You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

SINH VIÊN: TRƯƠNG PHÚC NGUYÊN


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHƯƠNG
TRÌNH HALLOWEEN 2024 CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO APOLLO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng …. năm ….


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

SINH VIÊN: TRƯƠNG PHÚC NGUYÊN


MSSV: 2054012198
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÁC


HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHƯƠNG TRÌNH
HALLOWEEN 2024 CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO APOLLO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản trị kinh doanh


Chuyên ngành: Marketing
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Thị Thùy Dương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng ……năm 20….


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô và quý giảng
viên trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ dạy, hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt 4 năm đại học vừa qua. Em xin dành lời
cảm ơn đặc biệt đến giảng viên Khoa Đào Tạo Đặc Biệt đã giúp đỡ
em chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quan trọng, để em
có thể trang bị cho bản thân những bài học quý giá, hỗ trợ cho công
việc sau này.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Thùy Dương đã dành
thời gian quý báu của mình để tận tình hướng dẫn, và giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập lần này.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổ chức Giáo dục và Đào tạo
Apollo tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và tạo môi trường
thuận lợi để em có thể tìm hiểu, học tập và thực hành thực tế tại công
ty.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn Anh Nguyễn Trọng Phước đã giúp đỡ,
chỉ dạy về kiến thức cũng như hỗ trợ các kỹ năng cần thiết, đảm bảo
hoàn thành tốt công việc trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Em
cảm ơn …. đã hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu và số liệu thực tế để
em có thể hoàn thành tốt chuyên đề báo cáo.

SVTH: Trương Phúc Nguyên


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm…..
Ký tên và đóng dấu

SVTH: Trương Phúc Nguyên


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

1. MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................1

1.2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP..............................................2

1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP................................................2

1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP....................................2

1.5. MÔ TẢ VỊ TRÍ THỰC TẬP...................................................................................3

1.5.1. Thành phần cơ cấu tổ chức phòng ban thực tập..................................................3

1.5.2. Phương thức tổ chức công việc tại phòng ban:...................................................4

1.5.3. Nhiệm vụ thực tập:..............................................................................................5

1.6. GIỚI THIỆU KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO..........................................................10

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG.................................................................................................10

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO APOLLO TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................................................................................10

2.1.1. Giới thiệu về Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo..........................................10

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.......................................11

2.1.3. Mục tiêu của công ty.........................................................................................13

2.1.4. Định vị thương hiệu..........................................................................................14

2.1.5. Lời hứa thương hiệu..........................................................................................14

2.1.6. Tôn chỉ hoạt động..............................................................................................16

2.1.7. Bộ nhận diện thương hiệu.................................................................................16

2.1.8. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp............................................................17

2.1.9. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................21

2.1.10. Tình hình nhân sự.............................................................................................23

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO APOLLO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................25

SVTH: Trương Phúc Nguyên


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương
2.3. TỔNG QUAN VỀ MARKETING........................................................................27

2.3.1. Khái niệm về Marketing truyền thống và Marketing Online............................27

2.3.1.1. Marketing truyền thống..............................................................................27

2.3.1.2. Marketing Online........................................................................................28

2.3.2. Các hình thức của Marketing truyền thống và Marketing Online....................29

2.3.3. Mối quan hệ của Marketing truyền thống và Marketing Online.......................31

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHƯƠNG TRÌNH


HALLOWEEN 2023 CỦA TRUNG TÂM APOLLO ENGLISH CHI NHÁNH HỒ
CHÍ MINH TRONG........................................................................................................32

2.4.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing trong chương trình
Halloween 2023 “Phù thủy tranh tài”............................................................................32

2.4.1.1. Công tác chuẩn bị trước sự kiện Halloween..........................................32

2.4.1.2. Công tác chuẩn bị trong sự kiện Halloween..........................................34

2.4.1.3. Kết quả khảo sát phản hồi của phụ hình trong chương trình
Halloween 2023.........................................................................................................36

PHẦN 3: GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG MARKETING..................................................42

3.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HALLOWEEN 2024 CỦA TRUNG TÂM ANG NGỮ APOLLO
ENGLISH CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH.....................................................................42

3.1.1. Các vấn đề còn tồn tại trong chương trình Halloween 2023.............................42

3.1.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình Halloween 2024 tại Trung tâm Anh
ngữ Apollo:....................................................................................................................42

PHẦN 4: KẾT LUẬN......................................................................................................44

PHỤ LỤC..........................................................................................................................46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................49

SVTH: Trương Phúc Nguyên


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Sự phát triển về IOT (Internet of things) chỉ là một yếu tố góp phần đối với tiếp thị 5.0.
Để có thể nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng, cần kết hợp các yếu tố
quan trọng khác như AI, NLP (Non Language Proccessing), cảm biến, robot, thực tế tăng
cường (Augmented reality – AR), thực tế ảo (Virtual reality – VR) và blockchain. Việc
khách hàng có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng nhờ vào Internet và so sánh đặc tính giữa
chúng có thể vẫn chưa đủ làm tăng mức độ ra quyết định mua hàng của họ, vì vậy cần kết
hợp thêm nhiều yếu tố liên quan về công nghệ để tạo ra một trải nghiệm mới xuyên suốt
và hấp dẫn.
Sự bùng lên của tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội và công cụ tìm kiếm, bên
cạnh đó là sự phát triển của các sàn thương mại điện tử đã làm cho các nhà tiếp thị cũng
như các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc số hóa. Công nghệ số đã giúp các nhà
tiếp thị có thể thức đẩy được các hoạt hộng tiếp thị của mình như họ có thể ra nhiều quyết
định dựa trên thông tin hơn nhờ vào dữ liệu lớn, dự đoán được kết quả của các chiến lược
tiếp thị, mang đến trải nghiệm số cho khách hàng vào thực tế, …
Dĩ nhiên sự phát triển của công nghệ số đối với tiếp thị cũng gặp những thách thức khi
các rào cản về khoảng cách thế hệ, sự phân hóa giàu nghèo, và cuối cùng là khoảng cách
số khi mất thêm 1 thập kỷ nữa Internet mới đạt được mức thâm nhập 90%.
Trong thời gian thực tập tại Đào tạo Apollo Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh, tôi nhận thấy việc áp dụng các công nghệ vào chiến lược tiếp thị truyền thống và
trực tuyến là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là vào những sự kiện lớn được tổ bởi công ty
như Halloween và Giáng sinh, việc tận dụng công nghệ vào tiếp thị một cách trực quan
và sinh động giúp khách hàng tăng mức độ nhận thức và lòng trung thành giành cho công
ty vẫn chưa được triển khai, và dẫn đến sự không hài lòng trong quá trình trải nghiệm
xuyên suốt của khách hàng từ trước, trong và sau khi chương trình diễn ra. Vì những lý
do trên, em đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp các hoạt động Marketing
trong chương trình Halloween 2024 của tổ chức giáo dục và đào tạo tại Thành Phố
Hồ Chí Minh” để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của chương trình.

1
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

1.2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP


- Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các hoạt động Marketing truyền thống và
Marketing Online của Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo trong chương trình
Halloween 2023
- Mục tiêu cụ thể:
o Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh kể từ năm 2019
o Phân tích các hình thức Marketing mà Tổ chức Đào tạo và Giáo dục Apollo
đã sử dụng trong chương trình Halloween 2023.
o Phân tích ưu điểm và nhược điểm các hoạt động Marketing truyền thống và
Marketing Online trong chương trình Halloween 2023.
o Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề còn tồn tại đối với các hoạt
động Marketing trong chương trình Hallowwen 2024.

1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP


- Không gian nghiên cứu: Chi nhánh - Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt
Nam tại thành phố hồ chí minh
- Thời gian: Dữ liệu được thu thập trong thời gian thực tập từ ngày 23/10/2023 –
17/12/2023
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động Marketing truyền thống và Marketing
Online trong chương trình Halloween 2024.

1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO THỰC TẬP


- Phương pháp thu thập dữ liệu:
o Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp dữ liệu, thông tin về hoạt đông tiếp thị truyền
thống và tiếp thị trực tuyến từ Internet, báo điện tử, tài liệu của công ty.
Thu thập dữ liệu và số liệu liên quan đến các hoạt động tiếp thị từ phòng
Marketing, cơ cấu tổ chức từ phòng Nhân sự.
o Dữ liệu sơ cấp: Phương pháp quan sát (observation): Quan sát thực tế kết
hợp cùng việc thảo luận trực tiếp với quản lý nhân viên về quy trình hoạt
động tiếp thị, đưa ra kết luận từ vai trò mà mình đảm nhận trong công ty.
Nắm bắt các công việc từ việc tiếp thị truyền thống và tiếp thị trực tuyến

2
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

của công ty từ đó phân tích, kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp từ bản
thân.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
o Phương pháp thống kê mô tả: Bài báo cáo sử dụng các bảng biểu để hỗ trợ
việc tóm tắt dữ liệu trong quá trình phân tích hoạt động tiếp thị truyền
thống và tiếp thị trực tuyến và trình bày thực trạng hiện tại của công ty.

