You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

VIỆN KỸ THUẬT - KINH TẾ BIỂN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC


VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG VI SINH VẬT
CỦA CAO CHIẾT VỎ LÁ LÔ HỘI (ALOE VERA)
TRỒNG TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên

Hướng dẫn khoa học: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng

BÀ RỊA-VŨNG TÀU - NĂM 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về cây Lô hội....................................................................... 5
1.1.1. Nguồn gốc và đặc tính thực vật của cây Lô hội...................................5
1.1.1.1. Nguồn gốc[1][3][10]............................................................................. 5
1.1.1.2. Đặc tính thực vật..............................................................................7
1.1.2. Phân loại[10][13].................................................................................... 10
1.1.2.1. Aloe Barbadensis...........................................................................10
1.1.2.2. Aloe Perryi (Aloe perryi Baker)....................................................11
1.1.2.3. Aloe Ferox..................................................................................... 11
1.1.2.4. Aloe Aborecens................................................................................12
1.1.3. Thành phần hóa học[16][24][28].............................................................. 12
1.1.4. Một số hợp chất tiêu biểu từ cây Lô hội............................................ 14
1.1.4.1. Các hợp chất Anthraquinone.........................................................14
1.1.4.2. Hợp chất Anthrone........................................................................ 15
1.1.4.3. Hợp chất Flavonoid......................................................................... 16
1.2. Tác dụng dược lý..................................................................................16
1.2.1. Y học dân gian Việt Nam...................................................................16
1.2.2. Y học hiện đại[3][11]............................................................................. 16
1.2.3. Hóa sinh học hiện đại......................................................................... 16
1.3. Các phương pháp chiết tách Lô hội[43].............................................. 18
1.3.1. Phương pháp ngâm kiệt......................................................................19
1.3.2. Phương pháp chiết Soxhlet.................................................................19
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết......................................... 19
1.3.3.1. Nguyên liệu....................................................................................19
1.3.3.2. Dung môi....................................................................................... 19
1.3.3.3. Tỷ lệ dung môi và nguyên liệu......................................................20
1.3.3.4. Nhiệt độ......................................................................................... 20
1.3.3.5. Thời gian tách chiết....................................................................... 20
1.4. Giới thiệu một số loài vi khuẩn và các phương pháp khảo sát khả
năng kháng vi sinh vật[44]............................................................................ 21
1.4.1. Giới thiệu một số loài vi khuẩn..........................................................21
1.4.1.1. Escherichia coli..............................................................................21
1.4.1.2. Bacillus cereus...............................................................................22
1.4.1.3. Salmonella..................................................................................... 24
1.4.1.4. Staphylococcus aureus.................................................................. 25
1.4.1.5. Pseudomonas aeruginosa...............................................................27
1.4.2. Phương pháp khuếch tán đĩa.............................................................. 29
1.5. Phương pháp định danh bằng sắc ký ghép khối phổ GC/MS[41].... 29
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM............. 32
2.1. Phương tiện nghiên cứu...................................................................... 32
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 32
2.1.2. Nguyên liệu, hóa chất.........................................................................32
2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm............................................................................ 32
2.1.4. Môi trường..........................................................................................32
2.2. Thực nghiệm..........................................................................................33
2.2.1. Chiết cao vỏ lá Lô hội bằng phương pháp Soxhlet............................33
2.2.2. Định tính một số hợp chất tự nhiên trong dịch chiết vỏ lá Lô hội.... 36
 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Anthranoid............................. 36
 Khảo sát sự hiện diện của Steroid – triterpenoid.................................. 36
 Khảo sát sự hiện diện của Flavonoid.....................................................37
 Khảo sát sự hiện diện của saponin.........................................................37
2.2.3. Định danh một số hợp chất tự nhiên trong cao vỏ lá Lô hội............. 38
2.2.4. Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của cao vỏ lá Lô hội............... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 40
3.1. Kết quả chiết tách cao vỏ lá Lô hội.................................................... 40
3.1.1. Kết quả định tính một số hợp chất hữu cơ có trong dịch chiết cao vỏ
lá Lô hội................................................................................................. 43
3.1.2. Kết quả sắc ký ghép khối phổ của cao vỏ lá Lô hội.......................... 49
3.2. Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp đo
vòng kháng khuẩn.................................................................................. 51
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 56
4.1. Kết luận................................................................................................. 56
4.2. Kiến nghị...............................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 58
DANH MỤC VIẾT TẮT

Am: thuốc kháng sinh Amipicillin

DK: Đường kính

DMSO: Dimethyl sulfoxide - Hợp chất hữu cơ lưu huỳnh với công thức (CH3)2SO

DNA: Acid deoxyribonucleic - Phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt
động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và
nhiều loài virus

MHA: Mueller Hinton Agar - Môi trường thạch Mueller Hinton

MYP Mannitol Egg Yolk Polymixin

PDA: Potato Dextrose Agar Môi trường dinh dưỡng PDA

RNA: Acid ribonucleic

rpm: tốc độ vòng/ phút

Te: thuốc kháng sinh Tetracycline

TSB: Tryptone Soy Broth - Môi trường dinh dưỡng TSB

TT: Thuốc thử

i
DANG MỤC BẢNG

Bảng 1. 1: Độ phân cực của các dung môi.................................................................... 20

Bảng 2. 1: Môi trường Trypticase Soy Broth.................................................................33


Bảng 2. 2: Môi trường Mueller Hinton Agar................................................................. 33

Bảng 3. 1: Khối lượng cao vỏ lá Lô hội thu được từ 5 dung môi chiết......................... 40
Bảng 3. 2: Khối lượng cao chiết vỏ lá Lô hội với dung môi Ethanol ở các nồng độ
khác nhau........................................................................................................................ 41
Bảng 3. 3: Khối lượng cao chiết vỏ lá Lô hội với Ethanol 70% ở các tỉ lệ khác nhau 42
Bảng 3. 4: Khối lượng cao chiết vỏ lá Lô hội với dung môi Ethanol 70% ở các khoảng
thời gian khác nhau......................................................................................................... 42
Bảng 3. 5: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Ethyl Acetate................ 44
Bảng 3. 6: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Ether..............................45
Bảng 3. 7: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Methanol.......................46
Bảng 3. 8: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Ethanol..........................47
Bảng 3. 9: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Hexan............................48
Bảng 3. 10: Kết quả phân tích thành phần hóa học của cao vỏ lá Lô hội......................49
Bảng 3. 11: Đường kính vòng kháng khuẩn của cao vỏ lá Lô hội (mm)..................... 51

ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Lô hội phân bố trên Thế Giới.......................................................................... 6
Hình 1. 2: Cánh đồng Lô hội............................................................................................ 7
Hình 1. 3: Cấu tạo sinh học của cây Lô hội..................................................................... 7
Hình 1. 4: Thân rễ Lô hội................................................................................................. 8
Hình 1. 5: Lá Lô hội..........................................................................................................8
Hình 1. 6: Cấu tạo lá Lô hội............................................................................................. 8
Hình 1. 7: Hoa Lô hội....................................................................................................... 9
Hình 1. 8: Quả Lô hội....................................................................................................... 9
Hình 1. 9: Cây con Lô hội.............................................................................................. 10
Hình 1. 10: Aloe Barbadensis.........................................................................................11
Hình 1. 11: Aloe Perryi...................................................................................................11
Hình 1. 12: Aloe Ferox................................................................................................... 12
Hình 1. 13: Aloe Aborecens........................................................................................... 12
Hình 1. 14: Cơ chế khử các gốc tự do của Vitamin C................................................... 13
Hình 1. 15: Công thức cấu tạo của Emodin................................................................... 14
Hình 1. 16: Công thức cấu tạo của Aloe Emodin...........................................................15
Hình 1. 17: Công thức cấu tạo của Aloe Barbendol.......................................................15
Hình 1. 18: Công thức cấu tạo của Aloin A................................................................... 15
Hình 1. 19: Công thức cấu tạo của Aloin B................................................................... 16
Hình 1. 20: Công thức cấu tạo của Apigenin................................................................. 16
Hình 1. 21: Vi khuẩn Escherichia coli trên kính hiển.................................................... 22
Hình 1. 22: Vi khuẩn Bacillus cereus trên kính hiển vi................................................. 23
Hình 1. 23: Vi khuẩn Salmonella trên kính hiển vi........................................................24
Hình 1. 24: Vi khuẩn Staphylococus aureus trên kính hiển vi...................................... 25
Hình 1. 25: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi.................................27
Hình 1. 26: Đĩa petri có sẵn môi trường và vi khuẩn.....................................................29
Hình 1. 27: Sơ đồ sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS).................................................. 30

Hình 2. 1: Sơ đồ khảo sát chiết cao vỏ lá Lô hội bằng phương pháp Soxhlet...............34
Hình 2. 2: Hệ thống chiết cao tại phòng thí nghiệm...................................................... 35

iii
Hình 3. 1: Biểu đồ ảnh hưởng của các dung môi đến khối lượng cao chiết vỏ lá Lô Hội
......................................................................................................................................... 40
Hình 3. 2: Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ Ethanol đến khối lượng cao chiết vỏ lá Lô
Hội................................................................................................................................... 41
Hình 3. 3: Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến khối lượng cao
chiếtvỏ lá Lô Hội.......................................................................................................... 42
Hình 3. 4: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian đến khối lượng cao chiết vỏ lá Lô Hội....43
Hình 3. 5: Sắc ký đồ của cao vỏ lá Lô hội......................................................................49
Hình 3. 6: Khả năng kháng E.coli của cao vỏ lá Lô Hội............................................... 52
Hình 3. 7: Khả năng kháng B. cereus của cao vỏ lá Lô Hội..........................................52
Hình 3. 8: Khả năng kháng S. typhi của cao vỏ lá Lô Hội.............................................53
Hình 3. 9: Khả năng kháng P. aeruginosa của cao vỏ lá Lô hội................................... 53
Hình 3. 10: Khả năng kháng S. aureus của cao vỏ lá Lô Hội........................................54
Hình 3. 11: Biểu đồ thể hiện khả năng kháng khuẩn của cao vỏ lá Lô hội đối với 5
chủng vi khuẩn................................................................................................................ 55

iii
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặt vấn đề
Trong những thập kỷ qua, thuốc chữa bệnh có nguồn gốc tổng hợp tuy được
sử dụng nhiều, song người ta ngày càng nhận thấy mặt trái của chúng như tác dụng
phụ, hiện tượng kháng thuốc,... Xu hướng hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam là
trung tâm nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Kết quả là những năm
gần đây có rất nhiều thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược ra đời và có sự góp
phần không nhỏ vào việc bảo vệ nâng cao chất lượng cuộc sống con người.[3]

Từ lâu, cây Lô hội còn gọi là Nha đam, có tên khoa học là Aloe veraL. Hay Aloe
barbadensis, thuộc họ Aoaceae. Lô hội có tác dụng nhuận tràng, kháng khuẩn, giúp
đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, nhuận gan, lợi mật, giảm loét dạ dày, tác
nhân chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm. Trên thế giới nhiều công trình
nghiên cứu gần đây cho thấy gel Lô hội có khả năng chống oxy hóa và kháng một
số loài vi sinh vật. Tuy nhiên vỏ lá Lô hội vẫn chưa được tận dụng, để tận dụng hết
nguồn vỏ lá bị loại bỏ từ quy trình chế biến các sản phẩm từ Lô hội. Đề tài “Nghiên
cứu chiết tách thành phần hoá học và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của cao
chiết vỏ lá Lô Hội (Aloe Vera) trồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được tiến hành
trên vỏ lá Lô hội nhằm đánh giá các hợp chất góp phần làm phong phú cho lĩnh vực
dược – mỹ phẩm.
Tầm quan trọng
Ngày nay, các thành phần dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên đóng vai trò
quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học y dược, công nghệ thực phẩm, sản xuất
mỹ phẩm...
Ý nghĩa của đề tài
- Nguồn nguyên liệu rộng rãi, dễ tìm.
- Khai thác hết nguồn nguyên liệu sẵn có.
- Phương pháp chiết tách hiệu quả.
Lý do chọn đề tài
Lô hội (Aloe vera) là một trong những nguồn tài nguyên cây cỏ có giá trị cao
về mặt kinh tế và y học đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Cây Lô hội có

