You are on page 1of 36

Quản trị Marketing GVHD: TS.

Nguyễn Xuân Lãn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TIỂU LUẬN
Môn: QUẢN TRỊ MARKETING

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING


SẢN PHẨM TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ (INTERFOOD)

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn


HVTH: Nhóm Interfood
Các thành viên:
1. Võ Thị Ngọc Quyên
2. Tiêu Thị Bích Tiền
3. Đặng Thị Hiền
4. Nguyễn Ngọc Tuệ
5. Phạm Trần Minh Tuyến

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 1


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

MỤC LỤC
I. Vài nét về Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế(Interfood). ............................. 03
1.1. Thông tin chung. .......................................................................................... 03
1.2. Các dòng sản phẩm chính. .......................................................................... 05
II. Phân tích môi trường kinh doanh. .................................................................... 10
2.1. Môi trường vĩ mô. ........................................................................................ 10
2.1.1. Nhân khẩu học. ...................................................................................... 10
2.1.2. Kinh tế. .................................................................................................. 11
2.1.3. Văn hóa – Xã hội. .................................................................................. 12
2.1.4. Công nghệ. ............................................................................................. 13
2.2. Nội bộ công ty. ............................................................................................. 13
.

2.2.1. Nguồn nhân lực. .................................................................................... 13


2.2.2. Tài chính. ............................................................................................... 18
2.3. Phân tích ngành. .......................................................................................... 20
2.3.1. Quy mô ngành. ...................................................................................... 21
2.3.2. Đặc điểm ngành. .................................................................................... 21
2.3.3. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh. ...................................................... 22
a. Áp lực từ phía nhà cung cấp. .................................................................. 22
b. Áp lực từ khách hàng và nhà phân phối. ................................................ 23
c. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn. ..................................................... 24
d. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế. ................................................ 24
e. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành. ............................................................ 25 .

2.3.4. Chu kỳ sống của ngành. ......................................................................... 25


2.3.5. Yếu tố cạnh tranh trong ngành. .............................................................. 26
2.3.6. Các nhân tố then chốt thành công. ......................................................... 26
3.1. Xác định, chọn lựa thị trường mục tiêu. .................................................... 28
3.2. Định vị. .......................................................................................................... 28
3.3. Quyết định marketing. ................................................................................. 29
3.3.1.Quyết định về sản phẩm. ......................................................................... 29
3.3.2. Quyết định về giá. .................................................................................. 30
3.3.3. Quyết định về phân phối. ....................................................................... 30
3.3.4. Quyết định về truyền thông. ................................................................... 31
IV. Kết luận. .............................................................................................................. 34
Tài liệu tham khảo. ................................................................................................... 36

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 2


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING


SẢN PHẨM TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ (INTERFOOD)

I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN THỰC PHẨM QUỐC TẾ


(INTERFOOD)
1.1. Thông tin chung
Tên Công ty:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ.
- Tên tiếng Anh: INTERFOOD SHAREHOLDING COMPANY.
- Tên giao dịch: Interfood.
- Tên viết tắt: IFS.
Chứng nhận đầu tư:
Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật
hiện hành của Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đầu tư số: 472033000328, đăng
ký lần đầu ngày 16/11/1991, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 28/11/2007, điều chỉnh
lần thứ tư ngày 18/11/2011.
Trụ sở đăng ký của Công ty:
- Địa chỉ: Lô 13, KCN Tam Phước, thành phố Biên hoà, tỉnh Đồng Nai.
- Điện thoại: (84) 61 – 3511138.
- Fax: (84) 61 – 3512498.
- Website: www.wonderfarmonline.com
Các chi nhánh:
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà Hòa Bình, lô 02-3A Khu Công nghiệp
Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, thàng phố Hà Nội.
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
+ 114A Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tầng L4A, tòa nhà Vincom Center Thành phố Hồ Chí Minh, 72 Lê

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 3


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.


Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty là 291.409.920.000 VND (Bằng chữ:
Hai trăm chín mươi mốt tỉ bốn trăm lẻ chín triệu chín trăm hai mươi ngàn VND
chẵn). Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 29.140.992 cổ phần với
mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.
Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 1.444.500.000.000
VNĐ (tương đương 90.000.000 đô la Mỹ).
Hoạt động chính: Hoạt động chính của công ty là chế biến nông sản, thủy
sản thành sản phẩm đóng hộp, sấy khô, ướp đông, được muối, được ngâm dấm;
sản xuất bánh quy, thức ăn nhẹ, nước ép trái cây có ga và nước ép trái cây có độ
cồn thấp dưới 5%, nước tinh lọc đóng chai và sản xuất bao bì cho thực phẩm và
nước giải khát.
Lịch sử hình thành, phát triển và những sự kiện quan trọng:
- Tiền thân là Công ty tư nhân Trade Ocean Exporters được thành lập tại
Malaysia năm 1977, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế được thành lập năm
1991. Hoạt động chính ban đầu của Công ty là chế biến nông sản, thủy sản thành
sản phẩm đóng hộp, sấy khô, ướp đông, muối và ngâm dấm để xuất khẩu.
- Năm 1994, Công ty mở rộng kinh doanh bằng việc thâm nhập vào
thị trường bánh bích quy.
- Năm 2003, Công ty được phép sản xuất các sản phẩm nước trái cây có ga
và nước trái cây có độ cồn nhẹ (5%).
- Năm 2005, Công ty được phép sản xuất thêm sản phẩm nước tinh khiết
và chai Pet.
- Năm 2006, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, niêm yết cổ
phần tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”)
dưới mã chứng khoán: “IFS”.
- Năm 2012, hợp tác với tập đoàn Kirin của Nhật Bản trong việc sản xuất
kinh doanh sản phẩm nước giải khát. Kirin đã trở thành cổ đông chiến lược và bắt
đầu tham gia vào công tác quản lý kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm
Quốc Tế.
Sứ mệnh:
- Là một công ty có sức thu hút đối với khách hàng: Mang lại sức khỏe,

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 4


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

niềm vui và sự thoải mái cho khách hang qua các sản phẩm của Interfood.
- Là một công ty hấp dẫn người lao động: Mang lại niềm tự hào và cuộc
sống tốt đẹp cho tất cả các nhân viên.
- Là công ty nước giải khát hàng đầu Việt Nam: Phát triển tập trung vào
khách hang và chất lượng sản phẩm.
Tầm nhìn:
- Trở thành một công ty hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng bằng cách
mang lại sức khỏe, sự hài lòng và thoải mái đến với cuộc sống của khách hàng
thông qua việc cung cấp các sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng.
- Trở thành một công ty đáng để mỗi nhân viên tự hào và tận hưởng một
chất lượng cuộc sống tốt đẹp.
- Trở thành công ty hàng đầu trên thị trường nước giải khát của Việt Nam
bằng cách chú trọng nhất quán vào người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm và
dịch vụ.
Thành tích:
Các sản phẩm của Interfood có thành phần chiết xuất từ rau quả tự nhiên
nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu cho
các sản phẩm, như: Danh hiệu “Top 60 sản phẩm có vốn đầu tư nước ngoài được
ưa thích nhất năm 2000” của Ban tổ chức Cuộc thi Bình chọn Hàng Việt Nam
được ưa thích nhất - Báo Đại Đoàn kết cho sản phẩm Nước Yến Ngân Nhĩ và sản
phẩm Bánh; Danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn” trong 5 năm liên tiếp (2002 – 2006) và năm 2013.
1.2. Các dòng sản phẩm chính
Danh mục sản phẩm

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 5


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

- Sản phẩm Wonderfarm


+ Nước giải khát: Là thức uống chế biến từ các loại trái cây tự nhiên chứa
nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Với công nghệ hiện đại và quy
trình sản xuất được quản lý chặt chẽ đã tạo ra các sản phẩm nước giải khát mang
đậm hương vị thiên nhiên, với lượng đường vừa đủ giúp người tiêu dùng dễ dàng,
tiện lơi trong việc thưởng thức sản phẩm nước trái cây bổ dưỡng mỗi ngày, gồm
Trà bí đao, Nước yến ngân nhĩ, Nước uống có ga (sarsi), Thực phẩm chế biến.
+ Bánh các loại: khá đa dạng, bao gồm: bánh xốp kem, bánh xốp, bánh
quế, bánh Cracker, bánh quy bơ, bánh quy hỗn hợp, được đựng trong các bao bì
giấy, nhựa, hộp thiếc phù hợp với nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng, thích
hợp trong sử dụng hàng ngày và làm quà biếu trong các dịp lễ, tết.
Hầu hết các sản phẩm Wonderfarm sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu
tươi, sơ chế và sản xuất trên dây chuyền khép kín tự động ngay tại nhà máy. Do
đó bảo đảm giá trị dinh dưỡng và vị tươi ngon tự nhiên, đồng thời kiểm soát được
tính an toàn cũng như xuất xứ của nguồn nguyên liệu.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 6