1.5. MÔ TẢ VỊ TRÍ THỰC TẬP

1.5.1. Thành phần cơ cấu tổ chức phòng ban thực tập


Đây là sơ đồ điển hình về nhân sự của phòng Marketing tại 3 cụm chi nhánh điển
hình. Hệ thống tổ chức gồm có: Anh Lê Hoàng Hậu đảm nhiệm vai trò Senior Marketing
Executive (SME), tiếp đến là chị Nguyễn Võ Thôn Trâm, anh Nguyễn Trọng Phước và
anh Nguyễn Vĩnh Khan sẽ đảm nhiệm vai trò Marketing Executive (ME) tại các chi
nhánh đã được phân công. Mỗi ME sẽ có thêm một Apollo Marketing Intern (AMI) hoặc
Leader Marketing Intern hỗ trợ thực hiện các công việc trong trung tâm cũng như là
nhóm thực tập. Và cuối cùng là nhóm Marketing Intern từ 7-10 người sẽ phụ trách chính
việc thực hiện các công việc được giao tại các trung tâm theo cụm.

3
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

1.5.2. Phương thức tổ chức công việc tại phòng ban:

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự phòng Marketing theo cụm chi nhánh
(Nguồn: Nội bộ)
Để có thể thực hiện tốt được công việc cũng như quản lý nhân sự hiệu quả, nội bộ
phòng ban luôn đưa ra kế hoạch phân công hợp lý cho từng thành viên, và tất cả thành
viên đều phải chịu trách nhiệm cũng như giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện. Các vi
trí tại phòng ban Marketing đều có những công việc cụ thể như sau:
 Senior Marketing Executive (SME): chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tất cả
các hoạt động tại một cụm (từ 8-9 trung tâm), nhận nhiệm vụ từ cấp trên và triển
khai xuống bên dưới. SME còn có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ thực tập
sinh giải quyết các trường hợp bất cập không thể giải quyết hoặc nằm ngoài khả
năng giải quyết, báo cáo tiến độ và kết quả công việc cho cấp trên.
 Marketing Executive Event (ME Event): phối hợp và làm việc chính với cụm
trung tâm (từ 2-3 trung tâm). Đối với các hoạt động bên trong, chịu trách nhiệm
trong việc trang trí lớp học, khu vực play&learn và sảnh chính của trung tâm, phối
hợp với nhân viên tại trung tâm để tổ chức các hoạt động đặc biệt cho học viên.

4
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Đối với các hoạt động bên ngoài trung tâm, ME sẽ chịu trách nhiệm phân công
cho AMI hoặc Leader Marketing Intern cùng với thực tập sinh tham gia các hoạt
động giao lưu, phát quà tại các trường mầm non, tiểu học, chung cư ở khu vực lân
cận.
 Apollo Marketing Intern/ Leader Marketing Intern (AMI): hỗ trợ Mes hoàn
thành công việc, là người làm việc chính với thực tập sinh. Phụ trách phổ biến,
hướng dẫn công việc, kiểm tra và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của thực
tập sinh, báo cáo MEs hoạt động mỗi tháng và nhận công việc cần chuẩn bị cho
tháng tiếp theo.
 Marketing Intern (7-10 nhân viên): các bạn sẽ là người thực hiện công việc đã
được giao tai trung tâm như gói quà, trang trí tủ quà, trang trí trung tâm, soạn vật
liệu và hỗ trợ chạy các sự kiện lớn nhỏ trong và ngoài trung tâm, kiểm kê hàng hóa
trong kho.

1.5.3. Nhiệm vụ thực tập:


 Vị trí thực tập: Tôi đảm nhận vị trí Leader Marketing Intern tại Apollo English chi
nhánh miền Nam. Tôi chịu trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ MEs thực hiện các
công việc tại trung tâm, sắp xếp lịch làm việc, kiểm soát và giao nhiệm, phân công
thực tập sinh cũng như kiểm soát và sửa chữa lỗi sai cần khắc phục. Bên cạnh đó,
tôi sẽ hỗ trợ ME trong việc lên kế hoạch cho các sự kiện, góp ý và triển khai ý
tưởng mới và là người thực hiện chính các kế hoạch mà mình đã để ra. Tôi cũng là
người sẽ làm việc trực tiếp và hỗ trợ các bạn thực thực tập sinh, cũng như là duy
trì mối quan hệ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của thực tập sinh khi làm
việc nhóm.
 Mô tả công việc:
 Quản lý Marketing Intern:
 Quản lý việc đăng ký lịch làm hàng tuần của thực tập sinh, phân bổ
công việc cụ thể cho từng bạn
 Quản lý việc thực tập sinh tự chấm công lương cũng như nhập vào file
Tracking để ME có thể quản lý ngân sách lương

5
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 1.2. Bảng quản lý đăng ký lịch làm hàng tuần của Intern Marketing
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Hình 1.3. Bảng quản lý lương hàng tháng của Intern Marketing
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
 Tổ chức và chạy các sự kiện nhỏ và lớn
 Lên kế hoạch chi tiết các sự kiện và chương trình, chuyển sang ME xét
duyệt và chỉnh sửa
 Chuẩn bị quà, phần thưởng và các đồ dùng cần thiết cho mỗi sự kiện

6
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Trực tiếp điều phối thực tập sinh chạy sự kiên, theo dõi và xử lý các tình
huống ngoài mong muốn.

Hình 1.4. Bảng kế hoạch và danh sách vật dụng chuẩn bị trước sự kiện Trung thu
2023
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

7
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 1.5. Công tác chuẩn bị và tổ chức sự kiện Trung Thu 2023
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
 Quản lý thiết bị, vật dụng tiếp thị, tài liệu tư vấn bán hàng, quà tặng khách
hàng (Marketing Merchandise Management)
 Kiểm kê số lượng hàng hóa đinh kỳ mỗi tháng một lần. Lưu lại các biên
bản ký nhận xuất hàng hóa cho trung tâm và ghi chú vào báo cáo
 Quản lý hàng hóa, giấy tờ trong trung tâm

Hình 1.6. Trang quản lý hàng hóa mỗi tháng của từng trung tâm
(Nguồn: sinh viên tự tổng hợp)

8
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Thiết kế, trang trí cơ sở vật chất tại trung tâm, lớp học:

Hình 1.7. Trang trí trung tâm theo chủ đề cuộc thi The Debaters 2023
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Hình 1.8. Trang trí trung tâm theo chủ đề Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2023
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

9
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Tham gia hỗ trợ quảng bá khai trương chi nhánh mới

Hình 1.9. Khai trương chi nhánh mới tại Độc Lập, Tân Bình
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

1.6. GIỚI THIỆU KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO APOLLO


TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Giới thiệu về Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo


Trung tâm Anh ngữ Apollo được thành lập vào năm 1994 với sứ mệnh đào tạo thế
hệ trẻ Việt Nam thành công dân toàn cầu để thúc đẩy sự thịnh vượng, và giúp họ thay đổi
thế giới theo hướng tích cực. Apollo hy vọng có thể giúp nhiều học viên hơn nữa và sẽ
luôn là “Nơi những giá trị tốt nhất trở nên tốt hơn”

10
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Tên doanh nghiệp: Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam
Tên tiếng Anh: Apollo Education and Traning Vietnam
Tên phân hiệu: Apollo English
Trụ sở chính tại miền Bắc: 181-183-185 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trụ sở chính tại miền Nam: 58 Phạm Ngọc Thạch, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP
Hồ Chí Minh
Ngành nghề kinh doanh: 8559 - Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
(https://masothue.com/0100774857-001-chi-nhanh-to-chuc-giao-duc-va-dao-tao-
apollo-viet-nam-tai-thanh-pho-ho-chi-minh)
Các chi nhánh: Apollo hiện đang có hơn 70 trung tâm trên toàn quốc,ở các thành
phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nôi, Đà Nẵng,…
Mã số thuế: 0100774857
Người đại diện pháp luật: Vũ Diệu Trang
Website: https://apollo.edu.vn/
Hotline: 1900 – 292970
Logo:

Hình 2.1. Logo Trung Tâm Anh Ngữ Apollo

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Apollo English là thành viên của International House, thuộc tổ chức Anh ngữ lâu
đời và uy tín tại Vương Quốc Anh. Apollo English được thành lập bởi hai vợ chồng là
ông Khalid Muhmood và bà Arabella Peters vào năm 1994 tại Việt Nam, cả hai có cơ
duyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nắm giữ các vị trí quan trọng như Chủ tịch
Nhóm công tác Giáo dục tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, đồng sáng lập Apollo
English và Đại học British University Việt Nam. Khalid và Arabella đã vinh dự được bộ
GD & ĐT trao tặng huân chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” cũng như những đóng góp cho

11
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

thành công của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” được vinh danh bởi Đài truyền
hình Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, Apollo English đã có hơn 70 trung tâm với quy mô lớn
trên cả nước, phải kể đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng,….Bên cạnh đó, số lượng học viên tín nhiệm và theo học tại Apollo là 1.000.000
và trên 1.000 giáo viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và 100% là người
mước ngoài.
Với bề dày lịch sử và những nỗ lực cống hiến cho ngành giáo dục nói chung và
giáo dục tại Việt Nam nói riêng, Apollo đã nhận cho mình nhiều thành tựu nổi bật trong
gần 30 năm qua. Apollo còn vinh hạnh khi trở thành đối tác của nhiều chương trình giáo
dục phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam như “Rung chuông vàng”, “Tuổi trẻ và Tổ
quốc” và đặc biệt là “Đường lên đỉnh Olympia”.
Một số giải thưởng mà Apollo đã nhận được trong những năm gần đây:
 Giải thưởng “Thương hiệu truyền cảm hứng” – APEA 2022: "Giải thưởng
Doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (APEA) kết nối hơn 2000 thành
viên, 36 quốc gia, tập hợp các doanh nhân và tổ chức hàng đầu trên khắp
châu Á để thúc đẩy châu lục này tăng trưởng kinh tế và xã hội bền vững.
Apollo English vinh dự được xướng tên đầu tiên tại Lễ trao giải APEA,
hạng mục “Thương hiệu truyền cảm hứng”. Đây là một chiến thắng xứng
đáng nhờ triết lý giáo dục Apollo tiên phong mang đến cho các bạn nhỏ
Việt Nam: Học tập cùng niềm cảm hứng. Bởi chỉ khi trở thành những con
người với tinh thần học hỏi trọn đời, các con mới có thể tự tin làm chủ thế
giới không ngừng biến đổi."

