You are on page 1of 118

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ CÔNG DUY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM BAO BÌ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
BAO BÌ THĂNG LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ CÔNG DUY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM BAO BÌ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
BAO BÌ THĂNG LONG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 8.34.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Mỹ

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gôc rõ ràng, trung thực và chưa
được dung để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn
đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2018


Tác giả luận văn

Đỗ Công Duy
ii

LỜI CẢM ƠN

Tong quá trình thực hiện luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu
bao bì Thăng Long”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thị Mỹ đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành công việc
nghiên cứu khoa học của mình.
Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin được gửi tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, cũng như bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và sát cánh bên tôi trong
suốt thời gian viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ban Lãnh đạo cùng
nhân viên các phòng ban tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì Thăng Long đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có
thể thực hiện tốt luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2018


Tác giả luận văn

Đỗ Công Duy
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TẠI DN .......................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại các
doanh nghiệp ..................................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm tại doanh nghiệp ................................................................................ 5
1.1.2. Nội dung của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của DN ........... 11
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của doanh nghiệp............................................................................................. 14
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp ................................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....... 25
1.2.1. Thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp của các
doanh nghiệp Nhật Bản ................................................................................... 25
1.2.2. Thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam ............ 27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất
nhập khẩu bao bì Thăng Long ......................................................................... 32
iv

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 35


2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 37
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 37
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính ............................................................................ 38
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ......................................................................... 39
Chương 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
BAO BÌ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU BAO BÌ THĂNG LONG ................................................................. 43
3.1. Vài nét cơ bản về Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao
bì Thăng Long ................................................................................................. 43
3.1.1. Thông tin chung về công ty................................................................... 43
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................... 43
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ................................................... 44
3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì của Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ................................... 48
3.2.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................... 48
3.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ................................... 61
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì
tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ........... 70
3.3.1. Yếu tố bên trong .................................................................................... 70
3.3.2. Yếu tố bên ngoài ................................................................................... 80
3.2.3. Yếu tố nội bộ ngành .............................................................................. 82
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công
ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ......................... 84
v

3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 84


3.4.2. Những khó khăn, hạn chế...................................................................... 85
3.4.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế..................................................... 86
Chương 4: MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM BAO BÌ TẠI CÔNG TY CP SẢN
XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ THĂNG LONG ..................... 88
4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của sản phẩm tại Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ................................... 88
4.1.1. Phương hướng phát triển của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần
Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ............................................ 88
4.1.2. Mục tiêu phát triển của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long giai đoạn từ 2018 - 2020 .......... 89
4.1.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty
trong thời gian tới ............................................................................................ 90
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
bao bì tại công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ......... 91
4.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................... 91
4.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
bao bì của Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long ....... 91
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105
vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BP : Bộ phận
CCDV : Cung cấp dịch vụ
CP : Chi phí
CTCP : Công ty cổ phần
DT : Doanh thu
KD : Kinh Doanh
NV : Nhân viên
SX & XNK : Sản xuất và xuất nhập khẩu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TN : Thu nhập
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai
đoạn 2015- 2017 ............................................................................. 49
Bảng 3.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn...................................................... 54
Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định ........................................................ 56
Bảng 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................................... 58
Bảng 3.5: Phân tích sức sinh lợi của tài sản (ROA) ....................................... 60
Bảng 3.6: Phân tích tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................... 61
Bảng 3.7: Bảng máy móc thiết bị của CTCP SX & XNK bao bì Thăng
Long năm 2017 ............................................................................... 62
Bảng 3.8: Bảng nguyên vật liệu chính sử dụng của CTCP SX & XNK
bao bì Thăng Long năm 2017 ......................................................... 63
Bảng 3.9: Giá bán một số sản phẩm của CTCP SX & XNK bao bì Thăng
Long giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................ 65
Bảng 3.10: Bảng điểm theo chỉ tiêu thương hiệu của CTCP SX & XNK
bao bì Thăng Long và một số đối thủ cạnh tranh trong ngành
bao bì ............................................................................................... 68
Bảng 3.11: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của CTCP SX & XNK bao bì
Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017 ................................................. 71
Bảng 3.12: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 ............... 73
Bảng 3.13: Tình hình biến động lao động của Công ty giai đoạn 2015 -
2017 ................................................................................................. 74
Bảng 4.1. Ma trận SWOT của công ty ............................................................ 90
viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long ... 46
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của CTCP SX &XNK
bao bì Thăng Long năm 2017 ..................................................... 52
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của
CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long năm 2017 ...................... 64
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của khách hàng về giá thành sản phẩm của CTCP
SX & XNK bao bì Thăng Long năm 2017 ................................. 66
Biểu đồ 3.4: Đánh giá của khách hàng về chính sách ưu đãi của CTCP
SX & XNK bao bì Thăng Long năm 2017 ................................. 69
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã đặt ra
cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức mới. Các doanh nghiệp đã
thực hiện được tính năng động, linh hoạt thích ứng với điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Trong đó, một số các doanh nghiệp đã khẳng định được uy
tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước
và quốc tế. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các doanh nghiệp
phải đối mặt với những thách thức to lớn như phải đối mặt với công ty xuyên
quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng
lực cạnh tranh cao và phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới với
những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm của mình để hội nhập kinh tế quốc tế nhằm kiểm soát môi
trường kinh doanh và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng,
thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng chai và dược phẩm ngày càng tăng cao,
dẫn đến việc gia tăng các sản phẩm bao bì. thị trường sản phẩm bao bì ngày
càng đa dạng và phong phú hơn. Những sản phẩm bao bì có mẫu mã đẹp
thường được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Qua đó có thể thấy rằng
bao bì đã có một sức ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn sản phẩm
của người tiêu dùng. Chính vì vậy các nhà sản xuất cần chú trọng nhiều hơn
nữa về bao bì của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và chiếm
lĩnh thị trường.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là
một công ty chuyên về sản xuất túi và bao bì phục vụ hỗ trợ cho các sản phẩm
của các công ty sản xuất trong và ngoài nước, được thành lập vào năm 2005.
Trải qua nhiều năm hoạt động, từ một xưởng sản xuất nhỏ, giờ đây công ty đã
2

có trong tay đội ngũ nhân viên lớn mạnh, những máy móc thiết bị hiện đại
cùng với những sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, sản phẩm bao bì của công ty đang gặp phải rất nhiều áp
lực cạnh tranh từ phía các công ty đối thủ, cùng với mức độ yêu cầu chất
lượng sản phẩm ngày càng cao từ phía khách hàng. Để tồn tại và phát triển
trong tương lai, Công ty đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những
chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế vững
chắc trên thị trường. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề
tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long” nhằm làm rõ năng
lực cạnh tranh hiện tại của công ty, để từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì của Công
ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long. Trên cơ sở làm
rõ những thuận lợi và khó khăn, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất
nhập khẩu bao bì Thăng Long trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, làm rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn 2015-2017.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trong thời
gian tới.
3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì của Công ty Cổ phần Sản xuất và
Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Sản xuất và
Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng nguồn số liệu phân tích trong giai đoạn
2015-2017. Số liệu điều tra được thực hiện trong tháng 4/năm 2018. Các giải
pháp được đề xuất tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2018-2020.
- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh
của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì
Thăng Long dựa trên một số nội dung như chất lượng sản phẩm, thương hiệu
sản phẩm, giá thành sản phẩm và các dịch vụ kèm theo. Bên cạnh việc làm rõ
các yếu tố ảnh hưởng cũng như những thành tựu và hạn chế mà công ty đã đạt
được trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công ty trong thời gian tới.
4. Đóng góp của luận văn
 Về mặt lý luận
Luận văn góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận về nâng cao năng lực
cạnh tranh trong doanh nghiệp.
 Về mặt thực tiễn
- Luận văn phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản phẩm
bao bì của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long. Từ
đó, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sản phẩm bao bì của Công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trong thời gian tới.
4

- Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị,
các học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương
với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm trong các doanh nghiệp
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
Chương 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì
Thăng Long
5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại các
doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm tại doanh nghiệp
* Doanh nghiệp
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp. Cụ thể
như sau:
Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư
cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt
động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu
sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi.
Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản
xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của
các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra
trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản
tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy.
(M.Francois Peroux).
Xét theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là một cộng đồng người
sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những
thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải
ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt
qua được " (trích từ sách "kinh tế doanh nghiệp” của D.Larua.A Caillat - Nhà
xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992).
6

Xét theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các
bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu.
Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất,
thương mại, tổ chức, nhân sự.
Ngoài ra, có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem
xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa các định nghĩa
về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với
một tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu
hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức
năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh
nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:
- Yếu tố tổ chức: Một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực
hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ
phận hành chính.
- Yếu tố sản xuất: Các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
- Yếu tố trao đổi: Những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào,
bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.
Từ những cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa
doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân,
quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các
hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối
đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở
hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
* Sản phẩm
Có nhiều khái niệm về sản phẩm đã đề cập tùy theo mục đích nghiên
cứu, theo những cách tiếp cận khác nhau:
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000: Sản phẩm là kết quả của một
quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với
nhau) để biến đổi đầu vào (input) và đầu ra (output).
7

Sản phẩm là toàn bộ những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn,
được đem ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua
sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Phần lớn các khái niệm trên đều thể hiện đặc tính có thể thỏa mãn nhu
cầu của sản phẩm. Sản phẩm không nhất thiết phải được tạo ra bởi con người,
nhưng nó cần phải có lợi ích nào đó với con người. Xét về khía cạnh đó, sản
phẩm có thể tồn tại dưới dạng hữu hình (sản phẩm vật chất), hoặc vô hình
(dịch vụ).
Sản phẩm hữu hình là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất cụ
thể, có những đặc tính vật lý, hóa học, sinh học. Có thể cảm nhận các sản
phẩm hữu hình dưới các góc độ như nhìn thấy, sờ, cân, đo, đong, đếm và
kiểm tra chất lượng bằng phương tiện hóa, lý.
Sản phẩm vô hình hay còn gọi là dịch vụ là kết quả của các quá trình
lao động, hoạt động kinh tế hữu ích. Cũng giống như sản phẩm hữu hình, dịch
vụ được tạo ra là để đáp ứng nhu cầu của con người, tuy nhiên do không tồn
tại dưới hình thái vật chất cụ thể nên dịch vụ chỉ có thể được cảm nhận khi
con người sử dụng nó mà thôi.
Trong thực tế thì có sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình, có sản phẩm
thiên về dịch vụ, và rất nhiều sản phẩm là sự kết hợp của cả hai loại trên.
*Cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau với những khái niệm khác nhau. Theo quan điểm của Các - Mác: “Cạnh
tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi
nhuận siêu ngạch” (Các Mác, 1987)
Theo quan điểm cạnh tranh hiện đại thì cạnh tranh dựa trên cơ sở lấy
tăng trưởng bền vững, chuyên môn hóa ở trình độ sáng tạo ra hệ thống sinh
thái làm mục tiêu phát triển. Doanh nghiệp cạnh tranh không gian, cạnh tranh
8

thị trường và cạnh tranh tư bản. Một khi đã chiếm giữ thị trường, hoặc không
gian trở thành một thứ được pháp luật thừa nhận hay quyền lợi trong thực tế
thì bản thân không gian sẽ có giá trị. Từ đó có thể nói rằng: Công ty đã chiếm
được thị trường có tiềm năng phát triển thì thị trường ấy sẽ đẻ ra tư bản. Nói
theo nghĩa rộng, công ty cạnh tranh quyền tồn tại phát triển bằng cạnh tranh
chiếm vị trí không gian. Mọi không gian hoạt động kinh tế đều là tài nguyên
và của cải. Kinh tế học giả định rằng những không gian này khan hiếm, quyền
lợi đối với của cải phải có không gian sản phẩm cụ thể để tồn tại. Do đó, việc
khai thác và chiếm hữu không gian kinh tế trở thành mục tiêu chiến lược của
công ty.
Theo Samuelson, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường (Samuelson, 2000).
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ
cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất
(Từ điển bách khoa, 1995).
Từ những quan điểm trên, có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau: Thứ
nhất, nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của
nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là
một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật, mục đích cuối
cùng là kiếm lợi nhuận cao. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường
cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ. Thứ tư,
trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng
nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm,
cạnh tranh bằng giá bán... (Chu Văn Cấp, 2003)
Như vậy, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu như sau:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm
9

mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của
mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như
các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ
thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản
xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và
sự tiện lợi.
* Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm
cụ thể trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản
phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các
chỉ tiêu cơ bản và các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu cơ bản bao gồm giá thành
và giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối và uy tín doanh
nghiệp. Chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
sản phẩm, cho thấy mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ảnh
hưởng cơ bản và lâu dài đến năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm
các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính.
Các chỉ tiêu định lượng bao gồm những chỉ tiêu cơ bản:
- Thị phần của sản phẩm trên thị trường trong từng năm so với đối thủ
cạnh tranh, có thể tính thị phần khi so với toàn bộ thị trường, so với phân
đoạn (phân khúc) thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn, so với đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất.
- Mức sản lượng, doanh thu tiêu thụ của mặt hàng đó trong từng năm so
với đối thủ cạnh tranh.
- Mức chênh lệch về giá của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu định tính bao gồm những chỉ tiêu cơ bản:
- Mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
10

- Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối
thủ cạnh tranh.
- Ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt
hàng đó so với hàng hóa cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
* Năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp thường được gắn
với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc với thị phần
mà hàng hoá của nó chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản trị kinh
doanh hướng vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng
lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo Fafchamps, năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung
bình thấp hơn giá của nó trên thị trường - có nghĩa là doanh nghiệp nào có
khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của
doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng
cạnh tranh cao hơn. Randall lại cho rằng, sức cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi
nhuận nhất định. Còn Dunning lập luận rằng, sức cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp đó trên
các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của doanh nghiệp.
Theo Philip Lasser, sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trong một
lĩnh vực nào đó được xác định bằng những thế mạnh mà công ty có hoặc huy
động được để có thể cạnh tranh thắng lợi.
Trong khi Markusen đã đưa ra một khái niệm “một nhà sản xuất được
gọi là cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc
thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế”.
Một quan niệm khác của Nguyễn Bách Khoa cho rằng: Năng lực cạnh
tranh sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và
11

nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu
thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh
trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định.
Như vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng
lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng tựu chung lại, cần chú ý tới
các vấn đề cơ bản sau: Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu
cầu của khách hàng là chuẩn mực đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp. Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo
khách hàng phải là thực lực của doanh nghiệp. Ba là, yếu tố tạo nên sự cạnh
tranh với các đối thủ là chi phí sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp phải
bằng hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Nội dung của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một nội dung cơ bản để
nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tạo
được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình thì doanh nghiệp đó hoàn toàn
có thể nắm quyền chủ động trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
được biểu hiện bởi các yếu tố cơ bản sau:
* Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh
tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là
phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng
sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác
động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao
12

thì chúng phải đạt được những mục triêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng
cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh
doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
Thứ nhất, tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất
nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là
một trong những yếu tố cowbanr tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua những sản phẩm có thuộc tính
phù hợp với sở thích, nhu cầu, khả năng và điều kiện sử dụng của mình. Họ
so sánh với các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc
tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi
vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ
quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp nâng cao vị thế, sự phát
triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường. Khi sản phẩm chất lượng cao,
ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt,
tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn hiệu của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và
danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết
định lựa chọn mua hàng của khách hàng.
*Giá thành sản phẩm
Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp.
Việc xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm
bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập, chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động
kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy nhiên, giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu
tố. Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc quản trị chiến lược giá
hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ.
13

Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối
với người tiêu dùng. Đối với công ty giá có vai trò quyết định cạnh tranh trên
thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Để có được
những quyết định đúng đắn về giá cả đòi hỏi những người làm giá phải hiểu
biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá cả.
* Thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều
hàng hóa của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các doanh
nghiệp phải tạo ra sản phẩn phong phú đa dạng và có thương hiệu là điều hết
sức cần thiết.
Thương hiệu, nhãn hiệu được coi là sức mạnh vô hình của doanh
nghiệp. Nhãn hiệu có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 5
cấp bậc đó là: nhãn hiệu bị loại bỏ, nhãn hiệu không được chấp nhận, chấp
nhận nhãn hiệu, nhãn hiệu ưa thích và nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu ở thứ
bậc càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có
lợi thế cạnh tranh cao hơn đối thủ.
Một doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đã có nhãn hiệu sản phẩm
của mình nhưng để có được thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp
là việc làm lâu dài và liên tục không thể một sớm một chiều. Một thương hiệu
được người tiêu dùng chấp nhận và yêu mếm là cả một thành công rực rỡ của
doanh nghiệp. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn mà các đối thủ khác khó lòng
có được. Một khách hàng đã quen dùng một loại thương hiệu nào đó thì rất
khó làm cho họ rời bỏ nó. Thương hiệu doanh nghiệp được tạo nên bởi nhiều
yếu tố như uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hình ảnh nhà lãnh đạo,
văn hóa doanh nghiệp…Vì vậy mà có rất ít doanh nghiệp trên thương trường
có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh
14

nghiệp. Doanh nghiệp nào có được lợi thế này đã giành được năng lực cạnh
tranh cao vượt trội hơn các đối thủ khác.
* Dịch vụ kèm theo
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như
hiện nay, vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hoá ngày càng quan trọng. Nó
bao gồm các hoạt động trong và sau bán hàng như vận chuyển, bao gói, lắp
đặt, bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn... Cải tiến dịch vụ cũng chính là nâng cao
chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Do đó phát triển hoạt động dịch vụ là
rất cần thiết, nó đáp ứng mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra sự tín
nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp đồng thời giữ gìn uy
tín của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng,
tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của doanh nghiệp
1.1.3.1. Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp
Nhóm yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố phát sinh từ trong chính
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm của doanh nghiệp. Những yếu tố quan trọng nhất thuộc nhóm yếu tố
này là:
* Nguồn lực tài chính
Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến toàn bộ quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh
lời. Trong nền kinh tế thị trường, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hoặc nguồn lực tài chính nói
chung để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn lực tài chính này
được doanh nghiệp sử dụng để chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua
nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân.
15

Doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh thì sẽ có chiến lược kinh
doanh dài hạn hơn, trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu
sản phẩm, nghiên cứu thị trường đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có chất
lượng tốt, giá thành hạ.... giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao.
* Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt có vai trò đặc biệt quan
trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này
được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp như
trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe, văn hóa lao động… Doanh
nghiệp có được tiềm lực về con người như có được đội ngũ lao động trung
thành, trình độ chuyên môn cao…từ đó năng suất lao động cao, cắt giảm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Ngược lại, nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và
chất lượng là nguyên nhân giảm sút năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đánh giá
nguồn nhân lực, thường chú trọng đến các vấn đề sau:
- Cán bộ quản trị cấp cao (Ban Giám đốc) là những người có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ
thuộc vào các quyết định của họ. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo, chúng ta
thường quan tâm đến các tiêu thức như: kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản
lý doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ cũng như các kỹ
năng khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm
năng lực cạnh tranh.
- Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị
viên cao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở. Ở vị trí này họ vừa quản trị
các quản trị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác.
Chức năng của họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp
16

bằng cách phối hợp thực hiện các công việc nhằm hoàn thành mục tiêu chung.
Để đánh giá năng lực trình độ của đội ngũ này chúng ta thường xem xét trên
các mặt: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp,
tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật; cơ cấu về các
chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biết trình độ chuyên môn
hóa và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp.
- Các chuyên viên là những người không tham gia quản lý mà chỉ làm
nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần. Đó là những kỹ sư, cử nhân trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh như lập dự toán, giám sát thi công có quyền
quyết định mọi vấn đề trong quá trình thi công những hạng mục được giao.
- Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân là đội ngũ các nhà quản trị cấp
cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị một doanh nghiệp.
Thông thường họ là những đốc công, tổ trưởng, trưởng ca. Nhiệm vụ của họ
là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân hoàn thành các công việc hàng
ngày theo tiến độ kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Đây là đội ngũ quản trị viên lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức
mạnh tổng hợp của cả doanh nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh chất
lượng sản phẩm và tiến độ hoàn thành sản phẩm...Cuối cùng là đội ngũ lao
động họ chính là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, thực hiện ý tưởng và
chiến lược của các nhà quản trị cấp cao, tạo nên năng lực cạnh tranh sản phẩm
của doanh nghiệp.
* Hoạt động Marketing
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh
tranh đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu,
hiệu quả của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược
Marketing và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích
hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối
thủ cạnh tranh.
17