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

- Dòng sản phẩm Ice+


Ice+ là dòng sản phẩm Nước vị trái cây lần đầu tiên có mặt trên thị trường
Việt Nam, được sản xuất với công nghệ tiên tiến Nhật Bản Aseptic. Đặc trưng
sản phẩm là nước tinh khiết hòa quyện với nước ép trái cây được đông kết ở nhiệt
độ -180oC, giúp sản phẩm giữ được độ thơm ngon tinh khiết như trái cây vừa hái,
vừa đảm bảo độ an toàn thực phẩm tuyệt đối do không sử dụng bất kỳ chất bảo
quản, hay tạo màu tạo mùi nhân tạo nào.
- Dòng sản phẩm Latte
Theo bí quyết từ Nhật Bản, Latte là thức uống được chiết xuất từ các thành
phần thiên nhiên tốt nhất pha thêm sữa. Vị ngon thanh khiết cùng dư vị nhẹ
nhàng của Latte không chỉ giúp bạn thỏa cơn khát mà còn mang đến những phút
thư giãn nhẹ nhàng nhất.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 7


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 8


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

- Dòng sản phẩm Trà Xanh


Hương vị trà xanh thanh khiết với chất lượng công nghệ Nhật Bản. Được
sản xuất theo dây chuyền Aseptic - công nghệ chiết rót vô trùng Nhật Bản tại nhà
máy Kirin Việt Nam, trà xanh Wonderfarm mang hương vị tuyệt hảo giúp đập tan
cơn khát mang đến cảm giác sảng khoái tức thì.
- Dòng sản phẩm Tea Break

Trà nho Trà cổ


xanh Tea điển Tea
Break Break
(350 ml) (350ml)

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 9


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Nhân khẩu học: Cơ cấu dân số vàng
Là quốc gia có dân số lớn thứ ba tại Đông Nam Á với 90 triệu người vào
cuối năm 2013, Việt Nam có dân số trẻ (68% hay 60,7 triệu người dưới 40 tuổi)
và lực lượng lao động dồi dào (76% hay 68,2 triệu người tuổi từ 15 đến 60). Từ
năm 2007, dân số tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 1% hay 1 triệu người mỗi
năm. Đáng chú ý, số người trong độ tuổi 15-39 với 40,1 triệu hay 45,2% dân số là
đại diện cho các phân khúc tập trung nhất trong tháp tuổi, cho thấy thanh niên là
động lực tăng trưởng chính của ngành hàng tiêu dùng.

Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), Việt Nam đã bước vào giai
đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Một quốc gia có “cơ cấu dân số vàng” khi với hai
người làm việc trở lên, chỉ có một người phụ thuộc. Tỷ lệ này của Việt Nam hiện
nay là 3:1 và 30 năm trước là 1:1. Gánh nặng phụ thuộc đã được giảm đi hai phần
ba, từ đó thúc đẩy tiêu dùng. Thời kỳ hoàng kim này dự kiến sẽ kéo dài trong
vòng 30-35 năm tới (theo UNFPA).
Cấu trúc nhân khẩu thể hiện động lực thúc đẩy sức tiêu dùng trong nước và
kinh tế tiếp tục tăng trưởng và để các công ty xây dựng những sản phẩm phù hợp
nhằm hướng đến đối tượng khách hàng này.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 10


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

2.1.2. Kinh tế
a. Mở cửa thị trường bán lẻ 01/01/2009
Sau 5 năm thực hiện cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ tại Việt Nam
(01/01/2009), Việt Nam có mạng lưới bán lẻ dày đặc, rộng khắp cả nước, bao
gồm 424 siêu thị, 23 đại siêu thị, 365 siêu thị mini và các cửa hàng tiện lợi và gần
779.000 chợ truyền thống và các cửa hàng tư nhân nhỏ. Trong khi các siêu thị và
đại siêu thị chiếm phần lớn thị phần thì mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn còn ở giai
đoạn sơ khai.
Các cửa hàng tạp hóa chiếm ưu thế với hơn 636.000 đơn vị. Số lượng các
cửa hàng bán lẻ tăng hàng năm ở mức 1,2% trong giai đoạn 2009-2013. Ngoài ra
các nhà bán lẻ lớn ở Việt Nam như Saigon Coop, Big C, Metro Cash & Carry đã
cam kết tiếp tục mở rộng hệ thống không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều
tỉnh thành. Việc mở rộng liên tục các cửa hàng bán lẻ là một trong những nhân tố
khuyến khích người dân mua hàng và làm tăng giá trị tiêu thụ.
Vì vậy các doanh nghiệp trong nước đã năng động hơn, tăng sức cạnh
tranh, sản xuất các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt hơn. Tuy nhiên, hàng
ngoại đổ bộ thị trường nội địa do xu hướng chuộng hàng ngoại vẫn còn phổ biến
trong tâm lý người tiêu dùng Việt Nam. Mở cửa thị trường bán lẻ làm giá các mặt
hàng nhập khẩu thấp xuống, không chênh lệch nhiều với hàng trong nước, càng
dễ tạo điều kiện cho xu hướng tiêu dùng hàng ngoại, doanh nghiệp phải gặp
nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.
b. Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.
Năm 2010 Việt Nam đã chính thức bước qua nhóm quốc gia có thu nhập
trung bình, đồng nghĩa, sức mua, lượng tiêu thụ của những người đang trong độ
tuổi lao động đã được cải thiện và ngày càng tăng lên.
c. GDP tiếp tục tăng trưởng với lạm phát được kiềm chế.
GDP của Việt Nam đã tăng trưởng 5,42% trong năm 2013 từ 5,03% trong
năm 2012, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Trong khi đó, lạm phát tiếp tục được
kiềm chế từ 18,1% năm 2011 còn 6,04% năm 2013.
d. Dòng vốn mạnh từ kiều hối và đầu tư nước ngoài trực tiếp.
Dòng kiều hối tăng trưởng đều trong giai đoạn 2005-2013 với tốc độ
CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) là 14,2%. Ngoài ra, Việt Nam cũng
huy động được 11,5 tỷ USD từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 11
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

trong năm 2013, tăng 10%, trong khi đó FDI cam kết là 21,6 tỷ đô, tăng đáng kể
55% so với năm 2012. Những con số cho thấy niềm tin ngày càng tăng của Việt
kiều và các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam với
đồng nội tệ ổn định, từ đó giúp kích thích tiêu dùng trong nước.
Kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế, đầu tư nước ngoài ngày càng
tăng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, giá cả các mặt hàng ổn định
giúp cho các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận cao.
2.1.3. Văn hóa – Xã hội.
Mức sống người dân ngày càng nâng cao, dẫn đến nhu cầu thay đổi theo
hướng tích cực hơn. Một trong những xu thế tiêu dùng đồ uống hiện nay đó là
người tiêu dùng còn có xu hướng chọn các loại nước giải khát không chỉ để giải
khát mà còn phải tốt cho sức khỏe. Cuộc sống hiện đại, biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường, dịch bệnh... khiến con người rất cần các loại thực phẩm, thức uống có
nguồn gốc từ thiên nhiên để bồi bổ cơ thể, giải độc, làm chậm quá trình lão hóa,
xua tan căng thẳng, mệt mỏi giúp tinh thần luôn thoải mái.
Do đó, việc lựa chọn dụng đồ uống có nguồn gốc thiên nhiên, giàu chất
dinh dưỡng và có lợi cho sức khoẻ được người tiêu dùng chú ý hơn. Bên cạnh đó,
xu hướng lựa chọn thương hiệu chất lượng trong nước ngày càng tăng. Đây là
một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước tìm thấy hướng đi riêng của
mình. Nắm bắt được các yếu tổ trên, đây là cơ hội cho các nhà quản trị
marketing thu hút và nhận được sự quan tâm của khách hàng nhiều.
2.1.4. Công nghệ.
Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển rất nhanh, đặc biệt là
những tiến bộ trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Các công ty với nguồn
vốn mạnh có thể đầu tư những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến để nâng cao
chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, thiết kế mẫu mã sản phẩm đẹp mang lại ưu
thế cạnh tranh.
Cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ thông tin ảnh hưởng khá
nhiều đến sự hiệu quả của một doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý doanh nghiệp, quản lý khách hàng giúp việc vận hành trơn tru hơn,
hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong việc nghiên cứu phát triển ra những
sản phẩm mới với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, hương vị độc đáo mới lạ
giúp tạo sự khác biệt cho sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin giúp các
doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm công ty một cách dễ dàng hơn tới
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 12
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau: quảng cáo trên internet, trên
phương tiện truyền thông…cũng như nhận các ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng
nhanh hơn và chính xác hơn.
2.2. Nội bộ công ty
2.2.1. Nguồn nhân lực
a. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
- Đại hội đồng Cổ đông: Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại
hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ
đông quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải tán Công ty, quyết định các kế hoạch
đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm Hội đồng Quản trị.
- Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan điều hành Công ty, có
đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục
tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội
đồng Cổ đông.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Vai trò
của Ban kiểm soát là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt
động của Công ty.
- Tổng Giám đốc: Hội đồng Quản trị có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm Tổng
Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Quản trị về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 13