12
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.2. Giải thưởng “Thương hiệu truyền cảm hứng” – APEA 2022
(Nguồn: apollo.edu.vn)
 Giải thưởng “Hệ thống đào tạo Anh ngữ của năm” (English language
provider of the Year) – EducationInvestor Asia Awards 2018
 Giải thưởng "Nhà giáo dục Ngôn ngữ của năm” – PIOneer Awards 2022
 Giải thưởng “Doanh nghiệp Quản trị tốt nhất” – Deloitte 2022
 Giải thưởng “Rồng Vàng” hạng mục: “Nhà cung cấp giáo dục tốt nhất” do
Thời Báo Kinh tế Việt Nam tổ chức 2019.

Hình 2.3. Các giải thưởng mà công ty đã đạt được trong 30 năm hoạt động tại thị
trường Việt Nam
(Nguồn: apollo.edu.vn)

2.1.3. Mục tiêu của công ty


MỤC TIÊU & SỨ MỆNH
 Sứ mệnh: Mang tiếng Anh vào gần hơn với cuộc sống thông qua các bài học thực
tiễn, có tính ứng dụng và khuyến khích các con tìm hiểu về thế giới quanh mình
 Giá trị: Đam mê, trách nhiệm, đổi mới, đồng hành, chính trực

13
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Mục tiêu: Apollo Việt Nam sẽ trở thành tổ chức đào tạo tiếng Anh đạt tiêu chuẩn
quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Nhiệm vụ của Apollo là cung cấp các chương trình đào
tạo tiếng Anh cá nhân hóa theo tiêu chuẩn quốc tế đến các tổ chức và cá nhân cầu tiến tại
Việt Nam.
TẦM NHÌN & CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
 Tầm Nhìn: Nuôi dưỡng thế hệ trẻ tự tin đầy tiềm năng trước thế giới không
ngừng biến đổi để trở thành công dân toàn cầu và thúc đẩy sự thịnh vượng của cá nhân và
đất nước Việt Nam.
 Chiến lược mục tiêu: Thâm nhập thị trường, tăng nhận biết thương hiệu, ổn định
và khẳng định lâu dài thương hiệu trên thị trường.
 Chiến lược cạnh tranh trong danh nghiệp: Doanh nghiệp áp dụng một vài chiến
lược cạnh tranh tiêu biểu như:
 Chính sách sản phẩm
 Chính sách giá cả
 Chính sách phân phối
 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
 Chính sách về con người
 Chính sách quy trình dịch vụ khách hàng
 Chính sách môi trường vật chất

2.1.4. Định vị thương hiệu

 Bản chất thương hiệu: “Learning has the power to change lives”:
 Tầm nhìn thương hiệu: “Generations of confident children fulfilling their
potential in a chaging word”.
 Sứ mệnh thương hiệu: “Bringing English to life through real-word
learning”
 Giá trị: “Passion – Innovation – Partnership -Accountability – Intergrity”

2.1.5. Lời hứa thương hiệu


“Confidence & Fluency – Parent Partnership – Future Skills – International
Experts – Impactful, Effective Learning – Guranteed Academic success”

14
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Confidence & fluency: Apollo không chỉ cung cấp kiến thức cần thiết cho
học viên mà còn giúp các em trở thành những người tự tin và giao tiếp một
cách lưu loát
 Parent partnership: Giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà
cha mẹ cần phải làm với con trẻ, và Apollo sẽ là người bạn đồng hành và là
một đối tác đáng tin cậy trên hành trình mà con đang đi.
 Future Skills: Apollo luôn cố gắng trang bị các kỹ năng mềm cũng như
phát triển tài năng cho học viên của mình để trở thành một cá nhân xuất
sắc.
 International Experts: Giảng viên của Apollo đến từ nhiều nơi trên thế
giới, họ có kinh nghiệm lẫn trải nghiệm về nghề nghiệp từ bản thân, điều
này đã làm phong phú thêm đội ngũ giảng viên tại đây
 Impact - Effective Learning: Apollo biết rằng mỗi học viên đều là một cá
thể duy nhất, vì vậy mà Apollo luôn quan tâm đến hiệu quả và sự tích cực
của học viên trong quá trình cũng như phong cách học tập.
 Guranteed Academic Success: Việc đảm bảo trải nghiệm học tập cũng như
kết quả cho học viên tại Apollo luôn được chú trọng, không ai bị bỏ lại và
phụ huynh sẽ cảm thấy xứng đáng với niềm tin của mình dành cho Apollo.

Hình 2.4. Định vị thương hiệu của Apollo


(Nguồn: Nội bộ)

15
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

2.1.6. Tôn chỉ hoạt động


Apollo luôn tuân thủ 7 tiêu chí quan trọng của bộ tôn chỉ hoạt động, để phát triển
và duy trì bền vững các giá trị cốt lõi mà Apollo mang đến cho khách hàng. Khách hàng
không chỉ được trải nghiệm thực tế quy trình giảng dạy chuyên nghiệp mà còn cảm nhận
được những giá trị mà Apollo mang lại:
 Our Values: Giá trị cốt lõi mà Apollo mang lại cho khách hàng
 Our Customers: Khách hàng chính là giá trị cốt lõi để duy trì mọi hoạt động
của Apollo
 Our Team: Sự thành công của Apollo đến từ một tập thể chuyên nghiệp,
không chỉ từ một cá nhân riêng lẻ
 Where the best become better: Apollo là nơi giúp chúng ta từ những phiên bản
tốt nhất trở nên tốt hơn và có ý nghĩa hơn
 Our Community: Apollo không chỉ quan tâm đến khách hàng mà còn nhận
thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xung
quanh
 Our Results: Apollo luôn quan tâm đến kết quả mà mình tạo ra cho khách
hàng
 Our Focus: Trọng tâm của Apollo chính là hoàn thành sứ mệnh của mình một
cách trọn vẹn nhất
Bộ tôn chỉ này đã đồng hành cùng Apollo trong suốt 30 năm qua, giúp Apollo
English từng bước khẳng định vị trí của mình và gặt hái những thành công to lớn, những
đóng góp và cống hiến cho ngành giáo dục tại Việt Nam. Apollo đề cao sự HỢP TÁC,
ĐỔI MỚI, TRÁCH NHIỆM, ĐAM MÊ và CHÍNH TRỰC nhằm mang lại hiệu quả
năng suất trong công việc cũng như đạt được những kết quả cao nhất cho học viên của
mình.

2.1.7. Bộ nhận diện thương hiệu


Trước 2022, Apollo đã sử dụng 5 màu sắc tươi sáng cơ bản: đỏ, tím, cam, xanh lá
và hồng cùng màu xanh dương đặc trưng làm tông màu chủ đạo nhằm để thu hút đối
tượng khách hàng chính là học viên có độ tuổi từ mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. 6
màu sắc này đã được sử dụng đồng nhất từ Logo, chủ đề lớp học, khu vực chơi và đọc
16
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

sách trong trung tâm, cùng các sản phẩm in ấn liên quan như Poster, Voucher, Brochure,
…. Apollo đã tạo nên một không gian đầy màu sắc giúp cho các bạn nhỏ khi đến đây sẽ
cảm nhận được nơi này không chỉ là lớp học mà còn một sân chơi đích thực, nơi mà các
bạn được học và chơi theo đúng nghĩa, giúp. phát triển tư duy và độ nhanh nhạy của các
bạn.
Tuy nhiên, sau 2022 trở đi Apollo đã chính thức đơn giản hóa hình ảnh thương
hiệu của mình khi chỉ sử dụng 2 tone màu chủ đạo, tone màu lạnh: xanh dương, xanh
nhạt, trắng và tone nóng: vàng, hồng, đỏ. Apollo sử dụng phông nền xanh để làm nổi bật
các chủ thể xanh, đỏ, hồng, tập trung chính vào học sinh. Bộ nhận diện thương hiệu được
thiết kế đơn giản, hiện đại nhưng vẫn truyền tải được thông điệp “Việc học là chìa khóa
có sức mạnh lớn nhất giúp mở ra cánh cửa mới cho cuộc sống người Việt Nam”, giúp
khách hàng có thể tiếp nhận được thông điệp chính mà Apollo muốn truyền tải đến thay
vì sử dụng nhiều mắc với nhiều thông điệp khác nhau.

Hình 2.5. Bộ nhận diện thương hiệu của Hình 2.6. Bộ nhận diện thương hiệu của
Apollo áp dụng trước 2022 Apollo áp dụng sau 2022
(Nguồn: Nội bộ)

2.1.8. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp


Trung tâm Anh ngữ Apollo cung cấp 6 chương trình học Tiếng Anh chính, bao gồm:
 Starter:
o Chương trình học này dành cho trẻ em có độ tuổi từ 2.5 tuổi trở lên
 Tiếng Anh Mẫu Giáo:

17
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

o Chương trình dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Đây là giai đoạn mà trẻ tiếp thu
ngôn ngữ không chọn lọc, nhanh nhớ, nhanh quên, nhiều năng lượng nhưng
mức độ tập trung ngắn, và trẻ có xu hướng chơi mà học, thích các hoạt
động sôi nổi cạnh tranh. Apollo cam kết ở độ tuổi này trẻ có phản xạ ngôn
ngữ với phát âm chuẩn trong các hội thoại đơn giản, hình thành tư duy sáng
tạo, phản biện. Trẻ tự tin thể hiện kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong mọi hoạt
động thường ngày, trẻ nhận biết âm và đọc được từ đơn, chủ động tự viết
chữ cái.

