ................................................................... 50
4.4.7 Định tính saponin: ............................................................... 50
4.4.8 Định tính các chất khử: ....................................................... 51
4.4.9 Định tính các acid hữu cơ: .................................................. 52
4.4.10 Định tính polyuronid:........................................................ 52
5. Đính tính Saponin bằng Sắc ký lớp mỏng: ................................................... 55
CHƯƠNG IV ............................................................................................................... 58
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY CỎ XƯỚC.................................... 58
1. Định nghĩa: .................................................................................................... 58
2. Đặc điểm cảm quan: ...................................................................................... 58
3. Đặc điểm vi học: ........................................................................................... 58
4. Đặc điểm bột lá, thân, rễ cây: ........................................................................ 59
5. Độ ẩm bột lá, thân, rễ: ................................................................................... 59
6. Tro toàn phần: ............................................................................................... 59
8. Chế biến: ....................................................................................................... 60
9. Bảo quản:....................................................................................................... 60
10. Tính vị, quy kinh: ........................................................................................ 60
11. Công năng, chủ trị ....................................................................................... 60
12. Cách dùng, liều lượng: ................................................................................ 60
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Cây Cỏ xước và môi trường sống .......................................................... 3
Hình 2: Lá cây Cỏ xước ...................................................................................... 3
Hình 3: Hoa Cỏ xước .......................................................................................... 4
Hình 4: Rễ Cỏ xước............................................................................................. 4
Hình 5: Cấu trúc hóa học của Ecdysterone (1), Strigmasta-5, 22-dien-3-E-ol
(2), N-hexacos-14- enoic acid (3), Axit trans-13-docasenoic (4) ............. 6
Hình 6: Cấu tạo hóa học của Triacontanol (1), tetracontanol-2(2), 17-
pentatriacontanol (3), spinasterol (4) ........................................................ 6
Hình 7: Cấu tạo hóa học của p-benzoquinone (1), hydroquinone (2), asarone
(3), spathulenol (4), nerol (5).................................................................... 7
Hình 8: Sản phẩm y dược từ Cỏ xước [11][12] ................................................ 11
Hình 9: Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết ............................................................... 16
Hình 10: Môi trường cây Cỏ xước .................................................................... 20
Hình 11: Thân cây Cỏ xước .............................................................................. 20
Hình 12: Lá cây Cỏ xước .................................................................................. 21
Hình 13: Hoa cây Cỏ xước ................................................................................ 21
Hình 14: Rễ cây Cỏ xước .................................................................................. 22
Hình 15: Bốc tách biểu bì vẽ (40x) ................................................................... 22
Hình 16: Hình vẽ lỗ khí ..................................................................................... 22
Hình 17: Ảnh chụp vi phẫu rễ Cỏ xước (4x) ..................................................... 23
Hình 18: Ảnh chụp vi phẫu rễ Cỏ xước ............................................................ 24
Hình 19: Ảnh chụp vi phẫu rễ Cỏ xước (40x) ................................................... 24
Hình 20: Hình vẽ vi phẫu rễ Cỏ xước ............................................................... 25
Hình 21: Ảnh chụp vi phẫu thân Cỏ xước (4x) ................................................. 26
Hình 22: Ảnh chụp vi phẫu thân Cỏ xước (10x) ............................................... 26
Hình 23: Ảnh chụp vi phẫu thân Cỏ xước (40x) ............................................... 27
Hình 24: Hình vẽ vi phẫu thân Cỏ xước ........................................................... 27
Hình 25: Ảnh chụp vi phẫu cuống lá Cỏ xước (4x) .......................................... 28
Hình 26: Ảnh chụp vi phẫu cuống lá Cỏ xước (10x) ........................................ 28
Hình 27: Ảnh chụp vi phẫu cuống lá Cỏ xước (40x) ........................................ 29
Hình 28: Hình vẽ vi phẫu cuống lá Cỏ xước ..................................................... 29
Hình 29: Ảnh chụp vi phẫu gân lá Cỏ xước (10x) ............................................ 30
Hình 30: Ảnh chụp vi phẫu gân lá Cỏ xước (4x) .............................................. 30
Hình 31: Ảnh chụp vi phẫu gân lá Cỏ xước (40x) ............................................ 30
Hình 32: Ảnh chụp các tế bào và mô trong bột rễ Cỏ xước (40x) .................... 31
Hình 33: Ảnh chụp các tế bào và mô trong bột thân Cỏ xước (40x) ................ 32
Hình 34: Ảnh chụp các tế bào và mô trong bột lá Cỏ xước (40x) .................... 33
Hình 35: Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết ............................................................. 34
Hình 36: Định tính chất béo dịch chiết ether .................................................... 35
Hình 37: Định tính carotenoid dịch chiết ether ................................................. 35
Hình 38: Định tính triterpenoid dịch chiết ether ............................................... 36
Hình 39: Định tính alkaloid dịch chiết ether ..................................................... 37
Hình 40: Định tính coumarin dịch chiết ether ................................................... 37
Hình 41: Định tính anthraquinon dịch chiết ether ............................................. 38
Hình 42: Định tính flavonoid dịch chiết ether................................................... 39
Hình 43: Định tính alkaloid dịch chiết cồn ....................................................... 40
Hình 44: Định tính coumarin dịch chiết cồn ..................................................... 40
Hình 45: Định tính vòng lacton 5 cạnh dịch chiết cồn ...................................... 41
Hình 46: Định tính đường 2- desoxy dịch chiết cồn ......................................... 41
Hình 47: Định tính flavonoid dịch chiết cồn ..................................................... 42
Hình 48: Định tính anthocyanosid dịch chiết cồn ............................................. 42
Hình 49: Định tính proanthocyanidin dịch chiết cồn ........................................ 43
Hình 50: Định tính tanin dịch chiết cồn ............................................................ 44
Hình 51: Định tính saponin dịch chiết cồn ........................................................ 44
Hình 52: Định tính các chất khử dịch chiết cồn ................................................ 45
Hình 53: Định tính các acid hữu cơ dịch chiết cồn ........................................... 46
Hình 54: Định tính alkaloid dịch chiết nước ..................................................... 47
Hình 55: Định tính vòng lacton 5 cạnh dịch chiết nước ................................... 47
Hình 56: Định tính đường 2- desoxydịch chiết nước ........................................ 48
Hình 57: Định tính flavonoid dịch chiết nước .................................................. 48
Hình 58: Định tính anthocyanosid dịch chiết nước ........................................... 49
Hình 59: Định tính proanthocyanidin dịch chiết nước ...................................... 50
Hình 60: Định tính tanin dịch chiết nước .......................................................... 50
Hình 61: Định tính saponin dịch chiết nước ..................................................... 51
Hình 62: Định tính các chất khử dịch chiết nước .............................................. 51
Hình 63: Định tính các acid hữu cơ dịch chiết nước ......................................... 52
Hình 64: Định tính polyuronid dịch chiết nước ................................................ 53
Hình 65: Bảng sắc ký soi UV bước sóng 254nm .............................................. 56
Hình 66: Bảng sắc ký soi UV bước sóng 365nm .............................................. 56
Hình 67: Điều kiện ánh sáng bình thường ........................................................ 57

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1: Thuốc thử hiện màu ............................................................................ 18
Bảng 2: Tóm tắt kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật .................. 54
Bảng 3: Kết quả định tính sắc ký ..................................................................... 57
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay, thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người như
là lương thực,thực phẩm,nguyên liệu công nghiệp, gia vị,.. và đặc biệt là vai trò vô
cùng quan trọng trong chữa bệnh đó là làm thuốc. Cây thuốc là bất kỳ loại cây nào
mà trong một hoặc nhiều bộ phận của nó có chứa các chất có thể được sử dụng cho
mục đích chữa bệnh hoặc là tiền chất để tổng hợp các chất chữa bệnh trực tiếp.
Khoảng 25% thuốc trong dược điển hiện đại có nguồn gốc từ thực vật và các chất
tương tự được tổng hợp và xây dựng trên các hợp chất nguyên mẫu được phân lập
từ thực vật. Các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên
thế giới. Do đó, nhu cầu liên tục và cấp bách của con người hiện nay là khám phá
các hợp chất chống vi khuẩn mới với cấu trúc hóa học đa dạng và cơ chế hoạt động
tốt.

Cỏ xước (còn gọi là Ngưu tất Nam) là một loại thảo mộc mọc hàng năm. Thân
cây có góc cạnh, có gân và đơn giản hoặc phân nhánh từ gốc, thường có màu tím
nhạt, cành (cao 1-2 m) hình trụ hoặc hình tứ giác tuyệt đối, có vân, có lông tơ và
có lá dày. Cây mọc hoang khắp cả nước ở những chỗ ven đường, nương rẫy ruộng
vườn bỏ hoang nơi có ánh sáng đầy đủ và đất còn nhiều dinh dưỡng.