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

- Bộ phận sản xuất: Bộ phận sản xuất lập kế hoạch sản xuất; phân tích tình
hình sản lượng, các biến động và sự hao hụt theo ngày, tháng, năm và kiểm tra
việc áp dụng các tiêu chuẩn vào quá trình sản xuất.
- Bộ phận sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm theo những thông số
do bộ phận R&D cung cấp và việc áp dụng các nguyên tắc theo HACCP (Hệ
thống phân tích mối nguy hiểm và xác định kiểm soát trọng yếu); bảo trì máy
móc theo kế hoạch; nhập các máy móc, công cụ, phương tiện bảo hộ; phối hợp
với bộ phận nhân sự trong các vấn đề liên quan tới nhu cầu của nhân viên, thăng
tiến và kế hoạch đào tạo.
- Bộ phận hành chính, nhân sự: Bộ phận hành chính nhân sự thi hành các
chính sách của Công ty liên quan đến lương, phúc lợi, đưa đón nhân viên; phối
hợp với tổ chức Công đoàn trong Công ty trong các vấn đề liên quan; xây dựng
chính sách lao động và quy chế hành chính nhân sự cho nhà máy và các chi
nhánh.
Bộ phận hành chính cũng hỗ trợ nhân viên trong việc giải quyết các mâu

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 14


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

thuẫn với lãnh đạo, phối hợp với các bộ phận liên quan trong viêc tổ chức đưa
đón nhân viên, tổ chức ca làm việc và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên.
- Bộ phận marketing: Bộ phận Marketing thực thi các chiến lược đối với
thị trường trong nước, nước ngoài, tham vấn Ban giám đốc về việc giới thiệu sản
phẩm mới hoặc ngưng sản phẩm cũ; hợp tác với bộ phận thiết kế và bộ phận
nghiên cứu phát triển để phát triển sản phẩm mới, xây dựng kế hoạch sản xuất;
hợp tác với bộ phận vận chuyển trong các công việc liên quan tới kế hoạch xuất
khẩu, phân phối hàng hóa; xây dựng kế hoạch xúc tiến sản phẩm và chiến lược
quảng cáo; tham gia các nghiên cứu về sản phẩm của công ty, đối thủ cạnh tranh
và thị trường.
- Bộ phận kế toán tài chính: Bộ phận kế toán tài chính xây dựng các kế
hoạch tài chính của nhà máy, trụ sở chính và các chi nhánh trong các nội dung liên
quan đến hoạt động sản xuất hiện tại, dự án mới và kế hoạch nộp thuế; đảm bảo
báo cáo đúng hạn lên Ban lãnh đạo, xây dựng báo quản trị định kỳ; dự trù nguồn
ngân sách và phân bổ tài chính; đánh giá các dự án và kiểm tra việc thực hiện;
đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và hệ thống quy tắc của Công ty;
thực hiện các giao dịch ngân hàng.
- Bộ phận tin học: Bộ phận tin học xây dựng các kế hoạch liên quan đến
tình hình hệ thống thống thông tin hành chính hiện tại và yêu cầu trong tương lai
cho nhà máy, các chi nhánh; thực hiện kiểm tra việc trao đổi thông tin, chính sách
bảo mật thông tin; thực hiện và kiểm tra các phần mềm mới của Công ty; đảm
bảo hệ thống thông tin nội bộ hoạt động hiệu quả; thực hiện lưu giữ dữ liệu an
toàn.
- Bộ phận thiết kế: Bộ phận thiết kế có trách nhiệm phân tích các mẫu mã
sản phẩm hiện tại, giới thiệu các mẫu mã mới; phối hợp với người tiêu thụ, bộ
phận sản xuất và các công ty in ấn để xây dựng chính sách liên quan đến giá cả,
chất lượng, số lượng của các mẫu mã hiện tại và mẫu mã mới; phối hợp với bộ
phận marketing, nghiên cứu phát triển, thu mua và bộ phận sản xuất nhằm sử
dụng tối đa nguyên vật liệu và giảm chi phí.
- Bộ phận nghiên cứu phát triển: Bộ phận nghiên cứu phát triển hỗ trợ Bộ
phận marketing, bộ phận thu mua và bộ phận sản xuất trong việc phân tích chất
lượng của các sản phẩm hiện tại và giới thiệu sản phẩm mới; thực hiện các hoạt
động kiểm tra, nghiên cứu và giới thiệu nguyên liệu, công thức, thành phần mới và
dòng đời sản phẩm; phát triển sản phẩm mới; kiểm tra các khiếm khuyết của sản

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 15


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

phẩm, sản phẩm bị loại bỏ và cung cấp các dữ liệu cho ban lãnh đạo ra quyết định.
- Bộ phận thu mua: Bộ phận mua hàng phụ trách việc lên kế hoạch cho
nhu cầu nhập nguyên vật liệu bao gồm giá cả, số lượng, chất lượng; xây dựng hệ
thống quy tắc nhập nguyên vật liệu; phối hợp với nhà cung cấp và ban lãnh đạo
nhằm đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất; phối hợp với ban lãnh
đạo để dự trù chi phí nguyên vật liệu; kiểm tra việc thực thi; phối hợp với bộ phận
quản lý kho trong việc lưu kho và giao hàng.
- Bộ phận quản lý kho: Bộ phận quản lý kho thực thi các chính sách đối
với hệ thống và quy trình lưu kho; phối hợp với bộ phận điều phối hàng hóa trong
việc phân phối và nhập hàng; báo cáo cho ban lãnh đạo các số liệu về hàng tồn
kho, những mặt hàng lưu chuyển chậm, hàng bị hỏng hoặc bị trả lại; phối hợp với
bộ phận tin học và bảo vệ để đảm bảo nhập và giao hàng đúng.
- Bộ phận điều phối hàng hóa: Bộ phận điều phối hàng hóa thi hành việc
quản lý phương tiện vận tải, lịch bảo dưỡng phương tiện vận tải để đảm bảo tuân
thủ luật pháp; phối hợp với các đơn vị vận tải bên ngoài Công ty; quản lý các lái
xe trong việc vận chuyển và giao hàng hóa.