Hình 2.7. Giáo trình độc quyền dành cho chương trình tiếng Anh Mẫu Giáo
(Nguồn: nội bộ)
 Tiếng Anh Thiếu Nhi
o Chương trình dành trẻ từ 6 tuổi trở lên. Ở giai đoạn mà trẻ bắt đầu sử dụng
tư duy logic, hiểu vấn đề theo khía cạnh đa chiều, thích các hoạt động sôi
nổi, cạnh tranh. Và trẻ đã hình thành đủ 04 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói,
Đọc Viết. Cam kết ở chương trình này chính kà sự tự tin giao tiếp trôi chảy
bằng tiếng Anh. Trẻ chủ động nhận biết và hoàn thiện các lỗi ngôn ngữ đọc,
viết. Trẻ cũng sẽ thể hiện khả năng lãnh đạo, biết cách trình bày thuyết
phục và tạo ảnh hưởng. Trẻ làm chủ được kỹ năng viết, nói Tiếng Anh và
hình thành thói quen học tập độc lập. Trẻ sẵn sàng chinh phục các kỳ thi
quốc tế phù hợp với độ tuổi.

Hình 2.8. Giáo trình độc quyền dành cho chương trình tiếng Anh Thiếu Nhi
18
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

(Nguồn: nội bộ)


 Tiếng Anh Thiếu Niên:
o Chương trình dạy học cho trẻ từ 11 tuổi trở lên. Giai đoạn mà trẻ bắt đầu có
quan điểm riêng, mục tiêu riêng, và có xu hướng làm theo ý thích của mình.
Trẻ thích thú với các hoạt động mang tư duy sâu, nghiên cứu độc lập, hoặc
trình bày ý kiến cá nhân, và trẻ cũng bắt đầu định hướng sở thích, nghề
nghiệp trong tương lai rõ ràng hơn. Apollo cam kết rằng ở giai đoạn này trẻ
sẽ hiểu được các khái niệm ngữ pháp phức tạp, trình bày chặt chẽ trong kỹ
năng viết và nói. Sở hữu tư duy cầu tiến, thành thục ứng dụng bộ kỹ năng
của thế kỷ 21, các kỹ năng mềm và tư duy cảm xúc xã hội. Trẻ làm chủ các
kỹ năng học thuật, trẻ sẵn sàng chinh phục các kỳ thi quốc tế với khả năng
đạt điểm cao.

Hình 2.9. Giáo trình độc quyền dành cho chương trình tiếng Anh Thiếu Niên
(Nguồn: nội bộ)
 Mô hình học tập hiện đại Apollo Active:
o Đây là mô hình học tập tiên tiến và độc đáo nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo
giữa nội dung học tập sống động, công nghệ hiện đại và sự dẫn dắt của giáo
viên nước ngoài. Đây là hệ thống học tập hiện đại phân tích điểm mạnh
điểm yếu của riêng con để đưa ra những gợi ý học tập cũng như sự hỗ trợ
kịp thời để mang lại cho trẻ trải nghiệm học tập thoải mái và hứng thú nhất.

19
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.10. Mô hình chương trình học tập thông qua ứng dụng Apollo Active
(Nguồn: https://apollo.edu.vn)
 IELTS và Chương trình nâng cao (Apollo Advance)

Hình 2.11. Lộ trình học tập IELTS

20
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

2.1.9. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban trong Apollo English


(Nguồn: nội bộ)

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức phòng Marketing


(Nguồn: nội bộ)

21
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Cơ cấu tổ chức tại Apollo cũng được chia thành nhiều phòng ban khác nhau với mỗi
nhiệm vụ khác nhau, trong đó có phòng Marketing, đây là một bộ phận quan trọng đối
với Apollo trong hành trình xây dựng thương hiệu cũng như sự uy tín đối với khách hàng.
Phòng Marketing cũng được chia ra thành nhiều ban nhỏ phụ trách các nhiệm vụ cụ thể
như sau:
 Brand Development (Phát triển thương hiệu): Đây là bộ phận chịu trách nhiệm
chính trong việc lên ý tưởng, thiết kế, tạo nội dung cho bộ nhận diện thương hiệu
của Apollo, sau đó sẽ triển khai đồng nhất ý tưởng chính tại từng cụm trung tâm,
chi nhánh theo yêu cầu. Bên cạnh đó, bộ phận còn tạo cầu nối và duy trì mối quan
hệ với các bên đối tác quan trọng như trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm
tạo sự liên kết cũng như quảng bá thương hiệu giữa hai bên. Cuối cùng là lên kế
hoạch cho các chiến dịch Trade Marketing và Branding Marketing, thông qua hai
hình thức truyền thống và online.
 Brand Activation (Thực thi chiến lược thương hiệu): Nhân sự được chia ở mỗi
trung tâm và cụm trung tâm chịu trách nhiệm trong việc thực thi các chiến lược
Trade Marketing do Hội Sở chỉ dẫn và yêu. Bộ phận sẽ chia thành 4 hoạt động
chính:
o (1) Tiếp cận/lựa chọn khách hàng (Customer Selection): trang trí trung
tâm, lớp học, và chuẩn bị các vật dụng, tài liệu hoặc brochure đồng nhất với
chủ đề theo từng giai đoạn
o (2) Sở hữu khách hàng (Customer acquisition): Phát triển mối quan hệ
với các trường mầm non, tiểu học gần các trung tâm hoặc các khu vực lân
cận, tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp 1-1 với phụ huynh và kiểm tra trình
độ tiếng anh của học viên miễn phí tại các trung tâm.
o (3) Giữ chân khách hàng (Customer Retention): tổ chức các sự kiện theo
dịp lễ như Trung thu, Halloween, Giáng sinh,… các cuộc thi dành cho học
viên tại trung tâm hoặc các chuyến dã ngoại, các hoạt động nhằm duy trì
mối quan hệ cũng như tăng mức độ trung thành của khách hàng dành cho
Apollo.
o (4) Phát triển khách hàng (Customer extension): Đặt booth và tặng quà
tại các trung tâm thương mại, trường học, chung cư. Thu thập dữ liệu mà
22
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

khách hàng tiềm năng cung cấp, trực tiếp liên lạc và trao đổi các khóa học
cho khách hàng, chốt doanh số.
 Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số): Lên kế hoạch và thực thi các chiến lược
Marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, hoặc
các công cụ quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, Tiktok Ads,…
Việc thúc đẩy tiếp thị số giúp Apollo phủ sóng thương hiệu rộng rãi đến cái đối
tượng khách hàng trẻ tuổi hơn và nâng cao được tỷ lệ chuyển đổi (Conversion
Rate)

2.1.10. Tình hình nhân sự

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức ban Brand Activation


(Nguồn: nội bộ)
Sơ đồ các phòng ban chính của Marketing ở khu vực miền Nam và miền Bắc gần như
tương đồng nhau, và mỗi nhánh nhỏ sẽ đảm nhận các công việc khác nhau:
 Regional Marketing Supervisor/ Marketing Executive Supervisor (ME Sup):
Là người đứng đầu khu vực, chịu trách nhiệm trong việc quản lý và giám sát các
hoạt động phát triển doanh nghiệp tại từng khu vực. Me Sup còn phải đảm bảo các
mục tiêu lợi nhuận về doanh số, doanh thu, hình ảnh, nhân sự và các hoạt động

23
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

khác. Người quản lý trực tiếp toàn bộ các hoạt động của SME và ME tại khu vực
miền Nam.
 Marketing Excutive Partnership (ME Partnership): Xây dựng và duy trì mối
quan hệ với các đối tác liên quan như trường học, chung cư, trung tâm mua sắm,…
Đảm bảo đạt đủ KPIs mỗi tháng được đưa ra
 Marketing Executive Admin (ME Admin): Chịu trách nhiệm trong việc chuẩn
bị giấy tờ hồ sơ, hợp đồng để trình ký và quản lý nguồn ngân sách chi tiêu mỗi
tháng của phòng Marketing.
 Senior Marketing Executive (SME): Chịu trách nhiệm quản lý 1 cụm trung tâm
(từ 7 – 10 trung tâm, tùy mỗi khu vực). SME có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các hoạt
động liên quan đến hình ảnh tại các trung tâm phụ trách và triển khai cụ thể các
hoạt động Marketing từ cấp trên.
 Center Manager (CM): Giám đốc trung tâm là người đứng đầu của một trung
tâm, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động tại các trung tâm mình
phụ trách.