Ở Việt Nam, cho tới nay có rất ít công trình nghiên cứu về cây Cỏ xước cho
nên vấn đề về việc phát triển rộng rãi và xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng cho
cây Cỏ xước chưa được xem trọng. Thêm vào đó điều kiện sống của cây ở mỗi nơi
khác nhau sẽ cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, vấn đề xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng cho cây Cỏ xước là rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài là mô tả tổng quan
về cây Cỏ xước, đặc điểm vi học, đặc điểm vi hóa của lá. Từ đó sẽ xây dựng nên
một tiêu chuẩn dược liệu về Cỏ xước để có thể bổ sung vào Dược điển Việt Nam
V nhằm để có thể nâng cao công tác kiểm nghiệm và chất lượng của dược liệu.
Đây là một yêu cầu rất lớn đối với ngành y tế nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả
và chất lượng của thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trang 1
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm thực vật

1.1 Tên gọi:

Tên khác: Ngưu tất nam.

Tên khoa học: Achyranthes aspetra L., Amaranthaceate (họ Rau dền)

Phân loại :

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

Phân lớp Cẩm Chướng (Caryophyllidae)

Bộ Cẩm Chướng (Caryophyllales)

Họ Rau dền (Amaranthaceae)

Chi Achyranthes

Loài Achyranthes aspera L.(Cây Cỏ Xước) [9]

1.2 Mô tả cây:

Cây thảo, mọc đứng, cao 20-50 cm, có khi đến 1 m, phía góc phân nhiều nhanh
đối nhau. Thân non tiết diện vuông, gốc lỏng phù to, màu xanh lục, có nhiều lông
trắng dài và hơi nhảm; thân giả cũng tiết diện gần tròn, có lông thưa và nhiều nốt
sẩn, nơi mọc lá thường phình to. [4]

Trang 2
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 1: Cây Cỏ xước và môi trường sống

Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, nhiều lông trắng dài và hơi nhảm, mặt trên
màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn; mép lá nguyên, lượn sóng, gân lá hình lông
chim nổi rõ ở mặt dưới, đôi khi màu hơi đỏ ở gốc. Cuống lá dài 1-1,5 cm, màu
xanh lục, hình lòng máng, hơi nở rộng phía gốc. [4]

Hình 2: Lá cây Cỏ xước

Cụm hoa giẻ ở ngọn cảnh, dài 30-40 cm, phủ đầy lông dài màu trắng. Hoa
nhỏ, đều, lưỡng tính. Cây ra hoa vào mùa đông và xuân. [4]

Trang 3
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 3: Hoa Cỏ xước

Rễ cỏ xước có màu vàng hoặc nâu nhạt có nhiều nốt sần của các rễ con, phần
thân rễ phình to giống như rễ cây đinh lăng và rất giàu dược tinh. [4]

Hình 4: Rễ Cỏ xước

1.3 Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng làm thuốc là thân, lá và rễ cây. Người ta thường đào cả cây
đem về rửa sạch, hong khô và cắt khúc nhỏ. Sử dụng cây Cỏ xước sẽ giúp cho cơ
thể tăng bài thải chất độc, lọc thận, lợi tiểu. Đặc biệt, trà làm từ cỏ xước rất dễ sử
dụng, thơm ngon bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Toàn cây, đặc biệt là thân và rễ được sử dụng làm thuốc.[4]

Trang 4
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

1.4 Thu hái

Cây mọc hàng năm, phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Thu
hoạch quanh năm. Cả cây được đem về rửa sạch, cắt riêng phần rễ, thân , lá, thái
mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Trường hợp chỉ thu hoạch rễ, vụ thu hoạch chủ yếu là vào mùa đông. Lúc này
thân và lá đang héo khô và rễ đã phình to. Rễ cây được đào lên, cắt bỏ rễ nhỏ. Phơi
rễ cho đến khi vỏ ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Cuối cùng, cắt
bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng, phơi khô. [4]

1.5 Sinh thái, phân bố

Cây mọc trên bãi cỏ, nương rẫy cũ, quanh làng bản, ven đường đi, bờ bụi nơi
có ánh sáng và đất tốt, tới độ cao 1500m,.Ra hoa vào mùa đông- xuân

Cây phân bố ở Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn,Khánh Hòa, Hải Phòng, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Cần Thơ,... [3]

2.Thành phần hóa học

Saponin, alkaloid (betain, achyranthin), amino acid, steroid (stigmasterol),


triterpenoid (acid oleanolic và glycosid của nó), các hợp chất phenol và flavonoid.
[3]

Rễ:

Phytoecdysteroid 20-Hydroxyecdysone (ecdysterone hoặc 20E),Strigmasta-5,


22-dien-3-E-ol, Axit n-hexacos-14- enoic , Axit trans-13-docasenoic, N-
hexacosanyl n decaniate, Axit n-hexacos-17-enoic. [13]

Trang 5
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

1 2

4
Hình 5: Cấu trúc hóa học của Ecdysterone (1), Strigmasta-5, 22-dien-3-E-ol (2), N-hexacos-14-
enoic acid (3), Axit trans-13-docasenoic (4)

Thân:
Triacontanol, aliphatic alcohol, 17-pentatriacontanol,pentatriaontane, 6 -
pentatriacontanone , Hexatriacontane, Tritriacontane, tetracontanol-2 (C40H82O),
E-sitosterol and spinasterol. [13]

Hình 6: Cấu tạo hóa học của Triacontanol (1), tetracontanol-2(2), 17-
pentatriacontanol (3), spinasterol (4)

Lá:

Trang 6
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hydroquinone (57,7%) là thành phần chủ yếu, những loại khác là p-


benzoquinone, spathulenol, nerol, α-ionone, asarone và eugenol . Ngoài ra trong
lá còn tìm thấy alkaloid, flavonoid, saponin, tanin và hợp chất phenolic. [13]

1 2 3

4 5

Hình 7: Cấu tạo hóa học của p-benzoquinone (1), hydroquinone (2), asarone (3),
spathulenol (4), nerol (5)

3. Tác dụng dược lý

Người ta đã biết là chất saponin trong rễ có tác dụng phá huyết và làm vón
albumin. Cỏ xước còn có tác dụng chống viêm tốt ở cả giai đoạn cấp tính và mãn
tính.

➢ Theo y học cổ truyền


− Vị đắng, chua, trung tính, không độc.
− Kinh lạc đi vào kinh lạc thận và thận.
− Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, Cỏ xước còn
có khả năng tiêu viêm, bồi bổ khí huyết, giảm đau nhức xương khớp,
chống xơ vữa động mạch…
➢ Theo y học hiện đại
− Tăng tổng hợp protein trong cơ thể.
− Thí nghiệm trên ếch cho thấy dịch chiết cồn của cỏ xước ức chế tim ếch,
làm giãn mạch, do đó có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra, hoạt chất

Trang 7
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

ecdysterone có trong châu chấu cũng thể hiện rõ đặc tính khử chất béo
và glucose.
− Hoạt chất saponin trong thuốc nam có tác dụng kích thích sự co bóp của
cơ trơn tử cung.
− Thành phần ecdysterone là chất chống thụ thai, ảnh hưởng đến sinh sản
− Chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ thống miễn dịch của con người.
[8]

4. Công dụng

Ngọn và lá non vò kỹ, thái nhỏ, chần qua nước sôi, có thể xào hay nấu canh.
Còn rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị:

− Cảm mạo phát sốt


− Sốt rét, lỵ
− Viêm màng tai quai bị
− Thấp khớp, tạng khớp
− Viêm thận phù thủng
− Tiểu tiện không lợi, đái đất
− Đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều
− Đòn ngã tổn thương
− Liều dùng : 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
[4]

5. Một số bài thuốc

- Bài thuốc chữa chứng sổ mũi và sốt


Đối với những trường hợp bị sốt hoặc sổ mũi, bài thuốc từ cây cỏ xước cũng
mang đến những tác dụng tích cực. Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị
cỏ xước, đơn buốt, kim ngân hoa, bồ công anh và liên kiều. Sắc thành nước uống,
chia 2 đến 3 lần uống mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa sổ mũi do bệnh viêm mũi dị ứng:


Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị rễ cỏ xước và một số loại dược
liệu như rau gan heo, xuyến chi, kim ngân hoa và liên kiều. Sắc thành một thang

Trang 8
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

thuốc và uống trong ngày. Lưu ý, nên uống khi thuốc còn ấm để thuốc có thể phát
huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh. Nên dùng thuốc trong khoảng 5 đến 7 ngày liên
tiếp.

- Bài thuốc trị bệnh bạch hầu


Cần chuẩn bị một số loại thảo dược như rễ cỏ xước, liên kiều và kim ngân hoa.
Sau đó tiến hành sắc thuốc và để nguội. Có thể chia ra và uống nhiều lần trong
ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh quai bị:


Trước hết bạn cần chuẩn bị một ít cỏ xước tươi. Rửa sạch để ráo và sau đó giã
nhỏ. Tiếp đó, chế thành nước súc miệng. Ngoài ra, có thể giã nát cỏ xước tươi và
đắp lên vùng quai bị đang bị sưng đau.

- Bài thuốc điều trị bệnh phong thấp, co giật, teo cơ và xơ vữa mạch máu:
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị rễ cỏ xước, tần giao, phòng phong, xương
truật, xuyên khung. Tiến hành sắc thuốc và uống nhiều lần trong ngày.

- Bài thuốc chữa viêm cầu thận phù thũng:


Cách thực hiện như sau: Dùng rễ cỏ xước, mã đề, mộc thông, rễ cỏ tranh, nhân
trần, cỏ huyết dụ, huyền sâm, lá móng tay,... sắc uống. Có thể chia thành 3 lần mỗi
ngày.

- Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều


Ngoài cỏ xước, bạn cần chuẩn bị một số dược liệu như sau: Cỏ cú, nghệ xanh,
ích mẫu, trữ ma căn, hương phụ. Sắc lên uống và nên uống 10 ngày liên tiếp để đạt
được tác dụng mong muốn.

- Bài thuốc chữa viêm gan, viêm thận,..


Dùng cỏ xước và một số loại dược liệu như mã đề, cỏ tháp bút, sinh địa, rễ cỏ
tranh để sắc lấy nước uống. Nên sử dụng uống với bột hoạt để có thể mang đến
hiệu quả tốt nhất.

- Bài thuốc điều trị mỡ máu và huyết áp cao:


Dùng cỏ xước, hy thiêm, thảo quyết minh sao vàng, đương quy, mộc nhĩ đen,
cỏ mực, xuyên khung, sắc uống và uống theo liệu trình. Mỗi liệu trình nên uống
20 đến 30 ngày.

Trang 9
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

- Lưu ý:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em nên thận trọng khi sử dụng.

Người bị bệnh dạ dày, đường ruột có thể gặp các tác dụng phụ như đau bụng,
buồn nôn, tiêu chảy… Không thích hợp sử dụng. [5]

6. Sản phẩm

➢ Bột Apamarga:
Bột Apamarga được sử dụng rộng rãi cho mục đích y học, đặc biệt là thuốc lợi
tiểu và thậm chí được sử dụng cho mục đích sản khoa và phụ khoa (được thực hiện
dưới sự giám sát y tế của phụ nữ mang thai) hỗ trợ tiêu hóa tổng thể, loại bỏ đờm
và độc tố thừa. Toàn bộ thảo mộc Apamarga thúc đẩy lưu thông máu và bơm máu
cho tim.

Theo các nghiên cứu khoa học, Apamarga chứa Saponin, Triterpenoid hỗ trợ
phản ứng làm sạch đường tiết niệu, hỗ trợ làm sạch đường hô hấp khỏi đờm không
mong muốn và giảm ho & cảm lạnh mãn tính. Người ta nói rằng việc bôi bột
Apamarga bên ngoài thúc đẩy phản ứng giảm đau phát sinh do bọ cạp hoặc chó
điên cắn. [11]

➢ Chiết xuất vi lượng đồng căn cỏ xước:


Là y học vi lượng đồng căn và thường được gọi là hoa trấu gai hoặc Apamarga.
Nước ép của lá và cành được sử dụng để đun sôi, carbuncles, loét hôi và độc, tiêu
chảy và kiết lỵ.

Chế phẩm được sử dụng làm chất làm giảm tiêu chảy, kiết lỵ và lợi tiểu. Nó sẽ
được dùng như một loại thuốc nội khoa. Xin lưu ý rằng liều lượng của các loại
thuốc homoeopathic đơn lẻ thay đổi từ thuốc này sang thuốc khác tùy thuộc vào
tình trạng, tuổi tác, độ nhạy cảm và những thứ khác. Trong một số trường hợp,
chúng được dùng liều thông thường như 3-5 giọt 2-3 lần một ngày trong khi trong
các trường hợp khác, chúng chỉ được dùng một lần một tuần, tháng hoặc thậm chí
trong một thời gian dài hơn. Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên dùng thuốc theo
lời khuyên của bác sĩ. [12]

Trang 10
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 8: Sản phẩm y dược từ Cỏ xước [11][12]

Trang 11
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng

Thu hái: cây được thu hái vào ngày 22 tháng 9 năm 2022 tại trạm y tế xã Vĩnh
Phú, huyện Giồng Riềng , tỉnh Kiên Giang vào lúc 5h sáng. Cây Cỏ xước tươi
được dùng để cắt nhuộm vi phẫu, bóc tách biểu bì. Cây Cỏ xước phơi khô sau đó
xay lá thành bột đến độ mịn thích hợp để khảo sát bột dược liệu và bảo quản dùng
làm nguyên liệu để định tính

2. Dụng cụ, máy móc, hóa chất và thiết bị

2.1 Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học:

*Dụng cụ:

− Kính hiển vi.


− Lưỡi lam, thớt (sử dụng bằng củ cà rốt).
− Mặt kính đồng hồ.
− Lam kính, lamen.
− Kim mũi mác.
− Pipette pasteu.

*Hóa chất:

− Dung dịch Javel 50%.


− Dung dịch cloral hydrat 50%.
− Dung dịch acid acetic.
− KOH hay NaOH 5%.
− Dung dịch lục iod 0,1%.
− Dung dịch đỏ carmin 1%.
− Nước cất.

2.2 Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp phân tích vi hóa:

Trang 12
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

*Hóa chất:

− Hóa chất dùng trong chiết xuất là: ether, cồn, nước cất.
− Bản sắc ký lớp mỏng silic gel 60 F254 tráng sẵn trên nền nhôm. .
− Thuốc thử Carr - Price.
− Thuốc thử Bouchardat.
− Thuốc thử Bertrand.
− Thuốc thử Mayer.
− Thuốc thử Dragendorff.
− Thuốc thử Hager.
− H2SO4 đậm đặc.
− HCl1% và 10%.
− NaOH 10%.
− KOH 5% và 10%.
− Bột Magnesi kim loại.
− FeCl3 5%.
− Dung dịch gelatin muối.
− Ethanol.

*Trang Thiết Bị:

− Cân điện tử.


− Bếp đun cách thủy.
− Hệ thống đun hồi lưu.
− Kính hiển vi quang học.
− Dụng cụ phòng thí nghiệm.
− Máy quang phổ UV – Vis

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu về đặc điểm vi học:

3.1.1 Khảo sát hình thái:

Quan sát các đặc điểm hình thái của toàn cây Cỏ xước tươi và mô tả bộ phận
dùng bên ngoài của dược liệu như màu sắc, kích thước, hình dáng,… [1]

Trang 13
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

3.1.2 Khảo sát vi phẫu:

Chọn mẫu có tính đại diện, không quá già cũng không quá non. Để quan sát
cấu tạo bên trong của những cơ quan thực vật thì nó được thực hiện bằng phương
pháp cắt lát mỏng bằng tay và nhuộm hai màu với các cơ quan cắt ra thành từng
khoanh (vi phẫu) trước khi quan sát. Nếu mẫu cắt là lá thì thường lấy đoạn 1/3 gân
giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống và một phần cuống lá ở hai bên. Nếu là thân thì
thường cắt ở lóng. Nếu là rễ thì cắt ở phần rễ non .[1]

*Cách nhuộm vi phẫu:

− Ngâm lát cắt trong dung dịch (dd) Javel cho đến khi thấy lát cắt trắng
(khoảng 10 – 15 phút).
− Ngâm lát cắt vào dd Acide acetic 1% khoảng vài phút để loại bỏ hết javel.
− Ngân lát cắt trong dd Cloran hydrat.
− Nhuộm màu xanh: ngâm lát cắt trong dd lục iode (1 giọt từ 1-2 giây) cho
đến khi lát cắt bắt được màu.
− Nhuộm màu hồng: ngâm lát cắt trong dd Carmin 1% khoảng 10 phút cho
đến khi lát cắt bắt được màu.
− Ghi chú: sau mỗi giai đoạn phải rửa lát cắt bằng nước cất 2-3 lần.
− Vi phẫu sau khi nhuộm xong thì được ngâm trong nước cất.

Quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 4x, 10x, 40x và được ghi nhận lại bằng
các thiết bị điện tử như máy ảnh, điện thoại di động,… .
3.1.3 Khảo sát bột dược liệu:

Xác định bộ phận dùng làm bột (lá, thân, rễ) dược liệu Cỏ xước khảo sát (cũng
là mẫu dùng cắt vi phẫu) cắt nhỏ, phơi sấy ở nhiệt độ 600C (hoặc phơi trong bóng
râm) đến khô, xay bột mịn, rây qua rây cỡ 32 (rây mịn). Phần còn lại trên rây được
đem đi sấy, xay và rây. Bột dược liệu được quan sát bằng cách: Lấy một lượng nhỏ
bột dược liệu khoảng bằng đầu tăm cho lên một phiến kính lamelle rồi nhỏ 1 - 2
giọt nước sau đó khuấy kỹ sau đó đậy lamelle lại và cuối cùng là soi kính hiển vi
bắt đầu bằng vật kính 10x, sau đó với vật kính 40x. Trước khi soi kính hiển vi phải
quan sát bằng cảm quan để có thêm yếu tố kiểm nghiệm. Các cấu tử tìm thấy được
chụp lại bằng điện thoại trực tiếp qua thị kính. [1]

Trang 14
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

3.2 Phân tích thành phần hóa thực vật:

3.2.1 Chiết xuất dược liệu:

Nguyên tắc: Chiết tách nguyên liệu thành các phân đoạn theo độ phân cực tăng
dần với các dung môi: Ether ethylic, ethanol và nước. Thực hiện trên 20 g dược
liệu, chiết phân đoạn thu được 50 ml dịch chiết ether ethylic, 50 ml dịch chiết
ethanol, 50 ml dịch chiết nước. Xác định các nhóm chất trong từng dịch chiết bằng
các phản ứng hóa học đặc trưng [1]