* Năng lực về công nghệ


Năng lực về công nghệ là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản
lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do
đó, việc sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc
thiết bị và tài sản cố định khác đồng thời mạnh dạn áp dụng khoa học công
nghệ tiên tiến hơn trong sản xuất sản phẩm là một vấn đề có nghĩa hết sức
quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
sản phẩm của doanh nghiệp.
* Cơ sở hạ tầng
Hệ thống máy móc, dây truyền công nghệ, kho tàng bến bãi, nhà
xưởng... của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất và
quyết định chất lượng của sản phẩm. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
cùng với công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại phù hợp với quy mô sản xuất
của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp lên rất nhiều.
1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
* Các yếu tố kinh tế thị trường
Các yếu tố kinh tế thị trường bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng đến sức mua của người dân. Một thị trường cần phải có sức mua, sức
mua trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có và phân phối thu nhập,
giá cả, tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền, tốc độ tăng trưởng kinh
tế….Những yếu tố này sẽ quyết định quy mô, xu hướng, cơ cấu các chủng
loại hàng hóa trong nền kinh tế và tạo ra tính hấp dẫn của thị trường. Các yếu
tố cơ bản để đánh giá môi trường kinh tế thị trường được thể hiện như sau:
- Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản
18

xuất cũng như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các
khoản mua bán hàng hóa của mình. Đồng thời, lãi suất còn quyết định mức
chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Nếu lãi suất ngân hàng cho
vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế
tăng lên. Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối
thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng
thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ
khác trên thị trường bằng công cụ giá.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền
trong nước với đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác
động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản
phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về
xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập
khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ
bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản
phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả
năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu
cũng sẽ tăng lên.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh
tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ
hàng hóa cao. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân
hàng, tỷ giá hối đoái ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng
kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm.
- Môi trường kinh doanh quốc tế: Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của
nền kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh tế lại là một bộ phận cấu thành nền kinh
tế thế giới. Những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những
19

cơ hội cũng như nguy cơ về việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong
nước và ngoài nước. Hiện nay, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt
Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như ASEAN,
WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm của ta sẽ chịu tác động
lớn của hệ thống luật pháp thế giới. Môi trường kinh doanh quốc tế là cơ hội
để sản phẩm Việt Nam có thể vươn ra thị trường rộng lớn nhưng cũng là
những thách thức khó khăn buộc các doanh nghiệp phải nâng cao được năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
* Các yếu tố chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản
dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, tổ chức bộ máy và các cơ chế
điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Tác động của môi
trường chính trị pháp luật thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh
tế quốc dân.
Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp. Các văn
bản pháp luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và
lĩnh vực cấm không được kinh doanh cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của
doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai
lầm. Ngoài ra trong cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp
cần phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nước có tác động lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ luôn có chính sách
bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực
nâng cao chất lượng sản phẩm và điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng được nhu
cầu và quyền lợi của người tiêu dùng.
* Các yếu tố về văn hóa xã hội
Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một
20

hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình
độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân
tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi
khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các
yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu
thụ của các sản phẩm.
Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu
dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của
doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…
1.1.3.3. Yếu tố nội bộ ngành
Cạnh tranh nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm.
Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp
dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu
ngạch. Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp
không có khả năng sẽ bị thu hẹp, thậm chí còn có thể bị phá sản.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh thành công trong ngành,
trước hết cần phải nhận ra khách hàng của mình cần gì ở mình?
Michael Porter, giáo sư quản trị kinh doanh của trường đại học Harvard
đã đề ra một mô hình giúp các nhà quản trị kinh doanh nhận ra các cơ hội và
nguy cơ mà một doanh nghiệp phải đương đầu trong một ngành. Đó là mô
hình năm lực lượng cạnh tranh như hình. Mô tả mô hình này, đó là: (1) Nguy
cơ nhập cuộc của công ty có khả năng gia nhập thị trường; (2) Mức độ cạnh
tranh của các công ty kinh doanh cùng một ngành nghề hoặc dịch vụ; (3) Sức
mạnh thương lượng của người mua; (4) Sức mạnh thương lượng của nhà cung
ứng; (5) Mối đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế. M.Porter đã chỉ
rằng các lực lượng này càng mạnh, càng hạn chế khả năng hiện tại của các
21

công ty trong việc tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn. Trong mô hình này,
một lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như mối đe dọa bởi vì nó sẽ làm
giảm bớt lợi nhuận. Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời
gian, khi các điều kiện của ngành thay đổi, chúng kết hợp với nhau xác định
mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của ngành; những lực lượng mạnh nhất sẽ
nắm quyền kiểm soát và đóng vai trò then chốt từ quan điểm việc xây dựng,
hình thành chiến lược.
Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhận thức được những cơ
hội, nguy cơ mà sự thay đổi của năm lực lượng đem lại. Qua đó xây dựng các
chiến lược phù hợp, để dịch chuyển sức mạnh của một hay nhiều lực lượng
cạnh tranh thành lợi thế cho mình. Các áp lực mà nhà quản trị phải nắm được
bao gồm:
* Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn
Lực lượng này bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành
nhưng có khả năng làm điều đó nếu họ muốn, họ được gọi là “các đối thủ
tiềm ẩn”. Nhận diện các đối thủ mới có thể xâm nhập vào ngành là một điều
quan trọng, bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các doanh nghiệp hiện có
trong ngành. Vì vậy, các đối thủ tiềm ẩn có thể thúc ép các doanh nghiệp hiện
có trong ngành phải trở lên hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn và phải biết cạnh
tranh với các thuộc tính mới.
Các doanh nghiệp hiện có trong ngành luôn cố gắng ngăn cản các đối
thủ tiềm ẩn không cho họ gia nhập ngành. Vì đó là mối đe dọa đối với khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Sức mạnh của lực lượng cạnh tranh do
những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các rào cản xâm nhập. Rào cản xâm nhập
cao sẽ giữ đối thủ tiềm ẩn ở bên ngoài ngay cả khi thu nhập trong ngành cao.
Theo M.Porter, rào cản xâm nhập ngành bao gồm: (1) Tăng hiệu quả
kinh tế do quy mô đủ lớn; (2) Dị hóa sản phẩm; (3) Yêu cầu về vốn; (4) Phí
chuyển đổi; (5) Tiếp cận với các kênh phân phối; (6) Những bất lợi về giá cả
cho dù quy mô có lớn hay nhỏ.
22

* Áp lực cạnh tranh của nhà cung ứng


Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa
tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung
ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng
bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.
Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng được thể hiện qua
các điểm sau:
- Chỉ có một số ít các nhà cung ứng.
- Khi sản phẩm thay thế không có sẵn.
- Sản phẩm của nhà cung ứng là sản phẩm đầu vào quan trọng đối với
hoạt động kinh doanh của người mua.
- Sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt hoặc buộc người sử
dụng phải tốn chi phí chuyển đổi nếu muốn chuyển nhà cung ứng.
* Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để
có chất lượng phục vụ tốt hơn. Một nhóm người mua sẽ có sức mạnh đối với
một ngành nghề nếu có những điều kiện hoàn cảnh sau đây:
- Khi người mua mua những khối lượng hàng hóa lớn và tập trung.
- Sản phẩm người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của
người bán.
- Những sản phẩm người mua không có tính khác biệt và là các sản
phẩm cơ bản.
- Khách hàng đe dọa hội nhập về sau.
- Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm
của người mua.
- Khách hàng có đầy đủ thông tin.
Đứng dưới góc độ người bán làm thế nào để thay đổi được sức mạnh
của người mua. Khi những yếu tố trên thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi
23

do những quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp thì sức mạnh của
người mua cũng thay đổi theo. Vì vậy, quyết định chọn người mua để bán sản
phẩm cũng được xem là một quyết định chiến lược quan trọng.
* Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành
bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành
có thể kinh doanh có lãi. Do các sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên dễ dẫn
đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá cả của sản phẩm chính tăng sẽ khuyến
khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt
sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính chất tương đối.
* Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Cuộc đối đầu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành được thể hiện
thông qua các chiến lược cạnh tranh về giá cả, quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách bảo hành… Tính
chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong
ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Chi phí cố định hoặc chi phí lưu kho cao.
- Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.
- Ngành có năng lực dư thừa.
- Tính đa dạng của ngành.
- Sự tham gia vào ngành cao.
- Các rào cản rút lui.
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp
- Đối với nền kinh tế quốc dân
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi
thành phần kinh tế, xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinh doanh,
24

đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy khoa học công nghệ, chuyên môn hóa trong
phân công lao động xã hội... Cạnh tranh tạo ra cơ hội phát triển bền vững hơn
cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sự phát triển của
doanh nghiệp có sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát triển và hội
nhập. Nó sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nó
còn giúp doanh nghiệp hội nhập kinh tế thuận lợi cả về chiều rộng và chiều
sâu một cách chủ động.
- Khi doanh nghiệp đứng vững và phát triển sẽ tạo điều kiện ngược lại
để doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Bởi những
thành tựu của sự phát triển sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh
doanh, có đủ khả năng về nguồn lực để tiếp cận những tiến bộ về kỹ thuật,
công nghệ mới, về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề có tính chất quyết định là mỗi doanh
nghiệp phải luôn phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để sẵn
sàng nắm lấy cơ hội và đủ khả năng đối mặt với các thách thức trong quá
trình hội nhập để tồn tại và phát triển bền vững.
- Đối với người tiêu dùng
Nếu như cạnh tranh đối với một quốc gia là thúc đẩy nền kinh tế, đối
với doanh nghiệp là sự sống còn thì cạnh tranh lại tạo ra sự rộng rãi hơn cho
người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có
chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có hàm lượng khoa học
công nghệ cao hơn… để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
- Đối với vấn đề hội nhập kinh tế thế giới
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và
đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với
25

không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các
công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn
là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không
đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh tranh
buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức
sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ 4.0 đang phát triển
nhanh, nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản
phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi
ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có
"ngách thị trường" đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do
vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những
nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp
với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp
đó sẽ thành công. Vì vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Tóm lại: Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những
động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất
phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp
dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao
động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh, ở đâu thiếu cạnh
tranh hoặc ở đó có độc quyền thì thị trường trì trệ, kém phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp của các
doanh nghiệp Nhật Bản
Ở thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, Nhật Bản nổi lên như một hiện
tượng thần kỳ. Nền kinh tế Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp Nhật nói
26

riêng phát triển rất mạnh mẽ về chất. Bước vào thập niên 70, Nhật Bản trở
thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới tư bản (Mỹ, Tây
Âu và Nhật Bản). Hàng hóa của Nhật len lỏi cạnh tranh khắp các thị trường
thế giới, doanh nghiệp Nhật Bản được coi là một đối thủ đáng gờm của bất kỳ
doanh nghiệp của một quốc gia nào. Để doanh nghiệp Nhật có thể làm được
điều này là do những vấn đề sau:
- Người Nhật đã biết kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa giáo
dục của dân tộc, thực hiện “chiến lược con người” rất hiệu quả phục vụ cho
công tác quản trị và phát triển. Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình ra
quyết định, tạo ra sức mạnh đoàn kết và nâng cao năng suất lao động.
- Nhật Bản đã biết tận dụng ưu thế của nước đi sau, nhanh chóng đầu
tư cho khoa học kỹ thuật, mua các bằng phát minh sáng chế của nước ngoài
và chuyển giao kỹ thuật để nhanh chóng hiện đại hóa doanh nghiệp, hiện đại
hóa nền kinh tế. Chính phủ luôn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho
nghiên cứu và triển khai, tạo ra bước đột phá mạnh mẽ trong các ngành công
nghệ mới, làm cơ sở thúc đẩy tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu. Thực tế cho thấy có rất nhiều
thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm của Nhật Bản đã khẳng định vị
trí vững chắc trên thị trường quốc tế. Song song với vấn đề xây dựng thương
hiệu, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú trọng đến vấn đề đa dạng hóa sản
phẩm, liên tục tạo ra sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến, đem lại nhiều giá
trị gia tăng hơn cho người tiêu dùng.
- Không những chính phủ mà bản thân các doanh nghiệp có ý thức rất
cao trong việc sử dụng các nguồn lực với phương châm tiết kiệm và hiệu quả.
Chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn,
đồng thời kiên quyết cải cách bộ máy hành chính quốc gia, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, để phát huy những thế
mạnh sẵn có và duy trì vị thế cạnh tranh trong bối cảnh mới, Chính phủ Nhật
27

Bản luôn nhắc nhở các doanh nghiệp lưu tâm nhiều hơn đến công tác cải cách
cơ cấu tổ chức, nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.2.2. Thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam
Những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng
và quy mô các doanh nghiệp ở nước ta đã tăng nhanh, đóng góp tích cực vào
việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người
lao động, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp
Việt Nam không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp mình để tồn tại và phát triển. Cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh được các doanh nghiệp thể hiện chủ yếu như sau:
- Nâng cao năng lực tài chính: Trong ngành công nghiệp bao bì Việt
Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư lớn, bài bản,
quyết tâm tạo ra thương hiệu với mục tiêu tham gia chuỗi giá trị công
nghiệp bao bì trong nước, từng bước đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng tới
xuất khẩu ... Nhà máy sản xuất bao bì do tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) đầu
tư có công suất 20 tỉ bao bì/năm với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD, xây dựng
trên diện tích đất 100.000m2. Dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm
2019. Nhà máy sẽ sản xuất nhiều chủng loại bao bì giấy đa dạng, bao gồm các
bao bì phổ biến như Tetra Brik Aseptic và Tetra Fino Aseptic. Đây là nhà
máy sản xuất bao bì thứ tư của Tetra Pak trong khu vực, nhà máy này chính là
sự bổ trợ trong chiến lược sản xuất của công ty, cho phép Tetra Pak đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về bao bì sữa và nước giải khát ở Việt Nam cũng như
khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhà máy sẽ sử dụng những công nghệ,
thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới. Chẳng hạn, sẽ có một máy cắt tự động cao
được sử dụng trong giai đoạn 'Hoàn thiện", đây được xem là máy cắt tự động
28

đầu tiên được lắp đặt và sử dụng. Với chiến lược phát triển bền vững, nhà
máy sẽ là nhà máy xanh nhất trong hệ thống của Tetra Pak và sẽ là một trong
những nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về môi
trường trên thế giới được công nhận bởi LEED. Nhà máy sẽ kế thừa những
kinh nghiệm thực hành từ hơn 5 thập kỷ qua của Tetra Pak nhằm giảm thiểu
tác động đến môi trường, bao gồm việc thực hiện "Hệ thống giám sát năng
lượng" tiên tiến để theo dõi và hoạt động về tiêu thụ năng lượng và giảm khí
thải CO2. Hơn 200 nhân viên của nhà máy sẽ được đào tạo thực hành về sử
dụng công nghệ tự động hóa được ứng dụng tại nhà máy.
Như vậy, một doanh nghiệp có năng lực tài chính sẽ có cơ hội, khả
năng chiếm lĩnh thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên
thị trường trong nước và quốc tế.
- Đầu tư về công nghệ: Theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam (VINPAS),
ngành bao bì là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Việt
Nam trong mười năm qua. Ngành công nghiệp thực phẩm phát triển nhanh trở
thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành bao bì. Để giành thị phần
nhiều doanh nghiệp bao bì trong và ngoài nước đang đẩy mạnh đầu tư đổi
mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xuất xứ, mẫu mã, in
ấn, tính thân thiện với môi trường....
Điển hình như Công ty bao bì giấy New Toyo Việt Nam, năm 2016 đã
cho nâng cấp công nghệ để tăng năng suất và cải thiện chất lượng, đồng thời
giảm sai số, nâng tính chính xác cho sản phẩm. Hiện công ty này đang chuẩn
bị đầu tư thêm một nhà máy đạt chuẩn GMP. Công ty bao bì Giấy New Toyo
Việt Nam đã và đang thực hiện một số giải pháp sau: Thành lập ban kiểm tra
an toàn vệ sinh tiến hành kiểm tra định kỳ 2 lần/tháng để ghi hình và lập
biên bản cũng như yêu cầu người có trách nhiệm ở khu vực, bộ phận đó và
lập kế hoạch khắc phục. Vận động khách hàng chấp nhận việc chuyển đổi từ
mực hệ dung môi sang mực hệ nước; nghiên cứu sản xuất những sản phẩm
29

giấy nhôm có khả năng tái chế. Sau những việc làm xuyên suốt trên thì hình
ảnh của Công ty để lại trong lòng khách hàng ngày càng sâu đậm và thân
thiện. Trong giai đoạn tới, Công ty định hướng đầu tư công nghệ và phát
triển sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường với những sản phẩm
đảm bảo các tiêu chí sạch, tiện lợi có khả năng tái chế và tái sử dụng.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp: Trong bất
cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, đội ngũ cán bộ công nhân viên
luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư và phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề
được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Công ty TNHH thương mại in và sản xuất bao bì Quang Minh được
thành lập từ năm 2009 với phương châm hoạt động là “Khi bán sản phẩm cho
khách hàng là bán cho khách hàng sự hài lòng và thỏa mãn cao nhất”, hiện
nay Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn chuyên cung cấp các sản
phẩm bao bì carton chất lượng cao cho các ngành hàng như: Hóa mỹ phẩm,
bánh kẹo, bia, nước giải khát, giầy da, dệt may, dược phẩm... Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty luôn coi trọng đầu tư phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên
môn và nghiệp vụ của nguồn nhân lực, Công ty đã xây dựng Quy trình đào
tạo nhằm đảm bảo thực hiện việc đào tạo một cách khoa học, hệ thống và
mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực còn nhằm mục đích: Xây dựng, giữ gìn và quảng bá hình
ảnh, thương hiệu của Công ty; qua đó thu hút nhân tài vào làm việc góp phần
cùng Công ty phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho xã
hội.
Công ty xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ quản
lý từ cấp tổ trưởng trở lên về chuyên ngành in, về sản phẩm bao bì, giúp cho
họ có thể đáp ứng các đòi hỏi về kỹ thuật máy móc cũng như yêu cầu của thị
30

trường. Các cán bộ quản lý được đào tạo kiến thức ngoại ngữ để có thể trực
tiếp giao tiếp với các chuyên gia in ấn quốc tế, học tập các cách thức quản lý
tiên tiến và tiếp xúc với những công nghệ mới. Ngoài ra, Công ty thường
xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp, cử người đi học về quản lý kinh
tế và tổ chức các cuộc thi tay nghề lên thợ bậc cho công nhân. Để nâng cao
trình độ lao động tại phân xưởng, Công ty quan tâm đến trình độ, ý thức kỷ
luật lao động, an toàn lao động và thường xuyên kiểm tra tay nghề công nhân.
Công ty có chính sách lương phù hợp khuyến khích người lao động tích cực
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty góp phần tăng năng suất,
chất lượng hoàn thành công việc, Công ty còn xét thưởng tập thể có tinh thần
thái độ làm việc tích cực, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
- Đầu tư về hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường
mục tiêu: Công ty Bao bì Tín Thành (BATICO) là một trong những doanh
nghiệp thuộc top đầu của lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp tại thị
trường Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm 1995 tuy nhiên trong
khoảng hơn 5 năm đầu mới thành lập, Công ty hoạt động không hiệu quả, sản
xuất bị trì trệ. Đứng trước tình hình đó, Công ty đã sắp xếp và tổ chức lại bộ
máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển của Công ty đầu tư đổi mới công
nghệ, cơ cấu lại khách hàng ... đặc biệt là Công ty coi đầu tư về hoạt động
nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng quan tâm khi sử dụng bao bì đó là hiệu quả của nó
trong việc đảm bảo chất lượng và thời gian lưu trữ sản phẩm. Công ty đã
không ngừng nghiên cứu và cho ra thị trường sản phẩm bao bì nhựa mềm hay
bao bì màng ghép phức hợp nhằm gia tăng việc bảo quản chất lượng và kéo
dài thời gian sử dụng sản phẩm mà không cần sử dụng chất bảo quản thực
phẩm và được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất thực phẩm và dược
31