Số lượng lao động


Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Số lượng lao động 1228 1267 828 1349 1423

Số lượng lao động của công ty Interfood từ năm 2012 có sự gia tăng rõ
rệt, số lượng nhân sự tăng hơn 60% so với năm 2011 do Công ty Kirin đã mua
lại 52,75% cổ phần của Interfood và trở thành cổ đông chiến lược của Interfood.
b. Các chính sách đối với người lao động:
Chế độ làm việc
Công ty thực hiện chế độ 6 ngày làm việc/tuần và 8 giờ/ngày. Căn cứ trên
nhu cầu công việc thực tế, công nhân sản xuất có thể sản xuất 2 ca (sáng, chiều)
hoặc 3 ca (sáng, chiều, tối) hoặc Công ty và nhân viên có thể thoả thuận về việc
làm thêm giờ. Nhân viên làm thêm giờ được trả lương từ 150% đến 300% mức
lương làm việc thông thường.
Nhân viên theo chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ: Công ty sẽ giảm 1 giờ
làm việc/ngày cho các nhân viên đang nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng). Nhân viên
nữ làm việc chân tay sẽ được giảm bớt 1 giờ làm việc/ngày bắt đầu từ khi mang
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 16
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

thai tháng thứ 7 đến khi đứa trẻ được 12 tháng. Nhân viên sẽ được nhận lương
cho thời gian nghỉ thai sản và chăm sóc con ốm dưới 7 tuổi theo các quy định của
Bảo hiểm xã hội.
Nhân viên được nghỉ 1 ngày/tuần. Nhân viên làm việc đủ 12 tháng sẽ được
nghỉ phép 12 ngày/năm. Những nhân viên thực hiện các công việc nặng nhọc, độc
hại đủ 12 tháng sẽ được nghỉ phép 14 ngày/năm. Công ty sẽ tăng số ngày nghỉ
phép dựa trên thời gian làm việc của nhân viên trong công ty, cứ mỗi 5 năm làm
việc sẽ được nghỉ thêm 1 ngày.
Chính sách tuyển dụng, đào tạo
Ban lãnh đạo đảm bảo rằng chính sách tuyển dụng của Công ty không phân
biệt giới tính và địa vị, phù hợp với các quy định của Nhà nước. Công ty thực
hiện tuyển dụng nhân viên thông qua các đơn vị giới thiệu việc làm, người lao
động nộp hồ sơ trực tiếp, giới thiệu, thăng tiến nội bộ và các công ty tư vấn việc
làm. Các ứng viên ở các khu vực gần địa bàn hoạt động của Công ty sẽ được ưu
tiên.
Do nguồn nhân lực được coi là một trong những tài sản quan trọng,
Interfood xây dựng chính sách đào tạo khả năng đương đầu với sự thay đổi của
môi trường kinh doanh. Công ty đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện cho họ có thể nắm giữ những trọng trách
trong tương lai. Phương thức đào tạo nhân viên như sau:
- Đào tạo bởi các chuyên gia trong và ngoài công ty theo kế hoạch đã đề ra.
- Tham gia các hội thảo tại công ty và ở bên ngoài.
- Đào tạo trong công việc.
- Đào tạo nước ngoài khi cần thiết.
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi
Công Đoàn và Quan hệ giữa Ban Lãnh đạo Công ty với Nhân viên: Nhân
viên của Công ty thuộc Công đoàn cơ sở dưới tên gọi Công đoàn Interfood, dưới
sự giám sát của Công Đoàn khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Công đoàn cơ sở
được quản lý chủ yếu bởi đại diện người lao động. Công đoàn phối hợp với đại
diện của Ban Lãnh đạo Công ty lên kế hoạch, thực hiện và quản lý toàn bộ công
việc phúc lợi của người lao động. Công đoàn thường xuyên duy trì mối liên hệ tốt
với Ban Lãnh đạo. Công ty thực hiện đầy đủ các quy định của Việt Nam liên quan
đến việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Hiện tại, giữa nhân viên, Ban lãnh đạo
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 17
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

không có tranh chấp lao động hay tranh chấp liên quan tới nghề nghiệp nào.
Phúc lợi xã hội cho nhân viên: Công ty đền bù cho nhân viên (tiền lương/
tiền công) dựa trên mức lương hiện hành trên thị trường và tiền thưởng dựa trên
việc xem xét kết quả hoạt động. Công ty trả trợ cấp xã hội và y tế theo đúng quy
định của Nhà nước.
2.2.2. Phân tích tài chính.
Dòng tiền hoạt động

2010 2011 2012


EBIT 46.840.000.000 (25.680.000.000) (89.310.000.000)
Khấu hao 41.201.000.000 44.356.621.000 45.004.476.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.196.000.000 3.844.349.000 2.521.875.000
Dòng tiền hoạt động 77.845.000.000 14.832.272.000 (46.827.399.000)

Dòng tiền từ hoạt động suy giảm qua các năm, do lợi nhuận trước thuế và
lãi vay giảm mạnh. Trong 2 năm 2011 và 2012 là 2 năm khó khăn nhất của
Interfood khi doanh thu bán hàng liên tục không đạt chỉ tiêu đề ra, trong khi đó
các chi phí và lãi vay khá cao dẫn đến sự suy giảm dòng tiền.

Chi đầu tư thuần


2010 2011 2012
Tài sản cố định 403.255.000.000 426.249.352.000 351.226.439.000
Khấu hao trong kỳ 250.232.000.000 317.409.347.000 259.092.301.000
Chi đầu tư thuần 238.135.000.000 340.403.699.000 184.069.388.000

Chi đầu tư thuần biến động trong các năm, trong năm 2011 việc chi đầu tư
tăng cao do IFS mong muốn đưa ra sản phẩm mới, tuy nhiên lại không thực hiện
được dẫn đến ảnh hưởng dòng tiền hoạt động.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 18


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Thay đổi trong vốn luân chuyển

2010 2011 2012


Tài sản lưu 177.527.000.000 204.384.310.000 267.847.456.000
động
Nợ ngắn hạn 421.102.000.000 508.734.981.000 468.962.998.000
Vốn luân (243.575.000.000) (304.350.671.000) (201.115.542.000)
chuyển
Thay đổi trong 38.736.000.000 (60.775.671.000) 103.235.129.000
vốn luân chuyển

Dòng tiền từ tài sản


2010 2011 2012
Dòng tiền từ tài sản (199.026.000.000) (264.795.756.000) (334.131.916.000)

Dòng tiền chủ nợ


2010 2011 2012
Nợ dài hạn 99.056.000.000 111.728.077.000 246.103.232.000
Tiền trả lãi 0 0 0
Vay mượn thuần (56.802.000.000) 12.672.077.000 134.375.155.000
Dòng tiền cho chủ 56.802.000.000 (12.672.077.000) (134.375.155.000)
nợ

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 19


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Dòng tiền chủ sở hữu


2010 2011 2012
Cổ tức 0 0 0
Thặng dư vốn cổ 77.295.000.000 85.035.704.000 85.035.704.000
phần
Dòng tiền chủ sở (77.295.000.000) (85.035.704.000) (85.035.704.000)
hữu

Kết luận
Qua thống kê báo cáo tài chính trong 3 năm trước khi Interfood hợp tác
với Kirin, ta có thể thấy rằng tình hình tài chính công ty không được ổn định.
Dẫn đến tình hình tài chính công ty không ổn định bắt nguồn từ việc kinh doanh
không đạt hiệu quả. Việc tốn quá nhiều chi phí mà doanh thu mang lại không đạt
dẫn đến tình trạng Interfood chấp nhận thua lỗ trong nhiều năm.
Tuy nhiên mọi việc có vẻ khá sáng sủa hơn với Interfood khi Kirin quyết
định đầu tư và nâng vốn của Interfood lên khoảng 711 tỷ VNĐ. Với dòng tiền đầu
tư mạnh từ Kirin, Kirin và Interfood cho thấy tham vọng của mình tại thị trường
Việt Nam. Dự báo trong tương lai, với nguồn vốn mạnh, Interfood có thể triển
khai các chương trình truyền thông mạnh hơn.
2.3. Phân tích ngành
Ngành công nghiệp nước giải khát không cồn Việt Nam là ngành sản xuất
các loại nước khoáng và nước có mùi vị đóng chai, tạo cảm giác đã khát cho
người sử dụng.
Sản phẩm chủ yếu của ngành
- Nước khoáng đóng chai;
- Nước trà xanh, cà phê uống liền đóng chai;
- Nước hoa quả ép;
- Nước dinh dưỡng, nước tăng lực;
- Nước ngọt có ga.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 20