3.2.2 Chuẩn bị dịch chiết:

➢ Chiết dịch chiết ether


Chiết 10 - 25 g bột dược liệu (có thể ít hơn hay nhiều hơn, tùy điều kiện thực
hiện và nguyên liệu cụ thể) bằng diethyl ether trong Soxhlet lắc trong một bình
nón trong 10 - 20 phút. Chiết cho tới khi dịch chiết ether sau khi bốc hơi không
còn để lại lớp cắn mờ trên mặt kính đồng hồ. Gộp dịch chiết, lọc và cô lại đến khi
còn khoảng 50 ml dịch chiết ether. [1]

➢ Chiết dịch chiết cồn


Bã dược liệu được chiết bằng cồn cao độ (hoặc methanol) trong bình nón với
sinh hàn hồi lưu 20 - 30 phút trên bếp cách thủy, thực hiện 2 - 3 lần. Gộp các dịch
chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết cồn. [1]

➢ Chiết dịch chiết nước


Bã dược liệu sau khi chiết bằng cồn được đem chiết nóng với nước trong bình
nón trên bếp cách thủy sôi. Gộp các dịch chiết, để nguội, lọc (và cô lại nếu cần) để
thu được khoảng 50 ml dịch chiết nước. [1]

Trang 15
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Mẫu thử

Diethy ether/Soxhlet

Dịch chiết Ether Bã dược liệu

Ethanol/hồi lưu

Dịch chiết cồn Bã dược liệu

Nước/cách thuỷ

Dịch chiết nước Bã dược liệu

Hình 9: Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết

3.2.3 Xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết

Xác định các chất tan trong dịch chiết ether dầu:

Dịch ether được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

1. Tinh dầu 2. Chất béo 3.Carotenoid 4. Triterpenoid

5. Alkaloid 6. Counmarin 7. Anthraquinone 8. Flavonoid

Xác định các chất tan trong dịch chiết cồn:

Dịch chiết cồn được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

1. Alkaloid 2. Tannin 3. Counmarin 4. Saponin

5. Glycoside tim 6. Các chất khử 7. Flavonoid 8. Acid hữu cơ

Xác định các chất tan trong dịch chiết nước:

Dịch chiết nước được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

1. Alkaloid 2. Saponin 3. Glycoside tim 4. Các chất khử

Trang 16
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

5. Flavonoid 6. Acid hữu cơ 7. Tannin 8. Polyuronic.

3.3 Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng:

Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật sắc ký dùng để phân tích thành phần của một
mẫu thử ở dạng dung dịch. Trong đó:

- Mẫu thử được chấm lên một lớp mỏng bằng kim loại hay kính được tráng một
lớp mỏng chất hấp phụ (silica gel, nhôm oxyd…) đóng vai trò pha tĩnh.

- Một dung môi (hoặc hệ dung môi) khai triển di chuyển dọc bản mỏng do lực
mao dẫn sẽ di chuyển các cấu tử của mẫu theo các vận tốc khác nhau.

- Kết quả cuối cùng, các cấu tử trong mẫu thử sẽ được tách rời nhau ra, phân
bố trên bản mỏng tạo thành các vết (gọi là sắc ký đồ) với một giá trị đặc trưng về
vị trí (Rf) khác nhau:

*Chuẩn bị:

Mẫu thử: hòa tan trong dung môi thích hợp (dễ bay hơi và hòa tan hoàn toàn
mẫu) với một nồng độ vừa phải (không quá loãng hay không quá đặc). Pha tĩnh:
thường sử dụng silica gel, bản mỏng tự tráng hay tráng sẵn trên các lá nhôm.

Pha động: hệ dung môi phù hợp với độ phân cực của các chất trong mẫu thử
theo nguyên tắc: chất phân cực thì dùng hệ dung môi phân cực và ngược lại. Lựa
chọn hệ dung môi bằng cách thăm dò dựa vào tam giác Stahl hay các dãy độ mạnh
của dung môi tinh khiết .

Chất modifier: là chất thêm vào hệ dung môi khai triển với một lượng nhỏ (≤
10%) nhằm làm các vết gọn và đẹp hơn. Đối với các chất có tính acid (flavonoid)
thường sử dụng acid yếu (acid formic, acetic). Đối với các chất có tính base
(alkaloid) thường sử dụng base yếu (ammoniac, DEA, TEA).

Tiến hành:

Bão hòa bình sắc ký: với pha động sao cho độ cao dung môi nhỏ hơn khoảng
cách từ mép dưới bản mỏng tới vạch xuất phát.

Trang 17
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Chấm mẫu thử lên bản: chấm ở vạch xuất phát thành từng vết gọn hay vạch 1
x 3mm với lượng thích hợp.

Khai triển: cho bản đã chấm vào bình đã bão hòa. Đậy kín và chờ đến khi dung
môi chạy tới vạch tiền tuyến. Lấy bản mỏng ra và sấy khô dung môi.

Hiện vết: thường tiến hành theo trình tự sau:

− Quan sát dưới ánh sáng thường.


− Quan sát dưới đèn UV 365 nm và 254nm.

Phun thuốc thử và quan sát. Một vài thuốc thử cho từng nhóm chất thường gặp
được liệt dưới bảng sau:

Bảng 1: Thuốc thử hiện màu


Hợp chất Thuốc thử hiện Hợp chất Thuốc thử hiện màu
màu

Alkaloid Dragendorff Irioid Trim-Hill

Anthraquinon KOH/MeOH Không no Hơi iod (không đặc hiệu)

Coumarin Diazoni hóa Polyphenol NaOH/MeOH,FeCl3

Steroid Liebermann- Saponin VS, AS, hỗn dịch máu


Burchard

Hữu cơ nói chung Terpenoid VS, AS(không đặc hiệu)

Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển
Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch
chuyển của dung môi:

Rf = a / b

Trong đó:

a là khoảng cách di chuyển của chất phân tích

b là khoảng cách di chuyển của dung môi tính từ điểm chấm mẫu

Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến 1.

Trang 18
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Ngoài ra, khi sắc ký liên tục không xác định được tuyến dung môi, vị trí vết
chất thử trên sắc đồ có thể xác định bằng hệ số dịch chuyển tương đối Rr. Hệ số
dịch chuyển tương đối Rr được xác định bằng tỷ số giữa khoảng cách dịch chuyển
của vết chất thử và khoảng cách dịch chuyển của vết chất chuẩn đối chiếu được
sắc ký trong cùng điều kiện và trên cùng bàn mỏng với mẫu thử:

Rr = a/c

Trong đó:

a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử;

c là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết chất chuẩn;

Giá trị Rr có thể lớn hay nhỏ hơn 1 [7]

Trang 19
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Kết quả nghiên cứu thực vật:

Cây thảo, mọc đứng, cao 20-50 cm, có khi đến 1 m, phía góc phân nhiều nhanh
đối nhau. [4]

Hình 10: Môi trường cây Cỏ xước

Thân non tiết diện vuông, gốc lỏng phù to, màu xanh lục, có nhiều lông trắng
dài và hơi nhảm; thân giả cũng tiết diện gần tròn, có lông thưa và nhiều nốt sẩn,
nơi mọc lá thường phình to. [4]

Hình 11: Thân cây Cỏ xước

Trang 20
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, nhiều lông trắng dài và hơi nhảm, mặt trên màu
xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn; mép lá nguyên, lượn sóng, gân lá hình lông chim
nổi rõ ở mặt dưới, đôi khi màu hơi đỏ ở gốc. Cuống lá dài 1-1,5 cm, màu xanh lục,
hình lòng máng, hơi nở rộng phía gốc. [4]

Hình 12: Lá cây Cỏ xước

Cụm hoa giẻ ở ngọn cảnh, dài 30-40 cm, phủ đầy lông dài màu trắng. Hoa nhỏ,
đều, lưỡng tính. Cây ra hoa vào mùa hè và mùa thu. [4]

Hình 13: Hoa cây Cỏ xước

Rễ cỏ xước có màu vàng hoặc nâu nhạt có nhiều nốt sần của các rễ con, phần
thân rễ phình to giống như rễ cây đinh lăng và rất giàu dược tính. [4]

Trang 21
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 14: Rễ cây Cỏ xước

2. Đặc điểm vi phẫu

2.1 Bóc tách biểu bì:

Lỗ được được bao bọc bởi ba tế bào bạn trong đó có một tế bào nhỏ hơn hai tế
bào kia

Hình 15: Bốc tách biểu bì vẽ (40x) Hình 16: Hình vẽ lỗ khí

2.2 Vi phẫu rễ:

Vùng vỏ: Bần thường 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách mỏng, xếp thành
dãy xuyên tâm; lớp ngoài thường bị bong rách. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật
rất dẹt, vách cellulose. Mô mềm vỏ 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, xếp lộn xộn,
chừa những đạo hay khuyết nhỏ.