phẩm. Do đó, từ một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đến nay BATICO đã hoạt
động có hiệu quả, có uy tín và có khả năng đáp ứng cao và đa dạng các sản
phẩm bao bì theo yêu cầu của thị trường
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, bên cạnh việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng, trang bị thêm máy móc công
nghệ mới từ những nước tiên tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất
lượng sản phẩm, BATICO cũng đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA
8000 :2008. Tiêu chuẩn An Toàn Vệ sinh Thực phẩm HACCP – 1400… Đặc
biệt, hầu hết tất cả các nguyên liệu đầu vào của BATICO được nhập khẩu từ
Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan... đều có giấy chứng nhận
đảm bảo an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng trong ngành sản xuất
bao bì.
Bằng quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín, đội ngũ nhân viên kỹ thuật
và công nhân có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao, Công ty Bao bì Tín Thành
đã không chỉ thỏa mãn và làm hài lòng các khách hàng ở trong nước mà còn
chinh phục được các đối tác tại thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây
bao bì của BATICO đã vào được những thị trường khó tính như thị trường
Nhật Bản, châu Âu và Mỹ. Trong tương lai gần, chiến lược vươn xa của
BATICO sẽ vẫn tiếp tục được đẩy mạnh bằng việc tiếp cận nhiều khách hàng
ở nhiều phân khúc hơn nữa. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,
BATICO còn là đơn vị thực hiện tốt vấn đề môi trường và các chính sách đãi
ngộ cho người lao động. Đó cũng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của
BATICO trong suốt chặng đường vừa qua.
- Về chiến lược sản phẩm: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu
thị trường. Vì vậy, ngoài chất lượng bên trong thì mẫu mã, màu sắc của bao bì
32

cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của người tiêu
dùng. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty bao
bì Ánh Sáng đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm bao bì
giấy chất lượng cao. Với những lợi ích và sự khác biệt so với các sản phẩm
bao bì thông thường, sản phẩm bao bì giấy của Công ty đã được người tiêu
dùng ủng hộ và sử dụng rộng rãi, cụ thể như sau: Với việc sử dụng chất
liệu thân thiện với môi trường như mực in được in với công nghệ hiện đại
không bị biến chất trong nhiều môi trường) có khả năng tái chế và phân hủy
vì thế giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Bao bì được thiết kế
phù hợp với từng loại sản phẩm, cũng như kích cỡ của nó với độ bền cao
không gây ô nhiễm môi trường giúp cho sức khỏe của khách hàng được đảm
bảo hơn. Trên bề mặt bao bì giấy có thể đăng các thông tin về thành phần,
công dụng hay việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm sẽ giúp cho khách hàng dễ
dàng sử dụng sản phẩm hơn. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm và
đáp ứng nhu cầu của khách hàng Công ty đã sử dụng công nghệ in ấn hiện
đại: Phương pháp in flexo sử dụng để in ấn các sản phẩm bao bì tầm trung và
phương pháp in offset sử dụng cho các sản phẩm cao cấp có giá trị cao. Nhờ
có những tính chất ưu việt mà sản phẩm bao bì giấy của Công ty được sử
dụng rộng rãi trong các ngành như xây dựng, hóa chất, phụ gia, phân bón,
nông sản... được nhiều đối tác tin tưởng đồng hành.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất
nhập khẩu bao bì Thăng Long
Từ thực tiễn về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp ở Nhật Bản và các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm đối với Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì
Thăng Long như sau:
Thứ nhất, phải biết tận dụng ưu thế của nước đi sau, nhanh chóng đầu
tư cho khoa học kỹ thuật, chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản
33

phẩm của công ty trên thị trường.


Thứ hai, phải không ngừng nâng cao năng lực tài chính của mình. Công
ty cần tăng cường thêm nguồn vốn dùng cho sản xuất và kinh doanh, tích cực
đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại, lấy đó là nội lực để chiếm
ưu thế và giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Thứ ba, phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu, bao gồm: (i) Nghiên cứu
thị trường để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra
giải pháp thích hợp; (ii) Nghiên cứu sản phẩm, trong đó tích cực tìm kiếm
những thiết kế sản phẩm mới mang tính thẩm mỹ cao, tìm kiếm và áp dụng
những loại nguyên vật liệu mới phù hợp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới có
sức cạnh tranh cao, từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho Công ty.
Thứ tư, là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản
phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất
thấp. Để đạt được điều này Công ty phải tập trung vào hai nội dung cơ bản: (i)
Công ty phải có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh để xây dựng các cơ sở
nghiên cứu với thiết bị hiện đại, với nhân lực có trình độ phát minh cao và
triển khai nghiên cứu hiệu quả; (ii) Công ty có khả năng liên doanh liên kết
với các tổ chức khác nhằm đi tắt, đón đầu công nghệ mới. Điều này đòi hỏi
Công ty phải có kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ
thế giới, có đội ngũ người lao động trình độ cao và có môi trường khuyến
khích người lao động sáng tạo.
Thứ năm, phải tăng cường xây dựng thương hiệu, nâng cao chuỗi cung
ứng của sản phẩm. Công ty phải nâng cao năng lực bán hàng, tăng cường áp
dụng công nghệ mới như áp dụng thương mại điện tử, hệ thống giao hàng linh
hoạt, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả…. Điều đó giúp cho thương hiệu
của Công ty ngày càng phát triển và bền vững.
Thứ sáu, Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tích cực trong việc đào tạo người lao động, khuyến khích sự sáng tạo, tạo
34

ra môi trường làm việc hấp dẫn đối với người lao động, thu hút người tài
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.
35

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung trả lời 3
câu hỏi sau:
 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại của Công
ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long hiện nay như
thế nào?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long?
 Cần đề xuất những giải pháp gì nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì
Thăng Long trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn qua
những tài liệu sau: Sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố có liên quan và các
thông tin từ Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
cung cấp. Tài liệu khác để thu thập thông tin làm bằng chứng cho cơ sở thực tiễn
về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra khách
hàng bằng bảng hỏi là các doanh nghiệp đang sử dụng sản phẩm bao bì của
Công ty.
* Mục tiêu điều tra
Mục tiêu điều tra bằng bảng hỏi trên nhằm thu thập các thông tin,
những đánh giá của khách hàng đang sử dụng sản phẩm bao bì của Công ty
Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.
36

* Mẫu điều tra


Dựa vào số khách hàng (doanh nghiệp) thường xuyên đã thống kê được
trên sổ sách của kế toán tại công ty là 52 cho thấy đây là con số không lớn nên
việc thu thập thông tin sẽ được sử dụng bằng phương pháp điều tra toàn bộ.
Điều đó có nghĩa là luận văn này sẽ tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ
52 doanh nghiệp (52 đơn vị điều tra).
* Nội dung điều tra
Các thông tin cần điều tra tập trung thành 6 nhóm:
- Nhóm thông tin phản ánh độ tin cậy của khách hàng khi sử dụng sản
phẩm của Công ty như các yêu cầu về kỹ thuật, về chủng loại mẫu mã cũng
như các chính sách ưu đãi đối với khách hàng;
- Nhóm thông tin cho thấy sự đáp ứng các sản phẩm của Công ty với
khách hàng như đảm bảo về thời gian, đảm bảo đúng kế hoạch, giải quyết các
thắc mắc của khách hàng hoặc có sự trao đổi về chuyên môn với khách hàng
nhằm tạo ra các sản phẩm cho phù hợp;
- Nhóm thông tin đánh giá về năng lực phục vụ của nhân viên trong
Công ty như quy mô, trình độ tay nghề, thái độ phục vụ, ý thức của nhân viên
trong quá trình làm việc, ....;
- Nhóm thông tin thể hiện sự cảm thông với khách hàng như luôn có sự
quan tâm đền khách hàng lâu năm của công ty, luôn giải đáp kịp thời các thắc
mắc của khách hàng, luôn đảm bảo lợi ích cho khách hàng,…;
- Nhóm thông tin đánh giá cơ sở vật chất của Công ty như việc trang bị
máy móc trong công ty như thế nào?, có đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho
tất cả các nhân viên trong Công ty hay không? ...;
- Nhóm thông tin đánh giá chung về mức độ hài lòng của khách hàng
đối với Công ty nói chung và các sản phẩm bao bì nói riêng.
* Cách thức điều tra
Bảng hỏi sau khi được lập sẽ được gửi tới các khách hàng theo hình
thức gửi trực tiếp hoặc qua email tới vị trí cán bộ/nhân viên hiện đang phụ
37

trách hợp đồng với Công ty. Sau khi trả lời xong, bảng hỏi sẽ được gửi trở lại
để tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các thông tin đã thu thập được tiến hành tổng hợp phục vụ cho mục
đích phân tích. Phương pháp được sử dụng để tổng hợp thông tin là phân tổ
thống kê. Kết quả tổng hợp được sẽ được trình bày dưới hai hình thức là bảng
thống kê và biểu đồ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phân tích thống kê
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu được sử
dụng để mô tả các đặc trưng cơ bản của dữ liệu thu thập được. Phương pháp
này được sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và
đặc biệt là phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì tại công ty Cổ phần
Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long trong giai đoạn 2015-2017.
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội
dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh
thông tin từ nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian
để có những nhận xét chính xác về năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì tại
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long.
2.2.3.2. Phân tích ma trận SWOT
Phương pháp này là một công cụ rất hữu hiệu cho việc nắm bắt và ra
quyết định cho mọi tình huống, xây dựng chiến lược phát triển và đánh giá
đối thủ cạnh tranh.
Phân tích ma trận SWOT là phân tích các cơ hội (O) và những nguy cơ,
thách thức (T) của môi trường bên ngoài cũng như những điểm mạnh (S), điểm
yếu (W) thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định các cơ
hội và những nguy cơ, thách thức thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi các
38

môi trường kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội ...và cạnh tranh ở các thị trường
nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Phân tích môi trường nội bộ để tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về các lĩnh vực tài chính, công nghệ....
Phân tích SWOT giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lược kinh
doanh dựa trên sự phân tích khoa học các cơ hội, thách thức, điểm mạnh,
điểm yếu đối với doanh nghiệp.
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh sản
phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng
Long, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của Công ty. Sử dụng ma trận SWOT để tổng hợp những nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Công ty.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận căn cứ vào mục tiêu
phương hướng phát triển kinh doanh và nguồn lực tài chính của Công ty,
Công ty có thể thiết lập các kết hợp với 2 loại kết hợp chính. Từ các kết hợp
đó có thể đưa ra chiến lược và đề xuất giải pháp thực hiện.
Điểm mạnh Điểm yếu
(Strengths - S) (Weaknesses - W)
Cơ hội - Điểm mạnh Cơ hội - Điểm yếu
Cơ hội
(Opportunities - (Opportunities -
(Opportunities -
Strengths) Weaknesses)
O)
O -S O-W
Thách thức - Điểm mạnh Thách thức - Điểm yếu
Thách thức
(Threats - Strengths) (Threats - Weaknesses)
(Threats - T)
T-S T-W

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu


2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
- Chất lượng sản phẩm: Là chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu kinh
tế và chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm. Phần lớn chỉ tiêu này của doanh
nghiệp được so sánh với đối thủ cạnh tranh.
39

- Uy tín, thương hiệu: Đây là chỉ tiêu có tính chất khái quát, nó bao
gồm rất nhiều yếu tố như: Uy tín về thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm, các
hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động Marketing…. Đó là
tài sản vô hình vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì
chắc chắn doanh nghiệp sẽ mất khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có
uy tín, doanh nghiệp sẽ có thể huy động được nhiều nguồn lực như: vốn,
nguyên vật liệu, và đặc biệt là sự an tâm, gắn bó của người lao động với
doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa phương với Công ty.
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
* Thị phần của sản phẩm: Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản
phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực
cạnh tranh theo kết quả đầu ra của doanh nghiệp.
Thị phần được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu
thụ của doanh nghiệp so với tổng doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ
trên thị trường trong 1 giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Công thức
tính như sau:

Thị phần 

Hoặc

Thị phần 

Chỉ tiêu này được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm
lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo ra
lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về
quy mô.
* Giá cả sản phẩm: Là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh
của sản phẩm. Nếu sản phẩm cùng chất lượng thì sản phẩm nào có giá thấp
hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
40

* Nhóm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp: Nhóm chỉ tiêu này được
cụ thể thông qua các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
+ Hiệu suất sử dụng vốn: Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được
khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần
được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Hiệu suất càng lớn thì hiệu
quả càng cao.

Hiệu suất sử dụng vốn 

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị
doanh thu thuần mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ khả năng sinh lời vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.

Tỷ suất lợi nhuận 

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định


+ Sức sản xuất TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị còn lại
TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Sức sản xuất TSCĐ 

+ Tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá
trị còn lại của TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra
càng lớn càng tốt.

Tỷ lệ doanh lợi trên VCĐ 

+ Suất hao phí TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để sản xuất ra một đồng
doanh thu thì cần mấy đồng giá trị còn lại của TSCĐ bình quân. Chỉ tiêu này
càng nhỏ càng tốt và chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm
TSCĐ của doanh nghiệp.
41

Suất hao phí TSCĐ 

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VLĐ
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Tỷ lệ sinh lời VLĐ 

+ Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh
thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả
sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ 

+ Vòng luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển
của VLĐ, nó phản ánh số vòng quay của VLĐ trong một năm. Chỉ tiêu này
càng lớn càng tốt.

Vòng luân chuyển VLĐ 

+ Độ dài 1 vòng luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần
thiết để VLĐ quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Độ dài 1 vòng luân chuyển VLĐ 

+ Suất hao phí của VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng giá
trị lợi nhuận thì phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này
càng nhỏ càng tốt.

Suất hao phí của VLĐ 


42

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản


+ Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết một đơn vị tài sản bình
quân đưa vào kinh doanh trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Kết
quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.

ROA 

+ Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) được các nhà đầu tư đặc
biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào
doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu ra kết
quả cao sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động cao và ngược lại.

ROE 

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Lao động là một trong ba yếu tố quan trong của quá trình sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố
ánh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động
được biểu hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động: Chỉ tiêu này
cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trong một thời kì
phân tích.
43

Chương 3
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM BAO BÌ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
BAO BÌ THĂNG LONG

3.1. Vài nét cơ bản về Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao
bì Thăng Long
3.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU BAO BÌ THĂNG LONG
Tên giao dịch: THANG LONG PACKAGING IMPORT-EXPORT
AND PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TL PACKAGING.,JSC
Giám đốc: Nguyễn Minh Ngọc
Địa chỉ trụ sở chính: Số 246, Nguyễn Khoái, Phường Thanh Lương,
Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Lô D, cụm CN đa nghề Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
Văn phòng giao dịch: Số 6, Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024. 717 0886 Fax: 024. 717 0885
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long (Tên
giao dịch quốc tế: THANG LONG PACKAGING IMPORT - EXPORT AND
PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY). Được thành lập theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 0103009149 ngày 27/10/2005 của Sở kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Trải qua hơn mười hai năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã
không ngừng phát triển về mọi mặt: Quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu ngành nghề... Được thành lập từ năm 2005 với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ
đồng cùng với 55 lao động. Quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở
44

rộng về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhà xưởng được mở rộng, trang thiết bị máy
móc ngày càng hiện đại hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được củng cố
và hoàn thiện hơn trước. Cụ thể: Năm 2008 với số tiền đầu tư hơn 9.2 tỷ
đồng, Công ty đã mạnh dạn trang bị thêm dây chuyền sản xuất hiện đại tự
động hóa hoàn toàn nhằm tạo thế và lực mới cho công ty. Hiện nay số công
nhân sản xuất đã lên tới hơn 500 người và số vốn của Công ty đã lên đến 55
tỷ đồng. Đạt được kết qủa như vậy là một thành công hết sức to lớn của tập
thể công nhân viên trong toàn Công ty cũng như ban lãnh đạo giúp Công ty có
chỗ đứng trên thị trường
Công ty đã vươn lên và chiếm lĩnh thị trường về sản xuất bao bì. Việc áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất đã rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo chất
lượng hiệu quả kinh tế, an toàn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm... đã
góp phần hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, uy tín của công ty.
Đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp mạnh trong sản xuất
bao bì và luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, lấy hiệu quả kinh tế xã
hội là thước đo phát triển bền vững và mong muốn là đối tác tin cậy trong lĩnh
vực hoạt động của mình với tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước. Hiện
nay Công ty là nhà cung cấp sản phẩm bao bì cho các công ty lớn như:
Nicotex, Hải Châu, Miwon, Canon, Panasonic, Samsung….
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sản xuất
và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
3.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì Thăng Long
* Chức năng
Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất các loại bao bì từ màng
mỏng chất lượng cao. Ngoài ra Công ty còn sản xuất các loại bao bì đựng linh
kiện máy tính, máy ảnh và đồ gia dụng khác với nhiều hình thức và đa dạng
về chủng loại nhằm phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng một cách đầy đủ
nhất nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
45

* Nhiệm vụ
- Tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Cung cấp, đáp ứng cho khách hàng những sảm phẩm chất lượng tốt
với giá cả phù hợp.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, tạo lợi thế trước đối thủ cạnh tranh.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh
doanh, ngày càng mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất của Công ty.
- Quản lý, kiểm tra chặt chẽ hơn nữa bằng các biện pháp hiệu quả hữu
ích nhằm làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn về lao động, vệ
sinh môi trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và các nghĩa vụ tài
chính khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì Thăng Long
Cơ cấu tổ chức quản lý có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một cơ chế tổ chức hợp lý, khoa
học, có mối quan hệ phân công công việc, quyền hành và trách nhiệm rõ
ràng sẽ tạo một môi trường nội bộ có lợi cho làm việc của mỗi cá nhân nói
riêng và các bộ phận nói chung. Trải qua quá trình biến đổi phát triển đi
lên, bộ máy lãnh đạo và cơ cấu tổ chức của Công ty đã ngày càng hoàn
thiện hơn, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như
ngành bao bì nói riêng.
46

Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua
hình 3.1.
Giám đốc

Phó Giám đốc


(Phụ trách KD, tài chính)
Phòng kế Phòng kỹ thuật - Phòng
hoạch sản xuất chất lượng hành chính
- nhân sự

Trưởng phòng kế BP Quản lý BP mua vật tư BP thiết kế,


toán khách hàng làm mẫu
NV hành
chính, nhân
Tổ thổi
sự
NV kiểm soát
chất lượng đầu
NV thủ quỹ NV tiếp
Tổ in vào
nhận, xử lý
thông tin yêu Tổ bảo vệ
cầu từ khách Tổ Ghép
hàng NV kiểm soát
NV Kế toán chất lượng
ngân hàng Tổ Chia cuộn công đoạn Tổ cấp
dưỡng
NV Xuất
nhập khẩu
Tổ cắt dán
NV kiểm soát
BP Kế toán chất lượng sản Ban quản
nhà máy phẩm đầu ra lý ký túc
Tổ giấy, mực, xá
dung môi