Sơ đồ 4: Marketing Cluster
(Nguồn: nội bộ)

24
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO APOLLO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Việt Nam với nền kinh tế “hội nhập” đang được mở rộng, tạo sân chơi cho các tập
đoàn quốc gia đầu tư mạnh mẽ tại nơi đây. Vì vậy việc đòi hỏi nhân lực có trình độ ngoại
ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tuyển dụng, đặc biệt là tiếng Anh. Điều này
cũng đã nới rộng thêm nhu cầu cũng như đối tượng tiếp cận tiếng Anh.
Hơn nữa, dân số Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới với 99,952,130 người vào
tháng 11 năm 2023 (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc) cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế khoảng 7%/năm. Đây chính là thị trường “màu mỡ” đối với ngành giáo
dục nói chung cũng như nhu cầu học tập ngoại ngữ nói riêng.
Những yếu tố này đã tạo nên một miếng bánh ngon cho các doanh nghiệp đào tạo
tiếng Anh trong và ngoài nước tranh giành với nhau. Không thể không kể đến một vài
tên tuổi lớn trong ngành này như Anh Văn Hội Việt Mỹ VUS, trung tâm Anh ngữ
ILA, trung tâm tiếng Anh Apax English,… và cuối cùng là trung tâm Anh ngữ Apollo
Việt Nam.
Sau đại dịch COVID-19, rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt
là ngành du lịch khi có đến 90% doanh nghiệp không hoạt động, tiếp theo là vận tải hàng
không giảm 80% doanh thu so với cùng kỳ năm 2020. Ngành giáo dục tại Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng năng nề không kém, gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới
trường trong một khoảng thời gina rất dài, 70 nghìn sinh viên ra trường không đúng thời
hạn, dẫn đến việc cung cấp nhân lực cho thị trường lao động. Quan trọng hơn, giáo dục
mầm non cũng phải chịu cảnh lênh đênh khi trẻ em không được đến trường, trong khi
nhiều phụ huynh lại không có nhiều kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc trẻ, điều này
khi về dài sẽ dẫn đến việc áp lực, căng thẳng, dễ gây mất an toàn cho trẻ.Vi
Dựa vào tình hình dịch bệnh căng thẳng trên phạm vi cả nước, Bộ GDĐT đã
hướng dẫn cho các địa phương triển khai hoạt động dạy và học trực tuyến, dạy học trên
truyền hình. Vì vậy việc học tập ngoại ngữ trên nền tảng kỹ thuật số cũng được các trung
tâm triển khai. Theo ông Khalid Muhmood đã chia sẻ với VNExpress “Trong bối cảnh
giãn cách, người học không còn lựa chọn nào khác là chuyển sang học online. Phương
thức này thực ra đã có từ trước. Chúng tôi đã triển khai dạy và học trực tuyến từ 10 năm
trước và vẫn không ngừng mở rộng, cải tiến, nhưng đại dịch đã thực sự "tăng tốc" quá
25
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

trình này, cùng với đó là những nỗ lực hết sức để có thể đạt hiệu quả cao trong dạy và
học online”. Việc đảm bảo quá trình dạy và học được diễn ra liên tục, không gián đoạn
cũng là một thách thức đối với các trung tâm. Song các trung tâm vẫn cố gắng giữ vững
phong độ của mình giữa diễn biến phức tạp của đại dịch.

Hình 2.12. Năm tài chính của British Council kết thúc vào ngày 31/3
(Nguồn: cafebiz.vn)
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy rằng doanh thu của Apollo English đứng thứ 3 và có
một sự chênh lệch đáng kể về doanh thu đối với hai đối thủ mạnh là VUS và Apax
English. Mặc dù có số lượng trung tâm ngang ngửa với VUS nhưng doanh thu của
Apollo English tại năm 2019 chỉ đạt 800 tỷ đồng, tăng 29%, trong khi đó VUS và Apax
English đem về cho mình 1.747 tỷ đồng và 1,482 tỷ đồng. Tuy có thể thấy được sự khác
biệt lớn giữa Apollo English và hai đối thủ mạnh, nhưng việc duy trì được doanh thủ của
mình giữa những biến cố của đại dịch COVID-19 đã cho thấy được sự nỗ lực không
ngừng của trung tâm.

26
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.13. Năm tài chính của British Council kết thúc vào ngày 31/3
(Nguồn: cafebiz.vn)
Về lợi nhuận ròng năm 2019, có thể thấy rằng không có sự thay đổi quá nhiều, khi
VUS dẫn đầu với 366 tỷ đồng, gấp 3 lần so với Apax English khi thu về 113 tỷ đồng.
Tiếp đến là Apollo English lãi 91 tỷ đồng, British Council lãi 31 tỷ đồng, riêng Yola chỉ
vọn vẻn 4 tỷ đồng.

Hình 2.14. Năm tài chính của British Council kết thúc vào ngày 31/3
(Nguồn: cafebiz.vn)

Một tin vui dành cho lĩnh vực này khi biên lợi nhuận gộp vào năm 2019 tương tối
tốt, top đầu thuộc về Apollo English và Apax English khoảng 50%; VUS và British
Council dao động từ 40% - 45%; thấp nhất thuộc về Yola chỉ khoảng hơn 30%.

2.3. TỔNG QUAN VỀ MARKETING

2.3.1. Khái niệm về Marketing truyền thống và Marketing Online

2.3.1.1. Marketing truyền thống


Với sự tăng trưởng liên tục và phát triển không ngừng của Marketing, các nhà
nghiên cứu vẫn đang tiếp tục giới thiệu nhiều công cụ cũng như cách tiếp cận mới,
nhiều ý tưởng cũng như định nghĩa về Marketing cũng từ đó mà thay đổi theo. Trước
đây, Bartles (1988) đã đưa ra định nghĩa sâu sắc rằng “Marketing chính là nhiều hơn
bán hàng và quảng cáo”. Lúc bấy giờ, tất cả các công cụ cũng như mọi sự thay đổi
27
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

được sử dụng để thúc đẩy việc cải thiện Marketing trở thành “phiên bản hoàn hảo” đã
gây ra việc hiểu sai khá nhiều về nó, điển hình là góc nhìn cho rằng Marketing chính là
việc tạo ra nhu cầu thay vì giá trị, theo Blythe (2006).
Rất nhiều tác giả đã phác thảo ra nhiều thành phần quan trọng khác nhau của
Marketing, do đó họ cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về Marketing. Theo Kotler
cùng cộng sự (1999) định nghĩa Marketing chính là “một xã hội và quy trình quản trị
nó, bởi những cá nhân cũng như các tập đoàn để đạt được những gì họ cần và mong
muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm và giá trị của nó với người khác”
Với cách tiếp cận khác, CIM (2010) cho rằng “Marekting chính là quy trình
quản trị chịu trách nhiệm trong việc nhận diện, dự đoán và làm hài lòng những yêu cầu
của khách hàng theo hướng có lời. Quá trình này gọi là quản trị quyết định dựa trên
sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị và bán hàng cá nhân, và dịch vụ khách hàng.
Giám Đốc của American Marketing Assiciation (2007) đã tán thành định nghĩa
sau: “Marketing chính là hoạt động, là các thể chế, và quá trình để tạo ra, giao tiếp, và
trao đổi những sản phẩm có giá trị đến với khách hàng, đối tác, và xã hội nói chung.

2.3.1.2. Marketing Online


Quảng cáo trực tuyến đầu tiên xuất hiện vào năm 1993, O’Reilly Media (2008),
sau 30 năm kể từ khi Internet ra đời. Kể từ đó, sự hứng thú của các công ty đối với
việc kinh doanh trực tuyến ngày càng tăng, và sự tăng trưởng đã được phản ảnh bằng
các khoảng đầu tư vào Marketing trực tuyến mà nó đã đạt được hơn 23 tỉ USD tại Mỹ
vào năm 2008, theo PriocewaterhoseCoopers LLP (2009).
Một trong những tác giả nổi tiếng về Marketing Online, Dave Chaffey, đã định
nghĩa Marketing Online là “Việc áp dụng các công nghệ số thông qua các kênh trực
tuyến (Web, e-mail, cơ sở dữ liệu, di động/không dây và truyền hình kỹ thuật số) để
góp phần cho các hoạt động Marketing đạt được lợi nhuân trong việc thu hút và giữ
chân khách hàng (cùng với một quá trình mua sắm đa kênh và vòng đời của khách
hàng) thông qua việc nâng cao hiểu biết về khách hàng của chúng tôi (về hồ sơ, hành
vi, giá trị và đông lực trung thành của họ), sau đó cung cấp các dịch vụ trực tuyến và
truyền thông có mục tiêu tích hợp phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ.”

28
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Theo P.R.Smith (2003) đã định nghĩa Marketing Online “đơn giản là tiếp thị
trực tuyến – duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, duy trì sự thích thú và vui
vẻ trực tuyến. E-marketing bao gồm một cuộc hội thoại đầy năng lượng, phản hồi liên
tục và một loạt công cụ điện tử mới …”
Marketing còn có thể định nghĩa là “việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá
trình tạo ra tương tác và truyền tải giá trị đến với khách hàng, và để quản trị mối quan
hệ với khách hàng bằng những cách thức có lợi cho công ty và các bên liên quan quan.
Hay chỉ đơn giản là kết quả của việc áp dụng công nghệ thông tin vào cách tiếp thị
truyền thống.
Mặt khác Michie (2007) đã định nghĩa cụ thể rằng: “Tiếp thị Internet chính là
điều cần thiết với tất cả những gì mà bạn làm, kể cả trực tuyến và trực tiếp, để ảnh
hưởng mọi người đến việc mua sản phẩm và dịch vụ của bạn từ một phương tiện
truyền thông chẳng hạn như Website.

2.3.2. Các hình thức của Marketing truyền thống và Marketing Online
Các hình thức tiếp thị Mô tả
 Quảng cáo ngoài Các biển hiệu quảng cáo được đặt tại các
trời (Billboard ads) con đường đông đúc. Với kích thước lớn
cùng với hình ảnh bắt mắt dùng để thu hút sự
chú ý của người đi đường. Xây dựng nhận
thức về thương hiệu
Marketing Nhân viên sẽ liên lạc để quảng cáo và bán
truyền sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Nó tạo ra
thống sư hài lòng đối với khách hàng bao gồm cả
 Telemarketing tương tác giữa người với người và dịch vụ
khách hàng tốt hơn tại mức chi phí thấp hơn.
Có hai dang Telemarketing: Inbound
Telemarketing và Outbound Marketing.