Trang 22
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Vùng trung trụ: Thường 3-4 vòng libe gỗ. Vòng libe gỗ chính ở vùng tâm vi
phẫu, bị tia tủy chia thành 2-3 nhánh hình quạt, ít khi nhiều hơn. Mỗi nhánh gồm
libe ở trên, gỗ ở dưới, libe cấp 1 thành những cụm nhỏ, tế bào nhỏ, hình đa giác
méo mó; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm;
tầng sinh libe gỗ ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 gồm nhiều mạch to, kích
thước không đều, sắp xếp lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình chữ nhật hay hình đa
giác, vách tẩm chất gỗ mỏng hay dày, xếp thành dãy xuyên tâm; gỗ cấp 1 gồm 2-
3 bó ngay tâm vi phẫu, dưới chân tia tủy, mỗi bó gồm 3-4 mạch nhỏ, không đều,
phân hóa hướng tâm, xuyên qua vùng gỗ và loe rộng ở vùng libe, tế bào hình chữ
nhật hay đa giác kéo dài, vách cellulose, xếp thành dãy xuyên tâm, thường chừa
những đạo nhỏ ở góc các tế bào. Vòng libe gỗ thặng dư xuất hiện phía ngoài vòng
libe gỗ chính, tuần tự từ trong ra ngoài, số vòng tăng dần theo độ già của rễ, là một
vòng đều đặn hay uốn lượn không đều; libe gỗ thặng dư họp thành bó, kích thước
không đều. Tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ trong tế bào mô mềm. [10]

Hình 17: Ảnh chụp vi phẫu rễ Cỏ xước (4x)

Trang 23
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 18: Ảnh chụp vi phẫu rễ Cỏ xước

Hình 19: Ảnh chụp vi phẫu rễ Cỏ xước (40x)

Trang 24
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 20: Hình vẽ vi phẫu rễ Cỏ xước

2.2 Vi phẫu Thân:

Mặt cắt ngang thân non và thân trưởng thành có hình vuông, có nhiều góc lồi,
rõ ở thân non, ít rõ ở thân trưởng thành, vùng vỏ chiếm 1/10 diện tích vi phẫu,
vùng trung trụ chiếm 9/10.

Vùng vỏ: Biểu bì 1 lớp tế bào to, hình chữ nhật, hình vuông hay hình đa giác;
lớp cutin dày. Lông che chở đa bào xếp trên một hàng dọc, kéo dài từ 1-3 tế bào
biểu bì, nhiều ở thân non, ít dần khi thân già

Mô dày 7-10 lớp tế bào hình đa giác, vách dày nhiều ở góc, sắp xếp lộn xộn,
tạo thành vòng không liên tục, thường tập trung ở những góc lồi của thân. Ở thân
non vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời, kích thước
không đều, dưới những góc lồi của thân, xen kẽ với những khoảng mô mềm
(khoảng gian bó); cụm sợi mô cứng ngay trên đầu mỗi bó libe gỗ. Bó libe gỗ gồm:
libe thành từng cụm trên đầu bó gỗ; libe cấp 1 ở trên; libe cấp 2 ở dưới, vài lớp tế
bào gần tầng sinh libe gỗ có hình chữ nhật rõ, xếp thành dãy xuyên tâm; tầng sinh
libe gỗ là một vòng liên tục ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 với những mạch
gỗ không đều, xếp không thứ tự, mô mềm gỗ cấp 2 tế bào hình chữ nhật hay đa
giác, vách hóa gỗ dày hay mỏng, xếp khít nhau; gỗ cấp 1 gồm các mạch gỗ rời
Trang 25
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

nhau, không đều, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose.
Khoảng gian bó nhiều dãy tế bào hình chữ nhật xếp thành dãy xuyên tâm, phía trên
tầng sinh libe gỗ là vùng mô mềm tế bào có vách cellulose, phía dưới là vùng mô
mềm tế bào có vách hóa gỗ. [10]

Hình 21: Ảnh chụp vi phẫu thân Cỏ xước (4x)

Hình 22: Ảnh chụp vi phẫu thân Cỏ xước (10x)

Trang 26
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 23: Ảnh chụp vi phẫu thân Cỏ xước (40x)

Hình 24: Hình vẽ vi phẫu thân Cỏ xước

2.3 Vi phẫu Lá:

Cuống lá: hình bán nguyệt, có nhiều lông che chở ở biểu bì trên

Mô dày trên là cung liên tục, 4-6 lớp tế bào hình đa giác, vách dày rõ ở góc.
vùng mô mềm còn lại tế bào hình tròn hay hình đa giác, xếp lộn xộn và chừa những
đạo. Bó libe gỗ ở giữa, 4-7 bó kích thước không đều xếp thành vòng; những bó
hướng xuống biểu bì dưới to, libe bao ở dưới, gỗ ở trên, có thể có cụm mô dày bao
dưới libe; những bó hướng lên biểu bì trên nhỏ hơn, libe bao ở trên, gỗ ở dưới,
cũng có thể có cụm mô dày bao trên libe; libe tế bào nhỏ, hình đa giác, thường
méo mó, xếp không thứ tự; gỗ với nhiều mạch gỗ hình đa giác, kích thước không
đều, xếp lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình bầu dục hay đa giác, vách cellulose, xếp

Trang 27
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

thành dãy. Mô dày dưới 3-5 lớp tế bào hình đa giác, vách dày rõ ở góc, tạo thành
cung liên tục hay gián đoạn ở những chỗ lõm của biểu bì. Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai hay rời rạc thành khối vụn trong tế bào mô mềm. [10]

Hình 25: Ảnh chụp vi phẫu cuống lá Cỏ xước (4x)

Hình 26: Ảnh chụp vi phẫu cuống lá Cỏ xước (10x)

Trang 28
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 27: Ảnh chụp vi phẫu cuống lá Cỏ xước (40x)

Hình 28: Hình vẽ vi phẫu cuống lá Cỏ xước

Phiến lá: Biểu bì tế bào hình chữ nhật hay hình vuông, không đều; biểu bì trên
tế bào to, vách dày; biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn, có khi méo mó hay dẹt lại, vách
mỏng, nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng ở cả hai lớp biểu bì. Lông che chở tương tự ở
thân. Mô mềm giậu 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật ngắn, các lớp dưới tế bào có thể
hình gần tròn, xếp khít nhau hay có những đạo ở góc. Mô mềm khuyết tế bào to,
không đều, hình gần tròn, xếp chừa khuyết nhỏ. Bó libe gỗ của gân phụ rải rác,

Trang 29
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

được bao quanh bởi một vòng tế bào mô mềm, gồm vài mạch gỗ nhỏ ở trên, libe
ở dưới. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai thường trong lớp tế bào ranh giới giữa
mô mềm giậu và mô mềm khuyết. [10]

Hình 29: Ảnh chụp vi phẫu gân lá Cỏ xước (10x)

Hình 30: Ảnh chụp vi phẫu gân lá Cỏ xước (4x)

Hình 31: Ảnh chụp vi phẫu gân lá Cỏ xước (40x)

3.Khảo sát bột dược liệu.

3.1 Bột rễ cây Cỏ xước:

Trang 30
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Bột màu nâu. Thành phần mạch vành, bó sợi, mạch xoắn,...

Mạch vòng Bó sợi


Mạch xoắn

Tinh thể canxi oxalat hình cầu Mạch điểm


gai
Hình 32: Ảnh chụp các tế bào và mô trong bột rễ Cỏ xước (40x)

3.2 Bột thân cây Cỏ xước:

Màu xanh đen. Thành phần gồm: mạch vòng, tinh thể canxi oxalat , mạch
xoắn,...

Trang 31
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai Mạch vòng

Mạch xoắn
Mảnh mô mềm Bó sợi
Hình 33: Ảnh chụp các tế bào và mô trong bột thân Cỏ xước (40x)

3.3 Bột lá cây Cây Cỏ xước:

Màu xanh lá đậm. Thành phần bó sợi, mảnh mô mềm , lông che chở,..

Trang 32
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Mảnh mô mềm
Lông che chở đa Bó sợi
bào

Tinh thể canxi oxalat hình Khí khổng


cầu gai

Hình 34: Ảnh chụp các tế bào và mô trong bột lá Cỏ xước (40x)

4. Phân tích thành phần hóa thực vật

4.1. Quy trình chiết và kết quả:

Chiết tách hỗn hợp các chất có trong nguyên liệu thực vật thành 3 phân đoạn
theo độ phân cực tăng dần: kém phân cực, phân cực trung bình và phân cực mạnh
bằng cách chiết nguyên liệu lần lượt với các dung môi: ether ethylic, ethanol (hay
methanol) và nước. Xác định các nhóm hợp chất trong từng dịch chiết bằng các
phản ứng đặc trưng. [1]

Trang 33
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Mẫu thử

Diethy ether/Soxhlet

Dịch chiết Ether Bã dược liệu

Ethanol/hồi lưu

Dịch chiết cồn Bã dược liệu

Nước/cách thuỷ

Dịch chiết nước Bã dược liệu


Hình 35: Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết

4.2 Xác định các chất tan trong dịch ether

4.2.1 Xác định tinh dầu:

- Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cạn. Nếu cắn có mùi
thơm nhẹ, thêm vào cắn một ít cồn cao độ rồi lại bốc hơi cho đến cắn. Cắn có mùi
thơm nhẹ đặc trưng : có tinh dầu [1]

Hiện tượng: không có mùi thơm


• Kết luận: Không có tinh dầu
4.2.2 Xác định chất béo:

- Lấy vài giọt dịch chiết ether nhỏ lên cùng một chỗ trên một miếng giấy mỏng,
hơ hoặc sấy nhẹ cho bay hết dung môi (và hết mùi thơm nếu dịch chiết có tinh
dầu). Tại nơi nhỏ dịch chiết có vết trong mờ: có chất béo. [1]

Kết quả:

Trang 34
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 36: Định tính chất béo dịch chiết ether

Hiện tượng : Không có vết mờ


• Kết luận: Không có chất béo
4.2.3 Định tính carotenoid:

- Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ tới cắn. Thêm vào
cắn vài giọt H2SO4 đậm đặc. Dung dịch có màu xanh dương đậm hay màu xanh
lục ngả sang màu xanh dương: có carotenoid [1]

Kết quả:

Hình 37: Định tính carotenoid dịch chiết ether

Hiện tượng : Không hiện màu xanh


• Kết luận : Không có carotenoid
4.2.4 Định tính triterpenoid:

- Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan với 0,5ml
anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5ml Chloroform. Chuyển dung dịch vào
ống nghiệm khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2ml H2SO4 đậm đặc lên
thành ống nghiệm, nghiêng ống nghiệm để cho dịch chảy từ thành xuống đáy ống
nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa hai lớp dung dịch có màu vàng tím đỏ hay đỏ tím, lớp

Trang 35
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: có triterpenoid.
[1]

Kết quả:

Hình 38: Định tính triterpenoid dịch chiết ether

Hiện tượng: Lớp dung dịch phía trên màu xanh lục
• Kết luận: Có triterpenoid
4.2.5 Định tính alkaloid:

- Lấy khoảng 10ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn
trong 2-4ml

dung dịch acid hydroclooric 1%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ.

+ Thuốc thử Mayer: tủa trắng – vàng nhạt

+ Thuốc thử Bouchardat: tủa nâu đỏ

+ Thuốc thử Dragendorff: tủa đỏ cam

- So sánh kết quả với ống mẫu. Nếu dung dịch đục hơn so với ống mẫu hoặc có
tủa: có alkaloid. [1]

Kết quả:

Trang 36
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 39: Định tính alkaloid dịch chiết ether

Hiện tượng: Các ống lần lượt là TT Dragendorff, TT Mayer, TT Bouchardat,


mẫu chứng và không có dung dịch đục
• Kết luận: Không có alkaloid
4.2.6 Định tính coumarin:

- Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. hòa cắn trong
2ml cồn 70%. Chia dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5ml
KOH 10% và ống thứ hai một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2
ống nghiệm trong 2 phút, để nguội và soi dưới đèn tử ngoại 365nm. Dung dịch
trong ống nghiệm có huỳnh quang mạnh hơn dung dịch trong ống thứ 2: có
coumarin. [1]

Kết quả:

Soi
đèn

Hình 40: Định tính coumarin dịch chiết ether

Hiện tượng: Ống 1 không có huỳnh quang hơn ống 2


• Kết luận: Không có coumarin

Trang 37
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

4.2.7 Định tính anthraquinon:

- Lấy khoảng 5ml dịch chiết ether cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm vào 1ml
dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ: có
anthraquinon dạng tự do. [1]

Kết quả:

Hình 41: Định tính anthraquinon dịch chiết ether

Hiện tượng : Lớp kiềm không đổi màu


• Kết luận : Không có anthraquinon
4.2.8 Định tính flavonoid:

-Lấy khoảng 10ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn khô. Hòa cắn với
2ml dung dịch cồn và gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch
một ít bột magnesi kim loại và thêm từ từ 0,5ml HCL đậm đặc. Nếu sau phản ứng,
có màu từ hồng tới đỏ: có flavonoid [1]

Kết quả:

Trang 38
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 42: Định tính flavonoid


dịch chiết ether

Hiện tượng: Không đổi màu


• Kết luận: Không có flavonoid

4.3 Dịch chiết cồn

4.3.1 Định tính alkaloid:

- Lấy khoảng 10ml dịch nước cho vào một bình lắng gạn 50ml, kiềm hóa dịch
chiết tới pH 10 bằng dung dịch NH4OH 10% với dịch chiết bằng ether ethylic hoặc
cloroform (10ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10ml bằng
nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch acid hydrocloric 5% (2ml x 3 lần). Chia dung
dịch acid vào 3 ống nghiệm nhỏ. Định tính Alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer,
Bertrand, Bouchardat.

- Thuốc thử Valse- Mayer: tủa trắng – vàng nhạt

- Thuốc thử Bertrand: tủa trắng

- Thuốc thử Bouchardat: tủa đỏ cam.

So sánh với ống mẫu không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: có
alkaloid. [1]

Kết quả:

Trang 39
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 43: Định tính alkaloid dịch chiết cồn

Hiện tượng: Các ống lần lượt là TT Bouchardat,TT Dragendorff, TT


Mayer,mẫu chứng và ống TT Bouchardat có tủa cam
• Kết luận: Có alkaloid
4.3.2 Định tính coumarin:

-Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn trong 2ml
cồn 70%. Chia đều dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5ml
KOH 10% và ống thứ hai một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2
ống nghiệm trong 2 phút, để nguội soi dưới đèn tử ngoại 365nm. Sự xuất hiện của
huỳnh quang mạnh của ống thứ nhất chứng tỏ sự có mặt của coumarin. Thêm vào
cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2,5ml nước cất. Nếu dung dịch trong ống một trong hơn
dung dịch trong ống 2: có coumarin. [1]

Kết quả:

365 nm

Hình 44: Định tính coumarin dịch chiết cồn

Hiện tượng: Ống 1 không trong hơn ống 2, phát huỳnh quang khi soi đèn
365 nm
• Kết luận: Không có coumarin
4.3.3 Định tính glycosid tim:

a. Định tính vòng lacton 5 cạnh:

Trang 40
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

-Lấy 5ml dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2ml
cồn, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch m-
dinitrobenzen 1% trong cồn 96, rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (phản ứng Raymond-
Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: có các cardenolid. [1]

Kết quả:

Hình 45: Định tính vòng lacton 5 cạnh dịch chiết cồn

Hiện tượng: Không có màu tím


• Kết luận: Không có các cardenolid
b. Định tính đường 2- desoxy:
-Lấy 5ml dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi tới cắn. Hòa lại cắn với 5ml thuốc
thử xanthydrol khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách
thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận: có đường 2- desoxy [1]

Kết quả:

Hình 46: Định tính đường 2- desoxy dịch chiết cồn


Hiện tượng: Không có màu hồng đến đỏ mận
• Kết luận: Không có đường 2-desoxy

Trang 41
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

4.3.4 Định tính flavonoid:

Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi khoảng 2ml và gạn dịch cồn
vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột Magnesi kim loại và 0,5ml
HCl đậm đặc. Nếu dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: có flavonoid. [1]

Kết quả:

Hình 47: Định tính flavonoid dịch chiết cồn

Hiện tượng: Không có màu hồng tới đỏ


• Kết luận: Không có flavonoid
4.3.5 Định tính anthocyanosid:

-Lấy khoảng 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch
acid hydrocloric 10%. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu
xanh khi kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxid 10%: có anthocyanosid. [1]

Kết quả:

Hình 48: Định tính anthocyanosid dịch chiết cồn

Hiện tượng: Không chuyển sang màu xanh

Trang 42
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

• Kết luận: Không có anthocyanosid


4.3.6 Định tính proanthocyanidin:

-Lấy 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch acid
hydrocloric 10% và đun trên bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng
đỏ tới đỏ: có proanthocyanidin. [1]

Kết quả:

Hình 49: Định tính proanthocyanidin dịch chiết cồn

Hiện tượng : Không có màu hồng đỏ đến đỏ


• Kết luận: Không có proanthocyanidin
4.3.7 Định tính tanin:

-Lấy 2ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn với 4ml nước
trên bếp cách thủy, lọc chia dịch chiết vào 2 ống nghiệm.

+ Ống thứ nhất: pha loãng 0,5ml dịch chiết với 1ml nước cất. Thêm 2-3 giọt
thuốc thử

FeCl3 5% lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hấy xanh rêu: có polyphenol.

