You are on page 1of 58

NHẬN XÉT CỦA CÁC BỘ HƯỚNG DẪN/ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017


Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm, Quý Thầy Cô khoa Quản
lý công nghiệp- Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Cô Huỳnh Thị
Phương Lan đã hỗ trợ và giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình Thực tập tốt
nghiệp, giúp em có thể hoàn thành được Bài báo cáo một cách thuận lợi nhất.
Kỳ Thực tập tốt nghiệp đã giúp em có được rất nhiều trải nghiệm, thu nhận thêm được
những kiến thức mới cũng như rèn luyện và áp dụng được những kiến thức đã học vào
thực tế các nghiệp vụ của công ty TBS. Để có thể hoàn thành tốt được bài báo cáo Thực
tập tốt nghiệp lần này, không những nhờ sự tận tình chỉ bảo của thầy cô và giáo viên
hướng dẫn, mà em còn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ các anh/chị phòng
ban đơn vị thực tập và các anh chị làm việc tại TBS group.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Mai Thị Vân Anh- nhân viên
phòng nhân sự, bà Lê Thị Ngọc Phượng- Trưởng phòng Công nghệ Coach 2, anh Dương
Hoài Vũ, chị Trịnh Thị Én, anh Trịnh Viết Nhân và các anh chị các phòng ban đã giúp đỡ
em trong thời gian thực tập và hoàn thành bài báo cáo tại công ty TBS.
Cuối cùng, em kính chúc Quý Thầy/Cô, các Anh Chị và các Bạn, những người luôn đồng
hành cùng em trong suốt thời gian qua sức khỏe và thành công trên con đường sự nghiệp.
Kính chúc Quý công ty TBS Group ngày càng phát triển thịnh vượng.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập


Nguyễn Thu Thảo
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU....................................................................................................................1
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI..........................................................................................................1
1.4 GIỚI HẠN THỰC TẬP....................................................................................................2
1.5 BỐ CỤC DỰ KIẾN.........................................................................................................2
1.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN....................................................................................................3
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH.......................4
2.1 TỔNG QUAN CÔNG TY.................................................................................................4
2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...................................................................6
2.3 CÁC SẢN PHẨM CHÍNH................................................................................................7
2.3.1 Da giày............................................................................................................... 7
2.3.2 Túi xách.............................................................................................................9
2.3.3 Đầu tư- Kinh doanh- Quản lý Bất động sản và Hạ tầng công nghiệp..............11
2.3.4 Cảng & Logistics.............................................................................................12
2.3.5 Du lịch........................................................................................................... 13
2.3.6 Thương mại và dịch vụ.....................................................................................13
2.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHO DÒNG SẢN PHẨM HANGBAG CỦA CÔNG TY TBS.....13
2.5 THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..................................................................20
2.5.1 Thị trường........................................................................................................20
2.5.2 Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................20
2.6 CƠ CẤU TỔ CHỨC......................................................................................................21
2.7 CHUỖI GIÁ TRỊ...........................................................................................................22
2.8 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY.................................................................23
2.8.1 Thuận lợi..........................................................................................................23
2.8.2 Khó khăn..........................................................................................................23
2.9 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH...............................................................................................24
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN CHO SẢN PHẨM VÍ MÃ F87590-
HB6- KHU VỰC COACH 2............................................................................................24
3.1 GIỚI THIỆU PHÒNG BAN THỰC TẬP: TT.CN-HT- NSTL & CL-AUDIT_COACH...24
3.1.1 Chức năng........................................................................................................24
3.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban...............................................................................24
3.2 CÂN BẰNG CHUYỀN QUY TRÌNH MAY CHO SẢN PHẨM VÍ MÃ F87590.....................27
3.2.1 Các khái niệm trong cân bằng chuyền.............................................................27
3.2.2 Cân bằng chuyền Quy trình may mã ví F87590 Line 1 tòa HB6......................28
3.2.2.1 Sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng sản xuất HB6...............................................28
3.2.2.2 Giới thiệu mã ví F87590...........................................................................30
3.2.2.3 Cân bằng chuyền Quy trình may ví mã F87590........................................40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................................45
4.1 KẾT LUẬN.................................................................................................................45
4.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM.............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................46
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do hình thành đề tài
Trong suốt 3 năm học tập tại khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại học Bách Khoa,
sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và
kĩ năng thông qua các bộ môn như: Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Quản lý
nhân sự, Phương pháp định lượng, Máy tính trong kinh doanh,.. Nhằm giúp sinh viên
có cái nhìn thực tế và đầy đủ hơn cũng như có thể áp dụng được những kiến thức đã
học vào doanh nghiệp, ngoài những kì kiến tập thì đợt Thực tập tốt nghiệp lần này sẽ
giúp sinh viên thực hiện những mong muốn trên một cách đầy đủ và toàn diện hơn,
chuẩn bị tốt cho công việc sau này.
Nhận thấy bản thân phù hợp với những yêu cầu của công ty đề ra trong đợt tuyển thực
tập sinh lần này, được sự thông qua của nhà trường và công ty, bản thân đã có cơ hội
thực tập trong TBS group, tiếp thu và học hỏi được rất nhiều từ môi trường công ty,
con người và thực tế làm việc.
Trên thực tế, khi triển khai sản xuất một sản phẩm, khi phân chia công việc cho công
nhân không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng tồn ứ bán thành phẩm, năng lực dư thừa,
năng suất giảm, làm tăng chi phí hoạt động của công ty.Vì vậy, việc phân bổ nhân
công và sắp xếp công việc cho công nhân làm sao cho hợp lý là công việc quan trọng
và rất cần thiết trong quá trình sản xuất, hay còn gọi là Cân bằng chuyền. Đây là vấn
đề mà sinh viên cần tiếp cận và tìm hiểu, nhằm giúp công ty dần nâng cao năng suất
và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
1.2 Mục tiêu
 Nắm được quy trình công nghệ, quy trình sản xuất của TBS Group- Khối
Túi xách nói chung và của sản phẩm Ví F87590 tại khu vực Coach 2, tòa
nhà HB6 nói riêng.
 Tập sự các kĩ năng chuyên môn trong doanh nghiệp.
 Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cân bằng chuyền. Thực hiện
cân bằng chuyền cho sản phẩm ví mã F87590.
1.3 Ý nghĩa đề tài
 Đối với sinh viên
- Bản thân có cơ hội được tiếp cận môi trường làm việc thực tế, tìm hiểu và
nắm được quy trình công nghệ và quy trình sản xuất đối với dòng sản phẩm
Túi xách tại công ty TBS Group.
- Được tiếp thu và học hỏi những kiến thức và kĩ năng mới từ môi trường làm
việc và con người tại công ty TBS Group.
- Có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học tại khoa Quản lý công nghiệp
vào thực tế xử lý thông tin, số liệu thu thập được tại công ty, phát hiện, so
sánh và đưa ra hướng khắc phục đối với những vấn đề phát sinh trong quá
trình thực tập cũng như khi làm báo cáo Thực tập tốt nghiệp.
1
- Từ đó, trang bị những kĩ năng và kiến thức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện Luận văn tốt nghiệp cũng như công việc sau này.
 Đối với công ty
- Phát hiện và đào tạo nhân lực tiềm năng cho công ty.
- Bài báo cáo công ty có thể dùng như một tài liệu tham khảo.
1.4 Giới hạn thực tập
 Không gian
Tìm hiểu quy trình công nghệ, quá trình sản xuất, thực hiện cân bằng
chuyền cho mẫu ví mã F87590 tại tòa nhà sản xuất HB6, khu vực Coach 2,
khối Túi xách, TBS Group.
 Thời gian
Từ ngày 12/6/2017- 4/8/2017.
1.5 Bố cục dự kiến
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do hình thành đề tài
1.2 Mục tiêu của đợt thực tập
1.3 Ý nghĩa đề tài thực tập
1.4 Giới hạn ( Không gian, thời gian)
1.5 Bố cục dự kiến
1.6 Tiến độ thực hiện
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
2.1 Tổng quan
2.2 Quá trình hình thành và phát triển
2.3 Giới thiệu các sản phẩm chính
2.4 Quy trình công nghệ dòng sản phẩm Hangbag
2.5 Thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.6 Cơ cấu tổ chức
2.7 Chuỗi giá trị/ cung ứng
2.8 Các thuận lợi/ ưu thế và tồn tại/ khó khăn chung của công ty
2.9 Tình hình tài chính
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN CHO SẢN PHẨM
VÍ MÃ F87590- HB6- KHU VỰC COACH 2
3.1 Bộ phận thực tập: Phòng TT.CN- HT- NSTL & CL- AUDIT_COACH
3.1.1 Chức năng
3.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban
3.2 Thực hiện cân bằng chuyền cho sản phẩm ví mã F87590
3.2.1 Các khái niệm trong cân bằng chuyền
3.2.2 Cân bằng chuyền Quy trình may mã ví F87590 Line 1 tòa HB6
3.2.2.1 Sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng sản xuất HB6

2
3.2.2.2 Giới thiệu mã ví F87590
3.2.2.3 Cân bằng chuyền Quy trình may ví mã F87590
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1 Kết luận
4.2 Rút ra bài học kinh nghiệm
1.6 Tiến độ thực hiện
Bảng 1.1 Tiến độ thực hiện Báo cáo thực tập Tốt nghiệp tại công ty TBS

Công Mô tả Ngày bắt Thời Ngày kết


việc đầu gian thúc

1. Tìm hiểu về cơ cấu công ty, đối thủ cạnh tranh, 12/6/2017 7 18/6/2017
thị trường hoạt động, quy trình công nghệ/ sản ngày
xuất chung, hoạt động của phòng ban được thực
tập