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 2 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

chủng loại phong phú, thành phần hoá học cực kỳ phức tạp, các chất hơn so với các
loại thực vật khác. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh trong cây Lô hội có
hơn 200 thành phần có hoạt tính sinh học khác nhau, trong đó có hơn 75 thành phần
mang lại lợi ích về sức khỏe và là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã định tính và định lượng được các loại hợp chất
hữu cơ có trong lá Lô hội trồng tại địa phương. Quan trọng hơn, chúng tôi đã chiết
tách và phân lập được hợp chất Aloin (barbaloin), một hợp chất có giá trị cao về
mặt y học và được sử dụng trong điều chế thuốc.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy cây Lô Hội có rất nhiều
tác dụng như: trị vết thương, ngăn ngừa và chữa bệnh, làm thức uống, dưỡng da,
dầu gội,… Do vậy ngày nay cây Lô Hội được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến
các loại mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm rất hữu dụng và bổ ích cho cuộc sống.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của các sản phẩm Lô Hội phụ thuộc vào độ tinh khiết của
sản phẩm cũng như phương pháp sản xuất và cách bảo quản. Chúng ta đã biết rằng
trong quá trình chế biến, việc làm khô phần ruột lá Lô Hội để làm thành dạng bột sẽ
làm mất đi hầu hết các đặc tính y học của nó, do đó để duy trì được các đặc tính có
lợi này trong một thời gian dài thì các sản phẩm này phải được giữ ổn định về mặt
hóa học. Đây là một công việc khá phức tạp, khó khăn và chính điều này đã thôi
thúc các nhà khoa học trên thế giới tập trung vào nghiên cứu.[7]
Nhận thức được tính hữu ích của cây Lô Hội, các nhà nghiên cứu đã không
ngừng nỗ lực tìm kiếm cách thức để trích ly, bảo quản nhằm hạn chế tối đa sự thay
đổi phẩm chất của chất gel cũng như phần nhựa trong cây Lô Hội
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được quy trình chiết tách cao vỏ lá Lô Hội.
- Xác định khả năng kháng khuẩn của cao vỏ lá Lô hội theo phương pháp xác
định đường kính vòng vô khuẩn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp chiết cao từ vỏ lá Lô hội.
- Định tính thành phần hóa học có trong cao vỏ lá Lô hội.
- Đánh giá khả năng kháng một số vi sinh vật của cao vỏ lá Lô hội.
5. Cấu trúc của báo cáo đề tài

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 3 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

 Chương 1: Tổng quan


 Chương 2: Phương tiện nghiên cứu và thực nghiệm
 Chương 3: Kết quả và thảo luận
 Chương 4: Kết luận và kiến nghị

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 4 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về cây Lô hội
Một trong những dược thảo đã vượt được hàng rào ngăn cách giữa đông và
tây y, để được mọi ngành y học cùng sử dụng là Nha đam (Lô hội). Ngay cả Hoa
Kỳ, vốn được xem là một nước việc dùng thảo dược để chữa bệnh, cũng đã dùng
nha đam trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ
đã phải khuyên dân Mỹ là mỗi nhà nên trồng một cây để vừa làm cảnh vừa làm
thuốc và dùng khi cần cấp cứu vì phỏng. Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên
khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae). Tên
Aloe vera được chính thức công nhận bởi Quy ước quốc tế về danh xưng thực vật
(International rules of botanical nomenclature), và Aloe barbadensis được xem là
một tên đồng nghĩa. Tuy nhiên, trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới
(WHO), Aloe được xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau như Aloe
chinensis, Aloe elongata, Aloe indica… Ngoài ra, một loài Aloe khác, Aloe ferox
cũng được chấp nhận là một cây cung cấp nhựa Aloe. Mỹ gọi cây Aloe vera dưới
tên “Curacao Aloes”, còn Aloe ferox dưới tên “Cape Aloes”. Người Pháp gọi dưới
những tên : Aloe de Curacao, Aloe du Cap. Đông y gọi là Lô hội. WHO cũng liệt kê
tên gọi của Lô hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau. Tại nước ta, Aloe vera
được gọi là Lô hội hoặc Nha đam, Lưỡi hổ, Tương Đam, Du Thông, …[3][7]
1.1.1. Nguồn gốc và đặc tính thực vật của cây Lô hội
1.1.1.1. Nguồn gốc[1][3][10]
Từ xa xưa con người đã xem Lô hội như một loại thảo dược. Trong các tài
liệu cổ xưa của người Sumeri viết bằng chữ hình nêm trên các phiến đá nung được
người ta tìm thấy ở thành phố Nippur cách đây vào khoảng 2200 năm trước Công
Nguyên thấy người cổ xưa đã biết sử dụng các loại lá cây Lô hội làm thuốc tẩy xổ.
Các Aloe của châu Phi như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal Aloe... được gọi
chung dưới tên thương mại Zanzibar Aloe. Đầu thế kỷ 20, người Pháp cũng đã đem
Lô hội vào trồng ở nước ta, nhất là tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa Aloe xuất
sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến tranh lần thứ hai thì không xuất được nữa
nên Aloe vera trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của Lô
hội thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 5 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

cầu chất gel Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao. Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong
trào trồng Lô hội để xuất khẩu lớn mạnh tại hai tỉnh mà cây phát triển tốt nhất nêu
trên.
Tình hình phân bố Lô hội
Trên thế giới
Lô hội được trồng nhiều ở vùng Trung và Nam Mỹ, Autralia và khu vực
Trung Hải với khí hậu nóng khô mùa hè và ẩm ướt của mùa đông. Chúng cần khí
hậu ấm áp và không chịu được khí hậu lạnh.

Hình 1. 1: Lô hội phân bố trên Thế Giới

Tại Việt Nam


Tại Việt Nam Ở Việt Nam, nha đam có nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ,
tươi tốt quanh năm. Loại cây này đặc biệt phù hợp với vùng cát ven biển, giỏi chịu
được khí hậu khô, nóng. Chính vì vậy, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất lợi thế
cho nha đam phát triển. Nha đam Ninh Thuận đã có thương hiệu và là khách hàng
đặc biệt của các cơ sở thu mua, chế biến như công ty Xuất nhập khẩu Tân Bình,
công ty Trang trại thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, nha đam đã được chế biến làm nước ép dinh dưỡng, thạch nha
đam, sinh tố nha đam… thích hợp dùng hàng ngày như một loại sản phẩm thiên
nhiên bổ ích. Độ cao so với mặt nước biển hợp lý ở Bình Thuận cũng là yếu tố giúp
cho việc tạo thành các hoạt chất trong lá nha đam. Chính vì vậy mà hoạt chất trong
lá nha đam ở Bình Thuận, Ninh Thuận chiếm tới 26 % trong khi các nơi khác chỉ có

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 6 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

15 %. Khu vực Tuy Phong, Bắc Bình đã có một số hộ trồng thử nghiệm nha đam
với giống cây ở Ninh Thuận, đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng khá.

Hình 1. 2: Cánh đồng Lô hội


Hiện nay, có trên 400 loài nha đam khác nhau, trong đó nha đam Aloe Vera
lá xanh thẫm, b lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đam Aloe
Vera đang được trồng đại trà ở Việt Nam.
1.1.1.2. Đặc tính thực vật
Cấu tạo sinh học

Hình 1. 3: Cấu tạo sinh học của cây Lô hội


Lô hội thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng b , không có
cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá
có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không
đều, lá dài từ 30 - 60 cm.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 7 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 1. 4: Thân rễ Lô hội

Hình 1. 5: Lá Lô hội
Lá dạng b , không có cuống , mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục
đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọ ứng tùy theo loại, nhiều
đốm không đều, lá dài từ nha đam.

Hình 1. 6: Cấu tạo lá Lô hội


(a) : Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, khá dày;
(b) : Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển, chứa chất sáp màu
vàng với hàm lượng cao của aloin và các anthraquinone tương tự;
(c) : Lớp trong cùng là một khối nguyên phi lê, gồm các tiểu cấu trúc lục giác
chứa dịch lỏng của phi lê. Đó chính là gel Aloe vera.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 8 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Lô hội phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ
xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Tùy thuộc vào loài lô hội
mà màu sắc của hoa sẽ khác nhau (đỏ, vàng...). Quả nang chứa nhiều hạt.

Hình 1. 7: Hoa Lô hội

Hình 1. 8: Quả Lô hội


Điều kiện sinh trưởng
Aloe vera là một loài thực vật có lá mọng nước, thích nghi chủ yếu tạ các
khu vực khô cằn và bán khô hạn và không chịu được ngập úng hay thời tiết lạnh.
Loài thực vật này có thể đạt đến chiều cao khoảng 90 cm. Cây thường nở hoa trong
mùa hè. Aloe vera thường được trồng trong nhà hoặc ngoài trời. Aloe có thể chịu
đựng tình trạng hạn hán khắc nghiệt, có thể sống được ở những nơi núi đá và các
khu vực ít mưa. Aloe vera có khả năng chống chọi với hầu hết các loài gây hại,
ngoại trừ vài loại côn trùng. Cây Lô hội đạt chuẩn thu hoạch yêu cầu: ba lá của
khoảng 1kg và dài 50 – 75 cm (20 – 30 inch), được thu hoạch 3 – 4 lần/năm
(Danhof, 1987).

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 9 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Cây Lô hội có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và
mùa thu, vì đây là thời gian cây lô hội còn có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Cách trồng: Đào cây con từ vườn ươm (khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều
rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh,
với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống
khoảng 30 – 50.000 cây ha.

Hình 1. 9: Cây con Lô hội


Biến đổi của lá lô hội sau khi thu hoạch
- Vật lý: bề mặt lô hội tại vết cắt bị khô lại, lá lô hội có thể mất nước nhưng
không đáng kể.
- Hóa học: phản ứng oxi hóa, phản ứng Maillard, phản ứng phân hủy, thất thoát
nhựa aloin tại vết cắt.
- Hóa lý: không đáng kể.
- Hóa sinh: enzyme vẫn còn hoạt động.
- Sinh học: côn trùng và một số loài vi sinh vật có thể phát triển.
1.1.2. Phân loại[10][13]
Trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được xem
là tên chung của khá nhiều loài khác nhau. Hiện nay, đã có trên 400 loài Aloe được
tìm thấy được tìm thấy và mô tả với những hình dạng và kích thước khác nhau, từ
những loài có hình dạng như thân tảo, những loài thấp (20 cm) cho đến những loài
thân dạng gỗ, cao trên 100 cm. Các loài trong chi Aloe rất đa dạng về hình thái, mỗi
loài có đặc điểm về hâ, lá, hoa... khác nhau khá rõ.
Trong 400 loài thì có 4 loài dưới đây là có giá trị về mặt y học rõ nét nhất:
Aloe Barbadensis, Aloe Perryi, Aloe Ferox, Aloe Aborecens thông thường nhất là
Aloe Barbadensis.
1.1.2.1. Aloe Barbadensis

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 10 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Loài Lô hội này xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi và quần đảo Canary.
Chúng thường được trồng ở châu Á, miền nam Châu Âu, Nam Mỹ, Mexico, Aruba,
Bonaire, Bermuda, Bahamas, Trung và Nam Mỹ, dễ bị hư hại tại 32 oF ống tốt trên
đất bạc màu và vùng đất đá.

Hình 1. 10: Aloe Barbadensis


1.1.2.2. Aloe Perryi (Aloe perryi Baker)
Aloe Perryi xuất xứ từ Đông Phi. Lá nha đam khô từ loài cây này từ xa xưa
đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Nó thường sống ở những môi
trường có nhiều đá.

Hình 1. 11: Aloe Perryi


1.1.2.3. Aloe Ferox
Aloe ferox được tìm thấy tại Kwazulu-Natal, đặc biệt là giữa các vùng trung
du và bờ biển trong Umkomaas và lưu vực sông Umlaas. Aloe Ferox có thể phát
triển
đến 10 feet (3 m) và có thể được tìm thấy trên những ngọn đồi đá.
Loài thực vật này có thể khác nhau về tính chất vật lý tùy thuộc vào điều kiện
địa phương. Lá của nó rất dày và nhiều thịt, và có gai màu nâu đỏ bên lề với các gai
nhỏ trên bề mặt trên và dưới. Hoa của nó có màu cam hoặc màu đỏ, cuống hoa, cao
khoảng 2 – 4 feet (0.61 – 1.2 m). Aloe Ferox thích hợp với khí hậu khô nhiệt đới và
vùng đất cát.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 11 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 1. 12: Aloe Ferox


1.1.2.4. Aloe Aborecens
Aloe Aborecens có nguồn gốc ở bờ biển phía đông nam của lục địa châu Phi,
bao gồm các quốc gia của Nam Phi, Malawi, Mozambique và Zimbabwe. Aloe
Arborescens thích nghi với môi trường sống khác nhau, môi trường sống tự nhiên
của nó thường bao gồm các khu vực miền núi bao gồm cả phần nổi trên mặt đá và
rặng núi tiếp xúc. Chiều cao của loài này khoảng từ 2 – 3 m (6 – 10 feet). Lá của nó
được trang bị gai nhỏ dọc theo các cạnh của nó và được sắp xếp theo nơ hoa hồng
nằm ở cuối của nhánh lá. Hoa được bố trí trong một cụm hoa dạng gọi là chùm. Hoa
có hình trụ, màu đỏ hoặc màu da cam.