29
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Quảng cáo in ấn Phương tiện in ấn được sử dụng như là


(Print ads) cách thức giao tiếp với khách hàng để quảng
cáo và bán sản phẩm, dịch vụ. Nó có thể là
báo, tạp chí, brochure, flyer, … Đây là một
hình thức hiệu quả và có thể tiếp cận được
nhiều khách hàng.
 Sự kiện Là hình thức xúc tiến bán có sự tương tác
(Event trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng của
Marketing) họ tại các sự kiện như họp báo, hội chợ, hội
thảo
 Social Media Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông
Marketing qua nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Instagram, Twitter, Printerest,…
 Content Marketing Thương hiệu sẽ cung cấp các nội dung
có giá trị và liên quan về sản phẩm và dịch
vụ đến với khán giả mong muốn. Content
Marketing giúp cho khách hàng nâng cao
nhận thức về nhu cầu và cung cấp các thông
tin cần thiết về sản phẩm và dịch vụ khi họ
Marketing cân nhắc
Online  SEO Tăng lượt truy cập trang web tự nhiên
một cách tối ưu nhất. SEO sử dụng một số từ
khóa và cụm từ được sử dụng rộng rãi và cập
nhật xếp hạng hàng đầu trang web của một
người dùng cụ thể.
 Email Marketing Cho phép doanh nghiệp gửi email để
quảng cáo, cung cấp thông tin sản phẩm hoặc
các chiến dịch liên quan đến khách hàng đã
đăng ký và cấp quyền nhận thông báo và tin
nhắn

30
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Brand Marketing Các chiến lược tiếp thị giúp tạo ra thương
hiệu, sự nhận diện và nhận thấy điểm khác
biệt so với các đối thủ. Bên cạnh đó còn tạo
ra nhận thức về thương hiệu, lòng trung
thành, sự ủng hộ, tài sản thương hiệu, sự gắn
kết, hoặc thiết kế và hình ảnh về thương hiệu
Bảng 2.1. Các hình thức của Marekting truyền thống và Marketing Oline
(Nguồn: sinh viên tổng hợp)

2.3.3. Mối quan hệ của Marketing truyền thống và Marketing Online


Theo ông Allen (2006) cho rằng tiếp thị trực tuyến không có sự khác biệt. Đây là
một hình thức mở rộng của tiếp thị trực tuyến cũng như là khái niệm marketing trực tiếp
và đặt hàng qua mail. Một vài công ty đã phát triển môi trường dành cho tiếp thị truyền
thống và tiếp trực tuyến được hoạt động một cách riêng biệt. Mặt khác, những công ty
mới có định hướng Internet cũng đúc kết rằng chiến lược tiếp thị trực tuyến chính là
phiên bản mở rộng của tiếp thị truyền thống hơn là một chiến lược riêng biệt.
Chúng ta có thể thấy rằng, mối quan hệ của tiếp thị trực tuyến và trực tiếp đều có
những định nghĩa khác nhau phụ thuộc vào mức độ quan trọng của tiếp thị trực tuyến, và
toàn bộ việc tạo ra giá trị đối với việc kinh doanh điện tử của công ty. Các công nghệ tiên
tiến có ảnh hưởng quan trọng đối với việc phát triển của tiếp thị trực tuyến. Do đó
Chaffey cùng cộng sự (2009) đã kết luận rằng mọi kết mà công nghệ mang lại nên được
xác định là một sự đầu tư vào tiếp thị trực tuyến hơn là sự thích nghi đối với công nghệ.
Vì vậy việc đầu tư và phát triển các chiến lược tiếp thị phải được thực hiện dựa trên việc
đánh giá mối quan hệ giữa tiếp thị trực tuyến và trực tiếp, và ảnh hưởng của chúng đến
công ty.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa được xem là định nghĩa rõ ràng về mối quan hệ giữa tiếp
thị trực tuyến và trực tiếp. Để có thể hiểu và xem liệu tiếp thị trực tuyến có mang lại
nhiều công cụ tiếp thị mới hay hông. Mặt khác, mô hình 4Ps và việc lựa chọn các công cụ
tiếp thị trên cả hai phương diện tiếp thị trực tuyến và trực tiếp cũng phải được xem xét.
Ngoài ra còn phải cân nhắc đến việc phân tích tích hợp hai loại tiếp thị này trong công ty.

31
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Các công cụ cũng như chức năng của tiếp thị trực tuyến đều phụ thuộc trực tiếp
vào việc kết hợp mọi góc nhìn khác nhau trong kinh doanh điện tử. Vì vậy, chúng ta cần
phải nghiên cứu tác động của tiếp thị trực tuyến dựa trên tổng thể chiến lược và kế hoạch
tiếp thị.

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHƯƠNG TRÌNH


HALLOWEEN 2023 CỦA TRUNG TÂM APOLLO ENGLISH CHI
NHÁNH HỒ CHÍ MINH TRONG

2.4.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing trong chương
trình Halloween 2023 “Phù thủy tranh tài”

2.4.1.1. Công tác chuẩn bị trước sự kiện Halloween


 Facebook Fanpage: Đăng bài thông báo về chủ đề chương trình
Halloween và cuộc thi ảnh “Phù thủy tranh tài”

Hình 2.15. Đăng bài quảng bá về sự kiện Halloween 2023 trên fanpage chính thức
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
 Trang trí tại mỗi trung tâm: Trước 1 tuần diễn ra sự kiện, tại mỗi cụm
trung tâm sẽ được trang trí theo chủ đề Hallween như treo hanger, treo
standee table, standee A4, cập nhật LCD,…

32
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.16. Các hoạt động quảng cáo về sự kiện Halloween tại mỗi trung tâm
(Nguồn: sinh viên tự tổng hợp)

33
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

 Telemarketing: Bộ phận EC của trung tâm sẽ trực tiếp liên hệ cho phụ
huynh để bán vé tham dự Halloween cho học viên, bên cạnh đó bộ phận
Marketing cũng sẽ hỗ trợ trong công tác bán vé tham dự sự kiện theo
script có sẵn.

2.4.1.2. Công tác chuẩn bị trong sự kiện Halloween

Hình 2.17. Trang trí các phòng trò chơi và khu vực ăn nhẹ cho học viên
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

34
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.18. Các hoạt động vui chơi trong chương trình Halloween 2023
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

35
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

2.4.1.3. Kết quả khảo sát phản hồi của phụ hình trong chương trình Halloween
2023
Thời gian thực hiện bảng câu hỏi thực hiện trong 7 ngày từ ngày 29/10/2023 đến
05/11/2023. Bảng khảo sát đã thu thập được 168 mẫu, là phụ huynh có con theo học tại
Apollo và đã tham gia sự kiện Halloween 2023 tại khu vực Miền Nam. Số lượng câu trả
lời từ 167 phụ huynh chiếm 12.4% trên tổng số 1360 phụ huynh đã nhận email về bảng
câu hỏi khảo sát.
Câu 1: Ba mẹ biết đến chương trình thông qua kênh:

Hình 2.19. Ba mẹ biết đến chương trình thông qua kênh truyền thông nào
Hầu hết (đến 60%) các vị phụ huynh biết đến chương trình thông qua được hiểu là
các vật phẩm (dạng in ấn), công cụ hỗ trợ việc trưng bày, quảng cáo ngay tại các điểm
bán hàng (Point of Sales Material), cho thấy hiệu quả vượt trội của kênh tiếp thị này so
với các kênh Website/Fanpage (15%) hay Người thân bạn bè (10.2%)
Câu 2. Ba mẹ đánh giá mức độ được tư vấn và truyền thông về sự kiện
Halloween 2022 từ 1 (Rất không hài lòng) đến 5 (Rất hài lòng).

Hình 2.20. Ba mẹ đánh giá mức độ được tư vấn và tuyền thông về sự kiện 2023 từ 1 đến 5
36
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Ngoài ra, công tác truyền thông về sự kiện Halloween 2022 cũng nhận được phản
hồi khá tích cực từ phía phụ huynh khi có đến 83% số phụ huynh được khảo sát vừa qua
vẫn chấm điểm Hài lòng và Rất hài lòng (từ 4 – 5 trên thang 5). Nhưng cần tận dụng các
công cụ tiếp thị trực tuyến để quảng bá về sự kiện Halloween đối với các khách hàng
tiềm năng của Apollo
Câu 3: Ba mẹ cho tham gia theo hình thức:

Hình 2.21. Hình thức vé tham gia của học trong khảo sát
Với 71% phụ huynh báo cáo họ tham gia trên hình thức tính phí cũng thể hiện sự
đáng tin cậy của kết quả khảo sát so với thực tiễn. Trái lại, các phụ huynh có con tham
gia miễn phí cũng chiếm một phần đáng kể khi họ là những khách hàng đăng kí sớm,
trung thành, hay đã có mối quan hệ đặc biệt từ trung tâm. Đây cũng xem là tệp khách
hàng tiềm năng và có khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng đến khi ra quyết định
chi trả học phí.
Câu 4. Ba mẹ có hài lòng về thủ tục đăng ký tham gia chương trình không?

Hình 2.22. Mức độ hài lòng của ba mẹ về thủ tục đăng ký tham gia sự kiện

37
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Tỷ lệ phụ huynh bày tỏ thái độ hài lòng đối với thủ tục đăng ký tham gia chương
trình đạt 75%, bên cạnh đó 23% đánh giá ở mức độ trung lập và chỉ rất ít số phụ huynh
(2%) không hài lòng với cảm nhận thủ tục còn rườm rà và tốn thời gian.