2. Tìm hiểu về sản phẩm, sơ đồ bố trí mặt bằng và 19/6/2017 10 29/6/2017


quy trình sản xuất sản phẩm Ví mã F87590 ngày

3. Thu thập số liệu làm lưu đồ quá trình dòng sản 30/6/2017 5 4/7/2017
phẩm ngày

4. Thu thập số liệu làm bảng đo thời gian quan sát 5/7/2017 3 7/7/2017
công việc thao tác Sơn+ Keo ngày

5. Thu thập số liệu làm bảng đo thời gian quan sát 8/7/2017 3 10/7/2017
công việc thao tác May quai+ Thủ công ngày

6. Thu thập số liệu làm bảng đo thời gian quan sát 11/7/2017 3 13/7/2017
công việc thao tác May lót+ Thủ công ngày

7. Thu thập số liệu làm bảng đo thời gian quan sát 14/7/2017 3 16/7/2017
công việc thao tác May thân+ Thủ công ngày

8. Thu thập số liệu làm bảng đo thời gian quan sát 17/7/2017 3 19/7/2017
công việc thao tác May ráp+ Thủ công ngày

9. Xử lý số liệu 20/7/2017 6 25/7/2017


ngày

10. Nhận diện vấn đề, tìm ra nguyên nhân và đưa ra 26/7/2017 4 29/7/2017
3
hướng khắc phục ngày

11. Hoàn thành bản báo cáo TTTN và nộp theo thời 30/7/2017 5 3/8/2017
hạn ngày

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH


2.1 Tổng quan công ty
 Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình.
 Tên viết tắt: TBS Group.
 Địa chỉ trụ sở chính: 5A đại lộ Xuyên Á, phường An Bình, Tx. Dĩ An, tỉnh Bình
Dương
Trụ sở chính
Bình Dương (VN)

Trụ sở nước Trụ sở Nhà máy


ngoài nguồn cung sản xuất
ứng

Hong Dong Guan Busan Miền Miền Miền


Hoa Kỳ Bắc Trung Nam
Kong (Trung ( Hàn
Quốc) Quốc)

Hình 2.1 Sơ đồ các trụ sở của TBS Group


Nguồn: Nội bộ công ty
 Miền Bắc có nhà máy tại Thái Bình. Chuyên sản xuất Ba lô.
 Miền Trung có nhà máy tại Đà Nẵng và Hội An. Chuyên sản xuất đế ngoài và
giày thể thao.

4
 Miền Nam có nhà máy tại Bình Dương, Bình Phước, An Giang, Kiên Giang.
Chuyên sản xuất giày thể thao, túi xách, đế ngoài và hoạt động trong lĩnh vực
logistics.
 Website: tbsgroup.vn.

 Logo công ty :

Hình 2.2 Logo Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình


Nguồn: google.com
 Lĩnh vực hoạt động: Là công ty đầu tư đa ngành. Tính đến hiện tại công ty đang
hoạt động trong 6 lĩnh vực chính, bao gồm: Sản xuất công nghiệp Da giày, Sản
xuất công nghiệp Túi xách, Đầu tư- Kinh doanh- Quản lý Bất động sản & Hạ tầng
công nghiệp, Cảng & Logistics, Du lịch, Thương mại & Dịch vụ.
 Tầm nhìn đến năm 2025: Bằng khát vọng, ý chí quyết tâm, cùng với tinh thần
không ngừng đổi mới sáng tạo của một đội ngũ vững mạnh và tầm nhìn xa về
chiến lược của nhà lãnh đạo, phấn đấu đến năm 2025, TBS sẽ vươn mình phát triển
lớn mạnh thành công ty đầu tư đa ngành uy tín tại Việt Nam và trong khu vực,
mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trên
thế giới.
 Sứ mệnh: Đầu tư, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ góp phần giúp cho ngành
công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Luôn cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích, gắn
trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và luôn mang đến sự tin tưởng, an
tâm cho khách hàng, đối tác và nhân viên.
 Với mục tiêu phát triển bền vững, TBS Group chú trọng đến Sức khỏe và An toàn,
Môi trường làm việc chuyên nghiệp và thực hiện Trách nhiệm xã hội. Đảm bảo
5
không chỉ là doanh nghiệp hoạt động đơn thuần mà còn là một công dân đóng góp
cho sự phát triển của cộng đồng và đất nước.
 Hơn 25 năm xây dựng và phát triển, TBS Group đã đạt được những thành công
nhất định và có vị thế đứng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh. Một số thành tựu
nổi bật của TBS Group:
- TBS Group vươn lên top 10 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng 2017
trong Bảng xếp hạng do Vietnam Report và báo Vietnamnet.vn thực hiện.
- Năm 2016, đạt danh hiệu “ Thương hiệu mạnh Việt Nam 2016” do Thời báo
Kinh tế Việt Nam bình chọn.
- Năm 2016, TBS đứng thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp sản xuất giày da và
thứ 4 trong ngành sản xuất túi xách tại Việt Nam. 
- Năm 2014, TBS vinh dự tiếp nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân
chương Lao động hạng I .
- Năm 2009, đạt danh hiệu : “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may và Da
giày Việt Nam” do Bộ Công thương bình chọn.
- Năm 2005, tiếp nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Nhà nước trao
tặng.
2.2 Quá trình hình thành và phát triển
 1989: 3 người đồng đội cùng nhau bắt tay lập nghiệp với khát vọng làm giàu trên
chính quê hương của mình.
 1992:
- Công ty được thành lập bởi 500 sĩ quan quân đội trở về từ quân ngũ. Công
ty ban đầu chỉ sản xuất giày dành cho phụ nữ.
- Dự án “ Nhà máy số 1” của công ty được Nhà nước phê duyệt và cấp phép
để đưa vào hoạt động.
 1993: Kí kết thành công hợp đồng gia công giày nữ đầu tiên với sản lượng 6 triệu
đôi.
 1995: Nhà máy số 2 của công ty được khởi công xây dựng với nhiệm vụ chuyên
sản xuất giày thể thao.
 1997: Bắt đầu sản xuất mảng giày thể thao.
 2002:
- Thành lập xưởng chuyên gia công đế giày đầu tiên.
- Đạt mức sản lượng 5 triệu đôi giày.
 2005:
- Trở thành đối tác thương hiệu giày Skechers.
- Công ty Giày Thái Bình chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần đầu tư
Thái Bình.
- Tiếp nhận Huân chương Lao động hạng nhì.
 2007: Sản lượng giày công ty sản xuất ra cán mốc sản lượng 10 triệu đôi.
 2008:
- Thành lập KCN Sông Trà tại tỉnh Thái Bình.
- Công ty mở rộng đầu tư sang 1 lĩnh vực mới, thành lập TBS Logistic.
6
 2009:
- Vinh dự được nhận bằng khen từ Bộ Công thương với danh hiệu: Doanh
nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may và Da giày Việt Nam.
- Nằm trong top 5 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Da giày Việt Nam.
 2010: Đầu tư vào dự án Hunex Enterprise- Đà Nẵng.
 2011:
- Thành lập nhà máy sản xuất giày Injection.
- Kí kết hợp đồng cung ứng sản xuất Túi xách cho nhãn hàng Coach vào ngày
30/4/2011, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công ty. Sau này trở
thành 1 trong 2 ngành mũi nhọn chiến lược của công ty cùng với ngành sản
xuất Da giày.
 2013: Sản lượng giày sản xuất đạt mức sản lượng 16 triệu đôi.
 2014:
- Thành lập nhà máy sản xuất Ba lô đáp ứng cho việc sản xuất sản phẩm cung
cấp cho nhãn hàng Decathlon.
- Thành lập nhà máy sản xuất đồ gỗ.
- Kí kết hợp đồng cung ứng sản xuất cho nhãn hàng Wolverine.
- Tiếp nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân chương Lao động hạng I.
- Đạt mức sản lượng 21 triệu đôi giày và 10 triệu Túi xách.
 2015:
- Thành lập nhà máy giày tại Kiên Giang.
- Thành lập nhà máy đế tại Hội An.
- Kí kết hợp đồng cung ứng sản xuất cho nhãn hàng Vera Bradley.
 2016:
- Thành lập nhà máy sản xuất giày tại An Giang.
- Kí kết hợp đồng cung ứng sản xuất cho nhãn hàng Victoria Secret.
 Với những thành công đã đạt được, TBS Group tiếp tục phấn đấu, nỗ lực không
ngừng hoàn thành những mục tiêu tiếp theo, bao gồm:
- Nằm trong top 10 doanh nghiệp quốc tế của nền công nghiệp thời trang
Châu Á- Có đầu tư ra nước ngoài.
- Đạt mức tổng doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2021.
- Sử dụng 45000 lao động.
- Có một đội ngũ quản lý vững mạnh có khả năng quản lý tầm trung.
- Năng suất lao động đạt hơn 90% so với các doanh nghiệp quốc tế.
2.3 Các sản phẩm chính
Với việc hoạt động đa ngành, TBS Group có cơ cấu sản phẩm đa dạng, từ hữu hình
đến vô hình.Trong đó, 2 ngành Sản xuất Da giày và Túi xách là 2 ngành mũi nhọn
chiến lược của công ty. Cơ cấu sản phẩm trình bày bên dưới sẽ được phân loại theo
6 lĩnh vực kinh doanh của công ty.