Hình 1. 13: Aloe Aborecens


1.1.3. Thành phần hóa học[16][24][28]
 Hợp chất Anthraquinone: Đây là thành phần quan trọng của Lô hội bao gồm:
- Aloe-modin (chất này không có trong dịch tươi Lô hội). Trong nhựa khô, Aloe-
emodin chiếm 0.05 – 0.5 % chất này tan trong ether, chloroform, benzn.
- Barbaloin (Aloin): Chiếm 15 – 30% thành phần nhựa của Lô hội.
- Aloin là một hoạt chất chủ yếu, có vị đắng, có tác dụng tẩy xổ, giải độc cho cơ
thể, có màu vàng – nâu chiếm 0.1 – 6.6% trọng lượng lá.
- Các chất trong nhóm này là thành phần có hoạt tính kháng khuẩn trong cây Lô
hội, trong đó Aloin là chất có hoạt tính chính.
 Amino acid

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 12 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Kết quả phân tích các loại amino acid trong Lô hội gồm có lysine, isoleucin,
phenylalanin, glutamic acid, asparagic acid, leucin, trytophan, phenylalanine, alanin,
prolin, arginin cystin, histidin, methionin,... Trong đó, hàm lượng arginin, glutamic
acid và arparagine tương đối cao.
 Các acid hữu cơ
Các acid hữu cơ trong Lô hội gồm: succinic, malic, lactic, isocitric, oxalate
canxi, lactate magnesi, acetic, oleic, linoleic. Có một số loại acid hữu cơ còn liên
kết với một số thành phần khác thể hiện được hoạt tính sinh lý như lactat
magnesium, liên kết với aloenin có hoạt tính ức chế bài tiết dịch vị.
 Các loại đường
Trong lá Lô hội có loại đường đơn (monosaccharide) cấu tạo đơn giản và có
loại đường đa (polysaccharide) có cấu tạo phức tạp. Đường đơn: D – glucose,
Glucose, mannitose, L-Rhamnose,... Đường đa: Polysaccharide trong nhựa nguyên
Lô hội đạt mức 348.2 mg/l. Có trong lớp chất nhầy của tế bào xung quanh lớp gel
bên trong của lá.
 Các vitamin
Lô hội có rất nhiều vitamin với hàm lượng cao: Gồm B1, B2, B6 và folic acid.
Đặc biệt hàm lượng vitamin A ( -carotene), C và E đều cao. Một hàm lượng nhỏ
vitamin B3, B12.
Vitamin C có khả năng vô hoạt các gốc tự do rất tốt do có thể chuyển các
gốc tự do hai nguyên tử hydro của nó và khi đó trở thành dehyroascorbic acid.
Ngoài khả năng vô hoạt trực tiếp các gốc tự do, vitamin C còn có khả năng
hoạt động hiệp lực với các chất chống oxy hoá khác trong cơ thể như các gốc
tocopheryl của carotenoid và flavonoid được khử thành dạng hoạt động tocopherol
nhờ nhận từ vitanmin C.

Hình 1. 14: Cơ chế khử các gốc tự do của Vitamin C


 Các enzyme

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 13 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Các loại enzyme chủ yếu trong Lô hội là oxidase, lipase, amylase, catalase,
allinase, cellulase, peroxidase... Bản thân enzyme ở dạng đơn độc ngoài cơ thể vẫn
có tác dụng xúc tác.
 Các loại muối vô cơ
Trong nhựa cây Lô hội có chứa 19 nguyên tố khoáng là: Al, Ba, Ca, Cu, Fe,
Mg, Na,... Trong đó các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người là Zn, Ca, Fe,
Cu có hàm lượng khá cao.
1.1.4. Một số hợp chất tiêu biểu từ cây Lô hội
1.1.4.1. Các hợp chất Anthraquinone
 Emodin[32]
- Tên khác: 6 – methyl– 1,3,8– trihydroxyanthraquinone
- Tinh thể hình kim màu nâu. Tìm thấy trong nhựa Lô hội
- Nhiệt độ nóng chảy: 266 – 268 oC
- Công thức phân tử: C15H10O5
- Khối lượng phân tử: 270 g/mol
- Công thức cấu tạo:

Hình 1. 15: Công thức cấu tạo của Emodin


 Aloe– emodin[10][32]
- Tinh thể hình kim. Tìm thấy trong nhựa lá Lô hội
- Nhiệt độ nóng chảy: 221 – 223 oC
- Công thức phân tử C15H10O5
- Khối lượng phân tử: 270 g/mol
- Công thức cấu tạo:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 14 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 1. 16: Công thức cấu tạo của Aloe Emodin


 Aloe barbendol[26]
- Tìm thấy trong rễ Lô hội
- Công thức phân tử: C15H14O4
- Khối lượng phân tử: 258 g/mol
- Công thức cấu tạo:

Hình 1. 17: Công thức cấu tạo của Aloe Barbendol


1.1.4.2. Hợp chất Anthrone
Aloin A[10]
- Tên gọi khác: Barbaloin A. (10S )– 10 – C – β – D – glucopyrannosyl – 1,8 –
dihydroxy – 3– (hydroxymethyl) – 9(10H) – anthracenone.
- Tinh thể màu vàng. Tìm thấy trong nhựa lá Lô hội.
- Nhiệt độ nóng chảy: 147 – 148 oC
- Công thức phân tử: C21H22O9
- Khối lượng phân tử: 418 g/mol
- Công thức cấu tạo:

Hình 1. 18: Công thức cấu tạo của Aloin A


Aloin B[10]
- Tên gọi khác: Barbaloin B. (10 R) – 10 – C – β – D – glucopyrannosyl – 1,8
– dihydroxy – 3 – (hydroxymethyl) – 9 (10H) – anthracenone
- Nhiệt độ nóng chảy: 138 – 140 oC.
- Tìm thấy trong nhựa lá Lô hội.
- Công thức phân tử: C21H22O9
- Khối lượng phân tử: 418 g/mol

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 15 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Công thức cấu tạo:

Hình 1. 19: Công thức cấu tạo của Aloin B


1.1.4.3. Hợp chất Flavonoid
Apigenin[10]
- Tên gọi: 5,7 – Dihydroxy – 2 –(4 –hydroxyphenyl)– 4H– 1– benzeopyran – 4–
one.
- Chất bột màu vàng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 352 oC
- Tìm thấy trong lá Lô hội
- Công thức phân tử: C15H10O5
- Công thức cấu tạo:

Hình 1. 20: Công thức cấu tạo của Apigenin


1.2. Tác dụng dược lý
1.2.1. Y học dân gian Việt Nam
Lô hội có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm
máu, nhuận tràng, thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện
bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, co giật ở trẻ em, đái
tháo đường,...
1.2.2. Y học hiện đại[3][11]
- Tác dụng trị bỏng và chữa lành vết thương
- Tác dụng chống sưng
- Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
- Tác dụng xổ và trị táo bón.
1.2.3. Hóa sinh học hiện đại

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 16 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Các thử nghiệm lâm sàn ghi nhận gel Lô hội giúp cho vết thương mau lành.
Các vết phỏng cấp 1 và cấp 2 khi được chữa trị bằng gel Lô hội cho thấy thời gian
lành vết thương nhanh hơn, đồng thời vết s o cũng nhỏ hơn.
Năm 2013, nhóm tác giả Cao Minh Trí, Bùi Văn Hậu, Lê Tiến Dũng đã khảo
sát thành phần hóa học của lá cây lô hội.[2]
Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh khả năng chống oxy hóa và kháng
khuẩn từ dịch trích gel lá Lô hội.[17]
R.M. Coopoosamy và các cộng sự (2006), đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính
kháng khuẩn của Aloe – emodin và Aloin A. Aloe – emodin cho thấy hoạt tính ức
chế vi sinh vật với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trong khoảng 62,5 µg/mL trong
Bacillus subtilis và Escheriachia coli đến 250 µg/mL trong Staphylococcus
epidermidis và Shigella sonnei.[10]
Glucomannan và acemannan có thể tăng tốc chữa lành vết thương, kích hoạt
các đại thực bào và chứng minh chống ung thư, tác dụng kháng virus. Cơ chế tác
động này gồm: trước hết, acemannan kích hoạt thực bào rất mạnh và do đó kích
thích
sự phóng thích cytokines; tiếp theo, các yếu tố tăng trưởng có thể kết dính trực tiếp
acemannan, tạo sự ổn định và kéo dài khả năng kích ứng tạo mô tế bào.[12][33]
Thí nghiệm tại Thái Lan (2013), Lô hội có khả năng điều trị nhiễm trùng
huyết và nhiễm độc gan chuột.[18]
Masatoshi và các cộng sự (1991), đã thử hoạt tính kháng viêm trên ổ viêm
của chân chuột đực dòng Wistar (trọng lượng từ 130 – 150 g) của Aloenin,
Barbaloin, Aloe – emodin, hỗn hợp rượu mạnh thẳng C26 – C32) và β – sitosterol
cho thấy % ức chế tương ứng 41,7 %; 28,8 %; 39,9 %; 61,9 %; 69,3 % so với
Aspirin 61,7 %.[19]
Pecere và các cộng sự (2000), phát hiện Aloe – emodin là một tác nhân
chống ung thư với hoạt tính chọn lọc đối với khối u và mô thần kinh sự. Hợp chất
Anthraquinone: Aloe – modin, Aloe – emodin, Barbaloin (Aloin),…Các chất trong
nhóm này là thành phần có hoạt tính kháng khuẩn trong cây Lô hội, trong đó Aloin
là chất có hoạt tính chính.[23]

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 17 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Mulabagal và các cán sự (2005), đã tiến hành đánh giá hoạt tính kháng viêm
của Emodin, Aloe – emodin và Barbaloin trên tế bào gốc thay vì sử dụng tế bào
khối u như các thử nghiệm trước đây, cho thấy nồng độ ức chế 50 % (IC50) lần lượt
là 120, 30, 200 µM. Kết quả cho thấy thành phần hóa học của Lô hội có hoạt tính
kháng viêm đáng kể, do đó cung cấp một cơ sở khoa học cho việc điều trị của các
quá trình kháng viêm trong y học dân gian.[21]
Năm 2007, Lê Thị Bích Uyển, khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng
nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội.[36]
Năm 2014, Nguyễn Thành Tài - Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và
kháng vi sinh vật gây bệnh của cao chiết lá lô hội.[37]
Năm 2007, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh và ThS. Phan Nhật Minh, Viện
công nghệ hóa học tại TP.HCM (Viện KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu quy trình
chiết xuất Aloin từ lô hội.[38]
1.3. Các phương pháp chiết tách cao vỏ lá Lô hội[43]
Chiết tách là phương pháp sử dụng dung môi thích hợp có khả năng hòa tan
các chất cần tách ra các mô thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là
một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi được gọi là dịch chiết và phần
không tan được gọi là bã dược liệu. Trong quá trình chiết tách sẽ xảy ra quy trình
sau:
Quá trình khuếch tán hay gọi là quá trình chuyển khối: là quá trình di chuyển
vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Quá trình thẩm thấu: là quá trình khuếch tán giữa hai pha lỏng qua một màng
có tính chất bán thấm, có nghĩa là màng đó chỉ cho dung môi đi qua mà không cho
chất tan đi qua.
Quá trình thẩm tích: là quá trình khuếch tán giữa hai pha lỏng qua một màng
có tính chất thẩm tích, có nghĩa là màng đó không chỉ chi dung môi đi qua mà còn
cho cả chất tan đi qua, nhưng chỉ cho qua những chất có phân tử nhỏ.
Các giai đoạn của quá trình chiết tách:
 Giai đoạn 1: khuếch tán nội bao gồm các hiện tượng chuyển chất tan ra lớp
dịch chiết ở ngoài mặt dược liệu, chủ yếu là quá trình khuếch tán qua các lỗ
xốp màng tế bào và sự khuếch tán phân tử.
 Giai đoạn 2: khuếch tán các chất từ bề mặt dược liệu đến các lớp dược liệu.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 18 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

 Giai đoạn 3: khuếch tán theo dòng chuyển động của dịch chiết.
1.3.1. Phương pháp ngâm kiệt
Phương pháp chiết gồm có ngâm và chiết kiệt không có sự tham gia của
nhiệt độ và khuấy trộn:
Nguyên tắc của phương pháp:
Khi cho dung môi vào bột dược liệu, do trọng lực dung môi chảy xuống các khe
hở trong dược liệu. Trong thời gian dung môi được giữ lại và tiếp xúc với dược liệu,
hoạt chất được hòa tan. Sau đó dịch chiết được rút hết ra và dung môi mới được
thêm vào theo một chiều xác định với một tốc độ nhất định, lớp dung môi này ngấm
vào trong khối dược liệu và đẩy dịch chiết (lớp dung môi cũ đã hòa tan dược chất)
ra ngoài. Lớp dung môi mới tiếp tục hòa tan các hoạt chất còn trong tế bào dược
liệu.
1.3.2. Phương pháp chiết Soxhlet
Là phương pháp ngâm nóng nhiều làn với một lượng nhỏ dung môi, đươc
thực hiện ở nhiệt độ sôi của dung môi.
Nguyên tắc của phương pháp:
Khi nhiệt độ đạt tới nhiệt độ sôi của dung môi, dung môi bốc hơi lên theo
đường ống dẫn hơi của thiết bị và khi lên tới ống ngưng thì dung môi bị ống ngưng
hơi làm lạnh ngưng tụ thành thể lỏng rớt thẳng xuống dược liệu đặt trong ống chiết.
Tại đây, dung môi ngấm vào dược liệu và chiết kiệt những chất hữu cơ nào có thể
hoà tan.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết
1.3.3.1. Nguyên liệu
Mức độ phá vỡ của môi: Việc phá vỡ tối đa cấu trúc tế bào nguyên liệu tạo
điều kiện tiếp xúc triệt để của chất tan và dung môi.
Độ ẩm của vật liệu: Độ ẩm cao sẽ làm chậm quá trình khuếch tán và gây ra
sự dính bết giữa các phân tử. Nước còn lại trong nguyên liệu sẽ liên kết protein và
các chất háo nước khác, điều này ngăn chặn sự thấm của dung môi, làm chậm quá
trình khuếch tán phân tử và đối lưu.
1.3.3.2. Dung môi
Dung môi cần chọn sao cho có khả năng hoà tan tối đa các thành phần dược
liệu. Việc lựa chọn dung môi dựa trên các vấn đề sau:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 19 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Độ phân cực của dung môi: Dung môi ít phân cực thì dễ hoà tan các chất
không phân cực và khó hoà tan các chất có nhiều nhóm phân cực. Ngược lại, dung
môi phân cực mạnh thì dễ hoà tan các chất có nhiều nhóm phân cực và khó hoà tan
các chất ít phân cực. Người ta phân loại dung môi dựa vào độ phân cực như sau:
 Dung môi không phân cực: ether dầu hoả, xăng, hexan, heptan, benzen,
toluen,...
 Dung môi phân cực yếu và vừa: chloroform, diclorethan, aceton, ethyl
acetat,...
 Dung môi phân cực mạnh: nước, glycerin, các loại cồn có mạch cacbon ngắn
(methanol, ethanol, isopropanol...)
Độ phân cực của một số dung môi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. 1: Độ phân cực của các dung môi