Câu 5. Ba mẹ có hài lòng về thủ tục check-in của chương trình không?

Hình 2.23. Mức độ hài lòng của ba mẹ về thủ tục check-in tham gia sự kiện
Dựa vào khảo sát, có đến 75% phụ huynh hài lòng với thủ tục đăng ký sự kiện dễ
dàng và nhanh chóng, tuy nhiên thủ tục check in lại có đến 70.7% đánh giá trung lập.
Điều này không nằm ngoài dự đoán khi công ty nhận thức được thực trạng thiếu nhân sự
ở một số trung tâm dẫn đến chậm trễ khi check-in và trong cả chương trình.
Câu 6. Ba mẹ đánh giá cơ sở vật chất của địa điểm tổ chức sự kiện (phòng Hội
trường) trong việc: (Theo thang điểm từ 1 (Rất kém) đến 5 (Rất tốt))

Hình 2.24. Ba mẹ đánh giá cơ sở vật chất của địa điểm tổ chức sự kiện
(phòng Hội trường) (Từ 1 - 5 điểm)

38
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Ngoài ra, các đánh giá từ phụ huynh về Không gian trang trí, Đồ ăn thức uống và
Cơ sở vật chất cũng chủ yếu nằm quanh mức Khá kém, Trung bình và Khá tốt (2, 3, và 4
điểm). Được biết từ Marketing Head Office năm ngoái, một số trung tâm thực hiện rất tốt
và nhận được phản hồi tích cực về cơ sở vật chất chung, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều trung
tâm chưa thực sự đầu tư cho chương trình, hoặc chưa tổ chức chương trình khớp về nội
dung, ý nghĩa được đặt ra ban đầu bởi Marketing Head Office, dẫn đến sự thiếu nhất quán
về cảm nhận của khách hàng tới công ty.
Câu 7. Ba mẹ đánh giá mức độ thành công của sự kiện trong việc: Theo thang
điểm 1 (Rất không thành công) đến 5 điểm (Rất thành công)

Hình 2.25. Ba mẹ đánh giá chất lượng nội dung của sự kiện (Từ 1 - 5 điểm)
Nhìn chung, phần lớn các đáp viên đều có đánh giá khá tốt về chương trình trong
Halloween năm 2022 xét về các tiêu chí (1) Hoạt động thực tế rèn luyện kỹ năng sống
cho trẻ (2) Nội dung chương trình kích thích trí sáng tạo cho trẻ (3) Nội dung chương
trình giúp cho con có hứng thú trong học tập (4) Các hoạt động phù hợp với độ tuổi của
con (5) Mức độ hài lòng chung về nội dung chương trình. Trong đó, đánh giá 3,4,5 điểm
có số lượng không khác biệt đáng kể. Đáng chú ý, vẫn tồn tại một lượng đáng kể các đáp
viên đánh giá 1,2 điểm ở dưới mức trung bình. Kết quả cho thấy chất lượng của chương
trình chưa đồng nhất trong vấn đề phản hồi về chương trình từ phía phụ huynh.
Câu 8. Ba mẹ đánh giá mức độ tận tình hướng dẫn của nhân viên hỗ trợ xuyên
suốt sự kiện: (Theo thang từ 1 điểm (Rất không tận tình) đến 5 điểm (Rất tận tình))

39
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.26. Ba mẹ đánh giá mức độ tận tình hướng dẫn của nhân viên hỗ trợ xuyên
suốt sự kiện: (Từ 1 - 5 điểm)
Về mức độ hướng dẫn của nhân viên hỗ trợ trong suốt sự kiện, 77% đáp viên đánh
giá mức Khá tận tình và Tận tình (4-5 điểm - 129 đáp viên). 34 đáp viên đánh giá mức
Trung bình (3 điểm) và chỉ 4 đáp viên đánh giá dưới mức trung bình (1-2 điểm), cho thấy
chất lượng công tác hỗ trợ suốt sự kiện phần lớn đã đạt được kỳ vọng.
Câu 9. Đâu là yếu tố ba mẹ hài lòng nhất về sự kiện tại Apollo?

Hình 2.27. Đâu là yếu tố ba mẹ hài lòng nhất về sự kiện tại Apollo?
Tuy nội dung chương trình chưa đáp ứng 100% kỳ vọng của phụ huynh, nhưng
vẫn là yếu tố làm hài lòng khách hàng nhất với 80.8% đáp viên bầu chọn (Hình 40 - câu
số 22). Các yếu tố tiếp theo bao gồm thời gian tổ chức, giá vé, và địa điểm tổ chức…
Câu 10. Đâu là yếu tố ba mẹ ít hài lòng và mong muốn cải thiện nhất về sự kiện
tại Apollo?

40
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

Hình 2.28. Đâu là yếu tố ba mẹ ít hài lòng và mong muốn cải thiện nhất về sự kiện?
Mặt khác, các yếu tố khiến phụ huynh ít hài lòng nhất khi cho con tham gia chương
trình là (1) Địa điểm tổ chức với 47.9% và (2) Mức độ hưởng ứng và tương tác của các
bé với 50.9% .
2.4.1.4. Kết luận từ khảo sát phản hồi của phụ hình trong chương trình Halloween
2023
Chất lượng chương trình chưa đáp ứng đủ kỳ vọng của phụ huynh và học viên,
cũng như của công ty. Một số trung tâm chưa đầu tư đúng mức vào nguồn lực nhân sự và
cơ sở vật chất, và giữa các công ty cũng chưa có sự nhất quán về mức độ đầu tư và chất
lượng nội dung. Điều này dẫn đến mức độ tương tác của trẻ em trong chương trình còn
hạn chế, và ấn tượng về chương trình trong lòng trẻ em cũng chưa đạt như mong đợi, như
được thể hiện qua số lượng trẻ em chia sẻ trải nghiệm với phụ huynh còn ít.
Với mục tiêu cải thiện tình trạng trên, phần lớn phụ huynh mong muốn sự kiện
năm 2024 sẽ được tổ chức tại một địa điểm lớn để đảm bảo cho việc di chuyển và sử
dụng tối ưu chất lượng cơ sở vật chất, đồng bộ về khâu quản lý chương trình. Đồng thời,
cần cải thiện nội dung chương trình để trẻ em có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và sử
dụng tiếng Anh hơn. Ngoài ra, phụ huynh cũng sẵn lòng chi trả với mức giá vé cao hơn
để tham gia cùng con nếu chất lượng chương trình được đảm bảo.
Cuối cùng, để có thể làm gia tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng
trở thành khách hàng thật sự, các hoạt động về quảng bá cho sự kiện Halloweenv 2024
phải được đẩy mạnh hơn nữa nhằm thu hút các khách hàng, cung cấp trải nghiệm vừa học
vừa chơi dành cho các học viên tương lai

41
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

PHẦN 3: GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG MARKETING

3.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HALLOWEEN 2024 CỦA TRUNG TÂM
ANG NGỮ APOLLO ENGLISH CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Các vấn đề còn tồn tại trong chương trình Halloween 2023
Các vấn đề cần đánh giá Đánh giá
Việc di chuyển đến địa điểm tổ chức gặp phải khó
(1) Di chuyển đến địa
khăn vào thời gian cao điểm và trang phục của các
điểm tổ chức
học viên không thuận tiện cho việc di chuyển
Các vật dụng được sử dụng trong các trò chơi không
(2) Chất lượng cơ sở
đạt yêu cầu về chất lượng. Thức ăn không tạo cảm
vật chất
giác hấp dẫn và đa dạng.
Các trò chơi không gây hứng thú cũng như sự tương
(3) Chất lượng nội tác nhiều dành cho các học viên. Hạn chế việc sử
dung chương trình dụng tiếng Anh trong lúc chơi cũng như tương tác với
giáo viên
(4) Mức độ nhất quán Thay đổi về nội dung chương trình giữa các trung tâm
về chương trình để phù hợp với địa điểm tổ chức đã gây ra sự không
giữa các địa điểm nhất quán, gây ra sự hiểu lầm đối với phụ huynh cũng
tổ chức sự kiện như các học viên tham gia
Chưa triển khai triệt để các công cụ tiếp thị truyền
(5) Quảng bá chương
thống cũng như trực tuyến đối với các khách hàng
trình đến khách
tiềm năng, mức độ phổ biến về chương trình chỉ nằm
hàng tiềm năng
trong tệp khách hàng của Apollo.

3.1.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình Halloween 2024 tại Trung tâm
Anh ngữ Apollo:
 Giải pháp cho vấn đề (1), (2), (3) và (4)

42
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

(1) Tổ chức chương trình tại một hội trường lớn tập trung cho các trung tâm cùng nằm
thành phố Hồ Chí Minh (trừ các trung tâm ở Bình Dương, Vũng Tàu, Biên Hòa có
thể tiếp tục tổ chức ngay tại nơi học) thay vì riêng lẻ 24 trung tâm. Đồng thời, tổ
chức xe đưa đón cho các bé cả đi lẫn về nếu phụ huynh không tham gia. Tổ chức
chương trình tại một hội trường lớn cho phép tất cả các bé từ các trung tâm tiếng
Anh khác nhau tham gia cùng một địa điểm. (2), (3) Tạo ra một không gian huyền
ảo, như một cuộc phiêu lưu qua các vùng đất ma quái và huyền bí. Sử dụng trang
trí độc đáo, ánh sáng tối màu và hiệu ứng đặc biệt để tạo không khí ma mị và kỳ
bí. Sử dụng các phụ kiện độc đáo dành cho các bé, tạo nên không gian tham gia
vào các thử thách và trò chơi bằng cách sử dụng các vật trang trí liên quan đến
Halloween. Tổ chức các tiết mục biểu diễn như vũ điệu Halloween, những màn
trình diễn nghệ thuật đặc sắc và tiết mục nhạc sống. Ngoài ra chuẩn bị một khu
vực ăn uống riêng, trưng bày đẹp mắt và đa dạng các loại bánh ngọt và nước ép
trái cây.