7
2.3.1 Da giày
 TBS Group chuyên sản xuất giày được đặt từ các nhãn hàng trên thế giới, không
tham gia vào phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam.Ngành công nghiệp sản
xuất Da giày của TBS được đưa vào hoạt động sớm nhất từ khi công ty mới thành
lập, là 1 trong 2 ngành mũi nhọn chiến lược của công ty. Vì vậy, quy trình, công
nghệ sản xuất, thiết bị máy móc được TBS đầu tư và không ngừng cải tiến, với hệ
thống nhà máy trải rộng khắp 3 miền, năng lực sản xuất quy mô lớn. Hiện nay,
TBS được biết đến là 1 trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất Da giày
tại Việt Nam.Mục tiêu đến năm 2017 sẽ sản xuất được 37.000.000 đôi giày.

 Vị thế của TBS trong ngành thời trang Giày tại Việt Nam tính đến năm 2016, xếp
theo doanh thu:
Bảng 2.1 Vị thế của TBS trong ngành thời trang Giày tại Việt Nam tính đến năm
2016, xếp theo doanh thu (Nguồn: Nội bộ công ty)

1 Pouyuen Vietnam

2 Tea Kwang Vina

3 Chang Shin Vietnam

4 Hwaseung Vina

5 TBS Group

6 Ching Luh Vietnam

7 Freetrend Vietnam

8 Sao Vàng

9 Dona Standard

10 Shyhang Hungchen

 Tầm nhìn: Hướng đến là doanh nghiệp sản xuất giày với quy mô hàng đầu thế giới.
 Chủng loại: Tập trung chuyên biệt dòng sản phẩm giày casual, water proof, work
shoes, injection và giày thể thao các loại. Công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm được đầu tư và chú trọng, thỏa mãn mong muốn của khách hàng cao nhất.
 Khách hàng- Đối tác:

8
Hình 2.3 Hai khách hàng mảng Da giày của TBS là Skechers và Decathlon
 Cơ sở vật chất: 17.000 cán bộ, công nhân viên với 3 trung tâm phát triển sản phẩm,
2 nhà máy sản xuất đế giày các loại, 33 dây chuyền sản xuất với năng lực hiện tại
25 triệu đôi giày.
2.3.2 Túi xách
 Là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn đứng thứ 2 sau sản xuất Da giày của
TBS. Mặc dù thời gian thành lập chưa dài (bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2014),
nhưng ngành Túi xách của TBS đã có những bước phát triển vượt bậc trong một
thời gian ngắn, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, được thể hiện thông qua
những đối tác là các nhãn hàng danh tiếng trên thế giới.
 Chủng loại: Túi xách cao cấp cho nữ, Túi xách nam, Ví nam nữ, Ba lô, Túi du lịch.
 Khách hàng- Đối tác:

Hình 2.4 Hai khách hàng mảng Túi xách của TBS là Coach và Lancaster

9
Hình 2.5 Hai khách hàng mảng Balo của TBS là Vera Bradley và Decathlon

Hình 2.6 Hai khách hàng mảng Túi xách của TBS là Tory Burch và Victoria Secrect

Hình 2.7 Khách hàng mảng Balo của TBS là Titleist


 Vị thế của TBS trong ngành thời trang Túi xách tại Việt Nam tính đến năm 2016,
xếp theo doanh thu sản phẩm (Nguồn: Nội bộ công ty).
Bảng 2.2 Vị thế của TBS trong ngành thời trang Túi xách tại Việt Nam tính đến năm
2016, xếp theo doanh thu sản phẩm (Nguồn: Nội bộ công ty).
10
1 Simone Vietnan

2 SamSung Electronics

3 Pungkook

4 TBS Group

5 Kanaan

6 Starite International

7 Yupoong Vietnam

8 Yamani Dynasty

9 Shilla Bags International

10 CY Vins

 TBS đặc biệt đầu tư chuỗi sản xuất khép kín từ chặt, may, đóng gói cùng với các
xưởng phụ trợ cung cấp dịch vụ thêu, in, ép và công cụ sản xuất, dao chặt, khuôn,.
Từ đó, giúp cắt giảm chi phí thuê ngoài, tạo sự linh hoạt trong quá trình sản xuất và
giúp kiểm soát chất lượng một cách đồng nhất.
2.3.3 Đầu tư- Kinh doanh- Quản lý Bất động sản và Hạ tầng công nghiệp
 Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư TBS Land.

Hình 2.8 Logo công ty


 Trải qua quá trình hình thành và phát triển cùng với đội ngũ nhân viên năng động,
nhiệt huyết, công ty dần khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường.
 Hiện tại, công ty đang làm chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Green Square có quy
mô hơn 45ha tọa lạc tại Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ngoài ra công
ty cũng đang thực hiện dự án TBS- Marie Curie Project- khu khách sạn và căn hộ
cao cấp tại Tp. Hồ Chí Minh.

11
2.3.4 Cảng & Logistics

Hình 2.9 Cổng TBS Tân Vạn tại Bình Dương


Nguồn; google.com
 Được TBS mở rộng kinh doanh vào năm 2008.Đặt tại vị trí chiến lược: 743C Bình
Thắng, Tx. Dĩ An, tỉnh Bình Dương, ngay trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam Việt Nam, ICD TBS Tân Vạn là trung tâm cung cấp các dịch vụ kho vận và
logistics đa dạng, phù hợp với từng khách hàng có nhu cầu phát triển và mở rộng
dịch vụ logistics cho hàng hóa trong và ngoài nước.
 Dịch vụ cung cấp
- Dịch vụ cho thuê kho, bãi
- Quản lý kho, bãi
- Lưu kho
- Lưu container
- Dịch vụ văn phòng
- Thủ tục hải quan
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
- Dịch vụ tiện ích kho, bãi
- Dịch vụ kiểm soát an ninh
- Các dịch vụ giá trị gia tăng khác

12
 Đối tác- Khách hàng: APL Logistics, DAMCO Vietnam, YUSEN Logistics,
GEODIS WILSON, EXPEDITORS, DHL Forwarding, DHL Supply Chain,
DULOS International, SCANWELL Logistics…
 Mục tiêu năm 2017:
- Doanh thu tăng 47%.
- Nâng tổng diện tích lên 185000km2.
- Xây dựng Trung tâm Nguyên phụ liệu trong khu vực.

2.3.5 Du lịch
 Mục tiêu năm 2017:
- Nâng doanh thu sân Golf lên 29%.
- Mục tiêu hướng đến là sân Golf tốt nhất châu Á.
2.3.6 Thương mại và dịch vụ
 Hình thức kinh doanh: Chuyên phân phối các thương hiệu thời trang quốc tế .
 Hệ thống phân phối cửa hàng trên toàn quốc.Tại Tp.HCM.
 TBS Sport là nhà bán lẻ độc quyền thương hiệu ECCO với 16 cửa hàng trên toàn
quốc, luôn duy trì ECCO trở thành thương hiệu giày comfort hàng đầu tại Việt
Nam. Một biểu tượng thời trang nổi tiếng khác là Cole Haan, thương hiệu đến từ
Mỹ, đã chính thức được TBS Sport đưa vào thị trường Việt Nam vào cuối năm
2015 bằng việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Q.7. Đây đồng thời cũng là cửa
hàng lớn nhất Châu Á của Cole Haan hiện nay.
2.4 Quy trình công nghệ cho dòng sản phẩm Hangbag của công ty TBS
 Các bước được thực hiện lần lượt theo số thứ tự được đánh từ 1 đến 28

Bảng 2.3 Chú thích

CM (Code Material) Mã vật tư

BOM Danh mục vật tư

CS (Confirm Sample) Mẫu duyệt cuối cùng

DC (Drawing Card) Bản vẽ kĩ thuật

PA (Product Approval) Mẫu duyệt cấu trúc

SPI (Special Process) Các công đoạn đặc biệt

MRP (Material Requirement Planning) Hoạch định nguồn lực sản xuất

PR (Product Request) Yêu cầu sản xuất


13
SOP (Standard Operating Procedure) Quy trình điều hành tối ưu

Standard Key Tiêu chuẩn kĩ thuật

CCDC- MMTB Công cụ dụng cụ- Máy móc thiết bị

ĐKSX Điều kiện sản xuất

Layout & Cân bằng chuyền Bố trí sắp xếp các nguồn lực

Master Data Dữ liệu chuẩn

Routing sản xuất Thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm

Bảng 2.4 Quy trình công nghệ cho dòng sản phẩm Hangbag của công ty TBS

STT TÊN BƯỚC MÔ TẢ


THỰC
HIỆN

1. Tiếp nhận tài - Tiếp nhận và rà soát tính đồng nhất của các tài liệu kỹ
liệu phát triển thuật: matrix, DC, rập tham khảo, mẫu tham khảo,
sản phẩm artwork, standard key.

2. Phân tích sản - Phân tích mức độ phức tạp (complexity), mức độ khó
phẩm (difficutly).
- Phân tích cấu trúc sản phẩm (structure) như tính chịu
lực quai, cấu trúc có in ép, tán rivet và HW khác,
thêu, … và nhận diện các SPI.
- Phân tích Design Intent.

3. Lập tài liệu - Lập BOM, tài liệu canh bông, DC, Standard key
phát triển sản - Lập bảng tổng hợp yêu cầu in ép, thêu, burnishing,
phẩm MMTB-CCDC.

4. Handover - Tổ chức họp handover trao đổi thông tin với khách
hàng/ Nội bộ.
- Công bố kế hoạch sản xuất mẫu phát triển.