Tên dung môi P

Hexan 0.0

Ether dầu hoả 2.9

Ethyl Acetate 5.3

Ethanol 8.8

Methanol 12.5

1.3.3.3. Tỷ lệ dung môi và nguyên liệu


Với khối lượng nguyên liệu ban đầu cố định, khi lượng dung môi gia tăng,
quá trình chiết diễn ra nhanh chóng và lượng dầu còn lại trong bã sẽ giảm.
1.3.3.4. Nhiệt độ
Trong công thức tính hệ số khuếch tán của Einstein, khi nhiệt độ tăng thì hệ
số khuếch tán cũng tăng, do đó theo định luật Fick, lượng chất khuếch tán cũng tăng
lên. Hơn nữa, khi tăng nhiệt độ thì độ nhớt của dug môi giảm, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình chiết xuất.
1.3.3.5. Thời gian tách chiết

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 20 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Khi bắt đầu chiết, các chất có phân tử lượng nhỏ (hoạt chất) sẽ được hoà tan
và khuếch tán vào dung môi trước, sau đó mới đến các chất có phân tử lượng thấp.
Do đó, thời gian chiết ngắn sẽ không chiết được hết hoạt chất trong dược liệu,
nhưng nếu thời gian chiết dài quá dịch chiết lẫn nhiều tạp, gây bất lợi cho quá trình
tinh chế và bảo quản.
1.4. Giới thiệu một số loài vi khuẩn và các phương pháp khảo sát khả năng
kháng vi sinh vật[44]
1.4.1. Giới thiệu một số loài vi khuẩn
Khả năng kháng khuẩn của cao Lô hội đã được nghiên cứu ở các nồng độ
khác nhau (200; 400; 800; 1600 mg/ml) chống lại 5 chủng vi khuẩn gây bệnh bao
gồm ba chủng Gram âm (Escherichia coli (E.coli) – ATCC 43895, Salmonella typhi
- ATCC 14028, Pseudomonas aeruginosa - ATCC 9027); và hai chủng Gram
dương (Staphylococus aureus - ATCC 6538, Bacillus cereus - VTCC 1005).

1.4.1.1. Escherichia coli


Escherich là người đầu tiên phát hiện ra loài vi khuẩn này trong quá trình
điều trị và nghiên cứu về các trẻ bị bệnh tiêu chảy vào năm 1885. Vì loài này kí sinh
trong ruột già (tiếng Latinh là colum), nên ông đặt tên nó là Bacterium coli (vi
khuẩn coli). Ông báo cáo phát hiện này vào năm 1885, trong thuyết trình của mình
nhan đề “Vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh” cho Hiệp hội Hình thái và Sinh lý học.
Đến năm 1886, sau 18 tháng nghiên cứu, ông cho xuất bản cuốn sách với tựa đề
"Darmbakteriendes Säuglings und ihre Beziehungenzur Physiologie der
Verdauung”.
 Phân loại khoa học:
- Giới (Kingdom): Bacteria
- Ngành (Division): Proteobacteria
- Lớp (Class): Gammaproteobacteria
- Bộ (Order): Enterobacteriales
- Họ (Family): Enterobacteriaceae
- Giống (Genus): Escherichia
- Loài (Species): E.coli
Escherichia coli là một loại vi khuẩn Gram âm, kỵ khí không bắt buộc, vi
khuẩn có hình roi tìm thấy bên trong phần dưới của ruột của các động vật máu nóng.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 21 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Chúng thường không gây bệnh, nhưng một số chủng có thể gây nên tiêu chảy và
nhiễm trùng sinh mủ.

Hình 1. 21: Vi khuẩn Escherichia coli trên kính hiển


Khi quan sát dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng vi khuẩn
E.coli có hình que, chiều dài của chúng dao động từ 1 μm đến 5 μm. Một số loài có
thể di chuyển bằng roi, một số ít thì ở yên một chỗ không có khả năng di động.
Chúng không thể tạo bào tử như nhiều loại vi khuẩn khác.
Sinh trưởng ở 15 – 40 ℃ nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là 37 ℃, pH từ 6.4 –
7.4. Mọc tốt trên môi trường thạch dinh dưỡng, sau 24 giờ hình thành những khuẩn
lạc tròn, ướt, trắng đục khoảng 2 – 3 mm.
 Độc tố:
- Một số E. coli sản sinh ra độc tố có tên là độc tố Shiga gây tiêu chảy và có thể
dẫn đến bệnh nặng.
- Nhiễm STEC có thể gây ra hội chứng huyết tán tăng urê máu (HUS) có thể
làm hư thận và các cơ quan khác. Hầu hết những người bị nhiễm STEC đều
không tiến triển thành HUS, nhưng trẻ nhỏ và người cao tuổi thì lại có nguy cơ
tăng.
- Các loại E. coli khác có thể gây ra nhiễm khuẩn thận, bàng quang và các bộ
phận khác trong cơ thể.
1.4.1.2. Bacillus cereus
Bacillus cereus là loài vi khuẩn gram dương, hình que, hiếu khí, bào tử dạng
hình ovan, có khả năng sinh nha bào, được phát hiện đầu tiên trong một ca nhiễm
độc thực phẩm vào năm 1955. Từ những năm1972 đến 1986 có tới 52 trường hợp
trúng độc thực phẩm do Bacillus cereus được phát hiện và báo cáo chiếm khoảng
2% số ca bệnh thực phẩm, trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều.
 Theo phân loại khoa học:
- Giới (Kingdom): Bacteria

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 22 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Ngành (Division): Firmicutes


- Lớp (Class): Bacilli
- Bộ (Order): Bacillales
- Họ (Family): Bacillaceae
- Giống (Genus): Bacillus
- Loài (Species): Bacillus cereus
Trực khuẩn, gram dương, tạo nội bào tử. Kích thước 0.5 – 1.5 x 2 – 4 mm. Vi
khuẩn không tạo giáp mô, không có khả năng di động
Vi khuẩn Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại
thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, thường gây ngộ độc thực phẩm.
 Đặc điểm nuôi cấy:
Là loại vi khuẩn dễ mọc, hiếu khí và kị khí tùy nghi, sống ở nhiệt độ thích hợp
5 – 50 oC, tối ưu 35 – 40 oC, độ ph 4.5 – 9.3; thích hợp 7 – 7.2.
- Trên môi trường NA hay TSB sau 24 giờ tạo khóm lớn, nhăn nheo, xù xì.
- Trên môi trường BA tạo dung huyết rộng.
- Trên môi trường MYP: khóm hồng chung quanh có vòng sáng.
- Trên môi trường Mossel (thạch cereus selective agar): khóm to hồng chung
quanh có vòng sáng.
- Trên môi trường canh NB, TSB: đục tạo váng, sau cặn lợn cợn.

Hình 1. 22: Vi khuẩn Bacillus cereus trên kính hiển vi

 Độc tố: vi khuẩn sản sinh 2 loại độc tố


- Độc tố gây tiêu chảy (Type 1): Diarrhoed toxin. Vi khuẩn sản sinh độc tố trên
thịt , rau quả, gia vị. Bản chất là một loại protein gây hủy hoại biểu bì và niêm
mạc ruột gây tiêu chảy có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Độc tố gây nôn mửa (Type 2): emetic toxin. Vi khuẩn nhiễm trong gạo, cơm
nguội, đậu các loại. Bản chất độc tố là phospholipit có tính ổn định cao không

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 23 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

bị phân hủy ở nhiệt độ cao và dịch dạ dày.


Ngoài ra vi khuẩn còn có enzyme hemolyzin là một protein gây độc mạnh có
thể gây chết người. Độc tố này có thể trung hòa bởi cholesterol trong huyết thanh
nhưng nó đã góp phần cho sự phát triển của vi khuẩn.
1.4.1.3. Salmonella
Năm 1855 Slamon và Smith tìm được Salmonella từ lợn mắc bệnh dịch tả và
gọi tên là Bacilus cholerasuis, hiện nay gọi là Salmonella. Nhưng sau đó
Schweinittz
xác định Salmonella cholerasuis là vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn.
Năm 1888 A.Gartner phân lập được mầm bệnh từ thịt bò và lách người bệnh,
ông gọi vi khuẩn này là Bacilus enteritidis và ngày nay vi khuẩn này được gọi là
Salmonella enteritidis.
 Phân loại khoa học:
- Giới (Kingdom): Bacteria
- Ngành (Division): Proteobacteria
- Lớp (Class): Gammaproteobacteria
- Bộ (Order): Enterobacteriales
- Họ (Family): Enterobacteriaceae
- Giống (Genus): Salmonella lignieres 1900
Salmonella là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn Gram âm, kị khí tùy
nghi, không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có
đường kính khoảng 0.7 µm đến 1.5 µm, dài từ 2 µm đến 5 µm và có vành lông rung
hình roi. Phát triển tốt ở 6 ℃ – 42 ℃, thích hợp nhất là 35 ℃ – 37 ℃, pH từ 6 - 9,
thích hợp nhất là 7.2 . ở nhiệt độ 18 ℃ – 40 ℃ vi khuẩn có thể sống đến 15 ngày.
Trên môi trường phân lập XLD khuẩn lạc có hình tròn, lồi, trong suốt, có
tâm đen, môi trường chuyển sang màu vàng.

Hình 1. 23: Vi khuẩn Salmonella trên kính hiển vi

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 24 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

 Độc tố: vi khuẩn Salmonella có thể tiết ra 2 loại độc tố:


- Nội độc tố: rất mạnh gồm 2 loại: Gây xung huyết và mụn loét; độc tố ở ruột
gây độc thần kinh, hôn mê, co giật.
- Ngoại độc tố: chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào túi
colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột để nuôi, sau 4 ngày lấy ra, đem cấy truyền 5
đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc có thể gây bệnh cho động vật thí
nghiệm. Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện invivo và nuôi cấy kị khí.
Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột.
1.4.1.4. Staphylococcus aureus
Ngày 9 tháng 4 năm 1881, bác sĩ người Scotland Alexander Ogston đã trình
bày tại hội nghị lần thứ 9 Hội phẫu thuật Đức một báo cáo khoa học trong đó ông sử
dụng khái niệm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), trình bày tương đối đầy đủ vai trò
của vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ trong lâm sàng.
Staphylococcus aureus do Robert Koch (1843-1910) phát hiện vào năm 1878,
phân lập từ mủ ung nhọt và Loius Pasteur (1880) đều nghiên cứu tụ cầu khuẩn từ
thời kỳ đầu của lịch sử ngành vi sinh vật học.
 Phân loại khoa học:
- Giới (Kingdom): Eubacteria
- Ngành (Division): Firmicutes
- Lớp (Class): Bacilli
- Bộ (Order): Bacillales
- Họ (Family): Staphylococcaceae
- Giống (Genus): Staphylococcus
- Loài (Species): Staphylococcus aureus

Hình 1. 24: Vi khuẩn Staphylococus aureus trên kính hiển vi


Staphylococcus có nguồn từ tiếng Hy Lạp staphyle nghĩa là chùm nho là các
cầu khuẩn kị khí tuỳ ý. Vi khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 25 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

và thường không có vỏ,có hình cầu, đường kính 0.8 - 1 µm, hình thức tập hợp này
do vi khuẩn phân bào theo nhiều chiều trong không gian; trong bệnh phẩm vi khuẩn
có thể đứng lẻ, từng đôi hoặc đám nhỏ.
Một số Staphylococcus được tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không
khí, bụi, thực phẩm, thường trú ở vùng da và niêm mạc của người.
Phát triển dễ dàng ở môi trường thông thường, không thể sinh trưởng ở nhiệt
độ thấp. Theo Mc Landsborough L. (2005), nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của S.
aureus là 18 – 40 ℃, pH = 7,2. Tuy nhiên mọc tốt nhất ở 25 ℃, hiếu khí hay kỵ khí
tuỳ ý. Ở canh thang, sau 5 – 6 giờ làm đục môi trường, sau 24 giờ làm đục rõ. Ở
môi trường đặc, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, óng ánh co thể có màu vàng đậm,
màu vàng cam hoặc màu trắng, tương đối lớn sau 24 giờ. Ngoài ra S.aureus có thể
sinh trưởng được trên môi trường có hoạt độ thấp hơn các loài vi khuẩn khác hoặc
môi trường có nồng độ muối cao.
Khi phát hiện trong môi trường, tạo sắc tố vàng sau 1 - 2 ngày nuôi cấy ở
nhiệt độ phòng và đều tổng hợp enterotoxin ở nhiệt độ trên 15 ℃, nhiều nhất là khi
tăng trưởng ở 35 – 37 ℃.
Staphylococcus aureus có trong nhiều môi trường sống trước đây, thường
sống ký sinh vô hại, nhưng cũng có thể gây bệnh, đặc biệt là khi Staphylococcus
aureus xâm nhập hoặc xuyên qua da, chúng có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng
khác nhau, chẳng hạn như các sự nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da hoặc các sự
nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác.
 Độc tố - Enzym:
- Khả năng gây bệnh của tụ cầu vàng là do vi khuẩn phát triển nhanh và lan tràn
rộng rãi trong mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzyme. Một số chủng
thuộc loài S. aureus có khả năng sinh tổng hợp enterotoxin khi chúng nhiễm
vào thực phẩm
- Độc tố: Hầu hết các dòng S. aureus có thể tổng hợp enterotoxin trong môi
trường có nhiệt độ trên 15℃ hơn cả vi khuẩn.
- Độc tố ruột enterotoxin sản xuất bởi S.aureus là một protein ổn định nhiệt,nhiều
nhất khi tăng trưởng ở nhiệt độ 35 – 37 ℃ và có thể tồn tại nhiệt ở 100 ℃ trong
vòng 30 – 700 phút.
- Các enzyme ngoại bào:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 26 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

• Protease phân giải protein của tế bào chủ.