+ Ống thứ hai: thêm vào dịch lọc 5 giọt dung dịch gelatin muối, lắc đều, so
sánh với ống mẫu chứa dịch chiết ban đầu. Nếu có tủa bông trắng: có tannin. [1]

Kết quả:

Trang 43
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 50: Định tính tanin dịch chiết cồn

Hiện tượng :Theo thứ tự trong hình ống 2, ống 1, ống chứng và tất cả mất
màu
• Kết luận: Không có polyphenol, không có tannin
4.3.8 Định tính saponin:

Lấy 5ml dịch chiết cồn cho vào chén sứ, cô trên bếp cách thủy tới cắn. Hòa cắn
trong 5ml cồn 25% trên bếp cách thủy, lọc vào ống nghiệm. Thêm 5ml nước và
lắc mạnh theo chiều dọc ống. Nếu có bọt bền: có saponin. [1]

Kết quả:

Hình 51: Định tính saponin dịch chiết cồn

Hiện tượng:. Không có bọt bền


• Kết luận: Không có saponin

Trang 44
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

4.3.9 Định tính các chất khử:

-Lấy 5ml dịch chiết cho vào 1 chén sứ, bốc hơi dịch cồn tới cắn. Hòa cắn với
3ml nước cất trên bếp cách thủy, để nguội và lọc qua giấy lọc. Thêm vào dịch lọc
0,5ml dung dịch Fehling A và 0,5ml dung dịch Fehling B đun trên bếp cách thủy
5 phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm: có các hợp chất khử (chủ yếu
là đường khử). [1]

Kết quả:

Hình 52: Định tính các chất khử dịch chiết cồn

Hiện tượng: Có tủa đỏ gạch phía dưới


• Kết luận: Có các hợp chất khử (chủ yếu là đường khử)
4.3.10 Định tính các acid hữu cơ:

Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Pha loãng với 1ml nước và thêm vào
dung dịch một ít tinh thể natri carbonat. Nếu có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh
thể Na2CO3: có acid hữu cơ. [1]

Kết quả:

Trang 45
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 53: Định tính các acid hữu cơ dịch chiết cồn

Hiện tượng: Có bọt khí sủi lên


• Kết luận: Có acid hữu cơ

4.4 Dịch chiết nước

4.4.1 Định tính alkaloid:

-Lấy khoảng 10ml dịch nước cho vào một bình lắng gạn 50ml, kiềm hóa dịch
chiết tới pH 10 bằng dung dịch NH4OH 10% với dịch chiết bằng ether ethylic hoặc
cloroform (10ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10ml bằng
nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch acid hydrocloric 5% (2ml x 3 lần). Chia dung
dịch acid vào 3 ống nghiệm nhỏ. Định tính Alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer,
Bertrand, Bouchardat.

- Thuốc thử Valse- Mayer: tủa trắng – vàng nhạt

- Thuốc thử Bertrand: tủa trắng

- Thuốc thử Bouchardat: tủa đỏ cam.

So sánh với ống mẫu không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: có
alkaloid. [1]

Kết quả:

Trang 46
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 54: Định tính alkaloid dịch chiết nước

Hiện tượng: Theo thứ tự ống Dragedoff, ống thử Bouchardat, ống thử
Mayer, ống chứng
• Kết luận: Không có alkaloid
4.4.2 Định tính glycosid tim:

a. Định tính vòng lacton 5 cạnh:


-Lấy 5ml dịch nước cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2ml
cồn 25%, gạn dịch cồn vào ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch 1% của
m-dinitrobenzen trong cồn 96% rồi thêm vào 3 giọt KOH 5%. Nếu xuất hiện màu
tím: Có các cardenolid. [1]

Kết quả:

Hình 55: Định tính vòng lacton 5 cạnh dịch chiết nước

Hiện tượng: Không xuất hiện màu tím


• Kết luận: Không có các cardenolid
b. Định tính đường 2- desoxy:

Trang 47
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

-Lấy 5ml dịch nước cho vào chén sứ bốc hơi tới cắn. Hòa lại cắn với 5ml thuốc
thử xanthydrol khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách
thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận: Có đường 2- desoxy [1]

Kết quả:

Hình 56: Định tính đường 2- desoxydịch chiết nước

Hiện tượng: Không có màu hồng đến đỏ mận


• Kết luận: Không có đường 2 - desoxy
4.4.3 Định tính flavonoid:

-Lấy khoảng 5ml dịch chiết nước cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn
trong khoảng 2ml cồn 25% lọc vào ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít
bột Magnei kim loại và 0,5ml HCL đậm đặc. Nếu dung dịch có màu hồng tới đỏ:
có flavonoid. [1]

Kết quả:

Hình 57: Định tính flavonoid dịch chiết nước

Trang 48
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hiện tượng: Dung dịch bên phải có màu hồng đến đỏ khi so với ống chứng
• Kết luận: Có flavonoid
4.4.4 Định tính anthocyanosid:

-Lấy 1ml dịch chiết nước cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt acid
hydrocloric 10%. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh
khi kiềm hóa bằng dung dịch Natri hydroxic 10%: Có anthocyanosid. [1]

Kết quả:

a b

Hình 58: Định tính anthocyanosid dịch chiết nước

Hiện tượng: Ống a có màu đỏ, ống b không chuyển ra màu xanh
• Kết luận: Không có anthocyanosid
4.4.5 Định tính proanthocyanidin:

-Lấy 5ml dịch chiết nước cho vào ống nghiệm. Thêm 2ml acid hydrocloric 10%
và đun trong bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ: Có
proanthocyanidin. [1]

Kết quả:

Trang 49
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 59: Định tính proanthocyanidin dịch


chiết nước

Hiện tượng: Dung dịch không có màu hồng đỏ tới đỏ


• Kết luận: Không có proanthocyanidin
4.4.6 Định tính tanin:

a. Lấy 0,5 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl3
5%, lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu: Có polyphenol.

b. Lấy 2ml dịch chiết, thêm vào 5 giọt dung dịch gelatin-muối, lắc đều, so sánh
với dung dịch ban đầu. Nếu có tủa bông trắng. Có tannin. [1]

Kết quả:

a b

Hình 60: Định tính tanin dịch chiết nước

Hiện tượng: Ống a có màu xanh rêu, ống b không có tủa


• Kết luận: a. Có polyphenol
b. Không có tannin
4.4.7 Định tính saponin:

-Lấy khoảng 5ml dịch nước cho vào chén sứ, đun cách thủy tới cắn. Hòa cắn
với 5ml cồn 25%, lọc vào ống nghiệm. Pha loãng với 5ml nước, lắc mạnh theo

Trang 50
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

chiều dọc ống nghiệm trong 15 giây. Nếu có cột bọt bền trong 15 phút: có saponin.
[1]

Kết quả:

Hình 61: Định tính saponin dịch chiết nước

Hiện tượng: Có bọt bền trong 15 phút.


• Kết luận: Có saponin
4.4.8 Định tính các chất khử:

-Lấy 5ml dịch chiết cô cách thủy tới khô, hòa cắn trong cồn 25%, lọc. Cho dịch
lọc vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A và 0,5 ml dung dịch Fehling
B đun cách thủy 5 phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch nặng dưới đáy ống nghiệm: có các
chất khử. [1]

Kết quả:

Hình 62: Định tính các chất khử dịch chiết nước

Hiện tượng: Không có kết tủa đỏ gạch


• Kết luận: Không có các chất khử

Trang 51
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

4.4.9 Định tính các acid hữu cơ:

Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể
Natri carbonat. Nếu có bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3: có acid hữu cơ.
[1]

Kết quả:

Hình 63: Định tính các acid hữu cơ dịch chiết


nước

Hiện tượng: Có bọt khí sủi lên


• Kết luận: Có acid hữu cơ
4.4.10 Định tính polyuronid:

-Nhỏ từng giọt 2ml dịch chiết nước cho vào ống nghiệm có chứa 10ml cồn 95%
(hoặc aceton). Nếu có nhiều tủa bông tạo thành: có các polyuronid. [1]

Kết quả:

Trang 52
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 64: Định tính polyuronid dịch chiết nước

Hiện tượng: Có nhiều kết tủa bông tạo thành


• Kết luận: Có polyuronid

Trang 53
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Bảng 2: Tóm tắt kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật
Kết quả định tính Kết quả
của dịch chiết định tính
chung
Thuốc thử
Nhóm hợp chất Phản ứng dương tính

Dịch chiết

Dịch chiết

Dịch chiết
Cách thực hiện

ether

nước
cồn
Tinh dầu Phương pháp cất Có mùi thơm nhẹ đặc Không
-
kéo hơi nước trưng
Chất béo Nhỏ dd lên giấy Có vết mờ Không
-
Carotenoid H2SO4 Xanh dương hay lục→ Không
-
xanh dương
Triterpenoid Liebermann- Đỏ nâu-tím, lớp trên có Có
+
Burchard màu xanh lục
Alkaloid TT chung alkaloid Kết tủa Có
- + -
Coumarin Phát quang trong Phát quang mạnh hơn Không
kiềm - -
Anthraquinon NaOH 10% Màu hồng→ đỏ Không
-
Flavonoid Mg/HCl đđ Dd có màu hồng tới đỏ Có
- - +
Glycosid tim TT vòng lacton 5 Tím Không
- -
cạnh
TT đường 2-desoxy Đỏ mận Không
- -
Anthocyanosid HCl 10% Hồng đỏ → đỏ và chuyển Không
- -
màu xanh
Proanthocyani HCl/to Hồng đỏ → đỏ Không
- -
din
Tannin Dd FeCl3 Xanh rêu hay xanh đen Có
- +
Dd gelatin muối Tủa bông trắng Không
- -
Saponin Lắc mạnh dd nước Có bọt bền Có
- +
Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt Có
+ +
Chất khử TT Fehling Tủa đỏ gạch + - Có
Hợp chất Pha loãng với cồn Tủa bông trắng – vàng Có
+
polyuronid 90% nâu

Không có mặt của nhóm hợp


chất trong dịch chiết. (+) Dương tính

Ghi nhận kết quả định tính (-) Âm tính

Trang 54
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

5. Đính tính Saponin bằng Sắc ký lớp mỏng:

- Cách tiến hành: Ngâm dược liệu với cồn 960 trong bình nón nút mài. Lắc
đều và đem đun cách thủy 15 phút. Lấy khoảng 3 – 5 ml dịch chiết cho vào chén
sứ, cắn khô. Cho một ít methanol vào cắn và chấm sắc kí. Chấm sắc kí vạch lên
bản mỏng silica gel. Triển khai sắc kí cho đến khi dung môi được khoảng 12 -
13cm. Lấy bản mỏng ra, để khô. Quan sát bản mỏng dưới đèn UV 254nm, UV
365nm đánh dấu vết phát quang. Sau đó, nhúng bản mỏng qua thuốc thử VS, hong
khô. Quan sát và ghi nhận lại các vết lên màu rõ đẹp.