5. Chuẩn bị các - Xác định loại, màu filler.


14
điều kiện sản
xuất mẫu - Đặt hàng hardware, sơn, chỉ.. cho từng mã hàng và
theo dõi tới khi nhập kho mẫu.
- Đặt cối tán cho những loại hardware rivet mới.
- Nhận vật tư chính (da, vải) từ kho VSMW và theo dõi
tiến độ vật tư tới khi về và nhập kho mẫu.
- Tạo rập.
 Đối với mã cũ: rà soát thông tin rập và chuẩn bị rập
may mẫu full sample.
 Đối với mã mới: tạo rập cho mock up và full sample
- Quy trình công nghệ phát triển.
- Phát hành sample request, kí Swatch book mẫu phát
triển.

6. May mẫu - May mẫu Mock Up (nếu cần thiết).


phát triển - Điều chỉnh và lên Full Sample.

7. Duyệt mẫu - Review nội bộ mẫu Full sample: thông số kỹ thuật,


cấu trúc, handfeel…
- Duyệt mẫu phát triển (May lại mẫu nếu bị reject, trở
lại bước May mẫu phát triển).

8. Lập costing - Nhận rập đã hoàn chỉnh lên full sample để ra định
DEV mức cho Costing.
- Lập costing DEV.

9. Lập costing - Tiếp nhận và cập nhật BOM, DC từ khách hàng.


giai đoạn - Tiếp nhận và cập nhật rập.
Yield due - Lập định mức.
(các mã - Lập và submit working cost.
tranfer)

10. Handover Handover nội bộ: giới thiệu các mã hàng phát triển
mùa vừa phát triển về trọng điểm, mức độ khó và
phức tạp.

11. Tiếp nhận các - Tải tài liệu: DC, Matrix, artwork trên hệ thống ECV
tài liệu kỹ - Tiếp nhận rập tham khảo, mẫu tham khảo, standard
thuật key
- Nhận thông tin các mã newness, transfer, sku add,
15
repeat DA comment
- Nhận thông tin transfer đơn hàng từ OST Coach

12. Phân tích sản - Phân tích mức độ phức tạp (complexity), mức độ khó
phẩm (difficutly), cấu trúc (structure), design intent:
 Đối với các mã tự phát triển: rà soát, cập nhật lại
theo các tài liệu đã phân tích trước đó và comment
của khách hàng.
 Đối với các mã tranfer: phân tích mới như giai đoạn
phát triển sản phẩm trên
- Xác định mức độ ưu tiên cho đơn hàng có số lượng >
3000 sản phẩm, đơn hàng khó, phức tạp để ưu tiên
ĐKSX.

13. Lập và gửi tài - Lập và gửi BOM, tài liệu canh bông, thông tin DC,
liệu kỹ thuật rập, DA comment.
- Gửi thông tin gia công bao gồm artwork, rập định vị
và hướng vật tư (nếu có)
 Thông tin số lượng chi tiết cần gia công ở 1 nhà
máy.
 Thông tin màu in, thêu, các yêu cầu kĩ thuật in,
thêu, phun Burnishing.
 Các loại thông tin gia công mới….
- Xác định thông số kỹ thuật của hardware được sử
dụng (độ dài chân rivet, độ dài hardware, …).

14. Họp triển - Giới thiệu đơn hàng, xác định trọng điểm thiết kế và
khai đơn hàng trọng điểm công nghệ của sản phẩm.
- Công bố kế hoạch sản xuất mẫu PA, CS.

15. Đặt vật tư - Rà soát và tính định mức cho MRP.


- Tổng hợp thông tin vật tư và release PR đặt hàng.
- Đặt vật tư mẫu, vật tư sản xuất.

16. Chuẩn bị điều - Phát hành rập, thông số, theo dõi tiến độ vật tư mẫu
kiện sản xuất PA.
mẫu PA - Kiểm tra vật tư.

17. May mẫu PA - May mẫu PA.


- Lab test (thực hiện các loại test theo yêu cầu bắt
buộc): cyling test, pull test , tensile test, …

16
18. Duyệt mẫu - Review nội bộ mẫu PA: vật tư, fabric placement,
design intent, hình dáng tổng quan, handfeel, cấu
trúc, kỹ thuật, …
- Duyệt mẫu PA (May lại mẫu nếu bị reject, chuyển lên
bước May mẫu PA).

19. Final Costing - Lập tài liệu đóng gói cuối cùng (PI final)
 Hướng dẫn đóng gói
 Các vật tư PI cần thiết
- Lập final costing

20. Chuẩn bị điều - Gửi thông tin duyệt PA, theo dõi tiến độ vật tư mẫu
kiện may mẫu CS đến khi nhập kho, kiểm tra vật tư mẫu CS: màu
CS sắc, chất lượng, số lượng
- Cập nhật và phát hành rập CS, phát hành sample
request, kí Swatchbook

21. May mẫu CS - May mẫu CS

22. Duyệt mẫu - Review nội bộ mẫu CS:


 Vật tư, fabric placement, design intent,…
 Cấu trúc, kỹ thuật, hình dáng tổng quan, handfeel,
- Duyệt mẫu CS (may lại mẫu nếu bị reject, quay lại
bước May mẫu CS)

23. Lập bộ tài - SOP chặt, quy trình công nghệ sản xuất
liệu công - Trọng điểm công nghệ sản xuất
nghệ - Rập sản xuất
- Routing, Layout & cân bằng chuyền
- Công cụ dụng cụ (Jig, gá, cữ, dao, khuôn,…)

24. Chuẩn bị vật - Theo dõi và tập kết vật tư sản xuất, kho tiếp nhận vật
tư sản xuất tư sản xuất
- Lập đơn hàng chi tiết
- Test vật tư sản xuất

25. Họp triển Đưa ra điều kiện công nghệ cho sản xuất: design
khai sản xuất intent, trọng điểm công nghệ chất lượng, SOP, công
cụ dụng cụ

26. Sản xuất Pilot - Sản xuất pilot


- Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm đầu chuyền

17
27. Sản xuất đại - Sản xuất đại trà
trà - Test thành phẩm

28. Xuất hàng - Khách hàng kiểm tra trước khi xuất
- Xuất hàng

18
GIAI
Bảng ĐOẠN
2.5 Sơ PHÁT
đồ Quy trình công TRIỂN SẢN
nghệ dòng sản phẩmPHẨM
Hangbag củaGIAI
công tyĐOẠN
TBS THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM

11.Tiếp nhận 12. Phân


1.Tiếp nhận tài 2.Phân 3.Lập tài 13.Lập và gửi
tài liệu kĩ tích sản
liệu phát triển tích sản liệu phát tài liệu kĩ thuật
thuật phẩm
sản phẩm phẩm triển sản
phẩm
16.Chuẩn bị 14.Họp triển
5.Chuẩn bị các 15.Đặt
điều kiện sản
điều kiện sản 4.Handover xuất mẫu PA vật tư khai đơn hàng
xuất mẫu

6.May 8.Lập 17.May 18.Duyệt 19.Final 20.Chuẩn bị


7.Duyệt điều kiện may
mẫu phát costing mẫu PA mẫu Costing
mẫu mẫu CS
triển DEV
Reject
Reject
22.Duyệt 21.May
24.Chuẩn 23.Lập bộ tài mẫu
liệu Công nghệ mẫu CS
bị vật tư
9.Lập costing giai sản xuất
10.Handover đoạn Yield due Reject
(mã tranfer)
25.Họp triển 26.Sản 27.Sản xuất
khai sản xuất xuất đại trà

28.Xuất
hàng

19
2.5 Thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.5.1 Thị trường
 Với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, TBS phân phối và định hướng thị
trường khác nhau, phù hợp với mục tiêu và chiến lược của công ty.
Bảng 2.6 Thị trường phân phối sản phẩm của công ty TBS

Lĩnh vực kinh doanh Thị trường phân phối

Công nghiệp sản xuất Da giày và Túi Hoa Kỳ (Coach, Victoria Secret, Vera
xách Bradley, Tory Burch, Titleist.), Pháp
(Decathlon), EU

Đầu tư- Kinh doanh- Quản lý Bất động Miền Nam Việt Nam
sản và Hạ tầng công nghiệp

Cảng & Logictics Miền Nam Việt Nam

Du lịch Việt Nam

Thương mại và Dịch vụ Tại các thành phố lớn của Việt Nam: Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

2.5.2 Đối thủ cạnh tranh


 TBS là một trong nhiều công ty Việt Nam chuyên gia công các mặt hàng thủ công
cho nước ngoài.TBS đang đứng vị trí số 4 và số 5 lần lượt trong ngành Túi xách và
Da giày tại Việt Nam tính đến năm 2016. Hiện tại, các công ty nằm trong bảng xếp
hạng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty.Trong đó, các công ty có thứ hạng
cao hơn TBS đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn
nước ngoài như Simone Vietnam, Chang Shin Vietnam, Hwaseung Vina,..
 Thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU. Đây cũng là thị trường xuất khẩu
béo bở của rất nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, các nước Đông Nam
Á, Ấn Độ. Trong đó phải kể đến là Trung Quốc với lực lượng lao động dồi dào và
giá rẻ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp.