• Lipase phân giải lipid.
• Deoxyribonuclease (DNase) phân giải DNA và các enzyme sửa đổi acid béo
(FAME).
1.4.1.5. Pseudomonas aeruginosa
Theo phân loại của Bergey D.G.(1984), Pseudomonas aeruginosa thuộc
giống Pseudomonas, họ Pseudomonadaceae. Căn cứ vào sự tương đồng
rARN/ADN và những đặc điểm nuôi cấy thông thường, người ta chia
giống Pseudomonas thành 92 loài khác nhau, trong đó Pseudomonas aeruginosa là
một trong số 12 loài có liên quan nhiều đến y học. Pseudomonas aeruginosa (P.
aeruginosa) là trực khuẩn Gram âm, nhỏ, đứng riêng lẻ, thành đôi và có khi xếp
thành chuỗi. Di động nhờ một lông duy nhất ở một cực. Có pili, không bào tử.
 Phân loại khoa học:
- Giới (Kingdom): Bacteria
- Ngành (Division): Proteobacteria
- Lớp (Class): Gamma proteobacteria
- Bộ (Order): Pseudomonadales
- Họ (Family): Pseudomonas
- Giống (Genus): Pseudomonas aeruginosa

Hình 1. 25: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi


 Sức đề kháng:
- Có sức đề kháng cao với các yếu tố lý hoá.
- Có khả năng đề kháng kháng sinh cao.
 Kháng nguyên:
- Kháng nguyên liên kết với tế bào:
+ Protein màng ngoài: các protein ở màng ngoài tế bào có thể kết hợp với LPS
tạo thành những thụ thể đặc hiệu của trực khuẩn mủ xanh.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 27 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

+ Polysaccharide ngoại tiết: có 2 loại polysaccharide được tạo ra bởi những


chủng P. aeruginosacó khuẩn lạc dạng M và dạng R.
- Các kháng nguyên ngoại bào: vi khuẩn tiết ra rất nhiều chất chuyển hoá trong
môi trường (protease, elastase, exotoxin A, glycocalx, hemolysine, ...) là
những yếu tố độc lực của vi khuẩn đồng thời còn là những kháng nguyên được
nghiên cứu để sử dụng chế tạo vaccine gây miễn dịch.
 Phân loại trực khuẩn mủ xanh:
Việc xác định type rất có ý nghĩa trong phân loại, xác định tính phổ biến và
sự phân bố của vi khuẩn theo địa dư và các loại bệnh, để từ đó có cơ sở nghiên cứu
chế tạo ra các chế phẩm miễn dịch phòng và điều trị các nhiễm khuẩn do P.
aeruginosa. Mặt khác, các phương pháp xác định type cũng có tầm quan trọng trong
điều tra dịch tễ học quá trình lây nhiễm loài vi khuẩn này. Những phương pháp hay
sử dụng nhất là serotype, lysotype và pyocinotype; các phương pháp này cho phép
xác định type của 90 – 95 % số chủng P. aeruginosa. Theo Uỷ ban phân loại Quốc
tế, việc định type kháng nguyên O chia P. aeruginosathành 16 nhóm kháng nguyên
được ký hiệu
từ O1 đến O16 (hoặc P1 đến P16).
 Nội độc tố:
Là thành phần của vách tế bào vi khuẩn. Nội độc tố bao gồm chủ yếu là LPS
và một lượng nhỏ protein. Hoạt tính sinh học của nội độc tố chủ yếu do phức hợp
LPS đảm nhiệm. LPS có vai trò quan trọng trong bệnh sinh nhiễm khuẩn huyết và
sốc nhiễm khuẩn huyết.
 Ngoại độc tố:
Bản chất là protein có trọng lượng phân tử 66,6 kDa. Exotoxin A hoạt động
tượng tự như cơ chế hoạt động của độc tố vi khuẩn bạch hầu. Với khả năng khuếch
tán và ức chế sự tổng hợp protein của tế bào, exotoxin A là một độc tố mạnh nhất
của
P. aeruginosa. Exotoxin A gây rối loạn chức năng huyết động trung tâm, thay đổi
chức năng đông máu, rối loạn chuyển hoá lipit, gây tổn thương nhiều cơ quan,
nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là tổn thương gan. 90% số chủng P. aeruginosa sản xuất
exotoxin A nhưng đặc tính của độc tố này rất khác nhau tuỳ từng chủng.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 28 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

1.4.2. Phương pháp khuếch tán đĩa


Nguyên tắc: Phương pháp thử hoạt tính ức chế vi khuẩn là phương pháp của
Hadacek et al (2000). Chủng vi khuẩn sau khi được hoạt hóa từ ống chủng gốc trên
môi trường MP đặc, một khuẩn lạc được cấy chuyển sang 5 ml môi trường TSB
lỏng và lắc qua đêm ở nhiệt độ 37 oC. Đĩa thử hoạt tính được chuẩn bị bằng cách
cấy trải 100μL dịch khuẩn, nồng độ tương đương 4-5 × 108 CFU/ml lên bề mặt đĩa
petri có chứa môi trường MHA đặc. Chuẩn bị dịch thử bằng cách hòa tan cao trong
DMSO 5% thành các nồng độ theo yêu cầu.. Đối chứng dương là dung dịch kháng
sinh (Ampicilin 10 g/ml, Tetracyclin 30 g/ml, Amoxilin 10 g/ml); đối chứng âm
là DMSO 5%. Hoạt tính ức chế khuẩn được đánh giá bằng cách đo đường kính
(DK) vòng ức chế vi sinh vật bằng công thức: DK (mm) = D - d; trong đó D =
đường kính vòng vô khuẩn và d = đường kính lỗ khoan thạch (giếng).

Hình 1. 26: Đĩa petri có sẵn môi trường và vi khuẩn

1.5. Phương pháp định danh bằng sắc ký ghép khối phổ GC/MS[41]
Hệ thống sắc ký khí khối phổ là một detector khối phổ được ghép nối với
thiết bị sắc ký khí nối với nhau qua bộ kết nối với mục đích loại bỏ khí mang N2, He
để giảm áp suất của dòng áp suất của dòng khí mang và phân tử mẫu chất đi vào
buồng ion hóa của khối phổ. Phần thiết bị sắc ký dùng mao quản, phần khối phổ sử
dùng buồng ion hóa với bộ tách từ cực và detector khối phổ.
GC – MS bao gồm:
 Sắc ký khí ( GC): sắc ký khí là phương pháp phân tách, phân ly, phân tích,
các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha
tĩnh.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 29 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

 Khối phổ (MS): khối phổ là phương pháp phân tích mà trong đó hợp chất xét
nghiệm được ion hóa và phá thành các mảnh trong thể khí dưới chân không
cao (10 – 6 mmHg). Sau quá trình ion hóa, các hạt có điện tích đó được gia
tốc trong một điện trường, được tách trong một từ trường theo tương quan
giữa khối lượng và điện tích của chúng và ghi nhận theo cường độ của các
hạt đó. Dùng để xác định định định tính và định lượng.

Hình 1. 27: Sơ đồ sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)


Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:
- Cửa tiêm mẫu (injection port): 1 microliter dung môi chứa hỗn hợp các chất sẽ
được tiêm vào hệ thống ở cửa này. Mẫu sau đó được dẫn qua hệ thống bởi khí
trơ, thường là helium. Nhiệt độ ở cửa tiêm mẫu được nâng lên 300c để mẫu trở
thành dạng khí.
- Vỏ ngoài (oven): phần vỏ của hệ thống GC chính là lò nung đặc biệt. nhiệt độ
của lò này dao động từ 40 – 320 oC.
- Cột (cloumn):
Bên trong hệ thống GC là một cuộn ống nhỏ hình trụ có chiều dài 30m với
mặt trong được tráng bằng một loại polymer đặc biệt. Các chất trong hỗn hợp được
phân tách bằng cách chạy dọc theo cột này.
Sau đó đi qua cột sắc ký khí, các hóa chất tiếp tục đi vào pha khối phổ. ở đây
chúng bị ion hóa. Sau khi khối phổ, chúng sẽ tới bộ phận lọc dựa trên khối lượng,
bộ lọc lựa chọn chỉ cho phép các hạt có khối lượng nằm trong một giới hạn nhất
định đi qua. Thiết bị cảm biến có nhiệm vụ đếm số lượng các hạt có cùng khối
lượng. Thông tin này sau đó được chuyển đến máy tính và xuất ra kết qua gọi là
khối phổ. Khối phổ là một biểu đồ phản ánh số lượng các ion với các khối lượng
khác nhau đã đi qua bộ lọc.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 30 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Máy tính: bộ phận chịu trách nhiệm tính toán các tín hiệu do bộ cảm biến cung
cấp và đưa ra kết quả khối phổ.
Ứng dụng của phương pháp sắc ký khí khối phổ:
- Xác định công thức phân tử, dựa vào cường độ tương đối của ion phân tử đồng
vị xuất hiện trong phổ đồ.
- Xác định công thức cấu tạo: dựa vào giá trị m/e, cường độ tương đối của các ion
phân tử cũng như ion mảng.
- Định lượng thành phần nguyên tố của ion cần xác định.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 31 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM


2.1. Phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm Hoá Dầu, Phòng nghiên cứu khoa học của ngành Công
Nghệ Kỹ Thuật Hoá Học và phòng thí nghiệm vi sinh của ngành Công Nghệ Thực
Phẩm tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.1.2. Nguyên liệu, hóa chất
Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu là cây Lô hội được lấy từ xã
Long Phước, Bà Rịa. Nguyên liệu sau khi hái được đem rửa sạch và loại chất nhựa
salext màu vàng. Phần lá được đem sấy khô ở nhiệt độ 80 oC sau đó nghiền nhỏ.
Hóa chất được sử dụng cho chiết tách và định tính thành phần hóa học trong Lô hội:
 Ethanol 96o, Trung Quốc  FeCl3, Trung Quốc
 Ethyl ether, Trung Quốc  NaOH, Trung Quốc
 Methanol, Trung Quốc  H2SO4, Trung Quốc
 Hexan, Trung Quốc  HgCl2, Trung Quốc
 N – Butanol, Trung Quốc  I2, Trung Quốc
 HCl, Trung Quốc  KI, Trung Quốc
2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm
Các dụng cụ thiết bị cần thiết cho ghiên cứu:
 Cân phân tích  Bình cầu 2 cổ
 Máy cô quay chân không  Bình cầu 1 cổ
 Máy lọc hút chân không  Phễu chiết 500 ml
 Nhiệt kế 200oC  Beacher 250 ml
 Máy khuấy từ gia nhiệt + cá từ  Beacher 100 ml
 Thiết bị chiết Soxhlet  Erlen 250 ml
 Ống nghiệm  Erlen 100 ml
2.1.4. Môi trường
Các chủng vi sinh được tăng sinh trong môi trường lỏng TSB:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 32 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 2. 1: Môi trường Trypticase Soy Broth

Hoá chất Liều lượng


Tryptone 15 g
Peptone from soy bean 5g
NaCl 5g
Nước cất đủ 1000 ml

Đun nóng, phân phối môi trường vào các ống nghiệm, hấp khử trùng 15 phút
ở 121 ℃.
Môi trường đặc MHA dùng để đánh giá khả năng kháng khuẩn bằng phường pháp
khuếch tán qua thạch:
Bảng 2. 2: Môi trường Mueller Hinton Agar
Hoá chất Liều lượng
Mueller Hinton Agar 38 g
Agar 10 g
Nước cất đủ 1000 ml