- Chất hấp phụ: Bản silica gel F254 tráng sẵn, Merck, kích thước 2 x 10 cm,
không cần hoạt hóa.

- Dung môi khai triển: Chloroform : Aceton (8,5 : 1,5 ), bão hòa khoảng 30
phút.

- Dung dịch thử: Dược liệu được ngâm với cồn 960 (cho vừa ngập dược liệu)
trong bình nón nút mài. Lắc đều và đem đun cách thủy 15 phút, lọc bằng pipet
pasteur bịt bông gòn. Lấy khoảng 3 - 5 mL dịch cho vào chén sứ, đun cách thủy
đến cắn khô. Cho một ít Mehanol vào hòa cắn. [2]

Trang 55
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Kết quả :

Hình 65: Bảng sắc ký soi UV bước sóng 254nm

Hình 66: Bảng sắc ký soi UV bước sóng 365nm

Trang 56
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Hình 67: Điều kiện ánh sáng bình thường

Bảng 3: Kết quả định tính sắc ký


Vết 1 2 3 4 Tổng hệ
dung môi đi
Chiều cao 2,3 cm 4,2 cm 5,3 cm 7,1 cm 8,5 cm
Rf 0,29 0,49 0,62 0,83

Trang 57
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

CHƯƠNG IV
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY CỎ
XƯỚC

1. Định nghĩa:

Tên khác: Ngưu tất nam.


Tên khoa học: Achyranthes aspetra L.,
Họ: Amaranthaceate

2. Đặc điểm cảm quan:

Cỏ xước, hay còn gọi là cây ngưu tất, cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu
tịch, thuộc họ rau dền. Cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong
môi trường tự nhiên. Cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, phân thành nhiều nhánh
nhỏ. Lá đơn giản, hình trứng, thường mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ.
Hoa cỏ xước thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả hình trứng thuôn
hoặc bầu dục, mỗi quả đều chứa 1 hạt đen nhỏ bên trong. [6]

3. Đặc điểm vi học:

Rễ: Bần thường 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách mỏng, xếp thành dãy
xuyên tâm; lớp ngoài thường bị bong rách. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật rất
dẹt, vách cellulose. Mô mềm vỏ 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, xếp lộn xộn, chừa
những đạo hay khuyết nhỏ. Vòng libe gỗ thặng dư xuất hiện phía ngoài vòng libe
gỗ chính, tuần tự từ trong ra ngoài, số vòng tăng dần theo độ già của rễ, là một
vòng đều đặn hay uốn lượn không đều; libe gỗ thặng dư họp thành bó, kích thước
không đều. Tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ trong tế bào mô mềm.

Thân : Biểu bì 1 lớp tế bào to, hình chữ nhật, hình vuông hay hình đa giác; lớp
cutin dày. Lông che chở đa bào xếp trên một hàng dọc, kéo dài từ 1-3 tế bào biểu
bì, nhiều ở thân non, ít dần khi thân già. Mô dày 7-10 lớp tế bào hình đa giác, vách
dày nhiều ở góc, sắp xếp lộn xộn, tạo thành vòng không liên tục, thường tập trung
ở những góc lồi của thân. Ở thân non vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp

Trang 58
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

thành từng bó rời, kích thước không đều, dưới những góc lồi của thân, xen kẽ với
những khoảng mô mềm (khoảng gian bó); cụm sợi mô cứng ngay trên đầu mỗi bó
libe gỗ. Bó libe gỗ gồm: libe thành từng cụm trên đầu bó gỗ; libe cấp 1 ở trên; libe
cấp 2 ở dưới, vài lớp tế bào gần tầng sinh libe gỗ có hình chữ nhật rõ, xếp thành
dãy xuyên tâm; tầng sinh libe gỗ là một vòng liên tục ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp
2; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ không đều, xếp không thứ tự, mô mềm gỗ cấp 2 tế
bào hình chữ nhật hay đa giác, vách hóa gỗ dày hay mỏng, xếp khít nhau; gỗ cấp
1 gồm các mạch gỗ rời nhau, không đều, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ tế bào hình
đa giác, vách cellulose

Lá: Biểu bì tế bào hình chữ nhật hay hình vuông, không đều; biểu bì trên tế bào
to, vách dày; biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn, có khi méo mó hay dẹt lại, vách mỏng,
nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng ở cả hai lớp biểu bì. Lông che chở tương tự ở thân.
Mô mềm giậu 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật ngắn, các lớp dưới tế bào có thể hình
gần tròn, xếp khít nhau hay có những đạo ở góc. Mô mềm khuyết tế bào to, không
đều, hình gần tròn, xếp chừa khuyết nhỏ. Bó libe gỗ của gân phụ rải rác, được bao
quanh bởi một vòng tế bào mô mềm, gồm vài mạch gỗ nhỏ ở trên, libe ở dưới.
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai thường trong lớp tế bào ranh giới giữa mô mềm
giậu và mô mềm khuyết. [10]

4. Đặc điểm bột lá, thân, rễ cây:

Rễ: Màu nâu . Thành phần mạch vành, bó sợi, mạch xoắn,..

Thân: Màu xanh đen. Thành phần gồm: mạch vòng, tinh thể canxi oxalat ,
mạch xoắn,...

Lá: Màu xanh lá đậm. Thành phần bó sợi, mảnh mô mềm , lông che chở,. [6]

5. Độ ẩm bột lá, thân, rễ:

Không quá 14,0 % (Phụ lục 9.6, 1 tỉ. 105 °c, 5 h) [6]

6. Tro toàn phần:

Trang 59
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8). [6]

7. Chất chiết được trong dược liệu:

Không dưới 20,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương
pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi. [6]

8. Chế biến:

Thu hái cây quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu, rửa sạch, thái nhỏ, dùng
tươi hay phơi khô dùng dần. [3]

9. Bảo quản:

Trong bao bì kín, để nơi khô, tránh ẩm mốc, sâu mọt. [6]

10. Tính vị, quy kinh:

Khố, toan, binh. Vào hai kinh can, thận [6]

11. Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau
lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh
đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt. [6]

12. Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g. Dạng thuốc sắc. [6]

Trang 60
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách và giáo trình

1. Bộ môn Dược liệu. (2021). Phương pháp nghiên cứu dược liệu. Cần
Thơ: Trường Đại học Nam Cần Thơ.

2. Hội đồng Dược điển Việt Nam. (2007). Dược điển Việt Nam V. Hà
Nội: NXB Y Học.

3. Nguyễn Đức Công. (2017). THUỐC NAM. TP.HCM: NXB Thanh


Niên.

4. Võ Chi Văn. (2021). Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. TP.HCM:
NXB Y Học.

Trang web

5. BSCKI. Dương Ngọc Vân. (2022). MEDLATEC. Retrieved from


https://medlatec.vn/tin-tuc/cay-co-xuoc-va-cong-dung-chua-benh-xuong-
khop-s51-n30974

6. Dược sĩ Lưu Anh. (2018). Dược Điển Việt Nam V. Retrieved from
https://duocdienvietnam.com/co-xuoc-re/

7. Dược sĩ Lưu Anh. (2018). Dược Điển Việt Nam V. Được truy lục từ
https://duocdienvietnam.com/phuong-phap-sac-ky-lop-mong/

8. Minh Ngọc. (2021). CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH


NAM ĐỊNH. Retrieved from https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-
dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tim-hieu-ve-cay-co-xuoc-tac-dung-chua-
benh-cua-co-xuoc-4532

9. PGS. TS. Trương Thị Đẹp. (2020). Tra cứu cây thuốc . Retrieved
from http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/365

10. SINH VIÊN KHOA DƯỢC TP.HCM. (2013). MÔ TẢ GIẢI PHẪU


CỎ XƯỚC. Retrieved from
http://sinhvienkhoaduoc.blogspot.com/2013/07/mo-ta-giai-phau-co-xuoc-
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Cỏ xước Trần Dương Minh Tâm – 189675

cac-ban-co-
tham.html?m=1&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=
zalo

Tài liệu nước ngoài

11. BIXA INDIA. (2020). amazon. Retrieved from


https://www.amazon.in/Achyranthes-Apamarga-Promotes-Healthy-
Urination/dp/B07JX96DVK

12. SBL, House 2,Commercial Complex. (2022). TATA 1mg. Retrieved


from https://www.1mg.com/otc/sbl-achyranthes-aspera-dilution-200-ch-
otc350533

13. Srivastava, P. K. (2014). ResearchGate. Retrieved from


https://www.researchgate.net/publication/262818015_ACHYRANTHES_
ASPERA_A_POTENT_IMMUNOSTIMULATING_PLANT_FOR_TRA
DITIONAL_MEDICINE

You might also like