20
2.6 Cơ cấu tổ chức
 Cơ cấu tổ chức chung của công ty

Văn phòng
Ban Quản Trị

Công nghệ
học- Hệ thống

Kế hoạch Bổ trợ
Quản trị và
chuẩn bị
Kiểm soát nội
&Điều phối Đào tạo NLĐ
bộ
SX, XH
AN-BV-PCCC

Túi xách - Công nghiệp


Skechers DP- WWW Đế
Balo phụ trợ

 Cơ cấu tổ chức Coach 2(Đơn vị thực tập)

21
Hình 2.11 Sơ đồ cơ cấu tổ chức đơn vị Coach 2- Khối Hangbag- TBS group
Nguồn: Nội bộ công ty

2.7 Chuỗi giá trị

THƯƠNG R&D SẢN XUẤT


HIỆU Vật tư- Thiết KHCB SX
Thương bị PHÂN
KH ĐH SXXH PHỐI
hiệu Sản phẩm Triển khai Tổ
1;,XHHZXS
Design Hạ tầng CN chức SX
Marketing

 Ngành da giày VN chiếm 20- 25% trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
 Ngành Túi xách cao cấp chiếm 15- 20% .
 Ngành túi thông thường và balo chiếm 30- 40%.
 TBS thực hiện chuỗi giá trị ở phân khúc 2 và 3 (R&D và Sản xuất. Hình thành nên
những phương thức kinh doanh chủ yếu là: Gia công, ODM (Tự thiết kế sản phẩm)
22
đối với sản phẩm Da giày của công ty, OEM (Tự lo nguyên phụ liệu) đối với
ngành Túi xách của công ty.
 Trong chuỗi giá trị trên, TBS đã thực hiện
- Làm chủ công nghệ học hệ thống.
- Có các Trung tâm phát triển sản phẩm chuyên nghiệp, được đầu tư, mang tầm cỡ
quốc tế.
- Có chuỗi cung ứng khép kín từ chặt, may, đóng gói cùng với các xưởng phụ trợ
cung cấp dịch vụ thêu, in, ép và công cụ sản xuất, dao chặt, khuôn…
- Áp dụng hệ thống SAP trong điều hành và quản lý công ty về mảng Nhân sự và
Sản xuất.
2.8 Thuận lợi và Khó khăn của công ty
2.8.1 Thuận lợi
 Có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất.
 Luôn cố gắng liên tục đổi mới, cải tiến và đầu tư công nghệ, trang thiết bị sản xuất
cũng như phương thức quản lý trong quá trình điều hành sản xuất.
 Cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại.
 Lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao.
 Chi phí lao động hợp lý.
 Được nhà nước Việt Nam khuyến khích xuất khẩu thông qua các chính sách kinh
tế.
 Là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong ngành có trung tâm nghiên cứu và phát
triển mẫu, tham gia vào công đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển sản phẩm của
chuỗi cung ứng, góp phần chuyển đổi thành công giá trị công nghệ, tài nguyên, con
người,… thành giá trị cộng thêm cho khách hàng.
 Các thương hiệu trên thế giới ngày càng có xu hướng tìm nhà sản xuất tại những
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
2.8.2 Khó khăn
 Thị trường lao động tại Việt Nam xảy ra hiện tượng mất cân đối những năm gần
đây, trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nguồn lực lao động chất lượng , không
đáp ứng được những tiêu chí tuyển dụng của công ty.
 Việc đào tạo nguồn nhân công đông đảo, chưa có kiến thức gì về ngành, sản phẩm,
cũng như để thu hút lực lượng cán bộ tại chỗ, chuyên viên có kinh nghiệm tại
thành phố quay về quê làm việc là một thách thức không nhỏ đối với công tác
tuyển dụng của công ty.
 Khi công ty đã đào tạo và rèn luyện kiến thức kĩ năng chuyên môn cho cán bộ,
công nhân viên, một số bỏ về quê hay nghỉ việc khiến công ty thiếu hụt lao động
và tốn kém chi phí đào tạo.
 Công tác phát triển và đảm bảo vùng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn còn gặp
nhiều khó khăn về chất lượng nguyên liệu cũng như việc tìm nguồn cung ứng.

23
2.9 Tình hình tài chính

Hình 2.12 Kết quả kinh doanh của công ty mẹ TBS từ 2012- 2015 (2015 là ước tính)
Nguồn: cafef.vn
 Trong năm 2014, TBS Group có doanh thu lên đến 5300 tỷ đồng và có lợi nhuận
sau thuế đứng hàng top trong ngành. Trong năm 2015, doanh thu của TBS Group
đạt khoảng 7000 tỷ đồng.
 TBS Group hiện có vốn điều lệ đạt trên 770 tỷ đồng.
 Tổng sản lượng ngành giày năm 2016 đạt 28 triệu đôi, tăng 19% so với cùng kì
năm ngoái.
 Tổng sản lượng túi xách năm 2016 đạt 13 triệu túi, tăng 13% so với năm 2015.

CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN CHO SẢN PHẨM VÍ


MÃ F87590- HB6- KHU VỰC COACH 2
3.1 Giới thiệu phòng ban thực tập: TT.CN-HT- NSTL & CL-AUDIT_COACH
(Trung tâm Công nghệ- Hoàn thiện- Nhân sự Tiền lương & Chất lượng- Kiểm
toán_Coach)
3.1.1 Chức năng
Kiểm soát Công nghệ sản phẩm- Lập bộ tài liệu Công nghệ- Chấm công công nhân
 Lập Quy trình công nghệ cho các mã sản phẩm, xác định trọng điểm công nghệ sản
xuất.
 Lập Layout và cân bằng chuyền.
 Chuẩn bị và kiểm tra điều kiện các công cụ dụng cụ cho quá trình sản xuất.
 Triển khai sản xuất.
 Theo dõi sản lượng và thời gian thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban

24
ĐIỀU Phó Giám Đốc_Coach
HÀNH

Trưởng phòng PD Trưởng phòng PD


hàng Retail_Coach hàng Outlet_Coach

PD
NV NV NV NV

NV NV NV NV

DESIGN
NV NV NV NV NV NV

TT. MẪU
NV

25
Trưởng Team
Pilot

Nhân
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
viên
chặt may may may may
triển
khai

PILOT
CB ĐK CB ĐK
Công CCDC CCDC
nhân
thực
thi

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm


chặt sơn quai lót thân ráp

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng TT.CN-HT- NSTL & CL-


AUDIT_COACH
Nguồn: Nội bộ công ty.

26
 Nhiệm vụ của HTCN (Hoàn thiện Công nghệ) và TKSX (Triển khai sản xuất)
- Giai đoạn triển khai sản xuất thử và sản xuất mẫu:Xây dựng bộ Data.
- Giai đoạn hoàn thiện công nghệ: Hoàn thiện bộ Data chuẩn.
- Giai đoạn triển khai sản xuất đại trà: Lập năng suất và Kế hoạch xuất hàng.
- Bộ Data bao gồm:
 Các công cụ dụng cụ cần cho quá trình sản xuất sản phẩm.
 Bố trí mặt bằng xưởng sản xuất (Layout).
 Video, thời gian hoàn thành các công đoạn (Routing).
- Triển khai sản xuất thử nghiệm theo chuẩn Quy trình công nghệ đã đưa ra.
- Phối hợp nghiên cứu với Khối sản xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao năng suất lao
động trên chuyền.
 Cải tiến- Tối ưu trong sản xuất (IE- CI)
- Tối ưu vật tư trong sản xuất.
- Chỉnh sửa, cải tiến công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất.
- Cải tiến công đoạn, thao tác.
- Cân bằng chuyền sản xuất.
- Tối ưu bố trí mặt bằng, máy móc, thiết bị (layout mặt bằng).

3.2 Cân bằng chuyền Quy trình may cho sản phẩm ví mã F87590
3.2.1 Các khái niệm trong cân bằng chuyền
 Cân bằng chuyền
- Định nghĩa: Cân bằng chuyền là việc sử dụng và phân bố nguồn lực và các thiết
bị trong chuyền sao cho hiệu quả để tạo nên sự cân đối giữa tất cả các công đoạn
trên chuyền. Sự cân đối giữa các công đoạn trên chuyền được thể hiện thông
qua:
 Khối lượng công việc được phân chia đều.
 Không có người chờ đợi.
 Không bị ứ đọng BTP trên chuyền.
 Lượng sản phẩm trạm trước tạo ra đúng bằng nhu cầu trạm sau cần.
 Không có các nút thắt trên dây chuyền.
- Lợi ích:
 Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, thiết bị.
 Giúp cho quá trình kiểm soát dòng chảy BTP, chất lượng sản phẩm được ổn
định.
 Hạn chế tối đa các lãng phí do mất cân đối như: BTP tồn đọng trên chuyền,
thừa hoặc thiếu nhân công, hàng bị lỗi ở giữa các công đoạn, ..
 Cycle time ( Thời gian sản xuất)
- Định nghĩa: Cycle time là thời gian sản xuất trọn một công đoạn, một nhóm
công đoạn hoặc thời gian sản xuất cả một sản phẩm.
27
- Tại công ty, đối với những công đoạn quen thuộc, số liệu sử dụng được lấy trong
ngân hàng dữ liệu. Tuy nhiên, ngân hàng dữ liệu cũng cần phải thường xuyên
được cập nhật vì cùng một công đoạn nhưng năng suất có thể sẽ thay đổi (tăng
lên hoặc giảm xuống).
- Các khó khăn thường gặp khi bấm giờ:
 Tay nghề, năng suất của công nhân không đều nhau.
 Công nhân cần bấm giờ nghỉ phép hay thôi việc.
 Một số đơn hàng thời gian sản xuất ngắn, khó bấm giờ chính xác.
 Takt time Tt (Nhịp sản xuất)
- Định nghĩa: Takt time là tần suất để một sản phẩm được làm ra. Hay còn được
định nghĩa là tốc độ cần được duy trì ở các công đoạn.
- Công thức tính:
Tổngtℎời gianđịnℎ mức của sản pℎẩm
 CT1: Takt time= Tổng số công nℎân trêncℎuyền
Tổngtℎời gian sản xuất cℎo pℎép trong một ngày
 CT2: Takt time= Tổng số sản pℎẩm cần sản xuất trong ngày
3.2.2 Cân bằng chuyền Quy trình may mã ví F87590 Line 1 tòa HB6

28
3.2.2.1 Sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng sản xuất HB6

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng sản xuất HB6


Nguồn: Nội bộ công ty.