BP quản lý
thiết bị
Tổ cơ giới,
bóc xếp

Kho vật tư,


nguyên liệu

Kho thành
phẩm

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự )
47

Qua sơ đồ 3.1 ta có thể thấy một cách tổng quát mô hình quản lý và
cách bố trí các bộ phận phòng ban trong công ty cũng như mối quan hệ giữa
các bộ phận đó. Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Giám đốc Công ty quản lý toàn Công ty với sự trợ giúp của Phó Giám đốc
phụ trách về kinh doanh, tài chính và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
trong Công ty được thể hiện như sau:
- Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến
công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của Công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý nội bộ Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ
thuộc diện quản lý của Công ty; quyết định lương, tuyển dụng, đào tạo và các
khoản phụ cấp đối với người lao động; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao theo đúng quy định của Công ty và Pháp luật, chịu trách nhiệm trước
Công ty và Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó.
- Phó Giám đốc: Là người giúp Giám đốc quản lý về mặt tài chính và
kinh doanh của Công ty; có quyền quản lý các nhân viên, những công việc
liên quan đến trách nhiệm của mình; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Công
ty, Pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
- Phòng Kế toán: Chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính,
quản lý các nghiệp vụ kế toán, đảm bảo cho hoạt động tài chính của toàn
Công ty đựơc lành mạnh thông suốt.
- Bộ phận quản lý khách hàng: Nghiên cứu thị trường cũng như nhu
cầu của khách hàng trong nước, lên kế hoạch sản xuất, thực hiện các giao dịch
nhằm đưa sản phẩm của Công ty ra thị trường.
- Phòng Xuất nhập khẩu (XNK): Trực thuộc bộ phận quản lý khách
hàng, giúp Giám đốc quản lý hoạt động kinh doanh ngoài nước; giải quyết các
thủ tục về nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất và thiết bị phục vụ cho kế hoạch
48

sản xuất kinh doanh chung của Công ty, giới thiệu các sản phẩm của Công ty
ra nước ngoài.
- Phòng Hành chính - Nhân sự: Thực hiện việc quản lý hành chính,
quản lý hồ sơ, văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng cũng như các hoạt
động về nhân sự.
- Phòng Kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dựa
trên nhu cầu đơn hàng từ bộ phận quản lý khách hàng và mẫu thiết kế sản
phẩm từ phòng kỹ thuật - chất lượng, từ kế hoạch vật tư cân đối khả năng
thực hiện và kế hoạch đề ra; quản lý, xây dựng định mức vật tư giúp phòng kế
toán tính ra hao phí định mức; chịu trách nhiệm về kỹ thuật của các sản phẩm
sản xuất trên dây chuyền; Cung cấp các loại giấy tờ cần thiết, đầy đủ, kịp thời
cho các phòng ban liên quan.
- Phòng Kỹ thuật - Chất lượng: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu sản phẩm để
gửi cho phòng kế hoạch sản xuất, đồng thời bộ phận KCS trực thuộc phòng sẽ
kiểm tra chất lượng sản phẩm từ lúc sản phẩm được đưa vào sản xuất đến khi
thành phẩm.
3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì của Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
3.2.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn gặp nhiều khó
khăn do biến động của kinh tế thế giới, chỉ số giá nguyên vật liệu có chiều
hướng biến động theo chiều hướng tăng dẫn đến chi phí đầu vào cao. Bên
cạnh đó nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao của Công ty còn hạn
chế. Tuy nhiên nhờ thực hiện tốt công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp,
năng động trong cơ chế quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty,
Công ty tiếp tục toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy khai thác
mọi nguồn lực, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín thương hiệu đối với thị
49

trường trong nước và quốc tế đã có bước tăng trưởng rõ rệt về mọi mặt, các
chỉ tiêu hàng năm đều vượt so với kế hoạch đã đề ra.
Trong 3 năm qua, Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thăng
Long đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong giai đoạn 2015- 2017
(ĐVT: Triệu đồng)
So sánh
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
+/- % +/- %
I. Doanh thu 250.541,46 214.060,75 211.210,03 -36.480,71 -14,56 -2.850,72 -1,33
DT bán hàng và
248.440,34 212.833,10 210.859,91 -35.607,24 -14,33 -1.973,19 -0,93
CCDV
DT tài chính 1.312 547,65 286,48 -764,35 -58,26 -261,17 -47,69
Thu nhập khác 789,12 680,00 63,64 -109,12 -13,83 -616,36 -90,64
II. Chi phí
249.540,16 213.167,97 210.314,97 -36.372,19 -14,58 -2.853 -1,34
SXKD
Giá vốn hàng 231.547,30
196.169,88 191.053,26 -35.377,42 -15,28 -5.116,62 -2,61
bán
CP tài chính 7.919,05 4.998,19 4.952,63 -2.920,86 -36,88 -45,56 -0,91
CP quản lý kinh
9.385,75 11.328,45 14.309,08 1.942,7 20,70 2.980,63 26,31
doanh
CP khác 688,06 671,45 - -16,61 -2,41 -671,45 -
III. Lợi nhuận
10.001,31 892,78 895,06 -9.108,53 -91,07 2,28 0,26
trước thuế
Thuế TN doanh
nghiệp phải 220,29 170,56 179,01 -49,73 -22,57 8,45 4,95
nộp
IV. Tổng lợi
nhuận sau 781,02 722,22 716,05 -58.8 -7,53 -6,17 -0,85
thuế
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty qua từng năm, cụ thể:
- Nhìn chung doanh thu của Công ty có xu hướng giảm qua các năm, cụ
thể: Doanh thu năm 2015 của công ty đạt 250.541,46 triệu đồng, năm 2016
giảm 36.480,71 triệu đồng tương ứng giảm 14,56%, năm 2017 doanh thu đạt
50

211.210,03 triệu đồng, giảm 2.850,72 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu của công ty trong 2 năm gần
đây là do công ty gặp nhiều khó khăn trong việc nhập nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất kết hợp giá bán sản phẩm của công ty còn khá cao so với các đối
thủ là các doanh nghiệp nước ngoài như Tetra Pak (Thụy Điển), Combibloc
(Đức), SCG (Thái Lan). Đây thật sự là một kết quả đáng lo ngại đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế, Công ty cần chú trọng hơn nữa
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút được nhiều khách hàng
góp phần cải thiện doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới.
- Với việc doanh thu giảm nhưng chi phí sản xuất kinh doanh cũng có
chiều hướng giảm, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của
Công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty biến động qua ba năm, năm
2015 là 249.540,20 triệu đồng, năm 2016 là 213.167,97 triệu đồng giảm
36.372,19 triệu đồng tương ứng với 14,58% so với năm 2015, năm 2017 chi
phí đạt 210.314,97 triệu đồng tương ứng giảm 1,34% so với năm 2016. Điều
này cho thấy khi doanh thu bị giảm sút, Công ty đã tiến hành các biện pháp
quản lý nhằm thắt chặt chi phí sản xuất, dẫn đến chi phí sản xuất giảm.
- Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của công ty là 781,02 triệu đồng, năm
2016 giảm 58,8 triệu đồng tương ứng giảm 7,53% so với năm 2015 và năm
2017 đạt 716,05 triệu đồng tương ứng giảm 6,17 triệu đồng so với năm 2016.
Do lợi nhuận là một bộ phận trong doanh thu, vì thế doanh thu giảm đồng
nghĩa với lợi nhuận giảm theo. Chính vì vậy, ban quản trị Công ty cần có
những chính sách huy động thêm vốn đầu tư cũng như có biện pháp sử dụng
vốn một cách có hiệu quả hơn.
Tuy có những biến động qua các năm 2015 - 2017 nhưng những con số
cụ thể này vẫn thể hiện rằng công ty làm ăn có lợi nhuận, tăng thu nhập bình
quân cho người lao động, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Với
uy tín và chất lượng sản phẩm bao bì của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất
51

nhập khẩu bao bì Thăng Long qua nhiều năm gây dựng, đồng thời nhu cầu
sản phẩm bao bì của xã hội cũng ngày một gia tăng nên Công ty cũng sẽ có
nhiều cơ hội trong việc gia tăng lợi nhuận.
3.2.1.2. Thị phần của sản phẩm trên thị trường
Theo thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor
International, Việt Nam xếp hạng 32 thế giới về nhu cầu bao bì thực phẩm
trong năm 2015 với 3,915 triệu tấn, nhu cầu này vào năm 2020 là 5,396 triệu
tấn, tăng 38%, trong khi nhu cầu của toàn thế giới trong giai đoạn 2015 -
2020 chỉ tăng 13%. Theo đó, có khoảng 2000 doanh nghiệp hoạt động trong
ngành in - bao bì trên cả nước, trong đó có hơn 900 nhà máy đóng gói bao bì,
khoảng 70% trong số đó tập trung ở các tỉnh phía Nam. Thị phần bao bì hiện
nay vẫn tập trung vào các công ty nước ngoài như Tetra Pak (Thụy Điển),
Combibloc (Đức), SCG (Thái Lan)... Trên thực tế có đến 80 - 90% thị trường
giấy bao bì trong nước do các công ty sản xuất bao bì nhập khẩu từ Thái Lan
và Đài Loan. Công ty thuộc nhóm các doanh nghiệp sản xuất nhỏ (doanh thu
thuần khoảng 1 triệu USD), sản phẩm của Công ty chiếm thị phần nhỏ khoảng
0,02% trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất bao bì của Việt Nam hiện nay.
Hiện nay xu hướng hợp nhất, tái cấu trúc, cải tiến là xu hướng tất yếu
để giúp các doanh nghiệp bao bì cải thiện hiệu quả,trong thời gian qua một số
công ty bao bì FDI đã tiến hành mua lại và sáp nhập các công ty bao bì trong
nước tiêu biểu như sau: Công ty Oji Holdings Corporation Nhật mua Bao bì
United vào năm 2013, năm 2014 MeiwaPax Group của Nhật đã thâu tóm Bao
bì Sài Gòn với hợp đồng 16,5 triệu USD cho 93%, năm 2015 Siam Cement
Group của Thái Lan thâu tóm 80% của Công ty Bao bì Tín Thành, năm 2016
tập đoàn Hàn Quốc Dongwon Systems đã thâu tóm 2 công ty là Bao bì nhựa
Tân Tiến và Bao bì nhựa Minh Việt với giá trị hợp đồng lần lượt là 97,08
triệu USD cho Tân Tiến, 21 triệu USD cho 100% Minh Việt...
52

Như vậy, các doanh nghiệp bao bì của Việt Nam đang phải cạnh tranh
khá mạnh, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp bên ngoài, ngay ở thị
trường trong nước, ngành công nghiệp này cũng cạnh tranh rất khốc liệt với
các doanh nghiệp FDI trong ngành.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì
Thăng Long trải rộng cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trong
đó tập trung chủ yếu ở thị trường miền Bắc.

4% 6% 10%

Nước Ngoài
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam

80%

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của CTCP SX &XNK
bao bì Thăng Long năm 2017
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty)
Biểu đồ trên phản ánh rõ nét tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty trong thời gian qua, trong đó tập trung vào thị trường miền Bắc.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long đã
xác định thị trường trong nước là thị trường mục tiêu chính, trong đó quan
trọng nhất là thị trường miền Bắc chiếm 80% thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty. Hiện nay, công ty đã có Chi nhánh tại Bắc Ninh với mức doanh thu
năm 2017 đạt trên 32 tỷ đồng. Bên cạnh đó chú trọng phát triển tiêu thụ sản
phẩm tại thị trường các tỉnh vùng núi phía Bắc giữ vững và củng cố thị trường
tiêu thụ ở khu vực này, cụ thể: Công ty có thị trường tiêu thụ tại các công ty
lớn và có uy tín như công ty TNHH Canon Việt nam, công ty TNHH
53

Samsung Electronic Thái Nguyên, Công ty TNHH Fuhong Precision


Component Bắc Giang... Ngoài ra, Công ty đang chú trọng đến khu vực có
tính cạnh tranh cao như khả năng tiêu thụ tốt đó là khu vực Đông Bắc Bộ,
đồng bằng Bắc Bộ. Vì thế, Công ty đã và đang thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm với các công ty như Công ty TNHH Youngbo Vina (Bắc Ninh), CTCP
Hamin Việt Nam, Công ty TNHH Anam Electronics Việt Nam (Hà Nam),
Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam)...
Đối với thị trường miền Trung và miền Nam: Thị trường tiêu thụ sản
phẩm của Công ty lần lượt chiếm tỷ lệ tương ứng là 4% và 6%. Tỷ lệ này không
cao là do gặp phải những khó khăn về địa hình, phương thức vận chuyển làm
ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, thị trường miền Nam
được các chuyên gia kinh tế đánh giá là nơi có sức cạnh tranh khốc liệt về sản
phẩm bao bì do có nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong ngành bao bì đến từ nhiều
quốc gia có nền công nghiệp bao bì phát triển như Nhật Bản (Ojitex, Tohoku..),
Malaysia (Box-Pack), Đài Loan (Cheeng Long, Việt Long..), Thái lan (Acamax,
Tân Á...)....Chính vì vậy, Công ty đang tăng cường công tác thị trường, tìm kiếm
khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì của Công ty ở nước ngoài chiếm
10%, chủ yếu tập trung ở các nước Đông Nam Á như Philippines (công ty
Canon Business Machines), Thái Lan (công ty Canon Engineering Hongkong
Co., Ltd, công ty Canon Hi-tech, công ty Cresyn Electronics
Telecommunication Co., Ltd.....
Nhằm tăng cường năng lực sản xuất để đảm bảo các sản phẩm của
Công ty có khả năng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường, Công ty đã đầu
tư mua mới máy móc thiết bị hiện đại như máy eva Model QXEA 40C, máy
cán nhựa Model XK-120 (eva) (3c), máy tái chế nhựa Model HNT-85V….
Thị phần của sản phẩm trên thị trường là một chỉ tiêu phản ánh năng
lực cạnh tranh của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc mở
54

rộng thị phần không những thể hiện khả năng của Công ty vê nguồn lực và
năng lực thực hiện các sản phẩm mà nó còn thể hiện khả năng vượt lên các
đối thủ khác trên thị trường hoạt động.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là
một Công ty có uy tín lâu năm về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của Công
ty đã được người tiêu dùng công nhận, cũng như rất tích cực trong việc đầu tư
nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng hệ thống phân phối. Tuy nhiên,
cũng phải thấy rằng với thị phần không lớn (0,02%) nhưng lại có rất nhiều đối
thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Công ty phải chịu
áp lực kép: vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài vừa bị lệ thuộc
vào nguồn nguyên liệu và yếu thế trong cuộc chạy đua kỹ thuật, máy móc
công nghệ cao... Đây sẽ là những thách thức rất lớn, đòi hỏi Công ty phải nỗ
lực trong việc giữ vững và phát triển thị phần.
3.2.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty
* Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề được xem xét và đặt lên hàng đầu
nhằm đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không, đánh giá chất
lượng nguồn vốn được sử dụng cũng như nguồn vốn có được sử dụng triệt để
và có phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh không? Bảng 3.2 cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2015 - 2017:
Bảng 3.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016


TT Chỉ tiêu
2015 2016 2017 +/- +/-
1 Doanh thu thuần (Tr.đ) 248.440 212.833 210.860 -35.607 -1.973
2 Tổng nguồn vốn (Tr.đ) 136.435 184.169 148.626 47.734 -35.543
3 Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 781 722 716 -59 -6
Hiệu suất sử dụng vốn
4 1,82 1,16 1,42 -0,66 0,26
(1/2) (Lần)
Tỷ suất lợi nhuận trên
5 0,31 0,34 0,34 0,03 0
doanh thu (%) (3/1)
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng Kế toán - Tài chính)
55

Kết quả của việc sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản
xuất kinh doanh của Công ty. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất kinh doanh của Công ty cần phải phân tích các chỉ tiêu một cách đầy đủ
và cụ thể qua bảng 3.2.
Hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn cho biết đem một đồng
vốn đi đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt càng thể hiện được sự phát triển của doanh nghiệp. Qua bảng 3.2 cho
thấy hiệu suất sử dụng vốn tại Công ty có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm
2015 hiệu suất sử dụng vốn là 1,82, năm 2016 hiệu suất sử dụng vốn giảm
0,66 so với năm 2015, nguyên nhân là do năm 2016 doanh thu của Công ty có
xu hướng giảm trong khi tổng nguồn vốn đầu tư có xu hướng tăng. Tuy nhiên,
năm 2017 hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,26 so với năm 2016. Đây là dấu hiệu
chuyển biến tích cực đối với Công ty, do đó Công ty cần chú trọng hơn nữa
đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty chiếm tỷ lệ chưa cao, cụ
thể năm 2015 là 0,31%, tỷ lệ này tăng lên 0,03% vào năm 2016 và giữ ổn
định mức 0,34% năm 2017. Điều đó cho thấy Công ty cần tìm ra giải pháp
đầu tư hiệu quả hơn trong thời gian tới để gia tăng lợi nhuận.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong sản xuất kinh doanh cùng với vốn lưu động thì vốn cố định sẽ
tạo nên bộ mặt của công ty, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tài
sản của công ty. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một
việc làm quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành hàng
năm để từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Hiệu quả sử
dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng 3.3.
56

Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định


So sánh
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016
2015 2016 2017
+/- +/-
Doanh thu thuần
1 248.440 212.833 210.860 -35.607 -1.973
(Tr.đ)
Lợi nhuận sau thuế
2 781 722 716 -59 -6
(Tr.đ)
Giá trị còn lại của
3 20.569 28.775 33.256 8.186 4.481
TSCĐ (Tr.đ)
Sức sản xuất TSCĐ
4 12,1 7,4 6,3 -4,7 -1,1
(1/3) (Lần)
Tỷ lệ doanh lợi trên
5 3,8 2,5 2,2 -1,3 -0,3
VCĐ(2/3) (%)
6 Suất hao phí (3/1) (%) 8,3 13,5 15,8 5,2 2,3
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng Kế toán - Tài chính)
Sức sản xuất của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá (hoặc giá trị còn
lại) của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất). Sức sản xuất TSCĐ qua các năm
2015, 2016, 2017 lần lượt là 12,1; 7,4; 6,3 lần có nghĩa là vào năm 2015, cứ
một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 12,1 đồng doanh
thu. Vào năm 2016, cứ một đồng vốn cố định mà Công ty sử dụng tạo ra cho
công ty 7,4 đồng doanh thu, tương tự như vậy, năm 2017 cứ một đồng vốn cố
định tạo ra cho công ty 6,3 đồng doanh thu. Qua bảng phân tích 3.3 cho thấy
sức sản xuất TSCĐ của Công ty có sự biến động giảm trong giai đoạn 2015 -
2017. Năm 2016 sức sản xuất tài sản cố định đạt 7,4 giảm 4,7 lần so với năm
2015, năm 2017 giảm 1,1 lần so với năm 2016. Nguyên nhân của hiện tượng
trên là do doanh thu giảm và giá trị còn lại của TSCĐ tăng nên sức sản xuất
của TSCĐ giảm. Điều đó cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty
được đang có tín hiệu xấu. Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hiệu quả
sử dụng vốn cố định.
57

Tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định cho biết khả năng sinh lời của vốn cố
định. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu
quả sử dụng vốn càng tốt. Năm 2015 tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định là 3,8%
tức là trung bình một đồng giá trị còn lại của tài sản cố định tạo ra 0,038 đồng
lợi nhuận. Năm 2016 tỷ lệ này giảm 1,3 % và đạt 2,5%. Đến năm 2017 tỷ lệ
này tiếp tục giảm xuống còn 2,2% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của
Công ty có xu hướng giảm.
Suất hao phí tài sản cố định cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần
phải bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này có chiều
hướng tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017 so với năm 2015. Suất hao
phí năm 2015 là 8,3, năm 2016 tăng 5,2% so với năm 2015, năm 2017 suất
hao phí là 15,8% tăng 2,3 so với năm 2016.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty có thể nói là
chấp nhận được mặc dù vẫn ở mức thấp.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong một
đơn vị kinh doanh. Vốn lưu động là loại quỹ đặc biệt của công ty nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ, được chi ra để mua nguyên vật
liệu, tạm ứng… Vốn lưu động phải có trước khi hoạt động kinh doanh của
công ty diễn ra và sau một chu kỳ kinh doanh. Nếu công ty làm mất vốn lưu
động cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị đe dọa các khoản nợ mà công
ty đang gặp phải hay công ty sẽ tiến hành thanh toán chậm các nguồn hàng,
trả lương cho cán bộ công nhân viên. Như vậy, vốn lưu động chiếm một vị
trí cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đơn vị kinh
doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta sẽ tiến
hành xem xét bảng dưới đây:
58

Bảng 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động


So sánh
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016
2015 2016 2017
+/- +/-
Doanh thu thuần
1 248.440 212.833 210.860 -35.607 -1.973
(Tr.đ)
Lợi nhuận sau thuế
2 781 722 716 -59 -6
(Tr.đ)
Tổng vốn lưu động
3 115.994 155.383 115.371 39.389 -40.012
(Tr.đ)
Tỷ lệ sinh lời VLĐ
4 0,0067 0,0047 0,0062 -0,0020 0,0015
(2/3) (Lần)
Hệ số đảm nhiệm
5 0,47 0,73 0,55 0,26 -0,18
VLĐ (3/1) (Lần)
Vòng luân chuyển
6 2,14 1,37 1,83 -0,77 0,46
VLĐ (1/3) (Vòng)
Độ dài 1 vòng luân
7 chuyển VLĐ (360/6) 168,08 262,83 196,97 94,75 -65,84
(Ngày)
Suất hao phí của
8 148,52 215,21 161,13 66,69 -54,08
VLĐ (3/2) (Lần)
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng Kế toán - Tài chính)
Qua bảng 3.4 ta thấy tỷ lệ sinh lời vốn lưu động của Công ty có xu
hướng tăng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2015 là 0,0067, năm 2016 tỷ lệ
này giảm 0,002 tương ứng giảm 30,99, tuy nhiên đến năm 2017 đạt 0,0062
tương ứng tăng 33,65% so với năm 2016. Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động có xu
hướng tăng trong giai đoạn cuối này cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động
của Công ty có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên để đảm bảo Công ty hoạt động
có hiệu quả thì Công ty cần có các biện pháp tích cực để cải thiện hơn nữa
tình hình này trong những năm tới.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có chiều hướng tăng mạnh trong năm
2016 và có xu hướng giảm trong năm 2017, cụ thể: Năm 2015 hệ số này là
0,47, năm 2016 tăng 0,26 tương ứng tăng 56,37% so với năm 2015. Tuy
nhiên đến năm 2017 chỉ tiêu này giảm 0,18 tương ứng giảm 25,06% so với
năm 2016. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy đây là dấu hiệu khả quan cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có những chuyển biến theo
hướng tiêu cực.
59