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Hoạt động chủ yếu của ngành


- Sản xuất nước trái cây ép;
- Sản xuất các loại nước trà xanh hương vị thiên nhiên ;
- Sản xuất và chiết lọc các loại nước ngọt có ga;
- Nghiên cứu, sản xuất loại nước cung cấp dinh dưỡng và tăng lực cơ thể;
- Tinh lọc và sản xuất các loại nước khoáng đóng chai.
2.3.1. Quy mô ngành
Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế,
ngành nước giải khát không cồn Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng
với tốc độ trung bình 19.35%/năm trong giai đoạn 5 năm 2009-2013. Tổng doanh
thu năm 2013 đạt 11870 tỷ VNĐ, sản lượng bán ra 2083.06 triệu lit. Mức độ tăng
trưởng 2009-2013 đạt 19,35%, xuất khẩu đạt 2,03 triệu lít với số lượng doanh
nghiệp sản xuất là 135 công ty.
Nếu như Pepsi và Cola làm chủ thị trường nước có ga, thì Tân Hiệp Phát
thành công với dòng nước không ga. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ khác vẫn tìm
được thị trường riêng cho mình tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thị phần của các
công ty lớn đang co dần lại do sự tham gia của rất nhiều các công ty mới với các
loại sản phẩm khác nhau, mang đến sự đa dạng và cạnh tranh cho thị trường này.
Sự phát triển của sản phẩm mới với lợi nhuận cận biên cao đã khiến nhiều
công ty tham gia vào thị trường như là tập đoàn T&T với nhà máy sản xuất nước
collagen làm đẹp da vào cuối năm 2013. Sự tham gia của những đối thủ mới này
khiến thị trường nước uống có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
2.3.2. Đặc điểm ngành
Ngành có cấu trúc phân tán với 135 doanh nghiệp sản xuất trên thị trường.
Các sản phẩm của ngành phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có vai trò quyết định đối
với chất lượng sản phẩm để tập trung nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm
tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của Vinaresearch năm 2013, 86% số lượng người chọn
những thức uống bổ dưỡng này là vì mục đích muốn bổ sung vitamin cho mục
đích đẹp da thay vì những lí do thông thường như là tiêu dùng do thói quen hay là
được bán rộng rãi trên thị trường. Theo Euromonitor, trung bình, vào năm 2013,

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 21


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

một lon Pepsi hay Coca có giá khoảng 5,000 VND trong khi một chai nước trà
xanh hoặc nước ép hoa quả giá 7,000 VND. Tuy vậy, vì lí do về sức khỏe, người
tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả một giá cao hơn để sử dụng nước uống dinh
dưỡng so với những thức uống có ga khác.
2.3.3. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
a. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Các vùng cung cấp nguyên liệu trong nước
- Nguồn nước khoáng: Theo Hiệp hội nước giải khát Việt Nam, tính đến
năm 2013, cả nước có nguồn trữ lượng nước khoáng lớn với 287 nguồn. Trong đó,
miền Tây Bắc bộ 87 nguồn, Đông Bắc Bộ có 14 nguồn, Đồng Bằng Bắc Bộ 17
nguồn, Bắc Trung Bộ 22 nguồn, Nam Trung Bộ 56 nguồn, Tây Nguyên 24 nguồn,
Đông Nam Bộ 13 nguồn, ĐB Sông Cửu Long 56 nguồn.
Với số lượng lớn nguồn nước khoáng như vậy sẽ đảm bảo việc đáp ứng
nguyên liệu ổn định và lâu dài cho các doanh nghiệp nước giải khát.
- Giá đường: Giá đường đầu vào chiếm đến 60%- 70% giá thành sản xuất
nước giải khát. Giá đường cung cấp cho công nghiệp sản xuất đang có xu hướng
giảm. Nguyên nhân là do giá đường thế giới cũng trong xu hướng giảm tương tự.
Hơn thế nữa, việc đường nhập lậu qua biên giới từ Trung Quốc đang tràn lan,
khiến cho sức ép cung lớn đẩy giá đường xuống thấp. Giá đường năm 2013 giao
động từ khoảng 14 đến 17.5 nghìn đồng/kg thấp hơn từ 2.3-3.0 nghìn đồng/kg so
với giá đường năm 2012. Giá đường giảm khiến các doanh nghiệp tiết kiệm được
chi phí. Tỉ trọng nguyên liệu giảm từ 65% xuống còn 56%.
Giá đường giữ ở mức thấp nên cũng không gây áp lực nhiều cho doanh
nghiệp sản xuất nước giải khát.
Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài
Theo tính toán của công ty nước giải khát, để sản xuất 1,000 lít nước ngọt
cần đến 1kg hương liệu. Trung bình, nếu như chi phí sản xuất của một két nước
ngọt là từ 10,000-12,000 đồng thì chi phí về hương liệu là từ 2,000-3,000 đồng,
tức là chiếm khoảng 20% chi phí sản xuất.
Theo Phó tổng giám đốc công ty nước giải khát Tribeco, 95% các doanh
nghiệp sản xuất sử dụng hương liệu công nghiệp, bao gồm: cà phê, trà xanh, trà
đen, sen, lài, bông cúc, các loại hương hoa quả như cam, dâu, cola, mãng cầu,
chanh,… Các công ty lớn như Cocacola, Pepsi, Chương Dương, Tribeco mỗi năm

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 22


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

tiêu thụ khoảng 1500 tấn hương liệu..


Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang dựa vào hương liệu công
nghiệp nhập khẩu. Nếu như công ty Tribeco nhập khẩu hương liệu từ Đức,
Chương Dương nhập từ các nước Châu Âu, thì Coca Pepsi mua từ công ty mẹ.
Điều này là do công nghiệp sản xuất hương liệu ở Việt Nam chưa phát triển vì đây
là một ngành có vốn đầu tư lớn. Muốn đầu tư có lãi thì nhu cầu thị trường phải
hơn 1000 tấn/ngày trong khi nhu cầu của Việt Nam mới chỉ đang dừng lại ở 10%
con số mong muốn. Hơn nữa, một khi các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát
quen với hương vị nhập khẩu, họ sẽ khó có khả năng quay sang tiêu thụ hương
liệu trong nước vì nó sẽ làm thay đổi hương vị của nước giải khát.
Các doanh nghiệp khó kiểm soát giá hương liệu khi phải nhập khẩu chủ yếu
từ công ty mẹ và từ nước ngoài như Châu Âu. Một khi giá biến động nhiều sẽ
khiến doanh nghiệp gặp rủi ro.
b. Áp lực từ khách hàng và nhà phân phối
Áp lực từ khách hàng
Ngành nước giải khát phục vụ cho toàn bộ đối tượng khách hàng, đây là
ngành có nhiều khách hàng và nhiều nhà cung cấp trên thị trường hiện nay với sự
đa dạng về chủng loại sản phẩm. Vì vậy người mua ngày càng có nhiều sự lựa
chọn hơn giữa các hãng trong ngành và sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội bảo
vệ người tiêu dùng thì năng lực thương lượng của người mua ngày càng nâng cao
hơn so với trước đây. Khách hàng sẽ yêu cầu được cung cấp sản phẩm với chất
lượng tốt hơn, an toàn hơn, đảm bảo không gây hại cho sức khoẻ.
Khách hàng gây áp lực cho các doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm.
Áp lực từ nhà phân phối
Hiện nay trên thị trường bán lẻ Việt Nam chủ yếu do các tập đoàn bán lẻ lớn
chi phối và nắm giữ. Đa số các sản phẩm được các tập đoàn bán lẻ phân phối lại là
sản phẩm ngoại nhập, hoặc của các công ty nước ngoài.
Các sản phẩm trong nước muốn bán được cũng phải thông qua các nhà
phân phối lớn.
c. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Sức hấp dẫn của ngành
Theo Vietnam Report, năm 2013, nhóm ngành đồ uống và thực phẩm nói
chung vẫn luôn nằm trong danh sách 5 nhóm ngành sản xuất có tỉ suất sinh lời lớn
nhất cả nước với ROA khoảng 15% và ROE là gần 43%. Sự tham gia của các tập

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 23


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

đoàn nước ngoài gần đây cho thấy sức thu hút và tiềm năng phát triển của ngành.
Những rào cản gia nhập ngành
- Rào cản pháp lý
+ Việc tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương TPP sẽ mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận sự
cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việc giảm thuế nhập khẩu từ 30% đối
với nước giải khát có gas xuống 0% thu hút các tập đoàn nước giải khát khổng lồ
gia nhập ngành.
+ Dự thảo gia tăng thuế TTĐB 10% với mặt hàng nước giải khát không
cồn có ga. Doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có ga sẽ gặp khó khăn khi thuế
TTĐB được áp dụng.
- Rào cản tự nhiên: Các doanh nghiệp trong nước vốn ít, công nghệ cũ rất
khó đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật, các hàng rào tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm …
- Nguyên liệu sản xuất: đa phần nhập khẩu hương liệu từ nước ngoài, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh trong ngành.
Dưới sự cạnh tranh kịch liệt giữa những nhà sản xuất lớn, của các hãng
trong ngành, và với một ngành hấp dẫn, nhu cầu đa dạng nó tạo nên một nguy cơ
nhập ngành với những đối thủ tiềm tàng là rất cao.
d. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Áp lực chủ yếu của các sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so
với sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất lượng và các yếu
tố khác như môi trường văn hoá xã hội công nghệ cũng ảnh hưởng đến sự đe doạ
của các sản phẩm thay thế. Đây là điều kiện bất lợi đối với ngành.
Hơn nữa, đồ uống có cồn vẫn được xem là có tiềm năng lớn do nhận thức
của người Việt Nam uống là để mở rộng quan hệ trong cuộc sống, công việc và
kinh doanh. Sự du nhập ngày càng tăng của văn hóa thưởng thức rượu bia trên
toàn thế giới. Cùng với số lượng khách du lịch và người nước ngoài sống ở các
thành phố lớn đang lớn dần cũng làm cho các nhà hàng, quán bar chuyên phục vụ
đồ uống có cồn liên tục mở rộng, từ đó kích thích tiêu dùng trong nước theo ảnh
hưởng của lối sống phương Tây
Tăng trưởng bền vững thị trường đồ uống có cồn có thể thấy được qua độ
tăng trưởng CAGR 10% trong tiêu thụ đồ uống và 10.5% trong doanh thu giai
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 24
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