29
 Nhận xét
- Ưu điểm
 Các Line sắp theo chiều dọc, đủ dài để cho dòng di chuyển BTP không bị đứt
quãng.
 Phòng họp được xây trên cao, tăng khả năng quan sát các chuyền cũng như
tăng diện tích mặt đất cho các bộ phận sản xuất khác.
 Các chuyền được sắp xếp theo nguyên tắc: Thủ công bên trái, Máy bên phải.
Điều này tạo thuận lợi cho công nhân may trên máy vì việc cầm BTP đưa vào
may của tay trái thuận hơn tay phải.
- Nhược điểm
 Các nhóm bổ trợ như bồi dán, lạng, chặt, ..có vị trí kém thuận lợi vì xa chuyền
2, 3, 4, 5, 6 khiến việc di chuyển BTP tốn nhiều thời gian.

3.2.2.2 Giới thiệu mã ví F87590

Hình 3.2 Mẫu ví F87590 màu đen


Nguồn: Nội bộ công ty.
 Mẫu ví F87590 được sản xuất tại xưởng HB6- thuộc đơn vị Coach 2- Khối Túi
xách- TBS group. Các bộ phận của ví bao gồm: Thân trước- Thân sau, lót hộp túi
trước- sau, ngăn card, quai xách, hangtag, tay đầu kéo, dây kéo, da quấn quai xách,

30
Dring, đuôi dây kéo. Thực hiện sản xuất ví có 113 công đoạn (đã rút gọn một số
công đoạn so với ban đầu) được chia thành nhóm 5 công đoạn, bao gồm:
- Nhóm 1: Sơn+ Keo
- Nhóm 2: May quai+ Thủ công
- Nhóm 3: May lót+ Thủ công
- Nhóm 4: May thân+ Thủ công
- Nhóm 5: May ráp+ Thủ công
Bảng 3.1 Thời gian thực hiện các công đoạn sản xuất ví mã F87590 thực tế trên chuyền.
Trong đó, chi tiết da cánh hông, lót ngăn card, lót hộp túi sau được thực hiện ở khu tập
trung, sau đó được chuyển tới chuyền để thực hiện quy trình may.
NHÓM 1: SƠN+ KEO

STT Mã Tên Tên Chi Tên công Số lần Thời gian Thời
số Máy Nhóm tiết đoạn thực thực hiện gian
công công trên 1 hiện chuẩn (tại thực tế
đoạn đoạn túi công xưởng trên
đoạn mẫu, đơn chuyền
vị: s) T (đơn
vị:s)

1 1-01 Sơn UA 1 Sơn UA 1 8 7


400H 400H Da
quấn Quai
xách

2 1-02 Sơn 1 Sơn UA 1 17 16


UA 400H Quai
400H xách

3 1-03 Sơn UA 1 Sơn UA 1 11 13


400H 400H hangtag

4 1-04 Sơn UA 2 Sơn UA 1 8 6


400H 400H eo
TĐK

5 1-05 Sơn UA 2 Sơn UA 1 16*2 14*2


400H 400H TĐK
TP

6 1-06 Sơn UA 1 Sơn UA 1 8 7


400H 400H da
Dring

31
7 1-07 Sơn lót 1 Sơn lót Da 2 11*2 8*2
quấn Quai
xách

8 1-08 Sơn lót 1 Sơn lót Quai 2 32*2 21*2


xách

9 1-09 Sơn lót 1 Sơn lót 2 13*2 20*2


hangtag

10 1-10 Sơn lót 2 Sơn lót eo 1 10*2 4*2


TĐK

11 1-11 Sơn lót 2 Sơn lót TĐK 2 7*2 7*2


TP

12 1-12 Sơn lót 1 Sơn lót da 2 11*2 7*2


Dring

13 1-13 Sơn lót 1 Sơn lót thân 2 20*2 16*2


trước

14 1-14 Sơn lót 1 Sơn lót thân 2 20*2 25*2


sau

15 1-15 Sơn lót 1 Sơn lót điểm 2 11*2 10*2


nối đệm giữa
TT- TS

16 1-16 Sơn lót 2 Sơn lót 2 đầu 2 14*2*2 7*2*2


da giữa hộp
TT- TS

17 1-17 Sơn lót 1 Sơn lót ngăn 2 13*2 9*2


giữa TT- TS

18 1-18 Đánh 1 Đánh bóng 1 10 6


bóng hangtag

19 1-19 Đánh 1 Đánh bóng da 1 8 5


bóng Dring

20 1-20 Đánh 1 Đánh bóng da 1 8 5


bóng quấn Quai

32
xách

21 1-21 Đánh 2 Đánh bóng eo 1 7*2 5*2


bóng TĐK

22 1-22 Đánh 2 Đánh bóng 1 10*2 6*2


bóng TĐK

23 1-23 Đánh 1 Đánh bóng 1 19 10


bóng Quai xách

24 1-24 Đánh 1 Đánh bóng 1 18 4


bóng thân trước

25 1-25 Đánh 1 Đánh bóng 1 18 4


bóng thân sau

26 1-26 Đánh 1 Đánh bóng 1 22 13


bóng ngăn giữa
TT- TS

27 1-27 Đánh 1 Đánh bóng 1 10 7


bóng điểm nối thân
giữa

28 1-28 Đánh 2 Đánh bóng 1 8*2 4*2


bóng dưới thân
trước sau

29 1-29 Sơn 1 Sơn màu da 2 11*2 6*2


màu quấn Quai
xách

30 1-30 Sơn 1 Sơn màu 2 32*2 21*2


màu Quai xách

31 1-31 Sơn 1 Sơn màu 2 18*2 17*2


màu hangtag

32 1-32 Sơn 2 Sơn màu eo 1 10*2 4*2


màu TĐK

33 1-33 Sơn 2 Sơn màu 2 26*4 14*4


màu TĐK TP

33
34 1-34 Sơn 1 Sơn màu da 2 11*2 7*2
màu Dring

35 1-35 Sơn 1 Sơn màu thân 2 20*2 13*2


màu trước

36 1-36 Sơn 1 Sơn màu thân 2 20*2 13*2


màu sau

37 1-37 Sơn 1 Quét sơn mặt 1 13 9


màu trái TT

38 1-38 Sơn 1 Quét sơn mặt 1 13 9


màu trái TS

39 1-39 Sơn 1 Sơn màu 2 16*2 27*2


màu điểm nối đệm
giữa TT- TS

40 1-40 Sơn 2 Sơn màu 2 2 14*4 7*4


màu đầu da giữa
hộp TT- TS

41 1-41 Sơn 2 Quét sơn mặt 1 8*2 4*2


màu trái 2 đầu da
giữa hộp TT-
TS

42 1-42 Sơn 1 Sơn màu 2 22*2 15*2


màu ngăn giữa
TT- TS

Tổng thời gian thực tế Nhóm 1: 799s

NHÓM 2: MAY QUAI+ THỦ CÔNG

STT Mã Tên Máy Tên Chi Tên công đoạn Số Thời Thời
số Nhóm tiết lần gian gian
công công trên 1 thực thực thực tế
đoạn đoạn túi hiện hiện trên
công chuẩn chuyền
đoạn (tại (đơn
xưởng vị:s)

34
mẫu,
đơn vị:
s)

43 2-01 Máy ép Thủ công 2 Ép nhiệt đường 1 18 13


nhiệt giữa cánh hông

44 2-02 Thủ công 2 Dán 210D tăng 1 12*2 14*2


cường da cánh
hông

45 2-03 Bàn sấy Thủ công 2 Dán keo film 1 26*2 16*2
nóng vào da cánh
hông

46 2-04 H&H Thủ công 2 Ép nhiệt da 1 10*2 3*2


cánh hông

47 2-05 Bàn sấy Thủ công 2 Làm nóng+ 1 26*2 25*2


nóng dùng jig dán lót
vào da cánh
hông

48 2-06 Máy gấp Thủ công 2 Gấp mép cánh 1 16*2 9*2
mép hông

49 2-07 Thủ công 2 Ép nhiệt da 1 10*2 3*2


cánh hông

50 2-08 Computer May 2 May nhiễu 2 ly 1 15*2 12*2


2516 da cánh hông

51 2-09 Thủ công 2 Quét keo, xỏ 1 42*2 22*2


TĐK vào HW,
gấp đôi TĐK,
chấm keo cố
định

52 2-10 Computer Thủ công 2 May 2 ly TĐK 1 15*2 6*2


2516

53 2-11 Thủ công 2 Rút chỉ, chấm 1 32*2 31*2


keo may 2 ly
TĐK

35
54 2-12 Computer May 1 May 2 ly da 1 16 5
2516 Dring

55 2-13 Thủ công 1 Quấn keo bảo 1 11 7


vệ Dring

56 2-14 Thủ công 1 Xỏ Dring vào 1 10 20


da Dring, gấp
đôi+ chấm keo
401 cố định

57 2-15 1181N May 1 May 2 ly Quai 1 43 36


xách

58 2-16 Thủ công 1 Xỏ Qx vào 1 33 32


dring, dùng jig
gập đầu, chấm
keo 401

59 2-17 Computer May 1 May đóng ô 1 32 12


2516 vuông đính Qx

60 2-18 Thủ công 1 Cắt chỉ may 1 8 6


đóng ô vuông
đính QX

61 2-19 Thủ công 1 Quấn da quấn 1 41 28


QX vào QX,
chấm keo 401

62 2-20 Computer Thủ công 1 May khâu da 1 18.5 10


2516 quấn QX

63 2-21 Thủ công 1 Rút chỉ, chấm 1 23 10


keo khâu tay da
quấn QX vào
QX

64 2-22 Máy ép Thủ công 2 Ép dằn đầu DK 1 10*2 7*2


đầu DK

65 2-23 1181N May 2 May dằn đuôi 1 15*2 5*2


DK miệng

36
Tổng thời gian Nhóm 2: 485s

NHÓM 3: MAY LÓT+ THỦ CÔNG

STT Mã Tên Máy Tên Chi Tên công đoạn Số Thời Thời
số Nhóm tiết lần gian gian
công công trên 1 thực thực thực tế
đoạn đoạn túi hiện hiện trên
công chuẩn chuyền
đoạn (tại (đơn
xưởng vị:s)
mẫu,
đơn
vị: s)