Đun để hoà tan các thành phần trong nước cất. Điều chỉnh Ph = 7.4, hấp khử
trùng 15 phút ở 121 ℃. Rót ra đĩa petri.
2.2. Thực nghiệm
2.2.1. Chiết cao vỏ lá Lô hội bằng phương pháp Soxhlet
Theo nguyên tắc, làm việc trên 1 yếu tố thí nghiệm còn cố định các yếu tố
còn lại, kết quả tốt nhất của thí nghiệm trước được rút ra làm thông số cho các thí
nghiệm tiếp theo. Các thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Chỉ tiêu đánh giá là khối
lượng cao được chiết với các dung môi khác nhau.
Thí nghiệm xác định dung môi chiết:
Dung môi là yếu tố quan trọng nhất trong việc trích ly. Việc lựa chọn dung
môi có thể ảnh hưởng khối lượng cao được chiết.
Quy trình thực nghiệm chung:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 33 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Ethyl Acetate
Ether
Methanol
Thời gian trích ly:
6h,7h,8h,9h, 10h Ethanol
Tỉ lệ DM:NL là Hexan
15:1, 20:1, 25:1,
30:1, 35:1

Hình 2. 1: Sơ đồ khảo sát chiết cao vỏ lá Lô hội bằng phương pháp Soxhlet

Thuyết mình quy trình:


- Bước 1: Cân 10 g vỏ lá Lô hội. Chuyển toàn bộ nguyên liệu đã được xử lý
cho vào túi lọc (10 x 5 cm).
- Bước 2: Thêm 250 ml dung môi (Ethyl, Ether, Methanol, Ethanol, Hexan)
cho vào bình cầu 2 cổ và lắp hệ thống soxhlet. Đun nguyên liệu trong 6 giờ.
- Bước 3: Thu được dịch chiết đem cô quay thu hồi dung môi. Bảo quản cao
chiết trong lọ dung tích khoảng 5 – 10 ml, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh.
- Bước 4: Cân khối lượng cao chiết của 6 dung môi và nhận thấy dung môi
Ethanol có lượng cao nhiều sau Methanol (do Methanol có tính độc nên
chọn dung môi trích ly chiết cao là Ethanol).
Mô tả quá trình thực nghiệm chiết cao Lô hội tại phòng thí nghiệm:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 34 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 2. 2: Hệ thống chiết cao tại phòng thí nghiệm


Mục đích: Khảo sát nhằm thu hiệu suất cao vỏ lá Lô hội qua các hệ dung môi và
định tính các thành phần có trong dịch chiết lá Lô hội.
Kế hoạch: Chiết vỏ lá Lô hội bằng nhiều hệ dung môi có độ phân cực khác nhau
(Ethyl, Ether, Methanol, Ethanol, Hexan) và tối ưu quy trình theo phương pháp
soxhlet.
Thực nghiệm: Cân 10g vỏ lá Lô hội cho vào túi lọc và đặt vào bình chiết, thêm
dung môi vào bình cầu sao cho dung môi trong bình cầu không được nhiều hơn hai
phần ba thể tích bình cầu. Lắp hệ thống Soxhlet và kiểm tra hệ thống, mở nước chảy
hoàn lưu trong ống ngưng, cắm bếp điện và điều chỉnh nhiệt cho dung môi trong
bình cầu sôi đều. Chiết trong thời gian 6h. Tháo hệ thống soxhlet, tiến hành lọc dịch
chiết bằng máy lọc hút chân không, sau đó đưa đi cô quay thu hồi dung môi.
Thí nghiệm xác định nồng độ dung môi Ethanol:
Nồng độ Ethanol ảnh hưởng đến sự phân tán và thấm thấu vào nguyên liệu
để hoà tan các hợp chất hữu cơ cần thiết.
- Cố định thông số thời gian và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu (đã khảo sát ở 2.2.1.2);

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 35 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Khảo sát các nồng độ Ethanol: 60%; 65%; 70%; 75%; 80%; 85%; 90%; 96%.
Thí nghiệm xác định tỉ lệ dung môi/nguyên liệu:
Nếu tỉ lệ dung môi/nguyên liệu không phù hợp thì lượng cao vỏ lá Lô hội thu
được chưa hoàn toàn chiết kiệt hoặc gây tổn hao năng lượng vì dung môi quá nhiều.
- Cố định thông số thời gian (đã khảo sát ở 2.2.1.2);
- Khảo sát các thông số tỉ lệ dung môi/nguyên liệu gồm 15:1; 20:1; 25:1; 30:1;
35:1.
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian chiết:
Thời gian chiết có vai trò quyết định lượng cao vỏ lá Lô hội sau khi chiết. Nếu
thời gian quá ngắn thì lượng cao Lô hội được chưa hoàn toàn, ngược lại khi chiết
quá lâu vừa tốn thời gian, tổn hao năng lượng và các chất trong cao bị oxy hoá biến
tính.
- Dung môi chiết: Ethanol;
- Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 25:1;
- Khảo sát các thông số thời gian 5h, 6h, 7h, 8h, 9h, 10h.
2.2.2. Định tính một số hợp chất tự nhiên trong dịch chiết vỏ lá Lô hội
Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Anthranoid
Phản ứng Borntraeger
Thực nghiệm:
Cho erlen chứa các dung dịch sau:
- Dịch ethanol 1 ml
- HCl 4N 4 ml
- FeCl3 20% 4 ml
- Bột khô vỏ lá Lô hội 1 g
Đun cách thuỷ trong 10 phút, để nguội và cho vào bình gạn dung tích 50 ml.
Lắc với 5 ml ether. Gạn bỏ nước. Lớp ether được giữ lại để thực hiện phản ứng.
Lấy 1 ml dịch chiết ether cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm từ từ từng giọt đến
hết 1 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nh .
 Dung dịch lớp kiềm có màu đỏ sim.
Khảo sát sự hiện diện của Steroid – triterpenoid
Một số thuốc thử nhận biết Steroid – triterpenoid:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 36 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Thuốc thử Liebermann – Burchard:


 Anhidrid acetic 1 ml
 H2SO4 đậm đặc
 Dung dịch màu xanh lục.
- Thuốc thử Salkowski: H2SO4 đậm đặc.
Thực nghiệm: Lấy 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, nhỏ từ từ đến hết 1 ml dung
dịch H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm.
 Dung dịch màu xanh tím.
Khảo sát sự hiện diện của Alkaloid
- Thuốc thử Wagner:
 I2 1.27 g
 KI 2g
 H2O vừa đủ 100 ml
Thực nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, nghiên ống và nhỏ từ từ từng
giọt thuốc thử theo thành ống nghiệm, để yên.
 Có xuất hiện tủa màu nâu.
Khảo sát sự hiện diện của Flavonoid
Một số thuốc thử Flavnoid:
o Với dung dịch FeCl3 bão hòa:
Thực nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch chiết, nghiêng ống và nhỏ từ từ
từng giọt thuốc thử theo thành ống nghiệm, để yên, quan sát.
 Dung dịch màu xanh đen.
o Với dung dịch H2SO4 đậm đặc: Xuất hiện màu vàng đậm đến cam hoặc đỏ đến
xanh dương, tùy vào loại hợp chất khác nhau mà có màu khác nhau.
Thực nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch alcol, nghiêng ống và nhỏ từ từ từng
giọt đến 1 ml H2SO4 đậm đặc, đun nóng trong 1 phút.
 Dung dịch màu vàng cam.
Khảo sát sự hiện diện của saponin
Định tính khả năng tạo bọt của saponin trong môi trường acid, base:
- Thuốc thử: HCl 0.1 N
NaOH 0.1 N
- Ống 1: 5 ml HCl 0.1 N (pH = 1) và 3 giọt dung dịch acol chứa mẫu thử.
HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 37 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Ống 2: 5 ml NaOH 0.1 N (pH = 13) và 3 giọt dung dịch alcol chứa mẫu thử.
- Bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh cả hai ống nghiệm trong 1 phút và để yên,
quan sát chiều cao cột bọt trong cả hai ống nghiệm.
- Nếu cột bọt trong cả hai ống nghiệm cao bằng nhau và cột bọt có độ bền như
nhau, có thể có saponin triterpenoid.
- Nếu ống pH = 13 cột bọt cao hơn nhiều so với ống pH = 1, có thể có saponin
steroid.
2.2.3. Định danh một số hợp chất tự nhiên trong cao Lô hội
Thành phẩm cao Lô hội (dịch chiết đã được tiến hành thu hồi dung môi cho
tới khi mẫu ở dạng cao). Gửi mẫu đến VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM, VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC (01 – Mạc
Đĩnh Chi – Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh).
2.2.4. Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của cao Lô hội
- Môi trường: Môi trường tăng sinh và tồn trữ TSB, môi trường hoạt tính kháng
khuẩn MHA.
- Độ đục chuẩn 0.5 MC Farland: tương ứng với 108 vi khuẩn/ml, sử dụng làm
độc đục chuẩn khi pha loãng dịch vi khuẩn. Cách pha: 0.5 ml BaCl2 0.048M +
99.5 ml H2SO4 0.19M.
- Chuẩn bị dịch kháng khuẩn:
 Cao Lô hội được pha trong dung dịch DMSO 5 % vô trùng với:
 1600 mag/ml: 1.6 g Cao + 1 ml DMSO 5%;
 800 mg/ml: 1 ml dịch nồng độ 1600 mg/ml + 1 ml DMSO 5%;
 400 mg/ml: 1 dịch ml nồng độ 800 mg/ml + 1 ml DMSO 5%;
 200 mg/ml: 1 dịch ml nồng độ 400 mg/ml + 1 ml DMSO 5%.
Các kháng sinh được sử dụng để đối chứng dương là Chloramphenicol và
Tetracycline (1 mg/ml pha trong DMSO 5%), chứng âm là dung dịch DMSO 5% vô
trùng.
- Chuẩn bị chủng vi sinh vật thử nghiệm:
Vi khuẩn sau khi lấy về sẽ được cấy ria trên môi trường thạch dinh dưỡng
MHA, đem ủ ở 37 oC trong vòng 16 đến 24 giờ để chọn ra các khuẩn lạc đặc trưng.
Khi chọn được khuẩn lạc đặc trưng trên đĩa thạch không bị nhiễm thì đem tăng sinh

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 38 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

chúng trong môi trường lỏng TSB rồi ủ ở 37 oC, lắc với tốc độ 100 rpm trong 10 –
12 giờ. Môi trường trở nên đục do có sự tăng sinh của vi sinh vật.
Huyền phù vi khuẩn sau đó được ly tâm trong 15 phút ở 5000 rpm để tách
sinh khối ra khỏi môi trường rồi rửa sinh khối vi sinh vật bằng 3 lần nước cất vô
trùng và pha loãng bằng nước cất vô trùng đến độ đục tương đương 0.5 MC Farland.
Huyền phù vi khuẩn này được dùng để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.
Thực nghiệm:
Dùng micropipet hút 100µl vi khuẩn mỗi loại (mật độ tế bào 108 CFU/ml),
sau đó tiến hành cấy chang trên bề mặt đĩa thạch MHA, chờ khô bề mặt. Đánh số
cho đĩa petri từ 1 đến 7. Đĩa giấy 6 mm đã được vô trùng được thấm vào dịch cao
đã được pha theo từng nồng độ lần lượt là 1600, 800, 400, 200 mg/ml và lấy ra đặt
lên mặt đĩa thạch đã cấy chang vi khuẩn (số 1: 1600 mg/ml; số 2: 800 mg/ml; số 3:
400 mg/ml; số 4: 200 mg/ml), đè nh để đĩa giấy cố định trên mặt thạch. Hai đối
chứng dương là kháng sinh Tetrcyline và Chloramphenicol được thấm vào đĩa giấy
và đặt lên đĩa thạch (số 5: Tetracyline; số 6: Chloramphenicol). Đĩa giấy ở giữa
thấm dung dịch đối chứng âm DMSO 5% (số 7).
Sau đó đem nuôi ở 37 oC trong 16 – 18 giờ, riêng Staphylococcus aureus
nuôi trong 24 giờ. Đọc kết quả và ghi nhận đường kính vòng vô khuẩn.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 39 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Kết quả chiết tách cao vỏ lá Lô hội
Qua quá trình thực nghiệm quy trình chiết cao vỏ lá Lô hội bằng Soxhlet:
Kết quả thí nghiệm xác định dung môi chiết:

Bảng 3. 1: Khối lượng cao vỏ lá Lô hội thu được từ 5 dung môi chiết

Dung môi
Etyl Ethanol
Ether Methanol Hexan
Acetat 96o
Thời gian

6h 0.73 g 0.56 g 2.53 g 2.37 g 0.47 g

Hình 3. 1: Biểu đồ ảnh hưởng của các dung môi đến hiệu suất cao chiết cao vỏ lá Lô Hội

Nhận xét: Khả năng hòa tan của các chất có hoạt tính sinh học trong lá Lô hội khác
nhau tùy thuộc vào loại dung môi. Ở các thời gian khác nhau, thì dịch chiết thu
được có thành phần các hợp chất hòa tan khác nhau.
Khi chiết vỏ lá Lô hội với 5 dung môi khác nhau bằng hệ thống Soxhlet ở
thời gian 6h với tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 25:1 thì lượng cao vỏ lá Lô hội thu
được cao nhất là chiết với dung môi Methanol có khối lượng cao là 2.53 g (H =
25.3%). Dung môi có lượng cao vỏ lá Lô hội cũng không kém Methanol là Ethanol
96% có lượng cao là 2.37g (H = 23.7%). Lượng cao vỏ lá Lô hội thu được thấp nhất