đoạn 2010-2013. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2012 vì thị
trường bắt đầu bão hoà, đồ uống có cồn vẫn là một trong những thị trường tiềm
năng tại Việt Nam. Ngành hàng này được Euromonitor International dự báo sẽ đạt
6,3 tỷ USD vào năm 2015.
e. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Tình trạng ngành
Cạnh tranh trên thị trường rất sôi động, ngoài các doanh nghiệp trong nước
cạnh tranh với nhau còn có các tập đoàn nước ngoài như Coca cola, Pepsi, các loại
hàng nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Các doanh nghiệp nước ngoài thực
hiện chính sách phá giá, đẩy mạnh khuyến mãi, quảng cáo, trở thành người dẫn
dắt giá thị trường. Việc bị thu hẹp thị phần có thể diễn ra đối với bất kỳ công ty
nào.
Các rào cản rút lui
Nhiều doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường thường chọn lựa cách bán
lại cho các công ty nước ngoài. Chi phí cố định lớn, vì vậy dù lỗ nhưng nhiều
doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục hoạt động.
Doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi muốn rút lui khỏi thị trường
bởi nguồn vốn chủ yếu là vốn vay.
Tóm lại, sự cạnh tranh trong ngành cao đòi hỏi các công ty phải nỗ lực
trong hoạt động Marketing để xây dựng thương hiệu riêng, giữ vững thị trường và
ngày càng mở rộng thị phần.
2.3.4. Chu kỳ sống của ngành
Ngành nước giải khát Việt Nam vẫn đang trong thời kì phát triển nóng, điều
mà được thể hiện ở các tiêu chí như tăng trưởng nhanh so với trung bình các
ngành kinh tế trong nước, số lượng sản phẩm tăng, nhiều sản phẩm mới lạ, nhu
cầu đầu tư vào công nghệ và phát triển sản phẩm lớn.
Ngành nước giải khát không cồn Việt Nam tăng trưởng cao, ở mức
19.35%/năm. Con số này cao hơn mức tăng trưởng GDP của Việt Nam là 7%/năm
trong cùng giai đoạn 2009-2013. Sự tăng trưởng nóng này được dự báo là sẽ nguội
lại trong vòng 4-5 năm tới, nhưng vẫn ở mức cao là 14%.
Những năm gần đây, việc xuất hiện thêm rất nhiều sản phẩm mới đa dạng
chứng minh thêm sự phát triển của ngành nước giải khát Việt Nam. Nếu như tai

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 25


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

thời điểm 2006, Tân Hiệp Phát thắng lớn với trà xanh không độ lần đầu tiên có
mặt tại thị trường, thì một vài năm sau đó, thị trường này bị chia nhỏ bởi hàng
chục nhãn hàng trà của các thương hiệu lớn khác như Real Leaf (Coca Cola).
Vfresh (Vinamilk), Lipton Pure Green (Pepsi), C2 (URC), Thiên trà Vedan
(Vedan). Sự nhảy vào của những tập đoàn lớn vốn không thuộc ngành sản xuất đồ
uống như Vedan đã làm nổi bật sự sôi nổi của thị trường này.
Sau khi sản phẩm trà xanh ra đời, nhiều loại nước đóng chai sẵn như cà phê
đen đóng chai, cà phê sữa đóng chai cũng ra đời. Thị trường này cũng lôi kéo
được nhiều tập đoàn lớn tham gia như Vinamilk, Nestle, Ajnomoto.
2.3.5. Yếu tố cạnh tranh trong ngành:
Tạo ra sự khác biệt: Khi có một sản phẩm nào mới ra đời, các doanh nghiệp
cùng ngành sẽ cùng tham gia vào phân khúc đó và cho ra những sản phẩm tương
tự. Những sản phẩm mới thường hướng đến những nhóm khách hàng giống nhau,
nên việc tham gia của các sản phẩm tương tự sẽ buộc các doanh nghiệp không
cạnh tranh bằng giá mà bằng chất lượng và dịch vụ.
Tính đến hết năm 2013, có khoảng 15 nhãn hiệu trà xanh đóng chai như Trà
xanh không độ, C2, trà xanh 100 độ, Dr Thanh, Lipton ice tea, pure green tea. Cà
phê đóng chai có gần chục các loại khác nhau như Birdy, cà phê lon Nestle…
2.3.6. Các nhân tố then chốt thành công
Nước giải khát không cồn là ngành hàng thuộc nhóm thực phẩm. Vì vậy,
nói đến yếu tố quyết định nhu cầu là phải nói đến tiêu chí về thương hiệu, hương
vị và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thương hiệu uy tín nổi tiếng
Thương hiệu thể hiện giá trị cốt lõi, sứ mệnh của sản phẩm và doanh
nghiệp. Về thực phẩm, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm của những
hãng nổi tiếng và uy tín. Điều này có thể giải thích bằng việc, trong quan niệm của
người tiêu dùng, những nhãn hàng nổi tiếng thường có chất lượng, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo về giá cả hơn những hàng ít tên tuổi.
Hương vị sản phẩm
Đã là dòng hàng thực phẩm, người tiêu dùng phải quan tâm đến hương vị.
Điều này có thể chứng minh bằng việc, khi trà xanh đóng chai ra đời, doanh số
tiêu thụ nước ngọt có ga đã giảm, do người Việt đã quen thuộc với vị trà xanh,
hơn thế nữa, lại rất tiện lợi khi uống vì đã có chai đóng sẵn.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 26


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Thành phần của sản phẩm


Giáo dục về sức khỏe đang được nâng cao, đồng nghĩa với việc người tiêu
dùng rất quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của sản phẩm. Những thành phần
như chất béo, đường, carbonate rất được chú ý vì đây là những chất rất dễ ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Phân phối rộng rãi
Sản xuất nước giải khát chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
nhưng xây dựng và điều hành hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Nhờ vậy
người tiêu dùng có thể mua sản phẩm ở bất cứ nhà bán buôn, bán lẻ, siêu thị, cửa
hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động. Do vậy các doanh nghiệp phải có kênh phân
phối riêng hoặc sử dụng trung gian phân phối thích hợp là điều rất quan trọng.
Một sự phân phối và quảng bá rộng rãi là một lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi
vì người tiêu dùng dễ dàng biết đến sản phẩm hơn và có khả năng mua sắm sản
phẩm tiện lợi hơn.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 27