66 3-01 Thủ 1 Phun keo+ dán 1 24 30


công kinlon đệm lót
ngăn card

67 3-02 DU- May 1 Gấp tạo nếp+ 1 16 10


8700L may miệng ngăn
dưới ngăn card

68 3-03 DU- May 1 May dằn hông 1 28 38


8700L ngăn card

69 3-04 Thủ 1 Phun keo- Gấp 2 1 86 60


công bên hông+ gấp
đôi+ gấp đáy
ngăn card

70 3-05 DU- May 1 May miêng trên 1 12.5 12


8700L ngăn card

37
71 3-06 Thủ 1 Cắt chỉ may 1 13
công miệng trên ngăn
card

72 3-07 Thủ 2 Phun keo+ dùng 1 52*2 20*2


công jig dán kimlon
đệm lót hộp túi
trước sau

73 3-08 Thủ 2 Phun keo, dùng 1 56 30


công jig gấp mép lót
hộp túi trước sau

74 3-09 Thủ 1 Dán 210D tăng 1 30 29


công cường may ngăn
card vào lót hộp
túi sau

75 3-10 Computer- May 1 May dằn+ may 1 35 40


2516 TP ngăn card vào
lót hộp túi sau

76 3-11 Thủ 1 Rút chỉ, cắt chỉ, 1 52 54


công chấm keo may
TP ngăn card

77 3-12 DU- May 2 May chập lót hộp 1 26*2 33*2


8700L túi trước sau+
gắn tem

78 3-13 Thủ 2 Chạy keo, tẻ mép 1 17*2 15*2


công may chập lót hộp
túi trước sau

79 3-14 Máy chạy Thủ 2 Chạy keo+ dán 1 37*2 21*2


keo công da cánh hông vào
lót hộp túi trước
sau

80 3-15 Máy ép Thủ 2 Ép bằng mép gấp 1 36*2 14*2


bằng công 2 bên da cánh
hông lót hộp túi
trước sau

38
Tổng thời gian Nhóm 3: 522s

NHÓM 4: MAY THÂN+ THỦ CÔNG

STT Mã Tên Máy Tên Chi Tên công đoạn Số Thời Thời
số Nhóm tiết lần gian gian
công công trên 1 thực thực thực tế
đoạn đoạn túi hiện hiện trên
công chuẩn chuyền
đoạn (tại (đơn
xưởng vị:s)
mẫu,
đơn
vị: s)

81 4-01 Thủ 2 Chấm keo 401 1 44*2 23*2


công dán giữa TT-TS
vào TT-TS

82 4-02 Computer- May 2 May chập TT-TS 1 47*2 25*2


2516 với giữa hộp TT-
TS

83 4-03 Máy tán Thủ 1 Gắn+ tán logo 1 29 16


logo công thân ngoài

84 4-04 Thủ 1 Mài chân logo 1 13 6


công

85 4-05 Thủ 1 Bắn silicon+ dán 1 11 9


công HD che chân
logo

86 4-06 Thủ 1 Dán băng keo 1 13 6


công bảo vệ logo

87 4-07 Máy chạy Thủ 1 Chạy keo sau khi 1 24 12


keo công chập TT-TS với
giữa hộp TT-TS

88 Máy Thủ 1 Massage thân+ 1 40 20


massage công hông đáy túi

89 4-08 Thủ 2 Dùng jig đập tẻ 1 50*2 20*2

39
công may chập TT-TS
với giữa hộp TT-
TS

90 4-09 Thủ 1 Dán 210D nylon 1 12 6


công tăng cường may
đính Dring vào
dưới thân sau

91 4-10 Computer- May 1 May đính ô 1 24 16


2516 vuông da dring
vào thân sau

92 4-11 Thủ 1 Chấm keo 401 1 45 26


công dán TT vào TS

93 4-12 DSC- 245 May 1 May ráp TT vào 1 72 27


TS

94 4-13 Thủ 1 Lộn phải- 1 58 41


công Massage thân+
hông+ góc túi

95 4-14 Thủ 1 Dán đệm giữa 1 102 103


công thân T-S vào thân
T-S+ chấm keo
401
Tổng thời gian Nhóm 3: 424s

NHÓM 5: MAY RÁP+ THỦ CÔNG

STT Mã Tên Máy Tên Chi Tên công đoạn Số Thời Thời
40
số Nhóm tiết lần gian gian
công công trên thực thực thực tế
đoạn đoạn 1 túi hiện hiện trên
công chuẩn chuyền
đoạn (tại (đơn
xưởng vị:s)
mẫu,
đơn
vị: s)

956 5-01 Thủ công 1 Lấy dấu DK+ thân 1 24 22


túi

97 Máy chạy Thủ công 1 Chạy keo DK+ 1 22 18


keo mặt trái thân túi

98 Thủ công 1 Dùng jig dán DK 1 164 200


TT-TS vào thân
ngoài+ chấm keo
401

99 DSC- May 1 May dẳn DK thân 1 60 70


245 giữa

100 Máy chạy Thủ công 2 Chạy keo lót túi 1 18*2 12*2
keo TT-TS

101 Thủ công 1 Dùng jig dán lót 1 195 80


TT-TS vào TT-
TS, chấm keo 401
góc DK

102 DSC- May 1 May nhiễu miệng 1 137 180


245 túi TP

103 Thủ công 1 Dán lót trước sau 1 116 80


vào da ngăn giữa

104 DSC- May 1 May nhiễu thân 1 88 75


245 giữa

105 Máy khâu May 1 May khâu 2 mũi 1 46 43


tay đuôi DK miệng

41
106 Thủ công 1 Gắn đầu kéo vào 1 1 35 30
bên đường dây
kéo miệng T-S

107 Thủ công 1 Rút chỉ, cắt chỉ, 1 65 50


chấm keo may
nhiễu thân giữa

108 Thủ công 1 Gắn chặn đuôi DK 1 15 16

109 Máy ép Thủ công 1 Bấm chặn đuôi 1 50 26


đuôi DK DK

110 Thủ công 1 Vệ sinh túi TP 1 240 75

111 Thủ công 1 Massage túi TP 1 94 60

112 Thủ công 1 Xỏ, bấm TĐK 1 30 5

113 Thủ công 1 Đóng gói TP túi 1 250 75

Tổng thời gian Nhóm 5: 1159


Bảng 3.2 Nhận xét thời gian thực hiện các công đoạn thực tế trên chuyền

Nhận xét Nguyên nhân

Có sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất Khi sản xuất mẫu vẫn cỏn đang trong giai
mẫu và thời gian sản xuất thực tế trên đoạn hoàn thiện. Khi đưa vào sản xuất đã
chuyền chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế

Có những công đoạn được lược bỏ: Rút chỉ Trong quá trình sản xuất, một số công đoạn
chấm keo may 2 ly da cánh hông, bấm 2 được nhận thấy là không cần thiết, không
bên HD thân giữa, ép bằng mép dán thân làm ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng
giữa vào thân ngoài, massage thân+ hông sản phẩm Vì vậy, đã được cắt bỏ bớt.
đáy túi

3.2.2.3 Cân bằng chuyền Quy trình may ví mã F87590


 Khi phân bổ nhân công:

42
- Công nhân ngồi máy may có thể phụ thủ công một số thao tác đơn giản như: cắt
chỉ, rút chỉ, chấm keo, chạy keo. Nhưng thủ công không thể phụ máy vì công
nhân ngồi máy yêu cầu trình độ chuyên môn cao và lành nghề
- Công đoạn có thời gian thực hiện cao hơn Takt time: làm thêm giờ là giải pháp
cần hạn chế số 1 vì sẽ tốn thêm chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc
thiết bị. Cần san sẻ bớt
- Những công đoạn có thời gian thực hiện thấp hơn Takt time thời gian chờ BTP
sẽ nhiều. Khoảng thời gian chờ đợi nên được lấp đầy bằng cách phụ thêm những
công đoạn có thời gian thực hiện vượt quá Takt time
 Tổng thời gian làm 1 túi : 3389 (s) = 0.95 (h)
 Tổng số công nhân thực tế trên chuyền: 54
3389
 Takt time Tt = = 63 s
54
 Cứ 63 s thì 1 ví được làm ra. Hay thời gian cần duy trì ở mỗi công đoạn là 63s
3600
 Số túi làm trong 1 giờ: = 57 túi
63
 Số vị trí làm việc tối thiểu cho chuyền may :
Tổngtℎời giantℎực ℎiện các công đoạnmay 1723
= = 28 vị trí
Takt time 63
 Nhóm Sơn+ Keo, nhóm May quai+ Thủ công, Nhóm May lót+ Thủ công có các
công đoạn: Phun keo+ dán kinlon đệm lót ngăn card, Gấp tạo nếp+ may miệng
ngăn dưới ngăn card, Phun keo- Gấp 2 bên hông+ gấp đôi+ gấp đáy ngăn card,
May dằn hông ngăn card, May miêng trên ngăn card, Cắt chỉ may miệng trên ngăn
card, Phun keo+ dùng jig dán kimlon đệm lót hộp túi trước sau, Dán 210D tăng
cường may ngăn card vào lót hộp túi sau, May dằn+ may TP ngăn card vào lót hộp
túi sau, Rút chỉ, cắt chỉ, chấm keo may TP ngăn card được thực hiện ở khu tập
trung, thực hiện cho nhiều sản phẩm khác nhau nên trong bài sẽ không xét