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 40 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

khi chiết với Hexan có khối lượng cao là 0.47 g (H = 4.7 %). Hai dung môi còn lại
là Ethyl Acetat (H = 7.3%) có hiệu suất cao hơn dung môi Hexan (H = 5.6%)
Kết quả thí nghiệm xác định nồng độ dung môi Ethanol
Bảng 3. 2: Khối lượng cao chiết vỏ lá Lô Hội với dung môi Ethanol ở các nồng độ khác nhau

Dung môi
60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 96%
Ethanol

Khối lượng
2.15 3.11 3.98 3.86 2.71 2.67 2.69 2.37
cao (g)

Hình 3. 2: Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ Ethanol đến hiệu suất cao chiết vỏ lá Lô Hội
Nhận xét: Khi chiết vỏ lá Lô hội với dung môi Ethanol ở các nồng độ khác nhau
bằng hệ thống Soxhlet ở thời gian 6h, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 25:1 thì lượng
cao Lô hội thu được cao nhất ở nồng độ 70% có khối lượng là 3.98 g (H = 39.8%)
và lượng cao Lô hội giảm dần khi nồng độ Ethanol tăng, lượng cao thấp nhất là ở
nồng độ 60% với khối lượng cao là 2.15 g (H = 21.5%). Do vậy ở nồng độ Ethanol
70% có khối lượng và hiệu suất cao nhất tối ưu nhất.
Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu:

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 41 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 3. 3: Khối lượng cao chiết vỏ lá Lô Hội với Ethanol 70% ở các tỉ lệ khác nhau

Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu 15:1 20:1 25:1 30:1 35:1

Khối lượng cao (g) 2.98 3.03 3.61 3.49 3.46

Hình 3. 3: Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến hiệu suất cao chiết vỏ lá Lô
Hội
Nhận xét: Nhận thấy khi thay đổi tỉ lệ dung môi/nguyên liệu thì khối lượng cũng
tăng nhưng tăng không đáng kể. Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đạt hiệu suất cao chiết
cao nhất là 25:1.
Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian chiết
Bảng 3. 4: Khối lượng cao chiết vỏ lá Lô Hội với dung môi Ethanol 70% ở các khoảng thời
gian khác nhau

Thời gian (h) 5 6 7 8 9 10

Khối lượng cao


2.75 3.10 3.73 3.21 2.58 2.18
(g)

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 42 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 3. 4: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất cao chiết vỏ lá Lô Hội
Nhận xét: Khi tăng thời gian chiết thì khối lượng cao chiết có xu hướng giảm dẫn
đến hiệu suất chiết cũng giảm. Tuy nhiên, chiết ở khoảng thời gian 7h thì hiệu suất
chiết đạt cao nhất là 37.3% tương đương với 3.73 g cao chiết. Như vậy lựa chọn
thời gian chiết 7h cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.1.1. Kết quả định tính một số hợp chất hữu cơ có trong dịch chiết cao Lô hội
Định tính thành phần dược liệu được thể hiện ở các bảng.
Dấu (-) cho kết quả âm tính.
Dấu (+) cho kết quả dương tính với thuốc thử, có mặt nhóm chất tương ứng cần
định tính.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 43 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 3. 5: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Ethyl Acetate

Phản ứng
Nhóm chất Màu sắc Kết quả Kết luận
thuốc thử

Phản ứng Có chứa


Anthranoid
Borntraeger + Anthranoid

Liebermann
+
– Burchard
Có chứa
Steroid -
Steroid -
triterpenoid
Salkowski + triterpenoid

Không
Alkaloid TT Wagner - chứa
Alkaloid

FeCl3 bão
+
hòa Có chứa
Flavonoid
Flavonoid

H2SO4 đậm
+
đặc

TT HCl 0.1N
Không
TT NaOH
Saponin - chứa
0.1N
Saponin

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 44 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 3. 6: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Ether

Phản ứng
Nhóm chất Màu sắc Kết quả Kết luận
thuốc thử

Phản ứng Có chứa


Anthranoid
Borntraeger + Anthranoid

Liebermann
+
– Burchard
Có chứa
Steroid -
Steroid -
triterpenoid
Salkowski + triterpenoid

Không
Alkaloid TT Wagner - chứa
Alkaloid

FeCl3 bão
- Không
hòa
Flavonoid chứa
Flavonoid
H2SO4 đậm
-
đặc

TT HCl 0.1N
Không
TT NaOH
Saponin - chứa
0.1N
Saponin

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 45 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 3. 7: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Methanol

Phản ứng
Nhóm chất Màu sắc Kết quả Kết luận
thuốc thử

Phản ứng Có chứa


Anthranoid +
Borntraeger Anthranoid

Liebermann
+
– Burchard

Có chứa
Steroid -
Steroid -
triterpenoid
Salkowski + triterpenoid

Có chứa
Alkraloid TT Wagner +
Alkaloid

FeCl3 bão
- Không
hòa
Flavonoid chứa
H2SO4 đậm
- Flavonoid
đặc

TT HCl 0.1N
Không
TT NaOH
Saponin - chứa
0.1N
Saponin

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 46 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 3. 8: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Ethanol

Phản ứng
Nhóm chất Màu sắc Kết quả Kết luận
thuốc thử

Phản ứng Có chứa


Anthranoid +
Borntraeger Anthranoid

Lie
bermann – +
Burchard
Có chứa
Steroid -
Steroid -
triterpenoid
triterpenoid
Salkowski +

Có chứa
Alkaloid TT Wagner +
Alkaloid

FeCl3 bão
- Không
hòa
Flavonoid chứa
H2SO4 đậm
- Flavonoid
đặc

TT HCl 0.1N
Không
TT NaOH
Saponin - chứa
0.1N
Saponin

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 47 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Bảng 3. 9: Kết quả định tính thành phần dược liệu trong cao Hexan

Phản ứng
Nhóm chất Màu sắc Kết quả Kết luận
thuốc thử

Phản ứng Có chứa


Anthranoid +
Borntraeger Anthranoid

Liebermann
+
– Burchard
Có chứa
Steroid -
Steroid -
triterpenoid
Salkowski + triterpenoid

Không
Alkaloid TT Wagner - chứa
Alkaloid

FeCl3 bão
+
hòa Có chứa
Flavonoid
Flavonoid

H2SO4 đậm
+
đặc

TT HCl 0.1N
Không
Saponin TT NaOH
- chứa
0.1N
Saponin

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 48 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

3.1.2. Kết quả sắc ký ghép khối phổ của cao vỏ lá Lô hội
Sắc ký ghép khối phổ GC/MS của cao Lô hội được thể hiện ở hình 3 .5.
Kết quả xác định thành phần hoá học trong cao vỏ lá Lô hội ở bảng 3. 10:

Hình 3. 5: Sắc ký đồ của cao vỏ lá Lô hội

Nhận xét: Qua kết quả trên sắc ký đồ, nhận thấy có 8 giá trị có thời gian lưu khác
nhau, điều đó có nghĩa trong mẫu cao Lô hội thu được 8 cấu tử, ứng với 8 hợp chất.
Các cấu tử ở những điểm peak: 13.634; 17,162; 30.770; 34.475 có thời gian lưu
cách xa nhau và có hàm lượng cao nhất trong cao Lô hội. Các cấu tử còn lại có
cường độ tương đối thấp nên có hàm lượng không đáng kể trong cao Lô hội. Cũng
có một số cấu tử có thời gian lưu rất gần nhau, chúng có thể là đồng phân của nhau
như các cấu tử ở các peak: 31.618 và 31.865; 33.042, 33.883 và 33.987.

Bảng 3. 10: Kết quả phân tích thành phần hóa học của cao vỏ lá Lô hội

Hàm
TT Rt Tên chất Công thức cấu tạo
lượng

(3E,5E)-4,5-
Dibutyl-2,7-
1 13.634 6.036
tetramethyl-3,5-
octadiene

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 49 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

2 17.162 13.10 Phytol

(Z)-7-
3 24.580 1.150
Hexadecenal

4 29.716 1.620 -Tocopherol

5 30.770 30.73 Heptacosane

6 31.618 3.711 (+)--Tocopherol

17,21-28,30-
7 31.865 1.092
Bisnorhopane

8 33.042 1.298 Ursodiol

9 33.883 1.416 Heptacosane

10 33.987 1.519 1-Docosanol C22H46O

23.83

11 34.475 -Sitosterol

Nhận xét: Theo bảng phân tích thành phần hóa học của mẫu cao Lô hội cho thấy có
tổng cộng 11 cấu tử được định danh, nhưng sắc ký đồ chỉ thể hiện 7 điểm peak có
tên trên biểu đồ. Có thể nguyên nhân là do điểm peak của các cấu tử còn lại có
cường độ quá thấp nên không thể hiện tên của các cấu tử lên biểu đồ. Kết quả bảng

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 50 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

phân tích cho thấy thành phần cao Lô hội tại Xã Long Phước gồm 11 cấu tử và
thành phần chính chủ yếu là: (3E,5E)-4,5-Dibutyl-2,2,7,7-tetramethyl-3,5-octadiene
chiếm 6.036%; Phytol chiếm 13.10%; Heptacosane chiếm 32.146%;  -Sitosterol
chiếm 23.83%. Kết quả chạy sắc ký phổ cho thấy diện tích peak của Heptacosane là
thành phần chủ yếu.
3.2. Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp đo vòng
kháng khuẩn

Khả năng kháng khuẩn của cao Lô hội

Bảng 3. 11: Đường kính vòng kháng khuẩn của cao vỏ lá Lô hội (mm)
P.
STT Nồng độ mg/ml E.coli B. cereus S. typhi S. aureus
aeruginosa
1 1600 8.6  0.4 10.5  0.3 9  0.2 - -
2 800 8.5  0.3 9.3  0.4 9  0.2 - -
3 400 8.2  0.3 8.3  0.4 - - -
4 200 - - - - -
17.2 
5 Tetracycline 20.1  0.3 16.9  0.3 13.1  0.2 14.4  0.4
0.2
6 Chloramphenicol - 13.4  0.3 - - -
7 DMSO 5% - - - - -

Trên chủng E.coli khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy ba nồng độ 1600
mg/ml, 800 mg/ml và 400 mg/ml không có sự khác nhau, kết quả của 3 nồng độ là 3
mm. Nồng độ còn lại là 200 mg/ml không thấy hiện tượng kháng lại vi khuẩn E.coli.
Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của cao Lô hội đối với chủng E.coli tương
đối ổn định, nhận thấy cao vỏ lá Lô hộ có khả năng kháng chủng này.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 51 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 3. 6: Khả năng kháng E.coli của cao Lô Hội

1: 1600 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline


2: 800 mg/ml 6: chứng (+) chloramphenicol
3: 400 mg/ml 7: chứng (-) DMSO 5%
4: 200 mg/ml
Trên chủng vi khuẩn B. cereus khi khảo sát ở các nồng độ nhận thấy ở hai
nồng độ 1600 mg/ml và 800 mg/ml có sự chênh lệch đáng kể, kết quả lần lượt là 4.5
mm và 3 mm. Các nồng độ còn lại là 400 mg/ml và 200 mg/ml kết quả thu được ở 2
nồng độ trên lần lượt là: 2mm và 0 mm. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn
của cao Lô hội đối với chủng B. cereus tương đối cao, nhận thấy dịch chiết từ lá Lô
hội có khả năng kháng chủng này tốt.

Hình 3. 7: Khả năng kháng B. cereus của cao Lô Hội


1: 1600 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline
2: 800 mg/ml 6: chứng (+) chloramphenicol
3: 400 mg/ml 7: chứng (-) DMSO 5%
4: 200 mg/ml

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 52 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Trên chủng S. typhi khi khảo sát các nồng độ trên, nhận thấy rằng hai nồng
độ đầu là 1600 mg/ml và 800 mg/ml có kết quả ghi nhận lần lượt là 3 mm và 3 mm
không có sự khác nhau. Mặt khác, ở hai nồng độ tiếp theo là 400 mg/ml và 200
mg/ml không có hiện tượng kháng lại vi khuẩn.

Hình 3. 8: Khả năng kháng S. typhi của cao Lô Hội


1: 1600 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline
2: 800 mg/ml 6: chứng (+) chloramphenicol
3: 400 mg/ml 7: chứng (-) DMSO 5%
4: 200 mg/ml
Trên chủng P. aeruginosa khi tiến hành khảo sát với 4 nồng độ trên, nhận
thấy ở tất cả các nồng độ không có khả năng kháng lại vi khuẩn chủng này. Dựa
theo kết quả nhận thấy với chủng P. aeruginosa, cao Lô hội ở nồng độ cao (1600
mg/ml) không có khả năng kháng kể cả ở nồng độ thấp.

Hình 3. 9: Khả năng kháng P. aeruginosa của cao Lô hội

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 53 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

1: 1600 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline


2: 800 mg/ml 6: chứng (+) chloramphenicol
3: 400 mg/ml 7: chứng (-) DMSO 5%
4: 200 mg/ml
Cuối cùng là chủng S. aureus, tương tự như chủng P. aeruginosa, nhận thấy
các nồng độ khảo sát không có khả năng kháng khuẩn từ nồng độ cao nhất đến nồng
độ thấp nhất.