- Vòng luân chuyển vốn lưu động có xu hướng tăng giảm qua các năm.
Năm 2015, vòng luân chuyển vốn lưu động là 2,14, sang năm 2016 vòng luân
chuyển vốn lưu động là 1,37 giảm 0,77 tương ứng giảm 36,05% so với năm
2015. Năm 2017 vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty tăng 0,46 tương
ứng tăng 33,43% so với năm trước, độ dài một vòng luân chuyển vốn lưu
động tương ứng tăng lên thành 1,83.
- Suất hao phí của vốn lưu động có xu hướng tăng giảm qua các năm
cụ thể là: năm 2015, suất hao phí của vốn lưu động là 148,52 nghĩa là cần có
148,52 triệu đồng vốn lưu động để đạt được 1 triệu đồng lợi nhuận. Nhưng
sang đến năm 2016 suất hao phí của vốn lưu động tăng. Năm 2016 cần
215,21 triệu đồng vốn lưu động tạo ra 1 triệu đồng vốn lưu động, năm 2017
cần 161,13 triệu đồng vốn lưu động tạo ra 1 triệu đồng lợi nhuận. Điều đó
cho thấy chỉ tiêu suất hao phí của vốn lưu động của Công ty có xu hướng
giảm trong năm 2017 điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn lưu động
tương đối hiệu quả.
Tóm lại, nhìn chung Công ty khai thác vốn lưu động tương đối hiệu
quả. Điều này chứng tỏ công tác quản lý vốn lưu động tương đối tốt, ban quản
trị của Công ty cần đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng ổn
định và bền vững.
* Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả kinh doanh của công ty còn được thể hiện qua chỉ tiêu sức
sinh lợi của tài sản (ROA). Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tài sản mà
doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị
lợi nhuận.
60

Bảng 3.5: Phân tích sức sinh lợi của tài sản (ROA)
So sánh
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016
2015 2016 2017
+/- +/-
Lợi nhuận sau
1 thuế 781 722 716 -59 -6
(Tr.đ)
Tổng tài sản
2 136.435 184.169 148.626 47.734 -35.543
(Tr.đ)
Sức sinh lợi
3 của tài sản 0,57 0,39 0,48 -0,18 0,09
(%) (1/2)
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng Kế toán - Tài chính)
Qua bảng phân tích 3.5 cho thấy chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản giảm
vào năm 2016 nhưng lại tăng trở lại vào năm 2017. Cụ thể như sau:
Năm 2015 cứ 100 triệu đồng tài sản sử dụng vào kinh doanh của Công
ty tạo ra được 57 tỷ đồng lợi nhuận sau thế. Năm 2016 chỉ tiêu ROA của
Công ty giảm 0,18% so với năm 2015 và chỉ đạt 0,39% lợi nhuận sau thuế.
Nhưng đến năm 2017, chỉ tiêu này lại tăng lên đạt 0,48%. ROA năm 2017
tăng trở lại cho thấy Công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản vào hoạt động kinh
doanh. Nguyên nhân của việc chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản tăng trở lại
trong năm 2017 là do tổng tài sản của Công ty giảm mạnh trong khi đó mức
độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn mức độ giảm của tổng tài sản. Ngoài
ra, do năm 2016 Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị, đào tạo
nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ quản lý, kỹ sư và
công nhân. Những chính sách này đã giúp Công ty từng bước nâng cao chất
lượng công trình, dịch vụ, thu hút khách hàng, đi đôi với tiết kiệm chi phí tạo
cho lợi nhuận sau thuế vì vậy ROA của Công ty có sự chuyển biến theo chiều
hướng tích cực hơn vào năm 2017.
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh
cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
61

Bảng 3.6: Phân tích tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
So sánh
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016
2015 2016 2017
+/- +/-
Lợi nhuận sau thuế
1 781 722 716 -59 -6
(Tr.đ)
Vốn chủ sở hữu
2 50.577 51.227 51.771 650 544
(Tr.đ)
Tỷ suất lợi nhuận
3 trên vốn chủ sở 1,54 1,41 1,38 -0,13 -0,03
hữu (%) (1/2)
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của phòng Kế toán - Tài chính)
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thăng Long có tỷ số
ROE như sau: năm 2015 có ROE là 1,54%, năm 2016 là 1,41% và năm 2017
là 1,38%.
Đối với nhà đầu tư thì ROE trên 20% thì có thể chấp nhận và đầu tư.
Đối với Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
trong giai đoạn 2015 - 2017 thì tỷ lệ này đều thấp hơn 20%, thực trạng này là
không mấy khả quan cho các cổ đông. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng khắc
phục, tỷ lệ này có xu hướng giảm. Đây là tín hiệu xấu cảnh báo cho Công ty.
3.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
3.2.2.1. Về chất lượng sản phẩm
Bao bì đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, không những nó
giúp các sản phẩm giữ nguyên tính chất của mình mà còn giúp doanh nghiệp
đạt được các doanh số như mong muốn. Một trong những yếu tố quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của bao bì chính là chất lượng bao bì. Hiểu rõ
những nguyên tắc đó Ban lãnh đạo công ty luôn coi trọng vấn đề chất lượng
62

sản phẩm bao bì lên hàng đầu. Bởi lẽ, nếu chất lượng bao bì không tốt sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, thời hạn sử dụng sản phẩm, ảnh hưởng trực
tiếp đến người tiêu dùng.
Công ty tiến hành đầu tư công nghệ cao và máy móc hiện đại hướng tới
sản xuất các sản phẩm tự phân hủy (biodegradable products), nâng cao sản
phẩm chất lượng tốt hơn nữa. Công ty luôn chú trọng và quan tâm tới quy
trình sản xuất sản phẩm từ khâu thiết kế, sản xuất mẫu, sản xuất hàng loạt,
kiểm tra chất lượng cho đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Đặc biệt
Công ty không gia công bên ngoài và tất cả các công đoạn đều làm tại Công
ty. Công ty tiến hành đầu tư máy móc hiện đại với công suất lớn phù hợp với
tình hình sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng 3.7: Bảng máy móc thiết bị của CTCP SX & XNK
bao bì Thăng Long năm 2017
Số lượng Kích thước Kích thước
Công Đơn Công suất/
máy lớn nhất nhỏ nhất
đoạn vị tháng
(Total:111) (mm) (mm)
Thổi 24 2.000 20 Ton 350
02 color 1.100 20 m 3.912.300
In 08 color 1.000 700 m 4.118.400
08 color 1.050 700 m 4.118.400
Ghép 2 1.200 200 m 8.236.800
Cắt dán 78 2.000 20 pcs 106.800.000
Thổi Xốp 2 1.400 20 Ton 260
Màng co 2 1.000 20 Ton 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2017)
Công ty đang ngày càng khẳng định được chất lượng sản phẩm bao bì
của mình với số lượng khách hàng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy
mô. Khác với các sản phẩm bao bì của các công ty khác. Sản phẩm bao bì của
63

Công ty luôn được kiểm tra chất lượng một cách sát sao với hệ thống máy
móc tiên tiến hiện đại như máy test RoHS, máy đọc Barcode, thiết bị đo độ
dày, máy đo Pantone màu, máy đo lực căng của sản phẩm, máy đo điện trở...
Ngoài ra để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty rất chú trọng đến
nguồn nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu
chính để sản xuất ra sản phẩm bao bì của Công ty chủ yếu là các loại băng
keo, băng dính, đề can, giấy, hạt nhựa, các loại màng, mực in, tấm Eva, ống
giấy…. Đây là yếu tố trực tiếp cấu thành sản phẩm vì vậy chất lượng nguyên
vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Nguyên vật
liệu để đưa vào sử dụng phải trải qua quá trình kiểm tra, rà soát kỹ càng và
ngày càng đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
của Công ty cụ thể: Năm 2015 Công ty sử dụng 214 chủng loại nguyên vật
liệu, năm 2016 là 383 loại và năm 2017 sử dụng 380 loại.
Bảng 3.8: Bảng nguyên vật liệu chính sử dụng của CTCP
SX & XNK bao bì Thăng Long năm 2017
Nguyên vật liệu Chủng loại Đơn vị đo Số lượng
Băng keo 23 Cuộn 18.117,3
Băng dính 25 Cuộn 33.669,5
Đề can 20 Cuộn 1.524
Giấy 14 Kg 9.759.751.164
Hạt nhựa 39 Kg 3.101.136,55
Màng 19 Kg 383.114,3
Mực 79 Kg 21.607,2
Tấm Eva 94 Tấm 32.716
Ống giấy 6 Chiếc 92.067
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2017)
Công ty sử dụng nguyên vật liệu đầu vào đa dạng về chủng loại mẫu
mã phù hợp cho việc sản xuất những sản phẩm khác nhau theo nhu cầu khách
hàng. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được đối tác đánh
giá cao.
64

Theo kết quả điều tra 52 khách hàng là đối tác của Công ty cho thấy,
chất lượng sản phẩm của Công ty được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao,
kết quả được biểu thị dưới biểu đồ 3.2 như sau:

15.38%

Chất lượng 3/5

Chất lượng 4/5

84.62%

Biểu đồ 3.2: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của
CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long năm 2017
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ phiếu điều tra khách hàng của Công ty)
Qua biểu đồ trên cho thấy: Trong tổng số 52 khách hàng của Công ty
được điều tra thì có 44/52 tương ứng với 84,46% khách hàng đánh giá chất
lượng sản phẩm bao bì của Công ty đạt mức 3/5 điểm (tương ứng với mức
khá). Điều đó cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của Công ty nhằm cung cấp sản
phẩm với chất lượng tốt cho khách hàng, đã được khách hàng ủng hộ và đánh
giá ở mức độ khá. Tuy nhiên tỷ lệ khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm
của Công ty đạt mức 4/5 (mức tốt) chưa cao chỉ chiếm 8/52 tương ứng
15,54% khách hàng, không có khách hàng nào đánh giá Công ty đạt mức 5/5,
do đó Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm bao bì, tích cực đầu tư áp dụng dây truyền công nghệ hiện đại nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và người tiêu dùng, nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ trong ngành.
3.2.2.2. Về giá thành và giá bán sản phẩm
Do đặc điểm công nghệ sản xuất và đặc tính sử dụng của sản phẩm
khác nhau nên giá bán của mỗi loại sản phẩm bao bì khác nhau. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất bao bì nói chung phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn đặc biệt
là giá thành sản phẩm.
65

Công ty luôn chú trọng đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng
năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Công ty áp dụng chính sách giá
linh hoạt.
- Nguyên tắc xác định giá bán trên cơ sở giá trị thị trường, giá của sản
phẩm bao bì tại Công ty để ở top giá cao so với thị trường tương ứng với uy
tín thương hiệu và chất lượng đã được khẳng định;
- Xây dựng giá bán riêng theo từng vùng trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh;
- Áp dụng giá kỳ hạn cho các hợp đồng xuất khẩu, các hợp đồng đặt
hàng lớn trên cơ sở định giá cao cho sản lượng tăng thêm ngoài dự kiến;
- Công ty thực hiện điều chỉnh giá bán đơn lẻ cho những thị trường
nhạy cảm về giá, thị trường có mức độ cạnh tranh cao trong những thời điểm
thị trường có biến động để nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị phần hoặc phát triển
mạng lưới tiêu thụ;
- Giá bán thanh toán ngay được giảm trừ từ 1,2 đến 1,5 lần so với lãi
suất ngân hàng. Giá bán cho đối tượng có bảo lãnh, ký quỹ được giảm trừ
bằng 50 đến 70% so với lãi suất ngân hàng. Giá bán sản phẩm của Công ty
được thể hiện như sau:
Bảng 3.9: Giá bán một số sản phẩm của CTCP SX & XNK bao bì
Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT: Đồng
Thành phẩm Đơn vị đo 2015 2016 2017
Băng cuốn nilon FZ5-0065000 M 471,2257 469,4851 448,2985
Khay nhựa GH69-19172A Chiếc 51,16005 51,25068 51,44822
Khay nhựa GH69-23462A Chiếc 151,6166 150,2135 148,1155
Khay xốp GH69-26388B Chiếc 5.222,207 5.218,486 5.215,133
Miếng bảo vệ bằng nilon
Chiếc 1.066,614 1.107,85 1.127,79
FJPEA0001ZA/VI
Miếng đậy sản phẩm UVL-0056
Chiếc 1.172,348 1.182,664 1.199,678
WCS103060ZZ
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)
66

Nhìn chung để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đòi hỏi các
doanh nghiệp cần chủ động thu hút khách hàng. Qua bảng số liệu 3.9 cho thấy
giá bán sản phẩm của công ty đã có sự biến động tăng giảm qua từng năm.
Tuy nhiên, kết quả này đã thể hiện công ty luôn cố gắng để đưa ra một mức
giá hợp lý nhất trong điều kiện việc nhập khẩu nguyên liệu vẫn còn khó khăn
hay đứng trước những đối thủ cạnh tranh lớn từ nước ngoài.
Kết quả khảo sát điều tra về sự phù hợp của giá bán sản phẩm bao bì
của Công ty được khách hàng phản ánh qua biểu đồ 3.3 như sau:

5.77%
32.69%
17.31% Giá cả 2/5

Giá cả 3/5

Giá cả 4/5

Giá cả 5/5
44.23%

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của khách hàng về giá thành sản phẩm của CTCP
SX & XNK bao bì Thăng Long năm 2017
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ phiếu điều tra khách hàng của Công ty)
Qua biểu đồ 3.3 cho thấy: có 23/52 tương ứng với 44,23% khách hàng
đánh giá giá cả sản phẩm bao bì của Công ty đạt mức 3/5 (tương ứng với mức
bình thường), có 17/52 tương ứng với 32,69% khách hàng đánh giá sản phẩm
Công ty đạt mức 2/5 (tương ứng với mức không hợp lý). Như vậy có trên
30% khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty đánh giá là giá cả vẫn chưa
thực sự phù hợp. Đây chính là điểm chưa tốt mà Công ty cần khắc phục để
thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Mặc dù vậy, Công ty
luôn cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí
nhằm hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó đã được 9/52 tương ứng với 17,31%
67

khách hàng đánh giá giá cả phù hợp đạt mức 4/5 và có 3/52 tương ứng với
5,77% khách hàng đánh giá sản phẩm của Công ty có giá cả hoàn toàn phù
hợp. Đây cũng là cơ hội và thách thức đối với Công ty trong cuộc cạnh tranh
về giá với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, đội ngũ ban lãnh đạo Công ty cần tìm ra
chiến lược và chính sách để đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và khẳng
định vị thế của mình trên thị trường.
3.2.2.3. Về thương hiệu sản phẩm
Sản phẩm bao bì của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu
bao bì Thăng Long đã trở nên nổi tiếng cả nước, được sử dụng ở hầu hết
các doanh nghiệp chế xuất miền Bắc, là đối tác của các thương hiệu
SamSung, Canon, Panasonic, LG, Foxconn, Brother, Cedo, Hanes....; thâm
nhập thị trường quốc tế như Indonesia, HongKong, Philippines, Thailand.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long cùng với
sản phẩm bao bì mang thương hiệu Thăng Long đã giành được nhiều giải
thưởng và chứng chỉ kiểm định chất lượng ISO 9001: 2008, ISO
22000:2005, ISO 14001:2004, trở thành nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam,
và đạt nhiều giải thưởng có giá trị khác.
Trải qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển, Công ty đang ngày càng
khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường bằng cách Công ty
không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Hiện nay, Công ty đang
là đối tác chính của 52 Công ty trong cả nước, điều đó càng khẳng định
thương hiệu sản phẩm của Công ty đã ngày càng gia tăng.
Dựa vào kết quả điều tra thực tế từ khách hàng, tác giả tính toán được
điểm số để đánh giá thương hiệu của Công ty cụ thể như sau:
68

Bảng 3.10: Bảng điểm theo chỉ tiêu thương hiệu của CTCP SX & XNK
bao bì Thăng Long và một số đối thủ cạnh tranh trong ngành bao bì
Mức độ đánh giá Điểm Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Thương hiệu uy tín trên thị trường 4-5 17/52 32,69
Đang trong quá trình
2-3 35/52 67,31
xây dựng thương hiệu
Chưa có thương hiệu 1 0/52 0
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ phiếu điều tra khách hàng của Công ty)
Kết quả điều tra cho thấy: Có 17/52 tương ứng với 32,69% khách hàng
được đánh giá nhận xét thương hiệu sản phẩm của Công ty có uy tín trên thị
trường đạt mức 4 điểm trở lên, 35/52 tương ứng với 67,31% khách hàng đánh
giá Công ty đạt mức 2 điểm và 3 điểm, không có khách hàng nào đánh giá
Công ty không có thương hiệu. Điều đó chứng tỏ Công ty đang trong quá
trình tạo dựng thương hiệu và bước đầu tạo được niềm tin đối với khách hàng.
3.2.2.4. Về các dịch vụ kèm theo
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long luôn
chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ kèm theo để nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu của khách hàng. Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như
hiện nay, Công ty đã tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua hình thức
phỏng vấn trực tiếp, điều tra qua bảng hỏi để từ đó đưa ra cách chính sách phù
hợp để phát triển Công ty.
Đặc biệt Công ty đưa ra nhiều chính sách ưu đãi khách hàng và được
khách hàng đánh giá cao. Kết quả điều tra thực tế từ khách hàng cho thấy có
43/52 tương ứng với 82,69% khách hàng được điều tra đều nhận xét và chấm
mức 4/5 (tương ứng với mức đồng ý) và 5/5 (tương ứng với mức rất đồng ý)
cho tiêu chí Công ty có nhiều chính sách ưu đãi khi mua hàng, có 9/52 tương
ứng với 17,31% khách hàng nhận xét tiêu chí này đạt mức 3/5 tức mức bình
thường. Kết quả khảo sát điều tra về các chính sách ưu đãi của Công ty được
khách hàng phản ánh qua biểu đồ 3.4 như sau:
69

17.31%

Mức độ 3/5
Mức độ 4/5 và 5/5

82.69%

Biểu đồ 3.4: Đánh giá của khách hàng về chính sách ưu đãi của CTCP SX
& XNK bao bì Thăng Long năm 2017
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ phiếu điều tra khách hàng của Công ty)
Một trong những ưu điểm lớn trong chính sách ưu đãi của Công ty đó
là luôn giao hàng đúng hạn, đây là yếu tố được khách hàng đánh giá cao và có
15/52 khách hàng tương ứng với 28,84% khách hàng đánh giá điểm đạt mức
tối đa 5 điểm (tương ứng với mức rất đồng ý), điều đó góp phần tạo được
niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo vệ tối
đa quyền lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty, Công ty đã
triển khai chính sách hỗ trợ xem và kiểm tra hàng hóa khi giao hàng. Khi
nhận hàng từ nhân viên giao nhận, khách hàng có thể mở niêm phong thùng
hàng của Công ty để kiểm tra hàng hóa (Số lượng, màu sắc, tình trạng, chủng
loại, kích cỡ…). Công ty sử dụng chính sách hỗ trợ giao hàng JIT 24/24, hỗ
trợ thời gian thanh toán cho khách hàng trong thời gian 60 - 90 ngày. Ngoài
ra Công ty sử dụng chính sách hỗ trợ kỹ thuật miễn phí qua tổng đài hệ thống
chăm sóc khách hàng, có chính sách đổi trả hàng hóa linh hoạt.
Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ của Công ty, Công ty luôn có kế hoạch sản xuất chi tiết và cụ thể, sau đó
Công ty luôn thông báo một cách kịp thời cho khách hàng để khách hàng chủ
động trong việc bố trí sắp xếp công việc hợp lý. 100% khách hàng phản hồi là
70