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

III. PHÂN TÍCH CÁC QUYẾT ĐỊNH MARKETING CHO SẢN PHẨM
TRÀ BÍ ĐAO WONDERFARM
3.1. Xác định, chọn lựa thị trường mục tiêu
Interfood phân khúc thị trường theo khu vực địa lý và theo sức mua.
Interfood chia Việt Nam thành 3 vùng địa lý chính gồm: Miền Bắc, Miền Trung
và Miền Nam. Trong từng vùng địa lý Interfood tiếp tục chia theo sức mua thành
thị và nông thôn. VD: tại Miền Nam thì thành thị gồm: TP HCM, Cần Thơ, Vũng
Tàu, Bình Dương, Biên Hòa, Cà Mau, nông thôn gồm các tỉnh còn lại.
Interfood sẽ tập trung phát triển tại những thị trường phát triển nhất, sau đó
phân bố nguồn lực xuống các thị trường còn lại. Thị trường mục tiêu của
Interfood gồm người tiêu dùng thành thị tại khu vực Miền Nam và Miền Bắc.
Tiếp theo đó là người tiêu dùng nông thôn tại Miền Nam và cuối cùng là người
tiêu dùng thành thị tại khu vực Miền Trung.
Khách hàng mục tiêu của Interfood gồm cả nam và nữ, sống tại các vùng là
thị trường mục tiêu của Interfood, có độ tuổi từ 13 đến 35 tuổi, có thể là học sinh,
sinh viên, nhân viên văn phòng… Đặc điểm của khách hàng mục tiêu là những
người trẻ - trung niên, thường xuyên sử dụng nước giải khát và mong muốn sử
dụng nước giải khát tốt cho sức khỏe.
3.2. Định vị
So với các sản phẩm tương đương của các công ty khác, Trà bí đao
Wonderfarm có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 20 năm qua. Thương hiệu
Wonderfarm là một thương hiệu uy tín, chất lượng và được người tiêu dùng tín
nhiệm.
“Trà bí đao Wonderfarm – Hơn 20 năm cho một Việt Nam thanh mát”
Tính cách thương hiệu: truyền thống, quan tâm và tận tụy.
Interfood định vị trà bí đao Wonderfarm là một loại “nước giải khát có chiết
xuất từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe mà không có ga”, sản phẩm Wonderfarm là
thức uống chế biến từ các loại trái cây tự nhiên chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và
có lợi cho sức khỏe. Với công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất được quản lý
chặt chẽ đã tạo ra các sản phẩm nước giải khát mang đậm hương vị thiên nhiên,
với lượng đường vừa đủ giúp người tiêu dùng dễ dàng, tiện lợi trong việc thưởng
thức sản phẩm nước trái cây bổ dưỡng mỗi ngày.
Hầu hết các sản phẩm Wonderfarm sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 28
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

tươi, sơ chế và sản xuất trên dây chuyền khép kín tự động ngay tại nhà máy. Do
đó bảo đảm giá trị dinh dưỡng và vị tươi ngon tự nhiên, đồng thới kiểm soát được
tính an toàn cũng như xuất xứ của nguồn nguyên liệu.
3.3. Quyết định marketing
3.3.1. Quyết định về sản phẩm
Là một trong những sản phẩm nước giải khát không ga đầu tiên tại Việt
Nam, từ những ngày đầu xuất hiện, Trà bí đao Wonderfarm đã được người tiêu
dùng đón nhận nồng nhiệt. Được chế biến từ nguồn nguyên liệu là bí đao tươi dồi
dào tại Việt Nam, Trà bí đao Wonderfarm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có lợi
cho sức khỏe. Là sản phẩm đóng lon cao cấp, được sản xuất trên dây chuyền hiện
đại của Nhật Bản, Trà bí đao Wonderfarm bảo đảm giá trị dinh dưỡng và vị tươi
ngon tự nhiên, đồng thời kiểm soát được tính an toàn cũng như xuất xứ của
nguồn nguyên liệu.
Thông tin kỹ thuật:
- Tên gọi: Trà bí đao Wonderfarm.
- Dung tích: 330ml
- Thành phần: Nước, đường, cốt bí đao cô đặc (25g/L), hương bí đao tổng
hợp, màu caramen nhóm IV (E150d), chất điều chỉnh độ axit: Natri hydro
carbonat(E00ii).
- Bao bì: Lon nhôm, 6 lon/ lốc, 1 thùng 4 lốc 24 lon.
- Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS 01: 2011

Trà bí đao Wonderfarm

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 29


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Nhận thấy hầu hết các sản phẩm nước giải khát đóng chai trên thị trường
hiện tại của các nhãn hàng khác đều có dung tích chai lớn là 500ml, khách hàng
gần như ít khi uống hết trong 1 lần sử dụng nên sẽ gây ra cảm giác bị lãng phí
tiền bạc của khách hàng. Nhận thấy điểm yếu này, và để thuận tiện hơn trong quá
trình sử dụng, vào năm 2012, Interfood đã cho ra sản phẩm Trà bí đao chai nhựa
Pet 350ml với hình dáng, mẫu mã khá bắt mắt với mức giá tương đương sản
phẩm dạng lon.
3.3.2. Quyết định về giá
Nhóm chúng tôi đã tiến hành tham khảo về giá của sản phẩm trà bí đao
Wonderfarm (lon 330ml) tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, quán café… được kết
quả như sau:
Đơn vị: VNĐ
Sản phẩm Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá trung bình
Trà bí đao
Wonderfarm 8.000 4.443 7.593

Từ kết quả khảo sát, nhóm chúng tôi có nhận xét như sau:
- Giá trung bình của trà bí đao Wonderfarm là khoảng 7.500 VNĐ, tương
đương với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.
- Chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất khá cao. Yếu tố này phụ
thuộc khá nhiều vào địa điểm bán hàng. Tại các tiệm tạp hóa lớn hoặc siêu thị, có
thể mua trà bí đao với giá khoảng 4.500 VNĐ / lon. Với cùng sản phẩm đó nhưng
mua tại các quán café, nhà hàng… thì giá có thể tăng lên đến 8.000 – 10.000
VNĐ/lon.
Mức giá của trà bí đao Wonderfarm không thay đổi nhiều theo thời gian,
điều này cho thấy rằng Interfood đang sử dụng chiến lược định giá theo kiểu
“thâm nhập thị trường” – sử dụng mức giá thấp để bán được nhiều sản phẩm.
3.3.3. Quyết định về phân phối
Kênh phân phối là công cụ tạo lực đẩy để gia tăng mức độ bao phủ hàng,
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 30


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Hơn thế nữa, qua 21 năm phát triển, hệ thống phân phối bao phủ toàn quốc
đã trở thành một ưu thế lớn của Interfood trong việc tiếp cận trực tiếp người tiêu
dùng, linh hoạt trong các chính sách bán hàng để tạo ra dòng tiền ổn định. Trong
gian đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua hệ thống phân phối Truyền thống và Hiện
đại càng phát huy vai trò chiến lược, duy trì tính thanh khoản trong Interfood để
tạo cơ sở ổn định sản xuất, khai thác được các cơ hội đầu tư, đón đầu thị trường
khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.
Doanh thu nội địa chiếm hơn 95% tổng doanh thu của Công ty và là thị
trường chính trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. Sản phẩm được
phân phối đến người tiêu dùng thông qua hai kênh:
- Truyền thống:
Nhà phân phối  Điểm bán lẻ  Người tiêu dùng
- Hiện đại:
Siêu thị  Người tiêu dùng.
Năm 2012 và 2013, Interfood tiếp tục việc cải tổ lại cấu trúc của hệ thống
phân phối theo hướng chuẩn hóa kênh Truyền thống làm xương sống cho hệ
thống phân phối, tạo nền tảng cho đà phát triển những năm sau. Hiện nay IFS có
khoảng hơn 11.000 nhà phân phối khắp cả nước theo mô hình:

Hiện tại các nhà phân phối của Interfood chịu trách nhiệm phân phối sản
phẩm của Interfood và của cả Kirin. Việc xây dựng được mạng lưới phân phối
rộng khắp như vậy là một lợi thế khá lớn của Interfood, khi các sản phẩm của
Interfood có thể dễ dàng bắt gặp tại các tạp hóa tại nông thôn hoặc trong siêu thị
tại một thành phố lớn.
3.3.4. Quyết định về truyền thông
a. Quảng cáo
Thông điệp:

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 31


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Trà bí đao Wonderfarm – Trà bí đao số 1 Việt Nam.


Trà bí đao Wonderfarm – Hơn 20 năm cho một Việt Nam thanh mát.
Khởi nguồn từ năm 2013, chiến dịch “Trà bí đao Wonderfarm số 1 Việt
Nam” đã tạo được một số thành công nhất định. Bước đầu đã khiến người tiêu
dùng gợi nhớ về sản phẩm có mặt từ lâu đời từ Việt Nam.
Xuất hiện dày đặc trên các phương tiên truyền thông đại chúng là hình ảnh
vui nhộn của TVC “Điệu nhảy Wonderfarm”. Interfood đã rất khôn khéo khi lựa
chọn một điệu nhảy kỳ lạ, cộng với một điệu nhạc độc đáo làm nhận diện thương
hiệu cho mình. Điều này có vẻ thành công mỹ mãn khi người tiêu dùng chỉ cần
nghe đến điệu nhạc đặc trưng là nhớ đến Trà bí đao Wonderfarm. Bên cạnh đó,
những clip lan truyền trên mạng xã hội cũng góp phần xây dựng một hình ảnh mới
mẻ của Wonderfarm.
b. Event
Bắt nhịp với chương trình quảng cáo “Điệu nhảy Wonderfarm”, Interfood
tung ra sự kiện “Nhảy cùng bí đao – thành sao tỏa sáng” thu hút một lượng lớn
người tham gia. Chỉ đơn giản bằng cách gửi clip nhảy theo điệu nhạc của
Wonderfarm và vận động bình chọn, người tiêu dùng có thể trúng một số giải
thưởng giá trị của Wonderfarm.