43
Hình 3.3 Thời gian các công đoạn nhóm May lót+ Thủ công so với Takt time
 Nhận xét:
- Hầu hết các công đoạn nhóm May lót+ Thủ công có thời gian thực hiện thấp hơn
so với Takt time. Duy nhất có công đoạn May chập lót hộp túi trước sau+ gắn
tem có thời gian thực hiện cao hơn 1 khoảng nhỏ 3s so với Takt time (66s) và
công đoạn Phun keo- Gấp 2 bên hông+ gấp đôi+ gấp đáy ngăn card có thời gian
thực hiện thấp hơn 1 khoảng nhỏ 3s so với Takt time (60s)
- Thời gian chênh lệch trung bình của nhóm May lót+ Thủ công 28.2 s

44
Hình 3.4 Thời gian các công đoạn nhóm May thân+ Thủ công so với Takt time
 Nhận xét:
- Hầu hết các công đoạn nhóm May thân+ Thủ công có thời gian thực hiện thấp
hơn so với Takt time. Duy nhất có công đoạn Quét keo+ dán đệm giữa thân T-S
vào thân T-S+ chấm keo 401 có thời gian thực hiện cao hơn 1 khoảng khá nhiều
(40s) so với Takt time
- Thời gian chênh lệch trung bình của nhóm May thân+ Thủ công 40.07

Hình 3.5 Thời gian các công đoạn nhóm May ráp+ Thủ công so với Takt time
 Nhận xét:
- Thời gian giữa các công đoạn liên tiếp và thời gian giữa các công đoạn so với
Takt time có mức chênh lệch rất lớn
- Thời gian chênh lệch trung bình của nhóm May ráp+ Thủ công 38.7 s
 Từ 3 hình trên, ta có thể thấy
- Các công đoạn trong nhóm May lót+ Thủ công không thể phụ cho nhau vì hầu
hết thời gian các công đoạn đều thấp hơn Takt time.
- Các công đoạn trong nhóm May thân+ Thủ công có thể phụ công đoạn Quét
keo+ dán đệm giữa thân T-S vào thân T-S+ chấm keo 401 (Công đoạn này
không yêu cầu trình độ chuyên môn quá cao)
- Các công đoạn trong nhóm May ráp+ Thủ công cần được phụ vì có khá nhiều
công đoạn có thời gian cao hơn Takt time rất nhiều.
 Các công đoạn không đòi hỏi trình độ chuyên môn quá cao: Dùng jig dán DK
TT-TS vào thân ngoài+ chấm keo 401, Dán lót trước sau vào da ngăn giữa, Vệ
sinh túi TP, Đóng gói TP túi

45
 Các công đoạn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao: May dẳn DK thân giữa, May
nhiễu miệng túi TP, May nhiễu thân giữa

Bảng 3.3 Cân bằng chuyền

Trạm Công đoạn (2) Tổng Số vị trí Số Khu


sản thời sản xuất/ vực sản
xuất gian Số công xuất
(1) trên 1 nhân thực tế
trạm (3) T cần thiết
[ ]
Tt

1 May chập lót hộp túi trước sau+ 66 1.048 2


gắn tem

2 Chạy keo, tẻ mép may chập lót hộp 30 0.476 1


túi trước sau

2 Chạy keo+ dán da cánh hông vào 72 1.143 2


lót hộp túi trước sau

2 Chạy keo sau khi chập TT-TS với 84 1.33 2


giữa hộp TT-TS

3 Ép bằng mép gấp 2 bên da cánh 28 0.444 1


hông lót hộp túi trước sau

4 May chập TT-TS với giữa hộp TT- 50 0.794 1


TS

5 Gắn+ tán logo thân ngoài 16 0.254 1

5 Bắn silicon+ dán HD che chân logo 25 0.397 1

5 Dán băng keo bảo vệ logo 31 0.492 1

6 Dùng jig đập tẻ may chập TT-TS 40 0.635 1


với giữa hộp TT-TS

7 Dán 210D nylon tăng cường may 6 0.095 1


đính Dring vào dưới thân sau

7 May đính ô vuông da dring vào 16 0.349 1

46
thân sau

8 Chấm keo 401 dán TT vào TS 26 0.413 1

8 May ráp TT vào TS 53 0.841 1

9 Lộn phải- Massage thân+ hông+ 41 0.651 1


góc túi

10 Quét keo+ dán đệm giữa thân T-S 103 1.635 2


vào thân T-S+ chấm keo 401

11 Chạy keo DK+ mặt trái thân túi 18 0.286 1

11 Chạy keo lót túi TT-TS 42 0.667 1

12 Dùng jig dán DK TT-TS vào thân 230 3.651 4


ngoài+ chấm keo 401

13 May dẳn DK thân giữa 70 1.111 2

13 Lấy dấu DK+ thân túi 92 1.46 2

14 Dùng jig dán lót TT-TS vào TT-TS, 80 1.27 2


chấm keo 401 góc DK

14 Dán lót trước sau vào da ngăn giữa 160 2.54 3

15 May nhiễu miệng túi TP 180 2.857 3

16 May nhiễu thân giữa 60 0.952 1

17 May khâu 2 mũi đuôi DK miệng 43 0.683 1

18 Gắn đầu kéo vào 1 bên đường dây 30 0.476 1


kéo miệng T-S

19 Rút chỉ, cắt chỉ, chấm keo may 50 0.794 1


nhiễu thân giữa

20 Gắn chặn đuôi DK 16 0.254 1

20 Bấm chặn đuôi DK 42 0.667 1

20 Xỏ, bấm TĐK 47 0.746 1

47
21 Vệ sinh túi TP 75 1.19 2

21 Đóng gói TP túi 150 2.38 3

22 Massage túi TP 60 0.952 1

Tổng 35

 Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị sau khi cân bằng
Số kℎu vực sản xuất tối tℎiểu 28
Số kℎu vực sản xuất sau kℎi cân bằng
= 35 = 80%
 Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thực tế trên chuyền =
Số kℎu vực sản xuất tốitℎiểu 28
Số kℎu vực sản xuất tℎực tế
= 39 = 71.8%

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM


4.1 Kết luận
Qua quá trình cân bằng, có thể nhận thấy kết quả cuối cùng mang tính tối ưu cao hơn so
với thực tế tại xưởng sản xuất. Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị được nâng từ 71.8%
lên 80%, tăng 8.2%. Đây là một con số không nhỏ đối với dây chuyền may khá phức tạp
và đòi hỏi tính chuyên môn cao
4.2 Bài học kinh nghiệm
 Qua quá trình thực tập tại công ty TBS, bản thân sinh viên đã tìm hiểu được cơ cấu
tổ chức, quy trình công nghệ, được tận mắt quan sát các công đoạn thực hiện để tạo
nên 1 sản phẩm ví hoàn chỉnh. Ngoài ra, bản thân còn được sự giúp đỡ và hỗ trợ
nhiệt tình từ các anh chị tại công ty. Nhờ đó, sinh viên đã học hỏi và tiếp thu được
rất nhiều điều, đó là những nghiệp vụ chuyên môn trong 1 công ty sản xuất cũng
như những thực trạng và khó khăn mà công ty TBS đang gặp phải.
 Những thuận lợi khi thực tập tại công ty TBS
- Được nhận sự hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị phòng ban liên quan
- Được nhận một số tài liệu cần thiết phục vụ cho bài báo cáo thực tập
- Được tham gia vào nghiệm vụ Routing của phòng ban thực tập
 Những khó khăn gặp phải khi thực tập tại công ty TBS
- Bản thân sinh viên không chuyên về ngành may nên phải mất khá nhiều thời
gian trong kì thực tập để tìm hiểu những kiến thức cơ bản và chuyên môn trong
công ty.
- Khi thực hiện bấm giờ ban đầu bản thân còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức
khiến việc bấm giờ gặp nhiều khó khăn như: công đoạn cần bấm giờ bị hết hàng,
nhầm lẫn một số công đoạn với nhau.

48
- Bản thân gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với anh chị phòng ban, dẫn
đến việc xin một số thông tin phục vụ bài báo cáo thực tập bị chậm trễ
 Bài học kinh nghiệm: Cần biết cách tạo mối quan hệ với mọi người trong công ty.
Trước khi bắt đầu thực hiện công việc cần nghiên cứu kĩ những tài liệu quan trọng
liên quan để tránh việc nhầm lẫn, sai sót gây mất thời gian chỉnh sửa và công sức
thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Tài liệu cân bằng chuyền của bộ môn Hệ thống sản xuất, nằm trong chương trình đào
tạo của khoa Quản lý Công Nghiệp- Đại học Bách Khoa Tp.HCM
[2] Tài liệu nội bộ công ty TBS

49

You might also like