Hình 3. 10: Khả năng kháng S. aureus của cao Lô Hội

1: 1600 mg/ml 5: chứng (+) tetracyline


2: 800 mg/ml 6: chứng (+) chloramphenicol
3: 400 mg/ml 7: chứng (-) DMSO 5%
4: 200 mg/ml

Nhận xét:
DMSO 5% là mẫu chứng âm không thể kháng khuẩn.
Thuốc kháng sinh Tetracyline có hoạt tính kháng 5 chủng khuẩn cao hơn và
tốt hơn so với dịch chiết cao Lô hội. Dịch chiết cao vỏ lá Lô hội có hoạt tính kháng
đối với 3 chủng khuẩn (E.coli, B.cereus và S.typhi).
Với nồng độ 1600 mg/ml và 800 mg/ml em nhận thấy rằng vòng kháng sinh
to, rõ ràng và có sự chênh lệch ít. Các nồng độ còn lại 400 mg/ml, 200 mg/ml có sự
chênh lệch và khác nhau rõ rệt, ở nồng độ 400 mg/ml vẫn có vòng kháng nhưng ở
nồng độ 200 mg/ml không có có vòng kháng. Vì khi nồng độ cao vỏ lá Lô hội càng
thấp thì hoạt tính kháng càng giảm.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 54 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Hình 3. 11: Biểu đồ thể hiện khả năng kháng khuẩn của cao vỏ lá Lô hội đối với 5 chủng vi
khuẩn

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 55 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. Kết luận
Qua quy trình thực nghiệm chiết tách cao vỏ lá Lô Hội, điều kiện để thu
được hiệu suất cao chiết cao nhất là:
Dung môi sử dụng là: Ethanol 70o

Tỷ lệ dung môi : nguyên liệu là : 1:25 (g/ml)

Nhiệt độ trích ly là 70 ℃

Thời gian trích ly là 7 giờ

Định tính một số chất hữu cơ trong cao Lô hội qua 6 dung môi khác:
Kết luận: Hầu hết tất cả bột lá Lô hội được chiết với 5 dung môi khác nhau đều
phản ứng dương tính với Anthranoid, Steroid – triterpenoid. Nhưng do Ethanol có
một đầu phân cực có thể hòa tan được nhiều ion như K, Mg, Cu, Fe... và một đầu
không phân cực để hòa tan các hoạt chất như Anthranoid, Steroid – triterpenoid...
Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của cao vỏ lá Lô hội:
Kết luận:
Kết quả khảo sát về khả năng của cao vỏ láLô hội đối với các chủng vi khuẩn
được thử nghiệm cho thấy ở nồng độ cao 1600 mg/ml và 800 mg/ml đạt đường kính
vòng kháng khuẩn cao nhất ở 3 loại chủng khuẩn. Ở hai nồng độ 200 mg/ml thì cao
Lô hội vẫn còn hoạt tính kháng và 100 mg/ml thì cao vỏ lá Lô hội không còn khả
năng kháng các chủng vi khuẩn.
Ngoài ra, ở nồng độ 1600 mg/ml nhận thấy cao vỏ lá Lô hội có khả năng
kháng tốt hơn kháng sinh Chloramphenicol.
4.2. Kiến nghị
Quá trình nghiên cứu này được thực hiện trong quy mô phòng thí nghiệm và
với thời gian hạn chế. Do đó, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Nghiên cứu thêm các phương pháp chiết cao vỏ lá Lô hội sử dụng các loại
enzyme, dùng sóng siêu âm hay vi sóng,... với các tỉ lệ nguyên liệu/dung môi
khác nhau để quá trình chiết đạt hiệu quả cao hơn.
- Định danh một số hợp chất khác trong Lô hội để đánh giá khả năng dược liệu
của cây.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 56 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

- Nghiên cứu điều chế nano bạc từ chiết xuất Lô hội phục vụ trong lĩnh vực mỹ
phẩm.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 57 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục Đào Tạo, 1998, Bài giảng dược liệu tập 1. Nhà xuất
bản Hà Nội.
[2]. Cao Minh Trí; Bùi Văn Hậu; Lê Tiến Dũng. Khảo sát thành phần hóa học
của lá cây lô hội (Aloe vera L. var. chinensis (Haw.) Berger). Số 9, tháng 6/2013.
[3]. Đỗ Tất Lợi. 1990. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật. 458 - 460.
[4]. Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Thị Huệ. Xác định và ứng dụng thành phần hóa
học của gel lô hội. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 19, Số 3/2014.
[5]. Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam. Vol. III, 738. Nhà xuất bản trẻ.
[6]. Tiến sĩ Chompoosor.“Tổng hợp nano bạc từ chiết xuất Nha đam”. Số 11 năm
2017. Tạp chí khoa học công nghệ Việ Nam.
[7]. Viện Dược liệu. 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 171-173.
[8]. Cây thuốc - Lô Hội. Dược điển Việt Nam IV, chuyên luận dược liệu. Năm 2017
Tài liệu Tiếng Anh
[9]. B. Vogler and E. Ernst. "Aloe vera: a systematic review of its clinical
effectiveness". Br J Gen Pract. Vol. 49, pp. 823-828, 1999.
[10]. C. A. Newall, L. A. Anderson, and J. D. Phillipson, Herbal medicines. A guide
for healthcare professionals: The pharmaceutical press. 1996.
[11]. Coopoosamy, R.M. and Magwa, M.L., 2006. Antibacterial activity of Aloe
vera edmodin and Aloin A isolated from Aloe excels. African Journal of
Biotechnology, 5: 1279 – 1282.
[12]. C. M. d. C. X. Holanda, M. B. d. Costa, N. C. Z. d. Silva, S. Júnior, V. S. d. A.
Barbosa, R. P. d. Silva, et al. "Effect of an extract of Aloe vera on the
biodistribution of sodium pertechnetate (Na99mTcO4) in rats" Acta Cirurgica
Brasileira. Vol. 24, pp. 383-386, 2009.
[13]. Chandan, A.B.K., Saxena, Z.A.K., Sukla, S., Sharma, N., Gupta, D.K., Suri,
K.A., Suri, J., Bahauria, M., and Singh, B., 2007. Hepatoprotective potential of
Aloe barbedensis Mill. Against carbon tetrachloride induced hepatotoxicity. J
Ethnopharmacol, 11: 560 – 569.
HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 58 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

[14]. Gabriella Roda; Cristina Marinello; Anita Grassi; Claudia Picozzi; Giancarlo
Aldini; Marina Carini and Luca Regazzoni. Ripe and Raw Pu-Erh Tea. LC-MS
Profiling, Antioxidant Capacity and Enzyme Inhibition Activities of Aqueous and
Hydro-Alcoholic Extracts. 2019, 24, 473.
[15]. Grindlay D.; ReynoldsT.J.Ethnopharmcol.The Aloe vera phenomenon: A
review of the properties and modern uses of the leaf parenchyma gel. Vol 16, 117 -
151
(1986).
[16]. Kulveer Singh Ahlawat; Bhupender Singh Khatkar. Processing, food
applications and safety of aloe vera products: a review. 525–533 (2011).
[17]. Josias H.H. 2008. Composition and Application of Aloe vera Leaf Gel.
Molecules, 13, 1599 – 1616.
[18]. Lisa, B., Francois, H., Westhuizen, VD, and Loots, D.T., 2008. Phytochemical
Content and Antioxidant Capacties of Two Aloe greatheadii var. Davyana Extracts.
Molecules 13: 2169-2180.
[19]. Duangporn, W., Sitikorn, L., Kessarin, T., Kanjana, S., Naruemon, K.,
Rungsun, R. And Prasong, S., 2014. Aloe vera attenuated liver injury in mice with
acetaminophen-induced hepatitis BMC Complementary and Altemative Medicine.
14: 229-239.
[20]. Masatoshi, Y., M. Toshio, S. Kiyoshi, Y. Masami, N. Kazuya and N. Hiroyuki,
1991. Anti-inflammatory Active Constituents of Aloe arborescens Miller, 55, 1627-
1629.
[21]. M. Nagaraju1; Suhas Ramulla And N.Y.S. Murthy. Extraction and
Preliminary Analysis of Aloin Obtained from Aloe barbadensis Miller. Vol. 23, No.
6 (2011), 2421-2423.
[22]. Mulabagal, V., Shih-hua, F., Chan, Z. And Hsin Sheng, T., 2006. Modulation
of activated Murine Peritoneal Macrophages. Function by Emodin, Aloe-emodin
and Barbaloin Isolated from Aloe barbadensis. Journal of Food and Drug Analysis,
14(1): 7-11.
[23]. Ninad R Jawade; Abhjeet R. Chavan. Ultrasonic-Assisted Extraction of Aloin
from Aloe Vera Gel. 2013, 487– 493.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 59 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

[24]. Pecere. T., Gazzola, M.V., Muciganat, C., Vecchia, F.D., Cavaggion, A.,
Baso, G., Diaspro, A., Salvato, B., Carli, M. And Palu, G., 2000. Aloe emodin is a
new type of anticanger agent with selective activity against neuroectodermal tours.
Cancer Res. 60: 2800-2804.
[25]. Pilar Preto, Manuel, Miguel Aguilar. Spectrophotometric Quantition of
Antioxidant Capacity through the F ormation of a P hosphomolybdenum Complex:
Specific Application to the Determination of Vitamin E1.
[26]. Pankaj K.S, Deen, D.G., Ritu, S., Priyanka, P., Sharmistha, G., Atul, K.S.,
Ajay, K. and Kapil, D.P., 2013. Therapeutic and Medicinal Uses of Aloe vera: A
Review. Pharmacology & Pharmacy. 4: 599-610.
[27]. R. Rajeswari; M. Umadevi; C. Sharmila Rahale; R.Pushpa; S. Selvavenkadesh;
K. P. Sampath Kumar; Debjit Bhowmik. Aloe vera: The Miracle Plant Its
Medicinal and Traditional Uses in India. Vol. 1 No. 4 2012.
[28]. Rubeena, S., Faizi, S., Deeba, F., Siddiqui, B.S. and Qazi, M.H., 1997.
Athrone from Aloe barbadersis. Phytochemistry. 45(6): 1279 – 1282.
[29]. R. J. E. Grindlay D."The Aloe vera phenomenon: A review of the properties
and modern uses of the leaf parenchyma gel". Vol. 16, pp. 117-151, 1986.
[30]. Singh, S., Sharma, P.K., Kumar, N. And Dudhe, R., 2010. Biological activities
of Aloe vera. International Journal Of Pharmacy & Technology, 2(3): 259 – 280.
[31]. S. Joshi. "Chemical constituents and biological activity of Aloe barbadensis-A
review.J. Med. Aromat.Plant. Sci. 20". Pp. 768-773, 1998.
[32]. S. Jayakumari; Prabhu K; Mudiganti Ram Krishna Rao; Bhupes; D.Kumaran;
Aishwariya Ramesh. The GC MS Analysis of a Rare Medicinal Plant Aloe
barbadensis. Vol. 9(7), 2017, 1035-1037.
[33]. Tian, B,. Hua, Y.J., Ma, X.Q. and Wang, G.L., 2003. Relationship between
antibacterial activity of Aloe and is anthraquinone compounds. Department of
Applied Bioscience, Insitute of Nuclear – Agricultural Sciences, Zhejiang
University, Hangzhou 310029, Zhejiang, China.
[34]. Tom Reynolds. Aloe: the Genus Aloe.
[35]. Yun, Nasi, N., Lee, Chan – Ho, C.H., Lee and Sun – Meec, S.M., 2009. Aloe
vera could be a potential therapeutic agent for the clinial treatment of sepsis. Food
Chem Toxicol. 47: 1341: 1350.

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 60 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên
Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật - Kinh Tế Biển, Ngành CNKT Hóa Học Nghiên Cứu Khoa Học

Tài liệu website


[36]. Lê Thị Bích Uyển. Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và kháng vi sinh vật
gây bệnh của cao chiết lá lô hội. Năm 2007 trích từ URL: https://vi.scribd.com.
[37]. Nguyễn Thành Tài. Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa và kháng vi sinh vật
gây bệnh của cao chiết lá lô hội. Năm 2014, trích từ URL: https://app.box.com.
[38]. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh và ThS. Phan Nhật Minh. Nghiên cứu quy trình
chiết tách aloin từ lô hội. Năm 2007, Viện công nghệ hóa học tại TP.HCM (Viện
KH&CN Việt Nam) trích từ URL: http://www.khoahocphothong.com.vn.
[39]. Nguyễn Thanh Tú. Báo cáo dược liệu sắc ký lớp mỏng, trích từ URL:
https://www.slideshare.net.
[40]. Phướng pháp quang phổ hấp thụ phân tích UV – VIS, trích từ URL:
https://www.sbc-vietnam.com.
[41]. Nguyên lý hoạt động sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS – Gas Chromatography
Mass Spectrometry), trích từ URL: http://vinaquips.com.
[42]. Đại cương về các phương pháp quang phổ, trích từ URL:
https://www.slideshare.net.
[43]. Các phương pháp chiết xuất hợp chất thiên nhiên, trích từ URL:
https://text.xemtailieu.com.
[44]. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Giới thiệu một số phương pháp đánh
giá hoạt tính sinh học các hợp chất thiên nhiên, trích từ URL: http://tuaf.edu.vn.
Chi a s

HDKH: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Trang 61 Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Nguyên

You might also like