Poster chương trình "Nhảy cùng bí đao"


c. Bán hàng khuyến mãi
Cùng với sự ra mắt sản phẩm mới (chai nhựa Pet 350ml), Interfood còn tổ
chức chương trình khuyến mại nhằm tri ân các khách hàng trên phạm vi toàn
quốc. Ví dụ: Thời gian khuyến mại từ ngày 5/12/2011 đến hết 29/2/2012, khách
hàng khi mua sản phẩm trà bí đao Wonderfarm chai 350 ml sẽ được tham gia
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 32
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

chương trình bốc thăm trúng thưởng, với cách thức như sau: Cắt ba nhãn chai (vỏ
bọc bên ngoài) trà bí đao Wonderfarm chai 350 ml, cùng với một phiếu bốc thăm
may mắn đã điền đầy đủ thông tin, bỏ vào phong bì. Phiếu bốc thăm có thể cắt từ
trên báo, poster, tờ rơi... hoặc sao chép lại.
Một số các chương trình khuyến mãi Interfood triển khai trong năm 2013
như: cắt vỏ nhãn chai nhận ngay quà thưởng, hay xem ngay dưới nắp chai để
trúng thưởng… bước đầu kích thích sự mua sắm từ người tiêu dùng.

Chương trình "Bật nắp bí đao - Săn ngay giải Hot”


d. Hoạt động PR
Interfood còn đẩy mạnh việc tạo dựng hình ảnh đẹp trong tâm trí khách
hàng với tiêu chí quyết tâm đem đến cho người Việt Nam “Sức khỏe và niềm
vui”. Công ty đã ký kết thỏa thuận phối hợp thực hiện với các Trung tâm công tác
Xã hội với việc tài trợ các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng tại Việt
Nam, đặc biệt là nước giải khát Wonderfarm với giá trị lên đến 500 triệu đồng và
200 triệu đồng chi phí tổ chức 6 chương trình nổi bật của Trung tâm công tác xã
hội trong năm 2013: Uống nước nhớ nguồn, Tổ ấm ngày xuân, Tháng thanh niên,
Ngày chủ nhật xanh, Ngày hội môi trường, Ngày hội hoa hồng nhỏ…
Có thể thấy rằng với sự đầu tư của Kirin, trong năm 2013 Interfood đã có sự
chuyển mình khá mạnh mẽ. Lột xác từ một thương hiệu “già cỗi” tại Việt Nam,
Interfood đã biến Wonderfarm thành thương hiệu giành cho các bạn trẻ năng
động. Cộng với đó là những chương trình hỗ trợ chiêu thị, Wonderfarm đang dần
trở lại trong tâm trí người tiêu dùng.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 33


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

IV. KẾT LUẬN


Interfood là một trong những công ty nước giải khát đầu tiên của Việt Nam,
việc xây dựng hình ảnh trong lòng người tiêu dùng đã khá vững chắc, điển hình
như nhắc đến Trà Bí Đao là nhắc đến Wonderfarm. Cách đây 20 năm, sản phẩm
Trà bí đao Wonderfarm đã được xuất hiện ở thị trường Việt Nam và loại thức
uống giải khát này đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, cũng như sức ép từ các “đại gia” trong
ngành nước giải khát ngày càng mạnh như: Coca Cola, Suntory Pepsi, Tân Hiệp
Phát với các thương hiệu đa dạng như: Coca Cola, Pepsi, 7Up, Trà xanh 0o, Trà
Thảo Mộc Dr.Thanh… thương hiệu Trà Bí Đao Wonderfarm ngày càng chìm vào
quên lãng.
Từ năm 2011, tập đoàn Kirin (Nhật Bản), một trong những công ty hàng
đầu trong lĩnh vực nước uống và thực phẩm tại khu vực Châu Á, đã trở thành cổ
đông chiến lược và bắt đầu tham gia vào công tác quản lý kinh doanh tại
Interfood. Số lượng nhân sự tăng hơn 60% và nguồn lực tài chính có vẻ sáng sủa
hơn khi Kirin quyết định đầu tư, nâng vốn của Interfood lên khoảng 711 tỷ đồng.
Đến nay, Kirin sở hữu 80% vốn Interfood. Sau 2 năm về dưới trướng của Kirin,
tình hình kinh doanh của Interfood vẫn không có triển vọng gì sáng sủa. Điều
khiến nhà đầu tư băn khoăn là không phải Interfood không có điều kiện để tạo ra
lợi nhuận. Về lợi thế kinh doanh, Interfood sở hữu hệ thống phân phối đến
110.000 điểm bán hàng. Interfood cũng được công ty mẹ Kirin cho vay vốn với lãi
suất 0% năm 2011 và 1,7% năm 2012 (USD). Điều này đã giúp giảm đáng kể chi
phí lãi vay của Công ty qua các năm. Theo Interfood, nguyên nhân lỗ lớn liên tục
trong 2 năm 2011, 2012 là do chi phí tăng mạnh, nhất là chi phí bán hàng vượt cả
lợi nhuận bán hàng. Với năng lực quản lý của một tập đoàn thực phẩm đa quốc
gia như Kirin và với hệ thống phân phối rộng lớn của Interfood lại không thể tạo
ra lợi nhuận là cơ sở cho sự hoài nghi.
Tuy nhiên năm 2013, Interfood lại một lần nữa đặt ưu tiên hàng đầu cho sản
phẩm chính "Trà bí đao" để tăng cường thương hiệu "Wonderfarm". Bằng cách sử
dụng hình ảnh thương hiệu 20 năm cùng phát triển với Việt Nam, sự hỗ trợ về tài
chính của Kirin và một hệ thống phân phối bao phủ toàn quốc, trở thành ưu thế
lớn của Interfood trong việc tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, linh hoạt trong các
chính sách bán hàng để tạo ra dòng tiền ổn định. Điểm mấu chốt cuối cùng giúp
Interfood thành công đó chính là các chính sách truyền thông và chiêu thị, có thể
kể ra như: Điệu nhảy càng cua của những cô gái trong nhóm nhạc nổi tiếng SNSD
HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 34
Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

và bản nhạc We no speak Americano nổi tiếng, thường được sử dụng trong những
điệu nhảy Harlem Shake gây sốt trên toàn cầu hiện nay xuất hiện trong quảng cáo
mới nhất của nhãn hiệu trà bí đao Wonderfarm đã được đánh giá cao về ý tưởng
mới, nội dung gợi cảm xúc và tiết tấu sôi động; bên cạnh đó cùng với nhiều
chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng như “Nhảy cùng bí đao, thành sao
tỏa sáng”, “Bật nắp bí đao, săn ngay giải hot” đã thu hút được nhiều người tiêu
dùng có độ tuổi từ 13 – 35 hưởng ứng quan tâm (đây là khách hàng cuối cùng của
Interfood).
Theo báo cáo của Interfood, năm 2014 sản phẩm được tung ra thị trường
với ba đặc trưng: giá hấp dẫn, hương vị thơm ngon và chất lượng công nghệ Nhật
Bản. Đây chính là nỗ lực của công ty nhằm mang đến cho người tiêu dùng một
sản phẩm thực sự “ngon, bổ, rẻ” trước tình hình kinh tế khó khăn, người dân Việt
Nam dè dặt trong việc chi tiêu. Với kinh nghiệm toàn cầu của Kirin trong việc xây
dựng chính sách chiêu thị và hệ thống phân phối rộng lớn của Interfood có thể
mong đợi rằng, trong năm 2014 thương hiệu Trà Bí đao Wonderfarm một lần nữa
lại xuất hiện mạnh mẽ trở lại trên thị trường nước giải khát hiện nay.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 35


Quản trị Marketing GVHD: TS. Nguyễn Xuân Lãn

Tài liệu tham khảo:


1. Giáo trình Quản trị Marketing của Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng.
2. Giáo trình Quản trị Chiến lược của Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng.
3. Báo cáo Thường niên của Công ty Interfood.
4. Báo cáo ngành sản xuất nước giải khát không cồn của VietinBankSc.

HVTH: Nhóm Interfood – CHK28QTRDN Trang 36

You might also like