Công ty luôn tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn sản phẩm hàng hóa
thích hợp và tiến hành trao đổi chuyên môn với khách hàng trong quá trình
sản xuất.
Công ty có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt được đánh giá là có tinh
thần trách nhiệm trong công việc và thái độ phục vụ tốt khi chăm sóc khách
hàng. Chính vì Công ty rất quan tâm đến dịch vụ trước, trong và sau bán
hàng nên 41/52 khách hàng tương ứng với 78,85% khách hàng hài lòng với
dịch vụ kèm theo của Công ty và có ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm của
Công ty và có xu hướng sẽ giới thiệu thêm các đối tác khác sử dụng sản
phẩm của Công ty. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Công ty trong thời
buổi kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, sản phẩm của Công ty đang
phải đối mặt với các sản phẩm tiên tiến hiện đại trong và ngoài nước, nếu
Công ty biết phát huy thế mạnh này và tạo niềm tin với khách hàng thì mới
có thể tồn tại và phát triển.
Công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề quáng bá thương hiệu. Công ty
đã tiến hành các hoạt động quảng cáo đa phương tiện, hay tham gia vào các
triển lãm, hội chợ .... Tuy nhiên chính sách chiết khấu, khuyến mại chưa hợp
lý, dẫn đến giá thành sản phẩm vẫn còn cao, điều đó trở thành một rào cản lớn
khiến cho khách hàng khó tiếp cận được với sản phẩm cho dù sản phẩm của
Công ty có chất lượng tốt.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì
tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
3.3.1. Yếu tố bên trong
3.3.1.1. Năng lực tài chính của Công ty
Năng lực tài chính của Công ty là yếu tố quan trọng giúp Công ty thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
71

Bảng 3.11: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của CTCP SX & XNK bao bì
Thăng Long giai đoạn 2015 - 2017
(ĐVT: Triệu đồng)
So sánh
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016
2015 2016 2017
+/- % +/- %
A Tài sản ngắn hạn 89.220 127.230 71.912 38.010 42,6 -55.318 -43,5
Tiền và các khoản
I 13.177 8.403 27.916 -4.774 -36,2 19.513 232,2
tương đương tiền
Các khoản phải thu
II 60.139 74.218 30.027 14.079 23,4 -44.191 -59,5
ngắn hạn
III Hàng tồn kho 13.349 30.107 13.969 16.758 125,5 -16.138 -53,6
IV Tài sản ngắn hạn khác 2.555 14.502 0 11.947 467,5 -14.502 0
B Tài sản dài hạn 47.215 56.939 61.489 9.724 20,6 4.55 8,0
I Tài sản cố định 20.569 28.775 33.256 8.206 39,9 4.481 15,6
II Đầu tư tài chính dài hạn 25.000 25.500 25.500 0.5 2 0 0
III Tài sản dài hạn khác 1.647 2.664 2.733 1.017 61,7 0.069 2,6
C Nợ phải trả 85.847 132.927 96.855 47.08 54,8 -36.072 -27,1
I Nợ ngắn hạn 80.047 115.784 96.855 35.737 44,6 -18.929 -16,3
II Nợ dài hạn 5.800 17.142 0 11.342 195,6 -17.142 0
D Vốn chủ sở hữu 50.588 51.227 51.771 0.689 1,4 0.544 1,1
Tổng tài sản =
136.435 184.169 148.626 47.734 35 -35.543 -19,3
Tổng nguồn vốn
(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP SX & XNK bao bì Thăng Long)
Như đã biết vốn là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng nhất của bất
kỳ doanh nghiệp nào. Dựa vào bảng 3.9 cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty
có xu hướng tăng giảm qua các năm trong giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể: năm
2015 tổng nguồn vốn là 136.435 triệu đồng, năm 2016 tăng 47734 triệu đồng
tương ứng 35% so với năm 2015, năm 2017 giảm 35.534 triệu đồng tương
ứng giảm 19,3% so với năm 2016. Nhờ nguồn vốn đầu tư nâng cao trong năm
2016 nên năng lực cạnh tranh của Công ty được gia tăng trong giai đoạn này,
tuy nhiên năm 2017 chỉ tiêu này có xu hướng giảm, vì vậy để đảm bảo hoạt
động đầu tư đạt hiệu quả Công ty nên tìm hướng đi mới cho mình.
72

Trong cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao chiếm trên 60% trong tổng tài sản. Cụ thể là: năm 2015, tài sản
ngắn hạn chiếm 65,39% tổng tài sản tức 89.220 triệu đồng, năm 2016 tăng
3801 triệu đồng so với năm 2015 chiếm 69,08% tổng tài sản. Tuy nhiên năm
2017 tỷ lệ này giảm 55.318 triệu đồng, tương ứng giảm 43,45% so với năm
2016. Tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tài sản, có xu hướng giảm
dần trong 2 năm 2015, 2016 tuy nhiên năm 2017 do sự sụt giảm của tài sản
ngắn hạn nên tài sản dài hạn tăng lên đột biến. Xác định cơ cấu nguồn vốn
phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty
trong từng thời kỳ là một vấn đề quan trọng, giúp định hướng cho quá trình
huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn
với chi phí và rủi ro là nhỏ nhất.
Yếu tố tài chính tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của Công
ty, các vấn đê tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng linh hoạt
các thiết bị tiên tiến và chiến thuật của Công ty. Tài chính có nhiều ưu thế sẽ
mang lại cơ hội tốt và khả năng cạnh tranh cho Công ty. Ngược lại những hạn
chế về mặt tài chính sẽ làm vật cản lớn trong cạnh tranh của Công ty.
Mặt mạnh:
- Khả năng ứng vốn hoạt động của Công ty tốt
- Khả năng huy động vốn từ các ngân hàng tốt do Công ty có nhiều uy
tín và là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn.
- Nguồn vốn sử dụng được bổ sung qua các năm, góp phần thúc đẩy
hoạt động sản xuất của Công ty.
Mặt yếu:
- Khả năng thu hồi vốn của Công ty còn chậm.
- Còn thiếu linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn, khả năng sử dụng các
công cụ tài chính thay thế như thuê, bán tài sản, thuê tài chính còn thấp.
- Nguồn vốn của Công ty sử dụng được huy động từ các nguồn vốn:
Vốn tự có, vốn bổ sung qua các năm, vốn vay. Trong đó nguồn vốn vay vẫn
chiếm chủ yếu chiếm trên 60%, chính vì thế nguy cơ tài chính luôn là mối đe
dọa của Công ty.
73

3.3.1.2. Nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát
triển và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Chất lượng nguồn
nhân lực của Công ty được đánh giá qua trình độ cán bộ công nhân viên, kinh
nghiệm làm việc, độ tuổi người lao động...
Nhân lực có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi mạnh mẽ, tính chất cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Yêu cầu lao động hiện nay
không chỉ có kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức. Vấn đề sử dụng có hiệu
quả nguồn lao động là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp có thể đứng
vững trong cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty luôn quan tâm đến
công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, Công ty luôn tạo điều kiện
học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty
được phản ánh qua bảng thống kê sau:
Bảng 3.12: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lao động trực tiếp Người 480 504 521
Số lao động gián tiếp Người 206 212 224
Thu nhập bình Triệu
5,7 6,0 6,3
quân/người/tháng đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)
Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu về số lao động trực tiếp và gián tiếp
đều tăng cùng với việc tăng đó thì thu nhập bình quân cũng tăng lên, cụ thể:
- Số lao động trực tiếp năm 2016 tăng so với năm 2015 là 24 người
(tăng 5%) và đến năm 2017 đã tăng thêm 17 người (tăng 3,37%) so với
năm 2016.
74

- Số lao động gián tiếp của năm 2016 tăng so với năm 2015 là 6 người
(2.9%), sang đến năm 2017 tăng 12 người (tăng 5,7%) so với năm 2016.
- Thu nhập bình đầu người có xu hướng tăng lên chứng tỏ quy mô của
công ty ngày càng lớn, sản xuất kinh doanh ổn định đảm bảo mức lương cho
nhân viên Công ty.
Qua các năm, sự biến động về lao động của Công ty được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 3.13: Tình hình biến động lao động của Công ty
giai đoạn 2015 - 2017
Số lao động (người) Tỷ lệ lao động (%)
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2017 2015 2016 2017
Tổng số lao động 490 504 521 100 100 100
1. Lao động theo giới tính
1.1. Nam 254 258 261 51,84 51,19 50,10
1.2. Nữ 236 246 260 48,16 48,81 49,90
2. Lao động theo trình độ
2.1. Đại học, cao đẳng 114 134 161 23,27 26,59 30,90
2.2. Trung cấp 140 126 100 28,57 25,00 19,20
2.3 Công nhân lành nghề 236 244 260 48,16 48,41 49,90
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2015-2017)
Quan sát bảng tình hình lao động của Công ty ta thấy rõ: Nhìn chung
lượng lao động qua các năm không có sự biến động lớn. Năm 2016 Công ty
nhận thêm 14 nhân viên tương ứng tỷ lệ tăng là 2,86%. Năm 2017 nhận thêm
17 nhân viên, tỷ lệ lao động tăng tương ứng là 3,37%, điều này cho thấy hoạt
động của Công ty vẫn ổn định qua các năm.
Xét theo giới tính: Lao động của công ty có cơ cấu tương đối đồng đều
theo xu hướng tỷ lệ lao động nam giảm và tỷ lệ lao động nữ tăng lên. Cụ thể:
75

Năm 2015 lao động nam là 254 người chiếm 51,84%, năm 2016 giảm xuống
còn 51,19%, năm 2017 đạt 50,10%. Trong khi đó tỷ lệ lao động nữ chiếm
48,16%, tỷ lệ này tăng lên 49,90% vào năm 2017.
Xét theo trình độ: Có trình độ trung cấp và công nhân lành nghề chiếm
tỷ lệ trên 60% đặc thù hoạt động của công ty về sản xuất các sản phẩm bao bì
ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật. Điều đó được thể
hiện, năm 2015 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng có 114 người chiếm
23,27%, nhân viên có trình độ trung cấp 140 người chiếm 28,57% và nhân
viên có trình độ công nhân lành nghề 236 người chiếm 48,16% trong tổng số
lao động. Năm 2016 nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng có 34 người
chiếm 26,59%, nhân viên có trình độ trung cấp và nhân viên có trình độ công
nhân lành nghề có 370 người chiếm 73,41%. Đến năm 2017 nhân viên có
trình độ đại học, cao đẳng tăng lên 161 người chiếm 30,90%, nhân viên có
trình độ trung cấp và công nhân lành nghề còn 360 người chiếm 69,10% trong
tổng số lao động tại công ty hiện có. Qua đó thấy được trình độ của các cán
bộ công nhân viên ngày càng được quan tâm.
3.3.1.3. Hoạt động Marketing
Năng lực Marketing là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Marketing, theo nghĩa chung nhất, là làm
việc với thị trường để thực hiện những nhiệm vụ trao đổi với mục đích thỏa
mãn những nhu cầu và mong muốn của con người, như vậy hoạt động
Marketing của doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động từ xác định thị
trường tiềm năng của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược tiếp cận khách
hàng và xây dựng chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp.
Tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long,
Marketing chiếm vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước
và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, vì vậy vốn đầu tư phát triển
76

vào hoạt động Marketing chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng vốn
đầu tư phát triển của công ty.
Theo số liệu của phòng kế toán tài chính của Công ty cho thấy: Năm
2015 vốn đầu tư phát triển dành cho hoạt động Marketing là 3447 triệu đồng.
Trong năm, Công ty thực hiện nhiều hoạt quảng bá, xúc tiến thương hiệu, trong
đó tiêu biểu là chiến dịch ”mang hàng Việt Nam đến với thế giới” được bắt đầu
vào quý II đã đạt được kết quả tích cực. Năm 2016 vốn đầu tư cho hoạt động
Marketing là 3.218 triệu đồng, giảm 229 triệu đồng tương ứng giảm 6,64 % so
với năm 2015. Đến năm 2017 lượng vốn dành cho chỉ tiêu này tăng thêm 1.482
triệu đồng, đạt 4.700 triệu đồng tương ứng tăng 146,05% so với năm 2016.
Năm 2017, Công ty tổ chức chương trình quảng bá rộng rãi thương hiệu với
phương châm người Việt dùng hàng Việt. Chương trình gồm các hoạt động
như quảng bá giới thiệu qua nhiều tỉnh thành trong cả nước, điều tra, thống kê
xu hướng tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm của Công ty,...
Gần đây, Công ty có kế hoạch ký kết với các khách hàng lớn bỏ qua
các bước trung gian. Bên cạnh đó chờ chờ đợi thời cơ để tập trung đầu tư
quảng bá vào thị trường Miền Trung và Miền Nam đây là thị trường liên tục
được mở rộng về quy mô. Đầu tư cho hoạt động Marketing hiện nay bao gồm
các hoạt động sau:
Thứ nhất, đầu tư cho quảng cáo
Công ty thực hiện phân bổ vốn đầu cho hai chỉ tiêu trong đó vốn đầu tư
cho quảng cáo tăng đều qua các năm. Năm 2015 vốn đầu tư đạt 1.582 triệu
đồng, năm 2016 tăng 48 triệu đồng tương ứng tăng 3,03% so với năm 2015.
Đến năm 2017 đạt 1.778 triệu đồng, tăng 148 triệu đồng tương ứng tăng
9,08% so với năm 2016. Tính cho cả giai đoạn 2015-2017, vốn đầu tư cho
quảng cáo tăng 196 triệu đồng tương ứng tăng 12,39%. Công ty sử dụng số
vốn này thông qua một số kênh như : báo chí, phương tiện truyền thông, mời
người mẫu quảng cáo,…
77

Thứ hai, đầu tư xúc tiến thương mại


Hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại luôn được Công ty chú trọng.
Năm 2015 vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại đạt 1.865 triệu đồng tương
ứng 54,11% tổng lượng vốn đầu tư phát triển vào Marketing. Tiếp đến năm
2016 lượng vốn này giảm 227 triệu đồng tương ứng giảm 14,85% so với năm
2015 xuống 1.588 triệu đồng. Đến năm 2017, Công ty đã đầu tư 2.922 triệu
đồng tương ứng tăng 62,17% tổng vốn đầu tư phát triển dành cho hoạt động
Marketting, tăng 1.344 triệu đồng tương ứng 84% so với năm 2016. Tính
chung cho cả giai đoạn 2015-2017, vốn đầu tư xúc tiến thương mại tăng 1057
triệu đồng tương ứng tăng 56,68%
Về mặt này Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thăng long
có những điểm mạnh, điểm yếu sau:
Mặt mạnh:
- Công ty có uy tín khá tốt trên thị trường.
- Công ty có sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp theo nhu cầu
của khách hàng.
Mặt yếu:
- Lực lượng Marketing chuyên trách chưa có, chủ yếu là cán bộ phòng
ban kiêm nhiệm làm Marketing.
- Phạm vi tiếp thị hạn hẹp, chưa tiếp thị đúng đối tượng, khả năng nắm
bắt thông tin thị trường thấp.
- Phương tiện làm phục vụ hoạt động Marketing còn thiếu, Công ty
chưa tận dụng hết những phương tiện để quảng bá sản phẩm hình ảnh của
mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như internet, báo, đài...
- Công tác Marketing tìm kiếm và phát triển thị trường vẫn còn những
hạn chế và chưa được coi trọng tương xứng với vị trí quan trọng của nó.
Ngoài ra, hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu chưa được coi
trọng đúng mức. Việc quảng cáo và xây dựng thương hiệu cho Công ty chỉ
đơn thuần qua hồ sơ năng lực, chứ không mang tính chiến lược dài hạn.
78

3.3.2.4. Năng lực về công nghệ


Công nghệ là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất kinh
doanh, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng
sản phẩm. Công nghệ làm giảm mức tiêu hao lao động sống, do đó giảm chi
phí về lao động, giảm mức chi phí về nguyên vật liệu dẫn đến giảm chi phí sử
dụng nguyên vật liệu góp phần đáng kể giảm giá thành sản phẩm, tăng năng
suất hiệu quả kinh doanh. Do đó những năm gần đây, Công ty đầu tư mua
sắm nhiều máy móc thiết bị công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh của đơn vị mình.
Việc đầu tư vào các trang thiết bị của Công ty trong thời gian qua là
tương đối lớn so với quy mô của Công ty. Hầu hết các máy móc phục vụ cho
quá trình sản xuất đều trong tình trạng tốt, hiện đại. Điều này là yếu tố quan
trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay Công ty áp dụng
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008. Chất lượng sản phẩm
dịch vụ được đánh giá qua biên bản nghiệm thu đều đạt tiêu chuẩn. Công ty
áp dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, không đặt mục tiêu lợi
nhuận lên hàng đầu nên chất lượng sản phẩm tốt. Bên cạnh đó Công ty luôn
tuân thủ quy trình sản xuất ban hành.
Về năng lực công nghệ của Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu sau:
Điểm mạnh:
- Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, còn ở tình trạng sử
dụng tốt. Điều này là một ưu thế cho Công ty.
- Thực hiện đúng theo thiết kế và tuân thủ quy trình, quy phạm đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện kiểm tra, thí nghiệm nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử
dụng. Do đó đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty với người
sử dụng.
79

Điểm yếu:
- Đôi khi tổ chức kiểm tra triển khai chưa kịp thời nên ảnh hưởng tới
tiến độ sản xuất.
- Mạng lưới quản lý cơ sở còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của khách
hàng trong điều kiện phạm vi xa xôi...
3.3.1.5. Cơ sở hạ tầng
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì Thăng Long đã có nhiều thay đổi về diện tích nhà xưởng từ
12.000 m2 lên đến 14.000 m2, văn phòng làm việc của nhân viên ngày càng
được trang bị hiện đại. Theo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy có
38/52 tương ứng với 73,08% khách hàng đánh giá ở mức 4 điểm cho tiêu chí
nhân viên Công ty được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. Ngoài ra có tới 43/52
tương ứng với 82,69% khách hàng đánh giá ở mức 4 điểm và 5 điểm cho tiêu
chí văn phòng Công ty sạch sẽ, ngăn nắp. Công ty có một đội ngũ nhân viên
vệ sinh được trang bị nhiều thiết bị hỗ trợ, cùng với ý thức của nhân viên các
phòng ban rất ngăn nắp, không để tài liệu bừa bộn trong phòng. Điều đó cho
thấy Công ty rất chú trọng đến yếu tố vệ sinh môi trường, tạo cho khách hàng
nhiều thiện cảm khi đến thăm.
Hệ thống máy móc kỹ thuật của Công ty ngày càng được trang bị hiện
đại đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Công ty luôn chú trọng tới
chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Theo kết quả khảo sát cho thấy
có 30/52 tương ứng với 57,69% khách hàng đã đánh giá mức 4 điểm cho tiêu
chí Công ty có máy móc trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên có 8/52 tương ứng
với 15,38% khách hàng đánh giá mức 2 điểm cho tiêu chí này, cho thấy mức
độ đầu tư máy móc thiết bị của Công ty chưa được đồng bộ. Điều này có thể
lý giải một phần do nguồn vốn của Công ty còn hạn chế, vì thế nên khi đầu tư
máy móc mới Công ty sẽ ưu tiên những loại máy móc dành cho những mặt
hàng chủ lực của mình. Tuy vậy, hàng năm Công ty vẫn thường xuyên bỏ ra
80

một số vốn lớn để kiểm tra hệ thống máy móc kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu
sản xuất, đồng thời cũng tiến hành mua mới những dây truyền công nghệ hiện
đại phục vụ sản xuất.
3.3.2. Yếu tố bên ngoài
3.3.2.1. Các yếu tố kinh tế
Cũng giống như các ngành công nghiệp, nông nghiệp, mỹ thuật thì
ngành bao bì cũng chịu ảnh hưởng bởi một số các yếu tố trong đó các yếu tố
kinh tế. Môi trường kinh tế có những tác động không nhỏ tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để ngành
công nghiệp bao bì phải nỗ lực hơn nữa để khẳng định vị trí của mình trong
nền kinh tế.
Trong điều kiện tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến động,
chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát, điều hành chủ động linh hoạt, phối hợp chặt
chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa khác nhằm kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2017
mặt bằng lãi suất giảm, trong đó các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5 - 1% nhờ đó
giúp Công ty giảm được chi phí của các khoản vay ngân hàng góp phần gia
tăng lợi nhuận. Ngoài ra lạm phát cơ bản khoảng 1,6%; tỷ giá, thị trường
ngoại tệ, giá trị đồng Việt Nam ổn định; tăng trưởng GDP ước tính cả năm
đạt 6,7%, đây là tín hiệu phục hồi có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt
động sản xuất của Công ty, tạo điều kiện cho Công ty đưa ra những chính
sách hoạt động được hiệu quả, tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc do môi
trường kinh tế thay đổi liên tục.
Theo kết quả của Tổng cục Thống kê công bố năm 2017, GDP bình
quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng tương đương 2.385 USD, tăng
170 USD so với năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,35 % so với năm 2016.
Điều đó ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng về sản phẩm bao bì, Công ty
phải không ngừng nỗ lực cung cấp sản phẩm bao bì giá thành hợp lý, mẫu mã
81