 Giải pháp cho vấn đề (5):

 Marketing truyền thống:

 Event: Tạo chủ đề cho sự kiện Halloween 2024: "Halloween


Adventure: A Journey Through Enchanted Realms". Sự kiện nên
được tổ chức tại các hội trường của các khách sạn lớn như Saigon
Prince Hotel, Queen Plaza Kỳ Hòa, Trung tâm hội nghị Capella
Parkview, Trung Tâm Tổ chức sự kiện GEM Center,…

 OOH: đặt biển quảng cáo về chương trình tại các địa điểm đắc địa
gần với các trụ sở như Phạm Ngọc Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Bình
Thạnh,… để thu hút được khách hàng chính của Apollo và khách
hàng tiềm năng

 Booth triển lãm và Print ads: In ấn tờ rơi quảng cáo và cho nhân
viên phát ở các khu vực lân cận như trường học, chung cư. Sử dụng
booth triển lãm ngay tại địa điểm tổ chức sự kiện cùng các ấn phẩm
để trưng bày như balo, nón, vở, bút… để có thể làm tăng mức độ
43
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó sẽ có bộ phận tư vấn chương


trình học cho các phụ huynh tiềm năng khi cần

 Màn hình tương tác thông minh: Đặt màn hình thông minh lớn
ngay tại địa điểm tổ chức sự kiện, phụ huynh và các học viên có thể
xem các thông tin cơ bản cùng những nội dung thú vị của chương
trình Halloween thông qua các tương tác cơ bản với màn hình thông
minh.

 Marketing online:

 Email Marketing: Gửi email quảng bá về sự kiện Halloween 2024


cho khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, kèm thêm
các chương trình khuyến mãi khi cho phụ huynh đăng ký học ngay
tại chương trình. Lên kế hoạch cụ thể về thời gian gửi Email cho
khách hàng, khung giờ từ 8-10h sáng là thời điểm gửi email thích
hợp đến khách hàng.

 Video & Social Media: Tạo ra clip ngắn 15 giây quảng cáo về sự
kiện Halloween, đăng tải trên các trang mạng xã hội chính của
Apollo như Facebook, Youtube, Tiktok,…

 Website: Để có thể tận dụng dịp lễ lớn như Halloween làm tăng
lượng truy cập trang web của khách hàng, công ty nên đăng tải bài
viết liên quan đến sự kiện. Có thể đính kèm đường link website từ
các trang mạng xã hội để khách hàng có thể dễ dàng truy cập vào
xem các thông tin về sự kiện, và có thể làm tăng khả năng trải
nghiệm của khách hàng với các nội dung về chương trình học của
Apollo.

PHẦN 4: KẾT LUẬN


Đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp các hoạt động Marketing trong chương trình
Halloween 2024 của Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo tại thành phố Hồ Chí
Minh” đã phân tích thực trạng hoạt động Marketing truyền thống và Marketing online,
44
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

cũng như phân tích điểm yếu cần được khắc phục trong chương trình Halloween 2023
của công ty. Từ đó đưa ra những kết luận và các giải pháp cụ thể nhằm giúp cho chương
trình Halloween 2024 của Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo tại thành phố Hồ Chí
Minh được hoàn thiện tốt hơn.
Marketing truyền thống cũng như Marketing Online là hai phương thức tiếp thị nên được
kết hợp song song cùng nhau, cần phải tìm ra các công cụ tiếp thị phù hợp cho mỗi chiến
lược, và đảm bảo đạt được mục tiêu của công ty trong ngắn hạn và lâu dài về sau. Qua 3
tháng thực tập tại Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh, em nhận thấy rằng việc kết hợp giữa hai phương thức tiếp thị này rất quan trọng,
có thể thu hút được các khách hàng tiềm năng, đồng thời tăng mức độ trung thành của
khách hàng hiện tại. Tiếp thị số không chỉ dừng lại ở việc phát triển mạnh của Internet
mà nó còn kết hợp nhiều yếu tố phức tạp hơn, buộc các công ty nhỏ cũng như doanh
nghiệp lớn phải “thay áo” để có thể thích nghi tốt hơn, đưa ra những chiến lược mới
nhằm cải thiện được trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên, việc thay đổi không hề dễ
dàng vì mỗi ngành nghề và mỗi doanh nghiệp đều có những tình trạng sẵn sàng với kỹ
thuật đều khác nhau. Để có thể thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện và đạt được mức
lợi nhuận cao, công ty cần kết hợp tốt giữa Marketing truyền thống và Marketing online,
đồng thời đánh giá mức độ sẵn sàng đối với kỹ thuật số, năng lực kỹ thuật số, công ty cần
định hịnh và triển khai các chiến lược khác nhau, đáp ứng được mong đợi từ khách hàng.

45
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

PHỤ LỤC
***
Phụ lục 01: Bảng hỏi khảo sát “Mức độ hài lòng của cha mẹ khi cho con tham dự
sự kiện Halloween năm 2022 tại Trung tâm Anh ngữ Apollo”

46
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

47
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

48
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Allen, R. G. (2006). Multiple Streams of Internet Income: How Ordinary People Make
Extraordinary Money Online. (R. G. Allen, Ed.) (2nd ed., p. 272). New Jersey: John
Wiley and Sons.
American Marketing Association Board of Directors. (2007). Definition of Marketing.
Retrieved December 12, 2010, from
<http://www.marketingpower.com/AboutAMA/Pages/DefinitionofMarketing.aspx>.
Bartels, R. (1988). The History of Marketing Thought. Thought A Review Of Culture
And Idea (3rd ed., p. 387). Publishing Horizons, Incorporated.
Blythe, J. (2006). Principles & Practice of Marketing. (A. Chappell, Ed.) (p. 744).
London: Jennifer Pegg
Chaffey, D., Ellis-Chadwick, F., Mayer, R., & Johnston, K. (2009). Internet Marketing:
Strategy, Implementation and Practice. (D Chaffey, Ed.) (Third Edit., p. 702). Pearson
Education Limited.
Đông A. (2021). Năng lực tiếng Anh của người Việt ở mức thấp, đây là mảnh đất màu
mỡ mang về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho những doanh nghiệp top đầu.
Truy cập lần cuối ngày 23 tháng 10 năm 2023, từ < https://cafebiz.vn/nang-luc-tieng-
anh-cua-nguoi-viet-o-muc-thap-day-la-manh-dat-mau-mo-mang-ve-hang-nghin-ty-
dong-doanh-thu-moi-nam-cho-nhung-doanh-nghiep-top-dau-20210119084137779.chn>.
Kotler, P., Armstrong, G., Saunders, J., & Wong, V. (1999). Principles of Marketing
(Second Eur.). Prentice Hall Europe.
Michie, J. (2007). Street smart internet marketing: tips, tools, tactics & techniques to
market ... (p. 307). Street Smart Internet Market.
Minh Đức. (2021). Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch COVID-19.
Truy cập lần cuối ngày 17 tháng 10 năm 2023, từ <https://vtv.vn/xa-hoi/nhieu-nganh-
nghe-bi-anh-huong-nghiem-trong-do-dich-covid-19-20210812140441078.htm>.
Ngô Thị Minh. (2022). Ứng phó của ngành giáo dục với dịch COVID-19. Truy cập ngày
20 tháng 10 năm 2023, từ < https://tuyengiao.vn/khoa-giao/giao-duc/ung-pho-cua-
nganh-giao-duc-voi-dich-covid-19-137536>.

49
SVTH: Trương Phúc Nguyên
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hà Thị Thùy Dương

OʼReilly Media, I. (2008). Adam Engst Publisher, TidBITS Publishing Inc. OʼReilly
Media, Inc. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2020, từ <
http://www.toccon.com/toc2008/public/schedule/speaker/313>.
Phạm Vân. (2022), 'ĐẠI DỊCH KHIẾN GIÁO DỤC PHẢI THAY ĐỔI DÀI HẠN'. Truy
cập lần cuối ngày 20 tháng 10 năm 2023, từ < https://vnexpress.net/dai-dich-khien-giao-
duc-phai-thay-doi-dai-han-4434260.html>.
Smith, P. R. (2003). Great answers to tough marketing questions (2nd ed., p. 298).
Kogan Page Publishers. Truy cập từ
<http://books.google.com/books?id=r1fbZcr1f1kC&dq=What+is+emarketing&source=g
bs_navlinks_s>.
The Chartered Institute of Marketing. (2010). An Overview of Marketing. Truy cập ngày
08 tháng 11 năm 2023, từ <http://www.cim.co.uk/marketingplanningtool/intro.asp>.
Trịnh Dũng. (2021). Giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch Covid-
19. Truy cập lần cuối ngày 17 tháng 10 năm 2023, từ < https://nhandan.vn/giao-duc-va-
dao-tao-chiu-anh-huong-rat-nang-ne-boi-dich-covid-19-post673446.html>.
Types Of Marketing: Online And Offline Marketing In 2023. (2023). Truy cập ngày 15
tháng 11 năm 2023, từ <https://www.softwaretestinghelp.com/types-of-marketing/>.

50
SVTH: Trương Phúc Nguyên

You might also like