đa dạng, phong phú và đặc biệt là chất lượng sản phẩm cần được chú trọng để
phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới, khu vực có diễn biến phức tạp,
khó lường, kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2016 nhưng chứa đựng nhiều rủi
ro. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động trên nhiều phương diện,
vừa là cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với Công ty, đòi
hỏi Công ty phải dự báo, phân tích tình hình kinh tế một cách cẩn thận và có
độ chính sách cao để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
3.3.2.2. Các yếu tố chính trị, pháp luật
Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Hàng năm quốc hội
thường xuyên có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh, đồng
thời xem xét điều chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ. Đánh giá chung
về môi trường pháp luật Việt Nam nhiều chuyên gia, nhiều nhà kinh doanh
vẫn cho rằng vừa thiếu, vừa yếu, vừa rối và rất khó lường. Tình hình trên gây
không ít khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp.
Về điều hành nhà nước nhìn chung từ khi chuyển sang cơ chế thị
trường. Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi nguyên tắc điều
hành nền kinh tế sang cơ chế điều hành gián tiếp bằng pháp luật, thông qua
tác động tới môi trường kinh doanh. Tình hình trên, một mặt, làm cho môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, đồng
thời tránh phiền hà cho các doanh nghiệp. Nhưng do chưa từ bỏ tư duy và
phương thức quản lý thời bao cấp, nên cơ chế xin cho vẫn tồn tại, đặc biệt
trong nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng hiện tượng phân biệt đối xử vẫn
tồn tại. Doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi.
3.2.2.3. Các yếu tố về văn hóa xã hội
Trong những năm gần đây, các lĩnh vực văn hóa xã hội ngày càng được
chú trọng và đạt được nhiều kết quả:
82

Các đề án về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe được thực hiện.
Chính vì vậy, có ảnh hưởng đến các chiến lược sản xuất kinh doanh của Công
ty. Công ty tập trung sản xuất sản phẩm bao bì có chất lượng tốt nhằm góp
phần bảo vệ sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty có xác
định mục tiêu, chiến lược Marketing nhấn mạnh yếu tố chất lượng sản phẩm.
Tập trung chỉ đạo phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Công
tác người cao tuổi, gia đình, trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm
chỉ đạo. Vì vậy, Công ty đã rất chú trọng đến mẫu mã sản phẩm phù hợp với
thuần phong mỹ tục và văn hóa của người Việt, đặc biệt là những sản phẩm
bao bì giấy luôn quan tâm đến thị hiếu và nhu cầu của trẻ em, phụ nữ, người
già để sử dụng sản phẩm bao bì một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.
Như vậy, các yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến
quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển
Công ty cần chú trọng hơn nữa đến yếu tố này để có chiến lược sản xuất kinh
doanh phù hợp nhằm hoàn thành mục tiêu về thời gian, chi phí và chất lượng
mà mỗi công ty đều hướng tới.
3.2.3. Yếu tố nội bộ ngành
Cạnh tranh trong ngành bao bì hiện nay chủ yếu giữa các doanh nghiệp
trong nước, ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với sự xuất
hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng lớn thể hiện ở các điểm sau:
- Số lượng các Công ty ngày càng tăng, đặc biệt là các Công ty có quy
mô công suất lớn sắp được thành lập.
- Ngành bao bì có chi phí cố định tương đối cao, do đó các doanh
nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ
giảm được chi phí sản phẩm, giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ khác.
83

- Rào cản thoát ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc thiết bị của
các doanh nghiệp không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho
nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả
như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
* Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn
Khả năng gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu
hút vốn đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của
Việt Nam. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện,
không có khả năng thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có quy định rõ
ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với các dự án. Điều này làm gia
tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính
cạnh tranh của ngành.
Các doanh nghiệp gia nhập ngành về sau có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về vốn và công nghệ.
Hiện nay ngành bao bì Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư
nước ngoài với công suất lớn và công nghệ hiện đại. Có thể thấy đặc biệt là
các doanh nghiệp sản suất bao bì đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh
rất gay gắt. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới
công nghệ và bắt kịp xu hướng nhu cầu của khách hàng nhằm tạo uy tín của
mình trên thị trường.
* Áp lực cạnh tranh của nhà cung ứng
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm bao bì của các công ty
phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng. Do đặc thù của ngành bao bì là giá
thành nguyên vật liệu có đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá vốn
hàng bán. Do đặc thù này dẫn đến những rủi ro đáng kể do biến động giá
nguyên vật liệu đầu vào đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đơn cử như sản phẩm bao bì nhựa của công ty, nguyên vật liệu đầu vào để
sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 70 - 80%, việc áp thuế nhập
84

khẩu hạt nhựa PPP lên mức 3% tác động trực tiếp vào giá thành sản phẩm,
kéo theo năng lực cạnh tranh của các công ty có xu hướng giảm.
* Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là thị trường của Công ty, đồng thời khách hàng lại là một
trong những lực lượng, yếu tố quan trọng chi phối mang tính quyết định tới
hoạt động kinh doanh của Công ty. Khách hàng luôn muốn mua được sản
phẩm tốt nhất với giá cả rẻ nhất còn Công ty thì lại muốn tối đa hóa lợi nhuận
của mình. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải biết dung hòa những yếu tố trên. Mỗi
sự biến đổi nhu cầu, về quyết định mua sản phẩm của khách hàng đều buộc
Công ty phải xem xét lại quyết định kinh doanh của mình.
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao bì tại công
ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
3.4.1. Những kết quả đạt được
Kết quả cạnh tranh đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với những biến động
của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành bao bì đang
gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế áp lực
cạnh tranh đối với Công ty ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, Công ty đã không
ngừng cố gắng để đạt được những thành quả đáng khích lệ trong cạnh tranh
như sau:
Về các kết quả thực hiện sản xuất sản phẩm bao bì. Trong nhiều năm
qua Công ty đã cố gắng phát huy hết thế mạnh của mình và sản xuất ra những
sản phẩm có chất lượng tốt được khách hàng và người tiêu dùng đón nhận và
ủng hộ, cụ thể có 44/52 tương ứng với 84,46% khách hàng đánh giá chất
lượng sản phẩm bao bì của Công ty đạt mức 3 điểm theo kết quả khảo sát ý
kiến của khách hàng năm 2017. Đây là một dấu hiệu tốt với Công ty, để nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề
chất lượng sản phẩm.
85

Xác định rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Công ty luôn
tăng cường công tác quản lý chất lượng, đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ. Trong những năm qua sản phẩm của
Công ty luôn đáp ứng về kỹ thuật và công nghệ và đặc biệt nắm bắt xu hướng
của khách hàng để sản xuất sản phẩm phù hợp. Theo kết quả điều tra khách
hàng cho thấy về tiêu chí cơ sở vật chất được 40/52 tương ứng với 76,92%
khách hàng đánh giá đạt từ 4 điểm trở lên, trong đó điểm cao nhất được khách
hàng đánh giá là nhân viên Công ty được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trung
bình đạt trên 4,5 điểm.
Công ty luôn quan tâm tới dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong,
sau bán hàng chính vì vậy Công ty gây được thiện cảm với người tiêu dùng,
tạo niềm tin và uy tín đối với họ. Kết quả điều tra thực tế từ khách hàng cho
thấy có 43/52 tương ứng với 82,69% khách hàng được điều tra đều nhận xét
và chấm mức 4 điểm và 5 điểm cho tiêu chí Công ty có nhiều chính sách ưu
đãi khi mua hàng. Đặc biệt là Công ty luôn giao hàng đúng hạn, đây là yếu tố
được khách hàng đánh giá cao và có 15/52 tương ứng với 28,84% khách hàng
đánh giá điểm đạt mức tối đa 5 điểm, điều đó góp phần tạo được niềm tin và
sự ủng hộ của khách hàng. Công ty luôn quan tâm tới khách hàng lâu năm,
Công ty luôn giải đáp thắc mắc của khách hàng thỏa đáng, Lợi ích của khách
hàng luôn được tôn trọng. Vì vậy tiêu chí đánh giá của khách hàng về sự cảm
thông được khách hàng đánh giá trung bình là 4,7 điểm. Đây là một lợi thế
cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
3.4.2. Những khó khăn, hạn chế
Mặc dù Công ty đã cố gắng hết sức trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào,
máy móc kỹ thuật của Công ty tuy đã áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại
nhưng so với các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn hạn chế.... dẫn đến giá
thành sản phẩm vẫn còn cao.
86

Một là, giá thành sản phẩm cao, cụ thể trong tiêu chí đánh giá về mức
độ phù hợp của giá cả cho thấy có 23/52 tương ứng với 44,23% khách hàng
đánh giá giá cả sản phẩm bao bì của Công ty đạt mức 3 điểm, có 17/52 tương
ứng với 32,69% khách hàng đánh giá sản phẩm Công ty đạt mức 2 điểm. Như
vậy có trên 30% khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty đánh giá là giá cả
vẫn chưa thực sự phù hợp. Đây là một hạn chế mà Công ty cần phải khắc
phục trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để thu hút được khách
hàng Công ty buộc phải đưa ra chính sách về giá bán cho phù hợp.
Hai là, công tác quảng bá, tiếp thị, công tác thị trường chưa chuyên
nghiệp, qua điểm kinh doanh chưa xuất phát từ người tiêu dùng, chưa tìm
hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các luật mới ban
hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều
tra khách hàng cho thấy có 35/52 tương ứng với 67,31% khách hàng đánh giá
về tiêu chí thương hiệu của Công ty đạt điểm 2 và 3 điểm. Đa số khách hàng
nhận định rằng Công ty đang trong quá trình xây dựng thương hiệu.
3.4.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn chú trọng
tới mục tiêu phát triển của mình nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá
cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, Công ty vẫn
gặp phải những khó khăn và hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, giá thành sản phẩm cao xuất phát từ nguyên nhân sau:
- Các doanh nghiệp bao bì FDI được trang bị máy móc, công nghệ hiện
đại, dây truyền công nghệ khép kín từ A-Z, hầu hết tự động hóa nên chi phí
thấp, năng suất cao vì vậy giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
- Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào trong khi
đó thời gian gần đây giá nguyên vật liệu luôn biến động , có khi tăng đến
10%. Vì giá cả đầu vào trong quá trình sản xuất tăng nên giá thành sản phẩm
của Công ty cũng tăng, đây chính là khó khăn của Công ty nói riêng và của
các doanh nghiệp sản xuất bao bì trong nước nói chung.
87

Thứ hai, về công tác Marketing: quảng bá, tiếp thị, tìm hiểu thị
trường... của Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục là do Công ty được
thành lập trên 10 năm, đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nên nguồn
vốn đầu tư còn hạn hẹp, chủ yếu là vốn vay nên các quyết định bỏ vốn đầu tư
còn phụ thuộc nhiều vào lãi suất vay ngân hàng. Trong khi các doanh nghiệp
sản xuất bao bì lâu năm có bề dày kinh nghiệm quản trị và tài chính mạnh
thậm chí chấp nhận thua lỗ trong 1-2 năm để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra,
do chất lượng đội ngũ Marketing của Công ty chưa tốt, chưa thực sự chủ động
tích cực trong việc tìm hiều thị trường và cơ hội đầu tư các sản phẩm mới.
88

Chương 4
MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM BAO BÌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ THĂNG LONG

4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của sản phẩm tại Công ty Cổ
phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
4.1.1. Phương hướng phát triển của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần
Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
Với định hướng xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh và phát triển,
chiếm lĩnh được thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, ban lãnh đạo
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long đã đưa ra
các chiến lược, định hướng phát triển cho Công ty trong thời gian tới như sau:
- Giữ vững và nâng cao thị phần, mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, phát triển thị trường.
- Mở rộng hệ thống phẩn phối, đưa sản phẩm bao bì của Công ty tới tận
tay khách hàng.
- Xây dựng chiến lược Marketing để quảng bá thương hiệu; nghiên cứu
phát triển các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn mà Công ty có được trong quá trình
sản xuất, mua sắm trang thiết bị, dây chuyền công nghệ.
- Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản
xuất và bán hàng của Công ty.
- Đưa ra các chiến lược cải tổ và hoàn thiện hệ thống quản lý của
Công ty.
- Đảm bảo đời sống của người lao động được ổn định, không ngừng hỗ
trợ người lao động trong công việc cũng như đời sống, giúp cán bộ công nhân
viên yên tâm công tác.
89

4.1.2. Mục tiêu phát triển của sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long giai đoạn từ 2018 - 2020
Với định hướng phát triển của Công ty như đã nêu ở trên, đòi hỏi Công ty
phải đưa ra được những mục tiêu cụ thể gắn liền với các mốc thời gian ngắn trong
thời gian tới để cụ thể hóa những định hướng đề ra đem lại hiệu quả cao cho hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đối
với giai đoạn từ 2018 - 2020, Công ty cần xây dựng các mục tiêu như sau:
- Mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2018 là: Tiếp tục đầu tư chiều
sâu, mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị. Đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, phấn đấu tăng trưởng (10 -15%)/năm. Cụ thể Công ty đề
ra mục tiêu tăng thị phần sản phẩm của Công ty lên 0,05% so với cả nước.
- Mục tiêu xuyên suốt: Tăng cường mở rộng thị trường, trong đó tập
trung hướng tới những khách hàng lớn, có thương hiệu, đặc biệt là các doanh
nghiệp FDI.
- Các mục tiêu khác trong giai đoạn từ 2018 - 2020:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm bao bì; Xây dựng thêm nhà máy sản
xuất, nâng cao sản lượng sản xuất bao bì.
+ Duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001 và ISO 14001.
+ Tối ưu lại chuỗi cung ứng để nguồn cung cấp hàng luôn ổn định và
vững chắc.
+ Xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, ổn định mức thu nhập và
tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn cho người lao động, đồng thời đưa ra
những chính sách thu hút nhân tài.
+ Đầu tư công nghệ và máy móc hướng tới sản xuất các sản phẩm tự
phân hủy (biodegradable products). Mục tiêu đến năm 2020 có thể đưa các
sản phẩm này ra thị trường.
- Nâng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội
nhập kinh tế thế giới.
90

4.1.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trong
thời gian tới
Bảng 4.1. Ma trận SWOT của công ty
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
O1: Triển vọng thị trường T1: Các đối thủ cạnh tranh
trong nước ngày càng lớn mạnh cả về số
O2: Chính sách ưu đãi nhà lượng và năng lực
MÔI TRƯỜNG thầu trong nước T2: Yêu cầu ngày càng cao của
BÊN TRONG O3: Quyền tự chủ ngày khách hàng
càng lớn của các doanh T3: Biến động về giá cả
nghiệp nguyên vật liệu
O4: Mở rộng thị trường T4: Các đối thủ cạnh tranh
nhờ chính sách mở cửa và tiềm ẩn, đặc biệt là các doanh
hội nhập kinh tế quốc tế nghiệp nước ngoài
ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP SO KẾT HỢP ST
S1: Chất lượng sản phẩm S2S3O1O2O3O4 S1S2S3T2T3
tốt, ấn tượng sản phẩm tốt  Khai thác tối ưu năng  Khai thác tốt nguồn nhân lực
S2: Nguồn nhân lực dồi lực sản xuất và thiết bị nhằm hạ giá thành
dào  Phát triển thị trường, đa sản phẩm, giảm giá nhưng vẫn
S3: Năng lực thiết bị công dạng hóa ngành nghề và đảm bảo chất lượng sản phẩm
nghệ đáp ứng tốt cơ cấu lại ngành nghề của  Khi tham gia vào công trình
S4: Sản xuất kinh doanh có Công ty cho phù hợp với cần tính toán kỹ đến việc biến
lãi, đã có tích lũy hàng tình hình thực tế của động của giá thị trường, lãi
năm doanh nghiệp vay… của vật liệu để đưa ra
mức giá hợp lý
S1S4T1T4
 Giữ mối quan hệ với các đối
tác đơn vị thực hiện tư vấn,
giám sát
 Đầu tư về kỹ thuật cũng như
nhân lực nhằm nâng cao năng
lực công ty
ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP WO KẾT HỢP TW
W1: Tình hình tài chính W1O1: Sử dụng linh hoạt T2W1W2: Tiết kiệm chi phí, sử
chưa thực sự vững chắc, nhiều nguồn vốn: Vốn chủ dụng lao động và máy móc kỹ
cơ cấu vốn chưa hợp lý sở hữu, vốn vay ngân thuật hiệu quả nhất, đảm bảo
W2: Tính đồng bộ của hàng, vốn vay các đối tác chất lượng sản phẩm
máy móc thiết bị còn chưa khác… T1T4W3: Cập nhật thông tin đa
cao W2O3: Đầu tư máy móc chiều, nghiên cứu đối thủ cạnh
W3: Thông tin còn hạn hiện đại tranh và nâng cao kỹ thuật
chế W3W4O1O2O4: Chú trọng W4T3: Phải tính đến sự biến
W4: Giá sản phẩm vẫn hơn tới việc tìm kiếm động của giá cả thị trường để
còn cao thông tin và đưa ra mức giảm thiểu chi phí tăng lên
giá hợp lý
91

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
bao bì tại công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
4.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Trong bối cảnh toàn của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam gia là
thành viên của tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp bao bì Việt
Nam nói chung, Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng
Long nói riêng phải đối mặt không chỉ các đối thủ trong nước mà còn phải đối
mặt với các đối thủ nước ngoài đầy tiềm lực (Các doanh nghiệp bao bì FDI có
tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm, năng lực cạnh tranh cao), phải
cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường toàn cầu với những
nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế).
Căn cứ vào phương hướng và mục tiêu Công ty đề ra trong giai đoạn
tới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng thị trường tiêu
thụ và bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Vì vậy, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp dưới đây để khắc
phục những tồn tại hạn chế của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu
bao bì Thăng Long trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì của Công ty trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
4.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bao
bì của Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
4.2.2.1. Giải pháp về giá bán
Giá là yếu tố mang tính chất quyết định đối với hành vi tiêu dùng của
khách hàng. Từ góc độ kinh tế học, cạnh tranh về giá vẫn luôn là yếu tố quan
trọng mang lại lợi thế kinh doanh cho nhiều công ty, cửa hàng, cá nhân buôn
bán. Nếu đứng từ góc độ Marketing thì giá cũng là một công cụ trong 7P
(Marketing 7P). Giá sẽ phát huy tác dụng khi các sản phẩm của đối thủ có
92

những điểm tương đồng, bất kỳ doanh nghiệp cạnh tranh nào hạ thấp giá bán
thì đều có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, cho nên để có được
lợi nhuận lớn nhất, doanh nghiệp sẽ hạ giá cho đến khi giá bán tiệm cận với
chi phí giá thành và kiểm soát sản lượng hàng hóa.
Để đảm bảo thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm bao bì của Công ty
ổn định lâu dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi đòi hỏi phải
có sự phân tích giá chính xác và có kế hoạch xây dựng các phương án giá hợp
lý. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh đóng vai
trò hết sức quan trọng.
Để làm tốt công tác này, trước hết Công ty cần phải xây dựng một đội
ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhiệm công
việc này, mặt khác quá trình phân tích giá cạnh tranh cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc xác định giá cần phải được xác định trên cơ sở khoa học
và căn cứ vào thực tế. Trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp để đạt
được mục đích phải bỏ giá thấp, chấp nhận lỗ, điều này dẫn tới hệ quả là sản
phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng, gây mất uy tín ảnh hưởng đến
thương hiệu sản phẩm.
Thứ hai, Công ty cần đưa ra chính sách khác biệt hóa sản phẩm của
mình sản xuất ra. Để khách hàng có thể biết về chất lượng sản phẩm, giá
thành sản phẩm của Công ty và sự khác biệt về sản phẩm mà họ lựa chọn tiêu
dùng. Điều đó có ảnh hưởng tới chiến lược về giá của Công ty dựa trên khảo
sát của khách hàng.
Thứ ba, thay vì tăng giá bán sản phẩm Công ty có thể áp dụng một số
cách thức sau mà vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận: Điều chỉnh cơ cấu giảm
giá; Điều chỉnh yêu cầu về số lượng tối thiểu của đơn đặt hàng; Tính tiền
ngoài giờ đối với các đơn hàng gấp; Tính lãi suất đối với các khách hàng
chậm thanh toán.
93

4.2.2.2. Giải pháp về hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công tác Marketing có một vai
trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Ý thức
được tầm quan trọng của công tác Marketing, cũng như những nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, tôi cho rằng, giải pháp về
nghiên cứu thị trường là một giải pháp quan trọng giúp cho Công ty có thể
duy trì thị phần của mình trên thị trường và có được lợi thế cạnh tranh khi
tham gia trên thị trường.
Trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương, các ngành Công ty cần phải xây dựng chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của mình. Theo đó, để đẩy mạnh nghiên
cứu thị trường, xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn, Công ty cần thực hiện
một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường thu thập thông tin liên quan đến các đối tác,
khách hàng. để tăng cường năng lực cạnh tranh, Công ty cần phải tổ chức lại
công tác thông tin, nghiên cứu thị trường theo hướng:
- Về cơ cấu tổ chức: Thành lập bộ phận thông tin, nghiên cứu thị
trường, có thể dưới hình thức Phòng Thông tin và nghiên cứu thị trường với
đội ngũ nhân lực khoảng 4 đến 6 người, am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng;
- Về chức năng, nhiệm vụ: Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tìm
hiểu thông tin về các khách hàng; nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh; thu
thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu …
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Để tăng
cường các hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế và uy tín của Công ty,
tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Công ty cần phải thường xuyên tiến hành
quảng cáo, giới thiệu những thành tựu của mình trên các phương tiên thông
tin đại chúng, tham gia hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức
hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng
94

quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của Công ty để quảng bá đơn vị
và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin về thị trường, hoạt động
xúc tiến thương mại, Công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn. Để
chiến lược này phát huy tính khả thi trong thực tế, Công ty cần xác định đúng
đắn nhu cầu và các nguồn lực: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính…
- Về nhu cầu: Doanh thu hàng năm của Công ty Cổ phần Sản xuất và
Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là cơ sở quan trọng cho việc xác lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Về các nguồn lực của công ty:
+ Nguồn nhân lực. Hiện nay, nguồn nhân lực của cả Công ty tương đối
dồi dào, chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh của
Công ty, trong những năm tới đây công tác phát triển nguồn nhân lực cần phải
được quan tâm đặc biệt, với mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân có
kinh nghiệm, lành nghề từng bước hình thành cơ cấu hợp lý về trình độ nghề
nghiệp của toàn Công ty, hướng tới cơ cấu tối ưu về trình độ nghề nghiệp
trong đơn vị. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho một bộ phận cán bộ,
công nhân kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật thực hiện các quá trình công việc trong
Công ty cho cán bộ và công nhân.
+ Máy móc, thiết bị, công nghệ và vốn. Đây là vấn đề hết sức quan
trọng có tác động lớn đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh doanh của
Công ty. Trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và thị trường bao bì,
quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chiến lược phát triển dài hạn của
mình, Công ty cần phải dự báo được nhu cầu đối với máy móc, thiết bị, công
nghệ sử dụng cũng như nhu cầu về vốn thực hiện các dự án để xây dựng chiến
95

lược kinh doanh dài hạn của mình, duy trì hợp lý lượng vốn đổi mới, hiện đại
hóa và đồng bộ công nghệ.
4.2.2.3. Giải pháp về đầu tư và sử dụng công nghệ
Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã phân tích năng lực công nghệ
của Công ty, cho thấy máy móc thiết bị đóng góp rất lớn vào giá thành sản
phẩm, do đó việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển các trang thiết bị kỹ
thuật đồng bộ cho Công ty có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cạnh
tranh sản phẩm trong giai đoạn hiện nay.
Đầu tư vốn để hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công
nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng
cao sức cạnh tranh của Công ty. Xuất phát từ thực trạng tài chính và trang
thiết bị kỹ thuật của Công ty. Trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty và
dự báo xu hướng phát triển của thị trường sản phẩm bao bì, trong những năm
tới Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long sẽ đẩy
mạnh hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công
bằng những giải pháp cụ thể sau:
- Xây dựng chiến lược đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc công
nghệ hợp lý. Công ty sẽ mua sắm các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng đặc
chủng, hiện đại, đồng bộ nhằm tạo nên những lợi thế trong cạnh tranh của
mình và tạo ra uy tín về khoa học - công nghệ. Đồng thời, tiến hành rà soát lại
máy móc hiện có, trên cơ sở đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng
cao tính năng sử dụng và giảm chi phí vận hành; thanh lý những máy móc cũ,
công nghệ lạc hậu không còn đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh của Công ty;
- Gắn đầu tư với việc sử dụng một cách có hiệu quả máy móc, trang
thiết bị. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, chủng loại,
xu hướng tiêu dùng sản phẩm bao bì, yêu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc,
Công ty sẽ có kế hoạch sử dụng một cách có hợp lý và hiệu quả.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đầu tư trang thiết bị, máy
móc và công nghệ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, yêu cầu nâng
96

cao năng lực cạnh tranh, Công ty sẽ thực hiện một trong các hình thức đầu tư
như: tín dụng thuê mua, thuê của các doanh nghiệp khác; mua mới thiết bị;
tham gia liên doanh các Công ty mạnh hơn.
Để đạt hiệu quả cao trong đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ
thuật và công nghệ, Công ty cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng tính năng,
năm sản xuất, thiết bị thay thế v.v… và lựa chọn hình thức mua sắm thích hợp.
Có thể lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu. Thông
thường, đối với những thiết bị có giá trị lớn, thì cần phải tiến hành đấu thầu
mua sắm nhằm đảm bảo tính minh bạch trong đầu tư, lựa chọn được nhà cung
ứng có uy tín và giá cả hợp lý. Trong trường hợp mua sắm trực tiếp, không
thông qua đấu thầu, Công ty cần phải tiến hành thành lập Hội đồng Thẩm định
giá, mời các chuyên gia hoặc các Công ty tư vấn có trình độ kỹ thuật và am
hiểu kỹ thuật. Mặt khác, cần phải tiến hành nghiên cứu, tham khảo một cách kỹ
lưỡng giá cả, tính năng kỹ thuật từ nhà sản xuất, từ các doanh nghiệp có thiết
bị, máy móc, công nghệ tương tự. Quá trình tổ chức mua sắm trang thiết bị
phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, cần thực
hiện đúng qui trình, thủ tục, tuy nhiên, phải đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt,
mua sắm và tiết kiệm một cách tối đa chi phí cho hoạt động này.
4.2.2.4. Một số giải pháp khác
* Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng về giá trị sản lượng theo kế hoạch
phát triển của Công ty trong thời gian tới, ngoài những giải pháp quan trọng
như giải pháp về giá, Marketing, đầu tư và sử dụng công nghệ thì việc huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là giải pháp mang tính cấp bách
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Năng lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Năng lực tài chính của doanh
97

nghiệp xây dựng thể hiện ở qui mô về vốn tự có, hiệu quả sử dụng vốn và khả
năng huy động vốn thực hiện các dự án.
Để nâng cao năng lực tài chính của mình, Công ty cần tiến hành việc đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn. Theo đó, Công ty cần chủ động tìm
kiếm các nguồn vốn vay trong và ngoài nước; thành lập quỹ tín dụng nhằm
huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ, công nhân viên chức trong toàn Công ty;
đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhằm tranh thủ sự hỗ trợ
về vốn; duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy
móc thi công để có được các điều kiện thuận lợi trong mua bán vật tư, máy
móc trả chậm...
Cùng với đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Công ty cần giảm
tối đa việc bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Bị chiếm
dụng vốn, thu hồi công nợ chậm làm cho hiệu suất sử dụng vốn bị giảm sút,
điều này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Để khắc
phục tình trạng này, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự chậm
trễ và khó khăn trong thu hồi nợ đối với từng dự án cụ thể, từ đó xây dựng kế
hoạch thu nợ.
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, Công ty cần phải tiến hành sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn vốn. Các khoản chi không cần thiết sẽ
bị cắt, chi phí mua sắm trang thiết bị văn phòng, mua ô tô con phục vụ dự án,
chi tiếp khách, điện, nước, điện thoại sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Các khoản đầu tư không có hiệu quả, chậm thu hồi vốn cần phải được xem
xét lại, nguồn vốn cho các công trình sẽ được phân bổ một cách hợp lý.
* Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn được Công ty coi trọng hàng đầu. Hàng năm
Công ty mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ nghiệp vụ của Công ty
và cử cán bộ đi nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, Công ty cần
phải đa dạng hóa hình thức và phương pháp đào tạo, tăng cường hợp tác với
98

các trường đại học, các Vụ, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tiếp
cận với kiến thức và công nghệ hiện đại.
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có
yếu tố nước ngoài đòi hỏi người làm công tác này ngoài hiểu biết chuyên môn
nghiệp vụ lĩnh vực mà mình hoạt động còn phải tinh thông nghiệp vụ ngoại
thương, giỏi ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, phong tục tập quán quốc tế và ngôn
ngữ giao dịch.
- Đối với cán bộ quản lý:
Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ kế cận theo đúng
trình tự quy định để có kế hoạch đào tạo đội ngũ này nhằm đáp ứng yêu cầu,
chiến lược phát triển của Công ty.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, đặc biệt chú trọng vào lĩnh
vực quản trị doanh nghiệp, quản trị hệ thống và quản trị thương hiệu.
- Đối với cán bộ nghiệp vụ:
Cán bộ nghiệp vụ ngoài việc luôn tự trau dồi kiến thức nghiệp vụ thì
Công ty cần thường xuyên tổ chức hội thảo, thăm quan thực tế nhằm nâng cao
khả năng nắm bắt biến động của thị trường.
Bồi dưỡng kiến thức tin học ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên làm công
tác xuất nhập khẩu.
Cử cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để vừa nắm bắt nghiên cứu thị
trường, vừa học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và gây dựng mối quan hệ thương
mại vững chắc.
4.3. Một số kiến nghị
* Đối với Nhà nước
Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế hội nhập và thực hiện các
cam kết quốc tế, hệ thống thể chế pháp luật của Nhà nước ta đã thường xuyên
được điều chỉnh, bổ sung và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, do thường
99

xuyên phải thay đổi hoặc điều chỉnh bổ sung nên tính ổn định của hệ thống
pháp luật của nước ta còn thấp nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp trong
đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đảm
bảo được tính đồng bộ, ổn định nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm của ngành bao bì nói chung và của Công ty cổ phần sản xuất và
xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long nói riêng.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý, chúng ta cần phải
thường xuyên rà soát và hoàn thiện các chính sách về đầu tư sản xuất ngành
bao bì, chính sách về xuất nhập khẩu, thị trường, các chính sách khác có liên
quan theo hướng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp
dễ thực hiện, không bị hiểu sai.
Chính phủ và ngân hàng nhà nước sớm có chính sách điều chỉnh lãi
suất đối với các khoản vay cũ theo khung lãi suất mới, đặc biệt là các hợp
đồng tín dụng đã ký kết với lãi suất cố định chưa đến hạn thanh lý và cho
phép các doanh nghiệp trả nợ trước hạn mà không bị phạt nhằm giúp doanh
nghiệp vừa và nhỏ duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm.
Kiến nghị với chính phủ tiếp tục triển khai biện pháp kích cầu tiêu
dùng, xúc tiến thương mại để kích thích nhu cầu của thị trường, tạo đầu ra cho
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
* Đối với Hiệp hội bao bì Việt Nam
Nhà nước cần tạo điều kiện để nâng cao vai trò của Hiệp hội bao bì
trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh bao bì, đặc biệt vai trò của Hiệp
hội trong phát triển các kênh phân phối bao bì trên thị trường. Tăng cường
hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên nâng cao năng lực cạnh sản phẩm trên
thị trường.
Hiệp hội bao bì cần tích cực tham gia vào giải quyết tranh chấp phát
sinh trong các kênh phân phối giữa các thành viên trong Hiệp hội, cũng như
với các đối tác bên ngoài về khía cạnh:
100

- Bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất, nhà phân phối trên thị trường.
- Ngăn chặn tình trạng lợi dụng nhãn mác sản phẩm của các nhà sản
xuất có uy tín.
- Đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành viên... Phát huy vai
trò của Hiệp hội trong việc kiểm soát cung và kiểm soát giá cả của các sản
phẩm bao bì trên thị trường trên cơ sở đảm bảo tăng mức cung của các thành
viên trong Hiệp hội phù hợp với tốc độ tăng trưởng của cầu trên thị trường.
101

KẾT LUẬN

Trong những năm qua do ảnh hưởng về biến động kinh tế thế giới, tình
hình kinh tế trong nước gặp phải không ít khó khăn tình hình lạm phát diễn
biến phức tạp, giá cả hàng hóa biến động mạnh, sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho tăng cao, thanh khoản khó khăn dẫn đến
hàng loạt các doanh nghiệp thua lỗ và phá sản. Ngoài ra, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức đối với các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất bao bì nói riêng. Để có thể
tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt
đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực và nâng cao khả năng cạnh
tranh sản phẩm của mình trên thị trường.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Sử dụng các chỉ tiêu định tính và định
lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và năng lực cạnh
tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh sản
phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng
Long, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn
hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những khó
khăn, hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty.
Căn cứ lý luận, thực tiễn và phương hướng và mục tiêu phát triển của
Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, luận văn đã
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của
Công ty. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với
nhà nước, Hiệp hội Bao bì Việt Nam nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải
pháp trên đạt hiệu quả cao hơn.
102

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý
kiến về năng lực cạnh tranh sản phẩm bao bì của Công ty Cổ phần Sản xuất &
Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long song do thời gian và khả năng có hạn nên
chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong được các
thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện.
103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. D. Lanua Acaillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học xã hội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thông tin Kinh tế Xã hội Quốc gia
(2004), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. C.Mac (1978), Mác - Ănghen toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội.
4. Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long (2015 -
2017), Báo cáo tài chính
5. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Chu Văn Tuấn (2010), Giáo trình thống kê doanh nghiệp, NXB Học
viện tài chính.
7. Trương Đình Chiểu - Nguyễn Văn Thường (1999), Quản trị chiến lược
hệ thống phân phối sản phẩm (Kênh Marketing), NXB thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế học, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ
Chí Minh.
9. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình quản trị
kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Vũ Minh Đức (2008), Làm thế nào để chiến thắng đối thủ cạnh tranh giá
thấp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 136, tháng 10/2008
11. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận các định năng lực cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học
Thương mại số 4 + 5, Hà Nội.
12. Ngô Kim Thành (2015), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
13. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình quản trị chất
104

lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.


14. M. Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của quốc gia, The free prees.
15. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
16. Micheal E. Porter (2013), Chiến lược cạnh tranh, NXB Thanh niên.
17. Nguyễn Xuân Quang (1999), Giáo trình Marketing Thương mại, NXB,
Thống kê, Hà Nội.
18. Đào Thị Minh Thanh, Ngô Minh Cách (2013), Giáo trình quản trị
Marketing, NXB Học viện tài chính.
19. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,
NXB Học viên tài chính.
20. Http://www.thanglongpack.com.vn/
Http://vinpas.vn/
105

PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG

Kính chào anh (chị), tôi là Học viên cao học trường Đại Học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt
nghiệp với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng
Long” nên rất cần sự giúp đỡ của quý anh (chị). Rất mong quý anh (chị)
giành chút thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới
đây. Tôi xin cam đoan những nội dung trả lời của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật
tuyệt đối và thông tin này chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu của đề
tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích khác.
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………
2. Địa chỉ: ………………………………………………………………….
3. Loại hình doanh nghiệp
□ Nhà nước □ Tư nhân
□ Có vốn đầu tư nước ngoài □ Loại khác: ……………………
4. Lĩnh vực họat động của doanh nghiệp
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
5. Người trả lời phỏng vấn:
Chức vụ: ………………………………………………………………………
106

PHÂN II. THÔNG TIN CẦN KHẢO SÁT


Câu 1: Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu
tích () vào ô mà anh (chị) cho là phù hợp nhất.
Có 5 mức ý kiến:
1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý;
5. Rất đồng ý.
STT Thang đo Mức độ hài lòng
I Độ tin cậy 1 2 3 4 5
1 Sản phẩm của công ty đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật
2 Sản phẩm của công ty có mẫu mã, chủng loại đa dạng
3 Công ty có nhiều chính sách ưu đãi khi mua hàng
II Sự đáp ứng
1 Sản phẩm của công ty luôn được giao đúng hạn
2 Công ty có kế hoạch sản xuất chi tiết, cụ thể
3 Công ty luôn thông báo kế hoạch của mình cho khách hàng
4 Công ty giải quyết phản hồi của khách hàng nhanh chóng
5 Công ty luôn tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm
thích hợp
6 Công ty luôn tiến hành trao đổi chuyên môn với khách hàng
trong quá trình sản xuất
III Năng lực phục vụ
1 Công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo
2 Đội ngũ sản xuất của công ty có tay nghề cao
3 Thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt
4 Trang phục của nhân viên công ty ưa nhìn
5 Các vị trí trong công ty đều có chuyên môn tốt
6 Nhân viên công ty đi làm đúng giờ
7 Nhân viên công ty sẵn sang làm việc thêm giờ để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng
107

STT Thang đo Mức độ hài lòng


IV Sự cảm thông
1 Công ty có sự quan tâm tới những khách hàng lâu năm
2 Công ty luôn giải đáp thắc mắc của khách hàng thỏa đáng
3 Lợi ích của khách hàng luôn được tôn trọng
4 Công ty luôn sắp sếp kế hoạch hợp lý để đảm bảo tiến độ
cho khách hàng
V Cơ sở vật chất
1 Công ty có máy móc, trang thiết bị hiện đại
2 Văn phòng công ty sạch sẽ, ngăn nắp
3 Các bộ phận được cách âm tốt, đảm bảo sự tập trung
4 Nhân viên công ty được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất
VI Đánh giá chung
1 Anh (chị) sẽ tiếp tục hợp tác lâu dài với công ty
2 Anh (chị) sẽ giới thiệu công ty với những khách hàng khác

Câu 2. Số năm doanh nghiệp tham gia hợp tác cùng công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là:
□ < 1 năm □ 1- 5 năm □ > 5 năm
Câu 3. Phương thức giao dịch được thực hiện khi mua hàng tại công ty
Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long là:
□ Đặt hàng trực tiếp tới nhân viên đơn hàng
□ Đặt hàng online
□ Phương thức khác
Câu 4. Ngoài sản phẩm bao bì của công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất
nhập khẩu bao bì Thăng Long, doanh nghiệp của anh (chị) đã hoặc đang
sử dụng sản phẩm bao bì của công ty khác không?
□ Có □ Không
Nếu có, anh chị vui lòng cho biết tên công ty sản xuất bao bì đó là gì?
…………………………………………………………………………………
108

Câu 5. Anh (chị) vui lòng cho biết những đánh giá của mình về sản phẩm
bao bì của công ty đó so với sản phẩm bao bì của công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long:
Thang đo 5 cấp
Tiêu chí đánh giá
1 2 3 4 5
Chất lượng (1)
Giá cả (2)
Thương hiệu (3)
Dịch vụ (4)
Phân phối (5)

Ghi chú:
(1) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Kém, 2-Trung Bình, 3-Khá, 4-Tốt, 5-Rất tốt.
(2) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất không hợp lý, 2-Không hợp lý, 3-Bình thường,
4-Hợp lý, 5-Rất hợp lý.
(3) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Chưa có thương hiệu, 2-Bắt đầu có thương hiệu, 3-Có
thương hiệu, 4-Thương hiệu nổi tiếng, 5-Thương hiệu rất nổi tiếng.
(4) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất kém, 2-Kém, 3-Trung bình, 4-Tốt, 5-Rất tốt.
(5) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất hẹp, 2-Hẹp, 3-Trung bình, 4-Rộng, 5-Rất rộng.
Câu 6. Những ý kiến đóng góp của anh (chị) giúp công ty Cổ phần Sản
xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long nâng cao năng lực cạnh sản
phẩm bao bì trước các đối thủ trong thời gian tới?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
CHÚNG TÔI CHÂN THÀNH BIẾT ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH (CHỊ)!

You might also like